Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 10/06: Tấm lòng biết cho đi – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ.
Giáo Hội Năm Châu
01:34 09/06/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô
Khi ấy, trong lúc giảng dạy, Đức Giê-su nói với đám đông dân chúng rằng: “Anh em phải coi chừng những ông kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. Họ ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc. Họ nuốt hết tài sản của các bà goá, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ. Những người ấy sẽ bị kết án nghiêm khắc hơn.”
Đức Giê-su ngồi đối diện với thùng tiền dâng cúng cho Đền Thờ. Người quan sát xem đám đông bỏ tiền vào đó ra sao. Có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền. Cũng có một bà goá nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm, trị giá một phần tư đồng xu Rô-ma. Đức Giê-su liền gọi các môn đệ lại và nói: “Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. Quả vậy, mọi người đều lấy tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó; còn bà này đã túng thiếu, lại còn bỏ vào đó tất cả những gì bà có, tất cả những gì để nuôi thân.”
Đó là lời Chúa
Mình Máu Chúa siêu thực phẩm chức năng
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:14 09/06/2023
MÌNH MÁU CHÚA SIÊU THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
Ngày nay người ta quan tâm để ý đến nhiều loại thực phẩm chức năng khác nhau nhằm giúp cho cơ thể khỏe đẹp hơn. Thực phẩm chức năng chỉ giúp khỏe đẹp thân xác, nhưng Mình Máu Chúa còn giúp khỏe đẹp cả lối sống, cả linh hồn. Thế nên, có thể nói Mình Máu Chúa là thần lương, là siêu thực phẩm chức năng.
1. ĂN UỐNG. Trong đời, ăn uống đem lại sự sống. Khi không ăn uống được nữa thì chuẩn bị xin vĩnh biệt cụ rồi. Trong tiến trình đem sự sống thì các đồ ăn thức uống đi vào cơ thể phải được biến đổi thành các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, biến thành máu thịt, nên một với con người. Thế nên, khi Chúa Giêsu sử dụng động từ “ăn uống” thịt máu Ngài, thì Chúa cũng muốn chúng ta ở trong Ngài, nên một với Ngài, đón nhận sự sống Ngài để sống muôn đời. Chúng ta ăn hàng ngày 3 bữa, vậy chúng ta có đi ăn Mình Thánh Chúa hàng ngày không?
2. THỊT MÁU. Trong đời, khi được mời dự những bữa tiệc thịnh soạn nơi nhà hàng sang trọng, chúng ta sung sướng hãnh diện, hân hoan mặc đẹp đi tham dự. Hơn thế nhiều, Chúa Giêsu chiêu đãi chúng ta món đặc sản siêu thực phẩm là Mình Máu Chúa, không phải ở nhà hàng mà là nhà thờ, Nhà Chúa. Mời món ngon đến đâu vẫn chỉ là thứ vật chất bên ngoài mình, còn Chúa mời ăn thịt máu là chính thân mình Ngài, là trọn vẹn tình yêu và sự sống của Ngài. Cao quý như thế mà thái độ của chúng ta đi tham dự Thánh Thể thế nào?
Con người mời nhau ăn uống không chỉ để sống, nhưng còn để bày tỏ một tình yêu trao tặng cho nhau. Thế nên, khi Chúa Giêsu mời chúng ta ăn uống Mình Máu Ngài, Chúa đã bày tỏ một tình yêu ban tặng trọn vẹn con người của Ngài. Chúa trao tặng tất cả, sạch sành sanh! Rước Chúa vào lòng, mong chúng ta cũng có lối sống giống Chúa: một lối sống quảng đại trao ban. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:13 09/06/2023
14. Phàm người tiến vào cung thánh phụng thờ Thiên Chúa thì phải ghi nhớ: họ đến không phải được Thiên Chúa kêu gọi, mà là vì Thiên Chúa mà đón nhận đau khổ.
(Thánh Terese of Avila).Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:18 09/06/2023
72. BẢY CHIẾC ĐŨA
Ngày xưa có một ông bố, sáu đứa con của ông ta rất thích cãi nhau, thường thường vì cãi nhau mà lãng phí rất nhiều thời gian, công việc cũng bị chậm trễ.
Có một vài người xấu thông đồng cấu kết, lợi dụng sự bất hòa của họ, lên kế hoạch là sau khi phụ thân của họ qua đời thì xúi giục họ tranh chấp gia tài.
Một hôm, ông lão kêu sáu đứa con lại trước mặt mình, đưa cho họ bảy chiếc đũa đã bó chặt vào nhau và nói nghiêm túc:
- “Ai bẻ được bỏ đũa này gãy làm hai đoạn thì ta sẽ thưởng cho một trăm đồng tiền.”
Mấy đứa con dùng hết sức lực để bẻ gãy, ai cũng bẻ thử qua, nhưng không có ai bẻ gãy được, chúng nó nói:
- “Không thể nào bẻ gãy.”
Phụ thân nói:
- “Thật ra, không có gì là dễ dàng nếu làm như thế này.”
Nói xong, ông ta lấy bó đũa rút ra từng chiếc từng chiếc bẻ gãy rất dễ dàng.
Mấy đứa con cãi nhau nói:
- “Đương nhiên rồi, nếu bẻ từng chiếc một thì trẻ em cũng bẻ được rất dễ dàng.”
Người bồ già lúc này mới nghiêm trang giải thích cho các con biết:
- “Sẽ có một ngày các con sẽ gặp chuyện như bó đũa này vậy, khi các con đoàn kết lại với nhau thì không có ai có thể đánh ngã các con, nhưng chỉ cần các con tách nhau ra thì hậu quả cũng giống như mấy chiếc đĩa này, không khác gì nhau.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 72:
Trong đoàn kết chúng ta mới có thể đứng thẳng cao vút, sau khi chia thì rẽ chúng ta chỉ có thể ngày càng suy vi.
Trong cộng đoàn thiếu sự đoàn kết thì cộng đoàn sẽ suy yếu, có chia rẽ thì chắc chắn cộng đoàn sẽ không phát triển được, bởi vì dù cho là ma quỷ thì nó cũng không dám chia rẽ lẫn nhau.
Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngày xưa có một ông bố, sáu đứa con của ông ta rất thích cãi nhau, thường thường vì cãi nhau mà lãng phí rất nhiều thời gian, công việc cũng bị chậm trễ.
Có một vài người xấu thông đồng cấu kết, lợi dụng sự bất hòa của họ, lên kế hoạch là sau khi phụ thân của họ qua đời thì xúi giục họ tranh chấp gia tài.
Một hôm, ông lão kêu sáu đứa con lại trước mặt mình, đưa cho họ bảy chiếc đũa đã bó chặt vào nhau và nói nghiêm túc:
- “Ai bẻ được bỏ đũa này gãy làm hai đoạn thì ta sẽ thưởng cho một trăm đồng tiền.”
Mấy đứa con dùng hết sức lực để bẻ gãy, ai cũng bẻ thử qua, nhưng không có ai bẻ gãy được, chúng nó nói:
- “Không thể nào bẻ gãy.”
Phụ thân nói:
- “Thật ra, không có gì là dễ dàng nếu làm như thế này.”
Nói xong, ông ta lấy bó đũa rút ra từng chiếc từng chiếc bẻ gãy rất dễ dàng.
Mấy đứa con cãi nhau nói:
- “Đương nhiên rồi, nếu bẻ từng chiếc một thì trẻ em cũng bẻ được rất dễ dàng.”
Người bồ già lúc này mới nghiêm trang giải thích cho các con biết:
- “Sẽ có một ngày các con sẽ gặp chuyện như bó đũa này vậy, khi các con đoàn kết lại với nhau thì không có ai có thể đánh ngã các con, nhưng chỉ cần các con tách nhau ra thì hậu quả cũng giống như mấy chiếc đĩa này, không khác gì nhau.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 72:
Trong đoàn kết chúng ta mới có thể đứng thẳng cao vút, sau khi chia thì rẽ chúng ta chỉ có thể ngày càng suy vi.
Trong cộng đoàn thiếu sự đoàn kết thì cộng đoàn sẽ suy yếu, có chia rẽ thì chắc chắn cộng đoàn sẽ không phát triển được, bởi vì dù cho là ma quỷ thì nó cũng không dám chia rẽ lẫn nhau.
Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tâm hồn cao thượng
Lm. Minh Anh
15:31 09/06/2023
TÂM HỒN CAO THƯỢNG
“Bà đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống”.
Năm 1886, “Tâm Hồn Cao Thượng” ra đời. Hơn 130 năm, cuốn sách của E. De Amicis đã chinh phục hàng triệu trái tim. Đó là những câu chuyện nhỏ của một cậu bé lớp 3. Thế giới trẻ thơ có những va đập, bất đồng; nhưng phía sau những va đập ấy, là những mảnh vỡ nhặt được lóng lánh bao giá trị sống: lòng yêu nước, sự chân thành và hơn cả, những ‘tâm hồn cao thượng!’.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay cho thấy những ‘tâm hồn cao thượng’ thời Cựu Ước và cả Tân Ước. Tin Mừng không chỉ dành cho trẻ em, mà cho cả người lớn; vì thế, Chúa Giêsu không ngại chỉ ra những tâm hồn ‘ít cao thượng’; đó là những luật sĩ mà Ngài đã nặng lời.
Những ‘tâm hồn cao thượng’ thời Cựu Ước là cha con Tôbia. Họ đã xin người đồng hành của ‘Tôbia con’ “vui lòng nhận một nửa những gì đã mang về”. Và nếu muốn biết “những gì đã mang về”, thì sách Tôbia tiết lộ, có đến 300 ký bạc, chưa nói số lãi trong 20 năm; đó là cả một gia tài. Ở đây, chúng ta không thể bỏ qua ‘tâm hồn cao thượng’ của Gabael, người giữ bạc cho Tôbia; ông sẵn sàng trao lại những gì đã giữ theo khế ước. Chuyện như mơ đối với người thời nay! Và này, một ‘tâm hồn cao thượng’ khác được mục kích trước khi sách Tôbia khép lại; đó là Raphael Tổng Lãnh Thiên Thần, người bạn đồng hành, ngài không lấy một hào! Ngài nói, “Hãy chúc tụng Thiên Chúa và cao rao mọi việc kỳ diệu của Người!”. Tâm tình ngợi khen đó được lặp đi lặp lại trong Thánh Vịnh đáp ca, “Chúc tụng Thiên Chúa, Đấng muôn đời hằng sống!”.
Với bài Tin Mừng, chúng ta gặp một ‘tâm hồn cao thượng’ thời Tân Ước. Đó là một bà goá nghèo bỏ vào hòm cúng nhiều hơn ai hết mà Chúa Giêsu nhìn thấy, “Bà đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống”. Cái “để nuôi sống” chính là sự sống, là máu. Ngài thấy điều không ai thấy, những gì thật nhỏ bé, nhưng thực chất là tất cả ‘gia tài’ của bà. Bác ái thuần tuý liên quan đến sự dâng hiến toàn bộ bản thân; đó là hiến dâng không dè giữ; yêu thương, phục vụ bất cứ ai, bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào. Đó là bác ái Kitô đích thực nơi một ‘tâm hồn cao thượng!’.
Ngoài những ‘tâm hồn cao thượng’ trên, Tin Mừng còn chỉ ra những tâm hồn ‘ít cao thượng’ mà Chúa Giêsu nói đến; đó là các luật sĩ giả hình đang ‘biểu diễn’ trước mặt bá quan. Họ dạy dỗ, cốt để gây ấn tượng; họ cho đi, cốt để tạo danh tiếng; họ cầu nguyện, cốt để biện minh cho những gì đã lấy trộm của người nghèo. Họ không phải là người xấu; nhưng là những ‘quý ông tốt’ đã bị cuốn hút bởi việc tìm hư danh; cái họ kiếm tìm là tôn vinh chính mình!
Anh Chị em,
“Bà đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống”. Có tâm hồn nào “đã bỏ tất cả” bằng ‘tâm hồn cao thượng’ Giêsu! Ngài đã chết, sống lại và giờ đây đang âm thầm ‘bỏ mình’ trên các bàn thờ, trong các nhà chầu. Ước gì lòng bác ái của bạn và tôi luôn lặng lẽ và kín đáo như Ngài; bấy giờ, sự hiến dâng của chúng ta cũng là một điều gì đó mà chỉ một mình Thiên Chúa biết. Bởi lẽ, việc tìm kiếm chính mình sẽ ‘giết chết’ giá trị sự hiến dâng, ‘huỷ hoại’ những nỗ lực hình thành các nhân đức, và ‘bóp nghẹt’ trái tim của một linh hồn; hơn nữa, ích kỷ luôn kìm hãm, trói buộc, không cho bất cứ ai có khả năng vươn tới “các giá trị sống” và những gì thuộc cõi trên.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để của cải sở hữu con, dạy con biết sở hữu nó! Bởi lẽ, một khi nó sở hữu con, con bị kéo xuống; biết sở hữu nó, con vươn cao, vươn đến các giá trị sống ‘hôm nay’ và ‘đời đời!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Lễ Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:37 09/06/2023
CHÚA NHẬT
LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KI-TÔ
Tin mừng: Ga 6, 51-58.
“Thịt tôi thật là của ăn, máu tôi thật là của uống”.
Bạn thân mến,
Nếu có một ai đó tuyên bố: ai ăn thịt của tôi thì được sống đời đời, chắc chắn bạn sẽ nói họ là những người điên, và rồi bỏ đi. Đức Chúa Giê-su cũng đã bị nhiều người Do Thái bỏ đi, khi Ngài tuyên bố: “Thịt tôi thật là của ăn, máu tôi thật là của uống”, trong số những người bỏ đi ấy cũng có những người là môn đệ của Ngài.
Có lúc nào bạn nói với người yêu bạn: em đẹp và dễ thương quá, yêu em quá, thương em quá muốn ăn muốn cắn em cho đỡ nhớ đỡ thương; hoặc có lúc nào bạn thấy người ta nựng em bé không, họ hôn họ cắn, họ nhéo em bé, đó chính là yêu thương đó bạn ạ. Tình yêu luôn mong muốn được trao ban và đón nhận, luôn mong muốn được hòa tan với người mình yêu, đó chính là tình yêu tận hiến, và Đức Chúa Giê-su đã làm như thế khi Ngài lấy chính máu thịt của mình làm của ăn của uống để nuôi linh hồn chúng ta, để chúng ta được sự sống đời đời.
Khi tuyên bố: “thịt tôi thật là của ăn, máu tôi thật là của uống”, thì Đức Chúa Giê-su thật sự đã trở thành tâm điểm cho mọi chống đối của thế gian, bởi vì không một hy sinh nào mà không phải trả giá đắt, không một tình yêu nào mà không có hy sinh.
Bạn thân mến,
Mỗi lần tham dự thánh lễ là bạn và tôi đều cảm nghiệm được tình yêu mà Đức Chúa Giê-su đã dành cho Giáo Hội, cho thế gian qua bí tích Thánh Thể nhiệm mầu, đó chính là bí tích yêu thương, hy sinh và nuôi dưỡng. Chính qua bí tích này mà Đức Chúa Giê-su luôn ở với Giáo Hội và nhân loại cho đến ngày tận thế.
- Vì bí tích Thánh Thể là bí tích yêu thương, nên bạn và tôi cũng tập tành bắt chước yêu thương tha nhân, như Đức Chúa Giê-su đã yêu thương chúng ta.
- Vì bí tích Thánh Thể là dấu chỉ của hy sinh, nên bạn và tôi cũng cố gắng học tập hy sinh cho tha nhân, như Đức Chúa Giê-su đã hy sinh mạng sống vì chúng ta.
- Vì bí tích Thánh Thể là bí tích nuôi dưỡng, nên bạn và tôi cũng tập tành chia sẻ vật chất lẫn tinh thần với tha nhân, như Đức Chúa Giê-su đã lấy thịt máu của mình để nuôi dưỡng linh hồn chúng ta.
- Và vì bí tích Thánh Thể là bởi tấm bánh tinh tuyền và rượu nho thanh khiết tạo thành, cho nên bạn và tôi cũng sẽ luôn cố gắng trở thành tấm bánh cho anh chị em và tha nhân hưởng dùng...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KI-TÔ
Tin mừng: Ga 6, 51-58.
“Thịt tôi thật là của ăn, máu tôi thật là của uống”.
Bạn thân mến,
Nếu có một ai đó tuyên bố: ai ăn thịt của tôi thì được sống đời đời, chắc chắn bạn sẽ nói họ là những người điên, và rồi bỏ đi. Đức Chúa Giê-su cũng đã bị nhiều người Do Thái bỏ đi, khi Ngài tuyên bố: “Thịt tôi thật là của ăn, máu tôi thật là của uống”, trong số những người bỏ đi ấy cũng có những người là môn đệ của Ngài.
Có lúc nào bạn nói với người yêu bạn: em đẹp và dễ thương quá, yêu em quá, thương em quá muốn ăn muốn cắn em cho đỡ nhớ đỡ thương; hoặc có lúc nào bạn thấy người ta nựng em bé không, họ hôn họ cắn, họ nhéo em bé, đó chính là yêu thương đó bạn ạ. Tình yêu luôn mong muốn được trao ban và đón nhận, luôn mong muốn được hòa tan với người mình yêu, đó chính là tình yêu tận hiến, và Đức Chúa Giê-su đã làm như thế khi Ngài lấy chính máu thịt của mình làm của ăn của uống để nuôi linh hồn chúng ta, để chúng ta được sự sống đời đời.
Khi tuyên bố: “thịt tôi thật là của ăn, máu tôi thật là của uống”, thì Đức Chúa Giê-su thật sự đã trở thành tâm điểm cho mọi chống đối của thế gian, bởi vì không một hy sinh nào mà không phải trả giá đắt, không một tình yêu nào mà không có hy sinh.
Bạn thân mến,
Mỗi lần tham dự thánh lễ là bạn và tôi đều cảm nghiệm được tình yêu mà Đức Chúa Giê-su đã dành cho Giáo Hội, cho thế gian qua bí tích Thánh Thể nhiệm mầu, đó chính là bí tích yêu thương, hy sinh và nuôi dưỡng. Chính qua bí tích này mà Đức Chúa Giê-su luôn ở với Giáo Hội và nhân loại cho đến ngày tận thế.
- Vì bí tích Thánh Thể là bí tích yêu thương, nên bạn và tôi cũng tập tành bắt chước yêu thương tha nhân, như Đức Chúa Giê-su đã yêu thương chúng ta.
- Vì bí tích Thánh Thể là dấu chỉ của hy sinh, nên bạn và tôi cũng cố gắng học tập hy sinh cho tha nhân, như Đức Chúa Giê-su đã hy sinh mạng sống vì chúng ta.
- Vì bí tích Thánh Thể là bí tích nuôi dưỡng, nên bạn và tôi cũng tập tành chia sẻ vật chất lẫn tinh thần với tha nhân, như Đức Chúa Giê-su đã lấy thịt máu của mình để nuôi dưỡng linh hồn chúng ta.
- Và vì bí tích Thánh Thể là bởi tấm bánh tinh tuyền và rượu nho thanh khiết tạo thành, cho nên bạn và tôi cũng sẽ luôn cố gắng trở thành tấm bánh cho anh chị em và tha nhân hưởng dùng...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đừng tiếc thời gian lắng mình bên nhà Tạm
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
23:56 09/06/2023
ĐỪNG TIẾC THỜI GIAN LẮNG MINH BÊN NHÀ TẠM
LỄ MÌNH MÁU CHÚA KITÔ
Lễ Mình Máu Thánh Chúa, Hội Thánh mời gọi ta suy niệm bữa ăn cuối cùng của Chúa Kitô trước khi bước vào thụ nạn. Trong bữa ăn ấy, với lời Truyền phép “Đây là Mình Thầy…, đây là Máu Thầy…”, Chúa đã biến bánh và rượu trở nên Mình và Máu của chính Chúa.
1. BỮA ĂN HIỆP THÔNG CỦA TÌNH YÊU.
Trên mọi bữa ăn, Thánh Thể là bữa ăn của hiệp thông trong tình yêu. Cuộc hiệp thông trong tình yêu là cuộc hiệp thông lớn, một hiệp thông độc nhất vô nhị: Thiên Chúa tìm đến viếng thăm tâm hồn người thế, từ đó, con người được diễm phúc đón nhận chính Thiên Chúa vô cùng cao cả.
Đó còn là một hiệp thông lạ lùng: siêu nhiên đến với tự nhiên, Thánh ở với người, cái vô cùng ở cùng cái hữu hạn.
Một hiệp thông lớn đến thế, chỉ có thể thực hiện bởi tình yêu của Thiên Chúa mà thôi. Ngoài tình yêu ấy, không còn một sự hiệp thông nào sánh ví.
Cuộc hiệp thông cao cả như vậy, mang lại giá trị cho con người. Bởi Thiên Chúa đã không trao ban bất cứ cái gì ngoài bản thân mình, nhưng là trao ban chính Con Một của mình cũng là Thiên Chúa của chúng ta.
Nơi cuộc hiệp thông được thực hiện trong tình yêu của Chúa, chúng ta kín múc nguồn hạnh phúc là chính Thiên Chúa, Đấng Tuyệt Đối.
Có ai ngờ, nơi bí tích Thánh Thể, loài người bé nhỏ là thế, lại được gần Thiên Chúa đến nỗi nên một trong nhau. Do đó, loài người không còn chỉ là thụ tạo đơn thuần, nhưng là thụ tạo mang chiều kích vĩnh cửu.
Vì thế, nơi chiều kích thánh thiêng của tâm hồn, mỗi khi tham dự tiệc Thánh Thể, là chúng ta múc lấy tình yêu của Thiên Chúa. Từ đó, chúng ta cũng được mời gọi sống tình yêu ấy với anh chị em quanh mình.
Tình yêu nơi bàn tiệc Thánh Thể không đơn thuần nuôi dưỡng tình con người, nhưng đi một bước cao hơn: thánh hóa và vĩnh cửu hóa mọi tình yêu nhân loại. Tình yêu nơi bàn tiệc Thánh Thể còn thần hóa những người yêu nhau, biến họ nên đồng hình, đồng dạng với Chúa Kitô.
Vì thế, mỗi lần rước Chúa Giêsu Thánh Thể, bạn và tôi hãy cầu xin Chúa ban cho mình được chìm ngập trong tình yêu của Chúa, để nên một với Thiên Chúa và với anh chị em.
2. ÍT KINH NGHIỆM BẢN THÂN BÊN NHÀ TẠM.
Với kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy những gì mình cố gắng sống như Hội Thánh đề nghị, sẽ khiến đời mình có ý nghĩa hơn, bình an hơn. Nhất là những lúc bế tắc trong cuộc sống, chạy về nương náu nơi Chúa Giêsu Thánh Thể, sẽ thấy bản thân cảm nghiệm một niềm an ủi lớn không thể tả.
Đời linh mục không phải lúc nào cũng phẳng lặng như mặt nước hồ thu. Có những lần biển cả cuộc đời dậy sóng, hoặc ngay trong chính cuộc đời mà mình luôn đồng hành với nó, lại bị nó tặng cho những cái tát tay nghiệt ngã… Nhưng không thể trao gởi nỗi lòng vớ bất kỳ ai, người trong cuộc chỉ còn biết bước vào nhà thờ quỳ ngay giữa cung thánh ngắm nhìn thật lâu về phía nhà tạm. Thật lạ lùng, nơi bao trùm cả một không gian tĩnh mịch ấy, lại là nơi bình an nội tâm thật lắng sâu và cũng thật tràn ứ.
Hoặc đã có lần, cảm thấy quá đuối sức, tôi đến thẳng nơi nhà tạm, đặt tay trên cửa nhà tạm, thầm thì với Chúa Giêsu Thánh Thể: “Lạy Chúa, con không biết phải làm gì hơn được nữa. Con xin quăng hết gánh nặng này cho Chúa, vì nó nặng quá sức con. Xin Chúa hãy ra tay hành động nâng đỡ con và ban cho con sức mạnh để con chịu đựng như Chúa đã từng làm như thế đối với nhiều vị thánh của Chúa”...
Bạn có tin rằng, trong đời mình, có những lần, mình muốn khóc, khóc không nổi. Nhưng chỉ một khoảnh khắc vắng lặng nào đó, có dịp nhìn lại chính mình bên Thánh Thể Chúa, nước mắt bạn cứ rơi, rơi không thể tự chủ?
Vâng, tôi đã từng như thế: khóc như một trẻ thơ trước mặt Chúa của mình. Hãy thử một lần đặt trọn con người của mình hoàn toàn nơi tình yêu Chúa, bạn sẽ cảm nhận sức mạnh mãnh liệt của tình yêu mà Chúa đỡ lấy bạn.
Có thể sau khi cầu nguyện cùng Thánh Thể, những khó khăn, những khúc mắc không lập tức biến khỏi đời ta, nhưng tự nhiên, ta thấy lòng mình nhẹ hơn như vừa mới trút gánh nặng lớn lắm.
Hơn nữa, tôi thấy mình sáng suốt hơn, hiểu được vấn đề hơn. Tôi tìm đựơc cách giải quyết vấn đề trơn tru hơn, mà lại không đụng chạm đến ai, không phiền hà ai.
Đặc biệt, tôi thấy Chúa ban cho tôi kinh nghiệm nhiều hơn, đỉnh đạt hơn, nhân từ hơn, trưởng thành hơn qua từng thử thách mà Chúa gởi cho tôi. Tất cả những điều tốt đẹp đó, chỉ có thể đến với tôi, sau khi tôi đã đến với Chúa Giêsu nơi nhà tạm.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tuyên bố của Phủ Tổng Thống Mông Cổ về cuộc gặp gỡ với Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Tòa Thánh
Đặng Tự Do
05:23 09/06/2023
Tổng thống Mông Cổ Khurelsukh Ukhnaa đã tiếp Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Bộ trưởng Quan hệ với các Dân nước của Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh vào ngày hôm nay, 6 tháng 6, 2023.
Các bên nhất trí về tầm quan trọng của chuyến thăm Mông Cổ sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô, được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử quan hệ ngoại giao và hợp tác giữa hai nước.
Cuộc thảo luận xoay quanh nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến hòa bình, an ninh, môi trường, du lịch và văn hóa toàn cầu. Hơn nữa, các bên đã trao đổi quan điểm về việc tiến hành nghiên cứu chung về các tài liệu lịch sử và di sản văn hóa của Mông Cổ được lưu giữ trong các kho lưu trữ và thư viện của Tòa thánh, nhằm tạo ra các công trình học thuật có ý nghĩa khoa học, bảo đảm việc bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ tương lai.
Tưởng cũng nên nhắc lại là trong cuộc trò chuyện với các nhà báo đi cùng ngài trên chuyến bay trở về Rôma sau chuyến tông du hồi cuối tháng 4 vừa qua, và sau đó trong buổi tiếp kiến với nhân viên của ITA Airways, Đức Thánh Cha bày tỏ kế hoạch viếng thăm Mông Cổ trong tương lai gần.
Trước khi viếng thăm quốc gia Đông Á có biên giới với Nga, Trung Quốc và Kazakhstan, Đức Thánh Cha sẽ trở lại Bồ Đào Nha từ ngày 1 đến 6 tháng 8, nhân dịp Đại hội Giới trẻ Thế giới. Trong chuyến tông du này ngài cũng sẽ viếng đền thánh Đức Mẹ Fatima lần thứ hai.
Trong công nghị tấn phong Hồng Y gần đây nhất, vào tháng 8 năm ngoái 2022, Đức Thánh Cha đã tấn phong Hồng Y cho Đức cha Giorgio Marengo, Phủ doãn Tông tòa thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ, làm Hồng Y tiên khởi của nước này.
Hiện nay số tín hữu Công giáo tại Mông Cổ chưa đến 1.500 người
Source:montsame.mn
Giám mục Hung Gia Lợi thách thức Giáo hội vì 'phụ thuộc' quá nhiều vào chính quyền
Đặng Tự Do
05:24 09/06/2023
Một giám mục nổi tiếng của Hung Gia Lợi đã cáo buộc Giáo hội Công giáo của đất nước phục tùng chính phủ cánh hữu Viktor Orbán quá mức.
“Các nhà lãnh đạo chính trị có thể thúc đẩy các giá trị Kitô giáo, nhưng họ không bao giờ nên làm như vậy một cách giáo điều, như trường hợp thường xảy ra với các chính trị gia,” Giám mục đã nghỉ hưu Miklos Beer của Vac nói với tuần báo Magyar Hang của Hung Gia Lợi.
“Họ có xu hướng tin rằng họ nhìn thấy và hành động đúng, và tôi không muốn nghi ngờ ý định tốt của họ. Nhưng nhiệm vụ của Giáo hội là giúp các chính trị gia nhìn mọi việc rõ ràng hơn, và cảnh báo họ nếu họ không hành động theo các giá trị Kitô giáo.”
Vị giám mục 80 tuổi cho biết các thành viên của chính phủ Orbán đã tìm kiếm mối quan hệ thân thiết với Đức Giáo Hoàng khi ngài đến thăm Hung Gia Lợi, một quốc gia thành viên của NATO và Liên minh Âu Châu, từ ngày 5 đến 7 tháng 5.
Ngài nói thêm rằng các nhà lãnh đạo Công giáo cũng nên “vượt qua những điều cấm kỵ” và thúc đẩy một “cuộc tranh luận công khai và bền vững” hơn về các vấn đề hiện đang khiến Giáo hội ở các quốc gia khác bận tâm.
Mặc dù các giám mục khác thường đồng ý một cách riêng tư về sự cần thiết phải có một lập trường phê bình và cởi mở hơn, nhưng Đức Cha Beer cho biết, họ chưa bao giờ lên tiếng “tại các diễn đàn công khai, lớn hơn”.
“Không ai thích đưa ra những tuyên bố chỉ trích chính phủ – nhưng lúc nào cũng giữ im lặng là điều không bình thường,” ngài nói với Magyar Hang.
“Tôi tin rằng sẽ không chỉ tốt cho Giáo hội mà còn cho giới lãnh đạo chính trị, nếu các nhà lãnh đạo Giáo hội thành thật chỉ ra những sai lầm của họ, thay vì chỉ liên tục thể hiện lòng trung thành.”
Giáo hội Công giáo Hung Gia Lợi, theo truyền thống chiếm 70% dân số 10 triệu người, đã phải đối mặt với cáo buộc phục tùng chính phủ gây tranh cãi của Orbán, người đã lãnh đạo đảng Fidesz cực hữu từ năm 1993, giữ chức thủ tướng trong 17 năm và bị chỉ trích gay gắt vì phong cách độc tài và quan hệ chặt chẽ với Nga.
Trong một cuộc phỏng vấn với Magyar Hang vào tháng 4 năm 2022, Đức Cha Beer cho biết ông hy vọng cuộc chiến ở Ukraine sẽ khiến Giáo hội “thức tỉnh” trước những nguy cơ của việc phục tùng quá mức.
Đức Cha Beer, là người đứng đầu giáo phận miền trung Vạc từ năm 2003 đến 2019, cho biết: “Mặc dù chúng tôi rất vui khi phá vỡ được sự kìm kẹp của chế độ độc tài cộng sản, nhưng Giáo hội của chúng tôi đã không chuẩn bị sẵn sàng cho tình hình mới và những cơ hội mà nó tạo ra.
“Chúng tôi vẫn chưa biết mình nên hành xử như thế nào trong một hệ thống dân chủ, và đã vô tình rơi vào tình huống đáng tiếc là nhận và mong đợi nhiều thứ từ nhà nước.”
Source:Tablet
Cảm nghiệm của một ký giả sau khi đến viếng Sơ Wilhelmina
Đặng Tự Do
05:25 09/06/2023
Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài tường trình nhan đề “I went to see the body of the nun people say is incorrupt: My experience”, nghĩa là “Cảm nghiệm của tôi sau khi đi viếng xác một nữ tu mà người ta nói là không bị phân hủy”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Tôi đã lấy làm lạ... nhưng có một số sự thật cơ bản của Kitô giáo rút ra từ kinh nghiệm
Tôi đã đến viếng xác của Sơ Wilhelmina, người sáng lập một dòng nữ Bênêđíctô ở Gower, Missouri.
“Tôi thực sự bị sốc, nhiều hơn tôi nghĩ,” tôi viết trên Facebook. “Nhưng tôi đã nghĩ đến sơ ấy — và cầu nguyện — kể từ đó.”
“Ý anh là gì, ‘sốc’?” ai đó đã hỏi.
Vì vậy, tôi đã thú nhận sự thật: Điều tôi muốn viết là tôi cảm thấy kỳ lạ khi nhìn thấy Sơ Wilhelmina - nhưng cuộc sống của tôi đang được cải thiện.
Câu chuyện về chị Wilhelmina đã trở thành một cơn sốt nhỏ trên toàn thế giới.
Tạp chí People đưa tin: “Nhiều người đi xem hài cốt 'nguyên vẹn' của một nữ tu đã qua đời vào năm 2019”.
Tờ Daily Mail của Luân Đôn đã kể “Câu chuyện đáng kinh ngạc về Sơ Wilhelmina, một nữ tu ở Missouri, người mà cơ thể không có dấu hiệu bị phân hủy.”
Sơ Wilhelmina tên khai sinh là Mary Elizabeth Lancaster chào đời vào năm 1924 tại St. Louis. Sơ đã nghe thấy tiếng Chúa khi được Rước Lễ Lần Đầu lúc 9 tuổi. Chúa Giêsu đã yêu cầu sơ thuộc về Ngài. Sơ đã trả lời “xin vâng” với cuộc sống của mình. Sơ tuyên khấn với các Nữ tu Hiến sĩ Quan phòng vào năm 1944. Năm 1995, ở độ tuổi 70, sơ rời các Hiến sĩ để thành lập Dòng Bênêđíctô của riêng mình, ở Gower, Missouri - cách nhà tôi ở Kansas 45 phút lái xe. Sơ qua đời ở đó vào năm 2019 ở tuổi 94 sau khi kêu lên: “Tôi đã thấy Chúa Giêsu! … Tôi muốn lên thiên đàng!”
Thi thể của Sơ ấy được phát hiện một cách bất ngờ vì tu viện của Sơ ấy thành công đến mức cần phải mở rộng cơ sở vật chất, nên phải di chuyển mộ của Sơ ấy.
Một trong những phước lành lớn khi là thành viên của Giáo hội Công giáo là chúng ta thuộc về một tổ chức thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, không vội vàng đưa ra kết luận và do đó tránh được những sai lầm đáng xấu hổ khi nói đến những hiện tượng kỳ diệu.
Sơ Wilhelmina Lancaster cũng không ngoại lệ.
“Có thể hiểu rằng nhiều người sẽ bị thúc đẩy bởi đức tin và lòng sùng kính khi nhìn thấy hài cốt của Sơ Wilhelmina vì tình trạng thi thể ngoại thường của Sơ, nhưng du khách không được chạm vào hoặc tôn kính thi thể của Sơ, hoặc coi như thánh tích,” Đức Cha James Johnston, Giám Mục của Thành phố Kansas-St. Joseph nói. “Tình trạng thể xác còn nguyên vẹn đã được xác minh trong quá khứ, nhưng nó rất hiếm. Có một quá trình được thiết lập tốt để theo đuổi nguyên nhân phong thánh, nhưng điều đó vẫn chưa được bắt đầu trong trường hợp này.”
Vì vậy, hiện tại, tôi phải đánh giá trải nghiệm của mình trên nền tảng không ổn định: Cảm xúc cá nhân hơn là sự thật đã được chứng minh.
Đối với tôi, toàn bộ trải nghiệm thật kỳ lạ nhưng mạnh mẽ. Mọi thứ đều nằm ngoài kinh nghiệm của chúng ta trong nền văn hóa thế tục hóa của Mỹ. Nhưng kể từ khi tôi đến thăm, tôi không thể nào quên được Sơ Wilhelmina.
Đầu tiên, việc đi xem xác của một người mà bạn chưa từng gặp mặt là điều không bình thường và việc nhìn thấy những hàng người xếp hàng chờ đợi để làm điều đó khiến bạn cảm thấy kỳ lạ.
Nhưng càng nghĩ kỹ, tôi càng cảm thấy nó tự nhiên hơn. Người dân xếp hàng vào xem thi thể Nữ hoàng Elizabeth. Họ không làm như vậy vì họ muốn nhìn thấy một xác chết; họ đã làm như vậy bởi vì tất cả chúng ta đều biết ở đâu đó sâu bên trong rằng chúng ta là cơ thể của chúng ta và ngược lại; rằng mặc dù tinh thần và thể xác bị tách rời, nhưng cơ thể của nữ hoàng vẫn có một ý nghĩa.
Một trong những hiểu biết cơ bản mà Kitô giáo đã mang lại cho thế giới là sự hiểu biết này về nhân loại của chúng ta.
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời – khi chúng ta mừng Đức Maria được đưa cả hồn lẫn xác lên trời – nhắc nhở chúng ta về điều đó mỗi mùa hè.
Mầu nhiệm đó “cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa muốn cứu toàn thể con người, cụ thể là cứu linh hồn và thể xác của họ,” Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích.
Con người là một thể thống nhất thể xác và linh hồn, linh hồn nhập thể cũng như thể xác có linh hồn. Không phải là “tôi” có thể xác hay “tôi” có linh hồn, mà là chúng ta là thể xác và linh hồn cùng nhau.
Cơ thể của một vị thánh thậm chí còn có ý nghĩa lớn hơn cơ thể của một nữ hoàng.
Elizabeth được dòng dõi đẩy vào vị trí của mình và thực hiện nó một cách trang trọng; Chị Wilhelmina đã chiến đấu cho vị trí của mình ngày này qua ngày khác nhờ đức tin, hy vọng và tình yêu thương.
Đến thăm thi thể của Nữ hoàng Elizabeth là tham gia vào lịch sử thế giới, nơi những người đàn ông và phụ nữ vĩ đại định hình thời đại của chúng ta; viếng thăm xác thánh là tham dự vào lịch sử cứu độ, nơi những con người bình thường được hình thành bởi sự vĩnh cửu.
Nhìn thấy sự sùng đạo của rất nhiều người ở đó tôi cũng rất kỳ lạ - vào lúc đầu.
Tại đây, mọi người đang tham gia trải nghiệm một cách thích thú, chạm vào những thứ trên cơ thể và cầu nguyện, dường như không nhận thấy sự thận trọng của giám mục.
Sau đó, tôi nói đùa rằng họ có tâm hồn Công giáo hơn tôi. Nhưng tôi càng nghĩ về nó, điều đó dường như càng đúng.
Mỗi Nhà thờ Công giáo đều có một cây thánh giá ở trung tâm, hình ảnh của người sáng lập đã chết của chính chúng ta, chính xác là để chúng ta có được chính xác loại kinh nghiệm này. Người Công giáo nên quen với việc nhìn vào một xác chết và không nghĩ đến sự kết thúc của cuộc đời nhiều như cuộc sống tương lai mà tất cả chúng ta có.
Nhìn thấy cơ thể của Sơ Wilhelmina bị tách khỏi linh hồn là thấy cái chết khủng khiếp và phi tự nhiên như thế nào, nhưng nhìn thấy cơ thể của Sơ không bị phân hủy là để nhớ rằng Chúa Giêsu đã vượt qua nỗi kinh hoàng của cái chết và một ngày nào đó sẽ phục hồi tất cả chúng ta.
Tôi không biết Sơ Wilhelmina có phải là một vị thánh hay không, nhưng Sơ ấy đang truyền cảm hứng để tôi trở thành một vị thánh, nếu tôi có thể.
Source:Aleteia
Rene H. Gracida, vị Giám mục danh dự cao tuổi thứ hai trên thế giới vừa tròn 100 tuổi
Thanh Quảng sdb
17:06 09/06/2023
Rene H. Gracida, vị Giám mục danh dự cao tuổi thứ hai trên thế giới vừa tròn 100 tuổi
(Aleteia – J.P Mauro)
Đức Giám Mục Danh dự René H Gracida mới thực hiện một cuộc phỏng vấn Đoàn thanh niên cho thấy sự viên mãn của một đời phục vụ Giáo hội của ngài.
Mỗi ngày sống một Lời kinh Thánh.
Aleteia chúc mừng sinh nhật Đức Giám Mục Danh dự René H Gracida, vị giám mục Công Giáo lớn tuổi thứ hai trên thế giới, vừa tròn 100 tuổi vào hôm nay, ngày 9 tháng 6 năm 2023.
Ngài là một cựu chiến binh trong Thế chiến II, cụ già trăm tuổi này đã phục vụ đất nước của mình với tư cách là xạ thủ và kỹ sư máy bay của Quân đoàn Không quân Hoa Kỳ, ngài đã bay 32 phi vụ trên nước Đức trước khi về lại Hoa Kỳ. Sau đó, ngài theo học đại học và trở thành một kiến trúc sư, nhưng sự nghiệp của ngài đã bị thay thế bằng một ơn gọi vào năm 1959, khi ngài được thụ phong linh mục Công Giáo trong Dòng Thánh Biển Đức.
Gracida chia sẻ về ơn gọi của mình: “Một hôm, vào nhà thờ tôi ngồi hàng ghế cuối cùng vài phút trước khi Giám mục Duane Hunt, Giám mục của Thành phố Salt Lake, bước vào với phụng vụ đoàn ở lối đi giữa, cách tôi khoảng 5 mét. “Đó là một thời điểm thay đổi trong cuộc đời tôi, Thánh lễ đó thực sự ảnh hưởng đến tôi. Bài giảng của Đức Cha đã làm tôi rơi lệ.”
Đến năm 1961, vì xích mích giữa Gracida và dòng Biển Đức đã dẫn đến việc ngài gia nhập vào Tổng giáo phận Miami, và trở thành một linh mục quản xứ. Chỉ 10 năm sau, vào năm 1971, ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Miami, rồi được nâng lên làm Giám mục Pensacola-Tallahassee vào năm 1975. Công việc tốt đẹp làm thăng tiến cả hai giáo phận đã khiến cho Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Giám mục Gracida vào vị trí Giáo phận Corpus Christi, vào năm 1983, nơi ngài làm việc cho đến khi nghỉ hưu ở tuổi 75, vào năm 1997.
Đoạn video phỏng vấn nói nên sự phân định về ơn gọi, một cuộc đời tận hiến cho Chúa Kitô như thế nào. Vị giám mục danh dự này sẽ chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm cho thấy một cuộc sống tốt đẹp.
Gracida chia sẻ sở thích của mình, bao gồm lái máy bay hạng nhẹ. Những kỹ năng anh học được trong Quân đội trở nên hữu ích khi học cách lái một chiếc máy bay nhỏ để ngài có thể dễ dàng đi từ Giáo phận Pensacola-Tallahassee đến Tổng giáo phận Miami, cách đó cả ngày lái xe. Đức cha cũng chia sẻ ngài rất thích thú vật, như chó và mèo...
Trong nhiệm kỳ làm Giám mục Giáo phận Corpus Christi, Giám mục danh dự Gracida đã đóng vai trò then chốt trong việc thành lập “Hiệp Hội Giao Ước” (The Ark), một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp “sự chăm sóc cho trẻ em và thanh thiếu niên bị lạm dụng, bỏ rơi và phải di tản, từ 0 đến 17 tuổi, bằng cách đặt chúng trong một môi trường an toàn.”
Mặc dù đã nhiều thập kỷ trôi qua kể từ khi nhận thức được ơn gọi của mình, Ngài xác tín Giáo hội đã truyền cảm hứng cho ngài đi theo Chúa Kitô cho đến ngày nay.
“Việc kêu gọi phục vụ dân Chúa, với tư cách là một người thầy, một người chữa lành, một người bạn, đại diện Chúa Giêsu, một Thiên Chúa làm người để dậy bảo chúng sinh… “Đây là một sự kêu gọi đặc biệt đã thay đổi cuộc đời tôi.”
(Aleteia – J.P Mauro)
Đức Giám Mục Danh dự René H Gracida mới thực hiện một cuộc phỏng vấn Đoàn thanh niên cho thấy sự viên mãn của một đời phục vụ Giáo hội của ngài.
Mỗi ngày sống một Lời kinh Thánh.
Aleteia chúc mừng sinh nhật Đức Giám Mục Danh dự René H Gracida, vị giám mục Công Giáo lớn tuổi thứ hai trên thế giới, vừa tròn 100 tuổi vào hôm nay, ngày 9 tháng 6 năm 2023.
Ngài là một cựu chiến binh trong Thế chiến II, cụ già trăm tuổi này đã phục vụ đất nước của mình với tư cách là xạ thủ và kỹ sư máy bay của Quân đoàn Không quân Hoa Kỳ, ngài đã bay 32 phi vụ trên nước Đức trước khi về lại Hoa Kỳ. Sau đó, ngài theo học đại học và trở thành một kiến trúc sư, nhưng sự nghiệp của ngài đã bị thay thế bằng một ơn gọi vào năm 1959, khi ngài được thụ phong linh mục Công Giáo trong Dòng Thánh Biển Đức.
Gracida chia sẻ về ơn gọi của mình: “Một hôm, vào nhà thờ tôi ngồi hàng ghế cuối cùng vài phút trước khi Giám mục Duane Hunt, Giám mục của Thành phố Salt Lake, bước vào với phụng vụ đoàn ở lối đi giữa, cách tôi khoảng 5 mét. “Đó là một thời điểm thay đổi trong cuộc đời tôi, Thánh lễ đó thực sự ảnh hưởng đến tôi. Bài giảng của Đức Cha đã làm tôi rơi lệ.”
Đến năm 1961, vì xích mích giữa Gracida và dòng Biển Đức đã dẫn đến việc ngài gia nhập vào Tổng giáo phận Miami, và trở thành một linh mục quản xứ. Chỉ 10 năm sau, vào năm 1971, ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Miami, rồi được nâng lên làm Giám mục Pensacola-Tallahassee vào năm 1975. Công việc tốt đẹp làm thăng tiến cả hai giáo phận đã khiến cho Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Giám mục Gracida vào vị trí Giáo phận Corpus Christi, vào năm 1983, nơi ngài làm việc cho đến khi nghỉ hưu ở tuổi 75, vào năm 1997.
Đoạn video phỏng vấn nói nên sự phân định về ơn gọi, một cuộc đời tận hiến cho Chúa Kitô như thế nào. Vị giám mục danh dự này sẽ chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm cho thấy một cuộc sống tốt đẹp.
Gracida chia sẻ sở thích của mình, bao gồm lái máy bay hạng nhẹ. Những kỹ năng anh học được trong Quân đội trở nên hữu ích khi học cách lái một chiếc máy bay nhỏ để ngài có thể dễ dàng đi từ Giáo phận Pensacola-Tallahassee đến Tổng giáo phận Miami, cách đó cả ngày lái xe. Đức cha cũng chia sẻ ngài rất thích thú vật, như chó và mèo...
Trong nhiệm kỳ làm Giám mục Giáo phận Corpus Christi, Giám mục danh dự Gracida đã đóng vai trò then chốt trong việc thành lập “Hiệp Hội Giao Ước” (The Ark), một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp “sự chăm sóc cho trẻ em và thanh thiếu niên bị lạm dụng, bỏ rơi và phải di tản, từ 0 đến 17 tuổi, bằng cách đặt chúng trong một môi trường an toàn.”
Mặc dù đã nhiều thập kỷ trôi qua kể từ khi nhận thức được ơn gọi của mình, Ngài xác tín Giáo hội đã truyền cảm hứng cho ngài đi theo Chúa Kitô cho đến ngày nay.
“Việc kêu gọi phục vụ dân Chúa, với tư cách là một người thầy, một người chữa lành, một người bạn, đại diện Chúa Giêsu, một Thiên Chúa làm người để dậy bảo chúng sinh… “Đây là một sự kêu gọi đặc biệt đã thay đổi cuộc đời tôi.”
Người đoạt giải Nobel chuyển thư từ người thân của những người bị bắt đến Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
19:14 09/06/2023
Người đoạt giải Nobel Hòa bình Oleksandra Matviichuk sẽ chuyển những thông điệp ngắn gọn từ thân nhân của những người bị quân xâm lược bắt giữ và thường dân bị giam giữ bất hợp pháp từ Crimea và các khu vực khác của Ukraine tới Đức Giáo Hoàng.
Matviichuk nói: “Vài ngày nữa, tôi sẽ có cuộc gặp với Đức Giáo Hoàng tại Vatican. Tôi đến đó theo lời mời của ngài. Trước đây, chúng tôi đã nhiều lần gửi thư cho ngài, yêu cầu Đức Giáo Hoàng giúp đỡ trong việc thả những người bị bắt giữ của chúng tôi. Chúng tôi chính thức hóa chúng dưới dạng kháng cáo chính thức, kiến nghị tập thể với chữ ký của người thân, thư ngỏ”
Matviichuk nhấn mạnh rằng Vatican đã gửi một phái bộ mưu tìm hòa bình tới Ukraine và Nga, “vì vậy ưu tiên hàng đầu của sứ mệnh này phải là trao trả tất cả các tù nhân quân sự Ukraine và thường dân bị giam giữ bất hợp pháp”.
Matviichuk nhấn mạnh rằng Nga phải tuân thủ tất cả các quy tắc của Công ước Geneva, “không được tra tấn họ, phải hỗ trợ y tế, bảo đảm các điều kiện giam giữ thích hợp, v.v. Theo lời khai của những người được trao đổi tù binh, tất cả những điều này nghe giống như thứ gì đó từ ngoài vũ trụ.”
“Tôi muốn chuyển những thông điệp ngắn gọn từ thân nhân của những tù binh và thường dân bị giam giữ bất hợp pháp từ Crimea và các khu vực khác của Ukraine tới Đức Giáo Hoàng. Vì vậy, những ai muốn tham gia và viết thư cho anh ấy, vui lòng điền vào biểu mẫu Google này. Chúng tôi sẽ dịch mọi thứ sang tiếng Tây Ban Nha, là tiếng mẹ đẻ của ông ta và gửi đến ngài,” Matviichuk nói.
Cô ấy đã cung cấp một liên kết để điền vào biểu mẫu Google.
“Đề phòng, để không ai hiểu lầm, chúng tôi không tổng hợp danh sách yêu cầu những kẻ xâm lược trả tự do. Những danh sách này thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, cũng như việc tiến hành các cuộc đàm phán chính thức với Nga. Chúng tôi muốn nhân cách hóa những số liệu này và cung cấp dữ liệu cho Đức Giáo Hoàng,” Matviichuk giải thích.
Source:Risu
Tây Ban Nha là quốc gia gửi nhiều người hành hương nhất đến Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Đặng Tự Do
19:15 09/06/2023
39.777 trong số gần 600.000 người hành hương đã ghi danh cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tiếp theo sẽ diễn ra ở Lisbon là người Tây Ban Nha. Theo sau những người trẻ tuổi từ Tây Ban Nha là Ý (32.369), Bồ Đào Nha (19.350), Pháp (9.283), Ba Lan (9.053) và Hoa Kỳ (5.807). Hai tháng trước khi sự kiện được tổ chức, tổng cộng, gần 600.000 người hành hương từ 184 quốc gia đã ghi danh, theo dữ liệu của ban tổ chức.
Về số lượng tình nguyện viên, cho đến nay đã có hơn 20.600 người ghi danh, trong đó 363 người sẽ dành riêng cho lĩnh vực y tế, bao gồm bác sĩ, y tá và sinh viên năm cuối ngành y và điều dưỡng.
Về chỗ ở, các giáo xứ của các giáo phận chủ nhà —Lisbon, Setúbal và Santarém— đã có 6.000 gia đình ghi danh sẽ cung cấp nhà của họ cho khách hành hương. Đối với chỗ ở tập thể, ban tổ chức đã chuẩn bị 400.000 chỗ ở trong các giáo phận chủ nhà và vẫn đang đàm phán để ký các giao thức với các tòa thị chính và các tổ chức thành phố khác ở nhiều địa điểm khác nhau.
Tương tự như vậy, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Lisbon có sự hỗ trợ của Hiệp hội Nhà hàng và Khách sạn Bồ Đào Nha, với 1.000 cơ sở hợp tác sẽ cung cấp hơn hai triệu bữa ăn.
Tương tự như vậy, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, kết hợp với Sáng kiến Cây xanh Toàn cầu, sẽ thể hiện cam kết của mình đối với sự bền vững của môi trường bằng cách trồng hơn 6.700 cây thay mặt cho sự kiện trên khắp thế giới, từ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đến Ấn Độ, Úc, Ăng-gô-la, Guinea hoặc Brasil..
“Một diễn đàn giữa các đại dương, lục địa, các nền văn hóa và các dân tộc”: đây là cách tổng thống Bồ Đào Nha, Marcelo Rebelo de Sousa, đã dự đoán rằng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sẽ là “một lễ hội tuyệt vời của giới trẻ, một sự kiện toàn cầu, cởi mở và đại kết”.
Trong thông điệp của mình, tổng thống Bồ Đào Nha cũng gọi Đức Thánh Cha Phanxicô là “ Vị Giáo hoàng của cuộc đấu tranh cho hòa bình, cho đối thoại, cho lòng khoan dung, cho sự hiểu biết, chống lại sự bất bình đẳng, chống lại nạn đói, chống lại đau khổ, Giáo hoàng của những vùng ngoại vi, vị Giáo hoàng đầu tiên không phải là người Âu Châu và vẫn tiếp tục gần gũi với những người đau khổ nhất, với những người bị loại trừ nhất.
Source:alfayomega.es
Lịch trình của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 tại Lisbon
Đặng Tự Do
19:18 09/06/2023
Lịch trình của Đức Thánh Cha Phanxicô cho chuyến tông du Bồ Đào Nha nhân Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 đã được Vatican công bố hôm thứ Ba.
Trong chuyến thăm từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 8 tới quốc gia Nam Âu này, vị giáo hoàng 86 tuổi sẽ phân chia thời gian giữa các sự kiện Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới và các cuộc gặp gỡ với chính quyền địa phương, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các tổ chức khác.
Ngài cũng sẽ dành buổi sáng ngày 5 tháng 8 tại Đền thánh Đức Mẹ Fatima, cách Lisbon khoảng 75 dặm về phía đông bắc, nơi ngài sẽ lần chuỗi Mân Côi với những người trẻ bị bệnh trong Nhà nguyện Hiện ra của đền thờ Đức Mẹ.
Vào tối ngày 5 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tham gia buổi canh thức với những người tham gia Ngày Giới trẻ Thế giới tại Công viên Tejo ở Lisbon, một không gian xanh rộng hơn 220 mẫu Anh bên sông Tagus và nhìn ra cây cầu dài thứ hai Âu Châu mang tên Vasco da Gama.
Công viên sẽ là địa điểm tổ chức các lễ hội chính của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2023, bao gồm Thánh lễ với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày cuối cùng.
Thánh lễ Chúa nhật sau cuộc gặp gỡ với các tình nguyện viên của Đại hội Giới trẻ Thế giới sẽ là cuộc gặp gỡ cuối cùng của Đức Thánh Cha trước khi trở về Rôma vào tối ngày 6 tháng 8.
Chuyến đi năm ngày sẽ bắt đầu bằng cuộc gặp với Tổng thống Công Giáo Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa, sau đó là bài phát biểu trước các cơ quan chính phủ, các thành viên xã hội dân sự và đoàn ngoại giao.
Sau đó, ngài sẽ gặp thủ tướng của đất nước, António Costa, trước khi cầu nguyện vào ban chiều với các linh mục địa phương, giám mục, chủng sinh, và những người nam nữ tận hiến tại Tu viện Jerónimos thế kỷ 16, một trong những địa điểm được viếng thăm hàng đầu của Lisbon.
Vào ngày 3 tháng 8, Đức Phanxicô sẽ gặp gỡ các sinh viên của Đại học Công Giáo Bồ Đào Nha trước khi đến vùng ngoại ô Cascais phía tây Lisbon để dành thời gian với những người trẻ tuổi từ Scholas Occurentes, một nhóm quốc tế thúc đẩy giáo dục trong các cộng đồng nghèo.
Chiều hôm đó, ngài sẽ tham gia sự kiện Ngày Giới trẻ Thế giới đầu tiên của mình, đó là một buổi lễ chào mừng tại Công viên Eduardo VII.
Vào ngày thứ Sáu, 4 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ giải tội, gặp gỡ đại diện các tổ chức bác ái, dùng bữa trưa với các bạn trẻ và đi Đàng Thánh Giá.
Chuyến đi sẽ đánh dấu Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ tư của Đức Phanxicô sau khi tham gia các cuộc tụ họp Công Giáo quốc tế ở Panama, Ba Lan và Brazil.
Ngày Giới Trẻ Thế Giới được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập vào năm 1985. Lễ kỷ niệm kéo dài một tuần thường thu hút hàng trăm ngàn bạn trẻ.
Chủ đề của Ngày Giới trẻ Thế giới tại Lisbon, sẽ diễn ra từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 8, là “Đức Maria trỗi dậy và vội vã lên đường”.
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Xứ đoàn Piô X Tụy Hiền Tgp. Hà Nội cử hành Lễ Mình Máu Thánh khai mạc tháng giáo lý và phong trào Thiếu nhi Thánh Thể.
BTTGX Tụy Hiền
17:07 09/06/2023
Xứ đoàn Piô X Tụy Hiền Tgp. Hà Nội cử hành Lễ Mình Máu Thánh khai mạc tháng giáo lý và phong trào Thiếu nhi Thánh Thể.
Hôm nay, thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi, tức 60 ngày sau lễ Phục sinh, Giáo hội cử hành lễ của Chúa, hay còn gọi là Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Các em thiếu nhi xứ đoàn Piô X bao gồm các họ thuộc hai xứ Vạn Thắng và tụy hiền đã qui tụ về giáo họ Đông Mỹ, xứ Tụy Hiền để cùng với Cha xứ, Cha phó, các sơ Dòng MTG, các thầy Dòng S.J. cử hành lễ của Chúa. Khai mạc Tháng Giáo Lý và phong trào Thiếu nhi Thánh Thể.
Xem Hình
Đúng 7 giờ 00 thứ Năm ngày 08/6/2023 Thánh lễ bắt đầu. Khởi đầu Thánh lễ, Cha xứ đã nói lên ý nghĩa của ngày Lễ Trọng này. Chúa Giêsu lập Phép Mình Thánh vào ngày thứ Năm. Lễ này có thừ thế kỷ thứ XIII do Đức Ubanô IV thiết lập ngày 11 tháng 8 năm 1264, nhằm nhắc lại việc cử hành đầy ý nghĩa trong Bữa Tiệc Ly của Chúa, giúp các tín hữu sống lại bầu khí trang nghiêm ấy, với lòng biết ơn Thiên Chúa Cha cách sâu xa, có lúc dừng lại trong thinh lặng trước mầu nhiệm Ðức Tin để chiêm ngắm sự cao cả của Bí Tích vô cùng cao quí với trọn con người và tình thương của Chúa Giêsu.
Vì nhu cầu mục vụ, Giáo hội cho phép rời vào Chúa nhật. Tiếp liền sau lễ là cuộc kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa ra khỏi nhà thờ, đi trên các nẻo đường, vừa đi vừa hát bài: « Chúa nuôi dân bằng lúa mì tinh hảo, mật ong rừng, Người cho hưởng thỏa thuê » (Ca nhập lễ - lời của thánh Tôma Aquinô). Để loan truyền cho mọi người biết rằng: Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Người là ơn cứu độ cho toàn thế giới.
Cha xứ cũng nói đến việc Rước kiệu Mình Thánh Chúa
Sau lễ này, cộng đoàn kiệu Mình Thánh Chúa vừa được truyền phép và đưa Chúa ra khỏi nhà thờ, đi trên đường làng, vào nhà Văn hóa để tuyên xưng Chúa Giêsu ngự thật trong phép Mình Thánh, mang Chúa vào trong đời ta, với mong ước nhà ta là nhà của Chúa, đường đời ta là đường của Chúa, xin Chúa hiện diện hằng ngày trong đời sống chúng ta! Có Chúa Giêsu là Bánh ban sự sống, Bánh của các thiên thần, Bánh của của kẻ hành hương cùng đi, chúng ta sẽ không cô đơn.
Khi đặt Mình Thánh vào Mặt nhật, dưới dạng mặt trời, ngụ ý rằng Chúa Giêsu là « Mặt Trời »: Ngài là ánh sáng của lòng ta (đó là ý nghĩa của từ « mặt nhật »)
Bình khói hương thơm nghi ngút vừa đi vừa xông, tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta tỏa bay lên trước tòa Chúa.
Các em bé rắc hoa trên đường nhắc lại cuộc rước Chúa Giêsu vào Thành Thánh, và những lời tụng ca của các em rất làm Chúa hài lòng.
Qua cuộc rước kiệu, chúng ta thấy Chúa và chắc chắn Chúa thấy tất cả những khổ đau của những bệnh nhân; những nỗi cô đơn của những người trẻ và của những người già; những cám dỗ, những nỗi lo lắng trong cuộc sống của chúng ta. Cuộc rước kiệu này còn có ý nghĩa là xin Chúa chúc lành cho chúng ta và cho toàn thế giới.
BTTGx. Tụy Hiền
Hôm nay, thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi, tức 60 ngày sau lễ Phục sinh, Giáo hội cử hành lễ của Chúa, hay còn gọi là Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Các em thiếu nhi xứ đoàn Piô X bao gồm các họ thuộc hai xứ Vạn Thắng và tụy hiền đã qui tụ về giáo họ Đông Mỹ, xứ Tụy Hiền để cùng với Cha xứ, Cha phó, các sơ Dòng MTG, các thầy Dòng S.J. cử hành lễ của Chúa. Khai mạc Tháng Giáo Lý và phong trào Thiếu nhi Thánh Thể.
Xem Hình
Đúng 7 giờ 00 thứ Năm ngày 08/6/2023 Thánh lễ bắt đầu. Khởi đầu Thánh lễ, Cha xứ đã nói lên ý nghĩa của ngày Lễ Trọng này. Chúa Giêsu lập Phép Mình Thánh vào ngày thứ Năm. Lễ này có thừ thế kỷ thứ XIII do Đức Ubanô IV thiết lập ngày 11 tháng 8 năm 1264, nhằm nhắc lại việc cử hành đầy ý nghĩa trong Bữa Tiệc Ly của Chúa, giúp các tín hữu sống lại bầu khí trang nghiêm ấy, với lòng biết ơn Thiên Chúa Cha cách sâu xa, có lúc dừng lại trong thinh lặng trước mầu nhiệm Ðức Tin để chiêm ngắm sự cao cả của Bí Tích vô cùng cao quí với trọn con người và tình thương của Chúa Giêsu.
Vì nhu cầu mục vụ, Giáo hội cho phép rời vào Chúa nhật. Tiếp liền sau lễ là cuộc kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa ra khỏi nhà thờ, đi trên các nẻo đường, vừa đi vừa hát bài: « Chúa nuôi dân bằng lúa mì tinh hảo, mật ong rừng, Người cho hưởng thỏa thuê » (Ca nhập lễ - lời của thánh Tôma Aquinô). Để loan truyền cho mọi người biết rằng: Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Người là ơn cứu độ cho toàn thế giới.
Cha xứ cũng nói đến việc Rước kiệu Mình Thánh Chúa
Sau lễ này, cộng đoàn kiệu Mình Thánh Chúa vừa được truyền phép và đưa Chúa ra khỏi nhà thờ, đi trên đường làng, vào nhà Văn hóa để tuyên xưng Chúa Giêsu ngự thật trong phép Mình Thánh, mang Chúa vào trong đời ta, với mong ước nhà ta là nhà của Chúa, đường đời ta là đường của Chúa, xin Chúa hiện diện hằng ngày trong đời sống chúng ta! Có Chúa Giêsu là Bánh ban sự sống, Bánh của các thiên thần, Bánh của của kẻ hành hương cùng đi, chúng ta sẽ không cô đơn.
Khi đặt Mình Thánh vào Mặt nhật, dưới dạng mặt trời, ngụ ý rằng Chúa Giêsu là « Mặt Trời »: Ngài là ánh sáng của lòng ta (đó là ý nghĩa của từ « mặt nhật »)
Bình khói hương thơm nghi ngút vừa đi vừa xông, tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta tỏa bay lên trước tòa Chúa.
Các em bé rắc hoa trên đường nhắc lại cuộc rước Chúa Giêsu vào Thành Thánh, và những lời tụng ca của các em rất làm Chúa hài lòng.
Qua cuộc rước kiệu, chúng ta thấy Chúa và chắc chắn Chúa thấy tất cả những khổ đau của những bệnh nhân; những nỗi cô đơn của những người trẻ và của những người già; những cám dỗ, những nỗi lo lắng trong cuộc sống của chúng ta. Cuộc rước kiệu này còn có ý nghĩa là xin Chúa chúc lành cho chúng ta và cho toàn thế giới.
BTTGx. Tụy Hiền
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lý lẽ bênh vực Chúa Kitô, Phần Ba: Nghiên cứu việc Phục Sinh, Chương Mười Một: Bằng chứng Y khoa
Vũ Văn An
17:14 09/06/2023
Phần Ba: Nghiên cứu việc Phục Sinh, Chương Mười Một: Bằng chứng Y khoa
Cái chết của Chúa Giêsu có phải là một mưu đồ bất lương và sự sống lại của Người là một trò lừa bịp không?
Tôi dừng lại để đọc tấm bảng treo trong phòng đợi của một văn phòng bác sĩ: "Hãy ngừng trò chuyện. Hãy để tiếng cười bay đi. Đây là nơi mà cái chết thích thú được giúp đỡ người sống."
Hiển nhiên, đây không phải là một bác sĩ bình thường. Tôi cũng đến gặp bác sĩ Robert J. Stein, một trong những nhà nghiên cứu bệnh học pháp y hàng đầu thế giới, một thám tử y tế ưa khoa trương, có giọng nói khàn khàn, người thường kể cho tôi nghe những câu chuyện về những manh mối bất ngờ mà ông đã khám phá ra khi khám nghiệm tử thi. Đối với ông, những người chết quả có kể những câu chuyện - thực thế, những câu chuyện thường mang lại công lý cho người còn sống.
Trong suốt nhiệm kỳ dài của mình trong tư cách giám định viên y tế của Hạt Cook, Illinois, Stein đã thực hiện hơn hai mươi nghìn ca khám nghiệm tử thi, mỗi lần đều tìm kiếm một cách tỉ mỉ những thông tin chi tiết về hoàn cảnh xung quanh cái chết của nạn nhân. Nhiều lần con mắt sắc bén của ông đối với chi tiết, kiến thức bách khoa về giải phẫu con người và trực giác điều tra kỳ lạ của ông đã giúp điều tra viên y tế này dựng lại được cái chết dữ dội của nạn nhân.
Đôi khi những người vô tội được minh oan nhờ những phát hiện của ông. Nhưng thường xuyên hơn, công việc của Stein là chiếc đinh cuối cùng trong quan tài của bị cáo. Đó là trường hợp của John Wayne Gacy, người đã đối diện với đao phủ sau khi Stein giúp kết án anh ta về 33 vụ giết người ghê rợn.
Đó là cách bằng chứng y khoa có thể chủ yếu như thế nào. Nó có thể xác định liệu một đứa trẻ chết vì bị lạm dụng hay do tai nạn ngã. Nó có thể xác định xem một người chết vì nguyên nhân tự nhiên hay bị sát hại bởi ai đó đã pha thạch tín vào cà phê của họ. Nó có thể duy trì hoặc hủy bỏ bằng chứng ngoại phạm của bị cáo bằng cách xác định chính xác thời điểm chết của nạn nhân, sử dụng một quy trình khéo léo để đo lượng kali [potassium] trong mắt của người quá cố. Và vâng, ngay cả trong trường hợp một người nào đó bị hành quyết dã man trên thập giá của người La Mã cách đây hai thiên niên kỷ, bằng chứng y học vẫn có thể thực hiện một đóng góp chủ yếu: nó có thể phá hủy một trong những lập luận dai dẳng nhất được sử dụng bởi những người tuyên bố rằng sự sống lại của Chúa Giêsu, vốn là minh chứng tối cao cho lời tuyên bố của Người về thiên tính của Người, không gì khác hơn là một trò lừa bịp tinh vi.
Phục sinh hay hồi sinh?
Ý tưởng cho rằng Chúa Giêsu chưa bao giờ thực sự chết trên thập giá có thể đọc thấy trong kinh Koran (1), được viết vào thế kỷ thứ bảy - thực thế, những người Hồi giáo Ahmadiya cho rằng Chúa Giêsu thực sự đã trốn sang Ấn Độ. Cho đến ngày nay, có một ngôi đền được cho là đánh dấu nơi chôn cất thực sự của Người ở Srinagar, Kashmir (2)!
Khi thế kỷ 19 mới ló dạng, Karl Bahrdt, Karl Venturini và những người khác đã cố gắng giải thích sự Phục sinh bằng cách gợi ý rằng Chúa Giêsu chỉ ngất đi vì kiệt sức trên thập giá, hoặc Người đã được cho uống một loại thuốc khiến Người có vẻ như sắp chết, và sau đó Người được hồi sinh nhờ không khí mát mẻ và ẩm ướt của ngôi mộ (3).
Những người theo thuyết âm mưu củng cố giả thuyết này bằng cách cho rằng Chúa Giêsu đã được cho một ít chất lỏng trên miếng bọt biển khi ở trên thập giá (Mc 15:36) và Philatô có vẻ ngạc nhiên về việc Chúa Giêsu chết nhanh như thế (Mc 15:44). Do đó, họ nói, việc Chúa Giêsu tái xuất hiện không phải là một sự phục sinh kỳ diệu mà chỉ là một sự hồi sinh ngẫu nhiên, và ngôi mộ của Người trống rỗng vì Người vẫn tiếp tục sống.
Trong khi các học giả bác bỏ điều gọi là lý thuyết ngất đi này, thì nó vẫn tiếp tục tái xuất hiện trong nền văn chương bình dân. Năm 1929, D. H. Lawrence đã lồng chủ đề này vào một câu chuyện ngắn, trong đó ông cho rằng Chúa Giêsu đã trốn sang Ai Cập, nơi Người đem lòng yêu nữ tư tế Isis (4).
Năm 1965, cuốn sách bán chạy nhất của Hugh Schonfield, The Passover Plot [Âm mưu Lễ Vượt qua], cho rằng chỉ có việc lính La Mã đâm Chúa Giêsu ngoài ý muốn mới làm thất bại kế hoạch phức tạp của Người muốn thoát khỏi thập giá mà vẫn còn sống, mặc dù Schonfield thừa nhận, "Chúng tôi không hề cho... rằng [cuốn sách] đại diện cho những gì đã thực sự xảy ra." (5)
Theo chuyên gia về Phục sinh Gary Habermas (6), giả thuyết ngất đi lại xuất hiện một lần nữa trong cuốn sách The Jesus Scroll [Sách Cuộn Chúa Giêsu] năm 1972 của Donovan Joyce, cuốn sách "chứa đựng một chuỗi bất cái nhiên còn ít đáng tin hơn cả của Schonfield". Trong Holy Blood, Holy Grail [Máu Thánh, Chén Thánh] năm 1982, có thêm tình tiết cho rằng Phôngxiô Philatô đã bị mua chuộc để cho phép tháo Chúa Giêsu khỏi thập giá trước khi Người chết. Mặc dù vậy, các tác giả thú nhận, "Chúng tôi không thể-và vẫn không thể-chứng minh tính chính xác của kết luận của chúng tôi." (7)
Gần đây nhất là vào năm 1992, một học giả ít được biết đến từ Úc, Barbara Thiering, đã gây xôn xao dư luận khi làm sống lại thuyết ngất xỉu trong cuốn sách Jesus and the Riddle of the Dead Sea Scrolls (Chúa Giêsu và Bí ẩn về các Sách Cuộn Biển Chết) của bà, cuốn sách đã được một nhà xuất bản có uy tín của Hoa Kỳ giới thiệu rất rầm rộ, sau đó bị học giả Luke Timothy Johnson của Đại học Emory bác bỏ một cách chế nhạo là "thuốc phiện thuần khiết nhất, sản phẩm của trí tưởng tượng cuồng nhiệt hơn là phân tích cẩn trọng." (8)
Giống như một huyền thoại đô thị, lý thuyết ngất xỉu tiếp tục phát triển. Tôi luôn nghe điều đó khi thảo luận về Sự Phục sinh với những người tìm kiếm tâm linh. Nhưng bằng chứng thực sự đã thiết lập được gì? Điều gì thực sự đã xảy ra tại biến cố Đóng đinh? Nguyên nhân cái chết của Chúa Giêsu là gì? Có cách nào để Người có thể sống sót qua thử thách này không? Đó là những loại câu hỏi tôi hy vọng bằng chứng y khoa có thể giúp giải quyết. Vì vậy, tôi đã bay đến miền nam California và gõ cửa một bác sĩ nổi tiếng, người đã nghiên cứu sâu rộng các dữ kiện lịch sử, khảo cổ học và y học liên quan đến cái chết của Chúa Giêsu thành Nadarét, mặc dù, do việc thi thể bị mất tích một cách bí ẩn, nên chưa có cuộc khám nghiệm tử thi nào từng được thực hiện.
Cuộc phỏng vấn thứ mười: Alexander Metherell M.D., Ph.D.
Khung cảnh sang trọng hoàn toàn không phù hợp với chủ đề chúng tôi đang thảo luận. Chúng tôi ở đó, đang ngồi trong phòng khách của ngôi nhà thoải mái ở California của Metherell vào một buổi tối mùa xuân dịu mát, những cơn gió biển ấm áp thổi qua cửa sổ, trong khi chúng tôi đang nói về một chủ đề tàn bạo không thể tưởng tượng nổi: một vụ đánh đập dã man đến mức khiến lương tâm chấn động, và một hình thức tử hình đồi bại đến mức nó là bằng chứng tồi tệ cho sự vô nhân đạo của con người đối với con người.
Tôi đã tìm đến Metherell vì tôi nghe nói rằng ông sở hữu các chứng tín khoa học và y tế để giải thích về Việc Đóng đinh. Nhưng tôi cũng có một động lực khác: tôi được biết rằng ông có thể thảo luận chủ đề này một cách vô tư cũng như chính xác. Điều đó quan trọng đối với tôi, bởi vì tôi muốn sự thật tự nó nói lên điều đó, không dùng ngôn ngữ cường điệu hoặc buộc tội có thể thao túng cảm xúc.
Như bạn mong đợi từ một người có bằng y khoa (Đại học Miami ở Florida) và bằng tiến sĩ công nghệ (Đại học Bristol ở Anh), Metherell nói với sự chính xác khoa học. Ông được Hội đồng quang tuyến X Hoa Kỳ chứng nhận về chẩn đoán và đã từng là cố vấn cho Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia thuộc Viện Y tế Quốc gia của Bethesda, Maryland.
Từng là nhà khoa học nghiên cứu giảng dạy tại Đại học California, Metherell là biên tập viên của năm cuốn sách khoa học và đã viết cho các ấn phẩm từ Aerospace Medicine tới Scientific American. Óc phân tích khéo léo của ông về sự co cơ đã được đăng trên tạp chí The Physiologist and Biophysics Journal. Thậm chí, trông ông giống như vai trò của một thẩm quyền y khoa nổi tiếng: Ông là một nhân vật uy nghiêm với mái tóc bạc và phong thái lịch sự nhưng trang trọng.
Thành thật mà nói: đôi khi tôi tự hỏi điều gì đang xảy ra bên trong con người Metherell. Với sự dè dặt khoa học, nói chậm rãi và có phương pháp, ông không để lộ bất cứ sự rối loạn nội tâm nào khi ông bình tĩnh mô tả các chi tiết rùng rợn về cái chết của Chúa Giêsu. Bất kể điều gì đang xảy ra bên dưới, bất kể điều gì khiến ông trong tư cách một Kitô hữu đau khổ khi phải nói về số phận nghiệt ngã xảy ra với Chúa Giêsu, ông đều có thể che đậy bằng tư cách chuyên nghiệp phát sinh từ hàng chục năm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Ông chỉ cho tôi biết các sự kiện - và xét cho cùng, đó là điều mà tôi đã đi nửa vòng đất nước mong có được.
Cuộc tra tấn trước thập giá
Thoạt đầu, tôi muốn có được từ Metherell một mô tả căn bản về các sự kiện dẫn đến cái chết của Chúa Giêsu. Nên, sau một hồi hàn huyên, tôi đặt ly trà đá xuống, ngồi thẳng người trên ghế đối diện với ông, và hỏi, "Ông có thể vẽ một bức tranh về những gì đã xảy ra với Chúa Giêsu?".
Ông hắng giọng, nói, “Nó bắt đầu sau Bữa Tiệc Ly. Chúa Giêsu cùng các môn đệ đi đến Đồi Ôliu, cụ thể là đến Vườn Diệtsimani. Và tại đó, nếu ông còn nhớ, Người đã cầu nguyện suốt đêm. Lúc này, trong diễn trình đó, Người dự ứng những sự kiện sắp xảy ra vào ngày hôm sau. Vì Người biết mức độ đau khổ Người sẽ phải chịu đựng, Người đã trải qua rất nhiều căng thẳng tâm lý một cách tự nhiên."
Tôi giơ tay ngăn ông lại, nói với ông, "Chà, đây là chỗ những người hoài nghi có cơ thắng lợi," tôi nói với ông như thế. "Các sách Tin Mừng nói với chúng ta rằng Người bắt đầu đổ mồ hôi máu vào thời điểm này. Nào, thôi nào, há đó không phải chỉ là sản phẩm của một số trí tưởng tượng hoạt động thái quá hay sao? Há điều đó không đặt câu hỏi về tính chính xác của những người viết sách Tin Mừng hay sao?" Không hề bối rối, Metherell lắc đầu, đáp, “Không hề. Đây là một tình trạng y tế được gọi là hematidrosis [mồ hôi máu]. Nó không phổ biến lắm, nhưng nó có liên quan đến mức độ căng thẳng tâm lý cao.
“Điều xảy ra là sự lo lắng nghiêm trọng gây ra việc phóng ra các hóa chất làm vỡ các mao quản trong các tuyến mồ hôi. Kết quả có một lượng nhỏ máu chảy vào các tuyến này và mồ hôi chảy ra có lẫn máu. Chúng ta không nói tới một lượng máu nhiều; nó chỉ là một lượng rất, rất nhỏ."
Mặc dù hơi bị giũa, tôi cố nài, "Cái này có tác dụng gì khác đối với cơ thể không?"
"Điều được điều này làm là khiến lớp da cực kỳ mỏng manh để khi Chúa Giêsu bị lính La Mã đánh vào ngày hôm sau, da của Người sẽ rất, rất nhạy cảm."
Chà, tôi nghĩ, câu chuyện đến lúc hấp dẫn đây. Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho những hình ảnh nghiệt ngã mà tôi biết sắp tràn ngập tâm trí tôi. Tôi đã nhìn thấy rất nhiều xác chết trong tư cách một nhà báo - nạn nhân của các vụ tai nạn xe hơi, hỏa hoạn và sự trừng phạt của tổ chức tội phạm - nhưng có điều gì đó đặc biệt đáng sợ khi nghe tin về một người nào đó bị những kẻ hành quyết cố ý hành hạ dã man, quyết tâm gây ra sự đau khổ tột cùng.
Tôi nói, "Xin ông cho tôi biết việc đánh đòn ra sao?"
Đôi mắt của Metherell không bao giờ rời khỏi tôi. "Những vụ đánh đòn của người La Mã được biết đến là vô cùng tàn bạo. Họ... thường bao gồm ba mươi chín đòn roi nhưng thường thì nhiều hơn thế, tùy thuộc vào tâm trạng của người lính khi ra đòn. Người lính sẽ sử dụng một chiếc roi da bện với những quả bóng kim loại đan vào chúng. Khi roi quất vào da thịt, những quả bóng này sẽ gây ra những vết thâm tím hoặc vết bầm tím, những vết thâm tím hoặc vết bầm tím này sẽ vỡ ra khi bị đánh thêm. Và chiếc roi cũng có những mảnh xương sắc nhọn, có thể cắt da thịt rất nặng. Lưng sẽ bị xé toạc đến nỗi một phần của xương sống đôi khi lộ ra bởi những vết cắt sâu, thật sâu. Các đòn roi sẽ đi từ vai xuống lưng, mông và mu bàn chân. Nó thật kinh khủng."
Metherell dừng lại. Tôi nói, "xin ông tiếp tục".
"Một bác sĩ đã nghiên cứu về cách đánh đập của người La Mã cho biết, 'Khi việc đánh đòn tiếp tục, các vết rách sẽ xé toạc các cơ xương bên dưới và tạo ra những dải thịt chảy máu run rẩy. ' Một nhà sử học ở thế kỷ thứ ba tên là Eusebius đã mô tả việc đánh đòn bằng cách nói: 'Các tĩnh mạch của nạn nhân bị lộ ra, và chính các cơ bắp, gân và ruột của nạn nhân đều lộ ra ngoài.'
“Chúng ta biết rằng nhiều người sẽ chết vì kiểu đánh đập này thậm chí trước khi họ có thể bị đóng đinh. Ít nhất, nạn nhân sẽ trải qua cơn đau khủng khiếp và rơi vào tình trạng kích sốc vì giảm thể tích máu." Metherell đã đưa vào một thuật ngữ y học mà tôi không biết, tôi hỏi, "Kích sốc giảm thể tích máu [hypovolemis sock] nghĩa là gì?"
Ông giải thích, "Hypo có nghĩa là 'thấp', vol chỉ thể tích, còn emic nghĩa là máu, nên kích sốc hypovolemic nghĩa là người này chịu hiệu quả của việc mất nhiều máu. Hiện tượng này tạo ta 4 điều. Đầu tiên, tim đập nhanh để cố gắng bơm máu không có ở đó; thứ hai, huyết áp giảm, gây ngất xỉu hoặc suy sụp; thứ ba, thận ngừng sản xuất nước tiểu để duy trì lượng nước tiểu còn lại; và thứ tư, người đó trở nên rất khát nước vì cơ thể thèm chất lỏng để thay thế lượng máu đã mất”.
“Ông có thấy bằng chứng của điều này trong các câu chuyện của Tin Mừng không?"
Ông trả lời, "Có, hoàn toàn chắc chắn. Chúa Giêsu bị kích sốc do giảm thể tích máu khi Người loạng choạng trên đường đến nơi hành quyết ở đồi Canvariô, khiêng thanh ngang của thập giá. Cuối cùng Chúa Giêsu ngã xuống đất, và người lính La Mã ra lệnh cho Simong vác thập giá cho Người. Sau đó, chúng ta đọc thấy rằng Chúa Giêsu nói "Ta khát", lúc đó người ta mời ngài một ngụm giấm. Vì những hậu quả khủng khiếp của việc đánh đòn này, không nghi ngờ gì nữa, Chúa Giêsu đã ở trong tình trạng nguy kịch ngay cả trước khi những chiếc đinh đóng vào tay và chân Người."
Hấp hồi trên thập giá
Dù mô tả về việc đánh đòn hết sức ghê sợ, nhưng tôi biết chứng từ ghê rợn hơn vẫn chưa đến. Đó là vì các nhà sử học đều nhất trí rằng Chúa Giêsu đã sống sót sau trận đòn ngày hôm đó và tiếp tục lên đường tới thập giá, đó mới là vấn đề thực sự. Ngày nay, khi những tội phạm bị kết án bị trói và chích thuốc độc, hoặc bị trói vào một chiếc ghế gỗ cho điện giật, các tình huống được kiểm soát chặt chẽ. Cái chết đến nhanh chóng và có thể đoán trước được. Các giám định viên y khoa cẩn thận xác nhận nạn nhân đã qua đời. Từ những nhân chứng cận kề xem xét kỹ lưỡng mọi điều từ đầu đến cuối.
Nhưng cái chết bằng hình thức hành quyết thô bạo, chậm chạp và khá thiếu chính xác được gọi là đóng đinh này chắc chắn đến mức nào? Thực thế, hầu hết mọi người không chắc cây thập giá giết chết nạn nhân của nó như thế nào. Và nếu không có một giám định viên y khoa được đào tạo chính thức chứng thực rằng Chúa Giêsu đã chết, liệu Người có thể thoát khỏi trải nghiệm bị hành hạ dã man và chảy máu nhưng vẫn còn sống không?
Tôi bắt đầu tháo gỡ những vấn đề này, tôi hỏi, "Điều gì đã xảy ra khi Người đến địa điểm bị đóng đinh?"
"Người sẽ bị đặt nằm xuống, và hai tay của Người sẽ bị đóng đinh ở tư thế dang rộng vào thanh ngang. Thanh ngang này được gọi là patbulum, và ở giai đoạn này, nó tách biệt với thanh dọc, được đặt sẵn trên mặt đất."
Tôi gặp khó khăn trong việc hình dung điều này; Tôi cần thêm chi tiết, nên hỏi, "Đóng đinh bằng cái gì? Đóng đinh ở đâu?"
"Người La Mã sử dụng những chiếc đinh nhọn dài từ 5 đến 7 inch và vót thuôn thành một đầu nhọn. Chúng được đóng xuyên qua cổ tay," Metherell nói như thế, cho biết khoảng một inch hoặc hơn dưới lòng bàn tay trái của Người”.
Tôi ngắt lời “Khoan đã. Tôi nghĩ những chiếc đinh đâm vào lòng bàn tay của Người. Đó là điều mọi bức tranh đều mô tả. Thực thế, nó đã trở thành một biểu tượng tiêu chuẩn đại diện cho việc đóng đinh."
Metherell nhắc lại, "Qua cổ tay. Đây là một tư thế chắc chắn sẽ khóa chặt bàn tay; nếu những chiếc đinh xuyên qua lòng bàn tay, sức nặng của Người sẽ khiến da bị rách và Người sẽ rơi khỏi cây thập giá. Vì vậy, những chiếc đinh xuyên qua cổ tay, mặc dù điều này được coi là một phần của bàn tay trong ngôn ngữ thời đó.
“Và điều quan trọng là phải hiểu rằng chiếc đinh sẽ đi qua nơi mà dây thần kinh giữa chạy. Đây là dây thần kinh lớn nhất đi ra bàn tay và nó sẽ bị nghiền nát bởi chiếc đinh đang được đóng vào."
Vì tôi chỉ có kiến thức sơ đẳng về giải phẫu cơ thể người nên tôi không chắc điều này có nghĩa gì, nên tôi hỏi, “Điều này tạo nên loại đau đớn nào?”
Ông trả lời, “Hãy để tôi nói cách này. Ông có biết cảm giác đau đớn như thế nào khi ông đập khuỷu tay và đánh vào chiếc xương ngộ nghĩnh của mình không? Đó thực sự là một dây thần kinh khác, gọi là dây thần kinh trụ [ulna nerve]. Nó vô cùng đau đớn khi ông vô tình va vào nó.
“Thì cứ hình dung lấy một chiếc kìm và siết chặt và nghiền dây thần kinh đó,” ông nói thế và nhấn mạnh chữ siết chặt khi ông vặn một chiếc kìm tưởng tượng. "Hiệu quả đó sẽ tương tự như những gì Chúa Giêsu đã trải qua."
Tôi nhăn mặt trước hình ảnh đó và vặn người trên ghế.
Ông nói tiếp, "Cơn đau hoàn toàn không thể chịu đựng được. Thực thế, không thể diễn tả bằng lời theo nghĩa đen; họ phải phát minh ra một chữ mới: excruciating [cực kỳ đau đớn]. Theo nghĩa đen, excruciating có nghĩa là 'ra khỏi thập giá'. Ông hãy nghĩ về điều đó: họ cần phải tạo ra một từ ngữ mới, bởi vì không có từ ngữ nào trong ngôn ngữ có thể diễn tả nỗi thống khổ tột độ gây ra trong lúc bị đóng đinh.
“Ở điểm này, Chúa Giêsu bị dựng đứng lên vì thanh ngang đã được gắn vào thang dọc, và các cây đinh đã đóng thâu qua bàn chân của Chúa Giêsu. Một lần nữa, các dây thần kinh ở chân của ngài sẽ bị nghiền nát, và sẽ có một loại đau đớn tương tự."
Dây thần kinh bị nghiền nát và đứt lìa chắc chắn đã đủ tồi tệ rồi, nhưng tôi cần biết về ảnh hưởng của việc bị treo trên thập giá đối với Chúa Giêsu. "Điều này sẽ gây ra những căng thẳng gì cho cơ thể của Người?"
Metherell trả lời: "Đầu tiên, cánh tay của Người sẽ ngay lập tức bị kéo dài ra, có thể dài khoảng 6 inch, và cả hai vai sẽ bị trật khớp - Ông có thể xác định điều này bằng các phương trình toán học đơn giản."
“Điều này đã ứng nghiệm lời tiên tri của Cữu Ước trong Thánh vịnh 22, một Thánh vịnh đã tiên báo việc đóng đinh cả hàng trăm năm trước khi nó diễn ra và nói, ‘toàn thân con xương cốt rã rời.'
Còn 1 kỳ
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tinh Thần Truyền Giáo Của Đức Cha François Pallu
Sr. Têrêsa Phạm Thị Hải Đường
17:26 09/06/2023
Tinh Thần Truyền Giáo Của Đức Cha François Pallu
(Sr. Têrêsa Phạm Thị Hải Đường, Ph.D.
Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, 07/10/2022)
Trong thời gian qua, trên các trang mạng của các giáo phận thuộc Giáo tỉnh Hà Nội và của Hội Đồng Giám mục Việt Nam đăng tải những hình ảnh thật đẹp về kỳ thường huấn của các linh mục trong giáo tỉnh Hà Nội. Dịp thường huấn này được tổ chức tại Giáo phận Thanh Hoá từ ngày 12 tới ngày 17/09/2022, với sự tham dự của quý Đức Cha và gần 1600 linh mục, đến từ 11 giáo phận của giáo tỉnh Hà Nội. Với nhiều khuôn mặt trẻ, các ngài đang thể hiện một sức sống mãnh liệt cũng như một tương lai tươi sáng của Giáo hội Việt Nam nói chung và cách riêng của giáo tỉnh Hà Nội. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, Giáo hội Việt Nam không thể nào quên công ơn của các vị tiền bối, đặc biệt những người đã dầy công thiết lập hàng giáo sĩ và xây dựng Giáo Hội Việt Nam, cách riêng là Địa phận Đàng Ngoài, nay là giáo tỉnh Hà Nội.
Rất nhiều vị thừa sai đã có công trong việc hình thành và phát triển Giáo hội Việt Nam. Trong giới hạn của bài viết này, người viết tập trung vào vị Giám mục Đại diện Tông toà tiên khởi Đàng Ngoài, Đức cha François Pallu (1626-1684). Những đóng góp lớn lao của Đức Cha cũng như của các thừa sai Pháp cho Giáo hội Việt Nam trong giai đoạn đầu, được miêu tả rõ nét qua ngòi bút của linh Cha Louis Baudiment. Ngài viết: “Đối với chúng tôi, số các linh mục bản xứ có vẻ đặc biệt gây xúc động, vì Đức cha Pallu và các bạn đồng nghiệp của ngài đã hoàn tất sự hy sinh anh hùng của họ chỉ để thành lập một hàng tư tế địa phương.”[1] Nhưng liệu có bao nhiêu linh mục, tu sĩ và giáo dân Việt Nam đương thời, hiểu biết về ngài, cũng như những đóng góp lớn lao của ngài cho Giáo hội Việt Nam? “Người Cha bị lãng quên của công cuộc truyền giáo” là biệt danh mà tác giả Françoise Fauconnet-Buzelin đã đặt cho Đức cha Pierre Lambert de la Motte (1624-1679), vị Giám mục Đại diện Tông toà tiên khởi Đàng Trong, người bạn và người đồng hành của Đức cha Pallu. Biệt danh này dường như cũng hợp với vị Đại diện Tông toà tiên khởi Đàng Ngoài. Với tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, chúng ta cần tìm hiểu về cội nguồn của mình để biết, để hiểu, để yêu mến, để trân quý và để tiếp nối những di sản của các bậc tiền nhân. Một cách cụ thể, bài viết này nhằm làm nổi bật tinh thần truyền giáo của Đức cha François Pallu.
Tinh thần can đảm dấn thân cho sứ vụ truyền giáo
Tinh thần can đảm của Đức cha François Pallu thể hiện qua việc ngài sẵn sàng dấn thân vào chương trình truyền giáo ở Viễn Đông, trước những thách đố và những khó khăn không thể tránh khỏi. Trước hết, sẽ hữu ích cho người đọc để tìm hiểu sơ lược về bối cảnh của Giáo hội Việt Nam lúc đó.
Sau những năm tháng truyền giáo thành công dưới những hoàn cảnh chính trị và tôn giáo rất khắc nghiệt của miền Đàng Ngoài và Đàng Trong Việt Nam, cha Đắc Lộ (1593-1660) bị trục xuất vĩnh viễn khỏi miền này vào năm 1645. Tuy nhiên, nhiệt huyết và lòng tận tuỵ đối Giáo hội Việt Nam của ngài đã không dừng lại. Trở về châu Âu, cha vận động Toà Thánh gửi các giám mục sang Việt Nam và Trung Hoa, để các ngài có thể truyền chức linh mục cho người dân bản địa. Ngài không muốn Giáo hội Việt Nam rơi vào tình thế như Giáo hội Nhật bản trước đó. Khi bách hại đạo xảy ra, tất cả các thừa sai bị trục xuất, chỉ có các linh mục bản xứ được ở lại. Tuy nhiên, không có người Kitô hữu Nhật Bản nào đã được truyền chức linh mục vào thời điểm đó. Từ một Giáo hội đang rất phát triển, Giáo hội Nhật Bản trở nên kiệt quệ khi bị bách hại, vì vắng bóng các mục tử.
Giáo hội Việt Nam ngay từ những ngày đầu và cho tới thời điểm cha Đắc Lộ bị trục xuất vĩnh viễn, luôn bị cấm cách và bị bách hại. Đối với ngài, việc gửi các giám mục sang Viễn Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, để đào tạo và truyền chức linh mục cho người bản địa, là điều cấp bách và khẩn thiết. Ngài đã trình bày và vận động Toà Thánh cho chương trình này.
Tuy nhiên, đối với bối cảnh tôn giáo và chính trị lúc đó, đây là một dự án táo bạo. Toà Thánh đã trao đặc quyền truyền giáo và độc quyền thương mại cho hai quốc gia hàng hải Công Giáo là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ năm 1494. Họ có toàn quyền quyết định về vấn đề truyền giáo cũng như về thương mại trên những lãnh thổ mà họ khám phá ra. Cả hai quốc gia này đã gầy dựng được những thành tựu đáng kể trên lãnh vực truyền giáo. Thế nhưng, dần dần, họ đặt nặng thế quyền trên thần quyền, tập trung vào thương mại hơn là truyền giáo. Hơn thế nữa, họ còn lấn quyền của Đức Giáo Hoàng cũng như của Toà Thánh trong công cuộc truyền bá Tin Mừng. Toà Thánh thấy được vấn đề và lập ra Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin vào năm 1622, nhằm lấy lại quyền hành trong việc điều khiển công cuộc truyền giáo ở những vùng đất mới. Tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Do đó, việc đề cử các giám mục ngoài chế độ bảo trợ sang châu Á để lo cho việc truyền giáo, là một dự án táo bạo. Chương trình này đã bị hai quốc gia trên, cũng như phần lớn các thừa sai thuộc chế độ bảo trợ kịch liệt phản đối. Vì nếu Rôma ưng thuận kế hoạch này, hai cường quốc trên sẽ mất những quyền lợi và những đặc ân đã được hưởng bấy lâu nay. Hơn nữa, điều đó cũng có nghĩa là Toà Thánh không còn tin tưởng vào chế độ bảo trợ cũng như các thừa sai dưới chế độ này. Như vậy, những ai ủng hộ và thực hiện chương trình của cha Đắc Lộ, chắc chắn cũng sẽ phải đối diện với những khó khẳn, cản trở, thậm chí bị đe doạ tới tính mạng.
Mặc dù đã tích cực vận động, cha Đắc Lộ đã không thể tiếp tục chương trình của ngài. Cha được chuyển tới Ba Tư vào năm 1655 và qua đời ở đó năm 1660. Chương trình này tưởng chừng không thể thực hiện được và dường như đã bị lãng quên. Nhưng không! nó đã được nhóm linh mục trẻ người Pháp thuộc hiệp hội Các Bạn Hiền bàn thảo lại, cũng như tích cực vận động với Rôma. Các thành viên của nhóm, trong đó có cha Pallu, đã gặp cha Đắc Lộ khi ngài tới Paris vận động cho chương trình truyền giáo ở Viễn Đông vào năm 1653. Năm 1656, cha Pallu tạm ngưng công việc Kinh Sĩ đền thờ, đích thân sang Rôma thỉnh cầu Toà Thánh cho chương trình này. Để công việc được tiến triển, ngài đã tình nguyện ở lại Rôma hơn một năm để tìm sự trợ giúp.[2] Cuối cùng, với sự kiên trì và khả năng ngoại giao của Đức Cha, cũng như sự ủng hộ nhiệt tình từ nhiều người, chương trình truyền giáo được Toà Thánh ưng thuận.
Ngày 29/07/1658, Đức Giáo Hoàng Alexander VII (1599-1667) ký đoản sắc phong cha Pallu làm giám mục hiệu toà Héliopolis và cha Pierre Lambert de la Motte làm giám mục hiệu toà Beryte.[3] Ngày 09/09/1659, Đức Giáo Hoàng ban đoản sắc Super Cathedram đặt Đức cha Pallu làm Đại diện Tông toà xứ Đàng Ngoài và Đức cha Lambert, xứ Đàng Trong.[4] Chắc chắn, Đức cha Pallu biết được điều gì có thể xảy đến với ngài trong cương vị Giám mục Đại diện Tông toà, cùng với việc thi hành những mệnh lệnh mà Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin trao cho ngài cũng như các bạn của ngài. Đó là những nhiệm vụ cao cả, nhưng khó khăn với nhiều thách đố. Điều này được phần nào phản ánh qua nhận xét của cha Đào Quang Toản: “Triều đình Bồ Đào Nha và dòng Tên lúc đó hẳn nhiên là những đối thủ đáng sợ cho cả Đức cha Pallu lẫn cho chính Thánh Bộ.”[5] Tuy nhiên, không gì có thể ngăn cản nhiệt huyết truyền giáo của ngài. Đức Cha đã can đảm đón nhận sứ vụ một cách hăng say và nhiệt thành. Tinh thần này tiếp tục được thể hiện qua sự hiến thân và phục vụ quên mình trong hai mươi sáu năm tiếp theo của Đức cha Pallu.
Tinh thần hiến thân và phục vụ quên mình
Tác giả Baudiment đã khẳng định: “Đức cha Pallu: một người đã thể hiện nơi mình, với mức độ anh hùng, những nhân đức của các thừa sai: quên mình và hiến thân cho việc mở mang Giáo hội.”[6] Trước hết, sự hiến thân quên mình của Đức Cha được thể hiện qua việc ngài dứt khoát từ bỏ chức vụ hiện tại, gia đình, bạn bè, cùng với cuộc sống ổn định để tới vùng truyền giáo xa xôi với nhiều nghịch cảnh. Đức Cha đã không muốn cho cha mẹ của ngài biết về dự định tham gia vào việc truyền giáo ở Viễn Đông của ngài, để tránh sự cản trở của họ. Ngài ghi lại trong tập hồi ký rằng khi có quyết định sai đi của Toà Thánh, ngài muốn được âm thầm chuẩn bị và lên đường cách kín đáo.[7]
Đức Cha có tinh thần hiến thân triệt để. Trước khi tới Viễn Đông, ngài đã long trọng thề hứa với Thiên Chúa là hiến dâng mạng sống của ngài cho Người, để cứu các linh hồn và hoán cải lương dân.[8] Đức Cha viết: “Tôi tự đưa ra các chân lý sau đây làm nền tảng: Một Kitô hữu chân chính và hoàn hảo phải chết với mọi sự, người ấy không còn biết ai theo xác thịt.”[9] Ngoài ra, trên hành trình tới châu Á lần đầu, Đức Cha đã ghi lại cảm nghĩ của ngài về sự hiến thân, từ bỏ vì Tin Mừng: “Thiên Chúa đã ban cho chúng ta ơn từ bỏ mọi sự vì lòng yêu mến Người, đồng thời dứt bỏ được những mối liên hệ thánh thiện và chặt chẽ nhất vì lợi ích của Tin Mừng.”[10] Những lời lẽ này cho thấy ý chí mạnh mẽ của Đức Cha trong việc từ bỏ những mối liên hệ thân thương nhất vì sứ vụ truyền giáo.
Hơn thế nữa, tinh thần quên mình và hiến thân của Đức cha Pallu còn được thể hiện rõ nét qua những chuyến đi và những công việc ngài phải đảm nhiệm trong vai trò Giám mục Đại diện Tông toà. Từ năm 1662 tới năm 1679, Đức Cha đã thực hiện năm cuộc hành trình đường bộ và đường biển từ châu Âu tới châu Á và ngược lại. Mỗi cuộc hành trình kéo dài ít nhất hai năm với những hoàn cảnh rất khắc nghiệt, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Trong cuộc hành trình đầu tiên tới Xiêm La, hai cha thừa sai và một giáo dân trong đoàn của Đức Cha đã bỏ mạng trên chuyến đi. Phải mất hơn hai năm, ngài và phái đoàn mới tới được Xiêm La. Tuy nhiên, chưa đầy một năm sau, vì nhu cầu cấp bách của miền truyền giáo, Đức cha Pallu đã tình nguyện trở về châu Âu.[11]
Sự hy sinh quên mình trong hành trình trở về châu Âu lần thứ nhất
Theo tính tự nhiên, ngài muốn được ở lại và đi tới vùng truyền giáo của ngài càng sớm càng tốt. Ngài cảm thấy gắn bó với những mảnh đất truyền giáo và với trách nhiệm của ngài nơi đây. Ngài không muốn rời xa họ. Bên cạnh đó, những gian nan của cuộc hành trình trước, vẫn còn đọng lại trong tâm trí của ngài. Ngoài ra, Đức Cha cũng thấy được những khó khăn và thách đố mà ngài sẽ phải đối diện ở châu Âu trong chuyến đi này. Ngài viết:
Vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi chuỗi các khó khăn và mệt mỏi lạ thường mà tôi đã chịu đựng trong hành trình vừa qua. Lẽ ra tôi được nghỉ ngơi, nhưng tôi lại đưa thân vào chúng lần nữa. Tôi đã thấy trước các phán đoán khác nhau về tôi sẽ được đưa ra khi trở về Pháp. Cuối cùng tôi hình dung ra mọi nơi chỉ có trở ngại cho quyết định của tôi.[12]
Ý thức được gánh nặng của chuyến đi, nhưng vì nhận thấy sức khoẻ của Đức cha Lambert rất yếu, không thể chịu nổi cuộc hành trình này, nên ngài đã sẵn sàng trở về.[13] Đây là một quyết định mang đậm nét hy sinh và quên mình vì sứ vụ. Ngài có đủ lý do để khước từ trở về châu Âu. Song khi thấy các nhu cầu cấp bách của vùng truyền giáo, ngài không thể giữ thái độ “an phận thủ thường”. Ngoài ra, quyết định của ngài còn cho thấy tinh thần cảm thông sâu sắc và đồng trách nhiệm với người anh em của mình.
Tinh thần hiến thân và phục vụ quên mình vì công cuộc truyền giáo của Đức cha Pallu tiếp tục được thể hiện qua cuộc hành trình này của ngài ở châu Âu. Đức Cha đã lưu lại ở Rôma ba năm. Theo cha Đào Quang Toản, đây là “thời gian giao dịch” của ngài. Đức Cha “phải vận dụng hết khả năng để trình bày và xin Toà Thánh chuẩn nhận những điều cần thiết cho công cuộc rao giảng Tin Mừng ở Đông Nam Á.”[14] Với biệt tài ngoại giao và với ơn Chúa, chuyến đi này của Đức cha Pallu đã gặt hái được những thành công đáng kể. Đức Giáo Hoàng Clêmentê IX (1600-1669) đã lập ra một uỷ ban gồm bốn vị Hồng Y để giải quyết những vấn đề Đức cha Pallu đệ trình. Ngoài ra, Đức Giáo Hoàng gửi một đoản sắc cho vua Louis XIV của nước Pháp với mục đích gửi gắm Đức cha Pallu cũng như sứ vụ truyền giáo của ngài cho nhà vua.[15] Hơn thế nữa, nhờ sự trình bày của Đức Cha tại Rôma, Toà Thánh đã trao cho các giám mục Pháp cai quản Xiêm La. Trước đó, vùng đất này không thuộc về các thừa sai Pháp. Đây chỉ là nơi các ngài tạm dừng chân để chuẩn bị tới các vùng truyền giáo đã được chỉ định. Chính nơi đây các ngài đã tiếp nhận và đào tào các linh mục Việt Nam đầu tiên.[16]
Trên tất cả là sắc lệnh Speculatores, được ban hành ngày 13/09/1669. Đây là sắc lệnh quan trọng. Nó đã làm thay đổi lịch sử truyền giáo. Từ nay, tất cả các thừa sai khi tới làm việc tại các nơi mà Toà Thánh đã trao quyền điều hành cho các vị Đại diện Tông toà, phải tuyên thệ vâng phục các ngài. Thừa sai nào không thi hành sẽ bị vạ tuyệt thông.[17] Chắc chắn nhờ có sự trình bày của Đức cha Pallu về thực trạng của các miền truyền giáo, nên Toà Thánh đã đi tới quyết định trên. Sau ba năm ở Rôma và ba năm lênh đênh trên biển cả với những gian nan của cuộc hành trình, Đức Cha trở về Xiêm cùng với sáu linh mục và bốn giáo dân vào ngày 27/05/1673.[18]
Sự dấn thân trong dự định tới Đàng Ngoài và trong hành trình trở về châu Âu lần thứ hai
Đức cha Pallu là người không biết nghỉ ngơi. Ngài luôn dấn thân quên mình vì sứ vụ. Sau hành trình đầy gian truân vất vả ở châu Âu và trở về bằng đường biển với biết bao mệt mỏi, ngài lại lên kế hoạch tới Đàng Ngoài, ngay khi trở về Xiêm La. Bất chấp những dấu hiệu thời tiết không thuận hoà, lòng mong mỏi khát khao đến với vùng truyền giáo đã thôi thúc ngài lên đường. Ngày 21/08/1674, Ngài rời Xiêm La tới Đàng Ngoài. Tuy nhiên, con tàu của ngài đã bị bão đánh và trôi dạt vào cảng Cavite tại Phi Luật Tân. Thay vì giấc mơ tới Đàng Ngoài, Đức Cha đã bị bắt giữ và bị buộc tội đi truyền giáo không có phép của triều đình Tây Ban Nha.[19] Chính quyền Tây Ban Nha quyết định đem vụ việc này về xử tại kinh đô Madrid.
Thay vì tới Đàng Ngoài, ngài đã phải đi vòng quanh thế giới. Mặc dù trắng án, nhưng chính quyền Tây Ban Nha đã không bồi thường cho ngài. Sự việc này đã làm hao tổn biết bao tiền của và sức lực của Đức Cha. Những kẻ chống đối các giám mục Đại diện Tông toà đã tìm đủ mọi cách ngăn cản ngài. Tuy nhiên, Chúa Quan Phòng đã biến đổi sự dữ ra sự lành. Chính sự việc này đã tạo dịp đưa Đức Cha trở về Rôma lần nữa. Ngài đã không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để có thể làm cho công cuộc truyền giáo ở Viễn Đông nói chung và cho Giáo hội Việt Nam nói riêng được xây dựng và phát triển. Đức Cha đã lưu lại tại Rôma ba năm và hoạt động tích cực cho công cuộc truyền giáo.[20]
Ngài phải làm việc rất vất vả trong thời gian này tại Rôma. Điều đó được cha Baudiment miêu tả cách cụ thể và sống động:
Các cuộc thăm viếng, triều yết, chuẩn bị các buổi họp của uỷ ban đặc biệt, soạn những bản tường trình giúp soi dẫn uỷ ban, trả lời những báo cáo của các cha Dòng Tên hay của sứ thần Bồ Đào Nha. Ngài cố gắng không bỏ qua bất cứ điều gì có thể làm để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công cuộc truyền giáo. Với ngài, không hề có chuyện nghỉ ngơi hay buông lơi công việc.[21]
Năm 1680, Đức Cha trở lại Paris sau khi đã thu xếp ổn định các công việc của ngài ở Rôma. Theo nhận định của tác giả tài liệu Tấm gương sáng ngời trong việc truyền giáo, “Đức cha Pallu đã như một cụ già, mặc dù mới bước sang tuổi 50.”[22] Chính sự hy sinh dấn thân quên mình đã làm ngài lao lực. Và, thật đáng trân quý, những lỗ lực của ngài đã sinh hoa kết trái. Điều này được thể hiện qua nhận xét của cha Đào Quang Toản: “Sự hiện diện và hoạt động của Đức cha Pallu tại Rôma, đã khiến Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin trở nên cương nghị và hiệu quả hơn bao giờ hết, kể từ khi Thánh Bộ được thành lập năm 1622.”[23] Tác giả Baudiment cũng ghi nhận rằng, trong ba năm hoạt động ở Rôma, Đức cha Pallu “đã thỉnh nguyện được 22 sắc lệnh, mà nhiều sắc lệnh bình thường cần nhiều năm nghiên cứu, tranh luận, hiệu chỉnh.”[24] Điều này cho thấy Đức Cha đã cố gắng làm tất cả những gì có thể cho vùng truyền giáo của ngài.
Hành trình tới Phúc Kiến
Đức cha Pallu được từ chức Đại diện Tông toà Đàng Ngoài ngày 15/04/1680 và được bổ nhiệm làm Đại diện Tông toà xứ Phúc Kiến ở Trung Quốc. Ngày 25/03/1681, sau khi thu xếp xong công việc ở Rôma và ở Pháp, Đức cha Pallu đã lên đường trở về Xiêm La. Với khao khát được đến với nhiệm sở mới của mình, Đức cha Pallu đã rời Xiêm La đi Phúc Kiến, vào ngày 02/07/1683. Tàu của ngài đã bị những tên cướp biển bắt giữ sáu tháng tại Đài Loan. Cuối cùng, Đức Cha đã thực hiện được giấc mơ là được “đặt chân lên mảnh đất truyền giáo” của ngài. Ngài tới Phúc Kiến vào ngày 27/01/1684. Tuy nhiên, với sức khoẻ giảm sút sau những năm dấn thân và phục vụ không biết mệt mỏi, Đức Cha đã nghỉ yên trong Chúa vào ngày 29/10/1684, chỉ chín tháng sau khi ngài tới Phúc Kiến.[25]
Tới đây, người viết như ghẹn lòng khi nhớ tới lời nhận xét về hành trình này của Đức cha Pallu: Ngài tới Phúc kiến dường như “chỉ để chết”. Thật nhói lòng và xót xa khi biết rằng cả cuộc đời truyền giáo của ngài, Đức Cha luôn khát khao mong mỏi và tìm mọi cách để đến vùng truyền giáo Đàng Ngoài, nhưng vì lý do chính trị, tôn giáo, cũng như nhu cầu giải quyết các công việc liên quan tới công cuộc truyền giáo, ngài đã không thực hiện được giấc mơ của mình. Cuối cùng, Đức Cha đã đặt chân tới Phúc Kiến, miền truyền giáo mới của ngài, nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn ngủi. Dầu vậy, trước mặt Chúa, chắc hẳn Đức Cha đã lãnh nhận vòng hoa chiến thắng mà Thiên Chúa đã trao ban cho người mục tử đã hiến thân và phục vụ quên mình tới hơi thở cuối cùng để phục vụ cho công cuộc truyền giáo. Do đâu mà Đức Cha có được tinh thần can đảm, hiến thân triệt để và phục vụ quên mình cho vùng truyền giáo như vậy?
Đời sống thánh thiện và tinh thần cầu nguyện sâu sắc
Cả cuộc đời truyền giáo của Đức Cha như đã miêu tả ở trên, là những cuộc hành trình xuyên lục địa, trong vai trò như một nhà ngoại giao. Ngài luôn bận rộn với các kế hoạch, các cuộc gặp gỡ và giải trình. Với những công việc này, ngài dường như là con người của hoạt động và thiên về hướng ngoại. Nhưng sự thật không phải vậy. Đức cha Pallu là người có đời sống nội tâm rất sâu sắc. Chính đời sống nội tâm này đã nuôi dưỡng và hướng dẫn đời sống hoạt động của ngài. Lòng can đảm, sự hiến thân và phục vụ quên mình của Đức cha Pallu bắt nguồn từ đời sống thánh thiện và đời sống cầu nguyện của ngài.
Trước hết nói về đời sống thánh thiện của Đức Cha. Ngài xuất thân từ một gia đình đạo đức. Ngay từ nhỏ, ngài đã được mệnh danh là “người nhà Chúa.”[26] Tới thời niên thiếu, đời sống đạo đức thánh thiện của ngài càng được thể hiện rõ nét hơn.[27] Là người con của Giáo hội Pháp ở thể kỷ thứ 17, “thế kỷ của các thánh”, đời sống thiêng liêng của ngài được ảnh hưởng nhiều từ môi trường này. Đức Cha là thành viên của hiệp hội Các Bạn Hiền và hiệp hội Thánh Thể. Đây là những hiệp hội nổi tiếng đạo đức thời đó.[28] Sau khi thụ phong linh mục, ngài chỉ muốn được thuộc trọn về Chúa để phụng sự Người và phục vụ Giáo Hội.[29]
Khát vọng nên thánh luôn thôi thúc tâm hồn Đức Cha. Ngài đã có nhiều suy tư về sự trọn lành của thiên chức linh mục và giám mục của ngài. Đối với ngài, đó là những bậc sống trọn lành và hoàn hảo. Ngài đã đặt câu hỏi cho chính mình là “Làm sao để có thể sống và làm trổ sinh hoa trái tốt lành với những ân sủng của Thánh chức linh mục?” Đức Cha cũng có những suy tư đượm nét thánh thiện về thiên chức giám mục của mình. Ngài tỏ bày, “Bậc giám mục mà tôi thấy mình sắp được nâng lên, là một bậc hoàn thiện, và không tự bằng lòng với những hành động thông thường… Bậc đó không đơn giản xét xem điều gì buộc phải làm…, mà chỉ chuyên tâm đến điều gì là hoàn hảo nhất.”
Quả thực, 26 năm phục vụ trong vai trò giám mục Đại diện Tông toà của ngài đã chứng minh cho những nhận định trên. Đức Cha đã tận tâm, tận lực với sứ vụ truyền giáo. Ngài nhắm tới điều hoàn hảo nhất đó là đáp lại tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho ngài. Cha Baudiment đã ghi lại tư tưởng này của Đức cha Pallu: “Cuối cùng, Thiên Chúa... đã làm quá nhiều vì tình yêu dành cho chúng ta. Tôi mắc nợ tình yêu đó và từ nay tôi không muốn có những suy nghĩ nào khác trong mọi hành động của tôi, ngoài các lợi ích của vinh quang Người.”[30] Đời sống thánh thiện của ngài còn được thể hiện qua tiêu chuẩn mà ngài đặt ra cho một nhà thừa sai. Đức Cha viết: “Nếu bạn muốn đào tạo ra các nhà truyền giáo, cần phải đào tạo ra các thánh nhân.”[31]
Bên cạnh đời sống thánh thiện đạo đức, Đức cha Pallu còn là “con người của cầu nguyện”. Chính nhờ sự liên kết mật thiết với Chúa qua cầu nguyện, Đức Cha đã kiên vững trong mọi gian nan thử thách và gặt hái được những thành công trong sứ vụ của ngài.
Ngài tỏ bày với Đức cha Lambert rằng, “Tôi đã chẳng luống công khi dành ra hai giờ mỗi sáng trước mặt Chúa mà không nghĩ gì khác ngoài chính Ngài.”[32] Khi Đức Cha lấy Chúa làm trọng tâm của đời mình, điều đó đồng nghĩa với việc ngài để Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn các công việc của ngài. Từ đó, Đức Cha có được một tâm hồn bình an và sáng suốt trước những khó khăn và sóng gió.
Cách cụ thể, cầu nguyện đã tạo nên sức mạnh cho Đức Cha trước những gian nan thử thách trong cuộc hành trình đầu tiên từ châu Âu tới châu Á. Hai thừa sai và một giáo dân trong đoàn của ngài đã chết trên đường tới Xiêm La.[33] Cũng trong chuyến đi này, ngài nhận được tin Đức cha Ignace Cotolendi (1630-1662) đã an nghỉ trong Chúa trong hành trình của ngài tới châu Á. Đức Cha đã vô cùng đau đớn trước sự ra đi của các thừa sai. Những mệt mỏi về cả thể xác và tinh thần, đôi lúc đã làm cho Đức Cha cảm thấy mất đi sự can đảm và nhiệt huyết ban đầu.[34] Tuy nhiên, ngài khẳng định rằng chính nhờ sự cầu nguyện và kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa, Ngài đã tìm lại được sự bình an và nguồn sức mạnh để tiếp tục cuộc hành trình.
Đức Cha thường dành thời gian để cầu nguyện, tìm thánh ý Chúa trước các công việc và trước các quyết định. Khi đặt chân tới Xiêm La lần đầu, ngài và các thừa sai trong đoàn quyết định giữ thinh lặng trong ba ngày đầu để tạ ơn Thiên Chúa, cũng như tìm thánh ý Người trong công việc tương lai.[35] Sau đó, trước khi trở về Rôma lần đầu từ Xiêm, Đức Cha đã thực hiện cuộc cấm phòng mười ngày.[36] Trong suốt chuyến trở về châu Âu, ngài luôn giữ tâm tình cầu nguyện, bên cạnh những công việc bận rộn ngài phải giải quyết, cũng như những mệt mỏi của cuộc hành trình.
Đức Cha dành phần lớn thời gian để cầu nguyện: ngoài việc cử hành Thánh Lễ, đọc kinh Nhật tụng và các thực hành đạo đức thường ngày của một linh mục. Ngài dành ít nhất mỗi sáng hai giờ để nguyện gẫm.[37] Vào thời điểm này, Đức Cha là thành viên của Hội dòng Tông Đồ, vì vậy, ngài có thể đã dành thêm một giờ cầu nguyện nữa cho đủ ba giờ nguyện ngẫm mỗi ngày, theo quy định của Hội.[38] Cha Baudiment nhận định rằng, điều làm Đức cha Pallu cảm thấy vui trong suốt cuộc hành trình, là ngài có thể dâng Thánh Lễ vào mỗi buổi sáng sớm, trước cuộc hành trình mỗi ngày.[39]
Ngoài ra, trong vai trò giám mục Đại diện Tông toà, nhiều lần ngài đã nhắc nhở các bạn đồng hành của mình trong các buổi huấn đức, về sự ưu tiên cần thiết của đời sống nội tâm so với thừa tác vụ bên ngoài.[40] Tinh thần cầu nguyện của Đức Cha còn được thể hiện qua Bản Chỉ Dẫn cho các nhà thừa sai mà ngài cùng với Đức cha Lambert và các thừa sai Pháp đã soạn thảo trong Công nghị Ayuthaya. Theo các ngài, các nhà truyền giáo phải là những con người cầu nguyện. Chỉ khi được thánh hoá bằng lời cầu nguyện, họ mới có thể hết lòng với bổn phận. Các ngài đã khiêm tốn chỉ ra rằng, vị thừa sai chỉ là một dụng cụ bình thường của Thiên Chúa. Do đó, ngài chỉ có thể sinh lợi ích khi nhờ vào lời cầu nguyện để hợp nhất với Đấng đã hối thúc và trợ lực ngài lên đường.[41]
Sự cần thiết của việc cầu nguyện đối với nhà truyền giáo được các ngài nêu lên cách đầy đủ qua những dòng viết rất sâu sắc và thâm thuý dưới đây:
Thật vậy, làm sao ngài có thể hiểu được danh hiệu “được sai đi”, nếu vị thừa sai không lắng nghe tiếng của Đấng phái ngài đi? Làm sao ngài có thể thực hiện ý Chúa nếu ngài không đủ khả năng tìm ra trong cầu nguyện? Làm sao ngài có thể làm nhiệm vụ người trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, nếu ngài không biết cách giao hòa các thụ tạo với Đấng Tạo Hoá bằng lời cầu nguyện? Làm sao ngài có thể sửa dạy các con chiên nếu ngài không lĩnh hội sự khôn ngoan của Thiên Chúa từ nguồn mạch chiêm niệm? Cuối cùng, nếu không có cầu nguyện, làm sao ngài vượt qua được mọi khó khăn, ngoài sức con người, bản chất tự nhiên con người này phải ăn nhịp với tác động của Chúa Thánh Thần, bằng đời sống khổ hạnh?[42]
Những lời lẽ này bao hàm tất cả tầm quan trọng của việc cầu nguyện đối sứ vụ của một nhà truyền giáo nói chung và với người tông đồ nói riêng. Những tư tưởng trên được đúc kết từ chính kinh nghiệm của chính Đức cha Pallu, Đức cha Lambert, và các thừa sai. Hai mươi sáu năm trong vai trò Giám mục Đại diện Tông Toà, nếu không có đời sống gắn bó mật thiết với Thiên Chúa, làm sao Đức cha Pallu có thể đứng vững trước biết bao gian truân khổ cực của năm cuộc hành trình xuyên lục địa, trước những chống đối quyết liệt của chế độ bảo trợ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, trước những cuộc thương lượng, giải trình đầy thách đố ở Rôma và Paris. Chính nhờ đời sống cầu nguyện, Đức Cha đã có được sự can đảm để hiến thân và phục vụ quên mình cho việc xây dựng và phát triển Giáo hội Việt Nam.
Kết luận:
Cả cuộc đời truyền giáo của Đức cha François Pallu là một sự dấn thân và quên mình liên lỉ. Như bao nhà truyền giáo khác, Đức Cha mong muốn được hiện diện trực tiếp với đoàn chiên, nhất là trong bối cảnh bất ổn cả về chính trị lẫn tôn giáo như ở Việt Nam lúc đó. Khi còn sống, nhiều lần ngài đã cố gắng đến Đàng Ngoài. Vì điều này, ngài từng phải đối diện với biết bao nguy hiểm, có khi là cái chết tưởng chừng như cận kề. Nhưng rốt cuộc ngài đã không thể nào thực hiện được ước muốn cháy bỏng đó.[43] Dù không trực tiếp hiện diện, nhưng trái tim, tâm hồn và nhất là lời cầu nguyện của Đức cha François Pallu luôn luôn hướng về Đàng Ngoài. Tuy không bao giờ đặt chân được tới giáo phận của mình, Đức cha Pallu lại là người đã gầy dựng và đã đặt những viên đá vững chắc cho sự phát triển lâu dài của toàn thể Giáo hội Việt Nam.[44]
Theo cha Đào Quang Toản, trong lịch sử truyền giáo Việt Nam, chưa có vị giám mục nào đã hoạt động tại Rôma cho Giáo hội Việt Nam nhiều như Đức cha Pallu. Cha cho rằng, xây dựng Giáo hội Việt Nam vào thời điểm đó không chỉ là chuyện truyền giáo mục vụ địa phương, nhưng còn phải xử lý những vấn đề có tính cách quốc tế, cũng như các vấn đề do giáo triều Rôma quyết định.[45] Trong Giáo Hội Công Giáo, có những chuyện chỉ có Toà Thánh mới có quyền quyết định. Và để cho Toà Thánh thông hiểu vấn đề, thì cần có người đích thân đến báo cáo, trình bày, cắt nghĩa, giải thích và thúc giục. Chính Đức cha Pallu đã đảm nhiệm công tác này.
Ngài đã dành hai mươi sáu năm trong trong vai trò Giám mục Đại diện Tông toà để xây dựng và đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành và phát triển của Giáo hội Việt Nam. Để làm được điều đó, ngài đã kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa qua đời sống cầu nguyện, đã can đảm dấn thân, hy sinh, phục vụ quên mình cho miền truyền giáo. Theo con số thống kê vào năm 2021, Giáo hội Việt Nam có 3 giáo tỉnh với 27 giáo phận, trên 120 giám mục, hơn 4.000 linh mục, 2.803 chủng sinh, gần 35.000 tu sĩ và hơn 7 triệu giáo dân.[46] Đây là một bằng chứng về sự phát triển của hạt giống mà Đức cha Pallu đã góp công vun trồng. Tuy nhiên, chúng ta không nên dừng ở đó. Là con cái thiêng liêng của ngài, mỗi người hãy tự đặt câu hỏi: Tôi phải làm gì trong vai trò của mình để tiếp tục tinh thần truyền giáo của Đức cha François Pallu?
[1] Louis Baudiment, François Pallu, Principlal Foundateur des Missions Étrangères (1626-1684), dịch giả Cao Kỳ Hương (Nhà xuất bản Tôn giáo, 2022), tr. 598.
[2] Lm. Đào Quang Toản, Đức Cha Pallu (Nhà Xuất bản Tôn giáo, 2020), tr. 13.
[3] Jean Guennou, Missions Étrangères de Paris (Paris: Fayard, 1968), tr. 62, 67.
[4] Adrien Launay, Histoire de la Mission de Cochinchine: Documents Historiques I (1658-1823) (Paris: Téqui,
1923), tr. 9-10; Jean De Bourges, Ký Sự Cuộc Hành Trình Của Đức Giám Mục Hiệu Toà Bérythe, trans. Đào
Quang Toản, 1996, tr. 33.
[5] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 38.
[6] Louis Baudiment, sđd., tr. 594.
[7] Mémoire anonyme, tr. 12.
[8] Louis Baudiment, sđd., tr. 49.
[9] Louis Baudiment, sđd., tr. 76.
[10] Louis Baudiment, sđd., tr. 48.
[11] Lous Baudiment, sđd., tr. 230.
[12] Mgr Pallu, Relation abrégée des missions et des voyages des evesques françois, envoyez aux royaumes de la Chine, Cochinchine, Tonquin, & Siam (Paris: Deneys Bechet, 1668), tr. 49.
[13] Mgr Pallu, sđd., tr. 48-49.
[14] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 24-25.
[15] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 25.
[16] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 28.
[17] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 24-25.
[18] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 31.
[19] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 34.
[20] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 36.
[21] Louis Baudiment, sđd., tr. 377.
[22] Lm. Nguyễn Văn Diễm, “Tấm gương sáng ngời trong việc truyền giáo” (Lưu hành nội bộ).
[23] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 37.
[24] Louis Baudiment, sđd., tr. 428.
[25] Lm. Nguyễn Văn Diễm, sđd.
[26] Louis Baudiment, sđd., tr. 18.
[27] Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Tiểu sử Đức cha François Pallu và Đức cha Pierre Lambert de la Motte (Hà Nội: Nhà xuất bản Tôn giáo, 2020), tr. 12.
[28] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 7-8.
[29] Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, sđd., tr. 14.
[30] Louis Baudiment, sđd., tr. 76.
[31] Thư ngày 19.07.1667, A. Launay, Lettres, t. I, tr. 78.
[32] Louis Baudiment, sđd., tr. 403.
[33] Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, sđd., tr. 26.
[34] Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, sđd., tr. 27.
[35] AMEP, tập 121, tr. 567.
[36] AMEP, vol. 101, tr. 243.
[37] AMEP, vol. 101, tr. 245.
[38] AMEP, vol. 101, tr. 245; tr. 253; tr. 243.
[39] Louis Baudiment, sđd., tr. 233.
[40] Louis Baudiment, sđd., tr. 221.
[41] François Pallu & Pierre Lambert de la Motte, Monita Ad Misionarios- Nhắn nhủ các thừa sai, Công đồng Yuthia 1664, Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin, bản dịch của Địa phận Kontum, chương 2, tiết 2.
[42] François Pallu & Pierre Lambert de la Motte, Monita Ad Misionarios, chương 2, tiết 2.
[43] Louis Baudiment, sđd., tr. 591.
[44] Louis Baudiment, sđd., tr. 591.
[45] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 39-40.
[46] Giám mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng, “Công cuộc truyền giáo của hai Giám mục tiên khởi tại giáo hội Việt Nam”, đăng tải ngày 22/10/2021tại https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/cong-cuoc-truyen-giao-cua-hai-giam-muc-tien-khoi-tai-giao-hoi-viet-nam-42925
(Sr. Têrêsa Phạm Thị Hải Đường, Ph.D.
Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, 07/10/2022)
Trong thời gian qua, trên các trang mạng của các giáo phận thuộc Giáo tỉnh Hà Nội và của Hội Đồng Giám mục Việt Nam đăng tải những hình ảnh thật đẹp về kỳ thường huấn của các linh mục trong giáo tỉnh Hà Nội. Dịp thường huấn này được tổ chức tại Giáo phận Thanh Hoá từ ngày 12 tới ngày 17/09/2022, với sự tham dự của quý Đức Cha và gần 1600 linh mục, đến từ 11 giáo phận của giáo tỉnh Hà Nội. Với nhiều khuôn mặt trẻ, các ngài đang thể hiện một sức sống mãnh liệt cũng như một tương lai tươi sáng của Giáo hội Việt Nam nói chung và cách riêng của giáo tỉnh Hà Nội. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, Giáo hội Việt Nam không thể nào quên công ơn của các vị tiền bối, đặc biệt những người đã dầy công thiết lập hàng giáo sĩ và xây dựng Giáo Hội Việt Nam, cách riêng là Địa phận Đàng Ngoài, nay là giáo tỉnh Hà Nội.
Rất nhiều vị thừa sai đã có công trong việc hình thành và phát triển Giáo hội Việt Nam. Trong giới hạn của bài viết này, người viết tập trung vào vị Giám mục Đại diện Tông toà tiên khởi Đàng Ngoài, Đức cha François Pallu (1626-1684). Những đóng góp lớn lao của Đức Cha cũng như của các thừa sai Pháp cho Giáo hội Việt Nam trong giai đoạn đầu, được miêu tả rõ nét qua ngòi bút của linh Cha Louis Baudiment. Ngài viết: “Đối với chúng tôi, số các linh mục bản xứ có vẻ đặc biệt gây xúc động, vì Đức cha Pallu và các bạn đồng nghiệp của ngài đã hoàn tất sự hy sinh anh hùng của họ chỉ để thành lập một hàng tư tế địa phương.”[1] Nhưng liệu có bao nhiêu linh mục, tu sĩ và giáo dân Việt Nam đương thời, hiểu biết về ngài, cũng như những đóng góp lớn lao của ngài cho Giáo hội Việt Nam? “Người Cha bị lãng quên của công cuộc truyền giáo” là biệt danh mà tác giả Françoise Fauconnet-Buzelin đã đặt cho Đức cha Pierre Lambert de la Motte (1624-1679), vị Giám mục Đại diện Tông toà tiên khởi Đàng Trong, người bạn và người đồng hành của Đức cha Pallu. Biệt danh này dường như cũng hợp với vị Đại diện Tông toà tiên khởi Đàng Ngoài. Với tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, chúng ta cần tìm hiểu về cội nguồn của mình để biết, để hiểu, để yêu mến, để trân quý và để tiếp nối những di sản của các bậc tiền nhân. Một cách cụ thể, bài viết này nhằm làm nổi bật tinh thần truyền giáo của Đức cha François Pallu.
Tinh thần can đảm dấn thân cho sứ vụ truyền giáo
Tinh thần can đảm của Đức cha François Pallu thể hiện qua việc ngài sẵn sàng dấn thân vào chương trình truyền giáo ở Viễn Đông, trước những thách đố và những khó khăn không thể tránh khỏi. Trước hết, sẽ hữu ích cho người đọc để tìm hiểu sơ lược về bối cảnh của Giáo hội Việt Nam lúc đó.
Sau những năm tháng truyền giáo thành công dưới những hoàn cảnh chính trị và tôn giáo rất khắc nghiệt của miền Đàng Ngoài và Đàng Trong Việt Nam, cha Đắc Lộ (1593-1660) bị trục xuất vĩnh viễn khỏi miền này vào năm 1645. Tuy nhiên, nhiệt huyết và lòng tận tuỵ đối Giáo hội Việt Nam của ngài đã không dừng lại. Trở về châu Âu, cha vận động Toà Thánh gửi các giám mục sang Việt Nam và Trung Hoa, để các ngài có thể truyền chức linh mục cho người dân bản địa. Ngài không muốn Giáo hội Việt Nam rơi vào tình thế như Giáo hội Nhật bản trước đó. Khi bách hại đạo xảy ra, tất cả các thừa sai bị trục xuất, chỉ có các linh mục bản xứ được ở lại. Tuy nhiên, không có người Kitô hữu Nhật Bản nào đã được truyền chức linh mục vào thời điểm đó. Từ một Giáo hội đang rất phát triển, Giáo hội Nhật Bản trở nên kiệt quệ khi bị bách hại, vì vắng bóng các mục tử.
Giáo hội Việt Nam ngay từ những ngày đầu và cho tới thời điểm cha Đắc Lộ bị trục xuất vĩnh viễn, luôn bị cấm cách và bị bách hại. Đối với ngài, việc gửi các giám mục sang Viễn Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, để đào tạo và truyền chức linh mục cho người bản địa, là điều cấp bách và khẩn thiết. Ngài đã trình bày và vận động Toà Thánh cho chương trình này.
Tuy nhiên, đối với bối cảnh tôn giáo và chính trị lúc đó, đây là một dự án táo bạo. Toà Thánh đã trao đặc quyền truyền giáo và độc quyền thương mại cho hai quốc gia hàng hải Công Giáo là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ năm 1494. Họ có toàn quyền quyết định về vấn đề truyền giáo cũng như về thương mại trên những lãnh thổ mà họ khám phá ra. Cả hai quốc gia này đã gầy dựng được những thành tựu đáng kể trên lãnh vực truyền giáo. Thế nhưng, dần dần, họ đặt nặng thế quyền trên thần quyền, tập trung vào thương mại hơn là truyền giáo. Hơn thế nữa, họ còn lấn quyền của Đức Giáo Hoàng cũng như của Toà Thánh trong công cuộc truyền bá Tin Mừng. Toà Thánh thấy được vấn đề và lập ra Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin vào năm 1622, nhằm lấy lại quyền hành trong việc điều khiển công cuộc truyền giáo ở những vùng đất mới. Tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Do đó, việc đề cử các giám mục ngoài chế độ bảo trợ sang châu Á để lo cho việc truyền giáo, là một dự án táo bạo. Chương trình này đã bị hai quốc gia trên, cũng như phần lớn các thừa sai thuộc chế độ bảo trợ kịch liệt phản đối. Vì nếu Rôma ưng thuận kế hoạch này, hai cường quốc trên sẽ mất những quyền lợi và những đặc ân đã được hưởng bấy lâu nay. Hơn nữa, điều đó cũng có nghĩa là Toà Thánh không còn tin tưởng vào chế độ bảo trợ cũng như các thừa sai dưới chế độ này. Như vậy, những ai ủng hộ và thực hiện chương trình của cha Đắc Lộ, chắc chắn cũng sẽ phải đối diện với những khó khẳn, cản trở, thậm chí bị đe doạ tới tính mạng.
Mặc dù đã tích cực vận động, cha Đắc Lộ đã không thể tiếp tục chương trình của ngài. Cha được chuyển tới Ba Tư vào năm 1655 và qua đời ở đó năm 1660. Chương trình này tưởng chừng không thể thực hiện được và dường như đã bị lãng quên. Nhưng không! nó đã được nhóm linh mục trẻ người Pháp thuộc hiệp hội Các Bạn Hiền bàn thảo lại, cũng như tích cực vận động với Rôma. Các thành viên của nhóm, trong đó có cha Pallu, đã gặp cha Đắc Lộ khi ngài tới Paris vận động cho chương trình truyền giáo ở Viễn Đông vào năm 1653. Năm 1656, cha Pallu tạm ngưng công việc Kinh Sĩ đền thờ, đích thân sang Rôma thỉnh cầu Toà Thánh cho chương trình này. Để công việc được tiến triển, ngài đã tình nguyện ở lại Rôma hơn một năm để tìm sự trợ giúp.[2] Cuối cùng, với sự kiên trì và khả năng ngoại giao của Đức Cha, cũng như sự ủng hộ nhiệt tình từ nhiều người, chương trình truyền giáo được Toà Thánh ưng thuận.
Ngày 29/07/1658, Đức Giáo Hoàng Alexander VII (1599-1667) ký đoản sắc phong cha Pallu làm giám mục hiệu toà Héliopolis và cha Pierre Lambert de la Motte làm giám mục hiệu toà Beryte.[3] Ngày 09/09/1659, Đức Giáo Hoàng ban đoản sắc Super Cathedram đặt Đức cha Pallu làm Đại diện Tông toà xứ Đàng Ngoài và Đức cha Lambert, xứ Đàng Trong.[4] Chắc chắn, Đức cha Pallu biết được điều gì có thể xảy đến với ngài trong cương vị Giám mục Đại diện Tông toà, cùng với việc thi hành những mệnh lệnh mà Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin trao cho ngài cũng như các bạn của ngài. Đó là những nhiệm vụ cao cả, nhưng khó khăn với nhiều thách đố. Điều này được phần nào phản ánh qua nhận xét của cha Đào Quang Toản: “Triều đình Bồ Đào Nha và dòng Tên lúc đó hẳn nhiên là những đối thủ đáng sợ cho cả Đức cha Pallu lẫn cho chính Thánh Bộ.”[5] Tuy nhiên, không gì có thể ngăn cản nhiệt huyết truyền giáo của ngài. Đức Cha đã can đảm đón nhận sứ vụ một cách hăng say và nhiệt thành. Tinh thần này tiếp tục được thể hiện qua sự hiến thân và phục vụ quên mình trong hai mươi sáu năm tiếp theo của Đức cha Pallu.
Tinh thần hiến thân và phục vụ quên mình
Tác giả Baudiment đã khẳng định: “Đức cha Pallu: một người đã thể hiện nơi mình, với mức độ anh hùng, những nhân đức của các thừa sai: quên mình và hiến thân cho việc mở mang Giáo hội.”[6] Trước hết, sự hiến thân quên mình của Đức Cha được thể hiện qua việc ngài dứt khoát từ bỏ chức vụ hiện tại, gia đình, bạn bè, cùng với cuộc sống ổn định để tới vùng truyền giáo xa xôi với nhiều nghịch cảnh. Đức Cha đã không muốn cho cha mẹ của ngài biết về dự định tham gia vào việc truyền giáo ở Viễn Đông của ngài, để tránh sự cản trở của họ. Ngài ghi lại trong tập hồi ký rằng khi có quyết định sai đi của Toà Thánh, ngài muốn được âm thầm chuẩn bị và lên đường cách kín đáo.[7]
Đức Cha có tinh thần hiến thân triệt để. Trước khi tới Viễn Đông, ngài đã long trọng thề hứa với Thiên Chúa là hiến dâng mạng sống của ngài cho Người, để cứu các linh hồn và hoán cải lương dân.[8] Đức Cha viết: “Tôi tự đưa ra các chân lý sau đây làm nền tảng: Một Kitô hữu chân chính và hoàn hảo phải chết với mọi sự, người ấy không còn biết ai theo xác thịt.”[9] Ngoài ra, trên hành trình tới châu Á lần đầu, Đức Cha đã ghi lại cảm nghĩ của ngài về sự hiến thân, từ bỏ vì Tin Mừng: “Thiên Chúa đã ban cho chúng ta ơn từ bỏ mọi sự vì lòng yêu mến Người, đồng thời dứt bỏ được những mối liên hệ thánh thiện và chặt chẽ nhất vì lợi ích của Tin Mừng.”[10] Những lời lẽ này cho thấy ý chí mạnh mẽ của Đức Cha trong việc từ bỏ những mối liên hệ thân thương nhất vì sứ vụ truyền giáo.
Hơn thế nữa, tinh thần quên mình và hiến thân của Đức cha Pallu còn được thể hiện rõ nét qua những chuyến đi và những công việc ngài phải đảm nhiệm trong vai trò Giám mục Đại diện Tông toà. Từ năm 1662 tới năm 1679, Đức Cha đã thực hiện năm cuộc hành trình đường bộ và đường biển từ châu Âu tới châu Á và ngược lại. Mỗi cuộc hành trình kéo dài ít nhất hai năm với những hoàn cảnh rất khắc nghiệt, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Trong cuộc hành trình đầu tiên tới Xiêm La, hai cha thừa sai và một giáo dân trong đoàn của Đức Cha đã bỏ mạng trên chuyến đi. Phải mất hơn hai năm, ngài và phái đoàn mới tới được Xiêm La. Tuy nhiên, chưa đầy một năm sau, vì nhu cầu cấp bách của miền truyền giáo, Đức cha Pallu đã tình nguyện trở về châu Âu.[11]
Sự hy sinh quên mình trong hành trình trở về châu Âu lần thứ nhất
Theo tính tự nhiên, ngài muốn được ở lại và đi tới vùng truyền giáo của ngài càng sớm càng tốt. Ngài cảm thấy gắn bó với những mảnh đất truyền giáo và với trách nhiệm của ngài nơi đây. Ngài không muốn rời xa họ. Bên cạnh đó, những gian nan của cuộc hành trình trước, vẫn còn đọng lại trong tâm trí của ngài. Ngoài ra, Đức Cha cũng thấy được những khó khăn và thách đố mà ngài sẽ phải đối diện ở châu Âu trong chuyến đi này. Ngài viết:
Vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi chuỗi các khó khăn và mệt mỏi lạ thường mà tôi đã chịu đựng trong hành trình vừa qua. Lẽ ra tôi được nghỉ ngơi, nhưng tôi lại đưa thân vào chúng lần nữa. Tôi đã thấy trước các phán đoán khác nhau về tôi sẽ được đưa ra khi trở về Pháp. Cuối cùng tôi hình dung ra mọi nơi chỉ có trở ngại cho quyết định của tôi.[12]
Ý thức được gánh nặng của chuyến đi, nhưng vì nhận thấy sức khoẻ của Đức cha Lambert rất yếu, không thể chịu nổi cuộc hành trình này, nên ngài đã sẵn sàng trở về.[13] Đây là một quyết định mang đậm nét hy sinh và quên mình vì sứ vụ. Ngài có đủ lý do để khước từ trở về châu Âu. Song khi thấy các nhu cầu cấp bách của vùng truyền giáo, ngài không thể giữ thái độ “an phận thủ thường”. Ngoài ra, quyết định của ngài còn cho thấy tinh thần cảm thông sâu sắc và đồng trách nhiệm với người anh em của mình.
Tinh thần hiến thân và phục vụ quên mình vì công cuộc truyền giáo của Đức cha Pallu tiếp tục được thể hiện qua cuộc hành trình này của ngài ở châu Âu. Đức Cha đã lưu lại ở Rôma ba năm. Theo cha Đào Quang Toản, đây là “thời gian giao dịch” của ngài. Đức Cha “phải vận dụng hết khả năng để trình bày và xin Toà Thánh chuẩn nhận những điều cần thiết cho công cuộc rao giảng Tin Mừng ở Đông Nam Á.”[14] Với biệt tài ngoại giao và với ơn Chúa, chuyến đi này của Đức cha Pallu đã gặt hái được những thành công đáng kể. Đức Giáo Hoàng Clêmentê IX (1600-1669) đã lập ra một uỷ ban gồm bốn vị Hồng Y để giải quyết những vấn đề Đức cha Pallu đệ trình. Ngoài ra, Đức Giáo Hoàng gửi một đoản sắc cho vua Louis XIV của nước Pháp với mục đích gửi gắm Đức cha Pallu cũng như sứ vụ truyền giáo của ngài cho nhà vua.[15] Hơn thế nữa, nhờ sự trình bày của Đức Cha tại Rôma, Toà Thánh đã trao cho các giám mục Pháp cai quản Xiêm La. Trước đó, vùng đất này không thuộc về các thừa sai Pháp. Đây chỉ là nơi các ngài tạm dừng chân để chuẩn bị tới các vùng truyền giáo đã được chỉ định. Chính nơi đây các ngài đã tiếp nhận và đào tào các linh mục Việt Nam đầu tiên.[16]
Trên tất cả là sắc lệnh Speculatores, được ban hành ngày 13/09/1669. Đây là sắc lệnh quan trọng. Nó đã làm thay đổi lịch sử truyền giáo. Từ nay, tất cả các thừa sai khi tới làm việc tại các nơi mà Toà Thánh đã trao quyền điều hành cho các vị Đại diện Tông toà, phải tuyên thệ vâng phục các ngài. Thừa sai nào không thi hành sẽ bị vạ tuyệt thông.[17] Chắc chắn nhờ có sự trình bày của Đức cha Pallu về thực trạng của các miền truyền giáo, nên Toà Thánh đã đi tới quyết định trên. Sau ba năm ở Rôma và ba năm lênh đênh trên biển cả với những gian nan của cuộc hành trình, Đức Cha trở về Xiêm cùng với sáu linh mục và bốn giáo dân vào ngày 27/05/1673.[18]
Sự dấn thân trong dự định tới Đàng Ngoài và trong hành trình trở về châu Âu lần thứ hai
Đức cha Pallu là người không biết nghỉ ngơi. Ngài luôn dấn thân quên mình vì sứ vụ. Sau hành trình đầy gian truân vất vả ở châu Âu và trở về bằng đường biển với biết bao mệt mỏi, ngài lại lên kế hoạch tới Đàng Ngoài, ngay khi trở về Xiêm La. Bất chấp những dấu hiệu thời tiết không thuận hoà, lòng mong mỏi khát khao đến với vùng truyền giáo đã thôi thúc ngài lên đường. Ngày 21/08/1674, Ngài rời Xiêm La tới Đàng Ngoài. Tuy nhiên, con tàu của ngài đã bị bão đánh và trôi dạt vào cảng Cavite tại Phi Luật Tân. Thay vì giấc mơ tới Đàng Ngoài, Đức Cha đã bị bắt giữ và bị buộc tội đi truyền giáo không có phép của triều đình Tây Ban Nha.[19] Chính quyền Tây Ban Nha quyết định đem vụ việc này về xử tại kinh đô Madrid.
Thay vì tới Đàng Ngoài, ngài đã phải đi vòng quanh thế giới. Mặc dù trắng án, nhưng chính quyền Tây Ban Nha đã không bồi thường cho ngài. Sự việc này đã làm hao tổn biết bao tiền của và sức lực của Đức Cha. Những kẻ chống đối các giám mục Đại diện Tông toà đã tìm đủ mọi cách ngăn cản ngài. Tuy nhiên, Chúa Quan Phòng đã biến đổi sự dữ ra sự lành. Chính sự việc này đã tạo dịp đưa Đức Cha trở về Rôma lần nữa. Ngài đã không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để có thể làm cho công cuộc truyền giáo ở Viễn Đông nói chung và cho Giáo hội Việt Nam nói riêng được xây dựng và phát triển. Đức Cha đã lưu lại tại Rôma ba năm và hoạt động tích cực cho công cuộc truyền giáo.[20]
Ngài phải làm việc rất vất vả trong thời gian này tại Rôma. Điều đó được cha Baudiment miêu tả cách cụ thể và sống động:
Các cuộc thăm viếng, triều yết, chuẩn bị các buổi họp của uỷ ban đặc biệt, soạn những bản tường trình giúp soi dẫn uỷ ban, trả lời những báo cáo của các cha Dòng Tên hay của sứ thần Bồ Đào Nha. Ngài cố gắng không bỏ qua bất cứ điều gì có thể làm để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công cuộc truyền giáo. Với ngài, không hề có chuyện nghỉ ngơi hay buông lơi công việc.[21]
Năm 1680, Đức Cha trở lại Paris sau khi đã thu xếp ổn định các công việc của ngài ở Rôma. Theo nhận định của tác giả tài liệu Tấm gương sáng ngời trong việc truyền giáo, “Đức cha Pallu đã như một cụ già, mặc dù mới bước sang tuổi 50.”[22] Chính sự hy sinh dấn thân quên mình đã làm ngài lao lực. Và, thật đáng trân quý, những lỗ lực của ngài đã sinh hoa kết trái. Điều này được thể hiện qua nhận xét của cha Đào Quang Toản: “Sự hiện diện và hoạt động của Đức cha Pallu tại Rôma, đã khiến Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin trở nên cương nghị và hiệu quả hơn bao giờ hết, kể từ khi Thánh Bộ được thành lập năm 1622.”[23] Tác giả Baudiment cũng ghi nhận rằng, trong ba năm hoạt động ở Rôma, Đức cha Pallu “đã thỉnh nguyện được 22 sắc lệnh, mà nhiều sắc lệnh bình thường cần nhiều năm nghiên cứu, tranh luận, hiệu chỉnh.”[24] Điều này cho thấy Đức Cha đã cố gắng làm tất cả những gì có thể cho vùng truyền giáo của ngài.
Hành trình tới Phúc Kiến
Đức cha Pallu được từ chức Đại diện Tông toà Đàng Ngoài ngày 15/04/1680 và được bổ nhiệm làm Đại diện Tông toà xứ Phúc Kiến ở Trung Quốc. Ngày 25/03/1681, sau khi thu xếp xong công việc ở Rôma và ở Pháp, Đức cha Pallu đã lên đường trở về Xiêm La. Với khao khát được đến với nhiệm sở mới của mình, Đức cha Pallu đã rời Xiêm La đi Phúc Kiến, vào ngày 02/07/1683. Tàu của ngài đã bị những tên cướp biển bắt giữ sáu tháng tại Đài Loan. Cuối cùng, Đức Cha đã thực hiện được giấc mơ là được “đặt chân lên mảnh đất truyền giáo” của ngài. Ngài tới Phúc Kiến vào ngày 27/01/1684. Tuy nhiên, với sức khoẻ giảm sút sau những năm dấn thân và phục vụ không biết mệt mỏi, Đức Cha đã nghỉ yên trong Chúa vào ngày 29/10/1684, chỉ chín tháng sau khi ngài tới Phúc Kiến.[25]
Tới đây, người viết như ghẹn lòng khi nhớ tới lời nhận xét về hành trình này của Đức cha Pallu: Ngài tới Phúc kiến dường như “chỉ để chết”. Thật nhói lòng và xót xa khi biết rằng cả cuộc đời truyền giáo của ngài, Đức Cha luôn khát khao mong mỏi và tìm mọi cách để đến vùng truyền giáo Đàng Ngoài, nhưng vì lý do chính trị, tôn giáo, cũng như nhu cầu giải quyết các công việc liên quan tới công cuộc truyền giáo, ngài đã không thực hiện được giấc mơ của mình. Cuối cùng, Đức Cha đã đặt chân tới Phúc Kiến, miền truyền giáo mới của ngài, nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn ngủi. Dầu vậy, trước mặt Chúa, chắc hẳn Đức Cha đã lãnh nhận vòng hoa chiến thắng mà Thiên Chúa đã trao ban cho người mục tử đã hiến thân và phục vụ quên mình tới hơi thở cuối cùng để phục vụ cho công cuộc truyền giáo. Do đâu mà Đức Cha có được tinh thần can đảm, hiến thân triệt để và phục vụ quên mình cho vùng truyền giáo như vậy?
Đời sống thánh thiện và tinh thần cầu nguyện sâu sắc
Cả cuộc đời truyền giáo của Đức Cha như đã miêu tả ở trên, là những cuộc hành trình xuyên lục địa, trong vai trò như một nhà ngoại giao. Ngài luôn bận rộn với các kế hoạch, các cuộc gặp gỡ và giải trình. Với những công việc này, ngài dường như là con người của hoạt động và thiên về hướng ngoại. Nhưng sự thật không phải vậy. Đức cha Pallu là người có đời sống nội tâm rất sâu sắc. Chính đời sống nội tâm này đã nuôi dưỡng và hướng dẫn đời sống hoạt động của ngài. Lòng can đảm, sự hiến thân và phục vụ quên mình của Đức cha Pallu bắt nguồn từ đời sống thánh thiện và đời sống cầu nguyện của ngài.
Trước hết nói về đời sống thánh thiện của Đức Cha. Ngài xuất thân từ một gia đình đạo đức. Ngay từ nhỏ, ngài đã được mệnh danh là “người nhà Chúa.”[26] Tới thời niên thiếu, đời sống đạo đức thánh thiện của ngài càng được thể hiện rõ nét hơn.[27] Là người con của Giáo hội Pháp ở thể kỷ thứ 17, “thế kỷ của các thánh”, đời sống thiêng liêng của ngài được ảnh hưởng nhiều từ môi trường này. Đức Cha là thành viên của hiệp hội Các Bạn Hiền và hiệp hội Thánh Thể. Đây là những hiệp hội nổi tiếng đạo đức thời đó.[28] Sau khi thụ phong linh mục, ngài chỉ muốn được thuộc trọn về Chúa để phụng sự Người và phục vụ Giáo Hội.[29]
Khát vọng nên thánh luôn thôi thúc tâm hồn Đức Cha. Ngài đã có nhiều suy tư về sự trọn lành của thiên chức linh mục và giám mục của ngài. Đối với ngài, đó là những bậc sống trọn lành và hoàn hảo. Ngài đã đặt câu hỏi cho chính mình là “Làm sao để có thể sống và làm trổ sinh hoa trái tốt lành với những ân sủng của Thánh chức linh mục?” Đức Cha cũng có những suy tư đượm nét thánh thiện về thiên chức giám mục của mình. Ngài tỏ bày, “Bậc giám mục mà tôi thấy mình sắp được nâng lên, là một bậc hoàn thiện, và không tự bằng lòng với những hành động thông thường… Bậc đó không đơn giản xét xem điều gì buộc phải làm…, mà chỉ chuyên tâm đến điều gì là hoàn hảo nhất.”
Quả thực, 26 năm phục vụ trong vai trò giám mục Đại diện Tông toà của ngài đã chứng minh cho những nhận định trên. Đức Cha đã tận tâm, tận lực với sứ vụ truyền giáo. Ngài nhắm tới điều hoàn hảo nhất đó là đáp lại tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho ngài. Cha Baudiment đã ghi lại tư tưởng này của Đức cha Pallu: “Cuối cùng, Thiên Chúa... đã làm quá nhiều vì tình yêu dành cho chúng ta. Tôi mắc nợ tình yêu đó và từ nay tôi không muốn có những suy nghĩ nào khác trong mọi hành động của tôi, ngoài các lợi ích của vinh quang Người.”[30] Đời sống thánh thiện của ngài còn được thể hiện qua tiêu chuẩn mà ngài đặt ra cho một nhà thừa sai. Đức Cha viết: “Nếu bạn muốn đào tạo ra các nhà truyền giáo, cần phải đào tạo ra các thánh nhân.”[31]
Bên cạnh đời sống thánh thiện đạo đức, Đức cha Pallu còn là “con người của cầu nguyện”. Chính nhờ sự liên kết mật thiết với Chúa qua cầu nguyện, Đức Cha đã kiên vững trong mọi gian nan thử thách và gặt hái được những thành công trong sứ vụ của ngài.
Ngài tỏ bày với Đức cha Lambert rằng, “Tôi đã chẳng luống công khi dành ra hai giờ mỗi sáng trước mặt Chúa mà không nghĩ gì khác ngoài chính Ngài.”[32] Khi Đức Cha lấy Chúa làm trọng tâm của đời mình, điều đó đồng nghĩa với việc ngài để Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn các công việc của ngài. Từ đó, Đức Cha có được một tâm hồn bình an và sáng suốt trước những khó khăn và sóng gió.
Cách cụ thể, cầu nguyện đã tạo nên sức mạnh cho Đức Cha trước những gian nan thử thách trong cuộc hành trình đầu tiên từ châu Âu tới châu Á. Hai thừa sai và một giáo dân trong đoàn của ngài đã chết trên đường tới Xiêm La.[33] Cũng trong chuyến đi này, ngài nhận được tin Đức cha Ignace Cotolendi (1630-1662) đã an nghỉ trong Chúa trong hành trình của ngài tới châu Á. Đức Cha đã vô cùng đau đớn trước sự ra đi của các thừa sai. Những mệt mỏi về cả thể xác và tinh thần, đôi lúc đã làm cho Đức Cha cảm thấy mất đi sự can đảm và nhiệt huyết ban đầu.[34] Tuy nhiên, ngài khẳng định rằng chính nhờ sự cầu nguyện và kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa, Ngài đã tìm lại được sự bình an và nguồn sức mạnh để tiếp tục cuộc hành trình.
Đức Cha thường dành thời gian để cầu nguyện, tìm thánh ý Chúa trước các công việc và trước các quyết định. Khi đặt chân tới Xiêm La lần đầu, ngài và các thừa sai trong đoàn quyết định giữ thinh lặng trong ba ngày đầu để tạ ơn Thiên Chúa, cũng như tìm thánh ý Người trong công việc tương lai.[35] Sau đó, trước khi trở về Rôma lần đầu từ Xiêm, Đức Cha đã thực hiện cuộc cấm phòng mười ngày.[36] Trong suốt chuyến trở về châu Âu, ngài luôn giữ tâm tình cầu nguyện, bên cạnh những công việc bận rộn ngài phải giải quyết, cũng như những mệt mỏi của cuộc hành trình.
Đức Cha dành phần lớn thời gian để cầu nguyện: ngoài việc cử hành Thánh Lễ, đọc kinh Nhật tụng và các thực hành đạo đức thường ngày của một linh mục. Ngài dành ít nhất mỗi sáng hai giờ để nguyện gẫm.[37] Vào thời điểm này, Đức Cha là thành viên của Hội dòng Tông Đồ, vì vậy, ngài có thể đã dành thêm một giờ cầu nguyện nữa cho đủ ba giờ nguyện ngẫm mỗi ngày, theo quy định của Hội.[38] Cha Baudiment nhận định rằng, điều làm Đức cha Pallu cảm thấy vui trong suốt cuộc hành trình, là ngài có thể dâng Thánh Lễ vào mỗi buổi sáng sớm, trước cuộc hành trình mỗi ngày.[39]
Ngoài ra, trong vai trò giám mục Đại diện Tông toà, nhiều lần ngài đã nhắc nhở các bạn đồng hành của mình trong các buổi huấn đức, về sự ưu tiên cần thiết của đời sống nội tâm so với thừa tác vụ bên ngoài.[40] Tinh thần cầu nguyện của Đức Cha còn được thể hiện qua Bản Chỉ Dẫn cho các nhà thừa sai mà ngài cùng với Đức cha Lambert và các thừa sai Pháp đã soạn thảo trong Công nghị Ayuthaya. Theo các ngài, các nhà truyền giáo phải là những con người cầu nguyện. Chỉ khi được thánh hoá bằng lời cầu nguyện, họ mới có thể hết lòng với bổn phận. Các ngài đã khiêm tốn chỉ ra rằng, vị thừa sai chỉ là một dụng cụ bình thường của Thiên Chúa. Do đó, ngài chỉ có thể sinh lợi ích khi nhờ vào lời cầu nguyện để hợp nhất với Đấng đã hối thúc và trợ lực ngài lên đường.[41]
Sự cần thiết của việc cầu nguyện đối với nhà truyền giáo được các ngài nêu lên cách đầy đủ qua những dòng viết rất sâu sắc và thâm thuý dưới đây:
Thật vậy, làm sao ngài có thể hiểu được danh hiệu “được sai đi”, nếu vị thừa sai không lắng nghe tiếng của Đấng phái ngài đi? Làm sao ngài có thể thực hiện ý Chúa nếu ngài không đủ khả năng tìm ra trong cầu nguyện? Làm sao ngài có thể làm nhiệm vụ người trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, nếu ngài không biết cách giao hòa các thụ tạo với Đấng Tạo Hoá bằng lời cầu nguyện? Làm sao ngài có thể sửa dạy các con chiên nếu ngài không lĩnh hội sự khôn ngoan của Thiên Chúa từ nguồn mạch chiêm niệm? Cuối cùng, nếu không có cầu nguyện, làm sao ngài vượt qua được mọi khó khăn, ngoài sức con người, bản chất tự nhiên con người này phải ăn nhịp với tác động của Chúa Thánh Thần, bằng đời sống khổ hạnh?[42]
Những lời lẽ này bao hàm tất cả tầm quan trọng của việc cầu nguyện đối sứ vụ của một nhà truyền giáo nói chung và với người tông đồ nói riêng. Những tư tưởng trên được đúc kết từ chính kinh nghiệm của chính Đức cha Pallu, Đức cha Lambert, và các thừa sai. Hai mươi sáu năm trong vai trò Giám mục Đại diện Tông Toà, nếu không có đời sống gắn bó mật thiết với Thiên Chúa, làm sao Đức cha Pallu có thể đứng vững trước biết bao gian truân khổ cực của năm cuộc hành trình xuyên lục địa, trước những chống đối quyết liệt của chế độ bảo trợ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, trước những cuộc thương lượng, giải trình đầy thách đố ở Rôma và Paris. Chính nhờ đời sống cầu nguyện, Đức Cha đã có được sự can đảm để hiến thân và phục vụ quên mình cho việc xây dựng và phát triển Giáo hội Việt Nam.
Kết luận:
Cả cuộc đời truyền giáo của Đức cha François Pallu là một sự dấn thân và quên mình liên lỉ. Như bao nhà truyền giáo khác, Đức Cha mong muốn được hiện diện trực tiếp với đoàn chiên, nhất là trong bối cảnh bất ổn cả về chính trị lẫn tôn giáo như ở Việt Nam lúc đó. Khi còn sống, nhiều lần ngài đã cố gắng đến Đàng Ngoài. Vì điều này, ngài từng phải đối diện với biết bao nguy hiểm, có khi là cái chết tưởng chừng như cận kề. Nhưng rốt cuộc ngài đã không thể nào thực hiện được ước muốn cháy bỏng đó.[43] Dù không trực tiếp hiện diện, nhưng trái tim, tâm hồn và nhất là lời cầu nguyện của Đức cha François Pallu luôn luôn hướng về Đàng Ngoài. Tuy không bao giờ đặt chân được tới giáo phận của mình, Đức cha Pallu lại là người đã gầy dựng và đã đặt những viên đá vững chắc cho sự phát triển lâu dài của toàn thể Giáo hội Việt Nam.[44]
Theo cha Đào Quang Toản, trong lịch sử truyền giáo Việt Nam, chưa có vị giám mục nào đã hoạt động tại Rôma cho Giáo hội Việt Nam nhiều như Đức cha Pallu. Cha cho rằng, xây dựng Giáo hội Việt Nam vào thời điểm đó không chỉ là chuyện truyền giáo mục vụ địa phương, nhưng còn phải xử lý những vấn đề có tính cách quốc tế, cũng như các vấn đề do giáo triều Rôma quyết định.[45] Trong Giáo Hội Công Giáo, có những chuyện chỉ có Toà Thánh mới có quyền quyết định. Và để cho Toà Thánh thông hiểu vấn đề, thì cần có người đích thân đến báo cáo, trình bày, cắt nghĩa, giải thích và thúc giục. Chính Đức cha Pallu đã đảm nhiệm công tác này.
Ngài đã dành hai mươi sáu năm trong trong vai trò Giám mục Đại diện Tông toà để xây dựng và đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành và phát triển của Giáo hội Việt Nam. Để làm được điều đó, ngài đã kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa qua đời sống cầu nguyện, đã can đảm dấn thân, hy sinh, phục vụ quên mình cho miền truyền giáo. Theo con số thống kê vào năm 2021, Giáo hội Việt Nam có 3 giáo tỉnh với 27 giáo phận, trên 120 giám mục, hơn 4.000 linh mục, 2.803 chủng sinh, gần 35.000 tu sĩ và hơn 7 triệu giáo dân.[46] Đây là một bằng chứng về sự phát triển của hạt giống mà Đức cha Pallu đã góp công vun trồng. Tuy nhiên, chúng ta không nên dừng ở đó. Là con cái thiêng liêng của ngài, mỗi người hãy tự đặt câu hỏi: Tôi phải làm gì trong vai trò của mình để tiếp tục tinh thần truyền giáo của Đức cha François Pallu?
[1] Louis Baudiment, François Pallu, Principlal Foundateur des Missions Étrangères (1626-1684), dịch giả Cao Kỳ Hương (Nhà xuất bản Tôn giáo, 2022), tr. 598.
[2] Lm. Đào Quang Toản, Đức Cha Pallu (Nhà Xuất bản Tôn giáo, 2020), tr. 13.
[3] Jean Guennou, Missions Étrangères de Paris (Paris: Fayard, 1968), tr. 62, 67.
[4] Adrien Launay, Histoire de la Mission de Cochinchine: Documents Historiques I (1658-1823) (Paris: Téqui,
1923), tr. 9-10; Jean De Bourges, Ký Sự Cuộc Hành Trình Của Đức Giám Mục Hiệu Toà Bérythe, trans. Đào
Quang Toản, 1996, tr. 33.
[5] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 38.
[6] Louis Baudiment, sđd., tr. 594.
[7] Mémoire anonyme, tr. 12.
[8] Louis Baudiment, sđd., tr. 49.
[9] Louis Baudiment, sđd., tr. 76.
[10] Louis Baudiment, sđd., tr. 48.
[11] Lous Baudiment, sđd., tr. 230.
[12] Mgr Pallu, Relation abrégée des missions et des voyages des evesques françois, envoyez aux royaumes de la Chine, Cochinchine, Tonquin, & Siam (Paris: Deneys Bechet, 1668), tr. 49.
[13] Mgr Pallu, sđd., tr. 48-49.
[14] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 24-25.
[15] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 25.
[16] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 28.
[17] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 24-25.
[18] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 31.
[19] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 34.
[20] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 36.
[21] Louis Baudiment, sđd., tr. 377.
[22] Lm. Nguyễn Văn Diễm, “Tấm gương sáng ngời trong việc truyền giáo” (Lưu hành nội bộ).
[23] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 37.
[24] Louis Baudiment, sđd., tr. 428.
[25] Lm. Nguyễn Văn Diễm, sđd.
[26] Louis Baudiment, sđd., tr. 18.
[27] Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Tiểu sử Đức cha François Pallu và Đức cha Pierre Lambert de la Motte (Hà Nội: Nhà xuất bản Tôn giáo, 2020), tr. 12.
[28] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 7-8.
[29] Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, sđd., tr. 14.
[30] Louis Baudiment, sđd., tr. 76.
[31] Thư ngày 19.07.1667, A. Launay, Lettres, t. I, tr. 78.
[32] Louis Baudiment, sđd., tr. 403.
[33] Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, sđd., tr. 26.
[34] Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, sđd., tr. 27.
[35] AMEP, tập 121, tr. 567.
[36] AMEP, vol. 101, tr. 243.
[37] AMEP, vol. 101, tr. 245.
[38] AMEP, vol. 101, tr. 245; tr. 253; tr. 243.
[39] Louis Baudiment, sđd., tr. 233.
[40] Louis Baudiment, sđd., tr. 221.
[41] François Pallu & Pierre Lambert de la Motte, Monita Ad Misionarios- Nhắn nhủ các thừa sai, Công đồng Yuthia 1664, Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin, bản dịch của Địa phận Kontum, chương 2, tiết 2.
[42] François Pallu & Pierre Lambert de la Motte, Monita Ad Misionarios, chương 2, tiết 2.
[43] Louis Baudiment, sđd., tr. 591.
[44] Louis Baudiment, sđd., tr. 591.
[45] Lm. Đào Quang Toản, sđd., tr. 39-40.
[46] Giám mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng, “Công cuộc truyền giáo của hai Giám mục tiên khởi tại giáo hội Việt Nam”, đăng tải ngày 22/10/2021tại https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/cong-cuoc-truyen-giao-cua-hai-giam-muc-tien-khoi-tai-giao-hoi-viet-nam-42925
VietCatholic TV
Chưa thấy HIMARS chưa đổ lệ: Số phận bi đát quân Nga. Trung tá đã phản cung. Vợ bé bí mật của Shoigu
VietCatholic Media
03:06 09/06/2023
1. Quân Ukraine tường trình đang thắng lớn ở thành phố Bakhmut
Tiến bộ phòng thủ đang được thực hiện ở khu vực Bakhmut và quân Ukraine tiêu diệt được nhiều xe tăng Nga, một chỉ huy Ukraine nói với CNN.
Quân đội Ukraine cho biết hôm thứ Năm rằng các binh sĩ đang đạt được tiến bộ và tiếp tục tiến vào khu vực Bakhmut ở miền đông Ukraine.
“Chiến dịch phòng thủ vẫn tiếp tục, đối phương đang cố gắng ngăn chặn lực lượng của chúng tôi nhưng đang bị đánh bại,” Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, cho biết như trên. Ông đã chia sẻ một đoạn video, có mục đích cho thấy các binh sĩ của Lữ đoàn Dù 77 đang phá hủy một chiếc xe tăng Nga.
“Giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn trên mỗi mét vuông” ở các hướng Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Mariinka,” Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang cho biết trong bản cập nhật hàng ngày. Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết 26 cuộc giao tranh đã diễn ra ở các khu vực tiền tuyến trong ngày qua.
Lữ đoàn 3 Biệt Động Quân của Ukraine tuyên bố trên Telegram rằng họ đã đẩy lùi lực lượng Nga “1,8 km dọc theo chiến tuyến và 1,2 km sâu bên trong” xung quanh Bakhmut trong 24 giờ qua.
Lữ đoàn cơ giới biệt lập số 5 đã đăng một bản cập nhật, tuyên bố “quân xâm lược đang mất vị trí trong khu vực Bakhmut.”
2. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết đối phương 'tích cực phòng thủ' ở khu vực Orikhiv của Zaporizhzhia
Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar đã nói rằng Nga đang “tích cực phòng thủ” ở khu vực Orikhiv thuộc vùng Zaporizhzhia, một sự xác nhận rằng Ukraine đang tấn công theo hướng đó.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu mùng 9 tháng Sáu, cô nói:
“Ở phía đông, quân ta đang hoạt động trên hướng Bakhmut. Chiến đấu tiếp tục. Ở một số nơi, đối phương cố gắng tấn công, nhưng không thành công … ở hướng Zaporizhzhia trong khu vực Orikhiv, đối phương đang tích cực phòng thủ.”
Các blogger quân sự Nga trên Telegram hôm nay đã đăng tải về hoạt động ở khu vực Zaporizhzhia và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu được Tass dẫn lời nói rằng một cuộc tấn công đã bị đẩy lùi.
Trong cuộc họp báo trước đó, Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết trong 24 giờ qua, 730 lính Nga tử trận. Quân Ukraine phá hủy với 18 xe tăng, 16 xe thiết giáp, 28 hệ thống pháo, 1 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 3 hệ thống phòng không, 35 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 8 xe công binh.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 8 Tháng Sáu, 212.760 lính Nga tử trận. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 3.891 xe tăng, 7.576 xe thiết giáp, 3.668 hệ thống pháo, 595 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 355 hệ thống phòng không, 314 máy bay, 299 máy bay trực thăng, 3.234 máy bay không người lái, 1.171 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.384 phương tiện cơ giới, và 500 đơn vị thiết bị đặc biệt.
3. HIMARS đập tan quân đội của Putin khi Nga lo sợ Ukraine sẽ chọc thủng phòng tuyến của họ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “HIMARS Smashing Putin's Army as Russia Fears Ukraine Will Break Through”, nghĩa là “HIMARS đập tan quân đội của Putin khi Nga lo sợ Ukraine sẽ chọc thủng phòng tuyến của họ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
HIMARS của Ukraine hiện đang được sử dụng trên tiền tuyến để tấn công các vị trí của Nga ở phía nam đất nước, theo một blogger chiến tranh nổi tiếng của Nga.
Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, thường được gọi là HIMARS, đang được triển khai “không do dự, sẽ được sử dụng ngay trên mặt trận” ở các khu vực như phía đông Donetsk và khu vực phía nam Zaporizhzhia, nhà tuyên truyền của điện Cẩm Linh Semyon Pegov, người điều hành tài khoản Telegram WarGonzo, cho biết hôm thứ Năm.
Anh ta cho biết: “Họ tấn công ngay vào các công sự tiên tiến”, đồng thời cho biết thêm rằng quân đội Kyiv có thể cố gắng “xuyên thủng” lực lượng Nga bằng HIMARS.
“Tránh HIMARS khỏi rơi vào các chiến hào khó hơn nhiều so với tấn công xe tăng,” Pegov nói.
Ukraine đã sử dụng HIMARS từ mùa hè năm 2022. Các bệ phóng nhiều hỏa tiễn có bánh xe đã đến Ukraine vào tháng 6 năm 2022 và được Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov ca ngợi là “công cụ mạnh mẽ”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy sau đó nói rằng “HIMARS và các loại vũ khí chính xác khác đang xoay chuyển cục diện chiến tranh theo hướng có lợi cho chúng tôi” vào cuối tháng 7 năm 2022.
Mỹ đã cung cấp 38 HIMARS cho Ukraine trong các gói viện trợ quân sự, bên cạnh đạn dược cho các hệ thống pháo binh.
Các câu hỏi vẫn còn đó là liệu Ukraine đã phát động cuộc phản công được mong đợi từ lâu chống lại các lực lượng Nga hay chưa.
Hôm thứ Hai, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã phát động một “cuộc tấn công quy mô lớn” vào hôm Chúa Nhật, tập trung vào “năm khu vực của mặt trận”.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết: “Mục tiêu của đối phương là xuyên thủng hàng phòng thủ của chúng tôi ở khu vực dễ bị tổn thương nhất”. Và không quên lặp lại điệp khúc “nỗ lực này đã thất bại”.
Tuy nhiên, người đứng đầu Tập đoàn lính đánh thuê Wagner chiến đấu ở Ukraine, nhà tài phiệt Nga Yevgeny Prigozhin, cho biết hồi đầu tuần rằng lực lượng Ukraine “đã chọc thủng tuyến phòng thủ” ở một số khu vực.
4. Các hoạt động phản công ở khu vực phía nam Zaporizhzhia
Vladimir Rogov, người đứng đầu phong trào thân Mạc Tư Khoa có tên là “Chúng ta cùng với nước Nga”, nói với truyền thông nhà nước hôm thứ Năm rằng Kyiv đã tiến hành các hoạt động phản công ở khu vực phía nam Zaporizhzhia trong ba hay bốn ngày qua.
Kyiv phần lớn vẫn kín tiếng về các hoạt động của mình, và hôm thứ Tư, người đứng đầu Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine phủ nhận cuộc phản công đã bắt đầu.
“Tất cả những điều này là không đúng sự thật,” Oleksiy Danilov nói với hãng tin Reuters. “Khi tất cả những điều này bắt đầu, nó sẽ được quyết định bởi quân đội của chúng tôi.”
“Khi chúng tôi bắt đầu phản công, mọi người sẽ biết về điều đó, họ sẽ thấy điều đó,” Danilov nói thêm.
Hôm thứ Tư, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết trong ngày hôm trước, các lực lượng Ukraine đã tiến được từ 200 đến 1.100 mét ở một số khu vực gần thành phố Bakhmut đang tranh chấp của Donetsk.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga và Ukraine để xin bình luận qua email.
5. Trung tá Nga bị Yevgeny Prigozhin bắt giữ đã phản cung và kêu gọi bắt giữ trùm Wagner
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Captured Russian Colonel Claims Wagner 'Tortured and Raped' His Soldiers”, nghĩa là “Trung Tá Nga bị bắt tuyên bố Wagner 'Tra tấn và hãm hiếp' binh lính của mình.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một trung tá quân đội Nga, người gần đây đã bị các thành viên của Tập đoàn Wagner bắt và giam giữ trong một thời gian ngắn trước khi được trao cho “cơ quan thực thi pháp luật Nga”, đã cáo buộc lực lượng của Yevgeny Prigozhin phá hoại lợi ích của quân đội Nga và bắt binh lý của anh ta làm nô lệ.
Trung tá Roman Venevitin, trong một video do các kênh truyền thông xã hội của Wagner công bố trong tuần này, có vẻ thừa nhận đã “gài mìn” các lối thoát của Wagner ra khỏi thành phố Bakhmut và ra lệnh nổ súng vào các vị trí của họ “trong khi say rượu”.
Biến cố này đánh dấu một điểm leo thang khác trong cuộc xung đột toàn diện giữa lính đánh thuê Wagner và giới lãnh đạo quân đội Nga, báo hiệu tham vọng chính trị “ngày càng lớn” của Prigozhin khi cuộc chiến kéo dài hơn 15 tháng ở Ukraine vẫn tiếp diễn.
“Quân Wagner đã bắt cóc các chiến binh của tôi, các binh sĩ trong quân đội. Họ sử dụng các binh sĩ của tôi như những nô lệ. Một trong số họ, sau khi bị đánh đập và hãm hiếp, đã tự sát”, Trung tá Roman Venevitin, Tư Lệnh Trung Đoàn 72 Súng Trường Cơ Giới Nga cho biết như trên, sau khi được trả tự do.
Viên Trung Tá từng bị bắt giữ tiếp tục đưa ra một số tuyên bố và cáo buộc khác trong một video dài 11 phút, video này cũng được đăng trên các kênh ủng hộ Cẩm Linh nổi bật, bao gồm cả Baza.
“Yevgeny Viktorovich Prigozhin đang công khai làm mất uy tín của Lực lượng Vũ trang Nga,” Venevitin nói trong một bài phát biểu có vẻ như muốn trực tiếp nói với người sáng lập Wagner, và đề cập đến luật “tung tin giả trong chiến tranh” mà vì luật đó hàng trăm người Nga đã bị bỏ tù, một số nhận bản án tù kéo dài hàng chục năm.
Sau khi tuyên bố rằng anh ta đã bị “bãi nhiệm” sau khi được thả khỏi nơi giam cầm của Wagner, Venevitin kể chi tiết về việc bị quân Wagner tra tấn, và nói rằng “Quân đội Ukraine chưa bao giờ ngược đãi một tù nhân tồi tệ như Wagner đã làm” đối với anh ta và quân đội của anh ta.
Anh ta cũng cáo buộc Wagner cung cấp thông tin sai lệch, bác bỏ những tuyên bố rằng lực lượng của anh ta đã “gài mìn” đường rút lui của Wagner ở Bakhmut.
“Chúng tôi không gài mìn các tuyến đường của quân Wagner—đó là một lời nói dối. Lính đánh thuê không có 'hậu phương', lữ đoàn của tôi thì có. Trong cuộc phản công của quân Ukraine, Prigozhin không chỉ tấn công Bộ Tổng tham mưu của quân đội Nga, mà còn công khai hỗ trợ đối phương. Yevgeny Viktorovich Prigozhin đang làm mất uy tín của lực lượng vũ trang Nga”.
Anh ta cũng kể chi tiết về trải nghiệm bị cáo buộc của mình khi bị lực lượng bán quân sự Nga tra tấn, bao gồm cấm ngủ và đánh đập, nói rằng đoạn video về lời “thú tội” rõ ràng của anh ta được quay dưới sự ép buộc.
Tuần này Prigozhin, được mệnh danh là “đầu bếp của Putin” vì công việc phục vụ trước đây của ông ta và được biết đến với tư cách là người sáng lập một trung tâm các dư luận viên Nga tham gia chửi bới các đối thủ trên mạng, đã đăng video “thú tội”, cáo buộc Venevitin, và quân đội Nga. cố gắng bóp nghẹt các hoạt động của Wagner ở Ukraine.
Trong một đoạn video khác, thủ lĩnh Wagner đe dọa sẽ đưa lính đánh thuê của mình đến Mạc Tư Khoa và nói rằng ông ta lo sợ chính phủ Nga có thể thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân vào khu vực Belgorod của chính họ.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để bình luận.
6. Quân Nga pháo kích vào những người đang di tản vì lũ lụt trong thành phố Kherson
Cũng trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu mùng 9 tháng Sáu, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết ít nhất 3 người bị thương trong vụ pháo kích của Nga vào thành phố Kherson của Ukraine hôm thứ Năm khi người dân đang được di tản vì lũ lụt do sự việc vỡ đập Kakhovka gần đó.
“Cuộc pháo kích bắt đầu chính xác trong quá trình di tản công dân có nhà bị ngập lụt,” cô nói.
Cô cũng nhắc lại những cáo buộc cho rằng Nga đã bỏ rơi người dân trên lãnh thổ mà họ tạm chiếm ở vùng Kherson, thêm vào:
“Quân xâm lược tiếp tục ngăn Ukraine cứu những thứ quý giá nhất – là mạng sống con người,” cô than thở.
7. Thống đốc Nga tuyên bố các hệ thống phòng thủ của Nga bắn hạ các mục tiêu trên không phận khu vực Belgorod của Nga
Các hệ thống phòng thủ của Nga đã bắn hạ các mục tiêu trên không phận khu vực Belgorod, Vyacheslav Gladkov, Thống đốc khu vực Belgorod của Nga, cho biết như trên. Belgorod là một khu vực của Nga có biên giới với Ukraine.
“Hệ thống phòng không của chúng tôi đã hoạt động trên Belgorod, đánh chặn hai mục tiêu trên không khi chúng tiếp cận thành phố,” Vyacheslav Gladkov cho biết hôm thứ Năm. “Hiện tại, chúng tôi chưa có báo cáo về thương vong. Xác máy bay làm hư hại mái của một ngôi nhà dân và xe hơi. Các đội phản ứng đang có mặt tại chỗ để giúp đỡ các gia đình.”
Nga đã chứng kiến những tác động của cuộc chiến với Ukraine ngày càng dội ngược trở lại lãnh thổ của mình trong những tháng gần đây.
Belgorod đã chứng kiến hàng loạt vụ tấn công bằng máy bay không người lái. Tuần trước, một cuộc tấn công bằng pháo kích “lớn” đã khiến 4 người trong khu vực bị thương. Tám tòa nhà chung cư, bốn ngôi nhà, một trường học và hai tòa nhà hành chính đã bị hư hại trong cuộc pháo kích ở Shebekino, một ngôi làng ở vùng biên giới Belgorod, đang bị phe cách mạng Nga chống Putin tấn công dữ dội.
Ông Gladkov cho biết gần đây hơn, các lực lượng Ukraine đã tiến hành pháo kích dữ dội vào khu vực này từ đêm thứ Tư. Gladkov đã cố tình tránh né không đề cập đến các cuộc giao tranh đang diễn ra giữa quân Putin với quân cách mạng lật đổ Putin.
8. Người Nga có lợi ích lớn hơn và rõ ràng hơn trong việc làm ngập hạ lưu sông Dnipro ở hạ lưu, ISW nói
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, đã công bố báo cáo về sự việc vỡ đập. Cơ quan cố vấn của Hoa Kỳ cho biết họ “chưa quan sát thấy bằng chứng rõ ràng về những gì đã xảy ra tại con đập Nova Kakhovka vào ngày 6 tháng 6 và do đó không thể đưa ra đánh giá độc lập về trách nhiệm tại thời điểm công bố thông tin này.”
Tuy nhiên, ISW nói thêm rằng, “Các tuyên bố của các quan chức Hoa Kỳ và Âu Châu nhìn chung nhất quán với dự báo vào tháng 10 năm 2022 của ISW rằng so với người Ukraine, người Nga có lợi ích lớn hơn và rõ ràng hơn trong việc làm ngập lụt hạ lưu sông Dnipro bất chấp thiệt hại đối với các vị trí và lực lượng phòng thủ đã chuẩn bị sẵn của chính họ.”
Vào tháng 10 năm 2022, USW cho biết rằng “Nga có thể sử dụng lũ lụt để mở rộng sông Dnipro và làm phức tạp thêm các nỗ lực phản công của Ukraine trên vùng nước vốn đã đầy thách thức”.
Trong bản cập nhật của mình, ISW nói rằng “Các nguồn tin của Nga đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc và rõ ràng về khả năng Ukraine đang chuẩn bị vượt sông và phản công vào bờ đông khu vực Kherson. Các cảnh quay có sẵn từ ngày 6 tháng 6, được chứng thực bởi các tuyên bố của các blogger quân sự của Nga, cho thấy lũ lụt đã cuốn trôi các vị trí của Ukraine gần bờ sông Dnipro và buộc các đơn vị Ukraine phải di tản dưới hỏa lực pháo binh của Nga.”
9. Mùa thu năm ngoái, một lữ đoàn Nga suýt làm nổ tung đập sông Dnipro của Ukraine. Tám tháng sau, người Nga cuối cùng đã bóp cò.
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Last Fall A Russian Brigade Nearly Blew Up Ukraine’s Dnipro River Dam. Eight Months Later The Russians Finally Pulled The Trigger.”, nghĩa là “Mùa thu năm ngoái, một lữ đoàn Nga suýt làm nổ tung đập sông Dnipro của Ukraine. Tám tháng sau, người Nga cuối cùng đã bóp cò.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hôm nay có người đã phá đập Kakhovka trên sông Dnipro, cách thành phố Kherson 30 dặm về phía đông ở miền nam Ukraine. Vụ phá hoại này đã gửi năm tỷ gallon nước chảy về phía tây từ Hồ chứa Kakhovka ở phía nam thành phố Zaporizhzhia về phía Hắc Hải.
Vùng đồng bằng khô hạn bắt đầu ngập lũ. Hàng chục nghìn ngôi nhà bị ngập trong nước. Động vật hoang dã, động vật trang trại, vật nuôi và động vật trong vườn thú bị chết đuối hoặc chạy trốn lên vùng đất cao hơn. Mìn mà lực lượng Nga và Ukraine đã chôn dọc theo Dnipro trôi theo dòng nước, chất đống nguy cơ nổ thành thảm họa sinh thái.
Nga đổ lỗi cho Ukraine làm nổ con đập 65 tuổi. Ukraine đổ lỗi cho Nga. Tuy nhiên, các bằng chứng rõ ràng đang chỉ vào người Nga. Rõ ràng, Nga đã có kế hoạch từ lâu sẽ phá vỡ con đập trong trường hợp lực lượng Ukraine tiến vào miền nam Ukraine.
Quân đội Ukraine đã từng cảnh báo điều này có thể xảy ra. “Chúng tôi muốn nhắc các bạn rằng Tổng cục Tình báo đã báo cáo về việc triển khai các công việc gài mìn rất lớn ngay sau khi nhà máy thủy điện Kakhovka bị chiếm vào tháng 2 năm 2022,” tình báo quân đội Ukraine tuyên bố.
“Vào tháng 4 năm ngoái, việc gài mìn bổ sung các ổ khóa và các cột hỗ trợ đã được thực hiện, Những chiếc xe tải chở thuốc nổ đã đậu trên chính con đập.”
Có vẻ như mục tiêu của Điện Cẩm Linh là làm phức tạp thêm một cuộc tấn công của Ukraine qua Dnipro, mà kể từ mùa thu năm ngoái đã phân định ranh giới ở phía nam. Tuy nhiên, các quan chức Nga có thể đã không tính đến các tác động cấp hai và cấp ba.
Có lẽ quan trọng nhất: Crimea do Nga xâm lược phụ thuộc rất nhiều vào nước ngọt được dẫn từ hồ chứa hiện đã cạn kiệt. Không có hồ chứa có nghĩa là ít nước hơn cho quân xâm lược Nga.
Khi các lữ đoàn Ukraine phát động một cuộc phản công trên toàn quốc vào mùa thu năm ngoái, đánh đuổi các trung đoàn Nga dọc theo một mặt trận dài 600 dặm ở phía tây của thành phố Kherson, người Nga đã suýt thổi bay Đập Kakhovka.
“Tình hình phát triển cực độ sẽ dẫn đến phá hoại con đập,” một nguồn tin Nga viết, trích dẫn ý kiến của các chỉ huy thuộc Lữ đoàn 205 súng trường cơ giới biệt lập, mùa thu năm ngoái đã tham gia chiến dịch phòng thủ của Nga ở phía nam—và gần đây hơn đã chiếm các vị trí xung quanh Đập Kakhovka.
Như đã xảy ra, quân Nga vào cuối tháng 10 đã rút lui khỏi Kherson và vượt qua khá thuận lợi đến tả ngạn của Dnipro. Trong khi đó, người Ukraine tạm dừng bước tiến của họ ở hữu ngạn sông.
Điện Cẩm Linh vào thời điểm đó đã chọn không phá vỡ con đập - rồi cuối cùng bóp cò 8 tháng sau đó trong bối cảnh sự hoảng loạn chung bùng lên bởi sự khởi đầu rõ ràng của cuộc tổng phản công được mong đợi từ lâu của Ukraine vào năm 2023.
Vụ phá đập này về bản chất sẽ khôi phục vùng ngập lũ của Dnipro về trạng thái trước năm 1958. Về lâu dài, điều đó có thể có nghĩa là một hệ sinh thái sông lành mạnh hơn. Trong ngắn hạn, trận đại hồng thủy Dnipro là một thảm họa đối với cả hai bên trong cuộc chiến kéo dài 15 tháng của Nga với Ukraine.
Có thể mất vài tuần hoặc vài tháng trước khi các quan chức ở Kyiv và Mạc Tư Khoa có thể đánh giá đầy đủ những tác động. Vâng, lũ lụt có thể làm chậm các hoạt động của Ukraine trong và xung quanh Kherson. Nhưng nó cũng có thể bắt đầu làm hao mòn lực lượng xâm lược của Nga ở Crimea.
10. Ngoại trưởng Blinken nói Hoa Kỳ đang giúp Ukraine phục hồi sau vụ vỡ đập lớn và thảo luận về hội nghị NATO sắp tới
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết ông đã nói chuyện với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm thứ Năm về thảm họa đập Nova Kakhovka.
Sự sụp đổ của đập Nova Kakhovka ở miền nam Ukraine là một trong những thảm họa công nghiệp và sinh thái lớn nhất ở Âu Châu trong nhiều thập kỷ qua.
“Mỹ đang giúp chúng tôi giảm thiểu hậu quả của thảm họa Kakhovka do Nga gây ra,” Kuleba nói.
Ukraine đã đổ lỗi và lên án Nga về vụ vỡ đập, và các vụ pháo kích sau đó vào thành phố Kherson, miền nam Ukraine trong khi các cuộc di tản hàng loạt do vỡ đập đang diễn ra.
Kuleba không chia sẻ thêm chi tiết về cách Hoa Kỳ giúp đỡ trong việc ứng phó với lũ lụt.
Ngoại trưởng cho biết ông và Blinken cũng đã thảo luận về viện trợ quân sự của Hoa Kỳ và những kết quả đầy hy vọng cho hội nghị thượng đỉnh NATO vào mùa hè này.
Dmytro Kuleba cho rằng vụ nổ đập Nova Kakhovka không khác gì một thả một quả bom hủy diệt hàng loạt vào Ukraine. Trong bối cảnh đó, Ngoại trưởng Kuleba đã đề nghị Hoa Kỳ và NATO cứu xét một phương cách nào đó để bảo đảm an ninh cho Ukraine.
Cựu tổng thư ký NATO Anders Rasmussen cho biết một nhóm các quốc gia NATO cũng đã thảo luận về các phương cách bảo đảm an ninh cho Ukraine, bao gồm cả việc đưa quân vào Ukraine để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Nếu chiến tranh tiếp tục kéo dài, sự tàn phá các các cơ sở hạ tầng dân sự trị giá hàng tỷ Mỹ Kim như đập Nova Kakhovka, sẽ là một gánh nặng cho Liên Hiệp Âu Châu trong việc trợ giúp Ukraine tái thiết. Một số nước cho rằng Nga không thể thắng trong cuộc chiến này. Nếu không chiến tranh sẽ tiếp tục lan sang các nước khác. Trong bối cảnh như thế một tuyên bố khẳng định ý chí của NATO rằng Ukraine không thể thua và Nga không thể thắng là cần thiết trong cuộc họp thượng đỉnh của NATO tại Vilnius, Lithuania.
11. Một trong những nhà vận động nhân quyền phục vụ lâu nhất và được kính trọng nhất ở Nga đã phải ra tòa hôm thứ Năm
Oleg Orlov, một trong những nhà vận động nhân quyền phục vụ lâu nhất và được kính trọng nhất ở Nga, đã phải ra tòa hôm thứ Năm, đối mặt với khả năng phải ngồi tù 3 năm nếu bị kết tội nhiều lần làm mất uy tín của các lực lượng vũ trang Nga.
Oleg Orlov từ năm 1999 là một trong những người lãnh đạo của Memorial, tổ chức đã giành được một phần giải thưởng Nobel Hòa bình vào năm 2022 một năm sau khi bị cấm và giải thể ở Nga.
Kể từ khi đưa xe tăng vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Mạc Tư Khoa đã tăng cường đàn áp trong thời gian dài đối với tất cả các hình thức bất đồng chính kiến và coi việc làm mất uy tín của các lực lượng vũ trang hoặc làm sai lệch các báo cáo của chính phủ về cái mà họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” là hành vi phạm tội.
Orlov, người trở nên nổi tiếng nhờ phản đối chủ nghĩa toàn trị của Liên Xô, đã nói với tờ Moscow Times độc lập vào tháng trước rằng những người vận động như ông ở một mức độ nào đó đang đi theo con đường của những người bất đồng chính kiến chống cộng trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Các cáo buộc dựa trên một bài báo mà ông viết tố cáo Nga đã tiến hành cuộc xung đột.
Theo một bài đăng trên tài khoản Telegram của tổ chức Memorial, anh ta nói với tòa án:
Trong bài viết của mình, tôi đã nói về vai trò khủng khiếp của chiến tranh đối với sự phát triển của chế độ chính trị ở nước ta.
“Đây là một ý kiến, lập luận, đánh giá,” anh ấy nói và nói thêm rằng anh ấy không thể hiểu làm thế nào anh ấy có thể bị trừng phạt vì bày tỏ ý kiến.
Đội bảo vệ Orlov bao gồm Dmitry Muratov, biên tập viên của tờ báo độc lập Novaya Gazeta hiện đã bị cấm và cũng là người đoạt giải Nobel Hòa bình, vì hàng thập kỷ làm việc để bảo vệ quyền tự do ngôn luận ở Nga.
Bên ngoài tòa án, Muratov nói với các phóng viên:
Điều 29 của hiến pháp trực tiếp nói rằng việc kiểm duyệt bị cấm, mọi người đều có quyền phổ biến thông tin và không ai có quyền buộc bất kỳ ai từ bỏ tín ngưỡng của mình.
Natalia Zviagina, giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Nga, cho biết nhà nước không thể dung thứ cho “nhu cầu bảo vệ sự thật và việc ông từ chối giữ im lặng” của Orlov.
Cô nói: “Cái giá mà ông ấy và những người khác phải trả cho việc thực thi quyền tự do ngôn luận ở nước Nga ngày nay thực sự rất cao”.
12. Nhóm điều tra của thủ lĩnh phe đối lập Nga cáo buộc Sergei Shoigu có vợ bé đang làm giầu nhanh nhờ cuộc chiến tại Ukraine
Nhóm điều tra của thủ lĩnh phe đối lập Nga đang bị giam giữ Alexei Navalny đã công bố một đoạn video mới trong đó họ tuyên bố đã phát hiện ra con trai của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, người mà trước đây công chúng không biết tên. Trong năm qua, con trai của Shoigu đã sáng tác những bài hát nhạc pop bằng tiếng Anh trong khi cha của anh ta gửi hàng trăm nghìn người Nga tham chiến ở Ukraine.
Trước đây, Shoigu được biết là chỉ có hai cô con gái, nhưng nhóm của Navalny nói rằng bộ trưởng quốc phòng có một gia đình thứ hai bí mật vào đầu những năm 2000, và thu được các tài liệu cho thấy tình nhân của ông đã nhận được một tài sản lớn, xa hoa mặc dù mức lương chính thức của ông ta rất khiêm tốn.
Nhóm của Navalny tuyên bố Danila Shebunov, 22 tuổi, là một trong ba người con từ mối quan hệ bí mật thứ hai của Shoigu, và cho biết anh ta sở hữu hàng loạt các bất động sản đắc địa ở trung tâm Mạc Tư Khoa. Những tài sản này được cho là mang lại cho Shebunov một khoản thu nhập đáng kể từ tiền thuê nhà và được cho là có được nhờ các mối quan hệ của cha anh ta. Shebunov cũng đang làm giầu rất nhanh nhờ các hợp đồng béo bở với Bộ Quốc Phòng trong bối cảnh ngân sách quốc phòng của Nga đang tăng vọt vì cuộc chiến ở Ukraine.
Shebunov, người có tên là Sheba Singer, có sự hiện diện phong phú trên mạng xã hội, mặc dù ít người theo dõi, và gần đây đã sản xuất một lượng ổn định các bài hát nhạc pop và video về phong cách sống, thường bằng tiếng Anh và thường có cảnh anh ấy cởi quần áo.
Maria Pevchikh thuộc Tổ chức Chống Tham nhũng của Navalny, người đã trình bày cuộc điều tra video, đã hỏi một cách mỉa mai rằng tại sao Shebunov lại được ung dung nhàn hạ như thế chứ không phải chịu đựng trong một chiến hào ở Ukraine cùng với hàng nghìn binh sĩ Nga ở độ tuổi của anh ta.
Trong nhiều năm, nhóm của Navalny đã thực hiện các video tố cáo tham nhũng và đạo đức giả trong giới thượng lưu của Putin. Video mới nhất, dài 19 phút, đã đạt hơn 100.000 lượt xem trên YouTube trong vòng một giờ sau khi được đăng. Cả Shoigu và Shebunov đều chưa bình luận về video.
Cảm nghiệm khi viếng thi hài không phân hủy của Sơ Wilhelmina. Tương quan GH và chính quyền Hungary
VietCatholic Media
05:21 09/06/2023
1. Tuyên bố của Phủ Tổng Thống Mông Cổ về cuộc gặp gỡ với Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Tòa Thánh
Tổng thống Mông Cổ Khurelsukh Ukhnaa đã tiếp Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ trưởng Quan hệ với các Dân nước của Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh vào ngày hôm nay, 6 tháng 6, 2023.
Các bên nhất trí về tầm quan trọng của chuyến thăm Mông Cổ sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô, được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử quan hệ ngoại giao và hợp tác giữa hai nước.
Cuộc thảo luận xoay quanh nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến hòa bình, an ninh, môi trường, du lịch và văn hóa toàn cầu. Hơn nữa, các bên đã trao đổi quan điểm về việc tiến hành nghiên cứu chung về các tài liệu lịch sử và di sản văn hóa của Mông Cổ được lưu giữ trong các kho lưu trữ và thư viện của Tòa thánh, nhằm tạo ra các công trình học thuật có ý nghĩa khoa học, bảo đảm việc bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ tương lai.
Tưởng cũng nên nhắc lại là trong cuộc trò chuyện với các nhà báo đi cùng ngài trên chuyến bay trở về Rôma sau chuyến tông du hồi cuối tháng 4 vừa qua, và sau đó trong buổi tiếp kiến với nhân viên của ITA Airways, Đức Thánh Cha bày tỏ kế hoạch viếng thăm Mông Cổ trong tương lai gần.
Trước khi viếng thăm quốc gia Đông Á có biên giới với Nga, Trung Quốc và Kazakhstan, Đức Thánh Cha sẽ trở lại Bồ Đào Nha từ ngày 1 đến 6 tháng 8, nhân dịp Đại hội Giới trẻ Thế giới. Trong chuyến tông du này ngài cũng sẽ viếng đền thánh Đức Mẹ Fatima lần thứ hai.
Trong công nghị tấn phong Hồng Y gần đây nhất, vào tháng 8 năm ngoái 2022, Đức Thánh Cha đã tấn phong Hồng Y cho Đức cha Giorgio Marengo, Phủ doãn Tông tòa thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ, làm Hồng Y tiên khởi của nước này.
Hiện nay số tín hữu Công Giáo tại Mông Cổ chưa đến 1.500 người
Source:montsame.mn
2. Giám mục Hung Gia Lợi thách thức Giáo hội vì 'phụ thuộc' quá nhiều vào chính quyền
Một giám mục nổi tiếng của Hung Gia Lợi đã cáo buộc Giáo Hội Công Giáo của đất nước phục tùng chính phủ cánh hữu Viktor Orbán quá mức.
“Các nhà lãnh đạo chính trị có thể thúc đẩy các giá trị Kitô giáo, nhưng họ không bao giờ nên làm như vậy một cách giáo điều, như trường hợp thường xảy ra với các chính trị gia,” Giám mục đã nghỉ hưu Miklos Beer của Vac nói với tuần báo Magyar Hang của Hung Gia Lợi.
“Họ có xu hướng tin rằng họ nhìn thấy và hành động đúng, và tôi không muốn nghi ngờ ý định tốt của họ. Nhưng nhiệm vụ của Giáo hội là giúp các chính trị gia nhìn mọi việc rõ ràng hơn, và cảnh báo họ nếu họ không hành động theo các giá trị Kitô giáo.”
Vị giám mục 80 tuổi cho biết các thành viên của chính phủ Orbán đã tìm kiếm mối quan hệ thân thiết với Đức Giáo Hoàng khi ngài đến thăm Hung Gia Lợi, một quốc gia thành viên của NATO và Liên minh Âu Châu, từ ngày 5 đến 7 tháng 5.
Ngài nói thêm rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo cũng nên “vượt qua những điều cấm kỵ” và thúc đẩy một “cuộc tranh luận công khai và bền vững” hơn về các vấn đề hiện đang khiến Giáo hội ở các quốc gia khác bận tâm.
Mặc dù các giám mục khác thường đồng ý một cách riêng tư về sự cần thiết phải có một lập trường phê bình và cởi mở hơn, nhưng Đức Cha Beer cho biết, họ chưa bao giờ lên tiếng “tại các diễn đàn công khai, lớn hơn”.
“Không ai thích đưa ra những tuyên bố chỉ trích chính phủ – nhưng lúc nào cũng giữ im lặng là điều không bình thường,” ngài nói với Magyar Hang.
“Tôi tin rằng sẽ không chỉ tốt cho Giáo hội mà còn cho giới lãnh đạo chính trị, nếu các nhà lãnh đạo Giáo hội thành thật chỉ ra những sai lầm của họ, thay vì chỉ liên tục thể hiện lòng trung thành.”
Giáo Hội Công Giáo Hung Gia Lợi, theo truyền thống chiếm 70% dân số 10 triệu người, đã phải đối mặt với cáo buộc phục tùng chính phủ gây tranh cãi của Orbán, người đã lãnh đạo đảng Fidesz cực hữu từ năm 1993, giữ chức thủ tướng trong 17 năm và bị chỉ trích gay gắt vì phong cách độc tài và quan hệ chặt chẽ với Nga.
Trong một cuộc phỏng vấn với Magyar Hang vào tháng 4 năm 2022, Đức Cha Beer cho biết ông hy vọng cuộc chiến ở Ukraine sẽ khiến Giáo hội “thức tỉnh” trước những nguy cơ của việc phục tùng quá mức.
Đức Cha Beer, là người đứng đầu giáo phận miền trung Vạc từ năm 2003 đến 2019, cho biết: “Mặc dù chúng tôi rất vui khi phá vỡ được sự kìm kẹp của chế độ độc tài cộng sản, nhưng Giáo hội của chúng tôi đã không chuẩn bị sẵn sàng cho tình hình mới và những cơ hội mà nó tạo ra.
“Chúng tôi vẫn chưa biết mình nên hành xử như thế nào trong một hệ thống dân chủ, và đã vô tình rơi vào tình huống đáng tiếc là nhận và mong đợi nhiều thứ từ nhà nước.”
Source:Tablet
3. Cảm nghiệm của một ký giả sau khi đến viếng Sơ Wilhelmina
Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài tường trình nhan đề “I went to see the body of the nun people say is incorrupt: My experience”, nghĩa là “Cảm nghiệm của tôi sau khi đi viếng xác một nữ tu mà người ta nói là không bị phân hủy”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tôi đã lấy làm lạ... nhưng có một số sự thật cơ bản của Kitô giáo rút ra từ kinh nghiệm
Tôi đã đến viếng xác của Sơ Wilhelmina, người sáng lập một dòng nữ Bênêđíctô ở Gower, Missouri.
“Tôi thực sự bị sốc, nhiều hơn tôi nghĩ,” tôi viết trên Facebook. “Nhưng tôi đã nghĩ đến sơ ấy — và cầu nguyện — kể từ đó.”
“Ý anh là gì, ‘sốc’?” ai đó đã hỏi.
Vì vậy, tôi đã thú nhận sự thật: Điều tôi muốn viết là tôi cảm thấy kỳ lạ khi nhìn thấy Sơ Wilhelmina - nhưng cuộc sống của tôi đang được cải thiện.
Câu chuyện về chị Wilhelmina đã trở thành một cơn sốt nhỏ trên toàn thế giới.
Tạp chí People đưa tin: “Nhiều người đi xem hài cốt 'nguyên vẹn' của một nữ tu đã qua đời vào năm 2019”.
Tờ Daily Mail của Luân Đôn đã kể “Câu chuyện đáng kinh ngạc về Sơ Wilhelmina, một nữ tu ở Missouri, người mà cơ thể không có dấu hiệu bị phân hủy.”
Sơ Wilhelmina tên khai sinh là Mary Elizabeth Lancaster chào đời vào năm 1924 tại St. Louis. Sơ đã nghe thấy tiếng Chúa khi được Rước Lễ Lần Đầu lúc 9 tuổi. Chúa Giêsu đã yêu cầu sơ thuộc về Ngài. Sơ đã trả lời “xin vâng” với cuộc sống của mình. Sơ tuyên khấn với các Nữ tu Hiến sĩ Quan phòng vào năm 1944. Năm 1995, ở độ tuổi 70, sơ rời các Hiến sĩ để thành lập Dòng Bênêđíctô của riêng mình, ở Gower, Missouri - cách nhà tôi ở Kansas 45 phút lái xe. Sơ qua đời ở đó vào năm 2019 ở tuổi 94 sau khi kêu lên: “Tôi đã thấy Chúa Giêsu! … Tôi muốn lên thiên đàng!”
Thi thể của Sơ ấy được phát hiện một cách bất ngờ vì tu viện của Sơ ấy thành công đến mức cần phải mở rộng cơ sở vật chất, nên phải di chuyển mộ của Sơ ấy.
Một trong những phước lành lớn khi là thành viên của Giáo Hội Công Giáo là chúng ta thuộc về một tổ chức thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, không vội vàng đưa ra kết luận và do đó tránh được những sai lầm đáng xấu hổ khi nói đến những hiện tượng kỳ diệu.
Sơ Wilhelmina Lancaster cũng không ngoại lệ.
“Có thể hiểu rằng nhiều người sẽ bị thúc đẩy bởi đức tin và lòng sùng kính khi nhìn thấy hài cốt của Sơ Wilhelmina vì tình trạng thi thể ngoại thường của Sơ, nhưng du khách không được chạm vào hoặc tôn kính thi thể của Sơ, hoặc coi như thánh tích,” Đức Cha James Johnston, Giám Mục của Thành phố Kansas-St. Joseph nói. “Tình trạng thể xác còn nguyên vẹn đã được xác minh trong quá khứ, nhưng nó rất hiếm. Có một quá trình được thiết lập tốt để theo đuổi nguyên nhân phong thánh, nhưng điều đó vẫn chưa được bắt đầu trong trường hợp này.”
Vì vậy, hiện tại, tôi phải đánh giá trải nghiệm của mình trên nền tảng không ổn định: Cảm xúc cá nhân hơn là sự thật đã được chứng minh.
Đối với tôi, toàn bộ trải nghiệm thật kỳ lạ nhưng mạnh mẽ. Mọi thứ đều nằm ngoài kinh nghiệm của chúng ta trong nền văn hóa thế tục hóa của Mỹ. Nhưng kể từ khi tôi đến thăm, tôi không thể nào quên được Sơ Wilhelmina.
Đầu tiên, việc đi xem xác của một người mà bạn chưa từng gặp mặt là điều không bình thường và việc nhìn thấy những hàng người xếp hàng chờ đợi để làm điều đó khiến bạn cảm thấy kỳ lạ.
Nhưng càng nghĩ kỹ, tôi càng cảm thấy nó tự nhiên hơn. Người dân xếp hàng vào xem thi thể Nữ hoàng Elizabeth. Họ không làm như vậy vì họ muốn nhìn thấy một xác chết; họ đã làm như vậy bởi vì tất cả chúng ta đều biết ở đâu đó sâu bên trong rằng chúng ta là cơ thể của chúng ta và ngược lại; rằng mặc dù tinh thần và thể xác bị tách rời, nhưng cơ thể của nữ hoàng vẫn có một ý nghĩa.
Một trong những hiểu biết cơ bản mà Kitô giáo đã mang lại cho thế giới là sự hiểu biết này về nhân loại của chúng ta.
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời – khi chúng ta mừng Đức Maria được đưa cả hồn lẫn xác lên trời – nhắc nhở chúng ta về điều đó mỗi mùa hè.
Mầu nhiệm đó “cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa muốn cứu toàn thể con người, cụ thể là cứu linh hồn và thể xác của họ,” Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích.
Con người là một thể thống nhất thể xác và linh hồn, linh hồn nhập thể cũng như thể xác có linh hồn. Không phải là “tôi” có thể xác hay “tôi” có linh hồn, mà là chúng ta là thể xác và linh hồn cùng nhau.
Cơ thể của một vị thánh thậm chí còn có ý nghĩa lớn hơn cơ thể của một nữ hoàng.
Elizabeth được dòng dõi đẩy vào vị trí của mình và thực hiện nó một cách trang trọng; Chị Wilhelmina đã chiến đấu cho vị trí của mình ngày này qua ngày khác nhờ đức tin, hy vọng và tình yêu thương.
Đến thăm thi thể của Nữ hoàng Elizabeth là tham gia vào lịch sử thế giới, nơi những người đàn ông và phụ nữ vĩ đại định hình thời đại của chúng ta; viếng thăm xác thánh là tham dự vào lịch sử cứu độ, nơi những con người bình thường được hình thành bởi sự vĩnh cửu.
Nhìn thấy sự sùng đạo của rất nhiều người ở đó tôi cũng rất kỳ lạ - vào lúc đầu.
Tại đây, mọi người đang tham gia trải nghiệm một cách thích thú, chạm vào những thứ trên cơ thể và cầu nguyện, dường như không nhận thấy sự thận trọng của giám mục.
Sau đó, tôi nói đùa rằng họ có tâm hồn Công Giáo hơn tôi. Nhưng tôi càng nghĩ về nó, điều đó dường như càng đúng.
Mỗi Nhà thờ Công Giáo đều có một cây thánh giá ở trung tâm, hình ảnh của người sáng lập đã chết của chính chúng ta, chính xác là để chúng ta có được chính xác loại kinh nghiệm này. Người Công Giáo nên quen với việc nhìn vào một xác chết và không nghĩ đến sự kết thúc của cuộc đời nhiều như cuộc sống tương lai mà tất cả chúng ta có.
Nhìn thấy cơ thể của Sơ Wilhelmina bị tách khỏi linh hồn là thấy cái chết khủng khiếp và phi tự nhiên như thế nào, nhưng nhìn thấy cơ thể của Sơ không bị phân hủy là để nhớ rằng Chúa Giêsu đã vượt qua nỗi kinh hoàng của cái chết và một ngày nào đó sẽ phục hồi tất cả chúng ta.
Tôi không biết Sơ Wilhelmina có phải là một vị thánh hay không, nhưng Sơ ấy đang truyền cảm hứng để tôi trở thành một vị thánh, nếu tôi có thể.
Source:Aleteia
Putin sai nước cờ, 2 Trung Đoàn bị xóa sổ ở Nga. Úc cho Ukraine 41 F18. Hồi hộp nhà máy Zaporizhzhia
VietCatholic Media
16:27 09/06/2023
1. Những người lính Nga phàn nàn rằng 'Toàn bộ các trung đoàn' đang bị xóa sổ
Trong khi cuộc tổng phản công của quân Ukraine đang diễn ra, một mặt trận quan trọng khác cũng đang sôi nổi ngay trên đất Nga.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Soldiers Complain That 'Entire Regiments' Are Being Wiped Out”, nghĩa là “Những người lính Nga phàn nàn rằng 'Toàn bộ các trung đoàn' đang bị xóa sổ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Những người lính Nga chiến đấu chống lại lực lượng của phe đảo chính Putin đã vượt qua khu vực Belgorod giáp với Ukraine vào tuần trước đã phàn nàn rằng “toàn bộ các trung đoàn” đang bị xóa sổ.
Kênh Telegram “Tỉnh Pskov” hôm thứ Ba cho biết họ đã nhận được tin nhắn từ một đơn vị Nga đang chiến đấu gần thị trấn biên giới Shebekino ở Belgorod. “Tôi muốn xem câu chuyện về trung đoàn của chúng tôi bị tàn sát ở các hướng Shebekino và Graivoron và bằng cách nào đó vấn đề đó sẽ được giải quyết,” thông điệp của người lính viết.
Hai nhóm nổi dậy của Nga—Quân đoàn Nước Nga Tự do và Quân đoàn Tình nguyện Nga, gọi tắt là RVC—đã tiến vào Belgorod vào tuần trước và giao tranh ác liệt đã diễn ra kể từ đó. Quân Đoàn bao gồm những người đào thoát khỏi lực lượng vũ trang Nga và các tình nguyện viên người Nga và Belarus. RVC cho biết các thành viên của họ bao gồm những người Nga chiến đấu bên phía Ukraine và chống lại chế độ Cẩm Linh.
Hôm Chúa Nhật, RVC cho biết họ đứng sau một cuộc tấn công ở vùng Belgorod dẫn đến việc bắt giữ một số binh sĩ Nga.
“Chúng tôi đang bị pháo kích liên tục, các sĩ quan, binh lính và trên hết là những người có gia đình và tất cả người thân của họ ở quê nhà đều bị giết”, trung đoàn 1009 Địa Phương Quân của Nga cho biết trong thông điệp của mình.
Các binh sĩ Nga cho biết khả năng lãnh đạo kém và thiếu quân tiếp viện cũng như trang thiết bị là nguyên nhân dẫn đến số thương vong cao.
Đơn vị này cho biết: “Chúng tôi sẵn sàng bảo vệ quê hương của mình, nhưng với nguồn cung cấp phù hợp. Bị bắt làm tù binh mà không có vũ khí hoặc không có khả năng phản kháng không phải là bảo vệ quê hương. Thay mặt trung đoàn 1009, chúng tôi yêu cầu quý vị xem xét vấn đề nghiêm trọng này và đưa ra quyết định càng sớm càng tốt.”
Các binh sĩ Địa Phương Quân này nói rằng họ đã được huy động cách đây 8 tháng, và sau đó được đưa đến cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Luhansk của Ukraine để huấn luyện, quá trình này diễn ra “với các mức độ hiệu quả khác nhau”. Theo kênh Telegram, những người đàn ông sau đó đã được triển khai đến vùng Belgorod.
Một video chưa được xác minh cũng đã lan truyền trên các kênh truyền thông xã hội của Nga và Ukraine, cho thấy một người lính Nga từ Lữ đoàn 138 đóng quân ở vùng Belgorod. Trong video, người lính cho biết đơn vị của anh ta đã mất 80% quân số và anh ta cùng những người lính của mình “buộc phải rút lui mà không được phép và không có quân tiếp viện.”
“Sau một thời gian, tình huống tương tự xảy ra với hai đơn vị khác. Họ đã tiêu diệt toàn bộ các trung đoàn Nga,” người lính nói.
Ilya Ponomarev, một chính trị gia người Nga lưu vong, là đại diện chính trị của Quân đoàn Tự do Nga, nói với Newsweek tuần trước rằng nhóm này hoạt động nhằm mục đích “giải phóng nước Nga khỏi chủ nghĩa Putin”.
“Kế hoạch tối thiểu của Quân Đoàn Tự Do cho Nga là tạo ra một khu phi quân sự ở biên giới với Ukraine, để những người theo chủ nghĩa Putin không thể bắn các thiết bị mặt đất vào lãnh thổ Ukraine từ đây.”
“Nhưng kế hoạch chính, tất nhiên, là một cuộc hành quân chớp nhoáng vào Mạc Tư Khoa,” ông nói với Newsweek.
Bộ Quốc phòng Anh đánh giá vào ngày 2 tháng 6 rằng các chỉ huy Nga hiện phải đối mặt với một “tình thế tiến thoái lưỡng nan cấp tính” về việc nên tăng cường phòng thủ ở các khu vực biên giới của Nga hay củng cố các phòng tuyến của họ ở Ukraine bị tạm chiếm.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.
2. Tại sao F-18 Hornet sẽ khiến Ukraine trở nên lợi hại hơn trong không chiến
Đứng trước sự tàn bạo của người Nga thể hiện rõ nét nhất trong vụ phá đập Nova Kakhovka, Úc Đại Lợi quyết định sẽ chuyển giao 41 chiến đấu cơ F-18 cho Ukraine để tăng cường ưu thế trên không.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Soldiers Complain That 'Entire Regiments' Are Being Wiped Out”, nghĩa là “Tại sao F-18 Hornet sẽ khiến Ukraine trở nên lợi hại hơn trong không chiến”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Việc bổ sung các máy bay phản lực F/A-18 và hệ thống vũ khí của chúng cho lực lượng không quân Ukraine sẽ khiến quân đội Kyiv trở thành một lực lượng “thậm chí còn lợi hại hơn”, Newsweek được cho biết.
Tờ The Australian Financial Review đưa tin hôm thứ Ba rằng Washington “hoan hỉ” chấp nhận việc Úc gửi hơn 41 chiếc F-18 Hornet của lực lượng không quân Australia tới hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Ukraine. Canberra hiện đang nâng cấp lực lượng không quân của mình bằng những chiếc F-35 do Mỹ sản xuất, nhưng Washington sẽ cần phải chấp thuận việc chuyển giao các máy bay F-18 Ong Bắp Cày của nước này cho Ukraine.
“Vẫn còn nhiều trở ngại cần giải quyết trước khi những chiếc F-18 có thể được gửi tới Ukraine,” một quan chức quen thuộc với các cuộc đàm phán giữa Kyiv, Canberra và Washington nói với Australian Broadcasting Corporation. Các chiến đấu cơ F-18 được đề cập đến là các chiến đấu cơ được đưa vào sử dụng trong thập niên 1980, chứ không phải là những chiếc Super Hornets sau Chiến tranh Lạnh tiên tiến hơn.
Ukraine từ lâu đã yêu cầu các chiến đấu cơ phương Tây từ những người ủng hộ quốc tế của mình, và các chuyên gia cho rằng F-16 là sự lựa chọn tốt nhất của chiến đấu cơ thế hệ thứ tư cho lực lượng không quân Ukraine. Tuy nhiên, mặc dù một số quốc gia đã tham gia một “liên minh quốc tế” chiến đấu cơ cho Ukraine, vẫn chưa có quốc gia nào hứa cung cấp cho Kyiv những máy bay này.
Ukraine hiện đang vận hành các máy bay phản lực thời Liên Xô, bao gồm cả MiG-29, và đã yêu cầu 100 máy bay phản lực phương Tây, chủ yếu là F-16 cho lực lượng không quân của mình. Nhưng các đồng minh của Kyiv coi việc cung cấp chiến đấu cơ của phương Tây là một cam kết lâu dài hơn để bổ sung cho lực lượng không quân Ukraine.
Các chuyên gia đánh giá lực lượng không quân Ukraine đã hoạt động tốt trong suốt cuộc chiến, trong đó không bên nào có thể thiết lập ưu thế trên không. Nga có một số máy bay đáng gờm, bao gồm cả Su-35, được thiết kế đặc biệt để bắn hạ các chiến đấu cơ như F-16.
Các chuyên gia đã lập luận rằng các máy bay như F-16 khó có thể tham gia vào các cuộc không chiến với máy bay phản lực Nga, vì hệ thống vũ khí đáng gờm của chúng.
Theo David Jordan, đồng giám đốc của Viện Hàng không và Không gian Freeman tại King's College London, cả F-16 và F-18 đều là các đối thủ vượt trội so với các máy bay phản lực trong phi đội của Nga nếu hoạt động hiệu quả, mặc dù Su-27 và Su-35 của Nga “không nên bị đánh giá thấp”,
“Việc sở hữu F-16 hoặc F-18 sẽ khiến Ukraine trở thành những đối thủ nguy hiểm hơn trong không chiến,” Jordan nói với Newsweek.
Ông Jordan cho biết F-18 hay chính xác hơn là những chiếc F-18A, mặc dù là một máy bay đã cũ, nhưng là chiến binh thế hệ thứ tư do phương Tây sản xuất, được bảo dưỡng tốt và luôn cập nhật cho đến khi không quân Australia quyết định nâng cấp lên F-35. Nếu Ukraine có được các máy bay như F-18 và F-16, những máy bay phản lực này “sẽ cải thiện đáng kể khả năng tranh giành quyền kiểm soát trên không và thậm chí có thể chứng tỏ là người thay đổi cuộc chơi đối với họ”, ông nói thêm.
Jordan nhấn mạnh phẩm chất và chiến thuật của phi công là vô cùng quan trọng, đồng thời cho biết thêm rằng chỉ so sánh các loại máy bay mà thôi là “đơn giản hóa mọi thứ”. “Phi công đóng một vai trò quan trọng,” ông nói.
Greg Bagwell, cựu chỉ huy cấp cao của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh và Thống chế Không quân, cho biết hiệu quả của bất kỳ máy bay mới nào do Ukraine vận hành sẽ phụ thuộc vào kỹ năng của phi công, chiến thuật sử dụng, vũ khí được cung cấp và trình độ huấn luyện, cũng như nhận thức tình huống.
“Không bao giờ chỉ có máy bay đấu với máy bay,” Bagwell nói với Newsweek. “Tôi nghĩ Ukraine sẽ có lợi thế về những thứ đó.”
Bagwell cho biết các loại vũ khí có thể được trang bị cho F-18 là một sự cân nhắc quan trọng.
Jordan cho biết, nếu Australia trao những chiếc F-18 này cho Ukraine, điều đó có nghĩa là Ukraine sẽ sử dụng hỏa tiễn không đối không tầm ngắn tiên tiến AIM-132.
Jordan lập luận: “Đây là một loại vũ khí đặc biệt tốt và sẽ làm gia tăng các vấn đề mà người Nga gặp phải trong các cuộc không chiến nếu Ukraine được cung cấp”.
Các chuyên gia trước đây đã nói với Newsweek rằng quyết định gửi F-18 và mức độ tăng cường mà họ có thể mang lại cho Ukraine, phụ thuộc vào tiến trình của các cuộc đàm phán xung quanh F-16. Các chuyên gia lập luận rằng việc tích hợp cả hai hệ thống mới vào lực lượng không quân của Ukraine có thể khó khăn hơn và F-18 là một giải pháp ngắn hạn.
“Chúng tôi muốn những chiếc F-16. Quá khó để duy trì và cung cấp nhiều loại máy bay”, Yuriy Sak, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Ukraine, nói với The Times of London.
Hôm thứ Ba, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông “đã nhận được sự đồng cảm” từ một số đồng minh Âu Châu của Ukraine về chủ đề chiến đấu cơ.
Sự đồng cảm ấy là gì? Theo tờ Kyiv Post, sự đồng cảm ấy dựa trên quyết tâm rằng Ukraine không thể thua, và Nga không thể thắng. Nếu Nga thắng trong cuộc xâm lược hiện nay, chỉ có những kẻ ngây ngô mới nghĩ rằng Putin sẽ dừng lại ở Ukraine. Toàn bộ nền văn minh Âu Châu, hệ thống tài chính, kỹ nghệ và tương lai của lục địa này gặp nguy hiểm.
Trong trường hợp của các chiến đấu cơ phương Tây, sự đồng cảm có thể đi xa đến mức các chiến đấu cơ này có thể được bảo trì tại các nước khác thay vì tại Ukraine, và không quân của các nước khác có thể lái những chiến đấu cơ này thay cho không quân Ukraine trong thời gian ít nhất 6 tháng để làm quen với các chiến đấu cơ phương Tây.
3. Lực lượng cấp cứu ở Kherson đối mặt với tình trạng thiếu thiết bị trong bối cảnh Nga pháo kích dữ dội
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết Lực lượng cấp cứu đang phải đối mặt với những thách thức về nguồn lực trong khi tiến hành việc di tản ở Kherson trong khu vực do Ukraine kiểm soát vì quy mô lũ lụt do vụ vỡ đập Nova Kakhovka gây ra.
Cô nhấn mạnh rằng người Nga tiếp tục pháo kích vào bờ phía tây của sông Dnipro.
“Thảm họa này là chưa từng có và thách thức chính hiện nay là chúng ta không thể tích lũy tất cả các nguồn lực trong một thời gian ngắn như vậy”.
Dịch vụ Vận tải Đặc biệt của Nhà nước đã làm việc cùng với Dịch vụ Khẩn cấp Nhà nước của Ukraine trong việc di tản dân thường.
“Có một sự thiếu hụt lớn về thiết bị. Nói một cách đơn giản - chúng tôi cần mọi thứ: thuyền, máy bơm, máy bộ đàm, đèn chiếu sáng - tất cả các thiết bị hữu ích khi thảm họa nhân đạo như thế này xảy ra,” cô nói.
“Mọi người ở đó không thể ở lại. Nơi này không thể ở được, những ngôi nhà bị ngập lụt, rất nhiều gia súc đã bị giết, giao thông công cộng rõ ràng là không hoạt động”, cô nói thêm.
Cho đến nay, hầu hết các vùng lãnh thổ đều ngập 5 mét nước, và “không thể dự đoán khung thời gian cho phép mọi người trở về nhà của họ.”
Cô cũng phàn nàn các cơ quan Ukraine tại hiện trường chưa gặp bất kỳ văn phòng viện trợ nhân đạo nào hoặc sự hỗ trợ của bất kỳ tổ chức quốc tế nào, chẳng hạn như Liên Hiệp Quốc hoặc Hội Hồng Thập Tự Quốc tế.
4. “Thảm họa là Putin,” Tổng thống Ukraine nói khi đề cập đến thảm họa vỡ đập Nova Kakhovka
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm thứ Năm rằng sự việc vỡ đập Nova Kakhovka ở vùng Kherson không phải là một thảm họa tự nhiên hay bằng chứng của biến đổi khí hậu.
Thay vào đó, ông nói:
“Tai họa là Putin. Quân đội Nga không dừng các cuộc tấn công bằng pháo vào chính lãnh thổ nơi người dân đang được di tản. Thật không may, có những người bị thương từ các cuộc tấn công khủng bố này. Những người đang giải cứu và những người đang di tản khỏi thảm họa diệt chủng của Nga cũng buộc phải chạy trốn dưới hỏa lực của Nga.”
Sự việc vỡ đập Nova Kakhovka ở miền nam Ukraine là một trong những thảm họa công nghiệp và sinh thái lớn nhất ở Âu Châu trong nhiều thập kỷ. Thảm họa đã phá hủy toàn bộ các ngôi làng, ngập lụt đất nông nghiệp, tước mất điện và nước sạch của hàng chục nghìn người, đồng thời gây ra thiệt hại lớn về môi trường.
Trong một phần lãnh thổ do Nga xâm lược, nơi có khoảng một chục khu định cư bị ngập lụt, “không có cuộc di tản nào được thực hiện,” Zelenskiy tuyên bố trong một bài phát biểu video trước đại diện của cộng đồng bảo vệ môi trường thế giới. Ông cho biết mọi người đã bị mắc kẹt trên mái nhà, “mắc kẹt trong nước” trong nhiều ngày mà không có nước uống, thức ăn hoặc chăm sóc y tế.
“Chúng tôi chưa biết số người chết và bị thương,” ông nói thêm. “Ở hơn 30 khu định cư, cuộc sống bị hủy hoại. Đối với hàng trăm ngàn người ở nhiều thị trấn và làng mạc, việc tiếp cận với nước uống đã bị cản trở rất nhiều.”
5. Biden nói rằng ông tự tin ý chí chính trị sẽ không cạn kiệt đối với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với Ukraine
Tổng thống Joe Biden cho biết hôm thứ Năm rằng ông tin rằng Hoa Kỳ sẽ có nguồn tài chính cần thiết để hỗ trợ Ukraine chống lại Nga trong thời gian dài nhất.
Biden, trả lời câu hỏi của một phóng viên, cho biết ông tin tưởng vào việc tiếp tục tài trợ bất chấp những gì bạn nghe được từ “một số tiếng nói ngày nay trên Đồi Capitol”, đề cập đến các nhà lập pháp Hoa Kỳ, những người đã bày tỏ sự hoài nghi về mức độ và thời gian viện trợ của đất nước cho Kyiv.
“Thực tế của vấn đề là, tôi yêu cầu mọi người hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không ủng hộ Ukraine. Chúng ta có nghĩ rằng Nga sẽ dừng lại ở Kyiv không? Bạn có nghĩ rằng đó là tất cả những gì sẽ xảy ra? Tôi nghĩ là không, và tôi nghĩ đại đa số các đồng nghiệp của tôi — kể cả những người chỉ trích — cũng nghĩ rằng điều đó sẽ không xảy ra,” ông nói.
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy đã nói rằng khoản tài trợ bổ sung cho Ukraine sẽ phải đối mặt với những mâu thuẫn lâu dài tại Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát, mặc dù các đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện đã tuyên bố sẽ tiếp tục viện trợ.
Bình luận của Biden được đưa ra trong cuộc họp báo chung của ông hôm thứ Năm với Thủ tướng Anh Rishi Sunak đang đến thăm. Vị Thủ tướng Anh đã lên tiếng sau nhận xét của tổng thống.
Sunak nói: “Người dân Mỹ thực sự hoàn toàn hợp lý khi nghe những gì tôi nói và tôi hy vọng họ ghi nhận sự cảm ơn mà chúng tôi dành cho sự hỗ trợ của họ đối với tình hình ở Ukraine, nhưng cũng hỏi xem mọi người có đang làm phần việc của mình hay không”.
Trước đó, thủ tướng đã gọi sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Kyiv là “đóng góp quyết định” cho cuộc xung đột.
Sunak cho biết, về phần mình, Vương quốc Anh tự hào là nước đóng góp lớn thứ hai cho nền quốc phòng của Ukraine sau Mỹ.
“Chúng tôi may mắn có được sự đầu tư của Mỹ vào an ninh Âu Châu, nhưng chúng tôi cần chia sẻ gánh nặng cùng với các bạn, đó là lý do tại sao chi tiêu quốc phòng ở Anh cao hơn mức chuẩn 2% của NATO,” ông tiếp tục, đề cập đến tỷ lệ phần trăm GDP tối thiểu mà các thành viên NATO đã được yêu cầu đóng góp vào phòng thủ tập thể của liên minh. Hoa Kỳ từ lâu đã gánh một gánh nặng quá lớn trong khu vực đó.
Sunak nói: “Đó là một quỹ đạo ngày càng tăng và chúng tôi sẽ khuyến khích các quốc gia khác đi theo hướng dẫn mà Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đặt ra, bởi vì an ninh của chúng ta là tập thể.
6. Tổng thống Mỹ và thủ tướng Anh ủng hộ Ukraine trong cuộc họp báo chung
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak, đã ca ngợi “sự ủng hộ vững chắc” của họ đối với Ukraine và cùng lên án “hành vi gây hấn tàn bạo” của Mạc Tư Khoa khi họ gặp nhau ở Washington, DC, hôm thứ Năm.
“Anh và Mỹ, cùng với hơn 50 đối tác, đã cam kết hỗ trợ an ninh ở mức độ lịch sử cho Ukraine. Tôi muốn cảm ơn thủ tướng vì sự lãnh đạo mạnh mẽ, rất mạnh mẽ của ông ấy, đóng góp đáng kể hỗ trợ an ninh và huấn luyện cho quân đội Ukraine để họ có thể sử dụng hiệu quả các thiết bị và đạn dược mà chúng tôi đã cung cấp chung cho họ,” Biden nói trong một cuộc họp báo chung tại Tòa Bạch Ốc.
Sunak cho biết Vương quốc Anh tự hào về những đóng góp của mình cho nỗ lực chiến tranh của Ukraine, bao gồm cả xe tăng, vũ khí tầm xa và huấn luyện cho binh lính của Kyiv. Tuy nhiên, ông nói rằng chính sự lãnh đạo và các nguồn lực của Hoa Kỳ đã cung cấp “sự đóng góp quyết định” cho phép Ukraine ngăn chặn cuộc tấn công trên diện rộng của Nga.
Sunak cho biết hai vị sẽ tiếp tục “hợp tác để bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta”.
7. Thêm một quan chức Nga rơi từ cửa sổ xuống đất một cách bí ẩn
Cơ quan truyền thông độc lập của Nga, Meduza, có trụ sở tại Latvia, cho rằng Putin đang làm tê liệt sự phản kháng trong giới tinh hoa của Nga bằng cùng một kiểu khủng bố. Những nạn nhân của Putin chết gần như cùng một cách giống nhau là rơi từ cửa sổ xuống đất, vỡ sọ chết. Chiến thuật tàn bạo này của tên bạo chúa rất có hiệu quả. Toàn bộ xã hội cúi đầu cúc cung tùng phục trong sự sợ hãi còn kinh khủng hơn thời cộng sản. Nếu như thời cộng sản, KGB dựa chủ yếu vào những lời chỉ điểm, thì ngày nay Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, còn có cả các thiết bị theo dõi 24/24.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Another Russian Official Mysteriously Falls From Window to His Death”, nghĩa là “Thêm một quan chức Nga rơi từ cửa sổ xuống đất một cách bí ẩn.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Một thẩm phán liên bang ở Nga đã được tìm thấy đã chết sau khi ngã từ cửa sổ căn hộ của mình ở tầng 12, theo báo cáo của phương tiện truyền thông địa phương.
Thi thể của Artem Bartenev, 42 tuổi, từng phục vụ tại Tòa án quận Kirovsky ở thành phố Kazan, được tìm thấy vào sáng thứ Năm gần khu nhà của ông ở thủ đô nước cộng hòa Tartarstan thuộc Nga.
Bartenev, người đã kết hôn và có hai con gái, đã được bổ nhiệm theo sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 14 tháng 7 năm 2022 và giải quyết các vụ án hành chính và dân sự.
Hãng tin địa phương Kazan 24 đưa tin, anh ta dự định sẽ chủ trì một phiên tòa xét xử vào ngày anh ta chết, và vợ anh ta đang dắt chó đi dạo vào thời điểm anh ta ngã xuống từ lầu thứ 12.
Bartenev đã trở thành quan chức Nga mới nhất thiệt mạng trong những tình huống mà các phương tiện truyền thông mô tả là bất thường hoặc ít nhất là không thể giải thích được kể từ khi Mạc Tư Khoa bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Vào ngày 4 tháng 6, Yuri Demin, 62 tuổi, người từng là người đứng đầu Thanh tra Nhà nước về An toàn Đường bộ của vùng Sverdlovsk, đã chết sau khi rơi từ tầng hai của ngôi nhà mùa hè của ông ở thị trấn Sysert, theo đến hãng truyền thông Nga Tolk News.
Vào tháng 2, Marina Yankina, người đứng đầu bộ phận hỗ trợ tài chính của Bộ Quốc phòng Nga, đã qua đời ở tuổi 58 sau khi rơi từ cửa sổ ở St. Petersburg, theo các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin. Trước đó, bà đã chỉ trích Điện Cẩm Linh về những tổn thất của Nga ở Ukraine.
Pavel Antov, một chính trị gia người Nga từng chỉ trích cuộc xâm lược Ukraine của Putin, được tìm thấy đã chết sau khi ngã từ cửa sổ của một khách sạn ở mãi tận bên Ấn Độ vào ngày 25 tháng 12 năm 2022.
Thi thể của Antov, một thành viên của đảng Nước Nga Thống nhất của Putin, được tìm thấy bên ngoài khách sạn Sai International ở Rayagada thuộc bang Odisha của Ấn Độ. Cái chết của anh ta xảy ra chỉ hai ngày sau khi bạn của anh ta, Vladimir Bidenov, được tìm thấy đã chết tương tự ở cùng một khách sạn.
Theo BBC, Antov đã thành lập nhà máy chế biến thịt Vladimir Standard và vào năm 2019, Forbes ước tính tài sản của ông vào khoảng 140 triệu USD, đứng đầu danh sách các nhà lập pháp và công chức giàu có của Nga.
Ravil Maganov, chủ tịch tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Lukoil của Nga, được phát hiện đã chết vào ngày 1 tháng 9 năm 2022, sau khi rơi từ cửa sổ bệnh viện ở Mạc Tư Khoa.
Và vào tháng 5, Thứ trưởng Bộ Khoa học Nga, Pyotr Kucherenko, 46 tuổi, cũng chết cùng một kiểu sau khi lâm bệnh nặng trên chuyến bay từ Havana tới Mạc Tư Khoa, nơi ông đang công tác. Bạn của anh ấy, nhà báo người Nga Roman Super nói với Newsweek rằng anh ấy đã chỉ trích cuộc chiến ở Ukraine.
8. Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết hôm thứ Năm rằng Ukraine có thể mất vài triệu tấn mùa màng vì lũ lụt do đập Kakhovka ở miền nam nước này bị phá hủy.
“Không có nguồn cung cấp nước thì không thể trồng rau. Các loại ngũ cốc và hạt có dầu sẽ được trồng theo mô hình rộng rãi với năng suất thấp,” Bộ cho biết trong một tuyên bố, Reuters đưa tin.
Bộ cho biết việc phá hủy con đập sẽ làm ngập hàng chục nghìn hécta đất nông nghiệp ở miền nam Ukraine và có thể biến ít nhất 500.000 hécta đất không được tưới tiêu thành “ sa mạc”.
Bộ cho biết vùng đất bị ngập lụt sẽ yêu cầu đánh giá sinh thái nông nghiệp đầy đủ về tình trạng đất và trong hầu hết các trường hợp, các phương pháp phục hồi đất đặc biệt sẽ cần được áp dụng.
Bộ cho biết rau, dưa, ngũ cốc và hạt có dầu là những sản phẩm chính được trồng trên vùng đất bị ảnh hưởng.
Ukraine là quốc gia trồng và xuất khẩu ngũ cốc và hạt có dầu lớn trên toàn cầu. Các nhà chức trách hàng hải cho biết, việc phá hủy con đập hôm thứ Ba, mà Ukraine và Nga đổ lỗi cho nhau, cũng khiến việc di chuyển trên sông Dnipro trở nên bất khả thi và tước đi tuyến đường xuất khẩu nông sản quan trọng của Kyiv.
Bộ trưởng Nông nghiệp Mykola Solsky cũng cho biết thiệt hại của ngành nông nghiệp có thể cao hơn nhiều so với dự kiến trước đây do thảm họa đã gây thiệt hại “nhiều năm” cho hệ thống tưới tiêu.
Bộ Thương Mại Hoa Kỳ dự kiến giá lương thực tại nhiều quốc gia trên thế giới sẽ tăng chóng mặt vì vụ nổ đập Nova Kakhovka.
9. Vương Quốc Anh gia tăng trừng phạt Belarus
Anh đã công bố một gói trừng phạt mới đối với Belarus hôm thứ Năm vì vai trò của nước này trong việc tạo điều kiện cho Nga xâm lược Ukraine, bao gồm các lệnh cấm nhập khẩu và các biện pháp mới nhằm ngăn chặn tuyên truyền trên internet.
Belarus, dưới sự lãnh đạo của nhà độc tài Alexander Lukashenko từ năm 1994, là đồng minh trung thành nhất của Nga trong số các quốc gia thuộc Liên Xô cũ và đã cho phép sử dụng lãnh thổ của mình để phát động cuộc xâm lược Ukraine của Điện Cẩm Linh vào tháng 2 năm 2022.
Tháng trước, Nga đã đưa ra quyết định triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus.
James Cleverly, ngoại trưởng Anh, cho biết trong một tuyên bố:
“Gói mới này làm gia tăng áp lực kinh tế đối với Lukashenko và chế độ của ông ta, vốn tích cực tạo điều kiện cho nỗ lực chiến tranh của Nga và phớt lờ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Gói mới bao gồm cấm nhập khẩu vàng, xi măng, gỗ và cao su từ Belarus, đồng thời ngăn chặn xuất khẩu tiền giấy và máy móc từ Anh sang Belarus, cũng như hàng hóa, công nghệ và vật liệu có thể được sử dụng để sản xuất vũ khí hóa học và sinh học.”
Ông cho biết Vương Quốc Anh cũng có thể ngăn các công ty truyền thông được chỉ định của Belarus “tuyên truyền ở Anh”. Các công ty truyền thông xã hội và nhà cung cấp dịch vụ internet phải hạn chế quyền truy cập vào các trang web của các tổ chức truyền thông Belarus bị trừng phạt.
10. Ukraine cảnh báo nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia có thể bị ảnh hưởng
Công ty nhà nước giám sát nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia cho biết mực nước tại hồ chứa ở miền nam Ukraine đang xuống mức thấp nguy hiểm sau khi đập Kakhovka bị phá hủy, có thể ảnh hưởng đến nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia gần đó.
Ihor Syrota, Tổng giám đốc công ty năng lượng Ukrhydroenergo, nói với truyền hình Ukraine rằng mực nước hồ chứa Kakhovka giảm xuống dưới mức hiện tại có thể ảnh hưởng đến nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia gần đó và nguồn cung cấp nước cho các khu vực khác.
Anh nói:
Chúng ta đang đến gần ngưỡng chết chóc này, là 12,70 mét, sau đó sẽ không có bất kỳ nguồn nước nào cho các ao làm mát tại nhà ga Zaporizhzhia và cho tất cả các khu vực.”
Công ty năng lượng hạt nhân Ukraine hôm thứ Năm cho biết tình hình “ổn định và trong tầm kiểm soát” tại nhà máy Zaporizhzhia vào sáng thứ Năm. Syrota nói thêm rằng Ukrhydroenergo đã sẵn sàng thi công một lớp phủ trên đập và nhà máy thủy điện bị hư hại ngay sau khi các lực lượng Nga rời khỏi phía đông của Dnipro và sẽ mất khoảng hai tháng để hoàn thành.
11. Cơ quan Liên Hiệp Quốc cho biết vụ vỡ đập không làm gián đoạn nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia, nhưng hồ chứa vẫn đang cạn nước
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền nam Ukraine vẫn có thể bơm nước từ hồ chứa Kakhovka gần đó bất chấp sự việc vỡ đập trong tuần này, cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc cho biết hôm thứ Năm.
Ông Rafael Grossi, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, giải thích rằng mực nước đã giảm xuống dưới mức mà trước đây người ta ước tính rằng các máy bơm sẽ không thể hoạt động, nhưng hệ thống không bị gián đoạn. Điều đó giúp nhà máy có thêm thời gian trước khi phải chuyển sang các nguồn làm mát thay thế.
“Tuy nhiên, tình hình an ninh và an toàn hạt nhân nói chung vẫn rất bấp bênh và có khả năng gây nguy hiểm,” ông nói.
Grossi cho biết kể từ khi đập bị vỡ, mực nước của hồ chứa chỉ giảm hơn 4 mét và nó đang mất từ 4 đến 7 cm mỗi giờ. Một đánh giá về nhà máy điện đã phát hiện ra rằng nó có khả năng tiếp tục bơm nước từ hồ chứa ngay cả khi mực nước giảm thêm một hoặc hai mét nữa — và có thể thấp hơn nữa.
Một khi nó không còn có thể sử dụng hồ chứa để làm mát sáu lò phản ứng của mình, Grossi cho biết các nguồn cung cấp nước thay thế - bao gồm một ao làm mát lớn bên cạnh nhà máy, một số ao nhỏ hơn và giếng tại chỗ - có thể cung cấp nước làm mát cần thiết trong vài tháng.
Grossi cho biết các nhóm IAEA tại hiện trường đã yêu cầu được tiếp cận các khu vực xung quanh nhà máy và hồ chứa để họ có thể tìm hiểu thêm.
Nhà máy Zaporizhzhia, với sáu lò phản ứng, là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở Âu Châu. Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng hạt nhân, với khoảng một nửa lượng điện đến từ các lò phản ứng tại bốn nhà máy trên khắp đất nước.
Nhà máy do lực lượng Nga nắm giữ nhưng chủ yếu được vận hành bởi lực lượng lao động Ukraine. Xung đột xung quanh nhà máy và môi trường làm việc đầy nguy hiểm đối với nhân viên của nhà máy đã khiến nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia trở thành chủ đề thường xuyên được IAEA và các nhà quan sát quốc tế khác quan tâm.
12. Các cơ quan của Liên Hiệp Quốc cung cấp nước sạch và thực phẩm cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ vỡ đập
Theo Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là UN OCHA, một số cơ quan của Liên Hiệp Quốc đang làm việc để cung cấp nước sạch và thực phẩm cho cư dân Kherson bị ảnh hưởng bởi sự việc vỡ đập Nova Kakhovka.
Đây là những bước đang được thực hiện, theo tuyên bố của UN OCHA:
Thực phẩm: Chương trình Lương thực Thế giới đang làm việc với các đối tác của mình để cung cấp thực phẩm ăn liền cho 18.000 người ở các khu vực bị ảnh hưởng.
Nước: Tổ chức Di cư Quốc tế, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là UNICEF, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và các đối tác khác cũng đang nỗ lực cung cấp nước uống sạch.
Cơ sở hạ tầng: UNICEF và các đối tác đang làm việc với chính phủ để sửa chữa cơ sở hạ tầng ngập nước.
Các cơ quan của Liên Hiệp Quốc cũng đang nỗ lực cung cấp hỗ trợ tiền mặt, hỗ trợ tâm lý xã hội và hỗ trợ y tế cho người dân di tản khỏi các khu vực bị ảnh hưởng.
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Bồ Đào Nha. Thân nhân những người bị Nga bắt viết thư cho Đức Giáo Hoàng
VietCatholic Media
19:13 09/06/2023
1. Người đoạt giải Nobel chuyển thư từ người thân của những người bị bắt đến Đức Giáo Hoàng
Người đoạt giải Nobel Hòa bình Oleksandra Matviichuk sẽ chuyển những thông điệp ngắn gọn từ thân nhân của những người bị quân xâm lược bắt giữ và thường dân bị giam giữ bất hợp pháp từ Crimea và các khu vực khác của Ukraine tới Đức Giáo Hoàng.
Matviichuk nói: “Vài ngày nữa, tôi sẽ có cuộc gặp với Đức Giáo Hoàng tại Vatican. Tôi đến đó theo lời mời của ngài. Trước đây, chúng tôi đã nhiều lần gửi thư cho ngài, yêu cầu Đức Giáo Hoàng giúp đỡ trong việc thả những người bị bắt giữ của chúng tôi. Chúng tôi chính thức hóa chúng dưới dạng kháng cáo chính thức, kiến nghị tập thể với chữ ký của người thân, thư ngỏ”
Matviichuk nhấn mạnh rằng Vatican đã gửi một phái bộ mưu tìm hòa bình tới Ukraine và Nga, “vì vậy ưu tiên hàng đầu của sứ mệnh này phải là trao trả tất cả các tù nhân quân sự Ukraine và thường dân bị giam giữ bất hợp pháp”.
Matviichuk nhấn mạnh rằng Nga phải tuân thủ tất cả các quy tắc của Công ước Geneva, “không được tra tấn họ, phải hỗ trợ y tế, bảo đảm các điều kiện giam giữ thích hợp, v.v. Theo lời khai của những người được trao đổi tù binh, tất cả những điều này nghe giống như thứ gì đó từ ngoài vũ trụ.”
“Tôi muốn chuyển những thông điệp ngắn gọn từ thân nhân của những tù binh và thường dân bị giam giữ bất hợp pháp từ Crimea và các khu vực khác của Ukraine tới Đức Giáo Hoàng. Vì vậy, những ai muốn tham gia và viết thư cho anh ấy, vui lòng điền vào biểu mẫu Google này. Chúng tôi sẽ dịch mọi thứ sang tiếng Tây Ban Nha, là tiếng mẹ đẻ của ông ta và gửi đến ngài,” Matviichuk nói.
Cô ấy đã cung cấp một liên kết để điền vào biểu mẫu Google.
“Đề phòng, để không ai hiểu lầm, chúng tôi không tổng hợp danh sách yêu cầu những kẻ xâm lược trả tự do. Những danh sách này thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, cũng như việc tiến hành các cuộc đàm phán chính thức với Nga. Chúng tôi muốn nhân cách hóa những số liệu này và cung cấp dữ liệu cho Đức Giáo Hoàng,” Matviichuk giải thích.
Source:Risu
2. Tây Ban Nha là quốc gia gửi nhiều người hành hương nhất đến Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
39.777 trong số gần 600.000 người hành hương đã ghi danh cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tiếp theo sẽ diễn ra ở Lisbon là người Tây Ban Nha. Theo sau những người trẻ tuổi từ Tây Ban Nha là Ý (32.369), Bồ Đào Nha (19.350), Pháp (9.283), Ba Lan (9.053) và Hoa Kỳ (5.807). Hai tháng trước khi sự kiện được tổ chức, tổng cộng, gần 600.000 người hành hương từ 184 quốc gia đã ghi danh, theo dữ liệu của ban tổ chức.
Về số lượng tình nguyện viên, cho đến nay đã có hơn 20.600 người ghi danh, trong đó 363 người sẽ dành riêng cho lĩnh vực y tế, bao gồm bác sĩ, y tá và sinh viên năm cuối ngành y và điều dưỡng.
Về chỗ ở, các giáo xứ của các giáo phận chủ nhà —Lisbon, Setúbal và Santarém— đã có 6.000 gia đình ghi danh sẽ cung cấp nhà của họ cho khách hành hương. Đối với chỗ ở tập thể, ban tổ chức đã chuẩn bị 400.000 chỗ ở trong các giáo phận chủ nhà và vẫn đang đàm phán để ký các giao thức với các tòa thị chính và các tổ chức thành phố khác ở nhiều địa điểm khác nhau.
Tương tự như vậy, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Lisbon có sự hỗ trợ của Hiệp hội Nhà hàng và Khách sạn Bồ Đào Nha, với 1.000 cơ sở hợp tác sẽ cung cấp hơn hai triệu bữa ăn.
Tương tự như vậy, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, kết hợp với Sáng kiến Cây xanh Toàn cầu, sẽ thể hiện cam kết của mình đối với sự bền vững của môi trường bằng cách trồng hơn 6.700 cây thay mặt cho sự kiện trên khắp thế giới, từ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đến Ấn Độ, Úc, Ăng-gô-la, Guinea hoặc Brasil..
“Một diễn đàn giữa các đại dương, lục địa, các nền văn hóa và các dân tộc”: đây là cách tổng thống Bồ Đào Nha, Marcelo Rebelo de Sousa, đã dự đoán rằng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sẽ là “một lễ hội tuyệt vời của giới trẻ, một sự kiện toàn cầu, cởi mở và đại kết”.
Trong thông điệp của mình, tổng thống Bồ Đào Nha cũng gọi Đức Thánh Cha Phanxicô là “ Vị Giáo hoàng của cuộc đấu tranh cho hòa bình, cho đối thoại, cho lòng khoan dung, cho sự hiểu biết, chống lại sự bất bình đẳng, chống lại nạn đói, chống lại đau khổ, Giáo hoàng của những vùng ngoại vi, vị Giáo hoàng đầu tiên không phải là người Âu Châu và vẫn tiếp tục gần gũi với những người đau khổ nhất, với những người bị loại trừ nhất.
Source:alfayomega.es
3. Đây là lịch trình của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 tại Lisbon
Lịch trình của Đức Thánh Cha Phanxicô cho chuyến tông du Bồ Đào Nha nhân Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 đã được Vatican công bố hôm thứ Ba.
Trong chuyến thăm từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 8 tới quốc gia Nam Âu này, vị giáo hoàng 86 tuổi sẽ phân chia thời gian giữa các sự kiện Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới và các cuộc gặp gỡ với chính quyền địa phương, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các tổ chức khác.
Ngài cũng sẽ dành buổi sáng ngày 5 tháng 8 tại Đền thánh Đức Mẹ Fatima, cách Lisbon khoảng 75 dặm về phía đông bắc, nơi ngài sẽ lần chuỗi Mân Côi với những người trẻ bị bệnh trong Nhà nguyện Hiện ra của đền thờ Đức Mẹ.
Vào tối ngày 5 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tham gia buổi canh thức với những người tham gia Ngày Giới trẻ Thế giới tại Công viên Tejo ở Lisbon, một không gian xanh rộng hơn 220 mẫu Anh bên sông Tagus và nhìn ra cây cầu dài thứ hai Âu Châu mang tên Vasco da Gama.
Công viên sẽ là địa điểm tổ chức các lễ hội chính của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2023, bao gồm Thánh lễ với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày cuối cùng.
Thánh lễ Chúa nhật sau cuộc gặp gỡ với các tình nguyện viên của Đại hội Giới trẻ Thế giới sẽ là cuộc gặp gỡ cuối cùng của Đức Thánh Cha trước khi trở về Rôma vào tối ngày 6 tháng 8.
Chuyến đi năm ngày sẽ bắt đầu bằng cuộc gặp với Tổng thống Công Giáo Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa, sau đó là bài phát biểu trước các cơ quan chính phủ, các thành viên xã hội dân sự và đoàn ngoại giao.
Sau đó, ngài sẽ gặp thủ tướng của đất nước, António Costa, trước khi cầu nguyện vào ban chiều với các linh mục địa phương, giám mục, chủng sinh, và những người nam nữ tận hiến tại Tu viện Jerónimos thế kỷ 16, một trong những địa điểm được viếng thăm hàng đầu của Lisbon.
Vào ngày 3 tháng 8, Đức Phanxicô sẽ gặp gỡ các sinh viên của Đại học Công Giáo Bồ Đào Nha trước khi đến vùng ngoại ô Cascais phía tây Lisbon để dành thời gian với những người trẻ tuổi từ Scholas Occurentes, một nhóm quốc tế thúc đẩy giáo dục trong các cộng đồng nghèo.
Chiều hôm đó, ngài sẽ tham gia sự kiện Ngày Giới trẻ Thế giới đầu tiên của mình, đó là một buổi lễ chào mừng tại Công viên Eduardo VII.
Vào ngày thứ Sáu, 4 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ giải tội, gặp gỡ đại diện các tổ chức bác ái, dùng bữa trưa với các bạn trẻ và đi Đàng Thánh Giá.
Chuyến đi sẽ đánh dấu Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ tư của Đức Phanxicô sau khi tham gia các cuộc tụ họp Công Giáo quốc tế ở Panama, Ba Lan và Brazil.
Ngày Giới Trẻ Thế Giới được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập vào năm 1985. Lễ kỷ niệm kéo dài một tuần thường thu hút hàng trăm ngàn bạn trẻ.
Chủ đề của Ngày Giới trẻ Thế giới tại Lisbon, sẽ diễn ra từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 8, là “Đức Maria trỗi dậy và vội vã lên đường”.
Source:Catholic News Agency