Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 10/06: Cớ Vấp Phạm – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
03:03 09/06/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: bất cứ ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục.
“Luật còn dạy rằng: Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, bất cứ ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:18 09/06/2022
20. Phải hoàn toàn tin tưởng và trông cậy vào Thiên Chúa.
(Thánh Francis of Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:21 09/06/2022
3. ÔNG QUANG HẬU (ông sáng phía sau)
Một hôm, ong chúa làm tiệc đãi khách, bọn ấu trùng được mời đều đến tập họp rất đông. Ve sầu đánh đàn, bươm bướm nhảy múa làm cho ong chúa rất phấn khởi, lớn tiếng gọi ve sầu là cầm sư, bươm bướm là khách rực rỡ.
Đêm về, mọi người uống rượu càng phấn chấn, chỉ khổ một nỗi là không có ánh sáng, lũ đom đóm bèn hào phóng chiếu sáng, ong chúa càng phấn chấn thêm, nói:
- “Đèn điện của ngoại quốc cũng như thế này là cùng”.
Nhưng nhìn thấy ánh sáng từ giữa bụng của đom đóm phát ra, bèn gọi nó là “ông sáng phía sau”.
Đom đóm nhướng cao mày, rụt cổ lại, buồn buồn không vui nói:
- “Được đại vương ban tặng cho mỹ danh thật vinh hạnh vô cùng, chỉ có điều ánh sáng sau đít (1) là không phải câu nói hay”.
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 3:
Có những lời khen làm người khác vui vẻ ấm lòng dù họ đang mệt nhọc, bởi vì lời khen ấy được phát xuất từ một tâm hồn biết nhận rõ giá trị công việc của người cộng tác; có những lời khen làm người khác mắc cở dù họ đáng được nhận lời khen, bởi vì lời khen này chỉ là khen lấy lệ, khen qua loa mà thôi.
Người Ki-tô hữu làm việc không vì để được người khác khen ngợi, nhưng là vì để làm sáng danh Thiên Chúa giữa trần gian, mà việc làm để sáng danh Thiên Chúa thì vinh quang và danh dự vô cùng, không một lời khen nào của người đời sánh bằng, bởi vì lời khen của con người thì sáng khen chiều chê, mà việc làm sáng danh Thiên Chúa thì vẫn cứ tồn tại.
Ánh sáng của con đom đóm không là gì cả nhưng chúng nó vẫn không thèm nhận lời khen của ong chúa, huống hồ là người Ki-tô hữu?
Chỉ có lời khen của Thiên Chúa mới làm cho chúng ta được sống đời đời mà thôi, nhớ đấy.
(1) Người Tô Châu chế nhạo những người không có con cái là “sáng sau đít”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một hôm, ong chúa làm tiệc đãi khách, bọn ấu trùng được mời đều đến tập họp rất đông. Ve sầu đánh đàn, bươm bướm nhảy múa làm cho ong chúa rất phấn khởi, lớn tiếng gọi ve sầu là cầm sư, bươm bướm là khách rực rỡ.
Đêm về, mọi người uống rượu càng phấn chấn, chỉ khổ một nỗi là không có ánh sáng, lũ đom đóm bèn hào phóng chiếu sáng, ong chúa càng phấn chấn thêm, nói:
- “Đèn điện của ngoại quốc cũng như thế này là cùng”.
Nhưng nhìn thấy ánh sáng từ giữa bụng của đom đóm phát ra, bèn gọi nó là “ông sáng phía sau”.
Đom đóm nhướng cao mày, rụt cổ lại, buồn buồn không vui nói:
- “Được đại vương ban tặng cho mỹ danh thật vinh hạnh vô cùng, chỉ có điều ánh sáng sau đít (1) là không phải câu nói hay”.
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 3:
Có những lời khen làm người khác vui vẻ ấm lòng dù họ đang mệt nhọc, bởi vì lời khen ấy được phát xuất từ một tâm hồn biết nhận rõ giá trị công việc của người cộng tác; có những lời khen làm người khác mắc cở dù họ đáng được nhận lời khen, bởi vì lời khen này chỉ là khen lấy lệ, khen qua loa mà thôi.
Người Ki-tô hữu làm việc không vì để được người khác khen ngợi, nhưng là vì để làm sáng danh Thiên Chúa giữa trần gian, mà việc làm để sáng danh Thiên Chúa thì vinh quang và danh dự vô cùng, không một lời khen nào của người đời sánh bằng, bởi vì lời khen của con người thì sáng khen chiều chê, mà việc làm sáng danh Thiên Chúa thì vẫn cứ tồn tại.
Ánh sáng của con đom đóm không là gì cả nhưng chúng nó vẫn không thèm nhận lời khen của ong chúa, huống hồ là người Ki-tô hữu?
Chỉ có lời khen của Thiên Chúa mới làm cho chúng ta được sống đời đời mà thôi, nhớ đấy.
(1) Người Tô Châu chế nhạo những người không có con cái là “sáng sau đít”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Sống Trong Tình Yêu
Lm Vũđình Tường
20:27 09/06/2022
Vật thể trong vũ trụ được cấu tạo bởi nhiều thành phần hợp lại và chúng liên hệ mật thiết với nhau. Trăng, sao, sinh vật, cây cối, mỗi loại đều có đời sống riêng nhưng đời sống chúng lệ thuộc vào nhau. Con người hiểu biết ít nhiều về thế giới quanh ta và còn rất nhiều bí ẩn chưa được khám phá. Chúng ta biết sức kéo của trăng sao tạo nên thuỷ triều, nước cao, nước thấp. Gió tạo nên sóng biển. Sinh vật là mồi ăn của nhau, trong khi chất thải súc vật ăn cỏ lại trở thành phân xanh cho nương rẫy. Mối liên quan này không phải là bằng chứng nói về Đấng Tạo Hoá nhưng chúng mang dấu vết liên kết giữa các vật thể trong vũ trụ của Đấng dựng nên chúng. Chính Ba Ngôi Thiên Chúa kết liên trong mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi.
Dấu chỉ đầu tiên nói về Thiên Chúa Ba Ngôi được ghi lại trong tường thuật Sáng Thế Kí khi Thiên Chúa phán
'Chúng ta hãy tạo dựng con người theo hình ảnh, giống như chúng ta' St 1,26.
Câu này dùng đại danh từ 'chúng ta' nói về hình ảnh cá nhân một con người. Chính câu này sanh ra tranh cãi về í nghĩa giữa 'chúng ta và cá nhân', để cuối cùng đưa đến học thuyết, ngày nay chúng ta hiểu là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, nhưng lúc đó được hiểu là học thuyết 'Một cũng là nhiều và nhiều cũng chỉ là một'.
Tiếng Chúa Cha phán từ trời cao và sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong ngày Đức Kitô chịu Phép Rửa (Mt 3,13) biểu tỏ rõ học thuyết 'Một cũng là nhiều và nhiều cũng chỉ là một'. Sự hiện diện của Ba Đấng xác định tính liên kết ngàn đời bền vững nơi Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Cả ba đồng bản tính, uy quyền ngang nhau.
Hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi liên kết là hình ảnh cộng đồng vì thế Thiên Chúa không bao giờ cô đơn buồn tẻ. Chính hình ảnh này là hiện thân của hình ảnh gia đình: cha mẹ và con cái. Đối với gia đình tâm linh, hình ảnh này được hiểu khi Kitô hữu họp lại cùng nhau cầu nguyện. Đức Kitô nói rõ ở đâu có hai hoặc ba người họp lại vì Danh Ta, Ta sẽ ở giữa chúng. Bản tính của Thiên Chúa là cộng đoàn, vì thế Thiên Chúa tạo dựng con người không phải do buồn tẻ, cô đơn mà là do tự do và lòng mến Thiên Chúa dành cho nhân loại. Chúng ta là một phần của công trình sáng tạo, vì thế chúng ta cũng mang ít nhiều dấu vết thuộc về Thiên Chúa Ba Ngôi. Rõ ràng nhất là chúng ta mang hình ảnh Thiên Chúa, có tự do trong chọn lựa, ngay cả chọn lựa niềm tin, và là con người xã hội, con người sống trong cộng đoàn, liên kết tình cảm với tha nhân. Bản tính tự nhiên con người không thay đổi nhưng thay đổi tình cảm biến ta thành con người khác, hạnh phúc, vui vẻ hoặc trái lại buồn sầu, đau khổ, lo lắng.
Bởi Chúa dựng nên ta, nên ta luôn mong mỏi về nguồn, sống trong hiện tại nhưng lại thắc mắc về quá khứ ở đâu đến, và rồi tò mò tìm hiểu điều gì xảy ra trong tương lại, khi chết sẽ đi về đâu? Vấn đề này tạo ra bao thắc mắc, chất vấn, mong tìm câu trả lời xác đáng. Thắc mắc, tự hỏi rất nhiều nhưng tìm được câu trả lời khôn ngoan, vừa í, lại rất hiếm.
Từ chối chấp nhận giới hạn của con tim, khối óc thường dẫn đến kết luận chung là từ chối một Thiên Chúa hiện hữu, Đấng dựng nên ta. Vấn đề trở nên tối tăm hơn khi ta liên kết nó với sức mạnh của bóng tối. Ngày đầu tiên trong công trình Sáng Tạo, Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng khỏi bóng tối St 1, 4. Tương tự như vật thể trong vũ trụ, con người không thể sống riêng biệt. Để tồn tại, con người cần hoặc dựa vào Thiên Chúa hoặc dựa vào vật chất.
Tội xảy ra khi ta từ chối ánh sáng, chọn bóng tối. Bóng tối gắn liền với sự chết. Chọn bóng tối là chọn sự chết, chọn cắt đứt liên hệ với ánh sáng, chân lí. Tâm trí và con tim bị bóng tối bao vây nên thường phân vân giữa ân sủng Chúa và hào quang vật chất thế gian. Thiên Chúa tình yêu không bao giờ đầu hàng bóng tối. Không để cho sức mạnh bóng tối làm chủ. Ngôi Hai Thiên Chúa là Đức Kitô xuống trần gian với sứ mạng cứu chuộc. Chương đầu phúc âm thánh Gioan ghi rõ,
'Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta' Gn 1,14.
Ngôi Lời đến cư ngụ và ban ánh sáng chân lí,
'Ngôi lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người' Gn 1,9.
Đức Kitô mang ánh sáng chân lí cho thế gian và cứu con người khỏi bóng tối sự chết. Nghi thức thắp nến Phục Sinh vào đêm vọng Phục Sinh nhắc nhở chúng ta, tương tự như mặt trời mang sức sống, ánh sáng, và sưởi ấm trái đất. Đức Kitô, mặt trời công chính, sống lại không đến để kết án, phán xử ngay, nhưng ban ánh sáng Phục Sinh. Ánh sáng Đức Kitô xoá tan bóng tối trần gian. Ngài mang lại sức sống mới, sưởi ấm cõi lòng con người, để những ai tin Ngài sẽ nhận được sự sống mới. Ngài cũng ban ánh sáng chân lí và sự sống mới cho những ai thành tâm thống hối. Phán xét chỉ xảy ra cho những ai quyết tâm từ chối ánh sáng Đức Kitô trao ban.
Sau khi Ngài hoàn thành công trình cứu chuộc, Đức Kitô về cùng Chúa Cha và thế giới bắt đầu thời đại mới, thời đại của Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa đến cùng nhân loại. Như thế Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi con người.
Con cá không thể thám hiểm hết đại dương, ánh sao không thể đốt sáng đêm đen, trí óc ta không thể hiểu hết về vũ trụ, bình sành không hiểu người tạo dựng nên nó. Chúng ta biết về Ba Ngôi Thiên Chúa qua Đức Kitô. Từ chối mặc khải của Đức Kitô chúng ta không còn nguồn tin nào đáng tin cậy để bám víu. Vì thế chỉ những tâm hồn khiêm nhường mới chấp nhận được mặc khải của Đức Kitô về mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa. Những ai chấp nhận, tin theo sẽ nhận được sức sống trường sinh Chúa ban. Chúng ta cầu xin được luôn sống trong tình yêu Chúa và chết trong tình yêu Chúa.
TiengChuong.org
Remain in My Love
Things of this world such as the moon and the stars, animals and trees, each kind is unique and has its own life. Yet their lives are relational. We know how some things work and more are yet to discover, the moon causes high and low tides; wind creates ocean waves. Carnivorous creatures prey on each other for food; while waste from grass- eaters helps revegetation. These reciprocal relationships are not a proof of God, but these are the traits of the Creator, Whose very life is vividly portrayed in His creation. This interconnectedness is the heart of the unity of the Holy Trinity.
The first hint of the Trinity is found in the Creation story when God said: 'Let us make man in our image, in the likeness of ourselves' Gen 1,26. The plural pronounce 'our and ourselves' talk about the single 'image and likeness', and gives birth to the theory of 'The One and many'. The picture of 'The One and many' becomes obvious when the voice of the Father, and the Spirit appeared at Jesus' baptism (Mt 3,13). The baptism of Jesus affirms the unity of the Trinity - God the Father, God the Son and God the Spirit. All are eternal and equal in all things. The eternal bond of the Trinity affirms that God is never alone. The God Who creates the cosmos, not because of God's loneliness or necessity, but out of God's freewill and His great love for the universe. We are parts of God's creation, we are innately have some traits of the Trinity, such as God's image and likeness, and freewill and social connection. Although moods- like excitement and sadness- change us to be a different person, but our nature remains, unchanged.
Because we come from God; we thirst to know about our origin. We yearn to find out where we first come from, and what happens after we have completed our earthly journey? We live right now, but we want to probe our past, and are interested in our future. The search for an answer of the past and future often ends up with more questions, and with unsatisfactory answers. Refusal to accept the limitations of a human mind often leads to the denial of the existence of God. This limitation is worsen when it is combined with the power of darkness. On day one of Creation, 'God divided light from darkness' Gen 1,4. Like an atom in the universe, we can't stand alone. We either depend on God or depend on the material world for survival. Sin happens when we prefer darkness over the Light. Choosing darkness means disconnecting our life from the Light, and that confuses our mind and heart: a disjunction between grace and disgrace. Our loving God would not have given up. By not letting the power of sin to dominate God's creation, Jesus, the second Person of God takes the role of the Redeemer. The first few lines of John's Gospel states that, 'The Word was made flesh, He lived amongst us' Jn 1,14. It continues, 'The Word was the true light that enlightens all men and he was coming into the world' Jn 1,8-9. Jesus came to the world to show God's light to the world, and rescued sinners from damnation. The service of the light at Easter Vigil reminds us of the sun, which has light and warmth, The Paschal Candle symbolises the risen Christ, who is the Light for the world. The candle, light and its warmth all points to the quality of the risen Christ, Who comes not to condemn, but shows light and warmth, welcoming those who repent. When His mission was completed, Jesus returned to the Father, and then comes the new era, the era of the Spirit, the Third person of God. The sending of the Spirit reveals that God would never leave His creation unattended.
As no fish could ever explore the vastness of an ocean; no star can lighten the whole sky; no mind can grasp the boundless of the universe; no pot can read the mind of its maker. We know about the Trinity because Jesus told us. Apart from His teaching, there is no other reliable source for us to work on. Those who humble themselves to accept Jesus' teaching, and to worship the Trinity will never be lost but have eternal life.
Dấu chỉ đầu tiên nói về Thiên Chúa Ba Ngôi được ghi lại trong tường thuật Sáng Thế Kí khi Thiên Chúa phán
'Chúng ta hãy tạo dựng con người theo hình ảnh, giống như chúng ta' St 1,26.
Câu này dùng đại danh từ 'chúng ta' nói về hình ảnh cá nhân một con người. Chính câu này sanh ra tranh cãi về í nghĩa giữa 'chúng ta và cá nhân', để cuối cùng đưa đến học thuyết, ngày nay chúng ta hiểu là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, nhưng lúc đó được hiểu là học thuyết 'Một cũng là nhiều và nhiều cũng chỉ là một'.
Tiếng Chúa Cha phán từ trời cao và sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong ngày Đức Kitô chịu Phép Rửa (Mt 3,13) biểu tỏ rõ học thuyết 'Một cũng là nhiều và nhiều cũng chỉ là một'. Sự hiện diện của Ba Đấng xác định tính liên kết ngàn đời bền vững nơi Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Cả ba đồng bản tính, uy quyền ngang nhau.
Hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi liên kết là hình ảnh cộng đồng vì thế Thiên Chúa không bao giờ cô đơn buồn tẻ. Chính hình ảnh này là hiện thân của hình ảnh gia đình: cha mẹ và con cái. Đối với gia đình tâm linh, hình ảnh này được hiểu khi Kitô hữu họp lại cùng nhau cầu nguyện. Đức Kitô nói rõ ở đâu có hai hoặc ba người họp lại vì Danh Ta, Ta sẽ ở giữa chúng. Bản tính của Thiên Chúa là cộng đoàn, vì thế Thiên Chúa tạo dựng con người không phải do buồn tẻ, cô đơn mà là do tự do và lòng mến Thiên Chúa dành cho nhân loại. Chúng ta là một phần của công trình sáng tạo, vì thế chúng ta cũng mang ít nhiều dấu vết thuộc về Thiên Chúa Ba Ngôi. Rõ ràng nhất là chúng ta mang hình ảnh Thiên Chúa, có tự do trong chọn lựa, ngay cả chọn lựa niềm tin, và là con người xã hội, con người sống trong cộng đoàn, liên kết tình cảm với tha nhân. Bản tính tự nhiên con người không thay đổi nhưng thay đổi tình cảm biến ta thành con người khác, hạnh phúc, vui vẻ hoặc trái lại buồn sầu, đau khổ, lo lắng.
Bởi Chúa dựng nên ta, nên ta luôn mong mỏi về nguồn, sống trong hiện tại nhưng lại thắc mắc về quá khứ ở đâu đến, và rồi tò mò tìm hiểu điều gì xảy ra trong tương lại, khi chết sẽ đi về đâu? Vấn đề này tạo ra bao thắc mắc, chất vấn, mong tìm câu trả lời xác đáng. Thắc mắc, tự hỏi rất nhiều nhưng tìm được câu trả lời khôn ngoan, vừa í, lại rất hiếm.
Từ chối chấp nhận giới hạn của con tim, khối óc thường dẫn đến kết luận chung là từ chối một Thiên Chúa hiện hữu, Đấng dựng nên ta. Vấn đề trở nên tối tăm hơn khi ta liên kết nó với sức mạnh của bóng tối. Ngày đầu tiên trong công trình Sáng Tạo, Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng khỏi bóng tối St 1, 4. Tương tự như vật thể trong vũ trụ, con người không thể sống riêng biệt. Để tồn tại, con người cần hoặc dựa vào Thiên Chúa hoặc dựa vào vật chất.
Tội xảy ra khi ta từ chối ánh sáng, chọn bóng tối. Bóng tối gắn liền với sự chết. Chọn bóng tối là chọn sự chết, chọn cắt đứt liên hệ với ánh sáng, chân lí. Tâm trí và con tim bị bóng tối bao vây nên thường phân vân giữa ân sủng Chúa và hào quang vật chất thế gian. Thiên Chúa tình yêu không bao giờ đầu hàng bóng tối. Không để cho sức mạnh bóng tối làm chủ. Ngôi Hai Thiên Chúa là Đức Kitô xuống trần gian với sứ mạng cứu chuộc. Chương đầu phúc âm thánh Gioan ghi rõ,
'Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta' Gn 1,14.
Ngôi Lời đến cư ngụ và ban ánh sáng chân lí,
'Ngôi lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người' Gn 1,9.
Đức Kitô mang ánh sáng chân lí cho thế gian và cứu con người khỏi bóng tối sự chết. Nghi thức thắp nến Phục Sinh vào đêm vọng Phục Sinh nhắc nhở chúng ta, tương tự như mặt trời mang sức sống, ánh sáng, và sưởi ấm trái đất. Đức Kitô, mặt trời công chính, sống lại không đến để kết án, phán xử ngay, nhưng ban ánh sáng Phục Sinh. Ánh sáng Đức Kitô xoá tan bóng tối trần gian. Ngài mang lại sức sống mới, sưởi ấm cõi lòng con người, để những ai tin Ngài sẽ nhận được sự sống mới. Ngài cũng ban ánh sáng chân lí và sự sống mới cho những ai thành tâm thống hối. Phán xét chỉ xảy ra cho những ai quyết tâm từ chối ánh sáng Đức Kitô trao ban.
Sau khi Ngài hoàn thành công trình cứu chuộc, Đức Kitô về cùng Chúa Cha và thế giới bắt đầu thời đại mới, thời đại của Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa đến cùng nhân loại. Như thế Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi con người.
Con cá không thể thám hiểm hết đại dương, ánh sao không thể đốt sáng đêm đen, trí óc ta không thể hiểu hết về vũ trụ, bình sành không hiểu người tạo dựng nên nó. Chúng ta biết về Ba Ngôi Thiên Chúa qua Đức Kitô. Từ chối mặc khải của Đức Kitô chúng ta không còn nguồn tin nào đáng tin cậy để bám víu. Vì thế chỉ những tâm hồn khiêm nhường mới chấp nhận được mặc khải của Đức Kitô về mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa. Những ai chấp nhận, tin theo sẽ nhận được sức sống trường sinh Chúa ban. Chúng ta cầu xin được luôn sống trong tình yêu Chúa và chết trong tình yêu Chúa.
TiengChuong.org
Remain in My Love
Things of this world such as the moon and the stars, animals and trees, each kind is unique and has its own life. Yet their lives are relational. We know how some things work and more are yet to discover, the moon causes high and low tides; wind creates ocean waves. Carnivorous creatures prey on each other for food; while waste from grass- eaters helps revegetation. These reciprocal relationships are not a proof of God, but these are the traits of the Creator, Whose very life is vividly portrayed in His creation. This interconnectedness is the heart of the unity of the Holy Trinity.
The first hint of the Trinity is found in the Creation story when God said: 'Let us make man in our image, in the likeness of ourselves' Gen 1,26. The plural pronounce 'our and ourselves' talk about the single 'image and likeness', and gives birth to the theory of 'The One and many'. The picture of 'The One and many' becomes obvious when the voice of the Father, and the Spirit appeared at Jesus' baptism (Mt 3,13). The baptism of Jesus affirms the unity of the Trinity - God the Father, God the Son and God the Spirit. All are eternal and equal in all things. The eternal bond of the Trinity affirms that God is never alone. The God Who creates the cosmos, not because of God's loneliness or necessity, but out of God's freewill and His great love for the universe. We are parts of God's creation, we are innately have some traits of the Trinity, such as God's image and likeness, and freewill and social connection. Although moods- like excitement and sadness- change us to be a different person, but our nature remains, unchanged.
Because we come from God; we thirst to know about our origin. We yearn to find out where we first come from, and what happens after we have completed our earthly journey? We live right now, but we want to probe our past, and are interested in our future. The search for an answer of the past and future often ends up with more questions, and with unsatisfactory answers. Refusal to accept the limitations of a human mind often leads to the denial of the existence of God. This limitation is worsen when it is combined with the power of darkness. On day one of Creation, 'God divided light from darkness' Gen 1,4. Like an atom in the universe, we can't stand alone. We either depend on God or depend on the material world for survival. Sin happens when we prefer darkness over the Light. Choosing darkness means disconnecting our life from the Light, and that confuses our mind and heart: a disjunction between grace and disgrace. Our loving God would not have given up. By not letting the power of sin to dominate God's creation, Jesus, the second Person of God takes the role of the Redeemer. The first few lines of John's Gospel states that, 'The Word was made flesh, He lived amongst us' Jn 1,14. It continues, 'The Word was the true light that enlightens all men and he was coming into the world' Jn 1,8-9. Jesus came to the world to show God's light to the world, and rescued sinners from damnation. The service of the light at Easter Vigil reminds us of the sun, which has light and warmth, The Paschal Candle symbolises the risen Christ, who is the Light for the world. The candle, light and its warmth all points to the quality of the risen Christ, Who comes not to condemn, but shows light and warmth, welcoming those who repent. When His mission was completed, Jesus returned to the Father, and then comes the new era, the era of the Spirit, the Third person of God. The sending of the Spirit reveals that God would never leave His creation unattended.
As no fish could ever explore the vastness of an ocean; no star can lighten the whole sky; no mind can grasp the boundless of the universe; no pot can read the mind of its maker. We know about the Trinity because Jesus told us. Apart from His teaching, there is no other reliable source for us to work on. Those who humble themselves to accept Jesus' teaching, and to worship the Trinity will never be lost but have eternal life.
Yêu thương hiệp nhất như ba Ngôi Thiên Chúa
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
21:17 09/06/2022
Cụm từ “ba Ngôi một Chúa” khiến người tìm hiểu đạo cảm thấy khó hiểu. Vậy thì ngôi là gì?
Ngôi là danh từ ít được dùng trong xã hội nên trở nên lạ lẫm với nhiều người. Từ “ngôi” trong giáo lý Công Giáo đồng nghĩa từ: vị, đấng, ngài…
Gia đình vợ chồng anh Quang luôn đầm ấm, thuận hòa, gắn bó mật thiết với nhau trong tình yêu thương. Anh chị mới sinh con đầu lòng, nên gia đình nầy có ba ngôi: ngôi cha là anh Quang, ngôi mẹ là vợ của anh và ngôi ba là đứa con thơ.
Rõ ràng gia đình nầy có ba ngôi, anh Quang không phải là chị Quang và chị Quang cũng chẳng phải là anh Quang. Tuy vậy, Chúa Giê-su nói rằng cả hai chỉ là một.
Ngài nói: “Người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ mà gắn bó với vợ mình và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt” (Mat-thêu 19, 5-6).
Chúng ta đừng hiểu từ “một” nầy theo nghĩa đen, theo nghĩa số học, như một người, một vật… mà phải hiểu theo nghĩa bóng.
Gia đình là một hình ảnh rất đẹp để minh họa cho ba Ngôi Thiên Chúa nên trong thư mục vụ gửi cộng đồng dân Chúa năm 2002, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã dùng hình ảnh gia đình hiệp thông trong yêu thương như một hình ảnh về ba ngôi Thiên Chúa. Thư mục vụ có câu: “Chính sự hiệp thông mật thiết trong gia đình Ki-tô giáo là hình ảnh hiệp thông giữa ba ngôi Thiên Chúa” (số 6).
Gia đình Thiên Chúa, ba Ngôi nên một
Giờ đây, chúng ta hãy chiêm ngắm "Gia đình" ba ngôi Thiên Chúa.” "Gia đình" nầy có ba vị hay ba ngôi riêng biệt: Ngôi thứ nhất là Chúa Cha, ngôi thứ hai là Chúa Con, ngôi thứ ba là Chúa Thánh Thần.
Mặc dù Chúa Giê-su khác với Chúa Cha, nhưng Ngài cũng tỏ cho chúng ta biết Ngài và Chúa Cha là một, như sau: "Thầy với Chúa Cha là một" (Ga 10,30). Vì thế, "Ai thấy Thầy là đã xem thấy Chúa Cha" (Ga 14,9).
Còn Thánh Thần là Đấng xuất phát từ Chúa Cha và Chúa Con, là một với Chúa Cha và Chúa Con.
Như thế, trong "Gia đình" nầy, tình yêu thương sâu đậm giữa ba ngôi đã liên kết Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần nên một, một theo nghĩa bóng, thế nên Hội thánh dạy rằng dù có ba Ngôi, nhưng chỉ có một Chúa.
Chúa Giê-su mong muốn gia đình chúng ta yêu thương hiệp nhất như gia đình của ba ngôi Thiên Chúa
Gia đình ba ngôi Thiên Chúa là trung tâm của tình yêu thương, hoan lạc và hiệp nhất, là mẫu mực tuyệt vời nhất cho các gia đình khác noi theo.
Vì thế, hôm xưa, trước khi rời xa các môn đệ để bước vào cuộc khổ nạn, Chúa Giê-su mong ước các môn đệ Ngài yêu thương gắn bó nên một với nhau như ba ngôi Thiên Chúa hằng hiệp nhất trong yêu thương, nên Ngài tha thiết cầu nguyện với Chúa Cha rằng: “Lạy Cha, xin cho tất cả chúng nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha…. để họ được nên một như Chúng Ta là một…” (Ga 17, 20-23).
Và hôm nay, Chúa Giê-su cũng mong ước gia đình của mỗi chúng ta luôn sống trong yêu thương và hiệp nhất như gia đình của Ngài nên Ngài hướng nhìn về mỗi thành viên trong gia đình chúng ta và cầu xin với Chúa Cha: “Lạy Cha, xin cho người cha, người mẹ và đứa con nầy nên một, “như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha… để họ được nên một như Chúng Ta là một.”
Lạy Chúa Giê-su,
Xin cho chúng con quyết tâm chọn “Gia đình” ba ngôi làm mẫu mực lý tưởng để xây dựng gia đình chúng con, xây dựng giáo xứ chúng con thành gia đình yêu thương và hiệp nhất bền chặt như “Gia đình” ba ngôi Thiên Chúa, nhờ đó mỗi gia đình sẽ trở nên hình ảnh sống động về Thiên Chúa ba ngôi. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hôm nay thứ Sáu 10/6/2022, Đức Thánh Cha gặp gỡ Chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu, bà Ursula von der Leyen tại Vatican
Thanh Quảng sdb
21:13 09/06/2022
Hôm nay thứ Sáu 10/6/2022, Đức Thánh Cha gặp gỡ Chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu, bà Ursula von der Leyen tại Vatican.
Cuộc chiến ở Ukraine sẽ là trọng tâm của cuộc gặp gỡ này. Đây là lần thứ hai Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến bà. Cả hai đã gặp gỡ ngày 21 tháng 5 năm 2021, để kiện cường mối quan hệ tốt đẹp giữa Tòa thánh và Liên minh châu Âu, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa thánh. Hai vị cũng chia sẻ về đại dịch, di cư và biến đổi khí hậu.
Cuộc họp lần này vào 10:30 sáng hôm nay thứ Sáu 10/6, có thể sẽ tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine và những hậu quả của nó đối với châu Âu và thế giới. Hơn một trăm ngày sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, khiến hàng triệu người phải di cư và một cuộc khủng hoảng lương thực liên quan đến việc phong tỏa ngũ cốc đang đe dọa toàn thể nhân loại.
Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng, Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ cuộc xâm lược này. Bà cũng đã nỗ lực đưa ra các biện pháp trừng phạt được cho là "làm hủy hoại" nền kinh tế Nga và kêu gọi các nước thuộc Liên minh châu Âu cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Vào đầu tháng 4, bà Ursula von der Leyen đã đến thăm Kiev để bày tỏ sự ủng hộ của bà đối với nhân dân Ukraine và trao một bảng các vấn nạn cho Tổng thống Volodymyr Zelensky để làm sáng tỏ cho việc Ukraine xin gia nhập Liên hiệp Châu Âu (EU).
Gần đây hơn, vào đầu tháng 6, ĐTC bày tỏ "mối quan tâm lớn" của mình trước việc phong tỏa ngũ cốc ở Ukraine. Ngài Không nêu tên những người chịu trách nhiệm, nhưng ĐTC nói đừng xử dụng lúa mì “làm vũ khí chiến tranh”.
Cuộc chiến ở Ukraine sẽ là trọng tâm của cuộc gặp gỡ này. Đây là lần thứ hai Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến bà. Cả hai đã gặp gỡ ngày 21 tháng 5 năm 2021, để kiện cường mối quan hệ tốt đẹp giữa Tòa thánh và Liên minh châu Âu, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa thánh. Hai vị cũng chia sẻ về đại dịch, di cư và biến đổi khí hậu.
Cuộc họp lần này vào 10:30 sáng hôm nay thứ Sáu 10/6, có thể sẽ tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine và những hậu quả của nó đối với châu Âu và thế giới. Hơn một trăm ngày sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, khiến hàng triệu người phải di cư và một cuộc khủng hoảng lương thực liên quan đến việc phong tỏa ngũ cốc đang đe dọa toàn thể nhân loại.
Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng, Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ cuộc xâm lược này. Bà cũng đã nỗ lực đưa ra các biện pháp trừng phạt được cho là "làm hủy hoại" nền kinh tế Nga và kêu gọi các nước thuộc Liên minh châu Âu cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Vào đầu tháng 4, bà Ursula von der Leyen đã đến thăm Kiev để bày tỏ sự ủng hộ của bà đối với nhân dân Ukraine và trao một bảng các vấn nạn cho Tổng thống Volodymyr Zelensky để làm sáng tỏ cho việc Ukraine xin gia nhập Liên hiệp Châu Âu (EU).
Gần đây hơn, vào đầu tháng 6, ĐTC bày tỏ "mối quan tâm lớn" của mình trước việc phong tỏa ngũ cốc ở Ukraine. Ngài Không nêu tên những người chịu trách nhiệm, nhưng ĐTC nói đừng xử dụng lúa mì “làm vũ khí chiến tranh”.
Hỏa hoạn nhấn chìm nhà thờ Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi, Texas. Xa lộ phải đóng cửa vì đám cháy lớn quá
Đặng Tự Do
21:33 09/06/2022
Một người bị thương trong vụ hỏa hoạn nhấn chìm Nhà thờ Công Giáo Queen of the Holy Rosary hay Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi ở Hostyn, Texas, vào sáng thứ Năm. Cảnh sát trưởng địa phương cho biết có vẻ nguyên nhân là do rò rỉ khí đốt.
Theo thông cáo báo chí từ Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Fayette, các nhân viên điều phối đã nhận được cuộc gọi về một vụ nổ tại nhà thờ ngay trước 6:30 sáng. Nhà thờ có Thánh lễ 7:00 sáng vào các ngày Thứ Năm.
Theo đài KXAN, Craig Moreau, Giám đốc Văn phòng Quản lý Khẩn cấp Quận Fayette cho biết, một phụ nữ đang ở trong nhà thờ thắp nến khi vụ nổ xảy ra.
Sau khi ứng cứu hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện một phụ nữ bị bỏng. Cô ấy ngay lập tức được chuyển đến Bệnh viện Dell-Seton ở Austin.
Cảnh sát trưởng Keith Korenek cho biết ông đang cầu nguyện cho người phụ nữ bị thương.
Thông cáo báo chí nói rằng những người phản ứng đầu tiên đã thu thập thông tin cho thấy đám cháy có thể do rò rỉ khí đốt. Một cuộc điều tra về nguyên nhân của đám cháy đang được tiến hành.
Một phát ngôn viên của Giáo phận Victoria không đưa ra bình luận nào vào sáng thứ Năm.
Vụ cháy được báo cáo vào sáng sớm thứ Năm trong một đoạn video được đăng bởi The Fayette County Record. Bài đăng của The Record cho biết, “Nhà thờ Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi ở Hostyn bị cháy sáng nay. Nhiều đội cấp cứu hiện đang có mặt tại hiện trường. Không có thêm chi tiết nào vào lúc này. “
Đoạn video đó đã được đăng lại bởi Giáo phận Victoria. Trong bài đăng của mình, giáo phận cho biết: “Xin hãy cầu nguyện cho Cha Felix Twumasi và các giáo dân của Nhà thờ Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi ở Hostyn. Chúng tôi sẽ đăng thông tin cập nhật khi biết thêm chi tiết”
Cha Felix K. Twumasi là Cha Sở của giáo xứ.
Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Fayette đã đăng trên trang Facebook của mình nhiều bức ảnh khác về đám cháy vào sáng thứ Năm.
“Cảnh sát trưởng hạt Fayette Keith Korenek đang báo cáo rằng xa lộ 2436 tại Hostyn hiện đang ngừng hoạt động do đám cháy lớn tại Nhà thờ Công Giáo Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi ở Hostyn”.
“Con đường đã hoàn toàn bị đóng vào thời điểm này. Vui lòng tránh xa khu vực để những người phản ứng đầu tiên có thể thực hiện công việc của họ!”
Source:https://www.catholicnewsagency.com/news/251502/fire-engulfsGas leak possible cause of fire at Catholic church in Texas
Theo thông cáo báo chí từ Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Fayette, các nhân viên điều phối đã nhận được cuộc gọi về một vụ nổ tại nhà thờ ngay trước 6:30 sáng. Nhà thờ có Thánh lễ 7:00 sáng vào các ngày Thứ Năm.
Theo đài KXAN, Craig Moreau, Giám đốc Văn phòng Quản lý Khẩn cấp Quận Fayette cho biết, một phụ nữ đang ở trong nhà thờ thắp nến khi vụ nổ xảy ra.
Sau khi ứng cứu hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện một phụ nữ bị bỏng. Cô ấy ngay lập tức được chuyển đến Bệnh viện Dell-Seton ở Austin.
Cảnh sát trưởng Keith Korenek cho biết ông đang cầu nguyện cho người phụ nữ bị thương.
Thông cáo báo chí nói rằng những người phản ứng đầu tiên đã thu thập thông tin cho thấy đám cháy có thể do rò rỉ khí đốt. Một cuộc điều tra về nguyên nhân của đám cháy đang được tiến hành.
Một phát ngôn viên của Giáo phận Victoria không đưa ra bình luận nào vào sáng thứ Năm.
Vụ cháy được báo cáo vào sáng sớm thứ Năm trong một đoạn video được đăng bởi The Fayette County Record. Bài đăng của The Record cho biết, “Nhà thờ Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi ở Hostyn bị cháy sáng nay. Nhiều đội cấp cứu hiện đang có mặt tại hiện trường. Không có thêm chi tiết nào vào lúc này. “
Đoạn video đó đã được đăng lại bởi Giáo phận Victoria. Trong bài đăng của mình, giáo phận cho biết: “Xin hãy cầu nguyện cho Cha Felix Twumasi và các giáo dân của Nhà thờ Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi ở Hostyn. Chúng tôi sẽ đăng thông tin cập nhật khi biết thêm chi tiết”
Cha Felix K. Twumasi là Cha Sở của giáo xứ.
Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Fayette đã đăng trên trang Facebook của mình nhiều bức ảnh khác về đám cháy vào sáng thứ Năm.
“Cảnh sát trưởng hạt Fayette Keith Korenek đang báo cáo rằng xa lộ 2436 tại Hostyn hiện đang ngừng hoạt động do đám cháy lớn tại Nhà thờ Công Giáo Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi ở Hostyn”.
“Con đường đã hoàn toàn bị đóng vào thời điểm này. Vui lòng tránh xa khu vực để những người phản ứng đầu tiên có thể thực hiện công việc của họ!”
Source:https://www.catholicnewsagency.com/news/251502/fire-engulfs
Công đồng Toàn thể Úc, phiên họp kết thúc: các đề xuất và suy tư
Vũ Văn An
23:36 09/06/2022
Như đã loan tin, Chủ tịch Công đồng Toàn thể Úc, Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe đã cho công bố Khuôn Khổ Các Đề Xuất như một hướng dẫn cho các đề xuất và bỏ phiếu tại Phiên họp thứ hai và cũng là kết thúc của tiến trình Công đồng trong hơn 3 năm qua.
Các Đề Xuất
Khuôn Khổ trên dài tới 44 trang chia thành 104 mục, thêm mục 105 về các sắc lệnh của Công đồng Toàn thể năm 137 với ghi chú “Bản văn sẽ được thêm vào sau”. Các mục này được gom thành 8 mục lớn:
1. Hòa giải: hàn gắn các vết thương, Lãnh nhận các ơn phúc
2. Chọn thống hối – tìm chữa lành
3. Được Chúa Kitô kêu gọi – Được sai đi như các môn đệ truyền giáo
4. Làm chứng cho Phẩm giá Bình đẳng nữ và nam
5. Hiệp thông trong Ơn thánh: Bí tích với Thế giới
6. Đào tạo và Lãnh đạo cho Truyền giáo và Thừa tác vụ
7. Phục vụ Hiệp thông, Tham dự và Truyền giáo: vấn đề cai quản
8. Sinh thái Toàn diện và Hoán cải vì Ngôi nhà Chung
Mỗi một mục lớn trên đều có phần dẫn nhập giải thích, kết thúc bằng các đề xuất để xin Phiên họp Toàn thể thông qua.
Mục Hòa giải chẳng hạn, có những đề xuất như “nói lời xin lỗi Thổ dân và Người Hải đảo thuộc Eo biển Torres trong và ngoài Giáo Hội về phần Giáo Hội đã đóng gây hại cho họ”. Ngoài ra, trong những biện pháp cụ thể, còn có đề xuất: mọi định chế của Giáo Hội thừa nhận quyền của người Thổ Dân trên đất đai có cơ sở của mình, tìm cách đưa người Thổ Dân vào các ủy ban, hội đồng và cơ phận ra quyết định của mình.
Mục Chữa lành, có những đề xuất như: nói lời xin lỗi người sống sót lạm dụng và gia đình họ, cam kết tiếp tục đáp ứng một cách công bình và cảm thương các người sống sót lạm dụng và gia đình họ, tái cam kết thực thi và cải tiến các tiêu chuẩn và thực hành...
Mục Truyền giáo đặt nặng vấn đề giáo dục hướng tới tinh thần truyền giáo, ngoài các đề xuất về giáo dục trường học, Khuôn Khổ đưa ra một số đề xuất: thiết lập Diễn Đàn Toàn Quốc 3 Năm một lần bàn về dịch vụ xã hội Công Giáo, chăm sóc sức khỏe và tuổi già, khuyết tật, thừa tác vụ nhà tù, người tỵ nạn và tầm trú, và công lý, sinh thái và các tổ chức hòa bình...
Mục Phẩm giá Bình đẳng nam nữ có đề xuất đáng lưu ý: “xem xét việc phụ nữ lãnh thừa tác vụ phó tế - Đức Giáo Hoàng Phanxicô nên cho phép thừa tác vụ này dưới ánh sáng các phát kiến của Ủy ban Nghiên cứu mới được lập lại về Chức Phó Tế Nữ, ngoài các đề xuất trả lương xứng đáng và dành các địa vị ra quyết định cho họ.
Mục Bí tích đối với thế giới có đề xuất cũng khá đáng lưu ý: “Hội Đồng Giám Mục Úc thiết lập khác dự khoản và hướng dẫn để tín hữu giáo dân tham gia thừa tác vụ Giảng thuyết chính thức, như đã được dự trù ở điều 766 của Bộ Giáo Luật”. Ngoài ra còn đề xuất nới rộng việc áp dụng Hình thức Thứ Ba của Nghi thức Thống hối.
Mục Đào tạo và Lãnh đạo có đề xuất: thừa nhận tính đa dạng về thế hệ, văn hóa và sắc tộc của Giáo Hội Úc hiện nay; thừa nhận khuôn mạo thay đổi của nhiều giáo xứ và cộng đồng. Các đề xuất cụ thể: Hội Đồng Giám Mục thiết lập nhóm chuyên gia soạn thảo các chiến lược Đào tạo Lãnh đạo giúp các giáo sĩ và các lãnh đạo giáo dân giải quyết các khả thể và thách đố của việc lãnh đạo theo lối đồng nghị trong các cơ sở giáo xứ và giáo phận...
Mục Cai quản không có đề xuất nào chuyên biệt về việc giáo dân tham gia trực tiếp vào vấn đề cai quản, chỉ có đề xuất tổng quát như: khẳng định việc cai quản trong Giáo Hội Công Giáo nên được thi hành một cách đồng nghị, với sự tham gia của nhiều cơ phận. Đối với giáo phận, việc này phần lớn bao gồm việc tham gia của Hội Đồng mục vụ giáo phận, Hội Đồng linh mục, Đoàn Cố Vấn, Hội Đồng tài chánh giáo phận và, đôi khi, Thượng Hội Đồng giáo phận. Đối với giáo xứ, việc này phần lớn bao gồm việc tham gia của Hội Đồng mục vụ giáo xứ và Ủy ban Tài chánh giáo xứ. Cụ thể chăng là việc 5 năm sau Công Đồng toàn thể này, mỗi giáo phận sẽ tổ chức Thượng Hội Đồng giáo phận và sau đó, cứ 10 năm tổ chức một lần. Về các giáo xứ, có đề xuất: các giáo phận hỗ trợ các giáo xứ thiết lập và củng cố các cơ cấu đồng nghị thích đáng bằng cách khai triển các hướng dẫn và cung cấp nguồn lực cho việc triển nở của các Hội Đồng mục vụ giáo xứ.
Mục cuối cùng là về sinh thái, đề xuất nói đến việc các giáo phận khai triển hay tham gia vào một Kế hoạch Hành động Laudato Si’ đã được thiết lập.
Nói chung, Khuôn Khổ Các Đề Xuất không đi theo Con đường đồng nghị của Đức, một con đường rõ ràng không xây dựng cái hiểu về Giáo Hội trên giáo huấn của Chúa Kitô và các Tông đồ mà là dựa trên các yếu đuối của con người, được ý thức hệ đánh trống khua môi. Trái lại, Công đồng Toàn thể Úc, như Đức Tổng Giám Mục Costelloe viết ở phần giới thiệu Khuôn Khổ Các Đề Xuất, lấy định nghĩa về Giáo Hội từ Công Đồng Vatican II: Giáo hội ‘trong Chúa Kitô, giống như một bí tích — là dấu chỉ và công cụ, nghĩa là, của sự hiệp thông với Thiên Chúa và sự hiệp nhất của toàn thể loài người’ (Lumen gentium, 1). Chính vì thế, ngoài rất nhiều các tài liệu khác để suy tư, Đức Tổng Giám Mục Costelloe giới thiệu đặc biệt bài viết mới đây nhất về Giáo Hội của Cha Richard Lennan, một linh mục thuộc giáo phận Newcastle, NSW, nhưng hiện đang giảng dạy tại Boston College, Hoa Kỳ. Cha từng là Chủ tịch của Hội Thần học Công Giáo Úc. Chúng tôi xin chuyển ngữ bài viết giá trị của Cha:
Giáo hội: Đầy ân sủng, Truyền giáo và đồng nghị
Một nền thần học cho Công đồng Toàn thể
Chúng ta hãy suy nghĩ lại cách làm việc thông thường của chúng ta; chúng ta hãy mở tai mắt, và trên hết là trái tim của chúng ta, để không tự mãn về mọi điều như chúng là nhưng không vô tư trước lời sống động và hữu hiệu của Chúa Phục sinh.
- Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Gaudete et Exsultate, 137
Thách thức trên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô phù hợp với phương pháp và mục tiêu của Công Đồng Toàn thể: nghe và đáp lại những gì Chúa Thánh Thần đang nói với Giáo Hội Công Giáo ở Châu Úc. 'Lời sống động và hữu hiệu của Chúa Phục sinh' truyền sức mạnh cho cộng đồng giáo hội để công bố và hiện thân Tin Mừng ‘với các hình thức diễn đạt khác nhau, nhiều dấu hiệu và từ ngữ hùng hồn hơn mang ý nghĩa mới cho thế giới ngày nay '(Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Evangelii Gaudium, 11). Công đồng Toàn thể, với tư cách đại diện cho toàn thể cộng đồng Công Giáo ở Úc, tìm cách kết hợp vào Giáo hội ‘sự mới mẻ mà Thiên Chúa mang tới một cách mầu nhiệm và truyền cảm hứng, khơi gợi, hướng dẫn và đồng hành cả hàng ngàn cách thế' (Evangelii Gaudium, 12).
Giáo Hội, như một công trình của ân sủng, của sự tự hiến của Thiên Chúa, không thể tách biệt khỏi toàn bộ công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Sự hiện diện của Thiên Chúa trong tất cả những gì có thể ‘lấp đầy trái tim chúng ta và nâng tinh thần chúng ta lên tới những thực tại cao qúy như chân, thiện và mỹ, công bằng và tình yêu '(Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Fratelli Tutti, 55), cũng như trong tất cả những gì cần chữa lành, định hình đường chân trời của Giáo Hội và truyền cảm hứng cho hành động của Giáo Hội.
Sự suy tư thần học này mô tả chân trời trên qua năm yếu tố không thể thiếu đối với Giáo hội: sự tự mặc khải của Thiên Chúa; sứ mệnh; tính bí tích; sự hiệp thông; và tính đồng nghị. Năm đặc điểm này định hình cộng đồng giáo hội, chiếu sáng quá khứ, hiện tại và tương lai của nó, trong khi cũng cổ vũ sự hợp nhất, việc hoán cải và sự tham gia đầy sáng tạo của Giáo hội vào xã hội. Chúng cũng truyền đạt những lời kêu gọi ân sủng lôi kéo Giáo hội, một cách sáng tạo, đến sự thành toàn trong Thiên Chúa.
Việc tự mặc khải của Thiên Chúa như Nguồn của Giáo hội
Giáo Hội có nguồn gốc từ lời Thiên Chúa. Lời ‘Hãy có....’ (St 1: 3 NRSV) của Thiên Chúa dẫn khởi sự sống và cho thấy Thiên Chúa là ai: Thiên Chúa là Đấng ban sự sống, ban sự sống bằng cách tự hiến.
Thiên Chúa Sáng tạo muốn hiệp thông với muôn loài mà Người đã đem tới sự sống và hướng dẫn đến chỗ thành toàn. Giáo hội tuôn ra từ ý muốn này.
Việc Thiên Chúa ban sự sống bắt đầu một giai đoạn mới qua các giao ước với Israel, các giao ước nhận diện dân Israel như dân của Thiên Chúa. Nền tảng của các giao ước là lời hứa thành tín của Thiên Chúa: ‘Ta sẽ lấy các ngươi làm dân của Ta, và Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi’ (Xh 6: 7; Lv 26:12; Grm 30:22; và Êd 36:28). Các giao ước bao trùm quá khứ và hiện tại, nhưng cũng hướng về tương lai: ‘Ta là Thiên Chúa, và chẳng có thần nào như Ta, Ta báo trước từ đầu, những gì chưa thể hiện, Ta đã báo từ lâu’ (Is 46: 9-10).
Đức tin Kitô giáo tuyên bố, trong Chúa Giêsu Kitô, 'Ðấng trung gian, và là tổng thể’ của việc Thiên Chúa tự hiến, mối quan hệ của Thiên Chúa với sáng thế có hình thức rõ ràng (Vatican II, Dei Verbum, 2). Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa ‘ngỏ lời với người đàn ông và người đàn bà như bạn hữu của Người, và sống giữa họ, để mời họ và tiếp đón họ vào tình bằng hữu với Người’ (Dei Verbum, 2). Những lời nói và hành động của Chúa Giêsu nhân danh vương quốc hoặc sự trị vì của Thiên Chúa làm cho tình yêu của Thiên Chúa hiện diện, hứa hẹn ‘rằng ai tin Người thì không bị diệt vong mà được sự sống đời đời’(Ga 3:16).
Triều đại của Thiên Chúa đến như một hồng phúc cho tất cả những ai sẵn sàng đón nhận nó, giống như một kho báu người ta khám phá ra (Mt 13:44) hoặc dư thừa thức ăn cho người đói khát (Mt 14: 13-21; Mc 6: 35-44; Lc 9: 12-17; Ga 6: 1-14). Hồng phúc này thay đổi người tiếp nhận nó, như Giakêu (Lc 19: 1-10), để những gì trước đây không thể tưởng tượng được trở nên khả hữu. Chúa Giêsu nói với những người bị ruồng bỏ và thất vọng, những người cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa (Ga 8: 1-11): ‘một cách dịu dàng không bao giờ làm thất vọng, giúp chúng ta có thể ngẩng đầu lên và bắt đầu lại một lần nữa (Evangelii Gaudium, 3). Một cách đáng chú ý, các hoạt động của Chúa Giêsu nhân danh vương quốc của Thiên Chúa không phải là một việc làm riêng tư: Người tập hợp các môn đệ để chia sẻ cuộc sống của Người (Mt 4: 18-22; Lc 6: 12-16).
Sự gần gũi với Chúa Giêsu định hình lại thế giới của các môn đệ, thay thế cho việc tự đề cao mình (Mc 9: 33-7; Lc 22: 24-7), và thu hút họ vào cộng đồng. ‘Ý muốn của Đấng đã sai tôi’ (Ga 4:34) thúc đẩy lời nói và hành động của Chúa Giêsu. Thậm chí khi bị bác bỏ, Chúa Giêsu vẫn trung thành với Thiên Chúa và với sứ mệnh của Người là hòa giải mọi người với Thiên Chúa. Sự trung thành của Chúa Giêsu và sự đáp lại của Chúa Cha đối với điều đó biến sự chết thành sự sống, cây thánh giá thành một biểu tượng của hy vọng. Sự phục sinh của Chúa Giêsu cho thấy sự vô biên của tình yêu Thiên Chúa sáng tạo. Là ‘Đấng Kitô’, là ‘Chúa’ và là ‘Đấng cứu thế’, Chúa Giêsu là phương tiện nên trọn của mọi dân tộc và mọi thời đại (Rm 8: 15-17; 2Cr 5: 17-21; Cl 1: 20-22). Việc tiếp cận với sự sống mới của Chúa Kitô Phục sinh có được là nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng là ánh sáng dẫn đường của Giáo Hội.
Sứ mệnh của Giáo hội trong thế giới
Chúa Thánh Thần, “Đấng thúc đẩy và quy hướng con tim về cùng Thiên Chúa”, giúp việc Thiên Chúa tự mặc khải Người như Tam vị Nhất thể mỗi ngày được hiểu sâu rộng thêm mãi (Dei Verbum, 5). Việc mạc khải về Lễ Ngũ tuần (Cv 2) mở rộng đến Giáo hội vai trò của Chúa Thánh Thần trong việc nhập thể và cuộc đời của Chúa Giêsu. Chúa Thánh Thần là Đấng ‘che phủ’ đức Maria (Lc 1:35) và ‘đỗ xuống’ trên Chúa Giêsu (Mt 3:16) khi Người bắt đầu sứ mệnh của Người, cũng chính là Chúa Thánh Thần, 'Đấng bảo trợ' cộng đồng đức tin, đào tạo các môn đệ cho Chúa Kitô (Ga 14: 25-6). Trong Chúa Kitô và qua Chúa Thánh Thần, Giáo hội làm chứng cho ‘Thiên Chúa duy nhất và là Cha của mọi người’ (Ep 4:6).
Giáo Hội, nhờ ân sủng, được ‘ủy thác nhiệm vụ biểu lộ cho [mọi người] mầu nhiệm của Thiên Chúa, Đấng là định mệnh cuối cùng của họ' (Gaudium et Spes, 41). Giáo hội chu toàn sứ mệnh này qua việc thờ phượng của mình, việc cung cấp Tin mừng và qua nhiều cách thức đa dạng trong đó, tất cả các thành viên của cộng đồng đức tin hiện thân thông điệp Tin Mừng về tình yêu vô điều kiện, sự chấp nhận và công lý của Thiên Chúa. Khi làm như vậy, Giáo hội bày tỏ căn tính bí tích của mình như ‘hạt giống và sự khởi đầu của vương quốc [Thiên Chúa]’ (Lumen Gentium, 5).
Công đồng Vatican II, trong sắc lệnh về sứ mệnh của Giáo hội, nhấn mạnh rằng Chúa Thánh Thần, hoạt động trong mọi người đã chịu phép rửa, đóng một vai trò nhiều mặt trong sứ mệnh này: ‘đôi khi, một cách hiển hiện, [Chúa Thánh Thần] dự ứng hoạt động của các tông đồ, cũng như, bằng nhiều cách khác nhau, [Người] không ngừng đồng hành và chỉ đạo hoạt động này' (Vatican II, Ad Gentes, 4). Cũng thế, theo viễn kiến thường được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố về Giáo hội, 'cộng đồng các môn đệ truyền giáo' (Evangelii Gaudium, 24) đòi người đã chịu phép rửa để Chúa Thánh Thần ‘soi sáng, hướng dẫn và điều hướng chúng ta’ (Evangelii Gaudium, 280).
Là các môn đệ đáp ứng ân sủng, các thành viên của Giáo hội phải chú ý đến những khoảng trống giữa điều được tình yêu ban sự sống của Thiên Chúa giúp sức và các hoàn cảnh có hại thường nổi bật trong xã hội, cũng như trong lịch sử và hiện tại của Giáo hội. Sự chăm chú này có thể kích thích sự ăn năn về những thất bại trong quá khứ và là động lực thúc đẩy các hình thức môn đệ mới. Ưu tiên mà Công đồng Toàn thể đang nỗ lực dành cho việc hòa giải với người bản xứ của Úc không những làm chứng cho việc người Công Giáo mong muốn sửa chữa sự thiệt hại có tính lịch sử, mà còn là một phần của việc xây dựng tương lai đầy hy vọng. Chúa Thánh Thần, Đấng nói qua 'nỗi đau buồn và thống khổ' của thế giới, cũng như các ‘niềm vui và hy vọng’ của nó (Gaudium et Spes, 1), kêu gọi Giáo hội hoán cải. Nhờ tình liên đới của nó với những người sống sót việc lạm dụng tình dục của giáo sĩ, Công đồng công nhận rằng sự hoán cải đòi hỏi sự cam kết đối với việc hình thành Giáo hội như một cộng đồng công bình và hàn gắn.
Giáo hội là một phần của thế giới, thế giới mà Thiên Chúa tạo nên và hướng dẫn, nên Giáo hội phải đồng hành một cách cởi mở và xây dựng với mọi thời đại và mọi nền văn hóa. Khi ngỏ lời với các mục tử, các nhà thần học và toàn thể cộng đồng những người đã chịu phép rửa, Công đồng Vatican II đã làm nổi bật nghĩa vụ ‘lắng nghe và phân biệt nhiều tiếng nói của thời đại chúng ta, và giải thích chúng theo ánh sáng của lời Chúa' (Gaudium et Spes, 44). Vì phải lèo lái giữa các tầm nhìn cạnh tranh nhau vì hạnh phúc của nhân loại và thế giới, Giáo hội phải rút từ các nguồn lực của chính mình—từ Tin mừng và đời sống ân sủng trong quá khứ và hiện tại của cộng đồng tín hữu — để biện phân cách đồng hành tốt nhất với xã hội.
Đạt được mối liên hệ đúng đắn giữa cộng đồng đức tin và thế giới rộng lớn hơn không phải là nhiệm vụ nhỏ nhoi. Nhiệm vụ này đã được thử thách từ thời Công vụ Tông đồ, nhưng môi trường hoàn cầu hóa, liên văn hóa và đa tín ngưỡng đang chiếm ưu thế hiện nay đã đem thêm nhiều lớp lang cho tính phức tạp. Ngày nay, đức tin Kitô giáo và các chuẩn mực tác phong mà nó coi trọng không còn là điều thịnh hành chung của xã hội Úc. Các khuôn mẫu niềm tin và giá trị xã hội đã thay đổi trong những thập niên gần đây. Khi "không có tôn giáo" đã trở thành phổ biến hơn, khả thể tiếp nhận thông điệp và sứ mệnh của Giáo hội đã suy yếu. Các giá trị xã hội đa dạng, cũng như các vụ tai tiếng đang bao trùm Giáo hội, đã nuôi dưỡng một bầu không khí ngờ vực đối với khả năng của cộng đồng đức tin trong việc tham gia tích cực vào các cuộc tranh luận về các chính sách xã hội.
Khi Công đồng Toàn thể biện phân cách người Công Giáo ở Úc có thể tham gia tốt nhất với các công dân khác trong việc hình thành quốc gia này như một nơi hòa bình, an toàn và được chào đón cho mọi người, sự hiện hữu của Giáo hội như bí tích của sự sống ‘dồi dào’ của Thiên Chúa (Ga 10:10) có thể là ngôi sao dẫn đường. Giáo hội, trong tư cách ‘Công Giáo’ đúng nghĩa, có thể khẳng định tất cả những gì nói tới ân sủng, bao gồm những gì phát xuất từ các nguồn khác ngoài Giáo hội. Giáo hội cũng có thể phê phán một số các giá trị xã hội, mà không vì thế chấp nhận việc đối lập như một đặc điểm xác định ra mình.
Giáo Hội, như một người hành hương, phải luôn cởi mở với những cách thức mà Chúa Thánh Thần có thể thúc giục cộng đồng giáo hội phải sáng tạo, can đảm và mời gọi nhiều hơn. Các vấn đề và khát vọng của xã hội có thể là một phương tiện mà Chúa Thánh Thần dùng để thách thức Giáo hội đào sâu và phát biểu niềm tin của mình theo những cách mới. Khi cộng đồng giáo hội chấp nhận thách thức này, nó không cần phải bác bỏ quá khứ và cũng không coi quá khứ như sự viên mãn của những gì Thiên Chúa ban cho.
‘Hệ sinh thái toàn diện’ mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô cổ vũ (Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Laudato Si’, 137- 62) đã lên mô hình cho cách Công đồng Toàn thể có thể đưa Tin Mừng vào cuộc đối thoại với xã hội Úc. Đức Giáo Hoàng chú ý đến khoa học hiện đại, đánh giá cao các khả năng kỹ thuật của nhân loại, nhưng cũng dứt khoát nêu rõ các thiệt hại phát xuất từ các ưu tiên kinh tế nâng cao lợi nhuận hơn là công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Một cách chủ chốt, cách thức tiến hành được Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề ra cho thế giới có nền tảng vững chắc trong đức tin của Giáo hội. Điều này đặc biệt hiển nhiên trong mối liên kết mà ngài đã thiết lập giữa tính bền vững sinh thái và việc chăm sóc ‘những người nhỏ bé nhất' (Mt 25:45), những người bị loại trừ và bị tước đoạt, những người đặc biệt kêu cầu lòng thương xót của Thiên Chúa.
Giáo hội với tư cách là Bí tích của Chúa Kitô nhờ Chúa Thánh Thần
Những nỗ lực của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhằm khuấy động Giáo hội bắt tay theo lối truyền giáo sâu sắc hơn với thế giới phù hợp với giáo huấn của Công đồng Vatican II về Giáo hội. Vatican II nhấn mạnh rằng Giáo hội, nhờ Chúa Thánh Thần, trở thành lumen gentium, 'ánh sáng các quốc gia', phản ảnh sự hiện diện ban sự sống và hòa giải của Chúa Kitô. Như thế, Giáo hội ‘trong Chúa Kitô, giống như một bí tích — là dấu chỉ và công cụ, nghĩa là, của sự hiệp thông với Thiên Chúa và sự hiệp nhất của toàn thể loài người’ (Vatican II, Lumen Gentium, 1). Là bí tích, cộng đồng nhân bản của đức tin là nguồn của gặp gỡ với ân sủng luôn hiện diện của Thiên Chúa. Giáo Hội, qua Chúa Thánh Thần, loan báo cho mọi thời và mọi nơi tin mừng của Chúa Giêsu Kytô (Mc 16:20), nơi Người, ‘Mọi sự đều đã trở nên mới’ (2Cr 6:17).
Lời Chúa được Giáo hội công bố và Thánh Thể được Giáo hội cử hành nuôi dưỡng cộng đồng của những người đã chịu phép rửa để làm môn đệ, để phục vụ Tin Mừng một cách ‘dạn dĩ’ (2Cr 3:12). Thông qua vai trò môn đệ của mình, bao gồm cả việc truyền bá Tin Mừng, Giáo hội đã thi hành bản sắc của mình như một bí tích của Chúa Kitô. Sự phong phú sinh hoa trái của tính bí tích của Giáo hội tùy thuộc hoàn toàn vào sự cởi mở của cộng đồng đối với ân sủng. Đó là lòng hiếu khách đón nhận toàn bộ các ơn của Chúa Thánh Thần (1Cr 12: 4-11) giúp Giáo hội hiện hữu và liên tục trở thành ‘dấu hiệu và công cụ' của Thiên Chúa, Đấng tạo dựng, chữa lành và hoàn thành.
Tính bí tích của Giáo hội không hàm nghĩa cộng đồng giáo hội là hoàn hảo cũng như không chích ngừa cho nó chống các phức tạp của lịch sử. Thật vậy, như một thực tại của con người và là thực tại đầy ân sủng, Giáo hội ‘vừa thánh thiện vừa luôn cần được thanh tẩy' (Lumen Gentium, 8). Như thế, một cách nghịch lý, việc tự phê bình của cộng đồng giáo hội và việc nó chịu hoán cải liên tục làm chứng cho hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội. Không có sự hoán cải, Giáo hội, vốn hiện hữu để bày tỏ sự hiện diện của Thiên Chúa, có thể che khuất một cách độc đáo việc Thiên Chúa ban tặng ân sủng, như cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của giáo sĩ đã cho thấy một cách rất bi thảm.
Vì nó tham gia vào lịch sử luôn thay đổi của nhân loại, Giáo hội vừa là 'Bí tích chung của sự cứu rỗi' cho thế giới vừa là 'người hành hương', một người thừa nhận sự không trọn vẹn của mình và cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa (Lumen Gentium, 48). Như một bí tích và người hành hương, Giáo hội sống nhờ ân sủng, một điều hợp nhất tính đa dạng của Giáo hội thành một nhân chứng chung.
Giáo hội như hiệp thông
Tác động của Đức Giáo Hoàng Phanxicô phần nhiều nhờ vào sự khôn ngoan, sự nồng nhiệt và nhân chứng bản thân của ngài.
Tuy nhiên, cũng quan trọng như các phẩm tính nhân cách của ngài, khán giả toàn thế giới lắng nghe tiếng nói của ngài do hậu quả của sự kiện Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong tư cách giáo hoàng, hiện thân và đại diện cho Giáo Hội Công Giáo. Hiện thân và đại diện làm nổi bật thực tại nhân bản của Giáo hội, sự hiện hữu của nó như một hiệp thông của con người. Sự hiệp thông này dành cho tất cả những ai, qua lời kêu gọi của Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần, mong muốn được sống như những môn đệ và những người hành hương. Như một dân tộc, Giáo hội tìm cách được mở rộng như là ân sủng. Giáo hội không mang tính giáo phái cũng như không theo chủ nghĩa dân tộc. Giáo Hội được làm giàu bởi những ân phúc của Chúa Thánh Thần vượt quá thời gian và không gian, trong khi tìm được một ngôi nhà trong các nền văn hóa đa dạng và trong tất cả những gì thiện hảo trong ‘tài nguyên, khả năng và phong tục tập quán của các dân tộc’ (Lumen Gentium, 13).
Giáo Hội, 'sự hiệp thông sự sống, tình yêu và sự thật' (Lumen Gentium, 9) trong Chúa Kitô, phát triển mạnh mẽ nhờ các thiên phú và tài năng của các thành viên. Mọi người đã chịu phép rửa đều tham gia vào sứ mệnh của Giáo hội (Lumen Gentium, 13). Mỗi thành viên cũng nhận được lời mời gọi của Chúa Thánh Thần bước vào đời sống thánh thiện, một lời mời gọi được các bí tích nuôi dưỡng, một lời mời gọi đơm bông khi tất cả các thành viên của Giáo Hội ‘Biểu lộ trong việc làm bình thường của họ tình yêu mà Thiên Chúa đã dùng yêu thế giới’ (Lumen Gentium, 42). Đời sống tu dòng và các thừa tác vụ thụ phong của Giáo hội hiện thân ơn gọi nên thánh phổ quát này một cách đặc biệt. Những cách này không cao trọng hơn các cách khác, nhưng là các máng chuyển để Chúa Thánh Thần hỗ trợ toàn thể cộng đồng phục vụ sự trị vì của Thiên Chúa.
Như một cơ thể trong lịch sử, cộng đồng Kitô giáo đòi hỏi phải có ‘các cơ quan’ để tạo điều kiện cho việc tụ họp để thờ phượng, làm sáng tỏ đức tin vốn gắn kết các thành viên với nhau, giải quyết tranh chấp và cổ vũ sự tham gia xã hội của Giáo hội. Bảo tồn, lưu truyền và thực thi đức tin vào Chúa Kitô không thể khả hữu nếu không có Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên, trong việc tự hiểu mình của Giáo hội, ân sủng và các cơ cấu giáo hội đan xen với nhau.
Công đồng Vatican II dạy rằng Chúa Thánh Thần ban cho Giáo hội ‘các ơn phúc phẩm trật và đoàn sủng khác nhau’ (Lumen Gentium, 4). Những ơn phúc này không phải là các thuật toán có thể hoạt động với sự tham gia tối thiểu của con người; đúng hơn, chúng thành hình trong con người. Một cách đáng chú ý, Công đồng tuyên bố rằng 'theo cách tương tự phần nào như thế' với sự kết hợp của Thiên Chúa và nhân loại trong mầu nhiệm nhập thể của Chúa Giêsu, ‘cơ cấu xã hội của giáo hội phục vụ Thần Trí Chúa Kitô, Đấng làm cho nó ra sinh động' (Lumen Gentium, 8). Nguyên tắc này mô tả các cơ cấu của Giáo hội như các cơ cấu bí tích, đầy ân sủng, đầy nhân bản. Nổi bật trong cách giải thích này là thừa tác vụ thụ phong của Giáo hội, nhất là thừa tác vụ giám mục.
Trong công thức của Công đồng Vatican II, các giám mục của Giáo hội, nhờ Chúa Thánh Thần, 'là các thầy dạy đích thực, nghĩa là, những thầy dạy được ban cho thẩm quyền của Chúa Kitô, những vị rao giảng cho những người được trao phó cho họ đức tin cần được tin tưởng và áp dụng vào thực tế' (Lumen Gentium, 25). Cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục giáo sĩ trong Giáo hội đã làm cho việc tích cực tiếp nhận thừa tác vụ giám mục và linh mục trở nên khó khăn hơn. Cuộc khủng hoảng lạm dụng đã làm khuếch đại các trào lưu bất an khác về việc thực thi thẩm quyền giám mục, bao gồm cả khoảng cách được tri nhận giữa các giám mục và toàn thể cộng đồng những người đã chịu phép rửa. Sự bất an này làm rõ hơn niềm mong ước hàng lãnh đạo giám mục suy tư đầy đủ hơn những phẩm tính hiển nhiên trong mối liên hệ của Chúa Giêsu với các môn đệ của Người (Mt 20:25; Mc 9: 33-5; Lc 22: 24-7), những đức tính làm tăng cường niềm tín thác vào Chúa Giêsu.
Chiều kích đồng nghị của đời sống Giáo hội, mà Công đồng Toàn thể tượng trưng và được Đức Giáo Hoàng Phanxicô cổ vũ không mệt mỏi, có thể là một đường dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc hơn và một thực hành đổi mới thừa tác vụ giám mục và linh mục bên trong một dân Chúa duy nhất.
Nói tóm lại, tính đồng nghị có thể đổi mới Giáo hội như một hiệp thông đơn nhất, đầy ân sủng, được kêu gọi để truyền giáo.
Tính đồng nghị trong Đời sống Giáo hội
Tính đồng nghị được xây dựng trên niềm xác tín rằng mọi người đã chịu phép rửa, đều lãnh nhận ‘một việc xức dầu vốn phát xuất từ đấng thánh, nên không thể bị nhầm lẫn trong niềm tin' (Lumen Gentium, 12).
Nhờ ân sủng của phép rửa, trách nhiệm đối với đức tin, sự hiệp thông và sứ mệnh của Giáo Hội là gia sản của mọi người đã chịu phép rửa. Sự nhấn mạnh thừa nhận rằng mỗi thành viên đã chịu phép rửa của Giáo hội đều tham gia vào 'chức vụ tư tế, tiên tri và vương giả của Chúa Kitô' (Lumen Gentium, 31). Các giám mục có những nhiệm vụ chuyên biệt đối với Giáo hội (Lumen Gentium, 20-7), nhưng sứ mệnh của toàn thể cộng đồng Giáo hội được hưởng lợi khi các giám mục và tất cả những người đã chịu phép rửa đều biện phân và cùng nhau đáp ứng sự thúc đẩy của Thần Khí Thiên Chúa trong lịch sử.
Do đó, sự hữu hiệu của tính đồng nghị phụ thuộc vào toàn bộ cộng đồng Tín hữu. Sự biện phân chung biểu lộ việc Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội. Nó cho thấy mối liên kết chặt chẽ giữa sự lành mạnh của Giáo hội và sự hiện hữu của nó như một cơ thể đơn nhất nhưng được dị biệt hóa. Chỉ nhờ Chúa Thánh Thần, và chỉ với nhau, Giáo hội mới có thể thu hẹp khoảng phân cách giữa công việc tuyên tín của nó và những thất bại vốn ngăn cản cuộc hành hương của nó khỏi minh chứng dứt khoát cho ân sủng. Chỉ với nhau, cộng đồng Giáo hội mới có thể thực sự là ‘duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền.'
Tính đồng nghị lên khuôn cho một ơn chuyên biệt mà Chúa Thánh Thần ban cho Giáo hội qua hàng giám mục: trách nhiệm của các ngài trong việc ‘rút ra từ kho mạc khải những điều mới và những điều cũ' (Lumen Gentium, 25). Các giám mục duy trì ký ức của Giáo hội. Ký ức này, một ký ức kết nối cộng đồng Kitô hữu mọi lúc và mọi nơi với tất cả những gì Thiên Chúa đã làm trong Chúa Giêsu Kitô, là một công cụ của Chúa Thánh Thần. Tính độc đáo trong ký ức của Giáo hội — đúng hơn, tính chất nghịch lý của nó — là xu hướng của nó: không hoàn toàn hướng về quá khứ, nhưng hướng về sự sống viên mãn trong Chúa Kitô.
Ký ức tạo sinh khí để cộng đồng chuyển dịch vào tương lai. Qua thừa tác vụ của các ngài với ký ức của Giáo Hội, các giám mục là điều chủ yếu cho lòng trung thành của Giáo hội đồng nghị đối với lịch sử lâu dài của việc Thiên Chúa đồng hành. Chính thừa tác vụ này bênh vực, hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng Giáo hội đáp ứng sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần trong tương lai.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô mô tả một cách nổi bật thừa tác vụ giám mục có thể phục vụ hữu hiệu cho cộng đồng hành hương: một giám mục phải ‘đi trước dân của mình, chỉ đường và giữ cho lòng hy vọng của họ sôi động. Vào những lúc khác, ngài sẽ chỉ đơn giản ở giữa họ bằng một sự hiện diện khiêm tốn và nhân hậu của mình. Vào những lúc khác nữa, ngài phải đi sau họ, giúp đỡ những người tụt hậu và — trên hết — cho phép bầy chiên đi trên những nẻo đường mới’(Evangelii Gaudium, 236).
Tính đồng nghị có thể là nền tảng cho óc sáng tạo nói lên được sự tiếp nhận trung thành của lịch sử đức tin sống động của Giáo hội. Óc sáng tạo này cho phép việc lấy làm của mình sâu xa hơn những gì cộng đồng ở từng thời điểm và địa điểm nhận được từ quá khứ. Tiếp nhận một cách sáng tạo tiết lộ các bình diện phong phú chỉ trở nên rõ ràng nhờ các câu hỏi phù hợp với các ngữ cảnh chuyên biệt. Ngược lại, sự phong phú này làm chứng cho Thần trí Chúa Kitô ở trung tâm đức tin của Giáo Hội.
‘Tiếng nói sống động của Tin Mừng’, một tiếng nói sẽ ‘vang lên trong Giáo hội — và qua đó, trong thế giới' (Dei Verbum, 8) đòi hỏi các giám mục và tất cả các tín hữu phải cùng chung một hơi thở.
Tính hỗ tương này phụ thuộc vào việc cùng tiếp xúc với Lời Chúa, việc cầu nguyện, sự cởi mở đối với các vấn đề, khiêm tốn tự phê phán và mong muốn nhập thể đức tin của Giáo hội vào các khung cảnh văn hóa, những khung cảnh, với tính hết sức phức tạp của chúng, cũng là lĩnh vực dồi dào ân sủng. Khả năng được Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội để biện phân điều ‘xem ra tốt cho Chúa Thánh Thần và cho chúng tôi’ (Cv 15:28) là nền tảng cho tính đồng nghị. Cũng chính ân sủng này giúp những người có đức tin tiếp tục hy vọng giữa tất cả những gì Giáo hội phải thương lượng vì lợi ích của sự hiệp thông và sứ mệnh của mình. Biện phân là thành phần không thể thiếu của tính đồng nghị. Theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô mô tả, biện phân khác với ‘tự phân tích hoặc một hình thức nội quan vị kỷ’, nó là ‘một diễn trình thực sự bỏ mình lại phía sau để tiếp cận mầu nhiệm Thiên Chúa' (Gaudete et Exsultate, 175). Mục tiêu của việc biện phân này là chuẩn bị cơ sở cho các quyết định về cách tốt nhất để phát biểu sứ mệnh của Giáo hội trong những hoàn cảnh thời gian và không gian chuyên biệt, chẳng hạn như Úc vào năm 2022. Thông qua việc biện phân của mình, cộng đồng Giáo hội, trung thành với giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu việc suy tư này về Giáo hội, tìm cách thông truyền Tin Mừng ‘bằng các hình thức diễn đạt khác nhau, các dấu hiệu và từ ngữ hùng hồn hơn với những ý nghĩa mới đối với thế giới ngày nay' (Evangelii Gaudium, 11).
Bức chân dung của Giáo hội trong việc suy tư này nhấn mạnh rằng Giáo hội sẽ vẫn là một người hành hương cho đến khi Thiên Chúa mang lại sự viên mãn của vương quốc. Chúa Thánh Thần, Đấng khởi xướng và duy trì cuộc hành hương này bằng lời nói, bí tích và đời sống đức tin chung là hồng ân lâu dài của Thiên Chúa ban cho Giáo hội. Nhờ Chúa Thánh Thần, Giáo hội trên đường hành hương có thể phát triển như một cộng đồng các đệ tử rộng lòng và đầy cảm thương, những người mà sự hiện diện có thể là nguồn hy vọng cho Úc đại lợi. Như một cộng đồng đầy ân sủng, nhân bản, Giáo hội, vốn có nền tảng trong niềm vui và hòa bình của Lễ Phục sinh, trong sự sống mới của Chúa Giêsu Phục sinh, có thể là ánh sáng cho các quốc gia.
Richard Lennan
Cao đẳng Boston — Trường Thần học và Thừa tác vụ
15 tháng 5, 2022
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đoàn Hành Hương Kiệm Tân - Xuân Lộc Hành Hương Đức Mẹ La Vang
Minh Phương
08:19 09/06/2022
Đoàn Hành Hương Kiệm Tân - Xuân Lộc Hành Hương Đức Mẹ La Vang
Trãi qua hơn 2 năm dịch bệnh, hôm nay Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang mới lại nhộn nhịp do Đoàn Hành hương Kiệm Tân Xuân Lộc tổ chức hành hương trở lại với số lượng người lên đến cả ngàn. Với sự đồng hành của linh mục Phero Nguyễn Bùi Quốc Khánh, Quản xứ giáo xứ K’Rèng thuộc Giáo Phận Đà Lạt.
Xem Hình
Buổi tối mùng 7 tháng 6 là chương trình ngắm 14 chặng đàng Thánh giá tại Quảng trường Các Thánh Tử đạo Việt Nam. Cộng đoàn với nến sáng trên tay soi sáng lung linh bầu trời đêm.
Sáng ngày 8 tháng 6, Ban Điều hành đã tổ chức Thánh lễ Tạ ơn Hồng ân 15 năm Đức Thánh Cha Benedicto XVI phong Phẩm hàm Hiệp sĩ Đại Thánh giá tước vị Gregorio Cả cho ông J.B. Lê Đức Thịnh và Phẩm hàm Hiệp sĩ Đại Thánh giá Phu nhân cho bà Anna Nguyễn thị Kim Yến vì đã có nhiều đóng góp cho Giáo hội và Xã hội.
Và trong buổi tỉnh tâm chia sẻ tâm tình, Ban Điều hành đã tặng hoa chúc mừng Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lê Đức Thịnh và Phu nhân nhân dịp kỷ niệm 15 năm hồng ân.
Buổi chiều tối là chương trình rước Kiệu Chúa Thương xót và Kiệu Mẹ La Vang. Đoàn kiệu với hơn ngàn người từ già đến trẻ nhỏ tập trung tại Nhà Hành hương cùng đoàn Dâng hoa tiến về Linh đài Đức Mẹ.
Những vũ khúc dâng hoa hoà với giọng ca cao vút tuyệt vời của những ca sĩ trong Đoàn Hành hương đã làm cho bầu khí càng trang trọng.
Kết thúc chương trình dâng hoa là màn pháo hoa rực sáng cả Linh đài Đức Mẹ được mọi người vỗ tay reo hò tán dương.
Sáng ngày 9 tháng 6, Thánh lễ mừng kỷ niệm hôn phối cho 31 đôi vợ chồng đã trãi qua từ 15 đến 45 năm hôn phối. Linh mục Phero Nguyễn Bùi Quốc Khánh đã làm phép nhẫn và các đôi vợ chồng lần lượt trao cho nhau, đồng thời lập lại lời giao ước hôn nhân. Có nhiều người đã trãi qua biết bao gian nan trong cuộc sống, nhất là trong đại dịch Covid vừa qua, mới nhận ra lời hứa trước Thiên Chúa để cùng nhau bước tiếp cuộc đời còn lại.
Trước khi kết thúc chương trình hành hương, Đoàn đã đi trao tặng quà cho một số giáo xứ nghèo tại Quảng Trị.
Minh Phương
Trãi qua hơn 2 năm dịch bệnh, hôm nay Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang mới lại nhộn nhịp do Đoàn Hành hương Kiệm Tân Xuân Lộc tổ chức hành hương trở lại với số lượng người lên đến cả ngàn. Với sự đồng hành của linh mục Phero Nguyễn Bùi Quốc Khánh, Quản xứ giáo xứ K’Rèng thuộc Giáo Phận Đà Lạt.
Xem Hình
Buổi tối mùng 7 tháng 6 là chương trình ngắm 14 chặng đàng Thánh giá tại Quảng trường Các Thánh Tử đạo Việt Nam. Cộng đoàn với nến sáng trên tay soi sáng lung linh bầu trời đêm.
Sáng ngày 8 tháng 6, Ban Điều hành đã tổ chức Thánh lễ Tạ ơn Hồng ân 15 năm Đức Thánh Cha Benedicto XVI phong Phẩm hàm Hiệp sĩ Đại Thánh giá tước vị Gregorio Cả cho ông J.B. Lê Đức Thịnh và Phẩm hàm Hiệp sĩ Đại Thánh giá Phu nhân cho bà Anna Nguyễn thị Kim Yến vì đã có nhiều đóng góp cho Giáo hội và Xã hội.
Và trong buổi tỉnh tâm chia sẻ tâm tình, Ban Điều hành đã tặng hoa chúc mừng Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lê Đức Thịnh và Phu nhân nhân dịp kỷ niệm 15 năm hồng ân.
Buổi chiều tối là chương trình rước Kiệu Chúa Thương xót và Kiệu Mẹ La Vang. Đoàn kiệu với hơn ngàn người từ già đến trẻ nhỏ tập trung tại Nhà Hành hương cùng đoàn Dâng hoa tiến về Linh đài Đức Mẹ.
Những vũ khúc dâng hoa hoà với giọng ca cao vút tuyệt vời của những ca sĩ trong Đoàn Hành hương đã làm cho bầu khí càng trang trọng.
Kết thúc chương trình dâng hoa là màn pháo hoa rực sáng cả Linh đài Đức Mẹ được mọi người vỗ tay reo hò tán dương.
Sáng ngày 9 tháng 6, Thánh lễ mừng kỷ niệm hôn phối cho 31 đôi vợ chồng đã trãi qua từ 15 đến 45 năm hôn phối. Linh mục Phero Nguyễn Bùi Quốc Khánh đã làm phép nhẫn và các đôi vợ chồng lần lượt trao cho nhau, đồng thời lập lại lời giao ước hôn nhân. Có nhiều người đã trãi qua biết bao gian nan trong cuộc sống, nhất là trong đại dịch Covid vừa qua, mới nhận ra lời hứa trước Thiên Chúa để cùng nhau bước tiếp cuộc đời còn lại.
Trước khi kết thúc chương trình hành hương, Đoàn đã đi trao tặng quà cho một số giáo xứ nghèo tại Quảng Trị.
Minh Phương
VietCatholic TV
Zelenskiy: Thành bại là ở trận Severodonetsk. TNS Mỹ: Giao gấp máy bay cho Ukraine. Putin rất ác độc
VietCatholic Media
03:06 09/06/2022
1. Lực lượng phòng thủ Ukraine tiêu diệt 3 xe tăng, 6 máy bay không người lái của đối phương trong khu vực JFO
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trong báo cáo sáng thứ Năm 9 tháng 6 rằng lực lượng phòng thủ Ukraine đã tiêu diệt ba xe tăng, sáu máy bay không người lái của đối phương trong khu vực JFO
Các lực lượng Ukraine đã đẩy lùi 7 cuộc tấn công của đối phương và phá hủy một số lượng đáng kể thiết bị quân sự trong khu vực diễn ra Chiến dịch của Lực lượng chung ở miền đông Ukraine trong 24 giờ qua.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết:
“Trên toàn bộ tuyến phòng thủ, quân Nga sử dụng các chiến đấu cơ, nhiều bệ phóng hỏa tiễn, pháo cỡ lớn, xe tăng, súng cối của nhiều hệ thống khác nhau, tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và bom vào các cơ sở hạ tầng dân sự, các khu dân cư yên bình”
Các lực lượng phòng thủ Ukraine đã đẩy lùi bảy cuộc tấn công của quân Nga vào ngày 8 tháng 6, với các cuộc giao tranh diễn ra tại một địa điểm.
Trong 24 giờ qua, các binh sĩ Ukraine đã phá hủy 3 xe tăng, 2 xe chiến đấu bọc thép và 4 xe cơ giới.
Các đơn vị phòng không đã bắn rơi 6 máy bay không người lái Orlan-10 trên bầu trời Donbas của Ukraine.
Vào ngày 8 tháng 6, quân xâm lược đã bắn vào khoảng 20 khu định cư ở các vùng Donetsk và Luhansk, phá hủy và làm hư hại 28 cơ sở dân sự. Bốn dân thường thiệt mạng và sáu người bị thương do địch pháo kích.
2. Thượng nghị sĩ Mỹ nói Washington nên cung cấp các chiến đấu cơ, hệ thống phòng không cho Ukraine
Hoa Kỳ nên tìm cơ hội cung cấp các chiến đấu cơ, hệ thống phòng không, cũng như các loại vũ khí cần thiết khác để đẩy lùi cuộc xâm lược của Nga. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jacky Rosen, đã cho biết như trên sau khi phàn nàn rằng tổng thống Joe Biden quyết định mọi thứ quá chậm, gây ra các thương vong không cần thiết cho người Ukraine.
“Gần đây, tôi đã cùng 9 đồng nghiệp tại Thượng viện tham gia chuyến đi của Phái đoàn lưỡng đảng tới Đức và Ba Lan - để thể hiện tình đoàn kết với Ukraine và các đồng minh NATO của chúng ta, để hiểu rõ hơn về phản ứng của Mỹ đối với sự xâm lược của Nga, và để tìm hiểu thêm về cách Quốc hội có thể tiếp tục hỗ trợ người dân Ukraine, và gặp gỡ những người tị nạn Ukraine, tận mắt chứng kiến tác động nhân đạo đau lòng của cuộc chiến phi nghĩa của Vladimir Putin,” Thượng nghị sĩ Rosen nói.
“Chuyến đi của tôi nhấn mạnh với tôi rằng chúng ta phải làm nhiều hơn nữa để giúp Ukraine bảo vệ bầu trời của họ và bảo vệ người dân khỏi bạo lực ngày càng leo thang. Về hỗ trợ vũ khí sát thương, chúng ta cần tìm ra những cách thức mới và sáng tạo để cung cấp cho Ukraine các chiến đấu cơ, máy bay không người lái và hệ thống phòng không, bao gồm cả hỏa tiễn Stinger. Chúng ta cũng phải tiếp tục cung cấp hỏa tiễn chống tăng Javelin và các thiết bị khác để giúp người dân Ukraine chống lại cuộc xâm lược bạo lực,” nhà lập pháp nói.
Trước đó tại Thượng viện Đức, Thứ trưởng Roderich Kiesewetter đã chỉ trích số lượng viện trợ quân sự ít ỏi cho Ukraine, nói rằng cần phải tăng nguồn cung cấp. Theo nhà lập pháp, Đức cung cấp không đủ vũ khí, khí tài, trang thiết bị và không tiến hành đủ các chương trình đào tạo cho Lực lượng vũ trang Ukraine.
3. Đại sứ Nga tuyên bố Mỹ thúc giục ông đào tẩu và lên án Vladimir Putin
Trong một căng thẳng ngoại giao trầm trọng giữa Hoa Kỳ và Nga, Đại Sứ Anatoly Antonov của Nga tại Hoa Kỳ tuyên bố chính quyền Mỹ đã có nhiều nỗ lực để khuyến khích những nhà ngoại giao Nga đào tẩu. Ông ta tuyên bố các nhân viên Nga tại đại sứ quán đang được phát những tấm thiệp mời họ “giao tiếp với các đặc vụ FBI”
Đại sứ Nga cho biết ông đã nhận được một lá thư kêu gọi hãy 'tố cáo quê hương'
Anatoly Antonov đã lên truyền hình nhà nước Nga tiết lộ rằng ông đã từ chối lời đề nghị của Mỹ xúi giục ông đào tẩu.
Anatoly Antonov, 67 tuổi, tuyên bố rằng ông đã nhận được một lá thư kêu gọi ông “tố cáo quê hương của mình” và lên án hành động của Vladimir Putin trong cuộc chiến với Ukraine.
Ông đã lên kênh truyền hình Channel One của Nga để trấn an Putin rằng ông đã bác bỏ động thái “khiêu khích” mà ông cho rằng đến từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Nếu chấp nhận yêu cầu, ông ta sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đào tẩu vì cuộc sống của ông ta sẽ gặp nguy hiểm khi trở về Mạc Tư Khoa sau khi tố cáo Putin và cuộc chiến của ông ta.
“Gần đây tôi đã nhận được một bức thư qua đường bưu điện, với lời kêu gọi tố cáo quê hương tôi và lên án hành động của tổng thống Nga,” ông nói trên chương trình Bolshaya Igra trên Kênh Một của Nga.
“Và tôi được khuyến nghị gửi một phúc đáp tới văn phòng của Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman nếu tôi sẵn sàng chấp nhận đề nghị.”
Viên Đại sứ là một trong những nhà ngoại giao cấp cao và được Putin tin cậy, nổi tiếng là người cứng rắn.
Trước đây, ông từng giữ chức thứ trưởng ngoại giao cho Sergei Lavrov và thứ trưởng quốc phòng.
“Tôi không nghĩ rằng đại sứ Mỹ hoặc các nhà ngoại giao Mỹ tại Mạc Tư Khoa nhận được bất kỳ bức thư nào kiểu này, theo tôi đó là khiêu khích”.
“Khi tôi thấy các ấn phẩm truyền thông Hoa Kỳ kêu gọi các quân nhân và nhà ngoại giao Nga phản bội quê hương của họ, tôi không có từ nào để diễn tả sự từ chối của mình đối với những động thái như vậy”.
Anh ta cũng tuyên bố rằng những người mà anh ta cho là đặc vụ FBI đã ở bên ngoài Đại sứ quán Nga ở Washington DC đưa các danh thiếp có số điện thoại cho các nhà ngoại giao và các nhân viên khác.
Các nhân viên Nga đã được mời để “giao tiếp với các đặc vụ FBI”, ông nói.
Cho đến nay, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về những lời tố cáo của Anatoly Antonov. Tờ Washington Post cho rằng đây chỉ là một trò nhảm nhí nhằm nịnh bợ Putin của Anatoly Antonov, và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có lẽ sẽ không trả lời.
4. Tổng thống Zelenskiy nhận xét rằng số phận Donbas của Ukraine đang được quyết định ở Severodonetsk khi “trận chiến ngày càng khốc liệt”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết thành phố phía đông Severodonetsk “vẫn là tâm điểm của cuộc đối đầu ở Donbas.”
Ông nói: “Đây là một trận chiến rất khốc liệt, rất khó khăn. Có lẽ là một trong những khó khăn nhất trong suốt cuộc chiến này. Tôi biết ơn tất cả những người bảo vệ tại đây. Theo nhiều khía cạnh, số phận Donbas của chúng ta đang được định đoạt ở đó”.
Zelenskiy cũng nói rằng hôm thứ Tư “quân xâm lược Nga đã thông báo một tin cực kỳ điên rồ rằng họ đang chuẩn bị hợp nhất một số câu lạc bộ túc cầu từ tất cả các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng thành một giải vô địch giả - từ Donetsk, Luhansk, Kherson, Melitopol, Crimea, và thậm chí là một phần của Georgia.”
Ông gọi quyết định này là “một sự chế giễu” đối với người dân Ukraine. Zelenskiy nhấn mạnh, chỉ có sự trở lại của Ukraine mới có nghĩa là “một cuộc sống bình thường cho những vùng lãnh thổ này, cho những thành phố này - một lần nữa... Hòa bình, an toàn, cởi mở với thế giới. Và tất nhiên - những trận đấu mới của các đội đẳng cấp thế giới tại vận động trường Donbas”
Zelenskiy cũng cảm ơn Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và Tổng thống Slovakia Zuzana Čaputová về sáng kiến chung là bắt đầu “một chuyến đi đặc biệt tới các nước Âu Châu để hỗ trợ quan điểm của đất nước chúng ta”. Ông nói rằng tất cả các nhà ngoại giao Ukraine đang làm việc đầy đủ về vấn đề này.
Tổng thống Ukraine cũng đề cập rằng ông đã nói chuyện với đại diện của các quỹ đầu tư lớn nhất thế giới tại một sự kiện riêng vào thứ Tư và kêu gọi họ đầu tư vào Ukraine.
Zelenskiy đã nói chuyện với “các thành viên của cộng đồng các nhà lãnh đạo của các công ty lớn của Mỹ.” Ông nhắc họ nên “rời khỏi thị trường Nga và không ủng hộ cuộc chiến này bằng tiền thuế mà họ trả cho Nga.” Ông cho biết điều rất quan trọng đối với ông là biết rằng các nhà lãnh đạo này ủng hộ việc tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.
5. Cựu thủ tướng Ukraine, Yulia Tymoshenko, đã gọi Vladimir Putin của Nga là “hoàn toàn duy lý trí, lạnh lùng, tàn nhẫn, ác độc”.
Cựu thủ tướng Ukraine, Yulia Tymoshenko nhận xét rằng Putin quyết tâm đi vào lịch sử nước Nga cùng với Stalin và Peter Đại đế.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền, Tymoshenko bác bỏ ý kiến cho rằng Tổng thống Nga là “điên rồ”.
“Không, ông ta không điên, nhưng ông ta hành động theo logic đen tối của riêng mình”
“Ông ấy bị thúc đẩy bởi ý tưởng về sứ mệnh lịch sử phải tạo ra một đế chế. Đó là mục tiêu cao siêu của ông ta. Nó xuất phát từ khát khao và niềm tin sâu sắc bên trong”.
Tymoshenko, là nhà lãnh đạo của cuộc cách mạng Cam năm 2004 và là thủ tướng hai lần. Cô cũng đã có một số cuộc gặp trực tiếp với Tổng thống Nga Putin.
Cô ấy nói thêm rằng Putin “luôn thận trọng”.
“Ông ta xuất thân từ KGB”.
Trước cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng Hai, ông không giấu giếm niềm tin rằng “không có quốc gia nào gọi là Ukraine, cũng chẳng có dân tộc nào gọi là Ukraine”.
6. Kuleba: Ukraine sẽ không chấp nhận bất kỳ lựa chọn thay thế nào khác hơn là tư cách ứng viên Liên Hiệp Âu Châu
Ukraine sẽ không chấp nhận bất kỳ sự lựa chọn nào thay thế cho tư cách của một ứng viên thành viên Liên Hiệp Âu Châu và không thấy các nước Liên Hiệp Âu Châu hoài nghi có bất kỳ lý lẽ hợp lý nào.
“Tôi muốn tái khẳng định rằng chúng tôi, Ukraine, sẽ không chấp nhận bất kỳ phiên bản thay thế hoặc lựa chọn thay thế nào cho tư cách ứng viên Liên Hiệp Âu Châu bất kể chúng có màu hồng như thế nào. Chúng tôi cần tư cách ứng viên Liên Hiệp Âu Châu - không phải là ứng viên cho tư cách ứng viên, không phải là ứng viên tiềm năng hoặc bất kỳ thứ nào khác. Chúng tôi đã bị chơi trò chơi này trong một thời gian dài và chúng tôi biết nó hoạt động như thế nào. Chúng tôi là những người khiêm tốn, khiêm tốn, những người sẽ hài lòng với tư cách ứng viên tiêu chuẩn thông thường của Liên Hiệp Âu Châu và xin vui lòng đừng phát minh ra những thứ gì khác cho chúng tôi “, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cho biết tại một cuộc họp trực tuyến hôm thứ Tư.
Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng rằng Ukraine rất xứng đáng với tư cách ứng viên và đáp ứng các tiêu chí để có được nó.
“Đây là quan điểm không chỉ của chính phủ mà còn của cả xã hội dân sự. Tôi muốn cảm ơn hơn 200 tổ chức xã hội dân sự và phi chính phủ - tôi được biết rằng đây là con số lớn nhất trong lịch sử - đã đoàn kết trong một chiến dịch vận động và ký một lời kêu gọi công khai gửi các chính phủ nước ngoài yêu cầu trao cho Ukraine ứng viên Liên Hiệp Âu Châu vào cuối tháng sáu,” Kuleba nói.
Theo Bộ trưởng, có các nước Liên Hiệp Âu Châu hoài nghi về việc cấp tư cách ứng viên cho Ukraine và có những người cố gắng “dụ dỗ chúng tôi bằng một số lựa chọn thay thế”. Trong bối cảnh này, Kuleba lưu ý rằng ông không thấy các quốc gia hoài nghi có bất kỳ lý lẽ hợp lý nào.
Ông nói: “Tư cách ứng viên là rào cản tâm lý cuối cùng của các nước hoài nghi Liên Hiệp Âu Châu mà chúng ta phải vượt qua.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã ký đơn xin gia nhập Liên minh Âu Châu của Ukraine vào ngày 28/2/2022.
Một hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đã được tổ chức tại Versailles, Pháp, vào ngày 10 tháng 3, tập trung vào việc củng cố quốc phòng Âu Châu và giảm sự phụ thuộc vào khí đốt, dầu và than đá của Nga. Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đã đoàn kết ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến chống Nga và ghi nhận nguyện vọng Âu Châu của Kyiv.
Trong chuyến thăm Kyiv ngày 20/4, Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel cho biết Ủy ban Âu Châu sẽ công bố kết luận đầu tiên về tư cách ứng viên của Ukraine vào cuối tháng 6, sau đó vấn đề này sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của Hội đồng.
Chấn động Hoa Kỳ: Nửa đêm trang bị hùng hậu tấn công Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Công Giáo
VietCatholic Media
05:14 09/06/2022
1. Trang bị hùng hậu đến nhà lấy mạng Thẩm Phán Công Giáo Brett Kavanaugh
Một phát ngôn viên của Tòa án Tối cao hôm thứ Tư xác nhận rằng một người đàn ông có vũ trang đã bị bắt sau khi đến nhà Thẩm Phán Công Giáo Brett Kavanaugh, trang bị rất hùng hậu.
“Vào khoảng 1 giờ 50 phút sáng hôm nay, một người đàn ông đã bị bắt gần nơi ở của Thẩm Phán Kavanaugh,” nhân viên công chúng sự vụ của tòa án, Patricia McCabe, cho biết trong một tuyên bố. “Người đàn ông đã trang bị vũ khí và đưa ra những lời đe dọa chống lại Thẩm Phán Kavanaugh. Anh ta đã được chở đến Quận 2 của Cảnh sát Montgomery County.”
Washington Post dẫn các nguồn tin nói rằng người đàn ông, có vẻ như khoảng ngoài 20 tuổi, đến từ California và nói với cảnh sát rằng anh ta muốn giết Kavanaugh.
Những nguồn ẩn danh đó cũng nói với tờ Post rằng anh ta đang mang theo nhiều vũ khí. Anh ta cũng mang theo “dụng cụ ăn trộm”, họ nói với tờ Post.
Một quan chức thực thi pháp luật nói với hãng tin AP rằng người đàn ông này có một khẩu súng và một con dao.
Các nguồn tin nói với tờ Post rằng người đàn ông chưa đến được nhà của Kavanaugh thì đã bị bắt trên một con phố gần khu nhà của Thẩm Phán ở Montgomery County, Maryland.
Thống đốc Maryland, Larry Hogan, đã đưa ra một tuyên bố hôm thứ Tư nói rằng ông đã được thông báo tóm tắt về mối đe dọa đối với Thẩm Phán Kavanaugh và gia đình anh ta, đồng thời cảm ơn chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang vì họ đã bảo vệ vị Thẩm Phán.
Thống đốc Đảng Cộng hòa cho biết: “An ninh được nâng cao tại nhà của các thẩm phán bắt đầu sau một yêu cầu của Thống đốc Virginia và tôi đã gửi tới Bộ trưởng Tư Pháp Garland vào tháng trước. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các quan chức thực thi pháp luật liên bang và địa phương để giúp bảo đảm các khu dân cư này được an toàn.”
“Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo ở cả hai đảng ở Washington lên án mạnh mẽ những hành động này vô điều kiện,” Hogan nói thêm. “Điều quan trọng đối với hệ thống hiến pháp của chúng ta là các thẩm phán có thể thực hiện nhiệm vụ của mình mà không sợ bạo lực đối với họ và gia đình của họ”.
Các nguồn tin nói với tờ Post rằng người đàn ông có thể đã tức giận về một dự thảo ý kiến của Tòa án Tối cao bị rò rỉ cho rằng tòa án có thể lật lại vụ án Roe chống Wade, vụ án mang tính bước ngoặt năm 1973 đã hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc.
Source:Catholic News Agency
2. Người đàn ông bị buộc tội cố ý giết Thẩm Phán tòa án tối cao
Một đơn khiếu nại hình sự được đệ trình hôm thứ Tư đã buộc tội Nicholas John Roske, 26 tuổi ở Simi Valley, California, vi phạm luật liên bang với tội cố sát một thẩm phán của Tòa án Tối cao.
Được ký bởi đặc vụ FBI Ian Montijo, đơn khiếu nại liệt kê hành vi phạm tội của Roske với mục “Cố gắng bắt cóc hoặc giết người, hoặc đe dọa hành hung, bắt cóc hoặc giết một Thẩm phán Hoa Kỳ, đang là một Thẩm phán hiện tại của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.”
Tin tức được đưa ra sau khi một nữ phát ngôn viên của Tòa án Tối cao xác nhận rằng một người đàn ông có vũ trang đã bị bắt sau khi đe dọa Thẩm Phán Brett M. Kavanaugh.
Theo một bản khai kèm theo đơn khiếu nại, hai phó cảnh sát trưởng Hoa Kỳ “nhìn thấy một người mặc quần áo đen, mang ba lô đen và một chiếc vali, ra khỏi một chiếc xe taxi dừng trước Quận Montgomery, Maryland, nơi cư trú của một Thẩm Phán đương nhiệm vào đầu ngày Thứ Tư, lúc 1:05 sáng”
Chiếc vali và ba lô đó chứa một áo giáp chống đạn và một con dao găm, một khẩu súng lục Glock 17 với hai băng đạn, bình xịt hơi cay, dây buộc, một cái búa, tuốc nơ vít, đinh bấm, xà beng, băng keo và ủng đi bộ đường dài, trong số các mục khác.
Theo tờ khai, Roske sau đó nói rằng anh ta đã mua khẩu súng lục cùng với các vật phẩm khác, với mục đích giết Thẩm Phán trước khi tự sát. Roske cho biết anh ta đã tìm thấy địa chỉ của vị Thẩm Phán trên các mạng xã hội.
Bản tuyên thệ cho biết thêm rằng Trung tâm Liên lạc Khẩn cấp Quận Montgomery đã nhận được cuộc gọi từ một người được xác định là Nicholas John Roske. Người này tiết lộ với trung tâm rằng anh ta đang có ý định tự tử và có một khẩu súng, và nói với người gọi rằng anh ta đã đi từ California để giết một thẩm phán Tòa án tối cao.
Cảnh sát sau đó tìm thấy Roske, trong khi anh ta vẫn đang nói chuyện với trung tâm liên lạc khẩn cấp, và bắt anh ta vào tù.
Roske sau đó đã tiết lộ với một thám tử về động cơ của mình. Anh ta “buồn về việc rò rỉ dự thảo quyết định gần đây của Tòa án Tối cao liên quan đến quyền phá thai cũng như vụ xả súng gần đây ở Uvalde, Texas.”
Trong khi khiếu nại hình sự không phải là kết luận có tội, Roske phải đối mặt với mức án tối đa là 20 năm tù liên bang nếu bị kết tội, thông cáo báo chí của Sở Tư Pháp, Maryland, cho biết.
Roske đã xuất hiện lần đầu tại Tòa án Quận Hoa Kỳ ở Greenbelt vào thứ Tư, một báo cáo của một chi nhánh địa phương của ABC và Associated Press đã cho biết như trên. Roske sẽ vẫn ở trong tù và bị từ chối tại ngoại hầu tra.
Theo phóng viên Beatrice Peterson của ABC, Roske sẽ vẫn bị giam giữ cho đến phiên điều trần sơ bộ dự kiến vào ngày 22/6.
Trong những tuần gần đây, các trung tâm trợ giúp mang thai và các ngôi thánh đường đã bị phá hoại nhiều lần sau khi bản dự thảo của Tòa án Tối cao bị rò rỉ vào tháng 5 cho thấy rằng các thẩm phán đã sẵn sàng lật ngược lại phán quyết Roe chống Wade, được Tòa án Tối cao đưa ra năm 1973 về hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc.
Tòa án dự kiến sẽ đưa ra quan điểm hoặc quyết định chính thức trong vụ Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson, vào cuối tháng Sáu hoặc đầu tháng Bảy.
Source:Catholic News Agency
3. Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha: Tuổi già tỏ cho chúng ta sự dịu dàng của Thiên Chúa
Sáng thứ Tư, ngày 08 tháng Sáu, đã có gần 20.000 tín hữu hành hương từ nhiều nơi đến tham dự buổi tiếp kiến chung hằng tuần của Đức Thánh Cha Phanxicô, tại Quảng trường thánh Phêrô dưới trời nắng khá gay gắt.
Như những lần trước đây, trước khi bắt đầu lúc 9 giờ, Đức Thánh Cha đi xe mui trần tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu, trước khi lên bục cao ở thềm Đền thờ để bắt đầu buổi tiếp kiến.
Sau khi Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá, mọi người nghe đọc đoạn Tin mừng theo thánh Gioan (3, 3-6), thuật lại lời Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thật tôi bảo ông, nếu ai không sinh ra từ trên cao thì không thể thấy Nước Thiên Chúa”. Ông Nicôđêmô nói với Ngài: “Làm sao một người có thể sinh ra khi đã già rồi? Phải chăng họ lại vào lòng mẹ lần thứ hai để tái sinh?”. Chúa Giêsu đáp: “Thực, tôi bảo thực, nếu một người không sinh ra bởi nước và Thánh Linh, thì không thể vào Nước Chúa. Điều gì sinh ra bởi xác thịt thì là xác thịt, và điều gì sinh ra bởi Thần Trí thì là Thần Trí”.
Trong bài giáo lý tiếp đó, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già. Bài thứ 13 này có tựa đề: “Ông Nicôđêmô: “Làm sao một người có thể sinh ra khi đã già rồi” (Ga 3:4).
Mở đầu bài giáo lý, Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trong số những nhân vật cao niên có liên quan nhất trong các Tin Mừng là Nicôđêmô - một trong những nhà lãnh đạo Do Thái – người, vì muốn biết Chúa Giêsu, đã đến gặp Người vào ban đêm, mặc dù trong vòng bí mật (x. Ga 3: 1-21). Trong cuộc trò chuyện giữa Chúa Giêsu và Nicôđemô, cốt lõi mạc khải của Chúa Giêsu và sứ mệnh cứu chuộc của Người hiện rõ khi Người nói: “Vì Thiên Chúa yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Người, hầu cho hễ ai tin Con ấy sẽ không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (câu 16).
Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng để “nhìn thấy vương quốc của Thiên Chúa”, người ta cần “được sinh lại từ trên cao” (xem câu 3). Điều này không có nghĩa là bắt đầu lại từ việc sinh ra, lặp lại việc chúng ta đến trong thế giới, hy vọng rằng một sự tái nhập thể mới sẽ mở ra cơ hội để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tái nhập thể như thế không có nghĩa gì cả. Đúng hơn, nó sẽ làm trống rỗng mọi ý nghĩa của cuộc sống mà chúng ta đã sống, xóa bỏ nó như thể đó là một thí nghiệm thất bại, một giá trị đã chấm dứt, một khoảng trống lãng phí. Không, không phải như vậy, không phải là sự tái sinh mà Chúa Giêsu nói đến. Nó là một điều khác thế. Dưới mắt Thiên Chúa, sự sống này rất quý giá - nó lên căn tính chúng ta như những hữu thể được Thiên Chúa yêu thương dịu dàng. Việc “sinh ra từ trên cao” này, một việc giúp chúng ta “vào” vương quốc của Thiên Chúa, là việc sinh ra trong Chúa Thánh Thần, một vượt qua từ nước hướng về miền đất hứa của một sáng thế đã được hòa giải với tình yêu của Thiên Chúa. Đó là sự tái sinh từ trên cao với ơn sủng Thiên Chúa. Nó không phải là được tái sinh về thể lý một lần nữa.
Nicôđêmô hiểu sai việc sinh ra này và hoài nghi nó khi dùng tuổi già làm bằng chứng cho việc bất khả thi của nó: các hữu thể nhân bản chắc chắn sẽ già đi, giấc mơ của tuổi trẻ vĩnh viễn biến mất, cao điểm là số phận của bất cứ sự sinh ra nào trong thời gian. Làm sao có thể tưởng tượng được một hình thức sinh ra một lần nữa? Đây là cách Nicôđêmô nghĩ và ông không thể tìm ra cách nào để hiểu được lời của Chúa Giêsu. Chính xác thì sự tái sinh này là gì?
Sự phản bác của Nicôđêmô dạy chúng ta nhiều điều. Thực vậy, chúng ta có thể đảo ngược nó, theo lời của Chúa Giêsu, với việc khám phá ra một sứ mệnh phù hợp với tuổi già. Thật vậy, già đi không những không phải là một trở ngại đối với việc sinh ra từ trên cao mà Chúa Giêsu muốn nói đến, mà còn trở thành thời điểm thích hợp để soi sáng nó, khiến nó không bị đánh đồng với niềm hy vọng đã mất. Thời đại của chúng ta và nền văn hóa của chúng ta, vốn chứng tỏ xu hướng đáng lo ngại coi việc sinh ra một đứa trẻ chỉ là vấn đề của diễn trình sản xuất con người và tái sản xuất họ về phương diện sinh học, nuôi dưỡng huyền thoại về tuổi trẻ vĩnh cửu như nỗi ám ảnh tuyệt vọng về một cơ thể không thể bị hủy hoại. Tại sao tuổi già không được đánh giá cao về nhiều mặt? Vì nó mang bằng chứng không thể chối cãi về sự kết liễu huyền thoại này, điều khiến chúng ta luôn muốn trở lại lòng mẹ để trở lại với một cơ thể trẻ trung.
Kỹ thuật, nhiều cách, đang rất hào hứng trước huyền thoại trên. Trong khi chờ đánh bại thần chết, chúng ta có thể giữ cho cơ thể sinh động bằng thuốc và mỹ phẩm có tác dụng làm chậm, giấu, xóa tuổi già. Đương nhiên, phúc lợi là một chuyện, huyền thoại nuôi dưỡng nó lại là một chuyện khác. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng sự nhầm lẫn giữa hai điều này đang tạo ra sự hoang mang tâm thần nào đó trong chúng ta. Nhầm lẫn giữa phúc lợi với việc nuôi dưỡng huyền thoại về tuổi trẻ vĩnh cửu. Phải làm mọi điều để luôn có tuổi trẻ này - trang điểm thật nhiều, can thiệp phẫu thuật thật nhiều để có vẻ ngoài trẻ trung. Những lời của một nữ diễn viên người Ý khôn ngoan, [Anna] Magnani, hiện ra trong tâm trí tôi, khi người ta nói với cô rằng cô phải xóa nếp nhăn, cô nói, “Không, không được chạm đến chúng! Phải mất rất nhiều năm để có được chúng đấy - đừng chạm đến chúng!” Các nếp nhăn ấy chính là: dấu hiệu của kinh nghiệm, dấu hiệu một cuộc sống, dấu hiệu của sự trưởng thành, dấu hiệu của một cuộc hành trình. Đừng chạm đến chúng để trở nên trẻ, để khuôn mặt anh chị em có thể trông trẻ ra. Điều quan trọng là toàn bộ nhân cách; trái tim mới quan trọng, và trái tim vẫn còn với tuổi trẻ của rượu ngon - rượu càng lâu năm càng ngon.
Cuộc sống trong xác phàm của chúng ta là một thực tại đẹp đẽ “chưa hoàn thành”, giống như một số tác phẩm nghệ thuật có sức hấp dẫn độc đáo chính là do tính chưa hoàn thành của chúng. Vì cuộc sống ở đây là một "sự khởi đầu", không phải là sự hoàn thành. Chúng ta bước vào thế giới giống như thế, giống như những người thực, như những người tiến tới tuổi tác nhưng luôn có thật. Nhưng sự sống trong xác phàm của chúng ta là một không gian và thời gian quá nhỏ để có thể giữ nó nguyên vẹn và mang nó tới chỗ trọn vẹn trong thời gian ở đời này, phần quý giá nhất trong cuộc hiện sinh của chúng ta. Chúa Giêsu nói rằng đức tin, điều chào đón việc loan báo Tin Mừng về vương quốc của Thiên Chúa mà chúng ta được định sẵn, chứa đựng một hiệu quả chính yếu phi thường. Nó cho phép chúng ta “nhìn thấy” vương quốc của Thiên Chúa. Chúng ta trở nên có khả năng thực sự nhìn thấy nhiều dấu hiệu cho thấy niềm hy vọng nên trọn của chúng ta đang tới gần, niềm hy vọng vốn mang trong cuộc đời chúng ta dấu hiệu được định sẵn để hưởng cuộc sống vĩnh cửu trong Thiên Chúa.
Các dấu hiệu ấy là các dấu hiệu của tình yêu Tin Mừng được Chúa Giêsu soi sáng bằng nhiều cách. Và nếu chúng ta có thể “nhìn thấy” chúng, chúng ta cũng có thể “vào” vương quốc qua ngả Chúa Thánh Thần, qua nước tái sinh.
Tuổi già là điều kiện ban cho nhiều người trong chúng ta trong đó phép lạ của việc sinh ra từ trên cao này có thể được đồng hóa một cách thân mật và trở nên đáng tin cậy đối với cộng đồng nhân loại. Nó không thông truyền nỗi tiếc nuối sự ra đời trong thời gian, mà là tình yêu đối với đích đến cuối cùng của chúng ta. Ở góc độ này, tuổi già có một vẻ đẹp độc nhất vô nhị - chúng ta đang hành trình về phía Vĩnh cửu. Không ai có thể vào lại tử cung của mẹ mình, thậm chí không sử dụng chất thay thế nó của kỹ thuật và xã hội tiêu dùng. Đấy không phải là khôn ngoan; đấy không phải là cuộc hành trình đã được hoàn thành; đấy là nhân tạo. Điều đó thật đáng buồn, ngay cả khi nó khả hữu. Người lớn tuổi tiến lên phía trước; người cao niên hành trình hướng về đích cuối cùng, hướng tới thiên đàng của Thiên Chúa; người cao niên hành trình với sự khôn ngoan của kinh nghiệm sống. Do đó, tuổi già là thời điểm đặc biệt để tách rời tương lai khỏi ảo tưởng kỹ trị của thuật sinh tồn sinh học và người máy, đặc biệt vì nó mở đường đưa người ta vào sự dịu dàng của tử cung sáng tạo và sinh sản của Thiên Chúa. Tôi muốn nhấn mạnh từ ngữ này ở đây - sự dịu dàng của người già. Anh chị em hãy quan sát cách một người ông hoặc một người bà nhìn các cháu của họ, cách họ ôm lấy cháu mình - sự dịu dàng, thoát mọi đau khổ của con người, đã chiến thắng những thử thách của cuộc đời và có thể trao tặng tình yêu thương, sự gần gũi yêu thương của một con người cho một con người khác. Sự dịu dàng này mở cửa giúp anh chị em hiểu được sự dịu dàng của Thiên Chúa. Thiên Chúa là như thế, Người biết ôm ấp như thế nào. Và tuổi già giúp chúng ta hiểu khía cạnh này của Thiên Chúa, Đấng là chính sự dịu dàng. Tuổi già là thời điểm đặc biệt để tách rời tương lai khỏi ảo tưởng kỹ trị, đó là thời điểm dịu dàng của Thiên Chúa, sự dịu dàng sẽ tạo ra, tạo ra một nẻo đường cho tất cả chúng ta.
Cầu xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta việc mở lại sứ mệnh tinh thần - và văn hóa - của tuổi già biết hòa hợp chúng ta với việc sinh ra từ trên cao. Khi nghĩ về tuổi già như thế, chúng ta có thể nói - tại sao nền văn hóa vứt bỏ này lại quyết định loại bỏ người già, coi họ là kẻ vô dụng? Người già là sứ giả của tương lai, người già là sứ giả của sự dịu dàng, người già là sứ giả của sự khôn ngoan từ kinh nghiệm sống. Chúng ta hãy tiến về phía trước và quan sát những người cao niên.
Putin không xong: Bất ngờ hủy bỏ sự kiện lớn, dân tình nhốn nháo. Na Uy cho Ukraine vũ khí hạng nặng
VietCatholic Media
16:08 09/06/2022
1. Putin đã đột ngột hủy bỏ một sự kiện quan trọng làm dấy lên nhiều đồn đoán
Putin đã bất ngờ hoãn cuộc Hỏi Đáp trên truyền hình hàng năm của mình. Điều này càng làm dấy lên những tin đồn liên tục về sức khỏe được cho là kém của ông ta.
Tổng thống tàn nhẫn của Nga chỉ bỏ lỡ sự kiện này hai lần trong 20 năm qua kể từ lần đầu tiên ông nắm quyền vào năm 2000.
Putin được cho là đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe và có vẻ yếu đi trong những lần xuất hiện gần đây trong bối cảnh cuộc xâm lược thảm khốc vào Ukraine.
Các nhà quan sát đã tự hỏi điều gì đang xảy ra với Putin sau khi thấy ông ta trùm một chiếc chăn dày trên đùi tại một cuộc diễn hành, cũng như việc run tay run chân không thể kiểm soát được khi đang họp.
Và thông báo đột ngột hủy bỏ mới nhất này sẽ chỉ làm dấy lên thêm những tin đồn - với những gợi ý rằng ông ta có thể bị Parkinson, ung thư, hoặc thậm chí là chứng mất trí nhớ giai đoạn đầu.
Mỗi năm trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, Putin đều trả lời những câu hỏi từ công chúng Nga trong một chương trình truyền hình trực tiếp kéo dài hàng mấy tiếng đồng hồ. Ông ta đánh giá rất cao chương trình này và từ năm 2000 đến nay chỉ bỏ qua 2 lần.
Điều đáng nói là thông báo dời lại đến một ngày không xác định diễn ra chỉ vài ngày sau khi có thông báo rằng sự kiện này sẽ diễn ra trong tháng Sáu như thường lệ.
Một giả thuyết cho rằng ông và những người phụ trách bảo vệ Điện Cẩm Linh lo sợ những câu hỏi hóc búa liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.
Cuộc xâm lược kéo dài hơn 100 ngày đã chứng kiến hơn 30.000 binh sĩ Nga bị giết trong một thảm họa quân sự lớn nhất thời hiện đại.
Tuy nhiên, cũng có khả năng là có thể có mối quan tâm liên tục về sức khỏe của ông tổng thống 69 tuổi này.
Có thể có những lo ngại về khả năng ngồi trả lời liên tục từ 3 đến 4 giờ như ông ta vẫn làm.
Những lần xuất hiện gần đây của Putin thường bị giới quan sát mổ xẻ, chỉ ra những điểm kỳ quặc mới trong hành vi của ông ta, cho thấy tình trạng sức khỏe kém.
Và người ta hiểu rằng Điện Cẩm Linh đã kiểm duyệt gắt gao tất cả các lần xuất hiện của Putin, một số hình ảnh cho thấy các cuộc gặp gỡ và chào đón gần đây có thể là giả mạo.
Phát ngôn nhân của Putin là Dmitry Peskov cho biết sự kiện này được hoãn lại đến một ngày “không xác định”, và chắc chắn không phải là vào tháng Sáu.
Điện Cẩm Linh trước đây đã khoe rằng những người gọi điện có thể tự do hỏi ông bất kỳ chủ đề nào. Không có lý do nào được đưa ra nhằm giải thích cho sự hoãn lại vô thời hạn này.
Đã có những tuyên bố rằng ông ta đang chiến đấu với bệnh ung thư máu, tuyến giáp hoặc ung thư vùng bụng, và có cả những ý kiến cho rằng ông ta đang mắc bệnh Parkinson giai đoạn đầu.
Một số nguồn tin ở phương Tây nói rằng ông đã trải qua quá trình điều trị ung thư trong thời gian chiến tranh.
Điện Cẩm Linh luôn cho rằng sức khỏe của Putin rất tốt và Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov gần đây đã phủ nhận Putin bị ốm.
2. Na Uy tặng cho Ukraine 22 xe pháo tự hành để “chống chọi với các cuộc tấn công của Nga”
Theo Bộ Quốc phòng Na Uy, nước này đã tặng cho Ukraine 22 xe pháo tự hành để giúp nước này “chống chọi lại các cuộc tấn công của Nga”.
Trong một tuyên bố hôm thứ Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Bjørn Arild Gram nói rằng “sự phát triển trong cuộc chiến ở Ukraine hiện nay cho thấy rằng cần thiết phải cung cấp các hệ thống pháo và vũ khí hạng nặng hơn”.
Quân đội Na Uy đã viện trợ pháo M109, loại vũ khí tầm xa, sau khi gần đây đã thay thế kho của họ bằng loại pháo mới của Hàn Quốc, tuyên bố cho biết.
Các khẩu súng được tặng cùng với thiết bị, phụ tùng và đạn dược, theo MOD của Na Uy.
Các binh sĩ Ukraine đã được Quân đội Na Uy ở Đức huấn luyện cách sử dụng hệ thống này, tuyên bố cho biết thêm.
Gram gọi khoản quyên góp của Na Uy là một “đóng góp đáng kể” mà “Ukraine rất cần”.
“Chính phủ Na Uy đã chờ đợi để thông báo công khai khoản quyên góp vì lý do an ninh. Các khoản quyên góp trong tương lai có thể không được công bố hoặc bình luận, “tuyên bố cho biết.
Mỹ, Hà Lan và Đức là một số quốc gia khác cũng đã cung cấp cho Ukraine các xe pháo tự hành
3. Quan chức Ukraine cho biết: Hàng trăm người “bị bắt làm con tin” ở Kherson trong “phòng tra tấn” và “giam giữ trước khi xét xử”
Khoảng 600 người đang “bị bắt làm con tin” trong “những căn phòng được trang bị như phòng tra tấn” và cơ sở “giam giữ trước khi xét xử” ở vùng Kherson do Nga chiếm đóng.
Trong số 600 người, một nửa đang “bị bắt làm con tin trong tòa nhà hành chính nhà nước khu vực Kherson, trong một trung tâm giam giữ trước khi xét xử, và tại trường dạy nghề số 17 ở thành phố Henichesk”, Tamila Tasheva, đại diện của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết.
Cô cho biết trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm thứ Tư, trích dẫn các cơ quan chính phủ và các nhà hoạt động gần đây đã chạy trốn khỏi lãnh thổ bị chiếm đóng.
Những người bị giam giữ được Tasheva mô tả là “con tin dân sự, nhà hoạt động, nhà báo và tù binh chiến tranh”, một số người trong số họ tuyên bố đã bị đưa từ Kherson đến Simferopol - thành phố lớn thứ hai ở Crimea do Nga chiếm đóng.
Gần như toàn bộ Kherson - nằm ở miền nam Ukraine - đã bị Nga chiếm đóng kể từ cuộc xâm lược vào cuối tháng Hai.
Các quan chức Ukraine ước tính ít nhất một nửa dân số Kherson đã rời khỏi khu vực trong chiến tranh.
Vào cuối tháng 5, chính quyền do Nga cài đặt ở Kherson đã chính thức đóng cửa ranh giới của khu vực với các khu vực xung quanh do chính phủ Ukraine kiểm soát.
Động thái này diễn ra sau khi các điểm xuất cảnh từ Kherson đã bị phong tỏa không chính thức trong nhiều tuần, theo các quan chức Ukraine, những người cáo buộc rằng bất kỳ ai muốn rời khỏi khu vực sẽ bị đưa đến Crimea giam giữ.
Những nỗ lực của chính quyền do Nga cài đặt ở Kherson nhằm xây dựng các căn cứ quân sự và thúc đẩy những gì các quan chức Mỹ và Ukraine cho rằng sẽ là một cuộc trưng cầu dân ý giả để biến khu vực này trở thành một nước “Cộng hòa”. Trong tuần qua, Ukraine đã tấn công mạnh vào khi vực Kherson với ý đồ rõ rệt là giải phóng thành phố này. Quân Nga bị cáo buộc đã bắt dân ở lại làm con tin.
4. Thực phẩm hiện là một phần trong “kho vũ khí khủng bố” của Nga, người đứng đầu Liên Hiệp Âu Châu cho biết
Thực phẩm đã trở thành một phần của “kho vũ khí khủng bố” của Nga, Ursula von der Leyen, người đứng đầu Ủy ban Âu Châu cho biết hôm thứ Tư.
Trong bài phát biểu trước Nghị viện Âu Châu tại Strasbourg, bà von der Leyen nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải khôi phục các cảng trên bờ Hắc Hải của Ukraine, như một biện pháp khắc phục cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang rình rập bộc phát.
“Đây là một cuộc bao vây lạnh lùng, nhẫn tâm và có tính toán của Putin đối với một số quốc gia và người dân dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Và do đó, giờ đây, thưa các Thành viên Danh dự, thực phẩm ngày nay đã trở thành một phần trong kho vũ khí khủng bố của Điện Cẩm Linh, và chúng ta không thể dung thứ cho điều này”, bà von der Leyen nói với các nhà lập pháp Liên Hiệp Âu Châu.
Các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu đối với Nga “không ảnh hưởng đến các mặt hàng lương thực cơ bản”, người đứng đầu Ủy ban Liên Hiệp Âu Châu nhấn mạnh.
“Chúng không ảnh hưởng đến việc buôn bán ngũ cốc hoặc các loại thực phẩm khác giữa Nga và các nước thứ ba. Và việc Nga bao vây các cảng tạo ra một tình trạng cấm vận hải cảng, là nơi đặc biệt có quyền miễn trừ hoàn toàn đối với hàng hóa nông nghiệp, trong bất kỳ bối cảnh nào” bà nói thêm, nhấn mạnh sự cần thiết phải chống lại thông tin sai lệch “của Nga về cuộc khủng hoảng lương thực.
Phát biểu của bà được đưa ra khi các ngoại trưởng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức các cuộc họp tại Ankara vào hôm thứ Tư để thảo luận về các vấn đề liên quan đến xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine.
Von der Leyen cảm ơn Liên Hiệp Quốc đã “nỗ lực” giúp khôi phục các cảng Hắc Hải của Ukraine, đồng thời nhắc lại rằng “phần lớn ngũ cốc của Ukraine chỉ có thể được xuất khẩu” thông qua các tuyến đường này.
Liên Hiệp Âu Châu kỳ vọng sẽ thể hiện “sự đoàn kết tương tự” mà họ đã “thể hiện với Ukraine khi giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới”, bà nói thêm, và cam kết với khối về nhiệm vụ này.
Nga đã thực hiện phong tỏa các cảng của Ukraine, và có hơn 20 triệu tấn ngũ cốc hiện đang bị mắc kẹt bên trong Ukraine.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Ukraine là nước xuất khẩu ngô lớn thứ 4 thế giới và là nước xuất khẩu lúa mỳ lớn thứ 5, và chương trình chống mất an ninh lương thực của Liên Hiệp Quốc đã mua khoảng một nửa lượng lúa mỳ từ Ukraine mỗi năm.
Chúng ta sẽ thấy tình hình ngày càng bi thảm, đặc biệt là nếu tất cả ngũ cốc mà chúng ta đã thấy quanh Ukraine trong các hầm chứa, không đến được những nơi xa xôi ở Phi Châu và các khu vực khác trên thế giới phụ thuộc vào ngũ cốc mà Ukraine sản xuất. Đây không chỉ là cuộc chiến vì tự do và dân chủ của người dân Ukraine, đây còn là cuộc chiến để bảo đảm nhiều người trên toàn cầu sẽ đủ ăn trong những tháng tới.
Cuộc khủng hoảng lương thực tiềm ẩn đã được cộng thêm bởi các vấn đề từ bão và hạn hán trên khắp thế giới trong năm qua.
5. Người đứng đầu Liên Hiệp Quốc: Tất cả các nước sẽ cảm thấy hậu quả của chiến tranh Ukraine
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho biết, ảnh hưởng lan tỏa từ cuộc chiến ở Ukraine đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về chi phí sinh hoạt mà không quốc gia hoặc cộng đồng nào có thể thoát khỏi.
Ông Antonio Guterres đã đưa ra lập trường trên vào hôm thứ Tư trong một cuộc họp báo dành riêng cho việc trình bày các báo cáo về tác động của xung đột đối với an ninh lương thực, năng lượng và tài chính. Trước đó, ông nói rằng cuộc chiến ở Ukraine đang thổi bùng lên một cuộc khủng hoảng toàn cầu ba chiều - lương thực, năng lượng và tài chính.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc cho rằng, các nước phải hành động ngay để cứu sống những mạng người và chặn đứng nguy cơ đói kém.
“Ba tháng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, chúng ta phải đối mặt với một thực tế mới. Đối với những người dân Ukraine, mỗi ngày họ phải gánh chịu thêm sự đổ máu và đau khổ mới. Và đối với người dân trên toàn thế giới, cùng với các cuộc khủng hoảng khác, chiến tranh tại Ukraine đang đe dọa mở ra một làn sóng đói kém chưa từng có, để lại sự hỗn loạn về kinh tế và xã hội”.
Hơn nữa, cuộc khủng hoảng đang làm gia tăng hậu quả của những thách thức khác mà các quốc gia đang đối đầu, chẳng hạn như tình trạng khẩn cấp về khí hậu, đại dịch COVID-19 và sự bất bình đẳng về tài nguyên để phục hồi sau đại dịch.
Theo báo cáo, số người bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng đã tăng gấp đôi từ 135 triệu người trước đại dịch, lên 276 triệu người chỉ trong vòng hai năm. Ảnh hưởng của chiến tranh có thể đẩy con số này lên 323 triệu.
Ước tính có khoảng 1,6 tỷ người tại 94 quốc gia đang phải đối mặt với ít nhất một khía cạnh của cuộc khủng hoảng, và khoảng 1,2 tỷ người sống ở các quốc gia khác có nguy cơ nghiêm trọng của cả ba khía cạnh.
Báo cáo kêu gọi bình ổn giá thực phẩm và nhiên liệu cao kỷ lục, thực hiện mạng lưới an toàn xã hội và tăng cường hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển.
6. Nga phủ nhận trách nhiệm về cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu
Hôm thứ Tư, ông Sergei Lavrov đã đổ lỗi cho Ukraine phải giải quyết vấn đề nối lại các chuyến hàng ngũ cốc bằng cách khai thác các cảng của nước này. Phát biểu của Sergei Lavrov gây kinh ngạc cho thế giới vì chính Nga đã phong tỏa các hải cảng của Ukraine bằng hạm đội Hắc Hải của họ.
Ngoại trưởng Lavrov cho biết phía Nga không cần thực hiện hành động bất cứ hành động nào vì họ đã thực hiện các cam kết cần thiết.
“Chúng tôi tuyên bố hàng ngày rằng chúng tôi sẵn sàng bảo đảm an toàn cho các tàu rời cảng Ukraine và hướng đến vịnh Bosphorus, chúng tôi sẵn sàng làm điều đó với sự hợp tác của các đồng nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ”, ông nói sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ.
“Để giải quyết vấn đề, điều cần thiết duy nhất là người Ukraine phải cho tàu thuyền rời cảng của họ, bằng cách rà phá bom mìn hoặc bằng cách đánh dấu các hành lang an toàn, không cần thêm gì nữa”.
Ukraine là một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới và các nước phương Tây đã cáo buộc Nga tạo ra nguy cơ nạn đói toàn cầu bằng cách đóng cửa các cảng ở Hắc Hải của Ukraine.
Mạc Tư Khoa tiếp tục phủ nhận trách nhiệm về cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế, đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt của phương Tây.
7. Bộ Tài Chính Hoa Kỳ cấm người Mỹ mua cổ phiếu và trái phiếu của Nga
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban hành các hạn chế đầu tư mới cấm người Mỹ mua cổ phiếu và trái phiếu của Nga.
Lệnh cấm là bước đi mới nhất của các quan chức Mỹ nhằm tăng áp lực tài chính lên Nga trước hành động xâm lược Ukraine của Mạc Tư Khoa.
Theo hướng dẫn mới do Bộ Tài chính ban hành, các nhà đầu tư Hoa Kỳ bị cấm mua “tất cả các cổ phiếu mới phát hành hay hiện có do các tổ chức ở Liên bang Nga phát hành”.
Cho đến nay, người Mỹ có thể mua cổ phiếu và trái phiếu của Nga trên thị trường trung gian.
Bộ Tài chính cho biết người Mỹ vẫn sẽ được phép bán cổ phiếu và trái phiếu của Nga, mặc dù chỉ được bán cho một “người không phải là người Mỹ”. Với các cổ phiếu đã lỡ mua, người Mỹ không “bắt buộc” phải bán đổ bán tháo các chứng khoán Nga và có thể tiếp tục nắm giữ chúng.
8. Thủ tướng Đức và tổng thống Ukraine “đồng ý làm mọi thứ” có thể để xuất khẩu ngũ cốc
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đồng ý “làm mọi thứ” để cho phép xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine khi lo ngại về khủng hoảng lương thực toàn cầu gia tăng.
Trong cuộc điện đàm hôm thứ Tư, Scholz đã thông báo tóm tắt cho nhà lãnh đạo Ukraine về các cuộc điện đàm của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào ngày 28/5.
“Thủ tướng và Tổng thống Ukraine cũng đã trao đổi quan điểm về tình hình quân sự và nhân đạo hiện nay ở Ukraine. Họ nhất trí rằng mọi thứ phải được thực hiện để có thể xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine, đặc biệt là bằng đường biển.”
Lời kêu gọi của các nhà lãnh đạo được đưa ra khi các ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ và Nga gặp nhau tại Ankara hôm thứ Tư để thảo luận về các vấn đề liên quan đến xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine.
Trong một tweet hôm thứ Tư, Zelenskiy cho biết ông đã nêu vấn đề về việc Nga “tuân thủ các quy tắc quốc tế về đối xử với tù nhân chiến tranh” với Scholz. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các quyết định về việc Ukraine hội nhập vào Liên minh Âu Châu
9. Lavrov nói rằng ý định của Nga là “rõ ràng” sau khi đối mặt với nhà báo Ukraine
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết hôm thứ Tư rằng ý định và mục tiêu của Nga ở Ukraine là “rõ ràng” và khẳng định rằng Mạc Tư Khoa không ngăn cản xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine.
Trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tại Ankara, một nhà báo Ukraine đã hỏi Ngoại trưởng Lavrov: “Ngoài các sản phẩm ngũ cốc, Nga còn muốn đánh cắp những thứ gì từ Ukraine?”
Ông trả lời rằng “liên quan đến ngũ cốc, không có trở ngại hay thách thức nào do Liên bang Nga gây ra.”
“Ông Zelenskiy cần đưa ra chỉ thị để các cảng của Ukraine có thể trở nên an toàn”, Ngoại trưởng Lavrov nói và nhắc lại nhận xét trước đó của ông rằng Ukraine cần phải tiến hành khai thác vùng biển của mình để bảo đảm tàu bè qua lại an toàn.
Ngoại trưởng Lavrov nói “chúng tôi không phải là những người đáng trách” vì đã tạo ra một vấn đề và rằng “quả bóng nằm trong sân của Ukraine.”
Ngoại trưởng Nga cho biết Nga đang thảo luận về việc bảo đảm an toàn cho tàu bè qua lại với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoại trưởng Lavrov cho biết Nga có “ý định rõ ràng và mục tiêu rõ ràng” ở Ukraine, mà ông tuyên bố là “giải phóng” đất nước khỏi “chế độ tân Quốc xã”, và một lần nữa lặp lại tuyên bố sai lầm từ Điện Cẩm Linh về chính phủ Ukraine.
Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Ukraine đã phản pháo lại những tuyên bố của Ngoại trưởng Lavrov.
“Lời nói của Lavrov trống rỗng,” Oleg Nikolenko.
“Ukraine đã thể hiện rõ quan điểm của mình đối với các cảng biển: cần có thiết bị quân sự để bảo vệ đường bờ biển và hải quân phải tuần tra các tuyến đường xuất khẩu ở Hắc Hải. Không thể cho phép Nga sử dụng các hành lang ngũ cốc để tấn công miền nam Ukraine, Nikolenko nói.
Chấn động thế giới Chính Thống Giáo: Kirill sa thải TGM Hilarion hệt như trong một cuộc đảo chính
VietCatholic Media
16:54 09/06/2022
1. Thảm sát trong nhà thờ ở Nigeria: Đức Thánh Cha Phanxicô thương tiếc các nạn nhân của 'bạo lực không thể kể xiết'
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ “sự gần gũi về mặt tinh thần” với những người Công Giáo Nigeria đang than khóc các nạn nhân của một vụ thảm sát tại một nhà thờ vào Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Một bức điện được gửi thay mặt Đức Thánh Cha nói rằng ngài đang cầu nguyện “cho sự hoán cải của những người mù quáng vì hận thù và bạo lực.”
Trong vụ tấn công ngày 5 tháng 6, các tay súng không rõ danh tính được tường trình đã nổ súng vào các tín hữu Công Giáo tham dự Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tại Nhà thờ Công Giáo Thánh Phanxicô Xaviê ở Owo, bang Ondo, phía tây nam Nigeria.
Các báo cáo ban đầu cho rằng hơn 50 người đã thiệt mạng, bao gồm cả trẻ em và những người khác bị thương.
Bức điện của Đức Giáo Hoàng, được công bố vào ngày 6 tháng 6, đã được gửi cho Đức Cha Jude Ayodeji Arogundade của giáo phận Ondo bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Bức điện cho biết: “Đức Thánh Cha Phanxicô đã vô cùng đau buồn khi biết về vụ tấn công kinh hoàng tại Nhà thờ Thánh Phanxicô ở Owo, và ngài bảo đảm với Đức Cha và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi hành động bạo lực không thể kể xiết này về sự gần gũi tinh thần của ngài.”
“Đức Thánh Cha phó thác linh hồn của những người đã chết cho lòng thương xót từ ái của Thiên Chúa Toàn năng và cầu xin sự chữa lành và an ủi thiêng liêng cho những người bị thương và những người đang đau buồn, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho sự hoán cải của những người mù quáng bởi hận thù và bạo lực để họ sẽ quay sang chọn con đường hòa bình và chính nghĩa. “
“Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin các phước lành thiêng liêng, ơn an ủivà sức mạnh khi Đức Cha và anh chị em tiếp tục sống sứ điệp Phúc Âm với lòng trung thành và can đảm.”
Tòa thánh Vatican cũng đưa ra một tuyên bố vào ngày 5 tháng 6 sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô được thông báo về vụ tấn công.
Ông Matteo Bruni, giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh cho biết: “Đức Giáo Hoàng đã biết về vụ tấn công nhà thờ ở Ondo, Nigeria và cái chết của hàng chục tín hữu, nhiều trẻ em, trong thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống”
“Trong khi các chi tiết của vụ việc đang được làm sáng tỏ, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân và cho đất nước, bị ảnh hưởng đau đớn trong giây phút cử mừng, và giao phó các nạn nhân và đất nước Nigeria cho Chúa, xin Ngài gửi Thánh linh của Ngài đến an ủi họ.”
Source:Catholic News Agency
2. Chấn động thế giới Chính Thống Giáo: Kirill sa thải Tổng Giám Mục Hilarion vì khác biệt quan điểm
Dưới tác động của Thượng Phụ Kirill, Đức Tổng Giám Mục Hilarion Alfeyev của tổng giáo phận Volokolamsk, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa kể từ năm 2009, đã bị Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga bãi nhiệm. Orthodox Times, cơ quan thông tấn của Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinople đã cho biết như trên hôm 7 tháng 6.
Vị Tổng Giám Mục thường được xem là cánh tay phải của Thượng phụ Kirill về các vấn đề đối ngoại, được ghi nhận là có quan điểm khác với Tòa Thượng phụ về cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Từ việc coi sóc tổng giáo phận Volokolamsk, nơi có hàng trăm ngàn tín hữu Chính Thống Giáo, Tổng Giám Mục Hilarion giờ đây trở thành Tổng Giám Mục của Budapest và Toàn Hung Gia Lợi. Tên nghe có vẻ kêu nhưng thực tế chỉ có vài trăm tín hữu. Chúa Nhật và các ngày lễ trọng giáo dân ngồi không quá 5 hàng ghế. Tổng giáo phận Budapest cũng không hoàn toàn mới mẻ đối với Tổng Giám Mục Hilarion. Thật vậy, đó là một lãnh thổ mà ngài biết quá rõ vì ngài là Giám Quản Tông Tòa từ những năm 2000. Từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 6, Hilarion đã đến thăm Hung Gia Lợi và gặp gỡ với Đức Hồng Y Tổng Giám mục Peter Erdö của Budapest.
Như thế, có thể nói vắn tắt, Tổng Giám Mục Hilarion đã bị loại bỏ hầu hết các chức vụ, và chỉ còn giữ được một chức vụ khiêm tốn nhất trong các chức vụ đã đảm nhận.
Từng là học giả tại Đại Học Oxford, Tổng Giám Mục Hilarion là một trong những kiến trúc sư vĩ đại trong việc mở cửa Giáo Hội Chính thống Nga ra thế giới trong những năm gần đây, trước khi Nga xâm lược Ukraine. Tham gia vào đối thoại giữa các tôn giáo, ngài cũng thể hiện mình trong mối quan hệ hợp tác giữa Mạc Tư Khoa và Rôma, đặc biệt thể hiện qua cuộc gặp gỡ lịch sử của Đức Thánh Cha Phanxicô và Kirill tại Cuba vào năm 2016.
Vào ngày 22 tháng 12, năm ngoái, ngài đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp lần thứ ba trong năm 2021, trong khi cuộc gặp lần thứ hai giữa Thượng phụ Mạc Tư Khoa và Giám mục Rôma đang được xem xét.
Đức Tổng Giám Mục Hilarion và Đức Bênêđíctô XVI cũng có một mối quan hệ thân tình, một phần vì tình yêu âm nhạc chung của các vị. Tổng Giám Mục Hilarion là một nhà soạn nhạc và vở nhạc kịch Cuộc Thương Khó Chúa Kitô theo Thánh Matthêu của ngài đã được trình bày tại Rôma sau khi ra mắt ở Mạc Tư Khoa.
Cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm ngoái đã làm đảo lộn sự cân bằng trong Giáo hội Chính thống giáo Nga, trong đó Giáo chủ Kirill đứng về phía Tổng thống Nga Vladimir Putin. “Trong tình huống mới này, Đức Tổng Giám Mục Hilarion đã tránh xa những tuyên bố của Kirill, bất kể các ủy nhiệm của Kirill phải thể hiện quan điểm cởi mở này với Putin - nhưng sau đó, có lẽ ngài đã đi xa hơi khi công khai bày tỏ quan điểm đối kháng” Carol Saba, một chuyên gia về Chính thống giáo và một luật sư tại Paris Bar nhận định.
Theo Carol Saba, bất kể quyết định thanh trừng này, Tổng Giám Mục Hilarion vẫn có thể không đóng một vai trò quan trọng trong Giáo Hội Chính thống Nga trong tương lai khi không còn Kirill và cũng chẳng còn Putin.
Source:Aleteia
3. Tổng Giám Mục Hilarion của Chính Thống Giáo Nga đã đến thăm Hung Gia Lợi
Hôm 7 tháng 6 vừa qua, Ủy ban Đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là DECR, đã ra thông báo cho biết như sau:
Từ ngày 1 đến 3 tháng 6 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Hilarion của Volokolamsk, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, đã đến thăm Hung Gia Lợi theo sự uỷ thác của Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga.
Vào ngày 2 tháng 6, Chủ tịch DECR đã có cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Péter Erdő, Tổng Giám mục Esztergom – Budapest. Trong cuộc gặp gỡ, hai vị đã đề cập đến một loạt các vấn đề liên quan đến sự hợp tác giữa Giáo Hội Chính thống Nga và Giáo Hội Công Giáo Rôma trong giai đoạn hiện tại. Sau cuộc trò chuyện, Đức Tổng Giám Mục Hilarion đã giới thiệu với Đức Hồng Y phiên bản tiếng Hung Gia Lợi của cuốn sách Giáo lý của ngài. Đến lượt mình, người đứng đầu Tổng giáo phận Esztergom – Budapest đã trình bày với vị Tổng Giám Mục của Chính thống Nga các tài liệu của Đại hội Thánh Thể lần thứ 52 của Giáo Hội Công Giáo, diễn ra vào năm 2021 và tại đó Chủ tịch DECR đã trình bày một bài báo về Sự hiểu biết chính thống về Bí tích Thánh Thể.
Cùng ngày, Đức Tổng Giám Mục Hilarion đã có cuộc gặp gỡ với Phó Thủ tướng Chính phủ Hung Gia Lợi, ông Zsolt Semjén. Chủ tịch DECR thay mặt Giáo hội Chính thống Nga bày tỏ lòng biết ơn đối với Hung Gia Lợi vì lập trường vững chắc của đất nước về việc không thể chấp nhận việc đưa Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga vào danh sách trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu. Như Đức Tổng Giám Mục Hilarion đã nhấn mạnh, trong thời đại khủng hoảng chính trị, tiếng nói của Giáo hội không nên bị dập tắt một cách giả tạo. Họ đã thảo luận về một số vấn đề cùng quan tâm.
Cùng ngày, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga EA Stanislavov đã dùng bữa tối vinh danh Chủ nhiệm Ban Đối ngoại Giáo hội của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa. Có mặt tại bữa tối là Linh mục Svyatoslav Bulakh, thư ký của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa của Giáo phận Hung Gia Lợi, và phụ tá của chủ tịch DECR.
Cùng với Cha Svyatoslav Bulakh, Đức Tổng Giám Mục Hilarion đã đến thăm Nhà thờ Chính tòa ở Budapest để xem những tiến bộ đạt được trong công tác sửa chữa và trùng tu được thực hiện với sự hỗ trợ của Chính phủ Hung Gia Lợi.
Các nguồn tin từ Hung Gia Lợi cho biết điểm đặc biệt là Tổng Giám Mục Hilarion đã đến thăm Hung Gia Lợi nhưng sau đó, ngài ở lại luôn không về Nga.
Source:patriarchia.ru