Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:56 06/06/2013
CỔN ĂN TRỘM “MẸ ĐẤT”
Đại thần Cổn được vua Nghiêu phong cho làm quan lo việc trị nước lũ sông Hồng, nhưng đối diện với giòng nước cuồn cuộn ấy thì Cổn chịu bó tay, không biết phải làm thế nào để đối phó.
Thần Quy trong hồ nói: xây nhiều ngọn núi lớn trên mặt đất thì có thể ngăn chặn được nước lũ; diều hâu trên không nói: xây đập đề phòng. Thế là dưới sự chỉ đạo của diều hâu, Cổn cưỡi thần Quy vượt qua nhạn môn san lấy trộm “mẹ đất” của thiên đế, có “mẹ đất” rồi thì có thể sinh sôi nảy nở rất nhiều bùn đất để xây núi đắp đập.
Cổn khổ công trị nước lũ trong chín năm trời, không những bị vua Nghiêu bắt tội khi thất bại mà còn không cho ông ta kế thừa ngôi vua, lại còn bị thiên đế phát hiện ông ta ăn cắp “mẹ đất” bèn sai thần hỏa là Chúc Nhung bắn chết ông ta.
Sau khi Cổn chết thì hai con mắt cứ mở trừng trừng.
(Tần Hán, Sơn Hải kinh)
Suy tư:
Dù cho vua Nghiêu là một ông vua đức độ của Trung Quốc thời cổ đại, nhưng ông ta vẫn cứ là một con người, nên có những sai lầm trong việc cai trị nước, biết đâu ông ta vì nghe nịnh thần mà giết hại Cổn.
Thiên Chúa là tình yêu, là Đấng thông suốt mọi sự, hiểu thấu tâm hồn của con người, do đó mà khi Thiên Chúa chọn ai và giao cho họ làm công việc gì đó, thì nhất định Ngài sẽ ban ơn sủng và lòng sốt mến để họ chu toàn bổn phận của mình, đó chính là niềm xác tín của những ai biết tin tưởng và trông cậy vào Ngài.
Thiên Chúa chọn bạn làm linh mục, cho cô làm nữ tu, chọn anh làm giám mục hay làm giáo hoàng, hoặc chọn người này làm giáo sư, người kia làm bác sĩ.v.v...thì chắc chắn Ngài sẽ ban ơn lành và ân huệ cho họ. Chỉ có khi chúng ta lợi dụng ơn sủng Chúa ban cho để thỏa mãn tư dục của mình, để làm gương mù gương xấu cho người khác, thì lúc đó chúng ta sẽ chịu án công bằng của Thiên Chúa mà thôi.
Không ai nhận ân huệ của Chúa nhiều cho bằng các linh mục, giám mục, các tu sĩ nam nữ, nhưng án phạt của Chúa cũng rất nặng trên con người của họ, khi họ cố tình không làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình.
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com.tw
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Đại thần Cổn được vua Nghiêu phong cho làm quan lo việc trị nước lũ sông Hồng, nhưng đối diện với giòng nước cuồn cuộn ấy thì Cổn chịu bó tay, không biết phải làm thế nào để đối phó.
Thần Quy trong hồ nói: xây nhiều ngọn núi lớn trên mặt đất thì có thể ngăn chặn được nước lũ; diều hâu trên không nói: xây đập đề phòng. Thế là dưới sự chỉ đạo của diều hâu, Cổn cưỡi thần Quy vượt qua nhạn môn san lấy trộm “mẹ đất” của thiên đế, có “mẹ đất” rồi thì có thể sinh sôi nảy nở rất nhiều bùn đất để xây núi đắp đập.
Cổn khổ công trị nước lũ trong chín năm trời, không những bị vua Nghiêu bắt tội khi thất bại mà còn không cho ông ta kế thừa ngôi vua, lại còn bị thiên đế phát hiện ông ta ăn cắp “mẹ đất” bèn sai thần hỏa là Chúc Nhung bắn chết ông ta.
Sau khi Cổn chết thì hai con mắt cứ mở trừng trừng.
(Tần Hán, Sơn Hải kinh)
Suy tư:
Dù cho vua Nghiêu là một ông vua đức độ của Trung Quốc thời cổ đại, nhưng ông ta vẫn cứ là một con người, nên có những sai lầm trong việc cai trị nước, biết đâu ông ta vì nghe nịnh thần mà giết hại Cổn.
Thiên Chúa là tình yêu, là Đấng thông suốt mọi sự, hiểu thấu tâm hồn của con người, do đó mà khi Thiên Chúa chọn ai và giao cho họ làm công việc gì đó, thì nhất định Ngài sẽ ban ơn sủng và lòng sốt mến để họ chu toàn bổn phận của mình, đó chính là niềm xác tín của những ai biết tin tưởng và trông cậy vào Ngài.
Thiên Chúa chọn bạn làm linh mục, cho cô làm nữ tu, chọn anh làm giám mục hay làm giáo hoàng, hoặc chọn người này làm giáo sư, người kia làm bác sĩ.v.v...thì chắc chắn Ngài sẽ ban ơn lành và ân huệ cho họ. Chỉ có khi chúng ta lợi dụng ơn sủng Chúa ban cho để thỏa mãn tư dục của mình, để làm gương mù gương xấu cho người khác, thì lúc đó chúng ta sẽ chịu án công bằng của Thiên Chúa mà thôi.
Không ai nhận ân huệ của Chúa nhiều cho bằng các linh mục, giám mục, các tu sĩ nam nữ, nhưng án phạt của Chúa cũng rất nặng trên con người của họ, khi họ cố tình không làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình.
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com.tw
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lễ Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:58 06/06/2013
LỄ THÁNH TÂM ĐỨC CHÚA GIÊ-SU
Tin mừng : Lc 15, 3-7
“Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó”.
Bạn thân mến,
Mỗi thứ sáu đầu tháng chúng ta có thói quen tốt lành là dâng thánh lễ mừng kính Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su cách đặc biệt, đó chính là một bằng chứng cho biết rằng, chúng ta rất yêu mến Thánh Tâm Chúa Giê-su, hôm nay, hiệp cùng Giáo Hội trên hoàn cầu long trọng mừng lễ Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su với hai ý nghĩa sau đây :
1. Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su là nơi chúng ta học tập yêu thương.
Trong suy nghĩ của người buôn bán, thì không ai dại gì làm tiệc đãi khách sau khi tìm lại con chiên lạc, bởi vì số tiền làm tiệc đãi khách nhiều hơn giá tiền một con chiên nhiều lần; cũng không ai ngu gì bỏ lại chín mươi chín con chiên để vượt bao nguy hiểm tìm con chiên lạc đàn, bởi như thế là không được khôn ngoan cho lắm…
Thiên Chúa không phải là người buôn bán, Ngài cũng không phải là người ngu, nhưng Ngài chính là Thiên Chúa tình yêu, Thiên Chúa tạo dựng. Ngài có thể bỏ mất một con người, một linh hồn để sáng tạo thêm nhiều người khác đẹp hơn và dễ thương hơn bạn và tôi nhiều, nhưng Ngài đã không làm thế vì Ngài là Thiên Chúa của tình yêu, tình yêu này được thể hiện qua việc Con Một của Ngài là Đức Chúa Giê-su đã xuống thế làm người, chịu chết trên thánh giá để cứu chuộc nhân loại tỗi lỗi.
Qua dụ ngôn “con chiên lạc” này, Đức Chúa Giê-su đã tỏ lộ trái tim yêu thương của Ngài ra cho chúng ta thấy rằng, Ngài sẵn sàng bỏ tất cả -ngay cả mạng sống của mình- để yêu thương và cứu chuộc chúng ta, nơi trái tim này ngập tràn lửa yêu mến nhân loại tội lỗi, nơi trái tim này không một ai có thể dửng dưng nguội lạnh, những tâm hồn khiêm tốn đều muốn đến ẩn núp trong trái tim của Ngài. Nơi trái tim yêu thương của Đức Chúa Giê-su, chúng ta thấy được bài học yêu thương gía trị ngàn đời mà Ngài đã nêu gương cho chúng ta: chết cho người tội lỗi để họ được sống và sống đời đời.
Không ai có thể nói lời yêu thương chân thành được với tha nhân, nếu họ không được lửa yêu mến từ trái tim của Đức Chúa Giê-su nung nấu tâm hồn họ, và cũng chẳng ai đành lòng ghét bỏ anh em chị em mình, khi mà lòng họ đầy tràn tình yêu của Đức Chúa Giê-su.
2. Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su là nguồn mạch của sức mạnh, nâng đỡ và thánh hóa các linh mục.
Đức Chúa Giê-su là linh mục đời đời, nơi Ngài sứ mạng cứu chuộc nhân loại đã hoàn tất nhưng chưa kết thúc, bởi vì sứ mạng này đang được Ngài trao phó cho Giáo Hội qua các linh mục, với sự đặt tay của giám mục để các linh mục được trở nên Chúa Ki-tô thứ hai, để tiếp tục chương trình cứu độ của Ngài ở trần gian.
Không một linh mục nào mà không yêu mến Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su, không một linh mục nào mà không kêu mời người ta yêu mến Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su, cho nên chính các linh mục là mẫu gương của sự tôn sùng và yêu mến Thánh Tâm Chúa Đức Giê-su nơi người tín hữu, mà Thiên Chúa đã giao phó cho các ngài coi sóc.
Thời nay có một số ít linh mục làm cho một số người –trong đó có cả giáo dân- không thích linh mục, có nhiều người nhìn các linh mục bằng ánh mắt hoài nghi và không mấy thiện cảm, vì có những linh mục đã không sống đúng với thiên chức mà họ đã lãnh nhận. Người ta đòi hỏi các linh mục hôm nay phải hoàn thiện như Thầy chí thánh là Đức Chúa Giê-su, người ta muốn linh mục thật sự là Đức Ki-tô thứ hai, luôn là người phản ảnh lại khuôn mặt dịu dàng và tâm hồn nhân hậu của Đức Chúa Giê-su… Sự đòi hỏi của họ là chính đáng giữa một xã hội tục hóa hôm nay, sự đòi hỏi các linh mục phải trở nên thánh thiện thúc bách các tín hữu phải lên tiếng, để không những cá nhân linh mục mà ngay cả cộng đoàn giáo xứ, cũng trở nên thánh thiện như ý Thiên Chúa muốn…
Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su là nguồn mạch sự thánh thiện của các linh mục, chính nơi Thánh Tâm này các linh mục học hỏi được thế nào là yêu mến, thế nào là phục vụ cho đến chết vì đàn chiên của mình như Đức Chúa Giê-su đã làm…
Bạn thân mến,
Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su luôn mời gọi chúng ta hãy học với Ngài sự hiền lành và khiêm tốn trong lòng, bởi vì chỉ có những ai hiền lành và khiêm tốn mới thật sự là anh em chị em của mọi người, và tình yêu của Đức Chúa Giê-su được thể hiện qua sự phục vụ và yêu mến tha nhân cách quảng đại của họ.
Trong dịp này, chúng ta cũng dâng gia đình và họ đạo của mình cho Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su, để Ngài luôn ngự trị và dùng lửa yêu mến của Ngài sưởi ấm tâm hồn nguội lạnh của chúng ta, để mỗi người trong chúng ta biết đem lửa yêu mến này ra đi sưởi ấm tha nhân…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://jmtaiby.blogspot.com.tw
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Lc 15, 3-7
“Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó”.
Bạn thân mến,
Mỗi thứ sáu đầu tháng chúng ta có thói quen tốt lành là dâng thánh lễ mừng kính Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su cách đặc biệt, đó chính là một bằng chứng cho biết rằng, chúng ta rất yêu mến Thánh Tâm Chúa Giê-su, hôm nay, hiệp cùng Giáo Hội trên hoàn cầu long trọng mừng lễ Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su với hai ý nghĩa sau đây :
1. Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su là nơi chúng ta học tập yêu thương.
Trong suy nghĩ của người buôn bán, thì không ai dại gì làm tiệc đãi khách sau khi tìm lại con chiên lạc, bởi vì số tiền làm tiệc đãi khách nhiều hơn giá tiền một con chiên nhiều lần; cũng không ai ngu gì bỏ lại chín mươi chín con chiên để vượt bao nguy hiểm tìm con chiên lạc đàn, bởi như thế là không được khôn ngoan cho lắm…
Thiên Chúa không phải là người buôn bán, Ngài cũng không phải là người ngu, nhưng Ngài chính là Thiên Chúa tình yêu, Thiên Chúa tạo dựng. Ngài có thể bỏ mất một con người, một linh hồn để sáng tạo thêm nhiều người khác đẹp hơn và dễ thương hơn bạn và tôi nhiều, nhưng Ngài đã không làm thế vì Ngài là Thiên Chúa của tình yêu, tình yêu này được thể hiện qua việc Con Một của Ngài là Đức Chúa Giê-su đã xuống thế làm người, chịu chết trên thánh giá để cứu chuộc nhân loại tỗi lỗi.
Qua dụ ngôn “con chiên lạc” này, Đức Chúa Giê-su đã tỏ lộ trái tim yêu thương của Ngài ra cho chúng ta thấy rằng, Ngài sẵn sàng bỏ tất cả -ngay cả mạng sống của mình- để yêu thương và cứu chuộc chúng ta, nơi trái tim này ngập tràn lửa yêu mến nhân loại tội lỗi, nơi trái tim này không một ai có thể dửng dưng nguội lạnh, những tâm hồn khiêm tốn đều muốn đến ẩn núp trong trái tim của Ngài. Nơi trái tim yêu thương của Đức Chúa Giê-su, chúng ta thấy được bài học yêu thương gía trị ngàn đời mà Ngài đã nêu gương cho chúng ta: chết cho người tội lỗi để họ được sống và sống đời đời.
Không ai có thể nói lời yêu thương chân thành được với tha nhân, nếu họ không được lửa yêu mến từ trái tim của Đức Chúa Giê-su nung nấu tâm hồn họ, và cũng chẳng ai đành lòng ghét bỏ anh em chị em mình, khi mà lòng họ đầy tràn tình yêu của Đức Chúa Giê-su.
2. Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su là nguồn mạch của sức mạnh, nâng đỡ và thánh hóa các linh mục.
Đức Chúa Giê-su là linh mục đời đời, nơi Ngài sứ mạng cứu chuộc nhân loại đã hoàn tất nhưng chưa kết thúc, bởi vì sứ mạng này đang được Ngài trao phó cho Giáo Hội qua các linh mục, với sự đặt tay của giám mục để các linh mục được trở nên Chúa Ki-tô thứ hai, để tiếp tục chương trình cứu độ của Ngài ở trần gian.
Không một linh mục nào mà không yêu mến Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su, không một linh mục nào mà không kêu mời người ta yêu mến Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su, cho nên chính các linh mục là mẫu gương của sự tôn sùng và yêu mến Thánh Tâm Chúa Đức Giê-su nơi người tín hữu, mà Thiên Chúa đã giao phó cho các ngài coi sóc.
Thời nay có một số ít linh mục làm cho một số người –trong đó có cả giáo dân- không thích linh mục, có nhiều người nhìn các linh mục bằng ánh mắt hoài nghi và không mấy thiện cảm, vì có những linh mục đã không sống đúng với thiên chức mà họ đã lãnh nhận. Người ta đòi hỏi các linh mục hôm nay phải hoàn thiện như Thầy chí thánh là Đức Chúa Giê-su, người ta muốn linh mục thật sự là Đức Ki-tô thứ hai, luôn là người phản ảnh lại khuôn mặt dịu dàng và tâm hồn nhân hậu của Đức Chúa Giê-su… Sự đòi hỏi của họ là chính đáng giữa một xã hội tục hóa hôm nay, sự đòi hỏi các linh mục phải trở nên thánh thiện thúc bách các tín hữu phải lên tiếng, để không những cá nhân linh mục mà ngay cả cộng đoàn giáo xứ, cũng trở nên thánh thiện như ý Thiên Chúa muốn…
Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su là nguồn mạch sự thánh thiện của các linh mục, chính nơi Thánh Tâm này các linh mục học hỏi được thế nào là yêu mến, thế nào là phục vụ cho đến chết vì đàn chiên của mình như Đức Chúa Giê-su đã làm…
Bạn thân mến,
Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su luôn mời gọi chúng ta hãy học với Ngài sự hiền lành và khiêm tốn trong lòng, bởi vì chỉ có những ai hiền lành và khiêm tốn mới thật sự là anh em chị em của mọi người, và tình yêu của Đức Chúa Giê-su được thể hiện qua sự phục vụ và yêu mến tha nhân cách quảng đại của họ.
Trong dịp này, chúng ta cũng dâng gia đình và họ đạo của mình cho Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su, để Ngài luôn ngự trị và dùng lửa yêu mến của Ngài sưởi ấm tâm hồn nguội lạnh của chúng ta, để mỗi người trong chúng ta biết đem lửa yêu mến này ra đi sưởi ấm tha nhân…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://jmtaiby.blogspot.com.tw
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:01 06/06/2013
N2T |
11. Đọc sách thiêng liêng là điều cần thiết, bởi vì sách thiêng liêng chỉ ra cho chúng ta phải biết nên làm gì, nên tránh gì, nên đi về hướng nào. (Thánh Bernard)
---------------
http://jmtaiby.blogspot.com.tw
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Vươn tới sự sống thật
LM. JB Nguyễn Minh Hùng
12:23 06/06/2013
VƯƠN TỚI SỰ SỐNG THẬT
Việc Chúa cho người chết sống lại rất hiếm. Toàn bộ Tin Mừng chỉ ghi nhận có ba trường hợp: Người thanh niên thành Naim mà chúng ta suy niệm trong Tin Mừng hôm nay; một bé gái con của một kỳ mục; Lazarô bạn của Chúa.
Thánh Luca là người duy nhất trong bốn thánh sử ghi lại trình thuật về việc Chúa cho con trai bà góa thành Naim sống lại.
Đám tang, bản thân nó, đã buồn. Đám tang của một người trẻ càng buồn. Nỗi buồn càng lớn khi đó là đám tang không chỉ một ngưới trẻ, mà còn là một người con duy nhất trong gia đình. Nỗi buồn hóa nên thảm cảnh, khi đó là đám tang của một người con côi chết để lại trên cõi đời một bà mẹ góa. Thảm cảnh này, chắc chắn để lại trong lòng người tham dự những tình cảm ngậm ngùi, thương xót, muốn sớt chia…
Đám tang của người con côi và tiếng nấc nghẹn ngào của người mẹ góa tại thành Naim năm xưa mà Tin Mừng hôm nay thuật lại cũng không đi ngoài thường lệ ấy. Thánh Luca ghi nhận, trước sự đau lòng của cảnh ly biệt, đã kéo theo cả một đám đông người muốn tỏ tình thương với người trẻ vừa khuất, nhất là muốn bày tỏ nỗi niềm, sự ủi an với người mẹ góa còn ở lại.
Trong đám đông, có Chúa Giêsu. Thánh Luca nói rõ, “Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: Bà đừngkhóc nữa”. Người đàn bà thật may mắn, thật hạnh phúc. Bởi giữa trần thế, từ ngàn đời trước đến muôn đời sau có bao nhiêu đám tang, chỉ có đám tang con trai bà được Chúa ban dấu lạ sống lại nơi thể xác. Thánh Luca viết tiếp: “Đức Giêsu nóí: Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy. Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ…”. Bằng lời phán quyền năng, Chúa trả con trai của người đàn bà góa lại cho chính bà. Có nằm mơ, bà cũng không bao giờ dám nghĩ, con trai bà đã chết thật, nay lại có thể sống lại thật. Không bao giờ bà dám mơ một ngày cảnh mẹ góa con côi lại được sống cận kề bên nhau, khi mà con bà đã một lần chết.
Dù vậy, sự sống cao quý đích thực, không phải là được sống mãi nơi thân xác. Trần thế không là quê hương đích thực để con người tìm về. Chính Chúa Giêsu, điều mà Người trao tặng, cũng không phải chỉ quanh quẩn trong cuộc đời này. Nhưng trên tất cả mọi ân ban, Chúa muốn đưa con người vào cõi đời đời. Chúa muốn họ phải sống lại nơi chính linh hồn, sống lại để hưởng vinh quang đời sau, sống trong sự sống của chính Chúa, thừa hưởng gia nghiệp đời đời trong Nhà Chúa, nơi quê trời bình yên muôn thuở.
Tất cả các lần cho người chết sống lại, Chúa Giêsu không giúp người ta bất tử ở cõi đời này. Bằng chứng, tất cả những người được sống lại cũng đã chết từ lâu. Người thanh niên thành Naim không ngoại lệ. Dẫu có sống lại, một ngày kia anh cũng sẽ lại chết.
Cuộc sống vĩnh cửu trong Chúa mới là điều mà Chúa dạy ta vươn tới. Bởi chỉ có cuộc sống vĩnh cửu mới là sống thực, là sự sống ta cần hy vọng và tìm cách chiếm lĩnh bằng một đời trần thế lương thiện và thánh thiện. Chỉ có sự sống vĩnh cửu mới là gia nghiệp của ta, mới là cùng đích đời ta.
Chúa đưa ta vào cuộc sống vĩnh cửu. Nhưng để đến được cuộc sống ấy, ta phải đi qua cái chết trong cuộc đời này. Vì cuộc sống vĩnh cửu mới thật là điều con người phải đi tới, vì thế, dù con người có ao ước được sống đời đời ở trần gian cũng không thể được. Bởi thế, dù có sống lại ở đời này, người ta vẫn phải chết để đi vào đời sau, đời vĩnh cửu.
Những lần Chúa cho người chết sống lại nói chung, và trang Tin Mừng hôm nay, Chúa cho người thanh niên thàng Naim sống lại, là hình bóng báo trước sự kiện vô cùng trọng đại. Đó là sự kiện trung tâm của đức tin của người tín hữu: Nhờ sự chết và sống lại của Chúa Kitô, chúng ta được tham dự vào chính sự sống khải hoàn đời đời của Người.
Chúng ta cần cảnh giác với cái chết của linh hồn. Cái chết thân xác là điều dữ, đáng sợ. Nhưng đời người ai cũng một lần chết. Do đó, dù nó khiến ta sợ hãi, nhưng không là điều ta phải tìm mọi cách để quyết giữ bằng được. Bởi ta có cố giữ đến mức nào đi nữa, đến một ngày, nó cũng vuột khỏi tầm tay mình. Nhưng cái chết của linh hồn, mới là điều nguy hiểm. Vì thế, ta phải ra sức giữ gìn đến cùng, đừng bao giờ để nó vuột khỏi tay ta.
Giữ sự sống của linh hồn, là luôn ý thức đào tạo mình thành người tin tưởng vững vàng vào Thiên Chúa, tự đào tạo lương tâm ngay chính và chỉ một lòng trung thành với Thiên Chúa, lắng nghe và sống hoàn hảo giáo huấn của Chúa Kitô. Cảnh giác với cái chết của linh hồn luôn luôn, để tự mình, ta biết tách khỏi sự dữ và tội lỗi. Biết cầu nguyện và siêng năng cầu nguyện để giữ gìn ơn Chúa mãi trong đời mình. Nhờ ơn Chúa, sức mạnh của tinh thần, ta sẽ lướt thắng mọi nguy hiểm cướp mất sự sống của linh hồn ta.
Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, xin ban cho chúng con niềm tin, lòng can đảm và vui tươi đón nhận cuộc sống của chúng con hôm nay. Xin cho chúng con sống hết mình với từng phút giây mà Chúa ban cho chúng con, nhờ đó, khi hoàn tất cuộc đời này, chúng con được chung phần vinh phúc với Chúa trên thiên đàng. Amen.
Việc Chúa cho người chết sống lại rất hiếm. Toàn bộ Tin Mừng chỉ ghi nhận có ba trường hợp: Người thanh niên thành Naim mà chúng ta suy niệm trong Tin Mừng hôm nay; một bé gái con của một kỳ mục; Lazarô bạn của Chúa.
Thánh Luca là người duy nhất trong bốn thánh sử ghi lại trình thuật về việc Chúa cho con trai bà góa thành Naim sống lại.
Đám tang, bản thân nó, đã buồn. Đám tang của một người trẻ càng buồn. Nỗi buồn càng lớn khi đó là đám tang không chỉ một ngưới trẻ, mà còn là một người con duy nhất trong gia đình. Nỗi buồn hóa nên thảm cảnh, khi đó là đám tang của một người con côi chết để lại trên cõi đời một bà mẹ góa. Thảm cảnh này, chắc chắn để lại trong lòng người tham dự những tình cảm ngậm ngùi, thương xót, muốn sớt chia…
Đám tang của người con côi và tiếng nấc nghẹn ngào của người mẹ góa tại thành Naim năm xưa mà Tin Mừng hôm nay thuật lại cũng không đi ngoài thường lệ ấy. Thánh Luca ghi nhận, trước sự đau lòng của cảnh ly biệt, đã kéo theo cả một đám đông người muốn tỏ tình thương với người trẻ vừa khuất, nhất là muốn bày tỏ nỗi niềm, sự ủi an với người mẹ góa còn ở lại.
Trong đám đông, có Chúa Giêsu. Thánh Luca nói rõ, “Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: Bà đừngkhóc nữa”. Người đàn bà thật may mắn, thật hạnh phúc. Bởi giữa trần thế, từ ngàn đời trước đến muôn đời sau có bao nhiêu đám tang, chỉ có đám tang con trai bà được Chúa ban dấu lạ sống lại nơi thể xác. Thánh Luca viết tiếp: “Đức Giêsu nóí: Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy. Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ…”. Bằng lời phán quyền năng, Chúa trả con trai của người đàn bà góa lại cho chính bà. Có nằm mơ, bà cũng không bao giờ dám nghĩ, con trai bà đã chết thật, nay lại có thể sống lại thật. Không bao giờ bà dám mơ một ngày cảnh mẹ góa con côi lại được sống cận kề bên nhau, khi mà con bà đã một lần chết.
Dù vậy, sự sống cao quý đích thực, không phải là được sống mãi nơi thân xác. Trần thế không là quê hương đích thực để con người tìm về. Chính Chúa Giêsu, điều mà Người trao tặng, cũng không phải chỉ quanh quẩn trong cuộc đời này. Nhưng trên tất cả mọi ân ban, Chúa muốn đưa con người vào cõi đời đời. Chúa muốn họ phải sống lại nơi chính linh hồn, sống lại để hưởng vinh quang đời sau, sống trong sự sống của chính Chúa, thừa hưởng gia nghiệp đời đời trong Nhà Chúa, nơi quê trời bình yên muôn thuở.
Tất cả các lần cho người chết sống lại, Chúa Giêsu không giúp người ta bất tử ở cõi đời này. Bằng chứng, tất cả những người được sống lại cũng đã chết từ lâu. Người thanh niên thành Naim không ngoại lệ. Dẫu có sống lại, một ngày kia anh cũng sẽ lại chết.
Cuộc sống vĩnh cửu trong Chúa mới là điều mà Chúa dạy ta vươn tới. Bởi chỉ có cuộc sống vĩnh cửu mới là sống thực, là sự sống ta cần hy vọng và tìm cách chiếm lĩnh bằng một đời trần thế lương thiện và thánh thiện. Chỉ có sự sống vĩnh cửu mới là gia nghiệp của ta, mới là cùng đích đời ta.
Chúa đưa ta vào cuộc sống vĩnh cửu. Nhưng để đến được cuộc sống ấy, ta phải đi qua cái chết trong cuộc đời này. Vì cuộc sống vĩnh cửu mới thật là điều con người phải đi tới, vì thế, dù con người có ao ước được sống đời đời ở trần gian cũng không thể được. Bởi thế, dù có sống lại ở đời này, người ta vẫn phải chết để đi vào đời sau, đời vĩnh cửu.
Những lần Chúa cho người chết sống lại nói chung, và trang Tin Mừng hôm nay, Chúa cho người thanh niên thàng Naim sống lại, là hình bóng báo trước sự kiện vô cùng trọng đại. Đó là sự kiện trung tâm của đức tin của người tín hữu: Nhờ sự chết và sống lại của Chúa Kitô, chúng ta được tham dự vào chính sự sống khải hoàn đời đời của Người.
Chúng ta cần cảnh giác với cái chết của linh hồn. Cái chết thân xác là điều dữ, đáng sợ. Nhưng đời người ai cũng một lần chết. Do đó, dù nó khiến ta sợ hãi, nhưng không là điều ta phải tìm mọi cách để quyết giữ bằng được. Bởi ta có cố giữ đến mức nào đi nữa, đến một ngày, nó cũng vuột khỏi tầm tay mình. Nhưng cái chết của linh hồn, mới là điều nguy hiểm. Vì thế, ta phải ra sức giữ gìn đến cùng, đừng bao giờ để nó vuột khỏi tay ta.
Giữ sự sống của linh hồn, là luôn ý thức đào tạo mình thành người tin tưởng vững vàng vào Thiên Chúa, tự đào tạo lương tâm ngay chính và chỉ một lòng trung thành với Thiên Chúa, lắng nghe và sống hoàn hảo giáo huấn của Chúa Kitô. Cảnh giác với cái chết của linh hồn luôn luôn, để tự mình, ta biết tách khỏi sự dữ và tội lỗi. Biết cầu nguyện và siêng năng cầu nguyện để giữ gìn ơn Chúa mãi trong đời mình. Nhờ ơn Chúa, sức mạnh của tinh thần, ta sẽ lướt thắng mọi nguy hiểm cướp mất sự sống của linh hồn ta.
Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, xin ban cho chúng con niềm tin, lòng can đảm và vui tươi đón nhận cuộc sống của chúng con hôm nay. Xin cho chúng con sống hết mình với từng phút giây mà Chúa ban cho chúng con, nhờ đó, khi hoàn tất cuộc đời này, chúng con được chung phần vinh phúc với Chúa trên thiên đàng. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tham quan hành hương : vài nét về Paris và nước Pháp
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
10:50 06/06/2013
Paris là một trong những thành phố tên tuổi tại Châu Âu. Đây cũng là điểm dừng chân chính của các du khách trong lịch trình tham quan các thành phố các nước Tây Phương. Người ta vẫn từng nói rằng Paris tráng lệ không thể được làm nên trong một ngày.
Đặt chân đến
kinh đô ánh sáng, quý khách không tiếc lời trầm trồ về tổng thể được quy hoạch một cách hài hòa. Nó giống như một bản giao hưởng được viết bởi một nhạc sĩ nổi tiếng vận dụng tất cả những nét độc đáo giữa các nốt nhạc với phong cách riêng của mình lại được thể hiện bằng nhiều nhạc công tài ba. Cũng thế, Paris thu hút du khách bởi sự pha trộn giữa các chi tiết độc đáo trong một tổng thể hài hòa. Có thể nói nếu bớt đi hay thêm vào một nét chấm phá, Paris sẽ không còn là chính mình nữa.
Các đường phố nơi đây không chỉ phục vụ mục đích giao thông mà còn tạo nên lằn ranh giới để phân chia các khu vực khác nhau cùng với từng dãy nhà mang nét kiến trúc đạt đến trình độ nghệ thuật cao. Giữa các dãy phố ấy lại được tôn thêm vẻ đẹp kiêu sa của các di tích vốn đồ sộ về tầm cỡ, có bề dầy theo tháng năm của lịch sử, lại đạt nét hoàn mỹ về nghệ thuật kiến trúc gắn liền với các địa danh không thể không nhắc đến như Nhà Thờ Đức Bà Paris, Tháp Effel, Đại Lộ Champs Elysées, Nhà thờ Thánh Tâm trên đồi Montmatre…Thêm vào đó, cũng cần
nói đến ưu đãi của điều kiện địa lý và thiên nhiên. Dòng sông Seine uốn mình tạo nên đường vòng cung chạy ngang thành phố, rồi lại phân thành hai nhánh tại trung tâm để tạo nên một ốc đảo, trên đó Nhà Thờ Đức Bà đứng kiên vững kiêu sa theo thời gian. Con sông này cũng làm nên nét thơ mộng được thể hiện qua cách điệu đan xen giữa những cây cầu cổ kính.
Bên cạnh đó, Paris còn được biết đến bởi những bảo tàng có giá trị về nghệ thuật với nhiều cổ vật rất quý báu. Bảo tàng Louvre được ưu tiên xếp vào hạng đầu. Ngoài ra còn các bảo tàng liên quan đến những lãnh vực khác nhau. Có bảo tàng phác họa lại nếp sống của Paris thời xưa với các tiện nghi và trang trí nội thất, những cửa hiệu với các dụng cụ của giới thương mại, những tiệm cung cấp các nhu yếu phẩm trong đời sống thường nhật…
Là một điểm dừng chân chính trong chặng hành trình tham quan, Paris tranh thủ giới thiệu cho du khách vẻ đẹp của toàn nước Pháp với các địa danh khắp đó đây trên toàn quốc. Nằm ở vùng ngoại ô khoảng một tiếng bằng tàu công cộng phục vụ di chuyển nối kết thủ đô với các vùng phụ cận, địa danh Nước Pháp Thu Nhỏ (France
miniature) tọa lạc một khoảng đất tương đối rộng và được bố trí hết sức độc đáo. Nó được thiết kế theo kiểu công viên với đầy đủ các loại cây cối nhỏ to, các thế của cây cảnh cũng như hội đủ gam màu của các loài hoa. Nhìn tổng thể cũng thấy được dáng vẻ sơn thủy hữu tình và ăn nhập với khung cảnh thiên nhiên chung quanh. Ngoài ra cũng có một khu vực giải trí với các loại trò chơi cảm giác không quá mạnh phù hợp với mọi thành phần trong gia đình, hay của từng nhóm tham quan.
Toàn thể bề mặt của nơi đây diễn tả lại các vùng khác nhau trên toàn quốc liên quan đến nhiều lãnh vực như địa lý tự nhiên, nét tiêu biểu của từng địa phương, các địa danh nổi tiếng…Thỉnh thoảng lại có những chiếc tàu siêu tốc nho nhỏ xinh xắn chạy trên những tuyến đường sắt tăng thêm phần sinh động. Nó không những lôi cuốn óc tò mò của thế giới trẻ thơ bằng trí tưởng tượng mà còn làm cho người lớn cũng có cảm giác như thể mình đang đi vào cuộc sống thực. Nơi đây tựa như cuổn cẩm nang du lịch giới thiệu các địa danh nổi tiếng giúp người tham quan nắm bắt được một lượng kiến thức tổng quát về nước Pháp hết sức tiện lợi. Trước khi tham quan thực tế nơi mình muốn đến, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp và nét độc đáo của chúng qua hình thức giới thiệu thực dụng này mà không cần phải tìm hiểu qua sách vở. Nếu chưa có điều kiện để đi tham quan các nơi trên toàn quốc cách thực tế, thì ít ra cũng có thể hình dung được nét chính yếu qua mô hình của một thế giới thu nhỏ này.
Sau khi rảo quanh các địa điểm giới thiệu tại khu vực Nước Pháp Thu Nhỏ, có thể thấy được những điểm chung và riêng của các địa danh trên toàn nước Pháp. Nét chung đầu tiên là ngôi nhà thờ, đan viện dòng tu truyền thống nằm ở khắp nơi tại quốc gia này. Tháp chuông nhà thờ là biểu tượng của các làng mạc và thành phố. Ở vùng quê, người ta thấy dáng dấp tháp chuông tôn tạo vẻ đẹp cho làng mạc. Còn ở thành phố lớn, các ngôi nhà thờ chính tòa hay các vương cung thánh đường được xây dựng xứng tầm về mọi mặt như nghệ thuật kiến trúc, sự cổ kính theo niên đại và tầm cỡ đồ sộ đáng thán phục. Nét đẹp của các thành phố lớn tại Pháp là có một trong năm con sông lớn chảy qua. Mặt sông phẳng lặng lững lờ giống như một tấm gương thật lớn cho các tháp
chuông nhà thờ với các công trình kiến trúc đầy nghệ thuật soi thân mình duyên dáng. Các công trình kiến trúc này mang lại sự nổi tiếng cho các thành phố tại nơi chúng tọa lạc. Không thể không nhắc đến các ngôi nhà thờ chính tòa nổi tiếng tại các thành phố như Lyon, Bordeaux, Strasbourg, Albi, Chartres, Amiens…Quả thật, trên trục đường cao tốc, mỗi khi đi qua một địa danh nào đó, ven bên đường đều đặt những biển hiệu nhằm giới thiệu các địa danh của những công trình kiến trúc vượt thời gian đó. Điều này cho thấy, đặc tính Kitô giáo đã ăn sâu vào máu thịt và văn hóa đời sống của người dân Pháp.
Một điểm chung nổi bật khác đó là các tòa lâu đài cổ kính cũng được xây dựng khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, từ miền đồng bằng đến miền cao nguyên, từ vùng rừng núi cho đến miền biển, trên đất liền hay trên mặt nước…Vào Ngày Di sản, người ta thường có thói quen đi thăm các loại công trình kiến trúc đặc sắc mà phần đa trong số ấy lại là nhà thờ chính tòa, các tu viện cổ và các tòa lâu đài. Có thể nhận thấy chúng có nét độc đáo không trùng lặp với các công trình kiến trúc khác. Mỗi công trình một dáng vẻ riêng và có nét đẹp không thua kém với những công trình khác. Khi con người đam mê trong tìm tòi và làm việc để cho ra đời tác phẩm của mình, sau đó những tác phẩm khác lại được nối tiếp. Cứ như thế chúng làm cho kho tàng nhân loại càng thêm phong phú và đa dạng. Từ cổ chí kim, sự đam mê và tính miệt mài trong làm việc vẫn là bí quyết của sự thành công. Mỗi vùng tại nước Pháp còn được biết đến các thứ ẩm thực các loại rượu và pho mai khác nhau. Những sản phẩm này cũng đem lại sự nổi tiếng cho các địa danh được may mắn là nơi sản xuất ra những thứ sản phẩm ấy.
Hàng năm, nước Pháp nói chung và Paris nói riêng thu hút rất nhiều khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, bắt đầu từ cuối tháng Tư và đầu tháng Năm trời chuyển mùa lượng khách đổ về Paris hầu như bị quá tải. Tại các điểm tham quan chính như Nhà Thờ Đức Bà, tháp Effel hay đồi Montmartre, du khách phải kiên nhẫn hàng giờ xếp hàng chờ thật lâu mới đến được lượt mình. Lượng khách khổng lồ này ảnh hưởng không nhỏ trong việc di chuyển đối với người dân thành phố. Các phương tiện công cộng lúc nào cũng đầy ắp người khiến cho khoảng không gian chật chội và ngột ngạt. Chính vì thể, thật dễ hiểu, vào dịp mùa hè người dân Paris rời bỏ thủ đô để đi du lịch nơi khác hay về sống tại nhà nghỉ thứ hai nằm ở vùng thôn quê tĩnh mịch. Họ nhường lại không gian và phương tiện công cộng cho du khách thập phương.
Mỗi quốc gia ít nhiều đều có những nét đẹp riêng để tự hào về mình. Riêng đối với nước Pháp và thủ đô Paris được thừa hưởng quá nhiều di sản. Khách tham quan không tiếc lời trầm trồ khen ngợi về những công trình độc đáo nơi đây. Thời nay, sự đi lại và giao lưu giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới là điều hết sức thuận lợi nhưng cũng thật cần thiết. Chỉ có thể con người mới bổ túc được cho nhau và học hỏi được những cái hay cái đẹp của nhau. Xét cho cùng, trong việc toàn cầu hóa, di sản và vẻ đẹp của mỗi dân tộc đều là di sản và vẻ đẹp chung toàn thể nhân loại. Trái đất này trở nên một ngôi nhà chung.
Đặt chân đến
Nhà thờ Đức Bà Cả Paris |
Các đường phố nơi đây không chỉ phục vụ mục đích giao thông mà còn tạo nên lằn ranh giới để phân chia các khu vực khác nhau cùng với từng dãy nhà mang nét kiến trúc đạt đến trình độ nghệ thuật cao. Giữa các dãy phố ấy lại được tôn thêm vẻ đẹp kiêu sa của các di tích vốn đồ sộ về tầm cỡ, có bề dầy theo tháng năm của lịch sử, lại đạt nét hoàn mỹ về nghệ thuật kiến trúc gắn liền với các địa danh không thể không nhắc đến như Nhà Thờ Đức Bà Paris, Tháp Effel, Đại Lộ Champs Elysées, Nhà thờ Thánh Tâm trên đồi Montmatre…Thêm vào đó, cũng cần
Nhà thờ chính tòa Chartres |
Bên cạnh đó, Paris còn được biết đến bởi những bảo tàng có giá trị về nghệ thuật với nhiều cổ vật rất quý báu. Bảo tàng Louvre được ưu tiên xếp vào hạng đầu. Ngoài ra còn các bảo tàng liên quan đến những lãnh vực khác nhau. Có bảo tàng phác họa lại nếp sống của Paris thời xưa với các tiện nghi và trang trí nội thất, những cửa hiệu với các dụng cụ của giới thương mại, những tiệm cung cấp các nhu yếu phẩm trong đời sống thường nhật…
Là một điểm dừng chân chính trong chặng hành trình tham quan, Paris tranh thủ giới thiệu cho du khách vẻ đẹp của toàn nước Pháp với các địa danh khắp đó đây trên toàn quốc. Nằm ở vùng ngoại ô khoảng một tiếng bằng tàu công cộng phục vụ di chuyển nối kết thủ đô với các vùng phụ cận, địa danh Nước Pháp Thu Nhỏ (France
Nhà thờ chính tòa Amiens |
Toàn thể bề mặt của nơi đây diễn tả lại các vùng khác nhau trên toàn quốc liên quan đến nhiều lãnh vực như địa lý tự nhiên, nét tiêu biểu của từng địa phương, các địa danh nổi tiếng…Thỉnh thoảng lại có những chiếc tàu siêu tốc nho nhỏ xinh xắn chạy trên những tuyến đường sắt tăng thêm phần sinh động. Nó không những lôi cuốn óc tò mò của thế giới trẻ thơ bằng trí tưởng tượng mà còn làm cho người lớn cũng có cảm giác như thể mình đang đi vào cuộc sống thực. Nơi đây tựa như cuổn cẩm nang du lịch giới thiệu các địa danh nổi tiếng giúp người tham quan nắm bắt được một lượng kiến thức tổng quát về nước Pháp hết sức tiện lợi. Trước khi tham quan thực tế nơi mình muốn đến, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp và nét độc đáo của chúng qua hình thức giới thiệu thực dụng này mà không cần phải tìm hiểu qua sách vở. Nếu chưa có điều kiện để đi tham quan các nơi trên toàn quốc cách thực tế, thì ít ra cũng có thể hình dung được nét chính yếu qua mô hình của một thế giới thu nhỏ này.
Sau khi rảo quanh các địa điểm giới thiệu tại khu vực Nước Pháp Thu Nhỏ, có thể thấy được những điểm chung và riêng của các địa danh trên toàn nước Pháp. Nét chung đầu tiên là ngôi nhà thờ, đan viện dòng tu truyền thống nằm ở khắp nơi tại quốc gia này. Tháp chuông nhà thờ là biểu tượng của các làng mạc và thành phố. Ở vùng quê, người ta thấy dáng dấp tháp chuông tôn tạo vẻ đẹp cho làng mạc. Còn ở thành phố lớn, các ngôi nhà thờ chính tòa hay các vương cung thánh đường được xây dựng xứng tầm về mọi mặt như nghệ thuật kiến trúc, sự cổ kính theo niên đại và tầm cỡ đồ sộ đáng thán phục. Nét đẹp của các thành phố lớn tại Pháp là có một trong năm con sông lớn chảy qua. Mặt sông phẳng lặng lững lờ giống như một tấm gương thật lớn cho các tháp
Nhà thờ chính tòa Vézelay |
Một điểm chung nổi bật khác đó là các tòa lâu đài cổ kính cũng được xây dựng khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, từ miền đồng bằng đến miền cao nguyên, từ vùng rừng núi cho đến miền biển, trên đất liền hay trên mặt nước…Vào Ngày Di sản, người ta thường có thói quen đi thăm các loại công trình kiến trúc đặc sắc mà phần đa trong số ấy lại là nhà thờ chính tòa, các tu viện cổ và các tòa lâu đài. Có thể nhận thấy chúng có nét độc đáo không trùng lặp với các công trình kiến trúc khác. Mỗi công trình một dáng vẻ riêng và có nét đẹp không thua kém với những công trình khác. Khi con người đam mê trong tìm tòi và làm việc để cho ra đời tác phẩm của mình, sau đó những tác phẩm khác lại được nối tiếp. Cứ như thế chúng làm cho kho tàng nhân loại càng thêm phong phú và đa dạng. Từ cổ chí kim, sự đam mê và tính miệt mài trong làm việc vẫn là bí quyết của sự thành công. Mỗi vùng tại nước Pháp còn được biết đến các thứ ẩm thực các loại rượu và pho mai khác nhau. Những sản phẩm này cũng đem lại sự nổi tiếng cho các địa danh được may mắn là nơi sản xuất ra những thứ sản phẩm ấy.
Tòa lâu đài Chenonceau |
Mỗi quốc gia ít nhiều đều có những nét đẹp riêng để tự hào về mình. Riêng đối với nước Pháp và thủ đô Paris được thừa hưởng quá nhiều di sản. Khách tham quan không tiếc lời trầm trồ khen ngợi về những công trình độc đáo nơi đây. Thời nay, sự đi lại và giao lưu giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới là điều hết sức thuận lợi nhưng cũng thật cần thiết. Chỉ có thể con người mới bổ túc được cho nhau và học hỏi được những cái hay cái đẹp của nhau. Xét cho cùng, trong việc toàn cầu hóa, di sản và vẻ đẹp của mỗi dân tộc đều là di sản và vẻ đẹp chung toàn thể nhân loại. Trái đất này trở nên một ngôi nhà chung.
Brasil: Tượng Chúa Cứu Thế sẽ mở cửa đến khuya để phục vụ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013
Tiền Hô
12:05 06/06/2013
RIO DE JANEIRO, 5/6/2013 - Tượng Chúa Kitô Cứu Thế và Cáp treo Bondinho là hai địa điểm chính thu hút du khách của Rio de Janeiro (Brasil). Nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013, hai nơi này sẽ được mở cửa đến giữa khuya để phục vụ khách đến tham quan. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử. Vé tham quan đã bắt đầu
được bán độc quyền trực tuyến (online) từ ngày 15/05 và sẽ được sử dụng ở một lịch trình đặc biệt trong khoảng từ ngày 17/07 đến ngày 01/08, năm 2013.
Khách hành hương có thể chọn thời gian đến tham quan nơi này và mua vé tại một trong hai trang web sau:
www.ingressocomdesconto.com/rio2013
www.ingressorapido.com.br
Luiz Fernando Barreto - giám đốc điều hành của tuyến đường sắt Paineiras-Corcovado nói: "Đây là lần đầu tiên mà Tượng Chúa Kitô Cứu Thế được cho phép tham quan vào ban đêm. Vì vậy, chúng tôi đang thực hiện hệ thống chiếu sáng nghệ thuật mới tại trạm Paineiras và cả trên núi Corcovado. Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của Tượng Chúa Kitô Cứu Thế, vì nó là một biểu tượng của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013, cho nên chúng tôi không có những quy định cứng nhắc, mà để cho tất cả khách hành hương có thể đến tham quan tượng đài này".
Cáp treo Bondinho cũng sẽ hoạt động đặc biệt để đáp ứng nhu cầu hàng ngày trong suốt Đại Hội. Vé cáp treo cũng đang được bán tại www.ingressorapido.com.br
Ngoài việc bán vé trực tuyến (online) để phục vụ khách hành hương tốt hơn, công ty Caminho Aéreo Pão de Açúcar - đơn vị tư nhân xây dựng và quản lý cáp treo này sẽ lắp đặt biển báo và hệ thống kiểm soát an ninh mới. Maria Ercilia Leite de Castro - giám đốc công ty nói: "Trong thời gian này, chúng tôi sẽ bố trí thêm nhiều nhân viên phụ trách ở các khu vực khác nhau. Cơ cấu mới này sẽ là một bước thử nghiệm để cải thiện dịch vụ của chúng tôi".
Ông Gustavo Ribeiro - quản lý các sự kiện văn hóa của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio2013 thì nhận xét: "Mục tiêu của chúng tôi là phối hợp hoạt động với các nhà khai thác nhằm gia tăng số lượng khách hành hương đến tham quan những điểm thu hút chính của Rio de Janeiro. Mô hình mới về quản lý du lịch này sẽ là một tư liệu quan trọng để thành phố tham khảo trong việc tổ chức các sự kiện lớn sau này".
Khách hành hương có thể chọn thời gian đến tham quan nơi này và mua vé tại một trong hai trang web sau:
www.ingressocomdesconto.com/rio2013
www.ingressorapido.com.br
Luiz Fernando Barreto - giám đốc điều hành của tuyến đường sắt Paineiras-Corcovado nói: "Đây là lần đầu tiên mà Tượng Chúa Kitô Cứu Thế được cho phép tham quan vào ban đêm. Vì vậy, chúng tôi đang thực hiện hệ thống chiếu sáng nghệ thuật mới tại trạm Paineiras và cả trên núi Corcovado. Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của Tượng Chúa Kitô Cứu Thế, vì nó là một biểu tượng của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013, cho nên chúng tôi không có những quy định cứng nhắc, mà để cho tất cả khách hành hương có thể đến tham quan tượng đài này".
Cáp treo Bondinho cũng sẽ hoạt động đặc biệt để đáp ứng nhu cầu hàng ngày trong suốt Đại Hội. Vé cáp treo cũng đang được bán tại www.ingressorapido.com.br
Ngoài việc bán vé trực tuyến (online) để phục vụ khách hành hương tốt hơn, công ty Caminho Aéreo Pão de Açúcar - đơn vị tư nhân xây dựng và quản lý cáp treo này sẽ lắp đặt biển báo và hệ thống kiểm soát an ninh mới. Maria Ercilia Leite de Castro - giám đốc công ty nói: "Trong thời gian này, chúng tôi sẽ bố trí thêm nhiều nhân viên phụ trách ở các khu vực khác nhau. Cơ cấu mới này sẽ là một bước thử nghiệm để cải thiện dịch vụ của chúng tôi".
Ông Gustavo Ribeiro - quản lý các sự kiện văn hóa của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio2013 thì nhận xét: "Mục tiêu của chúng tôi là phối hợp hoạt động với các nhà khai thác nhằm gia tăng số lượng khách hành hương đến tham quan những điểm thu hút chính của Rio de Janeiro. Mô hình mới về quản lý du lịch này sẽ là một tư liệu quan trọng để thành phố tham khảo trong việc tổ chức các sự kiện lớn sau này".
Chương trình mùa hè của Đức Thánh Cha
LM. Trần Đức Anh OP
19:56 06/06/2013
VATICAN. Hôm 6-6-2013, Phủ Giáo Hoàng công bố chương trình mùa hè của Đức Thánh Cha, theo đó trong tháng 7, tất cả 4 cuộc tiếp kiến chung của ngài vào những ngày thứ tư (3, 10, 17, 31) đều bị hủy bỏ.
Các cuộc tiếp kiến chung sáng thứ tư sẽ được mở lại tại Vatican từ ngày thứ tư 7-8-2013.
Từ 22 đến 29-7, Đức Thánh Cha sẽ đi Brazil nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 28 tại thành phố Rio de Janeiro.
Trưa Chúa Nhật 14-7, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đọc kinh truyền tin với các tín hữu tại Dinh thự Giáo Hoàng ở Castel Gandolfo.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha vẫn tiếp tục ở nhà trọ Thánh Marta trong nội thành Vatican vào mùa hè chứ không đi nghỉ tại Castel Gandolfo.
Đức Thánh Cha sẽ chấm dứt thánh lễ lúc 7 giờ sáng với bài giảng dành cho các nhóm kể từ ngày 8-7-2013. Thánh lễ này sẽ được mở lại sau mùa hè. (SD 6-6-2013)
Các cuộc tiếp kiến chung sáng thứ tư sẽ được mở lại tại Vatican từ ngày thứ tư 7-8-2013.
Từ 22 đến 29-7, Đức Thánh Cha sẽ đi Brazil nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 28 tại thành phố Rio de Janeiro.
Trưa Chúa Nhật 14-7, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đọc kinh truyền tin với các tín hữu tại Dinh thự Giáo Hoàng ở Castel Gandolfo.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha vẫn tiếp tục ở nhà trọ Thánh Marta trong nội thành Vatican vào mùa hè chứ không đi nghỉ tại Castel Gandolfo.
Đức Thánh Cha sẽ chấm dứt thánh lễ lúc 7 giờ sáng với bài giảng dành cho các nhóm kể từ ngày 8-7-2013. Thánh lễ này sẽ được mở lại sau mùa hè. (SD 6-6-2013)
Công bố văn kiện Tòa Thánh về mục vụ người tị nạn và tản cư
LM. Trần Đức Anh OP
19:57 06/06/2013
Văn kiện được ĐHY Antonio Mario Vegliò, Chủ tịch Hội đồng mục vụ di dân và người lưu động, cùng với ĐHY Robert Sarah, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, Đồng Tâm, giới thiệu trong cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh, và hai chuyên gia khác.
ĐHY Vegliò cho biết Văn kiện này được soạn thảo để đáp ứng
những biến chuyển trong bản chất của hiện tượng cưỡng bách di cư những năm gần đây, đặc biệt từ sau khi Hội đồng Tòa Thánh công bố văn kiện hồi năm 1992 với tựa đề ”Những người tị nạn, một thách đố đối với tình liên đới”.
Tiếp đến, cần để ý đến nhiều lý do bó buộc con người phải rời bỏ gia cư của họ. Và đối lại với hiện tượng này là các luật lệ nghiêm ngặt hơn do các chính phủ ban hành để đối phó với làn sóng người tị nạn và di dân. Nhiều khi cả dư luận quần chúng cũng chống lại hiện tượng này.
Vì thế, cần phải có những suy tư mới, cũng vì trong các trong các cuộc thảo luận chính trị trên bình diện quốc gia và quốc tế, càng ngày các chính quyền càng đưa ra những biện pháp làm cho con người sợ mà không dám di cư hoặc tị nạn, thay vì các biện pháp khích lệ mưu an sinh cho con người, bảo vệ nhân phẩm và thăng tiến vị thế trung tâm của con người. Dường như vấn đề ở đây là làm sao để những người tị nạn và di dân đừng bén mảng tới đất nước liên hệ, thay vì tìm hiểm những lý do tại sao họ buộc lòng phải rời bỏ quê hương. Nguyên sự hiện diện của người tị nạn và xuất cư bị coi là như vấn đề. Tất cả những điều đó đe dọa việc bảo vệ họ”.
ĐHY Vegliò cho biết Văn kiện mới của Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động nhấn mạnh sự cấp thiết cần bảo đảm ít là các quyền được liệt kê trong Hiệp Ước quốc tế năm 1951 về người tị nạn, tuy rằng văn kiện quan trọng này chỉ có tính chất tối thiểu, có thể được cải tiến. Vấn đề ở đây là canh tân tinh thần Hiệp Ước năm 1951 để đi tới những chính sách sáng suốt, có thể đáp ứng hoàn toàn các vấn đề ngày nay và những vấn đề manh nha trong tương lai.
Văn kiện cho thấy Giáo Hội cảm thấy nghĩa vụ phải biểu lộ sự gần gũi với những người tị nạn và những người buộc lòng phải rời bỏ quê hương căn cội của mình. Công tác mục vụ của Giáo Hội là biểu hiện cụ thể đức tin của hội Thánh. Chính vì thế, từ cấp giáo xứ và những cơ cấu cơ bản, cho tới những thành phần khác nhau ở cấp miền, đại lục và hoàn vũ, Giáo Hội không sợ dấn thân bênh vực người di dân, tị nạn và tản cư, cũng như những nạn nhân của nạn buôn người trong mọi miền trên thế giới.
Sự dấn thân của Giáo Hội được cụ thể hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, như lên tiếng thay cho những người không có tiếng nói, cứu giúp trực tiếp và trợ giúp vật chất trong những tình trạng khủng hoảng và cấp thời, giúp đỡ trong những nhu cầu thiêng liêng, ban các bí tích va thăng tiến tất cả những gì có thể góp phần chữa lành, củng cố và gây ý thức trách nhiệm cho cá nhân và các gia đình”.
Dàn bài
Văn kiện mới của Tòa Thánh về đường hướng mục vụ người tị nạn và cưỡng bách di cư dài 72 trang gồm 124 đoạn, ngoài phần nhập đề và kết luận, được chia làm 4 phần:
- Phần thứ I nói về ”sứ mạng của Giáo Hội bênh vực những người bị cưỡng bách rời bỏ quê hương”
- Phần thứ II mang tựa đề: ”Những người tị nạn và những người khác bị cưỡng bách rời bỏ quê hương”.
- Phần thứ III bàn về ”những quyền lợi và nghĩa vụ: hướng nhìn về tương lai”
- Phần thứ IV nói về ”việc mục vụ chuyên biệt cho người tị nạn và những người bị cưỡng bách rời quê hương.”
Thư ĐHY Tổng trưởng Bộ giáo sĩ gửi các chủng sinh nhân Ngày Thánh Hóa các Linh Mục
LM. Trần Đức Anh OP
19:59 06/06/2013
Lễ này do Đức Giáo Hoàng Piô 9 ấn định cho Giáo Hội hoàn vũ hồi năm 1856. Nhân dịp Ngày Thánh Hóa các LM năm nay, ĐHY Mauro Piacenza, Tổng trưởng Bộ giáo sĩ, đã công bố một thư gửi các chủng sinh trên thế giới, với nội dung như sau:
Các chủng sinh rất thân mến,
Với lễ trọng kính Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu, ngày Thánh Hóa các linh mục cũng được cử hành với đầy ý nghĩa, và vì các thầy ở trong chủng viện là để đáp lại ơn gọi một cách thích hợp tối đa, tôi thân ái gửi đến các thầy lá thư này để các thầy cảm thấy được can dự và được nhớ đến trong dịp ý nghĩa này.
Chúng ta cùng nhau suy niệm về thực tại nguyên thủy của ơn Chúa gọi. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh về tính chất cụ thể của tình yêu mà tất cả các linh mục của Chúa Kitô và của Giáo Hội phải thực hành. Trong bài giảng nhân dịp thánh lễ dầu đầu tiên ngài cử hành (28-3-2013), Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói: ”Đây là điều tôi xin anh em: anh em hãy trở thành những mục tử ”với mùi của đoàn chiên”. Qua hình ảnh xúc tích này, Người Kế Nhiệm thánh Phêrô mời gọi chúng ta hãy có một tình yêu nồng nhiệt và cụ thể đối với Dân Chúa, tình yêu này, như chính ĐGH đã nhận xét, không được nuôi dưỡng bằng những động lực hoàn toàn phàm nhân, cũng chẳng được củng cố nhờ những kỹ năng tự kỷ ám thị. Chính cuộc gặp gỡ bản thân với Chúa, sự luôn ý thức sinh động chúng ta được Ngài kêu gọi, mang lại sức mạnh thực sự trổi vượt, siêu nhiên, để trở thành Linh Mục theo hình ảnh Vị Mục Tử nhân lành của mọi người, là Chúa Giêsu Kitô. Nhưng để được như thế trong tương lai, ngay từ bây giờ các thầy phải chuẩn bị. Với những lời rất rõ ràng, ĐGH Phanxicô nhắc nhở về chỗ đứng tối thượng của ơn thánh trong đời sống linh mục: ”Không phải nhờ tự cảm nghiệm, hoặc nhờ liên tục nhìn vào nội tâm mà chúng ta gặp gỡ Chúa: các khóa học về cách tự giúp đỡ mình trong cuộc sống có thể là hữu ích, nhưng sống đời sống linh mục của chúng ta bằng cách đi từ khóa học này đến khóa học khác, từ phương pháp này sang phương pháp khác, sẽ thúc đẩy linh mục trở thành những người chỉ cậy trông vào sức riêng và coi nhẹ sức mạnh của ơn thánh” (Ibidem).
Đối với người môn đệ, đồng hành với Chúa Kitô, bước đi trong ơn thánh, có nghĩa là mang trên vai gánh nặng của thánh giá Linh Mục với một niềm vui thiêng liêng. Chúng ta hãy nghe tiếp giáo huấn của Đức Thánh Cha về vấn đề này. Ngài viết: ”Khi chúng ta tiến bước mà không có thánh giá, khi chúng ta xây dựng mà không có thánh giá, và khi chúng ta tuyên xưng một Đức Kitô không có thánh giá, thì chúng ta không phải là môn đệ của Chúa, chúng ta là người của thế gian” (Bài giảng Thánh lễ với các Hồng Y ngày 14-3-2013). Trái lại, sống sứ vụ của chúng ta như một sự phục vụ Chúa Kitô của thập giá, làm cho chúng ta không coi Giáo Hội như một tổ chức phàm nhân, ”một tổ chức phi chính phủ (ONG) có màu sắc tôn giáo, chứ không phải là Giáo Hội, Hiền Thê của Chúa” (Ibidem).
”Dưới ánh sáng những giáo huấn đầu tiên của ĐGH Phanxicô, tôi mời gọi các thầy hãy coi cuộc sống của mình như một hồng ân của Thiên Chúa, và đồng thời, như một nghĩa vụ được ủy thác cho các thầy, không phải như do con người mà thôi, nhưng xét cho cùng -qua sự trung gian cần thiết của Giáo Hội,- sự ủy nhiệm ấy là do chính Chúa, Đấng đã có một chương trình cho đời sống của các thầy và đời sống của những anh chị em mà các thầy sẽ được kêu gọi phục vụ”.
”Cần đọc lại toàn thể cuộc sống chúng ta như một ơn gọi của Chúa, chứ không phải chỉ là một sự quảng đại đáp trả của con người. Vấn đề ở đây là vun trồng nơi chúng ta sự ”nhạy cảm về ơn gọi”, giải thích cuộc sống như một cuộc đối thoại liên tục với Chúa Giêsu, Đấng phục sinh và hằng sống. Trong mọi thời đại, Chúa Kitô đã và đang kêu gọi một số người theo sát Ngài, cho họ tham gia vào chức Linh Mục của Ngài - điều này ngụ ý rằng, trong mỗi thời đại của lịch sử Giáo Hội, Chúa đã dệt lên một cuộc đối thoại ơn gọi với các tín hữu mà Chúa chọn, để họ trở thành những đại diện của Ngài giữa lòng Dân Chúa, và là những người trung gian giữa Trời và đất, đặc biệt là qua việc cử hành phụng vụ và bí tích. Thực vậy, chúng ta có thể nói, phụng vụ mở rộng cho chúng ta Trời trên trái đất này”.
”Trong viễn tượng đó, các thầy được kêu gọi, qua việc truyền chức, mà không có công trạng gì từ phía ta,- để trở thành những người trung gian giữa Thiên Chúa và dân, và làm cho cuộc gặp gỡ cứu độ có thể diễn ra nhờ việc cử hành các mầu nhiệm của Chúa. Mặc dù có những giới hạn, các thầy đã quảng đại và vui mừng đáp lại tiếng gọi ấy. Điều cần là các thày luôn giữ cho tâm hồn trẻ trung của các thầy được luôn sinh động: một con tim trẻ trung, dù 70, 80 tuổi! Trái tim trẻ trung! Với Chúa Kitô, trái tim không bao giờ già nua” (ĐGH Phanxicô, bài giảng Chúa Nhật lễ lá, 24-3-2013, n.3).
”Sự trẻ trung của tinh thần linh mục, kiên trì trong ơn gọi, được bảo đảm nhờ kinh nguyện, nghĩa là nhờ thái độ liên tục giữ thinh lặng nội tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắng nghe lời Chúa hằng ngày. Sự cởi mở liên tục của tâm hồn như thế, dĩ nhiên diễn ra trong một sự ổn định, - sau khi đã đi tới những quyết định nền tảng của cuộc sống - có khả năng trung thành cho đến chết, với những lời cam kết long trọng, nhờ ơn Chúa. Tuy nhiên, sự vững chắc cần thiết như thế không có nghĩa là khép kín con tim đối với những tiếng gọi của Chúa, vì mặc dù luôn củng cố chúng ta mỗi ngày trong ơn gọi cơ bản, Chúa luôn đứng ở cửa tâm hồn chúng ta và gõ (Xc Kh 3,20), chờ đợi chúng ta mở cửa cho Ngài với cùng một lòng quảng đại như khi chúng ta thưa ”xin vâng” lần đầu tiên với Ngài, noi gương thái độ luôn sẵn sàng của Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa (Xc Lc 1,38). Vì thế, không bao giờ chúng ta có thể đặt ra những giới hạn cho kế hoạch mà Thiên Chúa đề xướng và được thông báo cho chúng ta, ngày qua ngày, suốt trong cuộc đời chúng ta.
”Sự cởi mở đối với ơn gọi như thế cũng là con đường chắc chắn nhất để sống niềm vui Tin Mừng. Thực vậy, chính Chúa làm cho chúng ta được hạnh phúc thực sự. Niềm vui của chúng ta không phát xuất từ sự thỏa mãn phàm tục, làm cho ta hân hoan một lúc ngắn ngủi và tan biến mất, như thánh Ignatio Loyola đã nhận xét trong sự phân định đầu tiên của Ngài (Xc Phụng vụ các Giờ Kinh, Giờ độc vụ ngày 31-7, Bài đọc 2). Niềm vui của chúng ta là Chúa Kitô! Trong cuộc đối thoại hằng ngày với Chúa, tinh thần được sảng khoái và đà tiến cũng như lòng nhiệt thành đối với các linh hồn liên được đổi mới.
”Chiều kích cầu nguyện này của ơn gọi linh mục nhắc nhở chúng ta những khía cạnh khác có tầm quan trọng đặc biệt. Trước kiên là sự kiện chúng ta có được những ơn gọi, cốt yếu không phải nhờ một chiến lược mục vụ, nhưng nhất là bằng việc cầu nguyện. Đó là điều mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta: ”Các con hãy xin chủ mùa gặt sai nhiều thợ đến làm việc trong mùa gặt của Ngài” (Lc 10,2). Khi bình luận những lời này, ĐGH Biển Đức 16 nhận xét rằng: ”Chúng ta không thể 'sản xuất' ơn gọi, ơn gọi phải đến từ Thiên Chúa. Chúng ta không thể làm như trong các nghề nghiệp khác, nhờ sự tuyên truyền quảng cáo nhắm đúng đích, nhờ các chiến lược thích hợp, tuyển mộ được nhiều người. Ơn gọi, xuất phát từ con tim của Thiên Chúa, phải luôn tìm được con đường dẫn đến tâm hồn con người” (Cuộc gặp gỡ với hàng giáo sĩ miền Baviera, 14-9-2006).
Hỡi các chủng sinh quí mến,
Các thầy được Chúa kêu gọi, nhưng có nhiều người rải rác trên thế giới đã và đang cộng tác vào câu trả lời của các thầy qua lời cầu nguyện và hy sinh của họ. Các thầy hãy có tâm hồn biết ơn và hiệp với những người ấy để tạo điều kiện dễ dàng cho việc đáp lại ơn gọi. Tiếp đến, cùng với vị thế tối thượng của việc cầu nguyện, cũng có hoạt động lành mạnh và hăng say do công việc mục vụ ơn gọi từ phía Giáo Hội, trong tư cách là máng chuyển ơn thánh Chúa. Về sự cộng tác này của Giáo Hội với việc Chúa ban các vị mục tử cho Dân Chúa và Nhiệm Thể Chúa Kitô, cũng nên nhắc lại vắn tắt ở đây vài khía cạnh phải làm nổi bật sự cộng tác ấy, nghĩa là lòng quí chuộng đối với ơn gọi linh mục, cuộc sống chứng tá của các linh mục, hoạt động chuyên biệt của các nhà đào tạo trong các chủng viện.
Điều cần thiết trước tiên là trong Giáo Hội phải có sự quí chuộng ơn gọi Linh Mục, xét vì sự kiện Cộng đồng các môn đệ của Chúa Kitô không thể hiện hữu nếu không có công tác phục vụ của các thừa tác viên thánh chức. Vì thế, cần phải chăm sóc, lưu tâm và tôn trọng chức linh mục. Thứ đến, các ơn gọi được nâng đỡ rất nhiều nhờ tấm gương và sự chăm sóc mà các LM dành cho ơn gọi. Một linh mục gương mẫu không thể không gợi lên nơi tâm trí các bạn trẻ câu hỏi: phải chăng tôi cũng được kêu gọi sống một cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc như thế? Chính qua cách thức đó các linh mục là những máng qua đó Thiên Chúa, làm cho tiếng gọi của Chúa tái vang dội trong tâm hồn của những người mà Ngài đã chọn! Rồi các Linh mục hãy chăm sóc những mầm mống ơn gọi qua bí tích giải tội, linh hướng, giảng thuyết và linh hoạt mục vụ. Tôi nghĩ rằng nhiều người trong các thầy đã chứng kiến và được hưởng những điều ấy.
”Ngoài ra tôi muốn nói một lời về vai trò quan trọpg của các linh mục mà các GM ủy thác việc huấn luyện các thầy. Các nhà đào tạo trong chủng viện được kêu gọi tiếp tục và đào sâu việc chăm sóc các ơn gọi linh mục, trong khi cung cấp tất cả những trợ giúp thích hợp cho sự phân định bản thân cần thiết của mỗi ứng sinh. Về điểm này, cần nhắc lại hai nguyên tắc phải hướng dẫn việc thẩm định ơn gọi: đó là sự đón tiếp nồng nhiệt và sự nghiêm khắc đúng đắn. Trong khi cần phải tránh mọi thành kiến, cũng như mọi thái độ ngặt nghèo khi đón nhận các chủng sinh, một điều rất quan trọng là cẩn thận tránh thái độ cẩu thả và lơ là trong phán đoán. Chắc chắn Giáo Hội cần các linh mục, nhưng không phải bất kỳ loại linh mục nào! Vì thế tình thương đón nhận phải đi kèm sự thật phán đoán một cách rõ ràng để xem nơi ứng sinh có những dấu hiệu ơn gọi và những yếu tố nhân bản cần thiết để có câu trả lời đáng tin cậy hay không. Nhu cầu mục vụ cấp thiết của các Giáo Hội địa phương không thể đưa tới sự vội vã trong việc truyền chức thánh. Khi có hồ nghi, thì tốt hơn nên dành thời giờ cần thiết và lượng định thích hợp, và loại trừ những ứng sinh không có những bảo đảm đầy đủ.
”Các chủng sinh rất thân mến, với những chỉ dẫn vắn tắt trên đây, tôi muốn tái lưu ý về hồng ân vô biên và mầu nhiệm, hoàn toàn nhưng không của ơn gọi đặc biệt của chúng ta. Chúng ta hãy phó thác cho sự chuyển cầu của Mẹ Maria chí thánh và thánh Giuse hồng ân trung thành và bền đỗ trong ơn gọi của Chúa, mà Ngài rộng ban cho chúng ta và tìm cách đáp lại lòng quảng đại của Chúa, Đấng luôn gửi các mục tử đến chăm sóc đoàn chiên của Ngài, với đà tiến tông đồ được đổi mới. Các thầy hãy kiên trì, luôn nhớ rằng danh xưng của tình yêu trong thời gian là ”lòng trung thành”.
Tôi nhớ đến các thày mỗi ngày trong kinh nguyện với lògn quan tâm và quí mến, và tôi thành tâm khẩn cầu phúc lành của Chúa trên các thầy.Hồng Y Mauro Piacenza
Tổng trưởng Bộ giáo sĩ
(G. Trần Đức Anh O.P chuyển ý)
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh
LM. Trần Đức Anh OP
20:00 06/06/2013
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 6-6-2013, dành cho các sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn nhủ các Linh mục sinh viên luôn vun trồng tự do nội tâm và đời sống thiêng liêng.
Trong số 45 người hiện diện tại buổi tiếp kiến, ngoài hơn 30 LM sinh viên, còn có ban giám đốc, và các nữ tu phục vụ tại trường, dưới sự hướng Đức TGM Giám đốc Benjamin Stella.
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói: ”Công việc phục vụ tại các Sứ quán của Tòa Thánh là một công việc đòi phải có một tự do nội tâm sâu xa, giống như mọi loại sứ vụ linh mục. Các con hãy sống những năm chuẩn bị cho sứ vụ ấy với tinh thần dấn thân, quảng đại và tâm hồn cao thượng, để tự do nội tâm ấy thực sự hình thành nơi các con!”.
Đức Thánh Cha giải thích các khía cạnh khác nhau của tự do nội tâm. ”Trước tiên có nghĩa là tự do khỏi các dự phóng cá nhân, khỏi một số cách thức cụ thể mà có lẽ các con đã nghĩ ra để sống chức LM của mình, khỏi khả thể hoạch định tương lai.. Tự do nội tâm cũng có nghĩa là trở nên tự do một cách nào đó đối với nền văn hóa và não trạng xuất xứ của các con, để cởi mở, cảm thông với các nền văn hóa khác, trong tinh thần bác ái.. Nhất là tự do nội tâm có nghĩa là cảnh giác để tránh những tham vọng hoặc mục tiêu cá nhân, chúng có thể gây thiệt hại rất nhiều cho Giáo Hội. Tóm tắt một lời, sứ vụ mà chúng con đang chuẩn bị đòi các con phải ra khỏi chính mình, một sự tách biệt chỉ có thể đạt được nhờ một hành trình thiêng liêng khẩn trương, nghiêm túc liên kết cuộc sống của các con với mầu nhiệm tình thương của Thiên Chúa và kế hoạch khôn lường trong ơn gọi của Chúa”.
Đức Thánh Cha không quên nhắn nhủ các LM sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh hết sức chăm sóc đời sống thiêng liêng là nguồn mạch tự do nôi tâm, vun trồng đời sống cầu nguyện, công việc hằng ngày thành môi trường thánh hóa bản thân. Ngài nêu bật tấm gương của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan 23 trong khi phục vụ như một nhà ngoại giao của Tòa Thánh, tại Bulgari, rồi Thổ nhĩ kỳ và Pháp (SD 6-6-2013)
Trong số 45 người hiện diện tại buổi tiếp kiến, ngoài hơn 30 LM sinh viên, còn có ban giám đốc, và các nữ tu phục vụ tại trường, dưới sự hướng Đức TGM Giám đốc Benjamin Stella.
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói: ”Công việc phục vụ tại các Sứ quán của Tòa Thánh là một công việc đòi phải có một tự do nội tâm sâu xa, giống như mọi loại sứ vụ linh mục. Các con hãy sống những năm chuẩn bị cho sứ vụ ấy với tinh thần dấn thân, quảng đại và tâm hồn cao thượng, để tự do nội tâm ấy thực sự hình thành nơi các con!”.
Đức Thánh Cha giải thích các khía cạnh khác nhau của tự do nội tâm. ”Trước tiên có nghĩa là tự do khỏi các dự phóng cá nhân, khỏi một số cách thức cụ thể mà có lẽ các con đã nghĩ ra để sống chức LM của mình, khỏi khả thể hoạch định tương lai.. Tự do nội tâm cũng có nghĩa là trở nên tự do một cách nào đó đối với nền văn hóa và não trạng xuất xứ của các con, để cởi mở, cảm thông với các nền văn hóa khác, trong tinh thần bác ái.. Nhất là tự do nội tâm có nghĩa là cảnh giác để tránh những tham vọng hoặc mục tiêu cá nhân, chúng có thể gây thiệt hại rất nhiều cho Giáo Hội. Tóm tắt một lời, sứ vụ mà chúng con đang chuẩn bị đòi các con phải ra khỏi chính mình, một sự tách biệt chỉ có thể đạt được nhờ một hành trình thiêng liêng khẩn trương, nghiêm túc liên kết cuộc sống của các con với mầu nhiệm tình thương của Thiên Chúa và kế hoạch khôn lường trong ơn gọi của Chúa”.
Đức Thánh Cha không quên nhắn nhủ các LM sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh hết sức chăm sóc đời sống thiêng liêng là nguồn mạch tự do nôi tâm, vun trồng đời sống cầu nguyện, công việc hằng ngày thành môi trường thánh hóa bản thân. Ngài nêu bật tấm gương của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan 23 trong khi phục vụ như một nhà ngoại giao của Tòa Thánh, tại Bulgari, rồi Thổ nhĩ kỳ và Pháp (SD 6-6-2013)
Giáo hoàng, tạp chí Forbes và khoa chú giải Thánh Kinh
Vũ Văn An
21:26 06/06/2013
Forbes là một tạp chí kinh doanh của Mỹ, chuyên bàn về tài chánh, kỹ nghệ, đầu tư và tiếp thị. Ngoài ra, tạp chí này cũng tường trình về các chủ đề khác như kỹ thuật, truyền thông, khoa học và luật pháp. Nó nổi tiếng về các bảng liệt kê, nhất là bảng liệt kê những người Mỹ giấu nhất, những tài tử lương cao nhất, các tỷ phú gia. Khẩu hiệu của nó là “Khí Cụ Tư Bản” (The Capitalist Tool). Không lạ gì nó kịch liệt bênh vực chủ nghĩa tư bản.
Chính trên tạp chí này, Jerry Bowyer đã có hai bài chỉ trích Đức Phanxicô không phải vì quan điểm kinh tế đúng nghĩa mà vì ngài đã dùng một khoa chú giải Thánh Kinh mà ông ta cho là tồi để hỗ trợ quan điểm kinh tế “tả khuynh” của mình. Bài đầu đăng ngày 13 tháng 3 năm nay, tựa là Is Jorge Bergoglio, The New Pope Francis, A Capitalist?, cho thấy sự lo ngại của Bowyer liên quan tới cách đọc đoạn Lc 19:1-10 nói về Giakêu. Bài thứ hai, tựa là Pope Francis's Economics: Yes, He Has A Leftist View Of Free Markets, thách thức việc ngài so sánh đoạn nói về con bò vàng ở Xh 32 với nền kinh tế thị trường ngày nay. Về cách đọc Xh 32 của Đức Phanxicô, Bowyer cho rằng “Bản văn là bản văn và ngay cả các vĩ nhân vẫn có thể và thực sự đã hiểu lầm nó”. Dù câu “bản văn là bản văn” che khuất thực tại rõ ràng của việc giải thích Thánh Kinh và sự kiện bản văn không luôn cho ta ý nghĩa của nó một cách dễ dàng cũng như không phải mọi nhà chú giải Thánh Kinh đều đồng ý một lối đọc tốt nhất cho một bản văn nào đó, một sự kiện từng phát xuất từ chính các tác giả Thánh Kinh, các thầy rabbis Do Thái và các Giáo Phụ, ta phải nhận rằng “ngay cả các vĩ nhân vẫn có thể và thực sự đã hiểu lầm nó”. Nếu câu đó đã đúng đối với các vĩ nhân, thì nhất thiết, nó cũng đúng với chúng ta, những người không phải là vĩ nhân cũng chẳng phải là học giả Thánh Kinh nổi tiếng.
Giakêu, “cá mập cắt cổ”
Trong bài thứ nhất, Bowyer phản đối Đức Giáo Hoàng vì ông không thích nền kinh tế thị trường tân tự do (neo-liberal). Theo ông, tân tự do là một hạn từ được phe tả sử dụng để mô tả trường phái kinh tế hiện đại, là nền kinh tế cố gắng hướng thế giới về các thị trường tự do (chủ nghĩa tự do cổ điển) và tránh xa các hình thức kiểm soát trung ương khác nhau. Nhưng cuộc tranh luận chính trị tại Argentina có chiều hướng diễn ra giữa hai phe cùng lấy nhà nước làm trọng (statist), đó là chủ nghĩa Peron cánh hữu và chủ nghĩa Cộng Sản cánh tả.
Theo tờ Catholic Herald, khuynh hướng của Đức HY Bergoglio phát xuất nhiều hơn từ cánh hữu phản thị trường hơn là từ cánh tả phản thị trường: “Thiện cảm chính trị của ngài nằm ở đâu? Nhất định không nằm ở cánh tả. Những người biết ngài hơn cả luôn coi ngài thuộc cánh hữu ôn hòa, gần với chiều hướng của chủ nghĩa Peron bình dân, một chủ nghĩa luôn đối nghịch với chủ nghĩa tư bản tự do. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2001-2002, khi Argentina không trả được nợ nần, khi dân ùa ra đường phố và các siêu thị bị cướp bóc, Đức HY Bergoglio đã nhanh chóng tố cáo hệ thống ngân hàng tân tự do, một hệ thống khiến Argentina không thể trả được các món nợ kia”.
Tờ National Catholic Reporter, có khuynh hướng tự do, cho rằng “Đức HY Bergoglio vốn ủng hộ triết lý công bằng xã hội của Công Giáo Châu Mỹ La Tinh, trong đó có việc mạnh mẽ bênh vực người nghèo…”. Tờ này đã trích lời ngài như sau: “Ta đang sống trong phần bất bình đẳng nhất của địa cầu, tức phần gia tăng nỗi khốn cùng nhiều nhất và giảm thiểu nó ít nhất. Việc phân chia của cải cách bất công vẫn tiếp diễn, khiến cho tội xã hội kêu thấu tời Trời và giới hạn các khả thể sống đầy đủ hơn cho rất nhiều anh chị em của ta”.
Đức HY Bergoglio nhấn mạnh tới việc phân chia của cải hơn là việc tạo ra chúng. Về phương diện tâm linh, ngài nhấn mạnh tới việc phải đồng hóa với người nghèo và tới lợi ích thiêng liêng của việc sống nghèo.
Sau khi lược tả quan điểm kinh tế của Đức Phanxicô và của Argentina, Bowyer nói đến một bài giảng lễ của ngài. Ông không trích dẫn chính bài giảng mà dựa vào một phúc trình đăng trên trang mạng www.chiesa.espressonline.it nói về Đức HY Jorge Bergoglio, trước khi ngài được bầu làm giáo hoàng. Đây là lời trích dẫn bài báo do Sandro Magister viết: “Tại buổi hát kinh Tạ Ơn (Te Deum) trong một nghi lễ toàn quốc vào ngày 25 tháng 5 mới đây, con số khán giả nghe bài giảng của Đức HY Bergoglio quả là kỷ lục. Đức HY yêu cầu dân chúng Argentina hành động như Giakêu đã hành động trong Tin Mừng. Ông từng là một con cá mập cho vay cắt cổ. Nhưng nhờ ý thức được sự thấp hèn về luân lý của mình, ông đã trèo lên cây sung, để nhìn thấy Chúa Giêsu và để Chúa Giêsu nhìn thấy ông và hoán cải ông”.
Bowyer phê phán hình ảnh Đức HY Bergoglio mô tả Giakêu như “con cá mập cho vay cắt cổ”. Ông bảo hình ảnh ấy quả nặng nề và có tính chính trị. Theo ông, vấn đề là Tin Mừng đâu có mô tả như thế, Giakêu đâu phải người cho vay, mà là một viên thu thuế. Nhưng Bowyer đâu ngờ điều này: trong bài giảng bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức HY Bergoglio không dùng thuật ngữ “cá mập cho vay cắt cổ” (sinister loan shark). Đó chỉ là cách “phiên dịch” của Sandro Magister mà thôi. Bowyer phạm một sai lầm mà không hiểu ở tòa soạn Forbes người ta gọi là gì, nhưng trong giới học hỏi Thánh Kinh, người ta gọi là nghiên cứu tồi vì đã không chịu tìm đọc chính bản gốc. Thực ra, không những không gọi Giakêu là “con cá mập cho vay cắt cổ”, Đức Hồng Y Bergoglio còn mời gọi chúng ta theo gương ông.
Ngài chỉ gọi ông là “publican”, một hạn từ phiên dịch tốt nhất hạn từ telônês của Hy Ngữ, nghĩa là “người thu thuế”. Như thế, dở về nghiên cứu hẳn là Bowyer chứ không phải Đức Phanxicô. Còn bài thứ hai đăng ngày 23 tháng 5, 2013, thì sao?
Con bò vàng
Một lần nữa, Bowyer nhắc tới một bài giảng khác, lần này của Đức Phanxicô Giáo Hoàng và xem ra ông dựa vào chính lời của ngài chứ không dựa vào bản tóm tắt của người khác, tức lời ngài nói với các đại sứ: “Việc thờ bò vàng thuở xưa tìm được hình ảnh mới và vô tâm nơi việc tôn thờ tiền bạc và nền độc tài của một nền kinh tế không mặt mũi và thiếu hẳn mục tiêu nhân bản”.
Bowyer không thích việc Đức Phanxicô sử dụng hình ảnh bò vàng trong thí dụ này, không phải việc ngài giải thích chi tiết về ẩn dụ bò vàng cho bằng chính hình ảnh bò vàng. Thực ra, Đức Giáo Hoàng chỉ muốn so sánh việc dân Do Thái thờ bò vàng, một ngẫu tượng, chứ không thờ Thiên Chúa đích thực và sống động với việc nhiều người thời nay thờ tiền bạc, cũng là một ngẫu tượng, chứ không thờ Thiên Chúa đích thực và sống động.
Dựa vào câu trích trên, Bowyer cho rằng: câu truyện bò vàng được thuật ở chương 32 sách Xuất Hành. Sau khi thoát khỏi Ai Cập và băng qua Biển Đỏ, Dân Israel tiến vào vùng núi Sinai. Ở đấy, Moses leo lên núi thánh để tiếp nhận lề luật của Thiên Chúa, còn Dân Israel thì đóng trại ở phía dưới. Vì Moses ở trên núi quá lâu, Dân Israel cảm thấy nóng ruột, nên đã yêu cầu Aaron, anh trai Moses và là người lãnh đạo thứ hai, làm cho họ các thần minh để lãnh đạo họ khi Moses không ở đấy. Aaron thu vàng bạc của dân và đúc nên tượng một con bò, vốn là vật thờ phượng truyền thống ở Ai Cập.
Nếu vậy, thì chỗ nào trong câu truyện nói tới trật tự thị trường tân tự do? Trình thuật này rõ ràng là một tranh đấu chống lại quyền lực chính trị. Pharaô là chủ nhân ông về chính trị của Dân Israel. Moses tranh đấu chống nhà nước Ai Cập và thắng thế. Dân Israel trở thành một quốc gia độc lập, với Moses là nhà cai trị dân sự dưới uy quyền của Thiên Chúa. Rồi Moses đánh mất lòng tin tưởng của dân, nên dân đòi một tân lãnh tụ. Người Ai Cập vốn chạm khắc các hình tượng thần minh, trong đó có hình tượng bò, để hỗ trợ quyền lực của Pharaô, vốn được coi là vua và thần minh. Aaron cũng đã làm như vậy. Vàng được lấy ra khỏi diễn trình lưu hành (nghĩa là lấy ra khỏi lãnh vực nó có thể được dùng để đổi chác trên thị trường) và được nhà lãnh đạo dân sự mới tập thể hóa để tuyên truyền và nhằm kết hợp chính trị. Nhà lãnh đạo này sau đó, đã sử dụng hệ thống chính trị kiểu Ai Cập để tạo ra một người cầm đầu sẽ dẫn dân trở lại Ai Cập, trở lại với ách thống trị của một nhà nước uy quyền.
Bowyer đọc câu truyện bò vàng đại cương như thế, như một biểu tượng chính trị chứ không phải một biểu tượng tôn giáo. Chính vì thế ông tự hỏi: Đúng ra, chỗ nào trong câu truyện nói tới nền độc tài của trật tự thị trường tân tự do? Thiển nghĩ điều đó đâu có trong câu truyện bò vàng mà cả chuyện “ách thống trị của một nhà nước uy quyền” cũng không có nốt.
Ông dựa vào Nơkhemia 9 để hỗ trợ cho việc ông hiểu bản văn Xuất Hành như trên. Không dựa vào câu nào nhất định, ông chỉ viết chung chung rằng: “Tiên tri Nơkhemia trong lịch sử sau này của Israel đã giải thích câu truyện cách đó, nghĩa là đi tìm một lãnh tụ (rosh trong tiếng Hípri có nghĩa người cầm đầu) để dẫn họ trở lại Ai Cập”. Chủ đề “đi tìm một lãnh tụ” rất có thể có trong Nkm 9, nhưng nhất định không phải là vấn đề chính để hiểu ý nghĩa của câu truyện bò vàng.
Hạn từ rosh quả có trong Nkm 9:17, tuy nhiên hạn từ này không nhất thiết có nghĩa là “lãnh tụ” hay “đầu” mà có nghĩa “khởi đầu” hay “khởi sự” nhiều hơn. Chính vì thế, bản New Revised Standard Version xuất bản năm 1989 đã dịch câu đó như sau: họ “nhất định trở lại kiếp nô lệ ở Ai Cập”. Đây là lối dịch của hầu hết các ấn bản Thánh Kinh Công Giáo như Bible de Jérusalem, Knox; các bản dịch Việt Nam, trừ bản của Tin Lành, cũng dịch như vậy.
Nhưng dù cách đọc Nkm 9:17 của Bowyer có đúng đi chăng nữa, nghĩa là dân Israel có tìm một lãnh tụ để dẫn họ trở lại Ai Cập, và dù sau này, Giarópam có tạc nhiều bò vàng để củng cố quyền lực chính trị của mình (1V 12:26-33) đi chăng nữa, thì tội lớn lao vẫn là thờ ngẫu tượng, bất kể ngẫu tượng đó là một người làm vua hay các hình tượng chạm khắc. Đây không phải là chuyện thờ “nhà nước” Ai Cập hay là tự do của Thiên Chúa, được điển hình hóa trong “Sách Ước, một thực thi mười điều răn có tính dân sự, một thứ hiến pháp ngắn của quốc gia với một nhà nước nhỏ nhoi nhưng mạnh mẽ bảo vệ quyền tư hữu”. Đây là việc phải thờ phượng một mình Thiên Chúa, không thờ phượng bất cứ nhà nước nào, dù lớn dù nhỏ, hay bất cứ hệ thống chính trị, thị trường tự do hay thị trường nhà nước hoặc an toàn tiền tệ nào. Đây là câu truyện nói về vị Thiên Chúa duy nhất, chân thật và hằng sống, và những ngẫu thần dùng thay thế Người.
Tất cả chúng ta đều từ bỏ con người của mình lúc giải thích Thánh Kinh, Bowyer trái lại đã dùng Thánh Kinh để hỗ trợ cho chủ nghĩa tư bản thị trường tự do. Với ông ta, “bản văn là bản văn” trừ khi các thiên kiến thắng vượt nó, lúc ấy, ta sẵn sàng dùng bản văn để hỗ trợ cho các con bò vàng của chính mình. Đã đành, các nhà giải thích ít nhiều đều có những điểm yếu như thế, nhưng họ đâu có lạc thời gian (anachronistic) đến nỗi coi Moses là chiến sĩ của thị trường tự do, các con bò vàng là tượng trưng cho cái nôi “duy nhà nước” nhằm nuôi sống hệ thống an sinh xã hội nặng nề.
Đức Phanxicô từng nói nhiều về các phân cách giầu nghèo, về nền chuyên chế của tiền bạc, nhưng ngài đâu cần phải có một chủ trương kinh tế đặc thù như “tân tự do”, duy xã hội hay gì gì đó để hiểu rằng cả Chúa Giêsu nữa cũng đã chỉ trích sự phân cách giầu nghèo và nền chuyên chế của tiền bạc. Nền chuyên chế của tiền bạc được Người đề cập một cách rõ rệt hơn cả trong dụ ngôn người giầu có ngu ngốc (Lc 12:13-21) trong khi dụ ngôn người giầu có và người nghèo Ladarô (Lc 16:19-31) nói rất hay về khoảng cách giầu nghèo. Nhưng có nhân vật nào bị mô tả là tân tự do hay duy xã hội đâu! Họ chỉ là những con người để tiền bạc thống trị đời họ. Điều này xẩy ra dưới bất cứ hệ thống kinh tế nào, dù đó là hệ thống tốt nhất.
Khi giải thích con bò vàng trong Xh 32 như lời chỉ trích “chủ nghĩa nhà nước” chứ không phải các ngẫu tượng, Bowyer đã đi quá trớn. Đã đành, mọi thực thể chính trị tại Cận Đông xưa, đúng hơn, trên toàn bộ thế giới cổ thời, đều có liên hệ với các thần minh. Hồi ấy, không hề có sự phân biệt giữa Ai Cập và các thần minh của Ai Cập, không hề có sự phân biệt giữa Thiên Chúa của Israel và Israel. Nhưng ta hãy trở về với con bò vàng. Xh 32:1 cho ta hay: dân muốn Aaron “làm cho chúng tôi các thần minh để các ngài đi trước chúng tôi”. Trong XH 32:4, Aaron nói về các con bò vàng: “Hỡi Israel, đây là các thần minh của các ngươi, những vị đã dẫn các ngươi ra khỏi đất Ai Cập”. Các thần minh này không nhất thiết là biểu tượng của Ai Cập, hay ngay cả ý muốn trở lại Ai Cập, nhưng là những biểu tượng sai lạc về Thiên Chúa, những biểu tượng mà họ nghĩ đã giải phóng họ khỏi ách nô lệ và đói khát của Ai Cập, vì họ đã đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa chân thật. Bộ Tân Chú Giải Thánh Kinh Jerome cho ta hay: “thờ phượng những ngẫu thần này là vi phạm điều răn thứ nhất (Xh 20:2-7)… Trong tranh ảnh của Cận Đông xưa, bò được vẽ rõ ràng hoặc như biểu tượng của các thần minh, như Thần Bò (Bull El) trong bản văn Ugaritic, hoặc như những con vật với các thần minh đứng trên lưng. Dưới mắt dân chúng, các hình tượng này tượng trưng cho Giavê (do đó, một bàn thờ đã được dựng lên cho chúng), ngược hẳn lại truyền thống vô ảnh tượng của Israel” (số 59). Bất kể người Do Thái nghĩ những hình tượng này biểu tượng cho điều chi, cho các thần minh khác, cho Giavê, hay cho ngai tòa Giavê ngự, thờ phượng chúng đều sai lầm như nhau. Tiền bạc cũng là một thứ bò vàng nếu nó được thờ phượng thay vì Thiên Chúa chân thật và hằng sống. Lòng yêu quí tiền bạc này vượt trên mọi hệ thống chính trị, nhưng bất cứ khi nào và nơi nào nó trở thành ngẫu tượng, Đức Phanxicô đều có lý để phê phán nó.
Cuối cùng, điều đáng nói ở đây là người ta không cần phải dựa vào tạp chí Forbes để học hỏi Thánh Kinh vì trong lãnh vực này, Jerry Bowyer “non est audiendus” (không cần phải được nghe). Cũng thế, ta cần lắng nghe Đức Phanxicô khi ngài nói tới tiền bạc, giầu nghèo và Thánh Kinh; còn chuyện kinh tế, xin miễn, chuyện ấy là việc của các chuyên viên.
Viết theo John. W. Martens, Bible Junkies 23-05-2013
Chính trên tạp chí này, Jerry Bowyer đã có hai bài chỉ trích Đức Phanxicô không phải vì quan điểm kinh tế đúng nghĩa mà vì ngài đã dùng một khoa chú giải Thánh Kinh mà ông ta cho là tồi để hỗ trợ quan điểm kinh tế “tả khuynh” của mình. Bài đầu đăng ngày 13 tháng 3 năm nay, tựa là Is Jorge Bergoglio, The New Pope Francis, A Capitalist?, cho thấy sự lo ngại của Bowyer liên quan tới cách đọc đoạn Lc 19:1-10 nói về Giakêu. Bài thứ hai, tựa là Pope Francis's Economics: Yes, He Has A Leftist View Of Free Markets, thách thức việc ngài so sánh đoạn nói về con bò vàng ở Xh 32 với nền kinh tế thị trường ngày nay. Về cách đọc Xh 32 của Đức Phanxicô, Bowyer cho rằng “Bản văn là bản văn và ngay cả các vĩ nhân vẫn có thể và thực sự đã hiểu lầm nó”. Dù câu “bản văn là bản văn” che khuất thực tại rõ ràng của việc giải thích Thánh Kinh và sự kiện bản văn không luôn cho ta ý nghĩa của nó một cách dễ dàng cũng như không phải mọi nhà chú giải Thánh Kinh đều đồng ý một lối đọc tốt nhất cho một bản văn nào đó, một sự kiện từng phát xuất từ chính các tác giả Thánh Kinh, các thầy rabbis Do Thái và các Giáo Phụ, ta phải nhận rằng “ngay cả các vĩ nhân vẫn có thể và thực sự đã hiểu lầm nó”. Nếu câu đó đã đúng đối với các vĩ nhân, thì nhất thiết, nó cũng đúng với chúng ta, những người không phải là vĩ nhân cũng chẳng phải là học giả Thánh Kinh nổi tiếng.
Giakêu, “cá mập cắt cổ”
Trong bài thứ nhất, Bowyer phản đối Đức Giáo Hoàng vì ông không thích nền kinh tế thị trường tân tự do (neo-liberal). Theo ông, tân tự do là một hạn từ được phe tả sử dụng để mô tả trường phái kinh tế hiện đại, là nền kinh tế cố gắng hướng thế giới về các thị trường tự do (chủ nghĩa tự do cổ điển) và tránh xa các hình thức kiểm soát trung ương khác nhau. Nhưng cuộc tranh luận chính trị tại Argentina có chiều hướng diễn ra giữa hai phe cùng lấy nhà nước làm trọng (statist), đó là chủ nghĩa Peron cánh hữu và chủ nghĩa Cộng Sản cánh tả.
Theo tờ Catholic Herald, khuynh hướng của Đức HY Bergoglio phát xuất nhiều hơn từ cánh hữu phản thị trường hơn là từ cánh tả phản thị trường: “Thiện cảm chính trị của ngài nằm ở đâu? Nhất định không nằm ở cánh tả. Những người biết ngài hơn cả luôn coi ngài thuộc cánh hữu ôn hòa, gần với chiều hướng của chủ nghĩa Peron bình dân, một chủ nghĩa luôn đối nghịch với chủ nghĩa tư bản tự do. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2001-2002, khi Argentina không trả được nợ nần, khi dân ùa ra đường phố và các siêu thị bị cướp bóc, Đức HY Bergoglio đã nhanh chóng tố cáo hệ thống ngân hàng tân tự do, một hệ thống khiến Argentina không thể trả được các món nợ kia”.
Tờ National Catholic Reporter, có khuynh hướng tự do, cho rằng “Đức HY Bergoglio vốn ủng hộ triết lý công bằng xã hội của Công Giáo Châu Mỹ La Tinh, trong đó có việc mạnh mẽ bênh vực người nghèo…”. Tờ này đã trích lời ngài như sau: “Ta đang sống trong phần bất bình đẳng nhất của địa cầu, tức phần gia tăng nỗi khốn cùng nhiều nhất và giảm thiểu nó ít nhất. Việc phân chia của cải cách bất công vẫn tiếp diễn, khiến cho tội xã hội kêu thấu tời Trời và giới hạn các khả thể sống đầy đủ hơn cho rất nhiều anh chị em của ta”.
Đức HY Bergoglio nhấn mạnh tới việc phân chia của cải hơn là việc tạo ra chúng. Về phương diện tâm linh, ngài nhấn mạnh tới việc phải đồng hóa với người nghèo và tới lợi ích thiêng liêng của việc sống nghèo.
Sau khi lược tả quan điểm kinh tế của Đức Phanxicô và của Argentina, Bowyer nói đến một bài giảng lễ của ngài. Ông không trích dẫn chính bài giảng mà dựa vào một phúc trình đăng trên trang mạng www.chiesa.espressonline.it nói về Đức HY Jorge Bergoglio, trước khi ngài được bầu làm giáo hoàng. Đây là lời trích dẫn bài báo do Sandro Magister viết: “Tại buổi hát kinh Tạ Ơn (Te Deum) trong một nghi lễ toàn quốc vào ngày 25 tháng 5 mới đây, con số khán giả nghe bài giảng của Đức HY Bergoglio quả là kỷ lục. Đức HY yêu cầu dân chúng Argentina hành động như Giakêu đã hành động trong Tin Mừng. Ông từng là một con cá mập cho vay cắt cổ. Nhưng nhờ ý thức được sự thấp hèn về luân lý của mình, ông đã trèo lên cây sung, để nhìn thấy Chúa Giêsu và để Chúa Giêsu nhìn thấy ông và hoán cải ông”.
Bowyer phê phán hình ảnh Đức HY Bergoglio mô tả Giakêu như “con cá mập cho vay cắt cổ”. Ông bảo hình ảnh ấy quả nặng nề và có tính chính trị. Theo ông, vấn đề là Tin Mừng đâu có mô tả như thế, Giakêu đâu phải người cho vay, mà là một viên thu thuế. Nhưng Bowyer đâu ngờ điều này: trong bài giảng bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức HY Bergoglio không dùng thuật ngữ “cá mập cho vay cắt cổ” (sinister loan shark). Đó chỉ là cách “phiên dịch” của Sandro Magister mà thôi. Bowyer phạm một sai lầm mà không hiểu ở tòa soạn Forbes người ta gọi là gì, nhưng trong giới học hỏi Thánh Kinh, người ta gọi là nghiên cứu tồi vì đã không chịu tìm đọc chính bản gốc. Thực ra, không những không gọi Giakêu là “con cá mập cho vay cắt cổ”, Đức Hồng Y Bergoglio còn mời gọi chúng ta theo gương ông.
Ngài chỉ gọi ông là “publican”, một hạn từ phiên dịch tốt nhất hạn từ telônês của Hy Ngữ, nghĩa là “người thu thuế”. Như thế, dở về nghiên cứu hẳn là Bowyer chứ không phải Đức Phanxicô. Còn bài thứ hai đăng ngày 23 tháng 5, 2013, thì sao?
Con bò vàng
Một lần nữa, Bowyer nhắc tới một bài giảng khác, lần này của Đức Phanxicô Giáo Hoàng và xem ra ông dựa vào chính lời của ngài chứ không dựa vào bản tóm tắt của người khác, tức lời ngài nói với các đại sứ: “Việc thờ bò vàng thuở xưa tìm được hình ảnh mới và vô tâm nơi việc tôn thờ tiền bạc và nền độc tài của một nền kinh tế không mặt mũi và thiếu hẳn mục tiêu nhân bản”.
Bowyer không thích việc Đức Phanxicô sử dụng hình ảnh bò vàng trong thí dụ này, không phải việc ngài giải thích chi tiết về ẩn dụ bò vàng cho bằng chính hình ảnh bò vàng. Thực ra, Đức Giáo Hoàng chỉ muốn so sánh việc dân Do Thái thờ bò vàng, một ngẫu tượng, chứ không thờ Thiên Chúa đích thực và sống động với việc nhiều người thời nay thờ tiền bạc, cũng là một ngẫu tượng, chứ không thờ Thiên Chúa đích thực và sống động.
Dựa vào câu trích trên, Bowyer cho rằng: câu truyện bò vàng được thuật ở chương 32 sách Xuất Hành. Sau khi thoát khỏi Ai Cập và băng qua Biển Đỏ, Dân Israel tiến vào vùng núi Sinai. Ở đấy, Moses leo lên núi thánh để tiếp nhận lề luật của Thiên Chúa, còn Dân Israel thì đóng trại ở phía dưới. Vì Moses ở trên núi quá lâu, Dân Israel cảm thấy nóng ruột, nên đã yêu cầu Aaron, anh trai Moses và là người lãnh đạo thứ hai, làm cho họ các thần minh để lãnh đạo họ khi Moses không ở đấy. Aaron thu vàng bạc của dân và đúc nên tượng một con bò, vốn là vật thờ phượng truyền thống ở Ai Cập.
Nếu vậy, thì chỗ nào trong câu truyện nói tới trật tự thị trường tân tự do? Trình thuật này rõ ràng là một tranh đấu chống lại quyền lực chính trị. Pharaô là chủ nhân ông về chính trị của Dân Israel. Moses tranh đấu chống nhà nước Ai Cập và thắng thế. Dân Israel trở thành một quốc gia độc lập, với Moses là nhà cai trị dân sự dưới uy quyền của Thiên Chúa. Rồi Moses đánh mất lòng tin tưởng của dân, nên dân đòi một tân lãnh tụ. Người Ai Cập vốn chạm khắc các hình tượng thần minh, trong đó có hình tượng bò, để hỗ trợ quyền lực của Pharaô, vốn được coi là vua và thần minh. Aaron cũng đã làm như vậy. Vàng được lấy ra khỏi diễn trình lưu hành (nghĩa là lấy ra khỏi lãnh vực nó có thể được dùng để đổi chác trên thị trường) và được nhà lãnh đạo dân sự mới tập thể hóa để tuyên truyền và nhằm kết hợp chính trị. Nhà lãnh đạo này sau đó, đã sử dụng hệ thống chính trị kiểu Ai Cập để tạo ra một người cầm đầu sẽ dẫn dân trở lại Ai Cập, trở lại với ách thống trị của một nhà nước uy quyền.
Bowyer đọc câu truyện bò vàng đại cương như thế, như một biểu tượng chính trị chứ không phải một biểu tượng tôn giáo. Chính vì thế ông tự hỏi: Đúng ra, chỗ nào trong câu truyện nói tới nền độc tài của trật tự thị trường tân tự do? Thiển nghĩ điều đó đâu có trong câu truyện bò vàng mà cả chuyện “ách thống trị của một nhà nước uy quyền” cũng không có nốt.
Ông dựa vào Nơkhemia 9 để hỗ trợ cho việc ông hiểu bản văn Xuất Hành như trên. Không dựa vào câu nào nhất định, ông chỉ viết chung chung rằng: “Tiên tri Nơkhemia trong lịch sử sau này của Israel đã giải thích câu truyện cách đó, nghĩa là đi tìm một lãnh tụ (rosh trong tiếng Hípri có nghĩa người cầm đầu) để dẫn họ trở lại Ai Cập”. Chủ đề “đi tìm một lãnh tụ” rất có thể có trong Nkm 9, nhưng nhất định không phải là vấn đề chính để hiểu ý nghĩa của câu truyện bò vàng.
Hạn từ rosh quả có trong Nkm 9:17, tuy nhiên hạn từ này không nhất thiết có nghĩa là “lãnh tụ” hay “đầu” mà có nghĩa “khởi đầu” hay “khởi sự” nhiều hơn. Chính vì thế, bản New Revised Standard Version xuất bản năm 1989 đã dịch câu đó như sau: họ “nhất định trở lại kiếp nô lệ ở Ai Cập”. Đây là lối dịch của hầu hết các ấn bản Thánh Kinh Công Giáo như Bible de Jérusalem, Knox; các bản dịch Việt Nam, trừ bản của Tin Lành, cũng dịch như vậy.
Nhưng dù cách đọc Nkm 9:17 của Bowyer có đúng đi chăng nữa, nghĩa là dân Israel có tìm một lãnh tụ để dẫn họ trở lại Ai Cập, và dù sau này, Giarópam có tạc nhiều bò vàng để củng cố quyền lực chính trị của mình (1V 12:26-33) đi chăng nữa, thì tội lớn lao vẫn là thờ ngẫu tượng, bất kể ngẫu tượng đó là một người làm vua hay các hình tượng chạm khắc. Đây không phải là chuyện thờ “nhà nước” Ai Cập hay là tự do của Thiên Chúa, được điển hình hóa trong “Sách Ước, một thực thi mười điều răn có tính dân sự, một thứ hiến pháp ngắn của quốc gia với một nhà nước nhỏ nhoi nhưng mạnh mẽ bảo vệ quyền tư hữu”. Đây là việc phải thờ phượng một mình Thiên Chúa, không thờ phượng bất cứ nhà nước nào, dù lớn dù nhỏ, hay bất cứ hệ thống chính trị, thị trường tự do hay thị trường nhà nước hoặc an toàn tiền tệ nào. Đây là câu truyện nói về vị Thiên Chúa duy nhất, chân thật và hằng sống, và những ngẫu thần dùng thay thế Người.
Tất cả chúng ta đều từ bỏ con người của mình lúc giải thích Thánh Kinh, Bowyer trái lại đã dùng Thánh Kinh để hỗ trợ cho chủ nghĩa tư bản thị trường tự do. Với ông ta, “bản văn là bản văn” trừ khi các thiên kiến thắng vượt nó, lúc ấy, ta sẵn sàng dùng bản văn để hỗ trợ cho các con bò vàng của chính mình. Đã đành, các nhà giải thích ít nhiều đều có những điểm yếu như thế, nhưng họ đâu có lạc thời gian (anachronistic) đến nỗi coi Moses là chiến sĩ của thị trường tự do, các con bò vàng là tượng trưng cho cái nôi “duy nhà nước” nhằm nuôi sống hệ thống an sinh xã hội nặng nề.
Đức Phanxicô từng nói nhiều về các phân cách giầu nghèo, về nền chuyên chế của tiền bạc, nhưng ngài đâu cần phải có một chủ trương kinh tế đặc thù như “tân tự do”, duy xã hội hay gì gì đó để hiểu rằng cả Chúa Giêsu nữa cũng đã chỉ trích sự phân cách giầu nghèo và nền chuyên chế của tiền bạc. Nền chuyên chế của tiền bạc được Người đề cập một cách rõ rệt hơn cả trong dụ ngôn người giầu có ngu ngốc (Lc 12:13-21) trong khi dụ ngôn người giầu có và người nghèo Ladarô (Lc 16:19-31) nói rất hay về khoảng cách giầu nghèo. Nhưng có nhân vật nào bị mô tả là tân tự do hay duy xã hội đâu! Họ chỉ là những con người để tiền bạc thống trị đời họ. Điều này xẩy ra dưới bất cứ hệ thống kinh tế nào, dù đó là hệ thống tốt nhất.
Khi giải thích con bò vàng trong Xh 32 như lời chỉ trích “chủ nghĩa nhà nước” chứ không phải các ngẫu tượng, Bowyer đã đi quá trớn. Đã đành, mọi thực thể chính trị tại Cận Đông xưa, đúng hơn, trên toàn bộ thế giới cổ thời, đều có liên hệ với các thần minh. Hồi ấy, không hề có sự phân biệt giữa Ai Cập và các thần minh của Ai Cập, không hề có sự phân biệt giữa Thiên Chúa của Israel và Israel. Nhưng ta hãy trở về với con bò vàng. Xh 32:1 cho ta hay: dân muốn Aaron “làm cho chúng tôi các thần minh để các ngài đi trước chúng tôi”. Trong XH 32:4, Aaron nói về các con bò vàng: “Hỡi Israel, đây là các thần minh của các ngươi, những vị đã dẫn các ngươi ra khỏi đất Ai Cập”. Các thần minh này không nhất thiết là biểu tượng của Ai Cập, hay ngay cả ý muốn trở lại Ai Cập, nhưng là những biểu tượng sai lạc về Thiên Chúa, những biểu tượng mà họ nghĩ đã giải phóng họ khỏi ách nô lệ và đói khát của Ai Cập, vì họ đã đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa chân thật. Bộ Tân Chú Giải Thánh Kinh Jerome cho ta hay: “thờ phượng những ngẫu thần này là vi phạm điều răn thứ nhất (Xh 20:2-7)… Trong tranh ảnh của Cận Đông xưa, bò được vẽ rõ ràng hoặc như biểu tượng của các thần minh, như Thần Bò (Bull El) trong bản văn Ugaritic, hoặc như những con vật với các thần minh đứng trên lưng. Dưới mắt dân chúng, các hình tượng này tượng trưng cho Giavê (do đó, một bàn thờ đã được dựng lên cho chúng), ngược hẳn lại truyền thống vô ảnh tượng của Israel” (số 59). Bất kể người Do Thái nghĩ những hình tượng này biểu tượng cho điều chi, cho các thần minh khác, cho Giavê, hay cho ngai tòa Giavê ngự, thờ phượng chúng đều sai lầm như nhau. Tiền bạc cũng là một thứ bò vàng nếu nó được thờ phượng thay vì Thiên Chúa chân thật và hằng sống. Lòng yêu quí tiền bạc này vượt trên mọi hệ thống chính trị, nhưng bất cứ khi nào và nơi nào nó trở thành ngẫu tượng, Đức Phanxicô đều có lý để phê phán nó.
Cuối cùng, điều đáng nói ở đây là người ta không cần phải dựa vào tạp chí Forbes để học hỏi Thánh Kinh vì trong lãnh vực này, Jerry Bowyer “non est audiendus” (không cần phải được nghe). Cũng thế, ta cần lắng nghe Đức Phanxicô khi ngài nói tới tiền bạc, giầu nghèo và Thánh Kinh; còn chuyện kinh tế, xin miễn, chuyện ấy là việc của các chuyên viên.
Viết theo John. W. Martens, Bible Junkies 23-05-2013
Top Stories
Vatican: Governments Must Respect, Recognized and Declared, Rights of Refugees
VIS
19:52 06/06/2013
Vatican City, 31 May 2013 (VIS) – “Welcoming Christ in Refugees and Forcibly Displaced Persons” is the title of the document prepared by the Pontifical Councils for the Pastoral Care of Migrants and Itinerant Peoples and "Cor Unum", which was presented this morning at a press conference in the Holy See Press Office. Speaking at the conference were Cardinal Antonio Maria Veglio and Cardinal Robert Sarah, respectively presidents of the two dicasteries. Also participating in the presentation were: Mr. Johan Ketelers, secretary general of the International Catholic Migration Commission (CICM) and Dr. Katrine Camilleri, assistant director of Jesuit Refugee Service Malta and recipient of the 2007 Nansen Refugee Award (United Nations Refugee Award, ACNUR-UNHCR).
“Our document,” explained Cardinal Veglio, “is a pastoral guide that starts from a fundamental premise, ... which is that every policy, initiative, or intervention in this area must be guided by the principle of the centrality and dignity of every human person. … Indeed, this is the pivot of the Church's social doctrine: 'individual human beings are the foundation, the cause and the end of every social institution'. Refugees, asylum seekers, and the forcibly displaced, therefore, are persons whose dignity must be protected, indeed, it must be the absolute priority. This is why the document recalls the rights granted to each refugee, which promote the individuals' well-being. These are well described in the 1951 Refugee Convention.”
“Governments must respect these rights while further [rights to be extended] to the people involved in forced migration must be studied. Protection must be guaranteed to all who live under conditions of forced migration, taking into account their specific needs, which can vary from a residency permit for victims of human trafficking to the possibility of being granted citizenship for those who are stateless,” the cardinal observed. On the contrary, he noted, it is occurring more and more frequently that refugees are subjected to confined detention, interment in refugee camps, and having their freedom to travel and their right to work restricted.
“It would be very different if their recognized and declared rights were properly respected. After all, the States have established and ratified these convention to ensure that individuals' rights do not remain just proclaimed ideals or commitments that are subscribed to but not honoured. … The Church, for her part, is convinced that the pastoral care for all persons who, in various ways, are involved in forced migration is a collective responsibility, as well as [the responsibility] of each individual believer. … In close connection to moral values and the Christian vision, we mean to save human lives, to restore dignity to persons, to offer hope, and to give adequate social and communal responses. Letting ourselves be challenged by the presence of refugees, asylum seekers, and other persons who have been forcibly displace compels us to go out of our closed world, which is familiar to us, toward the unknown, in mission, in the courageous witness of evangelization,” the prelate concluded.
Cardinal Sarah then referred to the four million displaced persons within Syria, noting the 80,000 deaths, in less than two years, that have been “collateral effects” of the conflict. In this regard he observed that, up until the 1950's, in war there was a proportion of 1 civilian victim to 9 military casualties while today that amount has been inverted and dozens of thousands of people are in flight, “in the attempt to, at least, save their lives”.
He also referenced the population of the Sahel region of Africa, condemned to hunger because of drought, likening the situation to that in the American states that have recently been hit by tornadoes. He emphasized that, “at whatever latitude, the fight against against natural catastrophes is absolutely unequal and gives a sense of how humanity is at the mercy of nature instead of being its responsible custodian.” The cardinal did not overlook those who, even in Europe, are unemployed and condemned to “a 'structural poverty', who pay the price of political choices with their own lives”. Many of these persons chose the path of emigration, unleashing the “phenomenon of a flight of [intellectuals], which further and permanently impoverishes their country of origin”.
In this state of things “the Church intervenes in different ways according to her ability, mainly thanks to the worthy work of her charitable organizations and their volunteers”. But “charity, first of all, is wed to the individual … charity isn't a window or a register. Whoever is in need must be able to find a good Samaritan whose heart beats with theirs because they are made alike and because [the good Samaritan] serves Christ [in serving their neighbour in need].” In the same way, charity “has a plural dimension: the refugee, the impoverished, the suffering need a network of ecclesial support that embraces and assimilates them … recognizing the dignity of the person and making them again feel part of the human family, respecting their identity and their faith” because “the Christian community is called to live the ecclesial dimension of charity”.
“Our document,” explained Cardinal Veglio, “is a pastoral guide that starts from a fundamental premise, ... which is that every policy, initiative, or intervention in this area must be guided by the principle of the centrality and dignity of every human person. … Indeed, this is the pivot of the Church's social doctrine: 'individual human beings are the foundation, the cause and the end of every social institution'. Refugees, asylum seekers, and the forcibly displaced, therefore, are persons whose dignity must be protected, indeed, it must be the absolute priority. This is why the document recalls the rights granted to each refugee, which promote the individuals' well-being. These are well described in the 1951 Refugee Convention.”
“Governments must respect these rights while further [rights to be extended] to the people involved in forced migration must be studied. Protection must be guaranteed to all who live under conditions of forced migration, taking into account their specific needs, which can vary from a residency permit for victims of human trafficking to the possibility of being granted citizenship for those who are stateless,” the cardinal observed. On the contrary, he noted, it is occurring more and more frequently that refugees are subjected to confined detention, interment in refugee camps, and having their freedom to travel and their right to work restricted.
“It would be very different if their recognized and declared rights were properly respected. After all, the States have established and ratified these convention to ensure that individuals' rights do not remain just proclaimed ideals or commitments that are subscribed to but not honoured. … The Church, for her part, is convinced that the pastoral care for all persons who, in various ways, are involved in forced migration is a collective responsibility, as well as [the responsibility] of each individual believer. … In close connection to moral values and the Christian vision, we mean to save human lives, to restore dignity to persons, to offer hope, and to give adequate social and communal responses. Letting ourselves be challenged by the presence of refugees, asylum seekers, and other persons who have been forcibly displace compels us to go out of our closed world, which is familiar to us, toward the unknown, in mission, in the courageous witness of evangelization,” the prelate concluded.
Cardinal Sarah then referred to the four million displaced persons within Syria, noting the 80,000 deaths, in less than two years, that have been “collateral effects” of the conflict. In this regard he observed that, up until the 1950's, in war there was a proportion of 1 civilian victim to 9 military casualties while today that amount has been inverted and dozens of thousands of people are in flight, “in the attempt to, at least, save their lives”.
He also referenced the population of the Sahel region of Africa, condemned to hunger because of drought, likening the situation to that in the American states that have recently been hit by tornadoes. He emphasized that, “at whatever latitude, the fight against against natural catastrophes is absolutely unequal and gives a sense of how humanity is at the mercy of nature instead of being its responsible custodian.” The cardinal did not overlook those who, even in Europe, are unemployed and condemned to “a 'structural poverty', who pay the price of political choices with their own lives”. Many of these persons chose the path of emigration, unleashing the “phenomenon of a flight of [intellectuals], which further and permanently impoverishes their country of origin”.
In this state of things “the Church intervenes in different ways according to her ability, mainly thanks to the worthy work of her charitable organizations and their volunteers”. But “charity, first of all, is wed to the individual … charity isn't a window or a register. Whoever is in need must be able to find a good Samaritan whose heart beats with theirs because they are made alike and because [the good Samaritan] serves Christ [in serving their neighbour in need].” In the same way, charity “has a plural dimension: the refugee, the impoverished, the suffering need a network of ecclesial support that embraces and assimilates them … recognizing the dignity of the person and making them again feel part of the human family, respecting their identity and their faith” because “the Christian community is called to live the ecclesial dimension of charity”.
Pope at Mass: The subtle danger of idolatry
Vatican Radio
19:54 06/06/2013
2013-06-06 - Everyone has "small or not so small" idolatries in their lives, but the road that leads to God is one of exclusive love for Him, as Jesus taught us. This was the focus of Pope Francis’ morning Mass at Casa Santa Marta Friday.
As is custom the Pope reflected on the daily readings and the Gospel episode that recounts the scribe who approached Jesus to ask which, in his opinion, "is the first of all the commandments". Pope Francis noted that the scribe’s intentions were probably “far from innocent”, that he gives the impression of wanting to "test" Christ, if not to "make him fall into a trap". The scribe approves of Jesus’ answer – where he quotes from the bible: " Hear, O Israel! The Lord our God is Lord alone!"- and Christ responds with the comment: “You are not far from the kingdom of God". Pope Francis said that, in essence, with that "you are not far" Jesus wanted to say to the scribe: "You know the theory very well," but "you are still some distance from the Kingdom of God", that is, you have to walk to “transform this commandment into reality”, because we “profess God through our way of life":
"It’s not enough to say: 'But I believe in God, God is the only God.' That’s fine, but how do you live this out in your life’s journey? Because we can say, 'The Lord is the only God, there is no other', but then live as if He was not the only God and have other deities at our disposal ... There is a danger of ' idolatry: idolatry, which is brought to us through the spirit of the world. And in this Jesus was clear: the spirit of the world, no. At the Last Supper he asks the Father to defend us from the spirit of the world, because the spirit of the world leads us to idolatry. "
Pope Francis continued: "Idolatry is subtle…we all have our hidden idols" and "the path of life to follow, to not be far from the kingdom of God" involves "discovering our hidden idols." The Pope pointed out that this attitude is already present in the Bible, in the episode in which Rachel, Jacob's wife, pretends she is not carrying idols which instead she took from her father's house and hid in her saddle. Pope Francis said that we too “have hid them in our saddle ... But we have to look for them and we have to destroy them," because to follow God the only path is that of a love based on "loyalty":
"And loyalty demands we drive out our idols, that we uncover them: they are hidden in our personality, in our way of life. But these are hidden idols mean that we are not faithful in love. The Apostle James, when he says, whoever wants to be a lover of the world makes himself an enemy of God, begins by saying: 'Adulterers!'. He gives out to us, but with that adjective: adulterers. Why? Because whoever is 'friend' of the world is an idolater, is not faithful to the love of God! The path that is not distant, that advances, moves forward in the Kingdom of God, is a path of loyalty which resembles that of married love. "
Pope Francis then asked, even "with our small or not so small idolatries" how is it possible not to be faithful "to a love so great?". To do this, you need to trust in Christ, who is "total loyalty" and who "loves us so much"
"We can now ask Jesus: 'Lord, you who are so good, teach me to be this path so that every day I may be less distant from the kingdom of God, this path to drive out all of my idols'. It is difficult, but we must begin ... The idols hidden in the many saddles, which we have in our personalities, in the way we live: drive out the idol of worldliness, which leads us to become enemies of God. We ask this grace of Jesus, today. "
Mass was concelebrated by Archbishop José Vitti of Curitiba in Brazil, Archbishop Juan Segura of Ibiza, Spain and Archbishop Chirayath Anthony of Sagar in India. Staff from the Vatican Library were present, accompanied by vice-prefect Ambrose Paizzoni, and a group of lay personnel of the Lateran University, accompanied by Vice Rector, Msgr. Patrick Valdrini.
In this state of things “the Church intervenes in different ways according to her ability, mainly thanks to the worthy work of her charitable organizations and their volunteers”. But “charity, first of all, is wed to the individual … charity isn't a window or a register. Whoever is in need must be able to find a good Samaritan whose heart beats with theirs because they are made alike and because [the good Samaritan] serves Christ [in serving their neighbour in need].” In the same way, charity “has a plural dimension: the refugee, the impoverished, the suffering need a network of ecclesial support that embraces and assimilates them … recognizing the dignity of the person and making them again feel part of the human family, respecting their identity and their faith” because “the Christian community is called to live the ecclesial dimension of charity”.
As is custom the Pope reflected on the daily readings and the Gospel episode that recounts the scribe who approached Jesus to ask which, in his opinion, "is the first of all the commandments". Pope Francis noted that the scribe’s intentions were probably “far from innocent”, that he gives the impression of wanting to "test" Christ, if not to "make him fall into a trap". The scribe approves of Jesus’ answer – where he quotes from the bible: " Hear, O Israel! The Lord our God is Lord alone!"- and Christ responds with the comment: “You are not far from the kingdom of God". Pope Francis said that, in essence, with that "you are not far" Jesus wanted to say to the scribe: "You know the theory very well," but "you are still some distance from the Kingdom of God", that is, you have to walk to “transform this commandment into reality”, because we “profess God through our way of life":
"It’s not enough to say: 'But I believe in God, God is the only God.' That’s fine, but how do you live this out in your life’s journey? Because we can say, 'The Lord is the only God, there is no other', but then live as if He was not the only God and have other deities at our disposal ... There is a danger of ' idolatry: idolatry, which is brought to us through the spirit of the world. And in this Jesus was clear: the spirit of the world, no. At the Last Supper he asks the Father to defend us from the spirit of the world, because the spirit of the world leads us to idolatry. "
Pope Francis continued: "Idolatry is subtle…we all have our hidden idols" and "the path of life to follow, to not be far from the kingdom of God" involves "discovering our hidden idols." The Pope pointed out that this attitude is already present in the Bible, in the episode in which Rachel, Jacob's wife, pretends she is not carrying idols which instead she took from her father's house and hid in her saddle. Pope Francis said that we too “have hid them in our saddle ... But we have to look for them and we have to destroy them," because to follow God the only path is that of a love based on "loyalty":
"And loyalty demands we drive out our idols, that we uncover them: they are hidden in our personality, in our way of life. But these are hidden idols mean that we are not faithful in love. The Apostle James, when he says, whoever wants to be a lover of the world makes himself an enemy of God, begins by saying: 'Adulterers!'. He gives out to us, but with that adjective: adulterers. Why? Because whoever is 'friend' of the world is an idolater, is not faithful to the love of God! The path that is not distant, that advances, moves forward in the Kingdom of God, is a path of loyalty which resembles that of married love. "
Pope Francis then asked, even "with our small or not so small idolatries" how is it possible not to be faithful "to a love so great?". To do this, you need to trust in Christ, who is "total loyalty" and who "loves us so much"
"We can now ask Jesus: 'Lord, you who are so good, teach me to be this path so that every day I may be less distant from the kingdom of God, this path to drive out all of my idols'. It is difficult, but we must begin ... The idols hidden in the many saddles, which we have in our personalities, in the way we live: drive out the idol of worldliness, which leads us to become enemies of God. We ask this grace of Jesus, today. "
Mass was concelebrated by Archbishop José Vitti of Curitiba in Brazil, Archbishop Juan Segura of Ibiza, Spain and Archbishop Chirayath Anthony of Sagar in India. Staff from the Vatican Library were present, accompanied by vice-prefect Ambrose Paizzoni, and a group of lay personnel of the Lateran University, accompanied by Vice Rector, Msgr. Patrick Valdrini.
In this state of things “the Church intervenes in different ways according to her ability, mainly thanks to the worthy work of her charitable organizations and their volunteers”. But “charity, first of all, is wed to the individual … charity isn't a window or a register. Whoever is in need must be able to find a good Samaritan whose heart beats with theirs because they are made alike and because [the good Samaritan] serves Christ [in serving their neighbour in need].” In the same way, charity “has a plural dimension: the refugee, the impoverished, the suffering need a network of ecclesial support that embraces and assimilates them … recognizing the dignity of the person and making them again feel part of the human family, respecting their identity and their faith” because “the Christian community is called to live the ecclesial dimension of charity”.
Pope Francis to future diplomats: No to careerism!
Vatican Radio
19:55 06/06/2013
2013-06-06 - Pope Francis on Thursday spoke to the members of the Pontifical Ecclesiastical Academy, which is dedicated to training priests to serve in the diplomatic corps and the Secretariat of State of the Holy See.
In his address, the Holy Father reminded the students that they must cultivate a deep spiritual life in order to attain the “inner freedom” that is necessary for their future work.
He also warned against ambition, and once again denounced careerism, which he called “a leprosy.”
Pope Francis looked to Blessed John XXIII as a model for the aspiring diplomats, recalling the care his predecessor always took “in guarding his soul, even in the midst of the most varied ecclesiastical and political occupations.”
Finally, Pope Francis made a special point of thanking the Sisters and the lay workers at the Pontifical Academy for their devoted service.
Below, please find the complete text of the Pope Francis’ remarks to the Pontifical Ecclesiastical Academy.
Dear Brothers in the Episcopate,
Dear priests, dear sisters, friends
I extend a warm welcome to all of you! I affectionately greet your President, Archbishop Beniamino Stella, and I thank him for the kind words he addressed to me on your behalf, remembering the welcome visits that I have made in the past to your Casa. I also remember the friendly insistence with which Bishop Stella convinced me, now two years ago, to send to the Academy a priest of the Archdiocese of Buenos Aires! Archbishop Stella knows to knock at the door! The problem was on my end, because I not found a priest to send, and I chose a “marathoner” . . . I sent him. A grateful thought goes also to his colleagues and to the Sisters and staff, who offer their generous service in your community.
Dear friends, you are preparing for a particular ministry of commitment, which will place you in the direct service of the Successor of Peter, of his charism of unity and communion, and of his solicitude for all the Churches. The work that is done in the Pontifical diplomatic service requires, like any type of priestly ministry, a great inner freedom. Live these years of your preparation with commitment, generosity, and greatness of soul, so that this freedom can really take shape in you!
But what does it mean to have this interior freedom? First of all it means being free from personal projects, being free from personal projects: from some of the concrete ways in which perhaps one day, you had thought of living your priesthood, from the possibilities of planning for the future; from the perspective of remaining for a long time in a “your” place of pastoral action. It means freeing yourself, in some way, even with respect to the culture and mindset from which you came, not by forgetting it, much less by denying it, but by opening yourself up, in charity, to understanding different cultures and meeting with people even from worlds very far from your own. Above all, it means vigilance in order to be free from ambition or personal aims, which can cause so much harm to the Church, taking care to always put in the first place not your own self-fulfillment, or the recognition that you could get whether inside and outside of the ecclesial community, but the greater good of the cause of the Gospel and the fulfillment of the mission that has been entrusted to you. This freedom from ambition or personal aims, for me, is important, it’s important! Careerism is leprosy! Leprosy! Please, no careerism! For this reason, each of you must be willing to integrate your vision of the Church, however legitimate, every personal idea or assessment, within the horizons seen by Peter, of his particular mission at the service of communion and the unity of the flock of Christ, of his pastoral charity which embraces the whole world, and that, thanks also to the action of the Pontifical diplomatic service, wishes to make itself present especially in those places, often forgotten, where the needs of the Church and of humanity are greatest.
In a word, the ministry for which you are preparing – because you are being prepared for a ministry, not a profession: it is a ministry! – this ministry calls you to go out of yourself, to a detachment from self that can only be achieved through an intense spiritual journey and a serious unification of your life around the mystery of the love of God and of the inscrutable plan of His call. In the light of the faith, we are able to live the freedom from our own projects and our own will, not as a cause of frustration or emptying, but as an opening to the superabundant gift of God, that makes our priesthood fruitful. Living the ministry in service to the Successor of Peter and to the Church to which you are called may appear demanding, but it will allow you, so to say, to be and to breathe within the heart of the Church, of its catholicity. And this constitutes a special gift, because, as Pope Benedict recalled when speaking to your community, “wherever there is openness to the objectivity of catholicity, there is also the principle of authentic personalization” (Speech to the Pontifical Ecclesiastical Academy, 10 June 2011).
Have great care for the spiritual life, which is the source of inner freedom. Without prayer, there is no interior freedom. You can make a precious treasure of the instruments of conforming your priestly spirituality to Christ Himself, cultivating a life of prayer and making your daily work the gymnasium of your sanctification. Here I am happy to recall the figure of Blessed John XXIII, the fiftieth anniversary of whose death we celebrated a few days ago: his work in the Pontifical diplomatic service was one of the places, and not the least significant, in which his sanctity was formed. Rereading his writings, one is impressed by the care he always took in guarding his soul, in the midst of the most varied ecclesial and political occupations. Here was born his inner freedom, the joy that he conveyed outwardly, and the effectiveness of his pastoral and diplomatic action. As he said in his Journal of a Soul, “the more mature I become in years and in experience, the more I recognize that the surest means for my personal sanctification and for the greater success of my service to the Holy See, remains the vigilant effort to reduce everything – principles, speeches, positions, affairs, to the greatest simplicity and calmness; in my vineyard, always to prune that which is simply useless foliage . . . and to go directly to that which is truth, justice, charity, above all charity. Any other [way] of doing things, is nothing but posturing and grasping at personal affirmation, which betrays itself and becomes cumbersome and ridiculous.” (Cinisello Balsamo 2000, p. 497). He wanted to prune his vineyard: to chase out the foliage, to prune. . . And some years later, joined to the end of his work in the Pontifical diplomatic service, when he was already Patriarch of Venice, he wrote, “Now I find myself completely in the ministry of souls. Truly I have always held that for an ecclesiastic, diplomacy, so to say, should always be permeated by a pastoral spirit; otherwise, it counts for nothing, and makes a holy mission ridiculous” (ibid., pp. 513-14). But this is important! Listen well: When in the Nunciature there is a secretary or a nuncio that doesn’t go along the way of sanctity, and gets involved in so many forms, in so many kinds of spiritual worldliness, he looks ridiculous, and everyone laughs at him! Please don’t be ridiculous: either [be] saints or go back to the diocese and be a pastor, but don’t be ridiculous in the diplomatic [service], in the diplomatic live, where there is so much danger of becoming worldly in spirituality.
I would also like to say something to the Sisters – thank you for coming! – who undertake their daily service among you with a religious and Franciscan spirit. They are good Mothers who accompany you with prayer, with their simple and essential words, and above all by the example of loyalty, dedication and love. Along with them I would like to thank the lay staff who work in Casa. Their hidden, but important presence, allows you to spend your time in the Academy with serenity and commitment.
Dear priests, I hope that you will undertake the service to the Holy See with the same spirit as Blessed John XXIII. I ask you to pray for me, and I commend you to the safekeeping of the Virgin May and of Saint Anthony the Abbot, your patron. May the assurance of my prayers and of my blessing – which I cordially extend to all your loved ones – go with you. Thank you!
In his address, the Holy Father reminded the students that they must cultivate a deep spiritual life in order to attain the “inner freedom” that is necessary for their future work.
He also warned against ambition, and once again denounced careerism, which he called “a leprosy.”
Pope Francis looked to Blessed John XXIII as a model for the aspiring diplomats, recalling the care his predecessor always took “in guarding his soul, even in the midst of the most varied ecclesiastical and political occupations.”
Finally, Pope Francis made a special point of thanking the Sisters and the lay workers at the Pontifical Academy for their devoted service.
Below, please find the complete text of the Pope Francis’ remarks to the Pontifical Ecclesiastical Academy.
Dear Brothers in the Episcopate,
Dear priests, dear sisters, friends
I extend a warm welcome to all of you! I affectionately greet your President, Archbishop Beniamino Stella, and I thank him for the kind words he addressed to me on your behalf, remembering the welcome visits that I have made in the past to your Casa. I also remember the friendly insistence with which Bishop Stella convinced me, now two years ago, to send to the Academy a priest of the Archdiocese of Buenos Aires! Archbishop Stella knows to knock at the door! The problem was on my end, because I not found a priest to send, and I chose a “marathoner” . . . I sent him. A grateful thought goes also to his colleagues and to the Sisters and staff, who offer their generous service in your community.
Dear friends, you are preparing for a particular ministry of commitment, which will place you in the direct service of the Successor of Peter, of his charism of unity and communion, and of his solicitude for all the Churches. The work that is done in the Pontifical diplomatic service requires, like any type of priestly ministry, a great inner freedom. Live these years of your preparation with commitment, generosity, and greatness of soul, so that this freedom can really take shape in you!
But what does it mean to have this interior freedom? First of all it means being free from personal projects, being free from personal projects: from some of the concrete ways in which perhaps one day, you had thought of living your priesthood, from the possibilities of planning for the future; from the perspective of remaining for a long time in a “your” place of pastoral action. It means freeing yourself, in some way, even with respect to the culture and mindset from which you came, not by forgetting it, much less by denying it, but by opening yourself up, in charity, to understanding different cultures and meeting with people even from worlds very far from your own. Above all, it means vigilance in order to be free from ambition or personal aims, which can cause so much harm to the Church, taking care to always put in the first place not your own self-fulfillment, or the recognition that you could get whether inside and outside of the ecclesial community, but the greater good of the cause of the Gospel and the fulfillment of the mission that has been entrusted to you. This freedom from ambition or personal aims, for me, is important, it’s important! Careerism is leprosy! Leprosy! Please, no careerism! For this reason, each of you must be willing to integrate your vision of the Church, however legitimate, every personal idea or assessment, within the horizons seen by Peter, of his particular mission at the service of communion and the unity of the flock of Christ, of his pastoral charity which embraces the whole world, and that, thanks also to the action of the Pontifical diplomatic service, wishes to make itself present especially in those places, often forgotten, where the needs of the Church and of humanity are greatest.
In a word, the ministry for which you are preparing – because you are being prepared for a ministry, not a profession: it is a ministry! – this ministry calls you to go out of yourself, to a detachment from self that can only be achieved through an intense spiritual journey and a serious unification of your life around the mystery of the love of God and of the inscrutable plan of His call. In the light of the faith, we are able to live the freedom from our own projects and our own will, not as a cause of frustration or emptying, but as an opening to the superabundant gift of God, that makes our priesthood fruitful. Living the ministry in service to the Successor of Peter and to the Church to which you are called may appear demanding, but it will allow you, so to say, to be and to breathe within the heart of the Church, of its catholicity. And this constitutes a special gift, because, as Pope Benedict recalled when speaking to your community, “wherever there is openness to the objectivity of catholicity, there is also the principle of authentic personalization” (Speech to the Pontifical Ecclesiastical Academy, 10 June 2011).
Have great care for the spiritual life, which is the source of inner freedom. Without prayer, there is no interior freedom. You can make a precious treasure of the instruments of conforming your priestly spirituality to Christ Himself, cultivating a life of prayer and making your daily work the gymnasium of your sanctification. Here I am happy to recall the figure of Blessed John XXIII, the fiftieth anniversary of whose death we celebrated a few days ago: his work in the Pontifical diplomatic service was one of the places, and not the least significant, in which his sanctity was formed. Rereading his writings, one is impressed by the care he always took in guarding his soul, in the midst of the most varied ecclesial and political occupations. Here was born his inner freedom, the joy that he conveyed outwardly, and the effectiveness of his pastoral and diplomatic action. As he said in his Journal of a Soul, “the more mature I become in years and in experience, the more I recognize that the surest means for my personal sanctification and for the greater success of my service to the Holy See, remains the vigilant effort to reduce everything – principles, speeches, positions, affairs, to the greatest simplicity and calmness; in my vineyard, always to prune that which is simply useless foliage . . . and to go directly to that which is truth, justice, charity, above all charity. Any other [way] of doing things, is nothing but posturing and grasping at personal affirmation, which betrays itself and becomes cumbersome and ridiculous.” (Cinisello Balsamo 2000, p. 497). He wanted to prune his vineyard: to chase out the foliage, to prune. . . And some years later, joined to the end of his work in the Pontifical diplomatic service, when he was already Patriarch of Venice, he wrote, “Now I find myself completely in the ministry of souls. Truly I have always held that for an ecclesiastic, diplomacy, so to say, should always be permeated by a pastoral spirit; otherwise, it counts for nothing, and makes a holy mission ridiculous” (ibid., pp. 513-14). But this is important! Listen well: When in the Nunciature there is a secretary or a nuncio that doesn’t go along the way of sanctity, and gets involved in so many forms, in so many kinds of spiritual worldliness, he looks ridiculous, and everyone laughs at him! Please don’t be ridiculous: either [be] saints or go back to the diocese and be a pastor, but don’t be ridiculous in the diplomatic [service], in the diplomatic live, where there is so much danger of becoming worldly in spirituality.
I would also like to say something to the Sisters – thank you for coming! – who undertake their daily service among you with a religious and Franciscan spirit. They are good Mothers who accompany you with prayer, with their simple and essential words, and above all by the example of loyalty, dedication and love. Along with them I would like to thank the lay staff who work in Casa. Their hidden, but important presence, allows you to spend your time in the Academy with serenity and commitment.
Dear priests, I hope that you will undertake the service to the Holy See with the same spirit as Blessed John XXIII. I ask you to pray for me, and I commend you to the safekeeping of the Virgin May and of Saint Anthony the Abbot, your patron. May the assurance of my prayers and of my blessing – which I cordially extend to all your loved ones – go with you. Thank you!
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ cung hiến và khánh thành Nhà Thờ Gíao Họ La Vang Bảo Lộc
K' Ches
10:37 06/06/2013
Qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, và sau hơn ba năm khởi công xây dựng. Nay một ngôi nhà thờ mới uy nghi, khang trang được xây cất giữa vùng đất khô cằn, sỏi đá thay thế cho ngôi nhà nguyện cũ lợp bằng mái tranh – vách nứa, với biết bao công sức của nhiều người. Đó là nhà thờ Giáo họ La Vang – Giáo xứ Bảo Lộc.
Xem hình ảnh
Ngày 04.06.2013 thật là một ngày hồng phúc, ngày sẽ được nghi vào lịch sử giáo xứ Bảo Lộc nói riêng và Giáo hạt Bảo lộc nói chung, và mỗi người Giáo dân La Vang sẽ khắc ghi vào tâm hồn mình. Niềm vui đó được nhân rộng khi Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương vị cha chung của Giáo Phận đã đến cử hành thánh lễ và chủ sự nghi thức Cung Hiến và Khánh Thành nhà thờ mới với tước hiệu Đức Mẹ La Vang. Đó là niềm vui chung của Giáo Hội, của Giáo Phận khi có thêm một ngôi nhà thờ để cử hành thánh lễ và các Bí Tích mỗi ngày, một cơ sở để giáo dân sinh hoạt các việc đạo đức. Đặc biệt là đối với Giáo họ La Vang – Giáo xứ Bảo Lộc. Từ nay nơi đây trong ngôi thánh đường xinh đẹp này những người con của giáo họ sẽ cùng nhau quy tụ để tạ ơn Chúa cũng như dâng lên Chúa những khó nhọc, vất vả của đời sống thường ngày, là nơi gặp gỡ và lãnh nhận hồng ân và bổ sức của Chúa.
Nhìn lại lịch sử mới có thể cảm nhận và hiểu rõ những khó khăn mà giáo họ phải vượt qua. Giáo họ La Vang bắt đầu hình thành từ năm 1978 do chính sách di dân. Khi đó cha cố Louis Phạm Văn Nhượng đã chọn nơi này làm điểm giãn dân của xã Lộc Phát. Thời điểm đó quý cha xứ Quảng Lâm, Hòa Phát đã đến động viên và giúp đỡ phần thiêng liêng cho những gia đình đầu tiên đến đây lập nghiệp. Nhưng cho đến thập niên 90 mới có những Thánh lễ cử hành tại nhà của một giáo dân. Do sức khỏe yếu kém, cha xứ Thiện Lộc đã xin Giáo Phận trao phần đất này cho Giáo xứ Bảo Lộc coi sóc và đến năm 2003 Đức Tổng Phêrô nguyên Giám Mục Giáo Phận Đà Lạt đã ký giấy chính thức cho giáo họ thuộc về Giáo xứ Bảo Lộc. Đồng thời Ngài cũng hỗ trợ tiền cho giáo họ để mua 1ha2 đất là nơi mà hôm nay nhà thờ mới được xây dựng. Với biết bao nỗ lực đến năm 2005 mới được phép về dâng lễ tại lán trại mái tranh vách nứa. Kể từ đó Cha Giuse Quản xứ Bảo Lộc cùng với các cha phụ tá đã giúp cho giáo họ có được thánh lễ mỗi ngày Chúa Nhật và các ngày lễ trọng.
Với biết bao sự giúp đỡ của những ân nhân xa gần, đặc biệt là sự hy sinh chắt chiu của quý cha và sự quảng đại đóng góp của anh chị em giáo xứ mẹ Bảo Lộc, nên giờ đây khuôn viên của giáo họ đã được nới rộng trên 3ha5 với đầy đủ cơ sở vật chất khả dĩ đủ điều kiện trở thành một giáo xứ trong Giáo Hạt và Giáo Phận. Phát triển theo dòng thời gian, giờ đây giáo họ có trên 1000 nhân danh (hơn 40 nhân danh người dân tộc thiểu số) với hơn 300 hộ gia đình Công Giáo.
Nhà thờ Giáo họ La Vang nằm rất gần với khu du lịch thác Dambri điều này rất quan trọng và cần thiết để giáo họ trở thành một khu du lịch tâm linh cho du khách. Và trong lời chia sẻ sau thánh lễ, Đức Cha cũng muốn nơi này sẽ là trung tâm hành hương cùng với Đài Đức Mẹ Suối An Bình - đèo Bảo Lộc.
Giáo họ La Vang từ nay đã có một ngôi nhà chung để cầu nguyện, để tạ ơn Thiên Chúa. Xin Chúa ban cho mỗi người con trong giáo họ có thêm sức mạnh và ơn hiểu biết của Thánh Thần để dấn bước rao truyền Tin mừng trên cánh đồng mà giáo họ La Vang đang sinh sống.
Xem hình ảnh
Ngày 04.06.2013 thật là một ngày hồng phúc, ngày sẽ được nghi vào lịch sử giáo xứ Bảo Lộc nói riêng và Giáo hạt Bảo lộc nói chung, và mỗi người Giáo dân La Vang sẽ khắc ghi vào tâm hồn mình. Niềm vui đó được nhân rộng khi Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương vị cha chung của Giáo Phận đã đến cử hành thánh lễ và chủ sự nghi thức Cung Hiến và Khánh Thành nhà thờ mới với tước hiệu Đức Mẹ La Vang. Đó là niềm vui chung của Giáo Hội, của Giáo Phận khi có thêm một ngôi nhà thờ để cử hành thánh lễ và các Bí Tích mỗi ngày, một cơ sở để giáo dân sinh hoạt các việc đạo đức. Đặc biệt là đối với Giáo họ La Vang – Giáo xứ Bảo Lộc. Từ nay nơi đây trong ngôi thánh đường xinh đẹp này những người con của giáo họ sẽ cùng nhau quy tụ để tạ ơn Chúa cũng như dâng lên Chúa những khó nhọc, vất vả của đời sống thường ngày, là nơi gặp gỡ và lãnh nhận hồng ân và bổ sức của Chúa.
Nhìn lại lịch sử mới có thể cảm nhận và hiểu rõ những khó khăn mà giáo họ phải vượt qua. Giáo họ La Vang bắt đầu hình thành từ năm 1978 do chính sách di dân. Khi đó cha cố Louis Phạm Văn Nhượng đã chọn nơi này làm điểm giãn dân của xã Lộc Phát. Thời điểm đó quý cha xứ Quảng Lâm, Hòa Phát đã đến động viên và giúp đỡ phần thiêng liêng cho những gia đình đầu tiên đến đây lập nghiệp. Nhưng cho đến thập niên 90 mới có những Thánh lễ cử hành tại nhà của một giáo dân. Do sức khỏe yếu kém, cha xứ Thiện Lộc đã xin Giáo Phận trao phần đất này cho Giáo xứ Bảo Lộc coi sóc và đến năm 2003 Đức Tổng Phêrô nguyên Giám Mục Giáo Phận Đà Lạt đã ký giấy chính thức cho giáo họ thuộc về Giáo xứ Bảo Lộc. Đồng thời Ngài cũng hỗ trợ tiền cho giáo họ để mua 1ha2 đất là nơi mà hôm nay nhà thờ mới được xây dựng. Với biết bao nỗ lực đến năm 2005 mới được phép về dâng lễ tại lán trại mái tranh vách nứa. Kể từ đó Cha Giuse Quản xứ Bảo Lộc cùng với các cha phụ tá đã giúp cho giáo họ có được thánh lễ mỗi ngày Chúa Nhật và các ngày lễ trọng.
Với biết bao sự giúp đỡ của những ân nhân xa gần, đặc biệt là sự hy sinh chắt chiu của quý cha và sự quảng đại đóng góp của anh chị em giáo xứ mẹ Bảo Lộc, nên giờ đây khuôn viên của giáo họ đã được nới rộng trên 3ha5 với đầy đủ cơ sở vật chất khả dĩ đủ điều kiện trở thành một giáo xứ trong Giáo Hạt và Giáo Phận. Phát triển theo dòng thời gian, giờ đây giáo họ có trên 1000 nhân danh (hơn 40 nhân danh người dân tộc thiểu số) với hơn 300 hộ gia đình Công Giáo.
Nhà thờ Giáo họ La Vang nằm rất gần với khu du lịch thác Dambri điều này rất quan trọng và cần thiết để giáo họ trở thành một khu du lịch tâm linh cho du khách. Và trong lời chia sẻ sau thánh lễ, Đức Cha cũng muốn nơi này sẽ là trung tâm hành hương cùng với Đài Đức Mẹ Suối An Bình - đèo Bảo Lộc.
Giáo họ La Vang từ nay đã có một ngôi nhà chung để cầu nguyện, để tạ ơn Thiên Chúa. Xin Chúa ban cho mỗi người con trong giáo họ có thêm sức mạnh và ơn hiểu biết của Thánh Thần để dấn bước rao truyền Tin mừng trên cánh đồng mà giáo họ La Vang đang sinh sống.
Lễ Tiên Khấn,Vĩnh Khấn và Ngân Khánh Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An.
10:29 06/06/2013
Tháng 6, tháng kính Trái Tim Chúa Giêsu. Đây cũng thời gian có nhiều lễ phong chức, lễ khấn dòng nên tháng Thánh Tâm là mùa ơn gọi dâng hiến.
Xem hình ảnh
Sáng ngày 5-6-2013, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phan Thiết đã chủ sự lễ tạ ơn Khấn Dòng và mừng Ngân Khánh. Cùng đồng tế có Cha Tổng Đại Diện JB Hoàng Văn Khanh, Đức Viện Phụ Đan Viện Châu Thuỷ, quý Cha Hạt Trưởng, quý Cha Giáo Sư và hơn 80 Linh mục trong và ngoài Giáo phận, lời cầu nguyện sốt mến của các tu sĩ nam nữ và đông đảo thân nhân ân nhân các tân khấn sinh.
Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết tràn ngập niềm vui tạ ơn cùng với 19 Nữ Tu Khấn Lần Đầu, 21 Nữ Tu Vĩnh Khấn và 3 Nữ Tu mừng Ngân Khánh Khấn Dòng: Maria Nguyễn Thị Loan, Maria Trần Thị Hương, Maria Phan Thị Kim Tuyết. Sự hiện diện của cộng đoàn cùng quý Linh Mục bên cạnh Giám Mục làm rạng ngời mầu nhiệm hiệp thông của Dân Thánh Chúa đã mang lại vô vàn ơn thánh cho hội dòng.
Lễ Khấn Dòng diễn ra giữa lòng Năm Đức Tin. Đây chính là lời tuyên xưng. Tuyên xưng vào hồng ân Thiên Chúa, chính tình thương của Ngài đã luôn mở rộng mời gọi các tâm hồn thiện chí đáp lại lời kêu mời để dấn bước sống đời dâng hiến. Tuyên xưng vào tình thương mang tính nâng đỡ, các Nữ Tu với ánh nến cháy sáng trên tay nói lên lời cam kết hay lập lại lời cam kết năm nào cũng chính là muốn đáp trả tiếng Chúa để dâng hiến đời mình phục vụ dân thánh. Tuyên xưng lại vào niềm trông cậy phó thác, xin Chúa nâng đỡ và ban sức mạnh để các Nữ Tu trung thành và sẵn sàng ra đi mang lại hoa trái trong vườn nho của Chúa.
Trong niềm vui tạ ơn, cộng đoàn phụng vụ chung lời cầu nguyện để cho các khấn sinh, khi đã dâng tâm tình trong lời cam kết gắn bó với Đức Kitô chịu đóng đinh như là đối tượng duy nhất của lòng trí, các Nữ tu sẵn sàng tiến lên và đi đến cùng trong chọn lựa của mình. Mỗi dịp lễ khấn đều là một khởi đầu mới trong hành trình hiến dâng. Vì vậy được tháp tùng và nâng đỡ bằng trong lời kinh nguyện của người nhà của người thân là điều cần thiết và đáng ước mơ.Các Nữ tu dâng lên Thiên Chúa của lễ trọn một cuộc đời tận hiến cho tình yêu Mến Thánh Giá. Khi tuyên khấn, người Nữ tu muốn dâng hiến trọn đời mình cho Đức Kitô cả thể xác lẫn tâm hồn.
Đức Cha Giuse giảng lễ, suy niệm Tin Mừng Ga 15, 4-12
Hôm nay lễ khấn của các chị em Hội Dòng MTG PT, qua bài Phúc Âm chọn đọc, Chúa Giêsu cũng trao vào tay chị em món quà đặc biệt là chìa khóa mở vào niềm vui trọn vẹn với ba lời tâm huyết.
1. “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”
Trong Phúc Âm Gioan, động từ “ở lại” không nhằm diễn tả một chuyển động như là “ngưòi ơi người ở đừng về”, hay là gắn liền với một phuơng huớng như là chỉ định ở chỗ này hay chỗ khác, mà là một hình tượng còn nói nhiều hơn cả chữ nghĩa nữa. “Ở lại” muốn nói đến sự gắn bó, thông phần, chia sẻ, náu nuơng, tuơng quan máu thịt. Ở lại trong tình yêu là buớc đi trên con đuờng Chúa Giêsu đã đi. Chính vì vậy một cách nào đó các chị em buớc vào đời thánh hiến cũng đuợc nhìn trong truyền thống của Giáo Hội như là những ngưòi tiếp bước Chúa Kitô, đặt bước chân mình trong bước chân Đức Kitô.
Môn đệ gắn bó với Thầy là chuyện phải lẽ, bởi thầy trò cùng có một lý tưởng, cùng chung một đường đi và đến cùng một đích điểm. Thầy ở đâu, môn đệ cũng ở đó. Và môn đệ gắn bó với Thầy cũng là chuyện phải đạo. Thầy nào trò nấy. “Ở lại trong tình thương của Thầy” là điều kiện trước hết trên hết để niềm vui của người môn đệ được trọn vẹn.
Lát nữa đây trong lời tuyên khấn, khi chị em đọc lên quyết tâm “chọn Chúa Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí” chính là lúc chị em từ bỏ tất cả, ngay cả những gì là thiết thân nhất nơi mình như hàm răng mái tóc, dáng vóc tính tình để ôm lấy Thánh Giá mà ở lại trong tình thương của Thầy chí thánh. Quả là một quyết tâm xé lòng, nhưng cũng là một chọn lựa quyết liệt để có được niềm vui.
2. “Hãy yêu thương nhau”
Chắc không phải vô tình khi Chúa Giêsu dạy “yêu mến nhau” ngay sau khi Ngài dạy “ở trong tình yêu của Ngài”, nhưng cố ý cho thấy hệ quả và dấu hiệu hữu hình của việc gắn bó với Ngài chính là tình yêu cụ thể dành cho nhau. Đời thánh hiến, trong một hội dòng là đời sống giữa cộng đoàn, trong đó mọi thành viên coi nhau như chị em một nhà, vì thế yêu thuơng nhau là lẽ đuơng nhiên. Nếu trong cộng đoàn 12 người năm xưa còn có nhiều khác biệt thậm chí ghen tị ganh đua, thì cộng đoàn hôm nay đông đảo, cũng có những va chạm hiểu lầm nhau. Dưới ánh nhìn của Đức Kitô và trong ánh sáng Tin mừng, các chị em sẽ tìm đuợc ánh sáng và sức mạnh để đón nhận nhau, chấp nhận khác biệt trong cộng đoàn để làm phong phú cho nhau và thương yêu nhiều hơn nữa.
Nếu gà cùng một mẹ chia sẻ cùng một tình thương trong đàn, thì môn đệ cũng sống bởi và bằng tình thương duy nhất của Thầy, nên “yêu thương nhau” vừa như một lẽ sống biết chia sẻ cho đi, vừa như một sức sống luôn nhân tăng mở rộng, và còn như một dấu hiệu sống động minh họa cho đời thánh hiến có khả năng làm chứng cho hạnh phúc niềm vui Nước Trời.
Người trong nam quen gọi nữ tu là “dì phước”, nghĩa là người thích làm phước giúp đỡ kẻ khác và cũng là người gặp được hạnh phúc trong đời, nhưng người trong cuộc lại xác tín rằng mình chỉ giữ được hạnh phúc trọn vẹn khi dấn thân trong đời sống cộng đoàn, có chị có em bên nhau, nương tựa vào nhau mà sống. Chị ngã em nâng, chị dâng em hiến, và cứ thế yêu thương nhau trở nên sức sống niềm vui.
3. “Hãy ra đi và mang lại hoa trái”
Thầy Giêsu là Đấng Cứu Độ và công trình đời Người là đem ơn cứu rỗi đến cho mọi người. Khi về trời, Thầy không làm việc trực tiếp nữa, nhưng đã ủy thác cho các môn đệ lệnh truyền “đến với muôn dân”. Từ đó Giáo Hội được khai sinh, trong sức mạnh của Thánh Thần, các môn đệ lên đường truyền giáo muôn ngả và kết sinh hoa trái phong phú dọc dài lịch sử.
43 chị em hôm nay, dù tiên khấn hay vĩnh khấn, cũng sẽ được phân bổ về những nơi có nhu cầu mục vụ. Đây là cuộc ra đi của người môn đệ, không lựa chọn nơi đến, không lựa chọn đối tượng phục vụ, nhưng chỉ canh cánh bên lòng ước vọng đem lại hoa trái cho mùa cứu rỗi. Khấn là điểm đến trong quá trình ơn gọi, nhưng khấn cũng là điểm tái khởi hành trong tiếng gọi ra đi để niềm vui được thênh thang.
Tóm lại, thưa cộng đoàn cũng như các chị em, ở lại trong tình yêu Chúa, rồi yêu thuơng nhau, và ra đi để kết sinh hoa trái, đó là bản ghi nhớ nhân dịp khấn dòng hôm nay.
Nhân dịp này, tôi muốn nói lên lời cảm ơn các gia đình hiện diện rất đông đủ cùng con em của mình trong dịp trọng đại này. Cha mẹ đã quảng đại đóng góp cho hội dòng cũng như Giáo Hội địa phuơng những thành viên ưu tú của gia đình mình để làm thành những của lễ hiên dâng. Cũng xin đuợc cảm ơn hội dòng đã đóng góp vào chuơng trình truyền giáo của giáo phận bằng những bước chân không mỏi, bằng những tâm hồn luôn tưoi trẻ, và bằng một thiện chí chừng như không vơi cạn. Giáo Hội có được những hoa trái âm thầm đó đây cũng chính là nhờ những công lao đóng góp âm thầm của các chị em trong những cộng đoàn địa phuơng. Xin đuợc hợp với Cha Tổng Đại Diện, hợp với Đức Viện Phụ, quý Cha hiện diện chúc mừng cho hội dòng, cách riêng cho các chị em. Xin chúc mừng trăm năm hạnh phúc!
Cuối thánh lễ, đại diện gia đình các tân khấn sinh và đại diện Hội Dòng dâng lời cảm tạ.
Mặc dù đông đảo khấn sinh, nhưng nghi thức ngắn gọn trong thời gian 45 phút và thánh lễ gói gọn khoảng 130 phút.
Sau thánh lễ các linh mục đồng tế, các tu sĩ nam nữ và các thân nhân khấn sinh điểm tâm sáng chia vui với Hội dòng.
Đời tu là một bài ca tạ ơn Thiên Chúa. Tạ ơn vì đời sống thánh hiến được ban cho Giáo Hội. Hồng ân Thiên Chúa chiếu rực trong cuộc đời của người tu sĩ để rồi người tu sĩ được biến đổi để đem Chúa Kitô cho cuộc đời.
Tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, mùa khấn dòng và phong chức khắp các giáo phận và các hội dòng. Xin chung lời cầu nguyện cho 43 bông hoa tiến dâng cho Trái Tim Nhân Từ của Chúa Giêsu. Hôm nay đã tươi đẹp, trong suốt quãng đời tương lai được mãi tươi, mãi đẹp, mãi tỏa hương nhân đức khoe sắc yêu thương.
Sáng ngày 6-6-2013, tại Nhà Thờ Võ Đắc, Giáo xứ tổ chức thánh lễ tạ ơn mừng 6 Nữ Tu đón nhận hồng ân thánh hiến. 2 Nữ Tu Ngân Khánh: Maria Nguyễn Thị Loan, Maria Trần Thị Hương, 3 Nữ Tu Vĩnh Khấn: Têrêxa Nguyễn Ngọc Huyền Linh, Maria Nguyễn Ngọc Kim Tính, Maria Mai Thị Thanh Trang và 1 Nữ Tu Tiên Khấn: Lucia Nguyễn Lê Thu Trang.
Xem hình ảnh
Sáng ngày 5-6-2013, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phan Thiết đã chủ sự lễ tạ ơn Khấn Dòng và mừng Ngân Khánh. Cùng đồng tế có Cha Tổng Đại Diện JB Hoàng Văn Khanh, Đức Viện Phụ Đan Viện Châu Thuỷ, quý Cha Hạt Trưởng, quý Cha Giáo Sư và hơn 80 Linh mục trong và ngoài Giáo phận, lời cầu nguyện sốt mến của các tu sĩ nam nữ và đông đảo thân nhân ân nhân các tân khấn sinh.
Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết tràn ngập niềm vui tạ ơn cùng với 19 Nữ Tu Khấn Lần Đầu, 21 Nữ Tu Vĩnh Khấn và 3 Nữ Tu mừng Ngân Khánh Khấn Dòng: Maria Nguyễn Thị Loan, Maria Trần Thị Hương, Maria Phan Thị Kim Tuyết. Sự hiện diện của cộng đoàn cùng quý Linh Mục bên cạnh Giám Mục làm rạng ngời mầu nhiệm hiệp thông của Dân Thánh Chúa đã mang lại vô vàn ơn thánh cho hội dòng.
Lễ Khấn Dòng diễn ra giữa lòng Năm Đức Tin. Đây chính là lời tuyên xưng. Tuyên xưng vào hồng ân Thiên Chúa, chính tình thương của Ngài đã luôn mở rộng mời gọi các tâm hồn thiện chí đáp lại lời kêu mời để dấn bước sống đời dâng hiến. Tuyên xưng vào tình thương mang tính nâng đỡ, các Nữ Tu với ánh nến cháy sáng trên tay nói lên lời cam kết hay lập lại lời cam kết năm nào cũng chính là muốn đáp trả tiếng Chúa để dâng hiến đời mình phục vụ dân thánh. Tuyên xưng lại vào niềm trông cậy phó thác, xin Chúa nâng đỡ và ban sức mạnh để các Nữ Tu trung thành và sẵn sàng ra đi mang lại hoa trái trong vườn nho của Chúa.
Trong niềm vui tạ ơn, cộng đoàn phụng vụ chung lời cầu nguyện để cho các khấn sinh, khi đã dâng tâm tình trong lời cam kết gắn bó với Đức Kitô chịu đóng đinh như là đối tượng duy nhất của lòng trí, các Nữ tu sẵn sàng tiến lên và đi đến cùng trong chọn lựa của mình. Mỗi dịp lễ khấn đều là một khởi đầu mới trong hành trình hiến dâng. Vì vậy được tháp tùng và nâng đỡ bằng trong lời kinh nguyện của người nhà của người thân là điều cần thiết và đáng ước mơ.Các Nữ tu dâng lên Thiên Chúa của lễ trọn một cuộc đời tận hiến cho tình yêu Mến Thánh Giá. Khi tuyên khấn, người Nữ tu muốn dâng hiến trọn đời mình cho Đức Kitô cả thể xác lẫn tâm hồn.
Đức Cha Giuse giảng lễ, suy niệm Tin Mừng Ga 15, 4-12
Hôm nay lễ khấn của các chị em Hội Dòng MTG PT, qua bài Phúc Âm chọn đọc, Chúa Giêsu cũng trao vào tay chị em món quà đặc biệt là chìa khóa mở vào niềm vui trọn vẹn với ba lời tâm huyết.
1. “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”
Trong Phúc Âm Gioan, động từ “ở lại” không nhằm diễn tả một chuyển động như là “ngưòi ơi người ở đừng về”, hay là gắn liền với một phuơng huớng như là chỉ định ở chỗ này hay chỗ khác, mà là một hình tượng còn nói nhiều hơn cả chữ nghĩa nữa. “Ở lại” muốn nói đến sự gắn bó, thông phần, chia sẻ, náu nuơng, tuơng quan máu thịt. Ở lại trong tình yêu là buớc đi trên con đuờng Chúa Giêsu đã đi. Chính vì vậy một cách nào đó các chị em buớc vào đời thánh hiến cũng đuợc nhìn trong truyền thống của Giáo Hội như là những ngưòi tiếp bước Chúa Kitô, đặt bước chân mình trong bước chân Đức Kitô.
Môn đệ gắn bó với Thầy là chuyện phải lẽ, bởi thầy trò cùng có một lý tưởng, cùng chung một đường đi và đến cùng một đích điểm. Thầy ở đâu, môn đệ cũng ở đó. Và môn đệ gắn bó với Thầy cũng là chuyện phải đạo. Thầy nào trò nấy. “Ở lại trong tình thương của Thầy” là điều kiện trước hết trên hết để niềm vui của người môn đệ được trọn vẹn.
Lát nữa đây trong lời tuyên khấn, khi chị em đọc lên quyết tâm “chọn Chúa Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí” chính là lúc chị em từ bỏ tất cả, ngay cả những gì là thiết thân nhất nơi mình như hàm răng mái tóc, dáng vóc tính tình để ôm lấy Thánh Giá mà ở lại trong tình thương của Thầy chí thánh. Quả là một quyết tâm xé lòng, nhưng cũng là một chọn lựa quyết liệt để có được niềm vui.
2. “Hãy yêu thương nhau”
Chắc không phải vô tình khi Chúa Giêsu dạy “yêu mến nhau” ngay sau khi Ngài dạy “ở trong tình yêu của Ngài”, nhưng cố ý cho thấy hệ quả và dấu hiệu hữu hình của việc gắn bó với Ngài chính là tình yêu cụ thể dành cho nhau. Đời thánh hiến, trong một hội dòng là đời sống giữa cộng đoàn, trong đó mọi thành viên coi nhau như chị em một nhà, vì thế yêu thuơng nhau là lẽ đuơng nhiên. Nếu trong cộng đoàn 12 người năm xưa còn có nhiều khác biệt thậm chí ghen tị ganh đua, thì cộng đoàn hôm nay đông đảo, cũng có những va chạm hiểu lầm nhau. Dưới ánh nhìn của Đức Kitô và trong ánh sáng Tin mừng, các chị em sẽ tìm đuợc ánh sáng và sức mạnh để đón nhận nhau, chấp nhận khác biệt trong cộng đoàn để làm phong phú cho nhau và thương yêu nhiều hơn nữa.
Nếu gà cùng một mẹ chia sẻ cùng một tình thương trong đàn, thì môn đệ cũng sống bởi và bằng tình thương duy nhất của Thầy, nên “yêu thương nhau” vừa như một lẽ sống biết chia sẻ cho đi, vừa như một sức sống luôn nhân tăng mở rộng, và còn như một dấu hiệu sống động minh họa cho đời thánh hiến có khả năng làm chứng cho hạnh phúc niềm vui Nước Trời.
Người trong nam quen gọi nữ tu là “dì phước”, nghĩa là người thích làm phước giúp đỡ kẻ khác và cũng là người gặp được hạnh phúc trong đời, nhưng người trong cuộc lại xác tín rằng mình chỉ giữ được hạnh phúc trọn vẹn khi dấn thân trong đời sống cộng đoàn, có chị có em bên nhau, nương tựa vào nhau mà sống. Chị ngã em nâng, chị dâng em hiến, và cứ thế yêu thương nhau trở nên sức sống niềm vui.
3. “Hãy ra đi và mang lại hoa trái”
Thầy Giêsu là Đấng Cứu Độ và công trình đời Người là đem ơn cứu rỗi đến cho mọi người. Khi về trời, Thầy không làm việc trực tiếp nữa, nhưng đã ủy thác cho các môn đệ lệnh truyền “đến với muôn dân”. Từ đó Giáo Hội được khai sinh, trong sức mạnh của Thánh Thần, các môn đệ lên đường truyền giáo muôn ngả và kết sinh hoa trái phong phú dọc dài lịch sử.
43 chị em hôm nay, dù tiên khấn hay vĩnh khấn, cũng sẽ được phân bổ về những nơi có nhu cầu mục vụ. Đây là cuộc ra đi của người môn đệ, không lựa chọn nơi đến, không lựa chọn đối tượng phục vụ, nhưng chỉ canh cánh bên lòng ước vọng đem lại hoa trái cho mùa cứu rỗi. Khấn là điểm đến trong quá trình ơn gọi, nhưng khấn cũng là điểm tái khởi hành trong tiếng gọi ra đi để niềm vui được thênh thang.
Tóm lại, thưa cộng đoàn cũng như các chị em, ở lại trong tình yêu Chúa, rồi yêu thuơng nhau, và ra đi để kết sinh hoa trái, đó là bản ghi nhớ nhân dịp khấn dòng hôm nay.
Nhân dịp này, tôi muốn nói lên lời cảm ơn các gia đình hiện diện rất đông đủ cùng con em của mình trong dịp trọng đại này. Cha mẹ đã quảng đại đóng góp cho hội dòng cũng như Giáo Hội địa phuơng những thành viên ưu tú của gia đình mình để làm thành những của lễ hiên dâng. Cũng xin đuợc cảm ơn hội dòng đã đóng góp vào chuơng trình truyền giáo của giáo phận bằng những bước chân không mỏi, bằng những tâm hồn luôn tưoi trẻ, và bằng một thiện chí chừng như không vơi cạn. Giáo Hội có được những hoa trái âm thầm đó đây cũng chính là nhờ những công lao đóng góp âm thầm của các chị em trong những cộng đoàn địa phuơng. Xin đuợc hợp với Cha Tổng Đại Diện, hợp với Đức Viện Phụ, quý Cha hiện diện chúc mừng cho hội dòng, cách riêng cho các chị em. Xin chúc mừng trăm năm hạnh phúc!
Cuối thánh lễ, đại diện gia đình các tân khấn sinh và đại diện Hội Dòng dâng lời cảm tạ.
Mặc dù đông đảo khấn sinh, nhưng nghi thức ngắn gọn trong thời gian 45 phút và thánh lễ gói gọn khoảng 130 phút.
Sau thánh lễ các linh mục đồng tế, các tu sĩ nam nữ và các thân nhân khấn sinh điểm tâm sáng chia vui với Hội dòng.
Đời tu là một bài ca tạ ơn Thiên Chúa. Tạ ơn vì đời sống thánh hiến được ban cho Giáo Hội. Hồng ân Thiên Chúa chiếu rực trong cuộc đời của người tu sĩ để rồi người tu sĩ được biến đổi để đem Chúa Kitô cho cuộc đời.
Tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, mùa khấn dòng và phong chức khắp các giáo phận và các hội dòng. Xin chung lời cầu nguyện cho 43 bông hoa tiến dâng cho Trái Tim Nhân Từ của Chúa Giêsu. Hôm nay đã tươi đẹp, trong suốt quãng đời tương lai được mãi tươi, mãi đẹp, mãi tỏa hương nhân đức khoe sắc yêu thương.
Sáng ngày 6-6-2013, tại Nhà Thờ Võ Đắc, Giáo xứ tổ chức thánh lễ tạ ơn mừng 6 Nữ Tu đón nhận hồng ân thánh hiến. 2 Nữ Tu Ngân Khánh: Maria Nguyễn Thị Loan, Maria Trần Thị Hương, 3 Nữ Tu Vĩnh Khấn: Têrêxa Nguyễn Ngọc Huyền Linh, Maria Nguyễn Ngọc Kim Tính, Maria Mai Thị Thanh Trang và 1 Nữ Tu Tiên Khấn: Lucia Nguyễn Lê Thu Trang.
Chiếu phim và thuyết trình về Đức HY Phanxicô Nguyễn Văn Thuận tại Đại Hội Thánh Thể Thế Giới 2013
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
15:06 06/06/2013
Điạ chỉ: Erzbischöfliches Priesterseminar
Piussaal
Kardinal-Frings-Str. 12
50668 Köln
Nhà Dòng Cellintinnen đã gửi thư mời nhiều quan khách và các Cộng Đoàn Công Giáo VN tại Đức đến tham dự.
Sau khi xem phim và thuyết trình về cuộc đời Đức Hồng Y Phanxicô Thuận, lúc 19g người em gái của ĐHY đến từ Canada sẽ đặc biệt nói về Linh Đạo Thánh Thể (Eucharistische Spiritualität) của ĐHY Thuận, từ nguồn sống thiêng liêng này mà ĐHY Thuận đã được thêm sức mạnh để vượt qua những ngày đen tối của ngục tù cộng sản.
Một vinh dự cho toàn Giáo Hội Việt Nam khi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhắc đến gương mẫu sống đạo của ĐHY Phanxicô Thuận trong Tông Huấn "Spe Salvi - Cứu Rỗi trong Hy Vọng".
Cầu nguyện là ngôi trường của Hy Vọng: "Điều tiên quyết cho việc học hỏi hy vọng là việc cầu nguyện. Khi không có ai còn lắng nghe mình nữa, Chúa vẫn nghe mình. Khi tôi không còn có thể nói với bất cứ ai hay kêu cầu được ai, tôi luôn luôn có thể nói chuyện với Chúa. Khi không còn ai giúp tôi biết xử sự thế nào trước nhu cầu hay mong đợi vượt quá khả năng con người cho niềm hy vọng, Chúa có thể giúp tôi (25). Khi tôi bị đắm chìm ngập lặn trong cô liêu...; nếu tôi cầu nguyện thì tôi không bao giờ hoàn toàn một mình. Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, bị tù trong 13 năm, trong đó 9 năm bị cấm cố biệt giam, Ngài để lại cho chúng ta cuốn sách nhỏ qúi giá: Những Lời Cầu Nguyện của Niềm Hy Vọng. Trong vòng 13 năm tù đầy, trong một tình trạng hầu như là tuyệt vọng, thực tế là Ngài có thể lắng nghe và nói chuyện với Chúa, điều đó làm cho Ngài gia tăng sức mạnh của niềm hy vọng, khiến Ngài, sau khi ra khỏi tù đã trở thành chứng nhân của hy vọng cho dân chúng trên toàn thế giới – với niềm hy vọng lớn lao đó, dù trong những đêm cô liêu cũng không làm tàn lụi đi được" (Spe Salvi, 32).
"... Trong quyển sách của ĐHY Thuận về "Các bài giảng tĩnh tâm" (cho Giáo Triều Rôma dịp Đại Năm Thánh 2000), ĐHY Thuận nói với chúng ta rằng trong cuộc đời Ngài, có những thời gian dài Ngài đã không thể cầu nguyện được và Ngài đã phải bám lấy những lời kinh nguyện của Giáo Hội như kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng và các kinh nguyện phụng vụ... Đây là cách thế chúng ta có thể thân thưa với Thiên Chúa và Thiên Chúa nói với chúng ta" (Spe Salvi, 34).
Thay mặt Nhà Dòng Cellintinnen chúng tôi kính mời các Giáo Dân Việt Nam đến tham dự buổi chiếu phim và thuyết trình về Đức HY Phanxicô Nguyễn Văn Thuận tại Đại Hội Thánh Thể 2013, đặc biệt chúng ta hợp ý cầu nguyện cho tiến trình phong Chân Phước của ĐHY Phanxicô Nguyễn Văn Thuận được mau chóng và tốt đẹp.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tương quan giữa Giáo hội và Nhà nước tại Việt Nam
Gm. Phaolô Nguyễn Thái Hợp
08:21 06/06/2013
Tương quan giữa Giáo Hội và Nhà nước tại Việt Nam
Kitô giáo tự bản chất là một tôn giáo nhập thể và nhập thế. Theo giáo huấn của Đức Kitô, Giáo Hội không thể đứng bên lề lịch sử hay ngoài trần gian, mà cũng chẳng có thể đồng hóa với bất cứ một chế độ chính trị, một hệ thống kinh tế hay một nền văn hóa nào. Nhưng suốt dọc hơn 2000 năm lịch sử, Kitô giáo đã giới thiệu nhiều cách thể sống, hình thức diễn tả và mô hình Giáo Hội khác nhau. Có thể nói mỗi mô hình là một cố gắng cụ thể của người tín hữu để thể hiện chương trình của Thiên Chúa, trong những bối cảnh văn hoá, chính trị, xã hội kinh tế nhất định nào đó. Từ các mô hình này sẽ nẩy sinh những khác biệt trong lãnh vực thần học và mục vụ, cũng như cơ cấu tổ chức và tương quan với xã hội trần thế.
Những dòng dưới đây là một vài nét sơ thảo về mối tương quan giữa Giáo Hội Công Giáo và Nhà nước tại Việt Nam từ giữa thế kỷ XX đến nay.
I. Giáo Hội mở cửa ra thế giới
Chủ trương “canh tân và thích nghi” nói chung và đường hướng đối thoại với thời đại nói riêng đã khai mở một giai đoạn mới trong tương quan giữa Giáo Hội Công Giáo với thực tại trần thế. Tất cả được khơi nguồn nhờ một con người đặc biệt: Đức chân phước Gioan XXIII. Sau triều đại dài của đức Piô XII, một số người nghĩ rằng Đức Gioan XXIII sẽ chỉ là một giáo chủ “tạm thời” và không gây nhiều chuyện cho giáo triều. Nào ngờ ngày 25 tháng giêng năm 1959, nghĩa là chỉ gần 90 ngày sau khi đảm nhận trọng trách kế vị thánh Phêrô, vị “giáo chủ chuyển tiếp 78 tuổi” này đã bất ngờ công bố một quyết định quan trọng: triệu tập Công đồng Vatican II. Quyết định này gây ngạc nhiên cho rất nhiều người, đặc biệt là Hồng Y đoàn.[1]
Bất chấp mọi chướng ngại vật. Đức Gioan XXIII luôn lạc quan và tin tưởng, nhất quyết thực hiện công cuộc canh tân và cải tổ Giáo Hội. Trong bài giảng ngày khai mạc sứ vụ, ngài đã bộc lộ “quyết tâm đảm nhận một cách nghiêm chỉnh sứ vụ giám mục Roma, giám mục của một Giáo Hội địa phương, anh em của tất cả giám mục hoàn vũ”. Ngài ý thức sâu xa là Giáo Hội lúc đó quá xa lạ với con người và thế giới hiện đại. Nhiều dân tộc và nhiều vùng văn hóa đang ở ngoài tầm nhìn cũng như tầm ngắm của giáo triều. Ngài đặc biệt quan tâm đến các Giáo Hội và các tôn giáo ngoài Công Giáo, các nước đang phát triển, cũng như các nước cựu thuộc địa.
Trong diễn văn khai mạc Công đồng ngày 11 tháng 10 năm 1962, ngài yêu cầu các Kitô hữu cần can đảm và sáng suốt khám phá sự hiện diện nhiệm mầu của Đấng Quan phòng giữa những thăng trầm và biến đổi của xã hội nhân loại. Theo ngài, nếu trong quá khứ, Giáo Hội không ngừng chống lại những sai lầm và “đã thường xuyên khắt khe kết án chúng. Hôm nay, Hiền thê của Đức Kitô thích sử dụng phương thuốc của lòng từ bi nhân hậu hơn là biện pháp hà khắc. Giáo Hội nghĩ rằng sẽ trả lời tốt hơn cho những những nhu cầu của thời đại bằng cách làm sáng tỏ các giá trị phong phú nơi đạo lý của mình hơn là kết án”.[2]
Khi bế mạc khóa I của Công đồng, ngài đã long trọng lặp lại một lần nữa ước vọng thâm sâu của ngài: “Công đồng sẽ đích thực là “lễ Hiện Xuống mới’”, làm cho Giáo Hội được triển nở trong nguồn năng lực nội tại và mở rộng ra tất cả mọi lãnh vực của hoạt động nhân loại”.[3]
Ngày 11.4.1963, Đức Gioan XXIII công bố thông điệp “Hoà bình trên trái đất”. Đây là thông điệp đầu tiên không những gửi đến các giám mục và người Công Giáo, mà còn gửi đến tất cả “những người thành tâm thiện chí”, trong một thế giới đa văn hóa và đa tôn giáo. Thông điệp mở đầu với xác tín tâm linh: “Hòa bình trên thế giới, ước nguyện thâm sâu của tất cả nhân loại trải dài qua đời lịch sử, chỉ có thể thiết lập và củng cố khi người ta nghiêm chỉnh tôn trọng trật tự thiết định bởi Thiên Chúa”.[4]
Ở giai đoạn chiến tranh lạnh đó, người ta vẫn nghĩ rằng “hòa bình chỉ có thể thực hiện được dựa trên sự quân bình về vũ trang”. Đối với thông điệp, chính cái “lôgíc chạy đua vũ trang” sẽ đẩy nhân loại vào ngõ cụt “đau thương tàn khốc”. Vì vậy, Đức Gioan XXIII kêu gọi nhân loại “khẩn cấp ngưng các cuộc chạy đua vũ trang, và các nước hiện đang sở hữu võ khí cần giải trừ binh bị và hủy bỏ võ khí nguyên tử”.[5] Nhưng nhân loại chỉ thực sự giải trừ vũ khí này, khi thực hiện được “cuộc giải giới toàn diện, nghĩa là một cuộc giải giới trong tâm hồn”. Nói rõ hơn cần thay thế quan niệm về “xây dựng hòa bình dựa trên sự quân bình vũ khí để xây dựng hòa bình dựa trên lòng tin tưởng lẫn nhau”.[6]
Mối tương quan giữa người Công Giáo với những người thuộc các ý thức hệ và các tôn giáo khác cũng được cải thiện một cách đặc biệt nhờ thái độ ngôn sứ của Đức Gioan XXIII. Thông điệp “Hòa bình trên thế giới” đề nghị chấm dứt “giai đoạn đối đầu, thù hận” để khai mở cuộc đối thoại giữa Công Giáo với Cộng sản. Nơi thông điệp, chúng ta tìm gặp hai biện phân quan trọng về lý thuyết, mang tính khai mở và định hướng cho hoạt động chính trị – xã hội của người Công Giáo:
Nguyên tắc thứ nhất, đòi hỏi phải biện phân sáng suốt “giữa sai lầm với người sai lầm (…). Bởi vì, mặc dù sai lầm, con người không phải vì thế bị tước bỏ điều kiện làm người, và cũng chẳng bao giờ tự động bị tước mất phẩm giá con người”[7].
Nguyên tắc thứ hai là biện phân sáng suốt giữa lý thuyết triết học với các trào lưu lịch sử trong lãnh vực chính trị – xã hội. Thông điệp viết: “Cũng rất cần thiết phân biệt giữa các lý thuyết triết học sai lầm về bản tính, nguồn gốc, cùng đích của thế giới và con người với những trào lưu kinh tế và xã hội, văn hóa hoặc chính trị, mặc dù các trào lưu này bắt nguồn và gợi hứng từ các lý thuyết triết học nói trên.
Một học thuyết khi đã được kiến tạo và xác định thì không còn thay đổi nữa. Trái lại, các trào lưu nói trên, vì phát triển giữa những điều kiện đổi thay, do đó đương nhiên lệ thuộc vào sự biến thiên không ngừng. Ngoài ra, ai có thể phủ nhận rằng trong mức độ mà các trào lưu này cố gắng thích ứng với tiếng nói của lý trí và phản ánh một cách trung thực nguyện vọng chính đáng của con người, có thể chứa đựng những yếu tố tích cực đáng được chấp nhận?”.[8]
Công đồng Vatican II cố gắng thể hiện đường hướng đối thoại này qua hiến chế “Giáo Hội trong thế giới hôm nay”. Dưới ánh sáng Tin Mừng, Công đồng đặc biệt tìm hiểu “thuyết vô thần” và coi đó là “một trong những sự kiện quan trọng nhất ở thời đại chúng ta”. Theo Công đồng “vô thần hiện đại” là một hiện tượng phức tạp và đa dạng: “Có người minh nhiên phủ nhận Thiên Chúa, có người lại nghĩ rằng con người không thể quả quyết gì về Thiên Chúa. Một số người khác trình bày vấn đề Thiên Chúa theo cách thức làm cho nó như mất hẳn ý nghĩa. Nhiều người đã vượt quá giới hạn khoa học thực nghiệm để chủ trương rằng chỉ duy lý luận khoa học giải thích tất cả, hoặc trái lại, cho rằng không có chân lý nào là tuyệt đối. Có người lại quá đề cao con người đến nỗi làm cho niềm tin nơi con người trở nên vô nghĩa, hình như họ muốn đề cao con người hơn là chối từ Thiên Chúa. Một số khác tự vẽ lên một hình ảnh về Thiên Chúa, để rồi Đấng mà họ bác bỏ chẳng liên hệ gì với Thiên Chúa của Tin Mừng… Chủ nghĩa vô thần nói chung không phát sinh do một nguyên nhân duy nhất, nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến phản kháng chống lại các tôn giáo, và đặc biệt ở một vài nơi, phê phán chính Kitô giáo. Vì thế, các tín hữu có thể chịu phần trách nhiệm không nhỏ trong việc khai sinh vô thần, hoặc bởi sao lãng việc giáo dục đức tin, hoặc trình bày sai lạc về giáo lý, hoặc do những thiếu sót trong đời sống tôn giáo, luân lý và xã hội”.[9]
Khi phân tích vô thần có hệ thống, Công đồng đặc biệt để ý đến chủ nghĩa Cộng sản: “Trong số những hình thức vô thần hiện nay, người ta không thế bỏ qua hình thức vô thần nhằm giải phóng con người, nhất là về phương diện kinh tế và xã hội. Hình thức vô thần này cho rằng tôn giáo, tự bản chất, cản trở công cuộc giải phóng nói trên, bởi vì khi hướng tâm trí con người về niềm hy vọng ở cuộc sống vị lai và hão huyền, tôn giáo đã làm cho họ xao lãng việc xây dựng xã hội trần thế. Do đó, khi những người chủ trương lý thuyết vô thần này nắm quyền, họ sẽ kịch liệt chống lại tôn giáo, sử dụng tất cả mọi thứ áp lực của công quyền, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục thanh thiếu niên, để truyền bá lý thuyết vô thần”.[10]
Trung thành với Thiên Chúa cũng như với con người, Công đồng không thể không tiếp tục lên án chủ nghĩa vô thần với tất cả sự cương quyết, như đã từng lên án trước đây.[11] Nhưng đồng thời Công đồng tha thiết kêu mời mọi người, có tín ngưỡng hay vô thần, phải cộng tác với nhau để xây dựng một thế giới tiến bộ và nhân bản hơn. Đặc biệt, đối với các tín hữu, Công đồng nhắc lại rằng cần phải “tôn trọng và yêu thương ngay cả những người không cùng cảm nghĩ hoặc đường hướng hành động với chúng ta trong lãnh vực xã hội, chính trị hay tôn giáo nữa. Thực vậy, càng cố gắng tìm hiểu cảm nghĩ của họ với nhân ái và yêu thương, chúng ta càng dễ dàng để thiết lập một cuộc đối thoại với họ”.[12]
Sau khi lặp lại biện phân lịch sử của Đức Gioan XXIII và áp dụng vào các trào lưu lịch sử nói chung và trào lưu xã hội nói riêng. Đức Phaolô VI yêu cầu các Kitô hữu cần có một nhận định sáng suốt, bởi vì dưới danh xưng trào lưu xã hội chứa đựng nhiều phong trào và mô hình xã hội rất khác biệt. Chủ nghĩa Mác là một trong các dạng thức của phong trào xã hội và ngay trong lòng chủ nghĩa Mác cũng có nhiều khuynh hướng hay phe nhóm khác nhau. Trên thực tế, có người coi chủ nghĩa Mác là một chủ trương triệt để đấu tranh giai cấp; có người lại nhìn nó như một hình thức “dân chủ tập trung”, dưới quyền lãnh đạo của một Đảng duy nhất; một số người đề cao chủ nghĩa Mác như một phương pháp phân tích xã hội có khả năng đưa ra một phê phán có tính khoa học về thực trạng xã hội; nhiều người khác lại quan niệm chủ nghĩa Mác như một ý thức hệ vô thần, xây dựng trên chủ nghĩa duy vật lịch sử và phủ nhận mọi chiều kích siêu việt.
Vào giai đoạn đó, một số người Công Giáo dấn thân trong lãnh vực xã hội thường đề cao giá trị phân tích của chủ nghĩa Mác và cho rằng có thể tách rời phương pháp phân tích xã hội này khỏi những yếu tố cấu trúc khác, như quan niệm về con người, chủ trương vô thần, đấu tranh giai cấp… Đức Phaolô VI sáng suốt cảnh báo: “Nếu trong chủ nghĩa Mác hiện thực có thể phân biệt các chiều kích khác nhau đó, những chiều kích đang đặt ra cho các Kitô hữu nhiều nghi vấn để suy nghĩ và hành động, thì quả là ảo tưởng và nguy hiểm lãng quên mối tương quan chặt chẽ nối kết chung với nhau”.[13]
Nói chung, cuộc canh tân và thích nghi của Vatican II đã khai mở một mùa xuân cho Giáo Hội Công Giáo, đồng thời đã tháo gỡ nhiều rào cản trong hoạt động chung giữa người Công Giáo với những người thuộc các tôn giáo và ý thức hệ khác. Giáo Hội Công Giáo tích cực dấn thân vào con đuờng phục vụ vừa mang tính Tin Mừng, vừa thấm đượm tình người. Ngoại trừ một số nhỏ Giáo Hội địa phương vẫn luyến tiếc cơ chế cũ, đại đa số các Giáo Hội đã hăng hái dấn thân xây dựng một thế giới công bằng, phát triển, nhân ái và an hòa hơn.
Đây cũng cũng là giai đoạn năng động và nhiều sáng kiến nhất trong lãnh vực tư tưởng, với nhiều cuộc gặp gỡ, đối thoại, tọa đàm, hội nghị giữa Công Giáo với Cộng sản.[14] Những cuộc đối thoại này như thổi thêm sinh khí vào một số hoạt động chung nhằm kiến tạo hòa bình và tranh đấu cho công bằng xã hội vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70. Nhưng chẳng bao lâu những khó khăn ập tới và niềm lạc quan ban đầu giảm dần theo năm tháng. Theo nhiều chuyên viên, để cuộc đối thoại này thực sự triển nở, cần thiết một “canh tân & thích nghi” khác trong lòng các phong trào Cộng sản thế giới. Cho dù đã chuyển từ một “stalinisme cứng rắn” sang một “stalinisme ôn hòa”, các Đảng Cộng sản cầm quyền ở giai đoạn đó vẫn quá giáo điều, độc tài, khép kín. Chính vì vậy, những cuộc đối thoại nói trên cuối cùng cũng chẳng đi tới đâu, vì chỉ là những trao đổi bên lề giữa các trí thức Công Giáo cấp tiến với các trí thức tân mác-xít hay mác-xít phi truyền thống.
II. Biến chuyển về nhận thức nơi người Công Giáo Việt Nam
Do vòng xoáy của lịch sử và điều kiện nghiệt ngã của thời cuộc, nhiều lần trong quá khứ mối tương quan giữa Giáo Hội và Nhà nước ở Việt Nam đã rơi vào tình trạng bế tắc, căng thẳng, xung đột, bạo động… Đôi lúc người Công Giáo Việt Nam hầu như không còn cơ hội để chọn cái tốt hơn, mà đành phải chọn cái ít xấu hơn giữa những giải pháp nghiệt ngã. Có những lần hoàn cảnh cũng không cho phép người Công Giáo đảm nhận đồng thời vai trò “công dân tốt” và “Công Giáo tốt”, mà hầu như bó buộc phải chọn lựa một trong hai. Với ước nguyện “ôn cố tri tân”, chúng ta cùng nhau nhìn lại một cách sơ lược vấn đề phức tạp này.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954. Điện Biên Phủ thất thủ và giấc mộng bá chủ của thực dân Pháp tan vỡ thê thảm. Cùng với các đồn bốt cuối cùng của Pháp, các làng tự trị Công Giáo cũng theo nhau hạ súng. Nhưng hiệp định Genève đã chia đôi đất nước và lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới cho hai Nhà nước và hai ý thức hệ đối kháng. Cơn lốc chính trị mới xuất hiện, kéo theo một cuộc di cư vĩ đại chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Hơn một triệu người Công Giáo bỏ miền Bắc di cư vào miền Nam với 2/3 số linh mục và 6/10 giám mục miền Bắc vĩ tuyến 17.
Sau cuộc di cư, Giáo Hội miền Bắc mất quá nhiều nhân lực và sinh lực. Tiếp đến, trong cuộc cải cách ruộng đất, đầy nước mắt và máu, rất nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân bị tù tội, trong khi đó ruộng đất của Giáo Hội bị tịch thu. Thế rồi, khi nhà nước Việt Nam quyết định xâv dựng Xã hội chủ nghĩa theo mô hình Liên Xô và Trung quốc thì các tín đồ Công Giáo càng bị khinh miệt và loại trừ. Người Công Giáo không những không được làm công nhân viên Nhà nước, mà cũng chẳng được vào cao đẳng hay đại học. Ngay cả việc thi hành nghĩa vụ quân sự cũng không được phép, mà chỉ được làm dân công tải lương thực và đạn dược cho chiến trường. Mãi đến giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh chống Mỹ, mới có sự hiện diện của thanh niên Công Giáo trong quân đội.
Giáo Hội miền Bắc trở thành một Giáo Hội thầm lặng và bị cô lập với thế giới bên ngoài, cũng như với đồng bào và xã hội chung quanh. Các giám mục hoàn toàn bị cắt đứt mọi liên lạc với Tòa Thánh. Chẳng có giám mục nào tham dự Công đồng Vatican II và mãi đến sau năm 1975 các văn kiện của Công đồng mới bắt đầu được phổ biến ở miền Bắc. Trong suốt thời chiến tranh lạnh, Công đồng chẳng có ảnh hưởng gì trên người Công Giáo miền Bắc.
Giáo Hội miền Nam, trái lại, được tăng nhân lực và khí thế do hàng giáo sĩ và giáo dân di cư thổi vào. Chiêu bài “bất cộng đái thiên” (không đội trời chung với Cộng sản) được triệt để khai thác. Sự hiện diện của tổng thống Công Giáo càng làm cho nhiều người xác tín nơi lí tưởng xây dựng một Việt Nam tiến bộ, độc lập, tự do và hữu thần. Nhiều giáo sĩ và giáo dân có vị thế quan trọng trong chính quyền miền Nam. Một số làng Công Giáo di cư được xây dựng như một thứ “pháo đài chống Cộng”.
Thư chung 1960 của các giám mục miền Nam tiếp tục nói về vấn đề “Cộng sản vô thần” để giúp người tín hữu “thấu hiểu nó nguy hại và nham hiểm đến mức nào trong việc tiêu diệt đức tin của chúng ta”. Sau khi khẳng định giữa học thuyết Công Giáo và Cộng sản “không thể đi đôi với nhau”, Thư chung kết luận: “Muốn cho Đạo thánh được nguyên vẹn, người Công Giáo phải phủ nhận lý thuyết Cộng sản và những áp dụng của nó đến tận cùng”. Để củng cố cho lập luận ở trên, Thư chung 1960 trích dẫn nhiều khoản của Thư chung 1951.[15]
Giáo Hội Công Giáo được ưu đãi, có nhiều ảnh hưởng và muốn góp phần vào việc tìm một giải pháp cho Việt Nam. Người Công Giáo hăng say dấn thân vào tất cả các lãnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, bác ái, từ thiện… Nhưng sau cuộc đảo chính 1963 và cái chết bi thảm của ba anh em gia đình họ Ngô, một số người đã ngỡ ngàng nhận ra cái ảo tưởng và cái giá của con đường độc lập – tự do theo “mô hình Mỹ”. Sau một thời gian chao đảo vì cuộc đảo chính 1963, Giáo Hội đã tái lập mối lương quan với nhà nước của Đệ II Cộng hòa và tiếp tục ủng hộ “chủ nghĩa Quốc gia”. Vì thế, có thể nói Giáo Hội cũng chia sẻ phần nào những ưu và khuyết điểm của chế độ này!
Công đồng Vatican II, hướng đi của Đức Gioan XXIII và Đức Phaolô VI đã giúp một số tín hữu Công Giáo miền Nam Việt Nam thức tỉnh và thay đổi quan điểm về chiến tranh và hòa bình. Xuất hiện “Phong trào Công Giáo” chống chiến tranh và kêu gọi hòa bình. Họ không chấp nhận chống Cộng sản bằng bất cứ giá nào và cho đến người cuối cùng. Nổi bật nhất là những người mệnh danh “Công Giáo tiến bộ”, gồm cả linh mục lẫn giáo dân, thuộc nhiều phong trào và nhóm khác nhau. Một số sự kiện nổi bật nhất của “Phong trào” này là: Lá thư của “Một số linh mục Việt Nam trước vấn đề hòa bình của dân tộc”(l .1.1966); việc thành lập “Phong trào Công Giáo xây dựng hòa bình” (24.11.1970); Thỉnh nguyện thư gửi Giáo quyền của 10 linh mục Việt Nam và 2 linh mục người Mỹ (1.10.1971) yêu cầu xét lại tinh thần Thư chung 1951, v.v.
Trong thực tại lịch sử của giới Công Giáo miền Nam lúc bấy giờ, “Phong trào Công Giáo tiến bộ” chẳng có ảnh hưởng bao nhiêu trên đại chúng. Nhiều người còn cho rằng họ ảo tưởng, ngây thơ và làm lợi cho Cộng sản hay thuộc loại Cộng sản nằm vùng. Trên thực tế, các diễn biến sau 1975 hình như đã kiểm chứng một số dư luận trước đây về một số thành viên của phong trào này.
Nhiều người đã nhận ra thế kẹt của người Miền Nam nói chung và giới Công Giáo nói riêng trước gọng kìm của các thế lực quốc tế và cơn lốc thời đại. Một mặt, chủ nghĩa Mác cổ điển vẫn chủ trương “đấu tranh giai cấp”, “chuyên chính vô sản”, “duy vật biện chứng” và coi “tôn giáo là thuốc phiện”, vì vậy nhiều thành phần khác của dân tộc tiên thiên bị loại trừ hay bị liệt vào “công dân hạng hai hay hạng ba”. Mặt khác, nhiều vị lãnh đạo ở miền Nam vẫn nhất quyết lấy cuộc chiến vì lý do ý thức hệ để biện minh cho tất cả. Thêm vào đó, các thế lực chính trị đã khéo léo lợi dụng sự đối kháng này để phục vụ cho ý đồ riêng.
Trong rất nhiều trường hợp, câu nói “giữa Quốc gia và Cộng sán, không thể đội trời chung” hình như đã trở thành một thứ nguyên tắc! Đối diện với sự đối kháng nghiệt ngã này, hầu như không còn giải pháp thứ ba, chỉ có thể một mất một còn và hệ luận tất nhiên của nó là phải chiến đấu cho đển viên đạn cuối cùng. Hòa bình, nếu có, chỉ có thể thực hiện khi hoàn toàn tiêu diệt hay đè bẹp đối phương.[16]
Nguy hiểm nhất là các thế lực ngoại bang đều biết khai thác, lợi dụng chiêu bài chống Cộng. Một số người, vì nhiều lý do, đã trở thành lực lượng hậu thuẫn cho họ. Những thân phận ấy bị hút vào cơn lốc “giống như những chiếc lá mà giông bão cuốn lên, tan tác mọi ngã, rồi tự rơi xuống”.
Tuy nhiên, cuối cùng quan điểm của Vatican II, của Đức Gioan XXIII và nhất là của Đức Phaolô VI đã ảnh hưởng tích cực trên nhận thức và thái độ của các giám mục Việt Nam đối với cuộc chiến. Đối diện với cuộc chiến tranh ngày càng tàn khốc tại Việt Nam, Đức Phaolô VI tuyên bố, với tư cách một người lãnh đạo tôn giáo, ngài không thể không lên tiếng. Kể từ lễ Giáng sinh năm 1964, ngài đã đưa ra nhiều đề nghị và sáng kiến hòa bình cho Việt Nam bằng con đường thương thảo. Ngày 13.2.1965, ngài gửi thư cho các giám mục Việt Nam để chia sẻ những nỗ lực vận động của ngài cho hòa bình Việt Nam. Trong cuộc triều yết ngày 29.11.1965, ngài cho biết “hằng mong ước cùng cầu nguyện để được thấy ngày mà tiếng súng sẽ im bặt và nền hòa bình thực sự sẽ chiếu dọi trên đất nước Việt Nam, trong niềm hân hoan và hòa hợp dân tộc”.[17] Qua Thông điệp Mân Côi, ngày 15.9.1966, ngài lại kêu gọi hai miền Nam Bắc chấm dứt chiến tranh và thương thuyết.
Hơn thế nữa, ngài đã gửi đặc sứ là TGM Sergio Pignedoli tới Sài Gòn để gặp gỡ các giám mục Việt Nam từ ngày 30/9 đến ngày 6.10.1966 nhằm thúc đẩy tinh thần hòa bình và hòa giải. Nhờ cuộc gặp gỡ và trao đổi này, các giám mục Việt Nam đã hoàn toàn hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng để lặp lại lời kêu gọi thiết tha: “Nhân danh Chúa, xin hãy dừng lại. Hãy gặp gỡ nhau, hãy đi tới bàn hội nghị, hãy thành thật thương thuyết. Ngay bây giờ hãy giải quyết các mối bất hòa tranh chấp, dù có phải chịu thiệt thòi chút ít, vì thế nào rồi cũng phải hòa giải, nhưng có lẽ với nhiều tai họa thảm khốc hơn, mà hiện nay không ai lường được”.[18]
Cũng chính Đức Phaolô VI đã tiếp kiến phái đoàn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do ông Xuân Thủy dẫn đầu, mà từ chối tiếp kiến ông Nguyễn Văn Thiệu, tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Sự kiện này khiến cho nhiều người ờ miền Nam lúc đó rất ngỡ ngàng và bất bình với Vatican.
Nhưng đã bắt đầu hình thành một số biến chuyển ngày càng rõ nét trong nhận thức của hàng giáo sĩ về chiến tranh và hòa bình. Thông cáo ngày 5.1.1968 được xem như một lời kêu gọi hòa bình, thúc giục người Công Giáo hành động cho hòa bình, trước hết bằng cách thực thi một đời sống tốt lành, phù hợp với Tin Mừng, bằng lời cầu nguyện và bằng học hỏi về hòa bình chân chính. Đây cũng là lần đầu tiên, các giám mục miền Nam nhắc đến nhà cầm quyền miền Bắc: “Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi thiện chí của chính quyền hai miền Nam và Bắc, hãy cùng nhau kiến tạo hòa bình. Nhân danh Thiên Chúa, xin hãy dừng lại! Hãy gặp nhau, hãy đi đến bàn hội nghị, hãy thành thật thương thuyết”.[19]
Thư luân lưu 1969, nhân dịp cuộc họp thường niên của Hội đồng Giám mục miền Nam, tiếp tục suy tư, nghiên cứu và thảo luận về vấn đề “làm sao góp phần xây dựng hòa bình”. Từ viễn quan Kitô giáo, các giám mục nhận định: “Hòa bình phải là thăng tiến nhân quyền. Hòa bình là trật tự trong công lý và khôn ngoan, là sự hòa hợp của cộng đồng dân tộc để cùng nhau mưu cầu công ích, là kết quả của tình thương quảng đại bao dung, xóa bỏ hận thù, là nỗ lực không ngừng để cải thiện đời sống xã hội và đem ích chung cho mọi tầng lớp người dân”.[20]
Trong Thông cáo tháng 7 năm 1971, các giám mục ý thức rằng Việt Nam đang rơi vào cơn lốc của lịch sử và vòng xoáy của cuộc chiến tranh bi thảm do Hoa Kỳ và Liên Xô lãnh đạo: “Cả Bắc lẫn Nam, Việt Nam đang bị giằng co giữa hai thế lực tranh giành ảnh hưởng. Người Việt Nam đang là nạn nhân của tình trạng quốc tế chúng tôi vừa phác họa trên đây”. Với tư cách mục tử, các giám mục “muốn cho đất nước này được tự do, dân chủ, trong đó, mọi tự do – nhất là tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng – được bảo đảm chắc chắn”.[21]
Trong Thư chung ngày 3.2.1973, công bố một tuần lễ sau Hiệp định Paris về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”, các giám mục nhắc lại những nỗ lực vận động cho hòa bình của Đức Phaolô VI và của Hội đồng Giám mục Việt Nam, đồng thời cũng lặp lại quan niệm Kitô giáo về một nền hòa bình đích thực. Lại một lần nữa các giám mục miền Nam trực tiếp đề cập đến chủ nghĩa duy vật vô thần. Các vị cũng dự đoán rằng trong tương lai “sẽ diễn ra cuộc xung đột ý thức hệ rút gọn nằm trong cuộc tranh chấp đại quy mô hết sức gây cấn trên khắp toàn cầu, giữa hai quan niệm về đời sống: một bên là vô thần và duy vật dưới mọi hình thức và một bên là Thiên Chúa, Đức Kitô, Phúc âm, Giáo Hội, với tất cả những giá trị thiêng liêng của con người”.[22]
Ngày 10.1.1974, nhân dịp kỷ niệm một năm Hiệp định Paris, nhưng đất nước vẫn chìm ngập trong khói lửa, các giám mục miền Nam “tha thiết yêu cầu chánh phủ hai miền Nam – Bắc, cùng một lượt và song phương, trong tình thương dân tộc, ngưng hẳn mọi họat động chiến tranh (…), trao trả hết tù binh, quân sự và dân sự”. Đối với chính phủ miền Nam, các giám mục xin “một đàng mở rộng thêm tự do dân chủ trong sinh hoạt chính trị, một đàng từ bỏ đàn áp đối lập bằng võ lực (…) ân xá và hủy án tất cả các chính trị phạm (…) giao hoàn tài sản lại cho nhũng người bị tịch thu (…), đàng khác, thẳng tay diệt trừ những tệ đoan xã hội, nhất là nạn tham nhũng hối lộ, và hết sức nâng đỡ giới lao động khó nghèo”.
Đối với chính phủ miền Bắc, các giám mục xin “ban hành mọi tự do dân chủ, nhất là tự do tôn giáo thực sự cho bất cứ tôn giáo nào trên đất Bắc”. Riêng đối với Công Giáo, các vị xin “cho giáo dân có những điều kiện thuận lợi để họ thực hiện tín ngưỡng của mình; cho các linh mục tu sĩ được tự do thi hành sứ mệnh mục vụ của họ; cho tất cả chủng viện được mở cửa lại (…); cho các Đức Giám Mục, anh em đáng kính của chúng tôi, được năng gặp gỡ nhau bàn về giáo sự, được liên lạc với chúng tôi và nhất là được liên lạc với Tòa Thánh Roma”. Cuối cùng, các giám mục xin tất cả mọi người “xóa bỏ những hiềm khích bất hòa, sẵn sàng chấp nhận những dị biệt và chánh kiến, sẵn sàng tha thứ”.[23]
III. Một biến cố, nhiều ý nghĩa tương phản
Những ai theo dõi tin tức đầy đủ sẽ dễ dàng nhận thấy số phận của chế độ Sàigòn đã được quyết định tại Hội nghị Paris vào tháng Giêng năm 1973.[24] Tuy nhiên, ở miền Nam Việt Nam lúc đó, một số người hình như vẫn cố ôm ghì niềm hy vọng hão huyền về một giải pháp chính trị hay một quyền lực vạn năng nào đó có khả năng đảo ngược tình thế. Và nói chung, biến cố 30/4 đã thực sự gây bàng hoàng cho nhiều người ở miền Nam.
Tuy nhiên, khác với cuộc di cư 1954, lần này không một giám mục nào bỏ giáo phận của mình để di tản ra nước ngoài. Hàng giáo phẩm Công Giáo Việt Nam đã nhất quyết ở lại trên quê hương. Nhiều giám mục, linh mục và tu sĩ có phương tiện để ra đi, nhưng đã từ chối để được đồng hành với đồng bào mình. Các dòng tu cũng quyết định ở lại Việt Nam và không chủ trương tổ chức di tản.
Ngày 1.4.1975, nghĩa là chỉ một tuần sau khi tiếng súng im bặt trên thành phố Huế, Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền đã gửi cho các tín hữu một bức tâm thư, vừa thấm đậm tinh thần Tin Mừng, vừa chứa chan tình dân tộc: “Chiến tranh đã chấm dứt trên giáo phận Huế (…). Chúng ta hãy cùng nhau cảm tạ Thiên Chúa về hồng ân quý giá này (…) Giờ đây, đã đến lúc chúng ta hoan hỉ, sẵn sàng và hăng say cộng tác với mọi người thiện chí, dưới sự chỉ đạo của chính quyền cách mạng, để xây dựng lại quê hương sau bao đổ vỡ tang tóc, hầu đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào ruột thịt. Hơn bao giờ hết, đây là lúc chúng ta cần đoàn kết, yêu thương và phục vụ người khác(…). Giờ đây, chúng ta hãy khoan dung tha thứ mọi lỗi lầm, đừng nghi ngờ, thù hận ai và gây sợ hãi cho ai”.[25]
Một tuần sau, ngày 9.4.1975, tại lễ ra mắt của Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng thành phố Huế, Tổng giám mục lại bộc lộ những cảm nghĩ chân thành, thâm thúy, đầy ắp tình người lẫn chiều kích tâm linh: “Ở đời này, không có gì quý hơn mạng sống con người, không có gì quý hơn độc lập tự do. Bao nhiêu mạng sống con người được bảo tồn, nếu chiến tranh chấm dứt sớm đi một ngày. Chiến tranh đã chấm dứt trên một phần lớn quê hương chúng ta. Độc lập hôm nay là một sự thực cho cố đô Húê. Còn tự do thì Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã long trọng bảo đảm cho toàn thể đồng bào, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng cho đồng bào các tôn giáo.
Mạng sống của con người, độc lập của đất nước, tự do của nhân quyền được đảm bảo, như vậy niềm vui mừng của chúng tôi, của những người công dân Công Giáo Việt Nam yêu nước, được trọn hảo. Như vậy, đồng bào Công Giáo nguyện tích cực góp phần với tất cả đồng bào ruột thịt để cùng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng xây dựng một xã hội đầy tình thương, tự do, dân chủ, thịnh vượng, hòa bình, trong đó chúng tôi được chu toàn bản phận đối với Tổ quốc và đối với Thiên Chúa”.
Rất tiếc, những khó khăn, hiểu lầm và thái độ giáo điều, kỳ thị tôn giáo… hầu như cắt đứt mọi nhịp cầu đối thoại.[26]Chỉ một thời gian sau, những căng thẳng, khó khăn và xung đột đã hiện rõ trong cuộc sống. Trong cuộc họp do UBMTTQ-VN Bình Trị Thiên tổ chức ngày 15 tháng 4 (về vụ Phật giáo Ấn Quang) và ngày 22.4.1977 để góp ý với báo cáo Đại hội Đảng bộ Bình Trị Thiên, Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền khẳng khái phát biểu đại khái như sau: “Vì chỉ có tự do tín ngưỡng trên văn bản, chứ không có trong thực hành, nên mới có sự chống đối như trong vụ nhà thờ Vinh Sơn và vụ phản động trong giới Phật giáo Ấn Quang”.
Các phát biểu này và một phát biểu khác của ngài đã được phổ biến ngầm trong giới Công Giáo và cả Phật giáo. Ở hải ngoại, người ta tặng cho ngài danh hiệu “Tổng giám mục dũng cảm” và nhiều phe nhóm chính trị đã triệt để khai thác các bài phát biểu cũa ngài để đả kích Nhà nước. Quan hệ giữa ngài với chính quyền ngày càng gay gắt hơn. Ngài phải làm việc nhiều lần với công an và bị quản thúc. Tuy vậy. trong thư ngày 15.12.1986 gửi ông Chủ tịch UBMTTQ VN Bình Trị Thiên, một lần nữa, ngài đã nhắc lại một phát biểu vào năm 1967 tại Roma, để xác định lập trường cố hữu của mình: “Là giám mục Công Giáo, tôi không thể theo chủ nghĩa Cộng sản, nhưng người Cộng sản Việt Nam là anh em của tôi”. Và khẳng định thêm: “Hiện nay tôi vẫn một lòng yêu mến Tổ quốc Việt Nam của tôi và trong phạm vi bổn phận của mình, cùng đồng bào cả nước góp phần xây dựng một đất nước an bình, thịnh vượng, hạnh phúc”. Đối với ‘‘những vướng mắc trên thực tế với chính quyền về mặt tôn giáo”, ngài cho rằng “lý do là vì chưa đủ hiểu nhau để có thể xóa được mọi khoảng cách tồn tại”.[27]
Tại Sàigòn, 5 ngày sau khi thủ đô Việt Nam Cộng hòa thất thủ, Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình cảm tạ Thiên Chúa vì “chiến tranh đã chấm dứt, từ nay không còn bom đạn, tang tóc, hận thù, phân ly (…). Đây là niềm vui chung của cả một dân tộc, và với cái nhìn theo đức tin của người tín hữu, đây cũng là một hồng ân của Thiên Chúa”. Ngài kêu gọi người Công Giáo “nỗ lực tối đa góp phần vào công cuộc hòa giải và hòa hợp dân tộc, phát động tình thương, sự hiểu biết, lòng tha thứ và quảng đại (…). Quan trọng là biết hướng về tương lai, xây dựng một Việt Nam thịnh vượng, một xã hội tiến bộ, công bình, giàu tình thương”.[28]
Ngày 12.6.1975, ngài gửi Thư luân lưu về bổn phận của người Công Giáo đối với Đất nước và Giáo Hội. Sau nhắc lại quan điểm truyền thống của Giáo Hội về bổn phận đối với quyền bính dân sự, ngài kêu gọi người Công Giáo “tham gia vào việc xây dựng quốc gia và hợp tác với chính quyền trong mọi công cuộc ích quốc lợi dân (…). Điều cần là, theo ánh sáng đức tin, mỗi người tùy theo khả năng hãy tích cực tham gia vào các họat động chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa vv… để góp phần xây dựng hòa bình, củng cố độc lập, tái thiết quê hương”.[29]
Bất chấp những khó khăn với chính quyền Cách mạng như đa số cơ sở tôn giáo bị trưng thu, Tổng giám mục phó Nguyễn Văn Thuận bị bắt, Đức khâm sứ Tòa Thánh bị trục xuất…, Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình vẫn kiên trì đi theo con đường Canh tân, đối thoại, hòa giải và hợp tác. Ngài đem hết tâm lực để trả lời và giải quyết hai câu hỏi căn bản: Chỗ đứng nào cho người Công Giáo trong cộng đồng dân tộc? Phải sống đạo như thế nào trong xã hội mới do đảng Cộng sản lãnh đạo?[30]
Có những người không đồng tình với chọn lựa này đã gán cho ngài danh hiệu “Giám mục đỏ”. Trong thực tế, đây là một chọn lựa can đảm, phù hợp với hoàn cảnh và đã góp phần hình thành đường hướng mục vụ được phản ảnh qua Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam. TGM Nguyễn Văn Bình biểu lộ diện mạo một mục tử nhân hậu, can đảm, sinh động và đã đem lại nhiều khởi sắc cho Tổng giáo phận Sài Gòn. Nhưng, trong một bài phỏng vấn được thực hiện 2 tháng trước khi từ trần, chính ngài đã bộc bạch. “Thú thật, trước đây vì nghe và đọc thấy là ở Liên Xô và Đông Âu cũ cũng như ở Trung Quốc và miền Bắc xưa kia Công Giáo gặp khó khăn, tôi tự nhiên cũng rất sợ Cộng sản”. Và khi được hỏi “sau 20 năm họat động dưới chế độ Cộng sản, cụ còn sợ Cộng sản nữa không?”, ngài thẳng thắn tra lời: “Vẫn còn sợ”. Thế rồi, ngài cho biết nguyên nhân của nỗi sợ này là do: lời nói và việc làm không đi đôi, có nhiều điều thấy dễ ở cấp cao nhưng khó ở cấp dưới, một số vụ việc “được xử lý quá mức cần thiết”.
Trên bình diện Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, phải đợi chờ 20 năm sau khi thiết lập Hàng giáo phẩm, lần đầu tiên các giám mục Việt Nam mới có cuộc họp chính thức với danh nghĩa Hội đồng Giám mục Việt Nam, từ ngày 24/4 đến ngày 1.5.1980. Qua “Thư Mục vụ 1980”, Hội đồng Giám mục Việt Nam long trọng cam kết: “Hội Thánh vì loài người” và “Hội Thánh trong lòng Dân tộc”. Đường hướng mục vụ được lựa chọn chính là “sống Phúc Âm giữa lòng Dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” (số 14) và để “xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống Dân tộc” (số 11). Người Công Giáo quyết tâm “cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng Tổ quốc” (số 10), vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để làm con của Người, Đất nước này là lòng Mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, Dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phần Dân Chúa.
Trong hoàn cảnh khó khăn của Giáo Hội vào thời điểm đó, Thư Mục vụ đã đưa ra một đường hướng mục vụ sáng suốt, thích hợp với tinh thần tha thứ, lòng yêu thương, thái độ dấn thân và phục vụ của Tin Mừng. Trong Hội thảo kỷ niệm 25 năm Thư Mục vụ này, ông Trần Bạch Đằng phát biểu một câu rất ý nghĩa: “Người Công Giáo Việt Nam có thể tự hào về lá Thư chung 1980 vì tinh thần đổi mới của nó đã góp phần thúc đẩy quyết tâm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986”.[31]
Rất tiếc những hy vọng và náo nức ban đầu không kéo dài bao nhiêu. Chế độ bao cấp, óc giáo điều, bệnh chủ quan, say men chiến thắng ở thời hậu giải phóng đã đẩy nền kinh tế Việt Nam đến chỗ phá sản, cuộc sống vật chất cực kỳ khó khăn. Thêm vào đó, việc cải tạo các sĩ quan và công chức chế độ cũ, chính sách hợp tác hóa nông nghiệp, các biện pháp ép dân thành thị đi kinh tế mới, chiến dịch đánh tư sản, chế độ hộ khẩu, lý lịch, phương thức quản lý tôn giáo quá cứng ngắc và bất công… làm cho hàng triệu người, đặc biệt những người có tôn giáo, hầu như không còn đất sống. Nhiều người đã khố sở, đắn đo cân nhắc và hầu như đã nhìn thấy cái chết trước mặt, nhưng rồi cũng phải “liều mình nhắm mắt đưa chân”. Làn sóng tị nạn ồ ạt này khiến nhiều người phải nghiêm chỉnh suy nghĩ về mối tương quan giữa chính trị với nhân quyền, giữa vai trò của nhà nước với quyền lợi của người dân, giữa tôn giáo với chế độ.
Giáo sư Đặng Phong đã nghiên cứu tỉ mỉ giai đoạn khủng hoảng trầm trọng 1976-1985 này. Nghị quyết Trung ương về cải tạo nông nghiệp quyết định “đưa nông nghiệp tiến nhanh lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”. Nhà nước đã cưỡng bức nhiều dân thành phố về nông thôn, đưa những người buôn bán, phi sản xuất cũng như nhiều nghệ sĩ, kỹ sư, bác sĩ, công nhân viên chế độ cũ… về các vùng kinh tế mới. Tuy nhiên, về kinh tế, “năm 1976, sản lượng lúa cả năm là 11.827,2 nghìn tấn. Kế hoạch 5 năm định là năm 1980 sẽ nâng lên gấp đôi, tức là 21 triệu tấn, nhưng trong thực tế, đến năm 1980 chỉ đạt được 11.647,4 triệu tấn, tức là còn chưa bằng điểm xuất năm 1976. Còn sản lượng bình quân đầu người thì giảm sút ngoài sức tưởng tượng: từ 211kg năm 1976 xuống còn 157kg năm 1980. Mức huy động lương thực của nhà nước năm 1976 là 2,04 triệu tấn, năm 1979 chỉ còn 1,45 triệu tấn. Miền Nam là vựa lúa của cả nước thì mức giảm sút còn nặng hơn: Từ 1,1 triệu tấn năm 1976 còn hơn 800 ngàn tấn năm 1979, tức là giảm khoảng một nửa”.[32]
Nhìn lại giai đoạn khủng hoảng này, sau khi liệt kê những sai lầm trầm trọng về kinh tế-xã hội-chính trị, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện kết luận: “Dân chúng ngày càng bất mãn và tính hợp pháp của chế độ bắt đầu bị xói mòn (…) Chỉ trong mấy năm, một triệu rưỡi người bỏ nước ra đi, cộng đồng hải ngoại tạo thành một yếu tố đích thực mới lạ trong lịch sử dân tộc Việt Nam”.[33]
Đây là một vấn đề xã hội lớn lao và trách nhiệm trước tiên nằm trong tay những người đang lãnh đạo đất nước. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Tuyên bố Độc lập, cố thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thẳng thắn đề cập đến vấn đề sinh tử và rất nhạy cảm: Đoàn kết dân tộc. Ông cho rằng, sau ngày 30.4.1975, nhà cầm quyền đã đánh mất một cơ hội ngàn vàng để thể hiện đại đoàn kết dân tộc “bởi bệnh chủ quan và say sưa vì chiến thắng, bởi những cách nhìn hẹp hòi, biệt phái, bởi chuyện phân biệt thắng-thua, bởi những kỳ thị ta-ngụy… Tiếp đó, cuộc cải tạo công thương nghiệp tư nhân ở miền Nam và việc hợp tác hóa nông nghiệp một cách rập khuôn, mà sau này Đại hội Đảng lần thứ VI đã rút kinh nghiệm, là vừa đụng chạm tới cả những người đã từng có công đóng góp cho cách mạng, vừa triệt tiêu đi một nguồn lực kinh tế rất quan trọng. Kinh tế khó khăn, đời sống bế tắc, cộng với những phương thức quản lý xã hội quá cứng nhắc và tình trạng kỳ thị thành phần… đã làm cho cả một số người yêu nước, muốn đóng góp cho đất nước cũng đành dứt áo ra đi”.[34]
Những đợt di tản ồ ạt. cộng thêm chương trình HO và ODP đã củng cố các cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Không nói mọi người đều rõ, thái độ chính trị của hầu hết cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại là chống Cộng. Tâm lý và ý thức hệ của họ gắn liền với màu cờ sắc áo của chế độ VNCH ngày xưa. Lá cờ “vàng ba sọc đỏ” vẫn là lá cờ của đại đa số người Việt di tản. Cho đến nay, đối với nhiều người Việt hải ngoại, ngày 30 tháng Tư vẫn là ngày “quốc hận” hay “ngày mất nước”. Ngoài ra, sống tại những nước phát triển và tự do, họ không thể chấp nhận chế độ độc đảng và đường lối chính trị của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay.[35]
Cộng đồng Công Giáo Việt Nam hải ngoại cũng cùng chung tâm thức và quan điểm chính trị nói trên. So với các nhóm khác, có lẽ khối Công Giáo hải ngoại còn chống Cộng hơn, vì gắn bó nhiều hơn với chế độ cũ và đối kháng kịch liệt hơn với ý thức hệ vô thần. Vì bất đồng quan điểm với Nhà nước Việt Nam có những người đã đi đến chỗ “giận cá chém thớt”: Tẩy chay hàng hóa Việt Nam, hô hào cấm vận, chống bang giao, chống tự do mậu dịch giữa Việt Nam với thế giới và chụp mũ Cộng sản cho những ai không chống Cộng như họ.
Trong những năm qua, cộng đồng hải ngoại đã giúp đỡ Giáo Hội Việt Nam rất nhiều trong việc tái thiết và phát triển. Nhưng một số người luôn muốn lôi kéo Hội đồng Giám mục về phía của họ. Để không trở thành công cụ cho một thế lực chính trị nào, các giám mục thường thận trọng trong các tuyên bố hay giữ im lặng. Mối tương quan giữa Hội đồng Giám mục với Nhà nước và với cộng đồng Dân Chúa càng trở nên phức tạp.
IV. Mở cửa kinh tế, nhưng chưa đổi mới chính trị!
Nhờ chủ trương “đổi mới”, Việt Nam tăng trưởng mạnh về kinh tế và đang dần dần ra khỏi tình trạng nghèo đói, lạc hậu. Rất tiếc là chúng ta chỉ mở cửa về kinh tế, mà chưa thực sự đổi mới tư duy và mở cửa về xã hội, chính trị. Kết quả là cơ chế chính trị, luật pháp và xã hội của Việt Nam vẫn chưa cập nhật với thời đại. Xã hội dân sự chưa xuất hiện và hệ thống giáo dục vẫn bị khống chế bởi “cơ chế bao cấp”, nên giống như một ngôi nhà cổ lỗ, chẳng theo qui tắc thông thường, càng phát triển, cơi nới và sửa chữa thì càng dị dạng.
Nhiều tín đồ thắc mắc: Tại sao Nhà nước khuyến khích “tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục” thế mà lại không cho phép các tôn giáo trong nước tham gia trực tiếp vào lãnh vực Y tế và Giáo dục? Bao giờ các tu sĩ chuyên môn về giáo dục và đã đạt được nhiều kết quả khả quan trên bình diện quốc nội, cũng như quốc tế, mới có cơ hội đóng góp tim – óc cho giới trẻ Việt Nam?
Về phương diện tôn giáo, nói chung Hiến pháp, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Sắc lệnh, Nghị quyết của chính phủ… đều tuyên bố bảo đảm quyền tự do tôn giáo. Tuy nhiên, mặc dù sau Đối mới, vẫn còn nhiều hạn chế, phân biệt đối xử và ngăn cản… trong sinh hoạt tôn giáo. Trên thực tế, vẫn còn nhiều quy định coi thẻ đảng viên là tiêu chuẩn đầu tiên cho nhiều chức vụ và nhiệm vụ trong xã hội Việt Nam hôm nay, vẫn còn những luật lệ thành văn và nhất là bất thành văn giới hạn quyền công dân của các tín đồ tôn giáo.
Đặc biệt, Luật đất đai và nhất là Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26.11.2003 về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 1.7.1991… đã tăng thêm sự căng thẳng giữa Nhà nước với tôn giáo ở một số địa phương. Vì tính chất bất hợp lý và giáo điều của Luật đất đai cho nên trong những năm qua đất đai là lãnh vực có nhiều vụ án tham nhũng, nhiều khiếu kiện và xung đột nhất tại Việt Nam. Việc căng thăng về đất đai và cơ sở tôn giáo cũng nằm trong điểm nhạy cảm này.
Cơ chế “xin-cho” trong thực tế đã biến thành cơ chế “cho-cho”. Đây là một cơ chế bất hợp lý, tạo nên tham nhũng và bất công. Trong Thư ngỏ (tháng 10 năm 2002), gửi Quốc hội và các Hội đồng Nhân dân, các giám mục Việt Nam nhận định sâu sắc: “Cơ chế xin-cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền mà Nhà nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân dưới dạng những cái phép, đồng thời biến Nhà nước từ một tổ chức có chức năng phục vụ công ích trở thành một chủ nhân ông nắm các quyền tự do của người dân và ban phát các phép tự do lại cho họ thường theo sự tùy tiện chủ quan hơn là theo những tiêu chuẩn khách quan. Như thế cơ chế xin-cho vừa đi ngược lại công ích và xóa đi các quyền tự do của người dân, vừa bôi đen hình ảnh của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đó là điều làm tha hóa con người.
Theo thông tin của báo chí, cơ chế xin-cho còn là nguyên nhân làm thất thóat 50% các nguồn thu vào công quỹ và làm thất thoát 50% còn lại khi chi ra công ích. Điều này có nghĩa là 5% hoặc 7% dân số là những người có thế lực thì hưởng 75% từ công quỹ quốc gia (…), phần còn lại của dân số là hơn 70 triệu dân chỉ hưởng được 25%. Thực tế này tạo ra một tình trạng bất công trầm trọng trong xã hội và không ngừng làm gia tăng hố sâu cách biệt giàu nghèo trong lòng một dân tộc…”.[36]
Một vấn đề bức xúc khác là tính nhân vân trong cách giải quyết tranh chấp và sự thiếu trung thực về thông tin đại chúng. Trong văn thư số 10/GHVN, ngày 25.9.2008, gửi UBND/TP Hà Nội, các giám mục đã thẳng thắn nêu vấn đề: “Trong tiến trình giải quyết tranh chấp, một số phương tiện truyền thông thay vì là nhịp cầu liên kết và cảm thông thì lại gieo rắc hoang mang và nghi kỵ (…). Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường”. Đối với việc sử dụng bạo lực, văn bản viết thêm: “Cũng trong tiến trình giải quyết những xung đột nêu trên và nhiều vụ việc khác, một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực, và như thế, tạo thêm bất công trong xã hội. Điều này đang có chiều hướng gia tăng, không những trong các vấn đề lớn của xã hội mà ngay cả trong đời sống gia đình cũng như tại học đường”.
Những lấn cấn đó làm cho mối tương quan giữa Giáo Hội với Nhà nước tại một địa phương trở nên căng thẳng trong thời gian vừa qua. Nhưng bất chấp những khó khăn và giới hạn nói trên, Giáo Hội Công Giáo đã biểu lộ sức sống và tính năng động như chưa từng thấy. Thật vậy, chưa bao giờ Giáo Hội Việt Nam có con số giám mục, linh mục, chủng sinh, tu sĩ, giáo lý viên… nhiều như hiện nay. Hầu hết các thánh đường và cơ sở cũ đã được trùng tu. Nhiều thánh đường và cơ sở mới đang tiếp tục mọc lên. Các khó khăn và giới hạn về việc tuyển sinh của các Dòng, các Đại chủng viện cũng như việc thụ phong linh mục… trên cơ bản đang được giải quyết. Các Đại chủng viện, các Học viện của các Dòng tu, cũng như các Trung tâm Mục vụ của Giáo phận đang sinh hoạt bình thường.
V. Đối thoại thẳng thắn, cộng tác chân thành
Hiện nay, mặc dù vẫn tồn tại một số lấn cấn và bất hợp lý của thời bao cấp, gây bức xúc cho nhiều người và cũng thường xuyên bị phê phán, nhưng phải công nhận rằng Nhà nước đã cố gắng mở rộng hơn cánh cửa ra thế giới bên ngoài: Việt Nam đã thiết lập bang giao với hầu hết các nước trên thế giới, chính thức gia nhập ASEAN, APEC, WTO và đang hòa nhập vào dòng chảy chung của nhân loại. So sánh với các nước phát triển và một số nước trong khu vực về cơ chế pháp lý, thì Việt Nam cần phải cải cách nhanh và nhiều hơn nữa mới đáp ứng nhu cầu của thời đại. Tuy nhiên, đây là cả một tiến trình nhiêu khê và khách quan mà nói, Việt Nam cũng đã bắt đầu những bước đi cần thiết trên con đuờng dài thăm thẳm này.
Đứng trên phương diện ý thức hệ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức công nhận “tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và sẽ tồn tại trong tiến trình xây dựng XHCN”. Còn Công đồng Vatican II lại nhắn nhủ các tín hữu cần ý thức rằng vô thần là một hiện tượng rất phức tạp. Song song với “ý thức hệ vô thần” của chủ nghĩa Mác thiết tưởng cần quan tâm nhiều hơn đến “vô thần thực hành” của tư bản chủ nghĩa và của con người thời nay. Ngoài ra cũng đừng quên rằng vô thần đã khai sinh từ lòng Kitô giáo. Hơn nữa cần phân biệt giữa “chủ nghĩa vô thần” và các phong trào lịch sử phát xuất từ đó.[37]
Về phương diện ngoại giao, Đức Giáo Hoàng Bênêdicto XVI đã tiếp kiến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2007 và chủ tịch Nguyễn Minh Triết vào cuối năm 2009. Rất có thể vào đầu năm 2013 sẽ có cuộc hội kiến giữa Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Việc thiết lập bang giao giữa Vatican và Việt Nam có thể sẽ được thực hiện trong một tương lai gần.
Theo Giáo huấn Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, cộng đồng chính trị và Giáo Hội độc lập và tự trị trong lãnh vực riêng của mình, nhưng cả hai đều phục vụ con người. Chính vì vậy, “sự tự trị giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị không dần tới chỗ hai bên ly khai nhau, loại bỏ việc hợp tác. Thật vậy, Giáo Hội và cộng đồng chính trị được biểu hiện qua các cơ cấu mang tính tổ chức và các cơ cấu này không có mục đích tự tại, mà nhằm phục vụ con người, giúp con người thi hành các quyền của mình cách trọn vẹn, những quyền được gắn liền với bản chất của con người vừa là công dân và vừa là Kitô hữu, đồng thời giúp con người chu toàn các nghĩa vụ tương ứng. Giáo Hội và cộng đồng chính trị có thể làm cho việc phục vụ này hữu hiệu hơn “để mọi người cùng có lợi, nếu mỗi bên nỗ lực hơn nữa để hợp tác lành mạnh với nhau theo cách thế phù hợp với hoàn cảnh không gian và thời gian”.[38]
Chính trong viễn tượng đó, Tòa Thánh đã đề nghị con đường đối thoại và hợp tác giữa Giáo Hội với Nhà nước Việt Nam. Ngỏ lời với các giám mục Việt Nam nhân dịp đến viếng mộ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô Ad limina 2002. Đức Gioan Phaolo II đề nghị một định hướng mục vụ theo tinh thần đối thoại của Vatican II: “Đối thoại thẳng thắn và cộng tác chân thành”. Trong Ad limina 2009, Đức Bênêđictô XVI tiếp tục kêu gọi Giáo Hội Việt Nam “đóng góp vào việc phát triển nhân bản và tâm linh của con người, nhưng đồng thời cũng đóng góp cho việc phát triển đất nước. Việc tham gia vào tiến trình này là một bổn phận và một đóng góp quan trọng, nhất là lúc Việt Nam cũng đang từ từ mở cửa về phía cộng đồng quốc tế”.
Hơn thế nữa, Đức Giáo Hoàng đã đi thẳng vào trọng tâm của một vấn đề gai góc, nhức nhối và nhạy cảm nhất, từng gây chia rẽ và tranh luận gay gắt trong lòng Giáo Hội Công Giáo Việt Mam suốt nhiều thập niên vừa qua Ngài tuyên bổ: “Chư huynh cũng như tôi đều biết rằng một sự hợp tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị có thể thực hiện được. Về điểm này, Giáo Hội mời gọi các phần tử của mình dấn thân một cách lương thiện để xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng. Giáo Hội không đòi hỏi phải thay thế trách nhiệm của các nhà cầm quyền, nhưng chỉ mong muốn có thể góp phần chính đáng vào đời sống quốc gia, để phục vụ toàn dân, trong tinh thần đối thoại và hợp tác, tôn trọng lần nhau”.
Trong bài diễn văn này, Đức Giáo Hoàng yêu cầu chấm dứt thái độ “đối đầu” để tích cực dấn thân vào “con đường đối thoại”. Ngài công khai nhắc đến “Thư Mục vụ 1980” của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Hơn nữa, chủ đề “Giáo Hội Chúa Kitô giữa lòng Dân tộc” của Thư Mục vụ được triển khai, cập nhật hóa và nâng cấp cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Ý thức sâu xa tính đối kháng giữa Nhà nước thuộc khối XHCN với tôn giáo, ngài nói thêm: “Tôi thấy điều này là quan trọng là phải nhấn mạnh rằng các tôn giáo không gây ra một mối nguy hiểm cho tình đoàn kết quốc gia, bởi vì tôn giáo nhằm giúp đỡ cá nhân thánh hóa chính mình và, qua các cơ chế, các tôn giáo quảng đại tự đặt mình phục vụ tha nhân trong cách thế hoàn toàn vô vị lợi”.
Phải coi đây là định hướng mục vụ tổng quát cho cộng đông Dân Chúa không những ở Việt Nam mà còn tại nhiều nước châu Á. Sứ điệp Hội nghị lần 10 của Liên Hội đồng Giám mục Á châu chọn đối thoại như một phương cách sống và thi hành sứ vụ: “Công cuộc Tân Phúc âm hóa kêu gọi lấy tinh thần đối thoại thúc đẩy cuộc sống hằng ngày và chọn tương quan hòa hợp chứ không đối đầu. Đối thoại phải là tiêu chí cho mọi hình thức thực thi sứ vụ và phục vụ tại châu Á. Đặc trưng của đối thoại là khiêm tốn nhận ra sự hiện diện kín đáo của Thiên Chúa trong cuộc tranh đấu của người nghèo, trong sự phong phú về văn hóa của nhân dân, trong sự đa dạng về truyền thống tôn giáo và trong thẳm sâu cõi lòng mỗi người. Đối thoại như thế là lối sống và phương cách truyền giáo của chúng ta. Đối thoại trở thành nền tảng cho nền linh đạo hiệp thông nhằm canh tân sứ giả Tin Mừng”.[39]
Tuy nhiên đối thoại không đồng nghĩa với thỏa hiệp, nhất là thỏa hiệp với bất cứ giá nào. Niềm tin tôn giáo và chân lý không thể mặc cả hay dễ dàng nhượng bộ. Rất nhiều lần người Kitô hữu được mời gọi chấp nhận trả giá. Vào dịp Giáng sinh 2012 vừa qua, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã đưa ra một nhận định sâu sắc trong mối tương quan giữa Giáo Hội với Nhà nước. Theo ngài, “việc hợp tác sinh hoa kết quả giữa các Kitô hữu và những người khác là điều có thể thực hiện được. Thế nhưng người Kitô hữu chỉ trả lại cho César những gì thuộc về César, chứ không phải những gì thuộc về Thiên Chúa. Trong lịch sử, đôi khi người Kitô hữu không thể tuân thủ những đòi hỏi của César. Từ thói tôn thờ hoàng để thời cổ đại Rôma đến những chế độ toàn trị trong thế kỷ vừa qua, các César đã cố chiếm đoạt vị trí của Thiên Chúa. Khi người Kitô hữu từ chối cúi mình trước các thần ngụy tạo được đề xuất thời nay, thì điều đó không xuất phát từ một thế giới quan cũ mèm. Sở dĩ như vậy là vì họ hoàn toàn tự do thoát khỏi những kiềm tỏa của ý thức hệ và được linh hứng bởi tầm nhìn về vận mệnh con người, cao quý đến nỗi họ không thể nào thỏa hiệp với bất kỳ điều gì đe dọa tầm nhìn đó”.
VI. Thay lời kết
Ngay từ ngày 10.11.1659, khi bổ nhiệm hai giám mục tiên khởi đến Đàng Trong và Đàng Ngoài. Bộ Truyền giáo đã đưa ra định hướng rõ rệt về đối thoại và hội nhập văn hóa: “Chư huynh đừng tìm cách, đừng tìm lý lẽ để thuyết phục các dân tộc thay đổi nghi thức của họ, tập tục và phong hóa của họ, trừ khi tất cả những cái đó hiển nhiên mâu thuẫn với đạo thánh và luân lý. Không có gì bất hợp lý bằng đem nước Pháp, nước Tây Ban Nha hay nước Italia hoặc một nước châu Âu nào khác vào Trung Quốc. Đừng đem đến các dân tộc ấy xứ sở của các vị, mà chỉ đem đến đức tin, một đức tin không từ chối cũng không làm tổn thương các nghi thức, các tập tục của bất cứ dân tộc nào, miễn là tất cả đó không có gì xấu, mà trái lại, đức tin của chúng ta muốn người ta cứ giữ và bảo vệ các thứ đó”.
Trong tương quan đối với nhà cầm quyền, Bộ Truyền giáo căn dặn: “Nếu được vua chúa có cảm tình và rộng lượng, chư huynh hãy tỏ lòng biết ơn. Để tránh mọi ganh tị có thể xảy ra, chư huynh đừng xin đặc ân, miễn trừ đối với luật lệ trong nước… Hãy tránh tất cả những hành động có liên can đến chính trị, kể cả những hành động có thể khiến người ta nghi ngờ chư huynh dính líu vào chính trị. Hãy rao giảng cho tín hữu bổn phận trung thành với Nhà nước, dù các nhà cầm quyền là những người không cùng tín ngưỡng”[40].
Dĩ nhiên, theo thần học luân lý, khi công quyền không còn phục vụ công thiện công ích hay vượt quá quyền hạn của mình để đàn áp người dân, lúc đó các công dân được phép sử dụng những biện pháp cần thiết để bênh vực công lý và nhân quyền. Tuy nhiên khi nhà cầm quyền phục vụ công ích thì họ có thẩm quyền đòi hỏi người dân phải tuân thủ pháp luật và lương tâm cũng đòi buộc các công dân phải chấp hành pháp luật. Theo Công đồng Vatican II, “cộng đồng chính trị và Giáo Hội, mỗi bên trong lãnh vực riêng của mình, đều độc lập và tự trị. Tuy nhiên, dù dưới danh nghĩa khác nhau, cả hai đều cùng phục vụ ơn gọi cá nhân và xã hội của con người. Việc phục vụ đó sẽ hữu hiệu hơn cho thiện ích của nhân loại, nếu cả hai duy trì đuợc sự cộng tác tốt đẹp với nhau, thích ứng với từng thời điểm và từng địa phương”.[41]
Thư chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 ý thức rõ rệt rằng Giáo Hội đang đứng trước một giai đoạn lịch sử mới mẻ và đặc biệt. Thiên Chúa đang mời gọi các tín hữu bày tỏ khuôn mặt đầy yêu thương của Ngài cho mọi người, vừa với tính cách công dân trong một đất nước đang biến đổi, vừa với tính cách người Công Giáo có nhiệm vụ đóng góp cho quê hương với tinh thần Tin Mừng: “Là công dân trong một đất nước, người Công Giáo Việt Nam có bổn phận yêu mến và xây dựng quê hương. Đồng thời, chúng ta thi hành bổn phận này với tinh thần Phúc Âm, khi thể hiện chức năng tiên tri bằng tiếng nói chân thành và có trách nhiệm, thực thi yêu thương trong chân lý và thực thi chân lý trong yêu thương”.[42]
Nguồn: Hiệp Thông Bản tin của Hội đồng Giám mục Việt Nam số 75 (tháng 3&4 năm 2013)
________________________________________
[1] Xem G. Alberigo (dir.), Histoire du Concile Vatican II, Cerf, Paris, 1997: Y. Congar, Le Concile de Vatican II, Paris, 1984; G. Caprile, Saggio di bibliografia sul Concilio Vaticano II, 3 vol., 1963—1965; A. Ricardi, II potere del papa. Da Pio II a Paolo VI, Rome-Bari, 1988; G. Zizola, L ‘Utopie du pape Jean XXIII, Paris, 1978; Giovanni XXIII. Lafede e la polilica, Rome-Bari, 1988; H.Duquaire, Jean XXIII. Problème actuels à la lumière de l’Evangile, Paris, 1964; E.E.Hales, Pope John and his revolution, Londres, 1965.
[2] Gioan XXIII, Diễn văn khai mạc Công đồng, số 8 & 16.
[3] Gioan XXIII, Diễn văn bế mạc khóa 1 của Công đồng, số 22.
[4] Gioan XXIII, Hòa bình trên trái đất, số 1.
[5] Ibidem, số 110-112.
[6] Ibidem, số 113.
[7] 7 Ibidem, số 158.
[8] Ibidem, 159.
[9] Vatican II. Gaudium et Spes, số 19.
[10] Ibidem, 20.
[11] Ibidem, 21.
[12] Ibidem, 28.
[13] 13 Ibidem, 34. Chính V. Lénin, Rose Luxemburg và hầu hết các lý thuyết gia Mác xít khác cũng không chấp nhận bất cứ sự phân chia tuyệt đối nào giữa các yếu tố nói trên.
[14] Xem chẳng hạn Marxistes et Chrétiens. Entretiens de Salzbourg en 1965, Mame, 1968; L’homme chrétien et l’homme marxiste, La Palatine, 1964; D. Dubarle, Pour une dialogue avec le marxisme, Cerf, 1964; G. Girardi, Marxisme et christianisme, Paris, 1968; R. Garaudy, De l’anathème au dialogue, Paris, 1965.
[15] Các giám mục miền Nam, Thư chung, ngày 2.3.1960.
[16] Xem Hoàng Phương, Cộng sản và tôn giáo tại Việt Nam, Sàigòn, 1966: UBKHXH Việt Nam – Ban Tôn giáo Chính phủ. Một số vấn đề lịch sử Đạo Thiên Chúa trong lịch sử Dân tộc Việt Nam, Tp HCM, 1988; Nguyễn Văn Đông, Tìm hiếu chính sách của Đảng và Nhà Nước đối với Đạo Thiên Chú,. Tp. HCM, 1988; Trần Tam Tỉnh, Thập giá và lưỡi gươm, Nxb Tp HCM, 1988; Bùi Đức Sinh, Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam, Calgary- Canada, 2002; Đỗ Quang Hưng (Chủ biên). Bước đấu tìm hiểu về mốii quan hệ giữa Nhà Nước & Giáo Hội, NXB Tôn giáo, 2003; Đỗ Quang Hưng, Vấn đề tôn giáo trong cách mạng, NXB Tôn giáo, 2006 ; Stephen Denney, “The Catholic Church in Vietnam”, trong Sabrina Ramet & Pedro Ramet, Catholicism and Politics m Communist Societies, Duke Univ. Press, 1990.
[17] 17 Truơng Bá Cần, 50 năm nhìn lại, Tp. HCM, 2008, tr. 36.
[18] HGPCGVN, Thông cáo của HGPCGVN 1966, trong Hàng Giáo phẩm Công Giáo Việt Nam 1960-1995, Đắc Lộ Tùng thư, Paris 1996,tr. 186.
[19] Trần Anh Dũng, Hàng Giáo phẩm Việt Nam 1960-1995, Không NXB, tr. 194.
[20] Ibidem, tr. 204.
[21] Ibidem, tr. 224.
[22] Ibidem, tr. 231.
[23] Giám mục miền Nam, Tuyên ngôn ngày 1.1.1974.
[24] Những gì Nguyễn Tiến Hưng kể lại trong cuốn “Khi đồng minh tháo chạy ”, California, 2005, chỉ xác nhận thêm cho những gì mà nhiều người đã biết.
[25] Tạp chí Đứng Dậy, số 70, ngày 4.7.1975, tr. 37-38.
[26] Trong văn thư ngày 6.8.1977 gửi TGM Nguyễn Văn Bình, liên quan đến ĐứcTGM Nguyễn Kim Điền, UBMTTQVN/TP.HCM đã nhận định rằng: “Những tồn tại trên đây có nguyên nhân chủ quan và khách quan của nó. Một số cán bộ cách mạng do trình độ còn non kém hoặc do chưa hết thành kiến mà làm sai đường lối chính sách. Mặt khác, phải thấy một thực tế nữa là hố sâu ngăn cách, chia rẽ, thành kiến lương giáo do bọn đế quốc và tay sai phản động tạo ra hơn 100 năm nay không thể một sớm một chiều xóa bỏ ngay được (…) về phía mình, cho đến nay do bị ảnh hưởng tuyên truyền xuyên tạc của địch nên trong Thiên Chúa giáo, cũng như trong các tôn giáo khác, số người còn thành kiến với cách mạng không phải là ít, nhất là trong hàng chức sắc, giáo phẩm. Thậm chí có một số người có những thái độ cực đoan, đi tới những chống đối quyết liệt”.
[27] Người Tín hữu, “Về Đức Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền”, CGvDt số 668, ngày 3.7.1988, tr. 8.
[28] Tạp chí Đứng Dậy, số 70, ngày 4.7.1975, tr. 39-40.
[29] Phụ bản CGvDT, Đức Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, 1995, tr. 56.
[30] Xem Nguyễn Hồng Giáo. Một chặng đường Giáo Hội Việt Nam, 2008, tr. 139-198.
[31] Xem Trương Bá Cần và mội số tác giả khác, Công Giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm (1945- 1995), Tp. HCM, 1996.
[32] Đặng Phong, Tư duy kinh tế Việt Nam. Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975-1989, Nxb Tri Thức, 2008, tr. 124. Xem thêm Huy Đức, Bên thắng cuộc, 2 tập, Osinbook 2012-2013.
[33] Nguyễn Khắc Viện, Vietnam, une longue histoire, Thế Giới, Hà Nội, 1993, tr. 436.
[34] Võ Văn Kiệt, “Đại đoàn kết dân tộc – Cội nguồn sức mạnh của chúng ta”, Tuổi Trẻ, ngày 29.8.2005.
[35] Xin coi Nguyễn An Tôn, Công Giáo miền Nam Việt Nam sau 30.4.1975, Lousiana, 1988; Tôn Thất Thiện, Nguyễn Gia Kiểng, Vũ Quốc Thúc, Võ Long Triều, Lê Đình Thông…, Những vấn đề cấp thiết của Việt Nam, Paris, 1995: Lê Xuân Khoa, Việt Nam 1945-1995. Chiến tranh, Tị nạn, Bài học lịch sử, Tập.I, Tiên Rồng, 2004; Trần Ngọc Báu, Nguyễn Tiến Cảnh, Mặc Giao, Đỗ Hữu Nghiêm, Bửu Sao, Đỗ Mạnh Tri, Ba mươi năm Công Giáo Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản 1975-2005, California, 2005.
[36] HĐGMVN, Thư ngỏ gửi Quốc hội và các Hội đồng Nhân dân, 12.10.2002.
[37] Xem Gaudium et Spes, số 19-21.
[38] Hội đồng Giáo hoàng về Công lý & Hòa bình, Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, số 425.
[39] Sứ điệp Hội nghị toàn thể lần thứ X của Liên Hội đồng Giám mục Á châu, số 5.
[40] Xem Gaudium el Spes, số 73-76.
[41] Ibidem, số76.
[42] Thư chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010.
Kitô giáo tự bản chất là một tôn giáo nhập thể và nhập thế. Theo giáo huấn của Đức Kitô, Giáo Hội không thể đứng bên lề lịch sử hay ngoài trần gian, mà cũng chẳng có thể đồng hóa với bất cứ một chế độ chính trị, một hệ thống kinh tế hay một nền văn hóa nào. Nhưng suốt dọc hơn 2000 năm lịch sử, Kitô giáo đã giới thiệu nhiều cách thể sống, hình thức diễn tả và mô hình Giáo Hội khác nhau. Có thể nói mỗi mô hình là một cố gắng cụ thể của người tín hữu để thể hiện chương trình của Thiên Chúa, trong những bối cảnh văn hoá, chính trị, xã hội kinh tế nhất định nào đó. Từ các mô hình này sẽ nẩy sinh những khác biệt trong lãnh vực thần học và mục vụ, cũng như cơ cấu tổ chức và tương quan với xã hội trần thế.
Những dòng dưới đây là một vài nét sơ thảo về mối tương quan giữa Giáo Hội Công Giáo và Nhà nước tại Việt Nam từ giữa thế kỷ XX đến nay.
I. Giáo Hội mở cửa ra thế giới
Chủ trương “canh tân và thích nghi” nói chung và đường hướng đối thoại với thời đại nói riêng đã khai mở một giai đoạn mới trong tương quan giữa Giáo Hội Công Giáo với thực tại trần thế. Tất cả được khơi nguồn nhờ một con người đặc biệt: Đức chân phước Gioan XXIII. Sau triều đại dài của đức Piô XII, một số người nghĩ rằng Đức Gioan XXIII sẽ chỉ là một giáo chủ “tạm thời” và không gây nhiều chuyện cho giáo triều. Nào ngờ ngày 25 tháng giêng năm 1959, nghĩa là chỉ gần 90 ngày sau khi đảm nhận trọng trách kế vị thánh Phêrô, vị “giáo chủ chuyển tiếp 78 tuổi” này đã bất ngờ công bố một quyết định quan trọng: triệu tập Công đồng Vatican II. Quyết định này gây ngạc nhiên cho rất nhiều người, đặc biệt là Hồng Y đoàn.[1]
Bất chấp mọi chướng ngại vật. Đức Gioan XXIII luôn lạc quan và tin tưởng, nhất quyết thực hiện công cuộc canh tân và cải tổ Giáo Hội. Trong bài giảng ngày khai mạc sứ vụ, ngài đã bộc lộ “quyết tâm đảm nhận một cách nghiêm chỉnh sứ vụ giám mục Roma, giám mục của một Giáo Hội địa phương, anh em của tất cả giám mục hoàn vũ”. Ngài ý thức sâu xa là Giáo Hội lúc đó quá xa lạ với con người và thế giới hiện đại. Nhiều dân tộc và nhiều vùng văn hóa đang ở ngoài tầm nhìn cũng như tầm ngắm của giáo triều. Ngài đặc biệt quan tâm đến các Giáo Hội và các tôn giáo ngoài Công Giáo, các nước đang phát triển, cũng như các nước cựu thuộc địa.
Trong diễn văn khai mạc Công đồng ngày 11 tháng 10 năm 1962, ngài yêu cầu các Kitô hữu cần can đảm và sáng suốt khám phá sự hiện diện nhiệm mầu của Đấng Quan phòng giữa những thăng trầm và biến đổi của xã hội nhân loại. Theo ngài, nếu trong quá khứ, Giáo Hội không ngừng chống lại những sai lầm và “đã thường xuyên khắt khe kết án chúng. Hôm nay, Hiền thê của Đức Kitô thích sử dụng phương thuốc của lòng từ bi nhân hậu hơn là biện pháp hà khắc. Giáo Hội nghĩ rằng sẽ trả lời tốt hơn cho những những nhu cầu của thời đại bằng cách làm sáng tỏ các giá trị phong phú nơi đạo lý của mình hơn là kết án”.[2]
Khi bế mạc khóa I của Công đồng, ngài đã long trọng lặp lại một lần nữa ước vọng thâm sâu của ngài: “Công đồng sẽ đích thực là “lễ Hiện Xuống mới’”, làm cho Giáo Hội được triển nở trong nguồn năng lực nội tại và mở rộng ra tất cả mọi lãnh vực của hoạt động nhân loại”.[3]
Ngày 11.4.1963, Đức Gioan XXIII công bố thông điệp “Hoà bình trên trái đất”. Đây là thông điệp đầu tiên không những gửi đến các giám mục và người Công Giáo, mà còn gửi đến tất cả “những người thành tâm thiện chí”, trong một thế giới đa văn hóa và đa tôn giáo. Thông điệp mở đầu với xác tín tâm linh: “Hòa bình trên thế giới, ước nguyện thâm sâu của tất cả nhân loại trải dài qua đời lịch sử, chỉ có thể thiết lập và củng cố khi người ta nghiêm chỉnh tôn trọng trật tự thiết định bởi Thiên Chúa”.[4]
Ở giai đoạn chiến tranh lạnh đó, người ta vẫn nghĩ rằng “hòa bình chỉ có thể thực hiện được dựa trên sự quân bình về vũ trang”. Đối với thông điệp, chính cái “lôgíc chạy đua vũ trang” sẽ đẩy nhân loại vào ngõ cụt “đau thương tàn khốc”. Vì vậy, Đức Gioan XXIII kêu gọi nhân loại “khẩn cấp ngưng các cuộc chạy đua vũ trang, và các nước hiện đang sở hữu võ khí cần giải trừ binh bị và hủy bỏ võ khí nguyên tử”.[5] Nhưng nhân loại chỉ thực sự giải trừ vũ khí này, khi thực hiện được “cuộc giải giới toàn diện, nghĩa là một cuộc giải giới trong tâm hồn”. Nói rõ hơn cần thay thế quan niệm về “xây dựng hòa bình dựa trên sự quân bình vũ khí để xây dựng hòa bình dựa trên lòng tin tưởng lẫn nhau”.[6]
Mối tương quan giữa người Công Giáo với những người thuộc các ý thức hệ và các tôn giáo khác cũng được cải thiện một cách đặc biệt nhờ thái độ ngôn sứ của Đức Gioan XXIII. Thông điệp “Hòa bình trên thế giới” đề nghị chấm dứt “giai đoạn đối đầu, thù hận” để khai mở cuộc đối thoại giữa Công Giáo với Cộng sản. Nơi thông điệp, chúng ta tìm gặp hai biện phân quan trọng về lý thuyết, mang tính khai mở và định hướng cho hoạt động chính trị – xã hội của người Công Giáo:
Nguyên tắc thứ nhất, đòi hỏi phải biện phân sáng suốt “giữa sai lầm với người sai lầm (…). Bởi vì, mặc dù sai lầm, con người không phải vì thế bị tước bỏ điều kiện làm người, và cũng chẳng bao giờ tự động bị tước mất phẩm giá con người”[7].
Nguyên tắc thứ hai là biện phân sáng suốt giữa lý thuyết triết học với các trào lưu lịch sử trong lãnh vực chính trị – xã hội. Thông điệp viết: “Cũng rất cần thiết phân biệt giữa các lý thuyết triết học sai lầm về bản tính, nguồn gốc, cùng đích của thế giới và con người với những trào lưu kinh tế và xã hội, văn hóa hoặc chính trị, mặc dù các trào lưu này bắt nguồn và gợi hứng từ các lý thuyết triết học nói trên.
Một học thuyết khi đã được kiến tạo và xác định thì không còn thay đổi nữa. Trái lại, các trào lưu nói trên, vì phát triển giữa những điều kiện đổi thay, do đó đương nhiên lệ thuộc vào sự biến thiên không ngừng. Ngoài ra, ai có thể phủ nhận rằng trong mức độ mà các trào lưu này cố gắng thích ứng với tiếng nói của lý trí và phản ánh một cách trung thực nguyện vọng chính đáng của con người, có thể chứa đựng những yếu tố tích cực đáng được chấp nhận?”.[8]
Công đồng Vatican II cố gắng thể hiện đường hướng đối thoại này qua hiến chế “Giáo Hội trong thế giới hôm nay”. Dưới ánh sáng Tin Mừng, Công đồng đặc biệt tìm hiểu “thuyết vô thần” và coi đó là “một trong những sự kiện quan trọng nhất ở thời đại chúng ta”. Theo Công đồng “vô thần hiện đại” là một hiện tượng phức tạp và đa dạng: “Có người minh nhiên phủ nhận Thiên Chúa, có người lại nghĩ rằng con người không thể quả quyết gì về Thiên Chúa. Một số người khác trình bày vấn đề Thiên Chúa theo cách thức làm cho nó như mất hẳn ý nghĩa. Nhiều người đã vượt quá giới hạn khoa học thực nghiệm để chủ trương rằng chỉ duy lý luận khoa học giải thích tất cả, hoặc trái lại, cho rằng không có chân lý nào là tuyệt đối. Có người lại quá đề cao con người đến nỗi làm cho niềm tin nơi con người trở nên vô nghĩa, hình như họ muốn đề cao con người hơn là chối từ Thiên Chúa. Một số khác tự vẽ lên một hình ảnh về Thiên Chúa, để rồi Đấng mà họ bác bỏ chẳng liên hệ gì với Thiên Chúa của Tin Mừng… Chủ nghĩa vô thần nói chung không phát sinh do một nguyên nhân duy nhất, nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến phản kháng chống lại các tôn giáo, và đặc biệt ở một vài nơi, phê phán chính Kitô giáo. Vì thế, các tín hữu có thể chịu phần trách nhiệm không nhỏ trong việc khai sinh vô thần, hoặc bởi sao lãng việc giáo dục đức tin, hoặc trình bày sai lạc về giáo lý, hoặc do những thiếu sót trong đời sống tôn giáo, luân lý và xã hội”.[9]
Khi phân tích vô thần có hệ thống, Công đồng đặc biệt để ý đến chủ nghĩa Cộng sản: “Trong số những hình thức vô thần hiện nay, người ta không thế bỏ qua hình thức vô thần nhằm giải phóng con người, nhất là về phương diện kinh tế và xã hội. Hình thức vô thần này cho rằng tôn giáo, tự bản chất, cản trở công cuộc giải phóng nói trên, bởi vì khi hướng tâm trí con người về niềm hy vọng ở cuộc sống vị lai và hão huyền, tôn giáo đã làm cho họ xao lãng việc xây dựng xã hội trần thế. Do đó, khi những người chủ trương lý thuyết vô thần này nắm quyền, họ sẽ kịch liệt chống lại tôn giáo, sử dụng tất cả mọi thứ áp lực của công quyền, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục thanh thiếu niên, để truyền bá lý thuyết vô thần”.[10]
Trung thành với Thiên Chúa cũng như với con người, Công đồng không thể không tiếp tục lên án chủ nghĩa vô thần với tất cả sự cương quyết, như đã từng lên án trước đây.[11] Nhưng đồng thời Công đồng tha thiết kêu mời mọi người, có tín ngưỡng hay vô thần, phải cộng tác với nhau để xây dựng một thế giới tiến bộ và nhân bản hơn. Đặc biệt, đối với các tín hữu, Công đồng nhắc lại rằng cần phải “tôn trọng và yêu thương ngay cả những người không cùng cảm nghĩ hoặc đường hướng hành động với chúng ta trong lãnh vực xã hội, chính trị hay tôn giáo nữa. Thực vậy, càng cố gắng tìm hiểu cảm nghĩ của họ với nhân ái và yêu thương, chúng ta càng dễ dàng để thiết lập một cuộc đối thoại với họ”.[12]
Sau khi lặp lại biện phân lịch sử của Đức Gioan XXIII và áp dụng vào các trào lưu lịch sử nói chung và trào lưu xã hội nói riêng. Đức Phaolô VI yêu cầu các Kitô hữu cần có một nhận định sáng suốt, bởi vì dưới danh xưng trào lưu xã hội chứa đựng nhiều phong trào và mô hình xã hội rất khác biệt. Chủ nghĩa Mác là một trong các dạng thức của phong trào xã hội và ngay trong lòng chủ nghĩa Mác cũng có nhiều khuynh hướng hay phe nhóm khác nhau. Trên thực tế, có người coi chủ nghĩa Mác là một chủ trương triệt để đấu tranh giai cấp; có người lại nhìn nó như một hình thức “dân chủ tập trung”, dưới quyền lãnh đạo của một Đảng duy nhất; một số người đề cao chủ nghĩa Mác như một phương pháp phân tích xã hội có khả năng đưa ra một phê phán có tính khoa học về thực trạng xã hội; nhiều người khác lại quan niệm chủ nghĩa Mác như một ý thức hệ vô thần, xây dựng trên chủ nghĩa duy vật lịch sử và phủ nhận mọi chiều kích siêu việt.
Vào giai đoạn đó, một số người Công Giáo dấn thân trong lãnh vực xã hội thường đề cao giá trị phân tích của chủ nghĩa Mác và cho rằng có thể tách rời phương pháp phân tích xã hội này khỏi những yếu tố cấu trúc khác, như quan niệm về con người, chủ trương vô thần, đấu tranh giai cấp… Đức Phaolô VI sáng suốt cảnh báo: “Nếu trong chủ nghĩa Mác hiện thực có thể phân biệt các chiều kích khác nhau đó, những chiều kích đang đặt ra cho các Kitô hữu nhiều nghi vấn để suy nghĩ và hành động, thì quả là ảo tưởng và nguy hiểm lãng quên mối tương quan chặt chẽ nối kết chung với nhau”.[13]
Nói chung, cuộc canh tân và thích nghi của Vatican II đã khai mở một mùa xuân cho Giáo Hội Công Giáo, đồng thời đã tháo gỡ nhiều rào cản trong hoạt động chung giữa người Công Giáo với những người thuộc các tôn giáo và ý thức hệ khác. Giáo Hội Công Giáo tích cực dấn thân vào con đuờng phục vụ vừa mang tính Tin Mừng, vừa thấm đượm tình người. Ngoại trừ một số nhỏ Giáo Hội địa phương vẫn luyến tiếc cơ chế cũ, đại đa số các Giáo Hội đã hăng hái dấn thân xây dựng một thế giới công bằng, phát triển, nhân ái và an hòa hơn.
Đây cũng cũng là giai đoạn năng động và nhiều sáng kiến nhất trong lãnh vực tư tưởng, với nhiều cuộc gặp gỡ, đối thoại, tọa đàm, hội nghị giữa Công Giáo với Cộng sản.[14] Những cuộc đối thoại này như thổi thêm sinh khí vào một số hoạt động chung nhằm kiến tạo hòa bình và tranh đấu cho công bằng xã hội vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70. Nhưng chẳng bao lâu những khó khăn ập tới và niềm lạc quan ban đầu giảm dần theo năm tháng. Theo nhiều chuyên viên, để cuộc đối thoại này thực sự triển nở, cần thiết một “canh tân & thích nghi” khác trong lòng các phong trào Cộng sản thế giới. Cho dù đã chuyển từ một “stalinisme cứng rắn” sang một “stalinisme ôn hòa”, các Đảng Cộng sản cầm quyền ở giai đoạn đó vẫn quá giáo điều, độc tài, khép kín. Chính vì vậy, những cuộc đối thoại nói trên cuối cùng cũng chẳng đi tới đâu, vì chỉ là những trao đổi bên lề giữa các trí thức Công Giáo cấp tiến với các trí thức tân mác-xít hay mác-xít phi truyền thống.
II. Biến chuyển về nhận thức nơi người Công Giáo Việt Nam
Do vòng xoáy của lịch sử và điều kiện nghiệt ngã của thời cuộc, nhiều lần trong quá khứ mối tương quan giữa Giáo Hội và Nhà nước ở Việt Nam đã rơi vào tình trạng bế tắc, căng thẳng, xung đột, bạo động… Đôi lúc người Công Giáo Việt Nam hầu như không còn cơ hội để chọn cái tốt hơn, mà đành phải chọn cái ít xấu hơn giữa những giải pháp nghiệt ngã. Có những lần hoàn cảnh cũng không cho phép người Công Giáo đảm nhận đồng thời vai trò “công dân tốt” và “Công Giáo tốt”, mà hầu như bó buộc phải chọn lựa một trong hai. Với ước nguyện “ôn cố tri tân”, chúng ta cùng nhau nhìn lại một cách sơ lược vấn đề phức tạp này.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954. Điện Biên Phủ thất thủ và giấc mộng bá chủ của thực dân Pháp tan vỡ thê thảm. Cùng với các đồn bốt cuối cùng của Pháp, các làng tự trị Công Giáo cũng theo nhau hạ súng. Nhưng hiệp định Genève đã chia đôi đất nước và lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới cho hai Nhà nước và hai ý thức hệ đối kháng. Cơn lốc chính trị mới xuất hiện, kéo theo một cuộc di cư vĩ đại chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Hơn một triệu người Công Giáo bỏ miền Bắc di cư vào miền Nam với 2/3 số linh mục và 6/10 giám mục miền Bắc vĩ tuyến 17.
Sau cuộc di cư, Giáo Hội miền Bắc mất quá nhiều nhân lực và sinh lực. Tiếp đến, trong cuộc cải cách ruộng đất, đầy nước mắt và máu, rất nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân bị tù tội, trong khi đó ruộng đất của Giáo Hội bị tịch thu. Thế rồi, khi nhà nước Việt Nam quyết định xâv dựng Xã hội chủ nghĩa theo mô hình Liên Xô và Trung quốc thì các tín đồ Công Giáo càng bị khinh miệt và loại trừ. Người Công Giáo không những không được làm công nhân viên Nhà nước, mà cũng chẳng được vào cao đẳng hay đại học. Ngay cả việc thi hành nghĩa vụ quân sự cũng không được phép, mà chỉ được làm dân công tải lương thực và đạn dược cho chiến trường. Mãi đến giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh chống Mỹ, mới có sự hiện diện của thanh niên Công Giáo trong quân đội.
Giáo Hội miền Bắc trở thành một Giáo Hội thầm lặng và bị cô lập với thế giới bên ngoài, cũng như với đồng bào và xã hội chung quanh. Các giám mục hoàn toàn bị cắt đứt mọi liên lạc với Tòa Thánh. Chẳng có giám mục nào tham dự Công đồng Vatican II và mãi đến sau năm 1975 các văn kiện của Công đồng mới bắt đầu được phổ biến ở miền Bắc. Trong suốt thời chiến tranh lạnh, Công đồng chẳng có ảnh hưởng gì trên người Công Giáo miền Bắc.
Giáo Hội miền Nam, trái lại, được tăng nhân lực và khí thế do hàng giáo sĩ và giáo dân di cư thổi vào. Chiêu bài “bất cộng đái thiên” (không đội trời chung với Cộng sản) được triệt để khai thác. Sự hiện diện của tổng thống Công Giáo càng làm cho nhiều người xác tín nơi lí tưởng xây dựng một Việt Nam tiến bộ, độc lập, tự do và hữu thần. Nhiều giáo sĩ và giáo dân có vị thế quan trọng trong chính quyền miền Nam. Một số làng Công Giáo di cư được xây dựng như một thứ “pháo đài chống Cộng”.
Thư chung 1960 của các giám mục miền Nam tiếp tục nói về vấn đề “Cộng sản vô thần” để giúp người tín hữu “thấu hiểu nó nguy hại và nham hiểm đến mức nào trong việc tiêu diệt đức tin của chúng ta”. Sau khi khẳng định giữa học thuyết Công Giáo và Cộng sản “không thể đi đôi với nhau”, Thư chung kết luận: “Muốn cho Đạo thánh được nguyên vẹn, người Công Giáo phải phủ nhận lý thuyết Cộng sản và những áp dụng của nó đến tận cùng”. Để củng cố cho lập luận ở trên, Thư chung 1960 trích dẫn nhiều khoản của Thư chung 1951.[15]
Giáo Hội Công Giáo được ưu đãi, có nhiều ảnh hưởng và muốn góp phần vào việc tìm một giải pháp cho Việt Nam. Người Công Giáo hăng say dấn thân vào tất cả các lãnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, bác ái, từ thiện… Nhưng sau cuộc đảo chính 1963 và cái chết bi thảm của ba anh em gia đình họ Ngô, một số người đã ngỡ ngàng nhận ra cái ảo tưởng và cái giá của con đường độc lập – tự do theo “mô hình Mỹ”. Sau một thời gian chao đảo vì cuộc đảo chính 1963, Giáo Hội đã tái lập mối lương quan với nhà nước của Đệ II Cộng hòa và tiếp tục ủng hộ “chủ nghĩa Quốc gia”. Vì thế, có thể nói Giáo Hội cũng chia sẻ phần nào những ưu và khuyết điểm của chế độ này!
Công đồng Vatican II, hướng đi của Đức Gioan XXIII và Đức Phaolô VI đã giúp một số tín hữu Công Giáo miền Nam Việt Nam thức tỉnh và thay đổi quan điểm về chiến tranh và hòa bình. Xuất hiện “Phong trào Công Giáo” chống chiến tranh và kêu gọi hòa bình. Họ không chấp nhận chống Cộng sản bằng bất cứ giá nào và cho đến người cuối cùng. Nổi bật nhất là những người mệnh danh “Công Giáo tiến bộ”, gồm cả linh mục lẫn giáo dân, thuộc nhiều phong trào và nhóm khác nhau. Một số sự kiện nổi bật nhất của “Phong trào” này là: Lá thư của “Một số linh mục Việt Nam trước vấn đề hòa bình của dân tộc”(l .1.1966); việc thành lập “Phong trào Công Giáo xây dựng hòa bình” (24.11.1970); Thỉnh nguyện thư gửi Giáo quyền của 10 linh mục Việt Nam và 2 linh mục người Mỹ (1.10.1971) yêu cầu xét lại tinh thần Thư chung 1951, v.v.
Trong thực tại lịch sử của giới Công Giáo miền Nam lúc bấy giờ, “Phong trào Công Giáo tiến bộ” chẳng có ảnh hưởng bao nhiêu trên đại chúng. Nhiều người còn cho rằng họ ảo tưởng, ngây thơ và làm lợi cho Cộng sản hay thuộc loại Cộng sản nằm vùng. Trên thực tế, các diễn biến sau 1975 hình như đã kiểm chứng một số dư luận trước đây về một số thành viên của phong trào này.
Nhiều người đã nhận ra thế kẹt của người Miền Nam nói chung và giới Công Giáo nói riêng trước gọng kìm của các thế lực quốc tế và cơn lốc thời đại. Một mặt, chủ nghĩa Mác cổ điển vẫn chủ trương “đấu tranh giai cấp”, “chuyên chính vô sản”, “duy vật biện chứng” và coi “tôn giáo là thuốc phiện”, vì vậy nhiều thành phần khác của dân tộc tiên thiên bị loại trừ hay bị liệt vào “công dân hạng hai hay hạng ba”. Mặt khác, nhiều vị lãnh đạo ở miền Nam vẫn nhất quyết lấy cuộc chiến vì lý do ý thức hệ để biện minh cho tất cả. Thêm vào đó, các thế lực chính trị đã khéo léo lợi dụng sự đối kháng này để phục vụ cho ý đồ riêng.
Trong rất nhiều trường hợp, câu nói “giữa Quốc gia và Cộng sán, không thể đội trời chung” hình như đã trở thành một thứ nguyên tắc! Đối diện với sự đối kháng nghiệt ngã này, hầu như không còn giải pháp thứ ba, chỉ có thể một mất một còn và hệ luận tất nhiên của nó là phải chiến đấu cho đển viên đạn cuối cùng. Hòa bình, nếu có, chỉ có thể thực hiện khi hoàn toàn tiêu diệt hay đè bẹp đối phương.[16]
Nguy hiểm nhất là các thế lực ngoại bang đều biết khai thác, lợi dụng chiêu bài chống Cộng. Một số người, vì nhiều lý do, đã trở thành lực lượng hậu thuẫn cho họ. Những thân phận ấy bị hút vào cơn lốc “giống như những chiếc lá mà giông bão cuốn lên, tan tác mọi ngã, rồi tự rơi xuống”.
Tuy nhiên, cuối cùng quan điểm của Vatican II, của Đức Gioan XXIII và nhất là của Đức Phaolô VI đã ảnh hưởng tích cực trên nhận thức và thái độ của các giám mục Việt Nam đối với cuộc chiến. Đối diện với cuộc chiến tranh ngày càng tàn khốc tại Việt Nam, Đức Phaolô VI tuyên bố, với tư cách một người lãnh đạo tôn giáo, ngài không thể không lên tiếng. Kể từ lễ Giáng sinh năm 1964, ngài đã đưa ra nhiều đề nghị và sáng kiến hòa bình cho Việt Nam bằng con đường thương thảo. Ngày 13.2.1965, ngài gửi thư cho các giám mục Việt Nam để chia sẻ những nỗ lực vận động của ngài cho hòa bình Việt Nam. Trong cuộc triều yết ngày 29.11.1965, ngài cho biết “hằng mong ước cùng cầu nguyện để được thấy ngày mà tiếng súng sẽ im bặt và nền hòa bình thực sự sẽ chiếu dọi trên đất nước Việt Nam, trong niềm hân hoan và hòa hợp dân tộc”.[17] Qua Thông điệp Mân Côi, ngày 15.9.1966, ngài lại kêu gọi hai miền Nam Bắc chấm dứt chiến tranh và thương thuyết.
Hơn thế nữa, ngài đã gửi đặc sứ là TGM Sergio Pignedoli tới Sài Gòn để gặp gỡ các giám mục Việt Nam từ ngày 30/9 đến ngày 6.10.1966 nhằm thúc đẩy tinh thần hòa bình và hòa giải. Nhờ cuộc gặp gỡ và trao đổi này, các giám mục Việt Nam đã hoàn toàn hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng để lặp lại lời kêu gọi thiết tha: “Nhân danh Chúa, xin hãy dừng lại. Hãy gặp gỡ nhau, hãy đi tới bàn hội nghị, hãy thành thật thương thuyết. Ngay bây giờ hãy giải quyết các mối bất hòa tranh chấp, dù có phải chịu thiệt thòi chút ít, vì thế nào rồi cũng phải hòa giải, nhưng có lẽ với nhiều tai họa thảm khốc hơn, mà hiện nay không ai lường được”.[18]
Cũng chính Đức Phaolô VI đã tiếp kiến phái đoàn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do ông Xuân Thủy dẫn đầu, mà từ chối tiếp kiến ông Nguyễn Văn Thiệu, tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Sự kiện này khiến cho nhiều người ờ miền Nam lúc đó rất ngỡ ngàng và bất bình với Vatican.
Nhưng đã bắt đầu hình thành một số biến chuyển ngày càng rõ nét trong nhận thức của hàng giáo sĩ về chiến tranh và hòa bình. Thông cáo ngày 5.1.1968 được xem như một lời kêu gọi hòa bình, thúc giục người Công Giáo hành động cho hòa bình, trước hết bằng cách thực thi một đời sống tốt lành, phù hợp với Tin Mừng, bằng lời cầu nguyện và bằng học hỏi về hòa bình chân chính. Đây cũng là lần đầu tiên, các giám mục miền Nam nhắc đến nhà cầm quyền miền Bắc: “Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi thiện chí của chính quyền hai miền Nam và Bắc, hãy cùng nhau kiến tạo hòa bình. Nhân danh Thiên Chúa, xin hãy dừng lại! Hãy gặp nhau, hãy đi đến bàn hội nghị, hãy thành thật thương thuyết”.[19]
Thư luân lưu 1969, nhân dịp cuộc họp thường niên của Hội đồng Giám mục miền Nam, tiếp tục suy tư, nghiên cứu và thảo luận về vấn đề “làm sao góp phần xây dựng hòa bình”. Từ viễn quan Kitô giáo, các giám mục nhận định: “Hòa bình phải là thăng tiến nhân quyền. Hòa bình là trật tự trong công lý và khôn ngoan, là sự hòa hợp của cộng đồng dân tộc để cùng nhau mưu cầu công ích, là kết quả của tình thương quảng đại bao dung, xóa bỏ hận thù, là nỗ lực không ngừng để cải thiện đời sống xã hội và đem ích chung cho mọi tầng lớp người dân”.[20]
Trong Thông cáo tháng 7 năm 1971, các giám mục ý thức rằng Việt Nam đang rơi vào cơn lốc của lịch sử và vòng xoáy của cuộc chiến tranh bi thảm do Hoa Kỳ và Liên Xô lãnh đạo: “Cả Bắc lẫn Nam, Việt Nam đang bị giằng co giữa hai thế lực tranh giành ảnh hưởng. Người Việt Nam đang là nạn nhân của tình trạng quốc tế chúng tôi vừa phác họa trên đây”. Với tư cách mục tử, các giám mục “muốn cho đất nước này được tự do, dân chủ, trong đó, mọi tự do – nhất là tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng – được bảo đảm chắc chắn”.[21]
Trong Thư chung ngày 3.2.1973, công bố một tuần lễ sau Hiệp định Paris về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”, các giám mục nhắc lại những nỗ lực vận động cho hòa bình của Đức Phaolô VI và của Hội đồng Giám mục Việt Nam, đồng thời cũng lặp lại quan niệm Kitô giáo về một nền hòa bình đích thực. Lại một lần nữa các giám mục miền Nam trực tiếp đề cập đến chủ nghĩa duy vật vô thần. Các vị cũng dự đoán rằng trong tương lai “sẽ diễn ra cuộc xung đột ý thức hệ rút gọn nằm trong cuộc tranh chấp đại quy mô hết sức gây cấn trên khắp toàn cầu, giữa hai quan niệm về đời sống: một bên là vô thần và duy vật dưới mọi hình thức và một bên là Thiên Chúa, Đức Kitô, Phúc âm, Giáo Hội, với tất cả những giá trị thiêng liêng của con người”.[22]
Ngày 10.1.1974, nhân dịp kỷ niệm một năm Hiệp định Paris, nhưng đất nước vẫn chìm ngập trong khói lửa, các giám mục miền Nam “tha thiết yêu cầu chánh phủ hai miền Nam – Bắc, cùng một lượt và song phương, trong tình thương dân tộc, ngưng hẳn mọi họat động chiến tranh (…), trao trả hết tù binh, quân sự và dân sự”. Đối với chính phủ miền Nam, các giám mục xin “một đàng mở rộng thêm tự do dân chủ trong sinh hoạt chính trị, một đàng từ bỏ đàn áp đối lập bằng võ lực (…) ân xá và hủy án tất cả các chính trị phạm (…) giao hoàn tài sản lại cho nhũng người bị tịch thu (…), đàng khác, thẳng tay diệt trừ những tệ đoan xã hội, nhất là nạn tham nhũng hối lộ, và hết sức nâng đỡ giới lao động khó nghèo”.
Đối với chính phủ miền Bắc, các giám mục xin “ban hành mọi tự do dân chủ, nhất là tự do tôn giáo thực sự cho bất cứ tôn giáo nào trên đất Bắc”. Riêng đối với Công Giáo, các vị xin “cho giáo dân có những điều kiện thuận lợi để họ thực hiện tín ngưỡng của mình; cho các linh mục tu sĩ được tự do thi hành sứ mệnh mục vụ của họ; cho tất cả chủng viện được mở cửa lại (…); cho các Đức Giám Mục, anh em đáng kính của chúng tôi, được năng gặp gỡ nhau bàn về giáo sự, được liên lạc với chúng tôi và nhất là được liên lạc với Tòa Thánh Roma”. Cuối cùng, các giám mục xin tất cả mọi người “xóa bỏ những hiềm khích bất hòa, sẵn sàng chấp nhận những dị biệt và chánh kiến, sẵn sàng tha thứ”.[23]
III. Một biến cố, nhiều ý nghĩa tương phản
Những ai theo dõi tin tức đầy đủ sẽ dễ dàng nhận thấy số phận của chế độ Sàigòn đã được quyết định tại Hội nghị Paris vào tháng Giêng năm 1973.[24] Tuy nhiên, ở miền Nam Việt Nam lúc đó, một số người hình như vẫn cố ôm ghì niềm hy vọng hão huyền về một giải pháp chính trị hay một quyền lực vạn năng nào đó có khả năng đảo ngược tình thế. Và nói chung, biến cố 30/4 đã thực sự gây bàng hoàng cho nhiều người ở miền Nam.
Tuy nhiên, khác với cuộc di cư 1954, lần này không một giám mục nào bỏ giáo phận của mình để di tản ra nước ngoài. Hàng giáo phẩm Công Giáo Việt Nam đã nhất quyết ở lại trên quê hương. Nhiều giám mục, linh mục và tu sĩ có phương tiện để ra đi, nhưng đã từ chối để được đồng hành với đồng bào mình. Các dòng tu cũng quyết định ở lại Việt Nam và không chủ trương tổ chức di tản.
Ngày 1.4.1975, nghĩa là chỉ một tuần sau khi tiếng súng im bặt trên thành phố Huế, Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền đã gửi cho các tín hữu một bức tâm thư, vừa thấm đậm tinh thần Tin Mừng, vừa chứa chan tình dân tộc: “Chiến tranh đã chấm dứt trên giáo phận Huế (…). Chúng ta hãy cùng nhau cảm tạ Thiên Chúa về hồng ân quý giá này (…) Giờ đây, đã đến lúc chúng ta hoan hỉ, sẵn sàng và hăng say cộng tác với mọi người thiện chí, dưới sự chỉ đạo của chính quyền cách mạng, để xây dựng lại quê hương sau bao đổ vỡ tang tóc, hầu đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào ruột thịt. Hơn bao giờ hết, đây là lúc chúng ta cần đoàn kết, yêu thương và phục vụ người khác(…). Giờ đây, chúng ta hãy khoan dung tha thứ mọi lỗi lầm, đừng nghi ngờ, thù hận ai và gây sợ hãi cho ai”.[25]
Một tuần sau, ngày 9.4.1975, tại lễ ra mắt của Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng thành phố Huế, Tổng giám mục lại bộc lộ những cảm nghĩ chân thành, thâm thúy, đầy ắp tình người lẫn chiều kích tâm linh: “Ở đời này, không có gì quý hơn mạng sống con người, không có gì quý hơn độc lập tự do. Bao nhiêu mạng sống con người được bảo tồn, nếu chiến tranh chấm dứt sớm đi một ngày. Chiến tranh đã chấm dứt trên một phần lớn quê hương chúng ta. Độc lập hôm nay là một sự thực cho cố đô Húê. Còn tự do thì Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã long trọng bảo đảm cho toàn thể đồng bào, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng cho đồng bào các tôn giáo.
Mạng sống của con người, độc lập của đất nước, tự do của nhân quyền được đảm bảo, như vậy niềm vui mừng của chúng tôi, của những người công dân Công Giáo Việt Nam yêu nước, được trọn hảo. Như vậy, đồng bào Công Giáo nguyện tích cực góp phần với tất cả đồng bào ruột thịt để cùng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng xây dựng một xã hội đầy tình thương, tự do, dân chủ, thịnh vượng, hòa bình, trong đó chúng tôi được chu toàn bản phận đối với Tổ quốc và đối với Thiên Chúa”.
Rất tiếc, những khó khăn, hiểu lầm và thái độ giáo điều, kỳ thị tôn giáo… hầu như cắt đứt mọi nhịp cầu đối thoại.[26]Chỉ một thời gian sau, những căng thẳng, khó khăn và xung đột đã hiện rõ trong cuộc sống. Trong cuộc họp do UBMTTQ-VN Bình Trị Thiên tổ chức ngày 15 tháng 4 (về vụ Phật giáo Ấn Quang) và ngày 22.4.1977 để góp ý với báo cáo Đại hội Đảng bộ Bình Trị Thiên, Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền khẳng khái phát biểu đại khái như sau: “Vì chỉ có tự do tín ngưỡng trên văn bản, chứ không có trong thực hành, nên mới có sự chống đối như trong vụ nhà thờ Vinh Sơn và vụ phản động trong giới Phật giáo Ấn Quang”.
Các phát biểu này và một phát biểu khác của ngài đã được phổ biến ngầm trong giới Công Giáo và cả Phật giáo. Ở hải ngoại, người ta tặng cho ngài danh hiệu “Tổng giám mục dũng cảm” và nhiều phe nhóm chính trị đã triệt để khai thác các bài phát biểu cũa ngài để đả kích Nhà nước. Quan hệ giữa ngài với chính quyền ngày càng gay gắt hơn. Ngài phải làm việc nhiều lần với công an và bị quản thúc. Tuy vậy. trong thư ngày 15.12.1986 gửi ông Chủ tịch UBMTTQ VN Bình Trị Thiên, một lần nữa, ngài đã nhắc lại một phát biểu vào năm 1967 tại Roma, để xác định lập trường cố hữu của mình: “Là giám mục Công Giáo, tôi không thể theo chủ nghĩa Cộng sản, nhưng người Cộng sản Việt Nam là anh em của tôi”. Và khẳng định thêm: “Hiện nay tôi vẫn một lòng yêu mến Tổ quốc Việt Nam của tôi và trong phạm vi bổn phận của mình, cùng đồng bào cả nước góp phần xây dựng một đất nước an bình, thịnh vượng, hạnh phúc”. Đối với ‘‘những vướng mắc trên thực tế với chính quyền về mặt tôn giáo”, ngài cho rằng “lý do là vì chưa đủ hiểu nhau để có thể xóa được mọi khoảng cách tồn tại”.[27]
Tại Sàigòn, 5 ngày sau khi thủ đô Việt Nam Cộng hòa thất thủ, Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình cảm tạ Thiên Chúa vì “chiến tranh đã chấm dứt, từ nay không còn bom đạn, tang tóc, hận thù, phân ly (…). Đây là niềm vui chung của cả một dân tộc, và với cái nhìn theo đức tin của người tín hữu, đây cũng là một hồng ân của Thiên Chúa”. Ngài kêu gọi người Công Giáo “nỗ lực tối đa góp phần vào công cuộc hòa giải và hòa hợp dân tộc, phát động tình thương, sự hiểu biết, lòng tha thứ và quảng đại (…). Quan trọng là biết hướng về tương lai, xây dựng một Việt Nam thịnh vượng, một xã hội tiến bộ, công bình, giàu tình thương”.[28]
Ngày 12.6.1975, ngài gửi Thư luân lưu về bổn phận của người Công Giáo đối với Đất nước và Giáo Hội. Sau nhắc lại quan điểm truyền thống của Giáo Hội về bổn phận đối với quyền bính dân sự, ngài kêu gọi người Công Giáo “tham gia vào việc xây dựng quốc gia và hợp tác với chính quyền trong mọi công cuộc ích quốc lợi dân (…). Điều cần là, theo ánh sáng đức tin, mỗi người tùy theo khả năng hãy tích cực tham gia vào các họat động chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa vv… để góp phần xây dựng hòa bình, củng cố độc lập, tái thiết quê hương”.[29]
Bất chấp những khó khăn với chính quyền Cách mạng như đa số cơ sở tôn giáo bị trưng thu, Tổng giám mục phó Nguyễn Văn Thuận bị bắt, Đức khâm sứ Tòa Thánh bị trục xuất…, Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình vẫn kiên trì đi theo con đường Canh tân, đối thoại, hòa giải và hợp tác. Ngài đem hết tâm lực để trả lời và giải quyết hai câu hỏi căn bản: Chỗ đứng nào cho người Công Giáo trong cộng đồng dân tộc? Phải sống đạo như thế nào trong xã hội mới do đảng Cộng sản lãnh đạo?[30]
Có những người không đồng tình với chọn lựa này đã gán cho ngài danh hiệu “Giám mục đỏ”. Trong thực tế, đây là một chọn lựa can đảm, phù hợp với hoàn cảnh và đã góp phần hình thành đường hướng mục vụ được phản ảnh qua Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam. TGM Nguyễn Văn Bình biểu lộ diện mạo một mục tử nhân hậu, can đảm, sinh động và đã đem lại nhiều khởi sắc cho Tổng giáo phận Sài Gòn. Nhưng, trong một bài phỏng vấn được thực hiện 2 tháng trước khi từ trần, chính ngài đã bộc bạch. “Thú thật, trước đây vì nghe và đọc thấy là ở Liên Xô và Đông Âu cũ cũng như ở Trung Quốc và miền Bắc xưa kia Công Giáo gặp khó khăn, tôi tự nhiên cũng rất sợ Cộng sản”. Và khi được hỏi “sau 20 năm họat động dưới chế độ Cộng sản, cụ còn sợ Cộng sản nữa không?”, ngài thẳng thắn tra lời: “Vẫn còn sợ”. Thế rồi, ngài cho biết nguyên nhân của nỗi sợ này là do: lời nói và việc làm không đi đôi, có nhiều điều thấy dễ ở cấp cao nhưng khó ở cấp dưới, một số vụ việc “được xử lý quá mức cần thiết”.
Trên bình diện Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, phải đợi chờ 20 năm sau khi thiết lập Hàng giáo phẩm, lần đầu tiên các giám mục Việt Nam mới có cuộc họp chính thức với danh nghĩa Hội đồng Giám mục Việt Nam, từ ngày 24/4 đến ngày 1.5.1980. Qua “Thư Mục vụ 1980”, Hội đồng Giám mục Việt Nam long trọng cam kết: “Hội Thánh vì loài người” và “Hội Thánh trong lòng Dân tộc”. Đường hướng mục vụ được lựa chọn chính là “sống Phúc Âm giữa lòng Dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” (số 14) và để “xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống Dân tộc” (số 11). Người Công Giáo quyết tâm “cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng Tổ quốc” (số 10), vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để làm con của Người, Đất nước này là lòng Mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, Dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phần Dân Chúa.
Trong hoàn cảnh khó khăn của Giáo Hội vào thời điểm đó, Thư Mục vụ đã đưa ra một đường hướng mục vụ sáng suốt, thích hợp với tinh thần tha thứ, lòng yêu thương, thái độ dấn thân và phục vụ của Tin Mừng. Trong Hội thảo kỷ niệm 25 năm Thư Mục vụ này, ông Trần Bạch Đằng phát biểu một câu rất ý nghĩa: “Người Công Giáo Việt Nam có thể tự hào về lá Thư chung 1980 vì tinh thần đổi mới của nó đã góp phần thúc đẩy quyết tâm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986”.[31]
Rất tiếc những hy vọng và náo nức ban đầu không kéo dài bao nhiêu. Chế độ bao cấp, óc giáo điều, bệnh chủ quan, say men chiến thắng ở thời hậu giải phóng đã đẩy nền kinh tế Việt Nam đến chỗ phá sản, cuộc sống vật chất cực kỳ khó khăn. Thêm vào đó, việc cải tạo các sĩ quan và công chức chế độ cũ, chính sách hợp tác hóa nông nghiệp, các biện pháp ép dân thành thị đi kinh tế mới, chiến dịch đánh tư sản, chế độ hộ khẩu, lý lịch, phương thức quản lý tôn giáo quá cứng ngắc và bất công… làm cho hàng triệu người, đặc biệt những người có tôn giáo, hầu như không còn đất sống. Nhiều người đã khố sở, đắn đo cân nhắc và hầu như đã nhìn thấy cái chết trước mặt, nhưng rồi cũng phải “liều mình nhắm mắt đưa chân”. Làn sóng tị nạn ồ ạt này khiến nhiều người phải nghiêm chỉnh suy nghĩ về mối tương quan giữa chính trị với nhân quyền, giữa vai trò của nhà nước với quyền lợi của người dân, giữa tôn giáo với chế độ.
Giáo sư Đặng Phong đã nghiên cứu tỉ mỉ giai đoạn khủng hoảng trầm trọng 1976-1985 này. Nghị quyết Trung ương về cải tạo nông nghiệp quyết định “đưa nông nghiệp tiến nhanh lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”. Nhà nước đã cưỡng bức nhiều dân thành phố về nông thôn, đưa những người buôn bán, phi sản xuất cũng như nhiều nghệ sĩ, kỹ sư, bác sĩ, công nhân viên chế độ cũ… về các vùng kinh tế mới. Tuy nhiên, về kinh tế, “năm 1976, sản lượng lúa cả năm là 11.827,2 nghìn tấn. Kế hoạch 5 năm định là năm 1980 sẽ nâng lên gấp đôi, tức là 21 triệu tấn, nhưng trong thực tế, đến năm 1980 chỉ đạt được 11.647,4 triệu tấn, tức là còn chưa bằng điểm xuất năm 1976. Còn sản lượng bình quân đầu người thì giảm sút ngoài sức tưởng tượng: từ 211kg năm 1976 xuống còn 157kg năm 1980. Mức huy động lương thực của nhà nước năm 1976 là 2,04 triệu tấn, năm 1979 chỉ còn 1,45 triệu tấn. Miền Nam là vựa lúa của cả nước thì mức giảm sút còn nặng hơn: Từ 1,1 triệu tấn năm 1976 còn hơn 800 ngàn tấn năm 1979, tức là giảm khoảng một nửa”.[32]
Nhìn lại giai đoạn khủng hoảng này, sau khi liệt kê những sai lầm trầm trọng về kinh tế-xã hội-chính trị, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện kết luận: “Dân chúng ngày càng bất mãn và tính hợp pháp của chế độ bắt đầu bị xói mòn (…) Chỉ trong mấy năm, một triệu rưỡi người bỏ nước ra đi, cộng đồng hải ngoại tạo thành một yếu tố đích thực mới lạ trong lịch sử dân tộc Việt Nam”.[33]
Đây là một vấn đề xã hội lớn lao và trách nhiệm trước tiên nằm trong tay những người đang lãnh đạo đất nước. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Tuyên bố Độc lập, cố thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thẳng thắn đề cập đến vấn đề sinh tử và rất nhạy cảm: Đoàn kết dân tộc. Ông cho rằng, sau ngày 30.4.1975, nhà cầm quyền đã đánh mất một cơ hội ngàn vàng để thể hiện đại đoàn kết dân tộc “bởi bệnh chủ quan và say sưa vì chiến thắng, bởi những cách nhìn hẹp hòi, biệt phái, bởi chuyện phân biệt thắng-thua, bởi những kỳ thị ta-ngụy… Tiếp đó, cuộc cải tạo công thương nghiệp tư nhân ở miền Nam và việc hợp tác hóa nông nghiệp một cách rập khuôn, mà sau này Đại hội Đảng lần thứ VI đã rút kinh nghiệm, là vừa đụng chạm tới cả những người đã từng có công đóng góp cho cách mạng, vừa triệt tiêu đi một nguồn lực kinh tế rất quan trọng. Kinh tế khó khăn, đời sống bế tắc, cộng với những phương thức quản lý xã hội quá cứng nhắc và tình trạng kỳ thị thành phần… đã làm cho cả một số người yêu nước, muốn đóng góp cho đất nước cũng đành dứt áo ra đi”.[34]
Những đợt di tản ồ ạt. cộng thêm chương trình HO và ODP đã củng cố các cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Không nói mọi người đều rõ, thái độ chính trị của hầu hết cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại là chống Cộng. Tâm lý và ý thức hệ của họ gắn liền với màu cờ sắc áo của chế độ VNCH ngày xưa. Lá cờ “vàng ba sọc đỏ” vẫn là lá cờ của đại đa số người Việt di tản. Cho đến nay, đối với nhiều người Việt hải ngoại, ngày 30 tháng Tư vẫn là ngày “quốc hận” hay “ngày mất nước”. Ngoài ra, sống tại những nước phát triển và tự do, họ không thể chấp nhận chế độ độc đảng và đường lối chính trị của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay.[35]
Cộng đồng Công Giáo Việt Nam hải ngoại cũng cùng chung tâm thức và quan điểm chính trị nói trên. So với các nhóm khác, có lẽ khối Công Giáo hải ngoại còn chống Cộng hơn, vì gắn bó nhiều hơn với chế độ cũ và đối kháng kịch liệt hơn với ý thức hệ vô thần. Vì bất đồng quan điểm với Nhà nước Việt Nam có những người đã đi đến chỗ “giận cá chém thớt”: Tẩy chay hàng hóa Việt Nam, hô hào cấm vận, chống bang giao, chống tự do mậu dịch giữa Việt Nam với thế giới và chụp mũ Cộng sản cho những ai không chống Cộng như họ.
Trong những năm qua, cộng đồng hải ngoại đã giúp đỡ Giáo Hội Việt Nam rất nhiều trong việc tái thiết và phát triển. Nhưng một số người luôn muốn lôi kéo Hội đồng Giám mục về phía của họ. Để không trở thành công cụ cho một thế lực chính trị nào, các giám mục thường thận trọng trong các tuyên bố hay giữ im lặng. Mối tương quan giữa Hội đồng Giám mục với Nhà nước và với cộng đồng Dân Chúa càng trở nên phức tạp.
IV. Mở cửa kinh tế, nhưng chưa đổi mới chính trị!
Nhờ chủ trương “đổi mới”, Việt Nam tăng trưởng mạnh về kinh tế và đang dần dần ra khỏi tình trạng nghèo đói, lạc hậu. Rất tiếc là chúng ta chỉ mở cửa về kinh tế, mà chưa thực sự đổi mới tư duy và mở cửa về xã hội, chính trị. Kết quả là cơ chế chính trị, luật pháp và xã hội của Việt Nam vẫn chưa cập nhật với thời đại. Xã hội dân sự chưa xuất hiện và hệ thống giáo dục vẫn bị khống chế bởi “cơ chế bao cấp”, nên giống như một ngôi nhà cổ lỗ, chẳng theo qui tắc thông thường, càng phát triển, cơi nới và sửa chữa thì càng dị dạng.
Nhiều tín đồ thắc mắc: Tại sao Nhà nước khuyến khích “tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục” thế mà lại không cho phép các tôn giáo trong nước tham gia trực tiếp vào lãnh vực Y tế và Giáo dục? Bao giờ các tu sĩ chuyên môn về giáo dục và đã đạt được nhiều kết quả khả quan trên bình diện quốc nội, cũng như quốc tế, mới có cơ hội đóng góp tim – óc cho giới trẻ Việt Nam?
Về phương diện tôn giáo, nói chung Hiến pháp, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Sắc lệnh, Nghị quyết của chính phủ… đều tuyên bố bảo đảm quyền tự do tôn giáo. Tuy nhiên, mặc dù sau Đối mới, vẫn còn nhiều hạn chế, phân biệt đối xử và ngăn cản… trong sinh hoạt tôn giáo. Trên thực tế, vẫn còn nhiều quy định coi thẻ đảng viên là tiêu chuẩn đầu tiên cho nhiều chức vụ và nhiệm vụ trong xã hội Việt Nam hôm nay, vẫn còn những luật lệ thành văn và nhất là bất thành văn giới hạn quyền công dân của các tín đồ tôn giáo.
Đặc biệt, Luật đất đai và nhất là Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26.11.2003 về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 1.7.1991… đã tăng thêm sự căng thẳng giữa Nhà nước với tôn giáo ở một số địa phương. Vì tính chất bất hợp lý và giáo điều của Luật đất đai cho nên trong những năm qua đất đai là lãnh vực có nhiều vụ án tham nhũng, nhiều khiếu kiện và xung đột nhất tại Việt Nam. Việc căng thăng về đất đai và cơ sở tôn giáo cũng nằm trong điểm nhạy cảm này.
Cơ chế “xin-cho” trong thực tế đã biến thành cơ chế “cho-cho”. Đây là một cơ chế bất hợp lý, tạo nên tham nhũng và bất công. Trong Thư ngỏ (tháng 10 năm 2002), gửi Quốc hội và các Hội đồng Nhân dân, các giám mục Việt Nam nhận định sâu sắc: “Cơ chế xin-cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền mà Nhà nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân dưới dạng những cái phép, đồng thời biến Nhà nước từ một tổ chức có chức năng phục vụ công ích trở thành một chủ nhân ông nắm các quyền tự do của người dân và ban phát các phép tự do lại cho họ thường theo sự tùy tiện chủ quan hơn là theo những tiêu chuẩn khách quan. Như thế cơ chế xin-cho vừa đi ngược lại công ích và xóa đi các quyền tự do của người dân, vừa bôi đen hình ảnh của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đó là điều làm tha hóa con người.
Theo thông tin của báo chí, cơ chế xin-cho còn là nguyên nhân làm thất thóat 50% các nguồn thu vào công quỹ và làm thất thoát 50% còn lại khi chi ra công ích. Điều này có nghĩa là 5% hoặc 7% dân số là những người có thế lực thì hưởng 75% từ công quỹ quốc gia (…), phần còn lại của dân số là hơn 70 triệu dân chỉ hưởng được 25%. Thực tế này tạo ra một tình trạng bất công trầm trọng trong xã hội và không ngừng làm gia tăng hố sâu cách biệt giàu nghèo trong lòng một dân tộc…”.[36]
Một vấn đề bức xúc khác là tính nhân vân trong cách giải quyết tranh chấp và sự thiếu trung thực về thông tin đại chúng. Trong văn thư số 10/GHVN, ngày 25.9.2008, gửi UBND/TP Hà Nội, các giám mục đã thẳng thắn nêu vấn đề: “Trong tiến trình giải quyết tranh chấp, một số phương tiện truyền thông thay vì là nhịp cầu liên kết và cảm thông thì lại gieo rắc hoang mang và nghi kỵ (…). Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường”. Đối với việc sử dụng bạo lực, văn bản viết thêm: “Cũng trong tiến trình giải quyết những xung đột nêu trên và nhiều vụ việc khác, một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực, và như thế, tạo thêm bất công trong xã hội. Điều này đang có chiều hướng gia tăng, không những trong các vấn đề lớn của xã hội mà ngay cả trong đời sống gia đình cũng như tại học đường”.
Những lấn cấn đó làm cho mối tương quan giữa Giáo Hội với Nhà nước tại một địa phương trở nên căng thẳng trong thời gian vừa qua. Nhưng bất chấp những khó khăn và giới hạn nói trên, Giáo Hội Công Giáo đã biểu lộ sức sống và tính năng động như chưa từng thấy. Thật vậy, chưa bao giờ Giáo Hội Việt Nam có con số giám mục, linh mục, chủng sinh, tu sĩ, giáo lý viên… nhiều như hiện nay. Hầu hết các thánh đường và cơ sở cũ đã được trùng tu. Nhiều thánh đường và cơ sở mới đang tiếp tục mọc lên. Các khó khăn và giới hạn về việc tuyển sinh của các Dòng, các Đại chủng viện cũng như việc thụ phong linh mục… trên cơ bản đang được giải quyết. Các Đại chủng viện, các Học viện của các Dòng tu, cũng như các Trung tâm Mục vụ của Giáo phận đang sinh hoạt bình thường.
V. Đối thoại thẳng thắn, cộng tác chân thành
Hiện nay, mặc dù vẫn tồn tại một số lấn cấn và bất hợp lý của thời bao cấp, gây bức xúc cho nhiều người và cũng thường xuyên bị phê phán, nhưng phải công nhận rằng Nhà nước đã cố gắng mở rộng hơn cánh cửa ra thế giới bên ngoài: Việt Nam đã thiết lập bang giao với hầu hết các nước trên thế giới, chính thức gia nhập ASEAN, APEC, WTO và đang hòa nhập vào dòng chảy chung của nhân loại. So sánh với các nước phát triển và một số nước trong khu vực về cơ chế pháp lý, thì Việt Nam cần phải cải cách nhanh và nhiều hơn nữa mới đáp ứng nhu cầu của thời đại. Tuy nhiên, đây là cả một tiến trình nhiêu khê và khách quan mà nói, Việt Nam cũng đã bắt đầu những bước đi cần thiết trên con đuờng dài thăm thẳm này.
Đứng trên phương diện ý thức hệ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức công nhận “tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và sẽ tồn tại trong tiến trình xây dựng XHCN”. Còn Công đồng Vatican II lại nhắn nhủ các tín hữu cần ý thức rằng vô thần là một hiện tượng rất phức tạp. Song song với “ý thức hệ vô thần” của chủ nghĩa Mác thiết tưởng cần quan tâm nhiều hơn đến “vô thần thực hành” của tư bản chủ nghĩa và của con người thời nay. Ngoài ra cũng đừng quên rằng vô thần đã khai sinh từ lòng Kitô giáo. Hơn nữa cần phân biệt giữa “chủ nghĩa vô thần” và các phong trào lịch sử phát xuất từ đó.[37]
Về phương diện ngoại giao, Đức Giáo Hoàng Bênêdicto XVI đã tiếp kiến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2007 và chủ tịch Nguyễn Minh Triết vào cuối năm 2009. Rất có thể vào đầu năm 2013 sẽ có cuộc hội kiến giữa Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Việc thiết lập bang giao giữa Vatican và Việt Nam có thể sẽ được thực hiện trong một tương lai gần.
Theo Giáo huấn Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, cộng đồng chính trị và Giáo Hội độc lập và tự trị trong lãnh vực riêng của mình, nhưng cả hai đều phục vụ con người. Chính vì vậy, “sự tự trị giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị không dần tới chỗ hai bên ly khai nhau, loại bỏ việc hợp tác. Thật vậy, Giáo Hội và cộng đồng chính trị được biểu hiện qua các cơ cấu mang tính tổ chức và các cơ cấu này không có mục đích tự tại, mà nhằm phục vụ con người, giúp con người thi hành các quyền của mình cách trọn vẹn, những quyền được gắn liền với bản chất của con người vừa là công dân và vừa là Kitô hữu, đồng thời giúp con người chu toàn các nghĩa vụ tương ứng. Giáo Hội và cộng đồng chính trị có thể làm cho việc phục vụ này hữu hiệu hơn “để mọi người cùng có lợi, nếu mỗi bên nỗ lực hơn nữa để hợp tác lành mạnh với nhau theo cách thế phù hợp với hoàn cảnh không gian và thời gian”.[38]
Chính trong viễn tượng đó, Tòa Thánh đã đề nghị con đường đối thoại và hợp tác giữa Giáo Hội với Nhà nước Việt Nam. Ngỏ lời với các giám mục Việt Nam nhân dịp đến viếng mộ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô Ad limina 2002. Đức Gioan Phaolo II đề nghị một định hướng mục vụ theo tinh thần đối thoại của Vatican II: “Đối thoại thẳng thắn và cộng tác chân thành”. Trong Ad limina 2009, Đức Bênêđictô XVI tiếp tục kêu gọi Giáo Hội Việt Nam “đóng góp vào việc phát triển nhân bản và tâm linh của con người, nhưng đồng thời cũng đóng góp cho việc phát triển đất nước. Việc tham gia vào tiến trình này là một bổn phận và một đóng góp quan trọng, nhất là lúc Việt Nam cũng đang từ từ mở cửa về phía cộng đồng quốc tế”.
Hơn thế nữa, Đức Giáo Hoàng đã đi thẳng vào trọng tâm của một vấn đề gai góc, nhức nhối và nhạy cảm nhất, từng gây chia rẽ và tranh luận gay gắt trong lòng Giáo Hội Công Giáo Việt Mam suốt nhiều thập niên vừa qua Ngài tuyên bổ: “Chư huynh cũng như tôi đều biết rằng một sự hợp tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị có thể thực hiện được. Về điểm này, Giáo Hội mời gọi các phần tử của mình dấn thân một cách lương thiện để xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng. Giáo Hội không đòi hỏi phải thay thế trách nhiệm của các nhà cầm quyền, nhưng chỉ mong muốn có thể góp phần chính đáng vào đời sống quốc gia, để phục vụ toàn dân, trong tinh thần đối thoại và hợp tác, tôn trọng lần nhau”.
Trong bài diễn văn này, Đức Giáo Hoàng yêu cầu chấm dứt thái độ “đối đầu” để tích cực dấn thân vào “con đường đối thoại”. Ngài công khai nhắc đến “Thư Mục vụ 1980” của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Hơn nữa, chủ đề “Giáo Hội Chúa Kitô giữa lòng Dân tộc” của Thư Mục vụ được triển khai, cập nhật hóa và nâng cấp cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Ý thức sâu xa tính đối kháng giữa Nhà nước thuộc khối XHCN với tôn giáo, ngài nói thêm: “Tôi thấy điều này là quan trọng là phải nhấn mạnh rằng các tôn giáo không gây ra một mối nguy hiểm cho tình đoàn kết quốc gia, bởi vì tôn giáo nhằm giúp đỡ cá nhân thánh hóa chính mình và, qua các cơ chế, các tôn giáo quảng đại tự đặt mình phục vụ tha nhân trong cách thế hoàn toàn vô vị lợi”.
Phải coi đây là định hướng mục vụ tổng quát cho cộng đông Dân Chúa không những ở Việt Nam mà còn tại nhiều nước châu Á. Sứ điệp Hội nghị lần 10 của Liên Hội đồng Giám mục Á châu chọn đối thoại như một phương cách sống và thi hành sứ vụ: “Công cuộc Tân Phúc âm hóa kêu gọi lấy tinh thần đối thoại thúc đẩy cuộc sống hằng ngày và chọn tương quan hòa hợp chứ không đối đầu. Đối thoại phải là tiêu chí cho mọi hình thức thực thi sứ vụ và phục vụ tại châu Á. Đặc trưng của đối thoại là khiêm tốn nhận ra sự hiện diện kín đáo của Thiên Chúa trong cuộc tranh đấu của người nghèo, trong sự phong phú về văn hóa của nhân dân, trong sự đa dạng về truyền thống tôn giáo và trong thẳm sâu cõi lòng mỗi người. Đối thoại như thế là lối sống và phương cách truyền giáo của chúng ta. Đối thoại trở thành nền tảng cho nền linh đạo hiệp thông nhằm canh tân sứ giả Tin Mừng”.[39]
Tuy nhiên đối thoại không đồng nghĩa với thỏa hiệp, nhất là thỏa hiệp với bất cứ giá nào. Niềm tin tôn giáo và chân lý không thể mặc cả hay dễ dàng nhượng bộ. Rất nhiều lần người Kitô hữu được mời gọi chấp nhận trả giá. Vào dịp Giáng sinh 2012 vừa qua, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã đưa ra một nhận định sâu sắc trong mối tương quan giữa Giáo Hội với Nhà nước. Theo ngài, “việc hợp tác sinh hoa kết quả giữa các Kitô hữu và những người khác là điều có thể thực hiện được. Thế nhưng người Kitô hữu chỉ trả lại cho César những gì thuộc về César, chứ không phải những gì thuộc về Thiên Chúa. Trong lịch sử, đôi khi người Kitô hữu không thể tuân thủ những đòi hỏi của César. Từ thói tôn thờ hoàng để thời cổ đại Rôma đến những chế độ toàn trị trong thế kỷ vừa qua, các César đã cố chiếm đoạt vị trí của Thiên Chúa. Khi người Kitô hữu từ chối cúi mình trước các thần ngụy tạo được đề xuất thời nay, thì điều đó không xuất phát từ một thế giới quan cũ mèm. Sở dĩ như vậy là vì họ hoàn toàn tự do thoát khỏi những kiềm tỏa của ý thức hệ và được linh hứng bởi tầm nhìn về vận mệnh con người, cao quý đến nỗi họ không thể nào thỏa hiệp với bất kỳ điều gì đe dọa tầm nhìn đó”.
VI. Thay lời kết
Ngay từ ngày 10.11.1659, khi bổ nhiệm hai giám mục tiên khởi đến Đàng Trong và Đàng Ngoài. Bộ Truyền giáo đã đưa ra định hướng rõ rệt về đối thoại và hội nhập văn hóa: “Chư huynh đừng tìm cách, đừng tìm lý lẽ để thuyết phục các dân tộc thay đổi nghi thức của họ, tập tục và phong hóa của họ, trừ khi tất cả những cái đó hiển nhiên mâu thuẫn với đạo thánh và luân lý. Không có gì bất hợp lý bằng đem nước Pháp, nước Tây Ban Nha hay nước Italia hoặc một nước châu Âu nào khác vào Trung Quốc. Đừng đem đến các dân tộc ấy xứ sở của các vị, mà chỉ đem đến đức tin, một đức tin không từ chối cũng không làm tổn thương các nghi thức, các tập tục của bất cứ dân tộc nào, miễn là tất cả đó không có gì xấu, mà trái lại, đức tin của chúng ta muốn người ta cứ giữ và bảo vệ các thứ đó”.
Trong tương quan đối với nhà cầm quyền, Bộ Truyền giáo căn dặn: “Nếu được vua chúa có cảm tình và rộng lượng, chư huynh hãy tỏ lòng biết ơn. Để tránh mọi ganh tị có thể xảy ra, chư huynh đừng xin đặc ân, miễn trừ đối với luật lệ trong nước… Hãy tránh tất cả những hành động có liên can đến chính trị, kể cả những hành động có thể khiến người ta nghi ngờ chư huynh dính líu vào chính trị. Hãy rao giảng cho tín hữu bổn phận trung thành với Nhà nước, dù các nhà cầm quyền là những người không cùng tín ngưỡng”[40].
Dĩ nhiên, theo thần học luân lý, khi công quyền không còn phục vụ công thiện công ích hay vượt quá quyền hạn của mình để đàn áp người dân, lúc đó các công dân được phép sử dụng những biện pháp cần thiết để bênh vực công lý và nhân quyền. Tuy nhiên khi nhà cầm quyền phục vụ công ích thì họ có thẩm quyền đòi hỏi người dân phải tuân thủ pháp luật và lương tâm cũng đòi buộc các công dân phải chấp hành pháp luật. Theo Công đồng Vatican II, “cộng đồng chính trị và Giáo Hội, mỗi bên trong lãnh vực riêng của mình, đều độc lập và tự trị. Tuy nhiên, dù dưới danh nghĩa khác nhau, cả hai đều cùng phục vụ ơn gọi cá nhân và xã hội của con người. Việc phục vụ đó sẽ hữu hiệu hơn cho thiện ích của nhân loại, nếu cả hai duy trì đuợc sự cộng tác tốt đẹp với nhau, thích ứng với từng thời điểm và từng địa phương”.[41]
Thư chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 ý thức rõ rệt rằng Giáo Hội đang đứng trước một giai đoạn lịch sử mới mẻ và đặc biệt. Thiên Chúa đang mời gọi các tín hữu bày tỏ khuôn mặt đầy yêu thương của Ngài cho mọi người, vừa với tính cách công dân trong một đất nước đang biến đổi, vừa với tính cách người Công Giáo có nhiệm vụ đóng góp cho quê hương với tinh thần Tin Mừng: “Là công dân trong một đất nước, người Công Giáo Việt Nam có bổn phận yêu mến và xây dựng quê hương. Đồng thời, chúng ta thi hành bổn phận này với tinh thần Phúc Âm, khi thể hiện chức năng tiên tri bằng tiếng nói chân thành và có trách nhiệm, thực thi yêu thương trong chân lý và thực thi chân lý trong yêu thương”.[42]
Nguồn: Hiệp Thông Bản tin của Hội đồng Giám mục Việt Nam số 75 (tháng 3&4 năm 2013)
________________________________________
[1] Xem G. Alberigo (dir.), Histoire du Concile Vatican II, Cerf, Paris, 1997: Y. Congar, Le Concile de Vatican II, Paris, 1984; G. Caprile, Saggio di bibliografia sul Concilio Vaticano II, 3 vol., 1963—1965; A. Ricardi, II potere del papa. Da Pio II a Paolo VI, Rome-Bari, 1988; G. Zizola, L ‘Utopie du pape Jean XXIII, Paris, 1978; Giovanni XXIII. Lafede e la polilica, Rome-Bari, 1988; H.Duquaire, Jean XXIII. Problème actuels à la lumière de l’Evangile, Paris, 1964; E.E.Hales, Pope John and his revolution, Londres, 1965.
[2] Gioan XXIII, Diễn văn khai mạc Công đồng, số 8 & 16.
[3] Gioan XXIII, Diễn văn bế mạc khóa 1 của Công đồng, số 22.
[4] Gioan XXIII, Hòa bình trên trái đất, số 1.
[5] Ibidem, số 110-112.
[6] Ibidem, số 113.
[7] 7 Ibidem, số 158.
[8] Ibidem, 159.
[9] Vatican II. Gaudium et Spes, số 19.
[10] Ibidem, 20.
[11] Ibidem, 21.
[12] Ibidem, 28.
[13] 13 Ibidem, 34. Chính V. Lénin, Rose Luxemburg và hầu hết các lý thuyết gia Mác xít khác cũng không chấp nhận bất cứ sự phân chia tuyệt đối nào giữa các yếu tố nói trên.
[14] Xem chẳng hạn Marxistes et Chrétiens. Entretiens de Salzbourg en 1965, Mame, 1968; L’homme chrétien et l’homme marxiste, La Palatine, 1964; D. Dubarle, Pour une dialogue avec le marxisme, Cerf, 1964; G. Girardi, Marxisme et christianisme, Paris, 1968; R. Garaudy, De l’anathème au dialogue, Paris, 1965.
[15] Các giám mục miền Nam, Thư chung, ngày 2.3.1960.
[16] Xem Hoàng Phương, Cộng sản và tôn giáo tại Việt Nam, Sàigòn, 1966: UBKHXH Việt Nam – Ban Tôn giáo Chính phủ. Một số vấn đề lịch sử Đạo Thiên Chúa trong lịch sử Dân tộc Việt Nam, Tp HCM, 1988; Nguyễn Văn Đông, Tìm hiếu chính sách của Đảng và Nhà Nước đối với Đạo Thiên Chú,. Tp. HCM, 1988; Trần Tam Tỉnh, Thập giá và lưỡi gươm, Nxb Tp HCM, 1988; Bùi Đức Sinh, Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam, Calgary- Canada, 2002; Đỗ Quang Hưng (Chủ biên). Bước đấu tìm hiểu về mốii quan hệ giữa Nhà Nước & Giáo Hội, NXB Tôn giáo, 2003; Đỗ Quang Hưng, Vấn đề tôn giáo trong cách mạng, NXB Tôn giáo, 2006 ; Stephen Denney, “The Catholic Church in Vietnam”, trong Sabrina Ramet & Pedro Ramet, Catholicism and Politics m Communist Societies, Duke Univ. Press, 1990.
[17] 17 Truơng Bá Cần, 50 năm nhìn lại, Tp. HCM, 2008, tr. 36.
[18] HGPCGVN, Thông cáo của HGPCGVN 1966, trong Hàng Giáo phẩm Công Giáo Việt Nam 1960-1995, Đắc Lộ Tùng thư, Paris 1996,tr. 186.
[19] Trần Anh Dũng, Hàng Giáo phẩm Việt Nam 1960-1995, Không NXB, tr. 194.
[20] Ibidem, tr. 204.
[21] Ibidem, tr. 224.
[22] Ibidem, tr. 231.
[23] Giám mục miền Nam, Tuyên ngôn ngày 1.1.1974.
[24] Những gì Nguyễn Tiến Hưng kể lại trong cuốn “Khi đồng minh tháo chạy ”, California, 2005, chỉ xác nhận thêm cho những gì mà nhiều người đã biết.
[25] Tạp chí Đứng Dậy, số 70, ngày 4.7.1975, tr. 37-38.
[26] Trong văn thư ngày 6.8.1977 gửi TGM Nguyễn Văn Bình, liên quan đến ĐứcTGM Nguyễn Kim Điền, UBMTTQVN/TP.HCM đã nhận định rằng: “Những tồn tại trên đây có nguyên nhân chủ quan và khách quan của nó. Một số cán bộ cách mạng do trình độ còn non kém hoặc do chưa hết thành kiến mà làm sai đường lối chính sách. Mặt khác, phải thấy một thực tế nữa là hố sâu ngăn cách, chia rẽ, thành kiến lương giáo do bọn đế quốc và tay sai phản động tạo ra hơn 100 năm nay không thể một sớm một chiều xóa bỏ ngay được (…) về phía mình, cho đến nay do bị ảnh hưởng tuyên truyền xuyên tạc của địch nên trong Thiên Chúa giáo, cũng như trong các tôn giáo khác, số người còn thành kiến với cách mạng không phải là ít, nhất là trong hàng chức sắc, giáo phẩm. Thậm chí có một số người có những thái độ cực đoan, đi tới những chống đối quyết liệt”.
[27] Người Tín hữu, “Về Đức Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền”, CGvDt số 668, ngày 3.7.1988, tr. 8.
[28] Tạp chí Đứng Dậy, số 70, ngày 4.7.1975, tr. 39-40.
[29] Phụ bản CGvDT, Đức Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, 1995, tr. 56.
[30] Xem Nguyễn Hồng Giáo. Một chặng đường Giáo Hội Việt Nam, 2008, tr. 139-198.
[31] Xem Trương Bá Cần và mội số tác giả khác, Công Giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm (1945- 1995), Tp. HCM, 1996.
[32] Đặng Phong, Tư duy kinh tế Việt Nam. Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975-1989, Nxb Tri Thức, 2008, tr. 124. Xem thêm Huy Đức, Bên thắng cuộc, 2 tập, Osinbook 2012-2013.
[33] Nguyễn Khắc Viện, Vietnam, une longue histoire, Thế Giới, Hà Nội, 1993, tr. 436.
[34] Võ Văn Kiệt, “Đại đoàn kết dân tộc – Cội nguồn sức mạnh của chúng ta”, Tuổi Trẻ, ngày 29.8.2005.
[35] Xin coi Nguyễn An Tôn, Công Giáo miền Nam Việt Nam sau 30.4.1975, Lousiana, 1988; Tôn Thất Thiện, Nguyễn Gia Kiểng, Vũ Quốc Thúc, Võ Long Triều, Lê Đình Thông…, Những vấn đề cấp thiết của Việt Nam, Paris, 1995: Lê Xuân Khoa, Việt Nam 1945-1995. Chiến tranh, Tị nạn, Bài học lịch sử, Tập.I, Tiên Rồng, 2004; Trần Ngọc Báu, Nguyễn Tiến Cảnh, Mặc Giao, Đỗ Hữu Nghiêm, Bửu Sao, Đỗ Mạnh Tri, Ba mươi năm Công Giáo Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản 1975-2005, California, 2005.
[36] HĐGMVN, Thư ngỏ gửi Quốc hội và các Hội đồng Nhân dân, 12.10.2002.
[37] Xem Gaudium et Spes, số 19-21.
[38] Hội đồng Giáo hoàng về Công lý & Hòa bình, Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, số 425.
[39] Sứ điệp Hội nghị toàn thể lần thứ X của Liên Hội đồng Giám mục Á châu, số 5.
[40] Xem Gaudium el Spes, số 73-76.
[41] Ibidem, số76.
[42] Thư chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010.
Cầu nguyện cho Ông Cù Huy Hà Vũ
Hà Minh Thảo
09:44 06/06/2013
Ông Nick Vujicic rời Việt Nam ngày 26.05.2013, cùng ngày, nữ luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đi thăm chồng là Tiến sĩ luật Cù huy Hà Vũ (Đại học Sorbonne, Paris), đang thụ án 7 năm trong tù sau khi bị bắt vì ‘hai bao cao su xài rồi’ và đã nói với Đài Á Châu Tự Do rằng Tiến sĩ Vũ sẽ tuyệt thực kể từ ngày 27.05.2013 để phản đối hành vi xâm phạm các quyền của bản thân ông từ phía giám thị trại giam, đặc biệt Lường Văn Tuyến, Giám thị Trại giam số 5 – Bộ Công an không giải quyết đơn ông tố cáo Lê Văn Chiến, cán bộ Trại giam ‘cố ý giết công dân Cù Huy Hà Vũ’.
1.- Hành động giúp Nước và Đồng bào.
a. Với văn bằng Tiến sĩ luật do Đại học danh tiếng Sorbonne (Paris, Pháp) cấp tặng, ông Cù huy Hà Vũ, tuy thuộc một gia đình có những nhà thơ lớn và cũng là những công thần Nhà nước Cộng sản như Huy Cận (cha), Xuân Diệu (cậu ruột), nhưng không có thẻ đảng trong túi, nên khi tranh cử Đại biểu Quốc hội năm 2007, với tư cách ‘ứng viên độc lập’, đã bị loại ngay từ vòng ‘lấy ý kiến cử tri của tổ dân phố’. Mặt trận Tổ quốc phường Điện biên vi phạm luật khi đã triệu tập cử tri của 4 tổ dân phố để lấy ý kiến (thay vì chỉ 1 tổ nơi ứng viên có hộ khẩu thường trú) như trường hợp luật sư Lê Quốc Quân bị loại khỏi kỳ bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 13 năm 2011. ‘Phe thắng cuộc’ để loại những nhân tài và can đảm phục vụ Quê hương một cách cực kỳ ‘dân chủ’.
b. Ông Cù Huy Hà Vũ, đã kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ khai thác bauxite vì làm ô nhiễm môi trường và lỗ lã. Khi đơn bị bác, ông tiếp tục đưa đơn kiện lên tòa án tối cao, đúng cái dũng khí của người biết luật.
c. Đáp thư mời luật sư tham dự phiên tòa ngày 27.10.2010 gởi Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ của thân nhân sáu giáo dân Công Giáo Giáo xứ Cồn dầu (Đà nẵng), những người vừa là nạn nhân bị ‘cướp’ nhà đất, vừa là bị cáo bị truy tố ra tòa án nhân dân quận Cẩm lệ, hai luật sư Nguyễn Thị Dương Hà và Lý Quang Tuấn nhận bào chữa cho các bị bị cáo trong phiên tòa này. Tuy nhiên, thiện ý này không được sự chấp thuận của Chánh án Tán Thị Thu Dung. Do đó, Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ đã yêu cầu Giám đốc và Công an Đà nẵng khởi tố bà Thu Dung về các tội vi phạm đến điều 296 và 285 Bộ Luật Hình sự, trái qui định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự. Tại phiên tòa xét xử, do không có luật sư của mình, các nạn nhân bị đàn áp về thể lực và khủng bố tinh thần đã dễ bị dụ vào việc ‘nhận tội’. Trong vụ chiếm đất này, một giáo dân thành viên đội trợ tang Giáo xứ, ông Nguyễn thành Năm, bị nhiều công an đuổi đánh và khi được đưa về nhà thì đã trối trăn rồi chết vào khoảng trưa ngày 03.07.2010.
2.- Bản án vì hành vi phạm luật theo Điều 88 Bộ luật hình sự.
Ngày 04.11.2010, Tổ kiểm tra Công an phường 11, quận 6, TP. Hồ chí Minh kiểm tra hành chính tại phòng 101, khách sạn Mạch Lâm gặp một đôi nam nữ (ông Hà Vũ và bà Như Quỳnh, luật sư Hội Luật gia TP Hồ chí Minh) đang có hành vi quan hệ vợ chồng bất chính, với bằng cớ là tìm thấy hai bao cao su đã sử dụng bỏ trong thùng rác. Công an đã kiểm tra máy vi tính ông Vũ và phát hiện nhiều tài liệu tuyên truyền chống Nhà nước. Sau đó, công an đã tiến hành khám xét nhà riêng của ông Vũ ở phố Điện biên phủ, Hà nội. Hai hôm sau, trả lời báo chí về vụ việc, Trung tướng công an Hoàng Kông Tư nói rằng: « Các chứng cứ, tài liệu do các cơ quan chức năng thu được đã chứng minh ông Cù Huy Hà Vũ có những hành vi phạm luật theo Điều 88 Bộ luật hình sự ».
Do đó, các tổ chức nhân quyền ngoại quốc cũng đề nghị Nhà nước Việt Nam trả Tự do cho ông Hà Vũ vì việc bắt giữ này vi phạm Điều 19 Công ước Quốc tế Quyền Dân sự và Chính trị:
1/ Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.
2/ Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
3/ Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:
a/ Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.
b/ Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý). Việt Nam không phải tôn trọng Công ước này nếu chính phủ đừng ký vào năm 1982).
Tất cả những yêu cầu đó đều không được đáp ứng và phiên toà sơ thẩm xét xử ngày 04.04.2011 đã được diễn ra tại Tòa án nhân dân Hà nội, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã bị Nhà nước Cộng sản Việt Nam kết án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ bằng phiên tòa ‘công khai xử kín’.
Trước phiên xử, luật sư Nguyễn thị Dương Hà, phu nhân ông Cù huy Hà Vũ, sau khi tố cáo các hành vi vi hiến và trái luật của công an các cấp về việc bắt giam và khởi tố ông Hà Vũ và bị rút giấy phép bào chữa cho chồng, đã đến Giáo xứ Thái Hà để xin cầu nguyện cho Công Lý và Sự Thật vào tối 02 và 03.04.2011 cho chồng.
Trả lời phỏng vấn của chị Khánh An, phóng viên đài Á châu Tự do, Linh mục Vũ khởi Phụng, Chánh xứ Giáo xứ Thái Hà cho biết: « Giáo xứ không có lý do gì để từ chối việc cầu nguyện vì chính gia đình anh Vũ đã đến đây xin giáo xứ Thái Hà cầu nguyện cho anh khi anh sắp sửa ra tòa. Trong vụ án này, có những cái xem ra vi phạm nghiêm trọng vấn đề công bình và nhân phẩm, không trong sáng trong vụ bắt và xử anh. Vì thế, cầu nguyện không chỉ vì cá nhân anh Vũ nhưng mà vì cái vấn đề chung của xã hội là cần sự trong sáng, cần quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, cần một sự thẳng thắn về mặt pháp lý. Do đó, Thái Hà đồng ý có buổi cầu nguyện cho anh Vũ và cho vấn đề Công bình và Nhân phẩm trong xã hội.
Gia đình anh không là người Công Giáo nhưng Thái Hà vẫn luôn luôn có những buổi cầu nguyện khi có chuyện gì xảy ra trong xã hội như khi có thiên tai, như động đất ở Trung quốc, Nhật bản hay Miến điện, như vụ các giáo dân Tam Tòa hay Cồn Dầu. Chúng tôi tưởng đây là một trường hợp rất quý bởi vì người ta có nghĩ tới sự thành tâm của mình trong đức tin thì người ta mới xin mình cầu nguyện.
Nếu có một ‘sự nhạy cảm’ nào đấy thì do hoàn cảnh tự nhiên đưa đến thôi, chứ còn giáo xứ Thái Hà không chủ trương tạo ra những tình hình nhạy cảm. Đôi khi giáo xứ Thái Hà gặp phải những tình hình tự bản chất của nó là nhạy cảm chứ không phải là do Thái Hà gây ra. Tôi không thấy có vấn đề gì cả bởi vì cầu nguyện là một bổn phận của mọi giáo xứ. Xưa nay trong Hội thánh vẫn cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình thì vụ này cũng như thế. Còn nếu mà vì vụ này mà sinh ra cái gì đấy gọi là nhạy cảm hay phiền phức thì cái đó là ngoài ý muốn của giáo xứ Thái Hà ».
3.- Ngày 04.06.2013, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, thay mặt đại gia đình, gởi đến chúng ta lời kêu cứu khẩn cấp về tình trạng sức khỏe hết sức nguy hiểm của ông Hà Vũ đang tuyệt thực trong tù Thanh hóa. Bà cho biết ‘những điều ông đã nói, đã viết, đã làm đang dần dần được thực tế chứng minh là đúng đắn và xã hội chấp nhận là con đường tiến bộ đưa đất nước đi lên… ‘ông yêu nước, thương dân và thao thức đóng góp vì vận mệnh quê hương và tiền đồ dân tộc’. Vì không muốn bị chỉ trích, người ta bỏ tù ông trong Trại giam mà đội ngũ quản tù đã cố tình không hành xử đúng những quy định của luật pháp đối với các tù nhân ở đây và đối với riêng ông Vũ bắt buộc ông không còn cách nào khác đã phải tuyệt thực để phản đối. Sau 9 ngày không ăn, không nói, chúng ta cũng có thể biết tình trạng sức khỏe của ông hết sức nguy hiểm. Tính mạng đang bị đe dọa nghiêm trọng vì ông bị bệnh tim bẩm sinh và nhiều căn bệnh khác phát sinh khi bị giam tù.
4.- Chiều ngày 28.03.2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến viếng thăm và cử hành Thánh Lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh với các thiếu niên đang được cải huấn tại Nhà tù Casal del Marmo (Roma). Thánh Lễ được tiến dâng thật đơn sơ, trong bài giảng, Ngài nói : « … nếu là Thầy và là Chúa mà Thầy rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng làm như Thầy đã làm’. Đó là gương của Chúa: người nào cao trọng nhất trong chúng ta, phải phục vụ người khác. Rửa chân có nghĩa là ‘tôi là người phục vụ cho anh’. Và cả chúng ta, không phải là chúng ta phải rửa chân mỗi ngày cho nhau, nhưng điều ấy có nghĩa là chúng ta phải giúp đỡ nhau. Nhiều khi ta bực mình với người khác, nhưng hãy bỏ qua, và nếu người khác xin bạn giúp, thì hãy làm. Hãy giúp đỡ nhau: đó là điều Chúa Giêsu dạy chúng ta và đó là điều tôi làm, và tôi làm hết lòng, vì đó là bổn phận của tôi… » .
Đáp ứng lời giảng của Đức Thánh Cha, chúng ta hãy đáp ứng lời kêu cứu khẩn cấp về tình trạng sức khỏe hết sức nguy hiểm của gia đình cho ông Cù huy Hà Vũ bằng lời cầu nguyện để cho ông sớm thoát những bất công và cũng cầu nguyện cho những người cầm quyền sớm nhận biết và thực thi ‘Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng’.
Thông Báo
Thiệp Mời Dự Lễ Kim Khánh Cha Giáo Đa Minh Trần Thái Hiệp
Lm. Đôminicô Nguyễn Hoàng Dương
20:24 06/06/2013
Văn Hóa
Chuyện Phiếm đọc trong tuần
Trần Ngọc Mười Hai
20:51 06/06/2013
Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ Mười Thường Niên Năm C 09-6-2013
“Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ!”
Đừng đợi ngày mai, đến lúc tôi qua đời
Đừng đợi ngày mai, đến khi tôi thành mây khói
Cát bụi làm sao mà biết mỉm cười.”
(Đức Huy – Nếu Có Yêu Tôi)
(1Tim 3: 10-18)
Vâng. Đúng thế. Câu hát này bần đạo lại được nghe Khánh Ly hát thêm lần nữa, vào buổi văn nghệ “Tiếng Hát Bằng Kiều” ở Sydney, hôm 10/5/2013. “Nếu có yêu tôi…” có thể là lời nhắn của ai đó gửi đến mỗi người trong ta. Cũng có thể là lời nhắn gửi của cái-gọi-là “Cầm, Kỳ Thi, Hoạ” được nhân-cách-hoá, cũng không chừng!
Vâng. Đúng vậy. Lời nhắn đây, gồm những câu và những chữ rất hi hữu:“Đừng đợi ngày mai, đến lúc tôi qua đời…” rồi mới hỏi hoặc mới thích, e sẽ muộn.
Vâng. Có thể là như thế. Như thế, tức: trong đời người vẫn có những câu hỏi hoặc câu nhắn không khác thế là bao nhiêu. Như thế tức hỏi rằng: trong sống đời đi Đạo, nhiều người vẫn sống bằng con tim hoặc quan năng của mình, rất thức thời! Con tim và quan năng này, được triển khai/diễn tả qua nghệ thuật rất lớn lao của nhà Đạo, ở đâu đó. Câu hỏi và câu nói, hôm nay, còn là câu hối thúc bần đạo lục lọi hầu kiếm tìm một giải đáp cho phải lẽ, dù đôi lúc không đúng với thực tại cuộc sống.
Có những câu hỏi/đáp tựa hồ như thế. Có những lời hát cũng tương tự như lời nhắn nhủ được nghệ sĩ hát tiếp ở bên dưới:
“Nếu có bao dung, thì hãy bao dung bây giờ.
Đừng đợi ngày mai, đến lúc tôi xa đời.
Đừng đợi ngày mai, biết đâu tôi nằm im hơi.
Tôi chẳng làm sao tạ lỗi cùng người.”
(Đức Huy – bđd)
Với một số người, nằm im hơi hay tạ lỗi cùng người vẫn có thể là câu hát tiếp, rất ý nghĩa:
“Có nhớ thương tôi, thì nhớ thương bây giờ.
Đừng đợi ngày mai, lúc mắt tôi khép lại.
Đừng đợi ngày mai, có khi tôi đành xuôi tay.
Trôi dạt về đâu, chốn nào tựa nương?”
(Đức Huy –bđd)
Nói cho đúng, có hỏi và đáp về nhiều thứ hoặc nhiều điều trong đạo, cũng tựa hồ lời thư của người viết có tên là Michael McGirr, tác giả cuốn “Finding God’s Traces” từng đưa ra vài ba thắc mắc gửi đến danh hoạ Rembrandt để nối lên sợi giây liên-kết giữa hội-hoạ và Đạo Chúa, như sau:
“Thưa ông Rembrandt,
Chắc tôi phải thú thật với ông ngay ở đây, rằng: tôi đã có dịp đọc mẩu quảng cáo đăng trên báo địa phương thấy có người đã dùng tên ông làm thương-hiệu. Riêng tôi, vẫn thích cái cung-cách đầy tự tin đến độ bạo dạn khi ông ký tên lên hoạ-phẩm nổi bật trong giòng sử Tây phương đúng vào lúc có nhiều vị dám in hình vẽ của ông lên thành xe tải, với giòng chữ: “Tranh Rembrandt và những chuyện kỳ quặc”. Kỳ quặc đây, là ở điểm danh hoạ Rembrandt là hoạ sĩ tên tuổi người Hoà Lan sinh năm 1606 và chết năm 1669 có thể cũng muốn thấy xảy ra những chuyện như thế. Và từ đó, tôi đặt giả thuyết: nếu ông còn sống đến hôm nay, hẳn ông cũng sẽ lảng vảng đi quanh quất chiếc xe tải vẽ đầy những hoa hoè hoa sói, giống như thế!
Rembrandt xưa của tôi lại là ông công nhân, con trai của người thợ phay/tiện cùng với anh em mình làm nghề nướng bánh và sửa giày dép. Với ông, nghệ thuật là công việc hằng ngày đầy hấp dẫn của cuộc sống. Ông chẳng bao giờ làm giàu nhờ vẽ tranh để sống, nhưng ông vẫn phải đương đầu với nhiều thử thách gay go trong đó có buồn đau, đơn độc cùng các khó khăn tương tự. Nhưng ông là doanh gia từng làm nên nhiều khác biệt.
Có hai sự việc khiến ông được nhiều người biết đến và cảm kích rất mực, đó là: vẽ chân dung tự thuật và tạo tranh vẽ rút từ truyện Kinh thánh. Đó là hai mặt trên cùng một đồng tiền kẽm phối hợp để triển khai đặc tính linh-đạo súc tích, đầy kiếm tìm.
Thưa ông Rembrandt,
Ông là người đã tạo ra nhiều bức tranh chân-dung tự-thuật nói lên các giai đoạn đường đời với nét vẻ buồn/vui khác biệt. Khác biệt đây, không do tác giả muốn diễn tả sự phù phiếm/vu vơ hoặc tính vị kỷ của con người, nhưng ngược lại mới đúng. Các chân-dung tự-thuật do ông vẽ, có thể đã khởi đầu cho nhiều cố gắng gây ấn-tượng, nhưng thực chất nó là những kiếm tìm không ngừng nghỉ. Kiếm và tìm sự thật về chính mình, về người mình luôn có mặt xấu xí và nhiều khía cạnh giống như thế. Ông là người không biết hãi sợ khi nhìn lại chính mình ở cự-ly rất gần.
Cụ thể thì như thế. Chẳng hạn như, khi ông quyết vẽ lên nhiều cảnh-trí rút từ Kinh thánh của Đạo Chúa, thì chiều sâu tâm-thức mang tính chất rất người nơi bản vẽ đã trở thành nét vẻ tuyệt vời. Có điều lạ, là có lần ông tự vẽ chân dung của chính mình vào năm 1658 cách sao cho nó mang dáng vẻ vương giả một chút, lại chính là lúc căn hộ và tài sản của ông bị người ta đem đi đấu giá bán cho công chúng. Điều đó còn nói cho người xem tranh biết rằng: chân dung tự-thuật của ông chẳng liên quan đến những gì ông sở-hữu.
Về khía cạnh này, có hai bức độc đáo mà theo tôi, ông nên xem chung một lúc là bức “Xuống khỏi thập giá” (1633), còn bức kia là bức “Chúa trên đường Emmaus” (1629). Bức tranh đầu, vẽ hình Chúa trông mềm mại, ủ rũ là thế mà phải mất 4 người mới nâng nổi Ngài. Theo tôi, đây là hình ảnh cuối nói lên tấm thảm-hoạ nơi người phàm. Nhưng, toàn bộ thi hài của Chúa lại đẫm mình trong nguồn sáng rất mãnh liệt. Còn bức “Chúa trên đường Emmaus” lại dựa vào trình-thuật kể về những ngày tháng sau khi Chúa trỗi dậy từ cõi chết, cho thấy Chúa lu mờ dần trong bóng tối đầy ảm đạm. Dù thế, tranh của ông đã chứa đựng một sự thật rất sâu sắc. Sự thật là: Đức Giêsu trên thập-giá đã đưa toàn thể nhân loại vào với ánh sáng, còn Chúa Phục Sinh lại đã hiện thân cho nhiệm-tích sống động của Đức Chúa sống giữa chúng ta.
Thưa ông Rembrandt,
Ông cứ dấn bước về phía trước mà vẽ lên căn hộ của ông trước khi bọn tôi đưa ra thị trường địa ốc. Và tôi đây, tôi những muốn ông vẽ cả phần hậu trường của mọi thứ. Quả thế, ông hãy chú tâm đến những nơi mà ít người để mắt tới. Hãy đem chúng vào với ánh sáng. Bởi, chính đó là tên tuổi của những người cùng họ/cùng tên với ông đã vẽ lên toàn cảnh của thế giới nhân trần này.
Nay kính,
Michael McGirr
(x. Michael McGirr, A Letter to a Painter, Australian Catholic Easter 2013, tr. 16)
Thế đó, là tương quan giữa hội-họa và Đạo Chúa, đã phần nào kể hết những điều tương tự cũng rất “chân-thiện-mỹ”. Thế đó, cũng là những điều và những sự khiến ta có thể nói mà không sợ quá đáng, rằng: Đạo mình lâu nay vẫn có quan hệ khá chặt với nghệ thuật, đặc biệt là ngành hội hoạ, rất tượng hình.
Nếu theo dõi Kinh Sách Cựu và Tân Ước, người đọc hẳn sẽ thấy là: ngay từ đầu, Đạo Chúa đã diễn tả ảnh hình một Đức Chúa theo hình tượng mà các nghệ nhân tưởng tượng. Tưởng tượng đó là thần tượng, tức thần linh được đúc tượng theo hình hài có mầu/có sắc nhưng không chắc. Nhiều lúc và nhiều khi, nghệ nhân trong Đạo ta lại cứ nắn/đúc nên tượng, nên hình đầy mầu sắc rồi tưởng đó là thần tượng chứ sự thật chỉ là tượng thần rất phàm trần, mà thôi.
Vào thời của Đế quốc La Mã, người Đạo Chúa vẫn thấy sự giằng co giữa lo sợ về thần tượng và lòng ao ước có được ảnh hình đích thực để tạo nên nơi phượng thờ đẹp đẽ mà nguyện cầu. Vào lúc ấy, các tân tòng vừa trở về với Đạo dễ nhào trộn ảnh hình của Thiên Chúa với hình tượng của các thần khi trước mình đã theo. Lại thêm vào sự trộn lẫn này, là ý tưởng về việc Chúa tạo dựng con người theo ảnh hình của Ngài. Do đó, có sự trộn lẫn kéo dài nhiều thế kỷ.
Lịch sử cho thấy, trong quá khứ, nhiều vị hoàng đế từng cấm con dân đi Đạo tạo ảnh Chúa giống con người rồi đặt ở nhà thờ. Có vị còn nại vào luật Môsê ngăn cấm người Do thái phủ phục trước các ảnh tượng Đức Chúa giống như thế.
Giòng chảy lịch sử, lại cũng chứng tỏ cho mọi người thấy được hiện tượng cãi tranh, biện luận về sự kiện: đặt ảnh/tượng về Chúa đặt ở nhà thờ, không xứng hợp. Và, đó có thể là một trong các lý do có sự khác biệt và tách bạch giữa Thiên-Chúa-giáo và Đạo chính thống ở phương Đông, hồi thế kỷ thứ 8.
Cuối cùng ra, tất cả đi tới thỏa hiệp công nhận rằng: nghệ thuật, dù gi đi nữa, cũng phải phản ánh và/hoặc có liên quan đến niềm tin, đúng truyền thống. Nói cách khác, truyền thống dạy rằng: các ảnh/tượng ở nơi thờ phượng phải là những tuyệt-tác thực sự mang tính “chân-thiện-mỹ”, mới được phép. Nói khác đi, nghệ thuật tượng-hình phải là nghệ-thuật tuyệt phẩm, do nghệ nhân có kỹ năng phải rất chuẩn mới được phép đưa vào nhà thờ, để tụng ca vinh danh Chúa, mà thôi.
Lại nữa, trong đời người, có nhiều sự việc nhìn qua người người cứ tưởng đó là nghệ thuật rất thật, nhưng kỳ thực vẫn chỉ là sự thật ở đời và trong đời được diễn tả thật ăn khách, mỹ miều, gồm nhiều thứ. Nhiều thứ và nhiều sự, rất giống truyện kể ở dưới cốt chứng minh rằng cuộc đời con người không chỉ mỗi đẹp như nghệ thuật thôi, mà còn mang nhiều ý nghĩa, rất “chân, thiện, mỹ”, nữa:
“Truyện rằng:
Có một cậu học sinh 18 tuổi đang gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Cậu ta là một đứa trẻ mồ côi, và cậu ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền. Thế là anh chàng này bèn nảy ra một sáng kiến. Cậu ta cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.
Họ tìm đến người nghệ sĩ dương cầm đại tài Ignacy J Paderewski. Người quản lý của Paderewski yêu cầu một khoản phí bảo đảm $2000 để cho ông ấy được biểu diễn. Sau khi họ thoả thuận xong, hai người sinh viên ấy bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị để cho buổi trình diễn được thành công.
Ngày trọng đại ấy cuối cùng đã đến. Paderewski cuối cùng cũng đã biểu diễn tại Stanford. Thế nhưng không may là vé vẫn chưa được bán hết. Sau khi tổng kết số tiền bán vé lại, họ chỉ có được $1600. Quá thất vọng, họ đến chỗ của của Paderewski để trình bày hoàn cảnh của mình. Hai người sinh viên ấy đưa Paderewski toàn bộ số tiền bán vé, cùng với 1 check nợ $400, và hứa rằng họ sẽ trả số nợ ấy sớm nhất có thể.
- Không! Paderewski nói - Cái này không thể nào chấp nhận được.
Ông ta xé tờ check, trả lại $1,600 cho hai chàng thanh niên và nói :
- Đây là 1600 đô, sau khi trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn thì còn bao nhiêu các cậu cứ giữ lấy cho việc học. Còn dư bao nhiêu thì hãy đưa cho tôi.
Hai cậu sinh viên ấy vô cùng bất ngờ, xúc động cảm ơn Paderewski..
Đây chỉ là một việc làm nhỏ, nhưng đã chứng minh được nhân cách tuyệt vời của Paderewski.
Tại sao ông ấy có thể giúp hai người mà ông ấy thậm chí không hề quen biết. Chúng ta tất cả đều đã bắt gặp những tình huống như vậy trong cuộc sống của mình. Và hầu hết chúng ta đều nghĩ: "Nếu chúng ta giúp họ, chúng ta sẽ được gì ?” Thế nhưng, những người vĩ đại họ lại nghĩ khác: "Giả sử chúng ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra với những con người đang gặp khó khăn ấy?” Họ không mong đợi sự đền đáp. Họ làm chỉ vì họ nghĩ đó là việc nên làm, vậy thôi.
Người nghệ sĩ dương cầm tốt bụng Paderewski hôm nào, sau này trở thành Thủ Tướng của Ba Lan. Ông ấy là một vị lãnh đạo tài năng. Thế nhưng không may chiến tranh thế giới nổ ra, và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề. Có hơn một triệu rưỡi người Ba Lan đang bị chết đói, và bấy giờ chính phủ của ông không còn tiền để có thể nuôi sống họ được nữa. Paderewski không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ. Ông ta bèn đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ sự trợ giúp.
Người đứng đầu cơ quan đó chính là Herbert Hoover, người sau này trở thành Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông Hoover đồng ý giúp đỡ và nhanh chóng gửi hàng tấn lương thực để cứu giúp những người Ba Lan đang bị đói khát ấy.
Thảm họa cuối cùng cũng đã được ngăn chặn. Thủ Tướng Paderewski lúc bấy giờ mới cảm thấy nhẹ nhõm. Ông bèn quyết định đi sang Mỹ để tự mình cảm ơn ông Hoover vì cử chỉ cao quý của ông ấy đã giúp đỡ người dân Ba Lan trong những lúc khó khăn.
Thế nhưng khi Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn thì ông Hoover vội cắt ngang và nói :
-Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu, thưa ngài Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy.”
Truyện kể thì như thế. Thật ra, cũng không nói hết được những gì bần đạo muốn nói về câu chuyện nghệ thuật ở nhà Đạo. Nhưng, người kể lại có lời bàn rằng: “Thế giới này đúng thật tuyệt vời, khi bạn cho đi thứ gì, bạn sẽ nhận lại được những điều tương tự.” Đúng thế. Thế giới này vẫn có những chuyện như thế: khi mình cho đi, dù trong nghệ thuật hoặc ở nhà Đạo, thì sẽ nhận lại được những điều tương tự. Nhưng, tương tự là tương tự thế nào? Cũng có thể là lời cuối cùng một bài hát, cũng là thế:
“Có tốt với tôi, thì tốt với tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai, đến lúc tôi xa người
Đừng đợi ngày mai, đến khi tôi phải ra đi
Ôi muộn làm sao nói lời tạ ơn.”
(Đức Huy – bđd)
Cũng có thể là những lời dẫn giải và diễn giải khác, cũng khác hẳn. Và diễn giải của nhà Đạo, vẫn tương tự như lời dẫn rất hạnh đạo, như sau:
“Các trợ tá cũng vậy,
phải là người đàng hoàng,
biết giữ lời hứa, không rượu chè say sưa,
không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn;
họ phải bảo toàn mầu nhiệm đức tin
trong một lương tâm trong sạch.”
(1 Tim 3: 5-9)
Thật ra thì, bậc thánh-hiền nói rất chung có thể áp dụng trong nhiều trường-hợp. Nhưng trường hợp của nghệ thuật trong Đạo, ta cũng nên hướng về lời căn dặn khác của đấng thánh như:
“Tôi viết cho anh thư này, dù vẫn hy vọng sớm đến với anh.
Nhưng nếu tôi chậm trễ, thì thư này sẽ cho anh biết
phải ăn ở thế nào trong nhà của Thiên Chúa,
tức Hội Thánh của Thiên Chúa hằng sống,
cột trụ và điểm tựa của chân lý.
Phải công nhận rằng: mầu nhiệm của đạo thánh thật là cao cả, đó là:
Đức Kitô xuất hiện trong thân phận người phàm,
được Chúa Thánh Thần chứng thực là công chính;
Người được các thiên thần chiêm ngưỡng,
và được loan truyền giữa muôn dân;
Người được cả hoàn cầu tin kính,
được siêu thăng cõi trời vinh hiển.”
(1Tim 3: 10-18)
Là Kitô-khác, tức cũng phải sống như Đức Kitô. Sống rất “chân, thiện, mỹ” không chỉ trong nhà Đạo mà thôi, nhưng là sống Đạo một cách rất “chân, thiện, mỹ” ở đời với người đời, rất ngoài Đạo. Sống như thế, tức sống cùng và sống với mọi người, cả những người vẫn hát những lời nhắn-nhủ rất ý nghĩa, vẫn bảo rằng:
“Rộn ràng một nỗi đau
Nghẹn ngào một nỗi vui
Dịu dàng một nỗi đau
Ngậm ngùi một nỗi vui.”
(Đức Huy – bđd)
Vui hay đau, đau nhưng mà vui, vẫn là trạng thái rất tâm-linh lình xình một đời người. Một đời của những người vẫn nghe lời nhắn nhủ phải sống rất “chân, thiện, mỹ” suốt đời, với người đời.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn nghe nhiều lời nhắn và nhủ
giống như thế suốt một đời
mà vẫn quên.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 11 Thường niên năm C 16.6.2013
“Em còn đó xoã lòng đêm tóc rối,”
“Tôi đứng đây bụi lốc mịt mù xa.
Nghìn mắt lá đang nhìn tôi ái ngại,
Đêm nguyệt quỳnh hoá nở kiếp phù xa.” ”
(dẫn từ thơ Vương Ngọc Long)
Lc 7: 36-8: 3
Tóc em rối, có khi chẳng vì em xoã lòng cứ rối beng. Tóc em đen, có lúc chỉ vì em cứ miệt mài việc của Chúa. Như, trình thuật hôm nay còn nhắc đến.
Trình thuật nay thánh Luca kể về các nữ phụ rất hăng say làm tông đồ mục vụ, Chúa bảo ban.
“Em còn đó xoã lòng đêm tóc rối,”
“Tôi đứng đây bụi lốc mịt mù xa.
Nghìn mắt lá đang nhìn tôi ái ngại,
Đêm nguyệt quỳnh hoá nở kiếp phù xa.”
(Vương Ngọc Long – Đêm Nguyệt Quỳnh)
Nguyệt quỳnh về đêm, không chỉ có mỗi em đứng đó xoã tóc đến rối bời. Cho bằng, em sẽ cùng anh, cùng chị cùng các vị tông đồ thừa sai Chúa sai đi để làm công việc giảng rao phục Nước Trời, ở muôn nơi.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
“Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ!”
Đừng đợi ngày mai, đến lúc tôi qua đời
Đừng đợi ngày mai, đến khi tôi thành mây khói
Cát bụi làm sao mà biết mỉm cười.”
(Đức Huy – Nếu Có Yêu Tôi)
(1Tim 3: 10-18)
Vâng. Đúng thế. Câu hát này bần đạo lại được nghe Khánh Ly hát thêm lần nữa, vào buổi văn nghệ “Tiếng Hát Bằng Kiều” ở Sydney, hôm 10/5/2013. “Nếu có yêu tôi…” có thể là lời nhắn của ai đó gửi đến mỗi người trong ta. Cũng có thể là lời nhắn gửi của cái-gọi-là “Cầm, Kỳ Thi, Hoạ” được nhân-cách-hoá, cũng không chừng!
Vâng. Đúng vậy. Lời nhắn đây, gồm những câu và những chữ rất hi hữu:“Đừng đợi ngày mai, đến lúc tôi qua đời…” rồi mới hỏi hoặc mới thích, e sẽ muộn.
Vâng. Có thể là như thế. Như thế, tức: trong đời người vẫn có những câu hỏi hoặc câu nhắn không khác thế là bao nhiêu. Như thế tức hỏi rằng: trong sống đời đi Đạo, nhiều người vẫn sống bằng con tim hoặc quan năng của mình, rất thức thời! Con tim và quan năng này, được triển khai/diễn tả qua nghệ thuật rất lớn lao của nhà Đạo, ở đâu đó. Câu hỏi và câu nói, hôm nay, còn là câu hối thúc bần đạo lục lọi hầu kiếm tìm một giải đáp cho phải lẽ, dù đôi lúc không đúng với thực tại cuộc sống.
Có những câu hỏi/đáp tựa hồ như thế. Có những lời hát cũng tương tự như lời nhắn nhủ được nghệ sĩ hát tiếp ở bên dưới:
“Nếu có bao dung, thì hãy bao dung bây giờ.
Đừng đợi ngày mai, đến lúc tôi xa đời.
Đừng đợi ngày mai, biết đâu tôi nằm im hơi.
Tôi chẳng làm sao tạ lỗi cùng người.”
(Đức Huy – bđd)
Với một số người, nằm im hơi hay tạ lỗi cùng người vẫn có thể là câu hát tiếp, rất ý nghĩa:
“Có nhớ thương tôi, thì nhớ thương bây giờ.
Đừng đợi ngày mai, lúc mắt tôi khép lại.
Đừng đợi ngày mai, có khi tôi đành xuôi tay.
Trôi dạt về đâu, chốn nào tựa nương?”
(Đức Huy –bđd)
Nói cho đúng, có hỏi và đáp về nhiều thứ hoặc nhiều điều trong đạo, cũng tựa hồ lời thư của người viết có tên là Michael McGirr, tác giả cuốn “Finding God’s Traces” từng đưa ra vài ba thắc mắc gửi đến danh hoạ Rembrandt để nối lên sợi giây liên-kết giữa hội-hoạ và Đạo Chúa, như sau:
“Thưa ông Rembrandt,
Chắc tôi phải thú thật với ông ngay ở đây, rằng: tôi đã có dịp đọc mẩu quảng cáo đăng trên báo địa phương thấy có người đã dùng tên ông làm thương-hiệu. Riêng tôi, vẫn thích cái cung-cách đầy tự tin đến độ bạo dạn khi ông ký tên lên hoạ-phẩm nổi bật trong giòng sử Tây phương đúng vào lúc có nhiều vị dám in hình vẽ của ông lên thành xe tải, với giòng chữ: “Tranh Rembrandt và những chuyện kỳ quặc”. Kỳ quặc đây, là ở điểm danh hoạ Rembrandt là hoạ sĩ tên tuổi người Hoà Lan sinh năm 1606 và chết năm 1669 có thể cũng muốn thấy xảy ra những chuyện như thế. Và từ đó, tôi đặt giả thuyết: nếu ông còn sống đến hôm nay, hẳn ông cũng sẽ lảng vảng đi quanh quất chiếc xe tải vẽ đầy những hoa hoè hoa sói, giống như thế!
Rembrandt xưa của tôi lại là ông công nhân, con trai của người thợ phay/tiện cùng với anh em mình làm nghề nướng bánh và sửa giày dép. Với ông, nghệ thuật là công việc hằng ngày đầy hấp dẫn của cuộc sống. Ông chẳng bao giờ làm giàu nhờ vẽ tranh để sống, nhưng ông vẫn phải đương đầu với nhiều thử thách gay go trong đó có buồn đau, đơn độc cùng các khó khăn tương tự. Nhưng ông là doanh gia từng làm nên nhiều khác biệt.
Có hai sự việc khiến ông được nhiều người biết đến và cảm kích rất mực, đó là: vẽ chân dung tự thuật và tạo tranh vẽ rút từ truyện Kinh thánh. Đó là hai mặt trên cùng một đồng tiền kẽm phối hợp để triển khai đặc tính linh-đạo súc tích, đầy kiếm tìm.
Thưa ông Rembrandt,
Ông là người đã tạo ra nhiều bức tranh chân-dung tự-thuật nói lên các giai đoạn đường đời với nét vẻ buồn/vui khác biệt. Khác biệt đây, không do tác giả muốn diễn tả sự phù phiếm/vu vơ hoặc tính vị kỷ của con người, nhưng ngược lại mới đúng. Các chân-dung tự-thuật do ông vẽ, có thể đã khởi đầu cho nhiều cố gắng gây ấn-tượng, nhưng thực chất nó là những kiếm tìm không ngừng nghỉ. Kiếm và tìm sự thật về chính mình, về người mình luôn có mặt xấu xí và nhiều khía cạnh giống như thế. Ông là người không biết hãi sợ khi nhìn lại chính mình ở cự-ly rất gần.
Cụ thể thì như thế. Chẳng hạn như, khi ông quyết vẽ lên nhiều cảnh-trí rút từ Kinh thánh của Đạo Chúa, thì chiều sâu tâm-thức mang tính chất rất người nơi bản vẽ đã trở thành nét vẻ tuyệt vời. Có điều lạ, là có lần ông tự vẽ chân dung của chính mình vào năm 1658 cách sao cho nó mang dáng vẻ vương giả một chút, lại chính là lúc căn hộ và tài sản của ông bị người ta đem đi đấu giá bán cho công chúng. Điều đó còn nói cho người xem tranh biết rằng: chân dung tự-thuật của ông chẳng liên quan đến những gì ông sở-hữu.
Về khía cạnh này, có hai bức độc đáo mà theo tôi, ông nên xem chung một lúc là bức “Xuống khỏi thập giá” (1633), còn bức kia là bức “Chúa trên đường Emmaus” (1629). Bức tranh đầu, vẽ hình Chúa trông mềm mại, ủ rũ là thế mà phải mất 4 người mới nâng nổi Ngài. Theo tôi, đây là hình ảnh cuối nói lên tấm thảm-hoạ nơi người phàm. Nhưng, toàn bộ thi hài của Chúa lại đẫm mình trong nguồn sáng rất mãnh liệt. Còn bức “Chúa trên đường Emmaus” lại dựa vào trình-thuật kể về những ngày tháng sau khi Chúa trỗi dậy từ cõi chết, cho thấy Chúa lu mờ dần trong bóng tối đầy ảm đạm. Dù thế, tranh của ông đã chứa đựng một sự thật rất sâu sắc. Sự thật là: Đức Giêsu trên thập-giá đã đưa toàn thể nhân loại vào với ánh sáng, còn Chúa Phục Sinh lại đã hiện thân cho nhiệm-tích sống động của Đức Chúa sống giữa chúng ta.
Thưa ông Rembrandt,
Ông cứ dấn bước về phía trước mà vẽ lên căn hộ của ông trước khi bọn tôi đưa ra thị trường địa ốc. Và tôi đây, tôi những muốn ông vẽ cả phần hậu trường của mọi thứ. Quả thế, ông hãy chú tâm đến những nơi mà ít người để mắt tới. Hãy đem chúng vào với ánh sáng. Bởi, chính đó là tên tuổi của những người cùng họ/cùng tên với ông đã vẽ lên toàn cảnh của thế giới nhân trần này.
Nay kính,
Michael McGirr
(x. Michael McGirr, A Letter to a Painter, Australian Catholic Easter 2013, tr. 16)
Thế đó, là tương quan giữa hội-họa và Đạo Chúa, đã phần nào kể hết những điều tương tự cũng rất “chân-thiện-mỹ”. Thế đó, cũng là những điều và những sự khiến ta có thể nói mà không sợ quá đáng, rằng: Đạo mình lâu nay vẫn có quan hệ khá chặt với nghệ thuật, đặc biệt là ngành hội hoạ, rất tượng hình.
Nếu theo dõi Kinh Sách Cựu và Tân Ước, người đọc hẳn sẽ thấy là: ngay từ đầu, Đạo Chúa đã diễn tả ảnh hình một Đức Chúa theo hình tượng mà các nghệ nhân tưởng tượng. Tưởng tượng đó là thần tượng, tức thần linh được đúc tượng theo hình hài có mầu/có sắc nhưng không chắc. Nhiều lúc và nhiều khi, nghệ nhân trong Đạo ta lại cứ nắn/đúc nên tượng, nên hình đầy mầu sắc rồi tưởng đó là thần tượng chứ sự thật chỉ là tượng thần rất phàm trần, mà thôi.
Vào thời của Đế quốc La Mã, người Đạo Chúa vẫn thấy sự giằng co giữa lo sợ về thần tượng và lòng ao ước có được ảnh hình đích thực để tạo nên nơi phượng thờ đẹp đẽ mà nguyện cầu. Vào lúc ấy, các tân tòng vừa trở về với Đạo dễ nhào trộn ảnh hình của Thiên Chúa với hình tượng của các thần khi trước mình đã theo. Lại thêm vào sự trộn lẫn này, là ý tưởng về việc Chúa tạo dựng con người theo ảnh hình của Ngài. Do đó, có sự trộn lẫn kéo dài nhiều thế kỷ.
Lịch sử cho thấy, trong quá khứ, nhiều vị hoàng đế từng cấm con dân đi Đạo tạo ảnh Chúa giống con người rồi đặt ở nhà thờ. Có vị còn nại vào luật Môsê ngăn cấm người Do thái phủ phục trước các ảnh tượng Đức Chúa giống như thế.
Giòng chảy lịch sử, lại cũng chứng tỏ cho mọi người thấy được hiện tượng cãi tranh, biện luận về sự kiện: đặt ảnh/tượng về Chúa đặt ở nhà thờ, không xứng hợp. Và, đó có thể là một trong các lý do có sự khác biệt và tách bạch giữa Thiên-Chúa-giáo và Đạo chính thống ở phương Đông, hồi thế kỷ thứ 8.
Cuối cùng ra, tất cả đi tới thỏa hiệp công nhận rằng: nghệ thuật, dù gi đi nữa, cũng phải phản ánh và/hoặc có liên quan đến niềm tin, đúng truyền thống. Nói cách khác, truyền thống dạy rằng: các ảnh/tượng ở nơi thờ phượng phải là những tuyệt-tác thực sự mang tính “chân-thiện-mỹ”, mới được phép. Nói khác đi, nghệ thuật tượng-hình phải là nghệ-thuật tuyệt phẩm, do nghệ nhân có kỹ năng phải rất chuẩn mới được phép đưa vào nhà thờ, để tụng ca vinh danh Chúa, mà thôi.
Lại nữa, trong đời người, có nhiều sự việc nhìn qua người người cứ tưởng đó là nghệ thuật rất thật, nhưng kỳ thực vẫn chỉ là sự thật ở đời và trong đời được diễn tả thật ăn khách, mỹ miều, gồm nhiều thứ. Nhiều thứ và nhiều sự, rất giống truyện kể ở dưới cốt chứng minh rằng cuộc đời con người không chỉ mỗi đẹp như nghệ thuật thôi, mà còn mang nhiều ý nghĩa, rất “chân, thiện, mỹ”, nữa:
“Truyện rằng:
Có một cậu học sinh 18 tuổi đang gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Cậu ta là một đứa trẻ mồ côi, và cậu ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền. Thế là anh chàng này bèn nảy ra một sáng kiến. Cậu ta cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.
Họ tìm đến người nghệ sĩ dương cầm đại tài Ignacy J Paderewski. Người quản lý của Paderewski yêu cầu một khoản phí bảo đảm $2000 để cho ông ấy được biểu diễn. Sau khi họ thoả thuận xong, hai người sinh viên ấy bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị để cho buổi trình diễn được thành công.
Ngày trọng đại ấy cuối cùng đã đến. Paderewski cuối cùng cũng đã biểu diễn tại Stanford. Thế nhưng không may là vé vẫn chưa được bán hết. Sau khi tổng kết số tiền bán vé lại, họ chỉ có được $1600. Quá thất vọng, họ đến chỗ của của Paderewski để trình bày hoàn cảnh của mình. Hai người sinh viên ấy đưa Paderewski toàn bộ số tiền bán vé, cùng với 1 check nợ $400, và hứa rằng họ sẽ trả số nợ ấy sớm nhất có thể.
- Không! Paderewski nói - Cái này không thể nào chấp nhận được.
Ông ta xé tờ check, trả lại $1,600 cho hai chàng thanh niên và nói :
- Đây là 1600 đô, sau khi trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn thì còn bao nhiêu các cậu cứ giữ lấy cho việc học. Còn dư bao nhiêu thì hãy đưa cho tôi.
Hai cậu sinh viên ấy vô cùng bất ngờ, xúc động cảm ơn Paderewski..
Đây chỉ là một việc làm nhỏ, nhưng đã chứng minh được nhân cách tuyệt vời của Paderewski.
Tại sao ông ấy có thể giúp hai người mà ông ấy thậm chí không hề quen biết. Chúng ta tất cả đều đã bắt gặp những tình huống như vậy trong cuộc sống của mình. Và hầu hết chúng ta đều nghĩ: "Nếu chúng ta giúp họ, chúng ta sẽ được gì ?” Thế nhưng, những người vĩ đại họ lại nghĩ khác: "Giả sử chúng ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra với những con người đang gặp khó khăn ấy?” Họ không mong đợi sự đền đáp. Họ làm chỉ vì họ nghĩ đó là việc nên làm, vậy thôi.
Người nghệ sĩ dương cầm tốt bụng Paderewski hôm nào, sau này trở thành Thủ Tướng của Ba Lan. Ông ấy là một vị lãnh đạo tài năng. Thế nhưng không may chiến tranh thế giới nổ ra, và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề. Có hơn một triệu rưỡi người Ba Lan đang bị chết đói, và bấy giờ chính phủ của ông không còn tiền để có thể nuôi sống họ được nữa. Paderewski không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ. Ông ta bèn đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ sự trợ giúp.
Người đứng đầu cơ quan đó chính là Herbert Hoover, người sau này trở thành Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông Hoover đồng ý giúp đỡ và nhanh chóng gửi hàng tấn lương thực để cứu giúp những người Ba Lan đang bị đói khát ấy.
Thảm họa cuối cùng cũng đã được ngăn chặn. Thủ Tướng Paderewski lúc bấy giờ mới cảm thấy nhẹ nhõm. Ông bèn quyết định đi sang Mỹ để tự mình cảm ơn ông Hoover vì cử chỉ cao quý của ông ấy đã giúp đỡ người dân Ba Lan trong những lúc khó khăn.
Thế nhưng khi Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn thì ông Hoover vội cắt ngang và nói :
-Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu, thưa ngài Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy.”
Truyện kể thì như thế. Thật ra, cũng không nói hết được những gì bần đạo muốn nói về câu chuyện nghệ thuật ở nhà Đạo. Nhưng, người kể lại có lời bàn rằng: “Thế giới này đúng thật tuyệt vời, khi bạn cho đi thứ gì, bạn sẽ nhận lại được những điều tương tự.” Đúng thế. Thế giới này vẫn có những chuyện như thế: khi mình cho đi, dù trong nghệ thuật hoặc ở nhà Đạo, thì sẽ nhận lại được những điều tương tự. Nhưng, tương tự là tương tự thế nào? Cũng có thể là lời cuối cùng một bài hát, cũng là thế:
“Có tốt với tôi, thì tốt với tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai, đến lúc tôi xa người
Đừng đợi ngày mai, đến khi tôi phải ra đi
Ôi muộn làm sao nói lời tạ ơn.”
(Đức Huy – bđd)
Cũng có thể là những lời dẫn giải và diễn giải khác, cũng khác hẳn. Và diễn giải của nhà Đạo, vẫn tương tự như lời dẫn rất hạnh đạo, như sau:
“Các trợ tá cũng vậy,
phải là người đàng hoàng,
biết giữ lời hứa, không rượu chè say sưa,
không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn;
họ phải bảo toàn mầu nhiệm đức tin
trong một lương tâm trong sạch.”
(1 Tim 3: 5-9)
Thật ra thì, bậc thánh-hiền nói rất chung có thể áp dụng trong nhiều trường-hợp. Nhưng trường hợp của nghệ thuật trong Đạo, ta cũng nên hướng về lời căn dặn khác của đấng thánh như:
“Tôi viết cho anh thư này, dù vẫn hy vọng sớm đến với anh.
Nhưng nếu tôi chậm trễ, thì thư này sẽ cho anh biết
phải ăn ở thế nào trong nhà của Thiên Chúa,
tức Hội Thánh của Thiên Chúa hằng sống,
cột trụ và điểm tựa của chân lý.
Phải công nhận rằng: mầu nhiệm của đạo thánh thật là cao cả, đó là:
Đức Kitô xuất hiện trong thân phận người phàm,
được Chúa Thánh Thần chứng thực là công chính;
Người được các thiên thần chiêm ngưỡng,
và được loan truyền giữa muôn dân;
Người được cả hoàn cầu tin kính,
được siêu thăng cõi trời vinh hiển.”
(1Tim 3: 10-18)
Là Kitô-khác, tức cũng phải sống như Đức Kitô. Sống rất “chân, thiện, mỹ” không chỉ trong nhà Đạo mà thôi, nhưng là sống Đạo một cách rất “chân, thiện, mỹ” ở đời với người đời, rất ngoài Đạo. Sống như thế, tức sống cùng và sống với mọi người, cả những người vẫn hát những lời nhắn-nhủ rất ý nghĩa, vẫn bảo rằng:
“Rộn ràng một nỗi đau
Nghẹn ngào một nỗi vui
Dịu dàng một nỗi đau
Ngậm ngùi một nỗi vui.”
(Đức Huy – bđd)
Vui hay đau, đau nhưng mà vui, vẫn là trạng thái rất tâm-linh lình xình một đời người. Một đời của những người vẫn nghe lời nhắn nhủ phải sống rất “chân, thiện, mỹ” suốt đời, với người đời.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn nghe nhiều lời nhắn và nhủ
giống như thế suốt một đời
mà vẫn quên.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 11 Thường niên năm C 16.6.2013
“Em còn đó xoã lòng đêm tóc rối,”
“Tôi đứng đây bụi lốc mịt mù xa.
Nghìn mắt lá đang nhìn tôi ái ngại,
Đêm nguyệt quỳnh hoá nở kiếp phù xa.” ”
(dẫn từ thơ Vương Ngọc Long)
Lc 7: 36-8: 3
Tóc em rối, có khi chẳng vì em xoã lòng cứ rối beng. Tóc em đen, có lúc chỉ vì em cứ miệt mài việc của Chúa. Như, trình thuật hôm nay còn nhắc đến.
Trình thuật nay thánh Luca kể về các nữ phụ rất hăng say làm tông đồ mục vụ, Chúa bảo ban.
“Em còn đó xoã lòng đêm tóc rối,”
“Tôi đứng đây bụi lốc mịt mù xa.
Nghìn mắt lá đang nhìn tôi ái ngại,
Đêm nguyệt quỳnh hoá nở kiếp phù xa.”
(Vương Ngọc Long – Đêm Nguyệt Quỳnh)
Nguyệt quỳnh về đêm, không chỉ có mỗi em đứng đó xoã tóc đến rối bời. Cho bằng, em sẽ cùng anh, cùng chị cùng các vị tông đồ thừa sai Chúa sai đi để làm công việc giảng rao phục Nước Trời, ở muôn nơi.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trên Đồi Hoa
Đặng Đức Cương
21:57 06/06/2013
Ảnh của Đặng Đức Cương
Vô thường vạn vật luôn thay đổi
Xuân mãi nơi tâm chẳng nhạt phai.
(Trích thơ của Minh Lương Trương Minh Sung)
VietCatholic TV
Những bài suy niệm của Đức Thánh Cha 30/05 - 04/06/2013
VietCatholic Network
15:21 06/06/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong Thánh lễ hàng ngày hôm 31/05/2013 tại Nhà trọ Thánh Marta của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các Kitô hữu hãy biết nắm bắt lấy hạnh phúc và đừng sống cuộc sống với 'khuôn mặt đưa đám'. Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa Thánh Thần mang đến cho các Kitô hữu một niềm vui đặc biệt để soi sáng họ ngợi khen Thiên Chúa.
Nói về Chúa Thánh Thần, Đức Thánh Cha khẳng định: "Rõ ràng là Chúa Thánh Thần soi dẫn chúng ta: Ngài là tác giả của niềm vui. Và niềm vui trong Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sự tự do Kitô giáo đích thực. Không có niềm vui này, các Kitô hữu không thể có được tự do. Chúng ta trở thành nô lệ của nỗi buồn nơi chính bản thân mình. Đức Phaolô VI nói rằng anh em không thể rao truyền Tin Mừng bằng nỗi buồn, sự ngờ vực, hoặc bi quan của người Kitô hữu. Anh em không thể làm thế! Anh em không thể có thái độ như thế được. Đôi khi, dường như Kitô hữu sống như đưa đám thay vì ngợi khen Thiên Chúa. Niềm vui này xuất phát từ lời chúc tụng, lời ngợi khen của Đức Maria, lời ngợi khen mà Tiên tri Xôphônia đã thốt lên. Lời chúc tụng táng dương cũng được ông Simon và bà Ana vang tiếng: Ngợi khen Thiên Chúa!"
Đức Thánh Cha giải thích thêm rằng để thực sự tìm thấy ý nghĩa trong lời cầu nguyện, chúng ta phải sẵn lòng dành thời gian cầu nguyện và ngợi khen Thiên Chúa, ngay cả khi dường như nó làm lãng phí thời gian của chúng ta.
Đức Thánh Cha đặt vấn đề: "Trong Thánh Lễ này, tôi hỏi anh chị em: anh chị em ngợi khen Thiên Chúa hay anh chị em chỉ kêu cầu Ngài và dâng lời cảm tạ. Anh chị em có thực sự chúc tụng Thiên Chúa không? Đây là điều mới, nó mới cho đời sống tâm linh của chúng ta. Đó là chúc tụng Thiên Chúa, ra khỏi chính mình và dành thời gian ngợi khen Thiên Chúa. Một số người sẽ bảo rằng 'nhưng Thánh Lễ là quá lâu'. Nếu anh chị em không ca tụng Thiên Chúa, anh chị em sẽ không hiểu được thái độ vui mừng đi cùng với lời ngợi khen, thậm chí thấy rằng mình đang lãng phí thời gian ngợi khen Ngài trong một Thánh lễ dài như thế. Nhưng nếu anh chị em hân hoan trong thái độ ngợi khen, chúc tụng thì thật là tốt đẹp! Đời đời sẽ ngợi khen Thiên Chúa! Nó sẽ không nhàm chán, mà là tốt đẹp! Niềm vui này làm cho chúng ta tự do".
Tham dự trong Thánh lễ sáng có các viên chức của cơ quan kinh tế Toà Thánh Vatican và các vệ binh Thụy Sĩ.
2. Đức Thánh Cha Phanxicô: ''Những kẻ băng hoại làm nhiều điều thiệt hại cho Giáo Hội, nhưng các thánh đem lại biết bao điều tốt lành''.
Trong Thánh lễ hôm thứ Hai 3 tháng Saú, tại Nhà trọ Thánh Marta của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng tất cả những người nam nữ đều là những người tội lỗi và cần nhận ra điều đó. Những ai phủ nhận điều này và chối bỏ Thiên Chúa, thì rơi vào tình trạng băng hoại.
Đức Thánh Cha Phaxicô nói: "Giuđa là người đầu tiên: từ một người tội lỗi tham lam, ông đã kết thúc trong sự hư nát. Con đường đòi cho được quyền muốn làm gì thì làm là con đường nguy hiểm: Kẻ băng hoại thì rất hay quên, họ quên cách mà Thiên Chúa từ nhân đã tạo dựng nên họ như những người làm vườn nho thế nào. Họ cắt đứt mối quan hệ với tình yêu này! Và họ trở thành những kẻ thờ lạy chính mình. Thật tồi tệ khi có những kẻ băng hoại len lỏi trong cộng đoàn Kitô giáo! Xin Chúa đừng để chúng ta phải trượt dài xuống con đường hư nát này".
Đức Thánh Cha giải thích rằng trong khi những kẻ băng hoại làm thiệt hại cho Giáo Hội, thì các thánh là mẫu gương mang lại nhiều điều tốt lành.
Đức Thánh Cha Phanxicô giảng giải: "Các thánh là những người vâng phục Chúa, thờ phượng Chúa, là những người không quên tình yêu mà Chúa đã dành cho người làm vườn nho khi làm cho họ nên các thánh trong Giáo Hội. Những kẻ băng hoại gây thiệt hại cho Giáo Hội, thì ngược lại các thánh mang lại biết bao điều tốt lành. Thánh Gioan tông đồ nói rằng kẻ băng hoại là những người chống Chúa Kitô, họ ở giữa chúng ta, nhưng họ không thuộc về chúng ta. Về các thánh, Lời Chúa dạy bảo chúng ta rằng họ là ánh sáng, ‘họ sẽ ở trước ngai Thiên Chúa mà thờ phượng’. Hôm nay chúng ta cầu xin Chúa ban ơn thông hiểu để biết rằng chúng ta là những người tội lỗi, những kẻ tội lỗi thật sự. Không chỉ là những người tội lỗi theo nghĩa rộng, nhưng là những kẻ tội lỗi liên quan đến điều này, điều kia và tất cả những điều khác; những tội lỗi cụ thể, và với sự cụ thể của tội lỗi. Chúng ta hãy xin được ơn để đừng trở thành những kẻ băng hoại: cho dù là những người tội lỗi nhưng xin đừng để chúng ta ra hư nát! Và hãy xin được ơn để tiến bước trên con đường nên thánh".
Đức Thánh Cha cũng đề cập đặc biệt đến người tiền nhiệm của ngài, Đức Gioan XXIII, nhân kỷ niệm 50 năm ngày qua đời của ngài.
3. Đức Giáo Hoàng nói: Đừng chiều theo thói giả hình. Thay vào đó, hãy nói lên sự thật với tình yêu
Trong Thánh lễ hàng ngày hôm thứ Ba 4 tháng Sáu tại nhà nguyện Casa Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến thói đạo đức giả. Ngài giải thích một đoạn Tin Mừng trong đó những người biệt phái Do Thái cố gắng để đưa Chúa Giêsu vào bẫy. Đức Giáo Hoàng nói rằng ngôn ngữ đạo đức giả, là những gì những kẻ băng hoại thường sử dụng.
Đức Thánh Cha nói:
"Giả hình là thứ ngôn ngữ của băng hoại. Và khi Chúa Giêsu nói với các môn đệ Ngài nói: "Lời các con phải là: có thì nói có, không thì nói không" Giả hình không phải là một ngôn ngữ của sự thật, vì sự thật không bao giờ đơn độc. Không bao giờ! Nó luôn luôn phải đi kèm với tình yêu! Không có sự thật thì không có tình yêu. Tình yêu là sự thật đầu tiên. Nếu không có tình yêu, không có sự thật. Những kẻ này muốn bắt sự thật phải làm nô lệ cho tư lợi của mình. Hạng người ấy chỉ có một tình yêu: đó là tình yêu bản thân mình, tình yêu cho mình. Thói tôn thờ ngẫu tượng ấy dẫn họ đến chỗ phản bội người khác, dẫn họ đến chỗ lạm dụng lòng tin. "
Đức Thánh Cha giải thích tầm quan trọng của sự minh bạch, của việc nói lên sự thật trong tình bác ái với người khác và không cố gắng để lèo lái họ.
Đức Thánh Cha nói:
"Chúng ta đều có những nhược điểm nội tại nhưng lại thích được người ta khen. Chúng ta thích như thế, chúng ta có chút vô dụng, và những kẻ băng hoại này biết thế và vì vậy chúng cố gắng làm suy yếu chúng ta. Hôm nay, chúng ta hãy nghĩ kỹ xem: ngôn ngữ của chúng ta là gì? Chúng ta có nói trong sự thật, với tình yêu, hay là chúng ta nói chuyện với thứ "ngôn ngữ hòa đồng": chúng ta lịch sự, chúng ta thậm chí còn nói những điều tốt đẹp, nhưng chúng ta không nghĩ như thế? Hãy làm cho ngôn ngữ của chúng ta mang tính truyền giáo hỡi anh chị em! Những kẻ giả hình bắt đầu với những tâng bốc, nịnh hót và những thứ như thế, sẽ kết thúc với những tá gian dối, cáo buộc chính những người chúng đã từng tán tỉnh. Hôm nay, chúng ta hãy xin Chúa cho ngôn ngữ của chúng ta là thứ ngôn ngữ của sự đơn giản, ngôn ngữ của một đứa trẻ, ngôn ngữ của con cái Thiên Chúa, ngôn ngữ của sự thật trong tình yêu. "
Đồng tế trong thánh lễ có Thượng Phụ Công Giáo Armenia thành Cilicia và sự tham dự của một nhóm các nhân viên Thư viện Vatican.