Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa đời không xử nhưng tòa án Giáo Hội vẫn xử cha Fernando Intriago
Đặng Tự Do
00:53 08/06/2018
Đức Tổng Giám Mục Luis Guayaquil Cabrera Herrera của tổng giáo phận Guayaquil, Ecuador, vừa ra một thông cáo cho biết cho biết tòa án Giáo Hội đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy linh mục Fernando Intriago đã phạm tội có những “hành vi vô luân” và thất bại trong việc “tuân giữ các biện pháp phòng ngừa”.
Linh mục Intriago bị buộc tội đã lạm dụng ít nhất 10 thanh thiếu niên trong giáo xứ của ông tại Guayaquil khoảng một thập niên về trước. Ông đã bị treo chén vào năm 2013.
Cha Intriago là người sáng lập chi nhánh Ecuador của Sodalitium Christianae Vitae, nghĩa là Hiệp Hội Đời Sống Kitô, viết tắt là SCV, một hiệp hội xuất phát từ Peru.
Đức Tổng Giám Mục Luis Guayaquil Cabrera Herrera cho biết tội phạm tình dục của linh mục Intriago không thể bị truy tố bởi tòa án đời tại Ecuador vì đã hết thời hiệu hồi tố, nhưng tòa án Giáo Hội vẫn quyết tâm xử vụ này.
Tòa án Giáo Hội đã tìm thấy các bừng chứng về tội lạm dụng tính dục, sử dụng nhục hình và gieo rắc các lý thuyết tào lao trái với đạo lý Công Giáo. Để biện minh với các thanh thiếu niên cho những hành vi dâm ô của mình, ông chế ra cái thuyết gọi là “Dinámica del pecado” (“năng động của tội lỗi”). Đức Tổng Giám Mục cho biết những thứ lý thuyết ấm ớ này là một cuộc tấn công vào “thể chất, đạo đức, tâm lý và tinh thần” của con người.
Ngài nói thêm rằng tổng giáo phận đang chờ đợi quyết định của Bộ Giáo Lý Đức Tin sa thải linh mục này khỏi hàng giáo sĩ. Một quyết định như thế chưa thể đưa ra ngay lúc này vì đương sự có thời gian để kháng cáo.
Source: Catholic Herald - Vatican denies protecting founder of Peruvian movement accused of abuse
Linh mục Intriago bị buộc tội đã lạm dụng ít nhất 10 thanh thiếu niên trong giáo xứ của ông tại Guayaquil khoảng một thập niên về trước. Ông đã bị treo chén vào năm 2013.
Cha Intriago là người sáng lập chi nhánh Ecuador của Sodalitium Christianae Vitae, nghĩa là Hiệp Hội Đời Sống Kitô, viết tắt là SCV, một hiệp hội xuất phát từ Peru.
Đức Tổng Giám Mục Luis Guayaquil Cabrera Herrera cho biết tội phạm tình dục của linh mục Intriago không thể bị truy tố bởi tòa án đời tại Ecuador vì đã hết thời hiệu hồi tố, nhưng tòa án Giáo Hội vẫn quyết tâm xử vụ này.
Tòa án Giáo Hội đã tìm thấy các bừng chứng về tội lạm dụng tính dục, sử dụng nhục hình và gieo rắc các lý thuyết tào lao trái với đạo lý Công Giáo. Để biện minh với các thanh thiếu niên cho những hành vi dâm ô của mình, ông chế ra cái thuyết gọi là “Dinámica del pecado” (“năng động của tội lỗi”). Đức Tổng Giám Mục cho biết những thứ lý thuyết ấm ớ này là một cuộc tấn công vào “thể chất, đạo đức, tâm lý và tinh thần” của con người.
Ngài nói thêm rằng tổng giáo phận đang chờ đợi quyết định của Bộ Giáo Lý Đức Tin sa thải linh mục này khỏi hàng giáo sĩ. Một quyết định như thế chưa thể đưa ra ngay lúc này vì đương sự có thời gian để kháng cáo.
Source: Catholic Herald - Vatican denies protecting founder of Peruvian movement accused of abuse
Những tiên đoán lạnh tóc gáy của vị Giáo Hoàng Ba Lan đã thành hiện thực
Đặng Tự Do
02:24 08/06/2018
Bất cứ ai tự hỏi điều gì đã xảy ra trong cuộc bỏ phiếu ủng hộ phá thai nên đọc lại thông điệp Evangelium Vitae – Tin Mừng Sự Sống của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Ở các nước khác trên thế giới toà án, nhà nước và nghị viện đưa ra các phán quyết và luật lệ tước bỏ quyền sống của các trẻ em chưa chào đời. Nhưng Ái Nhĩ Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên sử dụng phổ thông đầu phiếu để tước bỏ quyền được sống của thai nhi. Oái oăm thay Ái Nhĩ Lan lại từng là nước có truyền thống Công Giáo, và đến nay 78.3% vẫn xưng mình là người Công Giáo. Đó là một dấu chỉ cho bất cứ ai nghi ngờ sự thật là chúng ta đang sống trong thời đại trong đó người ta thần tượng hóa dân chủ. Chỉ cần quan sát cách thế người ta dễ dàng chấp nhận cái chết của những người vô tội khi cái chết ấy được quyết định bởi một thủ tục dân chủ thích hợp, chúng ta hiểu ra ngay điều đó.
Dân chủ - giống như bất kỳ hệ thống chính trị nào - đơn giản chỉ là một công cụ, mà giá trị đạo đức của nó không thể được đánh giá mà không tính đến mục đích người ta sử dụng nó. Khi gán cho nó một giá trị tối thượng, như thể nó là một cùng đích, thì người ta đã thần tượng hóa nó, đã hành động ngớ ngẩn như thể cúi đầu sụp lậy trước một khối đá hay một cái cây câm nín.
Không ai biết rõ điều này hơn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người vào năm 1995 đã ban hành thông điệp Evangelium Vitae, như một lời cảnh báo chống lại sự sùng bái và thần tượng hóa dân chủ.
Ngài viết:
“Dân chủ không thể được nâng lên hàng huyền thoại, đến mức trở nên chỗ thay thế cho luân lý, hay là một thứ chiêu bài vạn ứng cho sự vô luân. Về căn bản, dân chủ chỉ là ‘hệ thống’, và như thế dân chủ chỉ là công cụ chứ không phải là cùng đích. Giá trị luân lý của nó không tự động mà có, nhưng tuỳ thuộc vào sự hoà hợp của nó với luật luân lý.”
Đọc lại tài liệu này sau cuộc bỏ phiếu của Ái Nhĩ Lan, người ta có ngay một cảm thức rợn người rằng những lời tiên tri của vị Giáo Hoàng người Ba Lan đã được ứng nghiệm. Đức Gioan Phaolô cảnh báo người Công Giáo chống lại sự an nhiên hài lòng khi “quyền nguyên thủy và bất khả nhượng là quyền được sống bị nghi ngờ hoặc bị từ chối trên cơ sở các tiến trình dân chủ như các cuộc bỏ phiếu tại quốc hội hoặc ý chí của một nhóm người - ngay cả khi nhóm ấy là đa số trong các cuộc bỏ phiếu.” Trong các trường hợp như thế, “vẻ bề ngoài nghiêm chỉnh của một tiến trình pháp lý xem ra được tôn trọng” nhưng thực tế là luật luân lý căn bản bị chà đạp dưới chân.
Bất cứ khi nào điều này xảy ra, “nền dân chủ mâu thuẫn với chính các nguyên tắc của nó, trong thực tế đang hướng tới một hình thức chủ nghĩa độc tài.” Đức Gioan Phaolô II, người biết rõ chủ nghĩa toàn trị từ trong trứng nước, không sử dụng ngôn ngữ như vậy một cách hời hợt đâu.
Lập luận của thông điệp Evangelium Vitae không chỉ đơn giản nói với chúng ta rằng dân chủ, giống như bất kỳ hệ thống chính trị nào khác, cũng có khả năng tạo ra những hệ quả xấu xa. Thực vậy, Đức Gioan Phaolô tin rằng có một sự nguy hiểm cụ thể trong những cấu trúc kinh tế và chính trị ngày nay. Khi đề cao tính hiệu quả, chủ nghĩa tư bản dẫn dắt chúng ta đến việc xem một số cuộc sống quanh ta là “vô dụng”. Khi cổ vũ và đề cao các thủ tục, dân chủ khuyến khích sự thờ ơ với những kết thúc tối thượng. Khi đề cao các thủ tục pháp lý bề ngoài mà không tham chiếu đến luật đạo đức cơ bản, xã hội trở thành sấn khấu được thiết lập cho một “cuộc chiến chống lại kẻ yếu”.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đôi khi được người ta mô tả như là một người hăng say thúc đẩy chủ nghĩa tự do kinh tế và chính trị, nhưng trong thông điệp Evangelium Vitae, vị Giáo Hoàng Ba Lan cho thấy mình là một trong những nhà phê bình sắc sảo nhất đối với kinh tế thị trường và chính trị dân chủ. Ngài đã xác định một “cấu trúc tội lỗi có thể xác minh được” của “xu thế văn hóa, kinh tế và chính trị” đương đại, tất cả hòa tấu với nhau hầu mang lại lợi quyền cho những kẻ mạnh với giá phải trả của người yếu thế.
Đây chính xác là những gì đã xảy ra ở Ái Nhĩ Lan. Một quốc gia lóa mắt bởi sự thành công về kinh tế và háo hức muốn chứng minh với thế giới ta đây hiện đại, dân chủ nên đã chọn để tước bỏ quyền sống của những người vô phương tự vệ là các thai nhi. Kết quả sẽ là sự lặng lẽ tuyệt chủng của những người bị hội chứng Down, một cái ác đã được tiến hành rất rầm rộ trong phần còn lại của châu Âu.
Source: Cathlic Herald - St John Paul II’s chilling prophecy has been fulfilled in Ireland
Ở các nước khác trên thế giới toà án, nhà nước và nghị viện đưa ra các phán quyết và luật lệ tước bỏ quyền sống của các trẻ em chưa chào đời. Nhưng Ái Nhĩ Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên sử dụng phổ thông đầu phiếu để tước bỏ quyền được sống của thai nhi. Oái oăm thay Ái Nhĩ Lan lại từng là nước có truyền thống Công Giáo, và đến nay 78.3% vẫn xưng mình là người Công Giáo. Đó là một dấu chỉ cho bất cứ ai nghi ngờ sự thật là chúng ta đang sống trong thời đại trong đó người ta thần tượng hóa dân chủ. Chỉ cần quan sát cách thế người ta dễ dàng chấp nhận cái chết của những người vô tội khi cái chết ấy được quyết định bởi một thủ tục dân chủ thích hợp, chúng ta hiểu ra ngay điều đó.
Dân chủ - giống như bất kỳ hệ thống chính trị nào - đơn giản chỉ là một công cụ, mà giá trị đạo đức của nó không thể được đánh giá mà không tính đến mục đích người ta sử dụng nó. Khi gán cho nó một giá trị tối thượng, như thể nó là một cùng đích, thì người ta đã thần tượng hóa nó, đã hành động ngớ ngẩn như thể cúi đầu sụp lậy trước một khối đá hay một cái cây câm nín.
Không ai biết rõ điều này hơn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người vào năm 1995 đã ban hành thông điệp Evangelium Vitae, như một lời cảnh báo chống lại sự sùng bái và thần tượng hóa dân chủ.
Ngài viết:
“Dân chủ không thể được nâng lên hàng huyền thoại, đến mức trở nên chỗ thay thế cho luân lý, hay là một thứ chiêu bài vạn ứng cho sự vô luân. Về căn bản, dân chủ chỉ là ‘hệ thống’, và như thế dân chủ chỉ là công cụ chứ không phải là cùng đích. Giá trị luân lý của nó không tự động mà có, nhưng tuỳ thuộc vào sự hoà hợp của nó với luật luân lý.”
Đọc lại tài liệu này sau cuộc bỏ phiếu của Ái Nhĩ Lan, người ta có ngay một cảm thức rợn người rằng những lời tiên tri của vị Giáo Hoàng người Ba Lan đã được ứng nghiệm. Đức Gioan Phaolô cảnh báo người Công Giáo chống lại sự an nhiên hài lòng khi “quyền nguyên thủy và bất khả nhượng là quyền được sống bị nghi ngờ hoặc bị từ chối trên cơ sở các tiến trình dân chủ như các cuộc bỏ phiếu tại quốc hội hoặc ý chí của một nhóm người - ngay cả khi nhóm ấy là đa số trong các cuộc bỏ phiếu.” Trong các trường hợp như thế, “vẻ bề ngoài nghiêm chỉnh của một tiến trình pháp lý xem ra được tôn trọng” nhưng thực tế là luật luân lý căn bản bị chà đạp dưới chân.
Bất cứ khi nào điều này xảy ra, “nền dân chủ mâu thuẫn với chính các nguyên tắc của nó, trong thực tế đang hướng tới một hình thức chủ nghĩa độc tài.” Đức Gioan Phaolô II, người biết rõ chủ nghĩa toàn trị từ trong trứng nước, không sử dụng ngôn ngữ như vậy một cách hời hợt đâu.
Lập luận của thông điệp Evangelium Vitae không chỉ đơn giản nói với chúng ta rằng dân chủ, giống như bất kỳ hệ thống chính trị nào khác, cũng có khả năng tạo ra những hệ quả xấu xa. Thực vậy, Đức Gioan Phaolô tin rằng có một sự nguy hiểm cụ thể trong những cấu trúc kinh tế và chính trị ngày nay. Khi đề cao tính hiệu quả, chủ nghĩa tư bản dẫn dắt chúng ta đến việc xem một số cuộc sống quanh ta là “vô dụng”. Khi cổ vũ và đề cao các thủ tục, dân chủ khuyến khích sự thờ ơ với những kết thúc tối thượng. Khi đề cao các thủ tục pháp lý bề ngoài mà không tham chiếu đến luật đạo đức cơ bản, xã hội trở thành sấn khấu được thiết lập cho một “cuộc chiến chống lại kẻ yếu”.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đôi khi được người ta mô tả như là một người hăng say thúc đẩy chủ nghĩa tự do kinh tế và chính trị, nhưng trong thông điệp Evangelium Vitae, vị Giáo Hoàng Ba Lan cho thấy mình là một trong những nhà phê bình sắc sảo nhất đối với kinh tế thị trường và chính trị dân chủ. Ngài đã xác định một “cấu trúc tội lỗi có thể xác minh được” của “xu thế văn hóa, kinh tế và chính trị” đương đại, tất cả hòa tấu với nhau hầu mang lại lợi quyền cho những kẻ mạnh với giá phải trả của người yếu thế.
Đây chính xác là những gì đã xảy ra ở Ái Nhĩ Lan. Một quốc gia lóa mắt bởi sự thành công về kinh tế và háo hức muốn chứng minh với thế giới ta đây hiện đại, dân chủ nên đã chọn để tước bỏ quyền sống của những người vô phương tự vệ là các thai nhi. Kết quả sẽ là sự lặng lẽ tuyệt chủng của những người bị hội chứng Down, một cái ác đã được tiến hành rất rầm rộ trong phần còn lại của châu Âu.
Source: Cathlic Herald - St John Paul II’s chilling prophecy has been fulfilled in Ireland
Các linh mục ở Canberra sẽ bị buộc phải vi phạm ấn tín tòa giải tội
Đặng Tự Do
02:46 08/06/2018
Các linh mục ở Canberra sẽ sớm bị buộc phải vi phạm ấn tín tòa giải tội để báo cáo những kẻ lạm dụng trẻ em, bất kể những lo ngại rằng luật mới này vi phạm quyền tự do tôn giáo.
Cả ba đảng trong quốc hội lập pháp Canberra đã ủng hộ dự luật này bất kể sự chống đối quyết liệt cuả hai chính trị gia tự do đảng Tự Do, là những người đã phát biểu về mối quan tâm sâu xa của họ.
Andrew Wall, người đã theo học tại trường cao đẳng Marist cho rằng việc bắt các linh mục phải báo cáo với cảnh sát những kẻ lạm dụng trẻ em là “quá đáng”.
Ông Andrew Wall nói việc vi phạm ấn tín tòa giải tội về cơ bản sẽ thay đổi và “có ảnh hưởng một cách đáng kể đến quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo”.
Vicki Dunne, một người Công Giáo, cho biết các linh mục vi phạm ấn tín tòa giải tội tự động bị dứt phép thông công và điều này sẽ làm suy yếu niềm tin vào nghi thức “thiêng liêng, bất khả xâm phạm của bí tích này”.
Bà Dunne nói: “Chúng ta cần phải dừng lại và suy nghĩ hai lần trước khi chúng ta thông qua luật đòi hỏi các linh mục Công Giáo phải vi phạm ấn tín tòa giải tội.”
“Đó là lý do tại sao Cha Brennan nói rằng ngài thà vi phạm pháp luật hơn là vi phạm ấn tín tòa giải tội”
Các luật mới sẽ đòi hỏi các tổ chức tôn giáo “báo cáo các hành vi phạm tội liên quan đến trẻ em trong vòng 30 ngày”
Các điều khoản xung quanh việc vi phạm ấn tín tòa giải tội sẽ không được áp dụng cho đến ngày 31 tháng 3 năm 2019, để chính phủ và các giáo sĩ có thể xác định cách thi hành luật.
Source: The Canberra Times Reportable conduct scheme extended to confessional, despite last-minute plea
Cả ba đảng trong quốc hội lập pháp Canberra đã ủng hộ dự luật này bất kể sự chống đối quyết liệt cuả hai chính trị gia tự do đảng Tự Do, là những người đã phát biểu về mối quan tâm sâu xa của họ.
Andrew Wall, người đã theo học tại trường cao đẳng Marist cho rằng việc bắt các linh mục phải báo cáo với cảnh sát những kẻ lạm dụng trẻ em là “quá đáng”.
Ông Andrew Wall nói việc vi phạm ấn tín tòa giải tội về cơ bản sẽ thay đổi và “có ảnh hưởng một cách đáng kể đến quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo”.
Vicki Dunne, một người Công Giáo, cho biết các linh mục vi phạm ấn tín tòa giải tội tự động bị dứt phép thông công và điều này sẽ làm suy yếu niềm tin vào nghi thức “thiêng liêng, bất khả xâm phạm của bí tích này”.
Bà Dunne nói: “Chúng ta cần phải dừng lại và suy nghĩ hai lần trước khi chúng ta thông qua luật đòi hỏi các linh mục Công Giáo phải vi phạm ấn tín tòa giải tội.”
“Đó là lý do tại sao Cha Brennan nói rằng ngài thà vi phạm pháp luật hơn là vi phạm ấn tín tòa giải tội”
Các luật mới sẽ đòi hỏi các tổ chức tôn giáo “báo cáo các hành vi phạm tội liên quan đến trẻ em trong vòng 30 ngày”
Các điều khoản xung quanh việc vi phạm ấn tín tòa giải tội sẽ không được áp dụng cho đến ngày 31 tháng 3 năm 2019, để chính phủ và các giáo sĩ có thể xác định cách thi hành luật.
Source: The Canberra Times Reportable conduct scheme extended to confessional, despite last-minute plea
Vũ khí làm quần chúng lơ đễnh: tin giả về Đức Phanxicô
Vũ Văn An
17:04 08/06/2018
VATICAN CITY – Từ lúc được bầu, cách bình dân được Đức Giáo Hoàng Phanxicô dùng để truyền đạt Tin Mừng đã dẫn tới vô vàn hàng tít lớn ở trang nhất hoặc ca ngợi hoặc phê phán ngài.
Nhưng phong thái sắc bén và đôi khi thẳng thừng của ngài cũng có nghĩa ngài đã trở thành đích nhắm ưa dùng của “tin tức giả”.
Thực thế, đủ để có thể trám đầy một cuốn sách.
Nhà báo Ý Nello Scavo cho rằng: Khi Đức Giáo Hoàng lên tiếng một cách bất ngờ, “có nguy cơ là một số phát biểu của ngài có thể bị thao túng hay giải thích không chính xác”.
Tuy nhiên, ông nói thêm, “tôi tuyệt đối nghĩ rằng ngài không nên thay đổi phong thái. Mọi linh mục vào Chúa Nhật, khi giảng lễ, đều có nguy cơ khi nói. Và Đức Giáo Hoàng, theo cách này, hành động như mọt mục tử. Theo hướng này, ngài đã trở thành một ‘mục tử hoàn cầu’”.
Bất chấp nguy cơ lời ngài bị giải thích sai, lối nói bộc trực của Đức Giáo Hoàng đem lại một cảm thức gần gũi không những đối với người Công Giáo mà cả đối với người thuộc các tín ngưỡng khác.
Scavo cho rằng “trong các chuyến du hành của mình, tôi đã lưu ý, nhất là trong thế giới duy Hồi Giáo, một sự thay đổi thái độ đối với Rôma, đối với Đức Giáo Hoàng, vì ngài có khả năng vượt các rào cản của truyền thông chính thức và vươn tay ra bắt tay với mọi người, cả những người thấp hèn nhất”.
Là một ký giả điều tra của nhật báo Công Giáo Ý Avvenire, Scavo viết rất nhiều câu truyện về Đức Giáo Hoàng và những hình chụp bị sửa chữa về ngài khi tiến hành nghiên cứu để viết cuốn “Các Kẻ Thù của Đức Phanxicô”.
Ông thu thập hầu hết các tin giả được nhiều người coi nhất, và lột mặt nạ chúng, trong cuốn sách mới của ông, tựa là “Đức Giáo Hoàng Giả: Các Tin Tức Sai Lầm về Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.
Phát hành hôm 25 tháng 5 vừa qua, cuốn sách trên bao gồm các bản sao các ảnh chụp bị kỹ thuật số thao túng được phổ biến trực tuyến suốt 5 năm Đức Phanxicô làm giáo hoàng. Một ảnh chụp cho thấy Đức Giáo Hoàng chào đám đông từ ban công Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô mấy phút sau khi được bầu. Trong bức này, các chiếc sừng đã được thêm vào bóng Đức Giáo Hoàng. Cuốn sách của Scavo cho thấy bức ảnh nguyên thủy, dĩ nhiên không có sừng.
Scavo cho rằng “nhiều người nghĩ quả có bóng ma qủy phía sau Đức Giáo Hoàng lúc ngài xuất hiện trên ban công”.
Cuốn sách cũng có một ảnh chụp, từng được đăng trên một trương mục Instagram tự cho là có liên hệ với Vatican, coi như hình tự xướng (selfie) đầu tiên của Đức Giáo Hoàng. Ảnh chụp này tạo ra nhiều hàng tít lớn, thậm chí còn được cả CNN phổ biến.
Nhưng trên thực tế, đó là tấm hình lấy từ một cuộc nói chuyện được quay video với một nhóm thanh niên nam nữ khắp thế giới trong một biến cố năm 2015 do phong trào Scholas Occurrentes tổ chức.
Dù các câu truyện và ảnh chụp của tin giả thường nực cười, nhưng Scavo cho hay chúng cũng cho thấy “có biết bao bạo lực trong các phương tiện truyền thông chống lại” Đức Giáo Hoàng.
Khi thế giới được giới thiệu với Đức Phanxicô và người ta cố gắng mường tượng xem ngài là ai, thì một số câu truyện giả và ảnh chụp bị sửa đổi được đăng tải.
Scavo cho rằng “cả đời Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn bị đánh dấu bởi vu khống, cáo gian và thông tin sai lạc”.
Trong cuốn sách của mình, để minh chứng điều trên, Scavo cung cấp một số ảnh chụp bị sửa đổi lúc Đức Giáo Hoàng còn trẻ tại quê hương Á Căn Đình. Một ảnh chụp cho thấy cậu bé Jorge Mario Bergoglio được nắm tay bởi Evita Peron đứng cạnh ông chồng là Tổng Thống Á Căn Đình Juan Peron.
Ngoài dị biệt về mầu giữa đứa trẻ trong ảnh chụp và Peron, Scavo nhận xét: thời Peron, Đức Giáo Hoàng khoảng từ 10 tới 19 tuổi, lớn hơn đứa trẻ trong ảnh chụp.
Một ảnh chụp khác được Scavo nhắc đến trong cuốn sách của ông là ảnh chụp một linh mục, bị nhận diện lầm là Cha Bergoglio lúc còn trẻ, đang cho nhà độc tài Á Căn Đình là Jorge Rafael Videla rước lễ.
Bức ảnh, được phân phối rộng rãi trên internet, được coi là bằng chứng tân giáo hoàng ủng hộ nền độc tài cánh hữu, chịu trách nhiệm về cái chết và mất tích của khoảng 30,000 người.
Trong khi tìm tòi để viết cuốn sách đầu tiên “Danh Sách Của Bergoglio”, Scavo thu thập các chứng từ để chứng minh ngược lại rằng Đức Giáo Hoàng đã cứu mạng sống cho hơn 100 người bị nền độc tài nhắm sát hại.
Với rất nhiều tường trình giả mạo về các sự thật nửa vời đi từ nực cười tới bóp méo, Scavo cho rằng các tin tức giả tiếp tục được sử dụng làm “vũ khí khiến quần chúng lơ đễnh” do cả những kẻ đùa bỡn lẫn những nhóm có nghị trình rõ ràng muốn không những phỉ báng Đức Phanxicô mà còn “khiến quần chúng không lưu ý tới các vấn đề có thực”.
Scavo nói rằng “Ngài là một giáo hoàng rõ ràng gây phiền hà cho một số người, khiến một số người khó chịu. Nhưng tin giả làm tiền vì một số trang mạng gia tăng đáng kể sự hiển thị của họ nhờ thông tin giả”.
Theo ông, các cơ quan tin tức đáng tin cậy đã gia tăng các thủ tục để kiểm soát tính trung thực của các trình thuật tin tức nhưng trong nhiều trường hợp, vận tốc chia sẻ và loan truyền tin tức ngày nay khiến các cố gắng này không hữu hiệu.
Ông cho hay: “đến lúc ai đó đến và nói tin tức này giả, thì thường là quá trễ vì nó đã được loan truyền khắp thế giới rồi”.
Theo ông, trách nhiệm trong việc loan truyền thông tin giả không hoàn toàn ở nơi các cơ quan cung cấp tin tức và các ký giả mà thôi. Độc giả cũng phải thận trọng trong việc kiểm chứng tin tức và, khi cần, ngăn cản việc loan truyền chúng.
Scavo cho rằng “khi tôi mua một món đồ trên internet, nếu tôi tìm cách mua một món gì của Amazon, eBay hay một công ty nào khác, tôi luôn phải xem các lời bình luận; tôi muốn bảo đảm thẻ tín dụng của tôi không bị đánh cắp. Như thế, tại sao khi xem tin tức, ta lại không có cùng một sự chú ý?”
Nguồn: Junno Arocho Esteves, “Weapons of mass distraction: Journalist takes aim at fake papal news”, cruxnow.com, May 31, 2018
Nhưng phong thái sắc bén và đôi khi thẳng thừng của ngài cũng có nghĩa ngài đã trở thành đích nhắm ưa dùng của “tin tức giả”.
Thực thế, đủ để có thể trám đầy một cuốn sách.
Nhà báo Ý Nello Scavo cho rằng: Khi Đức Giáo Hoàng lên tiếng một cách bất ngờ, “có nguy cơ là một số phát biểu của ngài có thể bị thao túng hay giải thích không chính xác”.
Tuy nhiên, ông nói thêm, “tôi tuyệt đối nghĩ rằng ngài không nên thay đổi phong thái. Mọi linh mục vào Chúa Nhật, khi giảng lễ, đều có nguy cơ khi nói. Và Đức Giáo Hoàng, theo cách này, hành động như mọt mục tử. Theo hướng này, ngài đã trở thành một ‘mục tử hoàn cầu’”.
Bất chấp nguy cơ lời ngài bị giải thích sai, lối nói bộc trực của Đức Giáo Hoàng đem lại một cảm thức gần gũi không những đối với người Công Giáo mà cả đối với người thuộc các tín ngưỡng khác.
Scavo cho rằng “trong các chuyến du hành của mình, tôi đã lưu ý, nhất là trong thế giới duy Hồi Giáo, một sự thay đổi thái độ đối với Rôma, đối với Đức Giáo Hoàng, vì ngài có khả năng vượt các rào cản của truyền thông chính thức và vươn tay ra bắt tay với mọi người, cả những người thấp hèn nhất”.
Là một ký giả điều tra của nhật báo Công Giáo Ý Avvenire, Scavo viết rất nhiều câu truyện về Đức Giáo Hoàng và những hình chụp bị sửa chữa về ngài khi tiến hành nghiên cứu để viết cuốn “Các Kẻ Thù của Đức Phanxicô”.
Ông thu thập hầu hết các tin giả được nhiều người coi nhất, và lột mặt nạ chúng, trong cuốn sách mới của ông, tựa là “Đức Giáo Hoàng Giả: Các Tin Tức Sai Lầm về Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.
Phát hành hôm 25 tháng 5 vừa qua, cuốn sách trên bao gồm các bản sao các ảnh chụp bị kỹ thuật số thao túng được phổ biến trực tuyến suốt 5 năm Đức Phanxicô làm giáo hoàng. Một ảnh chụp cho thấy Đức Giáo Hoàng chào đám đông từ ban công Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô mấy phút sau khi được bầu. Trong bức này, các chiếc sừng đã được thêm vào bóng Đức Giáo Hoàng. Cuốn sách của Scavo cho thấy bức ảnh nguyên thủy, dĩ nhiên không có sừng.
Scavo cho rằng “nhiều người nghĩ quả có bóng ma qủy phía sau Đức Giáo Hoàng lúc ngài xuất hiện trên ban công”.
Cuốn sách cũng có một ảnh chụp, từng được đăng trên một trương mục Instagram tự cho là có liên hệ với Vatican, coi như hình tự xướng (selfie) đầu tiên của Đức Giáo Hoàng. Ảnh chụp này tạo ra nhiều hàng tít lớn, thậm chí còn được cả CNN phổ biến.
Nhưng trên thực tế, đó là tấm hình lấy từ một cuộc nói chuyện được quay video với một nhóm thanh niên nam nữ khắp thế giới trong một biến cố năm 2015 do phong trào Scholas Occurrentes tổ chức.
Dù các câu truyện và ảnh chụp của tin giả thường nực cười, nhưng Scavo cho hay chúng cũng cho thấy “có biết bao bạo lực trong các phương tiện truyền thông chống lại” Đức Giáo Hoàng.
Khi thế giới được giới thiệu với Đức Phanxicô và người ta cố gắng mường tượng xem ngài là ai, thì một số câu truyện giả và ảnh chụp bị sửa đổi được đăng tải.
Scavo cho rằng “cả đời Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn bị đánh dấu bởi vu khống, cáo gian và thông tin sai lạc”.
Trong cuốn sách của mình, để minh chứng điều trên, Scavo cung cấp một số ảnh chụp bị sửa đổi lúc Đức Giáo Hoàng còn trẻ tại quê hương Á Căn Đình. Một ảnh chụp cho thấy cậu bé Jorge Mario Bergoglio được nắm tay bởi Evita Peron đứng cạnh ông chồng là Tổng Thống Á Căn Đình Juan Peron.
Ngoài dị biệt về mầu giữa đứa trẻ trong ảnh chụp và Peron, Scavo nhận xét: thời Peron, Đức Giáo Hoàng khoảng từ 10 tới 19 tuổi, lớn hơn đứa trẻ trong ảnh chụp.
Một ảnh chụp khác được Scavo nhắc đến trong cuốn sách của ông là ảnh chụp một linh mục, bị nhận diện lầm là Cha Bergoglio lúc còn trẻ, đang cho nhà độc tài Á Căn Đình là Jorge Rafael Videla rước lễ.
Bức ảnh, được phân phối rộng rãi trên internet, được coi là bằng chứng tân giáo hoàng ủng hộ nền độc tài cánh hữu, chịu trách nhiệm về cái chết và mất tích của khoảng 30,000 người.
Trong khi tìm tòi để viết cuốn sách đầu tiên “Danh Sách Của Bergoglio”, Scavo thu thập các chứng từ để chứng minh ngược lại rằng Đức Giáo Hoàng đã cứu mạng sống cho hơn 100 người bị nền độc tài nhắm sát hại.
Với rất nhiều tường trình giả mạo về các sự thật nửa vời đi từ nực cười tới bóp méo, Scavo cho rằng các tin tức giả tiếp tục được sử dụng làm “vũ khí khiến quần chúng lơ đễnh” do cả những kẻ đùa bỡn lẫn những nhóm có nghị trình rõ ràng muốn không những phỉ báng Đức Phanxicô mà còn “khiến quần chúng không lưu ý tới các vấn đề có thực”.
Scavo nói rằng “Ngài là một giáo hoàng rõ ràng gây phiền hà cho một số người, khiến một số người khó chịu. Nhưng tin giả làm tiền vì một số trang mạng gia tăng đáng kể sự hiển thị của họ nhờ thông tin giả”.
Theo ông, các cơ quan tin tức đáng tin cậy đã gia tăng các thủ tục để kiểm soát tính trung thực của các trình thuật tin tức nhưng trong nhiều trường hợp, vận tốc chia sẻ và loan truyền tin tức ngày nay khiến các cố gắng này không hữu hiệu.
Ông cho hay: “đến lúc ai đó đến và nói tin tức này giả, thì thường là quá trễ vì nó đã được loan truyền khắp thế giới rồi”.
Theo ông, trách nhiệm trong việc loan truyền thông tin giả không hoàn toàn ở nơi các cơ quan cung cấp tin tức và các ký giả mà thôi. Độc giả cũng phải thận trọng trong việc kiểm chứng tin tức và, khi cần, ngăn cản việc loan truyền chúng.
Scavo cho rằng “khi tôi mua một món đồ trên internet, nếu tôi tìm cách mua một món gì của Amazon, eBay hay một công ty nào khác, tôi luôn phải xem các lời bình luận; tôi muốn bảo đảm thẻ tín dụng của tôi không bị đánh cắp. Như thế, tại sao khi xem tin tức, ta lại không có cùng một sự chú ý?”
Nguồn: Junno Arocho Esteves, “Weapons of mass distraction: Journalist takes aim at fake papal news”, cruxnow.com, May 31, 2018
Top Stories
Proclamation protesting the Vietnamese Communist Government's Land Concession to the Chinese
The Vietnamese Interfaith Council in the USA
15:30 08/06/2018
PROCLAMATION
Protesting the Vietnamese Communist Government's Land Concession to the Chinese
In the past week, Vietnamese people around the world were stunned by the shocking news that the Communist government of Vietnam, through the puppet parliament, was going to vote for the approval of 3 special economic zones, of which Van Don in the far north of Viet Nam; Van Phong in the Central, and Phu Quoc in the Southernmost tip of Vietnam for the Chinese and foreign investments for 99 years.
This is a blatant and inconsiderate action by the Vietnamese communist authorities. The special economic zone, along with special privileges would include unregulated circulation of foreign currency, unregulated casino enterprising with freedom to export money abroad, personal income tax exemptions or corporate tax privileges with a minuscule income tax rate, self-governing and self- operating with a Chief being appointed by the (foreign) government, freedom to buy and sell land and properties to foreigners or leasing for a long period of time. With projects such as Bauxite, Formosa, Binh Duong. .. where the Chinese communists have been exploiting. ..it will be obvious to see how Vietnamese territory is shrinking!
The Special Economic Zones allocated to the Chinese such as Bauxite and Formosa though located in Vietnam but are being operated separately. Any Vietnamese without a special permit can not enter, the local government is not authorized to control or monitor any activity inside the premises. The establishment of a military base or the construction of a weapons factory is absolutely possible.
This is the time when we, the Vietnamese at home or abroad, must definitely speak out to oppose the Communist Party's of Vietnam decision, and do all we can to rescue the country from the yoke of the Chinese rule drawing near.
We, therefore:
- Invoke the patriotic spirit of the Vietnamese people, call on everyone to stand together to fight for our homeland's territorial integrity, at the same time call on representatives of the Vietnamese National Assembly to side with the whole nation by voting UNAPPROVE the authorization of the Special Economic Zones to Chinese foreigners.
- Strongly condemn the Communist government of Vietnam for selling our country to China through the disguised leasing of the Special Economic Zones to the Chinese Communist Party for 99-year.
- Demand the Vietnamese communist authorities to defend our islands and land territory our fathers had worked so hard to build.
- Earnestly call on all the Vietnamese compatriots to stand up and fight for Vietnam our beloved home country from the yoke of the Communist traitors, escaping the foreigners' aggression threat.
Little Saigon, California June 7, 2018
The Vietnamese Interfaith Council in the USA
Co-signatories:
* Chief Administrator Hà Vũ Băng (Caodaism )
* Rev. Mai Biên (Orthodox)
* Rev. Trần Văn Kiểm (Catholic)
* Rev. Trần Công Nghị (Catholic)
* Most Venerable Thích Minh Nguyên (Buddhism)
* Professor Nguyễn Thanh Giầu (Hoa Hao Buddhism)
* Mr. Trang Văn Mến (Hoa Hao Buddhism)
* Rev. Nguyễn Xuân Hồng (Episcopal)
* Rev. Lê Minh (Reformed Presbyterian Church)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh Ngày Thánh Thể thứ 9 tại Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm với ĐGM Phát Diệm
Trần Mạnh Trác
11:41 08/06/2018
Xem hình ảnh
Hôm nay thứ 5 ngày 07/06/2018 Đại Hội ‘Ngày Thánh Thể 9’ đã được khai mạc tại Đan Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm, Kerens, TX, với Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, Giám Mục Phát Diệm, và nhiều linh mục tu sĩ từ nhiều nơi đến.
Thông thường thì ngày khai mạc vào thứ 5 thường không đông, năm nay cũng vậy số khách hành hương chỉ có khoảng 500 người đổ lại, tuy nhiên số người đến cắm lều trong các khu cắm trại thì có vẻ đông lên, chứng tỏ Đại Hội thường niên này đã thu hút được nhiều người từ các nơi xa đến.
Chúng tôi sẽ liên tục gửi tới quí độc giả những hình ảnh mới nhất ngay sau khi các sự kiện diễn ra.
Hôm nay thứ 5 ngày 07/06/2018 Đại Hội ‘Ngày Thánh Thể 9’ đã được khai mạc tại Đan Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm, Kerens, TX, với Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, Giám Mục Phát Diệm, và nhiều linh mục tu sĩ từ nhiều nơi đến.
Thông thường thì ngày khai mạc vào thứ 5 thường không đông, năm nay cũng vậy số khách hành hương chỉ có khoảng 500 người đổ lại, tuy nhiên số người đến cắm lều trong các khu cắm trại thì có vẻ đông lên, chứng tỏ Đại Hội thường niên này đã thu hút được nhiều người từ các nơi xa đến.
Chúng tôi sẽ liên tục gửi tới quí độc giả những hình ảnh mới nhất ngay sau khi các sự kiện diễn ra.
Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục tại Giáo Phận Đà Nẵng năm 2018
Toma Trương Văn Ân
15:22 08/06/2018
Lúc 5 giờ sáng Thứ sáu , ngày 8 / 6 / 2018, tại nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng , Đức Cha Giuse- Giám mục Giáo phận đã chủ sự Thánh lễ đồng tế, Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su – Bổn Mạng Giáo phận Đà Nẵng, ngày cầu nguyện cách đặc biệt cho các Linh mục. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã có sáng kiến đặt ngày lễ Thánh Tâm Chúa hằng năm là ngày xin ơn thánh hoá các linh mục, để các ngài trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu Linh Mục. Nhờ không ngừng cố gắng hoàn thiện bản thân, linh mục thừa tác trở nên hiện thân của Chúa Giêsu giữa lòng cuộc đời. các Linh mục sống theo mẫu gương Chúa Ki-tô nên mục tử như lòng Chúa mong ước.
Trong dịp này Đức Cha Giu-se Truyền chức Linh mục cho 03 Phó tế của Giáo phận.
Xem Hình
Các tiến chức :
1.Thầy phó tế Giuse NGUYỄN HÙNG , Giáo xứ An Ngãi,
2.Thầy phó tế Giuse PHẠM NGUYÊN HUY , Giáo xứ Thanh Bình
3.Thầy phó tế Đaminh TRẦN NGỌC HUY , Giáo xứ Hội An
Trong Nghi thức Truyền Chức Linh mục, Cha Trưởng Ban Phụng vụ, Đại diện Giáo Hội , thay Chúa xướng gọi tên từng Tiến chức , và các Tiến chức đáp lại lời xin vâng , sẵng sàng lãnh nhận tác vụ Chúa trao ban. Cha Tổng Đại diện đã xác nhận các Tiến chức xứng đáng được lãnh nhận tác vụ Linh mục với Đức Giám Mục.
Tiếp đó , các Tiến chức quì và đặt tay vào lòng bàn tay của Đức Giám Mục để tỏ lòng vâng phục và phó thác cuộc đời trong sự an bài của Thiên Chúa và Giáo Hội. Đức Giám Mục thẩm vấn Tiến chức các vấn về Đức tin vào Thiên Chúa và Giáo lý Hội Thánh , về lòng yêu mến vâng phục Đức Giám Mục và các Vị Kế nhiệm Ngài, về sự trung tín trong tác vụ trao ban Lời Chúa , giảng dạy dân Chúa, các việc Đạo đức , cử hành Bí tích Thánh Thể dưỡng nuôi dân Chúa, và Dâng Lễ tế phụng thờ Thiên Chúa.
Thật cảm động khi các Cha Nghĩa phụ mặc áo lễ cho các Tân Linh mục, trao hôn bình an của Đức Giám Mục và Linh mục đoàn, mang hình ảnh nâng đỡ sẻ chia , đồng hành của các Linh mục , cùng cộng tác với Giám mục : giảng dạy , Thánh hóa và Dưỡng nuôi Dân Thiên Chúa Trong Giáo Hội , để các Linh mục chu toàn trọn vẹn Thừa tác vụ được lãnh nhận.
Sau Lời nguyện hiệp lễ , một Tân Linh mục đã Đại diện : Cám ơn Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng ; Đức Cha Giuse – Giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng- nguyên Giám mục giáo phận Đà Nẵng; Đức Cha Phao-lo Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh , đang hưu dưỡng; Cám ơn Cha Giám đốc và Quý Cha Giáo Đại Chủng Viện Xuân Bích – Huế ; Quý Cha Nghĩa Phụ , Quản và Phó xứ , quý Tu Sỹ , Ông Bà Cha Mẹ anh chị em Bà con trong gia đình và Bạn bè thân quen . Tất cả những Vị đã bằng nhiều cách nâng đỡ hướng dẫn … khác nhau , để Quý Tân Linh mục được như ngày hôm nay.
Trước lúc Ban phép lành trọng thể , Đức Cha và cộng đoàn dân Chúa cùng chia vui trong ngày Giáo phận mừng Bổn mạng, Đức Cha đã chia vui với gia đình của các Tân Linh mục và mời gọi mỗi người Ki-tô hữu cầu nguyện cho các Linh mục , để các Linh mục trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô, trở nên hiện thân Chúa Ki-tô giữa cuộc đời trần thế. Đức Giám Mục đã thông báo với Cộng đoàn về Thánh lễ khai mạc Năm Thánh các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào 5 giờ sáng 19 / 6 / 2018 tại sân nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng , Thánh lễ bế mạc Năm Thánh vào chiều ngày 24 / 11 / 2018 tại Trung tâm Thánh mẫu Trà Kiệu. Riêng tại Đền Thánh An-rê Phú Yên Phước Kiều , Giáo phận hành hương về đền Thánh ngày 26 / 7 / 2018, tại đây , hằng ngày Người Tín hữu hành hương được lãnh nhận Ơn Toàn xá.
Đức Cha đã mời gọi Cộng đoàn cùng chia sẻ thao thức ước muốn của Ngài về việc xây dựng Nhà Hưu Dưỡng cho các Linh mục lớn tuổi, mỗi thành phần dân Chúa đóng góp một cách thiết thực theo khả năng của mình cho việc xây căn nhà của sự hiệp nhất yêu thương , biết ơn và tràn đầy hy vọng. Đây là cách Cộng đoàn tri ân các Linh mục suột cả cuộc đời tận hiến cho Thiên Chúa phục vụ mọi người. Trong tương lai gần , Nhà Hưu Dưỡng sẻ được xây trong phần đất cuối của Trung tâm mục vụ Giáo phận Đà Nẵng ( Phường Phước Mỹ- Quận Sơn Trà – Tp Đà Nẵng)
Toma Trương Văn Ân
Trong dịp này Đức Cha Giu-se Truyền chức Linh mục cho 03 Phó tế của Giáo phận.
Xem Hình
Các tiến chức :
1.Thầy phó tế Giuse NGUYỄN HÙNG , Giáo xứ An Ngãi,
2.Thầy phó tế Giuse PHẠM NGUYÊN HUY , Giáo xứ Thanh Bình
3.Thầy phó tế Đaminh TRẦN NGỌC HUY , Giáo xứ Hội An
Trong Nghi thức Truyền Chức Linh mục, Cha Trưởng Ban Phụng vụ, Đại diện Giáo Hội , thay Chúa xướng gọi tên từng Tiến chức , và các Tiến chức đáp lại lời xin vâng , sẵng sàng lãnh nhận tác vụ Chúa trao ban. Cha Tổng Đại diện đã xác nhận các Tiến chức xứng đáng được lãnh nhận tác vụ Linh mục với Đức Giám Mục.
Tiếp đó , các Tiến chức quì và đặt tay vào lòng bàn tay của Đức Giám Mục để tỏ lòng vâng phục và phó thác cuộc đời trong sự an bài của Thiên Chúa và Giáo Hội. Đức Giám Mục thẩm vấn Tiến chức các vấn về Đức tin vào Thiên Chúa và Giáo lý Hội Thánh , về lòng yêu mến vâng phục Đức Giám Mục và các Vị Kế nhiệm Ngài, về sự trung tín trong tác vụ trao ban Lời Chúa , giảng dạy dân Chúa, các việc Đạo đức , cử hành Bí tích Thánh Thể dưỡng nuôi dân Chúa, và Dâng Lễ tế phụng thờ Thiên Chúa.
Thật cảm động khi các Cha Nghĩa phụ mặc áo lễ cho các Tân Linh mục, trao hôn bình an của Đức Giám Mục và Linh mục đoàn, mang hình ảnh nâng đỡ sẻ chia , đồng hành của các Linh mục , cùng cộng tác với Giám mục : giảng dạy , Thánh hóa và Dưỡng nuôi Dân Thiên Chúa Trong Giáo Hội , để các Linh mục chu toàn trọn vẹn Thừa tác vụ được lãnh nhận.
Sau Lời nguyện hiệp lễ , một Tân Linh mục đã Đại diện : Cám ơn Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng ; Đức Cha Giuse – Giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng- nguyên Giám mục giáo phận Đà Nẵng; Đức Cha Phao-lo Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh , đang hưu dưỡng; Cám ơn Cha Giám đốc và Quý Cha Giáo Đại Chủng Viện Xuân Bích – Huế ; Quý Cha Nghĩa Phụ , Quản và Phó xứ , quý Tu Sỹ , Ông Bà Cha Mẹ anh chị em Bà con trong gia đình và Bạn bè thân quen . Tất cả những Vị đã bằng nhiều cách nâng đỡ hướng dẫn … khác nhau , để Quý Tân Linh mục được như ngày hôm nay.
Trước lúc Ban phép lành trọng thể , Đức Cha và cộng đoàn dân Chúa cùng chia vui trong ngày Giáo phận mừng Bổn mạng, Đức Cha đã chia vui với gia đình của các Tân Linh mục và mời gọi mỗi người Ki-tô hữu cầu nguyện cho các Linh mục , để các Linh mục trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô, trở nên hiện thân Chúa Ki-tô giữa cuộc đời trần thế. Đức Giám Mục đã thông báo với Cộng đoàn về Thánh lễ khai mạc Năm Thánh các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào 5 giờ sáng 19 / 6 / 2018 tại sân nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng , Thánh lễ bế mạc Năm Thánh vào chiều ngày 24 / 11 / 2018 tại Trung tâm Thánh mẫu Trà Kiệu. Riêng tại Đền Thánh An-rê Phú Yên Phước Kiều , Giáo phận hành hương về đền Thánh ngày 26 / 7 / 2018, tại đây , hằng ngày Người Tín hữu hành hương được lãnh nhận Ơn Toàn xá.
Đức Cha đã mời gọi Cộng đoàn cùng chia sẻ thao thức ước muốn của Ngài về việc xây dựng Nhà Hưu Dưỡng cho các Linh mục lớn tuổi, mỗi thành phần dân Chúa đóng góp một cách thiết thực theo khả năng của mình cho việc xây căn nhà của sự hiệp nhất yêu thương , biết ơn và tràn đầy hy vọng. Đây là cách Cộng đoàn tri ân các Linh mục suột cả cuộc đời tận hiến cho Thiên Chúa phục vụ mọi người. Trong tương lai gần , Nhà Hưu Dưỡng sẻ được xây trong phần đất cuối của Trung tâm mục vụ Giáo phận Đà Nẵng ( Phường Phước Mỹ- Quận Sơn Trà – Tp Đà Nẵng)
Toma Trương Văn Ân
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bản lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam dâng đất cho Tầu
Hội Hội đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ
07:44 08/06/2018
BẢN LÊN TIẾNG
Phản đối nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam dâng đất cho Tàu
Trong tuần qua người Việt khắp nới trên toàn thế giới đều xôn xao bàng hoàng khi nghe tin nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, qua Quốc Hội bù nhìn đang bỏ phiếu chấp thuận ba Đặc Khu Kinh Tế là Vân Đồn ở cực bắc của Việt Nam, Vân Phong ở miền Trung, và Phú Quốc ở cực Nam của Việt Nam cho đầu tư ngoại quốc và Tàu cộng trong 99 năm.
Đây là một hành động bán nước ngang nhiên và trắng trợn của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Bởi vì Đặc khu kinh tế, với các ưu đải đặc biệt gồm có tự do lưu thông ngoại tệ, tự do mở casino với tự do mang tiền ra nước ngoài, miễn thuế thu nhập cá nhân hay doanh nghiệp được ưu đải với thuế rất thấp, tự tổ chức chính quyền và tự điều hành với Trưởng Đặc Khu do chính quyền bổ nhiệm, tự do mua bán nhà và đất cho người nước ngoài với thời hạn lâu dài và nếu cộng thêm những vùng mà Tàu cộng đang khai thác như Beauxite, Formosa, Bình Dương... thì sẽ thấy lãnh thổ Việt nam bị thu hẹp thế nào!
Các Đặc Khu Kinh Tế đã giao cho Trung Quốc như Beauxite và Formosa tuy nằm trên đất Việt Nam nhưng lại tách biệt hoàn toàn, người Việt Nam nếu không có giấy tờ đặc biệt cũng không được vào, chính quyền địa phương không còn quyền hành kiểm soát mọi hoạt động bên trong, việc thành lập một căn cứ quân sự hay xây nhà máy sản xuất vũ khí là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Đây là lúc chúng ta những người Việt Nam ở trong nước cũng như tại hải ngoại cần phải triệt để lên tiếng phản đối Nhà Cầm Quyền CSVN và làm hết mọi cách đề cứu nguy Tổ quốc khỏi ách thống trị của Trung quốc đã gần kề.
Do vậy chúng tôi:
- Kêu gọi lòng yêu nước của những người Việt Nam, hãy cùng nhau đứng lên tranh đấu cho quê hương được vẹn toàn lãnh thổ và đồng thời xin kêu gọi các Đại Biểu Quốc Hội của Việt Nam hãy trở về với dân tộc, bằng cách biểu quyết KHÔNG CHẤP THUẬN dành đặc khu kinh tế cho ngoại bang Trung cộng.
- Cực lực lên án nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam bán nước cho Trung Cộng qua việc trá hình cho Trung Cộng thuê các Đặc Khu Kinh Tế 99 năm .
- Đòi buộc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải bảo vệ lảnh thổ và lãnh đảo đã được ông cha dày công gầy dựng.
- Tha thiết kêu gọi tất cả những người Việt Nam yêu nước, hãy cùng đứng lên tranh đấu cho quê hương đất Nước Việt Nam khỏi ách Cộng Sản bán nước và thoát ngoại xâm.
Little Saigon ngày 7 tháng 6 năm 2018
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hoa Kỳ (đồng ký tên)
* Chánh Trị Sự Hà Vũ Băng (Cao Đài)
* Giáo Sĩ Mai Biên (Chính Thống Giáo)
* Linh Mục Trần Văn Kiểm (Công Giáo) .
* Linh Mục Trần Công Nghị (Công Giáo)
* Hoà Thượng Thích Minh Nguyện (Phật Giáo)
* Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu (Phật Giáo Hoà Hảo)
* Ông Trang Văn Mến (Phật Giáo Hoà Hảo)
* Mục Sư Nguyễn Xuân Hồng (Tin Lành)
* Mục Sư Lê Minh (Tin Lành)
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ: Bản lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam dâng đất cho Tầu
Hội đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ
07:45 08/06/2018
BẢN LÊN TIẾNG
Phản đối nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam dâng đất cho Tàu
Trong tuần qua người Việt khắp nới trên toàn thế giới đều xôn xao bàng hoàng khi nghe tin nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, qua Quốc Hội bù nhìn đang bỏ phiếu chấp thuận ba Đặc Khu Kinh Tế là Vân Đồn ở cực bắc của Việt Nam, Vân Phong ở miền Trung, và Phú Quốc ở cực Nam của Việt Nam cho đầu tư ngoại quốc và Tàu cộng trong 99 năm.
Đây là một hành động bán nước ngang nhiên và trắng trợn của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Bởi vì Đặc khu kinh tế, với các ưu đải đặc biệt gồm có tự do lưu thông ngoại tệ, tự do mở casino với tự do mang tiền ra nước ngoài, miễn thuế thu nhập cá nhân hay doanh nghiệp được ưu đải với thuế rất thấp, tự tổ chức chính quyền và tự điều hành với Trưởng Đặc Khu do chính quyền bổ nhiệm, tự do mua bán nhà và đất cho người nước ngoài với thời hạn lâu dài và nếu cộng thêm những vùng mà Tàu cộng đang khai thác như Beauxite, Formosa, Bình Dương... thì sẽ thấy lãnh thổ Việt nam bị thu hẹp thế nào!
Các Đặc Khu Kinh Tế đã giao cho Trung Quốc như Beauxite và Formosa tuy nằm trên đất Việt Nam nhưng lại tách biệt hoàn toàn, người Việt Nam nếu không có giấy tờ đặc biệt cũng không được vào, chính quyền địa phương không còn quyền hành kiểm soát mọi hoạt động bên trong, việc thành lập một căn cứ quân sự hay xây nhà máy sản xuất vũ khí là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Đây là lúc chúng ta những người Việt Nam ở trong nước cũng như tại hải ngoại cần phải triệt để lên tiếng phản đối Nhà Cầm Quyền CSVN và làm hết mọi cách đề cứu nguy Tổ quốc khỏi ách thống trị của Trung quốc đã gần kề.
Do vậy chúng tôi:
- Kêu gọi lòng yêu nước của những người Việt Nam, hãy cùng nhau đứng lên tranh đấu cho quê hương được vẹn toàn lãnh thổ và đồng thời xin kêu gọi các Đại Biểu Quốc Hội của Việt Nam hãy trở về với dân tộc, bằng cách biểu quyết KHÔNG CHẤP THUẬN dành đặc khu kinh tế cho ngoại bang Trung cộng.
- Cực lực lên án nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam bán nước cho Trung Cộng qua việc trá hình cho Trung Cộng thuê các Đặc Khu Kinh Tế 99 năm.
- Đòi buộc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải bảo vệ lảnh thổ và lãnh đảo đã được ông cha dày công gầy dựng.
- Tha thiết kêu gọi tất cả những người Việt Nam yêu nước, hãy cùng đứng lên tranh đấu cho quê hương đất Nước Việt Nam khỏi ách Cộng Sản bán nước và thoát ngoại xâm.
Little Saigon ngày 7 tháng 6 năm 2018
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hoa Kỳ (đồng ký tên)
* Chánh Trị Sự Hà Vũ Băng (Cao Đài)
* Giáo Sĩ Mai Biên (Chính Thống Giáo)
* Linh Mục Trần Văn Kiểm (Công Giáo).
* Linh Mục Trần Công Nghị (Công Giáo)
* Hoà Thượng Thích Minh Nguyện (Phật Giáo)
* Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu (Phật Giáo Hoà Hảo)
* Ông Trang Văn Mến (Phật Giáo Hoà Hảo)
* Mục Sư Nguyễn Xuân Hồng (Tin Lành)
* Mục Sư Lê Minh (Tin Lành)
Thư ngỏ của Uỷ Ban Công Lý Và Hoà Bình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi Quốc Hội
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
14:13 08/06/2018
Ủy ban Công lý và Hòa bình
Ngày 8 tháng 6 năm 2018
THƯ NGỎ
Kính gửi: Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Quý vị Đại biểu Quốc hội
Trích yếu:V/v dự thảo Luật Đơn vị hành chánh-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc
Kính thưa quý vị,
Chúng tôi được biết Quốc hội đang bàn thảo và sẽ biểu quyết thông qua dự thảo Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc (gọi tắt là Luật Đặc Khu) vào ngày 15/06/2018 tới đây. Dù dự luật này được soạn thảo với ý định tạo bước phát triển đột phá về hành chính và kinh tế trong việc thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhưng lại hàm chứa nhiều rủi ro và nguy cơ gây thiệt hại cho quyền lợi quốc gia, đặc biệt có thể xâm hại đến an ninh và chủ quyền quốc gia của Việt Nam.
1. Mô hình đặc khu hành chính-kinh tế đã lỗi thời và không còn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện đại trên thế giới ngày nay, nhất là trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, mà Chính phủ Việt Nam đã xác định là định hướng ưu tiên của nền kinh tế Việt Nam;
2. Những quy định ưu đãi quá lớn về thuế quan, thời gian thuê đất, ngành nghề kinh doanh, như được nêu trong Luật Đặc Khu, dường như chưa được nghiên cứu, phân tích và phản biện về chuyên môn một cách cẩn thận và rộng rãi, hầu có thể đánh giá đầy đủ hiệu quả kinh tế mang lại cho nền kinh tế quốc gia, trong khi chắc chắn chỉ mang lại lợi nhuận vượt trội cho giới đầu cơ nước ngoài và các nhóm lợi ích trong nước;
3. Về lâu dài, yếu tố quan trọng nhất của một môi trường đầu tư tốt và hấp dẫn giới đầu tư ngoại quốc trong phạm vi quốc gia chính là những chính sách kinh tế đúng đắn, nền tảng luật pháp chuẩn mực, bộ máy hành chính hiệu quả, và hệ thống tư pháp công minh, chứ không phải là các ưu đãi nhất thời tại một khu vực riêng biệt nào đó;
4. Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đều là các vùng đất và vùng biển quan yếu về quân sự và quốc phòng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh và chủ quyền quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc thường xuyên tiến hành chính sách gây hấn trên Biển Đông, chiếm giữ hải đảo và ngang nhiên xây dựng các căn cứ quân sự áp sát bờ biển Việt Nam;
5. Nhiều năm gần đây sự thao túng và thâu tóm của các thương nhân, nhà thầu và nhà đầu tư Trung Quốc về thương mại, đấu thầu, đầu cơ, mua chui đất đai hàng loạt với diện tích lớn trên cả nước, cùng với sự tràn ngập công nhân Trung Quốc tại các khu công nghiệp, đã tạo nên nhiều vấn nạn kinh tế và xã hội nan giải cho các chính quyền địa phương ở khắp nơi, và chắc chắn sẽ lại tái diễn tại các đặc khu trong tương lai.
Chúng tôi thiết nghĩ để thông qua một dự luật quan trọng với ý định mang lại cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc cho nhân dân, song lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia như Luật Đặc Khu, cần thiết phải có sự tham gia đóng góp ý kiến của toàn dân. Do đó, dự luật nên được đưa ra thảo luận rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt cần được các nhà chuyên môn góp ý phản biện khoa học, và cuối cùng phải được thông qua bằng một cuộc trưng cầu ý dân theo luật định.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự lắng nghe và hy vọng ở tinh thần cầu thị của quý vị Đại biểu Quốc hội và xin chúc quý vị dồi dào sức khoẻ.
Trân trọng kính chào,
Thay mặt Ủy ban Công lý và Hòa bình
+ Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch
Linh mục Lê Quốc Thăng, Thư ký
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ngày chúa nhật, ngày lễ mừng
LM Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:09 08/06/2018
Thiên Chúa truyền cho dân Israel 10 đều răn làm Giao Ước với họ:
„ 8 Ngươi hãy nhớ ngày Sa-bát, mà coi đó là ngày thánh.9 Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi.10 Còn ngày thứ bảy là ngày sa-bát kính ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi.11 Vì trong sáu ngày, ĐỨC CHÚA đã dựng nên trời đất, biển khơi, và muôn loài trong đó, nhưng Người đã nghỉ ngày thứ bảy. Bởi vậy, ĐỨC CHÚA đã chúc phúc cho ngày sa-bát và coi đó là ngày thánh.“ ( Xh 20,8- 11).
Hội Thánh Công Gíáo có điều răn: Chớ làm việc xác ngày Chúa Nhật và lễ buộc.
Đâu là nguồn gốc cùng ý nghĩa cho đời sống đức tin của ngày này?
Ngày Sabbat theo đức tin cùng niên lịch của Do Thái giáo là ngày thứ bảy, ngày cuối tuần, theo chu kỳ một tuần lễ có sáu ngày.
Nhưng ngày Chúa Nhật, theo nếp sống đức của đạo Công Giáo không là ngày Sabbat, mà là ngày thứ nhất của tuần lễ , theo chu kỳ một tuần lễ có bảy ngày.
Theo khía cạnh đạo đức thần học, phúc âm Chúa Giêsu viết thuật lại, Chúa Giêsu sống lại ngày thứ nhất của tuần lễ. Vì thế ngày thứ nhất là ngày của Chúa, mừng ngày khởi đầu công trình sáng tạo mới sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô.
Nhưng từ trước khi đức tin đạo Công Giáo được loan truyền lan rộng trên thế giới, trong đế quốc Rama đã có ngày lễ kính thờ Thần Mặt Trời bách thắng- Sol invictus - trong đời sống xã hội Theo truyền thuyết hoàng đế Titus Tatius cùng với anh em Romulus và Remus đã chiến thắng và thành lập xây dựng nên thành Roma, cùng lập nên lễ nghi kính thờ Thần Mặt Trời vào năm 750 trước Chúa giáng sinh hằng tuần.
Năm 312 sau Chúa giáng sinh, Hoàng đế Constantino của Đế quốc Roma ra chiếu chỉ công nhận đạo Công Giáo trong toàn đế quốc, cho tự do tôn giáo chấm dứt thời bách hại đạo Công Giáo.
Nhà Vua dẫu vậy vẫn theo lễ nghi kính thờ thần Mặt Trời của đế quốc Roma. Nhưng với đức tin Công Giáo Mặt Trời trở thành hình ảnh biểu tượng của Thiên Chúa.
Mãi đến năm 321 sau Chúa giáng sinh, Hoàng đế mới ban hành thành luật lệ một tuần lễ có bảy ngày. Và lấy ngày thứ nhất tuần lễ là ngày nghỉ việc, ngày lễ nghỉ. Ngày thứ nhất dành cho Mặt Trời- Sol hay Solis.
Và từ bước ngoặt đó theo dòng thời gian đức tin Công Giáo đã „rửa tội“ cho ngày thờ kính Mặt Trời của dân Roma thành ngày thứ nhất của tuần lễ, ngày Chúa Nhật kính thờ Thiên Chúa.
Những tín hữu Chúa Kitô đầu tiên - còn gọi là lương dân theo đức tin Chúa Kito - đã dành một ngày của tuần lễ là ngày nghỉ việc, ngày cầu nguyện dành cho Thiên Chúa. Ngày này họ nhớ đến sự sống lại của Chúa Giesu Kitô, ngày kính thờ Mặt Trời. Vì họ căn cứ theo phúc âm thuật lại Chúa Giêsu Kitô sống lại vào ngày thứ ba, sau khi bị đóng đinh vào thập gía. Ngày đó tiếp theo sau ngày Sabbat theo tập tục Do Thái giáo. Nên họ lấy ngày này mừng Thiên Chúa- Dies dominicus , dies dominica.
Ngay từ đầu thế kỷ thứ hai sau Chúa giáng sinh sách Didache, viết vào giữa những năm 80 đến 180 sau Chúa giáng sinh, và sau này các Giáo Phụ Plinius, thư của Barnaba thành Alexandria năm 100, Ignatius thành Antiochia năm 110 ở vùng Á Châu, Justin và Irenaeus thành Lyon năm 180. đã nói đến ý nghĩa đạo đức thần học ngày Chúa Nhật dành kính thờ Thiên Chúa.
Sách Didache viết thuật lại:“ Khi anh em tụ họp mừng ngày của Chúa, anh em bẻ bánh và dâng lời tạ ơn, sau khi anh em trước đó đã tuyên xưng sự trở về với Chúa Kitô, để cho lễ dâng tiến của anh em nên tinh tuyền trong sạch.
Vì thế, chúng ta dành ngày thứ tám - ngày Chúa Nhật, ngày thứ nhất của tuần lễ mới - trong niềm vui mừng - tưởng nhớ đến sự chết , sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô và sau đó Ngài đã trở về trời.“.
Trong dòng thời gian lịch sử của đời sống xã hội trên thế giới, ảnh hưởng của đức tin Kitô giáo, Giáo Hội Công Giáo với luật Hội Thánh, ngày Chúa Nhật luôn được duy trì là ngày nghỉ việc, ngày các tín hữu Chúa Kitô đi đến thánh đường tham dự thánh lễ Misa.
Nhưng do đời sống kinh tế, chính trị có nhiều thay đổi, nhiều xu hướng ý thức hệ khác nhau, nên ngày Chúa Nhật không còn mang ý nghĩa là ngày của Chúa, như Giáo Hội sắp đặt nêu ra. Thay vào đó, ngày Chúa Nhật không còn là ngày đầu tuần mừng Chúa Giêsu Kitô sống lại, mà trở thành ngày cuối tuần tự do nghỉ ngơi giải trí.
„ Sine dominico non possumus!“ Không có Thiên Chúa và không có có ngày dành cho Thiên Chúa, đời sống trở nên trống rỗng. Ngày Chúa Nhật thay đổi rất nhiều trong đời sống xã hội bên phương tây, nó trở thành ngày cuối tuần cho thời gian tự do. Thời gian tự do lại rơi vào sự hấp tấp vội vàng trong thế giới tân tiến dành cho điều gì là đẹp là cần thiết, như ai cũng biết. Nhưng thời giờ tự do mà không có nội dung thâm sâu là trung tâm điểm hướng dẫn toàn thể, nó sẽ trở thành thời giờ trống rỗng, nó không giúp cùng không thêm gì cho đời sống. Thời giờ tự do vì thế cần một trung tâm điểm dẫn đưa đến gập gỡ với Đấng là nguyên thủy và là đích điểm của thời giờ.“ ( Giáo Hoàng Benedicktô XVI.).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
„ 8 Ngươi hãy nhớ ngày Sa-bát, mà coi đó là ngày thánh.9 Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi.10 Còn ngày thứ bảy là ngày sa-bát kính ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi.11 Vì trong sáu ngày, ĐỨC CHÚA đã dựng nên trời đất, biển khơi, và muôn loài trong đó, nhưng Người đã nghỉ ngày thứ bảy. Bởi vậy, ĐỨC CHÚA đã chúc phúc cho ngày sa-bát và coi đó là ngày thánh.“ ( Xh 20,8- 11).
Hội Thánh Công Gíáo có điều răn: Chớ làm việc xác ngày Chúa Nhật và lễ buộc.
Đâu là nguồn gốc cùng ý nghĩa cho đời sống đức tin của ngày này?
Ngày Sabbat theo đức tin cùng niên lịch của Do Thái giáo là ngày thứ bảy, ngày cuối tuần, theo chu kỳ một tuần lễ có sáu ngày.
Nhưng ngày Chúa Nhật, theo nếp sống đức của đạo Công Giáo không là ngày Sabbat, mà là ngày thứ nhất của tuần lễ , theo chu kỳ một tuần lễ có bảy ngày.
Theo khía cạnh đạo đức thần học, phúc âm Chúa Giêsu viết thuật lại, Chúa Giêsu sống lại ngày thứ nhất của tuần lễ. Vì thế ngày thứ nhất là ngày của Chúa, mừng ngày khởi đầu công trình sáng tạo mới sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô.
Nhưng từ trước khi đức tin đạo Công Giáo được loan truyền lan rộng trên thế giới, trong đế quốc Rama đã có ngày lễ kính thờ Thần Mặt Trời bách thắng- Sol invictus - trong đời sống xã hội Theo truyền thuyết hoàng đế Titus Tatius cùng với anh em Romulus và Remus đã chiến thắng và thành lập xây dựng nên thành Roma, cùng lập nên lễ nghi kính thờ Thần Mặt Trời vào năm 750 trước Chúa giáng sinh hằng tuần.
Năm 312 sau Chúa giáng sinh, Hoàng đế Constantino của Đế quốc Roma ra chiếu chỉ công nhận đạo Công Giáo trong toàn đế quốc, cho tự do tôn giáo chấm dứt thời bách hại đạo Công Giáo.
Nhà Vua dẫu vậy vẫn theo lễ nghi kính thờ thần Mặt Trời của đế quốc Roma. Nhưng với đức tin Công Giáo Mặt Trời trở thành hình ảnh biểu tượng của Thiên Chúa.
Mãi đến năm 321 sau Chúa giáng sinh, Hoàng đế mới ban hành thành luật lệ một tuần lễ có bảy ngày. Và lấy ngày thứ nhất tuần lễ là ngày nghỉ việc, ngày lễ nghỉ. Ngày thứ nhất dành cho Mặt Trời- Sol hay Solis.
Và từ bước ngoặt đó theo dòng thời gian đức tin Công Giáo đã „rửa tội“ cho ngày thờ kính Mặt Trời của dân Roma thành ngày thứ nhất của tuần lễ, ngày Chúa Nhật kính thờ Thiên Chúa.
Những tín hữu Chúa Kitô đầu tiên - còn gọi là lương dân theo đức tin Chúa Kito - đã dành một ngày của tuần lễ là ngày nghỉ việc, ngày cầu nguyện dành cho Thiên Chúa. Ngày này họ nhớ đến sự sống lại của Chúa Giesu Kitô, ngày kính thờ Mặt Trời. Vì họ căn cứ theo phúc âm thuật lại Chúa Giêsu Kitô sống lại vào ngày thứ ba, sau khi bị đóng đinh vào thập gía. Ngày đó tiếp theo sau ngày Sabbat theo tập tục Do Thái giáo. Nên họ lấy ngày này mừng Thiên Chúa- Dies dominicus , dies dominica.
Ngay từ đầu thế kỷ thứ hai sau Chúa giáng sinh sách Didache, viết vào giữa những năm 80 đến 180 sau Chúa giáng sinh, và sau này các Giáo Phụ Plinius, thư của Barnaba thành Alexandria năm 100, Ignatius thành Antiochia năm 110 ở vùng Á Châu, Justin và Irenaeus thành Lyon năm 180. đã nói đến ý nghĩa đạo đức thần học ngày Chúa Nhật dành kính thờ Thiên Chúa.
Sách Didache viết thuật lại:“ Khi anh em tụ họp mừng ngày của Chúa, anh em bẻ bánh và dâng lời tạ ơn, sau khi anh em trước đó đã tuyên xưng sự trở về với Chúa Kitô, để cho lễ dâng tiến của anh em nên tinh tuyền trong sạch.
Vì thế, chúng ta dành ngày thứ tám - ngày Chúa Nhật, ngày thứ nhất của tuần lễ mới - trong niềm vui mừng - tưởng nhớ đến sự chết , sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô và sau đó Ngài đã trở về trời.“.
Trong dòng thời gian lịch sử của đời sống xã hội trên thế giới, ảnh hưởng của đức tin Kitô giáo, Giáo Hội Công Giáo với luật Hội Thánh, ngày Chúa Nhật luôn được duy trì là ngày nghỉ việc, ngày các tín hữu Chúa Kitô đi đến thánh đường tham dự thánh lễ Misa.
Nhưng do đời sống kinh tế, chính trị có nhiều thay đổi, nhiều xu hướng ý thức hệ khác nhau, nên ngày Chúa Nhật không còn mang ý nghĩa là ngày của Chúa, như Giáo Hội sắp đặt nêu ra. Thay vào đó, ngày Chúa Nhật không còn là ngày đầu tuần mừng Chúa Giêsu Kitô sống lại, mà trở thành ngày cuối tuần tự do nghỉ ngơi giải trí.
„ Sine dominico non possumus!“ Không có Thiên Chúa và không có có ngày dành cho Thiên Chúa, đời sống trở nên trống rỗng. Ngày Chúa Nhật thay đổi rất nhiều trong đời sống xã hội bên phương tây, nó trở thành ngày cuối tuần cho thời gian tự do. Thời gian tự do lại rơi vào sự hấp tấp vội vàng trong thế giới tân tiến dành cho điều gì là đẹp là cần thiết, như ai cũng biết. Nhưng thời giờ tự do mà không có nội dung thâm sâu là trung tâm điểm hướng dẫn toàn thể, nó sẽ trở thành thời giờ trống rỗng, nó không giúp cùng không thêm gì cho đời sống. Thời giờ tự do vì thế cần một trung tâm điểm dẫn đưa đến gập gỡ với Đấng là nguyên thủy và là đích điểm của thời giờ.“ ( Giáo Hoàng Benedicktô XVI.).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long