Phụng Vụ - Mục Vụ
''Ai ăn tôi thì sẽ nhờ tôi mà sống như vậy''
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:47 16/06/2014
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA Chúa Nhật XII THƯƠNG NIÊN, năm A
“ AI ĂN TÔI THÌ SẼ NHỜ TÔI MÀ SỐNG NHƯ VẬY “ ( Ga 6, 57 )
Hôm nay Giáo Hội mừng Lễ Mình Máu Thánh Chúa để mọi Kitô hữu càng ngày càng yêu mến Chúa bởi vì Chúa đã để lại cho nhân loại chính Thân Mình để nuôi nhân loại, nuôi dưỡng mọi người.Bí tích Thánh Thể là Bí tích Tình yêu, Bí tích nuôi sống như lời quả quyết của Chúa Giêsu :” Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết “ ( Ga 6, 54 ).
Thực tế, lễ Mình Máu Thánh Chúa đã có từ xa xưa thời Trung Cổ bên Âu Châu với gợi ý của thánh Tôma Aquinô rằng :” Chúa về trời nhưng vẫn còn hiện diện bên chúng ta, đặc biệt là trong Bí tích Thánh thể; và với thời gian lòng sùng kính đó mỗi ngày mỗi sâu xa, đậm đà.Ngày lễ này được coi là lễ rất trọng. Lễ Thánh Tâm Chúa đã được Đức Giáo Hoàng Urbanô II lập ra, xác nhận, bảo đảm và khuyến khích lòng sùng kính sẵn có của giáo dân về Bí tích Thánh Thể. Thánh lễ Mình Máu Thánh Chúa còn nói lên ý nghĩa cao vời là Chúa đã trở nên lương sống con người, chúng ta được Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta cũng phải trở nên lương thực cho nhau. Bài Tin Mừng này là khúc kết thức về bài giảng của Chúa Giêsu về bánh ban sự sống. Tin Mừng thánh Gioan cho hay là sau khi Chúa Giêsu làm phép lạ cho bánh hóa ra nhiều ( Ga 6, 1-13 ), Ngài sợ bị dân chúng tôn Ngài lên làm vua ( Ga 6, 15). Chúa Giêsu trốn họ, ra đi và đi trên biển tới với các tông đồ ( Ga 6, 16-21 ). Dân chúng vẫn đi tìm Ngài và rồi Chúa Giêsu giảng cho họ nghe về bánh thiêng liêng. Chúa kết thúc bằng việc loan báo sẽ lập Bí tích Thánh thể.
Chúa Giêsu yêu thương nhân loại, yêu thương mọi người, yêu thương từng người đến nỗi đem chính Thân Mình làm của lễ toàn thiêu dâng hiến Chúa Cha, đồng thời trở nên lương thực nuôi dưỡng con người ở đời này để họ được sống đời sau.
Lương thực nuôi dưỡng con người, lương thực nuôi dưỡng nhân loại như Chúa nói :” Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống.Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời, và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống “ ( Ga 6, 51 ). Ngôn từ “ thịt ” chỉ toàn bộ con người với khả năng và yếu đuối. Do đó, dân Do Thái đã hiểu theo nghĩa đen và đã bỏ đi
( Ga 6, 60 ). Bởi vì họ thiếu lòng tin, không tin nơi Chúa Giêsu có cả bản tính Thiên Chúa nữa. Chúa Giêsu cho thấy “ Ai ăn thịt của Ngài thì luôn kết hợp với Ngài…”. Của ăn vật chất ở trần gian nuôi sống con người, thể xác con người thì Chúa Giêsu cũng nên lương thực nuôi sống những ai tin vào Ngài. Và như thế, khi lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa thì con người được hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa.Như Ba Ngôi Thiên Chúa : Cha, Con và Thánh Thần hiệp thông với nhau. Khi xưa tổ tiên của người Do Thái khi được Chúa cứu khỏi bàn tay của Pharaon bên Ai Cập.Môsê và Aaron đã theo lệnh Chúa dẫn dân Do Thái đi qua sa mạc tiến vào Đất Hứa. Chúa đã cho Môsê dùng gậy đập vào đá, nước vọt ra làm cho người Do Thái và súc vật uống nước thỏa thuê, dư tràn. Khi họ đói kêu trách Chúa, Ngài đã cho Manna từ trời rơi xuống để nuôi sống dân Do Thái. Họ lấy làm lạ nên hỏi Manhu là cái gì vậy ?
Chúa Giêsu đã thiết lập Bí tích Thánh Thể để lấy chính Ngài làm của lễ hiến tế đẹp tuyệt vời dâng lên Thiên Chúa Cha và để lại cho nhân loại Mình Máu của Ngài làm lương thực nuôi sống loài người.Thánh lễ mỗi ngày trên bàn thờ là hiến lễ giao hòa đẹp lòng Thiên Chúa. Nhân loại sẽ được hưởng nhờ và được nuôi sống nhờ Mình Máu Thánh Chúa. Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể sẽ hiện diện với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Đó là bảo chứng sâu xa cho lòng tin của chúng ta. Chúa nuôi sống mọi người cho tới khi chúng ta được trở về kết hợp với Ngài trong Nước Thiên Chúa.
Claude Ducarroz đã viết một đoạn rất ý nghĩa như sau :” Bấy giờ, trí nhớ của chúng ta trở thành lòng tri ân chan chứa, và lễ tưởng niệm mở rộng đến tất cả các nữ tôi tớ bé nhỏ-như Đức Maria-và tất cả các tôi tớ-như thánh Giuse-là những thành viên của gia đình rộng lớn của Đức Giêsu, những người có phước được rửa chân dưới mọi hình thức, những người có phước được mời đến dự tiệc Thánh thể ở mọi nơi mọi thời “.
Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta cảm nghiệm sâu xa tình thương sâu xa, vô bờ của Chúa. Chúa quan phòng lo liệu cho nhân loại, cho mỗi người. Chúa muốn chúng ta cũng biết chia sẻ với tha nhân, với anh em bằng chính tình thương tha thứ của mỗi người chúng ta. Mình Máu Thánh Chúa là lương thực nuôi sống Giáo Hội, nuôi sống Gia đình, nuôi sống mỗi người…
“ Lạy Chúa, Chúa đã để lại cho chúng con Bí tích Mình Máu Thánh Chúa, để chúng con đời đời tưởng nhớ Chúa đã chịu khổ giá và sống lại hiển vinh”.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.ÔBACE có năng đi dự lễ và rước Mình Máu Chúa không ?
2.ÔBACE có hay chia sẻ của ăn thức uống với những kẻ khó nghèo không ?
3.Manhu là gì ?
4.Manna do bởi tiếng gì mà ra ?
5.Tại sao lại nói Bí tích Thánh Thể là Bí tích tình yêu ?
“ AI ĂN TÔI THÌ SẼ NHỜ TÔI MÀ SỐNG NHƯ VẬY “ ( Ga 6, 57 )
Hôm nay Giáo Hội mừng Lễ Mình Máu Thánh Chúa để mọi Kitô hữu càng ngày càng yêu mến Chúa bởi vì Chúa đã để lại cho nhân loại chính Thân Mình để nuôi nhân loại, nuôi dưỡng mọi người.Bí tích Thánh Thể là Bí tích Tình yêu, Bí tích nuôi sống như lời quả quyết của Chúa Giêsu :” Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết “ ( Ga 6, 54 ).
Thực tế, lễ Mình Máu Thánh Chúa đã có từ xa xưa thời Trung Cổ bên Âu Châu với gợi ý của thánh Tôma Aquinô rằng :” Chúa về trời nhưng vẫn còn hiện diện bên chúng ta, đặc biệt là trong Bí tích Thánh thể; và với thời gian lòng sùng kính đó mỗi ngày mỗi sâu xa, đậm đà.Ngày lễ này được coi là lễ rất trọng. Lễ Thánh Tâm Chúa đã được Đức Giáo Hoàng Urbanô II lập ra, xác nhận, bảo đảm và khuyến khích lòng sùng kính sẵn có của giáo dân về Bí tích Thánh Thể. Thánh lễ Mình Máu Thánh Chúa còn nói lên ý nghĩa cao vời là Chúa đã trở nên lương sống con người, chúng ta được Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta cũng phải trở nên lương thực cho nhau. Bài Tin Mừng này là khúc kết thức về bài giảng của Chúa Giêsu về bánh ban sự sống. Tin Mừng thánh Gioan cho hay là sau khi Chúa Giêsu làm phép lạ cho bánh hóa ra nhiều ( Ga 6, 1-13 ), Ngài sợ bị dân chúng tôn Ngài lên làm vua ( Ga 6, 15). Chúa Giêsu trốn họ, ra đi và đi trên biển tới với các tông đồ ( Ga 6, 16-21 ). Dân chúng vẫn đi tìm Ngài và rồi Chúa Giêsu giảng cho họ nghe về bánh thiêng liêng. Chúa kết thúc bằng việc loan báo sẽ lập Bí tích Thánh thể.
Chúa Giêsu yêu thương nhân loại, yêu thương mọi người, yêu thương từng người đến nỗi đem chính Thân Mình làm của lễ toàn thiêu dâng hiến Chúa Cha, đồng thời trở nên lương thực nuôi dưỡng con người ở đời này để họ được sống đời sau.
Lương thực nuôi dưỡng con người, lương thực nuôi dưỡng nhân loại như Chúa nói :” Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống.Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời, và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống “ ( Ga 6, 51 ). Ngôn từ “ thịt ” chỉ toàn bộ con người với khả năng và yếu đuối. Do đó, dân Do Thái đã hiểu theo nghĩa đen và đã bỏ đi
( Ga 6, 60 ). Bởi vì họ thiếu lòng tin, không tin nơi Chúa Giêsu có cả bản tính Thiên Chúa nữa. Chúa Giêsu cho thấy “ Ai ăn thịt của Ngài thì luôn kết hợp với Ngài…”. Của ăn vật chất ở trần gian nuôi sống con người, thể xác con người thì Chúa Giêsu cũng nên lương thực nuôi sống những ai tin vào Ngài. Và như thế, khi lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa thì con người được hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa.Như Ba Ngôi Thiên Chúa : Cha, Con và Thánh Thần hiệp thông với nhau. Khi xưa tổ tiên của người Do Thái khi được Chúa cứu khỏi bàn tay của Pharaon bên Ai Cập.Môsê và Aaron đã theo lệnh Chúa dẫn dân Do Thái đi qua sa mạc tiến vào Đất Hứa. Chúa đã cho Môsê dùng gậy đập vào đá, nước vọt ra làm cho người Do Thái và súc vật uống nước thỏa thuê, dư tràn. Khi họ đói kêu trách Chúa, Ngài đã cho Manna từ trời rơi xuống để nuôi sống dân Do Thái. Họ lấy làm lạ nên hỏi Manhu là cái gì vậy ?
Chúa Giêsu đã thiết lập Bí tích Thánh Thể để lấy chính Ngài làm của lễ hiến tế đẹp tuyệt vời dâng lên Thiên Chúa Cha và để lại cho nhân loại Mình Máu của Ngài làm lương thực nuôi sống loài người.Thánh lễ mỗi ngày trên bàn thờ là hiến lễ giao hòa đẹp lòng Thiên Chúa. Nhân loại sẽ được hưởng nhờ và được nuôi sống nhờ Mình Máu Thánh Chúa. Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể sẽ hiện diện với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Đó là bảo chứng sâu xa cho lòng tin của chúng ta. Chúa nuôi sống mọi người cho tới khi chúng ta được trở về kết hợp với Ngài trong Nước Thiên Chúa.
Claude Ducarroz đã viết một đoạn rất ý nghĩa như sau :” Bấy giờ, trí nhớ của chúng ta trở thành lòng tri ân chan chứa, và lễ tưởng niệm mở rộng đến tất cả các nữ tôi tớ bé nhỏ-như Đức Maria-và tất cả các tôi tớ-như thánh Giuse-là những thành viên của gia đình rộng lớn của Đức Giêsu, những người có phước được rửa chân dưới mọi hình thức, những người có phước được mời đến dự tiệc Thánh thể ở mọi nơi mọi thời “.
Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta cảm nghiệm sâu xa tình thương sâu xa, vô bờ của Chúa. Chúa quan phòng lo liệu cho nhân loại, cho mỗi người. Chúa muốn chúng ta cũng biết chia sẻ với tha nhân, với anh em bằng chính tình thương tha thứ của mỗi người chúng ta. Mình Máu Thánh Chúa là lương thực nuôi sống Giáo Hội, nuôi sống Gia đình, nuôi sống mỗi người…
“ Lạy Chúa, Chúa đã để lại cho chúng con Bí tích Mình Máu Thánh Chúa, để chúng con đời đời tưởng nhớ Chúa đã chịu khổ giá và sống lại hiển vinh”.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.ÔBACE có năng đi dự lễ và rước Mình Máu Chúa không ?
2.ÔBACE có hay chia sẻ của ăn thức uống với những kẻ khó nghèo không ?
3.Manhu là gì ?
4.Manna do bởi tiếng gì mà ra ?
5.Tại sao lại nói Bí tích Thánh Thể là Bí tích tình yêu ?
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:06 16/06/2014
HOA PHONG TÍN TỬ MẤT HỒN
Phong tín tử bị lún trong ái tình mật ngọt, mỗi ngày trong đầu óc nó luôn nghĩ đến hình dáng đẹp đẽ của con bươm bướm, miệng nó luôn tỉ tỉ tê tê những điều toàn là về con bướm, người bên cạnh chịu không được, tức cười nói:
- “Quái lạ, người này làm gì mà giống như mất hồn vậy?”
Đấng tạo hóa cũng cười nói:
- “Khi con đã yêu, thì tình yêu liền hình thành một xiềng xích vô hình, bắt con ràng buộc trong thành trì nho nhỏ ấy, ngoài việc yêu bản thân ra, thì con không nhìn thấy người nào khác!”
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Bạn đã thấy người ta thất tình chưa ?
Còn tôi thì thấy rồi.
Khi thất tình thì người ta đầu tóc rũ rượi, áo quần xộc xệch, mặt mày ngơ ngơ ngác ngác, miệng luôn nói lảm nhảm những câu mà thường ngày họ hay nói với người yêu v.v… lại còn khóc, cười, hát hò thất thường, tóm lại, họ là những con người đáng thương.
Tại sao họ thất tình?
Thưa, là vì họ đã bị người yêu ruồng bỏ, nói văn hoa hơn là họ bị phụ tình, người mà họ đã trao cho tất cả con tim, trao cho cả tình yêu giờ đã cao bay xa chạy theo mối tình khác. Người yêu là hạnh phúc, là niềm vui, là cuộc sống, mà con người sống là nhờ những yếu tố ấy, bây giờ những thứ ấy không còn nữa thì làm sao mà sống chứ ?
Họ đã thất tình vì họ đã quá đặt tin tưởng vào người mà họ yêu.
Thất tình, nói theo tâm lý học thì là trạng thái mất quân bình của tâm sinh lý, thế thôi, thật đơn giản.
Thánh Phao-lô đã không vì thập giá mà điên đó sao, ngài nói ngài yêu thập giá đến điên rồ, nhưng cái điên của thánh Phao-lô là cái điên hạnh phúc, điên vì đựơc yêu khi mình không đáng để được yêu.
Một anh chàng nhà quê mà đựơc một công chúa yêu, thì quả là sung sướng phát điên lên đi chứ, hoặc một người mang án tử mà được khoan hồng thì sung sướng như điên phải không nào ?
Và như thế thì chúng ta –những người Ki-tô hữu- cũng là những kẻ điên, vì chúng ta chẳng đáng đựơc yêu mà lại đựơc yêu vô cùng; chúng ta là những tử tội nhưng được khoan hồng nhờ cái chết của Đức Chúa Giê-su, và nhờ Ngài mà chúng ta được gọi Thiên Chúa là Cha nữa chứ !
Thế gian này cho rằng chúng ta –người Ki-tô hữu- là những tên điên điên khùng khùng, bởi vì họ thấy chúng ta yêu thương kẻ ghét mình, làm ơn cho những kẻ bắt bớ đánh đập mình, lại còn cầu nguyện cho họ nữa...
Đúng là cái điên hạnh phúc vì chúng ta đang yêu Đấng đã yêu chúng ta đến cùng, đó là Đức Chúa Giê-su, Thiên Chúa làm người.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Phong tín tử bị lún trong ái tình mật ngọt, mỗi ngày trong đầu óc nó luôn nghĩ đến hình dáng đẹp đẽ của con bươm bướm, miệng nó luôn tỉ tỉ tê tê những điều toàn là về con bướm, người bên cạnh chịu không được, tức cười nói:
- “Quái lạ, người này làm gì mà giống như mất hồn vậy?”
Đấng tạo hóa cũng cười nói:
- “Khi con đã yêu, thì tình yêu liền hình thành một xiềng xích vô hình, bắt con ràng buộc trong thành trì nho nhỏ ấy, ngoài việc yêu bản thân ra, thì con không nhìn thấy người nào khác!”
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Bạn đã thấy người ta thất tình chưa ?
Còn tôi thì thấy rồi.
Khi thất tình thì người ta đầu tóc rũ rượi, áo quần xộc xệch, mặt mày ngơ ngơ ngác ngác, miệng luôn nói lảm nhảm những câu mà thường ngày họ hay nói với người yêu v.v… lại còn khóc, cười, hát hò thất thường, tóm lại, họ là những con người đáng thương.
Tại sao họ thất tình?
Thưa, là vì họ đã bị người yêu ruồng bỏ, nói văn hoa hơn là họ bị phụ tình, người mà họ đã trao cho tất cả con tim, trao cho cả tình yêu giờ đã cao bay xa chạy theo mối tình khác. Người yêu là hạnh phúc, là niềm vui, là cuộc sống, mà con người sống là nhờ những yếu tố ấy, bây giờ những thứ ấy không còn nữa thì làm sao mà sống chứ ?
Họ đã thất tình vì họ đã quá đặt tin tưởng vào người mà họ yêu.
Thất tình, nói theo tâm lý học thì là trạng thái mất quân bình của tâm sinh lý, thế thôi, thật đơn giản.
Thánh Phao-lô đã không vì thập giá mà điên đó sao, ngài nói ngài yêu thập giá đến điên rồ, nhưng cái điên của thánh Phao-lô là cái điên hạnh phúc, điên vì đựơc yêu khi mình không đáng để được yêu.
Một anh chàng nhà quê mà đựơc một công chúa yêu, thì quả là sung sướng phát điên lên đi chứ, hoặc một người mang án tử mà được khoan hồng thì sung sướng như điên phải không nào ?
Và như thế thì chúng ta –những người Ki-tô hữu- cũng là những kẻ điên, vì chúng ta chẳng đáng đựơc yêu mà lại đựơc yêu vô cùng; chúng ta là những tử tội nhưng được khoan hồng nhờ cái chết của Đức Chúa Giê-su, và nhờ Ngài mà chúng ta được gọi Thiên Chúa là Cha nữa chứ !
Thế gian này cho rằng chúng ta –người Ki-tô hữu- là những tên điên điên khùng khùng, bởi vì họ thấy chúng ta yêu thương kẻ ghét mình, làm ơn cho những kẻ bắt bớ đánh đập mình, lại còn cầu nguyện cho họ nữa...
Đúng là cái điên hạnh phúc vì chúng ta đang yêu Đấng đã yêu chúng ta đến cùng, đó là Đức Chúa Giê-su, Thiên Chúa làm người.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:10 16/06/2014
N2T |
29. Nếu con không vì đánh ngã làn sóng tục hóa của thế gian để làm cột trụ kiên cường, thì con nên đem hy vọng của con và tâm hồn của con ký thác cho Thiên Chúa, giao phó trong tay Ngài.
(Thánh Augustinus)--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh địa Công Giáo tại Iraq thất thủ, Tổng Giám Mục cũng phải bỏ chạy
Đặng Tự Do
07:35 16/06/2014
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 15 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ mối quan ngại sâu xa về những gì đang diễn ra tại Iraq, ngài nói:
“Anh chị em thân mến, tôi đang lo lắng theo dõi các biến cố của những ngày vừa qua bên Iraq. Tôi mời gọi tất cả mọi người hiệp ý với tôi cầu nguyện cho dân nước Iraq thân yêu, nhất là cho các nạn nhân và cho những ai phải đau khổ nhiều vì các hậu qủa của bạo lực gia tăng. Cách riêng cho nhiều người, trong đó có biết bao kitô hữu, đã phải bỏ nhà cửa. Tôi cầu chúc cho toàn dân Iraq được an ninh, hòa bình và một tương lai hòa giải, công bằng, trong đó tất cả mọi người dân Iraq, thuộc bất cứ tôn giáo nào có thể cùng nhau xây dựng quê hương của họ, làm cho Iraq trở thành một mô thức của sự sống chung.”
Những gì đang diễn ra tại Iraq
Đêm thứ Hai 9 tháng 6 rạng ngày thứ Ba, các chiến binh Hồi Giáo cực đoan lần lượt chiếm được sân bay Mosul, đài truyền hình và văn phòng thống đốc, phá các nhà tù và giải thoát hơn 1,000 tù nhân.
Cảnh sát và binh lính bỏ chạy chứ không chống cự. Các chiến binh Hồi Giáo tiếp thu thành phố dễ dàng như vào chốn không người.
Đức Tổng Giám Mục Emil Shimoun Nona của Công Giáo nghi lễ Chanđê nói với thông tấn xã Công Giáo Fides rằng:
"Những gì tôi có thể nói, là một bí ẩn gì đã xảy ra. Đó là không biết như thế nào mà binh sĩ và cảnh sát rút chạy khỏi thành phố trong vòng chưa đầy một giờ đồng hồ, để lại hầu hết vũ khí và phương tiện vận tải. Tất cả điều này đặt ra nhiều câu hỏi."
Các đồn bót cảnh sát và quân đội bốc cháy, xe cộ bị đốt, bị bắn bằng hỏa tiễn nằm ngổn ngang trên đường. Nhà thờ bị cướp phá và đốt cháy.
Đức Cha Nona là Tổng Giám Mục của Mosul, nơi được coi là thánh địa của Công Giáo vì đây là vùng đất tập trung hầu hết người Công Giáo tại Iraq, cũng đã phải bỏ chạy khỏi Mosul.
Ngài nói thêm với Fides: “Tôi biết có một nhà thờ bị tấn công bởi những nhóm trộm cướp khi thành phố bị chiếm. Nhưng nhà thờ đó hiện được một số gia đình Hồi Giáo trông nom giùm.”
Nửa triệu dân chúng, phần lớn trong đó là các tín hữu Kitô bỏ chạy. Nhiều người thực sự không còn biết phải chạy đi đâu về bốn phương tám hướng đều bị thánh chiến Hồi Giáo chiếm đóng.
Đài phát thanh của cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria” hô hào các lực lượng thánh chiến tiến công vào nhiều thành phố của Iraq, bao gồm cả thủ đô Baghdad.
Với việc thất thủ Mosul, Đức Hồng Y Louis Raphael I Sako, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê tại Iraq bày tỏ âu lo là người Công Giáo đang bị bứng tận gốc khỏi quốc gia này.
Chiến binh Hồi Giáo cực đoan này là những ai?
Chúng là một phần của tổ chức khủng bố gọi là “Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria”, hoặc ISIS, là một nhóm tách ra từ al Qaeda, chủ trương dùng vũ lực để thành lập các nhà nước Hồi Giáo Sunni theo luật Sharia tại Iraq và Syria.
Saddam Hussein là nhà độc tài đã cai trị Iraq từ tháng 7 năm 1979 đến ngày 9 tháng Tư năm 2003. Chính sách độc tài của ông triệt tiêu các mầm móng của các loại chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan tại nước này vì chúng đe doạ trực tiếp đến quyền lực của ông.
Sau khi Hoa Kỳ tấn công vào Iraq năm 2003, một khoảng trống quyền lực được hình thành và là mảnh đất phì nhiêu cho các loại Hồi Giáo cực đoan phát triển. ISIS đã được Al-Qaeda hình thành tại miền Tây Iraq gây ra nhiều thương vong cho quân đội Hoa Kỳ. Trong năm 2006, viên chỉ huy khát máu Abu Musab al-Zarqawi đã bị giết chết trong một cuộc tấn công của Mỹ.
Khi Hoa Kỳ rút dần khỏi Iraq, ISIS được tái tổ chức dưới quyền của Abu Bakr al-Baghdadi, một người được coi là hậu duệ xứng đáng của Osama Bin Laden trong viễn tượng của một Trung Đông dưới sự cai trị của các nhà nước Hồi Giáo cực đoan.
ISIS tăng trưởng mạnh trong cuộc chiến tại Syria và thu hút nhiều thành viên từ các quốc gia khác bao gồm cả châu Âu cũng như Chechnya, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều chiến binh từ các quốc gia Ả Rập khác, bị thu hút bởi cuộc xung đột ở Syria.
Từ khi Hoa Kỳ rút hết khỏi Iraq vào năm 2011, ISIS đã chiếm được nhiều thành phố của Iraq. Nhưng đặc biệt là trong nhiều tháng qua, lực lượng an ninh Iraq, do Hoa Kỳ đào tạo với chi phí hàng tỷ đô la, đã chứng minh không thể cầm cự nổi với ISIS. Quân đội và cảnh sát của thủ tướng Nuri al-Maliki lần lượt bỏ chạy khỏi Fallujah và Ramadi và nay đến lượt Kirkuk và Mosul. Cả thị trấn dầu hỏa Baiji ở tỉnh Salaheddin cũng rơi vào tay quân thánh chiến Hồi Giáo.
Tình hình Iraq đang đen tối dần đối với các Kitô hữu
ISIS đã bắt đầu áp đặt luật Sharia ở các thị trấn của Syria do nó chiếm được như Raqqa, buộc phụ nữ đeo khăn trùm mặt trong bộ đồ niqab, cấm tất cả các loại âm nhạc công cộng và triệt hạ các nhà thờ Kitô Giáo.
Trong khi Iraq đang gặp khó khăn rất nhiều do những vụ đánh bom bằng xe hơi hàng ngày và các cuộc tấn công tự sát, quy mô của cuộc tấn công vào Mosul - và cuộc khủng hoảng nhân đạo gắn liền với nó - là tín hiệu rất trầm trọng cho sự ổn định của đất nước.
Theo Liên Hiệp Quốc, năm ngoái là năm bạo lực nhất trong 5 năm qua tại Iraq, với hơn 8.800 người thiệt mạng, hầu hết là dân thường.
Trong năm nay, gần nửa triệu người đã phải tản cư khỏi tỉnh Anbar là trung tâm các trận đánh giữa ISIS và lực lượng chính phủ.
Ngoài ra, còn có những lo ngại rằng các chiến binh Hồi Giáo nước ngoài đang hoạt động với ISIS có thể quay trở lại quê hương của họ, ở châu Âu và các nơi khác, và thực hiện các cuộc tấn công khủng bố ở đó. Lo lắng này tỏ ra có cơ sở vì trong tháng qua bốn người Do Thái đã bị giết tại Bảo tàng Do Thái ở Bỉ.
“Anh chị em thân mến, tôi đang lo lắng theo dõi các biến cố của những ngày vừa qua bên Iraq. Tôi mời gọi tất cả mọi người hiệp ý với tôi cầu nguyện cho dân nước Iraq thân yêu, nhất là cho các nạn nhân và cho những ai phải đau khổ nhiều vì các hậu qủa của bạo lực gia tăng. Cách riêng cho nhiều người, trong đó có biết bao kitô hữu, đã phải bỏ nhà cửa. Tôi cầu chúc cho toàn dân Iraq được an ninh, hòa bình và một tương lai hòa giải, công bằng, trong đó tất cả mọi người dân Iraq, thuộc bất cứ tôn giáo nào có thể cùng nhau xây dựng quê hương của họ, làm cho Iraq trở thành một mô thức của sự sống chung.”
Những gì đang diễn ra tại Iraq
Thánh Chiến Hồi Giáo hành quyết binh lính Iraq tại Mosul |
Cảnh sát và binh lính bỏ chạy chứ không chống cự. Các chiến binh Hồi Giáo tiếp thu thành phố dễ dàng như vào chốn không người.
Đức Tổng Giám Mục Emil Shimoun Nona của Công Giáo nghi lễ Chanđê nói với thông tấn xã Công Giáo Fides rằng:
"Những gì tôi có thể nói, là một bí ẩn gì đã xảy ra. Đó là không biết như thế nào mà binh sĩ và cảnh sát rút chạy khỏi thành phố trong vòng chưa đầy một giờ đồng hồ, để lại hầu hết vũ khí và phương tiện vận tải. Tất cả điều này đặt ra nhiều câu hỏi."
Các đồn bót cảnh sát và quân đội bốc cháy, xe cộ bị đốt, bị bắn bằng hỏa tiễn nằm ngổn ngang trên đường. Nhà thờ bị cướp phá và đốt cháy.
Đức Cha Nona là Tổng Giám Mục của Mosul, nơi được coi là thánh địa của Công Giáo vì đây là vùng đất tập trung hầu hết người Công Giáo tại Iraq, cũng đã phải bỏ chạy khỏi Mosul.
Ngài nói thêm với Fides: “Tôi biết có một nhà thờ bị tấn công bởi những nhóm trộm cướp khi thành phố bị chiếm. Nhưng nhà thờ đó hiện được một số gia đình Hồi Giáo trông nom giùm.”
Nửa triệu dân chúng, phần lớn trong đó là các tín hữu Kitô bỏ chạy. Nhiều người thực sự không còn biết phải chạy đi đâu về bốn phương tám hướng đều bị thánh chiến Hồi Giáo chiếm đóng.
Đài phát thanh của cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria” hô hào các lực lượng thánh chiến tiến công vào nhiều thành phố của Iraq, bao gồm cả thủ đô Baghdad.
Với việc thất thủ Mosul, Đức Hồng Y Louis Raphael I Sako, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê tại Iraq bày tỏ âu lo là người Công Giáo đang bị bứng tận gốc khỏi quốc gia này.
Chiến binh Hồi Giáo cực đoan này là những ai?
Chúng là một phần của tổ chức khủng bố gọi là “Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria”, hoặc ISIS, là một nhóm tách ra từ al Qaeda, chủ trương dùng vũ lực để thành lập các nhà nước Hồi Giáo Sunni theo luật Sharia tại Iraq và Syria.
Saddam Hussein là nhà độc tài đã cai trị Iraq từ tháng 7 năm 1979 đến ngày 9 tháng Tư năm 2003. Chính sách độc tài của ông triệt tiêu các mầm móng của các loại chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan tại nước này vì chúng đe doạ trực tiếp đến quyền lực của ông.
Sau khi Hoa Kỳ tấn công vào Iraq năm 2003, một khoảng trống quyền lực được hình thành và là mảnh đất phì nhiêu cho các loại Hồi Giáo cực đoan phát triển. ISIS đã được Al-Qaeda hình thành tại miền Tây Iraq gây ra nhiều thương vong cho quân đội Hoa Kỳ. Trong năm 2006, viên chỉ huy khát máu Abu Musab al-Zarqawi đã bị giết chết trong một cuộc tấn công của Mỹ.
Khi Hoa Kỳ rút dần khỏi Iraq, ISIS được tái tổ chức dưới quyền của Abu Bakr al-Baghdadi, một người được coi là hậu duệ xứng đáng của Osama Bin Laden trong viễn tượng của một Trung Đông dưới sự cai trị của các nhà nước Hồi Giáo cực đoan.
ISIS tăng trưởng mạnh trong cuộc chiến tại Syria và thu hút nhiều thành viên từ các quốc gia khác bao gồm cả châu Âu cũng như Chechnya, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều chiến binh từ các quốc gia Ả Rập khác, bị thu hút bởi cuộc xung đột ở Syria.
Từ khi Hoa Kỳ rút hết khỏi Iraq vào năm 2011, ISIS đã chiếm được nhiều thành phố của Iraq. Nhưng đặc biệt là trong nhiều tháng qua, lực lượng an ninh Iraq, do Hoa Kỳ đào tạo với chi phí hàng tỷ đô la, đã chứng minh không thể cầm cự nổi với ISIS. Quân đội và cảnh sát của thủ tướng Nuri al-Maliki lần lượt bỏ chạy khỏi Fallujah và Ramadi và nay đến lượt Kirkuk và Mosul. Cả thị trấn dầu hỏa Baiji ở tỉnh Salaheddin cũng rơi vào tay quân thánh chiến Hồi Giáo.
Tình hình Iraq đang đen tối dần đối với các Kitô hữu
ISIS đã bắt đầu áp đặt luật Sharia ở các thị trấn của Syria do nó chiếm được như Raqqa, buộc phụ nữ đeo khăn trùm mặt trong bộ đồ niqab, cấm tất cả các loại âm nhạc công cộng và triệt hạ các nhà thờ Kitô Giáo.
Trong khi Iraq đang gặp khó khăn rất nhiều do những vụ đánh bom bằng xe hơi hàng ngày và các cuộc tấn công tự sát, quy mô của cuộc tấn công vào Mosul - và cuộc khủng hoảng nhân đạo gắn liền với nó - là tín hiệu rất trầm trọng cho sự ổn định của đất nước.
Theo Liên Hiệp Quốc, năm ngoái là năm bạo lực nhất trong 5 năm qua tại Iraq, với hơn 8.800 người thiệt mạng, hầu hết là dân thường.
Trong năm nay, gần nửa triệu người đã phải tản cư khỏi tỉnh Anbar là trung tâm các trận đánh giữa ISIS và lực lượng chính phủ.
Ngoài ra, còn có những lo ngại rằng các chiến binh Hồi Giáo nước ngoài đang hoạt động với ISIS có thể quay trở lại quê hương của họ, ở châu Âu và các nơi khác, và thực hiện các cuộc tấn công khủng bố ở đó. Lo lắng này tỏ ra có cơ sở vì trong tháng qua bốn người Do Thái đã bị giết tại Bảo tàng Do Thái ở Bỉ.
Đức Hồng y Sandri hết sức quan tâm về tình hình Iraq
Jos. Tú Nạc, NMS
07:16 16/06/2014
Thánh Bộ Giáo Hội Đông phương đã ban hành một thông cáo báo chí nói rằng Đức Hồng Y Trưởng, Leonardo Sandri, đang theo diễn tiến về những biến cố tại Iraq với mối quan tâm tột bực, và hiệp thông trong lời cầu nguyện với Đức Thượng phụ Chaldean, Louis Sako, cùng tất cả các giám mục, linh mục và giáo dân Iraq.
Tuyên bố còn cho biết rằng các nhà thờ và trường học Công Giáo được mở cửa cho những người tị nạn của tất cả các tôn giáo, và quả quyết với các tín hữu của Iraq về sự mật thiết tinh thần và tình cha con của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Tuyên bố còn cho biết rằng các nhà thờ và trường học Công Giáo được mở cửa cho những người tị nạn của tất cả các tôn giáo, và quả quyết với các tín hữu của Iraq về sự mật thiết tinh thần và tình cha con của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: Ai phải trả giá cho tham nhũng
Đặng Tự Do
07:18 16/06/2014
Người nghèo là những người phải trả giá cho những thiệt hại gây ra bởi sự băng hoại của những kẻ quyền thế, là những kẻ khao khát tước đoạt từ người nghèo những thứ họ cần và những quyền lẽ ra họ đáng được hưởng. Đức Thánh Cha đã nêu ra nhận xét trên trong thánh lễ sáng Thứ Hai 16 tháng 6 tại nhà nguyện Santa Marta.
Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của mình dựa trên bài đọc trong ngày trích từ sách Các Vua Quyển Thứ Nhất.
Ông Na-vốt người Gít-rơ-en có một vườn nho bên cạnh cung điện vua A-kháp. Nhà vua muốn ông nhường lại vườn nho cho mình nhưng ông Na-vốt thưa với vua A-kháp: "Xin Chúa đừng để tôi phải nhượng gia sản tổ tiên tôi cho ngài!"
Vua A-kháp trở về nhà buồn rầu và bực bội vì lời ông Na-vốt. Bấy giờ hoàng hậu I-de-ven nhân danh vua A-kháp viết thơ, rồi dùng con dấu của vua mà đóng ấn, và gửi cho các kỳ mục và thân hào cư ngụ trong thành. Trong thơ bà viết rằng: "Hãy công bố một thời kỳ chay tịnh và đặt Na-vốt ngồi ở hàng đầu dân chúng. Hãy đặt hai đứa vô lại ngồi đối diện với nó, để chúng tố cáo nó: "Nó đã nguyền rủa Thiên Chúa và đức vua”. Sau đó, hãy đem nó ra ngoài ném đá cho chết.
Ông Na-vốt bị giết vì lòng tham lam của vua. Đó là một câu chuyện rất buồn dù nó xưa như trái đất. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Câu chuyện này liên tục lặp đi lặp lại trong hàng ngũ của kẻ có quyền có thế trên mọi phương diện vật chất, chính trị hay tâm linh”
Đọc báo, chúng ta thấy nhiều lần: Lại một chính trị gia đột nhiên giàu có như bởi ma thuật đã bị đưa vào tòa án. Còn ông thương gia kia đột nhiên giàu lên như có phép mầu đã bị bắt giam về tội bóc lột công nhân của mình. Chúng ta cũng nghe quá nhiều những chuyện về các vị giám chức đã trở nên giàu có quá, và lơ là công việc mục vụ của mình để chăm sóc cho quyền lực bản thân. Nói tắt một lời: các chính trị gia tham nhũng, các thương gia tham nhũng và các giáo sĩ tham nhũng có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi - và chúng ta phải nói sự thật: tham nhũng là tội lỗi mà những người có quyền trong mọi lãnh vực - cho dù là chính trị, kinh tế, hay Giáo Hội – đều sẵn sàng phạm nhất hơn hẳn những người khác. Tất cả chúng ta đều bị cám dỗ để tham nhũng. Nó là một tội lỗi 'tiện dụng', nhưng một người có thẩm quyền, thì cám dỗ để phạm tội lỗi này mạnh hơn vì khi có quyền trong tay người ta cảm thấy mình gần giống như Chúa vậy.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng người ta tham nhũng khi đặt ưu tiên đời mình nơi "sự giàu có, tiền bạc, sức mạnh, phù hoa, niềm tự hào - và sau đó mọi thứ đều trở thành có thể, thậm chí là giết người".
Đức Thánh Cha tiếp tục với câu hỏi," ai là người phải trả giá cho tham nhũng" và câu trả lời là, trên thực tế, người nghèo phải trả giá.
"Nếu chúng ta nói về trường hợp tham nhũng trong chính trị hay kinh tế, những người phải trả giá cho tham nhũng của họ là ai? Bệnh viện không có thuốc, các bệnh nhân không được chăm sóc, trẻ em không được giáo dục. Họ là những ông Na-vốt hiện đại, những người phải trả giá cho sự tham nhũng của những người quyền thế. Và những ai phải trả giá cho sự tham nhũng của một vị giám chức? Thế hệ trẻ phải trả giá, đó là những người không biết làm dấu thánh giá, không biết đến giáo lý, không được chăm sóc mục vụ. Những người bệnh không được đến thăm, những tù nhân không nhận được đón nhận của ăn tâm linh. Người nghèo phải trả giá. Tham nhũng được thanh toán bởi người nghèo: nghèo về vật chất và tinh thần".
Cách duy nhất để thoát khỏi tham nhũng, cách duy nhất để vượt qua sự cám dỗ để phạm tội tham nhũng, là sự phục vụ. Bởi vì, trong phục vụ người ta xác định đúng ưu tiên của đời mình.
Hôm nay, chúng ta dâng Thánh Lễ cho họ - là đông đảo những người đang phải trả giá cho tham nhũng, đang phải gánh chịu chi phí của tham nhũng. Những vị tử đạo vì sự tham nhũng trong chính trị, kinh tế, và Giáo Hội. Chúng ta cầu nguyện cho họ. Xin Chúa đưa chúng ta gần gũi hơn với họ. Chắc chắn, Ngài đã rất gần gũi với Na-vốt, trong thời điểm ông bị ném đá cho đến chết, như Ngài đã gần gũi thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi. Xin Chúa gần gũi và ban sức mạnh cho những ai đang phải mang vác trên vai gánh nặng của tham nhũng, để họ có thể tiến về phía trước với chứng tá của họ.
Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của mình dựa trên bài đọc trong ngày trích từ sách Các Vua Quyển Thứ Nhất.
Ông Na-vốt người Gít-rơ-en có một vườn nho bên cạnh cung điện vua A-kháp. Nhà vua muốn ông nhường lại vườn nho cho mình nhưng ông Na-vốt thưa với vua A-kháp: "Xin Chúa đừng để tôi phải nhượng gia sản tổ tiên tôi cho ngài!"
Vua A-kháp trở về nhà buồn rầu và bực bội vì lời ông Na-vốt. Bấy giờ hoàng hậu I-de-ven nhân danh vua A-kháp viết thơ, rồi dùng con dấu của vua mà đóng ấn, và gửi cho các kỳ mục và thân hào cư ngụ trong thành. Trong thơ bà viết rằng: "Hãy công bố một thời kỳ chay tịnh và đặt Na-vốt ngồi ở hàng đầu dân chúng. Hãy đặt hai đứa vô lại ngồi đối diện với nó, để chúng tố cáo nó: "Nó đã nguyền rủa Thiên Chúa và đức vua”. Sau đó, hãy đem nó ra ngoài ném đá cho chết.
Ông Na-vốt bị giết vì lòng tham lam của vua. Đó là một câu chuyện rất buồn dù nó xưa như trái đất. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Câu chuyện này liên tục lặp đi lặp lại trong hàng ngũ của kẻ có quyền có thế trên mọi phương diện vật chất, chính trị hay tâm linh”
Đọc báo, chúng ta thấy nhiều lần: Lại một chính trị gia đột nhiên giàu có như bởi ma thuật đã bị đưa vào tòa án. Còn ông thương gia kia đột nhiên giàu lên như có phép mầu đã bị bắt giam về tội bóc lột công nhân của mình. Chúng ta cũng nghe quá nhiều những chuyện về các vị giám chức đã trở nên giàu có quá, và lơ là công việc mục vụ của mình để chăm sóc cho quyền lực bản thân. Nói tắt một lời: các chính trị gia tham nhũng, các thương gia tham nhũng và các giáo sĩ tham nhũng có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi - và chúng ta phải nói sự thật: tham nhũng là tội lỗi mà những người có quyền trong mọi lãnh vực - cho dù là chính trị, kinh tế, hay Giáo Hội – đều sẵn sàng phạm nhất hơn hẳn những người khác. Tất cả chúng ta đều bị cám dỗ để tham nhũng. Nó là một tội lỗi 'tiện dụng', nhưng một người có thẩm quyền, thì cám dỗ để phạm tội lỗi này mạnh hơn vì khi có quyền trong tay người ta cảm thấy mình gần giống như Chúa vậy.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng người ta tham nhũng khi đặt ưu tiên đời mình nơi "sự giàu có, tiền bạc, sức mạnh, phù hoa, niềm tự hào - và sau đó mọi thứ đều trở thành có thể, thậm chí là giết người".
Đức Thánh Cha tiếp tục với câu hỏi," ai là người phải trả giá cho tham nhũng" và câu trả lời là, trên thực tế, người nghèo phải trả giá.
"Nếu chúng ta nói về trường hợp tham nhũng trong chính trị hay kinh tế, những người phải trả giá cho tham nhũng của họ là ai? Bệnh viện không có thuốc, các bệnh nhân không được chăm sóc, trẻ em không được giáo dục. Họ là những ông Na-vốt hiện đại, những người phải trả giá cho sự tham nhũng của những người quyền thế. Và những ai phải trả giá cho sự tham nhũng của một vị giám chức? Thế hệ trẻ phải trả giá, đó là những người không biết làm dấu thánh giá, không biết đến giáo lý, không được chăm sóc mục vụ. Những người bệnh không được đến thăm, những tù nhân không nhận được đón nhận của ăn tâm linh. Người nghèo phải trả giá. Tham nhũng được thanh toán bởi người nghèo: nghèo về vật chất và tinh thần".
Cách duy nhất để thoát khỏi tham nhũng, cách duy nhất để vượt qua sự cám dỗ để phạm tội tham nhũng, là sự phục vụ. Bởi vì, trong phục vụ người ta xác định đúng ưu tiên của đời mình.
Hôm nay, chúng ta dâng Thánh Lễ cho họ - là đông đảo những người đang phải trả giá cho tham nhũng, đang phải gánh chịu chi phí của tham nhũng. Những vị tử đạo vì sự tham nhũng trong chính trị, kinh tế, và Giáo Hội. Chúng ta cầu nguyện cho họ. Xin Chúa đưa chúng ta gần gũi hơn với họ. Chắc chắn, Ngài đã rất gần gũi với Na-vốt, trong thời điểm ông bị ném đá cho đến chết, như Ngài đã gần gũi thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi. Xin Chúa gần gũi và ban sức mạnh cho những ai đang phải mang vác trên vai gánh nặng của tham nhũng, để họ có thể tiến về phía trước với chứng tá của họ.
Tổ chức ”Cứu trẻ em” kêu gọi chấm dứt tội bạo lực tình dục đối với các trẻ em
Linh Tiến Khải
07:32 16/06/2014
Trong các ngày từ mùng 10 tới 13-6-2014 hội nghị quốc tế về Bạo lực tình dục chống lại các trẻ em đã diễn ra tại London thủ đô Anh quốc. Tham dự hội nghị có 140 ngoại trưởng các nước, cũng như đại diện của nhiều tổ chức dân sự, quân đội, pháp luật và các tổ chức phi chính quyền.
Trong hội nghị Phong trào ”Cứu trẻ em” đã đưa ra lời kêu gọi các chính quyền và tổ chức quốc tế nỗ lực cộng tác để chấm dứt tội phạm này chống lại hàng chục triệu trẻ em.
Phong trào này đã được khởi đầu vào tháng 4 năm 2013 và kết hợp sự cộng tác của tất cả mọi cá nhân và tổ chức muốn thăng tiến các giá trị xã hội và hạnh phúc của trẻ em. Phong trào nhận định rằng môi trường xã hội và hệ thống giáo dục ngày nay khiến cho trẻ em bị qúa nhiều áp lực cướp mất tuổi thơ hồn nhiên của chúng, và gây ra rất nhiều chấn thương thể lý cũng như tâm lý làm tổn hại cho cuộc sống. Trong số các thành viên của Phong trào có nhiều nhân vật nổi tiếng thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Phong trào đã tổ chức phiên họp hai ngày có rất nhiều chuyên viên tham dự. Trong số các thuyết trình viên có Anthony Seldom, Tim Gill, Reg Bailey, Susan Greenfield và Sue Palmer. Các thuyết trình viên đã chia sẻ kinh nghiệm của họ về việc cấp thiết bảo vệ trẻ em khỏi mọi ảnh hưởng gây thiệt hai cho sức khỏe và hạnh phúc của các em. Trẻ em cần được lớn lên trong một môi trường lành mạnh với các cha mẹ, thầy cô, và những người săn sóc các em lành mạnh. Và chúng ta cần chú ý tới các loại giá trị mà chúng ta muốn thăng tiến trong xã hội.
Việc bảo vệ các trẻ em là một nhu cầu cấp bách vì các thống kê hiện nay cho thấy 1 trên 10 trẻ em bị rối loạn tâm trí; 1 trên 5 em cần được giáo dục một cách đặc biệt; 1 trên 5 em có các dấu chỉ ăn uống lộn xộn; 1 trên 3 em bị bệnh mập phì; 1 trên 12 em tự gây thương tích cho chính mình.
Chiến dịch bảo vệ trẻ em đầu tiên do phong trào phát động hồi tháng 9 năm 2013 có tên gọi là ”Quá nhiều và quá sớm” nhằm tố cáo các cung cách tổ chức của hệ thống giáo dục xã hội đòi hỏi qúa nhiều nơi các trẻ em và tạo ra qúa nhiều áp lực đối với chúng, khiến cho trẻ em thường xuyên phải cố gắng nên lo âu sợ hãi và đánh mất đi tuổi thơ của chúng.
Chiến dịch này đã gây được tiếng vang lớn trong môi trường quốc gia và quốc tế. Mục đích thứ nhất phong trào nhắm tới là quy tụ tất cả những ai nhận ra sự soi mòn tuổi thơ tại Anh quốc và trợ giúp các nước khác trên thế giới chống lại hiện tượng đáng lo ngại này. Thứ hai là nhận diện ra vấn đề và tìm kiếm các giải pháp văn hóa và chính trị. Thứ ba là nêu bật, yểm trợ và thăng tiến các giải pháp sáng tạo trong tương lai nhằm bắt đầu một cuộc thảo luận sâu rộng trên toàn Anh quốc, liên quan tới mục đích giáo dục và định nghĩa thành công. Bảo đảm rằng các tình trạng hạnh phúc của trẻ em cần được chú ý ngang hàng với các kỹ năng của trí tuệ.
Nhận diện và lôi cuốn sự chú ý của quốc gia và quốc tế tới các áp lực không thích đáng trên bình diện phát triển gây thiệt hại cho sự phát triển thể lý, cảm xúc, tâm trí và tinh thần của trẻ em. Bảo vệ trẻ em, đặc biệt trong các năm đầu tiên của tuổi thơ, khỏi kỹ thuật màn hình và các đường hướng phát triển công nhận các lợi ích của thế giới vi tính. Bảo đảm các lợi ích của trẻ em theo Thỏa hiệp các quyền của trẻ em của Liên Hiệp Quốc và nêu bật các điều khoản về sự phát triển tự nhiên, thường chưa đạt được. Thành lập một Ủy ban liên ngành và chính trị mới cố vấn cho các chính quyền trong việc che chở và bảo vệ quyền được phát triển tự nhiên của trẻ em. Phát triển kiểu tiếp cận mới mẻ và gợi hứng phục vụ các nhu cầu của việc phát triển của trẻ em.
Phong trào ”Cứu các trẻ em” cũng thường xuyên thăng tiến các đóng góp ý kiến, đối thoại, trao đổi và tổ chức các cuộc hội luận giúp nhận ra các thí dụ gợi hứng cho các giải pháp trong tương lai.
Theo ước tính của phong trào ”Cứu các trẻ em” hiện nay trên thế giới có khoảng 30 triệu trẻ em vị thành niên là nạn nhân bạo lực tình dục trong hay sau các cuộc chiến và xung khắc đó đây trên thế giới. Hồi tháng 12 năm 2013 người ta ước tính tại Cộng hòa Trung Phi, nơi đang có các cuộc chiến tiếp diễn, việc hãm hiếp là hình thức phổ biến nhất đối với 40% các trẻ gái vị thánh niên. Cả các bé gái 5 tuổi cũng đã biết các bạo lực thể lý và tâm lý có nghĩa là gì.
Cũng trong năm 2013 bên Siria đã có 38.000 người kêu gọi Liên Hiệp Quốc cứu trợ sau khi đã chịu các tấn kích thể lý và các hành động bạo lực tình dục. Và người ta chắc chắn đây chỉ là chóp đỉnh của tảng băng bạo lực tính dục khổng lồ xảy ra trong chiến tranh tại Siria từ hơn 3 năm qua với hơn 100.000 người chết. Hãm hiếp là lý do giải thích tại sao nhiều cha mẹ lại bắt buộc các con gái còn bé lập gia đình, bởi vì họ sợ chúng có thể bị hãm hiếp trong cảnh chiến tranh và không muốn gia đình phải bị nhục vì có con gái rơi vào tình cảnh ấy.
Bên Libia trong thời gian sau chiến tranh có tới 83% các trẻ gái sống sót dưới 17 tuổi đã sống kinh nghiệm bị hãm hiếp. Nhiều khi các trẻ em bị các lực lượng quân đội lạm dụng tình dục ngay tại những nơi, mà đáng lý ra chúng phải được che chở bảo vệ nhất như các trường học.
Em Emma thuộc Cộng hòa Congo kể lại rằng em đã bị một binh sĩ hãm hiếp, khi sống trong trại tị nạn với mẹ và các bạn. Lúc đó là 9 giờ sáng, em ở lại đàng sau vì khi chạy trốn em bị trặc chân. Bất thình lình em trông thấy một binh sĩ đứng trước mặt, tay lăm le một khẩu súng lục và nói: ”Mày chỉ có một lựa chọn thôi hoặc là hiến thân cho tao hay là tao giết mày”. Tôi nói là tôi không muốn chọn điều ấy và tôi bắt đầu chạy. Nhưng ông ta đuổi theo, chộp được tôi và hãm hiếp tôi. Ông ta đã không nói gì khi bạo hành tình dục tôi, nhưng tôi nghĩ ”tôi muốn rằng đừng có chiến tranh cũng đừng có người tỵ nạn, để đừng xảy ra các cảnh này”. Rồi tôi lại chạy trốn, nhưng lần này ông ta không bắt được tôi. Tôi chạy về nhà và thay quần áo. Quần áo tôi bị vấy máu vì tôi đã mất trinh.
Phong trào ”Cứu các trẻ em” hiện diện trong hội nghị quốc tế tại London với các đại diện và trẻ em nạn nhân bạo lực tình dục để mạnh mẽ yêu cầu các chính quyền hiện diện đưa vào chương trình hội nghị việc chống lại các hãm hiếp thể lý và tâm lý đối với các trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang, bằng cách chấm dứt tình trạng không trừng phạt các thủ phạm. Tổ chức đã đưa ra lời kêu gọi rất mạnh mẽ để hội nghị có các hành động cụ thể hầu thay đổi số phận của hàng chục triệu trẻ em bị bó buộc sống trong các hoàn cảnh nặng nề của chiến tranh và xung khắc. Cần phải đưa ra các biện pháp chuyên biệt để phòng ngừa mọi loại bạo lực chống lại các trẻ em và việc bảo vệ các em trong các môi trường chiến tranh phải là điều ưu tiên trong các can thiệp nhân đạo.
Để được như vậy phải tài trợ các sinh hoạt bảo vệ trẻ em chống lại các bạo hành tình dục, củng cố và bảo vệ các hệ thống giáo dục, phối hợp yểm trợ làm sao để các cơ quan liên hệ của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức đa quốc có tài nguyên, các khả năng chuyên môn và sự yểm trợ chính trị hầu đối phó với vấn đề một cách hữu hiệu, bằng cách đặc biết chú ý tới các thiếu niên nam nữ bị tuyển mộ hay bổ sung cho các lực lượng hay các nhóm vũ trang. Ngoài ra cũng cần đầu tư nhiều hơn cho các sinh hoạt đưa tin tức và tường trình các tội phạm bạo lực tình dục chống lại các trẻ em. Các biện pháp này đỏi buộc phải gia tăng chi phí đầu tư. Theo tổ chức ”Cứu các trẻ em” trong năm 2013 các chính quyền đã chỉ dành từ 0 đến 2% ngân qũy nhân đạo cho việc bảo vệ và phòng ngừa bạo lực chống lại trẻ em.
Phong trào đã tích cực hoạt động trong các vùng chiến tranh và vì thế biết các phương thế rất hữu hiệu giúp bảo vệ các thiếu niên nam nữ chống lại các tấn công thể lý trong chiến tranh và để cung cấp cho các em sống sót sự trợ giúp chuyên biệt mà các em cần.
Bên Colombia là quốc gia có nội chiến lâu nhất thế giới kéo dài từ 60 năm qua tổ chức ”Cứu các trẻ em” hoạt động với các không gian thích hợp với các trẻ em cho phép các em được hưởng các phục vụ chuyên biệt yểm trợ cảm xúc và tâm lý. Trong các trại tỵ nạn cho người Somali bên Kenya các rẻ em sống sót và gia đình các em nhận được sự trợ giúp chuyên biệt và sự cố vấn từ các chuyên viên trong lãnh vực bảo vệ các trẻ em vị thành niên.
Ngoài ra tổ chức ”Cứu các trẻ em” cũng hoạt động nhằm thay đổi các thói quen và cung cách hành xử nền tảng của bạo lực hay có nguy cơ gây ra bao lực đối với các trẻ em. Chẳng hạn bên Nepal qua các trung tâm riêng của mình tổ chức mạnh mẽ chống lại các thái độ và nền văn hóa bạo lực đối với các thiếu niên nam nữ và phụ nữ. Trong khi tại Myanmar tổ chức hoạt động bên cạnh các cộng đoàn địa phương để gây ý thức cho dân chúng liên quan tới các nguy cơ to lớn vì nạn tuyển mộ trẻ em chiến binh vào trong các lực lượng vũ trang từ phía giới quân nhân. Ngoài ra tổ chức ”Cứu các trẻ em” cũng hoạt động để bảo đảm cho các luật lệ được soạn thảo và củng cố để che chở các trẻ vị thành niên và đưa việc bảo vệ đó vào trong các cơ cấu quốc gia như lực lượng cảnh sát, các binh chủng quân đội và các lực lượng bảo hòa.
Bạo lực tính dục ám chỉ mọi hành động, mưu toan hay đe dọa có tính cách tính dục gây ra hay có thể gây ra đau đớn và khổ đau tâm lý, thể lý hay xúc cảm cho một cá nhân. Và nó bao gồm việc lạm dụng tính dục và khai thác tình dục. Thuộc loại này còn có các vụ hãm hiếp, loạn luân, các sách nhiễu tình dục, cưỡng bách mại dâm, nô lệ tình dục, và buôn bán cơ phận người nhằm mục đích khai thác tình dục.
Theo Bản tường trình của phong trào ”Cứu các trẻ em” tựa đề ”Các tội phạm không tả nổi chống lại các trẻ em. Bạo lực tình dục trong các xung đột”, có 15,95% các trẻ em trai gái trên thế giới là nạn nhân của các vụ lạm dụng tính dục khi sống trong các vùng có chiến tranh xung đột. (SD 10-6-2014)
Trong hội nghị Phong trào ”Cứu trẻ em” đã đưa ra lời kêu gọi các chính quyền và tổ chức quốc tế nỗ lực cộng tác để chấm dứt tội phạm này chống lại hàng chục triệu trẻ em.
Phong trào này đã được khởi đầu vào tháng 4 năm 2013 và kết hợp sự cộng tác của tất cả mọi cá nhân và tổ chức muốn thăng tiến các giá trị xã hội và hạnh phúc của trẻ em. Phong trào nhận định rằng môi trường xã hội và hệ thống giáo dục ngày nay khiến cho trẻ em bị qúa nhiều áp lực cướp mất tuổi thơ hồn nhiên của chúng, và gây ra rất nhiều chấn thương thể lý cũng như tâm lý làm tổn hại cho cuộc sống. Trong số các thành viên của Phong trào có nhiều nhân vật nổi tiếng thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Phong trào đã tổ chức phiên họp hai ngày có rất nhiều chuyên viên tham dự. Trong số các thuyết trình viên có Anthony Seldom, Tim Gill, Reg Bailey, Susan Greenfield và Sue Palmer. Các thuyết trình viên đã chia sẻ kinh nghiệm của họ về việc cấp thiết bảo vệ trẻ em khỏi mọi ảnh hưởng gây thiệt hai cho sức khỏe và hạnh phúc của các em. Trẻ em cần được lớn lên trong một môi trường lành mạnh với các cha mẹ, thầy cô, và những người săn sóc các em lành mạnh. Và chúng ta cần chú ý tới các loại giá trị mà chúng ta muốn thăng tiến trong xã hội.
Việc bảo vệ các trẻ em là một nhu cầu cấp bách vì các thống kê hiện nay cho thấy 1 trên 10 trẻ em bị rối loạn tâm trí; 1 trên 5 em cần được giáo dục một cách đặc biệt; 1 trên 5 em có các dấu chỉ ăn uống lộn xộn; 1 trên 3 em bị bệnh mập phì; 1 trên 12 em tự gây thương tích cho chính mình.
Chiến dịch bảo vệ trẻ em đầu tiên do phong trào phát động hồi tháng 9 năm 2013 có tên gọi là ”Quá nhiều và quá sớm” nhằm tố cáo các cung cách tổ chức của hệ thống giáo dục xã hội đòi hỏi qúa nhiều nơi các trẻ em và tạo ra qúa nhiều áp lực đối với chúng, khiến cho trẻ em thường xuyên phải cố gắng nên lo âu sợ hãi và đánh mất đi tuổi thơ của chúng.
Chiến dịch này đã gây được tiếng vang lớn trong môi trường quốc gia và quốc tế. Mục đích thứ nhất phong trào nhắm tới là quy tụ tất cả những ai nhận ra sự soi mòn tuổi thơ tại Anh quốc và trợ giúp các nước khác trên thế giới chống lại hiện tượng đáng lo ngại này. Thứ hai là nhận diện ra vấn đề và tìm kiếm các giải pháp văn hóa và chính trị. Thứ ba là nêu bật, yểm trợ và thăng tiến các giải pháp sáng tạo trong tương lai nhằm bắt đầu một cuộc thảo luận sâu rộng trên toàn Anh quốc, liên quan tới mục đích giáo dục và định nghĩa thành công. Bảo đảm rằng các tình trạng hạnh phúc của trẻ em cần được chú ý ngang hàng với các kỹ năng của trí tuệ.
Nhận diện và lôi cuốn sự chú ý của quốc gia và quốc tế tới các áp lực không thích đáng trên bình diện phát triển gây thiệt hại cho sự phát triển thể lý, cảm xúc, tâm trí và tinh thần của trẻ em. Bảo vệ trẻ em, đặc biệt trong các năm đầu tiên của tuổi thơ, khỏi kỹ thuật màn hình và các đường hướng phát triển công nhận các lợi ích của thế giới vi tính. Bảo đảm các lợi ích của trẻ em theo Thỏa hiệp các quyền của trẻ em của Liên Hiệp Quốc và nêu bật các điều khoản về sự phát triển tự nhiên, thường chưa đạt được. Thành lập một Ủy ban liên ngành và chính trị mới cố vấn cho các chính quyền trong việc che chở và bảo vệ quyền được phát triển tự nhiên của trẻ em. Phát triển kiểu tiếp cận mới mẻ và gợi hứng phục vụ các nhu cầu của việc phát triển của trẻ em.
Phong trào ”Cứu các trẻ em” cũng thường xuyên thăng tiến các đóng góp ý kiến, đối thoại, trao đổi và tổ chức các cuộc hội luận giúp nhận ra các thí dụ gợi hứng cho các giải pháp trong tương lai.
Theo ước tính của phong trào ”Cứu các trẻ em” hiện nay trên thế giới có khoảng 30 triệu trẻ em vị thành niên là nạn nhân bạo lực tình dục trong hay sau các cuộc chiến và xung khắc đó đây trên thế giới. Hồi tháng 12 năm 2013 người ta ước tính tại Cộng hòa Trung Phi, nơi đang có các cuộc chiến tiếp diễn, việc hãm hiếp là hình thức phổ biến nhất đối với 40% các trẻ gái vị thánh niên. Cả các bé gái 5 tuổi cũng đã biết các bạo lực thể lý và tâm lý có nghĩa là gì.
Cũng trong năm 2013 bên Siria đã có 38.000 người kêu gọi Liên Hiệp Quốc cứu trợ sau khi đã chịu các tấn kích thể lý và các hành động bạo lực tình dục. Và người ta chắc chắn đây chỉ là chóp đỉnh của tảng băng bạo lực tính dục khổng lồ xảy ra trong chiến tranh tại Siria từ hơn 3 năm qua với hơn 100.000 người chết. Hãm hiếp là lý do giải thích tại sao nhiều cha mẹ lại bắt buộc các con gái còn bé lập gia đình, bởi vì họ sợ chúng có thể bị hãm hiếp trong cảnh chiến tranh và không muốn gia đình phải bị nhục vì có con gái rơi vào tình cảnh ấy.
Bên Libia trong thời gian sau chiến tranh có tới 83% các trẻ gái sống sót dưới 17 tuổi đã sống kinh nghiệm bị hãm hiếp. Nhiều khi các trẻ em bị các lực lượng quân đội lạm dụng tình dục ngay tại những nơi, mà đáng lý ra chúng phải được che chở bảo vệ nhất như các trường học.
Em Emma thuộc Cộng hòa Congo kể lại rằng em đã bị một binh sĩ hãm hiếp, khi sống trong trại tị nạn với mẹ và các bạn. Lúc đó là 9 giờ sáng, em ở lại đàng sau vì khi chạy trốn em bị trặc chân. Bất thình lình em trông thấy một binh sĩ đứng trước mặt, tay lăm le một khẩu súng lục và nói: ”Mày chỉ có một lựa chọn thôi hoặc là hiến thân cho tao hay là tao giết mày”. Tôi nói là tôi không muốn chọn điều ấy và tôi bắt đầu chạy. Nhưng ông ta đuổi theo, chộp được tôi và hãm hiếp tôi. Ông ta đã không nói gì khi bạo hành tình dục tôi, nhưng tôi nghĩ ”tôi muốn rằng đừng có chiến tranh cũng đừng có người tỵ nạn, để đừng xảy ra các cảnh này”. Rồi tôi lại chạy trốn, nhưng lần này ông ta không bắt được tôi. Tôi chạy về nhà và thay quần áo. Quần áo tôi bị vấy máu vì tôi đã mất trinh.
Phong trào ”Cứu các trẻ em” hiện diện trong hội nghị quốc tế tại London với các đại diện và trẻ em nạn nhân bạo lực tình dục để mạnh mẽ yêu cầu các chính quyền hiện diện đưa vào chương trình hội nghị việc chống lại các hãm hiếp thể lý và tâm lý đối với các trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang, bằng cách chấm dứt tình trạng không trừng phạt các thủ phạm. Tổ chức đã đưa ra lời kêu gọi rất mạnh mẽ để hội nghị có các hành động cụ thể hầu thay đổi số phận của hàng chục triệu trẻ em bị bó buộc sống trong các hoàn cảnh nặng nề của chiến tranh và xung khắc. Cần phải đưa ra các biện pháp chuyên biệt để phòng ngừa mọi loại bạo lực chống lại các trẻ em và việc bảo vệ các em trong các môi trường chiến tranh phải là điều ưu tiên trong các can thiệp nhân đạo.
Để được như vậy phải tài trợ các sinh hoạt bảo vệ trẻ em chống lại các bạo hành tình dục, củng cố và bảo vệ các hệ thống giáo dục, phối hợp yểm trợ làm sao để các cơ quan liên hệ của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức đa quốc có tài nguyên, các khả năng chuyên môn và sự yểm trợ chính trị hầu đối phó với vấn đề một cách hữu hiệu, bằng cách đặc biết chú ý tới các thiếu niên nam nữ bị tuyển mộ hay bổ sung cho các lực lượng hay các nhóm vũ trang. Ngoài ra cũng cần đầu tư nhiều hơn cho các sinh hoạt đưa tin tức và tường trình các tội phạm bạo lực tình dục chống lại các trẻ em. Các biện pháp này đỏi buộc phải gia tăng chi phí đầu tư. Theo tổ chức ”Cứu các trẻ em” trong năm 2013 các chính quyền đã chỉ dành từ 0 đến 2% ngân qũy nhân đạo cho việc bảo vệ và phòng ngừa bạo lực chống lại trẻ em.
Phong trào đã tích cực hoạt động trong các vùng chiến tranh và vì thế biết các phương thế rất hữu hiệu giúp bảo vệ các thiếu niên nam nữ chống lại các tấn công thể lý trong chiến tranh và để cung cấp cho các em sống sót sự trợ giúp chuyên biệt mà các em cần.
Bên Colombia là quốc gia có nội chiến lâu nhất thế giới kéo dài từ 60 năm qua tổ chức ”Cứu các trẻ em” hoạt động với các không gian thích hợp với các trẻ em cho phép các em được hưởng các phục vụ chuyên biệt yểm trợ cảm xúc và tâm lý. Trong các trại tỵ nạn cho người Somali bên Kenya các rẻ em sống sót và gia đình các em nhận được sự trợ giúp chuyên biệt và sự cố vấn từ các chuyên viên trong lãnh vực bảo vệ các trẻ em vị thành niên.
Ngoài ra tổ chức ”Cứu các trẻ em” cũng hoạt động nhằm thay đổi các thói quen và cung cách hành xử nền tảng của bạo lực hay có nguy cơ gây ra bao lực đối với các trẻ em. Chẳng hạn bên Nepal qua các trung tâm riêng của mình tổ chức mạnh mẽ chống lại các thái độ và nền văn hóa bạo lực đối với các thiếu niên nam nữ và phụ nữ. Trong khi tại Myanmar tổ chức hoạt động bên cạnh các cộng đoàn địa phương để gây ý thức cho dân chúng liên quan tới các nguy cơ to lớn vì nạn tuyển mộ trẻ em chiến binh vào trong các lực lượng vũ trang từ phía giới quân nhân. Ngoài ra tổ chức ”Cứu các trẻ em” cũng hoạt động để bảo đảm cho các luật lệ được soạn thảo và củng cố để che chở các trẻ vị thành niên và đưa việc bảo vệ đó vào trong các cơ cấu quốc gia như lực lượng cảnh sát, các binh chủng quân đội và các lực lượng bảo hòa.
Bạo lực tính dục ám chỉ mọi hành động, mưu toan hay đe dọa có tính cách tính dục gây ra hay có thể gây ra đau đớn và khổ đau tâm lý, thể lý hay xúc cảm cho một cá nhân. Và nó bao gồm việc lạm dụng tính dục và khai thác tình dục. Thuộc loại này còn có các vụ hãm hiếp, loạn luân, các sách nhiễu tình dục, cưỡng bách mại dâm, nô lệ tình dục, và buôn bán cơ phận người nhằm mục đích khai thác tình dục.
Theo Bản tường trình của phong trào ”Cứu các trẻ em” tựa đề ”Các tội phạm không tả nổi chống lại các trẻ em. Bạo lực tình dục trong các xung đột”, có 15,95% các trẻ em trai gái trên thế giới là nạn nhân của các vụ lạm dụng tính dục khi sống trong các vùng có chiến tranh xung đột. (SD 10-6-2014)
Tình hình chiến sự tại Iraq
Đặng Tự Do
08:37 16/06/2014
Đêm thứ Hai, 9 tháng Sáu, rạng sáng thứ Ba quân thánh chiến Hồi Giáo trong cái gọi là “Islamic State in Iraq and Syria” tức là “Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria” viết tắt là ISIS hay còn gọi là ISIL (“Islamic State in Iraq and the Levant”) đã chiếm được Mosul thành phố lớn thứ hai của Iraq nhưng là cứ địa lớn nhất của Công Giáo nghi lễ Chanđê mà không gặp sự kháng cự đáng kể nào của quân chính phủ.
Quân thánh chiến Hồi Giáo tiến nhanh như tia chớp về thủ đô Baghdad. Sáng thứ Tư, 11/6 khu vực mỏ dầu lớn nhất của Iraq bị ISIS bao vây và thành phố Tikrit, quê hương của Saddam Hussien bị rơi vào tay ISIS.
Trong một chiến dịch tuyên truyền tâm lý, ISIS bắt các phóng viên nước ngoài chụp ảnh những vụ chúng xử tử hình tập thể hàng trăm binh lính Iraq ở bên ngoài thành phố Tikrit hầu gây một tâm lý khiếp sợ trong hàng ngũ binh lính còn lại của thủ tướng Nouri al-Maliki.
Sáng thứ Sáu, quân thánh chiến Hồi Giáo chỉ còn cách thủ đô Baghdad có 80km.
Hôm thứ Bẩy 14 tháng Sáu, quân Iraq chiếm lại được hai thành phố ở phía Bắc thủ đô Baghdad.
Quân Iraq bị thánh chiến Hồi Giáo bắt đưa đi tử hình |
Quân thánh chiến Hồi Giáo tử hình hành loạt lính Iraq |
Trong một chiến dịch tuyên truyền tâm lý, ISIS bắt các phóng viên nước ngoài chụp ảnh những vụ chúng xử tử hình tập thể hàng trăm binh lính Iraq ở bên ngoài thành phố Tikrit hầu gây một tâm lý khiếp sợ trong hàng ngũ binh lính còn lại của thủ tướng Nouri al-Maliki.
Sáng thứ Sáu, quân thánh chiến Hồi Giáo chỉ còn cách thủ đô Baghdad có 80km.
Hôm thứ Bẩy 14 tháng Sáu, quân Iraq chiếm lại được hai thành phố ở phía Bắc thủ đô Baghdad.
Dòng Tên Hoa Kỳ có thêm 19 tân linh mục
Chỉnh Trần, S.J.
09:00 16/06/2014
Dòng Tên Hoa Kỳ có thêm 19 tân linh mục
Trong tháng 06 và tháng 07, Dòng Tên tại Hoa Kỳ sẽ có thêm 19 tân linh mục phục vụ trong vườn nho của Thiên Chúa. Thánh Lễ truyền chức linh mục sẽ được cử hành tại nhà thờ thánh Aloysius ở Spokane, Washington, nhà thờ thánh danh Giêsu ở Milwaukee, nhà thờ thánh Phanxicô Xaviê ở St. Louis ngày 07.06.2014; tại nhà thờ thuộc Đại học Fordham ở Bronx, New York và nhà thờ thánh Phanxicô Xaviê ở St. Louis ngày 14.06 và tại nhà thờ Đức Mẹ Guadalupe ở San Antonio ngày 19.07
19 tân linh mục có bối cảnh xuất thân từ nhiều vùng khác nhau trên cả nước như Hawaii, Louisiana, Massachusetts, Michigan, Minnesota, Missouri, New Mexico, Ohio và Texas. Ngoài ra, trong số họ cũng có những người nhập cư vào Hoa Kỳ từ Pháp, Mexico và Việt Nam.
Trước khi gia nhập Dòng Tên, họ đã làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có báo chí, vật lý trị liệu, dịch vụ xã hội, giáo dục, khoa học quân sự và máy tính.
Ơn gọi linh mục của họ trong Dòng Tên đòi hỏi họ phải trải qua một tiến trình huấn luyện sâu rộng từ 8 -12 năm kể từ khi họ vào nhà tập cho đến khi chịu chức linh mục.
Từ trái qua phải: Christopher Schroeder, Derek Vo, Nathan O’Halloran, John Shea, Eric Sundrup và Joseph Dao tại trường thần học Dòng Tên thuộc Đại học Santa Clara, Berkeley, California.
Trong suốt tiến trình huấn luyện, các tiến chức linh mục này đã theo học tại các đại học của Dòng Tên và sau đó đã giảng dạy tại các trường trung học và đại học của Dòng trên khắp nước Mỹ. Họ cũng được gửi ra nước ngoài để làm các thực nghiệm khác nhau, từ việc học tiếng Tây Ban Nha ở El Salvador đến việc phục vụ tại cơ quan trợ giúp người tị nạn của Dòng ở Paris và tại một nhà dành cho trẻ em mồ côi ở Nga.
Cha Thomas H. Smolich, SJ, chủ tịch Vùng Hoa Kỳ cho biết: “Đây là một thời khắc tuyệt vời đối với Dòng Tên, gia đình và bạn bè của các tiến chức, và trên hết, đối với Giáo Hội. 19 tiến chức linh mục này đã chọn dâng hiến đời mình để phục vụ. Khi họ bắt đầu sứ vụ linh mục của mình, chúng ta vẫn tiếp tục nhớ đến họ trong lời cầu nguyện của chúng ta.”
Từ trái qua phải: (đứng) Samuel Sawyer, Mario Powell, Robert Murphy, Nathan Wendt, Michael Rozier, (ngồi) Christopher Johnson, Quentin Dupont, Paul Shelton và Thomas Simisky tại Khoa thần học và sứ vụ thuộc Đại học Boston.
Khi bắt đầu thực thi những sứ vụ đầu tiên trong tư cách là những linh mục Dòng Tên, các tiến chức này sẽ dấn thân phục vụ trong các sứ vụ như: làm mục vụ tại Việt Nam và Nam Dakota; dạy học tại các đại học và trường trung học Dòng Tên; tiếp tục việc nghiên cứu và phục vụ tại các giáo xứ ở Chicago, Detroit và Ann Arbor, Michigan.
Tiểu sử 2 tiến chức linh mục Dòng Tên Hoa Kỳ gốc Việt
Đào Nguyên Vũ, S.J.
Tiến chức linh mục Đào Nguyên Vũ, S.J. (Joseph Dao) được sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Ngay từ nhỏ, cậu bé Đào Nguyên Vũ đã ao ước trở thành một linh mục để phụng sự Chúa và phục vụ dân Ngài. Cậu đã bắt chước linh mục “cử hành Thánh Lễ” cho ba mẹ khi mới là một cậu bé 3 tuổi.
Trước khi đến Hoa Kỳ với tư cách là một du học sinh, cậu đã học luật, viết báo và làm việc trong công ty tư nhân. Khi cậu bắt đầu phân định ơn gọi làm linh mục của mình, cha xứ của cậu đã truyền cảm hứng cho cậu trong việc trở thành một tu sĩ Dòng Tên. Năm 22 tuổi, cậu chuyển về sống ở Long Beach, Califonia để bắt đầu một hành trình mới ở nước Mỹ. Tại Đại học Santa Ana, chàng thanh niên Đào Nguyên Vũ vừa học tiếng Anh vừa làm việc tại quán cà phê của nhà trường và tiếp tục phân định ơn gọi trở thành tu sĩ Dòng Tên.
Năm 2000, Vũ vào nhà tập Dòng Tên ở thành phố Culver, California. Sau khi hoàn tất 2 năm huấn luyện tại nhà tập, thầy Vũ tuyên khấn lần đầu. Sau đó thầy theo học Đại học Loyola Chicago và đậu bằng cử nhân triết học trước khi được gửi về Việt Nam làm việc trong một dự án giáo dục của Loyola 3 năm. Năm 2010, thầy phục vụ tại trường trung học Loyola ở Los Angeles trong chương trình phục vụ cộng đồng của trường. Sứ vụ kế tiếp của thầy là học cao học về thần học tại phân khoa thần học của Đại học Dòng Tên Santa Clara ở Berkeley, California trong khi vừa phục vụ tại nhà thờ Chúa Ba Ngôi ở San Jose và nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Ánh Sáng ở Oakland trong tư cách phó tế.
Trong gần 2 năm, thầy Vũ dạy giáo lý cho các sinh viên mắc chứng tự kỷ, một sứ vụ đã giúp cho thầy lớn lên hơn trong mối tương quan với Thiên Chúa. Sau khi chịu chức, thầy sẽ trở về Việt Nam làm mục vụ giáo xứ.
Võ Phương Đông, S.J.
Tiến chức linh mục Võ Phương Đông, S.J. (Derek Vo), 49 tuổi, sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Năm 21 tuổi, anh rời Việt Nam để tìm kiếm cơ hội làm ăn trong bối cảnh nước nhà bị tàn phá bởi chiến tranh. Hành trình đi tìm cuộc sống mới của anh chuyển sang một bước ngoặt đặc biệt khi thuyền của anh bị chìm và anh phải sống trong 1 trại tị nạn ở Thái Lan 3 năm. Đến Mỹ năm 1988, anh và gia đình sống ở tiểu bang Oklahoma. Anh ghi danh đi học và đậu bằng cử nhân khoa học máy tính ở Đại học Oklahoma năm 1994.
Sau nhiều năm làm việc trong lĩnh vực máy tính, anh nhận một công việc mới ở Dallas và tham gia sinh hoạt với nhóm Cộng đoàn sống đời Kitô. Đây là lần đầu tiên anh được tiếp xúc với linh đạo thánh Inhã. Mặc dù anh đã cân nhắc đến ơn gọi làm linh mục khi còn trẻ, nhưng những sự kiện xảy ra ngày 11.09.2001 đã để lại nơi anh nhiều tác động sâu sắc. Khi chứng kiến Tòa tháp đôi sụp đổ và trải qua nỗi sợ về một cuộc tấn công tương tự đối với quê hương, anh đã quyết định sống một đời sống có ý nghĩa hơn qua việc phục vụ Thiên Chúa.
Sau nhiều năm được đồng hành thiêng liêng, anh gia nhập Dòng Tên năm 2003. Sau nhà tập, thầy Đông được gửi đi học triết học ở Đại học thánh Louis. Trong 3 năm thực tập tông đồ, thầy dạy toán và khoa học máy tính tại trường trung học Regis của Dòng ở Aurora, Colorado và vừa phụ trách câu lạc bộ nhiếm ảnh của trường. Trong tiến trình huấn luyện, thầy cũng được gửi về Việt Nam 3 lần để dạy tiếng Anh, triết học, làm việc với người nghèo và giúp tĩnh tâm. Sau đó, thầy theo học và đậu bằng cao học thần học tại Phân khoa thần học tại Đại học Dòng Tên Santa Clara ở Berkeley, California. Trong quãng thời gian này, thầy phục vụ tại nhà tù San Quentin. Sứ vụ tại đây giúp thầy nhận ra khuôn mặt của Chúa Kitô nơi những người tù và giúp thầy vượt qua những xét đoán, thành kiến và sợ hãi để khám phá ra giá trị của lòng tha thứ. Sau khi chịu chức linh mục, thầy mong muốn phục vụ trong lĩnh vực mục vụ giáo xứ.
Chỉnh Trần, S.J.
Trong tháng 06 và tháng 07, Dòng Tên tại Hoa Kỳ sẽ có thêm 19 tân linh mục phục vụ trong vườn nho của Thiên Chúa. Thánh Lễ truyền chức linh mục sẽ được cử hành tại nhà thờ thánh Aloysius ở Spokane, Washington, nhà thờ thánh danh Giêsu ở Milwaukee, nhà thờ thánh Phanxicô Xaviê ở St. Louis ngày 07.06.2014; tại nhà thờ thuộc Đại học Fordham ở Bronx, New York và nhà thờ thánh Phanxicô Xaviê ở St. Louis ngày 14.06 và tại nhà thờ Đức Mẹ Guadalupe ở San Antonio ngày 19.07
19 tân linh mục có bối cảnh xuất thân từ nhiều vùng khác nhau trên cả nước như Hawaii, Louisiana, Massachusetts, Michigan, Minnesota, Missouri, New Mexico, Ohio và Texas. Ngoài ra, trong số họ cũng có những người nhập cư vào Hoa Kỳ từ Pháp, Mexico và Việt Nam.
Trước khi gia nhập Dòng Tên, họ đã làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có báo chí, vật lý trị liệu, dịch vụ xã hội, giáo dục, khoa học quân sự và máy tính.
Ơn gọi linh mục của họ trong Dòng Tên đòi hỏi họ phải trải qua một tiến trình huấn luyện sâu rộng từ 8 -12 năm kể từ khi họ vào nhà tập cho đến khi chịu chức linh mục.
Trong suốt tiến trình huấn luyện, các tiến chức linh mục này đã theo học tại các đại học của Dòng Tên và sau đó đã giảng dạy tại các trường trung học và đại học của Dòng trên khắp nước Mỹ. Họ cũng được gửi ra nước ngoài để làm các thực nghiệm khác nhau, từ việc học tiếng Tây Ban Nha ở El Salvador đến việc phục vụ tại cơ quan trợ giúp người tị nạn của Dòng ở Paris và tại một nhà dành cho trẻ em mồ côi ở Nga.
Cha Thomas H. Smolich, SJ, chủ tịch Vùng Hoa Kỳ cho biết: “Đây là một thời khắc tuyệt vời đối với Dòng Tên, gia đình và bạn bè của các tiến chức, và trên hết, đối với Giáo Hội. 19 tiến chức linh mục này đã chọn dâng hiến đời mình để phục vụ. Khi họ bắt đầu sứ vụ linh mục của mình, chúng ta vẫn tiếp tục nhớ đến họ trong lời cầu nguyện của chúng ta.”
Khi bắt đầu thực thi những sứ vụ đầu tiên trong tư cách là những linh mục Dòng Tên, các tiến chức này sẽ dấn thân phục vụ trong các sứ vụ như: làm mục vụ tại Việt Nam và Nam Dakota; dạy học tại các đại học và trường trung học Dòng Tên; tiếp tục việc nghiên cứu và phục vụ tại các giáo xứ ở Chicago, Detroit và Ann Arbor, Michigan.
Tiểu sử 2 tiến chức linh mục Dòng Tên Hoa Kỳ gốc Việt
Đào Nguyên Vũ, S.J.
Trước khi đến Hoa Kỳ với tư cách là một du học sinh, cậu đã học luật, viết báo và làm việc trong công ty tư nhân. Khi cậu bắt đầu phân định ơn gọi làm linh mục của mình, cha xứ của cậu đã truyền cảm hứng cho cậu trong việc trở thành một tu sĩ Dòng Tên. Năm 22 tuổi, cậu chuyển về sống ở Long Beach, Califonia để bắt đầu một hành trình mới ở nước Mỹ. Tại Đại học Santa Ana, chàng thanh niên Đào Nguyên Vũ vừa học tiếng Anh vừa làm việc tại quán cà phê của nhà trường và tiếp tục phân định ơn gọi trở thành tu sĩ Dòng Tên.
Năm 2000, Vũ vào nhà tập Dòng Tên ở thành phố Culver, California. Sau khi hoàn tất 2 năm huấn luyện tại nhà tập, thầy Vũ tuyên khấn lần đầu. Sau đó thầy theo học Đại học Loyola Chicago và đậu bằng cử nhân triết học trước khi được gửi về Việt Nam làm việc trong một dự án giáo dục của Loyola 3 năm. Năm 2010, thầy phục vụ tại trường trung học Loyola ở Los Angeles trong chương trình phục vụ cộng đồng của trường. Sứ vụ kế tiếp của thầy là học cao học về thần học tại phân khoa thần học của Đại học Dòng Tên Santa Clara ở Berkeley, California trong khi vừa phục vụ tại nhà thờ Chúa Ba Ngôi ở San Jose và nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Ánh Sáng ở Oakland trong tư cách phó tế.
Trong gần 2 năm, thầy Vũ dạy giáo lý cho các sinh viên mắc chứng tự kỷ, một sứ vụ đã giúp cho thầy lớn lên hơn trong mối tương quan với Thiên Chúa. Sau khi chịu chức, thầy sẽ trở về Việt Nam làm mục vụ giáo xứ.
Võ Phương Đông, S.J.
Sau nhiều năm làm việc trong lĩnh vực máy tính, anh nhận một công việc mới ở Dallas và tham gia sinh hoạt với nhóm Cộng đoàn sống đời Kitô. Đây là lần đầu tiên anh được tiếp xúc với linh đạo thánh Inhã. Mặc dù anh đã cân nhắc đến ơn gọi làm linh mục khi còn trẻ, nhưng những sự kiện xảy ra ngày 11.09.2001 đã để lại nơi anh nhiều tác động sâu sắc. Khi chứng kiến Tòa tháp đôi sụp đổ và trải qua nỗi sợ về một cuộc tấn công tương tự đối với quê hương, anh đã quyết định sống một đời sống có ý nghĩa hơn qua việc phục vụ Thiên Chúa.
Sau nhiều năm được đồng hành thiêng liêng, anh gia nhập Dòng Tên năm 2003. Sau nhà tập, thầy Đông được gửi đi học triết học ở Đại học thánh Louis. Trong 3 năm thực tập tông đồ, thầy dạy toán và khoa học máy tính tại trường trung học Regis của Dòng ở Aurora, Colorado và vừa phụ trách câu lạc bộ nhiếm ảnh của trường. Trong tiến trình huấn luyện, thầy cũng được gửi về Việt Nam 3 lần để dạy tiếng Anh, triết học, làm việc với người nghèo và giúp tĩnh tâm. Sau đó, thầy theo học và đậu bằng cao học thần học tại Phân khoa thần học tại Đại học Dòng Tên Santa Clara ở Berkeley, California. Trong quãng thời gian này, thầy phục vụ tại nhà tù San Quentin. Sứ vụ tại đây giúp thầy nhận ra khuôn mặt của Chúa Kitô nơi những người tù và giúp thầy vượt qua những xét đoán, thành kiến và sợ hãi để khám phá ra giá trị của lòng tha thứ. Sau khi chịu chức linh mục, thầy mong muốn phục vụ trong lĩnh vực mục vụ giáo xứ.
Chỉnh Trần, S.J.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và cuộc chiến tại Iraq
Đặng Tự Do
09:41 16/06/2014
Tờ Daily Mail Australia số ra ngày thứ Hai 16 tháng Sáu tường trình một con số ước lượng là 1700 binh lính Iraq đã bị xử tử hàng loạt trong vòng một tuần qua bởi nhóm thánh chiến Hồi Giáo Sunni xuất thân từ tổ chức khủng bố Al Qaeda.
Iraq đang rơi vào một cuộc nội chiến nguy hiểm giữa một bên là người Hồi Giáo Sunni, chiếm gần 40% dân số, được đông đảo các nước Hồi Giáo trong khu vực ủng hộ và một bên là người Hồi Giáo Shi’ite, chiếm 60% dân số, đại diện bởi thủ tướng Nouri al-Maliki, được Iran ủng hộ. Một cuộc chiến tương tự cuộc nội chiến khốc liệt tại Syria đang diễn ra trên đất Iraq. Trong bối cảnh đó, các Kitô hữu phải bỏ chạy để tránh là nạn nhân của cả hai bên trong cuộc xung đột.
Cuộc chiến do Hoa Kỳ phát động trong vùng đã không mang lại tự do và hạnh phúc cho người dân, trái lại đã dẫn đến một tình trạng mất ổn định nghiêm trọng trong khu vực và trên toàn thế giới.
Tòa Thánh đã thấy trước điều này và đã liên tục chống lại các ý đồ can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào vùng này.
Thật vậy, năm 1991, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phản đối chiến tranh vùng Vịnh và công khai kêu gọi Tổng thống Mỹ George HW Bush đừng phát động chiến tranh. Năm 2003, lại một lần nữa ngài phản đối cuộc chiến tranh tại Iraq và kêu gọi Tổng thống Mỹ George W. Bush kiềm chế không tiến hành chiến tranh.
Trong diễn văn trước các phái đoàn ngoại giao tại Vatican vào ngày 13 tháng 1 năm 2003, Đức Giáo Hoàng tuyên bố rằng "chiến tranh không bao giờ là một phương tiện mà ta có thể lựa chọn để giải quyết sự khác biệt giữa các quốc gia" và nhắc lại rằng "chiến tranh không thể được quyết định. . . ngoại trừ đó là lựa chọn cuối cùng và phù hợp với những điều kiện rất nghiêm ngặt."
Hai tháng sau, trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 16 tháng 3 năm 2003, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đã nói về sự cần thiết "phải nỗ lực trong tinh thần trách nhiệm đối với hòa bình" và tuyên bố rằng "Vẫn còn thời gian để đàm phán; vẫn còn chỗ cho hòa bình, không bao giờ là quá muộn để hiểu biết nhau và tiếp tục thảo luận.”
Cuộc chiến tranh bắt đầu hai ngày sau, ngày 18 tháng Ba năm 2003. Ngày 20 tháng Ba năm 2003, Hoa Kỳ tràn vào lãnh thổ Iraq
Cả ngay sau khi Hoa Kỳ đã lật đổ và giết chết nhà độc tài Saddam Hussein, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã không từ bỏ quan điểm chống lại cuộc chiến tranh này. Ngày 4 tháng Sáu năm 2004, trong diễn từ với Tổng thống Bush đến thăm ngài tại Vatican, Đức Thánh Cha nhắc nhở Tổng thống rằng:
"Tổng thống rất quen thuộc với quan điểm rõ ràng của Tòa Thánh về vấn đề này, thể hiện nơi rất nhiều văn bản, thông qua tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp, và trong các nỗ lực ngoại giao đã được thực hiện kể từ khi tổng thống đến thăm tôi lần đầu tiên tại Castelgandolfo hôm 23 tháng 7 năm 2001, và một lần nữa tại điện Tông Tòa này vào ngày 28 tháng Năm năm 2002."
Trong số tháng Tư năm 2003 của tạp chí 30 ngày, một tạp chí Công Giáo Ý, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger cũng bày tỏ sự chống đối cuộc chiến tại Iraq, và tán đồng đường lối chống chiến tranh của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô. Ngài nói quan điểm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về chiến tranh là "những suy nghĩ lương tâm của một người giữ những trọng trách cao nhất trong Giáo Hội Công Giáo" và là "lời kêu gọi lương tâm thế giới soi sáng bởi đức tin."
Cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào Iraq năm 2003, không đem lại chút tự do, hạnh phúc nào cho người dân. Ngược lại, nó đã tạo ra một khoảng trống quyền lực và những mảnh đất phì nhiêu cho các loại Hồi Giáo cực đoan phát triển dẫn đến những cuộc chiến tàn khốc, những con số thương vong to lớn, những thiệt hại nặng nề về người và của và tình trạng vắng bóng dần các tín hữu Kitô tại Trung Đông.
Iraq đang rơi vào một cuộc nội chiến nguy hiểm giữa một bên là người Hồi Giáo Sunni, chiếm gần 40% dân số, được đông đảo các nước Hồi Giáo trong khu vực ủng hộ và một bên là người Hồi Giáo Shi’ite, chiếm 60% dân số, đại diện bởi thủ tướng Nouri al-Maliki, được Iran ủng hộ. Một cuộc chiến tương tự cuộc nội chiến khốc liệt tại Syria đang diễn ra trên đất Iraq. Trong bối cảnh đó, các Kitô hữu phải bỏ chạy để tránh là nạn nhân của cả hai bên trong cuộc xung đột.
Cuộc chiến do Hoa Kỳ phát động trong vùng đã không mang lại tự do và hạnh phúc cho người dân, trái lại đã dẫn đến một tình trạng mất ổn định nghiêm trọng trong khu vực và trên toàn thế giới.
Tòa Thánh đã thấy trước điều này và đã liên tục chống lại các ý đồ can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào vùng này.
Thật vậy, năm 1991, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phản đối chiến tranh vùng Vịnh và công khai kêu gọi Tổng thống Mỹ George HW Bush đừng phát động chiến tranh. Năm 2003, lại một lần nữa ngài phản đối cuộc chiến tranh tại Iraq và kêu gọi Tổng thống Mỹ George W. Bush kiềm chế không tiến hành chiến tranh.
Trong diễn văn trước các phái đoàn ngoại giao tại Vatican vào ngày 13 tháng 1 năm 2003, Đức Giáo Hoàng tuyên bố rằng "chiến tranh không bao giờ là một phương tiện mà ta có thể lựa chọn để giải quyết sự khác biệt giữa các quốc gia" và nhắc lại rằng "chiến tranh không thể được quyết định. . . ngoại trừ đó là lựa chọn cuối cùng và phù hợp với những điều kiện rất nghiêm ngặt."
Hai tháng sau, trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 16 tháng 3 năm 2003, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đã nói về sự cần thiết "phải nỗ lực trong tinh thần trách nhiệm đối với hòa bình" và tuyên bố rằng "Vẫn còn thời gian để đàm phán; vẫn còn chỗ cho hòa bình, không bao giờ là quá muộn để hiểu biết nhau và tiếp tục thảo luận.”
Cuộc chiến tranh bắt đầu hai ngày sau, ngày 18 tháng Ba năm 2003. Ngày 20 tháng Ba năm 2003, Hoa Kỳ tràn vào lãnh thổ Iraq
Cả ngay sau khi Hoa Kỳ đã lật đổ và giết chết nhà độc tài Saddam Hussein, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã không từ bỏ quan điểm chống lại cuộc chiến tranh này. Ngày 4 tháng Sáu năm 2004, trong diễn từ với Tổng thống Bush đến thăm ngài tại Vatican, Đức Thánh Cha nhắc nhở Tổng thống rằng:
"Tổng thống rất quen thuộc với quan điểm rõ ràng của Tòa Thánh về vấn đề này, thể hiện nơi rất nhiều văn bản, thông qua tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp, và trong các nỗ lực ngoại giao đã được thực hiện kể từ khi tổng thống đến thăm tôi lần đầu tiên tại Castelgandolfo hôm 23 tháng 7 năm 2001, và một lần nữa tại điện Tông Tòa này vào ngày 28 tháng Năm năm 2002."
Trong số tháng Tư năm 2003 của tạp chí 30 ngày, một tạp chí Công Giáo Ý, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger cũng bày tỏ sự chống đối cuộc chiến tại Iraq, và tán đồng đường lối chống chiến tranh của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô. Ngài nói quan điểm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về chiến tranh là "những suy nghĩ lương tâm của một người giữ những trọng trách cao nhất trong Giáo Hội Công Giáo" và là "lời kêu gọi lương tâm thế giới soi sáng bởi đức tin."
Cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào Iraq năm 2003, không đem lại chút tự do, hạnh phúc nào cho người dân. Ngược lại, nó đã tạo ra một khoảng trống quyền lực và những mảnh đất phì nhiêu cho các loại Hồi Giáo cực đoan phát triển dẫn đến những cuộc chiến tàn khốc, những con số thương vong to lớn, những thiệt hại nặng nề về người và của và tình trạng vắng bóng dần các tín hữu Kitô tại Trung Đông.
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ những người nghèo tại Rôma
Đặng Tự Do
11:30 16/06/2014
Dù thời tiết xấu, hôm Chúa Nhật 15 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Nhà thờ Santa Maria ở Trastevere để gặp những người đang nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng thánh Egidio.
Sau khi vào nhà thờ, Đức Giáo Hoàng đặt một bó bông hoa và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ Giàu Lòng Xót Thương.
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nghe các chứng từ của một số người được cộng đồng thánh Egidio giúp đỡ.
Adriana, một phụ nữ bị khuyết tập, và Dawood Yousefi, một người tị nạn Hồi giáo, đã trình bày hoàn cảnh của mình và sự trợ giúp của các thành viên cộng đồng Thánh Egidio.
Adriana nói: "Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã chữa lành nhiều người bệnh. Con cũng chịu đựng nhiều khó khăn, giống như những người khác, cả về thể chất và tâm lý. Nhưng năm nay, con hiểu rằng bệnh tật nghiêm trọng nhất là sự cô đơn. Nhưng Chúa Giêsu đã chữa lành cho con."
Dawood Yousefi nói: "Tôi nhớ những con đường vùng núi giữa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, nơi tôi đã trải qua hai tuần. Tôi thấy, về phía những con đường mòn, những bộ xương của những người tị nạn khác. Tôi sợ tôi sẽ chết vì lạnh."
Đức Thánh Cha Phanxicô đả kích chống lại một "nền kinh tế đầu cơ" làm cho người nghèo càng nghèo hơn. Ngài cũng yêu cầu rằng tình liên đới giữa con người với nhau không bao giờ biến mất.
Đức Thánh Cha nói: "Nhiều người muốn xóa cái từ liên đới này khỏi từ điển, bởi vì với một nhóm người nào đó trong xã hội đó là một từ xấu. Không! Nó là một từ Kitô giáo, liên đới. Đó là lý do tại sao anh chị em quen với những người vô gia cư, bạn bè với những người khuyết tật, và anh chị em thể hiện ra rất nhiều tình nhân loại. "
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói đến thứ "văn hóa vất bỏ", quăng sang một bên những thanh thiếu niên và người già. Ngài nói rõ ràng châu Âu đang đánh mất căn cội của mình.
Đức Thánh Cha nói tiếp: "Hôm nay, tôi nói về châu Âu, một Châu Âu mệt mỏi. Chúng ta cần phải giúp làm trẻ hóa đại lục này, để người châu Âu tìm thấy nguồn gốc của mình."
Cộng đồng Thánh Egidio được thành lập vào năm 1960 để giúp đỡ những người nghèo nhất ở Rome. Họ cũng làm việc để thúc đẩy phong trào đại kết và hòa bình trên thế giới.
Sau khi vào nhà thờ, Đức Giáo Hoàng đặt một bó bông hoa và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ Giàu Lòng Xót Thương.
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nghe các chứng từ của một số người được cộng đồng thánh Egidio giúp đỡ.
Adriana, một phụ nữ bị khuyết tập, và Dawood Yousefi, một người tị nạn Hồi giáo, đã trình bày hoàn cảnh của mình và sự trợ giúp của các thành viên cộng đồng Thánh Egidio.
Adriana nói: "Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã chữa lành nhiều người bệnh. Con cũng chịu đựng nhiều khó khăn, giống như những người khác, cả về thể chất và tâm lý. Nhưng năm nay, con hiểu rằng bệnh tật nghiêm trọng nhất là sự cô đơn. Nhưng Chúa Giêsu đã chữa lành cho con."
Dawood Yousefi nói: "Tôi nhớ những con đường vùng núi giữa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, nơi tôi đã trải qua hai tuần. Tôi thấy, về phía những con đường mòn, những bộ xương của những người tị nạn khác. Tôi sợ tôi sẽ chết vì lạnh."
Đức Thánh Cha Phanxicô đả kích chống lại một "nền kinh tế đầu cơ" làm cho người nghèo càng nghèo hơn. Ngài cũng yêu cầu rằng tình liên đới giữa con người với nhau không bao giờ biến mất.
Đức Thánh Cha nói: "Nhiều người muốn xóa cái từ liên đới này khỏi từ điển, bởi vì với một nhóm người nào đó trong xã hội đó là một từ xấu. Không! Nó là một từ Kitô giáo, liên đới. Đó là lý do tại sao anh chị em quen với những người vô gia cư, bạn bè với những người khuyết tật, và anh chị em thể hiện ra rất nhiều tình nhân loại. "
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói đến thứ "văn hóa vất bỏ", quăng sang một bên những thanh thiếu niên và người già. Ngài nói rõ ràng châu Âu đang đánh mất căn cội của mình.
Đức Thánh Cha nói tiếp: "Hôm nay, tôi nói về châu Âu, một Châu Âu mệt mỏi. Chúng ta cần phải giúp làm trẻ hóa đại lục này, để người châu Âu tìm thấy nguồn gốc của mình."
Cộng đồng Thánh Egidio được thành lập vào năm 1960 để giúp đỡ những người nghèo nhất ở Rome. Họ cũng làm việc để thúc đẩy phong trào đại kết và hòa bình trên thế giới.
Đức Thánh Cha tiếp kiến Đức Giáo Chủ Anh giáo
Lm. Trần Đức Anh OP
11:37 16/06/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô tái khẳng định mục tiêu tìm về sự hiệp nhất trọn vẹn giữa Công Giáo và Anh giáo, đồng thời cổ võ sự cộng tác chung giữa hai cộng đồng Giáo Hội.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 16-6-2014, dành cho Đức Justin Welby, TGM giáo phận Canterbury, Giáo Chủ liên hiệp Anh giáo, cùng với phái đoàn đến thăm ĐTC. Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có ĐHY Vincent Nichols, TGM giáo phận Westminster, Chủ tịch HĐGM Công Giáo Anh quốc.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC bày tỏ đau buồn vì tình trạng chia rẽ giữa các tín hữu Kitô và khẳng định rằng: ”Đứng trước cái nhìn từ bi của Chúa, chúng ta không thể làm ngơ không biết rằng sự chia rẽ giữa chúng ta là một gương xấu, một chướng ngại cản trở việc loan báo Tin Mừng cứu độ cho thế giới. Cái nhìn của chúng ta nhiều khi bị lu mờ vì gánh nặng gây ra do lịch sử những chia rẽ của chúng ta cũng như do ý chí của chúng ta không luôn luôn được giải thoát khỏi tham vọng phàm nhân, thậm chí tham vọng này nhiều khi đi kèm ước muốn loan báo Tin Mừng theo mệnh lệnh của Chúa” (Xc Mt 28,19).
ĐTC xác quyết rằng ”Mục tiêu hiệp nhất trọn vẹn có thể có vẻ là một mục tiêu xa vời, nhưng nó vẫn luôn mà mục tiêu chúng ta phải qui hướng mọi bước đường trong hành trình đại kết thúc ta đang cùng nhau thực hiện.. Sự tiến bộ hướng về hiệp nhất trọn vẹn không phải chỉ là kết quả hành động nhân trần của chúng ta mà thôi, nhưng là món quà tự do của Thiên Chúa. Chúa Thánh Linh ban cho chúng ta sức mạnh để không nản chí và mời gọi chúng ta hoàn toàn tín thác nơi hoạt động quyền năng của Chúa”.
ĐTC nhắc lại trong lần gặp gỡ đầu tiên với Đức Giáo Chủ Liên hiệp Anh giáo, hai bên đã nói về những quan tâm chung và những tai ương đang đè nặng trên gia đình nhân loại. Ngài nói:
”Đặc biệt chúng ta đã bày tỏ kinh hoàng trước tệ nạn buôn người và những hình thức nô lệ mới mẻ. Tôi cảm ơn Đức Giáo Chủ vì đã dấn thân chống lại tội ác không thể dung thứ này chốn glại phẩm gia con người. Trong lãnh vực hoạt động rộng lớn này và cấp thiết này, nhiều hoạt động cộng tác quan trọng đã được khởi sự, trong lãnh vực đại kết cũng như với các chính quyền dân sự và các tổ chức dân sự quốc tế. Nhiều sáng kiến bác ái đã nảy sinh từ các cộng đoàn của chúng ta và được thực thi quảng đại và can đảm tại nhiều miền trên thế giới. Tôi đặc biệt nghĩ đến mạng hành động chống lại nạn buôn phụ nữ do nhiều Hội dòng nữ đề xướng. Chúng ta hãy cùng nhau dấn thân kiên trì trong cuộc chiến chống lại những hình thức nô lệ mới mẻ, với niềm tín thác rằng chúng ta có thể góp phần nâng đỡ các nạn nhân và chống lại thảm trạng buôn người thê thảm như vậy' (SD 16-6-2014)
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC bày tỏ đau buồn vì tình trạng chia rẽ giữa các tín hữu Kitô và khẳng định rằng: ”Đứng trước cái nhìn từ bi của Chúa, chúng ta không thể làm ngơ không biết rằng sự chia rẽ giữa chúng ta là một gương xấu, một chướng ngại cản trở việc loan báo Tin Mừng cứu độ cho thế giới. Cái nhìn của chúng ta nhiều khi bị lu mờ vì gánh nặng gây ra do lịch sử những chia rẽ của chúng ta cũng như do ý chí của chúng ta không luôn luôn được giải thoát khỏi tham vọng phàm nhân, thậm chí tham vọng này nhiều khi đi kèm ước muốn loan báo Tin Mừng theo mệnh lệnh của Chúa” (Xc Mt 28,19).
ĐTC xác quyết rằng ”Mục tiêu hiệp nhất trọn vẹn có thể có vẻ là một mục tiêu xa vời, nhưng nó vẫn luôn mà mục tiêu chúng ta phải qui hướng mọi bước đường trong hành trình đại kết thúc ta đang cùng nhau thực hiện.. Sự tiến bộ hướng về hiệp nhất trọn vẹn không phải chỉ là kết quả hành động nhân trần của chúng ta mà thôi, nhưng là món quà tự do của Thiên Chúa. Chúa Thánh Linh ban cho chúng ta sức mạnh để không nản chí và mời gọi chúng ta hoàn toàn tín thác nơi hoạt động quyền năng của Chúa”.
ĐTC nhắc lại trong lần gặp gỡ đầu tiên với Đức Giáo Chủ Liên hiệp Anh giáo, hai bên đã nói về những quan tâm chung và những tai ương đang đè nặng trên gia đình nhân loại. Ngài nói:
”Đặc biệt chúng ta đã bày tỏ kinh hoàng trước tệ nạn buôn người và những hình thức nô lệ mới mẻ. Tôi cảm ơn Đức Giáo Chủ vì đã dấn thân chống lại tội ác không thể dung thứ này chốn glại phẩm gia con người. Trong lãnh vực hoạt động rộng lớn này và cấp thiết này, nhiều hoạt động cộng tác quan trọng đã được khởi sự, trong lãnh vực đại kết cũng như với các chính quyền dân sự và các tổ chức dân sự quốc tế. Nhiều sáng kiến bác ái đã nảy sinh từ các cộng đoàn của chúng ta và được thực thi quảng đại và can đảm tại nhiều miền trên thế giới. Tôi đặc biệt nghĩ đến mạng hành động chống lại nạn buôn phụ nữ do nhiều Hội dòng nữ đề xướng. Chúng ta hãy cùng nhau dấn thân kiên trì trong cuộc chiến chống lại những hình thức nô lệ mới mẻ, với niềm tín thác rằng chúng ta có thể góp phần nâng đỡ các nạn nhân và chống lại thảm trạng buôn người thê thảm như vậy' (SD 16-6-2014)
Đức Thánh Cha đề cập đến việc đầu tư phù hợp luân lý
Đặng Tự Do
17:04 16/06/2014
Làm thế nào các nhà đầu tư có thể liên kết lợi nhuận của mình với phúc lợi xã hội trong tình liên đới? Đây là chủ đề đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cập đến khi ngài nói chuyện trước một hội nghị về đầu tư với tinh thần đạo đức. Đó là một phần của một hội nghị chuyên đề hai ngày về những cách thế mà các nhà doanh nghiệp có thể kết hợp các lợi ích chung và cùng một lúc, tạo ra lợi nhuận cho riêng mình.
Đức Thánh Cha nói:
"Cảm thức liên đới với người nghèo và người thiệt thòi đã khiến anh chị em suy nghĩ về tác động của đầu tư trong một tinh thần trách nhiệm với xã hội."
Đức Giáo Hoàng đã đề cao những nhà đầu tư tập trung vào việc phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo và hạn chế bất bình đẳng xã hội, theo hướng phù hợp với học thuyết xã hội của Giáo Hội.
Những lợi ích xã hội mà họ đem đến có thể tương đối vừa phải thôi nhưng tạo ra những kết quả lâu dài cho xã hội.
Ngài đưa ra một ví dụ là "các nhà đầu tư sử dụng nguồn vốn của các tổ chức tài chính để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản liên quan đến nông nghiệp, và tiếp cận với nguồn nước."
Đây là những công việc không ai muốn làm vì lợi nhuận không bao nhiêu. Nhưng những công việc như thế cải thiện khuôn mặt nông thôn và đem lại phúc lợi cho xã hội.
Đức Giáo Hoàng sau đó đã chỉ trích cách thức mà một số thị trường tài chính đang hình thành số phận của toàn bộ cộng đồng, thay vì phục vụ nhu cầu của họ, một số người giàu lên rất nhanh từ hệ thống đó, trong khi nhiều người khác lãnh đủ các hậu quả của nó.
Không chỉ có các nhà đầu tư tham gia trong hội nghị này. Giáo triều Rôma cũng đã đến dự.
Đức Thánh Cha nhận xét:
"Đại diện của Giáo triều Rôma cũng tham gia cùng anh chị em trong những ngày này nhằm đánh giá các hình thức đầu tư sáng tạo đem lại phúc lợi cho cộng đồng địa phương và môi trường."
Hội nghị được tài trợ bởi Hội đồng Giáo hoàng về Công Lý và Hòa Bình, Catholic Relief Services và Mendoza College of Business thuộc Đại học Notre Dame.
Đức Thánh Cha nói:
"Cảm thức liên đới với người nghèo và người thiệt thòi đã khiến anh chị em suy nghĩ về tác động của đầu tư trong một tinh thần trách nhiệm với xã hội."
Đức Giáo Hoàng đã đề cao những nhà đầu tư tập trung vào việc phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo và hạn chế bất bình đẳng xã hội, theo hướng phù hợp với học thuyết xã hội của Giáo Hội.
Những lợi ích xã hội mà họ đem đến có thể tương đối vừa phải thôi nhưng tạo ra những kết quả lâu dài cho xã hội.
Ngài đưa ra một ví dụ là "các nhà đầu tư sử dụng nguồn vốn của các tổ chức tài chính để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản liên quan đến nông nghiệp, và tiếp cận với nguồn nước."
Đây là những công việc không ai muốn làm vì lợi nhuận không bao nhiêu. Nhưng những công việc như thế cải thiện khuôn mặt nông thôn và đem lại phúc lợi cho xã hội.
Đức Giáo Hoàng sau đó đã chỉ trích cách thức mà một số thị trường tài chính đang hình thành số phận của toàn bộ cộng đồng, thay vì phục vụ nhu cầu của họ, một số người giàu lên rất nhanh từ hệ thống đó, trong khi nhiều người khác lãnh đủ các hậu quả của nó.
Không chỉ có các nhà đầu tư tham gia trong hội nghị này. Giáo triều Rôma cũng đã đến dự.
Đức Thánh Cha nhận xét:
"Đại diện của Giáo triều Rôma cũng tham gia cùng anh chị em trong những ngày này nhằm đánh giá các hình thức đầu tư sáng tạo đem lại phúc lợi cho cộng đồng địa phương và môi trường."
Hội nghị được tài trợ bởi Hội đồng Giáo hoàng về Công Lý và Hòa Bình, Catholic Relief Services và Mendoza College of Business thuộc Đại học Notre Dame.
Khủng bố Hồi giáo Al Shabaab giết ít nhất 48 người tại Kenya
Đặng Tự Do
17:23 16/06/2014
Nhóm khủng bố Hồi giáo Al Shabaab đã giết ít nhất 48 người tại thị trấn Mpeketoni của Kenya vào tối Chúa Nhật, ngày 15 tháng 6. Chúng kéo những người đàn ông ra khỏi nhà và giết chết những ai tự nhận mình không phải là người Hồi giáo.
Al Shabaab, nhóm Hồi giáo có căn cứ tại Somalia nhận trách nhiệm về vụ tấn công này nói rằng đó là phản ứng của chúng chống lại sự can thiệp của Kenya ở Somalia. Những kẻ khủng bố, di chuyển trên hai xe tải, cũng đã tấn công một đồn cảnh sát và đốt cháy hai khách sạn.
Đức Cha Emanuel Barbara của Malindi nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc rằng sau cuộc tấn công vào đồn cảnh sát, các tay súng chặn người lái xe và người đi bộ, yêu cầu họ cho biết họ là người Hồi giáo hoặc Kitô hữu. Nếu họ là Kitô hữu chúng giết họ ngay.
Các nhân chứng khác cho biết các Kitô hữu đã bị buộc phải ra khỏi nhà của họ và bị bắn hạ trước mặt gia đình họ.
Al Shabaab, nhóm Hồi giáo có căn cứ tại Somalia nhận trách nhiệm về vụ tấn công này nói rằng đó là phản ứng của chúng chống lại sự can thiệp của Kenya ở Somalia. Những kẻ khủng bố, di chuyển trên hai xe tải, cũng đã tấn công một đồn cảnh sát và đốt cháy hai khách sạn.
Đức Cha Emanuel Barbara của Malindi nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc rằng sau cuộc tấn công vào đồn cảnh sát, các tay súng chặn người lái xe và người đi bộ, yêu cầu họ cho biết họ là người Hồi giáo hoặc Kitô hữu. Nếu họ là Kitô hữu chúng giết họ ngay.
Các nhân chứng khác cho biết các Kitô hữu đã bị buộc phải ra khỏi nhà của họ và bị bắn hạ trước mặt gia đình họ.
Đầu tư để giúp người nghèo: Các thị trường chứng khoán ấn định định mệnh của con người
Bùi Hữu Thư
18:03 16/06/2014
Vatican City, 16 tháng 6, 2014 (VIS) – Hội đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình đã tổ chức một hội nghị để minh định các hình thức đầu tư hiện hành và có thể áp dụng cho việc đảm bảo một xã hội bình đẳng hơn. Hội nghị có chủ đề “Đầu tư với mục đích giúp người nghèo” đang diễn tiến tại Rôma trong tuần này. Các tham dự viện, kể cả các đại biểu của giáo triều Curia được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến sáng nay.
Đầu tư với mục đích giúp người nghèo là một hình thức đầu tư “có lợi ích cho các cộng đồng điạ phương và môi sinh, cũng như cung cấp một lợi nhuận đáng kể.” Đức Thánh Cha nói: Các nhà đầu tư theo thể thức này “ý thức về sự hiện hữu của những hoàn cảnh bất công trầm trọng, các trường hợp có sự bất bình đẳng lớn lao trong xã hội, và những tình trạng nghèo khó không thể chấp nhận ảnh hưởng đến các cộng đồng và toàn thể dân chúng. Các nhà đầu tư này đến với các công ty xử dụng tài nguyên của họ để cổ võ cho việc phát triển kinh tế và xã hội của các nhóm người này qua việc đầu tư nhằm đáp ứng các nhu cầu căn bản liên quan đến việc canh tác, cung cấp nước, nhà cửa có tiện nghị khả dĩ với giá cả vừa phải, cũng như chăm sóc sức khoẻ căn bản và các dịch vụ về giáo dục cho người nghèo.”
Đầu tư theo kiểu này nhằm đạt được những kết quả tích cực về xã hội tại các cộng đồng điạ phương, như tạo công ăn việc làm, cung cấp điện nước, việc huấn luyện và gia tăng sản lượng canh nông. Tiền lời cho các nhà đầu tư thường ít hơn so với các loại đầu tư khác.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng “sự hợp lý của các hình thức can thiệp mới mẻ là việc công nhận có sự nối kết tối hậu giữa lợi nhuận và tình liên đới, là một cái vòng luẩn quẩn giữa lợi tức và các quà tặng… Các Kitô hữu được mời gọi để tái khám phá, để cảm nghiệm và tuyên xưng cho tất cả mọi người sự hiệp nhất quý báu và tiên quyết giữa lợi tức và tình liên đới”.
Ngài nói: “Điều quan trọng là đạo lý một lần nữa phải đóng vai trong thế giới chứng khoán và các thị trường phải phục vụ cho lợi ích của dân chúng và ích lợi chung của nhân loại. Càng ngày chúng ta càng cảm thấy không thể chấp nhận các thị trường chứng khoán đang áp đặt trên định mệnh của dân chúng, thay vì phục vụ cho nhu cầu của họ; hay chỉ có một số ít người được thụ hưởng những tài nguyên bao la qua việc đầu tư khéo léo, trong khi nhiều người khác lại phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.
Kỹ thuật tân tiến đã giúp cho các dịch vụ tài chánh được thực hiện rất nhanh chóng, nhưng về lâu dài thì điều này chỉ đáng kể khi phục vụ đắc lực hơn cho lợi ích chung. Về phương diện này, các âm mưu làm giá các loại thực phẩm là một điều ghê tởm vì ảnh hưởng trầm trọng đến việc cung cấp thức ăn cho những người nghèo khó trong gia đình nhân loại.
Việc khẩn cấp là các chính phủ trên toàn thế giới phải cam kết phát triển một hệ thống quốc tế có thể cổ võ cho một thị trường đầu tư với mục đích giúp người nghèo, như thế mới có thể chống lại một nền kinh tế kỳ thị, phân cách và loại trừ.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc là hôm nay Giáo Hội mừng lễ Thánh Quiricus và Giulitta, một người con trai và một bà mẹ bị bách hại dưới triều đại Diocletian, họ đã từ bỏ tất cả tài sản để phân phát cho người nghèo và chấp nhận việc tử đạo. Ngài kết luận: “Tôi xin hiệp ý cùng các bạn để nguyện xin Thiên Chúa giúp chúng ta không bao giờ quên sự phù vân của các tài nguyên trần thế và tái lập sự cam kết của chúng ta cho việc phụng sự cho lợi ích chung với tình yêu và với sự chú ý nhiều hơn đến những người anh chị em nghèo khổ nhất và yếu đuối nhất của chúng ta”.
Đầu tư với mục đích giúp người nghèo là một hình thức đầu tư “có lợi ích cho các cộng đồng điạ phương và môi sinh, cũng như cung cấp một lợi nhuận đáng kể.” Đức Thánh Cha nói: Các nhà đầu tư theo thể thức này “ý thức về sự hiện hữu của những hoàn cảnh bất công trầm trọng, các trường hợp có sự bất bình đẳng lớn lao trong xã hội, và những tình trạng nghèo khó không thể chấp nhận ảnh hưởng đến các cộng đồng và toàn thể dân chúng. Các nhà đầu tư này đến với các công ty xử dụng tài nguyên của họ để cổ võ cho việc phát triển kinh tế và xã hội của các nhóm người này qua việc đầu tư nhằm đáp ứng các nhu cầu căn bản liên quan đến việc canh tác, cung cấp nước, nhà cửa có tiện nghị khả dĩ với giá cả vừa phải, cũng như chăm sóc sức khoẻ căn bản và các dịch vụ về giáo dục cho người nghèo.”
Đầu tư theo kiểu này nhằm đạt được những kết quả tích cực về xã hội tại các cộng đồng điạ phương, như tạo công ăn việc làm, cung cấp điện nước, việc huấn luyện và gia tăng sản lượng canh nông. Tiền lời cho các nhà đầu tư thường ít hơn so với các loại đầu tư khác.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng “sự hợp lý của các hình thức can thiệp mới mẻ là việc công nhận có sự nối kết tối hậu giữa lợi nhuận và tình liên đới, là một cái vòng luẩn quẩn giữa lợi tức và các quà tặng… Các Kitô hữu được mời gọi để tái khám phá, để cảm nghiệm và tuyên xưng cho tất cả mọi người sự hiệp nhất quý báu và tiên quyết giữa lợi tức và tình liên đới”.
Ngài nói: “Điều quan trọng là đạo lý một lần nữa phải đóng vai trong thế giới chứng khoán và các thị trường phải phục vụ cho lợi ích của dân chúng và ích lợi chung của nhân loại. Càng ngày chúng ta càng cảm thấy không thể chấp nhận các thị trường chứng khoán đang áp đặt trên định mệnh của dân chúng, thay vì phục vụ cho nhu cầu của họ; hay chỉ có một số ít người được thụ hưởng những tài nguyên bao la qua việc đầu tư khéo léo, trong khi nhiều người khác lại phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.
Kỹ thuật tân tiến đã giúp cho các dịch vụ tài chánh được thực hiện rất nhanh chóng, nhưng về lâu dài thì điều này chỉ đáng kể khi phục vụ đắc lực hơn cho lợi ích chung. Về phương diện này, các âm mưu làm giá các loại thực phẩm là một điều ghê tởm vì ảnh hưởng trầm trọng đến việc cung cấp thức ăn cho những người nghèo khó trong gia đình nhân loại.
Việc khẩn cấp là các chính phủ trên toàn thế giới phải cam kết phát triển một hệ thống quốc tế có thể cổ võ cho một thị trường đầu tư với mục đích giúp người nghèo, như thế mới có thể chống lại một nền kinh tế kỳ thị, phân cách và loại trừ.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc là hôm nay Giáo Hội mừng lễ Thánh Quiricus và Giulitta, một người con trai và một bà mẹ bị bách hại dưới triều đại Diocletian, họ đã từ bỏ tất cả tài sản để phân phát cho người nghèo và chấp nhận việc tử đạo. Ngài kết luận: “Tôi xin hiệp ý cùng các bạn để nguyện xin Thiên Chúa giúp chúng ta không bao giờ quên sự phù vân của các tài nguyên trần thế và tái lập sự cam kết của chúng ta cho việc phụng sự cho lợi ích chung với tình yêu và với sự chú ý nhiều hơn đến những người anh chị em nghèo khổ nhất và yếu đuối nhất của chúng ta”.
Top Stories
Cambodge: Le point sur l’actualité politique et sociale
Eglises d'Asie
07:23 16/06/2014
Cambodge: Le point sur l’actualité politique et sociale du 12 avril au 6 juin 2014
Politique intérieure
* Le 11 avril, douze hommes et une femme, (dont six Kampuchéa Krom), arrêtés en mars 2013 et membres du Mouvement du Pouvoir du Peuple Khmer (MPPK), sont condamnés à plusieurs années de prison, sans preuves précises, au cours d’un procès que les ONG de défense des droits de l’homme qualifient de « politique ». ...
... Le fondateur du MPPK est un réfugié cambodgien au Danemark depuis 2010 nommé Sourn Sam Sérey Ratha. C’est un groupe minuscule parfaitement inoffensif (Cambodia Daily du 12.04.14). Un autre membre sera arrêté le 13 mai, en possession d’un faux passeport et de documents relatifs au mouvement (CD du 15.05.14).
* Le 18 mai ont lieu les élections des maires par les conseillers des 11 459 communes, élus en juin 2012. Le PPC avait alors obtenu 72,3 % des voix, le PSR et PDH (unis ensuite dans le PSNC) 25,8 %. Il n’y avait donc rien à attendre de ces élections. Le PSNC décide toutefois d’organiser une campagne électorale. Le Comité Electoral National (CEN) interdit la campagne. La municipalité de Phnom Penh refuse au PSNC l’utilisation du Parc de la Liberté de Phnom Penh, pourtant prévu à l’expression des libertés. Le parc est entouré de chevaux de frises et gardé par de nombreux policiers armés. Le 16 mai, l’Opposition organise toutefois une marche de 15 000 personnes à travers Phnom Penh selon un itinéraire autorisé par la municipalité, sous haute surveillance de la police militaire, mais sans violence. On a pu cependant entendre des ordres concernant des manifestants qui avaient déplacé des chevaux de frises : « Battez-les ! Battez-les à mort ! » (CD du 17.05.14). Les résultats, comme prévus, donnent une large victoire du PPC (76,4 %). Le PSNC gagne cependant 2 présidences de district (Prey Veng et Tbong Khmum) (CD du 19.05.14).
* Les 576 conseillers d’arrondissement et de province de l’ex-PSR n’ont pas touché leur salaires depuis le mois de mars parce qu’ils ont rejoint le PSNC. Selon la loi, ils ne peuvent en effet appartenir à deux partis à la fois (CD du 06.05.14)
* Trois lois sur la réforme judiciaire sont votées les 22-23 mai par l’Assemblée, boycottée par les 55 députés de l’Opposition. Les associations de la société civile se plaignent de n’avoir pas été consultées. « Personne n’est plus compétent que l’Assemblée nationale », leur est-il répondu. Le 27 mai, Surya Subédi, représentant spécial du secrétaire général de l’ONU, exprime sa préoccupation du fait que ces trois lois aient été votées sans consultation d’experts.
* Selon Sam Rainsy 80 % des problèmes entre le PPC et le PSNC ont été résolu, Kem Sokha dément être à l’origine de l’impossibilité d’un accord entre les deux partis par son intransigeance. « Les ruses de Hun Sen ne convainquent plus personne », dit-il. Il maintient la volonté du PSNC d’organiser de nouvelles élections au début de l’année 2016, et non en février 2018 comme le propose Hun Sen (CD du 18.04.14). Ces manifestations qui commencent le 1er mai sont l’occasion de violences de la part des milices de Hun Sen. « Les Etats-Unis et l’Europe demandent à l’unisson que soit ouvert le parc de la liberté qui est pour le peuple » (CD du 03.05.14). Le 4 mai, des soldats et policiers armés de fusils d’assaut empêchent la tenue d’un meeting électoral à Kompomg Cham. Le 22 mai, le PPC et le PNSC reprennent les négociations (CD du 22.05.14).
Politique extérieure
* Si Kem Sokha reconnaît volontiers que les Etats-Unis l’ont financé par le passé pendant plus de cinq ans, Sam Rainsy nie toute aide extérieure. Dans une interview à une télévision chinoise, il soutient les revendications maritimes de la Chine contre le Vietnam (CD du 23.04.14).
* Le 24 avril, le Premier ministre Hun Sen se rend en Azerbaïdjan et en Biélorussie et y signe dix accords commerciaux. Le commerce entre les deux pays a progressé de 200 % en 2013 par rapport à l’année précédente, pour atteindre 6,3 millions de dollars. La Biélorussie exporte des engrais potassiques et des tracteurs (la moitié du parc cambodgien). Un vol direct reliera chaque semaine la Biélorussie et le Cambodge. L’Azerbaïdjan propose des bourses de formation d’ingénieurs cambodgiens dans le domaine pétrolier (CD du 25.04.14).
* Depuis le 13 mai, environ 1 600 de ressortissants chinois fuient les violences antichinoises au Vietnam qui ont fait au moins 21 morts, pour se réfugier au Cambodge (CD du 19.05.14).
Economie
* Le casino Naga Corp de Phnom Penh affiche un accroissement de ses revenus de 16 % durant les quatre premiers mois de l’année, soit un 76,8 millions de dollars (CD du 25.04.14).
* Le 6 mai, un agriculteur de Takéo reçoit un prix, parmi 734 concurrents, pour son rendement en riz selon la méthode de culture intensive SRI, qui lui a permis de récolter 7,3 tonnes à l’hectare, en utilisant uniquement avec de l’engrais naturel. Selon le CEDAC (Centre d’Etude et de développement de l’Agriculture au Cambodge) environ 100 000 agriculteurs pratiqueraient cette nouvelle méthode (CD du 07.05.14).
* Les revenus des taxes sur le revenu ont augmenté de 9,5 % par rapport à l’année dernière durant les trois premiers mois de l’année, pour s’élever à 353,46 millions de dollars. En 2013, le gouvernement avait prélevé 881,4 millions soit une augmentation de 16,1 % par rapport à 2012 (CD du 12.05.14).
* A cause du ralentissement économique chinois, le prix du caoutchouc a chuté de 31 % depuis le début de l’année. La tonne de caoutchouc sec est payée 1 500 dollars. Entre 30 et 40 des 60 usines de transformation du latex ont cessé le travail. Le prix du latex à la production a chuté de moitié, et passe de 2 à 1 dollar. La Thaïlande qui est le 3ème producteur mondial annonce la vente de 200 000 tn à prix cassé. Le Cambodge qui ne représente que 5 % du marché mondial n’a aucun moyen de réaction (CD du 16.05.14).
* La valeur des exportations de manioc a chuté de 25 % par rapport à la même période de l’an dernier : la production a baissé à cause des inondations dans la région de Bantéay Méan Chey (204 000 tn au lieu de 273 000 tn), et les prix ont baissé (657 riels le kilo au lieu de 767). Le Cambodge est à la merci des intermédiaires thaïlandais, bien que le Vietnam soit un marché plus important (CD du 27.05.14).
* Durant le premier trimestre, 50 projets de construction cumulent 851 millions de dollars, soit un accroissement de 413 % par rapport à la même période de l’an dernier. L’importation de matériel de construction a donc connu, lui aussi, une augmentation de 238 % (619 millions). Les investisseurs construisent des appartements pour loger les étrangers qui viendront travailler au Cambodge après la liberté de circulation au sein de l’ASEAN en 2015 (CD du 21.05.14). Les investissements chinois dans la construction augmentent régulièrement : 1,7 milliard en 2011 ; 2,2 en 2012 ; 2,7 en 2003 ; déjà 1,4 milliard cette année (CD du 03.06.14).
Dons et investissements
* Le 23 avril, la BAD (Banque Asiatique de Développement) s’engage à accorder un prêt de 75 millions de dollars pour réparer les dommages causés par les inondations de 2013. L’Australie accorde un don de 6,7 millions (CD du 24.04.14).
* Le 28 avril, la JICA (Agence Japonaise de Coopération Internationale) annonce un projet d’autoroute qui relira Phnom Penh et Hô Chi Minh-Ville en 2030. Le coût de la construction s’élèvera à 2,2 milliards (CD du 29.04.14).
* Le 28 avril, l’AFD (Agence Française de Développement) accorde un prêt de 15 millions de dollars à la Banque du Commerce extérieur (FTB) pour aider les fournisseurs d’eau et d’électricité, tant privés que publics. L’Union Européenne accorde également un don de 4,2 millions. Ainsi 35 000 maisons auront accès à l’électricité, et 50 000 à l’eau potable (CD du 29.04.14).
* Le 19 mai, lors de la visite du Premier ministre en Chine, le Ppremier ministre chinois promet un don de 112 millions de dollars et un prêt de 33 millions pour la création des structures nécessaires aux jeux du Sud Est asiatique de 2023 (CD du 20.05.14).
* Le 2 juin, le gouvernement de Corée du Sud accorde un don de 21 millions de dollars d’aide au développement, dont 5,5 millions pour approfondir le cours du Mékong de Kratié à Phnom Penh. L’Iran propose des bourses d’études pour l’extraction du pétrole (CD du 03.06.14).
Société
* Selon les statistiques de l’OMS, l’espérance de vie des Cambodgiens est désormais de 72 ans. Elle était de 54 ans en 1999. Le taux de mortalité des enfants de moins de 5 ans est passé de 11,6 % en 1999 à 4 %. La mortalité maternelle est passée de 1,2 % en 1999 à 0,17 % (CD du 16.05.14).
Travailleurs migrants
* Un nouveau département est créé au ministère de l’Intérieur pour prendre en charge les travailleurs cambodgiens qui partent à l’étranger. Le général Sok Phâl, nommé à sa direction, est le frère de la propriétaire de la principale agence de recrutement de travailleurs, Ung Rithy Group. Elle est également présidente de l’association des agences de recrutement. Selon les ONG, elle serait responsable de nombreux abus à l’égard des candidats au départ. « La pire des pires » affirme même le responsable de Human Rights Watch (HRW) qui assimile le départ des travailleurs migrants à du trafic d’êtres humains dans lequel sont compromis de nombreuses personnalités gouvernementales (CD du 24.04.14).
* Chaque soir, une centaine de jeunes gens et jeunes filles en uniforme bleu marine, les yeux rouges et le visage inquiet, prennent l’avion pour aller travailler en Corée du Sud. Au lieu d’accuser les Vietnamiens de venir prendre le travail des Cambodgiens, l’opposition devrait plutôt réfléchir aux raisons qui poussent plus de 600 000 travailleurs à partir travailler ainsi à l’étranger.
* En février, l’Australie a demandé au Cambodge d’accueillir un certain nombre de réfugiés sur les 1 162 que ce pays refuse de recevoir sur son sol et qui sont détenus dans l’île de Nauru. L’UNHCR (Haut Commissariat de l’ONU pour les Réfugiés) s’oppose à ce transfert, car le Cambodge ne paraît pas être une destination définitive, vues les nombreuses entorses aux droits de l’homme dans le pays. L’expulsion de 20 réfugiés ouighours vers la Chine, en décembre 2009, ainsi que celles de Montagnards vers le Vietnam, au mépris de la convention de l’ONU de 1951, reste en mémoire. Le Cambodge accepterait de recevoir 100 réfugiés contre 40 millions de dollars, sur une base volontaire. Les réfugiés sont une marchandise comme une autre (CD du 20.05.14). Le 3 juin, plusieurs groupes d’ONG s’insurgent contre cet accueil (CD du 04.06.14).
* En octobre 2011, le Premier ministre ordonne un moratoire de l’exportation de femmes et jeunes filles vers la Malaisie à cause des mauvais traitements qu’elles y subissent. Un mémorandum est en négociation avec la Malaisie pour garantir l’observation des droits fondamentaux des travailleuses khmères en ce pays. Selon Othnman Hassan, secrétaire d’Etat au ministère du travail, le but visé est l’envoi de 300 000 femmes en Malaisie, ce qui rapporterait 1,5 milliard de dollars au Cambodge L’Arabie Saoudite est en passe de recevoir du personnel de maison khmer (CD du 16.05.14).
* Le 2 juin deux Cambodgiennes sont rapatriées de Malaisie suite à de mauvais traitements. Quatorze jeunes femmes parties en Malaisie ont disparu depuis deux ans (CD du 3.06.14).
Mouvements sociaux
En dépit de la répression gouvernementale sur les syndicalistes, de la pression de l’Association patronale (GMAC), les manifestations ouvrières continuent pour demander que le salaire minimum passe à 160 dollars par mois et la libération des 21 ouvriers détenus après les événements du début janvier. D’autres manifestent pour des raisons plus discutables. Selon le ministre du Travail, il y aurait 960 usines textiles qui donneraient du travail à 628 166 personnes. Depuis les élections de juillet 2013, le Cambodge dans son ensemble connaît un état général de contestation.
* Le mot d’ordre grève « Restez à la maison après les vacances du Nouvel An » (13-17 avril) a été peu suivi. Plusieurs usines (80 % selon les syndicats) ont donné congé jusqu’au 21 avril en geste de conciliation. D’autres ont demandé à leurs ouvriers de travailler deux ou trois dimanches en compensation de ces jours de congés supplémentaires.
* Le 3 avril, 80 chauffeurs de la société de transport Sorya font grève pour demander une augmentation de salaire de 60 dollars. Neuf chauffeurs sont licenciés pour avoir rejoint un syndicat. Les 17-18 avril, 40 chauffeurs se mettent en grève pour protester contre ces licenciements abusifs. Le 28 avril, une contre-manifestation est organisée par la direction.
* Le 19 avril, plus de 2 000 ouvriers (-ères) de trois usines de Bavet protestent contre leurs employeurs qui refusent de leur payer le jour congé du 18 avril pris sans autorisation. Plusieurs milliers d’autres manifestent pour obtenir les 50 dollars de récompense qu’une usine a promis de verser à ses ouvriers non grévistes durant les derniers mois. Les autres patrons n’ont rien promis et refusent de verser ce bonus. D’autres manifestants demandent la réembauche de 45 responsables syndicaux licenciés abusivement. Le 26 avril, la grève s’étend aux 20 000 ouvriers de Bavet et des autres régions pour réclamer les 50 dollars de bonus. Des pierres sont jetées sur les fenêtres de certaines usines. Devant cette escalade incontrôlable le gouvernement ordonne la fermeture de 37 usines de la région pendant deux jours, jusqu’au 1er mai (CD du 2.05.14).
* A Phnom Penh, le 1er mai donne lieu à des violences de la part des milices de Hun Sen qui blessent un moine, un député et un journaliste. La vice-présidente du Haut Commissariat des droits de l’homme de l’ONU, en visite à Phnom Penh, se déclare « très profondément attristée » de la violence exercée contre des passants et des journalistes (CD du 03.05.14)
* Le 8 mai, plus de 200 employés des brasseries Cambrews de Sihanoukville protestent pour demander une augmentation de 30 dollars de leur salaire qui serait porté ainsi à 120 dollars pour les uns et à 160 pour d’autres. La direction accepte les revendications (CD du 12.06.14).
* Le 12 mai, les 300 employés de la société de distribution d’essence Caltex, filiale de l’américaine Chevron, se mettent en grève pour demander que leur salaire soit porté à 160 dollars ainsi que l’octroi d’un treizième mois. En avril dernier la société avait fait passer les salaires de 90 à 110 dollars par mois. Comme ils font grève sur place, la mairie n’intervient pas. La grève se poursuit jusqu’au 22 mai. Les grévistes obtiennent 20 dollars d’augmentation : ils ont donc des salaires qui s’échelonnent entre 130 et 150 dollars (CD du 22.05.14).
* Il semble désormais que le gouvernement utilise une nouvelle tactique pour effrayer les syndicalistes : on les accuse d’incitation à la violence. Un exemple parmi beaucoup d’autres : Ath Thorn secrétaire du syndicat CCAWDU (Coalition de l’union démocratique des travailleurs cambodgiens de la confection), le plus nombreux des syndicats non-gouvernementaux, est accusé d’incitation à la violence et est condamné à payer 25 000 dollars de caution pour rester en liberté. On lui intime l’ordre de ne plus participer à des rassemblements publics (CD du 16.04.14).
* Le 6 mai, six travailleurs du FTU sont arrêtés à l’usine Wing Star Shoes de Kompong Speu, en grève depuis le 26 avril, et bloquent la nationale 3. Les grévistes demandent 5 dollars par mois pour leurs frais de santé, 0,50 dollars de subvention pour le repas de midi, et le paiement des jours de grève. La direction se déclare prête à accorder ces avantages, quand les ouvriers auront repris le travail, mais ces derniers ne la croient pas. Le 9 mai, trois autres représentants syndicaux sont arrêtés pour incitation à la violence dans une autre usine de Kandal. On sent un net durcissement du patronat contre les syndicats (CD du 12.05.14). Dix-sept syndicalistes sont arrêtés durant le mois de mai, toujours pour « incitation à la violence ».
* Le 24 mai, environ 1 000 ouvriers de l’usine Ocean Garment qui demandent que leur soit versé 50 % de leur salaire par la direction qui a suspendu la production du 26 mai au 26 juin par manque de commandes. La direction propose 15 dollars pour le mois. Les 3 et 6 juin ils tentent de porter une pétition au ministère du Travail, mais sont stoppés par la police (CD du 29.05.14).
* Le 27 juin, environ 800 ouvriers d’une usine taïwanaise de matériel électronique de Svay Rieng se mettent en grève pour demander la réembauche de cinq représentants syndicaux licenciés (CD du 29.05.14).
* Le 2 juin, le ministère du Travail reconnaît que l’ambassade de Corée du Sud lui a demandé de l’aider à mettre fin à une grève « illégale » de 2 000 ouvriers dans l’usine Cambo Hangsome qui durait depuis le 22 mai (CD du 02.06.14).
* Le 3 juin, les ouvriers dune usine de Kompong Chhnang se mettent en grève pour demander que soit payée la journée de 36 collègues qui se sont évanouis pendant le travail, le 30 mai (CD du 04.06.14).
Lueurs d’espoir vers un règlement de la crise ouvrière
* Les 24-25 avril, un séminaire tripartite devait rassembler les représentants des ouvriers, du ministère du Travail et du GMAC (patronat) pour étudier un processus de résolution de la crise du monde ouvrier, notamment l’augmentation des salaires. Un seul représentant du GMAC était présent.
* Le 26 mai, une réunion de travail semblable à celle tenue en février, rassemble pendant une heure et demie des représentants ministères du Travail et du Commerce, des délégués de 30 firmes internationales (entre autres Gap, H&M, Puma, Levi’s), des syndicats internationaux (IndustriALL Global Union). Les délégués des firmes et syndicats internationaux reprochent au gouvernement sa lenteur dans la résolution du salaire minimum. Déjà plusieurs firmes ont annulé ou diminué leurs commandes, l’une d’entre elles a même diminué ses commandes jusqu’à 50 %. Les arrestations et la répression sanglante des ouvriers détournent également les acheteurs. Le Cambodge risque donc sérieusement de perdre son statu de source stratégique du marché. Les firmes sont d’accord de répercuter les augmentations de salaire dans leur prix de vente. Au Bengladesh, les salaires ont été doublés, et les divers articles ont été payés 0,20 centimes plus chers. Mais le représentant du patronat estime les offres insuffisantes. Le représentant d’IndustriALL Global Union demande au patronat de ne pas soutenir les tribunaux qui jugent les grévistes afin d’établir un climat de confiance (CD du 28.05.14).
* Le 28 mai, le gouvernement entreprend des consultations avec les patrons d’usines et les syndicats concernant un projet de Loi sur les syndicats, laissé dans les tiroirs depuis 2011. Cette loi devrait être votée à la fin de l’année. Elle accentue les restrictions concernant la reconnaissance des syndicats, augmente le pouvoir des tribunaux, et ignore les conventions internationales du Travail signées par le Cambodge. « C’est un retour en arrière », estime le délégué de l’OIT (CD du 29.05.14).
* Le 30 mai, un peu avant 9h du matin, les 25 manifestants incarcérés sont libérés : 2 mineurs arrêtés le 12 novembre 2013 (dont un handicapé mental), 10 manifestants arrêtés le 2 janvier, les autres le 3 janvier. Ils sont libérés sous conditions, et doivent s’acquitter chacun d’une caution d’environ environ 2 000 dollars. Environ 600 ouvriers les attendaient à leur sortie de prison avec des colliers de jasmin. « La pression internationale, les marchés et les syndicats internationaux, ont poussé le tribunal à améliorer la réputation du Cambodge », affirme un responsable syndical. Un groupe d’ONG signent une déclaration qui salue la libération des ouvriers, mais se déclarent déconcertés par les cautions exorbitantes. En revanche, aucune enquête n’est conduite pour trouver les responsables des six morts et plus de quarante blessés durant les manifestations. A leur sortie de prison, les ex-détenus se montrent plus déterminés que jamais pour réclamer la justice sociale et la fin des violations des droits de l’homme (CD du 02.06.14).
* Le procès a commencé le 25 avril dans trois salles différentes, et a été ajourné ensuite plusieurs fois. La police traite les détenus d’« anarchistes ». Plusieurs accusés affirment n’être que des passants arrêtés par erreur. Chaque jour, des centaines d’ouvriers se sont rassemblés devant le tribunal, face aux canons à eau. Ils chantent, crient des slogans, prient. Le représentant d’ADHOC constate que l’accusation ne dispose d’aucune preuve pour inculper les 25 détenus. Il est interdit aux accusés de dire que les soldats les ont battus ou ont frappé le peuple.
* Le 3 mai 18, des 23 ex-détenus se rendent à leur prison pour s’acquitter d’un vœu auprès de l’esprit de la Yiey Mao qui les a aidés à sortir de prison (CD du 4.06.14).
Concessions et problèmes fonciers
* Un rapport de l’association britannique Global Witness, intitulé « Témoins mortels » (Deadly Witness), fait état de 908 assassinats de défenseurs de l’environnement et des droits du sol, depuis 2002, dans 35 pays. Le Brésil est en tête du classement, avec 448 morts, le Cambodge au 9ème rang avec 13 morts (CD du 16.04.14).
* Selon un rapport de l’association ADHOC, le nombre de conflits fonciers a presque doublé en 2013, en dépit de la pause due aux élections. L’association note avec satisfaction que 330 000 hectares donnés en concession ont été repris pour manque de leur mise en valeur, mais en revanche 629 000 hectares ont été accordés depuis, contre 101 000 en 2012. Sur 485 concessions accordées, 429 l’ont été avant les élections (dont un tiers durant le mois avant les élections). 93 000 hectares accordés sont situés dans des zones officiellement protégées. ADHOC recense 135 nouveaux conflits (70 nouveaux en 2012) qui impliquent 6 488 familles, et 52 nouveaux conflits durant les trois premiers mois de 2014 (36 en 2013). « Les intérêts des puissants prévalent toujours sur les droits du peuple », conclut le rapport. La Licadho fait le même constat. Le gouvernement accuse les associations de gonfler les chiffres, et de ne pas parler des 3,4 millions de titres de propriété accordés par le gouvernement, dont 500 000 depuis 2012. Plus d’un million d’hectares ont été donnés à des familles, dont 340 000 hectares repris à des concessions. Comme tout se fait dans la plus grande opacité, sans le concours des ONG, ces dernières contestent les chiffres avancés (CD du 9 et 12.05.14).
* Pendant les fêtes du Nouvel An, les membres de minorité Chong de Koh Kong, dressent 15 tentes et continuent à bloquer la route d’accès au futur barrage hydro-électrique de 108 MGW prévu dans la Vallée d’Areng, qui inondera 20 000 hectares de la forêt protégée des Cardamomes. Le 16 mai ils empêchent les ingénieurs chinois de gagner leur chantier (CD du 17.05.14).
* Le 31 avril, plus de 400 villageois bloquent la route nationale 5 à la hauteur de Ponhéa Lu, pendant deux heures. Ils protestent contre la société Phanimex, très proche du pouvoir, (la société désormais propriétaire de Borey Keila) d’avoir accaparé 65 hectares de terres sur lesquels vivent 185 familles (CD du 01.05.14).
* Depuis le 5 mai, 37 puis plus de 200 représentants de 405 familles de Snuol (Kratié) se rendent à Phnom Penh et campent dans la pagode Samaki Rangsey de Stoeung Méan Chhey. En 2008, ces 405 familles se sont installées et ont défriché environ 2 025 hectares pour y cultiver du riz. Le 2 mai, une cinquantaine de policiers-militaires ont rasé et incendié leurs cabanes. 4 000 hectares, dont leurs terres, ont été donnés en concession à une société vietnamienne appelée Binh Phuoc 2 pour y planter du caoutchouc. Ils portent des pétitions aux diverses ambassades. Finalement, le 29 mai, on leur propose 750 hectares de concession sociale pour s’installer. Des « opportunistes » tentent de profiter de la situation, mais ces derniers seront relogés ailleurs (CD du 04.06.14).
* Les expulsés de Borey Keila et de Boeung Kâk continuent leurs protestations sans relâche.
* En avril 2013, le gouvernement a cédé à un homme d’affaires russe véreux, Dorsohenko, une concession de 3,536 hectares de la plage Victory Beach de Sihanoukville, par bail emphytéotique de 99 ans. Il l’a revendu à Polonsky, autre homme d’affaires russe véreux recherché par la justice russe pour avoir détourné 180 millions de dollars dans son pays. Mais le gouvernement cambodgien refuse de l’extrader. Condamné par les tribunaux cambodgiens pour avoir jeté par dessus bord six marins khmers, il a dû payer un million de dollars de caution pour sortir de prison. Il envisage d’investir un milliard de dollars au Cambodge (CD du 15.05.14).
* Le 21 mai, à O Chum (Ratanakiri), plus de 400 personnes se heurtent à plus de 100 membres de la police militaire qui tentent de raser leurs maisons au bulldozer, car leurs terres ont été données en concession à Tai Seng Cie qui les a revendues à une autre société en 2010. Deux cents maisons ont déjà été rasées. Le lendemain, les manifestants bloquent la route nationale et se heurtent à 300 militaires. Finalement, 102 familles sont autorisées à demeurer sur leurs terres, une solution sera cherchée pour les autres (CD du 23.05.14). Sam Rainsy se voit interdire l’accès à Ratanakiri (CD du 28.05.14).
* Le 29 mai, en dépit de l’interdiction de la mairie de Phnom Penh, plus de 200 personnes venues du siège de l’Autorité Anti-corruption à l’Assemblée nationale pour demander que soit mis fin à la corruption et à la déforestation (CD du 30.05.14).
Déforestation
Entre 2000 et 2013, le Cambodge a triplé ses exportations de bois d’ébène (rosewood, en anglais) vers la Chine, qui ont passé de 6 800 m3 à 20 700 par an. Le Vietnam est le passage obligé de cette exportation clandestine. La loi sur les forêts de 2002 interdit strictement l’abattage, le transport et la vente de ce bois de luxe. Ce bois a pratiquement disparu du Cambodge, du Laos et du Vietnam. Depuis février 2013, l’homme d’affaires Try Phéap a payé 3,4 millions de dollars pour vendre les 5 000 m3 de bois précieux confisqué. Il a de plus reçu l’exclusivité du commerce de ce bois. Selon les ONG, cet accord a multiplié la déforestation (CD du 13.05.14). C’est dans ce contexte qu’il faut lire les divers petits événements suivants :
* Le 12 avril, un reporter d’un petit journal cambodgien est arrêté puis battu pour avoir photographié un véhicule suspecté de transporter du bois précieux. Un autre, d’une chaîne de télévision nationale, est accusé de vouloir extorquer de l’argent pour avoir photographié un camion transportant du bois précieux (CD du 21.04.14). Le 26 avril, un autre journaliste et 16 membres d’ONG de défense des droits de l’homme se voient interdit l’accès à Kéo Seima où ils doivent enquêter sur la déforestation (CD du 28.04.14).
* Le 20 avril, 92 pièces de bois précieux, soit 9,5m3 sont découvertes à Stoeung Treng. Le 11 avril, 117 pièces de bois avaient déjà été découvertes dans la province (CD du 22.04.14).
* Le 22 avril, des membres de la minorité Kreung de Ratanakiri portent plainte auprès de ADHOC contre un homme d’affaires local qui a déforesté 40 hectares de leurs terres ancestrales (CD du 24.04.14).
* Le 28 avril, plus de 200 membres de 25 communautés ethniques de Mondolkiri portent plainte contre la déforestation de leurs terres et la dégradation de l’environnement (CD du 29.04.14).
* Le 6 mai, un raid de la police saisit 5 m3 de bois précieux dans la maison d’un Vietnamien qui a le temps de s’enfuir (CD du 08.06.14).
* Le 11 mai, les autorités policières confisquent 121 m3 du bois de luxe (thnong) provenant du Parc National de Virachey. Les véhicules ont des papiers en règle pour seulement 53m3. Selon ADHOC, ce bois avait déjà été saisi une fois chez de petits braconniers et revendus à une société privée (CD du 14.05.14). Un député PPC de Stoeung Treng fait une déclaration fracassante à l’Assemblée sur la déforestation de sa province et accuse le conglomérat Royal Group de Kith Meng, proche de Hun Sen, et l’entreprise chinoise chargée de la construction du barrage Sé Sann II de couper du bois précieux en dehors de la concession de 36 000 hectares qui lui a été attribuée en vue de la construction du barrage. Des photos satellite montrent que le bois de la concession n’a pas été coupé, mais chaque jour des dizaines de camions transportent du bois de la zone protégée du Parc de Virachey : « Les puissants échappent à la loi, et coupent le bois dans le parc protégé de Virachey, puis le transportent dans le secteur de Sésan 2. Le situation échappe à tout contrôle », dit-il. (CD du 06.06.14).
Santé
* 185 accidents routiers se sont produits durant les fêtes du Nouvel An, faisant 48 morts et 406 blessés, soit une augmentation du nombre des accidents de 30 %, mais une diminution de celui des morts de 28 %.
* 490 femmes sont testées pour chercher le papillomavirus qui occasionne des cancers du vagin. Chaque année 795 femmes en meurent sur 1 512 cas diagnostiqués positifs. On leur fait un vaccin de Gardasil, interdit en France... (CD du 23.04.14).
* Le 8 mai, lors d’un gala de charité, la Croix-Rouge cambodgienne, présidée par Mme Bun Rany, a récolté 14 360 997 dollars auprès des personnalités du Royaume (CD du 9.06.14).
* On signale plusieurs accidents routiers meurtriers, causés par des fils de policiers ou de haut-fonctionnaires qui prennent la fuite sans être inquiétés : le 12 avril, le fils de l’ancien chef de la police de Kandal tue une personne et en blesse deux autres qui ont dû être amputés des jambes ; le 22 avril, un ressortissant chinois ivre, au volant d’une Lexus portant une immatriculation militaire, blesse grièvement un éboueur ; le 13 mai, un officier de la garde de Hun Sen au volant de sa Land Cruiser fauche deux sœurs qu’il blesse grièvement ; le 22 mai, le directeur de l’Economie et des Finances de Kompong Cham au volant de sa High Lander, tue deux personnes et en blesse deux autres ; le 23 mai, deux hommes sont tués, un autre blessé sérieusement à Phnom Penh, par une Range Rover ; une ambulance conduite par un lieutenant renverse une moto, tue un passager et en blesse grièvement un autre, le chauffeur s’enfuit ; le 30 mai, une voiture militaire tue deux personnes et en blesse une autre, le chauffeur change la plaque d’immatriculation avant de s’enfuir, mais un journaliste local a eu le temps de la prendre en photo...
* Durant les derniers mois, on signale plusieurs cas de médecins traditionnels (krou, à la fois sorcier et médecin) lynchés par la foule en colère qui les accuse d’avoir lancé des sorts. La police est incapable de réprimer ces mouvements populaires : en janvier, deux médecins traditionnels sont lynchés à Kompomg Speu ; un autre est sérieusement blessé à Prey Krabas (Ta Kéo) ; le 29 avril, à Krang Lev (Takéo), 600 villageois lynchent un homme de 36 ans, accusé d’avoir causé la mort de six personnes âgées ; un autre est tué le 22 mai à Kompomg Chhnang.
Armée
* Depuis le 21 avril, les Forces armées royales cambodgiennes participent à 10 jours d’exercices avec des instructeurs américains, pour les préparer à d’éventuelles actions humanitaires dans le monde. Hun Manet, fils aîné de Hun Sen, préside à l’ouverture des exercices. Dans un rapport en date du 20 mai, Human Rights Watch révèle que ces exercices ne sont pas qu’une formation à l’humanitaire, mais bien au combat. Des photos montrent des soldats en armes. Ces exercices sont donc menés en violation avec les directives du Congrès américain qui a décidé en janvier dernier de geler les aides militaires au Cambodge (CD du 21.05.14).
* 400 civils et militaires vont partir étudier en Chine (CD du 12.06.14).
Divers
* Le 11 avril, le Japon et le Cambodge signent un accord en vue de diminuer les gaz à effet de serre par le développement de technologie japonaise : financement de digesteurs de bouses de vache, micro-barrages, économies d’énergie, installation de panneaux solaires, etc. (CD du 12.04.14). Avenir Cambodge est donc dans le vent, et a précédé, comme souvent, cette décision.
* Plusieurs hackers qui se désignent comme « Anonymes du Cambodge » se sont infiltrés dans une trentaine de sites gouvernementaux et y ont volé des données. Plusieurs sont arrêtés avec l’aide du FBI.
* Le Cambodge est devenu une plaque tournante du trafic d’ivoire en provenance d’Afrique et en destination du Vietnam et de la Chine. Le 9 mai, plus de 3 tonnes sont saisies dans un conteneur contenant des haricots. L’ivoire y est utilisé dans la composition de médicaments et se vend 2 000 dollars le kilo. Déjà en février 75 kg avaient été saisis à Siemréap ; en mars, la police militaire en avait saisi 250kg à la frontière vietnamienne. 30 000 éléphants auraient été tués l’an dernier (CD du 10.06.14).
Patrimoine et distinctions
* Le 3 juin, trois statues pré-angkoriennes sont accueillies solennellement par le Conseil des ministres : celles de Balarama, Duryodhama et Bhima volées au Prasat Chen (Koh Ker), pendant la guerre et qui se sont retrouvées dans des musées américains. Elles seront placées dans le musée de Phnom Penh (CD du 04.06.14).
* Chinary Ung, américain d’origine cambodgienne, né à Takéo, reçoit le 3ème prix annuel de la fondation Rockfeller d’un montant de 50 000 dollars par le Conseil Culturel Asiatique basé à New York. Il avait déjà reçu le prix Grawemeyer en 1989, considéré comme le Nobel de la musique (CD du 16.04.14).
Phnom Penh
* Plusieurs administrations publiques sont délocalisées de l’intérieur de Phnom Penh à l’extérieur de la capitale, permettant à des promoteurs proches du pouvoir de réaliser de substantiels profits, dans la plus grande opacité : le Secrétariat de l’Aviation civile (CD du 23.04.14) ; le ministère des Affaires féminines, transféré à Stoeung Méan Chey par Try Phéap Group ; le ministère de l’Environnement à Méanchey ; le département des Affaires publiques est transféré du stade Olympique à Chruy Changvar par Khun Sar Dev. (CD du 21.05.14) ; le 23 mai, après des mois d’incertitudes, de dénégations, l’hôpital de Chamcar Mon est vendu pour 12,1 millions de dollars (CD du 24.05.14) ; le centre national de Paratologie est déplacé à Phnom Penh Thmey par la société appartenant à Ngor Savuth (CD du 29.05.14).
* Somaly Mam, fondatrice de l’AFESIP, qui a connu son heure de gloire en 2009-2010 dans sa lutte contre l’exploitation sexuelle des femmes, est convaincue de mensonge pour avoir inventé des histoires de toutes pièces. Cette révélation jette le discrédit sur les 58 ONG qui poursuivent le même but (CD du 30.05.14).
(Source: Eglises d'Asie, le 16 juin 2014)
Politique intérieure
* Le 11 avril, douze hommes et une femme, (dont six Kampuchéa Krom), arrêtés en mars 2013 et membres du Mouvement du Pouvoir du Peuple Khmer (MPPK), sont condamnés à plusieurs années de prison, sans preuves précises, au cours d’un procès que les ONG de défense des droits de l’homme qualifient de « politique ». ...
... Le fondateur du MPPK est un réfugié cambodgien au Danemark depuis 2010 nommé Sourn Sam Sérey Ratha. C’est un groupe minuscule parfaitement inoffensif (Cambodia Daily du 12.04.14). Un autre membre sera arrêté le 13 mai, en possession d’un faux passeport et de documents relatifs au mouvement (CD du 15.05.14).
* Le 18 mai ont lieu les élections des maires par les conseillers des 11 459 communes, élus en juin 2012. Le PPC avait alors obtenu 72,3 % des voix, le PSR et PDH (unis ensuite dans le PSNC) 25,8 %. Il n’y avait donc rien à attendre de ces élections. Le PSNC décide toutefois d’organiser une campagne électorale. Le Comité Electoral National (CEN) interdit la campagne. La municipalité de Phnom Penh refuse au PSNC l’utilisation du Parc de la Liberté de Phnom Penh, pourtant prévu à l’expression des libertés. Le parc est entouré de chevaux de frises et gardé par de nombreux policiers armés. Le 16 mai, l’Opposition organise toutefois une marche de 15 000 personnes à travers Phnom Penh selon un itinéraire autorisé par la municipalité, sous haute surveillance de la police militaire, mais sans violence. On a pu cependant entendre des ordres concernant des manifestants qui avaient déplacé des chevaux de frises : « Battez-les ! Battez-les à mort ! » (CD du 17.05.14). Les résultats, comme prévus, donnent une large victoire du PPC (76,4 %). Le PSNC gagne cependant 2 présidences de district (Prey Veng et Tbong Khmum) (CD du 19.05.14).
* Les 576 conseillers d’arrondissement et de province de l’ex-PSR n’ont pas touché leur salaires depuis le mois de mars parce qu’ils ont rejoint le PSNC. Selon la loi, ils ne peuvent en effet appartenir à deux partis à la fois (CD du 06.05.14)
* Trois lois sur la réforme judiciaire sont votées les 22-23 mai par l’Assemblée, boycottée par les 55 députés de l’Opposition. Les associations de la société civile se plaignent de n’avoir pas été consultées. « Personne n’est plus compétent que l’Assemblée nationale », leur est-il répondu. Le 27 mai, Surya Subédi, représentant spécial du secrétaire général de l’ONU, exprime sa préoccupation du fait que ces trois lois aient été votées sans consultation d’experts.
* Selon Sam Rainsy 80 % des problèmes entre le PPC et le PSNC ont été résolu, Kem Sokha dément être à l’origine de l’impossibilité d’un accord entre les deux partis par son intransigeance. « Les ruses de Hun Sen ne convainquent plus personne », dit-il. Il maintient la volonté du PSNC d’organiser de nouvelles élections au début de l’année 2016, et non en février 2018 comme le propose Hun Sen (CD du 18.04.14). Ces manifestations qui commencent le 1er mai sont l’occasion de violences de la part des milices de Hun Sen. « Les Etats-Unis et l’Europe demandent à l’unisson que soit ouvert le parc de la liberté qui est pour le peuple » (CD du 03.05.14). Le 4 mai, des soldats et policiers armés de fusils d’assaut empêchent la tenue d’un meeting électoral à Kompomg Cham. Le 22 mai, le PPC et le PNSC reprennent les négociations (CD du 22.05.14).
Politique extérieure
* Si Kem Sokha reconnaît volontiers que les Etats-Unis l’ont financé par le passé pendant plus de cinq ans, Sam Rainsy nie toute aide extérieure. Dans une interview à une télévision chinoise, il soutient les revendications maritimes de la Chine contre le Vietnam (CD du 23.04.14).
* Le 24 avril, le Premier ministre Hun Sen se rend en Azerbaïdjan et en Biélorussie et y signe dix accords commerciaux. Le commerce entre les deux pays a progressé de 200 % en 2013 par rapport à l’année précédente, pour atteindre 6,3 millions de dollars. La Biélorussie exporte des engrais potassiques et des tracteurs (la moitié du parc cambodgien). Un vol direct reliera chaque semaine la Biélorussie et le Cambodge. L’Azerbaïdjan propose des bourses de formation d’ingénieurs cambodgiens dans le domaine pétrolier (CD du 25.04.14).
* Depuis le 13 mai, environ 1 600 de ressortissants chinois fuient les violences antichinoises au Vietnam qui ont fait au moins 21 morts, pour se réfugier au Cambodge (CD du 19.05.14).
Economie
* Le casino Naga Corp de Phnom Penh affiche un accroissement de ses revenus de 16 % durant les quatre premiers mois de l’année, soit un 76,8 millions de dollars (CD du 25.04.14).
* Le 6 mai, un agriculteur de Takéo reçoit un prix, parmi 734 concurrents, pour son rendement en riz selon la méthode de culture intensive SRI, qui lui a permis de récolter 7,3 tonnes à l’hectare, en utilisant uniquement avec de l’engrais naturel. Selon le CEDAC (Centre d’Etude et de développement de l’Agriculture au Cambodge) environ 100 000 agriculteurs pratiqueraient cette nouvelle méthode (CD du 07.05.14).
* Les revenus des taxes sur le revenu ont augmenté de 9,5 % par rapport à l’année dernière durant les trois premiers mois de l’année, pour s’élever à 353,46 millions de dollars. En 2013, le gouvernement avait prélevé 881,4 millions soit une augmentation de 16,1 % par rapport à 2012 (CD du 12.05.14).
* A cause du ralentissement économique chinois, le prix du caoutchouc a chuté de 31 % depuis le début de l’année. La tonne de caoutchouc sec est payée 1 500 dollars. Entre 30 et 40 des 60 usines de transformation du latex ont cessé le travail. Le prix du latex à la production a chuté de moitié, et passe de 2 à 1 dollar. La Thaïlande qui est le 3ème producteur mondial annonce la vente de 200 000 tn à prix cassé. Le Cambodge qui ne représente que 5 % du marché mondial n’a aucun moyen de réaction (CD du 16.05.14).
* La valeur des exportations de manioc a chuté de 25 % par rapport à la même période de l’an dernier : la production a baissé à cause des inondations dans la région de Bantéay Méan Chey (204 000 tn au lieu de 273 000 tn), et les prix ont baissé (657 riels le kilo au lieu de 767). Le Cambodge est à la merci des intermédiaires thaïlandais, bien que le Vietnam soit un marché plus important (CD du 27.05.14).
* Durant le premier trimestre, 50 projets de construction cumulent 851 millions de dollars, soit un accroissement de 413 % par rapport à la même période de l’an dernier. L’importation de matériel de construction a donc connu, lui aussi, une augmentation de 238 % (619 millions). Les investisseurs construisent des appartements pour loger les étrangers qui viendront travailler au Cambodge après la liberté de circulation au sein de l’ASEAN en 2015 (CD du 21.05.14). Les investissements chinois dans la construction augmentent régulièrement : 1,7 milliard en 2011 ; 2,2 en 2012 ; 2,7 en 2003 ; déjà 1,4 milliard cette année (CD du 03.06.14).
Dons et investissements
* Le 23 avril, la BAD (Banque Asiatique de Développement) s’engage à accorder un prêt de 75 millions de dollars pour réparer les dommages causés par les inondations de 2013. L’Australie accorde un don de 6,7 millions (CD du 24.04.14).
* Le 28 avril, la JICA (Agence Japonaise de Coopération Internationale) annonce un projet d’autoroute qui relira Phnom Penh et Hô Chi Minh-Ville en 2030. Le coût de la construction s’élèvera à 2,2 milliards (CD du 29.04.14).
* Le 28 avril, l’AFD (Agence Française de Développement) accorde un prêt de 15 millions de dollars à la Banque du Commerce extérieur (FTB) pour aider les fournisseurs d’eau et d’électricité, tant privés que publics. L’Union Européenne accorde également un don de 4,2 millions. Ainsi 35 000 maisons auront accès à l’électricité, et 50 000 à l’eau potable (CD du 29.04.14).
* Le 19 mai, lors de la visite du Premier ministre en Chine, le Ppremier ministre chinois promet un don de 112 millions de dollars et un prêt de 33 millions pour la création des structures nécessaires aux jeux du Sud Est asiatique de 2023 (CD du 20.05.14).
* Le 2 juin, le gouvernement de Corée du Sud accorde un don de 21 millions de dollars d’aide au développement, dont 5,5 millions pour approfondir le cours du Mékong de Kratié à Phnom Penh. L’Iran propose des bourses d’études pour l’extraction du pétrole (CD du 03.06.14).
Société
* Selon les statistiques de l’OMS, l’espérance de vie des Cambodgiens est désormais de 72 ans. Elle était de 54 ans en 1999. Le taux de mortalité des enfants de moins de 5 ans est passé de 11,6 % en 1999 à 4 %. La mortalité maternelle est passée de 1,2 % en 1999 à 0,17 % (CD du 16.05.14).
Travailleurs migrants
* Un nouveau département est créé au ministère de l’Intérieur pour prendre en charge les travailleurs cambodgiens qui partent à l’étranger. Le général Sok Phâl, nommé à sa direction, est le frère de la propriétaire de la principale agence de recrutement de travailleurs, Ung Rithy Group. Elle est également présidente de l’association des agences de recrutement. Selon les ONG, elle serait responsable de nombreux abus à l’égard des candidats au départ. « La pire des pires » affirme même le responsable de Human Rights Watch (HRW) qui assimile le départ des travailleurs migrants à du trafic d’êtres humains dans lequel sont compromis de nombreuses personnalités gouvernementales (CD du 24.04.14).
* Chaque soir, une centaine de jeunes gens et jeunes filles en uniforme bleu marine, les yeux rouges et le visage inquiet, prennent l’avion pour aller travailler en Corée du Sud. Au lieu d’accuser les Vietnamiens de venir prendre le travail des Cambodgiens, l’opposition devrait plutôt réfléchir aux raisons qui poussent plus de 600 000 travailleurs à partir travailler ainsi à l’étranger.
* En février, l’Australie a demandé au Cambodge d’accueillir un certain nombre de réfugiés sur les 1 162 que ce pays refuse de recevoir sur son sol et qui sont détenus dans l’île de Nauru. L’UNHCR (Haut Commissariat de l’ONU pour les Réfugiés) s’oppose à ce transfert, car le Cambodge ne paraît pas être une destination définitive, vues les nombreuses entorses aux droits de l’homme dans le pays. L’expulsion de 20 réfugiés ouighours vers la Chine, en décembre 2009, ainsi que celles de Montagnards vers le Vietnam, au mépris de la convention de l’ONU de 1951, reste en mémoire. Le Cambodge accepterait de recevoir 100 réfugiés contre 40 millions de dollars, sur une base volontaire. Les réfugiés sont une marchandise comme une autre (CD du 20.05.14). Le 3 juin, plusieurs groupes d’ONG s’insurgent contre cet accueil (CD du 04.06.14).
* En octobre 2011, le Premier ministre ordonne un moratoire de l’exportation de femmes et jeunes filles vers la Malaisie à cause des mauvais traitements qu’elles y subissent. Un mémorandum est en négociation avec la Malaisie pour garantir l’observation des droits fondamentaux des travailleuses khmères en ce pays. Selon Othnman Hassan, secrétaire d’Etat au ministère du travail, le but visé est l’envoi de 300 000 femmes en Malaisie, ce qui rapporterait 1,5 milliard de dollars au Cambodge L’Arabie Saoudite est en passe de recevoir du personnel de maison khmer (CD du 16.05.14).
* Le 2 juin deux Cambodgiennes sont rapatriées de Malaisie suite à de mauvais traitements. Quatorze jeunes femmes parties en Malaisie ont disparu depuis deux ans (CD du 3.06.14).
Mouvements sociaux
En dépit de la répression gouvernementale sur les syndicalistes, de la pression de l’Association patronale (GMAC), les manifestations ouvrières continuent pour demander que le salaire minimum passe à 160 dollars par mois et la libération des 21 ouvriers détenus après les événements du début janvier. D’autres manifestent pour des raisons plus discutables. Selon le ministre du Travail, il y aurait 960 usines textiles qui donneraient du travail à 628 166 personnes. Depuis les élections de juillet 2013, le Cambodge dans son ensemble connaît un état général de contestation.
* Le mot d’ordre grève « Restez à la maison après les vacances du Nouvel An » (13-17 avril) a été peu suivi. Plusieurs usines (80 % selon les syndicats) ont donné congé jusqu’au 21 avril en geste de conciliation. D’autres ont demandé à leurs ouvriers de travailler deux ou trois dimanches en compensation de ces jours de congés supplémentaires.
* Le 3 avril, 80 chauffeurs de la société de transport Sorya font grève pour demander une augmentation de salaire de 60 dollars. Neuf chauffeurs sont licenciés pour avoir rejoint un syndicat. Les 17-18 avril, 40 chauffeurs se mettent en grève pour protester contre ces licenciements abusifs. Le 28 avril, une contre-manifestation est organisée par la direction.
* Le 19 avril, plus de 2 000 ouvriers (-ères) de trois usines de Bavet protestent contre leurs employeurs qui refusent de leur payer le jour congé du 18 avril pris sans autorisation. Plusieurs milliers d’autres manifestent pour obtenir les 50 dollars de récompense qu’une usine a promis de verser à ses ouvriers non grévistes durant les derniers mois. Les autres patrons n’ont rien promis et refusent de verser ce bonus. D’autres manifestants demandent la réembauche de 45 responsables syndicaux licenciés abusivement. Le 26 avril, la grève s’étend aux 20 000 ouvriers de Bavet et des autres régions pour réclamer les 50 dollars de bonus. Des pierres sont jetées sur les fenêtres de certaines usines. Devant cette escalade incontrôlable le gouvernement ordonne la fermeture de 37 usines de la région pendant deux jours, jusqu’au 1er mai (CD du 2.05.14).
* A Phnom Penh, le 1er mai donne lieu à des violences de la part des milices de Hun Sen qui blessent un moine, un député et un journaliste. La vice-présidente du Haut Commissariat des droits de l’homme de l’ONU, en visite à Phnom Penh, se déclare « très profondément attristée » de la violence exercée contre des passants et des journalistes (CD du 03.05.14)
* Le 8 mai, plus de 200 employés des brasseries Cambrews de Sihanoukville protestent pour demander une augmentation de 30 dollars de leur salaire qui serait porté ainsi à 120 dollars pour les uns et à 160 pour d’autres. La direction accepte les revendications (CD du 12.06.14).
* Le 12 mai, les 300 employés de la société de distribution d’essence Caltex, filiale de l’américaine Chevron, se mettent en grève pour demander que leur salaire soit porté à 160 dollars ainsi que l’octroi d’un treizième mois. En avril dernier la société avait fait passer les salaires de 90 à 110 dollars par mois. Comme ils font grève sur place, la mairie n’intervient pas. La grève se poursuit jusqu’au 22 mai. Les grévistes obtiennent 20 dollars d’augmentation : ils ont donc des salaires qui s’échelonnent entre 130 et 150 dollars (CD du 22.05.14).
* Il semble désormais que le gouvernement utilise une nouvelle tactique pour effrayer les syndicalistes : on les accuse d’incitation à la violence. Un exemple parmi beaucoup d’autres : Ath Thorn secrétaire du syndicat CCAWDU (Coalition de l’union démocratique des travailleurs cambodgiens de la confection), le plus nombreux des syndicats non-gouvernementaux, est accusé d’incitation à la violence et est condamné à payer 25 000 dollars de caution pour rester en liberté. On lui intime l’ordre de ne plus participer à des rassemblements publics (CD du 16.04.14).
* Le 6 mai, six travailleurs du FTU sont arrêtés à l’usine Wing Star Shoes de Kompong Speu, en grève depuis le 26 avril, et bloquent la nationale 3. Les grévistes demandent 5 dollars par mois pour leurs frais de santé, 0,50 dollars de subvention pour le repas de midi, et le paiement des jours de grève. La direction se déclare prête à accorder ces avantages, quand les ouvriers auront repris le travail, mais ces derniers ne la croient pas. Le 9 mai, trois autres représentants syndicaux sont arrêtés pour incitation à la violence dans une autre usine de Kandal. On sent un net durcissement du patronat contre les syndicats (CD du 12.05.14). Dix-sept syndicalistes sont arrêtés durant le mois de mai, toujours pour « incitation à la violence ».
* Le 24 mai, environ 1 000 ouvriers de l’usine Ocean Garment qui demandent que leur soit versé 50 % de leur salaire par la direction qui a suspendu la production du 26 mai au 26 juin par manque de commandes. La direction propose 15 dollars pour le mois. Les 3 et 6 juin ils tentent de porter une pétition au ministère du Travail, mais sont stoppés par la police (CD du 29.05.14).
* Le 27 juin, environ 800 ouvriers d’une usine taïwanaise de matériel électronique de Svay Rieng se mettent en grève pour demander la réembauche de cinq représentants syndicaux licenciés (CD du 29.05.14).
* Le 2 juin, le ministère du Travail reconnaît que l’ambassade de Corée du Sud lui a demandé de l’aider à mettre fin à une grève « illégale » de 2 000 ouvriers dans l’usine Cambo Hangsome qui durait depuis le 22 mai (CD du 02.06.14).
* Le 3 juin, les ouvriers dune usine de Kompong Chhnang se mettent en grève pour demander que soit payée la journée de 36 collègues qui se sont évanouis pendant le travail, le 30 mai (CD du 04.06.14).
Lueurs d’espoir vers un règlement de la crise ouvrière
* Les 24-25 avril, un séminaire tripartite devait rassembler les représentants des ouvriers, du ministère du Travail et du GMAC (patronat) pour étudier un processus de résolution de la crise du monde ouvrier, notamment l’augmentation des salaires. Un seul représentant du GMAC était présent.
* Le 26 mai, une réunion de travail semblable à celle tenue en février, rassemble pendant une heure et demie des représentants ministères du Travail et du Commerce, des délégués de 30 firmes internationales (entre autres Gap, H&M, Puma, Levi’s), des syndicats internationaux (IndustriALL Global Union). Les délégués des firmes et syndicats internationaux reprochent au gouvernement sa lenteur dans la résolution du salaire minimum. Déjà plusieurs firmes ont annulé ou diminué leurs commandes, l’une d’entre elles a même diminué ses commandes jusqu’à 50 %. Les arrestations et la répression sanglante des ouvriers détournent également les acheteurs. Le Cambodge risque donc sérieusement de perdre son statu de source stratégique du marché. Les firmes sont d’accord de répercuter les augmentations de salaire dans leur prix de vente. Au Bengladesh, les salaires ont été doublés, et les divers articles ont été payés 0,20 centimes plus chers. Mais le représentant du patronat estime les offres insuffisantes. Le représentant d’IndustriALL Global Union demande au patronat de ne pas soutenir les tribunaux qui jugent les grévistes afin d’établir un climat de confiance (CD du 28.05.14).
* Le 28 mai, le gouvernement entreprend des consultations avec les patrons d’usines et les syndicats concernant un projet de Loi sur les syndicats, laissé dans les tiroirs depuis 2011. Cette loi devrait être votée à la fin de l’année. Elle accentue les restrictions concernant la reconnaissance des syndicats, augmente le pouvoir des tribunaux, et ignore les conventions internationales du Travail signées par le Cambodge. « C’est un retour en arrière », estime le délégué de l’OIT (CD du 29.05.14).
* Le 30 mai, un peu avant 9h du matin, les 25 manifestants incarcérés sont libérés : 2 mineurs arrêtés le 12 novembre 2013 (dont un handicapé mental), 10 manifestants arrêtés le 2 janvier, les autres le 3 janvier. Ils sont libérés sous conditions, et doivent s’acquitter chacun d’une caution d’environ environ 2 000 dollars. Environ 600 ouvriers les attendaient à leur sortie de prison avec des colliers de jasmin. « La pression internationale, les marchés et les syndicats internationaux, ont poussé le tribunal à améliorer la réputation du Cambodge », affirme un responsable syndical. Un groupe d’ONG signent une déclaration qui salue la libération des ouvriers, mais se déclarent déconcertés par les cautions exorbitantes. En revanche, aucune enquête n’est conduite pour trouver les responsables des six morts et plus de quarante blessés durant les manifestations. A leur sortie de prison, les ex-détenus se montrent plus déterminés que jamais pour réclamer la justice sociale et la fin des violations des droits de l’homme (CD du 02.06.14).
* Le procès a commencé le 25 avril dans trois salles différentes, et a été ajourné ensuite plusieurs fois. La police traite les détenus d’« anarchistes ». Plusieurs accusés affirment n’être que des passants arrêtés par erreur. Chaque jour, des centaines d’ouvriers se sont rassemblés devant le tribunal, face aux canons à eau. Ils chantent, crient des slogans, prient. Le représentant d’ADHOC constate que l’accusation ne dispose d’aucune preuve pour inculper les 25 détenus. Il est interdit aux accusés de dire que les soldats les ont battus ou ont frappé le peuple.
* Le 3 mai 18, des 23 ex-détenus se rendent à leur prison pour s’acquitter d’un vœu auprès de l’esprit de la Yiey Mao qui les a aidés à sortir de prison (CD du 4.06.14).
Concessions et problèmes fonciers
* Un rapport de l’association britannique Global Witness, intitulé « Témoins mortels » (Deadly Witness), fait état de 908 assassinats de défenseurs de l’environnement et des droits du sol, depuis 2002, dans 35 pays. Le Brésil est en tête du classement, avec 448 morts, le Cambodge au 9ème rang avec 13 morts (CD du 16.04.14).
* Selon un rapport de l’association ADHOC, le nombre de conflits fonciers a presque doublé en 2013, en dépit de la pause due aux élections. L’association note avec satisfaction que 330 000 hectares donnés en concession ont été repris pour manque de leur mise en valeur, mais en revanche 629 000 hectares ont été accordés depuis, contre 101 000 en 2012. Sur 485 concessions accordées, 429 l’ont été avant les élections (dont un tiers durant le mois avant les élections). 93 000 hectares accordés sont situés dans des zones officiellement protégées. ADHOC recense 135 nouveaux conflits (70 nouveaux en 2012) qui impliquent 6 488 familles, et 52 nouveaux conflits durant les trois premiers mois de 2014 (36 en 2013). « Les intérêts des puissants prévalent toujours sur les droits du peuple », conclut le rapport. La Licadho fait le même constat. Le gouvernement accuse les associations de gonfler les chiffres, et de ne pas parler des 3,4 millions de titres de propriété accordés par le gouvernement, dont 500 000 depuis 2012. Plus d’un million d’hectares ont été donnés à des familles, dont 340 000 hectares repris à des concessions. Comme tout se fait dans la plus grande opacité, sans le concours des ONG, ces dernières contestent les chiffres avancés (CD du 9 et 12.05.14).
* Pendant les fêtes du Nouvel An, les membres de minorité Chong de Koh Kong, dressent 15 tentes et continuent à bloquer la route d’accès au futur barrage hydro-électrique de 108 MGW prévu dans la Vallée d’Areng, qui inondera 20 000 hectares de la forêt protégée des Cardamomes. Le 16 mai ils empêchent les ingénieurs chinois de gagner leur chantier (CD du 17.05.14).
* Le 31 avril, plus de 400 villageois bloquent la route nationale 5 à la hauteur de Ponhéa Lu, pendant deux heures. Ils protestent contre la société Phanimex, très proche du pouvoir, (la société désormais propriétaire de Borey Keila) d’avoir accaparé 65 hectares de terres sur lesquels vivent 185 familles (CD du 01.05.14).
* Depuis le 5 mai, 37 puis plus de 200 représentants de 405 familles de Snuol (Kratié) se rendent à Phnom Penh et campent dans la pagode Samaki Rangsey de Stoeung Méan Chhey. En 2008, ces 405 familles se sont installées et ont défriché environ 2 025 hectares pour y cultiver du riz. Le 2 mai, une cinquantaine de policiers-militaires ont rasé et incendié leurs cabanes. 4 000 hectares, dont leurs terres, ont été donnés en concession à une société vietnamienne appelée Binh Phuoc 2 pour y planter du caoutchouc. Ils portent des pétitions aux diverses ambassades. Finalement, le 29 mai, on leur propose 750 hectares de concession sociale pour s’installer. Des « opportunistes » tentent de profiter de la situation, mais ces derniers seront relogés ailleurs (CD du 04.06.14).
* Les expulsés de Borey Keila et de Boeung Kâk continuent leurs protestations sans relâche.
* En avril 2013, le gouvernement a cédé à un homme d’affaires russe véreux, Dorsohenko, une concession de 3,536 hectares de la plage Victory Beach de Sihanoukville, par bail emphytéotique de 99 ans. Il l’a revendu à Polonsky, autre homme d’affaires russe véreux recherché par la justice russe pour avoir détourné 180 millions de dollars dans son pays. Mais le gouvernement cambodgien refuse de l’extrader. Condamné par les tribunaux cambodgiens pour avoir jeté par dessus bord six marins khmers, il a dû payer un million de dollars de caution pour sortir de prison. Il envisage d’investir un milliard de dollars au Cambodge (CD du 15.05.14).
* Le 21 mai, à O Chum (Ratanakiri), plus de 400 personnes se heurtent à plus de 100 membres de la police militaire qui tentent de raser leurs maisons au bulldozer, car leurs terres ont été données en concession à Tai Seng Cie qui les a revendues à une autre société en 2010. Deux cents maisons ont déjà été rasées. Le lendemain, les manifestants bloquent la route nationale et se heurtent à 300 militaires. Finalement, 102 familles sont autorisées à demeurer sur leurs terres, une solution sera cherchée pour les autres (CD du 23.05.14). Sam Rainsy se voit interdire l’accès à Ratanakiri (CD du 28.05.14).
* Le 29 mai, en dépit de l’interdiction de la mairie de Phnom Penh, plus de 200 personnes venues du siège de l’Autorité Anti-corruption à l’Assemblée nationale pour demander que soit mis fin à la corruption et à la déforestation (CD du 30.05.14).
Déforestation
Entre 2000 et 2013, le Cambodge a triplé ses exportations de bois d’ébène (rosewood, en anglais) vers la Chine, qui ont passé de 6 800 m3 à 20 700 par an. Le Vietnam est le passage obligé de cette exportation clandestine. La loi sur les forêts de 2002 interdit strictement l’abattage, le transport et la vente de ce bois de luxe. Ce bois a pratiquement disparu du Cambodge, du Laos et du Vietnam. Depuis février 2013, l’homme d’affaires Try Phéap a payé 3,4 millions de dollars pour vendre les 5 000 m3 de bois précieux confisqué. Il a de plus reçu l’exclusivité du commerce de ce bois. Selon les ONG, cet accord a multiplié la déforestation (CD du 13.05.14). C’est dans ce contexte qu’il faut lire les divers petits événements suivants :
* Le 12 avril, un reporter d’un petit journal cambodgien est arrêté puis battu pour avoir photographié un véhicule suspecté de transporter du bois précieux. Un autre, d’une chaîne de télévision nationale, est accusé de vouloir extorquer de l’argent pour avoir photographié un camion transportant du bois précieux (CD du 21.04.14). Le 26 avril, un autre journaliste et 16 membres d’ONG de défense des droits de l’homme se voient interdit l’accès à Kéo Seima où ils doivent enquêter sur la déforestation (CD du 28.04.14).
* Le 20 avril, 92 pièces de bois précieux, soit 9,5m3 sont découvertes à Stoeung Treng. Le 11 avril, 117 pièces de bois avaient déjà été découvertes dans la province (CD du 22.04.14).
* Le 22 avril, des membres de la minorité Kreung de Ratanakiri portent plainte auprès de ADHOC contre un homme d’affaires local qui a déforesté 40 hectares de leurs terres ancestrales (CD du 24.04.14).
* Le 28 avril, plus de 200 membres de 25 communautés ethniques de Mondolkiri portent plainte contre la déforestation de leurs terres et la dégradation de l’environnement (CD du 29.04.14).
* Le 6 mai, un raid de la police saisit 5 m3 de bois précieux dans la maison d’un Vietnamien qui a le temps de s’enfuir (CD du 08.06.14).
* Le 11 mai, les autorités policières confisquent 121 m3 du bois de luxe (thnong) provenant du Parc National de Virachey. Les véhicules ont des papiers en règle pour seulement 53m3. Selon ADHOC, ce bois avait déjà été saisi une fois chez de petits braconniers et revendus à une société privée (CD du 14.05.14). Un député PPC de Stoeung Treng fait une déclaration fracassante à l’Assemblée sur la déforestation de sa province et accuse le conglomérat Royal Group de Kith Meng, proche de Hun Sen, et l’entreprise chinoise chargée de la construction du barrage Sé Sann II de couper du bois précieux en dehors de la concession de 36 000 hectares qui lui a été attribuée en vue de la construction du barrage. Des photos satellite montrent que le bois de la concession n’a pas été coupé, mais chaque jour des dizaines de camions transportent du bois de la zone protégée du Parc de Virachey : « Les puissants échappent à la loi, et coupent le bois dans le parc protégé de Virachey, puis le transportent dans le secteur de Sésan 2. Le situation échappe à tout contrôle », dit-il. (CD du 06.06.14).
Santé
* 185 accidents routiers se sont produits durant les fêtes du Nouvel An, faisant 48 morts et 406 blessés, soit une augmentation du nombre des accidents de 30 %, mais une diminution de celui des morts de 28 %.
* 490 femmes sont testées pour chercher le papillomavirus qui occasionne des cancers du vagin. Chaque année 795 femmes en meurent sur 1 512 cas diagnostiqués positifs. On leur fait un vaccin de Gardasil, interdit en France... (CD du 23.04.14).
* Le 8 mai, lors d’un gala de charité, la Croix-Rouge cambodgienne, présidée par Mme Bun Rany, a récolté 14 360 997 dollars auprès des personnalités du Royaume (CD du 9.06.14).
* On signale plusieurs accidents routiers meurtriers, causés par des fils de policiers ou de haut-fonctionnaires qui prennent la fuite sans être inquiétés : le 12 avril, le fils de l’ancien chef de la police de Kandal tue une personne et en blesse deux autres qui ont dû être amputés des jambes ; le 22 avril, un ressortissant chinois ivre, au volant d’une Lexus portant une immatriculation militaire, blesse grièvement un éboueur ; le 13 mai, un officier de la garde de Hun Sen au volant de sa Land Cruiser fauche deux sœurs qu’il blesse grièvement ; le 22 mai, le directeur de l’Economie et des Finances de Kompong Cham au volant de sa High Lander, tue deux personnes et en blesse deux autres ; le 23 mai, deux hommes sont tués, un autre blessé sérieusement à Phnom Penh, par une Range Rover ; une ambulance conduite par un lieutenant renverse une moto, tue un passager et en blesse grièvement un autre, le chauffeur s’enfuit ; le 30 mai, une voiture militaire tue deux personnes et en blesse une autre, le chauffeur change la plaque d’immatriculation avant de s’enfuir, mais un journaliste local a eu le temps de la prendre en photo...
* Durant les derniers mois, on signale plusieurs cas de médecins traditionnels (krou, à la fois sorcier et médecin) lynchés par la foule en colère qui les accuse d’avoir lancé des sorts. La police est incapable de réprimer ces mouvements populaires : en janvier, deux médecins traditionnels sont lynchés à Kompomg Speu ; un autre est sérieusement blessé à Prey Krabas (Ta Kéo) ; le 29 avril, à Krang Lev (Takéo), 600 villageois lynchent un homme de 36 ans, accusé d’avoir causé la mort de six personnes âgées ; un autre est tué le 22 mai à Kompomg Chhnang.
Armée
* Depuis le 21 avril, les Forces armées royales cambodgiennes participent à 10 jours d’exercices avec des instructeurs américains, pour les préparer à d’éventuelles actions humanitaires dans le monde. Hun Manet, fils aîné de Hun Sen, préside à l’ouverture des exercices. Dans un rapport en date du 20 mai, Human Rights Watch révèle que ces exercices ne sont pas qu’une formation à l’humanitaire, mais bien au combat. Des photos montrent des soldats en armes. Ces exercices sont donc menés en violation avec les directives du Congrès américain qui a décidé en janvier dernier de geler les aides militaires au Cambodge (CD du 21.05.14).
* 400 civils et militaires vont partir étudier en Chine (CD du 12.06.14).
Divers
* Le 11 avril, le Japon et le Cambodge signent un accord en vue de diminuer les gaz à effet de serre par le développement de technologie japonaise : financement de digesteurs de bouses de vache, micro-barrages, économies d’énergie, installation de panneaux solaires, etc. (CD du 12.04.14). Avenir Cambodge est donc dans le vent, et a précédé, comme souvent, cette décision.
* Plusieurs hackers qui se désignent comme « Anonymes du Cambodge » se sont infiltrés dans une trentaine de sites gouvernementaux et y ont volé des données. Plusieurs sont arrêtés avec l’aide du FBI.
* Le Cambodge est devenu une plaque tournante du trafic d’ivoire en provenance d’Afrique et en destination du Vietnam et de la Chine. Le 9 mai, plus de 3 tonnes sont saisies dans un conteneur contenant des haricots. L’ivoire y est utilisé dans la composition de médicaments et se vend 2 000 dollars le kilo. Déjà en février 75 kg avaient été saisis à Siemréap ; en mars, la police militaire en avait saisi 250kg à la frontière vietnamienne. 30 000 éléphants auraient été tués l’an dernier (CD du 10.06.14).
Patrimoine et distinctions
* Le 3 juin, trois statues pré-angkoriennes sont accueillies solennellement par le Conseil des ministres : celles de Balarama, Duryodhama et Bhima volées au Prasat Chen (Koh Ker), pendant la guerre et qui se sont retrouvées dans des musées américains. Elles seront placées dans le musée de Phnom Penh (CD du 04.06.14).
* Chinary Ung, américain d’origine cambodgienne, né à Takéo, reçoit le 3ème prix annuel de la fondation Rockfeller d’un montant de 50 000 dollars par le Conseil Culturel Asiatique basé à New York. Il avait déjà reçu le prix Grawemeyer en 1989, considéré comme le Nobel de la musique (CD du 16.04.14).
Phnom Penh
* Plusieurs administrations publiques sont délocalisées de l’intérieur de Phnom Penh à l’extérieur de la capitale, permettant à des promoteurs proches du pouvoir de réaliser de substantiels profits, dans la plus grande opacité : le Secrétariat de l’Aviation civile (CD du 23.04.14) ; le ministère des Affaires féminines, transféré à Stoeung Méan Chey par Try Phéap Group ; le ministère de l’Environnement à Méanchey ; le département des Affaires publiques est transféré du stade Olympique à Chruy Changvar par Khun Sar Dev. (CD du 21.05.14) ; le 23 mai, après des mois d’incertitudes, de dénégations, l’hôpital de Chamcar Mon est vendu pour 12,1 millions de dollars (CD du 24.05.14) ; le centre national de Paratologie est déplacé à Phnom Penh Thmey par la société appartenant à Ngor Savuth (CD du 29.05.14).
* Somaly Mam, fondatrice de l’AFESIP, qui a connu son heure de gloire en 2009-2010 dans sa lutte contre l’exploitation sexuelle des femmes, est convaincue de mensonge pour avoir inventé des histoires de toutes pièces. Cette révélation jette le discrédit sur les 58 ONG qui poursuivent le même but (CD du 30.05.14).
(Source: Eglises d'Asie, le 16 juin 2014)
Vietnam: Libération de deux militants chrétiens de la province du Nghê An après trois années de détention
Eglises d'Asie
07:25 16/06/2014
Le 11 juin dernier, on a appris la libération de deux prisonniers politiques, le jeune Nông Hung Anh et Mme Dang Ngoc Minh. Ils faisaient partie du groupe des 17 chrétiens, militants d’action sociale, arrêtés à des dates diverses, à partir du mois d’août jusqu’à la fin de l’année 2011. Nông Hung Abh était le seul protestant du groupe, composé, pour le restant, de catholiques. Mme Dang Minh Ngoc est une mère de famille catholique.
Nông Hung Anh, avant son arrestation, était étudiant au département de langue chinoise de la faculté de lettres de l’Université de Hanoi. Son patriotisme et son amour de la justice sociale le poussèrent à signer une protestation contre l’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux du Centre-Vietnam par des entreprises chinoises. Il participa aussi à des manifestations dénonçant les empiétements de la Chine sur la souveraineté nationale de son pays. Par ailleurs, il collaborait au réseau d’information organisé par les rédemptoristes vietnamiens.
Son arrestation eut lieu le 5 août 2011. Le 9 janvier 2013, avec quatorze des militants chrétiens arrêtés au cours des cinq derniers mois de l’année 2011, il comparaissait devant le Tribunal populaire de première instance de la province du Nghê An. Selon les journaux de l’époque, Nông Hung Anh était condamné à cinq ans de prison ferme et à trois ans de résidence surveillée.
A sa sortie de prison, Mme Dang Ngoc Minh venait juste d’achever la peine de trois ans qui lui avait été infligée. Elle faisait, elle aussi, partie des quatorze accusés jugés en janvier 2013 par le Tribunal populaire du Nguê An. Elle n’était d’ailleurs pas la seule de sa famille, puisque ce jour-là, deux de ses enfants étaient également présents parmi les accusés. Sa fille Nguyên Dang Minh Mân fut condamnée à huit ans prison et trois ans de résidence surveillée. Son fils Nguyên Dang Vinh Phuc, lui aussi sur le banc des accusés, ne se vit infliger qu’une peine légère avec sursis.
La campagne d’arrestations de militants chrétiens (originaires du diocèse de Vinh et de Thanh Hoa) s’est déroulée entre le mois d’août et le mois de décembre 2011. Dix-sept chrétiens (seize jeunes catholiques et un protestant) ont été arrêtés dans d’étranges circonstances et en infraction totale avec les procédures prévues par la loi. Les arrestations furent réalisées à la manière d’enlèvements crapuleux et les familles durent attendre souvent plusieurs semaines avant d’être averties officiellement. Des poursuites judiciaires furent engagées contre eux pour « activités visant à renverser le pouvoir populaire ».
La plupart de ces chrétiens étaient fortement engagés dans des activités religieuses et sociales, souvent dans le cadre paroissial ou diocésain. Certains, par patriotisme, avaient participé à des manifestations contre l’hégémonie chinoise.
Un premier procès a eu lieu, pour trois d’entre eux, au mois de mai 2012. Quatorze autres ont été jugés en première instance le 9 janvier 2013 au Tribunal populaire de la province du Nghê An. Les peines infligées ont été très lourdes. Les accusés les plus gravement condamnés ont écopé de treize ans de prison et cinq ans de résidence surveillée. Les autres peines infligées s’échelonnaient de trois ans à huit ans de prison ferme, assorties de deux à cinq ans de résidence surveillée. Un seul des quatorze accusés avait été condamné avec sursis.
Huit des quatorze condamnés en première instance ont fait appel et ont été jugés, le 23 mai 2013, par le même tribunal populaire du Nghê An. Seuls quatre d’entre eux ont bénéficié d’une réduction de peine.(eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 16 juin 2014)
Nông Hung Anh, avant son arrestation, était étudiant au département de langue chinoise de la faculté de lettres de l’Université de Hanoi. Son patriotisme et son amour de la justice sociale le poussèrent à signer une protestation contre l’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux du Centre-Vietnam par des entreprises chinoises. Il participa aussi à des manifestations dénonçant les empiétements de la Chine sur la souveraineté nationale de son pays. Par ailleurs, il collaborait au réseau d’information organisé par les rédemptoristes vietnamiens.
Son arrestation eut lieu le 5 août 2011. Le 9 janvier 2013, avec quatorze des militants chrétiens arrêtés au cours des cinq derniers mois de l’année 2011, il comparaissait devant le Tribunal populaire de première instance de la province du Nghê An. Selon les journaux de l’époque, Nông Hung Anh était condamné à cinq ans de prison ferme et à trois ans de résidence surveillée.
A sa sortie de prison, Mme Dang Ngoc Minh venait juste d’achever la peine de trois ans qui lui avait été infligée. Elle faisait, elle aussi, partie des quatorze accusés jugés en janvier 2013 par le Tribunal populaire du Nguê An. Elle n’était d’ailleurs pas la seule de sa famille, puisque ce jour-là, deux de ses enfants étaient également présents parmi les accusés. Sa fille Nguyên Dang Minh Mân fut condamnée à huit ans prison et trois ans de résidence surveillée. Son fils Nguyên Dang Vinh Phuc, lui aussi sur le banc des accusés, ne se vit infliger qu’une peine légère avec sursis.
La campagne d’arrestations de militants chrétiens (originaires du diocèse de Vinh et de Thanh Hoa) s’est déroulée entre le mois d’août et le mois de décembre 2011. Dix-sept chrétiens (seize jeunes catholiques et un protestant) ont été arrêtés dans d’étranges circonstances et en infraction totale avec les procédures prévues par la loi. Les arrestations furent réalisées à la manière d’enlèvements crapuleux et les familles durent attendre souvent plusieurs semaines avant d’être averties officiellement. Des poursuites judiciaires furent engagées contre eux pour « activités visant à renverser le pouvoir populaire ».
La plupart de ces chrétiens étaient fortement engagés dans des activités religieuses et sociales, souvent dans le cadre paroissial ou diocésain. Certains, par patriotisme, avaient participé à des manifestations contre l’hégémonie chinoise.
Un premier procès a eu lieu, pour trois d’entre eux, au mois de mai 2012. Quatorze autres ont été jugés en première instance le 9 janvier 2013 au Tribunal populaire de la province du Nghê An. Les peines infligées ont été très lourdes. Les accusés les plus gravement condamnés ont écopé de treize ans de prison et cinq ans de résidence surveillée. Les autres peines infligées s’échelonnaient de trois ans à huit ans de prison ferme, assorties de deux à cinq ans de résidence surveillée. Un seul des quatorze accusés avait été condamné avec sursis.
Huit des quatorze condamnés en première instance ont fait appel et ont été jugés, le 23 mai 2013, par le même tribunal populaire du Nghê An. Seuls quatre d’entre eux ont bénéficié d’une réduction de peine.(eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 16 juin 2014)
Iraqi Christians flee homes amid militant push
Nicole Winfield /AP
12:00 16/06/2014
ALQOSH, Iraq (AP) — Over the past decade, Iraqi Christians have fled repeatedly to this ancient mountainside village, seeking refuge from violence, then returning home when the danger eased. Now they are doing it again as Islamic militants rampage across northern Iraq, but this time few say they ever want to go back to their homes.
The flight is a new blow to Iraq's dwindling Christian community, which is almost as old as the religion itself but which has already been devastated since the 2003 U.S.-led invasion. During the past 11 years, at least half of the country's Christian population has fled the country, according to some estimates, to escape frequent attacks by Sunni Muslim militants targeting them and their churches.
Now many of those who held out and remained may be giving up completely after fighters belonging to the Islamic State of Iraq and the Levant swept over the city of Mosul and a broad swath of the country the past week.
"I'm not going back," said Lina, who fled Mosul with her family as the militants swept in and came to Alqosh, about 50 kilometers (31 miles) to the north.
"Each day we went to bed in fear," the 57-year-old woman said, sitting in a house for displaced people. "In our own houses we knew no rest." Like other Christians who fled here, she spoke on condition she be identified only by her first name for fear for her safety.
In leaving, the Christians are emptying out communities that date back to the first centuries of the religion, including Chaldean, Assyrian and Armenian churches. The past week, some 160 Christian families — mosly from Mosul — have fled to Alqosh, mayor Sabri Boutani told The Associated Press, consulting first on the number with his wife by speaking in Chaldean, the ancient language spoken by many residents.
Alqosh, dating back at least to the 1st century BC, is a jumble of pastel-painted homes nestled at the base of a high craggy hill among rolling plains of wheat fields. The village's population of 6,000 is about half Christian and half ethnic Kurds. Located just outside the autonomous Kurdish zone of northern Iraq, Kurdish fighters known as peshmerga have moved into the town to protect it.
Many Christians are deciding that the comparatively liberal and prosperous Kurdish regions are their safest bet.
"Every Christian prefers to stay in Kurdistan," said Abu Zeid, an engineer. He too said he wouldn't be going back to Mosul.
"It's a shame because Mosul is the most important city in Iraq for Christians," he added. Mosul is said to be the site of the burial of Jonah, the prophet who tradition says was swallowed by a whale.
Iraq was estimated to have more than 1 million Christians before the 2003 invasion and topping of Saddam Hussein. Now church officials estimate only 450,000 remain within Iraq borders. Militants have targeted Christians in repeated waves in Baghdad and the north. The Chaldean Catholic cardinal was kidnapped in 2008 by extremists and killed. Churches around the country have been bombed repeatedly.
The exodus from Mosul — a Sunni-majority city that during the American presence in Iraq was an al-Qaida stronghold — has been even more dramatic. From a pre-2003 population of around 130,000 Christians, there were only about 10,000 left before the Islamic State fighters overran the city a week ago.
Abu Zeid estimated that now only 2,000 Christians remain in the city.
Christians who have not left Iraq completely often flee their homes to other parts of Iraq when the danger is highest in hopes of returning later.
Boutani, the mayor, said this was the sixth time in 11 years that Christians from other areas have flocked to Alqosh for refuge. He himself fled here from Baghdad in 2009 after a church bombing in the capital.
This is the third time that Adnan, a 60-year-old Mosul shoe shop owner, has sought shelter in Alqosh. He came in 2008 after a priest in Mosul was killed, then again in 2010 after rumors spread of an imminent attack on Christians. Each time, he and his family returned after Iraqi security officials guaranteed Christians' safety.
"They said, we will protect you," he recalled. "But now — where's the government?"
The Vatican for years has voiced concern about the flight of Christians from the Middle East, driven out by war, poverty and discrimination.
During his recent trip to Jordan, Pope Francis met with Iraqi and Syrian Christians and denounced the wars, weapons and conflicts that have forced them from their homes.
"All of us want peace!" Francis told a gathering of refugees near the River Jordan. "I ask myself: who is selling arms to these people to make war?"
In Alqosh, the newcomers and the residents united in prayer at Sunday Mass in the Chaldean Church of the Virgin Mary of the Harvest, held by Friar Gabriel Tooma.
On the church floor was spread a mosaic made of beans, lentils, wheat and other produce from the area, assembled to commemorate the upcoming harvest. Before the service, volunteers hurried to finish the images of Jesus and Mary, and were filling out the details of Pope Francis' face, sketched out with white beans.
"People are afraid of what's coming next," Tooma said. "I fear there will be a day when people will say: 'There were once Christians in Iraq.'"
As he walked with his wife and daughter in the 7th century St Hormoz monastery, built into the hill overlooking Alqosh, Abu Zeid said he went back to Mosul on Friday to see if his house was still standing.
Some of the militants in control of the city tried to show that Christians were welcome.
Gunmen stopped him and asked if he was a Christian, Abu Zeid said. When he nodded back, a gunman told him: "Welcome to your home."
The Chaldean church in Mosul was looted, he said, and he saw gunmen drag the accused thieves to the church and order them to return stolen property.
He and other displaced Christians highly doubt the shows of goodwill. Still, some said they have no choice but to eventually return.
"I'm 60 years old," said Adnan, the shoe salesman. "It would be hard to start over again."
(Source: http://news.yahoo.com/iraqi-christians-flee-homes-amid-militant-push-122359051.html AP Photo)
Now many of those who held out and remained may be giving up completely after fighters belonging to the Islamic State of Iraq and the Levant swept over the city of Mosul and a broad swath of the country the past week.
"I'm not going back," said Lina, who fled Mosul with her family as the militants swept in and came to Alqosh, about 50 kilometers (31 miles) to the north.
"Each day we went to bed in fear," the 57-year-old woman said, sitting in a house for displaced people. "In our own houses we knew no rest." Like other Christians who fled here, she spoke on condition she be identified only by her first name for fear for her safety.
In leaving, the Christians are emptying out communities that date back to the first centuries of the religion, including Chaldean, Assyrian and Armenian churches. The past week, some 160 Christian families — mosly from Mosul — have fled to Alqosh, mayor Sabri Boutani told The Associated Press, consulting first on the number with his wife by speaking in Chaldean, the ancient language spoken by many residents.
Alqosh, dating back at least to the 1st century BC, is a jumble of pastel-painted homes nestled at the base of a high craggy hill among rolling plains of wheat fields. The village's population of 6,000 is about half Christian and half ethnic Kurds. Located just outside the autonomous Kurdish zone of northern Iraq, Kurdish fighters known as peshmerga have moved into the town to protect it.
Many Christians are deciding that the comparatively liberal and prosperous Kurdish regions are their safest bet.
"Every Christian prefers to stay in Kurdistan," said Abu Zeid, an engineer. He too said he wouldn't be going back to Mosul.
"It's a shame because Mosul is the most important city in Iraq for Christians," he added. Mosul is said to be the site of the burial of Jonah, the prophet who tradition says was swallowed by a whale.
Iraq was estimated to have more than 1 million Christians before the 2003 invasion and topping of Saddam Hussein. Now church officials estimate only 450,000 remain within Iraq borders. Militants have targeted Christians in repeated waves in Baghdad and the north. The Chaldean Catholic cardinal was kidnapped in 2008 by extremists and killed. Churches around the country have been bombed repeatedly.
The exodus from Mosul — a Sunni-majority city that during the American presence in Iraq was an al-Qaida stronghold — has been even more dramatic. From a pre-2003 population of around 130,000 Christians, there were only about 10,000 left before the Islamic State fighters overran the city a week ago.
Abu Zeid estimated that now only 2,000 Christians remain in the city.
Christians who have not left Iraq completely often flee their homes to other parts of Iraq when the danger is highest in hopes of returning later.
Boutani, the mayor, said this was the sixth time in 11 years that Christians from other areas have flocked to Alqosh for refuge. He himself fled here from Baghdad in 2009 after a church bombing in the capital.
This is the third time that Adnan, a 60-year-old Mosul shoe shop owner, has sought shelter in Alqosh. He came in 2008 after a priest in Mosul was killed, then again in 2010 after rumors spread of an imminent attack on Christians. Each time, he and his family returned after Iraqi security officials guaranteed Christians' safety.
"They said, we will protect you," he recalled. "But now — where's the government?"
The Vatican for years has voiced concern about the flight of Christians from the Middle East, driven out by war, poverty and discrimination.
During his recent trip to Jordan, Pope Francis met with Iraqi and Syrian Christians and denounced the wars, weapons and conflicts that have forced them from their homes.
"All of us want peace!" Francis told a gathering of refugees near the River Jordan. "I ask myself: who is selling arms to these people to make war?"
In Alqosh, the newcomers and the residents united in prayer at Sunday Mass in the Chaldean Church of the Virgin Mary of the Harvest, held by Friar Gabriel Tooma.
On the church floor was spread a mosaic made of beans, lentils, wheat and other produce from the area, assembled to commemorate the upcoming harvest. Before the service, volunteers hurried to finish the images of Jesus and Mary, and were filling out the details of Pope Francis' face, sketched out with white beans.
"People are afraid of what's coming next," Tooma said. "I fear there will be a day when people will say: 'There were once Christians in Iraq.'"
As he walked with his wife and daughter in the 7th century St Hormoz monastery, built into the hill overlooking Alqosh, Abu Zeid said he went back to Mosul on Friday to see if his house was still standing.
Some of the militants in control of the city tried to show that Christians were welcome.
Gunmen stopped him and asked if he was a Christian, Abu Zeid said. When he nodded back, a gunman told him: "Welcome to your home."
The Chaldean church in Mosul was looted, he said, and he saw gunmen drag the accused thieves to the church and order them to return stolen property.
He and other displaced Christians highly doubt the shows of goodwill. Still, some said they have no choice but to eventually return.
"I'm 60 years old," said Adnan, the shoe salesman. "It would be hard to start over again."
(Source: http://news.yahoo.com/iraqi-christians-flee-homes-amid-militant-push-122359051.html AP Photo)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại lễ mừng kính Thánh Antôn tại Linh địa Trại Gáo
Antoine Nguyễn
08:47 16/06/2014
Linh địa Trại Gáo, giáo xứ Mỹ Yên, nơi có Đền thánh Antôn nổi tiếng, từ lâu đã là một điểm đến đầy niềm cậy trông và chứa chan hy vọng của khách hành hương. Khi hành hương về mảnh đất linh thánh này, mỗi người, không phân biệt tôn giáo, đều đặt trọn niềm tin vào vị thánh lừng danh “hay làm phép lạ”, để nương nhờ ở lời chuyển cầu thế giá của ngài, ngõ hầu tìm thấy suối nguồn an ủi và những ơn lành quý giá.
Hình ảnh
Đền thánh Antôn Trại Gáo, qua “biến cố Mỹ Yên” vào đầu tháng Chín năm 2013, lại càng trở nên nổi tiếng gần xa. Không chỉ giới hạn trong Giáo phận Vinh, Đền thánh này ngày càng được anh chị em lương giáo ở trong nước cũng như hải ngoại biết đến. Suốt chiều dài lịch sử hơn một trăm năm hiện diện tại Linh địa Trại Gáo, Thánh Antôn đã thực sự trở thành người cha, người thầy và là người bạn của tín hữu nơi đây nói riêng và giáo dân Giáo phận Vinh nói chung.
Tại Đền thánh Antôn, mỗi thứ Ba hằng tuần đều có thánh lễ để khách hành hương có cơ hội gặp gỡ, tạ ơn thánh nhân. Đặc biệt, đại lễ mừng kính ngài vào ngày 13 tháng 6 hằng năm luôn có ý nghĩa trọng đại, mang tầm vóc lớn lao và được chờ đợi. Đại lễ này trở thành ngày hội ngộ đầy hân hoan và chan chứa tâm tình tri ân của bà con lương giáo.
Ngày đại lễ mừng kính Thánh Antôn năm nay đã diễn ra trong thời tiết không thuận lợi. Hai ngày trước đại lễ, những cơn mưa nặng hạt như muốn nhấn chìm mọi cảnh vật trong nền trời âm u. Công tác chuẩn bị cho đại lễ, vốn đã bắt đầu từ cả tháng trước, gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Vào ngày áp lễ, 12.06.2014, khách hành hương bắt đầu đổ về đền thánh. Thời tiết không thuận lợi dường như gây trở ngại lớn cho việc tham dự đại lễ năm nay. Lượng người tham dự ít hơn so với các năm trước. Vào buổi tối cùng ngày, chương trình diễn nguyện với chủ đề “Thánh Antôn và gia đình” đã diễn ra dù thời tiết không ủng hộ. Chương trình như một bữa tiệc tinh thần mà ban tổ chức dành cho quý khách gần xa, những người đã không quản gian khó, trở về bên Thánh cả Antôn, trong điều kiện ăn ở trở nên bất tiện vì trời mưa.
Chủ đề diễn nguyện “Thánh Antôn và gia đình” cũng trở nên thật ý nghĩa trong Năm Tân Phúc Âm hóa đời sống gia đình 2014 này. Các ca khúc được thể hiện với nội dung ngợi ca tình Chúa, ngợi ca Đức Trinh nữ Maria – Mẹ hiền Giáo phận, ngợi ca Thánh cả Antôn, đề cao tình cảm gia đình… Các nghệ sĩ, diễn viên và các đoàn nghệ thuật đã đem đến cho khán giả những vũ điệu mượt mà, duyên dáng, chuyển tải nhiều thông điệp nhân văn sâu sắc. Dù trời liên tục đổ những cơn mưa nặng hạt, nhưng không vì thế mà chương trình bị gián đoạn. Hàng ngàn khán giả cùng đội mưa thưởng thức chương trình diễn nguyện là hình ảnh thân thương đầy xúc động. Đặc biệt, sự cộng tác của linh mục nhạc sĩ Xuân Đường CSsR, ca sĩ Bảo Thy, Nguyễn Hồng Ân, Diệu Hiền, Lệ Thu, Lệ Hằng… đã làm tăng thêm sự cuốn hút của chương trình.
Sáng ngày 13.06.2014, thánh lễ cao điểm mừng kính Thánh Antôn đã diễn ra tại nhà nguyện của đền thánh. Dường như đây là lần đầu tiên thánh lễ cao điểm được diễn ra tại nhà nguyện nhỏ bé này. Đúng 7 giờ 15, thánh lễ bắt đầu do Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ sự. Đồng tế với ngài có Cha JB. Nguyễn Khắc Bá – Giám đốc ĐCV Vinh Thanh, Cha JB. Nguyễn Kim Đồng – Giám đốc TCV Xã Đoài, quý Cha giáo sư, quý Cha Tòa Giám mục cùng đông đảo quý Cha trong và ngoài giáo phận.
Trong phần quảng diễn Lời Chúa, vị Chủ chăn Giáo phận đã nhấn mạnh cuộc đời Thánh Antôn như một bài ca tôn vinh Thiên Chúa cách trọn vẹn. Thánh nhân được ví như thầy dạy về ý nghĩa của sự khôn ngoan đích thực và cách thức trở nên như Thầy Chí Thánh, là hiện thân của sự khiêm hạ, tự hủy và say mê rao giảng Tin Mừng, ngõ hầu mang ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho loài người. Đồng thời, Đức Cha cũng mời gọi cộng đoàn sống tinh thần Tin Mừng cách sống động, tích cực trong Năm Tân Phúc Âm hóa đời sống gia đình 2014 này, để gia đình thực sự trở thành cái nôi nuôi dưỡng Đức tin và môi trường giáo dục con người hiệu quả. Ngài cũng không quên nhắc nhở mọi người cùng cầu nguyện cho Cha Giacôbê Vũ Thế Hanh OP và các bạn trẻ thuộc Giáo phận Vinh tử nạn tại Thái Lan vừa qua. Ngài kêu gọi mọi người cùng giúp đỡ cho gia đình các nạn nhân trong tai nạn tang thương này.
Suốt thánh lễ, những cơn mưa nặng hạt không ngừng đổ xuống khu vực Linh địa Trại Gáo. Hàng ngàn giáo dân tham dự thánh lễ với áo mưa và ô che mưa, một cảnh tượng mang chở nhiều thông điệp, khó diễn tả bằng lời, đồng thời thể hiện cách chân thực tấm lòng yêu mến, cậy trông của đoàn con cái dành cho “vị thánh hay làm phép lạ”.
Ngay sau khi thánh lễ cao điểm kết thúc, vào các thời điểm 9 giờ, 12 giờ và 17 giờ cùng ngày, tại Đền thánh Antôn tiếp tục diễn ra các thánh lễ để khách hành hương xa gần có thể tham dự và cầu nguyện cùng Thánh cả Antôn.
Ngày đại lễ khép lại trong tâm tình tri ân, cảm tạ. Dù điều kiện thời tiết không thuận lợi, nhưng “những người bạn của Thánh cả Antôn” hẳn đã có cảm nghiệm sâu sắc hơn về những hồng ân của Thiên Chúa, ngang qua lời cầu bầu của thánh nhân. Những dấu chỉ được thể hiện trong suốt đại lễ năm nay như một sự nhắc nhở mọi người cùng nhìn lại những hạn chế, bất toàn của con người, để từ đó biết cố gắng chu toàn sứ vụ mà từng người được mời gọi.
Hình ảnh
Đền thánh Antôn Trại Gáo, qua “biến cố Mỹ Yên” vào đầu tháng Chín năm 2013, lại càng trở nên nổi tiếng gần xa. Không chỉ giới hạn trong Giáo phận Vinh, Đền thánh này ngày càng được anh chị em lương giáo ở trong nước cũng như hải ngoại biết đến. Suốt chiều dài lịch sử hơn một trăm năm hiện diện tại Linh địa Trại Gáo, Thánh Antôn đã thực sự trở thành người cha, người thầy và là người bạn của tín hữu nơi đây nói riêng và giáo dân Giáo phận Vinh nói chung.
Tại Đền thánh Antôn, mỗi thứ Ba hằng tuần đều có thánh lễ để khách hành hương có cơ hội gặp gỡ, tạ ơn thánh nhân. Đặc biệt, đại lễ mừng kính ngài vào ngày 13 tháng 6 hằng năm luôn có ý nghĩa trọng đại, mang tầm vóc lớn lao và được chờ đợi. Đại lễ này trở thành ngày hội ngộ đầy hân hoan và chan chứa tâm tình tri ân của bà con lương giáo.
Ngày đại lễ mừng kính Thánh Antôn năm nay đã diễn ra trong thời tiết không thuận lợi. Hai ngày trước đại lễ, những cơn mưa nặng hạt như muốn nhấn chìm mọi cảnh vật trong nền trời âm u. Công tác chuẩn bị cho đại lễ, vốn đã bắt đầu từ cả tháng trước, gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Vào ngày áp lễ, 12.06.2014, khách hành hương bắt đầu đổ về đền thánh. Thời tiết không thuận lợi dường như gây trở ngại lớn cho việc tham dự đại lễ năm nay. Lượng người tham dự ít hơn so với các năm trước. Vào buổi tối cùng ngày, chương trình diễn nguyện với chủ đề “Thánh Antôn và gia đình” đã diễn ra dù thời tiết không ủng hộ. Chương trình như một bữa tiệc tinh thần mà ban tổ chức dành cho quý khách gần xa, những người đã không quản gian khó, trở về bên Thánh cả Antôn, trong điều kiện ăn ở trở nên bất tiện vì trời mưa.
Chủ đề diễn nguyện “Thánh Antôn và gia đình” cũng trở nên thật ý nghĩa trong Năm Tân Phúc Âm hóa đời sống gia đình 2014 này. Các ca khúc được thể hiện với nội dung ngợi ca tình Chúa, ngợi ca Đức Trinh nữ Maria – Mẹ hiền Giáo phận, ngợi ca Thánh cả Antôn, đề cao tình cảm gia đình… Các nghệ sĩ, diễn viên và các đoàn nghệ thuật đã đem đến cho khán giả những vũ điệu mượt mà, duyên dáng, chuyển tải nhiều thông điệp nhân văn sâu sắc. Dù trời liên tục đổ những cơn mưa nặng hạt, nhưng không vì thế mà chương trình bị gián đoạn. Hàng ngàn khán giả cùng đội mưa thưởng thức chương trình diễn nguyện là hình ảnh thân thương đầy xúc động. Đặc biệt, sự cộng tác của linh mục nhạc sĩ Xuân Đường CSsR, ca sĩ Bảo Thy, Nguyễn Hồng Ân, Diệu Hiền, Lệ Thu, Lệ Hằng… đã làm tăng thêm sự cuốn hút của chương trình.
Sáng ngày 13.06.2014, thánh lễ cao điểm mừng kính Thánh Antôn đã diễn ra tại nhà nguyện của đền thánh. Dường như đây là lần đầu tiên thánh lễ cao điểm được diễn ra tại nhà nguyện nhỏ bé này. Đúng 7 giờ 15, thánh lễ bắt đầu do Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ sự. Đồng tế với ngài có Cha JB. Nguyễn Khắc Bá – Giám đốc ĐCV Vinh Thanh, Cha JB. Nguyễn Kim Đồng – Giám đốc TCV Xã Đoài, quý Cha giáo sư, quý Cha Tòa Giám mục cùng đông đảo quý Cha trong và ngoài giáo phận.
Trong phần quảng diễn Lời Chúa, vị Chủ chăn Giáo phận đã nhấn mạnh cuộc đời Thánh Antôn như một bài ca tôn vinh Thiên Chúa cách trọn vẹn. Thánh nhân được ví như thầy dạy về ý nghĩa của sự khôn ngoan đích thực và cách thức trở nên như Thầy Chí Thánh, là hiện thân của sự khiêm hạ, tự hủy và say mê rao giảng Tin Mừng, ngõ hầu mang ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho loài người. Đồng thời, Đức Cha cũng mời gọi cộng đoàn sống tinh thần Tin Mừng cách sống động, tích cực trong Năm Tân Phúc Âm hóa đời sống gia đình 2014 này, để gia đình thực sự trở thành cái nôi nuôi dưỡng Đức tin và môi trường giáo dục con người hiệu quả. Ngài cũng không quên nhắc nhở mọi người cùng cầu nguyện cho Cha Giacôbê Vũ Thế Hanh OP và các bạn trẻ thuộc Giáo phận Vinh tử nạn tại Thái Lan vừa qua. Ngài kêu gọi mọi người cùng giúp đỡ cho gia đình các nạn nhân trong tai nạn tang thương này.
Suốt thánh lễ, những cơn mưa nặng hạt không ngừng đổ xuống khu vực Linh địa Trại Gáo. Hàng ngàn giáo dân tham dự thánh lễ với áo mưa và ô che mưa, một cảnh tượng mang chở nhiều thông điệp, khó diễn tả bằng lời, đồng thời thể hiện cách chân thực tấm lòng yêu mến, cậy trông của đoàn con cái dành cho “vị thánh hay làm phép lạ”.
Ngay sau khi thánh lễ cao điểm kết thúc, vào các thời điểm 9 giờ, 12 giờ và 17 giờ cùng ngày, tại Đền thánh Antôn tiếp tục diễn ra các thánh lễ để khách hành hương xa gần có thể tham dự và cầu nguyện cùng Thánh cả Antôn.
Ngày đại lễ khép lại trong tâm tình tri ân, cảm tạ. Dù điều kiện thời tiết không thuận lợi, nhưng “những người bạn của Thánh cả Antôn” hẳn đã có cảm nghiệm sâu sắc hơn về những hồng ân của Thiên Chúa, ngang qua lời cầu bầu của thánh nhân. Những dấu chỉ được thể hiện trong suốt đại lễ năm nay như một sự nhắc nhở mọi người cùng nhìn lại những hạn chế, bất toàn của con người, để từ đó biết cố gắng chu toàn sứ vụ mà từng người được mời gọi.
Đại hội mục vụ giáo xứ Việt Nam Paris lần thứ 62
Trần Văn Cảnh
09:13 16/06/2014
ĐẠI HỘI MỤC VỤ GXVN PARIS LẦN THỨ 62
Chúa Nhật 15.06.2014 từ 13g30 đến 16g30, hội trường Giáo Xứ Việt Nam Paris đã hân hoan đón mừng Ban Giám Đốc, Ban Cố Vấn, Ban Thường Vụ, các tu sĩ nam nữ, các Đại Diện của các địa điểm mục vụ và các Đại Diện của các hội đoàn, phong trào, ban, nhóm mục vụ thuộc GXVN Paris. Tất cả, họ đã cùng nhau tựu về Giáo Xứ trong ngày Đại Hội Mục Vụ lần thứ 62 này để trình bày thành quả sinh hoạt của nhiệm kỳ XII, 2011-2014 trong 3 năm qua và hoạch định chương trình cho những tháng năm sắp tới. Số người tham dự Đại Hội đếm được khoảng 40.
Chương trình Đại Hội được chia làm 2 phần : Thánh lễ khai mạc lúc 11g30 do Đức Ông chủ tế Mai Đức Vinh và Đại Hội bắt đầu lúc 13g30. Về Đại Hội Mục Vụ, chương trình ghi nhận 4 điểm quan trọng sau đây :
1. LỜI CHÀO MỪNG HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI CỦA ĐỨC ÔNG GIÁM ĐỐC
Kính thưa Đại Hội,
Trước tiên tôi xin gửi đến Đại Hội lời chào thân ái và lời cầu chúc chân thành trong tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tôi vui mừng vì Đại Hội được diễn ra trong bầu khí của năm Mời Gọi, là năm nhắc nhủ chúng ta rằng, ‘chúng ta là những người đưọc Thiên Chúa mời gọi xây dựng Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội địa phương là Giáo Xứ Việt Nam, Paris của chúng ta. Vâng, chính trong tinh thần ‘xây đựng giáo xứ là Giáo Hội thu nhỏ’ mà chúng ta hiện diện đầy đủ hôm nay để cử hành Đại Hội Thường Niên như mọi khi, mà đặc biệt để tiếp đón những vị Đại Diện mới của các Đơn Vị Mục Vụ, đồng thời để bầu lại Ban Thường Vụ mới. cho nhiệm kỳ 2014-2017 kế tiếp.
Vì thế, trước tiên tôi xin có lời chào mừng các vị tân Đại Diện thuộc các Đon Vị Mục Vụ hay thuộc các Hội, Đoàn, Ban Nhóm. Tôi cám ơn quý vị đã vì ích lợi chung của Giáo Xứ mà đáp lại lời mời gọi của Chúa Thánh Thần qua tiếng nói của vị hữu trách và của anh chị em giáo dân trong đơn vị mà vui lòng dấn thân để cùng nhau xây dựng Giáo Xứ, mở rộng Nước Chúa. Trong Hội Đồng Mục Vụ, không có việc nào là nhỏ bé, nhưng mọi việc đều đòi hỏi nhiều hy sinh, nhiều cố gắng và nhiều phục vụ. Xin các vị tân Đại Diện đứng lên để cả công đoàn vỗ tay thật to chào mừng quý vị tân Đại Diện.
Thứ đến, cùng với Đại Hội, với cả Cộng Đoàn Giáo Xứ, tôi chân thành cám ơn Ban Thường Vụ nhiệm kỳ 2011-2014. Ba năm qua, quý vị đã tích cực làm việc vì Chúa, vì Giáo Hội và vì Giáo Xứ, với tình hiệp nhất và huynh đệ. Thật là một hồng ân lớn Chúa ban cho Giáo Xứ. Mọi người đều hài lòng và hãnh diện về công việc làm của Ban Thường Vụ trong nhiệm kỳ 2011-2014. Viêc làm của Ban Thường Vụ trôi chảy thì sinh hoạt của Hội Đồng Mục Vụ tốt đẹp, thì đời sống của Giáo Xứ cũng êm ả. Vì thế tôi xin Đại Hội một tràng pháo tay thật lớn cám ơn và hoan hô Ban Thường Vụ.
Ai cũng biết, đây là Đại Hội cuối cùng của nhiệm kỳ Ban Thường Vụ 2011-2014. Nhưng mọi người đều biết, dù nhiệm kỳ năm tháng chấm dứt, lời mời gọi phục vụ của Chúa vẫn còn vang vọng nơi mỗi người, nhu cầu mục vụ của Giáo Xứ vẫn trải dài trước mắt. Mọi người đều biết, sinh hoạt của Giáo Xứ luôn đòi hỏi hai điều kiện cơ bản : vừa cần canh tân, đổi mới, vừa cần tiếp nối, liên tục. Vì thế theo nội quy, theo tinh thần chia sẻ công việc, chúng ta sẽ bầu Ban Thường Vụ mới cho nhiệm kỳ 2014-2017, từ vị chủ tịch đến các vị thư ký, thủ quỹ và ủy viên. Từ những suy nghĩ trên đây, tôi, với tư cách là cha sở, tôi tha thiết xin một điều : những người mới được tiến cử vào Tân Ban Thường Vụ, cũng như những người vừa chấm dứt nhiệm kỳ, được tín nhiệm ở lại trong Ban Thường Vụ mới, xin mọi người vì tinh thần của Năm Mời Gọi, vì ích lợi chung của Giáo Xứ và Giáo Hội, hãy vui lòng nhận sự tín nhiệm của Đại Hội như tiếng mời gọi của chính Chúa. ‘Vox populi, vox Dei’.
Vì phải để thời giờ cho việc bàu Ban Thường Vụ mới, tôi không dám dài lời hơn, tôi xin nhường lời lại cho chị phó chủ tịch Micheline Trần Kim Chi.
2. TƯỜNG TRÌNH VỀ NHIỆM KỲ XII, 2011-2014 CỦA CHỊ MICHELINE TRẤN THỊ KIM CHI, PHÓ CHỦ TỊCH BTV-HĐMV-GXVN PARIS
Kính thưa Đức Ông Giám đốc
Kính thưa quý Cha Tuyên Úy, quý sơ, quý thầy Phó tế
Kính thưa quý vị Cố vấn, quý vị Đại biểu.
Được ủy nhiệm thay Ô.Nguyển Ngọc Đỉnh, chủ tịch HĐMV, vắng mặt vì vấn đề sức khỏe ,để tường trình trước Đại hội những sinh hoạt của cộng đoàn Giáo xứ VN Paris, BTV HĐMV , con xin ghi lại đây những dịp quan trọng đã diến tiến từng năm một.
a. Năm 2011 từ tháng 6 đến tháng 12 :
Trong hai tháng hè, ban Xây dựng đã làm thêm 3 lavabos mới và thay đổi các dây điện và ổ cắm theo tiêu chuẩn EDF. Thay vũng mỡ trong nhà bếp để tránh dầu mỡ làm nghẹt các ống. Chương trình sửa ống khói và thang máy chưa tiến hành vì những khó khăn kỹ thuật và giấy tờ hành chánh, tuy đã có một số người đã ủng hộ cho chương trình này
Ngày 13/10/11 Đại lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cũng như mọi năm các Cộng đoàn vùng Paris đã tập trung về GXVN cùng dâng Thánh lễ tưởng nhớ đến các Thánh Tử Đạo cha ông chúng ta.
Ngày 23/10/11 Đức Cha phụ tá địa phận Paris Jérôme Beau đến Giáo Xứ Việt Nam chủ lễ kỷ niệm 25 năm đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, buổi lễ diễn tiến tốt đẹp, sốt sắng, có tặng quà cho Đức Cha và ra mắt BTV mới nhiệm kỳ 2011 – 2014.
Tiệc Xuân Nhâm Thìn thu được 9.815€
b. Năm 2012 : Năm Đức Tin
Đức Thánh Cha Bénêdictô đã chọn thời gian từ 11/10/12 đến 24/11/13, là năm « Liên Đới Niềm Tin ». GXVN theo chiều hướng Mục Vụ này, đã đặc biệt dành ưu tiên cho việc học hỏi những chủ đề « liên đới niềm tin » trong Tin Mừng : các thư của Thánh Phao Lô, giáo huấn của Công Đồng Vatican II. Nhất là những ưu tư về việc tham dự Thánh lễ của Giới trẻ ngày hôm nay : lo cho đời sống công ăn việc làm, chạy theo những nhu cầu giả tạo hơn là lo cho đời sống đức tin. Giáo Xứ phát động cuộc thăm dò việc đi « tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật » bằng 10 câu hỏi với phiếu thăm dò gửi đến các Địa Điểm Mục Vụ, Hội đoàn, Ban, Nhóm. Tìm cách củng cố đức tin của người trẻ, khuyến khích họ tham gia vào các sinh hoạt xã hội, giúp và tặng quà cho người tàn tật, già yếu (Nhóm Gia đình trẻ). Giáo Xứ chọn 2 thời điểm là Mùa Vọng và Mùa Chay để quyên góp, thể hiện tinh thần bác ái với người nghèo. Số tiền quyên góp được 1800€ và 100Kg lương khô, một phần số tặng phẩm đã gửi giúp cho hội Vinh Sơn Phao lô và Resto du Cœur.
Ngày 17/03/12 Mừng lễ Thánh Giuse Quan Thày Giáo Xứ. Từ 27/04 đến 29/04/12 khoá tĩnh tâm cho giới trưởng thành ỏ Massabielle với chủ đề « Canh tân và Phúc Âm hóa theo tinh thần các Thánh Tử Đạo VN ». Lễ Phục Sinh 18/4/12 có 20 tân tòng gia nhập Giáo Hội. Tiếp đến là 2 ngày Thân Hữu 12-13/5/12 kết quả tốt đẹp với số tiền 12.717,35€. Tháng 6 có ngày hành hương lãnh nhận ơn Toàn Xá tại Vương Cung Thánh Đường Notre Dame de Paris nhân ngày kỷ niệm 850 năm hiện hữu. Tháng 7 Thiếu Nhi Thánh Thể nghỉ hè ở Solesme.
Từ tháng 10 /12 Cha Vũ Minh Sinh dòng Chúa Cứu Thế đã đến Giáo Xứ thay cha Nguyễn Thanh Điển. Ngài giữ công tác Mục Vụ Giới trẻ.
Ngày 18/11/12 cùng mừng lễ các Thánh tử Đạo VN và khai mạc năm « Đức Tin », Giáo Xứ khai trương nhà nguyện Tử đạo, trưng bày hài cốt các Thánh cũng như những hình ảnh mang dấu ấn thời cấm đạo và ảnh Đức Mẹ La Vang.
c. Năm 2013 : Năm Đức Tin
Tiệc Xuân Nhâm Thìn ngày 15/01/13 thu được 9815€. Vấn đề ống khói và thang máy chưa có kết quả, hy vọng sẽ giải quyết được trong năm tới. Đổi bếp mới và trang bị máy rửa chén.
Sự lo ngại về Đức tin của con cái là niềm thao thức của các bậc phụ huynh và cần nhớ bổn phận của cha mẹ nên luôn nhắc nhở con cái dự lễ ngày Chúa Nhật dù con đã lớn, có gia đình.
Với chủ đề Đức Tin trong năm 2013 có hai sự kiện quan trọng : Hành hương Lộ Đức các ngày 2-5/08/13 đã quy tụ cả ngàn giáo dân của các Cộng đoàn tại Pháp nô nức về bên Mẹ cầu nguyện xin cho niềm tin luôn vững vàng theo gương các Thánh Tử đạo V.N. Tiếp đến ngày 13/10/13 thánh lễ lãnh ơn Toàn xá năm Đức Tin của cộng đoàn ở nhà Thờ Sacré Cœur.
Giáng sinh 24/12/13 được tổ chức như mọi năm trong bầu khí thiêng liêng ấm cúng với 21 hang đá dự thi.
d. Năm 2014, Năm Mời Gọi, từ tháng 01 đến tháng 06
Tập « Mầu nhiệm cây nho » gồm 10 bài chia sẻ để sống năm « Mời gọi » tập này đã được gửi đến các Cộng đoàn, hội đoàn, ban, nhóm, phong trào để suy gẫm và cùng nhau trao đổi. Tiệc Xuân Giáp Ngọ 26/01/14 được ủng hộ nhiệt tình với số thu là 10.071€. Đặc biệt nhóm Doanh thương của LĐNN đã hăng hái hy sinh thời giờ, sức khỏe, gói bánh tét mừng Xuân được 7.608€ cho quỹ Giáo Xứ.
Ngày 16/03/14 lễ bổn mạng Giáo Xứ và kỷ niệm 30 thành lập năm HĐMV, 1983-2013 và 30 năm thành lập Báo GX, 1984-2014. Đức Cha Soubrier đến chủ lễ, có Đức Ông Xavier Rambaud cùng quý cha sinh viên đồng tế. Trong dip này đã có 9 thành viên của GXVN được trao huy chương Tòa Thánh. Ngoài ra còn có những hình ảnh triển lãm và những bài thuyết trình về HĐMV và báo GX.
