Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật 11 Mùa Thường Niên B
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
00:00 13/06/2018
Hạt Giống
Vào một đêm nọ, người phụ nữ nằm mơ. Chị thấy mình bước vào một siêu thị. Khách hàng tấp nập. Có một quày hàng đặc biệt, người ta chen chân không lọt. Chị ngạc nhiên thấy Chúa Giêsu đứng bán ở quày hàng này.
Chờ đợi đến phiên mình, chị hỏi: Chúa mà cũng bán hàng sao? Chúa bán cái gì ở đây vậy?
Chúa trả lời: Ta bán mọi sự con đang ước muốn trong trái tim con.
Chị nói liền một hồi: Thưa Chúa, con muốn có bình an, có tình yêu, có hạnh phúc, có khôn ngoan và tự do không sợ hãi. Suy nghĩ một lúc, chị lại thêm: không chỉ cho con mà thôi nhưng còn cho chồng, cho con và cho những người thân yêu của con nữa.
Chúa mỉm cười và nói: hỡi con yêu dấu, ở đây,Ta không bán hoa trái mà chỉ bán hạt giống thôi. (Anthony de Mello).
Trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn hạt giống để rao giảng về Nước Thiên Chúa. Hình ảnh cụ thể và dễ hiểu. Nước Thiên Chúa giống như người nông dân gieo hạt xuống đất. Hạt giống âm thầm nẩy mầm, phát triển và sinh bông hạt. Cũng vậy, hạt giống Lời Chúa được gieo vào lòng thế giới và gieo vào lòng người sẽ nảy mầm và sinh nhiều hoa trái tốt lành. Nước Thiên Chúa là vương quốc của tình yêu và sự thật, không ngừng tăng trưởng dọc dài thời gian của lịch sử nhân loại. Không ai có thể ngăn cản sự phát triển của Nước Thiên Chúa. “Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống này nảy mầm và mọc lên, bằng cách nào thì người ấy không biết”. Sự kỳ diệu của hạt giống là vẫn âm thầm lớn lên theo quy luật tự nhiên và sẽ có một ngày nó trở thành cây cao bóng cả cho đàn chim trú ngụ. Hãy đi ra và gieo hạt giống Tin mừng, hạt giống yêu thương phục vụ, Chúa sẽ giúp hạt giống nảy mầm, lớn lên và sinh hoa kết trái nơi môi trường chúng ta đang sống.
Dụ ngôn “Hạt lúa âm thầm mọc lên” (x. Mc 4,26-29) chính là hình ảnh của Tin mừng chan hoà trong một nền văn hoá.
Hạt giống Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô đã đến với quê hương Việt Nam gần năm thế kỷ.Trước đó cả ngàn năm đã có ba tôn giáo lớn là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và Tín Ngưỡng dân gian ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam. Phong tục tập quán, văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, đã được nhào luyện bởi tất cả những mầm sống cũng như giới hạn các tín ngưỡng đó.
Trên nền tảng một đời sống tâm linh phong phú mà Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và nhất là Ðạo Ông Bà đã xây dựng từ hơn một ngàn năm, hạt giống Tin Mừng đã nẩy mầm và trổ sinh nhiều hoa trái. Tinh thần hiếu khách, lòng bao dung làm cho người Việt Nam sẵn sàng tiếp xúc với những người tỏ ra có thiện cảm với mình, cho dù họ từ xa đến. Với những đức tính như lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới trong gia đình, với một đời sống yêu thích tĩnh mịch và chiêm niệm, tâm hồn người Việt Nam là một mãnh đất tốt để đón nhận những giá trị thiêng liêng hàm chứa trong Tin Mừng.
Nhờ các nhà truyền giáo, từ các thế hệ tiền nhân, người Việt đã nhận lãnh nhiều điều tốt lành: những thường thức về vệ sinh, khoa học, những hiểu biết mới, những đồ vật quý hiếm cũng như những trợ giúp vật chất dù rất khiêm tốn, những nhân vật thánh thiêng đầy nhân ái... khiến họ, nhất là những người thuộc lớp bình dân, sẵn sàng đón nhận giáo lý mà những người tốt lành như vậy mang đến cho họ. Nhờ đó những tập tục phi lý và phi nhân (bùa mê, sát tế) như một gánh nặng đè lên cuộc đời của họ nay được cởi bỏ. Khi đã tìm gặp một vị thần đầy yêu thương, họ liền cảm thấy được giải thoát và tin theo.
Rao giảng Tin Mừng cho họ cần gắn liền với phát triển cuộc sống, quan tâm săn sóc sức khỏe, nâng cao văn hóa giáo dục. Người truyền giáo cần phải sống giữa những anh chị em này và chia sẽ đời sống của họ. Ðó là điều cần phải làm trước tiên và đó là chìa khóa thành công của một nhà truyền giáo thật sự. Cần huấn luyện những cá nhân trưởng thành và những tổ chức tự lập ngõ hầu những thành phần của địa phương có thể rao giảng phúc âm cho chính đồng bào của họ và cung cấp những giáo dân có đức tin vừng mạnh, có trình độ trí thức tốt, có khả năng làm việc cách hăng say giữa anh chị em mình.
Tôi có đi du lịch hành hương đất nước Hàn Quốc. Theo linh mục Piero Gheddo, thuộc Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Milano: “Trong suốt 50 năm qua có lẽ đã không có quốc gia nào trên thế giới có được sự phát triển liên tục trên mọi bình diện chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo như Hàn Quốc. Sự phát triển mạnh mẽ này cũng xảy ra đối với Kitô giáo nữa. Thật thế, từ năm 1960 đến năm 2010, dân số Hàn Quốc từ 23 triệu đã tăng lên 48 triệu người. Lợi tức bình quân tính trên đầu người gia tăng từ 1.300 USD lên 19.500 USD hằng năm. Số Kitô hữu từ 2% tăng lên 30%, trong đó có khoảng 11% là tín hữu Công Giáo, tức khoảng 5,4 triệu. Số linh mục từ 250 lên đến 5.000”. (Nhật báo Avvenire (Tương lai), cơ quan ngôn luận chính thức của Hội đồng Giám mục Italia số ra ngày 8-4-2012).
Với hơn 5.000 linh mục hiện nay, tính bình quân, mỗi vị coi sóc 1.100 tín hữu. Hồi năm 2008, số tín hữu Công Giáo đã vượt 10% tổng số dân Hàn Quốc và gia tăng 3% mỗi năm.
Theo thống kê của Giáo Hội năm 2009, số người lãnh nhận bí tích Rửa tội đã là 159.000, và đã có 149 phó tế được thụ phong linh mục, tức gia tăng 21 vị so với năm 2008. Trong năm 2009 có 69% người Hàn Quốc thuộc lứa tuổi 23 tới 40. Điều này cho thấy người dân Hàn Quốc rất trẻ trung và tràn đầy sức sống.
Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jin Suk, Tổng Giám mục thủ đô Seoul, cho biết trong 10 năm qua, số tín hữu Công Giáo Hàn Quốc đã gia tăng từ 3 lên đến hơn 5 triệu, khiến cho Giáo Hội Hàn Quốc là Giáo Hội tiến triển mạnh nhất châu Á. Tại Hàn Quốc, quyền tự do tôn giáo được hoàn toàn tôn trọng.
Hiện nay Giáo Hội Hàn Quốc đang sống chương trình gọi là "Rao giảng Tin Mừng hai mươi hai mươi", có nghĩa là mọi tín hữu trong Giáo Hội phải dấn thân truyền giáo làm sao để vào năm 2020, số tín hữu Công Giáo đạt tỷ lệ 20% tổng số dân Hàn Quốc, nghĩa là gia tăng gấp đôi số tín hữu hiện nay lên 10 triệu.
Loan báo Tin Mừng là chia sẻ cuộc sống, một cuộc sống như chính Chúa Giêsu đã sống, là yêu thương mọi người, và yêu thương đến cùng (x. Ga 13,11), yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu (x. Ga 15,13).
Một Giáo Hội khiêm nhu nhỏ bé dễ hòa mình vào giữa đại đa số những người nghèo của Châu Á. Và một Giáo Hội không quyền lực dễ gần gũi số đông những người chỉ mơ ước được làm người, được cơm no áo ấm, được học hành và có việc làm. Vì phải chăng đã đến lúc cần sáng tạo ra những "mô hình" mới của Giáo Hội như là những cộng đồng nhỏ bé, dễ hòa mình vào những cộng đồng xã hội của người nghèo: những cộng đồng nghèo hơn, ít bề thế, ít cồng kềnh, khiến người ta không còn e dè sợ hãi khi tiếp cận, gặp gỡ, những cộng đồng mở rộng hơn là khép kín. Sau cùng đó là những cộng đồng quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống toàn diện của con người, không chỉ khép kín trong đời sống thuần túy tôn giáo, nghĩa là trong việc cử hành bí tích hay phụng vụ, mà còn dấn thân trực tiếp vào việc cải thiện đời sống vật chất, nâng cao văn hóa và giáo dục cho người dân, nhất là những người nghèo. Tục ngữ Việt Nam có câu: "có thực mới vực được đạo". Giáo Hội không được sai đến để giải quyết vấn đề kinh tế xã hội... nhưng không phải vì thế mà Giáo Hội không quan tâm đến những vấn đề ấy. Chúa Giêsu đã loan báo Tin Mừng không chỉ bằng lời nói, mà Tin Mừng của Người là "làm cho người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết chỗi dậy" (Lc 7,22).
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, truyền giáo chính là “làm muối,” “làm men,” “làm ánh sáng”... như những hình ảnh chính Chúa Giêsu đã dùng khi trao sứ mạng cho các môn đệ. Muối, men, ánh sáng thì không ồn ào áp chế, công việc của nó là âm thầm hiện diện, và chỉ cần hiện diện đúng như bản chất của mình, tự khắc môi trường xung quanh nó sẽ thấm mặn, sẽ dậy men, và sẽ đầy ánh sáng.
Vào một đêm nọ, người phụ nữ nằm mơ. Chị thấy mình bước vào một siêu thị. Khách hàng tấp nập. Có một quày hàng đặc biệt, người ta chen chân không lọt. Chị ngạc nhiên thấy Chúa Giêsu đứng bán ở quày hàng này.
Chờ đợi đến phiên mình, chị hỏi: Chúa mà cũng bán hàng sao? Chúa bán cái gì ở đây vậy?
Chúa trả lời: Ta bán mọi sự con đang ước muốn trong trái tim con.
Chị nói liền một hồi: Thưa Chúa, con muốn có bình an, có tình yêu, có hạnh phúc, có khôn ngoan và tự do không sợ hãi. Suy nghĩ một lúc, chị lại thêm: không chỉ cho con mà thôi nhưng còn cho chồng, cho con và cho những người thân yêu của con nữa.
Chúa mỉm cười và nói: hỡi con yêu dấu, ở đây,Ta không bán hoa trái mà chỉ bán hạt giống thôi. (Anthony de Mello).
Trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn hạt giống để rao giảng về Nước Thiên Chúa. Hình ảnh cụ thể và dễ hiểu. Nước Thiên Chúa giống như người nông dân gieo hạt xuống đất. Hạt giống âm thầm nẩy mầm, phát triển và sinh bông hạt. Cũng vậy, hạt giống Lời Chúa được gieo vào lòng thế giới và gieo vào lòng người sẽ nảy mầm và sinh nhiều hoa trái tốt lành. Nước Thiên Chúa là vương quốc của tình yêu và sự thật, không ngừng tăng trưởng dọc dài thời gian của lịch sử nhân loại. Không ai có thể ngăn cản sự phát triển của Nước Thiên Chúa. “Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống này nảy mầm và mọc lên, bằng cách nào thì người ấy không biết”. Sự kỳ diệu của hạt giống là vẫn âm thầm lớn lên theo quy luật tự nhiên và sẽ có một ngày nó trở thành cây cao bóng cả cho đàn chim trú ngụ. Hãy đi ra và gieo hạt giống Tin mừng, hạt giống yêu thương phục vụ, Chúa sẽ giúp hạt giống nảy mầm, lớn lên và sinh hoa kết trái nơi môi trường chúng ta đang sống.
Dụ ngôn “Hạt lúa âm thầm mọc lên” (x. Mc 4,26-29) chính là hình ảnh của Tin mừng chan hoà trong một nền văn hoá.
Hạt giống Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô đã đến với quê hương Việt Nam gần năm thế kỷ.Trước đó cả ngàn năm đã có ba tôn giáo lớn là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và Tín Ngưỡng dân gian ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam. Phong tục tập quán, văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, đã được nhào luyện bởi tất cả những mầm sống cũng như giới hạn các tín ngưỡng đó.
Trên nền tảng một đời sống tâm linh phong phú mà Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và nhất là Ðạo Ông Bà đã xây dựng từ hơn một ngàn năm, hạt giống Tin Mừng đã nẩy mầm và trổ sinh nhiều hoa trái. Tinh thần hiếu khách, lòng bao dung làm cho người Việt Nam sẵn sàng tiếp xúc với những người tỏ ra có thiện cảm với mình, cho dù họ từ xa đến. Với những đức tính như lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới trong gia đình, với một đời sống yêu thích tĩnh mịch và chiêm niệm, tâm hồn người Việt Nam là một mãnh đất tốt để đón nhận những giá trị thiêng liêng hàm chứa trong Tin Mừng.
Nhờ các nhà truyền giáo, từ các thế hệ tiền nhân, người Việt đã nhận lãnh nhiều điều tốt lành: những thường thức về vệ sinh, khoa học, những hiểu biết mới, những đồ vật quý hiếm cũng như những trợ giúp vật chất dù rất khiêm tốn, những nhân vật thánh thiêng đầy nhân ái... khiến họ, nhất là những người thuộc lớp bình dân, sẵn sàng đón nhận giáo lý mà những người tốt lành như vậy mang đến cho họ. Nhờ đó những tập tục phi lý và phi nhân (bùa mê, sát tế) như một gánh nặng đè lên cuộc đời của họ nay được cởi bỏ. Khi đã tìm gặp một vị thần đầy yêu thương, họ liền cảm thấy được giải thoát và tin theo.
Rao giảng Tin Mừng cho họ cần gắn liền với phát triển cuộc sống, quan tâm săn sóc sức khỏe, nâng cao văn hóa giáo dục. Người truyền giáo cần phải sống giữa những anh chị em này và chia sẽ đời sống của họ. Ðó là điều cần phải làm trước tiên và đó là chìa khóa thành công của một nhà truyền giáo thật sự. Cần huấn luyện những cá nhân trưởng thành và những tổ chức tự lập ngõ hầu những thành phần của địa phương có thể rao giảng phúc âm cho chính đồng bào của họ và cung cấp những giáo dân có đức tin vừng mạnh, có trình độ trí thức tốt, có khả năng làm việc cách hăng say giữa anh chị em mình.
Tôi có đi du lịch hành hương đất nước Hàn Quốc. Theo linh mục Piero Gheddo, thuộc Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Milano: “Trong suốt 50 năm qua có lẽ đã không có quốc gia nào trên thế giới có được sự phát triển liên tục trên mọi bình diện chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo như Hàn Quốc. Sự phát triển mạnh mẽ này cũng xảy ra đối với Kitô giáo nữa. Thật thế, từ năm 1960 đến năm 2010, dân số Hàn Quốc từ 23 triệu đã tăng lên 48 triệu người. Lợi tức bình quân tính trên đầu người gia tăng từ 1.300 USD lên 19.500 USD hằng năm. Số Kitô hữu từ 2% tăng lên 30%, trong đó có khoảng 11% là tín hữu Công Giáo, tức khoảng 5,4 triệu. Số linh mục từ 250 lên đến 5.000”. (Nhật báo Avvenire (Tương lai), cơ quan ngôn luận chính thức của Hội đồng Giám mục Italia số ra ngày 8-4-2012).
Với hơn 5.000 linh mục hiện nay, tính bình quân, mỗi vị coi sóc 1.100 tín hữu. Hồi năm 2008, số tín hữu Công Giáo đã vượt 10% tổng số dân Hàn Quốc và gia tăng 3% mỗi năm.
Theo thống kê của Giáo Hội năm 2009, số người lãnh nhận bí tích Rửa tội đã là 159.000, và đã có 149 phó tế được thụ phong linh mục, tức gia tăng 21 vị so với năm 2008. Trong năm 2009 có 69% người Hàn Quốc thuộc lứa tuổi 23 tới 40. Điều này cho thấy người dân Hàn Quốc rất trẻ trung và tràn đầy sức sống.
Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jin Suk, Tổng Giám mục thủ đô Seoul, cho biết trong 10 năm qua, số tín hữu Công Giáo Hàn Quốc đã gia tăng từ 3 lên đến hơn 5 triệu, khiến cho Giáo Hội Hàn Quốc là Giáo Hội tiến triển mạnh nhất châu Á. Tại Hàn Quốc, quyền tự do tôn giáo được hoàn toàn tôn trọng.
Hiện nay Giáo Hội Hàn Quốc đang sống chương trình gọi là "Rao giảng Tin Mừng hai mươi hai mươi", có nghĩa là mọi tín hữu trong Giáo Hội phải dấn thân truyền giáo làm sao để vào năm 2020, số tín hữu Công Giáo đạt tỷ lệ 20% tổng số dân Hàn Quốc, nghĩa là gia tăng gấp đôi số tín hữu hiện nay lên 10 triệu.
Loan báo Tin Mừng là chia sẻ cuộc sống, một cuộc sống như chính Chúa Giêsu đã sống, là yêu thương mọi người, và yêu thương đến cùng (x. Ga 13,11), yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu (x. Ga 15,13).
Một Giáo Hội khiêm nhu nhỏ bé dễ hòa mình vào giữa đại đa số những người nghèo của Châu Á. Và một Giáo Hội không quyền lực dễ gần gũi số đông những người chỉ mơ ước được làm người, được cơm no áo ấm, được học hành và có việc làm. Vì phải chăng đã đến lúc cần sáng tạo ra những "mô hình" mới của Giáo Hội như là những cộng đồng nhỏ bé, dễ hòa mình vào những cộng đồng xã hội của người nghèo: những cộng đồng nghèo hơn, ít bề thế, ít cồng kềnh, khiến người ta không còn e dè sợ hãi khi tiếp cận, gặp gỡ, những cộng đồng mở rộng hơn là khép kín. Sau cùng đó là những cộng đồng quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống toàn diện của con người, không chỉ khép kín trong đời sống thuần túy tôn giáo, nghĩa là trong việc cử hành bí tích hay phụng vụ, mà còn dấn thân trực tiếp vào việc cải thiện đời sống vật chất, nâng cao văn hóa và giáo dục cho người dân, nhất là những người nghèo. Tục ngữ Việt Nam có câu: "có thực mới vực được đạo". Giáo Hội không được sai đến để giải quyết vấn đề kinh tế xã hội... nhưng không phải vì thế mà Giáo Hội không quan tâm đến những vấn đề ấy. Chúa Giêsu đã loan báo Tin Mừng không chỉ bằng lời nói, mà Tin Mừng của Người là "làm cho người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết chỗi dậy" (Lc 7,22).
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, truyền giáo chính là “làm muối,” “làm men,” “làm ánh sáng”... như những hình ảnh chính Chúa Giêsu đã dùng khi trao sứ mạng cho các môn đệ. Muối, men, ánh sáng thì không ồn ào áp chế, công việc của nó là âm thầm hiện diện, và chỉ cần hiện diện đúng như bản chất của mình, tự khắc môi trường xung quanh nó sẽ thấm mặn, sẽ dậy men, và sẽ đầy ánh sáng.
Đặt niềm tin và hy vọng nơi Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:55 13/06/2018
Đặt niềm tin và hy vọng nơi Chúa
Suy niệm Chúa Nhật XI Năm - B
(Mc 4, 26-34)
Bước vào Chúa Nhật XI thường niên B, trung tuần tháng Sáu, tháng kính Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu. Lời Chúa mời gọi chúng ta sống tin tưởng và hy vọng vào Chúa là Thiên Chúa tình yêu. Quả thật, tình yêu của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta là vô cùng vô tận, một tình yêu nhập thể (gieo vào thế gian) đối thoại với con người, khiến con người tin tưởng, kiên nhẫn, phó thác trong tin yêu vào Chúa là nguyên nhân mọi sự (x. Ed 17, 22 - 24), là sức mạnh, là niềm vui và là động lực, giúp con người nhận được ơn của Chúa, và sống tốt đời sống làm con Chúa.
Chúa Nhật này, thánh Marcô, người con tinh thần của Thánh Phêrô thuật lại cho chúng ta hai dụ ngôn tuyệt vời, giàu ý nghĩa của Chúa Giêsu: dụ ngôn hạt giống tự mình mọc lên và dụ ngôn hạt cải (x. Mc 4, 26 - 34). Qua những hình ảnh nông nghiệp bình dân ấy, Chúa trình bày mầu nhiệm Nước Trời, và mời gọi con người hy vọng và tin tưởng nơi Chúa là Thiên Chúa quyền năng (x. Ed 17, 22 – 24).
Có người gọi dụ ngôn này là “hạt giống mọc lên một mình”. “Người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa” (Mc 4, 27). Thực tế, hạt giống không có tự mình mọc lên được như Phaolô nói: “Tôi trồng, Apôllô tưới, những chính Thiên Chúa cho mọc lên” (1Cr 3, 6). Một khi hạt giống được gieo vào lòng đất, tương quan giữa hạt giống với đất được thiết lập, một chuỗi những kỳ bí vô hình tuyệt vời bắt đầu, quá trình nảy mầm sẽ xảy ra, nếu như nhà nông không để ý đến những gì ông đã gieo và không ai quan tâm đến hạt rơi vào thửa đất.
Đây là một trong những dụ ngôn lạc quan nhất mà chúng ta có được. Mưa hay nắng, các thực tại thần linh được gieo trong nhân loại và chắc chắn mỗi ngày một triển nở, sự yếu đuối của chúng ta là sức mạnh của hạt giống. Hạt giống Chúa Giêsu Con Thiên Chúa được gieo vào mảnh đất nhân loại chúng ta.
Nước Thiên Chúa được sánh ví như hạt cải với sự lớn mạnh của nó... Liệu tất cả những người tin có hy vọng thế không ? Và các tín hữu có trông đợi như vậy không ? Phải chăng “những điều mắt chẳng hề thấy, tai không hề nghe, và đã không hề nảy lên nơi lòng một người phàm, hết thảy là những điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người sao ?” (1 Cr 2, 9) Thật vậy, “sự điên rồ nơi Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn loài người, và sự yếu đuối nơi Thiên Chúa thì mạnh mẽ hơn loài người” (1Cr 1, 25), nên điều nhỏ nhặt tốt lành của Chúa cũng lộng lẫy hơn sự bao la của thế giới.
Chúa Giêsu là Nước Trời. Theo cách thức của người gieo hạt, Người đã được gieo vào lòng đất thân xác Đức Trinh Nữ Maria. Người đã lớn lên và trở thành cây che phủ toàn thể địa cầu. Sau khi bị nghiền nát bởi cuộc Thương Khó, trái cây sinh ra đủ mọi hương vị, phù hợp với khẩu vị và tỏa hương thơm cho mọi vật sống chạm đến Người. Vì, như hạt cải, sự kiện hạt bị nứt ra chính là mạnh của nó. Tương tự như vậy, Chúa Kitô muốn thân mình được nghiền tán ra để sức quyền năng Thiên Chúa được thể hiện trong thế gia... Chúa là vua, là nguyên lý của mọi quyền hành là Nước Trời, vì tất cả vinh quang của nước ấy ở nơi Chúa.
Lời Chúa Giêsu : “Chúng ta sẽ lấy gì mà hình dung nước Thiên Chúa? Hay dùng dụ ngôn nào mà so sánh nước đó được? Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được” (Mc 4, 30-32). Với ngôn ngữ văn chương của người Do thái, các loài chim tượng trưng cho các dân ngoại và những người nước ngoài đến ẩn náu với số lượng lớn. Tiên tri Êdêkien đã nói rất chí lý : “Ta sẽ trồng nó trên đỉnh núi Israel, nó sẽ đâm chồi, kết quả, và trở thành cây hương nam vĩ đại; các thứ chim trời đều đến ẩn náu dưới thân cây và làm tổ dưới tàn nó” (Ed 17, 23). Hình ảnh của hạt cải lớn lên trở thành nơi cho “chim trời” ẩn núp không có mục đích gì hơn là giúp cho chim trời sống thoải mái và bình an! Hình ảnh này nhấn mạnh đến Nước Thiên Chúa ở trong chúng ta, và hạt cải nhỏ bé sẽ trở thành một cái cây lớn, trong đó chim trời đến làm tổ, ám chỉ tình yêu vô cùng của Thiên Chúa được ban nhưng không cho chúng ta. Vương quốc của Thiên Chúa sẽ lan rộngdđến tất cả các quốc gia trên khắp thế giới và người ta tìm đến trú ẩn nơi một Kitô giáo tốt lành.
Ơn gọi của Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô không phải là để trở nên mạnh mẽ. Trở nên vĩ đại, không phải là ơn gọi của Chúa Kitô. Giáo hội không tìm cách trở thành bình đẳng của các vương quốc thế trần : đó không phải là sứ mạng của Giáo hội, càng không phải là chứng nhân mà Thiên Chúa mong muốn nơi Giáo hội. Dụ ngôn nói rằng chim trời đến ẩn núp. Đây không phải là sự bành trướng nhưng là sự hiếu khách. Nước Trời không đến để áp đặt lên con người, nhưng đón nhận họ. Trong cây sự sống hoặc cây mà cho phép loài chim đến đậu rồi bay đi và đôi khi được đón nhận ở đó cho đến ngày làm tổ, đẻ ấp trứng và sự sống bắt đầu hình thành.
Trong bước đường thiêng liêng, chúng ta thường có thói quen mơ tưởng những điều được coi là vĩ đại. Và rồi thất vọng. Không, chúng ta phải tin tưởng và hy vọng. Niềm hy vọng nơi chúng ta qua đức tin và lòng mến, cho phép chúng ta khám phá ra Thiên Chúa bao bọc chung ta, khiến chúng ta không nản lòng hay thất vọng trong việc truyền giáo, nhưng giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng sẽ dẫn dắt mọi sự đến thành toàn mà Ngài đã khởi đầu. Dù điều gì xảy ra với chúng ta đi chăng nữa, thì đời chúng ta đã được đồng hành bởi lời hứa đáng tin này: “Nếu ta cùng chết, ta sẽ cùng sống! Nếu ta chịu đựng, ta sẽ đồng trị. Nếu ta chối Ngài, Ngài sẽ chối ta” (2Tm 2, 11-12).
Lạy Chúa Giêsu, chúng con yêu mến Chúa, chúng con đặt tin cậy và hy vọng vào Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật XI Năm - B
(Mc 4, 26-34)
Bước vào Chúa Nhật XI thường niên B, trung tuần tháng Sáu, tháng kính Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu. Lời Chúa mời gọi chúng ta sống tin tưởng và hy vọng vào Chúa là Thiên Chúa tình yêu. Quả thật, tình yêu của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta là vô cùng vô tận, một tình yêu nhập thể (gieo vào thế gian) đối thoại với con người, khiến con người tin tưởng, kiên nhẫn, phó thác trong tin yêu vào Chúa là nguyên nhân mọi sự (x. Ed 17, 22 - 24), là sức mạnh, là niềm vui và là động lực, giúp con người nhận được ơn của Chúa, và sống tốt đời sống làm con Chúa.
Chúa Nhật này, thánh Marcô, người con tinh thần của Thánh Phêrô thuật lại cho chúng ta hai dụ ngôn tuyệt vời, giàu ý nghĩa của Chúa Giêsu: dụ ngôn hạt giống tự mình mọc lên và dụ ngôn hạt cải (x. Mc 4, 26 - 34). Qua những hình ảnh nông nghiệp bình dân ấy, Chúa trình bày mầu nhiệm Nước Trời, và mời gọi con người hy vọng và tin tưởng nơi Chúa là Thiên Chúa quyền năng (x. Ed 17, 22 – 24).
Có người gọi dụ ngôn này là “hạt giống mọc lên một mình”. “Người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa” (Mc 4, 27). Thực tế, hạt giống không có tự mình mọc lên được như Phaolô nói: “Tôi trồng, Apôllô tưới, những chính Thiên Chúa cho mọc lên” (1Cr 3, 6). Một khi hạt giống được gieo vào lòng đất, tương quan giữa hạt giống với đất được thiết lập, một chuỗi những kỳ bí vô hình tuyệt vời bắt đầu, quá trình nảy mầm sẽ xảy ra, nếu như nhà nông không để ý đến những gì ông đã gieo và không ai quan tâm đến hạt rơi vào thửa đất.
Đây là một trong những dụ ngôn lạc quan nhất mà chúng ta có được. Mưa hay nắng, các thực tại thần linh được gieo trong nhân loại và chắc chắn mỗi ngày một triển nở, sự yếu đuối của chúng ta là sức mạnh của hạt giống. Hạt giống Chúa Giêsu Con Thiên Chúa được gieo vào mảnh đất nhân loại chúng ta.
Nước Thiên Chúa được sánh ví như hạt cải với sự lớn mạnh của nó... Liệu tất cả những người tin có hy vọng thế không ? Và các tín hữu có trông đợi như vậy không ? Phải chăng “những điều mắt chẳng hề thấy, tai không hề nghe, và đã không hề nảy lên nơi lòng một người phàm, hết thảy là những điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người sao ?” (1 Cr 2, 9) Thật vậy, “sự điên rồ nơi Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn loài người, và sự yếu đuối nơi Thiên Chúa thì mạnh mẽ hơn loài người” (1Cr 1, 25), nên điều nhỏ nhặt tốt lành của Chúa cũng lộng lẫy hơn sự bao la của thế giới.
Chúa Giêsu là Nước Trời. Theo cách thức của người gieo hạt, Người đã được gieo vào lòng đất thân xác Đức Trinh Nữ Maria. Người đã lớn lên và trở thành cây che phủ toàn thể địa cầu. Sau khi bị nghiền nát bởi cuộc Thương Khó, trái cây sinh ra đủ mọi hương vị, phù hợp với khẩu vị và tỏa hương thơm cho mọi vật sống chạm đến Người. Vì, như hạt cải, sự kiện hạt bị nứt ra chính là mạnh của nó. Tương tự như vậy, Chúa Kitô muốn thân mình được nghiền tán ra để sức quyền năng Thiên Chúa được thể hiện trong thế gia... Chúa là vua, là nguyên lý của mọi quyền hành là Nước Trời, vì tất cả vinh quang của nước ấy ở nơi Chúa.
Lời Chúa Giêsu : “Chúng ta sẽ lấy gì mà hình dung nước Thiên Chúa? Hay dùng dụ ngôn nào mà so sánh nước đó được? Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được” (Mc 4, 30-32). Với ngôn ngữ văn chương của người Do thái, các loài chim tượng trưng cho các dân ngoại và những người nước ngoài đến ẩn náu với số lượng lớn. Tiên tri Êdêkien đã nói rất chí lý : “Ta sẽ trồng nó trên đỉnh núi Israel, nó sẽ đâm chồi, kết quả, và trở thành cây hương nam vĩ đại; các thứ chim trời đều đến ẩn náu dưới thân cây và làm tổ dưới tàn nó” (Ed 17, 23). Hình ảnh của hạt cải lớn lên trở thành nơi cho “chim trời” ẩn núp không có mục đích gì hơn là giúp cho chim trời sống thoải mái và bình an! Hình ảnh này nhấn mạnh đến Nước Thiên Chúa ở trong chúng ta, và hạt cải nhỏ bé sẽ trở thành một cái cây lớn, trong đó chim trời đến làm tổ, ám chỉ tình yêu vô cùng của Thiên Chúa được ban nhưng không cho chúng ta. Vương quốc của Thiên Chúa sẽ lan rộngdđến tất cả các quốc gia trên khắp thế giới và người ta tìm đến trú ẩn nơi một Kitô giáo tốt lành.
Ơn gọi của Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô không phải là để trở nên mạnh mẽ. Trở nên vĩ đại, không phải là ơn gọi của Chúa Kitô. Giáo hội không tìm cách trở thành bình đẳng của các vương quốc thế trần : đó không phải là sứ mạng của Giáo hội, càng không phải là chứng nhân mà Thiên Chúa mong muốn nơi Giáo hội. Dụ ngôn nói rằng chim trời đến ẩn núp. Đây không phải là sự bành trướng nhưng là sự hiếu khách. Nước Trời không đến để áp đặt lên con người, nhưng đón nhận họ. Trong cây sự sống hoặc cây mà cho phép loài chim đến đậu rồi bay đi và đôi khi được đón nhận ở đó cho đến ngày làm tổ, đẻ ấp trứng và sự sống bắt đầu hình thành.
Trong bước đường thiêng liêng, chúng ta thường có thói quen mơ tưởng những điều được coi là vĩ đại. Và rồi thất vọng. Không, chúng ta phải tin tưởng và hy vọng. Niềm hy vọng nơi chúng ta qua đức tin và lòng mến, cho phép chúng ta khám phá ra Thiên Chúa bao bọc chung ta, khiến chúng ta không nản lòng hay thất vọng trong việc truyền giáo, nhưng giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng sẽ dẫn dắt mọi sự đến thành toàn mà Ngài đã khởi đầu. Dù điều gì xảy ra với chúng ta đi chăng nữa, thì đời chúng ta đã được đồng hành bởi lời hứa đáng tin này: “Nếu ta cùng chết, ta sẽ cùng sống! Nếu ta chịu đựng, ta sẽ đồng trị. Nếu ta chối Ngài, Ngài sẽ chối ta” (2Tm 2, 11-12).
Lạy Chúa Giêsu, chúng con yêu mến Chúa, chúng con đặt tin cậy và hy vọng vào Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Để Nuớc Trời Tăng Trưởng
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:20 13/06/2018
Để Nuớc Trời Tăng Trưởng
(Chúa Nhật XI TN B – Mc 4,26-34)
Dụ ngôn là một loại hình văn phong khá quen thuộc với người Do Thái, đặc biệt thời Chúa Giêsu. Dụ ngôn là một câu chuyện kể vốn được lấy trong đời thường. Ý của tác giả kể chuyện dụ ngôn thường nằm ở câu kết và có khi lại được gợi mở qua một hai chi tiết nào đó có vẻ nghịch thường, không hợp lý của câu chuyện.
Tin Mừng Hội Thánh cho trích đọc trong Chúa Nhật XI TN B là hai câu chuyện dụ ngôn của Chúa Giêsu mô tả sự tăng trưởng của Nước Trời. Nội hàm của hai dụ ngôn dường như đã quá rõ, đó là sự phát triển cách diệu kỳ của Nước Trời như mùa gặt bội thu, như cành lá xum xuê của cây cải. Ý nghĩa của các dụ ngôn còn hiển thị nơi chi tiết có vẻ nghịch thường đó là người nông dân làm mùa cách bàng quan và nơi hình ảnh chim làm tổ dưới cành lá cây cải vốn chỉ là một loại rau. Xưa nay ít có nhà nông nào đã gieo hạt mà chẳng cần biết lúa mọc ra sao. Chuyện chim làm tổ dưới cành lá cây cải cũng là chuyện xưa nay hiếm. Các chi tiết nghịch thường này muốn làm nổi rõ chân lý này: sự phát triển của Nước Trời là điều tất yếu.
Dựa vào lời mạc khải, chúng ta có thể khẳng định Nước Trời là nước của Thiên Chúa, vương quốc của tình yêu và của sự thật. Con người đã bị sự tham lam ích kỷ chi phối, do đó tình yêu đã bị làm biến dạng và băng hoại cách nào đó. Sự ích kỷ tham lam cũng đã làm con người xa rời, tránh né sự thật. Đây là tình trạng mà thánh Gioan gọi là “thế gian”, theo nghĩa là tình trạng vắng bóng hay chối từ Thiên Chúa.
Thế nhưng, “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một…” (Ga 3,16). Con Thiên Chúa đã vào trần gian để “làm chứng cho sự thật”, để sống yêu thương bằng việc phục vụ và hiến dâng mạng sống của mình (x.Ga 18,37). Nước Trời đã ở giữa nhân loại chúng ta. Cho dù bị khuớc từ hay bị chống đối lúc này lúc kia, nơi này khác, bởi người này người nọ, nhưng Nước Trời vẫn không ngừng lớn mạnh, vì Thiên Chúa là Đấng xây dựng và làm cho Nước Trời phát triển. Hạt giống Nước Trời được gieo vải, có thể có nhiều hạt như là bị hoang phí vô ích vì rơi trên vệ đường, rơi vào đất sỏi đá hay đất gai góc, nhưng khi có hạt rơi vào đất tốt thì sẽ sinh được một trăm hạt, sáu mươi hạt và chí ít cũng sinh được ba mươi (x.Mt 13,18-23). Thế là vẫn dư lãi.
Vì sự tham lam ích kỷ, háo danh, tham quyền, hám lợi lộc, con người bị cám dỗ sống giả dối, gian trá, sống bất công, ghen ghét, hận thù, sát phạt lẫn nhau. Tuy nhiên niềm khát mong sống trong công lý và sự thật vẫn mãi còn đó, sự ao ước được sống trong yêu thương vẫn luôn có đó. Nền khoa học công nghệ của con người luôn tăng tiến và ngày nay xem ra tiến bộ cách tỏ tường, đặc biệt là nền công nghệ viễn thông. Nhân loại ngày càng xích lại gần nhau hơn và nhờ thế sự tương thân tương ái càng có điều kiện phát triển. Một tai ương hoạn nạn vừa xảy ra ở đây thì chỉ năm bảy phút sau nhiều người trên thế giới đã có thể cập nhật thông tin và tình người lại được dịp rộng mở với sự sẻ chia cách này cách khác. Bên cạnh đó nền thông tin hiện đại đã giúp con người dễ dàng tiếp cận với chân lý và có điều kiện để đòi hỏi quyền được sống trong sự thật. Các phong trào dân chủ nhân quyền đang phát triển đó đây là một minh chứng cụ thể.
Cùng với bạo lực thì việc bẻ cong chân lý, tìm cách bưng bít sự thật là những chiêu bài của nhiều “cường quyền” đó đây thường sử dụng để bảo vệ vị thế cai trị của mình. Nhiều khi chúng lại được thể chế hóa bằng luật lệ nhằm “khách quan hóa, hợp pháp hóa” ý chí chủ quan của một thiếu số có quyền, có chức. Lịch sử minh chứng rằng hiện tượng này chỉ là một thời. Tuy nhiên độ dài ngắn của cái thời này còn tùy thuộc vào thiện tâm và sự dấn thân của những người muốn sống trong công bình, tình yêu và chân lý.
Nước Trời, vương quốc của tình yêu, của sự thật không ngừng tăng trưởng cả về mặt không gian lẫn chất lượng. Không có gì, không có ai có thể ngăn cản sự phát triển của Nước Trời. Tất thảy vì lý do này: chính Thiên Chúa là Đấng dựng xây Nước Trời. Tuy nhiên, Thiên Chúa lại muốn dành phần vinh dự cho con người khi trao trọng trách cho con người góp phần xây dựng vương quốc ấy. Một nội dung của lời kinh “Lạy Cha” mà Chúa Giêsu truyền dạy: “Xin cho Nước Cha trị đến” (x.Mt 6,10). Là Kitô hữu, bạn, tôi, chúng ta đã làm gì cho Nước Trời trị đến trên trần gian này và trên quê hương chúng ta đang sống? Mối ưu tư trong lòng tôi có vượt ra khỏi những nhu cầu mang tính cá nhân không? Tôi có can đảm dấn thân vì tha nhân, vì xã hội, vì quê hương đất nước, vì giáo hội mà sẵn sàng đối diện với gian truân lẫn sự bách hại như thế nào?
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XI TN B – Mc 4,26-34)
Dụ ngôn là một loại hình văn phong khá quen thuộc với người Do Thái, đặc biệt thời Chúa Giêsu. Dụ ngôn là một câu chuyện kể vốn được lấy trong đời thường. Ý của tác giả kể chuyện dụ ngôn thường nằm ở câu kết và có khi lại được gợi mở qua một hai chi tiết nào đó có vẻ nghịch thường, không hợp lý của câu chuyện.
Tin Mừng Hội Thánh cho trích đọc trong Chúa Nhật XI TN B là hai câu chuyện dụ ngôn của Chúa Giêsu mô tả sự tăng trưởng của Nước Trời. Nội hàm của hai dụ ngôn dường như đã quá rõ, đó là sự phát triển cách diệu kỳ của Nước Trời như mùa gặt bội thu, như cành lá xum xuê của cây cải. Ý nghĩa của các dụ ngôn còn hiển thị nơi chi tiết có vẻ nghịch thường đó là người nông dân làm mùa cách bàng quan và nơi hình ảnh chim làm tổ dưới cành lá cây cải vốn chỉ là một loại rau. Xưa nay ít có nhà nông nào đã gieo hạt mà chẳng cần biết lúa mọc ra sao. Chuyện chim làm tổ dưới cành lá cây cải cũng là chuyện xưa nay hiếm. Các chi tiết nghịch thường này muốn làm nổi rõ chân lý này: sự phát triển của Nước Trời là điều tất yếu.
Dựa vào lời mạc khải, chúng ta có thể khẳng định Nước Trời là nước của Thiên Chúa, vương quốc của tình yêu và của sự thật. Con người đã bị sự tham lam ích kỷ chi phối, do đó tình yêu đã bị làm biến dạng và băng hoại cách nào đó. Sự ích kỷ tham lam cũng đã làm con người xa rời, tránh né sự thật. Đây là tình trạng mà thánh Gioan gọi là “thế gian”, theo nghĩa là tình trạng vắng bóng hay chối từ Thiên Chúa.
Thế nhưng, “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một…” (Ga 3,16). Con Thiên Chúa đã vào trần gian để “làm chứng cho sự thật”, để sống yêu thương bằng việc phục vụ và hiến dâng mạng sống của mình (x.Ga 18,37). Nước Trời đã ở giữa nhân loại chúng ta. Cho dù bị khuớc từ hay bị chống đối lúc này lúc kia, nơi này khác, bởi người này người nọ, nhưng Nước Trời vẫn không ngừng lớn mạnh, vì Thiên Chúa là Đấng xây dựng và làm cho Nước Trời phát triển. Hạt giống Nước Trời được gieo vải, có thể có nhiều hạt như là bị hoang phí vô ích vì rơi trên vệ đường, rơi vào đất sỏi đá hay đất gai góc, nhưng khi có hạt rơi vào đất tốt thì sẽ sinh được một trăm hạt, sáu mươi hạt và chí ít cũng sinh được ba mươi (x.Mt 13,18-23). Thế là vẫn dư lãi.
Vì sự tham lam ích kỷ, háo danh, tham quyền, hám lợi lộc, con người bị cám dỗ sống giả dối, gian trá, sống bất công, ghen ghét, hận thù, sát phạt lẫn nhau. Tuy nhiên niềm khát mong sống trong công lý và sự thật vẫn mãi còn đó, sự ao ước được sống trong yêu thương vẫn luôn có đó. Nền khoa học công nghệ của con người luôn tăng tiến và ngày nay xem ra tiến bộ cách tỏ tường, đặc biệt là nền công nghệ viễn thông. Nhân loại ngày càng xích lại gần nhau hơn và nhờ thế sự tương thân tương ái càng có điều kiện phát triển. Một tai ương hoạn nạn vừa xảy ra ở đây thì chỉ năm bảy phút sau nhiều người trên thế giới đã có thể cập nhật thông tin và tình người lại được dịp rộng mở với sự sẻ chia cách này cách khác. Bên cạnh đó nền thông tin hiện đại đã giúp con người dễ dàng tiếp cận với chân lý và có điều kiện để đòi hỏi quyền được sống trong sự thật. Các phong trào dân chủ nhân quyền đang phát triển đó đây là một minh chứng cụ thể.
Cùng với bạo lực thì việc bẻ cong chân lý, tìm cách bưng bít sự thật là những chiêu bài của nhiều “cường quyền” đó đây thường sử dụng để bảo vệ vị thế cai trị của mình. Nhiều khi chúng lại được thể chế hóa bằng luật lệ nhằm “khách quan hóa, hợp pháp hóa” ý chí chủ quan của một thiếu số có quyền, có chức. Lịch sử minh chứng rằng hiện tượng này chỉ là một thời. Tuy nhiên độ dài ngắn của cái thời này còn tùy thuộc vào thiện tâm và sự dấn thân của những người muốn sống trong công bình, tình yêu và chân lý.
Nước Trời, vương quốc của tình yêu, của sự thật không ngừng tăng trưởng cả về mặt không gian lẫn chất lượng. Không có gì, không có ai có thể ngăn cản sự phát triển của Nước Trời. Tất thảy vì lý do này: chính Thiên Chúa là Đấng dựng xây Nước Trời. Tuy nhiên, Thiên Chúa lại muốn dành phần vinh dự cho con người khi trao trọng trách cho con người góp phần xây dựng vương quốc ấy. Một nội dung của lời kinh “Lạy Cha” mà Chúa Giêsu truyền dạy: “Xin cho Nước Cha trị đến” (x.Mt 6,10). Là Kitô hữu, bạn, tôi, chúng ta đã làm gì cho Nước Trời trị đến trên trần gian này và trên quê hương chúng ta đang sống? Mối ưu tư trong lòng tôi có vượt ra khỏi những nhu cầu mang tính cá nhân không? Tôi có can đảm dấn thân vì tha nhân, vì xã hội, vì quê hương đất nước, vì giáo hội mà sẵn sàng đối diện với gian truân lẫn sự bách hại như thế nào?
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mầm sống
Lm Vũđình Tường
22:14 13/06/2018
Trong thiên nhiên cây trổ sinh bông trái và truyền giống cho các thế hệ cây kế tiếp nhờ vào hạt. Mỗi hạt đều có sẵn trong đó mầm sống của cây, dù rơi vào lòng đất, hạt vẫn ngủ yên và khi điều kiện thuận tiện hạt sẽ nảy mầm, lớn lên, tạo hạt cho thế hệ cây kế tiếp. Nhờ thiên nhiên mà đời này qua đời nọ cây vẫn tồn tại trên trái đất.
Khoa học kĩ thuật giúp cho cây phát triển nhanh, thu hoạch tốt với phẩm chất cao. Con người giúp cho cây tránh bị sâu rầy phá hoại hay giúp kết trái, trổ hoa trái mùa nhưng con người không đủ khả năng tạo nên mầm sống. Thiên nhiên ban mầm sống cho hạt. Khoa học và con người hoàn toàn lệ thuộc rất vào thiên nhiên. Con người sáng chế, dùng vật chất có sẵn trong thiên nhiên chế thành cái mới. Tự con người không thể sáng chế ra thứ gì mà không dùng đến vật chất sẵn có trong thiên nhiên. Mầm sống tâm linh trong ta cũng do trời ban. Tất cả đều do ơn Chúa ban. Khi tạo dựng con người Thiên Chúa đã gieo sẵn vào trong tâm hồn ta đức tin. Nhiệm vụ của Kitô hữu là nhận ra Thiên Chúa để tôn thờ và làm cho đức tin lớn mạnh, trổ sinh, bông trái tốt. Điều rõ ràng là kẻ tin hay không tin tất cả đều đi tìm kiếm cuộc sống tâm linh. Người may mắn tìm nhận biết Thiên Chúa ở tuổi thơ; kẻ khác qua kinh nghiệm sống nhận biết Thiên Chúa ở tuổi trưởng thành và kẻ khác nữa không nhận biết và chối bỏ Thiên Chúa hiện hữu. Họ đi đến kết luận 'tôn giáo là sản phẩm của khối óc'. Hành trình đức tin là hành trình luôn đòi hỏi sự tìm kiếm, dù tin hay không cũng đi tìm kiếm. Kitô hữu tin vào Đức Kitô thì tìm kiếm để học biết và hiểu rõ hơn, mạch lạc hơn tình Chúa yêu ta; Người không tin chối bỏ Thiên Chúa và tiếp tục tìm kiếm thêm lí luận để phản bác. Liệu khối óc con người có khả năng chứng minh hay phản chứng Thiên Chúa hiện hữu. Thứ đến những gì khối óc không thể chứng minh không có nghĩa là thứ đó không tồn tại. Người thông minh là người biết khiêm nhường nhận ra cái giới hạn của con người. Cái giới hạn rõ ràng nhất là sự chết, là bệnh tật, là có ngày vui, ngày buồn trong đời. Liệu khoa học có vượt qua được các rào cản đó chăng? Lí luận tôn giáo là sản phẩm của khối óc chính là tự nhận có một đời sống nội tâm nghèo nàn. Đời sống nội tâm nghèo nàn có một tâm hồn bất an là thiếu sót lớn nhất trong đời. Dù sống nghèo vẫn có giấc ngủ an bình; dù không quyền lực con tim vẫn thảnh thơi, thoải mái. Quần áo sang trọng, ra kẻ thưa, vào người dạ, tiệc linh đình, thịt đầy mâm, rượu đầy bình không mang lại an bình thật sự. Vẫn thấy thiếu, khát khao bởi thiếu tình yêu Đức Kitô.
Từ chối niềm tin vào Đức Kitô chính là từ chối nguồn gốc mình. Kitô hữu tin mọi sự sống đến từ Thiên Chúa, Ngài là nguồn sống cho mọi loài. Đức tin Kitô giáo lớn hơn, sâu thẳm hơn những gì khối óc có thể tưởng tượng được và đó chính là sự giầu có và huyền diệu của niềm tin Kitô. Khối óc học hiểu biết thêm về tình yêu Chúa nhưng không bao giờ hiểu hết những gì lớn ngoài sức tưởng tượng của khối óc. Đức Kitô dùng hình ảnh mầm cây âm thầm mọc để nói về đức tin triển nở. Tiên tri Ezekiel cũng dùng hình ảnh cây đại thụ, chim làm tổ, thú làm hang, cũng bắt đầu bằng hạt cát. Thánh Phaolô cho biết chúng ta tin không vì nhìn thấy mà chính là do lòng tin 1 Côrintô 6:7
Đức tin Kitô hữu cần triển nở thành cây đại thụ mang lại tình thương, bóng mát cho đời. Điều này diễn ra khi đức tin đó đón nhận tình yêu Chúa và liên tục đón nhận ân sủng Chúa qua bí tích, qua lời Chúa, qua thực thi bác ái. Không phải do sự khôn ngoan của loài người mà chính tình yêu Chúa giúp các thánh nhân thực hiện được những kì công vĩ đại.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Khoa học kĩ thuật giúp cho cây phát triển nhanh, thu hoạch tốt với phẩm chất cao. Con người giúp cho cây tránh bị sâu rầy phá hoại hay giúp kết trái, trổ hoa trái mùa nhưng con người không đủ khả năng tạo nên mầm sống. Thiên nhiên ban mầm sống cho hạt. Khoa học và con người hoàn toàn lệ thuộc rất vào thiên nhiên. Con người sáng chế, dùng vật chất có sẵn trong thiên nhiên chế thành cái mới. Tự con người không thể sáng chế ra thứ gì mà không dùng đến vật chất sẵn có trong thiên nhiên. Mầm sống tâm linh trong ta cũng do trời ban. Tất cả đều do ơn Chúa ban. Khi tạo dựng con người Thiên Chúa đã gieo sẵn vào trong tâm hồn ta đức tin. Nhiệm vụ của Kitô hữu là nhận ra Thiên Chúa để tôn thờ và làm cho đức tin lớn mạnh, trổ sinh, bông trái tốt. Điều rõ ràng là kẻ tin hay không tin tất cả đều đi tìm kiếm cuộc sống tâm linh. Người may mắn tìm nhận biết Thiên Chúa ở tuổi thơ; kẻ khác qua kinh nghiệm sống nhận biết Thiên Chúa ở tuổi trưởng thành và kẻ khác nữa không nhận biết và chối bỏ Thiên Chúa hiện hữu. Họ đi đến kết luận 'tôn giáo là sản phẩm của khối óc'. Hành trình đức tin là hành trình luôn đòi hỏi sự tìm kiếm, dù tin hay không cũng đi tìm kiếm. Kitô hữu tin vào Đức Kitô thì tìm kiếm để học biết và hiểu rõ hơn, mạch lạc hơn tình Chúa yêu ta; Người không tin chối bỏ Thiên Chúa và tiếp tục tìm kiếm thêm lí luận để phản bác. Liệu khối óc con người có khả năng chứng minh hay phản chứng Thiên Chúa hiện hữu. Thứ đến những gì khối óc không thể chứng minh không có nghĩa là thứ đó không tồn tại. Người thông minh là người biết khiêm nhường nhận ra cái giới hạn của con người. Cái giới hạn rõ ràng nhất là sự chết, là bệnh tật, là có ngày vui, ngày buồn trong đời. Liệu khoa học có vượt qua được các rào cản đó chăng? Lí luận tôn giáo là sản phẩm của khối óc chính là tự nhận có một đời sống nội tâm nghèo nàn. Đời sống nội tâm nghèo nàn có một tâm hồn bất an là thiếu sót lớn nhất trong đời. Dù sống nghèo vẫn có giấc ngủ an bình; dù không quyền lực con tim vẫn thảnh thơi, thoải mái. Quần áo sang trọng, ra kẻ thưa, vào người dạ, tiệc linh đình, thịt đầy mâm, rượu đầy bình không mang lại an bình thật sự. Vẫn thấy thiếu, khát khao bởi thiếu tình yêu Đức Kitô.
Từ chối niềm tin vào Đức Kitô chính là từ chối nguồn gốc mình. Kitô hữu tin mọi sự sống đến từ Thiên Chúa, Ngài là nguồn sống cho mọi loài. Đức tin Kitô giáo lớn hơn, sâu thẳm hơn những gì khối óc có thể tưởng tượng được và đó chính là sự giầu có và huyền diệu của niềm tin Kitô. Khối óc học hiểu biết thêm về tình yêu Chúa nhưng không bao giờ hiểu hết những gì lớn ngoài sức tưởng tượng của khối óc. Đức Kitô dùng hình ảnh mầm cây âm thầm mọc để nói về đức tin triển nở. Tiên tri Ezekiel cũng dùng hình ảnh cây đại thụ, chim làm tổ, thú làm hang, cũng bắt đầu bằng hạt cát. Thánh Phaolô cho biết chúng ta tin không vì nhìn thấy mà chính là do lòng tin 1 Côrintô 6:7
Đức tin Kitô hữu cần triển nở thành cây đại thụ mang lại tình thương, bóng mát cho đời. Điều này diễn ra khi đức tin đó đón nhận tình yêu Chúa và liên tục đón nhận ân sủng Chúa qua bí tích, qua lời Chúa, qua thực thi bác ái. Không phải do sự khôn ngoan của loài người mà chính tình yêu Chúa giúp các thánh nhân thực hiện được những kì công vĩ đại.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Theo thống kê, số người Công Giáo tăng lên 1.4 tỷ.
Trần Mạnh Trác
13:43 13/06/2018
Vatican (AsiaNews) - Số người Công Giáo trên toàn thế giới đang tăng lên gần 1,4 tỷ, số giám mục tăng tới 5353, số linh mục giữ mức ổn định khoảng 400 nghìn, số phó tế vĩnh viễn cũng tăng với số 46.312.
Ngược lại, số nữ tu lại giảm, chỉ còn khoảng 52 nghìn người, số nam tu sĩ còn khoảng 659 nghìn người, và số chủng sinh 116,160.
Đó là những dữ liệu quan trọng đọc thấy từ ấn phẩm Annuarium Statisticum Ecclesiae 2016, được xuất bản cùng với Niên giám Giáo hoàng năm 2018.
Nói một cách chính xác hơn thì số người Công Giáo trên thế giới đã tăng từ 1285 triệu trong năm 2015 lên 1299 triệu vào năm 2016, tính theo phần trăm thì là 1,1%. Tỷ số này thấp hơn mức tăng trung bình hàng năm được ghi nhận trong giai đoạn 2010-2015 là 1,5%; và tăng trưởng ít hơn so với dân số thế giới, do đó tỷ số tương đối của người Công Giáo so với dân số thế giới thì đã giảm đi: từ 17,73 người Công Giáo cho 100 dân vào năm 2015 xuống còn 17,67 trong năm 2016.
Trong bối cảnh này, Châu Mỹ vẫn là lục địa trong đó số người Công Giáo là lớn nhất - chiếm 48,6% - và châu Phi phát triển nhanh nhất - số người Công Giáo đã vượt từ 185 triệu năm 2010 lên hơn 228 triệu vào năm 2016, đạt tới tỷ số tương đối là 23,2%.
Ở châu Á, là lục địa chiếm hơn 60% dân số toàn cầu, thì đã có sự tăng trưởng vừa phải. 76% người Công Giáo ở Đông Nam Á tập trung ở Philippines (khoảng 85 triệu người Công Giáo vào năm 2016) và ở Ấn Độ (22 triệu).
Trong những năm 2010-2016, số lượng giám mục đã tăng 4,88 phần trăm, từ 5104 năm 2010 lên 5353 vào năm 2016.
Trong giai đoạn 2010-2016, số lượng linh mục nói chung tăng 0,7%, từ 412,236 lên 414.969 vị. Tuy nhiên, khi các linh mục dòng và triều được phân tích một cách riêng biệt, người ta nhận thấy rằng các linh mục triều đã tăng 1.55 phần trăm, và các linh mục dòng đã suy giảm đáng kể vào khoảng 1,4 phần trăm.
Tuy nhiên sự tăng giảm nói trên hầu như rất khác nhau tuỳ theo lục địa. Các linh mục dòng, ngoại trừ một ngoại lệ như đang tăng ở châu Phi, còn các khu vực như Đông Nam Á và Trung Mỹ thì đang suy giảm.
Các phó tế vĩnh viễn thường là nhóm phát triển nhanh nhất. Mức tăng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2010-2015 là 2,88% và vẫn tiếp tục trong năm 2016, mặc dù với tốc độ chậm hơn (2,34%); đạ tới con số 46.312 vào năm 2016 so với số 39.564 được ghi nhận trong năm 2010.
Cách biệt tăng trưởng cuả chức phó tế giữa các lãnh thổ thì rất rõ rệt: trong những năm từ 2010 đến 2015, tốc độ tăng trưởng đáng kể nhất xảy ra ở châu Á và Nam Mỹ và ở khu vực trung tâm lục địa, trong khi chậm nhất được ghi nhận ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Phi.
Số phó tế phụ tá cho các linh mục để lo việc mục vụ, tuy nhiên vẫn còn hạn chế. Trên thế giới, việc phân phối các phó tế cho mỗi trăm linh mục, trên thực tế, chỉ là 11,2 trong năm 2016 và rất khác biệt tuỳ theo vùng, ở Châu Á thì ở mức tối thiểu là 0,48 trong khi ở Mỹ thì đạt tới mức tối đa là 24,8. Ở châu Âu tỷ số là khoảng 8 phần trăm trong khi ở châu Phi thì chỉ có 1 phó tế cho 100 linh mục hiện nay.
Trong năm 2016, số lượng nam tu sĩ đã khấn là 52.625 với 8731 ở châu Phi, 14.818 ở Mỹ, 12.320 ở châu Á, 15.390 ở châu Âu và 1366 ở châu Đại Dương. Có sự sụt giảm xảy ra trong giai đoạn 2010-2015, và trong năm 2016 giảm 3% trên toàn thế giới.
Số lượng nữ tu đã khấn trong năm 2010 là 722 nghìn và đang giảm. Năm 2016 số đếm được là 659 nghìn (giảm -8,7%). Nguyên nhân đáng kể cuả sự co lại này là do sự gia tăng đáng kể số người chết vì cao tuổi.
Riêng về các nữ tu, có một sự khác biệt sâu sắc trên các châu lục khác nhau: Châu Phi, trong giai đoạn 2010-2016, ghi nhận một mức tăng lớn nhất (+ 9,2%), tiếp theo là Đông Nam Á (+4,2 %). Bắc Mỹ, mặt khác, có một kỷ lục tiêu cực, với một sự thu hẹp gần 21 %. Châu Âu theo sau (với hơn -16 %) và Nam Mỹ (-11,8 %), ở Trung Mỹ và Trung Đông cũng có suy giảm nhưng nhỏ hơn. Cuối cùng, tình hình ở các đảo Trung-Antilles cuả Mỹ Châu là đáng kể, với mức giảm khoảng 2%.
Sự suy giảm trong ơn gọi linh mục cũng tiếp tục. Số chủng sinh giảm từ 116,843 năm 2015 xuống 116.160 năm 2016 (683 đơn vị ít hơn, hay 0,6%); tỷ lệ ơn gọi (chủng sinh cho 100.000 người Công Giáo) giảm từ 9,09 xuống 8,94.
Ở châu Á thì tình hình khá hơn, tăng 779 chủng sinh trong thời kỳ này. Philippines và Hàn Quốc nhận thấy một sự suy giảm lớn, Philippines giảm 1,1 phần trăm và Hàn Quốc giảm -30,2 phần trăm, trong khi Việt Nam không ngừng gia tăng và số tăng là 48,3 phần trăm. Còn ở Indonesia, tăng nhẹ khoảng 2 phần trăm.
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge nói về luật của ACT bắt buộc các linh mục vi phạm ấn tín của phép giải tội.
Giuse Thẩm Nguyễn
17:56 13/06/2018
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge nói rằng luật này ‘dường như được thúc đẩy bởi một ước muốn nhằm trừng phạt Giáo Hội Công Giáo’
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleride của giáo phận Brishane, cũng là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Úc phát biểu rằng cái luật mới này áp dụng tại Lãnh Thổ Thủ Đô Úc (Australian Capital Territory, viết tắt là ACT) là “ấu trĩ và ngu dại” và “dường như được thúc đẩy bởi một ước muốn bệnh hoạn nhằm trừng phạt Giáo Hội Công Giáo Úc mà không có sự xem xét đúng đắn hậu quả của quyết định này.”
Các linh mục tại Canberra hiện nay phải đối diện với những tội hình nếu duy trì ấn tín của phép giải tội khi mà có ai đó đến xưng thú tội lạm dụng tình dục trẻ em theo luật mới được thông qua bởi hội đồng của ACT. Động thái này đã dấy lên sự lo ngại rằng những tiểu bang và những lãnh thổ khác của Úc có thể cũng sẽ có những đòi hỏi tương tự.
Theo luật của Giáo Hội, ấn tín của phép giải tội là tuyệt đối và bất cứ linh mục nào vi phạm sẽ bị rút phép thông công.
Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse của Canberra và Goulburn nói rằng “Có kẻ xâm phạm tình dục nào lại đi xưng thú với một linh mục nếu họ biết rằng họ sẽ bị báo cáo. Nếu ấn tín bị bỏ đi, thì khá năng họ thú tội sẽ xa vời và như vậy việc tư vấn để báo cáo sẽ chẳng còn.”
Ngài nói thêm rằng “Chính phủ này đe dọa tự do tôn giáo bằng cách tự chỉ định mình như là một nhà chuyên môn về vấn đề thực hành tôn giáo và bằng cách cố gắng thay đổi bí tích giải tội trong khi không đưa ra được cải tiến nào trong việc an toàn cho trẻ em.”
Đức Tổng Giám Mục Coloridge nói rằng cái luật ấy cũng dấy lên một vấn đề thực tế quan trọng về khả năng thi hành nó. “Nó là một loại luật mà có thể chỉ được soạn thảo và thông qua bởi những người biết rất ít hay mù tịt về cách mà bí tích này tiến hành trong thực tế.”
“Người ta có thể chỉ hy vọng là các khu vực pháp lý khác sẽ cân nhắc kỹ càng hơn trong những quyết định của họ và thiện chí trong việc lắng nghe tiếng nói của các giáo sĩ Công Giáo và người dân hơn là các vị quan chức của ACT đã làm.
Source: Catholic Herald Australian law forces priests to violate seal of confessional
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleride của giáo phận Brishane, cũng là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Úc phát biểu rằng cái luật mới này áp dụng tại Lãnh Thổ Thủ Đô Úc (Australian Capital Territory, viết tắt là ACT) là “ấu trĩ và ngu dại” và “dường như được thúc đẩy bởi một ước muốn bệnh hoạn nhằm trừng phạt Giáo Hội Công Giáo Úc mà không có sự xem xét đúng đắn hậu quả của quyết định này.”
Các linh mục tại Canberra hiện nay phải đối diện với những tội hình nếu duy trì ấn tín của phép giải tội khi mà có ai đó đến xưng thú tội lạm dụng tình dục trẻ em theo luật mới được thông qua bởi hội đồng của ACT. Động thái này đã dấy lên sự lo ngại rằng những tiểu bang và những lãnh thổ khác của Úc có thể cũng sẽ có những đòi hỏi tương tự.
Theo luật của Giáo Hội, ấn tín của phép giải tội là tuyệt đối và bất cứ linh mục nào vi phạm sẽ bị rút phép thông công.
Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse của Canberra và Goulburn nói rằng “Có kẻ xâm phạm tình dục nào lại đi xưng thú với một linh mục nếu họ biết rằng họ sẽ bị báo cáo. Nếu ấn tín bị bỏ đi, thì khá năng họ thú tội sẽ xa vời và như vậy việc tư vấn để báo cáo sẽ chẳng còn.”
Ngài nói thêm rằng “Chính phủ này đe dọa tự do tôn giáo bằng cách tự chỉ định mình như là một nhà chuyên môn về vấn đề thực hành tôn giáo và bằng cách cố gắng thay đổi bí tích giải tội trong khi không đưa ra được cải tiến nào trong việc an toàn cho trẻ em.”
Đức Tổng Giám Mục Coloridge nói rằng cái luật ấy cũng dấy lên một vấn đề thực tế quan trọng về khả năng thi hành nó. “Nó là một loại luật mà có thể chỉ được soạn thảo và thông qua bởi những người biết rất ít hay mù tịt về cách mà bí tích này tiến hành trong thực tế.”
“Người ta có thể chỉ hy vọng là các khu vực pháp lý khác sẽ cân nhắc kỹ càng hơn trong những quyết định của họ và thiện chí trong việc lắng nghe tiếng nói của các giáo sĩ Công Giáo và người dân hơn là các vị quan chức của ACT đã làm.
Source: Catholic Herald Australian law forces priests to violate seal of confessional
Hội Đồng Hồng Y soạn dự thảo cải tổ Giáo Triều
Vũ Văn An
18:16 13/06/2018
Theo trang mạng chính thức của Tòa Thánh, lúc 13 giờ ngày 13 tháng 6, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Greg Burke, đã tường trình về phiên họp thứ 25 của Hội Đồng Hồng Y với Đức Thánh Cha Phanxicô.
Hội đồng này họp trong ba ngày từ ngày 11 tới ngày 13 tháng 6, với sự hiện diện của “mọi thành viên... trừ Đức Hồng Y George Pell”. Đức Phanxicô không tham dự buổi họp sáng thứ Tư, 13 tháng 6, lý do: triều kiến chung.
Ông Burke cho hay: đa số công việc của Hội Đồng dành cho việc xem xét bản dự thảo của Tân Tông Hiến về Giáo Triều Rôma, tạm thời có tên là Praedicare Evangelium (Rao Giảng Tin Mừng). Hội Đồng Hồng Y đã soạn thảo một bản văn đầu tiên để đệ trình Đức Giáo Hoàng cứu xét các điểm nào ngài cho là thuận lợi, hữu ích và cần thiết.
Hội Đồng đã cân nhắc những phần nào của cuộc cải tổ Giáo Triều đang diễn tiến đã được thi hành ra sao, phù hợp với nguyên tắc tiệm tiến, trong 5 năm làm việc vừa qua.
Đức Cha Brian Ferme, Tổng Thư Ký của Hội Đồng Kinh Tế, trình bầy việc cải tổ cơ cấu tài chánh và tổ chức của Tòa Thánh và của Thị Quốc Vatican (Governorate). Ngoài ra, sau khi minh họa các mục tiêu và nguyên tắc căn bản, trong đó, có việc tránh phí phạm, cổ vũ sự minh bạch, bảo đảm việc áp dụng đúng đắn các nguyên tắc kế toán, tuân thủ nguyên tắc kiểm soát đôi (dual checking) và các tiêu chuẩn quốc tế, Đức Cha Ferme trình bầy các kết quả tích cực sau đây:
- thủ tục đồng nhất để soạn thảo các ngân sách và bản cân bằng cuối cùng;
- lưu ý nhiều hơn tới các chi phí;
- hợp tác và hiểu biết nhiều hơn cuộc cải tổ tài chánh;
- tiệm tiến thay đổi não trạng liên quan đến sự minh bạch và tinh thần trách nhiệm (accountability).
Cuối cùng, Đức Hồng Y Sean Patrick O’Malley, O.F.M. Cap., cập nhật việc làm của Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Các Vị Thành Niên.
Hội đồng này họp trong ba ngày từ ngày 11 tới ngày 13 tháng 6, với sự hiện diện của “mọi thành viên... trừ Đức Hồng Y George Pell”. Đức Phanxicô không tham dự buổi họp sáng thứ Tư, 13 tháng 6, lý do: triều kiến chung.
Ông Burke cho hay: đa số công việc của Hội Đồng dành cho việc xem xét bản dự thảo của Tân Tông Hiến về Giáo Triều Rôma, tạm thời có tên là Praedicare Evangelium (Rao Giảng Tin Mừng). Hội Đồng Hồng Y đã soạn thảo một bản văn đầu tiên để đệ trình Đức Giáo Hoàng cứu xét các điểm nào ngài cho là thuận lợi, hữu ích và cần thiết.
Hội Đồng đã cân nhắc những phần nào của cuộc cải tổ Giáo Triều đang diễn tiến đã được thi hành ra sao, phù hợp với nguyên tắc tiệm tiến, trong 5 năm làm việc vừa qua.
Đức Cha Brian Ferme, Tổng Thư Ký của Hội Đồng Kinh Tế, trình bầy việc cải tổ cơ cấu tài chánh và tổ chức của Tòa Thánh và của Thị Quốc Vatican (Governorate). Ngoài ra, sau khi minh họa các mục tiêu và nguyên tắc căn bản, trong đó, có việc tránh phí phạm, cổ vũ sự minh bạch, bảo đảm việc áp dụng đúng đắn các nguyên tắc kế toán, tuân thủ nguyên tắc kiểm soát đôi (dual checking) và các tiêu chuẩn quốc tế, Đức Cha Ferme trình bầy các kết quả tích cực sau đây:
- thủ tục đồng nhất để soạn thảo các ngân sách và bản cân bằng cuối cùng;
- lưu ý nhiều hơn tới các chi phí;
- hợp tác và hiểu biết nhiều hơn cuộc cải tổ tài chánh;
- tiệm tiến thay đổi não trạng liên quan đến sự minh bạch và tinh thần trách nhiệm (accountability).
Cuối cùng, Đức Hồng Y Sean Patrick O’Malley, O.F.M. Cap., cập nhật việc làm của Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Các Vị Thành Niên.
Đức Giáo Hoàng hy vọng Giải Túc Cầu Thế Giới sẽ là dịp để đối thoại và gặp gỡ
Vũ Văn An
18:42 13/06/2018
Theo tin Zenit, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong buổi triều kiến chung, đã tỏ ý hy vọng Giải Túc Cầu Thế Giới tại Nga sẽ cổ vũ tình liên đới và hòa bình giữa các quốc gia.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô hy vọng rằng Giải Vô Địch Túc Cầu Thế Giới sẽ tự chứng tỏ là một dịp cho “cuộc gặp gỡ, đối thoại và tình huynh đệ giữa các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau và nó sẽ cổ vũ tình liên đới và hòa bình giữa các quốc gia”.
Lên tiếng, sau buổi triều kiến chung tại Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng nhắc đến Giải Vô Địch sẽ khai diễn tại Nga vào ngày 14 tháng 6:
“Tôi muốn gửi lời chào mừng thân ái đến các lực sĩ và các nhà tổ chức, cũng như tới tất cả những ai sẽ theo dõi biến cố này qua các phương tiện truyền thông”, một biến cố, theo ngài, vượt thắng mọi rào cản.
Trận mở đầu sẽ là Nga đấu với Saudi Arabia.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô hy vọng rằng Giải Vô Địch Túc Cầu Thế Giới sẽ tự chứng tỏ là một dịp cho “cuộc gặp gỡ, đối thoại và tình huynh đệ giữa các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau và nó sẽ cổ vũ tình liên đới và hòa bình giữa các quốc gia”.
Lên tiếng, sau buổi triều kiến chung tại Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng nhắc đến Giải Vô Địch sẽ khai diễn tại Nga vào ngày 14 tháng 6:
“Tôi muốn gửi lời chào mừng thân ái đến các lực sĩ và các nhà tổ chức, cũng như tới tất cả những ai sẽ theo dõi biến cố này qua các phương tiện truyền thông”, một biến cố, theo ngài, vượt thắng mọi rào cản.
Trận mở đầu sẽ là Nga đấu với Saudi Arabia.
Nhà cầm quyền Viet Nam cấm linh mục bất đồng xuất cảnh.
Giuse Thẩm Nguyễn
21:47 13/06/2018
Cha Tân đã bị giữ tại phi trường sau khi tiếp chuyện với các đại biểu Liên Hiệp Âu Châu về bách hại tôn giáo.
Cha Tân là người công khai lên tiếng chống lại nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã bị cấm xuất cảnh.
(UCANEWS) Vào ngày 11 tháng Sáu, cha Giuse Nguyễn Duy Tân, cha xứ của giáo xứ Thọ Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai đã bị giữ tại phi trường Quốc Tế Tân Sân Nhất bởi các nhân viên an ninh thuộc thành phố Hồ chí Minh.
Nhân viên phi trường nói trong một tài liệu rằng cha Tân “không được phép xuất cảnh do lệnh cấm của phòng an ninh tỉnh Đồng Nai.” Họ không cho biết thêm chi tiết.
Họ còn nói cha liên lạc với phòng an ninh tỉnh để giải quyết việc này.
Cha Tân, 40 tuổi, cùng với 25 cha khác từ giáo phận Xuân Lộc có chuyến bay tới Malaysia. Các cha khác thì không bị cấm.
Trong phần khiếu nại của cha với tòa đại sứ Đức ở Hà Nội và Ủy Ban Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền, cha Tân tố cáo nhà cầm quyền phi lý vi phạm nhân quyền của ngài.
Cha Tân nói “Tôi cho rằng lý do có thể là tôi đã nói chuyện với các đại biểu Liên Hiệp Âu Châu trong một cuộc họp tại một ngôi chùa vào ngày 16 tháng Năm.”
Những thành viên của Ủy Ban Liên Tôn của Việt Nam trong đó có cha Tân đã đưa ra những bằng chứng về bách hại tôn giáo của nhà cầm quyền và công an cho các phái đoàn Anh, Pháp, Đức, Ý, Netherland và Liên Hiệp Âu Châu tại chùa Giác Hòa ở thành phố Hồ chi Minh
Cha Tân nói với các phái đoàn rằng tất cả các tổ chức tôn giáo đều phải xin phép nhà cầm quyền để có được những sinh hoạt, ngay cả xây một cái cầu tiêu hay một cái hàng rào.
Ngài nói rằng “Cơ chế xin-cho giúp cho nhà cầm quyền “lạm quyền để xía vào mọi công việc tôn giáo.”
Cha Tân dùng mạng truyền thông xã hội để lên tiếng chống lại các chính sách kinh tế và xã hội của nhà cầm quyền, tố cáo tham nhũng và đàn áp các nhà hoạt động. Ngài kêu gọi nhân dân lật đổ bọn cầm quyền Cộng Sản và tẩy chay bầu cử quốc gia.
Source: ucanews.com Vietnam bars dissident priest from traveling abroad
Cha Tân là người công khai lên tiếng chống lại nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã bị cấm xuất cảnh.
(UCANEWS) Vào ngày 11 tháng Sáu, cha Giuse Nguyễn Duy Tân, cha xứ của giáo xứ Thọ Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai đã bị giữ tại phi trường Quốc Tế Tân Sân Nhất bởi các nhân viên an ninh thuộc thành phố Hồ chí Minh.
Nhân viên phi trường nói trong một tài liệu rằng cha Tân “không được phép xuất cảnh do lệnh cấm của phòng an ninh tỉnh Đồng Nai.” Họ không cho biết thêm chi tiết.
Họ còn nói cha liên lạc với phòng an ninh tỉnh để giải quyết việc này.
Cha Tân, 40 tuổi, cùng với 25 cha khác từ giáo phận Xuân Lộc có chuyến bay tới Malaysia. Các cha khác thì không bị cấm.
Trong phần khiếu nại của cha với tòa đại sứ Đức ở Hà Nội và Ủy Ban Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền, cha Tân tố cáo nhà cầm quyền phi lý vi phạm nhân quyền của ngài.
Cha Tân nói “Tôi cho rằng lý do có thể là tôi đã nói chuyện với các đại biểu Liên Hiệp Âu Châu trong một cuộc họp tại một ngôi chùa vào ngày 16 tháng Năm.”
Những thành viên của Ủy Ban Liên Tôn của Việt Nam trong đó có cha Tân đã đưa ra những bằng chứng về bách hại tôn giáo của nhà cầm quyền và công an cho các phái đoàn Anh, Pháp, Đức, Ý, Netherland và Liên Hiệp Âu Châu tại chùa Giác Hòa ở thành phố Hồ chi Minh
Cha Tân nói với các phái đoàn rằng tất cả các tổ chức tôn giáo đều phải xin phép nhà cầm quyền để có được những sinh hoạt, ngay cả xây một cái cầu tiêu hay một cái hàng rào.
Ngài nói rằng “Cơ chế xin-cho giúp cho nhà cầm quyền “lạm quyền để xía vào mọi công việc tôn giáo.”
Cha Tân dùng mạng truyền thông xã hội để lên tiếng chống lại các chính sách kinh tế và xã hội của nhà cầm quyền, tố cáo tham nhũng và đàn áp các nhà hoạt động. Ngài kêu gọi nhân dân lật đổ bọn cầm quyền Cộng Sản và tẩy chay bầu cử quốc gia.
Source: ucanews.com Vietnam bars dissident priest from traveling abroad
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi các công ty công nghệ đừng trở thành tay sai cho nhà cầm quyền Việt Nam
Đặng Tự Do
05:07 13/06/2018
Phản ứng trước tin tức theo đó Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua một luật đàn áp người dân gọi là “an ninh mạng” trong đó trao nhà cầm quyền những quyền vô hạn để hạn chế tự do phát biểu trực tuyến, Clare Algar, Giám đốc điều hành toàn cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố như sau:
“Quyết định này có những hệ quả hủy diệt tự do ngôn luận ở Việt Nam. Trong bầu khí đàn áp sâu rộng tại đất nước này, không gian trực tuyến là một chỗ nương náu tương đối, nơi mọi người có thể chia sẻ những ý kiến và các quan điểm của mình mà phần nào ít sợ sự tấn công của nhà cầm quyền.”
“Với một quyền lực quá rộng lớn, nó cho phép nhà cầm quyền theo dõi các hoạt động trực tuyến, cuộc bỏ phiếu này có nghĩa là hiện nay không còn nơi nào có thể coi là an toàn ở Việt Nam để mọi người có thể bàn thảo tự do.”
“Luật này sẽ có những tác dụng nghiêm trọng nếu các công ty công nghệ hợp tác với những yêu cầu của nhà cầm quyền Việt Nam và bàn giao cho họ những dữ liệu cá nhân. Chúng tôi trịnh trọng tuyên bố rằng các công ty công nghệ không được dự phần vào các vụ lạm dụng nhân quyền. Ngược lại, chúng tôi kêu gọi họ sử dụng những quyền lực đáng kể có trong tay để đối phó với chính phủ Việt Nam về thứ luật lệ lạc hậu này.”
Bối cảnh
Luật an ninh mạng mới của Việt Nam mang lại những quyền hạn vô biên cho nhà cầm quyền Việt Nam, cho phép họ ép buộc các công ty công nghệ bàn giao một lượng lớn dữ liệu, bao gồm các thông tin cá nhân và kiểm duyệt các bài viết của người dùng.
Tổ chức Ân xá Quốc tế đã viết thư cho các giám đốc điều hành của Apple, Facebook, Google, Microsoft và chủ tịch Samsung bày tỏ những lo ngại của mình về luật này và thúc giục các công ty gây áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam.
Source: Amnesty International - Viet Nam: New Cybersecurity law a devastating blow for freedom of expression
Nam Quốc Sơn Hà
Lê Đình Thông
08:53 13/06/2018
南國山河
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Dự luật đặc khu quá ngất ngư
Việt cộng đi đêm với Tầu cộng
Bán rẻ sơn hà cho lũ ngu.
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Trung cộng luôn toan tính tiếp thu
Bạc bể tiền rừng trên đất nước
Tham lam đốn sạch gỗ mù u.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Lũ giặc Tầu ô quá tham lam
Tung tiền hối lộ cho quan hạm
Bán đứng đặc khu 99 năm !
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Dân đen bày tỏ nỗi ưu tư
Khắp chốn xuống đường chống dự luật
Cán bộ đảng viên mệt đứ đừ !
Lê Đình Thông
Ngày tàn tà quyền Việt Cộng
Đinh Văn Tiến Hùng
13:22 13/06/2018
-“Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, quét sạch cõi bờ, để cứu dân tộc ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời,cúi đầu khom lưng để làm tì thiếp người ta.” (Bà Triệu thị Trinh)
-“Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không thể lọt vào tay kẻ khác.” (Vua Trần Nhân Tông)
-“Ta phải giữ Nước cho cẩn thận, đừng để ai lấy một phân núi, một tấc sông của vua Thái Tổ để lại”
(Vua Lê Thánh Tông)
-“Làm trai sinh ra ở đời, nên giúp nạn lớn, lập công to để tiếng thơm muôn đời, chứ sao lại bo bo làm đầy tớ người.” “& Phòng thủ biên cương là hệ trọng, Sơn hà trù liệu kế an bang.”
( Bình định vương Lê Lợi)
Suốt Bắc Nam dân Việt đã vùng lên,
Máu sôi trào dâng hàng triệu con tim,
Quyết phải dẹp tan một bày quỉ đỏ.
Tám mươi năm chúng nghêng ngang ngồi đó,
Đã làm được gì ích quốc lợi dân ?
Chỉ làm tôi mọi Tàu cộng xâm lăng,
Tham vọng biến Việt Nam thành thuộc địa.
Dù đặc khu hay là vùng tự trị,
Cũng biến thành lãnh thổ của Tàu rồi,
Toàn dân Việt bị đồng hóa đến nơi,
Mất Giang Sơn còn đâu nòi giống Việt !
Chịu cúi đầu dưới gông cùm rên xiết,
Nhớ nghìn năm bị đô hộ ngày xưa,
Chúng ta nay là con cháu kế thừa,
Quên làm sao những trang sử đen tối.
Tổ tiên ta đã khai đường mở lối,
Bao anh hùng liệt nữ đã đứng lên,
Đuổi ngoại xâm để đoạt lại chính quyền,
Cho Tổ Quốc an bình dân no ấm.
*Nhưng ngày nay Tàu cộng lại xâm lấn,
Với sự tiếp tay của bọn tà quyền,
Bán Đất Nước suốt cả ba miền,
Từ rừng núi biển khơi đến thành thị.
Nhượng ba đặc khu thành vùng tự trị :
Trọng điểm Bắc vân- Phú Quốc- Vân Đồn,
Những yếu huyết của Đất Nước sống còn,
Chín mươi chín năm bao giờ lấy lại ?
Nhất quyết phá tan âm mưu độc hại,
Khắp Trung, Nam, Bắc khí thế trào dâng,
Không còn khiếp sợ đoàn kết một lòng,
Tổng biểu tình quyết nâng cao khí thế.
Nhìn rừng người cuốn đi như sóng bể,
Với biểu ngữ, tiếng hô vọng bốn bề,
Bọn tà quyền hoảng hốt như ngủ mê,
Bày trò câu giờ, hoãn binh tìm kế.
Giờ đây dưới mắt dân Đảng không thể,
Còn tiếp tục lừa bịp mãi được đâu,
Nếu còn khôn hãy nhận tội cúi đầu,
Để Dân Nước mở đầu Trang Sử Mới.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Văn Hóa
Hòa Lan – Một Năm Nhìn Lại
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
15:00 13/06/2018
Những ngày cuối tháng 5 đến giờ thời tiết ở đây bắt đầu oi bức, có ngày lên đến 30 độ C và người dân ở đây cảm thấy nóng nực, khó chịu vì ít có gia đình nào ở đây dùng quạt máy hay máy lạnh mà họ chỉ quen với cái lạnh và hay dùng máy sưởi nên bây giờ nhiệt độ khoảng 25 độ là họ đã than thở rồi. Chúng tôi nói với họ rằng bên Nam Mỹ nơi chúng tôi đã từng sống có lúc nhiệt độ có khi lên đến 47 độ vào những ngày hè và những chiếc máy lạnh dù xài hết công suất cũng không thể làm cho mát hơn. Nhiều người nói đùa rằng chính chúng tôi là người đem cái nắng nóng từ Nam Mỹ qua đây để rồi làm khổ họ vì rất ít khi xứ này có nắng nóng như vậy.
Ở Hòa Lan đã một năm mà màu da và cân nặng của chúng tôi vẫn chưa được cải thiện. Khi đi dâng lễ cho cộng đồng nói tiếng Anh hay tiếng Tây Ban Nha, người ta cứ nghĩ chúng tôi là người Peru hay người Phi Luật Tân vì nước da ngăm đen và người tròn tròn của chúng tôi. Ngay cả khi dâng lễ cho cộng đồng người Việt, thì những người lần đầu tiên gặp chúng tôi cứ ngỡ chúng tôi là người ngoại quốc và chợt giật mình khi nghe chúng tôi nói tiếng Việt sành sỏi. Những người đã từng quen biết chúng tôi thì nói đùa rằng chúng tôi không chịu ‘nhã nắng’ cho bớt cái đen đã bám vào người lâu năm và những vết thâm nám hằn theo năm tháng luôn trung thành theo nhà truyền giáo xấu xí này.
Dù nét bề ngoài đôi lúc có làm chúng tôi mất điểm, điều chúng tôi quan tâm là làm thế nào để đời sống và sứ vụ của mình có thể cảm hóa được những người mình phục vụ. Bởi thế, chúng tôi đã luôn cố gắng lắng nghe, đồng hành và đối thoại với những người mà mình quen biết, làm việc và cộng tác. Có những người rất chân thành góp ý những gì chúng tôi còn thiếu sót, có những người động viên những khi mình buồn hay gặp khó khăn; có những người quan tâm đến mình những khi mình cô đơn, trống vắng, và dĩ nhiên có những người trước mặt thì hồ hởi vui vẻ, nhưng sau lưng lại muốn đạp mình xuống vực thẳm. Xã hội là như thế, luôn có người tốt, kẻ xấu; luôn có trung thần, nịnh thần và phản thần để mình có thể phân biệt và phán đoán ai là người tốt với mình để mình chịu ơn và ai là người có ý xấu với mình để mình phòng tránh. Nói như thế không phải vì bi quan hóa cuộc đời nhưng là để chia sẻ những vui buồn trong một năm qua tại vùng đất mới.
Trước khi nhận bài sai mới chuyển Tỉnh Dòng từ Paraguay đến Hòa Lan, Bề trên giám tỉnh ở Paraguay đã từng nói với chúng tôi rằng Hòa Lan có nhiều thách đố lắm. Chúng tôi có nói với ngài là tôi biết và sẵn sàng đón nhận những thách đố mới ở quốc gia văn minh, hiện đại có đặt trụ sở tòa án quốc tế tại Den Haag (The Hague) này. Bề trên giám tỉnh ở đó cá cược với tôi rằng chỉ trong vòng 6 tháng là chúng tôi sẽ quay lại Paraguay với ngài để tiếp tục làm việc vì ngài biết tiếng Hòa Lan không phải là ngôn ngữ dễ học và việc mục vụ ở đây không giống với việc mục vụ ở Paraguay hay các quốc gia ở Nam Mỹ. Và đã đúng như thế vì đã một năm mà tiếng Hòa Lan của chúng tôi chỉ mới bập bẹ, chỉ có thể dâng lễ và đàm thoại đơn giản, và công việc mục vụ chỉ quanh quẩn với các cộng đoàn tiếng Anh, Tây Ban Nha hay thi thoảng cha quản nhiệm giáo xứ Việt Nam nhờ dâng lễ vào những ngày cuối tuần, trong khi đó ở Nam Mỹ thì làm việc không có giờ nghỉ! Mấy ngày nay hai vị cựu và bề trên đương nhiệm từ Paraguay đến Hòa Lan thăm chúng tôi trước khi các ngài về Roma để tham dự Tổng Tu Nghị của Dòng, và luôn hỏi chúng tôi có thể trở lại Paraguay làm việc không. Chúng tôi chỉ cười, rất vui mừng vì gặp lại anh em từng làm việc ở Nam Mỹ và trả lời rằng chỉ có Chúa mới biết được là tôi sẽ đi hay ở. Vì là tuýp người hoạt động nên lắm lúc chúng tôi cũng thấy buồn, muốn bỏ cuộc và quay về chốn xưa vùng Nam Mỹ để an phận và không phải lo nghĩ chuyện này, chuyện nọ của nhân tình thế thái ở xứ sở văn minh hiện đại này. Tuy nhiên khi nghĩ lại vì mình là nhà truyền giáo là không nên chùn bước hay bi quan trước những thách đố dù thách đố bây giờ không phải là cơm áo, gạo tiền, là những lần đi truyền giáo ở những vùng khỉ ho cò gáy, như là sẵn sàng sống với một thế giới văn minh thế tục để có thể đồng hành với những người vẫn mong ngóng tìm kiếm Thiên Chúa.
Tháng Sáu là tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu và tuần đầu của tháng Thánh Tâm chúng tôi tham dự khóa tĩnh tâm năm tại Nhà Chính của Trung Ương Dòng. Nhìn các cha già từng làm việc truyền giáo ở các quốc gia Phi châu, Nam Mỹ, Á châu tận tụy cả đời và giờ đây đang nghỉ hưu nhưng tham dự tĩnh tâm rất sốt sắng dù đã được khuyên là nên nghỉ ngơi ở nhà. Các ngài là tấm gương cho chúng tôi vì bọn trẻ và trung niên chúng tôi chỉ thích làm việc chứ cả tuần tĩnh tâm thinh lặng và cầu nguyện thật sự là khó. Suốt một tuần tĩnh tâm ở Nhà Mẹ- nơi Đấng Sáng Lập đã từng lập Dòng, từng sinh sống và làm việc cho đến cuối đời, chúng tôi cũng sống lại theo những bước chân, những chặng đường thăng trầm của ngài cho Hội Dòng. Chúng tôi có cơ hội nhiều hơn trong những lúc lần chuỗi Mân Côi và chiêm ngắm những di tích nơi mà những ngày đầu đầy khó khăn vất vả Cha Thánh Lập Dòng Arnold Janssen cùng với thế hệ sáng lập đã gầy dựng nên. Những bậc linh mục đàn anh tham dự khóa tĩnh tâm này từng có những bằng cấp rất cao, từng nắm giữ những trọng trách lớn trong Dòng cũng như những tổ chức xã hội quốc tế nhưng rất thân thiện, hòa nhã và khiêm nhường với các đàn em và luôn là lực đẩy để cho các đàn em đi lên thay thế mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống mà chúng tôi từng chứng kiến, có những người tưởng rằng chỉ có mình mới làm được tất cả, tưởng rằng có thể dùng bàn tay che cả bầu trời nên muốn lộng quyền, gây ảnh hưởng dù hiện giờ đang nghỉ hưu. Họ cứ tưởng rằng chỉ có họ mới làm được còn những người khác thì không biết gì. Chúng tôi học được câu nói rất bình dân nhưng đầy ý nghĩa là ‘không mợ thì chợ cũng đông’, hãy nhớ rằng nếu không có mình thì mọi việc vẫn tiến triển, nhiều khi còn tốt đẹp hơn nữa. Hãy biết khiêm nhường và sống sao để người đời còn nhớ đến mình sau khi lìa xa cõi tạm này và luôn biết tôn trọng, phục tùng những người mà trước đây có thể từng là con cháu, học trò của mình vì chính Chúa Giêsu đã từng nói: “Hễ ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai tự hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Mt 23,12).
Hôm nay Giáo Hội mừng lễ Thánh Anton Padua- tiến sĩ Hội Thánh, một vị Thánh chỉ sống vỏn vẹn 36 năm trên cõi đời nhưng đã để lại biết bao gương lành sống động và được mệnh danh là tiến sĩ thiên thần hay thánh Antôn làm phép lạ. Sống lâu chưa chắc đã sống nhiều. Đọc lại hạnh thánh Antôn Padua về những gì ngài đã làm cho Dòng Anh Em Hèn Mọn của Ngài và cho Giáo Hội đến lúc hơi tàn sức kiệt mới thấy được ngọn lửa mến yêu bừng cháy trong con tim những người theo Chúa như ngài. Thánh Nhân cũng là quan thầy của chúng tôi và nhiều người khác. Xin chúc mừng các anh em có bổn mạng Antôn Padua. Ước gì mỗi chúng ta cũng biết noi gương thánh nhân, can đảm hiến thân cho tha nhân, cho Tin Mừng nước Cha. Và hôm nay cũng là ngày kỷ niệm 50 năm linh mục của cha xứ già đáng kính của chúng tôi ở Việt Nam. Ngài chỉ là một linh mục nhỏ nhắn, tầm thường, không bằng cấp nhưng có một nội lực rất phi thường trong nhân cách sống của ngài. Khi điện thoại chúc mừng ngài thì ngài chỉ khuyên một điều là hãy biết sống khiêm nhường và vâng theo Thánh ý Chúa vì nếu không có ơn Chúa thì chúng ta chẳng làm gì được. Xin chúc mừng cha Đaminh trong ngày kỷ niệm Kim Khánh hồng ân thánh chức. Xin Chúa luôn gìn giữ cha trong lúc tuổi già được an lành, mạnh khỏe và luôn là tấm gương sáng cho anh em chúng con bước theo. Xin Thánh Antôn Padua phù hộ và đồng hành với chúng con luôn biết trung thành với Chúa.
Hòa Lan- 13 tháng 06 năm 2018- lễ Thánh Antôn Padua,
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Gia Đình
Vũ Đình Huyến Lm.
08:12 13/06/2018
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)
Gia đình ân hưởng Chúa ban
Có cha có mẹ có đàn con ngoan.
(bt)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 14/06/2018: Lời tiên tri đáng sợ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ứng nghiệm
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:19 13/06/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Bất cứ ai tự hỏi điều gì đã xảy ra trong cuộc bỏ phiếu ủng hộ phá thai nên đọc lại thông điệp Evangelium Vitae – Tin Mừng Sự Sống của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Ở các nước khác trên thế giới toà án, nhà nước và nghị viện đưa ra các phán quyết và luật lệ tước bỏ quyền sống của các trẻ em chưa chào đời. Nhưng Ái Nhĩ Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên sử dụng phổ thông đầu phiếu để tước bỏ quyền được sống của thai nhi. Oái oăm thay Ái Nhĩ Lan lại từng là nước có truyền thống Công Giáo, và đến nay 78.3% vẫn xưng mình là người Công Giáo. Đó là một dấu chỉ cho bất cứ ai nghi ngờ sự thật là chúng ta đang sống trong thời đại trong đó người ta thần tượng hóa dân chủ. Chỉ cần quan sát cách thế người ta dễ dàng chấp nhận cái chết của những người vô tội khi cái chết ấy được quyết định bởi một thủ tục dân chủ thích hợp, chúng ta hiểu ra ngay điều đó.
Dân chủ - giống như bất kỳ hệ thống chính trị nào - đơn giản chỉ là một công cụ, mà giá trị đạo đức của nó không thể được đánh giá mà không tính đến mục đích người ta sử dụng nó. Khi gán cho nó một giá trị tối thượng, như thể nó là một cùng đích, thì người ta đã thần tượng hóa nó, đã hành động ngớ ngẩn như thể cúi đầu sụp lậy trước một khối đá hay một cái cây câm nín.
Không ai biết rõ điều này hơn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người vào năm 1995 đã ban hành thông điệp Evangelium Vitae, như một lời cảnh báo chống lại sự sùng bái và thần tượng hóa dân chủ.
Ngài viết:
“Dân chủ không thể được nâng lên hàng huyền thoại, đến mức trở nên chỗ thay thế cho luân lý, hay là một thứ chiêu bài vạn ứng cho sự vô luân. Về căn bản, dân chủ chỉ là ‘hệ thống’, và như thế dân chủ chỉ là công cụ chứ không phải là cùng đích. Giá trị luân lý của nó không tự động mà có, nhưng tuỳ thuộc vào sự hoà hợp của nó với luật luân lý.”
Đọc lại tài liệu này sau cuộc bỏ phiếu của Ái Nhĩ Lan, người ta có ngay một cảm thức rợn người rằng những lời tiên tri của vị Giáo Hoàng người Ba Lan đã được ứng nghiệm. Đức Gioan Phaolô cảnh báo người Công Giáo chống lại sự an nhiên hài lòng khi “quyền nguyên thủy và bất khả nhượng là quyền được sống bị nghi ngờ hoặc bị từ chối trên cơ sở các tiến trình dân chủ như các cuộc bỏ phiếu tại quốc hội hoặc ý chí của một nhóm người - ngay cả khi nhóm ấy là đa số trong các cuộc bỏ phiếu.” Trong các trường hợp như thế, “vẻ bề ngoài nghiêm chỉnh của một tiến trình pháp lý xem ra được tôn trọng” nhưng thực tế là luật luân lý căn bản bị chà đạp dưới chân.
Bất cứ khi nào điều này xảy ra, “nền dân chủ mâu thuẫn với chính các nguyên tắc của nó, trong thực tế đang hướng tới một hình thức chủ nghĩa độc tài.” Đức Gioan Phaolô II, người biết rõ chủ nghĩa toàn trị từ trong trứng nước, không sử dụng ngôn ngữ như vậy một cách hời hợt đâu.
Lập luận của thông điệp Evangelium Vitae không chỉ đơn giản nói với chúng ta rằng dân chủ, giống như bất kỳ hệ thống chính trị nào khác, cũng có khả năng tạo ra những hệ quả xấu xa. Thực vậy, Đức Gioan Phaolô tin rằng có một sự nguy hiểm cụ thể trong những cấu trúc kinh tế và chính trị ngày nay. Khi đề cao tính hiệu quả, chủ nghĩa tư bản dẫn dắt chúng ta đến việc xem một số cuộc sống quanh ta là “vô dụng”. Khi cổ vũ và đề cao các thủ tục, dân chủ khuyến khích sự thờ ơ với những kết thúc tối thượng. Khi đề cao các thủ tục pháp lý bề ngoài mà không tham chiếu đến luật đạo đức cơ bản, xã hội trở thành sấn khấu được thiết lập cho một “cuộc chiến chống lại kẻ yếu”.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đôi khi được người ta mô tả như là một người hăng say thúc đẩy chủ nghĩa tự do kinh tế và chính trị, nhưng trong thông điệp Evangelium Vitae, vị Giáo Hoàng Ba Lan cho thấy mình là một trong những nhà phê bình sắc sảo nhất đối với kinh tế thị trường và chính trị dân chủ. Ngài đã xác định một “cấu trúc tội lỗi có thể xác minh được” của “xu thế văn hóa, kinh tế và chính trị” đương đại, tất cả hòa tấu với nhau hầu mang lại lợi quyền cho những kẻ mạnh với giá phải trả của người yếu thế.
Đây chính xác là những gì đã xảy ra ở Ái Nhĩ Lan. Một quốc gia lóa mắt bởi sự thành công về kinh tế và háo hức muốn chứng minh với thế giới ta đây hiện đại, dân chủ nên đã chọn để tước bỏ quyền sống của những người vô phương tự vệ là các thai nhi. Kết quả sẽ là sự lặng lẽ tuyệt chủng của những người bị hội chứng Down, một cái ác đã được tiến hành rất rầm rộ trong phần còn lại của châu Âu.
2. Tối Cao Pháp Viện Anh bác bỏ đơn kiện xin bỏ luật cấm phá thai của Bắc Ái Nhĩ Lan
Cho đến nay, miền Bắc Ái Nhĩ Lan vẫn duy trì được một luật cấm phá thai rất mạnh.
Ủy ban Nhân quyền Bắc Ái Nhĩ Lan, bị chi phối bởi các nhóm phò phá thai quyết liệt muốn hủy bỏ luật này nên đã kiện ra Tối Cao Pháp Viện Anh quốc.
Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Vương quốc Anh đã bác bỏ các nỗ lực để lật đổ luật phá thai mạnh mẽ của Bắc Ái Nhĩ Lan, mặc dù đã kết luận rằng những điều luật hiện nay có thể là không phù hợp với quy định của Công ước châu Âu về quyền con người.
Các thẩm phán với tỉ lệ 4:3 nói rằng tòa án không có thẩm quyền để xem xét các tranh chấp pháp lý do Ủy ban Nhân quyền Bắc Ái Nhĩ Lan đưa ra vì không có một nạn nhân thực tế nào và cũng chẳng có tiềm năng dẫn đến một hành vi bất hợp pháp.
Bốn thẩm phán cho biết việc cấm phá thai trong trường hợp hãm hiếp và loạn luân là không phù hợp, trong khi năm thẩm phán chỉ trích việc cấm phá thai trong trường hợp thai nhi bị dị tật.
Mặc dù ý kiến của thẩm phán về luật phá thai của Bắc Ái Nhĩ Lan không có hệ lụy pháp lý nào vì họ đã bác bỏ vụ án, nhưng ý kiến của họ sẽ làm tăng đáng kể các áp lực chính trị nhằm tự do hóa việc phá thai tại Bắc Ái Nhĩ Lan.
Marion Woods, phát ngôn viên của phong trào phò sinh Ái Nhĩ Lan, cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh phán quyết chống lại Ủy ban Nhân quyền Bắc Ái Nhĩ Lan và chúng tôi muốn lưu ý rằng một số tiền đáng kể của người nộp thuế đã bị lãng phí bởi Ủy ban Nhân quyền Bắc Ái Nhĩ Lan trong vụ kiện này”
“Số tiền này có thể được sử dụng trong bao nhiêu năm qua để giúp đỡ và cho phép các phụ nữ và các gia đình có thai nhi bị dị tật hoặc những người phụ nữ phải đối mặt với chấn thương tình dục và mang thai trong trường hợp bị hãm hiếp?”
3. Diễn từ của Đức Thánh Cha với phái đoàn Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa
Ngày 2 tháng 6 vừa qua, Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đã cho công bố lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô với phái đoàn Chính Thống Giáo Nga, ngày 30 tháng Năm, tại Đại Thính Đường Phaolô VI..
Khi chào mừng phái đoàn, ngài nói với họ rằng “phong trào uniatism như con đường hợp nhất ngày nay không còn giá trị nữa”. Chủ trương này tuy đã có từ mấy thập niên nay, nhưng được Đức Phanxicô nhấn mạnh một cách đặc biệt với phái đoàn Chính Thống Nga.
4. Đức Hồng Y Pietro Parolin là quan chức cao cấp Vatican đầu tiên tham dự Hội nghị Bilderberg
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã tham gia vào Hội nghị Bilderberg, một phiên họp hàng năm của giới chính trị, kinh doanh và truyền thông hàng đầu thế giới. Năm nay, hội nghị này diễn ra tại Turin, Ý, từ ngày 07 đến ngày 10 tháng 6.
Đức Hồng Y Parolin có tên trong danh sách 131 người tham gia trong cuộc họp Bilderberg năm nay. Đây sẽ là lần đầu tiên một quan chức Vatican cao cấp tham dự Hội nghị Bilderberg.
Hội nghị Bilderberg được khởi sự từ năm 1954 tại khách sạn Bilderberg ở Oosterbeek, Hà Lan. Hội nghị Bilderberg tập hợp mỗi năm một số từ 120 đến 150 người tham gia, trong đó có tầng lớp tinh hoa chính trị châu Âu và Bắc Mỹ, cùng với giới kỹ nghệ, kinh doanh, tài chính, giáo dục và truyền thông.
Hội nghị năm nay được thiết lập để thảo luận về chủ nghĩa mị dân ở châu Âu, những thách thức của sự bất bình đẳng, tương lai của công ăn việc làm, trí tuệ nhân tạo, các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ, thương mại tự do, vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ và Nga, điện toán lượng tử, Saudi Arabia và Iran.
Sự tham gia của Đức Hồng Y Parolin có thể là một biểu hiện của “văn hóa gặp gỡ” được khuyến khích bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Thánh Cha thường khích lệ các quan chức Tòa Thánh tham gia vào một cuộc đối thoại với thế giới.
5. Khuynh hướng tôn giáo đầy bi quan của giới trẻ Âu Châu
Dựa trên khảo sát xã hội tại châu Âu, Stephen Bullivant vừa công bố một báo cáo ngắn gọn có tựa đề “Thanh niên châu Âu và Tôn Giáo”, để hỗ trợ cho các cuộc thảo luận của Thượng Hội Đồng Giám Mục về thanh niên vào tháng Mười tới đây.
Báo cáo này trình bày khuynh hướng tôn giáo của thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 29. Việc tham dự các việc thờ phượng và các hoạt động tôn giáo ở hầu hết các quốc gia châu Âu được ghi nhấp là rất thấp.
Tại Cộng hòa Tiệp, 91 phần trăm thanh niên tuyên bố không theo bất cứ tôn giáo cụ thể nào, 80 phần trăm chưa bao giờ cầu nguyện một lần nào trong đời, và 70 phần trăm chưa bao giờ tham dự bất kỳ nghi lễ tôn giáo.
Cộng hòa Tiệp có thể là một trường hợp cực đoan, nhưng các con số thống kê rất thấp cũng được tìm thấy tại Anh, Hà Lan, và Thụy Điển.
Tại Anh, nơi Anh Giáo được xem là quốc giáo, chỉ có 7 phần trăm số người được hỏi tự nhận mình là tín hữu Anh giáo, so với 10 phần trăm xác định mình là người Công Giáo và 6% nói mình là người Hồi giáo.
Những người thuộc vào loại “Không bao giờ cầu nguyện” là một con số nổi bật. Dân số “Không bao giờ cầu nguyện” bao gồm một đa số đáng kể các thanh niên ở Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, và Hung Gia Lợi.
Tuy nhiên, các con số thống kế của Bullivant cũng không hoàn toàn là bi quan. Ông nhận thấy niềm tin Kitô giáo và việc thực hành tôn giáo vẫn phát triển mạnh ở các nước như Ba Lan, Lithuania , Ái Nhĩ Lan và Bồ Đào Nha — nhưng xu hướng vô thần xem ra là hiển nhiên.
Bullivant nhận xét rằng “Kitô giáo như một mặc định, như một chuẩn mực, đã biến mất, và có lẽ sẽ biến mất luôn ít nhất là trong một trăm năm tiếp theo ....Mặc định mới nhất trong xã hội châu Âu sẽ là không có tôn giáo,và các tín hữu sẽ thấy mình bơi ngược dòng”
6. Tân thủ tướng Tây Ban Nha là một thách đố cam go cho Giáo Hội Công Giáo
Những ngày tháng êm đềm dưới thời thủ tướng Mariano Rajoy đã trôi qua. Thời kỳ 6 năm này không chỉ được đánh dấu bởi sự chấm dứt những tấn kích vào các học thuyết xã hội Công Giáo dữ dội như thời gian dưới thời thủ tướng cánh tả José Luis Rodríguez Zapatero của đảng Công nhân Xã hội; mà còn được ghi dấu bởi những kỷ niệm đẹp.
Một trong những kỷ niệm đẹp chưa phai mờ trong tâm trí những người Công Giáo theo dõi sát thời cuộc là thông cáo hôm 27 tháng Ba, 2018 của bà Maria Dolores Cospedal, Bộ Trưởng Quốc Phòng Tây Ban Nha ra lệnh cho tất cả các cơ quan của Bộ Quốc phòng nước này, các doanh trại quân đội và các cơ sở khác của lực lượng vũ trang tại quốc nội và hải ngoại treo cờ rũ trong Tuần Thánh để tưởng niệm Chúa chịu chết.
Điều vô cùng không may là vào ngày 24 tháng 5 vừa qua, các quan tòa tại Tòa Thượng Thẩm và Ngoại Thường Tây Ban Nha đưa ra phán quyết hàng chục thành viên trong đảng Nhân Dân của thủ tướng Mariano Rajoy dính líu vào vụ tham ô tài chính lớn nhất trong lịch sử Tây Ban Nha hiện đại với số tiền lên đến 120 triệu Euro. Thương gia Francisco Correa Sánchez đã hối lộ cho các quan chức trong đảng cầm quyền để có được những hợp đồng béo bở và được trốn thuế.
Ngày 31 tháng 5, Pedro Sánchez chủ tịch đảng Công nhân Xã hội, đưa ra tuyên bố bất tín nhiệm đảng cầm quyền. Một ngày sau, hôm 1 tháng Sáu, vua Felipe bổ nhiệm ông này làm thủ tướng thay thế cho thủ tướng Mariano Rajoy.
Ngày 2 tháng Sáu, Pedro Sánchez, một người tự hào mình là người vô thần, tuyên thệ trước mặt nhà vua. Ông ta yêu cầu dẹp bỏ Thánh Giá và Thánh Kinh trên bàn. Pedro Sánchez là thủ tướng đầu tiên trong lịch sử của Tây Ban Nha hiện đại đã tuyên thệ không có Thánh Kinh hay Thánh Giá.
Thấy trước những ngày tháng đen tối trước mắt không một Giám Mục nào trong tất cả 70 giáo phận và tổng giáo phận của Tây Ban Nha đưa ra một lời chúc mừng cá nhân đến tân thủ tướng như vẫn thường xảy ra.
Tuyên bố duy nhất và ngắn ngủi đến từ Đức Hồng Y Ricardo Blázquez của Valladolid, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha, chúc mừng Sánchez nhân danh chung các Giám Mục và bảo đảm với ông lời cầu nguyện “Xin Thiên Chúa ban cho ông ánh sáng và sức mạnh để phục vụ cho sự thịnh vượng chung, đoàn kết, thịnh vượng và gắn kết xã hội của đất nước chúng ta.”
Những bóng mây u ám dưới thời thủ tướng José Luis Rodríguez Zapatero của đảng Công nhân Xã hội đang lũ lượt kéo về.
7. Một linh mục Phi Luật Tân bị bắn tại Calamba
Một linh mục Công Giáo đã từng làm tuyên úy cho cảnh sát quốc gia Phi Luật Tân đã bị thương sau một cuộc tấn công vào sáng ngày 06 tháng 6 tại thành phố Calamba, cách thủ đô Manila khoảng 40km.
Cha Rey Urmeneta, 64 tuổi, một linh mục tại giáo xứ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, đang trên đường đến một cuộc họp thì bị hai tay súng chặn đường bắn nhiều phát vào ngài.
Một báo cáo của cảnh sát cho biết ngài đang đi trên xe với người thư ký khi vụ nổ súng xảy ra vào khoảng 9 giờ 40 sáng.
Cha Urmeneta, bị thương ở sau lưng và cánh tay trái, đã được đưa đến bệnh viện. Ngài được báo cáo là trong tình trạng ổn định.
Một cuộc điều tra đã được tiếp tục để xác định động cơ của cuộc tấn công, mặc dù cha đã nói với cảnh sát rằng vụ việc có thể liên quan đến những người nợ tiền của ngài và muốn giết ngài để khỏi phải trả nợ.
Tháng Tư năm nay, Cha Mark Ventura thuộc giáo phận Gattaran ở miền bắc Phi Luật Tân đã chết sau khi bị bắn bởi một tay súng sau khi vừa cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật.
Ngày 04 Tháng 12 năm ngoái 2017, Cha Marcelito Paez cũng bị bắn chết tại thị trấn Jaen, khoảng 112km về phía bắc của Manilla.
8. Diễn từ của Đức Hồng Y Angelo Bagnasco nhân dịp Hội Nghị các Giáo Hội Âu Châu
Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu đã gởi một lời chào mừng đến Đức Cha Christopher Hill, Giám Mục Anh Giáo, Chủ tịch Hội Nghị Các Giáo Hội Kitô Âu Châu, gọi tắt là CEC, nhân dịp đại hội thường niên được tổ chức từ 31 tháng 5 đến 6 tháng 6. CEC được thành lập vào năm 1959 quy tụ 116 giáo hội bao gồm Chính Thống, Tin Lành, Anh giáo, và Giáo Hội Công Giáo cổ từ tất cả các nước châu Âu, cộng với 40 Hội đồng các Giáo Hội quốc gia và các tổ chức khác.
Đức Hồng Y Angelo Bagnasco viết:
“Trong thế giới ngày nay quá thường khi không quan tâm đến Thiên Chúa và đôi lúc lại hành động chống lại Thiên Chúa, việc trở nên chứng nhân của Chúa Giêsu thực sự là trung tâm của toàn bộ sứ mệnh của chúng ta. Đó là nhiệm vụ ngày hôm nay và tương lai của phong trào đại kết và đối thoại giữa các Giáo Hội Kitô. Chúng ta được mời gọi theo Chúa Giêsu không chậm trễ và trở nên chứng nhân của Ngài. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã minh chứng về điều này một cách hùng hồn với chuyến viếng thăm sắp đến của mình ngài tại Geneva vào ngày 21 tháng 6 tới đây để đánh dấu kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Nghị Các Giáo Hội Kitô Âu Châu”.
Đức Hồng Y Bagnasco không thể đích thân tham dự cuộc họp nên Cha Martin Michalicek, Phó Tổng thư ký Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu, đã đại diện cho ngài và các Giám Mục Công Giáo Âu Châu tại đại hội thường niên của CEC diễn ra tại Novi Sad.
9. Thái tử Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất mời Đức Thánh Cha sang thăm quốc gia này
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khen ngợi những nỗ lực của Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất nhằm thúc đẩy sự khoan dung tôn giáo, tăng cường đối thoại liên tôn và sự sống chung hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới.
Đức Giáo Hoàng đã đưa ra các lập trường trên trong cuộc gặp gỡ với hoàng thân Abdullah bin Zayed, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế của Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, đang thăm chính thức Vatican. Trong dịp này hoàng thân đã trình lên Đức Thánh Cha một lá thư từ Thái tử Mohammed bin Zayed, là quốc vương của Abu Dhabi và là Phó Tổng Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất. Trong thư, thái tử mời Đức Giáo Hoàng đến thăm quốc gia này. Abu Dhabi là vương quốc lớn nhất trong 7 vương quốc hình thành nên Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất.
Hoàng thân Abdullah và Đức Giáo Hoàng đã trao đổi quan điểm về những phát triển mới nhất ở Trung Đông, cùng với các vấn đề quốc tế có liên quan.
Hoàng thân Abdullah tái khẳng định quyết tâm của Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất thúc đẩy hợp tác với Vatican, với niềm tin nơi tầm quan trọng của việc thúc đẩy đối thoại giữa các tôn giáo. Ông bày tỏ sự đánh giá cao các nỗ lực của Đức Thánh Cha Phanxicô trong việc thúc đẩy hòa bình trên thế giới. Ông nhận xét rằng mối quan hệ huynh đệ giữa Đức Giáo Hoàng và tiến sĩ Ahmed Al Tayeb, hiệu trưởng Đại Học Hồi Giáo Al Azhar, là một ví dụ về giá trị của sự khoan dung và hòa bình mà lẽ ra nên chiếm ưu thế trong thế giới ngày nay.
Đáp lại, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã khen ngợi và nhấn mạnh các sáng kiến nhân đạo của Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất nhằm làm giảm bớt sự đau khổ của những người nghèo, không phân biệt màu da, văn hóa, dân tộc, chủng tộc và tôn giáo.
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Hoàng thân Abdullah có sự tham dự của Tiến sĩ Hessa Abdullah Al Otaiba, Đại sứ không thường trú của Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất tại Vatican.
10. Các linh mục ở Canberra sẽ bị buộc phải vi phạm ấn tín tòa giải tội
Các linh mục ở Canberra sẽ sớm bị buộc phải vi phạm ấn tín tòa giải tội để báo cáo những kẻ lạm dụng trẻ em, bất kể những lo ngại rằng luật mới này vi phạm quyền tự do tôn giáo.
Cả ba đảng trong quốc hội lập pháp Canberra đã ủng hộ dự luật này bất kể sự chống đối quyết liệt cuả hai chính trị gia tự do đảng Tự Do, là những người đã phát biểu về mối quan tâm sâu xa của họ.
Andrew Wall, người đã theo học tại trường cao đẳng Marist cho rằng việc bắt các linh mục phải báo cáo với cảnh sát những kẻ lạm dụng trẻ em là “quá đáng”.
Ông Andrew Wall nói việc vi phạm ấn tín tòa giải tội về cơ bản sẽ thay đổi và “có ảnh hưởng một cách đáng kể đến quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo”.
Vicki Dunne, một người Công Giáo, cho biết các linh mục vi phạm ấn tín tòa giải tội tự động bị dứt phép thông công và điều này sẽ làm suy yếu niềm tin vào nghi thức “thiêng liêng, bất khả xâm phạm của bí tích này”.
Bà Dunne nói: “Chúng ta cần phải dừng lại và suy nghĩ hai lần trước khi chúng ta thông qua luật đòi hỏi các linh mục Công Giáo phải vi phạm ấn tín tòa giải tội.”
“Đó là lý do tại sao Cha Brennan nói rằng ngài thà vi phạm pháp luật hơn là vi phạm ấn tín tòa giải tội”
Các luật mới sẽ đòi hỏi các tổ chức tôn giáo “báo cáo các hành vi phạm tội liên quan đến trẻ em trong vòng 30 ngày”
Các điều khoản xung quanh việc vi phạm ấn tín tòa giải tội sẽ không được áp dụng cho đến ngày 31 tháng 3 năm 2019, để chính phủ và các giáo sĩ có thể xác định cách thi hành luật.
11. Phản ứng của Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse trước việc Canberra thông qua luật buộc các linh mục phải vi phạm ấn tín giải tội
Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse của Canberra và Goulburn đã cảnh báo rằng một luật mới của tiểu bang vừa được thông qua vi phạm tự do tôn giáo, không có hiệu quả, và chung cuộc chỉ trừng phạt các linh mục từ chối vi phạm ấn tín giải tội trong các trường hợp liên quan đến hành vi ngược đãi trẻ em.
Quốc Hội của Australian Capital Territory đã thông qua một luật mới, mở rộng các quy định về trách nhiệm báo cáo các vụ lạm dụng tính dục trẻ em và bị các linh mục phải báo cáo các trường hợp các ngài được biết trong tòa giải tội.
Trong một bài báo đăng trên tờ Thời báo Canberra, Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse, ủng hộ nỗ lực bảo vệ trẻ em nhưng nói rằng “vi phạm ấn tín giải tội sẽ không giúp gì trong việc ngăn ngừa sự lạm dụng”.
Đức Tổng Giám Mục Prowse nói rằng luật mới này sẽ chẳng mang lại một hiệu quả nào, một phần vì những kẻ lạm dụng sẽ không thể thú nhận tội ác của họ “nếu họ nghĩ rằng họ sẽ bị báo cáo”.
Đức Tổng Giám Mục nói thêm: “Chính phủ đe dọa tự do tôn giáo bằng cách tự coi mình như một chuyên gia về các thực hành tôn giáo và bằng cách cố gắng thay đổi Bí tích Giải tội trong khi không có cải thiện nào về sự an toàn của trẻ em.”
Thủ hiến New South Wales, là ông Gladys Berejiklian nói: “Đó là những vấn đề phức tạp cần được cân bằng với những gì mọi người tin là tự do tôn giáo”.
Tổng Giáo phận Canberra và Goulburn có chín tháng để đàm phán với chính phủ trước khi luật này có hiệu lực.
12. Trường hợp Luis Fernando Figari của Peru không thể bùng nổ thành một trường hợp Chí Lợi thứ hai
Trước những cáo buộc tới tấp đang diễn ra tại Peru, nhiều thế lực chống báng Giáo Hội và nhiều người bi quan cho rằng trường hợp Luis Fernando Figari của Peru có thể bùng nổ thành một trường hợp Chí Lợi thứ hai.
Tuy nhiên, có những yếu tố cho thấy những nhận định bi quan này sẽ không xảy ra. Luis Fernando Figari chỉ là một giáo dân, không phải là giáo sĩ và Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ đã hành động hết sức thận trọng trong vụ này.
Các quan chức Tòa Thánh đã bác bỏ cáo buộc che dấu và bảo vệ Luis Fernando Figari, người sáng lập Sodalitium Christianae Vitae, nghĩa là Hiệp Hội Đời Sống Kitô, viết tắt là SCV. Luis Fernando Figari bị buộc tội lạm dụng tình dục, thể chất và tâm lý của các thành viên trong hiệp hội.
Trong thông cáo đề ngày 25 tháng 5 và được Hội Đồng Giám Mục Peru công bố vào đầu tháng Sáu, Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ cho biết bộ phản đối các cáo buộc cho rằng bộ đã “che dấu” Luis Fernando Figari ở Rome và là “bảo vệ” ông này.
Thông cáo của Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ cũng phản bác lại những lời chỉ trích liên quan đến các hướng dẫn dành cho SCV hơn một năm trước đây về trường hợp của Figari, người sáng lập phong trào năm 1971.
Tháng Giêng năm 2017, Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ đã thông báo cho bề trên tổng quyền của hiệp hội, là Alessandro Moroni, rằng một cuộc điều tra bắt đầu vào năm 2015 đã xác định rằng Figari đã vi phạm nghiêm trọng “Giới răn thứ Sáu” với ít nhất một trường hợp lạm dụng tình dục liên quan đến trẻ vị thành niên.
Tại thời điểm đó, bộ nói rằng Figari không nên bị trục xuất khỏi hiệp hội nhưng khuyến cáo không cho ông này trở lại Peru trừ ra trong những trường hợp nghiêm trọng và với sự cho phép bằng văn bản của bề trên tổng quyền của hiệp hội. Ngoài ra, ông ta phải sống biệt lập, không có liên lạc với các thành viên của phong trào ngoại trừ một người được chỉ định giúp đỡ ông ta trong lúc đau yếu, và không được đưa ra các tuyên bố công khai hoặc tham gia vào các cuộc hội họp.
Trong thông cáo ký hôm 25 tháng 5, Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ giải thích rằng theo nhận định của bộ, Figari có một ảnh hưởng rất lớn trong hiệp hội và trong xã hội rộng lớn, nếu được cho phép quay về Peru, Figari sẽ hủy hết các tang chứng, sẽ khủng bố những ai có ý định tố cáo ông ta, gây khó khăn cho việc xác định sự thật của các sự kiện và cản trở tiến trình tìm kiếm công lý. Các biện pháp nói trên là nhằm nhanh chóng “tái lập công lý cho các nạn nhân” và ngăn cản ông ta “gây thêm nhiều tổn hại cho bất cứ ai”, cũng như tạo cơ hội cho ông ta có điều kiện thảnh thơi để xét mình.
Oscar Osterling, một trong năm cựu thành viên SCV là người đã đệ đơn khiếu nại trước tòa cáo buộc Figari lạm dụng tính dục mình, chê bai thông cáo của Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ là “hời hợt” và tiếp tục chỉ tập trung vào một mình Figari, chứ không xem xét những cáo buộc liên quan đến ba nhà lãnh đạo khác của hiệp hội, là những người cũng bị cáo buộc lạm dụng tính dục. Một trong ba bị cáo này đã chết.
13. Luis Fernando Figari là ai?
SCV được thành lập như là một hiệp hội giáo dân ở Lima, Peru, năm 1971.
Các đạo luật của hiệp hội này như là một hiệp hội dành cho anh chị em tín hữu đã được thông qua vào năm 1977 và năm 1997 đã được phê chuẩn như một Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ được Tòa Thánh công nhận dành cho những người nam muốn sống đời thánh hiến và cho các linh mục.
SCV có đến 20,000 thành viên ở Peru, Á Căn Đình, Ba Tây, Colombia, Costa Rica, Chí Lợi, Ecuador, Ý và Hoa Kỳ.
Người sáng lập, Luis Fernando Figari, là một người có ảnh hưởng rất lớn trong các Giáo Hội tại Nam Mỹ. Ông đã từng được mời tham dự hai Thượng Hội Đồng Giám Mục: một lần về Bí Tích Thánh Thể năm 2005 và một lần khác về Kinh Thánh vào năm 2008. Ông cũng được mời làm cố vấn cho Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân vào năm 2002.
Một cuộc điều tra được những nhà lãnh đạo mới của Hiệp Hội công bố vào năm ngoái 2017 cáo buộc Figari đã phạm tội lạm dụng tình dục, thể chất và tâm lý đối với các thành viên của Hiệp Hội.
Mặt khác, báo cáo cũng ghi nhận những khía cạnh tích cực, chẳng hạn, đa số các thành viên của phong trào “có một lòng đạo đức cao độ, được thu hút bởi Tin Mừng và những khía cạnh tích cực của SCV”.
SCV cũng từng đào tạo được nhiều linh mục.
14. Tòa đời không xử nhưng tòa án Giáo Hội vẫn xử cha Fernando Intriago
Đức Tổng Giám Mục Luis Guayaquil Cabrera Herrera của tổng giáo phận Guayaquil, Ecuador, vừa ra một thông cáo cho biết cho biết tòa án Giáo Hội đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy linh mục Fernando Intriago đã phạm tội có những “hành vi vô luân” và thất bại trong việc “tuân giữ các biện pháp phòng ngừa”.
Linh mục Intriago bị buộc tội đã lạm dụng ít nhất 10 thanh thiếu niên trong giáo xứ của ông tại Guayaquil khoảng một thập niên về trước. Ông đã bị treo chén vào năm 2013.
Cha Intriago là người sáng lập chi nhánh Ecuador của Sodalitium Christianae Vitae, nghĩa là Hiệp Hội Đời Sống Kitô, viết tắt là SCV, một hiệp hội xuất phát từ Peru.
Đức Tổng Giám Mục Luis Guayaquil Cabrera Herrera cho biết tội phạm tình dục của linh mục Intriago không thể bị truy tố bởi tòa án đời tại Ecuador vì đã hết thời hiệu hồi tố, nhưng tòa án Giáo Hội vẫn quyết tâm xử vụ này.
Tòa án Giáo Hội đã tìm thấy các bừng chứng về tội lạm dụng tính dục, sử dụng nhục hình và gieo rắc các lý thuyết tào lao trái với đạo lý Công Giáo. Để biện minh với các thanh thiếu niên cho những hành vi dâm ô của mình, ông chế ra cái thuyết gọi là “Dinámica del pecado” (“năng động của tội lỗi”). Đức Tổng Giám Mục cho biết những thứ lý thuyết ấm ớ này là một cuộc tấn công vào “thể chất, đạo đức, tâm lý và tinh thần” của con người.
Ngài nói thêm rằng tổng giáo phận đang chờ đợi quyết định của Bộ Giáo Lý Đức Tin sa thải linh mục này khỏi hàng giáo sĩ. Một quyết định như thế chưa thể đưa ra ngay lúc này vì đương sự có thời gian để kháng cáo.
15. Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ ca ngợi phán quyết của Tối Cao Pháp Viện
Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ và nhiều nhóm tranh đấu cho tự do tôn giáo đã ca ngợi phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tỷ số thuyết phục là 7-2 theo đó quyền cuả người làm bánh ở Colorado đã bị vi phạm khi ủy ban dân quyền cuả tiểu bang đòi hỏi ông phải làm bánh cho một đám cưới đồng tính.
“Quyết định ngày hôm nay xác nhận rằng người tín hữu không nên bị phân biệt đối xử vì niềm tin tôn giáo sâu sắc của họ, nhưng nên được tôn trọng bởi các quan chức chính phủ”, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của giáo phận Louisville, chủ tịch ủy ban tự do tôn giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nhận xét như trên.
Tòa án tối cao đã đứng về phiá ông Phillips, chủ nhân Cakeshop Jack, và nói rằng Ủy ban Dân quyền Colorado đã tỏ ra một sự thù địch đối với tôn giáo không thể chấp nhận được khi họ kiện ông Phillips với cáo buộc là ông đã phân biệt đối xử với một cặp vợ chồng đồng tính khi cặp này đòi đặt một chiếc bánh cưới hồi năm 2012.
Ông Phillips, một Kitô hữu mộ đạo, đã nói nhiều lần trong suốt vụ việc rằng ông sẽ không có vấn đề bán cho khách hàng đồng tính những chiếc bánh khác chứ không phải là một chiếc bánh được trang trí đặc biệt cho một đám cưới đồng tính. Vì niềm tin tôn giáo của mình, ông cũng từ chối nhận làm bánh Halloween.
Đức Tổng Giám Mục Kurtz nói thêm, “Ông Jack Phillips, là người tìm kiếm sự phục vụ Chúa trong mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Trong một xã hội đa nguyên giống như của chúng ta, sự khoan dung thực sự cho phép những người có quan điểm khác nhau được tự do sống theo niềm tin của họ, ngay cả khi niềm tin đó không được chính phủ ưa chuộng. “
Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput cuả Tổng giáo phận Philadelphia, Chủ tịch Ủy ban về Giáo Dân, Hôn nhân, Đời sống Gia đình và Thanh niên, và Đức Giám Mục James Conley của giáo phận Lincoln, chủ tịch Ủy ban Bảo Vệ Hôn nhân, đã phát hành một tuyên bố chung để hoan nghênh phán quyết của Tòa án Tối cao.
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 14/6/2018: Ngừng ngay Dự Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng của Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam
VietCatholic Network
17:27 13/06/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Buổi Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 13 tháng 6.
2- Người loan báo Tin mừng không phải nhà kinh doanh hay người tìm địa vị.
3- Đức Thánh Cha cổ võ sự gia tăng năng lượng tôn trọng môi trường.
4- Đức Thánh Cha gửi thư mừng đại thọ người sáng lập Thần Học Giải Phóng.
5- Giáo hội Hàn Quốc ca ngợi hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ và Bắc Hàn, kêu gọi tha thứ và hòa giải.
6- Hình ảnh Đức Giám Mục Phaolô Cao Đình Thuyên và các Linh mục Giáo phận Vinh phản đối “luật Đặc Khu” là những tấm gương bất khuất.
7- Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam lên tiếng về Dự luật Đặc Khu và An Ninh Mạng tại Việt Nam.
8- Ban Lãnh đạo Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ thăm nhà thờ Chính thống giáo ở thành phố San Diego, California.
9- Đức cha Gioan Nguyễn văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Xuân Lộc thăm miền Nam California.
10- Giới thiệu Thánh Ca: Lời Kinh Hòa Bình.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết