Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XI Thường Niên
Lm. Jude Siciliano OP
01:57 14/06/2018
Êzêkien 17: 22-24; T.vịnh 91; 2Côrintô 5: 6-10 ; Máccô 4: 26-34
Phúc âm hôm nay có 2 dụ ngôn, quý vị giảng thuyết nên thận trọng. Người giảng nên biết dụ ngôn không phải là điều chúng ta giải thích trước. Điều đầu tiên là chúng ta thường muốn nói khi chúng ta đọc dụ ngôn là làm cụ thể hóa hình ảnh tượng trưng trong dụ ngôn muốn diễn tả điều gì. Thí dụ như từ "hạt giống" là tương trưng cho điều gì; "đất đai" là gì; "nhà nông" là ai. Dụ ngôn không mang ý nghĩa tượng trưng của ngụ ngôn mặc dù đôi khi trong Kinh Thánh dụ ngôn sau này được "giải thích" bởi Chúa Kitô. Nhưng, trường hợp như thế là đặc biệt. Bởi khi Chúa Giêsu "giải thích" một dụ ngôn, có thể là do tác giả sách phúc âm thêm vào để giải thích cho phù hợp với cộng đoàn và nhu cầu hiện thực hóa của họ.
Trong phúc âm, phần nhiều các dụ ngôn không được giải thích vì đó là những câu chuyện. Thường thì dụ ngôn được đưa vào, như trường hợp hôm nay, với Chúa Giêsu nói về "chuyện Nước Trời thì cũng tựa như" Nói cách khác là Chúa Giêsu muốn tỏ cho chúng ta biết điều gì xãy ra khi Thiên Chúa điều khiển mọi sự, hay như điều gì xãy ra khi loài người sống dưới lề luật của Thiên Chúa. Đó là điều dụ ngôn ám chỉ hôm nay là một cách nhìn vào đời sống chúng ta qua nhản quan của dụ ngôn. Chúng ta có một phương thế tự xét mình về cuộc sống chúng ta, cũng như chúng ta nói về "thành quả" theo ảnh hưởng của môi trường, của giáo dục và sự giảng dạy. Nhưng, những phương thế này có thể khác biệt với nhản quan của Chúa Giêsu theo đời sống và lề luật của Ngài. Dụ ngôn diễn tả quan điểm của Chúa Giêsu và những người theo Ngài, chúng ta cần phải nghe và để ý đến.
Chúng ta có một phương thế khác khi chúng ta đọc dụ ngôn là xem dụ ngôn dưới hình thức môn học về đạo đức, xem dụ ngôn như là một bài hướng dẫn cách chúng ta phải sống như thế nào. Một cách khác tốt hơn là hãy xem dụ ngôn như là cách diễn tả của Thiên Chúa về cách sống như thế nào để chúng ta tìm thấy Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày. Hôm nay, vì quần chúng quá đông đảo nên Chúa Giêsu phải lên thuyền để nói dụ ngôn với họ. Ngài nói "Các người hãy nghe đây" (4: 3). Đó là thái độ chúng ta phải có hôm nay để "lắng nghe".
Chương mở đầu nói là Chúa Giêsu nói dụ ngôn với một nhóm người rất đông. Phần cuối của đoạn sách thánh nói là Chúa Giêsu giải thích dụ ngôn riêng cho các môn đệ của Ngài. Điều Chúa Giêsu nói ra là cho tất cả những ai lắng tai nghe Ngài. Nhưng, không phải ai cũng lắng tai nghe- thật ra chỉ có một số ít người thôi. Dụ ngôn đòi hỏi những người lắng tai nghe nhiều điều quan trọng là phải gắn bó với Chúa Giêsu và hãy tín nhiệm vào lời Ngài với sự khôn ngoan; mặc dù các câu chuyện của dụ ngôn đòi hỏi nơi chúng ta cần có sự chú tâm. Nói cách khác là muốn hiểu các dụ ngôn thì cần phải có kết hiệp trước với Chúa Giêsu qua đức tin vào Ngài.
Với những ai thật sự nghe Chúa Giêsu, thì hình như Ngài muốn nói trong 2 dụ ngôn này chương trình vĩ đại của Thiên Chúa đã bắt đầu từ trong Chúa Giêsu, nhưng theo một cách đơn sơ hầu như không trông thấy được. Hai dụ ngôn này được gọi là "dụ ngôn chuyển tiếp", nghĩa là có điều gì mới đang xãy ra, và một số điều cũ đã qua đi. Thiên Chúa đến thế gian, Triều Đại Ngài đã đến, và khi Triều Đại Thiên Chúa đến thì với năng lực gì xuất hiện? Chúng ta, những người từ đầu đời đã theo Chúa Giêsu và nghe các lời phúc âm, chúng ta muốn thấy Triều Đại Thiên Chúa đến một cách mạnh mẽ, lật đổ uy quyền trần thế để có những dấu chỉ vinh quang ngay lúc đó. Tất cả những điều này sẽ làm chúng ta hài lòng, vì chính đó là điều chúng ta thích nói khi chúng ta xem những trận đá banh. Nếu chúng ta đến trể chúng ta thường hỏi "ai thắng?" Ở đất nước chúng ta, chúng ta thích những người chiến thắng. Dân chúng muốn các vị lãnh đạo làm mọi sự mau lẹ và có hiệu quả. Chúng ta muốn đánh bại uy quyền sự dử, và chúng ta không đủ kiên nhẩn chờ đợi. Chúng ta không muốn những thỏa hiệp rắc rối và dài dòng để tìm sự hòa bình.
Chúng ta mong đợi Thiên Chúa, Đấng quyền năng cao cả hơn các uy quyền trên trần thế, được "thắng lợi". Lẽ cố nhiên Thiên Chúa có uy quyền đó để thực hiện mọi sự. Nhưng, chúng ta hỏi tại sao lại phải lâu đến thế? Vì sao chúng ta lại phải chịu đựng bao nhiêu chuyện lâu đến thế? Vì sao chúng ta lại không trông thấy thành quả lớn lao trong thế giới và trong đời sống riêng biệt của chúng ta? Chúa Giêsu nói đến tất cả những điều này và những câu hỏi cùng các vấn nạn trong câu chuyện của hai dụ ngôn hôm nay.
Dụ ngôn thứ nhất: người nhà nông gieo vãi hạt giống rồi về nhà nghỉ ngơi. Điều đó có ý nghĩa là Triều Đại Thiên Chúa bắt đầu nhỏ bé, và như hạt giống rơi xuống đất. Hãy để ý xem nhà nông làm việc rất ít, chỉ gieo vãi hạt giống rồi quên đi đợi đến ngay gặt hái. Những ai có tự canh tác trong vườn sau nhà đều biết đó không phải là cách trồng để có được vụ thu hoạch. Chúng ta phải làm rất nhiều việc để được gặt hái dồi dào. Nhưng, dụ ngôn này không có ý nói như vậy. Dụ ngôn này có thể làm cho người ham làm việc chán nản. Và vì thế chúng ta cần phải nghe kỹ dụ ngôn này. Trong Kinh Thánh có rất nhiều đoạn nói với chúng ta phải làm việc vất vả. Nhưng, dụ ngôn này lại nói điều khác trong Triều Đại Thiên Chúa. Mặc dù công sức phục vụ sẽ đưa đến thành quả, ngay cả khi hình như chúng ta không làm đủ việc; nó vẫn đưa đến thành quả tốt đẹp .
Đây là một dụ ngôn an ủi chúng ta khi chúng ta nhìn đến kết quả của sự cố gắng của chúng ta, và tự hỏi "Tôi đã làm điều gì đắc lực?" Dụ ngôn này cho chúng ta thấy thái độ chúng ta trong cách xét đoán về sự cố gắng của chúng ta để đưa đến kết quả. Hình như dụ ngôn là một hứa hẹn là mặc dù sự cố gắng của chúng ta bị thất bại, chúng ta vẫn có mùa gặt hái. Và mùa gặt hái không tùy thuộc chúng ta. Dụ ngôn thứ nhất không nghi ngờ gì về điều đó. Chúng ta có thể tin là ”hạt giống gieo vãi” thì tự nó có động lưc biến chuyển để đưa đến vụ mùa gặt hái.
Hôm nay là ngày Xa bát của chúng ta. Ngày có nguồn gốc cổ xưa xuất phát từ đức tin của người Do thái: Đây là ngày nghỉ không được làm việc, và để lắng nghe lời Chúa và ca ngợi Thiên Chúa. Có thể chúng ta phải thừa nhận rằng Thiên Chúa rất quan tâm đến việc làm và những cố gắng của chúng ta. Có lẽ bí tích Thánh Thể hôm nay là dịp chúng ta nghỉ ngơi và mừng ngày Xa bát. Có thể là dịp cho chúng ta chứng tỏ đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa là Đấng dự phần vào sự cố gắng của chúng ta, ngoại trừ việc reo vãi và sau này gặt hái. Thật là điều tốt đẹp biết là chúng ta không điều khiển được, và biết là có một năng quyền khác hiện hữu để tác động nên sự nẩy nở và đưa đến gặt hái.
Nếu bạn muốn tập trung vào dụ ngôn thứ hai về hạt cải thì người thuyết giảng có thể gợi ý với giáo dân nhớ đến những người đã gieo hạt giông trong đời sống chúng ta và có được thành quả hôm nay. Họ có thể là những người đã nói vói chúng ta những lời ủi an lúc chúng ta cần; họ có thể là những người đã nên gương tốt trong đời sống chúng ta; họ có thể là những người đã dạy chúng ta học ở trường, và giúp chúng ta nghĩ đến ơn gọi; họ có thể là những người dạy chúng ta cầu nguyện hay có đức tin v.v... Những thí dụ này chính là những dụ ngôn của chúng ta về hạt cải. Một vài lời nói, cử chỉ gieo xuống đã gây nên một mùa gặt hái dồi dào cho chúng ta.
Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP
11th SUNDAY (B)
Ezekiel 17: 22-24; Psalm 92; 2 Corinthians 5: 6-10; Mark 4: 26-34
The Gospel has two parables in it and caution flags must be raised for the preacher. We need to remember what parables are not, before we begin interpreting them. The first tendency we have when we read a parable is to make it into an allegory; so for example, we try to figure what the "seed" represents, what the "ground" is and who the farmer might be. Parables are not allegories even though sometimes in the Scriptures a parable is "explained" later by Christ. Such moments
are the exception. When Jesus "explains" the parable, it is probably a case of the Gospel writer adding a later interpretation suited for his own community and its particular needs.
Mostly, the parables are not explained in the gospels because they are stories. Frequently they are introduced, as today's is, with Jesus', "This is how it is with the reign of God." In other words, Jesus is trying to describe for us what it's like when God is in control of things, or what it's like when people are living under God's rule. That's what the parables hold for us today, a way of seeing our lives through another lens, through the lens of the parable. We have our own ways of measuring our lives, we have standards of "success" influenced by our environment, upbringing and education. But these ways of seeing might even be in opposition to the way Jesus would have us look at life and his rule. The parables reveal Jesus' perspective and his followers need to give them a listening.
Another approach, or tendency, we have when we read parables, is to moralize them, i.e., to see them as instructions for how we should behave. A better way to think of them, is as descriptions of how God behaves and that they offer clues for how and where to find God in our lives. Chapter 4, from which these parables were taken, begins with a huge crowd gathering to hear Jesus. The crowd is so large that Jesus gets into a boat to speak to them in parables and says to them, "Listen carefully to this." (4:3) That's the disposition we need today, to "listen carefully to this."
The chapter opening tells us that Jesus spoke these parables to a large crowd. The end of today's section says he kept explaining things to his disciples privately. Jesus' offer was to anyone who had ears to hear; but not everyone got his message--- in fact, it seems that only a few did. The parables demand a great deal from us who listen, most basically, they require an attachment to Jesus and an ability to trust his words and wisdom, despite immediate appearances. In other words, to understand the parables requires a previous tie to Jesus through faith in him.
To those who really heard him: Jesus seems to be saying, in these two parables, that the great enterprise of God, has begun in Jesus – but in small, almost imperceptible ways. These two parables are called "transitional parables," i.e., something new is happening, and the old is passing away. God is entering the world. God's reign is breaking in. What kind force will it have with its arrival? We, Jesus' early followers and the audience of the gospel writers, might want a forceful beginning, a rapid overthrow of the world's powers – immediate signs of progress and triumph. All this would be very satisfying to us, after all, we who like to watch sporting events frequently ask, if we are late, "Who's winning?" As a nation, we pride ourselves on being winners. Our citizens demand that when we act as a nation we get things done – quickly and expediently. We want the evil powers of the world overcome and are less patient with prolonged engagement. We don't like complex processes that take time – like peacemaking.
We expect God, who is more powerful than any other power on earth, to also be "efficient." Certainly God has it within God's power to get things done. What's taking God so long? Why do we have to put up with so much, for so long? Why aren't we seeing big results in the world and in our personal lives? Jesus is addressing these questions and doubts in story form through these parables.
The first parable – the farmer who scatters seed and goes off – suggests that the beginnings of God's reign seem small and insignificant, like seed spread on the ground. Notice that the farmer does a minimum amount of labor, he scatters seed and then forgets about it till harvest time. Anyone who has planted even a backyard garden knows that's not how a crop gets to grow to harvest. It takes a lot of work from us throughout the process to get fruits from the earth. But that's not how this parable is told by the Teller of parables. This parable would frustrate, workaholics like us and it is one we need to hear. There are plenty of bible passages about how much we have to do; but at least here is one that tells us there is another element at work in the reign of God and it is a life force that will reach fruition, even when we don't seem to have done enough to bring it about.
This is a consoling parable when we look at the results of our efforts and wonder, "Just how effective am I?" This parable balances the tendency in us to measure our efforts and look for proportionate results. It seems to promise that, despite our efforts, failures and successes, there will be a harvest – it doesn't all depend on us. The first parable has no doubt in it. We can trust that, while we are "scattering seed," there is set in motion an ineluctable force that will come to fruition.
Today is our Sabbath. The day has ancient roots in the Jewish faith: a day when all labors ceased, the Word of God was listened to and God was praised. Maybe we need to acknowledge the Divine's interest in our good works and efforts. Maybe this Eucharist, at least, might be a celebration of Sabbath rest. It could be our chance to renew our faith that God is part of our efforts, and in fact is in charge of them. We are not in charge. We know that because we get a parable about seed growing with minimal human involvement – except to scatter and later to reap a harvest. It's good to know it isn't all in our control; it's good to know another force is present, causing growth and invested in the results.
If you want to focus on the mustard seed parable: the preacher might invite hearers to call to mind those people who planted seeds in our lives that caused surprising results. They might be those who spoke words at a crucial time in our lives; those who, by their example, were models throughout our lives; those who taught us in school and got us excited about a subject or vocation; those who taught us to pray, or have faith, etc. These examples certainly are our own parables of the mustard seed, a small planting, a few words or gestures, that had an abundant harvest for us.
Phúc âm hôm nay có 2 dụ ngôn, quý vị giảng thuyết nên thận trọng. Người giảng nên biết dụ ngôn không phải là điều chúng ta giải thích trước. Điều đầu tiên là chúng ta thường muốn nói khi chúng ta đọc dụ ngôn là làm cụ thể hóa hình ảnh tượng trưng trong dụ ngôn muốn diễn tả điều gì. Thí dụ như từ "hạt giống" là tương trưng cho điều gì; "đất đai" là gì; "nhà nông" là ai. Dụ ngôn không mang ý nghĩa tượng trưng của ngụ ngôn mặc dù đôi khi trong Kinh Thánh dụ ngôn sau này được "giải thích" bởi Chúa Kitô. Nhưng, trường hợp như thế là đặc biệt. Bởi khi Chúa Giêsu "giải thích" một dụ ngôn, có thể là do tác giả sách phúc âm thêm vào để giải thích cho phù hợp với cộng đoàn và nhu cầu hiện thực hóa của họ.
Trong phúc âm, phần nhiều các dụ ngôn không được giải thích vì đó là những câu chuyện. Thường thì dụ ngôn được đưa vào, như trường hợp hôm nay, với Chúa Giêsu nói về "chuyện Nước Trời thì cũng tựa như" Nói cách khác là Chúa Giêsu muốn tỏ cho chúng ta biết điều gì xãy ra khi Thiên Chúa điều khiển mọi sự, hay như điều gì xãy ra khi loài người sống dưới lề luật của Thiên Chúa. Đó là điều dụ ngôn ám chỉ hôm nay là một cách nhìn vào đời sống chúng ta qua nhản quan của dụ ngôn. Chúng ta có một phương thế tự xét mình về cuộc sống chúng ta, cũng như chúng ta nói về "thành quả" theo ảnh hưởng của môi trường, của giáo dục và sự giảng dạy. Nhưng, những phương thế này có thể khác biệt với nhản quan của Chúa Giêsu theo đời sống và lề luật của Ngài. Dụ ngôn diễn tả quan điểm của Chúa Giêsu và những người theo Ngài, chúng ta cần phải nghe và để ý đến.
Chúng ta có một phương thế khác khi chúng ta đọc dụ ngôn là xem dụ ngôn dưới hình thức môn học về đạo đức, xem dụ ngôn như là một bài hướng dẫn cách chúng ta phải sống như thế nào. Một cách khác tốt hơn là hãy xem dụ ngôn như là cách diễn tả của Thiên Chúa về cách sống như thế nào để chúng ta tìm thấy Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày. Hôm nay, vì quần chúng quá đông đảo nên Chúa Giêsu phải lên thuyền để nói dụ ngôn với họ. Ngài nói "Các người hãy nghe đây" (4: 3). Đó là thái độ chúng ta phải có hôm nay để "lắng nghe".
Chương mở đầu nói là Chúa Giêsu nói dụ ngôn với một nhóm người rất đông. Phần cuối của đoạn sách thánh nói là Chúa Giêsu giải thích dụ ngôn riêng cho các môn đệ của Ngài. Điều Chúa Giêsu nói ra là cho tất cả những ai lắng tai nghe Ngài. Nhưng, không phải ai cũng lắng tai nghe- thật ra chỉ có một số ít người thôi. Dụ ngôn đòi hỏi những người lắng tai nghe nhiều điều quan trọng là phải gắn bó với Chúa Giêsu và hãy tín nhiệm vào lời Ngài với sự khôn ngoan; mặc dù các câu chuyện của dụ ngôn đòi hỏi nơi chúng ta cần có sự chú tâm. Nói cách khác là muốn hiểu các dụ ngôn thì cần phải có kết hiệp trước với Chúa Giêsu qua đức tin vào Ngài.
Với những ai thật sự nghe Chúa Giêsu, thì hình như Ngài muốn nói trong 2 dụ ngôn này chương trình vĩ đại của Thiên Chúa đã bắt đầu từ trong Chúa Giêsu, nhưng theo một cách đơn sơ hầu như không trông thấy được. Hai dụ ngôn này được gọi là "dụ ngôn chuyển tiếp", nghĩa là có điều gì mới đang xãy ra, và một số điều cũ đã qua đi. Thiên Chúa đến thế gian, Triều Đại Ngài đã đến, và khi Triều Đại Thiên Chúa đến thì với năng lực gì xuất hiện? Chúng ta, những người từ đầu đời đã theo Chúa Giêsu và nghe các lời phúc âm, chúng ta muốn thấy Triều Đại Thiên Chúa đến một cách mạnh mẽ, lật đổ uy quyền trần thế để có những dấu chỉ vinh quang ngay lúc đó. Tất cả những điều này sẽ làm chúng ta hài lòng, vì chính đó là điều chúng ta thích nói khi chúng ta xem những trận đá banh. Nếu chúng ta đến trể chúng ta thường hỏi "ai thắng?" Ở đất nước chúng ta, chúng ta thích những người chiến thắng. Dân chúng muốn các vị lãnh đạo làm mọi sự mau lẹ và có hiệu quả. Chúng ta muốn đánh bại uy quyền sự dử, và chúng ta không đủ kiên nhẩn chờ đợi. Chúng ta không muốn những thỏa hiệp rắc rối và dài dòng để tìm sự hòa bình.
Chúng ta mong đợi Thiên Chúa, Đấng quyền năng cao cả hơn các uy quyền trên trần thế, được "thắng lợi". Lẽ cố nhiên Thiên Chúa có uy quyền đó để thực hiện mọi sự. Nhưng, chúng ta hỏi tại sao lại phải lâu đến thế? Vì sao chúng ta lại phải chịu đựng bao nhiêu chuyện lâu đến thế? Vì sao chúng ta lại không trông thấy thành quả lớn lao trong thế giới và trong đời sống riêng biệt của chúng ta? Chúa Giêsu nói đến tất cả những điều này và những câu hỏi cùng các vấn nạn trong câu chuyện của hai dụ ngôn hôm nay.
Dụ ngôn thứ nhất: người nhà nông gieo vãi hạt giống rồi về nhà nghỉ ngơi. Điều đó có ý nghĩa là Triều Đại Thiên Chúa bắt đầu nhỏ bé, và như hạt giống rơi xuống đất. Hãy để ý xem nhà nông làm việc rất ít, chỉ gieo vãi hạt giống rồi quên đi đợi đến ngay gặt hái. Những ai có tự canh tác trong vườn sau nhà đều biết đó không phải là cách trồng để có được vụ thu hoạch. Chúng ta phải làm rất nhiều việc để được gặt hái dồi dào. Nhưng, dụ ngôn này không có ý nói như vậy. Dụ ngôn này có thể làm cho người ham làm việc chán nản. Và vì thế chúng ta cần phải nghe kỹ dụ ngôn này. Trong Kinh Thánh có rất nhiều đoạn nói với chúng ta phải làm việc vất vả. Nhưng, dụ ngôn này lại nói điều khác trong Triều Đại Thiên Chúa. Mặc dù công sức phục vụ sẽ đưa đến thành quả, ngay cả khi hình như chúng ta không làm đủ việc; nó vẫn đưa đến thành quả tốt đẹp .
Đây là một dụ ngôn an ủi chúng ta khi chúng ta nhìn đến kết quả của sự cố gắng của chúng ta, và tự hỏi "Tôi đã làm điều gì đắc lực?" Dụ ngôn này cho chúng ta thấy thái độ chúng ta trong cách xét đoán về sự cố gắng của chúng ta để đưa đến kết quả. Hình như dụ ngôn là một hứa hẹn là mặc dù sự cố gắng của chúng ta bị thất bại, chúng ta vẫn có mùa gặt hái. Và mùa gặt hái không tùy thuộc chúng ta. Dụ ngôn thứ nhất không nghi ngờ gì về điều đó. Chúng ta có thể tin là ”hạt giống gieo vãi” thì tự nó có động lưc biến chuyển để đưa đến vụ mùa gặt hái.
Hôm nay là ngày Xa bát của chúng ta. Ngày có nguồn gốc cổ xưa xuất phát từ đức tin của người Do thái: Đây là ngày nghỉ không được làm việc, và để lắng nghe lời Chúa và ca ngợi Thiên Chúa. Có thể chúng ta phải thừa nhận rằng Thiên Chúa rất quan tâm đến việc làm và những cố gắng của chúng ta. Có lẽ bí tích Thánh Thể hôm nay là dịp chúng ta nghỉ ngơi và mừng ngày Xa bát. Có thể là dịp cho chúng ta chứng tỏ đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa là Đấng dự phần vào sự cố gắng của chúng ta, ngoại trừ việc reo vãi và sau này gặt hái. Thật là điều tốt đẹp biết là chúng ta không điều khiển được, và biết là có một năng quyền khác hiện hữu để tác động nên sự nẩy nở và đưa đến gặt hái.
Nếu bạn muốn tập trung vào dụ ngôn thứ hai về hạt cải thì người thuyết giảng có thể gợi ý với giáo dân nhớ đến những người đã gieo hạt giông trong đời sống chúng ta và có được thành quả hôm nay. Họ có thể là những người đã nói vói chúng ta những lời ủi an lúc chúng ta cần; họ có thể là những người đã nên gương tốt trong đời sống chúng ta; họ có thể là những người đã dạy chúng ta học ở trường, và giúp chúng ta nghĩ đến ơn gọi; họ có thể là những người dạy chúng ta cầu nguyện hay có đức tin v.v... Những thí dụ này chính là những dụ ngôn của chúng ta về hạt cải. Một vài lời nói, cử chỉ gieo xuống đã gây nên một mùa gặt hái dồi dào cho chúng ta.
Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP
11th SUNDAY (B)
Ezekiel 17: 22-24; Psalm 92; 2 Corinthians 5: 6-10; Mark 4: 26-34
The Gospel has two parables in it and caution flags must be raised for the preacher. We need to remember what parables are not, before we begin interpreting them. The first tendency we have when we read a parable is to make it into an allegory; so for example, we try to figure what the "seed" represents, what the "ground" is and who the farmer might be. Parables are not allegories even though sometimes in the Scriptures a parable is "explained" later by Christ. Such moments
are the exception. When Jesus "explains" the parable, it is probably a case of the Gospel writer adding a later interpretation suited for his own community and its particular needs.
Mostly, the parables are not explained in the gospels because they are stories. Frequently they are introduced, as today's is, with Jesus', "This is how it is with the reign of God." In other words, Jesus is trying to describe for us what it's like when God is in control of things, or what it's like when people are living under God's rule. That's what the parables hold for us today, a way of seeing our lives through another lens, through the lens of the parable. We have our own ways of measuring our lives, we have standards of "success" influenced by our environment, upbringing and education. But these ways of seeing might even be in opposition to the way Jesus would have us look at life and his rule. The parables reveal Jesus' perspective and his followers need to give them a listening.
Another approach, or tendency, we have when we read parables, is to moralize them, i.e., to see them as instructions for how we should behave. A better way to think of them, is as descriptions of how God behaves and that they offer clues for how and where to find God in our lives. Chapter 4, from which these parables were taken, begins with a huge crowd gathering to hear Jesus. The crowd is so large that Jesus gets into a boat to speak to them in parables and says to them, "Listen carefully to this." (4:3) That's the disposition we need today, to "listen carefully to this."
The chapter opening tells us that Jesus spoke these parables to a large crowd. The end of today's section says he kept explaining things to his disciples privately. Jesus' offer was to anyone who had ears to hear; but not everyone got his message--- in fact, it seems that only a few did. The parables demand a great deal from us who listen, most basically, they require an attachment to Jesus and an ability to trust his words and wisdom, despite immediate appearances. In other words, to understand the parables requires a previous tie to Jesus through faith in him.
To those who really heard him: Jesus seems to be saying, in these two parables, that the great enterprise of God, has begun in Jesus – but in small, almost imperceptible ways. These two parables are called "transitional parables," i.e., something new is happening, and the old is passing away. God is entering the world. God's reign is breaking in. What kind force will it have with its arrival? We, Jesus' early followers and the audience of the gospel writers, might want a forceful beginning, a rapid overthrow of the world's powers – immediate signs of progress and triumph. All this would be very satisfying to us, after all, we who like to watch sporting events frequently ask, if we are late, "Who's winning?" As a nation, we pride ourselves on being winners. Our citizens demand that when we act as a nation we get things done – quickly and expediently. We want the evil powers of the world overcome and are less patient with prolonged engagement. We don't like complex processes that take time – like peacemaking.
We expect God, who is more powerful than any other power on earth, to also be "efficient." Certainly God has it within God's power to get things done. What's taking God so long? Why do we have to put up with so much, for so long? Why aren't we seeing big results in the world and in our personal lives? Jesus is addressing these questions and doubts in story form through these parables.
The first parable – the farmer who scatters seed and goes off – suggests that the beginnings of God's reign seem small and insignificant, like seed spread on the ground. Notice that the farmer does a minimum amount of labor, he scatters seed and then forgets about it till harvest time. Anyone who has planted even a backyard garden knows that's not how a crop gets to grow to harvest. It takes a lot of work from us throughout the process to get fruits from the earth. But that's not how this parable is told by the Teller of parables. This parable would frustrate, workaholics like us and it is one we need to hear. There are plenty of bible passages about how much we have to do; but at least here is one that tells us there is another element at work in the reign of God and it is a life force that will reach fruition, even when we don't seem to have done enough to bring it about.
This is a consoling parable when we look at the results of our efforts and wonder, "Just how effective am I?" This parable balances the tendency in us to measure our efforts and look for proportionate results. It seems to promise that, despite our efforts, failures and successes, there will be a harvest – it doesn't all depend on us. The first parable has no doubt in it. We can trust that, while we are "scattering seed," there is set in motion an ineluctable force that will come to fruition.
Today is our Sabbath. The day has ancient roots in the Jewish faith: a day when all labors ceased, the Word of God was listened to and God was praised. Maybe we need to acknowledge the Divine's interest in our good works and efforts. Maybe this Eucharist, at least, might be a celebration of Sabbath rest. It could be our chance to renew our faith that God is part of our efforts, and in fact is in charge of them. We are not in charge. We know that because we get a parable about seed growing with minimal human involvement – except to scatter and later to reap a harvest. It's good to know it isn't all in our control; it's good to know another force is present, causing growth and invested in the results.
If you want to focus on the mustard seed parable: the preacher might invite hearers to call to mind those people who planted seeds in our lives that caused surprising results. They might be those who spoke words at a crucial time in our lives; those who, by their example, were models throughout our lives; those who taught us in school and got us excited about a subject or vocation; those who taught us to pray, or have faith, etc. These examples certainly are our own parables of the mustard seed, a small planting, a few words or gestures, that had an abundant harvest for us.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thủ tướng Ireland là Leo Varadkar nói rằng các bệnh viện Công Giáo ở Ireland sẽ phải thực hiện phá thai.
Giuse Thẩm Nguyễn
14:42 14/06/2018
Thủ tướng Ireland nói rằng các bác sĩ và y tá có thể từ chối nhưng những tổ chức được tài trợ công thì không được.
Thủ tướng của Ireland đã nói rằng các bệnh viện với truyền thống đạo đức Công Giáo sẽ phải thực hiện phá thai sau khi luật mới có hiệu lực.
Leo Varadkar đã nói với hạ viện rằng các bệnh viện tư nhân hay các nhân viên y tế có thể từ chối nhưng việc từ chối này không được phép đối với các bệnh viện công.
Hai trong những bệnh viện lớn nhất ở Dublin là của các nhà dòng. Nhóm Chăm Sóc Sức Khỏe Thánh Vicent, bao gồm cả Bệnh Viện Đại Học Thánh Vincent thuộc quyền sở hữu của Dòng Nữ Tử Bác Ái, trong khi Dòng Nữ Tu Thừa Sai Đức Mẹ làm chủ bệnh viện Mater.
Chính quyền đang dự thảo điều luật sẽ cho phép phá thai do yêu cầu đối với các thai kỳ tới 12 tuần và trong những trường hợp đặc biệt có thể lên tới 24 tuần.
Dự luật này là câu trả lời của Thủ tướng Varadkar cho câu hỏi được đặt ra bởi Mick Barry, một chính khách thuộc Đảng Xã Hội Đoàn Kết, than phiền rằng nước Ireland có “trường học điều khiển bởi nhà thờ, bệnh viện điều khiển bởi nhà thờ…nước Ireland đứng phía sau và chính quyền tụt về phía sau.”
Varadkar nói rằng “Sẽ không cho phép…các nhà thương công, cho dù chủ của nó là ai, được từ chối cung cấp những dịch phụ cần thiết này một khi việc phá thai được hợp pháp hóa ở trong nước qua việc thông qua dự luật này bởi cả hai viện quốc hội.
“Tôi rất vui mừng để bảo đảm điều đó.”
Ông nói thêm “Đạo luật này sẽ cho phép tư nhân từ chối dựa trên lương tâm hay niềm tin tôn giáo của họ nhưng không cho phép các cơ sở làm như vậy.
“Do đó, cũng giống như trường hợp hiện nay trong luật Bảo Vệ Sự Sống Trong Thai Kỳ năm 2013, các bệnh viện như là Holles Street là một bệnh có truyền thống đạo đức Công Giáo, bệnh viện Mater, bệnh viện Thánh Vincent và những bệnh viện khác sẽ bị đòi buộc và sẽ dự trù thực hiện bất cứ thủ tục nào mà nó hợp pháp trong nước và đó là mô hình cho chúng ta sẽ làm theo.”
Source: Catholic Herald Catholic hospitals in Ireland will be required to perform abortions, says Leo Varadkar
Thủ tướng của Ireland đã nói rằng các bệnh viện với truyền thống đạo đức Công Giáo sẽ phải thực hiện phá thai sau khi luật mới có hiệu lực.
Leo Varadkar đã nói với hạ viện rằng các bệnh viện tư nhân hay các nhân viên y tế có thể từ chối nhưng việc từ chối này không được phép đối với các bệnh viện công.
Hai trong những bệnh viện lớn nhất ở Dublin là của các nhà dòng. Nhóm Chăm Sóc Sức Khỏe Thánh Vicent, bao gồm cả Bệnh Viện Đại Học Thánh Vincent thuộc quyền sở hữu của Dòng Nữ Tử Bác Ái, trong khi Dòng Nữ Tu Thừa Sai Đức Mẹ làm chủ bệnh viện Mater.
Chính quyền đang dự thảo điều luật sẽ cho phép phá thai do yêu cầu đối với các thai kỳ tới 12 tuần và trong những trường hợp đặc biệt có thể lên tới 24 tuần.
Dự luật này là câu trả lời của Thủ tướng Varadkar cho câu hỏi được đặt ra bởi Mick Barry, một chính khách thuộc Đảng Xã Hội Đoàn Kết, than phiền rằng nước Ireland có “trường học điều khiển bởi nhà thờ, bệnh viện điều khiển bởi nhà thờ…nước Ireland đứng phía sau và chính quyền tụt về phía sau.”
Varadkar nói rằng “Sẽ không cho phép…các nhà thương công, cho dù chủ của nó là ai, được từ chối cung cấp những dịch phụ cần thiết này một khi việc phá thai được hợp pháp hóa ở trong nước qua việc thông qua dự luật này bởi cả hai viện quốc hội.
“Tôi rất vui mừng để bảo đảm điều đó.”
Ông nói thêm “Đạo luật này sẽ cho phép tư nhân từ chối dựa trên lương tâm hay niềm tin tôn giáo của họ nhưng không cho phép các cơ sở làm như vậy.
“Do đó, cũng giống như trường hợp hiện nay trong luật Bảo Vệ Sự Sống Trong Thai Kỳ năm 2013, các bệnh viện như là Holles Street là một bệnh có truyền thống đạo đức Công Giáo, bệnh viện Mater, bệnh viện Thánh Vincent và những bệnh viện khác sẽ bị đòi buộc và sẽ dự trù thực hiện bất cứ thủ tục nào mà nó hợp pháp trong nước và đó là mô hình cho chúng ta sẽ làm theo.”
Source: Catholic Herald Catholic hospitals in Ireland will be required to perform abortions, says Leo Varadkar
Hạ viện Á Căn Đình thông qua luật phá thai với tỷ số khít khao
Đặng Tự Do
17:47 14/06/2018
Hạ viện Á Căn Đình, quê hương của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã thông qua luật cho phép phá thai với 129 phiếu thuận trên 125 phiếu chống sau một cuộc tranh luận kéo dài 20 giờ.
Luật mới cho phép phá thai theo yêu cầu vì bất kể lý do gì khi thai nhi chưa quá 14 tuần tuổi. Trong trường hợp bị hiếp dâm hay có nguy cơ đến tính mạng của người mẹ hoặc thai nhi có dị tật bất thường thì có thể phá thai ngay cả trước khi sinh.
Luật cho phép phá thai tại Á Căn Đình còn cực đoan đến độ trẻ em dưới 16 tuổi cũng có thể yêu cầu phá thai mà không cần thông báo cho cha mẹ.
Dự luật này còn cần được Thượng viện thông qua trước khi Tổng thống Mauricio Macri phê duyệt. Tổng thống Macri đã nói về mặt cá nhân ông phản đối luật phá thai, nhưng nếu Quốc Hội thông qua ông sẽ ban hành chứ không phủ quyết nó.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tông du 6 lần đến Mỹ Châu La Tinh nhưng chưa trở lại quê hương Á Căn Đình để tránh hình ảnh của ngài bị lợi dụng cho các mục tiêu chính trị đảng phái.
Source: Catholic Herald - Argentine parliament narrowly votes to liberalise abortion laws
Luật mới cho phép phá thai theo yêu cầu vì bất kể lý do gì khi thai nhi chưa quá 14 tuần tuổi. Trong trường hợp bị hiếp dâm hay có nguy cơ đến tính mạng của người mẹ hoặc thai nhi có dị tật bất thường thì có thể phá thai ngay cả trước khi sinh.
Luật cho phép phá thai tại Á Căn Đình còn cực đoan đến độ trẻ em dưới 16 tuổi cũng có thể yêu cầu phá thai mà không cần thông báo cho cha mẹ.
Dự luật này còn cần được Thượng viện thông qua trước khi Tổng thống Mauricio Macri phê duyệt. Tổng thống Macri đã nói về mặt cá nhân ông phản đối luật phá thai, nhưng nếu Quốc Hội thông qua ông sẽ ban hành chứ không phủ quyết nó.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tông du 6 lần đến Mỹ Châu La Tinh nhưng chưa trở lại quê hương Á Căn Đình để tránh hình ảnh của ngài bị lợi dụng cho các mục tiêu chính trị đảng phái.
Source: Catholic Herald - Argentine parliament narrowly votes to liberalise abortion laws
“Hãy Hiến Tặng Hết Mình”, văn kiện mới nhất của Tòa Thánh về thể thao, Chương 2: Hiện tượng thể thao
Vũ Văn An
17:55 14/06/2018
Chương 2: Hiện tượng thể thao
Thể thao là một hiện tượng phổ quát. Bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào con người sống chung với nhau, họ đều rất thích chơi các trò chơi, thưởng thức chuyển động của cơ thể họ, trong việc hoàn thiện các khả năng thể chất của họ hoặc thi đua với nhau. Thành thử có người cho rằng, ở mọi thời và mọi nơi, người ta đã thực hành những gì chúng ta ngày nay gọi là thể thao rồi. Trong bối cảnh này, không hề là một quan niệm sai lầm toàn diện khi ta coi thể thao như một loại hằng số nhân chủng học. Dĩ nhiên, thuật ngữ ‘thể thao’ chỉ mới có gần đây thôi. Nó phát xuất từ lối nói của Pháp ngày xưa desporter hoặc se desporter – vốn là một từ ngữ phát sinh từ chữ Latinh de (s) portare - và có nghĩa là giải trí cho chính mình. Cuối cùng, trong giai đoạn đầu thời đại hiện đại, chữ ‘thể thao’ được đặt ra, và từ đó, thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự đa dạng của các hoạt động thu hút rất nhiều người trong tư cách vận động viên hoặc khán giả. [15]
Như đã được đề cập, với văn kiện này, Giáo Hội muốn cất cao tiếng nói của mình trong việc phục vụ thể thao. Do đó, Giáo Hội muốn dõi chút ánh sáng lên ý nghĩa nhân học của thể thao, các thách đố nó đang phải đối đầu và những cơ hội mục vụ mà nó mang lại. Tuy nhiên, trước khi làm việc này, điều hữu ích là có được một hiểu biết quen thuộc nào đó về chính hiện tượng này. Vì thế, ta nên biết, chẳng hạn như, làm thế nào thể thao đã nhận được hình dáng hiện nay của nó hoặc đâu là các đặc điểm chính của nó. Hơn nữa, cũng nên lưu ý tới các mối tương quan khác nhau của nó với các xã hội rộng lớn hơn mà nó vốn là một thành phần.
2.1 Sự ra đời của nền thể thao hiện đại
Có thể nói tất cả các nền văn hóa trong lịch sử đều khai triển các hoạt động giải trí, thể lý và thi đua gọi là thể thao. Như thế, thể thao đã tồn tại trong suốt lịch sử nhân loại. Thế nhưng, chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gọi thể thao là “hiện tượng đặc trưng của thời hiện đại […] một ‘dấu chỉ thời gian’ có khả năng giải thích các nhu cầu mới và các kỳ vọng mới của con người”. Ngài nói tiếp: thể thao đã “lan truyền tới mọi ngõ ngách trên thế giới, vượt qua các dị biệt giữa càc nền văn hóa và quốc gia. Điều Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rất đúng ở đây là sự kiện này: thể thao, bất chấp lịch sử lâu đời của nó, đã trải qua một thay đổi triệt để trong hai thế kỷ qua. Trước đây, các môn thể thao được độc quyền định hình bởi các nền văn hóa đặc thù mà chúng thuộc về. Nền thể thao hiện đại, ngược lại, tương hợp với hầu như tất cả các khung cảnh văn hóa và do đó đã vượt qua những ranh giới văn hóa và quốc gia cũ. Tất nhiên, vẫn còn các hình thức thể thao địa phương và chúng đáng được hưởng sự nổi tiếng mỗi ngày một gia tăng, nhưng bên cạnh chúng, cũng hiện hữu một loại thể thao hoàn cầu - giống như một ngôn ngữ hoàn cầu - có thể được hiểu bởi hầu hết mọi con người nhân bản. Vì thế, câu hỏi đặt ra là: Thể thao đã trở thành một hiện tượng hoàn cầu như thế cách nào?
Trong các thế kỷ 16 và 17, mặc dù không phải tất cả [17], nhưng nhiều hoạt động thể thao ở phương Tây đã tách mình ra khỏi các bối cảnh tôn giáo và văn hóa mà trước đây chúng vốn thuộc về. Tất nhiên, điều này không có nghĩa thể thao nói chung đã trở thành một hiện tượng tách rời. Tuy nhiên, vào thời điểm ấy, chúng ta có thể quan sát thấy sự khởi đầu của việc định chế hóa, chuyên nghiệp hóa và thương mại hóa. [18] Chủ quyền ngày càng gia tăng của thể thao cùng với việc nhớ lại các lý tưởng sư phạm của thời cổ Hy Lạp đã dẫn khởi một sự phát triển trong đó các hoạt động thể lý ngày càng được coi là một phần chủ yếu của một nền giáo dục toàn diện. Trong chuỗi dài các nhà giáo dục tiến bộ - từ John Amos Comenius (1592-1670) qua người sáng lập ra phong trào từ thiện, Johann Bernhard Basedow (1724-1790) tới Thomas Arnold (1795-1842) - đã tiếp nối ý niệm toàn diện này và phiên dịch nó thành các học trình giáo dục biết nhấn mạnh tới đào tạo thể lý.
Nói chung, nền thể thao hiện đại có thể có nguyên lai từ hai nguồn, đó là, một đàng, các trò chơi và các cuộc thi đua diễn ra tại các trường công lập ở Anh trong tiền bán thế kỷ XIX và, đàng khác, các thao luyện và tập thể dục xuất phát từ phong trào Philanthropism (nhân ái), một phong trào cải cách giáo dục, và sau đó được phát triển bởi các nhà giáo dục Thụy Điển. Đề cập đến truyền thống đầu tiên, cần lưu ý rằng các trò chơi, thi đua và hoạt động giải trí thời trước đó đã được đưa vào các chương trình giáo dục của các trường công lập Anh. Là thành phần chính của nền giáo dục công cộng, thể thao dần dần mở rộng ra mọi tầng lớp và giai cấp xã hội trong xã hội Anh. Khi nước Anh trở thành một cường quốc hoàn cầu, hệ thống giáo dục đã được chuyển tới mọi bộ phận của Đế quốc Anh. Tuy nhiên, cũng nên nhắc ở đây rằng có nhiều hình thức đề kháng ở địa phương chống lại diễn trình này như, thí dụ, với Hiệp hội Thể thao Gaelic ở Ái Nhĩ Lan.
Một thời gian trước đó, phong trào Nhân ái đã xuất hiện. Như đã đề cập trên đây, phong trào Nhân ái đã gây một tác động lớn đến việc cải cách giáo dục của hệ thống trường công lập ở Anh. Mặt khác, nó cũng khai triển các năng động lực riêng của nó trên lục địa châu Âu và ở Scandinavia. Thoạt đầu, Nhân ái cũng là một lý tưởng sư phạm, chuyên biện hộ cho một nền giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, một nền giáo dục như vậy không chỉ bao gồm các hoạt động thể lý như thể dục mà còn tìm cách cổ vũ việc thừa nhận quyền bình đẳng của con người và hình thành các nhân đức dân chủ. Ý niệm này đã được Thụy Điển tiếp nhận, nơi thể dục đã trở thành một phần của hệ thống trường học. Tương tự như vậy, nó cũng được dùng như một phương tiện giáo dục quân sự, thẩm mỹ hoặc sức khỏe. Ta có thể thấy sự quan trọng của hệ thống Thụy Điển qua sự kiện này là nó gây ảnh hưởng đáng kể trên việc phát triển ngành thể thao phụ nữ [19].
Vào cuối thế kỷ XIX, Pierre de Coubertin sáp nhập các truyền thống khác nhau lại với nhau và liên kết chúng với ý niệm Thế Vận Hội. Điều mà Coubertin có trong tâm trí là một chương trình sư phạm hoàn cầu để giáo dục giới trẻ thế giới. Mục tiêu chính của nó là hòa bình, dân chủ, hiểu biết quốc tế và hoàn thiện nhân bản. Để truyền bá ý niệm Thế Vận, Coubertin đã thành lập (hoặc hồi sinh) Các Trò Chơi Thế vận hội, tức là một biến cố bốn năm một lần trong đó, giới trẻ của thế giới sẽ gặp nhau. Tuy nhiên, mục tiêu ban đầu của Các Trò Chơi Thế vận không chỉ là sự thi đua thể thao mà còn là việc cử hành tính cao qúy và vẻ đẹp nhân bản. Phương châm Thế Vận, "citius, altius, forties" (nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn) – một phương châm mà, dù sao, Coubertin đã tiếp nhận của Linh Mục Dòng Đa Minh Henri Didon [20] - do đó không chỉ nói đến sự xuất sắc thể lý mà còn nói đến sự xuất sắc của con người nói chung. Vì lý do này, triển lãm nghệ thuật, âm nhạc và thơ ca cũng được xem là một phần thiết yếu của Thế vận hội. Về phương diện phê phán, cần nhắc lại rằng: đối với Coubertin, chủ nghĩa thế vận nhất quyết là một tôn giáo của thế gian này, vì ông đã minh nhiên gọi nó là một ‘religio athletae’ (tôn giáo của thể dục). Như chúng ta dễ dàng nhận thấy từ lễ khai mạc có tính nghi thức cao cũng như từ lễ trao giải hay lễ bế mạc, sự tiến hành thực sự các trò chơi Thế vận đã hoàn toàn làm nổi bật bản chất tôn giáo mà người ta vốn dự kiến cho chúng.
Các Trò Chơi Thế vận đầu tiên của thời hiện đại đã diễn ra tại Athens năm 1896, mặc dù trước đó đã có những Thế vận hội địa phương ở Hy Lạp, Anh và Đức. Nhưng chỉ có sáng kiến của Coubertin đã theo đuổi sự công nhận quốc tế và kết cục đã thành công rực rỡ. Kể từ thời điểm đó, các môn thể thao Thế Vận đã thực hiện một sự tiến bộ chưa từng có. Phụ nữ cuối cùng đã được phép tham gia Thế vận hội vào năm 1900. Một yếu tố khác để giải thích sự thành công của thể thao, tất nhiên, là sự xuất hiện của các phương tiện thông tin đại chúng ở tiền bán thế kỷ XX. Nhờ các phương tiện phim ảnh, truyền thanh và truyền hình, các biến cố thể thao vĩ đại đã được phát tuyến dễ dàng khắp nhiều quốc gia và sau đó trên toàn thế giới. Nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng và internet, ngày nay, thể thao là một hiện tượng hoàn cầu mà hầu hết các quốc gia và dân tộc trên thế giới đều có cơ hội tiếp cận.
Mặc dù, trong hầu hết các trường hợp, thể thao không còn cho mình là một tôn giáo hay có mối liên kết nội tại với các thành tựu khác của con người như nghệ thuật, âm nhạc hay thi ca, nó vẫn có nguy cơ bị lồng vào các mục đích ý thức hệ. Điều này có liên quan đến sự kiện này: trong thể thao, thân xác con người phấn đấu để đạt được sự hoàn hảo. Đặc biệt, các biến cố thể thao vĩ đại như Thế vận hội hoặc các Giải vô địch thế giới trình bầy với khán giả hoàn cầu các cuộc biểu diễn hàng đầu của các cơ thể con người. Tuy nhiên, việc biểu diễn hàng đầu cơ thể con người là một dấu hiệu có thể được giải thích theo một loạt các ý nghĩa khác nhau có thể được gán cho nó. Do đó, thể thao - và đặc biệt là thể thao ở bình diện ưu tú - thường được sử dụng để truyền đạt các sứ điệp chính trị, thương mại hoặc ý thức hệ [21]. Một mặt, việc có thể giải thích nhiều cách này giải thích được sức hấp dẫn hoàn cầu của thể thao, tuy nhiên, mặt khác, nó cũng phơi trần nhiều hiểm họa liên kết với thể thao. Vì thể thao nói chung là một dấu hiệu biểu cảm cao độ nhưng đồng thời cũng là một dấu hiệu thiếu xác định cao độ, không thể dùng cho việc giải thích chính nó. Do đó, nó phải được giải thích bởi nhân tố khác và những giải thích này có thể là ý thức hệ hay thậm chí phi luân lý và phi nhân đạo [22].
Theo một số học giả, thể thao hoàn cầu được sử dụng cho các mục đích ý thức hệ khi sân chơi nghiêng về phía Tây Phương và hướng về sự giàu có, và khi thể thao đơn giản củng cố các cơ cấu quyền lực hiện hữu hoặc truyền bá các giá trị văn hóa của giới ưu tú [23]. Các suy tư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về hoàn cầu hóa đã đóng góp một số điều vào việc chúng ta xem xét những loại vấn đề này trong thể thao hoàn cầu. Đề cập đến sự căng thẳng bẩm sinh giữa hoàn cầu hóa và địa phương hóa, Đức Thánh Cha viết trong Evangelii Gaudium, “Chúng ta cần chú ý đến hoàn cầu để tránh sự hẹp hòi và sự tầm thường. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhìn vào địa phương, một việc sẽ giữ bàn chân ta đứng vững trên mặt đất. […] Ở đây mô hình của chúng ta không phải là hình cầu […] nơi mà mọi điểm đều cách bằng nhau đối với trung tâm, và không có sự khác biệt nào giữa chúng. Thay vào đó, nó là một hình đa diện (polyhedron), phản ánh sự hội tụ mọi phần của nó, mỗi phần dy trì được tính khác biệt riêng của nó. Hoạt động cả mục vụ lẫn chính trị đều tìm cách tập hợp điều tốt nhất của mỗi hoạt động trong đa diện này”[24]. Đối với các biến cố thể thao hoàn cầu như Thế vận hội chẳng hạn, nếu nhiều nước không phải là Tây phương hơn được đại diện liên quan tới địa điểm các Trò Chơi cũng như nguồn gốc của các môn thể thao được chơi và có đại biểu ở IOC (Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế), họ sẽ còn thành công hơn nữa trong việc sống thực các sứ mệnh của chúng bằng cách thực sự hoàn cầu và cũng tập họp vì những điều tốt nhất của mỗi quốc gia.
2.2 Thể thao là gì?
Đã từ lâu, các nhà triết học và khoa học thể thao đã cố gắng cung cấp một định nghĩa thích hợp về thể thao. Rõ ràng, đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng vì không có định nghĩa được mọi người chấp nhận cho đến nay. Ngoài ra, cần lưu ý rằng các môn thể thao có thể chịu sự thay đổi lịch sử. Những gì chúng ta coi là thể thao ngày nay, có thể không được xem là thể thao vào ngày mai, và ngược lại. Vì vậy, sẽ không bao giờ có một định nghĩa cuối cùng về thể thao. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa: không thể nói đến một số nét chung mà chúng ta thường qui cho thể thao.
Trước nhất, khái niệm thể thao gắn liền với thân xác con người đang chuyển động. Tất nhiên, có những hoạt động đôi khi được kể là thể thao nhưng hầu như không thể hiện bất cứ chuyển động nào của cơ thể. Nhưng nói chung, thể thao được nhận diện với các cá nhân hoặc nhóm người chuyển động và luyện tập cơ thể họ.
Điểm thứ hai cần được đề cập là thể thao là một hoạt động giải trí. Điều này có nghĩa: thể thao không phải là một hoạt động để đạt một mục đích bên ngoài nhưng tự nó đã có mục đích riêng. Chẳng hạn, các mục đích nội tại như vậy là để hoàn thiện một chuyển động đặc thù nào đó, để vượt qua các thành tựu cũ của ta hoặc những thành tựu của những người khác, hoặc để chơi tốt với nhau như một đội để thắng một cuộc đua. Chắc chắn, nền thể thao hiện đại, đặc biệt là ngành thể thao chuyên nghiệp, cũng phục vụ các mục đích bên ngoài như đạt vinh quang cho đất nước, thể hiện uy quyền của một hệ thống chính trị hay đơn giản là kiếm tiền. Tuy nhiên, nếu mục đích bên ngoài chiếm ưu thế hoặc thậm chí xóa mất mục đích nội tại, thì chúng ta sẽ không còn nói tới trò chơi mà chỉ đơn giản gọi nó là việc làm hay lao công. Hơn nữa, các cuộc biểu diễn của các vận động viên chuyên nghiệp sẽ không bao giờ đạt đến cấp độ cao nhất, nếu họ thực hiện công việc của họ mà không có một thái độ giải trí.
Thứ ba, việc biểu diễn thể thao thường phải tuân theo các quy tắc nhất định. Do đó, mục đích nội tại của hoạt động thể thao có thể không đạt được bằng mọi phương tiện có thể có, nhưng phải tuân thủ các quy tắc của trò chơi. Thông thường, các quy tắc như vậy có mục đích làm phức tạp việc đạt được mục tiêu. Thí dụ, trong một cuộc thi bơi lội, các người bơi lội không được phép vượt khoảng cách, một trăm mét chẳng hạn, bằng cách sử dụng thuyền máy hoặc chạy dọc theo hồ bơi, nhưng họ phải bơi trong nước mà không cần dụng cụ và thực hiện một phong cách bơi lội đặc thù như trườn (crawl) hoặc bướm. Tất nhiên, các quy tắc có thể cho thấy các mức độ nghiêm ngặt khác nhau. Một vận động viên không chuyên nghiệp cá thể chạy ba lần một tuần trong một đoạn đường nào đó có thể chỉ cần đặt cho mình quy tắc là không chạy chậm hơn lần trước đó, trong khi một cuộc thi đua chuyên nghiệp ở cấp cao nhất được quy định bởi một bộ luật được san định gồm nhiều qui định và luật lệ khác nhau mà việc tuân giữ chúng, ngoài ra, còn được theo dõi bởi trọng tài chuyên ngành và thậm chí cả thiết bị kỹ thuật nữa. Do đó, thể thao mà không có bất cứ quy tắc nào là điều khó có thể tưởng tượng được.
Đặc điểm thứ tư của thể thao là tính cách đua tranh của nó. Một lần nữa, chúng ta có thể phản đối bằng cách nại tới một vận động viên cá thể không chuyên nghiệp, chỉ tập dượt bất thường và chỉ để cho vui mà thôi. Có lẽ, vận động viên này không tham dự vào một cuộc thi đấu. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Vì cả vận động viên này cũng có thể thi đua với bản thân theo nghĩa họ tìm cách tập thể dục để không tệ hơn trước đây, hoặc để đi một khoảng xa nào đó, hoặc chạy, bơi hoặc leo trong một thời gian giới hạn và cố định nào đó và vân vân. Trong hầu hết các trường hợp khác, yếu tố thi đua của thể thao được khai triển nhiều hơn để chúng ta có thể khẳng định rằng sự thi đua cũng là một đặc điểm không thể thiếu của thể thao.
Thành tố cuối cùng có liên quan đến các thành tố trước đó, vì nếu thể thao thực sự là một cuộc thi đua được quy định bởi các quy tắc đặc thù của trò chơi, thì sự bình đẳng về cơ hội phải được bảo đảm. Sẽ đơn giản vô nghĩa khi có hai hoặc nhiều đối thủ hơn thi đua, bất kể là cá nhân hay đội, nhưng điều kiện bắt đầu của họ lại phần lớn không bình đẳng. Đó là lý do tại sao trong các cuộc thi đua thể thao thường có sự phân biệt giữa giới tính, trình độ biểu diễn, lớp tuổi, lớp cân nặng, mức độ khuyết tật và vân vân.
Tóm tắt năm đặc điểm này, chúng ta có thể nói rằng các môn thể thao là những chuyển động thân thể của các tác nhân cá thể hay tập thể, theo các quy tắc đặc thù của trò chơi, thể hiện các cuộc biểu diễn giải trí, những cuộc biểu diễn mà, với điều kiện phải có cơ hội bình đẳng, được so sánh với các cuộc biểu diễn tương tự của những người khác trong cuộc thi đua. Như đã được ghi nhận, đây không phải là một định nghĩa thấu đáo về thể thao vì nó cho thấy nhiều điều mơ hồ [25]. Tuy nhiên, định nghĩa này có thể đủ cho các mục đích của chúng ta.
Nhưng cần phải nói thêm đôi chút. Như chúng ta đã thấy, thể thao không chỉ là một hoạt động trong chính nó mà còn có khía cạnh bên ngoài nữa. Dù sao, những người ngoài cuộc không tham gia cũng có thể chú ý đến các môn thể thao, họ có thể quan sát chúng, đánh giá chúng, hài lòng hoặc bực bội về chúng, và họ có thể giải thích chúng theo nhiều cách khác nhau. Như đã nói ở trên, thân thể con người đang chuyển động là một dấu hiệu làm đầu đề cho nhiều cách giải thích khác nhau. Sau khi nói ra các đặc điểm giải trí, tuân theo quy tắc và thi đua của thể thao, việc có thể giải thích nhiều cách này có thể còn được giải thích thêm nữa. Theo một nghĩa nào đó, có thể hiểu một cuộc thi đua thể thao như một trình thuật kể về một cuộc thi đấu giữa hai hoặc nhiều bên thi đua với nhau để giành một đối tượng giả tạo mà không có một lý do đời thực nào để dự cuộc thi đấu này. Theo các quy tắc chuyên biệt của trò chơi, các bên cố gắng để đạt xuất sắc. Độc lập với các động lực chủ quan của họ, các bên tham gia đưa vào thực hành các hình thức thẩm mỹ và nghệ thuật người khác có thể hiểu được và do đó có thể được họ giải thích một cách tích cực. Cũng như với nhiều tác phẩm nghệ thuật khác, câu chuyện này cũng không có nội dung khác biệt, đây là lý do tại sao nó được gán cho các ý nghĩa khác nhau và thậm chí trái ngược nhau.
Để kết luận những suy tư này về khái niệm thể thao, bây giờ chúng ta có thể khẳng định rằng, một mặt, thể thao là một loại thế giới riêng của nó ở chỗ nó thể hiện đặc điểm của một trò chơi, lý tưởng mà nói, không theo đuổi một mục đích bên ngoài nào. Tuy nhiên, mặt khác, thế giới đóng hộp này cũng là một điều ngoại tại ở chỗ nó tự trình diện với người ngoại cuộc dưới hình thức một câu chuyện có tính biểu cảm cao, một câu truyện, tuy nhiên, không có nội dung chuyên biệt nào đến nỗi khiến người ta có thể gán cho nó các hình thức ý nghĩa khác nhau. Một lần nữa, chính việc có thể giải thích nhiều cách này đã khiến cho thể thao trở nên hấp dẫn đối với mọi người khắp nơi trên thế giới. tuy nhiên, cùng một lúc, đặc điểm có thể giải thích nhiều cách này cũng làm cho thể thao dễ bị bên ngoài chức năng hóa và thậm chí là ý thức hệ hóa.
2.3 Các bối cảnh của thể thao
Nhưng đó không phải là tất cả những gì có thể nói về thể thao, vì thể thao không bao giờ hiện hữu mà không có một bối cảnh. Đầu tiên, chúng ta phải nghĩ tới việc định chế hóa thể thao. Việc này bắt đầu với một nhóm trẻ em, hẹn gặp nhau vào buổi chiều ở sân sau để chơi các môn như bóng đá hay bóng rổ. Ở đây, việc hẹn cũng như thời gian và địa điểm đặc thù cho thấy một loại định chế khởi đầu. Đối với các môn thể thao cao cấp hơn, các chương trình huấn luyện phải được áp dụng, các cuộc thi phải được phối hợp, sân chơi phải được cung cấp và duy trì trong tình trạng tốt, việc vận chuyển các vận động viên và thiết bị thể thao phải được tổ chức, phải có sự tham gia của các trọng tài, kết quả phải được ghi lại và vv. Ở một bình diện lớn lao hơn, một thể chế pháp lý về thể thao phải được thiết lập, các chương trình giám sát dùng chất kích thích (doping) phải được thực hiện hoặc các biến cố thể thao vĩ đại phải được sắp xếp. Đây là nhiệm vụ của các tổ chức thể thao như các câu lạc bộ hoặc hiệp hội quốc gia và quốc tế. Nói chung, chúng ta có thể gọi những hình thức tổ chức thể thao này là hệ thống thể thao.
Bây giờ điều hiển nhiên là hệ thống thể thao không thể tự mình tạo ra các nguồn tài nguyên cần thiết. Để tạo thuận lợi cho các nhiệm vụ vừa đề cập, hệ thống thể thao cần các nhà hảo tâm bên ngoài - thí dụ, các nhân viên thiện nguyện, người ủng hộ viên chính trị hoặc nhà tài trợ - và đặc biệt là khách hàng sẵn sàng mua vé, bán các món hàng, hay lập các chương trình truyền hình. Chỉ bằng cách này, hệ thống thể thao mới có thể tạo ra các tài nguyên cần thiết. Sự phụ thuộc về cấu trúc của hệ thống thể thao, như chúng ta quen gọi nó, giải thích tại sao hệ thống này phải liên tục làm cho những người đóng góp ở bên ngoài biết sự hấp dẫn của nó. Nói cách khác, hệ thống thể thao phải lưu tâm tới vẻ bề ngoài của thể thao để vận động các người có tiềm năng hảo tâm để họ sẵn sàng đóng góp vào việc duy trì hay thậm chí tăng cường hệ thống. Tuy nhiên, điều này bao hàm việc trình bày thể thao sao cho phù hợp với sở thích khác nhau của các người có tiềm năng trở thành nhà hảo tâm. Và như vậy, thể thao trở thành một loại sản phẩm hứa hẹn sẽ thỏa mãn các sở thích của các cá nhân, các nhóm và các tổ chức khác nhau. Đó là lý do tại sao hệ thống thể thao lại sẵn sàng và dễ dàng có mặt để phục vụ các mục đích ý thức hệ, chính trị hay kinh tế của người khác, vì, nếu không, nó sẽ không thể tạo ra các tài nguyên cần thiết để sống còn.
Như chúng ta đã thấy, vì thể thao là một câu chuyện mang tính biểu cảm với rất ít nội dung khiến người ta có thể gán cho nó nhiều ý nghĩa khác nhau, nên hệ thống thể thao nói chung chứng tỏ rất thành công trong việc tạo ra các tài nguyên bên ngoài vì các người có tiềm năng trở thành nhà hảo tâm có thể sử dụng thể thao để truyền đạt các sứ điệp đặc thù của họ. Có thể chứng minh điều này bằng, thí dụ, các hợp doanh (partnerships) mà các vận động viên cá nhân cũng như các tổ chức thể thao lớn hơn đã ký kết với các doanh nghiệp thương mại và kỹ nghệ quảng cáo. Trong trường hợp này, thể thao quả đóng vai trò làm cỗ xe chuyên chở các sứ điệp kinh tế.
Sự phụ thuộc về cơ cấu của hệ thống thể thao vừa được mô tả không nhất thiết phải là một điều xấu, vì thể thao có thể phục vụ rất nhiều mục đích có thể chấp nhận được về mặt đạo đức và thậm chí còn thực sự nhân bản nữa. Thí dụ, nếu các chính trị gia sẵn sàng đầu tư tiền bạc công cộng vào hệ thống thể thao vì điều này hứa hẹn sẽ cải thiện sức khoẻ của dân chúng hoặc giáo dục toàn diện cho trẻ em và thanh thiếu niên, thì trong căn bản sẽ không sai nếu hệ thống thể thao trình bày thể thao phục vụ các mục đích này. Nhưng, mặt khác, điều cũng rõ là: sự phụ thuộc về cơ cấu của hệ thống thể thao mang rất nhiều nguy hiểm. Thí dụ, nếu một lượng tài nguyên lớn hơn có thể được tạo ra bằng cách làm cho hệ thống thể thao phụ thuộc vào hệ thống kinh tế hoặc các hệ thống ý thức hệ, thì xu hướng nghiêng về việc thực hiện chính điều này sẽ cao, cho dù mục đích của việc phục vụ này đáng ngờ về đạo đức hoặc vô nhân đạo. Điều này sẽ được đề cập chi tiết hơn trong chương thứ tư.
Kỳ sau: Chương Ba: Tầm quan trọng của thể thao đối với con người nhân bản
Thể thao là một hiện tượng phổ quát. Bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào con người sống chung với nhau, họ đều rất thích chơi các trò chơi, thưởng thức chuyển động của cơ thể họ, trong việc hoàn thiện các khả năng thể chất của họ hoặc thi đua với nhau. Thành thử có người cho rằng, ở mọi thời và mọi nơi, người ta đã thực hành những gì chúng ta ngày nay gọi là thể thao rồi. Trong bối cảnh này, không hề là một quan niệm sai lầm toàn diện khi ta coi thể thao như một loại hằng số nhân chủng học. Dĩ nhiên, thuật ngữ ‘thể thao’ chỉ mới có gần đây thôi. Nó phát xuất từ lối nói của Pháp ngày xưa desporter hoặc se desporter – vốn là một từ ngữ phát sinh từ chữ Latinh de (s) portare - và có nghĩa là giải trí cho chính mình. Cuối cùng, trong giai đoạn đầu thời đại hiện đại, chữ ‘thể thao’ được đặt ra, và từ đó, thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự đa dạng của các hoạt động thu hút rất nhiều người trong tư cách vận động viên hoặc khán giả. [15]
Như đã được đề cập, với văn kiện này, Giáo Hội muốn cất cao tiếng nói của mình trong việc phục vụ thể thao. Do đó, Giáo Hội muốn dõi chút ánh sáng lên ý nghĩa nhân học của thể thao, các thách đố nó đang phải đối đầu và những cơ hội mục vụ mà nó mang lại. Tuy nhiên, trước khi làm việc này, điều hữu ích là có được một hiểu biết quen thuộc nào đó về chính hiện tượng này. Vì thế, ta nên biết, chẳng hạn như, làm thế nào thể thao đã nhận được hình dáng hiện nay của nó hoặc đâu là các đặc điểm chính của nó. Hơn nữa, cũng nên lưu ý tới các mối tương quan khác nhau của nó với các xã hội rộng lớn hơn mà nó vốn là một thành phần.
2.1 Sự ra đời của nền thể thao hiện đại
Có thể nói tất cả các nền văn hóa trong lịch sử đều khai triển các hoạt động giải trí, thể lý và thi đua gọi là thể thao. Như thế, thể thao đã tồn tại trong suốt lịch sử nhân loại. Thế nhưng, chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gọi thể thao là “hiện tượng đặc trưng của thời hiện đại […] một ‘dấu chỉ thời gian’ có khả năng giải thích các nhu cầu mới và các kỳ vọng mới của con người”. Ngài nói tiếp: thể thao đã “lan truyền tới mọi ngõ ngách trên thế giới, vượt qua các dị biệt giữa càc nền văn hóa và quốc gia. Điều Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rất đúng ở đây là sự kiện này: thể thao, bất chấp lịch sử lâu đời của nó, đã trải qua một thay đổi triệt để trong hai thế kỷ qua. Trước đây, các môn thể thao được độc quyền định hình bởi các nền văn hóa đặc thù mà chúng thuộc về. Nền thể thao hiện đại, ngược lại, tương hợp với hầu như tất cả các khung cảnh văn hóa và do đó đã vượt qua những ranh giới văn hóa và quốc gia cũ. Tất nhiên, vẫn còn các hình thức thể thao địa phương và chúng đáng được hưởng sự nổi tiếng mỗi ngày một gia tăng, nhưng bên cạnh chúng, cũng hiện hữu một loại thể thao hoàn cầu - giống như một ngôn ngữ hoàn cầu - có thể được hiểu bởi hầu hết mọi con người nhân bản. Vì thế, câu hỏi đặt ra là: Thể thao đã trở thành một hiện tượng hoàn cầu như thế cách nào?
Trong các thế kỷ 16 và 17, mặc dù không phải tất cả [17], nhưng nhiều hoạt động thể thao ở phương Tây đã tách mình ra khỏi các bối cảnh tôn giáo và văn hóa mà trước đây chúng vốn thuộc về. Tất nhiên, điều này không có nghĩa thể thao nói chung đã trở thành một hiện tượng tách rời. Tuy nhiên, vào thời điểm ấy, chúng ta có thể quan sát thấy sự khởi đầu của việc định chế hóa, chuyên nghiệp hóa và thương mại hóa. [18] Chủ quyền ngày càng gia tăng của thể thao cùng với việc nhớ lại các lý tưởng sư phạm của thời cổ Hy Lạp đã dẫn khởi một sự phát triển trong đó các hoạt động thể lý ngày càng được coi là một phần chủ yếu của một nền giáo dục toàn diện. Trong chuỗi dài các nhà giáo dục tiến bộ - từ John Amos Comenius (1592-1670) qua người sáng lập ra phong trào từ thiện, Johann Bernhard Basedow (1724-1790) tới Thomas Arnold (1795-1842) - đã tiếp nối ý niệm toàn diện này và phiên dịch nó thành các học trình giáo dục biết nhấn mạnh tới đào tạo thể lý.
Nói chung, nền thể thao hiện đại có thể có nguyên lai từ hai nguồn, đó là, một đàng, các trò chơi và các cuộc thi đua diễn ra tại các trường công lập ở Anh trong tiền bán thế kỷ XIX và, đàng khác, các thao luyện và tập thể dục xuất phát từ phong trào Philanthropism (nhân ái), một phong trào cải cách giáo dục, và sau đó được phát triển bởi các nhà giáo dục Thụy Điển. Đề cập đến truyền thống đầu tiên, cần lưu ý rằng các trò chơi, thi đua và hoạt động giải trí thời trước đó đã được đưa vào các chương trình giáo dục của các trường công lập Anh. Là thành phần chính của nền giáo dục công cộng, thể thao dần dần mở rộng ra mọi tầng lớp và giai cấp xã hội trong xã hội Anh. Khi nước Anh trở thành một cường quốc hoàn cầu, hệ thống giáo dục đã được chuyển tới mọi bộ phận của Đế quốc Anh. Tuy nhiên, cũng nên nhắc ở đây rằng có nhiều hình thức đề kháng ở địa phương chống lại diễn trình này như, thí dụ, với Hiệp hội Thể thao Gaelic ở Ái Nhĩ Lan.
Một thời gian trước đó, phong trào Nhân ái đã xuất hiện. Như đã đề cập trên đây, phong trào Nhân ái đã gây một tác động lớn đến việc cải cách giáo dục của hệ thống trường công lập ở Anh. Mặt khác, nó cũng khai triển các năng động lực riêng của nó trên lục địa châu Âu và ở Scandinavia. Thoạt đầu, Nhân ái cũng là một lý tưởng sư phạm, chuyên biện hộ cho một nền giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, một nền giáo dục như vậy không chỉ bao gồm các hoạt động thể lý như thể dục mà còn tìm cách cổ vũ việc thừa nhận quyền bình đẳng của con người và hình thành các nhân đức dân chủ. Ý niệm này đã được Thụy Điển tiếp nhận, nơi thể dục đã trở thành một phần của hệ thống trường học. Tương tự như vậy, nó cũng được dùng như một phương tiện giáo dục quân sự, thẩm mỹ hoặc sức khỏe. Ta có thể thấy sự quan trọng của hệ thống Thụy Điển qua sự kiện này là nó gây ảnh hưởng đáng kể trên việc phát triển ngành thể thao phụ nữ [19].
Vào cuối thế kỷ XIX, Pierre de Coubertin sáp nhập các truyền thống khác nhau lại với nhau và liên kết chúng với ý niệm Thế Vận Hội. Điều mà Coubertin có trong tâm trí là một chương trình sư phạm hoàn cầu để giáo dục giới trẻ thế giới. Mục tiêu chính của nó là hòa bình, dân chủ, hiểu biết quốc tế và hoàn thiện nhân bản. Để truyền bá ý niệm Thế Vận, Coubertin đã thành lập (hoặc hồi sinh) Các Trò Chơi Thế vận hội, tức là một biến cố bốn năm một lần trong đó, giới trẻ của thế giới sẽ gặp nhau. Tuy nhiên, mục tiêu ban đầu của Các Trò Chơi Thế vận không chỉ là sự thi đua thể thao mà còn là việc cử hành tính cao qúy và vẻ đẹp nhân bản. Phương châm Thế Vận, "citius, altius, forties" (nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn) – một phương châm mà, dù sao, Coubertin đã tiếp nhận của Linh Mục Dòng Đa Minh Henri Didon [20] - do đó không chỉ nói đến sự xuất sắc thể lý mà còn nói đến sự xuất sắc của con người nói chung. Vì lý do này, triển lãm nghệ thuật, âm nhạc và thơ ca cũng được xem là một phần thiết yếu của Thế vận hội. Về phương diện phê phán, cần nhắc lại rằng: đối với Coubertin, chủ nghĩa thế vận nhất quyết là một tôn giáo của thế gian này, vì ông đã minh nhiên gọi nó là một ‘religio athletae’ (tôn giáo của thể dục). Như chúng ta dễ dàng nhận thấy từ lễ khai mạc có tính nghi thức cao cũng như từ lễ trao giải hay lễ bế mạc, sự tiến hành thực sự các trò chơi Thế vận đã hoàn toàn làm nổi bật bản chất tôn giáo mà người ta vốn dự kiến cho chúng.
Các Trò Chơi Thế vận đầu tiên của thời hiện đại đã diễn ra tại Athens năm 1896, mặc dù trước đó đã có những Thế vận hội địa phương ở Hy Lạp, Anh và Đức. Nhưng chỉ có sáng kiến của Coubertin đã theo đuổi sự công nhận quốc tế và kết cục đã thành công rực rỡ. Kể từ thời điểm đó, các môn thể thao Thế Vận đã thực hiện một sự tiến bộ chưa từng có. Phụ nữ cuối cùng đã được phép tham gia Thế vận hội vào năm 1900. Một yếu tố khác để giải thích sự thành công của thể thao, tất nhiên, là sự xuất hiện của các phương tiện thông tin đại chúng ở tiền bán thế kỷ XX. Nhờ các phương tiện phim ảnh, truyền thanh và truyền hình, các biến cố thể thao vĩ đại đã được phát tuyến dễ dàng khắp nhiều quốc gia và sau đó trên toàn thế giới. Nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng và internet, ngày nay, thể thao là một hiện tượng hoàn cầu mà hầu hết các quốc gia và dân tộc trên thế giới đều có cơ hội tiếp cận.
Mặc dù, trong hầu hết các trường hợp, thể thao không còn cho mình là một tôn giáo hay có mối liên kết nội tại với các thành tựu khác của con người như nghệ thuật, âm nhạc hay thi ca, nó vẫn có nguy cơ bị lồng vào các mục đích ý thức hệ. Điều này có liên quan đến sự kiện này: trong thể thao, thân xác con người phấn đấu để đạt được sự hoàn hảo. Đặc biệt, các biến cố thể thao vĩ đại như Thế vận hội hoặc các Giải vô địch thế giới trình bầy với khán giả hoàn cầu các cuộc biểu diễn hàng đầu của các cơ thể con người. Tuy nhiên, việc biểu diễn hàng đầu cơ thể con người là một dấu hiệu có thể được giải thích theo một loạt các ý nghĩa khác nhau có thể được gán cho nó. Do đó, thể thao - và đặc biệt là thể thao ở bình diện ưu tú - thường được sử dụng để truyền đạt các sứ điệp chính trị, thương mại hoặc ý thức hệ [21]. Một mặt, việc có thể giải thích nhiều cách này giải thích được sức hấp dẫn hoàn cầu của thể thao, tuy nhiên, mặt khác, nó cũng phơi trần nhiều hiểm họa liên kết với thể thao. Vì thể thao nói chung là một dấu hiệu biểu cảm cao độ nhưng đồng thời cũng là một dấu hiệu thiếu xác định cao độ, không thể dùng cho việc giải thích chính nó. Do đó, nó phải được giải thích bởi nhân tố khác và những giải thích này có thể là ý thức hệ hay thậm chí phi luân lý và phi nhân đạo [22].
Theo một số học giả, thể thao hoàn cầu được sử dụng cho các mục đích ý thức hệ khi sân chơi nghiêng về phía Tây Phương và hướng về sự giàu có, và khi thể thao đơn giản củng cố các cơ cấu quyền lực hiện hữu hoặc truyền bá các giá trị văn hóa của giới ưu tú [23]. Các suy tư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về hoàn cầu hóa đã đóng góp một số điều vào việc chúng ta xem xét những loại vấn đề này trong thể thao hoàn cầu. Đề cập đến sự căng thẳng bẩm sinh giữa hoàn cầu hóa và địa phương hóa, Đức Thánh Cha viết trong Evangelii Gaudium, “Chúng ta cần chú ý đến hoàn cầu để tránh sự hẹp hòi và sự tầm thường. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhìn vào địa phương, một việc sẽ giữ bàn chân ta đứng vững trên mặt đất. […] Ở đây mô hình của chúng ta không phải là hình cầu […] nơi mà mọi điểm đều cách bằng nhau đối với trung tâm, và không có sự khác biệt nào giữa chúng. Thay vào đó, nó là một hình đa diện (polyhedron), phản ánh sự hội tụ mọi phần của nó, mỗi phần dy trì được tính khác biệt riêng của nó. Hoạt động cả mục vụ lẫn chính trị đều tìm cách tập hợp điều tốt nhất của mỗi hoạt động trong đa diện này”[24]. Đối với các biến cố thể thao hoàn cầu như Thế vận hội chẳng hạn, nếu nhiều nước không phải là Tây phương hơn được đại diện liên quan tới địa điểm các Trò Chơi cũng như nguồn gốc của các môn thể thao được chơi và có đại biểu ở IOC (Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế), họ sẽ còn thành công hơn nữa trong việc sống thực các sứ mệnh của chúng bằng cách thực sự hoàn cầu và cũng tập họp vì những điều tốt nhất của mỗi quốc gia.
2.2 Thể thao là gì?
Đã từ lâu, các nhà triết học và khoa học thể thao đã cố gắng cung cấp một định nghĩa thích hợp về thể thao. Rõ ràng, đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng vì không có định nghĩa được mọi người chấp nhận cho đến nay. Ngoài ra, cần lưu ý rằng các môn thể thao có thể chịu sự thay đổi lịch sử. Những gì chúng ta coi là thể thao ngày nay, có thể không được xem là thể thao vào ngày mai, và ngược lại. Vì vậy, sẽ không bao giờ có một định nghĩa cuối cùng về thể thao. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa: không thể nói đến một số nét chung mà chúng ta thường qui cho thể thao.
Trước nhất, khái niệm thể thao gắn liền với thân xác con người đang chuyển động. Tất nhiên, có những hoạt động đôi khi được kể là thể thao nhưng hầu như không thể hiện bất cứ chuyển động nào của cơ thể. Nhưng nói chung, thể thao được nhận diện với các cá nhân hoặc nhóm người chuyển động và luyện tập cơ thể họ.
Điểm thứ hai cần được đề cập là thể thao là một hoạt động giải trí. Điều này có nghĩa: thể thao không phải là một hoạt động để đạt một mục đích bên ngoài nhưng tự nó đã có mục đích riêng. Chẳng hạn, các mục đích nội tại như vậy là để hoàn thiện một chuyển động đặc thù nào đó, để vượt qua các thành tựu cũ của ta hoặc những thành tựu của những người khác, hoặc để chơi tốt với nhau như một đội để thắng một cuộc đua. Chắc chắn, nền thể thao hiện đại, đặc biệt là ngành thể thao chuyên nghiệp, cũng phục vụ các mục đích bên ngoài như đạt vinh quang cho đất nước, thể hiện uy quyền của một hệ thống chính trị hay đơn giản là kiếm tiền. Tuy nhiên, nếu mục đích bên ngoài chiếm ưu thế hoặc thậm chí xóa mất mục đích nội tại, thì chúng ta sẽ không còn nói tới trò chơi mà chỉ đơn giản gọi nó là việc làm hay lao công. Hơn nữa, các cuộc biểu diễn của các vận động viên chuyên nghiệp sẽ không bao giờ đạt đến cấp độ cao nhất, nếu họ thực hiện công việc của họ mà không có một thái độ giải trí.
Thứ ba, việc biểu diễn thể thao thường phải tuân theo các quy tắc nhất định. Do đó, mục đích nội tại của hoạt động thể thao có thể không đạt được bằng mọi phương tiện có thể có, nhưng phải tuân thủ các quy tắc của trò chơi. Thông thường, các quy tắc như vậy có mục đích làm phức tạp việc đạt được mục tiêu. Thí dụ, trong một cuộc thi bơi lội, các người bơi lội không được phép vượt khoảng cách, một trăm mét chẳng hạn, bằng cách sử dụng thuyền máy hoặc chạy dọc theo hồ bơi, nhưng họ phải bơi trong nước mà không cần dụng cụ và thực hiện một phong cách bơi lội đặc thù như trườn (crawl) hoặc bướm. Tất nhiên, các quy tắc có thể cho thấy các mức độ nghiêm ngặt khác nhau. Một vận động viên không chuyên nghiệp cá thể chạy ba lần một tuần trong một đoạn đường nào đó có thể chỉ cần đặt cho mình quy tắc là không chạy chậm hơn lần trước đó, trong khi một cuộc thi đua chuyên nghiệp ở cấp cao nhất được quy định bởi một bộ luật được san định gồm nhiều qui định và luật lệ khác nhau mà việc tuân giữ chúng, ngoài ra, còn được theo dõi bởi trọng tài chuyên ngành và thậm chí cả thiết bị kỹ thuật nữa. Do đó, thể thao mà không có bất cứ quy tắc nào là điều khó có thể tưởng tượng được.
Đặc điểm thứ tư của thể thao là tính cách đua tranh của nó. Một lần nữa, chúng ta có thể phản đối bằng cách nại tới một vận động viên cá thể không chuyên nghiệp, chỉ tập dượt bất thường và chỉ để cho vui mà thôi. Có lẽ, vận động viên này không tham dự vào một cuộc thi đấu. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Vì cả vận động viên này cũng có thể thi đua với bản thân theo nghĩa họ tìm cách tập thể dục để không tệ hơn trước đây, hoặc để đi một khoảng xa nào đó, hoặc chạy, bơi hoặc leo trong một thời gian giới hạn và cố định nào đó và vân vân. Trong hầu hết các trường hợp khác, yếu tố thi đua của thể thao được khai triển nhiều hơn để chúng ta có thể khẳng định rằng sự thi đua cũng là một đặc điểm không thể thiếu của thể thao.
Thành tố cuối cùng có liên quan đến các thành tố trước đó, vì nếu thể thao thực sự là một cuộc thi đua được quy định bởi các quy tắc đặc thù của trò chơi, thì sự bình đẳng về cơ hội phải được bảo đảm. Sẽ đơn giản vô nghĩa khi có hai hoặc nhiều đối thủ hơn thi đua, bất kể là cá nhân hay đội, nhưng điều kiện bắt đầu của họ lại phần lớn không bình đẳng. Đó là lý do tại sao trong các cuộc thi đua thể thao thường có sự phân biệt giữa giới tính, trình độ biểu diễn, lớp tuổi, lớp cân nặng, mức độ khuyết tật và vân vân.
Tóm tắt năm đặc điểm này, chúng ta có thể nói rằng các môn thể thao là những chuyển động thân thể của các tác nhân cá thể hay tập thể, theo các quy tắc đặc thù của trò chơi, thể hiện các cuộc biểu diễn giải trí, những cuộc biểu diễn mà, với điều kiện phải có cơ hội bình đẳng, được so sánh với các cuộc biểu diễn tương tự của những người khác trong cuộc thi đua. Như đã được ghi nhận, đây không phải là một định nghĩa thấu đáo về thể thao vì nó cho thấy nhiều điều mơ hồ [25]. Tuy nhiên, định nghĩa này có thể đủ cho các mục đích của chúng ta.
Nhưng cần phải nói thêm đôi chút. Như chúng ta đã thấy, thể thao không chỉ là một hoạt động trong chính nó mà còn có khía cạnh bên ngoài nữa. Dù sao, những người ngoài cuộc không tham gia cũng có thể chú ý đến các môn thể thao, họ có thể quan sát chúng, đánh giá chúng, hài lòng hoặc bực bội về chúng, và họ có thể giải thích chúng theo nhiều cách khác nhau. Như đã nói ở trên, thân thể con người đang chuyển động là một dấu hiệu làm đầu đề cho nhiều cách giải thích khác nhau. Sau khi nói ra các đặc điểm giải trí, tuân theo quy tắc và thi đua của thể thao, việc có thể giải thích nhiều cách này có thể còn được giải thích thêm nữa. Theo một nghĩa nào đó, có thể hiểu một cuộc thi đua thể thao như một trình thuật kể về một cuộc thi đấu giữa hai hoặc nhiều bên thi đua với nhau để giành một đối tượng giả tạo mà không có một lý do đời thực nào để dự cuộc thi đấu này. Theo các quy tắc chuyên biệt của trò chơi, các bên cố gắng để đạt xuất sắc. Độc lập với các động lực chủ quan của họ, các bên tham gia đưa vào thực hành các hình thức thẩm mỹ và nghệ thuật người khác có thể hiểu được và do đó có thể được họ giải thích một cách tích cực. Cũng như với nhiều tác phẩm nghệ thuật khác, câu chuyện này cũng không có nội dung khác biệt, đây là lý do tại sao nó được gán cho các ý nghĩa khác nhau và thậm chí trái ngược nhau.
Để kết luận những suy tư này về khái niệm thể thao, bây giờ chúng ta có thể khẳng định rằng, một mặt, thể thao là một loại thế giới riêng của nó ở chỗ nó thể hiện đặc điểm của một trò chơi, lý tưởng mà nói, không theo đuổi một mục đích bên ngoài nào. Tuy nhiên, mặt khác, thế giới đóng hộp này cũng là một điều ngoại tại ở chỗ nó tự trình diện với người ngoại cuộc dưới hình thức một câu chuyện có tính biểu cảm cao, một câu truyện, tuy nhiên, không có nội dung chuyên biệt nào đến nỗi khiến người ta có thể gán cho nó các hình thức ý nghĩa khác nhau. Một lần nữa, chính việc có thể giải thích nhiều cách này đã khiến cho thể thao trở nên hấp dẫn đối với mọi người khắp nơi trên thế giới. tuy nhiên, cùng một lúc, đặc điểm có thể giải thích nhiều cách này cũng làm cho thể thao dễ bị bên ngoài chức năng hóa và thậm chí là ý thức hệ hóa.
2.3 Các bối cảnh của thể thao
Nhưng đó không phải là tất cả những gì có thể nói về thể thao, vì thể thao không bao giờ hiện hữu mà không có một bối cảnh. Đầu tiên, chúng ta phải nghĩ tới việc định chế hóa thể thao. Việc này bắt đầu với một nhóm trẻ em, hẹn gặp nhau vào buổi chiều ở sân sau để chơi các môn như bóng đá hay bóng rổ. Ở đây, việc hẹn cũng như thời gian và địa điểm đặc thù cho thấy một loại định chế khởi đầu. Đối với các môn thể thao cao cấp hơn, các chương trình huấn luyện phải được áp dụng, các cuộc thi phải được phối hợp, sân chơi phải được cung cấp và duy trì trong tình trạng tốt, việc vận chuyển các vận động viên và thiết bị thể thao phải được tổ chức, phải có sự tham gia của các trọng tài, kết quả phải được ghi lại và vv. Ở một bình diện lớn lao hơn, một thể chế pháp lý về thể thao phải được thiết lập, các chương trình giám sát dùng chất kích thích (doping) phải được thực hiện hoặc các biến cố thể thao vĩ đại phải được sắp xếp. Đây là nhiệm vụ của các tổ chức thể thao như các câu lạc bộ hoặc hiệp hội quốc gia và quốc tế. Nói chung, chúng ta có thể gọi những hình thức tổ chức thể thao này là hệ thống thể thao.
Bây giờ điều hiển nhiên là hệ thống thể thao không thể tự mình tạo ra các nguồn tài nguyên cần thiết. Để tạo thuận lợi cho các nhiệm vụ vừa đề cập, hệ thống thể thao cần các nhà hảo tâm bên ngoài - thí dụ, các nhân viên thiện nguyện, người ủng hộ viên chính trị hoặc nhà tài trợ - và đặc biệt là khách hàng sẵn sàng mua vé, bán các món hàng, hay lập các chương trình truyền hình. Chỉ bằng cách này, hệ thống thể thao mới có thể tạo ra các tài nguyên cần thiết. Sự phụ thuộc về cấu trúc của hệ thống thể thao, như chúng ta quen gọi nó, giải thích tại sao hệ thống này phải liên tục làm cho những người đóng góp ở bên ngoài biết sự hấp dẫn của nó. Nói cách khác, hệ thống thể thao phải lưu tâm tới vẻ bề ngoài của thể thao để vận động các người có tiềm năng hảo tâm để họ sẵn sàng đóng góp vào việc duy trì hay thậm chí tăng cường hệ thống. Tuy nhiên, điều này bao hàm việc trình bày thể thao sao cho phù hợp với sở thích khác nhau của các người có tiềm năng trở thành nhà hảo tâm. Và như vậy, thể thao trở thành một loại sản phẩm hứa hẹn sẽ thỏa mãn các sở thích của các cá nhân, các nhóm và các tổ chức khác nhau. Đó là lý do tại sao hệ thống thể thao lại sẵn sàng và dễ dàng có mặt để phục vụ các mục đích ý thức hệ, chính trị hay kinh tế của người khác, vì, nếu không, nó sẽ không thể tạo ra các tài nguyên cần thiết để sống còn.
Như chúng ta đã thấy, vì thể thao là một câu chuyện mang tính biểu cảm với rất ít nội dung khiến người ta có thể gán cho nó nhiều ý nghĩa khác nhau, nên hệ thống thể thao nói chung chứng tỏ rất thành công trong việc tạo ra các tài nguyên bên ngoài vì các người có tiềm năng trở thành nhà hảo tâm có thể sử dụng thể thao để truyền đạt các sứ điệp đặc thù của họ. Có thể chứng minh điều này bằng, thí dụ, các hợp doanh (partnerships) mà các vận động viên cá nhân cũng như các tổ chức thể thao lớn hơn đã ký kết với các doanh nghiệp thương mại và kỹ nghệ quảng cáo. Trong trường hợp này, thể thao quả đóng vai trò làm cỗ xe chuyên chở các sứ điệp kinh tế.
Sự phụ thuộc về cơ cấu của hệ thống thể thao vừa được mô tả không nhất thiết phải là một điều xấu, vì thể thao có thể phục vụ rất nhiều mục đích có thể chấp nhận được về mặt đạo đức và thậm chí còn thực sự nhân bản nữa. Thí dụ, nếu các chính trị gia sẵn sàng đầu tư tiền bạc công cộng vào hệ thống thể thao vì điều này hứa hẹn sẽ cải thiện sức khoẻ của dân chúng hoặc giáo dục toàn diện cho trẻ em và thanh thiếu niên, thì trong căn bản sẽ không sai nếu hệ thống thể thao trình bày thể thao phục vụ các mục đích này. Nhưng, mặt khác, điều cũng rõ là: sự phụ thuộc về cơ cấu của hệ thống thể thao mang rất nhiều nguy hiểm. Thí dụ, nếu một lượng tài nguyên lớn hơn có thể được tạo ra bằng cách làm cho hệ thống thể thao phụ thuộc vào hệ thống kinh tế hoặc các hệ thống ý thức hệ, thì xu hướng nghiêng về việc thực hiện chính điều này sẽ cao, cho dù mục đích của việc phục vụ này đáng ngờ về đạo đức hoặc vô nhân đạo. Điều này sẽ được đề cập chi tiết hơn trong chương thứ tư.
Kỳ sau: Chương Ba: Tầm quan trọng của thể thao đối với con người nhân bản
Đền thờ Lộ Đức không bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong mùa mưa lũ năm nay
Đặng Tự Do
18:03 14/06/2018
Mười ba khu vực ở Pháp đang trong tình trạng báo động cao độ vì mưa lớn và lũ lụt đã gây ra những hỗn loạn trên khắp đất nước.
Nhiều con đường đã bị phá hủy và nhiều đường ray trên nhiều tuyến đường sắt bị cuốn trôi do sạt lở đất.
Các tuyến đường trong vòng đua xe đạp Tour de France có thể phải được xác định lại vì nhiều con đường đã bị thiệt hại nặng.
Đền thờ Lộ Đức cũng bị ảnh hưởng ít nhiều nhưng không đến mức bị ngập lụt như những năm trước đây. Chính quyền phải di tản 200 người hành hương đang cắm trại gần khu vực này khi mực nước sông Gave de Pau đột ngột dâng cao.
Sác các dọn dẹp cần thiết, hôm thứ Năm 14 tháng Sáu, các tín hữu hành hương đã có thể rước kiệu như bình thường.
Source: Catholic Herald - Floods cause evacuation of Lourdes shrine
Nhiều con đường đã bị phá hủy và nhiều đường ray trên nhiều tuyến đường sắt bị cuốn trôi do sạt lở đất.
Các tuyến đường trong vòng đua xe đạp Tour de France có thể phải được xác định lại vì nhiều con đường đã bị thiệt hại nặng.
Đền thờ Lộ Đức cũng bị ảnh hưởng ít nhiều nhưng không đến mức bị ngập lụt như những năm trước đây. Chính quyền phải di tản 200 người hành hương đang cắm trại gần khu vực này khi mực nước sông Gave de Pau đột ngột dâng cao.
Sác các dọn dẹp cần thiết, hôm thứ Năm 14 tháng Sáu, các tín hữu hành hương đã có thể rước kiệu như bình thường.
Source: Catholic Herald - Floods cause evacuation of Lourdes shrine
Công an Trung Quốc bắt giữ 9 nữ tu, cước bóc tài sản của Giáo Hội
Đặng Tự Do
18:39 14/06/2018
Bitter Winter, một tạp chí về tự do tôn giáo và nhân quyền tại Hoa Lục, trong số ra ngày 13 tháng Sáu đã cho biết như sau:
Công an của cộng sản Trung Quốc đã đột kích một nhà thờ Công Giáo ở thị trấn Helong, huyện Nong'an, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm và bắt giữ chín nữ tu. Nhà thờ này là một phần của Giáo Hội Công Giáo “hầm trú” trung thành với Vatican. Từ lâu nay, sau pháp lệnh về tôn giáo có hiệu lực từ tháng Hai vừa qua, nhà thờ bị giám sát chặt chẽ, và không một thánh lễ nào có thể được tổ chức ở đây.
Lúc 10 giờ sáng, các nữ tu lên tầng hai của nhà thờ để đọc thánh thư. Đột nhiên, xuất hiện tám tên công an của thị trấn Helong. Chúng bắt giữ tất cả chín nữ tu và đưa họ đến đồn cảnh sát. Các sách kinh trong nhà thờ cũng bị tịch thu.
Tại đồn công an chúng lấy dấu vân tay của họ và quay phim, chụp hình các nữ tu. Khi các tín hữu địa phương được biết về vụ bắt bớ này, họ tập trung đông người trước đồn công an, đấu tranh để giải cứu các sơ. Lúc 8 giờ đêm đó, các nữ tu được thả ra với những lời dọa nạt.
Theo sơ Lan He, sau khi bắt giữ các nữ tu, bọn công an đập phá nhà tạm, quăng Mình Thánh Chúa xuống đất và cướp bóc những tài sản đáng giá trong nhà thờ.
các bảng đã được sử dụng trong các buổi lễ và Thánh Thể của Giáo Hội bị buộc phải loại bỏ. Các viên chức cảnh sát đến nhà thờ vài lần để đảm bảo rằng nhà thờ không tổ chức thêm bất kỳ dịch vụ nào. Một nữ tu khác, chị Mia cho biết công an hỏi chị về cha Shi Zhongyi, 97 tuổi, người đã xây ngôi nhà thờ này và đã bị bắt ba lần và phải chịu 30 năm tù vì niềm tin của mình.
Hai trong số 9 nữ tu bị bắt đã bị buộc phải rời khỏi tỉnh Cát Lâm để trở về quê hương của mình. Công an Trung Quốc vẫn tiếp tục theo dõi chặt chẽ ngôi nhà thờ..
Source: Bitter Winter - Police Raided a Catholic Church in Jilin Province And Arrested Nine Nuns
Công an của cộng sản Trung Quốc đã đột kích một nhà thờ Công Giáo ở thị trấn Helong, huyện Nong'an, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm và bắt giữ chín nữ tu. Nhà thờ này là một phần của Giáo Hội Công Giáo “hầm trú” trung thành với Vatican. Từ lâu nay, sau pháp lệnh về tôn giáo có hiệu lực từ tháng Hai vừa qua, nhà thờ bị giám sát chặt chẽ, và không một thánh lễ nào có thể được tổ chức ở đây.
Lúc 10 giờ sáng, các nữ tu lên tầng hai của nhà thờ để đọc thánh thư. Đột nhiên, xuất hiện tám tên công an của thị trấn Helong. Chúng bắt giữ tất cả chín nữ tu và đưa họ đến đồn cảnh sát. Các sách kinh trong nhà thờ cũng bị tịch thu.
Tại đồn công an chúng lấy dấu vân tay của họ và quay phim, chụp hình các nữ tu. Khi các tín hữu địa phương được biết về vụ bắt bớ này, họ tập trung đông người trước đồn công an, đấu tranh để giải cứu các sơ. Lúc 8 giờ đêm đó, các nữ tu được thả ra với những lời dọa nạt.
Theo sơ Lan He, sau khi bắt giữ các nữ tu, bọn công an đập phá nhà tạm, quăng Mình Thánh Chúa xuống đất và cướp bóc những tài sản đáng giá trong nhà thờ.
các bảng đã được sử dụng trong các buổi lễ và Thánh Thể của Giáo Hội bị buộc phải loại bỏ. Các viên chức cảnh sát đến nhà thờ vài lần để đảm bảo rằng nhà thờ không tổ chức thêm bất kỳ dịch vụ nào. Một nữ tu khác, chị Mia cho biết công an hỏi chị về cha Shi Zhongyi, 97 tuổi, người đã xây ngôi nhà thờ này và đã bị bắt ba lần và phải chịu 30 năm tù vì niềm tin của mình.
Hai trong số 9 nữ tu bị bắt đã bị buộc phải rời khỏi tỉnh Cát Lâm để trở về quê hương của mình. Công an Trung Quốc vẫn tiếp tục theo dõi chặt chẽ ngôi nhà thờ..
Source: Bitter Winter - Police Raided a Catholic Church in Jilin Province And Arrested Nine Nuns
Đức Thánh Cha công bố Thông điệp ngày Thế giới của Người nghèo
Thanh Quảng sdb
19:42 14/06/2018
Đức Thánh Cha công bố Thông điệp ngày Thế giới của Người nghèo
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các Kitô hữu được kêu gọi cấp thiết biểu lộ niềm tin qua các "biểu thị cho người lân cận và hoạt động cứu trợ qua nhiều hình thức cho người nghèo" hầu xây dựng thế giới chúng ta đang sống và làm cho thế giới nhận biết Chúa Giêsu đang sống giữa chúng ta".
Trong thông điệp Ngày Thế giới của Người nghèo lần thứ 2, được tổ chức năm nay vào ngày 18 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô nói chúng ta đang sống trong một thế giới “chỉ biết ca ngợi, đua đòi và bắt chước những người có quyền lực và giàu sang mà coi thường người nghèo như là những đối tượng đáng xấu hổ và xa lánh.”
Tiếng kêu của người nghèo
Chủ đề của Thông điệp năm nay là “Người nghèo đã khóc và Chúa đã lắng nghe”. Tiếp theo tinh thần của Ngày Thế giới người nghèo lần thứ nhất được Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập trong dịp kết thúc Năm thánh của Lòng thương xót năm ngoái, ngài đã quyết định chọn ngày Chúa Nhật thứ 33 Quanh Năm làm ngày Thế giới của người nghèo.
Ngài muốn nêu rõ Ngày Thế giới của Người nghèo “sẽ là một câu trả lời mà toàn thể Giáo hội khắp thế giới trao gửi đến cho người nghèo thuộc mọi tầng lớp, mọi nơi mà Đức Thánh Cha nêu ra những trường hợp thông thường nhất là “trường hợp hợp tác với các doanh nghiệp, không díng dáng gì với đức tin nhưng vì sự liên đới của con người, mà Giáo hội cần phải hỗ trợ dấn thân.
Các Kitô hữu cần phải đóng vai trò của họ
ĐTC cho hay bằng cách thừa nhận rằng trong thế giới vấn đề nan giải vẫn là nghèo đói mà khả năng hoạt động của chúng ta thường rất hạn chế, chúng ta cần phải dấn thân đi ra khỏi mình để tìm ra các hình thức giúp đỡ và đoàn kết với nhau.
ĐTC cũng nói về sự cần thiết phải khiêm nhường và bỏ qua tất cả các hình thức cho mình là quan yếu vì: “Đối thoại với các tổ chức giầu kinh nghiệm và phục vụ khiêm hạ trong việc tự do hợp tác của chúng ta, mà không tìm vinh quang cho phe nhóm mà tìm ra một giải đáp thích ứng đầy đủ và trọn vẹn hơn như Tin mừng của Chúa soi dẫn chúng ta".
Nguyên nhân của đói nghèo ngày nay
Trong thông điệp Đức Thánh Cha cũng nêu ra nguồn gốc của cái nghèo, không thể nói cái nghèo là đều tất yếu phải có! Vì nó được phát sinh ra do sự ích kỷ, tự kiêu, tham lam và bất công của con người".
"Đây là những tệ nạn, ĐTC nói nó cũ như loài người chúng ta, chỉ vì tội lỗi làm cho con người dù vô tội cũng bị vạ lây trong một xã hội đầy bất công!"
ĐTC cũng nhận xét về những gì Ngài gọi là "nỗi ám ảnh" thời đại về người nghèo, những người không những chỉ được coi là nghèo vật chất mà còn là những "người mang bất an và bất ổn đến cho cuộc sống hàng ngày, và do đó họ bị khước từ và xa lánh ”.
Mặt khác, ĐTC Phanxicô nói tiếp “khi chúng ta tìm đến với người nghèo, chúng ta sẽ được Chúa mở mắt và trái tim cho chúng ta và biến đổi nó”.
ĐTC nhấn mạnh: Người nghèo không cần biết đến người giúp họ là ai, “nhưng họ trân quí một tình yêu quảng đại trao ban mà không cần phô trương đòi hỏi phải được mọi người biết đến!”
Đức Thánh Cha xác tín rằng Thiên Chúa “lắng nghe người nghèo”, Ngài lắng nghe những người “bất hạnh nhưng vẫn nêu cao phẩm giá và sức mạnh tìm kiếm ánh sáng mà vươn lên! Chúa lắng nghe lời những kẻ bị bách hại vì danh Chúa, vì sống công chính chống lại những lầm lạc và bị áp bức bởi chính sách hà khắc, bị đe doạ vì bạo lực. ”
ĐTC đã bình luận về cách mà nhiều anh chị em của chúng ta ngày nay đang tiến bước trên những con đường đầy thử thách và bấp bênh: “Thiếu phương tiện cơ bản của con người, giới hạn những phương tiện thuốc thang chống lại bệnh tật, và bị áp đặt bởi nhiều hình thức khác nhau của các thể chế độ hộ, nô lệ bất chấp những quyền cơ bản mà xã hội tân tiến của xã hội nhân loại cần có”.
Đức Thánh Cha nói các môn đệ của Chúa Kitô được khuyến khích không bao giờ nuôi dưỡng "một thái độ khinh miệt hoặc chủ nghĩa thượng phong đối với người nghèo, nhưng họ được mời gọi "để phục vụ, trao ban, và do từ niềm tin họ nhìn ra sự hiện thân thực sự của Chúa Giêsu đang sống giữa chúng ta ”.
Tiếng kêu của người nghèo cũng là tiếng kêu của hy vọng
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận thông điệp của Ngài bằng cách nêu ra rằng chính người nghèo thúc đẩy chúng ta hành động và "tiếng kêu của người nghèo cũng là tiếng kêu của hy vọng dẫn tới cuộc giải phóng toàn diện cho con người".
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các Kitô hữu được kêu gọi cấp thiết biểu lộ niềm tin qua các "biểu thị cho người lân cận và hoạt động cứu trợ qua nhiều hình thức cho người nghèo" hầu xây dựng thế giới chúng ta đang sống và làm cho thế giới nhận biết Chúa Giêsu đang sống giữa chúng ta".
Trong thông điệp Ngày Thế giới của Người nghèo lần thứ 2, được tổ chức năm nay vào ngày 18 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô nói chúng ta đang sống trong một thế giới “chỉ biết ca ngợi, đua đòi và bắt chước những người có quyền lực và giàu sang mà coi thường người nghèo như là những đối tượng đáng xấu hổ và xa lánh.”
Tiếng kêu của người nghèo
Chủ đề của Thông điệp năm nay là “Người nghèo đã khóc và Chúa đã lắng nghe”. Tiếp theo tinh thần của Ngày Thế giới người nghèo lần thứ nhất được Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập trong dịp kết thúc Năm thánh của Lòng thương xót năm ngoái, ngài đã quyết định chọn ngày Chúa Nhật thứ 33 Quanh Năm làm ngày Thế giới của người nghèo.
Ngài muốn nêu rõ Ngày Thế giới của Người nghèo “sẽ là một câu trả lời mà toàn thể Giáo hội khắp thế giới trao gửi đến cho người nghèo thuộc mọi tầng lớp, mọi nơi mà Đức Thánh Cha nêu ra những trường hợp thông thường nhất là “trường hợp hợp tác với các doanh nghiệp, không díng dáng gì với đức tin nhưng vì sự liên đới của con người, mà Giáo hội cần phải hỗ trợ dấn thân.
Các Kitô hữu cần phải đóng vai trò của họ
ĐTC cho hay bằng cách thừa nhận rằng trong thế giới vấn đề nan giải vẫn là nghèo đói mà khả năng hoạt động của chúng ta thường rất hạn chế, chúng ta cần phải dấn thân đi ra khỏi mình để tìm ra các hình thức giúp đỡ và đoàn kết với nhau.
ĐTC cũng nói về sự cần thiết phải khiêm nhường và bỏ qua tất cả các hình thức cho mình là quan yếu vì: “Đối thoại với các tổ chức giầu kinh nghiệm và phục vụ khiêm hạ trong việc tự do hợp tác của chúng ta, mà không tìm vinh quang cho phe nhóm mà tìm ra một giải đáp thích ứng đầy đủ và trọn vẹn hơn như Tin mừng của Chúa soi dẫn chúng ta".
Nguyên nhân của đói nghèo ngày nay
Trong thông điệp Đức Thánh Cha cũng nêu ra nguồn gốc của cái nghèo, không thể nói cái nghèo là đều tất yếu phải có! Vì nó được phát sinh ra do sự ích kỷ, tự kiêu, tham lam và bất công của con người".
"Đây là những tệ nạn, ĐTC nói nó cũ như loài người chúng ta, chỉ vì tội lỗi làm cho con người dù vô tội cũng bị vạ lây trong một xã hội đầy bất công!"
ĐTC cũng nhận xét về những gì Ngài gọi là "nỗi ám ảnh" thời đại về người nghèo, những người không những chỉ được coi là nghèo vật chất mà còn là những "người mang bất an và bất ổn đến cho cuộc sống hàng ngày, và do đó họ bị khước từ và xa lánh ”.
Mặt khác, ĐTC Phanxicô nói tiếp “khi chúng ta tìm đến với người nghèo, chúng ta sẽ được Chúa mở mắt và trái tim cho chúng ta và biến đổi nó”.
ĐTC nhấn mạnh: Người nghèo không cần biết đến người giúp họ là ai, “nhưng họ trân quí một tình yêu quảng đại trao ban mà không cần phô trương đòi hỏi phải được mọi người biết đến!”
Đức Thánh Cha xác tín rằng Thiên Chúa “lắng nghe người nghèo”, Ngài lắng nghe những người “bất hạnh nhưng vẫn nêu cao phẩm giá và sức mạnh tìm kiếm ánh sáng mà vươn lên! Chúa lắng nghe lời những kẻ bị bách hại vì danh Chúa, vì sống công chính chống lại những lầm lạc và bị áp bức bởi chính sách hà khắc, bị đe doạ vì bạo lực. ”
ĐTC đã bình luận về cách mà nhiều anh chị em của chúng ta ngày nay đang tiến bước trên những con đường đầy thử thách và bấp bênh: “Thiếu phương tiện cơ bản của con người, giới hạn những phương tiện thuốc thang chống lại bệnh tật, và bị áp đặt bởi nhiều hình thức khác nhau của các thể chế độ hộ, nô lệ bất chấp những quyền cơ bản mà xã hội tân tiến của xã hội nhân loại cần có”.
Đức Thánh Cha nói các môn đệ của Chúa Kitô được khuyến khích không bao giờ nuôi dưỡng "một thái độ khinh miệt hoặc chủ nghĩa thượng phong đối với người nghèo, nhưng họ được mời gọi "để phục vụ, trao ban, và do từ niềm tin họ nhìn ra sự hiện thân thực sự của Chúa Giêsu đang sống giữa chúng ta ”.
Tiếng kêu của người nghèo cũng là tiếng kêu của hy vọng
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận thông điệp của Ngài bằng cách nêu ra rằng chính người nghèo thúc đẩy chúng ta hành động và "tiếng kêu của người nghèo cũng là tiếng kêu của hy vọng dẫn tới cuộc giải phóng toàn diện cho con người".
Thủ tướng Ái Nhĩ Lan, Leo Varadkar, buộc các bệnh viện Công Giáo phải thực hiện các dịch vụ phá thai
Đặng Tự Do
20:24 14/06/2018
Thủ tướng của Ái Nhĩ Lan nói rằng các bệnh viện với tôn chỉ Công Giáo sẽ phải thực hiện phá thai sau khi luật mới có hiệu lực.
Ông Leo Varadkar đã nói với hạ viện rằng cá nhân các bác sĩ và y tá, hay các nhân viên chăm sóc sức khoẻ có thể từ chối nhưng các bệnh viện được nhà nước tài trợ không được phép từ chối.
Hai trong những bệnh viện lớn nhất ở Dublin thuộc sở hữu của các nhà dòng. Hệ thống các bệnh viện Thánh Vinh Sơn, bao gồm cả Bệnh Viện Đại Học Thánh Vinh Sơn là thuộc quyền sở hữu của Dòng Nữ Tử Bác Ái. Trong khi đó Dòng Nữ Tử Thừa Sai Đức Mẹ làm chủ bệnh viện Mater.
Chính quyền đang dự thảo các văn bản pháp luật cho phép phá thai theo yêu cầu tới 12 tuần và trong những trường hợp đặc biệt có thể lên tới 24 tuần.
Đó là câu trả lời của Thủ tướng Varadkar đối với câu hỏi được đặt ra bởi Mick Barry, một chính khách thuộc Đảng Xã Hội Đoàn Kết, là một kẻ điền cuồng chống Công Giáo, luôn than phiền rằng Ái Nhĩ Lan có “quá nhiều trường học do Giáo Hội điều hành, quá nhiều bệnh viện của Giáo Hội… Ái Nhĩ Lan tụt hậu và chính quyền thua xa Giáo Hội.”
Varadkar nói rằng “Sẽ không cho phép…các nhà thương được nhà nước tài trợ, cho dù người bảo trợ hay chủ của nó là ai, được từ chối cung cấp những dịch phụ cần thiết này một khi việc phá thai được hợp pháp hóa sau khi các dự luật được thông qya bởi cả lưỡng viện quốc hội.”
“Tôi rất vui mừng để bảo đảm điều đó.”
Ông nói thêm “Đạo luật này sẽ cho phép các cá nhân từ chối dựa trên lương tâm hay niềm tin tôn giáo của họ nhưng không cho phép các cơ sở làm như vậy.”
“Do đó, cũng giống như trường hợp hiện nay trong luật Bảo Vệ Sự Sống Trong Thai Kỳ năm 2013, các bệnh viện như là Holles Street là một bệnh viện tự nguyên tuân theo các tôn chỉ Công Giáo, bệnh viện Mater, bệnh viện Thánh Vinh Sơn và những bệnh viện khác sẽ bị buộc, và được mong đợi sẽ thực hiện bất cứ phẫu thuật nào được coi là hợp pháp trong quốc gia này và đó là mô hình mà chúng ta sẽ theo đuổi.”
Source: Catholic Herald Catholic hospitals in Ireland will be required to perform abortions, says Leo Varadkar
Ông Leo Varadkar đã nói với hạ viện rằng cá nhân các bác sĩ và y tá, hay các nhân viên chăm sóc sức khoẻ có thể từ chối nhưng các bệnh viện được nhà nước tài trợ không được phép từ chối.
Hai trong những bệnh viện lớn nhất ở Dublin thuộc sở hữu của các nhà dòng. Hệ thống các bệnh viện Thánh Vinh Sơn, bao gồm cả Bệnh Viện Đại Học Thánh Vinh Sơn là thuộc quyền sở hữu của Dòng Nữ Tử Bác Ái. Trong khi đó Dòng Nữ Tử Thừa Sai Đức Mẹ làm chủ bệnh viện Mater.
Chính quyền đang dự thảo các văn bản pháp luật cho phép phá thai theo yêu cầu tới 12 tuần và trong những trường hợp đặc biệt có thể lên tới 24 tuần.
Đó là câu trả lời của Thủ tướng Varadkar đối với câu hỏi được đặt ra bởi Mick Barry, một chính khách thuộc Đảng Xã Hội Đoàn Kết, là một kẻ điền cuồng chống Công Giáo, luôn than phiền rằng Ái Nhĩ Lan có “quá nhiều trường học do Giáo Hội điều hành, quá nhiều bệnh viện của Giáo Hội… Ái Nhĩ Lan tụt hậu và chính quyền thua xa Giáo Hội.”
Varadkar nói rằng “Sẽ không cho phép…các nhà thương được nhà nước tài trợ, cho dù người bảo trợ hay chủ của nó là ai, được từ chối cung cấp những dịch phụ cần thiết này một khi việc phá thai được hợp pháp hóa sau khi các dự luật được thông qya bởi cả lưỡng viện quốc hội.”
“Tôi rất vui mừng để bảo đảm điều đó.”
Ông nói thêm “Đạo luật này sẽ cho phép các cá nhân từ chối dựa trên lương tâm hay niềm tin tôn giáo của họ nhưng không cho phép các cơ sở làm như vậy.”
“Do đó, cũng giống như trường hợp hiện nay trong luật Bảo Vệ Sự Sống Trong Thai Kỳ năm 2013, các bệnh viện như là Holles Street là một bệnh viện tự nguyên tuân theo các tôn chỉ Công Giáo, bệnh viện Mater, bệnh viện Thánh Vinh Sơn và những bệnh viện khác sẽ bị buộc, và được mong đợi sẽ thực hiện bất cứ phẫu thuật nào được coi là hợp pháp trong quốc gia này và đó là mô hình mà chúng ta sẽ theo đuổi.”
Source: Catholic Herald Catholic hospitals in Ireland will be required to perform abortions, says Leo Varadkar
ĐHY Charles Bo cho hay: ''Sự im lặng của bà Aung San Suu Kyi nói lên nỗi đau, trọng trách và sự đấu tranh cho hòa bình''
Thanh Quảng sdb
21:28 14/06/2018
ĐHY Charles Bo cho hay: "Sự im lặng của bà Aung San Suu Kyi nói lên nỗi đau, trọng trách và sự đấu tranh cho hòa bình"
Thứ năm ngày 14/6/2018, ĐHY cho hay “Nỗ lực của Giáo Hội Kitô giáo là cố gắng hòa giải hòa hợp tất cả các nhóm vũ trang lại với nhau”.
Sydney (theo Thông Tấn xã Fides) cho hay "Hòa bình ở Myanmar là một cam kết quan yếu không chỉ cho Myanmar mà còn cho toàn thế giới. Nó có thể trở thành một mô hình mẫu cho toàn thế giới vì đây là một quốc gia có tới 135 nhóm sắc tộc khác nhau cùng sinh tồn sau cả một thời gian dài đầy mâu thuẫn". Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng giám mục Yangon cho Agenzia Fides hay trong chuyến Ngài thăm Úc do Văn phòng Truyền giáo Úc mời.
Đức Hồng Y nhắc lại tâm tư của nhà lãnh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi, ngài nói: "Chúng ta không thể để lại gánh nặng xung đột trên vai các thế hệ trẻ". Nên khi đối diện với những lời chỉ trích của các nhà quan sát quốc tế, ĐHY bình luận: "Bà Aung San Suu Kyi là một người Myanmar yêu nước, có can đảm phi thường dám vượt lên trên các quyền lực chính trị. Bà ấy đã chịu đựng những người của chính dân tộc mình, trước những cắt nghĩa tráo trở gây nên nhiều đau buồn cho bà. Bà ta cam chịu và biến nó thành một sức mạnh tranh đấu cho tự do, với hoài bão làm được một cuộc thay đổi, không bạo động! Qua chính những lúc im lặng, và qua những hành động đầy trách nhiệm theo dòng thời gian của lịch sử, bà đã không sợ hãi đương đầu với các chế độ độc tài hay bạo lực.
Đức Hồng cho hay: "Chúng tôi đang sống trong giai đoạn lịch sử đầy đau khổ trước những xung đột, đang dần được đưa ra ánh sáng hôm nay: đặc biệt ở bang Rakhine, nơi một thiểu số những người Hồi giáo bị đối xử tàn tệ, hoặc ở bang Kachin, nơi các Kitô hữu đang chịu đau khổ vì cấm cách, và hàng trăm nghìn nạn nhân của những cuộc tranh đấu cho một nền dân chủ mới chớm nở và vai trò chính trị độc đoán của quân đội… Chúng tôi cảm kích những nỗ lực của chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi trong việc hồi hương những người Hồi giáo ở Rakhine; quá trình ngừng bắn, quá trình hòa giải và hoà bình tại Hội nghị Panglong trong thế kỷ 21 này. Chính phủ của bà khích lệ các cuộc đối thoại liên tôn và đa nguyên, nhằm đưa tới việc phát triển bền vững và chủ nghĩa liên bang cho toàn đất nước và tự do dân chủ".
Đức Hồng Y công nhận có "sự hiệp thông sâu sắc giữa bà Aung San Suu Kyi và người dân", nhắc nhớ lại lời phát biểu của bà Aung San Suu Kyi trước quốc dân vào tối ngày 1/4 nhân dịp kỷ niệm đệ nhị chu niên của chính phủ của bà, bà đã kêu gọi toàn dân hảy hỗ trợ nhau hầu đối phó những thách thức: sự thống nhất giữa chính phủ và con người, giữa các đảng và xã hội dân sự, giữa các nhóm dân tộc, tôn giáo, ngay cả với quân đội ".
Đức Tổng Giám Mục kết luận: "Bà Aung San Suu Kyi là một thông điệp sống về sức mạnh, là mối chốt đoàn kết, và là một người có trách nhiệm đối với đất nước. Bà không ngừng sứ mệnh, theo cách thức Miến Điện là đấu tranh trong sự tôn trọng lịch sử, cố che dấu niềm đau hy sinh cuộc sống tư riêng của bà, của gia đình và ngay của cá nhân bà. Một sự im lặng chờ đợi của một người dân Myanmar trước những bức tường cao chia rẽ và trong tinh thần tôn trọng luật pháp bà đối phó với những khó khăn chính trị và thông tin báo chí!" (Agenzia Fides, 14/6/2018)
Bà Aung San Suu Kyi tiếp đón ĐTC Phanxicô viếng thăm Myanmar 2017 |
Thứ năm ngày 14/6/2018, ĐHY cho hay “Nỗ lực của Giáo Hội Kitô giáo là cố gắng hòa giải hòa hợp tất cả các nhóm vũ trang lại với nhau”.
Sydney (theo Thông Tấn xã Fides) cho hay "Hòa bình ở Myanmar là một cam kết quan yếu không chỉ cho Myanmar mà còn cho toàn thế giới. Nó có thể trở thành một mô hình mẫu cho toàn thế giới vì đây là một quốc gia có tới 135 nhóm sắc tộc khác nhau cùng sinh tồn sau cả một thời gian dài đầy mâu thuẫn". Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng giám mục Yangon cho Agenzia Fides hay trong chuyến Ngài thăm Úc do Văn phòng Truyền giáo Úc mời.
Đức Hồng Y nhắc lại tâm tư của nhà lãnh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi, ngài nói: "Chúng ta không thể để lại gánh nặng xung đột trên vai các thế hệ trẻ". Nên khi đối diện với những lời chỉ trích của các nhà quan sát quốc tế, ĐHY bình luận: "Bà Aung San Suu Kyi là một người Myanmar yêu nước, có can đảm phi thường dám vượt lên trên các quyền lực chính trị. Bà ấy đã chịu đựng những người của chính dân tộc mình, trước những cắt nghĩa tráo trở gây nên nhiều đau buồn cho bà. Bà ta cam chịu và biến nó thành một sức mạnh tranh đấu cho tự do, với hoài bão làm được một cuộc thay đổi, không bạo động! Qua chính những lúc im lặng, và qua những hành động đầy trách nhiệm theo dòng thời gian của lịch sử, bà đã không sợ hãi đương đầu với các chế độ độc tài hay bạo lực.
Ba Aung San Suu Kyi với Quân Dội |
Ba Aung San Suu Kyi với đại chúng |
Đức Hồng cho hay: "Chúng tôi đang sống trong giai đoạn lịch sử đầy đau khổ trước những xung đột, đang dần được đưa ra ánh sáng hôm nay: đặc biệt ở bang Rakhine, nơi một thiểu số những người Hồi giáo bị đối xử tàn tệ, hoặc ở bang Kachin, nơi các Kitô hữu đang chịu đau khổ vì cấm cách, và hàng trăm nghìn nạn nhân của những cuộc tranh đấu cho một nền dân chủ mới chớm nở và vai trò chính trị độc đoán của quân đội… Chúng tôi cảm kích những nỗ lực của chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi trong việc hồi hương những người Hồi giáo ở Rakhine; quá trình ngừng bắn, quá trình hòa giải và hoà bình tại Hội nghị Panglong trong thế kỷ 21 này. Chính phủ của bà khích lệ các cuộc đối thoại liên tôn và đa nguyên, nhằm đưa tới việc phát triển bền vững và chủ nghĩa liên bang cho toàn đất nước và tự do dân chủ".
Đức Hồng Y công nhận có "sự hiệp thông sâu sắc giữa bà Aung San Suu Kyi và người dân", nhắc nhớ lại lời phát biểu của bà Aung San Suu Kyi trước quốc dân vào tối ngày 1/4 nhân dịp kỷ niệm đệ nhị chu niên của chính phủ của bà, bà đã kêu gọi toàn dân hảy hỗ trợ nhau hầu đối phó những thách thức: sự thống nhất giữa chính phủ và con người, giữa các đảng và xã hội dân sự, giữa các nhóm dân tộc, tôn giáo, ngay cả với quân đội ".
Bà Aung San Suu Kyi không sợ trước những họng súng |
Bà Aung San Suu Kyi với sức mạnh hậu thuẫn của toàn dân |
Đức Tổng Giám Mục kết luận: "Bà Aung San Suu Kyi là một thông điệp sống về sức mạnh, là mối chốt đoàn kết, và là một người có trách nhiệm đối với đất nước. Bà không ngừng sứ mệnh, theo cách thức Miến Điện là đấu tranh trong sự tôn trọng lịch sử, cố che dấu niềm đau hy sinh cuộc sống tư riêng của bà, của gia đình và ngay của cá nhân bà. Một sự im lặng chờ đợi của một người dân Myanmar trước những bức tường cao chia rẽ và trong tinh thần tôn trọng luật pháp bà đối phó với những khó khăn chính trị và thông tin báo chí!" (Agenzia Fides, 14/6/2018)
Phản ứng của các Giám Mục Úc Đại Lợi đối với luật buộc các linh mục vi phạm ấn tín tòa giải tội
Đặng Tự Do
22:19 14/06/2018
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Úc Đại Lợi kiên quyết hỗ trợ các linh mục bảo vệ ấn tín tòa giải tội như một quyền “tự do tôn giáo”, mặc dù một luật mới vừa được thông qua tại lãnh thổ thủ đô Canberra, gọi tắt là ACT, yêu cầu các linh mục phải vi phạm ấn tín tòa giải tội để báo cáo với nhà chức trách các trường hợp lạm dụng trẻ em nghe được trong tòa giải tội. Luật mới sẽ được áp dụng tại ACT từ tháng 3 năm 2019.
Đức Cha Mark Coleridge, Giám Mục Brisbane, là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Úc đã mô tả luật mới này là “thiếu chín chắn và được hình thành từ các phán đoán sai lầm, và dường như bị thúc đẩy bởi khao khát trừng phạt Giáo Hội Công Giáo mà không suy nghĩ chín chắn về những hệ lụy phức tạp của quyết định này”.
Luật mới có thể châm ngòi cho các luật lệ tương tự ở các tiểu bang và các vùng lãnh thổ khác.
Các linh mục ở Canberra có thể phải đối mặt với các cáo buộc hình sự khi các ngài bảo vệ ấn tín tòa giải tội trong các trường hợp liên quan đến các lời thú tội lạm dụng tình dục, theo luật bảo vệ trẻ em mới được Quốc Hội ACT thông qua vào ngày 7 tháng Sáu.
Đức Tổng Giám Mục Coleridge, người từng là Tổng giám mục Canberra và Goulburn trong sáu năm cho đến năm 2012, ghi nhận rằng liên quan đến việc bảo vệ trẻ em, cha giải tội nên được đối xử khác biệt vì hối nhân xưng thú tội lỗi mình với Chúa chứ không phải với cha giải tội. Linh mục chỉ là một người trung gian”.
Ngài nói rằng luật mới “được dựa trên một cấu trúc hoàn toàn giả định về bí tích hòa giải, với quá nhiều những hiểu biết lệch lạc về những gì xảy ra giữa linh mục và hối nhân trong bí tích hòa giải”.
“Bên cạnh những vấn nạn quan trọng về tự do tôn giáo, luật này đưa ra nhiều vấn đề thực tiễn về việc thực hiện nó”, Đức Tổng Giám Mục Coleridge nói.
“Đó là thứ luật lệ chỉ có thể được lập ra và thông qua bởi những người biết rất ít hoặc không biết gì về cách thức mà bí tích này hoạt động trong thực tế.”
“Người ta chỉ có thể hy vọng rằng các phán quyết khác sẽ được xem xét thận trọng hơn khi các quan chức đưa ra các quyết định và họ nên có một thái độ sẵn lòng lắng nghe những tiếng nói của các giáo sĩ và giáo dân Công Giáo. Các nhà chức trách tại ACT xem ra đã không hành xử như thế.”
Những người ủng hộ luật mới của ACT nói rằng điều này đã được nêu rõ trong các khuyến nghị của Ủy ban Hoàng gia về lạm dụng tình dục trẻ em.
Ủy ban này nói các thừa tác viên thi hành các tác vụ “tôn giáo” không được miễn trừ khỏi yêu cầu phải báo cáo những điều được biết rõ, thậm chí khi chỉ là các nghi ngờ, về việc lạm dụng cho dù thông tin đó được thu thập từ một lời thú tội.
Ủy ban này còn khuyến cáo rằng Hội Đồng Giám Mục Úc phải công bố những lời khuyên nhận được từ Vatican về cách đối phó với những tiết lộ về lạm dụng tính dục của trẻ em trong tòa giải tội và từ các nạn nhân. Hàm ý của khuyến cáo này là Vatican chỉ thị cho các Giáo Hội địa phương che dấu các cáo buộc lạm dụng tính dục trong Giáo Hội. Đó là một phán đoán sai lầm được thúc đẩu bởi các thành phần chống Công Giáo trong ủy ban.
Báo cáo của Ủy ban Hoàng gia đã được thông qua vào tháng 12 năm ngoái, bao gồm 409 khuyến cáo, trong đó có cả khuyến cáo yêu cầu Giáo Hội Công Giáo phải bỏ luật độc thân linh mục.
Đức Tổng Giám Mục Denis Hart, lúc ấy là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc nói rằng “Tôi tin rằng có những giá trị thực sự trong luật độc thân linh mục”.
Trước những phản ứng quyết liệt của các Giám Mục Úc như Đức Tổng Giám Mục Denis Hart, và Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney, ủy ban này rút lại tuyên bố của mình và nói rằng họ nhận thấy rằng luật độc thân linh mục không phải là nguyên nhân trực tiếp của việc lạm dụng tình dục trẻ em, nhưng là một yếu tố góp phần, đặc biệt là khi kết hợp với các yếu tố có nguy cơ khác.
Source: The Catholic Leader New law requiring priests to break confession seal ‘premature and ill-judged’, Archbishop Coleridge says
Đức Cha Mark Coleridge, Giám Mục Brisbane, là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Úc đã mô tả luật mới này là “thiếu chín chắn và được hình thành từ các phán đoán sai lầm, và dường như bị thúc đẩy bởi khao khát trừng phạt Giáo Hội Công Giáo mà không suy nghĩ chín chắn về những hệ lụy phức tạp của quyết định này”.
Luật mới có thể châm ngòi cho các luật lệ tương tự ở các tiểu bang và các vùng lãnh thổ khác.
Các linh mục ở Canberra có thể phải đối mặt với các cáo buộc hình sự khi các ngài bảo vệ ấn tín tòa giải tội trong các trường hợp liên quan đến các lời thú tội lạm dụng tình dục, theo luật bảo vệ trẻ em mới được Quốc Hội ACT thông qua vào ngày 7 tháng Sáu.
Đức Tổng Giám Mục Coleridge, người từng là Tổng giám mục Canberra và Goulburn trong sáu năm cho đến năm 2012, ghi nhận rằng liên quan đến việc bảo vệ trẻ em, cha giải tội nên được đối xử khác biệt vì hối nhân xưng thú tội lỗi mình với Chúa chứ không phải với cha giải tội. Linh mục chỉ là một người trung gian”.
Ngài nói rằng luật mới “được dựa trên một cấu trúc hoàn toàn giả định về bí tích hòa giải, với quá nhiều những hiểu biết lệch lạc về những gì xảy ra giữa linh mục và hối nhân trong bí tích hòa giải”.
“Bên cạnh những vấn nạn quan trọng về tự do tôn giáo, luật này đưa ra nhiều vấn đề thực tiễn về việc thực hiện nó”, Đức Tổng Giám Mục Coleridge nói.
“Đó là thứ luật lệ chỉ có thể được lập ra và thông qua bởi những người biết rất ít hoặc không biết gì về cách thức mà bí tích này hoạt động trong thực tế.”
“Người ta chỉ có thể hy vọng rằng các phán quyết khác sẽ được xem xét thận trọng hơn khi các quan chức đưa ra các quyết định và họ nên có một thái độ sẵn lòng lắng nghe những tiếng nói của các giáo sĩ và giáo dân Công Giáo. Các nhà chức trách tại ACT xem ra đã không hành xử như thế.”
Những người ủng hộ luật mới của ACT nói rằng điều này đã được nêu rõ trong các khuyến nghị của Ủy ban Hoàng gia về lạm dụng tình dục trẻ em.
Ủy ban này nói các thừa tác viên thi hành các tác vụ “tôn giáo” không được miễn trừ khỏi yêu cầu phải báo cáo những điều được biết rõ, thậm chí khi chỉ là các nghi ngờ, về việc lạm dụng cho dù thông tin đó được thu thập từ một lời thú tội.
Ủy ban này còn khuyến cáo rằng Hội Đồng Giám Mục Úc phải công bố những lời khuyên nhận được từ Vatican về cách đối phó với những tiết lộ về lạm dụng tính dục của trẻ em trong tòa giải tội và từ các nạn nhân. Hàm ý của khuyến cáo này là Vatican chỉ thị cho các Giáo Hội địa phương che dấu các cáo buộc lạm dụng tính dục trong Giáo Hội. Đó là một phán đoán sai lầm được thúc đẩu bởi các thành phần chống Công Giáo trong ủy ban.
Báo cáo của Ủy ban Hoàng gia đã được thông qua vào tháng 12 năm ngoái, bao gồm 409 khuyến cáo, trong đó có cả khuyến cáo yêu cầu Giáo Hội Công Giáo phải bỏ luật độc thân linh mục.
Đức Tổng Giám Mục Denis Hart, lúc ấy là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc nói rằng “Tôi tin rằng có những giá trị thực sự trong luật độc thân linh mục”.
Trước những phản ứng quyết liệt của các Giám Mục Úc như Đức Tổng Giám Mục Denis Hart, và Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney, ủy ban này rút lại tuyên bố của mình và nói rằng họ nhận thấy rằng luật độc thân linh mục không phải là nguyên nhân trực tiếp của việc lạm dụng tình dục trẻ em, nhưng là một yếu tố góp phần, đặc biệt là khi kết hợp với các yếu tố có nguy cơ khác.
Source: The Catholic Leader New law requiring priests to break confession seal ‘premature and ill-judged’, Archbishop Coleridge says
Các Giám Mục Hoa Kỳ chỉ trích chính sách mới đối với người tị nạn của chính quyền Trump
Đặng Tự Do
23:14 14/06/2018
Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã bắt đầu cuộc họp mùa xuân hôm 13 tháng 6 với những lời lên án các chính sách nhập cư mới nhất của chính quyền Trump. Đức Hồng Y Daniel DiNardo, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nói rằng quyền tị nạn là “quyền được sống” của con người.
Một số giám mục Hoa Kỳ ủng hộ những lời của Đức Hồng Y Daniel DiNardo bằng cách kêu gọi các cuộc biểu tình, bao gồm cả những hình thức “kỷ luật về giáo luật” dành cho những ai cổ vũ và thực hiện các quy định mới về tị nạn của chính quyền.
Trong vòng vài phút khai mạc sau những lễ nghi khai mạc cuộc họp định kỳ 6 tháng của USCCB tại Fort Lauderdale vào ngày thứ Tư 13 tháng 6, Đức Hồng Y Daniel DiNardo, chủ tịch USCCB và là tổng giám mục Galveston-Houston, đã đọc một lời tuyên bố phê bình sâu sắc thông báo mới đây của Tổng chưởng lý Jeff Sessions liên quan đến chính sách tị nạn mới của Hoa Kỳ.
Tuyên bố của Đức Hồng Y DiNardo có đoạn viết như sau:
“Ở cốt lõi của vấn đề, tị nạn là một công cụ để bảo vệ quyền được sống. Quyết định gần đây của Tổng chưởng lý gợi lên những mối quan tâm sâu sắc vì nó có khả năng ngăn chặn việc xin tị nạn từ nhiều người di dân hoàn toàn đủ điều kiện.”
Đức Hồng Y DiNardo nói tiếp: “Chúng tôi kêu gọi các tòa án và các nhà hoạch định chính sách hãy tôn trọng và nâng cao, chứ đừng xói mòn, tiềm năng của hệ thống tị nạn của chúng ta để bảo tồn và bảo vệ quyền sống.”
Đức Hồng Y DiNardo cũng chỉ trích chính sách “không khoan nhượng” của chính quyền Trump, được công bố vào tháng 5 vừa qua, trong đó đe dọa truy tố tất cả những người vượt biên giới bất hợp pháp và tách trẻ em nhập cư với cha mẹ chúng.
“Chính phủ của chúng ta đã có điều luật bảo đảm rằng trẻ nhỏ không bị tách rời khỏi cha mẹ và gặp phải những nguy cơ tổn thương không thể chữa lành. Gia đình là yếu tố nền tảng của xã hội chúng ta và các người thân phải có khả năng được sống bên nhau”
“Tách trẻ sơ sinh từ mẹ của chúng không phải là câu trả lời và là vô luân”.
Sau khi kết thúc, Đức Hồng Y DiNardo nói: “Xin quý Đức Cha vỗ tay nếu đồng ý với tuyên bố này”. Căn phòng nổ tung với những tiếng vỗ tay vang dội.
Trong phiên hỏi đáp về các vấn đề nhập cư vào cuối ngày, một số giám mục đã đề xuất các chiến lược táo bạo để chống lại các chính sách di dân mới, bao gồm hai chiến dịch vận động từ các tiểu bang dọc biên giới Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ.
Source: Religion News Service Catholic bishops rebuke Trump’s asylum changes, suggest ‘canonical penalties’
Một số giám mục Hoa Kỳ ủng hộ những lời của Đức Hồng Y Daniel DiNardo bằng cách kêu gọi các cuộc biểu tình, bao gồm cả những hình thức “kỷ luật về giáo luật” dành cho những ai cổ vũ và thực hiện các quy định mới về tị nạn của chính quyền.
Trong vòng vài phút khai mạc sau những lễ nghi khai mạc cuộc họp định kỳ 6 tháng của USCCB tại Fort Lauderdale vào ngày thứ Tư 13 tháng 6, Đức Hồng Y Daniel DiNardo, chủ tịch USCCB và là tổng giám mục Galveston-Houston, đã đọc một lời tuyên bố phê bình sâu sắc thông báo mới đây của Tổng chưởng lý Jeff Sessions liên quan đến chính sách tị nạn mới của Hoa Kỳ.
Tuyên bố của Đức Hồng Y DiNardo có đoạn viết như sau:
“Ở cốt lõi của vấn đề, tị nạn là một công cụ để bảo vệ quyền được sống. Quyết định gần đây của Tổng chưởng lý gợi lên những mối quan tâm sâu sắc vì nó có khả năng ngăn chặn việc xin tị nạn từ nhiều người di dân hoàn toàn đủ điều kiện.”
Đức Hồng Y DiNardo nói tiếp: “Chúng tôi kêu gọi các tòa án và các nhà hoạch định chính sách hãy tôn trọng và nâng cao, chứ đừng xói mòn, tiềm năng của hệ thống tị nạn của chúng ta để bảo tồn và bảo vệ quyền sống.”
Đức Hồng Y DiNardo cũng chỉ trích chính sách “không khoan nhượng” của chính quyền Trump, được công bố vào tháng 5 vừa qua, trong đó đe dọa truy tố tất cả những người vượt biên giới bất hợp pháp và tách trẻ em nhập cư với cha mẹ chúng.
“Chính phủ của chúng ta đã có điều luật bảo đảm rằng trẻ nhỏ không bị tách rời khỏi cha mẹ và gặp phải những nguy cơ tổn thương không thể chữa lành. Gia đình là yếu tố nền tảng của xã hội chúng ta và các người thân phải có khả năng được sống bên nhau”
“Tách trẻ sơ sinh từ mẹ của chúng không phải là câu trả lời và là vô luân”.
Sau khi kết thúc, Đức Hồng Y DiNardo nói: “Xin quý Đức Cha vỗ tay nếu đồng ý với tuyên bố này”. Căn phòng nổ tung với những tiếng vỗ tay vang dội.
Trong phiên hỏi đáp về các vấn đề nhập cư vào cuối ngày, một số giám mục đã đề xuất các chiến lược táo bạo để chống lại các chính sách di dân mới, bao gồm hai chiến dịch vận động từ các tiểu bang dọc biên giới Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ.
Source: Religion News Service Catholic bishops rebuke Trump’s asylum changes, suggest ‘canonical penalties’
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Cao điểm Năm Thánh Thể Giáo Phận Vinh trong ngày lễ kính thánh Antôn Pađôva tại Linh địa Trại Gáo
Hoàng Diệu
17:19 14/06/2018
Giữa thế kỉ XIX, vùng đất Trại Gáo là trang trại của Nhà Chung, dùng để trồng lúa và chăn nuôi gia súc. Cách Đền thánh Antôn khoảng 1km về phía Đông Bắc là kho chứa lúa của Nhà Chung. Vì thế, lúc đầu nơi đây được gọi là “Trại Gạo”. Theo dòng thời gian, người ta đọc trệch dần thành “Trại Gáo”.
Khi mới hình thành trang trại, nơi đây chỉ có một số gia đình Công Giáo sinh sống và làm công cho Nhà Chung Xã Đoài. Khi số tín hữu tăng lên, các linh mục ở Tòa Giám mục đã dựng cho họ một ngôi nhà nguyện ở Nhà Hốm, bên cạnh kho lúa.
Xem Hình
Với mục đích giúp các tín hữu nơi đây noi gương vị thánh “yêu chuộng sự khó khăn”, cũng như để phó thác những người nghèo đói, khổ đau cho đấng Thánh “hay làm phép lạ”, các linh mục đã chọn Thánh Antôn Pađôva làm quan thầy cho giáo họ Trại Gáo.
Để tỏ lòng tôn kính và tin tưởng Ngài, năm 1898, các cha thừa sai người Pháp đã mua một pho tượng Thánh Antôn bằng thạch cao ở Pháp đưa về lập đền thờ. Được tin thánh Antôn hay làm phép lạ và nhất là đã thực hiện việc lạ lùng ngay khi tượng ngài được cung nghinh về đây. Tiếng lành đồn xa, nhiều người dân trong khu vực cũng như lương, giáo khắp nơi đã tìm đến nơi đây để cầu xin khi gặp khó khăn, hoạn nạn hay đau ốm...
Đền thánh Antôn Trại Gáo – Điểm hẹn Tâm linh
Nhằm tri ân cảm tạ về những ơn lành mà thánh Antôn đã chuyển cầu cho nhiều người, đồng thời để khích lệ các tín hữu năng đến với thánh nhân hơn, Đức Giám Mục Giáo phận đã chọn nơi đây làm Trung tâm Hành hương chính cho Giáo phận.
Như thông lệ hằng năm, vào tối 12/6, dòng người khắp nơi đã đổ về Đền thánh thuộc xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, để kịp tham dự chương trình diễn nguyện mừng kính thánh Antôn. Vào lúc 20h, Đức cha Phaolô đã công bố khai mạc Đêm diễn nguyện với chủ đề “Cảm mến tri ân”.
“Đại nhạc hội 2018 diễn ra trong bầu không khí đặc biệt: Nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày Tuần Chầu lượt được thành lập tại Giáo phận Vinh, bắt đầu năm Thánh kỉ niệm 30 năm các thánh tử đạo Việt Nam được phong hiển Thánh và trước những thao thức của đất nước, trong hoàn cảnh nền an ninh quốc gia có thể bị đe dọa. Chúng ta cùng nhau cầu xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Thánh nhân cho dân tộc Việt Nam được luôn quốc thái, dân an”, Đức Giám Mục Giáo phận đã nhấn mạnh trong phần khai mạc.
Năm nay, phần canh thức được chuẩn bị kỹ lưỡng và dàn dựng công phu với sự biểu diễn của các thành viên trong nhóm Exodus Giáo Phận Vinh cũng như nhiều ca sĩ, diễn viên múa khác trong và ngoài Giáo Phận.
Sau chương trình diễn nguyện, cộng đoàn hành hương luân phiên tham dự các giờ Chầu Thánh Thánh Thể tại Đền thánh tới sáng.
Thánh lễ Cao điểm Năm Thánh kỉ niệm 100 năm thiết lập Tuần Chầu tại Giáo Phận Vinh
Cao điểm của dịp hành hương về thánh địa Trại Gáo là thánh lễ Cao điểm Năm Thánh kỉ niệm 100 năm thiết lập Tuần chầu tại Giáo phận nhà vào lúc 8h sáng ngày 13/6 do Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cử hành. Đồng tế trong thánh lễ có gần 150 linh mục trong giáo phận và quý cha ngoại quốc. Thánh lễ có sự hiện diện của đông đảo quý thầy chủng sinh, quý nam nữ tu sĩ và đặc biệt là sự quy tụ của khoảng 80 – 90 ngàn người lương, giáo khắp nơi về tham dự.
Trước khi khai lễ, cha Phaolô Nguyễn Văn Hiểu – Chưởng ấn Tòa Giám mục đã công bố sắc lệnh của Tòa Ân giải Tối cao, về việc mừng Năm Thánh Thể Giáo Phận từ Tòa thánh Rôma.
Giảng trong thánh lễ, khởi đi từ trích đoạn Tin Mừng Mathêu 5, 1-12, Đức cha nhấn mạnh “Tám mối phúc” là giới luật yêu thương của Chúa. Qua đó ngài mời gọi mỗi người trở nên tấm bánh yêu thương, tấm bánh liên đới bẻ ra trao cho người ở xa cũng như ở gần bên, như Chúa Giêsu đã làm: “Điều gì ta muốn người khác làm cho mình, thì hãy chủ động làm cho người khác trước”. Đồng ngài mời gọi những ai về đây với tâm tình cầu nguyện, mong nhận được bình an qua lời bầu cử của thánh Antôn, thì cũng biết san chia cũng như thực hành đời sống chứng nhân trong xã hội đầy biến cố như hiện nay.
Kết thúc thánh lễ, Đức Giám Mục Giáo phận đã ban phép lành Tòa Thánh cho hết thảy mỗi người tham dự cũng như những người không hiện diện cách thể lí vì nhiều lí do khác nhau, nhưng có lòng ước ao và cầu nguyện theo ý của Đức Giáo Hoàng. Từ nay, mỗi người sẽ luôn sống trong niềm hân hoan, khiêm nhường và vững tin như thầy Pascal – Dòng Phanxicô từng ca ngợi Thánh Antôn: “Antôn sống rất khiêm nhường, được làm phép lạ phi thường khắp nơi”.
Hoàng Diệu
Khi mới hình thành trang trại, nơi đây chỉ có một số gia đình Công Giáo sinh sống và làm công cho Nhà Chung Xã Đoài. Khi số tín hữu tăng lên, các linh mục ở Tòa Giám mục đã dựng cho họ một ngôi nhà nguyện ở Nhà Hốm, bên cạnh kho lúa.
Xem Hình
Với mục đích giúp các tín hữu nơi đây noi gương vị thánh “yêu chuộng sự khó khăn”, cũng như để phó thác những người nghèo đói, khổ đau cho đấng Thánh “hay làm phép lạ”, các linh mục đã chọn Thánh Antôn Pađôva làm quan thầy cho giáo họ Trại Gáo.
Để tỏ lòng tôn kính và tin tưởng Ngài, năm 1898, các cha thừa sai người Pháp đã mua một pho tượng Thánh Antôn bằng thạch cao ở Pháp đưa về lập đền thờ. Được tin thánh Antôn hay làm phép lạ và nhất là đã thực hiện việc lạ lùng ngay khi tượng ngài được cung nghinh về đây. Tiếng lành đồn xa, nhiều người dân trong khu vực cũng như lương, giáo khắp nơi đã tìm đến nơi đây để cầu xin khi gặp khó khăn, hoạn nạn hay đau ốm...
Đền thánh Antôn Trại Gáo – Điểm hẹn Tâm linh
Nhằm tri ân cảm tạ về những ơn lành mà thánh Antôn đã chuyển cầu cho nhiều người, đồng thời để khích lệ các tín hữu năng đến với thánh nhân hơn, Đức Giám Mục Giáo phận đã chọn nơi đây làm Trung tâm Hành hương chính cho Giáo phận.
Như thông lệ hằng năm, vào tối 12/6, dòng người khắp nơi đã đổ về Đền thánh thuộc xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, để kịp tham dự chương trình diễn nguyện mừng kính thánh Antôn. Vào lúc 20h, Đức cha Phaolô đã công bố khai mạc Đêm diễn nguyện với chủ đề “Cảm mến tri ân”.
“Đại nhạc hội 2018 diễn ra trong bầu không khí đặc biệt: Nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày Tuần Chầu lượt được thành lập tại Giáo phận Vinh, bắt đầu năm Thánh kỉ niệm 30 năm các thánh tử đạo Việt Nam được phong hiển Thánh và trước những thao thức của đất nước, trong hoàn cảnh nền an ninh quốc gia có thể bị đe dọa. Chúng ta cùng nhau cầu xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Thánh nhân cho dân tộc Việt Nam được luôn quốc thái, dân an”, Đức Giám Mục Giáo phận đã nhấn mạnh trong phần khai mạc.
Năm nay, phần canh thức được chuẩn bị kỹ lưỡng và dàn dựng công phu với sự biểu diễn của các thành viên trong nhóm Exodus Giáo Phận Vinh cũng như nhiều ca sĩ, diễn viên múa khác trong và ngoài Giáo Phận.
Sau chương trình diễn nguyện, cộng đoàn hành hương luân phiên tham dự các giờ Chầu Thánh Thánh Thể tại Đền thánh tới sáng.
Thánh lễ Cao điểm Năm Thánh kỉ niệm 100 năm thiết lập Tuần Chầu tại Giáo Phận Vinh
Cao điểm của dịp hành hương về thánh địa Trại Gáo là thánh lễ Cao điểm Năm Thánh kỉ niệm 100 năm thiết lập Tuần chầu tại Giáo phận nhà vào lúc 8h sáng ngày 13/6 do Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cử hành. Đồng tế trong thánh lễ có gần 150 linh mục trong giáo phận và quý cha ngoại quốc. Thánh lễ có sự hiện diện của đông đảo quý thầy chủng sinh, quý nam nữ tu sĩ và đặc biệt là sự quy tụ của khoảng 80 – 90 ngàn người lương, giáo khắp nơi về tham dự.
Trước khi khai lễ, cha Phaolô Nguyễn Văn Hiểu – Chưởng ấn Tòa Giám mục đã công bố sắc lệnh của Tòa Ân giải Tối cao, về việc mừng Năm Thánh Thể Giáo Phận từ Tòa thánh Rôma.
Giảng trong thánh lễ, khởi đi từ trích đoạn Tin Mừng Mathêu 5, 1-12, Đức cha nhấn mạnh “Tám mối phúc” là giới luật yêu thương của Chúa. Qua đó ngài mời gọi mỗi người trở nên tấm bánh yêu thương, tấm bánh liên đới bẻ ra trao cho người ở xa cũng như ở gần bên, như Chúa Giêsu đã làm: “Điều gì ta muốn người khác làm cho mình, thì hãy chủ động làm cho người khác trước”. Đồng ngài mời gọi những ai về đây với tâm tình cầu nguyện, mong nhận được bình an qua lời bầu cử của thánh Antôn, thì cũng biết san chia cũng như thực hành đời sống chứng nhân trong xã hội đầy biến cố như hiện nay.
Kết thúc thánh lễ, Đức Giám Mục Giáo phận đã ban phép lành Tòa Thánh cho hết thảy mỗi người tham dự cũng như những người không hiện diện cách thể lí vì nhiều lí do khác nhau, nhưng có lòng ước ao và cầu nguyện theo ý của Đức Giáo Hoàng. Từ nay, mỗi người sẽ luôn sống trong niềm hân hoan, khiêm nhường và vững tin như thầy Pascal – Dòng Phanxicô từng ca ngợi Thánh Antôn: “Antôn sống rất khiêm nhường, được làm phép lạ phi thường khắp nơi”.
Hoàng Diệu
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vài suy tư về cuộc đấu tranh chống bọn Cộng Sản Việt Nam bán nước.
Giuse Thẩm Nguyễn
13:29 14/06/2018
Tin tức và hình ảnh trên mạng xã hội và truyền thông về các cuộc biểu tình chống cái gọi là An Ninh Mạng và Ba Đặc Khu tại Việt Nam làm cho triệu con tim Việt Nam trên khắp thế giới thổn thức và hy vọng. Đây là một đợt sóng đầu của nhân dân, tuy chưa đủ mạnh để đè bẹp bè lũ bán nước, nhưng cũng là một đòn răn đe dành cho bọn “hèn với giặc và ác với dân”này.
Có những lý do khách quan mà chúng ta cần nhìn ra và rút kinh nghiệm cho tổng biểu tình vào những ngày sắp tới. Tin tức cho hay, chúng ta sẽ có tổng biểu tình vào Chúa Nhật 17 tháng Sáu trên toàn quốc.
- Những cuộc biểu tình không có mũi nhọn đâm thẳng vào sào huyệt của địch như cơ quan, trụ sở hành chánh, đồn công an, tòa đại sứ Trung Quốc…mà chỉ có những người cầm biễu ngữ chống đối và nhưng người hiếu kỳ đứng xung quanh. Phải có những anh chị dẫn đầu, đồng loạt hô vang những khẩu hiệu và tiến vào địa điểm nhất định hay diễu hành trên đường phố.
- Tuy là biểu tình ôn hòa, nhưng khi có một người trong nhóm biểu tình bị bọn công an hành hung, hay bắt lên xe thì ngay lập tức mọi người phải phản ứng lại. Nhìn cảnh một người Mỹ gốc Việt bị bốn tên công an kéo lê và đánh đấm giữa đường mà những người biểu tình cứ đứng ngơ ngác nhìn. Nếu ngay lúc ấy, những người biểu tình cùng nhào vô cứu anh bạn này, tấn công lại bọn công an, thì chắc chắn với lực lượng đông đảo người biểu tình, bọn chó đó sẽ phải bỏ chạy. Đoàn biểu tình thì đông mà bọn chó sói cứ đến vồ từng người một. Thật là một cảnh não lòng! Đoàn kết là ở chỗ đó. Anh chị nào là người cầm đầu đoàn biểu tình thì phải được bảo vệ bằng mọi giá, như thế chúng ta mới có người lãnh đạo và tiến lên dành thắng lợi.
- Nhìn vào cuộc biểu tình ở Bình Thuận mà công an phải cởi bỏ quần áo đầu hàng. Những người dân ở đây họ không để cho ai bị bắt, họ đoàn kết và bảo vệ cho nhau. Thực ra khi chúng ta đoàn kết theo phương thức này, thì cả binh đoàn Cộng Sản cũng chẳng làm gì được. Có thể sẽ đổ máu, nhưng người dân sẽ tước súng của bọn bán nước và tiến về hang ổ của chúng để bắt chúng quỳ trước nhân dân.
- Tổng biểu tình vào Chúa Nhật 17 tháng Sáu tới đây, chúng ta có kinh nghiệm và chắc chắn bọn Cộng sản sẽ thẳng tay đàn áp. Hãy đoàn kết cho một Việt Nam không Cộng Sản, một Việt Nam dân chủ tự do. Hỡi các bạn trẻ, đừng thơ ơ với vận nước nữa. Cơ hội đã đến rồi, hãy xuống đường. Có cây cầm cây, có đá cầm đá, nhất định phen này chúng ta phải làm nên lịch sử.
- Các anh công an bộ đội Việt Cộng. Các anh cũng là con cháu của dân Việt Nam, là anh em của những người biểu tình. Thử nhìn lại đi các anh được gì khi phục vụ cho bọn ăn trên ngồi chốc. Chúng vơ vét tài sản nhân dân, xây nhà to, sắm xe đẹp, đi nước ngoài như đi chợ, con cái du học nước ngoài. Còn các anh thì chúng nó bố thí cho phép đứng đường ăn cướp vặt của nhân dân. Bố mẹ, vợ con các anh phải vất vả với miếng cơm manh áo, con cái các anh bị thua kém con cái của lũ ngu mà làm lớn, bị nhồi xọ cái chủ nghĩa mà thế giới đã quang vào sọt rác từ lâu rồi… Xin các anh suy nghĩ mà đứng về phía nhân dân. Một khi Việt Nam không còn nữa, thì các anh sẽ bị bọn tàu khựa coi như những con chó giữ nhà và lúc đó các anh có nghĩ lại thì đã quá trễ rồi. Xin các anh hãy dùng súng để bắn vào bắc bộ phủ, nơi những đứa con bất hiếu bất trung của tổ tiên đang quỳ mọp dâng giang sơn này cho bọn tàu chệt.
- Không phải chỉ có biểu tình mà mọi sinh hoạt trong đời sống hằng ngày cũng phải mang tính đấu tranh cho lẽ phải. Bản tin trên Vietcatholic.net hôm qua cho biết là cha Nguyển Duy Tân bị giữ lại tại phi trường Tân Sân Nhất trong khi một đoàn 25 các cha từ giáo phận Xuân Lộc đi Malaysia. Tôi trộm nghĩ nếu chúng ta đoàn kết, thì 24 cha kia cũng sẽ không bước lên máy bay vì một người anh em của mình bị ở lại, như thế sẽ tạo tiếng vang cho cuộc đấu tranh của cha Tân và của chúng ta và có ích hơn là các ngài tham dự cuộc họp ở Malaysia.
- Những anh chị em đấu tranh trong nước bị cầm tù, chúng ta chưa giúp được gì. Những anh chị em bị trục xuất ra nước ngoài, chúng ta không tạo điều kiện cho họ tiếp tục đấu tranh. Nên chăng thành lập một hội những nhà đấu tranh hải ngoại từ quốc nội để họ có mội trường sinh hoạt và cỗ vũ tinh thần đấu tranh cho con em chúng ta tại đây. Chúng ta đã không giúp họ, mà có khi còn cố ý hay vô tình đẩy họ vào những hoàn cảnh khó khăn, tiếp tay với bọn Cộng Sản tiêu diệt ý chí của họ vì miếng cơm manh áo nơi xứ người.
- Và sau cùng là một người Công Giáo, chúng ta luôn tin tưởng và phó thác mọi ý nghĩa, hành động của chúng ta trong tay Chúa. Nguyện xin Chúa, Mẹ Maria và các thánh Tử Đạo Việt Nam sớm ban cho dân tộc Việt Nam một nền hòa bình thực sự, để mọi người được sống trong tự do, ấm no và hạnh phúc. Amen.
Có những lý do khách quan mà chúng ta cần nhìn ra và rút kinh nghiệm cho tổng biểu tình vào những ngày sắp tới. Tin tức cho hay, chúng ta sẽ có tổng biểu tình vào Chúa Nhật 17 tháng Sáu trên toàn quốc.
- Những cuộc biểu tình không có mũi nhọn đâm thẳng vào sào huyệt của địch như cơ quan, trụ sở hành chánh, đồn công an, tòa đại sứ Trung Quốc…mà chỉ có những người cầm biễu ngữ chống đối và nhưng người hiếu kỳ đứng xung quanh. Phải có những anh chị dẫn đầu, đồng loạt hô vang những khẩu hiệu và tiến vào địa điểm nhất định hay diễu hành trên đường phố.
- Tuy là biểu tình ôn hòa, nhưng khi có một người trong nhóm biểu tình bị bọn công an hành hung, hay bắt lên xe thì ngay lập tức mọi người phải phản ứng lại. Nhìn cảnh một người Mỹ gốc Việt bị bốn tên công an kéo lê và đánh đấm giữa đường mà những người biểu tình cứ đứng ngơ ngác nhìn. Nếu ngay lúc ấy, những người biểu tình cùng nhào vô cứu anh bạn này, tấn công lại bọn công an, thì chắc chắn với lực lượng đông đảo người biểu tình, bọn chó đó sẽ phải bỏ chạy. Đoàn biểu tình thì đông mà bọn chó sói cứ đến vồ từng người một. Thật là một cảnh não lòng! Đoàn kết là ở chỗ đó. Anh chị nào là người cầm đầu đoàn biểu tình thì phải được bảo vệ bằng mọi giá, như thế chúng ta mới có người lãnh đạo và tiến lên dành thắng lợi.
- Nhìn vào cuộc biểu tình ở Bình Thuận mà công an phải cởi bỏ quần áo đầu hàng. Những người dân ở đây họ không để cho ai bị bắt, họ đoàn kết và bảo vệ cho nhau. Thực ra khi chúng ta đoàn kết theo phương thức này, thì cả binh đoàn Cộng Sản cũng chẳng làm gì được. Có thể sẽ đổ máu, nhưng người dân sẽ tước súng của bọn bán nước và tiến về hang ổ của chúng để bắt chúng quỳ trước nhân dân.
- Tổng biểu tình vào Chúa Nhật 17 tháng Sáu tới đây, chúng ta có kinh nghiệm và chắc chắn bọn Cộng sản sẽ thẳng tay đàn áp. Hãy đoàn kết cho một Việt Nam không Cộng Sản, một Việt Nam dân chủ tự do. Hỡi các bạn trẻ, đừng thơ ơ với vận nước nữa. Cơ hội đã đến rồi, hãy xuống đường. Có cây cầm cây, có đá cầm đá, nhất định phen này chúng ta phải làm nên lịch sử.
- Các anh công an bộ đội Việt Cộng. Các anh cũng là con cháu của dân Việt Nam, là anh em của những người biểu tình. Thử nhìn lại đi các anh được gì khi phục vụ cho bọn ăn trên ngồi chốc. Chúng vơ vét tài sản nhân dân, xây nhà to, sắm xe đẹp, đi nước ngoài như đi chợ, con cái du học nước ngoài. Còn các anh thì chúng nó bố thí cho phép đứng đường ăn cướp vặt của nhân dân. Bố mẹ, vợ con các anh phải vất vả với miếng cơm manh áo, con cái các anh bị thua kém con cái của lũ ngu mà làm lớn, bị nhồi xọ cái chủ nghĩa mà thế giới đã quang vào sọt rác từ lâu rồi… Xin các anh suy nghĩ mà đứng về phía nhân dân. Một khi Việt Nam không còn nữa, thì các anh sẽ bị bọn tàu khựa coi như những con chó giữ nhà và lúc đó các anh có nghĩ lại thì đã quá trễ rồi. Xin các anh hãy dùng súng để bắn vào bắc bộ phủ, nơi những đứa con bất hiếu bất trung của tổ tiên đang quỳ mọp dâng giang sơn này cho bọn tàu chệt.
- Không phải chỉ có biểu tình mà mọi sinh hoạt trong đời sống hằng ngày cũng phải mang tính đấu tranh cho lẽ phải. Bản tin trên Vietcatholic.net hôm qua cho biết là cha Nguyển Duy Tân bị giữ lại tại phi trường Tân Sân Nhất trong khi một đoàn 25 các cha từ giáo phận Xuân Lộc đi Malaysia. Tôi trộm nghĩ nếu chúng ta đoàn kết, thì 24 cha kia cũng sẽ không bước lên máy bay vì một người anh em của mình bị ở lại, như thế sẽ tạo tiếng vang cho cuộc đấu tranh của cha Tân và của chúng ta và có ích hơn là các ngài tham dự cuộc họp ở Malaysia.
- Những anh chị em đấu tranh trong nước bị cầm tù, chúng ta chưa giúp được gì. Những anh chị em bị trục xuất ra nước ngoài, chúng ta không tạo điều kiện cho họ tiếp tục đấu tranh. Nên chăng thành lập một hội những nhà đấu tranh hải ngoại từ quốc nội để họ có mội trường sinh hoạt và cỗ vũ tinh thần đấu tranh cho con em chúng ta tại đây. Chúng ta đã không giúp họ, mà có khi còn cố ý hay vô tình đẩy họ vào những hoàn cảnh khó khăn, tiếp tay với bọn Cộng Sản tiêu diệt ý chí của họ vì miếng cơm manh áo nơi xứ người.
- Và sau cùng là một người Công Giáo, chúng ta luôn tin tưởng và phó thác mọi ý nghĩa, hành động của chúng ta trong tay Chúa. Nguyện xin Chúa, Mẹ Maria và các thánh Tử Đạo Việt Nam sớm ban cho dân tộc Việt Nam một nền hòa bình thực sự, để mọi người được sống trong tự do, ấm no và hạnh phúc. Amen.
Đặc Khu Hay Mật Khu ?
Phạm Trần
17:10 14/06/2018
“Get out, China!”, “KHÔNG đặc khu, KHÔNG an ninh mạng!”, “Cho thuê đất là bán nước!”…
-“Đả đảo cộng sản bán nước”, “Đả đảo Việt gian”.
- " Đả đảo Luật An Ninh Mạng, Luật Bịt Miệng dân"
-“Bài học từ Formosa : Một ngày cũng không cho thuê đất.”
“Thà đất nước nghèo mà bình yên-Ham giàu mà mất nước.”
--“Vì độc lập, phản đối đặc khu”!
“Vì tự do, phản đối luật an ninh mạng”!
Đó là những thông điệp sét đánh của hàng chục ngàn người dân,từ trẻ đến già, đã gửi cho Quốc hội và đảng cầm quyền CSVN trong hai ngày biểu tình 10 và 11 tháng 06 (2018) từ Sài Gòn ra Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên trong 43 năm, kể từ ngày Quân Cộng sản chiếm Sài Gòn tháng 04/1975, một bộ phận không nhỏ người dân, thuộc mọi thành phần xã hội, đã đồng loạt biểu dương thái độ và lập trường dứt khoát như thế tại Sài Gòn, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Nghệ An v.v…
Tại mỗi nơi, khí thế yêu nước quyết không để một tấc đất Tổ quốc lọt vào tay ngoại bang, nhất là Trung Quốc, đã bốc lên giữa trời nắng cháy.
Những tiếng hô chống “Đặc khu” và “An ninh mạng” đanh thép chen nhau như hình với bóng đã bùng lên cương quyết và dứt khoát trên các gương mặt trẻ măng và của các cụ gìa heo hắt nắng mưa.
Hòa nhịp theo những bước chân nườm nượp của đoàn người biểu tình qua các ngả đường hay từng nhóm nhỏ ở Sài Gòn và Đồng Nai là những tiếng hát hùng dũng của nhạc bị cấm "Trả lại cho dân", đòi quyền con người và "Việt Nam tôi đâu" nhắm báo động nguy cơ mất nước vào tay Tầu.
Đây là hai trong số các Bản nhạc yêu nước đã khiến Tác giả Ca, Nhạc sỹ Việt Khang bị CSVN phạt 4 năm tù và 3 năm quản chế. Việt Khang ra tù ngày 14/12/2015 và đã được sang Hoa Kỳ tị nạn chính trị từ ngày 08/02/2018.
NGUYÊN DO BIỂU TÌNH
Nhưng tại sao người dân đã bất chấp hiểm nguy để nổi lên đòi quyền làm chủ đất nước và quyền tự do ngôn luận ?
Trước hết, vì Nhà nước đã có những khuất tất trong việc soạn thảo Dự luật thành lập 3 “Đặc khu hành chính và kinh tế”, tên đầy đủ là : Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật đặc khu).”
Cả 3 vị trí đều có giá trị chiến lược quốc phòng hàng đầu để bảo vệ lãnh thổ nhìn ra Biễn Đông :
-Vân Đồn (Tỉnh Quảng Ninh) , cửa ngõ ra Vịnh Bắc Bộ, là chặng dừng chân đầu tiên của tầu bè Trung Hoa đi xuống Việt Nam, nhưng cũng là tuyến phòng ngự ở vùng biển Đông Bắc của Việt Nam từ thời các Vua chúa Việt. Hơn nữa Vân Đồn chỉ cách đảo Hải Nam, căn cứ Tầu ngầm của Trung Hoa, chừng 200 hải lý (mỗi hải lý dài 1,852 mét).
-Bắc Vân Phong (Tỉnh Khánh Hòa), nhìn thẳng ra Trường Sa, trực diện với các vị trí đóng quân của Trung Hoa trên các bãi đá, nay đã biến thành đảo mà Bắc Kinh chiếm của Việt Nam từ 1988 gồm Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên. Ngoài ra Bắc Vân Phong cũng chỉ cách vịnh chiến lược nổi tiếng Cam Ranh trên 60 cây số. Khánh Hòa cũng là nơi phát xuất các tầu Hải quân Việt Nam tiếp vận lương thực và luân chuyển quân lính ra vào 21 vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa.
-Phú Quốc (Tỉnh Kiên Giang), nằm trong vịnh Thái Lan là vị trí phòng thủ chiến lược cực nam của Việt Nam. Từ Phú Quốc, tầu bè và máy bay có thể đi khắp Á Châu-Thái Bình Dương, sang Ấn Độ Dương để đi qua Trung Đông.
Vì tầm quan trọng của 3 địa điểm mà nhiều Đại biểu Quốc Hội, nhân sỹ, trí thức và đông đảo người dân trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối hay khuyến cáo chính phủ và Quốc hội phải tuyệt đối thận trọng không để lãnh thổ Tố quốc lọt vào tay Tầu Bắc Kinh vì bất cứ lý do nào.
Đồng thời tuyệt đa số trong dư luận cũng nhất quyết chống thời hạn cho người nước ngoài thuê đất ở Đặc khu dài đến 99 năm, thay vì tối đa là 70 năm như Luật Đất đai hiện hành.
Sở dĩ người dân lo ngại vì kinh nghiệm trong hơn 30 năm đổi mới, nhiều dự án kinh tế của Việt Nam đã lọt vào tay các Doanh nghiệp Trung Hoa vì họ không ngần ngại bỏ thấu giá cao để nhảy vào Việt Nam bằng mọi giá.
BỊ XỎ MŨI HAY KHÔNG ?
Ngoài ra, Lãnh đạo CSVN cũng đã có những khuất tất khi mở cửa cho Trung Quốc nhẩy vào khai thác Bauxite trên Tây Nguyên và đứng sau lưng Formosa Hà Tĩnh, mặc dù Formosa có gốc Đài Loan.
Bằng chứng là trong báo cáo tháng 3 năm 2016, Bộ Công thương cho biết:” Dự án bauxite Nhân Cơ sẽ tiếp tục lỗ 4-5 năm nữa, thời gian thu hồi vốn phải kéo dài 11-12 năm, nên đề nghị Chính phủ hỗ trợ 4900 tỷ trong 10 năm (từ 2016-2025). Tuy nhiên số tiền hỗ trợ được tính theo giá điện, nên có thể sẽ phải lên tới 1,2 tỷ USD.”
Trong khi đó:”Tính đến tháng 9 năm 2016, sau 3 năm hoạt động, Tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Đồng đã thua lỗ 3.696 tỉ đồng. Trong đó, lỗ do hoạt động sản xuất, kinh doanh là 2.520 tỉ đồng, lỗ do chênh lệch tỉ giá khoảng 1.176 tỉ đồng. Mức lỗ này đã vượt xa so với mức lỗ dự kiến theo kế hoạch là 1.660 tỉ đồng.”
Tại Formosa Hà Tĩnh, tiền thu vào bao nhiêu chưa thấy, chỉ biết Công ty này, có Bắc Kinh chống lưng, vẫn là qủa bom nổ chậm của môi trường miền Trung. Công ty này đã gây ra thảm họa cá chết năm 2016 mà đến nay (06/2018) an toàn nước biển và tác hại lâu dài của thảm trạng này vẫn còn là mối lo ngại hàng đầu của hàng triệu người dân vùng nghèo khó này.
Vì vậy, trước những phản ứng quyết liệt của dân và nhiều Đại biểu Quốc hội về Đặc khu, Bộ Chính trị đảng CSVN đã buộc phải họp khẩn cấp đến 3 giờ sáng ngày 10/6/2018 để quyết định lùi thời gian thảo luận và biểu quyết Dự luật Đặc Khu đến Kỳ họp 6, tháng 10 năm 2018 để nghiên cứu thêm, thay vì ngày 15/06/2018 như dự trù.
Chính phủ và Quốc Hội cũng đồng ý “không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài không đến 99 năm.”
Như vậy là người dân đã thắng keo đầu, nhưng chưa phải sẽ không có chống đối nữa vì trong Dự thảo còn dành qúa nhiều ưu đãi về thuế quan và quyền sở hữu đất,nhà ở và bãi, biển cho Công ty hay người đầu tư nước ngoài.
Hơn nữa, vì đã nhìn thấy tình trạng người Trung Hoa đang công khai lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam qua mánh lới đem công nhân vào làm việc của các Công ty người Hoa trên khắp lãnh thổ mà người dân càng cảnh giác hơn với Dự luật Đặc khu, ấy là chưa kể thảm trạng làm ô nhiễm môi trường và không gian mà các Công ty Tầu đã gây ra cho Việt Nam trong nhiều năm qua. Điển hình như trường hợp Formosa Hà Tĩnh đã gây ra cho 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Huế-Thừa Thiên năm 2016.
TẠI SAO LẠI VŨ KHÍ-CHẤT NỔ ?
Nhưng đáng quan tâm hơn trong Luật Đặc khu là những chi tiết ghi trong Phụ lục 4 quy định “Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu”.
Dự luật cho phép:” Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.”
Ngoài ra, Dực luật còn mở của cho:
-Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy)
-Kinh doanh tiền chất thuốc nổ
-Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.
-Kinh doanh dịch vụ nổ mìn
-Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động
-Kinh doanh dịch vụ khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
-Kinh doanh dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại.
Cũng tại 3 Đặc khu, ngoài cho kinh doanh sòng bài (Casino) và các trung tâm ăn chơi, giải trí, Dự luật còn cho phép : “ Kinh doanh sân bay, cảng biển; Kinh doanh vận tải đường bộ ;Kinh doanh vận tải hàng không; Kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam.”
Người nước ngoài cũng có quyền:”Kinh doanh cảng hàng không, sân bay ; Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; Kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; Kinh doanh vận tải đường sắt-- Kinh doanh đường sắt đô thị; Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm….”
Cũng trong danh sách cho phép, người đầu từ còn được kinh doanh cả trong lĩnh vực truyền thông như Phát thanh, Truyền hình và Xuất bản.
Như vậy là người nước ngoài cứ việc ra, vào các Đặc khu tự do, được quyền làm chủ đất đai, nhà ở và kinh doanh thả giàn mọi thứ, kể cả vũ khí, quân trang và quân dụng ngay trên đất nước Việt Nam. Kẻ chịu trách nhiệm vẽ ra Luật, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, có bao giờ nghĩ rằng, nếu không biết “kín cửa cao tường” thì đến một ngày đẹp trời nào đó, có gì bảo đảm cả 3 Đặc không biến thành Mật khu của người nước ngoài, hay người Tầu phương bắc ?
BỊT MIỆNG MÃI ĐƯỢC KHÔNG ?
Bên cạnh chuyện Đặc khu, người dân biểu tình hôm 10/06/2018 còn lên án Luật An ninh mạng mà vào ngày 12/06 (2018) Quốc hội đã biểu quyết chấp thuận với đa số.
Báo chí Việt Nam đưa tin:”Theo kết quả kiểm phiếu, 423/466 đại biểu có mặt ở hội trường (chiếm 86,86% tổng số đại biểu) tán thành thông qua Luật An ninh mạng. Có 15 đại biểu không tán thành (chiếm 3,08%) và 28 đại biểu không biểu quyết (chiếm 5,75%).”
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đông Nai, ông Dương Trung Quốc xác nhận ông là một trong số 15 người bỏ phiếu không tán thành Luật An ninh mạng. Ông nói với báo VnExpress ở Hà Nội :"Tôi là một trong 15 người bỏ phiếu không tán thành thông qua dự thảo Luật An ninh mạng. Vì sao như vậy? Trước hết, tôi hoan nghênh có Luật để đảm bảo an ninh trên môi trường mạng, đặc biệt là vấn đề an ninh quốc gia trong thời đại công nghệ phát triển, mạng đã trở thành không gian cuộc sống hiện đại. Nhưng qua nghiên cứu, tôi nhận thấy dự thảo Luật chưa đáp ứng được như mong muốn và yêu cầu đặt ra….Mạng là môi trường toàn cầu và chúng ta đang thừa hưởng thành quả công nghệ của nhân loại. Việc quản lý và làm luật phải làm sao để phù hợp thực tiễn, để người dân được hưởng thành tựu đó, bởi nội dung này gắn với các quyền rất quan trọng của công dân đã được quy định bởi Hiến pháp.” (VnExpress, 13/06/2018)
Quan điểm của ông Quốc cũng rất sát với suy nghĩ của nhiều người dân, trong đó có rất nhiều chuyên gia và trí thức, đã phản ảnh trong các nội dung bích chương và biểu ngữ phản đối Luật này trong cuộc biểu tình ngày 10/06/2018.
Tại sao ? Bởi vì nội dung Luật gồm 7 Chương, 43 Điều đã tiêu diệt quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận của người dân. Và vì vậy, đã chống lại Điều 25 của Hiến pháp, theo đó:”Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Luật đã có những quy định mơ hồ để cấm cản và quy chụp công dân mà không cần chứng minh hay giải thích, như viết trong Điều 16 của luật này bao gồm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;
c) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:
a) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân;
b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.
3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:
a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm:
a) Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;
b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán.
5. Thông tin trên không gian mạng có nội dung sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Ngoài ra, Điều 17 còn nghiêm cấm:” Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ.”
Nội dung trên đây đã cho phép nhà nước toàn quyền tùy tiện đàn áp dân theo ý muốn của mình, trong khi quyền phải được giải thích luật và đòi nhà nước phải tôn trọng Hiến Pháp của công dân lại không được bảo vệ.
Quyền lên tiếng phê bình của dân đối với chính sách của nhà nước cũng bị kiểm soát và dân cũng dễ dàng bị khép tội mạ lỵ hay vu khống nếu đụng tới một viên chức nhà nước.
Ngoài ra, theo Điều 26 về “ Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng” Luật đã quy định:”Doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng;
b) Ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông và lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của Chính phủ;
c) Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Như vậy, với Luật mới, các cơ quan phụ trách an ninh mạng của hai Bộ Công an và Quốc phòng có quyền kiểm tra, truy nhập và kiềm soát các tài khoản cá nhân với lý do an ninh quốc gia và an toàn xã hội để đàn áp người sử dụng Internet bất cứ lúc nào.
Theo tin trong nước thì :”Việt Nam xếp thứ 7 trong danh sách 10 quốc gia có người dùng Facebook đông nhất thế giới với 64 triệu người dùng, chiếm 3% tổng số người dùng toàn cầu. Những con số này cho thấy sự phổ biến của mạng Facebook trong xã hội Việt Nam, đặc biệt, có tới hơn 60% người sử dụng thuộc lứa tuổi thanh, thiếu niên - thế hệ quyết định tương lai của đất nước.
Trong khi đó, Google gần như trở thành công cụ tìm kiếm mà toàn bộ dân số trên toàn thế giới đều sử dụng, không chỉ riêng tại Việt Nam. Theo ước tính, Google và Facebook đang sở hữu hơn 60% doanh thu quảng cáo điện tử toàn cầu.” (theo báo Dân Trí, ngày 13/06/2018)
Như vậy điều mà nhiều người trong nước quan ngại là nếu Google hay Facebook chấm dứt quan hệ với Việt Nam vì bị kiểm soát, sau khi Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, thì Trung Quốc sẽ nhảy vào Việt Nam ngay lập tức bởi vì Việt Nam chưa có khả năng thay thế Google hay Facebook.
Và nếu chẳng may, hay đảng CSVN cố ý tạo cơ hội cho Trung Quốc nhảy vào thị trường Việt Nam qua Luật an ninh mạng thì chuyện 3 Đặc khu kinh tế sẽ biến thành 3 Mật khu cũng chỉ trong nháy mắt. -/-
Phạm Trần
(06/018)
-“Đả đảo cộng sản bán nước”, “Đả đảo Việt gian”.
- " Đả đảo Luật An Ninh Mạng, Luật Bịt Miệng dân"
-“Bài học từ Formosa : Một ngày cũng không cho thuê đất.”
“Thà đất nước nghèo mà bình yên-Ham giàu mà mất nước.”
--“Vì độc lập, phản đối đặc khu”!
“Vì tự do, phản đối luật an ninh mạng”!
Đó là những thông điệp sét đánh của hàng chục ngàn người dân,từ trẻ đến già, đã gửi cho Quốc hội và đảng cầm quyền CSVN trong hai ngày biểu tình 10 và 11 tháng 06 (2018) từ Sài Gòn ra Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên trong 43 năm, kể từ ngày Quân Cộng sản chiếm Sài Gòn tháng 04/1975, một bộ phận không nhỏ người dân, thuộc mọi thành phần xã hội, đã đồng loạt biểu dương thái độ và lập trường dứt khoát như thế tại Sài Gòn, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Nghệ An v.v…
Tại mỗi nơi, khí thế yêu nước quyết không để một tấc đất Tổ quốc lọt vào tay ngoại bang, nhất là Trung Quốc, đã bốc lên giữa trời nắng cháy.
Những tiếng hô chống “Đặc khu” và “An ninh mạng” đanh thép chen nhau như hình với bóng đã bùng lên cương quyết và dứt khoát trên các gương mặt trẻ măng và của các cụ gìa heo hắt nắng mưa.
Hòa nhịp theo những bước chân nườm nượp của đoàn người biểu tình qua các ngả đường hay từng nhóm nhỏ ở Sài Gòn và Đồng Nai là những tiếng hát hùng dũng của nhạc bị cấm "Trả lại cho dân", đòi quyền con người và "Việt Nam tôi đâu" nhắm báo động nguy cơ mất nước vào tay Tầu.
Đây là hai trong số các Bản nhạc yêu nước đã khiến Tác giả Ca, Nhạc sỹ Việt Khang bị CSVN phạt 4 năm tù và 3 năm quản chế. Việt Khang ra tù ngày 14/12/2015 và đã được sang Hoa Kỳ tị nạn chính trị từ ngày 08/02/2018.
NGUYÊN DO BIỂU TÌNH
Nhưng tại sao người dân đã bất chấp hiểm nguy để nổi lên đòi quyền làm chủ đất nước và quyền tự do ngôn luận ?
Trước hết, vì Nhà nước đã có những khuất tất trong việc soạn thảo Dự luật thành lập 3 “Đặc khu hành chính và kinh tế”, tên đầy đủ là : Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật đặc khu).”
Cả 3 vị trí đều có giá trị chiến lược quốc phòng hàng đầu để bảo vệ lãnh thổ nhìn ra Biễn Đông :
-Vân Đồn (Tỉnh Quảng Ninh) , cửa ngõ ra Vịnh Bắc Bộ, là chặng dừng chân đầu tiên của tầu bè Trung Hoa đi xuống Việt Nam, nhưng cũng là tuyến phòng ngự ở vùng biển Đông Bắc của Việt Nam từ thời các Vua chúa Việt. Hơn nữa Vân Đồn chỉ cách đảo Hải Nam, căn cứ Tầu ngầm của Trung Hoa, chừng 200 hải lý (mỗi hải lý dài 1,852 mét).
-Bắc Vân Phong (Tỉnh Khánh Hòa), nhìn thẳng ra Trường Sa, trực diện với các vị trí đóng quân của Trung Hoa trên các bãi đá, nay đã biến thành đảo mà Bắc Kinh chiếm của Việt Nam từ 1988 gồm Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên. Ngoài ra Bắc Vân Phong cũng chỉ cách vịnh chiến lược nổi tiếng Cam Ranh trên 60 cây số. Khánh Hòa cũng là nơi phát xuất các tầu Hải quân Việt Nam tiếp vận lương thực và luân chuyển quân lính ra vào 21 vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa.
-Phú Quốc (Tỉnh Kiên Giang), nằm trong vịnh Thái Lan là vị trí phòng thủ chiến lược cực nam của Việt Nam. Từ Phú Quốc, tầu bè và máy bay có thể đi khắp Á Châu-Thái Bình Dương, sang Ấn Độ Dương để đi qua Trung Đông.
Vì tầm quan trọng của 3 địa điểm mà nhiều Đại biểu Quốc Hội, nhân sỹ, trí thức và đông đảo người dân trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối hay khuyến cáo chính phủ và Quốc hội phải tuyệt đối thận trọng không để lãnh thổ Tố quốc lọt vào tay Tầu Bắc Kinh vì bất cứ lý do nào.
Đồng thời tuyệt đa số trong dư luận cũng nhất quyết chống thời hạn cho người nước ngoài thuê đất ở Đặc khu dài đến 99 năm, thay vì tối đa là 70 năm như Luật Đất đai hiện hành.
Sở dĩ người dân lo ngại vì kinh nghiệm trong hơn 30 năm đổi mới, nhiều dự án kinh tế của Việt Nam đã lọt vào tay các Doanh nghiệp Trung Hoa vì họ không ngần ngại bỏ thấu giá cao để nhảy vào Việt Nam bằng mọi giá.
BỊ XỎ MŨI HAY KHÔNG ?
Ngoài ra, Lãnh đạo CSVN cũng đã có những khuất tất khi mở cửa cho Trung Quốc nhẩy vào khai thác Bauxite trên Tây Nguyên và đứng sau lưng Formosa Hà Tĩnh, mặc dù Formosa có gốc Đài Loan.
Bằng chứng là trong báo cáo tháng 3 năm 2016, Bộ Công thương cho biết:” Dự án bauxite Nhân Cơ sẽ tiếp tục lỗ 4-5 năm nữa, thời gian thu hồi vốn phải kéo dài 11-12 năm, nên đề nghị Chính phủ hỗ trợ 4900 tỷ trong 10 năm (từ 2016-2025). Tuy nhiên số tiền hỗ trợ được tính theo giá điện, nên có thể sẽ phải lên tới 1,2 tỷ USD.”
Trong khi đó:”Tính đến tháng 9 năm 2016, sau 3 năm hoạt động, Tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Đồng đã thua lỗ 3.696 tỉ đồng. Trong đó, lỗ do hoạt động sản xuất, kinh doanh là 2.520 tỉ đồng, lỗ do chênh lệch tỉ giá khoảng 1.176 tỉ đồng. Mức lỗ này đã vượt xa so với mức lỗ dự kiến theo kế hoạch là 1.660 tỉ đồng.”
Tại Formosa Hà Tĩnh, tiền thu vào bao nhiêu chưa thấy, chỉ biết Công ty này, có Bắc Kinh chống lưng, vẫn là qủa bom nổ chậm của môi trường miền Trung. Công ty này đã gây ra thảm họa cá chết năm 2016 mà đến nay (06/2018) an toàn nước biển và tác hại lâu dài của thảm trạng này vẫn còn là mối lo ngại hàng đầu của hàng triệu người dân vùng nghèo khó này.
Vì vậy, trước những phản ứng quyết liệt của dân và nhiều Đại biểu Quốc hội về Đặc khu, Bộ Chính trị đảng CSVN đã buộc phải họp khẩn cấp đến 3 giờ sáng ngày 10/6/2018 để quyết định lùi thời gian thảo luận và biểu quyết Dự luật Đặc Khu đến Kỳ họp 6, tháng 10 năm 2018 để nghiên cứu thêm, thay vì ngày 15/06/2018 như dự trù.
Chính phủ và Quốc Hội cũng đồng ý “không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài không đến 99 năm.”
Như vậy là người dân đã thắng keo đầu, nhưng chưa phải sẽ không có chống đối nữa vì trong Dự thảo còn dành qúa nhiều ưu đãi về thuế quan và quyền sở hữu đất,nhà ở và bãi, biển cho Công ty hay người đầu tư nước ngoài.
Hơn nữa, vì đã nhìn thấy tình trạng người Trung Hoa đang công khai lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam qua mánh lới đem công nhân vào làm việc của các Công ty người Hoa trên khắp lãnh thổ mà người dân càng cảnh giác hơn với Dự luật Đặc khu, ấy là chưa kể thảm trạng làm ô nhiễm môi trường và không gian mà các Công ty Tầu đã gây ra cho Việt Nam trong nhiều năm qua. Điển hình như trường hợp Formosa Hà Tĩnh đã gây ra cho 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Huế-Thừa Thiên năm 2016.
TẠI SAO LẠI VŨ KHÍ-CHẤT NỔ ?
Nhưng đáng quan tâm hơn trong Luật Đặc khu là những chi tiết ghi trong Phụ lục 4 quy định “Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu”.
Dự luật cho phép:” Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.”
Ngoài ra, Dực luật còn mở của cho:
-Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy)
-Kinh doanh tiền chất thuốc nổ
-Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.
-Kinh doanh dịch vụ nổ mìn
-Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động
-Kinh doanh dịch vụ khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
-Kinh doanh dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại.
Cũng tại 3 Đặc khu, ngoài cho kinh doanh sòng bài (Casino) và các trung tâm ăn chơi, giải trí, Dự luật còn cho phép : “ Kinh doanh sân bay, cảng biển; Kinh doanh vận tải đường bộ ;Kinh doanh vận tải hàng không; Kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam.”
Người nước ngoài cũng có quyền:”Kinh doanh cảng hàng không, sân bay ; Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; Kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; Kinh doanh vận tải đường sắt-- Kinh doanh đường sắt đô thị; Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm….”
Cũng trong danh sách cho phép, người đầu từ còn được kinh doanh cả trong lĩnh vực truyền thông như Phát thanh, Truyền hình và Xuất bản.
Như vậy là người nước ngoài cứ việc ra, vào các Đặc khu tự do, được quyền làm chủ đất đai, nhà ở và kinh doanh thả giàn mọi thứ, kể cả vũ khí, quân trang và quân dụng ngay trên đất nước Việt Nam. Kẻ chịu trách nhiệm vẽ ra Luật, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, có bao giờ nghĩ rằng, nếu không biết “kín cửa cao tường” thì đến một ngày đẹp trời nào đó, có gì bảo đảm cả 3 Đặc không biến thành Mật khu của người nước ngoài, hay người Tầu phương bắc ?
BỊT MIỆNG MÃI ĐƯỢC KHÔNG ?
Bên cạnh chuyện Đặc khu, người dân biểu tình hôm 10/06/2018 còn lên án Luật An ninh mạng mà vào ngày 12/06 (2018) Quốc hội đã biểu quyết chấp thuận với đa số.
Báo chí Việt Nam đưa tin:”Theo kết quả kiểm phiếu, 423/466 đại biểu có mặt ở hội trường (chiếm 86,86% tổng số đại biểu) tán thành thông qua Luật An ninh mạng. Có 15 đại biểu không tán thành (chiếm 3,08%) và 28 đại biểu không biểu quyết (chiếm 5,75%).”
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đông Nai, ông Dương Trung Quốc xác nhận ông là một trong số 15 người bỏ phiếu không tán thành Luật An ninh mạng. Ông nói với báo VnExpress ở Hà Nội :"Tôi là một trong 15 người bỏ phiếu không tán thành thông qua dự thảo Luật An ninh mạng. Vì sao như vậy? Trước hết, tôi hoan nghênh có Luật để đảm bảo an ninh trên môi trường mạng, đặc biệt là vấn đề an ninh quốc gia trong thời đại công nghệ phát triển, mạng đã trở thành không gian cuộc sống hiện đại. Nhưng qua nghiên cứu, tôi nhận thấy dự thảo Luật chưa đáp ứng được như mong muốn và yêu cầu đặt ra….Mạng là môi trường toàn cầu và chúng ta đang thừa hưởng thành quả công nghệ của nhân loại. Việc quản lý và làm luật phải làm sao để phù hợp thực tiễn, để người dân được hưởng thành tựu đó, bởi nội dung này gắn với các quyền rất quan trọng của công dân đã được quy định bởi Hiến pháp.” (VnExpress, 13/06/2018)
Quan điểm của ông Quốc cũng rất sát với suy nghĩ của nhiều người dân, trong đó có rất nhiều chuyên gia và trí thức, đã phản ảnh trong các nội dung bích chương và biểu ngữ phản đối Luật này trong cuộc biểu tình ngày 10/06/2018.
Tại sao ? Bởi vì nội dung Luật gồm 7 Chương, 43 Điều đã tiêu diệt quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận của người dân. Và vì vậy, đã chống lại Điều 25 của Hiến pháp, theo đó:”Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Luật đã có những quy định mơ hồ để cấm cản và quy chụp công dân mà không cần chứng minh hay giải thích, như viết trong Điều 16 của luật này bao gồm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;
c) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:
a) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân;
b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.
3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:
a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm:
a) Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;
b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán.
5. Thông tin trên không gian mạng có nội dung sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Ngoài ra, Điều 17 còn nghiêm cấm:” Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ.”
Nội dung trên đây đã cho phép nhà nước toàn quyền tùy tiện đàn áp dân theo ý muốn của mình, trong khi quyền phải được giải thích luật và đòi nhà nước phải tôn trọng Hiến Pháp của công dân lại không được bảo vệ.
Quyền lên tiếng phê bình của dân đối với chính sách của nhà nước cũng bị kiểm soát và dân cũng dễ dàng bị khép tội mạ lỵ hay vu khống nếu đụng tới một viên chức nhà nước.
Ngoài ra, theo Điều 26 về “ Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng” Luật đã quy định:”Doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng;
b) Ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông và lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của Chính phủ;
c) Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Như vậy, với Luật mới, các cơ quan phụ trách an ninh mạng của hai Bộ Công an và Quốc phòng có quyền kiểm tra, truy nhập và kiềm soát các tài khoản cá nhân với lý do an ninh quốc gia và an toàn xã hội để đàn áp người sử dụng Internet bất cứ lúc nào.
Theo tin trong nước thì :”Việt Nam xếp thứ 7 trong danh sách 10 quốc gia có người dùng Facebook đông nhất thế giới với 64 triệu người dùng, chiếm 3% tổng số người dùng toàn cầu. Những con số này cho thấy sự phổ biến của mạng Facebook trong xã hội Việt Nam, đặc biệt, có tới hơn 60% người sử dụng thuộc lứa tuổi thanh, thiếu niên - thế hệ quyết định tương lai của đất nước.
Trong khi đó, Google gần như trở thành công cụ tìm kiếm mà toàn bộ dân số trên toàn thế giới đều sử dụng, không chỉ riêng tại Việt Nam. Theo ước tính, Google và Facebook đang sở hữu hơn 60% doanh thu quảng cáo điện tử toàn cầu.” (theo báo Dân Trí, ngày 13/06/2018)
Như vậy điều mà nhiều người trong nước quan ngại là nếu Google hay Facebook chấm dứt quan hệ với Việt Nam vì bị kiểm soát, sau khi Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, thì Trung Quốc sẽ nhảy vào Việt Nam ngay lập tức bởi vì Việt Nam chưa có khả năng thay thế Google hay Facebook.
Và nếu chẳng may, hay đảng CSVN cố ý tạo cơ hội cho Trung Quốc nhảy vào thị trường Việt Nam qua Luật an ninh mạng thì chuyện 3 Đặc khu kinh tế sẽ biến thành 3 Mật khu cũng chỉ trong nháy mắt. -/-
Phạm Trần
(06/018)
Tờ Financial Times nói về những tác hại của luật an ninh mạng của Việt Nam
Đặng Tự Do
19:54 14/06/2018
Luật an ninh mạng Việt Nam nhằm hạn chế Facebook và Google sẽ buộc các nhóm công nghệ thông tin lưu trữ dữ liệu của người dùng tại Việt Nam. Diễn biến này đã gây ra mối quan tâm về quyền riêng tư. Những người biểu tình phản đối một số chính sách của chính phủ, bao gồm luật internet mới, và những bất bình khác của họ tại Sàigòn, Hà Nội và một số lớn các tỉnh thành tại Việt Nam.
Quốc Hội Việt Nam đã thông qua một luật áp chế về an ninh mạng trong đó buộc Google, Facebook và các công ty công nghệ khác lưu trữ dữ liệu của họ trong nước. Các nhà chuyên môn trong ngành công nghiệp này cho biết luật mới của Việt Nam sẽ làm tổn hại đến niềm tin của các nhà đầu tư và ngăn chặn sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số tại đất nước này.
Các nhà hoạt động nhân quyền, là những người tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối luật mới này cũng như các vấn đề khác cuối tuần qua, cho biết các điều khoản trong luật mới sẽ cho phép nhà chức trách cộng sản truy cập dữ liệu cá nhân, bí mật theo dõi người dùng và làm xói mòn các quyền tự do phát biểu của người dân vốn dĩ đã bị hạn chế rất nhiều. Luật mới được thông qua hôm thứ Ba 12 tháng 6 với một tỷ số áp đảo gần 87% tại Quốc hội Việt Nam, nơi 96% đại biểu là đảng viên cộng sản.
Luật được gọi là an ninh mạng cấm người sử dụng Internet tại Việt Nam kêu gọi tổ chức các cuộc biểu tình với “mục đích chống nhà nước”. Luật này, chứa đựng những ngôn từ hàm hồ, cấm người dùng Internet không được “bóp méo lịch sử” hoặc “phủ nhận những thành tựu vĩ đại của cách mạng”, không được xúc phạm tình cảm tôn giáo hoặc phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính hoặc chủng tộc.
Các công ty công nghệ nước ngoài, trong đó có nhiều công ty hoạt động từ các cơ sở điều phối toàn khu vực ở Singapore hoặc Hồng Kông, sẽ buộc phải mở văn phòng tại Việt Nam và lưu trữ dữ liệu của họ tại đó. Họ cũng bị buộc phải trao các dữ liệu cá nhân của người dùng cho bộ Nội Vụ theo yêu cầu của nhà nước Việt Nam khi xảy ra các trường hợp người dùng bị cáo buộc là vi phạm luật.
Asia Internet Coalition, một nhóm trong ngành công nghiệp thông tin đại diện cho Facebook, Google và các công ty công nghệ nước ngoài khác, cảnh báo rằng yêu cầu của Việt Nam đòi nội địa hóa dữ liệu và kiềm chế tự do ngôn luận sẽ làm suy yếu đáng kể khả năng của Việt Nam trong việc gia tăng tổng sản phẩm nội địa, thúc đẩy tăng trưởng công ăn việc làm và gia tăng sản xuất trong “cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư” được hướng dẫn bởi công nghệ thông tin.
“Những điều khoản này sẽ dẫn đến những suy yếu nghiêm trọng đối với nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam”, Jeff Paine, giám đốc điều hành của nhóm cho biết.
Luật mới sẽ có hiệu lực từ đầu năm tới. Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội, Võ Trọng Việt, Chủ tịch Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc Hội Việt Nam, cho biết ông ta nhận thức được rằng đòi buộc các công ty phải mở các trung tâm lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam sẽ khiến chi phí của các công ty này gia tăng, gây tác hại đến đầu tư nước ngoài, nhưng ông ta vẫn quyết liệt bảo vệ luật này trên cơ sở những lo ngại về an ninh.
Tuy nhiên, những người chống đối luật này nói uy tín của các công ty công nghệ thông tin sẽ gặp thử thách nếu họ cộng tác với chính sách kiểm duyệt của chính phủ Việt Nam.
Với luật mới này “nhà cầm quyền hiện nay có thể yêu cầu các công ty quản lý internet hay các mạng truyền thông xã hội tiết lộ tất cả thông tin về các tài khoản của người dùng”, luật sư Lê Công Định, một nhà hoạt động chính trị cho biết.
Theo các báo cáo của nhà cầm quyền Việt Nam, kinh tế quốc gia này đã tăng 7,4% trong quý đầu tiên, là một trong những mức tăng nhanh nhất ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, tiếng tăm của Việt Nam như là một quốc gia ổn định chính trị trong vùng cần phải được đánh giá lại sau một loạt các vụ biểu tình trên các đường phố ở một số lớn các thành phố vào hôm Chúa Nhật. Điều này đã dẫn đến một sự nhượng bộ hiếm hoi của nhà cầm quyền Việt Nam. Họ đã phải đồng ý trì hoãn các cuộc thảo luận về luật đặc khu kinh tế cho đến tháng Mười.
Những người biểu tình tin rằng luật đặc khu kinh tế sẽ có lợi cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Nhà cầm quyền đã thông qua luật an ninh mạng, cũng là một mục tiêu khác của những người biểu tình, nhằm bịt miệng các công dân của họ. Tổ chức Ân xá Quốc tế cảnh báo trong tuần này rằng luật mới sẽ biến các công ty công nghệ thông tin thành những “chó săn” cho chính phủ Việt Nam. Không giống như ở Trung Quốc, các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter không bị cấm ở Việt Nam, nên người dân Việt Nam có chút tự do ngôn luận tương đối hơn so với người Trung Quốc.
Tuy nhiên, các công ty internet phải đối mặt với áp lực từ chính phủ để loại bỏ các nội dung nhạy cảm. Các nhà hoạt động Việt Nam đã viết một bức thư ngỏ cho Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành của Facebook, trong đó họ cáo buộc cơ quan truyền thông xã hội này tội hợp tác với nhà nước Việt Nam trong các vi phạm nhân quyền khi loại bỏ các nội dung và hủy bỏ các trương mục theo yêu cầu của nhà cầm quyền Việt Nam. Facebook nói cơ quan này cam kết bảo vệ quyền lợi của người dùng, nhưng đôi khi nó phải loại bỏ hay hạn chế các nội dung vi phạm luật của một quốc gia cụ thể.
Source Financial Times - Vietnam cyber security law to restrict Facebook and Google
Quốc Hội Việt Nam đã thông qua một luật áp chế về an ninh mạng trong đó buộc Google, Facebook và các công ty công nghệ khác lưu trữ dữ liệu của họ trong nước. Các nhà chuyên môn trong ngành công nghiệp này cho biết luật mới của Việt Nam sẽ làm tổn hại đến niềm tin của các nhà đầu tư và ngăn chặn sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số tại đất nước này.
Các nhà hoạt động nhân quyền, là những người tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối luật mới này cũng như các vấn đề khác cuối tuần qua, cho biết các điều khoản trong luật mới sẽ cho phép nhà chức trách cộng sản truy cập dữ liệu cá nhân, bí mật theo dõi người dùng và làm xói mòn các quyền tự do phát biểu của người dân vốn dĩ đã bị hạn chế rất nhiều. Luật mới được thông qua hôm thứ Ba 12 tháng 6 với một tỷ số áp đảo gần 87% tại Quốc hội Việt Nam, nơi 96% đại biểu là đảng viên cộng sản.
Luật được gọi là an ninh mạng cấm người sử dụng Internet tại Việt Nam kêu gọi tổ chức các cuộc biểu tình với “mục đích chống nhà nước”. Luật này, chứa đựng những ngôn từ hàm hồ, cấm người dùng Internet không được “bóp méo lịch sử” hoặc “phủ nhận những thành tựu vĩ đại của cách mạng”, không được xúc phạm tình cảm tôn giáo hoặc phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính hoặc chủng tộc.
Các công ty công nghệ nước ngoài, trong đó có nhiều công ty hoạt động từ các cơ sở điều phối toàn khu vực ở Singapore hoặc Hồng Kông, sẽ buộc phải mở văn phòng tại Việt Nam và lưu trữ dữ liệu của họ tại đó. Họ cũng bị buộc phải trao các dữ liệu cá nhân của người dùng cho bộ Nội Vụ theo yêu cầu của nhà nước Việt Nam khi xảy ra các trường hợp người dùng bị cáo buộc là vi phạm luật.
Asia Internet Coalition, một nhóm trong ngành công nghiệp thông tin đại diện cho Facebook, Google và các công ty công nghệ nước ngoài khác, cảnh báo rằng yêu cầu của Việt Nam đòi nội địa hóa dữ liệu và kiềm chế tự do ngôn luận sẽ làm suy yếu đáng kể khả năng của Việt Nam trong việc gia tăng tổng sản phẩm nội địa, thúc đẩy tăng trưởng công ăn việc làm và gia tăng sản xuất trong “cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư” được hướng dẫn bởi công nghệ thông tin.
“Những điều khoản này sẽ dẫn đến những suy yếu nghiêm trọng đối với nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam”, Jeff Paine, giám đốc điều hành của nhóm cho biết.
Luật mới sẽ có hiệu lực từ đầu năm tới. Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội, Võ Trọng Việt, Chủ tịch Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc Hội Việt Nam, cho biết ông ta nhận thức được rằng đòi buộc các công ty phải mở các trung tâm lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam sẽ khiến chi phí của các công ty này gia tăng, gây tác hại đến đầu tư nước ngoài, nhưng ông ta vẫn quyết liệt bảo vệ luật này trên cơ sở những lo ngại về an ninh.
Tuy nhiên, những người chống đối luật này nói uy tín của các công ty công nghệ thông tin sẽ gặp thử thách nếu họ cộng tác với chính sách kiểm duyệt của chính phủ Việt Nam.
Với luật mới này “nhà cầm quyền hiện nay có thể yêu cầu các công ty quản lý internet hay các mạng truyền thông xã hội tiết lộ tất cả thông tin về các tài khoản của người dùng”, luật sư Lê Công Định, một nhà hoạt động chính trị cho biết.
Theo các báo cáo của nhà cầm quyền Việt Nam, kinh tế quốc gia này đã tăng 7,4% trong quý đầu tiên, là một trong những mức tăng nhanh nhất ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, tiếng tăm của Việt Nam như là một quốc gia ổn định chính trị trong vùng cần phải được đánh giá lại sau một loạt các vụ biểu tình trên các đường phố ở một số lớn các thành phố vào hôm Chúa Nhật. Điều này đã dẫn đến một sự nhượng bộ hiếm hoi của nhà cầm quyền Việt Nam. Họ đã phải đồng ý trì hoãn các cuộc thảo luận về luật đặc khu kinh tế cho đến tháng Mười.
Những người biểu tình tin rằng luật đặc khu kinh tế sẽ có lợi cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Nhà cầm quyền đã thông qua luật an ninh mạng, cũng là một mục tiêu khác của những người biểu tình, nhằm bịt miệng các công dân của họ. Tổ chức Ân xá Quốc tế cảnh báo trong tuần này rằng luật mới sẽ biến các công ty công nghệ thông tin thành những “chó săn” cho chính phủ Việt Nam. Không giống như ở Trung Quốc, các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter không bị cấm ở Việt Nam, nên người dân Việt Nam có chút tự do ngôn luận tương đối hơn so với người Trung Quốc.
Tuy nhiên, các công ty internet phải đối mặt với áp lực từ chính phủ để loại bỏ các nội dung nhạy cảm. Các nhà hoạt động Việt Nam đã viết một bức thư ngỏ cho Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành của Facebook, trong đó họ cáo buộc cơ quan truyền thông xã hội này tội hợp tác với nhà nước Việt Nam trong các vi phạm nhân quyền khi loại bỏ các nội dung và hủy bỏ các trương mục theo yêu cầu của nhà cầm quyền Việt Nam. Facebook nói cơ quan này cam kết bảo vệ quyền lợi của người dùng, nhưng đôi khi nó phải loại bỏ hay hạn chế các nội dung vi phạm luật của một quốc gia cụ thể.
Source Financial Times - Vietnam cyber security law to restrict Facebook and Google
Văn Hóa
Ngày Hiền Phụ: Tình Cha
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:46 14/06/2018
Tâm tình con gởi, đôi lời con ghi.
Lòng cha rộng lượng từ bi,
Yêu thương dìu dắt, lối đi đường về.
Thức khuya dậy sớm chẳng nề,
Gian nan vất vả, không hề than van.
Gia đình tổ ấm bình an,
Cha xây Mẹ đắp, sẻ san tấm lòng.
Âm thầm cầu khẩn ước mong,
Các con yêu dấu, trong vòng tay yêu.
Đường đời đối diện trăm chiều,
Hạ mình buông bỏ, cao siêu lữ hành.
Tâm an đức độ lòng thanh,
Hiền hòa khả ái, ơn lành trao ban.
Công cha ân lộc tuôn tràn,
Ơn cha ghi khắc, muôn vàn yêu thương.
Tình cha nơi chốn tựa nương,
Muối men ánh sáng, nêu gương trong đời.
Chúng con kính chúc đôi lời,
Cầu mong ơn phước, một đời khang an.
Sống vui trường thọ Chúa ban,
Mừng Ngày Hiền Phụ, chứa chan phúc lành.
Tản Mạn Đời Tha Hương : Vui Ngày Hiền Phụ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư
08:48 14/06/2018
Tản Mạn Đời Tha Hương: Vui Ngày Hiền Phụ
Mới đây nhạc sĩ Ngọc Sơn tại quê nhà có sáng tác bản nhạc mang tên ‘Tình Cha’, phút chốc thành phổ thông khắp chốn (vươn lên hàng ‘Top Hit’). Mấy câu mở đầu đã đủ gây xúc động không ít:
Tình cha ấm áp như vầng thái dương
Ngọt ngào như dòng nước trôi đầu nguồn
Suốt đời vì con gian nan
Ân tình đậm sâu bao nhiêu.
Rồi năm ngoái ‘trang nhà’ của Giáo phận Phát Diệm có đăng một loạt bài ca tụng tình cha nhân ngày Hiền Phụ, trong đó có bài thơ ‘Lòng Cha’ với mấy câu dạo đầu khá độc đáo như sau:
Giọt máu mầm sinh nối tiếp,
Từng sợi tóc chỉ tay biết thân phận.
Sang hèn định mệnh theo vận,
Thượng Đế an bài số phận đời con.
Mối tình duyên nợ sắt son.
Cuộc đời gắn bó cha con không rời.
Ngày Hiền Phụ có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, sau đó truyền thống này lan truyền sang các nước trên thế giới. Thế giới mang ơn bà Sonora Louis Smart Dodd, một người con yêu thương ở Spokane (Washington) vì bà đã tranh đấu để có Ngày Hiền Phụ như ngày nay. Bà cho rằng chúng ta tôn vinh những người Mẹ mà lại quên công khó của những người Cha trên cương vị “chống mũi chịu sào”. Kết quả là Ngày Hiền Phụ được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 19-6-1910. Hiện nay, Ngày Hiền Phụ được kỷ niệm vào những ngày khác nhau ở các nước khác nhau. Đa số các nước, kể cả Hoa Kỳ, Anh, Canada, Chilê, Pháp, Nhật và Ấn Độ, đều kỷ niệm Ngày Hiền Phụ vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu.
Theo Robert J. Myers, nhà nghiên cứu lịch sử các ngày lễ tại Hoa Kỳ, thì nguồn gốc Ngày Hiền Phụ (Father's Day) đã xuất hiện từ thời La Mã cổ. Thuở xa xưa ấy, Ngày Hiền Phụ được người La Mã gọi là Parentalia, được cử hành từ ngày 12 đến 22 tháng 2 mỗi năm. Thời đó mục đích cử hành ngày Parentalia chỉ để tưởng niệm những người cha đã quá cố, không liên quan gì đến những người cha còn sống. Trong ngày lễ này, các thành viên trong gia đình nhóm họp lại và mang bánh, rượu, sữa, mật, dầu ô liu đến nghĩa trang, đặt trên phần mộ người cha quá cố đã được trang hoàng hoa nến. Kết thúc những giây phút cầu nguyện và tưởng niệm, trong nghi lễ gọi là Caristia (Tình Thương), mọi người tham dự cùng chia nhau dùng các lễ vật nói trên để chứng tỏ họ đã chu toàn trách nhiệm báo hiếu với người cha đã quá vãng…
Có học giả lại tuyên bố rằng Ngày Hiền Phụ đã có từ thời Babylon bị tàn phá. Một thanh niên tên là Elmesu đã khắc Thông điệp Ngày Hiền Phụ trên một tấm thiệp bằng đất sét gần 4.000 năm trước. Elmesu ước mong cha mình có sức khỏe tốt và sống lâu.
Ngày Hiền Phụ được coi là rất quan trọng, vì ngày này giúp nhận thức về công lao của những người cha đối với gia đình và xã hội. Việc cử hành Ngày Hiền Phụ không chỉ giúp những người con có cơ hội bày tỏ yêu thương và kính trọng đối với cha mình, mà còn giúp củng cố quan hệ phụ tử và phát triển tình cảm của người con dành cho cha mình.
Thiên Chúa gầy dựng gia đình tiên khởi với ông A-dong bà E-và, với ý nghĩ ông là đầu và bà là trái tim trong một thân thể. Vai trò hệ trọng của người cha cần được trân trọng tuyệt đối, dù trong xã hội nào đi nữa.
Trong tương quan ‘Con-Cha’, ngày Hiền Phụ là ngày giúp con cái nhận thức về công lao của những người cha đối với gia đình và xã hội. Do đó việc cử hành Ngày Hiền Phụ không chỉ giúp những người con có cơ hội bày tỏ yêu thương và kính trọng đối với cha mình, mà còn giúp củng cố quan hệ phụ tử và phát triển tình cảm của người con dành cho cha mình..
Quả thực, những người Cha cũng đáng được tôn vinh như những người mẹ, vì họ đã từng dày công vun đắp, dưỡng dục cho những người con thân yêu của mình và tạo lập cơ ngơi cho gia đình. Thiếu vắng bóng dáng của người cha trong gia đình, những người con sẽ cảm thấy hụt hẫng và mất đi một chỗ dựa rất lớn nên tục ngữ có câu: "Con không cha như nhà không nóc". Những người cha dạy cho con trai biết bảo vệ, che chở cho mái ấm gia đình và dạy cho con gái sự can đảm để vượt qua trước những thử thách cam go.
Ngày lễ tri ân người thân trong gia đình như Ngày của Cha là một món quà ý nghĩa, chứa đựng tấm lòng của con cái đối với cha mình. Đây vừa là nét đẹp trong cách đối nhân xử thế, vừa là ngày gắn kết tình cảm giữa những người thân trong gia đình với nhau, giúp gia đình thêm yêu thương và hiểu nhau hơn. Mục đích của ngày này là cùng với Ngày của Mẹ, con cái có dịp thể hiện và bày tỏ tình yêu thương, kính trọng với những người cha của mình. Trên thế giới ngoài ngày Chúa Nhật thứ 3 của tháng 6 thì còn có nhiều ngày kỷ niệm dành cho cha nhưng nói chung, trong bất kỳ ngày kỷ niệm nào đều có hoa, quà tặng, bữa tối ấm cúng cùng cha và những hoạt động gia đình thân mật.
Không có niềm vui nào sánh được với nụ cười của cha mẹ khi con cái luôn ngoan ngoãn và thành đạt. Vậy thì, hãy biến bất cứ một ngày bình thường nào cũng trở thành Ngày của Cha. Hãy yêu thương, trân trọng những phút giây bên cha, bên gia đình, đừng để đến lúc nhận ra giá trị đích thực của cha, của gia đình trong cuộc sống thì mọi thứ đã muộn màng.
Mừng ngày Hiền Phụ, chúng ta nhớ công ơn trời biển của cha mình. Đây là dịp mỗi người con trong gia đình thể hiện lòng tôn kính, nhớ ơn công ơn dưỡng dục sinh thành. Điều này chính là thực thi điều răn Chúa dạy: “Phải thảo kính cha mẹ”. Với người tín hữu, người Cha sinh thành phần xác nhưng cũng là người Cha của Đức tin, đã thông truyền cho con cái ơn gọi làm con Chúa. Xin cho các bậc làm Cha luôn được sống an vui trong Thiên chức ‘Mục tử tại gia’, luôn trở thành gương sáng cho con cái, noi gương Thánh Giuse, người Cha thánh thiện trong gia đình Nagiarét.
Tại vài quốc gia có đông người Công Giáo thì Ngày Hiền Phụ được mừng vào ngày lễ kính Thánh Giuse ( người cha trong nhà ‘Thánh gia’), ngày 19 tháng Ba hằng năm. Lời cầu tổng quát ngày đó là thế này:
Lạy Thiên Chúa là Cha nhân hậu, xin chúc lành cho những người cha trên thế giới, xin hướng dẫn những người cha biết yêu thương và làm gương lành cho con cái, xin biến đổi họ trở nên những người cha như chính Chúa là Cha, xin ban cho họ tràn đầy hồng ân và kiên nhẫn trong mọi hoàn cảnh với lòng yêu thương đích thực. Amen.
Sau đây là lời tri ân mẫu mực một người con hiếu thảo và ngoan đạo lên tiếng: ”Chúng ta hãy tự hào về cha yêu cha mình thật nhiều. Hãy dành cả tấm lòng cho người cha đáng kính, người đã dành cả tình yêu thương cho những đứa con từ khi chập chững cho tới khi trưởng thành. Xin Chúa trả công bội hậu cho cha con! Người sinh thành và dưỡng dục con. Ôi, Chúa ơi! Con tri ân Ngài lắm! Vì con sung sướng hơn nhiều anh chị em của con, những người đã không còn cha trong giây phút trọng đại này! Xin Chúa hãy làm người cha thân yêu của họ để họ mãi mãi ở lại trong Chúa mà cảm mến tình cha nồng ấm. Nhân ‘Ngày của Cha’ con cũng chúc Chúa và các thánh (là các Đấng đã làm cha) một ngày Father's Day vui vẻ! Con cũng xin chúc mừng cha thân yêu của con và tất cả các bậc làm cha”.
LM. Giuse Nguyễn Văn Thư
Truyền thống Gia Đình
Tình cha ấm áp như vầng thái dương
Ngọt ngào như dòng nước trôi đầu nguồn
Suốt đời vì con gian nan
Ân tình đậm sâu bao nhiêu.
Rồi năm ngoái ‘trang nhà’ của Giáo phận Phát Diệm có đăng một loạt bài ca tụng tình cha nhân ngày Hiền Phụ, trong đó có bài thơ ‘Lòng Cha’ với mấy câu dạo đầu khá độc đáo như sau:
Giọt máu mầm sinh nối tiếp,
Từng sợi tóc chỉ tay biết thân phận.
Sang hèn định mệnh theo vận,
Thượng Đế an bài số phận đời con.
Mối tình duyên nợ sắt son.
Cuộc đời gắn bó cha con không rời.
Ngày Hiền Phụ có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, sau đó truyền thống này lan truyền sang các nước trên thế giới. Thế giới mang ơn bà Sonora Louis Smart Dodd, một người con yêu thương ở Spokane (Washington) vì bà đã tranh đấu để có Ngày Hiền Phụ như ngày nay. Bà cho rằng chúng ta tôn vinh những người Mẹ mà lại quên công khó của những người Cha trên cương vị “chống mũi chịu sào”. Kết quả là Ngày Hiền Phụ được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 19-6-1910. Hiện nay, Ngày Hiền Phụ được kỷ niệm vào những ngày khác nhau ở các nước khác nhau. Đa số các nước, kể cả Hoa Kỳ, Anh, Canada, Chilê, Pháp, Nhật và Ấn Độ, đều kỷ niệm Ngày Hiền Phụ vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu.
Có học giả lại tuyên bố rằng Ngày Hiền Phụ đã có từ thời Babylon bị tàn phá. Một thanh niên tên là Elmesu đã khắc Thông điệp Ngày Hiền Phụ trên một tấm thiệp bằng đất sét gần 4.000 năm trước. Elmesu ước mong cha mình có sức khỏe tốt và sống lâu.
Ý nghĩa cao đẹp
Ngày Hiền Phụ được coi là rất quan trọng, vì ngày này giúp nhận thức về công lao của những người cha đối với gia đình và xã hội. Việc cử hành Ngày Hiền Phụ không chỉ giúp những người con có cơ hội bày tỏ yêu thương và kính trọng đối với cha mình, mà còn giúp củng cố quan hệ phụ tử và phát triển tình cảm của người con dành cho cha mình.
Thiên Chúa gầy dựng gia đình tiên khởi với ông A-dong bà E-và, với ý nghĩ ông là đầu và bà là trái tim trong một thân thể. Vai trò hệ trọng của người cha cần được trân trọng tuyệt đối, dù trong xã hội nào đi nữa.
Trong tương quan ‘Con-Cha’, ngày Hiền Phụ là ngày giúp con cái nhận thức về công lao của những người cha đối với gia đình và xã hội. Do đó việc cử hành Ngày Hiền Phụ không chỉ giúp những người con có cơ hội bày tỏ yêu thương và kính trọng đối với cha mình, mà còn giúp củng cố quan hệ phụ tử và phát triển tình cảm của người con dành cho cha mình..
Ngày lễ tri ân người thân trong gia đình như Ngày của Cha là một món quà ý nghĩa, chứa đựng tấm lòng của con cái đối với cha mình. Đây vừa là nét đẹp trong cách đối nhân xử thế, vừa là ngày gắn kết tình cảm giữa những người thân trong gia đình với nhau, giúp gia đình thêm yêu thương và hiểu nhau hơn. Mục đích của ngày này là cùng với Ngày của Mẹ, con cái có dịp thể hiện và bày tỏ tình yêu thương, kính trọng với những người cha của mình. Trên thế giới ngoài ngày Chúa Nhật thứ 3 của tháng 6 thì còn có nhiều ngày kỷ niệm dành cho cha nhưng nói chung, trong bất kỳ ngày kỷ niệm nào đều có hoa, quà tặng, bữa tối ấm cúng cùng cha và những hoạt động gia đình thân mật.
Không có niềm vui nào sánh được với nụ cười của cha mẹ khi con cái luôn ngoan ngoãn và thành đạt. Vậy thì, hãy biến bất cứ một ngày bình thường nào cũng trở thành Ngày của Cha. Hãy yêu thương, trân trọng những phút giây bên cha, bên gia đình, đừng để đến lúc nhận ra giá trị đích thực của cha, của gia đình trong cuộc sống thì mọi thứ đã muộn màng.
Với người Ky tô hữu
Mừng ngày Hiền Phụ, chúng ta nhớ công ơn trời biển của cha mình. Đây là dịp mỗi người con trong gia đình thể hiện lòng tôn kính, nhớ ơn công ơn dưỡng dục sinh thành. Điều này chính là thực thi điều răn Chúa dạy: “Phải thảo kính cha mẹ”. Với người tín hữu, người Cha sinh thành phần xác nhưng cũng là người Cha của Đức tin, đã thông truyền cho con cái ơn gọi làm con Chúa. Xin cho các bậc làm Cha luôn được sống an vui trong Thiên chức ‘Mục tử tại gia’, luôn trở thành gương sáng cho con cái, noi gương Thánh Giuse, người Cha thánh thiện trong gia đình Nagiarét.
Lạy Thiên Chúa là Cha nhân hậu, xin chúc lành cho những người cha trên thế giới, xin hướng dẫn những người cha biết yêu thương và làm gương lành cho con cái, xin biến đổi họ trở nên những người cha như chính Chúa là Cha, xin ban cho họ tràn đầy hồng ân và kiên nhẫn trong mọi hoàn cảnh với lòng yêu thương đích thực. Amen.
Sau đây là lời tri ân mẫu mực một người con hiếu thảo và ngoan đạo lên tiếng: ”Chúng ta hãy tự hào về cha yêu cha mình thật nhiều. Hãy dành cả tấm lòng cho người cha đáng kính, người đã dành cả tình yêu thương cho những đứa con từ khi chập chững cho tới khi trưởng thành. Xin Chúa trả công bội hậu cho cha con! Người sinh thành và dưỡng dục con. Ôi, Chúa ơi! Con tri ân Ngài lắm! Vì con sung sướng hơn nhiều anh chị em của con, những người đã không còn cha trong giây phút trọng đại này! Xin Chúa hãy làm người cha thân yêu của họ để họ mãi mãi ở lại trong Chúa mà cảm mến tình cha nồng ấm. Nhân ‘Ngày của Cha’ con cũng chúc Chúa và các thánh (là các Đấng đã làm cha) một ngày Father's Day vui vẻ! Con cũng xin chúc mừng cha thân yêu của con và tất cả các bậc làm cha”.
LM. Giuse Nguyễn Văn Thư
Trên sân thi đấu thể thao bóng đá
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
17:13 14/06/2018
Cứ bốn năm lại diễn ra cuộc tranh tài thi đấu thể thao bóng đá thế giới -World Cup . Và hầu như cả thế thế giới như „lên cơn sốt“ với biến cố thể thao này.
Giải bóng đá thế giới
Năm nay những trận tranh tài thể thao bòng đá diễn ra trên các sân cỏ ở nước Nga từ ngày 14. tháng Sáu đến ngày 14. tháng bảy 2018 với 32 đội tuyển của 32 quốc gia trên toàn thế giới, sau khi từ hai năm qua họ đã phải tranh tài trải qua những trận thi đấu giữa các đội tuyển quốc gia ở vòng loại sơ khởi để có vé đi tham dự vòng chung kết.
Bóng đá là một trong những bộ môn thể thao gây niềm hao hứng cùng liên kết nhiều con người lại với nhau. Mức độ đó vượt qua mọi biên giới về tầng lớp khác nhau trong xã hội, về ngôn ngữ, giầu nghèo, người trí thức học cao sang cũng như người có nền học vấn bình dân, giới gìa cũng như giới trẻ, người chơi luyện thể dục thể thao cũng như người không chơi thể thao…
Biến cố đó tạo ra cảm giác liên đới cộng đồng có một không hai giữa họ. Người ta không là cầu thủ trực tiếp chơi trên sân cỏ bóng đá. Nhưng họ hòa mình trong cảm giác như thấy mình là một thành phần trong biến cố thể thao lớn lao đó. Đó là một cảm giác tự nhiên!
Nhưng phải chăng những liên kết cảm giác tình cảm đó tạo nên một cộng đồng đúng nghĩa bền vững, cùng là mô hình cho đời sống cộng đồng trong xã hội con người với nhau? Bóng đá và tôn giáo có gì liên quan với nhau không?
Cộng đồng đức tin
Khi tiếng còi của Trọng Tài điều khiển trận đấu thổi lên, trận thi đầu bắt đầu. Không khí vui nhộn cùng hồi hộp hào hứng cùng căng thẳng bừng dậy lên, với đủ mọi tình cảm, tình huống của người xem theo dõi xa gần…
Và khi trọng tài thổi tiếng còi kết thúc trận thi đấu, trận thi đấu cũng chấm dứt, khán gỉa lục tục kéo nhau ra về, sân cỏ trở nên vắng vẻ hiu quạnh. Bên thua trận buồn bã với hai bàn tay trắng, lặng lẽ đi vào phòng tầng hầm tắm rửa thay y phục…
Bên thắng giải vui mừng hân hoan chạy nhẩy chào đón khách hâm mộ, ôm hôn mang Cup về nhà đặt trong tủ kính như báu vật làm kỷ niệm lịch sử.
Sau cùng các Cầu Thủ mệt mỏi bận rộn với việc đi nghỉ lấy lại sức càng xa càng tốt, càng yên tĩnh càng thuận tiện!
Cảm giác tình cảm liên kết của cộng đồng người xem bóng đá từ lúc đó cũng tan biến luôn. Đó như chỉ là một nhu cầu thư giãn giải trí trong đời sống không hơn, không kém của khán gỉa.
Trong Gíao Hội của Chúa, mỗi khi người tín hữu Chúa tụ tập cùng nhau cử hành lễ tế tạ ơn Thiên Chúa, cùng tiếp nhận Tấm Bánh Thánh Thể tình yêu, làm thành một cộng đồng được mời gọi, được thút hút bởi Chúa Giêsu.
Lễ tế tạ ơn đó không là biến cố hấp dẫn có chiều kích to lớn ồn ào tình cảm lên xuống như thể thao trên sân cỏ cầu trường, cũng không có ăn uống chè chén. Nhưng Lễ tế tạ ơn, như ngày trứơc Chúa Giêsu đã làm với các Tông đồ ngày Thứ Năm Tuần Thánh, mang đến bầu khí, vâng cảm giác một cộng đồng liên kết với nhau sâu thẳm trong tinh thần kính thờ Thiên Chúa tình yêu.
Trung tâm của biến cố lễ tế tạ ơn không là một màn trình diễn ngoạn mục thắng thua. Nhưng là sự hy sinh dấn thân của tình yêu Chúa: Đây là thân xác Thầy, đây là máu Thầy, hiến thân cho con người! Chúa Giêsu là người kêu gọi nối kết con người người lại trong công đồng đức tin đó.
Cộng đồng đức tin này khác với cộng đồng cảm giác trong bóng đá thể thao. Cộng đồng bóng đá thể thao hình thành dựa trên cảm gíac thích thú. Những người trong cộng đồng đó, lúc diễn ra biến cố thi đấu như tham dự tích cực vào biến cố bóng đá. Nhưng khi bóng đá thể thao kết thúc cộng đồng cảm giác liên kết đó cũng tan biến luôn. Người ta trở thành người đi xem ra về với tâm trạng của người thưởng lãm quan sát bàng quang xa lạ.
Trái lại, cộng đồng đức tin Giáo Hội liên kết chặt chẽ với nhau qua sự hiệp thông cùng chia sẻ tấm bánh Thánh Thể tình yêu Chúa Giêsu. Tấm bánh Thánh Thể Chúa Giêsu làm cho tâm hồn người đón nhận trở thành người tích cực tham dự vào cộng đồng đức tin. Điều này nuôi sống củng cố nếp sống đức tin cộng đồng và từng tâm hồn những người trong cộng đồng.
Chúa Giêsu là trung tâm điểm của cộng đồng đức tin. Ngài không đến với cộng đồng rồi đi. Xong thánh lễ là chấm dứt. Nhưng Ngài ở lại với, trong Tấm bánh Thánh Thể tình yêu: Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế!
Cộng đồng muôn mầu
Những cuộc thi đấu thể thao bóng đá thế giới là cơ hội cho những người hâm mộ thể thao bóng đá liên kết thành một cộng đồng cổ động viên, dù chỉ là tạm thời cho biến cố lúc đó, với cờ quạt, khăn quàng mầu sắc, hình vẽ trên đầu tóc, trên khuôn mặt, có những nhóm cổ động viên còn mặc quần áo mầu sắc kiểu cách đồng phục giống nhau.
Cộng đồng cổ động viên hâm mộ bóng đá đi diễn hành ca hát hô hoán khắp các đường phố trên đường tới sân cầu trường, họ tu tập mua vé ngồi gọn vào một khoảng gần nhau hò hét đánh trống, thổi kèn ầm vang ủng hộ cho đội nhà ưa thích, hay cùng buồn bã với nhau khi đội gà nhà bị phá lưới thua!
Trong Cộng đồng đức tin vào Chúa, từ ngày lãnh nhận làn nước Bí tích Rửa tội và bí tích Thêm sức, đức tin vào Thiên Chúa, nhân vị là người tín hữu Chúa Kitô được khắc ghi vào trong tâm hồn con người.
Điều khắc ghi này không hiện rõ mầu sắc hình thù, dù cộng đồng đức tin bao gồm nhiều người từ các sắc dân ở khắp nơi trên hoàn cầu làm nên một cộng đồng muôn vẻ mầu sắc, như những cổ động viên ủng hộ đội bóng đá với cờ quạt, quần áo khăn quàng mầu sắc hò hét ca hát…
Nhưng qua đời sống là người có đức tin Chúa sống theo giới luật yêu thương của Chúa, sống theo Tám mối phúc thật, sống liên kết với Chúa là nguồn đời sống cùng tình yêu trong Giáo Hội Chúa, và nhất là sống tình liên đới với con người. Qua đó dấu ấn đức tin ghi khắc trong tâm hồn hiện dần nổi rõ mầu sắc hình thù ra bên ngoài.
Đức tin vào Thiên Chúa và thể thao bóng đá
Có những người còn bình luận khám phá ra sự tương đồng giữa Tôn giáo và bóng đá, như nghi lễ trong tôn giáo với nghi thức bóng đá, kỷ luật trong tôn giáo và bóng đá, cầu trường sân cỏ với Thánh đường…
Nhưng dẫu vậy chúng ta cũng không ở trên bình diện một sân vận động tôn giáo được. Bóng đá có thể là một phần mảnh lớn mạnh trong đời sống, một hình ảnh ngoạn mục hấp dẫn của đời sống, nhưng thể thao bóng đá không tự nó là đời sống được.
Và với Thiên Chúa cũng vậy. Ngài là Người tạo dựng nên vũ trụ, nên đời sống con người ban cho con người khả năng phát triển xây dựng đời sống, cùng gìn giữ đời sống họ. Ngài không thuộc nghiêng về một đội hội đoàn nào, dù chỉ là một trận thi đấu trên sân cỏ kéo dài 90 phút.
Chính Ngài đã khẳng định: hãy trả cho Chúa, những gì thuộc về Chúa. Trả cho hoàng đế, những gì thuộc về hòang đế! ( Mt 22,21). Từ khẳng định này của Chúa Giêsu, chúng ta có thể suy diễn rộng ra sự phân biệt làm lằn ranh hướng đi cho đời sống: Những gì thuộc về thể thao bóng đá, hãy để giữ nguyên vị trí của nó. Những gì là thần thiêng thánh đức thuộc về Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống và sự thánh thiện!
Tin mừng của Chúa Giêsu không quy về mục đích riêng cho Tin mừng, nhưng cho sự sống con người. Trái lại thể thao bóng đá quy về mục đích riêng của nó thôi.
Tin mừng của Chúa không nhắm đến sự thư giãn cho đời sống. Nhưng hướng dẫn con người đến trách nhiệm với Chúa về đời sống trong tương quan với tha nhân, trong công trình sáng tạo thiên nhiên.
Còn thể thao bóng đá nhắm đến giải trí tranh tài hơn thua thắng bại trong trận thi đấu. Ngoài ra, thể thao bóng đá trong dòng thời gian như càng trở nên một thương vụ mua bán lợi nhuận cho cá nhân các cầu thủ, cho Câu lạc bộ đội bóng, cùng cho cả khía cạnh kinh tế chính trị quảng cáo tô mầu quốc gia đất nước, thành phố đứng ra tổ chức, hoặc có đội tuyển đi tham dự thi đấu.
Bóng đá trên sân cỏ với cầu thủ, với huấn luyện viên là nghề nghiệp sinh sống, nhất thời đứng hàng đầu ưu tiên. Nhưng bóng đá không là điều quyết định sau cùng của đời sống, như sự sống sự chết trong niềm tin Tôn giáo.
Trong niềm tin tôn giáo, Thiên Chúa của đức tin là chân trời đời sống cùng niềm hy vọng của con người vượt qua ngưỡng cửa sự chết.
Thể thao bóng đá là một ngành bộ môn tập luyện thân thể khoẻ mạnh, cùng mang lại sự giải trí thư giãn lành mạnh. Và qua đó cũng giúp người chơi môn thể thao này tập luyện đức tính tốt cho đời sống tinh thần, chứ nó không thể là và cũng không thể thay cho vai trò tôn giáo được.
Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã có suy nghĩ chí lý: „ Bóng đá trở nên điều quan trọng nhất của sự việc không quan trọng nhất ngày hôm nay!“
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Lá thư Canada : Bài Ca Thiền
Trà Lũ
17:15 14/06/2018
Tháng Sáu năm nay có biết bao nhiêu biến cố quan trọng dồn dập. Và tin quan trọng nhất bao giờ cũng là tin liên hệ tới Vua Trump nước láng giềng của Canada. Thế giới có Thất hùng G7 gồm Mỹ Anh Pháp Đức Ý Nhật và Canada. Trước đây là G8 vì có Nga, nhưng sau biến cố Nga xâm chiếm Crimea, thất hiền liền loại Nga. Mỗi năm G7 họp một lần và các nước thành viên thay nhau tổ chức. Năm nay đến lượt Canada đóng vai chủ nhà. Thời gian là ngày 8 và 9 tháng Sáu. Nơi họp là tỉnh Charlevoix thuộc tỉnh bang Quebec. Ai cũng mong chờ cho 7 vua nhà giàu này đạt được thỏa hiệp về kinh tế và chính trị hầu mang lại bình an cho thế giới, đặc biệt mong vua Hoa Kỳ là anh cả dẫn đầu tỉnh táo. Thế nhưng năm nay Vua Trump phá bĩnh. Vua Trump đến trễ vì vua đang giận dữ về việc đánh thuế hàng xuất cảng cũng như hàng nhập cảng giữa Canada- Hoa Kỳ, và vua Trump đã bỏ về sớm, không chịu ký thông cáo chung. Đã thế, khi họp báo Vua Trump còn chửi thủ tướng Canada là ngu xuẩn về kinh tế. Biết là dân Canada giận lắm nên cụ TNS John McCain đã vỗ vai ông Thủ Tướng Justin Trudeau của Canada nói nhỏ ‘ Kệ nó, nó khùng mà, chuyện đâu còn đó... Ngoài 7 nước hội viên, G7 năm nay còn mời thêm 12 nước khác dự thính, trong đó có Việt Nam.
Tin nóng thứ hai là từ tháng Bảy tới này, Canada sẽ cho bán cần sa công khai. Người vỗ tay hoan hô luật này to tiếng nhất là các bộ lạc Da Đỏ. Trước đây thì họ đã có đặc ân bán thuốc lá không thuế, nay thì họ sẽ công khai bán cần sa cũng không thuế cho mọi người. Tại Ontario này, sắc dân da đỏ Mohawk là sắc dân rất giàu vì say mê trồng và bán cần sa, trong 18 tháng qua, họ đã lập thêm 42 tiệm, mở cửa 24 giờ một ngày.
Ngoài dân Da Đỏ, nhiều người da trắng Canda cũng thích buôn bán cần sa. Báo chí cho biết nhiều đại học và cao đẳng đang chuẩn bị mở khóa huấn luyện về việc trồng và chế biến cần sa. Công ty Brands of Canada ở Ontario còn nghiên cứu về việc dùng cần sa để chế biến bia. Các cụ đã thấy Canada làm bạo không. Xưa nay dân chơi thì hút cần sa, hít cần sa, chưng hấp cần sa, này còn được uống bia cần sa. Thật là sướng hết sức vậy đó.
Rồi tin Cụ Trump gặp Cụ Ủn của Bắc Hàn ở Singapore ngày 12 tháng Sáu. Báo chí đăng tin và hình 2 cụ bắt tay nhau đầy mặt báo và mạng. Chưa biết hai cụ nói với nhau những gì. Nhưng báo chí cho biết Cụ Ủn sẽ về Bắc Hàn ngay vì cụ sợ dân làm đảo chính.
Đồng thời với tin 2 cụ Trump-Ủn gặp nhau thì trên mạng tràn đầy các hình ảnh về những cuộc biểu tình khổng lồ khắp nơi ở Việt Nam . Dân chúng xuống đường ồ ạt chống việc Đặc Khu và an ninh mạng. Bây giờ thì dân chúng khắp nơi biết rõ dã tâm của VC là bán đất cho Tàu, sau 99 năm thì 3 khu này còn là của VN nữa không ? Chúng đã dâng biển, dâng đảo cho Tàu, nay thì lăm le dâng đất. Hết thuốc chữa. Quả đúng như lời ngài Boris Yeltsin : Hết thuốc chữa bệnh cộng sản rồi, không còn thay đổi được nó mà phải thay thế nó, vất nó đi. Các anh em quân đội ơi, tay các anh cầm súng mà chả lẽ chỉ cầm chơi thôi sao, sao các anh ngày xưa bắn Mỹ và dân Miền Nam giỏi lắm, mà nay im rơ vậy ? Hay tại minh quân chưa xuất hiện ?
Nhân nói tới Tàu Cộng xâm chiếm biển đảo của VN, tôi vừa đọc trên mạng tin Thạc sĩ Chử Đình Phúc làm việc tại Viện Khoa Học Xã Hội VN đã tìm ra 11 bản đồ về Trung Hoa ngày xưa. Trong 11 bản đồ cổ này hình nước Trung Hoa chỉ tới tỉnh Vân Nam là hết, không hề có Hoàng Sa và Trường Sa, không hề bao gồm hình lưỡi bò. Đây là một trong những chứng cớ hùng hồn về việc Tàu đi ăn cướp. Thế nhưng CSVN ở Hà Nội ngậm miệng im re. Chính ra thì phải hô hoán lên chứ ! Xin các cơ quan truyền thông VN cho phổ biến rộng rãi tài liệu hiếm quý và giá trị này nha.
Việc VC cho dân Tàu du lịch tham quan buôn bán ở VN đã có từ lâu. Tàu bè Trung Cộng tới VN khắp nơi. Tôi nhớ năm 2014 có một tác giả thấy cảnh tàu bè đông đảo này đã cảm thấy cái họa xâm lăng của Tàu, ông cảnh báo mọi người về việc này một cách rất khéo léo bằng cách gây chú ý qua một vế thách đối. Ông thách mọi người đối lại. Câu này khá hay và khó nên hình như chưa có câu đối lại. Vậy bữa nay xin lập lại câu thách đối này , mời các cụ đối vừa cho vui vừa vừa nhắc nhở mọi người cái họa mất nước đã gần kề nha:
Tàu lạ tàu quen, tàu nào cũng là tàu Tàu !
Tôi vừa viết đến đây thì ông anh cả ODP ghé chơi. Ông nhắc tôi rằng tháng trước tôi viết về 3 cuốn sách mới xuất bản và khen rằng bài viết hay nhưng còn thiếu. Ông hỏi tôi tại sao xưa nay không nói gì tới người bạn thân của ông là ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, một ngôi vua về sách vở của VNCH trước 1975. Tôi cúi đầu nhận cái thiếu sót này. Thực ra thì tôi cũng quen biết ông Khai Trí, tôi đã định bụng sẽ đi hỏi ngày giỗ Ông Khai Trí, và sẽ viết một bài dài về con người có rất nhiều công với văn hóa với sách vở này. Thế rồi Ông ODP và tôi miên man nói về nhà sách Khai trí . Ở Saigon năm xưa ai mà không biết hiệu sách nổi tiếng này. Bạn bè tôi ai cần mua sách mà không thấy hiệu sách của ông có thì đa số đã xin ông Khai Trí mua cho. Thị trường sách vở trên thế giới thì ông Khai Trí rành lắm, và giúp được ai về vấn đề văn hóa này thì ông Khai Trí rất nhiệt tâm. Tôi và bạn bè vẫn còn nhớ chuyện ‘ăn cắp sách’rất cảm động ngày xưa. Chuyện thế này : một bữa kia có cậu học sinh vào tiệm Khai Trí tìm sách rồi lấm lét lấy một cuốn sách toán dấu vào ngực và toan ra về. Cậu bị nhân viên nhà sách bắt được và gọi cảnh sát. Trong khi chờ cảnh sát thì ông Khai Trí chủ tiệm chợt đi ngang. Ông hỏi sự việc. Khi biết cậu bé nhà rất nghèo, mẹ chết sớm, bố là phu quét đường để nuôi cậu ăn học, ông Khai Trí bèn tặng luôn cuốn sách cho cậu và cho cậu một một tấm thiệp dặn rằng mai này cần sách học thì em cứ đến đây, chìa tấm thiệp này ra thì sẽ được tặng sách miễn phí. Cậu bé sụp xuống lạy ông rồi ra về, miệng khóc nức nở. Sau này tôi có hỏi ông Khai Trí chuyện đó thì ông gật đầu bảo đúng, rồi ông nói nhỏ : Thánh hiền ngày xưa bảo ăn cắp sách học thì không phải là ăn cắp. Tâm của Ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương lớn thế đấy các cụ ạ. Sau 1975, kho 60 tấn sách của nhà Khai Trí bị con cháu bác Hồ phá hủy và đốt, chủ nhân bị đi tù vì tội phổ biến văn hóa ‘đồi trụy’. Ra tù, ông Khai Trí đi Mỹ. Sau 10 năm ở Mỹ, ông lại về VN, mang theo mấy ngàn cuốn sách về giáo dục và văn hóa. Ông mất năm 2005 tại Saigon. Nghe nói trong đám tang có một ông Việt Kiều lạ mặt, ông này vừa dâng nén hương vừa chảy nước mắt. Người ta đoán chừng ông này là cậu bé ngày xưa trộm sách mà được ông Khai Trí tha và còn tặng thêm về sau. Cầu xin cộng đồng Việt Nam chúng ta còn có nhiều Khai trí Nguyễn Hùng Trương nữa.
Trong tháng Sáu tại Canada có lễ Hiền Phụ nhắc nhở con cái nhớ đến công ơn của người Cha, ‘ Công cha như núi Thái Sơn...’ Làng An Lạc chúng tôi có thông lệ mừng lễ Hiền Mẫu tháng trước ở nhà Chị Ba Biên Hoà, rồi tháng này là lễ Hiền Phụ ở nhà anh John, tức cũng là nhà Chi Ba. Đáng lẽ mừng ở nhà Cụ Chánh tiên chỉ làng nhưng anh John xin được lo việc này . Anh vừa cười vừa nói : Vì Cụ Chánh bệnh nặng, những 3 bệnh cao và 2 bệnh thấp. Mấy cô Huế ồ lên một tiếng vì lần đầu tiên nghe thấy tên bệnh lạ. Gì mà những 3 cao và 2 thấp là sao? Chúng em có nghe cụ than về bệnh bao giờ đâu. Anh John nhìn cụ Chánh rồi vừa cười vừa nói : Thì đây là bệnh cao niên mà, cụ nào cũng mắc hết. Này nha 3 cao là cao máu, cao đường, cao áp huyêt, 2 thấp là thấp khớp và phong thấp. Có đúng không nào. Hai cô Huế liền chắp tay vái anh John : Chúng em xin bái lạy bác sĩ John.
Bữa tiệc hôm nay là do phe các bà làm để đãi phe các ông, tức các nhà quân tử vĩ nhân chúng tôi. Chủ bếp không phải là Chị Ba chủ nhà, mà là Cụ B.95, cụ Bắc Kỳ cao tuổi nhất trong làng. Cụ bảo sống ở Canada chúng ta được ăn đủ mọi cao lương mỹ vị, không còn thiếu một thứ gì, bởi vậy lão xin đứng ra nấu một món gốc Bắc Kỳ đặc, lão được ăn và được dạy nấu ngay từ lúc nhỏ, đó là món Cà Bung. Nghe tới món cà bung thì cả làng sáng mắt ra, và ồ lên một tiếng rồi vỗ tay. Và ai cũng chạy xuống bếp xem cụ nấu. Tôi cũng xuống vì bản tính tôi là thích nấu ăn. Tôi thấy cũng dễ thôi, nào cà egg plant, nào đậu phụ, nào thịt heo. Ông H.O. thấy cà egg plant thì nói nhỏ cái gì đó với anh John, rồi cả hai phá ra cười. Các bà biết là chuyện tếu nên đòi nghe. Anh John chủ nhà liền thành thật khai : tên tiếng Việt của Egg Plant là ‘cà tím’, nhưng dân gian không gọi cà tím mà gọi là ‘cà giái dê’ vì nó trông rất giống cây súng của các chú dê. Rồi anh John hít hà : cái tên dân gian ‘giái dê’ sao mà nó hay và đúng thế. Các cụ có thấy như vậy không ạ? Xin nói tiếp về món cà bung. Cái ngon cái đặc biệt của món này là do gia vị mắm tôm và bột nghệ. Xin nhấn mạnh bột nghệ nha các cụ. Món này ăn với bún nóng và lá tía tô thì ngon quên chết. Dân làng ai cũng ăn mấy tô lận.
Cụ Chánh bảo : sống ở Canada là sống ở địa đàng, cái ăn cái mặc ê hề. Lão thấy trong ngôn ngữ ở đây không có 3 chữ : chết đói, móm miệng, áo rách. Này nha, ai đói vì không có cái ăn thì chạy đến cơ quan xã hội, ai rụng hết răng thì Bộ Xã Hội cho tiền đi làm răng, áo rách thì vất đi đốt di, đến văn phòng xã hội hay đến các nhà thờ là có áo mới ngay. Ở đây những người ăn xin ở đường là những người lười biếng, họ muốn lang thang như vậy.
Sang phần ăn tráng miệng và uống trà là phần nói chuyện. Anh John bao giờ cũng là người được dân làng nhắm tới đầu tiên. Ông ODP hỏi anh John : Nhân lễ mừng các người cha, xin anh cho biết trong thế giới văn chương, có nhân vật đàn ông nào là biểu tượng của hạnh phúc ? Anh John này cũng giỏi lắm, liền trả lời ngay : Xin lấy Truyện Kiều của Nguyễn Du ra bàn nha. Thưa người đàn ông hạnh phúc nhất trong Truyện Kiều là chàng Kim Trọng. Suốt cuốn Kiều, chỉ Kim Trọng là sướng : học giỏi, đẹp trai, làm quan, giàu có, vợ đẹp con khôn, được cả cô em lẫn cô chị, hoa thơm đánh cả cụm. Chỉ tội nghiệp cô Kiều, bao nhiêu gian nan đau khổ mình nàng gánh...
Nói đến đây xong thì chàng John xin hết. Các bà không cho anh hết vì anh đang nói chuyện rất có duyên và yêu cầu anh nói tiếp. Tức thì cái vốn văn chương nó hiện ra gay trong miệng anh. Anh John kể : Tôi mới gặp câu tiếng Việt này hay tuyệt vời :
- Trong chữ NHẸ vẫn có dấu nặng,
- Trong chữ VỮNG vẫn có dấu ngã
- Trong chữ HIỂU vẫn có dấu hỏi
- Chữ NGẮN viết ra dài hơn chữ ‘dài’
Các cụ đã thấy anh da trắng này thông minh dí dỏm chưa?
Rồi dân làng quay vào Cụ Chánh tiên chỉ làng xin cụ cho vài lời kết thúc bữa ăn. Cụ Chánh nói ngay : Lão già lắm rồi, đúng là có bệnh ‘ 3 cao 2 thấp ‘ như anh John nói. Lão hằng tạ ơn Thiên Chúa đã cho lão còn sống đến ngày nay. Lão thấy cuộc đời quả là vô thường, quả là phù vân. Lời sách xưa dạy về cuộc đời ‘ Vanitas vanitatum et omnia vanitas / phù vân, mọi sự là phù vân ‘. Hằng ngày lão ngồi thiền và hằng nhẩm bài thơ này :
- Hoa đẹp hoa thơm hoa vẫn tàn
- Tình nặng tình sâu tình vẫn tan
- Rượu đắng rượu cay rượu vẫn hết
- Người hứa người thề người vẫn quên
- Trăng lên trăng tròn trăng lại khuyết
- Tuyết rơi tuyết phủ tuyết lại tan
- Người đẹp người xấu rồi cũng chết
- Người giàu người khó rồi cũng hết...
Dân làng nghe đến đây thì thích quá, vô tay râm ran. Cụ Chánh
bảo cụ chưa nói hết. Cụ bảo khi có giờ thì lão thường mở máy nghe bài thiền ca này. Đây là phép tu thiền của một sắc dân ở Hải đảo Hạ Uy Di. Tên bài ca là Ho’oponopono . Ý bài ca là nhận lỗi và tha lỗi, hàn gắn và chuyển hóa. Cả bài ca chỉ có 4 câu :
...” I love you, I am sorry, Please forgive me, Thank you”
Xin tặng các cụ bài thiền ca thanh thoát tâm hồn này. Mời cụ mở máy rồi bấm Ho’oponopono.
TRÀ LŨ
Tin nóng thứ hai là từ tháng Bảy tới này, Canada sẽ cho bán cần sa công khai. Người vỗ tay hoan hô luật này to tiếng nhất là các bộ lạc Da Đỏ. Trước đây thì họ đã có đặc ân bán thuốc lá không thuế, nay thì họ sẽ công khai bán cần sa cũng không thuế cho mọi người. Tại Ontario này, sắc dân da đỏ Mohawk là sắc dân rất giàu vì say mê trồng và bán cần sa, trong 18 tháng qua, họ đã lập thêm 42 tiệm, mở cửa 24 giờ một ngày.
Ngoài dân Da Đỏ, nhiều người da trắng Canda cũng thích buôn bán cần sa. Báo chí cho biết nhiều đại học và cao đẳng đang chuẩn bị mở khóa huấn luyện về việc trồng và chế biến cần sa. Công ty Brands of Canada ở Ontario còn nghiên cứu về việc dùng cần sa để chế biến bia. Các cụ đã thấy Canada làm bạo không. Xưa nay dân chơi thì hút cần sa, hít cần sa, chưng hấp cần sa, này còn được uống bia cần sa. Thật là sướng hết sức vậy đó.
Rồi tin Cụ Trump gặp Cụ Ủn của Bắc Hàn ở Singapore ngày 12 tháng Sáu. Báo chí đăng tin và hình 2 cụ bắt tay nhau đầy mặt báo và mạng. Chưa biết hai cụ nói với nhau những gì. Nhưng báo chí cho biết Cụ Ủn sẽ về Bắc Hàn ngay vì cụ sợ dân làm đảo chính.
Đồng thời với tin 2 cụ Trump-Ủn gặp nhau thì trên mạng tràn đầy các hình ảnh về những cuộc biểu tình khổng lồ khắp nơi ở Việt Nam . Dân chúng xuống đường ồ ạt chống việc Đặc Khu và an ninh mạng. Bây giờ thì dân chúng khắp nơi biết rõ dã tâm của VC là bán đất cho Tàu, sau 99 năm thì 3 khu này còn là của VN nữa không ? Chúng đã dâng biển, dâng đảo cho Tàu, nay thì lăm le dâng đất. Hết thuốc chữa. Quả đúng như lời ngài Boris Yeltsin : Hết thuốc chữa bệnh cộng sản rồi, không còn thay đổi được nó mà phải thay thế nó, vất nó đi. Các anh em quân đội ơi, tay các anh cầm súng mà chả lẽ chỉ cầm chơi thôi sao, sao các anh ngày xưa bắn Mỹ và dân Miền Nam giỏi lắm, mà nay im rơ vậy ? Hay tại minh quân chưa xuất hiện ?
Nhân nói tới Tàu Cộng xâm chiếm biển đảo của VN, tôi vừa đọc trên mạng tin Thạc sĩ Chử Đình Phúc làm việc tại Viện Khoa Học Xã Hội VN đã tìm ra 11 bản đồ về Trung Hoa ngày xưa. Trong 11 bản đồ cổ này hình nước Trung Hoa chỉ tới tỉnh Vân Nam là hết, không hề có Hoàng Sa và Trường Sa, không hề bao gồm hình lưỡi bò. Đây là một trong những chứng cớ hùng hồn về việc Tàu đi ăn cướp. Thế nhưng CSVN ở Hà Nội ngậm miệng im re. Chính ra thì phải hô hoán lên chứ ! Xin các cơ quan truyền thông VN cho phổ biến rộng rãi tài liệu hiếm quý và giá trị này nha.
Việc VC cho dân Tàu du lịch tham quan buôn bán ở VN đã có từ lâu. Tàu bè Trung Cộng tới VN khắp nơi. Tôi nhớ năm 2014 có một tác giả thấy cảnh tàu bè đông đảo này đã cảm thấy cái họa xâm lăng của Tàu, ông cảnh báo mọi người về việc này một cách rất khéo léo bằng cách gây chú ý qua một vế thách đối. Ông thách mọi người đối lại. Câu này khá hay và khó nên hình như chưa có câu đối lại. Vậy bữa nay xin lập lại câu thách đối này , mời các cụ đối vừa cho vui vừa vừa nhắc nhở mọi người cái họa mất nước đã gần kề nha:
Tàu lạ tàu quen, tàu nào cũng là tàu Tàu !
Tôi vừa viết đến đây thì ông anh cả ODP ghé chơi. Ông nhắc tôi rằng tháng trước tôi viết về 3 cuốn sách mới xuất bản và khen rằng bài viết hay nhưng còn thiếu. Ông hỏi tôi tại sao xưa nay không nói gì tới người bạn thân của ông là ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, một ngôi vua về sách vở của VNCH trước 1975. Tôi cúi đầu nhận cái thiếu sót này. Thực ra thì tôi cũng quen biết ông Khai Trí, tôi đã định bụng sẽ đi hỏi ngày giỗ Ông Khai Trí, và sẽ viết một bài dài về con người có rất nhiều công với văn hóa với sách vở này. Thế rồi Ông ODP và tôi miên man nói về nhà sách Khai trí . Ở Saigon năm xưa ai mà không biết hiệu sách nổi tiếng này. Bạn bè tôi ai cần mua sách mà không thấy hiệu sách của ông có thì đa số đã xin ông Khai Trí mua cho. Thị trường sách vở trên thế giới thì ông Khai Trí rành lắm, và giúp được ai về vấn đề văn hóa này thì ông Khai Trí rất nhiệt tâm. Tôi và bạn bè vẫn còn nhớ chuyện ‘ăn cắp sách’rất cảm động ngày xưa. Chuyện thế này : một bữa kia có cậu học sinh vào tiệm Khai Trí tìm sách rồi lấm lét lấy một cuốn sách toán dấu vào ngực và toan ra về. Cậu bị nhân viên nhà sách bắt được và gọi cảnh sát. Trong khi chờ cảnh sát thì ông Khai Trí chủ tiệm chợt đi ngang. Ông hỏi sự việc. Khi biết cậu bé nhà rất nghèo, mẹ chết sớm, bố là phu quét đường để nuôi cậu ăn học, ông Khai Trí bèn tặng luôn cuốn sách cho cậu và cho cậu một một tấm thiệp dặn rằng mai này cần sách học thì em cứ đến đây, chìa tấm thiệp này ra thì sẽ được tặng sách miễn phí. Cậu bé sụp xuống lạy ông rồi ra về, miệng khóc nức nở. Sau này tôi có hỏi ông Khai Trí chuyện đó thì ông gật đầu bảo đúng, rồi ông nói nhỏ : Thánh hiền ngày xưa bảo ăn cắp sách học thì không phải là ăn cắp. Tâm của Ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương lớn thế đấy các cụ ạ. Sau 1975, kho 60 tấn sách của nhà Khai Trí bị con cháu bác Hồ phá hủy và đốt, chủ nhân bị đi tù vì tội phổ biến văn hóa ‘đồi trụy’. Ra tù, ông Khai Trí đi Mỹ. Sau 10 năm ở Mỹ, ông lại về VN, mang theo mấy ngàn cuốn sách về giáo dục và văn hóa. Ông mất năm 2005 tại Saigon. Nghe nói trong đám tang có một ông Việt Kiều lạ mặt, ông này vừa dâng nén hương vừa chảy nước mắt. Người ta đoán chừng ông này là cậu bé ngày xưa trộm sách mà được ông Khai Trí tha và còn tặng thêm về sau. Cầu xin cộng đồng Việt Nam chúng ta còn có nhiều Khai trí Nguyễn Hùng Trương nữa.
Trong tháng Sáu tại Canada có lễ Hiền Phụ nhắc nhở con cái nhớ đến công ơn của người Cha, ‘ Công cha như núi Thái Sơn...’ Làng An Lạc chúng tôi có thông lệ mừng lễ Hiền Mẫu tháng trước ở nhà Chị Ba Biên Hoà, rồi tháng này là lễ Hiền Phụ ở nhà anh John, tức cũng là nhà Chi Ba. Đáng lẽ mừng ở nhà Cụ Chánh tiên chỉ làng nhưng anh John xin được lo việc này . Anh vừa cười vừa nói : Vì Cụ Chánh bệnh nặng, những 3 bệnh cao và 2 bệnh thấp. Mấy cô Huế ồ lên một tiếng vì lần đầu tiên nghe thấy tên bệnh lạ. Gì mà những 3 cao và 2 thấp là sao? Chúng em có nghe cụ than về bệnh bao giờ đâu. Anh John nhìn cụ Chánh rồi vừa cười vừa nói : Thì đây là bệnh cao niên mà, cụ nào cũng mắc hết. Này nha 3 cao là cao máu, cao đường, cao áp huyêt, 2 thấp là thấp khớp và phong thấp. Có đúng không nào. Hai cô Huế liền chắp tay vái anh John : Chúng em xin bái lạy bác sĩ John.
Bữa tiệc hôm nay là do phe các bà làm để đãi phe các ông, tức các nhà quân tử vĩ nhân chúng tôi. Chủ bếp không phải là Chị Ba chủ nhà, mà là Cụ B.95, cụ Bắc Kỳ cao tuổi nhất trong làng. Cụ bảo sống ở Canada chúng ta được ăn đủ mọi cao lương mỹ vị, không còn thiếu một thứ gì, bởi vậy lão xin đứng ra nấu một món gốc Bắc Kỳ đặc, lão được ăn và được dạy nấu ngay từ lúc nhỏ, đó là món Cà Bung. Nghe tới món cà bung thì cả làng sáng mắt ra, và ồ lên một tiếng rồi vỗ tay. Và ai cũng chạy xuống bếp xem cụ nấu. Tôi cũng xuống vì bản tính tôi là thích nấu ăn. Tôi thấy cũng dễ thôi, nào cà egg plant, nào đậu phụ, nào thịt heo. Ông H.O. thấy cà egg plant thì nói nhỏ cái gì đó với anh John, rồi cả hai phá ra cười. Các bà biết là chuyện tếu nên đòi nghe. Anh John chủ nhà liền thành thật khai : tên tiếng Việt của Egg Plant là ‘cà tím’, nhưng dân gian không gọi cà tím mà gọi là ‘cà giái dê’ vì nó trông rất giống cây súng của các chú dê. Rồi anh John hít hà : cái tên dân gian ‘giái dê’ sao mà nó hay và đúng thế. Các cụ có thấy như vậy không ạ? Xin nói tiếp về món cà bung. Cái ngon cái đặc biệt của món này là do gia vị mắm tôm và bột nghệ. Xin nhấn mạnh bột nghệ nha các cụ. Món này ăn với bún nóng và lá tía tô thì ngon quên chết. Dân làng ai cũng ăn mấy tô lận.
Cụ Chánh bảo : sống ở Canada là sống ở địa đàng, cái ăn cái mặc ê hề. Lão thấy trong ngôn ngữ ở đây không có 3 chữ : chết đói, móm miệng, áo rách. Này nha, ai đói vì không có cái ăn thì chạy đến cơ quan xã hội, ai rụng hết răng thì Bộ Xã Hội cho tiền đi làm răng, áo rách thì vất đi đốt di, đến văn phòng xã hội hay đến các nhà thờ là có áo mới ngay. Ở đây những người ăn xin ở đường là những người lười biếng, họ muốn lang thang như vậy.
Sang phần ăn tráng miệng và uống trà là phần nói chuyện. Anh John bao giờ cũng là người được dân làng nhắm tới đầu tiên. Ông ODP hỏi anh John : Nhân lễ mừng các người cha, xin anh cho biết trong thế giới văn chương, có nhân vật đàn ông nào là biểu tượng của hạnh phúc ? Anh John này cũng giỏi lắm, liền trả lời ngay : Xin lấy Truyện Kiều của Nguyễn Du ra bàn nha. Thưa người đàn ông hạnh phúc nhất trong Truyện Kiều là chàng Kim Trọng. Suốt cuốn Kiều, chỉ Kim Trọng là sướng : học giỏi, đẹp trai, làm quan, giàu có, vợ đẹp con khôn, được cả cô em lẫn cô chị, hoa thơm đánh cả cụm. Chỉ tội nghiệp cô Kiều, bao nhiêu gian nan đau khổ mình nàng gánh...
Nói đến đây xong thì chàng John xin hết. Các bà không cho anh hết vì anh đang nói chuyện rất có duyên và yêu cầu anh nói tiếp. Tức thì cái vốn văn chương nó hiện ra gay trong miệng anh. Anh John kể : Tôi mới gặp câu tiếng Việt này hay tuyệt vời :
- Trong chữ NHẸ vẫn có dấu nặng,
- Trong chữ VỮNG vẫn có dấu ngã
- Trong chữ HIỂU vẫn có dấu hỏi
- Chữ NGẮN viết ra dài hơn chữ ‘dài’
Các cụ đã thấy anh da trắng này thông minh dí dỏm chưa?
Rồi dân làng quay vào Cụ Chánh tiên chỉ làng xin cụ cho vài lời kết thúc bữa ăn. Cụ Chánh nói ngay : Lão già lắm rồi, đúng là có bệnh ‘ 3 cao 2 thấp ‘ như anh John nói. Lão hằng tạ ơn Thiên Chúa đã cho lão còn sống đến ngày nay. Lão thấy cuộc đời quả là vô thường, quả là phù vân. Lời sách xưa dạy về cuộc đời ‘ Vanitas vanitatum et omnia vanitas / phù vân, mọi sự là phù vân ‘. Hằng ngày lão ngồi thiền và hằng nhẩm bài thơ này :
- Hoa đẹp hoa thơm hoa vẫn tàn
- Tình nặng tình sâu tình vẫn tan
- Rượu đắng rượu cay rượu vẫn hết
- Người hứa người thề người vẫn quên
- Trăng lên trăng tròn trăng lại khuyết
- Tuyết rơi tuyết phủ tuyết lại tan
- Người đẹp người xấu rồi cũng chết
- Người giàu người khó rồi cũng hết...
Dân làng nghe đến đây thì thích quá, vô tay râm ran. Cụ Chánh
bảo cụ chưa nói hết. Cụ bảo khi có giờ thì lão thường mở máy nghe bài thiền ca này. Đây là phép tu thiền của một sắc dân ở Hải đảo Hạ Uy Di. Tên bài ca là Ho’oponopono . Ý bài ca là nhận lỗi và tha lỗi, hàn gắn và chuyển hóa. Cả bài ca chỉ có 4 câu :
...” I love you, I am sorry, Please forgive me, Thank you”
Xin tặng các cụ bài thiền ca thanh thoát tâm hồn này. Mời cụ mở máy rồi bấm Ho’oponopono.
TRÀ LŨ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hừng Đông
Tấn Đạt
20:40 14/06/2018
Ảnh của Tấn Đạt
Sau khi tạo dựng bình minh
Thượng đế tạo dựng nhiếp ảnh gia,
nghệ sĩ, thi sĩ
để duy trì kỳ công của Ngài.
After God perfected the sunrise, he created
photographers,
artists, and poets
to ensure his feat remained immortal.
(Terri Guillemets)