Ngày 18-06-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bên Kia
Lm Vũđình Tường
01:21 18/06/2021
Sau một ngày giảng giải mệt mỏi, cuối ngày Đức Kitô nói với các môn đệ chèo thuyền sang bên kia bờ biển Galilê. Chờ đến sáng ngày hôm sau, đi ban ngày sẽ an toàn hơn. Đức Kitô không giải thích việc ra đi trong đêm tối. Môn đệ Đức Kitô không lạ gì biển Galilê bởi trước đây nơi này là nhà 'thứ hai' của các ông. Hàng đêm các ông vẫn chèo thuyền đánh cá. Lần đi này các ông gặp bão to, sóng lớn khác thường. Giữ cho thuyền khỏi chìm đắm do bão táp gây nên đã khó. Bão lớn nổi vào đêm tối, mù sương khiến các ông chèo chống vất vả hơn. Cái chết rất gần. Nước trào ngập khoang thuyền, con tuyền chìm sâu vào cơn sóng, các ông vừa mệt, vừa sợ không biết có qua khỏi cơn bão này chăng? Trong khi môn đệ mệt lả, chèo chống, Đức Kitô lại yên giấc trong thuyền, xem ra không có chi khác lạ. Hết cách, hết khả năng, hết hy vọng vào tay nghề, còn cách duy nhất là đánh thức Đức Kitô. Các ông than thở: 'Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?' Mc 4:39. Đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô là điều không ngoan, nhưng cách dùng chữ lại không mấy đẹp. Đức Kitô không trách các ông đánh thức Ngài; cũng không trách cách diễn tả nỗi lo sợ. Đức Kitô trách các ông thiếu đức tin. Có Ngài trên thuyền còn sợ chi?

Nhận thức cũ về Đức Kitô vẫn cư ngụ trong các ông; nhận thức mới vừa thành hình, chưa bén rễ sâu trong tâm trí. Nói theo ngôn ngữ của thánh Phaolô trong thư thứ hai gởi cho tín hữu thành Corintô. Tông đồ nhận biết Đức Kitô theo con mắt người thường: 'theo quan điểm loài người' 2Cor 5:16. Ban ngày, các ông nghe Ngài giảng dậy, các ông tin Ngài là Đấng khôn ngoan tột bực, vượt lên trên mọi người. Đức Kitô ra lệnh: 'Im đi, câm đi' Mc 4:39b. Sóng biển liền êm, gió bão tắt lặng. Môn đệ đầy kinh ngạc và các ông nhìn Đức Kitô dưới con mắt mới, mắt mở rộng. Chứng kiến thế giới thiên nhiên vâng phục Đức Kitô, niềm tin các ông nâng cao. Đấng mà bão gió vâng phục, Đấng đó phải là Đấng có uy quyền trên thiên nhiên. Đấng đó là Chúa Tể thế giới thiên nhiên, và con người chúng ta là một phần tử trong thế giới đó. Các tông đồ cũng học biết tin theo, làm môn đệ Đức Kitô không phải để trốn tránh 'bão tố cuộc đời', nhưng khi chúng ập đến, môn đệ Đức Kitô có nơi nương tựa, vừa an toàn, vừa vững chắc.

Tin theo Đức Kitô, Kitô hữu vẫn phải đối diện với thực tế cuộc sống. Cuộc đời pha trộn giữa ngày vui, ngày buồn, hy vọng và thất vọng, sóng gió và yên bình. Tất cả những điều đó là thực tế trong cuộc sống. Khi sự khó xảy ra, con người có toàn quyền, tự do, chọn lựa. Một là chọn tự mình chống chọi. Hai là chọn cùng giải quyết vấn đề với người thân quen, hay chuyên gia. Ba là kêu cầu cùng Thiên Chúa soi sáng, giúp đỡ. Môn đệ Đức Kitô áp dụng kinh nghiệm chống bão, tự sức riêng chống bão. Không thành công, các ông cùng với đồng bạn chung tay, góp sức, giữ con thuyền khỏi chìm. Các ông thất bại. Nhận biết cái giới hạn của cá nhân, giới hạn của tập thể, của cả nhóm. Các ông tìm đến Đức Kitô và các ông đã được thoả lòng, toại nguyện.

Cách thức chống trả 'cơn bão cuộc đời' biểu hiện đức tin của mỗi người chúng ta. Tạm ví 'bờ biển bên này' là ban ngày nắng đẹp, vui sng, yên lành. 'Bờ biển bên kia' là đêm tối, là bão tố, là sự khó trong đời. Khi đó chúng ta nhận rõ đời sống đức tin, nhận rõ niềm tin vào Đức Kitô, tin hết mình hay tin lơ mơ. Tông đồ cho biết hết lòng trông cậy vào Đức Kitô mọi sự sẽ tốt đẹp ngoài sức tưởng.

Khi sợ hãi, con người thường có những cử chỉ, lời nói, hành động bất thường. Bình thường con người không hành xử như thế, nhưng sợ hãi làm chủ tâm hồn, nên thường hành động ngoài í muốn. Môn đệ biết rõ Đức Kitô yêu mến họ, và các ông vâng phục Ngài nhưng khi đau khổ, lo lắng các ông đặt câu hỏi về tình yêu Chúa.

Ngày nay nhiều Kitô hữu cũng hành xử tương tự, không mấy khác xưa. Khi phải đối diện với đau khổ tột cùng, lo lắng tột độ, người ta vẫn ca thán, thân kêu làm sao Thiên Chúa yêu thương để sự dữ xuất hiện, hoành hành cuộc sống môn đệ. Xưa kia môn đệ than thở không phải vì các ông không có niềm tin. Đức Kitô nói rõ các ông kém niềm tin nơi Ngài. Trên thập tự, Đức Kitô trong lúc đau khổ tột cùng cũng lên tiếng than thở, không phải chối bỏ, nhưng xác tín là Ngài có Chúa Cha, khi Ngài than thở: 'Lậy Thiên Chúa, lậy Thiên Chúa của Con. Sao Ngài bỏ rơi Con? Mc 15:34'. Tiếng than vang vọng khắp không gian thú nhận có Thiên Chúa nhưng sao Ngài vắng mặt. Rất có thể đau khổ là áng mây mờ che mắt người đau khổ nên người đó không nhìn ra diện mạo Thiên Chúa.

TiengChuong.org

The Other Side

After a long and tiring day of preaching, Jesus told His apostles to sail to the other side of the sea of Galilee. Instead of waiting for the next morning, Jesus gave no explanation, but told them to go. The sea of Galilee was a 'second home' for the apostles. Night after night they went to the sea to fish, and probably accustomed to the storms while out in their boats. Keeping the boat afloat in a stormy water was hard, and the darkness of the night made the task even more challenging. The apostles were preparing for the worse, while Jesus was sound asleep on the boat. In their fear and frustration they told Him, 'Master, do you not care? Mk 4,39'. Calling out for help was a right thing to do, but the choice of the words was unfortunate. Jesus told them about their lack of faith in Him. Put in St Paul's language, the apostles saw Jesus 'by the standards of the flesh'. 2 Cor.5,16.

Earlier in the day, the apostles listened to Jesus. They admired Him as a man of great wisdom. Jesus woke up and gave a double command: 'Quiet now! Be calm!' Mk 4,39b. One command dropped the strong wind, and the other one died out the mighty waves. The apostles now saw Jesus with their wide- opened eyes. Knowing the force of nature obeyed Jesus, their faith in Jesus was upgraded to another level. He must be the Lord of the natural world. They also learnt that following Jesus, they would not be freed from 'turbulent water', but when it happens, Jesus was available to assist them.

Following Jesus, we continue to face the reality of the world. There are good days, and not so good ones. There are hope and fear, order and chaos. These are the reality of life. When encountering adversity, there are options for us to chose from. First, we are free to chose to 'sail' alone; second, we are free to 'sail' with humanity, and third, we are free to 'sail' with the Divinity. The apostles chose the first two options, and could change nothing. In their fear, and tiredness, and frustration, they turned to Jesus for help. Jesus' power and His presence had shaped the lives of the apostles, changing them from fear to faith. On the positive aspects of adversity, the apostles learnt more about themselves. Their faith in Jesus was deepened, and they understood Jesus' power better.

The way we relate to God to the 'storm in life' reveals the truth about our faith in Jesus. It is the 'other side' of the sea. On 'this side' of the sea, following Jesus was easy, we sail well in life. On the 'other side' of life, when we go through the darkness of night, when tough time comes, we learn more about our spiritual life, about faith, and trust in Jesus. The reality of life is that one moment we are doing fine, and unexpectedly, we are confronted with news we don't want to know. The apostles told us, having faith in Christ led them through.

When we are in fear; the fear factor takes control of the situation. We often do or say something which we would not do in a normal circumstance. Jesus' apostles loved Him, and obeyed Him, but when they faced the storm they questioned about His love for them. This kind of language we continue to hear in the modern world. What count is not much about the words uttered but the hidden intension of a heart. The apostles seemed to complain with faith, not with doubt. Their cry was the cry of fear and abandonment. It was the same cry Jesus made when he was on the cross: 'My God, my God, why have you abandoned me Mk 15:34. The cry was the confession of faith with the feeling that God was absent.
 
Vững lòng trong sóng gió
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:58 18/06/2021
VỮNG LÒNG TRONG SÓNG GIÓ

Phúc Âm vừa nghe kể chuyện Chúa Giêsu và các môn đệ đi thuyền bị sóng gió cuồng phong ập đến. Hình ảnh chiếc thuyền cũng chính là hình ảnh của thế giới, nhất là của Việt Nam, trong lúc này đang bị những cơn sóng Covid-19 vùi dập. Giữa làn sóng Covid, đất nước vẫn đang thực hiện mục tiêu kép: vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Giữa sóng gió cuồng phong, Chúa Giêsu từ xưa đã thực hiện mục tiêu kép: vừa chống trả sóng gió, vừa phát triển đức tin.

1. Chống trả sóng gió. Có Chúa cùng đi trên thuyền mà các môn đệ vẫn gặp phải sóng gió. Nên dù tin Chúa thì chúng ta vẫn gặp những sóng gió trong đời, không tránh được. Có điều, Chúa là Đấng quyền năng mạnh mẽ, dễ dàng thắng nốc ao sóng gió. Chúa phán một lời “Im đi!” thì “gió liền tắt, và biển lặng như tờ.” Điều mấu chốt ở đây là chúng ta có thực sự vững tin vào Chúa hay không?

2. Phát triển đức tin. Gặp sóng gió, các môn đệ cứ tưởng Chúa không quan tâm, chăm lo cho mình nên đã hoảng hốt thốt lên: “Thầy ơi, chúng con chết mất, Thầy chẳng lo gì sao?” Cũng vậy, giữa những gian nan khốn khó trong đời, nhiều người tin Chúa lại cứ tưởng Chúa bỏ rơi mình, có người thất vọng mất cả đức tin. Điều nguy hiểm không phải là những sóng gió xảy đến, mà là thái độ chúng ta hoảng sợ mất hết niềm tin, khiến Chúa phải khiển trách các môn đệ: “Sao hoảng sợ thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Đừng để sóng gió nhấn chìm đức tin, ngược lại, đức tin phải mạnh mẽ vượt lên trên sóng gió.

Thuyền đời chúng ta không tránh được sóng gió, nhưng Tin Mừng ở chỗ: Chúa bước vào thuyền đời và giúp ta chống trả sóng gió. Nếu chỉ nhìn vào sóng gió, thì những gian khó trong đời sẽ khiến chúng ta hoảng hốt lo sợ. Nhưng nếu biết hướng về Chúa, tin vào Chúa, thì Chúa sẽ giúp chúng ta vững lòng trong sóng gió.

Chính phủ các nước thế gian tìm mọi cách thực hiện mục tiêu kép: vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Giáo hội Chúa lại càng cần tìm mọi cách thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển đức tin, để đem lại bình an và hy vọng cho mọi người. Amen.
 
Chúa Nhật 12 TN B : Chất Vấn
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:18 18/06/2021
Chất Vấn

( Chúa Nhật XII TN B )

Hai từ “chất vấn” xem ra ít gây thiện cảm hơn là các từ “hỏi” hay là “đặt vấn đề”. Dù là đặt vấn đề hay đặt câu hỏi hay chất vấn thì mục đích nhắm đều là để được sáng tỏ một vấn đề nào đó mà người chất vấn chưa nắm rõ hay chưa đồng thuận. Dĩ nhiên ở các xã hội độc tài, chuyên chế thì ít có ai dám to gan chất vấn người cầm quyền, vì sợ mang vạ vào thân. Lại có những thể chế muốn chứng tỏ rằng có sự dân chủ nên “cho phép” người ta chất vấn nhưng thực chất vẫn không muốn người bị trị có quyền chất vấn.

Nhân dịp mẹ Hội Thánh dọn cho đoàn tín hữu bài đọc thứ nhất và bài Tin Mừng trong Chúa Nhật XII TN B, xin đặt câu hỏi là chúng ta có được phép chất vấn Thiên Chúa không? Một trận cuồng phong trên biển cả xem ra là chuyện thường tình của giới tự nhiên. Thế nhưng, khi gió lớn, sóng to ập vào thuyền của tôi, thì đó không còn là chuyện bình thường. Những tai ương, hoạn nạn, dịch bệnh do thiên tai hay do nhân họa vẫn mãi là những sự dữ đối với những người trực tiếp hay gián tiếp gánh chịu. Chúng ta có quyền hỏi Thiên Chúa không hay chúng ta có nên đặt vấn đề không, nhất là những vấn đề liên quan đến sự dữ?

Trước vấn nạn sự dữ thì dường như không chỉ khó hiểu mà còn khó chấp nhận. Người làm sự lành mà phải gánh sự dữ thì vẫn có đó trước mắt chúng ta, không riêng gì mình ông Gióp thuở nào. Về vấn đề này, sách Gióp và Cựu ước nói chung, thường có câu trả lời rằng như chiếc bình sành không thể và không có quyền chất vấn người thợ gốm, thì con người trong kiếp thụ tạo hữu hạn không có quyền chất vấn Thiên Chúa, Đấng dựng nên vũ trụ vạn vật, dựng nên con người từ hư vô. Ông Gióp cuối cùng đã biết phận để rồi “lấy tay che miệng”(x.G 40,4) và “xin rút lại những gì đã nói”(x.G 42,6).

Tân ước lại cho chúng ta một cái nhìn có vẻ như ngược lại nhưng thực ra là bổ túc, là hoàn thiện cái nhìn của Cựu ước. Đến thế gian, Chúa Kitô không ngại ngần trước các vấn nạn người ta đặt ra. Người còn gợi ý để cho các môn đệ chất vấn bằng việc đặt câu hỏi trước. “Người ta bảo Con Người là ai?...Còn các con, các con bảo thầy là ai? (Mt 16,13). Các tông đồ, các môn đệ đã không ngại ngần “chất vấn” Thầy chí Thánh. “Thầy ơi, chúng ta chết mất, Thầy chẳng lo gì sao?” (Mc 4, 38). Chúa ơi, Chúa ở đâu khi con đang trong cảnh khốn cùng? Con biết Chúa không vui thích gì khi con người phải khổ, phải chết, thế mà sao cái khổ, cái chết vẫn mãi đe dọa chúng con? Sao con làm người trong cái hình hài này, ở một thời đại, một hoàn cảnh không chút gì thuận lợi? Tại sao những người độc tài, độc quyền, độc ác cứ mãi nhởn nhơ trong nhung lụa? Nhiều câu hỏi tại sao thỉnh thoảng lại đến mà như không có lời giải đáp, đúng hơn là khó làm thỏa lòng thỏa trí chúng ta.

Điểm tới của những lời chất vấn là lòng tin. “Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Dù như khiển trách, nhưng Chúa Giêsu đã biết các môn đệ vốn có lòng tin vào Người nhưng lòng tin ấy đang còn non yếu. Không tin vào Thầy thì cớ sao các ngài lại đánh thức Thầy dậy để xin cứu giúp. Đức tin không phải là một thực tại đã hoàn thành mà là một quá trình dấn thân. Niềm tin của Kitô hữu là tiến trình bước theo Đức Kitô. Tiến trình ấy không luôn trơn tru, thẳng tắp, kiểu thuận buồm xuôi gió. Có khi nó chững lại vì gặp vật cản, có khi chệch hướng, thậm chí có lúc bị giật lùi. Những câu hỏi, những lời chất vấn xuất hiện là một trong những động lực hay là cách thế để ta vượt qua vật cản, chỉnh hướng và tiến lên. Như thế, các câu hỏi hay những lời chất vấn trở thành một phương thế củng cố niềm tin, thanh luyện đức tin.

Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI thời làm Hồng Y đã từng khẳng định: “Chúng ta đã học biết, đã sống, và đàng khác chúng ta đã thấy đức tin được xây dựng hết sức hoàn hảo và được hệ thống hoá quá đáng, tới độ người ta không còn dễ dàng đến được với đức tin nữa. Vậy tôi nghĩ rằng chúng ta cần một thứ cách mạng đức tin, theo một nghĩa phức hợp. Trước hết chúng ta cần đến một cuộc cách mạng này để có được lòng can đảm nói ngược lại với những xác tín tổng quát” (Muối cho đời – trang 42). Khi trên ngai giáo hoàng, mở đầu cho tập sách “Đức Giêsu thành Nagiarét”, ngài cũng thẳng thắn và sẵn sàng đón nhận những ý kiến “chống lại” những “tìm hiểu” của ngài về “diện mạo của Chúa”(x. Phần I - trang 31).

Chúa Kitô không ngần ngại trước những lời chất vấn của người Do Thái và các câu hỏi của các môn đệ, vì nhờ chúng mà căn tính và sứ mạng của Người ngày càng được tỏ bày, và qua đó đức tin của nhiều người được hình thành và vững mạnh. Quả thật, chẳng có ai dám to gan cho rằng mình đã nắm trọn chân lý hay đã vững vàng trong đức tin. Thế mà đã có lúc chúng lại ngại ngần và có khi lại sợ người đồng đạo, sợ người “ngoại đạo” chất vấn niềm tin của chúng ta. Cần thú nhận rằng chính chúng ta cũng rất ngại ngùng chất vấn niềm tin của mình, đúng hơn là đặt vấn đề về một vài nội hàm của đức tin vì sợ rằng sẽ có nguy cơ lạc đạo hay bị gán ghép là rối đạo. Trong tình bạn thì các câu hỏi hay những lời chất vấn là chuyện thường tình như lẽ đương nhiên. Chúng chỉ là bất thường trong mối quan hệ chủ tớ. Chúa Kitô đã khẳng định Người không muốn chúng ta làm người tôi tớ mà là bạn hữu (x.Ga 15,15).

Chúa Kitô mãi là dấu hỏi cho con người đến tận cùng lịch sử. Hiện nay, chúng ta chỉ thấy lờ mờ như trong gương, sau này chúng ta sẽ thấy Người như chính Người là. Người thế nào, chúng ta sẽ thấy như vậy (x.1Cor 13,12). Chính vì thế, vị trí, vai trò của những câu hỏi luôn còn đó. Và một trong những vai trò chính yếu của chúng là dẫn chúng ta đến với niềm tin. Mỗi khi chúng ta không còn biết đặt vấn đề thì rất có thể là chúng ta đang ở trong tình trạng “cuồng tín” hay là vô tín. Khi chúng ta ngần ngại tha nhân đặt vấn đề hay chúng ta thấy khó chịu khi tha nhân, khi người dưới quyền chất vấn chúng ta thì có lẽ chính chúng ta đang có vấn đề. Một trong những vấn đề thật khó chối cãi, đó là chúng ta chưa thực sự tin vào sự ngay chính của bản thân hay của công việc mình đang thực hiện. Và một điều khá chắc chắn nữa, đó là người ta cũng chưa tin vào chúng ta. Mong sao những lời sau đây của ngài Hồng Y J.Ratzinger mà nay là Đức Bênêđictô XVI có điều kiện thành hiện thực: “Chúng ta phải có can đảm đứng lên chống lại cái được coi như chuẩn mực cho con người vào cuối thế kỷ XX này, và tái khám phá đức tin nguyên tuyền” (Muối cho đời – trang 43).

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
 
Hình ảnh con đường đời sống chao đảo
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:21 18/06/2021
Hình ảnh con đường đời sống chao đảo

Từ cuối năm 2019 con đường đời sống của nhân loại trên thế giới lâm vào cơn khủng hoảng trầm trọng. Vì đại dịch do vi trùng Corana lây lan truyền nhiễm nguy hiểm đe dọa sức khoẻ con người làm cho mọi sinh hoạt kinh tế, xã hội văn hóa, tôn giáo tê liệt ngưng đình trệ.

Con đường đời sống của nhân loại không còn trong sáng như trước đại dịch, nhưng giờ có nhiều bóng tối bao phủ, bóng tối đe dọa của vi trùng bệnh dịch lây lan gây ra bệnh nạn, gây ra tử vong.

Và trong suốt dọc con đường đời sống của con người xưa nay cũng vẫn luôn gặp khủng hoảng chao đảo, bị tbóng đen tối bao phủ đe dọa.

Trong bước đường như thế con người có phản ứng như thế nào?

Trong hoàn cảnh khủng hoảng đen tối con người sống trong hoảng sợ lo âu hồ nghi, hầu như chỉ còn biết hướng lòng hy vọng cậy trông vào ơn trên thiêng liêng cứu chữa. Vì thế hằng mong chờ cầu khấn sao cho cơn khủng hoảng mau chấm dứt, để con đường đời sống trở lại bình thường.

Và trong cơn khủng hoảng bóng tối chao đảo nhận ra rõ số phận bi thảm, sự hoài nghi, sự đau khổ nguy nan xảy ra không trừ một ai, một dân tộc quốc gia đất nước nào

Kinh nghiệm trong đời sống chỉ ra có những trường hợp qúa trái ngược nhau: niềm tin càng to càng mạnh, thì cơn sóng gío khủng hỏang chao đảo, con cám dỗ càng khốc liệt mạnh mẽ hơn!

