Phụng Vụ - Mục Vụ
Cáo mình
Lm Vũđình Tường
07:04 15/06/2012
Bạn tôi chèo đò qua sông kiếm sống. Anh chèo chuyên nghiệp. Nghề của anh. Chén cơm, manh áo của anh. Dân địa phương biết ơn việc làm tốt của anh. Du khách qua đò phiền trách anh. Người cho là anh chèo đò quá tệ, thiếu kinh nghiệm. Kẻ khác than tại gió to, sóng lớn. Rồi chê chiếc đò mong manh. Kết án chủ đò tham quá tải. Chê bến đò đặt sai chỗ. Hỏi tại sao không làm cầu? Đề nghị dùng phà thay vì đò. Du khách đổ lỗi lung tung. Tại mưa to, gió lớn. Tại chủ đò tham, kém tay nghề. Khách không biết chính họ thiếu kinh nghiệm đi đò qua sông. Ngồi trên sông, cỡi đầu ngọn sóng, chèo ngược gió, khách đi đò giẫy như sâu, ngồi không yên, ngả nghiêng làm sao thuyền xuôi mái êm ả được. Bạn tôi nói ‘Đời lạ lắm. Ít ai nhận lỗi. Trời không sai thì thiên hạ trật; mình tôi đúng’. Tôi nói với anh ‘không phải thế đâu. Giáo Hội dậy mỗi ngày nhớ đọc kinh Cáo Mình. Ngưng lại câu: Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.’ Không phải lỗi ai khác; lỗi tại tôi.
Thời các tông đồ chưa có kinh Cáo Mình nhưng các ngài sống tinh thần kinh Cáo Mình khi đức tin chao đảo. Thời gian theo Thầy các ngài có lúc tranh biện ai thầy, ai tớ. Tuy nhiên không bao giờ kết án. Không tìm thấy một câu, một chữ Kinh Thánh ghi lại các ông kết án nhau. Các tông đồ biết rõ Thầy mình vô tội. Thánh Gioan 18,38 thuật chính Philatô thốt ra câu này ba lần.‘Ta không tìm thấy lí do nào để kết tội ông ấy’. Sau khi cho đánh đòn Philatô điệu Chúa Giêsu ra trước dân tuyên án ‘Các ngươi biết là ta không thấy lí do nào để kết tội ông ấy’ (19,4) và lần thứ ba dân chúng đòi đóng đinh Chúa, Philatô lập lại câu trên (19,6).
Thánh Marcô 14,57 cho biết Các tông đồ biết rõ ‘nhiều kẻ đưa chứng gian tố cáo Thầy. Các chứng ấy không ăn khớp với nhau.’ Mathêu 27,24 Philatô trình bày tâm trạng mình trước đám đông ‘Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các ngươi liệu lấy’
Thánh Luca 23,11 thuật lại ‘Vua Hêrôđê và bọn lính khinh dể Người, khoác cho Người một chiếc áo rực rỡ mà chế diễu’.
Biết rõ Thầy bị kết án oan, vì ghen tức của các thượng tế. Họ làm chứng gian, thay đổi cách tố cáo chuyển từ lí do chính trị sang lãnh vực tôn giáo. Tố cáo ông này nói phá hủy đền thờ đi và trong ba ngày xây dựng lại. Tự xưng mình làm vua, làm Con Thiên Chúa, coi mình ngang hàng với Thiên Chúa. Biết Thầy bị oan vì ghen tức của một số người nhưng các tông đồ giữ được thái độ bình tĩnh khi đối thoại với nhau. Không tố cáo nhau, không chỉ trích, phê bình, không kiện tụng, thơ rơi. Không có nạn chia bè, lập phái, biểu tình chống đối. Không có lập mưu kế, hại người. Các tông đồ sống trong kinh hoàng, trốn chui nhủi nhưng lòng không nuôi hận thù. Vẫn cáo mình. Tự kiểm lời nói.
Người ta chê Giuđa là ‘quan thầy’ những tay bội phản nhưng qua cách hành xử chúng ta thấy nơi ông có lòng thống hối, khiêm hạ và ăn năn. Thánh Mathêu 27,4 thuật Giuđa cáo mình nhận ra điều lỗi, ông trả tiền lại cho các thượng tế và kỳ mục nói: ‘Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan’.
Lời tâm sự của hai môn đệ trên đường Emaus (Lc24,20) nói Đức Kitô là ‘ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như trong lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá’. Có mấy bà trong nhóm làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ra mộ nhưng không thấy xác Người. Chúng ta thấy ngôn từ của họ, không kết án, không căm hờn, chửi rủa. Người ra lệnh giết Thầy nhưng vẫn một mực kính trọng ‘các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta’. Tin các bà đồn đãi Chúa đã sống lại. Khó tin. Đáng nghi. Các ông diễn tả đơn giản điều đó ‘làm chúng tôi kinh ngạc’. Cáo mình các ông nhận ra sự thật. Trách mình, không trách ai khác. Thánh Luca 24,31 thuật khi nhìn thấy Chúa cầm bánh, dâng lời chúc tụng rồi bẻ ra trao cho họ. Phúc âm thuật ‘Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. Họ mới bảo nhau: Dọc đường khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?’. Lòng chúng ta tối tăm. Dạ chúng ta không bừng sáng nên chúng ta không nhận ra Chúa khi Người cùng đi chung đường.
Ngay đêm đó họ lên đường về Giêrusalem gặp bạn hữu. Thuật việc thấy Chúa. Các tông đồ khác cũng thuật truyện gặp lại Thầy, lời họ khiêm tốn, yêu thương. Không khoe khoang tôi thấy Thầy trước. Người duy nhất không tin là Tôma. Ông tâm sự khi nào thấy ông sẽ tin. Đơn giản lắm, không tranh biện. Chuyện của Tôma chúng ta dành cho dịp khác. Chúng ta học và bắt chước cách thức các tông đồ cư xử với nhau khi có biến cố xảy đến. Tránh kết án, tránh làm ồn, to chuyện. Học cách cáo mình mỗi ngày là điều trọn hảo nhất. Cáo mình không phải để tự hào nhưng để trở nên tốt hơn. Người môn đệ chân chính cần cáo mình mỗi ngày.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Thời các tông đồ chưa có kinh Cáo Mình nhưng các ngài sống tinh thần kinh Cáo Mình khi đức tin chao đảo. Thời gian theo Thầy các ngài có lúc tranh biện ai thầy, ai tớ. Tuy nhiên không bao giờ kết án. Không tìm thấy một câu, một chữ Kinh Thánh ghi lại các ông kết án nhau. Các tông đồ biết rõ Thầy mình vô tội. Thánh Gioan 18,38 thuật chính Philatô thốt ra câu này ba lần.‘Ta không tìm thấy lí do nào để kết tội ông ấy’. Sau khi cho đánh đòn Philatô điệu Chúa Giêsu ra trước dân tuyên án ‘Các ngươi biết là ta không thấy lí do nào để kết tội ông ấy’ (19,4) và lần thứ ba dân chúng đòi đóng đinh Chúa, Philatô lập lại câu trên (19,6).
Thánh Marcô 14,57 cho biết Các tông đồ biết rõ ‘nhiều kẻ đưa chứng gian tố cáo Thầy. Các chứng ấy không ăn khớp với nhau.’ Mathêu 27,24 Philatô trình bày tâm trạng mình trước đám đông ‘Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các ngươi liệu lấy’
Thánh Luca 23,11 thuật lại ‘Vua Hêrôđê và bọn lính khinh dể Người, khoác cho Người một chiếc áo rực rỡ mà chế diễu’.
Biết rõ Thầy bị kết án oan, vì ghen tức của các thượng tế. Họ làm chứng gian, thay đổi cách tố cáo chuyển từ lí do chính trị sang lãnh vực tôn giáo. Tố cáo ông này nói phá hủy đền thờ đi và trong ba ngày xây dựng lại. Tự xưng mình làm vua, làm Con Thiên Chúa, coi mình ngang hàng với Thiên Chúa. Biết Thầy bị oan vì ghen tức của một số người nhưng các tông đồ giữ được thái độ bình tĩnh khi đối thoại với nhau. Không tố cáo nhau, không chỉ trích, phê bình, không kiện tụng, thơ rơi. Không có nạn chia bè, lập phái, biểu tình chống đối. Không có lập mưu kế, hại người. Các tông đồ sống trong kinh hoàng, trốn chui nhủi nhưng lòng không nuôi hận thù. Vẫn cáo mình. Tự kiểm lời nói.
Người ta chê Giuđa là ‘quan thầy’ những tay bội phản nhưng qua cách hành xử chúng ta thấy nơi ông có lòng thống hối, khiêm hạ và ăn năn. Thánh Mathêu 27,4 thuật Giuđa cáo mình nhận ra điều lỗi, ông trả tiền lại cho các thượng tế và kỳ mục nói: ‘Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan’.
Lời tâm sự của hai môn đệ trên đường Emaus (Lc24,20) nói Đức Kitô là ‘ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như trong lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá’. Có mấy bà trong nhóm làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ra mộ nhưng không thấy xác Người. Chúng ta thấy ngôn từ của họ, không kết án, không căm hờn, chửi rủa. Người ra lệnh giết Thầy nhưng vẫn một mực kính trọng ‘các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta’. Tin các bà đồn đãi Chúa đã sống lại. Khó tin. Đáng nghi. Các ông diễn tả đơn giản điều đó ‘làm chúng tôi kinh ngạc’. Cáo mình các ông nhận ra sự thật. Trách mình, không trách ai khác. Thánh Luca 24,31 thuật khi nhìn thấy Chúa cầm bánh, dâng lời chúc tụng rồi bẻ ra trao cho họ. Phúc âm thuật ‘Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. Họ mới bảo nhau: Dọc đường khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?’. Lòng chúng ta tối tăm. Dạ chúng ta không bừng sáng nên chúng ta không nhận ra Chúa khi Người cùng đi chung đường.
Ngay đêm đó họ lên đường về Giêrusalem gặp bạn hữu. Thuật việc thấy Chúa. Các tông đồ khác cũng thuật truyện gặp lại Thầy, lời họ khiêm tốn, yêu thương. Không khoe khoang tôi thấy Thầy trước. Người duy nhất không tin là Tôma. Ông tâm sự khi nào thấy ông sẽ tin. Đơn giản lắm, không tranh biện. Chuyện của Tôma chúng ta dành cho dịp khác. Chúng ta học và bắt chước cách thức các tông đồ cư xử với nhau khi có biến cố xảy đến. Tránh kết án, tránh làm ồn, to chuyện. Học cách cáo mình mỗi ngày là điều trọn hảo nhất. Cáo mình không phải để tự hào nhưng để trở nên tốt hơn. Người môn đệ chân chính cần cáo mình mỗi ngày.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Hạt giống mọc lên
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:19 15/06/2012
Chúa nhật 11 B
Vào một đêm nọ, người phụ nữ nằm mơ. Chị thấy mình bước vào một siêu thị. Khách hàng tấp nập. Có một quày hàng đặc biệt, người ta chen chân không lọt. Chị ngạc nhiên thấy Chúa Giêsu đứng bán ở quày hàng này.
Chờ đợi đến phiên mình, chị hỏi: Chúa mà cũng bán hàng sao? Chúa bán cái gì ở đây vậy?
Chúa trả lời: Ta bán mọi sự con đang ước muốn trong trái tim con.
Chị nói liền một hồi: Thưa Chúa, con muốn có bình an, có tình yêu, có hạnh phúc, có khôn ngoan và tự do không sợ hãi. Suy nghĩ một lúc, chị lại thêm: không chỉ cho con mà thôi nhưng còn cho chồng, cho con và cho những người thân yêu của con nữa.
Chúa mỉm cười và nói: hỡi con yêu dấu, ở đây,Ta không bán hoa trái mà chỉ bán hạt giống thôi. (Anthony de Mello).
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn hạt giống để rao giảng về Nước Thiên Chúa. Hình ảnh cụ thể và dễ hiểu. Nước Thiên Chúa giống như người nông dân gieo hạt xuống đất. Hạt giống âm thầm nẩy mầm, phát triển và sinh bông hạt. Cũng vậy, hạt giống Lời Chúa được gieo vào lòng thế giới và gieo vào lòng người sẽ nảy mầm và sinh nhiều hoa trái tốt lành. Nước Thiên Chúa là vương quốc của tình yêu, của sự thật không ngừng tăng trưởng dọc dài thời gian của lịch sử nhân loại. Không ai có thể ngăn cản sự phát triển của Nước Thiên Chúa.
Dụ ngôn “Hạt lúa âm thầm mọc lên” (x. Mc 4,26-29) chính là hình ảnh của Tin mừng chan hoà trong một nền văn hoá.
Hạt giống Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô đã đến với quê hương Việt Nam gần năm thế kỷ.Trước đó cả ngàn năm đã có ba tôn giáo lớn là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và Tín Ngưỡng dân gian ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam. Phong tục tập quán, văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, đã được nhào luyện bởi tất cả những mầm sống cũng như giới hạn các tín ngưỡng đó.
Trên nền tảng một đời sống tâm linh phong phú mà Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và nhất là Ðạo Ông Bà đã xây dựng từ hơn một ngàn năm, hạt giống Tin Mừng đã nẩy mầm và trổ sinh nhiều hoa trái. Tinh thần hiếu khách, lòng bao dung làm cho người Việt Nam sẵn sàng tiếp xúc với những người tỏ ra có thiện cảm với mình, cho dù họ từ xa đến. Với những đức tính như lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới trong gia đình, với một tâm hồn yêu thích tĩnh mịch và chiêm niệm, người Việt Nam là một mãnh đất tốt để đón nhận những giá trị thiêng liêng hàm chứa trong Tin Mừng.
Nhờ các nhà truyền giáo, từ các thế hệ tiền nhân, người Việt đã nhận lãnh nhiều điều tốt lành: những thường thức về vệ sinh, khoa học, những hiểu biết mới, những đồ vật quý hiếm cũng như những trợ giúp vật chất dù rất khiêm tốn, những nhân vật thánh thiêng đầy nhân ái... khiến họ, nhất là những người thuộc lớp bình dân, sẵn sàng đón nhận giáo lý mà những người tốt lành như vậy mang đến cho họ. Nhờ đó những tập tục phi lý và phi nhân (bùa mê, sát tế) như một gánh nặng đè lên cuộc đời của họ nay được cởi bỏ. Khi đã tìm gặp một vị thần đầy yêu thương, họ liền cảm thấy được giải thoát và tin theo.
Rao giảng Tin Mừng cho họ cần gắn liền với phát triển cuộc sống, quan tâm săn sóc sức khỏe, nâng cao văn hóa giáo dục. Người truyền giáo cần phải sống giữa những anh chị em nầy và chia sẽ đời sống của họ. Ðó là điều cần phải làm trước tiên và đó là chìa khóa thành công của một nhà truyền giáo thật sự. Cần huấn luyện những cá nhân trưởng thành và những tổ chức tự lập ngõ hầu những thành phần của địa phương có thể rao giảng phúc âm cho chính đồng bào của họ và cung cấp những giáo dân có đức tin vừng mạnh, có trình độ trí thức tốt, có khả năng làm việc cách hăng say giữa anh chị em mình.
Tôi vừa mới đi du lịch hành hương đất nước Hàn Quốc(10-15/6/2012). Theo linh mục Piero Gheddo, thuộc Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Milano: “Trong suốt 50 năm qua có lẽ đã không có quốc gia nào trên thế giới có được sự phát triển liên tục trên mọi bình diện chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo như Hàn Quốc. Sự phát triển mạnh mẽ này cũng xảy ra đối với Kitô giáo nữa. Thật thế, từ năm 1960 đến năm 2010, dân số Hàn Quốc từ 23 triệu đã tăng lên 48 triệu người. Lợi tức bình quân tính trên đầu người gia tăng từ 1.300 USD lên 19.500 USD hằng năm. Số Kitô hữu từ 2% tăng lên 30%, trong đó có khoảng 11% là tín hữu Công giáo, tức khoảng 5,4 triệu. Số linh mục từ 250 lên đến 5.000”. (Nhật báo Avvenire (Tương lai), cơ quan ngôn luận chính thức của Hội đồng Giám mục Italia số ra ngày 8-4-2012).
Với 5.000 linh mục hiện nay, tính bình quân, mỗi vị coi sóc 1.100 tín hữu. Hồi năm 2008, số tín hữu Công giáo đã vượt 10% tổng số dân Hàn Quốc và gia tăng 3% mỗi năm.
Theo thống kê của Giáo Hội năm 2009, số người lãnh nhận bí tích Rửa tội đã là 159.000, và đã có 149 phó tế được thụ phong linh mục, tức gia tăng 21 vị so với năm 2008. Trong năm 2009 có 69% người Hàn Quốc thuộc lứa tuổi 23 tới 40. Điều này cho thấy người dân Hàn Quốc rất trẻ trung và tràn đầy sức sống.
Đức Hồng y Nicholas Cheong Jin Suk, Tổng Giám mục thủ đô Seoul, cho biết trong 10 năm qua, số tín hữu Công giáo Hàn Quốc đã gia tăng từ 3 lên đến hơn 5 triệu, khiến cho Giáo Hội Hàn Quốc là Giáo Hội tiến triển mạnh nhất châu Á. Tại Hàn Quốc, quyền tự do tôn giáo được hoàn toàn tôn trọng.
Hiện nay Giáo Hội Hàn Quốc đang sống chương trình gọi là "Rao giảng Tin Mừng hai mươi hai mươi", có nghĩa là mọi tín hữu trong Giáo Hội phải dấn thân truyền giáo làm sao để vào năm 2020, số tín hữu Công giáo đạt tỷ lệ 20% tổng số dân Hàn Quốc, nghĩa là gia tăng gấp đôi số tín hữu hiện nay lên 10 triệu.(Sẽ chia sẽ thêm về Giáo hội Hàn Quốc trong những bài sau).
Loan báo Tin Mừng là chia sẻ cuộc sống, một cuộc sống như chính Chúa Giêsu đã sống, là yêu thương mọi người, và yêu thương đến cùng (x. Ga 13,11), yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu (x. Ga 15,13).
Một Giáo Hội khiêm nhu nhỏ bé dễ hòa mình vào giữa đại đa số những người nghèo của Châu Á. Và một Giáo Hội không quyền lực dễ gần gũi số đông những người chỉ mơ ước được làm người, được cơm no áo ấm, được học hành và có việc làm. Vì phải chăng đã đến lúc cần sáng tạo ra những "mô hình" mới của Giáo Hội như là những cộng đồng nhỏ bé, dễ hòa mình vào những cộng đồng xã hội của người nghèo: những cộng đồng nghèo hơn, ít bề thế, ít cồng kềnh, khiến người ta không còn e dè sợ hãi khi tiếp cận, gặp gỡ, những cộng đồng mở rộng hơn là khép kín. Sau cùng đó là những cộng đồng quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống toàn diện của con người, không chỉ khép kín trong đời sống thuần túy tôn giáo, nghĩa là trong việc cử hành bí tích hay phụng vụ, mà còn dấn thân trực tiếp vào việc cải thiện đời sống vật chất, nâng cao văn hóa và giáo dục cho người dân, nhất là những người nghèo. Tục ngữ Việt Nam có câu: "có thực mới vực được đạo". Giáo Hội không được sai đến để giải quyết vấn đề kinh tế xã hội... nhưng không phải vì thế mà Giáo Hội không quan tâm đến những vấn đề ấy. Chúa Giêsu đã loan báo Tin Mừng không chỉ bằng lời nói, mà Tin Mừng của Người là "làm cho người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết chỗi dậy" (Lc 7,22).
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, truyền giáo chính là “làm muối,” “làm men,” “làm ánh sáng”... như những hình ảnh chính Chúa Giêsu đã dùng khi trao sứ mạng cho các môn đệ. Muối, men, ánh sáng thì không ồn ào áp chế, công việc của nó là âm thầm hiện diện, và chỉ cần hiện diện đúng như bản chất của mình, tự khắc môi trường xung quanh nó sẽ thấm mặn, sẽ dậy men, và sẽ đầy ánh sáng.
Vào một đêm nọ, người phụ nữ nằm mơ. Chị thấy mình bước vào một siêu thị. Khách hàng tấp nập. Có một quày hàng đặc biệt, người ta chen chân không lọt. Chị ngạc nhiên thấy Chúa Giêsu đứng bán ở quày hàng này.
Chờ đợi đến phiên mình, chị hỏi: Chúa mà cũng bán hàng sao? Chúa bán cái gì ở đây vậy?
Chúa trả lời: Ta bán mọi sự con đang ước muốn trong trái tim con.
Chị nói liền một hồi: Thưa Chúa, con muốn có bình an, có tình yêu, có hạnh phúc, có khôn ngoan và tự do không sợ hãi. Suy nghĩ một lúc, chị lại thêm: không chỉ cho con mà thôi nhưng còn cho chồng, cho con và cho những người thân yêu của con nữa.
Chúa mỉm cười và nói: hỡi con yêu dấu, ở đây,Ta không bán hoa trái mà chỉ bán hạt giống thôi. (Anthony de Mello).
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn hạt giống để rao giảng về Nước Thiên Chúa. Hình ảnh cụ thể và dễ hiểu. Nước Thiên Chúa giống như người nông dân gieo hạt xuống đất. Hạt giống âm thầm nẩy mầm, phát triển và sinh bông hạt. Cũng vậy, hạt giống Lời Chúa được gieo vào lòng thế giới và gieo vào lòng người sẽ nảy mầm và sinh nhiều hoa trái tốt lành. Nước Thiên Chúa là vương quốc của tình yêu, của sự thật không ngừng tăng trưởng dọc dài thời gian của lịch sử nhân loại. Không ai có thể ngăn cản sự phát triển của Nước Thiên Chúa.
Dụ ngôn “Hạt lúa âm thầm mọc lên” (x. Mc 4,26-29) chính là hình ảnh của Tin mừng chan hoà trong một nền văn hoá.
Hạt giống Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô đã đến với quê hương Việt Nam gần năm thế kỷ.Trước đó cả ngàn năm đã có ba tôn giáo lớn là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và Tín Ngưỡng dân gian ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam. Phong tục tập quán, văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, đã được nhào luyện bởi tất cả những mầm sống cũng như giới hạn các tín ngưỡng đó.
Trên nền tảng một đời sống tâm linh phong phú mà Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và nhất là Ðạo Ông Bà đã xây dựng từ hơn một ngàn năm, hạt giống Tin Mừng đã nẩy mầm và trổ sinh nhiều hoa trái. Tinh thần hiếu khách, lòng bao dung làm cho người Việt Nam sẵn sàng tiếp xúc với những người tỏ ra có thiện cảm với mình, cho dù họ từ xa đến. Với những đức tính như lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới trong gia đình, với một tâm hồn yêu thích tĩnh mịch và chiêm niệm, người Việt Nam là một mãnh đất tốt để đón nhận những giá trị thiêng liêng hàm chứa trong Tin Mừng.
Nhờ các nhà truyền giáo, từ các thế hệ tiền nhân, người Việt đã nhận lãnh nhiều điều tốt lành: những thường thức về vệ sinh, khoa học, những hiểu biết mới, những đồ vật quý hiếm cũng như những trợ giúp vật chất dù rất khiêm tốn, những nhân vật thánh thiêng đầy nhân ái... khiến họ, nhất là những người thuộc lớp bình dân, sẵn sàng đón nhận giáo lý mà những người tốt lành như vậy mang đến cho họ. Nhờ đó những tập tục phi lý và phi nhân (bùa mê, sát tế) như một gánh nặng đè lên cuộc đời của họ nay được cởi bỏ. Khi đã tìm gặp một vị thần đầy yêu thương, họ liền cảm thấy được giải thoát và tin theo.
Rao giảng Tin Mừng cho họ cần gắn liền với phát triển cuộc sống, quan tâm săn sóc sức khỏe, nâng cao văn hóa giáo dục. Người truyền giáo cần phải sống giữa những anh chị em nầy và chia sẽ đời sống của họ. Ðó là điều cần phải làm trước tiên và đó là chìa khóa thành công của một nhà truyền giáo thật sự. Cần huấn luyện những cá nhân trưởng thành và những tổ chức tự lập ngõ hầu những thành phần của địa phương có thể rao giảng phúc âm cho chính đồng bào của họ và cung cấp những giáo dân có đức tin vừng mạnh, có trình độ trí thức tốt, có khả năng làm việc cách hăng say giữa anh chị em mình.
Tôi vừa mới đi du lịch hành hương đất nước Hàn Quốc(10-15/6/2012). Theo linh mục Piero Gheddo, thuộc Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Milano: “Trong suốt 50 năm qua có lẽ đã không có quốc gia nào trên thế giới có được sự phát triển liên tục trên mọi bình diện chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo như Hàn Quốc. Sự phát triển mạnh mẽ này cũng xảy ra đối với Kitô giáo nữa. Thật thế, từ năm 1960 đến năm 2010, dân số Hàn Quốc từ 23 triệu đã tăng lên 48 triệu người. Lợi tức bình quân tính trên đầu người gia tăng từ 1.300 USD lên 19.500 USD hằng năm. Số Kitô hữu từ 2% tăng lên 30%, trong đó có khoảng 11% là tín hữu Công giáo, tức khoảng 5,4 triệu. Số linh mục từ 250 lên đến 5.000”. (Nhật báo Avvenire (Tương lai), cơ quan ngôn luận chính thức của Hội đồng Giám mục Italia số ra ngày 8-4-2012).
Với 5.000 linh mục hiện nay, tính bình quân, mỗi vị coi sóc 1.100 tín hữu. Hồi năm 2008, số tín hữu Công giáo đã vượt 10% tổng số dân Hàn Quốc và gia tăng 3% mỗi năm.
Theo thống kê của Giáo Hội năm 2009, số người lãnh nhận bí tích Rửa tội đã là 159.000, và đã có 149 phó tế được thụ phong linh mục, tức gia tăng 21 vị so với năm 2008. Trong năm 2009 có 69% người Hàn Quốc thuộc lứa tuổi 23 tới 40. Điều này cho thấy người dân Hàn Quốc rất trẻ trung và tràn đầy sức sống.
Đức Hồng y Nicholas Cheong Jin Suk, Tổng Giám mục thủ đô Seoul, cho biết trong 10 năm qua, số tín hữu Công giáo Hàn Quốc đã gia tăng từ 3 lên đến hơn 5 triệu, khiến cho Giáo Hội Hàn Quốc là Giáo Hội tiến triển mạnh nhất châu Á. Tại Hàn Quốc, quyền tự do tôn giáo được hoàn toàn tôn trọng.
Hiện nay Giáo Hội Hàn Quốc đang sống chương trình gọi là "Rao giảng Tin Mừng hai mươi hai mươi", có nghĩa là mọi tín hữu trong Giáo Hội phải dấn thân truyền giáo làm sao để vào năm 2020, số tín hữu Công giáo đạt tỷ lệ 20% tổng số dân Hàn Quốc, nghĩa là gia tăng gấp đôi số tín hữu hiện nay lên 10 triệu.(Sẽ chia sẽ thêm về Giáo hội Hàn Quốc trong những bài sau).
Loan báo Tin Mừng là chia sẻ cuộc sống, một cuộc sống như chính Chúa Giêsu đã sống, là yêu thương mọi người, và yêu thương đến cùng (x. Ga 13,11), yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu (x. Ga 15,13).
Một Giáo Hội khiêm nhu nhỏ bé dễ hòa mình vào giữa đại đa số những người nghèo của Châu Á. Và một Giáo Hội không quyền lực dễ gần gũi số đông những người chỉ mơ ước được làm người, được cơm no áo ấm, được học hành và có việc làm. Vì phải chăng đã đến lúc cần sáng tạo ra những "mô hình" mới của Giáo Hội như là những cộng đồng nhỏ bé, dễ hòa mình vào những cộng đồng xã hội của người nghèo: những cộng đồng nghèo hơn, ít bề thế, ít cồng kềnh, khiến người ta không còn e dè sợ hãi khi tiếp cận, gặp gỡ, những cộng đồng mở rộng hơn là khép kín. Sau cùng đó là những cộng đồng quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống toàn diện của con người, không chỉ khép kín trong đời sống thuần túy tôn giáo, nghĩa là trong việc cử hành bí tích hay phụng vụ, mà còn dấn thân trực tiếp vào việc cải thiện đời sống vật chất, nâng cao văn hóa và giáo dục cho người dân, nhất là những người nghèo. Tục ngữ Việt Nam có câu: "có thực mới vực được đạo". Giáo Hội không được sai đến để giải quyết vấn đề kinh tế xã hội... nhưng không phải vì thế mà Giáo Hội không quan tâm đến những vấn đề ấy. Chúa Giêsu đã loan báo Tin Mừng không chỉ bằng lời nói, mà Tin Mừng của Người là "làm cho người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết chỗi dậy" (Lc 7,22).
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, truyền giáo chính là “làm muối,” “làm men,” “làm ánh sáng”... như những hình ảnh chính Chúa Giêsu đã dùng khi trao sứ mạng cho các môn đệ. Muối, men, ánh sáng thì không ồn ào áp chế, công việc của nó là âm thầm hiện diện, và chỉ cần hiện diện đúng như bản chất của mình, tự khắc môi trường xung quanh nó sẽ thấm mặn, sẽ dậy men, và sẽ đầy ánh sáng.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:34 15/06/2012
CON RÙA
Có một người cứ sợ người khác tiểu tiện nơi chân tường nhà của mình, thế là vẽ trên bức tường ấy một con rùa, lại viết thêm mấy chữ: “ai tiểu tiện thì giống như con này”.
Có một người không nhìn thấy hình vẽ con rùa nên tiểu tiện ở đó, ông ta đi ra giận dữ chửi:
- “Mắt ông bị đui à, không nhìn thấy gì sao ?”
Người tiểu tiện bây giờ mới đưa mắt nhìn lên bức tường, trả lời:
- “Ờ, ờ, lão gia, không biết ngài ở đây”.
Suy tư:
Có người vì nhu nhược hoặc vì sợ hãi mà không dám nói trực tiếp điều mình muốn nói, mà chỉ dùng cách này hay cách khác để bày tỏ ý kiến của mình; có người vì quá tế nhị muốn tránh điều rắc rối cho mình hoặc cho người khác, nên chỉ nói vòng vo quanh co, chẳng khác gì người nhu nhược…
Vẽ con rùa trên bức tường với hàng chữ “ai tiểu tiện thì sẽ giống nó”, hoặc viết một hàng chữ “xin đừng tiểu tiện nơi đây” thì cách nào có hiệu quả hơn ?
Cho nên khi răn dạy thì không nên quá tế nhị, nhưng cần phải rõ ràng, dứt khoát và thân thiện. Bằng không thì người ta sẽ coi mình giống con rùa vẽ trên tường vậy, tức là họ không nể và không phục.
-------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người cứ sợ người khác tiểu tiện nơi chân tường nhà của mình, thế là vẽ trên bức tường ấy một con rùa, lại viết thêm mấy chữ: “ai tiểu tiện thì giống như con này”.
Có một người không nhìn thấy hình vẽ con rùa nên tiểu tiện ở đó, ông ta đi ra giận dữ chửi:
- “Mắt ông bị đui à, không nhìn thấy gì sao ?”
Người tiểu tiện bây giờ mới đưa mắt nhìn lên bức tường, trả lời:
- “Ờ, ờ, lão gia, không biết ngài ở đây”.
Suy tư:
Có người vì nhu nhược hoặc vì sợ hãi mà không dám nói trực tiếp điều mình muốn nói, mà chỉ dùng cách này hay cách khác để bày tỏ ý kiến của mình; có người vì quá tế nhị muốn tránh điều rắc rối cho mình hoặc cho người khác, nên chỉ nói vòng vo quanh co, chẳng khác gì người nhu nhược…
Vẽ con rùa trên bức tường với hàng chữ “ai tiểu tiện thì sẽ giống nó”, hoặc viết một hàng chữ “xin đừng tiểu tiện nơi đây” thì cách nào có hiệu quả hơn ?
Cho nên khi răn dạy thì không nên quá tế nhị, nhưng cần phải rõ ràng, dứt khoát và thân thiện. Bằng không thì người ta sẽ coi mình giống con rùa vẽ trên tường vậy, tức là họ không nể và không phục.
-------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CH 11 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:36 15/06/2012
CHÚA NHẬT 11 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : 4, 26-34.
“Hạt cải là loại nhỏ nhất, nhưng đã trở thành cây lớn hơn mọi thứ rau cỏ”.
Anh chị em thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay Đức Chúa Giê-su đưa ra một vấn nạn để cho chúng ta suy nghĩ: “Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây Lấy ví dụ nào mà hình dung được?” Rồi chính Ngài đã giải thích cho chúng ta biết Nước Thiên Chúa giống như hạt cải. Trong tâm tình ấy tôi xin chia sẻ với anh chị em hai điểm thực tế sau đây.
1. Làm việc thiện.
Nếu trong tâm hồn chúng ta có tình yêu Thiên Chúa, thì đồng thời chúng ta cũng biết đem hạt giống ấy gieo vào tâm hồn người khác bằng cách đi làm việc thiên, bởi vì khi làm việc thiện là chúng ta gieo hạt giống Lời Chúa vào tâm hồn của tha nhân, khi thấy chúng ta làm việc thiện giúp đỡ người khác không tính toán, không đòi báo đáp, dù cho chúng ta không để ý, theo dõi tình trạng kết quả, thì hạt giống ấy (việc thiện) vẫn cứ âm thầm nảy mầm và đến lúc nào đó, với ơn Chúa giúp thì họ sẽ trở thành người Ki-tô hữu, người con của Chúa.
Chúng ta nhận ơn của của Chúa cách nhưng không, thì nên cho đi cách nhưng không, có nghĩa là những việc thiện mà chúng ta làm cần phải sáng rực tình yêu vô vị lợi, vì Thiên Chúa mà thực hành đức ái, có như thế, tâm hồn những người mà chúng ta giúp đỡ sẽ đâm chồi nẩy lộc tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa.
2. Nước Trời ở trong chúng ta.
Nước Trời được gieo vào trong tâm hồn chúng ta ban đầu nhỏ như hạt cải, nó chính là đức tin, đức tin được lớn dần qua hoàn cảnh của cuộc sống, nhất là trong những hoàn cảnh ngặt nghèo, nguy hiểm, bởi vì đức tin được qua thử thách là đức tin trưởng thành và vững mạnh, có như thế mới trở thành chứng nhân cho Nước Trời ngay tại trần gian này.
Đức tin của chúng ta không phải tự nhiên mà có, nhưng được Thiên Chúa – qua Giáo Hội- gieo vào trong tâm hồn chúng ta, đức tin được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể và thực hành Lời Chúa thì ngày càng lớn mạnh, có thể bảo vệ linh hồn mình khỏi những cám dỗ của ma quỷ và thế gian, có thể bảo vệ Giáo Hội qua những cơn bách hại của những mưu mô ma quỷ.
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su ví Nước Trời giống như hạt cải, nghĩa là ảnh hưởng và sức mạnh của nó có thể làm nơi trú ẩn cho chim trời. Đức tin của chúng ta cũng thế, cần phải lớn mạnh để có thể trở thành những chứng nhân cho Nước Trời ngay trong cuộc sống của mình.
Nước Trời là một thực tại có thật bắt đầu trong tâm hồn của mỗi người Ki-tô hữu và kết thúc viên mãn mai sau trên thiên đàng, đó chính là những việc lành thánh thiện mà chúng ta làm với ánh sáng đức tin soi dẫn, bởi vì Nước Trời không phải chỉ là thực tại mà thôi, nhưng còn là sống động nữa nơi mỗi người Ki-tô hữu chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : 4, 26-34.
“Hạt cải là loại nhỏ nhất, nhưng đã trở thành cây lớn hơn mọi thứ rau cỏ”.
Anh chị em thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay Đức Chúa Giê-su đưa ra một vấn nạn để cho chúng ta suy nghĩ: “Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây Lấy ví dụ nào mà hình dung được?” Rồi chính Ngài đã giải thích cho chúng ta biết Nước Thiên Chúa giống như hạt cải. Trong tâm tình ấy tôi xin chia sẻ với anh chị em hai điểm thực tế sau đây.
1. Làm việc thiện.
Nếu trong tâm hồn chúng ta có tình yêu Thiên Chúa, thì đồng thời chúng ta cũng biết đem hạt giống ấy gieo vào tâm hồn người khác bằng cách đi làm việc thiên, bởi vì khi làm việc thiện là chúng ta gieo hạt giống Lời Chúa vào tâm hồn của tha nhân, khi thấy chúng ta làm việc thiện giúp đỡ người khác không tính toán, không đòi báo đáp, dù cho chúng ta không để ý, theo dõi tình trạng kết quả, thì hạt giống ấy (việc thiện) vẫn cứ âm thầm nảy mầm và đến lúc nào đó, với ơn Chúa giúp thì họ sẽ trở thành người Ki-tô hữu, người con của Chúa.
Chúng ta nhận ơn của của Chúa cách nhưng không, thì nên cho đi cách nhưng không, có nghĩa là những việc thiện mà chúng ta làm cần phải sáng rực tình yêu vô vị lợi, vì Thiên Chúa mà thực hành đức ái, có như thế, tâm hồn những người mà chúng ta giúp đỡ sẽ đâm chồi nẩy lộc tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa.
2. Nước Trời ở trong chúng ta.
Nước Trời được gieo vào trong tâm hồn chúng ta ban đầu nhỏ như hạt cải, nó chính là đức tin, đức tin được lớn dần qua hoàn cảnh của cuộc sống, nhất là trong những hoàn cảnh ngặt nghèo, nguy hiểm, bởi vì đức tin được qua thử thách là đức tin trưởng thành và vững mạnh, có như thế mới trở thành chứng nhân cho Nước Trời ngay tại trần gian này.
Đức tin của chúng ta không phải tự nhiên mà có, nhưng được Thiên Chúa – qua Giáo Hội- gieo vào trong tâm hồn chúng ta, đức tin được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể và thực hành Lời Chúa thì ngày càng lớn mạnh, có thể bảo vệ linh hồn mình khỏi những cám dỗ của ma quỷ và thế gian, có thể bảo vệ Giáo Hội qua những cơn bách hại của những mưu mô ma quỷ.
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su ví Nước Trời giống như hạt cải, nghĩa là ảnh hưởng và sức mạnh của nó có thể làm nơi trú ẩn cho chim trời. Đức tin của chúng ta cũng thế, cần phải lớn mạnh để có thể trở thành những chứng nhân cho Nước Trời ngay trong cuộc sống của mình.
Nước Trời là một thực tại có thật bắt đầu trong tâm hồn của mỗi người Ki-tô hữu và kết thúc viên mãn mai sau trên thiên đàng, đó chính là những việc lành thánh thiện mà chúng ta làm với ánh sáng đức tin soi dẫn, bởi vì Nước Trời không phải chỉ là thực tại mà thôi, nhưng còn là sống động nữa nơi mỗi người Ki-tô hữu chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:37 15/06/2012
N2T |
14. Từ trong bàn tay Thiên Chúa, chiếu theo những việc sắp xếp của Ngài mà tiếp nhân nguyên trạng không thay đổi, thì đối với việc giữ gìn sự bình an lâu dài của chúng ta mà nói: đó là phương pháp vĩ đại nhất vậy.
(Thánh Dorothy)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:39 15/06/2012
ÂN SỦNG RẺ TIỀN
Một thầy đại chủng sinh (thần học năm thứ hai) đi giúp xứ, hỏi cha sở:
- “Thưa cha, ông Bonhoeffer là mục sư Tin Lành (người Đức) nói: ân sủng rẻ tiền là lời rao giảng ơn tha thứ mà không đòi hỏi hoán cải, chịu Phép Rửa mà không cần sống theo giáo huấn của Giáo Hội, rước lễ mà không cần xưng tội, nhận ơn xá giải mà không cần thống hối. Ân sủng rẻ tiền là thứ ân sủng không đòi hỏi phải sống đời sống người môn đệ, thứ ân sủng không có thập giá, thứ ân sủng không có Đức Giê-su Ki-tô, Đấng hằng sống và nhập thể làm người”, là như thế nào ?
Cha sở cười cười trả lời:
- “Một: Ân sủng là do Thiên Chúa ban cho con người nhờ công nghiệp (chết và sống lại) của Đức Chúa Giê-su, thì làm gì mà có loại rẻ tiền và đắc tiền. Cho nên, nếu ân sủng mà không có thập giá, không có Đức Giê-su Ki-tô thì đó không phải là ân sủng, mà là sự cám dỗ và lừa dối của ma quỷ.
- Hai: anh em Tin Lành quan niệm về ân sủng khác xa với Giáo Hội Công Giáo. Thầy thích trích dẫn lời của các ông mục sư hay thích trích dẫn lời của Đức Chúa Giê-su và giáo huấn của Giáo Hội ?”
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Một thầy đại chủng sinh (thần học năm thứ hai) đi giúp xứ, hỏi cha sở:
- “Thưa cha, ông Bonhoeffer là mục sư Tin Lành (người Đức) nói: ân sủng rẻ tiền là lời rao giảng ơn tha thứ mà không đòi hỏi hoán cải, chịu Phép Rửa mà không cần sống theo giáo huấn của Giáo Hội, rước lễ mà không cần xưng tội, nhận ơn xá giải mà không cần thống hối. Ân sủng rẻ tiền là thứ ân sủng không đòi hỏi phải sống đời sống người môn đệ, thứ ân sủng không có thập giá, thứ ân sủng không có Đức Giê-su Ki-tô, Đấng hằng sống và nhập thể làm người”, là như thế nào ?
Cha sở cười cười trả lời:
- “Một: Ân sủng là do Thiên Chúa ban cho con người nhờ công nghiệp (chết và sống lại) của Đức Chúa Giê-su, thì làm gì mà có loại rẻ tiền và đắc tiền. Cho nên, nếu ân sủng mà không có thập giá, không có Đức Giê-su Ki-tô thì đó không phải là ân sủng, mà là sự cám dỗ và lừa dối của ma quỷ.
- Hai: anh em Tin Lành quan niệm về ân sủng khác xa với Giáo Hội Công Giáo. Thầy thích trích dẫn lời của các ông mục sư hay thích trích dẫn lời của Đức Chúa Giê-su và giáo huấn của Giáo Hội ?”
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một vị giáo sư thần học Tin Lành sùng kính Mẹ Maria
Lm Nguyễn Hữu Thy
08:19 15/06/2012
Một vị giáo sư thần học Tin Lành sùng kính Mẹ Maria
Giáo sư Ed Sylvest giảng dạy môn lịch sử Giáo Hội trong suốt 38 năm tại đại học „Perkins School of theology, Southern Methodist University“ thuộc Dallas, USA. Ông là giáo sư Tin Lành duy nhất nghiên cứu sâu xa về Thánh Mẫu học. Đồng thời ông cũng là người quan tâm đặc biệt đến công cuộc đối thoại liên tôn.
Là con trai của một vị Mục Sư Tin Lành, Ed đã hằng ngày được nghe nói về Chúa và về các vấn đề tôn giáo ngay từ khi còn bé thơ. Nhưng ông đã thành thật thú nhận: „Các bài giảng của cha tôi, ở trong gia đình cũng như ở nhà thờ, tôi nghe từ tai này lại lọt ra ngoài khỏi tai kia.“ Trong thời gian còn học ở đại học, Ed chỉ muốn nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề đức tin thuần tuý về phương diện tri thức mà thôi, chứ ít quan tâm tới vấn đề sống và thực hành đức tin. Và kết quả tai hại của cách thức tìm hiểu đức tin như thế là một điều không thể tránh, anh nói: „do đó, tôi đã dần dà xa rời đức tin.“
Nhưng một ngày kia, Ed cảm thấy như có một sức mạnh nội tâm thôi thúc, anh đã chạy vượt qua Campus để đến trung tâm sinh viên Methodist ở Wesley. Anh nói: „Đó là ngày tôi làm hòa lại với Giáo Hội. Tôi cảm thấy Chúa kêu gọi tôi.“
Sau khi tốt nghiệp đại học, Ed được lãnh nhận sứ vụ Mục Sư và được bổ nhiệm làm mục vụ tại Baton Rouge. Nhưng rồi Mục Sự Ed Sylvest cảm thấy mình có khuynh hướng về giáo dục hơn là làm mục vụ tại xứ đạo. Vì thế, vị Giám Mục Tin Lành của ông đã gửi ông trở lại trường cao học để dọn luận án tiến sĩ.
Tuy là một Mục Sư Tin Lành, nhưng cuộc đời thánh thiện của thánh Phanxicô Khó Khăn đã gây một ảnh hưởng vô cùng sâu đậm trong tâm hồn ông. Vì thế, giáo sư Ed Sylvest đã quyết định bằng mọi giá phải đi hành hương kính viếng mộ thánh Phanxicô tại Assisi, Ý. Và ông tâm sự: „Khi tôi đã có mặt tại Âu châu, tôi lại nảy sinh ước muốn đi hành hương Fatima. Thú thật, lúc bấy giờ tôi cũng không biết nguyên nhân tại sao. Tôi chỉ biết rõ một điều là có một sức mạnh nội tâm vô hình nào đó thúc đẩy tôi phải đi Fatima.“
Giáo sư Ed Sylvest giải thích: „Vào thập niên 60 của thế kỷ vừa qua, trong khi tôi còn là một nhà khoa học trẻ đang dọn luận án tiến sĩ, tôi được mời tham dự đại hội được tổ chức cho những nông dân người Méc-xi-cô. Tại đây, các tín hữu Công Giáo có lòng tôn sùng Đức Mẹ Guadalupe một cách hết sức đặc biệt. Hầu như ở khắp mọi nơi đều có sự hiện diện của Đức Mẹ Guadalupe. Vì thế, tôi đâm ra tò mò và đã bắt đầu tìm hiểu vai trò quan trọng của Mẹ Maria. Rồi từ chỗ ước ao tìm hiểu, tôi đã dần dà thay đổi chính mình và đã được Đức Mẹ cảm hóa tự đáy lòng. Qua sự tiếp cận với Đức Mẹ, tôi cảm thấy lòng mình luôn an bình và nhờ thế tôi đã có được can đảm nói cho các sinh viên của tôi về Mẹ Maria. Tôi xác tín rằng, chíng Mẹ Maria đã hướng dẫn tôi. Tôi cảm nhận được một cách chắc chắn rằng Mẹ Maria đang hiện diện bên tôi. Vì thế, tôi đã bắt đầu kể lại cho mọi người nghe một cách rất tự nhiên những gì đã xảy tới cho tôi. Khi kể những điều ấy, tôi cảm thấy lòng mình rất xúc động, đến nỗi tôi đã không thể cầm được nước mắt. Và trong khi tôi nói chuyện với các sinh viên như thế tôi luôn tránh không nhìn thẳng vào họ. Sau đó, khi tôi đã nói xong, tôi đưa mắt liếc nhìn khắp cả giảng phòng đại học, tôi thấy các sinh viên, nếu không muốn nói là hầu như tất cả sinh viên, đều khóc.“
Kể từ đó trở đi, giáo sư Ed Sylvest đã phụ trách chuyên đề „Mẹ Maria trong truyền thống Kitô Giáo“ tại đại học. Và ông đã vui vẻ mỉm cười thêm: „Tôi là giáo sư duy nhất phụ trách một đề tài như thế tại một đại học Tin Lành.“ Nhất là ông đã tâm sự: „Trong suốt cả năm, tôi đã khám phá ra được một điều quan trọng này là những người tự dâng hiến mình cho Mẹ Maria, họ đều có được một sự tương quan sâu xa với Con Mẹ. Đó chính là sự trải nghiệm của tôi. Và tôi luôn hết lòng tạ ơn Đức Mẹ về điều ấy.“
(Trích trong Nguyệt San „Betendes Gottes Volk“, 2012/2, số 250, trang 6)
Giáo sư Ed Sylvest giảng dạy môn lịch sử Giáo Hội trong suốt 38 năm tại đại học „Perkins School of theology, Southern Methodist University“ thuộc Dallas, USA. Ông là giáo sư Tin Lành duy nhất nghiên cứu sâu xa về Thánh Mẫu học. Đồng thời ông cũng là người quan tâm đặc biệt đến công cuộc đối thoại liên tôn.
Nhưng một ngày kia, Ed cảm thấy như có một sức mạnh nội tâm thôi thúc, anh đã chạy vượt qua Campus để đến trung tâm sinh viên Methodist ở Wesley. Anh nói: „Đó là ngày tôi làm hòa lại với Giáo Hội. Tôi cảm thấy Chúa kêu gọi tôi.“
Sau khi tốt nghiệp đại học, Ed được lãnh nhận sứ vụ Mục Sư và được bổ nhiệm làm mục vụ tại Baton Rouge. Nhưng rồi Mục Sự Ed Sylvest cảm thấy mình có khuynh hướng về giáo dục hơn là làm mục vụ tại xứ đạo. Vì thế, vị Giám Mục Tin Lành của ông đã gửi ông trở lại trường cao học để dọn luận án tiến sĩ.
Tuy là một Mục Sư Tin Lành, nhưng cuộc đời thánh thiện của thánh Phanxicô Khó Khăn đã gây một ảnh hưởng vô cùng sâu đậm trong tâm hồn ông. Vì thế, giáo sư Ed Sylvest đã quyết định bằng mọi giá phải đi hành hương kính viếng mộ thánh Phanxicô tại Assisi, Ý. Và ông tâm sự: „Khi tôi đã có mặt tại Âu châu, tôi lại nảy sinh ước muốn đi hành hương Fatima. Thú thật, lúc bấy giờ tôi cũng không biết nguyên nhân tại sao. Tôi chỉ biết rõ một điều là có một sức mạnh nội tâm vô hình nào đó thúc đẩy tôi phải đi Fatima.“
Giáo sư Ed Sylvest giải thích: „Vào thập niên 60 của thế kỷ vừa qua, trong khi tôi còn là một nhà khoa học trẻ đang dọn luận án tiến sĩ, tôi được mời tham dự đại hội được tổ chức cho những nông dân người Méc-xi-cô. Tại đây, các tín hữu Công Giáo có lòng tôn sùng Đức Mẹ Guadalupe một cách hết sức đặc biệt. Hầu như ở khắp mọi nơi đều có sự hiện diện của Đức Mẹ Guadalupe. Vì thế, tôi đâm ra tò mò và đã bắt đầu tìm hiểu vai trò quan trọng của Mẹ Maria. Rồi từ chỗ ước ao tìm hiểu, tôi đã dần dà thay đổi chính mình và đã được Đức Mẹ cảm hóa tự đáy lòng. Qua sự tiếp cận với Đức Mẹ, tôi cảm thấy lòng mình luôn an bình và nhờ thế tôi đã có được can đảm nói cho các sinh viên của tôi về Mẹ Maria. Tôi xác tín rằng, chíng Mẹ Maria đã hướng dẫn tôi. Tôi cảm nhận được một cách chắc chắn rằng Mẹ Maria đang hiện diện bên tôi. Vì thế, tôi đã bắt đầu kể lại cho mọi người nghe một cách rất tự nhiên những gì đã xảy tới cho tôi. Khi kể những điều ấy, tôi cảm thấy lòng mình rất xúc động, đến nỗi tôi đã không thể cầm được nước mắt. Và trong khi tôi nói chuyện với các sinh viên như thế tôi luôn tránh không nhìn thẳng vào họ. Sau đó, khi tôi đã nói xong, tôi đưa mắt liếc nhìn khắp cả giảng phòng đại học, tôi thấy các sinh viên, nếu không muốn nói là hầu như tất cả sinh viên, đều khóc.“
Kể từ đó trở đi, giáo sư Ed Sylvest đã phụ trách chuyên đề „Mẹ Maria trong truyền thống Kitô Giáo“ tại đại học. Và ông đã vui vẻ mỉm cười thêm: „Tôi là giáo sư duy nhất phụ trách một đề tài như thế tại một đại học Tin Lành.“ Nhất là ông đã tâm sự: „Trong suốt cả năm, tôi đã khám phá ra được một điều quan trọng này là những người tự dâng hiến mình cho Mẹ Maria, họ đều có được một sự tương quan sâu xa với Con Mẹ. Đó chính là sự trải nghiệm của tôi. Và tôi luôn hết lòng tạ ơn Đức Mẹ về điều ấy.“
(Trích trong Nguyệt San „Betendes Gottes Volk“, 2012/2, số 250, trang 6)
Giám Đốc Tổ Chức Thực Phẩm và Canh Nông của Liên Hiệp Quốc viếng thăm Đức Thánh Cha
Bùi Hữu Thư
07:10 15/06/2012
Cám ơn các nỗ lực của Giáo Hội để diệt trừ nạn đói khát
VATICAN, ngày 4 tháng 6, 2012 (Zenit.org).- Tổng Giám Đốc Tổ Chức Thực Phẩm và Canh Nông của Liên Hiệp Quốc (FAO) đặt trụ sở tại Rôma hôm nay đã viếng thăm Đức Thánh Cha Benedict XVI.
Ông Jose Graziano da Silva sau đó đã tiếp xúc với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone, và Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao.
Một thông cáo của Vatican cho hay giám đốc FAO bầy tỏ lòng tri ân về "sự cam kết của Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo trong việc chiến đấu chống nạn nghèo đói, nhất là tại Phi Châu, và để giải quyết tình trạng đáng lo ngại về an ninh thực phẩm trên thế giới."
Trong các cuộc đàm thoại, "đã được ghi nhận rằng mặc dù có đầy đủ nguyên liệu để thỏa mãn nhu cầu về thực phẩm cho toàn cầu, nhưng những chướng ngại thường xuyên về kinh tế, xã hội, và chính trị vẫn ngăn trở việc đáp ứng các nhu cầu này."
Họ cũng bàn đến niềm hy vọng là các miền nông thôn sẽ một lần nữa "đóng vai trò đứng đầu trong việc phát triển các chính sách cỗ võ cho các khuôn mẫu có thể trường tồn về việc sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ thực phẩm, và có sự công bằng và hữu hiệu nhiều hơn được bảo đảm trong việc quản trị hệ thống thực phẩm."
Caritas
Vào đầu tuần này, Caritas-CIDSE G20 (Hệ Thống các Cơ Quan Bác Ái Công Giáo) đã phổ biến một tuyên ngôn nói rằng việc cung cấp thực phẩm phải là một ưu tiên cho nhóm 20 vị lãnh đạo khi họ nhóm họp từ ngày 18 đến 19 tháng 6 tại Mễ Tây Cơ.
Tuyên ngôn của Caritas như sau: "Có 925 triệu người trên thế giới không đủ ăn, Khoảng 300 trẻ em chết vì thiếu dinh dưỡng mỗi giờ, trong khi cứ 4 em thì có một đứa bị quặt quẹo, và tại các nước kém mở mang, con số này là một trong ba em. Vậy mà chúng ta vẫn đang sản xuất dư thực phẩm để nuôi toàn thế giới."
Tổng thư ký Caritas Quốc Tế Michel Roy nói: "Phải được giải quyết bằng cách chiến đấu ngay tại các nguyên nhân của cấu trúc, nhất là bằng cách cổ võ việc phát triển canh nông trường tồn tại các nước nghèo khó."
Tổng Thư ký tổ chức CIDSE, ông Bernd Nilles tiếp: "Nhóm G20 họp tại Mễ Tây Cơ có một cơ hội tốt để bầy tỏ việc lãnh đạo về vấn đề an ninh thực phẩm bằng cách bảo đảm cho có sự điều hòa các thị trường, tăng cường việc sản xuất thực phẩm tại các điạ phương, và tạo cho có sự tiếp cận các thị trường dễ dàng hơn cho các nhà nông kém điều kiện. Nhóm G20 cũng có một trách nhiệm đặc biệt là lãnh đạo cuộc chiến chống nạn nghèo khó trên toàn cầu, vì trên nửa dân số nghèo khó nhất của thế giới đang sinh sống tại các quốc gia của nhóm G20 này."
VATICAN, ngày 4 tháng 6, 2012 (Zenit.org).- Tổng Giám Đốc Tổ Chức Thực Phẩm và Canh Nông của Liên Hiệp Quốc (FAO) đặt trụ sở tại Rôma hôm nay đã viếng thăm Đức Thánh Cha Benedict XVI.
Ông Jose Graziano da Silva sau đó đã tiếp xúc với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone, và Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao.
Một thông cáo của Vatican cho hay giám đốc FAO bầy tỏ lòng tri ân về "sự cam kết của Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo trong việc chiến đấu chống nạn nghèo đói, nhất là tại Phi Châu, và để giải quyết tình trạng đáng lo ngại về an ninh thực phẩm trên thế giới."
Trong các cuộc đàm thoại, "đã được ghi nhận rằng mặc dù có đầy đủ nguyên liệu để thỏa mãn nhu cầu về thực phẩm cho toàn cầu, nhưng những chướng ngại thường xuyên về kinh tế, xã hội, và chính trị vẫn ngăn trở việc đáp ứng các nhu cầu này."
Họ cũng bàn đến niềm hy vọng là các miền nông thôn sẽ một lần nữa "đóng vai trò đứng đầu trong việc phát triển các chính sách cỗ võ cho các khuôn mẫu có thể trường tồn về việc sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ thực phẩm, và có sự công bằng và hữu hiệu nhiều hơn được bảo đảm trong việc quản trị hệ thống thực phẩm."
Caritas
Vào đầu tuần này, Caritas-CIDSE G20 (Hệ Thống các Cơ Quan Bác Ái Công Giáo) đã phổ biến một tuyên ngôn nói rằng việc cung cấp thực phẩm phải là một ưu tiên cho nhóm 20 vị lãnh đạo khi họ nhóm họp từ ngày 18 đến 19 tháng 6 tại Mễ Tây Cơ.
Tuyên ngôn của Caritas như sau: "Có 925 triệu người trên thế giới không đủ ăn, Khoảng 300 trẻ em chết vì thiếu dinh dưỡng mỗi giờ, trong khi cứ 4 em thì có một đứa bị quặt quẹo, và tại các nước kém mở mang, con số này là một trong ba em. Vậy mà chúng ta vẫn đang sản xuất dư thực phẩm để nuôi toàn thế giới."
Tổng thư ký Caritas Quốc Tế Michel Roy nói: "Phải được giải quyết bằng cách chiến đấu ngay tại các nguyên nhân của cấu trúc, nhất là bằng cách cổ võ việc phát triển canh nông trường tồn tại các nước nghèo khó."
Tổng Thư ký tổ chức CIDSE, ông Bernd Nilles tiếp: "Nhóm G20 họp tại Mễ Tây Cơ có một cơ hội tốt để bầy tỏ việc lãnh đạo về vấn đề an ninh thực phẩm bằng cách bảo đảm cho có sự điều hòa các thị trường, tăng cường việc sản xuất thực phẩm tại các điạ phương, và tạo cho có sự tiếp cận các thị trường dễ dàng hơn cho các nhà nông kém điều kiện. Nhóm G20 cũng có một trách nhiệm đặc biệt là lãnh đạo cuộc chiến chống nạn nghèo khó trên toàn cầu, vì trên nửa dân số nghèo khó nhất của thế giới đang sinh sống tại các quốc gia của nhóm G20 này."
Đàm phán lần này liệu Tổ Chức Bảo Thủ Piô X có hiệp thông với Vatican không?
Nguyễn Long Thao
10:36 15/06/2012
Đàm phán lần này liệu Tổ Chức Bảo Thủ Piô X có hiệp thông với Vatican không?
VATICAN CITY — Nhà lãnh đạo của tổ chức bảo thủ Thánh Piô X gọi tắt là SSPX (Society of St. Pius X) đã có cuộc họp kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ vào ngày 13 tháng 6 tại Vatican với những giới chức của Bộ Giáo Lý Và Đức Tin. Cuộc họp nhằm kết thúc việc ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo đã kéo dài hàng mấy chục năm của Tổ Chức Bảo Thủ Thánh Piô X. Đồng thời cuộc họp cũng nhằm kết thúc tiến trình đám phán giữa hai bên đã kéo dài gần 3 năm nay.
Theo tin của mạng lưới Nội Tình Vatican ( http://vaticaninsider.lastampa.it/en/homepage/), Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã duyệt xét dự thảo để nghị hòa giải nhằm đưa Tổ Chức Thánh Piô X trở lại hiệp thông trọn vẹn với Vatican. Sau đó, bản dự thảo sẽ được đệ trình vị bề trên tổng quyền của Tổ Chức Thánh Piô X là ĐGM Bernard Fellay trong một cuộc họp giữa vị lãnh đạo Tổ Chức này với Đức Hồng Y William Levada, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Và Đức Tin.
Phát ngôn viên Tổ Chức Thánh Piô X, LM Alain Lorans, cho thông tín viên AFP biết phải mất một vài ngày nữa mới có thể công bố việc ĐGM Fellay có chấp nhận đề nghị của Tòa Thánh Vatican hay không. Vị LM Phát ngôn viên cũng nói đây "mới chỉ là một bước".
Trong khi đó phát ngôn viên tòa thánh Vatican, LM. Federico Lombardi cũng nói “cuộc họp mới chỉ là một bước và vẫn còn đang tiếp diễn”
Tháng Chín năm 2011, Vatican đã gửi cho Tổ Chức Thánh Piô X một văn thư liệt kê những điều kiện tiên quyết để tổ chức này có thể hiệp thông trọn vẹn với Vatican. Tổ Chức đã phúc đáp văn thư nói trên vào tháng Giêng năm 2012 nhưng Vatican cho rằng Tổ Chức Thánh Piô X đã không đáp ứng đầy đủ. Sau đó, vào tháng 4 năm 2012, ĐGM Bernard Fellay lại gửi cho Tòa Thánh một đề nghị thứ hai. Bộ Giáo Lý và Đức Tin đang cứu xét đề nghị này và đệ trình Đức Giáo Hoàng.
Nguyễn Long Thao
Theo tin của mạng lưới Nội Tình Vatican ( http://vaticaninsider.lastampa.it/en/homepage/), Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã duyệt xét dự thảo để nghị hòa giải nhằm đưa Tổ Chức Thánh Piô X trở lại hiệp thông trọn vẹn với Vatican. Sau đó, bản dự thảo sẽ được đệ trình vị bề trên tổng quyền của Tổ Chức Thánh Piô X là ĐGM Bernard Fellay trong một cuộc họp giữa vị lãnh đạo Tổ Chức này với Đức Hồng Y William Levada, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Và Đức Tin.
Phát ngôn viên Tổ Chức Thánh Piô X, LM Alain Lorans, cho thông tín viên AFP biết phải mất một vài ngày nữa mới có thể công bố việc ĐGM Fellay có chấp nhận đề nghị của Tòa Thánh Vatican hay không. Vị LM Phát ngôn viên cũng nói đây "mới chỉ là một bước".
Trong khi đó phát ngôn viên tòa thánh Vatican, LM. Federico Lombardi cũng nói “cuộc họp mới chỉ là một bước và vẫn còn đang tiếp diễn”
Tháng Chín năm 2011, Vatican đã gửi cho Tổ Chức Thánh Piô X một văn thư liệt kê những điều kiện tiên quyết để tổ chức này có thể hiệp thông trọn vẹn với Vatican. Tổ Chức đã phúc đáp văn thư nói trên vào tháng Giêng năm 2012 nhưng Vatican cho rằng Tổ Chức Thánh Piô X đã không đáp ứng đầy đủ. Sau đó, vào tháng 4 năm 2012, ĐGM Bernard Fellay lại gửi cho Tòa Thánh một đề nghị thứ hai. Bộ Giáo Lý và Đức Tin đang cứu xét đề nghị này và đệ trình Đức Giáo Hoàng.
Nguyễn Long Thao
Thành lập Giáo hạt tòng nhân tại Australia
LM. Trần Đức Anh OP
11:22 15/06/2012
VATICAN. Hôm 15-6-2012, Bộ giáo lý đức tin đã thành lập Giáo hạt tòng nhân Đức Bà Thánh Giá miền nam (Our Lady the Southern Cross) tại Australia để đón nhận các tín hữu cựu Anh giáo gia nhập Công Giáo.
Đồng thời ĐTC cũng bổ nhiệm vị Bản quyền đầu tiên của Giáo Hạt là Cha Herry Entwistle.
Đây là giáo hạt tòng nhân thứ 3 được Tòa Thánh thiết lập trong Giáo Hội Công Giáo, sau giáo hạt tại Anh quốc và Hoa Kỳ, chiếu theo Tông Hiến Anglicanorum Coetibus, Các Nhóm Anh Giáo, do ĐTC Biển Đức 16 ban hành, để đón nhận các tín hữu cựu Anh giáo, đồng thời cho phép họ được giữ gia sản linh đạo và phụng vụ của Anh giáo.
Vị Bản quyền đầu tiên của giáo hạt tại Australia, Cha Harry Entwistle năm nay 72 tuổi (31-5-1940), gốc Anh, thụ phong Mục Sư anh giáo hồi năm 1964 và từng làm tuyên úy các nhà tù. Năm 1988, cha di cư sang Australia, phục vụ tại giáo phận Perth. Năm 2006 cha gia nhập Cộng đoàn Anh giáo truyền thống và được bổ nhiệm làm GM đặc trách vùng Tây Australia đồng thời làm cha sở giáo xứ Marylands ở thành phố Perth. Sau khi gia nhập Công Giáo, thụ phong phó tế và ngài được thụ phong linh mục ngày 15-6-2012 tại Nhà thờ chính tòa giáo phận Perth. (SD 15-6-2012)
Đồng thời ĐTC cũng bổ nhiệm vị Bản quyền đầu tiên của Giáo Hạt là Cha Herry Entwistle.
Đây là giáo hạt tòng nhân thứ 3 được Tòa Thánh thiết lập trong Giáo Hội Công Giáo, sau giáo hạt tại Anh quốc và Hoa Kỳ, chiếu theo Tông Hiến Anglicanorum Coetibus, Các Nhóm Anh Giáo, do ĐTC Biển Đức 16 ban hành, để đón nhận các tín hữu cựu Anh giáo, đồng thời cho phép họ được giữ gia sản linh đạo và phụng vụ của Anh giáo.
Vị Bản quyền đầu tiên của giáo hạt tại Australia, Cha Harry Entwistle năm nay 72 tuổi (31-5-1940), gốc Anh, thụ phong Mục Sư anh giáo hồi năm 1964 và từng làm tuyên úy các nhà tù. Năm 1988, cha di cư sang Australia, phục vụ tại giáo phận Perth. Năm 2006 cha gia nhập Cộng đoàn Anh giáo truyền thống và được bổ nhiệm làm GM đặc trách vùng Tây Australia đồng thời làm cha sở giáo xứ Marylands ở thành phố Perth. Sau khi gia nhập Công Giáo, thụ phong phó tế và ngài được thụ phong linh mục ngày 15-6-2012 tại Nhà thờ chính tòa giáo phận Perth. (SD 15-6-2012)
Đức Thánh Cha sẽ di chuyển tới Castel Gandolfo từ ngày 3-7-2012
LM. Trần Đức Anh OP
11:23 15/06/2012
VATICAN. Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, Cha Lombardi, cho biết ĐTC sẽ di chuyển tới dinh thự mùa hè của ngài ở Castel Gandolfo từ ngày 3 tháng 7 tới đây và ngài sẽ lưu lại đây suốt mùa hè.
Cha Lombardi cũng nói rằng trong tháng 7 này sẽ không có các buổi tiếp kiến chung hằng tuần của ĐTC mỗi sáng thứ tư, và chỉ có các buổi đọc kinh truyền tin do ngài chủ sự tại Castel Gandolfo vào mỗi trưa chúa nhật.
Ngoài ra, như đã loan báo, chúa nhật 15-7-2012, ĐTC sẽ viếng thăm mục vụ tại giáo phận Frascati gần Roma, và ngài sẽ cử hành thánh lễ tại đây lúc 9 giờ rưỡi sáng. Tiếp đến có hai cuộc hòa nhạc sẽ diễn ra tại Castel Gandolfo: trước tiên vào ngày 11-7 với các bạn trẻ thuộc Ban nhạc Barenboim, và thứ hai vào tháng 8 với các nhạc sĩ từ miền Bavière, quê hương của ĐTC.
LM Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh tái khẳng định cuộc viếng thăm của ĐTC tại Liban sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 16-9 năm nay, đồng thời nói rằng ”Không có sự bấp bênh nào trong công cuộc chuẩn bị. Cuộc viếng thăm của ĐTC đã được ấn định và đang được chuẩn bị cho những ngày được xác định. Không có sự bấp bênh nào từ phía Tòa Thánh. Sự bấp bênh là ở trong tình trạng của thế giới”.
Trong những ngày qua, một số báo chí cho rằng cuộc viếng thăm của ĐTC tại Beirut, Liban để công bố Tông Huấn Hậu Thượng HĐGM Trung Đông có thể bị hủy vào phút chót nếu xảy ra cuộc chiến tranh từ Siri tràn sang.
Theo cha Lombardi, cuộc khủng hoảng tại Siri - như chúng ta biết, dường như không thể đặt lại vấn đề cuộc viếng thăm của ĐTC, ít là cho đến lúc này.
Về vụ người cựu giúp việc của ĐTC, ông Paolo Gabriele đang bị điều tra vì tội lấy trộm và giữ tài liệu từ văn phòng ĐTC, Cha Lombardi cho biết tuần này không có cuộc thẩm vấn chính thức, tuần tới cuộc thẩm vấn sẽ được mở lại và ông tiếp tục bị tạm giam.
Thứ năm 21-6, sẽ có cuộc họp báo tại Vatican để trình bày chương trình Năm Đức Tin sẽ khai mạc từ ngày 11-10 năm nay. Tiếp đến, ngày 22-6, giới báo chí đăng ký tại Phòng báo chí Tòa Thánh sẽ viếng thăm Viện Giáo Vụ, quen gọi là Ngân Hàng Vatican để giúp họ hiểu rõ về bản chất, phương pháp hoạt động, mục đích của Viện này.
Sau cùng, cha Lombardi bác bỏ tin do một tờ báo lớn ở Italia truyền đi cho rằng ”một chuyên gia tin học” của ĐGH, một ”tin tặc” đã biến mất. Cha gọi tin này là ”vô căn cứ” và không có gì tương ứng thực tại. Tờ báo La Repubblica đã nhiều lần tung những tin thất thiệt và vị Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh thường phải cải chính. (SD 14-6-2012)
Cha Lombardi cũng nói rằng trong tháng 7 này sẽ không có các buổi tiếp kiến chung hằng tuần của ĐTC mỗi sáng thứ tư, và chỉ có các buổi đọc kinh truyền tin do ngài chủ sự tại Castel Gandolfo vào mỗi trưa chúa nhật.
Ngoài ra, như đã loan báo, chúa nhật 15-7-2012, ĐTC sẽ viếng thăm mục vụ tại giáo phận Frascati gần Roma, và ngài sẽ cử hành thánh lễ tại đây lúc 9 giờ rưỡi sáng. Tiếp đến có hai cuộc hòa nhạc sẽ diễn ra tại Castel Gandolfo: trước tiên vào ngày 11-7 với các bạn trẻ thuộc Ban nhạc Barenboim, và thứ hai vào tháng 8 với các nhạc sĩ từ miền Bavière, quê hương của ĐTC.
LM Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh tái khẳng định cuộc viếng thăm của ĐTC tại Liban sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 16-9 năm nay, đồng thời nói rằng ”Không có sự bấp bênh nào trong công cuộc chuẩn bị. Cuộc viếng thăm của ĐTC đã được ấn định và đang được chuẩn bị cho những ngày được xác định. Không có sự bấp bênh nào từ phía Tòa Thánh. Sự bấp bênh là ở trong tình trạng của thế giới”.
Trong những ngày qua, một số báo chí cho rằng cuộc viếng thăm của ĐTC tại Beirut, Liban để công bố Tông Huấn Hậu Thượng HĐGM Trung Đông có thể bị hủy vào phút chót nếu xảy ra cuộc chiến tranh từ Siri tràn sang.
Theo cha Lombardi, cuộc khủng hoảng tại Siri - như chúng ta biết, dường như không thể đặt lại vấn đề cuộc viếng thăm của ĐTC, ít là cho đến lúc này.
Về vụ người cựu giúp việc của ĐTC, ông Paolo Gabriele đang bị điều tra vì tội lấy trộm và giữ tài liệu từ văn phòng ĐTC, Cha Lombardi cho biết tuần này không có cuộc thẩm vấn chính thức, tuần tới cuộc thẩm vấn sẽ được mở lại và ông tiếp tục bị tạm giam.
Thứ năm 21-6, sẽ có cuộc họp báo tại Vatican để trình bày chương trình Năm Đức Tin sẽ khai mạc từ ngày 11-10 năm nay. Tiếp đến, ngày 22-6, giới báo chí đăng ký tại Phòng báo chí Tòa Thánh sẽ viếng thăm Viện Giáo Vụ, quen gọi là Ngân Hàng Vatican để giúp họ hiểu rõ về bản chất, phương pháp hoạt động, mục đích của Viện này.
Sau cùng, cha Lombardi bác bỏ tin do một tờ báo lớn ở Italia truyền đi cho rằng ”một chuyên gia tin học” của ĐGH, một ”tin tặc” đã biến mất. Cha gọi tin này là ”vô căn cứ” và không có gì tương ứng thực tại. Tờ báo La Repubblica đã nhiều lần tung những tin thất thiệt và vị Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh thường phải cải chính. (SD 14-6-2012)
Đức Thánh Cha tiếp Chủ tịch Đại Hội đồng thứ 66 của LHQ
LM. Trần Đức Anh OP
11:23 15/06/2012
VATICAN. Tòa Thánh đề cao vai trò của LHQ trong việc góp phần giải quyết các xung đột trên thế giới.
Lập trường trên đây của Tòa Thánh được trình bày trong buổi tiếp kiến sáng hôm 15-6-2012, của ĐTC dành cho ông Nassir Abdulaziz Al-Nasser, Chủ Tịch Đại hội đồng thứ 66 của Liên hợp quốc. Sau khi gặp ĐTC, ông đã gặp ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh Bertone và Đức TGM ngoại trưởng Dominique Mamberti.
Thông cáo do Phòng báo chí Tòa Thánh phổ biến cho biết đề tài chính trong cuộc đối thoại thân mật là vai trò của LHQ, đặc biệt là Đại hội đồng LHQ, trong việc giải quyết các cuộc xung đột, đặc biệt là những xung đột hiện nay tại các vùng trên thế giới, nhất là tại Phi châu và Trung Đông, và tình trạng trầm trọng từ đó gây ra cho con người.
Các vị cũng nói về đóng góp quan trọng của Giáo hội Công Giáo cho nền hòa bình và sự p hát triển, cũng sự nêu bật sự cộng tác giữa các tôn giáo và các nền văn hóa (SD 15-6-2012)
Lập trường trên đây của Tòa Thánh được trình bày trong buổi tiếp kiến sáng hôm 15-6-2012, của ĐTC dành cho ông Nassir Abdulaziz Al-Nasser, Chủ Tịch Đại hội đồng thứ 66 của Liên hợp quốc. Sau khi gặp ĐTC, ông đã gặp ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh Bertone và Đức TGM ngoại trưởng Dominique Mamberti.
Thông cáo do Phòng báo chí Tòa Thánh phổ biến cho biết đề tài chính trong cuộc đối thoại thân mật là vai trò của LHQ, đặc biệt là Đại hội đồng LHQ, trong việc giải quyết các cuộc xung đột, đặc biệt là những xung đột hiện nay tại các vùng trên thế giới, nhất là tại Phi châu và Trung Đông, và tình trạng trầm trọng từ đó gây ra cho con người.
Các vị cũng nói về đóng góp quan trọng của Giáo hội Công Giáo cho nền hòa bình và sự p hát triển, cũng sự nêu bật sự cộng tác giữa các tôn giáo và các nền văn hóa (SD 15-6-2012)
Czestochowa kỷ niệm 25 năm phong trào chầu Thánh Thể liên lỉ
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
11:27 15/06/2012
ROME, (Zenit.org) – Kể từ 25 năm nay, mỗi giáo xứ tạitổng giáo phận Czestochowa, Ba Lan khuyến khích tín hữu có thói quen gắn bó vớiviệc chầu Thánh Thể xuyên suốt cuộc đời, khởi đi từ một sắc lệnh chầu Thánh Thểmãi mãi của giáo phận.
Trong thực tế, việc đạo đức tốt lành này là kết quảrất có ý nghĩa từ Đại Hội Toàn Quốc Thánh Thể lần thứ II được tổ chức tại BaLan từ ngày 8 đến 14 tháng Sáu năm 1987, với sự hiện diện của Cố Đức Giáo HoàngGioan-Phaolô II. Đức cha Stanislav Nowak,giám mục giáo phận lúc đó đã chính thức cổ võ phong trào này.
Sắc lệnh có đoạn viết : « Để đào sâu đức tintrước sự hiện diện màu nhiệm của Đức Kitô trong bí tích Thánh Thể, và để kiếmtìm một sự kết hiệp mật thiết với Người, và cũng để tưởng nhớ biến cố Đại HộiToàn Quốc Thánh Thể », việc chầu Thánh Thể mãi mãi được thiết lập.
Và như thế, kể từ 25 năm nay, mỗi giáo xứ tổ chứcnhững buổi chầu Thánh Thể trong suốt 24 giờ, và trong mỗi địa hạt của tổng giáophận, có một nhà nguyện chầu Thánh Thể liên tục ngày và đêm.
Đó là nơi « mà mỗi người có thể đến gặp gỡ riêngtư với Chúa Giêsu, tín thác nơi Ngài những khó khăn, ưu tư, nỗi buồn », tácgiả của sắc lệnh, nguyên Tổng Giám Mục giáo phận Czestochowa giải thích trong nghi lễ kỷ niệm 25 năm ngày ra đời của sắclệnh.
« ChầuThánh Thể, ngài nói tiếp, trong thực tế là một cuộc gặp gỡ cá nhân với ThiênChúa như một người yêu quý và Thánh Thể là trung tâm điểm của các cộng đoàngiáo xứ chúng ta ».
Có nhiều tín hữu, ngài nhấn mạnh, « không chỉ cầunguyện có những công việc của mình, nhưng cũng cầu nguyện cho toàn giáo xứ, choơn gọi linh mục… ».
Một giáo dân tên Zenona đã chia sẻ rằng mỗi lần hiệndiện trong nhà nguyện chầu Thánh Thể, bà cầu nguyện cho các linh mục trong cảnước, cho sự thánh thiện của các ngài : « Tất cả các ngày, tôi lần chuỗiđể cầu nguyện cho con tôi, người được Chúa gọi thi hành tác vụ linh mục, vàchính cha ấy cũng để nghị tôi cầu nguyện cho mình ».
Về phần mình, một nữ giáo dân khác có tên JowitaKostrzewska de Blachownia thì thổ lộ rằng mỗi khi mình ở trong nhà nguyện chầuThánh Thể liên tục, chị cảm thấy cần phải ngợi khen Thiên Chúa, không phải chỉtrong chốc lát : « Nếu tôi không làm việc này, cũng giống như có mộtngười ở ngay bên trong nhà mà mình lại không gặp mặt. Chúng ta cần gợi lại rằngChúa Giêsu chờ đợi chúng ta, luôn luôn dang cánh tay rộng mở, và chỉ cần đếnquỳ gối trước chân Người, thì Người sẽ hành động ».
Jowita Kostrzewska kết luận : « Chầu ThánhThể mang lại cho chúng ta bình an trong tâm hồn. Điều này đối với tôi có một ý nghĩa rất sâu đậm : ở thờiđiểm đó tôi có thể trực tiếp gặp gỡ Thiên Chúa, cảm nghiệm được sự hiện diệncủa Ngài. Trong khi chiêm ngắm Bánh Thánh tinh tuyền, tôi có thể nhận được câutrả lời và biết con đường nào cần đi trong cuộc đời mình ».
Trong thực tế, việc đạo đức tốt lành này là kết quảrất có ý nghĩa từ Đại Hội Toàn Quốc Thánh Thể lần thứ II được tổ chức tại BaLan từ ngày 8 đến 14 tháng Sáu năm 1987, với sự hiện diện của Cố Đức Giáo HoàngGioan-Phaolô II. Đức cha Stanislav Nowak,giám mục giáo phận lúc đó đã chính thức cổ võ phong trào này.
Sắc lệnh có đoạn viết : « Để đào sâu đức tintrước sự hiện diện màu nhiệm của Đức Kitô trong bí tích Thánh Thể, và để kiếmtìm một sự kết hiệp mật thiết với Người, và cũng để tưởng nhớ biến cố Đại HộiToàn Quốc Thánh Thể », việc chầu Thánh Thể mãi mãi được thiết lập.
Và như thế, kể từ 25 năm nay, mỗi giáo xứ tổ chứcnhững buổi chầu Thánh Thể trong suốt 24 giờ, và trong mỗi địa hạt của tổng giáophận, có một nhà nguyện chầu Thánh Thể liên tục ngày và đêm.
Đó là nơi « mà mỗi người có thể đến gặp gỡ riêngtư với Chúa Giêsu, tín thác nơi Ngài những khó khăn, ưu tư, nỗi buồn », tácgiả của sắc lệnh, nguyên Tổng Giám Mục giáo phận Czestochowa giải thích trong nghi lễ kỷ niệm 25 năm ngày ra đời của sắclệnh.
« ChầuThánh Thể, ngài nói tiếp, trong thực tế là một cuộc gặp gỡ cá nhân với ThiênChúa như một người yêu quý và Thánh Thể là trung tâm điểm của các cộng đoàngiáo xứ chúng ta ».
Có nhiều tín hữu, ngài nhấn mạnh, « không chỉ cầunguyện có những công việc của mình, nhưng cũng cầu nguyện cho toàn giáo xứ, choơn gọi linh mục… ».
Một giáo dân tên Zenona đã chia sẻ rằng mỗi lần hiệndiện trong nhà nguyện chầu Thánh Thể, bà cầu nguyện cho các linh mục trong cảnước, cho sự thánh thiện của các ngài : « Tất cả các ngày, tôi lần chuỗiđể cầu nguyện cho con tôi, người được Chúa gọi thi hành tác vụ linh mục, vàchính cha ấy cũng để nghị tôi cầu nguyện cho mình ».
Về phần mình, một nữ giáo dân khác có tên JowitaKostrzewska de Blachownia thì thổ lộ rằng mỗi khi mình ở trong nhà nguyện chầuThánh Thể liên tục, chị cảm thấy cần phải ngợi khen Thiên Chúa, không phải chỉtrong chốc lát : « Nếu tôi không làm việc này, cũng giống như có mộtngười ở ngay bên trong nhà mà mình lại không gặp mặt. Chúng ta cần gợi lại rằngChúa Giêsu chờ đợi chúng ta, luôn luôn dang cánh tay rộng mở, và chỉ cần đếnquỳ gối trước chân Người, thì Người sẽ hành động ».
Jowita Kostrzewska kết luận : « Chầu ThánhThể mang lại cho chúng ta bình an trong tâm hồn. Điều này đối với tôi có một ý nghĩa rất sâu đậm : ở thờiđiểm đó tôi có thể trực tiếp gặp gỡ Thiên Chúa, cảm nghiệm được sự hiện diệncủa Ngài. Trong khi chiêm ngắm Bánh Thánh tinh tuyền, tôi có thể nhận được câutrả lời và biết con đường nào cần đi trong cuộc đời mình ».
Top Stories
Archbishop of Dublin discussed the ongoing 50th International Eucharistic Congress
Vatican Radio
11:54 15/06/2012
2012-06-15 Vatican Radio - The Archbishop of Dublin, Diarmuid Martin spoke with Vatican Radio’s Emer McCarthy on Thursday. During the course of their conversation, they discussed the ongoing 50th International Eucharistic Congress underway in the Irish capital this week – its present success and its impact on the life of the Church in Ireland and throughout the world for months and even years to come. Below, please find a full transcript of the interview.
Has the Congress in any way surprised you – I know it has surprised many of the participants?
ADM: I came here last Saturday – the day before the Congress began – and my first impression was: “this isn’t going to be ready.” Then, I cam back on Sunday – and there was this extraordinary transformation: enthusiasm and interest and – a reflection of the variety of things that are happening in the Catholic Church in Ireland ([and this is] something you do not see, as maybe we should). You see that in the exhibitions, you see it in the conferences. The liturgies have been extraordinarily well prepared. [There is] also this contrast between the activities that are going on and then these areas of prayer and silence. I was very impressed by more than one thousand young people at the Taize evening (Monday evening), when they just gathered in silence and prayer at the end of a very long day. The impression you get is that the Irish Church is growing in a different direction, in a new direction., but that the direction is a healthy one – and I think we are on the right track – but the Eucharistic Congress is for seven days, and you are not going to change the Irish Church in seven days. I think there are a number of signposts that it is indicating, and as soon as the Congress is over we have to start again back, very carefully, at the programme of New Evangelization and catechesis that I think is fundamental. In that, the Year of Faith will fit and match with what we’ve been doing in these days.
What impact do you the presence of foreign pilgrims and speakers from all throughout the universal Church has had?
ADM: I think for many, the fact that so many Church leaders and lay people have come from abroad – over a thousand from Canada alone – is an encouragement to Irish people. It’s making Irish Catholics think, to realize they’re not alone in the difficulties they experience, and that they belong to a much larger Church. There is a fellowship among Catholics, which is extremely important. I have asked also – for example – bishops to go out on Saturday evening to different parishes, to bring that same feeling to those who haven’t been at the Congress. In the newspapers, there is a lot of speculation about, “How many people were here on this day, or on that day?” but what they do not remember is that, while there have been events here in the RDS (Royal Dublin Stadium) and the Congress Centre, in every parish there is something happening in these days. There have been Eucharistic processions and events in the larger towns in the country, and down to smaller villages. So, [the IEC] is not limited to what’s going on in the Congress Centre, itself – and the presence of people from abroad – many of whom will say that the faith in the countries they come from owes so much to Ireland – it is good that that be remembered, that it be remembered not just in the history books, but in the lives of individuals who can come and peak about their own experience.
Two very important elements of this Conference have been the ecumenical dimension, which was an historic one for the Congress and also for Dublin, and also the taking of the Congress out of the arena and also opening up the churches in the city centre. These were initiatives you very much wanted. Why?
ADM: First of all, I believe that, if we can give, in Ireland, a consistent, a coherent Christian witness of the different churches, it will strengthen our common witness to Jesus Christ in the face of a changing culture. Relationships between the Churches are very strong, but this is the fruit of a process of dialogue with one another, of understanding one another and of respect for one another. The fact that the other Christian churches had no difficulty in accepting an invitation from me to participate in the Eucharistic Congress, even though they may not share much of the theology of the Eucharist, though there may be differences in our theology of the Eucharist, I think, is an important sign, and a sign of the type of dialogue that’s going on. It was – I think – the Church of Ireland archbishop, who said that our dialogue is not just meeting and smiling at one another. We have to move into a theological dialogue, which is important in the process of working toward Christian unity. We also have this ecumenism of solidarity – and [both the current] Church of Ireland bishop and his predecessor (as well as the leaders of the Presbyterian and Methodist churches in Dublin), have been very supportive of my initiatives at a difficult time. Bringing the Congress out into the daily life of people is also an important event. We have this pilgrimage walk – this type of camino – and it’s been quite successful. People have been taken [with] this idea, and we’ve had events in nearly every parish. The Church in Dublin has been on mission: quietly, maybe not as advertised as some people might like, but it has been happening. Even the week before the Congress, we had Mass in eighty-five nursing homes for the elderly, to bring the Congress to those who won’t be able to be here. Also, we had an event for those, who come to our food centres – again, to show that those, who share in the Eucharist, are concerned about the hunger of people, physical hunger, and the loneliness of many of these people, showing that, through our communion with Christ, we bring a different kind of communion with people in the difficulties of their own lives. These gestures – you know – people look and learn from them, and hopefully they will bring a sort of opening, and more reflection – particularly on [the part of] young people – about the faith.
Could these possibly be some of the touching points you said (in your opening address to the Congress) need to be established between the Church and wider society?
ADM: I think that – I was reflecting a little bit from the time of Gaudium et spes, which was a time of great optimism, into a time when we realize that the modern world – it isn’t just that the Church has a lot to learn from the modern world, but that the Church has a lot to say to the modern world, particularly when you get down to questions of meaning and hope and purpose in life in difficult times, and to realize that there is a presence of sin in humanity that has to be overcome, and it is people who celebrate the redemption that is present in the Eucharist, who should be in the leadership in bringing a new type of communion. If the Church itself could overcome the petty divisions that are present in the Church in Ireland, I believe it would be a great witness to others, to what communion means in a society – but that real sense of deep human communion will only come when people have a deep understanding, a deep sense of the meaning of their own life and why they’re here – and the Eucharist is the thing that recalls that very much to us.
Has the Congress in any way surprised you – I know it has surprised many of the participants?
ADM: I came here last Saturday – the day before the Congress began – and my first impression was: “this isn’t going to be ready.” Then, I cam back on Sunday – and there was this extraordinary transformation: enthusiasm and interest and – a reflection of the variety of things that are happening in the Catholic Church in Ireland ([and this is] something you do not see, as maybe we should). You see that in the exhibitions, you see it in the conferences. The liturgies have been extraordinarily well prepared. [There is] also this contrast between the activities that are going on and then these areas of prayer and silence. I was very impressed by more than one thousand young people at the Taize evening (Monday evening), when they just gathered in silence and prayer at the end of a very long day. The impression you get is that the Irish Church is growing in a different direction, in a new direction., but that the direction is a healthy one – and I think we are on the right track – but the Eucharistic Congress is for seven days, and you are not going to change the Irish Church in seven days. I think there are a number of signposts that it is indicating, and as soon as the Congress is over we have to start again back, very carefully, at the programme of New Evangelization and catechesis that I think is fundamental. In that, the Year of Faith will fit and match with what we’ve been doing in these days.
What impact do you the presence of foreign pilgrims and speakers from all throughout the universal Church has had?
ADM: I think for many, the fact that so many Church leaders and lay people have come from abroad – over a thousand from Canada alone – is an encouragement to Irish people. It’s making Irish Catholics think, to realize they’re not alone in the difficulties they experience, and that they belong to a much larger Church. There is a fellowship among Catholics, which is extremely important. I have asked also – for example – bishops to go out on Saturday evening to different parishes, to bring that same feeling to those who haven’t been at the Congress. In the newspapers, there is a lot of speculation about, “How many people were here on this day, or on that day?” but what they do not remember is that, while there have been events here in the RDS (Royal Dublin Stadium) and the Congress Centre, in every parish there is something happening in these days. There have been Eucharistic processions and events in the larger towns in the country, and down to smaller villages. So, [the IEC] is not limited to what’s going on in the Congress Centre, itself – and the presence of people from abroad – many of whom will say that the faith in the countries they come from owes so much to Ireland – it is good that that be remembered, that it be remembered not just in the history books, but in the lives of individuals who can come and peak about their own experience.
Two very important elements of this Conference have been the ecumenical dimension, which was an historic one for the Congress and also for Dublin, and also the taking of the Congress out of the arena and also opening up the churches in the city centre. These were initiatives you very much wanted. Why?
ADM: First of all, I believe that, if we can give, in Ireland, a consistent, a coherent Christian witness of the different churches, it will strengthen our common witness to Jesus Christ in the face of a changing culture. Relationships between the Churches are very strong, but this is the fruit of a process of dialogue with one another, of understanding one another and of respect for one another. The fact that the other Christian churches had no difficulty in accepting an invitation from me to participate in the Eucharistic Congress, even though they may not share much of the theology of the Eucharist, though there may be differences in our theology of the Eucharist, I think, is an important sign, and a sign of the type of dialogue that’s going on. It was – I think – the Church of Ireland archbishop, who said that our dialogue is not just meeting and smiling at one another. We have to move into a theological dialogue, which is important in the process of working toward Christian unity. We also have this ecumenism of solidarity – and [both the current] Church of Ireland bishop and his predecessor (as well as the leaders of the Presbyterian and Methodist churches in Dublin), have been very supportive of my initiatives at a difficult time. Bringing the Congress out into the daily life of people is also an important event. We have this pilgrimage walk – this type of camino – and it’s been quite successful. People have been taken [with] this idea, and we’ve had events in nearly every parish. The Church in Dublin has been on mission: quietly, maybe not as advertised as some people might like, but it has been happening. Even the week before the Congress, we had Mass in eighty-five nursing homes for the elderly, to bring the Congress to those who won’t be able to be here. Also, we had an event for those, who come to our food centres – again, to show that those, who share in the Eucharist, are concerned about the hunger of people, physical hunger, and the loneliness of many of these people, showing that, through our communion with Christ, we bring a different kind of communion with people in the difficulties of their own lives. These gestures – you know – people look and learn from them, and hopefully they will bring a sort of opening, and more reflection – particularly on [the part of] young people – about the faith.
Could these possibly be some of the touching points you said (in your opening address to the Congress) need to be established between the Church and wider society?
ADM: I think that – I was reflecting a little bit from the time of Gaudium et spes, which was a time of great optimism, into a time when we realize that the modern world – it isn’t just that the Church has a lot to learn from the modern world, but that the Church has a lot to say to the modern world, particularly when you get down to questions of meaning and hope and purpose in life in difficult times, and to realize that there is a presence of sin in humanity that has to be overcome, and it is people who celebrate the redemption that is present in the Eucharist, who should be in the leadership in bringing a new type of communion. If the Church itself could overcome the petty divisions that are present in the Church in Ireland, I believe it would be a great witness to others, to what communion means in a society – but that real sense of deep human communion will only come when people have a deep understanding, a deep sense of the meaning of their own life and why they’re here – and the Eucharist is the thing that recalls that very much to us.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nghi thức Thắp sáng khởi đi từ Đức Kitô tại Trung tâm Vinh Sơn Liêm
Trần Văn Minh
10:17 15/06/2012
Melbourne - Vào lúc 6 giờ chiều Ngày 15 tháng 6 năm 2012. Tại Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Để mừng kính lễ Thánh Tâm Chúa Giê Su. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm đã tổ chức nghi thức thắp sáng khởi đi từ Đức Kitô.
QUÝ VỊ PHẢI ĐÁNH LỜI THIỆU VÀO ĐÂY
Nghi thức được bắt đầu sau Thánh lễ Kính Thánh tâm Chúa Giê Su, Thánh lễ mà Giáo hội chọn là Thánh lễ cho người nghèo, qua bài giảng của Linh mục Raphael Võ Đức Thiện, vị chủ tế đã chia sẻ niềm tin là vì mọi người chúng ta đã nhận ra, nhờ vào mọi người đã trông lên và nhận thấy niềm tin từ trong dòng máu và nước chảy ra từ cạnh sườn Chúa, và ngài cũng nhắn nhủ mọi người hãy quan tâm đến những người nghèo cả về vật chất lẫn những người nghèo về phần tâm linh.
Thánh lễ kết thúc, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm mời gọi các đoàn viên cùng mọi người tham dự “Nghi thức thắp sáng khởi đi từ Đức Kitô” để bắt đầu năm Hồng ân. Ngọn lử thắp sáng được thắp lên từ nến Phục Sinh truyền đến mọi người.
Đoàn rước bắt đầu bằng cờ đoàn, nến Phục Sinh và Sách Phúc Âm từ nhà nguyện trung tâm xuống hội trường. Tượng Thánh Tâm Chúa Giê Su đứng giữa các đoàn viên để mọi người nghe Lời Chúa, đón nhận thần khí Chúa hướng dẫn để luôn luôn trung thành, với một tinh thần hăng say, nhiệt thành theo đuổi mục đích dấn thân, phục vụ tha nhân, phục vụ Thiên Chúa qua mọi người.
Sau phần lắng nghe lời Chúa, đoàn viên đã được Linh mục Quản nhiệm cũng là Giám đốc Đoàn Liên Minh Thánh Tâm của Trung tâm Thánh Vinh Sơn Liêm chia sẻ về đời sống đức tin của Ngành nữ tông đồ.
Tiếp đến là mọi đoàn viên đứng nghiêm để chào đoàn kỳ và ngành kỳ, với bàn tay phải giơ cao hướng tới niềm tin vào tình thương yêu vô bờ bến của Thánh Tâm Chúa Giê Su.
Nhân dịp này, đoàn cũng giới thiệu các liên toán, các toán với mục đích cho mọi người cùng biết và gặp gỡ nhau trong tình thương yêu hiệp nhất, trong tinh thần gặp gỡ và chia sẻ mục đích của Ngày Tông đồ.
Sau phần chụp hình lưu niệm. Cả hội trường từ các đoàn viên lớn tuổi đến các đoàn viên trẻ, đoàn viên nam và đoàn viên nữ, gần 200 người đã cất vang bài “Thần Khí Chúa đã sai tôi đi, sai tôi đi loan báo tin mừng, Thần khí Chúa đã sai tôi đi, sai tôi đi là sai tôi đi.. Và buổi Nghi thức thắp sáng khởi đi từ Đức Kitô kết thúc với những ly trà nóng, ấm áp vui vẻ trong Đức Kitô.
QUÝ VỊ PHẢI ĐÁNH LỜI THIỆU VÀO ĐÂY
Nghi thức được bắt đầu sau Thánh lễ Kính Thánh tâm Chúa Giê Su, Thánh lễ mà Giáo hội chọn là Thánh lễ cho người nghèo, qua bài giảng của Linh mục Raphael Võ Đức Thiện, vị chủ tế đã chia sẻ niềm tin là vì mọi người chúng ta đã nhận ra, nhờ vào mọi người đã trông lên và nhận thấy niềm tin từ trong dòng máu và nước chảy ra từ cạnh sườn Chúa, và ngài cũng nhắn nhủ mọi người hãy quan tâm đến những người nghèo cả về vật chất lẫn những người nghèo về phần tâm linh.
Thánh lễ kết thúc, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm mời gọi các đoàn viên cùng mọi người tham dự “Nghi thức thắp sáng khởi đi từ Đức Kitô” để bắt đầu năm Hồng ân. Ngọn lử thắp sáng được thắp lên từ nến Phục Sinh truyền đến mọi người.
Đoàn rước bắt đầu bằng cờ đoàn, nến Phục Sinh và Sách Phúc Âm từ nhà nguyện trung tâm xuống hội trường. Tượng Thánh Tâm Chúa Giê Su đứng giữa các đoàn viên để mọi người nghe Lời Chúa, đón nhận thần khí Chúa hướng dẫn để luôn luôn trung thành, với một tinh thần hăng say, nhiệt thành theo đuổi mục đích dấn thân, phục vụ tha nhân, phục vụ Thiên Chúa qua mọi người.
Sau phần lắng nghe lời Chúa, đoàn viên đã được Linh mục Quản nhiệm cũng là Giám đốc Đoàn Liên Minh Thánh Tâm của Trung tâm Thánh Vinh Sơn Liêm chia sẻ về đời sống đức tin của Ngành nữ tông đồ.
Tiếp đến là mọi đoàn viên đứng nghiêm để chào đoàn kỳ và ngành kỳ, với bàn tay phải giơ cao hướng tới niềm tin vào tình thương yêu vô bờ bến của Thánh Tâm Chúa Giê Su.
Nhân dịp này, đoàn cũng giới thiệu các liên toán, các toán với mục đích cho mọi người cùng biết và gặp gỡ nhau trong tình thương yêu hiệp nhất, trong tinh thần gặp gỡ và chia sẻ mục đích của Ngày Tông đồ.
Sau phần chụp hình lưu niệm. Cả hội trường từ các đoàn viên lớn tuổi đến các đoàn viên trẻ, đoàn viên nam và đoàn viên nữ, gần 200 người đã cất vang bài “Thần Khí Chúa đã sai tôi đi, sai tôi đi loan báo tin mừng, Thần khí Chúa đã sai tôi đi, sai tôi đi là sai tôi đi.. Và buổi Nghi thức thắp sáng khởi đi từ Đức Kitô kết thúc với những ly trà nóng, ấm áp vui vẻ trong Đức Kitô.
Mùa Hè Yêu Thương tại Saigòn
Trầm Thiên Thu
10:39 15/06/2012
Mùa hè là mùa các học sinh được “xả hơi”, được nghỉ học để vui chơi, lấy lại “phong độ” để có thể tiếp tục bước vào năm học mới trong hành trình thu gom kiến thức. Mùa hè có cái nắng oi ả, nhưng cũng có những trận mưa xối xả, âu cũng là sự cân bằng của thời tiết. Mùa hè thật dễ thương!
“Hè Yêu Thương” là trại hè do chương trình “Bạn Trẻ Em Đường Phố” (FFSC – Friends For Street Children) tổ chức lúc 8 giờ sáng thứ Sáu, 15-6-2012, tại Công viên nước Đầm Sen (Saigon) – và kéo dài cả ngày. Đây là lễ hội mùa hè lần thứ 15 dành cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ 13 trung tâm (mái ấm, nhà mở,…) ở Saigon, Bình Dương và Tây Ninh. Trại hè năm nay có 1.500 em về tham dự, đến từ các trung tâm phát huy như Bình Triệu, Bình Thọ, Hy Vọng, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, Thủ Thiêm, Tân Hương, Bình An, Tú Xương, Phong Cốc, Hảo Đước.
Đến tham dự có Lm Đỗ Quang Chí và ông Lê Giáo cùng nhiều đại biểu người Việt, người Pháp, người Nhật,… và những người yêu trẻ em, nhất là yêu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Mọi người đều hòa đồng và thân mật, chào nhau bằng những nụ cười, những cái cúi đầu, những cái bắt tay, những ánh mắt thân thiện, những câu tiếng Anh xã giao,…
Những người hạnh phúc nhất là các trẻ em tham dự “Hè Yêu Thương” này. Chắc chắn như vậy vì niềm hạnh phúc đó được thể hiện qua khuôn mặt rạng rỡ của từng em với nụ cười đơn sơ thật hồn nhiên.
Các khẩu hiệu ghi: “Sống vui – Sống khỏe – Sống ngoan” và “Cuộc sống thêm nụ cười – Con người thêm hạnh phúc”. Các khẩu hiệu này không chỉ nhắc nhở các em mà còn nhắc nhở cả những người lớn. Nụ cười là dấu hiệu hạnh phúc, là biểu hiện yêu thương.
Một số thanh niên mặc áo thun trắng có ghi: “To Serve, Not To Be Served” (Phục vụ chứ không được phục vụ), đó là câu tóm gọn lời Đức Kitô xác định: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20:28; Mc 10:45). Phục vụ là điều luôn quan trọng và cần thiết, vì trước đó Chúa Giêsu đã nói: “Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em” (Mt 20:26-27; Mc 10:43-44).
Khởi động là múa bài dân ca Trống Cơm do các em từ trung tâm Thủ Thiêm thể hiện, tiếp theo là phần giới thiệu các trung tâm, rồi nữ tu Lê Thị Thảo (Dòng Đa Minh, chủ nhiệm chương trình “Bạn Trẻ Em Đường Phố”) tuyên bố khai mạc trại “Hè Yêu Thương”.
Nối tiếp là phần văn nghệ do chính các em thể hiện, những vũ điệu giản dị và đơn sơ như chính tâm hồn các em, nhưng vẫn mang tính đặc sắc. Đan xen các tiết mục văn nghệ là những băng reo giúp các em hưng phấn, và phần trao phần thưởng cho các em xuất sắc trong học tập từ các trung tâm.
Được biết, FFSC là tổ chức xã hội phi lợi nhuận. Người sáng lập tổ chức này là ông Thomas Aquinas Trần Văn Soi (hiện định cư tại Nhật bản), người đã trực tiếp làm việc với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hơn 25 năm qua. Hiện nay ông vẫn thường về Việt Nam để xây dựng những cây cầu cho dân các vùng sâu vùng xa có điều kiện đi lại an toàn.
Sau vài năm thử nghiệm, FFSC chính thức thành lập năm 1997. Mục đích của FFSC là phục vụ để cải thiện điều kiện sống của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, giúp các em hội nhập xã hội và có thể sống tự lập giữa cộng đồng. Đặc biệt là chính Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta, khi còn sinh thời, đã đến thăm FFSC vào năm 1994.
FFSC tâm niệm: “Trẻ em là người có giá trị, và phải được tôn trọng”. Theo tinh thần Công ước Quốc tế của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em và Luật bảo vệ – chăm sóc – giáo dục trẻ em Việt Nam: Xã hội có nhiệm vụ bảo đảm cho trẻ có cơ hội, nguồn lực; đồng thời khuyến khích trẻ phát triển thành người sống khỏe, sống vui, sống tích cực và năng động để hòa nhập vào gia đình, cộng đồng, và xã hội.
Là con người, dù là một trẻ em, thậm chí chỉ là một thai nhi, ai cũng có đầy đủ nhân vị, nhân phẩm, và nhân quyền. Không ai được phép tước mất những quyền sống cơ bản đó của một con người, ai dám tước mất các quyền đó của người khác là phạm tội ác!
Những lễ hội như “Hè Yêu Thương” thật ý nghĩa – cả tinh thần và vật chất, nhất là trong dịp hè và trong tháng Sáu dành cho thiếu nhi này, đặc biệt lại vào đúng ngày lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đấng giàu lòng thương xót và rất yêu mến trẻ em.
Đến tham dự có Lm Đỗ Quang Chí và ông Lê Giáo cùng nhiều đại biểu người Việt, người Pháp, người Nhật,… và những người yêu trẻ em, nhất là yêu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Mọi người đều hòa đồng và thân mật, chào nhau bằng những nụ cười, những cái cúi đầu, những cái bắt tay, những ánh mắt thân thiện, những câu tiếng Anh xã giao,…
Những người hạnh phúc nhất là các trẻ em tham dự “Hè Yêu Thương” này. Chắc chắn như vậy vì niềm hạnh phúc đó được thể hiện qua khuôn mặt rạng rỡ của từng em với nụ cười đơn sơ thật hồn nhiên.
Các khẩu hiệu ghi: “Sống vui – Sống khỏe – Sống ngoan” và “Cuộc sống thêm nụ cười – Con người thêm hạnh phúc”. Các khẩu hiệu này không chỉ nhắc nhở các em mà còn nhắc nhở cả những người lớn. Nụ cười là dấu hiệu hạnh phúc, là biểu hiện yêu thương.
Một số thanh niên mặc áo thun trắng có ghi: “To Serve, Not To Be Served” (Phục vụ chứ không được phục vụ), đó là câu tóm gọn lời Đức Kitô xác định: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20:28; Mc 10:45). Phục vụ là điều luôn quan trọng và cần thiết, vì trước đó Chúa Giêsu đã nói: “Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em” (Mt 20:26-27; Mc 10:43-44).
Khởi động là múa bài dân ca Trống Cơm do các em từ trung tâm Thủ Thiêm thể hiện, tiếp theo là phần giới thiệu các trung tâm, rồi nữ tu Lê Thị Thảo (Dòng Đa Minh, chủ nhiệm chương trình “Bạn Trẻ Em Đường Phố”) tuyên bố khai mạc trại “Hè Yêu Thương”.
Nối tiếp là phần văn nghệ do chính các em thể hiện, những vũ điệu giản dị và đơn sơ như chính tâm hồn các em, nhưng vẫn mang tính đặc sắc. Đan xen các tiết mục văn nghệ là những băng reo giúp các em hưng phấn, và phần trao phần thưởng cho các em xuất sắc trong học tập từ các trung tâm.
Được biết, FFSC là tổ chức xã hội phi lợi nhuận. Người sáng lập tổ chức này là ông Thomas Aquinas Trần Văn Soi (hiện định cư tại Nhật bản), người đã trực tiếp làm việc với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hơn 25 năm qua. Hiện nay ông vẫn thường về Việt Nam để xây dựng những cây cầu cho dân các vùng sâu vùng xa có điều kiện đi lại an toàn.
Sau vài năm thử nghiệm, FFSC chính thức thành lập năm 1997. Mục đích của FFSC là phục vụ để cải thiện điều kiện sống của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, giúp các em hội nhập xã hội và có thể sống tự lập giữa cộng đồng. Đặc biệt là chính Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta, khi còn sinh thời, đã đến thăm FFSC vào năm 1994.
FFSC tâm niệm: “Trẻ em là người có giá trị, và phải được tôn trọng”. Theo tinh thần Công ước Quốc tế của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em và Luật bảo vệ – chăm sóc – giáo dục trẻ em Việt Nam: Xã hội có nhiệm vụ bảo đảm cho trẻ có cơ hội, nguồn lực; đồng thời khuyến khích trẻ phát triển thành người sống khỏe, sống vui, sống tích cực và năng động để hòa nhập vào gia đình, cộng đồng, và xã hội.
Là con người, dù là một trẻ em, thậm chí chỉ là một thai nhi, ai cũng có đầy đủ nhân vị, nhân phẩm, và nhân quyền. Không ai được phép tước mất những quyền sống cơ bản đó của một con người, ai dám tước mất các quyền đó của người khác là phạm tội ác!
Những lễ hội như “Hè Yêu Thương” thật ý nghĩa – cả tinh thần và vật chất, nhất là trong dịp hè và trong tháng Sáu dành cho thiếu nhi này, đặc biệt lại vào đúng ngày lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đấng giàu lòng thương xót và rất yêu mến trẻ em.
Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống mừng 9 Nữ Tu tiên khấn
Hồng Hương
10:35 15/06/2012
PHAN THIẾT - Trong niềm vui tạ ơn, Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống hân hoan mừng 9 nữ tu của dòng Khấn Lần Đầu. Thánh lễ tuyên khấn do Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết chủ sự diễn ra tại Thánh đường Giáo xứ Thuận Minh (Cà Tang), GP Phan Thiêt lúc 9h00 sáng ngày Lễ Thánh Tâm 15.6.2012.
Xem hình ảnh
“Con xin bỏ mọi sự mà theo Thầy”
“Ta sẽ đính hôn với ngươi muôn đời”
Hai câu chủ đề trên cung thánh như nói hết tâm tình quyết tâm theo Chúa Giêsu của 9 ứng sinh tuyên khấn hôm nay. Với nến sáng trong tay, các chị tiến vào thánh đường trong tiếng hát vang bài ca ngợi tình yêu thánh hiến của cả cộng đoàn. Hôm nay, giữa tình thân của gia đình thiêng liêng Hội Dòng và gia đình ruột thịt, trước cộng đoàn, các chị sẽ nói lên lời thề giao ước của mình với Thiên Chúa. Hiện diện trong thánh lễ có Cha Tổng Đại Diện, cha Hạt trưởng Hàm Thuận Nam, quý cha trong và ngoài giáo phận, nam nữ tu sĩ, cùng với ân - thân nhân của các Tân khấn sinh và cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Cà Tang.
Với bài Tin Mừng: Mc 19, 31-37 Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, từ hình ảnh “một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn của Đức Chúa Ki-tô. Tức thì, máu cùng nước chảy ra”, Đức Cha Giuse chia sẻ với cộng đoàn về tình yêu của Chúa Giêsu với những nét lạ lùng của Trái Tim bị đâm thâu. Đó là Tình Yêu hạ cố khi Thiên Chúa hạ mình bước xuống với con người để chia sẻ kiếp sống với con người ngoại trừ tội lỗi. Kế đến là Tình Yêu cứu độ, đây là tình yêu tự nguyện và Thiên Chúa muốn diễn tả tình yêu ấy bằng chính sự tận hiến cho con người, cho đi đến hết với những giọt máu cuối cùng để cứu chuộc con người. Khi nhìn ngắm trái tim rộng mở của Chúa, ta cảm nghiệm được tình yêu đó và phải đáp trả bằng chính đời sống của mình. Và thứ ba là Tình Yêu thánh hiến khai mở nẻo đường thánh đức. Chúa Giêsu hiến thánh tất cả những ai đến với Người, trái tim Người chạm đến ai thì người đó được thánh hiến, và tất cả mọi người đều có một chỗ trong Trái Tim Ngài.
Đức cha có lời chúc mừng các chị hôm nay tuyên khấn, đến Hội dòng và ân – thân nhân các chị. Khấn Lần Đầu chính là khởi đầu trên quãng đường dài của đời thánh hiến, các chị sẽ phải khẩn nài xin bền đỗ theo Chúa từng ngày. Tất cả thân nhân cùng cộng đoàn cũng phải đồng hành với chị bằng mọi cách để ơn Chúa triển nở tốt đẹp trong các nữ tu của Chúa.
Tiếp sau bài giảng là nghi thức khấn lần đầu. Các chị đọc lời cam kết khấn giữ 1 năm các lời khuyên Phúc Âm: Khiết Tịnh, Khó Nghèo và Vâng Phục trong Hội dòng Phúc Âm Sự Sống. Đức Cha Giuse đọc lời nguyện thánh hiến rồi sau đó làm phép và trao lúp dòng cho các chị khấn tạm như dấu chỉ từ nay các chị thuộc hoàn toàn về Chúa.
Được biết, tiền thân của Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống Phan Thiết là Tu Hội Phúc Âm do cha GB.M. Nguyễn Quang Huy thành lập năm 1966 tại GP Kontum. Sau biến cố 1975, Tu Hội gặp nhiều khó khăn nên đã chuyển trụ sở chính về Sài Gòn. Năm 2002, một số chị em quyết định chuyển đổi Hiến Pháp từ Tu Hội Phúc Âm sang Hiến Pháp Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống và được Đức cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi chấp thuận cho sáp nhập GP Phan Thiết.
Là Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống hiện diện phục vụ tại GP Phan Thiết từ năm 2003. Hiện nay, dòng có 8 cộng đoàn tại GP Phan Thiết, 1 cộng đoàn ở Sài Gòn và một ở Gx Thái Lạc (Đồng Nai). Thành viên của dòng gồm 14 chị khấn trọn, 25 chị khấn tạm, 12 tập sinh và 20 đệ tử. Cộng đoàn Nhà Mẹ hiện thuộc Giáo xứ Cà Tang, Phan Thiết với nữ tu M.Têrêxa Đoàn Thị Hoa hiện là Tổng Phụ Trách của dòng. Các thiếu nữ từ 18 – 25 tuổi muốn sống đời thánh hiến có thể đến tìm hiểu tại các cộng đoàn của dòng. Và để nâng đỡ ơn gọi, dòng sẵn sàng nhận các thiếu nữ muốn đi tu nhưng không có điều kiện học cấp III để tiếp tục theo học.
Nhiệt thành sống chứng tá ơn gọi phục vụ và rao giảng Phúc Âm sự sống, các chị sẵn sàng và mau mắn đến phục vụ tại các nơi Hội thánh địa phường có nhu cầu cho dù là vùng sâu vùng xa như Đami, Đa Tro, Suối Sâu. ..Và sắp tới, các chị sẽ cộng tác với Giáo phận trong sứ mệnh truyền giáo để lập cộng đoàn ở Đảo Phú Quý xa xôi.
Xin được hiệp thông tạ ơn và chúc mừng Hội dòng trong niềm vui có thêm thành viên mới. Nguyện chúc cho các chị tuyên khấn hôm nay và Hội Dòng luôn triển nở trong ân nghĩa của Thiên Chúa và Mẹ Maria.
Xem hình ảnh
“Con xin bỏ mọi sự mà theo Thầy”
“Ta sẽ đính hôn với ngươi muôn đời”
Hai câu chủ đề trên cung thánh như nói hết tâm tình quyết tâm theo Chúa Giêsu của 9 ứng sinh tuyên khấn hôm nay. Với nến sáng trong tay, các chị tiến vào thánh đường trong tiếng hát vang bài ca ngợi tình yêu thánh hiến của cả cộng đoàn. Hôm nay, giữa tình thân của gia đình thiêng liêng Hội Dòng và gia đình ruột thịt, trước cộng đoàn, các chị sẽ nói lên lời thề giao ước của mình với Thiên Chúa. Hiện diện trong thánh lễ có Cha Tổng Đại Diện, cha Hạt trưởng Hàm Thuận Nam, quý cha trong và ngoài giáo phận, nam nữ tu sĩ, cùng với ân - thân nhân của các Tân khấn sinh và cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Cà Tang.
Với bài Tin Mừng: Mc 19, 31-37 Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, từ hình ảnh “một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn của Đức Chúa Ki-tô. Tức thì, máu cùng nước chảy ra”, Đức Cha Giuse chia sẻ với cộng đoàn về tình yêu của Chúa Giêsu với những nét lạ lùng của Trái Tim bị đâm thâu. Đó là Tình Yêu hạ cố khi Thiên Chúa hạ mình bước xuống với con người để chia sẻ kiếp sống với con người ngoại trừ tội lỗi. Kế đến là Tình Yêu cứu độ, đây là tình yêu tự nguyện và Thiên Chúa muốn diễn tả tình yêu ấy bằng chính sự tận hiến cho con người, cho đi đến hết với những giọt máu cuối cùng để cứu chuộc con người. Khi nhìn ngắm trái tim rộng mở của Chúa, ta cảm nghiệm được tình yêu đó và phải đáp trả bằng chính đời sống của mình. Và thứ ba là Tình Yêu thánh hiến khai mở nẻo đường thánh đức. Chúa Giêsu hiến thánh tất cả những ai đến với Người, trái tim Người chạm đến ai thì người đó được thánh hiến, và tất cả mọi người đều có một chỗ trong Trái Tim Ngài.
Đức cha có lời chúc mừng các chị hôm nay tuyên khấn, đến Hội dòng và ân – thân nhân các chị. Khấn Lần Đầu chính là khởi đầu trên quãng đường dài của đời thánh hiến, các chị sẽ phải khẩn nài xin bền đỗ theo Chúa từng ngày. Tất cả thân nhân cùng cộng đoàn cũng phải đồng hành với chị bằng mọi cách để ơn Chúa triển nở tốt đẹp trong các nữ tu của Chúa.
Tiếp sau bài giảng là nghi thức khấn lần đầu. Các chị đọc lời cam kết khấn giữ 1 năm các lời khuyên Phúc Âm: Khiết Tịnh, Khó Nghèo và Vâng Phục trong Hội dòng Phúc Âm Sự Sống. Đức Cha Giuse đọc lời nguyện thánh hiến rồi sau đó làm phép và trao lúp dòng cho các chị khấn tạm như dấu chỉ từ nay các chị thuộc hoàn toàn về Chúa.
Được biết, tiền thân của Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống Phan Thiết là Tu Hội Phúc Âm do cha GB.M. Nguyễn Quang Huy thành lập năm 1966 tại GP Kontum. Sau biến cố 1975, Tu Hội gặp nhiều khó khăn nên đã chuyển trụ sở chính về Sài Gòn. Năm 2002, một số chị em quyết định chuyển đổi Hiến Pháp từ Tu Hội Phúc Âm sang Hiến Pháp Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống và được Đức cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi chấp thuận cho sáp nhập GP Phan Thiết.
Là Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống hiện diện phục vụ tại GP Phan Thiết từ năm 2003. Hiện nay, dòng có 8 cộng đoàn tại GP Phan Thiết, 1 cộng đoàn ở Sài Gòn và một ở Gx Thái Lạc (Đồng Nai). Thành viên của dòng gồm 14 chị khấn trọn, 25 chị khấn tạm, 12 tập sinh và 20 đệ tử. Cộng đoàn Nhà Mẹ hiện thuộc Giáo xứ Cà Tang, Phan Thiết với nữ tu M.Têrêxa Đoàn Thị Hoa hiện là Tổng Phụ Trách của dòng. Các thiếu nữ từ 18 – 25 tuổi muốn sống đời thánh hiến có thể đến tìm hiểu tại các cộng đoàn của dòng. Và để nâng đỡ ơn gọi, dòng sẵn sàng nhận các thiếu nữ muốn đi tu nhưng không có điều kiện học cấp III để tiếp tục theo học.
Nhiệt thành sống chứng tá ơn gọi phục vụ và rao giảng Phúc Âm sự sống, các chị sẵn sàng và mau mắn đến phục vụ tại các nơi Hội thánh địa phường có nhu cầu cho dù là vùng sâu vùng xa như Đami, Đa Tro, Suối Sâu. ..Và sắp tới, các chị sẽ cộng tác với Giáo phận trong sứ mệnh truyền giáo để lập cộng đoàn ở Đảo Phú Quý xa xôi.
Xin được hiệp thông tạ ơn và chúc mừng Hội dòng trong niềm vui có thêm thành viên mới. Nguyện chúc cho các chị tuyên khấn hôm nay và Hội Dòng luôn triển nở trong ân nghĩa của Thiên Chúa và Mẹ Maria.
Thánh lễ khai mạc Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ La Vang tại thủ đô Hoa Kỳ
Phaolô Bột
10:58 15/06/2012
WASHINGTON D.C. - Vào lúc 7 giờ tối Thứ Năm (14/06) tại Nhà Thờ Mẹ Việt Nam - Our Lady of Vietnam, Silver Spring, Maryland (Tổng Giáo Phận Washington, DC), Thánh Lễ Khai Mạc - 3 ngày hành hương (14-16/2012) do Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức, được chủ sự bởi Đức Giám Mục Vincentê Nguyễn Văn Long, OFM,Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne, Australia. Cùng đồng tế với Ngài, có Lm Ngô Đình Chính (Phó Chủ Tịch Liên Đoàn), Lm Peter Võ Sơn (Tổng Thư Ký Liên Đoàn), Lm Đaminh Vũ Ngọc An (Chánh Xứ giáo xứ Mẹ Việt Nam), Lm Phanxicô Xaviê Nguyễn Thanh Bình (Dòng Ngôi Lời), Lm Victor Đinh Toàn (Giáo Phận Fresno, California), Lm Giuse Hoàng Ngọc Dũng (Silver Spring), Lm JB Nguyễn Quang Tuyến (Silver Spring), Lm Phaolô Nguyễn Thanh Bình(Silver Spring).
Xem hình ảnh
Cùng hiêp dâng Thánh Lễ, có Quý Sơ Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Dòng Bác Ái Chúa Kitô, Quý Thầy, Quý Khách Hành Hương, Giáo Dân Giáo Xứ Mẹ Việt Nam và vùng phụ cận.
Sau phần nhập Lễ, Cha Vũ Ngọc An và Cha Ngô Đình Chính chào mừng Đức Cha và khác hành hương. Thánh Lễ Khai Mạc rất sốt sắng và trang nghiêm; đoàn thánh vũ dâng lễ theo vũ điệu dân tộc cổ truyền và những bài thánh ca trang trọng nâng lòng người hướng về trời cao theo bước chân Mẹ La Vang, Mẹ Việt Nam. Trong bài giảng, Cha Anthony Ngô Đình Chính đã chia sẻ về “mầu nhiệm” Đức Mẹ La Vang, một món quà rất đặc biệt cho dân tộc Việt Nam và trách nhiệm của mỗi người trong sự kết hợp với Giáo Hội Việt Nam tại quê nhà.
Sau Thánh Lễ, Đức Cha, Quý Cha, Quý tu sĩ nam nữ và khách hành hương đã cùng nhau dùng cơm tối tại Hội Trường Giáo Xứ Mẹ Việt Nam trong tình thân mật gia đình với những món ăn thanh đạm quê hương.
Sau bữa cơm tối, tất cả trở lại Nhà Thờ. Lm Peter Võ Sơn giới thiệu và Đức Cha Vincentê và Ngài thuyết giảng với chủ đề: “Mẹ La Vang Với Dân Tộc Việt Nam”. Đức Cha Vincentê hướng dẫn mọi người hướng lòng về Đức Mẹ Lavang, về lịch sử giáo hội Việt Nam và tương quan mật thiết của Mẹ La Vang với vận mạng dân tộc Việt Nam cùng với trách nhiệm và bổn phận của người công giáo trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Sự Thật. Sau gần 45 phút “thuyết trình”, Đức Cha đã dành một giờ đồng để giải đáp thắc mắc, cùng nhau phân tích và diễn giải thêm về nhiều khía cạnh liên quan tới hiện tình Giáo Hội tại quê nhà cũng như vai trò quan trọng của mỗi người giáo dân đang sống ở Hải Ngoại với sự hiệp thông với Giáo Hội Mẹ Việt Nam do cha Tổng Thủ Ký Peter Võ Sơn điều hợp chương trình rất linh hoạt và sống động.
Chương trình Khai Mạc Hành Hương Mẹ La Vang 2012 kết thúc vào lúc 11 giờ tối... Mọi người ra về trong hân hoan, tiếc nuối và cùng hẹn gặp nhau vào hôm sau tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia.
Xem hình ảnh
Sau phần nhập Lễ, Cha Vũ Ngọc An và Cha Ngô Đình Chính chào mừng Đức Cha và khác hành hương. Thánh Lễ Khai Mạc rất sốt sắng và trang nghiêm; đoàn thánh vũ dâng lễ theo vũ điệu dân tộc cổ truyền và những bài thánh ca trang trọng nâng lòng người hướng về trời cao theo bước chân Mẹ La Vang, Mẹ Việt Nam. Trong bài giảng, Cha Anthony Ngô Đình Chính đã chia sẻ về “mầu nhiệm” Đức Mẹ La Vang, một món quà rất đặc biệt cho dân tộc Việt Nam và trách nhiệm của mỗi người trong sự kết hợp với Giáo Hội Việt Nam tại quê nhà.
Sau Thánh Lễ, Đức Cha, Quý Cha, Quý tu sĩ nam nữ và khách hành hương đã cùng nhau dùng cơm tối tại Hội Trường Giáo Xứ Mẹ Việt Nam trong tình thân mật gia đình với những món ăn thanh đạm quê hương.
Sau bữa cơm tối, tất cả trở lại Nhà Thờ. Lm Peter Võ Sơn giới thiệu và Đức Cha Vincentê và Ngài thuyết giảng với chủ đề: “Mẹ La Vang Với Dân Tộc Việt Nam”. Đức Cha Vincentê hướng dẫn mọi người hướng lòng về Đức Mẹ Lavang, về lịch sử giáo hội Việt Nam và tương quan mật thiết của Mẹ La Vang với vận mạng dân tộc Việt Nam cùng với trách nhiệm và bổn phận của người công giáo trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Sự Thật. Sau gần 45 phút “thuyết trình”, Đức Cha đã dành một giờ đồng để giải đáp thắc mắc, cùng nhau phân tích và diễn giải thêm về nhiều khía cạnh liên quan tới hiện tình Giáo Hội tại quê nhà cũng như vai trò quan trọng của mỗi người giáo dân đang sống ở Hải Ngoại với sự hiệp thông với Giáo Hội Mẹ Việt Nam do cha Tổng Thủ Ký Peter Võ Sơn điều hợp chương trình rất linh hoạt và sống động.
Chương trình Khai Mạc Hành Hương Mẹ La Vang 2012 kết thúc vào lúc 11 giờ tối... Mọi người ra về trong hân hoan, tiếc nuối và cùng hẹn gặp nhau vào hôm sau tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia.
LM Antôn Trần văn Kiệm: Nhà văn hóa, bạn vong niên của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm
Trần Vinh
13:18 15/06/2012
LINH MỤC ANTÔN TRẦN VĂN KIỆM: NHÀ VĂN HÓA, BẠN VONG NIÊN CỦA CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
Nhớ ơn thầy cô, đó là đạo lí phổ biến lâu đời theo tinh thần tôn sư trọng đạo. Nếu thầy cô của chúng ta còn là một vị có những đóng góp xuất sắc cho xã hội, cho đất nước thì lại càng là niềm hãnh diện và là tấm gương sáng cho các môn sinh.
Trên thực tế, trong tâm khảm của bất cứ ai đã từng cắp sách tới trường đều lưu giữ hình ảnh và những tâm tình kính trọng, biết ơn cách đặc biệt đối với một số thầy cô của mình. Anh em đồng môn chúng tôi đã cùng nhau học tập dưới mái trường nhỏ bé thuở xưa ở miệt Phú Nhuận cũng thường nhắc nhở nhau về một trong số những vị thầy như thế.
Khi không có mặt thầy, môn sinh chúng tôi thường gọi thầy là thầy Kiệm. Khi có mặt thầy, chúng tôi gọi thầy là cha, bởi vì thầy là một linh mục Công Giáo. Tên đầy đủ của thầy là An-tôn Trần Văn Kiệm.
Thầy Kiệm sinh năm 1920 tại làng Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Thiếu thời, học chữ quốc ngữ ở trường xứ đạo và học chữ Hán ở nhà do thân phụ dậy. Thân phụ thầy Kiệm là học trò ông nghè Nguyễn Tư Giản (1823-1890) (1).
Hết tiểu học, thầy Kiệm được tuyển chọn vào Tiểu chủng viện. Thầy luôn chứng tỏ là một học sinh xuất sắc về đủ mọi môn: Toán, Lí, Hóa, Văn, cổ ngữ, ngoại ngữ và cả Âm nhạc.
Năm 1940-41, đậu Tú tài Pháp tại Hà Nội.
Năm 1945-46, tốt nghiệp Thần học tại trường Thần học Thượng Kiệm, Phát Diệm, rồi lãnh chức linh mục ngày 29.6.1946.
Năm 1947, thầy được cử đứng ra thành lập trường Trần Lục là trường trung học đầu tiên và duy nhất tại huyện Kim Sơn lúc bấy giờ.
Từ 1950 tới 1955, nhờ một linh mục người Bỉ là Cố Jacques Houssa giới thiệu, thầy Kiệm nhận được học bổng du học Hoa Kì của Tổng giám mục New York là Đức hồng y Francis Spellman. Đức hồng y gửi thầy Kiệm về làm phó xứ thứ ba của giáo xứ Blessed Sacrament ở New Rochelle để tiện đi học.
Vốn sẵn thông minh lại chăm chỉ học tập, ngay năm 1951 thầy Kiệm đã lấy được Cử nhân Hóa học (BS) tại trường Iona.
Sau đó chuyển sang học Vật lí tại trường Fordham, được thụ huấn trực tiếp với Dr. Victor F. Hess là vị giáo sư đoạt giải Nobel về công trình khám phá ra tia vũ trụ (cosmic rays). Thầy Kiệm lấy Cao học Vật lí (MS) tại đây năm 1953.
Vì sở thích riêng, thầy lại chuyển sang New York University để học về Quantum Physics.
Trong thời gian du học tại Hoa Kì, thầy Kiệm có duyên may trở thành bạn vong niên với một nhân vật lịch sử, đó là cụ Ngô Đình Diệm, sau này cụ sẽ trở thành Thủ tướng và Tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa (sẽ trở lại việc này). Chính vì mối thâm giao với cụ Ngô, cho nên khi vừa nghe tin cụ được quốc trưởng Bảo Đại mời về chấp chính lần thứ hai vào giữa năm 1954, thầy Kiệm cảm thấy hết sức nôn nao. Thầy quyết định bỏ dở việc học đề hồi hương vì đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ. Đức hồng y F. Spellman rất qúy 2 sinh viên bảo lãnh của mình là thầy Kiệm và Nguyễn Đức Qúy cho nên Đức hồng y đã cho tổ chức bữa tiệc tiễn chân thầy Kiệm. Khách mời có Đại sứ Trần Văn Chương và Ts.Nguyễn Đức Qúy (sau này Ts. NĐ. Qúy hồi hương và phục vụ tại Viện Pasteur Sài Gòn).
Vừa về tới Việt Nam, thầy Kiệm nhận giảng dậy tại Đại học Khoa học Sài Gòn niên khóa 1955-56.
Từ 1956 tới 1973, làm giáo sư Tiểu chủng viện Phát Diệm, Phú Nhuận. Trong khoảng thời gian này, thầy Kiệm đồng sáng lập và kiêm nhiệm chức hiệu trưởng trường Trung học Bác Ái ở thị xã Kiến Hòa (Bến Tre). Thầy cũng là tuyên úy cho các tín hữu Hoa Kì tùng sự ở Việt Nam, nhóm họp mỗi Chủ nhật tại nhà thờ Mai Khôi, đường Tú Xương, Sài Gòn.
Sau những năm dài làm công tác giáo dục, thầy đi làm cha sở giáo xứ Kim Hải và Lam Sơn, Bà Rịa.
Nhưng rồi biến cố tháng 4 năm 1975 đã đưa đẩy hàng trăm ngàn người Việt trôi dạt khắp nơi. Trước cảnh lạ nước lạ cái của đa số đồng bào khi mới đặt chân tới Hoa Kì, thầy Kiệm tích cực giúp đỡ giáo dân đồng hương tãi một số Tiểu bang miền Đông Nam Hoa Kì: 1975 - 80, giúp giáo xứ Holy Name of Jesus, Florida; 1980 - 82, Chính xứ Our Lady Of Victory, Florida; 1985 - 90, tĩnh dưỡng tại Seadrift, Texas, để dịch Kinh Thánh và viết sách về chữ Nôm; 1991- 2006, phụ giúp giáo dân gốc Việt Nam tại Seadrift (thuộc vùng bờ biển Đông Nam tiểu bang Texas). Năm 2006, vì tuổi già sức yếu, thầy về nghỉ hưu tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Cuộc đời phục vụ đạo, phục vụ văn hóa giáo dục của thầy Kiệm dài tới 62 năm, tính từ ngày thầy lãnh chức linh mục cho đến khi qua đời. Và thầy đã phục vụ xuất sắc bởi vì thầy vừa có tài vừa có tấm lòng, vừa chăm chỉ miệt mài lại vừa sẵn sàng từ chối danh vọng của cải trần gian. Chính Thầy đã kể lại thầy có 2 cơ hội “tiến than”. Cơ hội thứ nhất: ngay khi cụ Diệm chưa trở về chấp chính, ông Ngô Đình Nhu đã gửi thư sang Hoa Kì kêu gọi thầy về giúp chính phủ tương lai. Cơ hội thứ hai đem tới cho thầy tiền bạc và những mời gọi khác là hồi đó cuộc đại chiến thứ hai mới chấm dứt không lâu, các nước Âu châu đang gấp rút tái thiết xứ sở, họ cần rất nhiều sinh viên tốt nghiệp bất luận là ngành nghề nào. Vừa lúc ấy thầy Kiệm tốt nghiệp tại Hoa kì, biết tiếng Đức, lại có tên là Van Kiem khiến người Đức tưởng đây là người Đức gốc Hòa Lan, cho nên Bộ Ngoại giao Đức đã gửi cho thầy một lá thư mời thầy về phục vụ cho quê hương (Vaterland)! Nhưng thầy Kiệm đã từ chối cả hai cơ hội kể trên: “Cố nhiên tôi phải từ chối cả hai lời mời từ người Đức cũng như từ ông Nhu. Với bào đệ ông Diệm, tôi xác định mình đã làm linh mục thì trọn đời sẽ một lòng giảng đạo không làm chính trị, nhưng cố nhiên tôi sẽ làm thần dân tận tụy phục vụ tổ quốc” (Xin xem L.m. An-tôn Trần Văn Kiệm. Có phải Hoa thịnh đốn đã đưa ông Diệm về làm Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam? Dunglac.net).
Sau đây chúng tôi đúc kết lại trong một số điểm để chứng minh thầy Kiệm đã thể hiện xuất sắc lời thầy xác định “một lòng giảng đạo” và “làm thần dân tận tụy phục vụ tổ quốc”. Ngoài ra, thầy Kiệm còn lưu giữ mãi tình bạn hết sức cảm động đối với ông bạn vong niên của thầy là cố Tổng thống Ngô Đình Diệm mặc dù Tổng thống đã khuất bóng đến nay đã trên 40 chục năm.
MỘT LÒNG GIẢNG ĐẠO
Bất cứ vị linh mục Công Giáo nào cũng phải khấn hứa long trọng 3 lời khấn trong ngày lãnh chức linh mục, trong đó có lời khấn hứa vâng lời vị giám mục bản quyền. Tùy nhu cầu, vị giám mục có thể giao cho các linh mục những nhiệm vụ khác nhau. Song, dù được giao phó nhiệm vụ nào, các linh mục cũng tin tưởng rằng mình đang làm việc phung sự Thiên Chúa, đang làm việc cho Giáo Hội.
Mục vụ: Là linh mục, thầy Kiệm đã 5 lần được giao phó làm nhiệm vụ mục vụ ở các xứ đạo và một thời gian dài làm giáo sư Tiểu chủng viện: Vừa thụ phong linh mục năm 1947, thầy được cử về phụ trách giáo xứ Hướng Đạo, Giáo phận Phát Diệm (1947). Trong những năm du học tại Hoa Kì 1950-55, thầy Kiệm làm phó xứ Blessed Sacrament tại New Rochelle, Tổng giáo phận New York. Năm 1973-1975, trông coi một họ đạo gần thị xã Bà Rịa. 1975-1985, phụ trách giúp đồng hương tị nạn. Từ 1985 thầy quản nhiệm cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Seadrif, Texas cho tới ngày về nghỉ hưu. Ngoài ra thầy còn làm giáo sư Tiểu chủng viện Phát Diệm, Phú Nhuận một thời gian dài từ 1955 tới 1967.
Hết Lòng vì Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô: Tại Hoa Kì, ngoài việc chu toàn nhiệm vụ thông thường của một linh mục, thầy Kiệm vẫn thường xuyên viết bài cho các tờ Thời Điểm Công Giáo (Garden Grove), Thao Thức (New Orleans), Chính Nghĩa (San Jose). Nhưng đặc biệt thầy còn là một trong số không nhiều linh mục Việt Nam say mê nghiên cứu và phiên dịch Thánh Kinh, nhất là 4 sách Tân Ước. Vốn có khả năng đặc biệt về Hán, Nôm và một số sinh ngữ cũng như cổ ngữ Tây phương, thầy Kiệm đã miệt mài phiên dịch và chú giải Thánh Kinh. Năm 1993, đã hoàn thành bộ Thánh Kinh Tân Ước, gồm phần phiên dịch và phần chú giải hết sức công phu (Thánh Kinh Tân Ước của Lm.Trần Văn Kiệm là bộ Thánh Kinh đầu tiên tiếng Việt đã được Lm. Trần Công Nghị đưa vào mạng lưới điện toán toàn cầu ngay từ đầu năm 1996 http://vietcatholic.net/kiem/ và cũng đã giúp ấn loát và phát hành vào năm 1993). Năm 1995, thầy cho ra đời cuốn Con Đường Cứu Chuộc, rồi cuốn Chuyện Các Tông Đồ.
Xin đan cử cách phiên dịch Đoạn I Tin Mừng thánh Gioan của thầy Kiệm:
“1 Từ thuở thái sơ đã có Đạo, Đạo đồng tại với Thiên Chúa, và Đạo chính là Thiên Chúa. 2 Ngài cùng với Thiên Chúa đồng tại từ thái sơ. 3 Do Ngài vạn vật được tạo thành, và không do Ngài thì không vật thụ tạo nào thành hình được. 4 Tại nơi Ngài phát ra sự sống, và sự sống ấy là ánh sáng của nhân loại, 5 thứ ánh sáng phát quang trong bóng tối, thứ ánh sáng bóng tối không thể áp đảo”
Dùng cách dịch thuật đoạn Tin Mừng mang ý nghĩa quan trọng vào bậc nhất trên đây để làm thí dụ, người ta sẽ hiểu tại sao trên báo Thời Điểm Công Giáo, Lm. Trần Công Nghị đã nhận định về cuốn Phiên Dịch và Diễn Nghĩa Thánh Kinh của thầy Kiệm như sau: “Có người nhận định rằng bản dịch này dùng nhiều chữ Hán, nhưng thiết tưởng đây là những chữ Hán chính xác để diễn tả trọn vẹn ý nghĩa của nguyên ngữ dùng trong Thánh Kinh, một số từ ngữ hơi lạ tai (vì không được dùng trong các bản dịch trước đây) nhưng được dùng một cách hợp lí, nếu chúng ta chấp nhận, dùng dần sẽ quen”(Thời Điểm Công Giáo. Lời Nói Đầu. Số 32. Tháng 4.1995).
Mặc dù không đủ tư cách nhận xét về vấn đề phiên dịch Thánh Kinh, nhưng khi thử đọc lại cách phiên dịch đoạn trên đây do một vài dịch giả khác, chúng tôi có cảm tưởng cách dịch của thầy Kiệm vừa dễ hiểu vừa trang trọng hơn. Đặc biệt, chúng tôi tự nhiên cảm thấy rất thú vị bởi vì lần đầu tiên được đọc một bản dịch bằng chữ quốc ngữ dịch chữ Logos (The Word) là Đạo (hầu hết các dịch giả Viện Nam dịch là Lời; Tư Cao Thánh Kinh Học Hội (1968) dịch là Thánh Ngôn). Thầy Kiệm cho biết thầy dịch Logos là Đạo theo cách dịch của Hương Cảng Thánh Kinh Học Hội (1989) với ý là thánh sử Gioan hiểu Chúa Giêsu là Trí Óc Sáng Suốt của Thiên Chúa đã xuống thế làm người, làm Ánh Sáng soi cho muôn dân.
Thiển nghĩ, dịch “Từ thuở thái sơ đã có Đạo” xem ra rất gần với Thái cực đồ thuyết (tức lí thuyết phát sinh vũ trụ) của Kinh Dịch: “Thị cố Dịch hữu Thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái định cát hung, cát hung sinh đại nghiệp” (Hệ Từ thượng).
Và có lẽ nội dung chữ Đạo hết sức quan trọng này trong câu dịch “và Đạo chính là Thiên Chúa” cũng tương tự nội dung của chữ Đạo trong lời phát biểu của các Giám mục Việt Nam nhân dịp mở ra Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu tại Vatican năm 1998: “Có hai đặc điểm chính của Triết học và Tôn giáo Á châu, đó là trước hết, người ta có một cái nhìn tổng hợp, hài hòa về mọi thực tại, kể cả Thực Tại Tối Hậu, mà người ta gọi là Trời, Thiên, Đại ngã, Brahman hay Đạo…. Đây là một cái nhìn hài hòa, kết hợp Âm Dương, nội ngoại, siêu việt - nội tại…” (Định Hướng số 16. Trang 86).
Như thế cho phép nhận xét thầy Kiệm muốn theo gương vị tiền bối kiệt xuất là Cụ Sáu Trần Lục của Phát Diệm quê hương thầy và thầy cũng có cùng một chí hướng với các vị linh mục giáo sư nổi tiếng khác như Gs. Bửu Dưỡng, Gs. Sảng Đình Nguyễn Văn Thích, Gs. Lê Văn Lý, Gs. Kim Định, Gs. Thanh Lãng, Gs. Hoành Sơn Hoàng Sĩ Qúy, Gs. Vũ Đình Trác, Gs. Thiện Cẩm, Gs. Vũ Kim Chính…trong việc tìm về với những giá trị của Việt tộc, của Á châu, nghiên cứu hoặc là đối chiếu tư tưởng Kitô giáo với những tư tưởng đặc thù của Á châu và phát huy, hội nhập làm cho đời sống tinh thần của chúng ta thêm sung mãn, hài hòa hơn.
TẬN TỤY PHỤC VỤ TỔ QUỐC
Nói chung, bất cứ người công dân bình thường nào làm tròn nhiệm vụ ở vị trí của mình đã có thể gọi được là tận tụy phục vụ tổ quốc, huống chi người công dân đó ở vị trí của một giáo sư, một hiệu trưởng và một tu sĩ như thầy Kiệm thì những nỗ lực phục vụ tổ quốc còn hữu hiệu hơn, có ảnh hưởng sâu rộng hơn. Ngoài những cống hiến đáng kể ấy, thầy Kiệm còn phục vụ tổ quốc bằng công trình nghiên cứu chữ Nôm hiếm hoi và rất đáng qúy.
Vì muốn giúp cho hậu sinh có cái chìa khoá mở vào kho tàng Hán Nôm còn nằm im lìm trong các thư viện Hà Nội, Vatican, Paris, Macao, London…thầy Kiệm biên soạn cuốn Giúp Đọc Nôm Và Hán Việt (Giúp Đọc NVHV). Sách Giúp Đọc NVHV phát hành vào các năm 1989, 1997 và 1999, mỗi lần có bổ cứu thêm; với các chữ Nôm, Nho tự viết bằng tay. Mãi tới năm 2002, thầy Kiệm mới liên lạc được với hội Vietnamese Nôm Preservation Foundation do Gs. John Balaban thuộc Đại học North Carolina điều khiển và hội này nhờ Gs. Ngô Thanh Nhàn thuộc Đại học New York để cùng với các nhóm chuyên viên chữ Nôm khác in lại cuốn sách của thầy Kiệm với cách viết các chữ Nôm, Nho bằng điện toán.
Hiện nay cuốn Giúp Đọc NVHV đã được hiệu đính và tái bản tới lần thứ tư tại Việt Nam, do nhà xuất bản Đà Nẵng và Hội Bảo Tồn Di Sản Chữ Nôm tại Florida, Hoa Kì cùng thực hiện.
Gần đây, thầy Kiệm vừa mới cho xuất bản tại Hoa Kì toàn bộ công trình biên khảo dưới nhan đề Từ Điển Văn Học Việt Nam (2007) gồm 2 Phần: Phần Thứ Nhất 1 cuốn, 254 trang; Phần Thứ Nhì 2 cuốn: cuốn 1, trang 255- 808; cuốn 2, trang 809-1375.
Phần I: Giúp tìm âm một từ Hán Việt hay một chữ Nôm chưa biết âm: Gồm bảng 1 kê ra những bộ gốc; bảng 2 gồm những bộ gốc thường gặp, viết trong các ô. Mỗi bộ có ghi số nét của bộ ở phía trước. Bên dưới mỗi bộ là các chữ viết cùng bộ xếp theo thứ tự các nét còn lại của chữ, tương tự cách sắp xếp của các tự điển Trung Hoa. Nhưng sách của thầy Kiệm tiện lợi hơn cho người biết chữ quốc ngữ vì thầy xếp các chữ theo thứ tự ABC.
Phần II (2 cuốn) giúp tìm nghĩa những chữ Nôm và Hán Việt đã biết âm (trang 255 tới 1375), kèm theo là các thí dụ.
Ngoài ra, công trình của thầy Kiệm còn cống hiến cho độc giả nhiều điều hữu ích khác như: Dậy cách thực tập viết sao cho “đúng cựa” và thực tập cách tìm được âm của một chữ; cách đọc chữ Trung Hoa phanh âm tức là sau mỗi từ Hán Việt sẽ ghi cách đọc theo giọng Bắc Kinh và Đài Loan; cách phân biệt các dấu bổng trầm trong tiếng Việt và tiếng Trung Hoa. Thêm vào đó, bộ Từ điển còn giúp hiểu đúng nghĩa của những chữ đồng âm dị nghĩa. Thí dụ chữ kì có 32 nghĩa trong chữ Hán và có 4 nghĩa trong chữ Nôm. Chữ tư có 25 nghĩa trong chữ Hán và có 1 nghĩa trong chữ Nôm. Lấy một thí dụ cụ thể: Chữ “đồng” trong “tơ đồng” (Đoạn Trường Tân Thanh của cụ Nguyễn Du) viết với bộ mộc cho nên không thể hiểu là đồng kim loại, rau tần ô, con nít, ống rỗng ruột, con người, đồng ruộng, đồng bạc mà phải hiếu là cây ngô đồng (tơ đồng là dây lụa ở cây đàn làm bằng gỗ cây ngô đồng…).
Theo Lời Nói Đầu trong cuốn thứ nhất bộ Từ Điển Văn Học (2007), thì hi vọng thầy Kiệm sẽ còn cho ra mắt phần giới thiệu các tài liệu Hán Nôm có giá trị với những giải thích điển cố và những từ ngữ thông dụng vào các thế kỉ 18, 19 tức là “thời đại chữ Nôm”. Lại có thêm phần giới thiệu các nhân vật lịch sử, nhất là của Việt Nam, các nhà văn Trung Hoa và Việt Nam sáng tác bằng quốc ngữ trong thế kỉ 20. Sau hết là phần trình bầy nếp sống và triết lí bình dân của người Việt Nam dưới hình thức các phương ngôn, ngạn ngữ.
Với công trình biên soạn cuốn Giúp Đọc Nôm Và Hán Việt và cuốn Từ Điển Văn Học Việt độc đáo này, thầy Kiệm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn hóa thuộc loại thủ bản, mang lại ích lợi to lớn về học thuật. Sau những giờ bận rộn với việc mục vụ, một linh mục có quyền nghỉ ngơi để lấy lại sức khoẻ, riêng thầy Kiệm một mình rút vào văn phòng và âm thầm miệt mài nghiên cứu để soạn sách. Nếu không phải là một người vừa có tài vừa phát tâm tận tụy phục vụ tổ quốc như thầy Kiệm, sẽ không đủ sức để hoàn thành một tác phẩm hiếm qúy như thế.
Vào thời điểm 2007 về sau, mặc dù thầy Kiệm đã lên bậc đại lão, nhưng thầy vẫn còn đang dịch ra tiếng Anh những Kinh chuyện hiếm qúy của Việt tộc trong bộ Lĩnh Nam Chích Quái. Công trình này được Lm.Trần Cao Tường và một số họa sĩ thực hiện và phổ biến.
VỚI CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM, MỘT TÌNH BẠN ĐẦY CẢM ĐỘNG
Ngày 01 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính do một nhóm tướng lãnh quân đội VNCH cầm đầu nổ ra. Ngày hôm sau, họ giết chết Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu. Ngay sau đó bọn học sinh chúng tôi để ý thấy thầy Kiệm thay đổi rất nhiều. Dường như thầy đang trải qua một cơn chấn động lớn, vẻ mặt bơ phờ, xa vắng, chua cay. Bộ tóc của thầy vốn hơi quăn nay có vẻ biếng chải nên càng quăn thêm. Cúc cổ áo dài trắng của thầy thường không còn được cài kín, vẻ như bất cần đời! Ít lâu sau thầy mới chịu hé lộ một chút cho bọn học sinh chúng tôi biết rằng thầy lấy làm tiếc vì đã từng ủng hộ ứng cử viên tổng thống J. F. Kennedy mỗi khi có dịp tiếp xúc với các nhân viên Hoa Kì là tín hữu Công Giáo làm việc tại Sài Gòn. Thầy cho rằng Tổng thống Kennedy có trách nhiệm trong vụ lật đổ và thảm sát người bạn vong niên của thầy là Tổng thống Ngô Đình Diệm. Và năm tháng cứ trôi đi theo dòng lịch sử. Mãi mới gần đây trên Văn Nghệ Tiền Phong và trên Dunglac.net, độc giả khắp nơi mới được hiểu rõ ngọn ngành câu chuyện về tình bạn vong niên hết sức cảm động giữa thầy Kiệm và cố Tổng thống Ngô Đình Diệm qua bài viết của thầy nhan đề: Có Phải Hoa Thịnh Đốn Đã Đưa Ông Diệm Về Làm Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam ?
Thầy Kiệm ví cụ Ngô như “một ngôi sao sang”, còn thầy chỉ là một hòn đá, “một cục thiên thạch”, nhưng hai vị có duyên gặp nhau trên xứ người, rồi trở thành đôi bạn tri kỉ vong niên.
Cụ Ngô sinh năm 1901, thầy Kiệm sinh 1920, cách nhau gần hai con Giáp, hai vị có duyên gặp nhau vì những lí do may mắn ngẫu nhiên: Cả hai đều tới Hoa Kì kể như đồng thời, thầy Kiệm tới trước một chút (1950), cụ Ngô tới sau (1951). Thầy Kiệm được gửi đi du học còn cụ Ngô là một chính khách sáng giá tới Hoa Kì để nghiên cứu tại chỗ chính thể và chính trường Hoa Kì, đồng thời đi tìm kiếm nhân tài trong số các sinh viên Việt Nam đang du học tại đây. Thêm vào, cả hai cùng được sự bảo trợ qúy báu của Đức hồng y F. Spellman, Tổng giám mục New York và họ sống không xa nhau, cách khoảng 60 miles: thầy Kiệm ở nhà thờ Blessed Sacrament, New Rochelle (sát bờ biển Đông Bắc thành phố New York); cụ Ngô lưu trú trong tu viện Maryknoll, Lakewood (trung bộ New Jersey). Thời đó, có rất ít người Việt sống ở Hoa Kì, đa số họ là những sinh viên du học, cho nên họ có nhu cầu tìm gặp nhau, nhất là trong những dịp lễ tết và dễ dàng trở nên bạn bè. Riêng cụ Ngô vốn là một người Công Giáo thuần thành sẽ không mất nhiều thời giờ để tìm hiểu và kết bạn với một linh mục tuổi trẻ tài cao.
Sang năm 1951, thầy Kiệm nhận được điện tín từ Âu châu yêu cầu ra phi trường Idlewild để đón Giám mục Ngô Đình Thục (bạn đồng song của Đức hồng y F. Spellman) và bào đệ Ngô Đình Diệm. Thầy Kiệm cho đây là một vinh dự được nghênh đón 2 nhân vật, một đạo một đời, có tiếng tăm lẫy lừng thời ấy cho nên thầy vội vàng chuẩn bị xe và đóng bộ tươm tất nhất để ra phi trường. Bụng bảo dạ, thầy Kiệm tiên đoán 2 điều: một là Đức hồng y F. Spellman sẽ niềm nở tiếp đón Giám mục Ngô Đình Thục là bạn đồng song với Ngài hồi cả hai tòng học tại Roma; hai là vì cùng được Đức hồng y bảo trợ cho nên thầy Kiệm và cụ Ngô sẽ có nhiều dịp gặp gỡ và sống bên nhau. Hai tiên đoán của thầy Kiệm đều đúng.
Thật vậy, trong hơn hai năm cụ Diệm sống tại Hoa Kì, thầy Kiệm đã có nhiều dịp gặp gỡ, sống chung, giúp đỡ và làm bạn tâm tình với cụ.
Thầy Kiệm kể lại, mỗi lần cụ Diệm tới Manhattan tiếp chính khách tại khách sạn, cụ thường nhờ thầy đưa đón. Có khi thầy Kiệm móc tiền túi ra trả tiền khách sạn cho cụ vì biết cụ Diệm sống rất thanh bạch. Cụ Diệm còn nhờ thầy Kiệm giúp cho cả những việc nhỏ khác. Trong số những sinh viên bạn bè du học thời đó như các ông Huỳnh Văn Lang, Đỗ Vạng Lí, Bùi Công Văn, Bùi Kiến Thành, Nguyễn Thái, Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Văn Thơ, bà Nguyệt Minh, Nguyễn Đình Hòa…(2) thì riêng ông Nguyễn Đình Hòa có thân phụ quen biết cụ Diệm, cho nên khi ông Hòa lập gia đình, cụ Diệm nhờ thầy Kiệm đưa đi mua quà tặng cho đôi tân hôn.
Một lần, vì muốn cho cụ Diệm được chút thay đổi thoải mái, thầy Kiệm mời cụ tới ở chơi cuối tuần với thầy. Cụ Diệm nhận lời ngay. Song vì thầy Kiệm sống chung với các linh mục giáo xứ không tiện tiếp đón khách riêng, thầy đã ngỏ lời xin các nữ tu Ursuline giúp đỡ. Các nữ tu Ursuline là những vị giàu lòng nhân ái và có học lực rất cao, đang điều hành ngôi trường College of New Rochelle bề thế. Họ sẵn lòng dành cho vị khách qúy của thầy Kiệm một căn phòng rộng rãi, khang trang, mời khách ăn ở 2 ngày cuối tuần. Mỗi bữa ăn có một vị nữ tu, là giáo sư, ân cần phục thị cụ Diệm và thầy Kiệm. Khi thầy Kiệm hỏi cụ có ngủ ngon giấc không thì cụ Diệm thành thật nói: “Bầu khí rất thanh tĩnh, giường ngủ rất êm ái thơm tho, nhưng họ cần gì mà phải thay chăn đệm mỗi tối, và khăn lau trong buồng tắm một ngày ba lần”!
Tình bạn giữa cụ Diệm và thầy Kiệm thân thiết đến nỗi hai vị có thể đem nói với nhau những ý nghĩ thầm kín và có cả những cú “sửa lưng”vui vui của một đàn anh đối với một đàn em. Trong giáo xứ, thầy Kiệm kết bạn với một tín hữu người Trung Hoa. Thầy giới thiệu người tín hữu này với cụ Diệm. Không lâu sau, người bạn Trung Hoa viết thiệp mời cụ Diệm và thầy Kiệm tới nhà dùng cơm. Thiệp mời khách tới nhà vào “đệ lục nhật”. Lúc đó vốn Hán học của thầy Kiệm còn giới hạn cho nên thầy thắc mắc tại sao người Công Giáo lại mời nhau dùng cơm vào ngày thứ sáu phải kiêng thịt. Cụ Diệm vui vẻ giải thích cho thầy rằng “đệ lục nhật” của người Trung Hoa tức là ngày thứ bảy của ta. Có lần người ta hỏi quê quán của thầy Kiệm, thầy nói thầy là người làng Phát Diệm, thì cụ Diệm húc nhẹ cùi chỏ vào thầy rồi trả lời thay: “Cha Kiệm là người Phát Diễm đó”. Cụ nhắc cho thầy tục lệ kị húy của người Việt mình, đồng thời chỉ cho thầy biết tuy là viết một chữ Hán nhưng có thể đọc hai âm, vừa là Diệm vừa là Diễm.
Mặc dù học hành vất vả, nhưng cuối tuần thầy Kiệm vẫn dành thời giờ để liên lạc với cụ Diệm. Vì biết cụ hết sức ưu tư trước tình hình chính trị bế tắc, cho nên để giúp cho cụ được thư giãn đôi chút, thầy Kiệm đã mách cho cụ một cái thú chơi nghệ thuật lịch lãm, đó là thú chụp hình. Bởi thầy Kiệm vốn say mê môn chụp ảnh nghệ thuật. Thầy có đủ loại máy ảnh, lại được tự do xử dụng phòng tối của trường học giáo xứ. Hơn nữa, tại Đại học Fordam, khi muốn phân tích thành phần các thể chất, thầy Kiệm được các giáo sư dạy cho phương pháp dùng điện thế rất cao để chụp quang phổ (spectrum). Khi cụ Diệm đồng ý, thầy Kiệm đưa cụ đi mua máy ảnh, sách dậy chụp và rửa hình. Chuyện này khiến cho thầy Kiệm sau này đã lấy làm ân hận. Vì thầy dẫn đưa cụ Diệm vào cái thú chụp hình và chơi ảnh nghệ thuật cho nên khi cụ bị lật đổ, bọn phản loạn đã lục soát văn phòng của cụ và phao tin cụ “chơi hình khỏa than”. Kì thực cụ Diệm chỉ có những tờ báo Photography chụp phong cảnh và người mẫu chứ không phải là loại báo Playboy.
Cũng vào giai đoạn này, khi có dịp thư thả tâm tình, thầy Kiệm nhiều lần hỏi thẳng cụ Diệm nhận xét gì về nhân vật Hồ Chí Minh. Thời còn là sinh viên Thần học tại Trường Lí Đoán Thượng Kiệm, Phát Diệm (tức trường Thần học Phát Diệm), thầy Kiệm đã từng sống chung với Luật sư Trần Văn Chương và ông Ngô Đình Nhu. Chính Đức giám mục Lê Hữu Từ đã tiếp nhận ông bà Luật sư Trần Văn Chương và ông bà Ngô Đình Nhu về ẩn náu tại Khu An Toàn Phát Diệm hồi 1945. Ngài gửi bà Chương và bà Nhu (con gái của ông bà Chương) tại tu viện Mến Thánh Giá Lưu Phương, còn hai ông Chương và Nhu thì phải ăn mặc như một thầy tu và sống chung với các sinh viên trường Thần học Thượng Kiệm. Lúc đó thầy Kiệm lấy làm lạ, sao cụ Diệm không về Phát Diệm cùng với ông Nhu, hay là ông Hồ Chí Minh vẫn muốn giữ cụ Diệm lại. Nay ở bên Hoa Kì, có dịp thuận tiện, thầy Kiệm lại đưa điều thắc mắc xưa ra để hỏi cụ Diệm. Thầy muốn biết ông Hồ và cụ Diệm đã đối xử với nhau thế nào và cụ Diệm nghĩ gì về ông Hồ. Nhưng thầy Kiệm chẳng được toại nguyện; thầy xác nhận không một lần nào ông Diệm bình luận với thầy hay bất cứ ai về ông Hồ.
Đến giữa năm 1953, tình bạn giữa cụ Diệm và thầy Kiệm bước sang giai đoạn mới: Khoảng trung tuần tháng 6 năm 1953, cụ Diệm gọi điện thoại báo cho thầy Kiệm biết tin Quốc trưởng Bảo Đại mời cụ về nước chấp chính. Theo thầy Kiệm nhận xét thì trước khi nổ ra trận Điện Biên Phủ (13.3.1954), dường như quần chúng và ngay cả nhiều chính khách Hoa Kì biết rất ít về đất nước và con người Việt Nam. Thậm chí có người còn hỏi thẳng thầy Kiệm nước Việt Nam ở chỗ nào trên bản đồ thế giới và phụ nữ Việt Nam đã biết mặc quần áo chưa?! Thầy Kiệm đem mối ưu tư này của mình giãi bầy cùng cụ Diệm thì cụ trả lời: “Được Mĩ bật đèn xanh, không phản đối việc tôi quy cố hương là đủ. Chắc rằng về nước nhà rồi, tôi sẽ còn cần họ tiếp sức mới hãn ngữ được đường tiến của Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh và Hà Nội. Như vậy là bõ công tôi sống hơn hai năm ở Hoa Kì. Việc tôi trở về sẽ không do Hoa Thịnh Đốn quyết định, nhưng sẽ tùy thuộc công cuộc Hoàng đế Bảo Đại dàn xếp với Champs- Élysées có hanh thông hay chăng”. Và để trấn an thầy Kiệm cụ Diệm nói tiếp: “Sang Âu châu, gặp nhà vua rồi, nhìn thấy tiền đồ sáng tỏ hơn, tôi sẽ từ bên đó đánh điện cho cha rõ, để cha thông báo cho các anh chị em bên này yên long”.
Kế đó cụ Diệm rời tu viện Maryknoll, Lakewood, New Jersey để về nhà ông bà Bùi Công Văn phía Đông Bắc Central Park, Manhattan. Buổi tiễn chân cụ Diệm đi Âu châu có 5 người là ông bà Bùi Công Văn, Đỗ Vạng Lí, Bùi Kiến Thành và thầy Kiệm. Chính bà Bùi Công Văn phát hiện cụ Diệm không thắt cà vạt cho nên ông Bùi Kiến Thành (người thường biếu tiền cho cụ Diệm. Ông Thành là con cụ Bùi Kiến Tín) vội chạy đi mua cà vạt cho cụ Diệm (3).
Ngay hôm sau, từ Paris, cụ Diệm gửi cho thầy Kiệm điện tín nói: ‘Tout va bien’. Thế nhưng cuộc điều đình với Pháp của Quốc trưởng Bảo Đại không đem lại kết quả, cho nên cụ Diệm đã gửi thư cho thầy Kiệm cho biết cụ bỏ Pháp để sang tạm trú tại tu viện Saint André, Bruges, nước Bỉ.
Thầy Kiệm cố ý mô tả hoàn cảnh và diễn tiến buổi tiễn chân cụ Diệm rời Hoa Kì đi Âu châu đáp ứng lời kêu gọi lần thứ nhất của Quốc trưởng Bảo Đại để chứng minh cho hậu thế: cụ Diệm về chấp chính không phải là do Hoa Thịnh Đốn dàn dựng. (Điều này cũng được hồi kí của ông Bùi Diễm công minh xác nhận. Xin xem Chú thích số 4).
Trận Điện Biên Phủ nổ ra ngày 13.3.1954 giữa quân Pháp và quân CSVN. (Quân Pháp thua trận ngày 26.6 1954). Ngày 16.6.1954, Thủ tướng Bửu Lộc và chính phủ từ chức. Quốc trưởng Bảo Đại ra sắc lệnh số 38/QT ủy cho cụ Diệm lập chính phủ mới với toàn quyền dân sự và quân sự (5).
Chỉ trong một thời gian rất ngắn, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã ổn định được miền Nam. Ngày 23.10.1955, tổ chức trưng cầu dân ý phế bỏ Quốc trưởng Bảo Đại. Ngày 26.10.1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa.
Đúng vào thời kì khai mở nền Cộng Hòa này, thầy Kiệm bỏ trường New York University để về nước.
Đây là lúc chứng thực mối tình bạn thắm thiết giữa cụ Diệm và thầy Kiệm. Tục ngữ có câu: Giầu đổi bạn, sang đổi vợ. Cụ Diệm thì khác, nay đường đường là một vị nguyên thủ quốc gia, cụ vẫn không quên người bạn trẻ hồi còn bôn ba ở hải ngoại. Được tin thầy Kiệm đã về nước, cụ Diệm cho Bác sĩ Trần Kim Tuyến tới Tiểu chủng viện Phát Diệm, Phú Nhuận, mời thầy vào Dinh Độc Lập. Tổng thống chỉ thị đón thầy Kiệm vào cổng chính, mở cả 2 cánh cửa. Các gia nhân đứng đón chào ngoài cổng đều mặc quốc phục, họ đưa thầy lên lầu phía trái, nơi Tổng thống cũng bận quốc phục đang ngồi. Nghi lễ đón bạn của Tổng thống bề ngoài xem ra rất trang trọng theo cổ tục, nhưng câu chuyện hàn huyên riêng tư giữa hai vị vẫn hoàn toàn thân mật không chút xã giao, khách sáo. Thầy Kiệm đã dám hỏi Tổng thống những câu hỏi hết sức riêng tư và nhậy cảm. Chẳng hạn như thầy hỏi Tổng thống tại sao truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, tại sao “giận” Đức cha Lê Hữu Từ. Tổng thống trả lời: “Vì chính nhà vua muốn truất phế tôi sau khi tôi dẹp yên bọn theo Pháp phá hoại quốc gia và thành lập xong một chính phủ có đầy đủ sức hoạt động. Té ra nhà vua đã lợi dụng tôi như một con cờ thí nhận việc dọn đường phục bích mà thôi. Trước sau Hoàng thượng vẫn nuôi mộng một ngày sẽ trở lại Huế ngồi lên ngai cũ các vua Nguyễn. Tôi đã hứa khi được Hoàng đế mời về chấp chính thì mình sẽ vâng nghe các Thánh chỉ sáng suốt của Ngài. Nhưng Thánh chỉ đòi tôi rút lui vào lúc quốc sự còn ngổn ngang, thì nhất định là thiếu sáng suốt, làm sao tôi có thể phụng mệnh Thánh chỉ được”. Trả lời câu hỏi thứ hai của thầy Kiệm, Tổng thống nói: “Tôi đâu dám giận Đức Cha? Chỉ có Đức Cha giận tôi mà thôi. Khi tôi mời Ngài tránh nạn vào Nam, Ngài đã không chịu. Cha còn nhớ chăng? Cuối năm 1952, tôi có nhờ Cha biên thư cho Ngài mà căn dặn chấm dứt chương trình xây trường Louis Pasteur ở Hà Nội, để dùng tiền mua đất xây nhà ở Sài Gòn phòng biến. Ngài đã không nghe khiến cho địa phận Phát Diệm bây giờ lâm vào cảnh cơ cực ở vũng lầy Phú Nhuận. Tới giai đoạn Hiệp định Genève, tôi hết sức hô hào dân lành bỏ Bắc vào Nam, thì Ngài lại đòi tôi làm một việc mộng tưởng đầy máu xương, là giúp Ngài cố thủ tại Phát Diệm! Cha ơi! Tôi rất đau khổ vì mất một ông bạn cố tri, từng là ân nhân của tôi và cùng tôi xuất thân từ Quảng Trị!” (6).
Thế rồi từ đó, trong suốt thời Đệ Nhất Cộng Hòa, thầy Kiệm đã rút lui vào hậu trường để “phục vụ Tổng thống Diệm với tư cách quan sát viên miễn phí”, bởi vì thầy ý thức rõ rệt những chuyện “đượm nặng mùi chính trị đảng phái, một linh mục như tôi cần tránh xa”. Mặc dù đã cố gắng thu mình vào hậu trường chính trị, nhưng với vai trò “quan sát viên” tự nguyện cho Tổng thống, thầy vẫn có những dịp gặp gỡ Tổng thống hoặc là như một người bạn tâm tình hoặc là để tư vấn những chuyện có liên quan tới tôn giáo. Chẳng hạn như thầy Kiệm đã được Tổng thống mời tham dự cuộc họp vào ngày 15 tháng 8 năm 1963 cùng với một số chức sắc tôn giáo để bàn về chính sách của Hoa Kì và Vatican giữa lúc dầu sôi lửa bỏng. Nhưng thầy Kiệm, vốn chỉ là một nhà tu hành, không có phép mầu nào, không thể hô phong hoán vũ, đành bất lực nhìn người bạn thân thiết của mình tứ bề thọ địch rồi cuối cùng bị sát hại thảm thương.
Ngô Tổng thống, người bạn vong niên của thầy Kiệm đã ra người thiên cổ cách nay 44 năm, nhưng thầy Kiệm vẫn ôm mãi trong lòng tình bạn thắm thiết chân thành. Thầy lấy làm đau lòng vì cho rằng Ngô Tổng thống là người thành tâm yêu nước yêu dân, vậy “mà bình sinh gặp rất nhiều hạng người thuộc hắc đạo đã không biết nhận xét chân tướng của ông, và công trình xây dựng của ông, lại còn vu khống cho ông đủ mọi thứ tội ác, sau cùng đã giết ông một cách dã man”, mặc dù Tổng thống đã chịu đầu hàng để tránh cho dân và quân đội khỏi lâm cảnh chém giết lẫn nhau.
Nỗi đau của thầy Kiệm còn nhức nhối không nguôi vì thầy thấy tại hải ngoại cũng như trong nước, nhiều người cầm bút vẫn viết về Tổng thống một cách bất công. Thư viện khắp nơi chứa đầy những tài liệu hoàn toàn bất lợi cho Tổng thống. Tuy nhiên, bóng đêm không mãi mãi ngự trị. Trời cũng như người không mãi mãi phụ kẻ công chính. Tới nay, điểm lại, càng ngày càng có nhiều tác giả là những nhà chính trị, sử gia, nhà văn, nhà giáo, nhà báo, thẩm phán, luật sư, quân nhân....đã công khai nói lên sự thật, mạnh dạn làm chứng cho lẽ phải, rằng: Tổng thống Ngô Đình Diệm là một nhà ái quốc, công nhiều tội ít (7).
Thế cho nên dù không hề có tham vọng viết lịch sử như các bậc thức giả kể trên, nhưng thầy Kiệm phải cầm bút như một thôi thúc của tình bạn chân thành đối với Ngô Tổng thống để viết bài Có Phải Hoa Thịnh Đốn Đã Đưa Ông Diệm Về Làm Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam? Mục đích làm sáng tỏ việc Cụ Ngô về nước chấp chánh không do người Mĩ dàn dựng. Chỉ sau khi cụ Ngô đã ổn định được miền Nam, người Mĩ mới lộ liễu nhúng tay vào, rồi tìm cách lèo lái… và cuối cùng chấp thuận kế hoạch tai hại thay ngựa giữa đường! Bài viết này như một dấu ấn cuối cùng về tình bạn thắm thiết đầy cảm động giữa thầy Kiệm và cố Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Thời gian như bóng câu vút qua song. Trong khi tìm tài liệu để viết về thầy Kiệm kính yêu, chúng tôi được xem một bức hình của thầy chụp gần đây, bất giác cảm thấy bùi ngùi, nhớ lại hình dáng thầy vào những năm 60 tinh anh hoạt bát, mà nay đã gần cửu thập. Rồi lại liên tưởng đến “những người muôn năm cũ”! Ôi mái trường xưa, các thầy, và bạn bè mến yêu, ai còn ai mất.
Sống trên cõi đời, mỗi người có một phận số khác nhau. Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng vậy, thầy Kiệm cũng vậy, ai ai cũng vậy. Khi xuôi tay nhắm mắt, tất cả những thứ người ta muốn chiếm hữu suốt cả cuộc đời đều phải bỏ lại, chỉ những gì tốt đẹp và hữu ích người ta đã cho đi, đã cống hiến thì sẽ còn lại mãi mãi mà thôi. Người đời sau sẽ nhớ tới Ngô Tổng thống như một nhà ái quốc chân chính, dám hi sinh mạng sống vì chính nghĩa. Lũ môn sinh chúng tôi và các nhà quan tâm tới nền học thuật nước nhà sẽ nhớ tới thầy Kiệm như là một tu sĩ “một lòng giảng Đạo”, như một nhà văn hóa, một công dân “tận tụy phục vụ tổ quốc” bằng các nỗ lực phục vụ đạo đời, nhất là công trình biên soạn về chữ Nôm giá trị của thầy. Thầy Kiệm còn là mẫu mực về tình bạn trung thành, qúy trọng và giúp đỡ bạn lúc hàn vi, khiêm tốn lui vào bóng tối lúc bạn ở trên tuyệt đỉnh danh vọng, và không bao giờ bỏ rơi bạn khi bạn ngã ngựa, trái lại hết sức cố gắng làm cho hậu thế hiểu đúng về bạn hầu đem công chính trả lại cho bạn.
CHÚ THÍCH:
1. Ông nghè Nguyễn Tư Giản sinh tại Bắc Ninh năm 1823, đậu tiến sĩ năm 22 tuổi dưới triều Thiệu Trị (1841- 1847), làm quan triều Tự Đức (1848-1883). Năm 1882, tiến sĩ đã từ quan về Phát Diệm mở trường dậy học theo lời mời của bạn là Cụ Sáu Trần Lục và qua đời tại đây năm 1890.
2. Ông Huỳnh Văn Lang về nước năm 1954, làm Tổng giám đốc Viện hối đoái Quốc gia VN, giáo sư Đai học Sư phạm, sáng lập kiêm chủ nhiệm, chủ bút tạp chí Bách Khoa, sáng lập một số công ti, tác phẩm Nhân Chứng Một Chế Độ đoạt giải nhất Văn Bút VN 1972. Ông Đỗ Vạng Lí là viên chức cao cấp; theo cuốn hồi kí Công Và Tội của Nguyễn Trân, Xuân Thu xuất bản, trang 399 thì có lẽ chính là ông đã được Tổng thống Ngô Đình Diệm cử làm Đại sứ tại Hoa Thịnh Đốn thay thế ông Đại sứ Trần Văn Chương bị cất chức, nhưng HTĐ muốn cản trở nên không chấp nhận việc trình ủy nhiệm thư của ông (trong hồi kí viết là Đỗ Văn Lý, có lẽ là một sai sót?). Ông Bùi Công Văn là nhân viên của Đài Tiếng Nói Hoa Kì VOA (Voice Of America). Ông Búi Kiến Thành là chuyên gia tài chánh và kinh tế ở Hoa Kì, Pháp và Việt Nam. Ông Nguyễn Ngọc Linh, Giáo sư, Tổng giám đốc Việt Tấn Xã. Bác sĩ Nguyễn Văn Thơ, Tổng trưởng Giáo dục VNCH trong Nội các Nguyễn Cao Kỳ năm 1965. Bà Nguyệt Minh, Nghị sĩ VNCH, bà cũng là phu nhân của Bác sĩ Nguyễn Văn Thơ. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Hòa là Khoa trưởng Đại học Văn khoa Sài Gòn, giáo sư Đại học tại Hoa Kì. Sự hiểu biết của chúng tôi ở đây có hạn chế, xin các vị tiền bối lượng thứ cho.
3. Cách đây khoảng 20 năm, thầy Kiệm đi Virginia thăm ông bà Bùi Công Văn lần chót, thầy vẫn thấy trong album gia đình họ Bùi còn lưu giữ tấm hình cụ Ngô chụp sánh bước với thầy khi hai vị đi dạo gần nhà ông bà Bùi Công Văn. Tấm hình này do chính ông Bùi Công Văn xin cụ Ngô cho phép chụp.
4. Hồi cuối thánh 6.1954, tại Cannes, ông Bùi Diễm hỏi Quốc trưởng Bảo Đại: “Thưa Ngài, Ngài thấy ông Diệm thế nào?. Quốc trưởng Bảo Đại trả lời: ‘Ông Diệm cũng có thể là một giải pháp, nhưng theo anh, ông Diệm có được Mỹ ủng hộ không?”. Ông Bùi Diễm hỏi lại: “Thưa Ngài, sao Ngài không hỏi thẳng người Mỹ?”.
Cũng theo lời ông Bùi Diễm: “Vào cuối năm 1991, tôi có dịp trở lại thăm Cựu Hoàng Bảo Đại ở Ba lê. Trở lại chuyện cũ, tôi có hỏi ông về vấn đề này, thì ông trả lời rằng: vào thời kỳ đó, thái độ của Hoa Kỳ cũng không có gì rõ rệt cả, tuy nhiên ông quyết định chọn ông Diệm vì ông cho rằng trong số những nhân vật làm chính trị ở miền Nam lúc đó, ông Diệm rõ rệt là người ít dính líu đến người Pháp trong những năm về sau này, nên có thể dễ được người dân ủng hộ hơn những người khác….’ Khi nói về chuyện Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế, Ông Bùi Diễm thuật lại như sau: ‘…Tuy nhiên, trong dịp gặp lại tôi năm 1991, ông (Bảo Đại) không hề tỏ lời oán trách ông Diệm”. (Bùi Diễm. Gọng Kìm Lịch Sử. Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai, 2000. Trang 144 và Chú thích trang 146, 147).
5. Đoàn Thêm. Việc Từng Ngày. Xuân Thu xuất bản. Trang 148.
6. Ngô Tổng thống: gốc Quảng Bình, ĐGM. Lê Hữu Từ: gốc Quảng Trị.
7. Các tác giả người Việt như các vị: Lm.Vũ Đình Hoạt, Ls.Lâm Lễ Trinh (Bộ trưởng), Gs.Tôn Thất Thiện (Tổng trưởng), Cựu Tổng giám đốc Viện hối đoái Huỳnh Văn Lang, Chính khách Nhị Lang, Ls.Nguyễn Văn Chức (Nghị sĩ), Kí giả Nguyễn Trọng, Ls. Trương Tử Phòng Phạm Kim Vinh (Xin đọc Việt Nam Tự Do - Từ Ngô Đình Diệm Đến Lưu Vong, Tủ Sách Phạm Kim Vinh, 1987. Đặc biệt xin đọc trang 218 và trang bìa sau của cuốn sách. Trong cuốn VN Máu Lửa Quê Hương Tôi. Văn Nghệ xuất bản, trang 527 và 529, ông Đỗ Mậu lại đưa ra chứng cớ Ls. Phạm Kim Vinh nhận định trái ngược về cùng một vấn đề), Nhà văn Hoàng Hải Thủy, Gs.Cao Thế Dung, Đại tá Nguyễn Hữu Duệ (Tỉnh trưởng Thừa Thiên - Huế), Đại úy Đỗ Thọ (Đại úy 1963), Trung tá Nguyễn Văn Minh, Tiến sĩ Sử Hoàng Ngọc Thành, Gs.Thân Thị Nhân Đức, Gs. Nguyễn Lý Tưởng (Dân biểu), Thẩm phán Lữ Giang Nguyễn Cần, Thẩm phán Phan Thiết Nguyễn Kim Khánh, Nhà biên khảo Minh Võ, Ls.Trương Phú Thứ, Kí giả Vĩnh Phúc, Tiến sĩ Sử Phạm Văn Lưu, Tiến sĩ Sử Nguyễn Ngọc Tấn, Tiến sĩ Sử Nguyễn Kỳ Phong…
Trong nước, với những điều kiện cực kì khó khăn, vẫn có những tác giả viết về các nhân vật lịch sử cận đại khá công minh, chẳng hạn như tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang. Tên thật là Phan Kim Thịnh, nguyên Thư kí Tòa soạn Nguyệt san Quê Hương (Sài Gòn, 1960-1962), nguyên Chủ nhiệm kiêm Chủ bút Tạp chí Văn Học (Sài Gòn 1962-1975). Tác phẩm như: Trần Lệ Xuân - Giấc Mộng Chính Trường, Một Phù Thủy Làm Quân Sư Cho Ngô Đình Diệm, Bảo Đại Vị Vua Triều Nguyễn Cuối Cùng, Nam Phương Hoàng Hậu Cuối Cùng Triều Nguyễn, Thiệu - Kỳ - Một Thời Hãnh Tiến - Một Thời Suy Vong…
Các tác giả nước ngoài như: Tổng thống R.Nixon (No more Vietnams), Tướng M. Taylor (Swords and Plowshares), Kí giả Marguerite Higgins (Our Vietnam Nightmare), Tiến sĩ Ellen Hammer (A Death In November), Tiến sĩ Francis X.Winters (The Year of The Hare), Tiến sĩ Mark Moyar (Triumph Forsaken)…
Nhớ ơn thầy cô, đó là đạo lí phổ biến lâu đời theo tinh thần tôn sư trọng đạo. Nếu thầy cô của chúng ta còn là một vị có những đóng góp xuất sắc cho xã hội, cho đất nước thì lại càng là niềm hãnh diện và là tấm gương sáng cho các môn sinh.
Khi không có mặt thầy, môn sinh chúng tôi thường gọi thầy là thầy Kiệm. Khi có mặt thầy, chúng tôi gọi thầy là cha, bởi vì thầy là một linh mục Công Giáo. Tên đầy đủ của thầy là An-tôn Trần Văn Kiệm.
Thầy Kiệm sinh năm 1920 tại làng Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Thiếu thời, học chữ quốc ngữ ở trường xứ đạo và học chữ Hán ở nhà do thân phụ dậy. Thân phụ thầy Kiệm là học trò ông nghè Nguyễn Tư Giản (1823-1890) (1).
Hết tiểu học, thầy Kiệm được tuyển chọn vào Tiểu chủng viện. Thầy luôn chứng tỏ là một học sinh xuất sắc về đủ mọi môn: Toán, Lí, Hóa, Văn, cổ ngữ, ngoại ngữ và cả Âm nhạc.
Năm 1940-41, đậu Tú tài Pháp tại Hà Nội.
Năm 1945-46, tốt nghiệp Thần học tại trường Thần học Thượng Kiệm, Phát Diệm, rồi lãnh chức linh mục ngày 29.6.1946.
Năm 1947, thầy được cử đứng ra thành lập trường Trần Lục là trường trung học đầu tiên và duy nhất tại huyện Kim Sơn lúc bấy giờ.
Từ 1950 tới 1955, nhờ một linh mục người Bỉ là Cố Jacques Houssa giới thiệu, thầy Kiệm nhận được học bổng du học Hoa Kì của Tổng giám mục New York là Đức hồng y Francis Spellman. Đức hồng y gửi thầy Kiệm về làm phó xứ thứ ba của giáo xứ Blessed Sacrament ở New Rochelle để tiện đi học.
Vốn sẵn thông minh lại chăm chỉ học tập, ngay năm 1951 thầy Kiệm đã lấy được Cử nhân Hóa học (BS) tại trường Iona.
Sau đó chuyển sang học Vật lí tại trường Fordham, được thụ huấn trực tiếp với Dr. Victor F. Hess là vị giáo sư đoạt giải Nobel về công trình khám phá ra tia vũ trụ (cosmic rays). Thầy Kiệm lấy Cao học Vật lí (MS) tại đây năm 1953.
Vì sở thích riêng, thầy lại chuyển sang New York University để học về Quantum Physics.
Trong thời gian du học tại Hoa Kì, thầy Kiệm có duyên may trở thành bạn vong niên với một nhân vật lịch sử, đó là cụ Ngô Đình Diệm, sau này cụ sẽ trở thành Thủ tướng và Tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa (sẽ trở lại việc này). Chính vì mối thâm giao với cụ Ngô, cho nên khi vừa nghe tin cụ được quốc trưởng Bảo Đại mời về chấp chính lần thứ hai vào giữa năm 1954, thầy Kiệm cảm thấy hết sức nôn nao. Thầy quyết định bỏ dở việc học đề hồi hương vì đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ. Đức hồng y F. Spellman rất qúy 2 sinh viên bảo lãnh của mình là thầy Kiệm và Nguyễn Đức Qúy cho nên Đức hồng y đã cho tổ chức bữa tiệc tiễn chân thầy Kiệm. Khách mời có Đại sứ Trần Văn Chương và Ts.Nguyễn Đức Qúy (sau này Ts. NĐ. Qúy hồi hương và phục vụ tại Viện Pasteur Sài Gòn).
Vừa về tới Việt Nam, thầy Kiệm nhận giảng dậy tại Đại học Khoa học Sài Gòn niên khóa 1955-56.
Từ 1956 tới 1973, làm giáo sư Tiểu chủng viện Phát Diệm, Phú Nhuận. Trong khoảng thời gian này, thầy Kiệm đồng sáng lập và kiêm nhiệm chức hiệu trưởng trường Trung học Bác Ái ở thị xã Kiến Hòa (Bến Tre). Thầy cũng là tuyên úy cho các tín hữu Hoa Kì tùng sự ở Việt Nam, nhóm họp mỗi Chủ nhật tại nhà thờ Mai Khôi, đường Tú Xương, Sài Gòn.
Sau những năm dài làm công tác giáo dục, thầy đi làm cha sở giáo xứ Kim Hải và Lam Sơn, Bà Rịa.
Nhưng rồi biến cố tháng 4 năm 1975 đã đưa đẩy hàng trăm ngàn người Việt trôi dạt khắp nơi. Trước cảnh lạ nước lạ cái của đa số đồng bào khi mới đặt chân tới Hoa Kì, thầy Kiệm tích cực giúp đỡ giáo dân đồng hương tãi một số Tiểu bang miền Đông Nam Hoa Kì: 1975 - 80, giúp giáo xứ Holy Name of Jesus, Florida; 1980 - 82, Chính xứ Our Lady Of Victory, Florida; 1985 - 90, tĩnh dưỡng tại Seadrift, Texas, để dịch Kinh Thánh và viết sách về chữ Nôm; 1991- 2006, phụ giúp giáo dân gốc Việt Nam tại Seadrift (thuộc vùng bờ biển Đông Nam tiểu bang Texas). Năm 2006, vì tuổi già sức yếu, thầy về nghỉ hưu tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Cuộc đời phục vụ đạo, phục vụ văn hóa giáo dục của thầy Kiệm dài tới 62 năm, tính từ ngày thầy lãnh chức linh mục cho đến khi qua đời. Và thầy đã phục vụ xuất sắc bởi vì thầy vừa có tài vừa có tấm lòng, vừa chăm chỉ miệt mài lại vừa sẵn sàng từ chối danh vọng của cải trần gian. Chính Thầy đã kể lại thầy có 2 cơ hội “tiến than”. Cơ hội thứ nhất: ngay khi cụ Diệm chưa trở về chấp chính, ông Ngô Đình Nhu đã gửi thư sang Hoa Kì kêu gọi thầy về giúp chính phủ tương lai. Cơ hội thứ hai đem tới cho thầy tiền bạc và những mời gọi khác là hồi đó cuộc đại chiến thứ hai mới chấm dứt không lâu, các nước Âu châu đang gấp rút tái thiết xứ sở, họ cần rất nhiều sinh viên tốt nghiệp bất luận là ngành nghề nào. Vừa lúc ấy thầy Kiệm tốt nghiệp tại Hoa kì, biết tiếng Đức, lại có tên là Van Kiem khiến người Đức tưởng đây là người Đức gốc Hòa Lan, cho nên Bộ Ngoại giao Đức đã gửi cho thầy một lá thư mời thầy về phục vụ cho quê hương (Vaterland)! Nhưng thầy Kiệm đã từ chối cả hai cơ hội kể trên: “Cố nhiên tôi phải từ chối cả hai lời mời từ người Đức cũng như từ ông Nhu. Với bào đệ ông Diệm, tôi xác định mình đã làm linh mục thì trọn đời sẽ một lòng giảng đạo không làm chính trị, nhưng cố nhiên tôi sẽ làm thần dân tận tụy phục vụ tổ quốc” (Xin xem L.m. An-tôn Trần Văn Kiệm. Có phải Hoa thịnh đốn đã đưa ông Diệm về làm Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam? Dunglac.net).
Sau đây chúng tôi đúc kết lại trong một số điểm để chứng minh thầy Kiệm đã thể hiện xuất sắc lời thầy xác định “một lòng giảng đạo” và “làm thần dân tận tụy phục vụ tổ quốc”. Ngoài ra, thầy Kiệm còn lưu giữ mãi tình bạn hết sức cảm động đối với ông bạn vong niên của thầy là cố Tổng thống Ngô Đình Diệm mặc dù Tổng thống đã khuất bóng đến nay đã trên 40 chục năm.
MỘT LÒNG GIẢNG ĐẠO
Mục vụ: Là linh mục, thầy Kiệm đã 5 lần được giao phó làm nhiệm vụ mục vụ ở các xứ đạo và một thời gian dài làm giáo sư Tiểu chủng viện: Vừa thụ phong linh mục năm 1947, thầy được cử về phụ trách giáo xứ Hướng Đạo, Giáo phận Phát Diệm (1947). Trong những năm du học tại Hoa Kì 1950-55, thầy Kiệm làm phó xứ Blessed Sacrament tại New Rochelle, Tổng giáo phận New York. Năm 1973-1975, trông coi một họ đạo gần thị xã Bà Rịa. 1975-1985, phụ trách giúp đồng hương tị nạn. Từ 1985 thầy quản nhiệm cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Seadrif, Texas cho tới ngày về nghỉ hưu. Ngoài ra thầy còn làm giáo sư Tiểu chủng viện Phát Diệm, Phú Nhuận một thời gian dài từ 1955 tới 1967.
Hết Lòng vì Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô: Tại Hoa Kì, ngoài việc chu toàn nhiệm vụ thông thường của một linh mục, thầy Kiệm vẫn thường xuyên viết bài cho các tờ Thời Điểm Công Giáo (Garden Grove), Thao Thức (New Orleans), Chính Nghĩa (San Jose). Nhưng đặc biệt thầy còn là một trong số không nhiều linh mục Việt Nam say mê nghiên cứu và phiên dịch Thánh Kinh, nhất là 4 sách Tân Ước. Vốn có khả năng đặc biệt về Hán, Nôm và một số sinh ngữ cũng như cổ ngữ Tây phương, thầy Kiệm đã miệt mài phiên dịch và chú giải Thánh Kinh. Năm 1993, đã hoàn thành bộ Thánh Kinh Tân Ước, gồm phần phiên dịch và phần chú giải hết sức công phu (Thánh Kinh Tân Ước của Lm.Trần Văn Kiệm là bộ Thánh Kinh đầu tiên tiếng Việt đã được Lm. Trần Công Nghị đưa vào mạng lưới điện toán toàn cầu ngay từ đầu năm 1996 http://vietcatholic.net/kiem/ và cũng đã giúp ấn loát và phát hành vào năm 1993). Năm 1995, thầy cho ra đời cuốn Con Đường Cứu Chuộc, rồi cuốn Chuyện Các Tông Đồ.
Xin đan cử cách phiên dịch Đoạn I Tin Mừng thánh Gioan của thầy Kiệm:
“1 Từ thuở thái sơ đã có Đạo, Đạo đồng tại với Thiên Chúa, và Đạo chính là Thiên Chúa. 2 Ngài cùng với Thiên Chúa đồng tại từ thái sơ. 3 Do Ngài vạn vật được tạo thành, và không do Ngài thì không vật thụ tạo nào thành hình được. 4 Tại nơi Ngài phát ra sự sống, và sự sống ấy là ánh sáng của nhân loại, 5 thứ ánh sáng phát quang trong bóng tối, thứ ánh sáng bóng tối không thể áp đảo”
Dùng cách dịch thuật đoạn Tin Mừng mang ý nghĩa quan trọng vào bậc nhất trên đây để làm thí dụ, người ta sẽ hiểu tại sao trên báo Thời Điểm Công Giáo, Lm. Trần Công Nghị đã nhận định về cuốn Phiên Dịch và Diễn Nghĩa Thánh Kinh của thầy Kiệm như sau: “Có người nhận định rằng bản dịch này dùng nhiều chữ Hán, nhưng thiết tưởng đây là những chữ Hán chính xác để diễn tả trọn vẹn ý nghĩa của nguyên ngữ dùng trong Thánh Kinh, một số từ ngữ hơi lạ tai (vì không được dùng trong các bản dịch trước đây) nhưng được dùng một cách hợp lí, nếu chúng ta chấp nhận, dùng dần sẽ quen”(Thời Điểm Công Giáo. Lời Nói Đầu. Số 32. Tháng 4.1995).
Mặc dù không đủ tư cách nhận xét về vấn đề phiên dịch Thánh Kinh, nhưng khi thử đọc lại cách phiên dịch đoạn trên đây do một vài dịch giả khác, chúng tôi có cảm tưởng cách dịch của thầy Kiệm vừa dễ hiểu vừa trang trọng hơn. Đặc biệt, chúng tôi tự nhiên cảm thấy rất thú vị bởi vì lần đầu tiên được đọc một bản dịch bằng chữ quốc ngữ dịch chữ Logos (The Word) là Đạo (hầu hết các dịch giả Viện Nam dịch là Lời; Tư Cao Thánh Kinh Học Hội (1968) dịch là Thánh Ngôn). Thầy Kiệm cho biết thầy dịch Logos là Đạo theo cách dịch của Hương Cảng Thánh Kinh Học Hội (1989) với ý là thánh sử Gioan hiểu Chúa Giêsu là Trí Óc Sáng Suốt của Thiên Chúa đã xuống thế làm người, làm Ánh Sáng soi cho muôn dân.
Thiển nghĩ, dịch “Từ thuở thái sơ đã có Đạo” xem ra rất gần với Thái cực đồ thuyết (tức lí thuyết phát sinh vũ trụ) của Kinh Dịch: “Thị cố Dịch hữu Thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái định cát hung, cát hung sinh đại nghiệp” (Hệ Từ thượng).
Và có lẽ nội dung chữ Đạo hết sức quan trọng này trong câu dịch “và Đạo chính là Thiên Chúa” cũng tương tự nội dung của chữ Đạo trong lời phát biểu của các Giám mục Việt Nam nhân dịp mở ra Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu tại Vatican năm 1998: “Có hai đặc điểm chính của Triết học và Tôn giáo Á châu, đó là trước hết, người ta có một cái nhìn tổng hợp, hài hòa về mọi thực tại, kể cả Thực Tại Tối Hậu, mà người ta gọi là Trời, Thiên, Đại ngã, Brahman hay Đạo…. Đây là một cái nhìn hài hòa, kết hợp Âm Dương, nội ngoại, siêu việt - nội tại…” (Định Hướng số 16. Trang 86).
Như thế cho phép nhận xét thầy Kiệm muốn theo gương vị tiền bối kiệt xuất là Cụ Sáu Trần Lục của Phát Diệm quê hương thầy và thầy cũng có cùng một chí hướng với các vị linh mục giáo sư nổi tiếng khác như Gs. Bửu Dưỡng, Gs. Sảng Đình Nguyễn Văn Thích, Gs. Lê Văn Lý, Gs. Kim Định, Gs. Thanh Lãng, Gs. Hoành Sơn Hoàng Sĩ Qúy, Gs. Vũ Đình Trác, Gs. Thiện Cẩm, Gs. Vũ Kim Chính…trong việc tìm về với những giá trị của Việt tộc, của Á châu, nghiên cứu hoặc là đối chiếu tư tưởng Kitô giáo với những tư tưởng đặc thù của Á châu và phát huy, hội nhập làm cho đời sống tinh thần của chúng ta thêm sung mãn, hài hòa hơn.
TẬN TỤY PHỤC VỤ TỔ QUỐC
Nói chung, bất cứ người công dân bình thường nào làm tròn nhiệm vụ ở vị trí của mình đã có thể gọi được là tận tụy phục vụ tổ quốc, huống chi người công dân đó ở vị trí của một giáo sư, một hiệu trưởng và một tu sĩ như thầy Kiệm thì những nỗ lực phục vụ tổ quốc còn hữu hiệu hơn, có ảnh hưởng sâu rộng hơn. Ngoài những cống hiến đáng kể ấy, thầy Kiệm còn phục vụ tổ quốc bằng công trình nghiên cứu chữ Nôm hiếm hoi và rất đáng qúy.
Hiện nay cuốn Giúp Đọc NVHV đã được hiệu đính và tái bản tới lần thứ tư tại Việt Nam, do nhà xuất bản Đà Nẵng và Hội Bảo Tồn Di Sản Chữ Nôm tại Florida, Hoa Kì cùng thực hiện.
Gần đây, thầy Kiệm vừa mới cho xuất bản tại Hoa Kì toàn bộ công trình biên khảo dưới nhan đề Từ Điển Văn Học Việt Nam (2007) gồm 2 Phần: Phần Thứ Nhất 1 cuốn, 254 trang; Phần Thứ Nhì 2 cuốn: cuốn 1, trang 255- 808; cuốn 2, trang 809-1375.
Phần I: Giúp tìm âm một từ Hán Việt hay một chữ Nôm chưa biết âm: Gồm bảng 1 kê ra những bộ gốc; bảng 2 gồm những bộ gốc thường gặp, viết trong các ô. Mỗi bộ có ghi số nét của bộ ở phía trước. Bên dưới mỗi bộ là các chữ viết cùng bộ xếp theo thứ tự các nét còn lại của chữ, tương tự cách sắp xếp của các tự điển Trung Hoa. Nhưng sách của thầy Kiệm tiện lợi hơn cho người biết chữ quốc ngữ vì thầy xếp các chữ theo thứ tự ABC.
Phần II (2 cuốn) giúp tìm nghĩa những chữ Nôm và Hán Việt đã biết âm (trang 255 tới 1375), kèm theo là các thí dụ.
Ngoài ra, công trình của thầy Kiệm còn cống hiến cho độc giả nhiều điều hữu ích khác như: Dậy cách thực tập viết sao cho “đúng cựa” và thực tập cách tìm được âm của một chữ; cách đọc chữ Trung Hoa phanh âm tức là sau mỗi từ Hán Việt sẽ ghi cách đọc theo giọng Bắc Kinh và Đài Loan; cách phân biệt các dấu bổng trầm trong tiếng Việt và tiếng Trung Hoa. Thêm vào đó, bộ Từ điển còn giúp hiểu đúng nghĩa của những chữ đồng âm dị nghĩa. Thí dụ chữ kì có 32 nghĩa trong chữ Hán và có 4 nghĩa trong chữ Nôm. Chữ tư có 25 nghĩa trong chữ Hán và có 1 nghĩa trong chữ Nôm. Lấy một thí dụ cụ thể: Chữ “đồng” trong “tơ đồng” (Đoạn Trường Tân Thanh của cụ Nguyễn Du) viết với bộ mộc cho nên không thể hiểu là đồng kim loại, rau tần ô, con nít, ống rỗng ruột, con người, đồng ruộng, đồng bạc mà phải hiếu là cây ngô đồng (tơ đồng là dây lụa ở cây đàn làm bằng gỗ cây ngô đồng…).
Theo Lời Nói Đầu trong cuốn thứ nhất bộ Từ Điển Văn Học (2007), thì hi vọng thầy Kiệm sẽ còn cho ra mắt phần giới thiệu các tài liệu Hán Nôm có giá trị với những giải thích điển cố và những từ ngữ thông dụng vào các thế kỉ 18, 19 tức là “thời đại chữ Nôm”. Lại có thêm phần giới thiệu các nhân vật lịch sử, nhất là của Việt Nam, các nhà văn Trung Hoa và Việt Nam sáng tác bằng quốc ngữ trong thế kỉ 20. Sau hết là phần trình bầy nếp sống và triết lí bình dân của người Việt Nam dưới hình thức các phương ngôn, ngạn ngữ.
Với công trình biên soạn cuốn Giúp Đọc Nôm Và Hán Việt và cuốn Từ Điển Văn Học Việt độc đáo này, thầy Kiệm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn hóa thuộc loại thủ bản, mang lại ích lợi to lớn về học thuật. Sau những giờ bận rộn với việc mục vụ, một linh mục có quyền nghỉ ngơi để lấy lại sức khoẻ, riêng thầy Kiệm một mình rút vào văn phòng và âm thầm miệt mài nghiên cứu để soạn sách. Nếu không phải là một người vừa có tài vừa phát tâm tận tụy phục vụ tổ quốc như thầy Kiệm, sẽ không đủ sức để hoàn thành một tác phẩm hiếm qúy như thế.
Vào thời điểm 2007 về sau, mặc dù thầy Kiệm đã lên bậc đại lão, nhưng thầy vẫn còn đang dịch ra tiếng Anh những Kinh chuyện hiếm qúy của Việt tộc trong bộ Lĩnh Nam Chích Quái. Công trình này được Lm.Trần Cao Tường và một số họa sĩ thực hiện và phổ biến.
VỚI CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM, MỘT TÌNH BẠN ĐẦY CẢM ĐỘNG
Ngày 01 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính do một nhóm tướng lãnh quân đội VNCH cầm đầu nổ ra. Ngày hôm sau, họ giết chết Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu. Ngay sau đó bọn học sinh chúng tôi để ý thấy thầy Kiệm thay đổi rất nhiều. Dường như thầy đang trải qua một cơn chấn động lớn, vẻ mặt bơ phờ, xa vắng, chua cay. Bộ tóc của thầy vốn hơi quăn nay có vẻ biếng chải nên càng quăn thêm. Cúc cổ áo dài trắng của thầy thường không còn được cài kín, vẻ như bất cần đời! Ít lâu sau thầy mới chịu hé lộ một chút cho bọn học sinh chúng tôi biết rằng thầy lấy làm tiếc vì đã từng ủng hộ ứng cử viên tổng thống J. F. Kennedy mỗi khi có dịp tiếp xúc với các nhân viên Hoa Kì là tín hữu Công Giáo làm việc tại Sài Gòn. Thầy cho rằng Tổng thống Kennedy có trách nhiệm trong vụ lật đổ và thảm sát người bạn vong niên của thầy là Tổng thống Ngô Đình Diệm. Và năm tháng cứ trôi đi theo dòng lịch sử. Mãi mới gần đây trên Văn Nghệ Tiền Phong và trên Dunglac.net, độc giả khắp nơi mới được hiểu rõ ngọn ngành câu chuyện về tình bạn vong niên hết sức cảm động giữa thầy Kiệm và cố Tổng thống Ngô Đình Diệm qua bài viết của thầy nhan đề: Có Phải Hoa Thịnh Đốn Đã Đưa Ông Diệm Về Làm Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam ?
Thầy Kiệm ví cụ Ngô như “một ngôi sao sang”, còn thầy chỉ là một hòn đá, “một cục thiên thạch”, nhưng hai vị có duyên gặp nhau trên xứ người, rồi trở thành đôi bạn tri kỉ vong niên.
Cụ Ngô sinh năm 1901, thầy Kiệm sinh 1920, cách nhau gần hai con Giáp, hai vị có duyên gặp nhau vì những lí do may mắn ngẫu nhiên: Cả hai đều tới Hoa Kì kể như đồng thời, thầy Kiệm tới trước một chút (1950), cụ Ngô tới sau (1951). Thầy Kiệm được gửi đi du học còn cụ Ngô là một chính khách sáng giá tới Hoa Kì để nghiên cứu tại chỗ chính thể và chính trường Hoa Kì, đồng thời đi tìm kiếm nhân tài trong số các sinh viên Việt Nam đang du học tại đây. Thêm vào, cả hai cùng được sự bảo trợ qúy báu của Đức hồng y F. Spellman, Tổng giám mục New York và họ sống không xa nhau, cách khoảng 60 miles: thầy Kiệm ở nhà thờ Blessed Sacrament, New Rochelle (sát bờ biển Đông Bắc thành phố New York); cụ Ngô lưu trú trong tu viện Maryknoll, Lakewood (trung bộ New Jersey). Thời đó, có rất ít người Việt sống ở Hoa Kì, đa số họ là những sinh viên du học, cho nên họ có nhu cầu tìm gặp nhau, nhất là trong những dịp lễ tết và dễ dàng trở nên bạn bè. Riêng cụ Ngô vốn là một người Công Giáo thuần thành sẽ không mất nhiều thời giờ để tìm hiểu và kết bạn với một linh mục tuổi trẻ tài cao.
Sang năm 1951, thầy Kiệm nhận được điện tín từ Âu châu yêu cầu ra phi trường Idlewild để đón Giám mục Ngô Đình Thục (bạn đồng song của Đức hồng y F. Spellman) và bào đệ Ngô Đình Diệm. Thầy Kiệm cho đây là một vinh dự được nghênh đón 2 nhân vật, một đạo một đời, có tiếng tăm lẫy lừng thời ấy cho nên thầy vội vàng chuẩn bị xe và đóng bộ tươm tất nhất để ra phi trường. Bụng bảo dạ, thầy Kiệm tiên đoán 2 điều: một là Đức hồng y F. Spellman sẽ niềm nở tiếp đón Giám mục Ngô Đình Thục là bạn đồng song với Ngài hồi cả hai tòng học tại Roma; hai là vì cùng được Đức hồng y bảo trợ cho nên thầy Kiệm và cụ Ngô sẽ có nhiều dịp gặp gỡ và sống bên nhau. Hai tiên đoán của thầy Kiệm đều đúng.
Thật vậy, trong hơn hai năm cụ Diệm sống tại Hoa Kì, thầy Kiệm đã có nhiều dịp gặp gỡ, sống chung, giúp đỡ và làm bạn tâm tình với cụ.
Thầy Kiệm kể lại, mỗi lần cụ Diệm tới Manhattan tiếp chính khách tại khách sạn, cụ thường nhờ thầy đưa đón. Có khi thầy Kiệm móc tiền túi ra trả tiền khách sạn cho cụ vì biết cụ Diệm sống rất thanh bạch. Cụ Diệm còn nhờ thầy Kiệm giúp cho cả những việc nhỏ khác. Trong số những sinh viên bạn bè du học thời đó như các ông Huỳnh Văn Lang, Đỗ Vạng Lí, Bùi Công Văn, Bùi Kiến Thành, Nguyễn Thái, Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Văn Thơ, bà Nguyệt Minh, Nguyễn Đình Hòa…(2) thì riêng ông Nguyễn Đình Hòa có thân phụ quen biết cụ Diệm, cho nên khi ông Hòa lập gia đình, cụ Diệm nhờ thầy Kiệm đưa đi mua quà tặng cho đôi tân hôn.
Một lần, vì muốn cho cụ Diệm được chút thay đổi thoải mái, thầy Kiệm mời cụ tới ở chơi cuối tuần với thầy. Cụ Diệm nhận lời ngay. Song vì thầy Kiệm sống chung với các linh mục giáo xứ không tiện tiếp đón khách riêng, thầy đã ngỏ lời xin các nữ tu Ursuline giúp đỡ. Các nữ tu Ursuline là những vị giàu lòng nhân ái và có học lực rất cao, đang điều hành ngôi trường College of New Rochelle bề thế. Họ sẵn lòng dành cho vị khách qúy của thầy Kiệm một căn phòng rộng rãi, khang trang, mời khách ăn ở 2 ngày cuối tuần. Mỗi bữa ăn có một vị nữ tu, là giáo sư, ân cần phục thị cụ Diệm và thầy Kiệm. Khi thầy Kiệm hỏi cụ có ngủ ngon giấc không thì cụ Diệm thành thật nói: “Bầu khí rất thanh tĩnh, giường ngủ rất êm ái thơm tho, nhưng họ cần gì mà phải thay chăn đệm mỗi tối, và khăn lau trong buồng tắm một ngày ba lần”!
Tình bạn giữa cụ Diệm và thầy Kiệm thân thiết đến nỗi hai vị có thể đem nói với nhau những ý nghĩ thầm kín và có cả những cú “sửa lưng”vui vui của một đàn anh đối với một đàn em. Trong giáo xứ, thầy Kiệm kết bạn với một tín hữu người Trung Hoa. Thầy giới thiệu người tín hữu này với cụ Diệm. Không lâu sau, người bạn Trung Hoa viết thiệp mời cụ Diệm và thầy Kiệm tới nhà dùng cơm. Thiệp mời khách tới nhà vào “đệ lục nhật”. Lúc đó vốn Hán học của thầy Kiệm còn giới hạn cho nên thầy thắc mắc tại sao người Công Giáo lại mời nhau dùng cơm vào ngày thứ sáu phải kiêng thịt. Cụ Diệm vui vẻ giải thích cho thầy rằng “đệ lục nhật” của người Trung Hoa tức là ngày thứ bảy của ta. Có lần người ta hỏi quê quán của thầy Kiệm, thầy nói thầy là người làng Phát Diệm, thì cụ Diệm húc nhẹ cùi chỏ vào thầy rồi trả lời thay: “Cha Kiệm là người Phát Diễm đó”. Cụ nhắc cho thầy tục lệ kị húy của người Việt mình, đồng thời chỉ cho thầy biết tuy là viết một chữ Hán nhưng có thể đọc hai âm, vừa là Diệm vừa là Diễm.
Mặc dù học hành vất vả, nhưng cuối tuần thầy Kiệm vẫn dành thời giờ để liên lạc với cụ Diệm. Vì biết cụ hết sức ưu tư trước tình hình chính trị bế tắc, cho nên để giúp cho cụ được thư giãn đôi chút, thầy Kiệm đã mách cho cụ một cái thú chơi nghệ thuật lịch lãm, đó là thú chụp hình. Bởi thầy Kiệm vốn say mê môn chụp ảnh nghệ thuật. Thầy có đủ loại máy ảnh, lại được tự do xử dụng phòng tối của trường học giáo xứ. Hơn nữa, tại Đại học Fordam, khi muốn phân tích thành phần các thể chất, thầy Kiệm được các giáo sư dạy cho phương pháp dùng điện thế rất cao để chụp quang phổ (spectrum). Khi cụ Diệm đồng ý, thầy Kiệm đưa cụ đi mua máy ảnh, sách dậy chụp và rửa hình. Chuyện này khiến cho thầy Kiệm sau này đã lấy làm ân hận. Vì thầy dẫn đưa cụ Diệm vào cái thú chụp hình và chơi ảnh nghệ thuật cho nên khi cụ bị lật đổ, bọn phản loạn đã lục soát văn phòng của cụ và phao tin cụ “chơi hình khỏa than”. Kì thực cụ Diệm chỉ có những tờ báo Photography chụp phong cảnh và người mẫu chứ không phải là loại báo Playboy.
Cũng vào giai đoạn này, khi có dịp thư thả tâm tình, thầy Kiệm nhiều lần hỏi thẳng cụ Diệm nhận xét gì về nhân vật Hồ Chí Minh. Thời còn là sinh viên Thần học tại Trường Lí Đoán Thượng Kiệm, Phát Diệm (tức trường Thần học Phát Diệm), thầy Kiệm đã từng sống chung với Luật sư Trần Văn Chương và ông Ngô Đình Nhu. Chính Đức giám mục Lê Hữu Từ đã tiếp nhận ông bà Luật sư Trần Văn Chương và ông bà Ngô Đình Nhu về ẩn náu tại Khu An Toàn Phát Diệm hồi 1945. Ngài gửi bà Chương và bà Nhu (con gái của ông bà Chương) tại tu viện Mến Thánh Giá Lưu Phương, còn hai ông Chương và Nhu thì phải ăn mặc như một thầy tu và sống chung với các sinh viên trường Thần học Thượng Kiệm. Lúc đó thầy Kiệm lấy làm lạ, sao cụ Diệm không về Phát Diệm cùng với ông Nhu, hay là ông Hồ Chí Minh vẫn muốn giữ cụ Diệm lại. Nay ở bên Hoa Kì, có dịp thuận tiện, thầy Kiệm lại đưa điều thắc mắc xưa ra để hỏi cụ Diệm. Thầy muốn biết ông Hồ và cụ Diệm đã đối xử với nhau thế nào và cụ Diệm nghĩ gì về ông Hồ. Nhưng thầy Kiệm chẳng được toại nguyện; thầy xác nhận không một lần nào ông Diệm bình luận với thầy hay bất cứ ai về ông Hồ.
Đến giữa năm 1953, tình bạn giữa cụ Diệm và thầy Kiệm bước sang giai đoạn mới: Khoảng trung tuần tháng 6 năm 1953, cụ Diệm gọi điện thoại báo cho thầy Kiệm biết tin Quốc trưởng Bảo Đại mời cụ về nước chấp chính. Theo thầy Kiệm nhận xét thì trước khi nổ ra trận Điện Biên Phủ (13.3.1954), dường như quần chúng và ngay cả nhiều chính khách Hoa Kì biết rất ít về đất nước và con người Việt Nam. Thậm chí có người còn hỏi thẳng thầy Kiệm nước Việt Nam ở chỗ nào trên bản đồ thế giới và phụ nữ Việt Nam đã biết mặc quần áo chưa?! Thầy Kiệm đem mối ưu tư này của mình giãi bầy cùng cụ Diệm thì cụ trả lời: “Được Mĩ bật đèn xanh, không phản đối việc tôi quy cố hương là đủ. Chắc rằng về nước nhà rồi, tôi sẽ còn cần họ tiếp sức mới hãn ngữ được đường tiến của Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh và Hà Nội. Như vậy là bõ công tôi sống hơn hai năm ở Hoa Kì. Việc tôi trở về sẽ không do Hoa Thịnh Đốn quyết định, nhưng sẽ tùy thuộc công cuộc Hoàng đế Bảo Đại dàn xếp với Champs- Élysées có hanh thông hay chăng”. Và để trấn an thầy Kiệm cụ Diệm nói tiếp: “Sang Âu châu, gặp nhà vua rồi, nhìn thấy tiền đồ sáng tỏ hơn, tôi sẽ từ bên đó đánh điện cho cha rõ, để cha thông báo cho các anh chị em bên này yên long”.
Kế đó cụ Diệm rời tu viện Maryknoll, Lakewood, New Jersey để về nhà ông bà Bùi Công Văn phía Đông Bắc Central Park, Manhattan. Buổi tiễn chân cụ Diệm đi Âu châu có 5 người là ông bà Bùi Công Văn, Đỗ Vạng Lí, Bùi Kiến Thành và thầy Kiệm. Chính bà Bùi Công Văn phát hiện cụ Diệm không thắt cà vạt cho nên ông Bùi Kiến Thành (người thường biếu tiền cho cụ Diệm. Ông Thành là con cụ Bùi Kiến Tín) vội chạy đi mua cà vạt cho cụ Diệm (3).
Ngay hôm sau, từ Paris, cụ Diệm gửi cho thầy Kiệm điện tín nói: ‘Tout va bien’. Thế nhưng cuộc điều đình với Pháp của Quốc trưởng Bảo Đại không đem lại kết quả, cho nên cụ Diệm đã gửi thư cho thầy Kiệm cho biết cụ bỏ Pháp để sang tạm trú tại tu viện Saint André, Bruges, nước Bỉ.
Thầy Kiệm cố ý mô tả hoàn cảnh và diễn tiến buổi tiễn chân cụ Diệm rời Hoa Kì đi Âu châu đáp ứng lời kêu gọi lần thứ nhất của Quốc trưởng Bảo Đại để chứng minh cho hậu thế: cụ Diệm về chấp chính không phải là do Hoa Thịnh Đốn dàn dựng. (Điều này cũng được hồi kí của ông Bùi Diễm công minh xác nhận. Xin xem Chú thích số 4).
Trận Điện Biên Phủ nổ ra ngày 13.3.1954 giữa quân Pháp và quân CSVN. (Quân Pháp thua trận ngày 26.6 1954). Ngày 16.6.1954, Thủ tướng Bửu Lộc và chính phủ từ chức. Quốc trưởng Bảo Đại ra sắc lệnh số 38/QT ủy cho cụ Diệm lập chính phủ mới với toàn quyền dân sự và quân sự (5).
Chỉ trong một thời gian rất ngắn, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã ổn định được miền Nam. Ngày 23.10.1955, tổ chức trưng cầu dân ý phế bỏ Quốc trưởng Bảo Đại. Ngày 26.10.1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa.
Đúng vào thời kì khai mở nền Cộng Hòa này, thầy Kiệm bỏ trường New York University để về nước.
Đây là lúc chứng thực mối tình bạn thắm thiết giữa cụ Diệm và thầy Kiệm. Tục ngữ có câu: Giầu đổi bạn, sang đổi vợ. Cụ Diệm thì khác, nay đường đường là một vị nguyên thủ quốc gia, cụ vẫn không quên người bạn trẻ hồi còn bôn ba ở hải ngoại. Được tin thầy Kiệm đã về nước, cụ Diệm cho Bác sĩ Trần Kim Tuyến tới Tiểu chủng viện Phát Diệm, Phú Nhuận, mời thầy vào Dinh Độc Lập. Tổng thống chỉ thị đón thầy Kiệm vào cổng chính, mở cả 2 cánh cửa. Các gia nhân đứng đón chào ngoài cổng đều mặc quốc phục, họ đưa thầy lên lầu phía trái, nơi Tổng thống cũng bận quốc phục đang ngồi. Nghi lễ đón bạn của Tổng thống bề ngoài xem ra rất trang trọng theo cổ tục, nhưng câu chuyện hàn huyên riêng tư giữa hai vị vẫn hoàn toàn thân mật không chút xã giao, khách sáo. Thầy Kiệm đã dám hỏi Tổng thống những câu hỏi hết sức riêng tư và nhậy cảm. Chẳng hạn như thầy hỏi Tổng thống tại sao truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, tại sao “giận” Đức cha Lê Hữu Từ. Tổng thống trả lời: “Vì chính nhà vua muốn truất phế tôi sau khi tôi dẹp yên bọn theo Pháp phá hoại quốc gia và thành lập xong một chính phủ có đầy đủ sức hoạt động. Té ra nhà vua đã lợi dụng tôi như một con cờ thí nhận việc dọn đường phục bích mà thôi. Trước sau Hoàng thượng vẫn nuôi mộng một ngày sẽ trở lại Huế ngồi lên ngai cũ các vua Nguyễn. Tôi đã hứa khi được Hoàng đế mời về chấp chính thì mình sẽ vâng nghe các Thánh chỉ sáng suốt của Ngài. Nhưng Thánh chỉ đòi tôi rút lui vào lúc quốc sự còn ngổn ngang, thì nhất định là thiếu sáng suốt, làm sao tôi có thể phụng mệnh Thánh chỉ được”. Trả lời câu hỏi thứ hai của thầy Kiệm, Tổng thống nói: “Tôi đâu dám giận Đức Cha? Chỉ có Đức Cha giận tôi mà thôi. Khi tôi mời Ngài tránh nạn vào Nam, Ngài đã không chịu. Cha còn nhớ chăng? Cuối năm 1952, tôi có nhờ Cha biên thư cho Ngài mà căn dặn chấm dứt chương trình xây trường Louis Pasteur ở Hà Nội, để dùng tiền mua đất xây nhà ở Sài Gòn phòng biến. Ngài đã không nghe khiến cho địa phận Phát Diệm bây giờ lâm vào cảnh cơ cực ở vũng lầy Phú Nhuận. Tới giai đoạn Hiệp định Genève, tôi hết sức hô hào dân lành bỏ Bắc vào Nam, thì Ngài lại đòi tôi làm một việc mộng tưởng đầy máu xương, là giúp Ngài cố thủ tại Phát Diệm! Cha ơi! Tôi rất đau khổ vì mất một ông bạn cố tri, từng là ân nhân của tôi và cùng tôi xuất thân từ Quảng Trị!” (6).
Thế rồi từ đó, trong suốt thời Đệ Nhất Cộng Hòa, thầy Kiệm đã rút lui vào hậu trường để “phục vụ Tổng thống Diệm với tư cách quan sát viên miễn phí”, bởi vì thầy ý thức rõ rệt những chuyện “đượm nặng mùi chính trị đảng phái, một linh mục như tôi cần tránh xa”. Mặc dù đã cố gắng thu mình vào hậu trường chính trị, nhưng với vai trò “quan sát viên” tự nguyện cho Tổng thống, thầy vẫn có những dịp gặp gỡ Tổng thống hoặc là như một người bạn tâm tình hoặc là để tư vấn những chuyện có liên quan tới tôn giáo. Chẳng hạn như thầy Kiệm đã được Tổng thống mời tham dự cuộc họp vào ngày 15 tháng 8 năm 1963 cùng với một số chức sắc tôn giáo để bàn về chính sách của Hoa Kì và Vatican giữa lúc dầu sôi lửa bỏng. Nhưng thầy Kiệm, vốn chỉ là một nhà tu hành, không có phép mầu nào, không thể hô phong hoán vũ, đành bất lực nhìn người bạn thân thiết của mình tứ bề thọ địch rồi cuối cùng bị sát hại thảm thương.
Ngô Tổng thống, người bạn vong niên của thầy Kiệm đã ra người thiên cổ cách nay 44 năm, nhưng thầy Kiệm vẫn ôm mãi trong lòng tình bạn thắm thiết chân thành. Thầy lấy làm đau lòng vì cho rằng Ngô Tổng thống là người thành tâm yêu nước yêu dân, vậy “mà bình sinh gặp rất nhiều hạng người thuộc hắc đạo đã không biết nhận xét chân tướng của ông, và công trình xây dựng của ông, lại còn vu khống cho ông đủ mọi thứ tội ác, sau cùng đã giết ông một cách dã man”, mặc dù Tổng thống đã chịu đầu hàng để tránh cho dân và quân đội khỏi lâm cảnh chém giết lẫn nhau.
Nỗi đau của thầy Kiệm còn nhức nhối không nguôi vì thầy thấy tại hải ngoại cũng như trong nước, nhiều người cầm bút vẫn viết về Tổng thống một cách bất công. Thư viện khắp nơi chứa đầy những tài liệu hoàn toàn bất lợi cho Tổng thống. Tuy nhiên, bóng đêm không mãi mãi ngự trị. Trời cũng như người không mãi mãi phụ kẻ công chính. Tới nay, điểm lại, càng ngày càng có nhiều tác giả là những nhà chính trị, sử gia, nhà văn, nhà giáo, nhà báo, thẩm phán, luật sư, quân nhân....đã công khai nói lên sự thật, mạnh dạn làm chứng cho lẽ phải, rằng: Tổng thống Ngô Đình Diệm là một nhà ái quốc, công nhiều tội ít (7).
Thế cho nên dù không hề có tham vọng viết lịch sử như các bậc thức giả kể trên, nhưng thầy Kiệm phải cầm bút như một thôi thúc của tình bạn chân thành đối với Ngô Tổng thống để viết bài Có Phải Hoa Thịnh Đốn Đã Đưa Ông Diệm Về Làm Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam? Mục đích làm sáng tỏ việc Cụ Ngô về nước chấp chánh không do người Mĩ dàn dựng. Chỉ sau khi cụ Ngô đã ổn định được miền Nam, người Mĩ mới lộ liễu nhúng tay vào, rồi tìm cách lèo lái… và cuối cùng chấp thuận kế hoạch tai hại thay ngựa giữa đường! Bài viết này như một dấu ấn cuối cùng về tình bạn thắm thiết đầy cảm động giữa thầy Kiệm và cố Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Thời gian như bóng câu vút qua song. Trong khi tìm tài liệu để viết về thầy Kiệm kính yêu, chúng tôi được xem một bức hình của thầy chụp gần đây, bất giác cảm thấy bùi ngùi, nhớ lại hình dáng thầy vào những năm 60 tinh anh hoạt bát, mà nay đã gần cửu thập. Rồi lại liên tưởng đến “những người muôn năm cũ”! Ôi mái trường xưa, các thầy, và bạn bè mến yêu, ai còn ai mất.
Sống trên cõi đời, mỗi người có một phận số khác nhau. Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng vậy, thầy Kiệm cũng vậy, ai ai cũng vậy. Khi xuôi tay nhắm mắt, tất cả những thứ người ta muốn chiếm hữu suốt cả cuộc đời đều phải bỏ lại, chỉ những gì tốt đẹp và hữu ích người ta đã cho đi, đã cống hiến thì sẽ còn lại mãi mãi mà thôi. Người đời sau sẽ nhớ tới Ngô Tổng thống như một nhà ái quốc chân chính, dám hi sinh mạng sống vì chính nghĩa. Lũ môn sinh chúng tôi và các nhà quan tâm tới nền học thuật nước nhà sẽ nhớ tới thầy Kiệm như là một tu sĩ “một lòng giảng Đạo”, như một nhà văn hóa, một công dân “tận tụy phục vụ tổ quốc” bằng các nỗ lực phục vụ đạo đời, nhất là công trình biên soạn về chữ Nôm giá trị của thầy. Thầy Kiệm còn là mẫu mực về tình bạn trung thành, qúy trọng và giúp đỡ bạn lúc hàn vi, khiêm tốn lui vào bóng tối lúc bạn ở trên tuyệt đỉnh danh vọng, và không bao giờ bỏ rơi bạn khi bạn ngã ngựa, trái lại hết sức cố gắng làm cho hậu thế hiểu đúng về bạn hầu đem công chính trả lại cho bạn.
CHÚ THÍCH:
1. Ông nghè Nguyễn Tư Giản sinh tại Bắc Ninh năm 1823, đậu tiến sĩ năm 22 tuổi dưới triều Thiệu Trị (1841- 1847), làm quan triều Tự Đức (1848-1883). Năm 1882, tiến sĩ đã từ quan về Phát Diệm mở trường dậy học theo lời mời của bạn là Cụ Sáu Trần Lục và qua đời tại đây năm 1890.
2. Ông Huỳnh Văn Lang về nước năm 1954, làm Tổng giám đốc Viện hối đoái Quốc gia VN, giáo sư Đai học Sư phạm, sáng lập kiêm chủ nhiệm, chủ bút tạp chí Bách Khoa, sáng lập một số công ti, tác phẩm Nhân Chứng Một Chế Độ đoạt giải nhất Văn Bút VN 1972. Ông Đỗ Vạng Lí là viên chức cao cấp; theo cuốn hồi kí Công Và Tội của Nguyễn Trân, Xuân Thu xuất bản, trang 399 thì có lẽ chính là ông đã được Tổng thống Ngô Đình Diệm cử làm Đại sứ tại Hoa Thịnh Đốn thay thế ông Đại sứ Trần Văn Chương bị cất chức, nhưng HTĐ muốn cản trở nên không chấp nhận việc trình ủy nhiệm thư của ông (trong hồi kí viết là Đỗ Văn Lý, có lẽ là một sai sót?). Ông Bùi Công Văn là nhân viên của Đài Tiếng Nói Hoa Kì VOA (Voice Of America). Ông Búi Kiến Thành là chuyên gia tài chánh và kinh tế ở Hoa Kì, Pháp và Việt Nam. Ông Nguyễn Ngọc Linh, Giáo sư, Tổng giám đốc Việt Tấn Xã. Bác sĩ Nguyễn Văn Thơ, Tổng trưởng Giáo dục VNCH trong Nội các Nguyễn Cao Kỳ năm 1965. Bà Nguyệt Minh, Nghị sĩ VNCH, bà cũng là phu nhân của Bác sĩ Nguyễn Văn Thơ. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Hòa là Khoa trưởng Đại học Văn khoa Sài Gòn, giáo sư Đại học tại Hoa Kì. Sự hiểu biết của chúng tôi ở đây có hạn chế, xin các vị tiền bối lượng thứ cho.
3. Cách đây khoảng 20 năm, thầy Kiệm đi Virginia thăm ông bà Bùi Công Văn lần chót, thầy vẫn thấy trong album gia đình họ Bùi còn lưu giữ tấm hình cụ Ngô chụp sánh bước với thầy khi hai vị đi dạo gần nhà ông bà Bùi Công Văn. Tấm hình này do chính ông Bùi Công Văn xin cụ Ngô cho phép chụp.
4. Hồi cuối thánh 6.1954, tại Cannes, ông Bùi Diễm hỏi Quốc trưởng Bảo Đại: “Thưa Ngài, Ngài thấy ông Diệm thế nào?. Quốc trưởng Bảo Đại trả lời: ‘Ông Diệm cũng có thể là một giải pháp, nhưng theo anh, ông Diệm có được Mỹ ủng hộ không?”. Ông Bùi Diễm hỏi lại: “Thưa Ngài, sao Ngài không hỏi thẳng người Mỹ?”.
Cũng theo lời ông Bùi Diễm: “Vào cuối năm 1991, tôi có dịp trở lại thăm Cựu Hoàng Bảo Đại ở Ba lê. Trở lại chuyện cũ, tôi có hỏi ông về vấn đề này, thì ông trả lời rằng: vào thời kỳ đó, thái độ của Hoa Kỳ cũng không có gì rõ rệt cả, tuy nhiên ông quyết định chọn ông Diệm vì ông cho rằng trong số những nhân vật làm chính trị ở miền Nam lúc đó, ông Diệm rõ rệt là người ít dính líu đến người Pháp trong những năm về sau này, nên có thể dễ được người dân ủng hộ hơn những người khác….’ Khi nói về chuyện Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế, Ông Bùi Diễm thuật lại như sau: ‘…Tuy nhiên, trong dịp gặp lại tôi năm 1991, ông (Bảo Đại) không hề tỏ lời oán trách ông Diệm”. (Bùi Diễm. Gọng Kìm Lịch Sử. Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai, 2000. Trang 144 và Chú thích trang 146, 147).
5. Đoàn Thêm. Việc Từng Ngày. Xuân Thu xuất bản. Trang 148.
6. Ngô Tổng thống: gốc Quảng Bình, ĐGM. Lê Hữu Từ: gốc Quảng Trị.
7. Các tác giả người Việt như các vị: Lm.Vũ Đình Hoạt, Ls.Lâm Lễ Trinh (Bộ trưởng), Gs.Tôn Thất Thiện (Tổng trưởng), Cựu Tổng giám đốc Viện hối đoái Huỳnh Văn Lang, Chính khách Nhị Lang, Ls.Nguyễn Văn Chức (Nghị sĩ), Kí giả Nguyễn Trọng, Ls. Trương Tử Phòng Phạm Kim Vinh (Xin đọc Việt Nam Tự Do - Từ Ngô Đình Diệm Đến Lưu Vong, Tủ Sách Phạm Kim Vinh, 1987. Đặc biệt xin đọc trang 218 và trang bìa sau của cuốn sách. Trong cuốn VN Máu Lửa Quê Hương Tôi. Văn Nghệ xuất bản, trang 527 và 529, ông Đỗ Mậu lại đưa ra chứng cớ Ls. Phạm Kim Vinh nhận định trái ngược về cùng một vấn đề), Nhà văn Hoàng Hải Thủy, Gs.Cao Thế Dung, Đại tá Nguyễn Hữu Duệ (Tỉnh trưởng Thừa Thiên - Huế), Đại úy Đỗ Thọ (Đại úy 1963), Trung tá Nguyễn Văn Minh, Tiến sĩ Sử Hoàng Ngọc Thành, Gs.Thân Thị Nhân Đức, Gs. Nguyễn Lý Tưởng (Dân biểu), Thẩm phán Lữ Giang Nguyễn Cần, Thẩm phán Phan Thiết Nguyễn Kim Khánh, Nhà biên khảo Minh Võ, Ls.Trương Phú Thứ, Kí giả Vĩnh Phúc, Tiến sĩ Sử Phạm Văn Lưu, Tiến sĩ Sử Nguyễn Ngọc Tấn, Tiến sĩ Sử Nguyễn Kỳ Phong…
Trong nước, với những điều kiện cực kì khó khăn, vẫn có những tác giả viết về các nhân vật lịch sử cận đại khá công minh, chẳng hạn như tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang. Tên thật là Phan Kim Thịnh, nguyên Thư kí Tòa soạn Nguyệt san Quê Hương (Sài Gòn, 1960-1962), nguyên Chủ nhiệm kiêm Chủ bút Tạp chí Văn Học (Sài Gòn 1962-1975). Tác phẩm như: Trần Lệ Xuân - Giấc Mộng Chính Trường, Một Phù Thủy Làm Quân Sư Cho Ngô Đình Diệm, Bảo Đại Vị Vua Triều Nguyễn Cuối Cùng, Nam Phương Hoàng Hậu Cuối Cùng Triều Nguyễn, Thiệu - Kỳ - Một Thời Hãnh Tiến - Một Thời Suy Vong…
Các tác giả nước ngoài như: Tổng thống R.Nixon (No more Vietnams), Tướng M. Taylor (Swords and Plowshares), Kí giả Marguerite Higgins (Our Vietnam Nightmare), Tiến sĩ Ellen Hammer (A Death In November), Tiến sĩ Francis X.Winters (The Year of The Hare), Tiến sĩ Mark Moyar (Triumph Forsaken)…
Thông Báo
Cáo phó: LM Antôn Trần Văn Kiệm qua đời tại Atlanta, Hoa Kỳ
Đ.Ô. Phạm Văn Phương
12:40 15/06/2012
Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam và Gia đình linh tông, huyết tộc
vô cùng thương tiếc và khấp báo:
Cha Giáo Sư Antôn Trần Văn Kiệm
Sanh Ngày 31-12-1920 tại Phát Diệm, Việt Nam
Thụ Phong Linh Mục ngày 29-6-1946 tại Phát Diệm
Nhập Giáo phận Pensacola – Tallahassee, Florida từ năm 1975
Nghỉ Hưu tại Seadrift, Texas từ năm 1991-2006
Nghỉ Hưu tại Atlanta, Georgia từ năm 2006-2012
An nghỉ trong Chúa
lúc 5giờ14 chiều Thứ Năm Ngày 14-6-2012
tại Emory University Hospital, Midtown Atlanta
Hưởng thọ 92 tuổi với 62 năm linh mục
Chương trình Cầu Nguyện và An Táng
Viếng xác cầu nguyện Chiều thứ Bảy ngày 16-6-2012,
lúc 7giờ00 chiều dành cho Gia đình và Giáo họ
tại Nhà Quàn Thomas Scroggs,
6362 South Lee Street, Morrow GA 30260
Canh Thức cầu nguyện Chiều Chúa Nhật ngày 17-6-2012
Lúc 7giờ00 chiều tại nhà thờ Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam,
91 Valley Hill Rd, Riverdale GA 30274, dành cho Giáo xứ
Linh cữu sẽ được quàn qua đêm tại nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam
Thánh lễ An Táng Thứ Hai ngày 18-6-2012, Lúc 8giờ30 sáng
tại nhà thờ Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam, Riverdale
Sau đó an táng tại nghĩa trang Sherwood Memorial Park
Thuộc Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam, Atlanta.
Lễ phát tang tại Việt Nam
- Thời giờ: 10g00 Chúa Nhật 17.06.2012
- Địa điểm: Nhà Vãng Lai Phát Diệm, 102 Chiến Thắng P.9 Q.Phú Nhuận
- Quý cha đồng tế với lễ phục TÍM
Xin mời Quý Cha, Quý Thày, Quý Sơ và anh em cựu chủng sinh Phát Diệm
đến tham dự - sau đó dùng bữa cơm thanh đạm.
Quý cha và quý vị tham dự vui lòng thông báo cho:
Lm. Phạm Bá Lãm: 090.250.9090 - phambalam@gmail.com,
Lm. Dương Đình Tảo: 090.822.6543 - dinhtao46@yahoo.com.vn
Xin Quý Cha gốc Phát Diệm nhớ dâng lễ - Quý Thày, Quý Sơ và anh chị em gốc Phát Diệm
thêm lời cầu nguyện cho cha giáo Antôn Trần Văn Kiệm. R.I.P.
Tiểu Sử CHA GIÁO SƯ ANTÔN TRẦN VĂN KIỆM
- Sanh ngày 31-12-1920 tại Phát Diệm, Việt Nam
- Chịu chức Linh mục ngày 29-06-1946 tại Thượng Kiệm, Phát Diệm
- 1950-1955 Du học tại New York, Hoa Kỳ,
Cử Nhân Hóa Học tại Iona (1951);
Cao Học Vật Lý tại Fordham (1953)
- 1955-1973 Làm việc tại giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình, Saigon
1955-1956 dạy học tại Đại Học Khoa Học Saigon
1956-1973 giáo sư Tiểu Chủng Viện Phát Diệm, Phú Nhuận, Saigon
- 1973-1975 Cha Xứ giáo xứ Kim Hải và Lam Sơn, giáo phận Xuân Lộc
- tháng 5 đến tháng 7-1975 Giáo xứ Thánh Tôma More, Rockville Center, Long Island
- tháng 7 đến tháng 9-1975 Tuyên Úy cho người Việt tỵ nạn thuộc các tiểu bang North Carolina, South Carolina, Georgia, Florida, và Alabama.
- tháng 9-1975 đến nay nhập tịch giáo phận Pensacola – Tallahassee
- 1975-1980 làm việc tại giáo xứ Holy Name of Jesus, Neceville, Florida
- 1980-1982 Cha Xứ giáo xứ Our Lady of Victory, Crestview, Florida
Trong thời gian này tình nguyện làm Tuyên Úy cho người Công Giáo Việt Nam trong địa phận
- 1985-1990 Đi tĩnh dưỡng (sabbatical) tại Seadrift, Texas để dịch Kinh Thánh và soạn sách chữ Hán Nôm
- 1991-2006 Nghỉ hưu tại Seadrift, Texas.Tuy nhiên ngài vẫn phụ giúp mục vụ tại St Patrick’s Mission, và giáo xứ Our Lady of the Gulf, Port Lavaca.
- 2006-2012 Nghỉ hưu tại Atlanta, Georgia.
Văn Hóa
Lá thư Canada: Biết nghe nhạc
Trà Lũ
13:23 15/06/2012
Lá thư Canada:
BIẾT NGHE NHẠC
Thời tiết tháng Năm và tháng Sáu ở Canada thật tuyệt vời, vừa hết lạnh là nhẹ nhàng bước vào nắng ấm. Hàng cây trước nhà đã đầy lá xanh, một màu xanh non mát mắt hết sức. Dân làng tôi yêu thích hai tháng này nhất, vì là tháng vừa có thời tiết lý tưởng vừa có hai đại lễ Hiền Mẫu và Hiền Phụ. Viết đến đây tôi chợt nhớ một bức thư độc giả mới gửi cho. Thư nữ độc giả ở phương xa nha, mới qúy chứ. Bà nói rằng danh từ ‘hiền phụ’ nghe không ổn. Hiền phụ có thể chỉ phụ nữ. Chữ ‘ Phụ’ chỉ đàn ông nhưng cũng có thể chỉ đàn bà, như phụ nữ, như sản phụ… Nghe có lý quá chứ. Xin đội ơn người đẹp độc giả miền Québec. Vừa đọc thư của bà tôi vừa uống cà phê, tự nhiên hương cà phê thơm hẳn lên. Chưa bao giờ tôi thấy tách cà phê thơm ngon như bữa nay. Bà bảo rằng chữ hiền phụ nên đổi ra ‘từ phụ’ nghe rất là có lý. Nhưng rồi tôi chợt nghĩ : ba tiếng hiền mẫu, hiền phụ và từ phụ có lẽ không hay bằng ‘ ngày tôn vinh Mẹ, ngày tôn vinh Cha’, vì nó không lẫn vào đâu được nữa, phải không cơ?
Tôi đem ý này ra bàn với phe liền ông trong làng tôi, và tất cả các trượng phu vĩ đại trong làng đã gật đầu, phê rằng ‘ nghe được lắm’. Xin tạ ơn người đẹp độc giả, xin tạ ơn các triết gia đỉnh cao trong làng.
Trong cuộc đi bộ sáng thứ Bảy vừa qua, các nhà quân tử làng tôi đã quyết định rằng vì hai lễ kính Mẹ kính Cha là hai lễ quan trọng nên phải có người đọc diễn văn hẳn hoi. Các cụ còn nhớ cái thói quen rất đáng yêu của phe liền ông chúng tôi chứ, thói quen cứ sáng thứ Bảy là phe liền ông rủ nhau đi bộ một giờ rồi vào quán Starbucks gần ngã tư uống cà phê và bàn luận chuyện thế giới chứ ? Tuần qua, sau khi chúng tôi đã bàn về việc có nên chấp thuận cho Hoa Kỳ nhận luật sư khiếm thị Trần Quang Thành từ Hoa lục sang tỵ nạn hay không, chúng tôi đã chỉ định anh John thuyết trình về Lễ Mẹ, và ông ODP thuyết trình về Lễ Cha. Các nhà quân tử còn lại thì sẽ góp lời bàn phụ họa. Mọi người vỗ tay đồng ý rồi về nhà chờ ngày trọng đại.
Và ngày Lễ Mẹ đã đến. Buổi họp làng được tổ chức tại nhà cụ Chánh tiên chỉ. Tôi yêu cái nhà này qúa. Nhà nở hậu. Phòng ăn trông ra một khoàng vườn lớn, đầy nắng. Gần cửa thì cụ trồng hoa, xa xa một chút thì cụ trồng các loại rau thơm. Từ ngày đọc tin rau cỏ nhập cảng từ Trung Hoa và VN có nhiều chất độc, cụ tự tay trồng lấy ngò, húng, tía tô, dấp cá. Mà rau hái trực tiếp từ vườn sao mà nó thơm và ngon kỳ lạ, các cụ có kinh nghiệm này không. Hôm nay lễ Mẹ, cụ tiên chỉ đãi làng món ăn quê mẹ : canh chua cá kho tộ và rau muống chẻ. Ăn ba món này như ăn quê hương uống quê hương vào lòng. Trong bữa ăn thì dân làng nói toàn chuyện vui cười. Bữa ăn mà có tiếng cười, tự nhiên ai cũng thấy ngon miệng. Đúng như Cụ Tản Đà đã dạy từ ngày xưa, một bữa ăn ngon phải có 3 yếu tố : Món ăn ngon, chỗ ngồi ngon và người ngon.
Sang phần tráng miệng và uống trà thì dân làng mới nghe diễn văn của anh John. Ai cũng hồi hộp. Anh cho biết anh đã lục kho sách, kho báo, kho internet tìm bài hay nhất để trình làng bữa nay. Anh thấy khó qúa, vì nói về mẹ, về tình mẹ thì nhiều tài liệu vô cùng. Thấy anh bóp trán suy nghĩ hoài mà chưa đi đến quyết định nào rõ rệt, vợ anh đã nhảy vào tiếp sức. Anh bảo không ngờ nhà tôi giỏi thiệt. gốc nhà giáo có khác. Chị Ba Biên Hoà nghe chồng khen thì mặt đỏ lên, cái dáng e ấp của một cô giáo VN ngày xưa qủa là đẹp quá. Nhà tôi góp ý rằng anh cứ lấy bài nào làm anh cảm động thì đó là bài hay nhất vì nó sẽ gây cho anh hứng thú. Anh hãy chia sẻ cái cảm động ấy với người khác. Anh nói tiếp : Giữa cái mênh mang của đề tài, giữa một rừng bát ngát tài liệu sách báo Anh Pháp Việt, tôi đã lượm ra câu chuyện tiếng Việt mà tôi thích nhất. Chuyện kể rằng một ông chồng lấy vợ đã lâu, một hôm đi làm về sớm hơn thường lệ, đột nhiên đã nhìn ra hết cái đáng yêu, đáng thương, đáng ghi ơn của bà vợ. Vợ ông là một hình ảnh tuyệt vời của một bà mẹ. Nóí xong anh rút trong túi ra một tờ giấy và xin đọc cho cả làng nghe , chuyện như sau :
…Hôm đó thằng út vẫn còn nghỉ tết, không phải rước con nên tôi đi làm về nhà sớm hơn mọi ngày. Đang chạy ngon trớn, đầu óc đang lơ mơ nghĩ đến bữa cơm nóng sốt của vợ đang chờ ở nhà thì một cái xe máy từ trong hẻm băng ra, tôi giật mình lách sang phải, lẩm bẩm ‘ Chạy vậy đó hả?’ Nhưng ngay lập tức, tôi há hốc mồm nói không nên lời khi trông thấy cái biển số xe…
Trước mặt tôi là một phụ nữ mặc chiếc áo khoác đã sỉn mầu, chiếc nón bảo hiểm đã cũ. Điều khiến tôi chú ý là chiếc xe Cúp 86 trông rất tội nghiệp. Nó phải gồng mình chở trên đó đủ thứ : một bọc vú sữa, trái xoài, một túm dâu Đà lạt, hai bên lủ khủ nào thịt ,cá, rau, trứng, và bao nhiêu thứ không tên khác cho bữa cơm gia đình.
Bình thường, nếu nhìn hình ảnh ấy thì tôi sẽ nghĩ cái gã nào đó làm chồng chị ta thật sướng. Bởi trong nhịp sống tất bật hiện nay còn có mấy phụ nữ chí thú chuyện bếp núc cho gia đình như vậy. Nhưng hôm nay tôi thấy nghẹn đắng cổ họng. Một cảm xúc thật khó tả dâng đầy trong lòng. Vừa xót thương vừa tội nghiệp vừa cảm phục lại vừa thấy mình thật có lỗi…
Tôi cưới vợ đã 20 năm, có hai mặt con, nhưng chưa bao giờ chú ý xem vợ đi xe gì, mặc áo gì, mang giày dép thế nào…
Chỉ một quãng đường ngắn theo sau lưng vợ về nhà mà tôi đã suy nghĩ biết bao nhiêu điều. Thú thật tôi chảy nước mắt khi nhìn cái dáng tần tảo của vợ. Trước đây, tôi đã nhìn ngắm, trầm trồ trước biết bao tấm lưng trần tươi mát của những cô gái trẻ, nhưng tôi chưa bao giờ ngắm nhìn trong một khoảnh khắc chiếc lưng đẫm mồ hôi của người phụ nữ đã gắn bó với mình, suốt hai mươi năm tảo tần vì chồng vì con như thế này.
Hôm đó, lần đầu tiên tôi xách phụ vợ những thứ lỉnh kỉnh ấy. Thât sự là nó rất nặng. Vợ tôi xách mọi thứ đi trước, tôi lẽo đẽo đuổi theo.
- Làm sao mà em có thể mang hết từng ấy thứ mà vẫn đi ào ào như giông như gió vậy? Vợ tôi ngoái lại : ‘Vì anh vì con thôi, chứ em cũng mệt lắm rồi…’
Tôi cúi mặt, một nỗi ân hận bỗng dưng dâng lên trong lòng. Nếu bây giờ có ai hỏi tôi người phụ nữ nào trên thế gian này có tấm lưng đẹp nhất, đáng yêu nhất, tôi sẽ nói ngay đó là tấm lưng gầy gò tần tảo của vợ tôi…
Đọc đến đây rồi anh nhìn Chị Ba, mắt anh như mờ đi. Và anh tuyên bố hết chuyện. Anh bảo anh thích câu chuyện này qúa mà không biết tên tác giả vì đọc trên máy. Bạn anh thích nên chuyển ngay cho anh, mà không ghi xuất xứ. Tôi không tìm ra nguồn. Xin đành có lỗi với tác giả.
Dân làng nghe xong câu chuyện về người vợ tần tảo, ai cũng cảm động, phái nữ thì gật gù : Đúng là hình ảnh mẹ tôi ngày xưa. Phe liền ông thì gật gù dữ hơn nữa : Đó là mẹ tôi đấy, đó là vợ tôi đấy. Câu chuyện không gây ra tiếng cười nhưng gây ra những cái gật gù, gây ra những đôi mắt ướt.
Anh John rút túi ra một tờ giấy thứ hai. Ai cũng nghĩ anh sẽ đọc thêm một chuyện nữa về mẹ, về vợ. Nhưng không phải. Anh nhìn cả làng rồi nói : Tháng này và tháng sau chúng ta có lễ ca tụng Mẹ, ca tụng Cha. Tôi có thêm ý này : Có lẽ chúng ta cũng nên có một lễ ca tụng Con, ca tụng tình anh em chị em yêu nhau. Các con tôi đã lớn, nhưng bao giờ tôi cũng thấy chúng còn bé , còn là những thiên thần bé nhỏ ngay xưa. Tôi xin được trình làng một câu chuyện về đề tài này. Xin nghe chuyện trước rồi chúng ta sẽ góp lời bàn sau. Đây là chuyện một em bé Hoa Kỳ.
… Cô bé Tess 8 tuổi nghe cha mẹ nói chuyện thì thào với nhau về đứa em trai. Tess hiểu rằng em mình bị bệnh rất nặng và gia đình không còn tiền cho một cuộc gỉải phẫu tốn kém, cha mẹ tỏ ra tuyệt vọng vì vô phương. Gia đình cô lại sắp phải bán nhà vì hết tiền. Cô nghe cha cô nói với mẹ giọng đầy nước mắt : Chỉ có phép màu mới cứu sống được Andy! Nghe thấy thế cô bé chạy ngay vào phòng mình, lấy con heo đất được cất kỹ trong góc tủ. Cô đem ra sau hè, đập con heo đất, và đếm rất kỹ số tiền đã để dành được. Rồi cô lẻn đi cửa sau, chạy ra hiệu thuốc gần nhà. Cô đặt tất cả gói tiền lên quầy hàng. Người bán thuốc hỏi : Cháu cần gì? Cô bé trả lời ngay : Em trai cháu bệnh nặng, cháu muốn mua phép màu.
- Cháu nói sao?
- Thưa em cháu là Andy, nó bị một bệnh gì đó trong đầu mà cha cháu nói chỉ có phép màu mới cứu được nó. Phép màu giá bao nhiêu cơ?
Người bán thuốc nở một nụ cười buồn rồi nói với cô bé:
- Ở đây không bán phép màu cháu à. Bác rất tiếc.
- Cháu có tiền mà. Xin bác cứ đếm. Nếu không đủ thì cháu sẽ tìm thêm. Xin cho cháu biết phép màu gíá bao nhiêu?
Trong cửa hàng còn có một vị khách ăn mặc rất thanh lịch. Ông khách đã xem thấy cô bé và đã nghe rõ hết câu chuyện. Ông cúi xuống hỏi cô bé :
- Cháu cần loại phép màu gì?
Cô bé trả lời, rơm rớm nước mắt :
- Cháu cũng không biết nữa, nhưng em cháu rất cần thuốc đó vì nó bệnh rất nặng, cha mẹ cháu bảo rằng nó cần phẫu thuật và hình như phải thêm phép màu nữa thì mới cứu sống được. Cháu đã lấy ra hết số tiền để dành trong mấy năm nay để đi mua phép màu mong cứu sống em cháu.
- Cháu có bao nhiêu?
Cô bé trả lời vừa đủ nghe : Một đô la và mười một xu.
Vị khách liền mỉm cười rồi nói:
- A, may qúa, thế là vừa đúng cái giá của phép màu.
Nói xong, ông khách một tay cầm số tiền cục một tay cầm lấy tay cô bé rồi nói :
- Cháu hãy dẫn bác về nhà, bác muốn gặp em trai cháu và cha mẹ của
cháu, để bác xem em cháu có cần đúng cái phép màu mà bác có không.
Người đàn ông thanh lịch này chính là bác sĩ Carlton Armstrong, một phẫu thuật
gia về thần kinh nổi tiếng ở Chicago. Ca mổ cho bé Andy đã hoàn tất và không mất tiền. Chỉ ít lâu sau bé Andy hết bệnh.
Mẹ cô bé luôn chắp tay nói: Chúng tôi đội ơn BS Armstrong đã mang phép màu đến đúng lúc. Chúng con tạ ơn Chúa đã cho cháu Tess có lòng yêu em mà tìm được phép màu.
Nghe đến đây thì cả làng đều chắp tay rồi thưa’ Tạ ơn Chúa, Amen’.
Câu chuyện hay qúa chứ, phải không cơ. Cụ B.95 lên tiếng hỏi : Chuyện này có thật hay là chuyện thần tiên? Anh John trả lời ngay : Chuyện này có thật. Ông BS Carlton Armstrong chính là người em ruột của ông dược sĩ bán thuốc. Chắc hôm đó là ngày nghỉ nên ông ra hiệu thuốc của người anh ngồi chơi, và nhờ vậy mới nghe rõ câu chuyên em bé Tess đi mua phép màu. Phép màu đây là phép màu nhiệm, tức là phép lạ. Chuyện này rất nổi tiếng. Bạn cứ vào internet gõ chữ ‘ Dr. Carlton Armstrong’ là thấy chuyện phép màu này ngay.
Nếu cô bé Tess không có lòng yêu em mình khi biết cha mẹ đã tuyệt vọng thì đâu có việc đi mua phép màu và gặp được BS Armstrong. Lòng yêu cộng với lòng tin đã làm ra phép lạ.
Nghe xong hai chuyện của anh John, không khí làng tôi tự nhiên hóa nghiêm trang hẳn ra, mọi khi đâu có thế bao giờ. Đúng lúc đó thì ông ODP lên tiếng :
- Tôi được chỉ định kể một câu chuyện về Cha. Đáng lẽ tháng sau mới kể, nhưng bây giờ tôi thấy không khí làng thích hợp nhất để nghe chuyện này. Tôi cũng như anh John đã đi tìm các chuyện ca ngợi người Cha. Chuyện thì nhiều qúa mà không biết chọn chuyện nào. Đang lúc suy nghĩ cân nhắc thì tôi chợt nhớ tới Cha Paolo. Tôi nghĩ tại sao tôi không hỏi chuyện Cha Paolo nhỉ. Có thể Cha sẽ mở ra cho mình một chân trời mới về đề tài này. Thế là tôi gọi Cha Paolo. Nghe tôi hỏi xong thì ngài cười ha ha : Khi xưa tôi cũng giống y như ông, tôi cũng bị phân vân rất nhiều khi chọn một câu chuyện hay nhất về người cha. Tôi đã đem việc này hỏi mẹ tôi. Mẹ tôi đã chỉ cho tôi một câu chuyện mà tôi nhớ đời. Hôm nay xin chuyền lại cho ông. Khi tôi hỏi mẹ tôi thì lúc đó tôi đã đỗ cha, đã làm linh mục nha, thế mà tôi đã không nhìn ra kho vàng trước mắt. Mẹ tôi bảo rằng câu chuyện dụ ngôn của Chúa giảng về lòng người cha thương đứa con hoang đàng phung phí trong Phúc Âm là chuyện hay nhất trần gian. Ông ODP ơi, ông là người ngoài đạo, không biết ông đã bao giờ đọc chuyện này chưa. Xin mách nha : Ông tìm sách Kinh Thánh, quyển Tân Ước, phần viết của thánh Luca, chương 15.
Ông ODP kể tiếp : Xưa nay tôi vốn kính phục ông cha Paolo về sự đạo đức và sự thông thái. Tôi bèn tìm sách Kinh Thánh. Quả là tuyệt vời. Chuyện Chúa giảng có khác. Cách thuật truyện của sử gia Luca có khác. Tôi khen ông Luca vì Luca là một bác sĩ thời đó, là một người ngoại đạo, đã tin theo Chúa và là môn đồ của Thánh Paul. Chuyện kể theo Luca rất linh động, như thế này :
Một ông kia có 2 người con trai. Người con cả thì chí thú làm ăn, người con thứ thì ham chơi đàng điếm. Ngày kia người con thứ xin cha chia gia tài để đi xa làm ăn. Người cha liền chia gia tài cho hai con. Ít ngày sau thì người con thứ thu góp tất cả gia sản rồi trẩy đi phương xa, ở đó anh ta sống phóng đãng phung phí hết tài sản của mình. Khi anh ta trắng tay thì vùng ấy lâm nạn đói khủng khiếp. Anh lâm cảnh túng thiếu nên phải đi ở đợ cho một người trong vùng. Người này sai anh ra đồng chăn heo. Anh ta đói đến độ chỉ ao ước được ăn cám heo cho no bụng mà cũng không được. Bấy giờ anh ta hồi tâm và suy nghĩ : Hiện nay có bao nhiêu người làm công cho cha ta và tất cả đều được no ấm, mà ta ở đây thì chết đói. Thôi ta phải đi về nhà cha và ta sẽ thưa với cha rằng : Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, con chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin cha coi con như người làm công. Thế rồi anh đứng lên và lên đường về nhà. Khi anh còn ở ngoài xa thì cha anh đã trông thấy. Ông chạy ra ôm lấy anh, hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con vừa khóc vừa nói : Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, con chẳng còn đáng gọi là con cha nữa… Người cha không cho anh nói tiếp rồi bảo các người đầy tớ rằng : Tụi bay hãy mau đem áo quần đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay cho cậu, xỏ dép vào chân cho cậu, rồi đi chọn con bê béo nhất làm tiệc ăn mừng, vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã lạc mất mà nay tìm thấy. Rồi cả nhà ăn mừng. Lúc ấy người con cả từ ngoài đồng về, khi từ xa cậu ta nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa liền gọi một người đầy tớ ra hỏi. Khi biết rõ chuyện thì cậu nổi giận không chịu vào nhà. Người cha liền chạy ra năn nỉ thì cậu trả lời : Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, chẳng bao giờ con dám làm trái ý cha, thế mà chưa bao giờ cha cho con một con dê béo để con đãi bạn bè, còn thằng này, sau khi tiêu hết gia tài với bọn đĩ điếm, nay nó trở về trần trụi trắng tay thì cha lại giết bê mở tiệc ăn mừng! Người cha liền đáp :
- Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha là của con. Nay ta phải ăn mừng phải vui vẻ vì em con đây đã chết mà nay sống lại, đã lạc mất mà nay tìm thấy.
Đọc đến đây xong thì ông ODP tuyên bố hết bài sách thánh. Rồi ông nói tiếp : Tôi đã đọc chuyện này nhiều lần và đã suy gẫm. Qủa thực câu chuyện hay thấm thía. Nó nói hết được tấm lòng yêu con vô biên của người cha. Tôi có gọi lại báo tin cho Cha Paolo và cám ơn ngài đã chỉ cho một câu chuyện tuyệt vời. Ngài thích lắm. Ngài bảo chuyện của Chúa kể mà không hay sao được. Người cha trong truyện chính là Thiên Chúa, người con phung phá trong chuyện chính là loài người chúng ta. Thiên Chúa đã yêu loài người như thế đó, và còn hơn thế nữa.
Ông ODP thấy cả làng yên lặng và chăm chú nghe mình nói thì ông cảm động lắm. Ông nhìn mọi người rồi tủm tỉm : Tôi xin chấm dứt bài giảng đạo. Xin kính chúc mọi người trong làng ai cũng có một tấm lòng yêu con mình như câu truyện trong Sách Thánh tôi vừa đọc.
Cụ Chánh tiên chỉ làng chủ nhà đãi tiệc bữa nay phát biểu : Lão không ngờ hôm nay làng ta lại có không khí trang nghiêm và đạo đức như đang ở trong nhà thờ thế này. Xin tạ ơn Trời, xin tạ ơn hai diễn giả. Và như vậy là đã đủ cho ngày lễ bữa nay rồi. Anh John đâu, xin anh làm công việc mà mọi người hằng mong đợi, mục thời sự thường lệ đi.
Cả làng vỗ tay hoan hô anh John. Anh kể ngay : Chuyện thời sự thì nhiều lắm, Chuyện anh Mỹ hăm he anh Tàu, chuyện anh Tàu hăm he Biển Đông, chuyện nhóm Hồi giáo cực đoan đặt bom, chuyện tân tổng thống Pháp Hollande bị trời mưa phải thay áo 2 lần trong ngày lễ đăng quang, cũng như máy bay của ông bị sét đánh cũng hai lần… Chắc cả làng đã biết cả rồi. Riêng tôi, tôi thấy có mấy cái tin liên hệ tới người Việt là đáng đem ra trình làng bữa nay. Không phải chuyện VC cướp đất ở VN, mà là chuyện 3 người Việt gốc bình dân từ VN sang tỵ nạn bên Hoa Kỳ. Vì có hạt giống thông thái của tổ tiên VN trong người, và gặp đất tốt nên đã sinh ra hoa trái vô cùng tốt đep. Tôi xin được lựa ra 3 chuyện tiêu biểu mà báo chí vừa đăng, nói về cái hạt giống VN vĩ đại, ta phải cố mà giữ lấy cho ta, cho con cháu ta…
Chuyện thứ nhất là chuyện một cậu thiếu niên ở miền Trung, sáng đi học, chiều và tối đạp xích lô ở Tuy Hòa, năm 1981 nhờ vượt biên ké với người bà con rồi tới được Hoa Kỳ. Cậu biết thân phận mình nên đã quyết chí học hành, và đã trở thành một khoa học gia nghiên cứu vật lý nguyên tử nổi tiếng ở Los Alamos của Hoa Kỳ, đó là Tiến sĩ Võ Tá Đức.
Thứ hai là chuyện cậu bé 11 tuồi quê ở Gò Vâp, Gia Định. Sáng đi học, chiều và tối phải đi bán thuốc lá dạo lê la khắp chợ để giúp mẹ nuôi 8 đứa em, và mua thuốc cho cha bị bại liệt. Năm 19 tuổi cậu vượt biên thành công, và được cắp sách đi học. Câu đã quyết chí dùi mài kinh sử và đậu tiến sĩ ưu hạng về ngành hóa học, và trở thành một nhà khoa học lỗi lạc, được mời đi giảng dạy ở nhiều nơi. Đó là Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành. Có một mẩu chuyện về cuộc đời đáng cho nhiều bạn trẻ suy nghĩ. TS Thành kể : Cùng tới Mỹ với tôi có một anh bạn trẻ giống như tôi. Học xong trung học thì tôi lên đại học còn cậu kia đi làm cho một hãng gà tây, kiếm ra tiền liền. Việc của anh ta là móc ruột gà. Sau một năm anh ta tậu được xe hơi, sau 4 năm thì anh tậu được nhà, có TV lớn, có xe hơi sport, còn tôi thì vẫn đi xe đạp cũ, vẫn ở trọ, không có bạn gái, ăn mì gói. Xong cử nhân, trong túi tôi chỉ có 200 đôla. Tôi không nản chí, học lên và học lên nữa. Khi xong bậc tiến sĩ, tôi vừa tiếp tục khảo cứu thêm vừa đi dạy học ở Utah. Bây giờ thì tôi có tất cả. Tôi còn về VN thành lập Viện Khoa Học Công nghệ từ năm 2009. Còn anh bạn làm hãng gà, nghe nói đã phải nghỉ việc vì bệnh xương cổ tay. Hoa Kỳ là một miền đất cho ta rất nhiều cơ hội để thăng tiến. Vấn đề là ta có muốn tiến hay không.
Và chuyện thứ ba là một cậu trai VN lau dọn nhà vệ sinh trở thành một khoa học gia với 2 bằng tiến sĩ, nhiều chục bằng sáng chế, nhiều giải thưởng trong lãnh vực vệ tinh, truyền thông di động và các hệ thống radar. Đó là Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến. Ông từng được giải thưởng Người Mỹ gốc Á Châu xuất sắc năm 2000, từng làm việc cho phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA. Ông kể chuyện ban đầu ở Mỹ, rất buồn cười : Khi tới Mỹ tôi nghĩ tôi sẽ sống về nghề đánh bóng bàn, vì ở VN tôi vô địch bóng bàn ở Trường Chu Văn An, ở tỉnh Gia Định, ở Hướng Đạo toàn quốc. Khi tới Mỹ, có người giới thiệu tôi đọ sức với một nữ vô địch bóng bàn ở Cali. Tôi nghĩ tôi dư sức. Thế mà đấu 3 trận tôi đều thua cả ba. Lúc đó tôi mới sáng mắt : Mới ở câp tiểu bang mà mình đã thua thì mong gì mình sẽ thắng ở cấp cao hơn. Thế là tôi bỏ mộng sống bằng nghề bóng bàn. Tôi chú tâm vào viêc học. Tôi quyết tâm học, vừa đi học vừa đi làm. Viêc đầu tiên là lau dọn nhà vệ sinh, rồi rửa chén nhà hàng. Làm việc chân tay hay việc học, cái gì tôi cũng làm hết mình. Ông Trời không bao giờ bỏ quên những người đã làm việc hết sức mình.
Đây là ba trong nhiều câu chuyện thành công về viêc học của người VN bên Mỹ. Bên Canada này thì người VN thành công cũng rất nhiều vì đều có hạt giống tốt của tồ tiên trong máu. Chẳng hạn tháng trước đây tôi đã nói tới Tiến Sĩ Bùi Tiến Rũng, Luật sư kiêm nhà văn Xuân Thúy…
Bà Cụ B.95 giơ tay xin nghe chuyện thời sự xã hội chứ không thích chuyện học hành thi cử. Anh John không chuẩn bị về phần này nên nháy mắt cầu cứu tôi. Tôi bèn ra tay tiếp sức ngay. Nhưng rồi lúng túng. Nhiều chuyện qúa, biết kể chuyện gì đây ? Chuyện cờ vàng VNCH, chuyện kiến nghị, chuyện biểu tình, chuyện nhớ ngày quốc hận 30/4… ai cũng biết rồi. Đang lúc bối rối thì tôi chợt nhớ tới một xuất hát đặc biệt ở Toronto mà ít người biết.
Đó là xuất hát rất trí thức, rất tây phương, hơn 150 người tham dự, ai cũng hài lòng và vỗ tay nồng nhiệt. Xuất hát mang tên ‘Songs of the Heart’, tiếng Việt là ‘ Thoáng Dư Âm’, do một bạn trẻ vì yêu văn nghệ thuần túy đã tổ chức tại rạp Todmorden Mills Heritage Theatre vào chiều Thứ Bảy 5.5.2012 vừa qua. Bạn trẻ mang vóc dáng một triết gia tên là Hoàng Mạnh Hùng, một con người ham mê nghệ thuật hiếm có. Về nghệ sĩ trình diễn có Don Thompson, một sư phụ về nhạc Jazz và dương cầm. Anh Hùng cho tôi biết lúc anh đi thuê dương cầm, công ty nhạc cụ khi biết Don Thompson sẽ đến đệm đàn thì họ vô cùng vui mừng và đã chở một cái dương cầm hạng nhất đến tận sân khấu và không lấy một đồng tiền thuê đàn. Họ bảo đàn của họ mà được danh cầm Don Thompson đụng tới là họ đã sung sướng và hãnh diện lắm rôi. Ban nhạc chính là Mike Field Jazz Quintet . Tôi mê cái ông Mike này qúa vì tiếng kèn trumptet tuyệt vời của ông. Khi trình diễn, ông nhắm nghiền đôi mắt và thổi rất say mê như đưa hết cõi lòng mình vào tiếng kèn. Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phúc, em nhạc trưởng Nghiêm Phú Phi ngày xưa của Saigon, đã ghé vào tai tôi nói nhỏ : Lâu lắm rồi tôi mới có dịp thưởng thức một chương trình ca nhạc có giá trị như thế này. Đã bao nhiêu năm rồi hôm nay tôi mới được nghe lại những bài ca ‘ Non, Je Ne Regrette Rien’ của Charles Dumont do Edith Piat hát ngày xưa, ‘’So In Love’ của Cole Porter’, ‘ In My Solitude’ của Duke Ellington…Những bản nhạc nổi tiếng này tôi đã từng chơi với mấy ban nhạc ở Paris thuở xưa. Lại còn nhạc sư lừng danh Coenrad Bloemendal chơi đàn violoncelle với sự phụ họa dương cầm của người đẹp Cecilia Như Ngọc. Thành phần ca sĩ còn có Xuân Đào ở Toronto và Desirée Till đến từ Quebec.
Dự buổi văn nghệ này xong ai cũng thấy lòng mình thơ thới, lên cao, khác xa cái cảm giác xô bồ ồn ào thường có khi dự các đại nhạc hội từ trước tới nay. Xưa nay đa số đi xem hát chứ không phải đi nghe hát. Ta đi xem sân khấu hội trường, xem ban nhạc gõ trống và gẩy đàn. Xem ca sĩ ăn diện và uốn éo, xem thành phần người tham dự… Ta chỉ xem chứ không nghe. Chưa nếm được cái hay của giọng ca, lời ca, và tiếng đàn tài ba thì uổng qúa.
Kính chúc các cụ vừa xem, vừa nghe và biết nghe nhạc nha. Trân trọng.
TRÀ LŨ
BIẾT NGHE NHẠC
Thời tiết tháng Năm và tháng Sáu ở Canada thật tuyệt vời, vừa hết lạnh là nhẹ nhàng bước vào nắng ấm. Hàng cây trước nhà đã đầy lá xanh, một màu xanh non mát mắt hết sức. Dân làng tôi yêu thích hai tháng này nhất, vì là tháng vừa có thời tiết lý tưởng vừa có hai đại lễ Hiền Mẫu và Hiền Phụ. Viết đến đây tôi chợt nhớ một bức thư độc giả mới gửi cho. Thư nữ độc giả ở phương xa nha, mới qúy chứ. Bà nói rằng danh từ ‘hiền phụ’ nghe không ổn. Hiền phụ có thể chỉ phụ nữ. Chữ ‘ Phụ’ chỉ đàn ông nhưng cũng có thể chỉ đàn bà, như phụ nữ, như sản phụ… Nghe có lý quá chứ. Xin đội ơn người đẹp độc giả miền Québec. Vừa đọc thư của bà tôi vừa uống cà phê, tự nhiên hương cà phê thơm hẳn lên. Chưa bao giờ tôi thấy tách cà phê thơm ngon như bữa nay. Bà bảo rằng chữ hiền phụ nên đổi ra ‘từ phụ’ nghe rất là có lý. Nhưng rồi tôi chợt nghĩ : ba tiếng hiền mẫu, hiền phụ và từ phụ có lẽ không hay bằng ‘ ngày tôn vinh Mẹ, ngày tôn vinh Cha’, vì nó không lẫn vào đâu được nữa, phải không cơ?
Tôi đem ý này ra bàn với phe liền ông trong làng tôi, và tất cả các trượng phu vĩ đại trong làng đã gật đầu, phê rằng ‘ nghe được lắm’. Xin tạ ơn người đẹp độc giả, xin tạ ơn các triết gia đỉnh cao trong làng.
Trong cuộc đi bộ sáng thứ Bảy vừa qua, các nhà quân tử làng tôi đã quyết định rằng vì hai lễ kính Mẹ kính Cha là hai lễ quan trọng nên phải có người đọc diễn văn hẳn hoi. Các cụ còn nhớ cái thói quen rất đáng yêu của phe liền ông chúng tôi chứ, thói quen cứ sáng thứ Bảy là phe liền ông rủ nhau đi bộ một giờ rồi vào quán Starbucks gần ngã tư uống cà phê và bàn luận chuyện thế giới chứ ? Tuần qua, sau khi chúng tôi đã bàn về việc có nên chấp thuận cho Hoa Kỳ nhận luật sư khiếm thị Trần Quang Thành từ Hoa lục sang tỵ nạn hay không, chúng tôi đã chỉ định anh John thuyết trình về Lễ Mẹ, và ông ODP thuyết trình về Lễ Cha. Các nhà quân tử còn lại thì sẽ góp lời bàn phụ họa. Mọi người vỗ tay đồng ý rồi về nhà chờ ngày trọng đại.
Và ngày Lễ Mẹ đã đến. Buổi họp làng được tổ chức tại nhà cụ Chánh tiên chỉ. Tôi yêu cái nhà này qúa. Nhà nở hậu. Phòng ăn trông ra một khoàng vườn lớn, đầy nắng. Gần cửa thì cụ trồng hoa, xa xa một chút thì cụ trồng các loại rau thơm. Từ ngày đọc tin rau cỏ nhập cảng từ Trung Hoa và VN có nhiều chất độc, cụ tự tay trồng lấy ngò, húng, tía tô, dấp cá. Mà rau hái trực tiếp từ vườn sao mà nó thơm và ngon kỳ lạ, các cụ có kinh nghiệm này không. Hôm nay lễ Mẹ, cụ tiên chỉ đãi làng món ăn quê mẹ : canh chua cá kho tộ và rau muống chẻ. Ăn ba món này như ăn quê hương uống quê hương vào lòng. Trong bữa ăn thì dân làng nói toàn chuyện vui cười. Bữa ăn mà có tiếng cười, tự nhiên ai cũng thấy ngon miệng. Đúng như Cụ Tản Đà đã dạy từ ngày xưa, một bữa ăn ngon phải có 3 yếu tố : Món ăn ngon, chỗ ngồi ngon và người ngon.
Sang phần tráng miệng và uống trà thì dân làng mới nghe diễn văn của anh John. Ai cũng hồi hộp. Anh cho biết anh đã lục kho sách, kho báo, kho internet tìm bài hay nhất để trình làng bữa nay. Anh thấy khó qúa, vì nói về mẹ, về tình mẹ thì nhiều tài liệu vô cùng. Thấy anh bóp trán suy nghĩ hoài mà chưa đi đến quyết định nào rõ rệt, vợ anh đã nhảy vào tiếp sức. Anh bảo không ngờ nhà tôi giỏi thiệt. gốc nhà giáo có khác. Chị Ba Biên Hoà nghe chồng khen thì mặt đỏ lên, cái dáng e ấp của một cô giáo VN ngày xưa qủa là đẹp quá. Nhà tôi góp ý rằng anh cứ lấy bài nào làm anh cảm động thì đó là bài hay nhất vì nó sẽ gây cho anh hứng thú. Anh hãy chia sẻ cái cảm động ấy với người khác. Anh nói tiếp : Giữa cái mênh mang của đề tài, giữa một rừng bát ngát tài liệu sách báo Anh Pháp Việt, tôi đã lượm ra câu chuyện tiếng Việt mà tôi thích nhất. Chuyện kể rằng một ông chồng lấy vợ đã lâu, một hôm đi làm về sớm hơn thường lệ, đột nhiên đã nhìn ra hết cái đáng yêu, đáng thương, đáng ghi ơn của bà vợ. Vợ ông là một hình ảnh tuyệt vời của một bà mẹ. Nóí xong anh rút trong túi ra một tờ giấy và xin đọc cho cả làng nghe , chuyện như sau :
…Hôm đó thằng út vẫn còn nghỉ tết, không phải rước con nên tôi đi làm về nhà sớm hơn mọi ngày. Đang chạy ngon trớn, đầu óc đang lơ mơ nghĩ đến bữa cơm nóng sốt của vợ đang chờ ở nhà thì một cái xe máy từ trong hẻm băng ra, tôi giật mình lách sang phải, lẩm bẩm ‘ Chạy vậy đó hả?’ Nhưng ngay lập tức, tôi há hốc mồm nói không nên lời khi trông thấy cái biển số xe…
Trước mặt tôi là một phụ nữ mặc chiếc áo khoác đã sỉn mầu, chiếc nón bảo hiểm đã cũ. Điều khiến tôi chú ý là chiếc xe Cúp 86 trông rất tội nghiệp. Nó phải gồng mình chở trên đó đủ thứ : một bọc vú sữa, trái xoài, một túm dâu Đà lạt, hai bên lủ khủ nào thịt ,cá, rau, trứng, và bao nhiêu thứ không tên khác cho bữa cơm gia đình.
Bình thường, nếu nhìn hình ảnh ấy thì tôi sẽ nghĩ cái gã nào đó làm chồng chị ta thật sướng. Bởi trong nhịp sống tất bật hiện nay còn có mấy phụ nữ chí thú chuyện bếp núc cho gia đình như vậy. Nhưng hôm nay tôi thấy nghẹn đắng cổ họng. Một cảm xúc thật khó tả dâng đầy trong lòng. Vừa xót thương vừa tội nghiệp vừa cảm phục lại vừa thấy mình thật có lỗi…
Tôi cưới vợ đã 20 năm, có hai mặt con, nhưng chưa bao giờ chú ý xem vợ đi xe gì, mặc áo gì, mang giày dép thế nào…
Chỉ một quãng đường ngắn theo sau lưng vợ về nhà mà tôi đã suy nghĩ biết bao nhiêu điều. Thú thật tôi chảy nước mắt khi nhìn cái dáng tần tảo của vợ. Trước đây, tôi đã nhìn ngắm, trầm trồ trước biết bao tấm lưng trần tươi mát của những cô gái trẻ, nhưng tôi chưa bao giờ ngắm nhìn trong một khoảnh khắc chiếc lưng đẫm mồ hôi của người phụ nữ đã gắn bó với mình, suốt hai mươi năm tảo tần vì chồng vì con như thế này.
Hôm đó, lần đầu tiên tôi xách phụ vợ những thứ lỉnh kỉnh ấy. Thât sự là nó rất nặng. Vợ tôi xách mọi thứ đi trước, tôi lẽo đẽo đuổi theo.
- Làm sao mà em có thể mang hết từng ấy thứ mà vẫn đi ào ào như giông như gió vậy? Vợ tôi ngoái lại : ‘Vì anh vì con thôi, chứ em cũng mệt lắm rồi…’
Tôi cúi mặt, một nỗi ân hận bỗng dưng dâng lên trong lòng. Nếu bây giờ có ai hỏi tôi người phụ nữ nào trên thế gian này có tấm lưng đẹp nhất, đáng yêu nhất, tôi sẽ nói ngay đó là tấm lưng gầy gò tần tảo của vợ tôi…
Đọc đến đây rồi anh nhìn Chị Ba, mắt anh như mờ đi. Và anh tuyên bố hết chuyện. Anh bảo anh thích câu chuyện này qúa mà không biết tên tác giả vì đọc trên máy. Bạn anh thích nên chuyển ngay cho anh, mà không ghi xuất xứ. Tôi không tìm ra nguồn. Xin đành có lỗi với tác giả.
Dân làng nghe xong câu chuyện về người vợ tần tảo, ai cũng cảm động, phái nữ thì gật gù : Đúng là hình ảnh mẹ tôi ngày xưa. Phe liền ông thì gật gù dữ hơn nữa : Đó là mẹ tôi đấy, đó là vợ tôi đấy. Câu chuyện không gây ra tiếng cười nhưng gây ra những cái gật gù, gây ra những đôi mắt ướt.
Anh John rút túi ra một tờ giấy thứ hai. Ai cũng nghĩ anh sẽ đọc thêm một chuyện nữa về mẹ, về vợ. Nhưng không phải. Anh nhìn cả làng rồi nói : Tháng này và tháng sau chúng ta có lễ ca tụng Mẹ, ca tụng Cha. Tôi có thêm ý này : Có lẽ chúng ta cũng nên có một lễ ca tụng Con, ca tụng tình anh em chị em yêu nhau. Các con tôi đã lớn, nhưng bao giờ tôi cũng thấy chúng còn bé , còn là những thiên thần bé nhỏ ngay xưa. Tôi xin được trình làng một câu chuyện về đề tài này. Xin nghe chuyện trước rồi chúng ta sẽ góp lời bàn sau. Đây là chuyện một em bé Hoa Kỳ.
… Cô bé Tess 8 tuổi nghe cha mẹ nói chuyện thì thào với nhau về đứa em trai. Tess hiểu rằng em mình bị bệnh rất nặng và gia đình không còn tiền cho một cuộc gỉải phẫu tốn kém, cha mẹ tỏ ra tuyệt vọng vì vô phương. Gia đình cô lại sắp phải bán nhà vì hết tiền. Cô nghe cha cô nói với mẹ giọng đầy nước mắt : Chỉ có phép màu mới cứu sống được Andy! Nghe thấy thế cô bé chạy ngay vào phòng mình, lấy con heo đất được cất kỹ trong góc tủ. Cô đem ra sau hè, đập con heo đất, và đếm rất kỹ số tiền đã để dành được. Rồi cô lẻn đi cửa sau, chạy ra hiệu thuốc gần nhà. Cô đặt tất cả gói tiền lên quầy hàng. Người bán thuốc hỏi : Cháu cần gì? Cô bé trả lời ngay : Em trai cháu bệnh nặng, cháu muốn mua phép màu.
- Cháu nói sao?
- Thưa em cháu là Andy, nó bị một bệnh gì đó trong đầu mà cha cháu nói chỉ có phép màu mới cứu được nó. Phép màu giá bao nhiêu cơ?
Người bán thuốc nở một nụ cười buồn rồi nói với cô bé:
- Ở đây không bán phép màu cháu à. Bác rất tiếc.
- Cháu có tiền mà. Xin bác cứ đếm. Nếu không đủ thì cháu sẽ tìm thêm. Xin cho cháu biết phép màu gíá bao nhiêu?
Trong cửa hàng còn có một vị khách ăn mặc rất thanh lịch. Ông khách đã xem thấy cô bé và đã nghe rõ hết câu chuyện. Ông cúi xuống hỏi cô bé :
- Cháu cần loại phép màu gì?
Cô bé trả lời, rơm rớm nước mắt :
- Cháu cũng không biết nữa, nhưng em cháu rất cần thuốc đó vì nó bệnh rất nặng, cha mẹ cháu bảo rằng nó cần phẫu thuật và hình như phải thêm phép màu nữa thì mới cứu sống được. Cháu đã lấy ra hết số tiền để dành trong mấy năm nay để đi mua phép màu mong cứu sống em cháu.
- Cháu có bao nhiêu?
Cô bé trả lời vừa đủ nghe : Một đô la và mười một xu.
Vị khách liền mỉm cười rồi nói:
- A, may qúa, thế là vừa đúng cái giá của phép màu.
Nói xong, ông khách một tay cầm số tiền cục một tay cầm lấy tay cô bé rồi nói :
- Cháu hãy dẫn bác về nhà, bác muốn gặp em trai cháu và cha mẹ của
cháu, để bác xem em cháu có cần đúng cái phép màu mà bác có không.
Người đàn ông thanh lịch này chính là bác sĩ Carlton Armstrong, một phẫu thuật
gia về thần kinh nổi tiếng ở Chicago. Ca mổ cho bé Andy đã hoàn tất và không mất tiền. Chỉ ít lâu sau bé Andy hết bệnh.
Mẹ cô bé luôn chắp tay nói: Chúng tôi đội ơn BS Armstrong đã mang phép màu đến đúng lúc. Chúng con tạ ơn Chúa đã cho cháu Tess có lòng yêu em mà tìm được phép màu.
Nghe đến đây thì cả làng đều chắp tay rồi thưa’ Tạ ơn Chúa, Amen’.
Câu chuyện hay qúa chứ, phải không cơ. Cụ B.95 lên tiếng hỏi : Chuyện này có thật hay là chuyện thần tiên? Anh John trả lời ngay : Chuyện này có thật. Ông BS Carlton Armstrong chính là người em ruột của ông dược sĩ bán thuốc. Chắc hôm đó là ngày nghỉ nên ông ra hiệu thuốc của người anh ngồi chơi, và nhờ vậy mới nghe rõ câu chuyên em bé Tess đi mua phép màu. Phép màu đây là phép màu nhiệm, tức là phép lạ. Chuyện này rất nổi tiếng. Bạn cứ vào internet gõ chữ ‘ Dr. Carlton Armstrong’ là thấy chuyện phép màu này ngay.
Nếu cô bé Tess không có lòng yêu em mình khi biết cha mẹ đã tuyệt vọng thì đâu có việc đi mua phép màu và gặp được BS Armstrong. Lòng yêu cộng với lòng tin đã làm ra phép lạ.
Nghe xong hai chuyện của anh John, không khí làng tôi tự nhiên hóa nghiêm trang hẳn ra, mọi khi đâu có thế bao giờ. Đúng lúc đó thì ông ODP lên tiếng :
- Tôi được chỉ định kể một câu chuyện về Cha. Đáng lẽ tháng sau mới kể, nhưng bây giờ tôi thấy không khí làng thích hợp nhất để nghe chuyện này. Tôi cũng như anh John đã đi tìm các chuyện ca ngợi người Cha. Chuyện thì nhiều qúa mà không biết chọn chuyện nào. Đang lúc suy nghĩ cân nhắc thì tôi chợt nhớ tới Cha Paolo. Tôi nghĩ tại sao tôi không hỏi chuyện Cha Paolo nhỉ. Có thể Cha sẽ mở ra cho mình một chân trời mới về đề tài này. Thế là tôi gọi Cha Paolo. Nghe tôi hỏi xong thì ngài cười ha ha : Khi xưa tôi cũng giống y như ông, tôi cũng bị phân vân rất nhiều khi chọn một câu chuyện hay nhất về người cha. Tôi đã đem việc này hỏi mẹ tôi. Mẹ tôi đã chỉ cho tôi một câu chuyện mà tôi nhớ đời. Hôm nay xin chuyền lại cho ông. Khi tôi hỏi mẹ tôi thì lúc đó tôi đã đỗ cha, đã làm linh mục nha, thế mà tôi đã không nhìn ra kho vàng trước mắt. Mẹ tôi bảo rằng câu chuyện dụ ngôn của Chúa giảng về lòng người cha thương đứa con hoang đàng phung phí trong Phúc Âm là chuyện hay nhất trần gian. Ông ODP ơi, ông là người ngoài đạo, không biết ông đã bao giờ đọc chuyện này chưa. Xin mách nha : Ông tìm sách Kinh Thánh, quyển Tân Ước, phần viết của thánh Luca, chương 15.
Ông ODP kể tiếp : Xưa nay tôi vốn kính phục ông cha Paolo về sự đạo đức và sự thông thái. Tôi bèn tìm sách Kinh Thánh. Quả là tuyệt vời. Chuyện Chúa giảng có khác. Cách thuật truyện của sử gia Luca có khác. Tôi khen ông Luca vì Luca là một bác sĩ thời đó, là một người ngoại đạo, đã tin theo Chúa và là môn đồ của Thánh Paul. Chuyện kể theo Luca rất linh động, như thế này :
Một ông kia có 2 người con trai. Người con cả thì chí thú làm ăn, người con thứ thì ham chơi đàng điếm. Ngày kia người con thứ xin cha chia gia tài để đi xa làm ăn. Người cha liền chia gia tài cho hai con. Ít ngày sau thì người con thứ thu góp tất cả gia sản rồi trẩy đi phương xa, ở đó anh ta sống phóng đãng phung phí hết tài sản của mình. Khi anh ta trắng tay thì vùng ấy lâm nạn đói khủng khiếp. Anh lâm cảnh túng thiếu nên phải đi ở đợ cho một người trong vùng. Người này sai anh ra đồng chăn heo. Anh ta đói đến độ chỉ ao ước được ăn cám heo cho no bụng mà cũng không được. Bấy giờ anh ta hồi tâm và suy nghĩ : Hiện nay có bao nhiêu người làm công cho cha ta và tất cả đều được no ấm, mà ta ở đây thì chết đói. Thôi ta phải đi về nhà cha và ta sẽ thưa với cha rằng : Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, con chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin cha coi con như người làm công. Thế rồi anh đứng lên và lên đường về nhà. Khi anh còn ở ngoài xa thì cha anh đã trông thấy. Ông chạy ra ôm lấy anh, hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con vừa khóc vừa nói : Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, con chẳng còn đáng gọi là con cha nữa… Người cha không cho anh nói tiếp rồi bảo các người đầy tớ rằng : Tụi bay hãy mau đem áo quần đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay cho cậu, xỏ dép vào chân cho cậu, rồi đi chọn con bê béo nhất làm tiệc ăn mừng, vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã lạc mất mà nay tìm thấy. Rồi cả nhà ăn mừng. Lúc ấy người con cả từ ngoài đồng về, khi từ xa cậu ta nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa liền gọi một người đầy tớ ra hỏi. Khi biết rõ chuyện thì cậu nổi giận không chịu vào nhà. Người cha liền chạy ra năn nỉ thì cậu trả lời : Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, chẳng bao giờ con dám làm trái ý cha, thế mà chưa bao giờ cha cho con một con dê béo để con đãi bạn bè, còn thằng này, sau khi tiêu hết gia tài với bọn đĩ điếm, nay nó trở về trần trụi trắng tay thì cha lại giết bê mở tiệc ăn mừng! Người cha liền đáp :
- Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha là của con. Nay ta phải ăn mừng phải vui vẻ vì em con đây đã chết mà nay sống lại, đã lạc mất mà nay tìm thấy.
Đọc đến đây xong thì ông ODP tuyên bố hết bài sách thánh. Rồi ông nói tiếp : Tôi đã đọc chuyện này nhiều lần và đã suy gẫm. Qủa thực câu chuyện hay thấm thía. Nó nói hết được tấm lòng yêu con vô biên của người cha. Tôi có gọi lại báo tin cho Cha Paolo và cám ơn ngài đã chỉ cho một câu chuyện tuyệt vời. Ngài thích lắm. Ngài bảo chuyện của Chúa kể mà không hay sao được. Người cha trong truyện chính là Thiên Chúa, người con phung phá trong chuyện chính là loài người chúng ta. Thiên Chúa đã yêu loài người như thế đó, và còn hơn thế nữa.
Ông ODP thấy cả làng yên lặng và chăm chú nghe mình nói thì ông cảm động lắm. Ông nhìn mọi người rồi tủm tỉm : Tôi xin chấm dứt bài giảng đạo. Xin kính chúc mọi người trong làng ai cũng có một tấm lòng yêu con mình như câu truyện trong Sách Thánh tôi vừa đọc.
Cụ Chánh tiên chỉ làng chủ nhà đãi tiệc bữa nay phát biểu : Lão không ngờ hôm nay làng ta lại có không khí trang nghiêm và đạo đức như đang ở trong nhà thờ thế này. Xin tạ ơn Trời, xin tạ ơn hai diễn giả. Và như vậy là đã đủ cho ngày lễ bữa nay rồi. Anh John đâu, xin anh làm công việc mà mọi người hằng mong đợi, mục thời sự thường lệ đi.
Cả làng vỗ tay hoan hô anh John. Anh kể ngay : Chuyện thời sự thì nhiều lắm, Chuyện anh Mỹ hăm he anh Tàu, chuyện anh Tàu hăm he Biển Đông, chuyện nhóm Hồi giáo cực đoan đặt bom, chuyện tân tổng thống Pháp Hollande bị trời mưa phải thay áo 2 lần trong ngày lễ đăng quang, cũng như máy bay của ông bị sét đánh cũng hai lần… Chắc cả làng đã biết cả rồi. Riêng tôi, tôi thấy có mấy cái tin liên hệ tới người Việt là đáng đem ra trình làng bữa nay. Không phải chuyện VC cướp đất ở VN, mà là chuyện 3 người Việt gốc bình dân từ VN sang tỵ nạn bên Hoa Kỳ. Vì có hạt giống thông thái của tổ tiên VN trong người, và gặp đất tốt nên đã sinh ra hoa trái vô cùng tốt đep. Tôi xin được lựa ra 3 chuyện tiêu biểu mà báo chí vừa đăng, nói về cái hạt giống VN vĩ đại, ta phải cố mà giữ lấy cho ta, cho con cháu ta…
Chuyện thứ nhất là chuyện một cậu thiếu niên ở miền Trung, sáng đi học, chiều và tối đạp xích lô ở Tuy Hòa, năm 1981 nhờ vượt biên ké với người bà con rồi tới được Hoa Kỳ. Cậu biết thân phận mình nên đã quyết chí học hành, và đã trở thành một khoa học gia nghiên cứu vật lý nguyên tử nổi tiếng ở Los Alamos của Hoa Kỳ, đó là Tiến sĩ Võ Tá Đức.
Thứ hai là chuyện cậu bé 11 tuồi quê ở Gò Vâp, Gia Định. Sáng đi học, chiều và tối phải đi bán thuốc lá dạo lê la khắp chợ để giúp mẹ nuôi 8 đứa em, và mua thuốc cho cha bị bại liệt. Năm 19 tuổi cậu vượt biên thành công, và được cắp sách đi học. Câu đã quyết chí dùi mài kinh sử và đậu tiến sĩ ưu hạng về ngành hóa học, và trở thành một nhà khoa học lỗi lạc, được mời đi giảng dạy ở nhiều nơi. Đó là Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành. Có một mẩu chuyện về cuộc đời đáng cho nhiều bạn trẻ suy nghĩ. TS Thành kể : Cùng tới Mỹ với tôi có một anh bạn trẻ giống như tôi. Học xong trung học thì tôi lên đại học còn cậu kia đi làm cho một hãng gà tây, kiếm ra tiền liền. Việc của anh ta là móc ruột gà. Sau một năm anh ta tậu được xe hơi, sau 4 năm thì anh tậu được nhà, có TV lớn, có xe hơi sport, còn tôi thì vẫn đi xe đạp cũ, vẫn ở trọ, không có bạn gái, ăn mì gói. Xong cử nhân, trong túi tôi chỉ có 200 đôla. Tôi không nản chí, học lên và học lên nữa. Khi xong bậc tiến sĩ, tôi vừa tiếp tục khảo cứu thêm vừa đi dạy học ở Utah. Bây giờ thì tôi có tất cả. Tôi còn về VN thành lập Viện Khoa Học Công nghệ từ năm 2009. Còn anh bạn làm hãng gà, nghe nói đã phải nghỉ việc vì bệnh xương cổ tay. Hoa Kỳ là một miền đất cho ta rất nhiều cơ hội để thăng tiến. Vấn đề là ta có muốn tiến hay không.
Và chuyện thứ ba là một cậu trai VN lau dọn nhà vệ sinh trở thành một khoa học gia với 2 bằng tiến sĩ, nhiều chục bằng sáng chế, nhiều giải thưởng trong lãnh vực vệ tinh, truyền thông di động và các hệ thống radar. Đó là Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến. Ông từng được giải thưởng Người Mỹ gốc Á Châu xuất sắc năm 2000, từng làm việc cho phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA. Ông kể chuyện ban đầu ở Mỹ, rất buồn cười : Khi tới Mỹ tôi nghĩ tôi sẽ sống về nghề đánh bóng bàn, vì ở VN tôi vô địch bóng bàn ở Trường Chu Văn An, ở tỉnh Gia Định, ở Hướng Đạo toàn quốc. Khi tới Mỹ, có người giới thiệu tôi đọ sức với một nữ vô địch bóng bàn ở Cali. Tôi nghĩ tôi dư sức. Thế mà đấu 3 trận tôi đều thua cả ba. Lúc đó tôi mới sáng mắt : Mới ở câp tiểu bang mà mình đã thua thì mong gì mình sẽ thắng ở cấp cao hơn. Thế là tôi bỏ mộng sống bằng nghề bóng bàn. Tôi chú tâm vào viêc học. Tôi quyết tâm học, vừa đi học vừa đi làm. Viêc đầu tiên là lau dọn nhà vệ sinh, rồi rửa chén nhà hàng. Làm việc chân tay hay việc học, cái gì tôi cũng làm hết mình. Ông Trời không bao giờ bỏ quên những người đã làm việc hết sức mình.
Đây là ba trong nhiều câu chuyện thành công về viêc học của người VN bên Mỹ. Bên Canada này thì người VN thành công cũng rất nhiều vì đều có hạt giống tốt của tồ tiên trong máu. Chẳng hạn tháng trước đây tôi đã nói tới Tiến Sĩ Bùi Tiến Rũng, Luật sư kiêm nhà văn Xuân Thúy…
Bà Cụ B.95 giơ tay xin nghe chuyện thời sự xã hội chứ không thích chuyện học hành thi cử. Anh John không chuẩn bị về phần này nên nháy mắt cầu cứu tôi. Tôi bèn ra tay tiếp sức ngay. Nhưng rồi lúng túng. Nhiều chuyện qúa, biết kể chuyện gì đây ? Chuyện cờ vàng VNCH, chuyện kiến nghị, chuyện biểu tình, chuyện nhớ ngày quốc hận 30/4… ai cũng biết rồi. Đang lúc bối rối thì tôi chợt nhớ tới một xuất hát đặc biệt ở Toronto mà ít người biết.
Đó là xuất hát rất trí thức, rất tây phương, hơn 150 người tham dự, ai cũng hài lòng và vỗ tay nồng nhiệt. Xuất hát mang tên ‘Songs of the Heart’, tiếng Việt là ‘ Thoáng Dư Âm’, do một bạn trẻ vì yêu văn nghệ thuần túy đã tổ chức tại rạp Todmorden Mills Heritage Theatre vào chiều Thứ Bảy 5.5.2012 vừa qua. Bạn trẻ mang vóc dáng một triết gia tên là Hoàng Mạnh Hùng, một con người ham mê nghệ thuật hiếm có. Về nghệ sĩ trình diễn có Don Thompson, một sư phụ về nhạc Jazz và dương cầm. Anh Hùng cho tôi biết lúc anh đi thuê dương cầm, công ty nhạc cụ khi biết Don Thompson sẽ đến đệm đàn thì họ vô cùng vui mừng và đã chở một cái dương cầm hạng nhất đến tận sân khấu và không lấy một đồng tiền thuê đàn. Họ bảo đàn của họ mà được danh cầm Don Thompson đụng tới là họ đã sung sướng và hãnh diện lắm rôi. Ban nhạc chính là Mike Field Jazz Quintet . Tôi mê cái ông Mike này qúa vì tiếng kèn trumptet tuyệt vời của ông. Khi trình diễn, ông nhắm nghiền đôi mắt và thổi rất say mê như đưa hết cõi lòng mình vào tiếng kèn. Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phúc, em nhạc trưởng Nghiêm Phú Phi ngày xưa của Saigon, đã ghé vào tai tôi nói nhỏ : Lâu lắm rồi tôi mới có dịp thưởng thức một chương trình ca nhạc có giá trị như thế này. Đã bao nhiêu năm rồi hôm nay tôi mới được nghe lại những bài ca ‘ Non, Je Ne Regrette Rien’ của Charles Dumont do Edith Piat hát ngày xưa, ‘’So In Love’ của Cole Porter’, ‘ In My Solitude’ của Duke Ellington…Những bản nhạc nổi tiếng này tôi đã từng chơi với mấy ban nhạc ở Paris thuở xưa. Lại còn nhạc sư lừng danh Coenrad Bloemendal chơi đàn violoncelle với sự phụ họa dương cầm của người đẹp Cecilia Như Ngọc. Thành phần ca sĩ còn có Xuân Đào ở Toronto và Desirée Till đến từ Quebec.
Dự buổi văn nghệ này xong ai cũng thấy lòng mình thơ thới, lên cao, khác xa cái cảm giác xô bồ ồn ào thường có khi dự các đại nhạc hội từ trước tới nay. Xưa nay đa số đi xem hát chứ không phải đi nghe hát. Ta đi xem sân khấu hội trường, xem ban nhạc gõ trống và gẩy đàn. Xem ca sĩ ăn diện và uốn éo, xem thành phần người tham dự… Ta chỉ xem chứ không nghe. Chưa nếm được cái hay của giọng ca, lời ca, và tiếng đàn tài ba thì uổng qúa.
Kính chúc các cụ vừa xem, vừa nghe và biết nghe nhạc nha. Trân trọng.
TRÀ LŨ
Thánh Tâm Chúa Giêsu
Đinh văn Tiến Hùng
15:27 15/06/2012
Tháng Sáu Tôn Sùng Trái Tim Chúa- Lễ kính 15/6/12.
‘Thiên Chúa là Tình Yêu, và ai ở trong Tình Yêu thì ở trong Thiên Chúa,
và Thiên Chúa ở trong người ấy' ( Ga.4: 16 )
"Đối ngoại hữu kỳ tâm,
Đối nội vô tâm giả"
Để trái tim bên ngoài,
Không còn giữ ở trong,
Vì cho đời tất cả,
Còn mình kể như không.
Đâu có tình yêu nào,
Mà nhân loại khát khao,
Bằng Tình yêu Thiên Chúa,
Chết vì yêu chúng ta.
Nhưng than ôi lòng người !
Đã phụ bạc biết bao,
Quên đem lòng đáp trả,
Tình yêu Chúa đã trao.
Thương dân It-ra-en,
Bốn mươi năm ngày đêm,
Chúa nuôi trong sa mạc,
Từ trời đổ Man-na.
Chúa từ bỏ trời cao,
Hạ sinh nơi thế trần,
Trong khung cảnh nghèo khó,
Cũng vì yêu thế nhân.
Trên khổ giá năm xưa,
Ta gọi con không thưa,
Tim Ta buồn rỉ máu,
Yêu con mấy cho vừa.
Diễm phúc đồi Can-va,
Loài người được thứ tha,
Chúa treo trên Thập giá,
Ơn cứu chuộc giao hòa.
Trước khi vĩnh biệt ta,
Chúa trao Thánh Gio-an,
Người đại diện nhân loại,
Cho Mẹ Ma-ri-a.
Không chỉ yêu người lành,
Kẻ thống hối tội mình,
Cũng được ơn tha thứ,
Lãnh nhận phúc trường sinh.
Trong Thánh Thể giờ đây,
Nuôi dưỡng ta đêm ngày,
Cho hồn lành xác mạnh,
Hồng ân Chúa ban đầy.
Chúa như chim bồ nông,
Vì yêu con hết lòng,
Hy sinh cả mạng sống,
Cho con thịt máu hồng. (1)
Con dâng Chúa, Chúa ơi !
Với thân xác mỏi mòn,
Với tâm hồn thống hối,
Nguyện yêu Chúa suốt đời.
Chúa ơi ! Con hiểu rồi,
Chỉ mình Chúa mà thôi,
Vì đời con có Chúa,
Sẽ vĩnh phúc muôn đời.
‘Ta sẽ tặng các ngươi một qủa tim mới,
Sẽ đặt Thần Khí mới vào lòng,
Lấy khỏi mình các ngươi quả tim chai đá,
Ban tặng một quả tim biết yêu đương' (2)
*Ghi chú: (1) Trong nhiều Thánh đường thường minh họa
chim bồ nông lấy thịt chính mình nuôi con-
Biểu tượng việc Chúa nuôi chúng ta bằng chính thịt máu Ngài.
(2)Trích Thánh Vịnh Phụng Vụ: ( Tv. Ed: 36 )
‘Thiên Chúa là Tình Yêu, và ai ở trong Tình Yêu thì ở trong Thiên Chúa,
và Thiên Chúa ở trong người ấy' ( Ga.4: 16 )
"Đối ngoại hữu kỳ tâm,
Đối nội vô tâm giả"
Để trái tim bên ngoài,
Không còn giữ ở trong,
Vì cho đời tất cả,
Còn mình kể như không.
Mà nhân loại khát khao,
Bằng Tình yêu Thiên Chúa,
Chết vì yêu chúng ta.
Nhưng than ôi lòng người !
Đã phụ bạc biết bao,
Quên đem lòng đáp trả,
Tình yêu Chúa đã trao.
Thương dân It-ra-en,
Bốn mươi năm ngày đêm,
Chúa nuôi trong sa mạc,
Từ trời đổ Man-na.
Chúa từ bỏ trời cao,
Hạ sinh nơi thế trần,
Trong khung cảnh nghèo khó,
Cũng vì yêu thế nhân.
Trên khổ giá năm xưa,
Ta gọi con không thưa,
Tim Ta buồn rỉ máu,
Yêu con mấy cho vừa.
Diễm phúc đồi Can-va,
Loài người được thứ tha,
Chúa treo trên Thập giá,
Ơn cứu chuộc giao hòa.
Trước khi vĩnh biệt ta,
Chúa trao Thánh Gio-an,
Người đại diện nhân loại,
Cho Mẹ Ma-ri-a.
Không chỉ yêu người lành,
Kẻ thống hối tội mình,
Cũng được ơn tha thứ,
Lãnh nhận phúc trường sinh.
Trong Thánh Thể giờ đây,
Nuôi dưỡng ta đêm ngày,
Cho hồn lành xác mạnh,
Hồng ân Chúa ban đầy.
Chúa như chim bồ nông,
Vì yêu con hết lòng,
Hy sinh cả mạng sống,
Cho con thịt máu hồng. (1)
Con dâng Chúa, Chúa ơi !
Với thân xác mỏi mòn,
Với tâm hồn thống hối,
Nguyện yêu Chúa suốt đời.
Chúa ơi ! Con hiểu rồi,
Chỉ mình Chúa mà thôi,
Vì đời con có Chúa,
Sẽ vĩnh phúc muôn đời.
‘Ta sẽ tặng các ngươi một qủa tim mới,
Sẽ đặt Thần Khí mới vào lòng,
Lấy khỏi mình các ngươi quả tim chai đá,
Ban tặng một quả tim biết yêu đương' (2)
*Ghi chú: (1) Trong nhiều Thánh đường thường minh họa
chim bồ nông lấy thịt chính mình nuôi con-
Biểu tượng việc Chúa nuôi chúng ta bằng chính thịt máu Ngài.
(2)Trích Thánh Vịnh Phụng Vụ: ( Tv. Ed: 36 )
Cha tôi yêu tôi từng ngày
Tuyết Mai
17:18 15/06/2012
Cái số của tôi Ông Trời bắt không có cha, nên tôi không có một chút kinh nghiệm nào về người cha trần gian của tôi cả!. Tôi nhớ không lầm thì từ cái thuở tôi biết suy nghĩ thì không một lần tôi ao ước muốn có cha, tôi không hiểu sao vì sự ao ước ấy không một lần đến trong đầu và trong đời tôi?. Có thể vì khi tôi còn nhỏ thì hình ảnh của người cha của tất cả bạn bè hay người thân thương của tôi, họ không có sự trìu mến và yêu thương gia đình hay con cái của họ, để tôi cảm thấy cần phải có người cha bên cạnh.
Người cha trong ký ức của tôi là những người cha lạnh lùng và dữ tợn. Tôi chỉ thấy họ la lối, đánh đòn, và phạt các con của họ qua rất nhiều hình thức khác nhau. Có thể đó là cách thời của tôi xưa ở VN mà các người bố cần phải nghiêm nghị và dữ tợn vậy đối với các con của họ chăng? Vì sợ chúng hư hỏng nhất là các con trai của họ. Rồi thì trong trường học cũng vậy, sự trừng phạt những đứa học trò con trai là những lằn roi đánh vun vút vào các tay hay các lưng của những thằng học trò con trai, có thành tích luôn phá phách, mà tôi nghe ông nhà tôi kể lại.
Rồi thì sau biến cố của năm “75”, tôi đã được sang Mỹ định cư ở tuổi đời còn rất non trẻ. Ở tuổi còn cắp sách đến trường học cho hết bốn năm trung học, rồi đại học. Tôi cũng chẳng thấy cần có bóng dáng của người cha trong cuộc đời đầy khốn khổ và thiếu thốn của tôi.
Ở đây sở dĩ tôi không có ý than vãn gì đâu hay muốn được chú ý đến, hoặc muốn ai tội nghiệp dùm cho tôi, mà những gì tôi muốn nói ở phần sau mới là quan trọng cho cả cuộc đời tôi.
Có thể vì cuộc đời của tôi Ông Trời bắt phải vậy, phải khác với mọi người, phải như thế là để giúp Người một bàn tay cho công trình của Người trên trần thế này hay chăng???. Tôi chỉ biết có một điều là cả tuổi trẻ của tôi, không một người thân thiết có thể ủi an và xoa dịu được những gì quá khứ tôi phải một mình gánh chịu. Tôi mồ côi mồ cút từ tấm bé. Có cha nhưng được ghi vào thẻ học bạ và giấy khai sanh “bố: vô danh”. Chắc nhờ thế mà tôi tự tung tự tác muốn học thì học mà muốn chơi thì chơi, chẳng một ai trông chừng trông đỗi tôi hết!. Nói thế thì chắc không đúng bởi nếu tôi mồ côi mồ cút, không ai trông chừng, thì chắc tôi đã ra hư hỏng từ lâu lắm rồi!.
Thiết tưởng Cha tôi Người vẫn luôn trông chừng tôi qua Chúa Thánh Thần?. Giờ nghĩ lại tuy tôi không thấy Cha tôi đâu, nhưng có phải Người vẫn mãi sống gần bên tôi, như chưa từng bao giờ rời xa tôi cả!. Phải công nhận cả cuộc đời tôi sống gần như thui thủi có một mình, có những tư tưởng không mấy bình thường, cũng có những lần vui chơi không lành mạnh, nhưng không vì thế mà tôi vung đà quá trớn. Có những điều quá khứ không làm cho tôi quên được! Nhưng có phải thế tôi mới học đời và có kinh nghiệm đời?. Mà nhờ thế bây giờ tôi mới biết cách trông chừng và dậy các con cái của chúng tôi?.
Vì tôi côi cút nên lửa của Chúa Thánh Thần trong tôi không được rực nóng lắm!? Vì tôi côi cút nên nhà thờ là nơi tôi ít tới lui. Vì tôi côi cút nên hình bóng của Cha tôi không được rõ nét trong tâm hồn tôi và trong trái tim tôi. Và vì tôi côi cút nên cuộc đời của tôi cũng không có gì gọi là thành công, ngoài lấy được cái chứng chỉ y tá quèn, cũng gọi là đủ để tôi phụ giúp ông nhà tôi trong suốt bao nhiêu năm trời cùng nhau dưỡng dục nuôi nấng các con của chúng tôi.
Nhưng việc gì nó đến thì nó phải đến thưa anh chị em! Đó là ngày mà Chúa Thánh Thần đến để đánh thức tôi tỉnh dậy và trở về Nhà Cha trong tâm hồn quạnh quẽ của tôi. Ngày ấy chắc Cha của tôi bảo là đã đến lúc Nó phải biết Cha của nó hiện hữu, và phải thay đổi cuộc sống của nó. Phải biết là Nó có Cha và Cha nó rất thương nó. Để cuộc sống của nó phải được thay đổi, và để con cái của nó có nguồn cội đàng hoàng, và để chồng của nó nữa cũng phải biết Cha.
Thế là từ ngày đó trở đi Nó vô cùng hạnh phúc vì đã được Cha của nó nhận diện. Từ đó trở đi phụ tá của Cha nó đã luôn là người chỉ đạo cho nó sống thế nào thì vừa ý Cha của nó, sống sao để đẹp lòng Cha nó, và để sẽ được trở về nhà Cha nó vĩnh viễn. Thế là từ ngày nó biết Cha nó đến nay, không ngày nào mà nó không gần Cha nó, để thủ thỉ ngày cũng như đêm. Để hỏi ý kiến và cần người hướng dẫn. Thế là từ ngày đó Nó thực sự hạnh phúc sống bên Cha đời đời của nó thưa anh chị em!. Không ngày nào mà nó không lãnh nhận được Ơn của Người Cha. Không ngày nào mà nó còn ngờ vực hay nghi ngại trên con đường đời vì tuy Cha nó không thực sự nắm tay nó, nhưng Nó hiểu rất rõ là nó không đi xa hơn vòng tay yêu thương của Người.
Vâng, nhân ngày Father’s Day sắp đến đây, tuy tôi không có hình ảnh của người cha trần thế, nhưng tôi biết Cha của tôi đang ngự ở trên Trời, trong lòng, và trong trái tim của tôi. Tôi biết trong ngày Father’s Day Cha tôi rất vui sướng vì Người biết tôi yêu Người. Vì Người biết thấu trái tim tôi nên Người luôn gìn giữ tôi hằng ngày cho đến muôn đời sau. Tôi cũng xin chúc mọi người cha trần thế, kính chúc quý cha Linh Mục, tìm được hạnh phúc trong gia đình và trong cộng đoàn. Được Cha trên Trời luôn chúc lành và luôn yêu thương con cái Người bây giờ và mãi mãi, một tình yêu trao ban rất nhưng không. Amen.
Người cha trong ký ức của tôi là những người cha lạnh lùng và dữ tợn. Tôi chỉ thấy họ la lối, đánh đòn, và phạt các con của họ qua rất nhiều hình thức khác nhau. Có thể đó là cách thời của tôi xưa ở VN mà các người bố cần phải nghiêm nghị và dữ tợn vậy đối với các con của họ chăng? Vì sợ chúng hư hỏng nhất là các con trai của họ. Rồi thì trong trường học cũng vậy, sự trừng phạt những đứa học trò con trai là những lằn roi đánh vun vút vào các tay hay các lưng của những thằng học trò con trai, có thành tích luôn phá phách, mà tôi nghe ông nhà tôi kể lại.
Rồi thì sau biến cố của năm “75”, tôi đã được sang Mỹ định cư ở tuổi đời còn rất non trẻ. Ở tuổi còn cắp sách đến trường học cho hết bốn năm trung học, rồi đại học. Tôi cũng chẳng thấy cần có bóng dáng của người cha trong cuộc đời đầy khốn khổ và thiếu thốn của tôi.
Ở đây sở dĩ tôi không có ý than vãn gì đâu hay muốn được chú ý đến, hoặc muốn ai tội nghiệp dùm cho tôi, mà những gì tôi muốn nói ở phần sau mới là quan trọng cho cả cuộc đời tôi.
Có thể vì cuộc đời của tôi Ông Trời bắt phải vậy, phải khác với mọi người, phải như thế là để giúp Người một bàn tay cho công trình của Người trên trần thế này hay chăng???. Tôi chỉ biết có một điều là cả tuổi trẻ của tôi, không một người thân thiết có thể ủi an và xoa dịu được những gì quá khứ tôi phải một mình gánh chịu. Tôi mồ côi mồ cút từ tấm bé. Có cha nhưng được ghi vào thẻ học bạ và giấy khai sanh “bố: vô danh”. Chắc nhờ thế mà tôi tự tung tự tác muốn học thì học mà muốn chơi thì chơi, chẳng một ai trông chừng trông đỗi tôi hết!. Nói thế thì chắc không đúng bởi nếu tôi mồ côi mồ cút, không ai trông chừng, thì chắc tôi đã ra hư hỏng từ lâu lắm rồi!.
Thiết tưởng Cha tôi Người vẫn luôn trông chừng tôi qua Chúa Thánh Thần?. Giờ nghĩ lại tuy tôi không thấy Cha tôi đâu, nhưng có phải Người vẫn mãi sống gần bên tôi, như chưa từng bao giờ rời xa tôi cả!. Phải công nhận cả cuộc đời tôi sống gần như thui thủi có một mình, có những tư tưởng không mấy bình thường, cũng có những lần vui chơi không lành mạnh, nhưng không vì thế mà tôi vung đà quá trớn. Có những điều quá khứ không làm cho tôi quên được! Nhưng có phải thế tôi mới học đời và có kinh nghiệm đời?. Mà nhờ thế bây giờ tôi mới biết cách trông chừng và dậy các con cái của chúng tôi?.
Vì tôi côi cút nên lửa của Chúa Thánh Thần trong tôi không được rực nóng lắm!? Vì tôi côi cút nên nhà thờ là nơi tôi ít tới lui. Vì tôi côi cút nên hình bóng của Cha tôi không được rõ nét trong tâm hồn tôi và trong trái tim tôi. Và vì tôi côi cút nên cuộc đời của tôi cũng không có gì gọi là thành công, ngoài lấy được cái chứng chỉ y tá quèn, cũng gọi là đủ để tôi phụ giúp ông nhà tôi trong suốt bao nhiêu năm trời cùng nhau dưỡng dục nuôi nấng các con của chúng tôi.
Nhưng việc gì nó đến thì nó phải đến thưa anh chị em! Đó là ngày mà Chúa Thánh Thần đến để đánh thức tôi tỉnh dậy và trở về Nhà Cha trong tâm hồn quạnh quẽ của tôi. Ngày ấy chắc Cha của tôi bảo là đã đến lúc Nó phải biết Cha của nó hiện hữu, và phải thay đổi cuộc sống của nó. Phải biết là Nó có Cha và Cha nó rất thương nó. Để cuộc sống của nó phải được thay đổi, và để con cái của nó có nguồn cội đàng hoàng, và để chồng của nó nữa cũng phải biết Cha.
Thế là từ ngày đó trở đi Nó vô cùng hạnh phúc vì đã được Cha của nó nhận diện. Từ đó trở đi phụ tá của Cha nó đã luôn là người chỉ đạo cho nó sống thế nào thì vừa ý Cha của nó, sống sao để đẹp lòng Cha nó, và để sẽ được trở về nhà Cha nó vĩnh viễn. Thế là từ ngày nó biết Cha nó đến nay, không ngày nào mà nó không gần Cha nó, để thủ thỉ ngày cũng như đêm. Để hỏi ý kiến và cần người hướng dẫn. Thế là từ ngày đó Nó thực sự hạnh phúc sống bên Cha đời đời của nó thưa anh chị em!. Không ngày nào mà nó không lãnh nhận được Ơn của Người Cha. Không ngày nào mà nó còn ngờ vực hay nghi ngại trên con đường đời vì tuy Cha nó không thực sự nắm tay nó, nhưng Nó hiểu rất rõ là nó không đi xa hơn vòng tay yêu thương của Người.
Vâng, nhân ngày Father’s Day sắp đến đây, tuy tôi không có hình ảnh của người cha trần thế, nhưng tôi biết Cha của tôi đang ngự ở trên Trời, trong lòng, và trong trái tim của tôi. Tôi biết trong ngày Father’s Day Cha tôi rất vui sướng vì Người biết tôi yêu Người. Vì Người biết thấu trái tim tôi nên Người luôn gìn giữ tôi hằng ngày cho đến muôn đời sau. Tôi cũng xin chúc mọi người cha trần thế, kính chúc quý cha Linh Mục, tìm được hạnh phúc trong gia đình và trong cộng đoàn. Được Cha trên Trời luôn chúc lành và luôn yêu thương con cái Người bây giờ và mãi mãi, một tình yêu trao ban rất nhưng không. Amen.
Có những người cha
Anmai, CSsR
19:16 15/06/2012
Cha già cố nằm viện nên tôi vào thăm. Cùng thân cùng phận ở nhà hưu dưỡng với cha già cố nên "mật độ" thăm viếng thường nhật hơn.
Nằm chung phòng với cha già là ông cụ năm nay 75 tuổi. Ra vô nhiều lần nên những câu chuyện về cuộc đời hai bên cứ được san sẻ.
Cụ già có 6 người con, 4 người đã yên bề gia thất, tất cả các con của cụ giờ đây là những người khá thành đạt. Để được cái thành đạt theo như người con kế út của cụ kể lại không phải là chuyện giản đơn.
17 tuổi, ông lội ngược vào miền Nam tìm kế sinh nhai. Sau những năm tháng dài dong duỗi với cuộc sống, ông gặp bà và cùng kết nối se duyên. Vì là con trai một và vào Nam không có người thân nên ông đành ở rể. Chuyện hết sức đặc biệt là gia đình bà cụ thương ông hơn cả con ruột. Lập gia đình vài năm, cụ xin đi mua căn nhà thì gia đình bên bà phản đối bảo ở chung cũng được. Cương quyết mua căn nhà đó nên ngày nay cụ và các con mới có chỗ trú ngụ.
Vì vắn số nên chỉ mới 48 tuổi, bà nhà của ông đã ra đi. Thế là một mình cáng cảnh gà trống nuôi con. Khó cho ông khi đứa út mới tròn 8 tuổi.
Ngồi kể lại những kỷ niệm xưa, những gì đang có ông khẳng định rằng ơn Chúa cứ tuôn đổ trên ông và gia đình.
Người con kế út không ngớt lời ca tụng cha. Những ngày tháng nằm bệnh này, cả gia đình cùng chung tay chung sức lo cho cha của mình mà không nề hà hơn thiệt. Chị nói rằng ngày hôm nay cả nhà vui vẻ và hết sức cố gắng để lo cho cha vì cha đã hy sinh quá nhiều cho đàn con ...
Gia đình của cụ già quá đẹp với sự hy sinh của cụ già thương mến mà tôi có dịp gặp trong phòng bệnh.
Một người cha khác tôi lại có dịp gặp trong một gia đình thân thiết. Cứ mỗi lần có dịp hàn huyên tâm sự thì ông cứ nhấn đi nhấn lại cái chuyện đạo đức trong gia đình. Ông luôn khiêm tốn nhìn nhận khả năng nhỏ bé của mình so với tài sức bươn chải của người vợ thương yêu.
Người vợ giữ cáng cân kinh tế còn ông thì giữ cáng cân đạo đức trong gia đình. Cứ chiều chiều ông cùng thằng con út đến nhà thờ cầu kinh dâng Lễ. Tối Chúa nhật hàng tuần mấy cha con lại cùng nhau đến Đức Mẹ Hòa Bình trước nhà thờ Đức Bà hay Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cầu nguyện. Ngày hè và ngày nghỉ có dịp cha con lại dắt díu nhau chạy đến với Đức Mẹ Tàpao. Dấu ấn đặc biệt trong gia đình ông là dù bận rộn như thế nào không cần biết, mỗi tối cả gia đình cùng quây quần bên đài Đức Mẹ trong gia đình để cầu nguyện. Đứa con gái út là đứa cá tính nhất trong nhà lại là đứa ngồi lâu nhất để thầm thì bên Mẹ. Người giúp việc trong nhà hỏi cháu sao ngồi lâu thế thì cháu bảo ngồi lâu để ... nói chuyện về Đức Mẹ.
Dĩ nhiên là gia đình nào cũng có những lúc có sóng có gió và vợ chồng đi khi cũng hờn cũng dỗi nhưng tôi thấy gia đình này khá vững vì lẽ có đường một người chồng và người cha giữ "lửa" đạo đức trong gia đình. Cũng dĩ nhiên không hẳn là ai siêng năng kinh hạt lễ lạy là người đạo đức nhưng ít ra những người gắn bó với Chúa và Mẹ thì hẳn nhiên họ có một đời sống khan khác với những người lạnh lẽo.
Người bố này vẫn thường tâm sự với tôi rằng gia đình dù giàu có thế nào mà các con không ăn học tử tế và đạo nghĩa nghiêm túc thì chẳng ra làm sao cả. Ông tâm sự những điều đó và ông cũng chính là người sống những điều đó trong gia đình của ông.
Chỉ là hai trong nhiều người bố trong gia đình mà tôi may mắn có dịp gặp gỡ, tiếp xúc. Nhiều và nhiều người cha tốt lắm đã giữ lửa cho gia đình mình bằng cách này hay cách khác.
Nhớ về cha của mình, cha của tôi nay cũng tuổi đà xế bóng nhưng hàng ngày vẫn cầu nguyện cho lũ cháu đàn con. Chắc hẳn là nhờ lời nguyện cầu của ông mà chúng tôi mới có được cuộc sống ngày hôm nay.
Ngày của cha, chúng ta hãy nguyện cầu cho cho chúng ta khi người còn sống hay đã qua đời.
"Ơn cha như Thái Sơn cao bao tầng, ngoài thì cương quyết mà lòng âu yếm ..."
Xin cha cứ ở mãi bên chúng con như ngọn núi Thái Sơn chở che chúng con suốt cả cuộc đời.
Ngày người cha 2012
Nằm chung phòng với cha già là ông cụ năm nay 75 tuổi. Ra vô nhiều lần nên những câu chuyện về cuộc đời hai bên cứ được san sẻ.
Cụ già có 6 người con, 4 người đã yên bề gia thất, tất cả các con của cụ giờ đây là những người khá thành đạt. Để được cái thành đạt theo như người con kế út của cụ kể lại không phải là chuyện giản đơn.
17 tuổi, ông lội ngược vào miền Nam tìm kế sinh nhai. Sau những năm tháng dài dong duỗi với cuộc sống, ông gặp bà và cùng kết nối se duyên. Vì là con trai một và vào Nam không có người thân nên ông đành ở rể. Chuyện hết sức đặc biệt là gia đình bà cụ thương ông hơn cả con ruột. Lập gia đình vài năm, cụ xin đi mua căn nhà thì gia đình bên bà phản đối bảo ở chung cũng được. Cương quyết mua căn nhà đó nên ngày nay cụ và các con mới có chỗ trú ngụ.
Vì vắn số nên chỉ mới 48 tuổi, bà nhà của ông đã ra đi. Thế là một mình cáng cảnh gà trống nuôi con. Khó cho ông khi đứa út mới tròn 8 tuổi.
Ngồi kể lại những kỷ niệm xưa, những gì đang có ông khẳng định rằng ơn Chúa cứ tuôn đổ trên ông và gia đình.
Người con kế út không ngớt lời ca tụng cha. Những ngày tháng nằm bệnh này, cả gia đình cùng chung tay chung sức lo cho cha của mình mà không nề hà hơn thiệt. Chị nói rằng ngày hôm nay cả nhà vui vẻ và hết sức cố gắng để lo cho cha vì cha đã hy sinh quá nhiều cho đàn con ...
Gia đình của cụ già quá đẹp với sự hy sinh của cụ già thương mến mà tôi có dịp gặp trong phòng bệnh.
Một người cha khác tôi lại có dịp gặp trong một gia đình thân thiết. Cứ mỗi lần có dịp hàn huyên tâm sự thì ông cứ nhấn đi nhấn lại cái chuyện đạo đức trong gia đình. Ông luôn khiêm tốn nhìn nhận khả năng nhỏ bé của mình so với tài sức bươn chải của người vợ thương yêu.
Người vợ giữ cáng cân kinh tế còn ông thì giữ cáng cân đạo đức trong gia đình. Cứ chiều chiều ông cùng thằng con út đến nhà thờ cầu kinh dâng Lễ. Tối Chúa nhật hàng tuần mấy cha con lại cùng nhau đến Đức Mẹ Hòa Bình trước nhà thờ Đức Bà hay Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cầu nguyện. Ngày hè và ngày nghỉ có dịp cha con lại dắt díu nhau chạy đến với Đức Mẹ Tàpao. Dấu ấn đặc biệt trong gia đình ông là dù bận rộn như thế nào không cần biết, mỗi tối cả gia đình cùng quây quần bên đài Đức Mẹ trong gia đình để cầu nguyện. Đứa con gái út là đứa cá tính nhất trong nhà lại là đứa ngồi lâu nhất để thầm thì bên Mẹ. Người giúp việc trong nhà hỏi cháu sao ngồi lâu thế thì cháu bảo ngồi lâu để ... nói chuyện về Đức Mẹ.
Dĩ nhiên là gia đình nào cũng có những lúc có sóng có gió và vợ chồng đi khi cũng hờn cũng dỗi nhưng tôi thấy gia đình này khá vững vì lẽ có đường một người chồng và người cha giữ "lửa" đạo đức trong gia đình. Cũng dĩ nhiên không hẳn là ai siêng năng kinh hạt lễ lạy là người đạo đức nhưng ít ra những người gắn bó với Chúa và Mẹ thì hẳn nhiên họ có một đời sống khan khác với những người lạnh lẽo.
Người bố này vẫn thường tâm sự với tôi rằng gia đình dù giàu có thế nào mà các con không ăn học tử tế và đạo nghĩa nghiêm túc thì chẳng ra làm sao cả. Ông tâm sự những điều đó và ông cũng chính là người sống những điều đó trong gia đình của ông.
Chỉ là hai trong nhiều người bố trong gia đình mà tôi may mắn có dịp gặp gỡ, tiếp xúc. Nhiều và nhiều người cha tốt lắm đã giữ lửa cho gia đình mình bằng cách này hay cách khác.
Nhớ về cha của mình, cha của tôi nay cũng tuổi đà xế bóng nhưng hàng ngày vẫn cầu nguyện cho lũ cháu đàn con. Chắc hẳn là nhờ lời nguyện cầu của ông mà chúng tôi mới có được cuộc sống ngày hôm nay.
Ngày của cha, chúng ta hãy nguyện cầu cho cho chúng ta khi người còn sống hay đã qua đời.
"Ơn cha như Thái Sơn cao bao tầng, ngoài thì cương quyết mà lòng âu yếm ..."
Xin cha cứ ở mãi bên chúng con như ngọn núi Thái Sơn chở che chúng con suốt cả cuộc đời.
Ngày người cha 2012
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngày Vui Bên Bố
Thérésa Nguyễn
21:18 15/06/2012
NGÀY VUI BÊN BỐ
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Dù mưa hay nắng đổ qua
Chở che con dại, hiền hoà hy sinh
Âm thầm vun tưới đậm tình
Tương lai con bước bình minh soi ngời …
(Trích thơ của Hoài Vi)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Dù mưa hay nắng đổ qua
Chở che con dại, hiền hoà hy sinh
Âm thầm vun tưới đậm tình
Tương lai con bước bình minh soi ngời …
(Trích thơ của Hoài Vi)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 8-14/6/2012 - Những ngộ nhận và xuyên tạc của truyền thông đời trong vụ Vatileaks
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:27 15/06/2012
Họp báo về vụ Vatileaks
Hôm thứ Hai 11 tháng 6, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, đã mở cuộc họp báo để bác bỏ những tin thất thiệt của một số báo chí lớn ở Italia quanh vụ Vatileaks tức là vụ “rò rỉ” các tin tức tại Vatican.
Ba tờ báo lớn ở Italia ra ngày 11 tháng 6 nói rằng người quản gia của Đức Thánh Cha, ông Paolo Gabriele chỉ là một “con dê tế thần”, vì có 2 Hồng Y và 5 giáo dân khác, trong đó có 1 ký giả, thuộc vào số những người bị tình nghi lấy cắp tài liệu, thư từ của Đức Thánh Cha.
Liên quan đến vấn đề này, trong cuộc họp báo sáng ngày 11 tháng 6 tại Phòng báo chí Tòa Thánh, cha Lombardi tái khẳng định rằng hiện thời ông Paolo Gabriele là người duy nhất bị điều tra về vụ thất thoát tài liệu tại Vatican. Các luật sư của đương sự đã đệ đơn xin cho đương sự được quản thúc tại gia, thay vì bị giam như từ ngày bị bắt hôm 23 tháng 5 đến nay. Tuy nhiên vị thẩm phán điều tra, là giáo sư Antonio Bonnet, quyết định giữ nguyên tình trạng như hiện nay đối với đương sự.
Cha Lombardi nhìn nhận cuộc điều tra tiến hành “chậm chạp”, nhưng đó cũng là dấu chỉ một tiến trình điều tra kỹ lưỡng, do ngành công lý Quốc Gia thành Vatican tiến hành. “Việc mở lại cuộc thẩm vấn chính thức ông Paolo Gabriele là điều chưa được tiến hành ngay. Giới chức điều tra tiếp tục tìm kiếm những yếu tố hữu ích để có một khung cảnh đầy đủ về tình hình, và để các cuộc hỏi cung được hữu hiệu”.
Ông Gabriele vẫn được gặp các luật sư, thân nhân và một linh mục nếu đương sự muốn.
Về việc các chuyên gia luật pháp và tài chánh của Hội đồng Âu Châu, gọi là Moneyval, thẩm định về hệ thống tài chánh của Vatican và các biện pháp chống rửa tiền tại các quốc gia thành viên, cha Lombardi nói rằng thật là điều tích cực vì người ta thấy con đường rõ ràng khi Vatican chịu sự thẩm định như vậy. Đức Thánh Cha muốn có một cuộc điều tra hữu ích như thế để có một sự đối chiếu thanh thản giữa các tổ chức của Giáo Hội và thế giới đời, hướng đến công ích và sự tôn trọng luật pháp quốc tế, qua việc chống lại nạn khủng bố và các tổ chức tội phạm.
Sau cùng, cha Lombardi tái khẳng định thái độ luôn sẵn sàng cộng tác của Vatican với ngành tư pháp Italia, trong các cuộc điều tra chống tội phạm.
Các sai lầm phổ biến nhất về 'Vatileaks'
Tin tức về các tài liệu của Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma bị rò rỉ đang là vấn đề thời sự được đăng tải mỗi ngày trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, dòng chảy liên tục của thông tin xem ra không làm sáng tỏ vấn đề mà trái lại đang có xu hướng mang lại rất nhiều ngộ nhận và thậm chí cả những bóp méo sai thực tế rất xa. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến nhất.
Sai lầm đầu tiên là quan điểm cho rằng khoảng 100 tài liệu bị rò rỉ là "các tài liệu đầy tai tiếng". Nội dung của các tài liệu này không có gì là tai tiếng hết cả. Trong các tài liệu này, đa số các tác giả viết thư cho Đức Giáo Hoàng để đề nghị các phương hướng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong Giáo Hội.
Một số tài liệu và thư từ bao gồm các yêu cầu để được Đức Thánh Cha tiếp kiến, và các báo cáo liên quan đến các nhận định hay những quan điểm cá nhân của những vị có trách nhiệm trong Giáo Hội về những vấn đề thời sự trên thế giới, là những vấn đề đã được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Các tài liệu này khá trực tiếp và không luôn luôn theo các quy định lễ tiết nhất định nào, vì các tác giả của các tài liệu giả định rằng chỉ có Đức Giáo Hoàng sẽ đọc các văn bản ấy.
Sai lầm thứ hai cho rằng các tài liệu bị rò rỉ đưa ra một hình ảnh tiêu cực về Đức Giáo Hoàng và đó là một cuộc tấn công chống lại Đức Thánh Cha. Thực tế, các tài liệu này đưa ra một hình ảnh tích cực về Đức Thánh Cha. Chúng cho thấy rằng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, ngài luôn tham khảo các ý kiến sâu sắc của các cộng tác viên của mình.
Tuy nhiên, cần phải nói rằng hành vi đánh cắp và xuất bản các văn bản đánh cắp như thế là một hành vi vô luân trầm trọng. Đây không phải chỉ là một sự xúc phạm đến sự kín đáo riêng tư mà bất kỳ ai cũng có quyền được hưởng nhưng còn là một sự chà đạp lương tâm của những người ngỏ lời với Đức Thánh Cha trong tư cách ngài là vị Đại diện Chúa Kitô và là một sự xúc phạm đối với sứ vụ của người Kế Vị Thánh Phêrô.
Sai lầm thứ ba cho rằng "Vatican được chia thành hai nhóm tranh giành quyền lực với nhau." Các tài liệu bị rò rỉ thực sự liên quan đến các chủ đề rất đa dạng với các mức độ quan trọng rất khác biệt. Như trong các guồng máy hành chính khác, luôn có những ý kiến khác nhau. Nhưng điều này không nên nhầm lẫn với thái độ thù địch nội bộ.
Sai lầm thứ tư cho rằng ông Paolo Gabriele, là quản gia của Đức Giáo Hoàng, sẽ được xét xử bởi một tòa án của Giáo Hội. Điều này là không đúng, vì người quản gia này được xét xử bởi tòa án dân sự của Quốc Gia thành của Vatican. Các vị quan toà không phải là các linh mục hay là những vị trong hàng giáo sĩ, nhưng là các giáo dân là các chuyên gia pháp luật hay giáo sư của các trường Đại học Ý.
Sai lầm thứ năm cho rằng người quản gia sẽ được xử bí mật. Tại thời điểm này, một thẩm phán đã ra một “gag order”, tức là một án lệnh không công bố các chi tiết trong tiến trình điều tra. Nhưng nếu ông quyết định khởi tố người quản gia này trong một phiên tòa, thì phiên tòa đó chắc chắn phải diễn ra công khai trong đó người quản gia này sẽ được chọn hai luật sư bào chữa.
Nhiều phương tiện truyền thông cho rằng Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 sẽ ban hành một ân xá cho người quản gia. Tại thời điểm này, đây vẫn chỉ là một giả thuyết. Trước đây, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tha thứ cho Ali Agca là người đã bắn vào ngài. Mặc dù hai trường hợp hoàn toàn khác biệt. Không loại trừ khả năng Đức Giáo Hoàng có thể ân xá cho ông Paolo Gabriele. Nhưng cũng không thể khả định khả năng đó chắc chắn sẽ xảy đến.
Bưu thiếp ủng hộ Đức Thánh Cha
Trong khi cuộc điều tra về vụ Vatileak vẫn đang tiến hành, một nhóm anh chị em giáo dân tại Đức đã có sáng kiến ủng hộ Đức Giáo Hoàng với nhiều hơn là những lời cầu nguyện.
Nhóm anh chị em tín hữu Công Giáo Đức gọi là "Pro-Papa" đã quyết định gửi bưu thiếp đến Đức Giáo Hoàng với hàng chữ “Chúng con đồng hành với Đức Thánh Cha”
Nhóm này mời gọi tất cả mọi người hãy gởi các bưu thiếp trực tuyến trên trang web của mình tại địa chỉ http://www.d-pro-papa.de
Cho đến nay khoảng 1.000 tấm bưu thiếp này đã được gửi cho Đức Giáo Hoàng trong khoảng chưa đầy một tuần.
Hôm Thứ Bảy, nhóm đang có kế hoạch gặp gỡ bào huynh của Giáo Hoàng là Đức Ông Georg Ratzinger, để chính thức giới thiệu dự án với ngài.
Đức Giáo Hoàng chủ sự cuộc rước Mình Máu Thánh Chúa qua đường phố của Rome
Hôm thứ Năm, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã chủ sự Thánh Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô tại San Giovanni, Rôma. Đây là một trong bốn đại thánh đường của Rôma.
Trong bài giảng lễ, Đức Giáo Hoàng đã nói về Thánh Thể như là một bí tích tình yêu. Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã dẫn đầu cuộc rước trên Via Merulana. Đây là con đường nối liền đền thờ Thánh Gioan Latêranô và đền thờ Đức Bà Cả.
Chúa Giêsu ở với chúng ta mọi lúc trong bí tích Thánh Thể
Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu là cử chỉ tôn thờ và biết ơn Chúa Giêsu hiện diện trong bí tích Thánh Thể để ở với chúng ta mọi giờ, mọi ngày.
Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin chung với gần 60.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật Mùng 10 tháng 6 nhân dịp mừng lễ “Corpus Domini” nghĩa là Mình Máu Thánh Chúa. Tại nhiều nước trên thế giới, người Công Giáo vẫn giữ truyền thống tốt đẹp là tổ chức các cuộc rước trọng thể với Bí tích Rất Thánh qua các đường phố và quảng trường. Tại Roma cuộc rước kiệu ấy đã diễn ra ngày thứ năm vừa qua, là chính ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Ngày lễ này hàng năm canh tân nơi các tín hữu niềm vui và lòng biết ơn đối với sự hiện diện của Chúa Giêsu giữa chúng ta.
Đức Thánh Cha nói:
“Trong Bữa Tiệc Ly, vào đêm trước cái chết của Ngài trên Thánh Giá, Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích Thánh Thể như là Bí Tích của giao ước mới tồn tại muôn đời giữa Thiên Chúa và nhân loại”.
Từ ý tưởng liên quan tới Nhà Tạm, nơi cất giữ Mình Thánh Chúa trong các nhà thờ, Đức Thánh Cha liên tưởng đến sự kiện Mình Thánh Chúa đang nằm dưới các đống đá gạch của các nhà thờ bị sập trong trận động đất tại miềm Trung và Bắc Italia những ngày vừa qua. Ngài nói:
“Tôi không thể không cảm động khi nghĩ tới nhiều nhà thờ đã bị hư hại nặng nề vì trận động đất mới đây trong vùng Emilia Romagna, tới sự kiện cả Mình Thánh Chúa Kitô, trong nhà tạm, trong một vài trường hợp cũng nằm dưới các đổ nát.”
Sau Kinh Truyền tin Đức Thánh Cha đã nhắc cho mọi người biết rằng ngày thứ năm tới đây 14-6 là Ngày quốc tế hiến máu, do Tổ chức Sức Khỏe Thế Giới phát động. Đức Thánh Cha đánh giá cao sáng kiến này và khích lệ tất cả mọi người thực thi hình thức liên đới này là điều cần thiết đối với sự sống của biết bao bệnh nhân.
Buổi triều yết chung hôm thứ Tư 13 Tháng Sáu
Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 13 Tháng Sáu, Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến sự cầu nguyện trong chiêm niệm và trong niềm tin tưởng vào Thiên Chúa khi đối mặt với những khó khăn. Ngài kêu gọi mọi người dành nhiều thời gian hơn để cầu nguyện.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, tiếp tục các bài suy niệm của chúng ta về các lời cầu nguyện trong những thư của Thánh Phaolô, giờ đây chúng ta xem xét chứng tá của vị Tông Đồ về kinh nghiệm riêng của ngài trong chiêm niệm. Trong khi bênh vực chứng tá của các tông đồ liên quan đến sự gần gũi sâu sắc của các ngài với Thiên Chúa trong khi cầu nguyện, được ghi dấu bằng những khoảnh khắc xuất thần, những thị kiến và mạc khải; thánh Tông Đồ cũng đề cập đến những thử thách mà Thiên Chúa gởi đến cho ngài để ngài không sinh ra kiêu ngạo: thân xác ngài như bị một cái dằm đâm vào. Thánh Tông Đồ, do đó, sẵn sàng tự hào về sự yếu đuối của mình, để sức mạnh của Chúa Kitô ở mãi trong ngài.
Thông qua kinh nghiệm về mầu nhiệm của lời cầu nguyện, Thánh Phaolô nhận ra rằng Vương quốc của Thiên Chúa trị đến không phải do những nỗ lực của riêng chúng ta, nhưng bởi sức mạnh của ân sủng Thiên Chúa rạng ngời trên các mạch đất nghèo nàn của chúng ta.
Chúng ta thấy rằng việc cầu nguyện chiêm niệm vừa nâng chúng ta lên vừa làm cho chúng ta băn khoăn, vì chúng ta vừa kinh nghiệm cả vẻ đẹp của tình yêu Thiên Chúa lẫn sự yếu đuối của chúng ta. Thánh Phaolô dạy chúng ta sự cần thiết phải bền đỗ trong lời cầu nguyện hàng ngày, thậm chí tại những thời điểm khô khan và khó khăn, vì chính vào những lúc như vậy chúng ta trải nghiệm sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa trong việc thay đổi cuộc sống.
Tôi rất vui mừng chào đón những người tham gia trong Đại hội Thế giới Intercoiffure lần thứ 20. Tôi cũng chào đón du khách đến từ giáo phận Anh giáo Southwark. Lời chào thân ái cũng được gởi đến những người hành hương từ Tu Hội Trái tim Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Tôi cảm ơn ca đoàn Minores của Phần Lan và các ca đoàn khác đã dâng lời khen ngợi Thiên Chúa qua các bài hát.
Tại thời điểm này, tư tưởng và lời cầu nguyện của chúng ta hướng đến tất cả những tham dự viên trong Đại Hội Thánh Thể quốc tế tại Dublin, Ireland. Tôi mời gọi tất cả anh chị em cùng tham gia với tôi trong lời cầu nguyện xin cho Đại Hội sinh hoa kết quả thiêng liêng trong niềm tri ân ơn sủng của Thiên Chúa ban cho chúng ta là chính Ngài trong Bí Tích Thánh Thể. Xin cho chúng ta có một tình yêu sâu sắc hơn với mầu nhiệm Giáo Hội. Giáo Hội đem chúng ta đến với sự hiệp thông với Chúa trọn vẹn hơn thông qua việc cử hành hàng ngày hy tế Thánh Thể.
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh
Hôm thứ Hai 11 tháng 6, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã mời gọi các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh gia tăng lòng trung thành với Người Kế Vị Thánh Phêrô và các Giáo Hội địa phương mà họ được gửi đến để phục vụ.
Đức Thánh Cha đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho các linh mục sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh, dưới sự hướng dẫn của Đức Tổng Giám Mục Beniamino Stella, tổng cộng là 40 người.
Đức Thánh Cha nhắc đến lòng trung tín của Thiên Chúa đối với giao ước đã ký kết với Dân Người. “Vì trung tín, Thiên Chúa bảo đảm hoàn tất ý định yêu thương của Ngài và vì thế, Người cũng đáng tin và chân thật”. Chính thái độ đó của Thiên Chúa tạo nên nơi con người khả năng trung tín.
Từ viễn tượng trên đây, Đức Thánh Cha khuyến khích các linh mục sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh hãy liên kết với Vị Đại Diện Chúa Kitô như thành phần linh đạo của mình. Đức Thánh Cha nói: “Chắc chắn đây là một yếu tố của mỗi tín hữu Công Giáo, và nhất là của mỗi linh mục. Nhưng đối với những người làm việc tại Tòa Thánh, thì yếu tố này càng có một tính chất đặc biệt, vì họ dành phần lớn năng lực, thời gian và sứ vụ thường nhật của mình để phục vụ Người Kế vị Thánh Phêrô. Đây là một trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng là một hồng ân đặc biệt, cần được phát triển thành mối liên hệ yêu mến với Đức Giáo Hoàng, tín thác trong nội tâm, một sự đồng cảm tự nhiên với Người”.
Từ sự trung thành với Đấng Kế vị Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha mời gọi các nhà ngoại giao của Tòa Thánh như trong tư cách là Đại diện Đức Thánh Cha, cũng như các cộng sự viên của ngài, hãy trở thành những người diễn tả mối quan tâm ân cần của ngài đối với tất cả các Giáo Hội địa phương. Đức Thánh Cha nói: “Vì thế, anh em phải nuôi dưỡng một quan hệ quí chuộng sâu xa đối với các Giáo Hội và cộng đoàn mà anh em được gửi tới. Anh em cũng có một nghĩa vụ trung thành đối với các Giáo Hội ấy, được cụ thể hóa qua sự tận tụy chăm chỉ đối với công việc thường nhật, trong sự hiện diện nơi các Giáo Hội ấy những lúc vui buồn, và cả những lúc bi thảm của lịch sử, thủ đắc kiến thức sâu xa về nền văn hóa của họ, về hành trình xã hội, và biết quí chuộng những gì mà ơn thánh Chúa đang hoạt động nơi mỗi dân nước.
Trong lời chào mừng Đức Thánh Cha đầu buổi tiếp kiến, Đức Tổng Giám Mục Stella cho biết trong vòng vài ngày tới đây lối 10 linh mục sinh viên sẽ nhận được bài sai tới các nhiệm sở ngoại giao Tòa Thánh. 15 linh mục khác, tuổi từ 30 đến 35, sẽ gia nhập trường ngoại giao Tòa Thánh vào tháng 9 tới đây.
Đức Giáo Hoàng tiếp tổng thống Sri Lanka
Khoảng ba năm trước đây, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã lên tiếng bày tỏ sự buồn phiền của ngài khi 100.000 thường dân đã chết trong cuộc nội chiến Sri Lanka. Hầu hết trong số họ thuộc nhóm dân tộc thiểu số Tamil. Hôm thứ Sáu mùng 8 tháng Sáu vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tiếp tổng thống Sri Lanka tại Vatican trong một bầu không khí lạc quan hơn. Trong cuộc họp, ngài đã thúc giục tổng thống Sri Lanka nhanh chóng đạt đến một thỏa thuận với phiến quân Tamil để thúc đẩy tiến trình hòa giải.
Đây là lần thứ hai Tổng thống Mahinda Rajapaksa viếng thăm Vatican, nhưng đó là chuyến thăm đầu tiên của mình sau khi kết thúc cuộc nội chiến kéo dài từ 1983 đến 2009.
Tổng thống Mahinda đã giải thích một số các biện pháp được thực hiện nhằm phát triển xã hội và hòa giải trong nước.
Một lần nữa, Đức Giáo Hoàng yêu cầu ông giải quyết nguyện vọng chính đáng của tất cả các bên
Tổng thống Rajapaksa đến thăm Vatican đi cùng với người vợ Công giáo của ông. Ông đã tặng Đức Giáo Hoàng một chiếc bình gồm các loại gia vị từ Sri Lanka, và một bình hoa làm bằng bạc.
Toà Thánh xác nhận Đức Thánh Cha sẽ thăm Li Băng
Hôm thứ Tư 13 tháng Sáu, Tòa Thánh xác nhận rằng Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 sẽ đến thăm Beirut từ ngày 14 đến 16 tháng Chín. Tòa Thánh xác nhận chuyến đi sau khi có những yếu tố khả dĩ có thể trấn an Tòa Thánh rằng bạo lực ở nước láng giềng Syria có thể sẽ không lây lan sang Lebanon. Đó sẽ là một chuyến thăm mang tính biểu tượng cao, động chạm đến các vấn đề của cuộc nổi dậy Ả Rập và sẽ có sự tham dự của đại diện các Hội Đồng Giám Mục từ khắp Trung Đông và Bắc Phi.
Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ với các giám mục từ các nước trong khu vực và tại đó ngài sẽ ký văn bản chính thức đầu tiên của mình đề cập đến tình hình của các Kitô hữu ở Trung Đông.
Trong bối cảnh các tín hữu Kitô đang phải di tản ra khỏi khu vực, Đức Thánh Cha sẽ có một cuộc họp quan trọng với giới trí thức từ các quốc gia khác nhau, cũng như cuộc gặp gỡ với những người trẻ.
Li-băng là quốc gia duy nhất ở Trung Đông trong đó Kitô hữu chiếm đa số. Li-băng được coi là một phần của Thánh Địa với các thành phố Tyre và Sidon, là những nơi mà Chúa Giêsu đã rảo bước qua. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đến thăm đất nước này vào năm 1997.
Rockville Centre, New York có hai tân Giám Mục
Hôm thứ Sáu mùng 08 tháng 6, Đức Thánh Cha đã công bố việc bổ nhiệm hai tân giám mục phụ tá ở Rockville Centre. Đầu tiên là Cha Nelson Perez từ tổng giáo phận Philadelphia. Đức cha Perez sinh năm 1961 là người gốc Cuba, nguyên quán tại Miami, Florida. Ngài được thụ phong linh mục năm 1989 tại Philadelphia. Kể từ đó ngài đã làm việc ở Pennsylvania trong tư cách một linh mục chính xứ, và là giám đốc của Viện Truyền Giáo của tổng giáo phận.
Vị giám mục thứ hai là Đức Cha Robert Brennan hiện đang phục vụ tại giáo phận Long Beach, New York. Ngài sẽ trở về Rockville Centre là nơi ngài được thụ phong linh mục vào năm 1989.
Đại sứ Colombia cạnh Tòa Thánh tặng sách về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Năm 1986, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đi thăm 11 thành phố của Colmobia trong 7 ngày mặc dù tình trạng an ninh của Colômbia lúc ấy rất tồi tệ. Thật ra, bây giờ cũng không khá hơn bao nhiều. Đã 26 năm kể từ đó, nhưng những người đã có mặt trong chuyến tông du này vẫn còn nhớ như in như thể chuyến tông du ấy mới xảy ra ngày hôm qua.
César Mauricio Velasquez, Đại sứ Colombia tại Vatican đã biên soạn một số những kỷ niệm của mình trong chuyến đi đó trong cuốn sách mới vừa xuất bản có tựa đề "Đức Gioan Phaolô II, trong trái tim của Colombia".
Đại sứ Colombia Cesar Mauricio Velasquez nói:
"Ngài gặp gỡ với trẻ em, người trẻ, người bản địa, giới doanh nhân, trí thức, tất cả mọi người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau ở Colombia. Đức Gioan Phaolô II để lại dấu ấn sâu sắc đối với đất nước chúng tôi bởi vì ngài tôn trọng tự do ngôn luận. Bởi vì ngài tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người và bởi vì ngài bảo vệ các giá trị mà chúng tôi đề cao. "
Đức Hồng Y Dario Castrillón Hoyos nói:
"Đó là một cuốn sách rất đơn giản, rất dễ dàng để đọc và ghi nhớ những điểm chính của sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng trong suốt bảy ngày khi có một lệnh ngừng bắn tạm ngưng bạo lực tại Colombia, đó là một kỷ niệm không thể nào quên cho ký ức tập thể của người dân Colombia."
Cuốn sách nêu bật đóng góp của Đức Gioan Phaolô II đối với hòa bình ở Colombia, khi các nhóm phiến quân cộng sản FARC đã đồng ý ngừng bắn trong chuyến viếng thăm này. Cuốn sách này cũng có một chút ngạc nhiên.
Đại sứ Colombia Cesar Mauricio Velasquez cho biết thêm:
"Hãy nhìn vào những hình ảnh một cách chi tiết bởi vì đa số các bức ảnh này chưa hề được công bố từ các kho lưu trữ của các tờ Quan Sát Viên Rôma. Hầu hết các bức ảnh chưa bao giờ được xuất bản. Đó là những hình ảnh trong chuyến tông du của Đức Gioan Phaolô II đến 11 thành phố khác nhau của chúng tôi".
Đó là một cuộc hành trình mà Đại sứ Velasquez muốn lưu lại trong ký ức của tất cả người dân Colombia. Ông cũng có kế hoạch để mời Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đến thăm đất nước của mình trong chuyến đi của Đức Thánh Cha tới Brazil vào tháng Bảy năm 2013 nhân dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Đức Giáo Hoàng đầu tiên được chụp ảnh là ai?
Ngày nay việc một vị Giáo Hoàng được bao quanh bởi các máy quay phim và các nhiếp ảnh gia là bình thường. Từng cử chỉ của ngài được theo dõi liên tục. Nhưng những năm trước đây, những hình ảnh như thế rất hạn chế và vì vậy mỗi một tấm hình có một giá trị rất đặc biệt. Chính vì thế, Thư viện Tông Tòa của Vatican đã bắt đầu thu thập những hình ảnh trong một kho lưu trữ.
Ông Ambrogio Piazzoni, quản thủ Thư viện Tông Tòa của Vatican cho biết
"Chúng tôi chỉ mới quan tâm đến bộ sưu tập này gần đây, nhưng đã thu thập được hơn 100.000 bức ảnh từ những năm 1800 và 1900. "
Gần đây, Vatican đã xuất bản hai cuốn sách, bao gồm hình ảnh từ bộ sưu tập này. Một trong những cuốn sách có tiêu đề "100 hình ảnh của thế kỷ 19." Một cuốn khác là "Bộ sưu tập ảnh của các vị Giáo Hoàng."
Hai cuốn sách trên bao gồm các hình ảnh được chụp bởi các nhiếp ảnh gia của Vatican, và các hình ảnh và bưu thiếp mà mọi người từ khắp nơi trên thế giới gửi cho Đức Giáo Hoàng.
Sandra Phillips, một trong các tác giả cuốn sách "Bộ sưu tập ảnh của các vị Giáo Hoàng" cho biết:
Trước đây, Đức Giáo Hoàng ở tại Vatican và ngài không thể tông du các nơi. Thậm chí nếu có thể, cũng rất khó khăn cho ngài chứ không phải như ngày nay, vì vậy các bức ảnh là những tiếp xúc cụ thể duy nhất với các tín hữu trên thế giới. "
Sandra Phillips cho biết thêm:
"Điều thú vị là mọi chuyện đã thay đổi trong thời gian cầm quyền của Mussolini khi nhà độc tài này đã dàn xếp với nhà nước Ý để mở cửa Vatican ra với thế giới. "
Đức Giáo Hoàng đầu tiên được chụp hình là Đức Giáo Hoàng Piô IX, vào năm 1845.
Tu viện và các cửa hàng trực tuyến trên mạng
Hầu hết thời gian trong cuộc sống tại tu viện diễn ra trong thinh lặng và cầu nguyện. Tuy nhiên, các tu viện cũng có một phần thời gian dành ra để tìm kiếm các thu nhập qua các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Những mặt hàng này thường được bán cho các khách thăm viếng tu viện. Tuy nhiên, với mạng lưới điện toán toàn cầu, tình hình đã có những đổi thay khi nhiều người có thể thăm viếng ảo các tu viện này qua computer của họ.
Tại Mỹ, các tu sĩ dòng Xitô trong tu viện Thánh Giá có cửa hàng trực tuyến để bán bánh ngọt trái cây, mật ong, và sô cô la.
Trong khi đó, tu viện Le Barroux ở miền nam nước Pháp, bán hàng thủ công mỹ nghệ. Những nữ tu dòng Biển Đức này cũng sản xuất các loại kẹo nougats, bánh hạnh nhân, rượu và dầu.
Nhiều cộng đoàn cũng đã gia nhập chung một Web site để cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng. Tí dụ, Web site Monastery Greetings bán các sản phẩm từ tu viện của Tây Ban Nha, Na Uy, Hoa Kỳ, Pháp, Đức hoặc Áo như cà phê, kẹo, mứt, sô cô la và thậm chí các loại bia lên men.
DeClausura.com là trang web tiếng Tây Ban Nha bán các sản phẩm được thực hiện bởi các nữ tu từ 31 tu viện khác nhau ở Tây Ban Nha.
Những tu viện thời “kỹ thuật số” không chỉ bán thực phẩm. Nhiều Web sites bán các loại dĩa CD, xà phòng, quần áo, nước hoa, và sách báo. Và họ cũng dâng những lời cầu nguyện cho những người thăm viếng. Đó là một nét độc đáo trong cuộc sống tu viện thời đại "dot com".
Tờ Quan Sát Viên Rôma dự đoán nước nào sẽ giành chiến thắng trong giải vô địch túc cầu châu Âu
Ở châu Âu, túc cầu không chỉ là một trò chơi, nhưng hơn thế, đó là một niềm đam mê. Cả công báo của Vatican, là tờ Quan Sát Viên Rôma cũng tham gia giải vô địch túc cầu Euro 2012 bằng cách dự đoán ai sẽ giành chiến thắng trong giải này.
Tờ báo dự đoán đội vô địch là đội tuyển quốc gia Đức. Hai đội giành huy chương Bạc và huy chương đồng là Tây Ban Nha và Hà Lan.
Mặc dù cả ba đều là các đội bóng xuất sắc, tờ báo cho rằng đội Tây Ban Nha mệt mỏi một cách nhanh chóng, trong khi Hà Lan có nhiều cầu thủ lớn tuổi không thể theo kịp đối phương về mặt thể lực.
Đức Giáo Hoàng nói về giải vô địch túc cầu châu Âu: " Thể thao là một trường học để giáo dục ý thức tôn trọng người khác "
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi đến Đức Tổng Giám Mục Jozef Michalik, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, nhân dịp giải vô địch túc cầu tại Ba Lan và Ucraine khai diễn từ 8-6 đến 1-7.
Đức Thánh Cha cho biết Giáo Hội không dửng dưng trước biến cố thể thao này, đặc biệt là Giáo Hội quan tâm đến các nhu cầu tinh thần của những người tham dự. Ngài cũng nhắc lại giáo huấn của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 về tầm quan trọng của thể thao như phương thế để phát triển toàn diện con người và là nhân tố rất hữu ích để xây dựng một xã hội nhân bản hơn. Ý nghĩa tình huynh đệ, lòng can đảm, lương thiện và tôn trọng thân xác, là những đức tính không thể thiếu được đối với mỗi vận động viên tốt, chúng góp phần vào việc xây dựng một xã hội dân sự trong đó ta ưa chuộng sự gặp gỡ hơn là sự đối đầu, sự đối chiếu chân thành hơn là sự đối nghịch. Hiểu như thế, thể thao không phải là mục đích nhưng là phương tiện, nó có thể trở thành phương thế truyền đạt văn minh, giải trí chân thực, kích thích con người khai triển những gì là tốt đẹp nhất nơi mình”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nhận định rằng các loại thể thao có tính đồng đội, như túc cầu, là một trường quan trọng để dạy về ý nghĩa sự tôn trọng tha nhân, kể cả đối thủ thể thao, dạy về tinh thần hy sinh bản thân để nhắm tới thiện ích của toàn đội, đề cao năng khiếu của mỗi phần tử họp thành đội, tóm lại là vượt lên trên xu hướng cá nhân chủ nghĩa và tính ích kỷ thường thấy trong quan hệ giữa con người với nhau, để dành cho cho tình huynh đệ và tình thương là những yếu tố duy nhất có thể thăng tiến công ích chân thực ở mọi cấp độ”
Hôm thứ Hai 11 tháng 6, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, đã mở cuộc họp báo để bác bỏ những tin thất thiệt của một số báo chí lớn ở Italia quanh vụ Vatileaks tức là vụ “rò rỉ” các tin tức tại Vatican.
Ba tờ báo lớn ở Italia ra ngày 11 tháng 6 nói rằng người quản gia của Đức Thánh Cha, ông Paolo Gabriele chỉ là một “con dê tế thần”, vì có 2 Hồng Y và 5 giáo dân khác, trong đó có 1 ký giả, thuộc vào số những người bị tình nghi lấy cắp tài liệu, thư từ của Đức Thánh Cha.
Liên quan đến vấn đề này, trong cuộc họp báo sáng ngày 11 tháng 6 tại Phòng báo chí Tòa Thánh, cha Lombardi tái khẳng định rằng hiện thời ông Paolo Gabriele là người duy nhất bị điều tra về vụ thất thoát tài liệu tại Vatican. Các luật sư của đương sự đã đệ đơn xin cho đương sự được quản thúc tại gia, thay vì bị giam như từ ngày bị bắt hôm 23 tháng 5 đến nay. Tuy nhiên vị thẩm phán điều tra, là giáo sư Antonio Bonnet, quyết định giữ nguyên tình trạng như hiện nay đối với đương sự.
Cha Lombardi nhìn nhận cuộc điều tra tiến hành “chậm chạp”, nhưng đó cũng là dấu chỉ một tiến trình điều tra kỹ lưỡng, do ngành công lý Quốc Gia thành Vatican tiến hành. “Việc mở lại cuộc thẩm vấn chính thức ông Paolo Gabriele là điều chưa được tiến hành ngay. Giới chức điều tra tiếp tục tìm kiếm những yếu tố hữu ích để có một khung cảnh đầy đủ về tình hình, và để các cuộc hỏi cung được hữu hiệu”.
Ông Gabriele vẫn được gặp các luật sư, thân nhân và một linh mục nếu đương sự muốn.
Về việc các chuyên gia luật pháp và tài chánh của Hội đồng Âu Châu, gọi là Moneyval, thẩm định về hệ thống tài chánh của Vatican và các biện pháp chống rửa tiền tại các quốc gia thành viên, cha Lombardi nói rằng thật là điều tích cực vì người ta thấy con đường rõ ràng khi Vatican chịu sự thẩm định như vậy. Đức Thánh Cha muốn có một cuộc điều tra hữu ích như thế để có một sự đối chiếu thanh thản giữa các tổ chức của Giáo Hội và thế giới đời, hướng đến công ích và sự tôn trọng luật pháp quốc tế, qua việc chống lại nạn khủng bố và các tổ chức tội phạm.
Sau cùng, cha Lombardi tái khẳng định thái độ luôn sẵn sàng cộng tác của Vatican với ngành tư pháp Italia, trong các cuộc điều tra chống tội phạm.
Các sai lầm phổ biến nhất về 'Vatileaks'
Tin tức về các tài liệu của Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma bị rò rỉ đang là vấn đề thời sự được đăng tải mỗi ngày trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, dòng chảy liên tục của thông tin xem ra không làm sáng tỏ vấn đề mà trái lại đang có xu hướng mang lại rất nhiều ngộ nhận và thậm chí cả những bóp méo sai thực tế rất xa. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến nhất.
Sai lầm đầu tiên là quan điểm cho rằng khoảng 100 tài liệu bị rò rỉ là "các tài liệu đầy tai tiếng". Nội dung của các tài liệu này không có gì là tai tiếng hết cả. Trong các tài liệu này, đa số các tác giả viết thư cho Đức Giáo Hoàng để đề nghị các phương hướng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong Giáo Hội.
Một số tài liệu và thư từ bao gồm các yêu cầu để được Đức Thánh Cha tiếp kiến, và các báo cáo liên quan đến các nhận định hay những quan điểm cá nhân của những vị có trách nhiệm trong Giáo Hội về những vấn đề thời sự trên thế giới, là những vấn đề đã được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Các tài liệu này khá trực tiếp và không luôn luôn theo các quy định lễ tiết nhất định nào, vì các tác giả của các tài liệu giả định rằng chỉ có Đức Giáo Hoàng sẽ đọc các văn bản ấy.
Sai lầm thứ hai cho rằng các tài liệu bị rò rỉ đưa ra một hình ảnh tiêu cực về Đức Giáo Hoàng và đó là một cuộc tấn công chống lại Đức Thánh Cha. Thực tế, các tài liệu này đưa ra một hình ảnh tích cực về Đức Thánh Cha. Chúng cho thấy rằng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, ngài luôn tham khảo các ý kiến sâu sắc của các cộng tác viên của mình.
Tuy nhiên, cần phải nói rằng hành vi đánh cắp và xuất bản các văn bản đánh cắp như thế là một hành vi vô luân trầm trọng. Đây không phải chỉ là một sự xúc phạm đến sự kín đáo riêng tư mà bất kỳ ai cũng có quyền được hưởng nhưng còn là một sự chà đạp lương tâm của những người ngỏ lời với Đức Thánh Cha trong tư cách ngài là vị Đại diện Chúa Kitô và là một sự xúc phạm đối với sứ vụ của người Kế Vị Thánh Phêrô.
Sai lầm thứ ba cho rằng "Vatican được chia thành hai nhóm tranh giành quyền lực với nhau." Các tài liệu bị rò rỉ thực sự liên quan đến các chủ đề rất đa dạng với các mức độ quan trọng rất khác biệt. Như trong các guồng máy hành chính khác, luôn có những ý kiến khác nhau. Nhưng điều này không nên nhầm lẫn với thái độ thù địch nội bộ.
Sai lầm thứ tư cho rằng ông Paolo Gabriele, là quản gia của Đức Giáo Hoàng, sẽ được xét xử bởi một tòa án của Giáo Hội. Điều này là không đúng, vì người quản gia này được xét xử bởi tòa án dân sự của Quốc Gia thành của Vatican. Các vị quan toà không phải là các linh mục hay là những vị trong hàng giáo sĩ, nhưng là các giáo dân là các chuyên gia pháp luật hay giáo sư của các trường Đại học Ý.
Sai lầm thứ năm cho rằng người quản gia sẽ được xử bí mật. Tại thời điểm này, một thẩm phán đã ra một “gag order”, tức là một án lệnh không công bố các chi tiết trong tiến trình điều tra. Nhưng nếu ông quyết định khởi tố người quản gia này trong một phiên tòa, thì phiên tòa đó chắc chắn phải diễn ra công khai trong đó người quản gia này sẽ được chọn hai luật sư bào chữa.
Nhiều phương tiện truyền thông cho rằng Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 sẽ ban hành một ân xá cho người quản gia. Tại thời điểm này, đây vẫn chỉ là một giả thuyết. Trước đây, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tha thứ cho Ali Agca là người đã bắn vào ngài. Mặc dù hai trường hợp hoàn toàn khác biệt. Không loại trừ khả năng Đức Giáo Hoàng có thể ân xá cho ông Paolo Gabriele. Nhưng cũng không thể khả định khả năng đó chắc chắn sẽ xảy đến.
Bưu thiếp ủng hộ Đức Thánh Cha
Trong khi cuộc điều tra về vụ Vatileak vẫn đang tiến hành, một nhóm anh chị em giáo dân tại Đức đã có sáng kiến ủng hộ Đức Giáo Hoàng với nhiều hơn là những lời cầu nguyện.
Nhóm anh chị em tín hữu Công Giáo Đức gọi là "Pro-Papa" đã quyết định gửi bưu thiếp đến Đức Giáo Hoàng với hàng chữ “Chúng con đồng hành với Đức Thánh Cha”
Nhóm này mời gọi tất cả mọi người hãy gởi các bưu thiếp trực tuyến trên trang web của mình tại địa chỉ http://www.d-pro-papa.de
Cho đến nay khoảng 1.000 tấm bưu thiếp này đã được gửi cho Đức Giáo Hoàng trong khoảng chưa đầy một tuần.
Hôm Thứ Bảy, nhóm đang có kế hoạch gặp gỡ bào huynh của Giáo Hoàng là Đức Ông Georg Ratzinger, để chính thức giới thiệu dự án với ngài.
Đức Giáo Hoàng chủ sự cuộc rước Mình Máu Thánh Chúa qua đường phố của Rome
Hôm thứ Năm, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã chủ sự Thánh Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô tại San Giovanni, Rôma. Đây là một trong bốn đại thánh đường của Rôma.
Trong bài giảng lễ, Đức Giáo Hoàng đã nói về Thánh Thể như là một bí tích tình yêu. Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã dẫn đầu cuộc rước trên Via Merulana. Đây là con đường nối liền đền thờ Thánh Gioan Latêranô và đền thờ Đức Bà Cả.
Chúa Giêsu ở với chúng ta mọi lúc trong bí tích Thánh Thể
Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu là cử chỉ tôn thờ và biết ơn Chúa Giêsu hiện diện trong bí tích Thánh Thể để ở với chúng ta mọi giờ, mọi ngày.
Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin chung với gần 60.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật Mùng 10 tháng 6 nhân dịp mừng lễ “Corpus Domini” nghĩa là Mình Máu Thánh Chúa. Tại nhiều nước trên thế giới, người Công Giáo vẫn giữ truyền thống tốt đẹp là tổ chức các cuộc rước trọng thể với Bí tích Rất Thánh qua các đường phố và quảng trường. Tại Roma cuộc rước kiệu ấy đã diễn ra ngày thứ năm vừa qua, là chính ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Ngày lễ này hàng năm canh tân nơi các tín hữu niềm vui và lòng biết ơn đối với sự hiện diện của Chúa Giêsu giữa chúng ta.
Đức Thánh Cha nói:
“Trong Bữa Tiệc Ly, vào đêm trước cái chết của Ngài trên Thánh Giá, Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích Thánh Thể như là Bí Tích của giao ước mới tồn tại muôn đời giữa Thiên Chúa và nhân loại”.
Từ ý tưởng liên quan tới Nhà Tạm, nơi cất giữ Mình Thánh Chúa trong các nhà thờ, Đức Thánh Cha liên tưởng đến sự kiện Mình Thánh Chúa đang nằm dưới các đống đá gạch của các nhà thờ bị sập trong trận động đất tại miềm Trung và Bắc Italia những ngày vừa qua. Ngài nói:
“Tôi không thể không cảm động khi nghĩ tới nhiều nhà thờ đã bị hư hại nặng nề vì trận động đất mới đây trong vùng Emilia Romagna, tới sự kiện cả Mình Thánh Chúa Kitô, trong nhà tạm, trong một vài trường hợp cũng nằm dưới các đổ nát.”
Sau Kinh Truyền tin Đức Thánh Cha đã nhắc cho mọi người biết rằng ngày thứ năm tới đây 14-6 là Ngày quốc tế hiến máu, do Tổ chức Sức Khỏe Thế Giới phát động. Đức Thánh Cha đánh giá cao sáng kiến này và khích lệ tất cả mọi người thực thi hình thức liên đới này là điều cần thiết đối với sự sống của biết bao bệnh nhân.
Buổi triều yết chung hôm thứ Tư 13 Tháng Sáu
Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 13 Tháng Sáu, Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến sự cầu nguyện trong chiêm niệm và trong niềm tin tưởng vào Thiên Chúa khi đối mặt với những khó khăn. Ngài kêu gọi mọi người dành nhiều thời gian hơn để cầu nguyện.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, tiếp tục các bài suy niệm của chúng ta về các lời cầu nguyện trong những thư của Thánh Phaolô, giờ đây chúng ta xem xét chứng tá của vị Tông Đồ về kinh nghiệm riêng của ngài trong chiêm niệm. Trong khi bênh vực chứng tá của các tông đồ liên quan đến sự gần gũi sâu sắc của các ngài với Thiên Chúa trong khi cầu nguyện, được ghi dấu bằng những khoảnh khắc xuất thần, những thị kiến và mạc khải; thánh Tông Đồ cũng đề cập đến những thử thách mà Thiên Chúa gởi đến cho ngài để ngài không sinh ra kiêu ngạo: thân xác ngài như bị một cái dằm đâm vào. Thánh Tông Đồ, do đó, sẵn sàng tự hào về sự yếu đuối của mình, để sức mạnh của Chúa Kitô ở mãi trong ngài.
Thông qua kinh nghiệm về mầu nhiệm của lời cầu nguyện, Thánh Phaolô nhận ra rằng Vương quốc của Thiên Chúa trị đến không phải do những nỗ lực của riêng chúng ta, nhưng bởi sức mạnh của ân sủng Thiên Chúa rạng ngời trên các mạch đất nghèo nàn của chúng ta.
Chúng ta thấy rằng việc cầu nguyện chiêm niệm vừa nâng chúng ta lên vừa làm cho chúng ta băn khoăn, vì chúng ta vừa kinh nghiệm cả vẻ đẹp của tình yêu Thiên Chúa lẫn sự yếu đuối của chúng ta. Thánh Phaolô dạy chúng ta sự cần thiết phải bền đỗ trong lời cầu nguyện hàng ngày, thậm chí tại những thời điểm khô khan và khó khăn, vì chính vào những lúc như vậy chúng ta trải nghiệm sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa trong việc thay đổi cuộc sống.
Tôi rất vui mừng chào đón những người tham gia trong Đại hội Thế giới Intercoiffure lần thứ 20. Tôi cũng chào đón du khách đến từ giáo phận Anh giáo Southwark. Lời chào thân ái cũng được gởi đến những người hành hương từ Tu Hội Trái tim Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Tôi cảm ơn ca đoàn Minores của Phần Lan và các ca đoàn khác đã dâng lời khen ngợi Thiên Chúa qua các bài hát.
Tại thời điểm này, tư tưởng và lời cầu nguyện của chúng ta hướng đến tất cả những tham dự viên trong Đại Hội Thánh Thể quốc tế tại Dublin, Ireland. Tôi mời gọi tất cả anh chị em cùng tham gia với tôi trong lời cầu nguyện xin cho Đại Hội sinh hoa kết quả thiêng liêng trong niềm tri ân ơn sủng của Thiên Chúa ban cho chúng ta là chính Ngài trong Bí Tích Thánh Thể. Xin cho chúng ta có một tình yêu sâu sắc hơn với mầu nhiệm Giáo Hội. Giáo Hội đem chúng ta đến với sự hiệp thông với Chúa trọn vẹn hơn thông qua việc cử hành hàng ngày hy tế Thánh Thể.
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh
Hôm thứ Hai 11 tháng 6, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã mời gọi các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh gia tăng lòng trung thành với Người Kế Vị Thánh Phêrô và các Giáo Hội địa phương mà họ được gửi đến để phục vụ.
Đức Thánh Cha đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho các linh mục sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh, dưới sự hướng dẫn của Đức Tổng Giám Mục Beniamino Stella, tổng cộng là 40 người.
Đức Thánh Cha nhắc đến lòng trung tín của Thiên Chúa đối với giao ước đã ký kết với Dân Người. “Vì trung tín, Thiên Chúa bảo đảm hoàn tất ý định yêu thương của Ngài và vì thế, Người cũng đáng tin và chân thật”. Chính thái độ đó của Thiên Chúa tạo nên nơi con người khả năng trung tín.
Từ viễn tượng trên đây, Đức Thánh Cha khuyến khích các linh mục sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh hãy liên kết với Vị Đại Diện Chúa Kitô như thành phần linh đạo của mình. Đức Thánh Cha nói: “Chắc chắn đây là một yếu tố của mỗi tín hữu Công Giáo, và nhất là của mỗi linh mục. Nhưng đối với những người làm việc tại Tòa Thánh, thì yếu tố này càng có một tính chất đặc biệt, vì họ dành phần lớn năng lực, thời gian và sứ vụ thường nhật của mình để phục vụ Người Kế vị Thánh Phêrô. Đây là một trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng là một hồng ân đặc biệt, cần được phát triển thành mối liên hệ yêu mến với Đức Giáo Hoàng, tín thác trong nội tâm, một sự đồng cảm tự nhiên với Người”.
Từ sự trung thành với Đấng Kế vị Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha mời gọi các nhà ngoại giao của Tòa Thánh như trong tư cách là Đại diện Đức Thánh Cha, cũng như các cộng sự viên của ngài, hãy trở thành những người diễn tả mối quan tâm ân cần của ngài đối với tất cả các Giáo Hội địa phương. Đức Thánh Cha nói: “Vì thế, anh em phải nuôi dưỡng một quan hệ quí chuộng sâu xa đối với các Giáo Hội và cộng đoàn mà anh em được gửi tới. Anh em cũng có một nghĩa vụ trung thành đối với các Giáo Hội ấy, được cụ thể hóa qua sự tận tụy chăm chỉ đối với công việc thường nhật, trong sự hiện diện nơi các Giáo Hội ấy những lúc vui buồn, và cả những lúc bi thảm của lịch sử, thủ đắc kiến thức sâu xa về nền văn hóa của họ, về hành trình xã hội, và biết quí chuộng những gì mà ơn thánh Chúa đang hoạt động nơi mỗi dân nước.
Trong lời chào mừng Đức Thánh Cha đầu buổi tiếp kiến, Đức Tổng Giám Mục Stella cho biết trong vòng vài ngày tới đây lối 10 linh mục sinh viên sẽ nhận được bài sai tới các nhiệm sở ngoại giao Tòa Thánh. 15 linh mục khác, tuổi từ 30 đến 35, sẽ gia nhập trường ngoại giao Tòa Thánh vào tháng 9 tới đây.
Đức Giáo Hoàng tiếp tổng thống Sri Lanka
Khoảng ba năm trước đây, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã lên tiếng bày tỏ sự buồn phiền của ngài khi 100.000 thường dân đã chết trong cuộc nội chiến Sri Lanka. Hầu hết trong số họ thuộc nhóm dân tộc thiểu số Tamil. Hôm thứ Sáu mùng 8 tháng Sáu vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tiếp tổng thống Sri Lanka tại Vatican trong một bầu không khí lạc quan hơn. Trong cuộc họp, ngài đã thúc giục tổng thống Sri Lanka nhanh chóng đạt đến một thỏa thuận với phiến quân Tamil để thúc đẩy tiến trình hòa giải.
Đây là lần thứ hai Tổng thống Mahinda Rajapaksa viếng thăm Vatican, nhưng đó là chuyến thăm đầu tiên của mình sau khi kết thúc cuộc nội chiến kéo dài từ 1983 đến 2009.
Tổng thống Mahinda đã giải thích một số các biện pháp được thực hiện nhằm phát triển xã hội và hòa giải trong nước.
Một lần nữa, Đức Giáo Hoàng yêu cầu ông giải quyết nguyện vọng chính đáng của tất cả các bên
Tổng thống Rajapaksa đến thăm Vatican đi cùng với người vợ Công giáo của ông. Ông đã tặng Đức Giáo Hoàng một chiếc bình gồm các loại gia vị từ Sri Lanka, và một bình hoa làm bằng bạc.
Toà Thánh xác nhận Đức Thánh Cha sẽ thăm Li Băng
Hôm thứ Tư 13 tháng Sáu, Tòa Thánh xác nhận rằng Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 sẽ đến thăm Beirut từ ngày 14 đến 16 tháng Chín. Tòa Thánh xác nhận chuyến đi sau khi có những yếu tố khả dĩ có thể trấn an Tòa Thánh rằng bạo lực ở nước láng giềng Syria có thể sẽ không lây lan sang Lebanon. Đó sẽ là một chuyến thăm mang tính biểu tượng cao, động chạm đến các vấn đề của cuộc nổi dậy Ả Rập và sẽ có sự tham dự của đại diện các Hội Đồng Giám Mục từ khắp Trung Đông và Bắc Phi.
Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ với các giám mục từ các nước trong khu vực và tại đó ngài sẽ ký văn bản chính thức đầu tiên của mình đề cập đến tình hình của các Kitô hữu ở Trung Đông.
Trong bối cảnh các tín hữu Kitô đang phải di tản ra khỏi khu vực, Đức Thánh Cha sẽ có một cuộc họp quan trọng với giới trí thức từ các quốc gia khác nhau, cũng như cuộc gặp gỡ với những người trẻ.
Li-băng là quốc gia duy nhất ở Trung Đông trong đó Kitô hữu chiếm đa số. Li-băng được coi là một phần của Thánh Địa với các thành phố Tyre và Sidon, là những nơi mà Chúa Giêsu đã rảo bước qua. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đến thăm đất nước này vào năm 1997.
Rockville Centre, New York có hai tân Giám Mục
Hôm thứ Sáu mùng 08 tháng 6, Đức Thánh Cha đã công bố việc bổ nhiệm hai tân giám mục phụ tá ở Rockville Centre. Đầu tiên là Cha Nelson Perez từ tổng giáo phận Philadelphia. Đức cha Perez sinh năm 1961 là người gốc Cuba, nguyên quán tại Miami, Florida. Ngài được thụ phong linh mục năm 1989 tại Philadelphia. Kể từ đó ngài đã làm việc ở Pennsylvania trong tư cách một linh mục chính xứ, và là giám đốc của Viện Truyền Giáo của tổng giáo phận.
Vị giám mục thứ hai là Đức Cha Robert Brennan hiện đang phục vụ tại giáo phận Long Beach, New York. Ngài sẽ trở về Rockville Centre là nơi ngài được thụ phong linh mục vào năm 1989.
Đại sứ Colombia cạnh Tòa Thánh tặng sách về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Năm 1986, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đi thăm 11 thành phố của Colmobia trong 7 ngày mặc dù tình trạng an ninh của Colômbia lúc ấy rất tồi tệ. Thật ra, bây giờ cũng không khá hơn bao nhiều. Đã 26 năm kể từ đó, nhưng những người đã có mặt trong chuyến tông du này vẫn còn nhớ như in như thể chuyến tông du ấy mới xảy ra ngày hôm qua.
César Mauricio Velasquez, Đại sứ Colombia tại Vatican đã biên soạn một số những kỷ niệm của mình trong chuyến đi đó trong cuốn sách mới vừa xuất bản có tựa đề "Đức Gioan Phaolô II, trong trái tim của Colombia".
Đại sứ Colombia Cesar Mauricio Velasquez nói:
"Ngài gặp gỡ với trẻ em, người trẻ, người bản địa, giới doanh nhân, trí thức, tất cả mọi người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau ở Colombia. Đức Gioan Phaolô II để lại dấu ấn sâu sắc đối với đất nước chúng tôi bởi vì ngài tôn trọng tự do ngôn luận. Bởi vì ngài tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người và bởi vì ngài bảo vệ các giá trị mà chúng tôi đề cao. "
Đức Hồng Y Dario Castrillón Hoyos nói:
"Đó là một cuốn sách rất đơn giản, rất dễ dàng để đọc và ghi nhớ những điểm chính của sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng trong suốt bảy ngày khi có một lệnh ngừng bắn tạm ngưng bạo lực tại Colombia, đó là một kỷ niệm không thể nào quên cho ký ức tập thể của người dân Colombia."
Cuốn sách nêu bật đóng góp của Đức Gioan Phaolô II đối với hòa bình ở Colombia, khi các nhóm phiến quân cộng sản FARC đã đồng ý ngừng bắn trong chuyến viếng thăm này. Cuốn sách này cũng có một chút ngạc nhiên.
Đại sứ Colombia Cesar Mauricio Velasquez cho biết thêm:
"Hãy nhìn vào những hình ảnh một cách chi tiết bởi vì đa số các bức ảnh này chưa hề được công bố từ các kho lưu trữ của các tờ Quan Sát Viên Rôma. Hầu hết các bức ảnh chưa bao giờ được xuất bản. Đó là những hình ảnh trong chuyến tông du của Đức Gioan Phaolô II đến 11 thành phố khác nhau của chúng tôi".
Đó là một cuộc hành trình mà Đại sứ Velasquez muốn lưu lại trong ký ức của tất cả người dân Colombia. Ông cũng có kế hoạch để mời Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đến thăm đất nước của mình trong chuyến đi của Đức Thánh Cha tới Brazil vào tháng Bảy năm 2013 nhân dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Đức Giáo Hoàng đầu tiên được chụp ảnh là ai?
Ngày nay việc một vị Giáo Hoàng được bao quanh bởi các máy quay phim và các nhiếp ảnh gia là bình thường. Từng cử chỉ của ngài được theo dõi liên tục. Nhưng những năm trước đây, những hình ảnh như thế rất hạn chế và vì vậy mỗi một tấm hình có một giá trị rất đặc biệt. Chính vì thế, Thư viện Tông Tòa của Vatican đã bắt đầu thu thập những hình ảnh trong một kho lưu trữ.
Ông Ambrogio Piazzoni, quản thủ Thư viện Tông Tòa của Vatican cho biết
"Chúng tôi chỉ mới quan tâm đến bộ sưu tập này gần đây, nhưng đã thu thập được hơn 100.000 bức ảnh từ những năm 1800 và 1900. "
Gần đây, Vatican đã xuất bản hai cuốn sách, bao gồm hình ảnh từ bộ sưu tập này. Một trong những cuốn sách có tiêu đề "100 hình ảnh của thế kỷ 19." Một cuốn khác là "Bộ sưu tập ảnh của các vị Giáo Hoàng."
Hai cuốn sách trên bao gồm các hình ảnh được chụp bởi các nhiếp ảnh gia của Vatican, và các hình ảnh và bưu thiếp mà mọi người từ khắp nơi trên thế giới gửi cho Đức Giáo Hoàng.
Sandra Phillips, một trong các tác giả cuốn sách "Bộ sưu tập ảnh của các vị Giáo Hoàng" cho biết:
Trước đây, Đức Giáo Hoàng ở tại Vatican và ngài không thể tông du các nơi. Thậm chí nếu có thể, cũng rất khó khăn cho ngài chứ không phải như ngày nay, vì vậy các bức ảnh là những tiếp xúc cụ thể duy nhất với các tín hữu trên thế giới. "
Sandra Phillips cho biết thêm:
"Điều thú vị là mọi chuyện đã thay đổi trong thời gian cầm quyền của Mussolini khi nhà độc tài này đã dàn xếp với nhà nước Ý để mở cửa Vatican ra với thế giới. "
Đức Giáo Hoàng đầu tiên được chụp hình là Đức Giáo Hoàng Piô IX, vào năm 1845.
Tu viện và các cửa hàng trực tuyến trên mạng
Hầu hết thời gian trong cuộc sống tại tu viện diễn ra trong thinh lặng và cầu nguyện. Tuy nhiên, các tu viện cũng có một phần thời gian dành ra để tìm kiếm các thu nhập qua các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Những mặt hàng này thường được bán cho các khách thăm viếng tu viện. Tuy nhiên, với mạng lưới điện toán toàn cầu, tình hình đã có những đổi thay khi nhiều người có thể thăm viếng ảo các tu viện này qua computer của họ.
Tại Mỹ, các tu sĩ dòng Xitô trong tu viện Thánh Giá có cửa hàng trực tuyến để bán bánh ngọt trái cây, mật ong, và sô cô la.
Trong khi đó, tu viện Le Barroux ở miền nam nước Pháp, bán hàng thủ công mỹ nghệ. Những nữ tu dòng Biển Đức này cũng sản xuất các loại kẹo nougats, bánh hạnh nhân, rượu và dầu.
Nhiều cộng đoàn cũng đã gia nhập chung một Web site để cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng. Tí dụ, Web site Monastery Greetings bán các sản phẩm từ tu viện của Tây Ban Nha, Na Uy, Hoa Kỳ, Pháp, Đức hoặc Áo như cà phê, kẹo, mứt, sô cô la và thậm chí các loại bia lên men.
DeClausura.com là trang web tiếng Tây Ban Nha bán các sản phẩm được thực hiện bởi các nữ tu từ 31 tu viện khác nhau ở Tây Ban Nha.
Những tu viện thời “kỹ thuật số” không chỉ bán thực phẩm. Nhiều Web sites bán các loại dĩa CD, xà phòng, quần áo, nước hoa, và sách báo. Và họ cũng dâng những lời cầu nguyện cho những người thăm viếng. Đó là một nét độc đáo trong cuộc sống tu viện thời đại "dot com".
Tờ Quan Sát Viên Rôma dự đoán nước nào sẽ giành chiến thắng trong giải vô địch túc cầu châu Âu
Ở châu Âu, túc cầu không chỉ là một trò chơi, nhưng hơn thế, đó là một niềm đam mê. Cả công báo của Vatican, là tờ Quan Sát Viên Rôma cũng tham gia giải vô địch túc cầu Euro 2012 bằng cách dự đoán ai sẽ giành chiến thắng trong giải này.
Tờ báo dự đoán đội vô địch là đội tuyển quốc gia Đức. Hai đội giành huy chương Bạc và huy chương đồng là Tây Ban Nha và Hà Lan.
Mặc dù cả ba đều là các đội bóng xuất sắc, tờ báo cho rằng đội Tây Ban Nha mệt mỏi một cách nhanh chóng, trong khi Hà Lan có nhiều cầu thủ lớn tuổi không thể theo kịp đối phương về mặt thể lực.
Đức Giáo Hoàng nói về giải vô địch túc cầu châu Âu: " Thể thao là một trường học để giáo dục ý thức tôn trọng người khác "
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi đến Đức Tổng Giám Mục Jozef Michalik, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, nhân dịp giải vô địch túc cầu tại Ba Lan và Ucraine khai diễn từ 8-6 đến 1-7.
Đức Thánh Cha cho biết Giáo Hội không dửng dưng trước biến cố thể thao này, đặc biệt là Giáo Hội quan tâm đến các nhu cầu tinh thần của những người tham dự. Ngài cũng nhắc lại giáo huấn của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 về tầm quan trọng của thể thao như phương thế để phát triển toàn diện con người và là nhân tố rất hữu ích để xây dựng một xã hội nhân bản hơn. Ý nghĩa tình huynh đệ, lòng can đảm, lương thiện và tôn trọng thân xác, là những đức tính không thể thiếu được đối với mỗi vận động viên tốt, chúng góp phần vào việc xây dựng một xã hội dân sự trong đó ta ưa chuộng sự gặp gỡ hơn là sự đối đầu, sự đối chiếu chân thành hơn là sự đối nghịch. Hiểu như thế, thể thao không phải là mục đích nhưng là phương tiện, nó có thể trở thành phương thế truyền đạt văn minh, giải trí chân thực, kích thích con người khai triển những gì là tốt đẹp nhất nơi mình”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nhận định rằng các loại thể thao có tính đồng đội, như túc cầu, là một trường quan trọng để dạy về ý nghĩa sự tôn trọng tha nhân, kể cả đối thủ thể thao, dạy về tinh thần hy sinh bản thân để nhắm tới thiện ích của toàn đội, đề cao năng khiếu của mỗi phần tử họp thành đội, tóm lại là vượt lên trên xu hướng cá nhân chủ nghĩa và tính ích kỷ thường thấy trong quan hệ giữa con người với nhau, để dành cho cho tình huynh đệ và tình thương là những yếu tố duy nhất có thể thăng tiến công ích chân thực ở mọi cấp độ”