Có những sinh hoạt đều đặn hàng năm con không ghi chi tiết như : 13/04/14 Lễ Lá, Lễ Phục Sinh 20/04/14 có 10 Tân tòng. Ngày 1/5 Lễ Thánh Giuse họp mặt LĐNN với bửa ăn Liên đới, thâu được 4.056 euros giúp quỹ Giáo Xứ. Chúa Nhật 25/05 /14 Đức Cha Nguyễn Chí Linh đã tới dâng lễ đồng tế ở GX cùng một số các cha, Ngài đã dùng cơm trưa thân mật với BGĐ và BTV. Ngày 31/5/14 các em Thiếu Nhi Rưóc lễ lần đầu, ngày14/06/14 chiụ phép Thêm sức. Hai ngày Thân Hữu 7 - 8/06/14 nhộn nhịp, vui tươi với phần văn nghệ và các quầy hàng, quán ăn.
Phần tường trình được kết thúc ở đây, con xin cảm ơn quý vị đã lắng nghe và xin chúc Đại hội thành công./.
3. BẤU BAN THƯỜNG VỤ MỚI, NHIỆM KỲ XIII, 2014-2017
Khởi đầu việc bầu Ban Thường Vụ mới, Ông Tổng Thơ Ký Cao Trọng Nghĩa đã đọc lại 3 điều 7, 8 và 9 của Chương IV, Nội quy đơn giản Hội Đồng Mục Vụ GXVN Paris, tu chính lần thứ IV, ngày 9.12.2001, đang được áp dụng. Điều 7 nói về Thể thức tuyển chọn các đại biểu ; Điều 8 nói về Nhiệm kỳ của Hội đồng Mục vụ ; Điều 9 nói về Thể thức tuyến cử Ban Thường vụ.
Sau đó, đại hội đã tiến hành việc bỏ phiếu bầu cử các chức vụ Ban Thường Vụ, theo thứ tự : Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký, Phó tổng thư ký, Ủy viên Tài chánh, Ủy viên Xây Dựng, Ủy viên Tôn giáo và Giáo lý, Ủy viên Phụng vụ và Thánh ca, và Ủy viên Văn Hóa.
Kết quả, Ban Thường Vụ mới, nhiệm kỳ XIII (2014-2017) đã được bầu với những vị sau đây.
Chủ tịch Bà TRẦN THỊ KIM CHI
Phó chủ tịch Ông NGUYỄN ANH HẢI
Tổng thư ký Bà CAO TH Ị THỦY TIÊN
Phó tổng thư ký Ông NGUYỄN XUÂN CHƯƠNG
Ủy viên Tài chánh Bà NGUYỄN THỊ NGỌC HẰNG
Ủy viên Xây Dựng Ông NGUYỄN VĂN THƠM
Ủy viên Tôn giáo và Giáo lý Bà TRẦN KIM TRUNG
Ủy viên Phụng vụ và Thánh ca Chị PHƯƠNG MAI
và Ủy viên Văn Hóa Ông GIANG MINH ĐỨC
4. LỜI CÁM ƠN CỦA ĐỨC ÔNG GIÁM ĐỐC
Kính thưa Đại Hội,
Lời tôi thưa với Đại Hội bây giờ là lời cám ơn.
Cám ơn Thiên Chúa, cám ơn Đức Mẹ, cám ơn Thánh Giuse. Nhờ các Ngài hướng dẫn mà Đại Hội quan trọng hôm nay được diễn tiến tốt đẹp trong tinh thần xây dựng và hiệp nhất.
Cám ơn mọi người hiện diện trong Đại Hội chiều nay. Công việc càng quan trọng cho đời sống của Giáo Xứ, càng cần phải có nhiều người góp ý, góp tài và góp thời giờ và công việc. Quả là Chúa đã dùng trí năng, dùng lá phiếu và nhất là dùng tinh thần xây dựng ích lợi chung của mỗi vị để sinh hoạt của Giáo Xứ trong những năm tới được bảo đảm thành công với Ban Thường Vụ mới.
Cám ơn những thành viên của Ban Thường Vụ nhiệm kỳ 2014-2017 vừa bắt đầu. Việc bầu phiếu không thể thành đạt kết quả, nếu quý vị không vì lợi ích của Giáo Xứ mà sẵn sàng lãnh nhận trách nhiệm được Đại Hội tín thác. Tôi xin chúc mừng thiện chí của quý vị, và tôi xác tín rằng Thiên Chúa sẽ không để cho thiện chí của từng người và tập thể Tân Ban Thường Vụ được thành công tốt đẹp trong công trình phục vụ Giáo Xứ những năm tới.
Cám ơn các vị trong Ban Thường Vụ nhiệm kỳ 2011-2014, dù còn tiếp tục hay đã xin nghỉ vì những lý do chính đáng. Tôi nghĩ rằng Thiên Chúa hài lòng, mọi người trong xứ thỏa mãn về những việc Ban Thường Vụ đã làm trong ba năm qua. Không làm vì lương bổng, không làm vì danh lợi, mà hoàn toàn vì vinh danh Chúa và ích lợi cho Giáo Xứ. Xin Chúa chúc lành và tiếp tục ban ơn cho quý vị.
Đặc biệt, tôi phải cám ơn bác sĩ Nguyễn Ngọc Đĩnh, đã nhiều năm làm việc trong Hội Đồng Mục Vụ, trong Ban Thường Vụ : với chức vụ tổng thư ký (1987-1989), rồi phó chủ tịch trong hai nhiệm kỳ liên tiếp (1992-1996), rồi hai nhiệm kỳ chủ tịch (1997-2001), và rồi trong ban Cố Vấn (2001-2011), sau cùng, mặc dầu sức khoẻ sa sút trầm trọng với nhiều chứng bệnh sau thất tuần, bác sĩ đã còn hy sinh gánh vác chức vụ chủ tịch Ban Thường Vụ trong nhiệm kỳ ba năm vừa qua (2011-2014). Tổng cộng lại, bác sĩ Nguyễn Ngọc Đĩnh đã là thành viên nồng cốt của Hội Đồng Mục Vụ 22 năm. Quả thật chỉ mình Thiên Chúa mới thấy được rõ tinh thần tông đồ của bác sĩ, và cũng chỉ mình Thiên Chúa mới là phần thưởng xứng đáng cho người tôi trung của Ngài. Và dĩ nhiên, những gì tôi cám ơn bác sĩ Đĩnh, tôi cũng muốn gửi đến chị An, người bạn đời của bác sĩ Đĩnh. Nói như thế vì tôi biết rằng, tuy kín đáo và ẩn danh, chị An là người cố vấn, người nâng đỡ khích lệ, và hy sinh thời giờ để bác sĩ Đĩnh làm việc cho Giáo Xứ. Đúng như lời ông Alphonse Gay đã nói trong cuốn ‘Les grands Parents’ rằng : ‘Ơn Chúa đã đến với người chồng qua người vợ’.
Sau cùng xin Thánh Tâm Chúa Giêsu đốt lên nơi mỗi người chúng ta ngọn lửa Tình Yêu để chúng ta phụng thờ Chúa và phục vụ Giáo Xứ của Chúa với tất tất cả tâm tình yêu mến và sức nóng của Niềm Tin.
Sau lời cám ơn, Đức Ông cho phát tài liệu « Kiến nghị Chương trình Cơ sở II_2014-2028 », mà ngài gọi là chương trình 10 năm tới cho GXVN Paris. Ngài xin các đại diện đọc và suy nghĩ về vấn đề. Chúng ta sẽ đề cập đến trong tương lai.
Đại hội Mục vụ thành công mỹ mãn, mọi người đứng lên hát bài Kinh Hòa Bình : « Lậy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người », chụp hình lưu niệm và giải tán.
Paris, ngày 15 tháng 06 năm 2014
Trần Văn Cảnh
Chúa Nhật 15.06.2014 từ 13g30 đến 16g30, hội trường Giáo Xứ Việt Nam Paris đã hân hoan đón mừng Ban Giám Đốc, Ban Cố Vấn, Ban Thường Vụ, các tu sĩ nam nữ, các Đại Diện của các địa điểm mục vụ và các Đại Diện của các hội đoàn, phong trào, ban, nhóm mục vụ thuộc GXVN Paris. Tất cả, họ đã cùng nhau tựu về Giáo Xứ trong ngày Đại Hội Mục Vụ lần thứ 62 này để trình bày thành quả sinh hoạt của nhiệm kỳ XII, 2011-2014 trong 3 năm qua và hoạch định chương trình cho những tháng năm sắp tới. Số người tham dự Đại Hội đếm được khoảng 40.
Chương trình Đại Hội được chia làm 2 phần : Thánh lễ khai mạc lúc 11g30 do Đức Ông chủ tế Mai Đức Vinh và Đại Hội bắt đầu lúc 13g30. Về Đại Hội Mục Vụ, chương trình ghi nhận 4 điểm quan trọng sau đây :
1. LỜI CHÀO MỪNG HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI CỦA ĐỨC ÔNG GIÁM ĐỐC
Kính thưa Đại Hội,
Vì thế, trước tiên tôi xin có lời chào mừng các vị tân Đại Diện thuộc các Đon Vị Mục Vụ hay thuộc các Hội, Đoàn, Ban Nhóm. Tôi cám ơn quý vị đã vì ích lợi chung của Giáo Xứ mà đáp lại lời mời gọi của Chúa Thánh Thần qua tiếng nói của vị hữu trách và của anh chị em giáo dân trong đơn vị mà vui lòng dấn thân để cùng nhau xây dựng Giáo Xứ, mở rộng Nước Chúa. Trong Hội Đồng Mục Vụ, không có việc nào là nhỏ bé, nhưng mọi việc đều đòi hỏi nhiều hy sinh, nhiều cố gắng và nhiều phục vụ. Xin các vị tân Đại Diện đứng lên để cả công đoàn vỗ tay thật to chào mừng quý vị tân Đại Diện.
Thứ đến, cùng với Đại Hội, với cả Cộng Đoàn Giáo Xứ, tôi chân thành cám ơn Ban Thường Vụ nhiệm kỳ 2011-2014. Ba năm qua, quý vị đã tích cực làm việc vì Chúa, vì Giáo Hội và vì Giáo Xứ, với tình hiệp nhất và huynh đệ. Thật là một hồng ân lớn Chúa ban cho Giáo Xứ. Mọi người đều hài lòng và hãnh diện về công việc làm của Ban Thường Vụ trong nhiệm kỳ 2011-2014. Viêc làm của Ban Thường Vụ trôi chảy thì sinh hoạt của Hội Đồng Mục Vụ tốt đẹp, thì đời sống của Giáo Xứ cũng êm ả. Vì thế tôi xin Đại Hội một tràng pháo tay thật lớn cám ơn và hoan hô Ban Thường Vụ.
Ai cũng biết, đây là Đại Hội cuối cùng của nhiệm kỳ Ban Thường Vụ 2011-2014. Nhưng mọi người đều biết, dù nhiệm kỳ năm tháng chấm dứt, lời mời gọi phục vụ của Chúa vẫn còn vang vọng nơi mỗi người, nhu cầu mục vụ của Giáo Xứ vẫn trải dài trước mắt. Mọi người đều biết, sinh hoạt của Giáo Xứ luôn đòi hỏi hai điều kiện cơ bản : vừa cần canh tân, đổi mới, vừa cần tiếp nối, liên tục. Vì thế theo nội quy, theo tinh thần chia sẻ công việc, chúng ta sẽ bầu Ban Thường Vụ mới cho nhiệm kỳ 2014-2017, từ vị chủ tịch đến các vị thư ký, thủ quỹ và ủy viên. Từ những suy nghĩ trên đây, tôi, với tư cách là cha sở, tôi tha thiết xin một điều : những người mới được tiến cử vào Tân Ban Thường Vụ, cũng như những người vừa chấm dứt nhiệm kỳ, được tín nhiệm ở lại trong Ban Thường Vụ mới, xin mọi người vì tinh thần của Năm Mời Gọi, vì ích lợi chung của Giáo Xứ và Giáo Hội, hãy vui lòng nhận sự tín nhiệm của Đại Hội như tiếng mời gọi của chính Chúa. ‘Vox populi, vox Dei’.
Vì phải để thời giờ cho việc bàu Ban Thường Vụ mới, tôi không dám dài lời hơn, tôi xin nhường lời lại cho chị phó chủ tịch Micheline Trần Kim Chi.
2. TƯỜNG TRÌNH VỀ NHIỆM KỲ XII, 2011-2014 CỦA CHỊ MICHELINE TRẤN THỊ KIM CHI, PHÓ CHỦ TỊCH BTV-HĐMV-GXVN PARIS
Kính thưa Đức Ông Giám đốc
Kính thưa quý Cha Tuyên Úy, quý sơ, quý thầy Phó tế
Kính thưa quý vị Cố vấn, quý vị Đại biểu.
Được ủy nhiệm thay Ô.Nguyển Ngọc Đỉnh, chủ tịch HĐMV, vắng mặt vì vấn đề sức khỏe ,để tường trình trước Đại hội những sinh hoạt của cộng đoàn Giáo xứ VN Paris, BTV HĐMV , con xin ghi lại đây những dịp quan trọng đã diến tiến từng năm một.
a. Năm 2011 từ tháng 6 đến tháng 12 :
Trong hai tháng hè, ban Xây dựng đã làm thêm 3 lavabos mới và thay đổi các dây điện và ổ cắm theo tiêu chuẩn EDF. Thay vũng mỡ trong nhà bếp để tránh dầu mỡ làm nghẹt các ống. Chương trình sửa ống khói và thang máy chưa tiến hành vì những khó khăn kỹ thuật và giấy tờ hành chánh, tuy đã có một số người đã ủng hộ cho chương trình này
Ngày 13/10/11 Đại lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cũng như mọi năm các Cộng đoàn vùng Paris đã tập trung về GXVN cùng dâng Thánh lễ tưởng nhớ đến các Thánh Tử Đạo cha ông chúng ta.
Ngày 23/10/11 Đức Cha phụ tá địa phận Paris Jérôme Beau đến Giáo Xứ Việt Nam chủ lễ kỷ niệm 25 năm đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, buổi lễ diễn tiến tốt đẹp, sốt sắng, có tặng quà cho Đức Cha và ra mắt BTV mới nhiệm kỳ 2011 – 2014.
Tiệc Xuân Nhâm Thìn thu được 9.815€
b. Năm 2012 : Năm Đức Tin
Đức Thánh Cha Bénêdictô đã chọn thời gian từ 11/10/12 đến 24/11/13, là năm « Liên Đới Niềm Tin ». GXVN theo chiều hướng Mục Vụ này, đã đặc biệt dành ưu tiên cho việc học hỏi những chủ đề « liên đới niềm tin » trong Tin Mừng : các thư của Thánh Phao Lô, giáo huấn của Công Đồng Vatican II. Nhất là những ưu tư về việc tham dự Thánh lễ của Giới trẻ ngày hôm nay : lo cho đời sống công ăn việc làm, chạy theo những nhu cầu giả tạo hơn là lo cho đời sống đức tin. Giáo Xứ phát động cuộc thăm dò việc đi « tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật » bằng 10 câu hỏi với phiếu thăm dò gửi đến các Địa Điểm Mục Vụ, Hội đoàn, Ban, Nhóm. Tìm cách củng cố đức tin của người trẻ, khuyến khích họ tham gia vào các sinh hoạt xã hội, giúp và tặng quà cho người tàn tật, già yếu (Nhóm Gia đình trẻ). Giáo Xứ chọn 2 thời điểm là Mùa Vọng và Mùa Chay để quyên góp, thể hiện tinh thần bác ái với người nghèo. Số tiền quyên góp được 1800€ và 100Kg lương khô, một phần số tặng phẩm đã gửi giúp cho hội Vinh Sơn Phao lô và Resto du Cœur.
Ngày 17/03/12 Mừng lễ Thánh Giuse Quan Thày Giáo Xứ. Từ 27/04 đến 29/04/12 khoá tĩnh tâm cho giới trưởng thành ỏ Massabielle với chủ đề « Canh tân và Phúc Âm hóa theo tinh thần các Thánh Tử Đạo VN ». Lễ Phục Sinh 18/4/12 có 20 tân tòng gia nhập Giáo Hội. Tiếp đến là 2 ngày Thân Hữu 12-13/5/12 kết quả tốt đẹp với số tiền 12.717,35€. Tháng 6 có ngày hành hương lãnh nhận ơn Toàn Xá tại Vương Cung Thánh Đường Notre Dame de Paris nhân ngày kỷ niệm 850 năm hiện hữu. Tháng 7 Thiếu Nhi Thánh Thể nghỉ hè ở Solesme.
Từ tháng 10 /12 Cha Vũ Minh Sinh dòng Chúa Cứu Thế đã đến Giáo Xứ thay cha Nguyễn Thanh Điển. Ngài giữ công tác Mục Vụ Giới trẻ.
Ngày 18/11/12 cùng mừng lễ các Thánh tử Đạo VN và khai mạc năm « Đức Tin », Giáo Xứ khai trương nhà nguyện Tử đạo, trưng bày hài cốt các Thánh cũng như những hình ảnh mang dấu ấn thời cấm đạo và ảnh Đức Mẹ La Vang.
c. Năm 2013 : Năm Đức Tin
Tiệc Xuân Nhâm Thìn ngày 15/01/13 thu được 9815€. Vấn đề ống khói và thang máy chưa có kết quả, hy vọng sẽ giải quyết được trong năm tới. Đổi bếp mới và trang bị máy rửa chén.
Sự lo ngại về Đức tin của con cái là niềm thao thức của các bậc phụ huynh và cần nhớ bổn phận của cha mẹ nên luôn nhắc nhở con cái dự lễ ngày Chúa Nhật dù con đã lớn, có gia đình.
Với chủ đề Đức Tin trong năm 2013 có hai sự kiện quan trọng : Hành hương Lộ Đức các ngày 2-5/08/13 đã quy tụ cả ngàn giáo dân của các Cộng đoàn tại Pháp nô nức về bên Mẹ cầu nguyện xin cho niềm tin luôn vững vàng theo gương các Thánh Tử đạo V.N. Tiếp đến ngày 13/10/13 thánh lễ lãnh ơn Toàn xá năm Đức Tin của cộng đoàn ở nhà Thờ Sacré Cœur.
Giáng sinh 24/12/13 được tổ chức như mọi năm trong bầu khí thiêng liêng ấm cúng với 21 hang đá dự thi.
d. Năm 2014, Năm Mời Gọi, từ tháng 01 đến tháng 06
Tập « Mầu nhiệm cây nho » gồm 10 bài chia sẻ để sống năm « Mời gọi » tập này đã được gửi đến các Cộng đoàn, hội đoàn, ban, nhóm, phong trào để suy gẫm và cùng nhau trao đổi. Tiệc Xuân Giáp Ngọ 26/01/14 được ủng hộ nhiệt tình với số thu là 10.071€. Đặc biệt nhóm Doanh thương của LĐNN đã hăng hái hy sinh thời giờ, sức khỏe, gói bánh tét mừng Xuân được 7.608€ cho quỹ Giáo Xứ.
Ngày 16/03/14 lễ bổn mạng Giáo Xứ và kỷ niệm 30 thành lập năm HĐMV, 1983-2013 và 30 năm thành lập Báo GX, 1984-2014. Đức Cha Soubrier đến chủ lễ, có Đức Ông Xavier Rambaud cùng quý cha sinh viên đồng tế. Trong dip này đã có 9 thành viên của GXVN được trao huy chương Tòa Thánh. Ngoài ra còn có những hình ảnh triển lãm và những bài thuyết trình về HĐMV và báo GX.
Có những sinh hoạt đều đặn hàng năm con không ghi chi tiết như : 13/04/14 Lễ Lá, Lễ Phục Sinh 20/04/14 có 10 Tân tòng. Ngày 1/5 Lễ Thánh Giuse họp mặt LĐNN với bửa ăn Liên đới, thâu được 4.056 euros giúp quỹ Giáo Xứ. Chúa Nhật 25/05 /14 Đức Cha Nguyễn Chí Linh đã tới dâng lễ đồng tế ở GX cùng một số các cha, Ngài đã dùng cơm trưa thân mật với BGĐ và BTV. Ngày 31/5/14 các em Thiếu Nhi Rưóc lễ lần đầu, ngày14/06/14 chiụ phép Thêm sức. Hai ngày Thân Hữu 7 - 8/06/14 nhộn nhịp, vui tươi với phần văn nghệ và các quầy hàng, quán ăn.
Phần tường trình được kết thúc ở đây, con xin cảm ơn quý vị đã lắng nghe và xin chúc Đại hội thành công./.
3. BẤU BAN THƯỜNG VỤ MỚI, NHIỆM KỲ XIII, 2014-2017
Khởi đầu việc bầu Ban Thường Vụ mới, Ông Tổng Thơ Ký Cao Trọng Nghĩa đã đọc lại 3 điều 7, 8 và 9 của Chương IV, Nội quy đơn giản Hội Đồng Mục Vụ GXVN Paris, tu chính lần thứ IV, ngày 9.12.2001, đang được áp dụng. Điều 7 nói về Thể thức tuyển chọn các đại biểu ; Điều 8 nói về Nhiệm kỳ của Hội đồng Mục vụ ; Điều 9 nói về Thể thức tuyến cử Ban Thường vụ.
Sau đó, đại hội đã tiến hành việc bỏ phiếu bầu cử các chức vụ Ban Thường Vụ, theo thứ tự : Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký, Phó tổng thư ký, Ủy viên Tài chánh, Ủy viên Xây Dựng, Ủy viên Tôn giáo và Giáo lý, Ủy viên Phụng vụ và Thánh ca, và Ủy viên Văn Hóa.
Kết quả, Ban Thường Vụ mới, nhiệm kỳ XIII (2014-2017) đã được bầu với những vị sau đây.
Phó chủ tịch Ông NGUYỄN ANH HẢI
Tổng thư ký Bà CAO TH Ị THỦY TIÊN
Phó tổng thư ký Ông NGUYỄN XUÂN CHƯƠNG
Ủy viên Tài chánh Bà NGUYỄN THỊ NGỌC HẰNG
Ủy viên Xây Dựng Ông NGUYỄN VĂN THƠM
Ủy viên Tôn giáo và Giáo lý Bà TRẦN KIM TRUNG
Ủy viên Phụng vụ và Thánh ca Chị PHƯƠNG MAI
và Ủy viên Văn Hóa Ông GIANG MINH ĐỨC
4. LỜI CÁM ƠN CỦA ĐỨC ÔNG GIÁM ĐỐC
Kính thưa Đại Hội,
Lời tôi thưa với Đại Hội bây giờ là lời cám ơn.
Cám ơn Thiên Chúa, cám ơn Đức Mẹ, cám ơn Thánh Giuse. Nhờ các Ngài hướng dẫn mà Đại Hội quan trọng hôm nay được diễn tiến tốt đẹp trong tinh thần xây dựng và hiệp nhất.
Cám ơn mọi người hiện diện trong Đại Hội chiều nay. Công việc càng quan trọng cho đời sống của Giáo Xứ, càng cần phải có nhiều người góp ý, góp tài và góp thời giờ và công việc. Quả là Chúa đã dùng trí năng, dùng lá phiếu và nhất là dùng tinh thần xây dựng ích lợi chung của mỗi vị để sinh hoạt của Giáo Xứ trong những năm tới được bảo đảm thành công với Ban Thường Vụ mới.
Cám ơn những thành viên của Ban Thường Vụ nhiệm kỳ 2014-2017 vừa bắt đầu. Việc bầu phiếu không thể thành đạt kết quả, nếu quý vị không vì lợi ích của Giáo Xứ mà sẵn sàng lãnh nhận trách nhiệm được Đại Hội tín thác. Tôi xin chúc mừng thiện chí của quý vị, và tôi xác tín rằng Thiên Chúa sẽ không để cho thiện chí của từng người và tập thể Tân Ban Thường Vụ được thành công tốt đẹp trong công trình phục vụ Giáo Xứ những năm tới.
Cám ơn các vị trong Ban Thường Vụ nhiệm kỳ 2011-2014, dù còn tiếp tục hay đã xin nghỉ vì những lý do chính đáng. Tôi nghĩ rằng Thiên Chúa hài lòng, mọi người trong xứ thỏa mãn về những việc Ban Thường Vụ đã làm trong ba năm qua. Không làm vì lương bổng, không làm vì danh lợi, mà hoàn toàn vì vinh danh Chúa và ích lợi cho Giáo Xứ. Xin Chúa chúc lành và tiếp tục ban ơn cho quý vị.
Sau cùng xin Thánh Tâm Chúa Giêsu đốt lên nơi mỗi người chúng ta ngọn lửa Tình Yêu để chúng ta phụng thờ Chúa và phục vụ Giáo Xứ của Chúa với tất tất cả tâm tình yêu mến và sức nóng của Niềm Tin.
Sau lời cám ơn, Đức Ông cho phát tài liệu « Kiến nghị Chương trình Cơ sở II_2014-2028 », mà ngài gọi là chương trình 10 năm tới cho GXVN Paris. Ngài xin các đại diện đọc và suy nghĩ về vấn đề. Chúng ta sẽ đề cập đến trong tương lai.
Đại hội Mục vụ thành công mỹ mãn, mọi người đứng lên hát bài Kinh Hòa Bình : « Lậy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người », chụp hình lưu niệm và giải tán.
Paris, ngày 15 tháng 06 năm 2014
Trần Văn Cảnh
Phái đoàn CGVN tại Vương quốc Bỉ tới thăm Catalina
Nguyễn Tín Thạch
18:03 16/06/2014
CARNIVAL IMAGINATION CRUISE - Hôm nay 16/6/2014 một Phái đoàn CGVN từ Vương quốc Bỉ đã dừng chân thăm đảo Catalina. Phái đoàn gồm có Cha Jean-Marie Bùi Phạm Tráng, anh Phanxicô Nguyễn tín Thạch, anh Phanxicô Xaviê Lê đình Ngọc, Chị Cecile Hoàng lệ Thanh, Chị Maria Mai thị Minh Trang, Chị Georgette Trần thị Phương Viên, chị Maria Agatha Phạm Hương Lan và chị Anna Nguyễn thị Luy.
Hình ảnh
Hiện phái đoàn đang đáp tầu du lịch Carnival Imagination thăm miền Nam Cali và Mễ Tây Cơ và hôm nay tầu du lịch dừng chân thăm thắng cảnh đảo Catalina nên phái đoàn đã đến thăm Cha Nghị chánh xứ St. Catherine ở thành phố Avalon trên đảo xinh đẹp này.
Trong mấy giờ vắn vỏi, Cha chánh xứ đã rất vui mừng tiếp đón Cha Tráng và các khách qúi từ xa đến, Ngài đã giải thích một vài nét về đảo này và đặc biệt là thăm viếng nhà thờ giáo xứ St. Catherine of Alexandria vì nơi đây có ghi dấu lịch sử rất đặc biệt. Lý do hòn đảo này được đặt tên là Santa Catalina là vì chuyến tầu do Vua Tây Ban Nha phái nhà thám hiểm Rodriguez Cabrillo đi tìm đất mới, đã ghé hòn đảo này vào ngày 26/11/1602 là ngày lễ kính thánh Santa Catalina de Alejandria (tiếng Anh là St Catherine of Alexandria) nên đã đặt tên cho hòn đảo là Santa Catalina.
Và nhật ký chuyến tầu ghi rằng hai ngày sau tức ngày 28/11/1602 Cha Dòng Carmelite --- linh mục tuyên úy trên tầu -- đã dâng thánh lễ đầu tiên nơi đây và có hai Thầy Dòng giúp lễ. Do vậy có thể nói thánh lễ đầu tiên đã được dâng kính tại đây ngay cả trước khi vào khám phá ra đất liền ở California cách đó 30 cây số.
Giáo xứ St. Catherine of Alexandria được thành lập 115 năm trước đây và thuộc Tổng giáo phận Los Angeles, tuy nhiên về bề dài lịch sử gốc gác tôn giáo lại là nơi đầu tiên có thánh lễ trước cả khi có California.
Sau đó phái đoàn đi thăm thành phố và lên núi ngắm cảnh và chụp hình kỉ niệm.
Hiện phái đoàn thăm Hoa Kỳ trong vòng một tháng trời và còn đi chu du thăm bà con thân nhân và các thành phố khác như Little Saigòn ở Santa Ana, Las Vegas, San José…
Hiện phái đoàn đang đáp tầu du lịch Carnival Imagination thăm miền Nam Cali và Mễ Tây Cơ và hôm nay tầu du lịch dừng chân thăm thắng cảnh đảo Catalina nên phái đoàn đã đến thăm Cha Nghị chánh xứ St. Catherine ở thành phố Avalon trên đảo xinh đẹp này.
Trong mấy giờ vắn vỏi, Cha chánh xứ đã rất vui mừng tiếp đón Cha Tráng và các khách qúi từ xa đến, Ngài đã giải thích một vài nét về đảo này và đặc biệt là thăm viếng nhà thờ giáo xứ St. Catherine of Alexandria vì nơi đây có ghi dấu lịch sử rất đặc biệt. Lý do hòn đảo này được đặt tên là Santa Catalina là vì chuyến tầu do Vua Tây Ban Nha phái nhà thám hiểm Rodriguez Cabrillo đi tìm đất mới, đã ghé hòn đảo này vào ngày 26/11/1602 là ngày lễ kính thánh Santa Catalina de Alejandria (tiếng Anh là St Catherine of Alexandria) nên đã đặt tên cho hòn đảo là Santa Catalina.
Và nhật ký chuyến tầu ghi rằng hai ngày sau tức ngày 28/11/1602 Cha Dòng Carmelite --- linh mục tuyên úy trên tầu -- đã dâng thánh lễ đầu tiên nơi đây và có hai Thầy Dòng giúp lễ. Do vậy có thể nói thánh lễ đầu tiên đã được dâng kính tại đây ngay cả trước khi vào khám phá ra đất liền ở California cách đó 30 cây số.
Giáo xứ St. Catherine of Alexandria được thành lập 115 năm trước đây và thuộc Tổng giáo phận Los Angeles, tuy nhiên về bề dài lịch sử gốc gác tôn giáo lại là nơi đầu tiên có thánh lễ trước cả khi có California.
Sau đó phái đoàn đi thăm thành phố và lên núi ngắm cảnh và chụp hình kỉ niệm.
Hiện phái đoàn thăm Hoa Kỳ trong vòng một tháng trời và còn đi chu du thăm bà con thân nhân và các thành phố khác như Little Saigòn ở Santa Ana, Las Vegas, San José…
Thông Báo
Cáo phó : LM Alberto Trần Phúc Nhân qua đời
Lm Louis Trần Phúc Vỵ
11:47 16/06/2014
“Ta là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25a)
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, gia đình chúng con xin kính báo:
Linh mục Alberto TRẦN PHÚC NHÂN
Sinh ngày 25 tháng 11 năm 1932, tại Kiến An, Hải Phòng
Chịu chức linh mục ngày 20 tháng 12 năm 1958, tại Roma
Đã được Chúa gọi về hồi 10 giờ 15, thứ Bảy, ngày 14-6-2014
(Nhằm ngày 17 tháng 5 năm Giáp Ngọ), tại Nhà hưu dưỡng Chí Hòa.
Hưởng thọ 82 tuổi.
Nghi lễ tẩm liệm: 09 giờ 30, ngày 15-6-2014
Thánh lễ an táng: 08 giờ 30, ngày 18-6-2014, tại Nhà thờ Chí Hòa, TGP Sài Gòn. (149 Bành Văn Trân P.7, Quận Tân Bình)
Hỏa táng tại Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa
Kính xin quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ, quý thân nhân, quý ông bà anh chị em cầu nguyện cho
Linh hồn Cha Albertô sớm về hưởng Nhan Thánh Chúa.
Sài Gòn, ngày 14-6-2014
T/M tang quyến
Văn Hóa
Thơ: Ai tín
P. Trần Đình Phan Tiến
10:29 16/06/2014
Thương người tài, đức cách biệt luôn
Dư âm còn đó , thầy dạy bảo
Người khuất đâu rồi hỏi núi sông?
Dẫu rằng “ tử “là về quê thật
Nhưng tình tri ân còn đọng mãi khúc tình thâm
Hai năm thụ giáo “thầy “ chỉ bảo
Kiến thức đủ đầy thầy muốn trao
Cứ cho, sẽ nhận là tôn chỉ
Từng lớp môn sinh nối tiếp hàng
Gần sáu mươi tuổi linh mục hiên ngang
Hơn tám mươi năm đời dương thế
Nay trở về theo tiếng gọi “tình yêu”
Một đời gieo “chữ Tin – Yêu”
Hôm nay thầy gặt thật nhiều ơn thiêng
Mong thầy sớm hưởng phúc thiêng
Là công tu đức tại miền thế gian
Niềm tin đón nhận và đeo mang
Trung thành tuân giữ “túi vàng” càn khôn
Nay phúc ân đầy đủ nơi trần
Thiên Chúa mời gọi “ PHÚC NHÂN “ trở về
Đáp “Lời “ tiếng gọi “Thiên Quê”
Thiên Nhan vui hưởng thỏa thuê trọn đời
Cả đời gieo “PHÚC ” ai ơi!
Ngày nay tận hưởng ơn Trời từ “NHÂN “
Cúi xin Thiên Chúa lòng lành
Tha thứ vấp phạm chưa thành vẹn phân
Dẫn vào nơi chốn từ “nhân”
Ban tràn ơn “phúc” con mong vô cùng
Cúi lạy Thiên Chúa Ba Ngôi
Cho thầy được hưởng đời đời Thiên Nhan.
(Kính viếng – Tiễn biệt ân sư –Xin cầu cho Linh hồn Alberto)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nhịp Cầu Rực Rỡ
Diệp Hải Dung
21:11 16/06/2014
Ảnh của Diệp Hải Dung
(Hình chụp Harbour Bridge Sydney)
Trên quê hương thanh bình có những cây cầu rất đẹp..
Nhưng suốt đời tôi làm thế nào tôi quên được
Những cây cầu trên đất nước Việt Nam
Những cây cầu bắc qua giòng tan tác
Giòng máu mồ hôi và nước mắt da vàng.
(Trích thơ của Trần Mộng Tú)