Phụng Vụ - Mục Vụ
Sức mạnh của tình yêu, không phải từ tạo vật, mà là Chúa Thánh Thần
Lm. Minh Anh
01:40 14/06/2022
SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU, KHÔNG PHẢI TỪ TẠO VẬT, MÀ LÀ CHÚA THÁNH THẦN
“Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con!”.
Một nhà thần học nói, “Thiên Chúa không bao giờ thay đổi, mặc dù các phương pháp giao tiếp của Ngài với loài người thay đổi. Nhưng điều này không hạn chế Thiên Chúa ban sức mạnh cho các chứng nhân của Ngài qua các thế kỷ như thế kỷ đầu tiên, để họ nói cho thế giới về Ngài. Và Hội Thánh đã làm được những gì mà thế gian không làm được, kể cả việc tha thứ và yêu thương những kẻ bách hại mình. Tôi muốn nói đến tử đạo! Bởi lẽ, ‘sức mạnh của tình yêu, không phải từ tạo vật, mà là Chúa Thánh Thần!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Phải chăng Tin Mừng hôm nay muốn chứng tỏ cho câu nói của nhà thần học trên khi đòi chúng ta một điều không tưởng? Yêu thương và cầu nguyện cho kẻ thù! Không, không ảo tưởng, nhưng là sự thật! Bởi lẽ, khi yêu cầu một điều gì, Chúa Giêsu đã nêu gương; đồng thời ban ơn, để chúng ta thực hiện nó! Khi bảo chúng ta yêu kẻ thù, Ngài đã yêu kẻ thù của Ngài trước; và ban sức mạnh, một ‘sức mạnh của tình yêu, không phải từ tạo vật, mà là Chúa Thánh Thần!’.
Như vậy, một người lại có thể ‘yêu được’ kẻ thù của mình sao? Câu trả lời sẽ là, với sức riêng mỗi người, đó là điều không thể; nhưng, với ơn Chúa, mọi sự đều có thể, “Ơn Ta đủ cho con!”. Khi Thiên Chúa yêu cầu một điều gì, Ngài sẽ ban ơn để chúng ta làm được điều đó! Khi dạy tôi yêu kẻ thù, Ngài cho tôi đủ ‘khả năng yêu’; Augustinô đã có một lời cầu nguyện tuyệt vời theo cách này, “Xin ban cho con những gì ‘Chúa đã truyền’, và ra lệnh cho những gì ‘Chúa sẽ làm!’”. Chúa đã ban, vậy tôi còn xin điều gì? Tôi sẽ xin ơn bền bỉ để thi hành! Với sự bền bỉ này, chúng ta có thể đáp lại điều ác bằng điều thiện, yêu thương và cầu nguyện cho những kẻ làm hại mình.
Thật thú vị, câu chuyện bài đọc Các Vua hôm nay cũng nói lên việc Thiên Chúa làm gương! Sau khi vợ chồng Acáp giết Naboth để chiếm đoạt vườn nho, họ trở nên thù địch của Thiên Chúa. Chính Acáp thốt lên lời này với Êlia, “Ông coi tôi là thù địch của ông sao?”, Êlia đáp, “Đúng thế!”; sau đó, Êlia báo cho biết, án tru diệt Chúa đã định cho vua. Acáp nhận ra tội mình, tỏ lòng ăn năn. Và Thiên Chúa đã yêu thương kẻ thù của Ngài, “Acáp đã hạ mình trước mặt Ta, Ta sẽ không giáng hoạ xuống nó”. Ngài xót thương vì vua đã van xin Ngài. Thật ý nghĩa với tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca, “Lạy Chúa, xin dủ lòng xót thương, vì chúng con đắc tội với Ngài!”.
Anh Chị em,
“Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con!”. Đây là một mệnh lệnh vượt khỏi tầm với của con người. Chúa Giêsu biết chúng ta không đủ sức mang nổi điều này nếu không có ơn ban từ trên. Vì thế, Ngài nêu gương cho chúng ta, Ngài đã sống những gì Ngài nói. Trên thập giá, Ngài đã làm điều này một cách trọn vẹn, “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ lầm chẳng biết”. Ngài ý thức rất rõ, lời kêu gọi của Ngài đến lòng bác ái hoàn hảo của chúng ta khi phải yêu thương kẻ thù, cầu nguyện cho họ, là không thể thực hiện được đối với bản chất con người sa ngã; tuy nhiên, Ngài cũng ý thức, nhờ quyền năng của cái chết và sự phục sinh của Ngài, và nhờ sự sống mới của Thánh Thần mà Ngài sẽ gửi đến, kế hoạch Thiên Chúa dành cho nhân loại sẽ được phục hồi. Chính Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta yêu kẻ thù, tuy không nhất thiết có nghĩa là chúng ta phải trở thành bạn tốt nhất của họ; nhưng nó có nghĩa là, chúng ta phải cố gắng có một tình cảm thực sự quan tâm, chăm sóc, thấu hiểu và tha thứ cho họ bằng sức mạnh Thánh Thần của Chúa Phục Sinh!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con ý thức rằng, yêu thương và cầu nguyện cho những kẻ ghét mình là chìa khoá để con được đến gần Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 15/06: Chổ ở có Chuột – Làm cách nào để sống Thánh Thiện hơn – Lm. Giuse Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
04:56 14/06/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không, các con mất công phúc nơi Cha các con là Đấng ở trên trời. Vậy khi các con bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng họ. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc con bố thí được giữ kín, và Cha con, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.
"Rồi khi các con cầu nguyện, thì cũng chớ làm như những kẻ giả hình: họ ưa đứng cầu nguyện giữa hội đường và các ngả đàng, để thiên hạ trông thấy. Quả thật, Ta bảo các con: họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi cầu nguyện, thì hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu xin với Cha con, Đấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.
"Khi các con ăn chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não: họ làm cho mặt mũi ủ dột, để có vẻ ăn chay trước mặt người ta. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên đầu và rửa mặt, để thiên hạ không biết con ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha con Đấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con".
Đó là lời Chúa
Những gì còn lại
Lm. Minh Anh
15:54 14/06/2022
NHỮNG GÌ CÒN LẠI
“Và Cha của con, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho con!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Bạn muốn làm hài lòng ai? Thiên Chúa, người đời, hay chính mình? Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đặt ra cho chúng ta một thách thức rất lớn; nhưng đồng thời, Ngài cũng tiết lộ cho mỗi người một niềm an ủi vô ngần! Đó là, mọi việc chúng ta làm, Thiên Chúa thấu suốt hết; và tất cả ‘những gì còn lại’ sẽ là những gì chúng ta đã làm cho Ngài và cho anh chị em mình!
‘Những gì còn lại’ là những gì sẽ được Thiên Chúa ‘tính sổ!’. Mọi thứ khác, những điều phù phiếm, huyễn danh, những mong muốn được quý trọng, được yêu thương hoặc được lưu tâm của chúng ta sẽ tan biến vào ngày cuối cùng, như sương mù biến mất dưới ánh mặt trời. Thử thách dành cho chúng ta rất rõ ràng, đó là phải làm mọi việc trước mặt Chúa với ý ngay lành trong sạch tuyệt đối! Và đâu là niềm ủi an? Cha trên trời, “Đấng thấu suốt những gì kín đáo”, những gì có thể không bao giờ được thế giới công nhận hoặc đánh giá cao, thì một ngày nào đó, sẽ được Ngài “trả lại cho” trên thiên đàng!
Bài đọc Các Vua hôm nay cũng nói lên một điều tương tự như là ‘những gì còn lại’ của thầy trò Êlia. Thiên Chúa thấu suốt công nghiệp của Êlia trong sứ vụ mà vị ngôn sứ được giao phó. Êlia được mệnh danh là “Người của Thiên Chúa”, được kể như một trong những đại ngôn sứ thời Cựu Ước. ‘Những gì còn lại’ của Êlia là ‘sự kế thừa’ mà Chúa cho ông tận mắt chứng kiến nơi người môn đệ Êlisê trung thành của mình, một người trẻ sẽ có thần khí ‘gấp hai lần thầy’ để chứng tỏ ‘sự liên tục’ sứ mạng của thầy. Thật ý nghĩa với lời Thánh Vịnh đáp ca, “Mạnh bạo lên, can đảm lên nào!” như là một lời khích lệ Êlia dành cho Êlisê, người môn đệ trung thành.
Nói đến ‘những gì còn lại’, Mẹ Têrêxa cũng có một bài thơ ngắn với tựa đề, “Điều Đó Ở Giữa Chúa và Con!”. “Con người thường vô lý, phi logic và cho mình là trung tâm; dù sao, con cứ tha thứ! Nếu con tử tế, mọi người có thể buộc tội con vì những động cơ ích kỷ, chùng lén; dù sao, con cứ tử tế! Nếu con thành công, con sẽ thu phục được một số bạn bè giả dối và một số kẻ thù thực sự; dù sao, con cứ thành công! Nếu con trung thực và thẳng thắn, mọi người có thể lừa dối con; dù sao, con cứ trung thực và thẳng thắn! Những gì con dành nhiều năm để xây dựng, ai đó có thể phá huỷ một sớm một chiều; dù sao, con cứ xây dựng! Nếu con tìm thấy sự thanh thản và hạnh phúc, người khác có thể ghen tị; dù sao, con cứ hạnh phúc! Điều tốt con làm hôm nay, ngày mai người ta sẽ quên; dù sao, con cứ làm bằng mọi cách! Hãy cho thế giới những gì tốt nhất con có, và điều đó có thể không bao giờ là đủ! Có rất nhiều cách để con cho thế giới điều tốt nhất. Tại sao? Bởi vì phân tích rốt ráo, cuối cùng, tất cả những điều này là ‘những gì còn lại’ giữa con và Chúa… và dù sao, không bao giờ là giữa con và thế gian!
Anh Chị em,
“Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho con!”. Đến ba lần, Chúa Giêsu tuyên bố rằng, những kẻ giả hình ‘biểu diễn’ trước người khác đã nhận được phần thưởng của họ! Một ngày nào đó, mỗi người chúng ta sẽ đứng một mình trước mặt Ngài; số phận vĩnh viễn của chúng ta sẽ phụ thuộc vào kết quả của thời điểm đó. Chớ gì bạn và tôi sẽ không bẽ bàng phát hiện ra sự ê chề của mình là tay trắng vì đã ngấm ngầm hành động để giành được sự tán thưởng và vui lòng của người khác; thay vào đó, chúng ta đã có thể thực hiện những việc tốt lành của mình trong âm thầm, không để tay trái biết việc tay phải đang làm. Và kìa, Cha trên trời, “Đấng thấu suốt những gì kín đáo”, sẽ trả lại cho bạn và tôi phần thưởng phúc kiến lớn lao sau khi Ngài đã kỹ càng tính sổ ‘những gì còn lại’ của mỗi người!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con vĩnh viễn từ bỏ mọi tham vọng viển vông, cũng như bao lắng lo về những gì thế gian nghĩ về con. Chớ gì con không là tay trắng khi diện kiến trước nhan Ngài, nhờ vào ‘những gì còn lại’ mà Chúa đã tính sổ!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:12 14/06/2022
25. Nếu ai có đức tin và đức cậy, thì nơi người ấy còn có ưu sầu buồn phiền tham sống sợ chết sao?
(Thánh Cyprianus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:17 14/06/2022
8. QUAN LỆ CỦA QUAN TRƯỜNG
Một hôm, người chơi trò xiếc khỉ -bởi vì lơi lỏng không phòng bị- nên để cho con khỉ nhảy thoát thân, con chó giữ nhà cũng chạy theo nó.
Chúng nó được tự do bèn kết bạn hoạn nạn có nhau, sự quyến luyến ngày một tăng lên, lại còn cùng nhau trao đổi danh thiếp kết bái làm anh em.
Một hôm, con khỉ ngồi xổm dưới bụi ớt, một trái ớt đỏ rơi ngay trên đầu nó, con chó thấy vậy, vội vàng lấy tấm danh thiếp của con khỉ đã đưa cho mình gắn ngay trên đầu, quỳ xuống đối mặt với con khỉ khấu đầu vấn an.
Con khỉ thấy kỳ quái vội hỏi nguyên do, chó trả lời:
- “Nếu hôm nay khỉ đại nhân thăng quan, đội nón chóp đỏ (1), nên tiểu nhân chiếu quan lệ tước vị trên danh thiếp. Giả sử đại nhân không chê, thì ngày mai tôi sẽ đem qua một tấm danh thiếp môn sinh tặng đại nhân” (2) .
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 8:
Thời nay có nhiều người dùng tấm danh thiếp để đánh lừa người khác, và cũng có rất nhiều người vì tin tưởng cái tên và chức vụ trên tấm danh thiếp mà bị lừa, đến nỗi trở thành trắng tay, ôm hận suốt đời.
Tấm danh thiếp là lời giới thiệu ngắn gọn rõ ràng thông tin của một cá nhân, chứ không phải là một tấm quảng cáo bỏ túi. Nhưng thời nay có những người, trên tấm danh thiếp nhỏ chút xíu mà ghi tất cả những chức vụ, tước vị, học vị và cấp bậc của mình làm cho người khác đọc...mờ cả mắt, nhưng rồi cuối cùng cũng không hiểu họ làm chức vụ gì, chuyên môn gì, thế là họ làm mất cả uy tín mình.
Tấm danh thiếp đẹp và gọn gàng nhất của người Ki-tô hữu là hai chữ “sống đạo”, bởi vì nhìn cách sống đạo của người Ki-tô hữu là người ta biết con người thật của họ, nhìn cách sống đạo của người Ki-tô hữu là người ta biết về Đức Chúa Giê-su và Giáo Hội của họ.
Con chó đặt tấm danh thiếp của con khỉ trên đầu rồi bái lạy, vì nó quá chú trọng đến chức vụ của con khỉ trên tấm danh thiếp, mà không biết rằng trên đầu con khỉ chỉ là trái ớt màu đỏ, nó lầm to,
Người ta có thể sẽ lầm to vì chức danh cấp bậc trên tấm danh thiếp, nhưng họ sẽ không lầm khi thấy chúng ta sống đạo, thực hành đạo ngay trong cuộc sống đời thường của mình.
(1) Theo quy định về mão (mũ) quan của triều Thanh thì trên chóp mũ có hình trái cầu, quan nhất phẩm thì là viên ngọc thạch màu đỏ.
(2) Thói xấu nơi quan trường của thời mạt Thanh, cách mà các văn nhân và quan lại dùng để nịnh nọt ton hót khi bái kiến thầy giáo.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một hôm, người chơi trò xiếc khỉ -bởi vì lơi lỏng không phòng bị- nên để cho con khỉ nhảy thoát thân, con chó giữ nhà cũng chạy theo nó.
Chúng nó được tự do bèn kết bạn hoạn nạn có nhau, sự quyến luyến ngày một tăng lên, lại còn cùng nhau trao đổi danh thiếp kết bái làm anh em.
Một hôm, con khỉ ngồi xổm dưới bụi ớt, một trái ớt đỏ rơi ngay trên đầu nó, con chó thấy vậy, vội vàng lấy tấm danh thiếp của con khỉ đã đưa cho mình gắn ngay trên đầu, quỳ xuống đối mặt với con khỉ khấu đầu vấn an.
Con khỉ thấy kỳ quái vội hỏi nguyên do, chó trả lời:
- “Nếu hôm nay khỉ đại nhân thăng quan, đội nón chóp đỏ (1), nên tiểu nhân chiếu quan lệ tước vị trên danh thiếp. Giả sử đại nhân không chê, thì ngày mai tôi sẽ đem qua một tấm danh thiếp môn sinh tặng đại nhân” (2) .
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 8:
Thời nay có nhiều người dùng tấm danh thiếp để đánh lừa người khác, và cũng có rất nhiều người vì tin tưởng cái tên và chức vụ trên tấm danh thiếp mà bị lừa, đến nỗi trở thành trắng tay, ôm hận suốt đời.
Tấm danh thiếp là lời giới thiệu ngắn gọn rõ ràng thông tin của một cá nhân, chứ không phải là một tấm quảng cáo bỏ túi. Nhưng thời nay có những người, trên tấm danh thiếp nhỏ chút xíu mà ghi tất cả những chức vụ, tước vị, học vị và cấp bậc của mình làm cho người khác đọc...mờ cả mắt, nhưng rồi cuối cùng cũng không hiểu họ làm chức vụ gì, chuyên môn gì, thế là họ làm mất cả uy tín mình.
Tấm danh thiếp đẹp và gọn gàng nhất của người Ki-tô hữu là hai chữ “sống đạo”, bởi vì nhìn cách sống đạo của người Ki-tô hữu là người ta biết con người thật của họ, nhìn cách sống đạo của người Ki-tô hữu là người ta biết về Đức Chúa Giê-su và Giáo Hội của họ.
Con chó đặt tấm danh thiếp của con khỉ trên đầu rồi bái lạy, vì nó quá chú trọng đến chức vụ của con khỉ trên tấm danh thiếp, mà không biết rằng trên đầu con khỉ chỉ là trái ớt màu đỏ, nó lầm to,
Người ta có thể sẽ lầm to vì chức danh cấp bậc trên tấm danh thiếp, nhưng họ sẽ không lầm khi thấy chúng ta sống đạo, thực hành đạo ngay trong cuộc sống đời thường của mình.
(1) Theo quy định về mão (mũ) quan của triều Thanh thì trên chóp mũ có hình trái cầu, quan nhất phẩm thì là viên ngọc thạch màu đỏ.
(2) Thói xấu nơi quan trường của thời mạt Thanh, cách mà các văn nhân và quan lại dùng để nịnh nọt ton hót khi bái kiến thầy giáo.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Nhân một bài báo
Lm. Đỗ Xuân Quế O.P.
17:24 14/06/2022
Nhân một bài báo
Đó là bài « L’esprit de la liturgie du Cardinal Ratzinger est-il fidèle au Concile ou en réaction contre » (Tác phẩm “Tinh thần phụng vụ của ĐHY Ratzinger trung thành với Công Đổng hay phản ứng ngược lại”?) đăng trong tạp chí Maison-Dieu số 229 Tháng Giêng năm 2002 từ trang 171-178. Tác giả bài báo này là linh mục Pierre-Marie Gy, thành viên Trung Tâm Quốc Gia Mục Vụ Phụng Vụ (CNPL), Giám Đốc Viện Cao Đẳng Phụng Vụ Pháp, chuyên viên Công Đồng Va-ti-ca-nô II và Cố Vấn Bộ Phụng Tự. (Năm 2002, tác giả 80 tuổi).
Trong bài báo này, tác giả đưa ra một vài bình luận và nhận xét về tác phẩm của ĐHY Ratzinger. ĐHY nhấn mạnh đến sự trung thành và muốn có một cuộc cải cách phụng vụ. Thực ra đây không phải là một cuộc cải cách mới vể phụng vụ cũng không phải là cải cách một cuộc cải cách nào. Trong tác phẩm của mình, ĐHY chỉ nhắc đến chừng 10 lần những điều liên quan đến phụng vụ của Công Đồng. Trong các trích dẫn đó, không một trích dẫn nào nhắc đến những khía cạnh quan trọng của Hiến Chế Sacro Sanctum Concilium, ngoại trừ sự tham dự tích cực của giáo dân. Nhưng ĐHY lại cho điều này là nguy hiểm vì nó có thể hàm chứa một nguy cơ đưa tới việc tự động cử hành, trong khi không nói gì đến Ánh sáng muôn dân (Lumen Gentium). Trong Hiến Chế này, Hội Thánh đã dành cho bí tích Thánh Thể một tầm quan trọng hết sức đặc biệt. ĐHY cũng không “công kích” gì về những kiểu cách thực hành phụng vụ sau Công Đồng mà đại khái chỉ thấy bênh vực việc làm lễ riêng và không chú tâm gì đến lòng đạo đức của giáo dân nhờ tham dự tích cực tham dự phụng vụ mà trở nên sâu sắc, cũng chẳng nói gì đến những giá trị thiêng liêng đã được Công Đồng nói rõ như vai trò của giáo dân trong thánh lễ hay việc rước lễ dưới hai hình thức. Một điều rất quan trong khác trong Hiến Chế Phụng Vụ số 48 cũng bị bỏ qua: “Vì thế, Hội Thánh bận tâm lo sao cho các Ki-tô hữu tham dự mầu nhệm đức tin này không phải như những khách bàng quang thinh lặng, Trái lại, nhờ hiểu rõ mầu nhiệm qua các nghi thức và lời nguyện, họ sẽ tham dự thánh lễ một cách ý thức, sốt sắng và tích cực. Được lời Thiên Chúa giáo huấn, được bàn tiệc Chúa Ki-tô bồi dưỡng, họ sẽ tạ ơn Thiên Chúa. Khi dâng lễ phẩm tinh tuyền không những qua tay linh mục mà còn cùng với linh mục, họ học cho biết dâng chính mình và nhờ Đức Ki-tô làm trung gian, mỗi ngày một tiến tới sự hợp nhất hoàn hảo với Thiên Chúa và với nhau để cuối cùng Thiên Chúa là tất cả trong mọi người.”
Khi đưa ra những nhận xét trên và nhiều nhận xét khác trong bài báo, tác giả nêu rõ những điều sau đây :
1. Tác phẩm của ĐHY là một cuốn sách tư không có bản sắc giáo quyền. Vấn đề ở đây không phải là bàn xem một cuốn sách như vậy có “bán huấn quyền” hay không hoặc do một vài khiếm khuyết trong sách, danh tiếng lẫy lừng của ĐHY, một nhà thần học vĩ đại đương thời có bị suy sụp gì chăng?
2. Những nhận xét và bình luận nêu lên không hề ngụ ý giảm giá ĐHY, vì ai cũng phải công nhận ngài là một trong những đại thần học gia ở thế kỷ này cũng như thế kỷ trước.
3. Cuốn sách này cũng đã được nhận xét và bình luận một cách nghiêm chỉnh ở Đức và Ý như Karl Richter trong Theologische Revue số 96 năm 2000 trang 324-326, hoặc như R. Falsini trong bài La spirito della liturgia da R. Guardini a J. Ratzinger trong Rivista da Pastorale liturgica số 5 năm 2001 trang 3-7.
Ngoài những nhận xét và bình luận cần phải nêu ra, linh mục Gy viết : cùng với ĐHY, chúng ta tán thành và đề cao sự cần thiết phải hoàn toàn trung thành với những qui luật và giáo huấn liên quan đến phụng vụ và bí tích, cách riêng sự hiện diện đích thực của Chúa Giê-su trong bí tích Thánh Thể cũng như tầm quan trọng của thánh lễ.
Nhân bài báo này, thiết tưởng độc giả có thể liên tưởng đến quyền bính và chuyên môn. ĐHY Ratzinger bấy giờ là Tổng trưởng Bộ Đức Tin nắm giữ một vai trò rất quan trọng trong Hội Thánh, lại là một nhà thần học tiếng tăm lẫy lừng. Thế mà Pierre-Marie Gy chỉ là một linh mục, nhưng với khả năng chuyên môn và sức hiểu biết sâu rộng về phụng vụ đã công khai lên tiếng bình luận và nhận xét về cuốn sách của ĐHY Tổng Trưởng. Như vậy có nghĩa là gì? Phải chăng có nghĩa là quyền bính không lấn lướt chuyên môn và chuyên môn được tôn trọng trọng phạm vi của nó.
Đứng trước tư tưởng học thuật, chuyên môn có tư thế riêng và được quyền nói lên tiếng nói khách quan và chân chính của nó mà không bị mang tiếng là bất kính hay vô lễ đối với quyền bính và quyền bính không ỷ vào thế thượng phong mà chế ngự hay làm thinh. Chuyên môn tôn trọng và thực thi mệnh lệnh do quyền bính trong phạm vi thích đáng; quyền bính nể vì chuyên môn khi vì lý tưởng chuyên môn làm việc phục vụ cho công ích.
Đó chính là điều kiện để có tiến bộ và là con đường mở ra cho đối thoại để tìm đến lẽ phải và sự trọng kính lẫn nhau. Quyền bính và chuyên môn kết hợp hài hòa với nhau sẽ mang lại ích lợi lớn cho công việc chung.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
Đó là bài « L’esprit de la liturgie du Cardinal Ratzinger est-il fidèle au Concile ou en réaction contre » (Tác phẩm “Tinh thần phụng vụ của ĐHY Ratzinger trung thành với Công Đổng hay phản ứng ngược lại”?) đăng trong tạp chí Maison-Dieu số 229 Tháng Giêng năm 2002 từ trang 171-178. Tác giả bài báo này là linh mục Pierre-Marie Gy, thành viên Trung Tâm Quốc Gia Mục Vụ Phụng Vụ (CNPL), Giám Đốc Viện Cao Đẳng Phụng Vụ Pháp, chuyên viên Công Đồng Va-ti-ca-nô II và Cố Vấn Bộ Phụng Tự. (Năm 2002, tác giả 80 tuổi).
Trong bài báo này, tác giả đưa ra một vài bình luận và nhận xét về tác phẩm của ĐHY Ratzinger. ĐHY nhấn mạnh đến sự trung thành và muốn có một cuộc cải cách phụng vụ. Thực ra đây không phải là một cuộc cải cách mới vể phụng vụ cũng không phải là cải cách một cuộc cải cách nào. Trong tác phẩm của mình, ĐHY chỉ nhắc đến chừng 10 lần những điều liên quan đến phụng vụ của Công Đồng. Trong các trích dẫn đó, không một trích dẫn nào nhắc đến những khía cạnh quan trọng của Hiến Chế Sacro Sanctum Concilium, ngoại trừ sự tham dự tích cực của giáo dân. Nhưng ĐHY lại cho điều này là nguy hiểm vì nó có thể hàm chứa một nguy cơ đưa tới việc tự động cử hành, trong khi không nói gì đến Ánh sáng muôn dân (Lumen Gentium). Trong Hiến Chế này, Hội Thánh đã dành cho bí tích Thánh Thể một tầm quan trọng hết sức đặc biệt. ĐHY cũng không “công kích” gì về những kiểu cách thực hành phụng vụ sau Công Đồng mà đại khái chỉ thấy bênh vực việc làm lễ riêng và không chú tâm gì đến lòng đạo đức của giáo dân nhờ tham dự tích cực tham dự phụng vụ mà trở nên sâu sắc, cũng chẳng nói gì đến những giá trị thiêng liêng đã được Công Đồng nói rõ như vai trò của giáo dân trong thánh lễ hay việc rước lễ dưới hai hình thức. Một điều rất quan trong khác trong Hiến Chế Phụng Vụ số 48 cũng bị bỏ qua: “Vì thế, Hội Thánh bận tâm lo sao cho các Ki-tô hữu tham dự mầu nhệm đức tin này không phải như những khách bàng quang thinh lặng, Trái lại, nhờ hiểu rõ mầu nhiệm qua các nghi thức và lời nguyện, họ sẽ tham dự thánh lễ một cách ý thức, sốt sắng và tích cực. Được lời Thiên Chúa giáo huấn, được bàn tiệc Chúa Ki-tô bồi dưỡng, họ sẽ tạ ơn Thiên Chúa. Khi dâng lễ phẩm tinh tuyền không những qua tay linh mục mà còn cùng với linh mục, họ học cho biết dâng chính mình và nhờ Đức Ki-tô làm trung gian, mỗi ngày một tiến tới sự hợp nhất hoàn hảo với Thiên Chúa và với nhau để cuối cùng Thiên Chúa là tất cả trong mọi người.”
Khi đưa ra những nhận xét trên và nhiều nhận xét khác trong bài báo, tác giả nêu rõ những điều sau đây :
1. Tác phẩm của ĐHY là một cuốn sách tư không có bản sắc giáo quyền. Vấn đề ở đây không phải là bàn xem một cuốn sách như vậy có “bán huấn quyền” hay không hoặc do một vài khiếm khuyết trong sách, danh tiếng lẫy lừng của ĐHY, một nhà thần học vĩ đại đương thời có bị suy sụp gì chăng?
2. Những nhận xét và bình luận nêu lên không hề ngụ ý giảm giá ĐHY, vì ai cũng phải công nhận ngài là một trong những đại thần học gia ở thế kỷ này cũng như thế kỷ trước.
3. Cuốn sách này cũng đã được nhận xét và bình luận một cách nghiêm chỉnh ở Đức và Ý như Karl Richter trong Theologische Revue số 96 năm 2000 trang 324-326, hoặc như R. Falsini trong bài La spirito della liturgia da R. Guardini a J. Ratzinger trong Rivista da Pastorale liturgica số 5 năm 2001 trang 3-7.
Ngoài những nhận xét và bình luận cần phải nêu ra, linh mục Gy viết : cùng với ĐHY, chúng ta tán thành và đề cao sự cần thiết phải hoàn toàn trung thành với những qui luật và giáo huấn liên quan đến phụng vụ và bí tích, cách riêng sự hiện diện đích thực của Chúa Giê-su trong bí tích Thánh Thể cũng như tầm quan trọng của thánh lễ.
Nhân bài báo này, thiết tưởng độc giả có thể liên tưởng đến quyền bính và chuyên môn. ĐHY Ratzinger bấy giờ là Tổng trưởng Bộ Đức Tin nắm giữ một vai trò rất quan trọng trong Hội Thánh, lại là một nhà thần học tiếng tăm lẫy lừng. Thế mà Pierre-Marie Gy chỉ là một linh mục, nhưng với khả năng chuyên môn và sức hiểu biết sâu rộng về phụng vụ đã công khai lên tiếng bình luận và nhận xét về cuốn sách của ĐHY Tổng Trưởng. Như vậy có nghĩa là gì? Phải chăng có nghĩa là quyền bính không lấn lướt chuyên môn và chuyên môn được tôn trọng trọng phạm vi của nó.
Đứng trước tư tưởng học thuật, chuyên môn có tư thế riêng và được quyền nói lên tiếng nói khách quan và chân chính của nó mà không bị mang tiếng là bất kính hay vô lễ đối với quyền bính và quyền bính không ỷ vào thế thượng phong mà chế ngự hay làm thinh. Chuyên môn tôn trọng và thực thi mệnh lệnh do quyền bính trong phạm vi thích đáng; quyền bính nể vì chuyên môn khi vì lý tưởng chuyên môn làm việc phục vụ cho công ích.
Đó chính là điều kiện để có tiến bộ và là con đường mở ra cho đối thoại để tìm đến lẽ phải và sự trọng kính lẫn nhau. Quyền bính và chuyên môn kết hợp hài hòa với nhau sẽ mang lại ích lợi lớn cho công việc chung.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa thượng phụ Chính thống giáo Hy Lạp tại Giêrusalem tố cáo những người định cư Do Thái đột nhập phá hoại
Đặng Tự Do
05:01 14/06/2022
Giáo Hội Chính thống Hy Lạp tại Giêrusalem vừa ra thông báo tố cáo những người định cư Do Thái xâm phạm tài sản của mình.
Vào khoảng 10:30 sáng thứ Hai ngày 6 tháng 6, giờ địa phương, những người cực đoan chiếm đóng của Israel đã “xâm nhập vào Vườn Hy Lạp trên núi Zion ở Giêrusalem, tài sản của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Hy Lạp ở Giêrusalem,” tuyên bố cho biết.
Theo báo cáo, những kẻ xâm nhập đã xáo trộn tài sản, đào mộ và ném rác trong sân, trong một cuộc tấn công vừa mang tính khiêu khích vừa là cuộc tấn công có hệ thống vào các nhà thờ.
Phối hợp với cảnh sát địa phương, Tòa Thượng Phụ đã quyết định khóa cổng vào tài sản của họ trước ngày lễ Shavuot của người Do Thái, vì những kẻ cực đoan thường xâm nhập vào địa điểm này trong ngày lễ
“Những kẻ xâm nhập tuyên bố rằng tài sản này thuộc về Vua David, phá khóa và đột nhập vào tài sản. Khi đối mặt một cách hòa bình với người quản lý khuôn viên nhà thờ, họ đã hành động hung hăng, đe dọa người quản lý khuôn viên bằng cách nói rằng họ sẽ ‘móc mắt’ anh ta và rằng họ sẽ tìm và giết anh ta.”
“Bên trong khu vườn, những người cực đoan cũng đã phá hàng rào bảo vệ nhà nguyện trong khuôn viên, nơi sẽ được sử dụng trong tuần này để kỷ niệm Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống. Những người đàn ông vượt qua các rào cản và leo vào nhà nguyện, một không gian tôn nghiêm và thánh thiện đối với các tín hữu Kitô, nơi thật đáng buồn đã bị những nhóm này làm ô uế”.
Tuyên bố nói thêm, “Ngay sau khi sự việc xảy ra, nhân viên của Tòa Thượng Phụ cùng với người giữ nhà nguyện đã đệ trình báo cáo với cảnh sát, và phúc trình của cảnh sát đã được đưa ra, và chúng tôi hoan nghênh một cuộc điều tra kỹ lưỡng và tăng cường an ninh để bảo vệ tài sản này và tính mạng của người giữ nhà nguyện.”
Tuyên bố nhấn mạnh rằng “Các biện pháp này thường được áp dụng cho các nhóm thiểu số tôn giáo đang bị đe dọa trên khắp các nền dân chủ phương Tây, và các tín hữu Kitô ở Giêrusalem cũng không phải là ngoại lệ”.
“Các mối đe dọa chết người đối với nhân viên nhà thờ và phá hủy tài sản tư nhân và các thánh địa là không thể chấp nhận được. Ngoài ra, thời gian của hành động này cũng đáng quan tâm đối với các nhà thờ - đó là một sự khiêu khích trong tuần dẫn đến các buổi lễ thánh diễn ra tại địa điểm khi chúng ta nhớ đến sự xuất hiện của Chúa Thánh Thần và sự phát triển của Giáo Hội qua Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Chúng tôi mời các cơ quan truyền thông và các nhà ngoại giao tham gia Tòa Thượng phụ Giêrusalem để tham dự Lễ Hiện xuống vào lúc 8 giờ sáng Thứ Hai ngày 13 tháng 6 trong một hành động đoàn kết hòa bình với các Giáo Hội.”
Source:greekcitytimes.com
190 cuộc tấn công chống lại Giáo Hội ở Nicaragua dưới thời Daniel Ortega kể từ năm 2018, báo cáo cho biết
Đặng Tự Do
05:03 14/06/2022
Trong vòng chưa đầy 4 năm, Giáo Hội Công Giáo ở Nicaragua đã trở thành mục tiêu của 190 cuộc tấn công và khủng bố, bao gồm vụ hỏa hoạn ở nhà thờ chính tòa Managua, cũng như sự quấy rối và bắt bớ của cảnh sát đối với các giám mục và linh mục dưới chế độ của Daniel Ortega, tổng thống cộng sản của quốc gia này.
Bản báo cáo, “Nicaragua: Một Giáo hội bị bức hại (2018-2022)” của luật sư Martha Patricia Molina Montenegro, thành viên của Đài quan sát chống tham nhũng và minh bạch, lưu ý rằng” vai trò của Giáo Hội Công Giáo là cơ bản trong cuộc khủng hoảng vi phạm nhân quyền mà Nicaragua đang phải đối mặt. “
Báo cáo của luật sư cho thấy để đáp lại vai trò của Giáo Hội Công Giáo, chế độ Ortega, người đã cai trị Nicaragua liên tục từ năm 2007 cùng với vợ là Rosario Murillo (với tư cách là Đệ nhất phu nhân và hiện là phó tổng thống), “đã khởi xướng một cuộc đàn áp bừa bãi chống lại các giám mục, linh mục., các chủng sinh, các nhóm tôn giáo, giáo dân và hướng tới mọi thứ có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với Giáo Hội Công Giáo. “
Tài liệu chỉ ra cuộc khủng hoảng nổ ra vào tháng 4 năm 2018 với các cuộc biểu tình ở Nicaragua trước một loạt cải cách đối với hệ thống an sinh xã hội, nhằm tăng mức đóng góp của các công ty và nhân viên, cũng như các khoản khấu trừ cho người về hưu.
Các cuộc biểu tình bắt đầu ở thành phố León và lan rộng khắp đất nước. Báo cáo nêu rõ cuộc đàn áp bạo lực của chính phủ khiến ít nhất 355 người thiệt mạng.
Năm 2021, giữa những cáo buộc gian lận và cuộc đàn áp chính trị của các ứng cử viên tổng thống đối thủ, Ortega đã tái đắc cử lần thứ ba với tư cách tổng thống Nicaragua.
Tài liệu lưu ý “Trước tháng 4 năm 2018, các vụ tấn Công Giáo Hội diễn ra lẻ tẻ. Sau ngày đó, sự thù địch gia tăng và giọng điệu ngày càng tồi tệ hơn”.
Báo cáo chỉ ra rằng “Ngôn từ công kích và đe dọa của cặp vợ chồng tổng thống chống lại hàng giáo phẩm Công Giáo ngày càng trở nên rõ ràng và thường xuyên hơn; và các hành động của một số tổ chức chính quyền chống lại công việc bác ái của Giáo Hội đã gia tăng”.
Điều tra của Molina cho biết: mặc dù “chúng tôi không thể khẳng định rằng tất cả các cuộc tấn công được tổng hợp trong nghiên cứu này đã được lên kế hoạch và thực hiện bởi những người ủng hộ Ortega-Murillo, nhưng họ không thể chối cãi tội lỗi trong hầu hết các sự kiện.”
“Sự thật là trong những năm trước khi Tổng thống Ortega nắm quyền, những cuộc tấn công trực diện nhằm vào tổ chức tôn giáo này chưa từng xảy ra”.
Báo cáo lưu ý rằng trong năm 2018, đã có 46 cuộc tấn công chống lại Giáo Hội Công Giáo, bao gồm một đám đông xâm nhập vào nhà thờ chính tòa Managua, đe dọa lấy mạng các linh mục Nicaragua và xúc phạm các nhà thờ khác nhau.
Trong năm 2019, 48 cuộc tấn công đã diễn ra, bao gồm cả những lời đe dọa giết chết Giám Mục Phụ Tá của Managua, là Đức Cha Silvio José Báez Ortega, khiến ngài đã phải sống lưu vong bên ngoài Nicaragua từ năm 2019 đến nay.
Vào năm 2020, đã có 40 cuộc tấn công chống lại Nhà thờ, bao gồm cả những cuộc phạm thánh, và vụ tấn công bằng bom lửa vào nhà thờ chính tòa Managua, làm hư hại nhà nguyện Máu Châu Báu Chúa Kitô.
Vào năm 2021, 35 vụ tấn công khác đã được ghi nhận, bao gồm cả việc xúc phạm và cướp phá nhà thờ, cũng như những lời xúc phạm của Daniel Ortega đối với các giám mục và linh mục Công Giáo.
Cho đến nay vào năm 2022, đã có 21 vụ tấn công được ghi nhận, bao gồm cả việc cảnh sát quấy rối vào tháng 5 đối với Đức Cha Rolando José Álvarez, của Matagalpa, người cũng là giám quản tông tòa của Giáo phận Estelí.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha Phanxicô: Nội dung khiêu dâm là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng
Đặng Tự Do
05:04 14/06/2022
Hôm thứ Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về những thách thức mà các gia đình phải đối mặt, bao gồm các mối đe dọa đối với phẩm giá con người như nội dung khiêu dâm và mang thai hộ.
“Chúng ta cũng phải nói về tai họa của nội dung khiêu dâm, hiện đang lan tràn khắp nơi qua trang web,” Đức Giáo Hoàng nói tại Vatican vào ngày 10 tháng 6.
“Nó phải bị tố cáo là một cuộc tấn công thường trực vào nhân phẩm của những người nam nữ. Nó không chỉ là vấn đề bảo vệ trẻ em - một nhiệm vụ cấp bách của chính quyền và tất cả chúng ta - mà còn phải được tuyên bố rõ ràng rằng nội dung khiêu dâm là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng,” Đức Thánh Cha đã đưa ra lập trường trên với các thành viên của một mạng lưới hiệp hội gia đình.
Trích dẫn một bài phát biểu năm 2017 mà ngài đã phát biểu trước một đại hội về phẩm giá trẻ em trên mạng, Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng “sẽ là một ảo tưởng nghiêm trọng khi nghĩ rằng một xã hội mà ở đó người lớn đang sử dụng tình dục bất thường trên mạng lại có khả năng bảo vệ trẻ vị thành niên một cách hiệu quả. “
Mạng lưới gia đình, trường học và cộng đồng địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại nội dung khiêu dâm và giúp chữa lành vết thương cho những người nghiện.
“Nhân phẩm của nam giới và phụ nữ cũng bị đe dọa bởi thực hành vô nhân đạo và ngày càng phổ biến của việc 'cho thuê tử cung', trong đó phụ nữ, hầu như luôn luôn là những người nghèo, bị bóc lột và trẻ em bị coi như hàng hóa.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về một số thách thức mà các gia đình phải đối mặt trong cuộc họp với các thành viên của Liên đoàn các Hiệp hội Gia đình Công Giáo ở Âu Châu, gọi tắt là FAFCE.
FAFCE là một tổ chức hỗ trợ các gia đình Công Giáo và thúc đẩy thảo luận về các vấn đề chính sách gia đình trong các tổ chức Âu Châu và chính quyền địa phương. Nhóm đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô trước hội nghị ngày 10 tháng 6 về gia đình, được tổ chức tại Rôma trước Cuộc họp Thế giới về Gia đình 2022.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Giáo Hoàng khuyến khích tổ chức ủng hộ gia đình tiếp tục sứ mệnh của mình trong thời kỳ “không chỉ là thời đại thay đổi, mà còn phải là thay đổi thời đại”.
Ngài nói, đó có thể là thời điểm chán nản đối với các gia đình, “nhưng, với ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta được kêu gọi làm việc với hy vọng và tin tưởng, trong sự hiệp thông hữu hiệu với Giáo hội.”
“Vì vậy, gia đình dựa trên hôn nhân là trung tâm. Nó là tế bào đầu tiên của các cộng đồng của chúng ta và phải được công nhận như vậy, với chức năng chung, duy nhất và không thể thiếu của nó “
Giáo hoàng cũng lo lắng về những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, và “đại dịch tiềm ẩn” của sự cô đơn.
Ngài lưu ý: “Trong khi nhiều gia đình đã tái khám phá mình là Giáo Hội tại gia, thì cũng đúng là có quá nhiều gia đình đã trải qua sự cô đơn, và mối quan hệ của họ với các Bí tích thường chỉ trở nên ảo”.
Đề cập đến chủ đề môi trường, Đức Thánh Cha Phanxicô không đồng ý với quan điểm cho rằng trẻ em có tác động tiêu cực đến hệ sinh thái của thế giới.
Trích dẫn Nghị quyết của Hội đồng FAFCE năm 2021, ngài nói, “không thể áp dụng khái niệm 'dấu chân sinh thái' cho trẻ em, vì chúng là một nguồn lực không thể thiếu cho tương lai. Thay vào đó, chủ nghĩa tiêu dùng và chủ nghĩa cá nhân phải được đề cập đến, bằng cách coi các gia đình là ví dụ tốt nhất về tối ưu hóa nguồn lực “.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Việc có con không bao giờ được coi là thiếu trách nhiệm đối với sự sáng tạo hoặc tài nguyên thiên nhiên của nó.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói về tấm gương quan trọng của các gia đình gắn bó với nhau có thể đưa ra, và cách họ có thể làm việc để mang lại hòa bình, đặc biệt là vào thời điểm nhiều gia đình ly tán do chiến tranh ở Ukraine.
Source:Catholic News Agency
Em bé biến mất cùng cha mẹ bị sát hại 42 năm trước được tìm thấy vẫn sống khỏe mạnh
Đặng Tự Do
16:49 14/06/2022
Holly Marie mất tích ngay sau khi chuyển từ Florida đến Texas cùng với cha mẹ của cô, những người mà thi hài của họ đã được xác định vào năm ngoái, bốn thập kỷ sau khi họ bị sát hại
Thi thể của cha mẹ Holly Marie được xác định vào tháng 10 năm 2021, sau khi được tìm thấy ở Texas vào năm 1981.
Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào của bé Holly cho đến gần đây khi cô bé được tìm thấy đang sống ở Oklahoma và được xác định danh tính.
Gia đình đã nuôi dưỡng Holly không bị coi là nghi phạm trong vụ án mạng của cha mẹ cô.
Theo tờ Houston Chronicle, Donna Casasanta, mẹ của Harold Dean, đã dành 4 thập kỷ qua để tìm kiếm câu trả lời, và tuần này rất vui khi nhận được một cuộc điện thoại xác nhận rằng Holly đã được tìm thấy.
“Tìm thấy Holly là một món quà sinh nhật từ thiên đường kể từ khi chúng tôi thấy cháu lần cuối cùng cách đây hơn 4 thập niên,” Bà Casasanta nói trong một tuyên bố do phát ngôn nhân của gia đình đưa ra cho Houston Chronicle.
