Phụng Vụ - Mục Vụ
Ai tin thỉ đươc cứu độ
Lm Jude Siciliano, OP
05:37 16/06/2011
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI A
Xuất hành 34: 4b-6, 8-9; Dn 3: 52-55; 2 Cr 13: 11-13; Ga 3: 16-18
Làm sao Thiên Chúa có thể một mà lại ba được? Làm sao có thể ba và lại là một được? Làm thế nào Đức Giêsu hoạt động trong chính mình? Đấng nào là Thánh Thần; có phải là thần khí của Thiên Chúa? Hay thần khí của Đức Giêsu? Làm sao một Đấng đến với chúng ta, rồi ra đi và gửi một Đấng khác đến, như Đức Giêsu hứa sai Thánh Thần đến sau khi Người về trời? Đừng để cho những câu hỏi này làm nản nòng chúng ta. Bởi vì ngay từ ban đầu những vị thánh vĩ đại nhất và các học giả đã cố gắng tìm lời gải đáp cho những vấn đề này, và cũng đã tìm ra những chứng lý.
Chúng ta sẽ thật sự thất vọng nếu như chúng ta nghĩ rằng những đoạn Sách Thánh được chọn trong dịp lễ này giúp chúng ta “giải thích” Chúa Ba Ngôi. Lễ này không nhằm giải quyết một vấn đề; nhưng là cử hành mầu nhiệm của những cách thức tuyệt vời Thiên Chúa dùng để liên đới với chúng ta. Những cách thức đó rất nhiều, nhiều hơn cả những gì mà Sách Thánh có thể liệt kê ra. Nhưng tất cả những điều đó chưa bao giờ khiến các nhà Kinh thánh thôi tìm kiếm! Hôm nay, chúng ta có thể vẫn chưa giải thích được Chúa Ba Ngôi, nhưng chúng ta được Kinh thánh trợ giúp nên có thể ý thức hơn được Thiên Chúa của chúng ta là Đấng nào, Thiên Chúa liên đới với chúng ta ra sao và chúng ta làm thế nào để đáp trả trong mỗi ngày sống của chúng ta.
Tôi đã soạn bài giảng này sớm hai tuần. Tôi đang tận hưởng thời gian nghỉ ngơi tuyệt vời sau chuyến đi du thuyết nên có giờ để xem trước về đại lễ này. Sáng nay, như thường lệ, tôi bật rađiô lên nghe trong khi thay đồ. Toàn tin xấu: 14 dân thường của Afghanistan bị thiệt mạng trong một đợt đánh bom của NATO; một nữ khủng bố bị giết khi đang cố ném lựu đạn vào đám đông; tình trạng hôi của, cướp bóc xảy ra tại một thành phố bị tàn phá bởi trận bão ác nghiệt ở Mỹ; những cuộc chiến của băng đảng ma túy ở Mexicô đã lan rộng xuống phía Nam đến Honduras và Guatemala,… Khi quý vị đọc tin tức, những chi tiết này sẽ còn thay đổi nhưng tiếc thay sẽ còn những tin xấu tương tự như thế.
Chúng ta, những thọ tạo trần tục, dựng nên những chướng ngại vật cách này hay cách khác. Chúng ta đặt những người đó sang một bên, còn chính chúng ta và những người như chúng ta sang một bên khác. Chúng ta để “họ” ở bên kia, như chúng ta thấy trong bản tin trong nước và tin quốc tế hôm nay. Chúng ta tránh xa những con người ấy, ghét bỏ và thậm chí giết chết họ. Sau hết, một kết luận hợp lý, họ đáng chết vì họ là những con quá xấu xa.
Nếu điều đó xảy đến với tôi và tôi có sức mạnh của Thiên Chúa, tôi sẽ trút giận lên tất cả những kẻ xấu xa trên đời này. “Thế là xong!”. Tôi sẽ giáng mạnh cái búa thần thiêng của công lý. Martin Luther có ý hướng như thế. Ông nói nếu ông là Chúa và biết những gì Thiên Chúa biết về thế giới, ông sẽ kết liễu tất cả và tống chúng vào lửa hỏa ngục. Nhưng ông không phải là Chúa, tôi cũng thế. Trong lễ kính Chúa Ba Ngôi chúng ta cần học lại xem Chúa là Đấng nào, và Chúa hoạt động ra sao. Chúng ta làm thế bằng cách hướng đôi tai đức tin lắng nghe Lời Chúa. Khác với cách nghĩ của chúng ta, Thiên Chúa hành động không giống chúng ta. Ngôi Lời dạy chúng ta rằng chúng ta được tạo nên theo hình ảnh Thiên Chúa và vì thế, chúng ta được mời gọi bắt chước Thiên Chúa mà Kinh Thánh mạc khải cho chúng ta.
Ngay buổi đầu của cuộc xuất hành, Môisê đã nài xin Chúa, “Xin Ngài thương cho con được thấy vinh quang của Ngài” (Xh 33,18). Chúa đáp lại: “"Ta sẽ cho tất cả vẻ đẹp của Ta đi qua trước mặt ngươi, và sẽ xưng danh Ta là ĐỨC CHÚA… Nhưng ngươi không thể xem thấy tôn nhan Ta, vì con người không thể thấy Ta mà vẫn sống" (33,19-20). Thiên Chúa giấu Môisê vào trong một khe đá và che mắt ông khi Chúa băng qua. Môisê chỉ được phép xem thấy phía lưng của Đức Chúa (33,23). Rồi Thiên Chúa phán, và chúng ta cũng cần lắng nghe mô tả về Thiên Chúa, “ĐỨC CHÚA ! ĐỨC CHÚA ! Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín”. Vì thế, bên cạnh Môisê, chúng ta còn nghe nhiều lần Kinh Thánh nói về Đức Chúa. Đó chẳng phải là cách mà Tin mừng hôm nay nói với chúng ta về Thiên Chúa đó sao, “Thiên Chúa quá yêu thế gian…”? Tình yêu của Thiên Chúa vẫn luôn như thế và trung tín, bằng chứng là Người đã tặng ban Người Con cho chúng ta. Đây là lúc thuận tiện để cật vấn xem hình ảnh Thiên Chúa nơi chúng ta và nơi các hành động của chúng ta thế nào rồi, so với mạc khải của Thiên Chúa mà Kinh thánh trình bày với chúng ta hôm nay và trong suốt hai bản Hipri trong Tân Ước?
Trong thư thứ II Côrintô, thánh Phaolô đã khích lệ cộng đoàn, “hãy sửa đổi lối sống của anh em”. Ngài hướng dẫn họ cách sống cùng nhau trong bình an và yêu thương. Mối quan tâm của ngài là vì sự hiệp nhất của giáo hội. Ngài biết rõ những bất đồng giữa các tín hữu Côrintô, những ngăn cách giữa giàu với nghèo, những người đạo gốc và những người mới theo. Tự mình họ không thể phản ảnh được bình an và sự hiệp nhất mà thánh nhân muốn nơi một cộng đoàn tín hữu. Nhưng ân sủng có thể giúp họ đạt được điều đó, nên ngài “cầu chúc toàn thể anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn hiệp thông của Thánh Thần”.
Giáo hội của chúng ta ngày nay cũng có những căng thẳng mang tính con người như thánh Phaolô chứng kiến giữa các tín hữu Côrintô. Vì thế, khi nghe lời cầu nguyện của ngài, chúng ta cũng cầu nguyện như thế cho chính chúng ta. Thiên Chúa, Đấng mà thánh Phaolô khẩn cầu để chúc lành cho cộng đoàn Côrintô đang bị chia rẽ kia là ai? Thánh Phaolô xác tín rõ ràng rằng đó là Chúa Ba Ngôi hằng yêu thương chúng ta, không ngừng tuôn đổ hồng ân của Người trong Đức Giêsu, và qua Thánh Thần, là cội nguồn của sự thông hiệp của chúng ta với người tha nhân.
Bài Tin mừng hôm nay trình bày lại sứ điệp cốt lõi của Kinh Thánh: Thiên Chúa yêu trần gian. Thay vì giáng phạt con người vì tội lỗi của chúng ta, Thiên Chúa yêu chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và ban cho chúng ta sự sống vĩnh cửu. Câu mở đầu của (3,16) là một tóm tắt toàn bộ sứ điệp Tin mừng, “Thiên Chúa quá yêu thế gian…” Chỉ trong vài từ ít ỏi, chúng ta diện đối diện với mầu nhiệm của việc Thiên Chúa là Đấng nào và ngày nay Thiên Chúa hoạt động hướng về chúng ta ra sao. Nếu quý vị có thể nhìn quả biết cây, thì chúng ta có thể học biết về Thiên Chúa nhờ những gì Thiên Chúa làm cho chúng ta: Người yêu chúng ta và minh chứng tình yêu ấy bằng dấu chỉ cụ thể của cuộc đời Đức Giêsu. Tình yêu là cái khiến Thiên Chúa cảm thương và liên lụy với chúng ta. Và hơn thế nữa, Đức Giêsu cho chúng ta biết, Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta sự sống đời đời ngay từ bây giờ.
Đoạn Tin mừng hôm nay là từ một cuộc hội thoại giữa Đức Giêsu và Nicôđêmô. Đức Giêsu nói với Nicôđêmô rằng chúng ta có thể tin tưởng nơi Đức Giêsu và những gì Người tỏ bày cho chúng ta về tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta – hoặc chúng ta tự kết án chính mình nếu loại trừ Đức Giêsu. Nếu chúng ta đặt lòng tin nơi Đức Giêsu chúng ta có sự sống đời đời. Chúng ta thường nghĩ “sự sống đời đời” như là một thứ gì đó bắt đầu từ lúc chúng ta qua đời và kéo dài mãi mãi. Nhưng đó không phải là sự sống đời đời như được mô tả trong Tin mừng Gioan. Đức Giêsu nói rằng ai tin thì “có sự sống đời đời”. Người nói ở thì hiện tại, và Người đang ban sự sống đời đời cho chúng ta ngay từ bây giờ.
Quà tặng “sự sống đời đời” trong cuộc sống của chúng ta thì như thế nào? Trước hết, đó là kết hiệp trong chính sự sống của Thiên Chúa. Chúng ta có sự mật thiết đó với Thiên Chúa nhờ việc kết hợp với Đức Kitô và Thánh Thần trong bí tích Rửa tội. Chính sự liên kết này giải thoát chúng ta khỏi phải bị luận phạt. Trong Đức Giêsu, chúng ta có thể thấy được bản tính đích thực của Thiên Chúa – Đấng đã yêu thương chúng ta. Giờ đây chúng ta sống trong một thời đại mới, và đã vượt qua cái chết đến với sự sống. Đối với Gioan, Đức Giêsu là hồng ân cứu độ của chúng ta trong giây phút hiện tại và qua Thánh Thần, những người tin có thể nhận ra ân huệ của Thiên Chúa đã tặng ban cho chúng ta. Không phải nhờ vào những nỗ lực của con người chúng ta, nhưng nhờ tin, chúng ta có được sự lạc quan, bình an và lòng biết ơn đối với Thiên Chúa. Chúng ta cũng có đón nhận những thử thách mà đức tin đặt ra trước mặt chúng ta – trở thành khí cụ bình an và hòa giải cho tha nhân như Đức Giêsu đã từng ban cho chúng ta.
Đức Giêsu đã không muốn thấy bất kỳ ai bị luận phạt. Bài đọc hôm nay cho chúng ta thấy rằng một khi chúng ta nhận biết Đức Giêsu như Đấng quyết định phương hướng cuộc đời chúng ta, thì chúng ta sẽ xây dựng cuộc đời chúng ta dựa trên cuộc đời và các giáo huấn của Người. Người cho thấy trong chính cuộc sống của mình kết quả của việc tín thác vào Thiên Chúa. Nếu chúng ta loại trừ Người chúng ta sẽ tự chuốc lấy án phạt (“Kẻ không tin, thì bị lên án rồi”). Được Thiên Chúa gửi đến, Đức Giêsu liên kết thời của chúng ta với vĩnh cửu. Trong Người tương lai của chúng ta được biến thành hiện tại.
Không hình ảnh nào có thể ghi lại hay diễn tả hết được sự thánh thiện và vĩ đại của Thiên Chúa chúng ta. Câu chữ nào có thể mô tả được Thiên Chúa? Thiên Chúa hiện hữu với chúng ta hơn cả chính chúng ta hiện hữu với mình. Thiên Chúa ở ngay tâm điểm của hiện hữu của chúng ta; là nguồn cội mọi sự của việc chúng ta làm ai và những gì chúng ta có thể thực hiện. Một nghịch lý mà hôm nay chúng ta phải chấp nhận trong Lễ kính Chúa Ba Ngôi này là: càng gần Thiên Chúa, chúng ta càng thấy mình xa lạ với thế giới và những cách thức của nó. Càng gần gũi và cảm thấy thoải mái với thế giới của mình, chúng ta càng xa lạ với Thiên Chúa mà Sách Thánh tỏ bày cho chúng ta.
Chuyển ngữ: Anh Em HV Đaminh Gò-Vấp
THE HOLY TRINITY (A)
Exodus 34: 4b-6, 8-9; Daniel 3: 52-55; 2 Cor 13: 11-13; John 3: 16-18
How can God be one and three? How can God be three and one? How can Jesus operate on his own? Who is the Holy Spirit; is it the spirit of God? The spirit of Jesus? How can one come to us, leave and then send another, as Jesus promised to send the Holy Spirit after he left? Don’t be discouraged by these questions. Since the beginning the greatest saints and scholars have tried to answer questions like these, and have come up short.
We are going to be disappointed if we think the Scripture readings chosen for this feast will help us "explain" the Trinity. The feast doesn’t pose a problem to be solved; but a mystery to be celebrated–the mystery of God’s wonderful ways of interacting with us. Those ways are more numerous than even the Bible can describe or enumerate. But that hasn’t kept the scriptural authors from trying! We may not be able to explain the Trinity today, but we get help from the Scriptures so we can be more aware who our God is, how God relates to us and how we are to respond in our daily lives.
I am writing this a couple weeks early. I am enjoying the luxury of a break from my preaching travels and have time to look ahead to this feast. This morning, as usual, I flipped on the radio while I dressed. The news is grim: 14 Afghan civilians were killed in a NATO bombing; a female terrorist was killed as she attempted to fire a grenade launcher into a crowd; there’s looting in an American city devastated by a terrible tornado; the drug wars in Mexico are now spreading further south into Honduras and Guatemala, etc. When you read this the details will vary, but unfortunately there will be similar bad news.
We earthly creatures build barricades of one kind or another. We put "those people" on one side and ourselves and those like us, on the other. We keep "them" over there and, as evidenced by the local and international news today, we will distance ourselves from them, hate and even kill them. After all, the logic concludes, they deserve to be punished because they are so bad.
If it were up to me and I had God’s power I would wreak vengeance on all the evildoers in the world. "Enough is enough!" I would come down hard with my divine hammer of justice. Martin Luther had a similar instinct. He said if he were God and knew what God knows about the world, he would just put an end to it all and submit it to hellfire. But he wasn’t God, nor am I and, on this feast of the Trinity, we need to relearn who God is and how God operates. We do that by turning a believing ear to the Word of God. Contrary to our way of thinking God acts differently from us. The Word teaches us that we are made in the image and likeness of God and so, we are called to imitate that God whom the Bible reveals to us.
Earlier in the Exodus account Moses had asked God, "Show me your glory, I pray" (33:18). God responded, "I will make all my goodness pass before you and I will proclaim before you the name, ‘the Lord’….But you cannot see my face; for no one shall see me and live" (3:19-20). God tucks Moses into the cleft of the rock and covers him until God passes by. Moses is allowed to only see God’s back (32:23). Then God speaks and it is necessary for us to hear the description of who our God is, "The Lord, the Lord, a merciful and gracious God, slow to anger and rich in kindness and fidelity." Thus, along with Moses, we hear an oft-repeated biblical description of God. Is it not also how our gospel reading describes God for us today, "God so loved the world….?" God’st love has been constant and faithful, proven by the gift of the Son for us. This is a good time to ask how does our own image of God and our actions, measure up to the revelation of God the Scriptures present to us today and throughout both the Hebrew texts in the New Testament?
In 2 Corinthians Paul encourages the community, "to mend your ways." He instructs them to live together in love and peace. His concern is for the unity of the church community. He knows well the dissension among those Corinthians, the barricades between rich and poor, old timers and newcomers. On their own they could never reflect the peace and unity he wants for the community of believers. But grace can make it possible and so he prays, "The grace of the Lord Jesus Christ and the love of God and the fellowship of the Holy Spirit be with all of you."
Our church today has the same human tensions Paul observed among the Christians in Corinth. So, as we hear his prayer, we pray it for ourselves. Who is this God Paul preachers and calls upon to bless the divided Corinthians? Paul clearly believes that our triune God loves us, freely graces us in Jesus and, through the Holy Spirit, is the source of our communion with each other.
The gospel today presents again the central message of the Bible: God loves the world. Instead of coming down on us humans for our sins God loves us, frees us from our guilt and offers us eternal life. The opening verse (3:16) is a summary of the whole gospel message, "God so loved the world…." In a few words we come face-to-face with the mystery of who our God is and how God has acted towards us. If you can tell a tree by its fruit, then you can learn about God by what God has done for us: loved us and demonstrated that love by the concrete sign of Jesus’ life. Love is what moves God to get involved with us. And more, Jesus tells us, God wants to give us eternal life now.
Today’s gospel passage is from a conversation Jesus is having with Nicodemus. Jesus tells Nicodemus that we can put faith in Jesus and what he reveals about God’s love for us – or we can self-judge ourselves by rejecting Jesus. If we do put faith in Jesus we have eternal life. We usually think of "eternal life" as something that will begin for us at the moment of death and go on and on without end. But that’s not what eternal life is in John. Jesus says that believers can "have eternal life." He is speaking in the present tense and is offering the gift of eternal life to us–beginning right now!
What might this gift of "eternal life" look like in our lives? First of all it is union in the very life of God. We have that intimacy with God through our union with Christ and the Holy Spirit in Baptism. This union frees us from fear of judgment. In Jesus we can see the true nature of our God–who already loves us. Now we are living in a new age and have passed from death to life. For John, Jesus is our saving gift in this present moment and through the Spirit, believers can recognize God’s gifts already present to us. Not on our own human efforts, but through our faith, we can have optimism, peace and gratitude to God. We can also accept the challenge faith puts before us–to be instruments of the peace and reconciliation to others that Jesus has already given us.
Jesus did not wish to see anyone condemned. Today’s reading shows that once we acknowledge Jesus as the one who will determine our life’s orientation, then we judge ourselves by his life and teachings. He shows in his own life what faithfulness to God entails. If we reject him we bring on our own self-condemnation ("Whoever does not believe has already been condemned.") Sent by God, Jesus unites time and eternity. In him our future is made present.
No image can capture the holiness and greatness of our God. What words can describe God? God is more present to us than we are to ourselves. God is at the very core of our being; the source of all we are and can do. The contradiction we must admit today on this feast of the Trinity is this: the closer we get to God, the more alien we feel from our world and its ways. The closer and more comfortable we feel with our world, the more distinctively alien we are from the God the Scriptures reveal to us.
Xuất hành 34: 4b-6, 8-9; Dn 3: 52-55; 2 Cr 13: 11-13; Ga 3: 16-18
Làm sao Thiên Chúa có thể một mà lại ba được? Làm sao có thể ba và lại là một được? Làm thế nào Đức Giêsu hoạt động trong chính mình? Đấng nào là Thánh Thần; có phải là thần khí của Thiên Chúa? Hay thần khí của Đức Giêsu? Làm sao một Đấng đến với chúng ta, rồi ra đi và gửi một Đấng khác đến, như Đức Giêsu hứa sai Thánh Thần đến sau khi Người về trời? Đừng để cho những câu hỏi này làm nản nòng chúng ta. Bởi vì ngay từ ban đầu những vị thánh vĩ đại nhất và các học giả đã cố gắng tìm lời gải đáp cho những vấn đề này, và cũng đã tìm ra những chứng lý.
Chúng ta sẽ thật sự thất vọng nếu như chúng ta nghĩ rằng những đoạn Sách Thánh được chọn trong dịp lễ này giúp chúng ta “giải thích” Chúa Ba Ngôi. Lễ này không nhằm giải quyết một vấn đề; nhưng là cử hành mầu nhiệm của những cách thức tuyệt vời Thiên Chúa dùng để liên đới với chúng ta. Những cách thức đó rất nhiều, nhiều hơn cả những gì mà Sách Thánh có thể liệt kê ra. Nhưng tất cả những điều đó chưa bao giờ khiến các nhà Kinh thánh thôi tìm kiếm! Hôm nay, chúng ta có thể vẫn chưa giải thích được Chúa Ba Ngôi, nhưng chúng ta được Kinh thánh trợ giúp nên có thể ý thức hơn được Thiên Chúa của chúng ta là Đấng nào, Thiên Chúa liên đới với chúng ta ra sao và chúng ta làm thế nào để đáp trả trong mỗi ngày sống của chúng ta.
Tôi đã soạn bài giảng này sớm hai tuần. Tôi đang tận hưởng thời gian nghỉ ngơi tuyệt vời sau chuyến đi du thuyết nên có giờ để xem trước về đại lễ này. Sáng nay, như thường lệ, tôi bật rađiô lên nghe trong khi thay đồ. Toàn tin xấu: 14 dân thường của Afghanistan bị thiệt mạng trong một đợt đánh bom của NATO; một nữ khủng bố bị giết khi đang cố ném lựu đạn vào đám đông; tình trạng hôi của, cướp bóc xảy ra tại một thành phố bị tàn phá bởi trận bão ác nghiệt ở Mỹ; những cuộc chiến của băng đảng ma túy ở Mexicô đã lan rộng xuống phía Nam đến Honduras và Guatemala,… Khi quý vị đọc tin tức, những chi tiết này sẽ còn thay đổi nhưng tiếc thay sẽ còn những tin xấu tương tự như thế.
Chúng ta, những thọ tạo trần tục, dựng nên những chướng ngại vật cách này hay cách khác. Chúng ta đặt những người đó sang một bên, còn chính chúng ta và những người như chúng ta sang một bên khác. Chúng ta để “họ” ở bên kia, như chúng ta thấy trong bản tin trong nước và tin quốc tế hôm nay. Chúng ta tránh xa những con người ấy, ghét bỏ và thậm chí giết chết họ. Sau hết, một kết luận hợp lý, họ đáng chết vì họ là những con quá xấu xa.
Nếu điều đó xảy đến với tôi và tôi có sức mạnh của Thiên Chúa, tôi sẽ trút giận lên tất cả những kẻ xấu xa trên đời này. “Thế là xong!”. Tôi sẽ giáng mạnh cái búa thần thiêng của công lý. Martin Luther có ý hướng như thế. Ông nói nếu ông là Chúa và biết những gì Thiên Chúa biết về thế giới, ông sẽ kết liễu tất cả và tống chúng vào lửa hỏa ngục. Nhưng ông không phải là Chúa, tôi cũng thế. Trong lễ kính Chúa Ba Ngôi chúng ta cần học lại xem Chúa là Đấng nào, và Chúa hoạt động ra sao. Chúng ta làm thế bằng cách hướng đôi tai đức tin lắng nghe Lời Chúa. Khác với cách nghĩ của chúng ta, Thiên Chúa hành động không giống chúng ta. Ngôi Lời dạy chúng ta rằng chúng ta được tạo nên theo hình ảnh Thiên Chúa và vì thế, chúng ta được mời gọi bắt chước Thiên Chúa mà Kinh Thánh mạc khải cho chúng ta.
Ngay buổi đầu của cuộc xuất hành, Môisê đã nài xin Chúa, “Xin Ngài thương cho con được thấy vinh quang của Ngài” (Xh 33,18). Chúa đáp lại: “"Ta sẽ cho tất cả vẻ đẹp của Ta đi qua trước mặt ngươi, và sẽ xưng danh Ta là ĐỨC CHÚA… Nhưng ngươi không thể xem thấy tôn nhan Ta, vì con người không thể thấy Ta mà vẫn sống" (33,19-20). Thiên Chúa giấu Môisê vào trong một khe đá và che mắt ông khi Chúa băng qua. Môisê chỉ được phép xem thấy phía lưng của Đức Chúa (33,23). Rồi Thiên Chúa phán, và chúng ta cũng cần lắng nghe mô tả về Thiên Chúa, “ĐỨC CHÚA ! ĐỨC CHÚA ! Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín”. Vì thế, bên cạnh Môisê, chúng ta còn nghe nhiều lần Kinh Thánh nói về Đức Chúa. Đó chẳng phải là cách mà Tin mừng hôm nay nói với chúng ta về Thiên Chúa đó sao, “Thiên Chúa quá yêu thế gian…”? Tình yêu của Thiên Chúa vẫn luôn như thế và trung tín, bằng chứng là Người đã tặng ban Người Con cho chúng ta. Đây là lúc thuận tiện để cật vấn xem hình ảnh Thiên Chúa nơi chúng ta và nơi các hành động của chúng ta thế nào rồi, so với mạc khải của Thiên Chúa mà Kinh thánh trình bày với chúng ta hôm nay và trong suốt hai bản Hipri trong Tân Ước?
Trong thư thứ II Côrintô, thánh Phaolô đã khích lệ cộng đoàn, “hãy sửa đổi lối sống của anh em”. Ngài hướng dẫn họ cách sống cùng nhau trong bình an và yêu thương. Mối quan tâm của ngài là vì sự hiệp nhất của giáo hội. Ngài biết rõ những bất đồng giữa các tín hữu Côrintô, những ngăn cách giữa giàu với nghèo, những người đạo gốc và những người mới theo. Tự mình họ không thể phản ảnh được bình an và sự hiệp nhất mà thánh nhân muốn nơi một cộng đoàn tín hữu. Nhưng ân sủng có thể giúp họ đạt được điều đó, nên ngài “cầu chúc toàn thể anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn hiệp thông của Thánh Thần”.
Giáo hội của chúng ta ngày nay cũng có những căng thẳng mang tính con người như thánh Phaolô chứng kiến giữa các tín hữu Côrintô. Vì thế, khi nghe lời cầu nguyện của ngài, chúng ta cũng cầu nguyện như thế cho chính chúng ta. Thiên Chúa, Đấng mà thánh Phaolô khẩn cầu để chúc lành cho cộng đoàn Côrintô đang bị chia rẽ kia là ai? Thánh Phaolô xác tín rõ ràng rằng đó là Chúa Ba Ngôi hằng yêu thương chúng ta, không ngừng tuôn đổ hồng ân của Người trong Đức Giêsu, và qua Thánh Thần, là cội nguồn của sự thông hiệp của chúng ta với người tha nhân.
Bài Tin mừng hôm nay trình bày lại sứ điệp cốt lõi của Kinh Thánh: Thiên Chúa yêu trần gian. Thay vì giáng phạt con người vì tội lỗi của chúng ta, Thiên Chúa yêu chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và ban cho chúng ta sự sống vĩnh cửu. Câu mở đầu của (3,16) là một tóm tắt toàn bộ sứ điệp Tin mừng, “Thiên Chúa quá yêu thế gian…” Chỉ trong vài từ ít ỏi, chúng ta diện đối diện với mầu nhiệm của việc Thiên Chúa là Đấng nào và ngày nay Thiên Chúa hoạt động hướng về chúng ta ra sao. Nếu quý vị có thể nhìn quả biết cây, thì chúng ta có thể học biết về Thiên Chúa nhờ những gì Thiên Chúa làm cho chúng ta: Người yêu chúng ta và minh chứng tình yêu ấy bằng dấu chỉ cụ thể của cuộc đời Đức Giêsu. Tình yêu là cái khiến Thiên Chúa cảm thương và liên lụy với chúng ta. Và hơn thế nữa, Đức Giêsu cho chúng ta biết, Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta sự sống đời đời ngay từ bây giờ.
Đoạn Tin mừng hôm nay là từ một cuộc hội thoại giữa Đức Giêsu và Nicôđêmô. Đức Giêsu nói với Nicôđêmô rằng chúng ta có thể tin tưởng nơi Đức Giêsu và những gì Người tỏ bày cho chúng ta về tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta – hoặc chúng ta tự kết án chính mình nếu loại trừ Đức Giêsu. Nếu chúng ta đặt lòng tin nơi Đức Giêsu chúng ta có sự sống đời đời. Chúng ta thường nghĩ “sự sống đời đời” như là một thứ gì đó bắt đầu từ lúc chúng ta qua đời và kéo dài mãi mãi. Nhưng đó không phải là sự sống đời đời như được mô tả trong Tin mừng Gioan. Đức Giêsu nói rằng ai tin thì “có sự sống đời đời”. Người nói ở thì hiện tại, và Người đang ban sự sống đời đời cho chúng ta ngay từ bây giờ.
Quà tặng “sự sống đời đời” trong cuộc sống của chúng ta thì như thế nào? Trước hết, đó là kết hiệp trong chính sự sống của Thiên Chúa. Chúng ta có sự mật thiết đó với Thiên Chúa nhờ việc kết hợp với Đức Kitô và Thánh Thần trong bí tích Rửa tội. Chính sự liên kết này giải thoát chúng ta khỏi phải bị luận phạt. Trong Đức Giêsu, chúng ta có thể thấy được bản tính đích thực của Thiên Chúa – Đấng đã yêu thương chúng ta. Giờ đây chúng ta sống trong một thời đại mới, và đã vượt qua cái chết đến với sự sống. Đối với Gioan, Đức Giêsu là hồng ân cứu độ của chúng ta trong giây phút hiện tại và qua Thánh Thần, những người tin có thể nhận ra ân huệ của Thiên Chúa đã tặng ban cho chúng ta. Không phải nhờ vào những nỗ lực của con người chúng ta, nhưng nhờ tin, chúng ta có được sự lạc quan, bình an và lòng biết ơn đối với Thiên Chúa. Chúng ta cũng có đón nhận những thử thách mà đức tin đặt ra trước mặt chúng ta – trở thành khí cụ bình an và hòa giải cho tha nhân như Đức Giêsu đã từng ban cho chúng ta.
Đức Giêsu đã không muốn thấy bất kỳ ai bị luận phạt. Bài đọc hôm nay cho chúng ta thấy rằng một khi chúng ta nhận biết Đức Giêsu như Đấng quyết định phương hướng cuộc đời chúng ta, thì chúng ta sẽ xây dựng cuộc đời chúng ta dựa trên cuộc đời và các giáo huấn của Người. Người cho thấy trong chính cuộc sống của mình kết quả của việc tín thác vào Thiên Chúa. Nếu chúng ta loại trừ Người chúng ta sẽ tự chuốc lấy án phạt (“Kẻ không tin, thì bị lên án rồi”). Được Thiên Chúa gửi đến, Đức Giêsu liên kết thời của chúng ta với vĩnh cửu. Trong Người tương lai của chúng ta được biến thành hiện tại.
Không hình ảnh nào có thể ghi lại hay diễn tả hết được sự thánh thiện và vĩ đại của Thiên Chúa chúng ta. Câu chữ nào có thể mô tả được Thiên Chúa? Thiên Chúa hiện hữu với chúng ta hơn cả chính chúng ta hiện hữu với mình. Thiên Chúa ở ngay tâm điểm của hiện hữu của chúng ta; là nguồn cội mọi sự của việc chúng ta làm ai và những gì chúng ta có thể thực hiện. Một nghịch lý mà hôm nay chúng ta phải chấp nhận trong Lễ kính Chúa Ba Ngôi này là: càng gần Thiên Chúa, chúng ta càng thấy mình xa lạ với thế giới và những cách thức của nó. Càng gần gũi và cảm thấy thoải mái với thế giới của mình, chúng ta càng xa lạ với Thiên Chúa mà Sách Thánh tỏ bày cho chúng ta.
Chuyển ngữ: Anh Em HV Đaminh Gò-Vấp
THE HOLY TRINITY (A)
Exodus 34: 4b-6, 8-9; Daniel 3: 52-55; 2 Cor 13: 11-13; John 3: 16-18
How can God be one and three? How can God be three and one? How can Jesus operate on his own? Who is the Holy Spirit; is it the spirit of God? The spirit of Jesus? How can one come to us, leave and then send another, as Jesus promised to send the Holy Spirit after he left? Don’t be discouraged by these questions. Since the beginning the greatest saints and scholars have tried to answer questions like these, and have come up short.
We are going to be disappointed if we think the Scripture readings chosen for this feast will help us "explain" the Trinity. The feast doesn’t pose a problem to be solved; but a mystery to be celebrated–the mystery of God’s wonderful ways of interacting with us. Those ways are more numerous than even the Bible can describe or enumerate. But that hasn’t kept the scriptural authors from trying! We may not be able to explain the Trinity today, but we get help from the Scriptures so we can be more aware who our God is, how God relates to us and how we are to respond in our daily lives.
I am writing this a couple weeks early. I am enjoying the luxury of a break from my preaching travels and have time to look ahead to this feast. This morning, as usual, I flipped on the radio while I dressed. The news is grim: 14 Afghan civilians were killed in a NATO bombing; a female terrorist was killed as she attempted to fire a grenade launcher into a crowd; there’s looting in an American city devastated by a terrible tornado; the drug wars in Mexico are now spreading further south into Honduras and Guatemala, etc. When you read this the details will vary, but unfortunately there will be similar bad news.
We earthly creatures build barricades of one kind or another. We put "those people" on one side and ourselves and those like us, on the other. We keep "them" over there and, as evidenced by the local and international news today, we will distance ourselves from them, hate and even kill them. After all, the logic concludes, they deserve to be punished because they are so bad.
If it were up to me and I had God’s power I would wreak vengeance on all the evildoers in the world. "Enough is enough!" I would come down hard with my divine hammer of justice. Martin Luther had a similar instinct. He said if he were God and knew what God knows about the world, he would just put an end to it all and submit it to hellfire. But he wasn’t God, nor am I and, on this feast of the Trinity, we need to relearn who God is and how God operates. We do that by turning a believing ear to the Word of God. Contrary to our way of thinking God acts differently from us. The Word teaches us that we are made in the image and likeness of God and so, we are called to imitate that God whom the Bible reveals to us.
Earlier in the Exodus account Moses had asked God, "Show me your glory, I pray" (33:18). God responded, "I will make all my goodness pass before you and I will proclaim before you the name, ‘the Lord’….But you cannot see my face; for no one shall see me and live" (3:19-20). God tucks Moses into the cleft of the rock and covers him until God passes by. Moses is allowed to only see God’s back (32:23). Then God speaks and it is necessary for us to hear the description of who our God is, "The Lord, the Lord, a merciful and gracious God, slow to anger and rich in kindness and fidelity." Thus, along with Moses, we hear an oft-repeated biblical description of God. Is it not also how our gospel reading describes God for us today, "God so loved the world….?" God’st love has been constant and faithful, proven by the gift of the Son for us. This is a good time to ask how does our own image of God and our actions, measure up to the revelation of God the Scriptures present to us today and throughout both the Hebrew texts in the New Testament?
In 2 Corinthians Paul encourages the community, "to mend your ways." He instructs them to live together in love and peace. His concern is for the unity of the church community. He knows well the dissension among those Corinthians, the barricades between rich and poor, old timers and newcomers. On their own they could never reflect the peace and unity he wants for the community of believers. But grace can make it possible and so he prays, "The grace of the Lord Jesus Christ and the love of God and the fellowship of the Holy Spirit be with all of you."
Our church today has the same human tensions Paul observed among the Christians in Corinth. So, as we hear his prayer, we pray it for ourselves. Who is this God Paul preachers and calls upon to bless the divided Corinthians? Paul clearly believes that our triune God loves us, freely graces us in Jesus and, through the Holy Spirit, is the source of our communion with each other.
The gospel today presents again the central message of the Bible: God loves the world. Instead of coming down on us humans for our sins God loves us, frees us from our guilt and offers us eternal life. The opening verse (3:16) is a summary of the whole gospel message, "God so loved the world…." In a few words we come face-to-face with the mystery of who our God is and how God has acted towards us. If you can tell a tree by its fruit, then you can learn about God by what God has done for us: loved us and demonstrated that love by the concrete sign of Jesus’ life. Love is what moves God to get involved with us. And more, Jesus tells us, God wants to give us eternal life now.
Today’s gospel passage is from a conversation Jesus is having with Nicodemus. Jesus tells Nicodemus that we can put faith in Jesus and what he reveals about God’s love for us – or we can self-judge ourselves by rejecting Jesus. If we do put faith in Jesus we have eternal life. We usually think of "eternal life" as something that will begin for us at the moment of death and go on and on without end. But that’s not what eternal life is in John. Jesus says that believers can "have eternal life." He is speaking in the present tense and is offering the gift of eternal life to us–beginning right now!
What might this gift of "eternal life" look like in our lives? First of all it is union in the very life of God. We have that intimacy with God through our union with Christ and the Holy Spirit in Baptism. This union frees us from fear of judgment. In Jesus we can see the true nature of our God–who already loves us. Now we are living in a new age and have passed from death to life. For John, Jesus is our saving gift in this present moment and through the Spirit, believers can recognize God’s gifts already present to us. Not on our own human efforts, but through our faith, we can have optimism, peace and gratitude to God. We can also accept the challenge faith puts before us–to be instruments of the peace and reconciliation to others that Jesus has already given us.
Jesus did not wish to see anyone condemned. Today’s reading shows that once we acknowledge Jesus as the one who will determine our life’s orientation, then we judge ourselves by his life and teachings. He shows in his own life what faithfulness to God entails. If we reject him we bring on our own self-condemnation ("Whoever does not believe has already been condemned.") Sent by God, Jesus unites time and eternity. In him our future is made present.
No image can capture the holiness and greatness of our God. What words can describe God? God is more present to us than we are to ourselves. God is at the very core of our being; the source of all we are and can do. The contradiction we must admit today on this feast of the Trinity is this: the closer we get to God, the more alien we feel from our world and its ways. The closer and more comfortable we feel with our world, the more distinctively alien we are from the God the Scriptures reveal to us.
Thiên Chúa là nguồn yêu thương
Giuse Đinh Lập Liễm
07:47 16/06/2011
LỄ CHÚA BA NGÔI A
+++
A. DẪN NHẬP
Chúng ta có thể tuyên xưng với người Do thái giáo và Hồi giáo rằng : Chúng tôi tin một Thiên Chúa duy nhất, Đấng Tạo Hóa, Chủ Tể vũ trụ. Nhưng là người Kitô hữu, được Chúa Kitô soi sáng, chúng ta còn tin Thiên Chúa duy nhất có Ba Ngôi : Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đó là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm nền tảng của đức tin chúng ta.
Không ai biết được Thiên Chúa nếu Ngài không mạc khải cho. Trong thời Cựu ước, loài người chỉ được biết có sự hiện hữu của một Thiên Chúa Giavê, Ngài là Đấng hằng hữu, nhưng còn Thiên Chúa Ba Ngôi thì chính Chúa Giêsu mạc khải cho trong thời Tân ước này. Theo mạc khải đó, chúng ta biết được có sự hiện hữu của Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần. Ngài là nguồn yêu thương và bình an, là gương mẫu tuyệt hảo của sự hiệp nhất. Chúng ta hân hạnh được làm con Chúa Ba Ngôi để dám gọi Ngài là Cha : “Cha ơi”. Đáp lại vinh dự đó, chúng ta phải yêu mến Ngài hết lòng và tuyên xưng danh Ngài cho đến tận cùng thế giới.
Giáo hội muốn dành riêng một ngày Chúa nhật trong năm Phụng vụ để đặc biệt tôn kính và tìm hiểu mầu nhiệm lớn lao này. Chúng ta sẽ không bao giờ thấu hiểu được Chúa Ba Ngôi như thánh Augustinô đã làm, nhưng chúng ta biết Chúa Ba Ngôi là khuôn mẫu của sự yêu thương và hiệp nhất. Trong cuộc sống hằng ngày Chúa Ba Ngôi vẫn ngự trị và hành động trong chúng ta, do đó, chúng ta phải tôn kính Ngài, học đòi bắt chước Ngài mà sống yêu thương và phục vụ.
B.TÌM HIỂU LỜI CHÚA
1. Bài đọc 1 : Xh 34, 4-6.8-9
Qua đoạn sách Xuất hành hôm nay, chúng ta biết, Thiên Chúa là Đấng giầu lòng thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan dung. Chính Thiên Chúa đã giải thoát Israel khỏi ách nô lệ Ai cập, nhưng dân Chúa lại phản bội Ngài, đi thờ con bò vàng thay Chúa. Tuy thế, qua lời cầu xin của ông Maisen, Thiên Chúa đã tha thứ cho họ và vẫn trung thành thi hành giao ước đối với họ.
Ngay từ thời Cựu ước, Thiên Chúa đã mạc khải cho thấy Ngài là một vì Thiên Chúa của tình yêu. Trong thời Tân ước, việc mạc khải được sáng tỏ hơn với việc Thiên Chúa sai Con Một của Ngài đến cứu độ trần gian là Đức Giêsu Kitô.
2. Bài đọc 2 : 2Cr 13,11-13
Thánh Phaolô, dựa vào niềm tin : Thiên Chúa là nguồn tình yêu và bình an, đã mời gọi các tín hữu Côrintô hãy vui lên vì mọi người đã được cứu chuộc và được làm con Chúa để mọi người không còn sợ sệt mà dám gọi Thiên Chúa là Cha :”Cha ơi”.
Vì trong cộng đoàn Côrintô có sự lộn xộn bất hoà với nhau, nên thánh Phaolô đã viết thư cảnh cáo và khuyên bảo họ hãy sống đoàn kết thương yêu nhau ; đồng thời cũng cầu chúc họ được tràn đầy ân sủng của Chúa Ba Ngôi.
3. Bài Tin mừng : Ga 3,16-18
Bài Tin mừng hôm nay nhắc lại tư tưởng đã được đề cập trong bài Cựu ước ở trên : Thiên Chúa là tình yêu, là Đấng giầu lòng thương xót. Tình yêu Thiên Chúa được diễn tả cách cụ thể trong Tân ước : Thiên Chúa tỏ ra là Thiên Chúa yêu thương đã ban Người Con duy nhất cho trần gian, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Điều đó buộc mọi người phải tin vào Con Thiên Chúa, ai không tin thì sẽ bị lên án.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Ba Ngôi yêu thương và hiệp nhất
I. MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI
Đã là mầu nhiệm thì không thể hiểu thấu được, nhất là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, một mầu nhiệm lớn trong Đạo. Câu chuyện của thánh Augustinô sẽ soi sáng thêm cho chúng ta về vấn đề này : Sau một đời ăn chơi trụy lạc và chạy theo tà thuyết, Augustinô đã tìm về với Kitô giáo. Ngài được xem là điển hình của một sự khao khát và tìm kiếm không ngừng. Điều đó được thể hiện qua một giai thoại như sau :
Augustinô thuộc khuynh hướng của những người cho rằng với kiến thức và nỗ lực tìm kiếm, con người có thể múc cạn chân lý về Thiên Chúa. Một hôm, đi dọc theo bờ biển, đầu óc miên man nghĩ đến những bí ẩn về Thiên Chúa, tình cờ Ngài gặp một cậu bé đang ngồi chơi trên cát. Nó dùng một mảnh sò để đào một lỗ nhỏ trên cát, rồi dùng vỏ sò ấy múc nước biển đổ vào.
Nhưng dã tràng xe cát Biển đông, nó cứ đổ nước vào cái lỗ mà vẫn không bao giờ đầy. Ngạc nhiên về cử chỉ của đứa bé, thánh nhân nấn ná gợi chuyện. Ngài hỏi nó đang làm gì, đứa bé trả lời không chút do dự :
- Thưa ông, cháu đang dùng vỏ sò này để tát cho cạn nước bể đại dương.
Thánh nhân lắc đầu bảo nó :
- Cháu không thể làm được chuyện đó đâu.
Đứa bé ngước lên và mỉm cười nói :
- Múc cạn nước đại dương để đổ đầy cái lỗ này còn dễ hơn múc cạn mầu nhiệm về Thiên Chúa.
Thánh Augustinô chợt hiểu được một chân lý : Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được (D.Wahrheit, Tìm về cõi phúc, tr 68).
* Thiên Chúa là một mầu nhiệm. Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại. Khi học giáo lý, ta đã học thuộc lòng về các mầu nhiệm, trong đó có 3 mầu nhiệm lớn nhất trong Đạo :
. Mầu nhiệm Ngôi Hai nhập thể.
. Mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc.
. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.
* Ta không thể biết mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi mà hoàn toàn do Chúa Giêsu mạc khải cho trước khi Ngài về trời, khi Ngài phán :”Mọi quyền năng trên trời dưới đất đều được ban cho Thầy. Vậy anh em hãy đi giảng dạy cho muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,18-19)
* Đây quả là một mầu nhiệm thẳm sâu, chúng ta không thể nào diễn tả được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, nhưng trong vũ trụ thiên nhiên chúng ta có thể lấy được nhiều hình ảnh cụ thể dùng lối loại suy để hiểu về Chúa Ba Ngôi :
Khi thuyết giảng tại công viên Hyde Park, Frank Sheed đã dùng mưa rơi để cố gắng giúp người ta hiểu được sự vừa đơn nhất vừa đa dạng của Ba Ngôi. Ông thường nói :”Nước đang rơi đây thực là nuớc nhưng nó có thể hiện hữu dưới ba dạng : thể hơi, thể rắn và thể lỏng – nghĩa là dạng hơi nước, dạng băng và dạng nước mưa đang rơi đây”.
Dĩ nhiên tất cả mọi cách loại suy đều không thể nói lên tất cả thực tại, tuy nhiên chúng ta có thể thấy được chủ ý của Frank muốn nói là không phải có ba loại nước, mà chỉ có một loại nước nhưng nó hiện hữu trong ba dạng khác nhau. Chúng ta có thể nghĩ về Thiên Chúa một cách tương tự như thế.
Một phương pháp khác giúp ta hiểu được sự vừa đơn nhất vừa đa dạng của Ba Ngôi là ví dụ mà thánh Ignatiô Loyola thường dùng. Có lần trong lúc cầu nguyện, Ngài bỗng nhận ra Ba Ngôi dưới hình dạng ba nốt nhạc tạo nên một hợp âm duy nhất.
Và cuối cùng, chúng ta cũng thấy thánh Patrick thường dùng ba lá của loại xa trục thảo (3 lá ghép thành một) để diễn tả ý niệm Ba Ngôi.
Làm thế nào chúng ta có thể áp dụng tất cả những điều nói trên vào hành động cụ thể ? Chúng ta có thể làm gì để Ba Ngôi sống động hơn trong cuộc sống riêng tư của chúng ta ? Có phương pháp mà một số người cho là hữu ích đó là cầu nguyện mỗi tối trước khi đi ngủ. Họ dùng ba phút để hồi tâm về một ngày vừa chấm dứt... (M. Link. Giảng lễ Chúa nhật, năm A, tr 179-180).
II. BÀI HỌC RÚT RA TỪ CHÚA BA NGÔI
Nói về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi thì không bao giờ cùng. Các nhà thần học có nghiên cứu, có tìm hiểu đến đâu, có tranh luận đến khô bọt mép đi nữa thì cuối cùng cũng chỉ đi đến một kết luận chung :”TÔI TIN”, vì đây là một mầu nhiệm cao cả trong Đạo mà ! Ngay trong thế giới tâm linh của con người cũng còn có biết bao điều bí ẩn lớn lao mà không khám phá ra như người ta vẫn nói :
Dò sông dò biển dễ dò,
Nào ai lấy thước mà đo lòng người.
(Ca dao)
Có ai dám tự phụ cho rằng mình hoàn toàn hiểu được chính mình không ? Khi hai người khác phái được kết hợp với nhau trong hôn nhân, tình vợ chồng dù có thâm sâu đến đâu, cũng không bao giờ con người có thể hiểu được tường tận người phối ngẫu của mình. Mãi mãi cho đến bên kia cõi chết, mỗi người vẫn là một mầu nhiệm đối với nhau.
Nếu những bí ẩn của đời sống con người còn chưa hiểu hết được, làm sao ta có thể hiểu tường tận mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi ? Ta chỉ có thể rút ra được vài bài học từ mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi để áp dụng vào cuộc sống của ta.
1. Bài học về yêu thương
Thánh Gioan tông đồ đã khẳng định :”Thiên Chúa là Tình thương” (1Ga 4,8). Thánh Grêgôriô Cả nói :”Để giữ vững cương vị thì tình thương phải lan tràn sang người khác”. Nói khác đi, tình thương phải bắt nguồn nơi mình và phải kết thúc nơi người khác, chẳng vậy nó chỉ còn là ích kỷ chứ không còn là tình thương nữa.
Bài Tin mừng hôm nay bắt đầu bằng câu :”Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một cho thế gian, để những ai tin vào Con Một Người sẽ không phải chết mà còn được sống đời đời “(Ga 3,16). Yếu tính của tình thương là CHO ĐI và KẾT HỢP. Yêu tức là CHO tất cả. Thiên Chúa yêu thương loài người và đã cho loài người tất cả : trời đất, núi non, sông biển cùng với muôn vàn tạo vật. Thiên Chúa còn cho loài người sự sống – một thứ chỉ có Người mới cho được. Thiên Chúa cho loài người một linh hồn – một thứ làm cho loài người nên giống Thiên Chúa (Rm 8,17).
Thiên Chúa đã ban cho loài người tất cả rồi. Còn một điều cao qúi nhất mà Thiên Chúa cũng ban, đó là ban chính Con Một Người :”Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một Người cho thế gian”.
Chúng ta biết do đức tin : Thiên Chúa là Đấng duy nhất nghĩa là chỉ có một bản thể, trong bản thể ấy lại có Ba Ngôi – Ba Ngôi đúc lại thành một Thiên Chúa duy nhất. Thiên Chúa yêu thương thế gian... cho nên đã phó Con Một Người cho thế gian, nghĩa là đã ban trót mình cho thế gian. Không những ban Chúa Con là ngôi thứ Hai mà là ban chính mình, trong đó gồm cả bản tính Thiên Chúa ở trong Ba Ngôi, cho nên ban Con Một Người tức là đã ban tất cả Thiên Chúa – tất cả mình – và chính mình cho thế gian. Và như vậy là Thiên Chúa đã THƯƠNG thế gian, và đã giữ đúng nghĩa chữ THƯƠNG là cho TẤT CẢ (Lm Nguyễn duy Tôn, Lời Chúa, năm A, t II, tr 9).
Truyện : Tình yêu hiến thân.
Ngày 20.06.1980, chị Brown, một người mẹ trẻ vừa từ trần vì chứng bệnh ung thư khi mới 25 tuổi. Các bác sĩ đề nghị chữa trị bằng quang tuyến, nhưng vì chị muốn cho bào thai đang mang trong bụng không bị nhiễm chất phóng xạ, nên chị từ chối, thà chết còn hơn để cho bác sĩ chữa trị ung thư bằng quang tuyến.
Cuối cùng, chỉ 5 giờ trước khi chết, chị đã sinh được một cháu trai mạnh khỏe, kháu khỉnh. Bản tin của hãng AP nói rằng :”Vào mấy ngày cuối cùng của cuộc đời, chị Brown biết mình bị tử thần đánh bại, nhưng chị vẫn tin tưởng thế nào chị cũng thành công và sinh được một đứa con không bị nhiễm phóng xạ”.
Bác sĩ Ronald Lapin gọi cái chết của chị Brown là “Cái chết của tình mẫu tử, dám hy sinh mạng sống cho đứa con chưa một lần thấy mặt”.
2. Bài học về Hiệp nhất
Theo Tân ước, chúng ta thấy có một trường hợp hy hữu mà Ba Ngôi Thiên Chúa cùng hiện diện và cùng hoạt động. Đó là khi Chúa Giêsu xin ông Gioan làm phép rửa cho mình : lúc Ngài ở dưới sông lên thì trời tự nhiên mở ra, và từ trên không trung có tiếng phán ra rằng :”Đây là Con Ta yêu dấu”. Cùng một trật đó, thấy hiện đến và đỗ trên đầu Chúa Con một chim bồ câu. Đó là lần thứ nhất từ khi có lịch sử loài người, Ba Ngôi hiện diện và hành động trong một lúc : Trước hết là Ngôi Con chịu phép rửa, rồi Ngôi Cha từ trời phán ra, và sau hết Ngôi Thánh Thần dưới hình chim bồ câu hiện đến.
Về niềm tin vào Chúa Ba Ngôi, Hội thánh đã tóm tắt lại trong kinh Tin kính của thánh Athanasiô đại khái như sau : Có một Đức Chúa Trời mà Người có Ba Ngôi : Ngôi nhất khác , Ngôi hai khác, Ngôi ba khác... Đức Chuá Cha là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Con là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời, nhưng là một Đức Chúa Trời, chứ không phải là ba Đức Chúa Trời... Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng và có từ trước đời đời ; Đức Chúa Con phép tắc vô cùng và có từ trước đời đời ; Đức Chúa Thánh Thần phép tắc vô cùng và có từ trước đời đời... Không có Ngôi nào hơn, Ngôi nào kém, Ba Ngôi đều bằng nhau, như nhau về tất cả mọi phương diện... Đức Chúa Cha không bởi ai sinh ra, Đức Chúa Con bởi Đức Chúa Cha sinh ra. Đức Chúa Thánh Thần bởi Ngôi Cha và Ngôi Con mà ra.
Đó là tất cả những điều về Chúa Ba Ngôi do Chúa Giêsu dạy, các Tông đồ trối lại và các thánh Giáo phụ để lại cho chúng ta.
Trong các câu mở đầu của kinh cầu, Hội thánh luôn xưng hô và ca tụng Ba Ngôi Thiên Chúa mà trong kinh cầu chữ (bằng chữ Hán của ông Cử Thiện ở Bùi chu) được giáo dân đọc trong các ngày giỗ, được dịch là :”Tam vị nhất thể Thiên Chúa giả” : Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời, thương xót chúng con. Câu dịch rất vắn gọn và đúng ý nghĩa : Ba Ngôi vị chỉ có một bản tính Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật..
Hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi cùng hoạt động trong Hội thánh và nơi từng người nói lên sự hiệp nhất bền chặt giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Đây là một mô hình tuyệt vời về sự hiệp nhất mà Chúa ban cho ta để ta cũng phải củng cố sự hiệp nhất trong Hội thánh và trong cộng đoàn chúng ta. Sự hiệp nhất sẽ đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích trong đời sống tự nhiên và siêu nhiên.
Truyện : Bài học từ loài ngỗng.
Vào mùa thu, khi bạn thấy bầy ngỗng bay về phương Nam để tránh đông theo hình chữ V , bạn có tự hỏi những lý lẽ khoa học nào có thể rút ra từ đó. Mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẩy cho con ngỗng bay ngay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một .
Mỗi khi một con ngỗng bay lạc khỏi hình chữ V của đàn, nó nhanh chóng cảm thấy sức trì kéo và những khó khăn của việc bay một mình. Nó sẽ nhanh chóng trở lại đàn để bay theo hình chữ V như cũ, và được hưởng những ưu thế của sức mạnh từ bầy.
Khi con ngỗng đầu đàn mỏi mệt, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cạnh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu.
Tiếng kêu của bầy ngỗng từ đàng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng.
Cuối cùng, khi một con ngỗng bị bệnh hay bị thương và rơi xuống, hai con ngỗng khác sẽ rời khỏi bầy để cùng xuống với con ngỗng bị thương và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đến chừng nào con bị thương lại có thể bay hoặc là chết, và khi đó chúng sẽ nhập vào một đàn khác để tiếp tục bay về phương nam (Lấy từ internet theo Thùy Trang forward).
3. Một vài thực hành
* Kinh Sáng danh : Khi đọc kinh Nhật tụng, mỗi khi đọc kinh Sáng Danh , ta hãy tỏ lòng cung kính, cúi đầu, để ca tụng và tôn vinh Chúa Ba Ngôi trong đời sống ta. Mỗi chục kinh Mân côi, chúng ta cũng đọc một kinh Sáng danh và còn nhiều dịp khác chúng ta có thể đọc được kinh đó.
* Dấu Thánh giá : một trong những kinh nguyện mà người công giáo chúng ta học, là dấu Thánh giá, thật đơn sơ và tốt đẹp. Chúng ta đưa bàn tay phải lên trán, lên ngực, vai trái và vai phải khi chúng ta cầu nguyện :”Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần” . Hành động thánh đó nhắc nhở chúng ta rằng : có Chúa Ba Ngôi trong một Thiên Chúa, và Ngôi Hai đã chết trên thập gíá vì tất cả chúng ta.
Lạy Cha ! Thiên Chúa của con, bây giờ con mới hiểu sâu sắc câu nói của Đức Giêsu :”Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài cho họ”. Thì ra sự công bằng vô bờ bến của Cha không cho phép Cha làm một cái gì đơn giản hơn để cứu chuộc nhân loại. Và bây giờ con mới hiểu được tình Cha yêu thương nhân loại, trong đó có con, như thế nào ! Xin cho con biết sống xứng đáng với tình yêu ấy ! Cho con biết đáp lại tình yêu vô bờ bến ấy bằng trọn tình yêu của con. Đồng thời cũng cho chúng con được biết thể hiện tình yêu ấy trong cuộc sống hằng ngày bằng cách yêu thương, phục vụ mọi người và hiệp nhất với nhau để xây dựng Hội Thánh.
Truyện : Tình yêu của Thiên Chúa
Một bà kia không biết đến sự yêu thương của đồng lọai. Bà là một người không tôn giáo, nghèo khổ bị bỏ quên, bị ngược đãi, bị đối xử bất công lâu ngày đến nỗi bà thù ghét tất cả mọi người mà mọi người dường như nghịch cùng bà. Một lần kia, cha sở đến gặp bà để nói về tình yêu thương của Thiên Chúa, song bà chẳng hiểu tình yêu là gì cả. Bà bảo :
- Tôi không hiểu ông nói gì. Chưa hề có ai yêu thương tôi và đối với tôi, tôi cũng không hiểu yêu thương là gì cả.
Cha sở về lại nhà xứ mà lòng vẫn canh cánh ray rứt về câu chuyện với người phụ nữ nọ. Ngài cầu nguyện liền mấy ngày rồi chợt nảy ra một ý, ngài cho mời nhóm bạn trẻ Tông đồ trong xứ lại và kể cho các bạn ấy nghe đầu đuôi sự thể. Rồi ngài đề nghị mọi người hãy giúp cho bà ấy biết được tình yêu của Chúa bằng cách mỗi người trong nhóm sẽ lần lượt từng người đến thăm bà, chân thành tỏ cho bà biết trên đời này vẫn có người yêu thương, thăm viếng, an ủi và giúp đỡ bà.
Mấy tháng trôi qua, một ngày kia, khi cha sở lại thăm bà, bà xúc động đến rướm nước mắt :
- Thưa cha, bây giờ thì tôi đã hiểu, đã biết yêu thương là gì rồi, và bây giờ tôi đã có thể xin cha cho tôi được đón nhận tình yêu của Thiên Chúa.
+++
A. DẪN NHẬP
Chúng ta có thể tuyên xưng với người Do thái giáo và Hồi giáo rằng : Chúng tôi tin một Thiên Chúa duy nhất, Đấng Tạo Hóa, Chủ Tể vũ trụ. Nhưng là người Kitô hữu, được Chúa Kitô soi sáng, chúng ta còn tin Thiên Chúa duy nhất có Ba Ngôi : Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đó là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm nền tảng của đức tin chúng ta.
Không ai biết được Thiên Chúa nếu Ngài không mạc khải cho. Trong thời Cựu ước, loài người chỉ được biết có sự hiện hữu của một Thiên Chúa Giavê, Ngài là Đấng hằng hữu, nhưng còn Thiên Chúa Ba Ngôi thì chính Chúa Giêsu mạc khải cho trong thời Tân ước này. Theo mạc khải đó, chúng ta biết được có sự hiện hữu của Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần. Ngài là nguồn yêu thương và bình an, là gương mẫu tuyệt hảo của sự hiệp nhất. Chúng ta hân hạnh được làm con Chúa Ba Ngôi để dám gọi Ngài là Cha : “Cha ơi”. Đáp lại vinh dự đó, chúng ta phải yêu mến Ngài hết lòng và tuyên xưng danh Ngài cho đến tận cùng thế giới.
Giáo hội muốn dành riêng một ngày Chúa nhật trong năm Phụng vụ để đặc biệt tôn kính và tìm hiểu mầu nhiệm lớn lao này. Chúng ta sẽ không bao giờ thấu hiểu được Chúa Ba Ngôi như thánh Augustinô đã làm, nhưng chúng ta biết Chúa Ba Ngôi là khuôn mẫu của sự yêu thương và hiệp nhất. Trong cuộc sống hằng ngày Chúa Ba Ngôi vẫn ngự trị và hành động trong chúng ta, do đó, chúng ta phải tôn kính Ngài, học đòi bắt chước Ngài mà sống yêu thương và phục vụ.
B.TÌM HIỂU LỜI CHÚA
1. Bài đọc 1 : Xh 34, 4-6.8-9
Qua đoạn sách Xuất hành hôm nay, chúng ta biết, Thiên Chúa là Đấng giầu lòng thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan dung. Chính Thiên Chúa đã giải thoát Israel khỏi ách nô lệ Ai cập, nhưng dân Chúa lại phản bội Ngài, đi thờ con bò vàng thay Chúa. Tuy thế, qua lời cầu xin của ông Maisen, Thiên Chúa đã tha thứ cho họ và vẫn trung thành thi hành giao ước đối với họ.
Ngay từ thời Cựu ước, Thiên Chúa đã mạc khải cho thấy Ngài là một vì Thiên Chúa của tình yêu. Trong thời Tân ước, việc mạc khải được sáng tỏ hơn với việc Thiên Chúa sai Con Một của Ngài đến cứu độ trần gian là Đức Giêsu Kitô.
2. Bài đọc 2 : 2Cr 13,11-13
Thánh Phaolô, dựa vào niềm tin : Thiên Chúa là nguồn tình yêu và bình an, đã mời gọi các tín hữu Côrintô hãy vui lên vì mọi người đã được cứu chuộc và được làm con Chúa để mọi người không còn sợ sệt mà dám gọi Thiên Chúa là Cha :”Cha ơi”.
Vì trong cộng đoàn Côrintô có sự lộn xộn bất hoà với nhau, nên thánh Phaolô đã viết thư cảnh cáo và khuyên bảo họ hãy sống đoàn kết thương yêu nhau ; đồng thời cũng cầu chúc họ được tràn đầy ân sủng của Chúa Ba Ngôi.
3. Bài Tin mừng : Ga 3,16-18
Bài Tin mừng hôm nay nhắc lại tư tưởng đã được đề cập trong bài Cựu ước ở trên : Thiên Chúa là tình yêu, là Đấng giầu lòng thương xót. Tình yêu Thiên Chúa được diễn tả cách cụ thể trong Tân ước : Thiên Chúa tỏ ra là Thiên Chúa yêu thương đã ban Người Con duy nhất cho trần gian, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Điều đó buộc mọi người phải tin vào Con Thiên Chúa, ai không tin thì sẽ bị lên án.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Ba Ngôi yêu thương và hiệp nhất
I. MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI
Đã là mầu nhiệm thì không thể hiểu thấu được, nhất là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, một mầu nhiệm lớn trong Đạo. Câu chuyện của thánh Augustinô sẽ soi sáng thêm cho chúng ta về vấn đề này : Sau một đời ăn chơi trụy lạc và chạy theo tà thuyết, Augustinô đã tìm về với Kitô giáo. Ngài được xem là điển hình của một sự khao khát và tìm kiếm không ngừng. Điều đó được thể hiện qua một giai thoại như sau :
Augustinô thuộc khuynh hướng của những người cho rằng với kiến thức và nỗ lực tìm kiếm, con người có thể múc cạn chân lý về Thiên Chúa. Một hôm, đi dọc theo bờ biển, đầu óc miên man nghĩ đến những bí ẩn về Thiên Chúa, tình cờ Ngài gặp một cậu bé đang ngồi chơi trên cát. Nó dùng một mảnh sò để đào một lỗ nhỏ trên cát, rồi dùng vỏ sò ấy múc nước biển đổ vào.
Nhưng dã tràng xe cát Biển đông, nó cứ đổ nước vào cái lỗ mà vẫn không bao giờ đầy. Ngạc nhiên về cử chỉ của đứa bé, thánh nhân nấn ná gợi chuyện. Ngài hỏi nó đang làm gì, đứa bé trả lời không chút do dự :
- Thưa ông, cháu đang dùng vỏ sò này để tát cho cạn nước bể đại dương.
Thánh nhân lắc đầu bảo nó :
- Cháu không thể làm được chuyện đó đâu.
Đứa bé ngước lên và mỉm cười nói :
- Múc cạn nước đại dương để đổ đầy cái lỗ này còn dễ hơn múc cạn mầu nhiệm về Thiên Chúa.
Thánh Augustinô chợt hiểu được một chân lý : Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được (D.Wahrheit, Tìm về cõi phúc, tr 68).
* Thiên Chúa là một mầu nhiệm. Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại. Khi học giáo lý, ta đã học thuộc lòng về các mầu nhiệm, trong đó có 3 mầu nhiệm lớn nhất trong Đạo :
. Mầu nhiệm Ngôi Hai nhập thể.
. Mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc.
. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.
* Ta không thể biết mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi mà hoàn toàn do Chúa Giêsu mạc khải cho trước khi Ngài về trời, khi Ngài phán :”Mọi quyền năng trên trời dưới đất đều được ban cho Thầy. Vậy anh em hãy đi giảng dạy cho muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,18-19)
* Đây quả là một mầu nhiệm thẳm sâu, chúng ta không thể nào diễn tả được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, nhưng trong vũ trụ thiên nhiên chúng ta có thể lấy được nhiều hình ảnh cụ thể dùng lối loại suy để hiểu về Chúa Ba Ngôi :
Khi thuyết giảng tại công viên Hyde Park, Frank Sheed đã dùng mưa rơi để cố gắng giúp người ta hiểu được sự vừa đơn nhất vừa đa dạng của Ba Ngôi. Ông thường nói :”Nước đang rơi đây thực là nuớc nhưng nó có thể hiện hữu dưới ba dạng : thể hơi, thể rắn và thể lỏng – nghĩa là dạng hơi nước, dạng băng và dạng nước mưa đang rơi đây”.
Dĩ nhiên tất cả mọi cách loại suy đều không thể nói lên tất cả thực tại, tuy nhiên chúng ta có thể thấy được chủ ý của Frank muốn nói là không phải có ba loại nước, mà chỉ có một loại nước nhưng nó hiện hữu trong ba dạng khác nhau. Chúng ta có thể nghĩ về Thiên Chúa một cách tương tự như thế.
Một phương pháp khác giúp ta hiểu được sự vừa đơn nhất vừa đa dạng của Ba Ngôi là ví dụ mà thánh Ignatiô Loyola thường dùng. Có lần trong lúc cầu nguyện, Ngài bỗng nhận ra Ba Ngôi dưới hình dạng ba nốt nhạc tạo nên một hợp âm duy nhất.
Và cuối cùng, chúng ta cũng thấy thánh Patrick thường dùng ba lá của loại xa trục thảo (3 lá ghép thành một) để diễn tả ý niệm Ba Ngôi.
Làm thế nào chúng ta có thể áp dụng tất cả những điều nói trên vào hành động cụ thể ? Chúng ta có thể làm gì để Ba Ngôi sống động hơn trong cuộc sống riêng tư của chúng ta ? Có phương pháp mà một số người cho là hữu ích đó là cầu nguyện mỗi tối trước khi đi ngủ. Họ dùng ba phút để hồi tâm về một ngày vừa chấm dứt... (M. Link. Giảng lễ Chúa nhật, năm A, tr 179-180).
II. BÀI HỌC RÚT RA TỪ CHÚA BA NGÔI
Nói về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi thì không bao giờ cùng. Các nhà thần học có nghiên cứu, có tìm hiểu đến đâu, có tranh luận đến khô bọt mép đi nữa thì cuối cùng cũng chỉ đi đến một kết luận chung :”TÔI TIN”, vì đây là một mầu nhiệm cao cả trong Đạo mà ! Ngay trong thế giới tâm linh của con người cũng còn có biết bao điều bí ẩn lớn lao mà không khám phá ra như người ta vẫn nói :
Dò sông dò biển dễ dò,
Nào ai lấy thước mà đo lòng người.
(Ca dao)
Có ai dám tự phụ cho rằng mình hoàn toàn hiểu được chính mình không ? Khi hai người khác phái được kết hợp với nhau trong hôn nhân, tình vợ chồng dù có thâm sâu đến đâu, cũng không bao giờ con người có thể hiểu được tường tận người phối ngẫu của mình. Mãi mãi cho đến bên kia cõi chết, mỗi người vẫn là một mầu nhiệm đối với nhau.
Nếu những bí ẩn của đời sống con người còn chưa hiểu hết được, làm sao ta có thể hiểu tường tận mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi ? Ta chỉ có thể rút ra được vài bài học từ mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi để áp dụng vào cuộc sống của ta.
1. Bài học về yêu thương
Thánh Gioan tông đồ đã khẳng định :”Thiên Chúa là Tình thương” (1Ga 4,8). Thánh Grêgôriô Cả nói :”Để giữ vững cương vị thì tình thương phải lan tràn sang người khác”. Nói khác đi, tình thương phải bắt nguồn nơi mình và phải kết thúc nơi người khác, chẳng vậy nó chỉ còn là ích kỷ chứ không còn là tình thương nữa.
Bài Tin mừng hôm nay bắt đầu bằng câu :”Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một cho thế gian, để những ai tin vào Con Một Người sẽ không phải chết mà còn được sống đời đời “(Ga 3,16). Yếu tính của tình thương là CHO ĐI và KẾT HỢP. Yêu tức là CHO tất cả. Thiên Chúa yêu thương loài người và đã cho loài người tất cả : trời đất, núi non, sông biển cùng với muôn vàn tạo vật. Thiên Chúa còn cho loài người sự sống – một thứ chỉ có Người mới cho được. Thiên Chúa cho loài người một linh hồn – một thứ làm cho loài người nên giống Thiên Chúa (Rm 8,17).
Thiên Chúa đã ban cho loài người tất cả rồi. Còn một điều cao qúi nhất mà Thiên Chúa cũng ban, đó là ban chính Con Một Người :”Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một Người cho thế gian”.
Chúng ta biết do đức tin : Thiên Chúa là Đấng duy nhất nghĩa là chỉ có một bản thể, trong bản thể ấy lại có Ba Ngôi – Ba Ngôi đúc lại thành một Thiên Chúa duy nhất. Thiên Chúa yêu thương thế gian... cho nên đã phó Con Một Người cho thế gian, nghĩa là đã ban trót mình cho thế gian. Không những ban Chúa Con là ngôi thứ Hai mà là ban chính mình, trong đó gồm cả bản tính Thiên Chúa ở trong Ba Ngôi, cho nên ban Con Một Người tức là đã ban tất cả Thiên Chúa – tất cả mình – và chính mình cho thế gian. Và như vậy là Thiên Chúa đã THƯƠNG thế gian, và đã giữ đúng nghĩa chữ THƯƠNG là cho TẤT CẢ (Lm Nguyễn duy Tôn, Lời Chúa, năm A, t II, tr 9).
Truyện : Tình yêu hiến thân.
Ngày 20.06.1980, chị Brown, một người mẹ trẻ vừa từ trần vì chứng bệnh ung thư khi mới 25 tuổi. Các bác sĩ đề nghị chữa trị bằng quang tuyến, nhưng vì chị muốn cho bào thai đang mang trong bụng không bị nhiễm chất phóng xạ, nên chị từ chối, thà chết còn hơn để cho bác sĩ chữa trị ung thư bằng quang tuyến.
Cuối cùng, chỉ 5 giờ trước khi chết, chị đã sinh được một cháu trai mạnh khỏe, kháu khỉnh. Bản tin của hãng AP nói rằng :”Vào mấy ngày cuối cùng của cuộc đời, chị Brown biết mình bị tử thần đánh bại, nhưng chị vẫn tin tưởng thế nào chị cũng thành công và sinh được một đứa con không bị nhiễm phóng xạ”.
Bác sĩ Ronald Lapin gọi cái chết của chị Brown là “Cái chết của tình mẫu tử, dám hy sinh mạng sống cho đứa con chưa một lần thấy mặt”.
2. Bài học về Hiệp nhất
Theo Tân ước, chúng ta thấy có một trường hợp hy hữu mà Ba Ngôi Thiên Chúa cùng hiện diện và cùng hoạt động. Đó là khi Chúa Giêsu xin ông Gioan làm phép rửa cho mình : lúc Ngài ở dưới sông lên thì trời tự nhiên mở ra, và từ trên không trung có tiếng phán ra rằng :”Đây là Con Ta yêu dấu”. Cùng một trật đó, thấy hiện đến và đỗ trên đầu Chúa Con một chim bồ câu. Đó là lần thứ nhất từ khi có lịch sử loài người, Ba Ngôi hiện diện và hành động trong một lúc : Trước hết là Ngôi Con chịu phép rửa, rồi Ngôi Cha từ trời phán ra, và sau hết Ngôi Thánh Thần dưới hình chim bồ câu hiện đến.
Về niềm tin vào Chúa Ba Ngôi, Hội thánh đã tóm tắt lại trong kinh Tin kính của thánh Athanasiô đại khái như sau : Có một Đức Chúa Trời mà Người có Ba Ngôi : Ngôi nhất khác , Ngôi hai khác, Ngôi ba khác... Đức Chuá Cha là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Con là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời, nhưng là một Đức Chúa Trời, chứ không phải là ba Đức Chúa Trời... Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng và có từ trước đời đời ; Đức Chúa Con phép tắc vô cùng và có từ trước đời đời ; Đức Chúa Thánh Thần phép tắc vô cùng và có từ trước đời đời... Không có Ngôi nào hơn, Ngôi nào kém, Ba Ngôi đều bằng nhau, như nhau về tất cả mọi phương diện... Đức Chúa Cha không bởi ai sinh ra, Đức Chúa Con bởi Đức Chúa Cha sinh ra. Đức Chúa Thánh Thần bởi Ngôi Cha và Ngôi Con mà ra.
Đó là tất cả những điều về Chúa Ba Ngôi do Chúa Giêsu dạy, các Tông đồ trối lại và các thánh Giáo phụ để lại cho chúng ta.
Trong các câu mở đầu của kinh cầu, Hội thánh luôn xưng hô và ca tụng Ba Ngôi Thiên Chúa mà trong kinh cầu chữ (bằng chữ Hán của ông Cử Thiện ở Bùi chu) được giáo dân đọc trong các ngày giỗ, được dịch là :”Tam vị nhất thể Thiên Chúa giả” : Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời, thương xót chúng con. Câu dịch rất vắn gọn và đúng ý nghĩa : Ba Ngôi vị chỉ có một bản tính Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật..
Hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi cùng hoạt động trong Hội thánh và nơi từng người nói lên sự hiệp nhất bền chặt giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Đây là một mô hình tuyệt vời về sự hiệp nhất mà Chúa ban cho ta để ta cũng phải củng cố sự hiệp nhất trong Hội thánh và trong cộng đoàn chúng ta. Sự hiệp nhất sẽ đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích trong đời sống tự nhiên và siêu nhiên.
Truyện : Bài học từ loài ngỗng.
Vào mùa thu, khi bạn thấy bầy ngỗng bay về phương Nam để tránh đông theo hình chữ V , bạn có tự hỏi những lý lẽ khoa học nào có thể rút ra từ đó. Mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẩy cho con ngỗng bay ngay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một .
Mỗi khi một con ngỗng bay lạc khỏi hình chữ V của đàn, nó nhanh chóng cảm thấy sức trì kéo và những khó khăn của việc bay một mình. Nó sẽ nhanh chóng trở lại đàn để bay theo hình chữ V như cũ, và được hưởng những ưu thế của sức mạnh từ bầy.
Khi con ngỗng đầu đàn mỏi mệt, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cạnh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu.
Tiếng kêu của bầy ngỗng từ đàng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng.
Cuối cùng, khi một con ngỗng bị bệnh hay bị thương và rơi xuống, hai con ngỗng khác sẽ rời khỏi bầy để cùng xuống với con ngỗng bị thương và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đến chừng nào con bị thương lại có thể bay hoặc là chết, và khi đó chúng sẽ nhập vào một đàn khác để tiếp tục bay về phương nam (Lấy từ internet theo Thùy Trang forward).
3. Một vài thực hành
* Kinh Sáng danh : Khi đọc kinh Nhật tụng, mỗi khi đọc kinh Sáng Danh , ta hãy tỏ lòng cung kính, cúi đầu, để ca tụng và tôn vinh Chúa Ba Ngôi trong đời sống ta. Mỗi chục kinh Mân côi, chúng ta cũng đọc một kinh Sáng danh và còn nhiều dịp khác chúng ta có thể đọc được kinh đó.
* Dấu Thánh giá : một trong những kinh nguyện mà người công giáo chúng ta học, là dấu Thánh giá, thật đơn sơ và tốt đẹp. Chúng ta đưa bàn tay phải lên trán, lên ngực, vai trái và vai phải khi chúng ta cầu nguyện :”Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần” . Hành động thánh đó nhắc nhở chúng ta rằng : có Chúa Ba Ngôi trong một Thiên Chúa, và Ngôi Hai đã chết trên thập gíá vì tất cả chúng ta.
Lạy Cha ! Thiên Chúa của con, bây giờ con mới hiểu sâu sắc câu nói của Đức Giêsu :”Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài cho họ”. Thì ra sự công bằng vô bờ bến của Cha không cho phép Cha làm một cái gì đơn giản hơn để cứu chuộc nhân loại. Và bây giờ con mới hiểu được tình Cha yêu thương nhân loại, trong đó có con, như thế nào ! Xin cho con biết sống xứng đáng với tình yêu ấy ! Cho con biết đáp lại tình yêu vô bờ bến ấy bằng trọn tình yêu của con. Đồng thời cũng cho chúng con được biết thể hiện tình yêu ấy trong cuộc sống hằng ngày bằng cách yêu thương, phục vụ mọi người và hiệp nhất với nhau để xây dựng Hội Thánh.
Truyện : Tình yêu của Thiên Chúa
Một bà kia không biết đến sự yêu thương của đồng lọai. Bà là một người không tôn giáo, nghèo khổ bị bỏ quên, bị ngược đãi, bị đối xử bất công lâu ngày đến nỗi bà thù ghét tất cả mọi người mà mọi người dường như nghịch cùng bà. Một lần kia, cha sở đến gặp bà để nói về tình yêu thương của Thiên Chúa, song bà chẳng hiểu tình yêu là gì cả. Bà bảo :
- Tôi không hiểu ông nói gì. Chưa hề có ai yêu thương tôi và đối với tôi, tôi cũng không hiểu yêu thương là gì cả.
Cha sở về lại nhà xứ mà lòng vẫn canh cánh ray rứt về câu chuyện với người phụ nữ nọ. Ngài cầu nguyện liền mấy ngày rồi chợt nảy ra một ý, ngài cho mời nhóm bạn trẻ Tông đồ trong xứ lại và kể cho các bạn ấy nghe đầu đuôi sự thể. Rồi ngài đề nghị mọi người hãy giúp cho bà ấy biết được tình yêu của Chúa bằng cách mỗi người trong nhóm sẽ lần lượt từng người đến thăm bà, chân thành tỏ cho bà biết trên đời này vẫn có người yêu thương, thăm viếng, an ủi và giúp đỡ bà.
Mấy tháng trôi qua, một ngày kia, khi cha sở lại thăm bà, bà xúc động đến rướm nước mắt :
- Thưa cha, bây giờ thì tôi đã hiểu, đã biết yêu thương là gì rồi, và bây giờ tôi đã có thể xin cha cho tôi được đón nhận tình yêu của Thiên Chúa.
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
PM. Cao Huy Hoàng
10:06 16/06/2011
Suy niệm Lễ Chúa Ba Ngôi
Mừng Lễ Chúa Ba Ngôi, xin mỗi người hãy lắng lòng một phút để tưởng nhớ và tri ân người Mẹ đạo đức, người Cha thương yêu của mình. Đó là những người đầu tiên ghi Dấu Thánh Giá trên trán chúng ta trong ngày rửa tội, những giáo lý viên đầu tiên dạy ta biết về Thiên Chúa Ba Ngôi và cầm tay chỉ dẫn ta làm Dấu Thánh Giá.
“Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” là lời nguyện kèm theo với động tác làm Dấu Thánh Giá. Thiết tưởng dù có đọc thành tiếng, đọc thầm hay không thành tiếng, thì mỗi tín hữu đều phải nhớ rằng: Dấu Thánh Giá không chỉ là một động tác, càng không phải là một động tác theo thói quen hay vô thức, càng không phải là một động tác trang trí như trên sân khấu hay nơi sân cỏ… mà là một động tác đầy ý thức tâm linh: Ý thức rằng chúng ta đang sống và làm việc “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa.
Giáo hội vẫn ước mong khi mỗi tín hữu làm việc gì cũng đều bắt đầu với Dấu Thánh Giá. Trong nhà, ngoài đường, nơi riêng tư, nơi công cộng, cả những nơi có người chưa tin Chúa hoặc có người chống lại Thiên Chúa, thì Dấu Thánh Giá không chỉ là một hình thức tuyên xưng mình là người có đạo, mà còn là một cách sống đạo trọn vẹn, cách kết hiệp hoàn toàn với Ba Ngôi Thiên Chúa mọi nơi mọi lúc trong cuộc đời, để mọi người nhìn thấy chúng ta mà nhận biết Cha chúng ta trên trời.
Với ý thức ấy chúng ta đang sống và làm việc trong sự kết hiệp mật thiết với Ba Ngôi Thiên Chúa, cuộc sống của mỗi Ki-tô hữu là một bài ca vinh danh, một chứng tá nước trời, một bài giáo lý sống động về Thiên Chúa Ba Ngôi, như Thánh Phaolô khuyên bảo: “Vậy dù khi ăn, dù khi uống, hay làm bất cứ việc gì, anh chị em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa”. (1Cr 10,31).
Làm Dấu Thánh Giá và đọc “nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”, thiết tưởng, còn nhắc nhở cho chúng ta về thánh lễ mọi lúc mọi nơi trong đời mình, mà đỉnh cao của Thánh Lễ là sự dâng hiến toàn thân cho Thiên Chúa, kết hợp với hy lễ thập giá của Chúa Giê-su. Với tâm tình ấy, nhờ soi dẫn của Thánh Thần, chúng ta khám phá ra một chiều kích thú vị “không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” ngay trong Dấu Thánh Giá, một động tác nhỏ, nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu trong hành trình đức tin của mỗi người.
Điều kỳ diệu đó chính là ân sủng, tình yêu và sự thông hiệp từ Thiên Chúa Ba Ngôi mà Thánh Phaolô đã cảm nghiệm sâu sắc để thành một lời nguyện chúc cho chúng ta: “Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh em”. (2 Cr 13, 13)
Tình yêu của Chúa Cha đã thể hiện nơi Người con: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời” (Ga 3, 16)
Ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần nối kết chúng ta nên một trong Thiên Chúa, làm cho chúng ta nên anh em với nhau nhờ cùng là em của Chúa Giê-su Trưởng Tử.
Mừng lễ Chúa Ba Ngôi năm nay, còn nhằm “Ngày Của Cha”, tôn vinh các người Cha. Ước gì, khi nhớ đến “công Cha như núi ngất trời”thì chúng ta cũng nhắc nhớ chúng ta đến “Tình Cha” đã yêu thương sáng tạo tác, dưỡng nuôi, và cứu chuộc chúng ta. Bởi vì, Cha là Tình Yêu, Cha giàu lòng thương xót, Cha yêu con cái và làm tất cả cho con cái được hạnh phúc. Như chính Cha đã mạc khải cho Môi-sê “Đức Chúa! Đức Chúa! Thiên Chúa thương xót và từ nhân, bao dung, đầy nhân nghĩa và tín thành" (Xh 34,6). Và vì tất cả là lòng thương xót, là tình yêu “đến nỗi ban con một mình…” (Ga.3,16)
Người cha trần gian được hạnh phúc, được vui mừng, hãnh diện vì những đứa con ngoan, những đứa con biết sống cho vinh danh cha thế nào, thì người Cha trên trời cũng mong cho con cái biết sống cho vinh danh Thiên Chúa như vậy. Bởi vậy, việc không vâng lời Cha, không tín nhiệm nơi Cha, phản nghịch Cha, nếu đã là một vấn đề nếu là khá nhức nhối trong gia đình trần gian, thì hơn thế nữa, là một chuyện thật đáng buồn lòng Thiên Chúa trong đời sống tâm linh. Vì thế, mỗi người hãy hiểu lòng yêu của Cha mình, hãy hiểu lòng yêu của Cha trên trời là Thiên Chúa và sống sao nên con cái hiếu thảo với Cha. Hãy tin tưởng và ký thác đời mình trong tay Thiên Chúa.
Vâng, lễ Chúa Ba Ngôi đang mời gọi chúng ta sống sao nên con hiếu thảo đối với Cha trên trời.
Thiết tưởng, gương mẫu hiếu thảo tuyệt hảo nhất chỉ có nơi Chúa Giê-su , Đấng đã vâng ý Cha trọn vẹn theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Ước gì, mỗi lần làm Dấu Thánh Giá, là một lần, bạn và tôi cùng bắt đầu một công việc với lòng hiếu thảo như Chúa Giê-su theo hướng dẫn của Thánh Thần và cho vinh danh Cha chúng ta trên trời.
Lạy Ba Ngôi Thiên Chúa, xin ân sủng của Chúa Giê-su, tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng chúng con, mọi ngày trong hành trình về Nước Trời. A men.
Mừng Lễ Chúa Ba Ngôi, xin mỗi người hãy lắng lòng một phút để tưởng nhớ và tri ân người Mẹ đạo đức, người Cha thương yêu của mình. Đó là những người đầu tiên ghi Dấu Thánh Giá trên trán chúng ta trong ngày rửa tội, những giáo lý viên đầu tiên dạy ta biết về Thiên Chúa Ba Ngôi và cầm tay chỉ dẫn ta làm Dấu Thánh Giá.
“Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” là lời nguyện kèm theo với động tác làm Dấu Thánh Giá. Thiết tưởng dù có đọc thành tiếng, đọc thầm hay không thành tiếng, thì mỗi tín hữu đều phải nhớ rằng: Dấu Thánh Giá không chỉ là một động tác, càng không phải là một động tác theo thói quen hay vô thức, càng không phải là một động tác trang trí như trên sân khấu hay nơi sân cỏ… mà là một động tác đầy ý thức tâm linh: Ý thức rằng chúng ta đang sống và làm việc “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa.
Giáo hội vẫn ước mong khi mỗi tín hữu làm việc gì cũng đều bắt đầu với Dấu Thánh Giá. Trong nhà, ngoài đường, nơi riêng tư, nơi công cộng, cả những nơi có người chưa tin Chúa hoặc có người chống lại Thiên Chúa, thì Dấu Thánh Giá không chỉ là một hình thức tuyên xưng mình là người có đạo, mà còn là một cách sống đạo trọn vẹn, cách kết hiệp hoàn toàn với Ba Ngôi Thiên Chúa mọi nơi mọi lúc trong cuộc đời, để mọi người nhìn thấy chúng ta mà nhận biết Cha chúng ta trên trời.
Với ý thức ấy chúng ta đang sống và làm việc trong sự kết hiệp mật thiết với Ba Ngôi Thiên Chúa, cuộc sống của mỗi Ki-tô hữu là một bài ca vinh danh, một chứng tá nước trời, một bài giáo lý sống động về Thiên Chúa Ba Ngôi, như Thánh Phaolô khuyên bảo: “Vậy dù khi ăn, dù khi uống, hay làm bất cứ việc gì, anh chị em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa”. (1Cr 10,31).
Làm Dấu Thánh Giá và đọc “nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”, thiết tưởng, còn nhắc nhở cho chúng ta về thánh lễ mọi lúc mọi nơi trong đời mình, mà đỉnh cao của Thánh Lễ là sự dâng hiến toàn thân cho Thiên Chúa, kết hợp với hy lễ thập giá của Chúa Giê-su. Với tâm tình ấy, nhờ soi dẫn của Thánh Thần, chúng ta khám phá ra một chiều kích thú vị “không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” ngay trong Dấu Thánh Giá, một động tác nhỏ, nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu trong hành trình đức tin của mỗi người.
Điều kỳ diệu đó chính là ân sủng, tình yêu và sự thông hiệp từ Thiên Chúa Ba Ngôi mà Thánh Phaolô đã cảm nghiệm sâu sắc để thành một lời nguyện chúc cho chúng ta: “Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh em”. (2 Cr 13, 13)
Tình yêu của Chúa Cha đã thể hiện nơi Người con: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời” (Ga 3, 16)
Ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần nối kết chúng ta nên một trong Thiên Chúa, làm cho chúng ta nên anh em với nhau nhờ cùng là em của Chúa Giê-su Trưởng Tử.
Mừng lễ Chúa Ba Ngôi năm nay, còn nhằm “Ngày Của Cha”, tôn vinh các người Cha. Ước gì, khi nhớ đến “công Cha như núi ngất trời”thì chúng ta cũng nhắc nhớ chúng ta đến “Tình Cha” đã yêu thương sáng tạo tác, dưỡng nuôi, và cứu chuộc chúng ta. Bởi vì, Cha là Tình Yêu, Cha giàu lòng thương xót, Cha yêu con cái và làm tất cả cho con cái được hạnh phúc. Như chính Cha đã mạc khải cho Môi-sê “Đức Chúa! Đức Chúa! Thiên Chúa thương xót và từ nhân, bao dung, đầy nhân nghĩa và tín thành" (Xh 34,6). Và vì tất cả là lòng thương xót, là tình yêu “đến nỗi ban con một mình…” (Ga.3,16)
Người cha trần gian được hạnh phúc, được vui mừng, hãnh diện vì những đứa con ngoan, những đứa con biết sống cho vinh danh cha thế nào, thì người Cha trên trời cũng mong cho con cái biết sống cho vinh danh Thiên Chúa như vậy. Bởi vậy, việc không vâng lời Cha, không tín nhiệm nơi Cha, phản nghịch Cha, nếu đã là một vấn đề nếu là khá nhức nhối trong gia đình trần gian, thì hơn thế nữa, là một chuyện thật đáng buồn lòng Thiên Chúa trong đời sống tâm linh. Vì thế, mỗi người hãy hiểu lòng yêu của Cha mình, hãy hiểu lòng yêu của Cha trên trời là Thiên Chúa và sống sao nên con cái hiếu thảo với Cha. Hãy tin tưởng và ký thác đời mình trong tay Thiên Chúa.
Vâng, lễ Chúa Ba Ngôi đang mời gọi chúng ta sống sao nên con hiếu thảo đối với Cha trên trời.
Thiết tưởng, gương mẫu hiếu thảo tuyệt hảo nhất chỉ có nơi Chúa Giê-su , Đấng đã vâng ý Cha trọn vẹn theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Ước gì, mỗi lần làm Dấu Thánh Giá, là một lần, bạn và tôi cùng bắt đầu một công việc với lòng hiếu thảo như Chúa Giê-su theo hướng dẫn của Thánh Thần và cho vinh danh Cha chúng ta trên trời.
Lạy Ba Ngôi Thiên Chúa, xin ân sủng của Chúa Giê-su, tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng chúng con, mọi ngày trong hành trình về Nước Trời. A men.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:45 16/06/2011
CHÓ CẮN
Có người hỏi người ăn mày:
- “Tại sao chó nhìn thấy anh liền cắn anh ?”
Người ăn mày trả lời:
- “Giả như tôi có mấy cái áo mới để mặc, thì con súc sinh ấy cũng sẽ tôn trọng tôi !”
Suy tư:
Người nghèo thì đi đâu cũng bị khinh dễ.
Nhưng có một loại người sống nghèo khó mà không ai dám khinh chê, không ai dám sỉ nhục họ, đó là những linh mục, những tu sĩ nam nữ của Giáo Hội Công Giáo, họ nghèo khó không phải vì họ làm biếng làm việc, họ nghèo khó không phải vì thiếu trình độ không kiếm được việc làm, họ nghèo khó không phải vì họ là những người cù bơ cù bất, nhưng chính là họ tự nguyện sống nghèo vì lý tưởng Tin Mừng, vì Chúa Giê-su và vì mọi người, cho nên họ tìm thấy niềm vui, hạnh phúc và bình an trong cuộc sống nghèo khó của mình. Khi họ tự nguyện sống nghèo khó vì Phúc Âm, là lúc họ giàu có nhất, bởi vì họ có được gia tài khổng lồ bất diệt là Thiên Chúa, vì Ngài chính là gia tài là gia nghiệp của họ.
Người ta sẽ khinh chê và coi thường các linh mục và các tu sĩ nam nữ, khi các vị ấy giàu có vật chất và sống hưởng thụ như những người khác, bởi vì Chúa Giê-su đã tự nguyện sống nghèo khó, thì các môn đệ của Ngài –giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân- cũng phải noi gương Thầy chí thánh của mình mà sống tinh thần nghèo khó của Tám Mối Phúc vậy.
Dễ sa ngã nhất là các linh mục giàu có, dễ lỗi lời khấn nhất là những tu sĩ sống hưởng thụ, bởi vì ma quỷ thích “cắn” những người giàu có và sống hưởng thụ. Ha ha ha…
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có người hỏi người ăn mày:
- “Tại sao chó nhìn thấy anh liền cắn anh ?”
Người ăn mày trả lời:
- “Giả như tôi có mấy cái áo mới để mặc, thì con súc sinh ấy cũng sẽ tôn trọng tôi !”
Suy tư:
Người nghèo thì đi đâu cũng bị khinh dễ.
Nhưng có một loại người sống nghèo khó mà không ai dám khinh chê, không ai dám sỉ nhục họ, đó là những linh mục, những tu sĩ nam nữ của Giáo Hội Công Giáo, họ nghèo khó không phải vì họ làm biếng làm việc, họ nghèo khó không phải vì thiếu trình độ không kiếm được việc làm, họ nghèo khó không phải vì họ là những người cù bơ cù bất, nhưng chính là họ tự nguyện sống nghèo vì lý tưởng Tin Mừng, vì Chúa Giê-su và vì mọi người, cho nên họ tìm thấy niềm vui, hạnh phúc và bình an trong cuộc sống nghèo khó của mình. Khi họ tự nguyện sống nghèo khó vì Phúc Âm, là lúc họ giàu có nhất, bởi vì họ có được gia tài khổng lồ bất diệt là Thiên Chúa, vì Ngài chính là gia tài là gia nghiệp của họ.
Người ta sẽ khinh chê và coi thường các linh mục và các tu sĩ nam nữ, khi các vị ấy giàu có vật chất và sống hưởng thụ như những người khác, bởi vì Chúa Giê-su đã tự nguyện sống nghèo khó, thì các môn đệ của Ngài –giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân- cũng phải noi gương Thầy chí thánh của mình mà sống tinh thần nghèo khó của Tám Mối Phúc vậy.
Dễ sa ngã nhất là các linh mục giàu có, dễ lỗi lời khấn nhất là những tu sĩ sống hưởng thụ, bởi vì ma quỷ thích “cắn” những người giàu có và sống hưởng thụ. Ha ha ha…
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:47 16/06/2011
N2T |
8. Khi sống tôi xấu hổ, bởi vì không thấy đức hạnh tiến bộ, chết ư ? Tôi lại xấu hổ hơn, bởi vì tôi không chuẩn bị cách thỏa đáng.
(Thánh Bernad)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giải pháp của Giáo Hội đối với bệnh AIDS
Vũ Văn An
06:12 16/06/2011
Trong hội nghị tại Vatican kéo dài từ 27 tới 28 tháng 5 vừa qua về chủ đề “Tính Trung Tâm Của Việc Săn Sóc Người Ta Trong Việc Ngăn Ngừa Và Chữa Trị Các Bệnh do HIV/AIDS Gây Ra”, Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại các văn phòng LHQ ở Geneva, đã đọc một bài diễn văn, nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo là “Định chế duy nhất trợ giúp người ta cách gần gũi và cụ thể. Tựa đề bài diễn văn là: “Vai trò quốc tế của Giáo Hội Công Giáo trong việc phòng ngừa và điều trị HIV/AIDS”. Đức Tổng Giám Mục trình bày các điểm sau đây
1. Từ đầu thập niên 1980, khi nạn đại dịch AIDS mới được nhận diện lần thứ nhất, việc dấn thân tức khắc của nhiều dòng tu, nhiều cơ quan Caritas giáo phận và quốc gia cũng như nhiều định chế khác được Giáo Hội Công Giáo linh hứng để đáp ứng các nhu cầu y tế, xã hội và mục vụ của những người đang sống và đang hấp hối vì những bệnh liên quan đến AIDS đã được nhiều người biết đến và lên tài liệu. Bởi thế, không ai ngạc nhiên khi thấy Tòa Thánh, và các cơ quan quốc tế có liên hệ với Giáo Hội hết sức quan tâm tới việc chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết thấu đáo trong nỗ lực hoàn cầu lúc ấy đang ló dạng nhằm phối hợp các giải pháp y tế công cộng để giải quyết các thách thức do HIV và AIDS đặt ra. Phái đoàn Đại Diện Tòa Thánh tại Geneva theo dõi việc thiết lập Chương Trình AIDS Hoàn Cầu (GPA) của Cơ Quan Y Tế Thế Giới. Xét vì tính ưu tiên phải có đối với nạn dịch này, năm 1987, Caritas Quốc Tế đã thường xuyên tham dự các cuộc họp tại Ủy Ban Quản Trị của GPA và đôi khi được vị giám đốc đầu tiên của nó là Dr. Jonathan Mann cũng như nhân viên của ông tham khảo liên quan tới “các bài học học được” trong lãnh vực này của các tổ chức Công Giáo đang phục vụ người bệnh và người hấp hối cũng như các thân nhân sống sót của họ. Có thể nói các nhạy cảm của Dr. Mann đối với nhân quyền và các yếu tố xã hội của hiện tượng tràn lan càng ngày càng nhiều HIV đã chịu ảnh hưởng nhờ việc ông tham khảo các chương trình liên quan tới Giáo Hội. Các chương trình này nhìn tình thế theo lối toàn bộ (holistic), bao gồm mọi chiều kích xã hội, kinh tế, xúc cảm và tâm linh của người đang sống với hay chịu ảnh hưởng của HIV, hơn là chỉ nhìn theo khía cạnh y khoa hay khoa học.
Từ ngày thiết lập ra UNAIDS vào năm 1995, như một Chương Trình Phối Hợp có sự đồng bảo trợ của 10 cơ quan LHQ khác nhau, Tòa Thánh cũng như một số cơ quan được Giáo Hội Công Giáo linh hứng như Caritas Quốc Tế, Cơ Quan Viện Trợ Công Giáo, và cơ quan Associazione Papa Giovanni XXIII đã tham dự, với tư cách quan sát viên, các hội nghị bán niên của Hội Đồng Phối Hợp Các Chương Trình UNAIDS. Cũng thế, các cơ cấu Công Giáo này còn được mời gọi góp phần vào nhiều Nhóm Làm Việc khác nhau, các guồng máy hoạch định, và khai triển chính sách cũng như các hướng dẫn thực hành, không những của UNAIDS mà còn của nhiều cơ quan khác nữa.
Năm 2006, Caritas Quốc Tế, được sự khuyến khích của Sứ Bộ Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh cạnh LHQ và các Cơ Quan Chuyên Biệt tại Geneva, đã cộng tác với UNAIDS và Tổ Chức Y Tế Thế Giới để triệu tập khoảng 70 đại diện các cơ quan chịu ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo sẵn sàng dấn thân tìm các giải pháp hoàn cầu cho nạn dịch HIV và AIDS. Trong dịp này, cuộc đối thoại trong sáng và cởi mở đã diễn ra giữa các thợ “làm vườn nho” của một số chương trình phòng ngừa, chữa trị và săn sóc HIV tại các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh của những nước nghèo nàn và các viên chức của các cơ quan LHQ nói trên. Cuộc họp này đã đẩy xa rất nhiều cái hiểu của các chuyên viên y tế công liên quan tới chiều sâu rộng trong giải pháp của Giáo Hội trước nạn đại dịch này, và đã mở cửa cho việc hợp tác giữa Giáo Hội, chính phủ và cơ quan quốc tế trên bình diện miền, quốc gia và địa phương.
Bước quan trọng khác làm người ta hiểu biết hơn hoạt động quốc tế của Giáo Hội trong phạm vi chống AIDS đã trở nên dễ dàng nhờ các phúc trình chi tiết về các hoạt động ở Miền Nam Châu Phi (Được UNAIDS ấn hành làm phúc trình Thực Hành Hay Nhất), về Dự Án Mơ Ước (Dream Project) nhằm ngăn ngừa việc truyền HIV từ mẹ sang con (Được WHO ấn hành làm phúc trình Thực Hành Hay Nhất), về cuộc điều tra do Ủy Ban Y Tế Hỗn Hợp của Hiệp Hội Các Bề Trên Cả thực hiện nhằm thăm dò các giải pháp đối với HIV/AIDS của các dòng tu trên khắp thế giới, và của những dự án quốc gia có tính chi tiết do Hội Nghị Chuyên Đề Của Các Hội Đồng Giám Mục Châu Phi Và Madagascar thực hiện tại cấp miền, và do Các Hội Đồng Giám Mục tại các quốc gia như Ấn Độ, Kenya, Thái Lan, và Miến Điện thực hiện ở cấp quốc gia. Những cuộc nghiên cứu này làm nổi bật sự đóng góp to lớn của Giáo Hội vào phạm vi này, cụ thể trong các lãnh vực như phòng ngừa, săn sóc, chữa trị, các dịch vụ cho trẻ mồ côi và các trẻ em yếu kém, bênh vực, gầy dựng khả năng, suy tư thần học, chăm sóc mục vụ, và can dự liên tôn. Các thông tin và chiến lược căn bản về việc cổ vũ thực thi các lãnh vực hoạt động này của Giáo Hội đã được trình bày rõ ràng trong ấn phẩm tựa là “Huấn Luyện Mục Vụ Để Đáp Ứng HIV/AIDS", do Caritas Quốc Tế khai triển. Cuốn sách này khởi đầu được nhà Xuất Bản Pauline Châu Phi ấn hành, nhưng hiện nay được in bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
2. Tòa Thánh cũng đã cố gắng theo dõi việc thiết lập cũng như các chính sách và hoạt động của Qũy Hoàn Cầu Chống AIDS, Bệnh Lao và Sốt Rét. Bất kể gánh nặng săn sóc đáng kể và có ý nghĩa cao mà hiện Giáo Hội Công Giáo đang phải gánh vác đối với ba thứ bệnh dịch đang đe dọa gia đình nhân loại trong thời đại này (1), trên thực tế, chỉ một phần rất nhỏ của qũy này đã được phân phối cho các tổ chức tôn giáo mà thôi. Theo một cuộc nghiên cứu năm 2008 về đề tài này, các tổ chức tôn giáo chỉ nhận được 5.4% các cấp khoản của Qũy này (2). Dù vậy, các chương trình do Giáo Hội Công Giáo bảo trợ sử dụng khá thành công các cấp khoản nhỏ nhoi đó. Người ta hy vọng Tiến Sĩ Christoph Benn, người sẽ là diễn giả trong cuộc Hội Nghị này, sẽ cập nhật hóa các dữ kiện trên. Có điều cần ghi nhận là: Một số cơ quan tài trợ quốc tế vẫn không muốn yểm trợ các cố gắng của các tôn giáo trong cuộc chiến đấu chống HIV và AIDS.
3. Giờ đây, ta hãy xét tới các lãnh vực trong đó, Tòa Thánh và các tổ chức do Giáo Hội Công Giáo linh hứng đã ảnh hưởng khá lớn đối với các chính sách và thực hành hoàn cầu liên quan tới bệnh dịch này. Trong mọi trường hợp, các hoạt động như thế đều được thực thi theo đúng sứ mệnh tổng quát của Giáo Hội trong ba chiều kích huấn quyền, bác ái và mục vụ. Phần lớn các năng lực giáo dục và chuyên môn đươc tập trung vào lãnh vực phòng ngừa và lây lan siêu vi khuẩn HIV. Nhiều chính phủ, cơ quan y tế công, và ngay cả các cơ quan LHQ, cũng thích cổ vũ phương thức giải quyết cho nhanh (quick fix) nhưng không trọn vẹn, như chỉ chú trọng tới việc cổ động và phân phối túi cao xu (condoms). Ngược lại, Giáo Hội Công Giáo nhấn mạnh đến các chiến lược phòng ngừa phù hợp với giáo huấn của mình về nhân phẩm, về sự thánh thiện của hôn nhân, và nhu cầu phải thực thi trách nhiệm trong các liên hệ thân mật hợp nhân bản, qua việc tuân giữ tiết dục bên ngoài hôn nhân và trung thành hỗ tương và vĩnh viễn trong hôn nhân. Điều này từng khiến người ta hiểu lầm cho rằng Giáo Hội Công Giáo làm trở ngại việc phòng ngừa HIV và phải “chịu tội” đối với hàng triệu cái chết do AIDS gây ra. Chúng ta rất biết ơn trước sự can đảm và khôn ngoan của các chuyên gia như Tiến Sĩ Edward C. Green, người đã chứng tỏ một cách có bằng chứng rằng phương thức cổ vũ việc thay đổi tác phong hướng về các liên hệ tính dục có trách nhiệm quả hữu hiệu hơn phương thức cổ vũ bao cao xu, nếu nói về việc giảm thiểu các trường hợp mắc HIV mới (3).
Về phương diện này, Các Sứ Bộ Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh cả ở Geneva lẫn ở New York đều đã nhiều lần nhấn mạnh tới chủ đề trách nhiệm trong các liên hệ liên bản ngã này trong các hội nghị của UNAIDS, của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, và nhiều Phiên Họp Đặc Biệt về AIDS do Đại Hội Đồng LHQ triệu tập trong các năm 2001, 2006, 2008 và sẽ được triệu tập trong tháng 6 năm nay. Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã minh hoạ giá trị lâu bền và bất biến này trong bài diễn văn hồi tháng 11 năm 1989 với Hội Nghị về AIDS do Hội Đồng Giáo Hoàng Về Các Nhân Viên Chăm Sóc Y Tế: “… Giáo Hội, vốn là người giải thích chắc chắn Lề Luật của Thiên Chúa và là ‘chuyên viên về nhân tính’, quan tâm không những đến việc đưa ra hàng loạt chữ ‘không’ đối với một số mẫu tác phong đặc thù, mà trên hết còn lưu tâm đến việc đề nghị một lối sống hoàn toàn có ý nghĩa đối với con người” (4). Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI hiện nay, trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Đức Peter Seewald, sau này in thành sách tựa là “Ánh Sáng Thế Gian, Đức Giáo Hoàng, Giáo Hội, và Các Dấu Chỉ Thời Đại” cũng đã khẳng định lại cùng một giáo huấn trên: “… ta không thể giải quyết vấn đề bằng cách phân phối bao cao xu. Cần phải làm nhiều hơn thế. Ta phải đứng bên người ta, phải hướng dẫn và giúp đỡ họ; và phải làm việc đó cả trước lẫn sau khi họ mắc bệnh”.
4. Giáo Hội không chỉ giới hạn sự chú ý của mình vào giáo huấn phòng ngừa HIV; Giáo Hội còn dấn thân vào việc vận động để loại bỏ sự kỳ thị chống lại những người đang sống với hay đang bị ảnh hưởng bởi HIV, nhất là việc loại bỏ họ hay đẩy họ ra bên lề dựa vào ý niệm lệch lạc cho rằng AIDS là hình phật do Chúa gửi tới. Như thế, lời của Hội Đồng Giám Mục Nam Châu Phi viết năm 2001 đã có nhiều tiếng vang trong các giáo huấn có tính huấn quyền của các vị giám mục tại nhiều quốc gia khác: “Không bao giờ được coi AIDS là hình phạt Chúa gửi tới. Người luôn muốn ta được khỏe mạnh chứ không chết vì AIDS. Đối với chúng ta, đây là một dấu chỉ thời đại thách thức mọi người thay đổi nội tâm và bước theo Chúa Kitô trong thừa tác vụ chữa lành, xót thương và yêu thương” (5).
5. Được linh hứng bởi Mệnh Lệnh Tin Mừng phải dành ưu tiên cho nhu cầu người nghèo và người yếu kém, Giáo Hội nhất quán gióng lên tiếng nói của mình để chỉ rõ và nhấn mạnh tới một giải pháp công chính đối với việc phân chia không công bằng các tài nguyên hiện có cho một đáp ứng hoàn cầu đối với nạn dịch HIV. Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phát biểu mối quan tâm khẩn cấp của ngài đối với vấn đề này trong bức thư gửi cho Kofi Annan, Tổng Thư Ký lúc bấy giờ của LHQ, nhân dịp Phiên Họp Đặc Biệt đầu tiên của LHQ về AIDS năm 2001. Ngài nhắc lại lời của Công Đồng Vatican II liên quan đến đích chung của của cải (6) và sau đó đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết sau: “Nhân khoản cầm cố (mortgage) xã hội này, vốn bao gồm trong luật lệ quốc tế qua việc khẳng định: mọi cá nhân đều có quyền được hưởng sức khỏe, tôi yêu cầu các quốc gia giầu có đáp ứng các nhu cầu của các bệnh nhân HIV/AIDS tại các quốc gia nghèo khó bằng mọi phương thế hiện có, để những người đàn ông và đàn bà đang khốn khổ trong thân xác và linh hồn này nhận được các thuốc men họ cần để tự chữa trị mình” (7).
Một lần nữa, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tái khẳng định các quan tâm y hệt như trên vào năm 2006, trong bài diễn văn gửi các tham dự viên của Hội Nghị Quốc Tế lần thứ 21 do Hội Đồng Giáo Hoàng Về Mục Vụ Chăm Sóc Y Tế, khi ngài nhấn mạnh đến “… tầm quan trọng của việc hợp tác với các bộ phận công để công bằng xã hội được thực thi trong lãnh vực điều trị nhạy cảm này” và việc chăm sóc các chứng bệnh hay lây như HIV và lao phổi cũng như nhu cầu “phân phối công bằng các tài nguyên nghiên cứu và điều trị, cũng như cổ vũ các tiêu chuẩn sống có thể giúp ngăn ngừa được việc mắc bệnh và giới hạn việc truyền bá các chứng bệnh ấy (8).
Để bảo đảm các lời trên được đem ra thi hành, Tòa Thánh, cũng như nhiều tổ chức quốc tế chịu ảnh hưởng Công Giáo, như Caritas Quốc Tế, Associazione Papa Giovanni XXIII, Văn Phòng Trẻ Em Công Giáo Quốc Tế, và nhiều dòng tu có đại diện tại LHQ, đã theo dõi một cách cẩn thận và cung cấp nhiều đóng góp cho các diễn trình của LHQ nhằm cổ vũ tính mềm dẻo trong việc áp dụng quyền tư hữu trí thức, cổ vũ việc dành quyền phổ quát được ngăn ngừa, chữa trị, chăm sóc và yểm trợ cho những người đang sống với hay đang chịu ảnh hưởng của nạn dịch HIV và các chứng bệnh khác; phải bảo đảm để họ sớm được chẩn bệnh và chữa trị các chứng bệnh này mà không gây hại cho trẻ em (child-friendly).
6. Giáo Hội không bao giờ sao lãng sứ mệnh chủ yếu của mình trong tư cách Mục Tử của Dân Chúa. Bởi thế, Tòa Thánh luôn nhấn mạnh tới các nhu cầu thiêng liêng của người ta trong các can thiệp của mình tại LHQ và các diễn đàn liên chính phủ khác. Trong Hiến Chương của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, câu định nghĩa về y tế vượt quá các can thiệp y khoa và nhân tố quyết định xã hội để bao gồm luôn “tình trạng khỏe mạnh đầy đủ về thể lý, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là việc không có bệnh hay tàn tật” (9). Trong nhận định của mình về “việc cổ vũ và bảo vệ mọi nhân quyền: quyền dân sự, quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền xã hội và văn hóa, trong đó có quyền được phát triển” trong Phiên Họp Thứ Bẩy của Hội Đồng Nhân Quyền, phái đoàn của Tòa Thánh cũng đã nhìn nhận “nhu cầu phải bảo đảm việc người ta có thể nhận được sự trợ giúp tâm linh trong các điều kiện có thể giúp họ được vui hưởng quyền y tế” (10). Phái đoàn cũng mượn dịp này nêu vấn đề với chủ trương trong Tường Trình Của Phúc Trình Viên Đặc Biệt Về Quyền Của Mọi Người Được Hưởng Tiêu Chuẩn Cao Nhất Về Sức Khỏe Thể Lý Và Tinh Thần, một chủ trương cho rằng “ít có nhân quyền nào là tuyệt đối” (11). và đã nhấn mạnh rằng “không được thỏa hiệp hay thương lượng gì về quyền sống của người ta từ lúc tượng thai cho tới lúc chết cách tự nhiên, hay đối với khả năng họ được hưởng phẩm giá do quyền này đưa lại” (12).
7. Để kết luận, Đức TGM Tomasi tin rằng Đức Thánh Cha từng tóm tắt chủ đề ta đang bàn một cách rõ ràng, chắc chắn, nên xin trích dẫn chính lời của ngài nói với nhà báo Peter Seewald: “… Giáo Hội làm nhiều hơn bất cứ người nào khác. Tôi tin chắc điều đó. Vì Giáo Hội là định chế duy nhất giúp người ta một cách gần gũi và cụ thể, với việc phòng ngừa, giáo dục, trợ giúp, cố vấn, và đồng hành. Và vì Giáo Hội không thua ai trong việc điều trị rất nhiều… (người đang sống với hay đang bị ảnh hưởng bởi HIV và AIDS), đặc biệt các trẻ em mắc AIDS” (13).
Hành động hữu hiệu do Giáo Hội Công Giáo vận động để đáp ứng nạn đại dịch HIV hoàn cầu đã thực sự chăm sóc cho nhiều người và nêu gương sáng điển hình. Một tin mừng phụ trội nữa là việc công bố mới đây liên quan tới tính hữu hiệu của việc điều trị gọi là chống lại việc tái hồi của siêu vi khuẩn (anti-retroviral) bằng cách dùng một lúc tới 2 hay 3 thứ thuốc khác nhau vừa để kéo dài mạng sống vừa để cải thiện phẩm chất cuộc sống của những người đang sống với siêu vi khuẩn, và tính hiệu năng của việc điều trị này để ngăn ngừa việc lan tràn HIV. Tuy nhiên, sự thật vẫn là: đường còn rất dài: 33 triệu người trên khắp thế giới đang phải sống với HIV; cứ mỗi người được điều trị bằng phương pháp “anti-retroviral”, ta lại có 2 người mới mắc siêu vi khuẩn, tức 7,100 người mỗi ngày; hiện nay, 10 triệu người cần được điều trị loại này chưa được điều trị như thế và một cuộc nghiên cứu mới đây do các cơ quan cung cấp tài trợ và trợ giúp kỹ thuật chịu ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo thực hiện đã công bố các tờ trình của các cơ quan bạn tại các nước ít thu nhập hoặc thu nhập trung bình rằng: các cắt giảm hay tài trợ quốc tế đã làm đình trệ đáng kể nhiều dự án điều trị quan trọng (14).
Giáo Hội, trong tư cách một cộng đồng đức tin, đức cậy và đức ái, không bao giờ dừng chân trong sứ mệnh phục vụ của mình, nhằm đặt mỗi một và mọi con người nhân bản vào tâm điểm của đáp ứng hoàn cầu đối với HIV, và dấn thân vào việc mạnh mẽ cổ vũ và hợp tác, ngõ hầu đoan chắc rằng tất cả những con người đó “được sống và sống trọn vẹn” (15).
Ghi chú
(1) Một nghiên cứu năm 2007 do Tổ Chức Y Tế Thế Giới và nhiều cơ quan khác thực hiện cho thấy khoảng từ 40% đến 70% việc chăm sóc y tế tại vùng Phi Châu Hạ Sahara là do các tổ chức tôn giáo đảm nhiệm.
(2) Phúc trình của Dr. Christoph Benn, Giám Đốc Đối Ngoại của Qũy Hoàn Cầu Chống AIDS, Bệnh Lao và Sốt Rét, tại Hội Nghị về “Tăng Gia Sự Can Dự Của Các Tổ Chức Tôn Giáo vào Các Diễn Trình Của Qũy Hoàn Cầu", họp tại Dar-Es-Salaam, Tháng Tư năm 2008.
(3) Edward C. Green và Allison Herling Ruark, “AIDS and the Churches: Making the Story Right Đúng”, tạp chí First Things, http://www.firstthings.com/article.php3?id_article=6172 ; Edward C. Green, Broken Promises: How the AIDS Establishment Has Betrayed the Developing World, ISBN 978-1-93-6227-00-6, Sausalito, California, USA: Poli-Point Press, LLC, 2011.
(4) Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Diễn Văn trước Hội Nghị Quốc Tế Lần Thứ Tư Của Hội Đồng Giáo Hoàng về Trợ Giúp Mục Vụ Cho Các Nhân Viên Y Tế, “Giáo Hội Đứng Trước Thánh Đố AIDS: Phòng Ngừa Xứng Với Con Người Nhân Bản và Trợ Giúp Trong Liên Kết Hoàn Toàn” ngày 15 tháng 11 năm 1989.
(5) Một Sứ Điệp Hy Vọng Của Các Giám Mục Công Giáo Gửi Dân Chúa tại Nam Phi, Botswana và Swaziland, 30 tháng 7 năm 2001.
(6) Gaudium et Spes, 7,1, cũng được Đức GH Gioan Phaolô II nhắc tới trong Centesimus Annus, 30.
(7) Sứ điệp của Đức GH Gioan Phaolô II gửi Tổng Thư Ký LHQ, nhân dịp Phiên Họp Đặc Biệt về AIDS của Đại Hội Đồng LHQ, 25-27 tháng 6 năm 2001.
(8) http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/november/documents/hf_ben-xvi_spe_20061124_pc-health_en.html
(9) Nhập Đề Hiến Chương Của Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã được Hội Nghị Y Tế Quốc Tế chấp thuận tại New York 19/6 tới 22/7 năm 1946; ngày 22/7 được 61 quốc gia ký nhận (Hồ Sơ Chính Thức, số 2, tr.100) và có hiệu lực từ ngày 7 tháng 4 năm 1948.
(10) Hiến Chương NHân Viên Chăm Sóc Y Tế, số 40, HĐGH về Chăm Sóc Y Tế, Vatican, 1995. http://www.healthpastoral.org/pdffiles/Charter_06_Chapter2.pdf
(11) Tài liệu A/HRC/7/11, 31 tháng 1 năm 2008, số 63.
(12) Can thiệp của Đức TGM Silvano M. Tomasi, Sứ Thần Tòa Thánh, Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại LHQ ở Geneva tham dự Phiên Họp Thứ 7 của HỘi Đồng Nhân Quyền, Mục 3 ngày 11 tháng 3 năm 2008.
(13) Đức Bênêđíctô XVI, Light of the World: The Pope, the Church, and the Signs of the Times - A Conversation with Peter Seewald, Ignatius Press 2010, ISBN # 9781586176068, các trang 117-119.
(14) “Duy trì Các Cam Kết Đối Với HIV và AIDS: Mọi Người Được Quyền Chữa Trị, Ngăn Ngừa, Chăm Sóc và Yểm Trợ”, Bản Quan Điểm của Hệ Thống HIV và AIDS Công Giáo” Tháng 4 năm 2001.
(15) Ga 10:10
1. Từ đầu thập niên 1980, khi nạn đại dịch AIDS mới được nhận diện lần thứ nhất, việc dấn thân tức khắc của nhiều dòng tu, nhiều cơ quan Caritas giáo phận và quốc gia cũng như nhiều định chế khác được Giáo Hội Công Giáo linh hứng để đáp ứng các nhu cầu y tế, xã hội và mục vụ của những người đang sống và đang hấp hối vì những bệnh liên quan đến AIDS đã được nhiều người biết đến và lên tài liệu. Bởi thế, không ai ngạc nhiên khi thấy Tòa Thánh, và các cơ quan quốc tế có liên hệ với Giáo Hội hết sức quan tâm tới việc chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết thấu đáo trong nỗ lực hoàn cầu lúc ấy đang ló dạng nhằm phối hợp các giải pháp y tế công cộng để giải quyết các thách thức do HIV và AIDS đặt ra. Phái đoàn Đại Diện Tòa Thánh tại Geneva theo dõi việc thiết lập Chương Trình AIDS Hoàn Cầu (GPA) của Cơ Quan Y Tế Thế Giới. Xét vì tính ưu tiên phải có đối với nạn dịch này, năm 1987, Caritas Quốc Tế đã thường xuyên tham dự các cuộc họp tại Ủy Ban Quản Trị của GPA và đôi khi được vị giám đốc đầu tiên của nó là Dr. Jonathan Mann cũng như nhân viên của ông tham khảo liên quan tới “các bài học học được” trong lãnh vực này của các tổ chức Công Giáo đang phục vụ người bệnh và người hấp hối cũng như các thân nhân sống sót của họ. Có thể nói các nhạy cảm của Dr. Mann đối với nhân quyền và các yếu tố xã hội của hiện tượng tràn lan càng ngày càng nhiều HIV đã chịu ảnh hưởng nhờ việc ông tham khảo các chương trình liên quan tới Giáo Hội. Các chương trình này nhìn tình thế theo lối toàn bộ (holistic), bao gồm mọi chiều kích xã hội, kinh tế, xúc cảm và tâm linh của người đang sống với hay chịu ảnh hưởng của HIV, hơn là chỉ nhìn theo khía cạnh y khoa hay khoa học.
Từ ngày thiết lập ra UNAIDS vào năm 1995, như một Chương Trình Phối Hợp có sự đồng bảo trợ của 10 cơ quan LHQ khác nhau, Tòa Thánh cũng như một số cơ quan được Giáo Hội Công Giáo linh hứng như Caritas Quốc Tế, Cơ Quan Viện Trợ Công Giáo, và cơ quan Associazione Papa Giovanni XXIII đã tham dự, với tư cách quan sát viên, các hội nghị bán niên của Hội Đồng Phối Hợp Các Chương Trình UNAIDS. Cũng thế, các cơ cấu Công Giáo này còn được mời gọi góp phần vào nhiều Nhóm Làm Việc khác nhau, các guồng máy hoạch định, và khai triển chính sách cũng như các hướng dẫn thực hành, không những của UNAIDS mà còn của nhiều cơ quan khác nữa.
Năm 2006, Caritas Quốc Tế, được sự khuyến khích của Sứ Bộ Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh cạnh LHQ và các Cơ Quan Chuyên Biệt tại Geneva, đã cộng tác với UNAIDS và Tổ Chức Y Tế Thế Giới để triệu tập khoảng 70 đại diện các cơ quan chịu ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo sẵn sàng dấn thân tìm các giải pháp hoàn cầu cho nạn dịch HIV và AIDS. Trong dịp này, cuộc đối thoại trong sáng và cởi mở đã diễn ra giữa các thợ “làm vườn nho” của một số chương trình phòng ngừa, chữa trị và săn sóc HIV tại các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh của những nước nghèo nàn và các viên chức của các cơ quan LHQ nói trên. Cuộc họp này đã đẩy xa rất nhiều cái hiểu của các chuyên viên y tế công liên quan tới chiều sâu rộng trong giải pháp của Giáo Hội trước nạn đại dịch này, và đã mở cửa cho việc hợp tác giữa Giáo Hội, chính phủ và cơ quan quốc tế trên bình diện miền, quốc gia và địa phương.
Bước quan trọng khác làm người ta hiểu biết hơn hoạt động quốc tế của Giáo Hội trong phạm vi chống AIDS đã trở nên dễ dàng nhờ các phúc trình chi tiết về các hoạt động ở Miền Nam Châu Phi (Được UNAIDS ấn hành làm phúc trình Thực Hành Hay Nhất), về Dự Án Mơ Ước (Dream Project) nhằm ngăn ngừa việc truyền HIV từ mẹ sang con (Được WHO ấn hành làm phúc trình Thực Hành Hay Nhất), về cuộc điều tra do Ủy Ban Y Tế Hỗn Hợp của Hiệp Hội Các Bề Trên Cả thực hiện nhằm thăm dò các giải pháp đối với HIV/AIDS của các dòng tu trên khắp thế giới, và của những dự án quốc gia có tính chi tiết do Hội Nghị Chuyên Đề Của Các Hội Đồng Giám Mục Châu Phi Và Madagascar thực hiện tại cấp miền, và do Các Hội Đồng Giám Mục tại các quốc gia như Ấn Độ, Kenya, Thái Lan, và Miến Điện thực hiện ở cấp quốc gia. Những cuộc nghiên cứu này làm nổi bật sự đóng góp to lớn của Giáo Hội vào phạm vi này, cụ thể trong các lãnh vực như phòng ngừa, săn sóc, chữa trị, các dịch vụ cho trẻ mồ côi và các trẻ em yếu kém, bênh vực, gầy dựng khả năng, suy tư thần học, chăm sóc mục vụ, và can dự liên tôn. Các thông tin và chiến lược căn bản về việc cổ vũ thực thi các lãnh vực hoạt động này của Giáo Hội đã được trình bày rõ ràng trong ấn phẩm tựa là “Huấn Luyện Mục Vụ Để Đáp Ứng HIV/AIDS", do Caritas Quốc Tế khai triển. Cuốn sách này khởi đầu được nhà Xuất Bản Pauline Châu Phi ấn hành, nhưng hiện nay được in bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
2. Tòa Thánh cũng đã cố gắng theo dõi việc thiết lập cũng như các chính sách và hoạt động của Qũy Hoàn Cầu Chống AIDS, Bệnh Lao và Sốt Rét. Bất kể gánh nặng săn sóc đáng kể và có ý nghĩa cao mà hiện Giáo Hội Công Giáo đang phải gánh vác đối với ba thứ bệnh dịch đang đe dọa gia đình nhân loại trong thời đại này (1), trên thực tế, chỉ một phần rất nhỏ của qũy này đã được phân phối cho các tổ chức tôn giáo mà thôi. Theo một cuộc nghiên cứu năm 2008 về đề tài này, các tổ chức tôn giáo chỉ nhận được 5.4% các cấp khoản của Qũy này (2). Dù vậy, các chương trình do Giáo Hội Công Giáo bảo trợ sử dụng khá thành công các cấp khoản nhỏ nhoi đó. Người ta hy vọng Tiến Sĩ Christoph Benn, người sẽ là diễn giả trong cuộc Hội Nghị này, sẽ cập nhật hóa các dữ kiện trên. Có điều cần ghi nhận là: Một số cơ quan tài trợ quốc tế vẫn không muốn yểm trợ các cố gắng của các tôn giáo trong cuộc chiến đấu chống HIV và AIDS.
3. Giờ đây, ta hãy xét tới các lãnh vực trong đó, Tòa Thánh và các tổ chức do Giáo Hội Công Giáo linh hứng đã ảnh hưởng khá lớn đối với các chính sách và thực hành hoàn cầu liên quan tới bệnh dịch này. Trong mọi trường hợp, các hoạt động như thế đều được thực thi theo đúng sứ mệnh tổng quát của Giáo Hội trong ba chiều kích huấn quyền, bác ái và mục vụ. Phần lớn các năng lực giáo dục và chuyên môn đươc tập trung vào lãnh vực phòng ngừa và lây lan siêu vi khuẩn HIV. Nhiều chính phủ, cơ quan y tế công, và ngay cả các cơ quan LHQ, cũng thích cổ vũ phương thức giải quyết cho nhanh (quick fix) nhưng không trọn vẹn, như chỉ chú trọng tới việc cổ động và phân phối túi cao xu (condoms). Ngược lại, Giáo Hội Công Giáo nhấn mạnh đến các chiến lược phòng ngừa phù hợp với giáo huấn của mình về nhân phẩm, về sự thánh thiện của hôn nhân, và nhu cầu phải thực thi trách nhiệm trong các liên hệ thân mật hợp nhân bản, qua việc tuân giữ tiết dục bên ngoài hôn nhân và trung thành hỗ tương và vĩnh viễn trong hôn nhân. Điều này từng khiến người ta hiểu lầm cho rằng Giáo Hội Công Giáo làm trở ngại việc phòng ngừa HIV và phải “chịu tội” đối với hàng triệu cái chết do AIDS gây ra. Chúng ta rất biết ơn trước sự can đảm và khôn ngoan của các chuyên gia như Tiến Sĩ Edward C. Green, người đã chứng tỏ một cách có bằng chứng rằng phương thức cổ vũ việc thay đổi tác phong hướng về các liên hệ tính dục có trách nhiệm quả hữu hiệu hơn phương thức cổ vũ bao cao xu, nếu nói về việc giảm thiểu các trường hợp mắc HIV mới (3).
Về phương diện này, Các Sứ Bộ Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh cả ở Geneva lẫn ở New York đều đã nhiều lần nhấn mạnh tới chủ đề trách nhiệm trong các liên hệ liên bản ngã này trong các hội nghị của UNAIDS, của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, và nhiều Phiên Họp Đặc Biệt về AIDS do Đại Hội Đồng LHQ triệu tập trong các năm 2001, 2006, 2008 và sẽ được triệu tập trong tháng 6 năm nay. Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã minh hoạ giá trị lâu bền và bất biến này trong bài diễn văn hồi tháng 11 năm 1989 với Hội Nghị về AIDS do Hội Đồng Giáo Hoàng Về Các Nhân Viên Chăm Sóc Y Tế: “… Giáo Hội, vốn là người giải thích chắc chắn Lề Luật của Thiên Chúa và là ‘chuyên viên về nhân tính’, quan tâm không những đến việc đưa ra hàng loạt chữ ‘không’ đối với một số mẫu tác phong đặc thù, mà trên hết còn lưu tâm đến việc đề nghị một lối sống hoàn toàn có ý nghĩa đối với con người” (4). Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI hiện nay, trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Đức Peter Seewald, sau này in thành sách tựa là “Ánh Sáng Thế Gian, Đức Giáo Hoàng, Giáo Hội, và Các Dấu Chỉ Thời Đại” cũng đã khẳng định lại cùng một giáo huấn trên: “… ta không thể giải quyết vấn đề bằng cách phân phối bao cao xu. Cần phải làm nhiều hơn thế. Ta phải đứng bên người ta, phải hướng dẫn và giúp đỡ họ; và phải làm việc đó cả trước lẫn sau khi họ mắc bệnh”.
4. Giáo Hội không chỉ giới hạn sự chú ý của mình vào giáo huấn phòng ngừa HIV; Giáo Hội còn dấn thân vào việc vận động để loại bỏ sự kỳ thị chống lại những người đang sống với hay đang bị ảnh hưởng bởi HIV, nhất là việc loại bỏ họ hay đẩy họ ra bên lề dựa vào ý niệm lệch lạc cho rằng AIDS là hình phật do Chúa gửi tới. Như thế, lời của Hội Đồng Giám Mục Nam Châu Phi viết năm 2001 đã có nhiều tiếng vang trong các giáo huấn có tính huấn quyền của các vị giám mục tại nhiều quốc gia khác: “Không bao giờ được coi AIDS là hình phạt Chúa gửi tới. Người luôn muốn ta được khỏe mạnh chứ không chết vì AIDS. Đối với chúng ta, đây là một dấu chỉ thời đại thách thức mọi người thay đổi nội tâm và bước theo Chúa Kitô trong thừa tác vụ chữa lành, xót thương và yêu thương” (5).
