Phụng Vụ - Mục Vụ
Thi ca suy niệm Chúa nhật tuần 11 thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:33 12/06/2018
(Mc 4, 26-34)
MẦM SỐNG
Hồng ân sự sống trao ban,
Muôn loài muôn vật, tràn lan tuyệt vời.
Chúa gieo mầm sống vào đời,
Trổ sinh hoa trái, ngàn đời phát huy.
Từ loài cây cỏ phụ tùy,
Tới loài động vật, tư duy loài người.
Nước trời hạt giống gieo Lời,
Tung bay khắp chốn, mọi thời trổ sinh.
Linh hồn thửa đất tâm linh,
Thấm nhuần chân lý, cứu tinh xác hồn.
Chúa ban cội rễ càn khôn,
Ươm mầm ơn thánh, siêu tôn rạng ngời.
Dụ ngôn Chúa dậy cao vời,
Mỗi người đón nhận, ơn trời thông ban.
Phát sinh hoa qủa gấp ngàn,
Tạ ơn Thiên Chúa, vô vàn kính tin.
Nước Trời ví như hạt giống được gieo vào lòng đất và từ từ phát triển. Nước Trời có một sức sống mãnh liệt từ bên trong. Chính Chúa là nguồn phát sinh sự sống đã thiết lập Nước Trời dưới thế gian. Ngài trao ban nguồn sinh lực qua Lời của Ngài và qua ân sủng của các Bí Tích để Nuớc Trời phát triển không ngừng. Sự sống của Nước Trời chính là nguồn ơn sủng của Chúa Thánh Thần.
Sự sống phát sinh ra sự sống. Sự sống là một mầu nhiệm. Chúng ta chỉ học biết được sự kết cấu và điều kiện để sự sống được hiên hữu. Sự sống bắt nguồn từ Thiên Chúa. Chúa đã phú ban mầm sống trong tất cả các loài thụ tạo từ loài thực vật, qua động vật tới con người. Từ mầm sống đầu tiên đó, các loài thụ tạo tiếp tục phát triển qua các giai đoạn và truyền sinh sự sống. Không có loài nào tự sinh mà không do quyền năng của Thiên Chúa.
Một hạt giống dù nhỏ bé thế nào đi nữa, Thiên Chúa đã ban cho nó một nội lực để phát triển. Mỗi loại tùy theo giống của nó. Chúng ta thấy sự phát triển của các mầm sống nhưng chúng ta không hiểu về chính sự sống. Sự sống đưa dẫn chúng ta về nguồn, chính là Thiên Chúa. Một hạt giống được gieo xuống đất và gặp đúng môi trường sẽ mọc lên. Con người dù thức hay ngủ, đêm hay ngày, hạt giống cứ tự động đâm chồi nẩy lộc rồi thành cây, đơm bông và kết hạt. Nó phát triển nội tại, ngoài sự tính toán của con người.
Từ hạt cải bé nhỏ, Chúa dẫn chúng ta đến hạt giống Nước Trời. Hạt giống của Nước Trời được tung gieo khắp nơi. Bắt đầu từ một nhóm nhỏ dần dần phát sinh và lan tràn. Với sự hướng dẫn và thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, rất nhiều người đã ra đi gieo tin mừng. Hạt giống tung gieo mọi nơi mọi miền từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, từ Âu sang Á, nơi đâu cũng được tiếp nhận hạt giống. Có nơi những hạt giống tự do phát triển và đạt thành kết qủa tốt. Cũng có nơi hạt giống không thể nẩy sinh vì hạn hán, vì mảnh đất cằn cỗi và vì sự bách hại hay từ chối.
Chúa trao ban hạt giống dư tràn. Hạt giống tươi tốt và đầy sinh lực. Mỗi ngày, các hạt giống đang chờ đợi được tung gieo. Hạt giống nào cũng có khả năng đâm mầm và sinh hoa kết qủa. Chúa đang cần nhiều thợ chuyên môn ra đi gieo giống. Chúa mời gọi mọi thành viên trong nước Chúa tiếp tục sứ mệnh truyền rao tin mừng cho khắp muôn dân. Tin mừng Nước Trời giống như sự sống cần tiếp tục ban phát, nẩy sinh và đem lại hoa trái.
THỨ HAI, TUẦN 11 THƯỜNG NIÊN
(2Cor 6, 1-10; Mt 5, 38-42).
HIỀN LÀNH
Luật xưa răn dậy công bằng,
Mắt thì đền mắt, lấy răng đền răng.
Có qua có lại hay chăng,
Thù hằn báo oán, chẳng bằng thứ tha.
Chúa rằng đừng chống người ta,
Hiền lành nhân ái, hải hà khoan dung.
Con người lữ khách có cùng,
Đỡ nâng hòa thuận, sống chung hiền lành.
Người hơn kẻ kém đã đành,
Hơn nhau ý chí, thực hành ái nhân.
Nội tâm sâu thẳm, ai cân,
Rộng lòng quảng đại, dương trần luyện tâm.
Con đường theo Chúa âm thầm,
Giúp người cơ nhỡ, đường lầm vượt qua.
Sống đời bác ái vị tha,
An bình thư thái, ngọc ngà quí thay.
THỨ BA, TUẦN 11 THƯỜNG NIÊN
(2Cor 8, 1-9; Mt 5, 43-48).
YÊU THƯƠNG
Lời xưa răn dậy thế này,
Bà con lối xóm, tỏ bày yêu thương.
Địch thù xuất hiện trên đường,
Tránh xa, ghen ghét, tựa nương làm gì,
Điều răn Chúa dạy chi li,
Thương yêu thù địch, từ bi với người.
Làm ơn kẻ ghét các ngươi,
Cầu xin chúc phúc, tươi cười thứ tha,
Chúa ban mưa xuống thuận hòa,
Kẻ lành người dữ, hải hà phúc vinh.
Yêu thương những kẻ yêu mình,
Chẳng còn công phúc, ánh vinh cuộc đời.
Hãy nên hoàn hảo cao vời,
Thực hành bác ái, yêu người thế nhân.
Tạ ơn Thiên Chúa vô ngần,
Thương ban phúc lộc, tinh thần lạc an.
THỨ TƯ, TUẦN 11 THƯỜNG NIÊN
(2Cor 9, 6-11; Mt 6, 1-6. 16-18).
GIẢ HÌNH
Giê-su nhắn nhủ đừng nên,
Phô trương công đức, xưng tên giữa đời.
Thi hành việc thiện với người,
Âm thầm bố thí, rạng ngời đức công.
Tránh đừng hình thức viển vông,
Giả hình đạo đức, thổi phồng cái tôi.
Nhiều người xưng tụng đãi bôi,
Thổi loa loan báo, tô vôi thói đời.
Chúa khuyên giữ kín mọi lời,
Trả công bội hậu, cuộc đời mai sau.
Nguyện cầu phòng kín đêm thâu,
Cha ngươi thấu suất, ẩn sâu trong lòng.
Ăn chay rửa mặt sáng trong,
Xức dầu thơm ngát, thong dong nhẹ nhàng.
Tươi cười rạng rỡ ca vang,
Tinh thần an lạc, dẫn đàng phúc vinh.
THỨ NĂM, TUẦN 11 THƯỜNG NIÊN
(2Cor 11, 1-11; Mt 6, 7-15).
CẦU NGUYỆN
Sấp mình cầu nguyện sớm mai,
Tạ ơn Thiên Chúa, dạy bài cầu kinh.
Trên trời Chúa ngự uy linh,
Danh Cha cả sáng, phúc vinh cao vời.
Nước Cha trị đến ngàn đời,
Ý Cha thể hiện, cõi trời cao siêu.
Cũng như dưới đất mọi điều,
Hằng ngày lương thực, ban nhiều hôm nay.
Xin Cha tha nợ lỗi này,
Chúng con tha kẻ, nợ vay trong đời.
Đừng sa cám dỗ gọi mời,
Thoát nguy sự dữ, sống đời thánh ân.
Xin tha lầm lỗi tội nhân,
Chúa thương tha thứ, canh tân tâm hồn.
Thọ ban ân nghĩa càn khôn,
Vinh danh Thiên Chúa, thiên tôn rạng ngời.
THỨ SÁU, TUẦN 11 THƯỜNG NIÊN
(2Cor 11, 18. 21b-30; Mt 6, 19-23).
GIA TÀI
Gia tài của cải trần gian,
Kho tàng dưới đất, sẽ tan một ngày.
Tiền vàng mối mọt thoáng bay,
Cửa nhà hư nát, trắng tay muộn phiền.
Rình mò trộm cướp tham tiền,
Âu lo phiền muộn, liên miên cuộc đời.
Các con tích trữ trên trời,
Tiền tài của cải, cả đời không hư.
Chẳng ai đào ngạch riêng tư,
Giết người cướp của, thói hư bạc tiền.
Mắt con trong sáng hướng thiên,
Toàn thân tỏa chiếu, chư hiền hào quang.
Con người ngưỡng vọng cao sang,
Lữ hành trần thế, an khang Nước Trời.
Khởi đầu dẫn bước vào đời,
Kết cùng cuộc sống, cao vời cõi thiên.
THỨ BẢY, TUẦN 11 THƯỜNG NIÊN
(2Cor 12, 1-10; Mt 6, 24-34).
MỘT CHỦ
Hướng thiên hướng địa đôi đường,
Lữ hành trần thế, tựa nương bên nào?
Làm tôi Thiên Chúa trên cao,
Bầy tôi tiền của, đi vào bến mê.
Mở đường chỉ lối đi về,
Quan phòng cuộc sống, lời thề quyết tâm.
Đừng lo áy náy sai lầm,
Nhìn xem vũ trụ, âm thầm vần xoay.
Mọi loài sinh sống hằng ngày,
An bài mọi sự, trong tay Chúa Trời.
Không gieo, muôn thú trên đời,
Chim trời không gặt, mọi thời có ăn.
Ngắm xem hoa huệ đồng xanh,
Trổ sinh hoa đẹp, sắc thanh tuyệt vời.
Tiên vàn tìm kiếm Nước Trời,
Chúa ban mọi sự cuộc đời nay mai.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:46 12/06/2018
75. NGƯỜI CHỨNG
Khi Trương Quan trấn nhiệm tri phủ Khai Phong, quan tuần tra bắt được một người phạm tội đi ban đêm .
Trương Quan hỏi:
- “Có người làm chứng không ?”
Quan tuần trả lời:
- “Nếu có người làm chứng, thì người làm chứng chính là tên tội phạm vậy”.
Trương Quan cười lớn ha ha.
(Sóng ngược)
Suy tư 75:
Luật cấm đi đêm một mình là đề phòng kẻ gian, vậy thì ai dám đi đêm để làm chứng chứ ?
Có người “đi đêm giữa ban ngày”, đây là những người gian lận trong bầu cử, những người chạy chọt cho được vào làm cơ quan này cơ quan nọ, những người hối lộ cho con em mình thi đỗ mà không cần phải được điểm cao... tất cả những người “đi đêm” giữa ban ngày này đều là những người có nhân cách và đạo đức kém.
Có người “đi đêm ở nhà hàng”, loại đi đêm này thường không có ai làm chứng bởi vì họ ngồi công khai giữa ban ngày nhậu nhẹt cười cười nói nói và ký một hoá đơn thuộc loại quốc cấm, thế là xong, con đường phía trước mặt họ chợt sáng lên rồi tối mò lại và tâm hồn thì cứ thấp tha thấp thỏm sợ sệt...
Ki-tô hữu là những người đi trong ánh sáng của Lời Chúa, hay nói cách khác, Lời Chúa là đèn rọi bước chân của người Ki-tô hữu, để họ dù đi bất cứ nơi đâu cũng đều đi dưới ánh sáng của Chúa, cho nên họ trở thành những mẫu gương sáng cho mọi người noi theo bằng cách ăn nết ở của họ toả sáng tình người của Phúc Âm.
Người “đi đêm” là người không sống Lời Chúa thì ắt có ngày gặp ma: ma giận hờn, ma kiêu ngạo, ma hà tiện, ma nói xấu người khác, mà phê phán mọi người, ma nhậu, ma gái và ma cô, loại ma nào cũng làm cho họ trở nên xấu xa trước mặt Chúa và mọi người, do đó mà họ không thể nào làm chứng cho Chúa ở trần gian này được...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Khi Trương Quan trấn nhiệm tri phủ Khai Phong, quan tuần tra bắt được một người phạm tội đi ban đêm .
Trương Quan hỏi:
- “Có người làm chứng không ?”
Quan tuần trả lời:
- “Nếu có người làm chứng, thì người làm chứng chính là tên tội phạm vậy”.
Trương Quan cười lớn ha ha.
(Sóng ngược)
Suy tư 75:
Luật cấm đi đêm một mình là đề phòng kẻ gian, vậy thì ai dám đi đêm để làm chứng chứ ?
Có người “đi đêm giữa ban ngày”, đây là những người gian lận trong bầu cử, những người chạy chọt cho được vào làm cơ quan này cơ quan nọ, những người hối lộ cho con em mình thi đỗ mà không cần phải được điểm cao... tất cả những người “đi đêm” giữa ban ngày này đều là những người có nhân cách và đạo đức kém.
Có người “đi đêm ở nhà hàng”, loại đi đêm này thường không có ai làm chứng bởi vì họ ngồi công khai giữa ban ngày nhậu nhẹt cười cười nói nói và ký một hoá đơn thuộc loại quốc cấm, thế là xong, con đường phía trước mặt họ chợt sáng lên rồi tối mò lại và tâm hồn thì cứ thấp tha thấp thỏm sợ sệt...
Ki-tô hữu là những người đi trong ánh sáng của Lời Chúa, hay nói cách khác, Lời Chúa là đèn rọi bước chân của người Ki-tô hữu, để họ dù đi bất cứ nơi đâu cũng đều đi dưới ánh sáng của Chúa, cho nên họ trở thành những mẫu gương sáng cho mọi người noi theo bằng cách ăn nết ở của họ toả sáng tình người của Phúc Âm.
Người “đi đêm” là người không sống Lời Chúa thì ắt có ngày gặp ma: ma giận hờn, ma kiêu ngạo, ma hà tiện, ma nói xấu người khác, mà phê phán mọi người, ma nhậu, ma gái và ma cô, loại ma nào cũng làm cho họ trở nên xấu xa trước mặt Chúa và mọi người, do đó mà họ không thể nào làm chứng cho Chúa ở trần gian này được...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:48 12/06/2018
25. Chúng ta nên dùng lòng thành thật để khích lệ tu đức, bằng không thì chúng ta quá bé nhỏ hư không.
(Thánh Teresa of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 11 Mùa Quanh Năm B 17. 6.2018
Lm Francis Lý văn Ca
17:32 12/06/2018
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta đang sống trong một thời đại tiến bộ văn minh, mọi sự việc đều đòi hỏi chứng minh cụ thể tức khắc. Nhưng đối với cây cỏ thì cần một thời gian để tăng trưởng và đối với quan hệ của con người cũng không thể xây dựng qua một đêm. Con người cần có thời gian để tăng trưởng và thay đổi
Đối với Thiên Chúa, Ngài luôn kiên nhẫn với chúng ta thì chúng ta cũng phải kiên nhẫn với anh chị em. Với ơn Chúa ban, với thời gian, đời sống của chúng ta cũng sẽ tăng trưởng như hạt giống gieo trong lòng đất. Chúng ta gieo giống và kiên nhẫn chờ hãt giống nẩy mầm và lớn lên trong niềm hy vọng. Hạt giống tốt chúng ta gieo sẽ trổ sinh hoa trái tốt.
Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi chúng ta trổ sinh những hoa trái thánh thiện thì Ngài cũng đòi hỏi chúng ta cũng phải kiên nhẫn trước những lầm lỗi của anh chị em mình.
Giờ đây, cùng hợp tíếng với ca đoàn, chúng ta tung hô Chúa qua bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI ĐỌC I:
Đối với Thiên Chúa không có gì mà Ngài không thực hiện được. Với nhóm nhỏ Dothái, sau trận lục Đạ Hồng Thủy, Thiên Chúa đã tái tạo Dân Thánh Mới
TRƯỚC BÀI ĐỌC II
Qua cuộc sống đức tin, người tín hữu được mời gọi sống kết hợp mật thiết với Chúa Kitô.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG
Nơi nào Chúa Kitô đến, Ngài đều rao giảng Nước Trời và mong sao Lời Ngài sẽ sinh hoa kết trái.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN – Chúa Nhật 11 QUANH NĂM B
Linh mục: Anh Chị Em thân mến
Hạt giống tuy nhỏ bé cần có thời gian để lớn lên và Thiên Chúa cũng ban ơn cho hạt giống được nẩy mầm. Chúng ta cầu xin Chúa cho hạt giống đức tin đuợc sinh hoa kết trái.
1. Xin cho hạt giống đức tin luôn sống động trong tâm hồn của những ai xa lìa Nhà Chúa. Với ơn Chúa tác động, như nguồn nước giúp họ tìm lại được nguồn sung mãn trong ơn thánh. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
2. Xin cho hạt giống của sự bình an sẽ phục hồi qua những cuộc đối thoại chân thành giữa các vị lãnh đạo các quốc gia, để thế giới chúng ta được bình an. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
3. Xin cho các nhà giáo, luôn vun trồng nơi những sinh viên học sinh những mầm mống đức tin, sự quảng đại và phục vụ yêu thương. Nếu được như thế, Thiên Chúa sẽ chúc lành cho những nhà giáo dục vì họ đã ươm mầm những cây tương lại thật quý báu. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
4. Với ơn Chúa trợ lực, xin cho những nhà truyền giáo luôn phấn khởi tiếp tục rao giảng Tin Mừng của Chúa trong những hoàn cảnh thuận lợi hay không thuận ở những miền đất khác nhau trên thế giới. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
5. Với ơn Thánh Linh của Thiên Chúa trợ lực, chúng ta không thất vọng trong việc gieo hạt giống Công Bằng và Bác Ái giữa Cộng Đoàn Xứ Đạo hay Quốc Gia của chúng ta. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
6. Chúng ta cầu nguyện cho những tôi tớ của Chúa đã qua đời … xin ban cho các Ngài sự bình an và niềm vui khi được an nghỉ trên Thiên Quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
Linh mục:
Lạy Chúa, xin kiên nhẫn với chúng con, xin cho hạt giống mà Con Chúa đã gieo vào tâm hồn chúng con, với thời gian sẽ nẩy mầm và lớn lên cho đến ngày chúng con tham dự tiệc cưới trên Thiên Quốc. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúc chúng con.
Amen
Chúng ta đang sống trong một thời đại tiến bộ văn minh, mọi sự việc đều đòi hỏi chứng minh cụ thể tức khắc. Nhưng đối với cây cỏ thì cần một thời gian để tăng trưởng và đối với quan hệ của con người cũng không thể xây dựng qua một đêm. Con người cần có thời gian để tăng trưởng và thay đổi
Đối với Thiên Chúa, Ngài luôn kiên nhẫn với chúng ta thì chúng ta cũng phải kiên nhẫn với anh chị em. Với ơn Chúa ban, với thời gian, đời sống của chúng ta cũng sẽ tăng trưởng như hạt giống gieo trong lòng đất. Chúng ta gieo giống và kiên nhẫn chờ hãt giống nẩy mầm và lớn lên trong niềm hy vọng. Hạt giống tốt chúng ta gieo sẽ trổ sinh hoa trái tốt.
Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi chúng ta trổ sinh những hoa trái thánh thiện thì Ngài cũng đòi hỏi chúng ta cũng phải kiên nhẫn trước những lầm lỗi của anh chị em mình.
Giờ đây, cùng hợp tíếng với ca đoàn, chúng ta tung hô Chúa qua bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI ĐỌC I:
Đối với Thiên Chúa không có gì mà Ngài không thực hiện được. Với nhóm nhỏ Dothái, sau trận lục Đạ Hồng Thủy, Thiên Chúa đã tái tạo Dân Thánh Mới
TRƯỚC BÀI ĐỌC II
Qua cuộc sống đức tin, người tín hữu được mời gọi sống kết hợp mật thiết với Chúa Kitô.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG
Nơi nào Chúa Kitô đến, Ngài đều rao giảng Nước Trời và mong sao Lời Ngài sẽ sinh hoa kết trái.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN – Chúa Nhật 11 QUANH NĂM B
Linh mục: Anh Chị Em thân mến
Hạt giống tuy nhỏ bé cần có thời gian để lớn lên và Thiên Chúa cũng ban ơn cho hạt giống được nẩy mầm. Chúng ta cầu xin Chúa cho hạt giống đức tin đuợc sinh hoa kết trái.
1. Xin cho hạt giống đức tin luôn sống động trong tâm hồn của những ai xa lìa Nhà Chúa. Với ơn Chúa tác động, như nguồn nước giúp họ tìm lại được nguồn sung mãn trong ơn thánh. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
2. Xin cho hạt giống của sự bình an sẽ phục hồi qua những cuộc đối thoại chân thành giữa các vị lãnh đạo các quốc gia, để thế giới chúng ta được bình an. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
3. Xin cho các nhà giáo, luôn vun trồng nơi những sinh viên học sinh những mầm mống đức tin, sự quảng đại và phục vụ yêu thương. Nếu được như thế, Thiên Chúa sẽ chúc lành cho những nhà giáo dục vì họ đã ươm mầm những cây tương lại thật quý báu. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
4. Với ơn Chúa trợ lực, xin cho những nhà truyền giáo luôn phấn khởi tiếp tục rao giảng Tin Mừng của Chúa trong những hoàn cảnh thuận lợi hay không thuận ở những miền đất khác nhau trên thế giới. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
5. Với ơn Thánh Linh của Thiên Chúa trợ lực, chúng ta không thất vọng trong việc gieo hạt giống Công Bằng và Bác Ái giữa Cộng Đoàn Xứ Đạo hay Quốc Gia của chúng ta. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
6. Chúng ta cầu nguyện cho những tôi tớ của Chúa đã qua đời … xin ban cho các Ngài sự bình an và niềm vui khi được an nghỉ trên Thiên Quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
Linh mục:
Lạy Chúa, xin kiên nhẫn với chúng con, xin cho hạt giống mà Con Chúa đã gieo vào tâm hồn chúng con, với thời gian sẽ nẩy mầm và lớn lên cho đến ngày chúng con tham dự tiệc cưới trên Thiên Quốc. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúc chúng con.
Amen
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hành hương Thành Thánh Giêrusalem – Phỏng vấn cha Tổng thư ký Đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa
VietCatholic Network
02:46 12/06/2018
Sau cuộc phỏng vấn với Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel, chúng tôi đã có một cuộc phỏng vấn với các linh mục, tu sĩ Dòng Phanxicô Quản Thủ Thánh Địa, là các vị được Giáo Hội ủy thác cho việc chăm sóc các nơi thánh tại Thánh Địa Giêrusalem và toàn vùng Trung Đông, cũng như chăm sóc cho các tín hữu Kitô hành hương đến những nơi này.
Hôm Chúa Nhật 25/2, cách Tuần Thánh đúng một tháng, các nhà lãnh đạo của ba Giáo Hội chịu trách nhiệm coi sóc Đền Thờ Thánh Mộ tại Giêrusalem, đã quyết định đóng cửa đền thờ để phản đối chính quyền thành phố Giêrusalem áp đặt thuế Arnona với con số lên đến 185 triệu Mỹ Kim. Chính quyền Do Thái đã lùi bước và đền thờ được mở lại 3 ngày sau đó.
Tuy nhiên, biến cố vô tiền khoáng hậu này đã gây ra những xao xuyến trong lòng các tín hữu Kitô trên thế giới. Chính vì thế, trong các phóng sự tại Thánh Địa Giêrusalem, chúng tôi đã mong muốn thực hiện một cuộc phỏng vấn với các linh mục tu sĩ dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa.
Lúc 10h sáng thứ Hai 28 tháng 5, 2018, cha David Grenier, tổng thư ký Đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa, đã dành cho chúng tôi một buổi phỏng vấn tại trụ sở của Đoàn Hiệp Sĩ tại Tu viện Saint Saviour số 1 Saint Francis Street, Giêrusalem. Tu viện này được xây vào thế kỷ thứ 16 và tọa lạc tại New Gate trong khu vực cổ thành Giêrusalem.
Thánh Phanxicô thành Assisi, đấng sáng lập dòng Anh Em Hèn Mọn hay thường được gọi tắt là dòng Phanxicô, đã thành lập Tỉnh Dòng Thánh Địa vào năm 1217 với trọng trách là bảo vệ các nơi thánh tại Giêrusalem và phần còn lại của Trung Đông, là miền đất “được thánh hóa bởi sự hiện diện của Chúa Giêsu”. Các linh mục, tu sĩ thuộc Tỉnh Dòng Thánh Địa được gọi là các hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa. Năm 1342, Đức Giáo Hoàng Clêmentê thứ Sáu trong chiếu chỉ Gratiam Agimus còn giao cho các hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa việc chăm sóc cho những người hành hương đến thăm các nơi thánh này, thay mặt cho Giáo Hội Công Giáo.
Tỉnh Dòng Thánh Địa ngày nay có khoảng 300 linh mục và nam tu sĩ, và 100 nữ tu sống tại Israel, Palestine, Jordan, Syria, Lebanon, Ai Cập, Cyprus và Rhodes. Tỉnh Dòng sở hữu rất nhiều tài sản tại Thánh Địa, chỉ đứng sau Giáo hội Chính thống Giêrusalem. Ngoài hai đền thờ lớn là đền thờ Thánh Mộ ở Giêrusalem và Nhà thờ Chúa Giáng Sinh ở Bethlehem, mà các hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa sở hữu và quản lý chung với Chính Thống Giáo Giêrusalem và Giáo Hội Armenia Tông Truyền, Dòng còn coi sóc đền thờ Truyền Tin tại Nagiarét và 73 đền thờ và nhà bảo tàng trên khắp Thánh Địa, bao gồm cả các tài sản ở Syria và Jordan.
Trong cuộc phỏng vấn, cha David Grenier khẳng định quyết tâm của Tòa Thánh duy trì sự hiện diện của người Công Giáo tại Thánh Địa bất chấp rất nhiều khó khăn chồng chất. Ngài nhấn mạnh rằng sự hiện diện của các đoàn hành hương trên khắp thế giới là một cử chỉ huynh đệ và liên đới thiết thực với các tín hữu địa phương và là một yếu tố quyết định giúp duy trì sự hiện diện của Kitô Giáo trong vùng.
Trong viễn tượng đó, cha David Grenier thay mặt cho các linh mục, tu sĩ trong Đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa ca ngợi và bày tỏ lòng cảm kích đối với sáng kiến của các Giám Mục Việt Nam xây dựng tượng đài Đức Mẹ La Vang tại nhà thờ Ark of Covenant và đặt Bia Tám Mối Phúc Thật bằng tiếng Việt trên đồi Bát Phúc ở Capernaum, cũng như tổ chức các đoàn hành hương nhân dịp kỷ niệm 30 năm tuyên phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Câu hỏi đầu tiên chúng tôi đặt ra với ngài là:
Thưa Cha David Grenier, chúng tôi biết rằng các anh chị em của chúng ta trong đức tin sống ở đây phải tiếp tục chịu đựng những khó khăn, thử thách và bất an. Trong tư cách là tổng thư ký đoàn hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa, xin cha cho quý khán thính giả của VietCatholic một đánh giá cụ thể về tình hình theo nhận định của cha.
Về cơ bản tình hình của các tín hữu Kitô tại Thánh Địa ngay thời điểm hiện nay, trong toàn vùng và nơi chúng ta đang ngồi đây khá phức tạp. Chúng ta biết những gì đang diễn ra tại Iraq và Syria nơi đông đảo dân chúng phải đi nơi khác. Tại những nơi này, dân số Kitô hữu chỉ còn có một phần 10 so với trước đây.
Ở đây, tình hình có khác. Những lý do di cư có khác. Tại Thánh Địa này, tỷ lệ các Kitô hữu chỉ có 1.4% dân số vì thế chúng ta chỉ là một thiểu số. Gần đây, một thống kê của người Palestine vừa được công bố cho thấy Kitô hữu chiếm chưa đến 1% dân số. Vì thế, các tín hữu Kitô phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Chúng tôi đã rất cố gắng trước hết là tìm ra bản sắc của mình vì chúng ta biết trong nhiều năm qua chúng ta không có tiếng nói trong các cuộc thảo luận vì 1.4% dân số không có nghĩa lý gì cả. Điều quan trọng là chúng ta phải duy trì sự hiện diện của người Công Giáo tại nơi trọng yếu này vì thế, theo chúng tôi nghĩ, tỉ lệ phần trăm này là điều đáng báo động.
Thưa Cha, có dấu chỉ nào đáng lạc quan không?
Có chứ. Lúc này đây chúng tôi rất hạnh phúc và lạc quan vì có nhiều người hành hương đến đây. Con số những người hành hương đã tăng vọt. Chúng tôi trông mong rằng năm nay mọi sự sẽ diễn tiến rất trôi chảy. Chúng tôi cũng phải nói thêm là con số những người hành hương năm nay đã gấp đôi số người hành hương vào năm 2016. Chúng tôi đánh giá cao điều này vì nó cho dân chúng địa phương thấy được sự hiện diện sinh động của các Kitô hữu tại những nơi thánh này.
Thưa Cha, như thế có hy vọng trước mắt nào tìm ra được giải pháp không?
Chúng ta là Kitô hữu, tin tưởng vào Thiên Chúa nên chúng ta là những con người với đức tin và đức cậy. Nhưng tình hình là rất khó khăn và phức tạp, nếu chúng ta nhìn theo quan điểm loài người. Khi nhà nước Do Thái được hình thành vào năm 1948, Kitô hữu chiếm 45%. Năm 1967, con số Kitô hữu giao động trong khoảng 20% nhưng sau đó có một làn sóng di cư rất lớn. Chúng tôi đã làm mọi cách để giữ người ta ở lại. Chúng tôi đã ở đây 8 trăm năm qua và chứng kiến bao nhiêu những cố gắng trong những thế kỷ này. Bao nhiêu lần tình thế còn bi đát hơn nhưng chúng ta vẫn có thể vượt qua. Vì thế chúng ta cần phải giữ hy vọng, và cần phải nói với các gia đình trẻ hãy ở lại. Chẳng hạn, như chúng tôi đã xây nhiều chung cư ở nhiều nơi. Đến nay, chúng tôi đã xây 140 căn hộ chung cư cho các gia đình trẻ với chi phí chỉ có 25% so với chi phí bình thường để các gia đình trẻ có thể lưu lại đây và xây dựng tương lai của họ. Chúng tôi có 1,200 nhân viên làm việc trong 42 dự án với những công việc khác nhau để giữ cho người dân không phải đi nơi khác sinh sống. Hiện nay, làn sóng di cư vẫn còn. Tình hình vẫn còn những bất ổn. Đông đảo Kitô hữu đang sống tại Bethlehem, vẫn còn nhiều Kitô hữu sống ở Bethlehem hơn những nơi khác nhưng họ có khuynh hướng di cư để tìm kiếm công ăn việc làm và các cơ hội cho họ. Đa số người dân cũng chỉ muốn có một cuộc sống bình thường. Ở đây chúng tôi có những căng thẳng khi sống chung với người Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Kitô hữu không thực sự dính líu vào cuộc xung đột nhưng nó ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội. Tôi chưa thấy có ánh sáng nào cho tình hình hiện nay.
Các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Kitô tại Giêrusalem đã quyết định đóng cửa Đền Thờ Thánh Mộ để đáp lại các động thái của chính quyền Giêrusalem đòi thu thuế hàng trăm triệu đô la từ các Giáo Hội, cũng như thông qua các dự luật nhằm tịch thu đất đai thuộc sở hữu của Giáo Hội. Vấn đề thuế má hiện nay ngã ngũ ra sao, thưa cha?
Thuế má là một phần của vấn đề nhưng còn một lý do khác nữa là điều mà chúng tôi gọi là dự luật về đất đai của Giáo Hội. Có một dự án luật được tin là sẽ được trình bày [tại Quốc Hội Do Thái] vào ngày chúng tôi đóng cửa đền thờ [tức là ngày 25 tháng 2, 2018]. Nếu thành luật, nó sẽ cho nhà nước khả thể trong một số trường hợp nhất định tịch thu các tài sản của Giáo Hội và chỉ các tài sản của Giáo Hội. Như tôi đã nói trước đây, Kitô hữu chỉ có 1.4% dân số. Một dự luật trao cho nhà nước quyền có thể tịch thu tài sản cuối cùng chỉ ảnh hưởng đến những người chỉ chiếm 1% dân số. Tôi muốn nói là người Do Thái và người Hồi Giáo nếu xảy ra những trường hợp tương tự sẽ không bị ảnh hưởng. Thành ra, họ đồng ý như thế vì họ không có vấn đề gì cả. Dự luật như thế có tính chất phân biệt. Dự luật đó xem ra bị hoãn vô hạn định. Tôi được biết trong tuần này là thủ tướng Benjamin Netanyahu hình thành ra một ủy ban và cần gặp gỡ với các Giáo Hội để bàn thảo các vấn đề. Trong khi đó, trong tuần qua lại có tin là chính nhân vật đưa ra dự luật bị tạm hoãn giờ đây lại muốn tung ra một dự luật khác ít nhiều cũng tương tự với dự luật cũ, chỉ khác cái tên thôi. Chuyện khôi hài như vậy nhưng đó là những gì tôi biết.
Còn về chuyện thuế má thì thế này. Chúng tôi nhận được yêu cầu phải đóng các thứ thuế rất là bất bình thường kèm theo những lời hăm dọa sẽ tịch thu một số nhà thờ của chúng ta và đóng băng các trương mục ngân hàng của chúng tôi nữa. Mặt khác, luật này của họ còn có tính hồi tố đến 7 năm. Và như thế từ ngày đầu đến ngày cuối tính ra chúng tôi phải đóng hàng triệu Mỹ Kim. Điều này là một thay đổi rất lớn ảnh hưởng rất nhiều đến Giáo Hội.
Vấn đề không chỉ đơn thuần là chuyện thuế má nhưng nó còn vi phạm những hiệp ước đã có giữa quốc gia Israel và Vatican theo đó cần phải duy trì nguyên trạng những hiệp ước với người Thổ Nhĩ Kỳ.
Cha và cô cũng biết là Giáo Hội đóng góp rất nhiều cho đời sống xã hội với các trường học, với các cơ sở bác ái được xã hội công nhận. Ngay cả những hoạt động thương mại của chúng tôi cũng không phải là nhằm thu tóm tiền bạc vào các trương mục của mình nhưng luôn luôn trao lại cho cộng đồng.
Thoả ước Nguyên Trạng quy định rằng chúng tôi không phải đóng thuế và cũng nói rằng chúng tôi không nhận được gì. Nếu tôi phải vào nhà thương, tôi không nhận được tài trợ từ hệ thống chăm sóc y tế của chính phủ. Tôi phải trả mọi thứ.
Giáo Hội cũng đón nhận nhiều trẻ em mồ côi.
Ý tưởng chính tôi muốn nói ở đây là có những hiệp ước quốc tế giữa những quốc gia với nhau. Những hiệp ước ấy cần phải được tôn trọng. Nó không thể bất thình lình thay đổi được mà không có những bàn bạc, thương thảo với nhau.
Cuộc xung đột Israel-Palestine vẫn đang tiếp diễn, đặc biệt là những diễn biến mới nhất trong các cuộc biểu tình ở Gaza và Bờ Tây khi Hoa Kỳ di chuyển đại sứ quán đến Giêrusalem. Chuyện này gây ra những quan ngại nhất định đối với một số người muốn đến đây hành hương. Xin cha cho quý khán thính giả của VietCatholic biết đánh giá của cha như thế nào về điều kiện an ninh cho những người hành hương.
Những người hành hương không cần phải sợ. Thực tình mà nói, đáng tiếc cũng có những xung đột trong nhiều năm qua, rất trầm trọng. Nhưng tôi đã sống tại đây 10 năm rồi. Những nơi các khách hành hương đến thăm là những nơi các xung đột không diễn ra. May mắn là những nơi trọng yếu đối với các tín hữu cũng là quan trọng đối với người Do Thái. Dĩ nhiên, thu nhập lớn nhất cho quốc gia này là từ du lịch.
Thực tình mà nói, tôi cảm thấy bất an khi sống ở Washington DC hơn là sống tại Giêrusalem này. Chẳng hạn, khi ở Washington DC tôi đọc trên một tờ báo hồi tháng 11 rằng có 160 người bị giết trong một năm.
Những tin tức như thế không được nhanh chóng truyền đi khắp thế giới. Do đó, mọi người đều thấy rằng Washington DC là một thành phố đáng sống. Nhưng thực sự, ở đây với các yếu tố chính trị chi phối, tin tức về các vụ giết người nhanh chóng được truyền đi toàn cầu, tạo cho người ta cái cảm giác nơi này thật là nguy hiểm và luôn xảy ra các cuộc tấn công khủng bố.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, cha có điều gì muốn nói thêm với những người Công Giáo Việt Nam đang cân nhắc có nên thực hiện chuyến hành hương đến Thánh Địa trong dịp này không?
Có thể nói đất nước Israel và Giêrusalem là bản Tin Mừng thứ 5, bản Tin Mừng sống động. Khi đến tận nơi này quý vị sẽ cảm nhận được những thực tại được đề cập đến trong Tin Mừng mà có thể không cảm nhận được khi đọc Tin Mừng ở Việt Nam hay ở những nơi khác. Ban đêm khi ra ngoài nhiệt độ chỉ khoảng 40 độ Farenheit hay 5 độ C. Chúng ta có cảm nhận xúc động hơn khi nghĩ đến Chúa trần trụi trên thánh giá trong khi chúng ta phải trùm kín người trong những chiếc áo dầy.
Trong cuộc hành trình từ Giêrusalem đến Bethlehem trên các chuyến xe buýt thoải mái, chúng ta hãy nhìn những con đường gập ghềnh cheo leo trong suốt đoạn đường, hãy nghĩ đến hành trình của Đức Mẹ, tuy đang mang thai, nhưng Mẹ đã lặn lội trong đêm tăm tối để đi thăm người chị họ Elizabeth của mình. Chúng ta sẽ cảm nhận được những đau khổ của Mẹ.
Mặc dù, bạn cũng có thể cảm nhận được những tâm tình này ở những nơi khác nhưng cái cảm nhận đó không thể sâu sắc như những gì bạn thấy tại nơi cụ thể này của thế giới.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Những lời sau cùng, cha Tổng Thư Ký David Grenier muốn nói với chúng tôi là thay mặt cho các linh mục, tu sĩ trong Đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa, ngài ca ngợi và bày tỏ lòng cảm kích đối với sáng kiến của các Giám Mục Việt Nam xây dựng tượng đài Đức Mẹ La Vang tại nhà thờ Ark of Covenant và đặt Bia Tám Mối Phúc Thật bằng tiếng Việt trên đồi Bát Phúc ở Capernaum, cũng như tổ chức các đoàn hành hương nhân dịp kỷ niệm 30 năm tuyên phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Ngài cũng thay mặt cho các Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa Giêrusalem cám ơn VietCatholic, qua hai phóng viên là chúng tôi đã cho ngài có cơ hội trình bày về tình trạng hiện nay tại Thánh Địa.
Hôm Chúa Nhật 25/2, cách Tuần Thánh đúng một tháng, các nhà lãnh đạo của ba Giáo Hội chịu trách nhiệm coi sóc Đền Thờ Thánh Mộ tại Giêrusalem, đã quyết định đóng cửa đền thờ để phản đối chính quyền thành phố Giêrusalem áp đặt thuế Arnona với con số lên đến 185 triệu Mỹ Kim. Chính quyền Do Thái đã lùi bước và đền thờ được mở lại 3 ngày sau đó.
Tuy nhiên, biến cố vô tiền khoáng hậu này đã gây ra những xao xuyến trong lòng các tín hữu Kitô trên thế giới. Chính vì thế, trong các phóng sự tại Thánh Địa Giêrusalem, chúng tôi đã mong muốn thực hiện một cuộc phỏng vấn với các linh mục tu sĩ dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa.
Lúc 10h sáng thứ Hai 28 tháng 5, 2018, cha David Grenier, tổng thư ký Đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa, đã dành cho chúng tôi một buổi phỏng vấn tại trụ sở của Đoàn Hiệp Sĩ tại Tu viện Saint Saviour số 1 Saint Francis Street, Giêrusalem. Tu viện này được xây vào thế kỷ thứ 16 và tọa lạc tại New Gate trong khu vực cổ thành Giêrusalem.
Thánh Phanxicô thành Assisi, đấng sáng lập dòng Anh Em Hèn Mọn hay thường được gọi tắt là dòng Phanxicô, đã thành lập Tỉnh Dòng Thánh Địa vào năm 1217 với trọng trách là bảo vệ các nơi thánh tại Giêrusalem và phần còn lại của Trung Đông, là miền đất “được thánh hóa bởi sự hiện diện của Chúa Giêsu”. Các linh mục, tu sĩ thuộc Tỉnh Dòng Thánh Địa được gọi là các hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa. Năm 1342, Đức Giáo Hoàng Clêmentê thứ Sáu trong chiếu chỉ Gratiam Agimus còn giao cho các hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa việc chăm sóc cho những người hành hương đến thăm các nơi thánh này, thay mặt cho Giáo Hội Công Giáo.
Tỉnh Dòng Thánh Địa ngày nay có khoảng 300 linh mục và nam tu sĩ, và 100 nữ tu sống tại Israel, Palestine, Jordan, Syria, Lebanon, Ai Cập, Cyprus và Rhodes. Tỉnh Dòng sở hữu rất nhiều tài sản tại Thánh Địa, chỉ đứng sau Giáo hội Chính thống Giêrusalem. Ngoài hai đền thờ lớn là đền thờ Thánh Mộ ở Giêrusalem và Nhà thờ Chúa Giáng Sinh ở Bethlehem, mà các hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa sở hữu và quản lý chung với Chính Thống Giáo Giêrusalem và Giáo Hội Armenia Tông Truyền, Dòng còn coi sóc đền thờ Truyền Tin tại Nagiarét và 73 đền thờ và nhà bảo tàng trên khắp Thánh Địa, bao gồm cả các tài sản ở Syria và Jordan.
Trong cuộc phỏng vấn, cha David Grenier khẳng định quyết tâm của Tòa Thánh duy trì sự hiện diện của người Công Giáo tại Thánh Địa bất chấp rất nhiều khó khăn chồng chất. Ngài nhấn mạnh rằng sự hiện diện của các đoàn hành hương trên khắp thế giới là một cử chỉ huynh đệ và liên đới thiết thực với các tín hữu địa phương và là một yếu tố quyết định giúp duy trì sự hiện diện của Kitô Giáo trong vùng.
Trong viễn tượng đó, cha David Grenier thay mặt cho các linh mục, tu sĩ trong Đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa ca ngợi và bày tỏ lòng cảm kích đối với sáng kiến của các Giám Mục Việt Nam xây dựng tượng đài Đức Mẹ La Vang tại nhà thờ Ark of Covenant và đặt Bia Tám Mối Phúc Thật bằng tiếng Việt trên đồi Bát Phúc ở Capernaum, cũng như tổ chức các đoàn hành hương nhân dịp kỷ niệm 30 năm tuyên phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Câu hỏi đầu tiên chúng tôi đặt ra với ngài là:
Thưa Cha David Grenier, chúng tôi biết rằng các anh chị em của chúng ta trong đức tin sống ở đây phải tiếp tục chịu đựng những khó khăn, thử thách và bất an. Trong tư cách là tổng thư ký đoàn hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa, xin cha cho quý khán thính giả của VietCatholic một đánh giá cụ thể về tình hình theo nhận định của cha.
Về cơ bản tình hình của các tín hữu Kitô tại Thánh Địa ngay thời điểm hiện nay, trong toàn vùng và nơi chúng ta đang ngồi đây khá phức tạp. Chúng ta biết những gì đang diễn ra tại Iraq và Syria nơi đông đảo dân chúng phải đi nơi khác. Tại những nơi này, dân số Kitô hữu chỉ còn có một phần 10 so với trước đây.
Ở đây, tình hình có khác. Những lý do di cư có khác. Tại Thánh Địa này, tỷ lệ các Kitô hữu chỉ có 1.4% dân số vì thế chúng ta chỉ là một thiểu số. Gần đây, một thống kê của người Palestine vừa được công bố cho thấy Kitô hữu chiếm chưa đến 1% dân số. Vì thế, các tín hữu Kitô phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Chúng tôi đã rất cố gắng trước hết là tìm ra bản sắc của mình vì chúng ta biết trong nhiều năm qua chúng ta không có tiếng nói trong các cuộc thảo luận vì 1.4% dân số không có nghĩa lý gì cả. Điều quan trọng là chúng ta phải duy trì sự hiện diện của người Công Giáo tại nơi trọng yếu này vì thế, theo chúng tôi nghĩ, tỉ lệ phần trăm này là điều đáng báo động.
Thưa Cha, có dấu chỉ nào đáng lạc quan không?
Có chứ. Lúc này đây chúng tôi rất hạnh phúc và lạc quan vì có nhiều người hành hương đến đây. Con số những người hành hương đã tăng vọt. Chúng tôi trông mong rằng năm nay mọi sự sẽ diễn tiến rất trôi chảy. Chúng tôi cũng phải nói thêm là con số những người hành hương năm nay đã gấp đôi số người hành hương vào năm 2016. Chúng tôi đánh giá cao điều này vì nó cho dân chúng địa phương thấy được sự hiện diện sinh động của các Kitô hữu tại những nơi thánh này.
Thưa Cha, như thế có hy vọng trước mắt nào tìm ra được giải pháp không?
Chúng ta là Kitô hữu, tin tưởng vào Thiên Chúa nên chúng ta là những con người với đức tin và đức cậy. Nhưng tình hình là rất khó khăn và phức tạp, nếu chúng ta nhìn theo quan điểm loài người. Khi nhà nước Do Thái được hình thành vào năm 1948, Kitô hữu chiếm 45%. Năm 1967, con số Kitô hữu giao động trong khoảng 20% nhưng sau đó có một làn sóng di cư rất lớn. Chúng tôi đã làm mọi cách để giữ người ta ở lại. Chúng tôi đã ở đây 8 trăm năm qua và chứng kiến bao nhiêu những cố gắng trong những thế kỷ này. Bao nhiêu lần tình thế còn bi đát hơn nhưng chúng ta vẫn có thể vượt qua. Vì thế chúng ta cần phải giữ hy vọng, và cần phải nói với các gia đình trẻ hãy ở lại. Chẳng hạn, như chúng tôi đã xây nhiều chung cư ở nhiều nơi. Đến nay, chúng tôi đã xây 140 căn hộ chung cư cho các gia đình trẻ với chi phí chỉ có 25% so với chi phí bình thường để các gia đình trẻ có thể lưu lại đây và xây dựng tương lai của họ. Chúng tôi có 1,200 nhân viên làm việc trong 42 dự án với những công việc khác nhau để giữ cho người dân không phải đi nơi khác sinh sống. Hiện nay, làn sóng di cư vẫn còn. Tình hình vẫn còn những bất ổn. Đông đảo Kitô hữu đang sống tại Bethlehem, vẫn còn nhiều Kitô hữu sống ở Bethlehem hơn những nơi khác nhưng họ có khuynh hướng di cư để tìm kiếm công ăn việc làm và các cơ hội cho họ. Đa số người dân cũng chỉ muốn có một cuộc sống bình thường. Ở đây chúng tôi có những căng thẳng khi sống chung với người Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Kitô hữu không thực sự dính líu vào cuộc xung đột nhưng nó ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội. Tôi chưa thấy có ánh sáng nào cho tình hình hiện nay.
Các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Kitô tại Giêrusalem đã quyết định đóng cửa Đền Thờ Thánh Mộ để đáp lại các động thái của chính quyền Giêrusalem đòi thu thuế hàng trăm triệu đô la từ các Giáo Hội, cũng như thông qua các dự luật nhằm tịch thu đất đai thuộc sở hữu của Giáo Hội. Vấn đề thuế má hiện nay ngã ngũ ra sao, thưa cha?
Thuế má là một phần của vấn đề nhưng còn một lý do khác nữa là điều mà chúng tôi gọi là dự luật về đất đai của Giáo Hội. Có một dự án luật được tin là sẽ được trình bày [tại Quốc Hội Do Thái] vào ngày chúng tôi đóng cửa đền thờ [tức là ngày 25 tháng 2, 2018]. Nếu thành luật, nó sẽ cho nhà nước khả thể trong một số trường hợp nhất định tịch thu các tài sản của Giáo Hội và chỉ các tài sản của Giáo Hội. Như tôi đã nói trước đây, Kitô hữu chỉ có 1.4% dân số. Một dự luật trao cho nhà nước quyền có thể tịch thu tài sản cuối cùng chỉ ảnh hưởng đến những người chỉ chiếm 1% dân số. Tôi muốn nói là người Do Thái và người Hồi Giáo nếu xảy ra những trường hợp tương tự sẽ không bị ảnh hưởng. Thành ra, họ đồng ý như thế vì họ không có vấn đề gì cả. Dự luật như thế có tính chất phân biệt. Dự luật đó xem ra bị hoãn vô hạn định. Tôi được biết trong tuần này là thủ tướng Benjamin Netanyahu hình thành ra một ủy ban và cần gặp gỡ với các Giáo Hội để bàn thảo các vấn đề. Trong khi đó, trong tuần qua lại có tin là chính nhân vật đưa ra dự luật bị tạm hoãn giờ đây lại muốn tung ra một dự luật khác ít nhiều cũng tương tự với dự luật cũ, chỉ khác cái tên thôi. Chuyện khôi hài như vậy nhưng đó là những gì tôi biết.
Còn về chuyện thuế má thì thế này. Chúng tôi nhận được yêu cầu phải đóng các thứ thuế rất là bất bình thường kèm theo những lời hăm dọa sẽ tịch thu một số nhà thờ của chúng ta và đóng băng các trương mục ngân hàng của chúng tôi nữa. Mặt khác, luật này của họ còn có tính hồi tố đến 7 năm. Và như thế từ ngày đầu đến ngày cuối tính ra chúng tôi phải đóng hàng triệu Mỹ Kim. Điều này là một thay đổi rất lớn ảnh hưởng rất nhiều đến Giáo Hội.
Vấn đề không chỉ đơn thuần là chuyện thuế má nhưng nó còn vi phạm những hiệp ước đã có giữa quốc gia Israel và Vatican theo đó cần phải duy trì nguyên trạng những hiệp ước với người Thổ Nhĩ Kỳ.
Cha và cô cũng biết là Giáo Hội đóng góp rất nhiều cho đời sống xã hội với các trường học, với các cơ sở bác ái được xã hội công nhận. Ngay cả những hoạt động thương mại của chúng tôi cũng không phải là nhằm thu tóm tiền bạc vào các trương mục của mình nhưng luôn luôn trao lại cho cộng đồng.
Thoả ước Nguyên Trạng quy định rằng chúng tôi không phải đóng thuế và cũng nói rằng chúng tôi không nhận được gì. Nếu tôi phải vào nhà thương, tôi không nhận được tài trợ từ hệ thống chăm sóc y tế của chính phủ. Tôi phải trả mọi thứ.
Giáo Hội cũng đón nhận nhiều trẻ em mồ côi.
Ý tưởng chính tôi muốn nói ở đây là có những hiệp ước quốc tế giữa những quốc gia với nhau. Những hiệp ước ấy cần phải được tôn trọng. Nó không thể bất thình lình thay đổi được mà không có những bàn bạc, thương thảo với nhau.
Cuộc xung đột Israel-Palestine vẫn đang tiếp diễn, đặc biệt là những diễn biến mới nhất trong các cuộc biểu tình ở Gaza và Bờ Tây khi Hoa Kỳ di chuyển đại sứ quán đến Giêrusalem. Chuyện này gây ra những quan ngại nhất định đối với một số người muốn đến đây hành hương. Xin cha cho quý khán thính giả của VietCatholic biết đánh giá của cha như thế nào về điều kiện an ninh cho những người hành hương.
Những người hành hương không cần phải sợ. Thực tình mà nói, đáng tiếc cũng có những xung đột trong nhiều năm qua, rất trầm trọng. Nhưng tôi đã sống tại đây 10 năm rồi. Những nơi các khách hành hương đến thăm là những nơi các xung đột không diễn ra. May mắn là những nơi trọng yếu đối với các tín hữu cũng là quan trọng đối với người Do Thái. Dĩ nhiên, thu nhập lớn nhất cho quốc gia này là từ du lịch.
Thực tình mà nói, tôi cảm thấy bất an khi sống ở Washington DC hơn là sống tại Giêrusalem này. Chẳng hạn, khi ở Washington DC tôi đọc trên một tờ báo hồi tháng 11 rằng có 160 người bị giết trong một năm.
Những tin tức như thế không được nhanh chóng truyền đi khắp thế giới. Do đó, mọi người đều thấy rằng Washington DC là một thành phố đáng sống. Nhưng thực sự, ở đây với các yếu tố chính trị chi phối, tin tức về các vụ giết người nhanh chóng được truyền đi toàn cầu, tạo cho người ta cái cảm giác nơi này thật là nguy hiểm và luôn xảy ra các cuộc tấn công khủng bố.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, cha có điều gì muốn nói thêm với những người Công Giáo Việt Nam đang cân nhắc có nên thực hiện chuyến hành hương đến Thánh Địa trong dịp này không?
Có thể nói đất nước Israel và Giêrusalem là bản Tin Mừng thứ 5, bản Tin Mừng sống động. Khi đến tận nơi này quý vị sẽ cảm nhận được những thực tại được đề cập đến trong Tin Mừng mà có thể không cảm nhận được khi đọc Tin Mừng ở Việt Nam hay ở những nơi khác. Ban đêm khi ra ngoài nhiệt độ chỉ khoảng 40 độ Farenheit hay 5 độ C. Chúng ta có cảm nhận xúc động hơn khi nghĩ đến Chúa trần trụi trên thánh giá trong khi chúng ta phải trùm kín người trong những chiếc áo dầy.
Trong cuộc hành trình từ Giêrusalem đến Bethlehem trên các chuyến xe buýt thoải mái, chúng ta hãy nhìn những con đường gập ghềnh cheo leo trong suốt đoạn đường, hãy nghĩ đến hành trình của Đức Mẹ, tuy đang mang thai, nhưng Mẹ đã lặn lội trong đêm tăm tối để đi thăm người chị họ Elizabeth của mình. Chúng ta sẽ cảm nhận được những đau khổ của Mẹ.
Mặc dù, bạn cũng có thể cảm nhận được những tâm tình này ở những nơi khác nhưng cái cảm nhận đó không thể sâu sắc như những gì bạn thấy tại nơi cụ thể này của thế giới.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Những lời sau cùng, cha Tổng Thư Ký David Grenier muốn nói với chúng tôi là thay mặt cho các linh mục, tu sĩ trong Đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa, ngài ca ngợi và bày tỏ lòng cảm kích đối với sáng kiến của các Giám Mục Việt Nam xây dựng tượng đài Đức Mẹ La Vang tại nhà thờ Ark of Covenant và đặt Bia Tám Mối Phúc Thật bằng tiếng Việt trên đồi Bát Phúc ở Capernaum, cũng như tổ chức các đoàn hành hương nhân dịp kỷ niệm 30 năm tuyên phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Ngài cũng thay mặt cho các Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa Giêrusalem cám ơn VietCatholic, qua hai phóng viên là chúng tôi đã cho ngài có cơ hội trình bày về tình trạng hiện nay tại Thánh Địa.
Giáo hội Hàn Quốc ca ngợi hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim, kêu gọi tha thứ và hòa giải.
Trần Mạnh Trác
08:19 12/06/2018
Đó là lời cuả đức cha Lazzaro You Heung-sik, Giám mục Daejeon và là Chủ tịch Ủy ban mục vụ xã hội cuả Agenzia Fides, trong lời bình luận về hội nghị thượng đỉnh tại Singapore, giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un.
Hội nghị thượng đỉnh đã công bố một chiều hướng tổng quát là "một sự thay đổi lớn" ở bán đảo Triều Tiên và sự giải giới vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên "sẽ bắt đầu rất sớm".
Đức Giám Mục Lazzaro You nói với Agenzia Fides: "Tôi cảm thấy hạnh phúc bởi vì, với ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta đang chứng kiến sự khởi đầu cuả một thời đại mới của Chúa Thánh Linh. Chúa Thánh Linh đổi mới tất cả mọi thứ. Cái tinh thần mới mà chúng ta đang cảm thấy ngày hôm nay tại Hàn Quốc là tinh thần ‘Hy Vọng’, Chúng ta phải chú ý đến những dấu hiệu của thời đại và hướng về tương lai đang chờ đón chúng ta. Các dấu hiệu ngày hôm nay thì rất đáng khích lệ và chúng ta cảm tạ Chúa vì điều này ".
Đức Giám Mục cũng lên tiếng ghi nhận sự kiên trì của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In: "Ông bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống một năm trước với một mục đích rõ ràng là hòa bình và giảm căng thẳng. Ông đã xây dựng mối quan hệ với các cường quốc Trung Quốc và Hoa Kỳ với một mục tiêu là hoà bình. Hôm nay chúng ta đang nhìn thấy những thành quả đầu tiên của sự kiên định đó ".
Đức cha Lazzaro kết luận: "Đằng sau những tuyên bố về ý định và cam kết bằng lời nói, chúng ta phải chờ đợi những việc làm, chúng ta chờ đợi những lời nói hoa mỹ được đưa vào thực hành. Nghĩa là bắt đầu con đường tha thứ và hòa giải. Đó là hy vọng của chúng ta và mong muốn của chúng ta cho tương lai của Hàn Quốc ".
Sứ thần Tòa Thánh tại Nam Hàn: Thượng đỉnh Singapore quả là một sự kiện lịch sử.
Giuse Thẩm Nguyễn
14:32 12/06/2018
Sứ Thần Tòa Thánh tại Nam Hàn và Mông Cổ là Tổng Giám Mục Alfred Xuereb đã ca ngợi cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Tổng Thống Donald Trump và Bắc Hàn, lãnh tụ Kim Jong-un là một “sự kiện lịch sử” và Giáo Hội đặt rất nhiều “hy vọng và tin tưởng”, tuy nhiên cũng cảnh báo rằng chúng ta mới chỉ là bước đầu của một hành trình dài.
Con đường dài và gian nan.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Vatican News, từ Seoul, Đức Tổng Giám Mục Xuereb nói rằng nhân dân Triều Tiên và Giáo Hội địa phương đã rất nóng lòng chờ đợi “những sự kiện lịch sử này”. Ngài mô tả cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un “mở ra một trang sử rất quan trọng cho bước đầu của một hình trình dài và gian nan”(tiến về hòa bình)
Đồng thời ĐTGM Xuereb cũng nói rằng “Chúng ta có hy vọng bởi vì bước đầu này rất tích cực, rất tốt” và chúng ta đã đổi từ tranh luận và những từ ngữ như “bắn phá và cuồng nộ ” hoặc “ tiêu diệt hoàn toàn Bắc Hàn” ra những lời lẽ mang tính hòa giải hơn để nói về hòa bình.
Tuần chín ngày cầu nguyện cho hòa bình.
Sứ thần Tòa Thánh nói rằng Giáo Hội Triều Tiên đang sống trong những sự kiện này với “niềm tin tưởng vĩ đại”. Ngài cho biết Nhà Thờ Chính Tòa Công Giáo ở Seoul đã tổ chức cầu nguyện đặc biệt cho hòa bình và hòa giải vào mỗi ngày Thứ Ba. Ngài cũng cho biết là các Giám Mục Công Giáo ở Nam Hàn đã đề xuất làm một tuần chín ngày từ ngày 17 đến ngày 25 tháng Sáu để cầu nguyện cho hòa bình, hòa giải và thống nhất trên bán đảo Triều Tiên.
Sau thượng đỉnh lịch sử này và trong không khí thân thiện hòa giải hơn được nảy sinh, ĐTGM Xuereb nói rằng Giáo Hội cầu nguyện cho việc truyền giáo của Bắc Hàn.
Ngài nói “Tòa Thánh mong muốn được ủng hộ bất cứ một sáng kiến nào đưa đến đối thoại và hòa giải và cũng nhân cơ hội này mang Tin Mừng của Chúa Kitô đến Bắc Hàn.”
Source: Vatican News Nuncio in Korea: Singapore summit is truly historic
Con đường dài và gian nan.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Vatican News, từ Seoul, Đức Tổng Giám Mục Xuereb nói rằng nhân dân Triều Tiên và Giáo Hội địa phương đã rất nóng lòng chờ đợi “những sự kiện lịch sử này”. Ngài mô tả cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un “mở ra một trang sử rất quan trọng cho bước đầu của một hình trình dài và gian nan”(tiến về hòa bình)
Đồng thời ĐTGM Xuereb cũng nói rằng “Chúng ta có hy vọng bởi vì bước đầu này rất tích cực, rất tốt” và chúng ta đã đổi từ tranh luận và những từ ngữ như “bắn phá và cuồng nộ ” hoặc “ tiêu diệt hoàn toàn Bắc Hàn” ra những lời lẽ mang tính hòa giải hơn để nói về hòa bình.
Tuần chín ngày cầu nguyện cho hòa bình.
Sứ thần Tòa Thánh nói rằng Giáo Hội Triều Tiên đang sống trong những sự kiện này với “niềm tin tưởng vĩ đại”. Ngài cho biết Nhà Thờ Chính Tòa Công Giáo ở Seoul đã tổ chức cầu nguyện đặc biệt cho hòa bình và hòa giải vào mỗi ngày Thứ Ba. Ngài cũng cho biết là các Giám Mục Công Giáo ở Nam Hàn đã đề xuất làm một tuần chín ngày từ ngày 17 đến ngày 25 tháng Sáu để cầu nguyện cho hòa bình, hòa giải và thống nhất trên bán đảo Triều Tiên.
Sau thượng đỉnh lịch sử này và trong không khí thân thiện hòa giải hơn được nảy sinh, ĐTGM Xuereb nói rằng Giáo Hội cầu nguyện cho việc truyền giáo của Bắc Hàn.
Ngài nói “Tòa Thánh mong muốn được ủng hộ bất cứ một sáng kiến nào đưa đến đối thoại và hòa giải và cũng nhân cơ hội này mang Tin Mừng của Chúa Kitô đến Bắc Hàn.”
Source: Vatican News Nuncio in Korea: Singapore summit is truly historic
ĐGH cảnh báo những ai đẩy trẻ em vào nô lệ.
Giuse Thẩm Nguyễn
17:36 12/06/2018
(Vatican News) Hôm nay ngày 12 tháng Sáu, là ngày Thế Giới Chống Lao Động Trẻ Em, ĐGH Phanxicô đã viết trên trang mạng xã hội Twitter của ngài, mạnh mẽ lên án nạn áp bức, lên án những kẻ cướp đi niềm vui tuổi thơ của trẻ em và đẩy các em vào làm những công việc nguy hiểm.
ĐGH viết rằng “Trẻ em phải có cơ hội để chơi đùa, học hành và phát triển trong một môi trường an bình lành mạnh. Khốn cho những ai bóp ngạt sức sống vui tươi để hy vọng của các em.”
Tổ chức Lao động thế giới.
Tổ chức Lao Động Thế Giới (ILO) của Liên Hiệp Quốc được thành lập vào năm 2002 nhằm quan sát mức độ các trẻ em lao động hằng năm trên toàn cầu và có hành động và nỗ lực cần thiết để loại bỏ nó.
Ngày Thế Giới Chống Lao Động Trẻ Em và ngày 28 tháng Tư là Ngày Sức Khỏe và An Toàn Tại Nơi Làm Việc của năm nay chiếu rọi vào nhu cầu của thế giới để phát triển về sức khỏe và an toàn cho những người lao động trẻ và chấm dứt lao động trẻ em.
Chiến dịch chung nhằm tăng cường hành động để đạt được sự an toàn và ổn định trong những môi trường làm việc cho tất cả người lao động vào năm 2030 và chấm dứt mọi hình thức lao động trẻ em vào năm 2025, là một phần của mục tiêu thứ 8 trong Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững {Sustainable Development Goal (SDG).}
152 triệu nạn nhân lao động trẻ em.
Trên toàn thế giới có 128 triệu trẻ em tuổi từ 7 đến 17 phải lao động. Trong số này 152 triệu là nạn nhân của lao động trẻ em, gần như một nửa các em (73 triệu) làm việc trong lao động trẻ em nguy hiểm.
Các em này làm việc cực nhọc tại các hầm mỏ và ngoài đồng, các xưởng máy và tại tư gia, bị nhiễm thuốc trừ sâu và những chất độc hại khác, hay phải mang vác nặng nề hay làm việc lâu giờ. Nhiều em phải làm việc trong điều kiện giống như nô lệ và bị bắt ép làm những công việc phi pháp như buôn bán ma túy, mại dâm và xung đột vũ trang. Các em có nguy cơ phải chịu những hậu quả thể lý và tâm lý suốt đời.
Cảnh báo của ĐGH Phanxicô
ĐGH Phanxico đã nhiều lần lập lại lời kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy loại trừ sự áp bức lao động trẻ em.Trong buổi tiếp kiến chung của ngài vào ngày 11 tháng Sáu năm 2014, ngài đã cầm tập sách màu đỏ của Tổ Chức Lao Động Thế Giới như tấm thẻ đỏ của một trọng tài với dòng chữ “Tất cả hãy cùng nhau chống lại lao động trẻ em” in trên đó.
Vào năm trước đó ngày 12 tháng Sáu năm 2013, vào ngày Thế Giới Chống Lao Động Trẻ Em, trong buổi tiếp kiến chung, ĐGH đã lên án sự bóc lột trẻ em làm những công việc nhà như là “ một chế độ nô lệ thực sự”.
Ngài nói “Tất cả trẻ em phải được vui chơi, học hành, cầu nguyện và phát triển trong gia đình của các em, và trong một bối cảnh hài hòa của yêu thương và đầm ấm.”
Lời của ĐGH trên trang mạng là một tiếng vang lời cảnh báo của ngài vào ngày 13 tháng Sáu năm 2013, chống lại những ai chà đạp niềm hy vọng của tuổi thơ.
ĐGH nói rằng chính tai họa này mà nhiều người thay vì cho con trẻ vui chơi lại biến chúng thành nô lệ. “Một tuổi thơ êm đềm cho phép các em nhìn về phía trước với niềm tự tin vào cuộc sống và tương lai. Khốn thay cho kẻ nào bóp nghẹt sức sống vui tươi để hy vọng của các em.”
Lao động trẻ em cần phải bị loại trừ
Kailash Sathyarth, người được thưởng giải Hòa Bình vào năm 2014 vì những nỗ lực của ông chống lại lao động trẻ em, tin rằng việc loại trừ lao động trẻ em là điều có thể thực hiện được.
Trong một cuộc thảo luận trên mạng của Tổ Chức Lao Động Thế Giới mới đây, ông đã nói rằng mọi người nên coi lao động trẻ em là một vấn nạn cá nhân của chính mình, không phải của ai khác. Chính quyền và xã hội phải coi tệ nạn này là cấp bách và không đợi người khác chiến đấu cho nó. Sathyrathi nói rằng trong 40 năm qua, ông luôn coi mỗi đứa trẻ như là con riêng của mình.
Source: Vatican News Pope warns those who force children into slavery
ĐGH viết rằng “Trẻ em phải có cơ hội để chơi đùa, học hành và phát triển trong một môi trường an bình lành mạnh. Khốn cho những ai bóp ngạt sức sống vui tươi để hy vọng của các em.”
Tổ chức Lao động thế giới.
Tổ chức Lao Động Thế Giới (ILO) của Liên Hiệp Quốc được thành lập vào năm 2002 nhằm quan sát mức độ các trẻ em lao động hằng năm trên toàn cầu và có hành động và nỗ lực cần thiết để loại bỏ nó.
Ngày Thế Giới Chống Lao Động Trẻ Em và ngày 28 tháng Tư là Ngày Sức Khỏe và An Toàn Tại Nơi Làm Việc của năm nay chiếu rọi vào nhu cầu của thế giới để phát triển về sức khỏe và an toàn cho những người lao động trẻ và chấm dứt lao động trẻ em.
Chiến dịch chung nhằm tăng cường hành động để đạt được sự an toàn và ổn định trong những môi trường làm việc cho tất cả người lao động vào năm 2030 và chấm dứt mọi hình thức lao động trẻ em vào năm 2025, là một phần của mục tiêu thứ 8 trong Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững {Sustainable Development Goal (SDG).}
152 triệu nạn nhân lao động trẻ em.
Trên toàn thế giới có 128 triệu trẻ em tuổi từ 7 đến 17 phải lao động. Trong số này 152 triệu là nạn nhân của lao động trẻ em, gần như một nửa các em (73 triệu) làm việc trong lao động trẻ em nguy hiểm.
Các em này làm việc cực nhọc tại các hầm mỏ và ngoài đồng, các xưởng máy và tại tư gia, bị nhiễm thuốc trừ sâu và những chất độc hại khác, hay phải mang vác nặng nề hay làm việc lâu giờ. Nhiều em phải làm việc trong điều kiện giống như nô lệ và bị bắt ép làm những công việc phi pháp như buôn bán ma túy, mại dâm và xung đột vũ trang. Các em có nguy cơ phải chịu những hậu quả thể lý và tâm lý suốt đời.
Cảnh báo của ĐGH Phanxicô
ĐGH Phanxico đã nhiều lần lập lại lời kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy loại trừ sự áp bức lao động trẻ em.Trong buổi tiếp kiến chung của ngài vào ngày 11 tháng Sáu năm 2014, ngài đã cầm tập sách màu đỏ của Tổ Chức Lao Động Thế Giới như tấm thẻ đỏ của một trọng tài với dòng chữ “Tất cả hãy cùng nhau chống lại lao động trẻ em” in trên đó.
Vào năm trước đó ngày 12 tháng Sáu năm 2013, vào ngày Thế Giới Chống Lao Động Trẻ Em, trong buổi tiếp kiến chung, ĐGH đã lên án sự bóc lột trẻ em làm những công việc nhà như là “ một chế độ nô lệ thực sự”.
Ngài nói “Tất cả trẻ em phải được vui chơi, học hành, cầu nguyện và phát triển trong gia đình của các em, và trong một bối cảnh hài hòa của yêu thương và đầm ấm.”
Lời của ĐGH trên trang mạng là một tiếng vang lời cảnh báo của ngài vào ngày 13 tháng Sáu năm 2013, chống lại những ai chà đạp niềm hy vọng của tuổi thơ.
ĐGH nói rằng chính tai họa này mà nhiều người thay vì cho con trẻ vui chơi lại biến chúng thành nô lệ. “Một tuổi thơ êm đềm cho phép các em nhìn về phía trước với niềm tự tin vào cuộc sống và tương lai. Khốn thay cho kẻ nào bóp nghẹt sức sống vui tươi để hy vọng của các em.”
Lao động trẻ em cần phải bị loại trừ
Kailash Sathyarth, người được thưởng giải Hòa Bình vào năm 2014 vì những nỗ lực của ông chống lại lao động trẻ em, tin rằng việc loại trừ lao động trẻ em là điều có thể thực hiện được.
Trong một cuộc thảo luận trên mạng của Tổ Chức Lao Động Thế Giới mới đây, ông đã nói rằng mọi người nên coi lao động trẻ em là một vấn nạn cá nhân của chính mình, không phải của ai khác. Chính quyền và xã hội phải coi tệ nạn này là cấp bách và không đợi người khác chiến đấu cho nó. Sathyrathi nói rằng trong 40 năm qua, ông luôn coi mỗi đứa trẻ như là con riêng của mình.
Source: Vatican News Pope warns those who force children into slavery
“Hãy Hiến Tặng Hết Mình”, văn kiện mới nhất của Tòa Thánh về thể thao, Chương Một: Các động lực và mục đích
Vũ Văn An
19:26 12/06/2018
Sau đây là nguyên văn văn kiện mới, bản tiếng Anh do chính Tòa Thánh cung cấp:
Hãy Hiến Tặng Hết Mình ‘Một Văn Kiện về Quan Điểm Kitô Giáo đối với Thể Thao và Con Người Nhân Bản’
Chương Một: Các động lực và mục đích
Hãy Hiến Tặng Hết Mình
Hiến tặng hết mình là một chủ đề căn bản trong thể thao, vì các vận động viên, cả trong tư cách cá nhân lẫn trong tư cách tập thể, luôn phấn đấu để đạt được các mục tiêu của họ trong môn chơi của mình. Khi một người hiến tặng hết mình, họ cảm nghiệm được sự hài lòng và niềm vui thành tựu. Điều này cũng đúng trong đời sống con người nói chung và trong việc sống đức tin Kitô giáo. Tất cả chúng ta đều muốn, một ngày kia, có thể nói với Thánh Phaolô, “Tôi đã chiến đấu cho đến cùng cuộc chiến đấu tốt, đã kết thúc cuộc chạy đua của tôi, tôi đã giữ vững đức tin.” (2 Tm 4: 7). Văn kiện này cố gắng giúp người đọc hiểu được mối tương quan giữa việc hiến tặng hết mình ta trong các môn thể thao và trong việc sống đức tin Kitô giáo trong mọi khía cạnh của cuộc sống của chúng ta.
1.1 Động cơ của văn kiện này
Như Dân Thiên Chúa, Giáo Hội có một kinh nghiệm phong phú và sâu sắc về nhân loại. Với lòng khiêm tốn tuyệt vời, Giáo Hội muốn chia sẻ và đặt kinh nghiệm này để phục vụ thể thao. Giáo hội tiếp cận thế giới thể thao vì mong muốn đóng góp vào việc xây dựng một nền thể thao ngày càng chân chính, nhân đạo.
Thật vậy, "không có gì thực sự nhân bản mà không gây một tiếng vang" [1] trong trái tim các người theo Chúa Kitô. Thể thao là một điều phổ quát của con người và đã nhận được một tầm quan trọng mới trong thời đại chúng ta và vì vậy nó cũng đã tìm thấy một tiếng vang trong trái tim của dân Thiên Chúa.
Giáo Hội hiểu con người nhân bản như một đơn vị gồm thân xác, linh hồn và tinh thần, và tìm cách tránh bất cứ loại chủ thuyết duy giản lược nào trong thể thao có thể làm suy yếu nhân phẩm. "Giáo hội quan tâm đến thể thao bởi vì con người nằm trong trái tim Giáo Hội, toàn thể con người, và Giáo Hội nhìn nhận rằng hoạt động thể thao ảnh hưởng đến sự đào tạo, đến các mối tương quan và linh đạo của người ta" [2].
Văn kiện này dự định trình bày ngắn gọn về các quan điểm của Tòa Thánh và của Giáo Hội Công Giáo về thể thao. Một phần vì cách viết lịch sử thể thao, gần đây có xu hướng nghĩ rằng Giáo Hội Công Giáo chỉ có một cái nhìn và tác động tiêu cực đối với thể thao, đặc biệt là trong thời trung cổ và đầu thời hiện đại, vì thái độ tiêu cực của Công Giáo đối với thân xác. Nhưng điều này dựa trên một sự hiểu lầm về các thái độ của Công Giáo đối với thân xác trong những giai đoạn này và nó bỏ lỡ ảnh hưởng tích cực của các truyền thống thần học, tâm linh và giáo dục Công Giáo về thể thao như một khía cạnh của văn hóa [3].
"Thái độ Kitô giáo đối với thể thao cũng như đối với các biểu hiện khác của các khả năng tự nhiên của con người như khoa học, học tập, việc làm, nghệ thuật, tình yêu, và cam kết xã hội và chính trị không phải là một thái độ bác bỏ hay chạy trốn, mà là một thái độ tôn trọng, quí mến, mặc dù điều chỉnh và nâng cao chúng: tóm một lời, là một thái độ cứu chuộc”[4]. Thái độ cứu chuộc hiện diện trong thể thao khi tính ưu việt của nhân phẩm được tôn trọng và thể thao phục vụ con người nhân bản trong sự phát triển toàn diện của họ. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nói, “sợi dây gắn bó giữa Giáo hội và thế giới thể thao là một thực tại đẹp đẽ đã được củng cố theo thời gian, vì trong thể thao, Cộng đồng Giáo hội nhìn thấy một công cụ mạnh mẽ cho sự phát triển toàn diện con người. Thực thế, tham gia vào các môn thể thao kích thích ta vượt quá bản thân ta và lợi ích riêng của ta một cách lành mạnh; nó huấn luyện tinh thần trong sự hy sinh và, nếu được tổ chức tốt, nó nuôi dưỡng lòng trung thành trong các mối tương quan liên ngã, tình bạn và tôn trọng các quy tắc”[5].
Giáo Hội Công Giáo ngỏ văn kiện này với mọi người thiện chí. Đặc biệt, Giáo hội quan tâm đến việc đối thoại với nhiều người và các tổ chức đang khai triển các chương trình để bảo vệ các giá trị nhân bản cố hữu trong thực hành thể thao.
Giáo Hội cũng muốn ngỏ văn kiện này với tất cả các tín hữu Công Giáo, bắt đầu với các giám mục và linh mục, nhưng đặc biệt là với các giáo dân, những người tiếp xúc nhiều nhất với thể thao như một thực tại sống. Nó nhằm trở thành một văn kiện nói với tất cả những người yêu mến và trân trọng thể thao, bất kể là vận động viên, giáo viên, huấn luyện viên, phụ huynh hoặc những người mà đối với thể thao vừa là công việc vừa là ơn gọi. Chúng tôi cũng muốn ngỏ rộng các suy nghĩ này tới các anh chị em của chúng tôi trong đức tin, những người đã và đang truyền giáo và cổ vũ các giá trị Kitô giáo trong thể thao hơn 50 năm nay [6].
Làm thế nào Giáo hội lại có thể không quan tâm cho được?
Giáo hội đã trở thành nhà tài trợ cho cái đẹp trong nghệ thuật, âm nhạc và các lĩnh vực hoạt động khác của con người trong suốt lịch sử của nó. Điều này cuối cùng là vì cái đẹp phát xuất từ Thiên Chúa, và do đó, sự đánh giá cao về nó được khắc ghi vào chúng ta như là những tạo vật yêu quý của Người. Thể thao có thể cho chúng ta cơ hội dự phần vào những khoảnh khắc đẹp đẽ, hoặc để xem chúng diễn ra. Bằng cách này, thể thao có tiềm năng nhắc nhở chúng ta rằng cái đẹp là một trong những phương cách chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa.
Tính phổ quát của trải nghiệm thể thao, sức mạnh truyền đạt và biểu tượng của nó, và tiềm năng giáo dục và đào tạo tuyệt vời của nó hiện nay rất hiển hiện. Thể thao hiện nay là một hiện tượng văn minh hoàn toàn nằm trong văn hóa đương đại và bàng bạc trong các phong cách và lựa chọn của cuộc sống nhiều người, nên chúng ta có thể tự hỏi mình như Đức Piô XII đã hỏi: “Do đó, làm thế nào Giáo hội lại có thể không quan tâm đến thể thao cho được?” [7]
Đức Piô XII và Đức Phaolô VI lúc ấy đã mạnh mẽ mở cuộc đối thoại giữa Giáo hội và thế giới thể thao trong thế kỷ 20, cổ vũ các khía cạnh chung cho cả thể thao lẫn đời sống Kitô hữu và nối kết các lý tưởng của phong trào Thế Vận Hội với các lý tưởng của người Công Giáo: nỗ lực thể lý, phẩm tính luân lý, tình yêu hòa bình: dựa trên ba điểm này, cuộc đối thoại được Giáo Hội duy trì với thế giới thể thao hết sức chân thành và thân thiện. Mong muốn của chúng ta là nó ngày càng rộng lớn hơn và có hiệu quả hơn” [8].
Sự cần thiết phải có việc chăm sóc mục vụ trong thể thao: một nhiệm vụ chủ yếu có tính giáo dục
Cuộc đối thoại giữa Giáo hội và thể thao đã phát sinh ra và tiếp tục phát sinh ra một đề xuất nhiều mặt về việc chăm sóc mục vụ, đặc biệt trong các trường học, giáo xứ và các hiệp hội Công Giáo. Đức Gioan Phaolô II ủng hộ diễn trình này, cả trong Huấn Quyền lẫn trong việc quyết định lần đầu tiên mở một Văn Phòng về Giáo Hội và Thể Thao trong Tòa Thánh.
"Giáo hội phải ở hàng ngũ tiên phong trong lãnh vực này, để lên kế hoạch cho một việc tông đồ đặc biệt thích nghi với nhu cầu của các vận động viên và đặc biệt để thúc đẩy các môn thể thao có thể tạo điều kiện cho cuộc sống giàu hy vọng" [9]. Giáo Hội không những chỉ khuyến khích việc thực hành thể thao mà còn muốn ở “trong” thể thao nữa, được coi như một Tiền Đình hiện đại dành cho người Ngoại Giáo và một đồi “areopagus” nơi Tin Mừng được công bố.
Huấn Quyền liên tục đề cập đến sự cần thiết phải cổ vũ "một nền thể thao vì con người" có khả năng mang lại ý nghĩa cho cuộc sống và phát triển con người đầy đủ về mặt luân lý, xã hội, đạo đức và tâm linh. Sự kết nối của Giáo Hội với các môn thể thao mang hình thức hiện diện mục vụ đa dạng và phổ biến lấy cảm hứng từ sự quan tâm của Giáo Hội đối với con người nhân bản.
1.2 Giáo hội và Thể thao cho đến bây giờ
Giáo hội đã dấn thân vào đối thoại với thể thao từ những năm đầu tiên hiện hữu của mình. Giáo Hội biết rõ rằng Thánh Phaolô sử dụng các ẩn dụ về thể thao để giải thích cuộc sống Kitô hữu cho người ngoại giáo. Trong thời trung cổ, giáo dân Công Giáo đã chơi trò chơi và thể thao vào những ngày lễ, chiếm một số lượng lớn trong năm, cũng như vào các Chúa Nhật. Các trò chơi như vậy đã tìm được sự hỗ trợ thần học trong các trước tác của Thánh Tôma Aquinô, người đã lập luận rằng có thể có "một nhân đức về trò chơi" vì nhân đức có liên quan tới sự điều độ, chừng mực. Theo cách giải thích này, người đạo đức không nên lúc nào cũng làm việc, nhưng cũng cần có thời gian để vui chơi và giải trí. Các nhà nhân bản học thời Phục hưng và các tu sĩ Dòng Tên thuở ban đầu đã sử dụng cái hiểu về nhân đức của Thánh Tôma Aquinô khi họ quyết định rằng học sinh cần thời gian để vui chơi và giải trí trong ngày học của chúng. Đây là lý do nguyên thủy của việc bao gồm trò chơi và thể thao vào các định chế giáo dục ở thế giới phương Tây [10].
Hơn nữa, từ đầu kỷ nguyên hiện đại, Giáo hội đã bày tỏ sự quan tâm đến hiện tượng này, khi đánh giá cao tiềm năng giáo dục của nó và cũng chia sẻ nhiều giá trị với thể thao. Giáo hội đã tích cực cổ vũ chính sự phát triển của thể thao qua các hình thức có tổ chức và có cấu trúc.
Thể thao trong thế giới hiện đại phát sinh trong bối cảnh cuộc cách mạng kỹ nghệ mà cơ sở phong phú về mặt xã hội, chính trị và kinh tế đã mang đến cho thể thao những phương tiện để tiến bộ trên toàn thế giới. Thể thao là kết quả của tính hiện đại và đồng thời đã trở thành "người mang" tính hiện đại. Hơn nữa, trong thời đại ta, thể thao đang thay đổi sâu sắc và đang chịu áp lực nặng nề phải thay đổi. Chúng ta hy vọng rằng các chuyên gia thể thao không những chỉ “quản lý” sự thay đổi mà còn làm như vậy bằng cách tìm hiểu và nắm vững các nguyên tắc rất thân thiết với nền thể thao cổ đại và hiện đại: giáo dục và thăng tiến con người.
Năm 1904, Đức Piô X mở màn để Vatican chơi thể thao bằng cách tổ chức một biến cố thể dục cho giới trẻ. Các biên niên sử của thời gian đó không che giấu sự ngạc nhiên của họ đối với cử chỉ này. Một câu chuyện được tường thuật lại rằng đáp lại một câu hỏi từ một linh mục bối rối của giáo triều, “Chúng ta sẽ kết thúc ở đâu đây?” Đức Piô X trả lời, “Con yêu dấu, ở thiên đàng!” [11]
Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, Thánh Gioan Phaolô II đã đặt việc tham gia và đối thoại với thể thao ở mức quan trọng nhất đối với phẩm trật của Giáo Hội Công Giáo. Sau Năm Thánh 2000, trong đó, ngài đã thuyết giảng trước 80,000 vận động viên trẻ tại Sân vận động Thế Vận ở Rôma, ngài quyết định thành lập văn phòng Giáo hội & Thể thao, một văn phòng từ năm 2004 đã nghiên cứu và cổ vũ một viễn kiến Kitô giáo về thể thao, biết nhấn mạnh tầm quan trọng của nó đối với việc xây dựng một xã hội nhân đạo, hòa bình và công bằng hơn cũng như cho việc truyền giảng Tin Mừng.
Không phải một nền thể thao Kitô giáo mà là một viễn kiến Kitô giáo về thể thao
Cho dù các liên đoàn và hiệp hội thể thao quốc gia hoặc quốc tế được tuyên bố công khai như là có nguồn gốc Công Giáo, mục đích không phải là tạo ra một nền thể thao “Kitô giáo” khác biệt, tách biệt hoặc thay thế, nhưng cung cấp một viễn kiến cho nền thể thao đặt cơ sở trên sự hiểu biết của Kitô giáo về con người nhân bản và một xã hội công bằng.
Tập chú vào một viễn kiến về thể thao này đã lớn mạnh một cách nhanh chóng. Trong một tài liệu về thể thao của họ, Hội đồng Giám mục Ý nói rằng, “nếu không có một nền thể thao Kitô giáo, thì thay vào đó, điều hoàn toàn hợp pháp là có một viễn kiến về nền thể thao; viễn kiến này không những chỉ cung cấp các giá trị đạo đức phổ quát chung cho thể thao mà còn thăng tiến viễn ảnh riêng của mình, một viễn ảnh có tính đổi mới và phục vụ chính thể thao, con người và xã hội”[12].
"Không hề phá hoại và làm mất hiệu lực bản chất chuyên biệt của thể thao, di sản của niềm tin Kitô giáo làm cho hoạt động này thoát khỏi mơ hồ và sai lệch, tạo điều kiện để nó thể hiện trọn vẹn" (13). Do đó, Kitô Giáo không phải là một “nhãn hiệu chỉ phẩm tính đạo đức” của thể thao, một nhãn hiệu được đặt bên cạnh nhưng ở bên ngoài nó. Kitô giáo được đề xuất như là một giá trị gia tăng giúp cho sự viên mãn của trải nghiệm thể thao.
1.3 Mục đích của văn kiện
Giáo hội coi trọng thể thao ngay trong bản chất của nó, như một đấu trường của hoạt động nhân bản, nơi các nhân đức điều độ, khiêm nhường, can cảm, kiên nhẫn có thể được nuôi dưỡng và những cuộc gặp gỡ với vẻ đẹp, lòng tốt, sự thật và niềm vui có thể được chứng kiến. Những loại kinh nghiệm này có thể có được nhờ người dân của tất cả các quốc gia và cộng đồng khắp thế giới bất kể tiêu chuẩn hay bình diện thể thao. Chính chiều kích này làm thể thao trở thành một hiện tượng hoàn cầu thực sự hiện đại và do đó là một điều được Giáo Hội hết sức quan tâm.
Vì thế, Giáo Hội muốn cất cao tiếng nói của mình để phục vụ thể thao. Giáo Hội cảm thấy cùng có trách nhiệm về thể thao và việc bảo vệ nó khỏi những trôi giạt vật vờ vốn đe dọa nó hằng ngày, đặc biệt là tính không trung thực, các thao túng và lạm dụng thương mại.
"Thể thao là niềm vui của cuộc sống, một trò chơi, một cử hành, và như thế nó phải được sử dụng đúng cách [...] và giải thoát khỏi sự hoàn thiện kỹ thuật và tính chuyên nghiệp thái quá nhờ việc tái phục hồi bản chất tự do, khả năng tăng cường các sợi dây bằng hữu, cổ vũ đối thoại và cởi mở đối với người khác, nói lên sự phong phú của việc hiện hữu, có giá trị hơn và được đánh giá cao hơn việc sở hữu, và do đó, vượt xa các định luật khắc nghiệt của sản xuất và tiêu dùng và tất cả những cân nhắc hoàn toàn có tính thực dụng (utilitarian) và duy khoái lạc (hedonistic) khác trong cuộc sống” [14]. Ở bình diện này, đối thoại, hợp tác giữa Giáo hội và thể thao, sẽ là điều đem lại lợi ích.
Giáo hội cũng mong muốn được phục vụ cho tất cả những ai đang làm việc thể thao trong vai trò được trả tiền hoặc đại đa số trong vai trò thiện nguyện viên, như các viên chức, huấn luyện viên, giáo viên, quản trị viên, phụ huynh và chính các vận động viên.
Sau khi đã nói rõ các động lực và mục đích của cuộc đối thoại giữa Giáo hội và thể thao ở Chương 1, văn kiện sẽ khám phá trong Chương 2 thực tại thể thao từ nguồn gốc của nó cho đến các bối cảnh hiện đại của nó. Khi làm như vậy, văn kiện suy tư một định nghĩa về thể thao và sự liên quan của thể thao trong và cho thế giới. Sau đó, trong Chương 3, văn kiện sẽ đào sâu hơn vào khía cạnh nhân học của thể thao và tầm quan trọng của nó đặc biệt đối với con người như một sự thống nhất gồm thân xác, linh hồn và tinh thần. Sau đó, văn kiện bàn tới việc thể thao nói ra sao về việc chúng ta tìm kiếm nhiều hơn ý nghĩa cuối cùng, và cổ vũ quyền tự do và óc sáng tạo của con người. Kinh nghiệm thể thao là một kinh nghiệm liên quan đến công lý, hy sinh, niềm vui, sự hòa hợp, lòng can đảm, sự bình đẳng, tôn trọng và liên đới trong việc tìm kiếm ý nghĩa này. Ý nghĩa tối hậu theo cách hiểu của Kitô giáo là hạnh phúc tối hậu được tìm thấy trong việc cảm nghiệm được tình yêu và lòng thương xót bao la của Thiên Chúa như đã được thể hiện trong mối liên hệ với Chúa Giêsu Kitô trong Chúa Thánh Thần, vốn diễn ra và được sống trong cộng đồng đức tin.
Tiếp theo, trong Chương 4, văn kiện khám phá những thách thức chuyên biệt để cổ vũ một nền thể thao nhân đạo và công chính, trong đó có hạ giá thân xác, dùng chất kích thích (doping), tham nhũng, và đôi khi ảnh hưởng tiêu cực của khán giả. Giáo Hội công nhận trách nhiệm chung của mình với các nhà lãnh đạo thể thao trong việc chỉ ra các định hướng sai lầm và tác phong phi đạo đức và chỉ đạo thể thao theo phương cách cổ vũ sự phát triển của con người. Cuối cùng, trong Chương 5, văn kiện trình bày một tổng quan về các nỗ lực liên tục của Giáo Hội trong việc đóng góp vào việc nhân bản hóa các môn thể thao trong thế giới hiện đại. Trong các bối cảnh khác nhau của nó, chẳng hạn như đấu trường không chuyên nghiệp và chuyên nghiệp, thể thao vẫn có thể và phục vụ như một công cụ hữu hiệu cho việc giáo dục và đào tạo các giá trị nhân bản.
Chắc chắn, có nhiều chủ đề hơn liên quan đến các khả thể và thách đố của thể thao không được thảo luận trong văn kiện này. Bản văn này không nhằm được dùng như một bản tóm tắt đầy đủ các lý thuyết và thực tại liên quan đến thể thao mà đúng hơn tìm cách nói rõ cái hiểu của Giáo Hội về hiện tượng thể thao và mối tương quan của nó với đức tin.
Kỳ sau: Chương Hai: Hiện Tượng Thể Thao
Hãy Hiến Tặng Hết Mình ‘Một Văn Kiện về Quan Điểm Kitô Giáo đối với Thể Thao và Con Người Nhân Bản’
Chương Một: Các động lực và mục đích
Hãy Hiến Tặng Hết Mình
Hiến tặng hết mình là một chủ đề căn bản trong thể thao, vì các vận động viên, cả trong tư cách cá nhân lẫn trong tư cách tập thể, luôn phấn đấu để đạt được các mục tiêu của họ trong môn chơi của mình. Khi một người hiến tặng hết mình, họ cảm nghiệm được sự hài lòng và niềm vui thành tựu. Điều này cũng đúng trong đời sống con người nói chung và trong việc sống đức tin Kitô giáo. Tất cả chúng ta đều muốn, một ngày kia, có thể nói với Thánh Phaolô, “Tôi đã chiến đấu cho đến cùng cuộc chiến đấu tốt, đã kết thúc cuộc chạy đua của tôi, tôi đã giữ vững đức tin.” (2 Tm 4: 7). Văn kiện này cố gắng giúp người đọc hiểu được mối tương quan giữa việc hiến tặng hết mình ta trong các môn thể thao và trong việc sống đức tin Kitô giáo trong mọi khía cạnh của cuộc sống của chúng ta.
1.1 Động cơ của văn kiện này
Như Dân Thiên Chúa, Giáo Hội có một kinh nghiệm phong phú và sâu sắc về nhân loại. Với lòng khiêm tốn tuyệt vời, Giáo Hội muốn chia sẻ và đặt kinh nghiệm này để phục vụ thể thao. Giáo hội tiếp cận thế giới thể thao vì mong muốn đóng góp vào việc xây dựng một nền thể thao ngày càng chân chính, nhân đạo.
Thật vậy, "không có gì thực sự nhân bản mà không gây một tiếng vang" [1] trong trái tim các người theo Chúa Kitô. Thể thao là một điều phổ quát của con người và đã nhận được một tầm quan trọng mới trong thời đại chúng ta và vì vậy nó cũng đã tìm thấy một tiếng vang trong trái tim của dân Thiên Chúa.
Giáo Hội hiểu con người nhân bản như một đơn vị gồm thân xác, linh hồn và tinh thần, và tìm cách tránh bất cứ loại chủ thuyết duy giản lược nào trong thể thao có thể làm suy yếu nhân phẩm. "Giáo hội quan tâm đến thể thao bởi vì con người nằm trong trái tim Giáo Hội, toàn thể con người, và Giáo Hội nhìn nhận rằng hoạt động thể thao ảnh hưởng đến sự đào tạo, đến các mối tương quan và linh đạo của người ta" [2].
Văn kiện này dự định trình bày ngắn gọn về các quan điểm của Tòa Thánh và của Giáo Hội Công Giáo về thể thao. Một phần vì cách viết lịch sử thể thao, gần đây có xu hướng nghĩ rằng Giáo Hội Công Giáo chỉ có một cái nhìn và tác động tiêu cực đối với thể thao, đặc biệt là trong thời trung cổ và đầu thời hiện đại, vì thái độ tiêu cực của Công Giáo đối với thân xác. Nhưng điều này dựa trên một sự hiểu lầm về các thái độ của Công Giáo đối với thân xác trong những giai đoạn này và nó bỏ lỡ ảnh hưởng tích cực của các truyền thống thần học, tâm linh và giáo dục Công Giáo về thể thao như một khía cạnh của văn hóa [3].
"Thái độ Kitô giáo đối với thể thao cũng như đối với các biểu hiện khác của các khả năng tự nhiên của con người như khoa học, học tập, việc làm, nghệ thuật, tình yêu, và cam kết xã hội và chính trị không phải là một thái độ bác bỏ hay chạy trốn, mà là một thái độ tôn trọng, quí mến, mặc dù điều chỉnh và nâng cao chúng: tóm một lời, là một thái độ cứu chuộc”[4]. Thái độ cứu chuộc hiện diện trong thể thao khi tính ưu việt của nhân phẩm được tôn trọng và thể thao phục vụ con người nhân bản trong sự phát triển toàn diện của họ. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nói, “sợi dây gắn bó giữa Giáo hội và thế giới thể thao là một thực tại đẹp đẽ đã được củng cố theo thời gian, vì trong thể thao, Cộng đồng Giáo hội nhìn thấy một công cụ mạnh mẽ cho sự phát triển toàn diện con người. Thực thế, tham gia vào các môn thể thao kích thích ta vượt quá bản thân ta và lợi ích riêng của ta một cách lành mạnh; nó huấn luyện tinh thần trong sự hy sinh và, nếu được tổ chức tốt, nó nuôi dưỡng lòng trung thành trong các mối tương quan liên ngã, tình bạn và tôn trọng các quy tắc”[5].
Giáo Hội Công Giáo ngỏ văn kiện này với mọi người thiện chí. Đặc biệt, Giáo hội quan tâm đến việc đối thoại với nhiều người và các tổ chức đang khai triển các chương trình để bảo vệ các giá trị nhân bản cố hữu trong thực hành thể thao.
Giáo Hội cũng muốn ngỏ văn kiện này với tất cả các tín hữu Công Giáo, bắt đầu với các giám mục và linh mục, nhưng đặc biệt là với các giáo dân, những người tiếp xúc nhiều nhất với thể thao như một thực tại sống. Nó nhằm trở thành một văn kiện nói với tất cả những người yêu mến và trân trọng thể thao, bất kể là vận động viên, giáo viên, huấn luyện viên, phụ huynh hoặc những người mà đối với thể thao vừa là công việc vừa là ơn gọi. Chúng tôi cũng muốn ngỏ rộng các suy nghĩ này tới các anh chị em của chúng tôi trong đức tin, những người đã và đang truyền giáo và cổ vũ các giá trị Kitô giáo trong thể thao hơn 50 năm nay [6].
Làm thế nào Giáo hội lại có thể không quan tâm cho được?
Giáo hội đã trở thành nhà tài trợ cho cái đẹp trong nghệ thuật, âm nhạc và các lĩnh vực hoạt động khác của con người trong suốt lịch sử của nó. Điều này cuối cùng là vì cái đẹp phát xuất từ Thiên Chúa, và do đó, sự đánh giá cao về nó được khắc ghi vào chúng ta như là những tạo vật yêu quý của Người. Thể thao có thể cho chúng ta cơ hội dự phần vào những khoảnh khắc đẹp đẽ, hoặc để xem chúng diễn ra. Bằng cách này, thể thao có tiềm năng nhắc nhở chúng ta rằng cái đẹp là một trong những phương cách chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa.
Tính phổ quát của trải nghiệm thể thao, sức mạnh truyền đạt và biểu tượng của nó, và tiềm năng giáo dục và đào tạo tuyệt vời của nó hiện nay rất hiển hiện. Thể thao hiện nay là một hiện tượng văn minh hoàn toàn nằm trong văn hóa đương đại và bàng bạc trong các phong cách và lựa chọn của cuộc sống nhiều người, nên chúng ta có thể tự hỏi mình như Đức Piô XII đã hỏi: “Do đó, làm thế nào Giáo hội lại có thể không quan tâm đến thể thao cho được?” [7]
Đức Piô XII và Đức Phaolô VI lúc ấy đã mạnh mẽ mở cuộc đối thoại giữa Giáo hội và thế giới thể thao trong thế kỷ 20, cổ vũ các khía cạnh chung cho cả thể thao lẫn đời sống Kitô hữu và nối kết các lý tưởng của phong trào Thế Vận Hội với các lý tưởng của người Công Giáo: nỗ lực thể lý, phẩm tính luân lý, tình yêu hòa bình: dựa trên ba điểm này, cuộc đối thoại được Giáo Hội duy trì với thế giới thể thao hết sức chân thành và thân thiện. Mong muốn của chúng ta là nó ngày càng rộng lớn hơn và có hiệu quả hơn” [8].
Sự cần thiết phải có việc chăm sóc mục vụ trong thể thao: một nhiệm vụ chủ yếu có tính giáo dục
Cuộc đối thoại giữa Giáo hội và thể thao đã phát sinh ra và tiếp tục phát sinh ra một đề xuất nhiều mặt về việc chăm sóc mục vụ, đặc biệt trong các trường học, giáo xứ và các hiệp hội Công Giáo. Đức Gioan Phaolô II ủng hộ diễn trình này, cả trong Huấn Quyền lẫn trong việc quyết định lần đầu tiên mở một Văn Phòng về Giáo Hội và Thể Thao trong Tòa Thánh.
"Giáo hội phải ở hàng ngũ tiên phong trong lãnh vực này, để lên kế hoạch cho một việc tông đồ đặc biệt thích nghi với nhu cầu của các vận động viên và đặc biệt để thúc đẩy các môn thể thao có thể tạo điều kiện cho cuộc sống giàu hy vọng" [9]. Giáo Hội không những chỉ khuyến khích việc thực hành thể thao mà còn muốn ở “trong” thể thao nữa, được coi như một Tiền Đình hiện đại dành cho người Ngoại Giáo và một đồi “areopagus” nơi Tin Mừng được công bố.
Huấn Quyền liên tục đề cập đến sự cần thiết phải cổ vũ "một nền thể thao vì con người" có khả năng mang lại ý nghĩa cho cuộc sống và phát triển con người đầy đủ về mặt luân lý, xã hội, đạo đức và tâm linh. Sự kết nối của Giáo Hội với các môn thể thao mang hình thức hiện diện mục vụ đa dạng và phổ biến lấy cảm hứng từ sự quan tâm của Giáo Hội đối với con người nhân bản.
1.2 Giáo hội và Thể thao cho đến bây giờ
Giáo hội đã dấn thân vào đối thoại với thể thao từ những năm đầu tiên hiện hữu của mình. Giáo Hội biết rõ rằng Thánh Phaolô sử dụng các ẩn dụ về thể thao để giải thích cuộc sống Kitô hữu cho người ngoại giáo. Trong thời trung cổ, giáo dân Công Giáo đã chơi trò chơi và thể thao vào những ngày lễ, chiếm một số lượng lớn trong năm, cũng như vào các Chúa Nhật. Các trò chơi như vậy đã tìm được sự hỗ trợ thần học trong các trước tác của Thánh Tôma Aquinô, người đã lập luận rằng có thể có "một nhân đức về trò chơi" vì nhân đức có liên quan tới sự điều độ, chừng mực. Theo cách giải thích này, người đạo đức không nên lúc nào cũng làm việc, nhưng cũng cần có thời gian để vui chơi và giải trí. Các nhà nhân bản học thời Phục hưng và các tu sĩ Dòng Tên thuở ban đầu đã sử dụng cái hiểu về nhân đức của Thánh Tôma Aquinô khi họ quyết định rằng học sinh cần thời gian để vui chơi và giải trí trong ngày học của chúng. Đây là lý do nguyên thủy của việc bao gồm trò chơi và thể thao vào các định chế giáo dục ở thế giới phương Tây [10].
Hơn nữa, từ đầu kỷ nguyên hiện đại, Giáo hội đã bày tỏ sự quan tâm đến hiện tượng này, khi đánh giá cao tiềm năng giáo dục của nó và cũng chia sẻ nhiều giá trị với thể thao. Giáo hội đã tích cực cổ vũ chính sự phát triển của thể thao qua các hình thức có tổ chức và có cấu trúc.
Thể thao trong thế giới hiện đại phát sinh trong bối cảnh cuộc cách mạng kỹ nghệ mà cơ sở phong phú về mặt xã hội, chính trị và kinh tế đã mang đến cho thể thao những phương tiện để tiến bộ trên toàn thế giới. Thể thao là kết quả của tính hiện đại và đồng thời đã trở thành "người mang" tính hiện đại. Hơn nữa, trong thời đại ta, thể thao đang thay đổi sâu sắc và đang chịu áp lực nặng nề phải thay đổi. Chúng ta hy vọng rằng các chuyên gia thể thao không những chỉ “quản lý” sự thay đổi mà còn làm như vậy bằng cách tìm hiểu và nắm vững các nguyên tắc rất thân thiết với nền thể thao cổ đại và hiện đại: giáo dục và thăng tiến con người.
Năm 1904, Đức Piô X mở màn để Vatican chơi thể thao bằng cách tổ chức một biến cố thể dục cho giới trẻ. Các biên niên sử của thời gian đó không che giấu sự ngạc nhiên của họ đối với cử chỉ này. Một câu chuyện được tường thuật lại rằng đáp lại một câu hỏi từ một linh mục bối rối của giáo triều, “Chúng ta sẽ kết thúc ở đâu đây?” Đức Piô X trả lời, “Con yêu dấu, ở thiên đàng!” [11]
Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, Thánh Gioan Phaolô II đã đặt việc tham gia và đối thoại với thể thao ở mức quan trọng nhất đối với phẩm trật của Giáo Hội Công Giáo. Sau Năm Thánh 2000, trong đó, ngài đã thuyết giảng trước 80,000 vận động viên trẻ tại Sân vận động Thế Vận ở Rôma, ngài quyết định thành lập văn phòng Giáo hội & Thể thao, một văn phòng từ năm 2004 đã nghiên cứu và cổ vũ một viễn kiến Kitô giáo về thể thao, biết nhấn mạnh tầm quan trọng của nó đối với việc xây dựng một xã hội nhân đạo, hòa bình và công bằng hơn cũng như cho việc truyền giảng Tin Mừng.
Không phải một nền thể thao Kitô giáo mà là một viễn kiến Kitô giáo về thể thao
Cho dù các liên đoàn và hiệp hội thể thao quốc gia hoặc quốc tế được tuyên bố công khai như là có nguồn gốc Công Giáo, mục đích không phải là tạo ra một nền thể thao “Kitô giáo” khác biệt, tách biệt hoặc thay thế, nhưng cung cấp một viễn kiến cho nền thể thao đặt cơ sở trên sự hiểu biết của Kitô giáo về con người nhân bản và một xã hội công bằng.
Tập chú vào một viễn kiến về thể thao này đã lớn mạnh một cách nhanh chóng. Trong một tài liệu về thể thao của họ, Hội đồng Giám mục Ý nói rằng, “nếu không có một nền thể thao Kitô giáo, thì thay vào đó, điều hoàn toàn hợp pháp là có một viễn kiến về nền thể thao; viễn kiến này không những chỉ cung cấp các giá trị đạo đức phổ quát chung cho thể thao mà còn thăng tiến viễn ảnh riêng của mình, một viễn ảnh có tính đổi mới và phục vụ chính thể thao, con người và xã hội”[12].
"Không hề phá hoại và làm mất hiệu lực bản chất chuyên biệt của thể thao, di sản của niềm tin Kitô giáo làm cho hoạt động này thoát khỏi mơ hồ và sai lệch, tạo điều kiện để nó thể hiện trọn vẹn" (13). Do đó, Kitô Giáo không phải là một “nhãn hiệu chỉ phẩm tính đạo đức” của thể thao, một nhãn hiệu được đặt bên cạnh nhưng ở bên ngoài nó. Kitô giáo được đề xuất như là một giá trị gia tăng giúp cho sự viên mãn của trải nghiệm thể thao.
1.3 Mục đích của văn kiện
Giáo hội coi trọng thể thao ngay trong bản chất của nó, như một đấu trường của hoạt động nhân bản, nơi các nhân đức điều độ, khiêm nhường, can cảm, kiên nhẫn có thể được nuôi dưỡng và những cuộc gặp gỡ với vẻ đẹp, lòng tốt, sự thật và niềm vui có thể được chứng kiến. Những loại kinh nghiệm này có thể có được nhờ người dân của tất cả các quốc gia và cộng đồng khắp thế giới bất kể tiêu chuẩn hay bình diện thể thao. Chính chiều kích này làm thể thao trở thành một hiện tượng hoàn cầu thực sự hiện đại và do đó là một điều được Giáo Hội hết sức quan tâm.
Vì thế, Giáo Hội muốn cất cao tiếng nói của mình để phục vụ thể thao. Giáo Hội cảm thấy cùng có trách nhiệm về thể thao và việc bảo vệ nó khỏi những trôi giạt vật vờ vốn đe dọa nó hằng ngày, đặc biệt là tính không trung thực, các thao túng và lạm dụng thương mại.
"Thể thao là niềm vui của cuộc sống, một trò chơi, một cử hành, và như thế nó phải được sử dụng đúng cách [...] và giải thoát khỏi sự hoàn thiện kỹ thuật và tính chuyên nghiệp thái quá nhờ việc tái phục hồi bản chất tự do, khả năng tăng cường các sợi dây bằng hữu, cổ vũ đối thoại và cởi mở đối với người khác, nói lên sự phong phú của việc hiện hữu, có giá trị hơn và được đánh giá cao hơn việc sở hữu, và do đó, vượt xa các định luật khắc nghiệt của sản xuất và tiêu dùng và tất cả những cân nhắc hoàn toàn có tính thực dụng (utilitarian) và duy khoái lạc (hedonistic) khác trong cuộc sống” [14]. Ở bình diện này, đối thoại, hợp tác giữa Giáo hội và thể thao, sẽ là điều đem lại lợi ích.
Giáo hội cũng mong muốn được phục vụ cho tất cả những ai đang làm việc thể thao trong vai trò được trả tiền hoặc đại đa số trong vai trò thiện nguyện viên, như các viên chức, huấn luyện viên, giáo viên, quản trị viên, phụ huynh và chính các vận động viên.
Sau khi đã nói rõ các động lực và mục đích của cuộc đối thoại giữa Giáo hội và thể thao ở Chương 1, văn kiện sẽ khám phá trong Chương 2 thực tại thể thao từ nguồn gốc của nó cho đến các bối cảnh hiện đại của nó. Khi làm như vậy, văn kiện suy tư một định nghĩa về thể thao và sự liên quan của thể thao trong và cho thế giới. Sau đó, trong Chương 3, văn kiện sẽ đào sâu hơn vào khía cạnh nhân học của thể thao và tầm quan trọng của nó đặc biệt đối với con người như một sự thống nhất gồm thân xác, linh hồn và tinh thần. Sau đó, văn kiện bàn tới việc thể thao nói ra sao về việc chúng ta tìm kiếm nhiều hơn ý nghĩa cuối cùng, và cổ vũ quyền tự do và óc sáng tạo của con người. Kinh nghiệm thể thao là một kinh nghiệm liên quan đến công lý, hy sinh, niềm vui, sự hòa hợp, lòng can đảm, sự bình đẳng, tôn trọng và liên đới trong việc tìm kiếm ý nghĩa này. Ý nghĩa tối hậu theo cách hiểu của Kitô giáo là hạnh phúc tối hậu được tìm thấy trong việc cảm nghiệm được tình yêu và lòng thương xót bao la của Thiên Chúa như đã được thể hiện trong mối liên hệ với Chúa Giêsu Kitô trong Chúa Thánh Thần, vốn diễn ra và được sống trong cộng đồng đức tin.
Tiếp theo, trong Chương 4, văn kiện khám phá những thách thức chuyên biệt để cổ vũ một nền thể thao nhân đạo và công chính, trong đó có hạ giá thân xác, dùng chất kích thích (doping), tham nhũng, và đôi khi ảnh hưởng tiêu cực của khán giả. Giáo Hội công nhận trách nhiệm chung của mình với các nhà lãnh đạo thể thao trong việc chỉ ra các định hướng sai lầm và tác phong phi đạo đức và chỉ đạo thể thao theo phương cách cổ vũ sự phát triển của con người. Cuối cùng, trong Chương 5, văn kiện trình bày một tổng quan về các nỗ lực liên tục của Giáo Hội trong việc đóng góp vào việc nhân bản hóa các môn thể thao trong thế giới hiện đại. Trong các bối cảnh khác nhau của nó, chẳng hạn như đấu trường không chuyên nghiệp và chuyên nghiệp, thể thao vẫn có thể và phục vụ như một công cụ hữu hiệu cho việc giáo dục và đào tạo các giá trị nhân bản.
Chắc chắn, có nhiều chủ đề hơn liên quan đến các khả thể và thách đố của thể thao không được thảo luận trong văn kiện này. Bản văn này không nhằm được dùng như một bản tóm tắt đầy đủ các lý thuyết và thực tại liên quan đến thể thao mà đúng hơn tìm cách nói rõ cái hiểu của Giáo Hội về hiện tượng thể thao và mối tương quan của nó với đức tin.
Kỳ sau: Chương Hai: Hiện Tượng Thể Thao
Bài giảng của Đức Hồng Y Charles Bo tại Nhà thờ Chính Tòa St Mary Sydney ngày 11/6/2018
Thanh Quảng sdb
20:57 12/06/2018
Bài giảng của Đức Hồng Y Charles Bo tại Nhà thờ Chính Tòa St Mary Sydney ngày 11/6/2018
Anh chị em thân mến, tôi rất vui được gặp anh chị em nơi đây hôm nay trong Thánh lễ này hầu có thể chia sẻ lời Chúa Đức với anh chị em.
Đối với tôi, nước Úc làm tôi nhớ tới rất nhiều điều – Nước Úc đã mở rộng vòng tay đón những người tị nạn của chúng tôi từ Miến Điện khi đất nước chúng tôi khủng khoảng! Cộng đồng Miến Điện ở đây, đặc biệt người Công Giáo đã ổn định và an cư lập nghiệp. Là một quốc gia anh chị em là những người chủ tuyệt vời quảng đại, chào đón mọi người từ nhiều nước bị chiến tranh khốc liệt tàn hủy. Mặc dù nước anh chị em không có tượng Nữ thần Tự do, nhưng mỗi người trong anh chị em đã giang rộng vòng tay và trái tim của mình để chào đón mọi người. Úc là một thành phố nằm trên ngọn núi hy vọng cho hàng triệu triệu người.
Tôi còn nhớ rõ khi cơn bão xoáy khổng lồ Nargis thổi vào đất nước chúng tôi mười năm trước, thì Giáo hội Úc đã đổ xô vào giúp đỡ chúng tôi qua Hội Bác ái Australia và Văn phòng Công Giáo Úc.
Các bạn giúp chúng tôi xây dựng lại cuộc sống cho những người nghèo túng. Trong cuộc chiến chống lại những tham vọng và đói nghèo, chúng tôi có nước Úc là đồng minh trong cùng một Sứ mệnh Công Giáo. Mối liên kết mạnh mẽ này đã gắn bó và liên kết hai đất nước lại với nhau. Chúng ta cùng đối diện với nhiều thử thách trong cuộc sống của mình. Đất nước chúng tôi đã trải qua sáu mươi năm của độc tài. Sáu mươi năm nền giáo dục bị tha hóa. 60 năm chiến tranh không ngừng. Sáu mươi năm di cư hết nơi này đến chỗ khác!
Vấn đề trọng yếu của đất nước chúng tôi là thiếu các nguồn trợ lực và thiếu cơ hội cho giới trẻ. Giáo hội luôn kỳ vọng kiến tạo một tương lai tươi sáng hơn cho giới trẻ qua việc giáo dục. Chúng tôi đã lên kế hoạch cho cuộc Hội thảo có tầm vóc quốc gia để khai mở ra các cơ hội thông qua chương trình Giáo dục. Giáo dục sẽ giải phóng ách nô lệ, giúp cho các thanh niên của chúng tôi đảm trách các công việc của những người công dân trưởng thành mà không bị đe dọa phải di dời...
Người dân Úc thông qua sứ mệnh Công Giáo giữ vai trò trung gian trong công cuộc đấu tranh mang lại phẩm giá cho giới trẻ nghèo khổ của chúng tôi. Chúng tôi đã cố gắng xây dựng các trường học ở những vùng sâu vùng xa. Chúng tôi đã xây dựng nhiều nhà thờ tại những nơi xa xôi. Chúng tôi đã đào tạo các chủng sinh và gửi họ về các vùng sâu vùng xa. Anh chị em Úc, các bạn đã chia sẻ cơm bánh yêu thương với chúng tôi. Chúng ta cùng tiến trước vì là những người Công Giáo luôn mang sứ mệnh truyền giáo... Đây là một cuộc thăm viếng chân thành của tôi để cảm ơn đến Giáo hội và những người người dân dễ thương mến tại Úc châu này.
Cảm ơn các bạn trước sứ mệnh Công Giáo to lớn, và chúng tôi cảm tạ tấm lòng trắc ẩn từ bi của các bạn đối với những người kém may mắn, sẽ được Chúa chúc phúc như Người đã phán “Bất cứ lúc nào các con làm điều đó cho những anh chị em bé mọn nhất của Ta là các con làm cho chính Ta.”(Mt 25:40)
Tôi rất vui khi được chia sẻ Lời Chúa với anh chị em hôm nay. Trong đoạn Tin Mừng Chúa Giêsu đang đứng trước một thời điểm quan trọng: gia đình nghi ngờ và bị giới lãnh đạo tôn giáo bắt lỗi. Chúa Kitô mang đến một tin vui tốt lành về tình yêu của Thiên Chúa cho toàn thể mọi loài thọ tạo. Mọi người được Ngài đánh động, được chữa lành, được Chúa nuôi dưỡng từ cuộc khổ nạn của Ngài. Ngài giảng với quyền năng cho người nghèo và cho kẻ què quặt được đón nhận Tin mừng khiến họ phải thốt lên: Chưa từng có ai giảng giải được như Người này. Sức mạnh của cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu thật làm cho chúng ta đáng kinh ngạc.
Nhưng Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta một thảm cảnh là những người Pha-ri-si tố cáo Chúa dùng quyền lực của quỷ vương mà trừ quỷ. Họ nói: “Hắn ta dùng sức mạnh của Beelzebul, Chúa quỷ mà trừ quỷ
Đây là một thách thức đối với cộng đồng Công Giáo chúng ta ngày nay. Chúa Kitô được bị coi là một kẻ "điên" ngay trong gia đình của Chúa. Thế giới chúng ta cần những người điên. Những Kitô điên như Mẹ Têrêsa để ra đi thu thập những người đang chết, bị nhiễm bệnh từ khắp các ngả đường hầu giúp họ sống còn hay được chết xứng đáng là một con người. Nhưng thật đáng buồn như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nêu ra, nhiều quốc gia có truyền thống Kitô giáo, nay đang đầy dẫy sự kỳ thị, bị ma quỷ ám ảnh và loại trừ nhiều cộng đồng khác a khỏi cộng đồng chính mạch của mình.
Myanmar phải đối mặt với thời điểm đó ngay bây giờ.
Những xung đột trên quê hương đất nước chúng tôi chưa được giải quyết đã khiến hàng triệu người phải vượt biển di cư làm kiếp người tị nạn và di dân không bất ổn. Chúng tôi là một dân tộc đang tiến bước trên con đường vượt thoát Exodus. Đi tìm một vùng đất hứa – chứa đựng nhiều kho báu! Nhưng vì những thù hận và tham vọng của con người đã gây nên những cuộc di cư như bất tận...
Nỗi sợ hãi anh em của chúng ta là một lời nguyền di truyền của nhân loại. Nó bắt nguồi từ Cain. Những trang sử đầu tiên của Kinh Thánh đã không có người Do Thái, không có Kitô giáo, không có Hồi giáo, và Không có Phật giáo. Nhưng khởi đi từ việc giết người khủng khiếp của anh giết em làm nên những trang Kinh Thánh đầu tiên nhuộm thắm máu đào. Cựu Ước liệt kê có ít nhất 100 cuộc chiến tranh với số tử vọng cả một triệu sinh mạng!
Hận thù là tội lỗi ban đầu của nhân loại, là tội tổ tông của con người nguyên thủy. Trong lịch sử nhân loại đã ghi lại, có cả một thế kỷ trong đó con người đã sống trong hòa bình không có chiến tranh… Nhưng chỉ nguyên thế kỷ 20 mà thôi đã có hơn 135 triệu người bị giết!
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban bố cho Giáo Hội Công Giáo ở Myanmar một Sứ mệnh: “Đừng bao giờ báo thù vì trả thù. Hãy là người kiến tạo hòa bình. Đừng bao giờ trả thù vì hận thù”. ĐTC nói tiếp: "Hãy xót thương, và chữa lành băng bó các vết thương hữu hình và vô hình của đất nước anh chị em”.
Chúa Kitô mời gọi những người theo Ngài trong Bài Giảng trên Núi: Phước cho những người hòa thuận, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Ở Myanmar, tuy Giáo hội chúng tôi thật nhỏ bé, nhưng chúng tôi tự hào được là một nhà phát sinh ra hòa bình. Giáo hội của chúng tôi đang ở trong một vị trí thuận lợi là trở thành môi giới cho hòa bình ở Myanmar và chúng tôi đã đang thực hiện vai trò này với nghị lực của mình. Năm ngoái, lần đầu tiên, chúng tôi tổ chức các sáng kiến liên tôn cho hòa bình. Mới tháng trước, chúng tôi đã có một cuộc họp nhiều Tôn giáo lại vì Hòa bình, chúng tôi qui tụ lại từ khắp nơi làm thành một nhóm để đi thăm các nhà lãnh đạo và những người bị ảnh hưởng ở bang Rakhine.
Chúng tôi giữ các lựa chọn của mình bằng cách đáp ứng lại mọi bên liên quan: dân sự và quân sự. Các bạn là một Giáo Hội đã hiệp thông với chúng tôi trong cuộc hành hương thiêng liêng này. Trong thời gian của cơn bão Nargis, Giáo Hội Úc đã rất thân thương hỗ trợ các giáo viên, giúp xây dựng lại các trường học vì chính các trường học là môi trường mới của hy vọng. Cảm ơn anh chị em rất nhiều về tấm lòng quảng đại đó. Nhiều cộng đồng tại đất nước chúng tôi chân nhận tấm lòng rộng lượng của các bạn. Cám ơn Văn phòng Truyền giáo và Caritas Úc.
Trở lại với bài Tin Mừng, một lần nữa tôi xin được nhắc lại những lời vu cáo và tố giác gian tà mà Chúa đã phải trải qua ngay trong chính cộng đồng của Ngài, thật là một điều đáng ngạc nhiên. Những xung đột tăng phát và cái kết là Chúa Kitô bị chết trên thập tự giá. Lịch sử này đã lặp lại ngay chính ngày hôm nay. Chủ nghĩa dân tộc và hận thù đang trở nên bình thường. ĐTC đứng trên đỉnh đồi khóc than để tỏ lòng thương cảm cho những người ở bên lề trái xã hội và những người di cư vô định trên biển cả! Hận thù chống lại tất cả bắt nguồn từ nội tâm con người như Đức Phật từng nói. Những suy nghĩ bạo loạn được kích động bởi sự vô thức (avidya). Hòa bình chỉ có thể thể hiện khi tâm trí bình an và nhận thức được tầm quan trọng của nó. Cuộc xung đột giữa cái ác và cái thiện vẫn tiếp diễn. Chúa Kitô đã cố gắng xua tan bóng tối. Giáo hội Myanmar tin tưởng mạnh mẽ giáo dục sẽ là ánh sáng được thiết lập trên đỉnh đồi sẽ xua tan bóng tối của sự hận thù hầu mang lại sự hài hòa và hòa bình cho người dân của chúng tôi.
Anh chị em thân mến, tôi rất vui được gặp anh chị em nơi đây hôm nay trong Thánh lễ này hầu có thể chia sẻ lời Chúa Đức với anh chị em.
Đối với tôi, nước Úc làm tôi nhớ tới rất nhiều điều – Nước Úc đã mở rộng vòng tay đón những người tị nạn của chúng tôi từ Miến Điện khi đất nước chúng tôi khủng khoảng! Cộng đồng Miến Điện ở đây, đặc biệt người Công Giáo đã ổn định và an cư lập nghiệp. Là một quốc gia anh chị em là những người chủ tuyệt vời quảng đại, chào đón mọi người từ nhiều nước bị chiến tranh khốc liệt tàn hủy. Mặc dù nước anh chị em không có tượng Nữ thần Tự do, nhưng mỗi người trong anh chị em đã giang rộng vòng tay và trái tim của mình để chào đón mọi người. Úc là một thành phố nằm trên ngọn núi hy vọng cho hàng triệu triệu người.
Tôi còn nhớ rõ khi cơn bão xoáy khổng lồ Nargis thổi vào đất nước chúng tôi mười năm trước, thì Giáo hội Úc đã đổ xô vào giúp đỡ chúng tôi qua Hội Bác ái Australia và Văn phòng Công Giáo Úc.
Các bạn giúp chúng tôi xây dựng lại cuộc sống cho những người nghèo túng. Trong cuộc chiến chống lại những tham vọng và đói nghèo, chúng tôi có nước Úc là đồng minh trong cùng một Sứ mệnh Công Giáo. Mối liên kết mạnh mẽ này đã gắn bó và liên kết hai đất nước lại với nhau. Chúng ta cùng đối diện với nhiều thử thách trong cuộc sống của mình. Đất nước chúng tôi đã trải qua sáu mươi năm của độc tài. Sáu mươi năm nền giáo dục bị tha hóa. 60 năm chiến tranh không ngừng. Sáu mươi năm di cư hết nơi này đến chỗ khác!
Vấn đề trọng yếu của đất nước chúng tôi là thiếu các nguồn trợ lực và thiếu cơ hội cho giới trẻ. Giáo hội luôn kỳ vọng kiến tạo một tương lai tươi sáng hơn cho giới trẻ qua việc giáo dục. Chúng tôi đã lên kế hoạch cho cuộc Hội thảo có tầm vóc quốc gia để khai mở ra các cơ hội thông qua chương trình Giáo dục. Giáo dục sẽ giải phóng ách nô lệ, giúp cho các thanh niên của chúng tôi đảm trách các công việc của những người công dân trưởng thành mà không bị đe dọa phải di dời...
Người dân Úc thông qua sứ mệnh Công Giáo giữ vai trò trung gian trong công cuộc đấu tranh mang lại phẩm giá cho giới trẻ nghèo khổ của chúng tôi. Chúng tôi đã cố gắng xây dựng các trường học ở những vùng sâu vùng xa. Chúng tôi đã xây dựng nhiều nhà thờ tại những nơi xa xôi. Chúng tôi đã đào tạo các chủng sinh và gửi họ về các vùng sâu vùng xa. Anh chị em Úc, các bạn đã chia sẻ cơm bánh yêu thương với chúng tôi. Chúng ta cùng tiến trước vì là những người Công Giáo luôn mang sứ mệnh truyền giáo... Đây là một cuộc thăm viếng chân thành của tôi để cảm ơn đến Giáo hội và những người người dân dễ thương mến tại Úc châu này.
Cảm ơn các bạn trước sứ mệnh Công Giáo to lớn, và chúng tôi cảm tạ tấm lòng trắc ẩn từ bi của các bạn đối với những người kém may mắn, sẽ được Chúa chúc phúc như Người đã phán “Bất cứ lúc nào các con làm điều đó cho những anh chị em bé mọn nhất của Ta là các con làm cho chính Ta.”(Mt 25:40)
Tôi rất vui khi được chia sẻ Lời Chúa với anh chị em hôm nay. Trong đoạn Tin Mừng Chúa Giêsu đang đứng trước một thời điểm quan trọng: gia đình nghi ngờ và bị giới lãnh đạo tôn giáo bắt lỗi. Chúa Kitô mang đến một tin vui tốt lành về tình yêu của Thiên Chúa cho toàn thể mọi loài thọ tạo. Mọi người được Ngài đánh động, được chữa lành, được Chúa nuôi dưỡng từ cuộc khổ nạn của Ngài. Ngài giảng với quyền năng cho người nghèo và cho kẻ què quặt được đón nhận Tin mừng khiến họ phải thốt lên: Chưa từng có ai giảng giải được như Người này. Sức mạnh của cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu thật làm cho chúng ta đáng kinh ngạc.
Nhưng Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta một thảm cảnh là những người Pha-ri-si tố cáo Chúa dùng quyền lực của quỷ vương mà trừ quỷ. Họ nói: “Hắn ta dùng sức mạnh của Beelzebul, Chúa quỷ mà trừ quỷ
Đây là một thách thức đối với cộng đồng Công Giáo chúng ta ngày nay. Chúa Kitô được bị coi là một kẻ "điên" ngay trong gia đình của Chúa. Thế giới chúng ta cần những người điên. Những Kitô điên như Mẹ Têrêsa để ra đi thu thập những người đang chết, bị nhiễm bệnh từ khắp các ngả đường hầu giúp họ sống còn hay được chết xứng đáng là một con người. Nhưng thật đáng buồn như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nêu ra, nhiều quốc gia có truyền thống Kitô giáo, nay đang đầy dẫy sự kỳ thị, bị ma quỷ ám ảnh và loại trừ nhiều cộng đồng khác a khỏi cộng đồng chính mạch của mình.
Myanmar phải đối mặt với thời điểm đó ngay bây giờ.
Những xung đột trên quê hương đất nước chúng tôi chưa được giải quyết đã khiến hàng triệu người phải vượt biển di cư làm kiếp người tị nạn và di dân không bất ổn. Chúng tôi là một dân tộc đang tiến bước trên con đường vượt thoát Exodus. Đi tìm một vùng đất hứa – chứa đựng nhiều kho báu! Nhưng vì những thù hận và tham vọng của con người đã gây nên những cuộc di cư như bất tận...
Nỗi sợ hãi anh em của chúng ta là một lời nguyền di truyền của nhân loại. Nó bắt nguồi từ Cain. Những trang sử đầu tiên của Kinh Thánh đã không có người Do Thái, không có Kitô giáo, không có Hồi giáo, và Không có Phật giáo. Nhưng khởi đi từ việc giết người khủng khiếp của anh giết em làm nên những trang Kinh Thánh đầu tiên nhuộm thắm máu đào. Cựu Ước liệt kê có ít nhất 100 cuộc chiến tranh với số tử vọng cả một triệu sinh mạng!
Hận thù là tội lỗi ban đầu của nhân loại, là tội tổ tông của con người nguyên thủy. Trong lịch sử nhân loại đã ghi lại, có cả một thế kỷ trong đó con người đã sống trong hòa bình không có chiến tranh… Nhưng chỉ nguyên thế kỷ 20 mà thôi đã có hơn 135 triệu người bị giết!
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban bố cho Giáo Hội Công Giáo ở Myanmar một Sứ mệnh: “Đừng bao giờ báo thù vì trả thù. Hãy là người kiến tạo hòa bình. Đừng bao giờ trả thù vì hận thù”. ĐTC nói tiếp: "Hãy xót thương, và chữa lành băng bó các vết thương hữu hình và vô hình của đất nước anh chị em”.
Chúa Kitô mời gọi những người theo Ngài trong Bài Giảng trên Núi: Phước cho những người hòa thuận, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Ở Myanmar, tuy Giáo hội chúng tôi thật nhỏ bé, nhưng chúng tôi tự hào được là một nhà phát sinh ra hòa bình. Giáo hội của chúng tôi đang ở trong một vị trí thuận lợi là trở thành môi giới cho hòa bình ở Myanmar và chúng tôi đã đang thực hiện vai trò này với nghị lực của mình. Năm ngoái, lần đầu tiên, chúng tôi tổ chức các sáng kiến liên tôn cho hòa bình. Mới tháng trước, chúng tôi đã có một cuộc họp nhiều Tôn giáo lại vì Hòa bình, chúng tôi qui tụ lại từ khắp nơi làm thành một nhóm để đi thăm các nhà lãnh đạo và những người bị ảnh hưởng ở bang Rakhine.
Chúng tôi giữ các lựa chọn của mình bằng cách đáp ứng lại mọi bên liên quan: dân sự và quân sự. Các bạn là một Giáo Hội đã hiệp thông với chúng tôi trong cuộc hành hương thiêng liêng này. Trong thời gian của cơn bão Nargis, Giáo Hội Úc đã rất thân thương hỗ trợ các giáo viên, giúp xây dựng lại các trường học vì chính các trường học là môi trường mới của hy vọng. Cảm ơn anh chị em rất nhiều về tấm lòng quảng đại đó. Nhiều cộng đồng tại đất nước chúng tôi chân nhận tấm lòng rộng lượng của các bạn. Cám ơn Văn phòng Truyền giáo và Caritas Úc.
Trở lại với bài Tin Mừng, một lần nữa tôi xin được nhắc lại những lời vu cáo và tố giác gian tà mà Chúa đã phải trải qua ngay trong chính cộng đồng của Ngài, thật là một điều đáng ngạc nhiên. Những xung đột tăng phát và cái kết là Chúa Kitô bị chết trên thập tự giá. Lịch sử này đã lặp lại ngay chính ngày hôm nay. Chủ nghĩa dân tộc và hận thù đang trở nên bình thường. ĐTC đứng trên đỉnh đồi khóc than để tỏ lòng thương cảm cho những người ở bên lề trái xã hội và những người di cư vô định trên biển cả! Hận thù chống lại tất cả bắt nguồn từ nội tâm con người như Đức Phật từng nói. Những suy nghĩ bạo loạn được kích động bởi sự vô thức (avidya). Hòa bình chỉ có thể thể hiện khi tâm trí bình an và nhận thức được tầm quan trọng của nó. Cuộc xung đột giữa cái ác và cái thiện vẫn tiếp diễn. Chúa Kitô đã cố gắng xua tan bóng tối. Giáo hội Myanmar tin tưởng mạnh mẽ giáo dục sẽ là ánh sáng được thiết lập trên đỉnh đồi sẽ xua tan bóng tối của sự hận thù hầu mang lại sự hài hòa và hòa bình cho người dân của chúng tôi.
Top Stories
Violence escalates spirally: Bishops urge government to respect the aspiration of the people
J.B. An Dang
00:30 12/06/2018
Authorities in Vietnam have condemned recent protests and threatened massive arrests in Bình Thuận, a province in South Vietnam, home to the country’s second most important Marian shrine, Our Lady of Tapao.
The provincial said that the protests on Sunday “caused grave consequences.”
“The people's act of vandalizing government offices is unbelievable in this peacetime,” said Huỳnh Thái Dương, deputy head of the provincial propaganda department, at a press briefing on Monday afternoon.
He stressed that the protest on Sunday night, resulting in heavy damages of the provincial People's Committee building and the torching down of a dozen vehicles, was “comparable to a riot”. It, therefore, “unacceptable”, and “must be punished,” Dương remarked.
State media announced the arrest of 102 people in connection with the violence on Sunday night.
Right at the time of the press conference, a large number of protesters blocked a section of National Highway No. 1, paralyzing the traffic between North and South Vietnam for hours. Huỳnh Văn Điển, chairman of Tuy Phong District, accused protesters of setting cars stucked on the Highway on fire and throwing rocks, as well as petrol bombs, at the police.
In unbelievable episode, protesters reinforced by local people and bystanders defeated 120 police officials and forced them to withdraw inside the local police headquarters where unimaginably they surrendered the demonstrators, stripped off their uniforms and left all their equipment at the side. The local police headquarters was vandalized, and vehicles were set on fire. This episode makes many people think that police seem not to be willing to fight against their own people who protest China over potential land grabs.
Late at night, hundreds of protesters stormed the office of the provincial People’s Committee the second consecutive night. They clashed fiercely with the police as their petition for the immediate release of 102 people who had been under arrest was rejected.
On Tuesday morning, another group of 99 people have just been arrested in Bình Thuận. The police in neighboring provinces have also arrested dozens of people for leading the “illegal” protests, state-run media report. Among them are those who involve in a strike at Taiwanese textile company Polyene in Saigon.
Bishop Nguyễn Thái Hợp of Vinh Diocese, President of the Justice and Peace Commission, has released a statement that urges the government to refrain from violence against its own people and listen to them.
The Special Zone Draft Bill “may seriously affecting our national security and national sovereignty such as the Special Zone Law- it is necessary to have the participation of all people for feedbacks. Therefore, the draft bill should be widely discussed by people of all levels, especially by specialists through science-based debates and eventually passed by a referendum as set by the law,” the prelate wrote.
“The Committee for Justice and Peace of the Vietnamese Bishop's Conference respectfully suggests that the National Assembly must respect the aspiration of the people,” he urges.
The provincial said that the protests on Sunday “caused grave consequences.”
“The people's act of vandalizing government offices is unbelievable in this peacetime,” said Huỳnh Thái Dương, deputy head of the provincial propaganda department, at a press briefing on Monday afternoon.
He stressed that the protest on Sunday night, resulting in heavy damages of the provincial People's Committee building and the torching down of a dozen vehicles, was “comparable to a riot”. It, therefore, “unacceptable”, and “must be punished,” Dương remarked.
State media announced the arrest of 102 people in connection with the violence on Sunday night.
Right at the time of the press conference, a large number of protesters blocked a section of National Highway No. 1, paralyzing the traffic between North and South Vietnam for hours. Huỳnh Văn Điển, chairman of Tuy Phong District, accused protesters of setting cars stucked on the Highway on fire and throwing rocks, as well as petrol bombs, at the police.
In unbelievable episode, protesters reinforced by local people and bystanders defeated 120 police officials and forced them to withdraw inside the local police headquarters where unimaginably they surrendered the demonstrators, stripped off their uniforms and left all their equipment at the side. The local police headquarters was vandalized, and vehicles were set on fire. This episode makes many people think that police seem not to be willing to fight against their own people who protest China over potential land grabs.
Late at night, hundreds of protesters stormed the office of the provincial People’s Committee the second consecutive night. They clashed fiercely with the police as their petition for the immediate release of 102 people who had been under arrest was rejected.
On Tuesday morning, another group of 99 people have just been arrested in Bình Thuận. The police in neighboring provinces have also arrested dozens of people for leading the “illegal” protests, state-run media report. Among them are those who involve in a strike at Taiwanese textile company Polyene in Saigon.
Bishop Nguyễn Thái Hợp of Vinh Diocese, President of the Justice and Peace Commission, has released a statement that urges the government to refrain from violence against its own people and listen to them.
The Special Zone Draft Bill “may seriously affecting our national security and national sovereignty such as the Special Zone Law- it is necessary to have the participation of all people for feedbacks. Therefore, the draft bill should be widely discussed by people of all levels, especially by specialists through science-based debates and eventually passed by a referendum as set by the law,” the prelate wrote.
“The Committee for Justice and Peace of the Vietnamese Bishop's Conference respectfully suggests that the National Assembly must respect the aspiration of the people,” he urges.
Vietnam: les catholiques dans l’histoire du Vietnam
Églises d'Asie
08:30 12/06/2018
12/06/2018 -- Cette année, le Vietnam célèbre le 30e anniversaire de la canonisation des 117 martyrs du Vietnam, déclarés saints par Jean-Paul II le 19 juin 1988. Les célébrations du trentenaire débuteront le 19 juin dans les principaux sanctuaires catholiques du pays. En amont des festivités, Philippe Papin, spécialiste du Vietnam, historien et romancier, revient sur le rôle du catholicisme dans l’histoire du pays au micro de Louis-Auxile Maillard (extraits de l’émission Orient Extrême, en partenariat avec Radio Notre Dame).
Philippe Papin, vous êtes directeur d’étude à l’École pratique des hautes études et vous avez vécu quinze ans au Vietnam, où vous avez dirigé l’antenne locale de l’École française d’Extrême Orient. Vous êtes également auteur de plusieurs romans, dont le dernier évoque les Vietnamiens déracinés. Pouvez-vous nous rappeler la situation humanitaire du pays aujourd’hui ?
Philippe Papin : Le Vietnam, il faut le rappeler, c’est aujourd’hui près de cent millions d’habitants. C’est donc devenu un grand pays. Au début du XXe siècle, l’Indochine tout entière, c’est-à-dire le Vietnam, le Laos et le Cambodge, comprenait treize millions d’habitants. C’est un pays qui monte, et qui se trouve à « l’angle de l’Asie » comme on dit, entre Extrême Orient, Chine, Japon, Corée et Asie du Sud-Est… C’est aussi un pays qui a intégré les instances diplomatiques régionales existantes en Asie du Sud-Est, même s’il s’agit quand même de l’un des derniers pays communistes. Les questions humanitaires, relevant des Droits de l’Homme, sont donc évidemment toujours d’actualité. Malgré tout, il faut noter une nette évolution ces vingt dernières années, avec de grands progrès pour la liberté d’expression et la vie quotidienne des gens. Car j’ai connu un Vietnam beaucoup plus dur.
Vous avez publié dernièrement, aux éditions des Belles Lettres, Les Fraternités. Pouvez-vous nous en parler ?
Le personnage principal de mon roman est un Français d’origine juive qui vit dans le Hanoï colonial. Il va, en 1945, passer en quelque sorte à « l’ennemi », c’est-à-dire du côté des résistants vietnamiens qui se soulèvent contre le retour des Français. C’est donc l’itinéraire d’un colon français, mais finalement Indochinois, parce qu’il a toujours vécu là-bas et qu’il est né là-bas. Après 1945, il défend son pays, qui est pour lui l’Indochine. Il va donc passer du côté communiste, et il va finir par se faire expulser dans la grande vague de maoïsation du régime, durant les années cinquante. Ce roman est un moyen de parler de cette période très compliquée de l’histoire de l’Indochine. C’est peut-être la tranche d’histoire la moins étudiée et la plus douloureuse pour tout le monde. Pour les Français, évidemment, on se rappelle de Dien Bien Phu, des prisonniers… Mais pour les Vietnamiens, il y a eu la réforme agraire, une sorte de mise au pas généralisée de la société qui a été très douloureuse mais qui reste très mal connue, parce qu’il n’y a pas de sources. Si on veut pouvoir en parler, il faut donc passer par d’autres méthodes.
Quelles relations les missionnaires ont-ils pu perpétuer avec l’actuel État Vietnamien ?
Les relations diplomatiques ont repris récemment. En 2007, un épisode très compliqué a été un peu l’élément déclencheur. Une grande manifestation des catholiques a en effet éclaté à Tai Ha, un quartier de Hanoï où l’État avait spolié les catholiques d’une terre. Il voulait détruire l’ancienne nonciature et construire un supermarché. Les catholiques se sont donc soulevés, et c’est peut-être le premier grand soulèvement populaire dans la vie communiste de Hanoï. C’était très étonnant. Je m’en souviens parce que j’étais là, et les Vietnamiens bouddhistes ou non catholiques ont regardé cette affaire avec beaucoup d’admiration. Et de fait, ils ont obtenu gain de cause. C’était très étonnant.
Du côté des relations interétatiques, quel héritage a-t-on gardé de la colonisation ?
Avec le temps qui passe, la France perd du terrain. Les Vietnamiens ont un « désir d’Amérique », comme tous les peuples du monde, et ce n’est pas nouveau… Parfois, la France apparaît davantage comme le monde d’hier que le monde de demain. C’est d’ailleurs un défi diplomatique, présenter une France un peu plus moderne. Mais la concurrence est rude, et c’est logique. Le Vietnam se réintègre dans sa région, et développe des coopérations avec la Chine, le Japon, la Corée, la Thaïlande… Rien de plus normal.
Au niveau régional, le Vietnam est un acteur important ?
Oui, même s’il est parfois un peu mis sur la touche. Le Vietnam apparaît parfois comme le client de la Chine. Donc on préfère parler au « maître ». Ce positionnement est très ennuyeux et très compliqué, même en interne. D’ailleurs, beaucoup de Vietnamiens accusent le parti communiste vietnamien de trop suivre la Chine.
Vous avez parlé, dans votre dernier roman, de l’histoire des catholiques au Vietnam ?
Oui, il s’agit de l’épisode de 1954, lors de l’indépendance du Vietnam. Quand les accords de Genève ont été signés en juillet 1954, la population, dans le traité de paix, avait le choix de rester dans le nord communiste ou de partir vers le sud. Tous les catholiques ont donc décidé de partir. Près d’un million de catholiques sont partis, un peu à la manière des « boat people ». Les catholiques vietnamiens étaient des pauvres gens, venant de provinces marginales dans le delta du fleuve rouge. Ils représentaient entre 7 et 10 % de la population. Mais dans ces régions-là, il pouvait y avoir jusqu’à 90 % de catholiques. Des poches entières de catholiques, des pécheurs et des pauvres gens ont d’abord voulu prendre le train. Quand les communistes ont bloqué le mouvement, ils ont pris le bateau.
Êtes-vous optimiste pour l’avenir du pays ?
Oui, il y a un effet de génération. Il y a une élite « à l’ancienne » qui a encore besoin d’un peu de temps pour s’enrichir. Une fois qu’elle se sera enrichie, elle créera un État de droit pour protéger les droits qu’elle aura acquis. Après tout, c’est ce qui s’est passé à la fin de la Révolution française ! C’est ce qu’on appelle l’épisode thermidorien : des révolutionnaires comme Barras se sont dit, une fois enrichis, qu’un état de droit, c’est quand même très bien pour garantir leurs propriétés ! C’est une évolution classique, qui ne concerne pas que les communistes. Le problème des épisodes révolutionnaires, c’est d’en sortir. Il faut donc qu’une élite ait intérêt à en sortir. En tout cas, je souhaite aux Vietnamiens le meilleur. Ils le méritent.
Philippe Papin, est l’auteur de plusieurs romans, notamment Les Fraternités (éditions Les Belles Lettres), Une histoire de la ville de Hanoï (éditions Fayard) et Vivre avec les Vietnamiens (Editions de l’Archipel). Écoutez ici l’intégralité de son interview par l'émission Orient Extrême (en partenariat avec Radio Notre Dame).
(Source: Églises d'Asie, le 12 juin 2018)
Philippe Papin, vous êtes directeur d’étude à l’École pratique des hautes études et vous avez vécu quinze ans au Vietnam, où vous avez dirigé l’antenne locale de l’École française d’Extrême Orient. Vous êtes également auteur de plusieurs romans, dont le dernier évoque les Vietnamiens déracinés. Pouvez-vous nous rappeler la situation humanitaire du pays aujourd’hui ?
Philippe Papin : Le Vietnam, il faut le rappeler, c’est aujourd’hui près de cent millions d’habitants. C’est donc devenu un grand pays. Au début du XXe siècle, l’Indochine tout entière, c’est-à-dire le Vietnam, le Laos et le Cambodge, comprenait treize millions d’habitants. C’est un pays qui monte, et qui se trouve à « l’angle de l’Asie » comme on dit, entre Extrême Orient, Chine, Japon, Corée et Asie du Sud-Est… C’est aussi un pays qui a intégré les instances diplomatiques régionales existantes en Asie du Sud-Est, même s’il s’agit quand même de l’un des derniers pays communistes. Les questions humanitaires, relevant des Droits de l’Homme, sont donc évidemment toujours d’actualité. Malgré tout, il faut noter une nette évolution ces vingt dernières années, avec de grands progrès pour la liberté d’expression et la vie quotidienne des gens. Car j’ai connu un Vietnam beaucoup plus dur.
Vous avez publié dernièrement, aux éditions des Belles Lettres, Les Fraternités. Pouvez-vous nous en parler ?
Le personnage principal de mon roman est un Français d’origine juive qui vit dans le Hanoï colonial. Il va, en 1945, passer en quelque sorte à « l’ennemi », c’est-à-dire du côté des résistants vietnamiens qui se soulèvent contre le retour des Français. C’est donc l’itinéraire d’un colon français, mais finalement Indochinois, parce qu’il a toujours vécu là-bas et qu’il est né là-bas. Après 1945, il défend son pays, qui est pour lui l’Indochine. Il va donc passer du côté communiste, et il va finir par se faire expulser dans la grande vague de maoïsation du régime, durant les années cinquante. Ce roman est un moyen de parler de cette période très compliquée de l’histoire de l’Indochine. C’est peut-être la tranche d’histoire la moins étudiée et la plus douloureuse pour tout le monde. Pour les Français, évidemment, on se rappelle de Dien Bien Phu, des prisonniers… Mais pour les Vietnamiens, il y a eu la réforme agraire, une sorte de mise au pas généralisée de la société qui a été très douloureuse mais qui reste très mal connue, parce qu’il n’y a pas de sources. Si on veut pouvoir en parler, il faut donc passer par d’autres méthodes.
Quelles relations les missionnaires ont-ils pu perpétuer avec l’actuel État Vietnamien ?
Les relations diplomatiques ont repris récemment. En 2007, un épisode très compliqué a été un peu l’élément déclencheur. Une grande manifestation des catholiques a en effet éclaté à Tai Ha, un quartier de Hanoï où l’État avait spolié les catholiques d’une terre. Il voulait détruire l’ancienne nonciature et construire un supermarché. Les catholiques se sont donc soulevés, et c’est peut-être le premier grand soulèvement populaire dans la vie communiste de Hanoï. C’était très étonnant. Je m’en souviens parce que j’étais là, et les Vietnamiens bouddhistes ou non catholiques ont regardé cette affaire avec beaucoup d’admiration. Et de fait, ils ont obtenu gain de cause. C’était très étonnant.
Du côté des relations interétatiques, quel héritage a-t-on gardé de la colonisation ?
Avec le temps qui passe, la France perd du terrain. Les Vietnamiens ont un « désir d’Amérique », comme tous les peuples du monde, et ce n’est pas nouveau… Parfois, la France apparaît davantage comme le monde d’hier que le monde de demain. C’est d’ailleurs un défi diplomatique, présenter une France un peu plus moderne. Mais la concurrence est rude, et c’est logique. Le Vietnam se réintègre dans sa région, et développe des coopérations avec la Chine, le Japon, la Corée, la Thaïlande… Rien de plus normal.
Oui, même s’il est parfois un peu mis sur la touche. Le Vietnam apparaît parfois comme le client de la Chine. Donc on préfère parler au « maître ». Ce positionnement est très ennuyeux et très compliqué, même en interne. D’ailleurs, beaucoup de Vietnamiens accusent le parti communiste vietnamien de trop suivre la Chine.
Vous avez parlé, dans votre dernier roman, de l’histoire des catholiques au Vietnam ?
Oui, il s’agit de l’épisode de 1954, lors de l’indépendance du Vietnam. Quand les accords de Genève ont été signés en juillet 1954, la population, dans le traité de paix, avait le choix de rester dans le nord communiste ou de partir vers le sud. Tous les catholiques ont donc décidé de partir. Près d’un million de catholiques sont partis, un peu à la manière des « boat people ». Les catholiques vietnamiens étaient des pauvres gens, venant de provinces marginales dans le delta du fleuve rouge. Ils représentaient entre 7 et 10 % de la population. Mais dans ces régions-là, il pouvait y avoir jusqu’à 90 % de catholiques. Des poches entières de catholiques, des pécheurs et des pauvres gens ont d’abord voulu prendre le train. Quand les communistes ont bloqué le mouvement, ils ont pris le bateau.
Êtes-vous optimiste pour l’avenir du pays ?
Oui, il y a un effet de génération. Il y a une élite « à l’ancienne » qui a encore besoin d’un peu de temps pour s’enrichir. Une fois qu’elle se sera enrichie, elle créera un État de droit pour protéger les droits qu’elle aura acquis. Après tout, c’est ce qui s’est passé à la fin de la Révolution française ! C’est ce qu’on appelle l’épisode thermidorien : des révolutionnaires comme Barras se sont dit, une fois enrichis, qu’un état de droit, c’est quand même très bien pour garantir leurs propriétés ! C’est une évolution classique, qui ne concerne pas que les communistes. Le problème des épisodes révolutionnaires, c’est d’en sortir. Il faut donc qu’une élite ait intérêt à en sortir. En tout cas, je souhaite aux Vietnamiens le meilleur. Ils le méritent.
Philippe Papin, est l’auteur de plusieurs romans, notamment Les Fraternités (éditions Les Belles Lettres), Une histoire de la ville de Hanoï (éditions Fayard) et Vivre avec les Vietnamiens (Editions de l’Archipel). Écoutez ici l’intégralité de son interview par l'émission Orient Extrême (en partenariat avec Radio Notre Dame).
(Source: Églises d'Asie, le 12 juin 2018)
Vietnam cyber security law a devastating blow for freedom of expression
J.B. An Dang
21:58 12/06/2018
The overly broad and vague draft cyber security law was passed on June 12, 2018 by 423 by 43, that is 86%. 96% MP of the Vietnam’s National Assembly are communist members.
The government and the ruling Communist Party of Vietnam have a long record of arbitrary persecutions against organisations and individuals under the rationale of protecting national security. All 26 Vietnam’s dioceses and archdioceses, and most ecclesial institutions and movements have Web sites. But most of them are hosted outside Vietnam to avoid being prosecuted for sensitive content.
“It’s worthy to note that most Catholic social doctrines on matters of human dignity and common good in society that address oppression, the role of the state, subsidiarity, social organization, concern for social justice, and issues of wealth distribution have been seen by the ruling Communist Party as unacceptable and radically contradicted to its doctrines,” explains Father Paul Van Chi Chu, of Sydney Archdiocese, spokesperson of The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media.
In a press release, Fr. Van Chi criticises Vietnam’s national laws of lacking meaningful protections for privacy. The draft law gives the authorities wide discretion to determine when expression is considered “illegal” or even worse, “violating national security”.
“The provisions in the cyber security law could make it easier for the government to identify and prosecute people for their peaceful online activities,” he warns.
Now and there, here and there, Catholic sites, including Asia News, Catholic News Agencies, Catholic World News and VietCatholic have been firewalled. Vietnam Internet users, however, still can reach beyond the firewall system by first visiting anonymous sites. That practice is now strictly prohibited by the new law and may cost the offenders years in prison.
The new law bans internet users in Vietnam from organising people for “anti-state purposes” and contains sweeping language under which users would not be allowed to “distort history” or “negate the nation’s revolutionary achievements”. The overly broad and vague cyber security law seen by many as a pretext for arbitrary arrests.
Vietnam cyber security law, in effective next year 2019, will also force tech companies to store their data locally.
Protesters, who staged demonstrations protesting the law and the draft law on special economic zones, said the new requirements would allow communist authorities to access private data, spy on users and erode the limited freedoms of speech on Facebook, Google, and other social networks.
Tech companies will also be required by the new law to provide users’ data to the public security ministry at the government’s request in cases where it believes the law is being violated. They would be complicit with government censorship if they did so.
Amnesty International this week warned that the law would effectively make foreign tech companies “state surveillance agents” by giving Vietnam’s government the ability to force them to hand over users’ information.
“The government can now ask companies managing the internet or social media to disclose all information about accounts,” said Lê Công Định, a political activist, who had been arrested in 2009 for publishing articles demanding human rights. In 2010, he was convicted and sentenced to 5 years in prison on “national security charges” under article 88 of Vietnam's criminal code.
Foreign investors also criticise that the new law undermine their confidence and stunt the growth of the country’s digital economy. Foreign tech companies, most of them operate from regional hubs in Singapore or Hong Kong, would be required to open a Vietnam office and store their data there.
The government and the ruling Communist Party of Vietnam have a long record of arbitrary persecutions against organisations and individuals under the rationale of protecting national security. All 26 Vietnam’s dioceses and archdioceses, and most ecclesial institutions and movements have Web sites. But most of them are hosted outside Vietnam to avoid being prosecuted for sensitive content.
“It’s worthy to note that most Catholic social doctrines on matters of human dignity and common good in society that address oppression, the role of the state, subsidiarity, social organization, concern for social justice, and issues of wealth distribution have been seen by the ruling Communist Party as unacceptable and radically contradicted to its doctrines,” explains Father Paul Van Chi Chu, of Sydney Archdiocese, spokesperson of The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media.
In a press release, Fr. Van Chi criticises Vietnam’s national laws of lacking meaningful protections for privacy. The draft law gives the authorities wide discretion to determine when expression is considered “illegal” or even worse, “violating national security”.
“The provisions in the cyber security law could make it easier for the government to identify and prosecute people for their peaceful online activities,” he warns.
Now and there, here and there, Catholic sites, including Asia News, Catholic News Agencies, Catholic World News and VietCatholic have been firewalled. Vietnam Internet users, however, still can reach beyond the firewall system by first visiting anonymous sites. That practice is now strictly prohibited by the new law and may cost the offenders years in prison.
The new law bans internet users in Vietnam from organising people for “anti-state purposes” and contains sweeping language under which users would not be allowed to “distort history” or “negate the nation’s revolutionary achievements”. The overly broad and vague cyber security law seen by many as a pretext for arbitrary arrests.
Vietnam cyber security law, in effective next year 2019, will also force tech companies to store their data locally.
Protesters, who staged demonstrations protesting the law and the draft law on special economic zones, said the new requirements would allow communist authorities to access private data, spy on users and erode the limited freedoms of speech on Facebook, Google, and other social networks.
Tech companies will also be required by the new law to provide users’ data to the public security ministry at the government’s request in cases where it believes the law is being violated. They would be complicit with government censorship if they did so.
Amnesty International this week warned that the law would effectively make foreign tech companies “state surveillance agents” by giving Vietnam’s government the ability to force them to hand over users’ information.
“The government can now ask companies managing the internet or social media to disclose all information about accounts,” said Lê Công Định, a political activist, who had been arrested in 2009 for publishing articles demanding human rights. In 2010, he was convicted and sentenced to 5 years in prison on “national security charges” under article 88 of Vietnam's criminal code.
Foreign investors also criticise that the new law undermine their confidence and stunt the growth of the country’s digital economy. Foreign tech companies, most of them operate from regional hubs in Singapore or Hong Kong, would be required to open a Vietnam office and store their data there.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Phong Chức 11 Linh Mục tại Nhà thờ Chính tòa Phan thiết
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
08:15 12/06/2018
Đối với Giáo phận Phan thiết, tháng 5 vừa qua là tháng thuộc “mùa thuyên chuyển” các linh mục. Bây giờ tháng 6 là “mùa Tạ Ơn” của các tân khấn sinh rồi các tân linh mục. Phong chức, Khấn dòng. Người người tạ ơn! Nhà nhà hân hoan! Dòng dòng vui mừng! Xứ xứ tưng bừng!
Xem Hình
Chức linh mục thừa tác là quà tặng và mầu nhiệm. Linh mục là món qùa qúy giá Thiên Chúa trao tặng nhân loại. Trung thành với thiên chức và ơn gọi, Linh mục là món qùa nhân loại dâng tặng lại Thiên Chúa.
Hôm nay ngày 12.6.2018, Giáo Phận Phan Thiết tổ chức lễ phong chức Linh mục cho 11 Thầy Phó tế (Khóa III & V ĐCV Xuân Lộc và ĐCV Nha trang) tại Nhà thờ Chính toà.
1. Giuse Nguyễn Du
2. FX Nguyễn Minh Hùng
3. Phêrô Nguyễn Duy Nhạc
4. GB Bùi Thanh Hải
5. Giuse Hồ Đắc Trung
6. Phêrô Lê Trọng Tạo
7. Phêrô Nguyễn Hữu Xuân
8. Vinh sơn Vũ Khắc Tiệp
9. Phêrô Nguyễn Đình Luyện
10. Simon Trần Quốc Được
11. GB Lương Trọng Khiêm
Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm chủ tế; đồng tế với ngài có cha Tổng đại diện, cha Giám đốc Đại Chủng viện thánh Giuse Xuân lộc, cha Giám đốc Chủng viện thánh Nicôla Phan thiết, quý cha Hạt trưởng và khoảng 160 Linh mục trong và ngoài giáo phận. Các chủng sinh, tu sĩ nam nữ, thân nhân, ân nhân của các tiến chức chung lời tạ ơn và hiệp thông cầu nguyện.
Sau bài Tin Mừng, trong phần Nghi Thức Truyền Chức Thánh, Đức Cha Tôma ban huấn từ.
Anh Em linh mục và phó tế thân mến,
Anh chị em tu sĩ, chủng sinh và các tín hữu thân mến,
Trong thư gửi các linh mục nhân ngày thứ Năm Tuần Thánh năm 1995, Thánh Gioan Phaolô II Giáo Hoàng đã quy định ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu hăng năm là ngày cầu xin ơn thánh hoá các linh mục. Với quyết định này, vị Chủ chăn của Giáo hội hoàn vũ muốn khẳng định mối tương quan gắn bó giữa Thánh Tâm Chúa Giêsu và chức tư tế của Giao ước mới, đồng thời nhấn mạnh tới sự thánh thiện là điều không thể thiếu nơi những ai đã được lãnh nhận thiên chức linh mục cao cả này. Nhân dịp cử hành lễ phong chức linh mục hôm nay, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai điểm chính yếu của đời sống và tác vụ linh mục, đó là linh mục phải nên thánh và trái tim mục tử của linh mục phải giống như trái tim của Chúa Kitô, Vị Mục Tử nhân lành.
1. Trước tiên, linh mục phải nên thánh.
Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha thánh hóa các môn đệ: “Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. Con xin thánh hiên chính mình con cho họ để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến” (Ga 17, 17-19). Chúa Giêsu là Sự Thật, là Lời của Chúa Cha. Người mang sự thật, mang lời của Thiên Chúa đến thánh hóa các môn đệ. Khi lãnh nhận sự thật, các môn đệ được thánh hiến trong và nhờ Chúa Giêsu. Chúa Giêsu thánh hiến các môn đệ, nghĩa là Người tách họ ra khỏi lãnh vực trần tục để đem vào thế giới thần các môn đệ, nghĩa là Người tách họ ra khỏi lãnh vực trần tục để đem vào thế giới thần linh của Chúa và làm cho họ thuộc về Thiên Chúa; đồng thời tách riêng họ ra khỏi mọi người khác để giao phó một sứ vụ và ban cho họ những đức tính và quyền năng cần thiết để thi hành tác vụ. Linh mục thánh hóa chính mình để trở nên những thừa tác viên thánh hóa anh chị em mình. Linh mục nên thánh vì được đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu linh mục là Đấng thánh. Linh mục nên thánh để phẩm cách linh mục nên trong sáng và xứng hợp trong việc phân phát các mầu nhiệm thánh. Linh mục nên thánh để việc rao giảng Lời Chúa là Sự Thật sinh ơn ích cho người nghe. Linh mục nên thánh để giúp anh chị em mình nên thánh. Linh mục không thể giúp anh chị em mình nên thánh, nếu trước hết không nỗ lực thánh hóa chính mình. Linh mục được nên thánh nhờ tình yêu của Chúa Kitô và nhờ việc cử hành tác vụ của thánh chức.
2. Tiếp đến trái tìm mục tử của linh mục phải giống như trái tim của Chúa Kitô, Vị Mục Tử nhân lành.
Lễ Thánh Tâm là lễ tôn vinh Tình yêu của Chúa Giêsu. Trái Tim Chúa Giêsu vô cùng yêu thương loài người khi Người cúi xuống trên những bệnh nhân và tội nhân, trên người thu thuế và gái điếm, trên phụ nữ và trẻ em, khi Người nuôi dân ăn no, khi rửa chân cho các môn đệ và nhất là khi Người biểu lộ tình yêu đến tận cùng trên đồi cao núi Sọ, hai tay đang ra như ôm cả vũ trụ và loài người, mọi sự đã hoàn tất. Khi Trái Tìm Người ngừng đập, những giọt máu và nước cuối cùng chảy ra và tình yêu của Người trải rộng đến mọi nơi mọi thời và mọi người. Từ nơi Chúa Giêsu, có một hấp lực kỳ lạ: như thế những người tội lỗi, những ai bị xã hội loại trừ đều tự chạy đến gặp Người, bày tỏ tâm trạng với Người, và cảm nhận được tình thương mục tử của Người đối với họ. Họ biết mình được Người yêu thương đón nhận. Họ biết mình có chỗ trong trải tim nhân hậu của Người. Tình yêu Chúa Kitô gắn kết linh mục chúng ta với Chúa Giêsu và với đàn chiên. Cuộc phỏng vấn mà Chúa Giêsu dành riêng cho Phêrô tông đồ trưởng là phỏng vấn về tình yêu: con có yêu mến Thầy hơn các người khác không?. Và khi được Phêrô xác quyết: Thầy biết rỏ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy, Chúa Giêsu trao cho Phêrô sứ vụ lãnh đạo đàn chiên: con hãy chăm sóc các chiên con và chiên mẹ của Thầy. Lãnh đạo đàn chiên là yêu mến và phục vụ đàn chiên như Chúa Giêsu: biết chiên để yêu mến bằng đức ái mục tử hiến dâng trọn vẹn đời mình cho đàn chiên, chăm sóc chiên với mọi khả năng và quảng đại dấn thân, nuôi dưỡng chiên bằng suối nguồn các bí tích, hướng dẫn chiên đến với Chúa Giêsu là Đấng yêu thương và ban ơn phần rỗi cho họ, yêu mến tất cả nhưng không giữ lại cho mình tình yêu cá biệt nào.
Linh mục mặc lấy mùi chiên như huấn dụ của ĐTC Phanxicô. Con người ngày nay vẫn còn muốn nhìn thấy trong con người linh mục dung mạo của Chúa Kitô, đó là người phục vụ cho hạnh phúc của mọi người, là người chia sẻ niềm vui và hy vọng, nỗi lo âu và buồn phiền của họ. Họ muốn linh mục không chỉ là người loan báo, nhưng là chứng nhân, là người đi đến với lòng nhân ái và băng bó những thương tích của họ. Biết bao linh mục đang xoa dịu những khốn cùng của con người ở khắp nơi trên thế giới bằng tình yêu Chúa Giêsu và dấn thân phục vụ trong tác vụ mục tử của mình. Và chúng ta chỉ có thể thực hiện những điều trên khi chúng ta được thánh hóa. Anh em linh mục chúng ta hãy nên thánh và giúp nhau trên đường nên thánh để thánh hóa đàn chiên Chúa ủy thác cho chúng ta.
Các tiến chức linh mục thân mến,
Hôm nay, các thầy được lãnh nhân thánh chức linh mục để phụng sự Thiên Chúa và Giáo Hội. Các thầy sẽ trở nên mục tử của cộng đoàn các tín hữu là đàn chiên của Chúa Kitô. Chúng ta cần các linh mục thánh, có trái tim của Thầy Giêsu, người mục tử nhân lành, trái tim bị đâm thâu được mở ra để đón mọi người chẳng trừ ai, trái tim yêu đến cùng, yêu bằng tình yêu lớn nhất, yêu đến hiến mạng. Chúng ta cần các linh mục có trái tim của người mục tử biết yêu thương, hiểu biết, chăm sóc, đi tìm và nuôi dưỡng đàn chiên Chúa ủy thác. Các thầy hãy trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước. Amen
Sau phần huấn dụ, các tiến chức phủ phục trước bàn thờ, cộng đoàn cầu nguyện sốt sắng với Kinh Cầu Các Thánh. Tiến chức nằm phủ phục dưới đất với cảm thức sâu xa về “cái bình sành dễ vở” nơi con người của mình.Thân phận con người với những giới hạn của bản thân luôn mỏng dòn, yếu đuối. Nhờ lời chuyển cầu của các Thánh và lời cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa mà tiến chức đón nhận thánh chức Linh mục.
Đi vào phần nghi thức chính yếu nhất, Đức cha Tôma đã đặt tay lên đầu 11 Phó tế, lần lượt từng linh mục đặt tay trên đầu tiến chức. Với lời nguyện phong chức, các Phó tế đã trở thành Linh mục. Thân mẫu các tiến chức dâng áo lễ lên Đức Giám Mục, ngài trao cho mỗi tân chức mặc áo lễ vàng, mỗi tân Linh mục đến trước bàn thờ để được ĐGM xức dầu thánh hiến đôi tay và được trao chén thánh. Từng tân chức đón nhận cử chỉ “trao bình an” thân ái từ Giám mục và cha Tổng đại diện, các cha Giám đốc Chủng viện, các cha Hạt trưởng, các cha nghĩa phụ.
Với tư cách là Linh mục, các tân chức cùng đồng tế Thánh lễ trong phần Phụng vụ Thánh Thể.
Cuối thánh lễ, Cha Tổng đại diện - Giuse Hồ Sĩ Hữu, cám ơn Đức cha và đón nhận 11 tân chức vào linh mục đoàn: Thiên Chúa Đấng Giàu Lòng Thương Xót luôn ban các linh mục như quà tặng tình yêu Ngài cho Giáo Hội và các linh mục trở thành linh mục của lòng thuong xót là sứ giả của lòng thuong xót cho toàn thể nhân loại. Vì vậy chúng con rất vui mừng, thay mặt cho linh mục đoàn, chúng con cám ơn Đức cha, và cùng với Đức cha chúng con tạ ơn Chúa vì Chúa đã thương ban cho Giáo Phận Phan Thiết 11 tân linh mục. Cùng với toàn thể linh mục đoàn, chúng con hân hoan chúc mừng quý tân linh mục và vui mừng đón nhận các tân linh mục vào trong linh mục đoàn của chúng con, nâng tổng số linh mục của giáo phận lên 156 vị. Xin dâng linh mục đoàn. Đặc biệt các tân linh mục cho Thánh Tâm Chúa để tất cả các ngài trở nên linh mục của lòng thương xót Chúa. Chúng con tạ ơn Chúa và cám ơn Đức cha và xin chúc mừng các tân linh mục.
Đại diện các tân chức cám ơn Đức cha, quý cha và cộng đoàn. Bó hoa tươi thắm dâng lên Đức cha với lòng hiếu thảo tri ân.
Mỗi lần dự lễ phong chức là mỗi lần dân Chúa mong ước giống như Thánh Phêrô qua những lời khuyên rất thực tế, sâu sắc và cảm động của ngài: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó… lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên” (1 Pr 5,2-3).
Thánh Gioan tông đồ trong bữa tiệc ly đã để lại hình ảnh rất đẹp: tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu (x.Ga 13,23). Linh mục là người dựa đầu vào Trái Tim Chúa Giêsu. Theo gương Thánh Gioan, nhiều linh mục đã dựa lòng mình vào Trái Tim Chúa Giêsu. Cử chỉ thân mật đó chủ yếu là để đón nhận. Đón nhận ơn sống mật thiết với Chúa, đón nhận ơn bình an của Chúa, đón nhận ơn sống hiện diện trước nhan thánh Chúa.
Linh mục là một hồng ân và là một huyền nhiệm. Là một hồng ân nên cần phải tạ ơn Chúa. Là một huyền nhiệm nên cần phải khám phá và quý trọng. Chúa Giêsu thiết lập chức Linh mục là vì và cho dân Chúa. Chức Linh mục đòi hỏi rất nhiều nơi các Linh mục, trong khi đó bản thân các Linh mục lại rất yếu đuối và giới hạn. Hãy cảm thông và cầu nguyện cho các Linh mục. Hãy cầu nguyện với Đức Mẹ xin cho Giáo Hội có nhiều Linh mục theo gương Chúa Giêsu.
Xin gửi đến bài thơ sáu câu của Đức Ông Thi sĩ Xuân Ly Băng như là lời khuyên nhủ của ngài dành cho 11 tân linh mục.
Ngày ngày cầu nguyện chăm chuyên.
Tôn thờ Thánh Thể đặt lên hàng đầu.
Thánh Kinh phải được đào sâu.
Mân Côi kính Mẹ khẩn cầu chớ quên.
Trông nom mục vụ ưu tiên.
Tỏa lan đức ái lời khuyên Tin mừng.
Ước mong các tân chức luôn ghi nhớ, hồng ân linh mục là quà tặng và mầu nhiệm mà Chúa trao ban cho mình. Xin Đức Mẹ là Mẹ của các Linh mục luôn gìn giữ và ban ơn cho các tân chức trong ngày trọng đại này và mãi mãi, để các ngài trở nên một Giêsu thứ hai con của Mẹ. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Xem Hình
Chức linh mục thừa tác là quà tặng và mầu nhiệm. Linh mục là món qùa qúy giá Thiên Chúa trao tặng nhân loại. Trung thành với thiên chức và ơn gọi, Linh mục là món qùa nhân loại dâng tặng lại Thiên Chúa.
Hôm nay ngày 12.6.2018, Giáo Phận Phan Thiết tổ chức lễ phong chức Linh mục cho 11 Thầy Phó tế (Khóa III & V ĐCV Xuân Lộc và ĐCV Nha trang) tại Nhà thờ Chính toà.
1. Giuse Nguyễn Du
2. FX Nguyễn Minh Hùng
3. Phêrô Nguyễn Duy Nhạc
4. GB Bùi Thanh Hải
5. Giuse Hồ Đắc Trung
6. Phêrô Lê Trọng Tạo
7. Phêrô Nguyễn Hữu Xuân
8. Vinh sơn Vũ Khắc Tiệp
9. Phêrô Nguyễn Đình Luyện
10. Simon Trần Quốc Được
11. GB Lương Trọng Khiêm
Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm chủ tế; đồng tế với ngài có cha Tổng đại diện, cha Giám đốc Đại Chủng viện thánh Giuse Xuân lộc, cha Giám đốc Chủng viện thánh Nicôla Phan thiết, quý cha Hạt trưởng và khoảng 160 Linh mục trong và ngoài giáo phận. Các chủng sinh, tu sĩ nam nữ, thân nhân, ân nhân của các tiến chức chung lời tạ ơn và hiệp thông cầu nguyện.
Sau bài Tin Mừng, trong phần Nghi Thức Truyền Chức Thánh, Đức Cha Tôma ban huấn từ.
Anh Em linh mục và phó tế thân mến,
Anh chị em tu sĩ, chủng sinh và các tín hữu thân mến,
Trong thư gửi các linh mục nhân ngày thứ Năm Tuần Thánh năm 1995, Thánh Gioan Phaolô II Giáo Hoàng đã quy định ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu hăng năm là ngày cầu xin ơn thánh hoá các linh mục. Với quyết định này, vị Chủ chăn của Giáo hội hoàn vũ muốn khẳng định mối tương quan gắn bó giữa Thánh Tâm Chúa Giêsu và chức tư tế của Giao ước mới, đồng thời nhấn mạnh tới sự thánh thiện là điều không thể thiếu nơi những ai đã được lãnh nhận thiên chức linh mục cao cả này. Nhân dịp cử hành lễ phong chức linh mục hôm nay, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai điểm chính yếu của đời sống và tác vụ linh mục, đó là linh mục phải nên thánh và trái tim mục tử của linh mục phải giống như trái tim của Chúa Kitô, Vị Mục Tử nhân lành.
1. Trước tiên, linh mục phải nên thánh.
Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha thánh hóa các môn đệ: “Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. Con xin thánh hiên chính mình con cho họ để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến” (Ga 17, 17-19). Chúa Giêsu là Sự Thật, là Lời của Chúa Cha. Người mang sự thật, mang lời của Thiên Chúa đến thánh hóa các môn đệ. Khi lãnh nhận sự thật, các môn đệ được thánh hiến trong và nhờ Chúa Giêsu. Chúa Giêsu thánh hiến các môn đệ, nghĩa là Người tách họ ra khỏi lãnh vực trần tục để đem vào thế giới thần các môn đệ, nghĩa là Người tách họ ra khỏi lãnh vực trần tục để đem vào thế giới thần linh của Chúa và làm cho họ thuộc về Thiên Chúa; đồng thời tách riêng họ ra khỏi mọi người khác để giao phó một sứ vụ và ban cho họ những đức tính và quyền năng cần thiết để thi hành tác vụ. Linh mục thánh hóa chính mình để trở nên những thừa tác viên thánh hóa anh chị em mình. Linh mục nên thánh vì được đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu linh mục là Đấng thánh. Linh mục nên thánh để phẩm cách linh mục nên trong sáng và xứng hợp trong việc phân phát các mầu nhiệm thánh. Linh mục nên thánh để việc rao giảng Lời Chúa là Sự Thật sinh ơn ích cho người nghe. Linh mục nên thánh để giúp anh chị em mình nên thánh. Linh mục không thể giúp anh chị em mình nên thánh, nếu trước hết không nỗ lực thánh hóa chính mình. Linh mục được nên thánh nhờ tình yêu của Chúa Kitô và nhờ việc cử hành tác vụ của thánh chức.
2. Tiếp đến trái tìm mục tử của linh mục phải giống như trái tim của Chúa Kitô, Vị Mục Tử nhân lành.
Lễ Thánh Tâm là lễ tôn vinh Tình yêu của Chúa Giêsu. Trái Tim Chúa Giêsu vô cùng yêu thương loài người khi Người cúi xuống trên những bệnh nhân và tội nhân, trên người thu thuế và gái điếm, trên phụ nữ và trẻ em, khi Người nuôi dân ăn no, khi rửa chân cho các môn đệ và nhất là khi Người biểu lộ tình yêu đến tận cùng trên đồi cao núi Sọ, hai tay đang ra như ôm cả vũ trụ và loài người, mọi sự đã hoàn tất. Khi Trái Tìm Người ngừng đập, những giọt máu và nước cuối cùng chảy ra và tình yêu của Người trải rộng đến mọi nơi mọi thời và mọi người. Từ nơi Chúa Giêsu, có một hấp lực kỳ lạ: như thế những người tội lỗi, những ai bị xã hội loại trừ đều tự chạy đến gặp Người, bày tỏ tâm trạng với Người, và cảm nhận được tình thương mục tử của Người đối với họ. Họ biết mình được Người yêu thương đón nhận. Họ biết mình có chỗ trong trải tim nhân hậu của Người. Tình yêu Chúa Kitô gắn kết linh mục chúng ta với Chúa Giêsu và với đàn chiên. Cuộc phỏng vấn mà Chúa Giêsu dành riêng cho Phêrô tông đồ trưởng là phỏng vấn về tình yêu: con có yêu mến Thầy hơn các người khác không?. Và khi được Phêrô xác quyết: Thầy biết rỏ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy, Chúa Giêsu trao cho Phêrô sứ vụ lãnh đạo đàn chiên: con hãy chăm sóc các chiên con và chiên mẹ của Thầy. Lãnh đạo đàn chiên là yêu mến và phục vụ đàn chiên như Chúa Giêsu: biết chiên để yêu mến bằng đức ái mục tử hiến dâng trọn vẹn đời mình cho đàn chiên, chăm sóc chiên với mọi khả năng và quảng đại dấn thân, nuôi dưỡng chiên bằng suối nguồn các bí tích, hướng dẫn chiên đến với Chúa Giêsu là Đấng yêu thương và ban ơn phần rỗi cho họ, yêu mến tất cả nhưng không giữ lại cho mình tình yêu cá biệt nào.
Linh mục mặc lấy mùi chiên như huấn dụ của ĐTC Phanxicô. Con người ngày nay vẫn còn muốn nhìn thấy trong con người linh mục dung mạo của Chúa Kitô, đó là người phục vụ cho hạnh phúc của mọi người, là người chia sẻ niềm vui và hy vọng, nỗi lo âu và buồn phiền của họ. Họ muốn linh mục không chỉ là người loan báo, nhưng là chứng nhân, là người đi đến với lòng nhân ái và băng bó những thương tích của họ. Biết bao linh mục đang xoa dịu những khốn cùng của con người ở khắp nơi trên thế giới bằng tình yêu Chúa Giêsu và dấn thân phục vụ trong tác vụ mục tử của mình. Và chúng ta chỉ có thể thực hiện những điều trên khi chúng ta được thánh hóa. Anh em linh mục chúng ta hãy nên thánh và giúp nhau trên đường nên thánh để thánh hóa đàn chiên Chúa ủy thác cho chúng ta.
Các tiến chức linh mục thân mến,
Hôm nay, các thầy được lãnh nhân thánh chức linh mục để phụng sự Thiên Chúa và Giáo Hội. Các thầy sẽ trở nên mục tử của cộng đoàn các tín hữu là đàn chiên của Chúa Kitô. Chúng ta cần các linh mục thánh, có trái tim của Thầy Giêsu, người mục tử nhân lành, trái tim bị đâm thâu được mở ra để đón mọi người chẳng trừ ai, trái tim yêu đến cùng, yêu bằng tình yêu lớn nhất, yêu đến hiến mạng. Chúng ta cần các linh mục có trái tim của người mục tử biết yêu thương, hiểu biết, chăm sóc, đi tìm và nuôi dưỡng đàn chiên Chúa ủy thác. Các thầy hãy trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước. Amen
Sau phần huấn dụ, các tiến chức phủ phục trước bàn thờ, cộng đoàn cầu nguyện sốt sắng với Kinh Cầu Các Thánh. Tiến chức nằm phủ phục dưới đất với cảm thức sâu xa về “cái bình sành dễ vở” nơi con người của mình.Thân phận con người với những giới hạn của bản thân luôn mỏng dòn, yếu đuối. Nhờ lời chuyển cầu của các Thánh và lời cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa mà tiến chức đón nhận thánh chức Linh mục.
Đi vào phần nghi thức chính yếu nhất, Đức cha Tôma đã đặt tay lên đầu 11 Phó tế, lần lượt từng linh mục đặt tay trên đầu tiến chức. Với lời nguyện phong chức, các Phó tế đã trở thành Linh mục. Thân mẫu các tiến chức dâng áo lễ lên Đức Giám Mục, ngài trao cho mỗi tân chức mặc áo lễ vàng, mỗi tân Linh mục đến trước bàn thờ để được ĐGM xức dầu thánh hiến đôi tay và được trao chén thánh. Từng tân chức đón nhận cử chỉ “trao bình an” thân ái từ Giám mục và cha Tổng đại diện, các cha Giám đốc Chủng viện, các cha Hạt trưởng, các cha nghĩa phụ.
Với tư cách là Linh mục, các tân chức cùng đồng tế Thánh lễ trong phần Phụng vụ Thánh Thể.
Cuối thánh lễ, Cha Tổng đại diện - Giuse Hồ Sĩ Hữu, cám ơn Đức cha và đón nhận 11 tân chức vào linh mục đoàn: Thiên Chúa Đấng Giàu Lòng Thương Xót luôn ban các linh mục như quà tặng tình yêu Ngài cho Giáo Hội và các linh mục trở thành linh mục của lòng thuong xót là sứ giả của lòng thuong xót cho toàn thể nhân loại. Vì vậy chúng con rất vui mừng, thay mặt cho linh mục đoàn, chúng con cám ơn Đức cha, và cùng với Đức cha chúng con tạ ơn Chúa vì Chúa đã thương ban cho Giáo Phận Phan Thiết 11 tân linh mục. Cùng với toàn thể linh mục đoàn, chúng con hân hoan chúc mừng quý tân linh mục và vui mừng đón nhận các tân linh mục vào trong linh mục đoàn của chúng con, nâng tổng số linh mục của giáo phận lên 156 vị. Xin dâng linh mục đoàn. Đặc biệt các tân linh mục cho Thánh Tâm Chúa để tất cả các ngài trở nên linh mục của lòng thương xót Chúa. Chúng con tạ ơn Chúa và cám ơn Đức cha và xin chúc mừng các tân linh mục.
Đại diện các tân chức cám ơn Đức cha, quý cha và cộng đoàn. Bó hoa tươi thắm dâng lên Đức cha với lòng hiếu thảo tri ân.
Mỗi lần dự lễ phong chức là mỗi lần dân Chúa mong ước giống như Thánh Phêrô qua những lời khuyên rất thực tế, sâu sắc và cảm động của ngài: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó… lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên” (1 Pr 5,2-3).
Thánh Gioan tông đồ trong bữa tiệc ly đã để lại hình ảnh rất đẹp: tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu (x.Ga 13,23). Linh mục là người dựa đầu vào Trái Tim Chúa Giêsu. Theo gương Thánh Gioan, nhiều linh mục đã dựa lòng mình vào Trái Tim Chúa Giêsu. Cử chỉ thân mật đó chủ yếu là để đón nhận. Đón nhận ơn sống mật thiết với Chúa, đón nhận ơn bình an của Chúa, đón nhận ơn sống hiện diện trước nhan thánh Chúa.
Linh mục là một hồng ân và là một huyền nhiệm. Là một hồng ân nên cần phải tạ ơn Chúa. Là một huyền nhiệm nên cần phải khám phá và quý trọng. Chúa Giêsu thiết lập chức Linh mục là vì và cho dân Chúa. Chức Linh mục đòi hỏi rất nhiều nơi các Linh mục, trong khi đó bản thân các Linh mục lại rất yếu đuối và giới hạn. Hãy cảm thông và cầu nguyện cho các Linh mục. Hãy cầu nguyện với Đức Mẹ xin cho Giáo Hội có nhiều Linh mục theo gương Chúa Giêsu.
Xin gửi đến bài thơ sáu câu của Đức Ông Thi sĩ Xuân Ly Băng như là lời khuyên nhủ của ngài dành cho 11 tân linh mục.
Ngày ngày cầu nguyện chăm chuyên.
Tôn thờ Thánh Thể đặt lên hàng đầu.
Thánh Kinh phải được đào sâu.
Mân Côi kính Mẹ khẩn cầu chớ quên.
Trông nom mục vụ ưu tiên.
Tỏa lan đức ái lời khuyên Tin mừng.
Ước mong các tân chức luôn ghi nhớ, hồng ân linh mục là quà tặng và mầu nhiệm mà Chúa trao ban cho mình. Xin Đức Mẹ là Mẹ của các Linh mục luôn gìn giữ và ban ơn cho các tân chức trong ngày trọng đại này và mãi mãi, để các ngài trở nên một Giêsu thứ hai con của Mẹ. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Ban Lãnh đạo Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam thăm và họp tại nhà thờ Chính thống giáo San Diego
Khanh nguyễn
09:51 12/06/2018
Hình ảnh
Trong buổi họp Ban Lãnh Đạo Hội Đồng Liên Tôn đã kiểm điểm những sinh hoạt trong tháng vừa qua, đặc biệt nhận định về những biến chuyển tôn giáo, chính trị và xã hội đang xẩy ra tại Việt Nam.
Hội đồng Liên Tôn rất quan tâm tới những người Việt Nam vì yêu quê hương tổ quốc đã và đang biểu tình chống Quốc hội và Nhà nước Việt Nam có dự án lập những đặc khu cho ngoại bang và luật an ninh mạng mới vừa được chấp thuận -- nhưng một số đông những người biểu tình đã bị bắt giữ. Hội đồng quan ngại rằng nhà nước Cộng sản Việt Nam sẽ nại lý do người biểu tình gây ùn tắc giao thông, hay vị cáo buộc bị "thành phần xấu khích động" mà bắt bớ giam cầm tù đầy và thủ tiêu những người công dân yêu nước bày tỏ lập trường của mình.
Trước những gì có thể sẽ xẩy ra trong những ngày tới đây như công dân đi biểu tình bị vu oan, các nhà hoạt động nhân quyền bị kết án, các lãnh đạo tôn giáo bị vu khống... thì Hội đồng Liên tôn sẵn sàng ủng hộ những yêu cầu chính đáng của người dân Việt Nam và sẵn sàng lên tiếng trước Cộng đồng quốc tế, kêu gọi các nhà lãnh đạo các quốc gia yêu chuộng hòa bình và nhân quyền can thiệp đề tiếng nói của người Việt Nam chân chính được lắng nghe.
Với tư cách là các vị lãnh đạo tinh thần trong Hội đồng Liên Tôn và cảm thông được hoàn cảnh rất khẩn trương và nguy cơ lãnh thổ do tiền nhân cha ông gầy dựng bị bán cho ngoại xâm, chúng tôi kêu gọi các chùa chiền, nhà thờ, thánh thất, các nơi thừa tự thuộc các tôn giáo của mình hãy cùng nhau đồng tâm dâng lên Thiên Chúa, Đấng Chí Tôn, các Đấng Linh Thiêng: những lời CẦU NGUYỆN cho quê hương Việt Nam sớm được tự do, độc lập, thoát hiểm họa ngoại xâm, và dân chúng được an bình không bị sống trong lọ sợ và bị kìm kẹp của người cộng sản vô thần.
Sau khi họp, gia đình giáo sĩ Mai Biên và Cô Ngọc Yến đã khoản đãi một bữa cơm chay mùi vị thơm ngon và đầy ắp tình thân thương.
Sau bữa cơm trưa, các vị đại diện các tôn giáo đã đến thăm nhà thờ Chính thống giáo St. Anthony ở San Diego và chiêm ngưỡng những bức họa icon rất nghệ thuật và giá trị trong nhà thờ và được nghe linh mục quản nhiệm nhà thờ giải thích tường tận về nghi lễ và những ảnh tượng trong nhà thờ cũng như sinh hoạt của Chính thống giáo tại San Diego.
CÁC PHÁI ĐOÀN HÀNH HƯƠNG ĐI DO THÁI cung hiến tượng Đức Mẹ La Vang vào tháng 10, 2018
VietCatholic
21:15 12/06/2018
MỜI THAM DỰ CÁC ĐOÀN HÀNH HƯƠNG ĐẾN DO THÁI
cùng Đức TGM Nguyễn Chí Linh, các Giám mục và Linh mục
cung hiến tượng Đức Mẹ La Vang và Kinh Bát Phúc.
Sau đây là các chuyến hành hương được tổ chức từ Hoa Kỳ, Úc châu, Việt Nam
đến Do Thái trong tháng 10, 2018 cung hiến
tượng Mẹ La Vang trên đất thánh Do thái
- 1. Chuyến hành hương do Alpha Travel và VietCatholic tổ chức đi từ Hoa Kỳ đi: Do thái - Roma.
- 2. Chuyến hành hương do Alpha Travel và Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ tổ chức dành riêng cho Linh mục: Do thái - Roma
- 3. Chuyến hành hương do LM Văn Chi tổ chức đi từ Úc châu: Jordan - Do thái - Fatima - Lộ Đức - Roma - Hoa Kỳ - Úc châu
- 4. Chuyến hành hương do Carnival VN Tours tổ chức đi từ Việt Nam - Do thái
- 5. Chuyến hành hương do TransViet Travel tồ chức đi từ Hà Nội - Do thái
- 6. Chuyến hành hương do TransViet Travel tổ chức đi từ Saigon - Do thái
- 7. Chuyến hành hương do GTour tổ chức đi từ Saigon - Do thái
- 8. Chuyến hành hương do Hãng Du Lịch Việt tổ chức đi từ Việt Nam - Do thái
Trong những ngày kế tiếp chúng tôi sẽ giới thiệu từng Hãng Du Lịch tổ chức các Phái đoàn Hành hương đến Do thái trong dịp trọng đại này.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Luật Quốc Tế Nói Gì Về Dự Thảo Luật Đặc Khu ?
Lê Đình Thông
08:47 12/06/2018
Trước làn sóng phẫn nộ của người dân, chỉ một ngày sau (11/06/2018), 423 trên tổng số 432 đại biểu quốc hội đã bỏ phiếu hoãn biểu quyết đến tháng 10/2018, tránh cảnh tức nước vỡ bờ, đưa đến sự sụp đổ của chính quyền cộng sản.
Trong bài sau đây,
- Phần I nhằm xét xem dự thảo luật đặc khu có những quy định nào khiến toàn dân phải phẫn nộ, chống đối ?
- Phần II : đối tượng của dự thảo luật nhắm tới ‘‘nhà đầu tư chiến lược’’ là ‘‘bọn phản động bành trướng Bắc Kinh’’ theo chính ngôn từ của bộ Ngoại giao Hà Nội trong cuốn Bạch thư (nhà xb Sự Thật ấn hành ngày 04/10/1079). Trong phần II, ta thử đối chiếu một số điều ghi trong dự thảo luật với các quy định của công pháp quốc tế.
I - Điều Khoản Bán Nước :
Dự thảo luật (sau đây gọi tắt là dự luật) đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc (gọi tắt là đặc khu) gồm 6 chương 85 điều. Điều 58 quy định :
- đặc khu Vân Đồn trực thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- đặc khu Bắc Vân Phong trực thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- đặc khu Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
Ba đặc khu ở ba miền đất nước mở đường cho Bắc Kinh từng bước thôn tính Bắc, Trung, Nam. Về mặt địa lý chiến lược, việc thiết lập ba đặc khu còn cho phép Bắc Kinh xâm nhập vùng lãnh hải, chiều rộng 12 hải lý của nước ta, theo quy định của công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, công bố ngày 10/12/1982.
Sau đây, ta sẽ lần lượt xét đến một số quy định chính yếu của dự luật.
1.1. Từ ngữ : Điều 3 của dự luật giải thích các từ ngữ sau đây :
- Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (sau đây gọi là đặc khu) là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, do Quốc hội quyết định thành lập, có cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội, có tổ chức chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước tinh gọn, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Khu thương mại tự do là khu chức năng thực hiện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điều 29 của Luật này, có ranh giới ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan khác có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu thương mại tự do với thị trường trong nước là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu; được áp dụng cơ chế, chính sách của khu phi thuế quan và cơ chế, chính sách đặc biệt khác.
- Nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư có năng lực tài chính, quản trị, có cam kết bằng văn bản về việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch hoặc công nghệ cao; cam kết đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, gắn bó lợi ích lâu dài.
1.2. Việc áp dụng pháp luật của Bắc Kinh tại các đặc khu :
Điều 6 cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài (tức pháp luật của tập đoàn bá quyền Bắc Kinh) tại các đặc khu.
1.3. Về thời hạn 99 năm :
Điều 32 quy định ‘‘thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm’’.
1.4. Các chế độ ưu đãi dành cho đặc khu :
Điều 41 ấn định chế độ ‘‘ưu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu’’.
Theo điều 50, ‘‘chính phủ quyết định các chính sách đặc thù về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối áp dụng tại từng đặc khu’’.
II - Đối chiếu dự luật với các nguyên tắc căn bản của công pháp quốc tế :
Đối tượng của dự luật là ‘‘nhà đầu tư chiến lược’’ duy nhất là Bắc Kinh. Yếu tố nước ngoài cho phép đối chiếu dự luật với một số nguyên tắc căn bản của công pháp quốc tế.
Trước hết, ta xét đến nguồn gốc của dự luật.
2.1. Nguồn gốc dự luật :
Dự luật đặc khu được soạn thảo theo mô hình ‘‘kinh tế đặc khu’’ (經濟特區) của Bắc Kinh. Năm 1979, Bắc Kinh thiết lập bốn đặc khu kinh tế tại các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến. Hiện nay, Bắc Kinh có tham vọng thực hiện chủ nghĩa bá quyền thông qua lãnh vực kinh tế, tài chánh, áp đặt việc thiết lập đặc khu kinh tế tại các nước lân bang có mức độ tham nhũng cao, theo chỉ số của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Corruption Perceptions Index 2017):
- Việt Nam (35 điểm) ;
- và Pakistan (32 điểm).
Vì vậy, Bắc Kinh dễ dàng mua chuộc các lãnh đạo đảng cầm quyền (đảng cộng sản) và Nhà nước Việt Nam.
2.2. Dự luật vi phạm nguyên tắc chủ quyền :
Theo định nghĩa, chủ quyền của một quốc gia có nghĩa là Nhà nước không bị chi phối bởi chính quyền nước ngoài. Trong dự luật, bóng đen Bắc Kinh hoàn toàn che phủ các quy định của dự luật, khiến Nhà nước không còn khả năng hành sử quyền lợi được luật pháp quốc tế công nhận tại các đặc khu. Từ ngữ ‘‘Nhà nước’’, tiếng Pháp là État (tiếng Anh : State) gốc la tinh ‘‘status’’ có nghĩa là đứng thẳng. Ngôn ngữ của ta dịch là ‘‘Nhà nước’’ (viết hoa) là muốn nói đến định chế này có chức năng bảo đảm đời sống của người dân. Với dự luật đặc khu, thử hỏi Nhà nước có còn đứng thẳng, hay phải khom lưng trước thế lực ngoại bang ?
Điều 50 ấn định đặc khu có chính sách đặc thù về tiền tệ.
Quy định này hoàn toàn đi ngược lại chủ quyền quốc gia về tiền tệ (souveraineté monétaire est un atribut propre à l’État).
2.3. Về thời hạn 99 năm :
Trong dự luật, thời hạn 99 năm rập khuôn 99 năm mà triều đình nhà Thanh bán đứng Hồng Kông cho đế quốc Anh, theo các quy định của Hiệp ước Nam Kinh. Ngày 04/02/1861, Đế quốc Anh tiếp nhận bán đảo Cửu Long, đảo Ngang Thuyền. Ngày 09/06/1898, Tân Giới (les Nouveaux Territoires) ở phía bắc bán đảo Cửu Long và 230 đảo nhỏ được giao cho Anh trong 99 năm. Quy định này đã hết hạn ngày 01/07/1997.
Đế quốc Anh có ưu thế về hàng hải, muốn chiếm cứ Hồng Kông để khống chế toàn bộ khu vực Hoa Nam, về chiến lược lẫn kinh tế. Năm 1842, người Anh giương cờ đế quốc trên đảo Hồng Kông. Họ cần kho hàng chứa nha phiến sản xuất ở Ấn Độ để bán cho thị trường Tầu. Triều đình nhà Thanh chống lại nên phát động chiến tranh nha phiến lần I. Vì thua trận nước Tầu phải nhưởng cho Anh đảo Hồng Kông, diện tích 1110 km².
Ngày nay, Bắc Kinh muốn lập lại kịch bản này trên đất nước ta. Ba đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc mà đảng cộng sản Việt Nam muốn mượn tay Quốc hội giao cho nước Tầu thực chất là ba tô giới (租界)[Tô : cho thuê - Giới : giới hạn].
Hiệp ước Nam Kinh quy định thời gian cho mướn là 99 năm, giống như dự luật đặc khu hiện nay, danh từ pháp luật gọi là cho mướn dài hạn (enphytéose). Từ ngữ này do chữ hy lạp ἐμφύτευσις có nghĩa là xâm nhập.
2.4. Tính cách lỗi thời của dự luật :
Hiệp nước Nam Kinh (1842) đưa đến việc giao Hồng Kông cho đế quốc Anh cũng như hòa ước Thiên Tân (accord de Tienjin en 1884) và hiệp ước Thiên Tân (traité de Tianjin - 1885) liên hệ đến nước ta đều là ‘‘bất bình đẳng điều ước’’ (不平等條約), được ký kết 100 năm về trước, trong bối cảnh cá lớn nuốt cá bé. Như vậy, dự luật đặc khu giật lùi một thế kỷ, thật đáng hổ thẹn !
2.5. Tại sao đặc khu đươc thiết lập dưới hành thức đạo luật ?
Tập đoàn bá quyền Bắc Kinh cũng thừa biết 100 năm sau, cả hai đảng cộng sản Tầu - Việt chỉ còn là thây ma nên chỉ thị cho đảng cộng sản Việt Nam chuyển qua Quốc hội biểu quyết luật đặc khu. Theo hệ cấp quy phạm (hiérarchie des normes) do Hans Kelsen thiết lập, hiến pháp đứng đầu hệ cấp, tiếp đó là luật, hiệp ước, sau mới đến sắc lệnh, nghị định, thông tư.
Bắc Kinh muốn các đặc khu của Tầu trên đất Việt được ban hành dưới hình thức đạo luật để ràng buộc Nhà nước Việt Nam phải tôn trọng trong suốt 99 năm, mặc dù dù vật đổi sao dời, chế độ cộng sản sẽ sụp đổ.
Kết luận :
Ngày 10/06/2018 vừa qua, 423 đại biểu quốc hội trên tổng số 432 đã biểu quyếu hoãn thảo luận và biểu quyết dự luật đặc khu đến tháng 10/2018. Quyết định này chỉ nhằm xoa dịu nhất thời sự bất mãn của người dân. Có 9 đại biểu không biểu quyết. Với các nhận định trên đây, dự luật không chỉ trì hoãn, mà các đại biểu quốc hội phải nhận trách nhiệm trước quốc dân và lịch sử, hủy bỏ hẳn dự luật bán nước này.
Trong thời gian vừa, dư luận trong nước đã mệnh danh lãnh đạo đảng và Nhà nước nhắm mắt làm theo chỉ thị của Bắc Kinh là ‘‘tội đồ’’. Ta đừng quên : Vua là thuyền, dân là nước. Nước có thể chở thuyền, nước cũng có thể lật thuyền (Quân giả chu giã, thứ nhân giả thủy giã ; thủy tắc tải chu, thủy tắc phúc chu : 君 者舟也, 庶人者水也 ; 水則載舟, 水則覆舟).
Paris, ngày 12/06/2018
Lê Đình Thông
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Lễ nhớ Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh là được ưu tiên hơn một lễ kính không?
Nguyễn Trọng Đa
08:53 12/06/2018
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con có một câu hỏi về lễ nhớ buộc mới cho Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh. Theo Thánh Bộ Phụng tự và Bí tích, “Bởi vì Lễ Hiện Xuống là một lễ di động, gắn liền với lễ Phục Sinh, nên có thể có trường hợp lễ này trùng với lễ nhớ một vị thánh hay một chân phước khác, thì theo truyền thống về thứ bậc giữa các thánh, lễ nhớ Đức Trinh Nữ Maria phải được kể là ưu tiên”. Câu hỏi của con là: Nếu lễ này trùng với một lễ kính, chứ không trùng lễ nhớ, liệu lễ nào là được ưu tiên? - P. C., Awka, Nigeria.
Đáp: Sắc lệnh giải thích và công bố lễ nhớ mới được ban hành ngày 11-2-2018. Giải thích nguồn gốc của lễ cử hành mới, sắc lệnh nói:
“Bên chân thập giá (x. Ga 19,25), Mẹ đã đón nhận lời trối đầy yêu thương của Chúa Giêsu Con Mẹ, và nơi người môn đệ được Chúa sủng ái, Mẹ đã tiếp nhận mọi người như những người con phải được tái sinh vào đời sống thần linh, và như thế, Mẹ đã trở nên người mẹ từ ái của Hội Thánh đã được tác sinh trên Thánh giá khi Chúa Kitô trao ban Thần Khí. Trong khi đó, cũng nơi người môn đệ yêu dấu, Chúa Kitô muốn tất cả các môn đệ thay mặt Người thể hiện tình yêu thương đối với Đức Maria, Người trao gửi để họ đón nhận Mẹ trong tâm tình thảo hiếu kính yêu.
“Như một người hướng dẫn tận tâm của Hội Thánh vừa được thiết lập, Đức Maria bắt đầu sứ mạng làm mẹ khi hiện diện với các Tông đồ nơi phòng Tiệc ly, cùng cầu nguyện đợi chờ Chúa Thánh Thần (x. Cv 1,14). Trong tâm tình đó, suốt bao thế kỷ, nền đạo đức Kitô giáo đã tôn vinh Đức Maria với những tước hiệu khác nhau, mang ý nghĩa tương tự nhau, chẳng hạn Mẹ các môn đệ, Mẹ các giáo hữu, Mẹ các tín hữu, Mẹ của tất cả những kẻ được tái sinh trong Chúa Kitô, và “Mẹ của Hội Thánh”, tước hiệu này đã xuất hiện trong những tác phẩm của các tác giả tu đức cũng như trong các văn kiện Huấn quyền của Đức Bênêđictô XIV và Lêô XIII.
“Vào ngày 21-9-1964, khi bế mạc kỳ họp thứ ba của Công đồng Vatican II, Đức chân phước Giáo hoàng Phaolô VI đã dựa vào những yếu tố nói trên như cơ sở nền tảng để công bố Đức Trinh Nữ Maria là “Mẹ của Hội Thánh, nghĩa là Mẹ của toàn thể các Kitô hữu, giáo dân cũng như mục tử, những người vẫn gọi Mẹ là Mẹ vô cùng nhân ái”, và Đức Giáo Hoàng xác lập việc “toàn thể đoàn dân Kitô giáo từ nay phải luôn gia tăng lòng tôn kính đối với Mẹ Thiên Chúa dưới tước hiệu vô cùng dịu ngọt ấy”.
“Trong Năm Thánh Hòa giải 1975, Tòa Thánh đã biên soạn và đưa vào Sách Lễ Rôma bản văn lễ ngoại lịch kính Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh; tước hiệu này cũng được thêm vào Kinh cầu Đức Mẹ (1980), một số bản văn khác cũng được phổ biến trong tập sách các lễ kính Đức Trinh Nữ Maria (1986). Theo ý thỉnh nguyện, lễ này đã được phép ghi vào lịch riêng của một số quốc gia, giáo phận và hội dòng.
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sau khi thận trọng cân nhắc hiệu quả của việc sùng kính này có thể giúp nâng cao cảm thức làm mẹ của Hội Thánh, đồng thời cũng gia tăng lòng tôn kính Đức Mẹ nơi các mục tử, tu sĩ và các tín hữu, đã quyết định đưa vào lịch chung của Hội Thánh Rôma, lễ nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh, được cử hành hằng năm vào ngày thứ Hai sau lễ Hiện xuống.
“Việc cử hành lễ này sẽ giúp chúng ta nhớ rằng, sự tăng trưởng của đời sống Kitô hữu phải luôn gắn kết với mầu nhiệm Thánh Giá, với hy tế của Chúa Kitô nơi bàn tiệc Thánh Thể cũng như với tâm tình hiến dâng của Đức Trinh Nữ, Mẹ của Đấng Cứu thế và của những người được cứu chuộc.
“Lễ nhớ này phải được ghi trong lịch và sách phụng vụ để cử hành Thánh lễ và Phụng vụ Giờ kinh. Bản văn phụng vụ liên quan được phổ biến cùng với sắc lệnh này, và các bản dịch sẽ được công bố sau khi đã được các Hội Đồng Giám Mục phê duyệt và Bộ Phụng Tự chuẩn nhận.
“Tại những nơi đã được phép đặc biệt để cử hành lễ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh, vào một ngày khác và với bậc lễ cao hơn, vẫn có thể tiếp tục cử hành như thế. (Bản dịch Việt ngữ của Uỷ ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam).
Đức Hồng Y Robert Sarah, Tổng trưởng Thánh Bộ Phụng tự, khi giới thiệu sắc lệnh đã nói sâu ý nghĩa thiêng liêng của lễ nhớ này như sau:
“Việc cử hành mới này được mô tả ngắn gọn trong chính Sắc lệnh, vốn nhắc lại sự trưởng thành sau cùng của sự tôn kính phụng vụ đối với Đức Maria, theo sau một sự hiểu biết rõ hơn về sự hiện diện của Mẹ ‘trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Hội Thánh’, như được giải thích trong Chương 7 của Hiến chế Lumen Gentium của Công đồng chung Vatican II. Thật vậy, với lý do chính đáng, khi ban hành Hiến Chế Công đồng ngày 21-11-1964, Đức Thánh Cha Phaolô VI muốn long trọng công bố tước hiệu 'Mẹ của Hội Thánh' cho Đức Maria. Cảm thức của các Kitô hữu trong hai thiên niên kỷ lịch sử đã vun quén mối quan hệ hiếu thảo, vốn nối kết không thể tách rời các môn đệ\ của Chúa Kitô với Mẹ của Ngài theo nhiều cách khác nhau. Thánh sử Gioan đã đưa ra nhiều chứng tá rõ ràng về một mối quan hệ như vậy, khi ngài tường trình di chúc của Chúa Giêsu chết trên Thánh giá (xem Ga 19: 26-27). Sau khi phó Thân Mẫu cho các môn đệ và phó các môn đệ cho Thân Mẫu Ngài, 'biết rằng mọi sự đã hoàn tất’, Chúa Giêsu ‘trút hơi thở' cho sự sống của Giáo hội, Nhiệm Thể của Ngài: thực sự là 'chính từ cạnh sườn Chúa Kitô chịu chết trên thập giá, đã phát sinh bí tích nhiệm lạ là Giáo Hội” (Sacrosanctum Concilium, số 5).
“Nước và máu chảy ra từ trái tim của Chúa Kitô trên Thánh giá, như là dấu chỉ cùa sự toàn vẹn của sự dâng hiến cứu chuộc của Ngài, tiếp tục ban sự sống cho Hội Thánh một cách bí tích qua Phép Rửa tội và phép Thánh Thể. Trong sự hiệp thông tuyệt vời này giữa Đấng Cứu Chuộc và các người được cứu chuộc, vốn luôn luôn cần được nuôi dưỡng, Đức Maria có sứ mệnh hiền mẫu của mình để thực hiện. Điều này được nhắc lại trong đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan 19: 25-31, vốn được đề nghị cho lễ nhớ mới, cùng với các bài đọc từ Sáng thế ký 3 và Công vụ Tông đồ 1, trong Thánh lễ Ngoại lịch 'Sancta Maria Ecclesiæ Matre', được chấp thuận bởi Thánh Bộ Phụng tự năm 1973 nhằm cho Năm Thánh Hòa Giải sắp tới là năm 1975 (xem Notitiæ 1973, trg. 382-383).
“Do đó, việc tưởng nhớ phụng vụ cho tình mẹ đối với Hội thánh của Đức Maria đã tìm thấy một vị trí trong số các Thánh Lễ Ngoại lịch của ấn bản chỉnh sửa của Sách Lễ Rôma năm 1975. Sau đó, trong triều đại của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, năng quyền được ban cho các Hội Đồng Giám Mục đưa thêm tước hiệu 'Mẹ của Hội Thánh' vào Kinh Cầu Đức Bà Loreto (xem Notitiae 1980, trang 159); và lễ Ngoại lịch dưới tước hiệu 'Đức Maria, Mẹ và Hình Ảnh Hội Thánh' trong Bộ các thánh lễ của Đức Trinh Nữ Maria (Collectio missarum de Beata Maria Virgine). Theo dòng thời gian, việc đưa lễ "Mẹ của Hội Thánh" vào các lịch thích hợp của một số quốc gia, chẳng hạn như Ba Lan và Argentina, vào ngày thứ Hai sau Lễ Hiện Xuống, cũng được chấp thuận. Trong các trường hợp khác, lễ kỷ niệm được diễn ra ở các nơi đặc biệt như Vương Cung Thánh đường Thánh Phêrô, nơi mà Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI đã công bố tước hiệu, cũng như trong các phần lễ Riêng của một số Dòng và Tu hội.
“Do tầm quan trọng của mầu nhiệm của mẫu tính thiêng liêng của Đức Maria, vốn từ lúc chờ đợi Chúa Thánh Linh trong Lễ Hiện Xuống, chưa bao giờ ngưng đón nhận về cho mình tư cách làm Mẹ của Giáo hội lữ hành xuyên qua mọi thời, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã quyết định rằng vào ngày thứ Hai sau Lễ Hiện Xuống, lễ nhớ Đức Maria Mẹ Hội Thánh sẽ là buộc cho toàn thể Hội Thánh theo nghi lễ Rôma. Mối liên hệ giữa sức sống của Hội Thánh với biến cố lễ Hiện Xuống, và sự chăm lo từ mẫu của Đức Maria đối với Hội Thánh nảy, là hiển nhiên. Trong các bản văn của Thánh lễ và Các Giờ Kinh, trình thuật Công vụ 1: 12-14 đưa ánh sáng vào việc cử hành phụng vụ, cũng như đoạn Sáng thế 3: 9-15,20, đọc trong ánh sáng của kiểu thức Bà Evà mới, Đấng đã trở nên Thân Mẫu của tất cả những kẻ được tái sinh (Mater omnium viventium), dưới chân Thánh Gia của Con Mẹ, Đấng Cứu Chuộc trần gian.
“Niềm hy vọng là rằng việc mở rộng lễ cử hành của toàn Hội Thánh sẽ nhắc nhở mọi môn đệ của Chúa Kitô rằng, nếu chúng ta muốn trưởng thành và được tràn đầy tình yêu của Chúa, chúng ta cần phải xây dựng đời sống của mình thật vững chắc trên ba thực tại tuyệt vời: Thánh Giá, Thánh Thể, và Mẹ Thiên Chúa. Đây là các mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã ban cho thế giới để cấu thành, sinh hoa kết quả và thánh hóa đời sống nội tâm của chúng ta, và dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu. Ba mầu nhiệm này cần được suy ngẫm trong thinh lặng. (xem R. Sarah, The Power of Silence, số 57).
Cuối cùng, một thông tri đưa thêm nhiều giải thích đã được công bố một tháng sau đó, vào ngày 24-3-2018:
“Sau khi đã đưa vào Lịch chung Rôma lễ Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh với bậc lễ Nhớ buộc, được cử hành hằng năm vào thứ Hai sau lễ Hiện xuống, chúng tôi thấy cần phải đưa ra một số hướng dẫn sau đây.
“Trong Sách lễ Rôma, sau bản văn lễ Hiện xuống có ghi: “Tại những nơi các tín hữu buộc hoặc có thói quen dâng lễ vào thứ Hai và thứ Ba sau lễ Hiện xuống, có thể lấy bản văn lễ Chúa Nhật Hiện xuống hoặc lễ về Chúa Thánh Thần”, phần chữ đỏ ấy vẫn còn hiệu lực vì vẫn áp dụng đúng thứ tự ưu tiên giữa các ngày phụng vụ cùng với việc cử hành lễ theo ngày, được quy định thống nhất trong Bảng các ngày phụng vụ (x. Quy chế tổng quát về Năm phụng vụ và Niên lịch, số 59). Tương tự như thế, thứ tự ưu tiên của lễ ngoại lịch được quy định như sau: “Không được cử hành lễ ngoại lịch trong những ngày có lễ nhớ bắt buộc, những ngày mùa Vọng cho đến hết ngày 16-12, các ngày trong mùa Giáng sinh từ ngày 2-1, trong mùa Phục sinh sau tuần Bát nhật Phục sinh, nhưng nếu vì lợi ích mục vụ, tùy theo thẩm định của linh mục quản thủ thánh đường hay của chính linh mục chủ tế, có thể cử hành lễ ngoại lịch thích hợp trong thánh lễ có dân chúng
“Tuy nhiên, nếu không có lý do đặc biệt hơn, phải chọn lễ nhớ Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh, và các bản văn phụng vụ kèm theo Sắc lệnh và các bài đọc được chỉ định, phải được xem là phần riêng dành cho lễ này, vì cho thấy rõ nét mầu nhiệm về thiên chức Thánh Mẫu. Trong các ấn bản sau này của tập Mục lục các bài đọc, phần chữ đỏ của số 572bis sẽ ghi rõ các bài đọc ấy là phần riêng, và dù đây là lễ Nhớ, nhưng vẫn phải đọc thay vì các bài đọc theo ngày (x. Sách bài đọc, Những điều cần biết trước, số 83).
“Trong trường hợp lễ Nhớ này trùng với một lễ Nhớ khác, phải giữ các nguyên tắc tổng quát của quy định chung về Năm phụng vụ và Niên lịch (x. Bảng các ngày phụng vụ, số 60). Tuy nhiên, vì lễ Nhớ Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh được gắn liền với lễ Hiện Xuống, giống như lễ Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ gắn liền với lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, nên trong trường hợp lễ này trùng với lễ nhớ một vị thánh hay một chân phước khác, theo truyền thống về thứ bậc giữa các thánh, lễ nhớ Đức Trinh Nữ Maria phải được kể là ưu tiên” (Bản dịch Việt ngữ của Uỷ ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam).
Các tài liệu trên đây không giải quyết cụ thể câu hỏi của bạn đọc này về sự trùng hợp của lễ nhớ Đức Maria Mẹ Hội Thánh với một lễ kính. Tuy nhiên, bởi vì người ta liên lỉ nhắc đến trật tự ưu tiên của các ngày phụng vụ, nên tôi nghĩ rằng nếu rõ ràng có sự trùng hợp ngẫu nhiên xảy ra, thì lễ kính được ưu tiên hơn.
Ngày sớm nhất có thể cho Thứ Hai sau Lễ Hiện Xuống là ngày 11-5 và ngày muộn nhất là ngày 14-6.
Trong khoảng thời gian này, các sự trùng hợp duy nhất có thể xảy ra với các ngày lễ kính là: lễ thánh Matthias, ngày 14-5, và lễ Đức Maria đi viếng bà Elisabeth ngày 31-5. Các sự trùng hợp gần nhất với lễ thánh Matthias là vào các năm 2035, 2046 và 2103, và các sự trùng hợp với lễ Đức Maria đi viếng bà Elisabeth là vào năm 2066, 2077 và 2088.
Lẽ tất nhiên, có thể có các trùng hợp khác với các lễ kính trong lịch của một số nước, khu vực và giáo phận, cũng như lễ kính riêng trong lịch của một số Dòng tu, và lễ trọng và lễ kính của các thánh bổn mạng giáo xứ.
Trong tất cả các trường hợp này, quy tắc chung về quyền ưu tiên của một lễ kính trên lễ nhớ là luôn được áp dụng. (Zenit.org 12-6-2018)
Hỏi: Con có một câu hỏi về lễ nhớ buộc mới cho Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh. Theo Thánh Bộ Phụng tự và Bí tích, “Bởi vì Lễ Hiện Xuống là một lễ di động, gắn liền với lễ Phục Sinh, nên có thể có trường hợp lễ này trùng với lễ nhớ một vị thánh hay một chân phước khác, thì theo truyền thống về thứ bậc giữa các thánh, lễ nhớ Đức Trinh Nữ Maria phải được kể là ưu tiên”. Câu hỏi của con là: Nếu lễ này trùng với một lễ kính, chứ không trùng lễ nhớ, liệu lễ nào là được ưu tiên? - P. C., Awka, Nigeria.
Đáp: Sắc lệnh giải thích và công bố lễ nhớ mới được ban hành ngày 11-2-2018. Giải thích nguồn gốc của lễ cử hành mới, sắc lệnh nói:
“Bên chân thập giá (x. Ga 19,25), Mẹ đã đón nhận lời trối đầy yêu thương của Chúa Giêsu Con Mẹ, và nơi người môn đệ được Chúa sủng ái, Mẹ đã tiếp nhận mọi người như những người con phải được tái sinh vào đời sống thần linh, và như thế, Mẹ đã trở nên người mẹ từ ái của Hội Thánh đã được tác sinh trên Thánh giá khi Chúa Kitô trao ban Thần Khí. Trong khi đó, cũng nơi người môn đệ yêu dấu, Chúa Kitô muốn tất cả các môn đệ thay mặt Người thể hiện tình yêu thương đối với Đức Maria, Người trao gửi để họ đón nhận Mẹ trong tâm tình thảo hiếu kính yêu.
“Như một người hướng dẫn tận tâm của Hội Thánh vừa được thiết lập, Đức Maria bắt đầu sứ mạng làm mẹ khi hiện diện với các Tông đồ nơi phòng Tiệc ly, cùng cầu nguyện đợi chờ Chúa Thánh Thần (x. Cv 1,14). Trong tâm tình đó, suốt bao thế kỷ, nền đạo đức Kitô giáo đã tôn vinh Đức Maria với những tước hiệu khác nhau, mang ý nghĩa tương tự nhau, chẳng hạn Mẹ các môn đệ, Mẹ các giáo hữu, Mẹ các tín hữu, Mẹ của tất cả những kẻ được tái sinh trong Chúa Kitô, và “Mẹ của Hội Thánh”, tước hiệu này đã xuất hiện trong những tác phẩm của các tác giả tu đức cũng như trong các văn kiện Huấn quyền của Đức Bênêđictô XIV và Lêô XIII.
“Vào ngày 21-9-1964, khi bế mạc kỳ họp thứ ba của Công đồng Vatican II, Đức chân phước Giáo hoàng Phaolô VI đã dựa vào những yếu tố nói trên như cơ sở nền tảng để công bố Đức Trinh Nữ Maria là “Mẹ của Hội Thánh, nghĩa là Mẹ của toàn thể các Kitô hữu, giáo dân cũng như mục tử, những người vẫn gọi Mẹ là Mẹ vô cùng nhân ái”, và Đức Giáo Hoàng xác lập việc “toàn thể đoàn dân Kitô giáo từ nay phải luôn gia tăng lòng tôn kính đối với Mẹ Thiên Chúa dưới tước hiệu vô cùng dịu ngọt ấy”.
“Trong Năm Thánh Hòa giải 1975, Tòa Thánh đã biên soạn và đưa vào Sách Lễ Rôma bản văn lễ ngoại lịch kính Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh; tước hiệu này cũng được thêm vào Kinh cầu Đức Mẹ (1980), một số bản văn khác cũng được phổ biến trong tập sách các lễ kính Đức Trinh Nữ Maria (1986). Theo ý thỉnh nguyện, lễ này đã được phép ghi vào lịch riêng của một số quốc gia, giáo phận và hội dòng.
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sau khi thận trọng cân nhắc hiệu quả của việc sùng kính này có thể giúp nâng cao cảm thức làm mẹ của Hội Thánh, đồng thời cũng gia tăng lòng tôn kính Đức Mẹ nơi các mục tử, tu sĩ và các tín hữu, đã quyết định đưa vào lịch chung của Hội Thánh Rôma, lễ nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh, được cử hành hằng năm vào ngày thứ Hai sau lễ Hiện xuống.
“Việc cử hành lễ này sẽ giúp chúng ta nhớ rằng, sự tăng trưởng của đời sống Kitô hữu phải luôn gắn kết với mầu nhiệm Thánh Giá, với hy tế của Chúa Kitô nơi bàn tiệc Thánh Thể cũng như với tâm tình hiến dâng của Đức Trinh Nữ, Mẹ của Đấng Cứu thế và của những người được cứu chuộc.
“Lễ nhớ này phải được ghi trong lịch và sách phụng vụ để cử hành Thánh lễ và Phụng vụ Giờ kinh. Bản văn phụng vụ liên quan được phổ biến cùng với sắc lệnh này, và các bản dịch sẽ được công bố sau khi đã được các Hội Đồng Giám Mục phê duyệt và Bộ Phụng Tự chuẩn nhận.
“Tại những nơi đã được phép đặc biệt để cử hành lễ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh, vào một ngày khác và với bậc lễ cao hơn, vẫn có thể tiếp tục cử hành như thế. (Bản dịch Việt ngữ của Uỷ ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam).
Đức Hồng Y Robert Sarah, Tổng trưởng Thánh Bộ Phụng tự, khi giới thiệu sắc lệnh đã nói sâu ý nghĩa thiêng liêng của lễ nhớ này như sau:
“Việc cử hành mới này được mô tả ngắn gọn trong chính Sắc lệnh, vốn nhắc lại sự trưởng thành sau cùng của sự tôn kính phụng vụ đối với Đức Maria, theo sau một sự hiểu biết rõ hơn về sự hiện diện của Mẹ ‘trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Hội Thánh’, như được giải thích trong Chương 7 của Hiến chế Lumen Gentium của Công đồng chung Vatican II. Thật vậy, với lý do chính đáng, khi ban hành Hiến Chế Công đồng ngày 21-11-1964, Đức Thánh Cha Phaolô VI muốn long trọng công bố tước hiệu 'Mẹ của Hội Thánh' cho Đức Maria. Cảm thức của các Kitô hữu trong hai thiên niên kỷ lịch sử đã vun quén mối quan hệ hiếu thảo, vốn nối kết không thể tách rời các môn đệ\ của Chúa Kitô với Mẹ của Ngài theo nhiều cách khác nhau. Thánh sử Gioan đã đưa ra nhiều chứng tá rõ ràng về một mối quan hệ như vậy, khi ngài tường trình di chúc của Chúa Giêsu chết trên Thánh giá (xem Ga 19: 26-27). Sau khi phó Thân Mẫu cho các môn đệ và phó các môn đệ cho Thân Mẫu Ngài, 'biết rằng mọi sự đã hoàn tất’, Chúa Giêsu ‘trút hơi thở' cho sự sống của Giáo hội, Nhiệm Thể của Ngài: thực sự là 'chính từ cạnh sườn Chúa Kitô chịu chết trên thập giá, đã phát sinh bí tích nhiệm lạ là Giáo Hội” (Sacrosanctum Concilium, số 5).
“Nước và máu chảy ra từ trái tim của Chúa Kitô trên Thánh giá, như là dấu chỉ cùa sự toàn vẹn của sự dâng hiến cứu chuộc của Ngài, tiếp tục ban sự sống cho Hội Thánh một cách bí tích qua Phép Rửa tội và phép Thánh Thể. Trong sự hiệp thông tuyệt vời này giữa Đấng Cứu Chuộc và các người được cứu chuộc, vốn luôn luôn cần được nuôi dưỡng, Đức Maria có sứ mệnh hiền mẫu của mình để thực hiện. Điều này được nhắc lại trong đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan 19: 25-31, vốn được đề nghị cho lễ nhớ mới, cùng với các bài đọc từ Sáng thế ký 3 và Công vụ Tông đồ 1, trong Thánh lễ Ngoại lịch 'Sancta Maria Ecclesiæ Matre', được chấp thuận bởi Thánh Bộ Phụng tự năm 1973 nhằm cho Năm Thánh Hòa Giải sắp tới là năm 1975 (xem Notitiæ 1973, trg. 382-383).
“Do đó, việc tưởng nhớ phụng vụ cho tình mẹ đối với Hội thánh của Đức Maria đã tìm thấy một vị trí trong số các Thánh Lễ Ngoại lịch của ấn bản chỉnh sửa của Sách Lễ Rôma năm 1975. Sau đó, trong triều đại của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, năng quyền được ban cho các Hội Đồng Giám Mục đưa thêm tước hiệu 'Mẹ của Hội Thánh' vào Kinh Cầu Đức Bà Loreto (xem Notitiae 1980, trang 159); và lễ Ngoại lịch dưới tước hiệu 'Đức Maria, Mẹ và Hình Ảnh Hội Thánh' trong Bộ các thánh lễ của Đức Trinh Nữ Maria (Collectio missarum de Beata Maria Virgine). Theo dòng thời gian, việc đưa lễ "Mẹ của Hội Thánh" vào các lịch thích hợp của một số quốc gia, chẳng hạn như Ba Lan và Argentina, vào ngày thứ Hai sau Lễ Hiện Xuống, cũng được chấp thuận. Trong các trường hợp khác, lễ kỷ niệm được diễn ra ở các nơi đặc biệt như Vương Cung Thánh đường Thánh Phêrô, nơi mà Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI đã công bố tước hiệu, cũng như trong các phần lễ Riêng của một số Dòng và Tu hội.
“Do tầm quan trọng của mầu nhiệm của mẫu tính thiêng liêng của Đức Maria, vốn từ lúc chờ đợi Chúa Thánh Linh trong Lễ Hiện Xuống, chưa bao giờ ngưng đón nhận về cho mình tư cách làm Mẹ của Giáo hội lữ hành xuyên qua mọi thời, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã quyết định rằng vào ngày thứ Hai sau Lễ Hiện Xuống, lễ nhớ Đức Maria Mẹ Hội Thánh sẽ là buộc cho toàn thể Hội Thánh theo nghi lễ Rôma. Mối liên hệ giữa sức sống của Hội Thánh với biến cố lễ Hiện Xuống, và sự chăm lo từ mẫu của Đức Maria đối với Hội Thánh nảy, là hiển nhiên. Trong các bản văn của Thánh lễ và Các Giờ Kinh, trình thuật Công vụ 1: 12-14 đưa ánh sáng vào việc cử hành phụng vụ, cũng như đoạn Sáng thế 3: 9-15,20, đọc trong ánh sáng của kiểu thức Bà Evà mới, Đấng đã trở nên Thân Mẫu của tất cả những kẻ được tái sinh (Mater omnium viventium), dưới chân Thánh Gia của Con Mẹ, Đấng Cứu Chuộc trần gian.
“Niềm hy vọng là rằng việc mở rộng lễ cử hành của toàn Hội Thánh sẽ nhắc nhở mọi môn đệ của Chúa Kitô rằng, nếu chúng ta muốn trưởng thành và được tràn đầy tình yêu của Chúa, chúng ta cần phải xây dựng đời sống của mình thật vững chắc trên ba thực tại tuyệt vời: Thánh Giá, Thánh Thể, và Mẹ Thiên Chúa. Đây là các mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã ban cho thế giới để cấu thành, sinh hoa kết quả và thánh hóa đời sống nội tâm của chúng ta, và dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu. Ba mầu nhiệm này cần được suy ngẫm trong thinh lặng. (xem R. Sarah, The Power of Silence, số 57).
Cuối cùng, một thông tri đưa thêm nhiều giải thích đã được công bố một tháng sau đó, vào ngày 24-3-2018:
“Sau khi đã đưa vào Lịch chung Rôma lễ Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh với bậc lễ Nhớ buộc, được cử hành hằng năm vào thứ Hai sau lễ Hiện xuống, chúng tôi thấy cần phải đưa ra một số hướng dẫn sau đây.
“Trong Sách lễ Rôma, sau bản văn lễ Hiện xuống có ghi: “Tại những nơi các tín hữu buộc hoặc có thói quen dâng lễ vào thứ Hai và thứ Ba sau lễ Hiện xuống, có thể lấy bản văn lễ Chúa Nhật Hiện xuống hoặc lễ về Chúa Thánh Thần”, phần chữ đỏ ấy vẫn còn hiệu lực vì vẫn áp dụng đúng thứ tự ưu tiên giữa các ngày phụng vụ cùng với việc cử hành lễ theo ngày, được quy định thống nhất trong Bảng các ngày phụng vụ (x. Quy chế tổng quát về Năm phụng vụ và Niên lịch, số 59). Tương tự như thế, thứ tự ưu tiên của lễ ngoại lịch được quy định như sau: “Không được cử hành lễ ngoại lịch trong những ngày có lễ nhớ bắt buộc, những ngày mùa Vọng cho đến hết ngày 16-12, các ngày trong mùa Giáng sinh từ ngày 2-1, trong mùa Phục sinh sau tuần Bát nhật Phục sinh, nhưng nếu vì lợi ích mục vụ, tùy theo thẩm định của linh mục quản thủ thánh đường hay của chính linh mục chủ tế, có thể cử hành lễ ngoại lịch thích hợp trong thánh lễ có dân chúng
“Tuy nhiên, nếu không có lý do đặc biệt hơn, phải chọn lễ nhớ Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh, và các bản văn phụng vụ kèm theo Sắc lệnh và các bài đọc được chỉ định, phải được xem là phần riêng dành cho lễ này, vì cho thấy rõ nét mầu nhiệm về thiên chức Thánh Mẫu. Trong các ấn bản sau này của tập Mục lục các bài đọc, phần chữ đỏ của số 572bis sẽ ghi rõ các bài đọc ấy là phần riêng, và dù đây là lễ Nhớ, nhưng vẫn phải đọc thay vì các bài đọc theo ngày (x. Sách bài đọc, Những điều cần biết trước, số 83).
“Trong trường hợp lễ Nhớ này trùng với một lễ Nhớ khác, phải giữ các nguyên tắc tổng quát của quy định chung về Năm phụng vụ và Niên lịch (x. Bảng các ngày phụng vụ, số 60). Tuy nhiên, vì lễ Nhớ Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh được gắn liền với lễ Hiện Xuống, giống như lễ Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ gắn liền với lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, nên trong trường hợp lễ này trùng với lễ nhớ một vị thánh hay một chân phước khác, theo truyền thống về thứ bậc giữa các thánh, lễ nhớ Đức Trinh Nữ Maria phải được kể là ưu tiên” (Bản dịch Việt ngữ của Uỷ ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam).
Các tài liệu trên đây không giải quyết cụ thể câu hỏi của bạn đọc này về sự trùng hợp của lễ nhớ Đức Maria Mẹ Hội Thánh với một lễ kính. Tuy nhiên, bởi vì người ta liên lỉ nhắc đến trật tự ưu tiên của các ngày phụng vụ, nên tôi nghĩ rằng nếu rõ ràng có sự trùng hợp ngẫu nhiên xảy ra, thì lễ kính được ưu tiên hơn.
Ngày sớm nhất có thể cho Thứ Hai sau Lễ Hiện Xuống là ngày 11-5 và ngày muộn nhất là ngày 14-6.
Trong khoảng thời gian này, các sự trùng hợp duy nhất có thể xảy ra với các ngày lễ kính là: lễ thánh Matthias, ngày 14-5, và lễ Đức Maria đi viếng bà Elisabeth ngày 31-5. Các sự trùng hợp gần nhất với lễ thánh Matthias là vào các năm 2035, 2046 và 2103, và các sự trùng hợp với lễ Đức Maria đi viếng bà Elisabeth là vào năm 2066, 2077 và 2088.
Lẽ tất nhiên, có thể có các trùng hợp khác với các lễ kính trong lịch của một số nước, khu vực và giáo phận, cũng như lễ kính riêng trong lịch của một số Dòng tu, và lễ trọng và lễ kính của các thánh bổn mạng giáo xứ.
Trong tất cả các trường hợp này, quy tắc chung về quyền ưu tiên của một lễ kính trên lễ nhớ là luôn được áp dụng. (Zenit.org 12-6-2018)
VietCatholic TV
Hiện trạng Giáo Hội tại Thành Thánh Giêrusalem – Phỏng vấn các hiệp sĩ Quản Thủ Thánh Địa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:35 12/06/2018
Sau cuộc phỏng vấn với Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel, chúng tôi đã có một cuộc phỏng vấn với các linh mục, tu sĩ Dòng Phanxicô Quản Thủ Thánh Địa, là các vị được Giáo Hội ủy thác cho việc chăm sóc các nơi thánh tại Thánh Địa Giêrusalem và toàn vùng Trung Đông, cũng như chăm sóc cho các tín hữu Kitô hành hương đến những nơi này.
Hôm Chúa Nhật 25/2, cách Tuần Thánh đúng một tháng, các nhà lãnh đạo của ba Giáo Hội chịu trách nhiệm coi sóc Đền Thờ Thánh Mộ tại Giêrusalem, đã quyết định đóng cửa đền thờ để phản đối chính quyền thành phố Giêrusalem áp đặt thuế Arnona với con số lên đến 185 triệu Mỹ Kim. Chính quyền Do Thái đã lùi bước và đền thờ được mở lại 3 ngày sau đó.
Tuy nhiên, biến cố vô tiền khoáng hậu này đã gây ra những xao xuyến trong lòng các tín hữu Kitô trên thế giới. Chính vì thế, trong các phóng sự tại Thánh Địa Giêrusalem, chúng tôi đã mong muốn thực hiện một cuộc phỏng vấn với các linh mục tu sĩ dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa.
Lúc 10h sáng thứ Hai 28 tháng 5, 2018, cha David Grenier, tổng thư ký Đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa, đã dành cho chúng tôi một buổi phỏng vấn tại trụ sở của Đoàn Hiệp Sĩ tại Tu viện Saint Saviour số 1 Saint Francis Street, Giêrusalem. Tu viện này được xây vào thế kỷ thứ 16 và tọa lạc tại New Gate trong khu vực cổ thành Giêrusalem.
Thánh Phanxicô thành Assisi, đấng sáng lập dòng Anh Em Hèn Mọn hay thường được gọi tắt là dòng Phanxicô, đã thành lập Tỉnh Dòng Thánh Địa vào năm 1217 với trọng trách là bảo vệ các nơi thánh tại Giêrusalem và phần còn lại của Trung Đông, là miền đất “được thánh hóa bởi sự hiện diện của Chúa Giêsu”. Các linh mục, tu sĩ thuộc Tỉnh Dòng Thánh Địa được gọi là các hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa. Năm 1342, Đức Giáo Hoàng Clêmentê thứ Sáu trong chiếu chỉ Gratiam Agimus còn giao cho các hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa việc chăm sóc cho những người hành hương đến thăm các nơi thánh này, thay mặt cho Giáo Hội Công Giáo.
Tỉnh Dòng Thánh Địa ngày nay có khoảng 300 linh mục và nam tu sĩ, và 100 nữ tu sống tại Israel, Palestine, Jordan, Syria, Lebanon, Ai Cập, Cyprus và Rhodes. Tỉnh Dòng sở hữu rất nhiều tài sản tại Thánh Địa, chỉ đứng sau Giáo hội Chính thống Giêrusalem. Ngoài hai đền thờ lớn là đền thờ Thánh Mộ ở Giêrusalem và Nhà thờ Chúa Giáng Sinh ở Bethlehem, mà các hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa sở hữu và quản lý chung với Chính Thống Giáo Giêrusalem và Giáo Hội Armenia Tông Truyền, Dòng còn coi sóc đền thờ Truyền Tin tại Nagiarét và 73 đền thờ và nhà bảo tàng trên khắp Thánh Địa, bao gồm cả các tài sản ở Syria và Jordan.
Trong cuộc phỏng vấn, cha David Grenier khẳng định quyết tâm của Tòa Thánh duy trì sự hiện diện của người Công Giáo tại Thánh Địa bất chấp rất nhiều khó khăn chồng chất. Ngài nhấn mạnh rằng sự hiện diện của các đoàn hành hương trên khắp thế giới là một cử chỉ huynh đệ và liên đới thiết thực với các tín hữu địa phương và là một yếu tố quyết định giúp duy trì sự hiện diện của Kitô Giáo trong vùng.
Trong viễn tượng đó, cha David Grenier thay mặt cho các linh mục, tu sĩ trong Đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa ca ngợi và bày tỏ lòng cảm kích đối với sáng kiến của các Giám Mục Việt Nam xây dựng tượng đài Đức Mẹ La Vang tại nhà thờ Ark of Covenant và đặt Bia Tám Mối Phúc Thật bằng tiếng Việt trên đồi Bát Phúc ở Capernaum, cũng như tổ chức các đoàn hành hương nhân dịp kỷ niệm 30 năm tuyên phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Câu hỏi đầu tiên chúng tôi đặt ra với ngài là:
Thưa Cha David Grenier, chúng tôi biết rằng các anh chị em của chúng ta trong đức tin sống ở đây phải tiếp tục chịu đựng những khó khăn, thử thách và bất an. Trong tư cách là tổng thư ký đoàn hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa, xin cha cho quý khán thính giả của VietCatholic một đánh giá cụ thể về tình hình theo nhận định của cha.
Về cơ bản tình hình của các tín hữu Kitô tại Thánh Địa ngay thời điểm hiện nay, trong toàn vùng và nơi chúng ta đang ngồi đây khá phức tạp. Chúng ta biết những gì đang diễn ra tại Iraq và Syria nơi đông đảo dân chúng phải đi nơi khác. Tại những nơi này, dân số Kitô hữu chỉ còn có một phần 10 so với trước đây.
Ở đây, tình hình có khác. Những lý do di cư có khác. Tại Thánh Địa này, tỷ lệ các Kitô hữu chỉ có 1.4% dân số vì thế chúng ta chỉ là một thiểu số. Gần đây, một thống kê của người Palestine vừa được công bố cho thấy Kitô hữu chiếm chưa đến 1% dân số. Vì thế, các tín hữu Kitô phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Chúng tôi đã rất cố gắng trước hết là tìm ra bản sắc của mình vì chúng ta biết trong nhiều năm qua chúng ta không có tiếng nói trong các cuộc thảo luận vì 1.4% dân số không có nghĩa lý gì cả. Điều quan trọng là chúng ta phải duy trì sự hiện diện của người Công Giáo tại nơi trọng yếu này vì thế, theo chúng tôi nghĩ, tỉ lệ phần trăm này là điều đáng báo động.
Thưa Cha, có dấu chỉ nào đáng lạc quan không?
Có chứ. Lúc này đây chúng tôi rất hạnh phúc và lạc quan vì có nhiều người hành hương đến đây. Con số những người hành hương đã tăng vọt. Chúng tôi trông mong rằng năm nay mọi sự sẽ diễn tiến rất trôi chảy. Chúng tôi cũng phải nói thêm là con số những người hành hương năm nay đã gấp đôi số người hành hương vào năm 2016. Chúng tôi đánh giá cao điều này vì nó cho dân chúng địa phương thấy được sự hiện diện sinh động của các Kitô hữu tại những nơi thánh này.
Thưa Cha, như thế có hy vọng trước mắt nào tìm ra được giải pháp không?
Chúng ta là Kitô hữu, tin tưởng vào Thiên Chúa nên chúng ta là những con người với đức tin và đức cậy. Nhưng tình hình là rất khó khăn và phức tạp, nếu chúng ta nhìn theo quan điểm loài người. Khi nhà nước Do Thái được hình thành vào năm 1948, Kitô hữu chiếm 45%. Năm 1967, con số Kitô hữu giao động trong khoảng 20% nhưng sau đó có một làn sóng di cư rất lớn. Chúng tôi đã làm mọi cách để giữ người ta ở lại. Chúng tôi đã ở đây 8 trăm năm qua và chứng kiến bao nhiêu những cố gắng trong những thế kỷ này. Bao nhiêu lần tình thế còn bi đát hơn nhưng chúng ta vẫn có thể vượt qua. Vì thế chúng ta cần phải giữ hy vọng, và cần phải nói với các gia đình trẻ hãy ở lại. Chẳng hạn, như chúng tôi đã xây nhiều chung cư ở nhiều nơi. Đến nay, chúng tôi đã xây 140 căn hộ chung cư cho các gia đình trẻ với chi phí chỉ có 25% so với chi phí bình thường để các gia đình trẻ có thể lưu lại đây và xây dựng tương lai của họ. Chúng tôi có 1,200 nhân viên làm việc trong 42 dự án với những công việc khác nhau để giữ cho người dân không phải đi nơi khác sinh sống. Hiện nay, làn sóng di cư vẫn còn. Tình hình vẫn còn những bất ổn. Đông đảo Kitô hữu đang sống tại Bethlehem, vẫn còn nhiều Kitô hữu sống ở Bethlehem hơn những nơi khác nhưng họ có khuynh hướng di cư để tìm kiếm công ăn việc làm và các cơ hội cho họ. Đa số người dân cũng chỉ muốn có một cuộc sống bình thường. Ở đây chúng tôi có những căng thẳng khi sống chung với người Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Kitô hữu không thực sự dính líu vào cuộc xung đột nhưng nó ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội. Tôi chưa thấy có ánh sáng nào cho tình hình hiện nay.
Các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Kitô tại Giêrusalem đã quyết định đóng cửa Đền Thờ Thánh Mộ để đáp lại các động thái của chính quyền Giêrusalem đòi thu thuế hàng trăm triệu đô la từ các Giáo Hội, cũng như thông qua các dự luật nhằm tịch thu đất đai thuộc sở hữu của Giáo Hội. Vấn đề thuế má hiện nay ngã ngũ ra sao, thưa cha?
Thuế má là một phần của vấn đề nhưng còn một lý do khác nữa là điều mà chúng tôi gọi là dự luật về đất đai của Giáo Hội. Có một dự án luật được tin là sẽ được trình bày [tại Quốc Hội Do Thái] vào ngày chúng tôi đóng cửa đền thờ [tức là ngày 25 tháng 2, 2018]. Nếu thành luật, nó sẽ cho nhà nước khả thể trong một số trường hợp nhất định tịch thu các tài sản của Giáo Hội và chỉ các tài sản của Giáo Hội. Như tôi đã nói trước đây, Kitô hữu chỉ có 1.4% dân số. Một dự luật trao cho nhà nước quyền có thể tịch thu tài sản cuối cùng chỉ ảnh hưởng đến những người chỉ chiếm 1% dân số. Tôi muốn nói là người Do Thái và người Hồi Giáo nếu xảy ra những trường hợp tương tự sẽ không bị ảnh hưởng. Thành ra, họ đồng ý như thế vì họ không có vấn đề gì cả. Dự luật như thế có tính chất phân biệt. Dự luật đó xem ra bị hoãn vô hạn định. Tôi được biết trong tuần này là thủ tướng Benjamin Netanyahu hình thành ra một ủy ban và cần gặp gỡ với các Giáo Hội để bàn thảo các vấn đề. Trong khi đó, trong tuần qua lại có tin là chính nhân vật đưa ra dự luật bị tạm hoãn giờ đây lại muốn tung ra một dự luật khác ít nhiều cũng tương tự với dự luật cũ, chỉ khác cái tên thôi. Chuyện khôi hài như vậy nhưng đó là những gì tôi biết.
Còn về chuyện thuế má thì thế này. Chúng tôi nhận được yêu cầu phải đóng các thứ thuế rất là bất bình thường kèm theo những lời hăm dọa sẽ tịch thu một số nhà thờ của chúng ta và đóng băng các trương mục ngân hàng của chúng tôi nữa. Mặt khác, luật này của họ còn có tính hồi tố đến 7 năm. Và như thế từ ngày đầu đến ngày cuối tính ra chúng tôi phải đóng hàng triệu Mỹ Kim. Điều này là một thay đổi rất lớn ảnh hưởng rất nhiều đến Giáo Hội.
Vấn đề không chỉ đơn thuần là chuyện thuế má nhưng nó còn vi phạm những hiệp ước đã có giữa quốc gia Israel và Vatican theo đó cần phải duy trì nguyên trạng những hiệp ước với người Thổ Nhĩ Kỳ.
Cha và cô cũng biết là Giáo Hội đóng góp rất nhiều cho đời sống xã hội với các trường học, với các cơ sở bác ái được xã hội công nhận. Ngay cả những hoạt động thương mại của chúng tôi cũng không phải là nhằm thu tóm tiền bạc vào các trương mục của mình nhưng luôn luôn trao lại cho cộng đồng.
Thoả ước Nguyên Trạng quy định rằng chúng tôi không phải đóng thuế và cũng nói rằng chúng tôi không nhận được gì. Nếu tôi phải vào nhà thương, tôi không nhận được tài trợ từ hệ thống chăm sóc y tế của chính phủ. Tôi phải trả mọi thứ.
Giáo Hội cũng đón nhận nhiều trẻ em mồ côi.
Ý tưởng chính tôi muốn nói ở đây là có những hiệp ước quốc tế giữa những quốc gia với nhau. Những hiệp ước ấy cần phải được tôn trọng. Nó không thể bất thình lình thay đổi được mà không có những bàn bạc, thương thảo với nhau.
Cuộc xung đột Israel-Palestine vẫn đang tiếp diễn, đặc biệt là những diễn biến mới nhất trong các cuộc biểu tình ở Gaza và Bờ Tây khi Hoa Kỳ di chuyển đại sứ quán đến Giêrusalem. Chuyện này gây ra những quan ngại nhất định đối với một số người muốn đến đây hành hương. Xin cha cho quý khán thính giả của VietCatholic biết đánh giá của cha như thế nào về điều kiện an ninh cho những người hành hương.
Những người hành hương không cần phải sợ. Thực tình mà nói, đáng tiếc cũng có những xung đột trong nhiều năm qua, rất trầm trọng. Nhưng tôi đã sống tại đây 10 năm rồi. Những nơi các khách hành hương đến thăm là những nơi các xung đột không diễn ra. May mắn là những nơi trọng yếu đối với các tín hữu cũng là quan trọng đối với người Do Thái. Dĩ nhiên, thu nhập lớn nhất cho quốc gia này là từ du lịch.
Thực tình mà nói, tôi cảm thấy bất an khi sống ở Washington DC hơn là sống tại Giêrusalem này. Chẳng hạn, khi ở Washington DC tôi đọc trên một tờ báo hồi tháng 11 rằng có 160 người bị giết trong một năm.
Những tin tức như thế không được nhanh chóng truyền đi khắp thế giới. Do đó, mọi người đều thấy rằng Washington DC là một thành phố đáng sống. Nhưng thực sự, ở đây với các yếu tố chính trị chi phối, tin tức về các vụ giết người nhanh chóng được truyền đi toàn cầu, tạo cho người ta cái cảm giác nơi này thật là nguy hiểm và luôn xảy ra các cuộc tấn công khủng bố.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, cha có điều gì muốn nói thêm với những người Công Giáo Việt Nam đang cân nhắc có nên thực hiện chuyến hành hương đến Thánh Địa trong dịp này không?
Có thể nói đất nước Israel và Giêrusalem là bản Tin Mừng thứ 5, bản Tin Mừng sống động. Khi đến tận nơi này quý vị sẽ cảm nhận được những thực tại được đề cập đến trong Tin Mừng mà có thể không cảm nhận được khi đọc Tin Mừng ở Việt Nam hay ở những nơi khác. Ban đêm khi ra ngoài nhiệt độ chỉ khoảng 40 độ Farenheit hay 5 độ C. Chúng ta có cảm nhận xúc động hơn khi nghĩ đến Chúa trần trụi trên thánh giá trong khi chúng ta phải trùm kín người trong những chiếc áo dầy.
Trong cuộc hành trình từ Giêrusalem đến Bethlehem trên các chuyến xe buýt thoải mái, chúng ta hãy nhìn những con đường gập ghềnh cheo leo trong suốt đoạn đường, hãy nghĩ đến hành trình của Đức Mẹ, tuy đang mang thai, nhưng Mẹ đã lặn lội trong đêm tăm tối để đi thăm người chị họ Elizabeth của mình. Chúng ta sẽ cảm nhận được những đau khổ của Mẹ.
Mặc dù, bạn cũng có thể cảm nhận được những tâm tình này ở những nơi khác nhưng cái cảm nhận đó không thể sâu sắc như những gì bạn thấy tại nơi cụ thể này của thế giới.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Những lời sau cùng, cha Tổng Thư Ký David Grenier muốn nói với chúng tôi là thay mặt cho các linh mục, tu sĩ trong Đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa, ngài ca ngợi và bày tỏ lòng cảm kích đối với sáng kiến của các Giám Mục Việt Nam xây dựng tượng đài Đức Mẹ La Vang tại nhà thờ Ark of Covenant và đặt Bia Tám Mối Phúc Thật bằng tiếng Việt trên đồi Bát Phúc ở Capernaum, cũng như tổ chức các đoàn hành hương nhân dịp kỷ niệm 30 năm tuyên phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Ngài cũng thay mặt cho các Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa Giêrusalem cám ơn VietCatholic, qua hai phóng viên là chúng tôi đã cho ngài có cơ hội trình bày về tình trạng hiện nay tại Thánh Địa.
Hôm Chúa Nhật 25/2, cách Tuần Thánh đúng một tháng, các nhà lãnh đạo của ba Giáo Hội chịu trách nhiệm coi sóc Đền Thờ Thánh Mộ tại Giêrusalem, đã quyết định đóng cửa đền thờ để phản đối chính quyền thành phố Giêrusalem áp đặt thuế Arnona với con số lên đến 185 triệu Mỹ Kim. Chính quyền Do Thái đã lùi bước và đền thờ được mở lại 3 ngày sau đó.
Tuy nhiên, biến cố vô tiền khoáng hậu này đã gây ra những xao xuyến trong lòng các tín hữu Kitô trên thế giới. Chính vì thế, trong các phóng sự tại Thánh Địa Giêrusalem, chúng tôi đã mong muốn thực hiện một cuộc phỏng vấn với các linh mục tu sĩ dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa.
Lúc 10h sáng thứ Hai 28 tháng 5, 2018, cha David Grenier, tổng thư ký Đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa, đã dành cho chúng tôi một buổi phỏng vấn tại trụ sở của Đoàn Hiệp Sĩ tại Tu viện Saint Saviour số 1 Saint Francis Street, Giêrusalem. Tu viện này được xây vào thế kỷ thứ 16 và tọa lạc tại New Gate trong khu vực cổ thành Giêrusalem.
Thánh Phanxicô thành Assisi, đấng sáng lập dòng Anh Em Hèn Mọn hay thường được gọi tắt là dòng Phanxicô, đã thành lập Tỉnh Dòng Thánh Địa vào năm 1217 với trọng trách là bảo vệ các nơi thánh tại Giêrusalem và phần còn lại của Trung Đông, là miền đất “được thánh hóa bởi sự hiện diện của Chúa Giêsu”. Các linh mục, tu sĩ thuộc Tỉnh Dòng Thánh Địa được gọi là các hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa. Năm 1342, Đức Giáo Hoàng Clêmentê thứ Sáu trong chiếu chỉ Gratiam Agimus còn giao cho các hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa việc chăm sóc cho những người hành hương đến thăm các nơi thánh này, thay mặt cho Giáo Hội Công Giáo.
Tỉnh Dòng Thánh Địa ngày nay có khoảng 300 linh mục và nam tu sĩ, và 100 nữ tu sống tại Israel, Palestine, Jordan, Syria, Lebanon, Ai Cập, Cyprus và Rhodes. Tỉnh Dòng sở hữu rất nhiều tài sản tại Thánh Địa, chỉ đứng sau Giáo hội Chính thống Giêrusalem. Ngoài hai đền thờ lớn là đền thờ Thánh Mộ ở Giêrusalem và Nhà thờ Chúa Giáng Sinh ở Bethlehem, mà các hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa sở hữu và quản lý chung với Chính Thống Giáo Giêrusalem và Giáo Hội Armenia Tông Truyền, Dòng còn coi sóc đền thờ Truyền Tin tại Nagiarét và 73 đền thờ và nhà bảo tàng trên khắp Thánh Địa, bao gồm cả các tài sản ở Syria và Jordan.
Trong cuộc phỏng vấn, cha David Grenier khẳng định quyết tâm của Tòa Thánh duy trì sự hiện diện của người Công Giáo tại Thánh Địa bất chấp rất nhiều khó khăn chồng chất. Ngài nhấn mạnh rằng sự hiện diện của các đoàn hành hương trên khắp thế giới là một cử chỉ huynh đệ và liên đới thiết thực với các tín hữu địa phương và là một yếu tố quyết định giúp duy trì sự hiện diện của Kitô Giáo trong vùng.
Trong viễn tượng đó, cha David Grenier thay mặt cho các linh mục, tu sĩ trong Đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa ca ngợi và bày tỏ lòng cảm kích đối với sáng kiến của các Giám Mục Việt Nam xây dựng tượng đài Đức Mẹ La Vang tại nhà thờ Ark of Covenant và đặt Bia Tám Mối Phúc Thật bằng tiếng Việt trên đồi Bát Phúc ở Capernaum, cũng như tổ chức các đoàn hành hương nhân dịp kỷ niệm 30 năm tuyên phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Câu hỏi đầu tiên chúng tôi đặt ra với ngài là:
Thưa Cha David Grenier, chúng tôi biết rằng các anh chị em của chúng ta trong đức tin sống ở đây phải tiếp tục chịu đựng những khó khăn, thử thách và bất an. Trong tư cách là tổng thư ký đoàn hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa, xin cha cho quý khán thính giả của VietCatholic một đánh giá cụ thể về tình hình theo nhận định của cha.
Về cơ bản tình hình của các tín hữu Kitô tại Thánh Địa ngay thời điểm hiện nay, trong toàn vùng và nơi chúng ta đang ngồi đây khá phức tạp. Chúng ta biết những gì đang diễn ra tại Iraq và Syria nơi đông đảo dân chúng phải đi nơi khác. Tại những nơi này, dân số Kitô hữu chỉ còn có một phần 10 so với trước đây.
Ở đây, tình hình có khác. Những lý do di cư có khác. Tại Thánh Địa này, tỷ lệ các Kitô hữu chỉ có 1.4% dân số vì thế chúng ta chỉ là một thiểu số. Gần đây, một thống kê của người Palestine vừa được công bố cho thấy Kitô hữu chiếm chưa đến 1% dân số. Vì thế, các tín hữu Kitô phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Chúng tôi đã rất cố gắng trước hết là tìm ra bản sắc của mình vì chúng ta biết trong nhiều năm qua chúng ta không có tiếng nói trong các cuộc thảo luận vì 1.4% dân số không có nghĩa lý gì cả. Điều quan trọng là chúng ta phải duy trì sự hiện diện của người Công Giáo tại nơi trọng yếu này vì thế, theo chúng tôi nghĩ, tỉ lệ phần trăm này là điều đáng báo động.
Thưa Cha, có dấu chỉ nào đáng lạc quan không?
Có chứ. Lúc này đây chúng tôi rất hạnh phúc và lạc quan vì có nhiều người hành hương đến đây. Con số những người hành hương đã tăng vọt. Chúng tôi trông mong rằng năm nay mọi sự sẽ diễn tiến rất trôi chảy. Chúng tôi cũng phải nói thêm là con số những người hành hương năm nay đã gấp đôi số người hành hương vào năm 2016. Chúng tôi đánh giá cao điều này vì nó cho dân chúng địa phương thấy được sự hiện diện sinh động của các Kitô hữu tại những nơi thánh này.
Thưa Cha, như thế có hy vọng trước mắt nào tìm ra được giải pháp không?
Chúng ta là Kitô hữu, tin tưởng vào Thiên Chúa nên chúng ta là những con người với đức tin và đức cậy. Nhưng tình hình là rất khó khăn và phức tạp, nếu chúng ta nhìn theo quan điểm loài người. Khi nhà nước Do Thái được hình thành vào năm 1948, Kitô hữu chiếm 45%. Năm 1967, con số Kitô hữu giao động trong khoảng 20% nhưng sau đó có một làn sóng di cư rất lớn. Chúng tôi đã làm mọi cách để giữ người ta ở lại. Chúng tôi đã ở đây 8 trăm năm qua và chứng kiến bao nhiêu những cố gắng trong những thế kỷ này. Bao nhiêu lần tình thế còn bi đát hơn nhưng chúng ta vẫn có thể vượt qua. Vì thế chúng ta cần phải giữ hy vọng, và cần phải nói với các gia đình trẻ hãy ở lại. Chẳng hạn, như chúng tôi đã xây nhiều chung cư ở nhiều nơi. Đến nay, chúng tôi đã xây 140 căn hộ chung cư cho các gia đình trẻ với chi phí chỉ có 25% so với chi phí bình thường để các gia đình trẻ có thể lưu lại đây và xây dựng tương lai của họ. Chúng tôi có 1,200 nhân viên làm việc trong 42 dự án với những công việc khác nhau để giữ cho người dân không phải đi nơi khác sinh sống. Hiện nay, làn sóng di cư vẫn còn. Tình hình vẫn còn những bất ổn. Đông đảo Kitô hữu đang sống tại Bethlehem, vẫn còn nhiều Kitô hữu sống ở Bethlehem hơn những nơi khác nhưng họ có khuynh hướng di cư để tìm kiếm công ăn việc làm và các cơ hội cho họ. Đa số người dân cũng chỉ muốn có một cuộc sống bình thường. Ở đây chúng tôi có những căng thẳng khi sống chung với người Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Kitô hữu không thực sự dính líu vào cuộc xung đột nhưng nó ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội. Tôi chưa thấy có ánh sáng nào cho tình hình hiện nay.
Các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Kitô tại Giêrusalem đã quyết định đóng cửa Đền Thờ Thánh Mộ để đáp lại các động thái của chính quyền Giêrusalem đòi thu thuế hàng trăm triệu đô la từ các Giáo Hội, cũng như thông qua các dự luật nhằm tịch thu đất đai thuộc sở hữu của Giáo Hội. Vấn đề thuế má hiện nay ngã ngũ ra sao, thưa cha?
Thuế má là một phần của vấn đề nhưng còn một lý do khác nữa là điều mà chúng tôi gọi là dự luật về đất đai của Giáo Hội. Có một dự án luật được tin là sẽ được trình bày [tại Quốc Hội Do Thái] vào ngày chúng tôi đóng cửa đền thờ [tức là ngày 25 tháng 2, 2018]. Nếu thành luật, nó sẽ cho nhà nước khả thể trong một số trường hợp nhất định tịch thu các tài sản của Giáo Hội và chỉ các tài sản của Giáo Hội. Như tôi đã nói trước đây, Kitô hữu chỉ có 1.4% dân số. Một dự luật trao cho nhà nước quyền có thể tịch thu tài sản cuối cùng chỉ ảnh hưởng đến những người chỉ chiếm 1% dân số. Tôi muốn nói là người Do Thái và người Hồi Giáo nếu xảy ra những trường hợp tương tự sẽ không bị ảnh hưởng. Thành ra, họ đồng ý như thế vì họ không có vấn đề gì cả. Dự luật như thế có tính chất phân biệt. Dự luật đó xem ra bị hoãn vô hạn định. Tôi được biết trong tuần này là thủ tướng Benjamin Netanyahu hình thành ra một ủy ban và cần gặp gỡ với các Giáo Hội để bàn thảo các vấn đề. Trong khi đó, trong tuần qua lại có tin là chính nhân vật đưa ra dự luật bị tạm hoãn giờ đây lại muốn tung ra một dự luật khác ít nhiều cũng tương tự với dự luật cũ, chỉ khác cái tên thôi. Chuyện khôi hài như vậy nhưng đó là những gì tôi biết.
Còn về chuyện thuế má thì thế này. Chúng tôi nhận được yêu cầu phải đóng các thứ thuế rất là bất bình thường kèm theo những lời hăm dọa sẽ tịch thu một số nhà thờ của chúng ta và đóng băng các trương mục ngân hàng của chúng tôi nữa. Mặt khác, luật này của họ còn có tính hồi tố đến 7 năm. Và như thế từ ngày đầu đến ngày cuối tính ra chúng tôi phải đóng hàng triệu Mỹ Kim. Điều này là một thay đổi rất lớn ảnh hưởng rất nhiều đến Giáo Hội.
Vấn đề không chỉ đơn thuần là chuyện thuế má nhưng nó còn vi phạm những hiệp ước đã có giữa quốc gia Israel và Vatican theo đó cần phải duy trì nguyên trạng những hiệp ước với người Thổ Nhĩ Kỳ.
Cha và cô cũng biết là Giáo Hội đóng góp rất nhiều cho đời sống xã hội với các trường học, với các cơ sở bác ái được xã hội công nhận. Ngay cả những hoạt động thương mại của chúng tôi cũng không phải là nhằm thu tóm tiền bạc vào các trương mục của mình nhưng luôn luôn trao lại cho cộng đồng.
Thoả ước Nguyên Trạng quy định rằng chúng tôi không phải đóng thuế và cũng nói rằng chúng tôi không nhận được gì. Nếu tôi phải vào nhà thương, tôi không nhận được tài trợ từ hệ thống chăm sóc y tế của chính phủ. Tôi phải trả mọi thứ.
Giáo Hội cũng đón nhận nhiều trẻ em mồ côi.
Ý tưởng chính tôi muốn nói ở đây là có những hiệp ước quốc tế giữa những quốc gia với nhau. Những hiệp ước ấy cần phải được tôn trọng. Nó không thể bất thình lình thay đổi được mà không có những bàn bạc, thương thảo với nhau.
Cuộc xung đột Israel-Palestine vẫn đang tiếp diễn, đặc biệt là những diễn biến mới nhất trong các cuộc biểu tình ở Gaza và Bờ Tây khi Hoa Kỳ di chuyển đại sứ quán đến Giêrusalem. Chuyện này gây ra những quan ngại nhất định đối với một số người muốn đến đây hành hương. Xin cha cho quý khán thính giả của VietCatholic biết đánh giá của cha như thế nào về điều kiện an ninh cho những người hành hương.
Những người hành hương không cần phải sợ. Thực tình mà nói, đáng tiếc cũng có những xung đột trong nhiều năm qua, rất trầm trọng. Nhưng tôi đã sống tại đây 10 năm rồi. Những nơi các khách hành hương đến thăm là những nơi các xung đột không diễn ra. May mắn là những nơi trọng yếu đối với các tín hữu cũng là quan trọng đối với người Do Thái. Dĩ nhiên, thu nhập lớn nhất cho quốc gia này là từ du lịch.
Thực tình mà nói, tôi cảm thấy bất an khi sống ở Washington DC hơn là sống tại Giêrusalem này. Chẳng hạn, khi ở Washington DC tôi đọc trên một tờ báo hồi tháng 11 rằng có 160 người bị giết trong một năm.
Những tin tức như thế không được nhanh chóng truyền đi khắp thế giới. Do đó, mọi người đều thấy rằng Washington DC là một thành phố đáng sống. Nhưng thực sự, ở đây với các yếu tố chính trị chi phối, tin tức về các vụ giết người nhanh chóng được truyền đi toàn cầu, tạo cho người ta cái cảm giác nơi này thật là nguy hiểm và luôn xảy ra các cuộc tấn công khủng bố.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, cha có điều gì muốn nói thêm với những người Công Giáo Việt Nam đang cân nhắc có nên thực hiện chuyến hành hương đến Thánh Địa trong dịp này không?
Có thể nói đất nước Israel và Giêrusalem là bản Tin Mừng thứ 5, bản Tin Mừng sống động. Khi đến tận nơi này quý vị sẽ cảm nhận được những thực tại được đề cập đến trong Tin Mừng mà có thể không cảm nhận được khi đọc Tin Mừng ở Việt Nam hay ở những nơi khác. Ban đêm khi ra ngoài nhiệt độ chỉ khoảng 40 độ Farenheit hay 5 độ C. Chúng ta có cảm nhận xúc động hơn khi nghĩ đến Chúa trần trụi trên thánh giá trong khi chúng ta phải trùm kín người trong những chiếc áo dầy.
Trong cuộc hành trình từ Giêrusalem đến Bethlehem trên các chuyến xe buýt thoải mái, chúng ta hãy nhìn những con đường gập ghềnh cheo leo trong suốt đoạn đường, hãy nghĩ đến hành trình của Đức Mẹ, tuy đang mang thai, nhưng Mẹ đã lặn lội trong đêm tăm tối để đi thăm người chị họ Elizabeth của mình. Chúng ta sẽ cảm nhận được những đau khổ của Mẹ.
Mặc dù, bạn cũng có thể cảm nhận được những tâm tình này ở những nơi khác nhưng cái cảm nhận đó không thể sâu sắc như những gì bạn thấy tại nơi cụ thể này của thế giới.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Những lời sau cùng, cha Tổng Thư Ký David Grenier muốn nói với chúng tôi là thay mặt cho các linh mục, tu sĩ trong Đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa, ngài ca ngợi và bày tỏ lòng cảm kích đối với sáng kiến của các Giám Mục Việt Nam xây dựng tượng đài Đức Mẹ La Vang tại nhà thờ Ark of Covenant và đặt Bia Tám Mối Phúc Thật bằng tiếng Việt trên đồi Bát Phúc ở Capernaum, cũng như tổ chức các đoàn hành hương nhân dịp kỷ niệm 30 năm tuyên phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Ngài cũng thay mặt cho các Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa Giêrusalem cám ơn VietCatholic, qua hai phóng viên là chúng tôi đã cho ngài có cơ hội trình bày về tình trạng hiện nay tại Thánh Địa.