Ngày 07-06-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 08/06: Tầm quan trọng của Lề Luật Mô-sê – Lm. Phao lô Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
02:51 07/06/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.

Đó là lời Chúa
 
Giảng lễ Tạ Ơn Vĩnh Khấn
Linh mục Paul Phạm Trọng Phương
08:35 07/06/2022
“Từ buổi mai xin cho con nghiệm thấy tình thương của Chúa” (Tv 143,8) - Giảng lễ tạ ơn Sr. Maria

Kính thưa, quý ông bà và anh chị em, cách riêng kính thưa tân nương là Maria của Tân lang Đức Ki-tô.

Hôm nay cả cộng đoàn đang hiệp cùng với nữ tu Maria để tạ ơn Chúa vì Ngài đã thương chọn nữ tu dành riêng cho Ngài để thánh hiến và sai nữ tu ra đi Loan Báo tin Mừng cho muôn dân. Nữ tu Maria là 1 người nữ bình thường như bao thôn nữ khác, thậm chí còn thua kém hơn các bạn bè cùng lứa tuổi về mọi mặt. Thế nhưng, vì muốn thuộc trọn cho Chúa và muốn trở nên dụng cụ Chúa dùng để ban phát và gửi trao yêu thương đến cho mọi người, nhất là những hoàn cảnh éo le, bệnh hoạn và tật nguyền. Bởi đó, Chị Maria được gọi vào dòng ngày 15/2/2010 tại cộng đoàn Quy Chính. Năm 2013 phục vụ ở họ Đức Thịnh, Xứ Quan Lãng. Tháng 5/2014 vào lớp Tiền Tập. Tháng 5/2014 vào nhà tập I. Tháng 5/2015 vào tập II, Chị được sai đi phục vụ ở cộng đoàn Thuận Nghĩa. Ngày 5/7/2016 khấn lần đầu. Học hai năm thần học tại Học Viện Liên Dòng Giáo hoàng Gioan XXIII. Ngày 10/6/2019 chuyển vào cộng đoàn Bác Ái Hoàng Mai, Gò vấp TP HCM. Tháng 12/2021, chị được gọi vào lớp Đại tập. Sau những năm tháng hành trình với ơn gọi trong Hiệp hội TSBA Vinh với biết bao thử thách và gian nan, thì vào lúc 8 giờ sáng ngày 31/5/2022 chị đã được chọn gọi và lãnh nhận hồng ân vĩnh khấn. Nhận ra ơn gọi mình là bởi ơn Chúa và mình chỉ là nữ tỳ của Chúa, nên nữ tu Maria đã chọn cho cuộc đời thánh hiến của mình câu “Ngay từ buổi sớm mai, xin cho con nghiệm thấy tình thương của Chúa” làm kim chỉ nam hay châm ngôn sống cho hành trình bước theo Chúa của mình. Ước mong rằng cuộc đời nữ tu dệt nên bài ca ngợi tình yêu Thiên Chúa qua bổn phận được trao với tư cách là thành viên trung thành của Chúa và của Hội hiệp hội mình. Ước mong rằng không chỉ riêng buối sớm mai, mà cả ngày sống và trong suốt suốt cả cuộc đời xơ Maria, Xơ luôn luôn nhớ đến Chúa, và gắn kết với Chúa cách sâu sắc và trung tín.

Kính thưa, cách riêng nữ tu Maria,

Trong bài chia sẻ này tôi muốn mượn hình ảnh “chiếc nhẫn” để nói với cộng đoàn, nhất là nói với nữ tu MARIA. Chúng ta sẽ cùng nhau trả lời cho những vấn đề đặt ra như sau: Chiếc nhẫn nói lên điều gì vậy? Chiếc nhẫn cưới trong ngày hôn nhân của hai người yêu nhau và “chiếc nhẫn cưới” trong ngày khấn dòng muốn nói lên điều gì vậy? Để giữ trọn chiếc nhẫn cưới đó, chúng ta có gặp những khó khăn, thử thách và cám dỗ nào không? Đâu là cám dỗ của đời sống thánh hiến trong thế giới hôm nay? Giải pháp nào có thể vượt qua được những cám dỗ của đời tu hay đời thánh hiến?

Quả thật, kính thưa,

Nhẫn là một vòng tròn, thường làm bằng kim loại, được đeo như một trang sức ở ngón tay, thỉnh thoảng là ngón chân. (Theo từ điển Wikipedia). Người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên lấy biểu tượng cho sự bất diệt là vòng tròn, và dùng nó để tượng trưng cho hôn nhân. Họ đeo nhẫn ở ngón thứ tư của bàn tay trái (một truyền thống vẫn còn đến bây giờ) bởi vì họ tin rằng mạch chảy tình yêu sẽ chạy thẳng từ ngón tay này đến tim. Những chiếc nhẫn cổ xưa được làm từ da, xương và sau này là kim loại.

Trong ngày lễ cưới, chúng ta đã chứng kiến việc linh mục, vị chứng hôn đã làm phép cho đôi nhẫn mà đôi nam nữ sắp trao cho nhau. Họ cầm nhẫn lên và nói: “ Em, Anh hãy nhận lấy chiếc nhẫn này để làm bằng chứng tình yêu và lòng chung thủy của Em, hay của Anh, nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.” Như thế, chiếc nhẫn cưới là dấu chỉ của tình yêu và dấu chỉ của lòng chung thủy của hai anh chị sắp về chung sống với nhau sau lễ cưới. Chiếc nhẫn cưới ở hai ngón tay của hai người nối kết lại thành vòng số tám(8) và được giữ bền chặt với nhau mà không thể tách lìa. Một sự gắn bó mật thiết với nhau và trong nhau. Một sự nối kết không bao giờ được chia rẽ. Nối kết đó đến từ Chúa như Kinh Thánh khẳng định: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”(Mc 10, 9).

Cũng vậy, trong ngày lễ khấn hiệp hội, Đức Giám Mục đã trao cho nữ tu MARIA một chiếc nhẫn vào ngón tay như là dấu chỉ từ nay nữ tu MARIA là tân nương cưới Tân lang là Đức Ki-tô. Từ nay, chiếc nhẫn mà nữ tu đeo trên mình không là đồ trang sức bình thường nhưng là dấu chỉ nữ tu thuộc trọn về Chúa Giê-su, thuộc trọn vào Hội Thánh, và nhất là nữ tu thuộc trọn cộng đoàn chị em trong ơn gọi TSBA Vinh. Chiếc nhẫn nơi nữ tu từ nay trở thành dấu chỉ tình yêu trọn vẹn cho Đức Ki-tô, vị Tân Lang muôn đời mà không phải thuộc về một ai khác. Thật vậy, khi quan thống đốc thành Rôma sai quân đến thúc bách cô Anê hãy lấy con của ông, thánh nữ liền hãnh diện từ chối bằng một câu trả lời cao cả: “Quan đến giạm hỏi cho tôi một người bạn trăm năm sao? Tôi đã có Người Bạn Trăm Năm đó rồi. Người Bạn Trăm Năm của tôi phú quý gấp mấy!” Ý thánh nữ Anê muốn nói: Đó là Chúa Giêsu, Bạn Trăm Năm tuyệt vời của cô! Chúa Giêsu muốn chúng ta gọi Ngài là Thầy, là Cha, là Đấng Chăn Chiên lành. Nhưng đối với nữ tu MARIA, Chúa Giêsu muốn nữ tu gọi Ngài là Bạn Trăm Năm của Ngài, và được Ngài gọi là Hiền Thê của Ngài. Chúa Giêsu và nữ tu kết duyên với nhau một cách thiêng liêng cao trọng bằng sự chung thủy như ngôn sứ Ôsê mà chúng ta đã lắng nghe trong bài đọc 1: “Ta sẽ lập với ngươi một hôn ước vĩnh cửu, Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong công minh và chính trực, trong ân tình và xót thương; Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong tín thành, và ngươi sẽ được biết Ðức Chúa.” (Hôsê 2, 21-22). Từ nay Nữ tu MARIA dâng trọn xác hồn cho Chúa Giêsu, như lời nhận xét của thánh Phaolô khi nói với giáo đoàn Côrintô trong bài đọc 2: “Người trinh nữ chuyên lo việc Chúa, để trọn thuộc về Chúa cả hồn lẫn xác.” (1 Cr 7, 34).

Quả thật, kính thưa,

Để giữ trọn vẹn chiếc nhẫn vĩnh khấn đó, nữ tu phải trải qua rất nhiều và rất nhiều việc cắt tỉa đối với cuộc sống hằng ngày bởi những cám dỗ trong đời dâng hiến: tiền bạc, hưởng thụ, nhục dục, danh vọng,...Quả thật, chiếc nhẫn cưới trong ngày khấn dòng của nữ tu MARIA, không chỉ treo vào ngón tay bình thường, nhưng đã được đặt vào tâm trí và toàn thể con người của nữ tu với 3 lời khuyên Phúc m: Vâng phục, khiết tịnh và khó nghèo. Từ nay nữ tu MARIA phải nỗ lực hết mình để sống trọn 3 lời khấn mà nữ tu đã tự nguyện tuyên khấn trước mặt Chúa và Bề Trên.

Từ nay ‘sống trọn đời trinh khiết’ là nữ tu phải đi ngược với con người thế gian, là con người ưng hoàn toàn thoả mãn tính dục, bất chấp mọi rào cản luân lý và đạo đức. Từ nay ‘sống trọn đời khó nghèo’ là nữ tu được đòi buộc đi ngược với con người thế gian, là con người ưng gom tóm mọi của cải vật chất để ích kỷ hưởng thụ một mình cho sung sướng. Từ nay ‘sống trọn đời vâng phục’ là nữ tu được mời gọi đi ngược với con người thế gian, là con người ưng tự do hoàn toàn, muốn gì được nấy, thích chi là làm. Quả thật, để sống trọn đời 3 lời khấn trên, quả là không dễ dàng chút nào!

Thế thì làm sao để nữ tu giữ trọn lời tuyên khấn mà mình đã đoan hứa trong ngày thánh hiến? Chính Đức Giêsu đã chọn gọi 12 Tông Đồ để các ông ở với Ngài và để Ngài sai đi. Cũng vậy, để trở nên môn đệ đích thực và là nữ tu trung thành của Đức Kitô, nữ tu MARIA cũng phải hằng luôn ở lại trong Đức Kitô, sống với Đức Kitô và đi cùng Đức Kitô. Để như Thánh Phaolô hằng tâm niệm “Tôi sống không phải là tôi sống, nhưng là Đức Kitô sống trong tôi”. (Gl2, 20)

Tại sao phải ở lại với Đức Kitô? Là môn đệ của Đức Kitô, nữ tu MARIA cũng được mời gọi hãy ở lại với Ngài để học hỏi với Ngài về lời ăn tiếng nói; về đức khiết tịnh, về đức khó nghèo, về đời sống cầu nguyện,…Ở lại với Đức Kitô để múc lấy nguồn sức sống dồi dào từ Ngài; ở lại trong Đức Kitô để học nơi Ngài sự hiền lành và khiêm nhường trong lòng; ở lại với Đức Kitô để cũng biết cảm thông, sẻ chia và ủi an những ai đang lầm đàng lạc lối, những ai đang sống trong tình trạng tội lỗi; ở lại với Đức Kitô để luôn biết tin tưởng và phó thác cho tình yêu quan phòng của Thiên Chúa Cha; ở lại với Đức Kitô để luôn biết yêu thương và tha thứ cho anh chị em,… Nói tóm lại, ở lại với Đức Kitô là nên giống Đức Kitô mọi đàng. Khi ở lại với Đức Kitô, và ở lại với Thiên Chúa, chúng ta sẽ được đầy tràn nhựa sống hạnh phúc và bình an. Trong Phúc m hôm nay, Chúa Giê-su đã ví mình là cây nho, mỗi chúng ta là cành. Như cành nho muốn sinh hoa kết quả trĩu nặng và thơm tho, cành nho phải kết hợp và gắn liền với thân nho, cũng vậy, nếu muốn sống tốt 3 lời khuyên Phúc âm giữa biển đời giông tố bão bùng với đầy cám dỗ, nữ tu MARIA phải trở nên “chiếc nhẫn nối kết” bền chặt hơn với Đức Ki-tô để một khi đã nối kết thâm hậu với Chúa rồi, ắt nữ tu sẽ dễ dàng nối kết với anh chị em, nhất là với những hoàn cảnh khó khăn thất vọng nơi mà nữ tu được giao nhiệm vụ gặp gỡ và coi sóc. Quả thật, như câu châm ngôn sống của Chị Maria đã chọn, chị Thánh Tê-rê-xa khuyên rằng: “Trên hết tất cả, anh em hãy làm cho lòng mình đầy tràn Thiên Chúa trước đã, rồi sau đó anh em mới có thể chia sẻ, đem Chúa cho người khác được.” Vì thế, việc gặp gỡ anh chị em, hiện diện với tha nhân hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự ở lại, sự gặp gỡ và hiện diện với Đức Ki-tô trong đời sống cầu nguyện cá nhân và cộng đoàn.

Kính thưa quý ông bà và anh chị em,

Nữ tu MARIA từ nay thuộc trọn về Hiệp hội Thừa Sai Bác Ái giáo Phận Vinh với Mục đích: Tôn vinh Thiên Chúa, xây dựng Giáo hội và loan báo Tin mừng cứu độ cho muôn dân bằng việc thi hành bác ái. Với mục đích này, nữ tu MARIA luôn ý thức rằng tất cả mọi việc mình làm, nói và suy nghĩ là luôn tôn vinh Thiên Chúa, xây dựng Giáo hội và Loan báo tin Mừng cho muôn dân qua đời sống phục vụ bác ái yêu thương.

Tuy nhiên, tự sức nữ tu MARIA khó để sống xứng đáng là thành viên thánh thiện của hiệp hội, khó để thực hiện được mục đích ấy, vì thế, nữ tu cần có sức mạnh từ Chúa Giê-su và noi gương Đức Mẹ thăm viếng, sống và thi hành bác ái với mọi người, đặc biệt với những người thiếu may mắn.

Với Linh đạo của hiệp hội là Sống bác ái theo tinh thần Tin mừng (hết mình) với tha nhân, phục vụ tận tình đối với những người tàn tật, già nua đau yếu, không nơi nương tựa, từ nay, linh đạo này sẽ luôn gắn bó và trở thành xương thành thịt trong suốt đời tận hiến của nữ tu MARIA.

Chính nhờ đời sống cầu nguyện, thì mọi công việc của nữ tu MARIA mới sinh hoa kết trái. Vì đời sống thiêng liêng là linh hồn của đời tu, và cầu nguyện là hơi thở của đời sống tâm linh”. Thiếu đời sống cầu nguyện trong đời sống thánh hiến là đánh mất giá trị, mất hết nhựa sống để sống bình an và gieo rắc bình an.

Thật vậy, kính thưa, tạ ơn Thiên Chúa hôm nay không chỉ dừng lại ở đầu môi chót lưỡi, nhưng Chúa muốn mỗi chúng ta hãy biến lời tạ ơn thành những công việc cụ thể. Cuộc đời của nữ tu MARIA từ nay sẽ là lời tạ ơn không bao giờ ngừng với 3 lời khấn: trọn đời khiết trinh, trọn đời đói nghèo, trọn đời vâng phục. Là thân phận con người mỏng dòn, yếu đuối, nữ tu MARIA cũng rất cần lời cầu nguyện của tất cả mọi người để nữ tu mỗi ngày trở nên môn đệ đích thực của Chúa Kitô và là bạn đồng môn trung thành, dễ thương của chị em trong tu viện. Xin Chúa chúc lành cho nữ tu MARIA và cho tất cả quý ông bà và anh chị em. Xin Chân thành cám ơn quý vị đã lắng nghe.

Linh mục Paul Phạm Trọng Phương
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:47 07/06/2022

18. Chính đức tin hoàn thành tất cả mọi sự.

(Thánh Don Bosco)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:53 07/06/2022
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện (tập 18)

1. QUỶ KHÓC THẦN SẦU

Một tác giả đang cầm bút suy nghĩ để viết tiểu thuyết, đột nhiên nghe người ta nói triều đình đã phế bỏ khoa cử, hoàng đế đã có chiếu thư thông báo khắp trăm họ, mọi người đều nhìn thấy.

Vị tác giả này bèn vội vàng tìm báo coi, vừa nhìn thì quả nhiên là như thế, ông ta bèn thở dài nói:

- “Từ này về sau thần phải réo gọi, quy phải khóc than”.

Có người nói:

- “Đây chẳng qua là khóc cho bọn hủ nho tú tài mà, có quan hệ gì đến quỷ thần mấy quyển sách thúi ấy?”

Tác giả nói:

- “Ông không nhìn thấy các thư sinh đi thi sao? Họ lặn lội vất vả đến quỳ cầu cứu Văn Xương Đế Quân (1) , Khôi Đấu Tinh Quân (2), từ nay về sau không còn ai đến tế các thần ấy nữa, không phải là các vị thần ấy réo gọi thống khổ sao? Lại nữa, ông không nghe qua thuyết pháp về nhân quả báo ứng nơi trường thi sao? Phế bỏ khoa cử thì những quỷ hồn bị hàm oan dưới đất cũng không thể nhờ khoa cử để báo thù, không phải là họ khóc than sao?”

(Tân tiếu lâm quảng ký)

Suy tư 1:

Khoa cử thì không nên bỏ, nhưng những người không qua thi cử mà vẫn có học vị tiến sĩ, thạc sĩ, đại học thì nên sa thải cho về vườn rửa chén bát giúp vợ con, bằng không thì những vị tiến sĩ, thạc sĩ này sẽ làm nghèo đất nước và làm hại các thế hệ sau, bởi vì những học vị mà họ có được là do lặn lội đi cầu cứu các quan giám khảo tham tiền, các dịch vụ làm luận án có sẵn chứ không phải do tài nghiên cứu của họ...

Có một vài chủng sinh học chưa xong nhưng được ăn ké theo các dịp lễ vàng lễ bạc mà được “thưởng” làm linh mục, làm linh mục rồi thì không biết lễ nghi là cái gì, quy luật phụng vụ thì không hiểu, giải quyết các nố hôn nhân thì ba chớp ba nhoáng làm cho giáo dân thắc mắc, nhưng vẫn cứ cho mình là đúng mà không mở sách ra đọc lại, không học hỏi thêm các lớp bồi dưỡng, nguy hiểm lắm lắm, bởi vì khi các linh mục cử hành phụng vụ theo điều Giáo Hội dạy là yêu mến Giáo Hội của Đức Đức Chúa Giê-su.

Khoa cử tuy không đánh giá hết tài năng của một con người, nhưng rất cần để biết “nền móng cơ bản” của các tử sĩ đến đâu, cho nên –xét cho cùng- nó cũng cần thiết lắm, nhất là trong xã hội ngày nay.

(1) Truyền tuyết mê tín: chỉ ông thần may mắn chi phối văn chương, từ đời nhà Đường và nhà Tống về sau, trong trường học có lập bàn thờ của thần để tế tự.

(2) Thần văn chương.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khảo sát hàng năm cung cấp tình trạng các phó tế vĩnh viễn ở Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
04:37 07/06/2022


Ủy ban về Giáo sĩ, Đời sống Thánh hiến và Ơn gọi của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã công bố kết quả của nghiên cứu về các phó tế vĩnh viễn. Đó là một nghiên cứu của USCCB kéo dài từ 2021 đến 2022. Cuộc khảo sát thường niên này, do Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Tông đồ, gọi tắt là CARA, tại Đại học Georgetown thực hiện từ năm 2005, cung cấp một cái nhìn chi tiết về trạng thái của các phó tế vĩnh viễn ở Hoa Kỳ. Các phát hiện bao gồm tỷ lệ phần trăm phó tế tích cực so với không tích cực, tổng giáo phận và giáo phận có số lượng phó tế lớn nhất, nhân khẩu học văn hóa xã hội, sự tham gia vào thánh chức, v.v.

Đức Cha James F. Checchio của Metuchen, chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ, Đời sống Thánh hiến và Ơn gọi của USCCB bày tỏ tầm quan trọng của vai trò độc đáo mà các phó tế vĩnh viễn có trong Giáo Hội Công Giáo. “Noi gương Chúa Kitô Người Tôi Tớ và được thúc đẩy bởi tinh thần bác ái, các phó tế được giao phó trách nhiệm duy nhất là mang Chúa Kitô đến mọi ngõ ngách của xã hội. Nhờ việc truyền chức, các phó tế làm chứng cho Chúa Kitô tại nơi làm việc, trong gia đình của họ, và giữa các thành viên trong cộng đồng của họ, đặc biệt là những người nghèo. Giáo hội biết ơn tất cả các phó tế vĩnh viễn, những người đã mở rộng lòng thương xót và sự chữa lành của Chúa Kitô cho tất cả những người cần đến.”

Với thông tin liên lạc được cung cấp bởi Hiệp hội Giám đốc Phó tế Quốc gia và cơ sở dữ liệu của Bộ Giáo dục Công Giáo, CARA đã liên hệ với 183 giáo phận và giáo phận ở Hoa Kỳ có văn phòng và chương trình đào tạo phó tế đang hoạt động. Trong tổng số này, 141 người trả lời cuộc khảo sát với tỷ lệ phản hồi tổng thể là 77%. Dưới đây là một số phát hiện chính của báo cáo.

Các tổng giáo phận và giáo phận có số lượng phó tế vĩnh viễn lớn nhất bao gồm Chicago (804), Los Angeles (498), và Joliet ở Illinois (497). Điều chỉnh theo quy mô dân số Công Giáo, các giáo phận theo nghi thức Latinh có tỷ lệ người Công Giáo trên một phó tế vĩnh viễn thấp nhất bao gồm Lexington (477 người Công Giáo trên một phó tế), Amarillo (547), Rapid City (678), Pueblo (681) và Anchorage (699).

138 giáo phận và tổng giáo phận thuộc Nghi thức Latinh báo cáo tổng số 16.765 phó tế vĩnh viễn (cả hoạt động và không hoạt động). Ba giáo phận Đông phương đã trả lời báo cáo có tổng cộng 36 phó tế vĩnh viễn. Ngoại suy để bao gồm cả các tổng giáo phận và các giáo phận không phản hồi cuộc khảo sát, có thể ước tính rằng có tới 20.888 phó tế vĩnh viễn ở Hoa Kỳ trong giai đoạn 2021-2022.

Các giáo phận và tổng giáo phận Nghi lễ Latinh báo cáo có 11.746 phó tế vĩnh viễn đang hoạt động trong mục vụ. Ba giáo phận Đông phương báo cáo có 31 phó tế vĩnh viễn đang hoạt động. Ngoại suy để bao gồm cả các giáo phận và tổng giáo phận không phản hồi cuộc khảo sát, có thể ước tính rằng có 14.586 phó tế đang hoạt động trong mục vụ tại Hoa Kỳ trong năm 2021-2022, hoặc khoảng 70% tổng số phó tế vĩnh viễn.

Trong năm dương lịch 2021, 458 tân phó tế vĩnh viễn đã được phong chức trong các tổng giáo phận và giáo phận trả lời các câu hỏi. Đồng thời, 512 phó tế đã nghỉ hưu từ chức vụ đang hoạt động và 393 phó tế khác qua đời. Như trường hợp của các linh mục ở Hoa Kỳ, không có đủ các phó tế vĩnh viễn mới được phong chức để bù đắp cho số người từ bỏ chức vụ tích cực và qua đời mỗi năm.

Gần tất cả (95%) phó tế vĩnh viễn đang hoạt động ít nhất đã 50 tuổi. Khoảng một phần năm (20%) ở độ tuổi 50, hai phần năm (41%) ở độ tuổi 60 và hai phần năm (36%) từ 70 tuổi trở lên.

Chín trong mười (93%) phó tế vĩnh viễn đang hoạt động hiện đã kết hôn, 4% là góa vợ và 2% chưa bao giờ kết hôn.

Bảy trong số mười phó tế vĩnh viễn đang hoạt động (72%) là người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha. Một trong năm phó tế vĩnh viễn đang hoạt động (21%) là người gốc Tây Ban Nha hoặc La tinh, 3% là người Á Châu hoặc Đảo Thái Bình Dương và 2% là người Mỹ gốc Phi.

Trong số các phó tế vĩnh viễn được trả lương cho chức vụ, một phần năm (19%) được giao phó việc chăm sóc mục vụ của một hoặc nhiều giáo xứ. Ngoài ra, một phần tư (25%) làm việc trong các chức vụ thừa tác viên giáo xứ khác (ví dụ, giám đốc giáo dục tôn giáo, mục vụ thanh thiếu niên) và một phần bảy (15%) làm việc trong các chức vụ không thuộc giáo xứ (ví dụ: hành chính, kinh doanh, tài chính).

Ủy ban về Giáo sĩ, Đời sống Thánh hiến và Ơn gọi của USCCB mời gọi các tín hữu đọc lời cầu nguyện sau đây với Đức Mẹ để biết ơn về chức vụ phó tế vĩnh viễn trong Giáo Hội Công Giáo:

Lạy Đức Maria,

Mẹ là thầy dậy về sự phục vụ trong lặng lẽ, bằng cuộc sống thường nhật và đời thường tràn đầy tình yêu thương của Mẹ, Mẹ đã biết cách hợp tác với kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa một cách gương mẫu, xin hãy làm cho các phó tế trở thành những người tôi tớ tốt lành và trung thành bằng cách dạy họ niềm vui được phục vụ Giáo hội với một tình yêu mãnh liệt.

Amen.

Thánh Lôrensô, bổn mạng của các phó tế, xin cầu cho chúng con.
Source:USCCB
 
Nhật ký trừ tà số 191: Nước Mỹ có bị Hội Tam Điểm làm ô nhiễm không?
Đặng Tự Do
04:38 07/06/2022


Mọi người đều biết là tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ đã được khởi công trong một cử hành Tam Điểm bởi George Washington, tổng thống đầu tiên của chúng ta. Ngày nay người ta có thể nhìn thấy phiến đá trong tòa nhà Quốc Hội kỷ niệm sự kiện này. Nó có nội dung: “Khánh thành theo các nghi thức Tam Điểm ngày 17 tháng 9 năm 1932 trong Lễ đặt Viên đá đầu tiên bởi George Washington.”

Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ trước đây là nơi đặt Tòa án Tối cao, hiện nằm bên kia đường. Nhiều nhà lãnh đạo dân sự quan trọng nhất của Hoa Kỳ đã từng là tự do, bao gồm mười bốn tổng thống Hoa Kỳ và năm Chánh án Tòa án Tối cao.

Đối với những cá nhân có tiền sử gia đình theo giáo phái Tam Điểm, nhóm của chúng tôi đã hơi ngạc nhiên về mức độ các vấn đề tâm linh mà họ gặp phải. Những cá nhân này thường có một lịch sử các thế hệ lặp lại các rối loạn chức năng tương tự. Đối với một số người, đó là sự hiện diện của một tinh thần liên quan đến cái chết. Những gia đình này có thể có một thế hệ bất thường các tiền sử tự tử, giết người, chết sớm, sẩy thai hoặc phá thai.

Kinh nghiệm của những người trừ tà là các cá nhân có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi lịch sử gia đình dính líu đến giáo phái Tam Điểm. Nhưng còn quốc gia thì sao? Sự lãnh đạo của đất nước chúng ta đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tổ chức này, là tổ chức đã bị lên án bởi ít nhất tám vị Giáo hoàng. Gần đây nhất là năm 1983, Tòa thánh đã nói rằng các nguyên tắc của các tổ chức Tam Điểm “không thể dung hòa” với các giáo lý của Giáo hội và người Công Giáo bị cấm gia nhập Tam Điểm. Có thể nào chúng ta, với tư cách là một quốc gia, bị vấy bẩn bởi một lịch sử như vậy? Kể từ khi phán quyết Roe chống Wade được ra đời vào năm 1973, đã có hàng triệu ca phá thai.

Đáp lại tài liệu của Tòa án Tối cao bị rò rỉ có khả năng lật ngược Roe chống Wade, một số người đã và đang ủng hộ “mùa hè thịnh nộ” và những người khác đang tấn công vào Giáo Hội Công Giáo. Từ quan điểm của một nhà trừ tà, những thái độ này gợi nhớ đến ma quỷ.

Trên trang web của chúng tôi, www.catholicexorcism.org, có những lời cầu nguyện dành cho các cá nhân muốn phá bỏ những lời nguyền của Tam Điểm. Hiện có một video về việc phá bỏ những lời nguyền của Tam Điểm trên trang web của chúng tôi, bao gồm cả một linh mục diễn ra lời cầu nguyện ở cuối video. Nhưng một quốc gia thì sao? Tôi định cầu nguyện những lời cầu nguyện này để loại bỏ những lời nguyền rủa trên đất nước của chúng ta. Có lẽ các linh mục khác cũng sẽ làm như vậy.

Trước tất cả những gì đang diễn ra, phản ứng của chúng ta phải hoàn toàn mang tính chất Kitô. Để đáp lại cơn thịnh nộ, chúng ta đề cao hòa bình. Để đáp lại sự bắt bớ, chúng ta tha thứ. Để đối phó với cái chết, chúng ta cổ vũ tình yêu, sự hòa giải và sự hiệp nhất, vốn là các yếu tố cấu thành nền văn hóa sự sống.
Source:Catholic Exorcism
 
Chấn động thế giới Chính Thống Giáo: Kirill sa thải Tổng Giám Mục Hilarion vì khác biệt quan điểm
Đặng Tự Do
18:45 07/06/2022
Dưới tác động của Thượng Phụ Kirill, Đức Tổng Giám Mục Hilarion của tổng giáo phận Volokolamsk, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa kể từ năm 2009, đã bị Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga bãi nhiệm. Orthodox Times, cơ quan thông tấn của Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinople đã cho biết như trên hôm 7 tháng 6.

Vị Tổng Giám Mục thường được xem là cánh tay phải của Thượng phụ Kirill về các vấn đề đối ngoại, được ghi nhận là có quan điểm khác với Tòa Thượng phụ về cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Từ việc coi sóc tổng giáo phận Volokolamsk, nơi có hàng trăm ngàn tín hữu Chính Thống Giáo, Tổng Giám Mục Hilarion giờ đây trở thành Tổng Giám Mục của Budapest và Toàn Hung Gia Lợi. Tên nghe có vẻ kêu nhưng thực tế chỉ có vài trăm tín hữu. Chúa Nhật và các ngày lễ trọng giáo dân ngồi không quá 5 hàng ghế. Tổng giáo phận Budapest cũng không hoàn toàn mới mẻ đối với Tổng Giám Mục Hilarion. Thật vậy, đó là một lãnh thổ mà ngài biết quá rõ vì ngài là Giám Quản Tông Tòa từ những năm 2000. Từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 6, Hilarion đã đến thăm Hung Gia Lợi và gặp gỡ với Đức Hồng Y Tổng Giám mục Peter Erdö của Budapest.

Như thế, có thể nói vắn tắt, Tổng Giám Mục Hilarion đã bị loại bỏ hầu hết các chức vụ, và chỉ còn giữ được một chức vụ khiêm tốn nhất trong các chức vụ đã đảm nhận.

Từng là học giả tại Đại Học Oxford, Tổng Giám Mục Hilarion là một trong những kiến trúc sư vĩ đại trong việc mở cửa Giáo Hội Chính thống Nga ra thế giới trong những năm gần đây, trước khi Nga xâm lược Ukraine. Tham gia vào đối thoại giữa các tôn giáo, ngài cũng thể hiện mình trong mối quan hệ hợp tác giữa Mạc Tư Khoa và Rôma, đặc biệt thể hiện qua cuộc gặp gỡ lịch sử của Đức Thánh Cha Phanxicô và Kirill tại Cuba vào năm 2016.

Vào ngày 22 tháng 12, năm ngoái, ngài đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp lần thứ ba trong năm 2021, trong khi cuộc gặp lần thứ hai giữa Thượng phụ Mạc Tư Khoa và Giám mục Rôma đang được xem xét.

Đức Tổng Giám Mục Hilarion và Đức Bênêđíctô XVI cũng có một mối quan hệ thân tình, một phần vì tình yêu âm nhạc chung của các vị. Tổng Giám Mục Hilarion là một nhà soạn nhạc và vở nhạc kịch Cuộc Thương Khó Chúa Kitô theo Thánh Matthêu của ngài đã được trình bày tại Rôma sau khi ra mắt ở Mạc Tư Khoa.

Cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm ngoái đã làm đảo lộn sự cân bằng trong Giáo hội Chính thống giáo Nga, trong đó Giáo chủ Kirill đứng về phía Tổng thống Nga Vladimir Putin. “Trong tình huống mới này, Đức Tổng Giám Mục Hilarion đã tránh xa những tuyên bố của Kirill, bất kể các ủy nhiệm của Kirill phải thể hiện quan điểm cởi mở này với Putin - nhưng sau đó, có lẽ ngài đã đi xa hơi khi công khai bày tỏ quan điểm đối kháng” Carol Saba, một chuyên gia về Chính thống giáo và một luật sư tại Paris Bar nhận định.

Theo Carol Saba, bất kể quyết định thanh trừng này, Tổng Giám Mục Hilarion vẫn có thể đóng một vai trò quan trọng trong Giáo Hội Chính thống Nga trong tương lai khi không còn Kirill và cũng chẳng còn Putin.
Source:Aleteia
 
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới bắt đầu các cuộc đàm phán thực sự để chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine và tránh đưa thế giới vào những xung đột mới.
Thanh Quảng sdb
21:00 07/06/2022
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới bắt đầu “các cuộc đàm phán thực sự” để chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine và tránh đưa thế giới vào những xung đột mới.

(UCA News)

Trong giờ kinh “Lạy Nữ Vương” ngày 5/6/2022 ĐTC kêu gọi: "Hãy có các cuộc đàm phán thực sự, giúp ngừng chiến và tìm ra một giải pháp bền vững, sau 100 ngày Nga xâm lược Ukraine!

ĐTC kêu gọi "Tôi tha thiết kêu gọi các nhà lãnh đạo của các quốc gia: Xin đừng đưa nhân loại đến chỗ diệt vong!"

"Hãy lắng nghe những tiếng kêu cầu tuyệt vọng của những người đau khổ - chúng ta đã từng nghe nó hàng ngày trên các phương tiện truyền thông - hãy tôn trọng cuộc sống con người và ngăn chặn sự tàn phá khủng khiếp các đô thị và làng mạc ở miền đông Ukraine”.

Lễ Chúa Thánh Thần hiện Xuống, Ngài đến để thực hiện ước mơ của Thiên Chúa, giúp chúng ta “gặp gỡ và hiểu nhau” dù chúng ta nói nhiều ngôn ngữ khác biệt.

"Đã 100 ngày sau khi cuộc xâm lược Ukraine, cơn ác mộng chiến tranh, chống lại ý Thiên Chúa, đang phân rẽ nhân loại: các dân tộc xung đột, giết hại lẫn nhau, con người thay vì đến gần nhau thì lại bị xua đuổi nhau ra khỏi chính nhà cửa của nhau".

ĐTC tiếp tục: "Tôi hy vọng dấu hiệu hy vọng của ngày lễ Hiện Xuống là một cơ hội mời gọi chấm dứt các cuộc xung đột đẫm máu, vốn đã tạo ra những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong thời đại chúng ta, cuộc chiến hủy diệt và chết chóc càng leo thang thì nguy cơ cho nhân loại càng nhiều".

ĐTC tha thiết "Xin hãy không ngừng cầu nguyện và phấn đấu không ngừng cho hòa bình".

ĐTC cũng bày tỏ "niềm vui vì thỏa thuận ngừng bắn ở Yemen đã được triển hạn thêm hai tháng nữa."

ĐTC nói: "Tôi hy vọng đây là dấu hiệu hy vọng sẽ có một bước nữa để chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu, vốn đã tạo ra một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trong thời đại chúng ta", đồng thời ĐTC cũng kêu gọi mọi người đừng quên những trẻ em ở Yemen đang đối diện với "đói khát, tàn phá, thiếu giáo dục, và thiếu thốn mọi sự!"

ĐTC cũng cầu nguyện cho tất cả chúng ta, những người đang bị ảnh hưởng bởi sự khủng khoảng vì giá nhiên liệu tăng vụt... vì cuộc chiến tại Ukraine."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Vietcatholic-Adelaide phỏng vấn Lm. Roland Jacques OMI phó cáo thỉnh viên tiến trình tuyên thánh cho Fx. Trương Bửu Diệp
Jo Vĩnh SA
03:50 07/06/2022
Thông Tín Viên Đan Huyền Vietcatholic-Adelaide
Hội luận với Linh mục Roland Jacques – Dương Hữu Nhân OMI. Phó cáo thỉnh viên thường trực tại Rôma cho án tuyên thánh Cha Phanxicô Xavier Trương Bửu Diệp
XEM VIDEO

 
Văn Hóa
Léon Bloy, tình bạn và việc vun sới các mẫn cảm tôn giáo trong phong trào phục hưng Công Giáo thế kỷ 20
Vũ Văn An
18:59 07/06/2022

Natacha Gaspérine, chắt của Léon Bloy, trong tác phẩm “Jeanne et Léon Bloy, Une Écriture à Quatre Mains” do Nhà Du Cerf xuất bản năm 2017, mô tả giai đoạn gia đình Bloy dọn đến khu Monmartre gần nhà thờ Sacré Coeur còn đang xây dựng là thời kỳ của Những Tình Bạn Lớn. Hẳn tác giả muốn nói tới các tình bạn của gia đình Maritain và gia đình Walcheren.



Dù sao “Những Tình Bạn Lớn” (Les Grandes Amitiés) cũng là tựa đề tác phẩm thời danh của Raissa Maritain, người con gái Sion và là vợ triết gia Pháp Jacques Maritain, nhờ Léon Bloy mà tìm ra Cứu Chúa của mình. Như một bình luận gia đã nhận xét, trong cuốn tự truyện này, Raissa nói về mình thì ít mà nói về người thì nhiều. Và những người này phần nhiều vây quanh Léon Bloy và gia đình ông.

Quả là một chuyện nghịch lý khi nhà văn khố rách áo ôm, bị văn giới và thế giới trưởng giả tẩy chay vì các phê phán nghiêm khắc đến tàn nhẫn của ông, thực ra lại là một thỏi nam châm rất mạnh thu hút một vòng bạn bè rộng đến độ tràn qua cả những người không hề quen biết nhà văn lúc sinh thời của ông.

Theo Brenna Moore, trên Journal of the American Academy of Religion, Volume 83, Issue 2, June 2015, Pages 437–463, (có thể truy cập tại địa chỉ https://doi.org/10.1093/jaarel/lfu111), những người trên thuộc Phong Trào Phục Hưng Công Giáo Pháp đầu thế kỷ 20, một phong trào giúp dọn đường cho Công đồng Vatican II, và những người chủ đạo của nó bao gồm các nhân vật nổi tiếng như Charles Péguy, Jacques và Raïssa Maritain, Étienne Gilson, Henri de Lubac, và Michel de Certeau... Đối với họ, cường độ cảm xúc của tình bạn là nhân tố chủ yếu sản sinh ra kinh nghiệm tôn giáo, thâm hậu hóa đức tin và trở lại hay trở về với tôn giáo thời thơ ấu của họ.

Bắt đầu với những giảng khóa công cộng của Henri Bergson. Những giảng khóa này đánh thức ý niệm cho rằng việc tiếp xúc với thể Tuyệt Đối bằng trải nghiệm là điều khả hữu và bất chấp chủ nghĩa hoài nghi của Sorbonne, viễn ảnh này lôi cuốn nhiều người. Một số người viết về đời sống nội tâm của họ, như Raïssa Maritain với cuốn Nhật Ký thuật lại 30 năm trước tác và thị kiến, và cuối cùng, cảm thức thực sự sáp nhập con người Chúa Kitô vào thân xác và linh hồn mình. Những người khác như nhà thơ Charles Péguy và thần học gia Henri de Lubac, tri nhận các kinh nghiệm linh đạo mạnh mẽ từ những nguồn xa xưa, rồi ghi chép, chuyển dịch và đọc to cho bằng hữu, hết lần này đến lần khác, hy vọng tái nắm được một điều gì đó cho chính họ.



Tiểu thuyết gia Công Giáo gây tranh cãi là Léon Bloy (1864–1917) đóng vai trò chính trong việc vun xới các mẫn cảm tôn giáo của cộng đồng trên. Điều này một phần là do những đáp ứng tình cảm mạnh mẽ do các tác phẩm của ông tạo nên, nhưng nhiều hơn là do sự cố ý cổ vũ mạng lưới tình bạn và tình thân thiêng liêng của ông. Những nhóm này bao gồm một nhóm bạn bè và con đỡ đầu thân thiết, nhưng quan trọng hơn cả là một cộng đồng độc giả quốc tế khổng lồ, những người tưởng tượng mình đang sống trong quỹ đạo bản thân đầy thân mật của Bloy, thậm chí rất lâu sau khi ông qua đời. Nằm trong nhóm amis [bạn bè] thân thiết của Bloy là nghệ sĩ Hòa Lan Pierre van der Meer Walcheren, người đã xuất bản hồi ký của mình vào năm 1917 (1), kể lại một cách sống động việc ông trở lại Kitô giáo. Cuốn sách đã nhận được sự hoan nghênh lớn từ giới phê bình ở Paris và giúp lên sinh lực cho sức hút ngày càng tăng của Công Giáo nơi những người tiên phong. Cuốn hồi ký bắt đầu với hành trình của Walcheren từ Hòa Lan đến Paris vào năm 1910, khi ông và vợ qua đó để gặp Bloy, người có cuốn tiểu thuyết mà họ ngưỡng mộ từ lâu. Khi Walcheren thú nhận với Bloy sự không hài lòng và không an tâm về tinh thần của mình, Bloy khuyên Walcheren rằng bước đầu tiên đối với người tìm kiếm tôn giáo là rời bỏ gia đình huyết thống của mình để tạo nên một “gia đình tinh thần mới” dựa trên tình bạn (2) (a). Bloy tình nguyện làm cha đỡ đầu của Walcheren và “cũng cho ông một người anh trai và một người em gái,” là Jacques và Raïssa Maritain, lúc đó đang trong Vòng bạn bè thân thiết của Bloy (3) (b). Walcheren đã chấp nhận, và trong một cuốn hồi ký sau này đã đề cập đến những năm này như một giai đoạn mà mối quan hệ họ hàng tinh thần mạnh mẽ đã tạo nên “việc khai tâm thiêng liêng” của ông vào Kitô giáo: “Tất cả chúng tôi đều hết sức khác nhau và phát xuất từ mọi chân trời khác nhau, vợ Bloy là người Đan Mạch, vợ tôi là người Flemish và người Pháp, Raïssa và Vera [em gái của Raïssa], người Nga gốc Do Thái, Jacques, người Pháp theo Thệ phản nhưng chúng tôi đã cùng nhau thành lập một đại gia đình lớn duy nhất”(4). Ngôn ngữ “gia đình tâm linh cốt lõi” này là ngôn ngữ có mục đích “khai tâm vào các hồng phúc sâu xa của Kitô giáo” và cho phép, ít nhất đối với Walcheren, “khám phá ra những kho báu mới và sáng chói” của đức tin (5).

Như Walcheren và những người khác nhớ lại, tình bạn với Bloy ngụ hàm một cố gắng thẩm hóa cho chính họ những gì họ cho là khao khát tinh thần rất háo hức của cha đỡ đầu của họ (Walcheren mô tả Bloy tham dự thánh lễ "như một con thú đói", thất vọng vì chỉ tìm thấy những mảnh vụn) (6). Điều này có nghĩa việc tham dự bí tích cùng với Bloy (quỳ bên cạnh ông, đi bộ với ông đến thánh lễ), đọc các thánh với nhau một cách minh nhiên nhằm mục đích trau dồi cường độ cảm xúc, cầu nguyện với ông, trao đổi thư từ, chia sẻ bữa ăn và giúp đỡ nhau qua các cơn khủng hoảng sức khỏe. Walcheren nhớ lại, nhờ tình bạn bền vững và thân thiết với Bloy, “dường như cuộc sống vẫn như trước đây, nhưng mọi sự đã thay đổi. Thật là phi thường! Mọi ý nghĩ, mọi thái độ, bên trong hay bên ngoài, mọi hành động, ngay những hoạt động thông thường và hàng ngày, đều hoàn toàn ra khác. Giờ đây, tất cả mọi sự đều có ý nghĩa, và vận hành trong một bầu không khí phấn khởi hơn và thực chất hơn nhiều” (7). Sự thân thiết với Bloy đã tạo chất thể từ đó kinh nghiệm tôn giáo (làm cho Kitô giáo trở nên “có thực” và “sống động”) được thực hiện. Nó không chỉ là học về Kitô giáo từ một nhà dìu dắt, mà là nội tâm hóa các tính cách của người bạn mới của mình một cách có chủ đích và mong muốn sâu sắc. Tình bạn và tình thân thiết là cách tôn giáo được thấu hiểu, trở thành thực chất.

Đối với Walcheren, mô tả tất cả những điều này trong hai cuốn hồi ký của ông viết vào năm 1917 và 1961, cả hai đều rất lâu sau khi ông trải qua sự biến đổi bên trong và bên ngoài, những ký ức về những mối liên kết này chứa đựng sức mạnh biến đổi tôn giáo đáng kể ngay trong hiện tại: “Ký ức của tôi về con người này là trong một căn gác mầu nhiệm... và để làm sống lại những trải nghiệm của niềm vui tràn ngập và vô số cảm giác cũ... là làm cho chúng hiện diện cùng một lúc trước trí tưởng tượng và trái tim” (8). Ở đây, tình bạn được khơi dậy từ trí nhớ, trí tưởng tượng và cảm xúc (trái tim) có thể diễn lại trải nghiệm cho người viết, và lý tưởng cho cả người đọc.



Ngoài việc xuất bản các cuốn hồi ký của Walcheren, thế giới còn được chứng kiến những tình cảm thâm hậu lan truyền giữa các gia đình Bloy, Maritain và Walcheren khi, vào năm 1928, Jeanne, góa phụ của Bloy, cho công bố thư từ tâm linh mật thiết giữa gia đình thiêng liêng nhỏ bé này trong một bộ sưu tập tựa đề là Lettres à ses filleuls (Những bức thư gửi các con đỡ đầu của ông) (9). Những bức thư này đã mang đến cho độc giả một cộng đồng thân thiện, thậm chí có tính chất khêu gợi nhằm mục đích minh nhiên là khắc sâu các mẫn cảm tôn giáo cho nhau: Trong các trang của Lettres à ses filleuls, Bloy thú nhận với Raïssa, Jacques, và em gái của Raïssa, ngày Lễ Phục sinh năm 1914, “Ba muốn ngoạm các con vào móng vuốt sư tử của ba, con, Vera và Jacques, và nuốt chửng các con một cách yêu thương” (10). Ông thường ký vào các ghi chú của mình với “Những nụ hôn dịu dàng cho những đứa con thiêng liêng của tôi” (11). Gia đình Maritain và gia đình Walcheren ca ngợi cha đỡ đầu của họ một cách cũng gần thâm hậu như thế, cảm ơn ông vì đã “đánh thức tinh thần Tin Mừng”, “trình bầy tín lý về Thiên Chúa” cho họ. Độc giả nhận thấy một điều hết sức phổ biến và hấp dẫn về những trình thuật mang tính bản thân cao đầy tình âu yếm hậu hĩ này. Khi đọc những bức thư này, Thomas Merton nhớ lại đã xúc động rơi nước mắt, cảm thấy "Tôi cũng một phần nào đó thuộc gia đình Bloy" (12).

Một điều gì đó tương tự đã xảy ra với tiểu thuyết gia Georges Bernanos, người chưa bao giờ đích thân gặp mặt Bloy nhưng vẫn tự coi mình là một trong số “những người bạn, nếu không phải là đệ tử của ông, ít nhất cũng là một trong những đứa con đỡ đầu của ông” (13). Viết vào cuối Thế chiến thứ hai sau khi sống lưu vong ở Batây, suy nghĩ của Bernanos hướng về “người bạn” Bloy của mình, người mà ông chỉ biết qua những cuốn sách và bức thư ông đọc sau khi Bloy qua đời năm 1917. Ở Batây, Bernanos đã viết một tiểu luận “Dans l'amitié de Léon Bloy” (“Trong tình bạn với Léon Bloy”) dành riêng cho “những người bạn của Bloy ”(14). Bernanos đã viết rằng một cách mà thế giới mệt mỏi, tàn phá bởi chiến tranh có thể đánh thức kinh nghiệm về Thiên Chúa là lắng nghe một “người bạn tiên tri”, người có thể “làm mê mẩn các linh hồn” (15). Nhưng để làm được điều đó, người ta cần sức mạnh của cảm xúc, của thân mật và trí tưởng tượng. Bernanos mời độc giả của mình, “Hãy lắng nghe, hãy nhắm mắt lại”. Bernanos mời các độc giả của mình tự xem họ “như được tập trung tại bất cứ một trong những căn nhà tồi tàn nào của ông [của Bloy]... mà rất ít người trong chúng tôi có cơ hội bước qua ngưỡng cửa, nhưng nơi mà tất cả độc giả của ông đều đã bước vào nhiều lần... trong những giấc mơ." Ông tiếp tục: Ngọn đèn dầu đang cháy trên bàn, trong ngăn kéo vẫn còn một đồng trăm xu, và một chai rượu trên khăn trải bàn nơi bà Bloy vừa đặt lên những chiếc ly lớn... Một lần nữa Chúa Thánh Thần lại sẽ đến thăm người chính nhân tóc hoa râm này... Một lần nữa, nó sẽ truyền cho chúng ta thông điệp mà một phần có lẽ sẽ bị mất đi trong bộ ria mép dầy của ông, nơi một giọt rượu vang đỏ vẫn còn óng ánh, nhưng sẽ khuấy động tâm hồn chúng ta mà chúng ta không thể giải thích được tại sao (16).

Sau khi xây dựng Bloy như “người bạn tiên tri” của mình và thiết lập giai đoạn thân mật giống như tưởng tượng được tạo ra một cách có ý thức, Bernanos đã giới thiệu các ý tưởng của Bloy có thể nói với thế giới sau chiến tranh vào năm 1949: Sự tố cáo của Bloy đối với chủ nghĩa dân tộc, sự tàn ác của thế giới hiện đại, và sự hiện diện của Thiên Chúa trong những người đau khổ. Trọng điểm ở đây là để thế giới nghe được Bloy, cần phải làm cho ông trở thành như một người bạn để có thể trải nghiệm ông về mặt tôn giáo (khiến “linh hồn của nó được khuấy động” và “bị mê mẩn”).



Trong khi các sợi dây gắn bó với Bloy — hoặc nhờ trí nhớ hoặc trong đời thực — đã định hình cho cảm giới tôn giáo của rất nhiều người trong phong trào phục hưng Công Giáo ở Pháp, thì cường độ của những sợi dây gắn bó này cũng phải được định vị trong mạng lưới lớn hơn của sức mạnh biện luận. Các lực lượng xã hội vốn có đó ở hậu cảnh, dưới bình diện phản tỉnh có ý thức, đã duy trì được một sự hiện diện nổi bật thu hút những người như Walcheren, Bernanos, Merton và gia đình Maritain về phía một nhân vật như Léon Bloy. Thí dụ, đây là những nhà trí thức phê phán sâu sắc chủ nghĩa duy nghiệm chống giáo sĩ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ở Pháp. Họ tìm kiếm chính các khía cạnh văn hóa bị khinh miệt bởi ý thức hệ thế tục đang thống trị, một ý thức hệ bị họ coi là nhạt nhẽo và quá tư sản. Họ đổ xô tới các biểu tượng, tập quán văn hóa, và những người bị coi là khác như một hình thức phê phán phản văn hóa. Đối với giới trí thức và phê bình ở Paris, Bloy, trong tư cách một người Công Giáo và là người ôm ấp lý tưởng nghèo đói và đau khổ, là một hiện thân hoàn hảo của những biểu tượng phản văn hóa này. Hơn nữa, các bài viết của Bloy là những lời chỉ trích cường điệu, quá mức đối với chủ nghĩa chống đối giáo sĩ của giới tư sản. Những sức mạnh xã hội rộng lớn hơn này giải thích sự say mê của các gia đình Maritain và Walcheren đối với Bloy, và hẳn là một phần của câu chuyện đào tạo cuộc sống bên trong. Nhưng chúng ta cũng phải thêm vào nhận thức của mình sức mạnh chuyên biệt cao độ của mối tương quan của họ, sự tận tâm của họ và tình yêu của người đàn ông duy nhất này.

Đối với nhiều người khác trong thế giới Phục hưng Công Giáo, sức mạnh lôi cuốn của Bloy đối với tình bạn đã được chuyển sang các con đỡ đầu của ông, Jacques và Raïssa Maritain. Nhà văn Julien Green đã gặp Jacques vào năm 1925 và phát triển một sự gắn bó tình cảm cao độ, thậm chí có tính chất khêu gợi, gần như ngay lập tức: “Tôi muốn bạn biết rằng tôi nghĩ về bạn thường xuyên, hàng ngày và nhiều lần trong ngày,” ông thú nhận như thế, chỉ vài tháng sau cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ (17). Green là người đồng tính luyến ái, và mối quan hệ của ông với Jacques không phải là bất thường; Stephen Schloesser đã cho thấy sức hút không thể tránh khỏi đối với Công Giáo nơi những người tiên phong trong Thời đại nhạc Jazz ở Paris, ít nhất một phần, là do tình bạn cởi mở, thân mật sâu sắc mà Jacques Maritain đã biểu lộ với rất nhiều người đàn ông đồng tính luyến ái. Những mối liên hệ này đã được công khai trong các thư từ được đọc và xuất bản rộng rãi của họ (18). Green nói rõ rằng tình yêu của ông dành cho Jacques, tình bạn và sự gắn bó của họ, chính là động lực kích thích đức tin của chính ông: “Đối với tôi cũng như đối với rất nhiều người khác, bạn đã là bạn và là nhân chứng của Thiên Chúa. Bạn đã giúp nhiều linh hồn, những người có lẽ bạn thậm chí không biết, thoát khỏi ma quỷ!... Chính phần lớn nhờ bạn mà tôi đã giữ được Đức Tin” (19). Không những Jacques, trong tư cách bạn của ông dạy Green “về” Thiên Chúa, mà mối liên hệ của họ còn tạo ra những trải nghiệm về Thiên Chúa. Thậm chí ba mươi năm sau, vào năm 1959, tình bạn của họ đã trở nên sâu sắc hơn rất nhiều, và tuyên bố trước đó của Green càng được tăng cường: “Chính Thiên Chúa, Đấng đã đặt chúng ta vào con đường của nhau, để bạn có thể nói chuyện với tôi, và nói với tôi thay cho Người. Tôi rất chắc chắn về điều này” (20). Theo kiểu nói của Elaine Scarry, Sự hiện diện của Jacques trở thành “thực tại hiển nhiên của một thế giới vô hình và không thể chạm tới” (21). Đối với Green, ngôn từ của Jacques biến một thế giới không thể nghe thấy được trở thành nghe thấy. Ở đây, sự thông đạt này không phản ảnh kinh nghiệm tôn giáo mà mỗi người có trong tư cách một cá nhân, mà diễn tả nó một cách liên chủ thể.



Điều đáng chú ý là có rất nhiều người đàn ông và đàn bà vang vọng lại Green khi mô tả tác động của Jacques và Raïssa Maritain đối với cuộc sống nội tâm của họ. Đối với các nhân chứng, một số nghĩ rằng họ đồng mưu với giáo phận để đưa những người không có đức tin vào hàng ngũ. Năm 1925, người tìm kiếm tôn giáo trẻ tuổi Maurice Sachs kết bạn với vợ chồng Maritain, và sau đó (một thời gian ngắn) đã trở lại Công Giáo. Khi mô tả sự thu hút của ông đối với Giáo hội, không phải các bí tích, các giáo huấn, mà trước hết là tình bạn với Raïssa đã tạo ra một trải nghiệm nội tâm thực sự về một điều được coi là siêu việt. Ông thú nhận với Raïssa khi bắt đầu kết tình bè bạn với bà, “Tôi cảm thấy một luồng điện chạy qua cơ thể và chuyển hướng cuộc sống của tôi. Xin Chúa cho tôi luôn ở giữa các bạn! Hãy luôn vây quanh tôi, hỡi mẹ đỡ đầu nay mai của tôi! Khi nghĩ đến bạn, tôi tràn ngập niềm vui, và tôi đến với Thiên Chúa vì tôi đã đi vào ngõ cụt — nhưng tôi đã tự đẩy mình về phía trước. Tôi nghĩ lòng tốt của Chúa chúng ta muốn tôi YÊU, ngay cả khi tôi không xứng đáng, và tôi đã làm điều này nhờ có bạn, nhờ có Jean [Cocteau], nhờ sự yên tĩnh của ngôi nhà của bạn” (22). Những bức thư của Raïssa gửi cho ông là “báu vật” mà ông “canh giữ suốt đời”, những bức thư bà thường gửi cho ông cùng với những vật thánh thiêng khác: thẻ cầu nguyện, ảnh Thánh Têrêsa thành Lisieux, một bản chép lại thánh lễ bằng tiếng Latinh (23). Những trải nghiệm nội tâm này (được truyền điện, tràn ngập niềm vui, khả năng yêu thương bất chấp bất xứng) chỉ có thể trở thành khả hữu nhờ những cuộc gặp gỡ liên hệ bền vững.

Theo hiểu biết của chúng ta về Bloy, cũng trong bối cảnh mang tính bản thân cao độ này, sức mạnh kỷ luật của các chuẩn mực xã hội không thể bị loại bỏ khỏi bức tranh: Raïssa Maritain là một người Do Thái trở lại Công Giáo, người chưa bao giờ cắt đứt hoàn toàn các mối liên kết với Do Thái giáo của gia đình bà. Một phần của những gì đã thúc đẩy sự thu hút của Sach đối với Raïssa là các bài diễn văn phương Đông lưu hành ở Paris về người đàn bà Do Thái xa lạ và tâm linh, những bài diễn văn bắt nguồn từ những hấp dẫn rộng lớn hơn đối với thuyết ngoại nhập (exoticism) và thuyết nguyên thủy (primitivism) giữa hai thế chiến ở Paris trong các thập niên 1920 và 1930 (24). Những sức mạnh suy lý này đã hướng Sachs về phía Raïssa và thúc đẩy trí tưởng tượng của ông thấy bà không những là một người Công Giáo mà còn là một “Người Do Thái bị thiêu đốt bởi ngọn lửa thần bí, mà linh hồn là một đường thẳng đứng từ đất lên trời” (25). Sức mạnh của chủ nghĩa phương Đông và chủ nghĩa nguyên thủy len lỏi trong và thông qua chính tình bạn, nhưng việc vun xới mẫn cảm tôn giáo của Sach – việc ông trở lại Công Giáo – sẽ không thể hiểu được nếu chỉ sử dụng các phương tiện diễn từ và sức mạnh phân tích này. Tình bạn và sự mến mộ của ông dành cho Raïssa vừa có tính phê phán, vừa có tính đào tạo, nhưng rất dễ bị bỏ qua.



Thiên phú của vợ chồng Maritain trong việc lên khuôn cảm giới tôn giáo của bạn bè họ chắc chắn bắt nguồn từ sự kết hợp của những lực lượng xã hội này và việc đào tạo ban đầu của họ trong “gia đình thiêng liêng” của Léon Bloy, nhưng Jacques và Raïssa mỗi người đều có những thiên phú độc đáo của riêng họ trong nghệ thuật gần gũi xúc cảm. Sự khuyến khích của họ, sự sẵn lòng gánh lấy nỗi buồn và nỗi đau của bạn bè, đây là những điều mà bạn bè của họ luôn coi có tính biến đổi về mặt thiêng liêng. Thí dụ, hãy xem xét bức thư chia buồn mà Jacques viết cho người bạn Saul Alinsky vào năm 1947, sau khi nghe tin về cái chết khủng khiếp của vợ Alinsky trong một tai nạn đuối nước thương tâm. Khi Maritain biết về “sự kiện quái dị này”, ông viết cho Alinsky, “trái tim chúng tôi đầy đau khổ và thống khổ của bạn, và tình yêu của chúng tôi có khả năng gì, trừ khi cùng đau khổ với bạn? Mọi điều nhân bản đều bất lực khi đối diện với một thảm cảnh như thế, không có sự giúp đỡ nào trên trái đất... Bạn không thể được an ủi, từng sợi hạnh phúc trong cơ thể bạn đã bị sét đánh” (26). Đối với Alinsky, bức thư tự nó đã trở thành vật quý giá, thánh thiêng: “Jacques thân mến. Tôi khóc vì lá thư của bạn. Nó đã được đặt trong một cặp giấy đặc biệt, nơi tôi luôn có thể nhìn vào nó. Tôi muốn các con tôi biết điều đó để những năm sau này chúng hiểu cha mẹ chúng đã sống chết như thế nào” (27). Mặc dù Alinsky không bao giờ coi mình là người tôn giáo, nhưng tình bạn của Jacques đã khơi dậy những biến đổi nội tâm thuộc loại tâm linh. Alinsky đã viết một lời đề tặng Jacques trong một trong những cuốn sách của ông, “Gửi Jacques Maritain: một con người hiếm hoi không chỉ tuyên xưng Kitô giáo mà còn có trái tim tràn đầy nhiệt huyết và sống theo lối sống Kitô giáo... biết Jacques Maritain là biết sự phong phú và kinh nghiệm thiêng liêng vốn làm cho cuộc sống càng vinh quang hơn” (28). Bất kể là “tìm kiếm đức tin”, “biết một trải nghiệm tâm linh” hay dành cho cuộc sống một “sự giàu có” và “vinh quang” mới, những loại trải nghiệm này đều được thực hiện trong và nhờ các trao đổi gần gũi, có tính bản thân giữa những người đàn ông với nhau, giữa những người đàn bà với nhau, giữa những người đàn ông và những người đàn bà với nhau, giữa bạn bè với nhau, giữa cha mẹ đỡ đầu và con đỡ đầu.

Bối cảnh cho tình bạn trong phong trào Phục hưng Công Giáo Pháp đã thay đổi một chút trong Thế chiến thứ hai, khi nhiều tình bạn trong số này đã tan biến do chết chóc, lưu đày hoặc những trận chiến ý thức hệ diễn ra vào cuối thời kỳ chiến tranh giữa các nước. Jacques và Raïssa là những người lưu vong ở New York trong chiến tranh, và đối với một số người ở lại châu Âu trong giai đoạn 1940–44, chính những ký ức của họ về Jacques và Raïssa đã duy trì đức tin của họ. Nhà thần học và Hồng Y người Thụy Sĩ Charles Journet là một người bạn thân thiết của vợ chồng Maritain ở lại Thụy Sĩ trong thời kỳ chiến tranh và sau chiến tranh. Journet viết thư cho Maritains vào năm 1946, nhắc lại khoảng thời gian họ ở bên nhau trước chiến tranh: các thánh lễ dự chung ở Paris, Meudon và Versailles, “về các ký ức đó của chúng ta, chúng như những vì sao trong đêm tối. Tình yêu của các bạn luôn xem tôi như Thiên Chúa muốn tôi trở thành... Lòng tốt của các bạn là một hồng ân ngọt ngào từ thiên đàng và tôi muốn mỗi ngày trở nên bớt vô giá trị hơn ”(29). Jacques tự hỏi làm sao ông và Raïssa có thể giải thích niềm vui mà họ nhận được từ những bức thư của Journet, những bức thư “đó là ân sủng từ Thiên Chúa, Thiên Chúa, Đấng đã ban cho chúng tôi tình bạn tuyệt vời của bạn” (30). Jacques đã tâm sự với ngài vài tháng trước đó, “Bạn là niềm an ủi của chúng tôi, bạn là chính Tình bạn, bạn là chính Tình yêu” (31). Những lý tưởng về tình yêu và tình bạn thường được viết hoa, nâng họ lên tầm cao của thánh thiêng. Ở đây người được yêu mến (Journet) là hiện thân của những lý tưởng có ý nghĩa tôn giáo này, và ngài cho phép Jacques, thông qua những ký ức được mô tả trong các bức thư, trải nghiệm những lý tưởng này trong hiện tại. Đối với Journet, cảm giác đó có tính hỗ tương: “Jacques, tôi cảm ơn bạn,” vì thông qua mối tương quan của họ, và thông qua mối tương quan chung của họ với các vị thánh, Journet cho rằng ngài đã học được cách “yêu Tình yêu” [aimer l'Amour], nói thêm, “Jacques... tôi ôm bạn trong Tình yêu này!” (32). Trong mạng lưới tình bạn tưởng nhớ này, tất nhiên cộng đồng bao gồm Jacques, Raïssa, và Journet, nhưng còn có Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria và các thánh. Journet, Jacques và Raïssa thường xuyên ký vào những lá thư của họ với nội dung “Tôi ôm bạn trong... Chúa Giêsu Kitô,” hay “tình bạn ngọt ngào trong Chúa Giêsu” (33). Cộng đồng này giữ trong nó những người đang sống và những người đã chết nhưng vẫn hiện hữu trên một mạng lưới linh hoạt về thời gian thông qua trí nhớ và lời cầu nguyện.



Trong những trường hợp khác, người yêu vắng mặt hiện diện rõ ràng đến mức không chỉ là những ký ức và thư từ vốn tạo thành cảm giới tôn giáo, mà sự hiện diện thực sự của người yêu vắng mặt được cảm nhận là đang ngụ cư trong bản ngã, chỉ là sau khi đã qua đời. Chúng ta thấy điều này với Jacques sau khi Raïssa qua đời năm 1960, trong suốt mười ba năm ông sống như một người góa vợ. Sau khi nàng qua đời, Jacques thú nhận với Green rằng: “Tôi đã mất đi sự hiện diện thể xác của nàng, người mà tôi yêu quý hơn cả bản thân mình” (34). Jacques viết cho Journet bảy năm sau, “Tôi là một người đàn ông vỡ tan từng mảnh, hoàn toàn do bàn tay Raïssa gom lại. Tôi không còn kiểm soát được bất cứ điều gì, không còn lại gì của tôi trong hoạt động của tôi; Nếu còn lại bất cứ điều gì tốt đẹp trong công trình mà người ta muốn tôi sống sót để làm, thì điều đó luôn mắc nợ những gì tôi nhận được từ nàng, và nó đi qua tôi như nước qua sàng, tôi luôn trống rỗng” (35). Jacques không còn cảm thấy mình hiện diện với thế giới, và tự hiểu chỉ hành động bao lâu linh hồn của Raïssa đến với ông từ bên ngoài, thúc đẩy ông tiến về phía trước. Raïssa, người mà Jacques “yêu hơn cả bản thân mình”, “nâng ông lên” để “không điều gì của bản thân ông” còn lại. Trong suốt thời kỳ góa vợ này, Jacques đã trải qua một kiểu tái chiếm hữu đời sống nội tâm của chính mình nhờ người vợ quá cố yêu dấu của mình (36). Ông cho rằng mỗi trang trong cuốn sách cuối cùng của mình, Peasant of the Garonne (37) được chắp bút hoàn toàn bởi sự hiện diện thiêng liêng của Raïssa, hướng dẫn bàn tay ông.

Những trải nghiệm này không chính xác là lĩnh vực của trí nhớ hay thậm chí mộng tưởng hão huyền, mà là những trải nghiệm tôn giáo phi thường, “tách biệt” khỏi lĩnh vực thường ngày. Tuy nhiên, Jacques khó khăn lắm mới mô tả được tính thực chất (realness) của chúng. Jacques nói với Julien Green rằng “không có gì chắc chắn hơn sự thông đạt này giữa những người đã chết có cuộc sống vĩnh cửu và những người vẫn đang sống ở đây và bây giờ” (38). Ông nói thêm “Tôi sống với Raïssa (tôi không muốn nói trong suy nghĩ mà thôi nhưng trong thực tại của sự thông đạt lẫn nhau) nhiều hơn là với những người sống xung quanh tôi” (39). Jacques sau đó nói với Saul Alinsky, “Cuộc sống thực của tôi là với Raïssa: tất cả những loại công việc khác mà trước đây tôi vẫn làm đều trở thành bất khả đối với tôi” (40). Khi Raïssa “đi qua ông”, “không có gì chắc chắn hơn” trong cuộc đời ông ngoài sự hiện diện của nàng. Nàng “là thực chất”, “thực hơn” thực chất so với những điều khác trong đời sống ông; mối liên hệ của họ là thực tại. Trước khi chết, Raïssa cũng đã viết tương tự về trải nghiệm siêu nhiên của bà; bà cố gắng nói rõ tính thực chất của nó bất chấp tính khác (otherness) của nó trong tương quan với điều thông thường. Bà viết, điều đó là “một thế giới khác. Nó không hề là ẩn dụ, không cường điệu, mà là một thực tại” (41). Ở đây, người ta nhớ gợi ý của Robert Orsi rằng các học giả về tôn giáo cần phải thúc đẩy để có được một từ vựng lý thuyết dồi dào hơn để hiểu chính xác những loại trải nghiệm mà Jacques và Raïssa đã có — những trải nghiệm, theo lời Orsi, về “thánh thiện, thực chất một cách đích thực”, các trải nghiệm “làm đảo lộn các ranh giới” giữa “trí tưởng tượng và điều có thực chất” (42). Đối với mục đích của chúng ta ở đây, trọng điểm là loại mẫn cảm tôn giáo này được làm cho khả hữu sau sáu mươi năm rèn luyện về nghệ thuật liên hệ và đời sống tinh thần, bắt đầu từ lúc Bloy nhấn mạnh rằng bước đầu tiên để trở thành một Kitô hữu là tham gia vào một gia đình thiêng liêng.

Chắc chắn, những bài diễn văn khác lưu truyền trong bối cảnh cuộc đời của Jacques và Raïssa có đóng một vai trò nào đó: trong suốt nhiều thập niên hôn nhân của họ, Jacques đã rút tỉa sâu sắc từ các truyền thống thần học và chú giải Kitô giáo vốn coi phụ nữ, nhất là người bệnh, người yếu đuối, hay nói cách khác là phụ nữ “thấp kém”, như có năng khiếu tâm linh vượt trội hơn so với các đồng bạn nam của họ. Đối với Jacques, Raïssa luôn hiện thân một điều gì đó về sự hiện diện của siêu nhiên. Một vị Thiên Chúa chuyên chọn kẻ nhỏ nhất và thấp hèn nhất đã chọn Raïssa; các cuộc đấu tranh liên tục của bà với bệnh tật, sự cận kề với cái chết, sự dấn thân không mệt mỏi của bà trong việc cầu nguyện và chiêm niệm luôn được Jacques coi như việc ban cho đường vào những vấn đề thuộc tinh thần mà ông vốn không thể tiếp cận nếu không có bà. Không thể phủ nhận việc Jacques đắm chìm vào những diễn ngôn đã phát sinh trong lịch sử Kitô giáo là một phần của câu chuyện về sức mạnh mà sự hiện diện sau khi chết của Raïssa đã tác động lên đời sống tâm linh của chính ông. Nhưng khung cảnh xúc cảm, liên chủ thể có sức mạnh chuyên biệt của nó. Đời sống tinh thần của Jacques được hình thành, định hình và vun đắp chỉ trong và thông qua tình yêu của ông dành cho bà. Mặc dù không thể hiểu được điều đó nếu không có họ, nhưng điều đó không xảy ra nhờ các sức mạnh biện luận của lịch sử và xã hội Kitô giáo hoặc Pháp mà thôi.

Tóm lại, theo Brenna Moore, các học giả ngày nay phần lớn đồng ý rằng các mẫn cảm và kinh nghiệm tôn giáo mà Jacques mô tả ít có liên quan đến tính cao quý sáng ngời của con người trong đơn độc, của cuộc sống tâm trí / tinh thần mà thôi. Ông cho rằng chúng ta khó có thể thực sự hiểu được nguồn gốc hoặc nội dung của những mẫn cảm tôn giáo phong phú, chỉ với những công cụ của sức mạnh chủ thể hoá của diễn từ xã hội. Điển hình là các trải nghiệm giữa Jacques và Raïssa, Bernanos và Bloy, Bloy và Walcheren, Maritains và Journet, Jacques và Alinsky. Nếu không chú ý nhiều tới các mối liên hệ thân thiết, chúng ta sẽ thực sự không hiểu được đời sống nội tâm của họ, và chiều kích lớn lao của kinh nghiệm nhân bản.

Mặc dù các nhà phục hưng Công Giáo Pháp như vợ chồng Maritain và Bloy hiếm khi được đưa vào bảng phả hệ nghiên cứu tôn giáo, nhiều nhà tư tưởng trong bối cảnh này đã sát cánh (và đôi khi cộng tác chặt chẽ) với các bậc thầy cũ, quen thuộc như Rudolf Otto, Henri Bergson, Mircea Eliade và Louis Massignon. Bất chấp sự kiện nhiều nhà lý thuyết thời kỳ đầu này đang bị phỉ báng vì chủ nghĩa thần bí, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa phương Đông của họ, hoặc việc họ đề cao "tâm linh" trái ngược với "truyền thống", một cái nhìn kỹ hơn cho thấy nhiều người trong số họ, giống như những nhân vật chủ đạo trong Phong trào Phục hưng Công Giáo Pháp, đã công nhận sức mạnh của những người khác trong việc định hình cuộc sống nội tâm. Nhiều lý thuyết của họ không theo chủ nghĩa cá nhân như chúng ta giả định. Thí dụ, Louis Massignon (1883–1963), một bạn thân của vợ chồng Maritain, được nhiều người coi là người sáng lập ra các nghiên cứu Hồi giáo ở phương Tây nhưng đã bị chỉ trích chính đáng vì đã đề cao chủ nghĩa thần bí Hồi giáo hơn mọi thứ khác (43). Tuy nhiên, Massignon cũng có một lý thuyết đáng lưu ý về điều được ông gọi là “sức mạnh hộ mạng” (apotropaion power) mà các vị thánh thiện thường thực hiện đối với linh cảm của người khác về điều thánh thiêng. “Apotropaion” có nghĩa là sức mạnh xua trừ ma quỷ, giống như một chiếc bùa hộ mệnh: “Người theo đạo Hindu gọi là mahatma, người Ả Rập gọi là abdâl, và Kitô hữu gọi là các thánh,” Massignon viết như thế trong khi nhận xét về tính chất “nam châm” mà một số người thánh thiện có được, một sức mạnh có thể ảnh hưởng đến kinh nghiệm tôn giáo của những người xung quanh. Ông coi Mahatma Gandhi như một “apotropaion” vì “sự phản chiếu ngọn đuốc của ông đã thắp sáng những tâm hồn đồng tông khác... Tấm gương của người đàn ông cao niên đã gầy đi bởi quá nhiều cuộc nhịn ăn và hy sinh này, [được] đăng tải như một mục tiêu lấp lánh ở trung tâm một vòng tròn gồm những khuôn mặt đau khổ mà ngọn lửa của ông vẫn tiếp tục thắp sáng” (44). Sử dụng lý thuyết này, Brenna Moore cho rằng sức mạnh “hộ mệnh” của Jacques, Raïssa, và Bloy đã “thắp sáng những linh hồn khác” — tức các bè bạn của họ trong phong trào Phục hưng Công Giáo Pháp.



Tương tự, ngay cả Rudolf Otto cũng thừa nhận rằng con người không thể tự mình tạo ra cảm nhận “thánh thiêng” [numinous], như Robert Orsi đã lập luận gần đây. Trong cách đọc Otto của Orsi, cảm nhận thánh thiêng được “gây ra, kích động và khơi dậy” ở những người bình thường thông qua “tính công cụ của những bản chất thiên phú cao độ khác...” Theo Otto, đức tin, trong ý nghĩa sâu xa nhất của hạn từ này, chỉ có thể được ‘nhóm lên’” (45). Cũng trong chiều hướng này, Suzanne Smith đã viết một tiểu luận mạnh mẽ về vai trò của tình bạn và tình yêu trong lý thuyết tôn giáo của Wilfred Cantwell Smith (46). W. C. Smith nổi tiếng với một định nghĩa về tôn giáo, về việc nó cũng cá nhân chủ nghĩa triệt để. Ông thích “đức tin” hơn “tôn giáo” và định nghĩa đức tin là “một hành vi mà tôi tự làm, trần truồng trước mặt Thiên Chúa” (47). Tuy nhiên, theo Suzanne Smith, sau này trong sự nghiệp của mình, W. C. Smith đã cho rằng “đức tin không thể được biết đến một cách đầy đủ ngoại trừ trong bối cảnh của tình bạn, được hiểu như một phương thức của tình yêu” (48). Điều đáng lưu ý là, các lý thuyết của W. C. Smith về tầm quan trọng của tình bạn đối với việc hiểu những người khác có tôn giáo được tạo ra từ kinh nghiệm của chính ông với các tình bạn liên tôn khi ông làm việc ở nước ngoài. Những tình bạn như vậy, theo Suzanne Smith, “để lại cho ông một ý thức bản thân tức khắc về mức độ mà những người thuộc các tín ngưỡng khác hoàn toàn ‘tham dự vào ân sủng của Thiên Chúa và lòng đại lượng của Người.’ Trải nghiệm, thông qua tình bạn, của hiện tượng này đến trước; lý thuyết về trạng thái của nhận thức do tình bạn mang tới và mối liên hệ của nó với một nhận thức như vậy có thể được thu nhận thông qua nghiên cứu dữ liệu, sẽ đến sau”(48). Những nhấn mạnh tới tình bạn, tình yêu và sức mạnh của những người thánh thiện khác đi ngược lại rõ rệt với những giải thích phổ biến của những nhà lý thuyết ban đầu này coi họ theo cá nhân chủ nghĩa thái quá; giống như các đồng nghiệp của họ trong phong trào Phục hưng Công Giáo ở Pháp, Otto, Smith và Massignon đều nhìn thấy sức mạnh đào tạo của các mối liên hệ nhằm vun xới các mẫn cảm tôn giáo.

Tuy nhiên, bất kể chúng ta nhìn nơi đâu — vợ chồng Maritain, Otto, Bloy, Smith, Massignon — không ai trong số những nhân vật này trong thư từ, nhật ký hoặc trong các bài viết đã xuất bản của họ ít nói tới nỗi đau của tình bạn, các sức mạnh đen tối mà các mối liên hệ có thể tác động lên đời sống nội tâm. Tất nhiên, những sợi dây gắn bó yêu thương cũng có thể căng ra và đứt gãy, trở thành nguồn gốc của phản bội và tổn thương. Constance Furey viết, “mối liên hệ xem ra chỉ như một hạn từ thân thiện bao lâu lỗ tai của học giả hướng đến các mối liên hệ thân thiện, tránh sự phân bổ không đồng đều các nguồn lực, các bất công, xung đột, thù địch, ác cảm và bác bỏ mà các mối liên hệ cũng hàm ngụ. Nghiên cứu các mối liên hệ, ngay cả những mối liên hệ thân mật, mãnh liệt và lâu dài, là nghiên cứu không những tình yêu mà còn cả sự căm ghét, không những sự trưởng thành mà còn cả sự mất mát, và không những sự nuôi dưỡng mà còn cả bạo lực nữa”(50). Điều này cũng ảnh hưởng đến sự mẫn cảm tôn giáo.

Nhưng Brenna Moore, cũng như Dana Roberts, sử gia về Kitô giáo hoàn cầu, vẫn gọi tình bạn là “chìa khóa mở ra lịch sử của sứ bộ truyền giáo”. Nếu không có sự hiểu biết về tình bạn, thì “không thể hiểu được cách mà Kitô giáo lan rộng khắp các nền văn hóa trong thế kỷ XX”. Họ coi đó như “thực hành và đạo đức mạnh mẽ nhưng chưa được thừa nhận đầy đủ trong việc tạo ra Kitô giáo thế giới” (51).

Nếu chúng ta coi tình bạn một cách nghiêm túc như một phạm trù phân tích, thì nó phải được hiểu một cách rộng rãi và hàm lượng nhất có thể: nó phải bao gồm những điều như sự thân thiết tưởng tượng của Bernanos đối với Bloy, người đã chết từ lâu, những kỷ niệm về tình yêu vốn duy trì Journet, Jacques, và Raïssa trong thời chiến, sự hiện diện sau khi qua đời của Raïssa mà Jacques cảm thấy thực hơn bất cứ điều gì khác trong suốt thời kỳ góa vợ của mình. Tất cả những điều này cho phép thuật ngữ tình bạn có tính đa diện và là một cách thiết yếu để hiểu đầy đủ sự đào tạo chủ thể tôn giáo.
________________________________________________________________________________________________________

Ghi chú

(1). Pierre van der Meer Walcheren 1917, Journal d'un converti. Paris, France: Georges Cres & Cie.
(2) Ibid. p. 22
(3) Mougel René 1996, Journet-Maritain Correspondence 1950–1957. Fribourg: Suisse: Éditions Universitaires.922
(4) Walcheren 1961: Pierre van der Meer Walcheren 1961, Rencontres. Paris, France: Desclée de Brouwer. 37
(5) Pierre van der Meer Walcheren 1917, Journal d'un converti. Paris, France: Georges Cres & Cie. 37
(6) Ibid. 38
(7) Pierre van der Meer Walcheren 1961, Rencontres. Paris, France: Desclée de Brouwer. 41
(8) Ibid. 14
(9) Bloy Léon 1928, Lettres à ses filleuls. Paris, France: Stock.
(10) Ibid. 139
(11) Ibid.
(12) Merton Thomas 1996 Turning Toward the World: The Pivotal Years; The Journals of Thomas Merton. San Francisco, CA: HarperCollins. 145
(13) Bernanos Georges 1947 “Dans l'amitié de Léon Bloy,” Appendix to Présence de Bernanos. Paris, France: Plon.1232
(14) Ibid. 1232
(15) Ibid. 1231
(16) Ibid. 850
(17) Maritain Jacques Green Julien 1988 The Story of Two Souls: The Correspondence of Jacques Maritain and Julien Green. Bronx, NY: Fordham University Press. 12
(18) Schloesser Stephen 2004 “‘What of That Curious Craving?’: Catholicism, Conversion and Inversion au temps du Boeuf sur le Toit.” Historical Reflections/Réflexions Historiques 30/2: 221–253
(19) Maritain Jacques Green Julien 1988 The Story of Two Souls: The Correspondence of Jacques Maritain and Julien Green. Bronx, NY: Fordham University Press.141
(20) Ibid. 149
(21) Scarry Elaine 1987 The Body in Pain: The Making and Unmaking of the World. Oxford, UK: Oxford University Press. 202
(22) Sachs Maurice Maritain Jacques Maritain Raïssa 2003, Maurice Sachs, Jacques et Raïssa Maritain Correspondance (1925–1939). Paris, France: Gallimard. 22
(23) Ibid. 33, 111
(24) Xem Ezra Elizabeth 2000 The Colonial Unconscious: Race and Culture in Interwar France, 10–33. Ithaca, NY: Cornell University Press.; Valman Nadia 2011 “Bad Jew/Good Jewess.” In Philosemitism in History, ed. Karp Jonathan, 149–169. Cambridge, UK: Cambridge University Press.
(25) Sachs Maurice 1964 Witches’ Sabbath, trans. Richard Howard. New York, NY: Stein and Day. 33
(26) Maritain Jacques Alinsky Saul 1994 Philosopher and the Provocateur: The Correspondence of Jacques Maritain and Saul Alinsky, ed. Doering Bernard. South Bend, IN: University of Notre Dame Press. 109
(27) Ibid. 110
(28) Ibid. 17
(29) Journet Charles Maritain Jacques 1998 Journet–Maritain Correspondance (1940–1949). Vol. III. Paris, France: Éditions Saint-Augustin. 386
(30) Ibid. 303
(31) Ibid. 152
(32) Ibid. 386
(33) Ibid. 466
(34) Maritain Jacques Green Julien 1988 The Story of Two Souls: The Correspondence of Jacques Maritain and Julien Green. Bronx, NY: Fordham University Press. 199
(35) Journet Charles Maritain Jacques 2008 Journet–Maritain Correspondance (1960–1973). Vol. VI. Paris, France: Éditions Saint-Augustin. 478
(36) Moore Brenna 2012b Sacred Dread: Raïssa Maritain, the Allure of Suffering, and the French Catholic Revival (1900–1945). South Bend, IN: University of Notre Dame Press. 192–200
(37) Maritain Jacques 1968 The Peasant of the Garonne: An Old Layman Questions Himself about the Present Time. New York, NY: Holt.
(38) Maritain Jacques Green Julien 1988 The Story of Two Souls: The Correspondence of Jacques Maritain and Julien Green. Bronx, NY: Fordham University Press. 229
(39) Ibid.
(40) Maritain Jacques Alinsky Saul 1994 Philosopher and the Provocateur: The Correspondence of Jacques Maritain and Saul Alinsky, ed. Doering Bernard. South Bend, IN: University of Notre Dame Press. 43
(41) Maritain Raïssa 1975 Raïssa's Journal. Albany, NY: Magi Books.326
(42) Orsi Robert 2012 “The Problem of the Holy.” In Cambridge Companion to Religious Studies, ed. Orsi Robert, 84–106. Cambridge, UK: Cambridge University Press.104
(43) Said Edward 1979 Orientalism. New York, NY: Vintage.268–270
(44) Massignon Louis 1959 The Notion of ‘Real Elite’ in Sociology and History. The History of Religions, Essays in Methodology, ed. Mircea Eliade and Joseph Kitagawa. Chicago, IL: University of Chicago Press.114
(45) Orsi Robert 2012 “The Problem of the Holy.” In Cambridge Companion to Religious Studies, ed. Orsi Robert, 84–106. Cambridge, UK: Cambridge University Press. 94
(46) Smith Suzanne 2013 “Wilfred Cantwell Smith: Love, Science, and the Study of Religion.” Journal of the American Academy of Religion 81/3: 757–790.
(47) Smith Suzanne 2013 “Wilfred Cantwell Smith: Love, Science, and the Study of Religion.” Journal of the American Academy of Religion 81/3: 757–790
(48) Smith Suzanne 2013 “Wilfred Cantwell Smith: Love, Science, and the Study of Religion.” Journal of the American Academy of Religion 81/3;757
(49) Ibid. 766
(50) Furey Constance M. 2012 “Body, Society, and Subjectivity in Religious Studies.” Journal of the American Academy of Religion 8/1: 25
(51) Roberts Dana 2011 “Cross-Cultural Friendship in the Creation of Twentieth-Century World Christianity.” International Bulletin of Missionary Research 35/2.101

(a) Muốn biết tầm quan trọng của “các gia đình thiêng liêng” đối với các vụ trở lại đạo Công Giáo của các nhà trí thức đầu thế kỷ 20, xin xem Guegelot (2012).
(b) Erasmo Leiva-Merikakis đã theo dõi ảnh hưởng tôn giáo mạnh mẽ của Léon Bloy trong việc đào tạo của Jacques Maritain trong cuốn “Léon Bloy and Jacques Maritain: Fratres in Eremo,” Understanding Maritain: Philosopher and Friend (1987) của ông.
(c) Muốn có một phân tích tuyệt hảo vừa có tính phê phán vừa đầy thiện cảm, xin xem Steven Wasserstrom (1999).
(d) Muốn có các điển hình về phương thức này, xin xem Alister et al. (2009).
 
VietCatholic TV
Putin tê tái: Trung Tướng Tư lệnh quân Nga tại Syria bị Ukraine phục kích, tử trận. Hai tướng cùng ra đi
VietCatholic Media
03:10 07/06/2022


1. Trung Tướng Tư lệnh quân Nga tại Syria bị Ukraine phục kích, tử trận

Sáng thứ Ba, 7 tháng 6, Cục Tình Báo quân đội Ukraine, gọi tắt là SBU, chính thức thông báo Trung tướng Roman Berdnikov Tư lệnh quân Nga tại Syria đã bị quân Ukraine phục kích bắn chết trong cùng một trận phục kích với Thiếu tướng Nga Roman Kutuzov, tư lệnh Quân đoàn vũ trang tổng hợp 29.

Có vẻ như quân Ukraine chỉ có tin tình báo về chuyến công tác của Thiếu tướng Roman Kutuzov. Họ không biết Trung tướng Roman Berdnikov cũng có mặt trong đoàn xe. Nhiều quan sát viên cho rằng Trung tướng Roman Berdnikov đã được Putin điều động từ Syria về Ukraine để cố vấn cho các tướng lãnh Nga đang chỉ huy các lực lượng Nga tại đây.

Tin tức về cái chết của Trung tướng Roman Berdnikov trong cùng trận phục kích này cũng được phía Nga xác nhận trên kênh Telegram Volya Media.

Theo nhà báo Alexander Sladkov của phương tiện truyền thông nhà nước Nga, Trung tướng Roman Berdnikov, 47 tuổi và Thiếu tướng Roman Kutuzov, 43 tuổi đã thiệt mạng, sau khi đoàn xe của hai vị tướng này bị phục kích trên một cây cầu ở vùng Donetsk.

Như thế, Berdnikov, nguyên tư lệnh các lực lượng vũ trang Nga ở Syria, là vị tướng thứ 12 thiệt mạng trong cuộc chiến tại Ukraine.

Sladkov cho biết: “Vào sáng ngày Chúa Nhật 5 tháng 6, Trung tướng Roman Berdnikov, chỉ huy quân đội Nga và các đơn vị của Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk, đã rời sở chỉ huy trong một chuyến công tác. Trung tướng Roman Berdnikov đã được mời tháp tùng.”

“Trên đường đi, khi đoàn xe đang di chuyển trên một cây cầu, họ đã bị tấn công bởi một nhóm biệt kích của Ukraine.”

Một phần trong đoàn xe của Nga đã “bị phá hủy hoặc bất động” - nhưng một số phương tiện đã có thể thoát khỏi cuộc phục kích và bỏ chạy.

“Sau đó, các nguồn tin của chúng tôi báo cáo rằng Tướng Roman Berdnikov đã chết trong trận chiến này,” Sladkov nói.

“Một lúc sau, hai nguồn tin khác đã xác nhận điều này, chỉ ra rằng các sĩ quan cấp cao khác có thể cũng đã chết trong trận chiến.”

Ông nói thêm: “Chúng tôi được tường trình rằng Tướng Berdnikov đã ở trên một trong những chiếc xe bị kẹt lại, nhưng đã chết trong cuộc giao tranh”.

“Những người thoát khỏi cuộc phục kích không thể biết được số phận của những người còn lại trên cầu.”

“Họ đã báo cáo cuộc tấn công. Rõ ràng là cả hai vị tướng đều nằm trong số những người còn lại trên cầu. Và ngay sau khi quân tăng viện Nga đến chiến trường, thi thể của hai người đã được tìm thấy.”

Trung Tướng Berdnikov đã được nhìn thấy cách đây chưa đầy một tháng tại cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng vào ngày 9/5 tại Căn cứ Không quân Khmeimim của Nga ở Syria.

Ông nói: “Các binh sĩ và sĩ quan của Lực lượng vũ trang Nga đã bảo vệ danh dự lợi ích của Nga trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế ở Cộng hòa Ả Rập Syria và trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, tiếp tục xứng đáng truyền thống chiến thắng của các anh hùng ở tiền tuyến”.

2. Quân đội Ukraine cho biết người Nga chịu tổn thất trong cuộc tấn công mới chống lại Sloviansk

Quân đội Ukraine đã báo cáo một ngày giao tranh ác liệt khác ở khu vực Donetsk, đặc biệt là trên các hướng tiếp cận phía bắc tới thành phố trọng yếu Sloviansk.

Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang không thừa nhận mất bất kỳ lãnh thổ nào nhưng cho biết quân đội Nga đã tiếp tục cuộc tấn công gần Sviatohirsk, cách Sloviansk khoảng 20 km về phía bắc và đã bị tổn thất rất nặng. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết đã có thêm các cuộc không kích nhằm vào Sloviansk. Thành phố nằm cách thủ đô Kyiv hơn 300 dặm về phía đông.

Xa hơn về phía đông, Bộ Tổng tham mưu cho biết các lực lượng Nga đã cố gắng tấn công vào hai quận Bilohorivka và Mykolaivka, nhằm bao vây thành phố Severodonetsk.

Quân đội cho biết: “Đối phương bị thiệt hại đáng kể về nhân lực và trang thiết bị dưới các trận mưa pháo của quân ta”.

Chính quyền địa phương cho biết thị trấn Bakhmut - một trung tâm bảo vệ Donetsk và Luhansk của Ukraine - đã bị pháo kích trở lại. Họ nói rằng một nhà máy sản xuất và bảo trì máy móc nông nghiệp đã bị phóng hỏa.

Giao tranh ở miền nam vẫn tiếp tục, với sự thay đổi lãnh thổ kể từ khi một cuộc phản công của Ukraine bắt đầu cách đây một tuần.

Bộ Tổng tham mưu cho biết người Nga đã mở một cuộc tấn công ở khu vực Bila Krynytsia ở phía bắc của vùng Kherson, là một huyện gần đây đã bị lực lượng Ukraine chiếm lại. Nhà lãnh đạo quân sự khu vực, Oleksandr Vilkul, cho biết các đơn vị Nga đã gánh chịu tổn thất nặng và đã “rút lui về các vị trí đã chiếm đóng trước đây”.

Một hầm chứa ngũ cốc đã bị phá hủy ở thành phố Mykolaiv, theo các hình ảnh từ khu vực được định vị địa lý bởi CNN. Bộ Chỉ huy Tác chiến phía Nam của các lực lượng Ukraine cho biết “từ hướng Hắc Hải và từ lãnh thổ của Nga, các cảng và kho thóc trên bờ Hắc Hải của khu vực Mykolaiv đã bị tấn công bằng hỏa tiễn hành trình trên không.”

3. Đặc vụ Nga thừa nhận thua trong cuộc chiến tranh thông tin

Cơ quan An ninh Liên bang Nga thừa nhận trong các tài liệu của mình rằng tuyên truyền của Điện Cẩm Linh không đủ ảnh hưởng đến người dân và Nga đang thua trong cuộc chiến thông tin.

Trung tâm Chống thông tin sai lệch tại Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine cho biết Nga đã phát triển một kế hoạch hành động để “phân hóa” dân chúng một cách tinh ranh trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, nhưng cuối cùng đã thất bại.

Kế hoạch kêu gọi sử dụng hình ảnh “những người lịch sự”, như đã áp dụng vào năm 2014 chẳng hạn ảnh động vật được giải cứu, ảnh các cựu chiến binh khóc vì hạnh phúc đoàn tụ, video về các hành động chung của người Nga và “thể loại phù hợp” của Các binh sĩ Ukraine chống lại “Đức quốc xã” cũng như các video về những người lính mang lại hòa bình cho người dân dưới dạng sách giáo khoa mới cho trường học, các thiết bị y tế, v.v.

Nhiều lời kêu gọi của các cựu chiến binh Ukraine và Nga nhằm ngăn chặn chủ nghĩa Quốc xã ở Ukraine và ngăn chặn nó ở Nga và trên thế giới cũng được cho là đã được sử dụng.

Kế hoạch cũng bao gồm sự tương tác với những người, do đặc thù công việc của họ, tiếp xúc với nhiều nhóm người - giáo viên, tài xế taxi, nhân viên phục vụ và những người khác.

Trong bối cảnh đó Bộ trưởng Bộ Chính sách Văn hóa và Thông tin, Oleksandr Tkachenko, cho biết nhiều người ở Ukraine đang giúp đất nước quảng bá các câu chuyện về Ukraine và chống lại thông tin sai lệch của Nga.

4. Quan chức Ukraine cho biết tướng Nga được giao cho đến ngày 10 tháng 6 để chiếm Severodonetsk hoặc đường cao tốc quan trọng

Các lực lượng Nga đang “tiến công” ở một số khu vực phía bắc thành phố Sloviansk, miền đông Ukraine sau khi họ “hoàn thành việc tập trung lại tàn quân”, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết hôm Chúa Nhật.

Hôm thứ Bảy, chính quyền quân sự thành phố Sloviansk cho biết hàng trăm người đang rời khỏi Sloviansk mỗi ngày, với con số di tản gần như tăng gấp đôi trong tuần này. Một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn khiến ba người thiệt mạng hôm thứ Ba “đã khiến người dân phải rời đi”, quan chức này cho biết.

Tại Lyman gần đó, Nga cũng đang “tiến theo hướng Sviatohirsk, cố gắng đẩy quân của chúng tôi sang hữu ngạn sông Siverskyi Donets,” quân đội cho biết.

Quân đội Nga tiếp tục tấn công các khu vực miền đông Ukraine. Trong 24 giờ qua, 8 dân thường đã thiệt mạng và 11 người bị thương ở khu vực Donetsk sau khi lực lượng Nga pháo kích vào 15 khu vực, một thông tin cập nhật từ các cơ quan quân sự-dân sự khu vực cho biết như trên.

Nga cũng đã tiến hành hai cuộc không kích ở Donetsk, trong đó có một cuộc không kích qua đêm ở thành phố trọng điểm Kramatorsk, gây “thiệt hại nghiêm trọng cho hai doanh nghiệp trong thành phố”, nhưng không dẫn đến thương vong, Oleksandr Honcharenko, Thị trưởng Kramatorsk cho biết.

Tại các khu vực xung quanh Donetsk và Zaporizhzhia, người Nga đang “nã đạn vào tuyến phòng thủ và các khu vực hậu phương của quân đội chúng tôi, nhằm kiềm chế các đơn vị của chúng tôi và ngăn cản đà tấn công của chúng tôi”, quân đội cho biết.

Và tại Luhansk, lực lượng Nga đã bắn vào 5 khu vực, bao gồm cả Severodonetsk và Lysychansk, bằng pháo và nhiều bệ phóng hỏa tiễn. Các cuộc không kích cũng được thực hiện trên 4 khu vực, các quan chức khu vực cho biết.

Một người cũng thiệt mạng và hai người khác bị thương sau khi pháo kích ở Hirske và Lysychansk, cũng làm hư hại 18 ngôi nhà và một tòa nhà của sở cảnh sát. Các quan chức khu vực cho biết, tại Severodonetsk, một tòa nhà trong khu liên hợp nhà máy hóa chất Azot đã bị hư hại do pháo kích của Nga.

Các đơn vị của Nga đang “tập trung vào các hoạt động tấn công để bao vây quân đội của chúng tôi” ở Severodonetsk và Lysychansk, và để “chặn các tuyến đường hậu cần chính”

Tướng Nga Aleksandr Dvornikov “đã nhận nhiệm vụ vào ngày 10 tháng 6 là đánh chiếm hoàn toàn Severodonetsk, hoặc cắt đứt hoàn toàn đường cao tốc Lysychansk-Bakhmut và kiểm soát nó”, Serhiy Hayday, người đứng đầu chính quyền quân sự khu vực Luhansk cho biết. “Vì vậy, một lượng lớn quân Nga, tất cả mọi binh chủng họ có, tất cả quân dự trữ - mọi thứ đều được sử dụng để hoàn thành hai nhiệm vụ này.”

Ông Haidai cho biết thêm, gần Severodonetsk, ở thành phố Lysychansk, một trung tâm viện trợ nhân đạo đã bị “phá hủy hoàn toàn” bởi trận pháo kích của Nga.

Quân đội Nga cho biết ở phía đông bắc, trong khu vực Kharkiv, người Nga đã sử dụng bom phốt pho ở khu vực Cherkaski Tyshky, phía đông bắc Kharkiv.

Một người cũng bị thương sau cuộc pháo kích của Nga vào Chuguev ở phía đông nam Kharkiv, và một số khu vực khác bị cháy trong đêm, các quan chức khu vực cho biết.

Quân đội cho biết tại Sumy ở phía đông bắc, Nga đã nã đạn pháo vào các cơ sở hạ tầng ở hai khu vực và khu vực Chernihiv ở phía bắc cũng bị nã pháo.

5. Venislavsky: Các bản án dành cho binh sĩ Nga có thể là bằng chứng pháp lý về sự tàn bạo của quân xâm lược Nga

Fedir Venislavsky, một thành viên của Ủy ban Verkhovna Rada về An ninh Quốc gia, Quốc phòng và Tình báo, tin rằng các bản án mà tòa án Ukraine đưa ra đối với các quân nhân Nga có thể là bằng chứng tại các tòa án quốc tế trong tương lai cho thấy sự tham gia của các quân nhân cụ thể trong những hành động tàn bạo sau khi Nga phát động và tiến hành chiến tranh chống lại Ukraine.

“Và khi chúng ta nói về các bản án đã được đưa ra cho các quân nhân Nga ở Ukraine, đây có thể là một trong những bằng chứng, một trong những sự thật được chứng minh cho sự tham gia của các quân nhân cụ thể vào tội ác quốc tế này.”

Ông nói thêm rằng Verkhovna Rada của Ukraine đã sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự, đặc biệt bằng cách bổ sung một phần riêng biệt về hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật Ukraine và đại diện của Tòa án Hình sự Quốc tế trong việc ghi lại các tội ác chiến tranh để sử dụng trong tương lai tại Tòa án Hình sự Quốc tế. “Và chúng ta nên hy vọng vào sáng kiến được Nghị viện Âu Châu ủng hộ, do các đối tác phương Tây của chúng ta khởi xướng, để tạo ra một tòa án quốc tế đặc biệt riêng biệt như tòa án Nuremberg, sẽ điều tra các tội ác xâm lược,” ông nói thêm.

Vào tháng 5, Tòa án quận Solomyansky của Kyiv đã kết án quân nhân Nga Vadim Shishimarin tù chung thân vì giết một thường dân ở vùng Sumy.

Hai quân nhân Nga, Oleksandr Bobykin và Oleksandr Ivanov, những người đã nã đạn vào vùng Kharkiv từ bệ phóng Grad, đã bị kết án 11 năm 6 tháng tù.

6. Nato tổ chức các cuộc tập trận hải quân trên Biển Baltic với Phần Lan và Thụy Điển

Nato đã khởi động cuộc tập trận hải quân kéo dài gần hai tuần do Mỹ dẫn đầu trên Biển Baltic với hơn 7.000 thủy thủ, không quân và Thủy Quân Lục Chiến từ 16 quốc gia, trong đó có hai quốc gia đang nộp đơn tham gia liên minh quân sự là Phần Lan và Thụy Điển.

Cuộc tập trận hải quân BALTOPS hàng năm, bắt đầu vào năm 1972, không được tổ chức để đối phó với bất kỳ mối đe dọa cụ thể nào. Nhưng liên minh quân sự cho rằng “với sự tham gia của cả Thụy Điển và Phần Lan, Nato đang nắm bắt cơ hội trong một thế giới không thể đoán trước, nhằm tăng cường khả năng phục hồi và sức mạnh của lực lượng chung” cùng với hai quốc gia Bắc Âu mới xin gia nhập.

Phần Lan và Thụy Điển đã quyết định nộp đơn gia nhập NATO vào tháng 5 do kết quả trực tiếp của việc Nga xâm lược Ukraine, bất chấp những lời cảnh báo lặp đi lặp lại của Mạc Tư Khoa là hai nước này sẽ trả bị trả đũa về việc gia nhập liên minh quân sự phương Tây.

Trước thềm cuộc diễn tập hải quân, với sự tham gia của 45 tàu và 75 máy bay, quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ cho biết tại Thụy Điển, nước chủ trì cuộc tập trận BALTOPS 22 rằng việc Nato thể hiện sự ủng hộ đối với các chính phủ ở Helsinki và Stockholm là đặc biệt quan trọng.

Điều quan trọng đối với chúng tôi, Hoa Kỳ và các nước NATO khác là thể hiện tình đoàn kết với cả Phần Lan và Thụy Điển trong cuộc tập trận này”, Tướng Mỹ Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, cho biết trong một cuộc họp báo trên tàu Tàu chiến đổ bộ lớn USS Kearsarge được thả neo ở trung tâm Stockholm.

Milley cho biết từ quan điểm của Mạc Tư Khoa, Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO sẽ “rất có vấn đề” và khiến Nga rơi vào tình thế khó khăn về quân sự vì đường bờ biển của Biển Baltic sẽ gần như bị bao vây hoàn toàn bởi các thành viên NATO, ngoại trừ khu vực Baltic của Nga gồm Kaliningrad và thành phố Saint Petersburg của Nga và các khu vực lân cận.

Milley cho biết trước đây, Mỹ chưa bao giờ di chuyển một tàu chiến lớn như USS Kearsarge dài 843 foot ở thủ đô Thụy Điển, nơi nó phải đi qua những con đường hẹp ở quần đảo Stockholm.

Là đối tác thân thiết của Nato, Phần Lan và Thụy Điển đã tham gia cuộc tập trận hải quân từ giữa những năm 1990.

Phó Đô Đốc Gene Black, chỉ huy Lực lượng tấn công và hỗ trợ hải quân Nato và Hạm đội 6 Hoa Kỳ, nói thêm:

Trong các lần tập trận BALTOPS trước đây, chúng ta đã nói về việc đáp ứng những thách thức của ngày mai. Những thách thức đó đang ở ngay trước mặt chúng ta - ở đây và bây giờ”.

BALTOPS 22 dự kiến kết thúc tại cảng Kiel của Đức vào ngày 17 tháng 6. Các quốc gia tham gia bao gồm Bỉ, Bulgaria, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Latvia, Lithuania, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Các quốc gia này sẽ thực hiện vô số khả năng thể hiện sự linh hoạt vốn có của các lực lượng hàng hải. Theo một tuyên bố chính thức, các kịch bản tập trận bao gồm hoạt động đổ bộ, hoạt động pháo binh, chống tàu ngầm, phòng không, rà phá bom mìn, đối phó vật liệu nổ, và các phương tiện không người lái dưới nước và trợ giúp y tế.
 
Nga đe dọa trả đũa. Nước Mỹ và hội chứng Hội Tam Điểm. Tình trạng các phó tế vĩnh viễn ở Hoa Kỳ
VietCatholic Media
04:35 07/06/2022


1. Bộ Ngoại giao Nga đe doạ trả đũa “các hành động thù địch của phương Tây” chống lại báo chí Nga

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova Nga muốn “giải thích” hậu quả của những gì được gọi là “hành động thù địch của phương Tây” với các đại diện hợp pháp của các hãng truyền thông nước ngoài tại Mạc Tư Khoa.

“Nếu các nhà điều hành truyền thông Nga không được phép hoạt động bình thường ở Mỹ, Nga sẽ thực hiện các biện pháp khắc nghiệt nhất”, Zakharova cho biết tại cuộc họp báo hàng tuần của Bộ Ngoại giao ở Mạc Tư Khoa.

Zakharova cho biết trung tâm báo chí của Bộ Ngoại giao sẽ giải thích hậu quả của “chính sách thù địch do chính phủ của các cơ quan truyền thông quốc tế gây ra, cũng như toàn bộ lĩnh vực truyền thông”, nói đùa rằng “chúng tôi sẽ cung cấp trà và cà phê.”

Bà nói: “Các nhà báo của chúng tôi làm việc ở phương Tây đã nhịn nhục quá nhiều,” và nhắc lại một lần nữa tuyên bố của Mạc Tư Khoa rằng truyền thông phương Tây đang tiến hành một chiến dịch thông tin sai lệch chống lại Nga.

Hôm thứ Sáu, Hội đồng Âu Châu cho biết trong một thông cáo báo chí rằng Liên Hiệp Âu Châu đã đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với một số đài truyền hình Nga, đình chỉ hoạt động phát sóng tại Liên Hiệp Âu Châu của ba cơ sở quốc doanh của Nga: Rossiya RTR / RTR Planeta, Rossiya 24 / Russia 24 và TV Trung tâm Quốc tế. Một số phương tiện truyền thông khác của Nga đã bị cấm trong các đợt trừng phạt trước đó.

Trong khi đó, Nga đã ban hành luật kiểm duyệt vào tháng 3 khiến các tổ chức tin tức không thể đưa tin chính xác vào Nga hoặc từ Nga, buộc nhiều hãng truyền thông nước ngoài phải thu hẹp quy mô hoặc ngừng hoạt động tại nước này.

Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, luật này quy định tội phổ biến thông tin “giả mạo” về cuộc xâm lược Ukraine, với hình phạt lên đến 15 năm tù cho bất kỳ ai bị kết án.
Source:CNN

2. Khảo sát hàng năm cung cấp tình trạng các phó tế vĩnh viễn ở Hoa Kỳ

Ủy ban về Giáo sĩ, Đời sống Thánh hiến và Ơn gọi của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã công bố kết quả của nghiên cứu về các phó tế vĩnh viễn. Đó là một nghiên cứu của USCCB kéo dài từ 2021 đến 2022. Cuộc khảo sát thường niên này, do Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Tông đồ, gọi tắt là CARA, tại Đại học Georgetown thực hiện từ năm 2005, cung cấp một cái nhìn chi tiết về trạng thái của các phó tế vĩnh viễn ở Hoa Kỳ. Các phát hiện bao gồm tỷ lệ phần trăm phó tế tích cực so với không tích cực, tổng giáo phận và giáo phận có số lượng phó tế lớn nhất, nhân khẩu học văn hóa xã hội, sự tham gia vào thánh chức, v.v.

Đức Cha James F. Checchio của Metuchen, chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ, Đời sống Thánh hiến và Ơn gọi của USCCB bày tỏ tầm quan trọng của vai trò độc đáo mà các phó tế vĩnh viễn có trong Giáo Hội Công Giáo. “Noi gương Chúa Kitô Người Tôi Tớ và được thúc đẩy bởi tinh thần bác ái, các phó tế được giao phó trách nhiệm duy nhất là mang Chúa Kitô đến mọi ngõ ngách của xã hội. Nhờ việc truyền chức, các phó tế làm chứng cho Chúa Kitô tại nơi làm việc, trong gia đình của họ, và giữa các thành viên trong cộng đồng của họ, đặc biệt là những người nghèo. Giáo hội biết ơn tất cả các phó tế vĩnh viễn, những người đã mở rộng lòng thương xót và sự chữa lành của Chúa Kitô cho tất cả những người cần đến.”

Với thông tin liên lạc được cung cấp bởi Hiệp hội Giám đốc Phó tế Quốc gia và cơ sở dữ liệu của Bộ Giáo dục Công Giáo, CARA đã liên hệ với 183 giáo phận và giáo phận ở Hoa Kỳ có văn phòng và chương trình đào tạo phó tế đang hoạt động. Trong tổng số này, 141 người trả lời cuộc khảo sát với tỷ lệ phản hồi tổng thể là 77%. Dưới đây là một số phát hiện chính của báo cáo.

Các tổng giáo phận và giáo phận có số lượng phó tế vĩnh viễn lớn nhất bao gồm Chicago (804), Los Angeles (498), và Joliet ở Illinois (497). Điều chỉnh theo quy mô dân số Công Giáo, các giáo phận theo nghi thức Latinh có tỷ lệ người Công Giáo trên một phó tế vĩnh viễn thấp nhất bao gồm Lexington (477 người Công Giáo trên một phó tế), Amarillo (547), Rapid City (678), Pueblo (681) và Anchorage (699).

138 giáo phận và tổng giáo phận thuộc Nghi thức Latinh báo cáo tổng số 16.765 phó tế vĩnh viễn (cả hoạt động và không hoạt động). Ba giáo phận Đông phương đã trả lời báo cáo có tổng cộng 36 phó tế vĩnh viễn. Ngoại suy để bao gồm cả các tổng giáo phận và các giáo phận không phản hồi cuộc khảo sát, có thể ước tính rằng có tới 20.888 phó tế vĩnh viễn ở Hoa Kỳ trong giai đoạn 2021-2022.

Các giáo phận và tổng giáo phận Nghi lễ Latinh báo cáo có 11.746 phó tế vĩnh viễn đang hoạt động trong mục vụ. Ba giáo phận Đông phương báo cáo có 31 phó tế vĩnh viễn đang hoạt động. Ngoại suy để bao gồm cả các giáo phận và tổng giáo phận không phản hồi cuộc khảo sát, có thể ước tính rằng có 14.586 phó tế đang hoạt động trong mục vụ tại Hoa Kỳ trong năm 2021-2022, hoặc khoảng 70% tổng số phó tế vĩnh viễn.

Trong năm dương lịch 2021, 458 tân phó tế vĩnh viễn đã được phong chức trong các tổng giáo phận và giáo phận trả lời các câu hỏi. Đồng thời, 512 phó tế đã nghỉ hưu từ chức vụ đang hoạt động và 393 phó tế khác qua đời. Như trường hợp của các linh mục ở Hoa Kỳ, không có đủ các phó tế vĩnh viễn mới được phong chức để bù đắp cho số người từ bỏ chức vụ tích cực và qua đời mỗi năm.

Gần tất cả (95%) phó tế vĩnh viễn đang hoạt động ít nhất đã 50 tuổi. Khoảng một phần năm (20%) ở độ tuổi 50, hai phần năm (41%) ở độ tuổi 60 và hai phần năm (36%) từ 70 tuổi trở lên.

Chín trong mười (93%) phó tế vĩnh viễn đang hoạt động hiện đã kết hôn, 4% là góa vợ và 2% chưa bao giờ kết hôn.

Bảy trong số mười phó tế vĩnh viễn đang hoạt động (72%) là người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha. Một trong năm phó tế vĩnh viễn đang hoạt động (21%) là người gốc Tây Ban Nha hoặc La tinh, 3% là người Á Châu hoặc Đảo Thái Bình Dương và 2% là người Mỹ gốc Phi.

Trong số các phó tế vĩnh viễn được trả lương cho chức vụ, một phần năm (19%) được giao phó việc chăm sóc mục vụ của một hoặc nhiều giáo xứ. Ngoài ra, một phần tư (25%) làm việc trong các chức vụ thừa tác viên giáo xứ khác (ví dụ, giám đốc giáo dục tôn giáo, mục vụ thanh thiếu niên) và một phần bảy (15%) làm việc trong các chức vụ không thuộc giáo xứ (ví dụ: hành chính, kinh doanh, tài chính).

Ủy ban về Giáo sĩ, Đời sống Thánh hiến và Ơn gọi của USCCB mời gọi các tín hữu đọc lời cầu nguyện sau đây với Đức Mẹ để biết ơn về chức vụ phó tế vĩnh viễn trong Giáo Hội Công Giáo:

Lạy Đức Maria,

Mẹ là thầy dậy về sự phục vụ trong lặng lẽ, bằng cuộc sống thường nhật và đời thường tràn đầy tình yêu thương của Mẹ, Mẹ đã biết cách hợp tác với kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa một cách gương mẫu, xin hãy làm cho các phó tế trở thành những người tôi tớ tốt lành và trung thành bằng cách dạy họ niềm vui được phục vụ Giáo hội với một tình yêu mãnh liệt.

Amen.

Thánh Lôrensô, bổn mạng của các phó tế, xin cầu cho chúng con.
Source:USCCB

3. Nhật ký trừ tà số 191: Nước Mỹ có bị Hội Tam Điểm làm ô nhiễm không?

Mọi người đều biết là tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ đã được khởi công trong một cử hành Tam Điểm bởi George Washington, tổng thống đầu tiên của chúng ta. Ngày nay người ta có thể nhìn thấy phiến đá trong tòa nhà Quốc Hội kỷ niệm sự kiện này. Nó có nội dung: “Khánh thành theo các nghi thức Tam Điểm ngày 17 tháng 9 năm 1932 trong Lễ đặt Viên đá đầu tiên bởi George Washington.”

Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ trước đây là nơi đặt Tòa án Tối cao, hiện nằm bên kia đường. Nhiều nhà lãnh đạo dân sự quan trọng nhất của Hoa Kỳ đã từng là tự do, bao gồm mười bốn tổng thống Hoa Kỳ và năm Chánh án Tòa án Tối cao.

Đối với những cá nhân có tiền sử gia đình theo giáo phái Tam Điểm, nhóm của chúng tôi đã hơi ngạc nhiên về mức độ các vấn đề tâm linh mà họ gặp phải. Những cá nhân này thường có một lịch sử các thế hệ lặp lại các rối loạn chức năng tương tự. Đối với một số người, đó là sự hiện diện của một tinh thần liên quan đến cái chết. Những gia đình này có thể có một thế hệ bất thường các tiền sử tự tử, giết người, chết sớm, sẩy thai hoặc phá thai.

Kinh nghiệm của những người trừ tà là các cá nhân có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi lịch sử gia đình dính líu đến giáo phái Tam Điểm. Nhưng còn quốc gia thì sao? Sự lãnh đạo của đất nước chúng ta đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tổ chức này, là tổ chức đã bị lên án bởi ít nhất tám vị Giáo hoàng. Gần đây nhất là năm 1983, Tòa thánh đã nói rằng các nguyên tắc của các tổ chức Tam Điểm “không thể dung hòa” với các giáo lý của Giáo hội và người Công Giáo bị cấm gia nhập Tam Điểm. Có thể nào chúng ta, với tư cách là một quốc gia, bị vấy bẩn bởi một lịch sử như vậy? Kể từ khi phán quyết Roe chống Wade được ra đời vào năm 1973, đã có hàng triệu ca phá thai.

Đáp lại tài liệu của Tòa án Tối cao bị rò rỉ có khả năng lật ngược Roe chống Wade, một số người đã và đang ủng hộ “mùa hè thịnh nộ” và những người khác đang tấn công vào Giáo Hội Công Giáo. Từ quan điểm của một nhà trừ tà, những thái độ này gợi nhớ đến ma quỷ.

Trên trang web của chúng tôi, www.catholicexorcism.org, có những lời cầu nguyện dành cho các cá nhân muốn phá bỏ những lời nguyền của Tam Điểm. Hiện có một video về việc phá bỏ những lời nguyền của Tam Điểm trên trang web của chúng tôi, bao gồm cả một linh mục diễn ra lời cầu nguyện ở cuối video. Nhưng một quốc gia thì sao? Tôi định cầu nguyện những lời cầu nguyện này để loại bỏ những lời nguyền rủa trên đất nước của chúng ta. Có lẽ các linh mục khác cũng sẽ làm như vậy.

Trước tất cả những gì đang diễn ra, phản ứng của chúng ta phải hoàn toàn mang tính chất Kitô. Để đáp lại cơn thịnh nộ, chúng ta đề cao hòa bình. Để đáp lại sự bắt bớ, chúng ta tha thứ. Để đối phó với cái chết, chúng ta cổ vũ tình yêu, sự hòa giải và sự hiệp nhất, vốn là các yếu tố cấu thành nền văn hóa sự sống.


Source:Catholic Exorcism
 
Putin sững sờ: Công lý nhãn tiền Vladimir Andonov đền tội ở Ukraine. Nga phóng hỏa tiễn dọa thế giới
VietCatholic Media
15:29 07/06/2022


1. Người lính đánh thuê khét tiếng của Vladimir Putin đã đền tội

Trong cuộc họp báo chiều ngày thứ Ba, Cục Tình Báo quân đội Ukraine, gọi tắt là SBU, cho biết tay lính đánh thuê khét tiếng của Vladimir Putin, có biệt danh là “Người hành quyết” đã đền tội.

Theo Artem Dekhtiarenko, phát ngôn nhân của SBU, người lính đánh thuê này thuộc Tập đoàn Wagner, được cho là có vai trò quan trọng trong vụ xả súng giết hàng loạt người Ukraine. Anh ta đã đền tội khi bị một tay súng bắn tỉa của Ukraine giết chết. Biến cố này một tổn thất to lớn đối với Vladimir Putin

Các nguồn tin của Nga, cũng xác nhận người lính đánh thuê khét tiếng nhất của Putin từng tham chiến ở Syria đã bị một tay súng bắn tỉa Ukraine tiêu diệt.

Vladimir Andonov, 44 tuổi, đến từ vùng Buryatia thuộc Viễn Đông của Nga, là một phần của Nhóm lính đánh thuê khét tiếng của Nga và được cho là đã bị bắn chết ở vùng Kharkiv, miền đông Ukraine vào khuya Chúa Nhật mùng năm rạng sáng thứ Hai mùng sáu tháng 6.

Andonov có biệt danh là “Người hành quyết” vì những hành vi tàn bạo mà anh ta đã sử dụng khi chiến đấu ở Ukraine và trong các nhiệm vụ trước đó ở Syria và Libya.

Các đặc nhiệm của Tập đoàn Wagner đều là những cựu lính dù hoặc lực lượng đặc biệt thiện chiến và có một số hồ sơ tồi tệ nhất về việc phạm tội ác chiến tranh trên toàn cầu.

Cái chết của anh ta được Nga xác nhận trên tờ Moskovsky Komsomolets, trong đó viết: “Cái chết ở Ukraine của Vladimir Andonov, hay còn được gọi là Vaha, đã được báo cáo”.

“Anh ấy đã chết đêm qua trong một cuộc trinh sát khu vực cùng với bạn của mình.”

Tờ báo nói rằng anh ta có thể đã chết vì một phát súng bắn tỉa.

Moskovsky Komsomolets cho biết người lính đánh thuê này trước đây đã chiến đấu cho Nga ở Donbas, miền đông Ukraine vào năm 2014, phục vụ trong lực lượng đặc biệt và nhận được huy chương “Vì thành tích chiến đấu”.

Andonov được cho là có vai trò quan trọng trong các hành vi tội phạm chiến tranh. Y xả súng giết chết hàng loạt tù nhân chiến tranh Ukraine; và hãm hiếp phụ nữ trước khi bắn chết họ.

Tên của anh ta đã được đưa vào một cơ sở dữ liệu những kẻ phạm tội ác chiến tranh do Ukraine điều hành. Đó là danh sách đen của Ukraine được thiết lập bởi các cá nhân có quan hệ chặt chẽ với các cơ quan thực thi pháp luật và tin tặc nhằm liệt kê tất cả tội ác của quân đội Nga.

Cái chết của Andonov cũng đã được xác nhận bởi các nguồn tin quân sự của Nga có trụ sở tại Buryatia trên ứng dụng nhắn tin Telegram.

Một người đã viết: “Anh ấy chết vào ban đêm, trong quá trình trinh sát khu vực, cùng với người bạn đồng hành của mình, có thể đã bị giết bởi một tay súng bắn tỉa.”

Tin tức này đánh dấu một tổn thất quân sự lớn khác đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người cũng đã mất hai tướng chỉ trong một cuộc tấn công chỉ trong một đêm.

Trung tướng Roman Berdnikov, 47 tuổi và Thiếu tướng Roman Kutuzov bị cho là đã thiệt mạng trong cùng một vụ phục kích trên một cây cầu ở miền đông Ukraine hôm Chúa Nhật.

Sinh ra ở Kusoci, thuộc quận Mogoituiski vào năm 1978, Andonov nhập ngũ vào quân đội Nga năm 1997.

Một kênh quân sự khác trên Telegram cho biết anh đã chết cùng với Bair Mitupov, một chiến binh khác đến từ Buryatia.

Điều này diễn ra khi ông Putin đã ký một sắc lệnh vào hôm thứ Hai yêu cầu thanh toán 5 triệu rúp, hay 64.587 bảng Anh, cho gia đình của các thành viên Vệ binh Quốc gia Nga thiệt mạng ở Ukraine và Syria.

2. Vladimir Putin sẽ phóng hỏa tiễn đạn đạo Satan-2 trong tuần này để dằn mặt thế giới

Một khu vực rộng lớn hơn cả nước Anh đã được yêu cầu phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa khẩn cấp khi Vladimir Putin chuẩn bị thử một hỏa tiễn khổng lồ - các quan chức Bộ Quốc Phòng Nga cho biết như trên và nói thêm rằng cuộc thử hỏa tiễn này sẽ xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 6

Khách du lịch và người dân ở miền đông nước Nga đã được cảnh báo về một vụ thử hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa.

Hỏa tiễn cuối cùng mà Putin thử nghiệm là hỏa tiễn Satan-2 của ông ta vào tháng Tư. Hỏa tiễn siêu thanh này nặng đến 208 tấn bay nhanh đến 15,880 dặm một giờ, còn được gọi là Sarmat, sẽ được triển khai trước năm nay. Nga gọi thứ hỏa tiễn này là Sarmat, trong khi các phương tiện truyền thông Tây phương gọi là Satan-2.

Các quan chức ở khu vực Kamchatka cảnh báo: “Chúng tôi đang thông báo về việc khởi động và đóng cửa khu vực rơi sắp tới để di chuyển người, thiết bị các loại, các chuyến bay hàng không và các nhóm khách du lịch.”

Một tuyên bố cho biết: “Các biện pháp này được đưa ra trong khu vực nguy hiểm về sự rơi của các bộ phận ngăn cách của phương tiện phóng hoặc các mảnh vỡ của nó, cũng như trong trường hợp khẩn cấp tại hiện trường, sẽ bao gồm phần phía đông, và đông nam của quận Tigilsky, phần tây nam của quận Karaginsky và phần phía tây bắc của quận Ust-Kamchatsky của vùng Kamchatka.”

Hỏa tiễn được nhắm vào phạm vi thử nghiệm Kura.

Vào ngày 20 tháng 4, Satan-2 đã được phóng gây ra ngọn lửa hỏa tiễn khổng lồ từ một hầm chứa dưới lòng đất tại sân bay vũ trụ quân sự Plesetsk ở phía bắc nước Nga.

Vào thời điểm đó, Putin nói rằng nó sẽ bảo đảm an ninh cho nước Nga và khiến “những kẻ hung dữ đang cố gắng đe dọa nó” phải suy nghĩ lại.

“Sẽ không có loại vũ khí tương tự nào trên thế giới trong một thời gian dài sắp tới,” ông ta nói.

Sau vụ phóng hồi tháng 4, đồng minh thân cận của Putin, Dmitry Rogozin - người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos - cho biết hỏa tiễn này dù không mang đầu đạn hạt nhân đã tạo ra một miệng núi lửa sâu 8m với đường kính 20m tại bãi thử Kura.

Ông nói: “Nếu có đầu đạn hạt nhân, một miệng núi lửa như vậy tại một khu vực của đối phương sẽ rất tốt, rất lớn và rất sâu - và có tính phóng xạ”.

“Và không chỉ một, mà chính xác là có rất nhiều hỏa tiễn hạt nhân mạnh nhất trên thế giới sẽ được phóng tới lãnh thổ của đối phương”.

“Và chúng tôi sẽ sớm có gần 50 Sarmat như vậy cho các nhiệm vụ chiến đấu”.

“Nó vẫn chỉ để khuyên những kẻ xâm lược hãy nói chuyện lịch sự hơn với Nga.”

Các nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh trong những tuần gần đây đã đe dọa phương Tây bằng Satan-2, chẳng hạn như cho rằng nước Anh có thể bị nhấn chìm dưới sóng thủy triều do các hỏa tiễn gây ra.

3. Zelenskiy tri ân nhà làm phim bị quân Nga giết hại ở Mariupol

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã bày tỏ lòng kính trọng đối với nhà làm phim người Lithuania Mantas Kvedaravičius, người đã bị quân Nga giết hại ở Mariupol vào tháng Tư.

Zelenskiy đã đưa ra nhận xét của mình trong một bài diễn văn được ghi hình trước các khách mời và những người tham dự Giải thưởng Điện ảnh Quốc gia Lithuania, “Sidabrinė gervė,” tại thủ đô Vilnius của Lithuania.

“Điều quan trọng là phải đưa ra sự thật. Điều quan trọng là phải ủng hộ nghệ thuật dành cho cuộc sống, không phải cho những người muốn phá hủy cuộc sống đó, “Zelenskiy nói

“Người Ukraine sẽ nhớ đến Mantas Kvedaravičius như một người đàn ông như thế. Anh ấy thực sự xứng đáng là Thiên nga vàng. Anh ấy coi trọng cuộc sống và luôn lên tiếng chống lại những gì đe dọa đến tính mạng theo quan điểm của anh ấy - và đó là một quan điểm rất đáng kính trọng.”

Khi bị giết, Kvedaravičius vẫn đang trong quá trình thực hiện bộ phim “Mariupolis 2”, một bộ phim tài liệu mô tả cuộc sống ở thành phố bị bao vây sau cuộc xâm lược của Nga. Bộ phim do đối tác người Ukraine Hanna Bilobrova hoàn thành, đã được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes vào ngày 19 và 20 tháng 5.

Trong bài phát biểu của mình, ông Zelenskiy đã kêu gọi các vị khách và những người tham gia lễ hội “Sidabrinė gervė” “hãy chú tâm như vậy” và “hỗ trợ cuộc sống”.

“Và hãy nhớ Ukraine, Mariupol và thực tế là cuộc chiến này đã cướp đi sinh mạng của Mantas. Cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine, phải kết thúc. Hãy kết thúc càng sớm càng tốt”, ông nhấn mạnh.

Liên hoan phim trao giải được tổ chức hàng năm dưới sự bảo trợ của Thủ tướng Cộng hòa Lithuania Ingrida Šimonytė và được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia Lithuania.

4. Các quan chức Ukraine cho biết tình hình thay đổi “hàng giờ” khi giao tranh ác liệt tiếp tục diễn ra ở Severodonetsk

Các cuộc giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn ở thành phố Severodonetsk, miền đông nước này, với tình hình “thay đổi hàng giờ”, theo các quan chức Ukraine.

Oleksandr Striuk, lãnh đạo quân sự của thành phố, cho biết “Ukraine có đủ lực lượng và phương tiện để tái chiếm thành phố. Có những trận chiến khốc liệt và những trận đánh trên đường phố”.

Striuk cho biết lực lượng Nga có lợi thế về quân số đáng kể. “Họ đã cố gắng tấn công thành phố, và nó đang diễn ra ngay bây giờ.” Quan chức này nói.

“Hiện tại Severodonetsk đang bị san bằng, vì quân Nga không thể chiếm được nó trong một đến hai ngày. Thành phố đang bị phá hủy. Trước cuộc tấn công vào thành phố quân Nga đã pháo kích dữ dội và tiếp tục pháo kích trong cuộc tấn công, cơ sở hạ tầng gần như đã bị phá hủy. Cả nguồn cung cấp khí đốt và nước sẽ cần được tái thiết gần như hoàn toàn,” ông nói thêm.

Đường cao tốc từ phía tây, nơi tiếp tế cho tiền tuyến Ukraine đang bị pháo binh Nga tấn công ngày càng nhiều, với các đơn vị Nga đang tiến gần hơn. Striuk cho biết nó “vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Vũ trang, nhưng vẫn nguy hiểm nếu di chuyển khi pháo binh của đối phương đang bắn phá”.

Bộ Tổng tham mưu cho biết các đơn vị Ukraine đang cản trở các nỗ lực của quân Nga nhằm chiếm quyền kiểm soát đường cao tốc.

Người Nga đã tăng cường các cuộc tấn công bằng pháo vào các khu vực phía bắc thành phố Sloviansk và đang pháo kích vào các vị trí của Ukraine ở phía nam sông Siverskiy Donets. Các lực lượng Nga dường như đang áp sát thị trấn Sviatohirsk ở phía bắc sông - nơi có tu viện Chính thống giáo Nga lịch sử. Nhưng không có bằng chứng cho thấy họ đã có thể vượt sông trong khu vực này.

5. Giám đốc tình báo Mỹ cho biết Biden đã yêu cầu giải mật thông tin về Nga do “sự hoài nghi của đồng minh”

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh giải mật thông tin tình báo trước cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 vì tuyên bố của các quan chức Mỹ về cuộc tấn công sắp xảy ra đã vấp phải “sự hoài nghi” của các đối tác và đồng minh của Mỹ, theo giám đốc tình báo quốc gia Hoa Kỳ.

“Khi chúng tôi giải thích với các nhà hoạch định chính sách của mình và các nhà hoạch định chính sách của chúng tôi đã đến gặp những đối tác của họ, họ nhận thấy rằng có một lượng lớn sự hoài nghi về điều đó,” Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines cho biết tại một hội nghị an ninh mạng hôm thứ Hai.

“Kết quả là, Tổng thống đã quay lại với chúng tôi và nói, 'các bạn cần ra ngoài và chia sẻ nhiều nhất có thể và bảo đảm rằng mọi người thấy những gì các bạn đang thấy, để chúng ta có thể có những cuộc trò chuyện hiệu quả hơn về cách lập kế hoạch cho khả năng xảy ra một cuộc xâm lược của Nga về cơ bản'.”

Bắt đầu từ những ngày đầu Nga xây dựng biên giới Ukraine, chính quyền Biden đã giải mật có chọn lọc và tiết lộ thông tin tình báo xung quanh cuộc chiến của Nga ở Ukraine, cho cả các tổ chức truyền thông và các quốc gia thân thiện khác. Đường lối này nhằm mục đích chống lại sự tuyên truyền của Nga trên toàn cầu và để bảo đảm các đối tác và đồng minh của Hoa Kỳ đang chia sẻ một bức tranh thống nhất.

Cô Haines cho biết hôm thứ Hai rằng Hoa Kỳ “đã chia sẻ rất nhiều trong không gian này với các đối tác và đồng minh,” cuối cùng phát triển “cơ chế chia sẻ” có thể được sử dụng trong tương lai.

6. Người đứng đầu chính sách đối ngoại Liên Hiệp Âu Châu lên án cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga vào nhà ga ngũ cốc của Ukraine

Đại diện cấp cao của Liên minh Âu Châu, Josep Borrell, đã lên án một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào cuối tuần qua đã phá hủy một kho chứa ngũ cốc lớn ở thành phố cảng Mykolaiv, miền nam nước này.

“Một cuộc tấn công hỏa tiễn khác của Nga góp phần vào cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Lực lượng Nga đã phá hủy kho chứa ngũ cốc lớn thứ hai ở Ukraine, tại Mykolaiv,” Ông Borrell nói.

Hình ảnh trên mạng xã hội hôm Chúa Nhật cho thấy kho chứa ngũ cốc đã chìm trong biển lửa. Mykolaiv gần với một số khu vực sản xuất ngũ cốc màu mỡ nhất của Ukraine.

Borrell cho biết cuộc tấn công trái ngược với cam kết gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc cung cấp đường đi an toàn cho các tàu buôn qua Hắc Hải từ các cảng của Ukraine.

“Thông tin sai lệch được lan truyền bởi Putin làm chệch hướng thông tin, những lời ông ta nói trở nên đáng hoài nghi hơn bao giờ hết” ông nói.

7. Hải quân Ukraine cho biết tàu Nga đã rút khỏi vùng biển ven biển ở Hắc Hải

Hải quân Ukraine cho biết các tàu của hạm đội Hắc Hải của Nga đã rút lui tới hơn 100 km khỏi các bờ biển của Ukraine do kết quả của các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái.

Trong bản cập nhật hoạt động hôm thứ Hai, Hải quân cho biết trong nỗ lực giành lại quyền kiểm soát các khu vực phía tây bắc của Hắc Hải, người Nga đã triển khai các hệ thống hỏa tiễn bờ biển ở khu vực Crimea và Kherson.

Hải quân Ukraine cho biết mối đe dọa từ các cuộc tấn công hỏa tiễn từ biển vẫn còn.

“Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược, các tàu chiến và tàu ngầm của đối phương đã phóng hơn 300 hỏa tiễn hành trình vào lãnh thổ Ukraine. Hiện tại, cường độ các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình Calibre đã giảm xuống, trong khi đối phương bắt đầu tấn công các mục tiêu mặt đất bằng hỏa tiễn chống hạm. … Có thể, điều này cho thấy Nga đã sử dụng một lượng đáng kể vũ khí hỏa tiễn hiện đại và buộc phải sử dụng các loại hỏa tiễn không tương xứng với mục tiêu”.

Hải quân cho biết khoảng 30 tàu và tàu ngầm của Nga tiếp tục phong tỏa hàng hải dân sự. “Hiện tại, có tới 12 tàu đổ bộ cỡ lớn ở Hắc Hải, nhưng hơn một phần ba trong số đó đang được sửa chữa.”

“Chúng tôi đã đánh tan kiểm soát hoàn toàn của Hạm đội Hắc Hải của Nga đối với phần tây bắc của Hắc Hải, nơi đã trở thành một 'vùng xám'. Đồng thời, quân Nga đã áp dụng chiến thuật của chúng tôi và đang cố gắng giành lại quyền kiểm soát phần tây bắc của Hắc Hải thông qua các hệ thống hỏa tiễn bờ biển và hỏa tiễn hành trình đối không”.

Tuyên bố nói thêm rằng vẫn có nguy cơ quân đội Nga đổ bộ chiến thuật và các nhóm phá hoại và trinh sát trên bờ biển Odesa, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết thuận lợi vào mùa hè.

8. Mỹ tịch thu hai máy bay của nhà tài phiệt Nga Abramovich

Hôm thứ Hai, Bộ Tư pháp Mỹ đã ra lệnh tịch thu hai chiếc máy bay thuộc sở hữu của nhà tài phiệt người Nga Roman Abramovich, nói rằng chúng đã được sử dụng để vi phạm các lệnh trừng phạt đối với Nga về cuộc xâm lược Ukraine.

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết hồ sơ tòa án chỉ ra rằng hai máy bay, một máy bay Boeing 787-8 Dreamliner và máy bay phản lực điều hành Gulfstream G650ER, đã bay vào lãnh thổ Nga vào đầu năm nay, tức là vi phạm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.

9. Zelenskiy: Nga đã đặt mục tiêu chiếm Zaporizhzhia

Voldymyr Zelenskiy của Ukraine đã cảnh báo rằng quân đội Nga có ý định đánh chiếm thành phố Zaporizhzhia. Tổng thống Ukraine nói trong một cuộc họp báo rằng các cuộc đàm phán hòa bình với Nga đang ở “mức không”.

Ông cũng nói thêm rằng trong thời gian chờ đợi, “tình huống đe dọa nhất” đã phát triển ở khu vực Zaporizhzhia, trong những phần đã bị Nga chiếm đoạt.

“Quân Nga muốn… chiếm thành phố Zaporizhzhia,” Zelenskiy nói.

Nếu điều này xảy ra, động thái này sẽ cho phép quân đội Nga tiến gần hơn đến trung tâm Ukraine.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cũng cho hay Ukraine chưa sẵn sàng đồng ý kế hoạch xuất khẩu ngũ cốc của mình bằng đường sắt qua Belarus để vận chuyển qua Biển Baltic nhằm vượt qua sự phong tỏa của Nga đối với các cảng ở Hắc Hải.

Ông Zelenskiy nói với các phóng viên rằng Ukraine đã thảo luận với Anh và Thổ Nhĩ Kỳ về ý tưởng hải quân từ một nước thứ ba bảo đảm an toàn cho hàng hóa xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Hắc Hải.

Tuy nhiên, ông nói rằng sự bảo đảm mạnh mẽ nhất cho việc họ qua lại an toàn sẽ là vũ khí của Ukraine.

Ông nói với các phóng viên: “Bảo đảm mạnh mẽ nhất của chúng tôi về việc ngăn chặn hành lang này hoặc hành lang từ các cảng xuất khẩu ngũ cốc là đáp trả bằng các loại vũ khí sẽ được đặt trong khu vực.

“Chúng tôi đang nghiên cứu vấn đề này với các phương án cụ thể, với các hệ thống chống hạm cụ thể, chúng tôi đang làm việc và đang dần đi đến kết luận” ông nói.
 
Hàng triệu người Âu Châu sẽ rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố cầu cho hòa bình Ukraine
VietCatholic Media
17:08 07/06/2022


1. Giáo Hội Công Giáo tại Ba Lan có 217 tân linh mục, không hy vọng chiến tranh sớm kết thúc ở Ukraine

Kỷ niệm 100 ngày cuộc chiến tại Ukraine, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan, Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki của giáo phận Poznan, không hy vọng sớm có hòa giải giữa Nga và Ukraine.

Mới đây, Đức Tổng Giám Mục Gądecki cùng với Đức Tổng Giám Mục Giáo chủ Wojcieck Polak và Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Budzik của giáo phận Lublin ở Ba Lan, đã viếng thăm Ukraine, từ ngày 17 đến ngày 20 tháng Năm.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Sir của Hội đồng Giám mục Ý, Đức Tổng Giám Mục Gądecki nhận xét rằng trong tình thế bị Nga tấn công hiện nay, các thành phần tại Ukraine thường không tìm được sự đồng nhất trong nội bộ, “nhưng nay họ đoàn kết với nhau, bất luận ngôn ngữ, tất cả đều cảm thấy mình là người Ukraine và chiến đấu cho tổ quốc, tức là cho lãnh thổ nơi họ đang sống cùng với gia đình và những người đồng hương. Họ hài lòng vì tiến trình dân chủ hóa trong 30 năm qua. Họ chiến đấu để bảo vệ trật tự của một nhà nước dân chủ chống cuộc gây hấn của Liên bang Nga, dường như nước này không đánh giá cao nền dân chủ Tây phương. Chính những người Ukraine bênh đỡ đất nước của họ, nhất là vì cuộc xâm lăng này nhắm ngăn cản tiến trình dân chủ hóa, đưa đất nước của họ tới sự tiến bộ mau lẹ và phát triển kinh tế, và tiến trình này có thể lây sang cả nước Nga. Theo tôi, đó là lý do đích thực của cuộc chiến tranh hiện nay”.

Trả lời câu hỏi: “Giá trị của tha thứ là một trong những giá trị Kitô cơ bản, vậy làm sao đánh giá những viễn tượng hòa giải giữa người Ukraine và Nga?” Đức Tổng Giám Mục Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan nhận định rằng: “Trong lúc này, tôi thấy không có nhiều khả thể về một cuộc hòa giải mau lẹ giữa hai bên. Người Ukraine đòi người Nga phải nhìn nhận tội của mình. Chỉ sau đó mới có thể có sự hòa giải. Nhưng tôi tin rằng người ta có thể nói về sự hòa giải này trong 50 năm nữa! Quá nhiều máu đã đổ ra. Thực vậy, hiện thời dường như người ta không hướng tới một sự hòa giải mau lẹ”.

Cũng liên quan đến Ba Lan, năm nay, Giáo Hội Công Giáo tại nước này có 217 tân linh mục, theo tin từ hãng thông tấn Kai của Công Giáo Ba Lan. Con số này giảm một nửa so với con số tân linh mục cách đây mười năm tại nước này.

Hãng tin Kai đã thu thập về con số này từ các giáo phận và dòng tu ở Ba Lan. Giáo phận Tarnów có con số tân linh mục cao nhất là 17 vị, tiếp đến là Tổng giáo phận thủ đô Varsava 13 vị, trong khi Tổng giáo phận Warmia không có thêm một linh mục nào.

Con số tân linh mục tại Ba Lan liên tục giảm sút trong thập niên vừa qua. Năm 2013, có 401 linh mục mới. Năm 2016, số linh mục mới tại Ba Lan là 334 vị.

Dầu sao, với con số trên đây, tình trạng ơn gọi linh mục tại Ba Lan vẫn còn khá hơn nhiều so với nhiều nước Âu châu, nhất là tại Đức. Theo hãng tin Công Giáo Đức KNA, năm ngoái 2021, tại Đức chỉ có 21 tân linh mục. Năm 2020 trước đó, có 56 linh mục mới tại nước này.

2. Di hài chân phước Acutis được trưng bày vĩnh viễn tại Assisi

Đức Tổng Giám Mục Domenico Sorrentino, Giám mục giáo phận Assisi bên Ý, thông báo rằng di hài chân phước Carlo Acutis được trưng bày vĩnh viễn tại Đền thánh “Cởi bỏ” ở Assisi cho các tín hữu kính viếng.

Chân phước Carlo Acutis sinh năm 1991 trong một gia đình người Ý giàu có tại Luân Đôn, Anh quốc, sau đó trở về nước. Cậu tỏ ra có trí thông minh đặc biệt, có khả năng sử dụng giỏi máy vi tính và các phần mềm tin học. Carlo chăm chỉ tham dự thánh lễ và rước lễ hằng ngày, siêng năm đọc kinh Mân côi hằng ngày và chầu Mình Thánh Chúa. Carlo tìm cách giúp đỡ đặc biệt cho những người sống xa Chúa Giêsu, những người dửng dưng đối với Chúa và sống trong tội lỗi. Cậu thường dâng hiến bản thân, cầu nguyện và đền tạ vì những tội lỗi và xúc phạm chống lại Tình Thương của Chúa, chống lại Thánh Tâm Chúa Giêsu, cậu cảm thấy Trái Tim Chúa sinh động trong Thánh Thể.

Carlo Acutis bị một thứ bệnh ung thư máu (bạch cầu) rất nặng, bất trị. Cậu qua đời lúc 15 tuổi, ngày 12 tháng Mười năm 2006, với nụ cười trên môi. Án phong chân phước cho Carlo được khởi sự năm 2013 và được hoàn tất bảy năm sau đó, ngày 02 tháng Hai năm 2020, với sắc lệnh của Bộ Phong thánh nhìn nhận một phép lạ nhờ lời chuyển cầu của vị Tôi tớ Chúa Carlo Acutis: Một em bé người Brazil bị bệnh dị tật bẩm sinh ở tuyến tụy đã được khỏi bệnh lạ lùng hồi năm 2013, nhờ lời chuyển cầu của Carlo.

Lễ phong chân phước cho vị Tôi tớ Chúa thiếu niên đã được cử hành lúc 4 giờ chiều, ngày thứ Bảy, 10 tháng Mười năm 2020 tại Assisi. Chỉ trong 19 ngày, từ ngày 01 đến ngày 19 tháng Mười năm 2020 hơn 41.000 tín hữu đã đến kính viếng di hài chân phước. Trong thời qua, vẫn có các tín hữu, đặc biệt là những người trẻ đến viếng mộ chân phước Acutis. Và hôm 01 tháng Sáu vừa qua, sau thánh lễ ban chiều, Đức Cha Sorrentino thông cáo di hài chân phước sẽ được trưng bày trường kỳ để các tín hữu kính viếng.

Đức Tổng Giám Mục Sorrentino nói rằng: “Những nơi thánh Phanxicô và di hài chân phước Carlo Acutis là những con đường để gặp gỡ Chúa. Hình ảnh các vị, được đặt ở lối vào Đền thánh “Cởi Bỏ” chỉ về Chúa Giêsu”. Đền thánh này tưởng niệm biến cố thánh Phanxicô cởi bỏ y phục cho thân phụ để hoàn toàn đi theo Chúa. Đức Tổng Giám Mục cầu mong rằng “Ý thức này linh hoạt tất cả các tín hữu đến Đền thánh, thúc đẩy họ cởi mở đối với ánh sáng Tin mừng và cảm nghiệm sâu đậm về đức tin”.

3. Đại dịch coronavirus đã giảm, hàng triệu người Âu Châu sẽ rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố. Xin nhớ theo dõi

Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một lễ trọng trong năm phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, trong đó chúng ta bày tỏ niềm xác tín về sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong bí tích Thánh Thể. Ngày chính lễ là ngày thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Năm nay rơi vào ngày thứ Năm 16 tháng Sáu.

Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một trong 5 lễ trọng trong năm mà một giám mục giáo phận không được rời khỏi giáo phận của mình, ngoại trừ những lý do khẩn cấp. Tại Âu Châu, theo truyền thống bên cạnh các thánh lễ, các buổi cử hành sẽ kèm theo một cuộc rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố. Ước chừng sẽ có hàng triệu người trong đoàn rước.

Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là ngày nghỉ lễ chính thức tại 22 quốc gia và một số tiểu bang tại Đức và Tây Ban Nha. Ở các quốc gia này, lễ Corpus Christi được mừng vào đúng ngày chính lễ, tức là thứ Năm 16 tháng Sáu trong năm nay.

Corpus Christi là một ngày lễ nghỉ tại sáu bang của Đức, trong đó có bang Bavaria, quê hương của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, nơi hầu hết các thành phố và thị trấn vẫn tổ chức các cuộc rước kiệu truyền thống. Các ông cưỡi ngựa giơ cao thánh giá trong khi các cô gái trẻ, ăn mặc như các cô phù dâu trong trang phục truyền thống màu trắng.

Thành phố Appenzell của Thụy Sĩ là một trong những nơi thu hút khách du lịch rất mạnh trong dịp lễ Corpus Christi. Trong đoàn rước rất dài, đầy mầu sắc, qua các phố xá người ta thấy các thiếu nữ cũng như các bà mẹ Công Giáo mặc trang phục Taefeli-Meedli đã có từ thời Trung Cổ long trọng rước Mình Thánh Chúa từ nhà thờ chính tòa Appenzell đến quảng trường chính của thành phố.

Theo tin của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, hàng triệu người Công Giáo tại quốc gia này, từ nông thôn cho đến thành thị, sẽ tham gia các cuộc rước kiệu tôn vinh Mình Máu Thánh Chúa Kitô và cầu nguyện cho đại dịch coronavirus sớm chấm dứt.

Tại thủ đô Ba Lan, Đức Hồng Y Kazimierz Nycz, Tổng Giám Mục Warsaw, sẽ chủ sự thánh lễ trước tiền đình nhà thờ chính tòa Thánh Gioan và cuộc rước kiệu sau đó.

Điểm đặc biệt là họ sẽ diễn hành trong những trang phục truyền thống rất đẹp khi rước kiệu Mình Thánh Chúa qua các đường phố.

Chúng tôi sẽ có các phóng sự đặc biệt về biến cố quan trọng này. Xin quý vị và anh chị em nhớ theo dõi.