“Tôi đã cầu nguyện hơn 40 năm để tìm câu trả lời và Chúa đã đáp lời tôi.”
Bà Casasanta thường xuyên nhận được thư từ con trai mình sau khi anh chuyển đến Texas, trước khi những lá thư ấy đột ngột dừng lại vào tháng 10 năm 1980.
Vài tháng sau, bà nhận được một cuộc gọi nặc danh từ một người nói rằng cô đã tìm thấy chiếc xe hơi của gia đình ở California, với ba người phụ nữ mặc áo choàng trắng lái chiếc xe đó.
Một trong những người phụ nữ, người tự gọi mình là 'Chị Susan', nói với bà Casasanta rằng con trai bà đã từ bỏ đức tin Công Giáo và trở thành thành viên của một giáo phái, từ bỏ tài sản của mình và sẽ cắt đứt mọi quan hệ với quá khứ của anh ta - bao gồm cả gia đình của anh ta.
“Điều đó thật kỳ lạ,” Bà Casasanta nói với tờ Houston Chronicle. “Chúng tôi thực sự hoảng sợ, và chúng tôi bắt đầu tìm kiếm.”
Vào tháng 1 năm 1981, một chú chó săn Đức của cảnh sát đã tìm thấy phần còn lại của một cánh tay người, khiến cảnh sát phải tìm kiếm trong một khu vực ở Hạt Harris, Texas.
Hai thi thể được tìm thấy một tuần sau đó nhưng phải 40 năm sau, với những cải tiến trong công nghệ và cơ sở dữ liệu DNA, chính quyền Hoa Kỳ mới xác định được hai nạn nhân là Harold Dean đã bị đánh chết và Tina Dean, vợ anh đã bị bóp cổ; cả hai đã chết một thời gian khá lâu khi họ được phát hiện.
Tại một cuộc họp báo, Bộ trưởng Tư pháp Texas đã tiết lộ rằng em bé Holly đã được thả tại một nhà thờ ở Arizona bởi hai phụ nữ mặc áo choàng trắng, những người tuyên bố là một phần của nhóm giáo phái. Gia đình Linn và Clouse thấy một cháu bé đứng trước cửa nhà thờ khóc lóc. Họ đã đưa cháu đến một đồn cảnh sát và sau đó nhận nuôi cháu bé theo đề nghị của cảnh sát.
Tờ Houston Chronicle cho biết: “Gia đình Linn và Clouse đã tìm kiếm câu trả lời liên quan đến phúc lợi của con gái nuôi của họ, Holly.”
Nhờ công nghệ mới về DNA, cảnh sát đã biết hai thi thể ấy là của Harold Dean và Tina Dean. Họ cũng khám phá ra Holly là con của hai nạn nhân.
Gia đình Linn và Clouse cho biết: “Bé Holly vẫn sống khỏe mạnh và hiện đã 42 tuổi. Holly đã được thông báo về danh tính của cha mẹ ruột của cô ấy và đã liên lạc với gia đình ruột của cô ấy và họ hy vọng sẽ sớm gặp mặt trực tiếp”.
Source:Mirror
Pakistan ngăn chận cuốn sách gởi cho Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
16:51 14/06/2022
Một cuốn sách dành cho Giáo hoàng Phanxicô đã được gửi lại cho người gửi ở Lahore, Bắc Pakistan, sau khi bị hải quan nước này chặn lại, vì cơ quan này “không đồng ý xuất khẩu sách tôn giáo”. Mặc dù cuốn sách không chỉ nói về tôn giáo, mà là về lạm dụng trẻ em và cách ngăn chặn nó, nó vẫn không vượt qua được sự kiểm soát của chính quyền, những người có lẽ cũng không biết người nhận là ai.
Cuốn sách đã được xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp và tiếng Hàn và phiên bản từ Pakistan bằng tiếng Urdu dự kiến sẽ đến vào ngày 11 tháng 6 tại Vatican, kịp thời gian cho một sự kiện với một nhóm nữ tu. Thay vì cố gắng gửi lại nó qua đường bưu điện, những người gửi ở Pakistan đã quyết định chuyển một phiên bản PDF để nó được in ở Ý và sau đó được trao cho Đức Giáo Hoàng.
Báo cáo thường niên năm 2021 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ghi nhận Pakistan là một trong những quốc gia khét tiếng vi phạm tự do tôn giáo.
Ngoại trưởng Antony Blinken và đại sứ Rashad Hussain đã đưa ra những đánh giá của họ về thực trạng toàn cầu của quyền được tin và thực hành đức tin khi trình bày Báo cáo năm 2021 của Bộ Ngoại giao về Tự do Tôn giáo Quốc tế. Báo cáo, được yêu cầu hàng năm theo luật năm 1998, đã đánh giá điều kiện của tự do tôn giáo ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngoại trưởng Blinken nói: “Ở nhiều nơi trên thế giới, các chính phủ không tôn trọng các quyền cơ bản của công dân, đồng thời cho biết thêm rằng tất cả các xã hội” phải làm nhiều hơn nữa để chống lại các hình thức thù hận đang gia tăng, bao gồm chủ nghĩa bài Do Thái và chống Hồi giáo”.
Ông Blinken nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo rằng Afghanistan, Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Pakistan và Ả Rập Xê Út là những ví dụ về các quốc gia bị vi phạm quyền tự do tôn giáo. Ngoài ra, quyền của các nhóm thiểu số tôn giáo “đang bị đe dọa” ở các nước như Ấn Độ, Nigeria và Việt Nam.
Source:Aleteia
Các quyết định của GM Bätzing đưa Giám đốc chủng viện đến chỗ tự sát
Đặng Tự Do
16:52 14/06/2022
Cha Giám đốc của một chủng viện Công Giáo Đức được tìm thấy đã chết vào tuần trước trong một vụ rõ ràng là tự sát.
Ngày hôm trước, Cha Christof May đã bị Giám mục Georg Bätzing của Limburg loại khỏi tất cả các chức vụ của mình.
Bätzing, chủ tịch hiện tại của hội đồng giám mục Đức, được cho là đã khiển trách Cha Christof May về các cáo buộc liên quan đến hành vi lạm dụng.
Cái chết của Cha Christof May lần đầu tiên được thông báo trong nội bộ Giáo phận Limburg vào ngày 9 tháng 6.
Thông báo nói: “Chúng tôi bị tàn phá và đầy đau buồn. Cha Christof May đã bị thẩm vấn vào ngày hôm qua trong một cuộc trò chuyện cá nhân về các cáo buộc có hành vi lạm dụng. Sau đó, Giám mục Georg Bätzing đã cách chức cha ấy khỏi tất cả các chức vụ để có thể xem xét và điều tra các cáo buộc”.
“Cái chết của Cha Christof May ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Chúng ta đã mất một mục tử tận tụy và được đánh giá cao.”
Vào ngày 10 tháng 6, giáo phận Limburg đã công khai xác nhận về cái chết, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Tờ Frankfurter Neue Presse của Đức đưa tin, vị Giám đốc chủng viện 49 tuổi đã biến mất khỏi chủng viện, và để lại một bức thư tuyệt mệnh, dẫn đến nỗ lực tìm kiếm ngài với sự tham gia của cảnh sát, lính cứu hỏa và các thành viên của Hội Hồng Thập Tự Đức. Thi thể của ngài, sau đó, được tìm thấy trong một khu rừng vào sáng ngày 9 tháng 6, sau khi một trực thăng cảnh sát phát hiện chiếc xe của ngài gần đó.
Một công tố viên cấp cao đã xác nhận với tờ báo rằng “không có dấu hiệu của nguyên nhân bên ngoài hoặc một hành vi phạm tội dẫn đến cái chết.”
Giám mục Bätzing gần đây đã bị chỉ trích vì đề bạt một linh mục, là người bị hai phụ nữ buộc tội có hành vi sai trái tình dục. Bätzing đã biết về vấn đề này sau khi ông được bổ nhiệm làm giám mục Giáo phận Limburg vào năm 2016 và đã gặp gỡ cả hai nạn nhân.
Giáo phận cho biết: “Đức Cha Bätzing đã nói rõ rằng ngài không chấp thuận hành vi của linh mục. Ngài đã đưa ra một monitio, một lời khuyên dưới dạng văn bản.” Giáo phận nói thêm rằng vị linh mục “đã cầu xin sự tha thứ và thể hiện sự hối hận đáng tin cậy.”
Giám Mục Bätzing đã đưa linh mục này trở thành hạt trưởng vào năm 2020, điều này cuối cùng dẫn đến việc hai nạn nhân gần đây đã phải công khai các cáo buộc của họ để chống lại quyết định của Giám Mục Bätzing. Đáp lại, vị linh mục quyết định thôi giữ chức vụ hạt trưởng. Vụ này có thể đã có tác động đến cách hành động của Giám Mục Bätzing trong vụ Cha Christof May, mà chung cuộc đã dẫn đến cái chết đáng tiếc của ngài.
Source:Catholic News AgencyRector of German Catholic seminary found dead
Ngày hôm trước, Cha Christof May đã bị Giám mục Georg Bätzing của Limburg loại khỏi tất cả các chức vụ của mình.
Bätzing, chủ tịch hiện tại của hội đồng giám mục Đức, được cho là đã khiển trách Cha Christof May về các cáo buộc liên quan đến hành vi lạm dụng.
Cái chết của Cha Christof May lần đầu tiên được thông báo trong nội bộ Giáo phận Limburg vào ngày 9 tháng 6.
Thông báo nói: “Chúng tôi bị tàn phá và đầy đau buồn. Cha Christof May đã bị thẩm vấn vào ngày hôm qua trong một cuộc trò chuyện cá nhân về các cáo buộc có hành vi lạm dụng. Sau đó, Giám mục Georg Bätzing đã cách chức cha ấy khỏi tất cả các chức vụ để có thể xem xét và điều tra các cáo buộc”.
“Cái chết của Cha Christof May ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Chúng ta đã mất một mục tử tận tụy và được đánh giá cao.”
Vào ngày 10 tháng 6, giáo phận Limburg đã công khai xác nhận về cái chết, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Tờ Frankfurter Neue Presse của Đức đưa tin, vị Giám đốc chủng viện 49 tuổi đã biến mất khỏi chủng viện, và để lại một bức thư tuyệt mệnh, dẫn đến nỗ lực tìm kiếm ngài với sự tham gia của cảnh sát, lính cứu hỏa và các thành viên của Hội Hồng Thập Tự Đức. Thi thể của ngài, sau đó, được tìm thấy trong một khu rừng vào sáng ngày 9 tháng 6, sau khi một trực thăng cảnh sát phát hiện chiếc xe của ngài gần đó.
Một công tố viên cấp cao đã xác nhận với tờ báo rằng “không có dấu hiệu của nguyên nhân bên ngoài hoặc một hành vi phạm tội dẫn đến cái chết.”
Giám mục Bätzing gần đây đã bị chỉ trích vì đề bạt một linh mục, là người bị hai phụ nữ buộc tội có hành vi sai trái tình dục. Bätzing đã biết về vấn đề này sau khi ông được bổ nhiệm làm giám mục Giáo phận Limburg vào năm 2016 và đã gặp gỡ cả hai nạn nhân.
Giáo phận cho biết: “Đức Cha Bätzing đã nói rõ rằng ngài không chấp thuận hành vi của linh mục. Ngài đã đưa ra một monitio, một lời khuyên dưới dạng văn bản.” Giáo phận nói thêm rằng vị linh mục “đã cầu xin sự tha thứ và thể hiện sự hối hận đáng tin cậy.”
Giám Mục Bätzing đã đưa linh mục này trở thành hạt trưởng vào năm 2020, điều này cuối cùng dẫn đến việc hai nạn nhân gần đây đã phải công khai các cáo buộc của họ để chống lại quyết định của Giám Mục Bätzing. Đáp lại, vị linh mục quyết định thôi giữ chức vụ hạt trưởng. Vụ này có thể đã có tác động đến cách hành động của Giám Mục Bätzing trong vụ Cha Christof May, mà chung cuộc đã dẫn đến cái chết đáng tiếc của ngài.
Source:Catholic News Agency
Lời kêu gọi LHQ công nhận ngày sinh nhật của Mẹ Thánh Têrêsa là Ngày Nhân Ái Quốc tế.
Thanh Quảng sdb
18:48 14/06/2022
Lời kêu gọi LHQ công nhận ngày sinh nhật của Mẹ Thánh Têrêsa là Ngày Nhân Ái Quốc tế.
Nhà lãnh đạo Công Giáo Ấn Độ cho biết thế giới có thể tránh được chiến tranh và những cuộc di cư của con người nếu thế giới phát triển lòng trắc ẩn.
(UCA)
Một nhà lãnh đạo Công Giáo Ấn đã đệ trình Liên Hợp Quốc hãy công nhận ngày sinh của Mẹ Thánh Têrêsa là Ngày Quốc tế của Lòng nhân ái.
“Mẹ Thánh Têrêsa là người đã dành cả cuộc đời xả thân cho lòng nhân ái, Mẹ đón nhận những người bị bỏ rơi trên các đường phố và cho họ nơi sinh sống, đồ ăn thức uống, thuốc men và các dịch vụ chăm sóc cơ bản khác,” Abraham Mathai, cựu phó chủ tịch Ủy ban Người thiểu số ở Maharashtra, một tiểu bang phía tây Ấn phát biểu như thế.
Trong một email gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc ông Antonio Guterres, ông Abraham cho hay thật là thích hợp để công bố ngày sinh của Mẹ thánh, ngày 26 tháng 8 là ngày của lòng nhân ái để ghi nhận những đóng góp của Mẹ cho “một nền văn hóa biết chăm sóc, quan tâm và nhân hậu dành cho nhân loại đau khổ trên khắp thế giới.”
Ông Mathai cũng là người sáng lập và chủ tịch của Quỹ Harmony, nói với hãng Tin Á Châu (UCA) 13 tháng 6: “Đó là nhu cầu của thời đại chúng ta”.
Ông cho biết Liên Hợp Quốc đã đặt ra một số ngày ghi nhận các đóng góp của những vĩ nhân đã sống vị tha “như Ngày Nelson Mandela 28 tháng 7 để vinh danh một người đã làm thay đổi não trạng của thế kỷ 20 và giúp bước vào thế kỷ 21. "
Ông Mathai cũng thúc giục Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết "công nhận những đóng góp lớn lao bao la" của Mẹ thánh, "Chính vì lý do này mà tôi hết lòng kiến nghị Liên hợp quốc tôn vinh và tưởng nhớ tới sự phục vụ quên mình của Mẹ Têrêsa đối với những người nghèo, bị áp bức và bị coi như cặn bã của xã hội"
Ông Mathai nói thêm: “Khẩn thiết này cần được bàn thảo và xem xét, đặc biệt trong thế giới ngày nay, nơi mà lòng trắc ẩn, sự quan tâm và lo lắng cho tha nhân đau khổ đang bị quên lãng... Chính vì lý do này mà tôi hết lòng kiến nghị lên Liên Hợp Quốc xin tôn vinh và tưởng nhớ sự phục vụ quên mình của Mẹ Têrêsa đối với những người bị áp bức và những người bị xã hội loại trừ…”
Ông cũng đề cập đến cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã khiến cho 12,8 triệu người và 2,5 triệu trẻ em phải di tản, bị ly tán xa cách gia đình.
Ông Mathai nói: "Tình trạng bi thương này kêu gọi sự chú ý của nhân loại, hãy có lòng xót thương trước thảm trạng của những nạn nhân bất hạnh đó, bao gồm cả người dân và trẻ em phải di cư sau khi quân Taliban tiếp quản Afghanistan vào năm ngoái".
Ông cho rằng thế giới có thể tránh được chiến tranh và làn sóng di cư, nếu lòng vị tha trắc ẩn được phát triển.
Mẹ Thánh Têrêsa khi sinh ra được gọi là Agnes Gonxha Bojaxhiu vào ngày 26 tháng 8 năm 1910, tại Skopje thuộc nước Macedonia do hai ông bà Nicola và Dranafile là người Công Giáo Albanian.
Năm 19 tuổi, Mẹ đến Ấn Độ với tư cách là một nữ tu Dòng Loreto vào năm 1929. Mẹ rời tu hội vào năm 1948 để phục vụ những người nghèo khổ nhất trong các khu ổ chuột của thành phố.
Hội Dòng mà Mẹ thành lập vào năm 1950 hiện có 4.500 sơ, hiện diện tại 700 mái ấm ở 136 quốc gia trên thế giới.
Nhà lãnh đạo Công Giáo Ấn Độ cho biết thế giới có thể tránh được chiến tranh và những cuộc di cư của con người nếu thế giới phát triển lòng trắc ẩn.
(UCA)
Một nhà lãnh đạo Công Giáo Ấn đã đệ trình Liên Hợp Quốc hãy công nhận ngày sinh của Mẹ Thánh Têrêsa là Ngày Quốc tế của Lòng nhân ái.
“Mẹ Thánh Têrêsa là người đã dành cả cuộc đời xả thân cho lòng nhân ái, Mẹ đón nhận những người bị bỏ rơi trên các đường phố và cho họ nơi sinh sống, đồ ăn thức uống, thuốc men và các dịch vụ chăm sóc cơ bản khác,” Abraham Mathai, cựu phó chủ tịch Ủy ban Người thiểu số ở Maharashtra, một tiểu bang phía tây Ấn phát biểu như thế.
Trong một email gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc ông Antonio Guterres, ông Abraham cho hay thật là thích hợp để công bố ngày sinh của Mẹ thánh, ngày 26 tháng 8 là ngày của lòng nhân ái để ghi nhận những đóng góp của Mẹ cho “một nền văn hóa biết chăm sóc, quan tâm và nhân hậu dành cho nhân loại đau khổ trên khắp thế giới.”
Ông Mathai cũng là người sáng lập và chủ tịch của Quỹ Harmony, nói với hãng Tin Á Châu (UCA) 13 tháng 6: “Đó là nhu cầu của thời đại chúng ta”.
Ông cho biết Liên Hợp Quốc đã đặt ra một số ngày ghi nhận các đóng góp của những vĩ nhân đã sống vị tha “như Ngày Nelson Mandela 28 tháng 7 để vinh danh một người đã làm thay đổi não trạng của thế kỷ 20 và giúp bước vào thế kỷ 21. "
Ông Mathai cũng thúc giục Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết "công nhận những đóng góp lớn lao bao la" của Mẹ thánh, "Chính vì lý do này mà tôi hết lòng kiến nghị Liên hợp quốc tôn vinh và tưởng nhớ tới sự phục vụ quên mình của Mẹ Têrêsa đối với những người nghèo, bị áp bức và bị coi như cặn bã của xã hội"
Ông Mathai nói thêm: “Khẩn thiết này cần được bàn thảo và xem xét, đặc biệt trong thế giới ngày nay, nơi mà lòng trắc ẩn, sự quan tâm và lo lắng cho tha nhân đau khổ đang bị quên lãng... Chính vì lý do này mà tôi hết lòng kiến nghị lên Liên Hợp Quốc xin tôn vinh và tưởng nhớ sự phục vụ quên mình của Mẹ Têrêsa đối với những người bị áp bức và những người bị xã hội loại trừ…”
Ông cũng đề cập đến cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã khiến cho 12,8 triệu người và 2,5 triệu trẻ em phải di tản, bị ly tán xa cách gia đình.
Ông Mathai nói: "Tình trạng bi thương này kêu gọi sự chú ý của nhân loại, hãy có lòng xót thương trước thảm trạng của những nạn nhân bất hạnh đó, bao gồm cả người dân và trẻ em phải di cư sau khi quân Taliban tiếp quản Afghanistan vào năm ngoái".
Ông cho rằng thế giới có thể tránh được chiến tranh và làn sóng di cư, nếu lòng vị tha trắc ẩn được phát triển.
Mẹ Thánh Têrêsa khi sinh ra được gọi là Agnes Gonxha Bojaxhiu vào ngày 26 tháng 8 năm 1910, tại Skopje thuộc nước Macedonia do hai ông bà Nicola và Dranafile là người Công Giáo Albanian.
Năm 19 tuổi, Mẹ đến Ấn Độ với tư cách là một nữ tu Dòng Loreto vào năm 1929. Mẹ rời tu hội vào năm 1948 để phục vụ những người nghèo khổ nhất trong các khu ổ chuột của thành phố.
Hội Dòng mà Mẹ thành lập vào năm 1950 hiện có 4.500 sơ, hiện diện tại 700 mái ấm ở 136 quốc gia trên thế giới.
Các sự kiện lịch sử bị những người công kích Đức Piô XII làm ngơ, tiếp theo
Vũ Văn An
23:45 14/06/2022
Công hàm bị trả lại
David Kertz cũng từng phê phán bộ Les Actes et Documents de La Sainte Siège Relatifs à La Second Guèrre Mondiale của 4 sử gia Dòng Tên thu thập và hiệu đính các tài liệu nói về triều Giáo Hoàng của Đức Piô XII vì đã cố tình chỉ sưu tập các tài liệu để biện minh cho Đức Piô XII, bỏ qua nhiều tài liệu bất lợi cho việc này.
Theo Nicole Winfield của Hãng tin Associated Press, chính Đức Cha Sergio Pagano, quản thủ các văn khố của Tòa Thánh, cũng thừa nhận nhiều thiếu sót của Bộ Tài liệu này. Thực vậy, ngài nói: các cha Dòng Tên “đôi khi chỉ nhìn một nửa tài liệu, mà không nhìn nửa kia” và ngài thấy các ngài bỏ sót nhiều tài liệu khác. Tuy nhiên, ngài xác nhận không phải vì các ngài muốn che giấu các sự thật gây bất lợi mà chỉ vì không tiếp cận trọn vẹn được mọi tài liệu và phải làm việc trong cảnh hỗn loạn của thời gian hạn chế trong khi văn khố chưa được sắp xếp đàng hoàng (Xem https://www.durangoherald.com/articles/vaticans-pius-xii-archives-begin-to-shed-light-on-wwii-pope/).
Có lẽ chính vì thế, Tiến sĩ sử học Johan Ickx, giám đốc văn khố lịch sử của Phân Bộ Liên hệ với Các Nhà Nước (bộ ngoại giao) thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, sau 10 năm làm việc tại Văn Khố, đã bổ túc Bộ tài liệu 11 cuốn của các Cha Dòng tên bằng cuốn Le Bureau — Les Juifs de Pie XII [Văn phòng – Người Do Thái của Đức Piô XII], do nhà Michel Lafon xuất bản ngày 10 tháng 9, 2020.
Văn phòng đây chỉ nhóm đặc biệt tại phân bộ ngoại giao của phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh phụ trách vấn đề Do Thái và Quốc Xã nói chung. Văn phòng này gồm những tên tuổi như Tardini và Montini (Đức Phaolô VI sau này).
Trong cuốn sách trên, Tiến sĩ Ickx tiết lộ một điều mà ông cho rằng các nhà sử học nên nghiên cứu sâu rộng đó là việc vào ngày 17 tháng 3 năm 1943, một công hàm của Tòa Thánh gửi cho Đức bị họ từ chối tiếp nhận (xem https://fsspx.news/en/news-events/news/pius-xii-silence-explained-60867).
Công hàm này là một lá thư của Tòa Thánh gửi chính phủ Đức phản đối chính sách dã man của Quốc Xã. Khi Quốc Xã không tiếp nhận, Đức Tổng Giám Mục Cesare Orsenigo, sứ thần Tòa Thánh tại Đức đã nhận lại nó. Và tại Tòa Thánh, có phiên họp khẩn giữa Đức Hồng Y Giuseppe Maglione, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Piô XII để bàn về việc phải làm gì với công hàm này. Phiên họp đã quyết định không đăng công hàm vào Actae Apostolicae Sedis (Công Báo của Tòa Thánh). Nhưng Đức Piô XII ra lệnh cho Đức Tổng Giám Mục Orsenigo viết thư cho chính phủ Đức, nói cho họ hay thái độ của họ “không thân thiện đối với Tòa Thánh” và thêm rằng “Tòa Thánh coi công hàm đã được đệ trình”.
Ickx giải thích rằng từ chối không tiếp nhận công hàm gần giống như một cuộc tuyên chiến và do đó, kể từ đó, Tòa Thánh và Đức rơi vào tình trạng “chiến tranh lạnh”. Việc xếp tài liệu này vào nhóm hồ sơ Do Thái cho thấy “các cố gắng và ý hướng của Tòa Thánh là cứu mọi sinh mạng bất kể mầu da hay tín ngưỡng”.
Biến cố lùng bắt người Do Thái ở Rome ngày 16/10/1943
Kertz cho rằng biến cố lùng bắt người Do Thái ở Rome ngày 16 tháng 10 năm 1943 đủ để chứng tỏ Đức Piô XII hoàn toàn im lặng trước nỗi thống khổ của người Do Thái. Nhưng theo giáo sư Napolitano (https://www.catholicworldreport.com/2021/01/08/pius-xii-the-new-vatican-archives-and-the-hypologists/), câu truyện thực sự diễn ra như sau:
Bản tường trình về ngày 16 tháng 10 năm 1943, một bản ghi nhớ viết tay của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Maglione (có thể lấy lại trong tập thứ chín của bộ Les Actes et Documents de La Sainte Siège Relatifs à La Second Guèrre Mondiale ), đã được chuẩn bị ngay sau cuộc đàm luận của Đức Hồng Y với von Weizsäcker, đại sứ Đức bên cạnh Tòa Thánh. Tài liệu cho thấy những điều sau:
1. Khi biết về cuộc vây bắt của Đức Quốc xã vào sáng sớm ngày 16 tháng 10 năm 1943, Đức Hồng Y Maglione, thực hiện chỉ thị khẩn cấp của Đức Piô XII, đã triệu tập Đại sứ Đức von Weizsäcker, yêu cầu ông can thiệp có lợi cho người Do Thái ở Rome, “những người tội nghiệp ”[Trong tiếng Ý:“ quei poveretti ”] nhân danh lòng nhân đạo và lòng bác ái Kitô giáo.”
2. Đại sứ Đức, người đã được thông báo về cuộc lùng bắt, đã xúc động trả lời rằng ông đang mong đợi Đức Hồng Y Maglione hỏi ông tại sao ông vẫn ở lại nhiệm sở của mình. Đức Hồng Y Maglione trả lời rằng vào một thời điểm khủng hoảng như thế này, ngài sẽ không hỏi điều đó, nhưng lặp lại lời kêu gọi thống thiết của mình, nhân danh Đức Giáo Hoàng: “thưa ngài, ngài là người có một trái tim dịu dàng và yêu thương như vậy, xin hãy cố gắng cứu rất nhiều người vô tội. Thật là một sự đau khổ không thể nói thành lời rằng ở Rome, dưới con mắt của Cha Chung Vĩnh Cửu [Von Weizsäcker là một người theo giáo phái Luthêrô], nhiều người phải chịu đựng chỉ vì họ thuộc một chủng tộc nào đó. "
3. Sau một hồi suy nghĩ, đại sứ Đức hỏi Vatican sẽ làm gì, nếu mọi việc vẫn tiếp tục như vậy. Đức Hồng Y Maglione trả lời, “Tòa thánh không thích bị đặt vào nhu cầu phải bày tỏ sự phản đối của mình.”
4. Von Weizsäcker cảnh báo, lệnh trục xuất người Do Thái ở Rome, phát xuất từ nguồn cao nhất (tức Hitler); do đó người ta phải suy nghĩ về những hậu quả mà việc vận động của Tòa thánh sẽ gây ra. Rồi, đại sứ nói: "Đức Cha có vui lòng tha cho tôi việc phải báo cáo cuộc trò chuyện này không?" Đức Hồng Y Maglione, khi để đại sứ tùy ý báo cáo cho Berlin hay không, đã trả lời, “Dù sao, không thể để Tòa thánh phải phản đối. Nếu Tòa Thánh buộc phải phản đối, nó sẽ dựa vào Chúa Quan Phòng để giải quyết hậu quả.”
5. Do đó, đại sứ, Đức Hồng Y Maglione kết luận, phải "làm điều gì đó cho những người Do Thái khốn khổ."
Cuộc nói chuyện giữa Maglione-Weizsäcker không thể truy cập được trong văn khố của Đức đơn giản chỉ vì, như chúng ta đã thấy, đại sứ Đức không muốn báo cáo nó với Berlin. Ông ta đã thể hiện hành vi tương tự một tháng trước đó trong một trường hợp giải cứu khác.
Trong những ngày tiếp theo (chính xác là ngày 17 và 28 tháng 10 năm 1943), von Weizsäcker đã viết một số bức điện, đầy "những lời nói dối chiến thuật", bảo đảm với cấp trên của mình rằng ở Vatican, ngay cả sau khi cuộc lùng bắt, tất cả đều diễn ra tốt đẹp và Đức Giáo Hoàng sẽ không nêu một phản đối nào. Do đó, trước khi Les Actes et Documents de La Sainte Siège Relatifs à La Second Guèrre Mondiale xuất hiện, các nhà sử học, vì chỉ làm việc với các cơ quan văn khố của Đức, bỏ qua cuộc trò chuyện giữa Maglione-Weizsäcker, nên đã dẫn đến việc đánh giá sai hoàn toàn tình hình. Nhưng ngay cả sau khi trình thuật về Đức Hồng Y Maglione được công bố, nhiều nhà sử học trong số đó vẫn giữ nguyên các giả thuyết trước đó một cách không thể giải thích được, có lẽ làm giảm độ tin cậy của “nguồn tin Vatican”.
Sự ngây thơ như vậy được chứng minh rõ ràng hơn bởi một sự thật đơn giản: Trình thuật của Đức Hồng Y Maglione đã được các nguồn tin của Anh xác nhận. Sau đây là nội dung bức điện mà Đại sứ Anh cạnh Tòa Thánh Francis D’Arcy Osborne gửi cho Bộ Ngoại giao vào ngày 31 tháng 10 năm 1943:
“Ngay sau khi nghe tin về vụ bắt giữ người Do Thái ở Rome, Hồng Y Bộ trưởng Ngoại giao đã triệu vời Đại sứ Đức và đưa ra một số hình thức phản đối: Đại sứ đã hành động ngay lập tức, với kết quả là một số lượng lớn đã được thả… Sự can thiệp của Vatican do đó dường như đã có hiệu quả trong việc cứu một số người bất hạnh này. Tôi hỏi liệu tôi có thể báo cáo điều này hay không và được cho biết rằng tôi có thể làm như vậy nhưng tuyệt đối chỉ dành thông tin cho ngài mà thôi chứ không phải một trình thuật để quảng bá, vì bất cứ công bố thông tin mới nào đều có thể dẫn đến cuộc bách hại mới".
Xây nhà trên cát
Các sử gia đều thừa nhận rằng sau khi Đức Piô XII qua đời, dư luận Do Thái nói chung hết lời ca ngợi nghĩa cử cứu vớt người Do Thái của Đức Piô XII. Dư luận thế giới và các nhà lãnh đạo thế giới cũng thế.
Tuy nhiên, theo William Doino (https://www.catholicworldreport.com/2020/03/03/history-redeemed-justice-for-pope-pius-xii/), tới thập niên 1960, dư luận ấy thay đổi hẳn, nguyên nhân chỉ vì một vở kịch của một tác giả ít tên tuổi, đó là cuốn Vị Đại Diện (1962) của Rolf Hochhuth, người vừa mới qua đời tháng 5 năm 2020. Vở kịch này mô tả Đức Piô XII là vị Giáo Hoàng đã không đưa ra hành động nào hay không lên tiếng chống Nạn Diệt Chủng. Chúng tôi dám nói Hochhut ít tên tuổi vì theo Wikipedia, tác phẩm “Vị Đại Diện” là tác phẩm đầu tay của ông ta. Dù sao, Hochhut cũng là một tác giả gây nhiều tranh cãi vì tháng 3 năm 2005, ông ta bị Paul Spiegel, chủ tịch Hội đồng Trung ương Người Do Thái tại Đức kết tội bác bỏ Nạn Diệt Chủng vì đã lên tiếng bênh vực David Irving, vốn là một sử gia bác bỏ Nạn Diệt Chủng.
Tuy nhiên, nó làm dấy lên cả một phong trào chống báng Đức Piô XII thậm chí cả nơi người Công Giáo, cụ thể là cựu chủng sinh John Cornwell với cuốn Hitler’s Pope (1999) và từ đó giới truyền thông thế tục nghiêng về phía kết tội đức Piô XII là im lặng trước tội ác Diệt chủng của Hitler. Tất cả đều khởi sự từ cuốn Vị Đại Diện của Hochhut.
Điều quan trọng là Hochhut không dựa vào tài liệu văn khố nào để tô vẽ lên khuôn mạo tiêu cực về Đức Piô XII. Encyclopedia Britannica cho rằng việc mô tả Đức Piô XII như người dửng dưng trước Nạn Diệt chủng “thiếu việc chứng minh đáng tin cậy”.
Theo Wikipedia, có nguồn tin cho rằng chính Giám Mục Alois Hudal đã cung cấp cho Hochhut hình ảnh “vị Giáo Hoàng vô tâm, chỉ biết vơ tiền bạc”. Hudal vốn được mô tả là “Giám Mục thân Quốc Xã khét tiếng nhất trong toàn bộ Giáo Hội Công Giáo”. Vị này vốn giúp các phạm nhân chiến tranh Quốc Xã như Adolf Eichmann, Josef Mengele, Franz Stangl, Eduard Roschmann, và nhiều người khác trốn thoát công lý. Khi quá lộ liễu trong việc này, ngài bị Đức Piô XII cho ra rìa. Để trả thù, vị này đã cung cấp cho Hochhut việc mô tả đức Piô XII như thế.
Tuy nhiên, chứng cớ tạo hoẹt của Hochhut được phanh phui trọn vẹn nhất vào năm 2007 khi Ion Mihai Pacepa, một tướng lãnh đứng đầu sở mật vụ Lỗ Ma Ni trước khi đào ngũ qua Tây Phương năm 1978, tiết lộ về Cuộc Hành Quân Tòa 12 (Operation Seat 12), tức chiến dịch thông tin giả của cộng sản về Thế chiến II để triệt hạ thẩm quyền tinh thần của Tòa Thánh, nhất là của Đức Giáo Hoàng Piô XII vì đã lớn tiếng chống chủ nghĩa cộng sản.
Theo Pacepa, vào tháng 2 năm 1960, Nikita Khrushchev đã cho phép một hoạt vụ bí mật nhằm làm mất thế giá tinh thần của Vatican ở Tây Âu bằng một chiến dịch thông tin sai lệch vì chủ nghĩa chống cộng nhiệt thành của Tòa Thánh, với Đức Giáo Hoàng Piô XII làm mục tiêu hàng đầu. Phương châm của Tòa 12 là "Những người chết không thể tự vệ", vì Đức Piô XII đã qua đời năm 1958. Pacepa nói rằng Tướng Ivan Agayants, giám đốc bộ phận thông tin sai lệch của KGB, đã đưa ra phác thảo cho những gì sẽ trở thành một vở kịch nhằm vẽ Đức Giáo Hoàng như người có cảm tình với Đức Quốc xã, tức vở Vị Đại Diện; việc tìm tòi nghiên cứu cho vở kịch này bao gồm các giả mạo; việc nghiên cứu không được thực hiện bởi tác giả được tuyên bố của nó là Rolf Hochhuth, mà là bởi các đặc vụ KGB; và nhà sản xuất vở kịch, Erwin Piscator, người sáng lập Nhà hát Vô sản ở Berlin, người đã xin tị nạn tại Liên Xô trong chiến tranh, là một người Cộng sản hăng say, người đã có liên hệ từ lâu với Liên Xô.
Pacepa tuyên bố rằng KGB đã thuê các điệp viên Lỗ Ma Ni để ngụy tạo rằng Lỗ Ma Ni đang chuẩn bị thiết lập lại liên hệ ngoại giao với Tòa thánh. Pacepa nói rằng với thủ đoạn này, ông đã xin được quyền vào văn khố của Vatican từ người đứng đầu Giáo hội về các cuộc thảo luận bí mật với Hiệp ước Warsaw, Đức ông Agostino Casaroli. Ba điệp viên cộng sản đội lốt linh mục trong hơn hai năm đã lấy mật tài liệu ra khỏi văn khố để sao chép và chuyển cho KGB. Pacepa cho hay “Trên thực tế, không có tài liệu buộc tội nào chống lại giáo hoàng được tìm thấy” Theo Pacepa, Tướng Ivan Agayants, người đứng đầu bộ phận thông tin sai lệch của Liên Xô, đã thông báo cho ông khi ở Bucharest vào năm 1963 rằng chiến dịch thông tin sai lệch đã "trở thành hiện thực trong một vở kịch mạnh mẽ tấn Công Giáo hoàng Piô XII ", Agayants vốn là tác giả của đề cương Vị Đại Diện và giám sát việc thu thập "nghiên cứu" của KGB, một việc tổng hợp các tài liệu mà các đặc vụ của Pacepa đã tìm ra từ Vatican (xem https://www.theaustralian.com.au/news/world/kgb-bid-to-depict-pope-as-anti-jew/story).
Nhà văn và giáo sư luật Ronald Rychlak nói rằng nhà sản xuất người Mỹ của vở kịch Tòa 12 cũng là một người cộng sản; nhiều giới báo chí ca ngợi vở kịch có mối liên hệ sâu xa với các chính nghĩa cánh tả hoặc cộng sản; một tạp chí định kỳ chịu ảnh hưởng cộng sản nặng nề đã giúp bảo đảm Vị Đại Diện được trình diễn trên sân khấu Broadway; và thậm chí các bài duyệt sách ban đầu cũng có liên kết với cộng sản. Pacepa cũng kể lại rằng vào năm 1974, Yuri Andropov thừa nhận rằng nếu vào năm 1963, Xô Viết biết những gì họ biết vào năm 1974 (thông tin mới được công bố rằng Hitler thù địch và âm mưu chống lại Đức Piô XII) thì họ đã không bao giờ truy lùng ngài.
Theo Rychlak, một bản ghi nhớ tình báo đã được giải mật của Anh, ngày 10 tháng 1 năm 1969, phỏng đoán rằng Hochhuth có thể đã đóng một vai trò hiểu biết trong việc phát tán tuyên truyền cộng sản, chứ không phải chỉ là một kẻ bị lừa bịp, cho rằng ông ta “có lẽ là ‘một điệp viên trí thức’, viết lách một là nhân danh Đông Đức hai là Xô Viết” và các điệp viên Anh từ chối “bác bỏ khả thể các cố gắng lâu dài của những người cộng sản nhằm thúc đẩy các cáo buộc của Hochhuth cho đến khi chúng trở thành huyền thoại”. Bản ghi nhớ tiếp tục: "liệu Hochhuth chỉ bị thúc đẩy bởi sự thôi thúc muốn viết những vở kịch lịch sử, để phục hồi người Đức hoặc thực hiện một trò chơi nào đó nham hiểm hơn là điều khó xác định ở giai đoạn này. Nhưng người Nga chắc chắn đang gặt hái một số lợi ích."
Rychlak kết luận rằng Hochhuth có thể không phải là một diễn viên hiểu biết của hoạt động tuyên truyền nhưng là một "ứng cử viên hoàn hảo để trở thành một kẻ bị lừa bịp mà không hay." Rychlak viết "ý thức hệ của ông không xa rời chủ nghĩa Mác. Ông cũng thừa nhận rằng ông, ít nhất đôi khi, là người phản giáo sĩ. Ông ta đặc biệt phản đối lối sống độc thân của linh mục."
Đề cập đến lời kể của Pacepa, nhà sử học người Đức Michael F. Feldkamp viết rằng "Báo cáo của Pacepa hoàn toàn đáng tin cậy. Nó giống như một mảnh ghép còn thiếu trong trò chơi ghép hình về tuyên truyền và thông tin sai lệch của cộng sản nhằm làm mất uy tín của Giáo Hội Công Giáo và vị Giáo hoàng của nó." Nhà sử học người Anh, Michael Burleigh, đồng tình với Feldkamp, nhận định: "Những nỗ lực của Liên Xô nhằm bôi nhọ Đức Piô đã thực sự bắt đầu ngay sau khi Hồng quân tràn sang Ba Lan Công Giáo", lưu ý rằng Liên Xô "đã thuê một nhà tuyên truyền chống tôn giáo có đầu óc hết sức tranh đấu, Mikhail Markovich Sheinmann- Vở kịch của Hochhuth... dựa nhiều vào các dối trá và tạo hoẹt của Sheinmann”.
Như Linh mục Anh Giáo Owen Chadwick, và là một nhà sử học, nhận định, việc Xô Viết âm mưu xảo quyệt như trên là điều dễ hiểu vì với việc Quốc Xã bị đánh bại, cuộc đấu tranh trực diện giữa Kitô giáo và Chủ nghĩa Cộng sản phải tiếp diễn với mức trả thù tối đa. Linh mục viết: “trong trường hợp này, các dã sử lớn dần và chiến dịch tuyên truyền cổ vũ chúng – chiến dịch tuyên truyền trước hết bởi tay chân của Stalin trong Chiến tranh Lạnh, khi Vatican dường như là thành phần của liên minh Hoa Kỳ chống cộng sản và Stalin muốn đập nát tiếng tăm của Đức Giáo Hoàng... Stalin rất cần việc biến vị Giáo Hoàng này thành người đáng ghét”.
Các tiết lộ trên lẽ dĩ nhiên không được các người chống đối Đức Piô XII lưu ý. Họ cho rằng tất cả những văn kiện hay sự kiện tích cực được trích dẫn lâu nay về vị Giáo Hoàng này chỉ là nằm trong mưu toan muốn tuyên thánh cho ngài. Điều ấy cho là đúng đi chăng nữa thì vẫn không thể chối cãi đó là các văn kiện và sự kiện tích cực có thật. Và nếu có thật thì phải được xem xét để có một phán đoán khách quan, đầy đủ. Phớt lờ chúng cho thấy các phán đoán, kết luận của họ, ít nhất, cũng một chiều, phiến diện như ai, và do đó vô giá trị.
David Kertz cũng từng phê phán bộ Les Actes et Documents de La Sainte Siège Relatifs à La Second Guèrre Mondiale của 4 sử gia Dòng Tên thu thập và hiệu đính các tài liệu nói về triều Giáo Hoàng của Đức Piô XII vì đã cố tình chỉ sưu tập các tài liệu để biện minh cho Đức Piô XII, bỏ qua nhiều tài liệu bất lợi cho việc này.
Theo Nicole Winfield của Hãng tin Associated Press, chính Đức Cha Sergio Pagano, quản thủ các văn khố của Tòa Thánh, cũng thừa nhận nhiều thiếu sót của Bộ Tài liệu này. Thực vậy, ngài nói: các cha Dòng Tên “đôi khi chỉ nhìn một nửa tài liệu, mà không nhìn nửa kia” và ngài thấy các ngài bỏ sót nhiều tài liệu khác. Tuy nhiên, ngài xác nhận không phải vì các ngài muốn che giấu các sự thật gây bất lợi mà chỉ vì không tiếp cận trọn vẹn được mọi tài liệu và phải làm việc trong cảnh hỗn loạn của thời gian hạn chế trong khi văn khố chưa được sắp xếp đàng hoàng (Xem https://www.durangoherald.com/articles/vaticans-pius-xii-archives-begin-to-shed-light-on-wwii-pope/).
Có lẽ chính vì thế, Tiến sĩ sử học Johan Ickx, giám đốc văn khố lịch sử của Phân Bộ Liên hệ với Các Nhà Nước (bộ ngoại giao) thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, sau 10 năm làm việc tại Văn Khố, đã bổ túc Bộ tài liệu 11 cuốn của các Cha Dòng tên bằng cuốn Le Bureau — Les Juifs de Pie XII [Văn phòng – Người Do Thái của Đức Piô XII], do nhà Michel Lafon xuất bản ngày 10 tháng 9, 2020.
Văn phòng đây chỉ nhóm đặc biệt tại phân bộ ngoại giao của phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh phụ trách vấn đề Do Thái và Quốc Xã nói chung. Văn phòng này gồm những tên tuổi như Tardini và Montini (Đức Phaolô VI sau này).
Trong cuốn sách trên, Tiến sĩ Ickx tiết lộ một điều mà ông cho rằng các nhà sử học nên nghiên cứu sâu rộng đó là việc vào ngày 17 tháng 3 năm 1943, một công hàm của Tòa Thánh gửi cho Đức bị họ từ chối tiếp nhận (xem https://fsspx.news/en/news-events/news/pius-xii-silence-explained-60867).
Công hàm này là một lá thư của Tòa Thánh gửi chính phủ Đức phản đối chính sách dã man của Quốc Xã. Khi Quốc Xã không tiếp nhận, Đức Tổng Giám Mục Cesare Orsenigo, sứ thần Tòa Thánh tại Đức đã nhận lại nó. Và tại Tòa Thánh, có phiên họp khẩn giữa Đức Hồng Y Giuseppe Maglione, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Piô XII để bàn về việc phải làm gì với công hàm này. Phiên họp đã quyết định không đăng công hàm vào Actae Apostolicae Sedis (Công Báo của Tòa Thánh). Nhưng Đức Piô XII ra lệnh cho Đức Tổng Giám Mục Orsenigo viết thư cho chính phủ Đức, nói cho họ hay thái độ của họ “không thân thiện đối với Tòa Thánh” và thêm rằng “Tòa Thánh coi công hàm đã được đệ trình”.
Ickx giải thích rằng từ chối không tiếp nhận công hàm gần giống như một cuộc tuyên chiến và do đó, kể từ đó, Tòa Thánh và Đức rơi vào tình trạng “chiến tranh lạnh”. Việc xếp tài liệu này vào nhóm hồ sơ Do Thái cho thấy “các cố gắng và ý hướng của Tòa Thánh là cứu mọi sinh mạng bất kể mầu da hay tín ngưỡng”.
Biến cố lùng bắt người Do Thái ở Rome ngày 16/10/1943
Kertz cho rằng biến cố lùng bắt người Do Thái ở Rome ngày 16 tháng 10 năm 1943 đủ để chứng tỏ Đức Piô XII hoàn toàn im lặng trước nỗi thống khổ của người Do Thái. Nhưng theo giáo sư Napolitano (https://www.catholicworldreport.com/2021/01/08/pius-xii-the-new-vatican-archives-and-the-hypologists/), câu truyện thực sự diễn ra như sau:
Bản tường trình về ngày 16 tháng 10 năm 1943, một bản ghi nhớ viết tay của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Maglione (có thể lấy lại trong tập thứ chín của bộ Les Actes et Documents de La Sainte Siège Relatifs à La Second Guèrre Mondiale ), đã được chuẩn bị ngay sau cuộc đàm luận của Đức Hồng Y với von Weizsäcker, đại sứ Đức bên cạnh Tòa Thánh. Tài liệu cho thấy những điều sau:
1. Khi biết về cuộc vây bắt của Đức Quốc xã vào sáng sớm ngày 16 tháng 10 năm 1943, Đức Hồng Y Maglione, thực hiện chỉ thị khẩn cấp của Đức Piô XII, đã triệu tập Đại sứ Đức von Weizsäcker, yêu cầu ông can thiệp có lợi cho người Do Thái ở Rome, “những người tội nghiệp ”[Trong tiếng Ý:“ quei poveretti ”] nhân danh lòng nhân đạo và lòng bác ái Kitô giáo.”
2. Đại sứ Đức, người đã được thông báo về cuộc lùng bắt, đã xúc động trả lời rằng ông đang mong đợi Đức Hồng Y Maglione hỏi ông tại sao ông vẫn ở lại nhiệm sở của mình. Đức Hồng Y Maglione trả lời rằng vào một thời điểm khủng hoảng như thế này, ngài sẽ không hỏi điều đó, nhưng lặp lại lời kêu gọi thống thiết của mình, nhân danh Đức Giáo Hoàng: “thưa ngài, ngài là người có một trái tim dịu dàng và yêu thương như vậy, xin hãy cố gắng cứu rất nhiều người vô tội. Thật là một sự đau khổ không thể nói thành lời rằng ở Rome, dưới con mắt của Cha Chung Vĩnh Cửu [Von Weizsäcker là một người theo giáo phái Luthêrô], nhiều người phải chịu đựng chỉ vì họ thuộc một chủng tộc nào đó. "
3. Sau một hồi suy nghĩ, đại sứ Đức hỏi Vatican sẽ làm gì, nếu mọi việc vẫn tiếp tục như vậy. Đức Hồng Y Maglione trả lời, “Tòa thánh không thích bị đặt vào nhu cầu phải bày tỏ sự phản đối của mình.”
4. Von Weizsäcker cảnh báo, lệnh trục xuất người Do Thái ở Rome, phát xuất từ nguồn cao nhất (tức Hitler); do đó người ta phải suy nghĩ về những hậu quả mà việc vận động của Tòa thánh sẽ gây ra. Rồi, đại sứ nói: "Đức Cha có vui lòng tha cho tôi việc phải báo cáo cuộc trò chuyện này không?" Đức Hồng Y Maglione, khi để đại sứ tùy ý báo cáo cho Berlin hay không, đã trả lời, “Dù sao, không thể để Tòa thánh phải phản đối. Nếu Tòa Thánh buộc phải phản đối, nó sẽ dựa vào Chúa Quan Phòng để giải quyết hậu quả.”
5. Do đó, đại sứ, Đức Hồng Y Maglione kết luận, phải "làm điều gì đó cho những người Do Thái khốn khổ."
Cuộc nói chuyện giữa Maglione-Weizsäcker không thể truy cập được trong văn khố của Đức đơn giản chỉ vì, như chúng ta đã thấy, đại sứ Đức không muốn báo cáo nó với Berlin. Ông ta đã thể hiện hành vi tương tự một tháng trước đó trong một trường hợp giải cứu khác.
Trong những ngày tiếp theo (chính xác là ngày 17 và 28 tháng 10 năm 1943), von Weizsäcker đã viết một số bức điện, đầy "những lời nói dối chiến thuật", bảo đảm với cấp trên của mình rằng ở Vatican, ngay cả sau khi cuộc lùng bắt, tất cả đều diễn ra tốt đẹp và Đức Giáo Hoàng sẽ không nêu một phản đối nào. Do đó, trước khi Les Actes et Documents de La Sainte Siège Relatifs à La Second Guèrre Mondiale xuất hiện, các nhà sử học, vì chỉ làm việc với các cơ quan văn khố của Đức, bỏ qua cuộc trò chuyện giữa Maglione-Weizsäcker, nên đã dẫn đến việc đánh giá sai hoàn toàn tình hình. Nhưng ngay cả sau khi trình thuật về Đức Hồng Y Maglione được công bố, nhiều nhà sử học trong số đó vẫn giữ nguyên các giả thuyết trước đó một cách không thể giải thích được, có lẽ làm giảm độ tin cậy của “nguồn tin Vatican”.
Sự ngây thơ như vậy được chứng minh rõ ràng hơn bởi một sự thật đơn giản: Trình thuật của Đức Hồng Y Maglione đã được các nguồn tin của Anh xác nhận. Sau đây là nội dung bức điện mà Đại sứ Anh cạnh Tòa Thánh Francis D’Arcy Osborne gửi cho Bộ Ngoại giao vào ngày 31 tháng 10 năm 1943:
“Ngay sau khi nghe tin về vụ bắt giữ người Do Thái ở Rome, Hồng Y Bộ trưởng Ngoại giao đã triệu vời Đại sứ Đức và đưa ra một số hình thức phản đối: Đại sứ đã hành động ngay lập tức, với kết quả là một số lượng lớn đã được thả… Sự can thiệp của Vatican do đó dường như đã có hiệu quả trong việc cứu một số người bất hạnh này. Tôi hỏi liệu tôi có thể báo cáo điều này hay không và được cho biết rằng tôi có thể làm như vậy nhưng tuyệt đối chỉ dành thông tin cho ngài mà thôi chứ không phải một trình thuật để quảng bá, vì bất cứ công bố thông tin mới nào đều có thể dẫn đến cuộc bách hại mới".
Xây nhà trên cát
Các sử gia đều thừa nhận rằng sau khi Đức Piô XII qua đời, dư luận Do Thái nói chung hết lời ca ngợi nghĩa cử cứu vớt người Do Thái của Đức Piô XII. Dư luận thế giới và các nhà lãnh đạo thế giới cũng thế.
Tuy nhiên, theo William Doino (https://www.catholicworldreport.com/2020/03/03/history-redeemed-justice-for-pope-pius-xii/), tới thập niên 1960, dư luận ấy thay đổi hẳn, nguyên nhân chỉ vì một vở kịch của một tác giả ít tên tuổi, đó là cuốn Vị Đại Diện (1962) của Rolf Hochhuth, người vừa mới qua đời tháng 5 năm 2020. Vở kịch này mô tả Đức Piô XII là vị Giáo Hoàng đã không đưa ra hành động nào hay không lên tiếng chống Nạn Diệt Chủng. Chúng tôi dám nói Hochhut ít tên tuổi vì theo Wikipedia, tác phẩm “Vị Đại Diện” là tác phẩm đầu tay của ông ta. Dù sao, Hochhut cũng là một tác giả gây nhiều tranh cãi vì tháng 3 năm 2005, ông ta bị Paul Spiegel, chủ tịch Hội đồng Trung ương Người Do Thái tại Đức kết tội bác bỏ Nạn Diệt Chủng vì đã lên tiếng bênh vực David Irving, vốn là một sử gia bác bỏ Nạn Diệt Chủng.
Tuy nhiên, nó làm dấy lên cả một phong trào chống báng Đức Piô XII thậm chí cả nơi người Công Giáo, cụ thể là cựu chủng sinh John Cornwell với cuốn Hitler’s Pope (1999) và từ đó giới truyền thông thế tục nghiêng về phía kết tội đức Piô XII là im lặng trước tội ác Diệt chủng của Hitler. Tất cả đều khởi sự từ cuốn Vị Đại Diện của Hochhut.
Điều quan trọng là Hochhut không dựa vào tài liệu văn khố nào để tô vẽ lên khuôn mạo tiêu cực về Đức Piô XII. Encyclopedia Britannica cho rằng việc mô tả Đức Piô XII như người dửng dưng trước Nạn Diệt chủng “thiếu việc chứng minh đáng tin cậy”.
Theo Wikipedia, có nguồn tin cho rằng chính Giám Mục Alois Hudal đã cung cấp cho Hochhut hình ảnh “vị Giáo Hoàng vô tâm, chỉ biết vơ tiền bạc”. Hudal vốn được mô tả là “Giám Mục thân Quốc Xã khét tiếng nhất trong toàn bộ Giáo Hội Công Giáo”. Vị này vốn giúp các phạm nhân chiến tranh Quốc Xã như Adolf Eichmann, Josef Mengele, Franz Stangl, Eduard Roschmann, và nhiều người khác trốn thoát công lý. Khi quá lộ liễu trong việc này, ngài bị Đức Piô XII cho ra rìa. Để trả thù, vị này đã cung cấp cho Hochhut việc mô tả đức Piô XII như thế.
Tuy nhiên, chứng cớ tạo hoẹt của Hochhut được phanh phui trọn vẹn nhất vào năm 2007 khi Ion Mihai Pacepa, một tướng lãnh đứng đầu sở mật vụ Lỗ Ma Ni trước khi đào ngũ qua Tây Phương năm 1978, tiết lộ về Cuộc Hành Quân Tòa 12 (Operation Seat 12), tức chiến dịch thông tin giả của cộng sản về Thế chiến II để triệt hạ thẩm quyền tinh thần của Tòa Thánh, nhất là của Đức Giáo Hoàng Piô XII vì đã lớn tiếng chống chủ nghĩa cộng sản.
Theo Pacepa, vào tháng 2 năm 1960, Nikita Khrushchev đã cho phép một hoạt vụ bí mật nhằm làm mất thế giá tinh thần của Vatican ở Tây Âu bằng một chiến dịch thông tin sai lệch vì chủ nghĩa chống cộng nhiệt thành của Tòa Thánh, với Đức Giáo Hoàng Piô XII làm mục tiêu hàng đầu. Phương châm của Tòa 12 là "Những người chết không thể tự vệ", vì Đức Piô XII đã qua đời năm 1958. Pacepa nói rằng Tướng Ivan Agayants, giám đốc bộ phận thông tin sai lệch của KGB, đã đưa ra phác thảo cho những gì sẽ trở thành một vở kịch nhằm vẽ Đức Giáo Hoàng như người có cảm tình với Đức Quốc xã, tức vở Vị Đại Diện; việc tìm tòi nghiên cứu cho vở kịch này bao gồm các giả mạo; việc nghiên cứu không được thực hiện bởi tác giả được tuyên bố của nó là Rolf Hochhuth, mà là bởi các đặc vụ KGB; và nhà sản xuất vở kịch, Erwin Piscator, người sáng lập Nhà hát Vô sản ở Berlin, người đã xin tị nạn tại Liên Xô trong chiến tranh, là một người Cộng sản hăng say, người đã có liên hệ từ lâu với Liên Xô.
Pacepa tuyên bố rằng KGB đã thuê các điệp viên Lỗ Ma Ni để ngụy tạo rằng Lỗ Ma Ni đang chuẩn bị thiết lập lại liên hệ ngoại giao với Tòa thánh. Pacepa nói rằng với thủ đoạn này, ông đã xin được quyền vào văn khố của Vatican từ người đứng đầu Giáo hội về các cuộc thảo luận bí mật với Hiệp ước Warsaw, Đức ông Agostino Casaroli. Ba điệp viên cộng sản đội lốt linh mục trong hơn hai năm đã lấy mật tài liệu ra khỏi văn khố để sao chép và chuyển cho KGB. Pacepa cho hay “Trên thực tế, không có tài liệu buộc tội nào chống lại giáo hoàng được tìm thấy” Theo Pacepa, Tướng Ivan Agayants, người đứng đầu bộ phận thông tin sai lệch của Liên Xô, đã thông báo cho ông khi ở Bucharest vào năm 1963 rằng chiến dịch thông tin sai lệch đã "trở thành hiện thực trong một vở kịch mạnh mẽ tấn Công Giáo hoàng Piô XII ", Agayants vốn là tác giả của đề cương Vị Đại Diện và giám sát việc thu thập "nghiên cứu" của KGB, một việc tổng hợp các tài liệu mà các đặc vụ của Pacepa đã tìm ra từ Vatican (xem https://www.theaustralian.com.au/news/world/kgb-bid-to-depict-pope-as-anti-jew/story).
Nhà văn và giáo sư luật Ronald Rychlak nói rằng nhà sản xuất người Mỹ của vở kịch Tòa 12 cũng là một người cộng sản; nhiều giới báo chí ca ngợi vở kịch có mối liên hệ sâu xa với các chính nghĩa cánh tả hoặc cộng sản; một tạp chí định kỳ chịu ảnh hưởng cộng sản nặng nề đã giúp bảo đảm Vị Đại Diện được trình diễn trên sân khấu Broadway; và thậm chí các bài duyệt sách ban đầu cũng có liên kết với cộng sản. Pacepa cũng kể lại rằng vào năm 1974, Yuri Andropov thừa nhận rằng nếu vào năm 1963, Xô Viết biết những gì họ biết vào năm 1974 (thông tin mới được công bố rằng Hitler thù địch và âm mưu chống lại Đức Piô XII) thì họ đã không bao giờ truy lùng ngài.
Theo Rychlak, một bản ghi nhớ tình báo đã được giải mật của Anh, ngày 10 tháng 1 năm 1969, phỏng đoán rằng Hochhuth có thể đã đóng một vai trò hiểu biết trong việc phát tán tuyên truyền cộng sản, chứ không phải chỉ là một kẻ bị lừa bịp, cho rằng ông ta “có lẽ là ‘một điệp viên trí thức’, viết lách một là nhân danh Đông Đức hai là Xô Viết” và các điệp viên Anh từ chối “bác bỏ khả thể các cố gắng lâu dài của những người cộng sản nhằm thúc đẩy các cáo buộc của Hochhuth cho đến khi chúng trở thành huyền thoại”. Bản ghi nhớ tiếp tục: "liệu Hochhuth chỉ bị thúc đẩy bởi sự thôi thúc muốn viết những vở kịch lịch sử, để phục hồi người Đức hoặc thực hiện một trò chơi nào đó nham hiểm hơn là điều khó xác định ở giai đoạn này. Nhưng người Nga chắc chắn đang gặt hái một số lợi ích."
Rychlak kết luận rằng Hochhuth có thể không phải là một diễn viên hiểu biết của hoạt động tuyên truyền nhưng là một "ứng cử viên hoàn hảo để trở thành một kẻ bị lừa bịp mà không hay." Rychlak viết "ý thức hệ của ông không xa rời chủ nghĩa Mác. Ông cũng thừa nhận rằng ông, ít nhất đôi khi, là người phản giáo sĩ. Ông ta đặc biệt phản đối lối sống độc thân của linh mục."
Đề cập đến lời kể của Pacepa, nhà sử học người Đức Michael F. Feldkamp viết rằng "Báo cáo của Pacepa hoàn toàn đáng tin cậy. Nó giống như một mảnh ghép còn thiếu trong trò chơi ghép hình về tuyên truyền và thông tin sai lệch của cộng sản nhằm làm mất uy tín của Giáo Hội Công Giáo và vị Giáo hoàng của nó." Nhà sử học người Anh, Michael Burleigh, đồng tình với Feldkamp, nhận định: "Những nỗ lực của Liên Xô nhằm bôi nhọ Đức Piô đã thực sự bắt đầu ngay sau khi Hồng quân tràn sang Ba Lan Công Giáo", lưu ý rằng Liên Xô "đã thuê một nhà tuyên truyền chống tôn giáo có đầu óc hết sức tranh đấu, Mikhail Markovich Sheinmann- Vở kịch của Hochhuth... dựa nhiều vào các dối trá và tạo hoẹt của Sheinmann”.
Như Linh mục Anh Giáo Owen Chadwick, và là một nhà sử học, nhận định, việc Xô Viết âm mưu xảo quyệt như trên là điều dễ hiểu vì với việc Quốc Xã bị đánh bại, cuộc đấu tranh trực diện giữa Kitô giáo và Chủ nghĩa Cộng sản phải tiếp diễn với mức trả thù tối đa. Linh mục viết: “trong trường hợp này, các dã sử lớn dần và chiến dịch tuyên truyền cổ vũ chúng – chiến dịch tuyên truyền trước hết bởi tay chân của Stalin trong Chiến tranh Lạnh, khi Vatican dường như là thành phần của liên minh Hoa Kỳ chống cộng sản và Stalin muốn đập nát tiếng tăm của Đức Giáo Hoàng... Stalin rất cần việc biến vị Giáo Hoàng này thành người đáng ghét”.
Các tiết lộ trên lẽ dĩ nhiên không được các người chống đối Đức Piô XII lưu ý. Họ cho rằng tất cả những văn kiện hay sự kiện tích cực được trích dẫn lâu nay về vị Giáo Hoàng này chỉ là nằm trong mưu toan muốn tuyên thánh cho ngài. Điều ấy cho là đúng đi chăng nữa thì vẫn không thể chối cãi đó là các văn kiện và sự kiện tích cực có thật. Và nếu có thật thì phải được xem xét để có một phán đoán khách quan, đầy đủ. Phớt lờ chúng cho thấy các phán đoán, kết luận của họ, ít nhất, cũng một chiều, phiến diện như ai, và do đó vô giá trị.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cuộc hội thoại với Lm Roland Jacques Dương Hữu Nhân, OMI
Giáo Hội Năm Châu
01:49 14/06/2022
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh lễ Mình Máu Thánh Chúa
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
18:39 14/06/2022
Hình ảnh lễ Mình Máu Thánh Chúa
Hằng năm Hội Thánh Công Giáo mừng kính trọng thể lễ Mình Máu Thánh Chúa vào ngày thứ năm của tuần lễ thứ hai sau lễ mừng kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống- năm nay thứ năm ngày 16.06.2022-
Bí tích Mình Máu Thánh Chúa Giêsu được Chúa Giesu Kitô thiết lập vào ngày thứ năm tuần thánh trước khi Ngài chịu khổ hình thương khó.
Trong bữa ăn sau cùng- còn gọi là bữa tiệc ly- có nguồn gốc từ bữa ăn của dân Do Thái ngày xưa đã ăn bữa sau cùng trước khi họ xuất hành từ đất nước Ai Cập trở về quê hương đất nước Do Thái, mà Thiên Chúa hứa ban cho họ.
Ngày xưa trước đó hàng ngàn năm trong bữa ăn sau cùng trước khi xuất hành thoát khỏi vòng nô lệ bên Ai Cập, người Do Thái đã theo lệnh của Thiên Chúa, ăn thịt con chiên còn non trẻ với rau đắng.
Vào buổi chiều tối ngày mừng lễ Vượt Qua theo luật lệ tập tục của Do Thái giáo, Chúa Giêsu Kitô đã cùng với các Môn đệ, 12 vị, ăn bữa sau cùng, nhưng không với thịt con chiên cùng rau đắng, mà đã dùng tấm bánh mì và chén rượu.
Trong bữa ăn tiệc ly Chúa Giêsu Kitô đã cầm lấy tấm Bánh và chén Rượu dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, đọc lời truyền khiến cho Bánh và Rượu trở bên Mình và Máu của chính Ngài làm của ăn cho tâm hồn đức tin Hội Thánh: Nầy là Mình Máu Thầy.
Đó là cử chỉ lời trăn trối của Chúa Giêsu Kitô trước khi Ngài chịu khổ hình chết trên thập gía, sau đó Ngài sống lại từ cõi chết và sau cùng trở về trời.
Ngài ra đi, nhưng không muốn để Hội Thánh, những người tin theo Ngài bị bỏ rơi bơ vơ. Vì thế Ngài đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể nhiệm mầu này trối lại làm thực phẩm nuôi dưỡng tinh thần đức tin cho họ.
Bí tích Mình Máu Chúa Giêsu lập ra với các Môn đệ ngày lễ Vượt Qua năm xưa, và Ngài cũng truyền ban cho các Ông quyền hành nhiệm vụ tiếp tục công việc này của Ngài: Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy.
Trong dòng lịch sử từ ngày đó Hội Thánh Chúa ở trần gian bắt đầu từ các Thánh Tông Đồ luôn duy trì tập tục đạo đức thánh thiêng này. Bí tích Mình Máu Thánh Chúa - còn được gọi là Bí Tích Thánh Thể- là Bí Tích trung tâm, như trái tim của con người, của các xúc động vật, trung tâm bơm lọc luân chuyển dòng máu đem sức sống nuôi dưỡng cho cơ thể được khoẻ mạnh sinh động.
Cũng vậy với Bí Tích Thánh Thể Mình Máu Thánh Chúa Giêsu luân truyền lương thực sức sống tinh thần tâm hồn đức tin con người.
Mỗi khi Hội Thánh Chúa cử hành thánh lễ Misa là thực hiện lời Chúa Giêsu trối lại theo lệnh truyền Ngài ban: lặp lại Bí Tích Mình Máu Thánh, mà Ngài đã thiết lập năm xưa: Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.
Tập tục ngày lễ mừng kính trọng thể Bí Tích Thánh Thể Mình Máu Thánh Chúa Giêsu hằng năm có từ năm 1246 do Đức Giám Mục Robert của Giáo phận Luettich nước Bỉ thiết lập đầu tiên trong giáo phận của ngài.
Đến thời Đức Giáo Hoàng Urban IV. vào năm 1264 tập tục lễ mừng kính này được mừng kính trong Hội Thánh Công Giáo.
Thời Đức Giáo Hoàng Gioan 22. vào năm 1317 ấn định thời điểm ngày mừng lễ nhất định như hiện nay.
Thánh Toma thành Aquino, đã soạn viết thánh ca cho ngày lễ mừng kính Thánh Thể rất thánh đức cùng cảm động diễn tả đức tin sâu thẳm vào mầu nhiệm Mình Máu Thánh Chúa qua bài thánh ca Pange lingua, bài Tantum ergo sacramentum.
Vào ngày lễ mừng kính có tập tục nơi các xứ đạo rước kiệu Mình Thánh Chúa xuyên qua những con đường trong làng, trong xứ xóm đạo với những trạm dừng có bàn thờ trang trí bông hoa, cờ quạt, đèn nến rất sinh động và rất đẹp.
Ngày nay tập tục rước kiệu Mình Thánh Chúa không còn diễn ra ở nhiều nơi nữa, cùng không sống động sầm uất đông đảo người tín hữu tham dự như ngày xưa nữa.
Tập tục trang trí bông hoa, cờ đèn nến rước kiệu mừng kính Bí Tích Mình Thánh Chúa ngoài trời nơi đường xá vừa nói lên tâm tình lòng vui mừng kính trọng phấn khởi cùng xin chúc lành của Mình Thánh Thánh Chúa xuống cho con người trần gian, và vừa diễm tả nếp sống đức tin của Hội Thánh đang luôn trên đường lữ hành ở trần gian.
“ praestet fides supplementum sensuum defectui - Ta hãy lấy đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì.” (Thánh Toma Aquino)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm Hội Thánh Công Giáo mừng kính trọng thể lễ Mình Máu Thánh Chúa vào ngày thứ năm của tuần lễ thứ hai sau lễ mừng kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống- năm nay thứ năm ngày 16.06.2022-
Bí tích Mình Máu Thánh Chúa Giêsu được Chúa Giesu Kitô thiết lập vào ngày thứ năm tuần thánh trước khi Ngài chịu khổ hình thương khó.
Trong bữa ăn sau cùng- còn gọi là bữa tiệc ly- có nguồn gốc từ bữa ăn của dân Do Thái ngày xưa đã ăn bữa sau cùng trước khi họ xuất hành từ đất nước Ai Cập trở về quê hương đất nước Do Thái, mà Thiên Chúa hứa ban cho họ.
Ngày xưa trước đó hàng ngàn năm trong bữa ăn sau cùng trước khi xuất hành thoát khỏi vòng nô lệ bên Ai Cập, người Do Thái đã theo lệnh của Thiên Chúa, ăn thịt con chiên còn non trẻ với rau đắng.
Vào buổi chiều tối ngày mừng lễ Vượt Qua theo luật lệ tập tục của Do Thái giáo, Chúa Giêsu Kitô đã cùng với các Môn đệ, 12 vị, ăn bữa sau cùng, nhưng không với thịt con chiên cùng rau đắng, mà đã dùng tấm bánh mì và chén rượu.
Trong bữa ăn tiệc ly Chúa Giêsu Kitô đã cầm lấy tấm Bánh và chén Rượu dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, đọc lời truyền khiến cho Bánh và Rượu trở bên Mình và Máu của chính Ngài làm của ăn cho tâm hồn đức tin Hội Thánh: Nầy là Mình Máu Thầy.
Đó là cử chỉ lời trăn trối của Chúa Giêsu Kitô trước khi Ngài chịu khổ hình chết trên thập gía, sau đó Ngài sống lại từ cõi chết và sau cùng trở về trời.
Ngài ra đi, nhưng không muốn để Hội Thánh, những người tin theo Ngài bị bỏ rơi bơ vơ. Vì thế Ngài đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể nhiệm mầu này trối lại làm thực phẩm nuôi dưỡng tinh thần đức tin cho họ.
Bí tích Mình Máu Chúa Giêsu lập ra với các Môn đệ ngày lễ Vượt Qua năm xưa, và Ngài cũng truyền ban cho các Ông quyền hành nhiệm vụ tiếp tục công việc này của Ngài: Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy.
Trong dòng lịch sử từ ngày đó Hội Thánh Chúa ở trần gian bắt đầu từ các Thánh Tông Đồ luôn duy trì tập tục đạo đức thánh thiêng này. Bí tích Mình Máu Thánh Chúa - còn được gọi là Bí Tích Thánh Thể- là Bí Tích trung tâm, như trái tim của con người, của các xúc động vật, trung tâm bơm lọc luân chuyển dòng máu đem sức sống nuôi dưỡng cho cơ thể được khoẻ mạnh sinh động.
Cũng vậy với Bí Tích Thánh Thể Mình Máu Thánh Chúa Giêsu luân truyền lương thực sức sống tinh thần tâm hồn đức tin con người.
Mỗi khi Hội Thánh Chúa cử hành thánh lễ Misa là thực hiện lời Chúa Giêsu trối lại theo lệnh truyền Ngài ban: lặp lại Bí Tích Mình Máu Thánh, mà Ngài đã thiết lập năm xưa: Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.
Tập tục ngày lễ mừng kính trọng thể Bí Tích Thánh Thể Mình Máu Thánh Chúa Giêsu hằng năm có từ năm 1246 do Đức Giám Mục Robert của Giáo phận Luettich nước Bỉ thiết lập đầu tiên trong giáo phận của ngài.
Đến thời Đức Giáo Hoàng Urban IV. vào năm 1264 tập tục lễ mừng kính này được mừng kính trong Hội Thánh Công Giáo.
Thời Đức Giáo Hoàng Gioan 22. vào năm 1317 ấn định thời điểm ngày mừng lễ nhất định như hiện nay.
Thánh Toma thành Aquino, đã soạn viết thánh ca cho ngày lễ mừng kính Thánh Thể rất thánh đức cùng cảm động diễn tả đức tin sâu thẳm vào mầu nhiệm Mình Máu Thánh Chúa qua bài thánh ca Pange lingua, bài Tantum ergo sacramentum.
Vào ngày lễ mừng kính có tập tục nơi các xứ đạo rước kiệu Mình Thánh Chúa xuyên qua những con đường trong làng, trong xứ xóm đạo với những trạm dừng có bàn thờ trang trí bông hoa, cờ quạt, đèn nến rất sinh động và rất đẹp.
Ngày nay tập tục rước kiệu Mình Thánh Chúa không còn diễn ra ở nhiều nơi nữa, cùng không sống động sầm uất đông đảo người tín hữu tham dự như ngày xưa nữa.
Tập tục trang trí bông hoa, cờ đèn nến rước kiệu mừng kính Bí Tích Mình Thánh Chúa ngoài trời nơi đường xá vừa nói lên tâm tình lòng vui mừng kính trọng phấn khởi cùng xin chúc lành của Mình Thánh Thánh Chúa xuống cho con người trần gian, và vừa diễm tả nếp sống đức tin của Hội Thánh đang luôn trên đường lữ hành ở trần gian.
“ praestet fides supplementum sensuum defectui - Ta hãy lấy đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì.” (Thánh Toma Aquino)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Putin không xong: Cắt ngắn diễn văn vì chân lắc như điên dại. Tổng tư lệnh quân Ukraine kêu gọi Mỹ
VietCatholic Media
03:05 14/06/2022
1. Putin cắt ngắn bài diễn văn vì chân lắc như điên dại
Tờ The Sun cho biết hôm Chúa Nhật 12 tháng 6, Tổng thống Nga, Vladimir Putin, đã được nhìn thấy run rẩy không thể kiểm soát và cố gắng để đứng vững trong khi những đồn đoán về tình trạng sức khỏe kém của ông ta ngày càng gia tăng.
Sức khỏe của nhà lãnh đạo Nga trước đó đã gây xôn xao vì người ta đồn đoán rằng ông có thể mắc phải những bệnh nặng - như các chứng ung thư và Parkinson.
Những tuyên bố này đã bị chính quyền của ông phủ nhận và vào tháng 3, Điện Cẩm Linh buộc phải công khai khẳng định rằng trạng thái tinh thần của Putin là 'bình thường'.
Tuy nhiên, một đoạn video quay cảnh bạo chúa đang run rẩy rõ ràng trong một lễ trao giải vào Chúa Nhật. Trong buổi lễ, chân của Putin run lập cập khi nghe nhà làm phim người Nga Nikita Mikhalkov phát biểu khi nhận giải thưởng cho tác phẩm của ông trong lĩnh vực nghệ thuật.
Đoạn phim cho thấy Putin đứng ngay khỏi bục, hai tay duỗi thẳng bên hông trong khi cố gắng đứng yên, rõ ràng là lắc lư qua lại theo một chuyển động nhấp nhô.
Ông ta cũng có thể được nhìn thấy liếc nhìn nhà làm phim đang nói như thầm ra hiệu cho ông ta cắt ngắn lại trong khi chân run rẩy, chuyển động từ bên này sang bên kia. Sau đó, Putin đã phải cắt ngắn bài diễn văn dọn sẵn của mình vì chân lắc như điên dại.
2. Tổng tư lệnh quân đội Ukraine kêu gọi Mỹ cung cấp thêm pháo 155 ly
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, Valeriy Zaluzhny, trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley, đã thông báo cho ông về tình hình hiện tại ở mặt trận và sự cần thiết của Ukraine phải thêm nhiều loại pháo mới càng sớm càng tốt.
Tổng tư lệnh Zaluzhny cho biết
“ Tôi nhấn mạnh rằng quân Nga tập trung nỗ lực chính ở phía bắc khu vực Luhansk. Họ sử dụng các hệ thống pháo binh bắn hàng loạt và, thật không may, họ có lợi thế về hỏa lực gấp mười lần chúng tôi. Bất chấp mọi thứ, chúng tôi tiếp tục giữ vững vị trí của mình. Mỗi mét đất Ukraine đều đổ máu, không chỉ của chúng tôi, mà còn của quân xâm lược Nga. Tình hình rất phức tạp, đặc biệt, ở thành phố Sievierodonetsk. Có tới bảy tiểu đoàn chiến thuật được quân Nga triển khai ở đó. Bất chấp hỏa lực dày đặc, chúng tôi đã ngăn chặn được quân Nga”.
Ông lưu ý rằng các lực lượng xâm lược của Nga, do không tiến được theo hướng Luhansk, đã tiếp tục pháo kích vào các khu dân cư ở Kharkiv, điều này đòi hỏi Lực lượng vũ trang Ukraine phải có hành động thích đáng.
Ngoài ra, các lực lượng vũ trang Nga tiếp tục nã pháo và súng cối vào các lực lượng phòng vệ Ukraine ở các vùng Chernihiv và Sumy. Lực lượng vũ trang Ukraine đang bắn trả. Zaluzhny cho biết tại một số khu vực, các lực lượng phòng thủ Ukraine đã tiến hành các cuộc phản công.
Theo ông, chiến tuyến hiện trải dài 2.450 km, với các cuộc chiến tích cực diễn ra dọc theo chiến tuyến dài 1.105 km.
“Tôi nhắc lại yêu cầu của mình với Tướng Milley – hãy giúp chúng tôi có thêm hệ thống pháo cỡ nòng 155 ly trong thời gian ngắn nhất có thể. Tôi cũng chia sẻ với ông về các mục tiêu chiến lược của Bộ Tổng Tham mưu Các lực lượng Vũ trang Ukraine. Việc hiểu rõ chiến lược đấu tranh vũ trang và các hoạt động của chúng tôi sẽ giúp bảo đảm tính minh bạch của quan hệ với các đối tác, định lượng và khung thời gian rõ ràng, dễ hiểu về hỗ trợ kỹ thuật quốc tế mà chúng tôi đang yêu cầu,” Zaluzhny nói thêm.
Theo Zaluzhny, ông cũng thảo luận với Milley về việc chuyển giao và sử dụng vũ khí đã được cung cấp bởi Mỹ, rút ra những tương tự với hệ thống cho thuê trong Thế chiến II và thảo luận về các kịch bản cho những phát triển tiếp theo.
3. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nhận định không ai biết cuộc chiến ở đất nước ông sẽ kéo dài bao lâu.
Trong bài phát biểu trên video hàng đêm của mình, Ông Zelenskiy cho biết ông tự hào về việc các lực lượng phòng thủ Ukraine đã kiềm chế được bước tiến của Nga ở khu vực Donbas, giáp biên giới với Nga và nơi quân ly khai được Mạc Tư Khoa hậu thuẫn đã kiểm soát phần lớn lãnh thổ trong 8 năm qua.
Ông Zelenskiy cho biết các lực lượng của Ukraine đã làm quá mức kỳ vọng khi ngăn chặn quân đội Nga tràn qua miền đông Ukraine, nơi giao tranh ác liệt nhất trong nhiều tuần qua.
“Hãy nhớ rằng ở Nga, vào đầu tháng 5, họ hy vọng chiếm được toàn bộ Donbas như thế nào?” tổng thống nói. “Đã là ngày thứ 108 của cuộc chiến, đã là tháng Sáu. Donbas đang được giữ vững.”
4. Cuộc tấn công của Nga vào Ternopil
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cung cấp thông tin cập nhật sau cuộc tấn công của Nga vào Ternopil, tuyên bố 10 người bị thương và vẫn đang trong bệnh viện.
Sau vụ tấn công hỏa tiễn vào vùng Ternopil, 10 người vẫn đang điều trị tại bệnh viện. Không có ý nghĩa chiến thuật hoặc chiến lược nào trong cuộc tấn công này, như trong phần lớn các cuộc tấn công khác của Nga. Đây là khủng bố, chỉ là khủng bố.
Trong số các nạn nhân có một bé gái 12 tuổi đến từ Kharkiv. Cô đến vùng Ternopil để chạy trốn khỏi quân đội Nga. Và những thực tế như vậy sẽ quyết định nhận thức về Nga trên thế giới. Không phải Peter thứ nhất hay Lev Tolstoy, mà là những đứa trẻ bị thương và bị giết bởi các cuộc tấn công của Nga”.
5. Đơn đăng ký thành viên Nato của Phần Lan và Thụy Điển
Tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg cho biết hôm Chúa Nhật trong chuyến thăm Phần Lan, rằng những lo ngại về an ninh do Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra nhằm phản đối việc Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO là hợp pháp.
“Đây là những lo ngại chính đáng. Đó là những lo ngại về khủng bố, và về xuất khẩu vũ khí,” Stoltenberg nói trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto khi đến thăm ông tại dinh thự mùa hè của ông ở Naantali, Phần Lan.
Thụy Điển và Phần Lan đã nộp đơn xin gia nhập liên minh phòng thủ phương Tây vào tháng trước, để đáp trả cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Nhưng họ đã vấp phải sự phản đối từ Thổ Nhĩ Kỳ, nước đã cáo buộc họ hỗ trợ và chứa chấp các tay súng người Kurd và các nhóm khác mà nước này coi là khủng bố.
Stoltenberg cho biết Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh quan trọng của liên minh do vị trí chiến lược trên Hắc Hải giữa Âu Châu và Trung Đông
6. Tài sản bị bắt giữ của Nga phải bị tịch thu ngay bây giờ
Mikhailo Podoliak, cố vấn chánh Văn phòng Tổng thống, nhấn mạnh sự cần thiết phải tịch thu các tài sản bị tịch thu của Liên bang Nga, vì Nga, cường quốc đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, phải trả giá cho các hộ gia đình bị phá hủy, tài sản bị mất, các vụ thảm sát, và những hậu quả khủng khiếp khác của cuộc xâm lược toàn diện.
Ông Podoliak nói:
“Các tài sản bị bắt của Nga nên bị tịch thu ngay hôm nay. Nước Nga phải trả giá cho chiến tranh, những ngôi nhà bị phá hủy và những vụ thảm sát. Chiến tranh, giá cả tăng cao, người tị nạn và nạn đói, kẻ gây ra những điều này phải trả giá cho nó.”
Tổng giá trị tài sản của Nga và Belarus bị Cục An ninh Kinh tế Ukraine thu giữ trị giá hơn 1.1 tỷ Mỹ Kim.
Vào đầu tháng 4, Văn phòng Tổng Công tố đã tạm giữ 17.800 toa xe lửa thuộc các doanh nghiệp Nga và Belarus, trong một phần của cuộc điều tra tội phạm về hành vi cố ý trốn thuế với số lượng đặc biệt lớn.
Theo sáng kiến của Cơ quan An ninh Ukraine, tài sản của các công ty Nga có liên hệ chặt chẽ với Putin, đã bị tịch thu.
Cũng tại Ukraine, tài sản, tài khoản và quyền công ty của nhóm công ty Nga “Tatneft” đã bị thu giữ. Tổng giá trị của chúng ước tính khoảng 67 triệu Mỹ Kim.
7. Bộ Trưởng Quốc Phòng Ukraine cảnh giác Nga đang gieo rắc sợ hãi, hoảng sợ khiến Ukraine đầu hàng
Nga đang cố gắng gieo rắc sự hoảng loạn và lo sợ để buộc Ukraine phải đầu hàng nhưng chiến thuật này không hiệu quả.
Ông Oleksiy Reznikov, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, đã nói như trên với tờ The Economist.
“Họ đang cố gắng tạo ra đủ loại hỗn loạn, hoảng sợ và lo lắng để khiến chúng tôi ký một lệnh đầu hàng,” Reznikov nói. “Nó không hoạt động. Chúng tôi thậm chí không gần một chút nào với tâm trạng đó”.
Ukraine hiện cần sự giúp đỡ nhanh chóng của phương Tây để ngăn chặn cuộc tấn công dữ dội, nhưng viện trợ đến không đủ nhanh. Ở một số khu vực, lực lượng Nga có hỏa lực gấp 10 lần Ukraine.
Nhiều hệ thống hỏa tiễn phóng đang được triển khai, dự kiến sẽ đến “sớm... có lẽ trong một tuần, có lẽ là hai.” Nhưng Ukraine cần chúng với số lượng lớn và có một quan ngại là việc các đồng minh của chúng tôi có đồng ý gởi các khí tài chiến tranh này cho chúng tôi hay không có thể phụ thuộc vào phản ứng của Nga.
Các chỉ huy quân sự phương Tây cũng bày tỏ lo ngại rằng Ukraine có thể không thể tiếp nhận được khả năng sử dụng các khí tài mới nhanh như họ muốn. Reznikov bác bỏ điều này: lính của ông làm chủ được pháo phương Tây chỉ trong hai tuần, ông nói. Ông tuyên bố rằng Ukraine đã sẵn sàng chuyển đổi vũ khí của mình sang các tiêu chuẩn của NATO trong vòng một tháng.
Reznikov nói: “Chế độ quan liêu và chủ nghĩa thực dụng của phương Tây hóa ra mạnh hơn nhiều so với các giá trị của nó. Đối với Pháp và Đức, Ukraine là một trở ngại khó chịu cản trở một cuộc sống thoải mái.
Là phó thủ tướng từ 2020-2021 Reznikov đứng đầu các cuộc đàm phán hòa bình của Ukraine với Nga về khu vực phía đông Donbas, nơi đã trải qua các cuộc giao tranh từ năm 2014. Đó là kinh nghiệm dạy cho ông rằng Nga không coi các thỏa thuận hòa bình là vĩnh viễn. Điều đó khiến một thỏa thuận đình chiến được đàm phán với Điện Cẩm Linh là không thể. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cũng phê bình Ông Emmanuel Macron, tổng thống Pháp - người đã nói rằng không được làm nhục Nga để có thể thương thuyết.
Reznikov tin rằng khi đến thời điểm, Ukraine sẽ đàm phán về một kiến trúc an ninh mới ở Âu Châu. Điều đó có nghĩa là bảo đảm an ninh từ các quốc gia mà Ukraine tin cậy.
8. Ukraine thiết lập hai tuyến đường xuất khẩu ngũ cốc qua Rumani, và Ba Lan
Ukraine đã thiết lập hai tuyến đường xuất khẩu ngũ cốc qua Rumani và Ba Lan, đồng thời đang đàm phán với các nước Baltic để thêm một hành lang thứ ba cho xuất khẩu lương thực.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Dmytro Senik đã cho biết như trên.
Theo Senik, an ninh lương thực toàn cầu đang gặp rủi ro do việc Nga xâm lược Ukraine đã khiến hoạt động xuất khẩu ngũ cốc ở Hắc Hải của Kyiv bị đình trệ, gây ra tình trạng thiếu hụt trên diện rộng và giá cả tăng vọt.
Senik nói với các nhà báo bên lề hội nghị thượng đỉnh an ninh Á Châu tại Singapore: “Những tuyến đường đó không hoàn hảo vì nó tạo ra những tắc nghẽn nhất định, nhưng chúng tôi đang cố gắng hết sức để phát triển những tuyến đường đó.
Xin nhắc lại rằng, do Nga phong tỏa các cảng biển của Ukraine, thị trường toàn cầu đã không nhận được 7 triệu tấn lúa mì, 14 triệu tấn ngô, 3 triệu tấn dầu hướng dương và 3 triệu tấn bánh ép hướng dương. Vào tháng 5 năm 2022, Ukraine đã xuất khẩu 1,743 triệu tấn ngũ cốc, hạt có dầu và các sản phẩm chế biến bằng các loại phương tiện vận tải, bằng 180% khối lượng của tháng Tư.
9. Số lượng các chính trị gia thân Nga ở Nhật Bản “rất nhỏ”
Các chính trị gia thân Nga ở Nhật Bản, những người cho rằng việc NATO tiếp cận biên giới của Nga là nguyên nhân cho cuộc xâm lược Ukraine, chỉ là một phần nhỏ không ai lắng nghe.
Đại sứ Ukraine tại Nhật Bản Serhiy Korsunsky, đã cho biết như trên.
“Ở Nhật Bản, có một số cựu chính trị gia và những người đang tại chức công khai thân Nga và không giấu giếm điều đó. Cả nước Nhật đều nhận thức được thái độ của họ. Không chỉ là những người ở bên lề, họ chỉ là một phần nhỏ trong nền chính trị Nhật Bản.”
Korsunsky lưu ý rằng các chính trị gia này không kêu gọi Ukraine công nhận việc sáp nhập các vùng lãnh thổ vì “điều này nằm ngoài nhận thức của người Nhật về thế giới”. Đồng thời, nhà ngoại giao nói thêm rằng những người này xem đường lối của NATO đối với biên giới của Nga là nguyên nhân gây ra cuộc chiến đang diễn ra.
“Người ta cho rằng Nga đã bị đe dọa và chính người Mỹ đã khiêu khích mọi người, v.v., mặc dù thực tế là an ninh của Nhật Bản được Mỹ bảo đảm… Nhưng không ai nghe họ. Đây là những người nổi tiếng đã nói rõ lập trường của họ”, Korsunsky nói.
“Đó vẫn là một tình huống hoàn toàn khác so với ở Âu Châu. Các nước trong khu vực hầu như không phụ thuộc vào Nga về kinh tế, ngoại trừ Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Ở đây, vị trí của Trung Quốc quan trọng hơn và nó đang được theo dõi,” vị đại sứ giải thích.
Hôm 23/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã lên án hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine và bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Ukraine.
Trùm cộng sản Ortega trục xuất Sứ Thần Tòa Thánh, 190 cuộc tấn công chống lại Giáo Hội Nicaragua
VietCatholic Media
05:00 14/06/2022
1. Tòa thượng phụ Chính thống giáo Hy Lạp tại Giêrusalem tố cáo những người định cư Do Thái đột nhập phá hoại
Giáo Hội Chính thống Hy Lạp tại Giêrusalem vừa ra thông báo tố cáo những người định cư Do Thái xâm phạm tài sản của mình.
Vào khoảng 10:30 sáng thứ Hai ngày 6 tháng 6, giờ địa phương, những người cực đoan chiếm đóng của Israel đã “xâm nhập vào Vườn Hy Lạp trên núi Zion ở Giêrusalem, tài sản của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Hy Lạp ở Giêrusalem,” tuyên bố cho biết.
Theo báo cáo, những kẻ xâm nhập đã xáo trộn tài sản, đào mộ và ném rác trong sân, trong một cuộc tấn công vừa mang tính khiêu khích vừa là cuộc tấn công có hệ thống vào các nhà thờ.
Phối hợp với cảnh sát địa phương, Tòa Thượng Phụ đã quyết định khóa cổng vào tài sản của họ trước ngày lễ Shavuot của người Do Thái, vì những kẻ cực đoan thường xâm nhập vào địa điểm này trong ngày lễ
“Những kẻ xâm nhập tuyên bố rằng tài sản này thuộc về Vua David, phá khóa và đột nhập vào tài sản. Khi đối mặt một cách hòa bình với người quản lý khuôn viên nhà thờ, họ đã hành động hung hăng, đe dọa người quản lý khuôn viên bằng cách nói rằng họ sẽ ‘móc mắt’ anh ta và rằng họ sẽ tìm và giết anh ta.”
“Bên trong khu vườn, những người cực đoan cũng đã phá hàng rào bảo vệ nhà nguyện trong khuôn viên, nơi sẽ được sử dụng trong tuần này để kỷ niệm Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống. Những người đàn ông vượt qua các rào cản và leo vào nhà nguyện, một không gian tôn nghiêm và thánh thiện đối với các tín hữu Kitô, nơi thật đáng buồn đã bị những nhóm này làm ô uế”.
Tuyên bố nói thêm, “Ngay sau khi sự việc xảy ra, nhân viên của Tòa Thượng Phụ cùng với người giữ nhà nguyện đã đệ trình báo cáo với cảnh sát, và phúc trình của cảnh sát đã được đưa ra, và chúng tôi hoan nghênh một cuộc điều tra kỹ lưỡng và tăng cường an ninh để bảo vệ tài sản này và tính mạng của người giữ nhà nguyện.”
Tuyên bố nhấn mạnh rằng “Các biện pháp này thường được áp dụng cho các nhóm thiểu số tôn giáo đang bị đe dọa trên khắp các nền dân chủ phương Tây, và các tín hữu Kitô ở Giêrusalem cũng không phải là ngoại lệ”.
“Các mối đe dọa chết người đối với nhân viên nhà thờ và phá hủy tài sản tư nhân và các thánh địa là không thể chấp nhận được. Ngoài ra, thời gian của hành động này cũng đáng quan tâm đối với các nhà thờ - đó là một sự khiêu khích trong tuần dẫn đến các buổi lễ thánh diễn ra tại địa điểm khi chúng ta nhớ đến sự xuất hiện của Chúa Thánh Thần và sự phát triển của Giáo Hội qua Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Chúng tôi mời các cơ quan truyền thông và các nhà ngoại giao tham gia Tòa Thượng phụ Giêrusalem để tham dự Lễ Hiện xuống vào lúc 8 giờ sáng Thứ Hai ngày 13 tháng 6 trong một hành động đoàn kết hòa bình với các Giáo Hội.”
Source:greekcitytimes.com
2. 190 cuộc tấn công chống lại Giáo Hội ở Nicaragua dưới thời Daniel Ortega kể từ năm 2018, báo cáo cho biết
Trong vòng chưa đầy 4 năm, Giáo Hội Công Giáo ở Nicaragua đã trở thành mục tiêu của 190 cuộc tấn công và khủng bố, bao gồm vụ hỏa hoạn ở nhà thờ chính tòa Managua, cũng như sự quấy rối và bắt bớ của cảnh sát đối với các giám mục và linh mục dưới chế độ của Daniel Ortega, tổng thống cộng sản của quốc gia này.
Bản báo cáo, “Nicaragua: Một Giáo hội bị bức hại (2018-2022)” của luật sư Martha Patricia Molina Montenegro, thành viên của Đài quan sát chống tham nhũng và minh bạch, lưu ý rằng” vai trò của Giáo Hội Công Giáo là cơ bản trong cuộc khủng hoảng vi phạm nhân quyền mà Nicaragua đang phải đối mặt. “
Báo cáo của luật sư cho thấy để đáp lại vai trò của Giáo Hội Công Giáo, chế độ Ortega, người đã cai trị Nicaragua liên tục từ năm 2007 cùng với vợ là Rosario Murillo (với tư cách là Đệ nhất phu nhân và hiện là phó tổng thống), “đã khởi xướng một cuộc đàn áp bừa bãi chống lại các giám mục, linh mục., các chủng sinh, các nhóm tôn giáo, giáo dân và hướng tới mọi thứ có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với Giáo Hội Công Giáo. “
Tài liệu chỉ ra cuộc khủng hoảng nổ ra vào tháng 4 năm 2018 với các cuộc biểu tình ở Nicaragua trước một loạt cải cách đối với hệ thống an sinh xã hội, nhằm tăng mức đóng góp của các công ty và nhân viên, cũng như các khoản khấu trừ cho người về hưu.
Các cuộc biểu tình bắt đầu ở thành phố León và lan rộng khắp đất nước. Báo cáo nêu rõ cuộc đàn áp bạo lực của chính phủ khiến ít nhất 355 người thiệt mạng.
Năm 2021, giữa những cáo buộc gian lận và cuộc đàn áp chính trị của các ứng cử viên tổng thống đối thủ, Ortega đã tái đắc cử lần thứ ba với tư cách tổng thống Nicaragua.
Tài liệu lưu ý “Trước tháng 4 năm 2018, các vụ tấn Công Giáo Hội diễn ra lẻ tẻ. Sau ngày đó, sự thù địch gia tăng và giọng điệu ngày càng tồi tệ hơn”.
Báo cáo chỉ ra rằng “Ngôn từ công kích và đe dọa của cặp vợ chồng tổng thống chống lại hàng giáo phẩm Công Giáo ngày càng trở nên rõ ràng và thường xuyên hơn; và các hành động của một số tổ chức chính quyền chống lại công việc bác ái của Giáo Hội đã gia tăng”.
Điều tra của Molina cho biết: mặc dù “chúng tôi không thể khẳng định rằng tất cả các cuộc tấn công được tổng hợp trong nghiên cứu này đã được lên kế hoạch và thực hiện bởi những người ủng hộ Ortega-Murillo, nhưng họ không thể chối cãi tội lỗi trong hầu hết các sự kiện.”
“Sự thật là trong những năm trước khi Tổng thống Ortega nắm quyền, những cuộc tấn công trực diện nhằm vào tổ chức tôn giáo này chưa từng xảy ra”.
Báo cáo lưu ý rằng trong năm 2018, đã có 46 cuộc tấn công chống lại Giáo Hội Công Giáo, bao gồm một đám đông xâm nhập vào nhà thờ chính tòa Managua, đe dọa lấy mạng các linh mục Nicaragua và xúc phạm các nhà thờ khác nhau.
Trong năm 2019, 48 cuộc tấn công đã diễn ra, bao gồm cả những lời đe dọa giết chết Giám Mục Phụ Tá của Managua, là Đức Cha Silvio José Báez Ortega, khiến ngài đã phải sống lưu vong bên ngoài Nicaragua từ năm 2019 đến nay.
Vào năm 2020, đã có 40 cuộc tấn công chống lại Nhà thờ, bao gồm cả những cuộc phạm thánh, và vụ tấn công bằng bom lửa vào nhà thờ chính tòa Managua, làm hư hại nhà nguyện Máu Châu Báu Chúa Kitô.
Vào năm 2021, 35 vụ tấn công khác đã được ghi nhận, bao gồm cả việc xúc phạm và cướp phá nhà thờ, cũng như những lời xúc phạm của Daniel Ortega đối với các giám mục và linh mục Công Giáo.
Cho đến nay vào năm 2022, đã có 21 vụ tấn công được ghi nhận, bao gồm cả việc cảnh sát quấy rối vào tháng 5 đối với Đức Cha Rolando José Álvarez, của Matagalpa, người cũng là giám quản tông tòa của Giáo phận Estelí.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Thánh Cha Phanxicô: Nội dung khiêu dâm là 'mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng'
Hôm thứ Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về những thách thức mà các gia đình phải đối mặt, bao gồm các mối đe dọa đối với phẩm giá con người như nội dung khiêu dâm và mang thai hộ.
“Chúng ta cũng phải nói về tai họa của nội dung khiêu dâm, hiện đang lan tràn khắp nơi qua trang web,” Đức Giáo Hoàng nói tại Vatican vào ngày 10 tháng 6.
“Nó phải bị tố cáo là một cuộc tấn công thường trực vào nhân phẩm của những người nam nữ. Nó không chỉ là vấn đề bảo vệ trẻ em - một nhiệm vụ cấp bách của chính quyền và tất cả chúng ta - mà còn phải được tuyên bố rõ ràng rằng nội dung khiêu dâm là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng,” Đức Thánh Cha đã đưa ra lập trường trên với các thành viên của một mạng lưới hiệp hội gia đình.
Trích dẫn một bài phát biểu năm 2017 mà ngài đã phát biểu trước một đại hội về phẩm giá trẻ em trên mạng, Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng “sẽ là một ảo tưởng nghiêm trọng khi nghĩ rằng một xã hội mà ở đó người lớn đang sử dụng tình dục bất thường trên mạng lại có khả năng bảo vệ trẻ vị thành niên một cách hiệu quả. “
Mạng lưới gia đình, trường học và cộng đồng địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại nội dung khiêu dâm và giúp chữa lành vết thương cho những người nghiện.
“Nhân phẩm của nam giới và phụ nữ cũng bị đe dọa bởi thực hành vô nhân đạo và ngày càng phổ biến của việc 'cho thuê tử cung', trong đó phụ nữ, hầu như luôn luôn là những người nghèo, bị bóc lột và trẻ em bị coi như hàng hóa.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về một số thách thức mà các gia đình phải đối mặt trong cuộc họp với các thành viên của Liên đoàn các Hiệp hội Gia đình Công Giáo ở Âu Châu, gọi tắt là FAFCE.
FAFCE là một tổ chức hỗ trợ các gia đình Công Giáo và thúc đẩy thảo luận về các vấn đề chính sách gia đình trong các tổ chức Âu Châu và chính quyền địa phương. Nhóm đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô trước hội nghị ngày 10 tháng 6 về gia đình, được tổ chức tại Rôma trước Cuộc họp Thế giới về Gia đình 2022.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Giáo Hoàng khuyến khích tổ chức ủng hộ gia đình tiếp tục sứ mệnh của mình trong thời kỳ “không chỉ là thời đại thay đổi, mà còn phải là thay đổi thời đại”.
Ngài nói, đó có thể là thời điểm chán nản đối với các gia đình, “nhưng, với ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta được kêu gọi làm việc với hy vọng và tin tưởng, trong sự hiệp thông hữu hiệu với Giáo hội.”
“Vì vậy, gia đình dựa trên hôn nhân là trung tâm. Nó là tế bào đầu tiên của các cộng đồng của chúng ta và phải được công nhận như vậy, với chức năng chung, duy nhất và không thể thiếu của nó “
Giáo hoàng cũng lo lắng về những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, và “đại dịch tiềm ẩn” của sự cô đơn.
Ngài lưu ý: “Trong khi nhiều gia đình đã tái khám phá mình là Giáo Hội tại gia, thì cũng đúng là có quá nhiều gia đình đã trải qua sự cô đơn, và mối quan hệ của họ với các Bí tích thường chỉ trở nên ảo”.
Đề cập đến chủ đề môi trường, Đức Thánh Cha Phanxicô không đồng ý với quan điểm cho rằng trẻ em có tác động tiêu cực đến hệ sinh thái của thế giới.
Trích dẫn Nghị quyết của Hội đồng FAFCE năm 2021, ngài nói, “không thể áp dụng khái niệm 'dấu chân sinh thái' cho trẻ em, vì chúng là một nguồn lực không thể thiếu cho tương lai. Thay vào đó, chủ nghĩa tiêu dùng và chủ nghĩa cá nhân phải được đề cập đến, bằng cách coi các gia đình là ví dụ tốt nhất về tối ưu hóa nguồn lực “.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Việc có con không bao giờ được coi là thiếu trách nhiệm đối với sự sáng tạo hoặc tài nguyên thiên nhiên của nó.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói về tấm gương quan trọng của các gia đình gắn bó với nhau có thể đưa ra, và cách họ có thể làm việc để mang lại hòa bình, đặc biệt là vào thời điểm nhiều gia đình ly tán do chiến tranh ở Ukraine.
Source:Catholic News Agency
Zelenskiy: Trận chiến Donbas thật kinh hoàng. Man rợ: Phụ nữ Nga phản chiến bị cảnh sát làm nhục.
VietCatholic Media
15:52 14/06/2022
1. Phần Lan cho biết Nga sử dụng 'vũ khí hủy diệt hàng loạt' ở Ukraine
Tổng thống Phần Lan, Sauli Niinistö, cho biết Nga đang chiến thắng trên chiến trường vì sử dụng những vũ khí hạng nặng hơn - bao gồm cả bom nhiệt áp.
Phát biểu với các phóng viên trong cuộc nói chuyện về chính sách an ninh tại dinh thự mùa hè của mình ở Naantali, Niinistö cho biết:
Chúng ta đang hỗ trợ Ukraine với vũ khí ngày càng nặng hơn. Nhưng ngay khi chúng ta vẫn còn đang tiếp tục suy tư về việc nên cung cấp các vũ khí nặng đến cỡ nào, Nga đã bắt đầu sử dụng các vũ khí rất mạnh, nếu không muốn nói là mạnh nhất trong những vũ khí phi hạt nhân, kể cả bom nhiệt áp mà thực chất là vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Các nước Ukraine và NATO, bao gồm cả Anh, đã cáo buộc Nga sử dụng vũ khí nhiệt áp, có sức công phá mạnh hơn chất nổ thông thường.
“Nếu Putin chiến thắng ở Ukraine, Phần Lan và Thụy Điển sẽ nằm trong tầm ngắm của Putin”, Tổng thống Sauli Niinistö cảnh báo.
2. Tổng thống Zelenskiy cho biết trận chiến Donbas thật kinh hoàng
Trong diễn văn video vào tối thứ Hai 13 tháng Sáu, tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trận chiến căng thẳng giành kiểm soát Sievierodonetsk đang gây thiệt hại “kinh hoàng” cho Ukraine. Quân Nga được tường trình đã tung vào chiến trường này một lực lượng đông gấp 10 lần, với một hỏa lực cũng gấp 10 lần quân Ukraine. Sievierodonetsk được tường trình là một nghĩa trang mênh mông với xác lính Nga. Dù vậy, do ưu thế về quân số và hỏa lực, quân Nga đang tiến gần hơn trong việc chiếm hoàn toàn thành phố chiến lược phía đông này.
Tổng thống Ukraine đã đưa ra bình luận trong bài phát biểu hàng đêm với quốc gia và lưu ý rằng cuộc giao tranh đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân thường và quân đội Ukraine.
“Chúng ta đang phải trả giá rất cao cho trận chiến này. Thật là đáng sợ,” Ông Zelenskiy ngậm ngùi nói.
Trận chiến giành lại Donbas chắc chắn sẽ được lịch sử quân sự ghi nhớ như một trong những trận chiến bạo lực nhất ở Âu Châu.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov tuần trước cho biết có tới 100 binh sĩ của ông chết hàng ngày và 500 người bị thương trong cuộc giao tranh dữ dội chống lại quân đội Nga, trong một thông báo hiếm hoi về con số thương vong.
Trước đó, Ông Zelenskiy, cho biết quân đội của ông mất “từ 60 đến 100 binh sĩ” mỗi ngày, trong khi các ước tính khác đưa ra các con số cao hơn, với các chuyên gia dự đoán những tổn thất cao như thế có thể sớm đưa cuộc xung đột đến “điểm tới hạn”, cụ thể là cả hai bên đều phải ngừng bắn vì thương vong quá cao.
Quân đội Nga đã tiến vào Sievierodonetsk trong khuôn khổ cuộc tấn công quy mô lớn của họ ở khu vực phía đông Donbas sau khi không chiếm được thủ đô Kyiv. Đây là thành phố lớn nhất ở khu vực phía đông Luhansk, tạo thành một phần của Donbas, vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine.
Ông Zelenskiy đã bày tỏ lo ngại về việc mất dần sự ủng hộ từ phương Tây khi cuộc xung đột kéo dài, đã lặp lại lời cầu xin trước đó đối với các loại vũ khí quân sự ngày càng nặng hơn từ các đồng minh bao gồm Mỹ và Anh:
“Chúng ta đang đối phó với cái ác tuyệt đối. Và chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiến lên và giải phóng lãnh thổ của mình,” ông nói với quốc dân đồng bào.
“Chúng tôi thu hút sự chú ý của các đối tác hàng ngày về thực tế là cần phải có đủ số lượng pháo hiện đại cho Ukraine để bảo đảm lợi thế của chúng ta và cuối cùng là dấu chấm hết cho việc Nga tra tấn Donbas của Ukraine.”
Serhiy Haiday, thống đốc khu vực Luhansk, hôm thứ Hai cho biết các lực lượng Nga kiểm soát 70 đến 80% Sievierodonetsk, nhưng không bao vây hoặc chiếm được thành phố này trong bối cảnh Ukraine kháng cự dữ dội.
Nhưng ông nói thêm rằng việc di tản khỏi thành phố và tiếp cận thành phố này là không thể bởi vì cây cầu cuối cùng trong số ba cây cầu dẫn vào thành phố hiện đã bị nổ tung.
3. Hai mươi phụ nữ tham gia cuộc biểu tình chống chiến tranh Ukraine tại Mạc Tư Khoa bị bắt buộc khoả thân trước cảnh sát Nga. Ủy viên Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lên tiếng.
Lãnh đạo Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet đã gọi “việc bắt giữ tùy tiện một số lượng lớn những người biểu tình chống chiến tranh” ở Nga là “đáng lo ngại”.
Phát biểu tại phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva hôm thứ Hai, Bachelet nói rằng Nga đã đưa ra “các luật hình sự mới” bao gồm “các lệnh cấm mơ hồ về việc phổ biến thông tin dựa trên những quan niệm mơ hồ và khó xác định, bao gồm những hạn từ 'tin tức sai sự thật' hoặc 'không thông tin khách quan’.
“Tôi cũng lấy làm tiếc về sự gia tăng kiểm duyệt và hạn chế đối với các phương tiện truyền thông độc lập,” bà Bachelet, cựu tổng thống Chí Lợi hai nhiệm kỳ, nói tại phiên họp.
Bachelet trước đó đã nói với các nhà ngoại giao rằng “cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục tàn phá cuộc sống của nhiều người, gây ra sự tàn phá và hủy diệt” và “nỗi kinh hoàng gây ra cho dân thường sẽ để lại dấu ấn không thể xóa nhòa của họ, kể cả cho các thế hệ sau”.
Bà Bachelet cũng lên tiếng phản đối vụ cảnh sát Nga đã bắt giữ 20 phụ nữ phản đối cuộc chiến của Vladimir Putin ở Ukraine và buộc họ cởi quần áo và ngồi xổm 5 lần 'trước ống kính cảnh sát'.
Luật sư của nhóm 20 phụ nữ Nga cho biết thân chủ của họ tuổi từ 18 đến 27 đã bị vây bắt tại một cuộc biểu tình ở thành phố Nizhny Novgorod và bị đối xử 'nhục nhã nhằm hạ nhục'.
Các nữ cảnh sát ra lệnh cho họ cởi quần áo, nhưng trong một số trường hợp, cửa phòng giam đã mở và các cảnh sát nam bước vào.
Camera cũng được gắn đầy những nơi giam giữ. Trong khi đó, những người đàn ông bị giam giữ không hề bị buộc phải cởi quần áo và ngồi xổm như thế.
'Tôi rất phẫn nộ khi từng người trong số họ bị khám xét một cách nhục nhã tại trung tâm giam giữ, vi phạm pháp luật của chúng tôi', luật sư Olimpiada Usanova, người sẽ thay mặt những người phụ nữ ra tòa để phản đối cách đối xử của họ.
4. Thị trưởng Mariupol cáo buộc 'những kẻ phản bội' chuyển giao cho Nga tọa độ những nơi quan trọng
Thị trưởng Mariupol, Vadym Boychenko, đã cáo buộc “những kẻ phản bội” đã chuyển thông tin quan trọng cho các lực lượng Nga trong cuộc bắn phá thành phố cảng phía nam vào đầu cuộc xâm lược Ukraine.
Boychenko, người đã rời Mariupol, nói với BBC rằng việc phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng của thành phố, bao gồm cả nguồn cung cấp điện, đã được phối hợp nhịp nhàng vì những “kẻ phản bội” này đã cung cấp cho Nga các tọa độ cần thiết.
Boychenko nói:
Họ biết nơi để tấn công. Có rất nhiều kẻ phản bội đã đưa ra các tọa độ. Tất cả mọi thứ chúng tôi có, mọi thứ được coi là cơ sở hạ tầng quan trọng của thành phố, đã bị phá hủy trong bảy ngày đầu tiên.
Có 15 nguồn cung cấp điện trong thành phố. Ngay cả thị trưởng cũng không biết tất cả họ đang ở đâu. Nhưng người Nga đã biết rất rõ và trong một tuần đã phá hủy tất cả 15 nơi này. Thành phố không còn ánh sáng.
Ông nói, các điểm dẫn nước, đường dây liên lạc và kho dự trữ thực phẩm và thuốc men cũng đã bị tấn công.
Ông cáo buộc “những kẻ phản bội” là đại biểu hội đồng thành phố từ đảng thân Nga, có tên là “Nền tảng đối lập - Vì sự sống”, hiện đang cai trị thành phố dưới sự chiếm đóng của Nga.
Boychenko cũng nói với BBC rằng hơn 100.000 người vẫn đang bị mắc kẹt trong thành phố do Nga chiếm đóng, nơi họ “không có nước sạch. Không có thức ăn, không có điện, không có thuốc men”.
Boychenko nói:
Các bệnh viện đã bị hư hại, các bác sĩ đã thiệt mạng. Mọi người không sống ở đó, họ tồn tại, chiến đấu để giành lấy thức ăn.
Tình hình ở Mariupol là “thảm khốc”, Boychenko nói, với “nhiều thi thể vẫn còn dưới đống đổ nát”.
Theo các bác sĩ, mùa hè này ở Mariupol sẽ rất kinh khủng. Và nó có thể cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người.
Bộ Quốc phòng Anh tuần trước cho biết có nguy cơ bùng phát dịch tả lớn ở Mariupol vì các dịch vụ y tế gần như sụp đổ.
5. Hơn 15.000 triệu phú dự kiến sẽ rời khỏi Nga trong năm nay
Theo một phân tích về dữ liệu di cư, hơn 15.000 triệu phú dự kiến sẽ rời khỏi Nga trong năm nay, khi các công dân giàu có quay lưng lại với chế độ của Vladmir Putin sau cuộc xâm lược Ukraine.
Khoảng 15% người Nga có tài sản hơn 1 triệu đô la (820.000 bảng Anh) dự kiến sẽ di cư sang các quốc gia khác vào cuối năm 2022, theo các dự án dựa trên dữ liệu di cư của Henley và Partners, một công ty có trụ sở tại London, chuyên làm mai mối giữa giới siêu giàu và các quốc gia sẵn sàng bán quyền công dân của họ.
Andrew Amoils, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của New World Wealth, nơi đã tổng hợp dữ liệu cho Henley, cho biết: “Nga đã xuất hiện nhiều triệu phú trong những năm gần đây. Các cá nhân giàu có đã di cư khỏi Nga với số lượng tăng đều hàng năm trong thập kỷ qua, một dấu hiệu cảnh báo sớm về những vấn đề hiện tại mà đất nước này đang phải đối mặt. Trong lịch sử, những sự sụp đổ của các quốc gia lớn thường được tiên báo bởi sự gia tốc làn sóng di cư của những người giàu có, họ thường là những người đầu tiên rời đi vì họ có đủ phương tiện để làm điều đó”.
Những người giàu có trên thế giới thường chuyển đến Mỹ và Anh nhưng Henley cho biết Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất dự kiến sẽ vượt qua họ để trở thành điểm đến số một cho các triệu phú di cư người Nga. Henley cho biết trong báo cáo của mình: “Vương quốc Anh đã mất vương miện trung tâm di cư, và Mỹ đang lụi tàn nhanh chóng như một nam châm thu hút người giàu trên thế giới, trong khi Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất dự kiến sẽ vượt qua Hoa Kỳ khi thu hút dòng vốn triệu phú lớn nhất trên toàn cầu vào năm 2022”, Henley cho biết trong báo cáo của mình. dựa trên việc “theo dõi một cách có hệ thống các xu hướng di cư của các tư nhân giàu có quốc tế”.
Khoảng 4.000 người Nga giàu có dự kiến sẽ chuyển đến Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất. 3.500 người sẽ đến Úc, Singapore 2.800 và Israel 2.500.
Một số lượng lớn các triệu phú cũng được cho là sẽ chuyển đến ba quốc gia bắt đầu bằng chữ M: là Malta, Mauritius và Monaco.
6. Tòa Bạch Ốc nói Putin hoàn toàn vũ khí hóa thực phẩm bằng cách ngăn chặn xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine
Thiếu tướng John Kirby, Điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ về Truyền thông Chiến lược khẳng định rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin “rõ ràng đã vũ khí hóa thực phẩm” trong cuộc xâm lược Ukraine.
Kirby cho biết chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden và các quốc gia đối tác đang nỗ lực khắc phục tình trạng phong tỏa xuất khẩu gây ra tình trạng thiếu lương thực toàn cầu.
“Điều này hoàn toàn là chiến lược vũ khí hóa lương thực - Ông Putin đã vũ khí hóa lương thực, và chúng tôi đang làm việc chăm chỉ với cộng đồng quốc tế và Liên Hiệp Quốc để tìm cách đưa ngũ cốc của Ukraine ra ngoài thị trường nơi nó phải thuộc về”, Tướng Kirby nói.
Tướng Kirby cảnh báo việc phong tỏa xuất khẩu của Nga “sẽ có tác động toàn cầu”.
Ông nói: “Chúng ta cũng sẽ cảm nhận được phần nào điều đó ở đây, đó là lý do tại sao chúng tôi đang nỗ lực cố gắng tìm ra các tuyến đường thay thế để đưa một số hạt đó ra ngoài.
Đầu tuần này, CNN đưa tin cuộc chiến của Nga ở Ukraine có thể đẩy tới 49 triệu người vào nạn đói hoặc các tình trạng tương tự như nạn đói vì tác động tàn phá của nó đối với nguồn cung và giá lương thực toàn cầu, theo ước tính của Liên Hiệp Quốc.
7. Số lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới sẽ tăng lên trong thập kỷ tới
Các nhà nghiên cứu cho biết, số lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới sẽ tăng trong thập kỷ tới sau 35 năm suy giảm khi căng thẳng toàn cầu bùng phát trong bối cảnh Nga tham chiến ở Ukraine.
Theo Ông Stefan Löfven, nguyên Thủ tướng Thụy Điển từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 11, 2021, và là một nhà lãnh đạo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế ở Stockholm, gọi tắt là SIPRI: Chín cường quốc hạt nhân - Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Israel, Triều Tiên, Pakistan, Mỹ và Nga - có 12.705 đầu đạn hạt nhân vào đầu năm 2022, tức là ít hơn 375 đầu đạn so với đầu năm 2021.
Con số này đã giảm xuống từ mức cao hơn 70.000 vào năm 1986, do Mỹ và Nga đã giảm dần kho vũ khí khổng lồ được xây dựng trong Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, kỷ nguyên giải trừ quân bị này dường như sắp kết thúc và nguy cơ leo thang hạt nhân hiện đang ở mức cao nhất trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, nhà lãnh đạo của SIPRI cho biết.
Chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ đi đến điểm, lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, số lượng vũ khí hạt nhân toàn cầu trên thế giới có thể bắt đầu tăng lần đầu tiên.
Đó thực sự là một loại phát triển nguy hiểm.
Sau khi giảm “nhẹ” vào năm ngoái, “các kho vũ khí hạt nhân dự kiến sẽ phát triển trong thập kỷ tới”, SIPRI cho biết.
Trong cuộc chiến ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần đề cập đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, một số quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và Anh, đang chính thức hoặc không chính thức hiện đại hóa hoặc tăng cường kho vũ khí của họ.
Sẽ rất khó để đạt được tiến bộ về giải trừ quân bị trong những năm tới vì cuộc chiến tại Ukraine và vì cách Putin nói về vũ khí hạt nhân của mình.
Ông nói thêm, những tuyên bố đáng lo ngại này đang thúc đẩy “rất nhiều quốc gia có vũ trang hạt nhân khác phải suy nghĩ về các chiến lược hạt nhân của riêng họ”.
8. Ủy ban phòng chống tra tấn của Nga đã giải tán
Hôm Chúa Nhật, người đứng đầu Ủy ban Phòng chống Tra tấn Nga thông báo rằng ông đã phải giải tán tổ chức này sau khi chính quyền Nga gán cho tổ chức của ông là “đặc vụ nước ngoài”.
Ông Sergei Babinets, gọi việc chụp mũ này của chính quyền Nga là một “sự xúc phạm”. Tuy nhiên”, ông nói: “Chúng tôi không muốn tiếp tục làm việc sau khi bị chụp mũ là ‘các đặc vụ nước ngoài’. Chúng tôi coi thuật ngữ này là một sự xúc phạm và vu khống”
“Bất chấp tầm quan trọng rõ ràng của sứ mệnh của chúng tôi, các nhà chức trách đã cố gắng trong nhiều năm qua để mô tả nó là một tổ chức ngoại lai và có hại,” ông nói.
“Các nhà chức trách đang gửi đi một tín hiệu rằng tra tấn đang trở thành (hoặc đã trở thành) một phần trong chính sách của chính phủ”.
Tổ chức này được thành lập cách đây 22 năm và đã thực hiện nhiều chiến dịch kêu gọi nhà chức trách điều tra hành vi ngược đãi của lực lượng cảnh vệ và thực hiện các biện pháp ngăn chặn.
Đã từng bị chụp mũ là “đặc vụ nước ngoài” vào năm 2015 và một lần nữa vào năm 2016, tổ chức đã quyết định tự giải thể trước khi bị bắt.
Lời cầu liên lỉ 42 năm được nhận lời: Em bé biến mất được tìm thấy. Pakistan chặn sách gởi cho Đức Thánh Cha
VietCatholic Media
16:47 14/06/2022
1. Em bé biến mất cùng cha mẹ bị sát hại 42 năm trước được tìm thấy vẫn sống khỏe mạnh
Holly Marie mất tích ngay sau khi chuyển từ Florida đến Texas cùng với cha mẹ của cô, những người mà thi hài của họ đã được xác định vào năm ngoái, bốn thập kỷ sau khi họ bị sát hại
Thi thể của cha mẹ Holly Marie được xác định vào tháng 10 năm 2021, sau khi được tìm thấy ở Texas vào năm 1981.
Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào của bé Holly cho đến gần đây khi cô bé được tìm thấy đang sống ở Oklahoma và được xác định danh tính.
Gia đình đã nuôi dưỡng Holly không bị coi là nghi phạm trong vụ án mạng của cha mẹ cô.
Theo tờ Houston Chronicle, Donna Casasanta, mẹ của Harold Dean, đã dành 4 thập kỷ qua để tìm kiếm câu trả lời, và tuần này rất vui khi nhận được một cuộc điện thoại xác nhận rằng Holly đã được tìm thấy.
“Tìm thấy Holly là một món quà sinh nhật từ thiên đường kể từ khi chúng tôi thấy cháu lần cuối cùng cách đây hơn 4 thập niên,” Bà Casasanta nói trong một tuyên bố do phát ngôn nhân của gia đình đưa ra cho Houston Chronicle.
“Tôi đã cầu nguyện hơn 40 năm để tìm câu trả lời và Chúa đã đáp lời tôi.”
Bà Casasanta thường xuyên nhận được thư từ con trai mình sau khi anh chuyển đến Texas, trước khi những lá thư ấy đột ngột dừng lại vào tháng 10 năm 1980.
Vài tháng sau, bà nhận được một cuộc gọi nặc danh từ một người nói rằng cô đã tìm thấy chiếc xe hơi của gia đình ở California, với ba người phụ nữ mặc áo choàng trắng lái chiếc xe đó.
Một trong những người phụ nữ, người tự gọi mình là 'Chị Susan', nói với bà Casasanta rằng con trai bà đã từ bỏ đức tin Công Giáo và trở thành thành viên của một giáo phái, từ bỏ tài sản của mình và sẽ cắt đứt mọi quan hệ với quá khứ của anh ta - bao gồm cả gia đình của anh ta.
“Điều đó thật kỳ lạ,” Bà Casasanta nói với tờ Houston Chronicle. “Chúng tôi thực sự hoảng sợ, và chúng tôi bắt đầu tìm kiếm.”
Vào tháng 1 năm 1981, một chú chó săn Đức của cảnh sát đã tìm thấy phần còn lại của một cánh tay người, khiến cảnh sát phải tìm kiếm trong một khu vực ở Hạt Harris, Texas.
Hai thi thể được tìm thấy một tuần sau đó nhưng phải 40 năm sau, với những cải tiến trong công nghệ và cơ sở dữ liệu DNA, chính quyền Hoa Kỳ mới xác định được hai nạn nhân là Harold Dean đã bị đánh chết và Tina Dean, vợ anh đã bị bóp cổ; cả hai đã chết một thời gian khá lâu khi họ được phát hiện.
Tại một cuộc họp báo, Bộ trưởng Tư pháp Texas đã tiết lộ rằng em bé Holly đã được thả tại một nhà thờ ở Arizona bởi hai phụ nữ mặc áo choàng trắng, những người tuyên bố là một phần của nhóm giáo phái. Gia đình Linn và Clouse thấy một cháu bé đứng trước cửa nhà thờ khóc lóc. Họ đã đưa cháu đến một đồn cảnh sát và sau đó nhận nuôi cháu bé theo đề nghị của cảnh sát.
Tờ Houston Chronicle cho biết: “Gia đình Linn và Clouse đã tìm kiếm câu trả lời liên quan đến phúc lợi của con gái nuôi của họ, Holly.”
Nhờ công nghệ mới về DNA, cảnh sát đã biết hai thi thể ấy là của Harold Dean và Tina Dean. Họ cũng khám phá ra Holly là con của hai nạn nhân.
Gia đình Linn và Clouse cho biết: “Bé Holly vẫn sống khỏe mạnh và hiện đã 42 tuổi. Holly đã được thông báo về danh tính của cha mẹ ruột của cô ấy và đã liên lạc với gia đình ruột của cô ấy và họ hy vọng sẽ sớm gặp mặt trực tiếp”.
Source:Mirror
2. Pakistan ngăn chận cuốn sách gởi cho Đức Thánh Cha Phanxicô
Một cuốn sách dành cho Giáo hoàng Phanxicô đã được gửi lại cho người gửi ở Lahore, Bắc Pakistan, sau khi bị hải quan nước này chặn lại, vì cơ quan này “không đồng ý xuất khẩu sách tôn giáo”. Mặc dù cuốn sách không chỉ nói về tôn giáo, mà là về lạm dụng trẻ em và cách ngăn chặn nó, nó vẫn không vượt qua được sự kiểm soát của chính quyền, những người có lẽ cũng không biết người nhận là ai.
Cuốn sách đã được xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp và tiếng Hàn và phiên bản từ Pakistan bằng tiếng Urdu dự kiến sẽ đến vào ngày 11 tháng 6 tại Vatican, kịp thời gian cho một sự kiện với một nhóm nữ tu. Thay vì cố gắng gửi lại nó qua đường bưu điện, những người gửi ở Pakistan đã quyết định chuyển một phiên bản PDF để nó được in ở Ý và sau đó được trao cho Đức Giáo Hoàng.
Báo cáo thường niên năm 2021 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ghi nhận Pakistan là một trong những quốc gia khét tiếng vi phạm tự do tôn giáo.
Ngoại trưởng Antony Blinken và đại sứ Rashad Hussain đã đưa ra những đánh giá của họ về thực trạng toàn cầu của quyền được tin và thực hành đức tin khi trình bày Báo cáo năm 2021 của Bộ Ngoại giao về Tự do Tôn giáo Quốc tế. Báo cáo, được yêu cầu hàng năm theo luật năm 1998, đã đánh giá điều kiện của tự do tôn giáo ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngoại trưởng Blinken nói: “Ở nhiều nơi trên thế giới, các chính phủ không tôn trọng các quyền cơ bản của công dân, đồng thời cho biết thêm rằng tất cả các xã hội” phải làm nhiều hơn nữa để chống lại các hình thức thù hận đang gia tăng, bao gồm chủ nghĩa bài Do Thái và chống Hồi giáo”.
Ông Blinken nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo rằng Afghanistan, Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Pakistan và Ả Rập Xê Út là những ví dụ về các quốc gia bị vi phạm quyền tự do tôn giáo. Ngoài ra, quyền của các nhóm thiểu số tôn giáo “đang bị đe dọa” ở các nước như Ấn Độ, Nigeria và Việt Nam.
Source:Aleteia
3. Putin tự so sánh mình với Peter Đại đế trong nhiệm vụ lấy lại các vùng đất của Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ lòng kính trọng đối với sa hoàng Peter Đại đế nhân kỷ niệm 350 năm ngày sinh của ông, đồng thời vẽ nên sự song song giữa những gì ông miêu tả là nhiệm vụ lịch sử song sinh của ông ta và Peter Đại Đế nhằm giành lại các vùng đất của Nga.
“Peter Đại đế đã tiến hành cuộc chiến tranh phương bắc vĩ đại trong 21 năm. Ông đã có chiến tranh với Thụy Điển, người ta nói ông đã lấy đi thứ này thứ khác từ họ. Nhưng, ông ấy không lấy đi bất cứ thứ gì từ họ, ông ấy chỉ trả lại những gì là của Nga,” Putin nói như trên trong chuyến thăm một cuộc triển lãm về sa hoàng này.
Trong các bình luận trên truyền hình vào ngày thứ 106 của cuộc chiến ở Ukraine, ông đã so sánh chiến dịch của Peter với các hành động quân sự hiện tại của Nga.
“Rõ ràng, chúng tôi cũng phải trả lại những gì là của Nga và củng cố đất nước. Và nếu chúng ta tiến hành từ thực tế rằng những giá trị cơ bản này tạo thành nền tảng cho sự tồn tại của chúng ta, chúng ta chắc chắn sẽ thành công trong việc giải quyết các nhiệm vụ mà chúng ta phải đối mặt.”
Putin, hiện ở năm thứ 23 cầm quyền, đã nhiều lần tìm cách biện minh cho các hành động của Nga ở Ukraine, nơi mà lực lượng của ông đã tàn phá các thành phố, giết hàng nghìn người và buộc hàng triệu người phải chạy trốn, bằng cách đưa ra quan điểm lịch sử khẳng định Ukraine không phải là một quốc gia thực sự, không có bản sắc hoặc truyền thống của một dân tộc.”
Peter Đại đế, một nhà độc tài được cả những người Nga theo chủ nghĩa tự do và bảo thủ ngưỡng mộ, đã cai trị trong 43 năm và đặt tên cho thủ đô mới, St Petersburg - quê hương của Putin - mà ông đặt những vật liệu xây dựng từ Thụy Điển, là mảnh đất mà ông đã chinh phục.
Đó là một dự án tiêu tốn sinh mạng của hàng chục ngàn nông nô, bị bắt làm lao động cưỡng bức để xây dựng “cửa sổ dẫn đến Âu Châu” của Peter trong các đầm lầy của bờ biển Baltic.
Trước chuyến thăm của Putin tới triển lãm, truyền hình nhà nước đã chiếu một bộ phim tài liệu ca ngợi Peter Đại đế là một nhà lãnh đạo quân sự cứng rắn, đã mở rộng đáng kể lãnh thổ Nga, đánh bại Thụy Điển và Đế chế Ottoman bằng quân đội và hải quân hiện đại hóa mà ông đã xây dựng.
Trong những năm gần đây, mối quan tâm của Putin đối với lịch sử Nga ngày càng lớn hơn trong những lần xuất hiện trước công chúng của ông.
Vào tháng 4 năm 2020, khi Nga bước vào đợt ngăn chặn coronavirus đầu tiên, trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông đã khiến một số người ngạc nhiên khi so sánh đại dịch với các cuộc xâm lược của những người du mục Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ thứ chín, nhằm chiếm nước Nga thời trung cổ.
Vào tháng 7 năm 2021, Điện Cẩm Linh đã công bố một bài luận dài gần 7.000 từ của Putin, có tựa đề “Về sự thống nhất lịch sử của người Nga và người Ukraine”, trong đó ông cho rằng Nga và Ukraine là một quốc gia, bị chia rẽ một cách giả tạo. Nó đặt nền tảng cho việc triển khai quân đội của ông tới Ukraine vào tháng Hai.
Mạc Tư Khoa đã cố gắng biện minh cho cuộc chiến của mình ở Ukraine bằng cách nói rằng họ đang gửi quân qua biên giới để giải giáp và “phi hạt nhân hóa” nước láng giềng. Đó là một tuyên bố hoàn toàn vô căn cứ.
Trước khi khởi động cái mà Nga gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt”, Putin đã đổ lỗi cho Vladimir Lenin, người sáng lập Liên bang Xô viết, đã tạo ra Ukraine. Theo Putin, Ukraine là lãnh thổ Nga trong lịch sử, và chính sai lầm này của Lenin đã gieo mầm cho sự sụp đổ cuối cùng của Liên Xô.
Ngược lại, nhà lãnh đạo Nga dành lời khen ngợi thận trọng cho Joseph Stalin vì đã tạo ra “một nhà nước tập trung chặt chẽ và thống nhất tuyệt đối”, ngay cả khi ông thừa nhận thành tích đàn áp “toàn trị” của nhà độc tài Liên Xô.
Putin có lịch sử ca ngợi các nhà lãnh đạo chia sẻ quan điểm bảo thủ của ông, bao gồm sa hoàng Alexander III và thủ tướng thời kỳ tiền cách mạng Pyotr Stolypin, cả hai đều đã có tượng đài vinh danh được dựng trên khắp đất nước.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo được coi là đối lập với một nhà nước Nga thống nhất, mạnh mẽ - bao gồm cả Lenin và Nikita Khrushchev - đã bị Putin đánh giá thấp những đóng góp của họ.
Andrei Kolesnikov, thành viên cao cấp tại Carnegie Endowment for International Peace, cho biết: “ Putin thích những nhà lãnh đạo mà ông coi là những nhà quản lý cứng rắn và mạnh mẽ.
“Anh ta muốn được nhìn nhận như một nhà hiện đại hóa theo phong cách Peter Đại đế, mặc dù anh ta sẽ đi vào lịch sử với tư cách là một nhà cai trị tàn ác giống như Ivan Bạo chúa hơn.”
Source:Washington Post