Ngày 06-06-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hiệp thông và chia sẻ: Lễ Mình và Máu Thánh Chúa
Lm Đan Vinh
08:22 06/06/2012
CN X THƯỜNG NIÊN B - LỄ MÌNH MÁU CHÚA KITÔ (Xh 24,3-8 ; Dt 9,11-15 ; Mc 14,12-16.22-26)

I. HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG: Mc 14,12-16.22-26

(12) Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giêsu: ”Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu? (13) Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ: “Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó”. (14) Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà: Thầy nhắn: “Cái phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?” (15) Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng. Và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta. (16) Hai môn đệ ra đi, vào đến thành, các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt Qua. (22) Cũng đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy”. (23) Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. (24) Người bảo các ông: “Đây là Máu Thầy, Máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người. (25) Thầy bảo thật anh em: Chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày ấy, ngày Thầy được uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa”. (26) Hát thánh vịnh xong, Đức Giêsu và các môn đệ ra đi lên núi Oliu.

2.Ý CHÍNH:

Đức Giêsu lập bí tích Thánh Thể trong bữa tiệc ly Vượt Qua của đạo Do thái, trước khi hiến thân chịu tử nạn và phục sinh, hầu thiết lập một Giao ước Mới để giao hòa nhân loại với Thiên Chúa và ban ơn cứu độ cho loài người thay thế cho Giao ước Cũ thời Mô-sê.

3.CHÚ THÍCH:

-C 12-13: +Tuần lễ Bánh Không Men: Luật Mô-sê quy định về lễ Vượt Qua và tuần lễ Bánh Không Men như sau: Ngày 14 tháng Ni-xan (là tháng thứ nhất theo lịch Do Thái, tức vào khoảng tháng 3-4 dương lịch ngày nay), là đại lễ Vượt Qua mừng kính Đức Chúa. Vào ngày này người ta sát tế chiên lúc chập tối và sẽ ăn tiệc chiên Vượt Qua với bánh không men (x. Xh 12,21-27). Hôm sau, là bắt đầu tuần lễ Bánh Không Men kính Đức Chúa kéo dài bảy ngày. Trong tuần này, người Do Thái phải ăn bánh không pha men, để nhắc nhở cuộc Xuất hành thời Mô-sê. Cũng từ ngày 15 tháng Ni-xan, họ phải họp nhau để thờ phụng Đức Chúa và kiêng việc xác. Trong 7 ngày, họ phải tiến hành dâng lễ vật hỏa tế lên Đức Chúa. Đến ngày thứ Bảy là ngày kết thúc, họ phải tập họp lại để thờ phượng Đức Chúa và kiêng các công việc lao động nặng (x. Lv 23,5-8). +Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua tại đâu?: Môn đệ hỏi Đức Giêsu như hỏi một người chủ gia đình có trách nhiệm cử hành lễ Vượt Qua. Vì là dân nhập cư từ nơi khác đến Giê-ru-sa-lem, nên Đức Giêsu và các môn đệ được quyền tổ chức ăn mừng lễ Vượt Qua trước một ngày, tức vào lúc 6 giờ chiều ngày thứ Năm đầu ngày thứ Sáu, thay vì lẽ ra phải mừng vào 6 giờ chiều thứ Sáu tức đầu ngày thứ Bảy, mà năm ấy lễ Vượt Qua nhằm vào thứ Bảy (x. Ga 19,14.31.42). +Người sai hai môn đệ đi: Hai ông này là Phê-rô và Gio-an (x. Lc 22,8). +Sẽ thấy một người mang vò nước…: Đức Giêsu làm chủ không gian và thời gian: Người nhìn thấy trước mọi sự việc đúng như nó sắp xảy ra, cũng như có lần Người thấy trước Na-tha-na-en lúc đang ngồi dưới gốc cây vả (x.Ga 1,48).

-C 14-16: +Các ông dọn tiệc Vượt Qua: Theo tục lệ cổ truyền, khi ăn thịt chiên tại nhà, mọi người phải đứng, lưng thắt gọn gàng, chân đi dép, tay cầm gậy và ăn cách vội vã (x. Xh 12,11). Nhưng đến thời Đức Giêsu, người Do Thái không còn giữ tục lệ ấy. Khi ăn tiệc, họ cũng theo cách thức ăn tiệc của văn hóa La-Hy (La-tinh Hy-Lạp) đương thời: Thực khách dự tiệc nằm trên một tấm thảm, đầu nghiêng về một bên và dựa vào cánh tay trái dùng làm gối. Còn tay mặt thì dùng để lấy đồ ăn.

-VỀ VỊ TRÍ TRONG BỮA TIỆC LY VƯỢT QUA: Người môn đệ được Đức Giêsu yêu quí là Gio-an nằm ở bên phải Đức Giêsu và có lúc đã tựa đầu vào ngực Thầy (x. Ga 13,25). Tiếp đến là Phê-rô nằm cạnh Gio-an. Chính ông Phê-rô đã làm hiệu và bảo Gio-an: “Hỏi xem Thầy muốn nói về ai vậy?” (Ga 13,24). Còn Giu-đa nằm ở bên trái Đức Giêsu. Điều này giải thích tại sao Đức Giêsu trả lời cho Giu-đa mà các môn đệ khác không nghe được (x. Mt 26,25), và việc Đức Giêsu dễ dàng “chấm một miếng bánh trao cho Giu-đa” (x. Ga 13,26). Ngoài ra, về vị trí của các môn đệ khác thì khó xác định.

-C 22: +Cũng đang bữa ăn: Mác-cô tường thuật việc Đức Giêsu lập Phép Thánh Thể trong khung cảnh bữa tiệc ly Vượt Qua. Đức Giêsu đã theo diễn tiến bữa tiệc Chiên Vượt Qua để truyền cho bánh rượu trở nên Mình Máu thánh của Người (x. Ga 6,51-58). +Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra trao cho các ông: Đây là những cử chỉ Đức Giêsu đã làm nhiều lần trước đó như: Hai lần làm cho bánh nhân ra nhiều (x. Mc 6,41; 8,6); Một lần làm trong bữa Tiệc ly Vượt Qua (x. Lc 22,19); Một lần Chúa Phục sinh làm khi ngồi ăn tối với hai môn đệ làng Em-mau (x. Lc 24,30)… Cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng là cử chỉ mà gia trưởng phải làm trong nghi lễ tiệc Chiên Vượt Qua theo luật Mô-sê, sau khi các người đồng bàn hát kinh Ha-len phần I (gồm Thánh vịnh 112-113) và uống chén rượu thứ hai. “Bẻ bánh ra và trao cho các ông” là hai cử chỉ mang ý nghĩa hiệp thông và huynh đệ cộng đoàn. + Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy: Trong niềm tin Ki-tô giáo, Đức Giêsu đã dùng quyền năng để biến đổi bản chất của tấm bánh trở nên Thân Mình của Người, chứ không phải chỉ là biểu tượng cho Mình Chúa, như có người lầm tưởng (x. Ga 6,51-58; 1 Cr 11,23-25).

-C 23-25: +Và Người cầm chén rượu…: Chén rượu với lời tạ ơn ở đây là chén rượu thứ ba trong nghi lễ tiệc Chiên Vượt Qua. Đức Giêsu dùng chén rượu thứ ba này để thiết lập Giao ước Mới. + Đây là Máu Thầy, Máu Giao ước, đổ ra vì muôn người: Đây là Máu Giao ước Mới, khác với Giao ước Cũ thời Xuất hành, đã được ghi lại trong sách Xuất hành như sau: “Bấy giờ ông Mô-sê lấy máu rảy lên dân và nói: “Đây là máu Giao ước Đức Chúa đã lập với anh em, dựa trên những lời này” (Xh 24,8). Trong nghi lễ Giao ước Xi-nai được thiết lập giữa Thiên Chúa với dân Ít-ra-en, người ta giết bò, rồi vị tư tế lấy máu nó rảy trên bàn thờ và trên dân chúng. Máu đó là dấu chỉ mối tương quan mới và sự hiệp thông giữa Đức Chúa với dân Ít-ra-en. Trong thời Tân ước, Giao ước Mới được thiết lập bằng Máu Đức Giêsu Con chiên Thiên Chúa, là dấu chỉ sự hiệp thông mới giữa Thiên Chúa với Hội Thánh là dân Ít-ra-en Mới. Máu sắp đổ khi Đức Giêsu chịu khổ nạn thập giá. Cái chết của Người sẽ đền tội thay cho loài người và ban ơn cứu độ cho muôn người. +Chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày ấy, ngày Thầy được uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa: Đến ngày tận thế, sau khi lịch sử nhân loại chấm dứt và Nước Thiên Chúa xuất hiện, Đức Giêsu sẽ uống rượu mới với các tín hữu được cứu độ trong bữa tiệc cánh chung. Hình ảnh này diễn tả sự hiệp thông chia sẻ trọn vẹn và chung cuộc giữa các môn đệ với Đức Giêsu và với Thiên Chúa.

4.CÂU HỎI: 1)Đức Giêsu thiết lập phép Thánh Thể ở đâu, khi nào và lập để làm gì? 2)Luật Mô-sê qui định thế nào về lễ Vượt Qua và tuần lễ Bánh Không Men? 3)Tại sao Đức Giêsu và các môn đệ lại ăn lễ Vượt Qua vào tối thứ Năm thay vì vào tối thứ Sáu là lúc bắt đầu đại lễ Vượt Qua năm đó? 4)Hai môn đệ nào được Đức Giêsu sai đi dọn cho thầy trò ăn mừng lễ Vượt Qua? 5)Theo tục lệ, người Do thái phải ăn lễ Vượt Qua như thế nào? Đức Giêsu và các môn đệ ăn tiệc Vượt Qua theo cách nào? 6)Dựa vào Tin Mừng, hãy cho biết vị trí ngồi của các ông Gio-an, Phê-rô và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt trong bàn tiệc? 7)Đức Giêsu đã lập phép Thánh Thể, truyền cho bánh rượu trở nên Mình Máu Người theo thứ tự nào? 8) Những cử chỉ Đức Giêsu làm khi truyền phép giống với các cử chỉ Người đã làm trong các hoàn cảnh nào? 9)Bạn nhận định thế nào về ý kiến cho rằng: Sau khi truyền phép bánh không biến thể sang Mình Thánh Chúa, mà chỉ trở thành biểu tượng Mình Thánh Chúa thôi? 10)Chén rượu được truyền phép trở thành Máu Thánh Đức Giêsu là chén rượu thứ mấy trong bữa tiệc chiên Vượt Qua của đạo Do Thái? 11)Phân biệt Máu Giao Ước Mới mà Đức Giêsu sắp đổ ra trong cuộc khổ nạn có giá trị và hiệu quả khác với máu chiên bò sát tế trong Giao Ước Cũ thời Mô-sê như thế nào? 12)Đừc Giêsu hứa sẽ hiệp thông và chia sẻ bằng việc uống rượu mới với môn đệ trong Nước TC sẽ xuất hiện khi nào?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1.LỜI CHÚA: “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy” (Mc 14,22):

2.CÂU CHUYỆN: KỶ VẬT TÌNH YÊU

Có một đôi vợ chồng trẻ kia mới lấy nhau được mười năm và đã có với nhau một đứa con gái 4 tuổi. Trong thời gian đó họ đã sống rất hòa hợp hạnh phúc. Mỗi ngày trước khi rời nhà đi làm buổi sáng, và chiều tối khi về đến nhà, anh chồng không khi nào quên trao cho vợ và con gái cử chỉ âu yếm kèm theo một lời yêu thương. Nhờ đó tình yêu giữa hai vợ chồng và đứa con thơ ngày một bền vững. Nhưng rồi hạnh phúc của họ đã bị đe dọa khi một hôm người chồng đi làm về bị trúng mưa và được đem đến bệnh viện điều trị. Sau khi khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán anh bị ung thư màng phổi ác tính thời kỳ thứ ba. Một tuần sau anh qua đời. Trước khi chết, anh gọi vợ con lại gần và thều thào trăn trối: “Em và con yêu quí! Có lẽ sắp tới giờ Chúa gọi anh về. Anh đã chuẩn bị và sẵn sàng vâng theo ý Chúa. Anh chỉ tiếc một điều là không còn được sống bên em và con nữa. Trước khi đi xa, anh không có gì trối lại cho em ngoài chiếc nhẫn mà vợ chồng mình đã tặng nhau khi kết ước cách đây mười năm. Bây giờ anh xin tặng lại chiếc nhẫn kỷ vật này cho em, để mỗi lần thấy nó, em biết rằng anh vẫn luôn ở bên em và hằng cầu Chúa cho em được hạnh phúc”. Nói xong, anh tháo chiếc nhẫn đang đeo và âu yếm xỏ vào tay vợ, giống như trước đây anh đã từng làm trong lễ hôn phối. Nói xong anh ra đi trước sự thương tiếc vô vàn của vợ con. Rồi anh được an táng tại đất thánh gần nhà. Từ đó, mỗi ngày người ta đều thấy một phụ nữ còn rất trẻ, đầu đội khăn tang, tay cầm bó bông, dắt theo đứa con gái còn nhỏ dại đi vào nghĩa trang. Chị ta đứng hằng giờ trước ngôi mộ cỏ mọc chưa xanh của người chồng quá cố để cầu nguyện cho anh. Trên tay chị có đeo hai chiếc nhẫn: Một chiếc của ngày thành hôn và chiếc kia là kỷ vật của chồng tặng trước khi từ giã cuộc đời.

3.SUY NIỆM:

Hơn hai ngàn năm trước đây, Đức Giêsu đã làm một công việc tương tự: Biết rằng “Giờ đã đến, Giờ Con Người phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, và Người đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1). Người đã lập phép Thánh Thể, để lại cho Hội Thánh kỷ vật là dấu hiệu của một tình yêu lớn lao tột đỉnh. Kỷ vật đó chính là Mình Máu thánh của Người dưới hình bánh rượu, làm của ăn của uống thiêng liêng để các tín hữu được hiệp thông với Người. Tin Mừng Mác-cô đã tường thuật việc Đức Giêsu lập phép Thánh Thể trong khung cảnh bữa tiệc Chiên Vượt Qua (x Mc 14,22-24), như Người đã hứa trong bài giảng về Bánh Hằng Sống tại hội đường thành Ca-phác-na-um (x. Ga 6,51-58). Vậy Đức Giêsu thiết lập phép Thánh Thể lúc nào? Ý nghĩa cũa bí tích này ra sao? Ngày nay chúng ta phải cử hành bí tích Thánh Thể thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

1)THIẾT LẬP BÍ TÍCH THÁNH THỂ: Đức Giêsu đã thiết lập bí tích Thánh Thể trong bữa tiệc Chiên Vượt Qua cũng là bữa ăn cuối cùng trước khi từ biệt các môn đệ để bước vào cuộc khổ nạn, Người sử dụng bánh không men và rượu nho dùng trong bữa tiệc Vượt Qua của đạo Do thái để biến nên Thịt Máu Người, hầu ban cho những kẻ ăn Thịt uống Máu ấy sẽ được sống đời đời. Thánh Mác-cô đã thuật lại câu chuyện Đức Giêsu lập phép Thánh Thể như sau: “Cũng đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra trao cho các ông và nói: Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy. Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: Đây là Máu Thầy, Máu Giao Ứớc, đổ ra vì muôn người” (Mc 14,22-24).

2)Ý NGHĨA CỦA BÍ TÍCH THÁNH THỂ: Tin Mừng đã ghi nhận bốn sự kiện liên quan đến bí tích Thánh Thể như sau: Một là phép lạ Đức Giêsu biến nước lã thành rượu nho tại tiệc cưới thành Ca-na, tiên báo về việc biến rượu trở nên Máu Người trong bữa Tiệc Ly sau này (x Ga 2,1-11). Hai là phép lạ Đức Giêsu nhân bánh ra nhiều tại thành Ca-phác-na-um, sau đó Người cho biết sẽ ban Thịt Máu Người làm của ăn của uống thiêng liêng đem lại sự sống đời đời cho ai lãnh nhận (x Ga 6,1-14.32-35.48-58). Ba là bữa Tiệc Ly Vượt Qua, trong đó Người dùng bánh rượu trong tiệc Chiên Vượt Qua để thiết lập bí tích Thánh Thể và truyền cho các môn đệ: ”Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,14-19). Bốn là Đức Giêsu chủ sự lễ Bẻ Bánh với hai môn đệ tại làng Em-mau, trong đó Người dùng Thánh Kinh rao giảng mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh, đồng thời lặp lại các cử chỉ và lời đọc như trong bữa Tiệc Ly. Từ đó trở thành khuôn mẫu của thánh lễ sau này (x Lc 24,13-32).

Mình Thánh Chúa là món quà quí giá nhất mà Đức Giêsu đã trao tặng cho chúng ta. Người tự hiến trọn vẹn bằng việc ban Thịt Máu Người làm của ăn thức uống để nuôi dưỡng đức tin của chúng ta và để có thể ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28,20). Mặc dù trí khôn không thể hiểu thấu mầu nhiệm này, dù giác quan chúng ta không cảm thấy có sự khác biệt giữa tấm bánh trước và sau khi truyền phép, nhưng đức tin dạy chúng ta rằng: Sau lời truyền phép của linh mục Chủ Tế trong thánh lễ thì bánh rượu liền hóa nên Mình Máu Chúa Giêsu dựa vào lời Người đã phán: “Vì Thịt Tôi thật là của ăn, và Máu Tôi thật là của uống. Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6,54-56). Quả thật, chỉ có trái tim của một người Cha, một người Thầy yêu thương đến tột cùng mới có thể nghĩ ra cách thức trao tặng con cái và môn đệ một món quà vừa thiết thực lại vừa kỳ diệu đến như vậy!

3)HIỆP THÔNG VỚI CHÚA ĐỂ CHIA SẺ VỚI ANH EM:

Sau đây là một số việc các tín hữu có thể làm để đáp lại tình thương của Chúa Giêsu Thánh Thể: Mỗi ngày năng tham dự Thánh lễ và dọn mình lên rước lễ sốt sắng, năng dự giờ chầu Mình Thánh Chúa. Trong ngày chu tòan việc bổn phận, kèm thêm các việc hy sinh bác ái dâng lên Chúa với lời nguyện tắt: “Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể. Con làm việc này như dâng một bông hoa hồng lên Chúa, biểu lộ lòng yêu mến của con. Xin Chúa vui nhận và ban cho một bệnh nhân sớm được lành bệnh, cho một tội nhân sớm được hối cải, cho một người lương sớm được nhận biết và yêu mến Chúa để cũng được hạnh phúc và được sự sống đời đời với con sau này.”

4.THẢO LUẬN: 1)Ta cần dọn mình trước và cám ơn sau khi rước lễ thế nào? 2)Ta cần chia sẻ Bánh Thánh Thể cho tha nhân bằng cách nào để góp phần kiến tạo Trời Mới Đất Mới công bình và yêu thương như ý Chúa muốn?

5.NGUYỆN CẦU:

-LẠY CHÚA GIÊSU. Bàn tiệc Thánh Thể do Chúa lập ra để giúp chúng con thể hiện tình yêu thương hiệp nhất. Do đó, chúng con cần tránh những hành động ích kỷ và chia rẽ, như Tông đồ Phao-lô đã cáo trách giáo đoàn Cô-rin-thô: “Trước tiên tôi nghe rằng khi họp cộng đoàn, anh em chia rẽ nhau… Khi anh em họp nhau, thì không còn phải là ăn bữa tối của Chúa. Thật vậy, mỗi người lo ăn bữa riêng của mình trước. Và như thế kẻ thì bị đói, người lại no say! Anh em không có nhà để ăn uống sao? Hay anh em khinh Hội Thánh của Thiên Chúa và làm nhục những người không có của?… Cho nên thưa anh em, khi họp nhau để dùng bữa, anh em hãy đợi nhau. Ai đói thì ăn ở nhà, kẻo anh em đến họp mà hóa ra để bị kết án!” (1 Cr 11,18-22.33-34). Vậy xin Chúa giúp chúng con biết hiệp thông với cộng đoàn bằng cách vào nhà thờ dự lễ thay vì đứng bên ngoài, hiệp lời kinh tiếng hát chung cộng đoàn. Sau khi đón nhận Chúa, xin cho chúng con biết chia sẻ Chúa với tha nhân bằng vịệc đi bước trước làm quen những người mới gặp, nhường chỗ tốt cho người già cả tật bệnh và quan tâm cầu nguyện cho những người đang sống bên chúng con.

-LẠY CHÚA. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng: “Chúng con phải sống bí tích Thánh Thể”, nghĩa là phải trở nên tấm bánh được bẻ ra cho một thế giới mới. Xin cho chúng con ý thức rằng: Đức Giêsu đang ở trong chúng con và cùng hành động với chúng con. Người đang nhờ chúng con đến với tha nhân, để an ủi động viên những người lao nhọc, bênh vực những kẻ cô thế cô thân, mời gọi những kẻ tội lỗi hồi tâm sám hối, chia sẻ cơm bánh cho những ngừơi đói khát, khiêm nhường phục vụ những ngừơi bất hạnh ... Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ được Chúa ban ơn cứu độ trong ngày phán xét sau này.

X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
 
Thánh Thể và Thánh Giá
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:22 06/06/2012
LỄ MÌNH MÁU CHÚA

1. Đất, nước, đá
Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa đã dùng đất nắn nên hình hài(St 2,7).Từ đó Tổ Tông loài người mang tên Đất (St 4,25;5,1-3). Ađam, tiếng Do thái nghĩa là đất.

Để cứu Dân Ngài thoát khỏi nô lệ Aicập, vượt qua Biển Đỏ khô chân, lập giao ước Sinai với dân, Thiên Chúa đã dùng Môsê. Môsê, tiếng Do Thái nghĩa là nước(Xh 2,10)

Khi xây dựng Giáo Hội, Thiên Chúa lại dùng một con người đánh cá tầm thường, khi thì hùng hổ tuốt gươm bảo vệ Thầy Giêsu (Lc 22,50), khi thì sợ hãi chối quanh trước một đầy tớ gái (Lc 22,56-57). Người ấy Chúa Giêsu đặt tên là Đá (Mt16,18). Kêpha, tiếng Do Thái nghĩa là đá.

Như vậy, lịch sử sáng tạo,lịch sử cứu độ của Thiên Chúa quyện đan với những cái tên tầm thường: Đất, Nước, Đá.

Người Việt Nam chúng ta cũng dùng những tiếng tầm thường ấy để nói lên Một Điều Linh Thiêng. Linh thiêng đến độ bao anh hùng liệt nữ đã hy sinh mạng sống mình cho điều linh thiêng đó: Đất Nước Việt Nam. (x. Chút mắm muối cho bữa cơm hàng ngày, trang 252).

2. Bánh và rượu
Chúa Giêsu đã dùng bánh rượu làm nên Mình và Máu Thánh của Người. Bông lúa và trái nho là những sản phẩm thông thường và cần thiết nhất mà ruộng đất cống hiến cho con người. Bánh và rượu có thể tầm thường nhưng lại là những gì gần gũi và cần thiết nhất cho cuộc sống hàng ngày của con người. Chính Chúa Kitô đã muốn trở nên gần gũi và cần thiết đó. Người muốn bánh và rượu trở nên Thịt Máu Người để nuôi sống chúng ta hàng ngày.

Tình yêu Chúa Kitô làm nên sáng kiến tuyệt vời. Vì yêu thương hết mọi người, Chúa đã muốn trở nên bé nhỏ tầm thường trong thân phận một người thợ mộc ở Nazareth để có thể ở giữa mọi người, từ kẻ hèn cho đến người sang trọng, từ người thánh thiện cho đến kẻ tội lỗi, từ người Do thái cũng như dân ngoại. Để trở thành của ăn nuôi mọi người,Chúa đã muốn trở thành tấm bánh ly rượu. Chỉ khiêm tốn và giản dị thế thôi để mọi người có thể ăn, chứ không phải là một bữa ăn đắt giá dành cho bậc quyền quý sang giàu.

Khi sinh ra đời, Chúa đã chọn cái chuồng bò. Khi sống ở Nazareth Chúa đã muốn làm một người thợ giữa những người lao động khác. Khi bắt đầu rao giàng tin mừng, Chúa đã chọn những người tầm thường trong xã hội làm bạn đồng hành, làm bạn tâm phúc thừa kế sự nghiệp. Trong giờ sau hết, Chúa đã chọn tấm bánh ly rượu, chọn khung cảnh một bàn ăn giữa bạn bè, chọn một tư gia để Tạ Ơn, trong đó người vừa là chủ tế vừa là của lễ. Và Chúa muốn Giáo Hội tiếp tục lễ Tạ Ơn theo cách thức của Người bằng những phương tiện đơn sơ là tấm bánh ly rượu.

Chỉ cần một bông lúa, một chùm nho đủ làm nên tấm bánh ly rượu. Không cần cái gì cao sang đắt giá, to lớn như con bò, con bê, con cừu mà đạo Do thái vẫn tế lễ trong đền thờ. Với tấm bánh ly rượu, Chúa Giêsu còn muốn cho của lễ Tạ Ơn phải chính là sản phẩm hoa màu ruộng đất, lao công con người, của ăn thức uống căn bản và phổ biến nhất của con người.

Chúa Giêsu là bông lúa, là chùm nho mọc lên từ ruộng đất thế gian, nơi Người nhập thể làm người. Người đã biến đổi trong thân thể Người là Con Thiên Chúa và cũng là con loài người tất cả tinh hoa của ruộng đất, trở thành bông lúa chùm nho. Từ bông lúa bị nghiền nát; từ chùm nho bị ép. Nghĩa là từ cuộc khổ nạn và cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu đã trở thành tấm bánh, thành ly rượu đem lại sự sống đời đời cho nhân loại. Chối từ cám dỗ của Satan hoá đá thành bánh, nhưng Chúa Giêsu đã tự ý biến đổi đời mình thánh Tấm Bánh để nuôi dưỡng con người.

“Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống”. Chắc hẳn không ai hiểu câu nói này theo kiểu các yêu tinh muốn ăn thịt Đường Tăng, trong truyện Tôn Ngộ Không. Yêu tinh quyết tâm bắt cho được Đường Tam Tạng để ăn thịt. Nó tin rằng ăn thịt vị cao tăng này thì sẽ được trường sinh bất tử.Tôi nghĩ rằng giả như có ai giết Chúa Giêsu để ăn thịt Người (theo kiểu các yêu tinh ăn thịt Đường Tăng) thì người ấy vẫn chết như thường, và về mặt tâm linh thì cũng chẳng được ích lợi gì. Vì câu nói “Thịt Tôi thật là của ăn, và máu Tôi thật là của uống” của Chúa Giêsu không thể hiểu theo nghĩa vật chất. “Thịt và Máu” ở đây không phải là thịt và máu huyết vật chất. “Của ăn và của uống” ở đây cũng không phải là của ăn và của uống vật chất. Những từ đó phải hiểu theo nghĩa tâm linh. Chúa Giêsu chính là lương thực đem lại sự sống và sự phát triển tâm linh thật sự.

3. Từ Thánh Giá đến Thánh Thể
Cuộc tử nạn của Chúa Giêsu chính là một hy lễ dâng lên Thiên Chúa Cha. Trong hy lễ này, Người vừa là tư tế vừa là lễ vật. Trên Thập giá, Chúa Giêsu đã đổ máu ra. Bằng cái chết cứu độ, Người đã thiết lập giao ước mới. Tự nguyện làm “Con Chiên Vượt Qua” bị sát tế, Chúa Giêsu đã lập phép Thánh Thể để lễ vật bị sát tế ấy là chính Người trở nên của ăn tâm linh nuôi dưỡng con người.

Chúa Giêsu ở giữa nhân loại trong Bí tích Thánh Thể. Để trở nên nguồn sống tâm linh trong Thánh Thể, Chúa Giêsu đã đi qua Tử nạn và Thập giá.
Thánh Thể là Mình Chúa hy sinh bị nộp, bị giết vì chúng ta: “Đây là Mình Thầy hy sinh vì anh em”. Chén Máu của Chúa là Máu giao ước đổ ra, Máu của Đấng Cứu thế bị giết chết trên thập giá. Bởi đó Thánh Thể và Thánh Giá là hai mầu nhiệm của một tình yêu tự hiến của Chúa Kitô. Không có Thánh giá, Thánh thể không có ý nghĩa. Không có Thánh thể, Thánh giá chỉ là thất bại.

Thánh thể và Thánh giá Chúa Kitô là hai cớ vấp phạm cho trí tuệ con người suốt 20 thế kỷ qua. Thánh Giá Đức Kitô là sự điên rồ đối với người Hylạp đi tìm sự khôn ngoan, là dại dột đối với người Do thái tìm dấu lạ và mãi mãi là mầu nhiệm thẳm sâu với lý trí.

Thánh Thể, bánh rượu nên Mình và Máu Chúa Kitô. Sự hiện đích thực của Con Thiên Chúa, làm lương thực vĩnh cửu thì càng lại là mầu nhiệm khó hiểu đối với đầu óc con người không có niềm tin. Khi nghe lời tuyên bố của Chúa Giêsu: “Thịt Ta là của ăn, Máu Ta là của uống cho sự sống muôn đời”. Người Do thái đã phản ứng rất mạnh: “Làm sao ông có thể lấy thịt máu của ông cho chúng tôi ăn được?” (Ga 6,52); ”Ông này chẳng phải là ông Giêsu, con ông Giuse đó sao? Cha mẹ ông ta,chúng ta đều biết cả,sao bây giờ ông ta lại nói: Tôi từ trời xuống?” (Ga 6,42). Trước phản ứng dữ dội của họ, Chúa Giêsu không rút lời, không cải chính, nhưng còn giải thích và khẳng định thêm “Ai ăn thịt và uống máu Tôi,thì được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại ngày sau hết”(Ga 6,54); sâu xa hơn là con người được đi vào sự kết hiệp mật thiết với Người: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì ở lại trong Tôi và Tôi ở lại trong người ấy”(Ga 6,56). Trước mạc khải này, nhiều môn đệ liền nói: “Lời này chướng tai qua, ai mà nghe nổi?”( Ga 6,60). Từ lúc đó, “Nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa” (Ga 6,66).

Như thế, người ta chỉ nhìn nhận Chúa Giêsu về phương diện con người, phủ nhận bản tính Thiên Chúa của Người. Chúa Giêsu cho dân chúng và các môn đệ thấy rõ mầu nhiệm Phục sinh trong Bánh Hằng Sống “Lời Thầy nói với anh em là Thần khí và là sự sống.Thần khí mới làm cho sống,chứ xác thịt có ích gì” (Ga 6,63). Quả thật, chúng ta chỉ có thể hiểu được Bí tích Thánh Thể qua mầu nhiệm Nhập Thể, Tử Nạn, Phục Sinh mà thôi.

Vậy có thể nói, cả mầu nhiệm Đức Kitô đều hội tụ trong Bí tích Thánh Thể. Từ công cuộc nhập thể làm người, rao giảng tin mừng, đến khổ hình thập giá, sống lại vinh quang; Đức Kitô đang ngự bên hữu Chúa Cha và ban lương thực thần thiêng đều hàm chưa trong Bí tích Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể gói trọn cuộc đời Chúa Kitô và không có gì thuộc về Người mà không hội tụ trong Bí Tích Thánh Thể.

Từ Thánh Giá đến Thánh Thể là hành trình của con đường tình yêu tự hiến. Thánh lễ là cử hành hy tế cứu độ của Chúa Giêsu từ mầu nhiệm Thánh Giá đến tình yêu Thánh Thể. Hiểu như thế để khi dâng Thánh Lễ hay chầu Mình Thánh Chúa, chúng ta tham dự tích cực linh động với tất cả trí lòng tin yêu. Khi tham dự Thánh lễ, chúng ta hãy đem theo hy lễ đời mình để kết hiệp với Hy lễ của Chúa Kitô. Khi rước lễ là chúng ta gặp gỡ Đấng hy sinh chịu chết, là kết hợp với Đấng đã yêu đến cùng. Chúng ta được mời gọi sống như Chúa Giêsu, biết bẻ ra, chia sẻ, phục vụ và hiến trao.

Đất nước đá cũng như bánh và rượu là những thực tại tầm thường trong cuộc sống, nhưng một khi đã gắn với lịch sử cứu độ là nó trở nên những điều kỳ diệu.

Cuộc sống chúng ta với Thiên Chúa cũng thế. Sống đời sống thiêng liêng, siêu nhiên một cách tự nhiên. Sống đời sống tự nhiên một cách thiêng liêng, siêu nhiên.

Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa đã cho con hàng ngày được ăn một miếng Bánh đơn sơ, nhỏ bé để con được kết hợp mật thiết với Thiên Chúa Vô Cùng. Xin cho cho tâm hồn con luôn kết hợp với Chúa, để được Chúa dẫn vào cuộc sống muôn đời. Amen.
 
Đức Giêsu Kitô, Vị Thượng Tế trong thư Do thái
Ronald D. Witherup, SS.
17:10 06/06/2012
Giáo huấn đáng quan tâm nhất trong Thư gởi tín hữu Do Thái là quan niệm về Chúa Giêsu như là vị Thượng Tế siêu phàm (4, 14). Không nơi nào khác trong Tân Ước nói về đề tài này. Bấy nhiêu cũng đủ để ta nghiên cứu chi tiết về quan niệm này, thế nhưng quan trọng hơn cũng nên xem thử Giáo Hội hiểu như thế nào về chức linh mục thừa tác.

Nền tảng Cựu Ước

Chức tư tế trong Cựu Ước là do cha truyền con nối. Truyền thống Do Thái giáo dạy rằng Thiên Chúa đã chỉ định một trong mười hai chi tộc Israel (chi tộc Lêvi) làm công việc phụng tự, có trách nhiệm tế lễ nhân danh dân Chúa. Các tư tế có thể được định nghĩa như là “chiếc cầu nối”. Họ làm trung gian giữa trời và đất. giữa Thiên Chúa và nhân loại. Cùng với vua, các ngôn sứ, các bậc hiền triết, các tư tế là một phần trong cơ cấu lãnh đạo của đất nước Israel thời xưa. Truyền thống cho rằng các tư tế là hậu duệ của Aaron, anh trai của Môisen, và chức tư tế được lưu truyền trong gia tộc Lêvi.

Dần dà, chức tư tế Lêvi gắn liền với Đền Thờ Giêrusalem và chức vụ “thượng tế” được phát triển. Vào thời Salomon, gia đình Sađoc giữ chức thượng tế (2 Sm 15, 24). Do đó nên Cựu Ước đôi khi nói về người Sađoc hay người Lêvi.

Chỉ mình vị thượng tế, mặc những phẩm phục đặc biệt, mới được vào gian Cực Thánh trong Đền Thờ mỗi năm một lần, vào ngày lễ Đền Tội (Yom Kippur) để dâng lễ tế đền tội cho dân. Vai trò đại diện dân chúng của vị thượng tế thật rõ ràng khi ông mang tấm che ngực có hình mười hai chi tộc (Xh 28, 29). Thời gian sau này trong lịch sử Israel, chức thượng tế dây dưa vào các cuộc đấu đá chính trị và bị một vài gia đình điều khiển, đặc biệt là dưới triều Hasmonê, những người thực sự không chính thức tuyên bố nắm giữ vai trò đó.

Vào thời Tân Ước, chức tư tế nói chung và chức thượng tế nói riêng bị gắn liền với sự suy đồi và thiếu khả năng duy trì tính tinh sạch phụng tự trong tôn giáo Israel. Nhiều người Do Thái cho rằng các tư tế trong Đền Thờ đã liên minh thái quá với người Roma. Hình ảnh tư tế bị giảm sút đáng kể. Sau khi người Roma phá hủy Giêrusalem và Đền Thờ vào năm 70 sau Công nguyên, chức tư tế Do Thái giáo cũng biến mất.

Đức Giêsu là vị Đại Thượng Tế

Nói chung, Tân Ước ít khi đề cập đến chức tư tế hay vị tư tế với giọng điệu tích cực, ngoại trừ vài trường hợp (vd. 1, 5-6: nói về ông bà Zacharia). Các tư tế nói chung được nhìn như là những đối thủ của Chúa Giêsu (vd. Mc 14, 1: họ tìm cách bắt Chúa Giêsu). Tác giả Thư Do Thái chấp nhận nền tảng Cựu Ước về chức tư tế song phát triển một nhãn quan độc nhất về Chúa Giêsu như là vị Đại Thượng Tế vượt xa chức tư tế của Cựu Ước. Giáo huấn này vừa rộng vừa sâu, vì thế chúng ta sẽ khảo sát những điểm chính yếu của thần học độc đáo này một cách tóm tắt.

Quan trọng hơn hết là chức tư tế của Chúa Giêsu không xuất phát từ nguồn gốc Lêvi (nghĩa là thừa kế gia đình, cha truyền con nối) mà từ hình ảnh huyền bí của Melchisedek được miêu tả trong sách Sáng Thế như là “Vua Salem” (nghĩa là Thành Giêrusalem) và là “tư tế của Thiên Chúa Tối Cao” (St 14, 18-20). Chức tư tế độc nhất của ông là chức tư tế “vương giả”. Ông chúc lành, ban bánh và rượu cho Abram và nhận lãnh một phần mười của cải từ Abram. Ngoài sách Sáng Thế và Thư Do Thái (7, 1-2.10-11), Melchisedek chỉ xuất hiện trong Thánh Vịnh 110, trong một câu mà hiện nay rất được trân trọng trong nghi thức phong chức của Giáo Hội: Thiên Chúa đã một lần thề ước, Người sẽ chẳng rút lời, rằng: “Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Melchisedek” (Tv 110, 4; Dt 5, 6; 6, 20).

Thư Do Thái đã tạo nên hầu hết các hình ảnh này. Chức tư tế của Chúa Giêsu không xuất phát từ quyền thừa kế nhưng do Thiên Chúa chỉ định (“được Thiên Chúa kêu gọi” Dt 5, 4). Như Melchisedek của Cựu Ước không có gia phả để có thể theo dõi dấu vết, nguồn gốc của Chúa Giêsu cũng mầu nhiệm như vậy. Thư Do Thái khẳng định: ông không có cha, không có mẹ, không có gia phả, cuộc đời không có khởi đầu, cũng không có kết thúc. Như thế là ông giống Con Thiên Chúa: mãi mãi ông vẫn là tư tế (7, 3).

Ta cũng nên lưu ý đến từ “Con Thiên Chúa”. Đối với Thư Do Thái, tước vị Người Con của Chúa Giêsu được đặt lên hàng đầu (1, 5-13). Chức tư tế của Ngài liên quan mật thiết đến sự kiện Ngài là Con Thiên Chúa và vì thế trổi vượt lên trên hết bất kỳ hữu thể nào đến trước hoặc sau Ngài, gồm cả thiên thần (1, 4-9). Chức vị Người Con độc nhất của Chúa Giêsu đã cho ngài cách tiếp cận đặc biệt với ý Chúa Cha. Ngài mong muốn vâng lời ý định của Thiên Chúa Cha, để “trở thành một vị Thượng Tế nhân từ và trung tín trong việc thờ phượng Thiên Chúa, hầu đền tội cho dân” (2, 17). Trong một quan niệm gần giống với bài thánh ca về Đức Kitô trong Thư Philipphê (Ph 2, 6-11), Thư Do Thái nói rằng Chúa Giêsu không dùng nhân thân đặc biệt để mưu cầu danh lợi cho mình: “Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người, vì Người đã được Thiên Chúa tôn xưng là Thượng Tế theo phẩm trật Melchisedek” (5, 8-10).

Những đặc điểm của vị Thượng Tế

Để làm rõ thêm quan niệm này, tôi lưu ý đến năm đặc điểm chính yếu của Đức Giêsu Thượng Tế.

Ÿ Chức Thượng Tế của Ngài hiện giờ đang được thực thi trên Trời (4, 14; cf. 1, 3; 8, 1). Nghĩa là, Đức Giêsu Kitô đã được hiểu là đang ở trong vinh quang, được tán dương, được Chúa Cha minh xác trong sự phục sinh (7, 16; 13, 20). Từ ngai vàng thiên quốc, ở bên hữu Thiên Chúa (vị trí quyền lực), Ngài thực thi sứ vụ của mình.

Ÿ Đức Giêsu Kitô tiếp tục hành động như là vị Thượng Tế vì chúng ta. Không giống như thượng tế của Cựu Ước, Đức Giêsu Kitô vừa là tư tế vừa là của lễ (9, 12.14). Ngài dâng chính máu mình làm hy lễ.

Ÿ Dù có một thân thế độc nhất và vinh quang, Đức Kitô vẫn giống như chúng ta mọi sự ngoại trừ tội lỗi. Vì thế, Ngài có thể đồng hóa với sự yếu đuối của chúng ta và đại diện cho chúng ta trước Thiên Chúa Cha (4, 15; 5, 1). Trong quan niệm này, Thư Do Thái khẳng định sự cân bằng tế nhị giữa thiên tính và nhân tính của Chúa Giêsu, được diễn tả cách thâm sâu trong kinh Tin Kính của Giáo Hội rằng Đức Giêsu Kitô “vừa là Thiên Chúa vừa là người ta”.

Ÿ Thư Do Thái cũng nhấn mạnh rằng hy lễ của Đức Giêsu Thượng Tế đã được hiến dâng “một lần thay cho tất cả” (tiếng Hy Lạp là ἐφάπαξ (ephapax); 7, 27; 9, 12.26; 10, 2; cf. Rm 6, 10) nhưng hiệu quả của hy lễ này vẫn còn tiếp tục qua mọi thời đại. Rõ ràng, cuộc khổ nạn và chịu đóng đinh của Chúa Giêsu đứng đàng sau quan niệm này, nhưng thư Do Thái hiểu nó từ viễn cảnh của hy lễ tư tế được thực hiện vì lợi ích của tha nhân.

Ÿ Do sứ vụ tư tế của mình, Đức Giêsu Kitô đã thiết lập một giao ước mới và siêu vượt với Thiên Chúa, và giao ước này sẽ không qua đi (7, 22; 8, 7-13; 9, 10-11.15; 12, 24). Không giống như giao ước cũ, giao ước này sẽ tồn tại mãi mãi vì Đức Giêsu Kitô là tư tế muôn đời và hiệu quả của hy lễ “hoàn hảo” của Ngài sẽ kéo dài vô tận (10, 14).

Thượng Tế và Tư Tế

Thư Do Thái không nói đến chức linh mục thừa tác được tấn phong, điều mà chẳng bao giờ được đề cập rõ ràng trong Tân Ước, cũng không nói đến chức linh mục của tất cả những người đã chịu bí tích rửa tội, một điều được đề cập đến ở những nơi khác (1 Pr 2, 9; Kh 1, 6; 20, 6). Song Giáo Hội có truyền thống sử dụng thư Do Thái làm nền tảng cho lối hiểu về chức linh mục thừa tác. Tại sao?

Hồng Y Albert Vanhoye, một trong những nhà chú giải lớn về Thư Do Thái, đã lưu ý rằng trong Chúa Giêsu vai trò của “các tư tế” (số nhiều) đã được thay thế bằng “tư tế” (số ít). Việc có nhiều trung gian đã không còn cần thiết nữa. Giờ đây, chỉ một tư tế duy nhất là vị Thượng Tế muôn đời đã làm trọn vẹn cho mọi thời đại tất cả những gì mà các tư tế Cựu Ước đã cố làm trong khi hiến dâng hy lễ nhân danh dân Chúa. Chúng ta không cần phải làm cho Thiên Chúa nguôi ngoai bằng những hy lễ vấy máu. Đức Giêsu Kitô đã hiến dâng một hy lễ tuyệt hảo là Con Thiên Chúa.

Giáo Hội đã dùng ý niệm này như một ẩn dụ hay loại suy về thừa tác vụ được tấn phong trong Giáo Hội. Các linh mục được tách riêng để đặc biệt phục vụ cho dân Chúa, họ phải nhập thân trong mọi lãnh vực mà Đức Kitô đã hoàn tất cho mọi thời đại. Chức linh mục của chúng ta chỉ là sự bắt chước, một phản ánh mờ nhạt chính chức linh mục của Đức Kitô, tuy nhiên chức linh mục thừa tác hiện hữu như một nhắc nhớ rằng vẫn còn có những giá trị trường tồn cần phải đạt đến hơn tất cả những gì mà thế gian có thể hiến dâng. Các linh mục cố hết sức mình đồng hình đồng dạng với Đức Kitô để thi hành sứ vụ của Ngài, nhân danh Ngài. Ngài là linh mục thật sự duy nhất. Chúng ta chỉ tham dự vào chức linh mục của Ngài nhờ việc đặt tay và ơn Chúa Thánh Thần. Như vậy, Giáo Hội vẫn tiếp tục mời gọi những người phục vụ cho thừa tác vụ này trong khi vẫn nhìn nhận nguồn gốc chân thật của nó chỉ có ở nơi một vị linh mục, Đức Giêsu Kitô.

Chú giải Thư Do Thái hiện nay

Thần học thâm sâu của Thư Do Thái thoạt nhìn trông giống như một bài lý thuyết với một ít áp dụng cho cuộc sống hiện đại. Không phải thế đâu! Mặc dầu tác giả Thư Do Thái là một trong những nhà tư tưởng sâu kín nhất trong Tân Ước (Thánh Phaolô chắc cũng phải kiêng nể!), ông không viết một mớ lý thuyết trừu tượng. Ba yếu tố sau đây có thể giúp ta nhận định về Thư Do Thái hiện nay.

Trước hết, Thư Do Thái không phải là một tiểu luận thần học mà là một sứ điệp hy vọng. Thư này được viết cho cộng đoàn đang trải qua những xáo trộn nội bộ do việc từ bỏ đức tin của một vài thành viên (bội giáo). Do đó, mục đích của thư là để tăng niềm hy vọng và củng cố đức tin của cộng đoàn. Đây chính là “sứ điệp khích lệ” hay “một lời khuyên” (Dt 13, 22).

Chẳng hạn, Thư Do Thái mời gọi độc giả “Hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy” (12, 7), và khi dường như chúng ta chẳng thể chịu đựng nỗi đau được nữa thì Thư Do Thái khuyên nhủ các tín hữu “hãy làm cho những bàn tay bủn rủn, những đầu gối rã rời, nên mạnh mẽ” (Dt 12, 12). Khi biết rằng chúng ta có một vị Thượng Tế siêu phàm, Đấng đã hiến dâng hy lễ cho chúng ta rồi, thì có nghĩa là chúng ta được thêm niềm hy vọng. Chúng ta không cô độc. Đức Giêsu có thể đồng hóa với những nỗi đau của chúng ta chính bởi vì Ngài cũng đã từng chịu đau khổ (Dt 2, 18). Ngài mở đường cho chúng ta như “người tiên phong” (6, 20). Nơi Ngài đi, chúng ta có thể theo được. Định mệnh của chúng ta không ở trong thế gian này nhưng là một “quê hương tốt đẹp hơn” (Dt 11, 16; 13, 14). Như thế, chúng ta được khích lệ để kiên trì trong thử thách và nỗi gian truân.

Thứ đến, Thư Do Thái nhắc rằng duy chỉ có một tư tế thật sự trong Tân Ước là Đức Giêsu Kitô. Đích nhắm luôn là về Đức Giêsu (Dt 12, 2). Ngài là tư tế thật sự và muôn đời. Có đôi lúc nào đó trong Giáo Hội, khi mà sự yếu đuối con người hay những sa ngã gây gương xấu của các con người linh mục trở thành những tin nóng hổi thì chúng ta phải luôn nhớ đến Đấng là linh mục thật sự. Các linh mục được phong chức (và các giám mục, những người có được “sự trọn vẹn” của chức linh mục) chỉ là sự bắt chước kém hoàn hảo của vị linh mục thật sự là Chúa Giêsu Kitô, Đấng cũng là “vị mục tử cao cả của đoàn chiên” (Dt 13, 20). Chức linh mục của chúng ta chỉ là sự phát sinh của chức linh mục nơi Chúa Giêsu. Ngài là mẫu gương, là người hoàn thiện đức tin, là linh mục khiêm nhu song hiệu quả. Điều này không làm giảm đi trách nhiệm của thừa tác vụ được phong chức thời nay nhưng đem lại cho nó một nhãn quan riêng biệt. Chúa Giêsu là vị Thượng Tế trung thành mà chúng ta là những thừa tác viên Tin Mừng ở dưới mặt đất này phải cố bắt chước. Sự phục vụ thường xuyên và kiên định của Ngài kéo dài mãi mãi như chính Thư Do Thái đã khẳng định: “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời” (Dt 13, 8).

Bài học thứ ba của Thư Do Thái là về sự trung thành của Thiên Chúa. Toàn bộ bức thư minh chứng ý muốn kiên định của Thiên Chúa muốn cứu thoát dân Ngài và không bao giờ bỏ rơi họ. Vị Thượng Tế Giêsu Kitô, trung gian của giao ước mới, là bảo đảm tối thượng cho sự trung thành này. Chủ yếu, quan điểm của Thư Do Thái cho rằng không phải Thiên Chúa đã quên lãng hay bãi bỏ hoàn toàn lời hứa mà Thiên Chúa đã ký kết với Abraham, người cha của chúng ta trong đức tin (St 15, 5), nhưng Đức Giêsu Kitô đã thực hiện lời hứa ấy theo cách vượt xa sự mong đợi của con người. Thiên Chúa ban tặng Người Con mình cho thế gian và sứ vụ của Người Con ấy như là vị Thượng Tế muôn đời, điều ấy đã khẳng định sự trung thành của Thiên Chúa một lần cho tất cả. Chức tư tế Lêvi và lề luật Môisen không còn cần thiết nữa vì hiện giờ Đức Kitô đã thực hiện nó theo một cách thức mới mẻ. Ngài đã thực hiện trọn vẹn lời hứa của Cựu Ước.

Như vậy, quan niệm về Chúa Giêsu Kitô như là vị Thượng Tế muôn đời không chỉ là một chân lý thần học mà còn là sứ điệp hy vọng và khích lệ cho hôm qua, hôm nay và mãi mãi.

(Tạp chí The Bible Today Vol. 50, số 2, tháng 3&4/2012, tr. 89-94, Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha ở Milan: họp bàn với giới trẻ
Jos. Nguyễn Minh Sơn
08:18 06/06/2012
Như một phần của chuyến Tông du tới Milan, ĐTC Benedict XVI đã họp bàn với giới trẻ, những người mà chuẩn bị chịu Phép Thêm Sức, hoặc những người vừa lãnh nhận.

Phát biểu trước giới trẻ tập hợp tại sân vận động San Sino ở Milan vào sáng thứ Bẩy, 2 tháng Sáu, Đức Thánh Cha đã nói về những món quà của Chúa Thánh Thần, Ngài nói rằng những món quà đó là một “thực tế kỳ diệu cho phép chúng ta được hỉnh thành nhân cách là những Ki-tô hữu, sống Tin Mừng, và để trở thành những thành viên năng động của cộng đồng.” Qua hồng ân của những món quà này, Đức Thánh Cha nói tiếp, người ta có thể bước vào mối quan hệ thâm tình hơn với Đức Ki-tô. “Đời sống Ki-tô giáo,” Ngài nói, “là một chuyến lữ hành, nó tựa như đường lên đỉnh núi trong tình bầu bạn của Chúa Giê-su. Với những món quà trân quí này (của Chúa Thánh Thần) tình thân hữu của các con đối với Người trở nên mật thiết hơn bao giờ hết, và chân thành hơn bao giờ hết.”

“Biết đối thoại với chúa Trời.” Đức Thánh Cha nói, “tâm tình với Người, hãy kể cho Người nghe những niềm vui cùng những nỗi buồn của các con, và xin Người ánh sáng và thức ăn cho cuộc hành trình của các con.”
 
Niên lịch riêng của các Dòng tu
Nguyễn Trọng Đa
08:22 06/06/2012
Niên lịch riêng của các Dòng tu

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư Phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi là thành viên của một giáo xứ Công giáo do các cho Dòng Phanxicô coi sóc. Liệu các giáo xứ do cha Dòng coi sóc có chọn lựa tuân theo niên lịch phụng vụ cho giáo phận mình (cùng với sách các nghi lễ thánh v.v.), hoặc họ có thể xin phép tuân theo niên lịch và sử dụng sách các nghi lễ thánh riêng (trong trường hợp của chúng tôi, là niên lịch dòng Phanxicô) của một Dòng tu không? - M.P., Indianapolis, Indiana (Mỹ).

Đáp: Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào nhiều trường hợp. Có trường hợp liên quan đến các tu sĩ Dòng, có trường hợp liên quan đến nhà thờ.

Giáo hội đã đưa ra luật nhiều lần liên quan đến việc sử dụng các niên lịch riêng, nhất là với “các Qui luật Tổng quát của Năm Phụng vụ và Niên Lịch” vào năm 1969, và "Particularia Calendaria" (Lịch riêng) vào năm 1970. Nói chung, các luật này đưa ra ưu tiên cho niên lịch chung, nhưng cũng có các khoản về việc sử dụng niên lịch giáo phận, giáo miền, quốc gia và Dòng tu.

Theo các Qui luật Tổng quát:

"Số 52. Một niên lịch riêng được chuẩn bị bằng cách chèn vào Niên lịch chung các đại lễ, lễ trọng, và lễ kính riêng cho niên lịch ấy.

"a) trong niên lịch của giáo phận, ngoài lễ thánh bổn mạng của Giáo phận và lễ cung hiến nhà thờ chính tòa, còn có các thánh và các chân phước có liên quan đặc biệt với giáo phận, chẳng hạn, nơi sinh, nơi ở trong thời gian dài hoặc nơi qua đời của vị thánh ấy.

"b) trong niên lịch Dòng tu, ngoài lễ mừng tước hiệu của Dòng, Đấng sáng lập hoặc thánh bổn mạng của Dòng, còn có các vị thánh và chân phước thành viên của Dòng hoặc có mối quan hệ đặc biệt với Dòng."

Sau sự cải tổ của niên lịch chung, hầu hết các Dòng tu đã sửa lại niên lịch riêng của mình để hòa hợp truyền thống của mình càng nhiều càng tốt với niên lịch chung. Nguyên tắc bao quát trong việc chuẩn bị sự cải tổ này là tránh một số lượng quá nhiều của lễ mừng kỷ niệm riêng.

Một thông báo năm 1997 về Lịch riêng, do Thánh Bộ Phụng tự công bố, đã nêu:

"Số 25. Cần phải nhớ rằng việc đưa một số lượng quá nhiều các lễ kỷ niệm vào các niên lịch khác nhau có thể tạo ra bất trắc (các Qui luật Tổng quát, số 53; Calendaria particularia, số 17). Nó sẽ làm quá tải cho niên lịch của một giáo phận hoặc một Dòng tu, cũng như của một quốc gia, của một giáo miền, hoặc của một Tình Dòng, v.v. Biện pháp khắc phục có thể là góp nhóm các thánh và chân phước vào một lễ kỷ niệm chung duy nhất (các Qui luật Tổng quát, số 53a; Calendaria particularia, số 17a); việc áp dụng nguyên tắc phụ đới của các lễ kỷ niệm, đưa vào cấp địa phương, nhấn mạnh đến việc dành cho các địa phương nhỏ mừng kính các thánh và chân phước, khi các vị này không có sự sùng kính phổ biến rộng rãi (các Qui luật Tổng quát, số 53b, 53c; particularia Calendaria, số 17b).”

Liên quan đến các Dòng tu, các Qui luật Tổng quát nói:

”Số 55. Các lễ mừng kỷ niệm đưa vào trong một niên lịch riêng phải được tuân giữ bởi những ai buộc phải theo niên lịch ấy. Chỉ với sự chấp thuận của Tòa Thánh, các lễ kỷ niệm ấy có thể được loại bỏ khỏi niên lịch hoặc được thay đổi trong bậc hạng."

Mức độ mà một tu sĩ bị ràng buộc để tuân theo một niên lịch riêng sẽ phụ thuộc vào luật nội bộ của cộng đoàn, đã được phê duyệt bởi Tòa Thánh. Vì vậy, nếu đã bị ràng buộc bởi luật đã được phê duyệt, tu sĩ thường không cần xin phép để sử dụng niên lịch của Dòng.

Nếu các tu sĩ Phanxicô trong một giáo xứ bị ràng buộc bởi niên lịch của họ, thì họ cứ tuân giữ niên lịch của mình. Nếu một Giám mục muốn giao một giáo xứ cho một Dòng tu với các phong tục và truyền thống xa xưa như nhiều đặc ân Giáo Hoàng khác, thì Dòng thường nên đi đến thỏa thuận với Giáo phận, trước khi chấp nhận phục vụ giáo xứ ấy.

Một thỏa thuận như thế sẽ làm cân bằng các đòi hỏi của truyền thống Dòng tu với các nhu cầu mục vụ của tín hữu. Đối với niên lịch, thỏa thuận nên cho phép cử hành các lễ riêng của Dòng tu, trừ ra khi niên lịch chung hoặc của Giáo phận có quyền ưu tiên. Như các Qui luật nói:

"Thành viên của các cộng đồng Dòng tu nên tham gia với cộng đồng của Giáo Hội địa phương, trong việc cử hành ngày kỷ niệm cung hiến nhà thờ chính tòa, và các thánh bổn mạng chính của địa phương và của khu vực rộng lớn, nơi họ sinh sống.”

Các niên lịch riêng của các Dòng tu tương đối mới thường có ít lễ đặc biệt, và thường theo niên lịch chung trong phần lớn thời gian.

Một nhà thờ thuộc một cộng đồng Dòng nam hay Dòng nữ, vốn thường mở cửa cho công chúng, luôn có thể tuân theo niên lịch riêng của Dòng ấy. Nếu các tín hữu muốn tham gia vào các lễ kỷ niệm của một vị thánh trong niên lịch này, họ có thể đi đến nhà thờ ấy theo gợi ý của Thông báo năm 1997, vì Thông báo viết:

"Số 35. Hơn nữa, nên lưu ý rằng mỗi Dòng tu mừng kính các Thánh và chân phướccủa mình theo niên lịch đã được phê duyệt bởi Bề trên cả của Dòng và được Tòa thánh chuẩn y. Do đó, các tín hữu nào muốn làm như vậy, họ thường được tự do tham dự các lễ kỷ niệm ấy trong các nhà thờ của các Dòng tu. Hơn nữa, các tín hữu cũng có thể liên kết cách thiêng liêng với các Dòng tu, bằng cách tham gia việc cử hành phụng vụ, vốn diễn ra với các bài đọc riêng và trong bối cảnh của một cuộc hành hương chẳng hạn. Vì mục đích này, xét thấy không cần thiết để đưa thêm các lễ mừng này, đặc biệt cho các tu sĩ, vào niên lịch của giáo phận."

Ngay cả khi một Dòng tu không có một niên lịch riêng cho mình, họ vẫn có thể cử hành lễ các thánh riêng của họ thánh, với sự long trọng đặc biệt. Như các Qui luật Tổng quát hướng dẫn:

”Số 54. Các lễ mừng riêng có thể đưa vào niên lịch như là lễ kính bắt buộc hoặc tùy chọn, trừ phi các quy định khác được thực hiện cho họ trong Bảng các ngày Phụng vụ, hoặc có các lý do lịch sử hay mục vụ đặc biệt. Nhưng không có lý do tại sao một số lễ kỷ niệm có thể không được tuân giữ với sự long trọng lớn hơn ở một số địa phương, so với phần còn lại của cộng đồng giáo phận hay Dòng tu."

Điều này có nghĩa là, ví dụ, một lễ kính tùy chọn của một vị thánh thân yêu của Dòng tu có thể được cử hành một cách long trọng, mà không cần thay đổi thể loại của lễ này trong Bảng các ngày Phụng vụ. Việc này có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng hương trầm, thánh ca, và các yếu tố khác tăng thêm sự long trọng của buổi lễ.

Cuối cùng, Thông báo nhắc lại khả năng chung là có thể cử hành lễ của bất kỳ vị thánh nào được tìm thấy trong Danh bộ các thánh tử đạo Rôma, khi ngày phụng vụ được tự do cho các lễ mừng khác.

“Số 33. Ngoài ra nên nhớ rằng các khả năng, được cung cấp bởi “Qui chế Tổng Quát của Sách Lễ Rôma”, cho linh mục cử hành vào các ngày trong tuần của mùa Thường Niên, hoặc các ngày của Mùa Vọng trước ngày 17-12, hoặc của mùa Giáng sinh từ ngày 2-1 trở về sau, hoặc các ngày của mùa Phục Sinh. Trong các thời gian ấy, ngay cả khi có một Lễ nhớ tùy chọn, linh mục có thể cử hành hoặc Thánh Lễ của ngày trong tuần, hoặc của bất kỳ vị thánh nào của ngày ấy có tên trong Danh bộ các thánh tử đạo Rôma. Tương tự như thế cho việc linh mục cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ (x. Qui chế Tổng quát của các Giờ Kinh Phụng Vụ, số 244). Như vậy, thật là hoàn toàn hợp pháp trong các hoàn cảnh ấy để mừng kính một vị Thánh không có tên trong niên lịch chung và niên lịch riêng. Rõ ràng, các trường hợp như thế kêu gọi sự thực thi cảm thức mục vụ tốt về phía vị chủ tế."

Nguyễn Trọng Đa
 
Linh mục được làm phép dầu Dự tòng trong trường hợp khẩn cấp không?
Nguyễn Trọng Đa
08:22 06/06/2012
Linh mục được làm phép dầu Dự tòng trong trường hợp khẩn cấp không?

Hỏi: Sau khi chúng tôi đưa ra lời bình về việc linh mục làm phép dầu (ngày 23-5-2012), một độc giả khác mời tôi có ý kiến về việc làm phép dầu Dự tòng (OS).

Đáp: Về dầu dự tòng, “Nghi thức tổng quát về Làm phép dầu, Nghi thức cung hiến Dầu thánh”, được tìm thấy trong phần phụ lục của Sách các nghi lễ thánh bằng tiếng Anh, trong số 7 của phần dẫn nhập, đề cập đến khả năng của linh mục làm phép Dầu Dự tòng vì 'lý do mục vụ." Sự cho phép này cũng được tìm thấy trong “Nghi thức Khai tâm Kitô Giáo dành cho người lớn” (RCIA), số 101 trong phiên bản tiếng Anh (hoặc số 129 của bản gốc Latinh)."

Bản văn của “Nghi thức Khai tâm Kitô Giáo dành cho người lớn” nói: "Dầu sử dụng cho nghi lễ này là dầu được làm phép bởi Đức Giám Mục trong Thánh Lễ Truyền Dầu, nhưng vì lý do mục vụ, một linh mục cử hành có thể làm phép dầu cho nghi thức, ngay trước khi xức dầu,"

(Zenit.org 5-6-2012)

Nguyễn Trọng Đa
 
Vụ đánh cắp các thư tín và tài liệu mật trong Vatican
Linh Tiến Khải
08:42 06/06/2012
Phỏng vấn Linh Mục Bruno Maggioni, chuyên viên kinh thánh kiêm thần học gia

Trong các tuần qua báo chí thế giới đã đề cập nhiều tới vụ ông Paolo Gabriele, quản gia của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, đã ăn cắp các thư từ và tài liệu mật của Dinh Tông Tòa, rồi đưa cho giới truyền thông phổ biến và cho in cả một cuốn sách. Sự kiện này gây tổn thương cho uy tín các cơ quan trung ương của Tòa Thánh Vaticăng nói riêng và của Giáo Hội công giáo nói chung.

Để đối phó với tình trạng này ngày 24-4-2012 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã cho thành lập một Ủy ban điều tra gồm các Hồng Y Julián Herranz chủ tịch, Josef Tomko và Salvatore De Giorgi.

Trong bài phỏng vấn dành cho báo Quan Sát Viên Roma số ra ngày 30-5-2012 Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu, Phụ Tá Quốc vụ Khanh Tòa Thánh, cho biết Các thư bị đánh cắp không phải là các thư tín trao đồi đơn sơ riêng tư, mà là các tin tức, các suy tư, các biểu lộ của lương tâm, cũng như các thổ lộ mà ngài đã nhận được, chỉ vì lý do thừa tác riêng của ngài. Vì thế Đức Giáo Hoàng đặc biệt rất đau lòng, bởi cả bạo lực của những tác giả các bức thư đó hay của các bài viết về ngài.

Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu coi việc công bố các thư bị đánh cắp ấy là một ”hành động vô luân” nghiêm trọng chưa từng thấy, bởi vì nó không chỉ là một sự vi phạm - tự nó đã là điều rất là trầm trọng - chống lại sự kín đáo mà bất cứ ai cũng có quyền được hưởng, mà còn là một sự nhục mạ tồi bại tương quan tin tưởng giữa Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và những tín hữu hướng tới người, kể cả khi để bầy tỏ các phản đối trong lương tâm. Ở đây không phải đã chỉ có các thư từ của Đức Giáo Hoàng bị đánh cắp, mà cả lương tâm của những ai hướng tới ngài như vị Đại Diện Chúa Kitô cũng bị xúc phạm nữa; và người ta đã mưu sát sứ vụ của Người Kế Vị Tông Đồ Phêrô.

Riêng đối với các nhà báo, Đức Tổng Giám Mục Phụ Tá Quốc vụ Khanh Tòa Thánh cho rằng họ có bổn phận phải trình bầy những gì đã xảy ra, nhưng cũng cần phải có ý thức luân lý đạo đức. Nghĩa là can đảm lấy khoảng cách rõ ràng đối với sáng kiến của một bạn đồng nghiệp, mà Đức Tổng Giám Mục không ngần ngại định nghĩa là tội phạm. Vì theo ngài, một chút liêm chính trí thức và tôn trọng luân lý đạo sức tối thiểu nhất, chắc chắn sẽ không gây thiệt hại cho thế giới truyền thông.

Vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 30-5-2012 tại quảng trường thánh Phêrô Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã phê bình báo chí loan tin suy đoán và phóng đại, đồng thời ngài tái bày tỏ lòng tín nhiệm nơi các cộng sự viên của ngài. Ngài nói với gần 40.000 tín hữu hành hương năm châu: ”Những biến cố xảy ra trong những ngày này về Giáo triều Roma và các cộng sự viên của tôi đã làm cho tâm hồn tôi đau buồn, nhưng không hề làm lu mờ xác quyết chắc chắn rằng mặc dù có những yếu đuối của con người, những khó khăn và thử thách, Giáo Hội được Chúa Thánh Linh hướng dẫn và không bao giờ Chúa để cho Giáo Hội thiếu ơn phù trợ của Người, hầu nâng đỡ Giáo Hội trong hành trình. Tuy nhiên, có nhiều cơ quan truyền thông gia tăng những tin tức suy đoán và phóng đại, hoàn toàn vô căn cứ và vượt quá những sự kiện, tạo ra một hình ảnh về Tòa Thánh không tương ứng với thực tại. Vì thế, tôi muốn tái bày tỏ lòng tín nhiệm và sự khích lệ của tôi đối với các cộng sự viên thân tín nhất của tôi và tất cả những người hằng ngày, với lòng trung thành, với tinh thần hy sinh và trong thầm lặng, đang giúp đỡ tôi trong việc chu toàn sứ vụ của tôi”.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Linh Mục Bruno Maggioni, chuyên viên kinh thánh và thần học gia về vụ phản bội Đức Thánh Cha và các sự kiện đau buồn này.

Linh Mục Bruno Maggioni sinh năm 1932 và thụ phong linh mục cách đây 57 năm, là giáo sư Thánh Kinh và tác giả nhiều sách chú giải kinh thánh.

Hỏi: Thưa cha Maggioni, trong các ngày qua tin ông Paolo Garbiele, quản gia của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, ăn cắp tài liệu của Dinh Tông Tòa đã gây chấn động lớn trong dư luận quốc tế. Cha nghĩ gì về các sự kiện này?

Đáp: Tôi tin rằng khi một người đã sống tới tuổi của tôi, thì người ta nhìn sự dữ với một cái nhìn khác. Dĩ nhiên là có sự dữ, và tất cả mọi người đều là kẻ tội lỗi. Vì thế, tội lỗi cũng hiện diện trong lòng Giáo Hội. Nhưng mà trước hết và trên hết, tôi có được sự chắc chắn này: đó là Thiên Chúa yêu thương tôi. Khi người ta còn trẻ thường khi nó khác, người ta có thể mơ mộng một cộng đoàn kitô không có tội. Điều này vừa là một chút duy toàn vẹn vừa là môt chút khờ dại. Bây giờ là người 80 tuổi rồi, khi đọc lại lời Chúa Giêsu nói: ”Ta đến không phải để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi”, tôi rất vui mừng. Vì khi đó tôi nghĩ Chúa Giêsu đã đến là chính cho tôi.

Hỏi: Thưa cha, tông đồ Giuđa đã ăn cắp tiền trước khi phản bội Chúa Giêsu; còn tông đồ Phêrô đã chối Chúa Kitô tới ba lần. Xem đó đủ thấy Chúa Kitô đã không chọn những người liêm chính nhất hay can đảm nhất làm tông đồ, có đúng thế không?

Đáp: Chúa Giêsu Kitô đã chỉ tìm các con người một cách đơn sơ. Bởi vì nền tảng của Kitô giáo không phải là nơi một kiểu mẫu nhân đức anh hùng, mà là nơi sự chắc chắn rằng tình yêu của Thiên Chúa lớn lao hơn mọi sự dữ. Tất cả Tin Mừng làm chứng cho điều này. Nói cho cùng, điều định đoạt cho vận mệnh của chúng ta không phải là sự hoàn thiện, mà là lòng xót thương của Thiên Chúa.

Hỏi: Thưa cha, có người ghi nhận rằng người đầu tiên được Chúa Giêsu hứa Thiên Đàng là người ăn trộm bị treo trên thập giá bên cạnh Chúa, Cha nghĩ sao?

Đáp: Tôi không nhớ ông ta có phải là người đầu tiên hay không, nhưng chắc chắn Tin Mừng làm chứng cho thấy Chúa Giêsu tha tội trước rồi khích lệ các tội nhân: hãy về và đừng phạm tội nữa. Chúa Giêsu không nhìn tội của một người trước, nhưng nhìn vào tình yêu, mà Thiên Chúa có đối với con người.

Hỏi: Như vậy, nơi Chúa Giêsu lòng xót thương đến trước và lớn lao hơn công lý. Chúng ta lại đã không ít nhiều quên đi điều này hay sao? Ngày nay cũng có nhiều kitô hữu xem ra lo lắng cho mình là những người liêm chính và không vết nhơ, có đúng thế không thưa cha?

Đáp: Chúng ta có khuynh hướng dễ đàng quên rằng mình cũng là những người tội lỗi, cả khi Giáo Hội nói điều đó với chúng ta mỗi ngày Chúa Nhật, vào đầu thánh lễ, để chúng ta nhớ mình là kẻ có tội. Thế nhưng nhiều khi chúng ta để cho mình trở thành nhà dậy luân lý: cũng giống như trong dụ ngôn người con hoang đàng, xảy ra là người con tốt lành luôn ở bên cha và làm theo ý muốn của cha, giờ đây lại nổi giận trước sự tha thứ quảng đại của cha và buồn sầu vì lễ mừng cha tổ chức cho người em đi hoang trở về.

Hỏi: Trở lại với những gì xảy ra cho Tòa Thánh Vaticăng, có vài nhật báo viết rằng đây là khởi đầu của đại họa. Riêng cha thì cha nghĩ sao?

Đáp: Trong lịch sử hai ngàn năm của mình Giáo Hội đã trải qua nhiều điều còn tệ hại hơn thế nữa... Và nếu Giáo Hội chỉ là chuyện của loài người thôi, thì qúy vị lại không tin rằng nó đã chấm dứt từ lâu rồi hay sao? Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống nhắc cho chúng ta nhớ rằng cả khi chúng ta không trông thấy Người, Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động một cách cụ thể trong dòng lịch sử và chúng ta phải tín thác nơi Thiên Chúa.

Hỏi: Ngày 26-5 trong buổi tiếp kiến dành cho 50.000 thành viên phong trao Canh Tân trong Thánh Linh, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã trích văn bản Tin Mừng của thánh sử Mátthêu đề cập tới người khôn ngoan xây nhà trên đá tảng ”mưa rơi, sông tràn, gió thổi ập trên nó, nhưng nhà không sập vì được xây trên đá tảng”. Đối với nhiều người xem ra đó là một lời an ủi đối với chúng ta đang lênh đênh trên biển đời sóng gió này, có đúng vậy không thưa cha?

Đáp: Chắc chắn rồi. Ở đâu có đá tảng, đá tảng duy nhất là Chúa Kitô sống giữa chúng ta, thì ở đó nhà đứng vững không sập. Đây không phải là công nghiệp của chúng ta. Khi nhớ như thế, chúng ta phải khiêm nhường hơn, không ảo tưởng rằng mình là những người tốt lành nhất. Khi nhớ được như thế, khi thấy tội lỗi cũng liên quan tới chúng ta nữa, chính chúng ta cũng phải thương xót và nhân từ hơn đối với những người khác.

(Avvenire 27-5-2012; 26-5-2012; Osservatore Romano 30-5-2012)
 
Nhân loại không có tương lai nếu không có gia đình
Linh Tiến Khải
12:15 06/06/2012
Nhân loại không có tương lai nếu không có gia đình. Gia đình là sự hiệp thông tình yêu, xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ và được mời gọi trở thành đền thánh của sự sống, Giáo Hội nhỏ, tế bào của xã hội.

Đức Thánh Cha BiểnĐức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến gần 40.000 tín hữu và khách hành hương sáng thứ tư 6-6-2012 tại quảng trường thánh Phêrô. Ngoài các đoàn hành hương Bắc Mỹ và Âu châu, có các đoàn hành hương các nước châu Mỹ Latinh như Mehicô, Costa Rica, Venezuela, Perù, Colombia, Brasil và Argentina. Từ Á châu có các đoàn hành hương Malaysia, Sri Lanka, Singapore, Nhật bản và Việt Nam. Từ Phi châu có các đoàn hành hương các nước Angola và Zimbabawe. Trong khi từ Úc châu có đoàn hành hương Australia.

Như qúy vị và các bạn đã biết, Đức Thánh Cha mới viếng thăm tổng giáo phận Milano bắc Italia nhân dịp đại hội quốc tế các gia đình kỳ VII hồi cuối tuần vừa qua về đề tài ”Gia đình, việc làm và ngày lễ”. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã chia sẻ với các tín hữu các cảm nghiệm của ngài và nói:

Tôi còn mang trong đôi mắt và con tim càc hình ảnh và cảm xúc của biến cố tuyệt diệu không thể quên được này. Nó đã biến Milano trở thành một thành phố của các gia đình đến từ khắp nơi trên thế giới, hiệp nhất bởi niềm vui tin vào Chúa Giêsu Kitô. Tôi biết ơn Thiên Chúa một cách sâu xa vì đã cho tôi sống cuộc gặp gỡ này ”với” các gia đình và ”cho” gia đình.

Nơi những người đã lắng nghe tôi trong những ngày này, tôi đã tìm thấy sự sẵn sàng chân thành tiếp đón và làm chứng cho ”Tin Mừng của gia đình”. Phải, bởi vì nhân loại không có tương lai, nếu không có gia đình; đặc biệt là giới trẻ, để học biết các giá trị trao ban ý nghĩa cho cuộc sống họ cần sinh ra và lớn lên trong cộng đoàn sự sống và tình yêu, mà chính Thiên Chúa đã muốn cho người nam và người nữ.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ. Các gia đình đã tiếp đón tôi với tình nồng hậu lớn... Tôi đã có thể sống kinh nghiệm gần kề đức tin của người dân trong vùng đất của thánh Ambrogio, giầu lịch sử, văn hóa, nhân bản và công tác bác ái. Tại quảng trường nhà thờ chính tòa thành phố tôi đã không thể quên vòng tay tiếp đón nồng nhiệt của dân chúng và các gia đình tham dự đại hội quốc tế các gia đình kỳ VII; và sự tiếp đón nồng nhiệt ấy đã theo tôi dọc các con lộ thành phố đầy người chào đón. Ngỏ lời với đông đảo các gia đình dự lễ hội và hiệp nhau cầu nguyện, tôi đã nghĩ tới những người đang cần được trợ giúp, an ủi và sầu khổ vì các âu lo khác nhau, cách riêng các gia đình nạn nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế và các trận động đất. Tôi đã khích lệ họ sống đức tin trong kinh nghiệm cá nhân và cộng đoàn, riêng tư và công cộng, làm sao để thăng tiến một ”nền hạnh phúc” đích thực, bắt đầu từ gia đình, cần được tái khám phá ra như gia tài chính của nhân loại.

Đề cập đến buổi hòa nhạc trong nhà hát Scala Đức Thánh Cha nói trong đền thờ của âm nhạc này các nốt nhạc của bản hòa tấu số 9 của nhạc sĩ Ludwig Beethoven đã ban tiếng nói cho khoảnh khắc của sự đại đồng và tình huynh đệ, mà Giáo Hội không mệt mỏi đề nghị, bằng cách loan báo Tin Mừng. Vì buổi hòa nhạc cũng là để tưởng niệm các nạn nhân động đất nên khi ngỏ lời vào cuối huổi hòa nhạc tôi cũng nhấn mạnh rằng nơi Chúa Giêsu thành Nagiarét Thiên Chúa gần gũi và cùng vác gánh nặng khổ đau với chúng ta. Tôi cũng hướng tới gia đình trong ngàn năm thứ ba và nhắc lại rằng chính nơi gia đình mà người ta sống kinh nghiệm đầu tiên: đó là con người không được dựng nên để sống khép kín trong chính mình, mà để sống trong tương quan với những người khác. Chính trong gia đình mà người ta bắt đầu đốt lên trong con tim ánh sáng của hòa bình để nó chiếu soi thế giới này.

Nhắc tới cuộc gặp gỡ và buổi hát Kinh Giờ Ba với các linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh trong nhà thờ chính tòa Milano sáng thứ bẩy 2-6-2012 Đức Thánh Cha nói:

Ở đây tôi đã muốn nhấn mạnh giá trị của sự độc thân và đồng trinh thánh hiến, rất thân mến đối với thánh Ambrogio. Sự độc thân và đồng trinh trong Giáo Hội là một dấu chỉ rạng ngời của tình yêu đối với Thiên Chúa và các anh chị em khác, khởi hành từ một tương quan luôn ngày càng thân tình hơn với Chúa Kitô, trong kinh nguyện và được diễn tả ra trong ơn hoàn toàn trao ban chính mình.

Tiếp theo đó là cuộc gặp gỡ các thanh thiếu niên chuẩn bị lãnh bí tích Thêm Sức hay mới chịu Phép Thêm Sức trong năm nay, tại sân đá bóng ”Giuseppe Mazza”, trong khung cảnh của buổi cầu nguyện và các hoạt cảnh rất ngoạn mục. Đức Thánh Cha cho biết ngài đã mời gọi người trẻ nói lên tiếng ”có” tự do và ý thức với Tin Mừng của Chúa Giêsu, lãnh nhận các ơn của Chúa Thánh Thần cho phép sống như là tín hữu kitô, sống Tin Mừng và là các thành phần sống động của cộng đoàn. Đức Thánh Cha đã khích lệ người trẻ dấn thân đặc biệt trong việc học hành và quảng đại phục vụ tha nhân.

Trong buổi gặp gỡ các vị lãnh đạo chính quyền các cấp và giới doanh thương và công nhân chiều thứ bẩy 2-6, Đức Thánh Cha đã nêu bật tầm quan trọng của luật pháp và công việc của các cơ cấu nhà nước là phục vụ và bảo vệ con người trong các khía cạnh khác nhau của nó, bắt đầu là quyền sống, không bao giờ được phép xóa bỏ, và bắt đầu bằng việc thừa nhận căn tính riêng của gia đình, được xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ.

Vào chiều tối Đức Thánh Cha đã tham dự buổi canh thức với các gia đình về đề tài ”Một thế giới, gia đình, tình yêu” tại Công viên Bắc Milano. Tại đây ngay từ ban chiều hàng chục ngàn gia đình Italia và toàn thế giới đã tụ họp nhau trong bầu khí lễ hội và sự nồng ấm của gia đình. Đức Thánh Cha đã trả lời các câu hỏi của vài gia đình, phát xuất từ cuộc sống và các kinh nghiệm của họ, như dấu chỉ cuộc đối thoại giữa các gia đình và Giáo Hội, giữa thế giới và Giáo Hội. Đức Thánh Cha đã rất cảm động về các chứng tá của các cặp vợ chồng và con cái họ thuộc nhiều đại lục, liên quan tới cuộc khủng hoảng kinh tế, việc khó khăn hòa giải giữa công ăn việc làm và sinh hoạt gia đình, nạn ly dị ly thân gia tăng, cũng như các vấn nạn của người lớn, của các bạn trẻ và trẻ em.

Đức Thánh Cha đã nêu bật việc cần thiết bảo vệ thời giờ của gia đình, bị đe dọa bởi sự qúa dấn thân trong công ăn việc làm. Chúa Nhật là ngày của Thiên Chúa và của con người, một ngày trong đó tất cả mọi người phải được tự do, tự do cho gia đình và tự do cho Thiên chúa. Khi bảo vệ ngày Chúa Nhật là chúng ta bảo vệ sự tự do của con người!

Thánh lễ kết thúc đại hội quốc tế các gia đình kỳ VII đã diễn ra tại sân bay Bresso biến khu vực này trở thành nhà thờ chính tòa lộ thiên, với khán đài có hình các cửa kính mầu của nhà thờ chính tòa. Đức Thánh Cha tả cảm tưởng của ngài như sau:

Trước hàng hàng lớp lớp tín hữu đến từ nhiều quốc gia và tham dự sâu xa vào phụng vụ được chuẩn bị rất chu đáo, tôi đã gióng lên một lời kêu gọi xây dựng các cộng đoàn giáo hội, để chúng ngày càng trở thành gia đình hơn, có khả năng phản ánh vẻ đẹp của Thiên Chúa Ba Ngôi Rất Thánh và rao giảng Tin Mừng, không phải chỉ với lời nói, mà bằng cả việc giãi tỏa, với sức mạnh của tình yêu sống động, bởi vì tình yêu là sức mạnh duy nhất có thể biến đổi thế giới. Ngoài ra tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của ba thực tại gia đình, việc làm và lễ hội. Chúng là ba ơn của Thiên Chúa, ba chiều kích của cuộc sống chúng ta, và chúng phải tìm ra sự quân bình hài hòa để xây dựng xã hội có gương mặt nhân bản.

Cuộc gặp gỡ các gia đình thế giới tại Milano đã là một ”lễ hiển linh” của gia đình trong các diễn tả khác nhau, nhưng hiệp nhất trong căn tính nòng cốt của nó là sự hiệp thông tình yêu, xây dựng trên hôn nhân và được mời gọi trở thành đền thánh của sự sống, Giáo Hội nhỏ, tế bào của xã hội. Từ Milano đã được phóng đi một sứ điệp hy vọng, giầu kinh nghiệm sống: đó là có thể sống tình yêu trung thành, luôn mãi rộng mở cho sự sống, trong tươi vui mặc dù phải dấn thân; đó là các gia đình có thể tham dự vào sứ mệnh của Giáo Hội và việc xây dựng xã hội.

Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, đặc biệt phái đoàn các lực sĩ thuộc Ủy ban hành hương giáo phận Macerata Loreto cùng với các Giám Mục, về Roma để xin Đức Thánh Cha làm phép ngọn đuốc Hòa Bình cho dịp hành hương đi bộ tới đền thánh Đức Mẹ Loreto để cầu cho Hòa Bình thế giới vào ngày mùng 9 tháng 6 hằng năm. Sáng kiến này đã được phát động năm 1978. Chào các bạn trẻ, Đức Thánh Cha khuyên họ noi gương tình yêu thương trung thành của Chúa trong tương quan với các người trẻ khác. Ngài khẳng định với các anh chi em đau yếu rằng họ không cô đơn, vì toàn Giáo Hội cầu nguyện với họ và cho họ. Ngài cầu chúc sự hiệp thông tình yêu của Thiên Chúa luôn là nền tảng cho tương quan của các cặp vợ chồng mới cưới.

Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết thứ năm hôm nay là lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Đức Thánh Cha mời tín hữu Roma và du khách hành hương tham dự thánh lễ do ngài cử hành lúc 7 giờ chiều tại quảng trường thánh Gioan Laterano tiếp đến là cuộc rước kiệu Thánh Thể tới đền thờ Đức Bà Cả và buổi chầu Phép Lành tại đây.

Sau cùng Đức Thánh Cha cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
 
Top Stories
Vietnam: Ba Râu, tête de pont de la mission dans le diocèse de Nha Trang
Eglises d'Asie
10:56 06/06/2012
La majorité les catholiques du diocèse de Nha Trang, qui s’étend le long de la côte de la mer d’Orient, sont regroupés soit dans les paroisses des grands centres urbains comme Nha Trang, Phan Rang, Cam Ranh et autres agglomérations, soit dans les nombreux petits villages de pêcheurs qui flanquent la côte, ou bien encore à l’intérieur des terres dans des régions vivant essentiellement de la riziculture. Mais on ignore souvent que le christianisme s’est implanté aussi dans les autres régions de l’intérieur, habitées par des groupes ethniques minoritaires.

Voilà longtemps déjà que l’Eglise catholique est entrée en contact avec les divers peuples de la région. Si on excepte la très importante minorité cham de la région de Phan Rang, où le P. Gérard Moussay avait installé un centre culturel en 1968, les autres minorités ethniques, plus particulièrement les Raglai, qui parlent une langue de la famille malayo-polynésienne et habitent les provinces de Khanh Hoa et de Ninh Thuân, ont été touchées par les missionnaires catholiques bien avant le milieu du siècle dernier.

Un des lieux où la mission catholique en milieu minoritaire est particulièrement active aujourd’hui est la région de Ba Râu, située dans le district de Thuân Bac, dans le nord de la province de Ninh Thuân. Le territoire de la région missionnaire est très vaste et s’étend sur cinq communes. Le nombre de catholiques, infime au tout début, dépasse aujourd’hui les 2 500. 95 % d’entre eux appartiennent aux minorités ethniques.

« Ba Râu » est la transcription phonétique vietnamienne de « B’Rau », nom d’un hameau raglai. La chrétienté a été fondée dans les années 1960. En 1963, pour les besoins de la stratégie de l’époque, plus de deux mille Montagnards furent rassemblés à Ba Râu, dans la plaine de Phan Rang. Le P. Donatien Béliard (son nom vietnamien était Phuoc) fut désigné pour être le pasteur de ces déshérités. C’est avec étonnement et curiosité que les Raglai virent le P. Béliard s’installer sur un lopin de terre en friche. Ils se familiarisèrent hier vite avec le prêtre étranger, d’autant plus que celui-ci semblait vouloir se consacrer à leur service en de multiples domaines. Assez rapidement une petite chapelle, et une école pour les enfants furent construites dans le village. En 1970, une communauté de religieuses d’origine locale vint s’installer à Ba Râu pour aider le prêtre. Elles s’engagèrent avec beaucoup d’ardeur dans l’éducation des enfants, l’assistance alimentaire et médicale, autant d’œuvres lancées par le P. Béliard en faveur des Raglai.

Dès cette époque, la petite chrétienté de Ba Râu comptait 215 catholiques, en majorité des Vietnamiens. Cependant, bien qu’aucun d’entre eux n’ait été encore baptisé, beaucoup de Raglai venaient participer à la messe, aux prières quotidiennes ou encore aux cérémonies des grandes fêtes comme Noël. Le P. Béliard ne se pressa pas de les baptiser et consacra beaucoup de temps et de soins à leur formation humaine et chrétienne. Quatorze ans après avoir semé les premières semences de christianisme dans la région, en 1974, le P. Béliard fut emporté en quelques mois par un cancer du pancréas. Sa mort causa une vive émotion dans toute la région. Selon son désir, son corps fut enterré à l’intérieur du centre missionnaire qu’il avait fondé. La chronique des Missions étrangères rapporte que le cortège qui le conduisit jusqu’à sa tombe s’étendait sur 6 km.

Un an plus tard, ce fut le grand bouleversement d’avril 1975, la fin de la guerre certes, mais aussi l’établissement d’un régime nouveau. Les religieuses furent obligées de quitter la région. Chapelle et presbytère, laissés vides et sans soins, se détériorèrent. La petite communauté catholique sans pasteur essaya alors de s’intégrer aux paroisses voisines.

Cependant, la flamme missionnaire ne s’éteignit jamais. Des catéchistes, issus de la communauté raglai continuèrent l’enseignement de la doctrine. Les prières, apprises par cœur, se répandirent dans la population. Les catéchumènes se multiplièrent et, peu à peu, le nombre des baptisés passa de quelques dizaines à plusieurs centaines. Le point culminant fut atteint en 1999 et pendant les années qui suivirent. Chacune de ces années-là, plus de 200 personnes entrèrent dans l’Eglise. En l’espace de dix ans, 1 570 membres de la minorité raglai reçurent les sacrements de l’initiation chrétienne, confirmant la qualité des semences jetées sur cette terre pierreuse de Ba Râu par le P. Béliard. Cette heureuse évolution n’a pu avoir lieu, bien évidemment, que grâce à l’engagement et au labeur des prêtres vietnamiens de la paroisse voisine de Go Den, qui se sont chargés, pendant toute cette période, de la chrétienté de Ba Râu.

Depuis cette époque, la chrétienté ne cesse de grandir. Une nouvelle église a été construite pour ces 2 500 fidèles. Elle a été consacrée au mois d’août 2011. Comme à sa création dans les années 1960, Ba Râu reste aujourd’hui une paroisse missionnaire, tournée, avec son nouveau curé, le P. Ignace Truong Dinh Phuong vers la région tout entière, dont 28 000 habitants (plus de 20 000 d’entre eux appartiennent au peuple raglai) ne connaissent pas encore le Seigneur (1).

(1) Les informations relatives à la situation actuelle de la paroisse de Ba Râu sont empruntées à Vietcatholic News, 4 juin 2012.

(Source: Eglises d'Asie, 6 juin 2012)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ cho các em rước lễ lần đầu tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo VN Seattle
Nguyễn An Qúy
08:11 06/06/2012
SEATTLE. Chúa Nhật ngày 3 tháng 6 năm 2012, giáo hội mừng Lễ Chúa Ba Ngôi, toàn thể dân Chúa thuộc Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cùng vui mừng với các em trong ngày các em được rước Chúa lần đầu tiên. Thánh lễ cho các em rước lễ lần đầu được cử hành trọng thể tại nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiểm (Immaculate Conception Church) của một giáo xứ Mỹ lúc 2 giờ chiều.

Xem hình ảnh

Tưởng cũng nên biết, nhà thờ Immaculate Conception Church là nơi mà hiện nay giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle vì thiếu phòng ốc nên đã tạm thời thuê mướn các phòng ốc tại đây để cho Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể sinh hoạt và cho các lớp học Việt Ngữ. Hằng tuần có thánh lễ lúc 2 giờ chiều vào các ngày Chúa Nhật dành cho Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Hôm nay thánh lễ cho các em rước lễ lần đầu được cử hành tại nhà thờ này thay thế thánh lễ của đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.

Mới hơn 1 giờ 30, tôi thấy các em đã tề tựu và sẳn sàng ngay ở vị trí cuối nhà thờ dưói sự hướng dẫn của các anh chị giảng viên trong ban giáo lý để chuẩn bị bắt đầu giờ thánh lễ. Đúng 2 giờ thánh lễ bắt đầu bằng bài ca nhập lễ do ca đoàn Tin Yêu phụ trách hát lễ. Cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế thánh lễ và cha phụ tá Nguyễn Sơn Miên đồng tế thánh lễ cùng với thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế. Dẫn đầu nghi đoàn là 55 em rước lễ lần đầu hôm nay cả trai lẫn gái, chị Huyền người điều hợp việc tổ chức nghi lễ đã tổ chức hết sức chu đáo, các em đi chậm rãi từng hai em một lần lượt tiến lên trước cung thánh, cùng nhau cùi đầu trước cung thánh rồi trở về vị trí ghế ngồi trông khá đẹp mắt và nghiêm trang. Sau đây là danh sách các em được đón Chúa lần đầu tiên vào ngự trong tâm hồn mỗi em trong thánh lẽ hôm nay: Maria Cao Anna M. Duyên Gioan B. Cao Brian,Teresa Đào Thanh Vy Anna Đỗ Amy Dominic S. Đỗ Dominic Vũ Theresa Đỗ Teresa , Hồ Andrew Hồ Lan , Maria Hồ Jessica T. Trang Cecilia Huỳnh Kim , Maria Huỳnh Như Ý Lê Phúc Tấn , Anna Lê Lisa Anna T. Lê Alyssa Trúc , Francis X. Lê Anthony Maria Lư Kathleen , Teresa Lương Sarah Nu Francis Lưu Andrew Ngọc , Joseph Ngô Tâm Nicholas Maria Ngô Marilyn, Giuse Ngô Hiếu Mark Teresa Nguyễn Tina , Phanxico Xavier Nguyễn Việt Maria Nguyễn Christina , Maria Ng. Anna Mỹ Linh Maria Nguyễn Jessica , Elizabeth Ng. Christine Lan Giuse Nguyễn Joseph Thuận , Teresa Nguyễn Vivian Giuse Nguyễn Nathan Hiếu , Maria Nguyễn Elisa M. Duyên Maria Ng. Hannah Trâm , Anton Ng. Micheal Tiến Thomas Ng. Hugh Hải , Anna Nguyễn Mỹ Lệ Anne Agnes Nguyễn Nhật Anh , Mari Nguyễn Jenny Trần Nguyễn Johnny Trần, Maria Phạm Emily Lan Maria Phạm Anna Ngọc , Maria phạm Vivian Anthony Phạm Nhật Minh , Maria Phan Kathy Maria Phan Le Serena , Maria Tạ Trinity Martin Trần Brandon , Giuse Trần Danny Maria Trần Helen Hồng , Phero Trần Kevin Teresa Trần Lillian Quyên , Maria Trần Sydney Matta Trần Vivian , Thomas Vũ Duy Khắc Giuse Vũ An và Joseph Vuu Ethan”.

Mở đầu thánh lễ cha chủ tế nói: Giáo xứ hân hoan chào đón và chúc mừng 55 em hôm nay sẽ được Chúa ngự vào lòng mỗi em trong chốc lát nữa, chúc mừng các phụ huynh có con em được rước lễ lần đầu hôm nay, xin cho một tràng pháo tay để chúc mừng và chào đón nhau trong Chúa Kitô” (tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu), ngài nói tiếp: cùng với giáo hội chúng ta mừng lễ Chúa Ba Ngôi, đó là mầu nhiệm đặc biệt mà giáo hội cử hành để nhắc nhở về tình yêu và sự hiệp nhất của Thiên Chúa, giờ đây chúng ta cùng thú nhận tội lỗi của chúng ta để được xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh”.

Phần chia sẻ lời Chúa trong thánh lễ, cha chủ tế cũng đã nhắc nhở về bổn phận của các phụ huynh là luôn luôn tạo điều kiện cho các em siêng năng rước lễ để được Chúa hiện diện với các em.

Sau khi rước lễ xong, ban tổ chức nghi lễ đã có sáng kiến tập các em cầu nguyện với Chúa qua bài hát : WE ARE ONE BODY: We are one body, one body in Christ, and we do not stand alone( Chúng tôi là một thân thể, một thân thể trong Đức Kitô và chúng tôi không đứng một mình… ) Tất cả 55 em đứng dậy hát rất nhịp nhàng khá điêu luyện, có những lúc tiếng hát trở nên hùng mạnh như cùng nhau xác quyết qua đoạn tin mừng được diễn tả trong bài hát : Ta là đường, là sự thật- sự sống- Ta là sự hy sinh cuối cùng- Ta là đường, là sự thật- Sự sống- Ai tin Ta sẽ có sự sống đời đời..” (I am the Way, the Truth, the Life, I am the Final Sacrifice, I am the Way, the Truth, the Life; he who believes in me will have eternal life ). Được biết, đây là bài hát được dùng trong một Đại Hội Giới Trẻ vào thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ II đến tại Denver, Hoa Kỳ” mà hôm nay ban giảng viên dạy các em xứng tội rước lễ lần đầu đã đưa vào trong thánh lễ này cho các em hát thật tuyệt vời.

Sau phần lời nguyện kết lễ của linh mục chủ tế, một vị đại diện phụ huynh đã ngỏ lời cám ơn cha chánh xứ, cha phụ tá, thầy phó tế, quý tu sĩ nam nữ , cùng toàn thể Cộng Đoàn Giáo xứ, đặc biệt cảm ơn ban giảng viên đã bỏ công sức trong thời gian qua để hướng dẫn các em hôm nay được đón Chúa vào lòng. Sau phần cám ơn của vị đại diện phụ huynh là phần các em trao quà tặng cho quý cha và thầy phó tế, mỗi vị một bó hoa khá đẹp. Một ban giảng viên cũng được cô Huyền điều hợp viên tổ chức đã lần lượt đọc tên giới thiệu từng anh chị trong ban giảng viên khá đông đảo, sau đó cha chủ tế đã có lời cám ơn và ban phép lành cho quý anh chị giảng viên. Ngoài ra có 3 em thuộc loại xuất sắc của lớp rước lễ lần đầu cũng được trao giải thưởng để khích lệ tinh thần học hỏi của các em. Ông Nguyễn Kiên Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ cũng đã lên cám ơn tất cả các phụ huynh đã hợp tác, đặc biệt cám ơn tất cả các cô thầy trong ban giảng viên đã ra bỏ công sức trong việc huớng dẫn cho các em biết xưng tội rước lễ lần đầu hôm nay. Sau cùng, trước khi ban phép lành cuối lễ, cha chánh xứ cũng đã ân cần cám ơn chị Huyền là người bỏ nhiều công sức trong buổi tổ chức nghi lễ hôm nay và ngài nói: “xin cho một tràng pháo tay để hoan hô chị Huyền người có nhiều công nhất trong việc tổ chức thánh lễ hôm nay”.( tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu)

Thánh lễ kết thúc lúc 3 giờ 45 phút, mọi người chia tay trong niềm vui của một ngày trọng đại, nhất là những gia đình có con em được đón nhận bí tích Thánh Thể lần đầu hôm nay.
 
Chặng viếng thăm Hoa Kì của ĐC Nguyễn Năng đến Miền Bắc Virginia.
Ban Tổ Chức
08:34 06/06/2012
VIRGINIA - Chặng đường trong chuyến đi Hoa Kì (03/05-15/06/2012) của Đức Cha Nguyễn Năng, Giám Mục Giáo Phận Phát Diệm, thăm mục vụ các linh mục và tu sĩ nam nữ cũng như giáo dân gốc Giáo Phận Phát Diệm, sắp đến Miền Trung Đông Hoa Kì. Ngày 01 Tháng 06/2012 Đức Cha sẽ đáp máy bay xuống phi trường Washington Reagan National (nằm trong miền đất Virginia) và dừng chân tại Miền Bắc Virginia, nằm sát cạnh Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, ngăn cách nhau bằng con sông Potomac lượn khúc, thơ mộng và hữu tình, với cảnh trí hai bên sông thay đổi khác nhau tuỳ mùa.

Tiệc chào mừng Đức Cha Phát Diệm
Thánh lễ và cuộc đón tiếp Đức Cha

Khúc sông này thì điểm bằng những hàng cây nhiều loại lớn nhỏ; khúc kia nhô lên những tảng đả giữa dòng nước chảy cho dân ngồi hóng mát hay thả câu vào mùa hè; khúc khác lại thấy mặt nước phẳng lặng cho những người thích bơi thuyền ngắm cảnh hay ngồi ăn uống vui đùa trên thuyền du khách một vài giờ. Nói vậy nghe có vẻ hấp dẫn. Tuy nhiên những tay gan dạ và có máu mạo hiểm cũng phải coi chừng khi chèo thuyền độc mộc (kayak) trên khúc sông có dòng nước dâng lên chảy xiết xuống dốc sau những ngày mưa tầm tã qua những kè đá ngóc ngách kẻo cảnh sát lại phải đi tìm kiếm.

Theo chương trình Đức Cha nghỉ đêm tại nhà hưu dưỡng Các Linh mục Giáo Phận Arlington, Virginia - Saint Rose of Lima Priests' Retirement Villa) - mới xây với tiện nghi thoải mái. Thứ Bảy phái đoàn Đức Cha sẽ đi tham quan Thủ Đô Hoa Kì và thăm viếng Đền Đức Mẹ Vô Nhiễm cũng tại Thủ Đô, do Hội Đồng Giáo Mục Hoa kì xây cất và quản trị về tài chánh và chương trình mục vụ. Trong Đền Thờ có gian nhà nguyện kính Mẹ La Vang do linh mục Trần Bình Trọng khởi xướng ý tưởng xin thiết kế. Chương trình phát động gây quĩ và phác hoạ dự án gian nhà nguyện Mẹ La Vang là do Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kì đệ đạt. Công trình thiết kế gian Nhà Nguyện Mẹ La Vang là do Ban Xây Cất của Đền Đức Mẹ Vô Nhiễm thực hiện. Dĩ nhiên chương trình thăm viếng Đền Đức Mẹ Vô Nhiễm cũng phải gồm những phút viếng thăm và cầu nguyện tại gian nhà nguyện Đức Mẹ La Vang.

Để tạo cơ hội cho Đức Cha và giáo dân gốc Phát Diệm, nhất là quí vị sinh trưởng tại Miền Bắc, còn đậm tình với Giáo Xứ cũ ngoài Bắc trong Giáo Phận Phát Diệm hay Giáo Xứ di cư PD trong Nam, có dịp gặp gỡ, thăm hỏi và trao đổi một vài câu chuyện về hiện tình Giáo Phận, Lm Trần Bình Trọng đã gửi thư mời đồng hương gốc Phát Diệm và thân hữu đến gặp Đức Cha trong bữa tiệc đồng hương và thân hữu tại Nhà Hàng Full Kee ở Falls Church, Virginia vào chiều Thứ Bảy, 02 Tháng 06. Giáo dân gốc Giáo Phận Phát Diệm miền này chỉ có số ít người. Và đây là lần đầu tiên đồng hương gốc Giáo Phận Phát Diệm có dịp qui tụ để gặp Đức Cha và gặp gỡ nhau. Giáo Phận Phát Diệm sau năm 1954 bị mất mát nhiều về phương diện nhân sự do số giáo sĩ và giáo dân di cư vào Nam. Hiện nay trong Giáo Phận nói riêng và trong Tỉnh Ninh Bình nói chung do nền kinh tế, kĩ thuật, công nghệ, giáo dục và xã hội chậm phát triển, nên giới trẻ phải đi học hoặc đi làm xa tại Hà Nội hay Miền Nam.

Hôm sau Chúa Nhật 03 Tháng 06, theo lời mời của Lm Nguyễn Đức Vượng, Chánh xứ Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia, Đức Cha sẽ dâng lễ tại Nhà Thờ Giáo xứ lúc 8:00 giờ sáng. Sau lễ có phái đoàn đưa Đức Cha lên Philadelphia để dâng lễ tại Nhà Thờ St Alice Church do Lm Nguyễn Xuân Quýnh là chánh xứ.

Được biết sau đó Đức Cha sẽ đi lên Boston (Massachusetts); rồi xuống Atlanta (Georgia) dâng lễ tại Giáo Xứ Đức Mẹ VN, gặp Lm Trần Văn Kiệm, Đức ông Phạm Văn Phương, Lm Trần Quốc Tuấn và đồng hương Phát Diệm; sau đó xuống Tampa (Florida), trước khi bay sang lại California đề đáp máy bay vể Quê Hương. Đọc tin tức và coi hình ảnh những chặng viếng thăm Hoa Kì của Đức Cha trước khi đến miền Bắc Virginia thấy diễn ra có vẻ tốt đẹp. Hi vọng những chặng đường kế tiếp cũng mang lại cho Đức Cha cảm giác vui thích và hài lòng. Xin cầu chúc Đức Cha trên đường về Quê Hương được bằng yên và có đủ giờ ngủ nghỉ bù lại sức cho chuỗi ngày đi nhiều và tiếp xúc nhiều: thăm nơi này nơi kia, gặp nhân vật này nhân vật nọ, ăn món này món khác, tối ngủ nay đây mai đó…

(Nguồn: http://mucvuvanbut.net)
 
Đại hội Thánh Thể Atlanta vào cuối tuần này
Phó tế Nguyễn Hòa Phú
12:54 06/06/2012
ĐẠI HỘI THÁNH THỂ ATLANTA 2012

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI THÁNH THỂ năm 2012
Chủ đề: “Tuy Nhiều Thành Phần, Chúng Ta Chỉ Là Một Nhiệm Thể Trong Đức Kitô

I-Chiều Thứ Sáu ngày 8 tháng 6 năm 2012
6:30 p.m Thánh Lễ Khai Mạc
-Đức Giám Mục Luis Zarama (Giảng thuyết)
-Phụng Vụ Chữa Lành
(Giờ mở cửa 5:30 chiều)

II-Thứ Bẩy ngày 9 tháng 6 năm 2012
7:30 giờ sáng Mở cửa (Trung Tâm Đại Hội Thánh Thể)
8:30 giờ Kiệu Thánh Thể (ngoài trời, nếu thời tiết cho phép)
10:00 giờ Chầu Thánh Thể (10:00 - 10:45 tại “Exhibit Halls A-D”
Giảng Thuyết: Đức Tổng Giám Mục Wilton D. Gregory

11:00 giờ Nghỉ Giải Lao
(Có quý Cha ngồi Tòa Giải Tội từ 11:30 giờ sáng đến 4:30 giờ chiều)

11:15 giờ
Đức Ông Francis Phạm Văn Phương giới thiệu các diễn giả
Hội Luận I:“Thánh Thể Sản Sinh Ra Giáo Hội: Tìm Hiểu về Kế Hoạch Thiên Chúa Hiện Diện Với Chúng Ta.” (phần 1)
Linh Mục Matthêu Nguyễn Khắc Hy S.S (Giảng thuyết)
12:15 giờ Ăn trưa

1:00 giờ chiều Hội Luận II:“Giáo Dân Việt Nam và Sự Hiệp Thông Thánh Thể".
Linh Mục Phêrô Mai Văn Vọng (Giảng thuyết)

2:15 giờ Thăm viếng của Đức Tổng Giám Mục Wilton D. Gregory

2:30 giờ Hội Luận III:“Thánh Thể Sản Sinh Ra Giáo Hội: Tìm Hiểu về Kế Hoạch Thiên Chúa Hiện Diện Với Chúng Ta.” (phần 2)
Linh Mục Matthêu Nguyễn Khắc Hy S.S (Giảng thuyết)
3:30 giờ Hỏi Đáp

4:40 giờ Lần chuỗi “Kính Lòng Chúa Thương Xót”
5:00 giờ Thánh Lễ Đại Trào - Bế Mạc Đại Hội Thánh Thể 2012
(tại “Exhibit Halls A-D”)

Hàng năm vào dịp hè về, theo thông lệ tốt đẹp và thánh thiện, Tổng Giáo Phận Atlanta tổ chức Đại Hội Thánh Thể với ý tưởng căn bản để giúp người Công Giáo thực hành “đức tin có việc làm.”
Đại Hội Thánh Thể năm nay sẽ được tổ chức vào hai ngày 8 và 9 tháng 6 năm 2012. Đây là kỳ Đại hội Thánh Thể thứ XVII với chủ đề: “Tuy Nhiều Thành Phần, Chúng Ta Chỉ Là Một Nhiệm Thể Trong Đức Kitô.” Ơn ích lãnh nhận từ dịp Đại Hội thì vô vàn, từ những thiếu nhi mới “Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu” đến những “cặp đại thụ sống đời hôn nhân” cảm nghiệm ơn Thánh Chúa đã biểu lộ niềm vui và sự an bình trên gương mặt mỗi người trong suốt kỳ Đại Hội.

Thật vậy, “không có gì mà Thiên Chúa không thể làm được”; những ơn lành tuôn trào từ Chúa Thánh Thể chan hòa qua sự hiện diện và số người tham dự mỗi năm mỗi gia tăng, năm ngoái ước lượng hơn 30 ngàn người về tham dự. Tuy dù tốn kém, Ban Tổ Chức cho biết chi phí tổ chức mỗi kỳ Đại Hội Thánh Thể lên trên 500 ngàn mỹ kim, song việc Chúa làm thật lạ lùng, có những vị hảo tâm và những vị mạnh thường quân vẫn tiếp tục yểm trợ Tổng Giáo Phận bằng nhân lực, vật lực và tài lực.

Theo truyền thống Đại Hội, việc phân chia thành các ngành (track) để thích hợp với mọi người tham dự tùy theo tuổi tác và ngôn ngữ (thí du: Ngành Thiếu Nhi, Ngành Trẻ, Ngành Pháp, Ngành Bồ Đào Nha …) Tuy nhiên, lực lượng chủ lực của các ngành vẫn là khối người nói tiếng Anh, Tây Ban Nha và Việt Nam. Hằng năm, hai Ngành Anh và Tây Ban Nha đều có những diễn giả với những chủ đề mới lạ về Chúa Thánh Thể và các sinh họat hứng khởi trẻ trung. Còn Ngành Việt Nam năm nay mang nét đặc thù gì?
Đại Hội Thánh Thể 2012 - Ngành Việt Nam có gì lạ?

1-Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Tổng Giáo Phận Atlanta gồm Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam và Họ Đạo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cùng với mấy Cộng đòan Công giáo nhỏ khác. Nhìn về số lượng thì các sắc dân như Phi Luật Tân, Đại Hàn, Trung Hoa … đông hơn Việt Nam rất nhiều. Thế nhưng, tuy là một cộng đồng nhỏ bé song Tổng Giáo Phận đã ưu ái dành cho chúng ta, Ngành Việt Nam (Vietnamese Track), một vị trí trong bản đồ tổ chức. Phải công tâm nhìn nhận rằng, chúng ta được Đức Tổng Giám Mục Atlanta ưu ái và lưu tâm đến sắc dân Việt Nam, chính là nhờ uy tín và công lao của các vị mục tử đang phục vụ trong Tổng giáo phận và tinh thần hăng say sống đạo của các Cộng đòan. Đặc biệt là công khó của những vị mục tử “lập quốc công thần”, mà trước hết cần nêu danh là Đức Ông Francis Phạm Văn Phương.

2-Ca Đoàn Tổng Hợp: Đây là lần đầu tiên Ban Tổ Chức mời Ca Đòan Việt Nam góp lời ca tiếng hát trong kỳ Đại Hội. Thật là một vinh dự cho Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Atlanta. Nhưng “hạnh phúc nào mà chẳng đòi hỏi nhiều hy sinh !” Được biết trong thời gian vừa qua, các ca viên sau giờ làm việc đã mang bánh mì theo để lót dạ khi đến tập hát và cố tranh thủ “hát sớm không đủ tranh thủ hát khuya.” Quý anh ca trưởng Ca Đòan Cung Việt và Ca Đòan Cung Trầm cho biết: với sự hy sinh luyện tập của anh chị em ca viên, hy vọng những bản hợp xướng thuần túy cung điệu Việt Nam sẽ nâng tâm hồn mọi người lên cõi thiên cung trong giờ chầu Thánh Thể.

3-Đội Trống Chiêng: Ngòai ra, những hồi trống chiêng liên hòan của “Đội Trống Chiêng - Họ Đạo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam” cũng sẽ nhắc nhớ các con dân nuớc Việt hình ảnh thời xa xưa với những cuộc cung nghinh và rước kiệu bên quê nhà. “Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt” sẽ đồng hành với cộng đồng trong suốt cuộc rước Kiệu Thánh Thể.

4-Các diễn giả của Ngành Việt Nam:

a/Cha Matthêu Nguyễn Khắc Hy, nhà thần học và là Giáo sư tại Đại Học Saint Mary University & Seminary sẽ thuyết giảng các đề tài về Chúa Thánh Thể. Cha Hy không những nổi tiếng về những chủ đề suy tư thần học tại hải ngọai mà cả Việt Nam cũng mời Cha về minh thuyết.

b/Cha Phêrô Mai Văn Vọng, Linh Mục du học. Cha Vọng thuộc Giáo phận Phát Diệm và chuyên ngành về môn Giáo hội Đa Văn Hóa. Là một Linh mục trẻ, nhiều tài năng. Cha Vọng sẽ trình bầy Chúa Thánh Thể với giáo dân Việt Nam, đặc biệt dưới nhãn quan của người trẻ hôm nay.

5-Quý khách đặc biệt: Một quý khách Việt Nam trong kỳ Đại Hội Thánh Thể Atlanta 2012 là Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm. Theo lời Đức Ông Phương thì Đức Cha Giuse sẽ đến thăm Cộng Đồng Công Giáo tại Atlanta vào thời điểm Đại Hội Thánh Thể và ngài sẽ hiện diện trong suốt kỳ Đại Hội. Sự hiện diện của Đức Cha Giuse chắc chắn sẽ thu hút rất nhiều người Việt, đặc biệt những người Công Giáo Việt Nam đang sinh sống tại thủ phủ Atlanta và vùng phụ cận.

Đại Hội Thánh Thể hàng năm tại Atlanta là biến cố đặc biệt của người Công Giáo nói chung; đây là dịp biểu dương đức tin và lòng sùng mộ Chúa Thánh Thể. Xin quý ông bà và quý anh chị vui lòng cố thu xếp sinh họat thường nhật để có thời gian thuận tiện về tham dự đông đủ ngày Đại Hội.

“Chim kia bay bổng gần xa – có về Đại Hội cho ta đi cùng”
“Dù ai buôn bán trăm nghề - Nhớ ngày Đại Hội ta về với nhau”

Để biết thêm chi tiết ngày hội, xin xem “Chương Trình Đại Hội Thánh Thể 2012” đính kèm.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cử tri Pháp bầu chọn Dân biểu Quốc hội
Hà Minh Thảo
08:20 06/06/2012
CỬ TRI PHÁP BẦU CHỌN DÂN BIỂU QUỐC HỘI

Chiếu Nghị định số 2012-558 ngày 25.04.2012 về tổ chức bầu cử Dân biểu Quốc hội, 46.066.307 cử tri Pháp được mời tham gia đầu phiếu ngày 10.06.2012 và, nếu không ứng cử viên nào đạt được đa số tuyệt đối (50% cộng 1) số phiếu bầu hợp lệ, vòng hai sẽ được vào ngày 17.06.2012.

Các cử tri Pháp cư ngụ tại :
- các quốc gia thuộc Mỹ châu đầu phiếu trong các Tòa Đại sứ, Tòa Lãnh sự cho vòng đầu ngày 02.06.2012 và vòng hai, nếu có, vào ngày 16.06.2012 ;
- các quốc gia thuộc các châu khác đầu phiếu cho vòng đầu ngày 03.06.2012 và vòng hai, nếu có, vào ngày 17.06.2012 ;
- Polynésie française đầu phiếu cho vòng đầu ngày 02.06.2012 và vòng hai, nếu có, vào ngày 09.06.2012 ;
- Guadeloupe, Guyane, Martinique, Saint-Pierre-et-Miquelon, Saint-Barthélémy và Saint-Martin đầu phiếu cho vòng đầu ngày 09.06.2012 và vòng hai, nếu có, vào ngày 16.06.2012 ;
- Nouvelle-Calédonie, Réunion, Mayotte, Wallis và Futuna đầu phiếu cho vòng đầu ngày 10.06.2012 và vòng hai, nếu có, vào ngày 17.06.2012.

Các kết quả đầu phiếu được công bố chính thức bởi Hội đồng Hiến pháp (Conseil constitutionnel) cũng là cơ quan có nhiệm vụ xem xét tính các hợp pháp của cuộc truyển cử.

Cử tri Pháp tại Việt Nam đã tham gia đầu phiếu vòng đầu ngày 03.06.2012 thuộc đơn vị bầu cử 11 Hải ngoại với 20 ứng cử viên. Kết quả, khắp Á châu và Đại dương châu, 22.117 trong số 79.171 cử tri ghi danh, tức 27,94%, đi bầu và hai ứng viên Thierry Mariani (UMP, 32,59% số phiếu hợp lệ) cùng MarcVillard (PS, 26,65%) tranh cử tại vòng nhì ngày 16.06.2012.

I. GIỚI HÀNH PHÁP MỚI.

Quyền Hành pháp lưỡng cực nước Pháp được trao cho :

A. Tân Tổng thống.

Ngày 10.05.2012, Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp Jean-Louis Debré đã chính thức công bố kết quả bầu cử Tổng thống vòng hai ngày 06.05.2012 như sau :
- ông François Hollande thu 18.000.668 phiếu, tức 51,6% số phiếu hợp lệ ;
- ông Nicolas Sarkozy thu 16.860.685 phiếu, tức 48,4% số phiếu hợp lệ.
Như vậy ông François Hollande đạt đa số tuyệt đối và đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ 2012-2017, bắt đầu lúc 24 giờ ngày 15.05.2012.

Ngày 15.05.2012, ôâng François Hollande đã đến nhận chức vụ tại Dinh Tổng thống lúc 10 giờ. Ông Nicolas Sarkozy đã tiếp và bàn giao với tân Tổng thống, quan trọng nhất là mật mã để điều khiển võ khí nguyên tử. Sau đó, ông rời Điện Elysée. Ban chiều, lúc 16 giờ 45, tổng thư ký Phủ Tổng thống đọc Thông cáo báo tin Tổng thống đã cử ông Jean-Marc Ayraut (đảng Xã hội, Parti socialiste, PS) giữ chức Thủ tướng và thành lập tân Chính phủ.

B. Thủ tướng và chính phủ.

Tân chính phủ Pháp do Thủ tướng Jean-Marc Ayraut lãnh đạo được công bố lúc chiều tối ngày 16.05.2012 gồm :
- số thành viên nam nữ ngang bằng nhau : 17 (không kể Thủ tướng) ;
- 18 tổng trưởng (ministres) và 16 thứ trưởng (ministres délégués), không có bộ trưởng (secrétaire d’ État) ;
- Thủ tướng, 29 tổng và thứ trưởng là đảng viên xã hội, 2 vị là thành viên đảng Cấp tiến Tả phái (Parti radical de gauche, PRG), 2 là thành viên đảng xanh Môi trường Âu châu (Europe Écologie Les Verts, EELV) và 1 thứ trưởng không đảng phái (bà Fleur Pellerin sinh ngày 29.08.1973 tại Séoul, Hàn quốc, có tên Kim Jong-suk, được nhận làm con nuôi lúc 6 tháng tuổi, đậu tú tài S năm 16 tuổi và tốt nghiệp ESSEC (Trường cao đẳng khoa học kinh tế và thương mại), Siences Po (Khoa học chánh trị) và ENA (Trường quốc gia hành chánh) năm 2000 (27 tuổi).

Trong phiên họp đầu tiên ngày 17.05.2012, Hội đồng tổng trưởng quyết định giảm 30% lương các thành viên, từ Tổng thống đến thứ trưởng. Ngoài ra, các tổng trưởng và thứ trưởng phải ký tên vào một ‘Hiến ước đạo đức’ (charte de déontologie).

Vài con số về lương bổng : Thủ tướng từ 21.300 còn 14.910 euros ; tổng và thứ trưởng từ 14.200 còn 9.940 euros và bộ trưởng từ 13.490 còn 9.443 euros. Như vậy, chính phủ Jean-Marc Ayraut đầu tiên chi phí lương cao hơn chính phủ Fillon I (1 Thủ tướng, 15 tổng và thứ trưởng, 4 bộ trưởng và 1 cao ủy, tốn 288.260 euros/tháng) và thấp hơn chính phủ Fillon 4 (1 Thủ tướng, 24 tổng và thứ trưởng và 9 bộ trưởng, tốn 441.620 euros/tháng).

Nhiệm vụ hàng đầu của Thủ tướng và chính phủ là vận động tranh cử Quốc hội sao cho đảng Xã hội chiếm được đa số càng nhiều càng tốt vì :

- nếu có đa số tuyệt đối (289 dân biểu), đảng Xã hội trọn quyền điều khiển quốc gia với hai quyền Hành và Lập pháp (lần đầu tiên Đệ Ngũ Cộng hòa) ;

- nếu với đa số tương đối thì cần phải tìm đồng minh. PS có thể kết thân dễ dàng vì đã có thỏa thuận để nhường nhau giới thiệu ứng cử viên Dân biểu kỳ này và đang được chia ghế trong chính phủ. Đảng Mặt trận Tả phái (Front de Gauche, FG), bao gồm cả đảng Cộng sản Pháp (Parti Communiste Français, PCF) không có thỏa thuận như vậy với PS nên, có thể, PS phải sẽ trả một giá ‘thật đắt’ để FG đồng ý ủng hộ PS để liên minh các đảng này có đa số tại Quốc hội và chánh phủ tả phái có thể cầm quyền ? Thí dụ về lương tối thiểu SMIC (salaire minimum interprofessionnel de croissance) sau khi trừ các khoản góp các quỹ an ninh xã hội (net = ròng) là 1.096,94 euro/tháng [từ ngày 01.01.2012, lương nguyên (brut) là 1.398,47 euro cho một tháng làm việc 35 giờ/tuần]. Trong thời gian tranh cử, Tổng thống Hollande hứa sẽ tăng lương này và nay, Thủ tướng cho biết sẽ tăng dưới 5%, tức khoảng 1151 euro. Ông Jean-Marc Mélenchon muốn tăng ngay SMIC nguyên 1.700 euro và 1.700 euro SMIC ròng năm 2017 (cuối nhiệm kỳ Tổng thống). Các nghiệp đoàn công nhân đề nghị SMIC ròng 1.300 euro/tháng ;

- nếu UMP hay đảng này liên minh với trung phái chiếm được đa số tại Quốc hội thì một đại diện của họ sẽ được Tổng thống Hollande mời làm Thủ tướng và vị này thành lập chính phủ thay thế chính phủ của ông Ayraut. Tình hình lúc đó sẽ trở thành khó khăn cho tân Tổng thống khi phải xếp chương trình của mình khi tranh cử lại. Nếu chuyện phải xảy ra như vậy thì đây không phải lần đầu vì Tổng thống Francois Mitterand đã buộc phải thực thi việc này 2 lần (năm 1986 và 1993) và Tổng thống Jacques Chirac 1 lần (năm 1997). Tình trạng này, không dự trù bởi Hiến pháp, được tranh cải rất nhiều về tính hợp hiến hay không khi phải áp dụng lần đầu năm 1986, được ban cho cái tên thật mỹ miều ‘sống chung chính trị’ (cohabitation politique).

Thành phần chính phủ Pháp có thể sẽ có nhiều thay đổi sau cuộc bầu cử dân biểu Quốc hội vì Thủ tướng Ayrault đã tuyên bố trên đài truyền hình France 2 rằng những tổng và thứ trưởng tham gia tranh cử mà thua thì sẽ phải từ chức. Thủ tướng Ayrault cũng tham gia tranh cử.

II. CÁC CƠ QUAN LẬP PHÁP.

Chiếu điều 24 Hiến pháp 1958, quyền Lập pháp nước Pháp được giao cho hai viện :

A. Thượng nghị viện (Sénat) gồm không quá 348 nghị sĩ (sénateurs) được bầu chọn theo thể thức đầu phiếu gián tiếp, đại diện cho các cơ quan công quyền địa phương. Từ ngày 01.10.2011, đảng Xã hội và tả phái chiếm đa số tại Viện này.

B. Quốc hội (Assemblée nationale) gồm không quá 577 dân biểu (députés) được bầu chọn theo thể thức đầu phiếu trực tiếp. Hiện nay, đảng Liên minh vì Phong trào Nhân dân (Union pour un Mouvement Populaire, UMP) đang chiếm đa số tại Quốc hội nhiệm kỳ XIII sẽ chấm dứt lúc 24 giờ ngày 19.06.2012 (Điều LO 121 Luật Bầu cử : ngày thứ 3 thứ ba tháng sáu năm thứ năm sau khi đắc cử). Các dân biểu tân cử năm nay bắt đầu nhiệm kỳ XIV từ 0 giờ ngày thứ tư 20.06.2012.

III. TUYỂN CỬ DÂN BIỂU NĂM 2012.

Chúng ta có thể nói, tháng 06.2012, có tất cả 577 cuộc bầu cử được tổ chức để cử tri Pháp tuyển chọn các dân biểu Quốc hội nhiệm kỳ năm năm 2012-2017, có thể ngắn hơn nếu có sự giải tán (dissolution), dự trù bởi điều 12 Hiến pháp. Như vậy, cử tri Pháp được mời lê gót tới phòng phiếu đến 4 lần trong vòng chưa đầy 2 tháng (từ 22.04 đến 17.06.2012).

Đạo luật ngày 20.11.1873 đã quy định nhiệm kỳ Tổng thống Pháp là 7 năm được giảm bớt còn 5 năm, kể từ lần tuyển cử năm 2002, bởi luật tổ chức ngày 15.05.2001 với mục đích giảm nguy cơ ‘sống chung chính trị’ bằng nguyên tắc ‘hợp pháp tính phụ thuộc’, tức thử nghiệm qua cuộc bầu cử thứ hai xác nhận sự ủy nhiệm thứ nhất, tức đã giao quyền Tổng thống cho ứng viên xã hội thì nên dành đa số Quốc hội cho đảng Xã hội để có một Thủ tướng và chính phủ để thực hiện chương trình, dựa vào đó, mà Tổng thống đã đắc cử.

A. Những thay đổi mới trong kỳ tuyển cử năm nay.

1. Sự tái phân các đơn vị lập pháp trong năm 2010 để phản ánh sự thay đổi nhân khẩu học và đáp ứng yêu cầu của Hội đồng Hiến pháp, đã được lập lại từ năm 1999 với các chính phủ khác nhau. Tổng số dân biểu, giới hạn mức 577 dân biểu, bây giờ đã được ghi trong Hiến pháp kể từ khi tu chính Hiến pháp vào tháng 07.2008.

2. Các đơn vị bầu cử được thành lập cho 11 dân biểu đại diện cho người Pháp bên ngoài nước Pháp do tu chính Điều 24 Hiến pháp vào tháng 07.2008.

(Còn tiếp)
 
Thông Báo
Cáo phó: LM Phaolô Vũ Minh Trí qua đời tại Nam Bình
Lm Joseph Phạm Bá Lãm
08:16 06/06/2012
CÁO PHÓ
Trân trọng báo tin

Cha Cố PHAOLÔ VŨ MINH TRÍ
Linh mục Gp. Bà Rịa (gốc Gp. Phát Diệm)
Sinh ngày 13.07.1920 tại Phúc Nhạc, Ninh Bình
Thụ phong Linh Mục 02.04.1949 tại Phát Diệm
Chính Xứ Lộc An (1956-1961) và Nam Bình (1961-2002)
Nghỉ hưu tại Gx. Hiền Đức Long Thành (2002), Trung Tâm Bãi Dâu (2007)
và Nhà Hưu Dưỡng Phước Lâm, Phước Hưng, Long Đất, BR-VT (2011)
Đã an nghỉ trong Chúa lúc 3g10' chiều thứ ba 05.06.2012
tại Nhà Hưu Dưỡng Phước Lâm, hưởng thọ 92 tuổi với 63 năm Linh Mục.

Di quan về Nhà thờ Nam Bình chiều thứ tư 06.06.2012
Lễ An táng đồng tế: 8g00 thứ sáu 08.06.2012 tại Nhà thờ Nam Bình
Hoả táng và gửi cốt tại Nhà thờ Nam Bình

Tiểu Sử Linh Mục Phaolô Vũ Minh Trí:
Sinh ngày 13.07.1920 tại Phúc Nhạc, tỉnh Ninh Bình
1927: Học trường làng Phúc Nhạc, Ninh Bình
- 1933: Học trường thử Ba Làng, Thanh Hoá
- 1935: Tu học tại Tiểu Chủng viện Phúc Nhạc, Giáo phận Phát Diệm
- 1942: Giúp xứ Yên Vân, Phát Diệm
- 1943: Giúp Trường Thử Trì Chính, Phát Diệm
- 1944: Học Triết học tại Phú Vinh, Phát Diệm
- 1946: Học Thần học tại Thượng Kiệm, Phát Diệm
- 02.04.1949: Thụ phong linh mục tại Nhà thờ Chánh toà Phát Diệm, do ĐC. Anselmo Tađêô Lê Hữu Từ
- 1950: Phó xứ Dục Đức, Phát Diệm
- 1952: Phó xứ Phát Diệm
- 1953: Linh hướng Trường Thử Trì Chính, Phát Diệm
- 1954: Di cư vào Nam, đến Lộc An, Phước Hải, Đất Đỏ, Bà Rịa
- 1956 – 1961: Lập xứ và chánh xứ Lộc An, Phước Hải, Đất Đỏ, Bà Rịa
- 1961 – 2002: Lập xứ và chánh xứ Nam Bình, Vũng Tàu, Giáo phận Bà Rịa (41 năm)
- 1975 – 1993: Phụ trách Giáo xứ Hải Đăng, Giáo phận Bà Rịa
- 1975 – 1992: Quản hạt Vũng Tàu
- 2002 – 2007: Hưu dưỡng tại Giáo xứ Hiền Đức, Long Thành
- 2007 – 2011: Hưu dưỡng tại Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, Vũng Tàu
- 2011 – 2012: Hưu dưỡng tại Nhà Hưu Dưỡng Phước Lâm (Phước Hưng, Long Đất, BR-VT)
-
Xin Quý Cha dâng lễ, Quý Thày, Quý Sơ và anh chị em gốc Phát Diệm cầu nguyện cho cha cố Phaolô.
Có thể gửi lời phân ưu qua Cha Sở Nam Bình: Lm. Vũ Quốc Vịnh,: 090.932.0968 – vuquocvinh@gmail.com
 
Đan Viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý đón nhận tu sinh
Đan Viện Thánh Mẫu
10:53 06/06/2012
Đan Viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý
Vĩnh Thanh – Nhơn Trạch - Đồng Nai.


THÔNG BÁO ĐÓN NHẬN TU SINH.
Phước Lý ngày 6 tháng 06 năm 2012

Đan Viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý là một dòng chuyên sống đời đan tu chiêm niệm, thuộc Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, trân trọng thông báo đến quý cha và quý anh chị em, đặc biệt các bạn trẻ gần xa.
Điều kiện để gia nhập:
- Thanh niên Công Giáo18 tuổi trở lên.
- Tốt nghiệp phổ thông trung học, hoặc cao hơn.
- Có nhân cách trưởng thành, phán đoán tốt, khả năng học hành và cộng tác.
- Có ý ngay lành theo đuổi ơn gọi tận hiến.
-
Đan Viện sẽ đón nhận ứng sinh bắt đầu từ ngày 10/6 đến 15/08 năm 2012.

Hồ sơ gồm có (phần hồ sơ này sẽ bổ sung sau khi ứng sinh đã đến tìm hiểu tại đan Viện và quyết định gia nhập):

1/ Thư giới thiệu của cha sở.
2/ Chứng chỉ Rửa tội và Thêm sức.
3/ Bằng tốt nghiệp phổ thông (hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp).
4/ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của xã / phường.
5/ Bản sao Chứng minh nhân dân, có công chứng.
6/ 3 tấm ảnh 4 x 6

Mọi chi tiết xin liên hệ:
0978088792.
0909737388.
01212062460
 
Văn Hóa
Thánh Tâm
Trầm Hương Thơ
08:25 06/06/2012
Lang thang trong cuốn Thánh Kinh
Sáng nay tĩnh lặng một mình con đi
Ngài hỏi con đi tìm gì
Miên man con đáp con hy vọng tìm

Tìm nguồn máu chảy từ tim
Đi khắp thân thể để tìm tình yêu
Thân thể nhận lãnh rất nhiều
Nhưng cho trở lại tim yêu những gì?

Trái tim yêu vẫn cuồng si
Vẫn không tính toán cho đi phần mình
Để cho cơ thể tươi xinh
Tràn đầy sự sống tôn vinh chính mình

Trái tim kia vẫn lặng thinh
Vẫn yêu thương hết tâm tình cho đi
Chẳng cần cơ thể nghĩ chi
Chẳng cần đáp trả những gì cho ta

Con ngồi tĩnh lặng suy ra
Trái tim biểu tượng tình Cha trên trời
Ngài yêu thương khắp mọi nơi
Ngài dựng nên cả đất trời cho con

Ngài cho mọi thứ vuông tròn
Con đây lãnh nhận mà còn chê bài
Mấy khi biết cám ơn Ngài
Nhưng Cha vẫn mãi miệt mài thương con

Sáng nay sực tỉnh! hồn non
Xưa nay chỉ biết no tròn rong chơi
Tình Ngài cao cả tuyệt vời
Ngài cho con cả một trời yêu thương

Thánh Tâm cao cả lạ thường
Thánh Tâm Ngài mãi yêu thương cao vời
Con xin phó thác cuộc đời
Xin Ngài dẫn dắt vào nơi an bình

Sáng nay Chúa chẳng lặng thinh
Ngài cũng sánh bước chung tình cùng con
Dù cho xuống biển lên non
Thánh Tâm Ngài mãi vẫn tròn Thương Yêu.
 
Vào Hạ
Lm Gia-cô-bê Tạ Chúc
08:26 06/06/2012
“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu?”. Những ca từ thật đẹp của nhạc sỹ Vũ Hoàng và chất thơ mộc mạc của Đỗ Trung Quân dìu đưa hồn người ngất ngây vào hạ. Hắn lâng lâng nắn nót từng phím đàn và lướt trên từng dòng nhạc để lắng nghe mùa hoa phượng gọi mùa thi, gọi mùa hè,và gọi mùa giã từ những khung trời tuổi thơ đầy ắp những kỷ niệm đẹp, của một thời áo trắng thư sinh.

Năm cuối cùng, thi tốt nghiệp và thi vào đại học, thú thật tâm trạng hắn rối bời, không biết giữa ngã ba đường, “chọn một dòng hay để nước trôi”. Cha xứ và cha mẹ muốn hắn thi vào chủng viện, để làm linh mục, hắn cũng muốn trở nên một vị Tông Đồ cho những người nghèo, những người bị thiệt thòi trong xã hội. Nhưng trong lòng hắn, bóng dáng của những thiên thần tà áo trắng luôn làm hắn khựng lại và trằn trọc thao thức bao đêm. Không biết phải chọn con đường nào đây? Theo Chúa không thể làm tôi hai chủ, hắn nhắn tin hỏi Chúa, không thấy tín hiệu trả lời. Thật là “tiến thoái lưỡng nan”, đầu óc hắn quay cuồng, chân tay hắn khua ra những nhịp điệu vô nghĩa. Mười hai năm đèn sách, năm cuối cùng trĩu một gánh âu lo. Làm sao đây? Chọn con đường nào, hắn muốn làm một cuộc tung hứng hai con xúc xích lên không trung và bắt thăm cho một hành trình quan trọng của cuộc đời và phó mình như đám lục bình trôi nổi. Nhưng như vậy mạo hiểm quá, bạn bè hắn khuyên hắn nên thi vào một trường Đại học, theo học để lập nghiệp, để thỏa chí của thời trai trẻ. Cha mẹ già và những đứa em, cuộc sống từng ngày lam lũ ở chốn quê nhà… Tất cả như cuốn phim quay chậm hiện lên trên màn hình tâm trí hắn. Dòng đời phức tạp quá, nó không êm ả như dòng sông quê mà mỗi chiều tan học, hắn cùng lũ bạn, tha hồ mà vùng vẫy. Tuổi thơ cũng đã bắt đầu trôi qua, phía trước là một quãng trời tràn ngập muôn sắc hương lòng. Có níu kéo với những kỷ niệm cũng vô ích. Hắn đang dò dẫm và cố phá tan những giấc mơ để bơi vào trong dòng nước của hiện thực. Quyết định rất quan trọng, vì tất cả sự thành công hay thất bại đều do những hướng đi lúc ban đầu. Ôi thật là cái thưở ban đầu vô vàn gay cấn này. Nó làm hắn nghĩ mãi đến qên ăn, quên ngủ.

Tiếng chuông chiều từ Thánh đường vọng đổ, vẫn đều đặn mỗi ngày, chẳng biết từ bao giờ. Mẹ kể gác chuông đã qua năm đời cha xứ, hẳn cũng trên 50 năm kinh qua chiến cuộc. Nhiều lần bom đạn phá đổ, và cũng nhiều lần được xây dựng lại. Tiếng chuông thánh thót, ngân dài, trầm bỗng. Ba quả chuông là ba note nhạc: đô-mi-sol, rung lên hợp âm đô trưởng, réo rắt và vút cao như nâng hồn người lên đỉnh cao của cõi nhiệm mầu. Tiếng chuông là tiếng Chúa, hắn nhủ thầm và sửa soạn đi đến nhà thờ. Hôm nay hắn sẽ cầu nguyện với Chúa, hắn sẽ dâng cuộc thi sắp đến cho Trái tim vẹn sạch Đức Mẹ Maria, Thánh Giuse và Thánh Bổn mạng. Biết đâu Chúa chọn hắn làm linh mục. Thánh lễ thiếu nhi mỗi tuần đối với hắn rất quen thuộc, nhưng hôm nay, hắn cảm nhận rất lạ, có điều gì đó làm hắn say sưa và dâng trào những xao xuyến của cõi lòng. Không phải anh em chọn Thầy, nhưng là Thầy chọn anh em, lời Chúa trong Thánh lễ làm hắn nghẹn ngào, hắn muốn thân thưa cùng Chúa, và đáp tiếng Ngài gọi mời.

Gần kỳ thi tốt nghiệp, hắn và bạn bè tranh thủ từng chút thời gian, ai cũng có chung một tâm trạng: hồi hộp và lo lắng. Đứa nào cũng dốc toàn bộ sực lực để ngấu nhiến từng con chữ. Phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp, đứa nào cũng quyết tâm cao. Có nhiều đứa cao hứng vạch ra cho mình một tương lai đầy hứa hẹn. Thi tú tài, thi vào đại học, đứa muốn làm kỹ sư, đứa mơ làm bác sĩ, đứa chọn nghề sư phạm, rôm rả bàn tán, toan tính tương lai. Khi bạn bè hỏi hắn, hắn chỉ mỉm cười và im lặng. Trong hắn chỉ mong sao thi đậu vào chủng viện, hoặc có học hành gì thì điểm đến hắn vẫn thích làm linh mục. Ước mơ này được hắn ấp ủ và chỉ tâm sự với một mình mẹ.

Nắng đã nhạt dần, đường về chiều hoàng hôn giăng kín. Hắn bước vội qua những con đê dẫn về nhà. Ngang qua cánh đồng lúa xanh mơn mởn, những ngọn gió rì rào nhẹ đưa vô vàn chiếc lá rụng rơi. Hắn khe khẽ hát lên: “Ngài sai tôi đi vào đời, niềm tin yêu vời vợi, Ngài sai tôi đi mọi nơi”. Những sợi tơ lòng rung theo điệu hát, nhịp bước chân phơi phới như đang bay. Hắn vui sướng vì cuối cùng hắn cũng chọn được một con đường. Đường ngập nắng và ngút ngàn hương. Đường yêu thương như những sớm tan trường. Đường bình thường như hơi ấm chiều sương. Đường hy vọng ngời sáng tên Giê-su.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Người Đi Tìm Sóng
Lê Trị
09:20 06/06/2012
NGƯỜI ĐI TÌM SÓNG
Ảnh của Lê Trị
Sóng bạc đầu đến ngàn năm vẫn vỗ
Giữa ồn ào lại thấy mình lẻ loi…
(Trích thơ của Lonely Wolf)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tôi Chọn
Diệp Hải Dung
09:52 06/06/2012
TÔI CHỌN
Ảnh của Diệp Hải Dung, (Australia, Hình chụp tại TTTH Thánh Giuse Bringelly,Sydney)
Tôi chọn Giêsu yêu là sống,
Tôi cùng Giêsu sống để yêu cho mãi
xôn xao những niềm vui giữa cuộc đời...
Bởi vì Giêsu thuở ấy, suốt ngàn năm qua
còn đây vẫn hát cho tôi khúc tình ca yêu
là tất cả.....
(Trích ca khúc của Ý Vũ)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giấc Ngon Trên Vai Bố
Joseph Ngọc Phạm
21:30 06/06/2012
GIẤC NGON TRÊN VAI BỐ
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Con nào thì cũng bởi cha
Nhà không có nóc là nhà gió hoang
Cho con vóc ngọc mình vàng
Tình cha sức mẹ mênh mang biển trời .
(Trích thơ của Minh Tuấn)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền