Phụng Vụ - Mục Vụ
Yêu mến nhiều
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
08:31 11/06/2016
YÊU MẾN NHIỀU
Chúa Nhật thứ XI thường niên năm C
Một hành vi đơn giản: để chỉ vào người khác, ta thường sử dụng ngón tay trỏ. Dẫu đơn giản, nhưng đã không ít lần hành vi ấy làm tôi giật mình, vì nhận ra, khi chỉ người khác bằng một ngón tay, thì vô tình có đến ba ngón tay (ngón giữa, ngón áp út và ngón út) khép lại, lập tức quay ngược lại chỉ thẳng vào tôi.
Dẫu chỉ là cái giật mình trước một cử chỉ tầm thường, nhưng ai trong chúng ta cũng cần lắm những cái bất chợt giật mình như thế, để nhận ra chính mình, khám phá mình, kiểm điểm mình, tra xét mình...
Trước khi xét đoán ai, hãy xét đoán mình; trước khi kết án ai, hãy kết án chính mình không phải một mà là gấp ba lần. Bài học “Hãy xé lòng, đừng xé áo. Hãy xét mình đừng nhìn anh em” là bài học phải nhớ đời mà Tin Mừng hôm nay gợi lên cho chúng ta.
Trong Tin Mừng, thánh Luca kể rằng, một người trong nhóm Pharisêu mời Chúa Giêsu dự tiệc. Pharisêu gồm những luật sĩ và một ít tư tế hợp lại. Họ tuân giữ lề luật cách nghiêm nhặt và trung thành với tất cả những gì thuộc truyền thống đức tin và tôn giáo. Họ giữ kỹ lưỡng việc phụng tự và không muốn đứng trong hàng ngũ chính trị.
Từ chỗ nắm giữ luật lệ và đức tin, người Pharisêu sinh ra một lối suy nghĩ tệ hại: Chỉ có họ đẹp lòng Chúa. Chỉ có họ mới thực sự yêu mến Chúa, mới thanh sạch, mới đúng là những người nắm giữ kỷ cương của đời sống, của niềm tin tôn giáo. Chỉ có họ là người công chính… Với lối suy nghĩ hẹp hòi ấy, người Pharisêu tỏ ra khinh bỉ, xa lánh, thậm chí loại trừ những ai mà họ cho là tội lỗi, nhơ nhớp, là nguyên nhân gây nên sự ô uế.
Trong bữa tiệc mà người Pharisêu mời Chúa dự, lại xuất hiện một người đàn bà bị coi là tội lỗi. (Nói theo lối nghĩ của người Pharisêu) đã không biết thân, bà lại còn làm những hành động hết sức “quái gỡ”, nếu không muốn nói là làm lây nhiễm sự ô uế: Bà hết ngồi phía sau sát chân Chúa, hết khóc trên chính đôi chân ấy, hết lấy tóc lau chân, rồi lại còn hôn và xức dầu thơm lên chân Chúa… Thật không thể chịu nổi!
Vốn đã khinh bỉ hạn phụ nữ dơ bẩn, bây giờ lại thấy Chúa kết thân với bà, làm sao người Pharisêu không lấy làm bực tức. Ông càu nhàu: “Nếu ông này là tiên tri, thì phải biết người phụ nữ đang đụng vào mình là hạn người nào chứ: đó là hạn tội lỗi”.
Nhưng người Pharisêu lầm. Họ chỉ biết đưa ngón tay để chỉ người khác, mà không nhìn đến ba ngón tay đang chỉ chính mình.
Họ giỏi lên án người, xoi mói, tẩy trừ người nhưng không khám phá mình, không tự xét mình.
Vì thế, hậu quả tức khắc xảy ra là: Dù cũng như chị phụ nữ, đã là người, người Pharisêu cũng đầy yếu đuối, dễ sa ngã, dễ phạm tội, nhưng người Pharisêu lại bị Chúa quở trách, bị so sánh với người phụ nữ mà ông coi là tội lỗi:
“Tôi vào nhà ông: nước lã, ông cũng không đổ lên chân tôi, còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau. Ông đã chẳng hôn tôi một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn chân tôi. Dầu ô-liu, ông cũng không đổ lên đầu tôi, còn chị ấy thì lấy dầu thơm mà đổ lên chân tôi” (Lc 7, 44-46).
Và Chúa tuyên bố: “Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít” (Lc 7, 47).
Chưa dừng ở đó, Chúa còn trực tiếp ngỏ với chị bằng những lời đầy yêu thương, cảm động, dù tội của chị có nhiều đến đâu: “Tội của chị đã được tha rồi” (Lc 7, 48).
“Yêu nhiều” là lý do để được tha tội. Đó là bài học cho tất cả chúng ta. Chỉ sợ rằng, chúng ta vừa là tội nhân, nhưng lại vừa là người không để tình yêu ngự trị, vì thế, không biết yêu, dù là yêu mến Thiên Chúa hay yêu thương con người.
Không có tình yêu, chúng ta không bao giờ lãnh nhận được bất cứ ân huệ nào của Chúa. Không phải vì Chúa không ban ơn của Người cho ta, nhưng vì ta không đủ điều kiện để nhận lãnh.
Tình yêu là điều kiện cần thiết để Chúa ban ơn. Như ánh nắng luôn chiếu rọi mọi nơi, nhưng nếu ta đóng cửa nhà, ánh nắng sẽ không bao giờ có thể vào nhà. Tình yêu chính là cánh cửa mở, để ơn Chúa có thể rót vào hồn ta. Ơn tha thứ của Chúa sẽ đến và xóa sạch tội ta, khi ta biết mở ngỏ lòng mình bằng chính tình yêu của ta: Yêu Chúa và yêu người.
Lạy Chúa, xin cho con biết oán trách mình, hơn oán trách anh em. Xin cho con, mỗi khi muốn nói xấu hay xét đoán anh em, thì biết nhìn lại mình, biết xét mình gấp nhiều lần hơn nữa. Lạy Chúa xin tha thức cho con, tha những lỗi lầm con xúc phạm đến Chúa và anh chị em. Amen.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Chúa Nhật thứ XI thường niên năm C
Một hành vi đơn giản: để chỉ vào người khác, ta thường sử dụng ngón tay trỏ. Dẫu đơn giản, nhưng đã không ít lần hành vi ấy làm tôi giật mình, vì nhận ra, khi chỉ người khác bằng một ngón tay, thì vô tình có đến ba ngón tay (ngón giữa, ngón áp út và ngón út) khép lại, lập tức quay ngược lại chỉ thẳng vào tôi.
Dẫu chỉ là cái giật mình trước một cử chỉ tầm thường, nhưng ai trong chúng ta cũng cần lắm những cái bất chợt giật mình như thế, để nhận ra chính mình, khám phá mình, kiểm điểm mình, tra xét mình...
Trước khi xét đoán ai, hãy xét đoán mình; trước khi kết án ai, hãy kết án chính mình không phải một mà là gấp ba lần. Bài học “Hãy xé lòng, đừng xé áo. Hãy xét mình đừng nhìn anh em” là bài học phải nhớ đời mà Tin Mừng hôm nay gợi lên cho chúng ta.
Trong Tin Mừng, thánh Luca kể rằng, một người trong nhóm Pharisêu mời Chúa Giêsu dự tiệc. Pharisêu gồm những luật sĩ và một ít tư tế hợp lại. Họ tuân giữ lề luật cách nghiêm nhặt và trung thành với tất cả những gì thuộc truyền thống đức tin và tôn giáo. Họ giữ kỹ lưỡng việc phụng tự và không muốn đứng trong hàng ngũ chính trị.
Từ chỗ nắm giữ luật lệ và đức tin, người Pharisêu sinh ra một lối suy nghĩ tệ hại: Chỉ có họ đẹp lòng Chúa. Chỉ có họ mới thực sự yêu mến Chúa, mới thanh sạch, mới đúng là những người nắm giữ kỷ cương của đời sống, của niềm tin tôn giáo. Chỉ có họ là người công chính… Với lối suy nghĩ hẹp hòi ấy, người Pharisêu tỏ ra khinh bỉ, xa lánh, thậm chí loại trừ những ai mà họ cho là tội lỗi, nhơ nhớp, là nguyên nhân gây nên sự ô uế.
Trong bữa tiệc mà người Pharisêu mời Chúa dự, lại xuất hiện một người đàn bà bị coi là tội lỗi. (Nói theo lối nghĩ của người Pharisêu) đã không biết thân, bà lại còn làm những hành động hết sức “quái gỡ”, nếu không muốn nói là làm lây nhiễm sự ô uế: Bà hết ngồi phía sau sát chân Chúa, hết khóc trên chính đôi chân ấy, hết lấy tóc lau chân, rồi lại còn hôn và xức dầu thơm lên chân Chúa… Thật không thể chịu nổi!
Vốn đã khinh bỉ hạn phụ nữ dơ bẩn, bây giờ lại thấy Chúa kết thân với bà, làm sao người Pharisêu không lấy làm bực tức. Ông càu nhàu: “Nếu ông này là tiên tri, thì phải biết người phụ nữ đang đụng vào mình là hạn người nào chứ: đó là hạn tội lỗi”.
Nhưng người Pharisêu lầm. Họ chỉ biết đưa ngón tay để chỉ người khác, mà không nhìn đến ba ngón tay đang chỉ chính mình.
Họ giỏi lên án người, xoi mói, tẩy trừ người nhưng không khám phá mình, không tự xét mình.
Vì thế, hậu quả tức khắc xảy ra là: Dù cũng như chị phụ nữ, đã là người, người Pharisêu cũng đầy yếu đuối, dễ sa ngã, dễ phạm tội, nhưng người Pharisêu lại bị Chúa quở trách, bị so sánh với người phụ nữ mà ông coi là tội lỗi:
“Tôi vào nhà ông: nước lã, ông cũng không đổ lên chân tôi, còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau. Ông đã chẳng hôn tôi một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn chân tôi. Dầu ô-liu, ông cũng không đổ lên đầu tôi, còn chị ấy thì lấy dầu thơm mà đổ lên chân tôi” (Lc 7, 44-46).
Và Chúa tuyên bố: “Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít” (Lc 7, 47).
Chưa dừng ở đó, Chúa còn trực tiếp ngỏ với chị bằng những lời đầy yêu thương, cảm động, dù tội của chị có nhiều đến đâu: “Tội của chị đã được tha rồi” (Lc 7, 48).
“Yêu nhiều” là lý do để được tha tội. Đó là bài học cho tất cả chúng ta. Chỉ sợ rằng, chúng ta vừa là tội nhân, nhưng lại vừa là người không để tình yêu ngự trị, vì thế, không biết yêu, dù là yêu mến Thiên Chúa hay yêu thương con người.
Không có tình yêu, chúng ta không bao giờ lãnh nhận được bất cứ ân huệ nào của Chúa. Không phải vì Chúa không ban ơn của Người cho ta, nhưng vì ta không đủ điều kiện để nhận lãnh.
Tình yêu là điều kiện cần thiết để Chúa ban ơn. Như ánh nắng luôn chiếu rọi mọi nơi, nhưng nếu ta đóng cửa nhà, ánh nắng sẽ không bao giờ có thể vào nhà. Tình yêu chính là cánh cửa mở, để ơn Chúa có thể rót vào hồn ta. Ơn tha thứ của Chúa sẽ đến và xóa sạch tội ta, khi ta biết mở ngỏ lòng mình bằng chính tình yêu của ta: Yêu Chúa và yêu người.
Lạy Chúa, xin cho con biết oán trách mình, hơn oán trách anh em. Xin cho con, mỗi khi muốn nói xấu hay xét đoán anh em, thì biết nhìn lại mình, biết xét mình gấp nhiều lần hơn nữa. Lạy Chúa xin tha thức cho con, tha những lỗi lầm con xúc phạm đến Chúa và anh chị em. Amen.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Khi quyền năng được biểu lộ tỏ tường
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
08:33 11/06/2016
KHI QUYỀN NĂNG ĐƯỢC BIỂU LỘ TỎ TƯỜNG
(Chúa Nhật 11 thường niên C 2016 )
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
Chắc chắn phải thấm nhuần giáo lý về một Thiên Chúa yêu thương, tha thứ cách sâu xa lắm nên người Đức mới có câu ngạn ngữ : “Nếu Thiên Chúa không khoan dung, thiên đàng sẽ trống rỗng”.
Và có một chân lý căn bản về Thiên Chúa mà có thể chúng ta ít quan tâm đó là : Thiên Chúa có thể dùng nhiều cách đểu biểu lộ quyền năng. Nhưng có một cách rất đặc biệt đó là : Ngài biểu lộ quyền năng khi Ngài tha thứ : “Lạy Chúa, khi Chúa thương xót và tha thứ, chính là lúc Chúa biểu lộ quyền năng cách tỏ tường hơn cả;…” (Lời nguyện nhập lễ CN 26 TN). Và Đức Ki-tô đã biểu lộ quyền năng trong giây phút cuối cùng trên thập giá : “Lạy Cha xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm!”.
Chính vì thế, hành vi cao cả nhất, nhân đức hoàn thiện nhất, mà con người có thể bắt chước Thiên Chúa, đó chính là khoan dung-tha thứ, như cách diễn đạt của Thánh Grêgôriô thành Nysse : “Tha thứ một sự bất công, là nâng mình lên tột đỉnh của nhân đức, là vượt trên bản tính tự nhiên, là bắt chước Thiên Chúa”.
Và cũng chính trong cách cảm nhận đó, mà tư tưởng gia Frederick Robertson đã phát biểu rằng : “Những kẻ có tâm hồn nhỏ mọn không thể biết được hào quang của sự tha thứ.”
Hơn nữa, chính con đường khoan dung tha thứ sẽ mở ra chân trời của tin yêu và hy vọng, sẽ xây dựng một nên văn minh mang tên tình thương và chân lý, sẽ hoán cải những tâm hồn đen tối, ác độc để đem họ về nẻo chính đàng ngay, như khẳng định của ĐTC Phanxico trong Tông sắc DNLTX : “Sự tha thứ là động lực làm bừng lên sức sống mới và truyền thêm can đảm để giữ vững niềm hy vọng cho tương lai.”(số 10)
Và ý nghĩa đó đã được thuyết minh rõ ràng qua sứ điệp Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe :
- Thật vậy, Nếu BĐ 1,sách Samuel kể lại câu chuyện sứ ngôn Nathan vạch trần tội ác của vua Đa-vít : tội giết người đoạt vợ, và Đa-vít đã cúi đầu khiêm tốn nhận tội ; và nhờ thế, đã nhận được lòng khoan dung tha thứ của Thiên Chúa, thì Tin Mừng Luca, một Tin Mừng đi đầu trong cung cách diễn tả dung mạo yêu thương nhân từ của Thiên Chúa, lại kể chuyện người đàn bà tội lỗi khóc lóc bên chân Chúa Giêsu để qua đó, Chúa giảng dậy cho người Biệt Phái Simon biết thế nào là “yêu nhiều thì được tha nhiều” mà không bận tâm gì tới ai là trộm cắp hay điếm đàng, tội nhân hay kẻ dữ.
Vâng, chính lòng thương xót và tha thứ đã mở lối cho hy vọng và phục sinh, cho đổi đời và khai sáng.
Tin mừng đã chứng minh chân lý đó :
Nếu không có trái tim nhân hậu khoan dung của Đức Ki-tô thì mãi mãi Maria Mađalêna chỉ là cô điếm, Matthêo chỉ là anh thu thuế tầm thường, Ga-kêu chỉ là chàng trưởng ty thuế vụ tham tàn gian ác, Phêrô mãi mãi mà tên phản bội, yếu hèn và tên trộm bị đóng đinh bên hữu Chúa sẽ chết gục trong não nề thất vọng …
Chúng ta đừng quên một câu chuyện tha thứ ngay trong thời đại chúng ta đã trở thành bài thuyết minh sống động cho chân lý Tin mừng trên :
Cách đây hơn 35 năm, ngày 13/5/1981, cả thế giới một phen bàng hoàng khi nghe tin : Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bị ám sát. Bản tin cho biết : Giữa lúc hàng ngàn người đang chen chúc tại công trường thánh Phêrô để chờ đón Đức Gioan Phaolô II, thì một tiếng nổ chát chúa vang lên từ đám đông đã làm cho mọi người như đứng tim. Đức Thánh Cha đã gục ngã trên chiếc xe Jeep mui trần, máu me vọt lên tung tóe. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một vị Giáo Hoàng bị mưu sát. Ali Agca, thủ phạm chính của vụ mưu sát, đã bị bắt giữ ngay sau đó. Người thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ này đã bị giam giữ tại nhà tù Rebibbia ở Roma.
Và rồi, sau đó 3 năm, năm 1984, cả thế giới lại một phen sững sờ với sự kiện liên quan đến hai nhân vật nầy : Đức Gioan Phaolô II đã đích thân đến nhà giam Rebibbia để nói chuyện với Ali Agca và tha thứ cho anh. Không ai biết hai bên đã trao đổi những gì, nhưng ai cũng cảm động trước cảnh tượng kẻ sát nhân và người bị mưu sát đã bắt tay nhau và trao cho nhau ánh mắt của tha thứ, của hòa giải…
Nếu thế giới vắng bóng những con người như Đức Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II thì xã hội sẽ đầy tràn những tên Ali Agca thù hận, ác độc.
Chúng ta đang sống trong những tháng sau cùng của chặng đường Năm Thánh Lòng Thương xót, một Năm Thánh đặc biệt mà như ĐTC Phanxico nêu bật lý do trong TS Dung Nhan Lòng Thương xót đó là :
“chúng ta được kêu gọi ngắm nhìn lòng thương xót cách chăm chú hơn, để chính chúng ta trở thành dấu chỉ hữu hiệu cho hành động của Chúa Cha.” (Số 3) ; và nhất là, nội dung của sứ điệp Lời Chúa của CN hôm nay lại được ĐTC Phanxicô nhấn mạnh cách đặc biệt gần như trong tông sắc Dung nhan lòng thương xót :
Trước hết, để nhấn mạnh sự tha thứ như cách biểu lộ rõ nét và cụ thể nhất của lòng thương xót nơi Chúa Cha, ĐTC đã diễn giải :
“Chúa Giêsu đã mặc khải bản tính của Thiên Chúa như một Người Cha không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi nào thực hiện được việc tha thứ tội lỗi và chế ngự thái độ cự tuyệt bằng sự cảm thông và lòng thương xót.” (số 9). ĐTC nhấn mạnh nhiều lần : “Thiên Chúa không mỏi mệt dang tay chờ đón…Thiên Chúa không mỏi mệt để xót thương…”.
Và sự tha thứ cũng chính là mệnh lệnh dành cho chúng ta :
“Việc tha thứ những xúc phạm là một thể hiện rõ ràng nhất của tình yêu thương xót, và đối với các Kitô hữu chúng ta, đây là một mệnh lệnh không thể bỏ qua. Có những lúc dường như thật khó để thứ tha. Nhưng tha thứ là một khí cụ được đặt vào đôi tay mỏng dòn của chúng ta để tìm được sự thanh thản cho tâm hồn. Giải tỏa những hờn ghét, giận dữ, bạo lực và trả thù là những điều kiện cần thiết để sống hạnh phúc. Bởi thế, chúng ta hãy nghe lời huấn dụ của Thánh Tông đồ: "Đừng để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn" (Ep 4,26). (số 9).
Và Ngài kêu gọi toàn thể Giáo Hội, các cộng đoàn kitô hữu tích cực thể hiện sự tha thứ :
“Vì thế, nơi đâu có Giáo Hội hiện diện, thì nơi đó lòng thương xót của Chúa Cha phải được tỏ hiện. Trong các giáo xứ, các cộng đoàn, hiệp hội và phong trào, nói chung, ở đâu có các Kitô hữu hiện diện, thì ở đấy bất cứ ai cũng sẽ gặp thấy một tụ điểm chan hòa lòng thương xót.” (số 12)
Truyện xưa kể lại rằng, một buổi tối một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Khi đặt chân xuống, chú tiểu mới kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Sự khoan dung của vị thiền sư già đã khiến chú tiểu suốt đời không quên được bài học đó.
Anh chị em, là Ki-tô hữu, là những người đã từng được chính Thầy mình là Chúa Giêu dạy rằng : “con phải tha cho anh em con không phải 7 lần mà là 70 lần 7”, và hằng ngày chúng ta vẫn đọc : “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”, thì không lẽ chúng ta không thực hành nổi sự khoan dung tha thứ như vị thầy Chùa không biết đến Tin Mừng kia sao ?
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
(Chúa Nhật 11 thường niên C 2016 )
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
Chắc chắn phải thấm nhuần giáo lý về một Thiên Chúa yêu thương, tha thứ cách sâu xa lắm nên người Đức mới có câu ngạn ngữ : “Nếu Thiên Chúa không khoan dung, thiên đàng sẽ trống rỗng”.
Và có một chân lý căn bản về Thiên Chúa mà có thể chúng ta ít quan tâm đó là : Thiên Chúa có thể dùng nhiều cách đểu biểu lộ quyền năng. Nhưng có một cách rất đặc biệt đó là : Ngài biểu lộ quyền năng khi Ngài tha thứ : “Lạy Chúa, khi Chúa thương xót và tha thứ, chính là lúc Chúa biểu lộ quyền năng cách tỏ tường hơn cả;…” (Lời nguyện nhập lễ CN 26 TN). Và Đức Ki-tô đã biểu lộ quyền năng trong giây phút cuối cùng trên thập giá : “Lạy Cha xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm!”.
Chính vì thế, hành vi cao cả nhất, nhân đức hoàn thiện nhất, mà con người có thể bắt chước Thiên Chúa, đó chính là khoan dung-tha thứ, như cách diễn đạt của Thánh Grêgôriô thành Nysse : “Tha thứ một sự bất công, là nâng mình lên tột đỉnh của nhân đức, là vượt trên bản tính tự nhiên, là bắt chước Thiên Chúa”.
Và cũng chính trong cách cảm nhận đó, mà tư tưởng gia Frederick Robertson đã phát biểu rằng : “Những kẻ có tâm hồn nhỏ mọn không thể biết được hào quang của sự tha thứ.”
Hơn nữa, chính con đường khoan dung tha thứ sẽ mở ra chân trời của tin yêu và hy vọng, sẽ xây dựng một nên văn minh mang tên tình thương và chân lý, sẽ hoán cải những tâm hồn đen tối, ác độc để đem họ về nẻo chính đàng ngay, như khẳng định của ĐTC Phanxico trong Tông sắc DNLTX : “Sự tha thứ là động lực làm bừng lên sức sống mới và truyền thêm can đảm để giữ vững niềm hy vọng cho tương lai.”(số 10)
Và ý nghĩa đó đã được thuyết minh rõ ràng qua sứ điệp Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe :
- Thật vậy, Nếu BĐ 1,sách Samuel kể lại câu chuyện sứ ngôn Nathan vạch trần tội ác của vua Đa-vít : tội giết người đoạt vợ, và Đa-vít đã cúi đầu khiêm tốn nhận tội ; và nhờ thế, đã nhận được lòng khoan dung tha thứ của Thiên Chúa, thì Tin Mừng Luca, một Tin Mừng đi đầu trong cung cách diễn tả dung mạo yêu thương nhân từ của Thiên Chúa, lại kể chuyện người đàn bà tội lỗi khóc lóc bên chân Chúa Giêsu để qua đó, Chúa giảng dậy cho người Biệt Phái Simon biết thế nào là “yêu nhiều thì được tha nhiều” mà không bận tâm gì tới ai là trộm cắp hay điếm đàng, tội nhân hay kẻ dữ.
Vâng, chính lòng thương xót và tha thứ đã mở lối cho hy vọng và phục sinh, cho đổi đời và khai sáng.
Tin mừng đã chứng minh chân lý đó :
Nếu không có trái tim nhân hậu khoan dung của Đức Ki-tô thì mãi mãi Maria Mađalêna chỉ là cô điếm, Matthêo chỉ là anh thu thuế tầm thường, Ga-kêu chỉ là chàng trưởng ty thuế vụ tham tàn gian ác, Phêrô mãi mãi mà tên phản bội, yếu hèn và tên trộm bị đóng đinh bên hữu Chúa sẽ chết gục trong não nề thất vọng …
Chúng ta đừng quên một câu chuyện tha thứ ngay trong thời đại chúng ta đã trở thành bài thuyết minh sống động cho chân lý Tin mừng trên :
Cách đây hơn 35 năm, ngày 13/5/1981, cả thế giới một phen bàng hoàng khi nghe tin : Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bị ám sát. Bản tin cho biết : Giữa lúc hàng ngàn người đang chen chúc tại công trường thánh Phêrô để chờ đón Đức Gioan Phaolô II, thì một tiếng nổ chát chúa vang lên từ đám đông đã làm cho mọi người như đứng tim. Đức Thánh Cha đã gục ngã trên chiếc xe Jeep mui trần, máu me vọt lên tung tóe. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một vị Giáo Hoàng bị mưu sát. Ali Agca, thủ phạm chính của vụ mưu sát, đã bị bắt giữ ngay sau đó. Người thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ này đã bị giam giữ tại nhà tù Rebibbia ở Roma.
Và rồi, sau đó 3 năm, năm 1984, cả thế giới lại một phen sững sờ với sự kiện liên quan đến hai nhân vật nầy : Đức Gioan Phaolô II đã đích thân đến nhà giam Rebibbia để nói chuyện với Ali Agca và tha thứ cho anh. Không ai biết hai bên đã trao đổi những gì, nhưng ai cũng cảm động trước cảnh tượng kẻ sát nhân và người bị mưu sát đã bắt tay nhau và trao cho nhau ánh mắt của tha thứ, của hòa giải…
Nếu thế giới vắng bóng những con người như Đức Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II thì xã hội sẽ đầy tràn những tên Ali Agca thù hận, ác độc.
Chúng ta đang sống trong những tháng sau cùng của chặng đường Năm Thánh Lòng Thương xót, một Năm Thánh đặc biệt mà như ĐTC Phanxico nêu bật lý do trong TS Dung Nhan Lòng Thương xót đó là :
“chúng ta được kêu gọi ngắm nhìn lòng thương xót cách chăm chú hơn, để chính chúng ta trở thành dấu chỉ hữu hiệu cho hành động của Chúa Cha.” (Số 3) ; và nhất là, nội dung của sứ điệp Lời Chúa của CN hôm nay lại được ĐTC Phanxicô nhấn mạnh cách đặc biệt gần như trong tông sắc Dung nhan lòng thương xót :
Trước hết, để nhấn mạnh sự tha thứ như cách biểu lộ rõ nét và cụ thể nhất của lòng thương xót nơi Chúa Cha, ĐTC đã diễn giải :
“Chúa Giêsu đã mặc khải bản tính của Thiên Chúa như một Người Cha không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi nào thực hiện được việc tha thứ tội lỗi và chế ngự thái độ cự tuyệt bằng sự cảm thông và lòng thương xót.” (số 9). ĐTC nhấn mạnh nhiều lần : “Thiên Chúa không mỏi mệt dang tay chờ đón…Thiên Chúa không mỏi mệt để xót thương…”.
Và sự tha thứ cũng chính là mệnh lệnh dành cho chúng ta :
“Việc tha thứ những xúc phạm là một thể hiện rõ ràng nhất của tình yêu thương xót, và đối với các Kitô hữu chúng ta, đây là một mệnh lệnh không thể bỏ qua. Có những lúc dường như thật khó để thứ tha. Nhưng tha thứ là một khí cụ được đặt vào đôi tay mỏng dòn của chúng ta để tìm được sự thanh thản cho tâm hồn. Giải tỏa những hờn ghét, giận dữ, bạo lực và trả thù là những điều kiện cần thiết để sống hạnh phúc. Bởi thế, chúng ta hãy nghe lời huấn dụ của Thánh Tông đồ: "Đừng để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn" (Ep 4,26). (số 9).
Và Ngài kêu gọi toàn thể Giáo Hội, các cộng đoàn kitô hữu tích cực thể hiện sự tha thứ :
“Vì thế, nơi đâu có Giáo Hội hiện diện, thì nơi đó lòng thương xót của Chúa Cha phải được tỏ hiện. Trong các giáo xứ, các cộng đoàn, hiệp hội và phong trào, nói chung, ở đâu có các Kitô hữu hiện diện, thì ở đấy bất cứ ai cũng sẽ gặp thấy một tụ điểm chan hòa lòng thương xót.” (số 12)
Truyện xưa kể lại rằng, một buổi tối một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Khi đặt chân xuống, chú tiểu mới kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Sự khoan dung của vị thiền sư già đã khiến chú tiểu suốt đời không quên được bài học đó.
Anh chị em, là Ki-tô hữu, là những người đã từng được chính Thầy mình là Chúa Giêu dạy rằng : “con phải tha cho anh em con không phải 7 lần mà là 70 lần 7”, và hằng ngày chúng ta vẫn đọc : “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”, thì không lẽ chúng ta không thực hành nổi sự khoan dung tha thứ như vị thầy Chùa không biết đến Tin Mừng kia sao ?
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một số sinh viên đột nhập vào nhà thờ ở Santiago, Chilê và đập phá cây thánh giá
Lã Thụ Nhân
12:02 11/06/2016
Một số sinh viên đột nhập vào nhà thờ ở Santiago, Chilê và đập phá cây thánh giá
Santiago (Agenzia Fides) – Hôm 09/06/2016, khi kết thúc cuộc biểu tình ôn hòa do các học sinh trung học và sinh viên đại học tổ chức ở thủ đô Chilê, một nhóm thanh niên bịt mặt đã vào nhà thờ Gratitud Nacional, nằm ở trung tâm Santiago, đập vỡ cửa và mang đi tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh cao khoảng ba mét, sau đó đập phá tượng trên đường phố chính của thành phố.
Cuộc tuần hành do Liên hiệp sinh viên Chilê tổ chức với sự tham dự của khoảng 150 ngàn sinh viên để yêu cầu thay đổi luật hiện hành về giáo dục công ở Chilê.
Theo thông tin được gửi đến Fides, Điều phối viên quốc gia của Liên hiệp sinh viên Chilê đã lên án hành động phạm thánh, và nói rằng sự việc đó "không đại diện cho lý tưởng của phong trào sinh viên". Tân Bộ trưởng Nội vụ vừa mới được bổ nhiệm đã tuyên bố trong ngày đầu tiên làm việc của ông: "Tôi muốn thay mặt chính phủ lên án hành động đó. Những gì chúng ta thấy là một triệu chứng rất đáng lo ngại về những gì một số người đến để làm trong đất nước của chúng ta".
Đức Cha Luis Fernando Ramos Pérez, Giám mục phụ tá của Santiago cho biết: "Đó là một tình huống rất đau đớn đối với chúng tôi. Một biểu tượng tôn giáo có giá trị lớn đối với chúng tôi đã bị đập phá và chúng tôi không muốn điều này xảy ra một lần nữa trong đất nước của chúng ta".
Cuộc tuần hành do Liên hiệp sinh viên Chilê tổ chức với sự tham dự của khoảng 150 ngàn sinh viên để yêu cầu thay đổi luật hiện hành về giáo dục công ở Chilê.
Theo thông tin được gửi đến Fides, Điều phối viên quốc gia của Liên hiệp sinh viên Chilê đã lên án hành động phạm thánh, và nói rằng sự việc đó "không đại diện cho lý tưởng của phong trào sinh viên". Tân Bộ trưởng Nội vụ vừa mới được bổ nhiệm đã tuyên bố trong ngày đầu tiên làm việc của ông: "Tôi muốn thay mặt chính phủ lên án hành động đó. Những gì chúng ta thấy là một triệu chứng rất đáng lo ngại về những gì một số người đến để làm trong đất nước của chúng ta".
Đức Cha Luis Fernando Ramos Pérez, Giám mục phụ tá của Santiago cho biết: "Đó là một tình huống rất đau đớn đối với chúng tôi. Một biểu tượng tôn giáo có giá trị lớn đối với chúng tôi đã bị đập phá và chúng tôi không muốn điều này xảy ra một lần nữa trong đất nước của chúng ta".
Năm thánh các Bệnh nhân ở Campuchia là tên những công việc của lòng thương xót
Lã Thụ Nhân
12:04 11/06/2016
Năm thánh các Bệnh nhân ở Campuchia là tên những công việc của lòng thương xót
Phnom Penh (Agenzia Fides) - Đức Giám Mục Olivier Schmitthaeusler, Đại diện Tông tòa Phnom Penh cho hay Năm Thánh của bệnh nhân ở Campuchia mang đặc điểm bởi một lượng lớn công việc của lòng thương xót, bằng cách đến thăm người bệnh, nâng đỡ các gia đình, làm chứng, họp mặt và cử hành phụng vụ.
Tại Trung tâm Mục vụ "Thmey" ở thủ đô, thánh lễ sẽ được cử hành cho những người khuyết tật, cũng sẽ có rửa tội. Trong khi các giáo xứ phía bắc Tòa Tông tòa sẽ thăm viếng bệnh nhân và và những người khuyết tật về tinh thần, với việc xức dầu bệnh nhân và phân phát quà tặng. Các giáo xứ ở phía nam Tòa Tông tòa, nơi có rất nhiều trung tâm dành cho bệnh nhân và người khuyết tật do người Công Giáo và các tổ chức phi chính phủ khác điều hành, thì các gia đình Công Giáo cũng đã có cuộc quyên góp gạo đặc biệt, sẽ được trao tặng như là một dấu chỉ của tình liên đới đối với các gia đình nghèo và túng thiếu.
Trong Thánh Lễ sẽ được Đức Giám Mục cử hành ở Keo Phok, lúc kết thúc sẽ có những lời chứng của một số bệnh nhân HIV dương tính và bệnh nhân AIDS, trẻ em khuyết tật và cha mẹ của chúng. Đức Cha Schmitthaeusler kết luận: "Điều gợi hứng cho chúng tôi là những lời của Chúa Giêsu, mà Đức Giáo Hoàng đã chọn: Hãy thương xót, giống như Chúa Cha".
Lã Thụ Nhân
Phnom Penh (Agenzia Fides) - Đức Giám Mục Olivier Schmitthaeusler, Đại diện Tông tòa Phnom Penh cho hay Năm Thánh của bệnh nhân ở Campuchia mang đặc điểm bởi một lượng lớn công việc của lòng thương xót, bằng cách đến thăm người bệnh, nâng đỡ các gia đình, làm chứng, họp mặt và cử hành phụng vụ.
Trong Thánh Lễ sẽ được Đức Giám Mục cử hành ở Keo Phok, lúc kết thúc sẽ có những lời chứng của một số bệnh nhân HIV dương tính và bệnh nhân AIDS, trẻ em khuyết tật và cha mẹ của chúng. Đức Cha Schmitthaeusler kết luận: "Điều gợi hứng cho chúng tôi là những lời của Chúa Giêsu, mà Đức Giáo Hoàng đã chọn: Hãy thương xót, giống như Chúa Cha".
Lã Thụ Nhân
Đại kết nuôi dưỡng việc loan báo Tin Mừng và chứng tá bác ái
Lã Thụ Nhân
12:05 11/06/2016
Đại kết nuôi dưỡng việc loan báo Tin Mừng và chứng tá bác ái
Vatican (CWN) - Hôm 10/6/2016, trong cuộc tiếp kiến các vị lãnh đạo của Hiệp thông các Giáo Hội Cải cách Thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi "đại kết, cùng với đối thoại thần học nhằm giải quyết bất đồng về tín lý truyền thống giữa các Kitô hữu, có thể thăng tiến sứ mạng chung về loan báo Tin Mừng và phục vụ."
Đức Thánh Cha lưu ý các cuộc thảo luận thần học giữa Hiệp thông các Giáo Hội Cải cách Thế giới và Hội đồng Tòa Thánh về Hiệp nhất Kitô giáo đã tập trung vào những vấn đề về công chính hóa và bí tích. Ngài nói rằng những cuộc thảo luận đã là một lời nhắc nhở rằng một đức tin chung nên dẫn đến sự hợp tác trong công việc bác ái. "Đức tin của chúng ta trong Chúa Giêsu thúc đẩy chúng ta sống bác ái qua những cử chỉ cụ thể có khả năng ảnh hưởng đến cách sống của chúng ta, các mối tương quan của chúng ta và thế giới xung quanh chúng ta".
Đức Thánh Cha khẳng định rằng chứng tá của sự hiệp nhất Kitô giáo ngày nay đặc biệt quan trọng, vào thời điểm "sa mạc hóa tinh thần". Ngài nhận xét rằng nhiều hình thức mới của "tôn giáo" có xu hướng tập trung hoàn toàn vào các cá nhân, "thúc đẩy một loại hưởng thụ tinh thần". Nếu không có một chứng tá Kitô giáo đích thực, nhiều người "cuối cùng sẽ bị lấy đi bằng các giải pháp vốn không tạo nên đời sống con người đích thực, cũng không vinh danh Thiên Chúa".
Lã Thụ Nhân
Đức Thánh Cha lưu ý các cuộc thảo luận thần học giữa Hiệp thông các Giáo Hội Cải cách Thế giới và Hội đồng Tòa Thánh về Hiệp nhất Kitô giáo đã tập trung vào những vấn đề về công chính hóa và bí tích. Ngài nói rằng những cuộc thảo luận đã là một lời nhắc nhở rằng một đức tin chung nên dẫn đến sự hợp tác trong công việc bác ái. "Đức tin của chúng ta trong Chúa Giêsu thúc đẩy chúng ta sống bác ái qua những cử chỉ cụ thể có khả năng ảnh hưởng đến cách sống của chúng ta, các mối tương quan của chúng ta và thế giới xung quanh chúng ta".
Đức Thánh Cha khẳng định rằng chứng tá của sự hiệp nhất Kitô giáo ngày nay đặc biệt quan trọng, vào thời điểm "sa mạc hóa tinh thần". Ngài nhận xét rằng nhiều hình thức mới của "tôn giáo" có xu hướng tập trung hoàn toàn vào các cá nhân, "thúc đẩy một loại hưởng thụ tinh thần". Nếu không có một chứng tá Kitô giáo đích thực, nhiều người "cuối cùng sẽ bị lấy đi bằng các giải pháp vốn không tạo nên đời sống con người đích thực, cũng không vinh danh Thiên Chúa".
Lã Thụ Nhân
Đức Tổng Giám Mục Canada kêu gọi bảo vệ lương tâm cho bác sĩ
Lã Thụ Nhân
12:06 11/06/2016
Đức Tổng Giám Mục Canada kêu gọi bảo vệ lương tâm cho bác sĩ
Canada (CWN) - Khi "trợ tử y khoa" trở thành hợp pháp tại Canada sau một phán quyết của Tối cao pháp viện, Đức Tổng Giám Mục Terrence Prendergast kêu gọi bảo vệ pháp lý cho các bác sĩ không muốn tham gia vào việc thực hiện công việc này.
Đức Cha viết trên tờ Ottawa Sun: "Không có nhân quyền cho việc an tử hoặc trợ tử. Chúng ta có quyền sống và được chăm sóc y tế, không phải là quyền chết hoặc quyền để buộc một người nào đó giết chúng ta".
Đức Giám Mục viết thiêm: "Chúng ta có muốn bắt buộc về mặt pháp lý để các bác sĩ và các nhân viên y tế khác thực hiện điều vô nhân đạo này, thực hiện ngay, không phải để ủng hộ sự sống mà là kết thúc sự sống hay không? Chúng ta có muốn các bác sĩ bị cưỡng bách vi phạm lương tâm của họ hoặc bị tước giấy phép? Đó là điều mà đất nước chúng ta đang hướng đến. hậu quả bi thảm đang chờ đợi tất cả chúng ta".
Lã Thụ Nhân
Đức Cha viết trên tờ Ottawa Sun: "Không có nhân quyền cho việc an tử hoặc trợ tử. Chúng ta có quyền sống và được chăm sóc y tế, không phải là quyền chết hoặc quyền để buộc một người nào đó giết chúng ta".
Đức Giám Mục viết thiêm: "Chúng ta có muốn bắt buộc về mặt pháp lý để các bác sĩ và các nhân viên y tế khác thực hiện điều vô nhân đạo này, thực hiện ngay, không phải để ủng hộ sự sống mà là kết thúc sự sống hay không? Chúng ta có muốn các bác sĩ bị cưỡng bách vi phạm lương tâm của họ hoặc bị tước giấy phép? Đó là điều mà đất nước chúng ta đang hướng đến. hậu quả bi thảm đang chờ đợi tất cả chúng ta".
Lã Thụ Nhân
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn: Hồng ân thánh hiến
Người Giồng Trôm
08:58 11/06/2016
DÒNG MẾN THÁNH GIÁ CÁI MƠN: HỒNG ÂN THÁNH HIẾN
Cầm trên tay thiệp mời “Lễ Thánh Hiến và Tạ Ơn” của Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn, chiếc thiệp đơn sơ nhưng đọng lại nhiều suy nghĩ. Ảnh bìa là hình ảnh Thánh Giá Chúa ghi đậm dấu ấn đời Thánh Hiến bước theo sát Chúa Kitô chịu đóng đinh của quý Chị.
Xem Hình
Năm 2016 - Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa, hội Dòng rất vui mừng và rồi “Trong niềm tri ân cảm tạ Thiên Chúa
Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn chúng con hân hoan kính báo
Mừng Ngọc Khánh Khấn Dòng
Nt. Ysave Trương Thị Tạo
Nt. Anna Lưu Thị Thùa
Mừng Kim Khánh Khấn Dòng
Nt. Anê Thái Thị Lưu
Nt. Anê Lê Thị Trọn
Mừng Hồng Ân Vĩnh Khấn
Nt. Anê Lê Thị Tươi
Nt. Anna Lê Thị Bích Đào
Nt. Maria Nguyễn Thị Lan Thanh
Nt. Maria Nguyễn Thị Tường Vy
Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Trúc Phương
Nt. Maria Đặng Thị Thảo Sương
Nt. Rosa Phạm Thị Ánh Hoa
Nt. Maria Võ Thị Thùy Liên
Nt. Maria Dương Thị Kiếm
Nt. Anê Nguyễn Thị Thanh Thúy
Mừng Hồng Ân Tiên Khấn
Nt. Maria Trần Thị Nhan
Nt. Yasve Trần Thị Mỹ Hường
Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Tố Nga
Nt. Anna Nguyễn Thị Bích Tuyền
Nt. Maria Lê Thị Hồng Tâm
Nt. Maria Nguyễn Thị Phi Huyền
Nt. Catarina Hà Thị Thu
Nt. Ysave Thái Quang Tố Mai
Nt. Ysave Triệu Thị Ánh Mơ
Nt. Maria Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Niềm vui của Hội Dòng được hòa cùng niềm vui của khí trời thật đẹp hôm nay. Nhiều và nhiều người thân thương từ cha mẹ, gia đình, bạn hữu, ân nhân đã dắt díu nhau về với mảnh đất Cái Mơn đẹp tình Chúa, đẹp tình người và cũng là nơi gửi đến mọi người những chùm chôm chôm chín đỏ, những quả sầu riêng thơm phức và nhiều loại trái cây miệt vườn miền Tây sông nước nữa.
Một chút tâm tình trước Thánh Lễ: “Hôm nay đặc biệt Hội Dòng chúng con đón nhận Hồng Ân: Ngọc Khánh, Kim Khánh, Vĩnh Khấn và Tiên Khấn, ước mong rằng sự hiện diện của quý khách, của quý thân nhân ân nhân đến với Hội Dòng chúng con tất cả những lời cầu nguyện, những bước chân của quý vị đến Hội Dòng chúng con sẽ mang nhiều ơn Chúa đến với Hội Dòng và giúp cho Hội Dòng chúng con ngày càng triển nở tốt đẹp. ..
. .. Kính thưa cộng đoàn, trước sự hiện diện của cộng đoàn, hôm nay 12 nữ tu sẽ tuyên lời vĩnh thệ. Từ đây, các chị sẽ chính thức trở nên thành viên của Hội Dòng, với tuổi đời đầy mộng ước các chị đã để cho tình yêu Đức Kitô chiếm đoạt. Và Hôm nay sẽ công khai thề hứa vĩnh viễn trung thành trước tình yêu Chúa. Từ nay, các chị sẽ bước theo sát Đức Kitô hơn trong việc trọn đời sống khó nghèo, thanh khiết và vâng phục. Thật cao quý thay nhưng cũng không thiếu những cam go thử thách vì những con người này đã hiến dâng bằng cả con người yếu đuối bất toàn. Nguyện xin Thiên Chúa luôn đồng hành nâng đỡ để họ kiên trung theo Chúa đến cùng.
Trong Thánh Lễ này, Hội Dòng chúng con trong niềm hân hoan với niềm vui 60 năm khấn dòng, 50 năm khấn dòng. Đây là mốc thời gian kỷ niệm nhìn thời gian đã đi qua để cảm tạ tình thương Thiên Chúa, để thấy cuộc đời mình được tình yêu của Ngài luôn bao phủ, dẫn dắt từng phút giây và chân thành thưa lên với Chúa: Tất cả là hồng ân ! Tuổi đời, tuổi dòng càng cao thì tín thác vào Chúa càng sâu đậm. Hôm nay quý bà dâng lên Thiên Chúa tâm tình kính mến cảm ơn. ..
Kính mời cộng đoàn cùng Hội Dòng cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Và rồi cộng đoàn cùng hướng về cuối nguyện đường cùng hiệp lời ca tụng Chúa: Hân hoan trong ngày tận hiến ngày tận hiến hát khúc tạ ơn tiến vào thánh điện, thánh điện rực rỡ vinh quang. Ca vang ân tình của Chúa tình yêu Chúa ấp ủ đời con Chúa là tất cả, tất cả gia nghiệp đời con. Chúa gọi con đi và này con xin đến dâng Chúa con người của con năm tháng đoan thề sắc son nguyện trọn đời hiến dâng. ..
Mở lời vào Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai – giám mục Giáo Phận Vĩnh Long – ngỏ lời cùng cộng đoàn: Anh chị em thân mến ! Hôm nay chúng ta họp nhau tham dự nghi thức khấn trọn của các chị em và Thánh Lễ tạ ơn mừng Kim Khánh, Ngọc Khánh. Chúng ta cùng nhau tạ ơn Chúa, nhờ sự quan phòng của Chúa, Chúa soi sáng hướng dẫn để các chị em này sống cuộc đời tận hiến của mình cách tốt đẹp, sống phù hợp với ý hướng của Hội Dòng và theo Thánh ý Chúa. Giờ đây chúng ta cùng nhìn nhận tội lỗi chúng ta để xứng đáng cử hành mầu nhiệm Thánh”.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng suy nghĩ câu nói của Chúa Giêsu: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy”. Như là câu tóm tắt trong Phúc Âm. Chúa Giêsu không ngừng ban tình yêu thương của mình. Những gì Chúa nhận từ Cha, Chúa sẽ ban cho chúng ta. Người rất yêu thương chúng ta và mời gọi chúng ta ở lại trong tình yêu thương của Người. .. Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng suy nghĩ làm sao để được ở trong tình yêu của Chúa và ở lại trong tình yêu của Chúa thì được gì ?. (kính mời cộng đoàn xem video bài giảng: https://youtu.be/RfpHzXAQNmI).
Kết thúc bài giảng đến phần tuyên khấn.
Chị Tổng Phụ Trách ngỏ lời với Đức Cha: “Con xin thay mặt Hội Dòng giới thiệu với Đức Cha ứng sinh khấn trọn đời hôm nay. Kính xin Đức Cha nhận lời khấn của chị em con”. Và chị Phó Tổng gọi tên các ứng sinh.
Khi các ứng sinh có mặt, Đức Cha thỉnh vấn các ứng sinh và Ngài ngỏ lời: “Nguyện xin Đấng đã khơi dậy ý muốn tốt lành nơi các con. Chính Người cũng hoàn thành ý nguyện ấy cho tới ngày Chúa Kitô ngự đến”.
Tiếp đến là Kinh Cầu Các Thánh.
Đức Cha khởi nguyện: “Anh chị em thân mến ! Chúng ta dâng lên Thiên Chúa Cha Đấng ban phát mọi ơn lành lời cầu nguyện thiết tha. Xin Người thương xót củng cố quyết định mà Người đã đoái thương gợi lên cho các nữ tỳ đây”.
Sau lời nguyện, các nữ tu tuyên lời vĩnh khấn quỳ trước mặt Đức Cha và tuyên khấn. Và sau đó, các nữ tu mừng ngày hồng phúc hôm nay tuyên lại lời khấn.
Trước khi nhận phép lành cuối Lễ, chị Tổng Phụ Trách Hội Dòng Mến Thánh Giá Mơn ngỏ lời cảm ơn Đức Cha, Đức Ông, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn. .. Chị cảm ơn Đức Cha lần đầu tiên được Đức Cha đến nhận lời khấn của chị em. .. trong tư cách là Đấng Bản Quyền Giáo Phận, chiều hôm qua, Đức Cha đã nhận lời tiên khấn của chị em chúng con. Mặc dù trách nhiệm với Giáo Phận thật nặng nề nhưng Đức Cha vẫn sẵn lòng hy sinh sắp xếp công việc đến chúng con và hướng dẫn chúng con sống đời tu tốt đẹp hơn, toàn tâm toàn ý phụng sự Thiên Chúa và phục vụ mọi người cách hữu hiệu hơn. Chúng con xin chân thành cảm ơn Đức Cha.
Trước khi dứt lời, chị Tổng kính xin Đức Cha nhận đóa hoa tươi tỏ lòng biết ơn của Hội Dòng.
Và Chị Tổng cũng ngỏ đôi lời cảm ơn với Đức Ông: . ..Vì yêu mến Giáo Phận, Đức Ông sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm với Đấng Bản Quyền,. ..Đức Ông yêu thương, nâng đỡ đời sống thiêng liêng, đời sống tông đồ. Đức Ông quan tâm đến huấn luyện. .. Chúng con chân thành ghi ơn Đức Ông.
Sau khi nhận phép lành cuối Lễ, quý nữ tu mừng Lễ hôm nay cùng chụp chung với Đức Cha những tấm hình để ghi nhớ ngày hồng phúc này.
Nguyện xin Chúa tuôn đổ muôn phúc lành trên Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn, cách riêng xin Chúa tuôn đổ những ơn cần thiết cho các nữ tu mừng kỷ niệm Ngọc, Kim Khánh và tuyên lời khấn hôm nay.
Cầm trên tay thiệp mời “Lễ Thánh Hiến và Tạ Ơn” của Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn, chiếc thiệp đơn sơ nhưng đọng lại nhiều suy nghĩ. Ảnh bìa là hình ảnh Thánh Giá Chúa ghi đậm dấu ấn đời Thánh Hiến bước theo sát Chúa Kitô chịu đóng đinh của quý Chị.
Xem Hình
Năm 2016 - Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa, hội Dòng rất vui mừng và rồi “Trong niềm tri ân cảm tạ Thiên Chúa
Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn chúng con hân hoan kính báo
Mừng Ngọc Khánh Khấn Dòng
Nt. Ysave Trương Thị Tạo
Nt. Anna Lưu Thị Thùa
Mừng Kim Khánh Khấn Dòng
Nt. Anê Thái Thị Lưu
Nt. Anê Lê Thị Trọn
Mừng Hồng Ân Vĩnh Khấn
Nt. Anê Lê Thị Tươi
Nt. Anna Lê Thị Bích Đào
Nt. Maria Nguyễn Thị Lan Thanh
Nt. Maria Nguyễn Thị Tường Vy
Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Trúc Phương
Nt. Maria Đặng Thị Thảo Sương
Nt. Rosa Phạm Thị Ánh Hoa
Nt. Maria Võ Thị Thùy Liên
Nt. Maria Dương Thị Kiếm
Nt. Anê Nguyễn Thị Thanh Thúy
Mừng Hồng Ân Tiên Khấn
Nt. Maria Trần Thị Nhan
Nt. Yasve Trần Thị Mỹ Hường
Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Tố Nga
Nt. Anna Nguyễn Thị Bích Tuyền
Nt. Maria Lê Thị Hồng Tâm
Nt. Maria Nguyễn Thị Phi Huyền
Nt. Catarina Hà Thị Thu
Nt. Ysave Thái Quang Tố Mai
Nt. Ysave Triệu Thị Ánh Mơ
Nt. Maria Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Niềm vui của Hội Dòng được hòa cùng niềm vui của khí trời thật đẹp hôm nay. Nhiều và nhiều người thân thương từ cha mẹ, gia đình, bạn hữu, ân nhân đã dắt díu nhau về với mảnh đất Cái Mơn đẹp tình Chúa, đẹp tình người và cũng là nơi gửi đến mọi người những chùm chôm chôm chín đỏ, những quả sầu riêng thơm phức và nhiều loại trái cây miệt vườn miền Tây sông nước nữa.
Một chút tâm tình trước Thánh Lễ: “Hôm nay đặc biệt Hội Dòng chúng con đón nhận Hồng Ân: Ngọc Khánh, Kim Khánh, Vĩnh Khấn và Tiên Khấn, ước mong rằng sự hiện diện của quý khách, của quý thân nhân ân nhân đến với Hội Dòng chúng con tất cả những lời cầu nguyện, những bước chân của quý vị đến Hội Dòng chúng con sẽ mang nhiều ơn Chúa đến với Hội Dòng và giúp cho Hội Dòng chúng con ngày càng triển nở tốt đẹp. ..
. .. Kính thưa cộng đoàn, trước sự hiện diện của cộng đoàn, hôm nay 12 nữ tu sẽ tuyên lời vĩnh thệ. Từ đây, các chị sẽ chính thức trở nên thành viên của Hội Dòng, với tuổi đời đầy mộng ước các chị đã để cho tình yêu Đức Kitô chiếm đoạt. Và Hôm nay sẽ công khai thề hứa vĩnh viễn trung thành trước tình yêu Chúa. Từ nay, các chị sẽ bước theo sát Đức Kitô hơn trong việc trọn đời sống khó nghèo, thanh khiết và vâng phục. Thật cao quý thay nhưng cũng không thiếu những cam go thử thách vì những con người này đã hiến dâng bằng cả con người yếu đuối bất toàn. Nguyện xin Thiên Chúa luôn đồng hành nâng đỡ để họ kiên trung theo Chúa đến cùng.
Trong Thánh Lễ này, Hội Dòng chúng con trong niềm hân hoan với niềm vui 60 năm khấn dòng, 50 năm khấn dòng. Đây là mốc thời gian kỷ niệm nhìn thời gian đã đi qua để cảm tạ tình thương Thiên Chúa, để thấy cuộc đời mình được tình yêu của Ngài luôn bao phủ, dẫn dắt từng phút giây và chân thành thưa lên với Chúa: Tất cả là hồng ân ! Tuổi đời, tuổi dòng càng cao thì tín thác vào Chúa càng sâu đậm. Hôm nay quý bà dâng lên Thiên Chúa tâm tình kính mến cảm ơn. ..
Kính mời cộng đoàn cùng Hội Dòng cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Và rồi cộng đoàn cùng hướng về cuối nguyện đường cùng hiệp lời ca tụng Chúa: Hân hoan trong ngày tận hiến ngày tận hiến hát khúc tạ ơn tiến vào thánh điện, thánh điện rực rỡ vinh quang. Ca vang ân tình của Chúa tình yêu Chúa ấp ủ đời con Chúa là tất cả, tất cả gia nghiệp đời con. Chúa gọi con đi và này con xin đến dâng Chúa con người của con năm tháng đoan thề sắc son nguyện trọn đời hiến dâng. ..
Mở lời vào Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai – giám mục Giáo Phận Vĩnh Long – ngỏ lời cùng cộng đoàn: Anh chị em thân mến ! Hôm nay chúng ta họp nhau tham dự nghi thức khấn trọn của các chị em và Thánh Lễ tạ ơn mừng Kim Khánh, Ngọc Khánh. Chúng ta cùng nhau tạ ơn Chúa, nhờ sự quan phòng của Chúa, Chúa soi sáng hướng dẫn để các chị em này sống cuộc đời tận hiến của mình cách tốt đẹp, sống phù hợp với ý hướng của Hội Dòng và theo Thánh ý Chúa. Giờ đây chúng ta cùng nhìn nhận tội lỗi chúng ta để xứng đáng cử hành mầu nhiệm Thánh”.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng suy nghĩ câu nói của Chúa Giêsu: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy”. Như là câu tóm tắt trong Phúc Âm. Chúa Giêsu không ngừng ban tình yêu thương của mình. Những gì Chúa nhận từ Cha, Chúa sẽ ban cho chúng ta. Người rất yêu thương chúng ta và mời gọi chúng ta ở lại trong tình yêu thương của Người. .. Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng suy nghĩ làm sao để được ở trong tình yêu của Chúa và ở lại trong tình yêu của Chúa thì được gì ?. (kính mời cộng đoàn xem video bài giảng: https://youtu.be/RfpHzXAQNmI).
Kết thúc bài giảng đến phần tuyên khấn.
Chị Tổng Phụ Trách ngỏ lời với Đức Cha: “Con xin thay mặt Hội Dòng giới thiệu với Đức Cha ứng sinh khấn trọn đời hôm nay. Kính xin Đức Cha nhận lời khấn của chị em con”. Và chị Phó Tổng gọi tên các ứng sinh.
Khi các ứng sinh có mặt, Đức Cha thỉnh vấn các ứng sinh và Ngài ngỏ lời: “Nguyện xin Đấng đã khơi dậy ý muốn tốt lành nơi các con. Chính Người cũng hoàn thành ý nguyện ấy cho tới ngày Chúa Kitô ngự đến”.
Tiếp đến là Kinh Cầu Các Thánh.
Đức Cha khởi nguyện: “Anh chị em thân mến ! Chúng ta dâng lên Thiên Chúa Cha Đấng ban phát mọi ơn lành lời cầu nguyện thiết tha. Xin Người thương xót củng cố quyết định mà Người đã đoái thương gợi lên cho các nữ tỳ đây”.
Sau lời nguyện, các nữ tu tuyên lời vĩnh khấn quỳ trước mặt Đức Cha và tuyên khấn. Và sau đó, các nữ tu mừng ngày hồng phúc hôm nay tuyên lại lời khấn.
Trước khi nhận phép lành cuối Lễ, chị Tổng Phụ Trách Hội Dòng Mến Thánh Giá Mơn ngỏ lời cảm ơn Đức Cha, Đức Ông, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn. .. Chị cảm ơn Đức Cha lần đầu tiên được Đức Cha đến nhận lời khấn của chị em. .. trong tư cách là Đấng Bản Quyền Giáo Phận, chiều hôm qua, Đức Cha đã nhận lời tiên khấn của chị em chúng con. Mặc dù trách nhiệm với Giáo Phận thật nặng nề nhưng Đức Cha vẫn sẵn lòng hy sinh sắp xếp công việc đến chúng con và hướng dẫn chúng con sống đời tu tốt đẹp hơn, toàn tâm toàn ý phụng sự Thiên Chúa và phục vụ mọi người cách hữu hiệu hơn. Chúng con xin chân thành cảm ơn Đức Cha.
Trước khi dứt lời, chị Tổng kính xin Đức Cha nhận đóa hoa tươi tỏ lòng biết ơn của Hội Dòng.
Và Chị Tổng cũng ngỏ đôi lời cảm ơn với Đức Ông: . ..Vì yêu mến Giáo Phận, Đức Ông sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm với Đấng Bản Quyền,. ..Đức Ông yêu thương, nâng đỡ đời sống thiêng liêng, đời sống tông đồ. Đức Ông quan tâm đến huấn luyện. .. Chúng con chân thành ghi ơn Đức Ông.
Sau khi nhận phép lành cuối Lễ, quý nữ tu mừng Lễ hôm nay cùng chụp chung với Đức Cha những tấm hình để ghi nhớ ngày hồng phúc này.
Nguyện xin Chúa tuôn đổ muôn phúc lành trên Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn, cách riêng xin Chúa tuôn đổ những ơn cần thiết cho các nữ tu mừng kỷ niệm Ngọc, Kim Khánh và tuyên lời khấn hôm nay.
Hồng ân thánh hiến : Lễ khấn tại Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa
Cécile Trang Nhung
09:11 11/06/2016
HỒNG ÂN THÁNH HIẾN
THÁNH LỄ KHẤN DÒNG TẠI MẾN THÁNH GIÁ THANH HÓA
THANH HÓA, vào lúc 08g00 sáng Thứ Tư ngày 08 tháng 6 năm 2016, thánh lễ Tuyên Khấn Vĩnh Viễn của 16 chị, và 12 chị tuyên khấn lần đầu thuộc Hội Dòng Mến Thánh giá Thanh hóa diễn ra tại Nhà thờ Chính Tòa do Đức Cha Giáo phận chủ tế, cùng với 65 linh mục trong và ngoài Giáo phận đồng tế, trong bầu khí rất linh thiêng, trang nghiêm và sốt sắng. Tham dự Thánh lễ có quí Thầy phó tế, quí chủng sinh, quí nam nữ tu sĩ, quí phụ huynh của các khấn sinh, gia đình, ân nhân và thân nhân của các chị em cũng như của Hội Dòng.
Xem Hình
Đâu có ai biết trước trời Thanh, mây phủ nhẹ, gió khẽ thổi cho hồn người dâng cao để chọn ngày Hôn Ước ? Tất cả đã được Chúa quan phòng, yêu thương sắp xếp. Đây thật là hồng ân Chúa ban như mưa tuôn trào cho đời thánh hiến của các nữ tu Mến Thánh Giá Thanh hóa hôm nay cách ưu ái, bời sau một tuần Miền Bắc nóng rực như lửa hè oi bức đốt lên.
Điểm hẹn lại lên! Nơi đây, hai mươi năm rồi, mỗi mùa hoa phượng vĩ, Thánh ước người tu sĩ với Đức Kitô vẫn thu hút mọi người đổ về dự lễ không nề ngại đường xá xa xôi, dù trời nóng nực. Tình yêu Chúa là động lực để người nữ tu trung kiên sống cuộc đời hy hiến giữa dòng đời vạn biến hôm nay.
Đúng 08g 00, Đức Cha chủ lễ cùng với đoàn Đồng tế và đoàn rước từ Nhà Xứ tiến về Cung Thánh của Nhà Thờ Chính tòa trong tiếng hát đàn vang. Lời ca nhập lễ “ Ước nguyện đời con” của linh mục Nguyên Lễ được ca đoàn cất lên thật du dương như đang hòa với bước chân và tâm hồn của từng người trong đoàn rước đi vào huyền nhiệm tình yêu của lễ khấn dòng. Những ánh mắt ngập tràn niềm tin vui của Cộng đoàn tham dự phụng vụ đang hướng nhìn các chị em nữ tu sẽ khấn lần đầu và khấn trọn đời như lời khích lệ, hiệp thông và yêu mến. Trang phục của các chị em tuyên khấn hôm nay không như mọi ngày vẫn thấy. Đẹp như tân nương đó! Nhưng, thương khó như cảnh Chúa chiều nào đội mão gai đau xót! Đó là điểm nổi bật của Hôn Ước thiêng liêng mà các khấn sinh sẽ diễn tả trước viễn cảnh đời sống hiến dâng cho Thiên Chúa sống theo Đức Kitô, trong linh đạo mến Thánh Giá. Đó cũng là lời nhắc nhủ Chị em sống cách thực tế hơn: Theo Chúa là chấp nhận mọi hy sinh, là hủy mình cho tình Chúa lên ngôi, là chứng tá cho đời thanh khiết, là biết hái hoa hồng trên những bụi gai.
Một sự trùng hợp mang đầy ý nghĩa của ngày lễ khấn dòng trong tháng kính Thánh tâm Chúa Giêsu, biểu tượng của tình yêu Đấng Cứu thế dành cho nhân loại. Như thế, tiếng đáp lại của chị em qua lời khấn phúc âm là Tình yêu đáp lại “TÌNH YÊU”.
Như Samuel, khi nghe tiếng gọi tên mình và được xác định rõ đó là tiếng Chúa, giờ đây khi nghe giới thiệu tên mình với Đức Giám Mục giáo Phận và với Chị Tổng Phụ Trách, từng chị em đã thưa: « Lạy Chúa, Chúa gọi con, này con đây ».Tiếng đáp không chỉ bằng lời, nhưng bằng cả cuộc đời tín thác hy dâng, đúng như vịnh ca 15: « lạy Chúa, Chúa là phần gia nghiệp của con » trong phần phụng vụ lời Chúa diễn tả.
Giữa thế giới với nhiều biến động, nhiều đổi thay và cám dỗ giăng đầy bởi những trào lưu “Tục hóa hệ thống” vẫn mệnh danh là văn minh-văn hóa, nhưng thực chất là nền văn minh sự chết, và “nền văn hóa sài rồi bỏ" mà bao nhiêu người đang mải miết chạy theo, thì vẫn còn những tâm hồn người trẻ biết quảng đại nói “KHÔNG” với tất cả những gì nhuốm màu thế gian. Thay vào đó, Chị em tự do từ bỏ sự tự do kiểu con người để hoàn toàn được do của con cái Thiên Chúa trong sống tu dòng qua việc khấn giữ Ba Lời Khuyên Phúc Âm: Thanh bần, Khiết tịnh và Vâng phục.
Trong bài giảng, Đức Cha đã diễn giải ý nghĩa các bài đọc Lời Chúa của thánh lễ ( Os 2,14.19-20; 1 Cr 1, 22-31) và Mt 11,25-30) liên kết với tình yêu đời dâng hiến của chị em, hầu giúp chị em hiểu ơn gọi tình yêu cao quí dành cho Chúa là Đấng duy nhất. Đức Cha bắt đầu bài giảng bằng câu chuyện có thực về tình yêu thật cảm động của cặp vợ chồng người tại Casper, Wyoming ở Mỹ đã đăng tải trên Daily Mail, đó là người chồng Gim Golay (53 tuổi) và vợ là Shelly Golay ( 52 tuổi). Hai người này kết hôn vào năm 1986 và có hai con, một trai một gái. Jim Golay, 53 tuổi vào thời điểm ra đi vĩnh viễn. Sau khi sau khi được chuẩn đoán bị u não, biết mình không thể kéo dài sự sống, nên đã gọi điện cho cửa hàng cung cấp hoa theo địa chỉ gửi đến và ông đặt hoa với hợp đồng trả tiền trước. Theo đó, trong ngày Valentine mỗi năm cho đến khi qua đời, bà Shelly Golay, vợ ông luôn nhận được một số loại hoa yêu thích của mình với nhãn giấy ghi dòng chữ “Chúc mừng ngày Valentine, tình yêu của anh. Hãy mạnh mẽ lên nhé!...”. Gim Golay muốn minh chứng một lần nữa về tình yêu của ông ấy dành cho vợ. Tình yêu tuyệt vời, vượt mọi ranh giới, khoảng cách kể cả cái chết.
Gim Golay chỉ là một con người mà còn diễn tả và trọn vẹn cho tình yêu vợ chồng. Chúng con, những nữ tu tuyên khấn hôm nay, tình yêu của chúng con đối với Chúa là Thiên Chúa, đó là tình yêu phu thê. Chúng con phải hiểu lộ lòng chung thủy đối với Chúa Giêsu là Đối tượng duy nhất của lòng chúng con hơn cả tình yêu của Gim Golay và Shelly Golay. Chúng con còn có thể diễn tả cả cuộc đời với sự hy sinh những nhu cầu của: ý muốn xác thân, tự do, hưởng thụ, để chỉ sống cho Chúa với Chúa và vì Chúa qua phục vụ phần rỗi cho các linh hồn.
Trong tâm tình của người Cha, Đức Cha nhắn nhủ thêm khấn sinh rằng: rồi đây cuộc đời không phải lúc nào cũng đẹp như ngày hôm nay, vì đi vào cuộc sống, chúng con sẽ gặp nhiều thách đố, có khi chúng con cũng chán nản. Nhưng dù bao nhiêu thử thách đường đời, dù vất vả gian lao, chúng con hãy vẫn một lòng kiên trung vào Đức Giêsu. Ngài cầu chúc quí Chị luôn cảm thấy niềm vui trong cuộc đời tu trì và sẽ cùng với ơn Chúa để đi hết chặng đường thánh giá trong tin yêu.
Sau các nghi thức của Lễ tuyên khấn, chi Tổng phụ trách, đại diện cho toàn thể Hội Dòng đón nhận các chị em tân khấn bằng vòng tay chào hôn thân ái. Từ nay, Hội Dòng Mến Thánh Giá Thanh hóa có thêm mười sáu Thành viên mới chính thức để chung xây và thăng tiến Hội Dòng giữa lòng thế giới hôm nay.
Cécile Trang Nhung
Tổng Phụ trách
THÁNH LỄ KHẤN DÒNG TẠI MẾN THÁNH GIÁ THANH HÓA
THANH HÓA, vào lúc 08g00 sáng Thứ Tư ngày 08 tháng 6 năm 2016, thánh lễ Tuyên Khấn Vĩnh Viễn của 16 chị, và 12 chị tuyên khấn lần đầu thuộc Hội Dòng Mến Thánh giá Thanh hóa diễn ra tại Nhà thờ Chính Tòa do Đức Cha Giáo phận chủ tế, cùng với 65 linh mục trong và ngoài Giáo phận đồng tế, trong bầu khí rất linh thiêng, trang nghiêm và sốt sắng. Tham dự Thánh lễ có quí Thầy phó tế, quí chủng sinh, quí nam nữ tu sĩ, quí phụ huynh của các khấn sinh, gia đình, ân nhân và thân nhân của các chị em cũng như của Hội Dòng.
Xem Hình
Đâu có ai biết trước trời Thanh, mây phủ nhẹ, gió khẽ thổi cho hồn người dâng cao để chọn ngày Hôn Ước ? Tất cả đã được Chúa quan phòng, yêu thương sắp xếp. Đây thật là hồng ân Chúa ban như mưa tuôn trào cho đời thánh hiến của các nữ tu Mến Thánh Giá Thanh hóa hôm nay cách ưu ái, bời sau một tuần Miền Bắc nóng rực như lửa hè oi bức đốt lên.
Điểm hẹn lại lên! Nơi đây, hai mươi năm rồi, mỗi mùa hoa phượng vĩ, Thánh ước người tu sĩ với Đức Kitô vẫn thu hút mọi người đổ về dự lễ không nề ngại đường xá xa xôi, dù trời nóng nực. Tình yêu Chúa là động lực để người nữ tu trung kiên sống cuộc đời hy hiến giữa dòng đời vạn biến hôm nay.
Đúng 08g 00, Đức Cha chủ lễ cùng với đoàn Đồng tế và đoàn rước từ Nhà Xứ tiến về Cung Thánh của Nhà Thờ Chính tòa trong tiếng hát đàn vang. Lời ca nhập lễ “ Ước nguyện đời con” của linh mục Nguyên Lễ được ca đoàn cất lên thật du dương như đang hòa với bước chân và tâm hồn của từng người trong đoàn rước đi vào huyền nhiệm tình yêu của lễ khấn dòng. Những ánh mắt ngập tràn niềm tin vui của Cộng đoàn tham dự phụng vụ đang hướng nhìn các chị em nữ tu sẽ khấn lần đầu và khấn trọn đời như lời khích lệ, hiệp thông và yêu mến. Trang phục của các chị em tuyên khấn hôm nay không như mọi ngày vẫn thấy. Đẹp như tân nương đó! Nhưng, thương khó như cảnh Chúa chiều nào đội mão gai đau xót! Đó là điểm nổi bật của Hôn Ước thiêng liêng mà các khấn sinh sẽ diễn tả trước viễn cảnh đời sống hiến dâng cho Thiên Chúa sống theo Đức Kitô, trong linh đạo mến Thánh Giá. Đó cũng là lời nhắc nhủ Chị em sống cách thực tế hơn: Theo Chúa là chấp nhận mọi hy sinh, là hủy mình cho tình Chúa lên ngôi, là chứng tá cho đời thanh khiết, là biết hái hoa hồng trên những bụi gai.
Một sự trùng hợp mang đầy ý nghĩa của ngày lễ khấn dòng trong tháng kính Thánh tâm Chúa Giêsu, biểu tượng của tình yêu Đấng Cứu thế dành cho nhân loại. Như thế, tiếng đáp lại của chị em qua lời khấn phúc âm là Tình yêu đáp lại “TÌNH YÊU”.
Như Samuel, khi nghe tiếng gọi tên mình và được xác định rõ đó là tiếng Chúa, giờ đây khi nghe giới thiệu tên mình với Đức Giám Mục giáo Phận và với Chị Tổng Phụ Trách, từng chị em đã thưa: « Lạy Chúa, Chúa gọi con, này con đây ».Tiếng đáp không chỉ bằng lời, nhưng bằng cả cuộc đời tín thác hy dâng, đúng như vịnh ca 15: « lạy Chúa, Chúa là phần gia nghiệp của con » trong phần phụng vụ lời Chúa diễn tả.
Giữa thế giới với nhiều biến động, nhiều đổi thay và cám dỗ giăng đầy bởi những trào lưu “Tục hóa hệ thống” vẫn mệnh danh là văn minh-văn hóa, nhưng thực chất là nền văn minh sự chết, và “nền văn hóa sài rồi bỏ" mà bao nhiêu người đang mải miết chạy theo, thì vẫn còn những tâm hồn người trẻ biết quảng đại nói “KHÔNG” với tất cả những gì nhuốm màu thế gian. Thay vào đó, Chị em tự do từ bỏ sự tự do kiểu con người để hoàn toàn được do của con cái Thiên Chúa trong sống tu dòng qua việc khấn giữ Ba Lời Khuyên Phúc Âm: Thanh bần, Khiết tịnh và Vâng phục.
Trong bài giảng, Đức Cha đã diễn giải ý nghĩa các bài đọc Lời Chúa của thánh lễ ( Os 2,14.19-20; 1 Cr 1, 22-31) và Mt 11,25-30) liên kết với tình yêu đời dâng hiến của chị em, hầu giúp chị em hiểu ơn gọi tình yêu cao quí dành cho Chúa là Đấng duy nhất. Đức Cha bắt đầu bài giảng bằng câu chuyện có thực về tình yêu thật cảm động của cặp vợ chồng người tại Casper, Wyoming ở Mỹ đã đăng tải trên Daily Mail, đó là người chồng Gim Golay (53 tuổi) và vợ là Shelly Golay ( 52 tuổi). Hai người này kết hôn vào năm 1986 và có hai con, một trai một gái. Jim Golay, 53 tuổi vào thời điểm ra đi vĩnh viễn. Sau khi sau khi được chuẩn đoán bị u não, biết mình không thể kéo dài sự sống, nên đã gọi điện cho cửa hàng cung cấp hoa theo địa chỉ gửi đến và ông đặt hoa với hợp đồng trả tiền trước. Theo đó, trong ngày Valentine mỗi năm cho đến khi qua đời, bà Shelly Golay, vợ ông luôn nhận được một số loại hoa yêu thích của mình với nhãn giấy ghi dòng chữ “Chúc mừng ngày Valentine, tình yêu của anh. Hãy mạnh mẽ lên nhé!...”. Gim Golay muốn minh chứng một lần nữa về tình yêu của ông ấy dành cho vợ. Tình yêu tuyệt vời, vượt mọi ranh giới, khoảng cách kể cả cái chết.
Gim Golay chỉ là một con người mà còn diễn tả và trọn vẹn cho tình yêu vợ chồng. Chúng con, những nữ tu tuyên khấn hôm nay, tình yêu của chúng con đối với Chúa là Thiên Chúa, đó là tình yêu phu thê. Chúng con phải hiểu lộ lòng chung thủy đối với Chúa Giêsu là Đối tượng duy nhất của lòng chúng con hơn cả tình yêu của Gim Golay và Shelly Golay. Chúng con còn có thể diễn tả cả cuộc đời với sự hy sinh những nhu cầu của: ý muốn xác thân, tự do, hưởng thụ, để chỉ sống cho Chúa với Chúa và vì Chúa qua phục vụ phần rỗi cho các linh hồn.
Trong tâm tình của người Cha, Đức Cha nhắn nhủ thêm khấn sinh rằng: rồi đây cuộc đời không phải lúc nào cũng đẹp như ngày hôm nay, vì đi vào cuộc sống, chúng con sẽ gặp nhiều thách đố, có khi chúng con cũng chán nản. Nhưng dù bao nhiêu thử thách đường đời, dù vất vả gian lao, chúng con hãy vẫn một lòng kiên trung vào Đức Giêsu. Ngài cầu chúc quí Chị luôn cảm thấy niềm vui trong cuộc đời tu trì và sẽ cùng với ơn Chúa để đi hết chặng đường thánh giá trong tin yêu.
Sau các nghi thức của Lễ tuyên khấn, chi Tổng phụ trách, đại diện cho toàn thể Hội Dòng đón nhận các chị em tân khấn bằng vòng tay chào hôn thân ái. Từ nay, Hội Dòng Mến Thánh Giá Thanh hóa có thêm mười sáu Thành viên mới chính thức để chung xây và thăng tiến Hội Dòng giữa lòng thế giới hôm nay.
Cécile Trang Nhung
Tổng Phụ trách
Dòng Đa Minh Rosa Lima thường huấn Lòng thương xót trong đời sống cộng đoàn
Ban Truyền Thông Dòng Đa Minh Rosa Lima
12:49 11/06/2016
Xem hình ảnh
Từ ngày 06 đến 11 tháng 6 năm 2016, hơn một trăm chị em khấn trọn Dòng Đa Minh Rosa Lima tề tựu tại tu viện Mẹ Lên Trời của Dòng tại Lạc Lâm, Lâm Đồng để tham dự khóa thường huấn hàng năm.
Cha Giuse Đỗ Văn Thụy, Hội thừa sai Việt Nam, theo lời mời của chị Giuse Đặng Thúy Phượng, phụ tá Bề trên Tổng quyền của Dòng là vị giảng huấn trong suốt sáu ngày với đề tài Thực thi và loan báo Lòng Thương Xót trong đời sống cộng đoàn.
Những ngày đầu tiên, chị em chưa bắt được nhịp với cha nên cảm giác khô khan. Nhưng ngày qua ngày, với sự kiên nhẫn, với những quyển sách cha là tác giả được sử dụng đan xen trong các tiết học đã làm cho chị em hài lòng về khóa thường huấn này.
Khóa học đã giúp chị em nhiều về đời sống cộng đoàn với những phương cách sống tha thứ, sám hối, không vội xét đoán và không lên án cũng như nói xấu. khóa học giúp chị em sống với Chúa Thánh Thần nhiều hơn, cảm nhận được đời sống thiêng liêng để thăng tiến và hoàn thiện. Chị em cũng cảm nhận được qua các bài học từ sách và từ đời sống của cha mà tự mình giải gỡ được những vướng mắc trong tâm hồn, lòng mình được hồi sinh.
Chắc chắn những quyết tâm cho cuộc sống của đời tu được hứa với lòng từ lúc này. Chắc chắn những bận tâm lo toan của đời thường sẽ vơi đi rất nhiều sau khi các chị lãnh hội qua tuần thường huấn. Chắc chắn ưu tư truyền giáo nơi các chị sẽ đong đầy hơn, tinh thần sẽ sẵn sàng hơn. Chắc chắn đời sống cộng đoàn sẽ nhẹ nhàng hơn trong năm Lòng Thương Xót này và kéo dài suốt chặng đường tu trì. Chắc chắn những bài học sẽ trở nên hữu ích hơn với mỗi chị em. Chắc chắn ơn Chúa Thánh Thần luôn ở cùng với chị em chúng tôi trong suốt dọc dài hành trình dâng hiến.
Hoạt động được mọi người yêu thích nhất trong khóa thường huấn là mỗi buổi chiều, chị em được ngồi quay quần bên nhau chia sẻ về đề tài cha đã dạy trong ngày. Chúng tôi học được kinh nghiệm của các chị đi trước. Chúng tôi nghe được thao thức của chị em trẻ. Chúng tôi cảm nhận được những vất vả và lo toan ưu tư mục vụ của chị em. Chúng tôi học ở nhau trong cách sống và nên thánh. Chúng tôi cùng cười cùng nói và đồng điệu với nhau.
Xin cảm ơn Cha, “chiếc phao” cứu cánh của chúng con trong lúc chúng con thiếu vắng vị giảng huấn. Xin Thiên Chúa ban nhiều ơn lành hồn xác trên Cha, để ước muốn viết tiếp những đầu sách nữa sẽ trở thành hiện thực. Xin cảm ơn chị em ở các cộng đoàn đã làm công việc bổn phận để chị em được thảnh thơi học hỏi. Xin cảm ơn Hội Dòng, cảm ơn mọi người đã đồng hành với chúng em trong lời cầu nguyện và giúp đỡ cho khóa thường huấn được tràn ngập niềm vui và gặt hái được nhiều bài học hữu ích.
Tiễn cha giáo lên đường về Saigon với những tiếng cười nói chia tay rổn rảng. Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng con, những tu sĩ, để ở đâu có chúng con, ở đó tràn ngập niềm vui.
Từ ngày 06 đến 11 tháng 6 năm 2016, hơn một trăm chị em khấn trọn Dòng Đa Minh Rosa Lima tề tựu tại tu viện Mẹ Lên Trời của Dòng tại Lạc Lâm, Lâm Đồng để tham dự khóa thường huấn hàng năm.
Cha Giuse Đỗ Văn Thụy, Hội thừa sai Việt Nam, theo lời mời của chị Giuse Đặng Thúy Phượng, phụ tá Bề trên Tổng quyền của Dòng là vị giảng huấn trong suốt sáu ngày với đề tài Thực thi và loan báo Lòng Thương Xót trong đời sống cộng đoàn.
Những ngày đầu tiên, chị em chưa bắt được nhịp với cha nên cảm giác khô khan. Nhưng ngày qua ngày, với sự kiên nhẫn, với những quyển sách cha là tác giả được sử dụng đan xen trong các tiết học đã làm cho chị em hài lòng về khóa thường huấn này.
Khóa học đã giúp chị em nhiều về đời sống cộng đoàn với những phương cách sống tha thứ, sám hối, không vội xét đoán và không lên án cũng như nói xấu. khóa học giúp chị em sống với Chúa Thánh Thần nhiều hơn, cảm nhận được đời sống thiêng liêng để thăng tiến và hoàn thiện. Chị em cũng cảm nhận được qua các bài học từ sách và từ đời sống của cha mà tự mình giải gỡ được những vướng mắc trong tâm hồn, lòng mình được hồi sinh.
Chắc chắn những quyết tâm cho cuộc sống của đời tu được hứa với lòng từ lúc này. Chắc chắn những bận tâm lo toan của đời thường sẽ vơi đi rất nhiều sau khi các chị lãnh hội qua tuần thường huấn. Chắc chắn ưu tư truyền giáo nơi các chị sẽ đong đầy hơn, tinh thần sẽ sẵn sàng hơn. Chắc chắn đời sống cộng đoàn sẽ nhẹ nhàng hơn trong năm Lòng Thương Xót này và kéo dài suốt chặng đường tu trì. Chắc chắn những bài học sẽ trở nên hữu ích hơn với mỗi chị em. Chắc chắn ơn Chúa Thánh Thần luôn ở cùng với chị em chúng tôi trong suốt dọc dài hành trình dâng hiến.
Hoạt động được mọi người yêu thích nhất trong khóa thường huấn là mỗi buổi chiều, chị em được ngồi quay quần bên nhau chia sẻ về đề tài cha đã dạy trong ngày. Chúng tôi học được kinh nghiệm của các chị đi trước. Chúng tôi nghe được thao thức của chị em trẻ. Chúng tôi cảm nhận được những vất vả và lo toan ưu tư mục vụ của chị em. Chúng tôi học ở nhau trong cách sống và nên thánh. Chúng tôi cùng cười cùng nói và đồng điệu với nhau.
Xin cảm ơn Cha, “chiếc phao” cứu cánh của chúng con trong lúc chúng con thiếu vắng vị giảng huấn. Xin Thiên Chúa ban nhiều ơn lành hồn xác trên Cha, để ước muốn viết tiếp những đầu sách nữa sẽ trở thành hiện thực. Xin cảm ơn chị em ở các cộng đoàn đã làm công việc bổn phận để chị em được thảnh thơi học hỏi. Xin cảm ơn Hội Dòng, cảm ơn mọi người đã đồng hành với chúng em trong lời cầu nguyện và giúp đỡ cho khóa thường huấn được tràn ngập niềm vui và gặt hái được nhiều bài học hữu ích.
Tiễn cha giáo lên đường về Saigon với những tiếng cười nói chia tay rổn rảng. Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng con, những tu sĩ, để ở đâu có chúng con, ở đó tràn ngập niềm vui.
Lễ khấn lần đầu tại Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc
Mến Thánh Giá Xuân Lộc
16:24 11/06/2016
Lễ Khấn Lần Đâu Tại Hội Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc
“Chúa đã gọi tên con
Dù con đây những lỗi lầm
Phận con yếu đuối mỏng manh
Nào đâu con xứng hồng ân...”
Sáng thứ bảy, ngày 11.06.2016, Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc hân hoan đón Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú - Tổng Đại diện giáo phận Xuân Lộc đến chủ tế thánh lễ tạ ơn và nghi thức Khấn Lần đầu cho 12 khấn sinh. Niềm vui của Hội dòng được nâng lên và tươi vui hơn khi có sự hiện diện của quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý ông bà cố và thân nhân của các khấn sinh, ân nhân và quý khách đến hiệp lời tạ ơn, dâng thánh lễ chia sẻ niềm vui với Hội dòng.
Xem Hình
6g00’, đoàn rước tiến bước vào Nguyện Đường của Hội dòng. Mở đầu thánh lễ, Đức Ông mời gọi cộng đoàn tạ ơn Chúa với Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc vì Hội dòng vẫn còn phong phú về ơn gọi. Tạ ơn Chúa với các khấn sinh hôm nay bước vào con đường mới, con đường của Chúa Kitô. Xin cho lời tạ ơn của chúng ta được kết hợp với chính Đức Kitô là Đấng đã tận hiến cuộc đời cho Thiên Chúa đem lại ơn cứu độ cho nhân loại. Đồng thời chúng ta van nài xin Chúa: Ngài đã gọi thì xin hãy chọn những khấn sinh sống đời thánh hiến cách trung tín.
Trong bài giảng, Đức Ông chia sẻ kinh nghiệm về ơn gọi Thiên Chúa dành cho ngài. Từ đó Đức Ông mời cộng đoàn nhớ lại ơn gọi của ngôn sứ Samuel, giúp cộng đoàn nhận ra ơn gọi của từng người: “Chúa dựng nên con không cần có con, nhưng để cứu chuộc con Chúa cần có sự cộng tác của con” (Thánh Augustino). Như thế, ơn gọi là một ơn nhưng không của Thiên Chúa nhưng đồng thời phải có sự đáp trả của cá nhân. Qua những gợi ý trên, Đức Ông dẫn cộng đoàn phụng vụ, cách riêng với các khấn sinh hướng đến ngày lễ khấn hôm nay. Thánh lễ hôm nay diễn ra trong năm Thánh của Lòng Thương Xót. Năm mà Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi tất cả mọi người cảm nhận mỗi người được Thiên Chúa yêu thương. Hơn ai hết, các khấn sinh, những người bước vào đời thánh hiến phải có cảm nhận rõ rệt và dứt khoát về tình yêu của Thiên Chúa dành cho họ. Lời mà các khấn sinh thưa lên khi được gọi phải là lời rao giảng về tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa trong suốt cuộc đời dâng hiến. Đức Ông cầu chúc cho các khấn sinh cũng như tất cả những ai theo đuổi ơn gọi cảm nhận ra hồng ân của Thiên Chúa chọn gọi để can đảm đáp trả.
Sau bài giảng là nghi thức khấn lần đầu. Lời khấn đầu tiên của quý chị sao nồng nàn, trinh trong và thanh thoát. Đức Giêsu Kitô mời gọi quý chị bước vào trang sử tình yêu với Ngài, một tình yêu mãnh liệt và sống động. Tình yêu thập giá... Chính Đức Giêsu đã đi bước trước, Ngài đã chọn con đường thánh giá để cứu chuộc dù Ngài là con Thiên Chúa. Xin cho quý chị đón nhận hiến chương và nội quy của Hội dòng hôm nay luôn mãi vuông tròn lời khấn.
Trước khi thánh lễ kết thúc, chị Anna Nguyễn Thị Phượng - Tổng Phụ trách Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc đại diện Hội dòng tri ân Đức Ông, quý cha và cộng đoàn đã đến dâng lễ cầu nguyện cho Hội dòng và các tân khấn sinh. Sự hiện diện này nâng đỡ và khích lệ chị em trong đời hiến dâng và phục vụ. Cách riêng, chị cũng gửi đến quý ông bà cố các tân khấn sinh lời tri ân. Quý ông bà cố đã hiến dâng con của mình cho Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc, kết quả hôm nay là bao khó nhọc vất vả, những năm tháng hy sinh của cha mẹ và gia đình. Bởi vì trong cuộc đời của người con luôn có sự góp sức về tinh thần và vật chất rất quý báu của mẹ cha, cho hạt mầm đời con lớn lên và nay đã đơm bông kết trái. Xin Chúa chúc lành cho quý ông bà cố và gia đình luôn an vui hạnh phúc.
Hồng ân Hội dòng chúng con lãnh nhận hôm nay với những ơn gọi dám dấn thân theo sát Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh, sống linh đạo Mến Thánh Giá. Chúng con biết nói sao cho hết lời tạ ơn. Xin cho đời thánh hiến của chúng con luôn đẹp mãi Tin Mừng cứu độ trong sứ vụ và những nơi chúng con được sai đến.
T. T Hội Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc
“Chúa đã gọi tên con
Dù con đây những lỗi lầm
Phận con yếu đuối mỏng manh
Nào đâu con xứng hồng ân...”
Sáng thứ bảy, ngày 11.06.2016, Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc hân hoan đón Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú - Tổng Đại diện giáo phận Xuân Lộc đến chủ tế thánh lễ tạ ơn và nghi thức Khấn Lần đầu cho 12 khấn sinh. Niềm vui của Hội dòng được nâng lên và tươi vui hơn khi có sự hiện diện của quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý ông bà cố và thân nhân của các khấn sinh, ân nhân và quý khách đến hiệp lời tạ ơn, dâng thánh lễ chia sẻ niềm vui với Hội dòng.
Xem Hình
6g00’, đoàn rước tiến bước vào Nguyện Đường của Hội dòng. Mở đầu thánh lễ, Đức Ông mời gọi cộng đoàn tạ ơn Chúa với Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc vì Hội dòng vẫn còn phong phú về ơn gọi. Tạ ơn Chúa với các khấn sinh hôm nay bước vào con đường mới, con đường của Chúa Kitô. Xin cho lời tạ ơn của chúng ta được kết hợp với chính Đức Kitô là Đấng đã tận hiến cuộc đời cho Thiên Chúa đem lại ơn cứu độ cho nhân loại. Đồng thời chúng ta van nài xin Chúa: Ngài đã gọi thì xin hãy chọn những khấn sinh sống đời thánh hiến cách trung tín.
Trong bài giảng, Đức Ông chia sẻ kinh nghiệm về ơn gọi Thiên Chúa dành cho ngài. Từ đó Đức Ông mời cộng đoàn nhớ lại ơn gọi của ngôn sứ Samuel, giúp cộng đoàn nhận ra ơn gọi của từng người: “Chúa dựng nên con không cần có con, nhưng để cứu chuộc con Chúa cần có sự cộng tác của con” (Thánh Augustino). Như thế, ơn gọi là một ơn nhưng không của Thiên Chúa nhưng đồng thời phải có sự đáp trả của cá nhân. Qua những gợi ý trên, Đức Ông dẫn cộng đoàn phụng vụ, cách riêng với các khấn sinh hướng đến ngày lễ khấn hôm nay. Thánh lễ hôm nay diễn ra trong năm Thánh của Lòng Thương Xót. Năm mà Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi tất cả mọi người cảm nhận mỗi người được Thiên Chúa yêu thương. Hơn ai hết, các khấn sinh, những người bước vào đời thánh hiến phải có cảm nhận rõ rệt và dứt khoát về tình yêu của Thiên Chúa dành cho họ. Lời mà các khấn sinh thưa lên khi được gọi phải là lời rao giảng về tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa trong suốt cuộc đời dâng hiến. Đức Ông cầu chúc cho các khấn sinh cũng như tất cả những ai theo đuổi ơn gọi cảm nhận ra hồng ân của Thiên Chúa chọn gọi để can đảm đáp trả.
Sau bài giảng là nghi thức khấn lần đầu. Lời khấn đầu tiên của quý chị sao nồng nàn, trinh trong và thanh thoát. Đức Giêsu Kitô mời gọi quý chị bước vào trang sử tình yêu với Ngài, một tình yêu mãnh liệt và sống động. Tình yêu thập giá... Chính Đức Giêsu đã đi bước trước, Ngài đã chọn con đường thánh giá để cứu chuộc dù Ngài là con Thiên Chúa. Xin cho quý chị đón nhận hiến chương và nội quy của Hội dòng hôm nay luôn mãi vuông tròn lời khấn.
Trước khi thánh lễ kết thúc, chị Anna Nguyễn Thị Phượng - Tổng Phụ trách Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc đại diện Hội dòng tri ân Đức Ông, quý cha và cộng đoàn đã đến dâng lễ cầu nguyện cho Hội dòng và các tân khấn sinh. Sự hiện diện này nâng đỡ và khích lệ chị em trong đời hiến dâng và phục vụ. Cách riêng, chị cũng gửi đến quý ông bà cố các tân khấn sinh lời tri ân. Quý ông bà cố đã hiến dâng con của mình cho Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc, kết quả hôm nay là bao khó nhọc vất vả, những năm tháng hy sinh của cha mẹ và gia đình. Bởi vì trong cuộc đời của người con luôn có sự góp sức về tinh thần và vật chất rất quý báu của mẹ cha, cho hạt mầm đời con lớn lên và nay đã đơm bông kết trái. Xin Chúa chúc lành cho quý ông bà cố và gia đình luôn an vui hạnh phúc.
Hồng ân Hội dòng chúng con lãnh nhận hôm nay với những ơn gọi dám dấn thân theo sát Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh, sống linh đạo Mến Thánh Giá. Chúng con biết nói sao cho hết lời tạ ơn. Xin cho đời thánh hiến của chúng con luôn đẹp mãi Tin Mừng cứu độ trong sứ vụ và những nơi chúng con được sai đến.
T. T Hội Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (14)
Vũ Văn An
19:43 11/06/2016
V. Các Suy Nghĩ Của Hệ Thống (tiếp theo)
2. Lòng thương xót như tấm gương phản chiếu Thiên Chúa Ba Ngôi
Thoạt nhìn, cố gắng hiểu lòng thương xót của Thiên Chúa như tấm gương phản chiếu yếu tính ba ngôi của Thiên Chúa xem ra là một cố gắng khá khó khăn đối với một số người. Vì việc tuyên xưng đức tin vào một Thiên Chúa Ba Ngôi đối với nhiều người, không phải bây giờ mà thôi, xem ra là một mầu nhiệm hoàn toàn, điều mà họ chịu không thấu và do đó, giúp họ rất ít trong việc hiểu lòng thương xót của Thiên Chúa nhiều hơn. Ngay trong thần học, học lý Thiên Chúa Ba Ngôi cũng thường bị làm ngơ. Tuy nhiên, trong ít thập niên mới đây, một biến đổi đã diễn ra trong thần học Công Giáo và cả trong thần học Thệ Phản nữa, với sự thúc đẩy từ phía thần học Chính Thống Giáo. Sự thay đổi này đưa tới việc tái khám phá ra sự bí nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi và việc nhìn nhận nó như là chìa khóa để hiểu đức tin Kitô Giáo (37).
Lẽ dĩ nhiên, học lý Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là một trường hợp toán học “siêu nhiên”, một thứ công thức ma thuật, có thể nói như thế. Nó không nhằm đưa ra một câu tuyên bố mâu thuẫn kiểu một bằng ba hoặc cùng một thực tại như nhau, nhìn dưới cùng một viễn ảnh, đồng thời lại là một và ba. Đúng hơn, học lý Thiên Chúa Ba Ngôi là kết quả từ một giải thích thận trọng câu trong thư thứ nhất của Thánh Gioan, trong đó, Tân Ước tóm lược trọn sứ điệp của nó một lần nữa “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4:8, 16). Dĩ nhiên, việc tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi không thể được diễn dịch từ câu này, nhưng nó cũng không thể bị phủ nhận như một sự thật của lý trí, như mưu toan của Hegel. Đối với những người muốn hiểu nó trong đức tin, trong tinh thần của câu châm ngôn fides quaerens intellectum (đức tin tìm kiếm hiểu biết), thì việc tuyên xưng Ba Ngôi có thể được hiểu như một sự thật tự nó không mâu thuẫn, nhưng có nghĩa trong đức tin và, trong chiều hướng này, có thể hiểu được đối với người tin (38).
Nếu Thiên Chúa là tình yêu, thì yếu tính nội thẳm của Người có thể hiểu được, một cách ước chừng, dựa trên loại suy tình yêu con người. Nhưng đây là một trường hợp loại suy (analogy) trong đó, sự không giống nhau luôn lớn hơn bất cứ sự giống nhau nào. Vì yếu tính của tình yêu con người bao hàm không những việc cho người khác một điều gì đó, nhưng còn thông truyền chính con người mình trong tặng phẩm ấy nữa và tự biến mình thành tặng phẩm. Khi hiến mình đi trong tình yêu, ta đồng thời từ bỏ mình; ta cho ta đi. Tuy thế, khi tự cho đi trong và qua tặng phẩm này, ta vẫn còn là ta; thực ra, chính trong tình yêu, ta tìm được sự thành toàn của mình (39). Vì tình yêu bao hàm việc trở nên một với người khác đến nỗi kết quả là: cả người được yêu lẫn người yêu đều được hút trọn vào người kia. Đúng hơn, bí mật của tình yêu là: nhờ trở nên một, trước nhất chúng ta tìm được chính mình và đạt được sự thành toàn cá biệt của chính chúng ta. Tình yêu đích thực không có tính ép buộc; nó tôn trọng việc là người khác của người kia; nó bảo toàn phẩm giá của người kia. Nhờ trở nên một với người kia, tình yêu tạo và dành không gian cho người yêu, trong đó, nàng hay chàng có thể trở nên chính họ. Nghịch lý của tình yêu là: nó là một sự hợp nhất nhưng bao gồm tính là người khác, tính dị biệt.
Hiển nhiên, tình yêu con người như thế chỉ là một hình ảnh hết sức yếu ớt của tình yêu Thiên Chúa. Nó là một loại suy, trong đó, sự không giống nhau lớn hơn rất nhiều bất cứ sự giống nhau nào (40). Tuy nhiên, nhờ loại suy này, điều đã rõ ràng là việc tuyên xưng Ba Ngôi không phải là một quả quyết vô nghĩa hay phi lý, tự mâu thuẫn với chính mình. Nó không mâu thuẫn với cái hiểu độc thần về Thiên Chúa, vốn là cái hiểu nền tảng đối với toàn bộ Cựu và Tân Ước. Học lý Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là đa thần thuyết trá hình. Nó chủ trương vững vàng rằng một Thiên Chúa duy nhất không phải là vị Thiên Chúa cô độc, không sinh khí, nhưng đúng hơn, tự trong Người, Thiên Chúa là sự sống và tình yêu.
Học lý Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là một điều cần phải thêm vào (addendum) và chắc chắn không phải là phản đề của độc thần thuyết; nó là độc thần thuyết trong hình thức cụ thể (41). Trong học lý Thiên Chúa Ba Ngôi, câu định nghĩa triết học trừu tượng về Thiên Chúa, theo đó, Người là chính Hữu Thể, đã được cụ thể hóa và định tính. Nó nói thế này: vì là chính Hữu Thể, Thiên Chúa là tình yêu, một tình yêu tự thông truyền và ban bố mình như tặng phẩm cho người khác. Như ta đã trình bầy, ta tìm được những cách tiếp cận đối với việc cụ thể hóa chính xác hơn này nơi Thánh Augustinô và Thánh Bonaventura. Thiên Chúa trong tư cách Đấng Tốt Lành được xác định bởi sự kiện này: Người thông truyền và tự ban bố mình như tặng phẩm (bonum est diffusivum sui). Là tình yêu tự mình phát ra, Thiên Chúa duy nhất cùng một lúc là Ba Ngôi. Từ thuở đời đời, Người đã có một người yêu và một người cùng yêu (co-beloved); như thế, Người là Thiên Chúa như Cha, Con và Thánh Thần. Trong tinh thần Tân Ước, hữu thể Thiên Chúa phải được định nghĩa một cách chính xác hơn là Hữu Thể Ba Ngôi trong tình yêu (42).
Chỉ khi nào Thiên Chúa, trong chính Người, là tình yêu tự thông truyền ra, Người mới có thể tự thông truyền ra bên ngoài như là Đấng tự hữu. Nếu Thiên Chúa không tự thông truyền từ nội tại, thì việc Người tự thông truyền ra bên ngoài chỉ là việc tự trở nên và tự phát triển mà thôi. Trong trường hợp này, Thiên Chúa sẽ chỉ là người đầu tiên trở nên người hiện là qua việc tự tỏ mình ra mà thôi. Thần học lúc đó chỉ là thần hệ (theogony, gia phả về thần), điều mà ta vốn quen thuộc với các thần thoại. Nếu quả như thế, thì việc mạc khải lòng thương xót của Người không còn là một biến cố tự do và đầy ơn phúc nữa, mà đúng hơn chỉ là môt diễn trình tất yếu của việc Thiên Chúa tự trở nên mà thôi. Chỉ khi nào Thiên Chúa là tình yêu ngay ở trong Người, thì việc Người tự mạc khải ra mới là một tặng phẩm tuyệt đối tự do và nhưng không của tình yêu nơi Người.
Bởi thế, tính nhất tam (triunity) của Thiên Chúa là tiền giả định bên trong của lòng thương xót nơi Thiên Chúa, cũng như, ngược lại, lòng thương xót của Người mạc khải và phản chiếu yếu tính của Người. Tình yêu vĩnh cửu, tự thông truyền của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần được phản chiếu và mạc khải nơi lòng thương xót của Thiên Chúa (43).
Ta có thể đi thêm bước nữa để đi sâu bao nhiêu có thể vào mầu nhiệm lòng Chúa thương xót. Tứ trước đến nay, ta vốn nói rằng lòng thương xót không phải là sự hiện thực hóa (actualization) của Thiên Chúa, mà đúng hơn là tấm gương phản chiếu yếu tính ba ngôi nội tại của Thiên Chúa. Nay ta phải nói thêm: trong lòng thương xót, yếu tính ba ngôi của Thiên Chúa thực sự không được hiện thực hóa, nhưng nó quả trở thành thực tại cho chúng ta và ở trong chúng ta một cách cụ thể. Làm thế nào ta có thể hiểu được điều này?
Vì mọi sự liên quan tới Thiên Chúa đều có tính vô cùng, Chúa Cha chỉ có thể thông truyền Thiên Chúa tính (godhood) cho Chúa Con và Chúa Thánh Thần bằng cách rút lui khỏi chính tính vô cùng của Người để nhường chỗ cho vị khác ngay trong chính Người. Việc kenosis (tự làm rỗng mình) của Thiên Chúa này là tiền giả thiết cho sự kiện này: Thiên Chúa, Đấng vô cùng, có thể nhường chỗ cho sáng thế (44). Sự nhập thể của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô và, một cách trọn vẹn hơn, nơi thập giá Chúa Kitô là tuyệt đỉnh không thể nào vượt qua của việc Thiên Chúa tự mạc khải Người trong việc tự rút lui có tính Ba Ngôi của Người. Trên thập giá, Thiên Chúa đi vào sự chết, phản đề cực kỳ nhất đối với Thiên Chúa, Đấng vốn là sự sống, để chinh phục sự chết bằng sự chết của Đấng vốn bất tử trong yếu tính (45). Sự tự làm rỗng mình của Người chính là sự mạc khải tính toàn năng của Người trong tình yêu. Thập giá, do đó, là id quo majus cogitari nequit nghĩa là điều không thể tưởng nghĩ có gì lớn hơn được (46). Khi Cựu Ước nói rằng trong lòng thương xót của Người, Thiên Chúa thu hồi sự giận dữ thánh thiện của Người để ban cho ta cả các điều kiện sống lẫn không gian sống, thì đây như thể là hành động mở đầu và là dấu hiệu tiền ứng điều sẽ xẩy ra trên thập giá trong một thực tại không thể nào vượt qua.
Thực tại bên trong của Thiên Chúa như là tình yêu tự làm rỗng mình và tự thông truyền ra, một tình yêu đã được mạc khải một cách dứt khóat và không thể vượt qua trên thập giá, không ở lại trong chính nó, nhưng được ban cho ta một cách cụ thể trong Chúa Thánh Thần. Trong lòng thương xót của Người, Thiên Chúa để ta không những nhìn vào trái tim Người; Người còn tạo không gian cho ta bên cạnh trái tim Người và trong trái tim Người nhờ Chúa Thánh Thần. Công Đồng Vatican II nói rằng: Nơi Chúa Giêsu Kitô, theo một nghĩa nào đó, Thiên Chúa đã kết hợp với mọi hữu thể nhân bản (47). Khi mạc khải Tính Hoàn Toàn Khác (Otherness) trong thiên tính của Người qua ngả tình yêu, một tình yêu tự làm rỗng mình và tự cho đi như một hồng phúc, Thiên Chúa, đã cùng một lúc, tự đem lại cho chính Người sự gần gũi lớn lao nhất có thể có. Nhờ cách này, chân lý đã trích dẫn của Công Đồng Lateranô thứ tư có thể được bổ sung và thăng tiến. Không những mỗi sự tương tự với Thiên Chúa đều tương ứng với một sự bất tương tự lớn hơn, mà mỗi sự bất tương tự cũng đều tương ứng với một sự tương tự và gần gũi lớn hơn với Thiên Chúa, đúng hơn, một sự thân mật với Thiên Chúa và một hiện hữu ngay trong Thiên Chúa (48).
Tất cả các điều trên không hề là suy đoán trừu tượng, xa rời đời sống. Theo Tin Mừng Gioan, khi bị nâng lên thập giá và qua đời, Chúa Giêsu đã trút (exhale, trút hơi thở) thần khí Người (Ga 19:30). Trong Tin Mừng Gioan, “nâng lên” có hai nghĩa: thân xác được nâng lên thập giá và được nâng lên bên hữu Thiên Chúa. Các giáo phụ giải thích việc trút thần khí của Chúa Giêsu có ý nói tới Chúa Thánh Thần (49). Nếu Chúa Thánh Thần bị trút ra (tiếng Anh: emitted) cùng một lúc với việc nâng lên, thì điều này có nghĩa thập giá, phục sinh, thăng thiên và hiện xuống (Pentecost) tất cả đã trùng khớp với nhau. Trong diễn văn từ biệt của Tin Mừng Gioan, chính Chúa Giêsu nói rằng “ai yêu mến Thầy sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu thương họ, và Chúng Ta sẽ đến với họ và cư ngụ với họ” (Ga 14:23). Thánh Gioan nói đến việc hiện-hữu-hỗ-tương-trong-người-khác ở nhiều đoạn: Người ở trong ta và ta ở trong Người (50). Như thế, ta có sự hiệp thông thân mật với Chúa Cha và với Chúa Con, và sự hiệp thông này là một niềm vui lớn cho chúng ta và là sự nên trọn của nhân tính ta (1Ga 1:3f.). Một huyền nhiệm học Kitô khác tìm thấy nơi Thánh Phaolô. Ngài không những nói tới việc ta ở trong Chúa Kitô và Chúa Kitô ở trong ta, mà còn nói tới việc Chúa Thánh Thần ở trong ta nữa (Rm 8:9; 1Cr 6:19; Ep 2:22).
Các quả quyết trong Tân Ước trên đã để lại nhiều dấu vết dài và rộng trong lịch sử sùng kính của Kitô Giáo dưới hình thức huyền nhiệm học Kitô (51). Trên căn bản này, thần học đã khai triển các giảng giải của nó về việc Chúa Thánh Thần ngự cư trong linh hồn người đã được công chính hóa và chịu phép rửa (52). Do đó, trong lòng Thiên Chúa, Người đã dành một chỗ cho chúng ta vì Chúa Thánh Thần vốn ngụ cư trong lòng ta. Trong Thiên Chúa, ta có một chỗ, nơi ta tìm được sự nghỉ ngơi ngay bây giờ và là nơi ta sẽ tìm được sự nghỉ ngơi sau cùng trong thời sắp tới.
Trong bài trình bầy của ngài về Thánh Vịnh 24 (25) và Thánh Vịnh 50 (51) nổi tiếng, Thánh Tôma Aquinô đã định nghĩa một cách đẹp đẽ trạng thái cánh chung trung gian của ta hiện nay. Ngài chứng minh rằng sự nghèo nàn và thiếu thốn của ta, một sự nghèo nàn và thiếu thốn được lòng thương xót của Thiên Chúa chiếu cố, không phải chỉ là sự nghèo nàn và thiếu thốn vật lý mà thôi. Sự nghèo nàn thực sự của ta hệ ở việc ta sống xa Thiên Chúa do tội lỗi của mình. Thực vậy, từ thuở đời đời, Thiên Chúa vốn đã muốn ban cho ta sự gần gũi và tình hiệp thông của Người rồi; Người muốn chúng ta gần gũi với Người. Sứ điệp thương xót của Thiên Chúa có nghĩa: Người quan tâm tới sự nghèo nàn nguyên khởi và nền tảng của ta, Người gần gũi với chúng ta trong nghịch cảnh này và, do đó, Người là Thiên Chúa của nhân loại và là bạn hữu của chúng ta. Do đó, lòng thương xót chính là hạnh phước và sự thành toàn của con người nhân bản. Nó ban cho những con người tử sinh chúng ta cảm nghiệm và thưởng ngoạn sự phước hạnh nội tâm; nó nâng chúng ta lên, mở rộng cõi lòng ta, ban cho ta niềm vui và hy vọng. Nó tái lập trật tự nguyên thủy và ban phát sự thanh thản, bình an và hạnh phúc bằng cách giúp ta, ngay lúc này, được nếm trước phước hạnh đời đời (53).
Thánh Bonaventura tiếp nhận ý tưởng trên trong cuốn sách của ngài tựa là Hành Trình Tiến Tới Thiên Chúa của Tâm Trí bằng cách nhấn mạnh đến lòng khát khao bình an của Thánh Augustinô và bài giảng về bình an của Thánh Phanxicô. Quả thực, ngài viết cuốn sách này dưới tác động của cuộc viếng thăm Núi Averna (nay là La Verna) nơi Thánh Phanxicô được in Năm Dấu (54), một nơi có ý nghĩa lớn về linh đạo, nhất là đối với một đệ tử của Thánh Phanxicô. Thánh Bonaventura kết thúc cuốn sách của ngài bằng một suy niệm về cảm nghiệm huyền nhiệm của Thánh Phanxicô trên Núi Averna, trong đó, với Chúa Kitô chịu đóng đinh, ngài hoàn toàn nên một với Thiên Chúa và được rực lửa Chúa Thánh Thần (55).
Thần học Ba Ngôi sau đó minh nhiên trở thành huyền nhiệm học Ba Ngôi. Nó dựa vững chắc vào các quả quyết của Sách Thánh về việc Chúa Thánh Thần ngụ cư trong linh hồn người đã được công chính hóa và khai triển chúng thành giáo huấn về việc sinh hạ thần thánh của Chúa Kitô trong tâm hồn tín hữu, như một việc sao lại và tiếp tục việc sinh hạ thần thánh từ thuở đời đời của Ngôi Lời từ Chúa Cha và sự sinh hạ trần thế của Chúa Giêsu từ Đức Maria (56). Meister Eckhart, John Tauler, và Henry thành Suso tiếp nhận các ý tưởng này. Huyền nhiệm học Ba Ngôi được xây dựng, một cách khác, trên các thị kiến mạnh mẽ của Thánh Nữ Hildegard thành Bingen, trong nền huyền nhiệm học nữ phái thời trung cổ (Thánh Angela thành Foligno, Thánh Gertrude thành Helfta, Thánh Mechthild thành Magdeburg và Thánh Mechthild thành Hackeborn), và trong số các nhân vật thuộc nhóm huyền nhiệm Bạn Bè Thiên Chúa (Gottesfreunde) cuối thời Trung Cổ.
Qua thế kỷ 19, nền huyền nhiệm Ba Ngôi này đặc biệt nổi bật nơi Chân Phúc Elizabeth Chúa Ba Ngôi, thuộc dòng Cát Minh. Bà để lại cho ta một trong những lời cầu nguyện đẹp đẽ nhất của Kitô Giáo, được bà soạn tác vào tối ngày 21 tháng 11, năm 1904. Lời cầu nguyện đó như sau:
“Lạy Thiên Chúa của con, lạy Chúa Ba Ngôi, Đấng con thờ lạy, xin giúp con hoàn toàn quên con đi và ngụ cư trong Chúa, bất động và bình an, như thể linh hồn con vĩnh viễn ở đó. Không gì có thể khuấy động sự bình an của con; không gì có thể khiến con ra xa Chúa, ôi lạy Đấng Bất Biến của con; đúng hơn, mọi giây phút phải dẫn con vào sâu hơn mầu nhiệm của Chúa. Xin Chúa ban bình an cho linh hồn con, biến nó thành thiên đàng của Chúa, thành nơi cư ngụ yêu quí của Chúa, và là nơi an nghỉ của Chúa”.
Hans Urs von Balthasar xuất bản một tuyển tập các trước tác của Chân Phúc với tựa đề đầy ấn tượng là Der Himmel im Glauben [Thiên Đàng Trong Đức Tin] (57).
Nền huyền nhiệm Ba Ngôi ấy không có gì liên quan tới việc hội nhập vào Thiên Chúa một cách say mê. Ngược lại, ánh sáng của Thiên Chúa sáng đến độ làm mù mắt con người và khiến họ chìm vào bóng tối. Do đó, các nhà huyền nhiệm Kitô Giáo, những người từng được sự gần gũi của Thiên Chúa đánh động và cảm nghiệm được sự hạnh phúc và bình an cách đặc biệt từ sự gần gũi này, cũng luôn nghiệm thấy khoảng cách giữa họ và Thiên Chúa cũng như sự siêu việt của Người. Cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa không hề là một sự ủi an rẻ tiền và chắc chắn không hàm nghĩa việc say mê trước nhan Thiên Chúa. Trái lại, rất nhiều lần và đôi khi trong một thời gian khá lâu, các nhà huyền nhiệm đã rơi vào đêm tối phải cảm nghiệm cảnh Chúa Giêsu bị Thiên Chúa bỏ rơi trên thập giá. Trong lúc hiệp thông thân mật nhất với Thiên Chúa, họ cũng cảm nhận được sự thánh thiện và siêu việt của Người và, dù nghiệm thấy sự diệu vợi của Thiên Chúa, họ vẫn nắm chắc sự gần gũi và tình đồng hành của Người (58).
Đường huyền nhiệm là đường của người hành hương, một sự chịu đựng dưới chân thập giá trong niềm hy vọng được sống lại và được hiệp thông với Thiên Chúa mãi mãi. Như thế, cả đời huyền nhiệm cũng vẫn là đời của người hành hương. Có lúc, nó sống trong bóng tối Gôngôta, nhưng trong đức tin, trong xác tín rằng mình sẽ có một nơi chốn với Thiên Chúa trong lòng thương xót của Người, nó nhìn thấy ánh sáng của hừng đông Phục Sinh ở chân trời. Huyền nhiệm học nhận ra điều này: lòng thương xót là nguồn và là mục tiêu của đường lối Thiên Chúa.
Kỳ sau: 3. Lòng thương xót của Thiên Chúa: Nguồn và là mục tiêu của hành động Thiên Chúa
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
(37) Trong bối cảnh này, ta không thể đề cập tới mọi vấn đề có tính thánh kinh, lịch sử và hệ thống liên hệ tới việc thiết lập ra học lý Chúa Ba Ngôi. Về vấn đề này, xem Kasper, Der Gott Jesu Christi, ấn bản mới (2008), 31-38 và các tác phẩm trích dẫn ở đó. Cũng nên xem Kasper, The God of Jesus Christ, 277-316.
(38) Về vấn đề này, xin xem Kasper, Katholische Kirche, 78-80, 91-93.
(39) Các phân tích về hiện tượng này chủ yếu tìm thấy trong công trình của Jean Luc Marion. Xem Chương II, 1.
(40) Như thế, phương châm nổi tiếng của Công Đồng Lateran thứ tư (1215): “vì giữa đấng tạo dựng và tạo vật, ta không thể nhận ra bất cứ sự tương tự nào lớn đến nỗi không thể nhìn ra một sự bất tương tự lớn hơn giữa họ với nhau” Xem Các Sắc Lệnh của Các Công Đồng Chung, 2 cuốn, do Norman P. Tanner hiệu đính (Washington: Georgetown University Press, 1990), 1:232.
(41) Dựa vào Johannes Evangelist Kuhn liên quan tới điểm này, xem Kasper, The God of Jesus Christ, 294.
(42) Xem Thánh Bonaventura, Cuộc Hành Trình Tới Thiên Chúa của Tâm Trí, VI, 1. Những tuyên bố tương tự cũng tìm thấy trong Breviloquium, I c.2-3 và I Sent d.2 q.2 và q.4
(43) Về mối tuơng quan giữa hai đặc tính nhiệm cục (economic) và nội tại (immanent) của Chúa Ba Ngôi, xem Kasper, The God of Jesus Christ, 273-77.
(44) Ý niệm tự bỏ mình của Thiên Chúa được trình bầy trong nền thần học hư vị hóa (kenosis) của Thệ Phản trong thế kỷ 19 một cách đến nỗi Thiên Chúa từ bỏ hữu thể Thiên Chúa của Người. Đức Giáo Hoàng Piô XII, trong thông điệp Sempertinus Rex (1951) của ngài, rất đúng khi lên án giáo huấn này. Về vấn đề này, xem Kasper, Das Absolute in der Geschichte, 521-30. Ở đây không phải là vấn đề Thiên Chúa từ bỏ hữu thể Thiên Chúa của Người trong hành vi hư vị hóa, nhưng đúng hơn, Người mạc khải hữu thể Thiên Chúa của Người trong chính hành vi này. Chính theo nghĩa này, hư vị hóa đã được trình bầy trong nền thần học Chính Thống của Sergei Bulgarov và trong nền thần học Thệ Phản hiện thời của Jurgen Moltmann.
(45) Do đó, mà có Kinh Tiền Tụng I cho Lễ Phục Sinh.
(46) Dựa vào Schelling: Kasper, Katholische Kirche, 120tt.
(47) Gaudium et Spes, số 22.
(48) Jungel, God as the Mystery of the World, 261-98; nhất là 283tt. Jungel đã thực hiện một việc tốt là thăm dò và đưa ra công thức này. Tuy nhiên, ông đã đưa ra hai công thức đối chọi nhau nhưng, trên thực tế, cả hai đều đúng: một công thức xem xét bên trong chiều kích tự nhiên, và công thức kia xem xét bên trong chiều kích ơn thánh.
(49) Về các giải thích như thế (dù đã bị bác bỏ ở đấy), xem Rudolf Schnackenburg, Das Johannesevangelium (Freiburg i. Br.: Herder, 1975), 333.
(50) Về các công thức nội tại tính của Thánh Gioan, xem các bài bàn thêm của Rudolf Schnackenburg, Die Johannesbriefe (Freiburg i. Br.: Herder, 1953), 91-102.
(51) Xem J. Eckert và J. Weismayer, “Christusmystik”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, 2:1179-82.
(52) Kasper, Katholische Kirche, 122-29, 161-65, 201-11, 241-42.
(53) Thánh Tôma Aquinô, In Psalmos 24, n.7; 50, n.1, 4-6, 9. Xem Summa theologiae, pt.III q.1, a.2. Thánh Tôma trực tiếp tham chiếu Thánh Augustinô (Sermon 138).
(54) Thánh Bonaventura, Cuộc Hành Trình tới Thiên Chúa của Tâm Trí, lời nói đầu, 2; VII,3.
(55) Thánh Bonaventura, Cuộc Hành Trình tới Thiên Chúa của Tâm Trí, VII, 2-4.
(56) Công trình của Hugo Rahner có tính nền tảng về vấn đề này. Xem cuốn Symbole der Kirche: Die Ekklesiologie der Vater (Salzburg: Muller, 1964), 11-87.
(57) Elisabeth de la Trinité, Der Himmel im Glauben: Eine Auswahl aus ihren Schriften, bản dịch của Hans von Balthasar (Einsiedeln: Johannes Verlag, 2000); Hans von Balthasar, Schwestern im Geist: Therese von Lisieux und Elisabeth von Dijon (Einsiedeln: Johannes Verlag, 1990)
(58) Thần nghiệm học Ba Ngôi đại diện cho cây cầu quan trọng giữa nền linh đạo Giáo Hội học của Tây phương và của Đông Phương dưới hình thức linh đạo tĩnh tọa (hesychasm). Đặc biệt quan trọng là nền linh đạo Chính Thống Nga (Solovyov, Berdayev, Lossky, Bulgakov). Xem Mikhail G. Meerson-Arsenov, The Trinity of Love in Modern Russian Theology (Quincy, IL: Franciscan, 1998). Cũng phải nhắc đến truyền thống mộ đạo phái (pietists: Johannes Arndt, Michael Hahn v.v…).
2. Lòng thương xót như tấm gương phản chiếu Thiên Chúa Ba Ngôi
Thoạt nhìn, cố gắng hiểu lòng thương xót của Thiên Chúa như tấm gương phản chiếu yếu tính ba ngôi của Thiên Chúa xem ra là một cố gắng khá khó khăn đối với một số người. Vì việc tuyên xưng đức tin vào một Thiên Chúa Ba Ngôi đối với nhiều người, không phải bây giờ mà thôi, xem ra là một mầu nhiệm hoàn toàn, điều mà họ chịu không thấu và do đó, giúp họ rất ít trong việc hiểu lòng thương xót của Thiên Chúa nhiều hơn. Ngay trong thần học, học lý Thiên Chúa Ba Ngôi cũng thường bị làm ngơ. Tuy nhiên, trong ít thập niên mới đây, một biến đổi đã diễn ra trong thần học Công Giáo và cả trong thần học Thệ Phản nữa, với sự thúc đẩy từ phía thần học Chính Thống Giáo. Sự thay đổi này đưa tới việc tái khám phá ra sự bí nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi và việc nhìn nhận nó như là chìa khóa để hiểu đức tin Kitô Giáo (37).
Lẽ dĩ nhiên, học lý Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là một trường hợp toán học “siêu nhiên”, một thứ công thức ma thuật, có thể nói như thế. Nó không nhằm đưa ra một câu tuyên bố mâu thuẫn kiểu một bằng ba hoặc cùng một thực tại như nhau, nhìn dưới cùng một viễn ảnh, đồng thời lại là một và ba. Đúng hơn, học lý Thiên Chúa Ba Ngôi là kết quả từ một giải thích thận trọng câu trong thư thứ nhất của Thánh Gioan, trong đó, Tân Ước tóm lược trọn sứ điệp của nó một lần nữa “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4:8, 16). Dĩ nhiên, việc tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi không thể được diễn dịch từ câu này, nhưng nó cũng không thể bị phủ nhận như một sự thật của lý trí, như mưu toan của Hegel. Đối với những người muốn hiểu nó trong đức tin, trong tinh thần của câu châm ngôn fides quaerens intellectum (đức tin tìm kiếm hiểu biết), thì việc tuyên xưng Ba Ngôi có thể được hiểu như một sự thật tự nó không mâu thuẫn, nhưng có nghĩa trong đức tin và, trong chiều hướng này, có thể hiểu được đối với người tin (38).
Nếu Thiên Chúa là tình yêu, thì yếu tính nội thẳm của Người có thể hiểu được, một cách ước chừng, dựa trên loại suy tình yêu con người. Nhưng đây là một trường hợp loại suy (analogy) trong đó, sự không giống nhau luôn lớn hơn bất cứ sự giống nhau nào. Vì yếu tính của tình yêu con người bao hàm không những việc cho người khác một điều gì đó, nhưng còn thông truyền chính con người mình trong tặng phẩm ấy nữa và tự biến mình thành tặng phẩm. Khi hiến mình đi trong tình yêu, ta đồng thời từ bỏ mình; ta cho ta đi. Tuy thế, khi tự cho đi trong và qua tặng phẩm này, ta vẫn còn là ta; thực ra, chính trong tình yêu, ta tìm được sự thành toàn của mình (39). Vì tình yêu bao hàm việc trở nên một với người khác đến nỗi kết quả là: cả người được yêu lẫn người yêu đều được hút trọn vào người kia. Đúng hơn, bí mật của tình yêu là: nhờ trở nên một, trước nhất chúng ta tìm được chính mình và đạt được sự thành toàn cá biệt của chính chúng ta. Tình yêu đích thực không có tính ép buộc; nó tôn trọng việc là người khác của người kia; nó bảo toàn phẩm giá của người kia. Nhờ trở nên một với người kia, tình yêu tạo và dành không gian cho người yêu, trong đó, nàng hay chàng có thể trở nên chính họ. Nghịch lý của tình yêu là: nó là một sự hợp nhất nhưng bao gồm tính là người khác, tính dị biệt.
Hiển nhiên, tình yêu con người như thế chỉ là một hình ảnh hết sức yếu ớt của tình yêu Thiên Chúa. Nó là một loại suy, trong đó, sự không giống nhau lớn hơn rất nhiều bất cứ sự giống nhau nào (40). Tuy nhiên, nhờ loại suy này, điều đã rõ ràng là việc tuyên xưng Ba Ngôi không phải là một quả quyết vô nghĩa hay phi lý, tự mâu thuẫn với chính mình. Nó không mâu thuẫn với cái hiểu độc thần về Thiên Chúa, vốn là cái hiểu nền tảng đối với toàn bộ Cựu và Tân Ước. Học lý Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là đa thần thuyết trá hình. Nó chủ trương vững vàng rằng một Thiên Chúa duy nhất không phải là vị Thiên Chúa cô độc, không sinh khí, nhưng đúng hơn, tự trong Người, Thiên Chúa là sự sống và tình yêu.
Học lý Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là một điều cần phải thêm vào (addendum) và chắc chắn không phải là phản đề của độc thần thuyết; nó là độc thần thuyết trong hình thức cụ thể (41). Trong học lý Thiên Chúa Ba Ngôi, câu định nghĩa triết học trừu tượng về Thiên Chúa, theo đó, Người là chính Hữu Thể, đã được cụ thể hóa và định tính. Nó nói thế này: vì là chính Hữu Thể, Thiên Chúa là tình yêu, một tình yêu tự thông truyền và ban bố mình như tặng phẩm cho người khác. Như ta đã trình bầy, ta tìm được những cách tiếp cận đối với việc cụ thể hóa chính xác hơn này nơi Thánh Augustinô và Thánh Bonaventura. Thiên Chúa trong tư cách Đấng Tốt Lành được xác định bởi sự kiện này: Người thông truyền và tự ban bố mình như tặng phẩm (bonum est diffusivum sui). Là tình yêu tự mình phát ra, Thiên Chúa duy nhất cùng một lúc là Ba Ngôi. Từ thuở đời đời, Người đã có một người yêu và một người cùng yêu (co-beloved); như thế, Người là Thiên Chúa như Cha, Con và Thánh Thần. Trong tinh thần Tân Ước, hữu thể Thiên Chúa phải được định nghĩa một cách chính xác hơn là Hữu Thể Ba Ngôi trong tình yêu (42).
Chỉ khi nào Thiên Chúa, trong chính Người, là tình yêu tự thông truyền ra, Người mới có thể tự thông truyền ra bên ngoài như là Đấng tự hữu. Nếu Thiên Chúa không tự thông truyền từ nội tại, thì việc Người tự thông truyền ra bên ngoài chỉ là việc tự trở nên và tự phát triển mà thôi. Trong trường hợp này, Thiên Chúa sẽ chỉ là người đầu tiên trở nên người hiện là qua việc tự tỏ mình ra mà thôi. Thần học lúc đó chỉ là thần hệ (theogony, gia phả về thần), điều mà ta vốn quen thuộc với các thần thoại. Nếu quả như thế, thì việc mạc khải lòng thương xót của Người không còn là một biến cố tự do và đầy ơn phúc nữa, mà đúng hơn chỉ là môt diễn trình tất yếu của việc Thiên Chúa tự trở nên mà thôi. Chỉ khi nào Thiên Chúa là tình yêu ngay ở trong Người, thì việc Người tự mạc khải ra mới là một tặng phẩm tuyệt đối tự do và nhưng không của tình yêu nơi Người.
Bởi thế, tính nhất tam (triunity) của Thiên Chúa là tiền giả định bên trong của lòng thương xót nơi Thiên Chúa, cũng như, ngược lại, lòng thương xót của Người mạc khải và phản chiếu yếu tính của Người. Tình yêu vĩnh cửu, tự thông truyền của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần được phản chiếu và mạc khải nơi lòng thương xót của Thiên Chúa (43).
Ta có thể đi thêm bước nữa để đi sâu bao nhiêu có thể vào mầu nhiệm lòng Chúa thương xót. Tứ trước đến nay, ta vốn nói rằng lòng thương xót không phải là sự hiện thực hóa (actualization) của Thiên Chúa, mà đúng hơn là tấm gương phản chiếu yếu tính ba ngôi nội tại của Thiên Chúa. Nay ta phải nói thêm: trong lòng thương xót, yếu tính ba ngôi của Thiên Chúa thực sự không được hiện thực hóa, nhưng nó quả trở thành thực tại cho chúng ta và ở trong chúng ta một cách cụ thể. Làm thế nào ta có thể hiểu được điều này?
Vì mọi sự liên quan tới Thiên Chúa đều có tính vô cùng, Chúa Cha chỉ có thể thông truyền Thiên Chúa tính (godhood) cho Chúa Con và Chúa Thánh Thần bằng cách rút lui khỏi chính tính vô cùng của Người để nhường chỗ cho vị khác ngay trong chính Người. Việc kenosis (tự làm rỗng mình) của Thiên Chúa này là tiền giả thiết cho sự kiện này: Thiên Chúa, Đấng vô cùng, có thể nhường chỗ cho sáng thế (44). Sự nhập thể của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô và, một cách trọn vẹn hơn, nơi thập giá Chúa Kitô là tuyệt đỉnh không thể nào vượt qua của việc Thiên Chúa tự mạc khải Người trong việc tự rút lui có tính Ba Ngôi của Người. Trên thập giá, Thiên Chúa đi vào sự chết, phản đề cực kỳ nhất đối với Thiên Chúa, Đấng vốn là sự sống, để chinh phục sự chết bằng sự chết của Đấng vốn bất tử trong yếu tính (45). Sự tự làm rỗng mình của Người chính là sự mạc khải tính toàn năng của Người trong tình yêu. Thập giá, do đó, là id quo majus cogitari nequit nghĩa là điều không thể tưởng nghĩ có gì lớn hơn được (46). Khi Cựu Ước nói rằng trong lòng thương xót của Người, Thiên Chúa thu hồi sự giận dữ thánh thiện của Người để ban cho ta cả các điều kiện sống lẫn không gian sống, thì đây như thể là hành động mở đầu và là dấu hiệu tiền ứng điều sẽ xẩy ra trên thập giá trong một thực tại không thể nào vượt qua.
Thực tại bên trong của Thiên Chúa như là tình yêu tự làm rỗng mình và tự thông truyền ra, một tình yêu đã được mạc khải một cách dứt khóat và không thể vượt qua trên thập giá, không ở lại trong chính nó, nhưng được ban cho ta một cách cụ thể trong Chúa Thánh Thần. Trong lòng thương xót của Người, Thiên Chúa để ta không những nhìn vào trái tim Người; Người còn tạo không gian cho ta bên cạnh trái tim Người và trong trái tim Người nhờ Chúa Thánh Thần. Công Đồng Vatican II nói rằng: Nơi Chúa Giêsu Kitô, theo một nghĩa nào đó, Thiên Chúa đã kết hợp với mọi hữu thể nhân bản (47). Khi mạc khải Tính Hoàn Toàn Khác (Otherness) trong thiên tính của Người qua ngả tình yêu, một tình yêu tự làm rỗng mình và tự cho đi như một hồng phúc, Thiên Chúa, đã cùng một lúc, tự đem lại cho chính Người sự gần gũi lớn lao nhất có thể có. Nhờ cách này, chân lý đã trích dẫn của Công Đồng Lateranô thứ tư có thể được bổ sung và thăng tiến. Không những mỗi sự tương tự với Thiên Chúa đều tương ứng với một sự bất tương tự lớn hơn, mà mỗi sự bất tương tự cũng đều tương ứng với một sự tương tự và gần gũi lớn hơn với Thiên Chúa, đúng hơn, một sự thân mật với Thiên Chúa và một hiện hữu ngay trong Thiên Chúa (48).
Tất cả các điều trên không hề là suy đoán trừu tượng, xa rời đời sống. Theo Tin Mừng Gioan, khi bị nâng lên thập giá và qua đời, Chúa Giêsu đã trút (exhale, trút hơi thở) thần khí Người (Ga 19:30). Trong Tin Mừng Gioan, “nâng lên” có hai nghĩa: thân xác được nâng lên thập giá và được nâng lên bên hữu Thiên Chúa. Các giáo phụ giải thích việc trút thần khí của Chúa Giêsu có ý nói tới Chúa Thánh Thần (49). Nếu Chúa Thánh Thần bị trút ra (tiếng Anh: emitted) cùng một lúc với việc nâng lên, thì điều này có nghĩa thập giá, phục sinh, thăng thiên và hiện xuống (Pentecost) tất cả đã trùng khớp với nhau. Trong diễn văn từ biệt của Tin Mừng Gioan, chính Chúa Giêsu nói rằng “ai yêu mến Thầy sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu thương họ, và Chúng Ta sẽ đến với họ và cư ngụ với họ” (Ga 14:23). Thánh Gioan nói đến việc hiện-hữu-hỗ-tương-trong-người-khác ở nhiều đoạn: Người ở trong ta và ta ở trong Người (50). Như thế, ta có sự hiệp thông thân mật với Chúa Cha và với Chúa Con, và sự hiệp thông này là một niềm vui lớn cho chúng ta và là sự nên trọn của nhân tính ta (1Ga 1:3f.). Một huyền nhiệm học Kitô khác tìm thấy nơi Thánh Phaolô. Ngài không những nói tới việc ta ở trong Chúa Kitô và Chúa Kitô ở trong ta, mà còn nói tới việc Chúa Thánh Thần ở trong ta nữa (Rm 8:9; 1Cr 6:19; Ep 2:22).
Các quả quyết trong Tân Ước trên đã để lại nhiều dấu vết dài và rộng trong lịch sử sùng kính của Kitô Giáo dưới hình thức huyền nhiệm học Kitô (51). Trên căn bản này, thần học đã khai triển các giảng giải của nó về việc Chúa Thánh Thần ngự cư trong linh hồn người đã được công chính hóa và chịu phép rửa (52). Do đó, trong lòng Thiên Chúa, Người đã dành một chỗ cho chúng ta vì Chúa Thánh Thần vốn ngụ cư trong lòng ta. Trong Thiên Chúa, ta có một chỗ, nơi ta tìm được sự nghỉ ngơi ngay bây giờ và là nơi ta sẽ tìm được sự nghỉ ngơi sau cùng trong thời sắp tới.
Trong bài trình bầy của ngài về Thánh Vịnh 24 (25) và Thánh Vịnh 50 (51) nổi tiếng, Thánh Tôma Aquinô đã định nghĩa một cách đẹp đẽ trạng thái cánh chung trung gian của ta hiện nay. Ngài chứng minh rằng sự nghèo nàn và thiếu thốn của ta, một sự nghèo nàn và thiếu thốn được lòng thương xót của Thiên Chúa chiếu cố, không phải chỉ là sự nghèo nàn và thiếu thốn vật lý mà thôi. Sự nghèo nàn thực sự của ta hệ ở việc ta sống xa Thiên Chúa do tội lỗi của mình. Thực vậy, từ thuở đời đời, Thiên Chúa vốn đã muốn ban cho ta sự gần gũi và tình hiệp thông của Người rồi; Người muốn chúng ta gần gũi với Người. Sứ điệp thương xót của Thiên Chúa có nghĩa: Người quan tâm tới sự nghèo nàn nguyên khởi và nền tảng của ta, Người gần gũi với chúng ta trong nghịch cảnh này và, do đó, Người là Thiên Chúa của nhân loại và là bạn hữu của chúng ta. Do đó, lòng thương xót chính là hạnh phước và sự thành toàn của con người nhân bản. Nó ban cho những con người tử sinh chúng ta cảm nghiệm và thưởng ngoạn sự phước hạnh nội tâm; nó nâng chúng ta lên, mở rộng cõi lòng ta, ban cho ta niềm vui và hy vọng. Nó tái lập trật tự nguyên thủy và ban phát sự thanh thản, bình an và hạnh phúc bằng cách giúp ta, ngay lúc này, được nếm trước phước hạnh đời đời (53).
Thánh Bonaventura tiếp nhận ý tưởng trên trong cuốn sách của ngài tựa là Hành Trình Tiến Tới Thiên Chúa của Tâm Trí bằng cách nhấn mạnh đến lòng khát khao bình an của Thánh Augustinô và bài giảng về bình an của Thánh Phanxicô. Quả thực, ngài viết cuốn sách này dưới tác động của cuộc viếng thăm Núi Averna (nay là La Verna) nơi Thánh Phanxicô được in Năm Dấu (54), một nơi có ý nghĩa lớn về linh đạo, nhất là đối với một đệ tử của Thánh Phanxicô. Thánh Bonaventura kết thúc cuốn sách của ngài bằng một suy niệm về cảm nghiệm huyền nhiệm của Thánh Phanxicô trên Núi Averna, trong đó, với Chúa Kitô chịu đóng đinh, ngài hoàn toàn nên một với Thiên Chúa và được rực lửa Chúa Thánh Thần (55).
Thần học Ba Ngôi sau đó minh nhiên trở thành huyền nhiệm học Ba Ngôi. Nó dựa vững chắc vào các quả quyết của Sách Thánh về việc Chúa Thánh Thần ngụ cư trong linh hồn người đã được công chính hóa và khai triển chúng thành giáo huấn về việc sinh hạ thần thánh của Chúa Kitô trong tâm hồn tín hữu, như một việc sao lại và tiếp tục việc sinh hạ thần thánh từ thuở đời đời của Ngôi Lời từ Chúa Cha và sự sinh hạ trần thế của Chúa Giêsu từ Đức Maria (56). Meister Eckhart, John Tauler, và Henry thành Suso tiếp nhận các ý tưởng này. Huyền nhiệm học Ba Ngôi được xây dựng, một cách khác, trên các thị kiến mạnh mẽ của Thánh Nữ Hildegard thành Bingen, trong nền huyền nhiệm học nữ phái thời trung cổ (Thánh Angela thành Foligno, Thánh Gertrude thành Helfta, Thánh Mechthild thành Magdeburg và Thánh Mechthild thành Hackeborn), và trong số các nhân vật thuộc nhóm huyền nhiệm Bạn Bè Thiên Chúa (Gottesfreunde) cuối thời Trung Cổ.
Qua thế kỷ 19, nền huyền nhiệm Ba Ngôi này đặc biệt nổi bật nơi Chân Phúc Elizabeth Chúa Ba Ngôi, thuộc dòng Cát Minh. Bà để lại cho ta một trong những lời cầu nguyện đẹp đẽ nhất của Kitô Giáo, được bà soạn tác vào tối ngày 21 tháng 11, năm 1904. Lời cầu nguyện đó như sau:
“Lạy Thiên Chúa của con, lạy Chúa Ba Ngôi, Đấng con thờ lạy, xin giúp con hoàn toàn quên con đi và ngụ cư trong Chúa, bất động và bình an, như thể linh hồn con vĩnh viễn ở đó. Không gì có thể khuấy động sự bình an của con; không gì có thể khiến con ra xa Chúa, ôi lạy Đấng Bất Biến của con; đúng hơn, mọi giây phút phải dẫn con vào sâu hơn mầu nhiệm của Chúa. Xin Chúa ban bình an cho linh hồn con, biến nó thành thiên đàng của Chúa, thành nơi cư ngụ yêu quí của Chúa, và là nơi an nghỉ của Chúa”.
Hans Urs von Balthasar xuất bản một tuyển tập các trước tác của Chân Phúc với tựa đề đầy ấn tượng là Der Himmel im Glauben [Thiên Đàng Trong Đức Tin] (57).
Nền huyền nhiệm Ba Ngôi ấy không có gì liên quan tới việc hội nhập vào Thiên Chúa một cách say mê. Ngược lại, ánh sáng của Thiên Chúa sáng đến độ làm mù mắt con người và khiến họ chìm vào bóng tối. Do đó, các nhà huyền nhiệm Kitô Giáo, những người từng được sự gần gũi của Thiên Chúa đánh động và cảm nghiệm được sự hạnh phúc và bình an cách đặc biệt từ sự gần gũi này, cũng luôn nghiệm thấy khoảng cách giữa họ và Thiên Chúa cũng như sự siêu việt của Người. Cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa không hề là một sự ủi an rẻ tiền và chắc chắn không hàm nghĩa việc say mê trước nhan Thiên Chúa. Trái lại, rất nhiều lần và đôi khi trong một thời gian khá lâu, các nhà huyền nhiệm đã rơi vào đêm tối phải cảm nghiệm cảnh Chúa Giêsu bị Thiên Chúa bỏ rơi trên thập giá. Trong lúc hiệp thông thân mật nhất với Thiên Chúa, họ cũng cảm nhận được sự thánh thiện và siêu việt của Người và, dù nghiệm thấy sự diệu vợi của Thiên Chúa, họ vẫn nắm chắc sự gần gũi và tình đồng hành của Người (58).
Đường huyền nhiệm là đường của người hành hương, một sự chịu đựng dưới chân thập giá trong niềm hy vọng được sống lại và được hiệp thông với Thiên Chúa mãi mãi. Như thế, cả đời huyền nhiệm cũng vẫn là đời của người hành hương. Có lúc, nó sống trong bóng tối Gôngôta, nhưng trong đức tin, trong xác tín rằng mình sẽ có một nơi chốn với Thiên Chúa trong lòng thương xót của Người, nó nhìn thấy ánh sáng của hừng đông Phục Sinh ở chân trời. Huyền nhiệm học nhận ra điều này: lòng thương xót là nguồn và là mục tiêu của đường lối Thiên Chúa.
Kỳ sau: 3. Lòng thương xót của Thiên Chúa: Nguồn và là mục tiêu của hành động Thiên Chúa
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
(37) Trong bối cảnh này, ta không thể đề cập tới mọi vấn đề có tính thánh kinh, lịch sử và hệ thống liên hệ tới việc thiết lập ra học lý Chúa Ba Ngôi. Về vấn đề này, xem Kasper, Der Gott Jesu Christi, ấn bản mới (2008), 31-38 và các tác phẩm trích dẫn ở đó. Cũng nên xem Kasper, The God of Jesus Christ, 277-316.
(38) Về vấn đề này, xin xem Kasper, Katholische Kirche, 78-80, 91-93.
(39) Các phân tích về hiện tượng này chủ yếu tìm thấy trong công trình của Jean Luc Marion. Xem Chương II, 1.
(40) Như thế, phương châm nổi tiếng của Công Đồng Lateran thứ tư (1215): “vì giữa đấng tạo dựng và tạo vật, ta không thể nhận ra bất cứ sự tương tự nào lớn đến nỗi không thể nhìn ra một sự bất tương tự lớn hơn giữa họ với nhau” Xem Các Sắc Lệnh của Các Công Đồng Chung, 2 cuốn, do Norman P. Tanner hiệu đính (Washington: Georgetown University Press, 1990), 1:232.
(41) Dựa vào Johannes Evangelist Kuhn liên quan tới điểm này, xem Kasper, The God of Jesus Christ, 294.
(42) Xem Thánh Bonaventura, Cuộc Hành Trình Tới Thiên Chúa của Tâm Trí, VI, 1. Những tuyên bố tương tự cũng tìm thấy trong Breviloquium, I c.2-3 và I Sent d.2 q.2 và q.4
(43) Về mối tuơng quan giữa hai đặc tính nhiệm cục (economic) và nội tại (immanent) của Chúa Ba Ngôi, xem Kasper, The God of Jesus Christ, 273-77.
(44) Ý niệm tự bỏ mình của Thiên Chúa được trình bầy trong nền thần học hư vị hóa (kenosis) của Thệ Phản trong thế kỷ 19 một cách đến nỗi Thiên Chúa từ bỏ hữu thể Thiên Chúa của Người. Đức Giáo Hoàng Piô XII, trong thông điệp Sempertinus Rex (1951) của ngài, rất đúng khi lên án giáo huấn này. Về vấn đề này, xem Kasper, Das Absolute in der Geschichte, 521-30. Ở đây không phải là vấn đề Thiên Chúa từ bỏ hữu thể Thiên Chúa của Người trong hành vi hư vị hóa, nhưng đúng hơn, Người mạc khải hữu thể Thiên Chúa của Người trong chính hành vi này. Chính theo nghĩa này, hư vị hóa đã được trình bầy trong nền thần học Chính Thống của Sergei Bulgarov và trong nền thần học Thệ Phản hiện thời của Jurgen Moltmann.
(45) Do đó, mà có Kinh Tiền Tụng I cho Lễ Phục Sinh.
(46) Dựa vào Schelling: Kasper, Katholische Kirche, 120tt.
(47) Gaudium et Spes, số 22.
(48) Jungel, God as the Mystery of the World, 261-98; nhất là 283tt. Jungel đã thực hiện một việc tốt là thăm dò và đưa ra công thức này. Tuy nhiên, ông đã đưa ra hai công thức đối chọi nhau nhưng, trên thực tế, cả hai đều đúng: một công thức xem xét bên trong chiều kích tự nhiên, và công thức kia xem xét bên trong chiều kích ơn thánh.
(49) Về các giải thích như thế (dù đã bị bác bỏ ở đấy), xem Rudolf Schnackenburg, Das Johannesevangelium (Freiburg i. Br.: Herder, 1975), 333.
(50) Về các công thức nội tại tính của Thánh Gioan, xem các bài bàn thêm của Rudolf Schnackenburg, Die Johannesbriefe (Freiburg i. Br.: Herder, 1953), 91-102.
(51) Xem J. Eckert và J. Weismayer, “Christusmystik”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, 2:1179-82.
(52) Kasper, Katholische Kirche, 122-29, 161-65, 201-11, 241-42.
(53) Thánh Tôma Aquinô, In Psalmos 24, n.7; 50, n.1, 4-6, 9. Xem Summa theologiae, pt.III q.1, a.2. Thánh Tôma trực tiếp tham chiếu Thánh Augustinô (Sermon 138).
(54) Thánh Bonaventura, Cuộc Hành Trình tới Thiên Chúa của Tâm Trí, lời nói đầu, 2; VII,3.
(55) Thánh Bonaventura, Cuộc Hành Trình tới Thiên Chúa của Tâm Trí, VII, 2-4.
(56) Công trình của Hugo Rahner có tính nền tảng về vấn đề này. Xem cuốn Symbole der Kirche: Die Ekklesiologie der Vater (Salzburg: Muller, 1964), 11-87.
(57) Elisabeth de la Trinité, Der Himmel im Glauben: Eine Auswahl aus ihren Schriften, bản dịch của Hans von Balthasar (Einsiedeln: Johannes Verlag, 2000); Hans von Balthasar, Schwestern im Geist: Therese von Lisieux und Elisabeth von Dijon (Einsiedeln: Johannes Verlag, 1990)
(58) Thần nghiệm học Ba Ngôi đại diện cho cây cầu quan trọng giữa nền linh đạo Giáo Hội học của Tây phương và của Đông Phương dưới hình thức linh đạo tĩnh tọa (hesychasm). Đặc biệt quan trọng là nền linh đạo Chính Thống Nga (Solovyov, Berdayev, Lossky, Bulgakov). Xem Mikhail G. Meerson-Arsenov, The Trinity of Love in Modern Russian Theology (Quincy, IL: Franciscan, 1998). Cũng phải nhắc đến truyền thống mộ đạo phái (pietists: Johannes Arndt, Michael Hahn v.v…).
Văn Hóa
Mùa Euro 2016: Thể thao bóng đá trong đời sống
LM Đaminh Nguyễn Ngọc Long
12:11 11/06/2016
Thể thao Bóng đá trong đời sống
Âu Châu đang trong cơn khủng hoảng tài chính từ mấy năm nay chưa chấm dứt.
Âu châu đang trong cơn khủng hoảng về làn sóng người tỵ nạn từ các nước bên vùng Trung Đông và Phi châu tìm mọi cách vượt biển bằng tầu thuyền sang lục địa Âu Châu.
Âu châu đang trong bị đe dọa khủng bố, như đã xảy ra ở Paris, ở Bruxelles.
Nhưng không vì thế đời sống bên Âu Châu bị ngưng trệ. Trái lại tiếp tục tiến về phía trước trong sự xây dựng sáng tạo và niềm vui phấn khởi.
Thể thao là một bộ môn giúp cho đời sống có được sức khoẻ lành mạnh về thể xác cũng như tinh thần. Bóng đá là môn thể thao phổ thông đại chúng và có tầm cỡ quốc gia bên Âu Châu.
Theo chu kỳ cứ bốn năm bộ môn Bòng đá lại được tổ chức thi đấu tranh giải giữa các đội tuyển quốc gia bên lục địa Âu Châu: Eurocup.
Euro 2016 được tổ chức ở nước Pháp từ 10.06.- 10.07 . 2016.
Như vậy bóng đá nói gì, truyền đi sứ điệp gì về đời sống?
Euro 2016 đã khai mạc hôm 10.06.2016. Những trận tranh tài thư hùng giữa 24 đội tuyển quốc gia bên Âu Châu sẽ diễn trên sân cỏ sôi động , hồi hộp gây cấn đến ngày 10.07.2016.
Qua hình ảnh chiếu trên truyền hình, người ta thấy không phải chỉ phát sinh niềm vui phấn khởi reo hò hay khóc lóc nơi người đi xem đá banh hay theo dõi qua màn ảnh truyền hình, nhưng cũng nảy sinh lòng yêu mến quê hương đất nước, được biểu lộ qua những lá cờ quốc gia đất nước của những đội tuyển thi đấu trưng bày bay phất hoặc do cầm khoác mặc trên thân thể trong ngoài, hoặc cắm vào xe hơi chạy ngoài đường phố, hoặc treo chăng trước cửa nhà, có những người còn vẽ cờ nước mình trên đôi má, trên trán, có người còn nhuộm cả tóc theo mầu hình cờ nước họ ...
Hồi còn là Tổng giám mục München, Hồng Y Joseph Ratzinger, bây giờ là Giáo hoàng nghỉ hưu Benedicto 16., ngày 03.06.1978 đã có suy tư về thể thao bóng đá trên đài phát thanh:
„ Bóng đá đã trở nên một biến cố trên khắp địa cầu, có sức mạnh lôi cuốn, liên kết con người vuợt qua mọi ranh giới trong niềm hy vọng, lo âu hồi hộp, tha thiết nồng nàn và niềm vui tươi phấn khởi. Hiếm có biến cố nào trên thế giới có hấp lực trải rộng như thế.
Biến cố đó, có thể nói được, là khát vọng xa xưa khởi thủy của con người, và cũng đặt ra câu hỏi, trên nền tảng nào môn chơi này có hấp lực sức mạnh như vậy.
Người bi quan sẽ cho rằng, điều đó giống như ở thời Roma cổ xưa, họ đã viết trên biểu ngữ: Panem et circenses – Cơm bánh, ăn và trò chơi Xiếc. Ăn và chơi chỉ là nội dung đời sống của một xã hội đang trên đà xuống dốc, đang lúc họ không còn nhận ra những đích điểm cao hơn nữa.
Nhưng nếu, cho đi rằng, người ta chấp nhận điều này, điều đó cũng không thể nào đủ có sức thuyết phục được. Vì thế phải hỏi lại: Trên nền tảng nào, môn chơi này có sức hấp dẫn, đến nỗi trở nên quan trọng bên cạnh cơm bánh như vậy?
Ðưa mắt nhìn ngược trở về thời Roma xa xưa, chúng ta có thể tìm ra câu trả lời, tiếng la hét đòi cơm bánh và môn chơi biểu hiện của khát vọng về một đời sống thiên đàng hạnh phúc, về một đời sống no đủ không có cực nhọc vất vả, và tự do được thỏa mãn tràn đầy. Ðiều này ẩn chứa trong môn chơi: trong hành động hoàn toàn tự do, không có đích điểm, không có sự bó buộc, nhưng có cố gắng về sức lực và được thi hành trọn vẹn.
Trong ý nghĩa này môn chơi cũng là một thể loại thử tìm về trở về nhà, nơi là thiên đàng hạnh phúc: bước thoát ra khỏi đời sống hằng ngày bị trói buộc do những ràng buộc căng thẳng vất vả, và lo liệu cho đời sống căng thẳng có tự do những gì không bắt buộc và dẫn dưa đưa đến sự tốt đẹp.
Như thế, môn chơi đã vượt qua cuộc sống hằng ngày. Môn chơi trước hết, nhất là đem đến cho trẻ em, bạn trẻ một bộ mặt đức tính khác: Sự tập luyện bước vào đời sống. Nó vẽ nên dấu chỉ hình ảnh đời sống tự mình phát triển cung cách sống cởi mở tự do.
Với tôi, hấp lực của môn chơi Bóng đá nằm ở chỗ, nó liên kết cả hai khía cạnh này trong một hình thái có sức hấp dẫn thuyết phục.
Nó bó buộc con người, trước hết tự mình thuần thục hóa chính mình qua việc tập luyện để thắng chính mình, qua sự vượt trội có sẵn hay đạt được đưa đến tự do. Thể thao bóng đá cũng dậy cho biết sống chơi kỷ luật với nhau. Trong một đội banh bắt buộc phải khép mình từng cá nhân vào tập thể chung.
Môn thể thao bóng đá nối kết qua cùng chung đích điểm. Thành công hay không thành công của mỗi cá nhân nằm trong liên quan thành công hay không thành công của toàn đội banh.
Nó dậy cung cách chơi đấu thể thao cao thượng khi chống chọi nhau, qua việc tuân giữ luật lệ chơi chung. Có thế cả hai bên đội banh mới có tự do.
Trong khi theo dõi quan sát tranh tài trận bóng đá trên sân cỏ, khán gỉa tự đồng hóa mình với trận chơi và với các cầu thủ đang thi đấu; họ gần như tham dự hăng say tích cực với đội banh gà nhà và cả với đội đối thủ, với sự căng thẳng bó buộc và cả với tự do nữa. Các cầu thủ chơi chạy trên sân cỏ trở thành hình ảnh biểu tượng của đời sống riêng họ, và tạo ảnh hưởng lại trên họ. Các cầu thủ biết rằng, những người đó tự vẽ nên hình ảnh mình qua các cầu thủ và tìm thấy được công nhận nơi họ.
Lẽ tất nhiên những điều này có thể trở nên bị tiêu hủy, bị làm cho ra xấu xa, khi yếu tố thương mại, tiền bạc chiếm ngự; khi môn chơi thể thao trở thành kỹ nghệ sản xuất, nó tạo ra một thế giới hào nhoáng hình ảnh không tốt đẹp.
Cho dù không tạo ra một thế giới hào nhoáng đầy hình ảnh, không có được lý do tích cực đi nữa trong môn chơi thể thao này: nó vẫn là phần tiền luyện tập thuộc về đời sống và sự bước qua của đời sống đi tìm phương hướng của một thiên đàng hạnh phúc đã bị mất. Cả hai đều đi tìm kỷ luật của sự tự do, trong mối dây ràng buộc vào luật lệ với nhau, chống chọi lại nhau và của mỗi cá nhân.
Nên rất có thể, chúng ta trong suy nghĩ như thế, rút ra từ môn chơi thể thao bóng đá bài học mới cho đời sống. Nơi môn chơi thể thao này ta nhận ra một nền tảng căn bản: Con người sống không nguyên chỉ bằng cơm bánh thôi. Vâng, thế giới cơm bánh thật ra chỉ là bước tiên khởi cho đời sống con người, cho một thế giớ tự do. Sự tự do sống còn phát triển qua luật lệ, qua thuần thục giáo dục. Nó dậy cách sống chơi chung và sống thế nào là một đối thủ đúng ngay chính trong cuộc chơi
Cuộc chơi, đời sống, nếu chúng ta đi sâu vào, có thể hiện tượng của một thế giới hào hứng phấn khởi về bóng đá giúp ta nhận ra nhiều điều vượt xa hơn chỉ là một cuộc vui chơi giải trí.“
Bóng đá là trò chơi cộng đồng tập thể giữa hai đội tuyển gồm 22 cầu thủ thi đấu trên sân cỏ, và đồng thời cũng của hàng chục ngàn khán giả hâm mộ ủng hộ, hàng trăm triệu khán gỉa theo dõi qua màn ảnh truyền hình trên khắp thế giới. Vì thế bóng đá là môn chơi to tiếng hò hét vang động nơi sân vận động cùng cả ở ngoài sân vận động nữa.
Nơi sân vận động diễn ra trận thi đấu khán giả hát bài : „ You´ ll never walk alone“ Và câu điệp khúc: „Tiếp tục tiến lên, tiếp tục tiến lên bằng niềm hy vọng trong trái tim, và bạn sẽ không đi một mình đâu.“.
Mùa Euro 2016
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Âu Châu đang trong cơn khủng hoảng tài chính từ mấy năm nay chưa chấm dứt.
Âu châu đang trong cơn khủng hoảng về làn sóng người tỵ nạn từ các nước bên vùng Trung Đông và Phi châu tìm mọi cách vượt biển bằng tầu thuyền sang lục địa Âu Châu.
Âu châu đang trong bị đe dọa khủng bố, như đã xảy ra ở Paris, ở Bruxelles.
Nhưng không vì thế đời sống bên Âu Châu bị ngưng trệ. Trái lại tiếp tục tiến về phía trước trong sự xây dựng sáng tạo và niềm vui phấn khởi.
Thể thao là một bộ môn giúp cho đời sống có được sức khoẻ lành mạnh về thể xác cũng như tinh thần. Bóng đá là môn thể thao phổ thông đại chúng và có tầm cỡ quốc gia bên Âu Châu.
Theo chu kỳ cứ bốn năm bộ môn Bòng đá lại được tổ chức thi đấu tranh giải giữa các đội tuyển quốc gia bên lục địa Âu Châu: Eurocup.
Euro 2016 được tổ chức ở nước Pháp từ 10.06.- 10.07 . 2016.
Như vậy bóng đá nói gì, truyền đi sứ điệp gì về đời sống?
Euro 2016 đã khai mạc hôm 10.06.2016. Những trận tranh tài thư hùng giữa 24 đội tuyển quốc gia bên Âu Châu sẽ diễn trên sân cỏ sôi động , hồi hộp gây cấn đến ngày 10.07.2016.
Qua hình ảnh chiếu trên truyền hình, người ta thấy không phải chỉ phát sinh niềm vui phấn khởi reo hò hay khóc lóc nơi người đi xem đá banh hay theo dõi qua màn ảnh truyền hình, nhưng cũng nảy sinh lòng yêu mến quê hương đất nước, được biểu lộ qua những lá cờ quốc gia đất nước của những đội tuyển thi đấu trưng bày bay phất hoặc do cầm khoác mặc trên thân thể trong ngoài, hoặc cắm vào xe hơi chạy ngoài đường phố, hoặc treo chăng trước cửa nhà, có những người còn vẽ cờ nước mình trên đôi má, trên trán, có người còn nhuộm cả tóc theo mầu hình cờ nước họ ...
Hồi còn là Tổng giám mục München, Hồng Y Joseph Ratzinger, bây giờ là Giáo hoàng nghỉ hưu Benedicto 16., ngày 03.06.1978 đã có suy tư về thể thao bóng đá trên đài phát thanh:
„ Bóng đá đã trở nên một biến cố trên khắp địa cầu, có sức mạnh lôi cuốn, liên kết con người vuợt qua mọi ranh giới trong niềm hy vọng, lo âu hồi hộp, tha thiết nồng nàn và niềm vui tươi phấn khởi. Hiếm có biến cố nào trên thế giới có hấp lực trải rộng như thế.
Biến cố đó, có thể nói được, là khát vọng xa xưa khởi thủy của con người, và cũng đặt ra câu hỏi, trên nền tảng nào môn chơi này có hấp lực sức mạnh như vậy.
Người bi quan sẽ cho rằng, điều đó giống như ở thời Roma cổ xưa, họ đã viết trên biểu ngữ: Panem et circenses – Cơm bánh, ăn và trò chơi Xiếc. Ăn và chơi chỉ là nội dung đời sống của một xã hội đang trên đà xuống dốc, đang lúc họ không còn nhận ra những đích điểm cao hơn nữa.
Nhưng nếu, cho đi rằng, người ta chấp nhận điều này, điều đó cũng không thể nào đủ có sức thuyết phục được. Vì thế phải hỏi lại: Trên nền tảng nào, môn chơi này có sức hấp dẫn, đến nỗi trở nên quan trọng bên cạnh cơm bánh như vậy?
Ðưa mắt nhìn ngược trở về thời Roma xa xưa, chúng ta có thể tìm ra câu trả lời, tiếng la hét đòi cơm bánh và môn chơi biểu hiện của khát vọng về một đời sống thiên đàng hạnh phúc, về một đời sống no đủ không có cực nhọc vất vả, và tự do được thỏa mãn tràn đầy. Ðiều này ẩn chứa trong môn chơi: trong hành động hoàn toàn tự do, không có đích điểm, không có sự bó buộc, nhưng có cố gắng về sức lực và được thi hành trọn vẹn.
Trong ý nghĩa này môn chơi cũng là một thể loại thử tìm về trở về nhà, nơi là thiên đàng hạnh phúc: bước thoát ra khỏi đời sống hằng ngày bị trói buộc do những ràng buộc căng thẳng vất vả, và lo liệu cho đời sống căng thẳng có tự do những gì không bắt buộc và dẫn dưa đưa đến sự tốt đẹp.
Như thế, môn chơi đã vượt qua cuộc sống hằng ngày. Môn chơi trước hết, nhất là đem đến cho trẻ em, bạn trẻ một bộ mặt đức tính khác: Sự tập luyện bước vào đời sống. Nó vẽ nên dấu chỉ hình ảnh đời sống tự mình phát triển cung cách sống cởi mở tự do.
Với tôi, hấp lực của môn chơi Bóng đá nằm ở chỗ, nó liên kết cả hai khía cạnh này trong một hình thái có sức hấp dẫn thuyết phục.
Nó bó buộc con người, trước hết tự mình thuần thục hóa chính mình qua việc tập luyện để thắng chính mình, qua sự vượt trội có sẵn hay đạt được đưa đến tự do. Thể thao bóng đá cũng dậy cho biết sống chơi kỷ luật với nhau. Trong một đội banh bắt buộc phải khép mình từng cá nhân vào tập thể chung.
Môn thể thao bóng đá nối kết qua cùng chung đích điểm. Thành công hay không thành công của mỗi cá nhân nằm trong liên quan thành công hay không thành công của toàn đội banh.
Nó dậy cung cách chơi đấu thể thao cao thượng khi chống chọi nhau, qua việc tuân giữ luật lệ chơi chung. Có thế cả hai bên đội banh mới có tự do.
Trong khi theo dõi quan sát tranh tài trận bóng đá trên sân cỏ, khán gỉa tự đồng hóa mình với trận chơi và với các cầu thủ đang thi đấu; họ gần như tham dự hăng say tích cực với đội banh gà nhà và cả với đội đối thủ, với sự căng thẳng bó buộc và cả với tự do nữa. Các cầu thủ chơi chạy trên sân cỏ trở thành hình ảnh biểu tượng của đời sống riêng họ, và tạo ảnh hưởng lại trên họ. Các cầu thủ biết rằng, những người đó tự vẽ nên hình ảnh mình qua các cầu thủ và tìm thấy được công nhận nơi họ.
Lẽ tất nhiên những điều này có thể trở nên bị tiêu hủy, bị làm cho ra xấu xa, khi yếu tố thương mại, tiền bạc chiếm ngự; khi môn chơi thể thao trở thành kỹ nghệ sản xuất, nó tạo ra một thế giới hào nhoáng hình ảnh không tốt đẹp.
Cho dù không tạo ra một thế giới hào nhoáng đầy hình ảnh, không có được lý do tích cực đi nữa trong môn chơi thể thao này: nó vẫn là phần tiền luyện tập thuộc về đời sống và sự bước qua của đời sống đi tìm phương hướng của một thiên đàng hạnh phúc đã bị mất. Cả hai đều đi tìm kỷ luật của sự tự do, trong mối dây ràng buộc vào luật lệ với nhau, chống chọi lại nhau và của mỗi cá nhân.
Nên rất có thể, chúng ta trong suy nghĩ như thế, rút ra từ môn chơi thể thao bóng đá bài học mới cho đời sống. Nơi môn chơi thể thao này ta nhận ra một nền tảng căn bản: Con người sống không nguyên chỉ bằng cơm bánh thôi. Vâng, thế giới cơm bánh thật ra chỉ là bước tiên khởi cho đời sống con người, cho một thế giớ tự do. Sự tự do sống còn phát triển qua luật lệ, qua thuần thục giáo dục. Nó dậy cách sống chơi chung và sống thế nào là một đối thủ đúng ngay chính trong cuộc chơi
Cuộc chơi, đời sống, nếu chúng ta đi sâu vào, có thể hiện tượng của một thế giới hào hứng phấn khởi về bóng đá giúp ta nhận ra nhiều điều vượt xa hơn chỉ là một cuộc vui chơi giải trí.“
Bóng đá là trò chơi cộng đồng tập thể giữa hai đội tuyển gồm 22 cầu thủ thi đấu trên sân cỏ, và đồng thời cũng của hàng chục ngàn khán giả hâm mộ ủng hộ, hàng trăm triệu khán gỉa theo dõi qua màn ảnh truyền hình trên khắp thế giới. Vì thế bóng đá là môn chơi to tiếng hò hét vang động nơi sân vận động cùng cả ở ngoài sân vận động nữa.
Nơi sân vận động diễn ra trận thi đấu khán giả hát bài : „ You´ ll never walk alone“ Và câu điệp khúc: „Tiếp tục tiến lên, tiếp tục tiến lên bằng niềm hy vọng trong trái tim, và bạn sẽ không đi một mình đâu.“.
Mùa Euro 2016
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long