5. Được linh hứng bởi Mệnh Lệnh Tin Mừng phải dành ưu tiên cho nhu cầu người nghèo và người yếu kém, Giáo Hội nhất quán gióng lên tiếng nói của mình để chỉ rõ và nhấn mạnh tới một giải pháp công chính đối với việc phân chia không công bằng các tài nguyên hiện có cho một đáp ứng hoàn cầu đối với nạn dịch HIV. Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phát biểu mối quan tâm khẩn cấp của ngài đối với vấn đề này trong bức thư gửi cho Kofi Annan, Tổng Thư Ký lúc bấy giờ của LHQ, nhân dịp Phiên Họp Đặc Biệt đầu tiên của LHQ về AIDS năm 2001. Ngài nhắc lại lời của Công Đồng Vatican II liên quan đến đích chung của của cải (6) và sau đó đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết sau: “Nhân khoản cầm cố (mortgage) xã hội này, vốn bao gồm trong luật lệ quốc tế qua việc khẳng định: mọi cá nhân đều có quyền được hưởng sức khỏe, tôi yêu cầu các quốc gia giầu có đáp ứng các nhu cầu của các bệnh nhân HIV/AIDS tại các quốc gia nghèo khó bằng mọi phương thế hiện có, để những người đàn ông và đàn bà đang khốn khổ trong thân xác và linh hồn này nhận được các thuốc men họ cần để tự chữa trị mình” (7).
Một lần nữa, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tái khẳng định các quan tâm y hệt như trên vào năm 2006, trong bài diễn văn gửi các tham dự viên của Hội Nghị Quốc Tế lần thứ 21 do Hội Đồng Giáo Hoàng Về Mục Vụ Chăm Sóc Y Tế, khi ngài nhấn mạnh đến “… tầm quan trọng của việc hợp tác với các bộ phận công để công bằng xã hội được thực thi trong lãnh vực điều trị nhạy cảm này” và việc chăm sóc các chứng bệnh hay lây như HIV và lao phổi cũng như nhu cầu “phân phối công bằng các tài nguyên nghiên cứu và điều trị, cũng như cổ vũ các tiêu chuẩn sống có thể giúp ngăn ngừa được việc mắc bệnh và giới hạn việc truyền bá các chứng bệnh ấy (8).
Để bảo đảm các lời trên được đem ra thi hành, Tòa Thánh, cũng như nhiều tổ chức quốc tế chịu ảnh hưởng Công Giáo, như Caritas Quốc Tế, Associazione Papa Giovanni XXIII, Văn Phòng Trẻ Em Công Giáo Quốc Tế, và nhiều dòng tu có đại diện tại LHQ, đã theo dõi một cách cẩn thận và cung cấp nhiều đóng góp cho các diễn trình của LHQ nhằm cổ vũ tính mềm dẻo trong việc áp dụng quyền tư hữu trí thức, cổ vũ việc dành quyền phổ quát được ngăn ngừa, chữa trị, chăm sóc và yểm trợ cho những người đang sống với hay đang chịu ảnh hưởng của nạn dịch HIV và các chứng bệnh khác; phải bảo đảm để họ sớm được chẩn bệnh và chữa trị các chứng bệnh này mà không gây hại cho trẻ em (child-friendly).
6. Giáo Hội không bao giờ sao lãng sứ mệnh chủ yếu của mình trong tư cách Mục Tử của Dân Chúa. Bởi thế, Tòa Thánh luôn nhấn mạnh tới các nhu cầu thiêng liêng của người ta trong các can thiệp của mình tại LHQ và các diễn đàn liên chính phủ khác. Trong Hiến Chương của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, câu định nghĩa về y tế vượt quá các can thiệp y khoa và nhân tố quyết định xã hội để bao gồm luôn “tình trạng khỏe mạnh đầy đủ về thể lý, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là việc không có bệnh hay tàn tật” (9). Trong nhận định của mình về “việc cổ vũ và bảo vệ mọi nhân quyền: quyền dân sự, quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền xã hội và văn hóa, trong đó có quyền được phát triển” trong Phiên Họp Thứ Bẩy của Hội Đồng Nhân Quyền, phái đoàn của Tòa Thánh cũng đã nhìn nhận “nhu cầu phải bảo đảm việc người ta có thể nhận được sự trợ giúp tâm linh trong các điều kiện có thể giúp họ được vui hưởng quyền y tế” (10). Phái đoàn cũng mượn dịp này nêu vấn đề với chủ trương trong Tường Trình Của Phúc Trình Viên Đặc Biệt Về Quyền Của Mọi Người Được Hưởng Tiêu Chuẩn Cao Nhất Về Sức Khỏe Thể Lý Và Tinh Thần, một chủ trương cho rằng “ít có nhân quyền nào là tuyệt đối” (11). và đã nhấn mạnh rằng “không được thỏa hiệp hay thương lượng gì về quyền sống của người ta từ lúc tượng thai cho tới lúc chết cách tự nhiên, hay đối với khả năng họ được hưởng phẩm giá do quyền này đưa lại” (12).
7. Để kết luận, Đức TGM Tomasi tin rằng Đức Thánh Cha từng tóm tắt chủ đề ta đang bàn một cách rõ ràng, chắc chắn, nên xin trích dẫn chính lời của ngài nói với nhà báo Peter Seewald: “… Giáo Hội làm nhiều hơn bất cứ người nào khác. Tôi tin chắc điều đó. Vì Giáo Hội là định chế duy nhất giúp người ta một cách gần gũi và cụ thể, với việc phòng ngừa, giáo dục, trợ giúp, cố vấn, và đồng hành. Và vì Giáo Hội không thua ai trong việc điều trị rất nhiều… (người đang sống với hay đang bị ảnh hưởng bởi HIV và AIDS), đặc biệt các trẻ em mắc AIDS” (13).
Hành động hữu hiệu do Giáo Hội Công Giáo vận động để đáp ứng nạn đại dịch HIV hoàn cầu đã thực sự chăm sóc cho nhiều người và nêu gương sáng điển hình. Một tin mừng phụ trội nữa là việc công bố mới đây liên quan tới tính hữu hiệu của việc điều trị gọi là chống lại việc tái hồi của siêu vi khuẩn (anti-retroviral) bằng cách dùng một lúc tới 2 hay 3 thứ thuốc khác nhau vừa để kéo dài mạng sống vừa để cải thiện phẩm chất cuộc sống của những người đang sống với siêu vi khuẩn, và tính hiệu năng của việc điều trị này để ngăn ngừa việc lan tràn HIV. Tuy nhiên, sự thật vẫn là: đường còn rất dài: 33 triệu người trên khắp thế giới đang phải sống với HIV; cứ mỗi người được điều trị bằng phương pháp “anti-retroviral”, ta lại có 2 người mới mắc siêu vi khuẩn, tức 7,100 người mỗi ngày; hiện nay, 10 triệu người cần được điều trị loại này chưa được điều trị như thế và một cuộc nghiên cứu mới đây do các cơ quan cung cấp tài trợ và trợ giúp kỹ thuật chịu ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo thực hiện đã công bố các tờ trình của các cơ quan bạn tại các nước ít thu nhập hoặc thu nhập trung bình rằng: các cắt giảm hay tài trợ quốc tế đã làm đình trệ đáng kể nhiều dự án điều trị quan trọng (14).
Giáo Hội, trong tư cách một cộng đồng đức tin, đức cậy và đức ái, không bao giờ dừng chân trong sứ mệnh phục vụ của mình, nhằm đặt mỗi một và mọi con người nhân bản vào tâm điểm của đáp ứng hoàn cầu đối với HIV, và dấn thân vào việc mạnh mẽ cổ vũ và hợp tác, ngõ hầu đoan chắc rằng tất cả những con người đó “được sống và sống trọn vẹn” (15).
Ghi chú
(1) Một nghiên cứu năm 2007 do Tổ Chức Y Tế Thế Giới và nhiều cơ quan khác thực hiện cho thấy khoảng từ 40% đến 70% việc chăm sóc y tế tại vùng Phi Châu Hạ Sahara là do các tổ chức tôn giáo đảm nhiệm.
(2) Phúc trình của Dr. Christoph Benn, Giám Đốc Đối Ngoại của Qũy Hoàn Cầu Chống AIDS, Bệnh Lao và Sốt Rét, tại Hội Nghị về “Tăng Gia Sự Can Dự Của Các Tổ Chức Tôn Giáo vào Các Diễn Trình Của Qũy Hoàn Cầu", họp tại Dar-Es-Salaam, Tháng Tư năm 2008.
(3) Edward C. Green và Allison Herling Ruark, “AIDS and the Churches: Making the Story Right Đúng”, tạp chí First Things, http://www.firstthings.com/article.php3?id_article=6172 ; Edward C. Green, Broken Promises: How the AIDS Establishment Has Betrayed the Developing World, ISBN 978-1-93-6227-00-6, Sausalito, California, USA: Poli-Point Press, LLC, 2011.
(4) Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Diễn Văn trước Hội Nghị Quốc Tế Lần Thứ Tư Của Hội Đồng Giáo Hoàng về Trợ Giúp Mục Vụ Cho Các Nhân Viên Y Tế, “Giáo Hội Đứng Trước Thánh Đố AIDS: Phòng Ngừa Xứng Với Con Người Nhân Bản và Trợ Giúp Trong Liên Kết Hoàn Toàn” ngày 15 tháng 11 năm 1989.
(5) Một Sứ Điệp Hy Vọng Của Các Giám Mục Công Giáo Gửi Dân Chúa tại Nam Phi, Botswana và Swaziland, 30 tháng 7 năm 2001.
(6) Gaudium et Spes, 7,1, cũng được Đức GH Gioan Phaolô II nhắc tới trong Centesimus Annus, 30.
(7) Sứ điệp của Đức GH Gioan Phaolô II gửi Tổng Thư Ký LHQ, nhân dịp Phiên Họp Đặc Biệt về AIDS của Đại Hội Đồng LHQ, 25-27 tháng 6 năm 2001.
(8) http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/november/documents/hf_ben-xvi_spe_20061124_pc-health_en.html
(9) Nhập Đề Hiến Chương Của Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã được Hội Nghị Y Tế Quốc Tế chấp thuận tại New York 19/6 tới 22/7 năm 1946; ngày 22/7 được 61 quốc gia ký nhận (Hồ Sơ Chính Thức, số 2, tr.100) và có hiệu lực từ ngày 7 tháng 4 năm 1948.
(10) Hiến Chương NHân Viên Chăm Sóc Y Tế, số 40, HĐGH về Chăm Sóc Y Tế, Vatican, 1995. http://www.healthpastoral.org/pdffiles/Charter_06_Chapter2.pdf
(11) Tài liệu A/HRC/7/11, 31 tháng 1 năm 2008, số 63.
(12) Can thiệp của Đức TGM Silvano M. Tomasi, Sứ Thần Tòa Thánh, Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại LHQ ở Geneva tham dự Phiên Họp Thứ 7 của HỘi Đồng Nhân Quyền, Mục 3 ngày 11 tháng 3 năm 2008.
(13) Đức Bênêđíctô XVI, Light of the World: The Pope, the Church, and the Signs of the Times - A Conversation with Peter Seewald, Ignatius Press 2010, ISBN # 9781586176068, các trang 117-119.
(14) “Duy trì Các Cam Kết Đối Với HIV và AIDS: Mọi Người Được Quyền Chữa Trị, Ngăn Ngừa, Chăm Sóc và Yểm Trợ”, Bản Quan Điểm của Hệ Thống HIV và AIDS Công Giáo” Tháng 4 năm 2001.
(15) Ga 10:10
Ba thần học gia sẽ được Đức Thánh Cha trao giải thưởng Ratzinger
Bùi Hữu Thư
07:03 16/06/2011
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ trao cho ba thần học gia Âu Châu giải thưởng Ratzinger về thành quả ưu tú họ đạt được về các nghiên cứu thần học.
Đức Thánh Cha sẽ trao giải thưởng, kèm theo một ngân phiếu $87.000 cho những người trúng giải tại Điện Tông Đồ ngày 30 tháng 6.
Đây là lần đầu tiên các giải thưởng này được ban phát kể từ khi thành lập Quỹ TàiTrợ Joseph Ratzinger (Benedict XVI) tại Vatican năm ngoái.
Tòa Thánh tuyên bố tên các vị trúng giải ngày 14 tháng 6 trong một buổi họp báo.
Các vị trúng giải là:
-- Ông Manlio Simonetti, một giáo sư người Ý 85 tuổi và cũng là một chuyên gia về môn nghiên cứu Kitô giáo cổ xưa và các trình thuật về các giáo phụ trong Phúc Âm.
-- Linh mục Olegario Gonzalez de Cardedal, một linh mục 76 tuổi người Tây Ban Nha và cũng là giáo sư môn thần học tín lý và cơ bản.
-- Linh mục Dòng Xitô Maximilian Heim, một thần học gia người Đức, 50 tuổi, và là viện trưởng Đan Viện Heiligenkreuz tại Áo.
Đức Hồng Y Camillo Ruini, chủ tich ủy ban khoa học của quỹ tài trợ mới mẻ này nói với các ký giả trong buổi họp báo: Các hồng y thành viên uỷ ban khoa học của Quỹ Tài Trợ đã lựa chọn người trúng giải và tìm các học giả xây dựng các nhịp cầu nối kết thần học với văn hóa.
Giải thưởng Ratzinger sẽ được ân thưởng hàng năm về Kinh Thánh, thần học giáo phụ và cơ bản.
Với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha và các tài trợ kể cả các nhà hảo tâm khác, Quỹ TàiTrợ Joseph Ratzinger (Benedict XVI) tại Vatican được thành lập để cổ võ cho các nghiên cứu thần học về các tác phẩm chính ngài viết cũng như để ân thưởng các học giả xuất sắc.
Đức Thánh Cha sẽ trao giải thưởng, kèm theo một ngân phiếu $87.000 cho những người trúng giải tại Điện Tông Đồ ngày 30 tháng 6.
Đây là lần đầu tiên các giải thưởng này được ban phát kể từ khi thành lập Quỹ TàiTrợ Joseph Ratzinger (Benedict XVI) tại Vatican năm ngoái.
Tòa Thánh tuyên bố tên các vị trúng giải ngày 14 tháng 6 trong một buổi họp báo.
Các vị trúng giải là:
-- Ông Manlio Simonetti, một giáo sư người Ý 85 tuổi và cũng là một chuyên gia về môn nghiên cứu Kitô giáo cổ xưa và các trình thuật về các giáo phụ trong Phúc Âm.
-- Linh mục Olegario Gonzalez de Cardedal, một linh mục 76 tuổi người Tây Ban Nha và cũng là giáo sư môn thần học tín lý và cơ bản.
-- Linh mục Dòng Xitô Maximilian Heim, một thần học gia người Đức, 50 tuổi, và là viện trưởng Đan Viện Heiligenkreuz tại Áo.
Đức Hồng Y Camillo Ruini, chủ tich ủy ban khoa học của quỹ tài trợ mới mẻ này nói với các ký giả trong buổi họp báo: Các hồng y thành viên uỷ ban khoa học của Quỹ Tài Trợ đã lựa chọn người trúng giải và tìm các học giả xây dựng các nhịp cầu nối kết thần học với văn hóa.
Giải thưởng Ratzinger sẽ được ân thưởng hàng năm về Kinh Thánh, thần học giáo phụ và cơ bản.
Với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha và các tài trợ kể cả các nhà hảo tâm khác, Quỹ TàiTrợ Joseph Ratzinger (Benedict XVI) tại Vatican được thành lập để cổ võ cho các nghiên cứu thần học về các tác phẩm chính ngài viết cũng như để ân thưởng các học giả xuất sắc.
ĐTC suy tư về sự tôn thờ chân thật đối với Thiên Chúa
Nguyễn Trầm Tư
07:35 16/06/2011
Ngọn lửa thanh luyện tái tạo tâm hồn chúng ta
VATICAN CITY, ngày 15 tháng 6, 2011 (Zenit.org).- Hôm nay, ĐTC Benedict XVI tiếp tục chuỗi giáo huấn của ngài về cầu nguyện, tập trung vào lời ngôn sứ Êlia nói về giới răn tôn thờ một mình Thiên Chúa. ĐTC nói: “Sự tôn thờ chân thật là tình yêu.”
ĐTC lật tới chương 18 sách 1V nói về một bài học về cầu nguyện được rút ra từ vị ngôn sứ. Ở đó, câu chuyện về việc ngôn sứ Êlia đối đầu trực tiếp với các sứ giả của thần Baal được kể lại.
Ngài nói rằng đây là một cuộc đối đầu mà trong thực tế “là giữa ĐỨc Chúa của Israel, Thiên Chúa của ơn cứu độ và của sự sống, với một tượng thần câm nín và giả dối vốn chẳng thể làm được điều gì, tốt cũng như xấu.”
Ngài nói đó là một cuộc đối đầu “giữa hai đường lối hoàn toàn khác biệt trong việc quay về với Thiên Chúa và những cách thức cầu nguyện.”
Phương pháp cầu nguyện của Elia bao gồm việc yêu cầu dân chúng tiến đền gần, “nhờ đó mà lôi kéo họ vào trong hành động và lời cầu xin của ông.”
ĐTC giải thích: “ông yêu cầu dân chúng cuối cùng phải biết được - và biết cách sung mãn – ai thật sự là Thiên Chúa của họ, và họ phải có một lựa chọn quyết định để đi theo một mình Ngài, Thiên Chúa chân thật. Vì chỉ theo cách thức này mà Thiên Chúa mới được nhìn nhận như Ngài thật sự là – đấng tuyệt đối và siêu việt – không còn có khả năng đặt Ngài bên cạnh những vị thần khác, là việc khước từ Ngài xét như là đấng tuyệt đối do tương đối hóa Ngài.”
Ngài tiếp: “Nhờ lời chuyển cầu của mình, Êlia nài xin Thiên Chúa điều Thiên Chúa muốn làm – tỏ lộ chính Ngài trong tất cả lòng nhân hậu của Ngài, trung tín với chính thực tại của Ngài là Đức Chúa của sự sống, đấng tha thứ, làm hoán cải và thay đổi.”
Cảnh nô lệ
ĐTC nói rằng điều đang được bàn đến trong trình thuật này là “sự ưu tiên của giới răn thứ nhất: tôn thờ một mình Thiên Chúa.”
“Ở nơi không có Thiên Chúa, con người rơi vào cảnh nô lệ thờ ngẫu tượng, vì những chế độ chuyên chế của thời đại chúng ta đã chứng minh điều đó, cùng với những hình thức khác nhau của thuyết hư vô vốn làm cho con người tùy thuộc vào ngẫu tượng, vào việc tôn thờ ngẫu tượng – chúng sẽ bắt con người làm nô lệ.”
Ngài nói tiếp rằng đó cũng là điều nói về mục đích chính yếu của cầu nguyện: sự hoán cải.
“Ngọn lửa của Thiên Chúa biến đổi chúng tâm hồn chúng ta và làm cho chúng ta có khả năng nhìn thấy Thiên Chúa, sống theo Thiên Chúa và sống cho người khác.”
Cuối cùng, đó là dấu hiệu báo trước tương lai, sự sung mãn của Đức Kitô: “Ở đây, chúng ta thấy ngọn lửa chân thật của Thiên Chúa: tình yêu đẫn ĐỨc Kitô đi đến thập giá, đến việc tự hiến mình hoàn toàn,” ĐTC nhìn nhận.
Ngài nói: “Sự tôn thờ Thiên Chúa chân thật là việc hiến mình cho Thiên Chúa và cho con người – sự tôn thờ chân thật là tình yêu. Và sự tôn thờ Thiên Chúa chân thật không phá hủy nhưng làm đổi mới. Thật vậy, ngọn lửa của Thiên Chúa, ngọn lửa của tình yêu sẽ đốt cháy, làm biến đổi, thanh luyện, và chỉ theo cách này mà nó không phá hủy nhưng sáng tạo chân lý hiện hữu của chúng ta, tái tạo tâm hồn chúng ta.”
“Và bởi đó, nhờ được sống động bởi ân sủng của ngọn lửa Chúa Thánh Thần, của tình yêu Thiên Chúa, ước gì chúng ta trở nên những người tôn thờ trong thần khí và sự thật.”
VATICAN CITY, ngày 15 tháng 6, 2011 (Zenit.org).- Hôm nay, ĐTC Benedict XVI tiếp tục chuỗi giáo huấn của ngài về cầu nguyện, tập trung vào lời ngôn sứ Êlia nói về giới răn tôn thờ một mình Thiên Chúa. ĐTC nói: “Sự tôn thờ chân thật là tình yêu.”
ĐTC lật tới chương 18 sách 1V nói về một bài học về cầu nguyện được rút ra từ vị ngôn sứ. Ở đó, câu chuyện về việc ngôn sứ Êlia đối đầu trực tiếp với các sứ giả của thần Baal được kể lại.
Ngài nói rằng đây là một cuộc đối đầu mà trong thực tế “là giữa ĐỨc Chúa của Israel, Thiên Chúa của ơn cứu độ và của sự sống, với một tượng thần câm nín và giả dối vốn chẳng thể làm được điều gì, tốt cũng như xấu.”
Ngài nói đó là một cuộc đối đầu “giữa hai đường lối hoàn toàn khác biệt trong việc quay về với Thiên Chúa và những cách thức cầu nguyện.”
Phương pháp cầu nguyện của Elia bao gồm việc yêu cầu dân chúng tiến đền gần, “nhờ đó mà lôi kéo họ vào trong hành động và lời cầu xin của ông.”
ĐTC giải thích: “ông yêu cầu dân chúng cuối cùng phải biết được - và biết cách sung mãn – ai thật sự là Thiên Chúa của họ, và họ phải có một lựa chọn quyết định để đi theo một mình Ngài, Thiên Chúa chân thật. Vì chỉ theo cách thức này mà Thiên Chúa mới được nhìn nhận như Ngài thật sự là – đấng tuyệt đối và siêu việt – không còn có khả năng đặt Ngài bên cạnh những vị thần khác, là việc khước từ Ngài xét như là đấng tuyệt đối do tương đối hóa Ngài.”
Ngài tiếp: “Nhờ lời chuyển cầu của mình, Êlia nài xin Thiên Chúa điều Thiên Chúa muốn làm – tỏ lộ chính Ngài trong tất cả lòng nhân hậu của Ngài, trung tín với chính thực tại của Ngài là Đức Chúa của sự sống, đấng tha thứ, làm hoán cải và thay đổi.”
Cảnh nô lệ
ĐTC nói rằng điều đang được bàn đến trong trình thuật này là “sự ưu tiên của giới răn thứ nhất: tôn thờ một mình Thiên Chúa.”
“Ở nơi không có Thiên Chúa, con người rơi vào cảnh nô lệ thờ ngẫu tượng, vì những chế độ chuyên chế của thời đại chúng ta đã chứng minh điều đó, cùng với những hình thức khác nhau của thuyết hư vô vốn làm cho con người tùy thuộc vào ngẫu tượng, vào việc tôn thờ ngẫu tượng – chúng sẽ bắt con người làm nô lệ.”
Ngài nói tiếp rằng đó cũng là điều nói về mục đích chính yếu của cầu nguyện: sự hoán cải.
“Ngọn lửa của Thiên Chúa biến đổi chúng tâm hồn chúng ta và làm cho chúng ta có khả năng nhìn thấy Thiên Chúa, sống theo Thiên Chúa và sống cho người khác.”
Cuối cùng, đó là dấu hiệu báo trước tương lai, sự sung mãn của Đức Kitô: “Ở đây, chúng ta thấy ngọn lửa chân thật của Thiên Chúa: tình yêu đẫn ĐỨc Kitô đi đến thập giá, đến việc tự hiến mình hoàn toàn,” ĐTC nhìn nhận.
Ngài nói: “Sự tôn thờ Thiên Chúa chân thật là việc hiến mình cho Thiên Chúa và cho con người – sự tôn thờ chân thật là tình yêu. Và sự tôn thờ Thiên Chúa chân thật không phá hủy nhưng làm đổi mới. Thật vậy, ngọn lửa của Thiên Chúa, ngọn lửa của tình yêu sẽ đốt cháy, làm biến đổi, thanh luyện, và chỉ theo cách này mà nó không phá hủy nhưng sáng tạo chân lý hiện hữu của chúng ta, tái tạo tâm hồn chúng ta.”
“Và bởi đó, nhờ được sống động bởi ân sủng của ngọn lửa Chúa Thánh Thần, của tình yêu Thiên Chúa, ước gì chúng ta trở nên những người tôn thờ trong thần khí và sự thật.”
ĐTC khuyến khích các đôi vợ chồng cầu nguyện chung với nhau
Nguyễn Trầm Tư
07:38 16/06/2011
VATICAN CITY, ngày 15 tháng 6, 2011 (Zenit.org).- Nhiều cặp vợ chồng có lẽ tiến đến ngày cưới mà chưa bao giờ cầu nguyện chung với nhau, và ĐTC thúc giục họ ngồi lại với nhau trong cầu nguyện để tình yêu của họ có thể “ngày càng trở nên chân thật hơn và bền vững.”
ĐTC lên tiếng mời gọi điều này vào cuối buổi tiếp kiến chung ngày hôm nay, khi ngài gởi lời chào truyền thống tới giới trẻ, bệnh nhân và những đôi tân hôn.”
Ngài nói: “Các đôi tân hôn thân mến, cha hết lòng mong muốn rằng các con học cầu nguyện với nhau, để tình yêu của các con ngày càng chân thật hơn và được bền vững.”
Nhiều đôi hôn phối trong hai tháng đầu đời sống hôn nhân được mời đến chỗ ngồi đặc biệt tại buổi tiếp kiến chung của ĐTC và nhiều người tham dự đang khi mặc y phục lễ cưới.”
Sứ điệp của ĐTC cho giới trẻ nhìn nhận rằng vài người đã bắt đầu kỳ nghỉ hè trong khi những người khác đang thi cử.
Ngài nói: “Nguyện xin Thiên Chúa giúp sức cho các con sống thời kỳ này trong yên hàn, và cảm nghiệm được sự nhiệt huyết của đức tin.”
Cuối cùng, ngài mời các bệnh nhân “tìm thấy sự yên ủi trong Đức Kitô, đấng soi sáng đau khổ của các con với tình yêu cứu độ của Ngài.”
ĐTC lên tiếng mời gọi điều này vào cuối buổi tiếp kiến chung ngày hôm nay, khi ngài gởi lời chào truyền thống tới giới trẻ, bệnh nhân và những đôi tân hôn.”
Ngài nói: “Các đôi tân hôn thân mến, cha hết lòng mong muốn rằng các con học cầu nguyện với nhau, để tình yêu của các con ngày càng chân thật hơn và được bền vững.”
Nhiều đôi hôn phối trong hai tháng đầu đời sống hôn nhân được mời đến chỗ ngồi đặc biệt tại buổi tiếp kiến chung của ĐTC và nhiều người tham dự đang khi mặc y phục lễ cưới.”
Sứ điệp của ĐTC cho giới trẻ nhìn nhận rằng vài người đã bắt đầu kỳ nghỉ hè trong khi những người khác đang thi cử.
Ngài nói: “Nguyện xin Thiên Chúa giúp sức cho các con sống thời kỳ này trong yên hàn, và cảm nghiệm được sự nhiệt huyết của đức tin.”
Cuối cùng, ngài mời các bệnh nhân “tìm thấy sự yên ủi trong Đức Kitô, đấng soi sáng đau khổ của các con với tình yêu cứu độ của Ngài.”
Tây Ban Nha: Một linh mục bị ngưng chức sau khi được bầu vào hội đồng thành phố
Phạm Kim An
08:13 16/06/2011
Tây Ban Nha: Một linh mục bị ngưng chức sau khi được bầu vào hội đồng thành phố
Santiago de Compostela - Một linh mục ở Tây Ban Nha đã bị ngưng chức, sau khi cha được bầu vào chức vụ công quyền tại thành phố La Gudina, miền đông bắc Tây ban Nha.
Việc ngưng chức này sẽ vẫn có hiệu lực, cho đến khi Cha Antonio Fernandez "chứng tỏ rành rành – theo nhận xét của các Giám mục” rằng cha đã từ bỏ “làm chức vụ công quyền, dấn thân hoặc hoạt động chính trị", và cho thấy “ý muốn hành động trong sự hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo".
Cha Fernandez, người vận động một chỗ làm trong hội đồng thành phố, được trúng cử và nhậm chức vào ngày 1-6 qua. Giáo phận Ourense công bố rằng cha bị đình chỉ làm cha xứ của bốn giáo xứ dưới sự chăm sóc của cha, bị cấm "can thiệp bằng bất kỳ cách nào" trong việc lựa chọn của người kế nhiệm của mình, và cấm thi hành sứ vụ linh mục.
Giáo phận cho biết đã cố gắng đưa ra mọi biện pháp, trước khi đưa ra “quyết định khó khăn này”, sau khi biết rõ quyết tâm của linh mục, và linh mục này đã “biết rõ ràng và tôn trọng các hậu quả giáo luật vốn phát sinh từ quyết định của mình”.
Theo Giáo Luật, các thành viên của hàng giáo sĩ không được phép nắm giữ chức vụ công quyền, hoặc tích cực tham gia các đảng chính trị. (CNA/Europa Press 15-6-2011)
Phạm Kim An
Santiago de Compostela - Một linh mục ở Tây Ban Nha đã bị ngưng chức, sau khi cha được bầu vào chức vụ công quyền tại thành phố La Gudina, miền đông bắc Tây ban Nha.
Việc ngưng chức này sẽ vẫn có hiệu lực, cho đến khi Cha Antonio Fernandez "chứng tỏ rành rành – theo nhận xét của các Giám mục” rằng cha đã từ bỏ “làm chức vụ công quyền, dấn thân hoặc hoạt động chính trị", và cho thấy “ý muốn hành động trong sự hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo".
Cha Fernandez, người vận động một chỗ làm trong hội đồng thành phố, được trúng cử và nhậm chức vào ngày 1-6 qua. Giáo phận Ourense công bố rằng cha bị đình chỉ làm cha xứ của bốn giáo xứ dưới sự chăm sóc của cha, bị cấm "can thiệp bằng bất kỳ cách nào" trong việc lựa chọn của người kế nhiệm của mình, và cấm thi hành sứ vụ linh mục.
Giáo phận cho biết đã cố gắng đưa ra mọi biện pháp, trước khi đưa ra “quyết định khó khăn này”, sau khi biết rõ quyết tâm của linh mục, và linh mục này đã “biết rõ ràng và tôn trọng các hậu quả giáo luật vốn phát sinh từ quyết định của mình”.
Theo Giáo Luật, các thành viên của hàng giáo sĩ không được phép nắm giữ chức vụ công quyền, hoặc tích cực tham gia các đảng chính trị. (CNA/Europa Press 15-6-2011)
Phạm Kim An
Israel/Tòa Thánh: Đàm thoại có tiến bộ đáng kể
Nguyễn Trọng Đa
10:16 16/06/2011
ISRAEL / TÒA THÁNH: Đàm phán có tiến bộ đáng kể
Phiên họp toàn thể ngày 14-6-2011
ROMA - Các cuộc đàm phán giữa Israël và Tòa Thánh đã cho thấy "các tiến bộ đáng kể", theo một tuyên bố chung ngày 15-6.
Ủy ban làm việc song phương giữa Israel và Tòa Thánh đã họp phiên toàn thể ngày 14-6 tại Vatican, để tiếp tục đàm phán về Điều 10 § 2 của Hiệp định cơ bản năm 1993, về các vấn đề kinh tế và xã hội.
Hiệp định năm 1993 cho phép thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng nhường lại cho các cuộc đàm phán khác giải quyết các vấn đề liên quan đến qui chế thuế và tài sản đất đai của Giáo Hội tại Israel, và hiện nay chúng là trung tâm của đàm phán.
Hiệp định cơ bản đã được ký kết ngày 30-12-1993 và có hiệu lực từ ngày 10-3-1994. Tiếp theo sau là Hiệp định về việc công nhận các hiệu quả dân sự của pháp nhân các thực thể Giáo Hội, ký ngày 10-11-1997 và có hiệu lực từ ngày 3-2-1999.
Cả hai hiệp định vẫn chưa được đưa vào pháp luật trong nước Israel để có hiệu lực áp dụng.
Các cuộc đàm phán giữa Giáo Hội và nhà nước Israel về việc áp dụng điều 10 § 2 của Hiệp định cơ bản, vốn dự liệu một hiệp định toàn cầu về mọi vấn đề đang bị ngưng lại liên quan đến thuế và tài sản của Giáo Hội, được tổ chức vào ngày 11-3-1999.
Cuộc đàm phán được đồng chủ tọa bởi Giám mục Ettore Balestrero, Thứ trưởng Quan hệ với các Quốc gia của Tòa Thánh, và ông Danny Ayalon, M.K, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Israel (MAE).
Tuyên bố chung cuối cùng nói: “Các cuộc đàm phán được tiến hành trong bầu không khí cởi mở, thân thiện và xây dựng, cho thấy có nhiều tiến bộ có ý nghĩa đáng kể”.
Tuyên bố nói: "Hai bên đã nhất trí về các bước tiếp theo hướng tới kết luận của Hiệp định. Cuộc họp toàn thể tiếp theo sẽ được tổ chức vào ngày 01-12-2011tại Bộ Ngoại giao Israel".
Phái đoàn Tòa Thánh gồm có:
Đức Giám mục Balestrero; Đức Giám Mục Antonio Franco, sứ thần Tòa thánh tại Israel; Đức Giám Mục Giacinto-Boulos Marcuzzo, đại diện của Tòa Thượng Phụ Latinh tại Israel; Đức Giám mục Maurizio Malvestiti, Thứ trưởng đặc trách các Giáo hội Công giáo Đông phương; Alberto Martin Ortega, giám chức của Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh; Henry Amoroso, Luật sư; linh mục Elias Daw, Chánh án Toà án của Giáo Hội Hi lạp Melkite tại Israel; linh mục Pietro Felet, Dòng Thánh Tâm (SCJ), thư ký của Hội đồng các Đấng Bản quyền Công giáo ở Thánh Địa (ACOHL); linh mục Giovanni Caputi, Dòng Don Bosco (SDB), thư ký của phái đoàn.
Phái đoàn của Israel gồm có:
Ông Danny Ayalon, MK; ông Shmuel Ben-Shmuel, Giám đốc văn phòng các vấn đề Do thái và liên tôn trên thế giới; ông Mordechay Lewy, đại sứ Israel bên cạnh Tòa Thánh; ông Ehud Keinan, cố vấn pháp lý của Bộ Ngoại giao Israel; ông Moshe Golan, Văn phòng Kiểm sát viên nhà nước của Bộ Tư pháp; ông Itai Apter, Cố vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp; bà Michal Gur-Aryeh, Phó Giám đốc Ban vấn đề pháp lý của Bộ ngoại giao Israel; ông Bahij Mansour, Giám đốc Ban Tôn giáo của Bộ ngoại giao Israel; ông Oded Brook, Giám đốc ban vấn đề quốc tế của Bộ Tài chính; ông David Sharan, chánh văn phòng Bộ tài chính Israel; ông Ashley Perry, Cố vấn Thứ trưởng Ngoại giao; bà Klarina Shpitz, chánh văn phòng thứ trưởng ngoại giao; ông Chen Ivri Apter, cố vấn trưởng của văn phòng cố vấn của Thứ trưởng Ngoại giao.
(Zenit 15-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Phiên họp toàn thể ngày 14-6-2011
ROMA - Các cuộc đàm phán giữa Israël và Tòa Thánh đã cho thấy "các tiến bộ đáng kể", theo một tuyên bố chung ngày 15-6.
Ủy ban làm việc song phương giữa Israel và Tòa Thánh đã họp phiên toàn thể ngày 14-6 tại Vatican, để tiếp tục đàm phán về Điều 10 § 2 của Hiệp định cơ bản năm 1993, về các vấn đề kinh tế và xã hội.
Hiệp định năm 1993 cho phép thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng nhường lại cho các cuộc đàm phán khác giải quyết các vấn đề liên quan đến qui chế thuế và tài sản đất đai của Giáo Hội tại Israel, và hiện nay chúng là trung tâm của đàm phán.
Hiệp định cơ bản đã được ký kết ngày 30-12-1993 và có hiệu lực từ ngày 10-3-1994. Tiếp theo sau là Hiệp định về việc công nhận các hiệu quả dân sự của pháp nhân các thực thể Giáo Hội, ký ngày 10-11-1997 và có hiệu lực từ ngày 3-2-1999.
Cả hai hiệp định vẫn chưa được đưa vào pháp luật trong nước Israel để có hiệu lực áp dụng.
Các cuộc đàm phán giữa Giáo Hội và nhà nước Israel về việc áp dụng điều 10 § 2 của Hiệp định cơ bản, vốn dự liệu một hiệp định toàn cầu về mọi vấn đề đang bị ngưng lại liên quan đến thuế và tài sản của Giáo Hội, được tổ chức vào ngày 11-3-1999.
Cuộc đàm phán được đồng chủ tọa bởi Giám mục Ettore Balestrero, Thứ trưởng Quan hệ với các Quốc gia của Tòa Thánh, và ông Danny Ayalon, M.K, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Israel (MAE).
Tuyên bố chung cuối cùng nói: “Các cuộc đàm phán được tiến hành trong bầu không khí cởi mở, thân thiện và xây dựng, cho thấy có nhiều tiến bộ có ý nghĩa đáng kể”.
Tuyên bố nói: "Hai bên đã nhất trí về các bước tiếp theo hướng tới kết luận của Hiệp định. Cuộc họp toàn thể tiếp theo sẽ được tổ chức vào ngày 01-12-2011tại Bộ Ngoại giao Israel".
Phái đoàn Tòa Thánh gồm có:
Đức Giám mục Balestrero; Đức Giám Mục Antonio Franco, sứ thần Tòa thánh tại Israel; Đức Giám Mục Giacinto-Boulos Marcuzzo, đại diện của Tòa Thượng Phụ Latinh tại Israel; Đức Giám mục Maurizio Malvestiti, Thứ trưởng đặc trách các Giáo hội Công giáo Đông phương; Alberto Martin Ortega, giám chức của Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh; Henry Amoroso, Luật sư; linh mục Elias Daw, Chánh án Toà án của Giáo Hội Hi lạp Melkite tại Israel; linh mục Pietro Felet, Dòng Thánh Tâm (SCJ), thư ký của Hội đồng các Đấng Bản quyền Công giáo ở Thánh Địa (ACOHL); linh mục Giovanni Caputi, Dòng Don Bosco (SDB), thư ký của phái đoàn.
Phái đoàn của Israel gồm có:
Ông Danny Ayalon, MK; ông Shmuel Ben-Shmuel, Giám đốc văn phòng các vấn đề Do thái và liên tôn trên thế giới; ông Mordechay Lewy, đại sứ Israel bên cạnh Tòa Thánh; ông Ehud Keinan, cố vấn pháp lý của Bộ Ngoại giao Israel; ông Moshe Golan, Văn phòng Kiểm sát viên nhà nước của Bộ Tư pháp; ông Itai Apter, Cố vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp; bà Michal Gur-Aryeh, Phó Giám đốc Ban vấn đề pháp lý của Bộ ngoại giao Israel; ông Bahij Mansour, Giám đốc Ban Tôn giáo của Bộ ngoại giao Israel; ông Oded Brook, Giám đốc ban vấn đề quốc tế của Bộ Tài chính; ông David Sharan, chánh văn phòng Bộ tài chính Israel; ông Ashley Perry, Cố vấn Thứ trưởng Ngoại giao; bà Klarina Shpitz, chánh văn phòng thứ trưởng ngoại giao; ông Chen Ivri Apter, cố vấn trưởng của văn phòng cố vấn của Thứ trưởng Ngoại giao.
(Zenit 15-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh: Tòa Thánh kêu gọi giới chủ xí nghiệp
LM Trần Đức Anh OP
10:38 16/06/2011
VATICAN - ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, kêu gọi giới chủ xí nghiệp, đặt công ích của tập thể lên hàng đầu và có tinh thần đổi với để đương đầu với các thách đố mới trong nền kinh tế thế giới hiện nay.
ĐHY Bertone đưa ra lời kêu gọi trên đây trong diễn văn khai mạc Hội nghị về luân lý đạo đức trong thế giới thương mại tiến hành tại Vatican từ sáng ngày 16-6-2011 đến hết ngày 17-6-2011 tại Vatican. Hội nghị do Hội đồng Tòa Thánh Công lý và hòa bình tổ chức với sự cộng tác của Đại học Giáo Hoàng Nữ Vương các Tông Đồ và Học viện Fidelis quốc tế.
Tham dự Hội nghị có nhiều vị lãnh đạo giới kinh tế và tài chánh trên thế giới, như đại diện các ngân hàng như HSBC, Gulf One, nhiều nhà kinh tế tên tuổi trên thế giới, một số thành viên hàn lâm viện khoa học của Tòa Thánh, v.v.
ĐHY nhận định rằng ”Khác với kẻ đầu cơ chỉ lo kiếm lợi bằng mọi cách, chủ xí nghiệp là người khởi xướng và thi hành các dự án. Đối với họ, hoạt động xí nghiệp không bao giờ chỉ là một phương tiện, nhưng là thành phần của chính mục đích.. Đi xa hơn lợi lộc nhưng không phủ nhận lợi lộc, đó chính là thách đố lớn đối với một chủ xí nghiệp ngày nay muốn thực sự là người xây dựng công ích và sự phát triển, không coi hoạt động của mình như một công tác nhưng còn như một ơn gọi.”
ĐHY Quốc vụ khanh nhấn mạnh đến một đặc điểm mà các chủ xí nghiệp ngày nay cần có, đó là khả năng đổi mới và sáng tạo để đương đầu với những thách đố vượt ra
ngoài lãnh vực kinh tế và thị trường. Nhất là ngày nay càng ngày càng cần có thêm công ăn việc làn tại nhiều quốc gia, trong đó có rất nhiều người trẻ nhưng lại có rất ít công ăn việc làm: cần đổi mới và có những sáng kiến mới để đưa bao nhiêu người bị loại trừ vào trong xí nghiệp, kinh tế và thị trường”.
Trước khi nhóm họp, nhiều tham dự viên Hội nghị đã dự thánh lễ lúc 8 giờ rưỡi sáng do ĐHY Peter Turkson Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình chủ sự tại Đền thờ Thánh Phêrô.
Trong ngày hôm qua đã có 2 cuộc hội thảo: trước tiên về doanh nghiệp xã hội và sự đóng góp của doanh nghiệp này cho sự tăng trưởng kinh tế. Tiếp đến là cuộc hội thảo vào ban chiều về đề tài ”Luân lý đạo đức và lý do cơ bản”.
Trước hai cuộc hội thảo đã có một bài thuyết trình dẫn nhập do Giáo sư Andy Zelleke, thuộc đại học Havard Hoa Kỳ, đảm trách nói về ”Thực tại mới: nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng”.
Trong ngày 17-6-2011, Hội nghị sẽ có các bài thuyết trình về bác ái và sự thật trong doanh nghiệp, dưới khía cạnh triết học và kinh tế, và trong thế giới kinh doanh, tiếp theo đó là 3 cuộc hội thảo đào sâu các vấn đề được nêu lên trong 3 bài thuyết trình gợi ý. (SD 16-6-2011)
ĐHY Bertone đưa ra lời kêu gọi trên đây trong diễn văn khai mạc Hội nghị về luân lý đạo đức trong thế giới thương mại tiến hành tại Vatican từ sáng ngày 16-6-2011 đến hết ngày 17-6-2011 tại Vatican. Hội nghị do Hội đồng Tòa Thánh Công lý và hòa bình tổ chức với sự cộng tác của Đại học Giáo Hoàng Nữ Vương các Tông Đồ và Học viện Fidelis quốc tế.
Tham dự Hội nghị có nhiều vị lãnh đạo giới kinh tế và tài chánh trên thế giới, như đại diện các ngân hàng như HSBC, Gulf One, nhiều nhà kinh tế tên tuổi trên thế giới, một số thành viên hàn lâm viện khoa học của Tòa Thánh, v.v.
ĐHY nhận định rằng ”Khác với kẻ đầu cơ chỉ lo kiếm lợi bằng mọi cách, chủ xí nghiệp là người khởi xướng và thi hành các dự án. Đối với họ, hoạt động xí nghiệp không bao giờ chỉ là một phương tiện, nhưng là thành phần của chính mục đích.. Đi xa hơn lợi lộc nhưng không phủ nhận lợi lộc, đó chính là thách đố lớn đối với một chủ xí nghiệp ngày nay muốn thực sự là người xây dựng công ích và sự phát triển, không coi hoạt động của mình như một công tác nhưng còn như một ơn gọi.”
ĐHY Quốc vụ khanh nhấn mạnh đến một đặc điểm mà các chủ xí nghiệp ngày nay cần có, đó là khả năng đổi mới và sáng tạo để đương đầu với những thách đố vượt ra
ngoài lãnh vực kinh tế và thị trường. Nhất là ngày nay càng ngày càng cần có thêm công ăn việc làn tại nhiều quốc gia, trong đó có rất nhiều người trẻ nhưng lại có rất ít công ăn việc làm: cần đổi mới và có những sáng kiến mới để đưa bao nhiêu người bị loại trừ vào trong xí nghiệp, kinh tế và thị trường”.
Trước khi nhóm họp, nhiều tham dự viên Hội nghị đã dự thánh lễ lúc 8 giờ rưỡi sáng do ĐHY Peter Turkson Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình chủ sự tại Đền thờ Thánh Phêrô.
Trong ngày hôm qua đã có 2 cuộc hội thảo: trước tiên về doanh nghiệp xã hội và sự đóng góp của doanh nghiệp này cho sự tăng trưởng kinh tế. Tiếp đến là cuộc hội thảo vào ban chiều về đề tài ”Luân lý đạo đức và lý do cơ bản”.
Trước hai cuộc hội thảo đã có một bài thuyết trình dẫn nhập do Giáo sư Andy Zelleke, thuộc đại học Havard Hoa Kỳ, đảm trách nói về ”Thực tại mới: nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng”.
Trong ngày 17-6-2011, Hội nghị sẽ có các bài thuyết trình về bác ái và sự thật trong doanh nghiệp, dưới khía cạnh triết học và kinh tế, và trong thế giới kinh doanh, tiếp theo đó là 3 cuộc hội thảo đào sâu các vấn đề được nêu lên trong 3 bài thuyết trình gợi ý. (SD 16-6-2011)
Các chuyên gia về Trung Đông: Sự việc đã thay đổi kể từ Mùa Xuân Ả Rập
Vũ Văn An
22:43 16/06/2011
Theo tin Zenit ngày 16 tháng 6, Thứ Sáu qua, tại trụ sở trung ương ở Rôma của Cộng Đồng Sant’Egidio, Ông Riccardo Cristiani cho rằng cái khuôn mẫu trắng đen tốt chống xấu, hay Đông chống Tây, không còn giá trị ở Trung Đông nữa. Ông tuyên bố như thế trong tư cách chủ bút một tuyển tập các tường trình báo chí về Thế Giới Ả Rập, nhân khi trình bày tuyển tập này.
Ông cho biết các bài báo ông dịch từ tiếng Ả Rập qua tiếng Ý, viết trước khi xẩy ra Mùa Xuân Ả Rập, cho thấy “sự việc đã và đang thay đổi”. Ông nhận định rằng “khuôn mẫu ‘tốt chống xấu’ không còn là một động lực có giá trị nữa, và “người ta không còn có thể nói rằng quyền lợi của người Palestine đang được bênh vực trong khi vẫn bác bỏ quyền lợi của người Ả Rập”.
Tác giả tuyển tập giải thích rằng Mùa Xuân Ả Rập, tên gán cho một loạt các cuộc biểu tình chống chế độ, bắt đầu nổ ra vào cuối năm 2010, là “một phong trào của người trẻ” và “giới trẻ ngày nay đang đòi quyền của họ”. Ông Riccardo Cristiani, sau đó, đề cập tới sự kỳ thị chống lại các Kitô hữu, nhưng nhấn mạnh rằng tại Trung Đông, “mọi nhóm thiểu số đều bị kỳ thị cả”.
Alberto Bobbio, chủ bút tạp chí tiếng Ý Famiglia Cristiana, nói rằng tuyển tập này “gom về một mối nhiều suy tư khác nhau của các đồng nghiệp Ả Rập, nơi mạng sống người ta đang bị đe dọa”. Ông nói thêm: “Chỉ cần nói rằng cuốn sách này có chứa một bản liệt kê các nhà báo vừa mới bị giết là đã quá đủ”.
Gabriele Checchia, nguyên đại sứ Ý tại Lebanon, phát biểu rằng cuốn sách cho thấy hiện đang có một cuộc đánh cuộc về quan điểm mới này đối với Thế Giới Ả Rập, một “cuộc đánh cuộc không có kết quả chắc chắn”. Ông đề nghị lấy Lebanon làm kiểu mẫu cho Thế Giới Ả Rập, một kiểu mẫu có tính đến tính phức tạp của vùng này. Nhà ngoại giao này cho hay: Kiểu mẫu này nói lên một Thế Giới Ả Rập khoan dung, cởi mở, dù thỉnh thoảng vẫn có những thời kỳ bạo lực”.
Còn Linh Mục Paolo Garuti, Dòng Đa Minh, thì cho rằng cuốn sách này là “một máy quay phim nằm trong một chiếc nồi áp xuất trước khi nó nổ banh”. Linh mục cho hay: “Khó có thể còn dùng chủ nghĩa quốc gia Hồi Giáo cực đoan mà đánh lừa được thế hệ (trẻ) này nữa. Cha cho rằng tuổi trẻ trong Thế Giới Ả Rập không còn coi Tây Phương, hay ngay cả Do Thái, là kẻ thù ngoại bang nữa. Ngài gán việc này cho “kiểu mẫu truyền thông mới do thế giới đưa ra, nhất là internet” và kiểu truyền thông mới này “đã thay đổi rất nhiều não trạng của giới trẻ”. Theo cha Garuti, “khó có thể dùng chủ nghĩa quốc gia của Hồi Giáo cực đoan mà đánh lừa được thế hệ này”.
Chiến đấu cho tương lai
Mario Giro, giám đốc đối ngoại của Sant’Egidio, cho hay “người trẻ không còn sợ sệt nữa; Họ muốn có tương lai. Đây không phải là một âm mưu chính trị đầy bạo lực, và do đó, các khẩu hiệu bài Mỹ, bài Tây Phương hay Do Thái, không còn được nghe thấy nữa. Giro tự hỏi: “Thứ dân chủ nào sẽ phát sinh ra đây?” Và ông trả lời ngay: “Chắc chắn không phải là thứ dân chủ của ta”. Rồi ông nói tiếp: “diễn trình không được đi giật lùi, dù có nhiều bước trở lui và những hiệu quả phụ bất ngờ”
Giro giải thích rằng trong Thế Giới Ả Rập, 70% dân số dưới 30 tuổi, “Do đó, đây là những quốc gia không có định mệnh thuyết đối với tương lai”. Còn Francesco Peloso, phóng viên tại Vatican của nhật báo Ý Il Riformista, thì ca ngợi Vatican về chủ trương khôn ngoan của mình liên quan đến cuộc chiến Libya và Mùa Xuân Ả Rập, và cho rằng hiện đang thiếu sự phân tích và hiểu tổng quát về tính phức tạp trong các biến cố đang diễn ra.
Peloso cho rằng tuyển tập của Cristiani là một cuốn sách nhắm “phần nào giải Hồi Giáo quá khích (de-Islamizers) khỏi các quan điểm của ta”. Ông giải thích rằng “cái nhìn của thập niên vừa qua đã bị khuôn thước ý thức hệ làm ra sai lạc” vì cái nhìn này đã bị bôi đen bởi khẩu hiệu “vi phạm nhân quyền và đổ máu”. Peloso cho rằng đàng sau sự hỗn loạn “đang hiện hữu một thế giới chân thực… nơi các xã hội chưa ai tiên đoán được đang xuất hiện”. Ông nói thêm: cuốn sách này “thách thức những ai không biết phải đứng về phe nào”. Ông kết luận: “Gần đây, một điều gì đó đang thay đổi nhờ tầm nhìn của một số vị giám mục địa phương, những vị dám nói ‘thôi đủ rồi’ đối với những chế độ và các nhà lãnh đạo chính trị thối nát đang cầm quyền. Đây là một diễn trình vẫn còn đang tiếp diễn”.
Ông cho biết các bài báo ông dịch từ tiếng Ả Rập qua tiếng Ý, viết trước khi xẩy ra Mùa Xuân Ả Rập, cho thấy “sự việc đã và đang thay đổi”. Ông nhận định rằng “khuôn mẫu ‘tốt chống xấu’ không còn là một động lực có giá trị nữa, và “người ta không còn có thể nói rằng quyền lợi của người Palestine đang được bênh vực trong khi vẫn bác bỏ quyền lợi của người Ả Rập”.
Tác giả tuyển tập giải thích rằng Mùa Xuân Ả Rập, tên gán cho một loạt các cuộc biểu tình chống chế độ, bắt đầu nổ ra vào cuối năm 2010, là “một phong trào của người trẻ” và “giới trẻ ngày nay đang đòi quyền của họ”. Ông Riccardo Cristiani, sau đó, đề cập tới sự kỳ thị chống lại các Kitô hữu, nhưng nhấn mạnh rằng tại Trung Đông, “mọi nhóm thiểu số đều bị kỳ thị cả”.
Alberto Bobbio, chủ bút tạp chí tiếng Ý Famiglia Cristiana, nói rằng tuyển tập này “gom về một mối nhiều suy tư khác nhau của các đồng nghiệp Ả Rập, nơi mạng sống người ta đang bị đe dọa”. Ông nói thêm: “Chỉ cần nói rằng cuốn sách này có chứa một bản liệt kê các nhà báo vừa mới bị giết là đã quá đủ”.
Gabriele Checchia, nguyên đại sứ Ý tại Lebanon, phát biểu rằng cuốn sách cho thấy hiện đang có một cuộc đánh cuộc về quan điểm mới này đối với Thế Giới Ả Rập, một “cuộc đánh cuộc không có kết quả chắc chắn”. Ông đề nghị lấy Lebanon làm kiểu mẫu cho Thế Giới Ả Rập, một kiểu mẫu có tính đến tính phức tạp của vùng này. Nhà ngoại giao này cho hay: Kiểu mẫu này nói lên một Thế Giới Ả Rập khoan dung, cởi mở, dù thỉnh thoảng vẫn có những thời kỳ bạo lực”.
Còn Linh Mục Paolo Garuti, Dòng Đa Minh, thì cho rằng cuốn sách này là “một máy quay phim nằm trong một chiếc nồi áp xuất trước khi nó nổ banh”. Linh mục cho hay: “Khó có thể còn dùng chủ nghĩa quốc gia Hồi Giáo cực đoan mà đánh lừa được thế hệ (trẻ) này nữa. Cha cho rằng tuổi trẻ trong Thế Giới Ả Rập không còn coi Tây Phương, hay ngay cả Do Thái, là kẻ thù ngoại bang nữa. Ngài gán việc này cho “kiểu mẫu truyền thông mới do thế giới đưa ra, nhất là internet” và kiểu truyền thông mới này “đã thay đổi rất nhiều não trạng của giới trẻ”. Theo cha Garuti, “khó có thể dùng chủ nghĩa quốc gia của Hồi Giáo cực đoan mà đánh lừa được thế hệ này”.
Chiến đấu cho tương lai
Mario Giro, giám đốc đối ngoại của Sant’Egidio, cho hay “người trẻ không còn sợ sệt nữa; Họ muốn có tương lai. Đây không phải là một âm mưu chính trị đầy bạo lực, và do đó, các khẩu hiệu bài Mỹ, bài Tây Phương hay Do Thái, không còn được nghe thấy nữa. Giro tự hỏi: “Thứ dân chủ nào sẽ phát sinh ra đây?” Và ông trả lời ngay: “Chắc chắn không phải là thứ dân chủ của ta”. Rồi ông nói tiếp: “diễn trình không được đi giật lùi, dù có nhiều bước trở lui và những hiệu quả phụ bất ngờ”
Giro giải thích rằng trong Thế Giới Ả Rập, 70% dân số dưới 30 tuổi, “Do đó, đây là những quốc gia không có định mệnh thuyết đối với tương lai”. Còn Francesco Peloso, phóng viên tại Vatican của nhật báo Ý Il Riformista, thì ca ngợi Vatican về chủ trương khôn ngoan của mình liên quan đến cuộc chiến Libya và Mùa Xuân Ả Rập, và cho rằng hiện đang thiếu sự phân tích và hiểu tổng quát về tính phức tạp trong các biến cố đang diễn ra.
Peloso cho rằng tuyển tập của Cristiani là một cuốn sách nhắm “phần nào giải Hồi Giáo quá khích (de-Islamizers) khỏi các quan điểm của ta”. Ông giải thích rằng “cái nhìn của thập niên vừa qua đã bị khuôn thước ý thức hệ làm ra sai lạc” vì cái nhìn này đã bị bôi đen bởi khẩu hiệu “vi phạm nhân quyền và đổ máu”. Peloso cho rằng đàng sau sự hỗn loạn “đang hiện hữu một thế giới chân thực… nơi các xã hội chưa ai tiên đoán được đang xuất hiện”. Ông nói thêm: cuốn sách này “thách thức những ai không biết phải đứng về phe nào”. Ông kết luận: “Gần đây, một điều gì đó đang thay đổi nhờ tầm nhìn của một số vị giám mục địa phương, những vị dám nói ‘thôi đủ rồi’ đối với những chế độ và các nhà lãnh đạo chính trị thối nát đang cầm quyền. Đây là một diễn trình vẫn còn đang tiếp diễn”.
Top Stories
Le gouvernement vietnamien déclare vouloir éradiquer le travail des enfants de moins de 15 ans d'ici 2016
Eglises d'Asie
10:37 16/06/2011
Bien que depuis longtemps, la législation vietnamienne stipule qu'il est interdit de faire effectuer des travaux pénibles aux enfants en dessous de 15 ans, les statistiques diffusées par le ministère du travail révèlent qu’environ 25 000 enfants, à la campagne comme en ville, s'exténuent dans des tâches difficiles et éprouvantes pour la santé afin d'aider leurs parents et améliorer le niveau de vie de la famille.
Dans les régions pauvres et isolées du pays beaucoup d'enfants sont employés dès l'âge de 10 ans à des travaux divers, la plupart du temps pénibles, et exécutés dans des conditions déplorables (1). Les statistiques du ministère du travail sur le sujet montrent que la situation est particulièrement préoccupante dans huit régions du Vietnam, à savoir les provinces de Quang Nam, Lao Cai, Hanoi, An Giang, Gia Lai, Ha Tinh, Quang Ninh et Saigon. Le ministre a également souligné que 50 % de ces enfants de moins de 15 ans, accomplissaient des tâches dans des conditions dangereuses, lesquelles avaient des conséquences néfastes sur leur santé ainsi que sur leur croissance physique et morale. Au lieu de poursuivre des études normales comme leurs camarades, ils sont contraints de travailler de 4 à 6 heures par jour. Pire encore, beaucoup d'enfants font des journées complètes de 8 voire 10 ou même 12 heures dans l'industrie textile ou le secteur agro-alimentaire.
Interviewé par Radio Free Asia (2), Me Hông Liên, spécialisé dans la protection de l'enfance au travail, a expliqué la situation des petits travailleurs de Saigon. Issus de familles pauvres et ignorant les dispositions de la loi, ils ne savent pas faire valoir leurs droits et acceptent les conditions imposées par leurs employeurs, quelles qu'elles soient. Ceux qui les embauchent, sachant que la loi interdit le travail des mineurs, ne les déclarent pas et même les camouflent, si bien qu’aucune accusation à ce sujet ne parvient jamais aux autorités publiques. Le même avocat affirme qu'aujourd'hui dans les campagnes beaucoup d’enfants vont travailler en ville dès l’âge de 12 ou 13 ans.
Un prêtre venant régulièrement au Vietnam pour enquêter et intervenir sur cette question, le P. Lê Ba Thông, interrogé également par Radio Free Asia, a souligné la nécessité pour le gouvernement de réviser sa politique dans ce domaine. Celui-ci doit considérer l'ensemble de l'existence de ces enfants contraints au travail. Il arrive qu’ils soient, de plus, victimes d'agressions sexuelles. Bien souvent, ces enfants des campagnes sont envoyés des chez de vagues cousins en ville pour y être formés et instruits. En réalité, c'est pour y travailler et y être exploité très durement. Un certain nombre de procès ont mis en relief cet état de choses.
Selon le P. Lê Ba Thông, au Vietnam, ni les grandes ni les moyennes entreprises ne pratiquent l'embauche des enfants de moins de 15 ans. La plupart de ces derniers sont au service de petites entreprises, de commerces, ou encore de familles. Lorsqu'on se promène le soir au marché de Bên Thanh, marché principal de Saigon, ou encore dans les divers petits marchés de trottoir, on y voit de nombreux enfants qui ont entre entre 12 et 15 ans, en train de ranger les produits, transporter des caisses, s'affairant à droite à gauche. Il ne faut pas oublier non plus les nombreux enfants – ceux que l’on appelle familièrement « poussières de vie » ( ‘Bui Doi’), qui semblent travailler à leur compte en vendant des billets de loterie ou toutes sortes de petits produits bon marché. Si l'on tient compte de toutes ces catégories d'enfants de moins de 15 ans, effectuant des travaux qui ne sont pas de leur âge, il est très probable que leur nombre dépasse de beaucoup les 25 000 comptabilisés par les statistiques officielles.
Plusieurs facteurs peuvent aider les pouvoirs publics à atteindre l'objectif qu’ils se sont fixé, à savoir l'élimination du travail des enfants de moins de 15 ans pour l'année 2016. La croissance économique, si elle se prolonge, contribuera à cette élimination. Cependant le facteur déterminant sera très certainement la prise de conscience par l'opinion publique, en particulier au sein des familles et des milieux éducatifs, de la nocivité de ces pratiques pour la société vietnamienne à venir.
(1) http://tintuc.xalo.vn/00-1237846757/Phat_dong_Thang_hanh_dong_Vi_tre_em_2011_tren_ca_nuoc.html
(2) Radio Free Asia, émissions en vietnamien, le 12 juin 2011
(Source: Eglises d'Asie, 16 juin 2011)
200 churches attacked in Indonesia since 2006
Catholic Culture
10:42 16/06/2011
June 16, 2011 - Two hundred churches have been attacked in Indonesia since 2006, according to a report submitted to Aid to the Church in Need. Fourteen churches have been attacked in the first five months of 2011.
“President Yudhoyono sleeps if there is an attack on Christian churches,” said Theophilus Bela, president of the Jakarta Christian Communication Forum. “If the president sleeps, so do the police.”
“We Christians are not afraid, because we are also citizens of this country like other groups of our society,” Bela added. “The Christians go to their churches regularly, and our churches are always full every Sunday.”
3% of the nation’s 228.5 million people are Catholic, according to Vatican statistics. 6% are Protestant, and 86% are Muslim.
(Source: http://www.catholicculture.org/news/headlines/index.cfm?storyid=10690)
“President Yudhoyono sleeps if there is an attack on Christian churches,” said Theophilus Bela, president of the Jakarta Christian Communication Forum. “If the president sleeps, so do the police.”
“We Christians are not afraid, because we are also citizens of this country like other groups of our society,” Bela added. “The Christians go to their churches regularly, and our churches are always full every Sunday.”
3% of the nation’s 228.5 million people are Catholic, according to Vatican statistics. 6% are Protestant, and 86% are Muslim.
(Source: http://www.catholicculture.org/news/headlines/index.cfm?storyid=10690)
China sends ship ''to protect sovereignty'' in disputed sea
Chris Buckley
12:22 16/06/2011
BEIJING, Jun (Reuters) – China sent one of its biggest civilian maritime patrol ships into the South China Sea to protect its "rights and sovereignty," official media said on Thursday, a move likely to raise tensions with neighbors staking rival claims to waters thought to hold reserves of oil and gas.
The Chinese Maritime Safety Administration's Haixun 31 left south China on Wednesday and will head for Singapore, passing near the Paracel and Spratly island groups at the heart of disputes with Vietnam, the Philippines and other governments.
Chinese news reports were plain about the intent of the trip and the news drew concern from the Philippines.
"Our country's biggest maritime patrol ship patrols the South China Sea," said a headline in the official Beijing Daily.
The Haixun 31 would monitor shipping, carry out surveying, inspect oil wells and "protect maritime security," the paper said -- steps that could lead to confrontation with other countries pressing claims in the sea.
It also said it would carry out inspections of foreign vessels anchored or operating in waters claimed by China.
The Haixun 31 is one of two civilian ships the same size which lack the heavy firepower of naval vessels.
But it is also one of China's most advanced maritime patrol vessels, weighing in with a displacement of 3,000 tonnes. It has a helicopter pad and can stay at sea for 40 days traveling at 18 knots, the Beijing Daily said.
China's move comes after weeks of trading accusations with Vietnam and the Philippines over what each government sees as intrusions and illegitimate claims over territorial waters by the other in a stretch of ocean spanned by key shipping lanes.
The Philippines would be concerned if China placed markers in disputed areas of the South China Sea, Philippine Foreign Secretary Albert del Rosario said on Thursday after talks with his Australian counterpart in Canberra.
"We are very concerned about these markers being placed in waters and areas and features that are clearly ours," del Rosario told reporters.
Chinese Foreign Ministry spokesman Hong Lei told reporters in Beijing that the Haixun 31 was on a "normal" visit, and his government remained willing to solve the territorial disputes through one-on-one negotiations with other countries making claims.
A SHOW OF RESOLVE
But official Chinese media reports made plain the patrol was also meant to show Beijing's resolve.
"Throughout its journey, it will carry out patrolling of the marine areas being developed by China in the South China Sea," said the Takung Pao, a Chinese-language Hong Kong newspaper that is under mainland control.
"It will protect national maritime rights and sovereignty."
The South China Sea tensions have been magnified by region-wide nervousness about China's naval modernization, which has included modernizing its civilian maritime administration ships.
China, the Philippines, Malaysia, Brunei and Taiwan all claim territory in the South China Sea.
The patrol also appeared intended to mollify nationalist feeling among Chinese people, many of whom feel the country's growing economic and military might should be used to protect and assert territorial claims.
"Obviously, China cannot again sit back and watch and allow other countries to treat their seizure of the South China Sea's oil and gas resources as an established fact," said the International Herald Leader, a Chinese weekly newspaper.
China has accused Vietnam of violating its claim to the Spratly archipelago and nearby seas, which Vietnam also deems its own. China calls the islands the Nansha group.
China's claim is by far the largest, forming a vast U-shape over most of the sea's 648,000 square miles (1.7 million square km), including the Spratly and Paracel archipelagos.
Beijing said last week it would hold naval drills in June in the western Pacific Ocean and the navy has done little to disguise plans to launch its first aircraft carrier.
This week, Beijing warned outside countries not to step into the dispute, after Vietnam said other countries, including the United States, could help defuse the tension.
The Haixun 31 is due to reach Singapore next Thursday after a journey of 1,400 nautical miles and will go back to China after a six-day stay, said the Beijing Daily.
(Source: http://news.yahoo.com/s/nm/20110616/wl_nm/us_southchinasea, Additional reporting by Michael Martina and Sabrina Mao in Beijing and James Grubel in Canberra; Editing by Nick Macfie)
The Chinese Maritime Safety Administration's Haixun 31 left south China on Wednesday and will head for Singapore, passing near the Paracel and Spratly island groups at the heart of disputes with Vietnam, the Philippines and other governments.
Chinese news reports were plain about the intent of the trip and the news drew concern from the Philippines.
"Our country's biggest maritime patrol ship patrols the South China Sea," said a headline in the official Beijing Daily.
The Haixun 31 would monitor shipping, carry out surveying, inspect oil wells and "protect maritime security," the paper said -- steps that could lead to confrontation with other countries pressing claims in the sea.
It also said it would carry out inspections of foreign vessels anchored or operating in waters claimed by China.
The Haixun 31 is one of two civilian ships the same size which lack the heavy firepower of naval vessels.
But it is also one of China's most advanced maritime patrol vessels, weighing in with a displacement of 3,000 tonnes. It has a helicopter pad and can stay at sea for 40 days traveling at 18 knots, the Beijing Daily said.
China's move comes after weeks of trading accusations with Vietnam and the Philippines over what each government sees as intrusions and illegitimate claims over territorial waters by the other in a stretch of ocean spanned by key shipping lanes.
The Philippines would be concerned if China placed markers in disputed areas of the South China Sea, Philippine Foreign Secretary Albert del Rosario said on Thursday after talks with his Australian counterpart in Canberra.
"We are very concerned about these markers being placed in waters and areas and features that are clearly ours," del Rosario told reporters.
Chinese Foreign Ministry spokesman Hong Lei told reporters in Beijing that the Haixun 31 was on a "normal" visit, and his government remained willing to solve the territorial disputes through one-on-one negotiations with other countries making claims.
A SHOW OF RESOLVE
But official Chinese media reports made plain the patrol was also meant to show Beijing's resolve.
"Throughout its journey, it will carry out patrolling of the marine areas being developed by China in the South China Sea," said the Takung Pao, a Chinese-language Hong Kong newspaper that is under mainland control.
"It will protect national maritime rights and sovereignty."
The South China Sea tensions have been magnified by region-wide nervousness about China's naval modernization, which has included modernizing its civilian maritime administration ships.
China, the Philippines, Malaysia, Brunei and Taiwan all claim territory in the South China Sea.
The patrol also appeared intended to mollify nationalist feeling among Chinese people, many of whom feel the country's growing economic and military might should be used to protect and assert territorial claims.
"Obviously, China cannot again sit back and watch and allow other countries to treat their seizure of the South China Sea's oil and gas resources as an established fact," said the International Herald Leader, a Chinese weekly newspaper.
China has accused Vietnam of violating its claim to the Spratly archipelago and nearby seas, which Vietnam also deems its own. China calls the islands the Nansha group.
China's claim is by far the largest, forming a vast U-shape over most of the sea's 648,000 square miles (1.7 million square km), including the Spratly and Paracel archipelagos.
Beijing said last week it would hold naval drills in June in the western Pacific Ocean and the navy has done little to disguise plans to launch its first aircraft carrier.
This week, Beijing warned outside countries not to step into the dispute, after Vietnam said other countries, including the United States, could help defuse the tension.
The Haixun 31 is due to reach Singapore next Thursday after a journey of 1,400 nautical miles and will go back to China after a six-day stay, said the Beijing Daily.
(Source: http://news.yahoo.com/s/nm/20110616/wl_nm/us_southchinasea, Additional reporting by Michael Martina and Sabrina Mao in Beijing and James Grubel in Canberra; Editing by Nick Macfie)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ khấn dòng tại Dòng Mến Thánh Giá Huế
Maria Thủy Tiên
07:47 16/06/2011
HUẾ - Sáng ngày 15/06/2011, khi bình minh vừa ló dạng, rất đông bà con thân tộc và cộng đoàn dân Chúa từ khắp nơi quy tụ về Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế, trong bầu khí rộn ràng và đầy tràn hân hoan, cùng chung một niềm vui Tạ ơn khấn Dòng, 10 chị Tiên khấn, 15 chị Vĩnh khấn và 1 chị mừng 25 năm khấn Dòng.
Xem hình ảnh
Đúng 6 giờ, hương trầm thơm ngát cung nghinh Thánh Giá và đoàn rước Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục TGP Huế, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám Mục Phụ Tá TGP Huế, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng, Đan Viện Phụ Dòng Thiên An, Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, cùng các linh mục trong và ngoài giáo phận đồng tế, tiến vào nhà thờ thật uy nghiêm và trang trọng.
Mặc dù trời sáng sớm, nhưng tiết trời khắc nghiệt của mùa hè xứ Huế đã đem đến cho mọi người cảm giác nắng nóng, oi bức. Trong nhà thờ các ghế ngồi chật kín người, nên hầu hết cộng đoàn tham dự thánh lễ qua màn hình trực tiếp phía trước sân và dọc hai bên hành lang nhưng vẫn sốt sắng và trang nghiêm.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Tổng Giám mục có lời huấn từ: “ Thánh Lễ khấn Dòng hôm nay được cử hành trong bầu khí thánh thiện, sâu lắng, đầy xúc động và dạt dào lòng cảm mến tri ân của các khấn sinh, của Hội Dòng Mến Thánh Giá, của cha mẹ, bà con, bạn hữu và của toàn thể cộng đoàn phụng vụ chúng ta.
Suốt dòng lịch sử, Giáo Hội luôn quý trọng ơn gọi tu trì, xác tín rằng đời sống thánh hiến góp phần quan trọng vào sức sống và sự thánh thiện của Giáo Hội. Thế nên, đời tu gắn chặt khăng khít với Giáo Hội, vui buồn với Giáo Hội, thao thức với Giáo Hội, đồng cảm sâu đậm với Mẹ Giáo hội.
Trong thánh lễ Khấn Dòng, Giáo Hội không chỉ công khai cử hành và chứng giám việc tuyên khấn của các Khấn sinh, mà còn muốn đồng hành với các Khấn sinh, bằng yêu thương, nâng đỡ, bảo ban trong suốt chiều dài cuộc lữ hành đức tin của đời sống thánh hiến.
Hôm nay, Dòng Mến Thánh Giá Huế vui mừng dâng lên Thiên Chúa những hoa thơm trái ngọt, kết quả của bao năm tháng ươm gieo vun xới. Đó là 10 chị tuyên khấn lần đầu và 15 chị khấn trọn đời, 1 chị mừng 25 năm khấn Dòng. Lòng các khấn sinh đang phập phồng reo vui khúc hát tạ ơn, vì Thiên Chúa yêu thương vô cùng và làm cho họ biết bao điều cao cả.
Cộng đoàn chúng ta sốt sắng cầu nguyện cho các khấn sinh được hạnh phúc trong đời tu và luôn trung thành bước theo Chúa Giêsu, hằng ngày sẵn sàng đón nhận thập giá và vinh quang của Ngài, hầu tận tụy cộng tác vào sứ vụ loan báo Tin mừng của Giáo hội.”
Mở đầu nghi thức tuyên khấn, Đức Tổng Giám mục xướng kinh cầu xin Chúa Thánh Thần bằng tiếng Latinh “Veni Creator”, xin Ngài ban muôn ơn lành xuống cho cộng đoàn, nhất là cho các khấn sinh sắp tuyên khấn.
Sau đó, Chị Giám sư Kinh viện xướng tên từng khấn sinh Tiên khấn. Mỗi khấn sinh mau mắn đáp lại: “Lạy Chúa, này con đây, Chúa đã gọi con”, ví như chính Chúa đã gọi đúng tên Samuel và Samuel đã nhanh đáp lời. Khi nghe lời đáp trả ấy, nhiều người đã không cầm được niềm xúc động của mình, nhất là những bậc phụ huynh có con mình lãnh nhận hồng ân cao quý ấy.
Tiếp sau đó, Đức Tổng Giám Mục thay mặt Giáo Hội, thẩm vấn từng khấn sinh. Mỗi khấn sinh đọc lời tuyên khấn. Đức Tổng Giám Mục làm phép khăn lúp và trao cho từng khấn sinh, dấu chỉ cách biệt với mọi việc thế gian để Thánh hiến, hoàn toàn thuộc về Chúa Kitô và hiến thân phục vụ Giáo Hội. Ngài cũng thay mặt Giáo Hội trao Hiến chương và nội quy Hội Dòng để các khấn sinh thực hiện luật sống xứng với cuộc đời dâng hiến.
Sau nghi thức khấn của các khấn sinh Tiên khấn, đến phiên các khấn sinh Vĩnh Khấn. Sau một thời gian học hỏi và tu tập, các chị này có ý chí tự nguyện dâng hiến trọn đời mình cho Đức Giêsu Kitô.
Trước vị đại diện Giáo Hội là Đức Tổng Giám Mục giáo phận, và trước mặt chị Tổng phụ trách, đại diện Hội Dòng, các chị đã xúc động tuyên khấn sống Ba Lời Khuyên Phúc Âm: Khiết tịnh, Khó nghèo và Vâng phục trong cảm xúc trào dâng của cộng đoàn, nhất là của gia đình các chị. Điều đó thể hiện người nữ tu mến Thánh Giá đang minh chứng cho một niềm tin không lay chuyển để đáp lại tiếng gọi của Chúa; và muốn biểu lộ một sự tự do từ bỏ sự tự do để hoàn toàn được tự do trong Tình Yêu Đức Kitô.
Cộng đoàn sốt sắng hát vang Kinh cầu các Thánh, hiệp ý cầu xin các Ngài luôn cầu bàu cho các khấn sinh là những người đã khấn hoàn toàn thuộc về Đức Kitô và hiến thân trọn vẹn cho Ngài.
Cuối cùng, Đức Tổng Giám Mục làm phép nhẫn giao ước và Thánh Giá, trao cho các khấn sinh vĩnh khấn, dấu chỉ của Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí để yêu mến Ngài trọn đời.
Các khấn sinh vĩnh khấn đón nhận và tôn vinh Thánh Giá trong tiếng hát “Vinh quang của ta là Thánh Giá Chúa Kitô…”. Cộng đoàn hân hoan vỗ tay chúc mừng các chị. Chị Tổng phụ trách và các chị đại diện thay mặt Hội Dòng, chúc mừng và đón nhận các chị chính thức là thành viên của Hội Dòng Mến Thánh Giá.
Sau Thánh Lễ, chị Tổng phụ trách thay mặt Hội Dòng, bày tỏ lòng tri ân đối với Đức Tổng Giám Mục Stêphanô, Đức Cha Phanxicô Xavie Giám Mục Phụ Tá, Đức Cha Giuse Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng, Đức Đan Viện Phụ Stêphanô Đan Viện Thiên An và các linh mục đồng tế, đồng thời ghi ân các vị ân nhân, thân nhân hiện diện cũng như vắng mặt, nhất là ghi ân các bậc cha mẹ đã tín nhiệm để trao phó người con thân yêu của mình cho Hội Dòng.
Sau phép lành kết thúc Thánh Lễ của Đức Tổng Giám Mục, các Giám mục và linh mục đã vui vẻ ở lại chụp hình lưu niệm và cùng chia vui với các Tân Khấn sinh trong ngày trọng đại này.
Xem hình ảnh
Đúng 6 giờ, hương trầm thơm ngát cung nghinh Thánh Giá và đoàn rước Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục TGP Huế, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám Mục Phụ Tá TGP Huế, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng, Đan Viện Phụ Dòng Thiên An, Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, cùng các linh mục trong và ngoài giáo phận đồng tế, tiến vào nhà thờ thật uy nghiêm và trang trọng.
Mặc dù trời sáng sớm, nhưng tiết trời khắc nghiệt của mùa hè xứ Huế đã đem đến cho mọi người cảm giác nắng nóng, oi bức. Trong nhà thờ các ghế ngồi chật kín người, nên hầu hết cộng đoàn tham dự thánh lễ qua màn hình trực tiếp phía trước sân và dọc hai bên hành lang nhưng vẫn sốt sắng và trang nghiêm.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Tổng Giám mục có lời huấn từ: “ Thánh Lễ khấn Dòng hôm nay được cử hành trong bầu khí thánh thiện, sâu lắng, đầy xúc động và dạt dào lòng cảm mến tri ân của các khấn sinh, của Hội Dòng Mến Thánh Giá, của cha mẹ, bà con, bạn hữu và của toàn thể cộng đoàn phụng vụ chúng ta.
Suốt dòng lịch sử, Giáo Hội luôn quý trọng ơn gọi tu trì, xác tín rằng đời sống thánh hiến góp phần quan trọng vào sức sống và sự thánh thiện của Giáo Hội. Thế nên, đời tu gắn chặt khăng khít với Giáo Hội, vui buồn với Giáo Hội, thao thức với Giáo Hội, đồng cảm sâu đậm với Mẹ Giáo hội.
Trong thánh lễ Khấn Dòng, Giáo Hội không chỉ công khai cử hành và chứng giám việc tuyên khấn của các Khấn sinh, mà còn muốn đồng hành với các Khấn sinh, bằng yêu thương, nâng đỡ, bảo ban trong suốt chiều dài cuộc lữ hành đức tin của đời sống thánh hiến.
Hôm nay, Dòng Mến Thánh Giá Huế vui mừng dâng lên Thiên Chúa những hoa thơm trái ngọt, kết quả của bao năm tháng ươm gieo vun xới. Đó là 10 chị tuyên khấn lần đầu và 15 chị khấn trọn đời, 1 chị mừng 25 năm khấn Dòng. Lòng các khấn sinh đang phập phồng reo vui khúc hát tạ ơn, vì Thiên Chúa yêu thương vô cùng và làm cho họ biết bao điều cao cả.
Cộng đoàn chúng ta sốt sắng cầu nguyện cho các khấn sinh được hạnh phúc trong đời tu và luôn trung thành bước theo Chúa Giêsu, hằng ngày sẵn sàng đón nhận thập giá và vinh quang của Ngài, hầu tận tụy cộng tác vào sứ vụ loan báo Tin mừng của Giáo hội.”
Mở đầu nghi thức tuyên khấn, Đức Tổng Giám mục xướng kinh cầu xin Chúa Thánh Thần bằng tiếng Latinh “Veni Creator”, xin Ngài ban muôn ơn lành xuống cho cộng đoàn, nhất là cho các khấn sinh sắp tuyên khấn.
Sau đó, Chị Giám sư Kinh viện xướng tên từng khấn sinh Tiên khấn. Mỗi khấn sinh mau mắn đáp lại: “Lạy Chúa, này con đây, Chúa đã gọi con”, ví như chính Chúa đã gọi đúng tên Samuel và Samuel đã nhanh đáp lời. Khi nghe lời đáp trả ấy, nhiều người đã không cầm được niềm xúc động của mình, nhất là những bậc phụ huynh có con mình lãnh nhận hồng ân cao quý ấy.
Tiếp sau đó, Đức Tổng Giám Mục thay mặt Giáo Hội, thẩm vấn từng khấn sinh. Mỗi khấn sinh đọc lời tuyên khấn. Đức Tổng Giám Mục làm phép khăn lúp và trao cho từng khấn sinh, dấu chỉ cách biệt với mọi việc thế gian để Thánh hiến, hoàn toàn thuộc về Chúa Kitô và hiến thân phục vụ Giáo Hội. Ngài cũng thay mặt Giáo Hội trao Hiến chương và nội quy Hội Dòng để các khấn sinh thực hiện luật sống xứng với cuộc đời dâng hiến.
Sau nghi thức khấn của các khấn sinh Tiên khấn, đến phiên các khấn sinh Vĩnh Khấn. Sau một thời gian học hỏi và tu tập, các chị này có ý chí tự nguyện dâng hiến trọn đời mình cho Đức Giêsu Kitô.
Trước vị đại diện Giáo Hội là Đức Tổng Giám Mục giáo phận, và trước mặt chị Tổng phụ trách, đại diện Hội Dòng, các chị đã xúc động tuyên khấn sống Ba Lời Khuyên Phúc Âm: Khiết tịnh, Khó nghèo và Vâng phục trong cảm xúc trào dâng của cộng đoàn, nhất là của gia đình các chị. Điều đó thể hiện người nữ tu mến Thánh Giá đang minh chứng cho một niềm tin không lay chuyển để đáp lại tiếng gọi của Chúa; và muốn biểu lộ một sự tự do từ bỏ sự tự do để hoàn toàn được tự do trong Tình Yêu Đức Kitô.
Cộng đoàn sốt sắng hát vang Kinh cầu các Thánh, hiệp ý cầu xin các Ngài luôn cầu bàu cho các khấn sinh là những người đã khấn hoàn toàn thuộc về Đức Kitô và hiến thân trọn vẹn cho Ngài.
Cuối cùng, Đức Tổng Giám Mục làm phép nhẫn giao ước và Thánh Giá, trao cho các khấn sinh vĩnh khấn, dấu chỉ của Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí để yêu mến Ngài trọn đời.
Các khấn sinh vĩnh khấn đón nhận và tôn vinh Thánh Giá trong tiếng hát “Vinh quang của ta là Thánh Giá Chúa Kitô…”. Cộng đoàn hân hoan vỗ tay chúc mừng các chị. Chị Tổng phụ trách và các chị đại diện thay mặt Hội Dòng, chúc mừng và đón nhận các chị chính thức là thành viên của Hội Dòng Mến Thánh Giá.
Sau Thánh Lễ, chị Tổng phụ trách thay mặt Hội Dòng, bày tỏ lòng tri ân đối với Đức Tổng Giám Mục Stêphanô, Đức Cha Phanxicô Xavie Giám Mục Phụ Tá, Đức Cha Giuse Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng, Đức Đan Viện Phụ Stêphanô Đan Viện Thiên An và các linh mục đồng tế, đồng thời ghi ân các vị ân nhân, thân nhân hiện diện cũng như vắng mặt, nhất là ghi ân các bậc cha mẹ đã tín nhiệm để trao phó người con thân yêu của mình cho Hội Dòng.
Sau phép lành kết thúc Thánh Lễ của Đức Tổng Giám Mục, các Giám mục và linh mục đã vui vẻ ở lại chụp hình lưu niệm và cùng chia vui với các Tân Khấn sinh trong ngày trọng đại này.
'Vatican và Hà Nội đã chính thức bang giao'
Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt
13:30 16/06/2011
'Vatican và Hà Nội đã chính thức bang giao'
Ðức Tổng Giám Mục Pierre Nguyễn Văn Tốt là sứ thần của Tòa Thánh Vatican tại Costa Rica.
Nhân dịp đến Quận Cam làm công tác mục vụ, Ngài đến thăm và dành cho Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây.
Sứ thần Tòa Thánh Vatican, Ðức Tổng Giám Mục Pierre Nguyễn Văn Tốt: “Tòa Thánh đã chính thức bang giao với Việt Nam.” (Hình: Hà Giang/Người Việt)
-Ðinh Quang Anh Thái (NV): Ðức tổng giám mục có thể cho độc giả Người Việt biết những nét tổng quát về xứ sở Costa Rica và công việc mục vụ của ngài tại đây.
-Ðức Tổng Giám Mục (TGM) Pierre Nguyễn Văn Tốt: Costa Rica là một quốc gia Trung Mỹ, phía Bắc giáp ranh Nicaragua, phía Nam với Panama, phía Tây là Thái Bình Dương và phía Ðông là Caribbean. Dân số xứ này 4 triệu, trong đó khoảng 3 triệu rưỡi là tín đồ Thiên Chúa Giáo.
Với tư cách sứ thần của Tòa Thánh, tôi là đại diện của Ðức Giáo Hoàng để liên lạc và làm việc với chính quyền sở tại và liên lạc với giáo hội tại đây.
Về công tác mục vụ, tôi không có nhiệm vụ với giáo hội tại Costa Rica nhưng vẫn thường xuyên gặp gỡ các giám mục, linh mục và giáo dân của giáo hội địa phương cũng như làm lễ cho giáo dân.
-NV: Ðồng bào mình hiện sinh sống tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, tại Costa Rica thì sao, thưa đức tổng giám mục?
-TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt: Người Việt mình tại Costa Rica thì có ông đại sứ Việt Nam nhưng văn phòng đặt tại Panama và một số đồng bào đến từ miền Trung sinh sống bằng nghề đánh cá. Tôi thấy tình cảnh của những đồng bào này cũng khổ cực và không rõ họ đến xứ này bằng con đường nào, tỵ nạn hay chính thức.
-NV: Mối quan hệ giữa đức tổng giám mục và ông đại sứ của nhà nước Hà Nội ra sao?
-TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt: Ông đại sứ có đến thăm tôi và có mời tôi sang Panama thăm văn phòng của ông nhưng tôi chưa có dịp sang thăm ông.
-NV: Cho tới giờ phút này, mối quan hệ của Tòa Thánh Vatican và nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra sao, thưa tổng giám mục?
-TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt: Tòa Thánh đã chính thức bang giao với Việt Nam. Ðức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm một đại diện Tòa Thánh là Ðức Cha Leopoldo Girelli làm sứ thần tại Việt Nam nhưng Ðức Cha Girelli chưa thường xuyên ở xứ của mình mà ngài ở Singapore và thỉnh thoảng qua làm việc tại Việt Nam.
-NV: Xin phép được hỏi lại đức tổng giám mục, như vậy là Tòa Thánh Vatican đã chính thức thiết lập bang giao với nhà nước Hà Nội?
-TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt: Khi Tòa Thánh đặt một vị sứ thần tại một quốc gia thì như vậy là đôi bên đã ký kết xong rồi.
-NV: Lãnh đạo của nhà nước Việt Nam, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã triều kiến Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức thứ 16 tại Vatican; vậy vị chủ chăn Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ có ý định đến thăm Việt Nam và phía lãnh đạo Hà Nội đã có bao giờ ngỏ lời mời Ðức Thánh Cha sang thăm Việt Nam chưa?
-TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt: Tôi biết các ngài lãnh đạo Việt Nam có đến thăm Ðức Giáo Hoàng nhưng hai bên nói chuyện như thế nào thì tôi không được rõ lắm. Xưa nay chưa có Ðức Giáo Hoàng nào đến thăm Việt Nam nhưng tôi hy vọng tương lai sẽ diễn ra một chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha tại xứ mình.
-NV: Ðức tổng giám mục có thể cho biết công tác mục vụ của ngài trong chuyến viếng thăm Mỹ lần này?
-TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt: Chủ ý là thăm bà con và bạn bè nhưng Cha Mai Khải Hoàn, chủ tịch Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam miền Tây-Nam Hoa Kỳ có mời tôi đến nói chuyện và tôi được biết ngài đang tổ chức công tác gây quỹ để xây lại nhà thờ La Vang ở Việt Nam.
Ðây là một công tác đòi hỏi thời gian và nhiều công sức, tôi thấy rất nhiều người đang tích cực hưởng ứng. Tôi hy vọng sẽ có thêm sự ủng hộ của mọi người cho công cuộc gây quỹ này.
-NV: Cám ơn đức tổng giám mục dành thì giờ trả lời phỏng vấn của Người Việt.
Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt
Ðức Tổng Giám Mục Pierre Nguyễn Văn Tốt là sứ thần của Tòa Thánh Vatican tại Costa Rica.
Nhân dịp đến Quận Cam làm công tác mục vụ, Ngài đến thăm và dành cho Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây.
Sứ thần Tòa Thánh Vatican, Ðức Tổng Giám Mục Pierre Nguyễn Văn Tốt: “Tòa Thánh đã chính thức bang giao với Việt Nam.” (Hình: Hà Giang/Người Việt)
-Ðinh Quang Anh Thái (NV): Ðức tổng giám mục có thể cho độc giả Người Việt biết những nét tổng quát về xứ sở Costa Rica và công việc mục vụ của ngài tại đây.
-Ðức Tổng Giám Mục (TGM) Pierre Nguyễn Văn Tốt: Costa Rica là một quốc gia Trung Mỹ, phía Bắc giáp ranh Nicaragua, phía Nam với Panama, phía Tây là Thái Bình Dương và phía Ðông là Caribbean. Dân số xứ này 4 triệu, trong đó khoảng 3 triệu rưỡi là tín đồ Thiên Chúa Giáo.
Với tư cách sứ thần của Tòa Thánh, tôi là đại diện của Ðức Giáo Hoàng để liên lạc và làm việc với chính quyền sở tại và liên lạc với giáo hội tại đây.
Về công tác mục vụ, tôi không có nhiệm vụ với giáo hội tại Costa Rica nhưng vẫn thường xuyên gặp gỡ các giám mục, linh mục và giáo dân của giáo hội địa phương cũng như làm lễ cho giáo dân.
-NV: Ðồng bào mình hiện sinh sống tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, tại Costa Rica thì sao, thưa đức tổng giám mục?
-TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt: Người Việt mình tại Costa Rica thì có ông đại sứ Việt Nam nhưng văn phòng đặt tại Panama và một số đồng bào đến từ miền Trung sinh sống bằng nghề đánh cá. Tôi thấy tình cảnh của những đồng bào này cũng khổ cực và không rõ họ đến xứ này bằng con đường nào, tỵ nạn hay chính thức.
-NV: Mối quan hệ giữa đức tổng giám mục và ông đại sứ của nhà nước Hà Nội ra sao?
-TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt: Ông đại sứ có đến thăm tôi và có mời tôi sang Panama thăm văn phòng của ông nhưng tôi chưa có dịp sang thăm ông.
-NV: Cho tới giờ phút này, mối quan hệ của Tòa Thánh Vatican và nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra sao, thưa tổng giám mục?
-TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt: Tòa Thánh đã chính thức bang giao với Việt Nam. Ðức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm một đại diện Tòa Thánh là Ðức Cha Leopoldo Girelli làm sứ thần tại Việt Nam nhưng Ðức Cha Girelli chưa thường xuyên ở xứ của mình mà ngài ở Singapore và thỉnh thoảng qua làm việc tại Việt Nam.
-NV: Xin phép được hỏi lại đức tổng giám mục, như vậy là Tòa Thánh Vatican đã chính thức thiết lập bang giao với nhà nước Hà Nội?
-TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt: Khi Tòa Thánh đặt một vị sứ thần tại một quốc gia thì như vậy là đôi bên đã ký kết xong rồi.
-NV: Lãnh đạo của nhà nước Việt Nam, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã triều kiến Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức thứ 16 tại Vatican; vậy vị chủ chăn Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ có ý định đến thăm Việt Nam và phía lãnh đạo Hà Nội đã có bao giờ ngỏ lời mời Ðức Thánh Cha sang thăm Việt Nam chưa?
-TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt: Tôi biết các ngài lãnh đạo Việt Nam có đến thăm Ðức Giáo Hoàng nhưng hai bên nói chuyện như thế nào thì tôi không được rõ lắm. Xưa nay chưa có Ðức Giáo Hoàng nào đến thăm Việt Nam nhưng tôi hy vọng tương lai sẽ diễn ra một chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha tại xứ mình.
-NV: Ðức tổng giám mục có thể cho biết công tác mục vụ của ngài trong chuyến viếng thăm Mỹ lần này?
-TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt: Chủ ý là thăm bà con và bạn bè nhưng Cha Mai Khải Hoàn, chủ tịch Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam miền Tây-Nam Hoa Kỳ có mời tôi đến nói chuyện và tôi được biết ngài đang tổ chức công tác gây quỹ để xây lại nhà thờ La Vang ở Việt Nam.
Ðây là một công tác đòi hỏi thời gian và nhiều công sức, tôi thấy rất nhiều người đang tích cực hưởng ứng. Tôi hy vọng sẽ có thêm sự ủng hộ của mọi người cho công cuộc gây quỹ này.
-NV: Cám ơn đức tổng giám mục dành thì giờ trả lời phỏng vấn của Người Việt.
Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể giáo xứ Nhượng Nghĩa
Tôma Trương Văn Ân
15:03 16/06/2011
Xem hình ảnh
Hội trại hè 2011 và lễ ra mắt Xứ Đoàn Thánh Linh :
Để chuẩn bị cho hội trại hè 2011 và buổi lễ ra mắt xứ Đoàn quan trọng này , các anh chị Trưởng phải lên chương trình , huấn luyện và tự huấn luyện , các chuẩn bị cần đủ mà lòng nhiệt thành lớn, vượt qua nhiều trở ngại , chỉ vì một mục đích mưu cầu lợi ích cho các em thiếu nhi. Anh đoàn Trưởng Micae Nguyễn Hữu Nghĩa chia sẻ với tôi : “Mình lo lắm , thật sự cũng chưa cứng cáp lắm, mới bước đầu chỉ lập ngành thiếu và ngành ấu, mong lời cầu nguyện và sự hướng dẫn tận tình của quý Cha, liên Đoàn các xứ Đoàn và mọi người” . Anh phó Phêrô Võ Thái Hoàng thì quả quyết : Tôi đi Trà Kiệu, 1 trong 3 điều mà tôi cầu nguyện là : “ xin cho buổi Lễ ra mắt và thành lập đoàn TNTT xứ Đoàn Thánh Linh Nhượng Nghĩa được thành công tốt đep. “
Chủ đề hội trại : NGUỒN SỐNG MỚI, như khát khao Nguồn Sống Linh Thánh, từ Bí Tích Thánh Thể ban dồi dào cho đoàn thiếu nhi.
Thứ bảy , 11/ 6 /2011 :
Mới sáng sớm, Tôi đã được đánh thức bởi nhiều cuộc điện thoại của bạn bè, phải đến đất trại ( sân nhà xứ ) , thì ra tôi phát hiện, con tôi cũng không ngũ được vì nao nức mong mau sáng đi dự hội trại. Tôi đến đất trại đã thấy các đội (đoàn TNTT Nhượng Nghĩa gồm 2 ngành , chia làm 6 đội ) đang nhận đất và làm lều trại.
8 giờ 30: sau hiệu còi tập trung, mọi kỹ năng sắp xếp đội hình được phát huy, chỉ vài phút, sau các khẩu lệnh đội trưởng, hàng lối thẳng tắp ngay ngắn Chào Cờ.Cha Quản xứ (tuyên Úy xứ Đoàn ) nhắc nhở vài vấn đề về kỷ luật và sự vâng phục, anh Trưởng xướng Kinh Chúa Thánh Thần, tuyên bố khai mạc hội trại, công bố các Trưởng trong các tiểu ban : thi đua, kỷ luật khen thưởng….. các trưởng tiểu ban công bố các nội qui cụ thể để mọi người cùng chấp hành.
Sau đó Cha tuyên Úy, Nữ Tu trợ Úy, Ban Điều Hành đến thăm từng lều trại và chấm điếm về mỹ thuật , ý nghĩa việc trang trí bàn thờ từng trại, mỗi trại có 1 em đại diện đội thuyết trình về việc trang trí đội của mình.
Tiếp tục là các trò chơi tập thể vui nhộn, ăn bánh tráng trên dây không cho dùng tay để cầm,chuyền bong bóng , xoay vòng tròn đá bóng, đổ nước vào chai, ăn chuối trên cần câu , làm mọi người có mặt cười ngặt nghẽo, Tôi cười ra cả nước mắt. Các em tập trung đội hình chơi trò chơi lớn, các bảng mật mã , tín hiệu ….được tất cả các em nghiên cứu dịch thuật để nhanh chóng vượt qua các chặng thử thách.
Ban Tổ Chức đã khéo léo dẫn dắt các em chơi trò chơi lớn Đi Tìm Kho Báu, mà cùng đích là Thánh Thể Chúa trong Nhà Chầu , để các em có những phút nói chuyện tâm tình với Chúa, múc lấy kho báu tình yêu thương của Chúa. Hoàn thành trò chơi lớn, tất cả tập trung múa đồng diễn chuẩn bị cho buổi lễ chính thức vào sáng mai.
Lúc 7:30 chiều là chương trình lửa trại, và 12 tiết mục văn nghệ bỏ túi mang tính nghệ thuật khá cao , được rất nhiều người cổ động , tán thưởng và ủng hộ. Có những em tính nhút nhát ít nói, vậy mà khi nhập vai trong các tiết mục lại nói có duyên và lưu loát làm ngạc nhiên nhiều người.
Kết thúc lửa trại , trong nghi thức Rước Lửa Về Tim và Sai Đi , lửa được đốt từ Nến Phục Sinh, từng vòng tròn lửa đi đều từ lớn đến nhỏ dần , nhìn từ trên cao như cột lửa của Thiên Chúa dẫn Dân Israel Mới, vượt bao nguy hiểm khó khăn để vào Đất Hứa .Với nến sáng trên tay các em , các em cố gắng sống và phải là nến sáng , là muối men cho các bạn bè của mình. Các em được bồi dưỡng trước lúc đi nghĩ trong các phòng học Giáo lý của nhà xứ, lều trại được các Trưởng thay phiên nhau canh giữ.
Chúa nhật , 12 / 6 / 2011 :
Sáng sớm lúc 7 giờ: màu cờ sắc áo, đội hình đã chỉnh tề, nhìn các em, Tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc, các em sắp được đoàn ngũ hóa, được thăng tiến cả Siêu nhiên và tự nhiên, các anh chị Trưởng ra vào điều hành nhịp nhàng làm tôi thán phục, trên nét mặt nụ cười rạng rỡ của các em như truyền niềm vui hạnh phúc đến mọi người.
Tiép đến Cha Marcello Đoàn Minh , Tuyên Úy liên Đoàn TNTT Thánh Tâm Giáo phận Đà Nẵng, anh Trưởng Phó liên Đoàn , các đại diện xứ Đoàn Ki Tô Vua Chính Trạch, Vinh Sơn Chính Tòa, Gioan Tiền Hô Tam Tòa đã đến trong tiếng vỗ tay hoan hô của các em thiếu nhi, và những bắt tay nồng ấm yêu thương tình anh em của các Trưởng.
Đoàn rước từ sân nhà xứ vào Thánh đường, Cha Phêrô Lê Hưng Quản xứ, tuyên Úy xứ Đoàn Chủ Tế, cùng đồng tế với Cha Marcello Đoàn Minh tuyên Úy liên đoàn. Sau bài đọc Phúc Âm , Nữ Tu trợ Úy giới thiệu với quý Cha, quý Trưởng và đoàn sinh những anh chị đã được bầu vào Ban Chấp Hành đoàn TNTT xứ Đoàn Thánh Linh, nhiêm kỳ 2011- 2013:
Đoàn Trưởng : Trưởng Micae Nguyễn Hữu Nghĩa
Đoàn phó Quản Trị : Trưởng Phêrô Võ Thái Hoàng
Đoàn phó Nghiên Huấn : Trưởng Phêrô Hoàng hải Thủy
Thư Ký : Trưởng Anna Trần Lý Thiên Kim
Thũ Quỹ : Trưởng Maria Madalena Lý Thị Tiến
Và nhiều anh chị trong các ban ngành .
Tiếp đó tất cả các Trưởng cùng tuyên hứa : chu toàn trách vụ, hết lòng cho việc Tông Đồ Hội Thánh, cho giới trẻ….thi hành những đường hướng của TNTT đề ra. Cha Tuyên Úy liên đoàn tuyên bố chính thức công nhận anh chị em là đoàn viên trong phong trào TNTT Việt Nam , trao Ủy nhiệm thư nên như chứng từ của Lòng Ưu Ái và Ơn lành của Thiên Chúa. Cha Chủ sự làm phép cờ, khăn quàng. Cờ được cắm vào nơi trang trọng bên phải Lễ đài, khăn quàng được các Trưởng phát cho các em đeo vào.
Sau đó, Cha Tuyên Úy liên đoàn long trọng : Thay mặt tổng Liên Đoàn TNTT VN, nhân danh là Tuyên Úy Liên Đoàn Thánh Tâm, chính thức đón nhận đoàn Thánh Linh Giáo xứ Nhượng Nghĩa vào Liên Đoàn TNTT VN Giáo phận Đà Nẵng, một tràng pháo tay rất dài đánh dấu cho sự kiện quan trọng này.
9 giờ 30 : kết thúc Thánh Lễ, đội hình được tập họp để Chào Cờ đoàn TNTT , chào quý Cha và quý Khách, các kỹ năng dàn , duyệt đội hình trong tiếng ca hùng tráng bài Thiếu Nhi Ca của Ngành Thiếu, và bài ca dịu dàng dễ thương Ấu Nhi Ca của Ngành Ấu, tiếp đó bài múa đồng diễn : “ Trong Chúa , Ta Là Tấm Bánh “ làm hài lòng quý khách và mọi người có mặt.
Anh Trưởng Liên Đoàn Thánh Tâm Đa minh Nguyễn Hữu Diệp, trao quyết định tiếp nhận xứ Đoàn Thánh Linh Nhượng Nghĩa vào Liên Đoàn Thánh Tâm Giáo phận Đà Nẵng, Anh vui vẻ nói trong tình anh em :” ….đây là xứ Đoàn thứ 9 , trong liên Đoàn Thánh Tâm Giáo phận Đà Nẵng, liên Đoàn sẽ hỗ trợ những gì xứ Đoàn Thánh Linh cần” . Các đại diện xứ Đoàn anh em đã trao tặng những lẵng hoa , hiện kim và những lời cầu nguyện , chúc mừng tốt đẹp nhất.
Bài múa đồng diễn Gieo Mầm Tin Yêu đã kết thúc 2 ngày hội trại và Lễ ra mắt tái thành lập Đoàn TNTT Xứ Đoàn Thánh Linh Nhượng Nghĩa một cách tốt đẹp !
Quá trình hình thành
Khi vừa thành lập Giáo xứ 1954, Cha tiên khởi Giuse Phạm Trọng Điều đã chú tâm cách đặc biệt đến tâm tình đạo đức, phát triển nhân cách các em đoàn thiếu nhi. Vì vậy * từ 1954 đến 1963 đoàn TNTT Giáo xứ phát triển rất mạnh , Cha sở làm tuyên Úy , ông Nguyễn Hùng(Đoàn Trưởng ) và ông Nguyễn Sĩ Tường ( Đoàn Phó ) .
1963 đến 1975 : các phong trào Công Giáo Tiến Hành , có đoàn Hùng Tâm Dũng Chí hoạt động mạnh trong việc đào tạo giáo dục thiếu nhi vào thời điểm đó, * đoàn TNTT được chuyển qua đoàn Hùng Tâm Dũng Chí liên đoàn Têrêxa , các Cha sở kế nhiệm , Cha Giuse Nguyễn Thanh Châu ( 1971-1973) , Cha Phêrô Trần Đức Triều (1973-1975 ) làm Tuyên Úy , anh GB Mai Văn Hồng Hiệp ( Đoàn Trưởng 1963-1972) , anh Phêrô Nguyễn Thiên ( Đoàn Phó1963-1972) )., và anh Antôn Mai Văn Huề ( Trưởng 1973-1975), chị Anna Hoàng Thị Thịnh ( Phó 1973-1975)
Sau 1975 , vì nhiều lý do khác nhau, các hoạt động bên ngoài của đoàn thiếu nhi không còn, nhưng việc bồi bổ Giáo lý và huấn luyện nhân cách cho thiếu nhi vẫn được các Cha kế nhiệm , các Nữ Tu Mến Thánh Giá Huế ( MTGH) giúp xứ, các anh chị Giáo lý viên ( Trưởng ) luôn quan tâm chăm sóc.
Những năm gần đây , phong trào đoàn TNTT Việt Nam tái lập và phát triển rộng khắp, đường hướng của phong trào TNTT hợp với việc giáo dục Đức Tin, nhân cách cho thiếu nhi , thiếu niên, cho các em những kỹ năng bổ ích trong cuộc sống hôm nay và tương lai. Trong tình hiệp thông liên đới , Ban Chấp Hành đoàn thiếu nhi Giáo xứ, có rất nhiều hy sinh cố gắng , cùng với Cha Quản xứ Phêrô Lê Hưng và quý Nữ Tu (MTGH) giúp xứ, đã tái lập đoàn TNTT……
Với quá trình chuẩn bị hơn 3 năm ( 2008-2011) , vừa tìm hiểu học hỏi, Giáo xứ đã gởi vài anh chị Trưởng đi dự các trại Sa Mạc huấn luyện của đoàn TNTT Việt Nam tại La Vang , Trà Kiệu và vài nơi khác. Trưởng đã được huấn luyện khi trở về lại huấn luyện cho các Trưởng không có điều kiện đi dự học.
Ngày 12 /6 / 2011 ,Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Linh , sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý, đoàn thiếu nhi Giáo xứ đã được Cha Marcello Đoàn Minh , tuyên Úy liên Đoàn TNTT Thánh Tâm Giáo phận Đà Nẵng, chính thức công nhận Xứ Đoàn Thánh Linh Nhượng Nghĩa , thuộc liên Đoàn Thánh Tâm trong phong trào TNTT Việt Nam.
Khóa gặp gỡ Giới Trưởng Thành, Của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp
Trần Văn Cảnh
19:45 16/06/2011
Khóa gặp gỡ Giới Trưởng Thành, Của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp
lần thứ XIII, tại ORSAY, từ 17 đến 19.06.2011
Từ sau 30/04/1975, người việt nam đến Pháp càng ngày càng đông, trong đó, số người công giáo tương đối quan trọng. Năm 1997, 17 cộng đoàn Công Giáo Việt Nam đã được thiết lập trên đắt Pháp. Mới đây, vào năm 2006, các tuyên úy đã ghi nhận 46 cộng đoàn. Trước sự kiện ấy, để làm việc mục vụ cho người công giáo việt nam, Hội Đồng Giám Mục Pháp đã quyết định thành lập một cơ cấu chính thức cho Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam. Đó là Đại Diện Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều Vụ bên cạnh các Tuyên Úy Việt Nam tại Pháp.Vị Đại Diện đầu tiên là cha Samuel Trương Đình Hoè, được bổ nhiệm ngày 9-6-1977.
Mười ba năm sau, năm 1990, trong nhiệm kỳ của Cha Mai Đức Vinh (Đại diện các tuyên úy VN tại Pháp: 1990 - 1996), Tuyên úy Đoàn đồng ý thành lập 2 ban mục vụ chuyên biệt, đặc trách Giới Trưởng Thành và Giới Trẻ. Sau đây, nhân dịp khóa gặp gỡ lần thứ XIII năm nay, xin tóm tắt đôi nét chính yếu về Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành.
1. Mục đích của Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành : Huấn luyện giáo dân, nhất là những người có tinh thần và khả năng đảm nhiệm các sinh hoạt của cộng Đoàn. Giúp họ ý thức đến những quyền lợi và trách nhiệm của một giáo dân trong cộng đoàn, trong Giáo hội và trong xã hội. Tạo cơ hội cho giáo dân thuộc các cộng đoàn quen biết nhau, nghe biết sinh hoạt của các cộng đoàn khác, hầu chia sẻ, liên đới và học hỏi lẫn nhau. Học hỏi đào sâu một chuyên đề hay một điểm nóng trong Giáo hội, trong Xã hội hay trong đời sống thường ngày của cộng đoàn và xã hội…
2. Thành viên Tuyên úy. Năm đầu tiên, 5 tuyên úy đã vui lòng xung vào Ban Mục Vụ Trưởng Thành : Cha Trần Ngọc Hải (trưởng ban), Cha Lê Văn Vĩnh, Cha Nguyễn Chí Thiết, sư huynh Bonaventura Trần Công Lao, nữ tu Michel Lộc. Các thành viên tuyên úy thay đổi theo nhiệm kỳ của Linh mục Đại Diện. Vì thế, năm 1997, sang nhiệm kỳ của Cha Đại Diện Clément Nguyễn Văn Thể, thành viên tuyên úy của Ban Mục Vụ Trưởng Thành là: Cha Mai Đức Vinh (trưởng ban), Cha Lê Văn Vĩnh, sư huynh Trần Công Lao, phó tế Nguyễn Văn Thạch, nữ tu Michel Lộc. Qua nhiệm kỳ Cha Lucas Hà Quang Minh (2004), thành viên tuyên úy không thay đổi, trừ nữ tu Michel Lộc (hưu trí) được thay thế bởi nữ tu Đỗ thị Lan.
Từ năm 2010, với cha Tổng Đại Diện Nguyễn Kim Sang, Ban Tuyên Úy Mục Vụ Trưởng Thành chính yếu gồm cha Lâm Thái Sơn, Sư Huynh Trần Công Lao, Nữ tu Đỗ Thị Lan,…
3. Thành viên Giáo dân. Vào khoá Gặp Gỡ khóa II, 1992, các tham dự viên đã bỏ phiếu chọn bốn giáo dân làm việc sát cánh với các tuyên úy trong Ban Mục Vụ Trưởng Thành, với nhiệm kỳ thay đổi tùy theo hoàn cảnh. Nhiệm kỳ đầu tiên (1992-1998): Ông Nguyễn Văn Hộ (Paris), Ông Jean René Trang (Lyon), bà Phạm Văn Bá (Reims), bà Nguyễn Thị Trung (Bordeaux). Nhiệm kỳ thứ hai (1998-2003): ông Tạ Đình Chung (Paris), ông Tạ Đình Phù (Nantes), bà Pommier Khỏe (Lyon), bà Đặng Thị Kim Phượng (Amiens). Nhiệm kỳ thứ ba (2003-): ông Nguyễn Ngọc Đỉnh (Paris), ông Nguyễn Xuân Tuệ (Rennes), Bà Delaprune Minh Tâm (Versaille), ông Đoàn Quốc Khánh (Orléans), bà Coissard Nguyễn Kim Phỉ (Clermond Ferrand).
4. Những quy định thực tế. Sau một năm dò dẫm, kể từ 1992, công việc tổ chức được quy định như sau:
- Cuối tuần học hỏi này được mang danh là ‘Khóa Gặp Gỡ'.
-Thời gian được ấn định cho khóa Gặp Gỡ là cuối tuần lễ Chúa Giêsu Lên Trời, tức từ chiều thứ năm đến hết trưa chúa nhật.
- Các tham dự viên khóa Gặp Gỡ II (1992) bầu phiếu bốn giáo dân để cùng làm việc với bốn tuyên úy với nhiệm kỳ dài ngắn tùy theo hoàn cảnh.
- Đề tài: do các tham dự viên khóa này trao đổi và chọn lựa đề tài cho khóa sau.
- Địa điểm: Năm khóa đầu, tức từ 1991-1996, địa điểm là bốn lần tại Maison Saint Joseph, Francheville, một lần tại Le Chatelard (1992, của Dòng Tên), Francheville. Kể từ 1997 (Khoá Gặp Gỡ VI) thay đổi nhiều nơi tại vùng Paris.
-Về phí tổn: Tuyên úy đoàn nhất trí: các phí tổn chung quỹ tuyên úy đoàn trang trải, tiền di chuyển của một tham dự viên do cộng đoàn địa phương đài thọ, tiền ỉn ở trong bốn ngày, tham dự viên trả một nửa và quỹ tuyên úy đoàn yểm trợ một nửa.
- Nguyên tắc mỗi năm tổ chức một khóa Gặp Gỡ, tuy nhiên sẽ tránh sự trùng điệp khi có một tổ chức chung nào khác (như Đại Hội Hành Hương).
5. Những năm có khóa Gặp Gỡ
Gặp Gỡ I, 1991: Từ 20-22.05.91, - tại Maison Saint Joseph, Francheville (Lyon) – theo đề tài ‘Vai trò và trách nhiệm của giáo dân dựa trên các văn kiện của Công Đồng Vatican II’ – với 57 tham dự viên thuộc 19 cộng đoàn.
Gặp Gỡ II, 1992, Từ 07-10.05.92, - tại Le Chatelard (Jésuite), Francheville (Lyon) - theo đề tài ‘Khai tâm và nhận diện thực chất của Giáo dân Việt Nam tại Pháp dựa trên các yếu tố thực tế - với 65 tham dự viên thuộc 21 cộng đoàn.
Gặp Gỡ III, 1993, Từ 20-23.05.93, - tại Maison Saint Joseph, Francheville (Lyon) – theo đề tài ‘Tìm hiểu một số các hội đoàn đang sinh hoạt trong các xứ đạo Pháp‘, - với 62 tham dự viên thuộc 22 cộng đoàn.
Gặp Gỡ IV, 1994: Từ 12-15.05.94, - tại Maison Saint Joseph, Francheville (Lyon) – theo đề tài ‘Giáo dục thanh thiếu niên trong môi trường gia đình Việt Nam tại xã hội Pháp’ – với 68 tham dự viên thuộc 23 cộng đoàn.
Gặp Gỡ V, 1996: Từ 16-19.05.96, - tại Maison Saint Joseph, Francheville (Lyon) – theo đề tài ‘Vai trò người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và cộng đoàn tại xã hội Pháp’ – với 60 tham dự viên thuộc 20 cộng đoàn.
Gặp Gỡ VI, 1999, từ 13-16.05.99, - tại Notre-Dame du Cénacle, 68 av de Paris, 78000 Versailles, - theo đề tài ‘Đào tạo nhân sự cộng đoàn’ - với 68 tham dự viên thuộc 21 cộng đoàn.
Gặp Gỡ VII, 2001, - Từ 24-27.05.01, - Notre-Dame du Cénacle, 68 ave de Paris, 78000 Versailles, theo đề tài ‘Những yếu tố làm sống cộng đoàn’- với 62 tham dự viên thuộc 19 cộng đoàn.
Gặp Gỡ VIII, 2002: Từ 29-31.05.02, - tại Acceuil Saint Jean Baptiste, 89 rue Jean Jaurès, 93470 Coubron, - theo ÇŠ tài ‘Từ mọi ngôn ngữ và mọi văn hóa, chúng ta phải cùng nhau sống và trª nên một Giáo Hội có sứ mệnh trình bày Đức tin trên lãnh thổ có nhiều người di cư này‘ (Tài liệu của UBGMNKV), - với 65 tham dự viên thuộc 22 cộng đoàn.
Gặp Gỡ IX, 2004: Từ 20-23.05.04, - tại Acceuil Saint Jean Baptiste, 89 rue Jean Jaurès, 93470 Coubron – theo đề tài ‘Hôn nhân dị giáo và hôn nhân dị chủng‘, - với 64 tham dự viên thuộc 21 cộng đoàn.
Gặp Gỡ X, 2005 : Từ 05-08.05.05, - tại Maison diocésaine, 10 rue de la Trinité, 86034 Poitiers, - theo đề tài ‘Khác biệt giữa các tôn giáo‘ (Đạo nào cũng giống nhau?), - với 68 người tham dự thuộc 23 cộng đoàn.
Gặp Gỡ XI, 2008 : Từ 01-04.05.08, - tại Nhà Mẹ, Nhà Dòng Les Filles de la Croix. LA PUYE, gần thành phố POITIERS -Về đề tài : « Những thách đố hôm nay »
Gặp Gỡ XII, 2009 : Từ 21-24.05.09, - tại La Clarté – Dieu, 95 Rue Paris, 91400 Orsay
01 69 28 45 71- về đề tài « Đức Ái » với 68 người tham dự thuộc 22 cộng đoàn.
Năm nay, lần Gặp Gỡ XIII, từ 17 đến 19.06.2011, tại Trung Tâm Ánh Quang, La Clarté – Dieu, 95 Rue Paris, 91400 Orsay. Tél. : 01 69 28 45 71.
Đề tài học hỏi sẽ là « Giáo dục tâm linh và sinh lý trong các gia đình công giáo việt nam hôm nay ».
Xin chúc các hội thảo viên thực hiện một cuộc hội học và trao đổi với nhiều kết quả tốt đẹp.
Paris, ngày 16 tháng 06 năm 2011
Trần Văn Cảnh
lần thứ XIII, tại ORSAY, từ 17 đến 19.06.2011
Từ sau 30/04/1975, người việt nam đến Pháp càng ngày càng đông, trong đó, số người công giáo tương đối quan trọng. Năm 1997, 17 cộng đoàn Công Giáo Việt Nam đã được thiết lập trên đắt Pháp. Mới đây, vào năm 2006, các tuyên úy đã ghi nhận 46 cộng đoàn. Trước sự kiện ấy, để làm việc mục vụ cho người công giáo việt nam, Hội Đồng Giám Mục Pháp đã quyết định thành lập một cơ cấu chính thức cho Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam. Đó là Đại Diện Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều Vụ bên cạnh các Tuyên Úy Việt Nam tại Pháp.Vị Đại Diện đầu tiên là cha Samuel Trương Đình Hoè, được bổ nhiệm ngày 9-6-1977.
Mười ba năm sau, năm 1990, trong nhiệm kỳ của Cha Mai Đức Vinh (Đại diện các tuyên úy VN tại Pháp: 1990 - 1996), Tuyên úy Đoàn đồng ý thành lập 2 ban mục vụ chuyên biệt, đặc trách Giới Trưởng Thành và Giới Trẻ. Sau đây, nhân dịp khóa gặp gỡ lần thứ XIII năm nay, xin tóm tắt đôi nét chính yếu về Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành.
1. Mục đích của Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành : Huấn luyện giáo dân, nhất là những người có tinh thần và khả năng đảm nhiệm các sinh hoạt của cộng Đoàn. Giúp họ ý thức đến những quyền lợi và trách nhiệm của một giáo dân trong cộng đoàn, trong Giáo hội và trong xã hội. Tạo cơ hội cho giáo dân thuộc các cộng đoàn quen biết nhau, nghe biết sinh hoạt của các cộng đoàn khác, hầu chia sẻ, liên đới và học hỏi lẫn nhau. Học hỏi đào sâu một chuyên đề hay một điểm nóng trong Giáo hội, trong Xã hội hay trong đời sống thường ngày của cộng đoàn và xã hội…
2. Thành viên Tuyên úy. Năm đầu tiên, 5 tuyên úy đã vui lòng xung vào Ban Mục Vụ Trưởng Thành : Cha Trần Ngọc Hải (trưởng ban), Cha Lê Văn Vĩnh, Cha Nguyễn Chí Thiết, sư huynh Bonaventura Trần Công Lao, nữ tu Michel Lộc. Các thành viên tuyên úy thay đổi theo nhiệm kỳ của Linh mục Đại Diện. Vì thế, năm 1997, sang nhiệm kỳ của Cha Đại Diện Clément Nguyễn Văn Thể, thành viên tuyên úy của Ban Mục Vụ Trưởng Thành là: Cha Mai Đức Vinh (trưởng ban), Cha Lê Văn Vĩnh, sư huynh Trần Công Lao, phó tế Nguyễn Văn Thạch, nữ tu Michel Lộc. Qua nhiệm kỳ Cha Lucas Hà Quang Minh (2004), thành viên tuyên úy không thay đổi, trừ nữ tu Michel Lộc (hưu trí) được thay thế bởi nữ tu Đỗ thị Lan.
Từ năm 2010, với cha Tổng Đại Diện Nguyễn Kim Sang, Ban Tuyên Úy Mục Vụ Trưởng Thành chính yếu gồm cha Lâm Thái Sơn, Sư Huynh Trần Công Lao, Nữ tu Đỗ Thị Lan,…
3. Thành viên Giáo dân. Vào khoá Gặp Gỡ khóa II, 1992, các tham dự viên đã bỏ phiếu chọn bốn giáo dân làm việc sát cánh với các tuyên úy trong Ban Mục Vụ Trưởng Thành, với nhiệm kỳ thay đổi tùy theo hoàn cảnh. Nhiệm kỳ đầu tiên (1992-1998): Ông Nguyễn Văn Hộ (Paris), Ông Jean René Trang (Lyon), bà Phạm Văn Bá (Reims), bà Nguyễn Thị Trung (Bordeaux). Nhiệm kỳ thứ hai (1998-2003): ông Tạ Đình Chung (Paris), ông Tạ Đình Phù (Nantes), bà Pommier Khỏe (Lyon), bà Đặng Thị Kim Phượng (Amiens). Nhiệm kỳ thứ ba (2003-): ông Nguyễn Ngọc Đỉnh (Paris), ông Nguyễn Xuân Tuệ (Rennes), Bà Delaprune Minh Tâm (Versaille), ông Đoàn Quốc Khánh (Orléans), bà Coissard Nguyễn Kim Phỉ (Clermond Ferrand).
4. Những quy định thực tế. Sau một năm dò dẫm, kể từ 1992, công việc tổ chức được quy định như sau:
- Cuối tuần học hỏi này được mang danh là ‘Khóa Gặp Gỡ'.
-Thời gian được ấn định cho khóa Gặp Gỡ là cuối tuần lễ Chúa Giêsu Lên Trời, tức từ chiều thứ năm đến hết trưa chúa nhật.
- Các tham dự viên khóa Gặp Gỡ II (1992) bầu phiếu bốn giáo dân để cùng làm việc với bốn tuyên úy với nhiệm kỳ dài ngắn tùy theo hoàn cảnh.
- Đề tài: do các tham dự viên khóa này trao đổi và chọn lựa đề tài cho khóa sau.
- Địa điểm: Năm khóa đầu, tức từ 1991-1996, địa điểm là bốn lần tại Maison Saint Joseph, Francheville, một lần tại Le Chatelard (1992, của Dòng Tên), Francheville. Kể từ 1997 (Khoá Gặp Gỡ VI) thay đổi nhiều nơi tại vùng Paris.
-Về phí tổn: Tuyên úy đoàn nhất trí: các phí tổn chung quỹ tuyên úy đoàn trang trải, tiền di chuyển của một tham dự viên do cộng đoàn địa phương đài thọ, tiền ỉn ở trong bốn ngày, tham dự viên trả một nửa và quỹ tuyên úy đoàn yểm trợ một nửa.
- Nguyên tắc mỗi năm tổ chức một khóa Gặp Gỡ, tuy nhiên sẽ tránh sự trùng điệp khi có một tổ chức chung nào khác (như Đại Hội Hành Hương).
5. Những năm có khóa Gặp Gỡ
Gặp Gỡ I, 1991: Từ 20-22.05.91, - tại Maison Saint Joseph, Francheville (Lyon) – theo đề tài ‘Vai trò và trách nhiệm của giáo dân dựa trên các văn kiện của Công Đồng Vatican II’ – với 57 tham dự viên thuộc 19 cộng đoàn.
Gặp Gỡ II, 1992, Từ 07-10.05.92, - tại Le Chatelard (Jésuite), Francheville (Lyon) - theo đề tài ‘Khai tâm và nhận diện thực chất của Giáo dân Việt Nam tại Pháp dựa trên các yếu tố thực tế - với 65 tham dự viên thuộc 21 cộng đoàn.
Gặp Gỡ III, 1993, Từ 20-23.05.93, - tại Maison Saint Joseph, Francheville (Lyon) – theo đề tài ‘Tìm hiểu một số các hội đoàn đang sinh hoạt trong các xứ đạo Pháp‘, - với 62 tham dự viên thuộc 22 cộng đoàn.
Gặp Gỡ IV, 1994: Từ 12-15.05.94, - tại Maison Saint Joseph, Francheville (Lyon) – theo đề tài ‘Giáo dục thanh thiếu niên trong môi trường gia đình Việt Nam tại xã hội Pháp’ – với 68 tham dự viên thuộc 23 cộng đoàn.
Gặp Gỡ V, 1996: Từ 16-19.05.96, - tại Maison Saint Joseph, Francheville (Lyon) – theo đề tài ‘Vai trò người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và cộng đoàn tại xã hội Pháp’ – với 60 tham dự viên thuộc 20 cộng đoàn.
Gặp Gỡ VI, 1999, từ 13-16.05.99, - tại Notre-Dame du Cénacle, 68 av de Paris, 78000 Versailles, - theo đề tài ‘Đào tạo nhân sự cộng đoàn’ - với 68 tham dự viên thuộc 21 cộng đoàn.
Gặp Gỡ VII, 2001, - Từ 24-27.05.01, - Notre-Dame du Cénacle, 68 ave de Paris, 78000 Versailles, theo đề tài ‘Những yếu tố làm sống cộng đoàn’- với 62 tham dự viên thuộc 19 cộng đoàn.
Gặp Gỡ VIII, 2002: Từ 29-31.05.02, - tại Acceuil Saint Jean Baptiste, 89 rue Jean Jaurès, 93470 Coubron, - theo ÇŠ tài ‘Từ mọi ngôn ngữ và mọi văn hóa, chúng ta phải cùng nhau sống và trª nên một Giáo Hội có sứ mệnh trình bày Đức tin trên lãnh thổ có nhiều người di cư này‘ (Tài liệu của UBGMNKV), - với 65 tham dự viên thuộc 22 cộng đoàn.
Gặp Gỡ IX, 2004: Từ 20-23.05.04, - tại Acceuil Saint Jean Baptiste, 89 rue Jean Jaurès, 93470 Coubron – theo đề tài ‘Hôn nhân dị giáo và hôn nhân dị chủng‘, - với 64 tham dự viên thuộc 21 cộng đoàn.
Gặp Gỡ X, 2005 : Từ 05-08.05.05, - tại Maison diocésaine, 10 rue de la Trinité, 86034 Poitiers, - theo đề tài ‘Khác biệt giữa các tôn giáo‘ (Đạo nào cũng giống nhau?), - với 68 người tham dự thuộc 23 cộng đoàn.
Gặp Gỡ XI, 2008 : Từ 01-04.05.08, - tại Nhà Mẹ, Nhà Dòng Les Filles de la Croix. LA PUYE, gần thành phố POITIERS -Về đề tài : « Những thách đố hôm nay »
Gặp Gỡ XII, 2009 : Từ 21-24.05.09, - tại La Clarté – Dieu, 95 Rue Paris, 91400 Orsay
01 69 28 45 71- về đề tài « Đức Ái » với 68 người tham dự thuộc 22 cộng đoàn.
Năm nay, lần Gặp Gỡ XIII, từ 17 đến 19.06.2011, tại Trung Tâm Ánh Quang, La Clarté – Dieu, 95 Rue Paris, 91400 Orsay. Tél. : 01 69 28 45 71.
Đề tài học hỏi sẽ là « Giáo dục tâm linh và sinh lý trong các gia đình công giáo việt nam hôm nay ».
Xin chúc các hội thảo viên thực hiện một cuộc hội học và trao đổi với nhiều kết quả tốt đẹp.
Paris, ngày 16 tháng 06 năm 2011
Trần Văn Cảnh
Văn Hóa
Nhân dịp mừng ngày ''Hiền Phụ'' Xin gửi Videoclip bài hát ''Tình Cha''
Phạm Trung
07:34 16/06/2011
Nhạc: Phạm Trung
Thơ: Lm Nguyễn Tầm Thường.
Tiếng hát: Mai Thảo
Xin chúc quý vị một ngày Hiền Phụ vui tươi và hạnh phúc.
Thơ: Lm Nguyễn Tầm Thường.
Tiếng hát: Mai Thảo
Xin chúc quý vị một ngày Hiền Phụ vui tươi và hạnh phúc.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Nhỏ Bên Đường – Little Flowers.
Richard Drysdale
21:35 16/06/2011
HOA NHỎ BÊN ĐƯỜNG – Little Flowers.
Ảnh của Richard Drysdale
Anh thương lắm một loài hoa cỏ dại
Nhỏ nhoi một mình, heo hắt bụi đường xa..
(Trích thơ của Khải Nguyên)
A flower grew out of the ground
A tiny flower from the dirt
A tiny living soul from underground
A baby crawling from the dirt
A little innocence of wild color
A tiny spark of hope..
(Dmitriy Kokarev)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Richard Drysdale
Anh thương lắm một loài hoa cỏ dại
Nhỏ nhoi một mình, heo hắt bụi đường xa..
(Trích thơ của Khải Nguyên)
A flower grew out of the ground
A tiny flower from the dirt
A tiny living soul from underground
A baby crawling from the dirt
A little innocence of wild color
A tiny spark of hope..
(Dmitriy Kokarev)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền