Phụng Vụ - Mục Vụ
Thầy là Đức Kitô
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
04:48 15/06/2010
CHÚA NHẬT 12 THƯỜNG NIÊN, năm A
Lc 9, 18-24
Theo Chúa Giêsu, các môn đệ vẫn chưa hiểu rõ về con người của Ngài. Thực tế, nhiều môn đệ còn mơ hồ về Thầy, họ cứ tưởng Thầy cũng chỉ là một ngôn sứ lớn hơn các ngôn sứ mà họ vẫn thường nghe chăng ? Do đó, đã có rất nhiều luồng dư luận nói về Chúa Giêsu. Tất cả các dư luận đề cập về Chúa đều không đúng ý của Chúa vì người ta chưa hiểu gì về Ngài. Hôm nay, Tin Mừng của thánh Luca 9, 18-24 cho nhân loại thấy, Chúa Giêsu bất thần hỏi các môn đệ nghĩ gì về Ngài…
Khi sống bên ai, sống bên người nào, nếu chúng ta không biết, không hiểu họ, chúng ta sẽ chẳng nhìn ra con người thực của họ. Câu chuyện về những người mù nghĩ về con voi, cho chúng ta hiểu phần nào về các luồng dư luận mà quần chúng nhân dân thời Chúa Giêsu đã nghĩ thế nào về Ngài.Các môn đệ đã báo cáo cho Chúa Giêsu: người thì bảo là Êlia. Có người nói Chúa Giêsu là Gioan Tẩy Giả, mới bị bạo chúa Hêrôđê chặt đầu nay sống lại.Có nhiều người lơ mơ lờ mờ nói Chúa là một ngôn sứ nào đó. Như vậy, dư luận của đám đông nhân dân hiểu và biết rất mù mờ về Chúa Giêsu, họ chỉ hiểu về một khía cạnh nào đó của Chúa Giêsu mà thôi. Đối với đám dân này thì Chúa Giêsu chỉ là một ngôn sứ có thế giá, có sứ mạng lớn là dọn đường cho Chúa cứu thế đến, chứ Ngài chưa phải là Đấng Thiên sai mọi người đang trông đợi đến để cứu họ. Tuy nhiên, các môn đệ của Chúa quả thực đã làm cho Chúa mát lòng vì các Ngài coi Chúa là Đấng Kitô, Đấng Thiên Sai phải đến. Phêrô đã nhanh nhảu đại diện các môn đệ thưa với Chúa Giêsu: ” Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa “( Lc 9,18-20 ). Phêrô đã trả lời câu hỏi của Chúa cách quá chính xác, khiến Chúa cảm thấy hài lòng vì công lao Ngài dạy dỗ các môn đệ. Chúa Giêsu sau khi khen Phêrô đã xác nhận ngay là Đấng Kitô đây không phải là vị vua chiến thắng theo kiểu thế gian, không phải là vị vua bá chủ muôn dân, khôi phục lại vương quyền Israen, giải phóng nô lệ Roma. Nhưng Đức Kitô của Thiên Chúa là Đấng chiến thắng ma quỷ, chiến thắng tội lỗi, chiến thắng tử thần, chinh phục, cứu vớt các linh hồn, khôi phục quyền làm con Chúa. Tuy nhiên, con đường đi tới chiến thắng là con đường hẹp, con đường đau khổ, con đường thập giá.” Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng các kinh sư loại bỏ, bị giết chết và ngày thứ ba sống lại “ ( Lc 9, 22 ). Con đường đi tới vinh quang là con đường tình yêu tự hiến, tình yêu vô vị lợi, tình yêu cao vời: ” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). “ Khi nào Ta được giương cao lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta “. Chính vì thế, ai muốn đi theo Chúa, làm kôn đệ Chúa phải từ bỏ chính mình, vác thập mình hằng ngày mà theo ( Lc 9, 23 ).
Chúa đã dùng cây thập giá: một dụng cụ người Do Thái và Roma dùng để treo, để đóng đinh những người bị lên án. Đây là một dụng cụ thô bạo, tàn nhẫn, nhưng Chúa đã biến nó thành dấu chỉ yêu thương. Chính tình yêu đã biến thập giá thành cây cứu độ, nhẹ nhàng và đau khổ biến thành hạnh phúc, niềm vui.
Chúa vô tội nhưng đã vâng lời Chúa Cha chết thay cho nhân loại, cho mỗi người chúng ta. Vậy là Kitô hữu chúng ta có dám chết cho chính mình, từ bỏ tội lỗi để bước theo chân Chúa ?
Lời tuyên xưng của thánh Phêrô và lòng yêu thương vô bờ của Chúa có khơi lên trong lòng chúng ta niềm vui vì chúng ta là Kitô hữu, có giúp mọi người nhận ra chúng ta đang sống sự sống của Chúa, có giúp người khác nhận ra Chúa Giêsu nơi chúng ta ? Và lời của thánh phaolô tông đồ: ” Tôi sống nhưng không phải tôi mà là Đức Kitô sống trong tôi “ có nói lên rõ nét Chúa Giêsu đang ở trong mỗi người chúng ta không ? Chúng ta có dám hy sinh cho người khác không hay chúng ta chỉ nói ngoài môi miệng và sống ích kỷ, thiếu bác ái, thiếu quảng đại không ?
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con lòng can đảm, nhiệt thành, quảng đại để chúng con chỉ sống cho Chúa và anh chị em đồng loại. Amen.
Lc 9, 18-24
Theo Chúa Giêsu, các môn đệ vẫn chưa hiểu rõ về con người của Ngài. Thực tế, nhiều môn đệ còn mơ hồ về Thầy, họ cứ tưởng Thầy cũng chỉ là một ngôn sứ lớn hơn các ngôn sứ mà họ vẫn thường nghe chăng ? Do đó, đã có rất nhiều luồng dư luận nói về Chúa Giêsu. Tất cả các dư luận đề cập về Chúa đều không đúng ý của Chúa vì người ta chưa hiểu gì về Ngài. Hôm nay, Tin Mừng của thánh Luca 9, 18-24 cho nhân loại thấy, Chúa Giêsu bất thần hỏi các môn đệ nghĩ gì về Ngài…
Khi sống bên ai, sống bên người nào, nếu chúng ta không biết, không hiểu họ, chúng ta sẽ chẳng nhìn ra con người thực của họ. Câu chuyện về những người mù nghĩ về con voi, cho chúng ta hiểu phần nào về các luồng dư luận mà quần chúng nhân dân thời Chúa Giêsu đã nghĩ thế nào về Ngài.Các môn đệ đã báo cáo cho Chúa Giêsu: người thì bảo là Êlia. Có người nói Chúa Giêsu là Gioan Tẩy Giả, mới bị bạo chúa Hêrôđê chặt đầu nay sống lại.Có nhiều người lơ mơ lờ mờ nói Chúa là một ngôn sứ nào đó. Như vậy, dư luận của đám đông nhân dân hiểu và biết rất mù mờ về Chúa Giêsu, họ chỉ hiểu về một khía cạnh nào đó của Chúa Giêsu mà thôi. Đối với đám dân này thì Chúa Giêsu chỉ là một ngôn sứ có thế giá, có sứ mạng lớn là dọn đường cho Chúa cứu thế đến, chứ Ngài chưa phải là Đấng Thiên sai mọi người đang trông đợi đến để cứu họ. Tuy nhiên, các môn đệ của Chúa quả thực đã làm cho Chúa mát lòng vì các Ngài coi Chúa là Đấng Kitô, Đấng Thiên Sai phải đến. Phêrô đã nhanh nhảu đại diện các môn đệ thưa với Chúa Giêsu: ” Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa “( Lc 9,18-20 ). Phêrô đã trả lời câu hỏi của Chúa cách quá chính xác, khiến Chúa cảm thấy hài lòng vì công lao Ngài dạy dỗ các môn đệ. Chúa Giêsu sau khi khen Phêrô đã xác nhận ngay là Đấng Kitô đây không phải là vị vua chiến thắng theo kiểu thế gian, không phải là vị vua bá chủ muôn dân, khôi phục lại vương quyền Israen, giải phóng nô lệ Roma. Nhưng Đức Kitô của Thiên Chúa là Đấng chiến thắng ma quỷ, chiến thắng tội lỗi, chiến thắng tử thần, chinh phục, cứu vớt các linh hồn, khôi phục quyền làm con Chúa. Tuy nhiên, con đường đi tới chiến thắng là con đường hẹp, con đường đau khổ, con đường thập giá.” Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng các kinh sư loại bỏ, bị giết chết và ngày thứ ba sống lại “ ( Lc 9, 22 ). Con đường đi tới vinh quang là con đường tình yêu tự hiến, tình yêu vô vị lợi, tình yêu cao vời: ” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). “ Khi nào Ta được giương cao lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta “. Chính vì thế, ai muốn đi theo Chúa, làm kôn đệ Chúa phải từ bỏ chính mình, vác thập mình hằng ngày mà theo ( Lc 9, 23 ).
Chúa đã dùng cây thập giá: một dụng cụ người Do Thái và Roma dùng để treo, để đóng đinh những người bị lên án. Đây là một dụng cụ thô bạo, tàn nhẫn, nhưng Chúa đã biến nó thành dấu chỉ yêu thương. Chính tình yêu đã biến thập giá thành cây cứu độ, nhẹ nhàng và đau khổ biến thành hạnh phúc, niềm vui.
Chúa vô tội nhưng đã vâng lời Chúa Cha chết thay cho nhân loại, cho mỗi người chúng ta. Vậy là Kitô hữu chúng ta có dám chết cho chính mình, từ bỏ tội lỗi để bước theo chân Chúa ?
Lời tuyên xưng của thánh Phêrô và lòng yêu thương vô bờ của Chúa có khơi lên trong lòng chúng ta niềm vui vì chúng ta là Kitô hữu, có giúp mọi người nhận ra chúng ta đang sống sự sống của Chúa, có giúp người khác nhận ra Chúa Giêsu nơi chúng ta ? Và lời của thánh phaolô tông đồ: ” Tôi sống nhưng không phải tôi mà là Đức Kitô sống trong tôi “ có nói lên rõ nét Chúa Giêsu đang ở trong mỗi người chúng ta không ? Chúng ta có dám hy sinh cho người khác không hay chúng ta chỉ nói ngoài môi miệng và sống ích kỷ, thiếu bác ái, thiếu quảng đại không ?
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con lòng can đảm, nhiệt thành, quảng đại để chúng con chỉ sống cho Chúa và anh chị em đồng loại. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - từ 16-6 Đến 30-6-2010
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
05:14 15/06/2010
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH
Từ ngày 16-6 đến 30-6-2010
Ngày 16-6-10: Thưa anh em, xin được phép mạnh dạn nói với anh em về tổ phụ Đavit rằng: người đã chết và được mai táng, và mộ của người còn ở giữa chúng ta cho đến ngày nay. (Cv 2, 29)
* Phêrô lập luận, Đavit, đấng tiên tri, đang nói về Đấng Mêxia là người không còn ở trong mồ mả; nhưng đã sống lại.
Ngày 17-6-10: Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng. (Cv 2, 32)
* Phêrô làm chứng cho đám đông thấy Chúa Giêsu từ kẻ chết sống lại. Hàng ngày tôi rao giảng Chúa bằng đời sống tận tâm phục vụ.
Ngày 18-6-10: Đức Giêsu mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô. (Cv 2, 36)
* Phêrô xác quyết Đức Giêsu thật là Thiên Chúa, là Người sống lại. Tôi quyết tâm tôn vinh Đức Kitô trong đời sống và việc làm của tôi.
Ngày 19-6-10: Còn phép cắt bì, đã hẳn là có ích, nếu bạn thi hành Lề Luật. Nhưng nếu bạn vi phạm Lề Luật, thì bạn có được cắt bì cũng kể như không căt bì. (Rom 2, 25) * Cắt bì là dấu giao ước giữa Thiên Chúa và dân của Người. Tôi không lấy cớ mình là người Công giáo đã được chịu các Bí tích để khinh chê những người ngoại giáo.
Ngày 20-6-10: Trái lại, người không được cắt bì mà giữ những điều Luật dạy, thì tuy họ không được căt bì, Thiên Chúa chẳng coi như đã được căt bì sao? (Rom 2, 26) * Điều Luật dạy là luật tự nhiên được Chúa ghi trong lòng con người, đối lại với Luật ghi bằng chữ viết.Tôi luôn lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần nhắc bảo trong tâm hồn.
Ngày 21-6-10: Người không được căt bì trong thân xác mà vẫn chu toàn Lề Luật, người ấy sẽ lên án bạn, vì bạn có Lề Luật ghi chép hẳn hoi và bạn đã được căt bì mà vẫn vi phạm Lề Luật. (Rom 2, 27)
*Câu này nhắc tôi về sự phán xét của Chúa không qua hình thức căt bì, giữ luật bề ngoài; nhưng vì đức tin theo công việc của tôi đã làm.
Ngày 22-6-10: Thật vậy, người Do thái chính hiệu không phải là căn cứ vào cái thấy được bên ngoài, nơi thân xác. (Rom 2, 28)
* Cắt bì không có gía trị cho việc cứu rỗi, chỉ có phép cắt bì bởi tấm lòng, được làm bởi Thánh Linh. Tôi quyết dứt bỏ những trình diễn bên ngoài; để biến đổi từ đáy lòng bởi Thần Khí của Thiên Chúa.
Ngày 23-6-10: Nhưng người Do thái chính hiệu là người Do thái tự đáy lòng, phép cắt bì chính hiệu là phép cắt bì trong tâm hồn, theo tinh thần của Lề Luật chứ không theo chữ viết của Lề Luật…(Rom 2, 29) * Tôi cần thực hành các chữ quan trọng như: cắt bì tâm hồn – theo tinh thần của Lề Luật – không theo chữ viết của Lề Luật.
Ngày 24-6-10: Con người sống theo tính tự nhiên thì không đón nhận những gì của Thần Khí Thiên Chúa, vì cho đó là sự điên rồ…bởi vì phải nhờ Thần Khí mới có thể xét đoán. (1 Cor 2, 14)
* Khi sống theo bản tính tự nhiên, sẽ không nắm được những thực tại siêu nhiên, khi tôi sống theo Thần Khí thì được Chúa hướng dẫn.
Ngày 25-6-10: Nhưng con người sống theo Thần Khí thì xét đoán được mọi sự, mà chẳng có ai xét đoáng được người đó. (1Cor 2, 15) * Khi sống theo Thần Khí thì được soi sáng hiểu biết mọi sự nơi Thiên Chúa. Bạn hãy sống khiêm tốn để Thần Khí Chúa dẫn dắt.
Ngày 26-6-10: Thật vậy, ai đã biết tư tưởng của Chúa, để chỉ vẽ Người? Còn chúng tôi, chúng tôi biết được tư tưởng của Đức Kitô. (1Cor 2, 16) * Phaolô trích dẫn Isaia 40, 13 tỏ vẻ thắc mắc ai hiểu được ý Chúa. Ông xác định các môn đệ có thể hiểu được ý Đức Kitô.
Ngày 27-6-10: Nhưng trong kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường xuất phát từ Thiên Chúa, chứ không phải chúng tôi. (2 Cor 4, 7) * Bình sành ngụ ý tính chất yếu đuối cùa con người Phaolô cũng là của tôi. Hãy nhìn lại con người xác đất vật hèn của bạn để trông cậy vào ơn Chúa.
Ngày 28-6-10: Chúng tôi bị dồn ép tứ bề; nhưng không bị đè bẹp, hoang mang, nhưng không tuyệt vọng. (2 Cor 4, 8) * Người tông đồ phải trải qua cực nhọc, lao khổ; nhưng có ơn Chúa giúp đỡ. Tôi cần bình tâm, cầu nguyện với Lời Chúa để sáng suốt trong hành động.
Ngày 29-6-10: Bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. (2 Cor 4, 9)
*Con đường theo Chúa là đường thập giá, là đường hẹp, gập ghềnh. Với sức mạnh của Lời Chúa và kiên tâm chịu đựng tôi sẽ thắng.
Ngày 30-6-10: Chúng tôi luôn mang trong thân mình cuộc Thương Khó của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ qua thân mình chúng tôi. (2 Cor 4, 10)
* Người tín hữu không phải chết khi tắt hơi, mà hằng ngày ta hằng chết cho tội, và các đau khổ khác, để tôi càng ngày càng giống Chúa.
Phó tế: GB. Maria Định Nguyễn-Huyền Đồng
Từ ngày 16-6 đến 30-6-2010
Ngày 16-6-10: Thưa anh em, xin được phép mạnh dạn nói với anh em về tổ phụ Đavit rằng: người đã chết và được mai táng, và mộ của người còn ở giữa chúng ta cho đến ngày nay. (Cv 2, 29)
* Phêrô lập luận, Đavit, đấng tiên tri, đang nói về Đấng Mêxia là người không còn ở trong mồ mả; nhưng đã sống lại.
Ngày 17-6-10: Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng. (Cv 2, 32)
* Phêrô làm chứng cho đám đông thấy Chúa Giêsu từ kẻ chết sống lại. Hàng ngày tôi rao giảng Chúa bằng đời sống tận tâm phục vụ.
Ngày 18-6-10: Đức Giêsu mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô. (Cv 2, 36)
* Phêrô xác quyết Đức Giêsu thật là Thiên Chúa, là Người sống lại. Tôi quyết tâm tôn vinh Đức Kitô trong đời sống và việc làm của tôi.
Ngày 19-6-10: Còn phép cắt bì, đã hẳn là có ích, nếu bạn thi hành Lề Luật. Nhưng nếu bạn vi phạm Lề Luật, thì bạn có được cắt bì cũng kể như không căt bì. (Rom 2, 25) * Cắt bì là dấu giao ước giữa Thiên Chúa và dân của Người. Tôi không lấy cớ mình là người Công giáo đã được chịu các Bí tích để khinh chê những người ngoại giáo.
Ngày 20-6-10: Trái lại, người không được cắt bì mà giữ những điều Luật dạy, thì tuy họ không được căt bì, Thiên Chúa chẳng coi như đã được căt bì sao? (Rom 2, 26) * Điều Luật dạy là luật tự nhiên được Chúa ghi trong lòng con người, đối lại với Luật ghi bằng chữ viết.Tôi luôn lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần nhắc bảo trong tâm hồn.
Ngày 21-6-10: Người không được căt bì trong thân xác mà vẫn chu toàn Lề Luật, người ấy sẽ lên án bạn, vì bạn có Lề Luật ghi chép hẳn hoi và bạn đã được căt bì mà vẫn vi phạm Lề Luật. (Rom 2, 27)
*Câu này nhắc tôi về sự phán xét của Chúa không qua hình thức căt bì, giữ luật bề ngoài; nhưng vì đức tin theo công việc của tôi đã làm.
Ngày 22-6-10: Thật vậy, người Do thái chính hiệu không phải là căn cứ vào cái thấy được bên ngoài, nơi thân xác. (Rom 2, 28)
* Cắt bì không có gía trị cho việc cứu rỗi, chỉ có phép cắt bì bởi tấm lòng, được làm bởi Thánh Linh. Tôi quyết dứt bỏ những trình diễn bên ngoài; để biến đổi từ đáy lòng bởi Thần Khí của Thiên Chúa.
Ngày 23-6-10: Nhưng người Do thái chính hiệu là người Do thái tự đáy lòng, phép cắt bì chính hiệu là phép cắt bì trong tâm hồn, theo tinh thần của Lề Luật chứ không theo chữ viết của Lề Luật…(Rom 2, 29) * Tôi cần thực hành các chữ quan trọng như: cắt bì tâm hồn – theo tinh thần của Lề Luật – không theo chữ viết của Lề Luật.
Ngày 24-6-10: Con người sống theo tính tự nhiên thì không đón nhận những gì của Thần Khí Thiên Chúa, vì cho đó là sự điên rồ…bởi vì phải nhờ Thần Khí mới có thể xét đoán. (1 Cor 2, 14)
* Khi sống theo bản tính tự nhiên, sẽ không nắm được những thực tại siêu nhiên, khi tôi sống theo Thần Khí thì được Chúa hướng dẫn.
Ngày 25-6-10: Nhưng con người sống theo Thần Khí thì xét đoán được mọi sự, mà chẳng có ai xét đoáng được người đó. (1Cor 2, 15) * Khi sống theo Thần Khí thì được soi sáng hiểu biết mọi sự nơi Thiên Chúa. Bạn hãy sống khiêm tốn để Thần Khí Chúa dẫn dắt.
Ngày 26-6-10: Thật vậy, ai đã biết tư tưởng của Chúa, để chỉ vẽ Người? Còn chúng tôi, chúng tôi biết được tư tưởng của Đức Kitô. (1Cor 2, 16) * Phaolô trích dẫn Isaia 40, 13 tỏ vẻ thắc mắc ai hiểu được ý Chúa. Ông xác định các môn đệ có thể hiểu được ý Đức Kitô.
Ngày 27-6-10: Nhưng trong kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường xuất phát từ Thiên Chúa, chứ không phải chúng tôi. (2 Cor 4, 7) * Bình sành ngụ ý tính chất yếu đuối cùa con người Phaolô cũng là của tôi. Hãy nhìn lại con người xác đất vật hèn của bạn để trông cậy vào ơn Chúa.
Ngày 28-6-10: Chúng tôi bị dồn ép tứ bề; nhưng không bị đè bẹp, hoang mang, nhưng không tuyệt vọng. (2 Cor 4, 8) * Người tông đồ phải trải qua cực nhọc, lao khổ; nhưng có ơn Chúa giúp đỡ. Tôi cần bình tâm, cầu nguyện với Lời Chúa để sáng suốt trong hành động.
Ngày 29-6-10: Bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. (2 Cor 4, 9)
*Con đường theo Chúa là đường thập giá, là đường hẹp, gập ghềnh. Với sức mạnh của Lời Chúa và kiên tâm chịu đựng tôi sẽ thắng.
Ngày 30-6-10: Chúng tôi luôn mang trong thân mình cuộc Thương Khó của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ qua thân mình chúng tôi. (2 Cor 4, 10)
* Người tín hữu không phải chết khi tắt hơi, mà hằng ngày ta hằng chết cho tội, và các đau khổ khác, để tôi càng ngày càng giống Chúa.
Phó tế: GB. Maria Định Nguyễn-Huyền Đồng
Đừng Chống Cự Lại Với Kẻ Hung Ác
Tuyết Mai
15:33 15/06/2010
Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đã nghe bảo: 'Mắt đền mắt, răng đền răng'. Còn Thầy, Thầy bảo các con: đừng chống cự lại với kẻ hung ác; trái lại, nếu ai vả má bên phải của con, thì hãy đưa má bên kia cho nó nữa. Và ai muốn kiện con để đoạt áo trong của con, thì hãy trao cho nó cả áo choàng nữa. Và ai bắt con đi một dặm, thì con hãy đi với nó hai dặm. Ai xin, thì con hãy cho. Ai muốn vay mượn, thì con đừng khước từ".
Đây là bài học mà tôi thiết nghĩ rất nhiều người lương giáo và ngay cả người Kitô giáo của chúng ta cũng cảm thấy Chúa Giêsu thật khiêm nhường hay không dám nói ra là Ngài có bản tánh nhút nhát và hay sợ sệt, hay phần đông thì cho là Ngài không được anh hùng?? Ai đời lại bị người ta đánh má bên phải thì lại tự nguyện đưa cả má bên trái cho người ta đánh luôn. Có phải trong chúng ta là bậc làm cha làm mẹ, chẳng ai dậy con mình làm như điều Chúa dậy trên? Có phải chúng ta đều nghe mọi người dậy mình rằng, hễ ai đánh hay đụng đến móng chân của con, hãy lập tức chạy về nhà méc cha méc mẹ, để cả nhà đến gặp nó mà cho nó bài học thật đích đáng để cho nó nhớ đời hay không? Ít nhất cũng phải để thẹo trên mặt của nó!?? Ấy, con người của chúng ta thật là thế đó anh chị em! Chẳng có ai hiền cả!? Có tỏ ra hiền lành thì là vì chẳng phải việc của mình, cho nên không muốn dính líu, thế thôi! Và đứng ngoài nói vô như có vẻ lên mặt dậy đời người này hay người kia. Ở đời, thật chẳng ai ngu và chẳng ai hiền cả!?? Thưa đúng không anh chị em? Đây là tôi không vơ đũa cả nắm, đành rằng có còn rất nhiều người hiền lành, là vì không chống cự nổi những con người dữ tợn, nên đành dằn cơn uất ức của mình xuống mà chịu thua, nhưng cũng không bỏ qua cho đâu, mà chờ có cơ hội sẽ cho họ biết tay.
Phải, con người hiền lành trong thời buổi nào cũng có đấy chứ! Hiền là vì vốn tánh tình của họ hiền lành. Không thích la lối, đánh nhau, chửi bới, ăn thua đủ, tranh dành, đạp lên nhau để dành hơn thua, đầu óc luôn hận thù, trả thù, gây chiến tranh, thách đố, và tất cả chỉ muốn hủy diệt và phá hoại anh chị em. Bởi họ hiểu tất cả những việc làm xấu trên đều do ma quỷ chúng xúi biểu và tác động trên những anh chị em này! Bởi họ thiếu Ơn của Chúa và không chọn theo con đường của Chúa, cho nên họ mới có thể hành động điên và ngông cuồng như trên. Họ đã để cho ma quỷ chúng làm chủ trong tâm hồn, con người, và cuộc đời, chỉ mong sao họ có được tất cả mọi thứ mong muốn và ao ước trong cuộc sống trên trần gian này! Những con người này họ muốn nhiều thứ lắm thưa anh chị em! Quả thật không làm sao mà có thể thỏa mãn được những anh chị em có lòng tham lam và ích kỷ này! Họ không bao giờ thấy những gì họ đang có là đủ là dư cả! Càng có nhiều thì càng tốt. Càng có nhiều thì họ càng mơ tưởng cao hơn. Họ muốn làm bá chủ của muôn dân. Họ kiêu ngạo và tự đắc. Họ muốn khiêu chiến để dành đất để thêm quyền hành. Bạo lực là điều không thể tránh khỏi nơi những con người này!
Chiến tranh thường ngày xẩy ra là vì những con người tham lam này! Xã hội luôn đảo điên, đảo ngược, và đảo chánh, là do những con người có tánh bạo động, dữ dằn, thích sách nhiễu người khác, là những con người xã hội không cho là bình thường!? Nhưng có phải họ rất giầu có, quyền hành trong tay của họ, trên là Trời mà dưới thì là họ!???
Nhưng thật phải khi Chúa Giêsu dậy chúng ta bài học là không nên chống cự lại với kẻ gian ác, vì chúng ta sẽ không bao giờ thắng được họ trong sự bạo động chống bạo động, bởi chúng chỉ dẫn đưa tất cả đến chỗ diệt vong, và đến chỗ chết. Bạo động, khiêu khích, thách đố, khiêu chiến, và giết hại lẫn nhau, là do ma quỷ chúng đang muốn dẫn chúng ta đến chỗ chết, đến chỗ mất linh hồn, và đến chỗ mà chúng muốn dẫn chúng ta đến, đó là Hỏa Ngục thưa anh chị em!. Ý Chúa muốn dậy chúng ta là hãy chọn hành xử theo đường lối của Chúa là hiền lành, nhịn nhục, khiêm nhường, và tha thứ, để chiến tranh không có thể xẩy ra ở giữa chúng ta, vì một bên khiêu chiến mà một bên chọn hòa bình, thì chiến tranh không thể nào có thể xẩy ra được???? Có gì gọi là hay và anh hùng khi anh đánh tôi đến hai lần mà tôi không thèm chống cự? Có gì là hay khi anh đi kiện tôi chỉ vì chiếc áo trong mà tôi đã cởi cho anh cả áo choàng ngoài? Và có gì là hay nơi anh khi anh bắt tôi phải đi một dặm đường cho anh, tôi tặng cho anh cả hai dặm đường luôn đó!? Và thường thì chúng ta thấy rõ ràng và rất bẽ mặt cho những kẻ hay thích khiêu chiến, vì chính anh chứng tỏ cho tất cả mọi người thấy là anh hung hãn dữ dằn y như một tên cướp, hạ cấp, và làm trò hề cho mọi người cười chê anh mà thôi! Và nhất là anh lại đi khiêu chiến với những người của Chúa, Tông Đồ của Chúa, và con cái của Chúa. Và có phải chính anh đã bắt nạt Chúa của anh không như Chúa Giêsu đã bị những tiền nhân của anh bắt nạt và xử chết trên Thập Giá xưa? Chắc có lẽ anh đã không biết Chúa là ai trên con đường đời của anh? Nên anh đã luôn sử xự với tất cả anh chị em của anh như thế!?????
Chúa Giêsu muốn dậy hết thảy chúng ta sống một cuộc sống hiền hòa, để mọi người nhận biết chúng ta là con cái Chúa. Vâng, cứ qua dấu này thì tất cả chúng ta đều là con cái của Chúa, hôm nay và muôn đời sống trong yêu thương, hạnh phúc, và bình an. Để ngôi Cha, ngôi Con, và ngôi Thánh Thần luôn ngự trị trong tâm hồn, trái tim, đáy lòng, và cuộc đời của chúng ta. Amen.
Đây là bài học mà tôi thiết nghĩ rất nhiều người lương giáo và ngay cả người Kitô giáo của chúng ta cũng cảm thấy Chúa Giêsu thật khiêm nhường hay không dám nói ra là Ngài có bản tánh nhút nhát và hay sợ sệt, hay phần đông thì cho là Ngài không được anh hùng?? Ai đời lại bị người ta đánh má bên phải thì lại tự nguyện đưa cả má bên trái cho người ta đánh luôn. Có phải trong chúng ta là bậc làm cha làm mẹ, chẳng ai dậy con mình làm như điều Chúa dậy trên? Có phải chúng ta đều nghe mọi người dậy mình rằng, hễ ai đánh hay đụng đến móng chân của con, hãy lập tức chạy về nhà méc cha méc mẹ, để cả nhà đến gặp nó mà cho nó bài học thật đích đáng để cho nó nhớ đời hay không? Ít nhất cũng phải để thẹo trên mặt của nó!?? Ấy, con người của chúng ta thật là thế đó anh chị em! Chẳng có ai hiền cả!? Có tỏ ra hiền lành thì là vì chẳng phải việc của mình, cho nên không muốn dính líu, thế thôi! Và đứng ngoài nói vô như có vẻ lên mặt dậy đời người này hay người kia. Ở đời, thật chẳng ai ngu và chẳng ai hiền cả!?? Thưa đúng không anh chị em? Đây là tôi không vơ đũa cả nắm, đành rằng có còn rất nhiều người hiền lành, là vì không chống cự nổi những con người dữ tợn, nên đành dằn cơn uất ức của mình xuống mà chịu thua, nhưng cũng không bỏ qua cho đâu, mà chờ có cơ hội sẽ cho họ biết tay.
Phải, con người hiền lành trong thời buổi nào cũng có đấy chứ! Hiền là vì vốn tánh tình của họ hiền lành. Không thích la lối, đánh nhau, chửi bới, ăn thua đủ, tranh dành, đạp lên nhau để dành hơn thua, đầu óc luôn hận thù, trả thù, gây chiến tranh, thách đố, và tất cả chỉ muốn hủy diệt và phá hoại anh chị em. Bởi họ hiểu tất cả những việc làm xấu trên đều do ma quỷ chúng xúi biểu và tác động trên những anh chị em này! Bởi họ thiếu Ơn của Chúa và không chọn theo con đường của Chúa, cho nên họ mới có thể hành động điên và ngông cuồng như trên. Họ đã để cho ma quỷ chúng làm chủ trong tâm hồn, con người, và cuộc đời, chỉ mong sao họ có được tất cả mọi thứ mong muốn và ao ước trong cuộc sống trên trần gian này! Những con người này họ muốn nhiều thứ lắm thưa anh chị em! Quả thật không làm sao mà có thể thỏa mãn được những anh chị em có lòng tham lam và ích kỷ này! Họ không bao giờ thấy những gì họ đang có là đủ là dư cả! Càng có nhiều thì càng tốt. Càng có nhiều thì họ càng mơ tưởng cao hơn. Họ muốn làm bá chủ của muôn dân. Họ kiêu ngạo và tự đắc. Họ muốn khiêu chiến để dành đất để thêm quyền hành. Bạo lực là điều không thể tránh khỏi nơi những con người này!
Chiến tranh thường ngày xẩy ra là vì những con người tham lam này! Xã hội luôn đảo điên, đảo ngược, và đảo chánh, là do những con người có tánh bạo động, dữ dằn, thích sách nhiễu người khác, là những con người xã hội không cho là bình thường!? Nhưng có phải họ rất giầu có, quyền hành trong tay của họ, trên là Trời mà dưới thì là họ!???
Nhưng thật phải khi Chúa Giêsu dậy chúng ta bài học là không nên chống cự lại với kẻ gian ác, vì chúng ta sẽ không bao giờ thắng được họ trong sự bạo động chống bạo động, bởi chúng chỉ dẫn đưa tất cả đến chỗ diệt vong, và đến chỗ chết. Bạo động, khiêu khích, thách đố, khiêu chiến, và giết hại lẫn nhau, là do ma quỷ chúng đang muốn dẫn chúng ta đến chỗ chết, đến chỗ mất linh hồn, và đến chỗ mà chúng muốn dẫn chúng ta đến, đó là Hỏa Ngục thưa anh chị em!. Ý Chúa muốn dậy chúng ta là hãy chọn hành xử theo đường lối của Chúa là hiền lành, nhịn nhục, khiêm nhường, và tha thứ, để chiến tranh không có thể xẩy ra ở giữa chúng ta, vì một bên khiêu chiến mà một bên chọn hòa bình, thì chiến tranh không thể nào có thể xẩy ra được???? Có gì gọi là hay và anh hùng khi anh đánh tôi đến hai lần mà tôi không thèm chống cự? Có gì là hay khi anh đi kiện tôi chỉ vì chiếc áo trong mà tôi đã cởi cho anh cả áo choàng ngoài? Và có gì là hay nơi anh khi anh bắt tôi phải đi một dặm đường cho anh, tôi tặng cho anh cả hai dặm đường luôn đó!? Và thường thì chúng ta thấy rõ ràng và rất bẽ mặt cho những kẻ hay thích khiêu chiến, vì chính anh chứng tỏ cho tất cả mọi người thấy là anh hung hãn dữ dằn y như một tên cướp, hạ cấp, và làm trò hề cho mọi người cười chê anh mà thôi! Và nhất là anh lại đi khiêu chiến với những người của Chúa, Tông Đồ của Chúa, và con cái của Chúa. Và có phải chính anh đã bắt nạt Chúa của anh không như Chúa Giêsu đã bị những tiền nhân của anh bắt nạt và xử chết trên Thập Giá xưa? Chắc có lẽ anh đã không biết Chúa là ai trên con đường đời của anh? Nên anh đã luôn sử xự với tất cả anh chị em của anh như thế!?????
Chúa Giêsu muốn dậy hết thảy chúng ta sống một cuộc sống hiền hòa, để mọi người nhận biết chúng ta là con cái Chúa. Vâng, cứ qua dấu này thì tất cả chúng ta đều là con cái của Chúa, hôm nay và muôn đời sống trong yêu thương, hạnh phúc, và bình an. Để ngôi Cha, ngôi Con, và ngôi Thánh Thần luôn ngự trị trong tâm hồn, trái tim, đáy lòng, và cuộc đời của chúng ta. Amen.
Những Chiến Sĩ Can Trường Của Công Giáo Việt Nam
Dương Bỉnh
15:42 15/06/2010
Kỷ niệm năm thứ 22 ngày phong Hiển Thánh 117 vị Chân Phước Tử Vì Đạo Việt nam, (19-6-1988 – 19-6-2010)
Họ là bậc anh hùng trung liệt với Đức Tin vĩ đại, niềm tin siêu việt vào Đức Kitô, sĩ khí trung kiên với Đạo Chúa, khí phách anh hùng tuyên xưng Đức Tin, chẳng nao núng trước cực hình hay gươm đao.
Họ gồm tám (8) vị Giám mục, năm mươi (50) Linh mục, mười lăm (15) Thầy giảng và Chủng sinh, bốn mươi bốn (44) Giáo dân chịu Tử Vì Đạo dưới các hình án: 76 vị trảm đầu, 21 vị bị thắt cổ chết, 9 vị chết rũ tù, 6 vị bị thiêu sống, 5 vị bị chặt từng khúc rồi băm nát. Họ đã được phong hiển thánh `Tử Vì Đạo`vào ngày 19-6-1988. Họ còn là trên một trăm ngàn (100.000) giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân bị Văn thân thảm sát vào năm 1885.
Họ chịu tử vì đạo dưới nhiều nhục hình và khổ hình như: chùy, trượng hình, đồ hình, lưu hình, tử hình.
-Chùy: Đánh bằng roi. Gồm 5 bậc, từ 10 đến 50 roi.
-Trượng hình: Đánh bằng hèo, gậy (trượng đả), gồm 5 bậc: 50 đến 100 gậy.
-Đồ hình: Giam cầm và bắt làm khổ dịch, gồm 3 bậc: Đồ làm dịch đinh: đinh phu khuân vác. Đồ làm lính chuồng voi ngựa: làm vệ sinh chuồng voi, ngựa. Đồ làm phu đồn điền: phá rừng, vỡ đất, ruộng. Với các hạn: 1 năm kèm 60 gậy, 2 năm kèm 90 gậy, 3 năm kèm 100 gậy.
-Lưu hình: Phạt đày đi xa nhà, gồm 3 bậc: Lưu cận châu (gần làng) kèm 100 gậy Lưu viễn châu (xa xứ) kèm 100 gậy. Lưu ngoại châu (ngoài vùng) kèm 100 gậy.
-Tử hình: tội chết, gồm 3 bậc: Xử giảo: thắt cổ chết. Xử trảm: chém đầu. Trảm khiêu: chém bêu đầu 3 ngày. Lăng trì (Tùng xẻo): xẻo đủ 100 miếng thịt của tội nhân, theo thứ tự từ trán, má, miệng, cổ, ngực, bụng, tay, chân..., cứ mỗi tiếng trống đao phủ cắt một miếng thịt.
Những tội hình trên được qui định trong bộ Hoàng Triều Luật thường gọi là luật Gia Long, ban hành năm 1815. Bộ luật nầy lấy theo luật cũ đời Hồng Đức nhà Lê năm 1433, rồi châm chước với luật nhà Mãn Thanh (Trung Hoa).
Ngoài các khổ hình nói trên, còn có các hình phạt khác như:
Giam đói đến chết rũ tù. Gông: hình cụ hình thang bằng tre hay gỗ, dài khoảng 2 mét, đeo vào cổ tội nhân. Cùm: hình cụ bằng 2 tấm gỗ ghép lại, có khoét 2 lỗ để kẹp chân tội nhân. Xiềng: xích lớn có vòng sắt ở 2 đầu để khóa chân tay tội nhân. Kềm (kìm): đồ dùng bằng sắt có 2 càng để kẹp chặt. Có 2 cách: Kềm nguội: dùng kềm kẹp thịt tội nhân. Rất đau. Kềm nóng: đốt lò nung kềm đỏ nóng, kẹp thịt tội nhân cháy. Tẩm dầu đốt: dùng vải cuốn vào đầu 10 ngón tay, tẩm dầu, đốt. Quì bàn chông: bắt tội nhân quì lên tấm ván có đóng nhiều đinh ngược. Đổ dầu vào rốn có tim bấc, đốt lên như ngọn đèn dầu. Voi chà: voi dùng vòi quật tội nhân xuống rồi giẫm đạp lên xác tội nhân. Ngựa xé: cột mỗi tay mỗi chân vào mỗi sợi dây, cho 4 con ngựa kéo chạy 4 hướng, xé xác tội nhân ra nhiều mảnh.
Các tội hình trên được áp dụng chung cho các tội nhân, kể cả tội theo đạo Công giáo.
Phân sáp (Phân tháp): Riêng tội nhân công giáo còn chịu thêm hình phạt phân sáp được vua Tự Đức ban hành sắc dụ năm 1860, chủ ý phân tán người công giáo ra khỏi quê hương bản quán rồi sáp nhập họ vào các làng lương.
Việt nam Giáo sử đã ghi lại các khoản chính như sau:
Khoản 1: Tất cả những người mang tên Công giáo, đàn ông, đàn bà, già trẻ, khó nghèo hay giàu sang đều phải tản mác sang các làng bên lương. Khoản 2: Tất cả các làng bên lương đều có trách nhiệm canh giữ những người công giáo, cứ 5 người lương giữ 1 người công giáo. Khoản 3: Tất cả các làng công giáo đều phải phá hủy, ruộng đất, vườn tược, nhà cửa sẽ chia cho các làng lân cận, những làng nầy phải chịu thuế về ruộng đất mình lãnh. Khoản 4: Phải chia rẽ người đàn ông công giáo và người đàn bà công giáo. Các người đàn ông sẽ được gửi đi trong một tỉnh và các người đàn bà trong tỉnh khác, để chúng không còn có thể sum họp. Con cái sẽ phân tán cho các gia đình lương nuôi. Khoản 5: Trước lúc tản mác phải khắc 2 chữ “Tả Đạo” vào má của người đàn ông đàn bà, con trẻ công giáo và cũng khắc tên tổng và huyện chúng phải đày tới, ngõ hầu chúng không trốn tránh được.
Cái tình cảnh giáo hữu Việt nam từ trước đã thê thảm thì bây giờ lại càng thêm tang tóc.
Dụ vừa ban ra, mọi người có đạo đều rụng rời chân tay. Đâu đấy vang lên những lời than vãn vô cùng bi đát: ” Chớ gì vua giết chúng tôi ngay đi cho xong! Chúng tôi thà chết mà chẳng thà sống khốn nạn, sống nhục nhã dường ấy!”. Vua quan cả nước đồng tâm làm khốn người Công giáo trăm đường nghìn cách không thể tả ra cho hết được.
Đang khi mọi nơi, các nhà cửa của kẻ có đạo phải thiêu đốt cháy ngùn ngụt, thì ở huyện lỵ, phủ lỵ, tỉnh lỵ hay các nơi lưu đồ, các quan truyền làm hàng trăm nhà tù nhà giam.....người Công giáo từng nghìn, từng vạn lũ lượt kéo nhau lên rừng lên núi hay chui rúc xuống thuyền, hay bị điệu vào tù đóng gông, cùm, xiềng xích hay bị đày lên rừng xanh sống cuộc đời khổ ải. (ngưng trích Việt nam Giáo sử).
(Trong thời bắt đạo, một số giáo dân Việt nam đã trốn thoát sang Lào và Thái lan. Số lánh nạn tại Thái lan đã góp phần xây dựng nên Giáo phận Chantabury hiện nay ở Thái lan).
Chiếu chỉ phân tháp của vua Tự Đức nhằm mục đích làm tan rã các gia đình công giáo, chồng một nơi vợ một ngã, con cái chia lìa khỏi cha mẹ.
Bị phân đến các làng lương để quản thúc quản chế, người Công giáo phải bị giam lỏng, ăn đói, ngủ ngoài vườn, trên đất, trong chuồng trâu bò. Có nơi lại lùa giáo dân vào giam trong các chuồng rộng lớn, trống trải, không mái che, không tường chắn gió, trời nắng thì nằm trên đất khô, mưa thì nằm trên vũng bùn, sống như súc vật. Giáo dân phân sáp nào tỏ ra ương ngạnh thì vua cho phép thắt cổ chết ngay. Tất cả tài sản, từ ruộng đất, vườn tược, trâu bò, heo gà đều bị tịch thu, nhà cửa cái tốt thì tháo dỡ, các xoàng thì đốt cháy. Chính sách phân tháp của vua Tự Đức, một chính sách nham hiểm, ác độc nhằm tiêu diệt tận gốc tiệt nòi các gia đình theo đạo Công giáo.
Ác tâm của các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức không chỉ gieo rắc khủng khiếp tàn bạo cho người Công giáo Việt nam, con dân của vua, mà còn mang lại hậu quả “ác giả ác báo” cho chính triều đình Nhà Nguyễn qua vụ “Tứ nguyệt Tam Vương” (bốn tháng ba vua) do hai Phụ chính Đại thần Nguyễn văn Tường và Tôn thất Thuyết khuynh loát triều đình như sau:
Vua Tự Đức không con, lập di chiếu chọn Ưng Chân con Thụy Thái Vương nối ngôi và cho gọi ba vị Phụ chính Đại thần Trần Tiển Thành, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn văn Tường vào để ký thác tự quân. Ngày 16-7-1883 vua Tự Đức băng hà. Ngày 19-7-1883 làm lễ tấn phong Ưng Chân lên ngôi, hiệu là Dục Đức. Ba ngày sau đó, hai ông Tường và Thưyết phế vua Dục Đức, bắt giam vào ngục, bỏ đói đến chết. Nguyễn văn Tường và Tôn thất Thuyết tôn em ruột vua Tự Đức là Hồng Dật lên làm vua, hiệu là Hiệp Hòa vào ngày 30-7-1883. Vua Hiệp Hòa thấy hai ông Tường và Thuyết lộng hành, lấn át triều đình nên bí mật tìm cách loại bỏ hai ông. Việc bị lộ, hai ông Tường và Thuyết sai người giết vua Hiệp Hòa vào đêm 29-11-1883. Giết xong Hiệp Hòa, hai ông Tường và Thuyết tôn người con nuôi thứ ba của vua Tự Đức là Kiến Phườc lên làm vua ngày 3-11-1883. Kiến Phước làm vua được 8 tháng thì mất, nghi là bị đầu độc. Hai ông đưa Ưng Lịch 14 tuổi lên làm vua vào ngày 1-8-1884, hiệu là Hàm Nghi. Nhà vua còn nhỏ, chỉ ngồi làm vì. Quan Phụ chính Đại thần Trần tiển Thành bị bức tử, quan ngự sử Phan đình Phùng bị bắt trói, hạ ngục, các quan trong triều đều khiếp sợ không dám hó hé nửa lời. Mọi việc triều chính đều do hai ông Nguyễn văn Tường và Tôn thất Thuyết định đoạt.
Đêm 4 tháng 7 năm 1885, lợi dụng lúc lính Pháp tổ chức dạ tiệc, ông Tôn thất Thuyết cho lệnh tấn công đốt cháy Tòa Khâm, đánh vào đồn Mang cá, nhiều quan binh Pháp chết. Đến gần sáng, quân Pháp mới củng cố được để phản công. Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng vì khí giới kém nên rút lui và tan rã dần. Ông Nguyễn văn Tường ra đầu thú Pháp. Ông Tôn thất Thuyết giục vua Hàm Nghi xuất sơn. Đưa vua ra Tân Sở thuộc huyện Cam lộ tỉnh Quảng trị. Tại đây, ông Tôn thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu thư gọi là “Hịch Cần Vương” hô hào cả nước chống giặc Pháp và bài trừ giáo dân Công giáo.
Hịch được ban ra, lập tức Văn thân nổi lên lùng sục, chém giết, cướp của, đốt nhà của người có đạo Công giáo khắp cả nước. Nặng nhất là tại tỉnh Quảng trị, nơi Tôn thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi đến tạm trú tại Tân sở thuộc huyện Cam lộ trước khi tới căn cứ địa Ấu sơn thuộc tỉnh Hà tĩnh. Văn thân tàn sát người theo đạo Công giáo bắt đầu ngày 6-9-1885 và chấm dứt vào tháng 10-1885, khi chính quyền lần lượt vãn hồi an ninh, tái lập trật tự.
Số 8585 tín hữu Công giáo tỉnh Quảng trị bị Văn thân tàn sát được kê như sau: Giáo hạt Đất Đỏ miền Cửa Tùng huyện Vĩnh linh 1666 người; Giáo hạt Bái Trời huyện Gio linh 2013 người; Giáo hạt Dinh Cát huyện Triệu phong 4642 người; Giáo hạt Thanh Hương 264 người. Trên toàn quốc có trên 100.000 tín hữu bị tàn sát.
Qua các thời kỳ bắt đạo, khởi từ ngày 16-7-1645, 3 vị “Tử Vì Đạo” tiên khởi là Thầy An-rê quê ở Phú yên, Thầy Inhaxô quê ở Liêm công, Quảng trị và Thầy Vinh-sơn. Cả 3 Thầy Giảng bị xử Tử Vì Đạo dưới thời chúa Nguyễn phúc Lan (1635-1648). Sau đó là những chuỗi ngày thống khổ mà các tín hữu Công giáo chịu oan nghiệt liên tiếp dưới các triều đại Cảnh Thịnh (Tây sơn), Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và Văn thân. Người Công giáo Việt nam dù có chứng minh được lòng trung quân ái quốc của mình qua việc làm hay bằng lời nói, vua quan vẫn hành hạ và hành hình người có đạo. Các ông Lê đăng Thị, Tống viết Bường là đội trưởng và một số binh sĩ trong đội quân của triều đình đã tuyên bố "Chúng tôi sẵn sàng đi đánh Tây, nhưng không bỏ đạo”, vua quan vẫn ra lệnh xử tử hình. Đến như linh mục Nguyễn ngọc Tuyên từng được vua Tự Đức bổ nhiệm làm Tham Biện Thương chánh Hải phòng, cũng bị Văn thân giết tại Dương lộc, Quảng trị.
Các tín hữu Công giáo là những người dân hiền lành, họ cũng trọng Nho, hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên, trân quý gia phong gia đạo, tuân theo tam tòng tứ đức, trung quân ái quốc, họ cùng với toàn dân cả nước từng chống xâm lăng Trung hoa, Mông cổ, Chiêm thành, Xiêm la (Thái lan), họ tuân giữ luật nước phép vua, lệ làng, v.v... Cũng có người đi lính đánh giặc giữ nước bảo vệ ngai vàng của vua. Cũng có người ra làm quan giúp nước. Nói chung, tín hữu Công giáo Việt nam thời ấy là những công dân tốt, hữu ích cho đất nước, cho xã hội, thế mà họ lại bị vua quan tịch thu hết tài sản, bắt bớ, tù đày, chém giết. Kẻ còn sống sót thì bị phân sáp để triệt tiêu diệt chủng nòi giống Công giáo.
Hành hạ, tàn sát đến mức tàn nhẫn khủng khiếp như vậy, vua quan ta chỉ mong người tín hữu công giáo nói hai chữ “Bỏ Đạo” hay một hành vi đơn giản “Bước qua Thánh Giá” là sẽ khỏi bị chém giết, được an thân, bảo toàn tính mạng, trả lại tài sản. Nhưng các tín hữu vẫn trung kiên với Đức Tin, cam chịu khổ hình, can trường làm Chứng Nhân Đức Ki-Tô. Họ xứng đáng là bậc “Anh Hùng Trung Liệt Tử Vì Đạo”.
“Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con và bởi ghét Thầy, họ vu khống các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời”. (Lời Đức Kitô, theo Phúc âm thánh Mathêu).
Trong suốt 250 năm bị khổ nạn, có trên 100.000 giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân bị “Tử Vì Đạo” (VNGS). Giáo hội Công Giáo Hoàn Vũ đã dành ngày 24 tháng 11 hằng năm để kính nhớ các vị “Thánh Tử Vì Đạo Việt Nam” nói chung. Cách riêng, vào ngày 19-6-1988, tại giáo đô Vatican, Giáo Hội đã phong Hiển Thánh cho 117 vị Chân Phước Tử Vì Đạo gồm 8 Giám mục, 50 Linh mục, 15 Tu sĩ và 44 Giáo dân đã chịu các hình án: 76 vị bị trảm đầu (chém đầu), 21 vị bị thắt cổ chết, 9 vị bị tra tấn tàn bạo và chết rũ tù, 6 vị bị thiêu sống, 5 vị bị phân thây, chặt từng khúc.
Các ngài khi sống đã bị bắt bớ, tù đày, tra tấn, chém giết, đã chết hàng trăm năm qua mà nay việc phong thánh các ngài còn bị làm khó dễ. Bởi ngày 25-2-1988, Mặt trận Tổ quốc Việt nam đã mở một cuộc họp khoảng 2000 người công giáo và cho biết lập trường của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam không chấp nhận việc Vatican phong thánh cho 117 vị Tử Vì Đạo Việt Nam và yêu cầu hoản ngày lễ phong thánh 19 tháng 6 vì là ngày Quân lực của chế độ ngụy. Linh mục Chân Tín, một trong số người đến dự họp đã phát biểu “Việc phong thánh là thuộc thẩm quyền nội bộ của Giáo hội Công giáo”. Sau đó, các báo, đài và các đoàn thể đả kích việc phong thánh, chống đối Tòa thánh Vatican, hạch sách và bôi nhọ Hội đồng Giám mục Việt nam.
Trong một bài đăng trên VietcatholicNews ngày 10-9-2008, Đức Cha Nguyễn văn Sang đã kể lại chuyện ngài và các Giám Mục khác trong đó có Đức Hồng Y Trịnh văn Căn, lúc đó là Tổng Giám Mục Hà nội, đã được triệu tập đến bộ Nội Vụ để chứng kiến cơn thịnh nộ của Tướng Công an Mai Chí Thọ khi nói về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, miêu tả họ như là những người phản quốc, những tên tội phạm. Đức Cha Sang viết: “Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn quỳ xuống ôm mặt khóc, kêu gọi vị Tướng thôi không thóa mạ nữa”.
Tướng Mai chí Thọ nói không đúng, họ không phải là những người phản quốc bởi trong đời sống, họ không bán nước, không chống vua, trước khi bị hành quyết, họ không căm thù, không đả đảo vua quan, họ quỳ gối, chấp tay, ngữa mặt lên trời, lớn tiếng cầu nguyện cho gia đình, cho giáo hội, cho đất nước, cho đức vua, cho quan sở tại và cho cả lý hình sắp giết họ nữa. Họ tuân giữ lời Đức Kitô dạy:”Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngược đãi mình”.
Ngày 2 tháng 3 năm 1988, Hội đồng Giám mục Việt nam đã họp phiên bất thường, nhất trí lập trường 3 không: “Không hoản ngày lễ phong thánh; Không chia cắt danh sách 117 vị Tử Vì Đạo; Không xin đi Rôma dự lễ phong thánh”.
Ngày 19 tháng 6 năm 1988, trên 30 ngàn tín hữu công giáo, trong đó có 10 ngàn người Việt hải ngoại đã tề tựu tại công trường Thánh Phê-rô để tham dự thánh lễ do Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lô 2 chủ tế đại lễ phong “Hiển Thánh cho 117 vị Chân Phước Tử Vì Đạo Việt Nam”. Kể từ đây, Giáo hội Công giáo Hoàn Vũ dành ngày 24 tháng 11 hằng năm để kính nhớ tất cả các vị “Thánh Tử Vì Đạo Việt Nam”.
Trong số các vua khét tiếng bắt đạo, thì triều Tây sơn có vua Cảnh Thịnh (1782-1802), còn triều Nhà Nguyễn 9 chúa 13 vua thì có chúa Nguyễn phúc Lan (1635-1648), vua Minh Mạng (1820-1840), vua Thiệu Trị (1840-1847), vua Tự Đức (1847-1883). Nhưng lại có 3 vua Nhà Nguyễn theo đạo Công giáo: Vua Khải Định được cụ Nguyễn hữu Bài giúp chịu phép Thánh Tẩy trước khi băng hà vào năm 1925, Vua Thành Thái được cụ Ngô đình Diệm giúp gia nhập Đạo Chúa trước khi chết vào năm 1954, Vua Bảo Đại đã chịu phép Thánh Tẩy gia nhập đạo Công giáo vào ngày 17-4-1988, hai tháng trước ngày tuyên phong Hiển Thánh 117 vị Tử Vì Đạo. Ngày 24 tháng 6 năm 1995, cựu hoàng Bảo Đại và phu nhân đã đến Vatican tham dự thánh lễ do Đức Giáo hoàng Gioan Phao lộ 2 chủ tế trong một nhà nguyện nhỏ. Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha đã tiếp 2 vị tại phòng khách. Cựu Hoàng 82 tuổi vẫn khỏe mạnh và minh mẫn, nắm tay Đức Thánh Cha hồi lâu, tỏ vẻ xúc động.
Tại Nga, cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917, Cộng sản nắm chính quyền, Lenine và Staline đã xử bắn 130.000 Linh mục và 250 Giám mục Chính thống giáo. Giáo hội Công giáo tại Nga năm 1917 có 5 triệu tín hữu, 2194 Linh mục, 27 Giám mục, 600 nhà thờ, 600 nhà nguyện, nhưng đến năm 1940 chỉ còn lại 2 nhà thờ. Giữa các năm 1938-1939 có 120 Linh mục công giáo bị xử bằn. Lenine ban hành sắc lệnh tịch thu tài sản, đất đai, học viện thần học, các dòng tu và chủng viện của giáo hội, các nhà thờ bị trưng dụng, Linh mục và các cộng sự viên mất quyền đầu phiếu... (Tài liệu phỏng vấn linh mục Emilio Reati người Ý).
Sau thời gian bách hại Kitô giáo, vào thập niên 1980, Cộng sản Liên xô sụp đổ, nước Nga qua chính sách “Perestroika” của Tổng Bí thư Gorbaciov, là người đã ký sắc lệnh cho “Tự Do Tôn Giáo”. Nhiều nhà thờ đã được trả lại. Số tín hữu công giáo chỉ còn trên 1 triệu, đa số là già cả, được tự do giữ đạo.
Ba vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức bắt đạo, thì ba vua Khải Định, Thành Thái, Bảo Đại gia nhập Đạo Chúa. Lenine và Staline chống phá giáo hội Nga thì Tổng Bí thư Gorbaciov ban hành sắc lệnh Tự Do Tôn Giáo và hơn một lần đến Vatican gặp Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo 2 với nhiều thiện cảm. Và biết đâu, những người ngày nay chủ trương đập phá Thánh Giá thì trong tương lai, chính họ hay con cháu họ lại là những người tôn thờ Thánh Giá Chúa KiTô.
Tài liệu tham khảo :
-Việt nam Sử lược của Trần trọng Kim. -Lịch sử Việt nam của Uỷ ban Khoa học Xã hội. -Một Trang Huyết Lệ Trong Lịch Sử Tỉnh Quảng Trị của Jabouille nguyên Công sứ Quảng trị. -Nhà Nguyễn, 9 chúa 13 vua của Thi Long. -Tài liệu sưu tập về Phong Thánh 117 vị Tử Vì Đạo.
Họ là bậc anh hùng trung liệt với Đức Tin vĩ đại, niềm tin siêu việt vào Đức Kitô, sĩ khí trung kiên với Đạo Chúa, khí phách anh hùng tuyên xưng Đức Tin, chẳng nao núng trước cực hình hay gươm đao.
Họ gồm tám (8) vị Giám mục, năm mươi (50) Linh mục, mười lăm (15) Thầy giảng và Chủng sinh, bốn mươi bốn (44) Giáo dân chịu Tử Vì Đạo dưới các hình án: 76 vị trảm đầu, 21 vị bị thắt cổ chết, 9 vị chết rũ tù, 6 vị bị thiêu sống, 5 vị bị chặt từng khúc rồi băm nát. Họ đã được phong hiển thánh `Tử Vì Đạo`vào ngày 19-6-1988. Họ còn là trên một trăm ngàn (100.000) giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân bị Văn thân thảm sát vào năm 1885.
Họ chịu tử vì đạo dưới nhiều nhục hình và khổ hình như: chùy, trượng hình, đồ hình, lưu hình, tử hình.
-Chùy: Đánh bằng roi. Gồm 5 bậc, từ 10 đến 50 roi.
-Trượng hình: Đánh bằng hèo, gậy (trượng đả), gồm 5 bậc: 50 đến 100 gậy.
-Đồ hình: Giam cầm và bắt làm khổ dịch, gồm 3 bậc: Đồ làm dịch đinh: đinh phu khuân vác. Đồ làm lính chuồng voi ngựa: làm vệ sinh chuồng voi, ngựa. Đồ làm phu đồn điền: phá rừng, vỡ đất, ruộng. Với các hạn: 1 năm kèm 60 gậy, 2 năm kèm 90 gậy, 3 năm kèm 100 gậy.
-Lưu hình: Phạt đày đi xa nhà, gồm 3 bậc: Lưu cận châu (gần làng) kèm 100 gậy Lưu viễn châu (xa xứ) kèm 100 gậy. Lưu ngoại châu (ngoài vùng) kèm 100 gậy.
-Tử hình: tội chết, gồm 3 bậc: Xử giảo: thắt cổ chết. Xử trảm: chém đầu. Trảm khiêu: chém bêu đầu 3 ngày. Lăng trì (Tùng xẻo): xẻo đủ 100 miếng thịt của tội nhân, theo thứ tự từ trán, má, miệng, cổ, ngực, bụng, tay, chân..., cứ mỗi tiếng trống đao phủ cắt một miếng thịt.
Những tội hình trên được qui định trong bộ Hoàng Triều Luật thường gọi là luật Gia Long, ban hành năm 1815. Bộ luật nầy lấy theo luật cũ đời Hồng Đức nhà Lê năm 1433, rồi châm chước với luật nhà Mãn Thanh (Trung Hoa).
Ngoài các khổ hình nói trên, còn có các hình phạt khác như:
Giam đói đến chết rũ tù. Gông: hình cụ hình thang bằng tre hay gỗ, dài khoảng 2 mét, đeo vào cổ tội nhân. Cùm: hình cụ bằng 2 tấm gỗ ghép lại, có khoét 2 lỗ để kẹp chân tội nhân. Xiềng: xích lớn có vòng sắt ở 2 đầu để khóa chân tay tội nhân. Kềm (kìm): đồ dùng bằng sắt có 2 càng để kẹp chặt. Có 2 cách: Kềm nguội: dùng kềm kẹp thịt tội nhân. Rất đau. Kềm nóng: đốt lò nung kềm đỏ nóng, kẹp thịt tội nhân cháy. Tẩm dầu đốt: dùng vải cuốn vào đầu 10 ngón tay, tẩm dầu, đốt. Quì bàn chông: bắt tội nhân quì lên tấm ván có đóng nhiều đinh ngược. Đổ dầu vào rốn có tim bấc, đốt lên như ngọn đèn dầu. Voi chà: voi dùng vòi quật tội nhân xuống rồi giẫm đạp lên xác tội nhân. Ngựa xé: cột mỗi tay mỗi chân vào mỗi sợi dây, cho 4 con ngựa kéo chạy 4 hướng, xé xác tội nhân ra nhiều mảnh.
Các tội hình trên được áp dụng chung cho các tội nhân, kể cả tội theo đạo Công giáo.
Phân sáp (Phân tháp): Riêng tội nhân công giáo còn chịu thêm hình phạt phân sáp được vua Tự Đức ban hành sắc dụ năm 1860, chủ ý phân tán người công giáo ra khỏi quê hương bản quán rồi sáp nhập họ vào các làng lương.
Việt nam Giáo sử đã ghi lại các khoản chính như sau:
Khoản 1: Tất cả những người mang tên Công giáo, đàn ông, đàn bà, già trẻ, khó nghèo hay giàu sang đều phải tản mác sang các làng bên lương. Khoản 2: Tất cả các làng bên lương đều có trách nhiệm canh giữ những người công giáo, cứ 5 người lương giữ 1 người công giáo. Khoản 3: Tất cả các làng công giáo đều phải phá hủy, ruộng đất, vườn tược, nhà cửa sẽ chia cho các làng lân cận, những làng nầy phải chịu thuế về ruộng đất mình lãnh. Khoản 4: Phải chia rẽ người đàn ông công giáo và người đàn bà công giáo. Các người đàn ông sẽ được gửi đi trong một tỉnh và các người đàn bà trong tỉnh khác, để chúng không còn có thể sum họp. Con cái sẽ phân tán cho các gia đình lương nuôi. Khoản 5: Trước lúc tản mác phải khắc 2 chữ “Tả Đạo” vào má của người đàn ông đàn bà, con trẻ công giáo và cũng khắc tên tổng và huyện chúng phải đày tới, ngõ hầu chúng không trốn tránh được.
Cái tình cảnh giáo hữu Việt nam từ trước đã thê thảm thì bây giờ lại càng thêm tang tóc.
Dụ vừa ban ra, mọi người có đạo đều rụng rời chân tay. Đâu đấy vang lên những lời than vãn vô cùng bi đát: ” Chớ gì vua giết chúng tôi ngay đi cho xong! Chúng tôi thà chết mà chẳng thà sống khốn nạn, sống nhục nhã dường ấy!”. Vua quan cả nước đồng tâm làm khốn người Công giáo trăm đường nghìn cách không thể tả ra cho hết được.
Đang khi mọi nơi, các nhà cửa của kẻ có đạo phải thiêu đốt cháy ngùn ngụt, thì ở huyện lỵ, phủ lỵ, tỉnh lỵ hay các nơi lưu đồ, các quan truyền làm hàng trăm nhà tù nhà giam.....người Công giáo từng nghìn, từng vạn lũ lượt kéo nhau lên rừng lên núi hay chui rúc xuống thuyền, hay bị điệu vào tù đóng gông, cùm, xiềng xích hay bị đày lên rừng xanh sống cuộc đời khổ ải. (ngưng trích Việt nam Giáo sử).
(Trong thời bắt đạo, một số giáo dân Việt nam đã trốn thoát sang Lào và Thái lan. Số lánh nạn tại Thái lan đã góp phần xây dựng nên Giáo phận Chantabury hiện nay ở Thái lan).
Chiếu chỉ phân tháp của vua Tự Đức nhằm mục đích làm tan rã các gia đình công giáo, chồng một nơi vợ một ngã, con cái chia lìa khỏi cha mẹ.
Bị phân đến các làng lương để quản thúc quản chế, người Công giáo phải bị giam lỏng, ăn đói, ngủ ngoài vườn, trên đất, trong chuồng trâu bò. Có nơi lại lùa giáo dân vào giam trong các chuồng rộng lớn, trống trải, không mái che, không tường chắn gió, trời nắng thì nằm trên đất khô, mưa thì nằm trên vũng bùn, sống như súc vật. Giáo dân phân sáp nào tỏ ra ương ngạnh thì vua cho phép thắt cổ chết ngay. Tất cả tài sản, từ ruộng đất, vườn tược, trâu bò, heo gà đều bị tịch thu, nhà cửa cái tốt thì tháo dỡ, các xoàng thì đốt cháy. Chính sách phân tháp của vua Tự Đức, một chính sách nham hiểm, ác độc nhằm tiêu diệt tận gốc tiệt nòi các gia đình theo đạo Công giáo.
Ác tâm của các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức không chỉ gieo rắc khủng khiếp tàn bạo cho người Công giáo Việt nam, con dân của vua, mà còn mang lại hậu quả “ác giả ác báo” cho chính triều đình Nhà Nguyễn qua vụ “Tứ nguyệt Tam Vương” (bốn tháng ba vua) do hai Phụ chính Đại thần Nguyễn văn Tường và Tôn thất Thuyết khuynh loát triều đình như sau:
Vua Tự Đức không con, lập di chiếu chọn Ưng Chân con Thụy Thái Vương nối ngôi và cho gọi ba vị Phụ chính Đại thần Trần Tiển Thành, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn văn Tường vào để ký thác tự quân. Ngày 16-7-1883 vua Tự Đức băng hà. Ngày 19-7-1883 làm lễ tấn phong Ưng Chân lên ngôi, hiệu là Dục Đức. Ba ngày sau đó, hai ông Tường và Thưyết phế vua Dục Đức, bắt giam vào ngục, bỏ đói đến chết. Nguyễn văn Tường và Tôn thất Thuyết tôn em ruột vua Tự Đức là Hồng Dật lên làm vua, hiệu là Hiệp Hòa vào ngày 30-7-1883. Vua Hiệp Hòa thấy hai ông Tường và Thuyết lộng hành, lấn át triều đình nên bí mật tìm cách loại bỏ hai ông. Việc bị lộ, hai ông Tường và Thuyết sai người giết vua Hiệp Hòa vào đêm 29-11-1883. Giết xong Hiệp Hòa, hai ông Tường và Thuyết tôn người con nuôi thứ ba của vua Tự Đức là Kiến Phườc lên làm vua ngày 3-11-1883. Kiến Phước làm vua được 8 tháng thì mất, nghi là bị đầu độc. Hai ông đưa Ưng Lịch 14 tuổi lên làm vua vào ngày 1-8-1884, hiệu là Hàm Nghi. Nhà vua còn nhỏ, chỉ ngồi làm vì. Quan Phụ chính Đại thần Trần tiển Thành bị bức tử, quan ngự sử Phan đình Phùng bị bắt trói, hạ ngục, các quan trong triều đều khiếp sợ không dám hó hé nửa lời. Mọi việc triều chính đều do hai ông Nguyễn văn Tường và Tôn thất Thuyết định đoạt.
Đêm 4 tháng 7 năm 1885, lợi dụng lúc lính Pháp tổ chức dạ tiệc, ông Tôn thất Thuyết cho lệnh tấn công đốt cháy Tòa Khâm, đánh vào đồn Mang cá, nhiều quan binh Pháp chết. Đến gần sáng, quân Pháp mới củng cố được để phản công. Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng vì khí giới kém nên rút lui và tan rã dần. Ông Nguyễn văn Tường ra đầu thú Pháp. Ông Tôn thất Thuyết giục vua Hàm Nghi xuất sơn. Đưa vua ra Tân Sở thuộc huyện Cam lộ tỉnh Quảng trị. Tại đây, ông Tôn thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu thư gọi là “Hịch Cần Vương” hô hào cả nước chống giặc Pháp và bài trừ giáo dân Công giáo.
Hịch được ban ra, lập tức Văn thân nổi lên lùng sục, chém giết, cướp của, đốt nhà của người có đạo Công giáo khắp cả nước. Nặng nhất là tại tỉnh Quảng trị, nơi Tôn thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi đến tạm trú tại Tân sở thuộc huyện Cam lộ trước khi tới căn cứ địa Ấu sơn thuộc tỉnh Hà tĩnh. Văn thân tàn sát người theo đạo Công giáo bắt đầu ngày 6-9-1885 và chấm dứt vào tháng 10-1885, khi chính quyền lần lượt vãn hồi an ninh, tái lập trật tự.
Số 8585 tín hữu Công giáo tỉnh Quảng trị bị Văn thân tàn sát được kê như sau: Giáo hạt Đất Đỏ miền Cửa Tùng huyện Vĩnh linh 1666 người; Giáo hạt Bái Trời huyện Gio linh 2013 người; Giáo hạt Dinh Cát huyện Triệu phong 4642 người; Giáo hạt Thanh Hương 264 người. Trên toàn quốc có trên 100.000 tín hữu bị tàn sát.
Qua các thời kỳ bắt đạo, khởi từ ngày 16-7-1645, 3 vị “Tử Vì Đạo” tiên khởi là Thầy An-rê quê ở Phú yên, Thầy Inhaxô quê ở Liêm công, Quảng trị và Thầy Vinh-sơn. Cả 3 Thầy Giảng bị xử Tử Vì Đạo dưới thời chúa Nguyễn phúc Lan (1635-1648). Sau đó là những chuỗi ngày thống khổ mà các tín hữu Công giáo chịu oan nghiệt liên tiếp dưới các triều đại Cảnh Thịnh (Tây sơn), Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và Văn thân. Người Công giáo Việt nam dù có chứng minh được lòng trung quân ái quốc của mình qua việc làm hay bằng lời nói, vua quan vẫn hành hạ và hành hình người có đạo. Các ông Lê đăng Thị, Tống viết Bường là đội trưởng và một số binh sĩ trong đội quân của triều đình đã tuyên bố "Chúng tôi sẵn sàng đi đánh Tây, nhưng không bỏ đạo”, vua quan vẫn ra lệnh xử tử hình. Đến như linh mục Nguyễn ngọc Tuyên từng được vua Tự Đức bổ nhiệm làm Tham Biện Thương chánh Hải phòng, cũng bị Văn thân giết tại Dương lộc, Quảng trị.
Các tín hữu Công giáo là những người dân hiền lành, họ cũng trọng Nho, hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên, trân quý gia phong gia đạo, tuân theo tam tòng tứ đức, trung quân ái quốc, họ cùng với toàn dân cả nước từng chống xâm lăng Trung hoa, Mông cổ, Chiêm thành, Xiêm la (Thái lan), họ tuân giữ luật nước phép vua, lệ làng, v.v... Cũng có người đi lính đánh giặc giữ nước bảo vệ ngai vàng của vua. Cũng có người ra làm quan giúp nước. Nói chung, tín hữu Công giáo Việt nam thời ấy là những công dân tốt, hữu ích cho đất nước, cho xã hội, thế mà họ lại bị vua quan tịch thu hết tài sản, bắt bớ, tù đày, chém giết. Kẻ còn sống sót thì bị phân sáp để triệt tiêu diệt chủng nòi giống Công giáo.
Hành hạ, tàn sát đến mức tàn nhẫn khủng khiếp như vậy, vua quan ta chỉ mong người tín hữu công giáo nói hai chữ “Bỏ Đạo” hay một hành vi đơn giản “Bước qua Thánh Giá” là sẽ khỏi bị chém giết, được an thân, bảo toàn tính mạng, trả lại tài sản. Nhưng các tín hữu vẫn trung kiên với Đức Tin, cam chịu khổ hình, can trường làm Chứng Nhân Đức Ki-Tô. Họ xứng đáng là bậc “Anh Hùng Trung Liệt Tử Vì Đạo”.
“Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con và bởi ghét Thầy, họ vu khống các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời”. (Lời Đức Kitô, theo Phúc âm thánh Mathêu).
Trong suốt 250 năm bị khổ nạn, có trên 100.000 giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân bị “Tử Vì Đạo” (VNGS). Giáo hội Công Giáo Hoàn Vũ đã dành ngày 24 tháng 11 hằng năm để kính nhớ các vị “Thánh Tử Vì Đạo Việt Nam” nói chung. Cách riêng, vào ngày 19-6-1988, tại giáo đô Vatican, Giáo Hội đã phong Hiển Thánh cho 117 vị Chân Phước Tử Vì Đạo gồm 8 Giám mục, 50 Linh mục, 15 Tu sĩ và 44 Giáo dân đã chịu các hình án: 76 vị bị trảm đầu (chém đầu), 21 vị bị thắt cổ chết, 9 vị bị tra tấn tàn bạo và chết rũ tù, 6 vị bị thiêu sống, 5 vị bị phân thây, chặt từng khúc.
Các ngài khi sống đã bị bắt bớ, tù đày, tra tấn, chém giết, đã chết hàng trăm năm qua mà nay việc phong thánh các ngài còn bị làm khó dễ. Bởi ngày 25-2-1988, Mặt trận Tổ quốc Việt nam đã mở một cuộc họp khoảng 2000 người công giáo và cho biết lập trường của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam không chấp nhận việc Vatican phong thánh cho 117 vị Tử Vì Đạo Việt Nam và yêu cầu hoản ngày lễ phong thánh 19 tháng 6 vì là ngày Quân lực của chế độ ngụy. Linh mục Chân Tín, một trong số người đến dự họp đã phát biểu “Việc phong thánh là thuộc thẩm quyền nội bộ của Giáo hội Công giáo”. Sau đó, các báo, đài và các đoàn thể đả kích việc phong thánh, chống đối Tòa thánh Vatican, hạch sách và bôi nhọ Hội đồng Giám mục Việt nam.
Trong một bài đăng trên VietcatholicNews ngày 10-9-2008, Đức Cha Nguyễn văn Sang đã kể lại chuyện ngài và các Giám Mục khác trong đó có Đức Hồng Y Trịnh văn Căn, lúc đó là Tổng Giám Mục Hà nội, đã được triệu tập đến bộ Nội Vụ để chứng kiến cơn thịnh nộ của Tướng Công an Mai Chí Thọ khi nói về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, miêu tả họ như là những người phản quốc, những tên tội phạm. Đức Cha Sang viết: “Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn quỳ xuống ôm mặt khóc, kêu gọi vị Tướng thôi không thóa mạ nữa”.
Tướng Mai chí Thọ nói không đúng, họ không phải là những người phản quốc bởi trong đời sống, họ không bán nước, không chống vua, trước khi bị hành quyết, họ không căm thù, không đả đảo vua quan, họ quỳ gối, chấp tay, ngữa mặt lên trời, lớn tiếng cầu nguyện cho gia đình, cho giáo hội, cho đất nước, cho đức vua, cho quan sở tại và cho cả lý hình sắp giết họ nữa. Họ tuân giữ lời Đức Kitô dạy:”Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngược đãi mình”.
Ngày 2 tháng 3 năm 1988, Hội đồng Giám mục Việt nam đã họp phiên bất thường, nhất trí lập trường 3 không: “Không hoản ngày lễ phong thánh; Không chia cắt danh sách 117 vị Tử Vì Đạo; Không xin đi Rôma dự lễ phong thánh”.
Ngày 19 tháng 6 năm 1988, trên 30 ngàn tín hữu công giáo, trong đó có 10 ngàn người Việt hải ngoại đã tề tựu tại công trường Thánh Phê-rô để tham dự thánh lễ do Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lô 2 chủ tế đại lễ phong “Hiển Thánh cho 117 vị Chân Phước Tử Vì Đạo Việt Nam”. Kể từ đây, Giáo hội Công giáo Hoàn Vũ dành ngày 24 tháng 11 hằng năm để kính nhớ tất cả các vị “Thánh Tử Vì Đạo Việt Nam”.
Trong số các vua khét tiếng bắt đạo, thì triều Tây sơn có vua Cảnh Thịnh (1782-1802), còn triều Nhà Nguyễn 9 chúa 13 vua thì có chúa Nguyễn phúc Lan (1635-1648), vua Minh Mạng (1820-1840), vua Thiệu Trị (1840-1847), vua Tự Đức (1847-1883). Nhưng lại có 3 vua Nhà Nguyễn theo đạo Công giáo: Vua Khải Định được cụ Nguyễn hữu Bài giúp chịu phép Thánh Tẩy trước khi băng hà vào năm 1925, Vua Thành Thái được cụ Ngô đình Diệm giúp gia nhập Đạo Chúa trước khi chết vào năm 1954, Vua Bảo Đại đã chịu phép Thánh Tẩy gia nhập đạo Công giáo vào ngày 17-4-1988, hai tháng trước ngày tuyên phong Hiển Thánh 117 vị Tử Vì Đạo. Ngày 24 tháng 6 năm 1995, cựu hoàng Bảo Đại và phu nhân đã đến Vatican tham dự thánh lễ do Đức Giáo hoàng Gioan Phao lộ 2 chủ tế trong một nhà nguyện nhỏ. Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha đã tiếp 2 vị tại phòng khách. Cựu Hoàng 82 tuổi vẫn khỏe mạnh và minh mẫn, nắm tay Đức Thánh Cha hồi lâu, tỏ vẻ xúc động.
Tại Nga, cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917, Cộng sản nắm chính quyền, Lenine và Staline đã xử bắn 130.000 Linh mục và 250 Giám mục Chính thống giáo. Giáo hội Công giáo tại Nga năm 1917 có 5 triệu tín hữu, 2194 Linh mục, 27 Giám mục, 600 nhà thờ, 600 nhà nguyện, nhưng đến năm 1940 chỉ còn lại 2 nhà thờ. Giữa các năm 1938-1939 có 120 Linh mục công giáo bị xử bằn. Lenine ban hành sắc lệnh tịch thu tài sản, đất đai, học viện thần học, các dòng tu và chủng viện của giáo hội, các nhà thờ bị trưng dụng, Linh mục và các cộng sự viên mất quyền đầu phiếu... (Tài liệu phỏng vấn linh mục Emilio Reati người Ý).
Sau thời gian bách hại Kitô giáo, vào thập niên 1980, Cộng sản Liên xô sụp đổ, nước Nga qua chính sách “Perestroika” của Tổng Bí thư Gorbaciov, là người đã ký sắc lệnh cho “Tự Do Tôn Giáo”. Nhiều nhà thờ đã được trả lại. Số tín hữu công giáo chỉ còn trên 1 triệu, đa số là già cả, được tự do giữ đạo.
Ba vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức bắt đạo, thì ba vua Khải Định, Thành Thái, Bảo Đại gia nhập Đạo Chúa. Lenine và Staline chống phá giáo hội Nga thì Tổng Bí thư Gorbaciov ban hành sắc lệnh Tự Do Tôn Giáo và hơn một lần đến Vatican gặp Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo 2 với nhiều thiện cảm. Và biết đâu, những người ngày nay chủ trương đập phá Thánh Giá thì trong tương lai, chính họ hay con cháu họ lại là những người tôn thờ Thánh Giá Chúa KiTô.
Tài liệu tham khảo :
-Việt nam Sử lược của Trần trọng Kim. -Lịch sử Việt nam của Uỷ ban Khoa học Xã hội. -Một Trang Huyết Lệ Trong Lịch Sử Tỉnh Quảng Trị của Jabouille nguyên Công sứ Quảng trị. -Nhà Nguyễn, 9 chúa 13 vua của Thi Long. -Tài liệu sưu tập về Phong Thánh 117 vị Tử Vì Đạo.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:23 15/06/2010
CHẠM NỌC KẺ QUYỀN THẾ (1)
Người xưa phát hiện sao mộc tinh từ tây hướng đông xoay quanh mặt trời vận hành một vòng là mười hai năm, có thể dùng để tính niên đại, cho nên mới gọi mộc tinh là tuế tinh.
Nhưng quỷ đạo vận hành của mộc tinh và phương hướng của mười hai tinh tú mà con người quen thuộc thì lại tương phản nhau, khi sử dụng thì không thuận tiện, thế là các nhà thiên văn thời xưa mới giả tưởng đưa ra một ngôi sao tên là “thái tuế”, cứ theo như thế mà dùng cho niên đại thì rất tiện lợi. Nhưng, người xưa vì mê tín mà cho rằng, phương hướng của sao thái tuế là phương hướng xấu (hung), đặc biệt kỵ húy với việc đào đất và kiến trúc. Nếu nhắm hướng sao thái tuế xuất hiện mà tiến hành công trình xây dựng cửa nhà, thì sẽ gặp tai nạn.
Cho nên người đời sau bèn đem “chạm nọc kẻ quyền thế太歲頭上動土” để làm ví dụ nói đến những người tìm rủi ro hoặc tìm rắc rối cho mình.
(Thủy hử truyện)
Suy tư:
Con người ta -bình thường- thì không ai muốn dây dưa với những người có quyền thế, cũng chẳng ai muốn gây chuyện với những người có chức quyền, nhưng vì lẽ phải vì sự công bình mà họ phải “chạm nọc kẻ quyền thế”.
Người Ki-tô hữu là người sống công bằng và bác ái, công bằng với mồ hôi nước mắt của người khác, công bằng với sức lực trí óc của tha nhân, chứ không vì sự công bằng của người này mà lên án người kia; bác ái với tất cả mọi người, nhát là với những người nghèo khổ bất hạnh, chứ không chỉ bác ái với những người yêu thương mình, hoặc chỉ bác ái với những người bà con thân thuộc của mình mà thôi, nhưng bác ái với cả những người thù ghét và không ưa mình.
“Chạm nọc kẻ quyền thế” là cách nói của người xưa đối với những kẻ luôn tỏ ra ta đây là công bằng chính trực, còn những người khác thì là giả dối không chân thực, như thế họ chỉ tự tìm phiền hà cho mình và cho người khác mà thôi.
(1) 太歲頭上動土nghĩa đen là: động thổ trên đầu sao thái tuế; nghĩa bóng là: chạm nọc kẻ quyền thế.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Người xưa phát hiện sao mộc tinh từ tây hướng đông xoay quanh mặt trời vận hành một vòng là mười hai năm, có thể dùng để tính niên đại, cho nên mới gọi mộc tinh là tuế tinh.
Nhưng quỷ đạo vận hành của mộc tinh và phương hướng của mười hai tinh tú mà con người quen thuộc thì lại tương phản nhau, khi sử dụng thì không thuận tiện, thế là các nhà thiên văn thời xưa mới giả tưởng đưa ra một ngôi sao tên là “thái tuế”, cứ theo như thế mà dùng cho niên đại thì rất tiện lợi. Nhưng, người xưa vì mê tín mà cho rằng, phương hướng của sao thái tuế là phương hướng xấu (hung), đặc biệt kỵ húy với việc đào đất và kiến trúc. Nếu nhắm hướng sao thái tuế xuất hiện mà tiến hành công trình xây dựng cửa nhà, thì sẽ gặp tai nạn.
Cho nên người đời sau bèn đem “chạm nọc kẻ quyền thế太歲頭上動土” để làm ví dụ nói đến những người tìm rủi ro hoặc tìm rắc rối cho mình.
(Thủy hử truyện)
Suy tư:
Con người ta -bình thường- thì không ai muốn dây dưa với những người có quyền thế, cũng chẳng ai muốn gây chuyện với những người có chức quyền, nhưng vì lẽ phải vì sự công bình mà họ phải “chạm nọc kẻ quyền thế”.
Người Ki-tô hữu là người sống công bằng và bác ái, công bằng với mồ hôi nước mắt của người khác, công bằng với sức lực trí óc của tha nhân, chứ không vì sự công bằng của người này mà lên án người kia; bác ái với tất cả mọi người, nhát là với những người nghèo khổ bất hạnh, chứ không chỉ bác ái với những người yêu thương mình, hoặc chỉ bác ái với những người bà con thân thuộc của mình mà thôi, nhưng bác ái với cả những người thù ghét và không ưa mình.
“Chạm nọc kẻ quyền thế” là cách nói của người xưa đối với những kẻ luôn tỏ ra ta đây là công bằng chính trực, còn những người khác thì là giả dối không chân thực, như thế họ chỉ tự tìm phiền hà cho mình và cho người khác mà thôi.
(1) 太歲頭上動土nghĩa đen là: động thổ trên đầu sao thái tuế; nghĩa bóng là: chạm nọc kẻ quyền thế.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:24 15/06/2010
N2T |
26. Cố tránh ở nhưng không, thì đắng biến thành ngọt.
(Thánh John Berchmans)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:27 15/06/2010
N2T |
465. Cảm ơn là một loại đức hạnh đẹp nhất cần phải học tập và tu dưỡng.
Phút dừng chân khẳng định căn tính
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
20:21 15/06/2010
Chúa Nhật Thứ 12 Mùa Thường Niên - Năm C
Tôi là ai? Một câu hỏi mà các triết gia xưa nay không ngừng tự vấn bản thân mình. Nhiều triết gia cổ đại như Socrates đã khẳng định rằng biết mình chính là một trong những cái biết làm nền tảng của mọi sự hiểu biết và của sự thành công và cả sự thành nhân. Lão Tử nói: “Biết người là khôn. Biết mình là sáng”. Khôn thì có thể dụng người, có thể lừa người, có thể thành đạt ở đời này trong lãnh vực kinh doanh, chính trị… Nhưng sáng thì có được nhận thức đúng đắn hơn về con người, về cuộc đời, về thế giới… Sáng thì giúp ta sống đúng phận người trong cõi nhân sinh, nói theo các hiền nhân thì cái sáng giúp ta sống đắc đạo dù nhiều khi có thể gặp vất vả hay lận đận trong cuộc đời này.
Nội dung bài Tin Mừng thánh Luca mà Giáo Hội cho trích đọc trong Chúa Nhật XII TN C cũng được Tin Mừng thánh Matthêu và Tin Mừng thánh Maccô tường thuật. Đây không chỉ là bằng cớ minh chứng tính lịch sử của sự kiện Chúa Giêsu tâm sự với các môn sinh mà còn có thể xem là một kỷ niệm khó quên đối với các ngài. Theo các chuyên gia nghiên cứu Tin Mừng, cách riêng các Tin Mừng Nhất Lãm thì cuộc đời hoạt động của Chúa Kitô có thể được phân thành ba giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn thứ nhất: Chúa Giêsu đi rao giảng Tin Mừng, thi thố quyền năng và thu nạp môn đệ.
- Giai đoạn thứ hai: Chúa Giêsu huấn luyện các môn sinh.
- Giai đoạn thứ ba: Chúa Giêsu đi vào cuộc tử nạn và phục sinh.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn bản lề, mang tính quyết định cho công cuộc cứu thế của Chúa Kitô. Thời gian Chúa Kitô dẫn môn sinh lánh xa quần chúng, tạm ngưng các hoạt động rao giảng, chữa lành bệnh tật… để hàn huyên tâm sự không chỉ là thời gian Người dành riêng để huấn luyện các tông đồ mà còn là thời gian đặc biệt để chính Người “biết mình” hơn. Khi đã nhận rõ và xác tín về căn tính của mình thì người ta sẽ thấy đúng con đường mình sẽ đi cũng như nhiệm vụ mình sẽ hoàn thành. Quả thật, nhiều khi chúng ta có thể bị những hoạt động tốt đẹp bên ngoài lôi cuốn đi lệch mục tiêu sứ mệnh của mình. Ngoài những giây phút hồi tâm từng ngày vốn là cần thiết để kiểm định việc đã làm và hoạch định việc sẽ làm, cũng rất cần những khoảng thời gian dừng chân nào đó tương đối dài giúp nhận thức đúng và xác định căn tính của mình để lại tiếp tục dấn thân thực thi sứ mệnh. Qua câu chuyện giữa Chúa Giêsu và các môn đệ cũng như qua các bài đọc của Chúa Nhật XII TN C, chúng ta có thể nhận ra một vài phương thế để “biết mình” như sau:
- “Dân chúng nói Thầy là ai?” (Lc 9,18). Để biết mình thì việc lắng nghe, tiếp thu nhận định của tha nhân là điều như không thể thiếu. Phận người chúng ta khó tránh khỏi sự chủ quan khi xét, nghĩ về mình. Cha ông chúng ta đã từng cảm nghiệm: “việc người thì sáng, việc mình thì quáng”.
- “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” (Lc 9,20). Trong các ý kiến, các nhận định của tha nhân, thì các nhận định, các ý kiến của người thân quen xem ra khá gần với sự thật hơn cả. Khi hướng dẫn các em thiếu niên, thanh niên tìm hiểu các mặt mạnh-yếu của chúng, tôi thường nhắc nhớ các em ưu tiên lưu ý đến những nhận xét của cha mẹ, của anh chị em ruột thịt, của các bạn bè thân thuộc. Có thể nói rằng các nhận xét của những người này rất đáng lưu tâm vì chính họ là những người gần gũi chúng ta hơn nên biết nhiều về chúng ta, và nhất là, vì là những người có lòng với chúng ta, nên lời của họ trung thực hơn.
Các ý kiến, những nhận định của tha nhân dù gần hay xa, dù thân hay sơ tuy cần thiết và có giá trị nào đó, nhưng chúng không thể thay thể nhận định của bản thân mình. Trong niềm tin Kitô giáo thì sự tự nhận định của chúng ta không dừng lại ở việc tự kiểm thảo, tự suy tư, phân giải về mình mà theo ngôn ngũ triết học là phản tỉnh, mà còn phải nhận biết mình theo cái nhìn của Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi tâm can bí ẩn lòng người, Đấng cho chúng ta từ hư vô được hiện hữu trong dòng đòi này. Nói như thánh Âugustinô thì chính Thiên Chúa mới cho chúng ta biết cách chính xác mình là ai và qua đó biết sứ mạng của mình là gì. Một lời cầu nguyện của thánh giáo phụ xem ra khá phổ biến, đó là: “Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa. Lạy Chúa, xin cho con biết con”.
Thiên Chúa nói với chúng ta bằng nhiều cách thế như qua kỳ công của Người là vũ trụ thiên nhiên, qua các biến cố lịch sử, qua tiếng lương tâm… nhưng trong các cách thế ấy thì có thể nói Thánh Kinh là cách thế Thiên Chúa tỏ bày chương trình và ý định của Người cách rõ nét hơn cả. Chúa Kitô khi vào đời trong thân phận phàm nhân, đã dùng phương thế này để nhận biết căn tính cũng như sứ mạng của Người.
“Chúng sẽ ngước nhìn lên Ta. Chúng sẽ khóc than Đấng chúng đã đâm thâu… Ngày ấy, một dòng suối sẽ vọt ra cho nhà Đavít và dân cư Giêrusalem để tẩy trừ tội lỗi và ô uế” (Dcr 12,11;13,1). Khi khẳng khái tuyên xưng: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”, chắc chắn Phêrô chưa hiểu đủ và hiểu đúng nội hàm về Đấng Kitô. Trong nhiều đoạn Thánh Kinh thì những lời của ngôn sứ Giacaria trên đây đã góp phần giúp Chúa Giêsu nhận rõ căn tính và sứ mạng Kitô của mình. Biết mình đến thế gian không phải để được người ta hầu hạ nhưng để hầu thiên hạ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người, vì thế “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ chỗi dậy” (Lc 9,22). Sau khi nhận rõ căn tính và sứ mạng của mình, thì Chúa Giêsu đã cương quyết lên Giêrusalem, nghĩa là Người biết Người sẽ làm những gì (x. Mt 20,17-19; Mc 10,32-34, Lc 18,31-34).
Tôi là ai? Bởi đâu tôi được sinh ra làm người và sống ở đời này để làm gì? Những câu hỏi trên đã làm nhiều học giả, nhiều nhà hiền triết thao thức và dường như không thể có câu trả lời thỏa đáng. Một sản phẩm không thể nào tự minh định đầy đủ về mình về lý do cũng như ý nghĩa sự hiện hữu của mình. Không một ai ngoài chính người làm ra sản phẩm ấy mới biết đích xác những điều ấy, nghĩa là sản phẩm ấy là gì, được làm ra như thế nào và để làm gì. Khi đã tin rằng chính Thiên Chúa dựng nên mọi sự và dựng nên chúng ta, thì chỉ có Người mới cho chúng ta biết cách chính xác chúng ta là ai, có mặt ở đời này để làm gì. Vì thế, những khoảnh khắc, những giai đoạn dừng chân để nhận thức căn tính cũng như sứ mạng của mình quả là điều không thể thiếu. Dừng chân để nghe tiếng Chúa qua nhận định của tha nhân, của người thân cận, qua dòng chảy của lịch sử tự nhiên và xã hội, qua lời Thánh Kinh mà đặc biệt là qua cuộc đời, việc làm, lời giảng dạy của Đấng chính là Ngôi Lời nhập thể. Biết mình là cái biết nền tảng để thành nhân và thành người con cái Chúa.
Tôi là ai? Một câu hỏi mà các triết gia xưa nay không ngừng tự vấn bản thân mình. Nhiều triết gia cổ đại như Socrates đã khẳng định rằng biết mình chính là một trong những cái biết làm nền tảng của mọi sự hiểu biết và của sự thành công và cả sự thành nhân. Lão Tử nói: “Biết người là khôn. Biết mình là sáng”. Khôn thì có thể dụng người, có thể lừa người, có thể thành đạt ở đời này trong lãnh vực kinh doanh, chính trị… Nhưng sáng thì có được nhận thức đúng đắn hơn về con người, về cuộc đời, về thế giới… Sáng thì giúp ta sống đúng phận người trong cõi nhân sinh, nói theo các hiền nhân thì cái sáng giúp ta sống đắc đạo dù nhiều khi có thể gặp vất vả hay lận đận trong cuộc đời này.
Nội dung bài Tin Mừng thánh Luca mà Giáo Hội cho trích đọc trong Chúa Nhật XII TN C cũng được Tin Mừng thánh Matthêu và Tin Mừng thánh Maccô tường thuật. Đây không chỉ là bằng cớ minh chứng tính lịch sử của sự kiện Chúa Giêsu tâm sự với các môn sinh mà còn có thể xem là một kỷ niệm khó quên đối với các ngài. Theo các chuyên gia nghiên cứu Tin Mừng, cách riêng các Tin Mừng Nhất Lãm thì cuộc đời hoạt động của Chúa Kitô có thể được phân thành ba giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn thứ nhất: Chúa Giêsu đi rao giảng Tin Mừng, thi thố quyền năng và thu nạp môn đệ.
- Giai đoạn thứ hai: Chúa Giêsu huấn luyện các môn sinh.
- Giai đoạn thứ ba: Chúa Giêsu đi vào cuộc tử nạn và phục sinh.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn bản lề, mang tính quyết định cho công cuộc cứu thế của Chúa Kitô. Thời gian Chúa Kitô dẫn môn sinh lánh xa quần chúng, tạm ngưng các hoạt động rao giảng, chữa lành bệnh tật… để hàn huyên tâm sự không chỉ là thời gian Người dành riêng để huấn luyện các tông đồ mà còn là thời gian đặc biệt để chính Người “biết mình” hơn. Khi đã nhận rõ và xác tín về căn tính của mình thì người ta sẽ thấy đúng con đường mình sẽ đi cũng như nhiệm vụ mình sẽ hoàn thành. Quả thật, nhiều khi chúng ta có thể bị những hoạt động tốt đẹp bên ngoài lôi cuốn đi lệch mục tiêu sứ mệnh của mình. Ngoài những giây phút hồi tâm từng ngày vốn là cần thiết để kiểm định việc đã làm và hoạch định việc sẽ làm, cũng rất cần những khoảng thời gian dừng chân nào đó tương đối dài giúp nhận thức đúng và xác định căn tính của mình để lại tiếp tục dấn thân thực thi sứ mệnh. Qua câu chuyện giữa Chúa Giêsu và các môn đệ cũng như qua các bài đọc của Chúa Nhật XII TN C, chúng ta có thể nhận ra một vài phương thế để “biết mình” như sau:
- “Dân chúng nói Thầy là ai?” (Lc 9,18). Để biết mình thì việc lắng nghe, tiếp thu nhận định của tha nhân là điều như không thể thiếu. Phận người chúng ta khó tránh khỏi sự chủ quan khi xét, nghĩ về mình. Cha ông chúng ta đã từng cảm nghiệm: “việc người thì sáng, việc mình thì quáng”.
- “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” (Lc 9,20). Trong các ý kiến, các nhận định của tha nhân, thì các nhận định, các ý kiến của người thân quen xem ra khá gần với sự thật hơn cả. Khi hướng dẫn các em thiếu niên, thanh niên tìm hiểu các mặt mạnh-yếu của chúng, tôi thường nhắc nhớ các em ưu tiên lưu ý đến những nhận xét của cha mẹ, của anh chị em ruột thịt, của các bạn bè thân thuộc. Có thể nói rằng các nhận xét của những người này rất đáng lưu tâm vì chính họ là những người gần gũi chúng ta hơn nên biết nhiều về chúng ta, và nhất là, vì là những người có lòng với chúng ta, nên lời của họ trung thực hơn.
Các ý kiến, những nhận định của tha nhân dù gần hay xa, dù thân hay sơ tuy cần thiết và có giá trị nào đó, nhưng chúng không thể thay thể nhận định của bản thân mình. Trong niềm tin Kitô giáo thì sự tự nhận định của chúng ta không dừng lại ở việc tự kiểm thảo, tự suy tư, phân giải về mình mà theo ngôn ngũ triết học là phản tỉnh, mà còn phải nhận biết mình theo cái nhìn của Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi tâm can bí ẩn lòng người, Đấng cho chúng ta từ hư vô được hiện hữu trong dòng đòi này. Nói như thánh Âugustinô thì chính Thiên Chúa mới cho chúng ta biết cách chính xác mình là ai và qua đó biết sứ mạng của mình là gì. Một lời cầu nguyện của thánh giáo phụ xem ra khá phổ biến, đó là: “Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa. Lạy Chúa, xin cho con biết con”.
Thiên Chúa nói với chúng ta bằng nhiều cách thế như qua kỳ công của Người là vũ trụ thiên nhiên, qua các biến cố lịch sử, qua tiếng lương tâm… nhưng trong các cách thế ấy thì có thể nói Thánh Kinh là cách thế Thiên Chúa tỏ bày chương trình và ý định của Người cách rõ nét hơn cả. Chúa Kitô khi vào đời trong thân phận phàm nhân, đã dùng phương thế này để nhận biết căn tính cũng như sứ mạng của Người.
“Chúng sẽ ngước nhìn lên Ta. Chúng sẽ khóc than Đấng chúng đã đâm thâu… Ngày ấy, một dòng suối sẽ vọt ra cho nhà Đavít và dân cư Giêrusalem để tẩy trừ tội lỗi và ô uế” (Dcr 12,11;13,1). Khi khẳng khái tuyên xưng: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”, chắc chắn Phêrô chưa hiểu đủ và hiểu đúng nội hàm về Đấng Kitô. Trong nhiều đoạn Thánh Kinh thì những lời của ngôn sứ Giacaria trên đây đã góp phần giúp Chúa Giêsu nhận rõ căn tính và sứ mạng Kitô của mình. Biết mình đến thế gian không phải để được người ta hầu hạ nhưng để hầu thiên hạ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người, vì thế “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ chỗi dậy” (Lc 9,22). Sau khi nhận rõ căn tính và sứ mạng của mình, thì Chúa Giêsu đã cương quyết lên Giêrusalem, nghĩa là Người biết Người sẽ làm những gì (x. Mt 20,17-19; Mc 10,32-34, Lc 18,31-34).
Tôi là ai? Bởi đâu tôi được sinh ra làm người và sống ở đời này để làm gì? Những câu hỏi trên đã làm nhiều học giả, nhiều nhà hiền triết thao thức và dường như không thể có câu trả lời thỏa đáng. Một sản phẩm không thể nào tự minh định đầy đủ về mình về lý do cũng như ý nghĩa sự hiện hữu của mình. Không một ai ngoài chính người làm ra sản phẩm ấy mới biết đích xác những điều ấy, nghĩa là sản phẩm ấy là gì, được làm ra như thế nào và để làm gì. Khi đã tin rằng chính Thiên Chúa dựng nên mọi sự và dựng nên chúng ta, thì chỉ có Người mới cho chúng ta biết cách chính xác chúng ta là ai, có mặt ở đời này để làm gì. Vì thế, những khoảnh khắc, những giai đoạn dừng chân để nhận thức căn tính cũng như sứ mạng của mình quả là điều không thể thiếu. Dừng chân để nghe tiếng Chúa qua nhận định của tha nhân, của người thân cận, qua dòng chảy của lịch sử tự nhiên và xã hội, qua lời Thánh Kinh mà đặc biệt là qua cuộc đời, việc làm, lời giảng dạy của Đấng chính là Ngôi Lời nhập thể. Biết mình là cái biết nền tảng để thành nhân và thành người con cái Chúa.
Nguy Hiểm Từ Nội Bộ
+ Gm. Gioan B. Bùi Tuần
22:01 15/06/2010
Đời sống đức tin không tránh được nguy hiểm. Nguy hiểm đến từ nhiều phía. Những nguy hiểm đến từ ngoài Hội Thánh phải kể là nhiều và nặng. Nhưng những nguy hiểm đến từ nội bộ Hội Thánh cũng không ít. Chúng rất ác nghiệt. Cảnh báo trước mối hoạ đó là điều cần.
Thời các thánh tông đồ, việc cảnh báo như thế đã được thực hiện. Ở đây, xin nhắc lại những cảnh báo thời đó, để hiểu hơn cảnh báo thời nay.
1/ Nguy hiểm từ nội bộ
a) Suy thoái đạo đức.
Thánh Phaolô viết cho môn đệ Timôthê về cảnh suy thoái đạo đức sẽ xảy ra như sau:
"Anh hãy biết điều này: Vào những ngày sau hết sẽ có những lúc gay go. Quả thế, người ta sẽ ra ích kỷ, ham tiền bạc, khoác lác, kiêu ngạo, nói lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, vô ơn bạc nghĩa, phạm thượng, vô tâm vô tính, tàn nhẫn, nói xấu, thiếu tiết độ, hung dữ, ghét điều thiện, phản trắc, nông nổi, lên mặt tự đắc, yêu khoái lạc hơn yêu Thiên Chúa.
Hình thức của đạo thì họ còn giữ, nhưng những cái chính yếu thì họ chối bỏ" (2 Tm 3,1-5).
Thánh Phaolô kể ra tỉ mỉ các tính xấu trên đây, để cho môn đệ ngài thấy sự suy thoái đạo đức là trầm trọng. Lòng con người bị tàn phá thê thảm. Bi đát nhất là sự giữ đạo, chỉ còn là hình thức. Bỏ những gì là chính yếu của đạo thì kể như bỏ đạo rồi.
Cảnh suy thoái đạo đức xảy ra tràn lan, tự do tung hoành theo truỵ lạc. "Chúa họ thờ là cái bụng, và cái họ lấy làm vinh quang lại là cái đáng hổ thẹn. Họ là những người chỉ nghĩ đến những sự thế gian" (Pl 3,19).
b) Xuất hiện những ngôn sứ giả.
Thánh Phêrô cảnh báo trong thư thứ hai của ngài: "Trong dân cũng đã từng xuất hiện những ngôn sứ giả. Giữa anh em cũng vậy, sẽ có những thầy dạy giả, đó là những kẻ sẽ lén lút đưa vào những tà thuyết dẫn tới diệt vong... Nhiều người sẽ học đòi các trò dâm đãng của họ. Và vì họ, con đường sự thật sẽ bị phỉ báng. Vì tham lam, họ dùng lời lẽ gạt gẫm anh em để trục lợi" (2 Pr 2,1-3).
Xuất hiện các thầy dạy giả là điều nguy hiểm. Nhưng điều nguy hiểm hơn là sự nhiều người lại ham nghe theo các thầy dạy giả đó. Thánh Phaolô viết: "Thật vậy, sẽ đến thời, người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình, mà kiếm hết thầy này đến thầy kia, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường" (2 Tm 4,3-4).
Những chuyện bịa đặt kiểu hoang đường lại được nhiều người nghe và truyền tai nhau. Ngôn sứ giả, thầy dạy giả được tiếp đón. Họ bịa đặt là họ có ơn Chúa Thánh Thần. Thế mới lại là một thách thức dễ bực mình.
Theo thánh Gioan tông đồ cảnh báo thì: "Đã có nhiều ngôn sứ giả lan tràn khắp thế gian" (1 Ga 4,1). Chúng lôi kéo được nhiều người: "Các ngôn sứ giả đó thuộc về thế gian. Vì thế, chúng nói theo thế gian, và thế gian nghe theo chúng" (1 Ga 4,5).
Đọc những cảnh báo trên đây, chúng ta thấy các thánh tông đồ đã rất khiêm tốn và thành thực nhìn nhận những nguy cơ đến từ nội bộ cộng đoàn. Cảnh báo về sự trầm trọng của những nguy cơ đó được các thánh tông đồ coi là bổn phận của những người đứng đầu có trách nhiệm.
Những nguy hiểm đến từ nội bộ, mà các thánh tông đồ đã cảnh báo cho thời các ngài, cũng đang xảy ra cho thời chúng ta. Nơi nhiều nơi ít. Tại Việt Nam, nguy hiểm tuy chưa trầm trọng, nhưng đã bắt đầu phức tạp.
Các thánh tông đồ đã cảnh báo, đồng thời cũng dạy cách đối phó. Cách đối phó tốt nhất vẫn lấy từ lời Chúa. Lời Chúa về vấn đề này tóm lại ba việc phải làm: Cầu nguyện, chay tịnh và tỉnh thức.
2/ Đối phó với những hiểm nguy về đường thiêng liêng
Cách thứ nhất là cầu nguyện.
Khi cầu nguyện, chúng ta xin Chúa Thánh Thần đến ngự trị trong ta, và trải lửa mến khắp tâm hồn ta. Lửa mến càng mạnh càng sâu, sẽ càng tạo nên trong ta một bầu khí thinh lặng, chờ đón. Trong bầu khí lửa mến đó, chúng ta sẽ thấy rõ những gì phải tránh, những gì nên chọn, những gì là thánh ý Chúa, những gì là ơn gọi của ta. Chúng ta sẽ đón nhận những sự đó trong bình tĩnh, yêu thương.
Lửa mến Chúa được Chúa Thánh Thần đốt lên trong giờ cầu nguyện sẽ cho chúng ta một cái nhìn về tình hình hợp ý Chúa. Không thiếu trường hợp, chúng ta sẽ cảm nhận được sự yếu hèn bất lực của mình trước tình hình. Nhưng, từ những cảm nhận đó, chúng ta khiêm nhường phó thác nơi Chúa. Chúa chỉ đòi ta mến Chúa hết lòng. Rồi Chúa sẽ giúp ta cách đối phó với tình hình. Nhưng quan trọng là ta phải hợp tác với ơn Chúa. Bởi vì ta vẫn có tự do làm sai sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Cách thứ hai là hãm mình.
Hãm mình là một việc đạo đức, mà Phúc Âm luôn coi là cần thiết, nhất là để xua đuổi ma quỷ.
Những việc hãm mình chúng ta nên làm và có thể làm, là những việc hãm mình nhỏ và trong kín đáo âm thầm. Thí dụ: Chịu khó thêm một chút trong việc cầu nguyện, suy gẫm, đọc sách thiêng liêng, trong việc phục vụ những người xung quanh, trong việc chịu đựng những khổ đau, trong việc kính trọng người khác, nhất là trong việc tự đào tạo mình.
Cách thứ ba là tỉnh thức.
Thực tế tình hình là nguy hiểm, thì phải nhận là nguy hiểm. Trấn an mình và người khác bằng lời "không sao đâu", là không đúng đòi hỏi của tỉnh thức. Có nguy hiểm nội bộ mà không nhận ra, đó mới là nguy hiểm đáng sợ. Biết đâu chính chúng ta lại là một mối nguy giấu ẩn.
Thực tế tình hình là nguy hiểm có dấu hiệu phát xuất từ ma quỷ, thì phải dùng đến những phương cách thiêng liêng có sức chống lại ma quỷ, như Phúc Âm dạy. Chứ đừng chống lại chúng bằng những thứ đạo đức giả, mà cứ dối mình là do ơn Chúa Thánh Thần soi dẫn.
Thực tế tình hình là nguy hiểm cho Hội Thánh, thì nên liên kết với những người thực sự tha thiết với Hội Thánh. Chứ đừng liên kết với những người chống phá Hội Thánh.
Tới đây, rất có thể chúng ta đã tự nhận ra điều này là: Chính bản thân chúng ta cũng có thể đã góp phần vào mối nguy cho Hội Thánh. Chúng ta không chủ ý. Nhưng tội lỗi của ta, tính xấu của ta, gương xấu của ta, trình độ thiếu chất lượng của ta có thể vô tình làm cho ta nên mối nguy cho cộng đoàn. Nhận thức này sẽ giúp chúng ta khiêm tốn, sám hối, và chấn chỉnh chính mình. Đó là khởi đầu tốt.
Thời các thánh tông đồ, việc cảnh báo như thế đã được thực hiện. Ở đây, xin nhắc lại những cảnh báo thời đó, để hiểu hơn cảnh báo thời nay.
1/ Nguy hiểm từ nội bộ
a) Suy thoái đạo đức.
Thánh Phaolô viết cho môn đệ Timôthê về cảnh suy thoái đạo đức sẽ xảy ra như sau:
"Anh hãy biết điều này: Vào những ngày sau hết sẽ có những lúc gay go. Quả thế, người ta sẽ ra ích kỷ, ham tiền bạc, khoác lác, kiêu ngạo, nói lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, vô ơn bạc nghĩa, phạm thượng, vô tâm vô tính, tàn nhẫn, nói xấu, thiếu tiết độ, hung dữ, ghét điều thiện, phản trắc, nông nổi, lên mặt tự đắc, yêu khoái lạc hơn yêu Thiên Chúa.
Hình thức của đạo thì họ còn giữ, nhưng những cái chính yếu thì họ chối bỏ" (2 Tm 3,1-5).
Thánh Phaolô kể ra tỉ mỉ các tính xấu trên đây, để cho môn đệ ngài thấy sự suy thoái đạo đức là trầm trọng. Lòng con người bị tàn phá thê thảm. Bi đát nhất là sự giữ đạo, chỉ còn là hình thức. Bỏ những gì là chính yếu của đạo thì kể như bỏ đạo rồi.
Cảnh suy thoái đạo đức xảy ra tràn lan, tự do tung hoành theo truỵ lạc. "Chúa họ thờ là cái bụng, và cái họ lấy làm vinh quang lại là cái đáng hổ thẹn. Họ là những người chỉ nghĩ đến những sự thế gian" (Pl 3,19).
b) Xuất hiện những ngôn sứ giả.
Thánh Phêrô cảnh báo trong thư thứ hai của ngài: "Trong dân cũng đã từng xuất hiện những ngôn sứ giả. Giữa anh em cũng vậy, sẽ có những thầy dạy giả, đó là những kẻ sẽ lén lút đưa vào những tà thuyết dẫn tới diệt vong... Nhiều người sẽ học đòi các trò dâm đãng của họ. Và vì họ, con đường sự thật sẽ bị phỉ báng. Vì tham lam, họ dùng lời lẽ gạt gẫm anh em để trục lợi" (2 Pr 2,1-3).
Xuất hiện các thầy dạy giả là điều nguy hiểm. Nhưng điều nguy hiểm hơn là sự nhiều người lại ham nghe theo các thầy dạy giả đó. Thánh Phaolô viết: "Thật vậy, sẽ đến thời, người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình, mà kiếm hết thầy này đến thầy kia, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường" (2 Tm 4,3-4).
Những chuyện bịa đặt kiểu hoang đường lại được nhiều người nghe và truyền tai nhau. Ngôn sứ giả, thầy dạy giả được tiếp đón. Họ bịa đặt là họ có ơn Chúa Thánh Thần. Thế mới lại là một thách thức dễ bực mình.
Theo thánh Gioan tông đồ cảnh báo thì: "Đã có nhiều ngôn sứ giả lan tràn khắp thế gian" (1 Ga 4,1). Chúng lôi kéo được nhiều người: "Các ngôn sứ giả đó thuộc về thế gian. Vì thế, chúng nói theo thế gian, và thế gian nghe theo chúng" (1 Ga 4,5).
Đọc những cảnh báo trên đây, chúng ta thấy các thánh tông đồ đã rất khiêm tốn và thành thực nhìn nhận những nguy cơ đến từ nội bộ cộng đoàn. Cảnh báo về sự trầm trọng của những nguy cơ đó được các thánh tông đồ coi là bổn phận của những người đứng đầu có trách nhiệm.
Những nguy hiểm đến từ nội bộ, mà các thánh tông đồ đã cảnh báo cho thời các ngài, cũng đang xảy ra cho thời chúng ta. Nơi nhiều nơi ít. Tại Việt Nam, nguy hiểm tuy chưa trầm trọng, nhưng đã bắt đầu phức tạp.
Các thánh tông đồ đã cảnh báo, đồng thời cũng dạy cách đối phó. Cách đối phó tốt nhất vẫn lấy từ lời Chúa. Lời Chúa về vấn đề này tóm lại ba việc phải làm: Cầu nguyện, chay tịnh và tỉnh thức.
2/ Đối phó với những hiểm nguy về đường thiêng liêng
Cách thứ nhất là cầu nguyện.
Khi cầu nguyện, chúng ta xin Chúa Thánh Thần đến ngự trị trong ta, và trải lửa mến khắp tâm hồn ta. Lửa mến càng mạnh càng sâu, sẽ càng tạo nên trong ta một bầu khí thinh lặng, chờ đón. Trong bầu khí lửa mến đó, chúng ta sẽ thấy rõ những gì phải tránh, những gì nên chọn, những gì là thánh ý Chúa, những gì là ơn gọi của ta. Chúng ta sẽ đón nhận những sự đó trong bình tĩnh, yêu thương.
Lửa mến Chúa được Chúa Thánh Thần đốt lên trong giờ cầu nguyện sẽ cho chúng ta một cái nhìn về tình hình hợp ý Chúa. Không thiếu trường hợp, chúng ta sẽ cảm nhận được sự yếu hèn bất lực của mình trước tình hình. Nhưng, từ những cảm nhận đó, chúng ta khiêm nhường phó thác nơi Chúa. Chúa chỉ đòi ta mến Chúa hết lòng. Rồi Chúa sẽ giúp ta cách đối phó với tình hình. Nhưng quan trọng là ta phải hợp tác với ơn Chúa. Bởi vì ta vẫn có tự do làm sai sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Cách thứ hai là hãm mình.
Hãm mình là một việc đạo đức, mà Phúc Âm luôn coi là cần thiết, nhất là để xua đuổi ma quỷ.
Những việc hãm mình chúng ta nên làm và có thể làm, là những việc hãm mình nhỏ và trong kín đáo âm thầm. Thí dụ: Chịu khó thêm một chút trong việc cầu nguyện, suy gẫm, đọc sách thiêng liêng, trong việc phục vụ những người xung quanh, trong việc chịu đựng những khổ đau, trong việc kính trọng người khác, nhất là trong việc tự đào tạo mình.
Cách thứ ba là tỉnh thức.
Thực tế tình hình là nguy hiểm, thì phải nhận là nguy hiểm. Trấn an mình và người khác bằng lời "không sao đâu", là không đúng đòi hỏi của tỉnh thức. Có nguy hiểm nội bộ mà không nhận ra, đó mới là nguy hiểm đáng sợ. Biết đâu chính chúng ta lại là một mối nguy giấu ẩn.
Thực tế tình hình là nguy hiểm có dấu hiệu phát xuất từ ma quỷ, thì phải dùng đến những phương cách thiêng liêng có sức chống lại ma quỷ, như Phúc Âm dạy. Chứ đừng chống lại chúng bằng những thứ đạo đức giả, mà cứ dối mình là do ơn Chúa Thánh Thần soi dẫn.
Thực tế tình hình là nguy hiểm cho Hội Thánh, thì nên liên kết với những người thực sự tha thiết với Hội Thánh. Chứ đừng liên kết với những người chống phá Hội Thánh.
Tới đây, rất có thể chúng ta đã tự nhận ra điều này là: Chính bản thân chúng ta cũng có thể đã góp phần vào mối nguy cho Hội Thánh. Chúng ta không chủ ý. Nhưng tội lỗi của ta, tính xấu của ta, gương xấu của ta, trình độ thiếu chất lượng của ta có thể vô tình làm cho ta nên mối nguy cho cộng đoàn. Nhận thức này sẽ giúp chúng ta khiêm tốn, sám hối, và chấn chỉnh chính mình. Đó là khởi đầu tốt.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chiến dịch đem người Công Giáo trở về
Vũ Văn An
00:39 15/06/2010
Theo cuộc thăm dò mới đây của PEW, 10% người Mỹ là người Công Giáo bỏ đạo (lapsed). Dù con số thống kê của PEW chẳng đáng tin bao nhiêu, nhưng lần này chúng xác nhận điều mà mọi người quan sát Giáo Hội đều biết: nhiều người Công Giáo từ lúc nằm nôi đã rời bỏ Giáo Hội và không bao giờ trở lại mái ấm gia đình Giáo Hội nữa. Tập san Inside Catholic gần đây có bảo trợ một hội nghị chuyên đề với sự tham dự của hơn 30 người Công Giáo hàng đầu, để thảo luận về vấn đề “Tại sao họ bỏ đi?”. Một trong các ý kiến đóng góp cho rằng: vì thiếu quan tâm phúc âm hóa, không chịu với tay ra với những người hoặc mới ngưng không đi nhà thờ nữa hoặc chưa bao giờ đi nhà thờ cả. Những người từ các giáo hội tin lành hay còn gọi là các giáo hội phúc âm (evangelicals) trở lại Công Giáo rất ngỡ ngàng khi thấy người Công Giáo từ lúc nằm nôi ít chịu quan tâm tới việc chia sẻ niềm tin với nhau.
Tình trạng ấy thúc đẩy nhiều người Công Giáo dấn thân vào con đường tái phúc âm hóa những người đồng đạo với mình nhưng nay vì một lý do nào đó đã xa rời Giáo Hội. Trong số những người Công Giáo này ta thấy có Tom Peterson và hình thức tông đồ mới của ông là Catholics Come Home (Những Người Công Giáo Trở Về Nhà). Với trang mạng Catholicscomehome.org, Tom Peterson cam kết sẽ cố gắng tái lập phong trào chia sẻ phúc âm (evangelism) trong Giáo Hội. Lăn lộn với nghề quảng cáo 25 năm nay, Peterson rất am hiểu sức mạnh của truyền thông. Năm 1998, khi còn sống tại Phoenix, ông cho lập VirtueMedia và đã cho phát tuyến các chương trình truyền thanh và truyền hình phò sự sống trên hơn một ngàn đài khắp nước. Kinh nghiệm này dẫn ông tới việc lập ra tổ chức độc đáo dưới danh xưng Những Người Công Giáo Trở Về Nhà, một chiến dịch quảng cáo, và một trang mạng catholicscomehome.org như đã nói ở trên, nhằm nối kết với những người muốn tìm hiểu đức tin Công Giáo.
Gần đây, nhân cơ hội tới Rôma thuyết trình cho hội nghị “Truyền thông trong Giáo Hội: bản sắc và đối thoại” tổ chức tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá, Peterson đã dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn, trong đó ông thuật lại nguyên do khiến ông dấn thân vào phương thức tông đồ độc đáo này. Ông bảo: cuộc tĩnh tâm cách nay 13 năm trước Thánh Thể Chúa đã thay đổi hẳn đời ông. Ông vốn biết Chúa trước đó, nhưng vì những lo lắng trần tục, ông lao đầu vào việc kinh doanh ham lợi. Nhờ lòng Chúa xót thương, ông được thúc đẩy đi dự tuần tĩnh tâm trên. Và điều ấy đã thay đổi trọn đời ông.
Trước Thánh Thể hôm đó, ông được một cảm nghiệm hết sức đặc biệt, mà ông ví như cuộc trở lại từ Saolô thành Phaolô ngày nào. Trước đó, tuy ông không bỏ Thánh Lễ bao giờ, nhưng ông tham dự một cách hết sức lơ đễnh, tâm trí lúc nào cũng nghĩ tới việc làm ăn, sống trong thế giới thế tục từ thứ hai tới thứ bẩy, rồi dành một giờ ngày Chúa Nhật cho nhà thờ. Một thứ sống đạo có thể mô tả là hâm hấp. Từ đây, ông thấy mình còn nhiều điều phải học hỏi.
Theo Peterson, Đấng Chăn Chiên Lành lúc nào cũng đi tìm ta, hướng dẫn ta, nên nhiều chuyện vẫn đã xẩy ra cả trước lẫn sau cuộc tĩnh tâm kia. Tuy nhiên, sau cuộc tĩnh tâm trên, sự việc diễn biến nhanh hơn nhiều khi ông thân thưa với Chúa: “Thôi được, Lạy Chúa, con xin thực hiện ý Chúa, nhưng Chúa muốn con làm gì?” Ước muốn trước hết là được gần gũi các bí tích, được năng xưng tội, năng Rước Thánh Thể, bắt đầu đọc Sách Thánh. Ông bắt đầu đi lễ hàng ngày, và khẩn khoản xin Chúa cho cơ hội phục vụ. Ít tháng sau, ông được hai giấc mơ: giấc mơ đầu về một bé gái sơ sinh bị đặt trong một chiếc cạc-táp và làm cho chết ngạt bằng một chiếc gối. Ông cố gắng gỡ cánh tay của người đang giữ bé gái ra để làm dấu thánh giá chúc lành cho em. Giấc mơ thứ hai về việc ông sản xuất một loạt quảng cáo cho việc phúc âm hóa của Công Giáo. Cả hai giấc mơ ấy nay đã thành sự thật: VirtueMedia, chương trình tông đồ phò sự sống, đã ra đời ngay buổi chiều ngày đó, do Thiên Chúa thúc đẩy ông thực hiện nhằm bảo vệ các trẻ sơ sinh và gia đình họ; đây là một chương trình truyền hình phát hình trên toàn nước Mỹ để cổ động cho tính thánh thiêng của sự sống. Chương trình này giúp các thiếu nữ mang thai và các gia đình sau khi phá thai hiểu được tính thánh thiêng của sự sống. Ngày nay, nó được dược biết dưới tên virtuemedia.org.
Giấc mơ thứ hai được thực hiện khi giáo phận Phoenix cho mời ông trở lại năm 1997 và nói cho ông hay: “Để tân phúc âm hóa, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II muốn mời gọi những người Công Giáo không thực hành đạo trở về với Giáo Hội trong Năm Thánh, liệu ông có muốn giúp chúng tôi không?”. Ông bảo: dĩ nhiên ông sẽ giúp, vì ơn gọi ông nhận được ở cuộc tĩnh tâm trên là dùng tài năng Chúa đã ban cho để không làm lợi cho mình mà làm lợi cho Giáo Hội. Thế là ông thưa vâng, và từ năm 1997, ông bắt đầu chiến dịch Những Người Công Giáo Trở Về Nhà. Chương trình được phát tuyến trong 2.5 tuần lễ tại giáo phận Phoenix và lạ lùng thay 3,000 người đã trở về với Giáo Hội. Tính ra ông bảo “Ủa, chỉ tốn 10 dollars mà được 1 linh hồn. Quả là một cuộc đầu tư nhỏ mà lợi nhuận lại cao không ngờ”. Chương trình ấy chỉ diễn ra lần đó, nhưng mấy năm sau, ông cho nó sống lại dưới hình thức một chiến dịch tông đồ giáo dân toàn thời gian, hoàn toàn trung thành với huấn quyền của Giáo Hội. Hiện nay chiến dịch có một hội đồng cố vấn, với rất nhiều giáo sĩ cộng tác, có cả các cố vấn kinh doanh nữa, ngoài ra còn có các thần học gia, các tác giả và diễn giả Công Giáo nổi tiếng, đem lại cho chiến dịch nhiều lời khuyên giá trị và bảo đảm để các quảng cáo tôn giáo của chiến dịch có nội dung tốt về giáo huấn. Nhờ thế, chiến dịch lại cho phát tuyến các quảng cáo tôn giáo của mình, dưới một hình thức mới trong đó các thước phim quảng cáo như “Epic” chẳng hạn trình bày đầy đủ về tính phổ quát của Giáo Hội khắp trên thế giới, thước phim “Movie” kêu gọi người ta có liên hệ sâu sắc với Chúa Giêsu và nói về lòng Thương Xót của Chúa, các quảng cáo chứng từ nói về những người từng rời bỏ Giáo Hội vì bất cứ lý do nào nhưng nay đã trở về nhà. Những thước phim và chương trình quảng cáo này đem lại nhiều kết quả đầy ơn phúc. Chiến dịch này hiện được thực hiện tại 12 tổng giáo phận và giáo phận khắp nước Mỹ. Việc thống kê đang được tổng kết, nhưng các con số sơ khởi cho thấy khoảng 200,000 người đã trở về với đức tin hay đã trở lại đạo. Đây quả là một hồng ân. Dựa trên các thống kê sơ khởi, một giáo phận trung bình đã phát triển không dưới 11%.
Các con số thống kê trên do chính các giáo phận thu lượm. Đôi khi các giáo phận này sử dụng các thống kê viên chuyên nghiệp để bảo đảm độ chính xác cho các dữ kiện. Họ xem sét các dữ kiện thăm dò, thường là từ con số người tham dự Thánh Lễ trong tháng 10, rồi so sánh với các con số tham dự Thánh Lễ sau khi có chiến dịch Những Người Công Giáo Trở Về Nhà. Sau đó, họ xem sét tới điểm dị biệt, sau khi đã tìm thừa số cho bất cứ điều gì có thể tác động tới các số liệu ấy. Kết quả, tại Phoenix, đã có sự gia tăng 12%; tại Corpus Christi, có sự gia tăng 17.5% trong cả hai nhóm nói tiếng Tây Ban Nha và nói tiếng Anh. Cho đến nay, tính trung bình có sự gia tăng 11% trên khắp nước Mỹ, nghĩa là khoảng 200,000 người. Điều đáng lưu ý, là các chứng tá nhận được không phải chỉ từ những người Công Giáo rời bỏ Giáo Hội nay trở về cùng đoàn chiên Chúa mà cả những người không phải là Công Giáo trước đây nữa, như người Thệ Phản v.v… sau khi đọc quảng cáo trên trang mạng, được Chúa Thánh Thần đánh động, cũng đã trở lại Đạo. Peterson kể trường hợp một thanh niên tên Harrison. Anh ta vốn ghi danh theo học một đại học Thệ Phản, nhưng cảm thấy không sống sâu xa bao nhiêu trong niềm tin. Nhờ đọc trên trang mạng catholicscomehome.org, anh ta bỗng thốt lên: “Đây chính là điều tôi hằng mong đợi”. Một năm sau, anh ta trở lại Công Giáo, và nay đang theo học tại Đại Học Công Giáo Ave Maria tại Florida.
Một truyện kỳ diệu khác là Adrian tại Colorado. Anh sinh ra là người Công Giáo nhưng không được dưỡng dục trong đức tin Công Giáo. Anh từ bỏ niềm tin của mình và trở thành người vô thần, vợ con anh cũng vô thần luôn. Khi tình cờ đọc được trang mạng của chiến dịch Những Người Công Giáo Trở Về Nhà, thấy thước phim “Epic” mô tả lịch sử, vẻ đẹp, nền linh đạo và các thành tựu của Giáo Hội, anh thấy thẩy đều tuyệt diệu đối với anh. Đọc đến câu “Chúng ta là người Công Giáo, xin chào đón bạn về nhà”, anh bảo: “Tôi thấy như Chúa Thánh Thần đụng tới tôi, tôi cần học hỏi nhiều hơn nữa”. Một năm sau, anh ta trở về với Giáo Hội Công Giáo cùng với vợ và các con, và Phục Sinh năm 2010 vừa qua, họ đã được tiếp nhận trở về với Giáo Hội. Anh ta bảo: “Trước đây, tôi thường khuyên người ta ra khỏi Giáo Hội, giờ đây tôi dạy người ta về niềm tin Công Giáo và đem họ trở về với Giáo Hội”.
Chính Peterson cũng không hiểu tại sao Adrian, một người vô thần, lại biết đường tìm đọc Những Người Công Giáo Trở Về Nhà, vì thực sự chiến dịch không nhằm cộng đồng những người như anh ta. Do đó, ông tin rằng chính Chúa Thánh Thần đã hướng dẫn anh khi anh đang lục lọi trên liên mạng hay khi anh đang ăn trong nhà hàng lúc có chương trình quảng cáo của chiến dịch trên truyền hình. Cũng có thể anh ta vào Google và đánh một chữ chủ yếu nào đó và chữ ấy dẫn anh tới trang mạng của chiến dịch. Peterson tin vào quyền lực Chúa Thánh Thần.
Chiến dịch không chỉ hạn chế nơi các đài truyền hình Công Giáo mà thôi, trái lại phần lớn đã phát hình trên các đài truyền hình thế tục. Nhờ thế, cả hàng triệu người từ 80 quốc gia khác nhau đã được thấy các chương trình quảng cáo của chiến dịch đăng trên liên mạng, một số người từ Trung Đông. Thông thường, chiến dịch chỉ trông mong người Ý hay người Ái Nhĩ Lan chịu tìm đọc mình vì ít nhất họ cũng là người Công Giáo, chứ người Qatar hay người các nước không theo truyền thống Công Giáo, mà chịu tìm đọc chiến dịch thì phải coi đó như một phép lạ. Và đó là cách tác dụng của liên mạng: một sứ điệp như siêu vi khuẩn tràn ra thế giới, nơi đó một người bạn hay một thành viên nào đó trong gia đình thấy hay nghe được nó trong một điện thư, trong một then máy tìm kiếm, trên Facebook, trên truyền thông đại chúng, hay trên các ‘blogs’, bèn kể lại cho người khác. Theo Peterson, đại đa số người ta nghe được các sứ điệp hy vọng và cứu độ về tình yêu của Chúa Giêsu trên các đài truyền hình thế tục. Thông thường, chiến dịch cho chạy một quảng cáo trong 6 tuần lễ tại một giáo phận nhất định nào đó, cho nên trung bình một người có thể thấy các quảng cáo này từ 2 tới 3 lần một ngày. Chiến dịch có tất cả 25 quảng cáo khác nhau, nhiều chứng tá khác nhau, nhiều thước phim “Movie”, nhiều “Epic” có độ dài khác nhau và bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Một cách cụ thể, cuối Mùa Vọng sang năm mới hay trong Mùa Chay, chiến dịch cho phát hình những quảng cáo đó một cách ồ ạt tại một giáo phận. 98% người dân trong vùng truyền hình thấy các quảng cáo đó mỗi ngày 2 hay 3 lần. Khi chiến dịch chấm dứt, người ta sẽ bàn tán rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, họ đem ra thảo luận tại các phòng sắc đẹp hay tại các quán bar, tại nơi làm việc… Người Tin Lành, người Công Giáo, người cựu Công Giáo, người Hồi Giáo, người Do Thái Giáo, các phương tiện truyền thông thế tục… Cả một cuộc đối thoại tích cực được mở ra.
Lạ lùng một điều: phần đông những người được thăm dò trước khi chiến dịch cho phát hình các chương trình quảng cáo có cảm tưởng tiêu cực đối với Đạo Công Giáo hay Giáo Hội Công Giáo, bất kể họ là Thệ Phản, cựu Công Giáo, hay người vô tín ngưỡng… Nhưng sau một lần thấy các quảng cáo, 76% trong số họ phát biểu: “Theo tôi, đó là một sứ điệp rất tích cực, được tôi rất thích”. Đấy là một tỷ lệ chấp thuận rất cao và công ty Hollywood chuyên thử nghiệm các chương trình điện ảnh và giới thiệu sản phẩm đã cho chiến dịch hay “các ông đánh trúng rồi đấy, các ông đã nắm được đuôi cọp rồi đó, phát động đi”.
Tuy nhiên câu hỏi sau đó của chiến dịch, một câu hỏi quan trọng hơn nhiều, là: giờ đây, sau khi đã xem các quảng cáo này, bạn có nghĩ sẽ trở về với Giáo Hội hay không? nếu đó là một người Công Giáo bỏ đạo; còn nếu là người không Công Giáo, như Thệ Phản hay người bất khả tri chẳng hạn, thì câu hỏi là: bạn có nghĩ đến việc xem sét niềm tin Công Giáo hay không? Peterson cho hay: điều lạ lùng là 53% người của cả hai nhóm này đều trả lời: có, tôi có nghĩ đến việc đó.
Bởi thế, chiến dịch tin rằng thông tin một cách chuyên nghiệp, sử dụng các tài năng Chúa ban cho để phát đi một sứ điệp theo kiểu những nhà quảng cáo thế tục quen làm, ta có thể thực hiện được công việc Tân Phúc Âm Hóa mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng nói tới một cách hùng hồn. Trong thông điệp “Christifidelis Laici”, ngài kêu gọi tín hữu giáo dân sống và phục vụ Giáo Hội trong các nghề nhiệp thế tục của mình. Khi biết phối hợp kiến thức, kinh nghiệm và tài năng Chúa ban trong thế giới thế tục với đức tin và việc cầu nguyện cũng như ơn Chúa Thánh Thần soi dẫn, thế nào ta cũng gặt hái được những thành quả lạ lùng, như hình thức tông đồ này.
Tiêu cực và tích cực
Nhân dịp tham dự hội nghị về truyền thông kỳ này tại Rôma, Peterson nhận định rằng Thánh Kinh, theo lời Chúa Giêsu, chính là một “Tin Mừng”. Tin Mừng ấy, Chúa Cha trên trời đã ban cho chúng ta làm hành trang trên đường lữ thứ trần gian. Nhưng thế giới thế tục muốn chúng ta kể một câu truyện khác hẳn, sự ác muốn chúng ta phải ngã lòng, trầm cảm, chúng muốn ta tập chú vào tính tiêu cực, chúng muốn ta đừng thấy ánh sáng ở cuối đường hầm, phải sống trong bóng tối. Theo Peterson, nhân dịp chuyến đi Rôma lần này, ông thấy nhiều tin mừng đã được đem ra chia sẻ và trong khi báo chí, truyền thông đại chúng thế tục, và các lực lượng xấu của thế giới đang muốn nhận chìm khiến ta chỉ biết tập chú vào những con người không sống cuộc sống giống như Chúa Kitô, thì chúng ta, trong tư cách nhiệm thể Chúa Kitô, trong tư cách những người Công Giáo đã chịu Phép Rửa, phải có nhiệm vụ chia sẻ tin mừng với thế giới. Và khi làm được điều đó, phép lạ sẽ xẩy ra, lòng người sẽ thay đổi.
Peterson bảo có một ngạn ngữ nói rằng: “Khoảng cách lớn nhất trên thế giới là một bộ Anh rưỡi giữa trí và lòng một con người”. Khi tới hội nghị truyền thông lần này, ông thấy mình nhỏ bé trước rất nhiều giáo sư đến từ khắp thế giới đại diện cho bộ óc khoa bảng sáng chói. Ông nhận rõ sứ điệp đơn giản này: “Thiên Chúa thương yêu bạn”. Và để truyền đạt sứ điệp ấy, có nhiều cách rất sáng tạo để đánh động quần chúng nói chung giúp họ nhận ra sứ điệp đơn giản ấy. Các phương cách ấy ở đâu mà có? Ở trong việc xem truyền hình, ở trong việc sử dụng liên mạng; nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, ta có thể đem Tin Mừng của Chúa Giêsu đến với một thế giới đang cần hy vọng và chữa lành. Làm được việc đó, ta sẽ thấy nhiều thành quả lớn lao.
Peterson cho hay nhiều người từ Tây Ban Nha, Đức và nhiều nước khác muốn ông truyền bá phương thức tông đồ của ông tới nước họ. Ông rất muốn làm việc đó, nhưng phương tiện và nhân viên của ông hiện nay chỉ có giới hạn. Tuy nhiên, ông tin rằng, nếu Chúa muốn, Người sẽ lo liệu giúp ông thực hiện được uớc vọng tốt đẹp ấy. Đến lúc ấy, ông nghĩ chỉ cần điều chỉnh chiến dịch theo chiều hướng văn hóa, lồng tiếng địa phương, thay đổi một vài màn hình cho hợp văn hóa địa phương là có thể áp dụng tại các quốc gia khác. Ông đơn cử trường hợp nước Úc, giáo dân nước này muốn chiến dịch của ông trình bày Thánh Mary MacKillop, quan thầy mới của họ, và hình ảnh Đức Gioan Phaolô ẵm con koala v.v… những hình ảnh mà người Úc có thể sử dụng để nói rằng: “Đây là gia đình Giáo Hội tôi”. Chiến dịch có khả năng làm việc đó tại các mảnh đất mầu mỡ của các cộng đồng địa phương.
Hiện nay, chiến dịch vừa cập nhật hóa trang mạng của họ hồi tháng 12 năm rồi, để nó có tính tương hành (interactive) và chân thành hơn. Chiến dịch đã sử dụng được kỹ thuật 2.0 (1), giúp cho việc ‘lèo lái’ (navigation) có tính thân hữu hơn với người dùng. Chiến dịch cũng thực hiện nhiều lời giáo huấn hơn về các vấn đề luân lý và xã hội có tính chủ yếu đối với thời đại được nhiều người quan tâm, như các thông tin về hiếm muộn (infetility), về ngừa thai, về phá thai và sự sống, về hôn nhân và gia đình, về tuyên bố vô hiệu hôn nhân. Nhờ các cải tiến về trang mạng trong tháng 12 năm rồi, lượng người vào thăm đã gia tăng đáng kể. Họ vào đó mỗi lần đến cả 6 phút hay hơn, đọc hơn 4 trang trong đó, kể như tăng ba lần so với một tháng trước đây.
Peterson cũng cho hay hiện chiến dịch của ông đang áp dụng cùng một chiến thuật và cùng một kỹ thuật của catholicscomehome.org vào trang mạng www.catolicosregresen.org là trang mạng bằng tiếng Tây Ban Nha. Dĩ nhiên với nhiều thay đổi về văn hóa. Như trong quảng cáo “Epic”, chiến dịch đã loại bỏ một số cảnh, và thay thế bằng cảnh Thứ Tư Lễ Tro và Đức Mẹ Guadalupe. Các chứng từ bằng tiếng Tây Ban Nha đề cập tới việc Đức Mẹ không ngừng mời gọi ta trở về với Con yêu quí của Ngài… Một ông nói tiếng Tây Ban Nha kể lại việc ông và toán khúc côn cầu của ông làm việc ngày Chúa Nhật, và họ nại cớ đó để trốn không đi lễ!
Các quảng cáo bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ba Lan cũng đã được phát hình tại Chicago. Nhờ thế, hàng triệu người tại Ba Lan đã được xem các quảng cáo của chiến dịch bằng tiếng Ba Lan trong dịp Mùa Vọng và Giáng Sinh năm rồi nhờ hệ thống PolSat qua vệ tinh. Peterson coi việc ấy là việc làm của Chúa Thánh Thần nhằm biến chiến dịch của ông thành một chiến dịch quốc tế trước khi chiến dịch nghĩ tới việc ấy. Ông coi đó như một thứ phúc đức bên lề (side benefit), một ơn phúc thực sự của Chúa.
Được hỏi ông học được gì từ kinh nghiệm này, Peterson trả lời, ông học được điều này: có cả một thế giới tốt đẹp dấu mặt đang hiện diện ở ngoài kia. Là người Công Giáo, ta được Chúa Thánh Thần ban cho nhiều ơn phúc qua các bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, ta tiếp nhận Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể, nhưng rất thường khi thế gian lại rù quyến khiến ta không nhận ra. Thiên Chúa có một mục đích và một kế hoạch dành cho đời ta. Ta có chức năng đặc biệt trong Nhiệm Thể Chúa Kitô. Khi ta thưa “vâng” với Thiên Chúa và thực hiện ý của Người qua việc sống cuộc sống bí tích, mọi cái vẩy đều rơi khỏi mắt ta, như đã xẩy ra với Thánh Phaolô, và cái thế giới tươi đẹp dấu mặt kia sẽ trở nên sinh động. Nó đầy mầu sắc và khám phá, bình an và vui tươi. Ngày nay, điều ta thiếu khi sống cuộc sống Công Giáo “bán thời gian” đã trở nên rõ ràng đối với chúng ta, vì ta biết do đâu những người khác có được niềm vui. Nếu ta chịu tiến lên một bước hướng về Thiên Chúa và trở về với Người như đứa con hoang đàng, Người Cha Thiên Chúa đầy yêu thương sẽ chạy tới với chúng ta và phủ phê ta bằng đủ mọi ơn phúc của Người.
Ông khuyên mọi người thưa “vâng” với Thiên Chúa, tham dự bí tích hòa giải tuyệt diệu, chịu đọc Thánh Kinh, khẩn khoản xin Chúa cho mình được gần Chúa hơn. Thiên Chúa sẽ tôn vinh lời cầu xin ấy, và bạn, bạn sẽ gặp phiêu lưu mới, sẽ có mục đích và ơn gọi trong đời, và khám phá ra một thế giới mới, đầy hy vọng và bình an với Chúa Giêsu.
(1) Từ ngữ “Mạng 2.0” hay “kỹ thuật 2.0” thường liên hệ tới các áp dụng giúp làm dễ diễn trình tương tác trong việc chia sẻ thông tin trên liên mạng. Nó cho phép người dùng có thể tương tác với nhau như những người cộng tác vào nội dung trang mạng, khác với các trang mạng trong đó người dùng chỉ được phép làm người đọc thụ động các thông tin được cung cấp.
Tình trạng ấy thúc đẩy nhiều người Công Giáo dấn thân vào con đường tái phúc âm hóa những người đồng đạo với mình nhưng nay vì một lý do nào đó đã xa rời Giáo Hội. Trong số những người Công Giáo này ta thấy có Tom Peterson và hình thức tông đồ mới của ông là Catholics Come Home (Những Người Công Giáo Trở Về Nhà). Với trang mạng Catholicscomehome.org, Tom Peterson cam kết sẽ cố gắng tái lập phong trào chia sẻ phúc âm (evangelism) trong Giáo Hội. Lăn lộn với nghề quảng cáo 25 năm nay, Peterson rất am hiểu sức mạnh của truyền thông. Năm 1998, khi còn sống tại Phoenix, ông cho lập VirtueMedia và đã cho phát tuyến các chương trình truyền thanh và truyền hình phò sự sống trên hơn một ngàn đài khắp nước. Kinh nghiệm này dẫn ông tới việc lập ra tổ chức độc đáo dưới danh xưng Những Người Công Giáo Trở Về Nhà, một chiến dịch quảng cáo, và một trang mạng catholicscomehome.org như đã nói ở trên, nhằm nối kết với những người muốn tìm hiểu đức tin Công Giáo.
Gần đây, nhân cơ hội tới Rôma thuyết trình cho hội nghị “Truyền thông trong Giáo Hội: bản sắc và đối thoại” tổ chức tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá, Peterson đã dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn, trong đó ông thuật lại nguyên do khiến ông dấn thân vào phương thức tông đồ độc đáo này. Ông bảo: cuộc tĩnh tâm cách nay 13 năm trước Thánh Thể Chúa đã thay đổi hẳn đời ông. Ông vốn biết Chúa trước đó, nhưng vì những lo lắng trần tục, ông lao đầu vào việc kinh doanh ham lợi. Nhờ lòng Chúa xót thương, ông được thúc đẩy đi dự tuần tĩnh tâm trên. Và điều ấy đã thay đổi trọn đời ông.
Trước Thánh Thể hôm đó, ông được một cảm nghiệm hết sức đặc biệt, mà ông ví như cuộc trở lại từ Saolô thành Phaolô ngày nào. Trước đó, tuy ông không bỏ Thánh Lễ bao giờ, nhưng ông tham dự một cách hết sức lơ đễnh, tâm trí lúc nào cũng nghĩ tới việc làm ăn, sống trong thế giới thế tục từ thứ hai tới thứ bẩy, rồi dành một giờ ngày Chúa Nhật cho nhà thờ. Một thứ sống đạo có thể mô tả là hâm hấp. Từ đây, ông thấy mình còn nhiều điều phải học hỏi.
Theo Peterson, Đấng Chăn Chiên Lành lúc nào cũng đi tìm ta, hướng dẫn ta, nên nhiều chuyện vẫn đã xẩy ra cả trước lẫn sau cuộc tĩnh tâm kia. Tuy nhiên, sau cuộc tĩnh tâm trên, sự việc diễn biến nhanh hơn nhiều khi ông thân thưa với Chúa: “Thôi được, Lạy Chúa, con xin thực hiện ý Chúa, nhưng Chúa muốn con làm gì?” Ước muốn trước hết là được gần gũi các bí tích, được năng xưng tội, năng Rước Thánh Thể, bắt đầu đọc Sách Thánh. Ông bắt đầu đi lễ hàng ngày, và khẩn khoản xin Chúa cho cơ hội phục vụ. Ít tháng sau, ông được hai giấc mơ: giấc mơ đầu về một bé gái sơ sinh bị đặt trong một chiếc cạc-táp và làm cho chết ngạt bằng một chiếc gối. Ông cố gắng gỡ cánh tay của người đang giữ bé gái ra để làm dấu thánh giá chúc lành cho em. Giấc mơ thứ hai về việc ông sản xuất một loạt quảng cáo cho việc phúc âm hóa của Công Giáo. Cả hai giấc mơ ấy nay đã thành sự thật: VirtueMedia, chương trình tông đồ phò sự sống, đã ra đời ngay buổi chiều ngày đó, do Thiên Chúa thúc đẩy ông thực hiện nhằm bảo vệ các trẻ sơ sinh và gia đình họ; đây là một chương trình truyền hình phát hình trên toàn nước Mỹ để cổ động cho tính thánh thiêng của sự sống. Chương trình này giúp các thiếu nữ mang thai và các gia đình sau khi phá thai hiểu được tính thánh thiêng của sự sống. Ngày nay, nó được dược biết dưới tên virtuemedia.org.
Giấc mơ thứ hai được thực hiện khi giáo phận Phoenix cho mời ông trở lại năm 1997 và nói cho ông hay: “Để tân phúc âm hóa, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II muốn mời gọi những người Công Giáo không thực hành đạo trở về với Giáo Hội trong Năm Thánh, liệu ông có muốn giúp chúng tôi không?”. Ông bảo: dĩ nhiên ông sẽ giúp, vì ơn gọi ông nhận được ở cuộc tĩnh tâm trên là dùng tài năng Chúa đã ban cho để không làm lợi cho mình mà làm lợi cho Giáo Hội. Thế là ông thưa vâng, và từ năm 1997, ông bắt đầu chiến dịch Những Người Công Giáo Trở Về Nhà. Chương trình được phát tuyến trong 2.5 tuần lễ tại giáo phận Phoenix và lạ lùng thay 3,000 người đã trở về với Giáo Hội. Tính ra ông bảo “Ủa, chỉ tốn 10 dollars mà được 1 linh hồn. Quả là một cuộc đầu tư nhỏ mà lợi nhuận lại cao không ngờ”. Chương trình ấy chỉ diễn ra lần đó, nhưng mấy năm sau, ông cho nó sống lại dưới hình thức một chiến dịch tông đồ giáo dân toàn thời gian, hoàn toàn trung thành với huấn quyền của Giáo Hội. Hiện nay chiến dịch có một hội đồng cố vấn, với rất nhiều giáo sĩ cộng tác, có cả các cố vấn kinh doanh nữa, ngoài ra còn có các thần học gia, các tác giả và diễn giả Công Giáo nổi tiếng, đem lại cho chiến dịch nhiều lời khuyên giá trị và bảo đảm để các quảng cáo tôn giáo của chiến dịch có nội dung tốt về giáo huấn. Nhờ thế, chiến dịch lại cho phát tuyến các quảng cáo tôn giáo của mình, dưới một hình thức mới trong đó các thước phim quảng cáo như “Epic” chẳng hạn trình bày đầy đủ về tính phổ quát của Giáo Hội khắp trên thế giới, thước phim “Movie” kêu gọi người ta có liên hệ sâu sắc với Chúa Giêsu và nói về lòng Thương Xót của Chúa, các quảng cáo chứng từ nói về những người từng rời bỏ Giáo Hội vì bất cứ lý do nào nhưng nay đã trở về nhà. Những thước phim và chương trình quảng cáo này đem lại nhiều kết quả đầy ơn phúc. Chiến dịch này hiện được thực hiện tại 12 tổng giáo phận và giáo phận khắp nước Mỹ. Việc thống kê đang được tổng kết, nhưng các con số sơ khởi cho thấy khoảng 200,000 người đã trở về với đức tin hay đã trở lại đạo. Đây quả là một hồng ân. Dựa trên các thống kê sơ khởi, một giáo phận trung bình đã phát triển không dưới 11%.
Các con số thống kê trên do chính các giáo phận thu lượm. Đôi khi các giáo phận này sử dụng các thống kê viên chuyên nghiệp để bảo đảm độ chính xác cho các dữ kiện. Họ xem sét các dữ kiện thăm dò, thường là từ con số người tham dự Thánh Lễ trong tháng 10, rồi so sánh với các con số tham dự Thánh Lễ sau khi có chiến dịch Những Người Công Giáo Trở Về Nhà. Sau đó, họ xem sét tới điểm dị biệt, sau khi đã tìm thừa số cho bất cứ điều gì có thể tác động tới các số liệu ấy. Kết quả, tại Phoenix, đã có sự gia tăng 12%; tại Corpus Christi, có sự gia tăng 17.5% trong cả hai nhóm nói tiếng Tây Ban Nha và nói tiếng Anh. Cho đến nay, tính trung bình có sự gia tăng 11% trên khắp nước Mỹ, nghĩa là khoảng 200,000 người. Điều đáng lưu ý, là các chứng tá nhận được không phải chỉ từ những người Công Giáo rời bỏ Giáo Hội nay trở về cùng đoàn chiên Chúa mà cả những người không phải là Công Giáo trước đây nữa, như người Thệ Phản v.v… sau khi đọc quảng cáo trên trang mạng, được Chúa Thánh Thần đánh động, cũng đã trở lại Đạo. Peterson kể trường hợp một thanh niên tên Harrison. Anh ta vốn ghi danh theo học một đại học Thệ Phản, nhưng cảm thấy không sống sâu xa bao nhiêu trong niềm tin. Nhờ đọc trên trang mạng catholicscomehome.org, anh ta bỗng thốt lên: “Đây chính là điều tôi hằng mong đợi”. Một năm sau, anh ta trở lại Công Giáo, và nay đang theo học tại Đại Học Công Giáo Ave Maria tại Florida.
Một truyện kỳ diệu khác là Adrian tại Colorado. Anh sinh ra là người Công Giáo nhưng không được dưỡng dục trong đức tin Công Giáo. Anh từ bỏ niềm tin của mình và trở thành người vô thần, vợ con anh cũng vô thần luôn. Khi tình cờ đọc được trang mạng của chiến dịch Những Người Công Giáo Trở Về Nhà, thấy thước phim “Epic” mô tả lịch sử, vẻ đẹp, nền linh đạo và các thành tựu của Giáo Hội, anh thấy thẩy đều tuyệt diệu đối với anh. Đọc đến câu “Chúng ta là người Công Giáo, xin chào đón bạn về nhà”, anh bảo: “Tôi thấy như Chúa Thánh Thần đụng tới tôi, tôi cần học hỏi nhiều hơn nữa”. Một năm sau, anh ta trở về với Giáo Hội Công Giáo cùng với vợ và các con, và Phục Sinh năm 2010 vừa qua, họ đã được tiếp nhận trở về với Giáo Hội. Anh ta bảo: “Trước đây, tôi thường khuyên người ta ra khỏi Giáo Hội, giờ đây tôi dạy người ta về niềm tin Công Giáo và đem họ trở về với Giáo Hội”.
Chính Peterson cũng không hiểu tại sao Adrian, một người vô thần, lại biết đường tìm đọc Những Người Công Giáo Trở Về Nhà, vì thực sự chiến dịch không nhằm cộng đồng những người như anh ta. Do đó, ông tin rằng chính Chúa Thánh Thần đã hướng dẫn anh khi anh đang lục lọi trên liên mạng hay khi anh đang ăn trong nhà hàng lúc có chương trình quảng cáo của chiến dịch trên truyền hình. Cũng có thể anh ta vào Google và đánh một chữ chủ yếu nào đó và chữ ấy dẫn anh tới trang mạng của chiến dịch. Peterson tin vào quyền lực Chúa Thánh Thần.
Chiến dịch không chỉ hạn chế nơi các đài truyền hình Công Giáo mà thôi, trái lại phần lớn đã phát hình trên các đài truyền hình thế tục. Nhờ thế, cả hàng triệu người từ 80 quốc gia khác nhau đã được thấy các chương trình quảng cáo của chiến dịch đăng trên liên mạng, một số người từ Trung Đông. Thông thường, chiến dịch chỉ trông mong người Ý hay người Ái Nhĩ Lan chịu tìm đọc mình vì ít nhất họ cũng là người Công Giáo, chứ người Qatar hay người các nước không theo truyền thống Công Giáo, mà chịu tìm đọc chiến dịch thì phải coi đó như một phép lạ. Và đó là cách tác dụng của liên mạng: một sứ điệp như siêu vi khuẩn tràn ra thế giới, nơi đó một người bạn hay một thành viên nào đó trong gia đình thấy hay nghe được nó trong một điện thư, trong một then máy tìm kiếm, trên Facebook, trên truyền thông đại chúng, hay trên các ‘blogs’, bèn kể lại cho người khác. Theo Peterson, đại đa số người ta nghe được các sứ điệp hy vọng và cứu độ về tình yêu của Chúa Giêsu trên các đài truyền hình thế tục. Thông thường, chiến dịch cho chạy một quảng cáo trong 6 tuần lễ tại một giáo phận nhất định nào đó, cho nên trung bình một người có thể thấy các quảng cáo này từ 2 tới 3 lần một ngày. Chiến dịch có tất cả 25 quảng cáo khác nhau, nhiều chứng tá khác nhau, nhiều thước phim “Movie”, nhiều “Epic” có độ dài khác nhau và bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Một cách cụ thể, cuối Mùa Vọng sang năm mới hay trong Mùa Chay, chiến dịch cho phát hình những quảng cáo đó một cách ồ ạt tại một giáo phận. 98% người dân trong vùng truyền hình thấy các quảng cáo đó mỗi ngày 2 hay 3 lần. Khi chiến dịch chấm dứt, người ta sẽ bàn tán rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, họ đem ra thảo luận tại các phòng sắc đẹp hay tại các quán bar, tại nơi làm việc… Người Tin Lành, người Công Giáo, người cựu Công Giáo, người Hồi Giáo, người Do Thái Giáo, các phương tiện truyền thông thế tục… Cả một cuộc đối thoại tích cực được mở ra.
Lạ lùng một điều: phần đông những người được thăm dò trước khi chiến dịch cho phát hình các chương trình quảng cáo có cảm tưởng tiêu cực đối với Đạo Công Giáo hay Giáo Hội Công Giáo, bất kể họ là Thệ Phản, cựu Công Giáo, hay người vô tín ngưỡng… Nhưng sau một lần thấy các quảng cáo, 76% trong số họ phát biểu: “Theo tôi, đó là một sứ điệp rất tích cực, được tôi rất thích”. Đấy là một tỷ lệ chấp thuận rất cao và công ty Hollywood chuyên thử nghiệm các chương trình điện ảnh và giới thiệu sản phẩm đã cho chiến dịch hay “các ông đánh trúng rồi đấy, các ông đã nắm được đuôi cọp rồi đó, phát động đi”.
Tuy nhiên câu hỏi sau đó của chiến dịch, một câu hỏi quan trọng hơn nhiều, là: giờ đây, sau khi đã xem các quảng cáo này, bạn có nghĩ sẽ trở về với Giáo Hội hay không? nếu đó là một người Công Giáo bỏ đạo; còn nếu là người không Công Giáo, như Thệ Phản hay người bất khả tri chẳng hạn, thì câu hỏi là: bạn có nghĩ đến việc xem sét niềm tin Công Giáo hay không? Peterson cho hay: điều lạ lùng là 53% người của cả hai nhóm này đều trả lời: có, tôi có nghĩ đến việc đó.
Bởi thế, chiến dịch tin rằng thông tin một cách chuyên nghiệp, sử dụng các tài năng Chúa ban cho để phát đi một sứ điệp theo kiểu những nhà quảng cáo thế tục quen làm, ta có thể thực hiện được công việc Tân Phúc Âm Hóa mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng nói tới một cách hùng hồn. Trong thông điệp “Christifidelis Laici”, ngài kêu gọi tín hữu giáo dân sống và phục vụ Giáo Hội trong các nghề nhiệp thế tục của mình. Khi biết phối hợp kiến thức, kinh nghiệm và tài năng Chúa ban trong thế giới thế tục với đức tin và việc cầu nguyện cũng như ơn Chúa Thánh Thần soi dẫn, thế nào ta cũng gặt hái được những thành quả lạ lùng, như hình thức tông đồ này.
Tiêu cực và tích cực
Nhân dịp tham dự hội nghị về truyền thông kỳ này tại Rôma, Peterson nhận định rằng Thánh Kinh, theo lời Chúa Giêsu, chính là một “Tin Mừng”. Tin Mừng ấy, Chúa Cha trên trời đã ban cho chúng ta làm hành trang trên đường lữ thứ trần gian. Nhưng thế giới thế tục muốn chúng ta kể một câu truyện khác hẳn, sự ác muốn chúng ta phải ngã lòng, trầm cảm, chúng muốn ta tập chú vào tính tiêu cực, chúng muốn ta đừng thấy ánh sáng ở cuối đường hầm, phải sống trong bóng tối. Theo Peterson, nhân dịp chuyến đi Rôma lần này, ông thấy nhiều tin mừng đã được đem ra chia sẻ và trong khi báo chí, truyền thông đại chúng thế tục, và các lực lượng xấu của thế giới đang muốn nhận chìm khiến ta chỉ biết tập chú vào những con người không sống cuộc sống giống như Chúa Kitô, thì chúng ta, trong tư cách nhiệm thể Chúa Kitô, trong tư cách những người Công Giáo đã chịu Phép Rửa, phải có nhiệm vụ chia sẻ tin mừng với thế giới. Và khi làm được điều đó, phép lạ sẽ xẩy ra, lòng người sẽ thay đổi.
Peterson bảo có một ngạn ngữ nói rằng: “Khoảng cách lớn nhất trên thế giới là một bộ Anh rưỡi giữa trí và lòng một con người”. Khi tới hội nghị truyền thông lần này, ông thấy mình nhỏ bé trước rất nhiều giáo sư đến từ khắp thế giới đại diện cho bộ óc khoa bảng sáng chói. Ông nhận rõ sứ điệp đơn giản này: “Thiên Chúa thương yêu bạn”. Và để truyền đạt sứ điệp ấy, có nhiều cách rất sáng tạo để đánh động quần chúng nói chung giúp họ nhận ra sứ điệp đơn giản ấy. Các phương cách ấy ở đâu mà có? Ở trong việc xem truyền hình, ở trong việc sử dụng liên mạng; nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, ta có thể đem Tin Mừng của Chúa Giêsu đến với một thế giới đang cần hy vọng và chữa lành. Làm được việc đó, ta sẽ thấy nhiều thành quả lớn lao.
Peterson cho hay nhiều người từ Tây Ban Nha, Đức và nhiều nước khác muốn ông truyền bá phương thức tông đồ của ông tới nước họ. Ông rất muốn làm việc đó, nhưng phương tiện và nhân viên của ông hiện nay chỉ có giới hạn. Tuy nhiên, ông tin rằng, nếu Chúa muốn, Người sẽ lo liệu giúp ông thực hiện được uớc vọng tốt đẹp ấy. Đến lúc ấy, ông nghĩ chỉ cần điều chỉnh chiến dịch theo chiều hướng văn hóa, lồng tiếng địa phương, thay đổi một vài màn hình cho hợp văn hóa địa phương là có thể áp dụng tại các quốc gia khác. Ông đơn cử trường hợp nước Úc, giáo dân nước này muốn chiến dịch của ông trình bày Thánh Mary MacKillop, quan thầy mới của họ, và hình ảnh Đức Gioan Phaolô ẵm con koala v.v… những hình ảnh mà người Úc có thể sử dụng để nói rằng: “Đây là gia đình Giáo Hội tôi”. Chiến dịch có khả năng làm việc đó tại các mảnh đất mầu mỡ của các cộng đồng địa phương.
Hiện nay, chiến dịch vừa cập nhật hóa trang mạng của họ hồi tháng 12 năm rồi, để nó có tính tương hành (interactive) và chân thành hơn. Chiến dịch đã sử dụng được kỹ thuật 2.0 (1), giúp cho việc ‘lèo lái’ (navigation) có tính thân hữu hơn với người dùng. Chiến dịch cũng thực hiện nhiều lời giáo huấn hơn về các vấn đề luân lý và xã hội có tính chủ yếu đối với thời đại được nhiều người quan tâm, như các thông tin về hiếm muộn (infetility), về ngừa thai, về phá thai và sự sống, về hôn nhân và gia đình, về tuyên bố vô hiệu hôn nhân. Nhờ các cải tiến về trang mạng trong tháng 12 năm rồi, lượng người vào thăm đã gia tăng đáng kể. Họ vào đó mỗi lần đến cả 6 phút hay hơn, đọc hơn 4 trang trong đó, kể như tăng ba lần so với một tháng trước đây.
Peterson cũng cho hay hiện chiến dịch của ông đang áp dụng cùng một chiến thuật và cùng một kỹ thuật của catholicscomehome.org vào trang mạng www.catolicosregresen.org là trang mạng bằng tiếng Tây Ban Nha. Dĩ nhiên với nhiều thay đổi về văn hóa. Như trong quảng cáo “Epic”, chiến dịch đã loại bỏ một số cảnh, và thay thế bằng cảnh Thứ Tư Lễ Tro và Đức Mẹ Guadalupe. Các chứng từ bằng tiếng Tây Ban Nha đề cập tới việc Đức Mẹ không ngừng mời gọi ta trở về với Con yêu quí của Ngài… Một ông nói tiếng Tây Ban Nha kể lại việc ông và toán khúc côn cầu của ông làm việc ngày Chúa Nhật, và họ nại cớ đó để trốn không đi lễ!
Các quảng cáo bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ba Lan cũng đã được phát hình tại Chicago. Nhờ thế, hàng triệu người tại Ba Lan đã được xem các quảng cáo của chiến dịch bằng tiếng Ba Lan trong dịp Mùa Vọng và Giáng Sinh năm rồi nhờ hệ thống PolSat qua vệ tinh. Peterson coi việc ấy là việc làm của Chúa Thánh Thần nhằm biến chiến dịch của ông thành một chiến dịch quốc tế trước khi chiến dịch nghĩ tới việc ấy. Ông coi đó như một thứ phúc đức bên lề (side benefit), một ơn phúc thực sự của Chúa.
Được hỏi ông học được gì từ kinh nghiệm này, Peterson trả lời, ông học được điều này: có cả một thế giới tốt đẹp dấu mặt đang hiện diện ở ngoài kia. Là người Công Giáo, ta được Chúa Thánh Thần ban cho nhiều ơn phúc qua các bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, ta tiếp nhận Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể, nhưng rất thường khi thế gian lại rù quyến khiến ta không nhận ra. Thiên Chúa có một mục đích và một kế hoạch dành cho đời ta. Ta có chức năng đặc biệt trong Nhiệm Thể Chúa Kitô. Khi ta thưa “vâng” với Thiên Chúa và thực hiện ý của Người qua việc sống cuộc sống bí tích, mọi cái vẩy đều rơi khỏi mắt ta, như đã xẩy ra với Thánh Phaolô, và cái thế giới tươi đẹp dấu mặt kia sẽ trở nên sinh động. Nó đầy mầu sắc và khám phá, bình an và vui tươi. Ngày nay, điều ta thiếu khi sống cuộc sống Công Giáo “bán thời gian” đã trở nên rõ ràng đối với chúng ta, vì ta biết do đâu những người khác có được niềm vui. Nếu ta chịu tiến lên một bước hướng về Thiên Chúa và trở về với Người như đứa con hoang đàng, Người Cha Thiên Chúa đầy yêu thương sẽ chạy tới với chúng ta và phủ phê ta bằng đủ mọi ơn phúc của Người.
Ông khuyên mọi người thưa “vâng” với Thiên Chúa, tham dự bí tích hòa giải tuyệt diệu, chịu đọc Thánh Kinh, khẩn khoản xin Chúa cho mình được gần Chúa hơn. Thiên Chúa sẽ tôn vinh lời cầu xin ấy, và bạn, bạn sẽ gặp phiêu lưu mới, sẽ có mục đích và ơn gọi trong đời, và khám phá ra một thế giới mới, đầy hy vọng và bình an với Chúa Giêsu.
(1) Từ ngữ “Mạng 2.0” hay “kỹ thuật 2.0” thường liên hệ tới các áp dụng giúp làm dễ diễn trình tương tác trong việc chia sẻ thông tin trên liên mạng. Nó cho phép người dùng có thể tương tác với nhau như những người cộng tác vào nội dung trang mạng, khác với các trang mạng trong đó người dùng chỉ được phép làm người đọc thụ động các thông tin được cung cấp.
Cầu thủ Wayne Rooney mang tràng chuỗi Mân côi tại World Cup
Paul Minh Nhật
06:41 15/06/2010
NAM PHI (Cathnews) - Việc Wayne Rooney, Ngôi sao bóng đá người Anh, mang tràng chuỗi tràng hạt mân côi trong suốt giải World Cup đã trở nên quen thuộc với các khán giả truyền hình một cách nhanh chóng, Tờ thời báo trực tuyến Times Anh Quốc tường thuật.
Rooney, người đã tiết lộ trong suốt buổi ghi hình cho một chương trình truyền hình nhiều kì Người Tiền Đạo Đường Phố (Street Striker) rằng anh ấy "có thể đã là một linh mục" nếu anh ấy không phải là một cầu thủ bóng đá bởi vì anh ấy đã được hấp thụ một nền giáo dục tôn giáo tại trường, không có gì bí mật về niềm tin của anh ấy, với những chuỗi hạt đang mang là một ví dụ rõ ràng, bản tin đã nói.
Cha Edward Quinn, người đã là linh mục quản xứ của Rooney tại Croxteth, Liverpool, và là người chủ sự thánh lễ cưới cho anh và Coleen McLoughlin hai năm trước, tin rằng chuỗi hạt mân côi có thể là món quà từ vợ của anh ấy.
Cha Quinn nói "Tôi nghi rằng Wayne có thể là đã được Coleen đưa cho để cùng với anh ấy như là một mối phúc lành và cũng là để bảo vệ anh"
"Tôi đã nhìn thấy bức hình của Wayne mang chuỗi hạt và nó thì không làm tôi ngạc nhiên bởi vì cả anh ấy và Coleen đều đến từ những gia đình có đức tin Công Giáo vững vàng"
"Khi tôi chủ sự thánh lễ cưới cho Wayne và Coleen tại Italia, tất cả khách mời nhận ddwwocj một tràng chuỗi mân côi, vì thế một cách rõ ràng nó là một biểu tượng có rất nhiều ý nghĩa với họ"
"Điều tốt lành là anh ấy có thể mang chuỗi hạt trong khi anh ấy chơi bóng bởi vì nó thì nhẹ và không làm cản trở đường chạy"
(Nguồn: http://cathnews.com/article.aspx?aeid=21915)
Rooney, người đã tiết lộ trong suốt buổi ghi hình cho một chương trình truyền hình nhiều kì Người Tiền Đạo Đường Phố (Street Striker) rằng anh ấy "có thể đã là một linh mục" nếu anh ấy không phải là một cầu thủ bóng đá bởi vì anh ấy đã được hấp thụ một nền giáo dục tôn giáo tại trường, không có gì bí mật về niềm tin của anh ấy, với những chuỗi hạt đang mang là một ví dụ rõ ràng, bản tin đã nói.
Cha Edward Quinn, người đã là linh mục quản xứ của Rooney tại Croxteth, Liverpool, và là người chủ sự thánh lễ cưới cho anh và Coleen McLoughlin hai năm trước, tin rằng chuỗi hạt mân côi có thể là món quà từ vợ của anh ấy.
Cha Quinn nói "Tôi nghi rằng Wayne có thể là đã được Coleen đưa cho để cùng với anh ấy như là một mối phúc lành và cũng là để bảo vệ anh"
"Tôi đã nhìn thấy bức hình của Wayne mang chuỗi hạt và nó thì không làm tôi ngạc nhiên bởi vì cả anh ấy và Coleen đều đến từ những gia đình có đức tin Công Giáo vững vàng"
"Khi tôi chủ sự thánh lễ cưới cho Wayne và Coleen tại Italia, tất cả khách mời nhận ddwwocj một tràng chuỗi mân côi, vì thế một cách rõ ràng nó là một biểu tượng có rất nhiều ý nghĩa với họ"
"Điều tốt lành là anh ấy có thể mang chuỗi hạt trong khi anh ấy chơi bóng bởi vì nó thì nhẹ và không làm cản trở đường chạy"
(Nguồn: http://cathnews.com/article.aspx?aeid=21915)
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh
LM Trần Đức Anh, OP
08:05 15/06/2010
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 nhắn nhủ các vị Đại diện Tòa Thánh thực sự trở thành dấu chỉ sự hiện diện và lòng bác ái của ĐGH nơi các Giáo Hội địa phương.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 14-6-2010 dành cho Ban giám đốc và các Linh mục sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh, tổng cộng là 40 người.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC khẳng định rằng "Công tác làm đại diện Tòa Thánh mà các con đang chuẩn bị là một điều sâu xa hơn nhiều so với ý niệm đại diện mà người ta thường hiểu, vì công tác này là sự tham gia vào mối quan tâm đối với mọi Giáo Hội (sollicitudo omnium ecclesiarum), vốn là đặc điểm của sứ vụ Giáo Hoàng.”
ĐTC cũng nêu rõ những chiều kích thiết yếu trong sứ vụ của vị đại diện Tòa Thánh. Trước tiên là vun trồng sự gắn bó hoàn toàn với ĐGH, với Giáo huấn và Sứ vụ hoàn vũ của Ngài, nghĩa là gắn bó trọn vẹn với người đã nhận sứ vụ củng cố các anh em mình trong đức tin (Lc 22,32) và là nguyên lý vĩnh viễn và hữu hình đồng thời là nền tảng sự hiệp nhất của các GM và đông đạo các tín hữu (LG 23). Chiều kích thứ hai là, trong lối sống, luôn quan tâm chăm sóc tình hiệp thông của Giáo Hội như một ưu tiên thường nhật. Điều này có nghĩa là vị Đại diện ĐGH phải có khả năng trở thành cây cầu vững chắc, một kênh truyền thông chắc chắn giữa các Giáo Hội địa phương và Tòa Thánh: một đàng mang lại cho ĐGH và các cộng sự viên của ngài một cái nhìn khách quan, chính xác và sâu xa về thực tại Giáo Hội và xã hội nơi mình đang sống, và đàng khác, dấn thân thông truyền các qui luật, chỉ dẫn, đường hướng do Tòa Thánh ban hành, không phải theo thể thức bàn giấy hành chánh, nhưng với lòng yêu mến sâu xa đối với Giáo Hội và với sự trợ giúp do lòng tín nhiệm kiên trì kiến tạo, đồng thời tôn trọng và đề cao giá trị của các Giám Mục cũng như hành trình của các Giáo Hội địa phương nơi mình được sai tới”.
ĐTC cũng nói với các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh rằng ”việc phục vụ mà các con đang chuẩn bị thi hành đòi hỏi một sự tận tụy hoàn toàn, và một thái độ quảng đại sẵn sàng hy sinh cả những trực giác cá nhân, những dự phóng riêng tư và những khả thể khác trong việc thi hành sứ vụ linh mục”.
Trường ngoại giao Tòa Thánh được ĐGH Clemente XI (1700-1721) thành lập cách đây 309 năm, đào tạo nhân viên cho ngành ngoại giao Tòa Thánh và Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh (SD 14-6-2010)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 14-6-2010 dành cho Ban giám đốc và các Linh mục sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh, tổng cộng là 40 người.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC khẳng định rằng "Công tác làm đại diện Tòa Thánh mà các con đang chuẩn bị là một điều sâu xa hơn nhiều so với ý niệm đại diện mà người ta thường hiểu, vì công tác này là sự tham gia vào mối quan tâm đối với mọi Giáo Hội (sollicitudo omnium ecclesiarum), vốn là đặc điểm của sứ vụ Giáo Hoàng.”
ĐTC cũng nêu rõ những chiều kích thiết yếu trong sứ vụ của vị đại diện Tòa Thánh. Trước tiên là vun trồng sự gắn bó hoàn toàn với ĐGH, với Giáo huấn và Sứ vụ hoàn vũ của Ngài, nghĩa là gắn bó trọn vẹn với người đã nhận sứ vụ củng cố các anh em mình trong đức tin (Lc 22,32) và là nguyên lý vĩnh viễn và hữu hình đồng thời là nền tảng sự hiệp nhất của các GM và đông đạo các tín hữu (LG 23). Chiều kích thứ hai là, trong lối sống, luôn quan tâm chăm sóc tình hiệp thông của Giáo Hội như một ưu tiên thường nhật. Điều này có nghĩa là vị Đại diện ĐGH phải có khả năng trở thành cây cầu vững chắc, một kênh truyền thông chắc chắn giữa các Giáo Hội địa phương và Tòa Thánh: một đàng mang lại cho ĐGH và các cộng sự viên của ngài một cái nhìn khách quan, chính xác và sâu xa về thực tại Giáo Hội và xã hội nơi mình đang sống, và đàng khác, dấn thân thông truyền các qui luật, chỉ dẫn, đường hướng do Tòa Thánh ban hành, không phải theo thể thức bàn giấy hành chánh, nhưng với lòng yêu mến sâu xa đối với Giáo Hội và với sự trợ giúp do lòng tín nhiệm kiên trì kiến tạo, đồng thời tôn trọng và đề cao giá trị của các Giám Mục cũng như hành trình của các Giáo Hội địa phương nơi mình được sai tới”.
ĐTC cũng nói với các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh rằng ”việc phục vụ mà các con đang chuẩn bị thi hành đòi hỏi một sự tận tụy hoàn toàn, và một thái độ quảng đại sẵn sàng hy sinh cả những trực giác cá nhân, những dự phóng riêng tư và những khả thể khác trong việc thi hành sứ vụ linh mục”.
Trường ngoại giao Tòa Thánh được ĐGH Clemente XI (1700-1721) thành lập cách đây 309 năm, đào tạo nhân viên cho ngành ngoại giao Tòa Thánh và Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh (SD 14-6-2010)
Những tiếng nói đang nổi trội làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền thần học Công giáo thế kỷ 21
Phụng Nghi
09:37 15/06/2010
CLEVELAND (CNS) - Sự chuyển đổi về phương diện dân số trong Giáo hội Công giáo đang làm cho những tiếng nói mới nổi trội lên, nhằm giúp hướng dẫn sự phát triển của nền thần học Công giáo.
Đó là phát biểu của một số nhà thần học trong hội nghị thường niên lần thứ 65 của Hội Thần học Công giáo Hoa kỳ (Catholic Theological Society of America).
Những tiếng nói hình thành nền thần học này gồm có phụ nữ và những người xuất thân từ các nền văn hóa châu Phi, châu Mỹ Latinh và châu Á, đang đưa sự hiểu biết sâu xa hơn về ý nghĩa của Kinh Thánh đến cho một giáo hội đã hàng bao thế kỷ mọi giải thích thần học đều do người châu Âu thống lãnh.
Dàn trải, trong nhiều trường hợp, từ những kinh nghiệm rộng rãi về thực chứng và thực thi sứ vụ trong những cộng đồng nghèo khó và bị đặt ra ngoài lề xã hội, cả ở Hoa kỳ và khắp nơi trên thế giới, những tiếng nói nổi trội này đang mở rộng những tư tưởng thần học truyền thống, đồng thời làm cho nhiều người công nhận rằng tính đa dạng sẽ củng cố giáo hội khi giáo hội phải đương đầu với những thử thách không ngừng trong thế kỷ thứ 21 này.
Lời cha Bryan Massingale, giáo sư thần học tại trường Đại học Marquette và mãn nhiệm kỳ làm chủ tịch Hội Thần học Công giáo Hoa kỳ hôm 13 tháng 6, đúng vào dịp hội nghị của tổ chức này: Nỗ lực là để cho người Công giáo thuộc mọi thành phần xã hội có thể đi vào “cảm nghiệm phổ quát của con người.”
Cha giải thích: “Chúng tôi cố gắng tạo nên một nền thần học Công giáo không còn là thần học Công giáo châu Âu hay đặt trọng tâm vào châu Âu nữa. Tôi muốn nói là chúng ta đang nỗ lực tạo ra một nền thần học Công giáo đích thực là Công giáo, đích thực là phổ quát. Và nếu chúng ta là Công giáo, là phổ quát chân chính, thế thì bao gồm không phải là điều gì phù hợp với những đổi thay về mọi mặt. Mà điều bao gồm là nhu cầu đức tin của chúng ta.”
Phát biểu của nữ tu Jamie Phelps dòng Đa minh, giám đốc Viện Nghiên cứu Người Công giáo Da đen tại trường Đại học Xavier ở Louisiana: Nỗ lực nhằm bao gồm thêm những tiếng nói trước kia không có trong sự phát triển nền thần học ở Hoa kỳ, là điều bắt nguồn từ nhu cầu, bởi vì những người Công giáo gốc châu Âu nay không còn chiếm đa số trong Giáo hội Công giáo ở Mỹ nữa.
Bà nói với thông tấn xã Catholic News Service: “Một khi bạn lâm vào vị trí thiểu số, và tuy bạn có quyền có thế nhưng bạn không có nhân lực để phụ trách… thế thì bắt buộc phải làm điều mà Công đồng Vatican II từ lâu dạy chúng ta phải làm: đó là mọi người được kêu gọi hiệp thông với nhau. Có nghĩa là kêu gọi sự lãnh đạo từ mỗi gia đình văn hóa.”
Sự lãnh đạo đó trải rộng ra, không chỉ ở những chức vị trong giáo hội và nơi các sứ vụ khác nhau, mà cũng còn ở sự phát triển nền thần học nữa.
Nữ tu Jamie nói thêm: “Những điều Công đồng Vatican II đã làm nay vẫn chưa được bộc lộ ra hết. Chúng tôi, trong vai trò những nhà thần học, đang nỗ lực đọc ra các dấu chỉ của thời đại. Bạn phải nhìn vào các diễn biến văn hóa, lịch sử, thiên nhiên và tự hỏi: Chúa đang nói với chúng ta điều gì qua những diễn biến này về phương diện chúng ta là ai và chúng ta sẽ làm gì để tiếp tục sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô?”
Fernando Segovia, một người Mỹ gốc Cuba và là giáo sư dạy Tân Ước và thời sơ khai của Kitô giáo tại phân khoa Thần tính trường Đại học Vanderbilt, giải thích rằng các tiếng nói mới nổi lên là do được tiếp cận nhiều hơn với nền giáo dục, và sự đảo ngược được chủ nghĩa biểu tượng (tokenism) thực thi hàng bao nhiêu thập niên do những nhà quản trị các chương trình thần học. Ở những nơi mà, trong quá khứ không xa xôi lắm, một người Hispanic hay một người Mỹ gốc Phi châu khó được thu nhận để có thể tốt nghiệp hay nghiên cứu về thần học ở cấp độ tiến sĩ, thì nay tình hình đã đổi khác.
Ông Segovia đã nghiên cứu về sự phát triển của vai trò thiểu số trong những nền thần học Kitô giáo nơi các nền văn hóa Tây phương. Ông nói: “Có thêm nhiều tiếng nói, nhiều khuôn mặt, là có thêm quyền lực. Quả thực, các cơ chế đáp ứng nhiều cho một nhóm cá nhân hơn là chỉ cho một cá nhân đơn độc.”
“Dân số (đổi thay) vào những năm cuối thế kỷ 20, cả ở đây lẫn ở nước ngoài, sẽ tiếp tục làm thay đổi bộ mặt của Kitô giáo, thay đổi rất mực đáng kể.”
Về phần mình, Hội Thần học Công giáo Hoa kỳ năm 1988 đã thành lập một Ủy ban phụ trách các Nhóm Chủng tộc ít được đại diện. Cha Peter Phan đình Cho, giáo sư về tư tưởng xã hội Công giáo tại trường Đại học Georgetown, là đồng chủ tịch Ủy ban này. Ủy ban hoạt động thay phiên để đưa lên những tiếng nói của người Công giáo mà theo truyền thống đã không có vai trò xuất sắc trong nền thần học Công giáo.
Trong một phiên nhóm của hội nghị, cha Phan phát biểu rằng nền thần học của giáo hội châu Á xuất phát từ các hoạt động nơi cơ sở hạ tầng của thường dân hơn là từ các môi trưòng học thuật.
Cha nói: “Chúng tôi coi thần học như là một cảm nghiệm của giáo hội trong phạm vi sinh hoạt thường ngày.”
Cha giải thích: “Giáo hội châu Á là dân Chúa trong các dân của Chúa, vì thế, luôn luôn có sự hiểu biết rằng chúng tôi hiện hữu không phải cho chính chúng tôi. Mục tiêu của giáo hội không phải là cải đạo để đưa người vào giáo hội nhằm gia tăng con số giáo dân, cũng chẳng phải là xây dựng thêm nhiều nhà thờ, mà là, bằng chứng nhân ngôn sứ này, ý thức ngôn sứ này, mà nơi đây nước Chúa được hiện diện bằng sinh hoạt trong đời sống.”
Trong cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã Catholic News Service, cha Phan nói rằng cha đã thấy các vị giám mục châu Á tự đắm mình vào các cộng đồng Kitô giáo địa phương để hiểu được một giáo xứ sinh hoạt ra sao, sứ vụ được thực thi như thế nào trong nỗ lực hiểu biết sâu xa hơn về nền thần học Công giáo.
“Mỗi khi các vị đó tới đâu để bàn thảo, bó buộc họ phải ở lại đó một khoảng thời gian với giáo dân, cùng ăn cùng uống với họ.”
Vì con người tiếp tục di cư quanh thế giới và tham gia vào sinh hoạt trong giáo xứ Công giáo, nữ tu Jamie nói bà chắc là nền thần học sẽ phản ảnh nhiều hơn những kinh nghiệm của con người trong cuộc sống. Bà phát biểu:
“Tính đa dạng ở giáo hội địa phương cũng như trong giáo hội toàn cầu không phải là chuyện tình cờ. Mà đó là một thiết kế. Tôi dã từng nói với sinh viên của tôi, tính đa dạng là một khía cạnh của thiên nhiên. Giả như chúng ta chỉ có một loại cây, một loại chim thôi, thì sẽ như thế nào?
“Vậy nếu như đa dạng là một khía cạnh của thiên nhiên, thì chúng ta phải thấy đó là một quà tặng của Thiên Chúa, và thay vì sợ sự đa dạng, hay sợ người khác biệt với chúng ta, chúng ta cần phải nhận thấy đó là một cơ hội. Có ý nghĩa thế nào nếu chúng ta có thể học hỏi từ nền văn hóa khác biệt đó?”
Đó là phát biểu của một số nhà thần học trong hội nghị thường niên lần thứ 65 của Hội Thần học Công giáo Hoa kỳ (Catholic Theological Society of America).
Những tiếng nói hình thành nền thần học này gồm có phụ nữ và những người xuất thân từ các nền văn hóa châu Phi, châu Mỹ Latinh và châu Á, đang đưa sự hiểu biết sâu xa hơn về ý nghĩa của Kinh Thánh đến cho một giáo hội đã hàng bao thế kỷ mọi giải thích thần học đều do người châu Âu thống lãnh.
Dàn trải, trong nhiều trường hợp, từ những kinh nghiệm rộng rãi về thực chứng và thực thi sứ vụ trong những cộng đồng nghèo khó và bị đặt ra ngoài lề xã hội, cả ở Hoa kỳ và khắp nơi trên thế giới, những tiếng nói nổi trội này đang mở rộng những tư tưởng thần học truyền thống, đồng thời làm cho nhiều người công nhận rằng tính đa dạng sẽ củng cố giáo hội khi giáo hội phải đương đầu với những thử thách không ngừng trong thế kỷ thứ 21 này.
Lời cha Bryan Massingale, giáo sư thần học tại trường Đại học Marquette và mãn nhiệm kỳ làm chủ tịch Hội Thần học Công giáo Hoa kỳ hôm 13 tháng 6, đúng vào dịp hội nghị của tổ chức này: Nỗ lực là để cho người Công giáo thuộc mọi thành phần xã hội có thể đi vào “cảm nghiệm phổ quát của con người.”
Cha giải thích: “Chúng tôi cố gắng tạo nên một nền thần học Công giáo không còn là thần học Công giáo châu Âu hay đặt trọng tâm vào châu Âu nữa. Tôi muốn nói là chúng ta đang nỗ lực tạo ra một nền thần học Công giáo đích thực là Công giáo, đích thực là phổ quát. Và nếu chúng ta là Công giáo, là phổ quát chân chính, thế thì bao gồm không phải là điều gì phù hợp với những đổi thay về mọi mặt. Mà điều bao gồm là nhu cầu đức tin của chúng ta.”
Phát biểu của nữ tu Jamie Phelps dòng Đa minh, giám đốc Viện Nghiên cứu Người Công giáo Da đen tại trường Đại học Xavier ở Louisiana: Nỗ lực nhằm bao gồm thêm những tiếng nói trước kia không có trong sự phát triển nền thần học ở Hoa kỳ, là điều bắt nguồn từ nhu cầu, bởi vì những người Công giáo gốc châu Âu nay không còn chiếm đa số trong Giáo hội Công giáo ở Mỹ nữa.
Bà nói với thông tấn xã Catholic News Service: “Một khi bạn lâm vào vị trí thiểu số, và tuy bạn có quyền có thế nhưng bạn không có nhân lực để phụ trách… thế thì bắt buộc phải làm điều mà Công đồng Vatican II từ lâu dạy chúng ta phải làm: đó là mọi người được kêu gọi hiệp thông với nhau. Có nghĩa là kêu gọi sự lãnh đạo từ mỗi gia đình văn hóa.”
Sự lãnh đạo đó trải rộng ra, không chỉ ở những chức vị trong giáo hội và nơi các sứ vụ khác nhau, mà cũng còn ở sự phát triển nền thần học nữa.
Nữ tu Jamie nói thêm: “Những điều Công đồng Vatican II đã làm nay vẫn chưa được bộc lộ ra hết. Chúng tôi, trong vai trò những nhà thần học, đang nỗ lực đọc ra các dấu chỉ của thời đại. Bạn phải nhìn vào các diễn biến văn hóa, lịch sử, thiên nhiên và tự hỏi: Chúa đang nói với chúng ta điều gì qua những diễn biến này về phương diện chúng ta là ai và chúng ta sẽ làm gì để tiếp tục sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô?”
Fernando Segovia, một người Mỹ gốc Cuba và là giáo sư dạy Tân Ước và thời sơ khai của Kitô giáo tại phân khoa Thần tính trường Đại học Vanderbilt, giải thích rằng các tiếng nói mới nổi lên là do được tiếp cận nhiều hơn với nền giáo dục, và sự đảo ngược được chủ nghĩa biểu tượng (tokenism) thực thi hàng bao nhiêu thập niên do những nhà quản trị các chương trình thần học. Ở những nơi mà, trong quá khứ không xa xôi lắm, một người Hispanic hay một người Mỹ gốc Phi châu khó được thu nhận để có thể tốt nghiệp hay nghiên cứu về thần học ở cấp độ tiến sĩ, thì nay tình hình đã đổi khác.
Ông Segovia đã nghiên cứu về sự phát triển của vai trò thiểu số trong những nền thần học Kitô giáo nơi các nền văn hóa Tây phương. Ông nói: “Có thêm nhiều tiếng nói, nhiều khuôn mặt, là có thêm quyền lực. Quả thực, các cơ chế đáp ứng nhiều cho một nhóm cá nhân hơn là chỉ cho một cá nhân đơn độc.”
“Dân số (đổi thay) vào những năm cuối thế kỷ 20, cả ở đây lẫn ở nước ngoài, sẽ tiếp tục làm thay đổi bộ mặt của Kitô giáo, thay đổi rất mực đáng kể.”
Về phần mình, Hội Thần học Công giáo Hoa kỳ năm 1988 đã thành lập một Ủy ban phụ trách các Nhóm Chủng tộc ít được đại diện. Cha Peter Phan đình Cho, giáo sư về tư tưởng xã hội Công giáo tại trường Đại học Georgetown, là đồng chủ tịch Ủy ban này. Ủy ban hoạt động thay phiên để đưa lên những tiếng nói của người Công giáo mà theo truyền thống đã không có vai trò xuất sắc trong nền thần học Công giáo.
Trong một phiên nhóm của hội nghị, cha Phan phát biểu rằng nền thần học của giáo hội châu Á xuất phát từ các hoạt động nơi cơ sở hạ tầng của thường dân hơn là từ các môi trưòng học thuật.
Cha nói: “Chúng tôi coi thần học như là một cảm nghiệm của giáo hội trong phạm vi sinh hoạt thường ngày.”
Cha giải thích: “Giáo hội châu Á là dân Chúa trong các dân của Chúa, vì thế, luôn luôn có sự hiểu biết rằng chúng tôi hiện hữu không phải cho chính chúng tôi. Mục tiêu của giáo hội không phải là cải đạo để đưa người vào giáo hội nhằm gia tăng con số giáo dân, cũng chẳng phải là xây dựng thêm nhiều nhà thờ, mà là, bằng chứng nhân ngôn sứ này, ý thức ngôn sứ này, mà nơi đây nước Chúa được hiện diện bằng sinh hoạt trong đời sống.”
Trong cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã Catholic News Service, cha Phan nói rằng cha đã thấy các vị giám mục châu Á tự đắm mình vào các cộng đồng Kitô giáo địa phương để hiểu được một giáo xứ sinh hoạt ra sao, sứ vụ được thực thi như thế nào trong nỗ lực hiểu biết sâu xa hơn về nền thần học Công giáo.
“Mỗi khi các vị đó tới đâu để bàn thảo, bó buộc họ phải ở lại đó một khoảng thời gian với giáo dân, cùng ăn cùng uống với họ.”
Vì con người tiếp tục di cư quanh thế giới và tham gia vào sinh hoạt trong giáo xứ Công giáo, nữ tu Jamie nói bà chắc là nền thần học sẽ phản ảnh nhiều hơn những kinh nghiệm của con người trong cuộc sống. Bà phát biểu:
“Tính đa dạng ở giáo hội địa phương cũng như trong giáo hội toàn cầu không phải là chuyện tình cờ. Mà đó là một thiết kế. Tôi dã từng nói với sinh viên của tôi, tính đa dạng là một khía cạnh của thiên nhiên. Giả như chúng ta chỉ có một loại cây, một loại chim thôi, thì sẽ như thế nào?
“Vậy nếu như đa dạng là một khía cạnh của thiên nhiên, thì chúng ta phải thấy đó là một quà tặng của Thiên Chúa, và thay vì sợ sự đa dạng, hay sợ người khác biệt với chúng ta, chúng ta cần phải nhận thấy đó là một cơ hội. Có ý nghĩa thế nào nếu chúng ta có thể học hỏi từ nền văn hóa khác biệt đó?”
Nhân ngày hiền phụ, một hy vọng cho các đấng mày râu bầy đoàn thê tử? một ông bố có vợ 8 con được thụ phong linh mục
Trần Mạnh Trác
09:50 15/06/2010
Harrisburg, Pa, ngày 15 tháng 6 2010 (CNA). - Một cựu mục sư Tin lành có vợ và tám con đã được thụ phong linh mục Công giáo, ngày thứ bảy tại Giáo Phận Harrisburg.
Cha Paul Shenck là người gốc Do Thái đã được nuôi dưỡng và rửa tội khi lên 16 tuổi. Năm 1994 ngài từ bỏ giáo đoàn Tin Lành New Covenant Tabernacle mà ngài đã có công thành lập để trở thành một mục sư cuả Hội thánh Tân Giáo Caỉ Cách (Reformed Episcopal Church) ở miền tây New York. Năm 2004 ngài gia nhập Giáo hội Công giáo.
Ngài và vợ là Rebecca đã cưới nhau được 33 năm.
Các linh mục công giáo thuộc nghi lễ Latin phải sống độc thân, nhưng một điều khoản đặc biệt do Đức Giáo hoàng John Paul II lập vào năm 1980 đã cho phép truyền chức linh mục cho những người đàn ông đã kết hôn trong những trường hợp nhất định. Cha Shenck là trường hợp đầu tiên cuả giáo phận Harrisburg. Trong khi cựu giám mục Kevin C. Rhoades cuả Harrisburg đã được chuyển đến Giáo Phận Ft. Wayne-South Bend ở Indiana, đức Giám mục Victor Galeone của điạ phận St. Augustine, Fla đã truyền chức cho ngài.
Vị tân linh mục cử hành Thánh Lễ mở tay với mẹ của mình tại nhà dưỡng lão St Francis ở Williamsville, Penn.
Trước đây, Cha Shenck từng phục vụ với chức vụ phó giám đốc điều hành của Trung tâm Luật pháp và Công lý HK. Ngài tới Baltimore năm 1997 và mở cửa một trung tâm Phò Sự Sống tại thủ đô.
Ngài hiện giữ chức chủ tịch quốc gia cuả Trung tâm Phò Sự Sống và đồng thời là giám đốc văn phòng Phò Sự Sống tại Giáo Phận Harrisburg.
Cha Paul Shenck là người gốc Do Thái đã được nuôi dưỡng và rửa tội khi lên 16 tuổi. Năm 1994 ngài từ bỏ giáo đoàn Tin Lành New Covenant Tabernacle mà ngài đã có công thành lập để trở thành một mục sư cuả Hội thánh Tân Giáo Caỉ Cách (Reformed Episcopal Church) ở miền tây New York. Năm 2004 ngài gia nhập Giáo hội Công giáo.
Ngài và vợ là Rebecca đã cưới nhau được 33 năm.
Các linh mục công giáo thuộc nghi lễ Latin phải sống độc thân, nhưng một điều khoản đặc biệt do Đức Giáo hoàng John Paul II lập vào năm 1980 đã cho phép truyền chức linh mục cho những người đàn ông đã kết hôn trong những trường hợp nhất định. Cha Shenck là trường hợp đầu tiên cuả giáo phận Harrisburg. Trong khi cựu giám mục Kevin C. Rhoades cuả Harrisburg đã được chuyển đến Giáo Phận Ft. Wayne-South Bend ở Indiana, đức Giám mục Victor Galeone của điạ phận St. Augustine, Fla đã truyền chức cho ngài.
Vị tân linh mục cử hành Thánh Lễ mở tay với mẹ của mình tại nhà dưỡng lão St Francis ở Williamsville, Penn.
Trước đây, Cha Shenck từng phục vụ với chức vụ phó giám đốc điều hành của Trung tâm Luật pháp và Công lý HK. Ngài tới Baltimore năm 1997 và mở cửa một trung tâm Phò Sự Sống tại thủ đô.
Ngài hiện giữ chức chủ tịch quốc gia cuả Trung tâm Phò Sự Sống và đồng thời là giám đốc văn phòng Phò Sự Sống tại Giáo Phận Harrisburg.
Bài Giảng Lễ Hành Hương Midland Ngày 12 Tháng 6 Năm 2010
Dominic David Trần
15:21 15/06/2010
Với lời “Xin Vâng” của Ðức Mẹ vào giây phút Truyền Tin, lịch sử nhân loại đã mở sang trang mới. Với lời “Xin Vâng”, loài người bước vào kỷ nguyên mới. Với lời “Xin Vâng”, Ðức Mẹ Maria trở thành Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đấng Cứu Thế, Mẹ của Giáo Hội, Mẹ của mọi tín hữu, Mẹ của mỗi người chúng ta.
Hai bài đọc của thánh lễ hôm nay cho chúng ta thấy: Tội lỗi đã đi vào thế gian khi bà Evà không vâng lời Chúa, ăn trái cấm theo lời quyến rũ của ma quỷ. Chết là hậu quả con người phải gánh chịu vì việc không vâng lời ấy.
Vì vậy thánh Phaolo dạy trong bài đọc II: “… vì một người duy nhất mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, … sự chết đã lan tràn tới mọi người. …” Nếu việc bất tuân của bà Evà đem lại cho nhân loại sự chết, thì trái lại sự vâng phục của Mẹ Maria mở ra cho nhân loại đời sống mới, được ơn nghĩa với Chúa nhờ công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu con của Mẹ:
“Nếu chỉ vì một người, một người duy nhất sa ngã, mà sự chết đã thống trị, thì điều Thiên Chúa làm qua một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, lại còn lớn hơn biết mấy. …vì nhờ một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính.”
Cũng cùng một ý tưởng này, vào lễ Truyền Tin năm 1973, Đức Giáo Hoàng Phaolo VI dạy: “ … Khi nhập thể làm người, Ngôi Lời mặc khải cho ta mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, đổ xuống nhân loại đời sống mới, đời sống siêu nhiên, và làm cho nhân loại được thông phần sự sống của chính Thiên Chúa.
“Hạnh phúc đó, tương lai đó và ơn gọi đó được trao ban cho chúng ta trong giây phút truyền tin. Ðức Mẹ, Ðấng cực kỳ khiêm nhường, rất mực trong sạch, với lòng vâng phục sâu xa đầy yêu mến, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, đã nhận làm Mẹ Đồng Trinh của Đấng vừa là Chúa vừa là người, tức là Chúa Giêsu Kitô. Đấy là trọng tâm của các mầu nhiệm, của chân lý và của thực tại…”
Lời “Xin Vâng” của Mẹ Maria đã thay đổi lịch sử nhân loại. Bước đi trong lòng thế giới ngày nay, các con của Mẹ vẫn phải luôn xin Mẹ dạy nói lời “Xin Vâng” như Mẹ. Chúng ta vẫn rất bối rối trước những vấn đề hóc búa xảy đến trong cuộc đời như Mẹ. Chúng ta vẫn bối rối nhiều trước những ý Chúa muốn nơi chúng ta. Thật khó nói lên lời “Xin Vâng” như Mẹ. Khó mà thưa hai tiếng “Xin Vâng” khi ý Chúa xem ra như ngược lại với những ý định, những hy vọng của chúng ta. Thật khó mà “Xin Vâng”, khi những giá trị Chúa muốn ta theo đuổi xem ra chẳng phù hợp với những giá trị của thế giới ngày hôm nay.
Các tiến bộ khoa học cho ta cảm tưởng là chúng ta có thể làm chủ cuộc đời mình, trong khi Chúa dạy chúng ta đặt trọn đời ta trong vòng tay yêu thương quan phòng của Chúa. Chủ nghĩa vật chất bảo ta phải làm giàu, kiếm thật nhiều tiền, tậu cho nhiều của cải, mua sắm mọi thứ tiện nghi, tiêu thụ cho thật thoải mái. Còn Chúa thì lại dạy chúng ta phải có tinh thần nghèo khó mới có được hạnh phúc đích thực.
Chủ nghĩa cá nhân dạy ta sống ích kỷ riêng mình, cho cái “tôi” là trên hết, lấy cái “tôi” làm nguyên lý đời sống, trong khi Chúa lại dạy ta phải thờ phượng một mình Chúa, phải sống hiền hòa, yêu thương, chia sẻ với tất cả mọi người. Với bản tính đầy tham vọng của mình, ta chỉ muốn làm theo ý riêng, tìm cách làm cho mọi người phải phục vụ cho cá nhân mình, tìm mọi cách làm thế nào để thỏa mãn những ước muốn của mình. Chúng ta thích leo lên đỉnh cao danh vọng, ra lệnh cho người khác khuất phục mình, chứ không muốn vâng phục một ai.
Hai tiếng “Xin Vâng” xem ra thật điên rồ trong mắt mọi người xã hội quanh chúng ta. Thế nhưng vâng phục thánh ý Thiên Chúa lại chính là điều căn bản của cuộc sống người tín hữu, là nhân đức anh hùng cao cả của những người được liệt vào hàng ngũ các người môn đệ của Chúa, những người được Chúa Giêsu coi là anh chị em, là Mẹ của Người khi Chúa đặt ra câu hỏi cho đám đông: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?”. Sau khi rảo mắt nhìn quanh, chính Chúa cho ta câu trả lời: “Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em, chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mk. 3: 33-35).
Thật khó để nói lời “Xin Vâng”. Thế nhưng Mẹ Maria đã đáp lời xin vâng để công cuộc cứu độ của Chúa được thực hiện. Chúa Kitô đã vâng lời, vâng lời cho đến chết và chết trên cây thập giá để chuộc tội cho chúng ta. Trong dòng lịch sử Giáo hội, muôn muôn người đã nói lời Xin Vâng”, ‘vâng lời cho đến chết.’
Các Thánh Tử Đạo Canada, đã anh dũng nói lời “Xin Vâng” trên miền đất chúng ta đang ở đây. Các tiền nhân anh hùng tử đạo Việt Nam đã can đảm, trung kiên “Vâng Lời”, “Vâng Lời” đến hơi thở cuối cùng để làm chứng cho niềm tin son sắt vào Thiên Chúa.
Nhờ những lời “Xin Vâng” của Ðức Mẹ và của Chúa Kitô mà chúng ta được cứu chuộc. Nhờ những lời “Xin Vâng” của các thánh, các tiền nhân anh dũng của chúng ta, mà chúng ta được thừa hưởng một niềm tin can trường, trung kiên các ngài đã lãnh nhận và truyền lại cho chúng ta bằng chính mạng sống của các ngài.
Trong công trình cứu chuộc nhân loại, Thiên Chúa vẫn tiếp tục kêu mời mỗi người tín hữu đáp tiếng “Xin Vâng”. Người mời gọi chúng ta đáp lời “Xin Vâng” dấn thân phục vụ Giáo hội trong bậc sống Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ hoặc Giáo Dân. Chúa mời gọi mỗi người chúng ta mỗi ngày đáp lời “Xin Vâng” lời Người chỉ dẫn: sống tôn thờ Chúa, sống yêu thương, hiệp nhất, chia sẻ với nhau.
Mỗi người tín hữu được giao cho một sứ mạng làm chứng cho tình yêu Chúa, để mọi người nhận biết, tôn thờ Người và được cứu rỗi. Điều Chúa mời gọi nhiều lúc xem ra là không thể thực hiện được. Điều Chúa mời gọi ta nhiều khi xem ra trái ngược với những ý định và ước muốn của chúng ta.
Lạy Ðức Mẹ, Mẹ dấu yêu của Chúa Giêsu và Mẹ của con, xin Mẹ giúp con luôn “Xin Vâng” ý Chúa! “Xin vâng, xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng.” Amen.
" Để kết thúc bài giảng Thánh Lễ hôm nay, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn đã xướng lĩnh và hơn 5,000 người đã cùng cất chung lời ca kết bài hát " Xin Vâng" của Linh Mục Nhạc sĩ Mi Trầm được vang lên khắp trên vùng Đất Thánh Midland;
Xin Vâng, Mẹ dạy con hai tiếng "Xin Vâng"
Hôm qua, hôm nay và ngày mai;
Xin Vâng, Mẹ dạy con hai tiếng "Xin Vậng"
Hôm nay, tương lai và suốt đời.
Giáo Hội tỏ bày sự thận trọng về sự kiện bức tranh '' Bữa Tiệc Ly'' chảy máu.
Dominic David Trần
15:28 15/06/2010
Đền Thờ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu -tại Yerba Buena thuộc nước Á Căn Đình là nơi lưu giữ bức tranh thánh này- đã bị tràn ngập bởi số lượng rất lớn các tín hữu hiếu kỳ đổ về thăm viếng trong ngày Chúa Nhật 13/06 vừa qua khiến cho hai Linh Mục Jorge Gandur và Luis Brandán phải đồng tế dâng Thánh Lễ ở bên ngoài Đền Thánh.
Tuy nhiên Tòa Tổng Giám Mục Tucuman đã kêu gọi mọi người hãy cẩn thận và giữ ý tứ cho đến khi nào các giám định và kết luận khoa học đưa ra ánh sáng về sự kiện này.
" Nếu đó là Máu Thánh của Chúa tuôn ra thì sự kiện ấy sẽ liên tục chảy ra- và nếu ấy là máu của người phàm nhân thì máu ấy sẽ biến mất;" Linh Mục Jorge Gandur đã khẳng định như vậy; " với tư cách là một giáo sĩ Công giáo, cá nhân tôi không lúc nào muốn tạo nên những kỳ vọng sai lạc hay ước vọng giả dối. Cá nhân tôi không ủng hộ những chuyện lừa dối gạt gẫm."
Linh Mục Gandur kết luận; " Nếu có điều gì đã xảy ra ở nơi Đền Thánh này thì Thần Trí Khôn Ngoan của Chúa sẽ soi sáng và tỏ hiện đúng lúc."
Hoa quả của Năm Linh Mục: cả hai bố con đều làm Linh Mục.
Ngọc Loan
23:19 15/06/2010
BALTIMORE- Hoa Kỳ: Một năm Linh Mục vừa chấm dứt, thì hoa trái của Năm Linh Mục bắt đầu nảy sinh, ông Cố của một Linh Mục tại Tổng Giáo Phận Baltimore- Hoa Kỳ đã tiến lên bàn thánh để được thụ phong Linh Mục vào ngày 12 tháng 6 năm 2010.
Khi vợ còn sống, ông Gregory Rapisarda đã xin gia nhập vào hàng giáo dân thi hành chức Phó Tế Vĩnh Viễn. Là Phó Tế vĩnh viễn, một khi vị hôn thê qua đời thì sẽ không được tiến thêm một bước nữa tức là lập gia đình thêm một lần nữa.
Hai vợ chồng Gregory Rapisarda đã chung sống với nhau gần 4 thập niên, và vợ của Thầy đã bị bệnh ung thư và qua đời vào năm 2006, điều rất tiếc là bà đã không hiện diện để tham dự Thánh Lễ thụ phong linh mục của người con út là Cha John Rapisarda vào năm 2008. Bà đã để lại một tờ di chúc nhỏ cho ông và 4 người con.
Trong tờ di chúc, Bà Carol Rapisarda viết vắn gọn rằng: “tình yêu của em không bao giờ huỷ diệt nhưng chỉ có thân xác em. Hãy nâng đỡ nhau và sống như Thiên Chúa muốn”.
Phó Tế Rapisarda đã giữ những lời trăn trối của vợ trong lòng và cầu xin Thiên Chúa muốn phải làm gì cho cuộc đời còn lại nơi trần thế này.
Nhiều người bạn đề nghị với Thầy Rapisarda là Thầy có thể tiến lên và là một người linh mục tốt lành như người con là Cha John Rapisarda. Thế rồi vào khoảng tháng 5 năm 2006 là năm người vợ của Thầy qua đời, Tổng Giám Mục Edwin F. O’Biren tại TGP Baltimore muốn gặp gỡ Thầy Phó Tế Rapisarda.
Thầy Phó Tế Rapisarda tường thuật lại lúc đó Đức Tổng hỏi tôi “Thầy có sẵn sàng để vào hàng linh mục chưa?” Tôi vẫn còn nhớ và “tôi trả lời, nhưng con sợ”.
Càng suy nghĩ đến những lời này, Thầy Phó Tế không nghĩ đó là một chuyện ngẫu nhiên như những người bạn đã hỏi, nhưng Thầy nghĩ tới điều phải chăng đây là ơn gọi, mà Thiên Chúa muốn nơi Thầy.
Thầy Phó Tế năm nay 62 tuổi kể tiếp “Khi Chúa muốn, Người sẽ hành động, tôi đã đăng bán căn hộ tiền chế của tôi và tôi gia nhập chủng viện vào tháng 8 năm 2009. Lòng tôi bừng bừng nở rộ”.
Vào ngày Thứ Bảy 12 tháng 6 năm 2010, một ngày sau khi toàn thế giới đều hướng về ngày bế mạc Năm Linh Mục, Đức Tổng Giám Mục O'Brien đã phong chức Linh mục cho Thầy Gregory Rapisarda. Đây là một ngày lịch sử có một không hai đã xảy ra nơi Tổng Giáo Phận Baltimore, là ông Cố của một Linh Mục được thụ phong Linh Mục. Chuyện 2 bố con được thụ phong Linh Mục không phải đã không xảy ra, thế nhưng vào đầu thế kỷ 19, 2 bố con Virgil và Samuel Barber đã được thụ phong Linh Mục trong Dòng Tên cũng đã từng phục vụ trong vùng đất thời bấy giờ, nay được là Tổng Giáo Phận Baltimore.
Thánh lễ mở tay cho Cha Gregory Rapisarda được cử hành vào ngày Chúa Nhật vừa qua 13 tháng 6 cũng trùng ngày sinh nhật thứ 33 của người con, Cha John Rapisarda. Cha John Rapisarda đã bày tỏ rằng “chúng tôi rất vui mừng cho bố tôi. Tôi muốn bố tôi biết rằng chúng tôi yêu thương bố tôi và chúng tôi vui mừng và đồng thời, không một ai trong chúng tôi áp lực bố tôi về điều này”.
Cha Gregory Rapisarda nói tôi rất xúc động trong buổi lễ phong chức và qua những lời nguyện trong Lễ Truyền Chức, đặc biệt là lúc tôi nằm xuống khi cộng đoàn hát kinh cầu Các Thánh.
Trong số những vị Thánh được xướng lên, trong đó có Thánh Thomas More, Thánh Quan Thầy của các luật sư mà Cha Gregory Rapisarda nguyên là một luật sư phục vụ bênh vực cho những người già.
Người con, Cha John Rapisarda đã nói “thật quá tràn đầy cảm xúc,khi thấy niềm vui nơi bố tôi, niềm vui mà Giáo Hội đã dành cho bố và rồi chấp nhận một người với cương vị là một linh mục”.
Tân chức Gregory Rapisarda đã cảm nghiệm đến người vợ thương yêu của ông vẫn đồng hành trên hành trình dương thế của ông, thật vậy khi còn trai trẻ, cậu Gregrory đã đi tu một năm trong chủng viện. Cha Gregory Rapisarda là một người xuất thân từ Đạo Tin Lành Methodist đã xin gia nhập đạo Công Giáo. Khi gia nhập hàng Phó Tế, Bà Carol đã cùng với chồng theo học những khóa huấn luyện này.
Cha Gregory Rapisarda đã nhắc lại lời nguyện mở đầu trong Thánh Lễ an táng bà Carol và nói “tôi chắc chắn rằng tôi có bà nâng đỡ cho tôi bởi vì tôi đã nâng đỡ bà trong suốt cuộc đời dương thế của bà”.
Đức tin luôn luôn là nền tảng cho gia đình Rapisarda. Gia đình đã cùng nhau lần chuỗi, tham dự Thánh Lễ và thực hành những việc đạo đức theo Công Giáo.
“Những lần cầu nguyện chung như thế là những lần vui và tỏ lòng tôn kính. Đi nhà thờ không phải là chuyện mà chúng tôi chỉ đi cho lấy lệ theo truyền thống, nhưng đó là một phần sinh hoạt của gia đình đã ảnh hưởng rất lớn và tôi nghĩ đó là những gì đã sinh hoa trái trong cuộc đời chúng tôi”.
Có người hỏi rằng ai sẽ là người cử hành Bí Tích cho gia đình, cha hay con? Cả 2 bố con đều nhìn nhau và cười. Người con, Cha John Rapisarda nói đùa rằng: “Chúng tôi sẽ làm bằng đá, bằng giấy, bằng kéo”.
Thế nhưng người Cha, Cha Gregory Rapisarda nghiêm nghị hơn đã trả lời rằng “tôi sẽ cử hành ban bí tích rửa tội, còn John sẽ cử hành Thánh Lễ an táng.”
Một điều thú vị là vào tháng 9 tới đây, Cha Gregory sẽ dắt tay người con gái Joanna tiến lên cung thánh trao cho chú rễ trong Thánh Lễ hôn phối và sẽ bước lên bàn thánh cùng đồng tế với người con, Cha John Rapisarda.
Cha nói “sau đó thì tôi sẽ dành trọn cuộc đời của tôi là một linh mục”, nhưng dẫu thế nào đi nữa thì sau khi hoàn tất trọn cuộc đời dưong thế, điều chắc chắn là Cha Gregory đã chịu đủ 7 phép Bí Tích, trong đó có Bí Tích Hôn Nhân.
Khi vợ còn sống, ông Gregory Rapisarda đã xin gia nhập vào hàng giáo dân thi hành chức Phó Tế Vĩnh Viễn. Là Phó Tế vĩnh viễn, một khi vị hôn thê qua đời thì sẽ không được tiến thêm một bước nữa tức là lập gia đình thêm một lần nữa.
Hai vợ chồng Gregory Rapisarda đã chung sống với nhau gần 4 thập niên, và vợ của Thầy đã bị bệnh ung thư và qua đời vào năm 2006, điều rất tiếc là bà đã không hiện diện để tham dự Thánh Lễ thụ phong linh mục của người con út là Cha John Rapisarda vào năm 2008. Bà đã để lại một tờ di chúc nhỏ cho ông và 4 người con.
Trong tờ di chúc, Bà Carol Rapisarda viết vắn gọn rằng: “tình yêu của em không bao giờ huỷ diệt nhưng chỉ có thân xác em. Hãy nâng đỡ nhau và sống như Thiên Chúa muốn”.
Phó Tế Rapisarda đã giữ những lời trăn trối của vợ trong lòng và cầu xin Thiên Chúa muốn phải làm gì cho cuộc đời còn lại nơi trần thế này.
Nhiều người bạn đề nghị với Thầy Rapisarda là Thầy có thể tiến lên và là một người linh mục tốt lành như người con là Cha John Rapisarda. Thế rồi vào khoảng tháng 5 năm 2006 là năm người vợ của Thầy qua đời, Tổng Giám Mục Edwin F. O’Biren tại TGP Baltimore muốn gặp gỡ Thầy Phó Tế Rapisarda.
Thầy Phó Tế Rapisarda tường thuật lại lúc đó Đức Tổng hỏi tôi “Thầy có sẵn sàng để vào hàng linh mục chưa?” Tôi vẫn còn nhớ và “tôi trả lời, nhưng con sợ”.
Càng suy nghĩ đến những lời này, Thầy Phó Tế không nghĩ đó là một chuyện ngẫu nhiên như những người bạn đã hỏi, nhưng Thầy nghĩ tới điều phải chăng đây là ơn gọi, mà Thiên Chúa muốn nơi Thầy.
Thầy Phó Tế năm nay 62 tuổi kể tiếp “Khi Chúa muốn, Người sẽ hành động, tôi đã đăng bán căn hộ tiền chế của tôi và tôi gia nhập chủng viện vào tháng 8 năm 2009. Lòng tôi bừng bừng nở rộ”.
Vào ngày Thứ Bảy 12 tháng 6 năm 2010, một ngày sau khi toàn thế giới đều hướng về ngày bế mạc Năm Linh Mục, Đức Tổng Giám Mục O'Brien đã phong chức Linh mục cho Thầy Gregory Rapisarda. Đây là một ngày lịch sử có một không hai đã xảy ra nơi Tổng Giáo Phận Baltimore, là ông Cố của một Linh Mục được thụ phong Linh Mục. Chuyện 2 bố con được thụ phong Linh Mục không phải đã không xảy ra, thế nhưng vào đầu thế kỷ 19, 2 bố con Virgil và Samuel Barber đã được thụ phong Linh Mục trong Dòng Tên cũng đã từng phục vụ trong vùng đất thời bấy giờ, nay được là Tổng Giáo Phận Baltimore.
Cha John Rapisarda đặt tay chúc lành trong Thánh Lễ thụ phong của người bố. |
Cha Gregory Rapisarda nói tôi rất xúc động trong buổi lễ phong chức và qua những lời nguyện trong Lễ Truyền Chức, đặc biệt là lúc tôi nằm xuống khi cộng đoàn hát kinh cầu Các Thánh.
Trong số những vị Thánh được xướng lên, trong đó có Thánh Thomas More, Thánh Quan Thầy của các luật sư mà Cha Gregory Rapisarda nguyên là một luật sư phục vụ bênh vực cho những người già.
Người con, Cha John Rapisarda đã nói “thật quá tràn đầy cảm xúc,khi thấy niềm vui nơi bố tôi, niềm vui mà Giáo Hội đã dành cho bố và rồi chấp nhận một người với cương vị là một linh mục”.
Tân chức Gregory Rapisarda đã cảm nghiệm đến người vợ thương yêu của ông vẫn đồng hành trên hành trình dương thế của ông, thật vậy khi còn trai trẻ, cậu Gregrory đã đi tu một năm trong chủng viện. Cha Gregory Rapisarda là một người xuất thân từ Đạo Tin Lành Methodist đã xin gia nhập đạo Công Giáo. Khi gia nhập hàng Phó Tế, Bà Carol đã cùng với chồng theo học những khóa huấn luyện này.
Cha Gregory Rapisarda đã nhắc lại lời nguyện mở đầu trong Thánh Lễ an táng bà Carol và nói “tôi chắc chắn rằng tôi có bà nâng đỡ cho tôi bởi vì tôi đã nâng đỡ bà trong suốt cuộc đời dương thế của bà”.
Đức tin luôn luôn là nền tảng cho gia đình Rapisarda. Gia đình đã cùng nhau lần chuỗi, tham dự Thánh Lễ và thực hành những việc đạo đức theo Công Giáo.
“Những lần cầu nguyện chung như thế là những lần vui và tỏ lòng tôn kính. Đi nhà thờ không phải là chuyện mà chúng tôi chỉ đi cho lấy lệ theo truyền thống, nhưng đó là một phần sinh hoạt của gia đình đã ảnh hưởng rất lớn và tôi nghĩ đó là những gì đã sinh hoa trái trong cuộc đời chúng tôi”.
Có người hỏi rằng ai sẽ là người cử hành Bí Tích cho gia đình, cha hay con? Cả 2 bố con đều nhìn nhau và cười. Người con, Cha John Rapisarda nói đùa rằng: “Chúng tôi sẽ làm bằng đá, bằng giấy, bằng kéo”.
Thế nhưng người Cha, Cha Gregory Rapisarda nghiêm nghị hơn đã trả lời rằng “tôi sẽ cử hành ban bí tích rửa tội, còn John sẽ cử hành Thánh Lễ an táng.”
Một điều thú vị là vào tháng 9 tới đây, Cha Gregory sẽ dắt tay người con gái Joanna tiến lên cung thánh trao cho chú rễ trong Thánh Lễ hôn phối và sẽ bước lên bàn thánh cùng đồng tế với người con, Cha John Rapisarda.
Cha nói “sau đó thì tôi sẽ dành trọn cuộc đời của tôi là một linh mục”, nhưng dẫu thế nào đi nữa thì sau khi hoàn tất trọn cuộc đời dưong thế, điều chắc chắn là Cha Gregory đã chịu đủ 7 phép Bí Tích, trong đó có Bí Tích Hôn Nhân.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Chirstchurch, Tân Tây Lan
Cộng đoàn CGVN Christchurch
05:31 15/06/2010
Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Chirstchurch, Tân Tây Lan
Nếu ghé vào Chirstchurch, thành phố thuộc Đảo Nam của Tân Tây Lan, người ta dễ dàng nhận ra bóng dáng Việt Nam tại những tiệm fastfood Fish & Chips. Hỏi ra mới biết một số người Việt Nam này là thành viên Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Chirstchurch.
Từ những ngày sau biến cố 75, một số người Việt Nam Công giáo sinh sống tại Chirstchurch đã thành lập ra Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam. Hiện nay Sơ Celine Đỗ Thị Mỹ, RNDM, Dòng Đức Bà Truyền Giáo, đang là Tuyên Úy Cộng đoàn. Tháng một lần, Cộng đoàn tổ chức thánh lễ Việt Nam tại nhà thờ Our Lady of Fatima.
Vào ngày Chúa Nhật vừa qua, 13/6, có hai linh mục truyền giáo Ngôi Lời từ thành phố Wellington ghé vào Christchuch thăm cộng đồng. Bởi thế, mặc dầu đầu tuần, cộng đoàn vẫn quyết định tổ chức thánh lễ buổi sáng thứ Hai do hai cha Ngôi Lời cử hành. Hơn hai chục người Việt Nam, dù bận rộn với công ăn việc làm tại những tiệm Fish & Chips, vẫn bỏ qua tất cả, để tham dự thánh lễ. Theo tin được biết, vào Chúa Nhật này, một thánh lễ Việt Nam nữa cũng sẽ được tổ chức cho cộng đoàn.
Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Christchurch, Tân Tây Lan |
Nếu ghé vào Chirstchurch, thành phố thuộc Đảo Nam của Tân Tây Lan, người ta dễ dàng nhận ra bóng dáng Việt Nam tại những tiệm fastfood Fish & Chips. Hỏi ra mới biết một số người Việt Nam này là thành viên Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Chirstchurch.
Từ những ngày sau biến cố 75, một số người Việt Nam Công giáo sinh sống tại Chirstchurch đã thành lập ra Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam. Hiện nay Sơ Celine Đỗ Thị Mỹ, RNDM, Dòng Đức Bà Truyền Giáo, đang là Tuyên Úy Cộng đoàn. Tháng một lần, Cộng đoàn tổ chức thánh lễ Việt Nam tại nhà thờ Our Lady of Fatima.
Cộng đoàn tập hát trước thánh lễ |
Vào ngày Chúa Nhật vừa qua, 13/6, có hai linh mục truyền giáo Ngôi Lời từ thành phố Wellington ghé vào Christchuch thăm cộng đồng. Bởi thế, mặc dầu đầu tuần, cộng đoàn vẫn quyết định tổ chức thánh lễ buổi sáng thứ Hai do hai cha Ngôi Lời cử hành. Hơn hai chục người Việt Nam, dù bận rộn với công ăn việc làm tại những tiệm Fish & Chips, vẫn bỏ qua tất cả, để tham dự thánh lễ. Theo tin được biết, vào Chúa Nhật này, một thánh lễ Việt Nam nữa cũng sẽ được tổ chức cho cộng đoàn.
Lễ tấn phong Giám mục Gioan Maria Vũ Tất tại Hưng Hóa
VietCatholic
08:29 15/06/2010
HƯNG HÓA - Sáng hôm nay ngày 15/6/2010 Tân giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa là Cha Gioan Maria Vũ Tất đã được tấn phong tại nhà thờ chính tòa Hưng Hóa, tỉnh Sơn Tây, cách Hà Nội 60 cây số (37 dặm) về phía đông bắc.
Cha Tất trước đây được phong chức linh mục chui ngày 1.4.1987 (vì không được phép của CSVN) do Đức cố Hồng Y Phạm đình Tụng lúc đó là giám mục Bắc Ninh. Lúc đó thầy Tất phải giả làm người bán rau và đi xe đạp vượt con đường chừng 100 cây số từ quê hương là quận Thạch Thất tới Bắc Ninh để được phong chức linh mục.
Hình ảnh lễ tấn phong Giám mục (Photos: Reuters)
Ngày 27-3-2010, ĐTC Benedictô XVI bổ nhiệm Cha Gioan Maria Vũ Tất làm tân Giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa và chỉ định hiệu tòa Giám mục của Đức Cha là Tisiduo. Tân Giám mục Gioan Maria năm nay 66 tuổi, hiện là Phó Giám Đốc Đại chủng viện Hà Nội. Ngài sinh ngày 10-3-1944 tại Thạch Thất, tỉnh Hà Sơn Bình, thuộc giáo phận Hưng Hóa. Lúc thiếu thời, theo học trung học tại tiểu chủng viện Sơn Lộc, Sơn Tây. Từ năm 1969 đến 1987, thầy Tất theo học riêng triết học và thần học tại tòa Giám mục Hưng Hóa, đồng thời hành nghề để mưu sinh. Sau đó thày học bổ túc tại Đại chủng viện Hà Nội.
Sau khi thụ phong linh mục, cha Vũ Tất lần lượt đặc trách mục vụ ơn gọi trong Giáo phận Hưng Hóa (1987-1992), rồi phụ tá Giám quản Giáo Phận trong 4 năm từ 1992. Năm 1995 cha Vũ Tất được gửi sang Roma du học trong 2 năm và đậu cử nhân giáo luật tại Đại học Giáo Hoàng Urbaniana, trước khi học thêm một về mục vụ tại Đại Học Công Giáo Paris (1997-1998).
Trở về nước, Cha Vũ Tất phụ tá tại Tòa Giám mục Hưng Hóa, đồng thời đặc trách mục vụ truyền giáo tại tỉnh Lào Cai (1998-2003). Từ năm 2003 đến năm ngoái (2009), cha làm chánh sở giáo xứ Bạch Lộc. Từ năm 1999 đến 2004, cha được chỉ định dạy môn Giáo luật tại Đại chủng viện Hà Nội. Đến năm 2005, cha Vũ Tất được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Đại chủng viện Hà Nội, phụ trách cơ sở 2 tại Cổ Nhuế, Sở Kiện.
Trong nhiệm vụ mới, Đức Cha Vũ Tất phụ giúp Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, 66 tuổi, Giám mục chính tòa Hưng Hóa, một giáo phận có diện tích rộng nhất tại Việt Nam với hơn 54.350 cây số vuông bao gồm 10 tỉnh, với gần 223 ngàn tín hữu Công Giáo trên tổng số gần 7 triệu dân cư, trong đó một phần lớn là người dân tộc. Giáo phận Hưng Hóa hiện có 75 giáo xứ, 43 linh mục triều và 11 linh mục dòng, với 53 đại chủng sinh, 13 tu huynh và 178 nữ tu.
Hình ảnh lễ tấn phong Giám mục (Photos: Reuters)
Ngày 27-3-2010, ĐTC Benedictô XVI bổ nhiệm Cha Gioan Maria Vũ Tất làm tân Giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa và chỉ định hiệu tòa Giám mục của Đức Cha là Tisiduo. Tân Giám mục Gioan Maria năm nay 66 tuổi, hiện là Phó Giám Đốc Đại chủng viện Hà Nội. Ngài sinh ngày 10-3-1944 tại Thạch Thất, tỉnh Hà Sơn Bình, thuộc giáo phận Hưng Hóa. Lúc thiếu thời, theo học trung học tại tiểu chủng viện Sơn Lộc, Sơn Tây. Từ năm 1969 đến 1987, thầy Tất theo học riêng triết học và thần học tại tòa Giám mục Hưng Hóa, đồng thời hành nghề để mưu sinh. Sau đó thày học bổ túc tại Đại chủng viện Hà Nội.
Sau khi thụ phong linh mục, cha Vũ Tất lần lượt đặc trách mục vụ ơn gọi trong Giáo phận Hưng Hóa (1987-1992), rồi phụ tá Giám quản Giáo Phận trong 4 năm từ 1992. Năm 1995 cha Vũ Tất được gửi sang Roma du học trong 2 năm và đậu cử nhân giáo luật tại Đại học Giáo Hoàng Urbaniana, trước khi học thêm một về mục vụ tại Đại Học Công Giáo Paris (1997-1998).
Trở về nước, Cha Vũ Tất phụ tá tại Tòa Giám mục Hưng Hóa, đồng thời đặc trách mục vụ truyền giáo tại tỉnh Lào Cai (1998-2003). Từ năm 2003 đến năm ngoái (2009), cha làm chánh sở giáo xứ Bạch Lộc. Từ năm 1999 đến 2004, cha được chỉ định dạy môn Giáo luật tại Đại chủng viện Hà Nội. Đến năm 2005, cha Vũ Tất được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Đại chủng viện Hà Nội, phụ trách cơ sở 2 tại Cổ Nhuế, Sở Kiện.
Trong nhiệm vụ mới, Đức Cha Vũ Tất phụ giúp Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, 66 tuổi, Giám mục chính tòa Hưng Hóa, một giáo phận có diện tích rộng nhất tại Việt Nam với hơn 54.350 cây số vuông bao gồm 10 tỉnh, với gần 223 ngàn tín hữu Công Giáo trên tổng số gần 7 triệu dân cư, trong đó một phần lớn là người dân tộc. Giáo phận Hưng Hóa hiện có 75 giáo xứ, 43 linh mục triều và 11 linh mục dòng, với 53 đại chủng sinh, 13 tu huynh và 178 nữ tu.
Tân Linh Mục dâng thánh lễ Tạ Ơn tại Giáo xứ Bùi Môn Saigòn
Nguyêễn Quang Ngọc
08:43 15/06/2010
SAIGÒN - sáng thứ bảy ngày 12 tháng 06 năm 2010 tại Giáo xứ Bùi Môn Hạt Hóc Môn (số 4/2 Ấp Tân Tiến, Xuân Thới Đông, Huyện Hóc Môn) diễn ra Thánh Lễ Tạ Ơn mừng Tân Linh Mục Giuse Hoàng Văn Hòa, OP. Đây là một trong số 33 Linh mục thuộc các dòng tu mới được Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn truyền chức thứ sáu ngày 11 tháng 06 năm 2010 tại Trung Tâm Mục Vụ.
Hình ảnh Thánh lễ Tạ Ơn
Bùi Môn là một Giáo xứ có truyền thống ơn gọi, tư hào là một trong những Giáo xứ có nhiều Linh mục nhất tại Sài Gòn. Tính đến nay, Bùi Môn đã có 24 Linh mục xuất thân từ mảnh đất này. Vì vậy, Thánh Lễ đồng tế hôm nay với hơn 30 Linh mục nhưng đa số là Quý Cha đồng hương Bùi Môn về chia vui với người anh em Hoàng Văn Hòa, bông hoa thứ 24 của Giáo xứ. Thánh Lễ diễn ra trang nghiêm và sốt sắng với sự tham dự của Cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Bùi Môn, Giáo xứ Ngọc Đồng (Hố Nai) Giáo xứ Tân Hưng (Quận 12). Đây là những Giáo xứ mà Tân Linh Mục Giuse đã mục vụ trong thời gian còn là Thầy dòng Đaminh.
Bài giảng hôm nay do Cha Giuse Bùi Công Huy, OP chia sẻ, Ngài đã nhấn mạnh tới vai trò và sứ vụ của người Linh mục hôm nay cũng như đề cao sứ mạng của người Linh mục, Linh mục là người Chúa chọn, là người của Chúa nhưng đồng thời Linh mục cũng là con người, vì vậy xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho Tân Linh Mục hôm nay.
Cuối Lễ là phần chúc mừng của Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ Bùi Môn và đại diện chính quyền địa phương. Sau đó, Tân Linh Mục Giuse cảm ơn Cha xứ, Cha Phụ Tá Giáo xứ Bùi Môn, cảm ơn Tỉnh Dòng Đaminh và Cha nghĩa phụ Vinh Sơn Nguyễn Văn Hồng, Chánh xứ Tân Hưng (Quận 12), xúc động nhất là phần tri ân bà cố Maria và các anh chị em trong gia đình đã âm thầm cầu nguyện cho Cha có ngày hôm nay.
Sau Lễ, mọi người cùng qua Hội trường Hồng Ân của Giáo xứ để chia sẻ với gia đình Tân Linh Mục. Bữa tiệc mừng càng thêm mát mẻ vì một cơn mưa lớn đổ xuống, đây chính là mưa hồng ân Thiên Chúa ban cho Tân Linh Mục Giuse như lời ca khúc mà trong bữa tiệc, ca sĩ Phi Nguyễn và ca sĩ Kim Cúc đã thể hiện: “Khúc cảm tạ, từ đó âm vang vọng ngân…”
Hình ảnh Thánh lễ Tạ Ơn
Bùi Môn là một Giáo xứ có truyền thống ơn gọi, tư hào là một trong những Giáo xứ có nhiều Linh mục nhất tại Sài Gòn. Tính đến nay, Bùi Môn đã có 24 Linh mục xuất thân từ mảnh đất này. Vì vậy, Thánh Lễ đồng tế hôm nay với hơn 30 Linh mục nhưng đa số là Quý Cha đồng hương Bùi Môn về chia vui với người anh em Hoàng Văn Hòa, bông hoa thứ 24 của Giáo xứ. Thánh Lễ diễn ra trang nghiêm và sốt sắng với sự tham dự của Cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Bùi Môn, Giáo xứ Ngọc Đồng (Hố Nai) Giáo xứ Tân Hưng (Quận 12). Đây là những Giáo xứ mà Tân Linh Mục Giuse đã mục vụ trong thời gian còn là Thầy dòng Đaminh.
Bài giảng hôm nay do Cha Giuse Bùi Công Huy, OP chia sẻ, Ngài đã nhấn mạnh tới vai trò và sứ vụ của người Linh mục hôm nay cũng như đề cao sứ mạng của người Linh mục, Linh mục là người Chúa chọn, là người của Chúa nhưng đồng thời Linh mục cũng là con người, vì vậy xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho Tân Linh Mục hôm nay.
Cuối Lễ là phần chúc mừng của Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ Bùi Môn và đại diện chính quyền địa phương. Sau đó, Tân Linh Mục Giuse cảm ơn Cha xứ, Cha Phụ Tá Giáo xứ Bùi Môn, cảm ơn Tỉnh Dòng Đaminh và Cha nghĩa phụ Vinh Sơn Nguyễn Văn Hồng, Chánh xứ Tân Hưng (Quận 12), xúc động nhất là phần tri ân bà cố Maria và các anh chị em trong gia đình đã âm thầm cầu nguyện cho Cha có ngày hôm nay.
Sau Lễ, mọi người cùng qua Hội trường Hồng Ân của Giáo xứ để chia sẻ với gia đình Tân Linh Mục. Bữa tiệc mừng càng thêm mát mẻ vì một cơn mưa lớn đổ xuống, đây chính là mưa hồng ân Thiên Chúa ban cho Tân Linh Mục Giuse như lời ca khúc mà trong bữa tiệc, ca sĩ Phi Nguyễn và ca sĩ Kim Cúc đã thể hiện: “Khúc cảm tạ, từ đó âm vang vọng ngân…”
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thú Chơi Cờ Tướng
Lm. Tâm Duy
22:09 15/06/2010
THÚ CHƠI CỜ TƯỚNG
Ảnh của Lm. Tâm Duy
Cờ cao, cờ thấp
Được thua vài hồi
Tàn cuộc mà thôi..
(Trích thơ của Bụt sĩ Lưu Văn Vịnh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền