7. Tu đức của con người tiến bộ như thế nào, thì trong gian nan của cám dỗ có thể thử nghiệm được.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Rất nhiều người đang cùng nhau uống rượu, thì có một người nổi ngứa trên mình bèn gãi gãi, đột nhiên rờ trúng con rận, sợ người khác cười mình ở dơ nên vội vàng vứt con rận xuống, dáng điệu giả vờ nói:
- “Tôi cứ tưởng nó là con rận!”
Có một khách nhặt con rận lên nhìn kỷ và nói với mọi người:
- “Hề, tôi cứ tưởng nó không phải là con rận chứ!”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 74:
Giả vờ thường là chuyện của những người giàu có không có đức ái trong lòng, họ giả vờ không nghe tiếng kêu giúp đỡ của người nghèo, họ giả vờ không thấy cảnh người hàng xóm nghèo túng đang sống rất cực khổ; giả vờ cũng thường là chuyện của những người kiêu ngạo, họ giả vờ khi có người khác góp ý cho mình, họ giả vờ hối hận khi mình làm sai để thực hiện cái tư tưởng do cái tôi kiêu ngạo đề xướng…
Cũng có những người Ki-tô hữu giả vờ không nghe tiếng Thiên Chúa qua hoàn cảnh của họ, họ biết nhưng giả vờ không biết để rồi hết oán người này trách người nọ, họ biết Thiên Chúa đang nhìn mình, đang nghe mình, đang ở trong mình, nhưng vẫn cứ giả vờ như là không có Ngài hiện diện để thực hiện ý đồ làm hại tha nhân của mình.
Đúng là con rận, nhưng vẫn cứ giả vờ nói là không phải nó vì sợ bị người khác cười mình ở dơ, họ là người sợ mất mặt mà không sợ mất lương tâm, họ là người sợ nhơ bẩn mặt mày mà không sợ nhơ bẩn tâm hồn, những người như thế thì đáng sợ hơn cả sợ dịch “covid vũ hán” bội phần…
Khiếp thật!
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Nhóm G7 đại diện cho 7 quốc gia giàu có trên thế giới đang có cuộc họp thượng đỉnh kéo dài 3 ngày tại một tỉnh nhỏ Carbis Bay ở Cornwall, Vương quốc Anh để bàn về sự phục hồi thế giới sau cơn đại dịch.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Mọi người đề đồng ý: Không thể “xây dựng tốt hơn” nếu các khoản nợ của các nước nghèo không được xóa bỏ và giúp đầu tư để phục hồi, chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu.
Các nước: Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ, bảy nước họp lại thành G7, là các nước có nền dân chủ giầu mạnh nhất thế giới, liên kết các đồng minh thân cận và các đối tác thương mại lớn đang nắm giữ khoảng một nửa kinh tế toàn cầu. Liên minh châu Âu, Australia, Nam Phi, Hàn Quốc và Ấn Độ được mời dự thính.
Các nhà lãnh đạo G7 trông đợi sự phục hồi sau cơn đại dịch, hứa hẹn sẽ học hỏi những sai lầm trong quá khứ.
Vấn đề nợ của châu Phi
Ông Aloysius John, giám đốc Caritas thế giới cho hay qua Hội Caritas thế giớ ông được biết có khoảng 200 quốc gia trên toàn thế giới đang mắc nợ các nước phát triển. Ví dụ, Zambia sử dụng 45% ngân sách hàng năm của quốc gia để trả nợ khổng lồ của mình, thì làm sao "còn tiền đâu mà phát triển đất nước?" Ông tiếp: "Và làm thế nào họ có thể ứng đáp Covid nếu không có nguồn tài chánh, thì y tế quốc gia làm sao dám mơ có vắc xin ngoại trừ trông chờ vào lòng bố thí của các nước giầu?"
Quỹ Vốn Đặc Biệt (SRD) cho miền nam toàn cầu
Chỉ riêng các nước châu Phi dự kiến sẽ trả 23,4 tỷ USD tiền nợ cho các nước chủ nợ năm 2021 - cao hơn gấp ba lần chi phí mua vắc xin cho toàn châu lục thì làm sao họ có tiền mà lo chống đại dịch cho dân chúng?
Cho nên nhóm G7 cần xem xét cuộc khủng hoảng khí hậu một cách nghiêm túc hơn và tìm cách giúp cho các quốc gia khác được tham gia vào các công cuộc gìn giữ và chăm sóc cho ngôi nhà chung của thế giới.
Vì lý do này, mặc dù đã được phong chức phó tế một ngày trước đó, tức là hôm thứ Sáu 4 tháng 6, cùng với bốn vị khác, chỉ một ngày sau đó, thầy Dương Đông Đông (Yang Dongdong, 杨冬冬) đã thấy việc truyền chức linh mục của mình bị ngăn chặn.
Lễ phong chức được tổ chức tại Thánh đường Thánh Y Nhã của Thượng Hải và do Giám Mục Giuse Thẩm Bân (Shen Bin, 沈斌) là phó chủ tịch Hội đồng Giám mục và Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc chủ trì Thánh lễ. Cả hai tổ chức này đều không được Tòa Thánh công nhận.
Giám mục Thẩm Bân coi sóc giáo phận Hải Môn (Haimen, 海门) thuộc tỉnh Giang Tô, gần đó. Ông được cả Tòa thánh và chính phủ Trung Quốc công nhận khi ông được tấn phong vào năm 2010.
Đức Cha Tađêô Mã Đại Thanh (Ma Daqin, 马达钦) của Thượng Hải không thể tham dự buổi lễ. Ngài bị quản thúc tại chủng viện Xà Sơn vào năm 2012 sau khi ngài từ chức khỏi Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc. Kể từ đó, ngài không được phép tiếp xúc với công chúng hay thực hiện bất kỳ chức năng giám mục nào.
Ngoài thân nhân của các giáo phẩm, buổi lễ còn có sự hiện diện của các cấp chính quyền dân sự và tôn giáo, nhiều linh mục, nữ tu trong giáo phận sở tại. Chỉ có một số ít tín hữu được tham dự.
Do các quy định chống COVID, nhà thờ chỉ có thể chứa một số lượng hạn chế những người phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách xã hội nghiêm ngặt.
Source:Asia News
Chúa Nhật 13 tháng 6, Giáo Hội trên thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 11 Mùa Quanh Năm. Bài Tin Mừng có chủ đề “Người kia đã gieo hạt xuống đất, rồi đi ngủ, hạt giống mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: “Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất: người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa. Đất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt. Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa”. Người còn phán: “Chúng ta sẽ lấy gì mà hình dung Nước Thiên Chúa? Hay dùng dụ ngôn nào mà so sánh Nước đó được? Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được”. Người dùng nhiều dụ ngôn như thế mà rao giảng Lời Chúa cho họ, tùy sức họ có thể hiểu được và Người chỉ nói với họ bằng dụ ngôn, nhưng khi ở riêng với các môn đệ, Người giải thích tất cả cho các ông.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hai dụ ngôn mà Phụng vụ trình bày cho chúng ta hôm nay được gợi hứng chính xác từ cuộc sống đời thường và cho chúng ta thấy cái nhìn chăm chú và sâu sắc của Chúa Giêsu, Đấng quan sát thực tại, và qua những hình ảnh nhỏ bé thường ngày, mở ra cửa sổ mầu nhiệm về Thiên Chúa và về chuỗi các sự kiện tiếp theo của nhân loại. Chúa Giêsu đã nói một cách dễ hiểu; Ngài sử dụng những hình ảnh trong thực tế, trong cuộc sống hàng ngày. Bằng cách này, Ngài dạy chúng ta rằng ngay cả những việc hàng ngày, đôi khi có vẻ lặp đi lặp lại và dù chúng ta thực hiện với sự phân tâm hoặc với một nỗ lực tập chú, đều có sự hiện diện ẩn giấu của Thiên Chúa trong đó; nghĩa là, chúng có ý nghĩa. Vì vậy, chúng ta cũng cần đôi mắt chăm chú để có thể “tìm kiếm và tìm thấy Chúa trong mọi sự”.
Hôm nay Chúa Giêsu so sánh Nước Thiên Chúa, tức là sự hiện diện của Người ở trong lòng vạn vật và thế giới, với hạt cải, tức là hạt nhỏ nhất trong đó, vì nó thật nhỏ bé. Tuy nhiên, khi được gieo xuống đất, nó mọc cho đến khi trở thành cây cao nhất (x. Mc 4: 31-32). Đây là những gì Chúa làm. Đôi khi, sự ồn ào của thế giới, cùng với nhiều hoạt động diễn ra trong ngày, ngăn cản chúng ta dừng lại và xem cách Chúa đang tiến hành lịch sử. Tuy nhiên, Tin Mừng bảo đảm với chúng ta rằng Thiên Chúa đang tác động, giống như một hạt giống nhỏ tốt lành âm thầm và từ từ nảy mầm. Và, từng chút một, nó trở thành một cái cây tươi tốt, mang lại sự sống và sự yên nghỉ cho mọi người. Hạt giống của những việc tốt của chúng ta cũng có vẻ như là một việc nhỏ, nhưng tất cả những gì tốt đẹp đều liên quan đến Thiên Chúa, và do đó, nó từ từ sinh hoa trái một cách khiêm nhường. Chúng ta hãy nhớ rằng sự thiện luôn luôn phát triển một cách khiêm tốn, một cách tiềm ẩn, vô hình.
Anh chị em thân mến, với dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn truyền cho chúng ta niềm tin tưởng. Thật vậy, trong rất nhiều tình huống của cuộc sống, chúng ta có thể nản lòng, vì chúng ta thấy điều thiện xem ra quá yếu kém so với sức mạnh rõ ràng của điều ác. Và chúng ta có thể để mình bị tê liệt bởi sự nghi ngờ khi chúng ta thấy mình đang làm việc chăm chỉ nhưng kết quả không đạt được, và mọi thứ dường như không bao giờ thay đổi. Tin Mừng yêu cầu chúng ta nhìn lại bản thân và thực tại một cách mới mẻ; nó đòi hỏi chúng ta phải có đôi mắt to hơn, có thể nhìn xa hơn, đặc biệt là xa hơn dáng vẻ bề ngoài, để khám phá sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng như tình yêu khiêm nhường luôn hoạt động trong đất là cuộc đời chúng ta và lịch sử. Đây là sự tự tin của chúng ta, đây là điều mang lại cho chúng ta sức mạnh để tiến lên mỗi ngày, kiên nhẫn, gieo nhân sự thiện với niềm tin rằng sự thiện ấy sẽ đơm hoa kết trái.
Thái độ này cũng quan trọng biết bao đối với việc thoát ra khỏi đại dịch! Thái độ ấy nuôi dưỡng sự tự tin phó thác trong tay Chúa, đồng thời giúp tất cả chúng ta cam kết xây dựng lại và bắt đầu lại, với sự kiên nhẫn và kiên trì.
Trong Giáo hội cũng vậy, cỏ dại nghi ngờ có thể bén rễ, đặc biệt khi chúng ta chứng kiến cuộc khủng hoảng đức tin và sự thất bại của các dự án và sáng kiến khác nhau. Nhưng chúng ta đừng bao giờ quên rằng kết quả của việc gieo giống không phụ thuộc vào khả năng của chúng ta: chúng phụ thuộc vào hành động của Thiên Chúa. Tùy thuộc vào chúng ta gieo, và gieo bằng tình yêu, bằng sự cống hiến và bằng sự kiên nhẫn. Nhưng sau đó sinh lực của hạt giống thuộc về Thiên Chúa. Chúa Giêsu giải thích điều đó trong dụ ngôn thứ hai trong ngày hôm nay: người nông dân gieo hạt giống và sau đó không nhận ra nó sinh hoa kết trái như thế nào, bởi vì chính hạt giống tự phát triển, cả ngày lẫn đêm, khi anh ta ít trông đợi nhất (xem câu 26-29). Có Chúa thì ngay cả mảnh đất bạc màu nhất vẫn luôn có hy vọng cho những mầm mống mới.
Xin Mẹ Maria Chí Thánh, nữ tỳ khiêm nhường của Chúa, dạy chúng con thấy được sự vĩ đại của Thiên Chúa, Đấng tác động trong những việc nhỏ bé và chiến thắng cám dỗ của sự nản lòng. Chúng ta hãy tin cậy nơi Ngài mỗi ngày!
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói tiếp như sau:
Anh chị em thân mến! Tôi đặc biệt gần gũi với người dân vùng Tigray ở Ethiopia, nơi bị tấn công bởi một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng có thể khiến những người nghèo nhất phải chịu nạn đói. Ngày nay vẫn còn nạn đói; vẫn có nạn đói ở đó. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện xin cho bạo lực có thể chấm dứt ngay lập tức, thực phẩm và trợ giúp y tế được bảo đảm cho tất cả mọi người, và sự hòa hợp xã hội được khôi phục càng sớm càng tốt. Về vấn đề này, tôi cảm ơn tất cả những người làm việc để giảm bớt đau khổ của người dân. Chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ cho những ý định này.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.
Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử, Amen.
Hôm qua, Ngày Thế giới Chống Khai thác Lao động Trẻ em đã được tổ chức. Không thể nhắm mắt làm ngơ trước việc trẻ em bị bóc lột, quyền được vui chơi, quyền được học tập và quyền được ước mơ bị tước đoạt. Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế, hơn 150 triệu trẻ em bị bóc lột sức lao động: đây là một thảm kịch! 150 triệu: ít nhiều giống như dân số của Tây Ban Nha, cộng chung với Pháp và Ý. Điều này đang xảy ra ngày hôm nay! Rất nhiều trẻ em phải chịu điều này: đó là bị bóc lột sức lao động trẻ em. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau lặp lại nỗ lực xóa bỏ chế độ nô lệ này trong thời đại chúng ta.
Chiều nay tại Augusta, Sicily, một buổi lễ sẽ được tổ chức để tưởng niệm ngày những phần còn lại của một con thuyền bị đắm đến được nơi này, đó là ngày 18 tháng 4 năm 2015. Cầu mong biểu tượng của rất nhiều thảm kịch trên biển Địa Trung Hải này tiếp tục thách thức lương tâm của mọi người và thúc đẩy sự phát triển của một nhân loại hỗ trợ nhiều hơn, phá bỏ bức tường của sự thờ ơ. Chúng ta hãy nhớ rằng: Địa Trung Hải đã trở thành nghĩa trang lớn nhất của Âu Châu.
Ngày mai là Ngày thế giới hiến máu. Tôi chân thành cảm ơn các tình nguyện viên và tôi khuyến khích họ tiếp tục công việc của mình, làm chứng cho các giá trị của lòng hào hiệp và sự quảng đại cho đi nhưng không. Cảm ơn bạn rất nhiều, cảm ơn bạn!
Và tôi thân ái chào tất cả các bạn, đến từ Rôma, từ Ý và từ các nước khác; đặc biệt là những người hành hương đến đây bằng xe đạp từ Sedigliano và từ Bra, các tín hữu từ di Forlì và anh chị em từ Cagliari.
Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng. Chào tạm biệt.
Source:Libreria Editrice Vaticana
Liên quan đến cuộc điều tra của Vatican về cáo buộc biển thủ của Hồng Y Giovanni Angelo Becciu, các cuộc tìm kiếm đã được thực hiện trong tuần qua trên đảo Sardinia của Ý.
Đầu tiên là cuộc khám xét diễn ra tại văn phòng của Spes Cooperative, một công ty trách nhiệm hữu hạn do Antonino, em trai của Hồng Y Becciu, làm đại diện về mặt pháp lý. Cuộc khám xét tiếp theo diễn ra tại Tòa Giám Mục Ozieri và tại văn phòng Caritas giáo phận.
Ozieri là giáo phận cũ của Hồng Y Becciu, trên đảo Sardinia.
Theo các phương tiện truyền thông Italia, Công tố viên Maria Teresa Gerace của Rôma là người đã ra lệnh khám xét theo yêu cầu của các công tố viên Vatican.
Luật sư của Hồng Y Becciu đã đưa ra một tuyên bố ngày 10 tháng 6 hoan nghênh việc lục soát này và nhấn mạnh rằng việc xem xét các tài liệu sẽ cho thấy rằng hành động của Đức Hồng Y Becciu là hoàn toàn hợp pháp.
Ông nói rằng một cuộc điều tra về các tài liệu được thực hiện trong các cuộc khám xét “chỉ xác nhận thêm tính đúng đắn tuyệt đối trong cách làm việc của Đức Hồng Y Becciu, Giáo phận Ozieri, và Spes Cooperative, một hợp tác xã uy tín chưa từng bị chế tài và đáp ứng hoàn hảo các quy định và mục đích của hợp tác xã”.
Trong một tuyên bố trên Facebook, Mario, một người em trai khác của Đức Hồng Y Becciu nói rằng cuộc lục soát đã được Vatican yêu cầu vào tháng 10 năm 2020 nhưng đến nay mới được cảnh sát tài chính của Ý tiến hành.
Ông cũng nói rằng các tài liệu sẽ cho thấy các cáo buộc tham ô chống lại anh trai ông là sai sự thật.
“Không có chuyện chuyển tiền giữa anh em chúng tôi! Sự thật áp đảo sẽ tự nó nói lên.”
Đức Hồng Y Becciu đã nhiều lần phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào. Ngài dự kiến sẽ phải hầu tòa tại Vatican vì các cáo buộc liên quan đến sai sót tài chính trong thời gian ngài là sostituto, tức là Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Các tuyên bố về danh mục đầu tư được công khai trên các phương tiện truyền thông vào năm ngoái cho thấy Hồng Y Becciu đã chỉ đạo việc chuyển tiền của Vatican và các giám mục Ý để cho anh em ngài vay cho các dự án mà họ sở hữu và điều hành.
Đức Cha Corrado Melis của Ozieri nói rằng ngài rất buồn vì cuộc lục soát, mà ngài gọi là “một lộ trình đau đớn không cần thiết”. Ngài nói thêm rằng giáo phận sẽ hợp tác trong việc bàn giao các tài liệu cho Tòa Thánh.
Theo Đức Cha Corrado, việc tổ chức thường xuyên và thích hợp các tài khoản của giáo phận “tạo nên sự bảo đảm cho việc quản lý thường xuyên và minh bạch” các hoạt động tâm linh và bác ái của Giáo phận Ozieri.
Trong tuyên bố của mình, vị giám mục nói rằng việc khám xét giáo phận được thực hiện bởi các hiến binh của Vatican. Các hiến binh của Vatican không có quyền tài phán trên lãnh thổ Ý.
Source:Catholic News Agency
Đức Hồng Y George Pell tròn 80 tuổi hôm thứ Ba, mất quyền bỏ phiếu trong mật nghị bầu Giáo Hoàng trong tương lai.
Vị Hồng Y người Úc đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị tấn phong Hồng Y vào tháng 10 năm 2003, khi ngài đang là Tổng giám mục của Sydney. Mười năm sau, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài làm thành viên Hội đồng Hồng Y, và một năm sau, giao cho ngài phụ trách tài chính của Vatican.
Năm 2017, Đức Hồng Y Pell rời Rôma quay về Úc Đại Lợi để bảo vệ sự vô tội của mình trước các cáo buộc lạm dụng. Sau 404 ngày ngồi tù vào năm 2019, cuối cùng ngài đã được tuyên bố trắng án. Ngài trở lại sống ở Rôma vào ngày 30 tháng 9 năm 2020.
Sinh ngày 8 tháng 6 năm 1941, tại Ballarat, Đức Hồng Y Pell được thụ phong linh mục cho giáo phận này năm 1966. Ngài được phong làm Giám Mục Phụ Tá của Melbourne vào năm 1987, và chín năm sau ngài được bổ nhiệm làm tổng giám mục của Melbourne.
Năm 2001, ngài được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Sydney, nơi ngài phục vụ cho đến khi được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm phụ trách Bộ Kinh tế mới được thành lập và lãnh đạo các nỗ lực cải cách các vấn đề tài chính của Vatican vào năm 2014.
Nhật ký trong tù của Đức Hồng Y Pell, được viết trong khi ngài bị biệt giam, đang được xuất bản thành ba tập. Ignatius Press phát hành cuốn sách thứ hai vào ngày 3 tháng Năm vừa qua.
Đức Hồng Y Pell đã nói rằng ngài không thể dâng thánh lễ trong tù vì ngài không được phép tiếp cận với rượu để dùng trong thánh lễ.
Vào ngày 13 tháng 5, Đức Hồng Y Pell đã dẫn đầu một cuộc rước Thánh Thể tại Đại học Giáo hoàng Thánh Thomas Aquinas, còn được gọi là Angelicum, ở Rome. Ngài nói với cộng đoàn niềm xúc động của mình vì trong 13 tháng bị giam, ngài “không thể cử hành Thánh lễ và tham dự Thánh lễ. “
“Tôi đã lắng nghe nhiều nhà giảng đạo Tin lành, và tôi càng nhận thức rõ hơn về vị trí trung tâm của việc cử hành phụng vụ. Đó là một ân sủng liên quan đến hy lễ của Chúa Kitô. Đó là một hành động tôn thờ tỏ tường. Nó liên quan đến toàn bộ con người của chúng ta. Nó cần niềm tin để thực hành”.
Vào năm 1970, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã quy định rằng các Hồng Y từ 80 tuổi trở lên không được tham gia vào quá trình bầu chọn giáo hoàng, với lý do “vấn đề tuổi già” và ý nghĩa của nó đối với “các nhiệm vụ đặc biệt nghiêm trọng và tế nhị” của chức vụ Hồng Y..
Tổng cộng, sáu vị Hồng Y đã tròn hoặc sẽ quá 80 tuổi vào năm 2021, nghĩa là mất quyền bỏ phiếu trong mật nghị.
Trong số này có Hồng Y Wilfrid Fox Napier của Durban, người đã bước sang tuổi 80 vào ngày 8/3.
Hồng Y Beniamino Stella, tổng trưởng Bộ Giáo sĩ, sẽ tròn 80 tuổi vào ngày 18 tháng 8.
Vào thời điểm hiện nay, Hồng Y đoàn gồm 222 thành viên, trong đó 124 Hồng Y cử tri.
Source:Catholic News Agency
Tod Worner, trên bản tin của Aleteia ngày 13/06/2016, có nhắc lại một phần bài nói năm 1969 của Cha Joseph Rtazinger, tức Đức Bênêđíctô XVI trong tương lai, trong một chương trình truyền thanh ở Đức, trong đó, ngài đề cập tới tương lai Giáo Hội hậu Vatican II, một Công Đồng ngài trực tiếp tham dự trong tư cách chuyên viên thượng thặng.
Trong bài nói đó, ngài không cho là ngài có thể nói trước được tương lai. Không. Ngài không dại dột gì làm điều đó. Trên thực tế, ngài rất thận trọng đưa ra lời tuyên bố từ chối trách nhiệm về những nhận định khởi thủy này như sau:
“Do đó, chúng ta nên thận trọng trong những điều chúng ta chẩn đoán này. Điều thánh Augustinô nói vẫn đúng: con người là một vực thẳm; điều gì sẽ xuất hiện từ vực thẳm này, không ai thấy trước được. Và bất cứ ai tin rằng Giáo Hội không chỉ được xác định bởi vực thẳm là con người, mà còn vươn xuống một vực thẳm sâu hơn, vô tận, là Thiên Chúa, đều sẽ là người đầu tiên do dự đối với những tiên đoán của mình, vì ước muốn ngây thơ muốn biết chắc chắn chỉ có thể là lời tuyên bố là mình thiếu khả năng có tính lịch sử của mình".
Nhưng thời đại của ngài, với đầy rẫy nguy cơ hiện sinh, chủ nghĩa hoài nghi chính trị và bất thường về luân lý, luôn khao khát một câu trả lời. Giáo Hội Công Giáo, một ngọn hải đăng luân lý trong vùng biển đầy biến động vào thời nó, gần đây đã trải qua những thay đổi nhất định của chính nó, trong đó, người đồng tình lẫn người bất đồng đều tự hỏi, “Giáo hội sẽ ra sao trong tương lai?”
Và vì vậy, Cha Joseph Ratzinger đã đưa ra câu trả lời được cân nhắc thấu đáo của ngài. Sau đây là những nhận xét kết luận:
“Tương lai của Giáo hội có thể và sẽ xuất phát từ những người có cội nguồn sâu xa và những người sống bằng sự trọn vẹn đức tin của mình. Nó sẽ không xuất phát từ những người chỉ muốn thích ứng bản thân vào những khoảnh khắc mau qua hoặc từ những người chỉ đơn thuần chỉ trích người khác và cho rằng mình mới là những thước đo không thể sai lầm; nó cũng sẽ không xuất phát từ những người đi con đường dễ dàng hơn, những người bỏ qua một bên niềm đam mê đức tin, tuyên bố những điều sai lầm và lỗi thời, chuyên chế và theo chủ nghĩa duy pháp lý, tất cả những điều đòi hỏi con người, làm tổn thương họ và buộc họ phải hy sinh bản thân họ. Xin nói điều này một cách tích cực hơn: Tương lai của Giáo hội, một lần nữa cũng như luôn luôn, sẽ được định hình trở lại bởi các thánh, bởi những con người có tâm trí biết thăm dò sâu hơn những khẩu hiệu thời nay, những người nhìn thấy nhiều hơn những người khác, bởi vì cuộc sống của họ nắm được một thực tại rộng lớn hơn. Lòng vị tha, tức điều khiến con người được tự do, chỉ đạt được nhờ sự kiên nhẫn thực hiện các hành vi từ bỏ bản thân nhỏ nhặt hàng ngày. Nhờ chính niềm đam mê hàng ngày này, một điều một mình nó tiết lộ cho con người biết họ bị nô lệ bởi cái tôi của chính mình đến chừng nào, nhờ niềm đam mê hàng ngày này và chỉ riêng nó, đôi mắt con người mới từ từ được mở ra. Họ chỉ thấy tới mức họ đã sống và chịu đựng đau khổ. Nếu ngày nay chúng ta ít còn có khả năng nhận thức được Thiên Chúa, thì đó là vì chúng ta thấy có thể trốn tránh chính mình, trốn chạy khỏi những tầng sâu thẳm của hữu thể chúng ta bằng ma túy khoái lạc này nọ một cách quá dễ dàng. Vì vậy, những tầng sâu bên trong chúng ta vẫn im ỉm đối với chúng ta. Nếu con người chỉ có thể nhìn bằng trái tim, thì chúng ta quả mù quáng xiết bao!
“Làm thế nào để tất cả những điều này ảnh hưởng đến vấn đề chúng ta đang khảo sát? Nghĩa là những diễn từ lớn lao của những người nói tiên tri về một Giáo hội không có Thiên Chúa và không có đức tin đều là những lời bàn tán trống rỗng. Chúng ta không cần một Giáo hội chuyên cử hành việc sùng bái hành động trong các buổi cầu nguyện chính trị. Nó hoàn toàn vô dụng. Do đó, nó sẽ tự hủy chính nó. Điều còn lại là Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội tin vào Thiên Chúa, Đấng đã trở thành người và hứa cho chúng ta sự sống bên kia sự chết. Người ta có thể thay thế loại linh mục chỉ còn là nhân viên xã hội bằng nhà trị liệu tâm lý và các chuyên gia khác; nhưng loại linh mục không phải là chuyên gia, không đứng bên lề, theo dõi trận đấu, đưa ra lời khuyên chính thức, nhưng nhân danh Thiên Chúa tự đặt mình để con người sử dụng, người đứng bên cạnh họ trong nỗi buồn của họ, trong niềm vui, niềm hy vọng và nỗi sợ hãi của họ, một linh mục như vậy chắc chắn cần đến trong tương lai.
“Chúng ta hãy vào sâu hơn một chút. Từ cuộc khủng hoảng ngày nay, Giáo hội của ngày mai sẽ xuất hiện - một Giáo hội đã mất mát nhiều. Giáo Hội ấy sẽ trở nên nhỏ bé và ít nhiều sẽ phải bắt đầu lại từ đầu. Giáo Hội ấy sẽ không còn có thể sống trong nhiều dinh thự mình đã xây dựng trong thời kỳ thịnh vượng. Khi số lượng tín hữu của mình giảm đi, Giáo Hội sẽ mất đi nhiều đặc quyền xã hội của mình. Tương phản với thời đại trước đó, nó sẽ được coi như một xã hội tự nguyện, chỉ được tham gia bằng quyết định tự do. Là một xã hội nhỏ, nó sẽ yêu cầu các thành viên cá thể của mình có sáng kiến nhiều hơn.
"Không nghi ngờ gì nữa, nó sẽ khám phá ra những hình thức thừa tác vụ mới và sẽ truyền chức linh mục cho những Kitô hữu nào được chấp thuận theo đuổi một số nghề nghiệp. Trong nhiều cộng đoàn nhỏ hơn hoặc trong các nhóm xã hội độc lập, việc chăm sóc mục vụ thường sẽ được cung cấp theo cách này. Song song với việc đó, thừa tác vụ linh mục trọn thời gian vẫn sẽ không thể thiếu như trước đây. Nhưng trong tất cả những thay đổi mà người ta chỉ có thể đoán phỏng, Giáo hội sẽ tìm thấy yếu tính của mình một cách mới mẻ và với niềm xác tín trọn vẹn vào điều luôn ở trung tâm của mình: đức tin vào Thiên Chúa ba ngôi, vào Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, vào sự hiện diện của Chúa Thánh Thần cho đến tận thế. Trong đức tin và cầu nguyện, Giáo Hội sẽ lại nhận ra các bí tích là việc thờ phượng Thiên Chúa chứ không phải là một chủ đề để các nhà bác học phụng vụ tìm hiểu.
“Giáo hội sẽ là một Giáo hội thiêng liêng hơn, không đảm trách một nhiệm vụ chính trị, ít tán tỉnh cả với Cánh tả lẫn với Cánh hữu. Sẽ rất khó để Giáo hội bước đi, vì diễn trình làm trong như phalê và làm sáng tỏ sẽ cần rất nhiều đến năng lực quý giá của Giáo Hội. Nó sẽ khiến Giáo Hội trở nên nghèo hơn và khiến Giáo Hội trở thành Giáo hội của những người hiền lành. Diễn trình này sẽ càng gian khó hơn, vì nó đòi phải dẹp hết óc hẹp hòi bè phái cũng như ý chí tự cao tự đại huênh hoang. Người ta có thể dự đoán rằng tất cả những điều này sẽ cần rất nhiều thời gian. Diễn trình này sẽ rất dài và mệt mỏi giống như con đường từ chủ nghĩa duy tiến bộ sai lầm trước khi có Cách mạng Pháp - khi một giám mục được cho là thông minh nếu ngài đùa cợt với các tín điều và thậm chí còn bóng gió nói rằng sự hiện hữu của Thiên Chúa không có gì là chắc chắn – bước qua việc đổi mới của thế kỷ XIX. Nhưng khi cơn thử thánh sàng lọc này qua đi, một sức mạnh to lớn sẽ phát xuất từ một Giáo hội được thiêng liêng hóa và đơn giản hóa nhiều hơn. Những người sống trong một thế giới hoàn toàn được lên kế hoạch sẽ thấy mình cô đơn không thể nào tả được. Nếu hoàn toàn không thấy Thiên Chúa, họ sẽ cảm thấy trọn bộ nỗi kinh hoàng về sự khốn cùng của họ. Lúc đó, họ sẽ thấy đoàn chiên nhỏ các tín hữu như một thứ gì đó hoàn toàn mới mẻ. Họ sẽ thấy nó như một niềm hy vọng dành cho họ, một câu trả lời mà họ hằng bí mật tìm kiếm.
“Và vì vậy, với tôi, điều xem ra chắc chắn là Giáo hội đang phải đối đầu với những thời kỳ rất khó khăn. Cuộc khủng hoảng thực sự mới chỉ bắt đầu. Chúng ta sẽ phải cậy nhờ đến những biến động lớn. Nhưng tôi cũng chắc chắn không kém về những gì sẽ còn lại ở chung cuộc: không phải một Giáo hội của giáo phái chính trị, từng đã chết từ lâu, mà là một Giáo hội của đức tin. Nó có thể không còn là một quyền lực thống trị xã hội ở mức độ mà nó từng là cho đến gần đây; nhưng nó sẽ được nở hoa tươi tốt và được xem như tổ ấm của con người, nơi họ tìm được sự sống và hy vọng bên kia cái chết”.
Các nhận định trên, sau hơn 50 năm, vẫn còn hết sức đương thời. Theo Worner, Giáo Hội Công Giáo sẽ tồn tại bất kể con người, không nhất thiết vì họ. Nhưng tuy nhiên, chúng ta vẫn có phần để làm. Chúng ta phải cầu nguyện và trau dồi lòng vị tha, từ bỏ bản thân, trung thành, sùng kính Bí tích và một sống lấy Chúa Giêsu Kitô làm tâm điểm. Ông cho hay năm 2009, Ignatius Press đã phát hành toàn bộ bài phát biểu trên của Cha Joseph Ratzinger, tựa là “Giáo hội sẽ ra sao vào năm 2000”, trong một cuốn sách có tựa đề Niềm tin và Tương lai (Faith and the Future).
Hòa chung tâm tình cùng với Giáo hội mừng lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, cũng là ngày xin ơn thánh hóa các linh mục, vào lúc 05g30 ngày 11.6.2021, cộng đoàn tín hữu khắp nơi hướng về Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu tham dự thánh lễ trực tuyến do Đức Giám Mục Giáo phận Bà Rịa Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn đã chủ sự. Trong thánh lễ này, Đức Giám Mục phong chức phó tế cho 9 chủng sinh của Giáo phận. Hiệp thông trong thánh lễ có Cha Tổng Đại Điện; Cha Giám đốc Chủng sinh cùng quý Cha.
Ngỏ lời đầu thánh lễ, Đức cha mời gọi cộng đoàn hãy dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, và xin Chúa tuôn đổ tình yêu xuống tràn đầy trên mọi người, đặc biệt trên những người đang thi hành các tác vụ của Hội Thánh.
Sau bài Tin mừng, nghi thức Truyền chức Phó tế được cử hành gồm 3 phần: Nghi thức Mở đầu, Nghi thức Chính yếu và Nghi thức Diễn nghĩa.
Phần thứ nhất của Nghi thức Mở đầu là việc Tuyển chọn các ứng viên. Cha Giuse Nguyễn Công Luận – Chánh Văn phòng Tòa Giám mục long trọng xướng danh các tiến chức phó tế hôm nay. Đó là các Thầy:
– Thầy Đaminh Đinh Xuân Chương
– Thầy Antôn Phan Văn Đức
– Thầy Giuse Nguyễn Văn Giáo
– Thầy Gioan B. Phạm Đức Minh Hải
– Thầy Phêrô Nguyễn Văn Huy
– Thầy Phêrô Lê Thành Khánh
– Thầy Phêrô Nguyễn Văn Minh
– Thầy Giuse Phạm Đức Tài
– Thầy Phanxicô X. Nguyễn Văn Thương
Kế đến, Cha Giuse Đoàn Như Nghĩa – Giám đốc Chủng sinh Giáo phận đệ trình lên Đức Giám Mục lời khẩn nguyện phong chức cho các thầy. Đức cha thẩm vấn các tiến chức và tuyên bố chấp thuận.
Trong phần mở đầu huấn dụ, Đức cha Emmanuel mời gọi cộng đoàn cảm nhận rõ rệt hơn lòng Chúa yêu thương và mối quan tâm thao thức của Hội Thánh, vì các tín hữu mà Chúa đã tuyển chọn những người để Chúa trao một tác vụ đặc biệt ngõ hầu phục vụ mọi người. Đồng thời cũng hãy cầu nguyện cho những người đã dấn thân giúp đỡ mình, những người sẵn sàng quảng đại để cộng tác trong tất cả mọi lãnh vực để làm cho Nước Chúa được rộng mở, Hội Thánh Chúa ngày càng phát triển và Giáo phận cũng ngày càng được thăng tiến theo như ý Chúa.
Trong ngày xin ơn thánh hóa các linh mục, Đức cha cũng ước mong các linh mục hãy sốt sắng cầu nguyện để làm cho trái tim của các ngài ngày càng giống trái tim Chúa hơn, hiền lành và khiêm nhường; một trái tim yêu thương những kẻ thuộc về mình cho đến cùng; một trái tim dành tất cả tình yêu cho Hội Thánh và các linh hồn.
Ngỏ lời với các tiến chức phó tế, Đức cha mong mỏi các tiến chức hãy trở nên là người môn đệ đích thực và trung thành của Chúa Kitô, sẵn sàng thi hành những điều Chúa muốn. Hãy luôn ý thức để thực hiện các tác vụ Chúa trao một cách trọn vẹn hơn, nỗ lực sống cuộc sống của người mang thánh chức ngày càng xứng đáng hơn.
Sau phần huấn dụ, nghi thức Mở đầu tiếp diễn với việc các tiến chức công khai nói lên ước muốn nhận lãnh và quyết tâm thực thi nhiệm vụ sắp được trao phó, sau đó là lời hứa vâng phục. Đôi tay tiến chức chắp lại trong đôi tay của giám mục, thề hứa vâng phục giám mục giáo phận cũng là vâng phục Chúa Kitô. Một cử chỉ sống động vừa làm nên sự mạnh mẽ của lời thề vâng phục, vừa như dạt dào tin yêu phó thác đời mình trong tay Mẹ Hội Thánh bằng chính việc sống trọn lời thề này. Nghi thức Mở đầu kết thúc qua việc các thầy phủ phục trong lời kinh cầu các Thánh, khẩn nguyện Thiên Chúa ban muôn ơn lành qua lời cầu bầu của các Thánh.
Tiếp đến là Nghi thức Chính yếu của Bí tích Truyền Chức. Nghi thức này bao gồm việc Đặt tay và Lời nguyện Thánh hiến. Kể từ đây, các thầy lãnh nhận ấn tín của Bí tích Truyền Chức, chính thức gia nhập hàng giáo sĩ để phục vụ Đức Kitô và Hội Thánh trong Thánh chức Phó tế. Các thầy sẽ thi hành Thừa Tác vụ Phó tế trong Hội Thánh dưới sự điều hành của Đức Giám Mục, trợ giúp hàng Linh mục trong việc phục vụ Dân Thánh.
Bí tích Truyền Chức kết thúc với Nghi thức Diễn nghĩa, bao gồm việc Trao dây Phó tế, Trao sách Phúc Âm và Trao hôn bình an.
Thánh lễ được tiếp nối với phần Phụng vụ Thánh Thể.
Trước khi nhận phép lành của Đức Giám Mục chủ tế, đại diện các Tân Phó tế đã bày tỏ tâm tình yêu thương, cảm tạ và tri ân Thiên Chúa và Mẹ Giáo hội, cộng đoàn dân Chúa và gia đình đã tận tâm tận lực dẫn dắt và đồng hành suốt cuộc hành trình ơn gọi, với ước mong được nhận lãnh thêm nhiều lời cầu nguyện và sự hỗ trợ của mọi người trên những bước đường ơn gọi.
Thánh lễ Truyền chức Phó tế khép lại trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa nhân lành, vì Người luôn yêu thương gìn giữ Giáo phận, và hôm nay ban thêm 9 vị tông đồ để cộng tác với chủ chăn chăm sóc đoàn chiên Giáo phận Bà Rịa, đồng thời cũng đặc biệt cầu nguyện cho các thầy luôn trung thành với ơn Chúa và sứ vụ lãnh nhận, biết rao truyền Tin Mừng của Chúa và quảng đại phục vụ anh chị em như Đức Kitô.
Ban Truyền Thông GP. Bà Rịa
Xem Hình
Trước 6 giờ đông đảo Đoàn Viên Liên Minh Thánh Tâm đã tập trung cùng với Cờ Đoàn để chuẩn bị dâng Thánh Lễ. Đúng 6 giờ, Ca Đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn với Cờ Hiệu của Đoàn cùng với đoàn chủ tế tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của ca Đoàn. Thánh Lễ được cử hành đồng tế do cha chánh xứ Đào Xuân Thành tuyên uý Đoàn chủ tế cùng đồng tế có cha Nguyễn Sơn Miên và cha Trần Hữu Lân.
Mở đầu Thánh Lễ, cha chủ tế ngỏ lời chào mừng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện và ngài nói tiếp: hôm nay cùng với Đoàn Liên Minh Thánh Tâm mừng lễ Thánh Tâm Chúa, Bổn Mạng của Đoàn, xin chúc mừng đoàn Liên Minh Thánh Tâm trong ngày mừng Bổn Mạng. xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau ( tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu).
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo phụng vụ Chúa Nhật XI Mùa Thường Niên.
Tin mừng hôm nay Thánh Mac-cô giới thiệu cầu chuyện Chúa Giêsu nói với dân chúng, vàNgài đưa ra dụ ngôn: “Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy ngủ hay thức, hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. Đất tự động sinh hoa kết quả: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. Lúa vừa chín, người ấy đem liềm ra gặt, vì đã đến mùa.”
Rồi Người lại nói: “Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được? Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại nhỏ nhất trong các hạt giống trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng.”
Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. Người không bao giờ nói với họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết.
Cha chủ tế phụ trách giảng lễ. Trong bài giảng ngài nhấn mạnh về dụ ngôn nước Trời trong Tin Mừng là việc từng người tiếp thu và nghe Lời Chúa tuỳ mức độ tiếp nhận của từng người như hạt giống gieo xuống đất. Xin cho mỗi người trong chúng ta khi tiếp nhận Lời Chúa cũng được sinh sôi nẩy nở đức tin cho từng người để Lời Chúa được mang lại sự sống đầy ân ích cho sự sống mai sau, nhất là xin cho mỗi người trong chúng ta cũng được trở nên hạt giống tốt để sinh nhiều hoa trái đức tin cho cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội. Đề cập đến Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, ngài nói: Hôm nay cùng với Đoàn Liên Minh Thánh Tâm mừng kính Thánh Tâm Chúa. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm là một Đoàn Thể quan trọng trong giáo xứ, gồm những gia trưởng, những trụ cột của từng gia đình. Đoàn chủ trương cỗ vũ việc Tôn Sùng Thánh Tâm Chúa, noi gương lòng Thuơng Xót của Thánh Tâm để sống vị tha, quảng đại và nhiệt thành trong nhiều công tác của giáo xứ. Nhân tiện đây, xin mời quý anh trong giáo xứ tham gia gia nhập Đoàn để tìm hiểu về đường lối của Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm. Nguyện xin Thánh Tâm Chúa luôn nâng đỡ các thành viên trong Đoàn Liên Minh Thánh Tâm và xin Thánh Tâm cho Đoàn luôn được thăng tiến.
Thánh Lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Thánh Thể.
Trước khi kết thúc Thán Lễ, cha chủ tế đại diện quý cha đồng tế chúc lành cho tất cả Đoàn Viên Liên Minh Thánh Tâm hiện diện trong Thánh Lễ, ngài nói: “Chúc mừng các thành viên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm trong ngày mừng Bổn Mạng, xin Thánh Tâm Chúa luôn nâng đỡ và hướng dẫn cho Đoàn luôn được thăng tiến, ngài nhấn mạnh Đoàn Liên Minh Thánh Tâm là Đoàn Thể quan trọng trong giáo xứ. Xin mời gọi quý anh gia nhập đoàn để cộng tác vào việc cỗ vũ phong trào Tôn Vương Thánh Tâm Chúa trong gia đình.”
Sau lời chúc mừng của cha chủ tế, quýcha đồng tế đã cùng với cha chủ tế chúc lành cho toàn thể anh em Đoàn Viên hiện diện và kết thúc với khúc ca cảm tạ: “Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa. Đến muôn đời con ngợi khen danh Chúa. Đến muôn đời, muôn muôn đời cón ca vang tình thương Chúa. Và mãi mãi con nhớ công ơn Người “ ( kết thúc khúc tạ ơn với tiếng vỗ tay của toàn tể cộng đoàn dân Chúa hiện diện)
Thánh lễ kết thúc lúc 7 giờ 10 với phép lành cuối lễ. Sau Thánh Lễ là phần chụp hình chung lưu niệm của an hem Đoàn viên hiện diện với quý cha.
Nguyễn An Quý
Ảnh của Tấn Đạt
Thăng bằng đứng giữa trời cao
Thiên nhiên huyền diệu người sao sánh bằng
(bt)
Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em một sáng kiến tuyệt vời của một linh mục Việt Nam tại giáo phận Spokane để có thể gần gũi và nâng đỡ anh chị em giáo dân giữa thời đại dịch kinh hoàng.
Vị linh mục này nguyên quán tại Đà Nẵng và thường xuyên đi với các Giám Mục Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam.
Tại Hoa Kỳ tỷ lệ dân số được tiêm chủng đã lên đến trên 40%, xã hội Hoa Kỳ đang rục rịch nối lại cuộc sống bình thường, các thánh lễ được tái lập trở lại và hơn một nửa số trong số 176 giáo phận và tổng giáo phận nghi lễ Latinh đã ra thông báo kêu gọi anh chị em tín hữu quay lại các thánh lễ Chúa Nhật.
Trong khi đó, tại Việt Nam, tỷ lệ tiêm chủng chỉ mới đạt được 0.03%. Do đó, tại nhiều nơi, các nhà thờ lại một lần nữa phải đóng cửa ngừa dịch một cách gắt gao hơn.
Lần này là một cơn dịch rất 'hung hăng': nó dữ tợn như cơn dịch cuả Ấn Độ và lan truyền nhanh chóng như cơn dịch cuả Anh Quốc, theo báo cáo cuả bộ Y Tế Việt Nam.
Khác với các lần trước, cơn dịch mới này đặc biệt xâm hại đến trẻ con. Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại cho biết tại Bắc Giang, 1000 trẻ em đang được cách ly để chữa trị. Tại Đà Nẵng trong số 6 em điều trị ở Bệnh viện Phổi có một em nhỏ chỉ mới có 6 tháng tuổi, gần đấy, trung tâm y tế đa khoa huyện Hòa Vang đang điều trị 12 em, từ 10 tháng cho tới 14 tuổi.
Nói như vậy không có nghĩa là Hoa Kỳ hay các nước giầu Tây Phương sẽ sớm thoát khỏi đại dịch nguy hiểm này. Một báo cáo mới nhất của ông chủ tịch hãng thuốc Moderna cho biết, hội nghị lần thứ 4 các khoa học gia mà họ triệu tập nhận định rằng các biến thể cuả virus này đang 'nhờn thuốc' và thay đổi mỗi ngày nhanh hơn. Thuốc chủng cuả họ cần phải cập nhật sớm.
Viễn ảnh tương lai là dù chúng ta ở nơi đâu, cũng sẽ phải chia chung một nhịp sống 'lúc đóng lúc mở' một cách rất bấp bênh.
Trong lãnh vực Mục Vụ, việc 'đóng cửa' là một thách đố cho các bậc hữu trách, cách riêng cho các vị đang phục vụ các giáo xứ.
Công nghệ truyền thông giải quyết được một phần trong những khó khăn như cử hành thánh lễ và một số nghi lễ khác, nhưng không có gì thay thế cho việc giao lưu thăm hỏi mà các vị mục tử cần phải làm, ít là đối với những người 'nguội lạnh'.
Để giải quyết khó khăn do việc cách ly xã hội, Cha Joachim Lê Quang Hiền thuộc giáo phận Spokane, Washington đã áp dụng một phương pháp rất đơn sơ và giản dị: Lần chuỗi Mân Côi qua điện thoại.
Những ai biết ngài thì đều biết rằng tuy làm chánh xứ cho một giáo xứ Mỹ nhưng ngài lúc nào cũng mau mắn hợp tác với các chương trình của người Việt. Những năm 1994, ngài đã đảm nhiệm chức vụ chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ, và dùng tài hùng biện đi quảng bá cho Liên Đoàn cũng như giảng phòng ở nhiều nơi. Ngài cũng đã nhiều lần cùng đi với phái đoàn các Giám Mục Hoa Kỳ thăm viếng các giáo phận tại Việt Nam.
Khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, Cha Hiền, lúc này đã về hưu, có ý tưởng cần phải phổ biến lòng sùng kính Đức Mẹ vì chỉ có Mẹ mới có thể cứu nhân loại qua cơn khốn khó này. Cách thức như sau:
Mỗi tối, ngài hẹn với một gia đình để cùng đọc kinh tối qua điện thoại.
Cha Hiền cho biết: “Thường là vào lúc 8:30 chiều là lúc họ đã ăn tối và coi TV xong. Tuy nhiên có những cụ già đi ngủ sớm thì tôi hẹn lúc 7:30, chẳng hạn. Còn với một số người Việt Nam làm nail thì giờ tốt nhất là 9:30 lúc họ đã về nhà”
“Thưa Cha, tại sao cha dùng điện thoại mà không dùng facetime hay là zoom cho linh động hơn?” anh Trần Mạnh Trác, phóng viên VietCatholic hỏi ngài.
“Không, chỉ điện thoại thôi, giản dị mà lại tập trung vào lời kinh, chứ facetime hay zoom thì dễ chia trí lắm, thí dụ như tôi nhìn thấy cảnh con cái chạy nhảy ăn uống vv... quan trọng là tập trung vào tâm linh”.
“Khi cha lần chuỗi với họ, cha xướng họ đáp, rồi chia sẻ bàn bạc về lời Chúa hay sao?”
“Chỉ lần chuỗi theo cách thức thông thường, thay phiên nhau xướng tùy, thêm một chút suy niệm sau mỗi ngắm. Khi kết thúc tôi khuyên nhủ vài lời và ban phép lành cho họ đi ngủ. Nếu gia đình có một kỷ niệm đặc biệt hoặc có lễ giỗ thì tôi thêm vào một lời nguyện hoặc chúc mừng. Nhưng nói chung một buổi đọc kinh như vậy sẽ không kéo dài quá 20 phút.”
Cha Hiền cho biết Ngài đã đi đủ vòng các gia đình của giáo xứ mà ngài từng cai quản và thêm vào đó là nhiều gia đình của hai giáo xứ bên cạnh. Sau khi tiếp cận với một số đông người như vậy, ngài đã khám phá ra một điều bất ngờ:
“Hầu như mọi người thì ai cũng 'thuộc lòng' kinh Tin Kính, nhưng nhiều khi tôi phải 'text' cho các em nhỏ kinh Kính Mừng thì chúng mới đọc được!”
Và để cho họ thông công một cách hữu ích hơn, Cha Hiền đã thu thập và soạn ra một ấn bản kinh Mân Côi, tiếng Anh và Việt Nam, rất đơn sơ và ngắn gọn nhưng lại thâm túy và thiết thực trong thời gian đại dịch.
1. Giáo Hội Công Giáo Nga tiến hành án phong thánh tử đạo
Hôm 21 tháng 5, Đức Tổng Giám Mục Paolo Pezzi của Giáo phận Mẹ Thiên Chúa, ở thủ đô Mascvơva đã chủ tọa phiên họp thứ 10 của tòa án giáo phận để điều chỉnh lại án tuyên phong: con số các Vị Tôi tớ Chúa được cứu xét trong án tuyên phong được giảm từ 15 xuống còn 10 vị, và danh xưng án tuyên phong từ nay được gọi là “Án tuyên chân phước hoặc tuyên bố là tử đạo cho Đức Cha Antonio Maletsky sinh năm 1861 và qua đời năm 1935, Giám mục hiệu tòa Donizana, Giám quản tông tòa Leningrad và 9 bạn bị giết vì sự hận thù đức tin”.
Ngoài Đức Cha Maletsky, còn có giám chức Konstantin Budkevich sinh năm 1867, qua đời 1923, 4 linh mục, Mẹ Ekaterina Sienskaya, tục danh là Anna Abrikosova sinh năm 1883 và qua đời 1936 và một giáo dân. Tất cả đều là những người bị sát hại trong cuộc bách hại của cộng sản Nga.
Bộ Tuyên thánh đã cho phép gộp Đức cha Karol Svlivosky sinh năm 1855, qua đời năm 1933 ở Vladivostok và một linh mục khác vào án tuyên phong này, nhưng loại ba người khác khỏi danh sách. Trong vòng vài năm tới đây, người ta hy vọng có thể hoàn tất cuộc điều tra ở cấp giáo phận về các vị Tôi tớ Chúa này và hồ sơ được chuyển về Bộ Tuyên thánh ở Roma để cứu xét.
2. Tờ New York Times đã phải đính chính một bài báo chỉ trích Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12
Nữ tu Margherita là một giảng viên Đại Học, một học giả văn chương và là một thành viên tận tụy của dòng Giáo viên Tôn giáo Filippini, là dòng sơ đã gia nhập năm 1935. Nữ tu người Mỹ này đã viết tám cuốn sách để bênh vực Đức Piô XII, sau khi nghỉ hưu với tư cách là giáo sư ngôn ngữ và văn học Ý tại Đại học Fairleigh Dickinson. Khi sơ qua đời, cuộc đời và những thành tựu của sơ không chỉ được Vatican và các phương tiện truyền thông Công Giáo ca ngợi, mà cả các cơ quan truyền thông thế tục lớn trên thế giới cũng tôn vinh.
Tuy nhiên, trong khi tôn vinh sơ, nhiều người cũng không bỏ lỡ cơ hội tung ra những tâm tình bài Công Giáo rất sai lầm và vụng về.
Tờ New York Times là một thí dụ điển hình. Sau khi ghi nhận sự nghiệp học thuật rất được ca ngợi và công trình nghiên cứu phi thường của Nữ tu Marchione về Đức Piô XII, tờ New York Times lưu ý rằng “Yad Vashem, đài tưởng niệm các nạn nhân Diệt Chủng ở Israel, nơi cũng thừa nhận những người đã cứu người Do Thái khỏi nạn diệt chủng, đã chỉ trích Đức Piô XII rất nhiều”.
Người viết tường trình rằng “Trong bảo tàng này, bên dưới một bức ảnh của ngài, có ghi các lời sau đây: 'Mặc dù các báo cáo về vụ sát hại người Do Thái đã tới Vatican, nhưng Đức Giáo Hoàng đã không phản đối bằng cách lên tiếng hoặc bằng văn bản. Vào tháng 12 năm 1942, ngài đã không tham gia cùng các thành viên của Đồng minh lên án việc sát hại người Do Thái. Ngay cả khi những người Do Thái đang bị trục xuất từ Rome đến Auschwitz, Đức Giáo Hoàng cũng không can thiệp”.
Trên thực tế, các lời lẽ trên đã được Yad Vashem thay thế vào năm 2012, dựa vào một nghiên cứu tốt hơn, và thuận lợi hơn nhiều đối với Đức Piô XII. Tuyên bố sửa đổi nêu bật bài diễn văn Giáng sinh năm 1942 của Đức Piô XII, trong đó, ngài lên án tội giết người hàng loạt dựa trên quốc tịch hoặc chủng tộc của người ta. Tuyên bố cũng ghi nhận việc Đức Giáo Hoàng kêu gọi các quốc gia bị Đức Quốc xã chiếm đóng giúp đỡ các người Do Thái bị đàn áp ra sao; và thừa nhận nghiên cứu cho rằng chiến lược thời chiến của Đức Piô XII “đã cho phép một số lượng đáng kể các hoạt động giải cứu bí mật diễn ra”.
Bách khoa mở Wikipedia vẫn còn giữ tuyên bố cũ và chính tờ New York Times cũng đã viết về những thay đổi đáng hoan nghênh này trong câu chuyện của mình với nhan đề: “Bảo tàng Diệt chủng của Israel đã làm dịu sự chỉ trích của họ đối với Đức Giáo Hoàng Piô XII”, được công bố ngày 1 tháng 7 năm 2012.
Một độc giả đã ngay lập tức viết một lá thư cho New York Times, khen ngợi họ đã dành sự quan tâm quảng đại đến các thành tựu của Nữ tu Marchione, nhưng chỉ ra lỗi nghiêm trọng trên và yêu cầu sửa chữa. Một ngày sau, vào ngày 2 tháng 6, tờ New York Times đã đăng bài đính chính.
Các biên tập viên thừa nhận rằng cáo phó của tờ báo, “đã nhắc đến một trưng bày lỗi thời về Đức Piô trong một viện bảo tàng do Yad Vashem, đài tưởng niệm các nạn nhân của Diệt chủng ở Israel, điều hành.
Đức Piô XII thực sự đã can thiệp để giải cứu nhiều người Do Thái trong cuộc lục soát cộng đồng Do Thái ở Rôma của Đức Quốc xã. Nhưng chắc chắn ngài không thể quảng cáo sự thật đó, như nhà sử học lỗi lạc Owen Chadwick đã nhận xét, vì sợ rằng điều đó sẽ kích thích Đức Quốc xã xâm nhập các khu trú ẩn của Đức Giáo Hoàng ở Rôma và bắt giữ tất cả những người Do Thái lúc đó đang được Đức Giáo Hoàng và vô số tu sĩ bảo vệ.
3. Ngày bác ái tại Tây Ban Nha
Chúa nhật vừa qua, Giáo Hội Công Giáo tại Tây Ban Nha đã cử hành ngày Bác ái và cho biết trong năm qua, các cơ quan bác ái của Giáo hội tại nước này đã giúp đỡ hơn hai triệu người nghèo.
Trong thư công bố nhân Ngày Bác ái, các giám mục Tây Ban Nha viết: “Với các nhân viên thiện nguyện, chúng ta phá vỡ những xiềng xích cô lập và tách biệt chúng ta, để kiến tạo những nhịp cầu, nhờ lòng yêu thương đối với anh chị em túng thiếu của chúng ta”.
Ngày Bác ái do Ủy ban về hoạt động từ thiện và xã hội thuộc Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha phối hợp, với sự cộng tác của 86.566 người, trong đó có 80.995 người thiện nguyện, hơn 5.570 nhân viên, phục vụ tại gần 5.600 trung tâm và các văn phòng rải rác tại các giáo xứ Công Giáo trên toàn quốc.
Trong dịp này, Ủy ban đã phổ biến các chứng từ, như của bà Glenda Ursula Pecho, một phụ nữ gốc Peru cùng với chồng và 4 người con ở Badajoz. Gia đình bà đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn, và tìm đến Caritas ở Giáo xứ Đức Mẹ Guadalupe, thuộc vùng Estremadura miền nam Tây Ban Nha để xin hỗ trợ. Bà kể: “Khi các cánh cửa khác bị đóng, cánh cửa Caritas vẫn luôn mở. Tại đây, người ta động chạm cụ thể sự giúp đỡ của Thiên Chúa. Tại Văn phòng Caritas này, họ đã tiếp đón tôi rất tử tế ngay từ ngày đầu... Tuy ở xa quê hương, nhưng tôi không còn thấy lẻ loi. Và như thể Chúa nói với bạn: “Cha ở đây để giúp đỡ con và bảo đảm cho con tất cả những gì con cần”.
4. Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi dòng kinh sĩ Prémontré
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi sứ điệp chúc mừng dòng kinh sĩ Prémontré, nhân dịp kỷ niệm 900 năm thánh Norberto thiết lập đan viện đầu tiên của dòng và ngài mời gọi con cái thánh nhân luôn giữ tâm hồn cởi mở, đón tiếp những ai tìm đến xin giúp đỡ về tinh thần và vật chất.
Thánh Norberto sinh tại Xanten, bên Đức năm 1180. Sau những năm phục vụ tại triều đình hoàng đế Enrico V, ngài theo đuổi đời sống tu trì khổ hạnh, thành lập đan viện đầu tiên tại thung lũng Prémontré, miền bắc Pháp và sau này được bổ nhiệm làm Tổng ‘giám mục giáo phận Mardeburg, bên Đức, thành lập nhiều đan viện trong giáo phận của ngài. Thánh nhân qua đời năm 1134, lúc 54 tuổi. Dòng kinh sĩ Prémontré hiện có 77 đan viện và khoảng 1180 tu sĩ.
Trong sứ điệp gửi cha Jozef Wouters, Viện Phụ tổng quyền dòng kinh sĩ Prémontré, Đức Thánh Cha gợi lại cuộc đời và hành trình tu trì của thánh Norberto, việc thành lập đan viện đầu tiên và ảnh hưởng của thánh nhân: nhiều người nam nữ liên kết với các cộng đoàn dòng kinh sĩ, những người muốn phản ánh cuộc sống của Giáo hội tiên khởi như được mô tả trong Tông đồ Công vụ.
Đức Thánh Cha viết: “Ngay từ đầu các tu sĩ Prémontré đã chứng tỏ sự dấn thân rất lớn đối với những người ở bên ngoài cộng đoàn, sẵn sàng đồng hành với họ. Chẳng bao lâu, từ đó nảy sinh những cộng đoàn mới, theo lối sống của thánh Norberto. Hỡi các con cái của thánh Norberto, anh em hãy luôn bảo tồn sự cởi mở tâm hồn như vậy, và cũng biết mở rộng cửa nhà, để đón nhận những người tìm kiếm lời khuyên nhủ tinh thần, những người xin trợ giúp vật chất, những người muốn chia sẻ kinh nguyện của anh em. Ước gì phụng vụ của anh em luôn luôn là lời chúc tụng Thiên Chúa, cho và với dân Chúa”.
1. Đức Thánh Cha bổ nhiệm tân tổng trưởng Bộ Giáo Sĩ. Người Đại Hàn đầu tiên làm tổng trưởng tại Giáo triều Rôma
Hôm thứ Sáu 11 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Lagiarô Du Huỳnh Trị (유흥식, You Heung-sik), giám mục giáo phận Đại Điền (대전시, Daejon), làm tân Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ tại Vatican.
Vị giám mục 69 tuổi này sẽ đi vào lịch sử như là người Đại Hàn đầu tiên lãnh đạo một Bộ ở Vatican.
Đức Cha Du sẽ kế nhiệm vị Hồng Y người Ý Beniamino Stella, là nhà lãnh đạo Tòa thánh chịu trách nhiệm giám sát các linh mục và phó tế giáo phận trên thế giới từ năm 2013. Đức Hồng Y Stella sẽ tròn 80 tuổi vào ngày 18 tháng 8 tới đây và sẽ giữ chức vụ này cho đến khi người kế nhiệm ngài nhậm chức.
Đức Cha Du là người Á châu thứ hai lãnh đạo Bộ Giáo sĩ, sau Hồng Y người Phi Luật Tân José Tomás Sánchez, là vị đã lãnh đạo Bộ này từ năm 1991 đến năm 1996.
Ngài cũng là người Á châu thứ hai hiện đang lãnh đạo một trong chín Bộ của Vatican, cùng với Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc và cựu tổng giám mục của Manila, Phi Luật Tân.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện một số chuyến đi đến Á châu kể từ khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng vào năm 2013 và đã nói với Đức Hồng Y Tagle vào năm 2015 rằng ngài tin rằng “tương lai của Giáo hội là ở Á châu”.
Trong một diễn biến khác, Đức Giáo Hoàng đã ra lệnh thanh tra tông tòa Bộ Giáo sĩ trước khi Đức Cha Du nhậm chức. Ngài cũng đã ra lệnh thanh tra tông tòa Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích trước khi ngài bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche lãnh đạo Bộ này.
Đức Cha Du đã lãnh đạo giáo phận Đại Điền từ năm 2005, sau khi được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá vào năm 2003.
Ngài sinh tại thành phố Luân Sơ (Nonsan, 논산시) vào ngày 17 tháng 11 năm 1951. Ngài được thụ phong linh mục tại giáo phận Đại Điền vào ngày 9 tháng 12 năm 1979.
Ngài đã tiếp đón Đức Thánh Cha Phanxicô tại giáo phận của mình vào tháng 8 năm 2014 khi Đức Thánh Cha tham gia Ngày Giới trẻ Á Châu lần thứ sáu và cử hành Thánh lễ tại Sân vận động Giải Túc Cầu Thế Giới tại Đại Điền.
Đức Cha Du cũng đã thực hiện nhiều chuyến đi đến Bắc Triều Tiên thay mặt cho hội đồng giám mục Nam Hàn.
Đức Cha Du đã tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên ở Rôma vào năm 2018. Trong một cuộc họp báo với thượng hội đồng vào ngày 11 tháng 10 năm 2018, ngài nói rằng sẽ rất “đẹp” nếu có thể có một chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Bắc Triều Tiên, nhưng “trên thực tế, có rất các bước cần thực hiện”.
“Nhưng trước khi làm điều gì đó, bạn phải xây dựng nền tảng. Khi việc xây dựng cơ bản được hoàn thành, Đức Giáo Hoàng có thể đến thăm”, ngài nói với các nhà báo.
Source:Catholic News Agency
2. Các cuộc lục soát tại giáo phận Ozieri
Liên quan đến cuộc điều tra của Vatican về cáo buộc biển thủ của Hồng Y Giovanni Angelo Becciu, các cuộc tìm kiếm đã được thực hiện trong tuần qua trên đảo Sardinia của Ý.
Đầu tiên là cuộc khám xét diễn ra tại văn phòng của Spes Cooperative, một công ty trách nhiệm hữu hạn do Antonino, em trai của Hồng Y Becciu, làm đại diện về mặt pháp lý. Cuộc khám xét tiếp theo diễn ra tại Tòa Giám Mục Ozieri và tại văn phòng Caritas giáo phận.
Ozieri là giáo phận cũ của Hồng Y Becciu, trên đảo Sardinia.
Theo các phương tiện truyền thông Italia, Công tố viên Maria Teresa Gerace của Rôma là người đã ra lệnh khám xét theo yêu cầu của các công tố viên Vatican.
Luật sư của Hồng Y Becciu đã đưa ra một tuyên bố ngày 10 tháng 6 hoan nghênh việc lục soát này và nhấn mạnh rằng việc xem xét các tài liệu sẽ cho thấy rằng hành động của Đức Hồng Y Becciu là hoàn toàn hợp pháp.
Ông nói rằng một cuộc điều tra về các tài liệu được thực hiện trong các cuộc khám xét “chỉ xác nhận thêm tính đúng đắn tuyệt đối trong cách làm việc của Đức Hồng Y Becciu, Giáo phận Ozieri, và Spes Cooperative, một hợp tác xã uy tín chưa từng bị chế tài và đáp ứng hoàn hảo các quy định và mục đích của hợp tác xã”.
Trong một tuyên bố trên Facebook, Mario, một người em trai khác của Đức Hồng Y Becciu nói rằng cuộc lục soát đã được Vatican yêu cầu vào tháng 10 năm 2020 nhưng đến nay mới được cảnh sát tài chính của Ý tiến hành.
Ông cũng nói rằng các tài liệu sẽ cho thấy các cáo buộc tham ô chống lại anh trai ông là sai sự thật.
“Không có chuyện chuyển tiền giữa anh em chúng tôi! Sự thật áp đảo sẽ tự nó nói lên.”
Đức Hồng Y Becciu đã nhiều lần phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào. Ngài dự kiến sẽ phải hầu tòa tại Vatican vì các cáo buộc liên quan đến sai sót tài chính trong thời gian ngài là sostituto, tức là Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Các tuyên bố về danh mục đầu tư được công khai trên các phương tiện truyền thông vào năm ngoái cho thấy Hồng Y Becciu đã chỉ đạo việc chuyển tiền của Vatican và các giám mục Ý để cho anh em ngài vay cho các dự án mà họ sở hữu và điều hành.
Đức Cha Corrado Melis của Ozieri nói rằng ngài rất buồn vì cuộc lục soát, mà ngài gọi là “một lộ trình đau đớn không cần thiết”. Ngài nói thêm rằng giáo phận sẽ hợp tác trong việc bàn giao các tài liệu cho Tòa Thánh.
Theo Đức Cha Corrado, việc tổ chức thường xuyên và thích hợp các tài khoản của giáo phận “tạo nên sự bảo đảm cho việc quản lý thường xuyên và minh bạch” các hoạt động tâm linh và bác ái của Giáo phận Ozieri.
Trong tuyên bố của mình, vị giám mục nói rằng việc khám xét giáo phận được thực hiện bởi các hiến binh của Vatican. Các hiến binh của Vatican không có quyền tài phán trên lãnh thổ Ý.
Source:Catholic News Agency
3. Hồng Y Đoàn sau khi vị Hồng Y Úc Đại Lợi tròn 80 tuổi
Đức Hồng Y George Pell tròn 80 tuổi hôm thứ Ba, mất quyền bỏ phiếu trong mật nghị bầu Giáo Hoàng trong tương lai.
Vị Hồng Y người Úc đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị tấn phong Hồng Y vào tháng 10 năm 2003, khi ngài đang là Tổng giám mục của Sydney. Mười năm sau, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài làm thành viên Hội đồng Hồng Y, và một năm sau, giao cho ngài phụ trách tài chính của Vatican.
Năm 2017, Đức Hồng Y Pell rời Rôma quay về Úc Đại Lợi để bảo vệ sự vô tội của mình trước các cáo buộc lạm dụng. Sau 404 ngày ngồi tù vào năm 2019, cuối cùng ngài đã được tuyên bố trắng án. Ngài trở lại sống ở Rôma vào ngày 30 tháng 9 năm 2020.
Sinh ngày 8 tháng 6 năm 1941, tại Ballarat, Đức Hồng Y Pell được thụ phong linh mục cho giáo phận này năm 1966. Ngài được phong làm Giám Mục Phụ Tá của Melbourne vào năm 1987, và chín năm sau ngài được bổ nhiệm làm tổng giám mục của Melbourne.
Năm 2001, ngài được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Sydney, nơi ngài phục vụ cho đến khi được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm phụ trách Bộ Kinh tế mới được thành lập và lãnh đạo các nỗ lực cải cách các vấn đề tài chính của Vatican vào năm 2014.
Nhật ký trong tù của Đức Hồng Y Pell, được viết trong khi ngài bị biệt giam, đang được xuất bản thành ba tập. Ignatius Press phát hành cuốn sách thứ hai vào ngày 3 tháng Năm vừa qua.
Đức Hồng Y Pell đã nói rằng ngài không thể dâng thánh lễ trong tù vì ngài không được phép tiếp cận với rượu để dùng trong thánh lễ.
Vào ngày 13 tháng 5, Đức Hồng Y Pell đã dẫn đầu một cuộc rước Thánh Thể tại Đại học Giáo hoàng Thánh Thomas Aquinas, còn được gọi là Angelicum, ở Rome. Ngài nói với cộng đoàn niềm xúc động của mình vì trong 13 tháng bị giam, ngài “không thể cử hành Thánh lễ và tham dự Thánh lễ. “
“Tôi đã lắng nghe nhiều nhà giảng đạo Tin lành, và tôi càng nhận thức rõ hơn về vị trí trung tâm của việc cử hành phụng vụ. Đó là một ân sủng liên quan đến hy lễ của Chúa Kitô. Đó là một hành động tôn thờ tỏ tường. Nó liên quan đến toàn bộ con người của chúng ta. Nó cần niềm tin để thực hành”.
Vào năm 1970, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã quy định rằng các Hồng Y từ 80 tuổi trở lên không được tham gia vào quá trình bầu chọn giáo hoàng, với lý do “vấn đề tuổi già” và ý nghĩa của nó đối với “các nhiệm vụ đặc biệt nghiêm trọng và tế nhị” của chức vụ Hồng Y..
Tổng cộng, sáu vị Hồng Y đã tròn hoặc sẽ quá 80 tuổi vào năm 2021, nghĩa là mất quyền bỏ phiếu trong mật nghị.
Trong số này có Hồng Y Wilfrid Fox Napier của Durban, người đã bước sang tuổi 80 vào ngày 8/3.
Hồng Y Beniamino Stella, tổng trưởng Bộ Giáo sĩ, sẽ tròn 80 tuổi vào ngày 18 tháng 8.
Vào thời điểm hiện nay, Hồng Y đoàn gồm 222 thành viên, trong đó 124 Hồng Y cử tri.
Source:Catholic News Agency
4. Đức Hồng Y Walter Kasper bày tỏ âu lo về Tiến Trình Công Nghị tại Đức
Vị Hồng Y rất cấp tiến đã từng hô hào cho những người ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ đã tỏ ra rất âu lo trước nguy cơ Tiến Trình Công Nghị tại Đức đang dẫn dắt Giáo Hội tại đây đến chỗ ly giáo.
Đức Hồng Y Walter Kasper, một nhà thần học người Đức rất có ảnh hưởng, và được coi là gần gũi với Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rằng ngài “rất lo lắng” về “Tiến Trình Công Nghị” đang gây tranh cãi của Giáo Hội Công Giáo Đức.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 8 tháng 6 với Passauer Bistumsblatt, ngài cho biết rằng ngài hy vọng lời cầu nguyện của các tín hữu Công Giáo sẽ có thể sửa chữa tình huống nguy hiểm này.
Vị Hồng Y 88 tuổi người Đức nói: “Tôi vẫn chưa từ bỏ hy vọng rằng những lời cầu nguyện của nhiều tín hữu Công Giáo sẽ giúp đưa Tiến Trình Công Nghị ở Đức đi đúng hướng Công Giáo.”
Cuộc phỏng vấn này diễn ra chỉ vài ngày sau khi một vị Tổng Giám Mục người Mỹ là Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver kêu gọi các Giám Mục Đức “ăn năn sám hối” và “tin vào Tin Mừng”.
Đức Hồng Y Kasper nói với tờ báo hàng tuần của Giáo phận Passau, ở đông nam nước Đức, rằng các nhà tổ chức Tiến Trình Công Nghị đáng lẽ phải chú ý hơn đến bức thư năm 2019 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi cho Giáo hội Đức.
Đức Hồng Y Kasper hỏi: “Tại sao Tiến Trình Công Nghị không đoái hoài gì đến bức thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và, trong tư cách là một thượng hội đồng, lẽ ra họ phải xem xét các câu hỏi quan trọng dưới ánh sáng của Tin Mừng?”
CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, tường trình rằng Đức Hồng Y Kasper nhận định rằng những tiếng nói ồn ào của các cá nhân và các nhóm chiếm ưu thế trong các cuộc thảo luận công khai.
Ngài nói, “Thoạt đầu, có thể để cho các ý kiến khác nhau lên tiếng mà không bị gạn lọc. Nhưng điều ra ngoài sức tưởng tượng của tôi, là các đòi hỏi như bãi bỏ lối sống độc thân và phong chức linh mục cho phụ nữ cuối cùng đã tìm được đa số 2/3 của Hội Đồng Giám Mục”.
Đức Hồng Y chỉ trích không những nội dung của Tiến Trình Công Nghị mà cả cấu trúc của nó. Ngài cho rằng nó bị cản trở bởi một “dị tật bẩm sinh”, và nhấn mạnh rằng diễn trình này đứng “trên đôi chân yếu ớt.”
Nhà thần học, người từng là giám mục của Rottenburg-Stuttgart từ năm 1989 đến năm 1999, nói rằng sự đổi mới chỉ có thể đến từ sự phát triển bên trong của đức tin, đức cậy và đức mến.
Khi Đức Phanxicô được bầu vào ngôi Giáo Hoàng, Đức Cha Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức hiện nay mới chỉ là một linh mục. Tuy nhiên, ngày nay, ngài được các phương tiện truyền thông thế tục tung hô là Neuer Papst, nghĩa là “Tân Giáo Hoàng”. Những cải cách của Đức Phanxicô bị chê là “nửa vời” trong khi các cải cách do Đức Cha Georg Bätzing đề nghị như chúc lành cho các kết hiệp đồng tính, cho người Tin Lành rước lễ, phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục được xem là “cách mạng” hơn.
Không biết ngài có tự huyễn hoặc mình hay không, nhưng ngài hành xử có vẻ như một Giáo Hoàng thiệt sự. Thư của Đức Phanxicô, ngài không đoái hoài đến, quyết định của Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngài ngang nhiên chống lại và thách thức. Cách hành xử như thế thật đáng âu lo.
Source:Catholic News Agency