Kinh thánh thuật lại trường hợp con đường đời sống qúa bi thương thảm sầu của Ông Gióp là một ví dụ điển hình.

Ông Gíop là người có đời sống công chính, đạo đức tin tưởng sâu thẳm vào Thiên Chúa. Nhưng con đường đời sống của Ông lại gặp qúa nhiều khắc nghiệt đau thương: Ông mất tất cả từ nhà cửa đến gia đình, bạn bè và cả sức khoẻ riêng của mình nữa.

Dù trong đau khổ bơ vơ nghi an, Ông vẫn giữ vững lòng tin vào Thiên Chúa. Ông vẫn xác tín rằng ông chỉ còn một mình Thiên Chúa thôi. Thiên Chúa là bến bờ tiên khởi và bến bờ sau cùng con đường đời sống của mình.

Với ông con đường đời sống có gặp vướng trở vào trong bóng tối đêm đen, như số phận đời ông, cũng nằm trong chương trình quan phòng của Thiên Chúa.

„ Bấy giờ ông Gióp trỗi dậy, xé áo mình ra, cạo đầu, sấp mình xuống đất, sụp lạy, và nói:

"Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ,

tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng.

ĐỨC CHÚA đã ban cho, ĐỨC CHÚA lại lấy đi:

xin chúc tụng danh ĐỨC CHÚA! „ ( Sách Job 1, 20-21)

Mẹ Thánh Terexa thành Calcutta, một người nữ tu được ca ngợi tuyên dương là người có lòng đạo đức bác ái gương mẫu cao qúi của thế kỷ này, đã sống theo khuôn thước của hiến chương nước trời Tám mối phúc thật, quảng đại dấn thân sống cho và sống với những người nghèo khốn khó bị bỏ rơi cùng khổ bên Ấn Độ.

Nhưng sau khi Mẹ qua đời, và trước khi Mẹ được tôn phong lên hàng Thánh, những bức thư riêng của Mẹ được công bố cho mọi người đọc tìm hiểu. Trong những thư đó Mẹ viết thuật lại đã sống trải qua con đường đời sống có nhiều bóng tối nghi nan.

Mẹ đã chân nhận niềm tin hoài nghi của mình: “ Bóng tối bao phủ đời sống tôi khắp mọi mặt. Tâm hồn tôi chịu đựng đau khổ. Có lẽ không có Thiên Chúa. Tôi cảm nhận có khát vọng không tận cùng hướng về một Đấng để tin. Nhưng nếu không có Thiên Chúa, không có Trời, thì trống rỗng đó là gì!“

Lời kêu cầu cứu giúp của các Tông đồ khi xưa trên sóng nước biển hồ lúc sóng gió nổi lên ập đổ xuống, đã đánh thức Chúa Giêsu:“ Thưa Thầy, sao Thầy không lo gì, chúng ta sắp chết chìm rồi.“ ( Mc 4,35), diễn tả sự căng thẳng lo lắng không chỉ nơi các Ông, mà còn cả nơi nhiều người tin theo Chúa trong cơn khủng hoảng chao đảo bị đe dọa.

Kêu cầu Chúa cứu giúp than vãn trong nghi nan nói lên cung cách sống lòng tin tưởng vào Chúa. Các Tông đồ đánh thức Chúa Giêsu kêu cầu xin cứu giúp. Và Chúa Giêsu đã dùng quyền phép khiến cho sóng yên gió lặng trở lại. Và như thế Ngài đem họ thoát ra khỏi sự sợ hãi nghi nan khủng hoảng chao đảo.

Con đường đời sống con người xưa nay luôn hằng có những khủng hoảng chao đảo đưa đến nghi nan sợ hãi, không chỉ lúc này vì đại dịch lây lan truyền nhiễm.

Tin tưởng cậy trông vào Thiên Chúa. Nhưng khủng hoảng chao đảo bóng tối bao phủ con đường đời sống không vì thế mà không có. Như bệnh hoạn tật nguyền phần thể xác và phần tinh thần, như gặp thất bại về công việc buôn bán, sự chết của người thân yêu gia đình, sự đòi hỏi qúa sức về nghề nghiệp làm ăn hay trong đời sống riêng tư, trong gian đình, trong việc giáo dục con cháu, không đạt được kết qủa như mong muốn…

Những hoàn cảnh như thế, hình ảnh thái độ sống như của Ông Gíop với lòng tin tưởng„ Trong tất cả những chuyện ấy, ông Gióp không hề phạm tội cũng không buông lời trách móc phạm đến Thiên Chúa.“ ( Sách Gíop 1,22) hiện ra khơi dậy thúc đẩy tâm trí không để bị rơi vào vực thẳm buông xuông.

Hay như các Tông đồ kêu xin cùng Chúa: "Thưa Thầy, chúng con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao?“, như hướng chỉ dẫn cho tâm trí có đốm lửa ánh sáng niềm hy vọng.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Thánh lễ Chúa Nhật 12 Mùa Quanh Năm 20/6/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
23:59 18/06/2021

BÀI ĐỌC I: G 38, 1. 8-11

“Sóng cồn của ngươi phải dừng lại đây”.

Bài trích sách ông Gióp.

Bấy giờ từ cơn gió lốc, Chúa đáp lời Gióp rằng: “Khi nước chảy mạnh vỡ bờ như sinh ra bởi lòng mẹ, ai đã lấy cửa mà ngăn lại, lúc Ta lấy mây làm áo che nó, và lấy u tối che phủ nó như khăn bọc con trẻ? Ta đã vạch biên giới chung quanh nó, đã đặt khung cửa và then chốt mà phán rằng: “Ngươi chảy đến đây mà thôi, không được chảy xa nữa và vỗ sóng ba đào cũng phải dừng tại đây”.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 106, 23-24. 25-26. 28-29. 30-31

Đáp: Hãy tán tạ Chúa, bởi đức từ bi Người còn muôn thuở (c. 1).

1) Những người xuống tàu vượt biển ra khơi, làm nghề thương mại trên nơi nước cả, họ đã nhìn thấy những kỳ công của Chúa, và những việc huyền diệu của Người ở chỗ thâm uyên.

2) Chúa lên tiếng, và Người đã khiến phong ba nổi dậy, Người đã khiến cho sóng biển dâng cao. Những người đó lên tới trời xanh, xuống lòng biển thẳm, tâm hồn họ bủn rủn trong cảnh gian nguy.

3) Họ đã kêu cầu Chúa trong cơn khốn khó, và Người đã giải thoát họ khỏi chỗ lo âu. Người biến đổi phong ba thành gió thổi hiu hiu, và bao làn sóng biển đều im lặng.

4) Họ mừng vui vì thấy sóng biển yên, và Chúa đã đưa họ cập bến ước mong. Những người đó hãy cảm ơn Chúa vì lòng nhân hậu, và những điều kỳ diệu của Người đối với con người ta!

BÀI ĐỌC II: 2 Cr 5, 14-17

“Đây mọi cái mới đã được tạo dựng”.

Bài trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, lòng mến của Đức Kitô thúc bách chúng ta; chúng ta xác tín điều này là một người đã chết vì mọi người, vậy mọi người đều đã chết. Và Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống, thì không còn sống cho chính mình nữa, mà là sống cho Đấng đã chết và sống lại vì họ. Vì thế, từ nay chúng ta không còn biết ai theo xác thịt nữa. Mặc dù nếu chúng ta đã biết Đức Kitô theo xác thịt, thì giờ đây chúng ta không còn biết như thế nữa. Vậy nếu ai đã trở nên một tạo vật mới trong Đức Kitô, thì những gì cũ đã qua rồi, vì đây mọi sự đều được trở nên mới.

Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: Ga 1, 14 và 12b

All. All. – Ngôi Lời đã làm người và đã ở giữa chúng ta. Những ai tiếp rước Người, thì Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. – All.

PHÚC ÂM: Mc 4, 35-41

“Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Ngày ấy, khi chiều đến, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Chúng ta hãy sang bên kia biển hồ”. Các ông giải tán đám đông; vì Người đang ở dưới thuyền, nên các ông chở Người đi. Cũng có nhiều thuyền khác theo Người. Chợt có một cơn bão lớn và những lớp sóng ùa vào thuyền đến nỗi sắp đầy nước. Và Người thì ở đàng lái dựa gối mà ngủ. Các ông đánh thức Người và nói: “Thưa Thầy, chúng con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao?” Chỗi dậy, Người đe gió và phán với biển rằng: “Hãy im đi, hãy lặng đi”. Tức thì gió ngừng biển lặng như tờ. Rồi Người nói với các ông: “Sao các con sợ hãi thế? Các con không có đức tin ư?” Bấy giờ các ông kinh hãi và nói với nhau rằng: “Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người?”

Đó là lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chứng tá của Linh mục Dòng Đa Minh được chữa lành khi cầu khẩn Gương mặt Thánh thành Tours
Đặng Tự Do
05:02 18/06/2021


Hôm 10 tháng 6, tờ Aleteia, nghĩa là “Chân Lý Tỏ Tường” đã có bài tường trình về ơn chữa lành xảy ra cho một linh mục dòng Đa Minh.

Sau khi khuôn mặt của ngài bị tê liệt một phần, vị linh mục này đã tìm thấy sự chữa lành hoàn toàn thông qua Gương mặt Thánh của Chúa Giêsu.

Cha Jean-Christophe de Nadaï, linh mục Dòng Đa Minh, Tiến sĩ văn chương cổ điển, cư ngụ tại tu viện Saint-Jacques ở Paris cho biết như sau:

Vào ngày 4 tháng 4 năm 2018, thứ Ba trước Chúa Nhật Lễ Lá, trong những ngày cuối cùng của Mùa Chay, tôi tỉnh dậy với nửa mặt bên phải của mình bị liệt.

Miệng của tôi đặc biệt bị ảnh hưởng; Tôi chảy nước dãi ra bên miệng, đến nỗi tôi luôn cảm thấy bất kính với Mình Máu Thánh Chúa khi cử hành Thánh lễ. Mí mắt của tôi cũng bị ảnh hưởng, vì vậy tôi phải làm ẩm mắt, phải thường xuyên để giữ cho mắt không bị khô và cẩn thận nhắm chặt lại trong đêm với sự hỗ trợ của một miếng băng dính.

Bác sĩ tại bệnh viện Salpêtrière, người mà tôi đến khám ngay trong ngày, nói với tôi rằng đó là một dạng liệt đặc biệt nghiêm trọng do nguồn gốc siêu vi. Giai đoạn tiếp theo của bệnh rõ ràng sẽ là một trạng thái vô cùng mệt mỏi.

Anh ấy nói với tôi rằng tôi sẽ phải cố gắng giảm viêm bằng cách sử dụng corticosteroid, nhưng không có gì chắc chắn rằng dây thần kinh mặt sẽ trở lại bình thường hoàn toàn. Anh không chắc rằng các triệu chứng sẽ biến mất.

Vào thứ Ba, ngày 2 tháng Năm, một phụ nữ thường tham dự Thánh lễ tại Tu viện Saint-Jacques ở Paris, đã rúng động trước tình trạng của tôi. Cô ấy đến mang cho tôi một lọ dầu từ đền thánh ở thành phố Tours.

Tours là thành phố lớn nhất trong vùng Centre-Val de Loire ở miền Tây nước Pháp và là tỉnh lỵ của vùng Indre-et-Loire. Năm 2017, thành phố này có 135,800 dân.

Cô ấy là một cựu y tá. Sự nhiệt thành của cô đối với Chúa chúng ta là kết quả của những ký ức của cô về những sai lệch tâm linh trong quá khứ của chính mình, từ đó Ngài đã giải cứu cô qua một cuộc hoán cải đột ngột.

Tất nhiên, tôi biết rằng các anh em Đa Minh của tôi ở Tours đã được Đức Tổng Giám Mục của thành phố đó chỉ định làm người trông coi nhà nguyện Gương Mặt Thánh, hơn thế nữa Cha bề trên Tu viện Tours là bạn học với tôi.

Tuy nhiên, bản thân tôi đã không nghĩ đến việc cầu xin những ân sủng mà Chúa có thể ban cho tôi thông qua lòng sùng kính đối với Gương mặt Thánh. Nhưng trạng thái bệnh tật cụ thể này đã khiến tôi phải cầu cứu.

Cách mà tôi nhận được sự giúp đỡ thật đáng ngạc nhiên, vì hoàn toàn không lường trước được: không phải tôi khuyến anh chị em giáo dân, nhưng chính một phụ nữ giáo dân đã dạy tôi về lòng sùng kính đối với Gương Mặt Thánh ở thành phố Tours.

Cô thường tham dự Thánh lễ được cử hành vào thứ Năm hàng tuần cho ý cầu nguyện của các bệnh nhân tại Nhà thờ San-Nicolas-des-Champs ở Paris, được giao cho Cộng đồng Emmanuel coi sóc. Cô đã đến đó vào ngày 27 tháng 4 và có ấn tượng rất mạnh khi thấy một người bệnh cầu nguyện nhiệt thành như thế nào.

Cả hai trao đổi địa chỉ của nhau. Sau đó, cô đã rất ngạc nhiên khi nhận được từ bệnh nhân này tám lọ dầu từ Gương Mặt Thánh ở thành phố Tours, để phân phát chúng theo nhu cầu tùy ý cô. Cô đã nghĩ ngay đến tôi.

Tôi không biết tại sao tôi không tận dụng những lọ dầu này ngay lập tức. Nhưng vào ngày thứ Năm 4 tháng Năm, đúng một tháng sau khi có triệu chứng đầu tiên của căn bệnh này, một cơn đau rất khó chịu xuất hiện và khiến tôi phải dùng dầu, xức lên mặt, ngay trước Thánh lễ giữa trưa.

Thay vì sự nhẹ nhõm như tôi mong đợi, tôi lại trải qua một cơn đau dữ dội trên khuôn mặt. Tôi thấy đây là một dấu hiệu cho thấy Chúa Giêsu Kitô muốn tôi tham dự vào mầu nhiệm Thương khó của Người, vì vậy tôi bắt đầu cầu nguyện cho một số ý định đã được giao phó cho tôi. Điều này chỉ kéo dài vài phút, sau đó cơn đau biến mất hoàn toàn.

Sáng hôm sau, ngày 9 tháng Năm, tôi đến khám sức khỏe tại bệnh viện Salpêtrière, nơi đã được hẹn trước đó. Mục đích của cuộc hẹn là để xác minh, bằng một dòng điện, tình trạng của dây thần kinh mặt.

Trước sự ngạc nhiên lớn của tôi, bác sĩ nói với tôi rằng dây thần kinh đang phản ứng hoàn hảo với kích thích điện. Nó đã lấy lại được toàn vẹn.

Thứ Năm tuần sau, tôi có một cuộc trò chuyện với một giáo sư y khoa, người nói với tôi, “Không phải sự can thiệp của con người đã làm nên điều này”.

Tôi tiếp tục với liệu pháp mátxa mặt hàng ngày, theo chỉ dẫn của nhà vật lý trị liệu tại Bệnh viện Salpêtrière, người mà tôi sẽ đến thăm lại vào ngày 12 tháng 6. Trong cuộc hẹn, cô ấy cũng vô cùng ngạc nhiên ghi nhận rằng khuôn mặt tôi đã lấy lại được khả năng vận động hoàn hảo.

Cái hẹn cuối cùng của tôi là vào ngày 18 tháng 9, khi người ý tá ấy chắc chắn rằng tôi đã thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo mà không có bất kỳ tác động xấu nào thường thấy khi tình trạng được chữa khỏi.
Source:Aleteia

 
Đức Hồng Y Tagle nghẹn ngào khi nhớ lại câu chuyện di cư của ông ngoại ngài
Đặng Tự Do
05:03 18/06/2021


Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle hôm thứ Ba đã nghẹn ngào chia sẻ câu chuyện về hành trình di cư của ông nội mình từ Trung Quốc đến Phi Luật Tân khi còn nhỏ.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Vatican ngày 15/6, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc nói rằng khi đến thăm các trại tị nạn ở Hy Lạp, Li Băng, Jordan và Bangladesh, ngài luôn nhớ đến cội nguồn di cư của mình.

“Nơi những người tị nạn và di cư này, tôi thấy ông tôi được sinh ra ở Trung Quốc, nhưng đã buộc phải rời khỏi quê hương của mình khi còn là một cậu bé, đi với ông chú sang Phi Luật Tân để tìm kiếm một tương lai tốt hơn”, Đức Hồng Y Tagle nói và dừng lại trong một thời gian để cố ngăn không bật khóc thành tiếng.

Vị Hồng Y người Phi Luật Tân giải thích trong một lá thư nhân dịp lễ Phục sinh năm 2017 rằng ông ngoại của ông sinh ra ở Trung Quốc, nhưng gia đình đã gửi ông đến sống ở Phi Luật Tân vì gia cảnh quá nghèo.

Đức Hồng Y Tagle cũng nói về nguồn gốc Trung Quốc của mình trong một cuốn sách năm 2017.

“Tôi nghĩ rằng một số đặc điểm của Trung Quốc đã truyền sang tôi, mặc dù ông tôi đã dành phần lớn cuộc đời của mình ở Phi Luật Tân”.

“Tôi nhớ một số thực hành mà ông tôi đã tuân giữ, chẳng hạn như tôn kính mẹ bằng cách dâng thức ăn cho bà, đặt trước bức ảnh của bà, với một vài nén hương hoặc đốt pháo để chào đón năm mới, hoặc cúng nhiều thức ăn trong bữa ăn gia đình”.

Theo yêu cầu của ông nội, Đức Hồng Y Tagle đã học ngôn ngữ Trung Quốc một thời gian thời niên thiếu, mặc dù trong cuốn sách, ngài nói rằng ngài rất tiếc vì đã không gắn bó với ngôn ngữ này.

Mẹ của Đức Hồng Y, Bà Milagros Gokim, là người Phi Luật Tân gốc Hoa và cha của ngài, Manuel Topacio Tagle, là người dân tộc Tagalog. Cả hai đều ở độ tuổi đầu những năm 90 và vẫn còn sống ở Phi Luật Tân.

Hai ông bà đã nuôi dạy Đức Hồng Y Tagle và em trai của ngài là Manuel Gokim Tagle trong một gia đình Công Giáo sùng đạo. Cả hai ông bà đều làm việc tại một ngân hàng.

Đức Hồng Y Tagle là chủ tịch Caritas Quốc tế từ năm 2015.

Trước khi được bổ nhiệm làm tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc vào tháng 12 năm 2019, vị Hồng Y 63 tuổi này đã là tổng giám mục của Manila trong 9 năm.
Source:Catholic News Agency
 
Sydney - Lần đầu tiên trong lịch sử, hai anh em được chịu chức linh mục cùng một ngày
Thanh Quảng sdb
06:12 18/06/2021
Sydney - Lần đầu tiên trong lịch sử, hai anh em được chịu chức linh mục cùng một ngày.
Ông bà Drum và hai tân Linh mục

Hai anh em Daniel và Stephen Drum được Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher Sydney truyền chức Linh mục ngày 29 tháng 5 tại Nhà thờ Chính tòa Đức Maria, trước sự chứng kiến của hơn 700 người, trong đó có 90 người là thân nhân của hai tân linh mục.

Gia đình Drum có hai anh em làm linh mục và cô em gái Rosie là nữ tu nên bạn bè thường gọi là “Chúa Ba Ngôi” trong gia đình.

Hai anh đều là thành viên của Huynh đoàn Truyền giáo Verbum Dei, một Hội dòng chuyên chăm về Lời Chúa và rao giảng lời Chúa.

Stephen là một kỹ sư và Daniel là một nhà khoa học, dù họ có những công việc tốt và nhiều tiền, nhưng mơ ước cuối cùng của họ lại là chức linh mục.

Hai tân linh mục Daniel và Stephen đều đồng thuận rằng được thụ phong cùng một ngày là một niềm hạnh phúc...

Cha Stephen còn cho hay: “Niềm vui của cả hai chúng tôi là niềm vui chung của mọi người, không chỉ của Hội Dòng Verbum Dei mà còn của bạn bè, gia đình và giáo xứ và giáo phận Sydney.

“Hội Dòng Verbum Dei là một Tu Hội quốc tế, nên niềm vui cũng vượt quá không thờ gian..."

ĐTGM Fisher cho biết Thánh lễ truyền chức này là “một trong những khoảnh khắc đáng nhớ của cuộc đời Tổng giám mục Sydney của tôi, khi phong chức linh mục cho hai chàng trai trẻ.”

Bà cố của hai tân linh mục là bà Nola Drum, một người mẹ có 9 người con, bà luôn cầu nguyện cho các linh mục tu sĩ… Là một giáo lý viên trong suốt 30 năm, bà cho biết tất cả các con của bà đã luôn đặt Chúa Giêsu làm trung tâm cuộc sống và bà cảm tạ Chúa Thánh Thần đã ban cho gia đình bà thật sốt sắng.

Bà cho biết bà không đối xử với những người con tu trì khác với sáu đứa con khác! nhưng bà cảm tạ Chúa vì có ba người con đã hiến dâng cuộc đời để phục vụ Chúa.

Bà thường thân thưa với Chúa: “Con sẵn sàng hiến dâng bất cứ người con nào nếu Chúa muốn chọn chúng!”

Bà chia sẻ với tư cách là cha là mẹ, bà và ông John, chồng bà “vui mừng vì không chỉ Dan và Steve mà cả Rosie đã đáp lại lời kêu gọi của Chúa bước vào đời sống thánh hiến...”

Nguồn: https://cruxnow.com/church-in-oceania/2021/06/australian-brothers-ordination-completes-hat-trick-of-religious-vocations/
 
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ chấp thuận việc soạn thảo văn kiện về tính nhất quán Thánh Thể
Vũ Văn An
16:32 18/06/2021

Theo tờ The Pillar, các Giám Mục Hoa Kỳ đã bỏ phiếu chấp thuận việc soạn thảo Văn kiện có tính giáo huấn về Phép Thánh Thể, văn kiện vẫn được biết đến như là nói về tính nhất quán của Phép Thánh Thể hay cụ thể hơn nói đến việc các chính trị gia Công Giáo như Biden, Pelosi đừng nên rước lễ.



Tờ the Pillar nhận định rằng các Giám Mục Hoa Kỳ đã bỏ phiếu một cách “áp đảo” để chấp thuận việc soạn thảo ấy. Sau gần 3 giờ thảo luận hôm thứ năm, 17 tháng 6, nhiều vị Giám Mục nói riêng rằng cùng lắm chỉ là đa số đơn giản chấp thuận mà thôi, nhưng đã có đến 75% tổng số các Giám Mục hiện diện bỏ phiếu ủng hộ dự án, chỉ có 55 vị chống lại, khác với con số 67 vị trên lá thư phản đối dự án trước đây, và 6 vị bỏ phiếu trắng, 168 vị chấp thuận.

Nói về tương lai, tờ The Pillar cho rằng dù kết quả bỏ phiếu vượt quá lòng mong chờ, các Giám Mục sẽ cần một đa số 2 phần 3 nữa để chấp thuận văn kiện sẽ soạn thảo vào tháng 11 tới, thành thử còn rất nhiều việc phải làm.

Cách có thể nhất là ủy ban giáo lý của hội đồng sẽ tiến hành với hai điểm đầu trong đề cương của họ cho một bản thảo, tức hai điểm tập chú vào Bí tích Thánh Thể như “Một Mầu nhiệm để Tin” và “Một Mầu nhiệm để cử hành” và là những điểm chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ gần như nhất trí.

Điểm thứ ba, “Một Mầu Nhiệm Để Sống”, gây tranh cãi nhiều hơn, bao gồm cuộc thảo luận về “Tính nhất quán của Thánh Thể,” và khi nào và ai nên rước lễ, có thể sẽ được chuyển đến các cuộc họp khu vực giữa các giám mục trong những tháng tới, sau đó có thể phản hồi cho ủy ban ngay trước phiên họp tiếp theo của Hội Đồng vào tháng 11.

Nó sẽ liên quan đến một số vấn đề hậu cần bổ sung và một số công việc nhanh chóng của ủy ban, nhưng ủy ban vẫn hy vọng tạo được một văn kiện được đa số cần thiết ủng hộ khi đưa ra bỏ phiếu.

Khó khăn tiềm ẩn vẫn là Ông Biden. Tờ The Pillar cho rằng: dù tên của ông hầu như không được nhắc đến trong cuộc tranh luận kéo dài gần ba giờ ngày hôm qua, nhưng ẩn ý trong cuộc thảo luận của các giám mục là liệu văn kiện có nên nói đến Tổng thống Biden và các chính trị gia Công Giáo khác, những người tự tiến lên rước lễ, trong khi dường như đang ở trong tình trạng khách quan có biểu hiện tội lỗi nghiêm trọng, hay không.

Một số giám mục đã nói rõ quan điểm của họ rằng ngay cả việc xa xôi nói đến chủ đề các chính trị gia như Biden trong một văn kiện giáo huấn sẽ làm tổn hại một cách không cứu chữa đến hội đồng và gây nên các chia rẽ có tính phe phái khắp các giáo phận và giáo xứ Hoa Kỳ.

Như đã được nói rõ trong cuộc họp báo sau đó, thực tế là vấn đề Biden sẽ không đi đến đâu cả. Trong một câu hỏi với Đức Cha Kevin Rhoades ngày hôm qua, tờ New York Times gọi Biden “rõ ràng là tổng thống giữ đạo nhất trong gần năm mươi năm,” nhưng kết luận rằng “có vẻ như ông ấy không giữ đạo theo những cách hợp với một số vị trong hội đồng”.

Phóng viên của New York Times lý luận, “Rõ ràng, có một thông điệp chính trị ở đây, không thể phủ nhận được. Vậy điều đó có nghĩa gì đối với một thế hệ người Công Giáo nói rằng‘ Một Giáo hội không có chỗ cho Tổng thống Joe Biden thì cũng không có chỗ cho tôi’?”

The Pillar nhận định: một cách nào đó, câu hỏi trên mang tính hướng dẫn. Biden là đại diện có tính vật tổ (totemic) của một tầng lớp người Công Giáo mà đối với họ, thực hành nghi lễ và thẩm mỹ văn hóa là những khía cạnh quan trọng nhất của tôn giáo, chứ không phải là niềm tin vào các giáo lý thần học và luân lý của Giáo hội.

Như một số giám mục đã lưu ý hôm qua, việc thăm dò ý kiến cho thấy niềm tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể nơi những người Công Giáo Hoa Kỳ đang ở một vị trí thiểu số. Nếu đúng như vậy, nó nhấn mạnh sự cấp thiết Giáo Hội phải phục hưng lòng sùng kính Thánh Thể lẫn việc dạy giáo lý bổ trợ ở đất nước này.

Nó cũng giải thích trọng tâm của vấn đề hóc búa Biden, và sự thiếu kết nối giữa hai bên của cuộc tranh luận: Nếu bạn không tin rằng Bí tích Thánh Thể thực sự là mình và máu của Chúa Kitô, thì việc tham gia và đóng kịch nghi lễ là tất cả những gì bạn còn lại - và tại sao nên từ chối người ta điều đó, hoặc sợ những hậu quả thiêng liêng khi lãnh nhận nó trong tình trạng tội lỗi nghiêm trọng?

Như một giám mục đã nói với The Pillar ngày hôm qua, “nếu không hiểu đúng về thần học, và thực sự tin vào điều đó, thì sự phục hưng Thánh Thể của chúng ta chỉ là bánh mì và rạp xiếc”.

Tương tự như thế, nếu bạn không tin rằng phá thai là hành vi cố ý lấy đi một mạng người vô tội, thì khó có thể hình dung mối quan tâm mục vụ của giám mục đối với linh hồn của Biden không hơn một thông điệp chính trị.

Hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo bao gồm ba khía cạnh thiết yếu – thẩm quyền, các bí tích và đức tin. Nơi một số đông người Công Giáo Hoa Kỳ, ý kiến ngày càng tăng dường như cho rằng bất cứ hai khía cạnh nào trong trong ba khía cạnh ấy cũng đã đủ rồi. Đó là thách thức thực sự mà các giám mục phải đối đầu, và đó là một cuộc khủng hoảng về sự hiệp thông mà không có khuôn khổ mục vụ hay dự thảo văn kiện nào có thể vượt qua được.

Đáp ứng thách thức đó đòi hỏi các giám mục phải dẫn dắt bằng gương sáng và, như sứ thần đã nói với họ hôm thứ Tư, bắt đầu lại với Chúa Kitô.
 
Gần 800,000 người đã chạy trốn khỏi cuộc tiến công tàn bạo của quân thánh chiến ở Mozambique
Đặng Tự Do
17:26 18/06/2021


Ước tính có khoảng 70,000 cư dân của Palma, một thành phố có 75,000 người ở miền bắc Mozambique, đã chạy trốn khỏi thành phố trong ba tháng qua. Cao ủy tị nạn Liên Hợp Quốc thông báo như trên vào ngày 11 tháng 6. Như thế, cho đến nay đã có 800,000 người đã phải lánh nạn trước sức tấn công của phiến quân thánh chiến ở Cabo, Mozambique

Ra mắt vào năm 2017, lực lượng nổi dậy này do Ansar al-Sunna lãnh đạo, với sự hỗ trợ của IS.

Nước láng giềng Tanzania từ chối tiếp nhận người tị nạn, và “những người bị đẩy lùi khỏi Tanzania cuối cùng sẽ rơi vào tình cảnh thảm khốc ở biên giới và phải chịu các rủi ro về sức khỏe và bạo lực trên cơ sở vì nhiều người phải ngủ ngoài trời vào ban đêm trong điều kiện cực lạnh mà không có chăn hoặc một mái nhà trên đầu của họ”, Babar Baloch, phát ngôn viên của cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc cho biết.

Cha Kwiriwi Fonseca của Giáo phận Pemba nói với Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ rằng các chiến binh thánh chiến đã bắt cóc hàng trăm trẻ em trai và trẻ em gái.

“Những kẻ khủng bố sử dụng những trẻ em trai và buộc các em phải chiến đấu trong hàng ngũ của chúng. Trong khi các bé gái bị hãm hiếp và buộc phải trở thành ‘cô dâu’”.

Mozambique là quốc gia ở Đông Nam Phi với 30.1 triệu dân. 30% dân số theo đạo Tin lành, 24% theo Công Giáo, 17% theo đạo Hồi và 28% theo các tôn giáo thờ vật linh.
Source:Catholic World News
 
Các Giám Mục Ba Lan trông mong được gặp gỡ Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
17:26 18/06/2021


Các giám mục Công Giáo của Ba Lan cho biết hôm thứ Bảy rằng chuyến đi mùa thu của các ngài tới Vatican sẽ là cơ hội để nối lại mối quan hệ với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Trong một tuyên bố vào cuối cuộc họp toàn thể ngày 12 tháng 6, các giám mục đã hướng tới chuyến thăm “ad limina” của các ngài đến Rôma, dự kiến vào tháng 10.

Các vị cho biết: “Ngoài các cuộc họp với các cơ quan trung ương Tòa Thánh và tiếp kiến với Đức Thánh Cha Phanxicô, các giám mục sẽ cử hành Bí tích Thánh Thể tại bốn Vương cung thánh đường chính của Rôma.

“Chuyến thăm sẽ là thời gian để nối lại mối quan hệ với Đức Thánh Cha, cùng nhau cầu nguyện, trao đổi ý kiến, phân định và xác định các ưu tiên cho đời sống và sứ mệnh của Giáo hội tại Ba Lan trong những năm tới.”

Theo luật của Giáo hội, các giám mục giáo phận phải báo cáo với Đức Giáo Hoàng 5 năm một lần về tình trạng của giáo phận mình.

Các chuyến đi được gọi là chuyến thăm “ad limina Apoolorum”, từ tiếng Latinh có nghĩa là “đến ngưỡng cửa của các tông đồ.”

Trên thực tế, khoảng cách giữa các chuyến thăm thường dài hơn năm năm. Chuyến thăm “ad limina” cuối cùng của các giám mục Ba Lan là vào năm 2014.

Cuộc họp tháng 10 của các giám mục với Đức Giáo Hoàng sẽ diễn ra trong một thời kỳ đầy biến động trong Giáo hội Ba Lan.
Source:Catholic News Agency
 
Tổ chức từ thiện của Tòa Thánh tiếp sức các quốc gia bị ảnh hưởng Covid
Thanh Quảng sdb
17:50 18/06/2021
Tổ chức từ thiện của Tòa Thánh tiếp sức các quốc gia bị ảnh hưởng Covid

Văn phòng tổ chức từ thiện của Đức Thánh Cha đã gửi một số máy trợ thở và các thiết bị y tế đến cho 9 quốc gia, nhằm thể hiện sự hỗ trợ của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với các quốc gia đang phải vật lộn với đại dịch.

(Tin Vatican)

Với hơn 178 triệu ca nhiễm và hơn 3,8 triệu ca tử vong, tính cho đến nay, Covid-19 vẫn tiếp tục lộng hành tại nhiều quốc gia, làm xáo trộn cuộc sống và kinh tế khắp nơi trên thế giới, đặc biệt những quốc gia nghèo trong suốt năm qua.

Trong khi chiến dịch tiêm chủng ở các nước giàu đang tiến hành ráo riết, thì khủng hoảng y tế vẫn tiếp tục tàn phá dân số ở nhiều khu vực nghèo trên thế giới.

Và một lần nữa trái tim của Đức Thánh Cha Phanxicô quặn đau hướng về những người đang hấp hối trên thế giới.

Sự quan tâm và chăm sóc của Đức Thánh Cha

Văn phòng các tổ chức từ thiện của Tòa Thánh đã mua một số máy trợ thở và gửi đến một số quốc gia tối cần vào hôm thứ Năm (17/6/2021), cùng với một số dụng cụ y tế khác, theo công bố của Đức Hồng Y Konrad Krajewski, người lo các việc bác ái từ thiện của Đức Thánh Cha.

Máy trợ thở và dụng cụ y tế đã được gửi qua ngành ngoại giao đến các Sứ thần Tòa thánh của 9 quốc gia.

Các Sứ thần Tòa thánh khi nhận được sẽ gửi đến các trung tâm, bệnh viện tùy theo nhu cầu của các Giáo hội địa phương.

Các quốc gia cần thiết

Dưới đây là các quốc gia được giúp đỡ và số lượng máy trợ thở được gửi đến: Brazil 6 cái, Colombia 5, Argentina 5, Ấn Độ 6, Chile 4, Nam Phi 4, Bolivia 3, Syria 3 và Papua New Guinea 2.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyên góp cho các quỹ từ thiện và cung cấp thiết bị y tế cho nhiều nơi trên khắp thế giới, chẳng hạn như cho Colombia vào tháng Tư và Brazil vào tháng Tám.

Hiện tại, thảm họa Covid-19 đang hoàng hành tệ hại nhất tại Brazil và Ấn Độ, đã làm thiệt hại mạng sống của hơn 879.000 người trong số 3,8 triệu ca tử vong trên khắp thế giới.

Hoa Kỳ vẫn là quốc gia đứng đầu danh sách các nước với hơn 34 triệu ca nhiễm và hơn 616.000 ca tử vong.
 
Văn Hóa
Góc Chiều
Sơn Ca Linh
21:14 18/06/2021
Góc Chiều
Mến tặng các chị Nữ Tỳ Làng Sông nhân buổi chiều trước ngày tĩnh tâm 2021

Mặt trời vừa khuất đường bên,
Hàng sao thỏ thẻ “chiều lên kia rồi” !
Ráng hồng dần nhạt pha phôi,
Rủ nhau xuống cỏ mà ngồi mà chơi.

Xem Hình

Lửa hồng khói trắng chơi vơi,
Bắp non vừa chín vừa khơi hương nồng.
Cội sao già mải miết trông,
Làm sao trẻ lại tuổi hồng ngày xưa?

Chẳng cần kẻ đón người đưa,
Mà sao duyên vẫn sớm trưa ngọt ngào?
Cần chi môi thắm má đào,
Vẫn vui vẫn đẹp… là sao hỡi người?

Thì ra có những cuộc đời,
sống vui đâu thiết rạng ngời kiêu sa;
Thảm cỏ xanh một mái nhà,
Chọn yêu đâu cứ ngọc ngà mới theo…

Vẫn cao sang dẫu đơn nghèo,
Vẫn cười trong khổ, vẫn reo khi buồn…
Để đời ai đó lệ tuôn,
Vẫn còn hơi ấm lời thương vỗ về…

Ngoài kia đời những bến mê
Trong nầy gió dịu vườn quê sum vầy…
Thiên đàng có phải là đây?
Mà sao câu hát ươm đầy hương yêu…!

Thương Làng Sông một góc chiều,
Thương em chọn sống, chọn yêu…lạ đời !
Đường mai dẫu có xa khơi,
“Góc chiều” thuở ấy đừng vơi mạch hồng !

Sơn Ca Linh (19.6.2021)




 
Chút suy tư trong mùa giãn cách
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
21:19 18/06/2021
CHÚT SUY TƯ TRONG ”MÙA” GIÃN CÁCH

Những ngày giữ tháng Sáu, đại dịch Covid 19 lên tới cao điểm với sự lây lan khủng khiếp hơn sau những ngày trầm lắng. Còn nhớ, năm ngoái tết Canh Tý xong thì dịch bệnh mới bùng phát. Năm nay nó trở lại sớm hơn khiến cái tết Tân Sửu không được trọn vẹn và nó cứ gậm nhấm từ từ quỹ thời gian một cách dai dẳng với những chủng biến thể mạnh hơn những lần trước. Thành phố buộc phải từng bước thu hẹp lại sự tự do và rồi thực hiện giãn cách đợt 1 rồi đợt 2 …

Trên các trang mạng xã hội hàng ngày vẫn nóng lên với những tin tức số người lây nhiễm, những chỗ này, nơi nọ bị phong tỏa …. Một con virus bé nhỏ len lỏi vào cuộc đời, cuộc sống của chúng ta và làm xáo trộn tất cả. Bao nhiêu công việc phải đình trệ, bao nhiêu công sức mồ hôi tiền của đã phải đổ ra nhưng vẫn chưa dập tắt được mối hiểm nguy đang đè nặng trên mỗi con người chúng ta! Không biết ai sẽ là Fo, F1, Fn … trong khi cuộc sống vẫn tiếp diễn và mọi người vẫn phải bươn chải vì miếng cơm manh áo?

Trước tình hình diễn biến vô cùng phức tạp của dịch bệnh, rất nhiều lực lượng đã phải căng mình dầm mưa dãi nắng ở các chốt trực chạy đua với thời gian để khống chế dịch bệnh. Đó là các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế đang ở tuyến đầu vừa chống dịch, vừa phải làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người dân dù biết mình cũng có thể bị nhiễm bệnh bất cứ lúc nào!

Đó là các nhân viên cùng các cộng tác viên tình nguyện đang hối hả chạy đua với thời gian lấy hàng mấy chục ngàn mẫu bệnh phẩm một ngày, xét nghiệm ngày đêm để cho ra kết quả sàng lọc. Đó là các chiến sĩ quân đội, công an, dân phòng ngày đêm trực chốt bảo đảm an ninh trật tự hòng ngăn chặn nguồn lây nhiễm dịch bệnh.

Đó là các tổ công tác cộng đồng, các tình nguyện viên làm những công việc khác nhau, ở nhiều địa phương khác nhau cùng cộng tác tham gia điều tra truy vết. Đó còn là các công nhân vệ sinh môi trường lặng lẽ làm việc trong những điều kiện khó khăn, nguy hiểm không kém những lực lượng tuyến đầu. Họ sẵn sàng lao vào điểm nóng với mong muốn góp phần đẩy lùi dịch bệnh đang lây lan với một tốc độ chóng mặt.

Các trường học chuyển qua dạy và học trực tuyến dù những ngày thi cuối năm học, chuyển cấp … đang cận kề. Nhiều công sở, công ty giảm số người làm trực tiếp chuyển qua làm việc online, một số thậm chí còn phải cho nhân viên nghỉ việc vì không còn khả năng chi trả lương cho công nhân. Những nhà máy, xí nghiệp lớn còn cho công nhân ở tập trung tại nhà máy, giảm bớt đi lại để hạn chế nguy cơ tiếp xúc, lây nhiễm.

Nhiều cửa hàng tại những nơi trung tâm trước kia mua bán sầm uất nay đã phải đóng cửa trả lại mặt bằng vì thu nhập không đủ trả tiền thuê mướn. Những quán cà phê, tiệm ăn trên các con đường cũng tạm nghỉ mà chưa biết lúc nào được bán trở lại. Đường phố trở nên vắng vẻ vì phần lớn người dân tự giác ở nhà khi không có việc thật cần thiết phải ra ngoài để lại những ông bà già, trẻ em, người khuyết tật bán vé số; những anh xe ôm trơ trọi dưới trưa nắng, chiều mưa.

Đằng sau những hàng quán đóng cửa, đằng sau những con đường vắng vẻ là bao nhiêu gia đình, bao nhiêu con người lao đao vì chưa dính bệnh đã phải chịu thiếu đói. Đó là những người lao động tự do, là những shipper, xe ôm, là người mua ve chai, người bán vé số.... Sài Gòn là đất “làm ăn” nên nhiều người một ngày có việc là một ngày có ăn, một ngày ngưng làm là một ngày thiếu đói!

Thấu hiểu những khó khăn của họ. Nhiều giáo xứ, nhiều tổ chức đã bằng cách này cách khác giúp đỡ những người có hoàn cảnh sống khó khăn. Các hoạt động thiện nguyện “lá lành đùm lá rách” của những nhà hảo tâm đã chung tay cùng cộng đồng sẻ chia cho những nơi bị phong tỏa, những đồng bào nghèo trong những ngày giãn cách chống dịch.

Người dân cùng nhau góp tiền góp gạo nấu những bữa cơm giúp bệnh viện, giúp khu vực nhiều người "đứt bữa" vì thiếu việc làm.... Nhiều cây ATM phát gạo miễn phí, nhiều địa điểm phát đồ ăn, nước uống. Nhiều gian hàng nhu yếu phẩm với giá 0 đồng, nhiều quầy hàng “ai cần cứ lấy 1 phần” … vẫn tiếp tục ra đời.

Đại dịch Covid-19 đã để lại nhiều bài học quý giá cho nhân loại. Trong đó, sự sẻ chia giữa người với người trong hoạn nạn là một nghĩa cử cao đẹp. Trong Thư gửi dân Chúa ngày 02-6-2021, Đức Tổng Giám Mục (TGM) Giuse Nguyễn Chí Linh - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) - đã kêu gọi mọi tín hữu “chung tay góp sức, san sẻ công việc với mọi thành phần xã hội và Giáo hội trong công cuộc phòng chống đại dịch”.

Ngày 05-6-2021, Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên cũng đã đại diện HĐGMVN ủng hộ 3 tỷ đồng vào Quỹ vắc-xin phòng Covid-19. Chương trình “Lan Tỏa Yêu Thương” năm 2021 của giới Doanh nhân Công Giáo Tổng giáo phận (TGP) Sài Gòn đã liên kết với Ban Caritas của các giáo xứ trong TGP để trao gửi những phần gạo mang đậm tình yêu thương đến cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn không phân biệt tôn giáo trong từng giáo khu của các giáo xứ.

Trong những ngày phải giãn cách tại nhà, chúng ta cũng có được thời gian để suy tư về thánh ý Thiên Chúa. Phải chăng qua những mất mát vì dịch bệnh, Người muốn cảnh tỉnh thế giới đang “tự cao tư đại” với những thành quả của mình mà tự rời xa khỏi tình yêu của Thiên Chúa và tha nhân? Trong những ngày không được cùng cộng đoàn tham dự Thánh lễ và những giờ kinh nguyện. Không biết “Chúa có buồn không” nhưng chắc chắn mỗi người trong chúng ta đều cảm thấy trống vắng, nhớ nhung những phút giây được trò chuyện và sống trong tình yêu ấm áp của Thiên Chúa và cộng đoàn qua các sinh hoạt Phụng vụ.

Phải chăng với bất ổn và khó khăn của nhân loại, Thiên Chúa đang từng bước đổi mới thế giới? Chúng ta đang sống trong giai đoạn “bình thường mới”: sinh hoạt bình thường nhưng lại phải cảnh giác thận trọng; ngược lại, đề phòng nhưng vẫn phải sinh hoạt để phát triển cuộc sống. Bình thường rồi lại giãn cách, sau đó lại bình thường. Rồi còn nhiều những câu hỏi giả định khác nữa mà mỗi người sẽ tự đặt ra và trả lời cho mình trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Nhưng không ai có thể biết được thánh ý của Thiên Chúa như thế nào nên mỗi người trong chúng ta cùng cầu xin Chúa Thánh Thần “yên ủi dạy dỗ chúng ta làm những việc lành”. Đồng thời củng cố niềm tin vào lời Chúa Giêsu đã hứa: “Chúa Thánh Thần sẽ nói lại cho anh em tất cả những gì Ngài đã nghe, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến” (Ga 16, 13). (Thư mục vụ ngày 31/05/2021 của Đức TGM Giuse Nguyễn Năng)

Những ngày cao điểm đợt giãn cách thứ 2, tháng 6/2021
 
VietCatholic TV
7g tối 19/6, giờ Việt Nam, xin hiệp thông cùng cộng đoàn Đền Thờ Thánh Phêrô cầu cho quê hương Việt Nam
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:00 18/06/2021

Trong bản tin đánh đi hôm thứ Năm 17 tháng 6, Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết Đức Cha Lakra của giáo phận Gumla đã là giám mục thứ tư qua đời kể từ khi bắt đầu đại dịch. Cho đến thời điểm chúng tôi thực hiện chương trình này Giáo Hội Công Giáo ở Ấn Độ đã mất 283 linh mục và 252 nữ tu.

Tình hình cũng đang diễn biến phức tạp tại quê hương Việt Nam chúng ta.

Vì thế, chúng tôi kêu gọi quý vị và anh chị em tại Việt Nam và khắp nơi trên thế giới hiệp thông với cộng đoàn Đền Thờ Thánh Phêrô cầu nguyện cho các nước Á Châu, đặc biệt là cho Giáo Hội Việt Nam chúng ta.
Buổi cầu nguyện trực tuyến sẽ bắt đầu vào lúc 7 giờ tối thứ Bẩy 19 tháng 6 theo giờ Việt Nam.
 
Linh mục Dòng Đa Minh được chữa lành kỳ diệu. Đức Hồng Y Tagle nghẹn ngào khi nhắc đến ông ngoại ngài
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:01 18/06/2021


1. Chứng tá của Linh mục Dòng Đa Minh được chữa lành khi cầu khẩn Gương mặt Thánh thành Tours

Hôm 10 tháng 6, tờ Aleteia, nghĩa là “Chân Lý Tỏ Tường” đã có bài tường trình về ơn chữa lành xảy ra cho một linh mục dòng Đa Minh.

Sau khi khuôn mặt của ngài bị tê liệt một phần, vị linh mục này đã tìm thấy sự chữa lành hoàn toàn thông qua Gương mặt Thánh của Chúa Giêsu.

Cha Jean-Christophe de Nadaï, linh mục Dòng Đa Minh, Tiến sĩ văn chương cổ điển, cư ngụ tại tu viện Saint-Jacques ở Paris cho biết như sau:

Vào ngày 4 tháng 4 năm 2018, thứ Ba trước Chúa Nhật Lễ Lá, trong những ngày cuối cùng của Mùa Chay, tôi tỉnh dậy với nửa mặt bên phải của mình bị liệt.

Miệng của tôi đặc biệt bị ảnh hưởng; Tôi chảy nước dãi ra bên miệng, đến nỗi tôi luôn cảm thấy bất kính với Mình Máu Thánh Chúa khi cử hành Thánh lễ. Mí mắt của tôi cũng bị ảnh hưởng, vì vậy tôi phải làm ẩm mắt, phải thường xuyên để giữ cho mắt không bị khô và cẩn thận nhắm chặt lại trong đêm với sự hỗ trợ của một miếng băng dính.

Bác sĩ tại bệnh viện Salpêtrière, người mà tôi đến khám ngay trong ngày, nói với tôi rằng đó là một dạng liệt đặc biệt nghiêm trọng do nguồn gốc siêu vi. Giai đoạn tiếp theo của bệnh rõ ràng sẽ là một trạng thái vô cùng mệt mỏi.

Anh ấy nói với tôi rằng tôi sẽ phải cố gắng giảm viêm bằng cách sử dụng corticosteroid, nhưng không có gì chắc chắn rằng dây thần kinh mặt sẽ trở lại bình thường hoàn toàn. Anh không chắc rằng các triệu chứng sẽ biến mất.

Vào thứ Ba, ngày 2 tháng Năm, một phụ nữ thường tham dự Thánh lễ tại Tu viện Saint-Jacques ở Paris, đã rúng động trước tình trạng của tôi. Cô ấy đến mang cho tôi một lọ dầu từ đền thánh ở thành phố Tours.

Tours là thành phố lớn nhất trong vùng Centre-Val de Loire ở miền Tây nước Pháp và là tỉnh lỵ của vùng Indre-et-Loire. Năm 2017, thành phố này có 135,800 dân.

Cô ấy là một cựu y tá. Sự nhiệt thành của cô đối với Chúa chúng ta là kết quả của những ký ức của cô về những sai lệch tâm linh trong quá khứ của chính mình, từ đó Ngài đã giải cứu cô qua một cuộc hoán cải đột ngột.

Tất nhiên, tôi biết rằng các anh em Đa Minh của tôi ở Tours đã được Đức Tổng Giám Mục của thành phố đó chỉ định làm người trông coi nhà nguyện Gương Mặt Thánh, hơn thế nữa Cha bề trên Tu viện Tours là bạn học với tôi.

Tuy nhiên, bản thân tôi đã không nghĩ đến việc cầu xin những ân sủng mà Chúa có thể ban cho tôi thông qua lòng sùng kính đối với Gương mặt Thánh. Nhưng trạng thái bệnh tật cụ thể này đã khiến tôi phải cầu cứu.

Cách mà tôi nhận được sự giúp đỡ thật đáng ngạc nhiên, vì hoàn toàn không lường trước được: không phải tôi khuyến anh chị em giáo dân, nhưng chính một phụ nữ giáo dân đã dạy tôi về lòng sùng kính đối với Gương Mặt Thánh ở thành phố Tours.

Cô thường tham dự Thánh lễ được cử hành vào thứ Năm hàng tuần cho ý cầu nguyện của các bệnh nhân tại Nhà thờ San-Nicolas-des-Champs ở Paris, được giao cho Cộng đồng Emmanuel coi sóc. Cô đã đến đó vào ngày 27 tháng 4 và có ấn tượng rất mạnh khi thấy một người bệnh cầu nguyện nhiệt thành như thế nào.

Cả hai trao đổi địa chỉ của nhau. Sau đó, cô đã rất ngạc nhiên khi nhận được từ bệnh nhân này tám lọ dầu từ Gương Mặt Thánh ở thành phố Tours, để phân phát chúng theo nhu cầu tùy ý cô. Cô đã nghĩ ngay đến tôi.

Tôi không biết tại sao tôi không tận dụng những lọ dầu này ngay lập tức. Nhưng vào ngày thứ Năm 4 tháng Năm, đúng một tháng sau khi có triệu chứng đầu tiên của căn bệnh này, một cơn đau rất khó chịu xuất hiện và khiến tôi phải dùng dầu, xức lên mặt, ngay trước Thánh lễ giữa trưa.

Thay vì sự nhẹ nhõm như tôi mong đợi, tôi lại trải qua một cơn đau dữ dội trên khuôn mặt. Tôi thấy đây là một dấu hiệu cho thấy Chúa Giêsu Kitô muốn tôi tham dự vào mầu nhiệm Thương khó của Người, vì vậy tôi bắt đầu cầu nguyện cho một số ý định đã được giao phó cho tôi. Điều này chỉ kéo dài vài phút, sau đó cơn đau biến mất hoàn toàn.

Sáng hôm sau, ngày 9 tháng Năm, tôi đến khám sức khỏe tại bệnh viện Salpêtrière, nơi đã được hẹn trước đó. Mục đích của cuộc hẹn là để xác minh, bằng một dòng điện, tình trạng của dây thần kinh mặt.

Trước sự ngạc nhiên lớn của tôi, bác sĩ nói với tôi rằng dây thần kinh đang phản ứng hoàn hảo với kích thích điện. Nó đã lấy lại được toàn vẹn.

Thứ Năm tuần sau, tôi có một cuộc trò chuyện với một giáo sư y khoa, người nói với tôi, “Không phải sự can thiệp của con người đã làm nên điều này”.

Tôi tiếp tục với liệu pháp mátxa mặt hàng ngày, theo chỉ dẫn của nhà vật lý trị liệu tại Bệnh viện Salpêtrière, người mà tôi sẽ đến thăm lại vào ngày 12 tháng 6. Trong cuộc hẹn, cô ấy cũng vô cùng ngạc nhiên ghi nhận rằng khuôn mặt tôi đã lấy lại được khả năng vận động hoàn hảo.

Cái hẹn cuối cùng của tôi là vào ngày 18 tháng 9, khi người ý tá ấy chắc chắn rằng tôi đã thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo mà không có bất kỳ tác động xấu nào thường thấy khi tình trạng được chữa khỏi.

Paris, Tu viện Saint-Jacques, vào ngày Lễ Gương Mặt Thánh ở thành phố Tours, 13 tháng 2 năm 2018.
Source:Aleteia

2. Đức Hồng Y Tagle nghẹn ngào khi nhớ lại câu chuyện di cư của ông ngoại ngài

Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle hôm thứ Ba đã nghẹn ngào chia sẻ câu chuyện về hành trình di cư của ông nội mình từ Trung Quốc đến Phi Luật Tân khi còn nhỏ.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Vatican ngày 15/6, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc nói rằng khi đến thăm các trại tị nạn ở Hy Lạp, Li Băng, Jordan và Bangladesh, ngài luôn nhớ đến cội nguồn di cư của mình.

“Nơi những người tị nạn và di cư này, tôi thấy ông tôi được sinh ra ở Trung Quốc, nhưng đã buộc phải rời khỏi quê hương của mình khi còn là một cậu bé, đi với ông chú sang Phi Luật Tân để tìm kiếm một tương lai tốt hơn”, Đức Hồng Y Tagle nói và dừng lại trong một thời gian để cố ngăn không bật khóc thành tiếng.

Vị Hồng Y người Phi Luật Tân giải thích trong một lá thư nhân dịp lễ Phục sinh năm 2017 rằng ông ngoại của ông sinh ra ở Trung Quốc, nhưng gia đình đã gửi ông đến sống ở Phi Luật Tân vì gia cảnh quá nghèo.

Đức Hồng Y Tagle cũng nói về nguồn gốc Trung Quốc của mình trong một cuốn sách năm 2017.

“Tôi nghĩ rằng một số đặc điểm của Trung Quốc đã truyền sang tôi, mặc dù ông tôi đã dành phần lớn cuộc đời của mình ở Phi Luật Tân”.

“Tôi nhớ một số thực hành mà ông tôi đã tuân giữ, chẳng hạn như tôn kính mẹ bằng cách dâng thức ăn cho bà, đặt trước bức ảnh của bà, với một vài nén hương hoặc đốt pháo để chào đón năm mới, hoặc cúng nhiều thức ăn trong bữa ăn gia đình”.

Theo yêu cầu của ông nội, Đức Hồng Y Tagle đã học ngôn ngữ Trung Quốc một thời gian thời niên thiếu, mặc dù trong cuốn sách, ngài nói rằng ngài rất tiếc vì đã không gắn bó với ngôn ngữ này.

Mẹ của Đức Hồng Y, Bà Milagros Gokim, là người Phi Luật Tân gốc Hoa và cha của ngài, Manuel Topacio Tagle, là người dân tộc Tagalog. Cả hai đều ở độ tuổi đầu những năm 90 và vẫn còn sống ở Phi Luật Tân.

Hai ông bà đã nuôi dạy Đức Hồng Y Tagle và em trai của ngài là Manuel Gokim Tagle trong một gia đình Công Giáo sùng đạo. Cả hai ông bà đều làm việc tại một ngân hàng.

Đức Hồng Y Tagle là chủ tịch Caritas Quốc tế từ năm 2015.

Trước khi được bổ nhiệm làm tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc vào tháng 12 năm 2019, vị Hồng Y 63 tuổi này đã là tổng giám mục của Manila trong 9 năm.
Source:Catholic News Agency

3. Đức Thánh Cha Phanxicô được chính thức mời viếng thăm Đền thánh Santiago de Compostela, ở miền Tây bắc Tây Ban Nha, nơi có mộ của thánh Giacôbê Tông đồ.

Đức Tổng Giám Mục giáo phận sở tại, Julian Barrio Barrio cùng với ông Alberto Nunez Feijoo, Chủ tịch miền Galicia, đã chính thời mời Đức Thánh Cha trong buổi tiếp kiến sáng ngày 14/6/2021 vừa qua, tại Vatican.

Ông Feijoo tuyên bố với giới báo chí sau đó rằng: “Đức Giáo Hoàng biết rất rõ dân miền Galicia và quí mến dân chúng tôi. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha chưa trả lời cho lời mời này. Cách đây vài tháng, Đức Thánh Cha đã kéo dài năm thánh Giacôbê, từ năm nay đến năm tới 2022 vì đại dịch Covid-19.”

Quyết định này của Đức Thánh Cha đã được thông báo trong nghi thức mở cửa Năm thánh Giacôbê, trước sự ngạc nhiên của mọi người. Việc kéo dài này giúp các tín hữu có thể đến hành hương tại Đền thánh nổi tiếng này mà không phải chịu sức ép của thời gian hạn chế.

Đặc ân của Tòa Thánh cho mở Năm thánh Giacôbê có từ thế kỷ thứ 12: năm thánh được mở mỗi khi lễ kính thánh nhân vào ngày 25 tháng 7 rơi vào một Chúa nhật. Đền thánh này là đích điểm của nhiều lộ trình hành hương có từ thời Trung cổ.

Trong khoảng thời gian từ cuối tháng Năm và đầu tháng Sáu vừa qua, có từ 147 đến 423 tín hữu đến hành hương tại Đền thánh Giacôbê, tức là chỉ bằng một phần bảy so với thời kỳ bình thường trước đại dịch Covid-19.
Source:Dom Radio
 
Cuộc hiện ra ngoạn mục của vị thánh bảo trợ cho những ai mất của cải được chính thức công nhận
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:22 18/06/2021

1. Cuộc hiện ra của vị thánh bảo trợ cho những ai mất của cải được Giáo Hội chính thức công nhận

Người Công Giáo có thể biết Thánh Antôn thành Padua như một giáo sĩ dòng Phanxicô, một Tiến sĩ Hội Thánh, và là vị thánh bảo trợ cho việc tìm kiếm những món đồ thất lạc - nhưng chỉ có một người từng nhìn thấy Thánh Antôn hiện ra, trong một biến cố được Giáo Hội chính thức công nhận.

Năm 1664, người thợ dệt Szymon - đến từ ngôi làng Radecznica nhỏ bé của Ba Lan - gặp Thánh Antôn trong một lần hiện ra. Trong số những điều khác, vị thánh yêu cầu xây dựng một ngôi đền gần đó. Hơn ba thế kỷ sau, ngôi đền kỳ diệu đó vẫn tồn tại, và vào ngày lễ Thánh Antôn - ngày 13 tháng 6 - những người hành hương cử hành một cuộc rước Thánh Thể.

Mặc dù sinh ra ở Lisbon, Bồ Đào Nha vào năm 1195, Thánh Antôn đã chuyển đến Padua, Ý, sau khi gia nhập dòng Phanxicô. Tuy nhiên, cuộc hiện ra của ngài đã xảy ra ở một nước thứ ba, là Ba Lan. Cha Teofil Czarniak, bề trên tỉnh Dòng Anh Em Nhỏ, đã gọi cuộc hiện ra của vị thánh là một “sự kiện đặc biệt”.

Szymon “đã có thị kiến về Thánh Antôn và Thánh Antôn đã cho anh ta một số thông điệp,” Cha Czarniak nói với EWTN News Nightly vào ngày 11 tháng 6. “Một trong số đó là yêu cầu xây dựng một ngôi đền trên một ngọn đồi gần đó.”

Ngài nói thêm, “một trong những lời hứa của Thánh Antôn là bất cứ ai đến nơi này – tức là nơi ngài đã xuất hiện gần nguồn nước - rửa sạch vết thương của mình hoặc uống nước này với đức tin sẽ được ban cho các ân sủng”.

Tin tức về viễn cảnh này lan truyền khắp Ba Lan và ngay sau đó các nhà xây dựng đã xây dựng Đền thờ Thánh Antôn bên cạnh hồ nước gần đó.

Ngôi đền sau đó đã thu hút sự chú ý của Vatican. Vào năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nâng ngôi thánh đường lên hàng tiểu vương cung thánh đường.

“Đó là lần hiện ra đầu tiên được xác nhận của Thánh Antôn trên thế giới,” Cha Teofil Czarniak nói. Cha cho biết thêm: “Ngày nay, bạn có thể nhìn thấy ngôi đền tuyệt đẹp” được trang trí bởi một bức ảnh của Thánh Antôn. Ngôi đền được trang trí bằng các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo đầy màu sắc và được dát vàng.

Khi những người hành hương đến thăm ngôi nhà thờ xinh đẹp này, họ nhận được những ân sủng “nhờ sự chuyển cầu của Thánh Antôn”. Họ tụ tập cách đặc biệt vào ngày lễ kính thánh nhân, khi các tín hữu tham gia vào cuộc rước Thánh Thể với tượng Thánh Antôn.

“Chúng tôi xin mời mọi người hành hương, tất cả những ai cần sự giúp đỡ của Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Thánh Antôn - một vị thánh cao cả trên trời - hãy đến thăm viếng,” Cha Czarniak kết luận. “Đến và cầu nguyện. Hãy đến và trở thành một trong những người hành hương tại thánh địa này”.
Source:Catholic News Agency

2. Gần 800,000 người đã chạy trốn khỏi cuộc tiến công tàn bạo của quân thánh chiến ở Mozambique

Ước tính có khoảng 70,000 cư dân của Palma, một thành phố có 75,000 người ở miền bắc Mozambique, đã chạy trốn khỏi thành phố trong ba tháng qua. Cao ủy tị nạn Liên Hợp Quốc thông báo như trên vào ngày 11 tháng 6. Như thế, cho đến nay đã có 800,000 người đã phải lánh nạn trước sức tấn công của phiến quân thánh chiến ở Cabo, Mozambique

Ra mắt vào năm 2017, lực lượng nổi dậy này do Ansar al-Sunna lãnh đạo, với sự hỗ trợ của IS.

Nước láng giềng Tanzania từ chối tiếp nhận người tị nạn, và “những người bị đẩy lùi khỏi Tanzania cuối cùng sẽ rơi vào tình cảnh thảm khốc ở biên giới và phải chịu các rủi ro về sức khỏe và bạo lực trên cơ sở vì nhiều người phải ngủ ngoài trời vào ban đêm trong điều kiện cực lạnh mà không có chăn hoặc một mái nhà trên đầu của họ”, Babar Baloch, phát ngôn viên của cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc cho biết.

Cha Kwiriwi Fonseca của Giáo phận Pemba nói với Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ rằng các chiến binh thánh chiến đã bắt cóc hàng trăm trẻ em trai và trẻ em gái.

“Những kẻ khủng bố sử dụng những trẻ em trai và buộc các em phải chiến đấu trong hàng ngũ của chúng. Trong khi các bé gái bị hãm hiếp và buộc phải trở thành ‘cô dâu’”.

Mozambique là quốc gia ở Đông Nam Phi với 30.1 triệu dân. 30% dân số theo đạo Tin lành, 24% theo Công Giáo, 17% theo đạo Hồi và 28% theo các tôn giáo thờ vật linh.
Source:Catholic World News

3. Các Giám Mục Ba Lan trông mong được gặp gỡ Đức Thánh Cha

Các giám mục Công Giáo của Ba Lan cho biết hôm thứ Bảy rằng chuyến đi mùa thu của các ngài tới Vatican sẽ là cơ hội để nối lại mối quan hệ với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Trong một tuyên bố vào cuối cuộc họp toàn thể ngày 12 tháng 6, các giám mục đã hướng tới chuyến thăm “ad limina” của các ngài đến Rôma, dự kiến vào tháng 10.

Các vị cho biết: “Ngoài các cuộc họp với các cơ quan trung ương Tòa Thánh và tiếp kiến với Đức Thánh Cha Phanxicô, các giám mục sẽ cử hành Bí tích Thánh Thể tại bốn Vương cung thánh đường chính của Rôma.

“Chuyến thăm sẽ là thời gian để nối lại mối quan hệ với Đức Thánh Cha, cùng nhau cầu nguyện, trao đổi ý kiến, phân định và xác định các ưu tiên cho đời sống và sứ mệnh của Giáo hội tại Ba Lan trong những năm tới.”

Theo luật của Giáo hội, các giám mục giáo phận phải báo cáo với Đức Giáo Hoàng 5 năm một lần về tình trạng của giáo phận mình.

Các chuyến đi được gọi là chuyến thăm “ad limina Apoolorum”, từ tiếng Latinh có nghĩa là “đến ngưỡng cửa của các tông đồ.”

Trên thực tế, khoảng cách giữa các chuyến thăm thường dài hơn năm năm. Chuyến thăm “ad limina” cuối cùng của các giám mục Ba Lan là vào năm 2014.

Cuộc họp tháng 10 của các giám mục với Đức Giáo Hoàng sẽ diễn ra trong một thời kỳ đầy biến động trong Giáo hội Ba Lan.
Source:Catholic News Agency