Phụng Vụ - Mục Vụ
Tội phạm đến Chúa Thánh Thần
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
04:28 05/06/2018
Chúa Nhật X THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 3,20-35
Thánh Giacôbê viết :” Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu căng, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường “ ( Gc 4, 6 ). Nhân loại vốn bị ma quỷ cám dỗ, đặc biệt khi ông bà nguyên tổ Ađam và Evà đã nghe lời satan xúi giục sa ngã, phản nghịch lại Chúa, đã mang trong mình nọc độc của sự chết và kiêu ngạo. Chúa Giêsu đã chống cách quyết liệt những kẻ kiêu ngạo, tự tôn, tự đắc vv…Đại diện cho cho hạng người này là các luật sĩ Do Thái thời Chúa Giêsu. Do đó, đứng trước thái độ kiêu căng, tự mãn, cố chấp của họ, Đức Giêsu Kitô chất vấn họ :” Satan lại trừ satan được sao ?” ( Mc 3, 26-27) Chúa Giêsu nói lên uy quyền tuyệt đối của Thiên Chúa. Ngài cảnh cáo họ :" Mọi tội lỗi và mọi lời phạm thượng của con cái loài người sẽ được tha hết, nhưng kẻ nào phạm thượng đến Chúa Thánh Thần, muôn đời sẽ không được tha “ ( Mc 3, 28-30 ).
Ở đây Chúa Giêsu muốn nhắc nhở mọi người, nhắc nhớ chúng ta tội phạm đến Chúa Thánh Thần là chối bỏ sự có mặt của thần khí trong Đức Giêsu, thừa nhận và gán cho satan, ma quỉ những gì thuộc về thần khí, thuộc về Thánh Thần.Tin Mừng hôm nay cho hay, Chúa trừ quỷ là do quyền năng của Thiên Chúa. Ngài tạo dựng nên vũ trụ, dựng nên con người là do quyền năng tuyệt đối của Ngài…Sự sống và sự chết tùy thuộc quyền của Ngài. Chính vì thế, ai nói Chúa Giêsu xua trừ ma quỷ là nhờ đến tướng quỷ Belgiêbút là phạm thượng, lộng ngôn, phạm đến Chúa Thánh Thần. Thánh Matthêu viết: “ Đức Giêsu trừ ma quỷ là bởi Thánh Thần Thiên Chúa “ ( Mt 12, 28 ). Tội phạm đến Chúa Thánh thần là tội ngoan cố, từ chối quyền năng của Chúa Thánh Thần, nguồn ơn tha thứ “. Chúa Giêsu đã cho thấy “ Ai nghe và giữ lời Thiên Chúa là mẹ và là anh em của Người “. Nói lên điều đó, Chúa Giêsu muốn nói lên thực tế là tất cả những ai sống trong Chúa, có Chúa Thánh Thần, họ sẽ biết lắng nghe và thực hành lời Chúa “, và như thế họ nhận ra sự hiện diện đầy Thánh Thần của Chúa. Họ trở nên con Chúa và là anh em của mọi người.
Vâng, lời Chúa trong ba bài đọc hôm nay giúp chúng ta suy nghĩ về ba điểm quan trọng :
- tội lỗi lan tràn trong nhân loại, trên thế giới.
- tội chống lại Chúa Thánh Thần.
- thực hành ý muốn của Thiên Chúa.
Thực tế, tội tràn lan trong vũ trụ, nơi con người.Làm sao con người và chúng ta kết thúc vương quốc tội lỗi của Satan và để vương quốc của Thiên Chúa sớm hoàn tất, sớm thành sự như lời Kinh Lạy Cha chúng ta thường đọc “ Xin cho Nước Cha trị đến “. Tuy nhiên, muốn cho Nước cha trị đến, chúng ta phải nỗ lực, phải bắt tay góp công góp sức để xua đuổi những sự dữ, satan, ma quỷ ra khỏi trần gian để Nước Tình Yêu của Thiên Chúa được ngự trị. Rồi chúng ta phải vâng theo lời Chúa, sống như Chúa yêu để tất cả chúng ta đều là anh em trong Đức Kitô và ý muốn của Thiên Chúa được thể hiện. Cuối cùng, chúng ta tin vào lòng thứ tha của Chúa “Xin tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con “. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tha thứ và tha thứ mãi mãi cho anh em như Chúa đã thứ tha cho chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con một trái tim rộng mở, trái tim nhảy cảm, biết yêu thương, cảm thông và tha thứ.Xin cho chúng con hiểu, cảm nghiệm sâu xa Kinh Lạy Cha không chỉ đọc suông, đọc thuộc lòng mà phải sống Kinh Lạy Cha.Xin cho chúng con tấm lòng đơn, hiền lành để chúng con không tự kiêu, ngạo mạn mà luôn biết khiêm nhường vì chúng con có làm được gì là do Chúa, là do tác động của Chúa Thánh Thần. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội nào ?
2.Chúa Giêsu trừ quỷ là do quyền nào ?
3.Tại sao các người luật sĩ Do Thái lại chống đối Đức Giêsu ?
4.Chúng ta phải làm gì để Vương Quốc của Thiên Chúa mau tới?
Mc 3,20-35
Thánh Giacôbê viết :” Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu căng, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường “ ( Gc 4, 6 ). Nhân loại vốn bị ma quỷ cám dỗ, đặc biệt khi ông bà nguyên tổ Ađam và Evà đã nghe lời satan xúi giục sa ngã, phản nghịch lại Chúa, đã mang trong mình nọc độc của sự chết và kiêu ngạo. Chúa Giêsu đã chống cách quyết liệt những kẻ kiêu ngạo, tự tôn, tự đắc vv…Đại diện cho cho hạng người này là các luật sĩ Do Thái thời Chúa Giêsu. Do đó, đứng trước thái độ kiêu căng, tự mãn, cố chấp của họ, Đức Giêsu Kitô chất vấn họ :” Satan lại trừ satan được sao ?” ( Mc 3, 26-27) Chúa Giêsu nói lên uy quyền tuyệt đối của Thiên Chúa. Ngài cảnh cáo họ :" Mọi tội lỗi và mọi lời phạm thượng của con cái loài người sẽ được tha hết, nhưng kẻ nào phạm thượng đến Chúa Thánh Thần, muôn đời sẽ không được tha “ ( Mc 3, 28-30 ).
Ở đây Chúa Giêsu muốn nhắc nhở mọi người, nhắc nhớ chúng ta tội phạm đến Chúa Thánh Thần là chối bỏ sự có mặt của thần khí trong Đức Giêsu, thừa nhận và gán cho satan, ma quỉ những gì thuộc về thần khí, thuộc về Thánh Thần.Tin Mừng hôm nay cho hay, Chúa trừ quỷ là do quyền năng của Thiên Chúa. Ngài tạo dựng nên vũ trụ, dựng nên con người là do quyền năng tuyệt đối của Ngài…Sự sống và sự chết tùy thuộc quyền của Ngài. Chính vì thế, ai nói Chúa Giêsu xua trừ ma quỷ là nhờ đến tướng quỷ Belgiêbút là phạm thượng, lộng ngôn, phạm đến Chúa Thánh Thần. Thánh Matthêu viết: “ Đức Giêsu trừ ma quỷ là bởi Thánh Thần Thiên Chúa “ ( Mt 12, 28 ). Tội phạm đến Chúa Thánh thần là tội ngoan cố, từ chối quyền năng của Chúa Thánh Thần, nguồn ơn tha thứ “. Chúa Giêsu đã cho thấy “ Ai nghe và giữ lời Thiên Chúa là mẹ và là anh em của Người “. Nói lên điều đó, Chúa Giêsu muốn nói lên thực tế là tất cả những ai sống trong Chúa, có Chúa Thánh Thần, họ sẽ biết lắng nghe và thực hành lời Chúa “, và như thế họ nhận ra sự hiện diện đầy Thánh Thần của Chúa. Họ trở nên con Chúa và là anh em của mọi người.
Vâng, lời Chúa trong ba bài đọc hôm nay giúp chúng ta suy nghĩ về ba điểm quan trọng :
- tội lỗi lan tràn trong nhân loại, trên thế giới.
- tội chống lại Chúa Thánh Thần.
- thực hành ý muốn của Thiên Chúa.
Thực tế, tội tràn lan trong vũ trụ, nơi con người.Làm sao con người và chúng ta kết thúc vương quốc tội lỗi của Satan và để vương quốc của Thiên Chúa sớm hoàn tất, sớm thành sự như lời Kinh Lạy Cha chúng ta thường đọc “ Xin cho Nước Cha trị đến “. Tuy nhiên, muốn cho Nước cha trị đến, chúng ta phải nỗ lực, phải bắt tay góp công góp sức để xua đuổi những sự dữ, satan, ma quỷ ra khỏi trần gian để Nước Tình Yêu của Thiên Chúa được ngự trị. Rồi chúng ta phải vâng theo lời Chúa, sống như Chúa yêu để tất cả chúng ta đều là anh em trong Đức Kitô và ý muốn của Thiên Chúa được thể hiện. Cuối cùng, chúng ta tin vào lòng thứ tha của Chúa “Xin tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con “. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tha thứ và tha thứ mãi mãi cho anh em như Chúa đã thứ tha cho chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con một trái tim rộng mở, trái tim nhảy cảm, biết yêu thương, cảm thông và tha thứ.Xin cho chúng con hiểu, cảm nghiệm sâu xa Kinh Lạy Cha không chỉ đọc suông, đọc thuộc lòng mà phải sống Kinh Lạy Cha.Xin cho chúng con tấm lòng đơn, hiền lành để chúng con không tự kiêu, ngạo mạn mà luôn biết khiêm nhường vì chúng con có làm được gì là do Chúa, là do tác động của Chúa Thánh Thần. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội nào ?
2.Chúa Giêsu trừ quỷ là do quyền nào ?
3.Tại sao các người luật sĩ Do Thái lại chống đối Đức Giêsu ?
4.Chúng ta phải làm gì để Vương Quốc của Thiên Chúa mau tới?
Suy Niệm Lễ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:22 05/06/2018
Trái Tim Thiên Chúa Rung Động Vì Yêu
(Ga 19, 31-37)
Đúng 19 ngày sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, ngày thứ Sáu sau lễ Mình Máu Thánh Chúa, ngày Chúa tỏ Trái Tim Tình Yêu của Người ra cho thánh nữ Maria Margarita Alacoque (16/6/1675), phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta cử hành với lòng biết ơn lễ Trái Tim Cực Thánh Đức Chúa Giêsu rất hay thương « dịu hiền và khiêm nhường » trong lòng.
Trái Tim Chúa đã yêu loài người ta quá bội
Trái Tim của Thiên Chúa rung động vì cảm thương loài người luôn đổ tràn tình thương xuống cho nhân loại. Trái Tim ấy không đầu hàng trước sự vô ơn bạc nghĩa, từ chối của con người. Vì yêu, Thiên Chúa đã muốn tên lính đâm thấu và mở cạnh sườn ; máu cùng nước chảy ra (x. Ga 19, 34). Từ nguồn suối thẳm sâu của trái tim mình, Chúa Giêsu đã ban cho Giáo hội các bí tích để có thể trao ban hồng ân sự sống… ; để ai uống nước này « thì từ họ sẽ vọt lên sự sống đời đời » (Ga 4,14).
Từ Trái Tim Chúa bị đâm thủng vì tội lỗi chúng ta, đã tuôn trào nguồn ơn cứu độ đời đời cho nhân loại. Trái Tim đó không đơn giản là trái tim bình thường mà là Tình Yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Trái Tim « yêu thương » dân, « Quả tim Ta thổn thức trong Ta … vì Ta là Thiên Chúa » (x. Hs 11, 1b, 3-4, 8c-9 ). Quả Tim ấy được cụ thể nơi Trái Tim Chúa Giêsu vượt quá sự hiểu biết của con người (x. Ep 3,8-12.14-19). Ấy vậy mà con người vẫn vô ơn bạc nghĩa trước sự hy sinh cao cả của Chúa Giêsu. Chẳng những thế, con người còn xúc phạm đến Trái Tim nhân lành của Chúa. Nhưng vì là Trái Tim Tình Yêu nên : « Đời nọ tới đời kia, Thánh Tâm Chúa vẫn hằng nuôi dưỡng ý định cứu dân Người khỏi tay thần chết và nuôi sống trong buổi cơ hàn » (Ca nhập lễ). Lời thánh Gioan Maria Vianey là bằng chứng : « Linh mục là hồng ân của Thánh Tâm Chúa ban cho loại người » (GLHTCG số 1589). Làm sao ta không cảm động nhớ lại rằng chính từ Trái Tim Chúa đã trực tiếp nảy sinh hồng ân linh mục. Hôm nay chúng ta đừng quên cầu cùng Thiên Chúa Ba Ngôi cho các linh mục nhân ngày thánh hóa, để Giáo hội có được những cái máng tốt như lòng Chúa mong ước, thông chuyển tình yêu của Thiên Chúa cho thế gian.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là mạch đầy mọi nhân đức
Những lời Kinh Cầu vang lên trong suốt tháng Sáu như muốn nói với chúng ta rằng, tất cả những gì Thiên Chúa muốn làm cho nhân loại, đều được gửi gắm và thể hiện nơi Trái Tim Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Thiên Chúa. Qua Trái Tim Chúa Giêsu, chúng ta thấy được sự quan phòng tình yêu từ đời đời của Thiên Chúa nhằm cứu độ thế gian. Đúng là mầu nhiệm tình yêu khôn hiểu thấu, nên chúng ta « hãy ca tụng Chúa và kêu cầu danh Người » (Tv 12, 5).
Nhìn ngắm Trái Tim Tình Yêu của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha, trong sự viên mãn của Chúa Thánh Thần, chúng ta khám phá ra lòng nhân lành của Chúa Giêsu luôn yêu thương, ấp ủ chúng nhân, chứng tỏ Trái Tim Người là mạch đầy dẫy hằng sống và thánh thiện, là nguồn suối cứu chuộc chúng ta, nguồn suối ấy đem tưới vào đời mình ta sẽ có được sự bình an sâu thẳm và niềm hạnh phúc đích thực ở nơi Trái Tim Giêsu yêu thương.
Sùng kinh Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu
Thế giới ngày hôm nay xảy ra biết bao cuộc xung đột cam go đẫm máu, rất cần sứ điệp tình yêu phát xuất từ Trái Tim Chúa, nguồn mạch duy nhất, nhân loại có thể múc lấy sự khiêm nhường và lòng tha thứ để chữa lành những thương tích. Lòng sùng kính Trái Tim Chúa Giêsu có thể là nguồn mạch mọi ơn phúc cho thế giới này như lời Đức Piô X viết khi ban lệnh thi hành việc tôn sùng Trái Tim Chúa : « Việc tôn thờ Trái Tim cực thánh Chúa Giêsu là trường học hữu hiệu nhất về Tình Yêu Thiên Chúa, bởi vì Tình Yêu, vốn là nền tảng của Nước Trời, phải được xây dựng trong các linh hồn, các gia đình và các quốc gia ». Đức Piô XI nhận định: « Lòng sùng kính Thánh Tâm là một phương dược phi thường cho những nhu cầu ngoại thường của thời đại chúng ta » (Caritate Christi compulsi). Trong tông huấn Tôn Sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu, Chân phước Phaolô VI viết: « Sự tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu là phương thế hữu hiệu nhất để đóng góp vào việc canh tân tâm linh và luân lý của thế giới ». Thánh Gioan Phaolô II Giáo hoàng nói : « Lòng sùng kính Thánh Tâm phù hợp hơn bao giờ hết với những mong đợi của thời đại chúng ta » (Diễn văn với Dòng Thừa Sai Thánh Tâm, 5-10-1987).
Nên giống Trái Tim Chúa
Người kitô hữu không chỉ được mời gọi chiêm ngắm, sùng kính, mà còn phải sống tình yêu ấy nữa. Chúa Giêsu đã nói, « Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hãy giữ các điều răn của Thầy » (Ga 14, 15). Như thế, Người mời gọi chúng ta kèm theo điều kiện : nếu ta yêu mến Chúa, thì ta phải giữ các điều răn của Chúa, tuân giữ thánh chỉ của Chúa, và thực hành các giới răn mà Thiên Chúa đã chỉ cho ta, để chứng tỏ rằng ta yêu Chúa.
Chúa muốn chúng ta giữ các điều răn đã được Chúa ban cho Israel trên núi Sinai qua trung gian Môisen, nhiều người trong chúng ta lặp lại mỗi ngày trong kinh nguyện, một tập quán tốt đẹp và ngoan đạo. Chúng ta lặp lại những điều đã được viết trong Sách Xuất Hành, để tin nhận và làm mới lại những gì chúng ta nhớ.
Lạy Chúa Giêsu, xin uốn lòng con nên giống Trái Tim Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Ga 19, 31-37)
Đúng 19 ngày sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, ngày thứ Sáu sau lễ Mình Máu Thánh Chúa, ngày Chúa tỏ Trái Tim Tình Yêu của Người ra cho thánh nữ Maria Margarita Alacoque (16/6/1675), phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta cử hành với lòng biết ơn lễ Trái Tim Cực Thánh Đức Chúa Giêsu rất hay thương « dịu hiền và khiêm nhường » trong lòng.
Trái Tim Chúa đã yêu loài người ta quá bội
Trái Tim của Thiên Chúa rung động vì cảm thương loài người luôn đổ tràn tình thương xuống cho nhân loại. Trái Tim ấy không đầu hàng trước sự vô ơn bạc nghĩa, từ chối của con người. Vì yêu, Thiên Chúa đã muốn tên lính đâm thấu và mở cạnh sườn ; máu cùng nước chảy ra (x. Ga 19, 34). Từ nguồn suối thẳm sâu của trái tim mình, Chúa Giêsu đã ban cho Giáo hội các bí tích để có thể trao ban hồng ân sự sống… ; để ai uống nước này « thì từ họ sẽ vọt lên sự sống đời đời » (Ga 4,14).
Từ Trái Tim Chúa bị đâm thủng vì tội lỗi chúng ta, đã tuôn trào nguồn ơn cứu độ đời đời cho nhân loại. Trái Tim đó không đơn giản là trái tim bình thường mà là Tình Yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Trái Tim « yêu thương » dân, « Quả tim Ta thổn thức trong Ta … vì Ta là Thiên Chúa » (x. Hs 11, 1b, 3-4, 8c-9 ). Quả Tim ấy được cụ thể nơi Trái Tim Chúa Giêsu vượt quá sự hiểu biết của con người (x. Ep 3,8-12.14-19). Ấy vậy mà con người vẫn vô ơn bạc nghĩa trước sự hy sinh cao cả của Chúa Giêsu. Chẳng những thế, con người còn xúc phạm đến Trái Tim nhân lành của Chúa. Nhưng vì là Trái Tim Tình Yêu nên : « Đời nọ tới đời kia, Thánh Tâm Chúa vẫn hằng nuôi dưỡng ý định cứu dân Người khỏi tay thần chết và nuôi sống trong buổi cơ hàn » (Ca nhập lễ). Lời thánh Gioan Maria Vianey là bằng chứng : « Linh mục là hồng ân của Thánh Tâm Chúa ban cho loại người » (GLHTCG số 1589). Làm sao ta không cảm động nhớ lại rằng chính từ Trái Tim Chúa đã trực tiếp nảy sinh hồng ân linh mục. Hôm nay chúng ta đừng quên cầu cùng Thiên Chúa Ba Ngôi cho các linh mục nhân ngày thánh hóa, để Giáo hội có được những cái máng tốt như lòng Chúa mong ước, thông chuyển tình yêu của Thiên Chúa cho thế gian.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là mạch đầy mọi nhân đức
Những lời Kinh Cầu vang lên trong suốt tháng Sáu như muốn nói với chúng ta rằng, tất cả những gì Thiên Chúa muốn làm cho nhân loại, đều được gửi gắm và thể hiện nơi Trái Tim Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Thiên Chúa. Qua Trái Tim Chúa Giêsu, chúng ta thấy được sự quan phòng tình yêu từ đời đời của Thiên Chúa nhằm cứu độ thế gian. Đúng là mầu nhiệm tình yêu khôn hiểu thấu, nên chúng ta « hãy ca tụng Chúa và kêu cầu danh Người » (Tv 12, 5).
Nhìn ngắm Trái Tim Tình Yêu của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha, trong sự viên mãn của Chúa Thánh Thần, chúng ta khám phá ra lòng nhân lành của Chúa Giêsu luôn yêu thương, ấp ủ chúng nhân, chứng tỏ Trái Tim Người là mạch đầy dẫy hằng sống và thánh thiện, là nguồn suối cứu chuộc chúng ta, nguồn suối ấy đem tưới vào đời mình ta sẽ có được sự bình an sâu thẳm và niềm hạnh phúc đích thực ở nơi Trái Tim Giêsu yêu thương.
Sùng kinh Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu
Thế giới ngày hôm nay xảy ra biết bao cuộc xung đột cam go đẫm máu, rất cần sứ điệp tình yêu phát xuất từ Trái Tim Chúa, nguồn mạch duy nhất, nhân loại có thể múc lấy sự khiêm nhường và lòng tha thứ để chữa lành những thương tích. Lòng sùng kính Trái Tim Chúa Giêsu có thể là nguồn mạch mọi ơn phúc cho thế giới này như lời Đức Piô X viết khi ban lệnh thi hành việc tôn sùng Trái Tim Chúa : « Việc tôn thờ Trái Tim cực thánh Chúa Giêsu là trường học hữu hiệu nhất về Tình Yêu Thiên Chúa, bởi vì Tình Yêu, vốn là nền tảng của Nước Trời, phải được xây dựng trong các linh hồn, các gia đình và các quốc gia ». Đức Piô XI nhận định: « Lòng sùng kính Thánh Tâm là một phương dược phi thường cho những nhu cầu ngoại thường của thời đại chúng ta » (Caritate Christi compulsi). Trong tông huấn Tôn Sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu, Chân phước Phaolô VI viết: « Sự tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu là phương thế hữu hiệu nhất để đóng góp vào việc canh tân tâm linh và luân lý của thế giới ». Thánh Gioan Phaolô II Giáo hoàng nói : « Lòng sùng kính Thánh Tâm phù hợp hơn bao giờ hết với những mong đợi của thời đại chúng ta » (Diễn văn với Dòng Thừa Sai Thánh Tâm, 5-10-1987).
Nên giống Trái Tim Chúa
Người kitô hữu không chỉ được mời gọi chiêm ngắm, sùng kính, mà còn phải sống tình yêu ấy nữa. Chúa Giêsu đã nói, « Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hãy giữ các điều răn của Thầy » (Ga 14, 15). Như thế, Người mời gọi chúng ta kèm theo điều kiện : nếu ta yêu mến Chúa, thì ta phải giữ các điều răn của Chúa, tuân giữ thánh chỉ của Chúa, và thực hành các giới răn mà Thiên Chúa đã chỉ cho ta, để chứng tỏ rằng ta yêu Chúa.
Chúa muốn chúng ta giữ các điều răn đã được Chúa ban cho Israel trên núi Sinai qua trung gian Môisen, nhiều người trong chúng ta lặp lại mỗi ngày trong kinh nguyện, một tập quán tốt đẹp và ngoan đạo. Chúng ta lặp lại những điều đã được viết trong Sách Xuất Hành, để tin nhận và làm mới lại những gì chúng ta nhớ.
Lạy Chúa Giêsu, xin uốn lòng con nên giống Trái Tim Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Thi ca suy niệm: Chúa nhật tuần 10 thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
11:35 05/06/2018
(Mc 3, 20-35)
ĐOÀN KẾT
Chúa ra rao giảng Tin Mừng,
Đoàn dân phấn khởi, nổi bừng khắp nơi.
Người người tuốn đến nghe Lời,
Chữa hồn khỏe xác, gọi mời canh tân.
Xua trừ ma quỉ trong dân,
Chữa lành bệnh tật, thế nhân tội tình.
Vài người xấu miệng phê bình,
Chúa nhờ tướng quỉ, xua rình quỉ con.
Nói lời xúc phạm Chúa Con,
Gây thù báo oán, họ còn phân chia.
Nơi nào chia rẽ xa lìa,
Sa-tan phân rẽ, ra rìa đấu tranh.
Sống còn đoàn kết lòng thanh,
Cộng đoàn mạnh sức, nêu danh ở đời.
Truyền ban chân lý Ngôi Lời,
Ai mà vâng giữ, sống đời yêu thương.
Chúa Giêsu phán rằng: Nếu một nước mà tự chia rẽ nhau, thì nước đó tồn tại là sao được? Chúa Giêsu dùng nhiều dụ ngôn để diễn tả về Nước Trời. Nuớc Trời nhưng thể hiện dưới đất. Nước nào cũng cần có sự tổ chức và có con dân kết hợp làm nên một tập thể. Tập thể cần sự đoàn kết và liên đới với nhau thì mới bền vững. Chúa khởi sự ra rao giảng Nước Trời. Chúa dùng quyền năng mình để chữa các bệnh tật và trừ các loại thần ô uế đang quấy rối con người.
Nhiều người đã nhận ra quyền năng Chúa. Họ tin tưởng và phó thác vào tình yêu của Chúa giải thoát họ. Họ vui mừng phấn khởi vì nhận biết Chúa đã viếng thăm dân của Ngài. Tuy nhiên, cũng có nhiều người lòng hẹp hòi và thiên kiến, họ đã dèm pha, ganh tị và tẩy chay việc Chúa làm. Có cả những người thân sống gần cận bên Chúa cũng không biết rõ về Ngài. Họ đã dùng những từ xúc phạm và nói rằng: Ngài mất trí. Còn những người Luật sĩ và Biệt phái thì luôn tìm cách bắt bẻ và hạ nhục danh Chúa. Họ hiểu và thấy rất rõ quyền năng Chúa thực hiện qua việc chữa lành. Họ không muốn chấp nhận sự thật. Họ luôn tìm cách hạch hỏi và chống lại giáo lý của Chúa.
Chúa dùng quyền năng để trừ qủy. Các Luật sĩ lại gán ghép cho Chúa là dùng quyền tướng qủy để trừ. Thật là ngạo mạn! Chúa giải thích cách tường tận rằng: Nếu một nhà phân tán, thì nhà đó không đứng vững được. Tại sao qủy lại trừ qủy. Chỉ có bàn tay Thiên Chúa mới loại trừ các qủy dữ ra khỏi con người. Nuớc trời đã được thiết lập dưới thế gian đi ngược lại với Nước của Satan. Con dân Nước Chúa không thể chia rẽ để ma qủi có cơ hội lợi dụng xâm nhập. Mọi người phải hợp nhất với nhau như Chúa đã cầu nguyện với Chúa Cha rằng: Xin cho chúng nên một như Chúng Ta là một.
Gia nhập vào Nước Trời, chúng ta là công dân của nước Chúa. Chúng ta có bổn phận thi hành những điều Chúa dạy bảo. Thực hành ý Chúa, chúng ta sẽ là người nhà của Chúa, là anh chị em và là mẹ của Chúa. Hãy tin tưởng uy quyền của Chúa, qua sự chết và sự sống lại Chúa đã toàn thắng thế gian và ma qủi. Chúng ta hãy kết hợp với nhau trong tình yêu của Chúa. Tình yêu chính là chất keo gắn liền chúng ta lại với nhau và với Chúa. Chúa Giêsu đang mở đường dẫn dắt chúng ta vào cõi phúc trường sinh.
THỨ HAI, TUẦN 10 THƯỜNG NIÊN
(2Cor 1, 1-7; Mt 5, 1-12).
CHÚC PHÚC
Xuất hành lên núi loan tin,
Giảng bài Tám Mối, con xin nghe Ngài.
Tám điều phúc thật triển khai,
Tinh thần nghèo khó, bên ngai Nước Trời.
Hiền lành, công chính ở đời,
Thiên đàng no thỏa, cõi trời phúc vinh.
Đau buồn, thương xót hết mình,
Ủi an yêu mến, sinh linh rạng ngời.
Thuận hòa thương cảm giữ lời,
Làm con Thiên Chúa, cao vời cõi thiên.
Chứng nhân bách hại trung kiên,
Dù đời ghen ghét, phúc thiên mong chờ.
Ghét Thầy, vu khống nào ngờ,
Nhiều điều gian ác, xấu dơ ghép thành.
Vui mừng phần thưởng phúc lành,
Nước Trời cao trọng, ghi danh muôn đời.
THỨ BA, TUẦN 10 THƯỜNG NIÊN
(2Cor 1, 18-22; Mt 5, 13-17).
MUỐI ĐẤT
Các con muối đất ướp đời,
Giữ gìn chất mặn, giúp người trần gian.
Nên gương nhân đức tỏa lan,
Rạng ngời ánh sáng, tràn lan mọi thời.
Sống đời gương mẫu cao vời,
Góp phần hành đạo, gọi mời tin yêu.
Yêu người yêu Chúa thật nhiều,
Bỏ qua tha thứ, mọi điều xấu xa.
Trần đời cám dỗ quỉ ma,
Nguyện cầu tỉnh thức, khỏi sa gian tà.
Giữ lời trung tín thật thà,
Thực hành sống đạo, xây đà đức tin.
Muối men ánh sáng cầu xin,
Hào quang dọi chiếu, ngắm nhìn trời cao.
Bao la tình Chúa dạt dào,
Suối nguồn ân phúc, tuôn trào thánh ân.
THỨ TƯ, TUẦN 10 THƯỜNG NIÊN
(2Cor 3, 4-11; Mt 5, 17-19).
KIỆN TOÀN
Kiện toàn lề luật Nước Trời,
Giê-su hoàn tất, mọi lời tiên tri.
Chúa không hủy bỏ điều gì,
Tinh thần giữ luật, khắc ghi trong hồn.
Thực hành lẽ đạo ôn tồn,
Nội tâm sâu kín, nên khôn sống đời.
Hoàn thành khoản luật từng lời,
Dù rằng một chấm, gọi mời thực thi.
Ai mà dậy dỗ điều chi,
Dù là nhỏ mọn, tinh vi cao vời.
Người nào hủy bỏ luật Người,
Cho dù luật nhỏ, xa vời cõi thiên.
Yêu thương giới luật trước tiên,
Chu toàn Đức Ái, nối liền tin yêu.
Giới răn Luật Chúa cao siêu,
Dẫn đường đưa bước, thiên triều phúc ân.
THỨ NĂM, TUẦN 10 THƯỜNG NIÊN
(2Cor 3, 15-4, 1.3-6; Mt 5, 20-26).
HÒA GIẢI
Sống đời công chính nội tâm,
Nước Trời rộng mở, giáng lâm tiến vào.
Luật điều chớ đổ máu đào,
Giết người phạm tội, khơi mào ác nhân.
Chúa rằng nên sống khoan nhân,
Đừng vì phẫn nộ, nợ nần yêu thương.
Con người cuộc sống vô thường,
Không chê khùng ngốc, mở đường khinh khi.
Bất bình gây gỗ làm chi,
Hãy mau hòa giải, từ bi dịu dàng.
Dung hòa tâm trí bình an,
Tránh xa ngục tối, dẫn đàng khổ đau.
Hơn thua thắng thiệt qua mau,
Tâm an hồn lặng, cùng nhau giãi bày.
Cảm thông tha thứ vui lây,
Yêu thương kết nối, dựng xây tình người.
THỨ SÁU, TUẦN 10 THƯỜNG NIÊN
(2Cor 4, 7-15; Mt 5, 27-32).
TRONG SẠCH
Ngoại tình phạm lỗi thất trung,
Điêu ngoa gian dối, tín trung chẳng còn.
Vợ chồng chung thủy sắt son,
Gia đinh êm ấm, cháu con xum vầy.
Giê-su Chúa dậy điều này,
Ước ao phạm tội, sa lầy trí tâm.
Ai nhìn người nữ tà dâm,
Ngoài tình tâm trí, âm thầm sướng vui.
Mắt con vấp phạm, thà đui.
Chỉ còn một mắt, an vui Nước Trời.
Nếu tay phạm tội cắt rời,
Một phần chi thể, mất đời phúc vinh.
Toàn thân hỏa ngục cực hình,
Hy sinh cắt bỏ, thiên linh vọng chờ.
Tinh yêu Thiên Chúa vô bờ,
Ban nguồn sinh phúc, hưởng nhờ thánh ân.
THỨ BẢY, TUẦN 10 THƯỜNG NIÊN
(2Cor 5, 14-21; Mt 5, 33-37).
LỜI THỀ
Lời thề đoan hứa tin nhau,
Bội thề phá hết, thương đau mất tình.
Chúa thương chỉ dậy tâm linh,
Đừng thể chi cả, thanh minh sống đời.
Đất trời ngai bệ cao vời,
Trên ngai Thiên Chúa, cõi trời linh thiêng.
Đền thờ Chúa ngự thiêng liêng,
Ngai vàng đất thánh, cõi riêng tôn thờ.
Đầu con quí giá vô bờ,
Thiên tài phú bẩm, ban sơ tạo hình.
Nhớ rằng sự thật hữu tình,
Có thì nói có, ánh minh chan hòa.
Không rằng không có, bỏ qua,
Nói thêm nói bớt, điêu ngoa làm gì.
Nói lời sự thật kiên trì,
An bình cứu độ, khắc ghi lòng người.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bọn chủ nghĩa dân tộc Hindu giẫm lên hình ảnh ĐGH, kêu gọi Ấn Độ không có Kitô Giáo.
Giuse Thẩm Nguyễn
10:45 05/06/2018
(EWTN News/CNA) Bọn chủ nghĩa dân tộc Hindu đã giẫm lên hình ảnh ĐGH Phanxicô gần Vương Cung Thánh Đường Thánh Tâm Chúa ở New Delhi trong một Video kêu gọi Ấn Độ không có Kitô Giáo vừa được cho lên mạng xã hội.
Đoạn Video này cho thấy một nhóm khoảng 20 người hô to “đả đảo Giáo Hoàng Phanxicô” sau bài nói chuyện của một người có lẽ là lãnh đạo của nhóm bảo thủ Hindu là Om Swami Maharaj.
Theo tường trình của hãng tin UCA News, thì Maharaj đã tố cáo những người Kitô thúc đẩy chủ nghĩa cực đoan và mạnh mẽ đe dọa trục xuất họ khỏi Ấn Độ.
Đoạn Video này đã được loan truyền trên mạng xã hội vài tuần sau khi Đức Tổng Giám Mục Anil Couto của tổng giáo phận Delhi viết một thư mục vụ kêu gọi chiến dịch một năm cầu nguyện hướng tới tổng tuyển cử của Ấn Độ vào năm 2019.
Thư mục vụ đã được đọc trong các nhà thờ của tổng giáo phận vào Thánh Lễ ngày 13 tháng Năm, lá thư viết “Chúng ta đang chứng kiến một bầu khí hỗn loạn chính trị, tạo ra một đe dọa đến những nguyên tắc dân chủ ghi trong hiến pháp của chúng ta và cơ cấu xã hội trần thế của đất nước chúng ta.”
ĐTGM đã kêu gọi các Kitô hữu ở thủ đô Ấn Đô ăn chay vào mỗi ngày thứ Sáu cho đến năm tới, dâng sự hy sinh này cho việc canh tân tinh thần của dân tộc. Ngài cũng kêu gọi mỗi giáo xứ hãy có một giờ chầu Thánh Thể vào mỗi thứ Sáu để dâng đất nước Ấn Độ cho Đức Mẹ Fatima.
Thư mục vụ của Đức Tổng Giám Mục đã nhanh chóng nổ ra cuộc tranh cãi trong đảng cầm quyền Bharatiya Janata Party (BJP). Một số lãnh đạo của BJP đã lên án lá thư của tổng giám mục, gọi đó là một “động thái chia rẽ”. Một dân biễu của BJP là Subramanian Swamy, đã kêu gọi Ấn Độ chấm dứt quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh trong một tin nhắn trên mạng xã hội vào ngày 23 tháng Năm.
ĐTGM Couto đã trả lời một cuộc phỏng vấn với hãng tin Asian News International rằng “Trong tất cả các nhà thờ và các cơ sở, chúng tôi cầu nguyện và ăn chay. Tôi không can thiệp vào chính trị đảng phái. Chúng tôi chỉ cầu nguyện cho đất nước được đi đúng hướng.”
Đã có sự gia tăng tấn công chống lại các Kitô hữu ở Ấn Độ từ khi đảng BJP nắm quyền vào năm 2014.
Những cuộc tấn công chống lại Kitô hữu ở Ấn Độ bởi những kẻ cực đoan Hindu đã tăng lên gấp đôi từ năm 2016 đến 2017 và theo tường trình của Persecution Relief (Cơ quan trợ giúp người bị bách hại) ghi nhận đã có 736 vụ vào năm ngoái.
Tự do tôn giáo rất khác nhau trong 29 tiểu bang của Ấn Độ. Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ đã ghi nhận rằng các điều kiện đã tồi tệ hơn trong mười tiểu bang ở Ấn Độ vào năm 2017. Đó là các tiểu bang Uttar Pradesh, Andhra Pradesh, Bihar, Chhattisgarh, Gujarat, Odisha, Karnataka, Madhya Pradesh, Maharashtra, and Rajasthan.
Source: EWTN News Hindu nationalists trample papal image, call for Christian-free India.
Đoạn Video này cho thấy một nhóm khoảng 20 người hô to “đả đảo Giáo Hoàng Phanxicô” sau bài nói chuyện của một người có lẽ là lãnh đạo của nhóm bảo thủ Hindu là Om Swami Maharaj.
Theo tường trình của hãng tin UCA News, thì Maharaj đã tố cáo những người Kitô thúc đẩy chủ nghĩa cực đoan và mạnh mẽ đe dọa trục xuất họ khỏi Ấn Độ.
Đoạn Video này đã được loan truyền trên mạng xã hội vài tuần sau khi Đức Tổng Giám Mục Anil Couto của tổng giáo phận Delhi viết một thư mục vụ kêu gọi chiến dịch một năm cầu nguyện hướng tới tổng tuyển cử của Ấn Độ vào năm 2019.
Thư mục vụ đã được đọc trong các nhà thờ của tổng giáo phận vào Thánh Lễ ngày 13 tháng Năm, lá thư viết “Chúng ta đang chứng kiến một bầu khí hỗn loạn chính trị, tạo ra một đe dọa đến những nguyên tắc dân chủ ghi trong hiến pháp của chúng ta và cơ cấu xã hội trần thế của đất nước chúng ta.”
ĐTGM đã kêu gọi các Kitô hữu ở thủ đô Ấn Đô ăn chay vào mỗi ngày thứ Sáu cho đến năm tới, dâng sự hy sinh này cho việc canh tân tinh thần của dân tộc. Ngài cũng kêu gọi mỗi giáo xứ hãy có một giờ chầu Thánh Thể vào mỗi thứ Sáu để dâng đất nước Ấn Độ cho Đức Mẹ Fatima.
Thư mục vụ của Đức Tổng Giám Mục đã nhanh chóng nổ ra cuộc tranh cãi trong đảng cầm quyền Bharatiya Janata Party (BJP). Một số lãnh đạo của BJP đã lên án lá thư của tổng giám mục, gọi đó là một “động thái chia rẽ”. Một dân biễu của BJP là Subramanian Swamy, đã kêu gọi Ấn Độ chấm dứt quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh trong một tin nhắn trên mạng xã hội vào ngày 23 tháng Năm.
ĐTGM Couto đã trả lời một cuộc phỏng vấn với hãng tin Asian News International rằng “Trong tất cả các nhà thờ và các cơ sở, chúng tôi cầu nguyện và ăn chay. Tôi không can thiệp vào chính trị đảng phái. Chúng tôi chỉ cầu nguyện cho đất nước được đi đúng hướng.”
Đã có sự gia tăng tấn công chống lại các Kitô hữu ở Ấn Độ từ khi đảng BJP nắm quyền vào năm 2014.
Những cuộc tấn công chống lại Kitô hữu ở Ấn Độ bởi những kẻ cực đoan Hindu đã tăng lên gấp đôi từ năm 2016 đến 2017 và theo tường trình của Persecution Relief (Cơ quan trợ giúp người bị bách hại) ghi nhận đã có 736 vụ vào năm ngoái.
Tự do tôn giáo rất khác nhau trong 29 tiểu bang của Ấn Độ. Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ đã ghi nhận rằng các điều kiện đã tồi tệ hơn trong mười tiểu bang ở Ấn Độ vào năm 2017. Đó là các tiểu bang Uttar Pradesh, Andhra Pradesh, Bihar, Chhattisgarh, Gujarat, Odisha, Karnataka, Madhya Pradesh, Maharashtra, and Rajasthan.
Source: EWTN News Hindu nationalists trample papal image, call for Christian-free India.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân của núi lửa tại Guatemala
Thanh Quảng sdb
14:45 05/06/2018
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân của núi lửa tại Guatemala
Trong một bức điện thư được gửi đến cho Đức Khâm sứ Tòa thánh ở Guatemala, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đoan hứa những tâm tình cầu nguyện của ngài cho những nạn nhân bị tử vong, bị thương hay phải di tản vì sự phun trào của một ngọn núi lửa.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói Ngài đã và đang cầu nguyện cho các nạn nhân bị tử vong và cho tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi một vụ phun trào cực mạnh của một ngọn núi lửa tại Guatemala, trong đó có ít nhất 69 người bị tử vong.
Trong một bức điện thơ được gửi đến Đức Tổng Giám Mục Nicolas Thevenin, Sứ thần Tòa thánh Vatican tại Guatemala, Đức Hồng Y Pietro Parolin thay mặt Đức Giáo Hoàng, cho biết Đức Thánh Cha rất đau buồn khi hay tin về sự phun trào dữ dội của núi lửa, gây chết chóc cho nhiều nạn nhân, và làm thiệt hại vật chất nặng nề và làm xáo trộn cuộc sống của một số đông những người sống trong khu vực ”.
Trong đó, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài cầu nguyện cho sự tái sinh vĩnh cửu của người đã chết và chân thành chia buồn cùng các thành viên trong gia đình tang quyến mất người thân của họ.
Ngài cũng nói lên nỗi lòng đồng cảm, gần gũi của mình với những người bị thương và những ai “đang làm việc không mệt mỏi để giúp đỡ các nạn nhân”, xin Chúa ban cho họ những hồng ân đoàn kết, thanh thản tâm linh và hy vọng ”.
Nhà chức trách Guatemala đã xác nhận số người tử vong trong vụ núi lửa phun vào hôm Chúa Nhật là 69 người, nhưng cho biết mới chỉ có 17 người được xác định.
Hơn 3.000 người bị buộc phải di rời khỏi nhà ở khu vực phía tây nam thủ đô Guatemala, nơi tổ chức Caritas địa phương đã lập ba trại để tiếp nhận và tổ chức một những dịch vụ y tế vào ngày 10 tháng 6, trong đó y tế, quần áo và thức ăn đã được tập trung để phân phối.
Caritas Guatemala hiện diện tại hiện trường
Theo lời của vị thư ký điều hành Caritas Guatemala cho hay họ đã không thể tiếp cận được với một số khu vực đông dân nhất của khu vực bị ảnh hưởng và ông lo ngại rằng bi kịch của vụ này có thể còn thảm khốc hơn nữa.
"Một triệu bảy trăm nghìn người bị ảnh hưởng, và con số này có thể còn tăng lên - ông nói - có những thiệt hại nghiêm trọng đối với các cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường xá và cầu cống, làm cho việc liên lạc lại càng thêm khó khăn."
Trong một bức điện thư được gửi đến cho Đức Khâm sứ Tòa thánh ở Guatemala, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đoan hứa những tâm tình cầu nguyện của ngài cho những nạn nhân bị tử vong, bị thương hay phải di tản vì sự phun trào của một ngọn núi lửa.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói Ngài đã và đang cầu nguyện cho các nạn nhân bị tử vong và cho tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi một vụ phun trào cực mạnh của một ngọn núi lửa tại Guatemala, trong đó có ít nhất 69 người bị tử vong.
Trong một bức điện thơ được gửi đến Đức Tổng Giám Mục Nicolas Thevenin, Sứ thần Tòa thánh Vatican tại Guatemala, Đức Hồng Y Pietro Parolin thay mặt Đức Giáo Hoàng, cho biết Đức Thánh Cha rất đau buồn khi hay tin về sự phun trào dữ dội của núi lửa, gây chết chóc cho nhiều nạn nhân, và làm thiệt hại vật chất nặng nề và làm xáo trộn cuộc sống của một số đông những người sống trong khu vực ”.
Trong đó, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài cầu nguyện cho sự tái sinh vĩnh cửu của người đã chết và chân thành chia buồn cùng các thành viên trong gia đình tang quyến mất người thân của họ.
Ngài cũng nói lên nỗi lòng đồng cảm, gần gũi của mình với những người bị thương và những ai “đang làm việc không mệt mỏi để giúp đỡ các nạn nhân”, xin Chúa ban cho họ những hồng ân đoàn kết, thanh thản tâm linh và hy vọng ”.
Nhà chức trách Guatemala đã xác nhận số người tử vong trong vụ núi lửa phun vào hôm Chúa Nhật là 69 người, nhưng cho biết mới chỉ có 17 người được xác định.
Hơn 3.000 người bị buộc phải di rời khỏi nhà ở khu vực phía tây nam thủ đô Guatemala, nơi tổ chức Caritas địa phương đã lập ba trại để tiếp nhận và tổ chức một những dịch vụ y tế vào ngày 10 tháng 6, trong đó y tế, quần áo và thức ăn đã được tập trung để phân phối.
Caritas Guatemala hiện diện tại hiện trường
Theo lời của vị thư ký điều hành Caritas Guatemala cho hay họ đã không thể tiếp cận được với một số khu vực đông dân nhất của khu vực bị ảnh hưởng và ông lo ngại rằng bi kịch của vụ này có thể còn thảm khốc hơn nữa.
"Một triệu bảy trăm nghìn người bị ảnh hưởng, và con số này có thể còn tăng lên - ông nói - có những thiệt hại nghiêm trọng đối với các cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường xá và cầu cống, làm cho việc liên lạc lại càng thêm khó khăn."
Diễn từ của Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki trong thánh lễ Corpus Christi gây tiếng vang trên thế giới
Đặng Tự Do
18:26 05/06/2018
Trong bài “What Happens in Germany” - “Điều gì đang xảy ra ở Đức”, đăng trên First Things ngày 23 tháng 5, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia cảnh cáo rằng
“95 luận điểm của Luther được tung ra tại Đức vào tháng Giêng năm 1518. Ông ta đã viết ‘Những hướng dẫn về việc Xưng Tội’ và ‘Bài giảng về việc chuẩn bị tâm hồn để rước lễ’ vào mùa Xuân năm đó. Đặc biệt, cuốn Bài giảng chứa đựng những hạt giống đầu tiên của cuộc tấn công toàn diện của Luther vào thần học bí tích của Công Giáo. Đó là một điều mà Đức Hồng Y Thomas Cajetan đã cảm nhận được khi ngài triệu tập Luther và ép ông này rút lại những quan điểm sai lầm tại Augsburg vào tháng 10 năm 1518.
Luther từ chối. Phần còn lại của câu chuyện này ai cũng biết.” Đó là cuộc đại ly giáo hình thành ra giáo hội Tin Lành.
“Chính xác 500 năm sau Bài giảng của Luther, bí tích Thánh Thể lại là vấn đề tranh luận ở Đức một lần nữa. Nhưng lần này những người gây ra các vụ tranh cãi lại chính là các giám mục,” chứ không phải là các thần học gia kiêu ngạo và ương ngạnh.
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput cảnh cáo rằng khi chính những người được Giáo Hội ủy thác cho trách nhiệm bảo vệ đức tin tinh tuyền và sự hiệp nhất trong Giáo Hội lại liên tục đặt hết vấn đề này sang vấn đề khác, gieo rắc những hoang mang nghi ngờ trong lòng người giáo dân, nguy cơ lạc giáo, và tối hậu là ly giáo trầm trọng hơn bao giờ từ sau cuộc đại ly giáo của Tin Lành.
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng Giám Mục Köln cũng có những lo lắng như thế. Trong bài giảng thánh lễ Corpus Christi – tức là lễ Mình Máu Thánh Chúa, hôm 31 tháng 5, trước một cộng đoàn đông đảo, ngài đã dùng dịp này để trình bày ý kiến của ngài và 6 vị Giám Mục khác chống lại đề nghị của Đức Hồng Y Reinhard Marx và một số đông các Giám Mục Đức muốn cho người Tin Lành được rước lễ. Ngài nói:
“Đã có rất nhiều những tranh luận sôi nổi về bí tích Thánh Thể trong những tuần gần đây. Một số người nói ‘Chuyện này là gì? Thật là vô nghĩa!’. Những người khác thậm chí còn nói ‘Lại là một vở hát chèo tào lao hai vợ chồng Punch và Judy cãi cọ với nhau!’. Còn tôi, tôi nói với anh chị em - đây là một vấn đề sinh tử. .. Đây là một vấn đề hệ trọng! Và đó là lý do tại sao chúng ta nên chiến đấu và tìm ra đường ngay nẻo chính. Không phải sao cũng được, nhưng phải theo đường lối của Chúa.”
Đức Hồng Y đã đề cao tầm quan trọng của Thánh Thể trong việc phản ảnh và đề cao tín lý tinh tuyền và sự hiệp nhất trong Giáo Hội.
Những người muốn nhận Thánh Thể phải “xem xét thật kỹ xem mình có thể nói ‘vâng và amen’ đối với các tín lý của Giáo Hội Công Giáo chẳng hạn như việc cầu nguyện cho kẻ chết, tín điều các thánh Thông Công và ‘cấu trúc thánh thiện của Giáo Hội’ vì bất cứ ai đón nhận bí tích Thánh Thể thì đều tháp nhập vào nhiệm thể Chúa Kitô, trở thành một chi thể trong nhiệm thể Ngài và là một thành viên trong Giáo Hội cụ thể được đại diện bởi Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục”
Bài phát biểu của Đức Hồng Y Woelki cũng vang vọng những lời chỉ trích quốc tế ngày càng tăng đối với Giáo Hội tại Đức. Đó là khuynh hướng cúi đầu tùng phục những đòi hỏi của chủ nghĩa thế tục khi phải đối mặt với những thay đổi trong quan điểm của xã hội.
Đức Hồng Y Woelki nói:
“Một lần nữa, chúng ta ở Đức này không sống trên ‘một hòn đảo của các Chân Phước’, chúng ta không phải là một Giáo hội quốc gia. Chúng ta là một phần của Giáo hội Hoàn vũ vĩ đại và tất cả các giáo phận Đức là thành viên của một Giáo Hội phổ quát trên toàn thế giới, hiệp nhất dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha.”
Đức Hồng Y Woelki đã cố gắng thuyết phục một giai điệu hòa giải, nhấn mạnh rằng Giáo Hội luôn cần phải “ở bên nhau và với nhau”. Những nhận xét của ngài đã được cộng đoàn chào đón nồng nhiệt.
Source: - Catholic Herald Cardinal Woelki’s powerful speech on the Eucharist
“95 luận điểm của Luther được tung ra tại Đức vào tháng Giêng năm 1518. Ông ta đã viết ‘Những hướng dẫn về việc Xưng Tội’ và ‘Bài giảng về việc chuẩn bị tâm hồn để rước lễ’ vào mùa Xuân năm đó. Đặc biệt, cuốn Bài giảng chứa đựng những hạt giống đầu tiên của cuộc tấn công toàn diện của Luther vào thần học bí tích của Công Giáo. Đó là một điều mà Đức Hồng Y Thomas Cajetan đã cảm nhận được khi ngài triệu tập Luther và ép ông này rút lại những quan điểm sai lầm tại Augsburg vào tháng 10 năm 1518.
Luther từ chối. Phần còn lại của câu chuyện này ai cũng biết.” Đó là cuộc đại ly giáo hình thành ra giáo hội Tin Lành.
“Chính xác 500 năm sau Bài giảng của Luther, bí tích Thánh Thể lại là vấn đề tranh luận ở Đức một lần nữa. Nhưng lần này những người gây ra các vụ tranh cãi lại chính là các giám mục,” chứ không phải là các thần học gia kiêu ngạo và ương ngạnh.
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput cảnh cáo rằng khi chính những người được Giáo Hội ủy thác cho trách nhiệm bảo vệ đức tin tinh tuyền và sự hiệp nhất trong Giáo Hội lại liên tục đặt hết vấn đề này sang vấn đề khác, gieo rắc những hoang mang nghi ngờ trong lòng người giáo dân, nguy cơ lạc giáo, và tối hậu là ly giáo trầm trọng hơn bao giờ từ sau cuộc đại ly giáo của Tin Lành.
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng Giám Mục Köln cũng có những lo lắng như thế. Trong bài giảng thánh lễ Corpus Christi – tức là lễ Mình Máu Thánh Chúa, hôm 31 tháng 5, trước một cộng đoàn đông đảo, ngài đã dùng dịp này để trình bày ý kiến của ngài và 6 vị Giám Mục khác chống lại đề nghị của Đức Hồng Y Reinhard Marx và một số đông các Giám Mục Đức muốn cho người Tin Lành được rước lễ. Ngài nói:
“Đã có rất nhiều những tranh luận sôi nổi về bí tích Thánh Thể trong những tuần gần đây. Một số người nói ‘Chuyện này là gì? Thật là vô nghĩa!’. Những người khác thậm chí còn nói ‘Lại là một vở hát chèo tào lao hai vợ chồng Punch và Judy cãi cọ với nhau!’. Còn tôi, tôi nói với anh chị em - đây là một vấn đề sinh tử. .. Đây là một vấn đề hệ trọng! Và đó là lý do tại sao chúng ta nên chiến đấu và tìm ra đường ngay nẻo chính. Không phải sao cũng được, nhưng phải theo đường lối của Chúa.”
Đức Hồng Y đã đề cao tầm quan trọng của Thánh Thể trong việc phản ảnh và đề cao tín lý tinh tuyền và sự hiệp nhất trong Giáo Hội.
Những người muốn nhận Thánh Thể phải “xem xét thật kỹ xem mình có thể nói ‘vâng và amen’ đối với các tín lý của Giáo Hội Công Giáo chẳng hạn như việc cầu nguyện cho kẻ chết, tín điều các thánh Thông Công và ‘cấu trúc thánh thiện của Giáo Hội’ vì bất cứ ai đón nhận bí tích Thánh Thể thì đều tháp nhập vào nhiệm thể Chúa Kitô, trở thành một chi thể trong nhiệm thể Ngài và là một thành viên trong Giáo Hội cụ thể được đại diện bởi Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục”
Bài phát biểu của Đức Hồng Y Woelki cũng vang vọng những lời chỉ trích quốc tế ngày càng tăng đối với Giáo Hội tại Đức. Đó là khuynh hướng cúi đầu tùng phục những đòi hỏi của chủ nghĩa thế tục khi phải đối mặt với những thay đổi trong quan điểm của xã hội.
Đức Hồng Y Woelki nói:
“Một lần nữa, chúng ta ở Đức này không sống trên ‘một hòn đảo của các Chân Phước’, chúng ta không phải là một Giáo hội quốc gia. Chúng ta là một phần của Giáo hội Hoàn vũ vĩ đại và tất cả các giáo phận Đức là thành viên của một Giáo Hội phổ quát trên toàn thế giới, hiệp nhất dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha.”
Đức Hồng Y Woelki đã cố gắng thuyết phục một giai điệu hòa giải, nhấn mạnh rằng Giáo Hội luôn cần phải “ở bên nhau và với nhau”. Những nhận xét của ngài đã được cộng đoàn chào đón nồng nhiệt.
Source: - Catholic Herald Cardinal Woelki’s powerful speech on the Eucharist
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân hướng dẫn buổi cầu nguyện tưởng niệm biến cố Thiên An Môn
Đặng Tự Do
18:58 05/06/2018
Ít nhất 115 nghìn người đã tham gia vào buổi canh thức cầu nguyện tại công viên Victoria ở Hương Cảng để tưởng niệm biến cố Thiên An Môn. Ngày 4 tháng 6 năm 1989, quân đội Trung Quốc đã thảm sát các sinh viên biểu tình ôn hoà tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh.
Con số những người tham gia đông đảo đã gây ngạc nhiên cho ban tổ chức. Trong nhiều năm qua, Hương Cảng đã chứng kiến sự gia tăng của nhiều nhóm thân Bắc Kinh. Những nhóm này cho rằng chẳng làm gì có vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 năm 1989 tại Quảng trường Thiên An Môn.
Ngoài ra, ngày càng có nhiều nhóm người trẻ có khuynh hướng địa phương cục bộ. Họ chống lại tất cả các cuộc biểu tình chống Bắc Kinh vì cho rằng những cuộc biểu tình này không đi đến đâu lại còn khiến cho Bắc Kinh bực mình và như thế sẽ gây hại cho nền dân chủ ở Hương Cảng.
Tại buổi thắp nến năm nay, có rất nhiều bạn trẻ và sinh viên trong buổi lễ, cũng như các gia đình.
Nhiều tín hữu Tin Lành và Công Giáo cũng có mặt. Theo truyền thống, họ đã tổ chức một khoảnh khắc cầu nguyện cho các “liệt sĩ” tại Thiên An Môn ở Công viên Victoria. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã hướng dẫn buổi cầu nguyện tưởng niệm.
Tại buổi lễ, ban tổ chức đã trình chiếu một loạt các video kỷ niệm, những ca khúc, những lời cầu nguyện, những bài hát đã từng được hát tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Những người biểu tình cũng được nghe những lời chứng động của Li Wenzu, vợ của luật sư nhân quyền Wang Quanzhang, và của Di Mengqi, một trong những bà mẹ có con bị giết tại Thiên An Môn.
Source: Asia News 115 thousand at vigil in memory of Tiananmen dead
Con số những người tham gia đông đảo đã gây ngạc nhiên cho ban tổ chức. Trong nhiều năm qua, Hương Cảng đã chứng kiến sự gia tăng của nhiều nhóm thân Bắc Kinh. Những nhóm này cho rằng chẳng làm gì có vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 năm 1989 tại Quảng trường Thiên An Môn.
Ngoài ra, ngày càng có nhiều nhóm người trẻ có khuynh hướng địa phương cục bộ. Họ chống lại tất cả các cuộc biểu tình chống Bắc Kinh vì cho rằng những cuộc biểu tình này không đi đến đâu lại còn khiến cho Bắc Kinh bực mình và như thế sẽ gây hại cho nền dân chủ ở Hương Cảng.
Tại buổi thắp nến năm nay, có rất nhiều bạn trẻ và sinh viên trong buổi lễ, cũng như các gia đình.
Nhiều tín hữu Tin Lành và Công Giáo cũng có mặt. Theo truyền thống, họ đã tổ chức một khoảnh khắc cầu nguyện cho các “liệt sĩ” tại Thiên An Môn ở Công viên Victoria. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã hướng dẫn buổi cầu nguyện tưởng niệm.
Tại buổi lễ, ban tổ chức đã trình chiếu một loạt các video kỷ niệm, những ca khúc, những lời cầu nguyện, những bài hát đã từng được hát tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Những người biểu tình cũng được nghe những lời chứng động của Li Wenzu, vợ của luật sư nhân quyền Wang Quanzhang, và của Di Mengqi, một trong những bà mẹ có con bị giết tại Thiên An Môn.
Source: Asia News 115 thousand at vigil in memory of Tiananmen dead
Diễn từ của Đức Thánh Cha với phái đoàn Tin Lành Lutheran: “Xin Chúa Thánh Thần hiệp nhất những gì vẫn còn bị chia cách”
Đặng Tự Do
20:05 05/06/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các thành viên của Giáo Hội Lutheran Đức, là những người được ngài tiếp tại Vatican hôm 4 tháng 6, hãy tiếp tục tiến bước trên con đường hiệp nhất.
Nhắc đến những kinh nghiệm tích cực trong lễ tưởng niệm chung 500 năm cuộc cải cách Tin Lành, Đức Thánh Cha chỉ ra rằng “những vết thương của quá khứ” không nên tiếp tục khơi gợi những tranh cãi và hận thù nhưng phải tạo ra các động lực cho những đối thoại huynh đệ và sự hiệp thông ngày càng gia tăng đặc trưng cho giai đoạn 50 năm vừa qua.
Ngài nói: “Nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần, nhờ các cuộc gặp gỡ huynh đệ, những cử chỉ dựa trên luận lý của Tin Mừng hơn là các chiến lược của người phàm, và qua các cuộc đối thoại chính thức giữa Tin Lành Lutheran và Công Giáo, những thành kiến cũ từ cả hai phía đã có thể vượt qua.”
Đối thoại đại kết tiếp tục đánh dấu con đường của chúng ta
Đức Giáo Hoàng bày tỏ hy vọng của ngài về một tương lai trong đó những hố sâu ngăn cách sẽ được vượt qua và nói rằng “việc cử hành chung biến cố Cải Cách đã củng cố chúng ta rằng đối thoại đại kết sẽ tiếp tục đánh dấu con đường của chúng ta.”
Ngài lưu ý rằng sự hiệp nhất trọn vẹn giữa các tín hữu Kitô ngày càng trở nên cấp bách và là một ao ước “như đã được chứng tỏ qua biết bao những buổi cầu nguyện chung và những cuộc gặp gỡ đại kết diễn ra vào năm ngoái trên thế giới”
Chúa Thánh Thần sẽ chỉ cho chúng ta những bước cần thực hiện
Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở rằng:
“Chúng ta đừng quên bắt đầu bằng lời cầu nguyện sao cho không phải là những dự phóng của con người mở đường nhưng là Chúa Thánh Thần vì chỉ mình Ngài mới có thể mở đường và soi sáng các bước cần thực hiện”
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng Thần khí của tình yêu thúc đẩy chúng ta trên con đường bác ái và như những Kitô hữu, người Công Giáo và người Tin Lành Lutheran, được mời gọi yêu thương nhau, cùng nhau hiệp lực xua tan những đau khổ của những ai đang trong tình trạng quẫn bách hay bị bách hại.
“Những đau khổ của biết bao các anh chị em chúng ta đang bị bách hại là một lời mời gọi khẩn thiết chúng ta phải đạt đến một sự hiệp nhất giữa chúng ta hữu hình và cụ thể hơn bao giờ.”
Đối thoại không thể tiến bước nếu chúng ta dậm chân tại chỗ
Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha nói rằng đối thoại không thể tiến bước nếu chúng ta cứ dậm chân tại chỗ không tiếp tục bước đi một cách kiên nhẫn với nhau dưới ánh mắt của Chúa.
Ngài chỉ ra rằng Thánh Thể và vấn đề mục vụ Giáo Hội đòi hỏi những suy tư sâu sắc, nhưng đồng thời đại kết không phải là một thực tại chỉ dành cho các ‘chuyên gia ưu tú’ nhưng là một việc càng nhiều người dự phần càng tốt và phải hình thành nên một cộng đoàn ngày càng đông đảo những người cầu nguyện, yêu thương và tuyên xưng niềm tin.
Ngài kết thúc diễn từ với lời nguyện “Xin Chúa Thánh Thần hiệp nhất những gì vẫn còn bị chia cách”
Source: Vatican News Pope to Lutherans: 'may the Holy Spirit unite what is still divided'
Nhắc đến những kinh nghiệm tích cực trong lễ tưởng niệm chung 500 năm cuộc cải cách Tin Lành, Đức Thánh Cha chỉ ra rằng “những vết thương của quá khứ” không nên tiếp tục khơi gợi những tranh cãi và hận thù nhưng phải tạo ra các động lực cho những đối thoại huynh đệ và sự hiệp thông ngày càng gia tăng đặc trưng cho giai đoạn 50 năm vừa qua.
Ngài nói: “Nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần, nhờ các cuộc gặp gỡ huynh đệ, những cử chỉ dựa trên luận lý của Tin Mừng hơn là các chiến lược của người phàm, và qua các cuộc đối thoại chính thức giữa Tin Lành Lutheran và Công Giáo, những thành kiến cũ từ cả hai phía đã có thể vượt qua.”
Đối thoại đại kết tiếp tục đánh dấu con đường của chúng ta
Đức Giáo Hoàng bày tỏ hy vọng của ngài về một tương lai trong đó những hố sâu ngăn cách sẽ được vượt qua và nói rằng “việc cử hành chung biến cố Cải Cách đã củng cố chúng ta rằng đối thoại đại kết sẽ tiếp tục đánh dấu con đường của chúng ta.”
Ngài lưu ý rằng sự hiệp nhất trọn vẹn giữa các tín hữu Kitô ngày càng trở nên cấp bách và là một ao ước “như đã được chứng tỏ qua biết bao những buổi cầu nguyện chung và những cuộc gặp gỡ đại kết diễn ra vào năm ngoái trên thế giới”
Chúa Thánh Thần sẽ chỉ cho chúng ta những bước cần thực hiện
Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở rằng:
“Chúng ta đừng quên bắt đầu bằng lời cầu nguyện sao cho không phải là những dự phóng của con người mở đường nhưng là Chúa Thánh Thần vì chỉ mình Ngài mới có thể mở đường và soi sáng các bước cần thực hiện”
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng Thần khí của tình yêu thúc đẩy chúng ta trên con đường bác ái và như những Kitô hữu, người Công Giáo và người Tin Lành Lutheran, được mời gọi yêu thương nhau, cùng nhau hiệp lực xua tan những đau khổ của những ai đang trong tình trạng quẫn bách hay bị bách hại.
“Những đau khổ của biết bao các anh chị em chúng ta đang bị bách hại là một lời mời gọi khẩn thiết chúng ta phải đạt đến một sự hiệp nhất giữa chúng ta hữu hình và cụ thể hơn bao giờ.”
Đối thoại không thể tiến bước nếu chúng ta dậm chân tại chỗ
Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha nói rằng đối thoại không thể tiến bước nếu chúng ta cứ dậm chân tại chỗ không tiếp tục bước đi một cách kiên nhẫn với nhau dưới ánh mắt của Chúa.
Ngài chỉ ra rằng Thánh Thể và vấn đề mục vụ Giáo Hội đòi hỏi những suy tư sâu sắc, nhưng đồng thời đại kết không phải là một thực tại chỉ dành cho các ‘chuyên gia ưu tú’ nhưng là một việc càng nhiều người dự phần càng tốt và phải hình thành nên một cộng đoàn ngày càng đông đảo những người cầu nguyện, yêu thương và tuyên xưng niềm tin.
Ngài kết thúc diễn từ với lời nguyện “Xin Chúa Thánh Thần hiệp nhất những gì vẫn còn bị chia cách”
Source: Vatican News Pope to Lutherans: 'may the Holy Spirit unite what is still divided'
Tòa Thánh chính thức bác bỏ “sáng kiến” của Hội Đồng Giám Mục Đức cho phép một số phối ngẫu Thệ Phản của người Công Giáo rước lễ
Vũ Văn An
20:29 05/06/2018
Theo Cindy Wooden của Catholic News Service, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã yêu cầu Hội Đồng Giám Mục Đức đừng công bố bản hướng dẫn toàn quốc cho phép người Thệ Phản lấy người Công Giáo được hiệp lễ trong Thánh Lễ.
Thực vậy, ông Greg Burke, giám đốc Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh, vừa lên tiếng xác nhận sự chân chính của một lá thư được Sandro Magister đăng tải trên trang Blog “Settimo Cielo” của ông.
Lá thư trên, được ký bởi Đức Hồng Y tân cử Luis Ladaria, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, có đoạn viết rằng “Đức Thánh Cha đã đạt tới kết luận này là văn kiện ấy chưa chín chắn đủ để được công bố”.
Đức Hồng Y Bộ trưởng ngày 3 tháng 5 từng gặp một số giám mục Đức thuộc cả hai nhóm bênh và chống “sáng kiến” cũng như các viên chức thuộc hai Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo và Văn Bản Luật Pháp.
Sau các phiên họp trên, Tòa Thánh ra tuyên bố nói rằng “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đánh giá cao dấn thân đại kết của các giám mục Đức và yêu cầu các ngài tìm một kết quả càng một lòng bao nhiêu càng hay, trong tinh thần hiệp thông giáo hội”.
Lá thư ngày 4 tháng 6 của Đức Hồng Y tân cử Ladaria cho hay ngài đã hai lần nói chuyện với Đức Giáo Hoàng Phanxicô chuyên về các hướng dẫn được đề nghị này và về cuộc gặp gỡ đầu tháng 5 và nhắc đến việc: đề nghị của các giám mục Đức đặt ra “một loạt nhiều vấn đề có tầm quan trọng đáng lưu ý”.
Đức Hồng Y tân cử liệt kê 3 vấn đề chính sau đây:
1.“Vấn đề cho phép các Kitô hữu Luthêrô trong các cuộc hôn nhân liên phái là một thể tài đụng đến đức tin của Giáo Hội và có liên quan tới Giáo Hội hoàn vũ.
2. “Vấn đề như thế cũng gây hậu quả đối với các liên hệ đại kết với các giáo hội và cộng đồng giáo hội khác mà ta không thể đánh giá thấp”.
3. Vấn đề này cũng đụng đến giáo luật, nhất là việc giải thích điều 844 của Bộ Giáo Luật; điều này nói rằng “nếu có nguy tử hay nếu, theo phán đoán của giám mục giáo phận hay hội đồng gím mục, một cấp thiết trầm trọng nào khác đòi buộc, các thừa tác viên Công Giáo được ban cấp các bí tích này một cách đúng phép cho các Kitô hữu khác không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, (với điều kiện) họ không thể tiếp cận một thừa tác viên của cộng đồng họ, tự ý tìm kiếm việc này, miễn là biểu lộ đức tin Công Giáo đối với các bí tích này và được chuẩn bị thích đáng”.
Bản hướng dẫn của Hội Đồng Giám Mục Đức chưa bao giờ được công bố, nhưng nhiều người cho rằng nó dự liệu các hoàn cảnh trong đó một tín hữu Luthêrô lấy một người Công Giáo Rôma và thường xuyên tham dự Thánh Lễ với người phối ngẫu Công Giáo thì được rước lễ thường xuyên. Hiện nay, trên thế giới, nhiều giáo phận cho phép như thế trong một số dịp đặc biệt như rửa tội hay rước lễ lần đầu của con cái họ.
Lá thư của Đức Hồng Y tân cử Ladaria cho hay: vì các giải thích đa dạng đối với điều luật trên, nên “các bộ sở có thẩm quyền của Tòa Thánh đã được trao phó việc đưa ra các soi sáng kịp thời cho các câu hỏi như thế trên bình diện giáo hội hoàn vũ”.
Ngài viết “Cách riêng, điều xem ra thích hợp là để cho vị giám mục giáo phận phán đoán về việc hiện hữu của ‘sự cấp thiết trầm trọng’”, một điều cho phép các Kitô hữu thuộc các hệ phái khác được Rước Lễ trong Thánh Lễ Công Giáo.
Matthias Kopp, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Đức, cho hay Đức Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch hội đồng, đã nhận được thư đề ngày 4 tháng 6 của Đức Hồng Y tân cử Ladaria.
Vì đầu tháng 5, Đức Phanxicô khuyến khích tìm ra một chủ trương đồng lòng, nên Ông Kopp cho rằng Đức Hồng Y Marx “khá ngạc nhiên” khi nhận được lá thư này.
Điều đáng lưuu ý là cùng ngày 4 tháng 6, tại Vatican, Đức Phanxicô tiếp một phái đoàn Giáo Hội Tin Lành Luthêrô Đức. Dịp này, ngài nói với phái đoàn rằng “Chúng ta hãy hỗ trợ nhau trong cuộc hành trình, trong đó có việc tiếp diễn cuộc đối thoại thần học”.
Ngài cho họ hay: “Không cuộc đối thoại đại kết nào có thể tiến triển nếu chúng ta đứng yên một chỗ. Chúng ta phải bước đi, phải tiến triển, không hẳn hăm hở chạy lên phía trước đạt cho được đường kết thúc đầy hy vọng, nhưng cùng nhau sánh bước một cách kiên nhẫn dưới con mắt Thiên Chúa”.
Ngài nói rằng: Một số thể tài, trong đó có “Giáo Hội, Thánh Thể và thừa tác giáo hội” cần được nghiên cứu và đối thoại sâu xa hơn.
Thực vậy, ông Greg Burke, giám đốc Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh, vừa lên tiếng xác nhận sự chân chính của một lá thư được Sandro Magister đăng tải trên trang Blog “Settimo Cielo” của ông.
Lá thư trên, được ký bởi Đức Hồng Y tân cử Luis Ladaria, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, có đoạn viết rằng “Đức Thánh Cha đã đạt tới kết luận này là văn kiện ấy chưa chín chắn đủ để được công bố”.
Đức Hồng Y Bộ trưởng ngày 3 tháng 5 từng gặp một số giám mục Đức thuộc cả hai nhóm bênh và chống “sáng kiến” cũng như các viên chức thuộc hai Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo và Văn Bản Luật Pháp.
Sau các phiên họp trên, Tòa Thánh ra tuyên bố nói rằng “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đánh giá cao dấn thân đại kết của các giám mục Đức và yêu cầu các ngài tìm một kết quả càng một lòng bao nhiêu càng hay, trong tinh thần hiệp thông giáo hội”.
Lá thư ngày 4 tháng 6 của Đức Hồng Y tân cử Ladaria cho hay ngài đã hai lần nói chuyện với Đức Giáo Hoàng Phanxicô chuyên về các hướng dẫn được đề nghị này và về cuộc gặp gỡ đầu tháng 5 và nhắc đến việc: đề nghị của các giám mục Đức đặt ra “một loạt nhiều vấn đề có tầm quan trọng đáng lưu ý”.
Đức Hồng Y tân cử liệt kê 3 vấn đề chính sau đây:
1.“Vấn đề cho phép các Kitô hữu Luthêrô trong các cuộc hôn nhân liên phái là một thể tài đụng đến đức tin của Giáo Hội và có liên quan tới Giáo Hội hoàn vũ.
2. “Vấn đề như thế cũng gây hậu quả đối với các liên hệ đại kết với các giáo hội và cộng đồng giáo hội khác mà ta không thể đánh giá thấp”.
3. Vấn đề này cũng đụng đến giáo luật, nhất là việc giải thích điều 844 của Bộ Giáo Luật; điều này nói rằng “nếu có nguy tử hay nếu, theo phán đoán của giám mục giáo phận hay hội đồng gím mục, một cấp thiết trầm trọng nào khác đòi buộc, các thừa tác viên Công Giáo được ban cấp các bí tích này một cách đúng phép cho các Kitô hữu khác không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, (với điều kiện) họ không thể tiếp cận một thừa tác viên của cộng đồng họ, tự ý tìm kiếm việc này, miễn là biểu lộ đức tin Công Giáo đối với các bí tích này và được chuẩn bị thích đáng”.
Bản hướng dẫn của Hội Đồng Giám Mục Đức chưa bao giờ được công bố, nhưng nhiều người cho rằng nó dự liệu các hoàn cảnh trong đó một tín hữu Luthêrô lấy một người Công Giáo Rôma và thường xuyên tham dự Thánh Lễ với người phối ngẫu Công Giáo thì được rước lễ thường xuyên. Hiện nay, trên thế giới, nhiều giáo phận cho phép như thế trong một số dịp đặc biệt như rửa tội hay rước lễ lần đầu của con cái họ.
Lá thư của Đức Hồng Y tân cử Ladaria cho hay: vì các giải thích đa dạng đối với điều luật trên, nên “các bộ sở có thẩm quyền của Tòa Thánh đã được trao phó việc đưa ra các soi sáng kịp thời cho các câu hỏi như thế trên bình diện giáo hội hoàn vũ”.
Ngài viết “Cách riêng, điều xem ra thích hợp là để cho vị giám mục giáo phận phán đoán về việc hiện hữu của ‘sự cấp thiết trầm trọng’”, một điều cho phép các Kitô hữu thuộc các hệ phái khác được Rước Lễ trong Thánh Lễ Công Giáo.
Matthias Kopp, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Đức, cho hay Đức Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch hội đồng, đã nhận được thư đề ngày 4 tháng 6 của Đức Hồng Y tân cử Ladaria.
Vì đầu tháng 5, Đức Phanxicô khuyến khích tìm ra một chủ trương đồng lòng, nên Ông Kopp cho rằng Đức Hồng Y Marx “khá ngạc nhiên” khi nhận được lá thư này.
Điều đáng lưuu ý là cùng ngày 4 tháng 6, tại Vatican, Đức Phanxicô tiếp một phái đoàn Giáo Hội Tin Lành Luthêrô Đức. Dịp này, ngài nói với phái đoàn rằng “Chúng ta hãy hỗ trợ nhau trong cuộc hành trình, trong đó có việc tiếp diễn cuộc đối thoại thần học”.
Ngài cho họ hay: “Không cuộc đối thoại đại kết nào có thể tiến triển nếu chúng ta đứng yên một chỗ. Chúng ta phải bước đi, phải tiến triển, không hẳn hăm hở chạy lên phía trước đạt cho được đường kết thúc đầy hy vọng, nhưng cùng nhau sánh bước một cách kiên nhẫn dưới con mắt Thiên Chúa”.
Ngài nói rằng: Một số thể tài, trong đó có “Giáo Hội, Thánh Thể và thừa tác giáo hội” cần được nghiên cứu và đối thoại sâu xa hơn.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Mình Máu Thánh Chúa Tại Lam Điền , Hà Nội 2018
BTT.Giáo xứ Lam Điền
08:16 05/06/2018
Từ đầu đến giữa thế kỷ XIII, lễ tôn kính Thánh Thể chỉ có một lễ duy nhất đó là Thánh Lễ Tiệc Ly, được cử hành vào Thứ Năm Tuần Thánh. Nhưng ngày này phụng vụ chỉ cử hành canh thức lễ tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa, nên không thể tôn kính Bí Tích Thánh Thể, trung tâm và nguồn của tất cả đời sống Kitô hữu qua những hình thức vui tươi hoặc những lễ nghi đặc biệt.
Xem Hình
Ngày nay, việc rước kiệu Mình Thánh Chúa được thực hành khá phổ biến ở Ý, Tây Ban Nha và nhiều nước Công Giáo Châu Âu. Việc rước kiệu này được diễn ra từ sáng sớm, ngay sau Lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa.
Nét đặc biệt của lễ của Chúa là việc rước kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa đặt trong mặt nhật liền sau lễ ra khỏi nhà thờ, đi trên đường trải thảm, có các em rắc hoa, bình hương nghi ngút, để loan truyền cho mọi người biết rằng : Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Người là ơn cứu độ cho toàn thế giới. Chính vì vậy, cộng đoàn giáo xứ Lam Điền đã cử hành lễ này với đầy đủ ý nghĩa đó.
Vào lúc 5 giờ 30 sáng Chúa Nhật, ngày 03 tháng 6 năm 2018, Thánh lễ được cử hành với lời tổng nguyện nói lên ý nghĩa của việc cử hành và sùng kính Mình-Máu Thánh Chúa, đồng thời nêu bật mối liên kết chặt chẽ giữa ngày Thứ Năm Tiệc Ly và cuộc khổ nạn sinh ơn cứu chuộc của Chúa qua mỗi thánh lễ Hội Thánh cử hành. Sau Thánh lễ cha chủ tế đặt Mình Thánh Chúa vào mặt nhật và cộng đoàn thờ lạy trong giây phút, cuộc rước bắt đầu đi từ nhà thờ xứ Lam Điền sang nhà thờ họ Bến Cát và vòng về. Với cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa và đưa Chúa ra khỏi nhà thờ, cộng đoàn muốn tuyên xưng Chúa Giêsu ngự thật trong phép Mình Thánh, mang Chúa vào trong đời ta, với mong ước nhà ta là nhà của Chúa, đường đời ta là đường của Chúa, xin Chúa hiện diện hằng ngày trong đời sống chúng ta!
Xin cho ngày lễ của Chúa đốt lên trong ta ngọn lửa kính mến và lòng khát khao được kết hiệp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể, hầu sức sống luôn chứa chan và bình an hằng tuôn tràn trong cuộc đời chúng ta. Amen.
BTT.Giáo xứ Lam Điền
Xem Hình
Ngày nay, việc rước kiệu Mình Thánh Chúa được thực hành khá phổ biến ở Ý, Tây Ban Nha và nhiều nước Công Giáo Châu Âu. Việc rước kiệu này được diễn ra từ sáng sớm, ngay sau Lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa.
Nét đặc biệt của lễ của Chúa là việc rước kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa đặt trong mặt nhật liền sau lễ ra khỏi nhà thờ, đi trên đường trải thảm, có các em rắc hoa, bình hương nghi ngút, để loan truyền cho mọi người biết rằng : Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Người là ơn cứu độ cho toàn thế giới. Chính vì vậy, cộng đoàn giáo xứ Lam Điền đã cử hành lễ này với đầy đủ ý nghĩa đó.
Vào lúc 5 giờ 30 sáng Chúa Nhật, ngày 03 tháng 6 năm 2018, Thánh lễ được cử hành với lời tổng nguyện nói lên ý nghĩa của việc cử hành và sùng kính Mình-Máu Thánh Chúa, đồng thời nêu bật mối liên kết chặt chẽ giữa ngày Thứ Năm Tiệc Ly và cuộc khổ nạn sinh ơn cứu chuộc của Chúa qua mỗi thánh lễ Hội Thánh cử hành. Sau Thánh lễ cha chủ tế đặt Mình Thánh Chúa vào mặt nhật và cộng đoàn thờ lạy trong giây phút, cuộc rước bắt đầu đi từ nhà thờ xứ Lam Điền sang nhà thờ họ Bến Cát và vòng về. Với cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa và đưa Chúa ra khỏi nhà thờ, cộng đoàn muốn tuyên xưng Chúa Giêsu ngự thật trong phép Mình Thánh, mang Chúa vào trong đời ta, với mong ước nhà ta là nhà của Chúa, đường đời ta là đường của Chúa, xin Chúa hiện diện hằng ngày trong đời sống chúng ta!
Xin cho ngày lễ của Chúa đốt lên trong ta ngọn lửa kính mến và lòng khát khao được kết hiệp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể, hầu sức sống luôn chứa chan và bình an hằng tuôn tràn trong cuộc đời chúng ta. Amen.
BTT.Giáo xứ Lam Điền
Tản mạn chuyện đổi xứ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
18:03 05/06/2018
Tản Mạn Chuyện Đổi Xứ
Ngày thứ hai 4.6, cha Gioakim Phạm văn Hoạt, phó xứ Võ đắt đi nhận sứ vụ quản xứ Nam chính, kết thúc “mùa thuyên chuyển” 28 linh mục của Giáo phận Phan Thiết.
Từ nhu cầu mục vụ, việc bổ nhiệm và thuyên chuyển các cha trong giáo phận trở thành sinh hoạt thường niên không chỉ đối với linh mục đoàn mà cả với cộng đoàn dân Chúa trong toàn giáo phận. Các cha rời giáo xứ thân yêu, đến nhiệm sở mới.
Chuyển xứ không chỉ là chuyện chuyển đổi nơi ở nơi phục vụ, mà còn là dịp người linh mục thể hiện đức vâng lời triệt để, thể hiện tinh thần hiệp thông phục vụ và từ bỏ khi nhận được thư bổ nhiệm của Đức Giám Mục.
Có những linh mục vừa chuẩn bị mừng khánh thành Nhà thờ, vừa thu xếp hành trang, để sau lễ cung hiến là sẵn sàng lên đường đến nhiệm sở mới trong an bình. Có những linh mục ra đi khi còn dở dang công trình nhà thờ, nhà xứ, nhà giáo lý... Có những linh mục đã cao niên ngoài 70 cũng đổi nhiệm sở. Có những linh mục tâm sự:"Lạy Chúa, con như người thợ dệt, đang mải dệt đời mình,
bỗng nhiên bị tay Chúa cắt đứt ngay hàng chỉ" (Is 38, 12). Lẽ thường tình, sau bao năm phục vụ cộng đoàn, đến lúc ra đi, nhiều cung bậc cảm xúc bịn rịn lưu luyến. Nếu xét theo tình cảm tự nhiên thì đó phải là nỗi đau cào cứa trong lòng. Nhưng đối với đời linh mục, đó là chuyện bình thường. Bởi vì linh mục là người chọn Chúa chứ không chọn công việc của Chúa. Mới hôm qua, chính nơi đây là nhà của mình, thì hôm nay không còn là nhà của mình nữa. Mới hôm qua còn lo lắng xây dựng và gìn giữ, thì hôm nay để lại tất cả và ra đi.Thế mới thấy linh mục là người từ bỏ vì Chúa.
Nhìn chung, các giáo xứ đưa tiễn và đón chào các vị mục tử trong tình thương kính mến, ngậm ngùi chia tay và vui mừng chào đón, nước mắt khóc thương và nụ cười tươi nở. Có hành trình “sốc”, xa xôi từ biển đảo Phú quý vào đất liền rồi vượt đèo cao lên tận đại ngàn Đakim 2, từ sóng biển rì rào lên cao nguyên lộng gió. “Sốc” vì sườn đèo cheo leo, đường vắng teo, hai bên heo hút vực thẳm, từ Phan thiết lên vùng núi Đami toàn đèo dốc lắm ổ gà ổ voi. Có những chuyến đi “xuyên bang” từ Võ đắt về Long hương. Có những chuyến đi rất ngắn từ Chính tòa về Văn thánh. Rầm rộ nhất là giáo xứ Vũ hòa với đội trống “khủng” và đội lân cùng với đoàn xe chở 400 giáo dân tiễn cha xứ về Cà tang, hay đoàn xe đông đảo từ Hiệp đức đi Võ đắt, từ Chính tâm về Hiệp an, từ Tân lý lên Chính tâm…
Những bài cám ơn của các vị đại diện giáo xứ hay của cha tân quản xứ thì muôn màu muôn vẽ. Có những câu nói thật ấn tượng như vị đại diện giáo xứ Tân châu: Đến với Tân châu chắc cha không khỏi ngạc nhiên vì xơ xác. Cây cối xơ xác vì nắng vì gió, con người xác xơ vì lam lũ khổ nhọc của công việc nhà nông. Cuộc sống nơi đây chẳng có gì khấm khá. Nhưng bù lại, Chúa vẫn thương ban nhiều ân sủng, nhất là vườn ơn gọi vẫn đều đặn nở bông. Các cha tiền nhiệm bảo, Tân châu ở lâu mới biết. Xin cha ở lại với chúng con ít nhất 10 năm. Chúng con tin rằng Tân châu 10 năm sau sẽ thay đổi.
Cha Phêrô tân quản xứ đáp từ cũng rất dí dỏm: ngày mới chịu chức, cái gì cũng siêu mẫu, bây giờ cái gì cũng xiêu vẹo, năm nay hưởng thọ 47 tuổi không biết đủ sức phục vụ giáo xứ không?. Hay như cha Giuse tân quản xứ Hiệp an nói: con đến đây như một người phục vụ, nếu đến như một vị vua chắc sẽ bị xua đuổi, nhưng người phục vụ sẽ được đón nhận ân cần….
Hơn một tháng thuyên chuyển các linh mục, Đức cha Giám quản và cha Tổng đại diện gần như hiện diện đầy đủ. Trong lời huấn từ, Đức cha luôn nói đến chân dung linh mục là người được sai đi, đến với đoàn chiên để làm mục tử; là mục tử đi trước đoàn chiên, có lúc ở giữa đoàn chiên và có khi đi cuối đoàn chiên trong sứ vụ hàng ngày. Từ đó Đức cha mời gọi cộng đoàn hãy cầu xin Chúa Giêsu – vị Mục tử Nhân Lành ban tràn đầy ơn phúc xuống trên Cha Tân Quản xứ cũng như tất cả mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ. Anh em linh mục trong giáo phận đến hiệp thông chia sẻ niềm vui. Có những thánh lễ hơn 60 cha đồng tế. Có những ngày trùng với lễ tạ ơn các Nữ tu, các cha vẫn ưu tiên tham dự lễ nhận nhiệm sở mới. Các Nữ tu nhiều Hội dòng, Tu đoàn cũng hiệp thông thật đông đảo trong các thánh lễ nhậm chức. Và mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận cùng cầu nguyện và cầu chúc cho các mục tử được Đức cha sai đến các giáo xứ “cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10); cùng mọi tín hữu biết đón nhận các Linh mục Chúa ban, như “là đón nhận Thầy.” (Mt 10, 40) !
Các linh mục chuyển xứ là được Chúa sai đi trong tư cách nhân danh Chúa, trong quyền năng của Chúa, là hiện thân của Chúa để mang tình yêu Chúa cho đoàn chiên trong viễn tượng ơn cứu chuộc: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”(Mt 28,19).
“Mùa thuyên chuyển” đã kết thúc. Cầu chúc tất cả các linh mục được Đức cha bổ nhiệm đến giáo xứ mới trong dịp này, được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, luôn được ơn khôn ngoan, nhiều niềm vui Tin mừng tại môi trường mới. dân Chúa rất khao khát nơi các ngài hình ảnh Đức Kitô Mục Tử nhân hậu, quảng đại và giàu lòng thương xót. dân Chúa mong muốn các ngài là khuôn mẫu cho lòng đạo đức và bác ái.
Đến giáo xứ mới, đây không chỉ là việc chuyển đổi nơi ở, chuyển đổi nơi làm việc, mà còn là việc lãnh nhận và thực thi sứ vụ Chúa trao ban cho người linh mục. Mong rằng sự chuyển đổi không dừng lại ở sự thay đổi không gian, mà là việc chuyển đổi mang tính biểu tượng cho sự thay đổi tâm linh, đổi mới suy nghĩ, đổi mới cung cách mục vụ. Được thế thì quả thật các ngài đã tạo phúc cho cộng đoàn dân Chúa nơi xứ mới.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Từ nhu cầu mục vụ, việc bổ nhiệm và thuyên chuyển các cha trong giáo phận trở thành sinh hoạt thường niên không chỉ đối với linh mục đoàn mà cả với cộng đoàn dân Chúa trong toàn giáo phận. Các cha rời giáo xứ thân yêu, đến nhiệm sở mới.
Chuyển xứ không chỉ là chuyện chuyển đổi nơi ở nơi phục vụ, mà còn là dịp người linh mục thể hiện đức vâng lời triệt để, thể hiện tinh thần hiệp thông phục vụ và từ bỏ khi nhận được thư bổ nhiệm của Đức Giám Mục.
Có những linh mục vừa chuẩn bị mừng khánh thành Nhà thờ, vừa thu xếp hành trang, để sau lễ cung hiến là sẵn sàng lên đường đến nhiệm sở mới trong an bình. Có những linh mục ra đi khi còn dở dang công trình nhà thờ, nhà xứ, nhà giáo lý... Có những linh mục đã cao niên ngoài 70 cũng đổi nhiệm sở. Có những linh mục tâm sự:"Lạy Chúa, con như người thợ dệt, đang mải dệt đời mình,
bỗng nhiên bị tay Chúa cắt đứt ngay hàng chỉ" (Is 38, 12). Lẽ thường tình, sau bao năm phục vụ cộng đoàn, đến lúc ra đi, nhiều cung bậc cảm xúc bịn rịn lưu luyến. Nếu xét theo tình cảm tự nhiên thì đó phải là nỗi đau cào cứa trong lòng. Nhưng đối với đời linh mục, đó là chuyện bình thường. Bởi vì linh mục là người chọn Chúa chứ không chọn công việc của Chúa. Mới hôm qua, chính nơi đây là nhà của mình, thì hôm nay không còn là nhà của mình nữa. Mới hôm qua còn lo lắng xây dựng và gìn giữ, thì hôm nay để lại tất cả và ra đi.Thế mới thấy linh mục là người từ bỏ vì Chúa.
Nhìn chung, các giáo xứ đưa tiễn và đón chào các vị mục tử trong tình thương kính mến, ngậm ngùi chia tay và vui mừng chào đón, nước mắt khóc thương và nụ cười tươi nở. Có hành trình “sốc”, xa xôi từ biển đảo Phú quý vào đất liền rồi vượt đèo cao lên tận đại ngàn Đakim 2, từ sóng biển rì rào lên cao nguyên lộng gió. “Sốc” vì sườn đèo cheo leo, đường vắng teo, hai bên heo hút vực thẳm, từ Phan thiết lên vùng núi Đami toàn đèo dốc lắm ổ gà ổ voi. Có những chuyến đi “xuyên bang” từ Võ đắt về Long hương. Có những chuyến đi rất ngắn từ Chính tòa về Văn thánh. Rầm rộ nhất là giáo xứ Vũ hòa với đội trống “khủng” và đội lân cùng với đoàn xe chở 400 giáo dân tiễn cha xứ về Cà tang, hay đoàn xe đông đảo từ Hiệp đức đi Võ đắt, từ Chính tâm về Hiệp an, từ Tân lý lên Chính tâm…
Những bài cám ơn của các vị đại diện giáo xứ hay của cha tân quản xứ thì muôn màu muôn vẽ. Có những câu nói thật ấn tượng như vị đại diện giáo xứ Tân châu: Đến với Tân châu chắc cha không khỏi ngạc nhiên vì xơ xác. Cây cối xơ xác vì nắng vì gió, con người xác xơ vì lam lũ khổ nhọc của công việc nhà nông. Cuộc sống nơi đây chẳng có gì khấm khá. Nhưng bù lại, Chúa vẫn thương ban nhiều ân sủng, nhất là vườn ơn gọi vẫn đều đặn nở bông. Các cha tiền nhiệm bảo, Tân châu ở lâu mới biết. Xin cha ở lại với chúng con ít nhất 10 năm. Chúng con tin rằng Tân châu 10 năm sau sẽ thay đổi.
Cha Phêrô tân quản xứ đáp từ cũng rất dí dỏm: ngày mới chịu chức, cái gì cũng siêu mẫu, bây giờ cái gì cũng xiêu vẹo, năm nay hưởng thọ 47 tuổi không biết đủ sức phục vụ giáo xứ không?. Hay như cha Giuse tân quản xứ Hiệp an nói: con đến đây như một người phục vụ, nếu đến như một vị vua chắc sẽ bị xua đuổi, nhưng người phục vụ sẽ được đón nhận ân cần….
Hơn một tháng thuyên chuyển các linh mục, Đức cha Giám quản và cha Tổng đại diện gần như hiện diện đầy đủ. Trong lời huấn từ, Đức cha luôn nói đến chân dung linh mục là người được sai đi, đến với đoàn chiên để làm mục tử; là mục tử đi trước đoàn chiên, có lúc ở giữa đoàn chiên và có khi đi cuối đoàn chiên trong sứ vụ hàng ngày. Từ đó Đức cha mời gọi cộng đoàn hãy cầu xin Chúa Giêsu – vị Mục tử Nhân Lành ban tràn đầy ơn phúc xuống trên Cha Tân Quản xứ cũng như tất cả mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ. Anh em linh mục trong giáo phận đến hiệp thông chia sẻ niềm vui. Có những thánh lễ hơn 60 cha đồng tế. Có những ngày trùng với lễ tạ ơn các Nữ tu, các cha vẫn ưu tiên tham dự lễ nhận nhiệm sở mới. Các Nữ tu nhiều Hội dòng, Tu đoàn cũng hiệp thông thật đông đảo trong các thánh lễ nhậm chức. Và mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận cùng cầu nguyện và cầu chúc cho các mục tử được Đức cha sai đến các giáo xứ “cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10); cùng mọi tín hữu biết đón nhận các Linh mục Chúa ban, như “là đón nhận Thầy.” (Mt 10, 40) !
Các linh mục chuyển xứ là được Chúa sai đi trong tư cách nhân danh Chúa, trong quyền năng của Chúa, là hiện thân của Chúa để mang tình yêu Chúa cho đoàn chiên trong viễn tượng ơn cứu chuộc: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”(Mt 28,19).
“Mùa thuyên chuyển” đã kết thúc. Cầu chúc tất cả các linh mục được Đức cha bổ nhiệm đến giáo xứ mới trong dịp này, được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, luôn được ơn khôn ngoan, nhiều niềm vui Tin mừng tại môi trường mới. dân Chúa rất khao khát nơi các ngài hình ảnh Đức Kitô Mục Tử nhân hậu, quảng đại và giàu lòng thương xót. dân Chúa mong muốn các ngài là khuôn mẫu cho lòng đạo đức và bác ái.
Đến giáo xứ mới, đây không chỉ là việc chuyển đổi nơi ở, chuyển đổi nơi làm việc, mà còn là việc lãnh nhận và thực thi sứ vụ Chúa trao ban cho người linh mục. Mong rằng sự chuyển đổi không dừng lại ở sự thay đổi không gian, mà là việc chuyển đổi mang tính biểu tượng cho sự thay đổi tâm linh, đổi mới suy nghĩ, đổi mới cung cách mục vụ. Được thế thì quả thật các ngài đã tạo phúc cho cộng đoàn dân Chúa nơi xứ mới.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bức dư đồ bị đánh cắp !
Trần Đoan Hùng
08:31 05/06/2018
Tổ tiên mình nào tiếc máu, xương khô.
Dải non sông nối liền như gấm vóc,
Cõi biển trời chim chắp cánh tự do.
Tấm “Dư Đồ” giờ rách nát tả tơi,
Nồi da xáo thịt chém giết đã đời,
Súng Nga, đạn Tàu, thêm ý thức hệ…
Vết hận thù nhức nhối mãi chưa vơi.
Biên giới năm nào máu nhuộm đồi sim,
Muôn vạn xác con giờ vẫn im lìm.
Nhìn đất mẹ cắt chia về phương bắc,
Mà hồn đau như muối xát vào tim !
Thân mẹ Hoàng sa, dáng mẹ Gạc Ma,
Phên dại Biển Đông bát ngát bao la.
Đành nhắm mắt oằn lưng đời nô lệ,
Chiếc thuyền câu giờ ngại chuyến đi xa.
Đôi mắt ai khuya vẫn mãi chờ mong,
Giờ chưa khô dòng lệ nhớ thương chồng.
Thuyền vỡ nát và thân chôn biển thẳm,
Bởi bọn cướp tàu lang sói bất nhân.
Câu hò ví dặm một thuở dân gầy,
Nghe âm vang theo biển chết chiều nay.
Rừng Tây nguyên, chim xa, cây trụi lá,
Bùn đỏ dâng đầy mẹ khóc ngất ngây !
Đất mẹ xưa hiền trái ổi, trái chanh,
Tô canh rau muống, một bát chè xanh…
Con cá rô đồng, con lươn chú ếch…
Giờ nhìn đâu cũng chẳng thấy yên lành !
Đường cong chữ S dáng mẹ thon thon,
Đầu nam Phú Quốc, phía bắc Vân Đồn,
Vịnh Vân Phong, những tiền đồn trấn ải,
“Bè lũ Ba Đình” đang hè hụi bán xon !
Trách bầy con mẹ giá áo túi cơm,
Một bầy sâu mọt, cả lũ quan tham.
Tựa lưng bạo quyền, ăn nhờ độc đảng.
Mặc tấm “Dư Đồ” mẹ rách tan hoang.
Bác Tản Đà xưa hứa “sẽ liệu bồi”,
Đã ngót trăm năm rồi bác Hiếu ơi !
Còn cọng theo tàu, tang gia bại sản.
“Dư Đồ” nầy bị đánh cắp chẳng chơi !
Trần Đoan Hùng
(5/6/2018)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Các phó tế được xông hương riêng không?
Nguyễn Trọng Đa
08:19 05/06/2018
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Dường như một phó tế không bao giờ được xông hương riêng trong Thánh lễ, và Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM) không nói gì về việc xông hương này. Bốn nơi trong Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma nói về các vật dụng phụng vụ và các nhóm người được xông hương, do vai trò riêng biệt của họ trong Thánh lễ, nhưng không có gì rõ ràng nói về phó tế. Thấy phó tế trong Thánh lễ giữ một vai trò khác biệt giữa linh mục và giáo dân, như một thừa tác viên có chức thánh, mặc dù không có dấu ấn linh mục để có thể cử hành Thánh lễ. Đặc biệt, số 178 của Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma nói rằng “Nếu có xông hương, thầy phó tế giúp vị tư tế xông hương lễ phẩm, thánh giá và bàn thờ, sau đó, thầy hoặc một người giúp lễ khác, sẽ xông hương vị tư tế và giáo dân” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang). Liệu có tài liệu nào khác của Hội Thánh có thể giúp làm sáng tỏ sự thực hành này, tức là không xông hương cho phó tế trong Thánh Lễ không? Lý do cho câu hỏi này xuất hiện trong con là sự việc xảy ra trong một Thánh Lễ, khi một thầy phó tế, người đã xông hương cho các Giám mục, linh mục và các tín hữu, lập luận rằng đáng lẽ thầy xông hương cho các phó tế hiện diện trước khi xông cho các tín hữu, sau khi xông cho các Giám mục và linh mục, bởi vì họ là các phó tế vĩnh viễn và họ chia sẻ trong thừa tác có chức thánh của Hội Thánh, và vì thế họ cũng nên được xông hương tách biệt với các tín hữu. Con nghĩ điều đó không đúng cho thầy phó tế muốn có sự thay đổi cho những gì người ta đã quen làm, nhưng con tự hỏi liệu chúng ta có lý do thần học nào ủng hộ truyền thống này chăng? Lý do của thầy phó tế muốn có sự phân biệt giữa các phó tế vĩnh viễn và phó tế chuyển tiếp là rằng các phó tế chuyển tiếp không được xông hương, bởi vì các thầy này đang trên đường trở thành linh mục, trong khi thật là đúng để xông hương cho các phó tế vĩnh viễn, bởi vì họ sẽ không là linh mục. Lập luận này đặt ra một sự phân biệt trong sứ vụ của phó tế, trong điều họ muốn nhắm tới, chứ không phải là đặc tính xác định vai trò của họ trong Thánh lễ. Thật là tuyệt vời khi chúng con đọc câu trả lời của cha cho các vấn đề khó này. - R. O., Torit, Nam Sudan.
Đáp: Tôi xin trả lời câu hỏi thứ hai của bạn trước đã. Không hề có sự phân biệt phụng vụ nào giữa các phó tế vĩnh viễn và phó tế chuyển tiếp. Cả hai đều là giáo sĩ đầy đủ, cả hai đều thực hiện các vai trò phụng vụ giống nhau, và tuân theo các cử chỉ nghi thức như nhau.
Có thể có một vài sự khác biệt, ngoài khung cảnh phụng vụ chặt chẽ, liên quan đến các khía cạnh, chẳng hạn mức độ buộc đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ, và sử dụng y phục giáo sĩ, nhưng các khác biệt này không ảnh hưởng đến địa vị của họ liên quan đến chức thánh, hoặc như là giáo sĩ.
Tôi có thể nói rằng Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma không nói đến việc xông hương cho phó tế, bởi vì lý do đơn giản là rằng văn kiện này mô tả trước tiên mọi cử hành trong một khuôn khổ giáo xứ, mà trong đó không có một hoặc hai phó tế phụ lễ.
Trong trường hợp này, không có gì được nói về việc xông hương cho phó tế, bởi vì, trong hầu hết các tình huống, phó tế là người làm việc xông hương. Sau khi vị chủ lễ được xông hương, các vị đồng tế, nếu hiện diện, sẽ được xông hương chung như là một nhóm.
Tình huống được mô tả bởi bạn đọc này là một Thánh Lễ đồng tế đông người, với Giám mục, nhiều linh mục và các phó tế hiện diện. Điều này có thể có nghĩa rằng một vài phó tế sẽ thực hiện thừa tác của họ trong Thánh lễ, trong khi các phó tế khác có mặt như là giáo sĩ, hoặc chỉ trợ giúp lúc cho tín hữu rước lễ mà thôi.
Trong tình huống này, cuốn sách tham khảo không phải là Sách lễ Rôma, nhưng là Sách Lễ Nghi Giám Mục.
Sách Lễ Nghi Giám Mục nói chi tiết hơn, mặc dù sách này thậm chí không nói đến sự hiện diện của nhiều phó tế. Điều này có lẽ bởi vì nó tập trung vào các phó tế thực thi một thừa tác phụng vụ trong Thánh lễ, và bởi vì khả năng có nhiều phó tế hiện diện tại một nơi là tương đối mới trong Hội Thánh.
Số 96 của Sách Lễ Nghi Giám Mục:
“96. Giám Mục khi ở bàn thờ hay ở Tòa thì đứng mà nhận xông hương và không đội mũ mitra, trừ khi đang đội sẵn.
“Phó tế xông hương cho các vị đồng tế chung một lần. Sau cùng Phó tế xông hương cho dân chúng từ một chỗ đứng thích hợp hơn cả. Nếu có các kinh sĩ không đồng tế hoặc cộng thể ở trong kinh hội thì được xông hương cùng một trật với dân chúng, trừ khi cách xếp đặt nơi chốn bảo phải làm thế khác.
“Điều này cũng áp dụng cho các Giám Mục, nếu cùng hiện diện ở đó” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Mặc dù các thầy phó tế không được nhắc đến cách đặc biệt, các người có mặt mà không đồng tế sẽ ở trong một tình hình tương tự với các kinh sĩ không đồng tế hoặc cộng thể ở trong kinh hội. Do đó, lựa chọn hợp lý sẽ là xông hương cho họ chung với các tín hữu.
Bởi vì việc xông hương này cũng là cho Giám mục có thể hiện diện ở đó mà không đồng tế, nên khó có thể giải thích được như là không xông hương cho bậc phó tế.
Thật cũng là hợp lý khi không xông hương riêng cho các phó tế phụ lễ, sau khi xông hương cho các vị đồng tế. Thường sẽ chỉ có một hoặc hai phó tế, và họ có lẽ đang đứng bên cạnh Giám mục và đã có mặt khi Ngài được xông hương.
Cuối cùng, nếu một Thánh Lễ đồng tế là quá đông, đến nỗi các vị đồng tế đứng hết cả khu cung thánh và còn thêm vài dãy ghế đầu nữa, sẽ không có việc xông hương riêng cho các giáo sĩ. Lúc ấy, tất cả mọi người hiện diện được xông hương, sau khi vị chủ tế đã được xông hương. (Zenit.org 5-6-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Dường như một phó tế không bao giờ được xông hương riêng trong Thánh lễ, và Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM) không nói gì về việc xông hương này. Bốn nơi trong Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma nói về các vật dụng phụng vụ và các nhóm người được xông hương, do vai trò riêng biệt của họ trong Thánh lễ, nhưng không có gì rõ ràng nói về phó tế. Thấy phó tế trong Thánh lễ giữ một vai trò khác biệt giữa linh mục và giáo dân, như một thừa tác viên có chức thánh, mặc dù không có dấu ấn linh mục để có thể cử hành Thánh lễ. Đặc biệt, số 178 của Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma nói rằng “Nếu có xông hương, thầy phó tế giúp vị tư tế xông hương lễ phẩm, thánh giá và bàn thờ, sau đó, thầy hoặc một người giúp lễ khác, sẽ xông hương vị tư tế và giáo dân” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang). Liệu có tài liệu nào khác của Hội Thánh có thể giúp làm sáng tỏ sự thực hành này, tức là không xông hương cho phó tế trong Thánh Lễ không? Lý do cho câu hỏi này xuất hiện trong con là sự việc xảy ra trong một Thánh Lễ, khi một thầy phó tế, người đã xông hương cho các Giám mục, linh mục và các tín hữu, lập luận rằng đáng lẽ thầy xông hương cho các phó tế hiện diện trước khi xông cho các tín hữu, sau khi xông cho các Giám mục và linh mục, bởi vì họ là các phó tế vĩnh viễn và họ chia sẻ trong thừa tác có chức thánh của Hội Thánh, và vì thế họ cũng nên được xông hương tách biệt với các tín hữu. Con nghĩ điều đó không đúng cho thầy phó tế muốn có sự thay đổi cho những gì người ta đã quen làm, nhưng con tự hỏi liệu chúng ta có lý do thần học nào ủng hộ truyền thống này chăng? Lý do của thầy phó tế muốn có sự phân biệt giữa các phó tế vĩnh viễn và phó tế chuyển tiếp là rằng các phó tế chuyển tiếp không được xông hương, bởi vì các thầy này đang trên đường trở thành linh mục, trong khi thật là đúng để xông hương cho các phó tế vĩnh viễn, bởi vì họ sẽ không là linh mục. Lập luận này đặt ra một sự phân biệt trong sứ vụ của phó tế, trong điều họ muốn nhắm tới, chứ không phải là đặc tính xác định vai trò của họ trong Thánh lễ. Thật là tuyệt vời khi chúng con đọc câu trả lời của cha cho các vấn đề khó này. - R. O., Torit, Nam Sudan.
Đáp: Tôi xin trả lời câu hỏi thứ hai của bạn trước đã. Không hề có sự phân biệt phụng vụ nào giữa các phó tế vĩnh viễn và phó tế chuyển tiếp. Cả hai đều là giáo sĩ đầy đủ, cả hai đều thực hiện các vai trò phụng vụ giống nhau, và tuân theo các cử chỉ nghi thức như nhau.
Có thể có một vài sự khác biệt, ngoài khung cảnh phụng vụ chặt chẽ, liên quan đến các khía cạnh, chẳng hạn mức độ buộc đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ, và sử dụng y phục giáo sĩ, nhưng các khác biệt này không ảnh hưởng đến địa vị của họ liên quan đến chức thánh, hoặc như là giáo sĩ.
Tôi có thể nói rằng Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma không nói đến việc xông hương cho phó tế, bởi vì lý do đơn giản là rằng văn kiện này mô tả trước tiên mọi cử hành trong một khuôn khổ giáo xứ, mà trong đó không có một hoặc hai phó tế phụ lễ.
Trong trường hợp này, không có gì được nói về việc xông hương cho phó tế, bởi vì, trong hầu hết các tình huống, phó tế là người làm việc xông hương. Sau khi vị chủ lễ được xông hương, các vị đồng tế, nếu hiện diện, sẽ được xông hương chung như là một nhóm.
Tình huống được mô tả bởi bạn đọc này là một Thánh Lễ đồng tế đông người, với Giám mục, nhiều linh mục và các phó tế hiện diện. Điều này có thể có nghĩa rằng một vài phó tế sẽ thực hiện thừa tác của họ trong Thánh lễ, trong khi các phó tế khác có mặt như là giáo sĩ, hoặc chỉ trợ giúp lúc cho tín hữu rước lễ mà thôi.
Trong tình huống này, cuốn sách tham khảo không phải là Sách lễ Rôma, nhưng là Sách Lễ Nghi Giám Mục.
Sách Lễ Nghi Giám Mục nói chi tiết hơn, mặc dù sách này thậm chí không nói đến sự hiện diện của nhiều phó tế. Điều này có lẽ bởi vì nó tập trung vào các phó tế thực thi một thừa tác phụng vụ trong Thánh lễ, và bởi vì khả năng có nhiều phó tế hiện diện tại một nơi là tương đối mới trong Hội Thánh.
Số 96 của Sách Lễ Nghi Giám Mục:
“96. Giám Mục khi ở bàn thờ hay ở Tòa thì đứng mà nhận xông hương và không đội mũ mitra, trừ khi đang đội sẵn.
“Phó tế xông hương cho các vị đồng tế chung một lần. Sau cùng Phó tế xông hương cho dân chúng từ một chỗ đứng thích hợp hơn cả. Nếu có các kinh sĩ không đồng tế hoặc cộng thể ở trong kinh hội thì được xông hương cùng một trật với dân chúng, trừ khi cách xếp đặt nơi chốn bảo phải làm thế khác.
“Điều này cũng áp dụng cho các Giám Mục, nếu cùng hiện diện ở đó” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Mặc dù các thầy phó tế không được nhắc đến cách đặc biệt, các người có mặt mà không đồng tế sẽ ở trong một tình hình tương tự với các kinh sĩ không đồng tế hoặc cộng thể ở trong kinh hội. Do đó, lựa chọn hợp lý sẽ là xông hương cho họ chung với các tín hữu.
Bởi vì việc xông hương này cũng là cho Giám mục có thể hiện diện ở đó mà không đồng tế, nên khó có thể giải thích được như là không xông hương cho bậc phó tế.
Thật cũng là hợp lý khi không xông hương riêng cho các phó tế phụ lễ, sau khi xông hương cho các vị đồng tế. Thường sẽ chỉ có một hoặc hai phó tế, và họ có lẽ đang đứng bên cạnh Giám mục và đã có mặt khi Ngài được xông hương.
Cuối cùng, nếu một Thánh Lễ đồng tế là quá đông, đến nỗi các vị đồng tế đứng hết cả khu cung thánh và còn thêm vài dãy ghế đầu nữa, sẽ không có việc xông hương riêng cho các giáo sĩ. Lúc ấy, tất cả mọi người hiện diện được xông hương, sau khi vị chủ tế đã được xông hương. (Zenit.org 5-6-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Gương một người trẻ quảng đại: thiếu nữ mới 21 tuổi ở Amarillo TX thành lập một trường khiếm thính ở Uganda.
Trần Mạnh Trác
21:12 05/06/2018
Các thanh niên thiếu nữ đó rồi sẽ phải ưu tư với những câu hỏi cuả ‘người lớn’ là sẽ làm gì, trở thành gì, ở đâu…nhưng một thiếu nữ ở Texas với nhan mạo tóc đỏ, mặt đầy tàn nhan, với một bản tính loại ‘quái nữ’, ‘cứng đầu’, sống ở vùng đồng cỏ bạt ngàn, hè thì nóng như lửa, đông thì lạnh như cắt, không thua Bắc Cực, là xứ Amarillo, cô đã biết phải làm gì khi ra trường cách đây 4 năm trước.
Với một ý chí bền vững ngang với thép, kiên trì theo đuổi một mục đích kéo dài nhiều năm trời, cô đã thành công trong việc ‘đơn thương độc mã’ thiết lập một trường ‘khiếm thính’ cho các trẻ em bị bỏ ra ngoài lề xã hội ở Uganda, Phi Châu.
Câu chuyện và tâm tình cuả cô Rannah Evetts đã được nữ ký giả Mary Rezac thuật lại trên mạng truyền thông chính thức cuả Công Giáo HK, CNA, tóm lược như sau:
...
...
...
"Kể từ khi tôi còn bé, tôi đã nói rằng tôi phải đi đến Châu Phi, và tôi không hiểu tại sao, và mẹ tôi đã nhại tôi là ‘con bé Phi của mẹ’ bởi vì đó là tất cả những gì tôi muốn nói", Rannah nhớ lại.
Hôm nay, ở tuổi 21, Rannah đang sống trong giấc mơ thời thơ ấu của mình, cô đã thành lập được một trường Công Giáo cho các trẻ em khiếm thính ở Uganda.
Nhưng cách mà việc ấy trở thành hiện thực thì cô đã không bao giờ có thể tưởng tượng ra được.
Evetts thích nói về Châu Phi khi còn bé. Nhưng còn có nhiều tâm sự mà cô đã không nói đến – như bị lạm dụng tình dục và những hậu quả đau đớn mà cô ấy phải âm thầm chịu đựng trong nhiều năm: bị trầm cảm, muốn tự tử, tự khinh bỉ mình và tuyệt vọng.
"Qua những tổn thương và đau đớn thì Thiên Chúa đã làm việc trong tôi," Evetts nói.
Tuyệt vọng trong lúc học trung học, cô ném mình vào những cuộc vui chơi, tìm sự giải khuây.
"Tôi muốn có hạnh phúc, tôi đã quá mệt mỏi vì ghét bản thân mình và vì sự khốn khổ dày vò, và vì vậy khi tôi còn là một học sinh trung học, tôi bắt đầu tiệc tùng rất nhiều.. . và tôi nhanh chóng nhận ra điều này không làm cho tôi được hạnh phúc, tôi chỉ sa vào đau khổ nhiều hơn, ”cô nói.
Tìm kiếm câu trả lời, Evetts bắt đầu tham dự các nhà thờ khác nhau vào những dịp cuối tuần.
Chưa hề được rửa tội với một giáo phái nào, cô đi từ nhà thờ ‘Tin lành’ này qua nhà thờ khác trong một thời gian, nhưng không cảm thấy tìm được chân lý cho đến khi cô bắt đầu chú ý đến đức tin Công Giáo.
“Khi tôi học lớp 12 (senior: lớp cuối trung học), thì tôi cũng bắt đầu chương trình Dự Tòng cho người lớn (RCIA).. . và nhờ đó, tôi đã từ bỏ rượu, không chơi bời nữa, tôi luôn đọc Kinh Thánh, và nhận ra rằng tôi chỉ muốn có Chúa Giêsu. Ngài phải là người thầy thuốc chữa bệnh cho tôi, bởi vì tôi biết rằng thế giới không thể chữa lành cho tôi được nữa, ”cô nói.
Khi cô chịu phép rửa vào cuối niên học, Evetts nói rằng cô cảm thấy sự hiện diện của Chúa Kitô, một cách không thể diễn tả, trong trái tim cô. Cô cảm thấy Thiên Chúa gọi cô làm một nhiệm vụ, mà nó sẽ kết hợp những phần có vẻ không liên quan gì với nhau trong quá khứ của cô, bao gồm tình yêu của cô dành cho Châu Phi, và sự hiểu biết về những ký hiệu khiếm thính.
Ở trường cô học, người ta chỉ cung cấp có 2 môn ‘ngôn ngữ học’ là tiếng Tây Ban Nha hoặc ASL (Ký hiệu). Evetts cho biết cô tham gia lớp ký hiệu bởi vì cô nghĩ rằng nó "cool", và em gái cuả cô cũng chọn môn này.
“Đó chỉ là để cho có đủ tín chỉ mà ra trường, tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ làm bất cứ điều gì với nó,” cô nói, và thậm chí có lúc cô muốn bỏ lớp.
Cô nói rằng Thiên Chúa bắt đầu kéo trái tim cuả cô đổ dồn vào lớp ký hiệu này, sau khi cô thực hiện một bài nghiên cứu về những người điếc ở Uganda.
Cô được biết rằng người điếc ở Uganda thường bị hiểu lầm và bị ngược đãi, bị coi như là những tội nhân hay thậm chí bị nguyền rủa. Những người điếc thường bị loại bỏ ra ngoài xã hội vì sự ác độc cuả con người hoặc vì sự khan hiếm tài vật.
“Tôi cảm thấy gần gũi với những người khiếm thính đó bởi vì họ bị bỏ rơi, bị nguyền rủa, bị coi là tội nhân, và vì thế bị loại ra khỏi thế giới, họ đang sống trong bóng tối và sự im lặng," cô nói.
“Và Chúa lôi kéo tôi để ban phát lại những gì mà Ngài đã làm nơi tôi sau những năm tăm tối của cuộc đời mình, khi tôi tự ghét bản thân mình, cảm thấy như không có ai làm bạn bè và không có ai để nói chuyện, muốn được chết, không có mục đích gì trong cuộc sống - tất cả những điều tôi đã phải vật lộn sau khi bị lạm dụng tình dục, Chúa đã nhận lấy tất cả và Người đã biến đổi mọi thứ đó ‘thành ân sủng'. Và cũng thế Người muốn làm với những người điếc ở đây, ”cô nói.
Sau khi tốt nghiệp trung học, Evetts đã bay tới Uganda lần đầu tiên và làm việc bảy tháng cho một trường học cho người điếc tại thủ đô Kampala. Với kinh nghiệm đó, cô tìm gặp một linh mục trong một ngôi làng ở miền bắc Uganda, trong một khu vực có hàng trăm trẻ em điếc và không có một nguồn lực nào đễ trợ giúp cho chúng.
“Rất là đơn sơ, sau thánh lễ tôi đi tới phòng áo và nói, 'Chào Cha, con là Rannah, con có thể gặp Cha đươc không?'” Cô nhớ lại.
Cuộc họp ban đầu đó đã lân la trở thành một cuộc trò chuyện kéo dài hơn một năm rưỡi, với ba người là Evetts, vị linh mục, và giám mục địa phương, để suy tính có nên bắt đầu một trường học cho người điếc không.
Vào tháng Hai năm 2017, trường St. Francis de Sales cho người điếc đã được khai trương. Thánh Phanxicô được chọn làm người bảo trợ vì Ngài đã phát triển một loại ký hiệu để dạy đức tin Công Giáo cho một người điếc là ông Martin.
"Tôi đã không nghĩ rằng tôi sẽ làm bất cứ điều gì với môn ký hiệu, nhưng hình như mỗi ngày Chúa đã tiết lộ thêm ra và nhiều hơn là tại sao tôi đang làm những gì tôi đang làm," cô Evetts nói.
“Tôi biết tôi muốn làm việc truyền giáo, tôi biết tôi muốn chia sẻ lời của Chúa với mọi người và những gì Ngài đã làm trong đời tôi. Nó là rất lớn những gì Ngài làm cho tôi, và thật là khó mà có thể chia sẻ điều đó với mọi người! Tôi là một người tân tòng và tôi đang ‘nóng như lửa cháy đây’ bạn biết không? Nó giống như, 'không, tôi đã ở phía bên kia rồi, cứ tin tôi đi!' ”
Nhưng mọi sự đã không được dễ dàng đâu. Trường mở cửa cho trẻ em từ 3-14 tuổi và độ tuổi mang đến nhiều nhu cầu khác nhau. Khi chúng mới đến lần đầu tiên, hầu hết các em không có cách nào để diễn tả nhu cầu, suy nghĩ, trải nghiệm, nỗi đau hoặc ý tưởng của chúng.
"Đột nhiên chúng bị ném vào một nơi và chúng không hiểu chuyện gì, vì vậy chúng tôi có những đứa trẻ đang cố chạy trốn, rất nhiều đứa trẻ đã khóc khi thấy tôi bởi vì chúng chưa bao giờ thấy một người như tôi bao giờ cả và cái thách thức của công việc là mang lại cho chúng một ngôn ngữ.. . nó là vô cùng khó khăn, "Evetts nói.
Với thời gian công việc cũng mang đến nhiều nỗi u uẩn riêng tư và thách thức cho Evetts, là người nước ngoài duy nhất trong làng, người phụ nữ duy nhất sống trong nhà xứ, và người duy nhất có một văn hóa xa lạ trong khu vực. Cô thường cảm thấy bị choáng ngợp bởi trách nhiệm đè nặng trên vai cô.
“Tôi muốn nói cảm ơn rất nhiều đến mẹ tôi, bởi vì tôi muốn nói với mẹ rằng “Con muốn về nhà, bởi vì con không biết mình đang làm gì', và mẹ tôi sẽ gắn bó với tôi và cầu nguyện với tôi."
Evetts vẫn luôn phải đấu tranh với các lo lắng và đau đớn gây ra bởi những lạm dụng trong quá khứ.
“Tôi muốn nói với bạn điều này bởi vì.. . nó cho thấy lòng nhân lành của Thiên Chúa, bởi vì có những ngày tôi không có sức mà làm điều này. Tôi mới 22 tuổi và tôi không biết mình đang làm gì và tôi lại là thủ lĩnh của tất cả những điều này và tôi đang làm việc ở một đất nước xa lạ và có những vấn đề của riêng tôi.. . tôi đang giải quyết một mình trong sự im lặng với Chúa, ”Evetts nói.
Có khi cô cảm thấy như không thể ra khỏi giường vào buổi sáng và tình trạng đó kéo dài hàng nhiều tuần một.
“Nhưng tôi muốn chia sẻ điều đó với bạn bởi vì nó cho thấy rằng chính Chúa đã làm điều này. Bạn chỉ cần nói 'có' với Thượng đế và Ngài sẽ làm những điều kế tiếp, Ngài sẽ hoàn thành nó, bởi vì đây là trường của Ngài và đây là nhiệm vụ của Ngài, ”cô nói. "Tôi không biết làm thế nào để giải thích nó, nhưng Ngài ở đây và Ngài nắm giữ sự kiểm soát tất cả những điều này."
Cô và các nhân viên bắt đầu nhìn thấy sự chuyển đổi ở nơi các học sinh trong vòng một năm học là không thể tin được, cô nói.
Những đứa trẻ đến với chúng đã từng bị hãm hiếp, lạm dụng hoặc bỏ bê vì khuyết tật, và đã được biến đổi trong tính tình và hành vi khi chúng bắt đầu có được một ngôn ngữ.
Vào đầu năm, nhiều bậc cha mẹ miễn cưỡng gửi con đến trường (nội trú,) tin rằng không thể giáo dục một đứa trẻ bị điếc. Nhưng khi niên học kết thúc, khi bọn trẻ về nhà lần đầu tiên, cha mẹ bắt đầu gọi điện cho nhà trường tỏ vẻ ngạc nhiên.
Những bậc cha mẹ này hồ hải giống như 'chúng tôi không biết những gì con chúng tôi đang nói nhưng rõ ràng chúng biết nhiều việc, và chúng nói chuyện với bàn tay!' ”
Evetts cho biết việc các cộng đồng địa phương đã chấp nhận và yêu mến ngôi trường là một khích lệ lớn cho cô. Là người da trắng duy nhất trong khu vực, Evetts cho biết nó tự động mang lại cho cô rất nhiều sự chú ý, và nhờ đó nó cho phép cô lèo lái sự chú ý đó đến những công việc cho trẻ em điếc.
Evetts nói phần thưởng đáng giá nhất của kinh nghiệm là cách Đức Chúa Trời đã sử dụng lời 'có' của cô và những lời 'có' của các nhân viên để biến đổi cuộc sống và làm điều gì đó mà họ sẽ không thể hoàn thành nếu không có Ngài.
"Bạn càng gần gũi với Thiên Chúa trong im lặng của Ngài, đó là lúc Ngài tỏ lộ mình ra, (im lặng) đó là ngôn ngữ của Ngài", cô nói. “Và không chỉ vậy, Ngài tiết lộ con người thật cuả bạn cho bạn - Ngài rút tiả sự ấy ra từ bạn, và tôi thực sự biết rằng tôi đến gần Ngài hơn, Ngài chỉ cho tôi thấy - 'đây là lý do tại sao Ta đặt mong muốn này vào con, và như thế Ta sử dụng các nỗi đau và hoạn nạn của con để Ta biến đổi nó. '”
"Tất cả đều là ở nơi Ngài."