Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:10 05/06/2009
NA-LU-TINH CHO VAY
Bạn hữu vay nợ của Na-lu-tinh.
Na-lu-tinh trong lòng biết rằng có vay mà không có trả, nhưng không muốn làm phiền người khác, hơn nữa tiền cho vay cũng không nhiều, thế là vui vẻ cho bạn vay tiền. Nhưng không ngờ, một tuần sau thì người bạn đem đủ số tiền đến hoàn trả.
Khoảng một tháng sau, người bạn lại đến mượn một số tiền khá lớn. Na-lu-tinh từ chối, người bạn hỏi tại sao, ông ta trả lời:
- “Lần trước anh đến mượn tiền, tôi không có giao hẹn cho anh ngày hoàn trả nợ, vậy mà anh làm tôi thất vọng; lần này tôi hẹn ngày anh trả nợ, nhưng tôi không muốn anh lại làm tôi thất vọng.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Vay nợ là chuyện bất đắc dĩ, bởi vì không ai muốn mình mắc nợ người khác, bởi vì mắc nợ cũng có nghĩa là mình đang “thua cơ” người khác.
Ở đời, con người ta ai cũng có mắc nợ nhau: tôi nợ anh nông dân hạt lúa hạt gạo, anh nông dân nợ người thợ may áo quần mặc bừa vặn, anh thợ may nợ người thợ máy, thợ máy nợ thầy cô giáo tri thức chữ nghĩa, thầy cô giáo nợ người bán hàng ngoài chợ.v.v... loại nợ này không phải bất đắc dĩ nhưng là loại mắc nợ tự nhiên, loại nợ này không phải trả bằng tiền bạc vật chất nhưng là bằng sự kính trọng lẫn nhau trong cuộc sống.
Có những chủ nợ thuê du đảng đi đòi nợ tiền mà như đi đòi nợ máu, có những con nợ quỵt tiền trốn biệt tăm, cả hai loại chủ nợ và con nợ trên đều không có lòng nhân, bởi vì cả hai đều không biết tôn trong nhau, và chỉ vì cá nhân ích kỷ mà thôi.
Thánh Phao-lô tông đồ dạy rằng, trong mọi việc chúng ta đều phải có lòng bác ái yêu thương nhau...
N2T |
Bạn hữu vay nợ của Na-lu-tinh.
Na-lu-tinh trong lòng biết rằng có vay mà không có trả, nhưng không muốn làm phiền người khác, hơn nữa tiền cho vay cũng không nhiều, thế là vui vẻ cho bạn vay tiền. Nhưng không ngờ, một tuần sau thì người bạn đem đủ số tiền đến hoàn trả.
Khoảng một tháng sau, người bạn lại đến mượn một số tiền khá lớn. Na-lu-tinh từ chối, người bạn hỏi tại sao, ông ta trả lời:
- “Lần trước anh đến mượn tiền, tôi không có giao hẹn cho anh ngày hoàn trả nợ, vậy mà anh làm tôi thất vọng; lần này tôi hẹn ngày anh trả nợ, nhưng tôi không muốn anh lại làm tôi thất vọng.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Vay nợ là chuyện bất đắc dĩ, bởi vì không ai muốn mình mắc nợ người khác, bởi vì mắc nợ cũng có nghĩa là mình đang “thua cơ” người khác.
Ở đời, con người ta ai cũng có mắc nợ nhau: tôi nợ anh nông dân hạt lúa hạt gạo, anh nông dân nợ người thợ may áo quần mặc bừa vặn, anh thợ may nợ người thợ máy, thợ máy nợ thầy cô giáo tri thức chữ nghĩa, thầy cô giáo nợ người bán hàng ngoài chợ.v.v... loại nợ này không phải bất đắc dĩ nhưng là loại mắc nợ tự nhiên, loại nợ này không phải trả bằng tiền bạc vật chất nhưng là bằng sự kính trọng lẫn nhau trong cuộc sống.
Có những chủ nợ thuê du đảng đi đòi nợ tiền mà như đi đòi nợ máu, có những con nợ quỵt tiền trốn biệt tăm, cả hai loại chủ nợ và con nợ trên đều không có lòng nhân, bởi vì cả hai đều không biết tôn trong nhau, và chỉ vì cá nhân ích kỷ mà thôi.
Thánh Phao-lô tông đồ dạy rằng, trong mọi việc chúng ta đều phải có lòng bác ái yêu thương nhau...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:11 05/06/2009
N2T |
3. Khi các con làm việc thiện thì nên cảnh giác tình cảm kiêu ngạo, kiêu ngạo giống như tên trộm cướp, kẻ cướp gian ác không hại người trên thân không có gì, không cướp thuyền không có hàng hóa, nhưng chỉ mưu hại những khách có tiền của.
(Thánh Basilius Magnus)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:12 05/06/2009
N2T |
136. Mỗi người bất luận là người bình thường hay người vĩ đại, đều phải tự mình lên kế hoạch cho cuộc sống của mình. Như thế, lý tưởng có lẽ một lúc nào đó trong tương lai sẽ thực hiện.
Thánh Tâm Chúa Giêsu
Lm Giacôbê Tạ Chúc
03:32 05/06/2009
THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
Trong suốt tháng sáu-tháng Thánh Tâm, Giáo hội mời gọi mỗi người hướng lòng trí mình lên cùng Trái Tim dịu hiền của Chúa Giêsu, nguồn mạch mọi phúc lành của Thiên Chúa.
Nói đến trái tim là nói đến tình yêu, mà nói đến tình yêu là nói tới con người. Vì chỉ con người mới biết yêu thương. Nhưng tình yêu không tự nhiên mà có, nguồn cội của nó do bởi Đấng Tạo thành. Thánh Gioan đã định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu”(1Ga 4, 7tt).
Gần đây, có người tìm được tấm ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu, phần dưới trái tim Chúa đang chảy máu, người này xin Đức Hồng Y G.B. Phạm Minh Mẫn cho phép phổ biến tấm ảnh ấy. Đức Hồng y cho phép với điều kiện in thêm câu này trên ảnh: “Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả”.
Cuối tháng 3-2007, Đức Hồng Y đi thăm Nhật và biết được câu truyện các Thánh tử đạo Nhật. Truyện kể hai ông quan chịu trách nhiệm bắt giam những người Công Giáo cuối thế kỷ 16, khi tịch biên tài sản của họ, phát hiện trong đó có ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu. Một trong hai ông quan đặt tấm ảnh Thánh Tâm Chúa trên bàn làm việc và suy nghĩ suốt đêm: Tại sao người trong ảnh có trái tim ở ngoài ? Hôm sau ông có kết luận và viết: “Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả” (Người có trái tim ở bên ngoài, bên trong lại không có tim: ám chỉ người chỉ lo và yêu thương người khác mà không lo cho chính mình). Đó chính là đặc tính của Thánh Tâm Chúa.
Chúng ta hãy tìm hiểu hai chữ “Thánh Tâm”.
Nghĩa chữ Thánh Tâm:
2.1. Thánh: chữ Hán có hai chữ là? và ?. Trong từ Thánh Tâm, thánh là chữ?. Chữ thánh (?) có nhiều nghĩa. Liên quan đến từ Thánh Tâm thì là những nghĩa sau: Thánh, chỉ những gì thuộc về Đức Chúa và các đấng thiêng liêng, ví dụ: Thánh giáo, Thánh ý. Thánh cũng có nghĩa mầu nhiệm, tốt đẹp hoàn toàn, vd.: Thánh đức.
2.2. Tâm: có hai chữ Hán là ?và?, ở đây là chữ?, chữ tâm?là chữ tượng hình, kiểu viết tiểu triện có hình trái tim:, còn kiểu viết khải thư ? thì ở trên có ba dấu tượng trưng ba cái cuống, ở dưới là túi chứa máu.
Chữ tâm (?) có rất nhiều nghĩa: (dt) (1) Trái tim, cơ quan tuần hoàn của con người và động vật có lưng, vd. tâm tạng; (2) Trái với vật, ý thức của con người; (3) Ý chí; (4) Lòng yên tĩnh, vd. tâm bình khí hoà; (5) Căn nguyên của đạo; (6) Chính giữa, vd. viên tâm; trọng tâm; (7) Một trong hai mươi tám tinh tú; (8) Danh từ Phật giáo, trái với sắc, Phật giáo coi những vật thể có hình dáng mà con người cảm giác được, gọi là sắc, những gì thuộc lĩnh vực tinh thần, gọi là tâm; (9) Tư tưởng, bộ não, người xưa ngộ nhận tâm là cơ quan tư duy, nên cơ quan tư tưởng, các tình trạng tư tưởng và tình cảm đều gọi là tâm, vd. tâm cảnh, tâm địa; (10) Phần giữa của thực vật, vd. hoa tâm; (11) Bản tính; (12) Lương tâm, vd. tâm tính; (13) Cái gai; (14) Hình trái tim(?), tượng trưng cho tình yêu. (đt) (15) Tính toán trong lòng, vd. tâm tính; (16) Quyết đấu trong lòng, vd. tâm chiến.
2.3. Thánh Tâm (??) còn gọi là "Rất Thánh Trái Tim" nghĩa là trái tim thuộc về Đức Chúa (hoặc Đấng thiêng liêng).
Nơi nhiều dân tộc, tâm (hay trái tim) vừa để chỉ trái tim bằng thịt nhưng cũng nói lên một điều gì gồm tóm cả con người, cho dù chỉ dưới một khía cạnh nào đó (cũng như những danh từ khác, chẳng hạn: đầu, bụng, lòng dạ, tay mặt...). Chẳng hạn, với người Á đông, trái tim diển tả tình cảm và tư tưởng của con người, mà tình cảm của con người có thất tình lục dục. Thất tình (bảy thứ tình cảm) của con người theo Nho giáo là: hỷ (vui), nộ (giận), ai (buồn sầu), cụ (sợ), ái (yêu), ố (ghét), dục (ước muốn); theo Phật giáo là: hỷ, nộ, ưu (lo nghĩ), cụ, ái, tăng (ghét), dục. Thất tình của Nho giáo và Phật giáo tuy không hoàn toàn giống nhau, nhưng đều có ái. Ái là tình yêu thương. Trái tim có nghĩa là trung tâm thật sự và sâu kín nhất của con người (nội tâm), nó gồm tóm cá tính cụ thể của con người hướng dẫn mọi hành động ý thức hay vô thức của con người, là yếu tính đồng nhất cách tự nhiên và tượng trưng cho mọi tập quán khác nhau của con người, nhờ đó chúng có một ý nghĩa tối hậu.
Như thế trái tim tượng trưng cho toàn thể con người như là nguồn mạch tạo nên cuộc sống của mình. Lời kêu xin: "Hỡi con, hãy cho Cha trái tim của con" (Cn 23,26) có nghĩa là: "Hãy cho Cha cả con người của con".
Vậy, khi nói về Thánh Tâm Chúa Giêsu là chúng ta luôn luôn hiểu ngầm cả con người Chúa Kitô. Hơn nữa, chúng ta cốt yếu để ý đến chính con người, vì trái tim có nghĩa là phương tiện hoặc là trung tâm điểm của con người. Đây là lý do tại sao Hội Thánh không muốn trưng bày công khai trái tim như thể của Chúa Kitô bằng ảnh tượng mà không có cả con người Chúa Kitô (Trong việc thờ kính riêng tư có thể được phép trưng bày như thế nếu không bất tiện).
Trái tim không nhất thiết là tình yêu, vì trong trường hợp người gian ác, thâm tâm họ đâu có thể là tình thương. Nhưng nếu một người đầy tình yêu đối với tha nhân và đối với Thiên Chúa thì thâm tâm người ấy được gọi rất đúng là tình yêu như trong trường hợp về Chúa Giêsu.
Trái tim bằng thịt không phải là hình ảnh (image) nhưng là tượng trưng (symbol) của "trái tim" theo nghĩa vừa nói ở trên. Không phải là hình ảnh, vì "trái tim" là thâm tâm của con người, nó bao hàm tất cả tính tình của con người, nhất là thuộc lãnh vực tâm linh và vì thế không thể trình bày cách đúng đắn bằng hình ảnh được. Đó là biểu tượng tự nhiên (không phải theo ý riêng hay tập quán), vì tất cả tính tình của con người có ảnh hưởng một cách nào đó đều được cảm thấy và được sống nơi trái tim vật lý của con người. Vì trái tim bằng thịt chỉ là tượng trưng, chứ không phải là hình ảnh, nên không cần phải trình bày thật đúng vật lý một cách tỉ mỉ, nhưng ta có thể thêm bớt (chẳng hạn thêm mão gai có thánh giá ở trên, có lửa bừng cháy...), và cũng có thể đặt nó ngay giữa lồng ngực.
Việc tôn thờ Thánh Tâm
Khi tôn thờ Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Hai Thiên Chúa, Hội Thánh tôn thờ cả thiên tính lẫn nhân tính của Người, và mọi phần thân thể của Chúa Kitô cũng đáng phượng thờ như nhân tính Người vậy. Tuy nhiên, trong thực hành, Hội Thánh chỉ cho phép tôn thờ cách minh định một phần chi thể nào nếu nó có vẻ cao đẹp đặc biệt hay có lý do đặc biệt để tôn kính cách minh định. Vì thế, Hội Thánh tôn thờ cách minh định Bửu Huyết Chúa Kitô, Thánh Tâm Chúa Giêsu; nhưng kết án một ít việc tôn thờ (thí dụ: tôn thờ linh hồn, hai cánh tay, đầu Chúa Kitô) hoặc chỉ làm thinh cho tôn thờ thôi (chẳng hạn đối với Thánh Nhan Chúa Kitô)...Việc tôn thờ Thánh Tâm là nòng cốt của Công giáo như các ĐGH Piô XI và Piô XII đã nói: "Tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu là điểm cốt yếu của đạo chúng ta " (summa religionis nostrae). Thực vậy, trong việc tôn thờ này đức tin Kitô giáo vẫn nguyên tuyền vì nó đưa con người tới Chúa Ba Ngôi nhờ sự hợp nhất với Chúa Kitô, Đấng Trung Gian.Việc tôn thờ này có thể nhằm tình yêu cứu chuộc như đối tượng chính, nhưng nó không loại bỏ tình yêu mà Chúa Kitô vinh hiển đã tỏ ra và còn tỏ ra mãi mãi, vì tình yêu này là phần bổ túc thiết yếu của tình yêu cứu chuộc. Đồng thời chúng ta cũng phải để ý: tình yêu của chúng ta đối với Chúa Kitô và với Thiên Chúa phải cốt yếu là tình yêu bị đóng đinh của Chúa Kitô được biểu tượng bằng trái tim Người thì thật hợp lý. Tình yêu bị đóng đinh ấy trước hết được kích động nơi cá nhân nhưng nó không có tính cách "cá nhân chủ nghĩa", vì tình yêu được kích động trong việc tôn thờ này cũng có tính cách tông đồ (được sai đi) như tình yêu của Chúa Kitô, Đấng mà việc tôn thờ Thánh Tâm hướng đến. Hơn nữa, việc tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu kêu mời chúng ta bắt chước Người.
Việc hoàn toàn tận hiến cho trái tim Chúa Giêsu có hiệu lực mạnh nhất để thúc đẩy ta yêu mến Chúa Kitô. Vì thế, thánh nữ Magarita và chân phúc Claudio đã tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. ĐGH Lêo XIII đã dâng hiến toàn thể nhân loại cho Thánh Tâm Chúa và hàng năm việc hiến dâng đó được lặp lại vào ngày Lễ Chúa Kitô Vua. Hiến dâng cho Thánh Tâm Chúa vì trong Thánh Tâm Chúa chúng ta tìm được tình yêu thúc đẩy chúng ta yêu mến Chúa và tận hiến hoàn toàn cho tha nhân.
Nên dùng từ Thánh Tâm để diễn tả tình yêu của Chúa là rất hay, và câu nói của ông quan người Nhật cũng rất đúng:
“Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả”.
Trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, một hình ảnh đầy thương tâm nhưng cũng rất ý nghĩa thể hiện trọn vẹn tình yêu Của Chúa Giêsu khi người lính lấy giáo đâm vào trái tim Chúa: “Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì Máu cùng nước chảy ra”( Ga 19, 34). Máu và Nước chảy ra, nguồn mạch tình yêu cũng bắt đầu được khai sinh. Giáo Lý Hội Thánh số 478 dạy: “Trong suốt cuộc đời, cả khi hấp hối và chịu khổ nạn, Đức Giê-su biết và yêu mến mọi người và từng người chúng ta. Người đã hiến mạng cho mỗi người chúng ta. "Con Thiên Chúa đã yêu mến tôi và thí mạng vì tôi" (Gl 2,20). Người đã yêu chúng ta bằng con tim nhân loại. Do đó Thánh Tâm Chúa Giê-su, bị đâm thâu vì tội lỗi chúng ta và để cứu độ chúng ta (x. Ga l9,34), "được coi là dấu chỉ và biểu tượng tuyệt vời của tình yêu mà Đấng Cứu Thế không ngừng dâng lên Chúa Cha hằng hữu và dành cho mọi người không trừ ai" (. Pi-ô XII, Thông điệp "Haurietis aquas": DS. 3924; x.DS.38l2).
Nguyện chúc mội tín hữu, khi chiêm ngắm Thánh Tâm Chúa Giêsu và suy niệm về tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta, được tràn đầy ân sủng của Người, hầu trở nên khí cụ tình yêu của Chúa.
(Viết dựa vào các tài liệu trên Internet)
Trong suốt tháng sáu-tháng Thánh Tâm, Giáo hội mời gọi mỗi người hướng lòng trí mình lên cùng Trái Tim dịu hiền của Chúa Giêsu, nguồn mạch mọi phúc lành của Thiên Chúa.
Nói đến trái tim là nói đến tình yêu, mà nói đến tình yêu là nói tới con người. Vì chỉ con người mới biết yêu thương. Nhưng tình yêu không tự nhiên mà có, nguồn cội của nó do bởi Đấng Tạo thành. Thánh Gioan đã định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu”(1Ga 4, 7tt).
Gần đây, có người tìm được tấm ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu, phần dưới trái tim Chúa đang chảy máu, người này xin Đức Hồng Y G.B. Phạm Minh Mẫn cho phép phổ biến tấm ảnh ấy. Đức Hồng y cho phép với điều kiện in thêm câu này trên ảnh: “Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả”.
Cuối tháng 3-2007, Đức Hồng Y đi thăm Nhật và biết được câu truyện các Thánh tử đạo Nhật. Truyện kể hai ông quan chịu trách nhiệm bắt giam những người Công Giáo cuối thế kỷ 16, khi tịch biên tài sản của họ, phát hiện trong đó có ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu. Một trong hai ông quan đặt tấm ảnh Thánh Tâm Chúa trên bàn làm việc và suy nghĩ suốt đêm: Tại sao người trong ảnh có trái tim ở ngoài ? Hôm sau ông có kết luận và viết: “Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả” (Người có trái tim ở bên ngoài, bên trong lại không có tim: ám chỉ người chỉ lo và yêu thương người khác mà không lo cho chính mình). Đó chính là đặc tính của Thánh Tâm Chúa.
Chúng ta hãy tìm hiểu hai chữ “Thánh Tâm”.
Nghĩa chữ Thánh Tâm:
2.1. Thánh: chữ Hán có hai chữ là? và ?. Trong từ Thánh Tâm, thánh là chữ?. Chữ thánh (?) có nhiều nghĩa. Liên quan đến từ Thánh Tâm thì là những nghĩa sau: Thánh, chỉ những gì thuộc về Đức Chúa và các đấng thiêng liêng, ví dụ: Thánh giáo, Thánh ý. Thánh cũng có nghĩa mầu nhiệm, tốt đẹp hoàn toàn, vd.: Thánh đức.
2.2. Tâm: có hai chữ Hán là ?và?, ở đây là chữ?, chữ tâm?là chữ tượng hình, kiểu viết tiểu triện có hình trái tim:, còn kiểu viết khải thư ? thì ở trên có ba dấu tượng trưng ba cái cuống, ở dưới là túi chứa máu.
Chữ tâm (?) có rất nhiều nghĩa: (dt) (1) Trái tim, cơ quan tuần hoàn của con người và động vật có lưng, vd. tâm tạng; (2) Trái với vật, ý thức của con người; (3) Ý chí; (4) Lòng yên tĩnh, vd. tâm bình khí hoà; (5) Căn nguyên của đạo; (6) Chính giữa, vd. viên tâm; trọng tâm; (7) Một trong hai mươi tám tinh tú; (8) Danh từ Phật giáo, trái với sắc, Phật giáo coi những vật thể có hình dáng mà con người cảm giác được, gọi là sắc, những gì thuộc lĩnh vực tinh thần, gọi là tâm; (9) Tư tưởng, bộ não, người xưa ngộ nhận tâm là cơ quan tư duy, nên cơ quan tư tưởng, các tình trạng tư tưởng và tình cảm đều gọi là tâm, vd. tâm cảnh, tâm địa; (10) Phần giữa của thực vật, vd. hoa tâm; (11) Bản tính; (12) Lương tâm, vd. tâm tính; (13) Cái gai; (14) Hình trái tim(?), tượng trưng cho tình yêu. (đt) (15) Tính toán trong lòng, vd. tâm tính; (16) Quyết đấu trong lòng, vd. tâm chiến.
2.3. Thánh Tâm (??) còn gọi là "Rất Thánh Trái Tim" nghĩa là trái tim thuộc về Đức Chúa (hoặc Đấng thiêng liêng).
Nơi nhiều dân tộc, tâm (hay trái tim) vừa để chỉ trái tim bằng thịt nhưng cũng nói lên một điều gì gồm tóm cả con người, cho dù chỉ dưới một khía cạnh nào đó (cũng như những danh từ khác, chẳng hạn: đầu, bụng, lòng dạ, tay mặt...). Chẳng hạn, với người Á đông, trái tim diển tả tình cảm và tư tưởng của con người, mà tình cảm của con người có thất tình lục dục. Thất tình (bảy thứ tình cảm) của con người theo Nho giáo là: hỷ (vui), nộ (giận), ai (buồn sầu), cụ (sợ), ái (yêu), ố (ghét), dục (ước muốn); theo Phật giáo là: hỷ, nộ, ưu (lo nghĩ), cụ, ái, tăng (ghét), dục. Thất tình của Nho giáo và Phật giáo tuy không hoàn toàn giống nhau, nhưng đều có ái. Ái là tình yêu thương. Trái tim có nghĩa là trung tâm thật sự và sâu kín nhất của con người (nội tâm), nó gồm tóm cá tính cụ thể của con người hướng dẫn mọi hành động ý thức hay vô thức của con người, là yếu tính đồng nhất cách tự nhiên và tượng trưng cho mọi tập quán khác nhau của con người, nhờ đó chúng có một ý nghĩa tối hậu.
Như thế trái tim tượng trưng cho toàn thể con người như là nguồn mạch tạo nên cuộc sống của mình. Lời kêu xin: "Hỡi con, hãy cho Cha trái tim của con" (Cn 23,26) có nghĩa là: "Hãy cho Cha cả con người của con".
Vậy, khi nói về Thánh Tâm Chúa Giêsu là chúng ta luôn luôn hiểu ngầm cả con người Chúa Kitô. Hơn nữa, chúng ta cốt yếu để ý đến chính con người, vì trái tim có nghĩa là phương tiện hoặc là trung tâm điểm của con người. Đây là lý do tại sao Hội Thánh không muốn trưng bày công khai trái tim như thể của Chúa Kitô bằng ảnh tượng mà không có cả con người Chúa Kitô (Trong việc thờ kính riêng tư có thể được phép trưng bày như thế nếu không bất tiện).
Trái tim không nhất thiết là tình yêu, vì trong trường hợp người gian ác, thâm tâm họ đâu có thể là tình thương. Nhưng nếu một người đầy tình yêu đối với tha nhân và đối với Thiên Chúa thì thâm tâm người ấy được gọi rất đúng là tình yêu như trong trường hợp về Chúa Giêsu.
Trái tim bằng thịt không phải là hình ảnh (image) nhưng là tượng trưng (symbol) của "trái tim" theo nghĩa vừa nói ở trên. Không phải là hình ảnh, vì "trái tim" là thâm tâm của con người, nó bao hàm tất cả tính tình của con người, nhất là thuộc lãnh vực tâm linh và vì thế không thể trình bày cách đúng đắn bằng hình ảnh được. Đó là biểu tượng tự nhiên (không phải theo ý riêng hay tập quán), vì tất cả tính tình của con người có ảnh hưởng một cách nào đó đều được cảm thấy và được sống nơi trái tim vật lý của con người. Vì trái tim bằng thịt chỉ là tượng trưng, chứ không phải là hình ảnh, nên không cần phải trình bày thật đúng vật lý một cách tỉ mỉ, nhưng ta có thể thêm bớt (chẳng hạn thêm mão gai có thánh giá ở trên, có lửa bừng cháy...), và cũng có thể đặt nó ngay giữa lồng ngực.
Việc tôn thờ Thánh Tâm
Khi tôn thờ Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Hai Thiên Chúa, Hội Thánh tôn thờ cả thiên tính lẫn nhân tính của Người, và mọi phần thân thể của Chúa Kitô cũng đáng phượng thờ như nhân tính Người vậy. Tuy nhiên, trong thực hành, Hội Thánh chỉ cho phép tôn thờ cách minh định một phần chi thể nào nếu nó có vẻ cao đẹp đặc biệt hay có lý do đặc biệt để tôn kính cách minh định. Vì thế, Hội Thánh tôn thờ cách minh định Bửu Huyết Chúa Kitô, Thánh Tâm Chúa Giêsu; nhưng kết án một ít việc tôn thờ (thí dụ: tôn thờ linh hồn, hai cánh tay, đầu Chúa Kitô) hoặc chỉ làm thinh cho tôn thờ thôi (chẳng hạn đối với Thánh Nhan Chúa Kitô)...Việc tôn thờ Thánh Tâm là nòng cốt của Công giáo như các ĐGH Piô XI và Piô XII đã nói: "Tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu là điểm cốt yếu của đạo chúng ta " (summa religionis nostrae). Thực vậy, trong việc tôn thờ này đức tin Kitô giáo vẫn nguyên tuyền vì nó đưa con người tới Chúa Ba Ngôi nhờ sự hợp nhất với Chúa Kitô, Đấng Trung Gian.Việc tôn thờ này có thể nhằm tình yêu cứu chuộc như đối tượng chính, nhưng nó không loại bỏ tình yêu mà Chúa Kitô vinh hiển đã tỏ ra và còn tỏ ra mãi mãi, vì tình yêu này là phần bổ túc thiết yếu của tình yêu cứu chuộc. Đồng thời chúng ta cũng phải để ý: tình yêu của chúng ta đối với Chúa Kitô và với Thiên Chúa phải cốt yếu là tình yêu bị đóng đinh của Chúa Kitô được biểu tượng bằng trái tim Người thì thật hợp lý. Tình yêu bị đóng đinh ấy trước hết được kích động nơi cá nhân nhưng nó không có tính cách "cá nhân chủ nghĩa", vì tình yêu được kích động trong việc tôn thờ này cũng có tính cách tông đồ (được sai đi) như tình yêu của Chúa Kitô, Đấng mà việc tôn thờ Thánh Tâm hướng đến. Hơn nữa, việc tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu kêu mời chúng ta bắt chước Người.
Việc hoàn toàn tận hiến cho trái tim Chúa Giêsu có hiệu lực mạnh nhất để thúc đẩy ta yêu mến Chúa Kitô. Vì thế, thánh nữ Magarita và chân phúc Claudio đã tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. ĐGH Lêo XIII đã dâng hiến toàn thể nhân loại cho Thánh Tâm Chúa và hàng năm việc hiến dâng đó được lặp lại vào ngày Lễ Chúa Kitô Vua. Hiến dâng cho Thánh Tâm Chúa vì trong Thánh Tâm Chúa chúng ta tìm được tình yêu thúc đẩy chúng ta yêu mến Chúa và tận hiến hoàn toàn cho tha nhân.
Nên dùng từ Thánh Tâm để diễn tả tình yêu của Chúa là rất hay, và câu nói của ông quan người Nhật cũng rất đúng:
“Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả”.
Trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, một hình ảnh đầy thương tâm nhưng cũng rất ý nghĩa thể hiện trọn vẹn tình yêu Của Chúa Giêsu khi người lính lấy giáo đâm vào trái tim Chúa: “Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì Máu cùng nước chảy ra”( Ga 19, 34). Máu và Nước chảy ra, nguồn mạch tình yêu cũng bắt đầu được khai sinh. Giáo Lý Hội Thánh số 478 dạy: “Trong suốt cuộc đời, cả khi hấp hối và chịu khổ nạn, Đức Giê-su biết và yêu mến mọi người và từng người chúng ta. Người đã hiến mạng cho mỗi người chúng ta. "Con Thiên Chúa đã yêu mến tôi và thí mạng vì tôi" (Gl 2,20). Người đã yêu chúng ta bằng con tim nhân loại. Do đó Thánh Tâm Chúa Giê-su, bị đâm thâu vì tội lỗi chúng ta và để cứu độ chúng ta (x. Ga l9,34), "được coi là dấu chỉ và biểu tượng tuyệt vời của tình yêu mà Đấng Cứu Thế không ngừng dâng lên Chúa Cha hằng hữu và dành cho mọi người không trừ ai" (. Pi-ô XII, Thông điệp "Haurietis aquas": DS. 3924; x.DS.38l2).
Nguyện chúc mội tín hữu, khi chiêm ngắm Thánh Tâm Chúa Giêsu và suy niệm về tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta, được tràn đầy ân sủng của Người, hầu trở nên khí cụ tình yêu của Chúa.
(Viết dựa vào các tài liệu trên Internet)
Thiên Chúa Tam Vị - Nhất Thể
Lm Giacôbê Tạ Chúc
03:33 05/06/2009
Mỗi lần đọc kinh, hay đi tham dự thánh lễ, mỗi người Kitô hữu đều biết làm dấu Thánh Giá trên mình:”Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần, Amen”. Cách tuyên xưng Mầu nhiệm Ba Ngôi rất đơn giản và rất hiện sinh trong đời sống bình thường khi thờ phượng một Chúa: Cha-Con-Thánh Thần, mà chúng ta đã thể hiện.
Sách Giáo lý công giáo dạy rằng:”Người Kitô hữu được rửa tội”nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”(Mt 28,19). Trước khi lãnh nhận Bí tích, họ phải trả lời ba lần”Tôi tin” để đáp lại những câu thẩm vấn về đức tin vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đức tin của mọi Kitô hữu đều dựa trên mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi( số 232). Trong dòng chảy của lịch sử cứu độ, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi chỉ được tỏ tường trong những lời dạy của Đức Kitô:”Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha”(Ga 14,9). Chúa Giêsu luôn khẳng định Ngài làm theo ý của Cha, và Ngài với Cha là một. Cuộc vượt qua của Chúa Giêsu không phải là một dấu kết của một bản nhạc mà là khởi đầu của một sáng tác mới trong Thần Khí của sự thật:”Thầy sẽ xin cùng Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”(Ga 14, 16). Rõ ràng Chúa Giêsu là một Mạc khải trọn vẹn về một Thiên Chúa duy nhất-Ba Ngôi. Chúa Cha là tình yêu, mà tình yêu thì phải có đối tượng để trao ban, đối tượng đó chính là Chúa Giêsu. Tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con là một tình yêu trao dâng và hướng về. Tình yêu ấy đạt trọn vẹn dưới tác động của Thần Khí, hay tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con nhiệm sinh Chúa Thánh Thần. Bức Icône”Ba Ngôi” của Rubliov đạt tới mức kỳ diệu của ảnh đạo, khi ông diễn tả một khía cạnh thâm sâu của Mầu Nhiệm Ba Ngôi: Ba Ngôi hòan tòan hướng về nhau. Như thế Thiên Chúa không cô độc trong Mầu Nhiệm Ba Ngôi. Từ tình yêu giữa các Ngôi vị, mà Thiên Chúa đã tác thành con người để chia sẻ tình yêu cho chúng ta. Ba Ngôi vị hướng về nhau trọn vẹn, kết hợp với nhau và là Một với nhau. Ba Ngôi vị có cùng Bản Thể với nhau nhưng không phải là một Bản Thể đóng kín, một Bản Thể cá vị, mà là một Bản Thể mở rộng. Nhờ thế mà con người được đưa vào trong chính cung lòng của Ba Ngôi Huyền Nhiệm.
Tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi không là một trạng thái Tĩnh, nhưng luôn ở dạng Động. Tham dự vào đời sống Ba Ngôi, đó là nền tảng của sự hiệp thông trọn vẹn vào đời sống của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mỗi lần cử hành mầu nhiệm vượt qua, chúng ta tiến tới cuộc khổ nạn và Phục sinh vinh hiển nhờ Đức Kitô, trong Chúa Thánh Thần, tiến tới Chúa Cha (per Christum in Spiritu Sancto ad Patrem).
Sách Giáo lý công giáo dạy rằng:”Người Kitô hữu được rửa tội”nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”(Mt 28,19). Trước khi lãnh nhận Bí tích, họ phải trả lời ba lần”Tôi tin” để đáp lại những câu thẩm vấn về đức tin vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đức tin của mọi Kitô hữu đều dựa trên mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi( số 232). Trong dòng chảy của lịch sử cứu độ, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi chỉ được tỏ tường trong những lời dạy của Đức Kitô:”Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha”(Ga 14,9). Chúa Giêsu luôn khẳng định Ngài làm theo ý của Cha, và Ngài với Cha là một. Cuộc vượt qua của Chúa Giêsu không phải là một dấu kết của một bản nhạc mà là khởi đầu của một sáng tác mới trong Thần Khí của sự thật:”Thầy sẽ xin cùng Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”(Ga 14, 16). Rõ ràng Chúa Giêsu là một Mạc khải trọn vẹn về một Thiên Chúa duy nhất-Ba Ngôi. Chúa Cha là tình yêu, mà tình yêu thì phải có đối tượng để trao ban, đối tượng đó chính là Chúa Giêsu. Tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con là một tình yêu trao dâng và hướng về. Tình yêu ấy đạt trọn vẹn dưới tác động của Thần Khí, hay tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con nhiệm sinh Chúa Thánh Thần. Bức Icône”Ba Ngôi” của Rubliov đạt tới mức kỳ diệu của ảnh đạo, khi ông diễn tả một khía cạnh thâm sâu của Mầu Nhiệm Ba Ngôi: Ba Ngôi hòan tòan hướng về nhau. Như thế Thiên Chúa không cô độc trong Mầu Nhiệm Ba Ngôi. Từ tình yêu giữa các Ngôi vị, mà Thiên Chúa đã tác thành con người để chia sẻ tình yêu cho chúng ta. Ba Ngôi vị hướng về nhau trọn vẹn, kết hợp với nhau và là Một với nhau. Ba Ngôi vị có cùng Bản Thể với nhau nhưng không phải là một Bản Thể đóng kín, một Bản Thể cá vị, mà là một Bản Thể mở rộng. Nhờ thế mà con người được đưa vào trong chính cung lòng của Ba Ngôi Huyền Nhiệm.
Tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi không là một trạng thái Tĩnh, nhưng luôn ở dạng Động. Tham dự vào đời sống Ba Ngôi, đó là nền tảng của sự hiệp thông trọn vẹn vào đời sống của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mỗi lần cử hành mầu nhiệm vượt qua, chúng ta tiến tới cuộc khổ nạn và Phục sinh vinh hiển nhờ Đức Kitô, trong Chúa Thánh Thần, tiến tới Chúa Cha (per Christum in Spiritu Sancto ad Patrem).
Mầu Nhiệm hiệp thông và chia sẻ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
03:36 05/06/2009
LỄ CHÚA BA NGÔI
Lời Chúa: Đnl 4,32-34.39-40; Rm 8,14-17; Mt 28,16-20.
Có người nông dân dạy con trai mới lớn: muốn cho mướp ra nhiều trái phải bấm ngọn.Cậu bé hỏi: tại sao? Người Cha trả lời: vì nó tức nên nó đâm trái. Có thể cậu bé không bằng lòng,nhưng sau này khi vào đại học nông nghiệp,cậu sẽ biết rõ lý do.
Một em bé đứng trước thi hài ông nội, hỏi mẹ: Mẹ ơi sao ông nội chết vậy hả mẹ? Mẹ đáp: vì ông nội già rồi.Bé lại hỏi: thế bà nội già rồi sao không chết ? Chú Tư trẻ vậy sao lại chết. Người mẹ vui mừng vì thấy con thông minh,lý sự nhưng lúng túng không tìm ra câu trả lời thoả đáng.Khi lớn lên em bé sẽ hiểu lý do.
Trước mầu nhiệm Ba Ngôi,một mầu nhiệm cao sâu,tri khôn nhỏ bé của con người không thể hiểu nổi.Tại sao một Chúa mà Ba Ngôi?,1 là 3, 3 là 1 ?. Ba Ngôi là một mầu nhiệm thuộc đời sống thâm sâu của Thiên Chúa. Mầu nhiệm vượt mọi khả năng hiểu biết và suy luận của trí khôn hữu hạn con người. Qua bao thời đại trí khôn con người dựa vào mạc khải để tìm hiểu huyền nhiệm sâu thẳm này.
Thánh kinh có bàn nhiều về mầu nhiệm Ba Ngôi.
- Mạc khải Cựu ước chủ yếu là mầu nhiệm Thiên Chúa duy nhất nhưng cũng có mầm móng về mầu nhiệm Ba Ngôi.Niềm tin độc thần là tín điều lớn nhất của Cựu ước( Đnl 6,4-5).Điều này cần thiết cho bối cảnh đa thần giáo ở Trung đông thời bấy giờ.
- Mạc khải Tân ước dạy rõ ràng hơn về Thiên Chúa Ba Ngôi.Hình ảnh đặc trưng nhất là khi Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa tại sông Giođan “Chim bồ câu ngự xuống đậu trên Ngài” (Ga 1, 32-34). Tiếng chúa Cha tuyên phán: ”Con là Con Ta yêu dấu” (Mt 1,11).Tiếng nói, chim câu,Chúa Giêsu,ba hình ảnh này tạo nên chân dung sống động về Ba Ngôi.Trong phúc âm Mathêu có câu nói nổi tiếng về Ba Ngôi “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và con và Thánh Thần”( Mt 28,19).Thánh phaolô luôn cầu chúc: Ân sủng của Đức Kitô,tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em.
Chỉ có một Thiên Chúa nhưng Thiên Chúa có Ba Ngôi và là Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa con và Chúa Thánh Thần.Mỗi ngôi vị đều là Thiên Chúa,dù vậy vẫn chỉ có một Thiên Chúa mà thôi.Mỗi ngôi vị đều bằng nhau về về thần tính và ưu phẩm,nhưng không có ba Thiên Chúa ngang nhau mà chỉ có một Thiên Chúa.Mỗi ngôi vị đều có trọn vẹn sự sống thần linh trong mình dù chỉ có một sự sống thần linh duy nhất.Nói theo từ ngữ của Công đồng Vatican II: Sáng kiến cứu độ là của Chúa Cha,Chúa Cha chia sẽ và bàn bạc sáng kiến ấy với Chúa Con và Chúa Thánh Thần.Việc thực hiện sáng kiến ấy giống như một bản trường ca gồm hai phần chính.Đức Kitô thực hiện phần đầu.Ngài nhập thể,mạc khải về Chúa Cha dâng lên Cha hy lễ thập giá để cứu độ.Phần hai dựa vào công trình ấy mà nâng con người lên,đưa con người về cùng Cha,đó là phần vụ của Chúa Thánh Thần. Thánh Ignatio Loyola trong một lần cầu nguyện, Ngài bỗng bổng nhận ra Ba Ngôi dưới hình dạng ba nốt nhạc tạo nên một hợp âm duy nhất.
Thiên Chúa duy nhất nhưng không phải là Thiên Chúa đơn độc mà là cộng đồng Ba Ngôi thương yêu nhau hướng về nhau.Ba Ngôi là một gia đình.Giáo hội là một gia đình của Thiên Chúa.Thiên Chúa là Cha. Đức Giêsu là Trưởng Tử, mọi người là anh chị em của nhau.Đạo lý Đông phương vốn trọng chữ trung, chữ hiếu và chữ nhân, rất gần gũi với tinh thần Kitô giáo.Trung với Chúa,hiếu thảo với tổ tiên ông bà cha mẹ, nhân ái với mọi người.
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và duy nhất là một mầu nhiệm vĩ đại thâm sâu mà trí tuệ con người không thể nào hiểu hết,chỉ có thể đón nhận bằng đức tin.Thực tại Ba Ngôi không là một điều nghịch lý nhưng là nghịch thường và siêu lý.Mầu nhiệm Ba Ngôi là ánh sáng chói loà rực rỡ,ánh sáng ban sự sống cho những ai khiêm nhường đón nhận và sẽ là bóng tối dày đặc đầy mâu thuẫn đối với những kẻ kiêu căng muốn dùng lý trí làm thước đo siêu việt.
Giáo hội được Chúa Cha tập hợp chung quang Chúa Giêsu dưới tác động của Chúa Thánh Thần.Là dân tộc lữ hành,phát xuất từ Chúa Cha,sẽ trở về với Chúa Cha,nhờ trung gian của Chúa Kitô,dưới hơi thở của Chúa Thánh Thần.Chính từ mầu nhiệm Ba Ngôi mà Giáo hội được sinh ra và cũng từ Thiên Chúa mà Giáo hội lãnh nhận sứ mạng để tất cả nhân loại làm thành một Dân Thiên Chúa, tập họp thành Thân Thể Chúa Kitô,được xây dựng thành Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Giáo hội như là hình ảnh của mầu nhiệm hiệp thông giữa Ba Ngôi Thần Linh và Giáo hội là dấu chỉ của sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và nhân loại ( x.GH 1; GLCG số 772).Ba Ngôi là cội nguồn và là cùng đích của Giáo hội.Giáo hội là công trình của Ba Ngôi.Giáo hội nuôi sống con cái mình bằng thần lương Ba Ngôi ban tặng qua các bí tích.
Nhìn lên cung thánh, thấy Thánh Giá,Nhà Tạm,Bàn Thờ.Đó là trung tâm niềm tin của người Kitô hữu.Trên Thánh Giá,Đức Kitô đã tự hiến làm hy lễ dâng lên Chúa Cha.Ngài tự nguyện chịu đau khổ,chịu chết trong tinh thần vâng phục và yêu mến đối với Cha,để thiết lập giao ước mới với Giáo hội trong máu của Ngài.Ngài đã phục sinh về với Cha nhưng vẫn luôn ở lại với Giáo hội qua Bí Tích Thánh Thể mà Nhà Tạm là nơi Ngài hiện diện thường trực.
Bàn thờ tượng trưng cho Chúa Kitô.Khi linh mục cử hành thánh lễ là tưởng niệm hy lễ thập giá và cử hành mầu nhiệm phục sinh của Đức Kitô.Ngài luôn hiện diện giữa dân Người,đặc biệt khi Lời Kinh thánh được công bố qua thừa tác viên linh mục để ban ân sủng cho tín hữu.
Ba Ngôi sống bằng một lương thực thần linh,cùng một sự sống đó là tình yêu thần linh.Chúng ta được tham dự vào sự sống của Ba Ngôi khi đi vào cử hành mầu nhiệm vượt qua trong thánh lễ.Với chúng ta sự sống ấy là sự sống của Đức Kitô,Mình và Máu Đức Kitô trao ban qua thánh thể “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời” (Ga 6,34).Khi chia sẽ chén hiệp thông cuả Ba Ngôi,chúng ta được mời gọi hiệp thông với nhau để trở nên một như Ba Ngôi là một( Ga 17,21).
Chúng ta đến Nhà thờ để tìm Chúa và gặp Chúa.Nói theo kiểu nói của Đức Hồng y Henry De Lubac: Con người tìm Chúa là một người bơi lội giữa đại dương.Mỗi lần tiến tới là đẩy lui một đợt sóng.Bơi lội giữa đại dương làm cho con người khiếp đảm lo sợ không tới bến.Nhưng Thiên Chúa vừa là bến bờ vừa là đại dương.Ai bơi lội trong đại dương là bơi lội trong Thiên Chúa.Hướng tới Chúa đã là ở trong Chúa,tìm Chúa gặp Chúa là hướng về Chúa.Không có sự tìm kiếm nào mà không phải phấn đấu,không gặp mâu thuẫn đau khổ.Nhưng chúng ta tin vào Thiên Chúa đang ở với chúng ta trong Đức Kitô và lôi kéo chúng ta với sức mạnh Chúa Thánh Thần.
Sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là sống hiệp thông và chia sẽ,là ở lại trong tình yêu.Mỗi ngày người tín hữu chúng ta làm dấu Thánh giá nhiều lần trên thân xác ”Nhân danh Chúa Cha, Chúa con và Chúa Thánh thần”. Ước gì chúng ta cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi trên cuộc đời và trong cuộc sống hàng ngày.
Lời Chúa: Đnl 4,32-34.39-40; Rm 8,14-17; Mt 28,16-20.
Có người nông dân dạy con trai mới lớn: muốn cho mướp ra nhiều trái phải bấm ngọn.Cậu bé hỏi: tại sao? Người Cha trả lời: vì nó tức nên nó đâm trái. Có thể cậu bé không bằng lòng,nhưng sau này khi vào đại học nông nghiệp,cậu sẽ biết rõ lý do.
Một em bé đứng trước thi hài ông nội, hỏi mẹ: Mẹ ơi sao ông nội chết vậy hả mẹ? Mẹ đáp: vì ông nội già rồi.Bé lại hỏi: thế bà nội già rồi sao không chết ? Chú Tư trẻ vậy sao lại chết. Người mẹ vui mừng vì thấy con thông minh,lý sự nhưng lúng túng không tìm ra câu trả lời thoả đáng.Khi lớn lên em bé sẽ hiểu lý do.
Trước mầu nhiệm Ba Ngôi,một mầu nhiệm cao sâu,tri khôn nhỏ bé của con người không thể hiểu nổi.Tại sao một Chúa mà Ba Ngôi?,1 là 3, 3 là 1 ?. Ba Ngôi là một mầu nhiệm thuộc đời sống thâm sâu của Thiên Chúa. Mầu nhiệm vượt mọi khả năng hiểu biết và suy luận của trí khôn hữu hạn con người. Qua bao thời đại trí khôn con người dựa vào mạc khải để tìm hiểu huyền nhiệm sâu thẳm này.
Thánh kinh có bàn nhiều về mầu nhiệm Ba Ngôi.
- Mạc khải Cựu ước chủ yếu là mầu nhiệm Thiên Chúa duy nhất nhưng cũng có mầm móng về mầu nhiệm Ba Ngôi.Niềm tin độc thần là tín điều lớn nhất của Cựu ước( Đnl 6,4-5).Điều này cần thiết cho bối cảnh đa thần giáo ở Trung đông thời bấy giờ.
- Mạc khải Tân ước dạy rõ ràng hơn về Thiên Chúa Ba Ngôi.Hình ảnh đặc trưng nhất là khi Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa tại sông Giođan “Chim bồ câu ngự xuống đậu trên Ngài” (Ga 1, 32-34). Tiếng chúa Cha tuyên phán: ”Con là Con Ta yêu dấu” (Mt 1,11).Tiếng nói, chim câu,Chúa Giêsu,ba hình ảnh này tạo nên chân dung sống động về Ba Ngôi.Trong phúc âm Mathêu có câu nói nổi tiếng về Ba Ngôi “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và con và Thánh Thần”( Mt 28,19).Thánh phaolô luôn cầu chúc: Ân sủng của Đức Kitô,tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em.
Chỉ có một Thiên Chúa nhưng Thiên Chúa có Ba Ngôi và là Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa con và Chúa Thánh Thần.Mỗi ngôi vị đều là Thiên Chúa,dù vậy vẫn chỉ có một Thiên Chúa mà thôi.Mỗi ngôi vị đều bằng nhau về về thần tính và ưu phẩm,nhưng không có ba Thiên Chúa ngang nhau mà chỉ có một Thiên Chúa.Mỗi ngôi vị đều có trọn vẹn sự sống thần linh trong mình dù chỉ có một sự sống thần linh duy nhất.Nói theo từ ngữ của Công đồng Vatican II: Sáng kiến cứu độ là của Chúa Cha,Chúa Cha chia sẽ và bàn bạc sáng kiến ấy với Chúa Con và Chúa Thánh Thần.Việc thực hiện sáng kiến ấy giống như một bản trường ca gồm hai phần chính.Đức Kitô thực hiện phần đầu.Ngài nhập thể,mạc khải về Chúa Cha dâng lên Cha hy lễ thập giá để cứu độ.Phần hai dựa vào công trình ấy mà nâng con người lên,đưa con người về cùng Cha,đó là phần vụ của Chúa Thánh Thần. Thánh Ignatio Loyola trong một lần cầu nguyện, Ngài bỗng bổng nhận ra Ba Ngôi dưới hình dạng ba nốt nhạc tạo nên một hợp âm duy nhất.
Thiên Chúa duy nhất nhưng không phải là Thiên Chúa đơn độc mà là cộng đồng Ba Ngôi thương yêu nhau hướng về nhau.Ba Ngôi là một gia đình.Giáo hội là một gia đình của Thiên Chúa.Thiên Chúa là Cha. Đức Giêsu là Trưởng Tử, mọi người là anh chị em của nhau.Đạo lý Đông phương vốn trọng chữ trung, chữ hiếu và chữ nhân, rất gần gũi với tinh thần Kitô giáo.Trung với Chúa,hiếu thảo với tổ tiên ông bà cha mẹ, nhân ái với mọi người.
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và duy nhất là một mầu nhiệm vĩ đại thâm sâu mà trí tuệ con người không thể nào hiểu hết,chỉ có thể đón nhận bằng đức tin.Thực tại Ba Ngôi không là một điều nghịch lý nhưng là nghịch thường và siêu lý.Mầu nhiệm Ba Ngôi là ánh sáng chói loà rực rỡ,ánh sáng ban sự sống cho những ai khiêm nhường đón nhận và sẽ là bóng tối dày đặc đầy mâu thuẫn đối với những kẻ kiêu căng muốn dùng lý trí làm thước đo siêu việt.
Giáo hội được Chúa Cha tập hợp chung quang Chúa Giêsu dưới tác động của Chúa Thánh Thần.Là dân tộc lữ hành,phát xuất từ Chúa Cha,sẽ trở về với Chúa Cha,nhờ trung gian của Chúa Kitô,dưới hơi thở của Chúa Thánh Thần.Chính từ mầu nhiệm Ba Ngôi mà Giáo hội được sinh ra và cũng từ Thiên Chúa mà Giáo hội lãnh nhận sứ mạng để tất cả nhân loại làm thành một Dân Thiên Chúa, tập họp thành Thân Thể Chúa Kitô,được xây dựng thành Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Giáo hội như là hình ảnh của mầu nhiệm hiệp thông giữa Ba Ngôi Thần Linh và Giáo hội là dấu chỉ của sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và nhân loại ( x.GH 1; GLCG số 772).Ba Ngôi là cội nguồn và là cùng đích của Giáo hội.Giáo hội là công trình của Ba Ngôi.Giáo hội nuôi sống con cái mình bằng thần lương Ba Ngôi ban tặng qua các bí tích.
Nhìn lên cung thánh, thấy Thánh Giá,Nhà Tạm,Bàn Thờ.Đó là trung tâm niềm tin của người Kitô hữu.Trên Thánh Giá,Đức Kitô đã tự hiến làm hy lễ dâng lên Chúa Cha.Ngài tự nguyện chịu đau khổ,chịu chết trong tinh thần vâng phục và yêu mến đối với Cha,để thiết lập giao ước mới với Giáo hội trong máu của Ngài.Ngài đã phục sinh về với Cha nhưng vẫn luôn ở lại với Giáo hội qua Bí Tích Thánh Thể mà Nhà Tạm là nơi Ngài hiện diện thường trực.
Bàn thờ tượng trưng cho Chúa Kitô.Khi linh mục cử hành thánh lễ là tưởng niệm hy lễ thập giá và cử hành mầu nhiệm phục sinh của Đức Kitô.Ngài luôn hiện diện giữa dân Người,đặc biệt khi Lời Kinh thánh được công bố qua thừa tác viên linh mục để ban ân sủng cho tín hữu.
Ba Ngôi sống bằng một lương thực thần linh,cùng một sự sống đó là tình yêu thần linh.Chúng ta được tham dự vào sự sống của Ba Ngôi khi đi vào cử hành mầu nhiệm vượt qua trong thánh lễ.Với chúng ta sự sống ấy là sự sống của Đức Kitô,Mình và Máu Đức Kitô trao ban qua thánh thể “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời” (Ga 6,34).Khi chia sẽ chén hiệp thông cuả Ba Ngôi,chúng ta được mời gọi hiệp thông với nhau để trở nên một như Ba Ngôi là một( Ga 17,21).
Chúng ta đến Nhà thờ để tìm Chúa và gặp Chúa.Nói theo kiểu nói của Đức Hồng y Henry De Lubac: Con người tìm Chúa là một người bơi lội giữa đại dương.Mỗi lần tiến tới là đẩy lui một đợt sóng.Bơi lội giữa đại dương làm cho con người khiếp đảm lo sợ không tới bến.Nhưng Thiên Chúa vừa là bến bờ vừa là đại dương.Ai bơi lội trong đại dương là bơi lội trong Thiên Chúa.Hướng tới Chúa đã là ở trong Chúa,tìm Chúa gặp Chúa là hướng về Chúa.Không có sự tìm kiếm nào mà không phải phấn đấu,không gặp mâu thuẫn đau khổ.Nhưng chúng ta tin vào Thiên Chúa đang ở với chúng ta trong Đức Kitô và lôi kéo chúng ta với sức mạnh Chúa Thánh Thần.
Sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là sống hiệp thông và chia sẽ,là ở lại trong tình yêu.Mỗi ngày người tín hữu chúng ta làm dấu Thánh giá nhiều lần trên thân xác ”Nhân danh Chúa Cha, Chúa con và Chúa Thánh thần”. Ước gì chúng ta cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi trên cuộc đời và trong cuộc sống hàng ngày.
Tôn thờ Chúa Ba Ngôi trong đời sống
LM. Trần Bình Trọng
05:03 05/06/2009
TÔN THỜ CHÚA BA NGÔI TRONG ÐỜI SỐNG
Lễ Chúa Ba Ngôi, Năm B
Ðnl 4:32-34, 39-40; Rm 8:14-17; Mt 28:16-20
Trong thời Cựu ước, mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi không được mạc khải cho dân được chọn. Bị bao vây bởi các dân thờ đa thần, dân Do thái được Thiên Chúa truyền dạy qua Môsê là họ phải tôn thờ một Thiên Chúa là Chúa tể duy nhất, hằng hữu, toàn năng và chân thật, ngoài ra không có chúa nào khác (Ðnl 4:39). Ðó là điều thiết yếu trong tôn giáo độc thần của họ. Do đó, đề cập đến mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi có thể khiến họ lầm tưởng rằng có ba chúa hay ba thần. Mà ba chúa hay ba thần là điều trái nghịch với nền tôn giáo độc thần của họ, lại còn có thể làm giảm lòng tin của họ vào một Chúa.
Thế nên Thánh kinh Cựu ước không nói gì rõ rệt về mầu nhiệm một Chúa Ba ngôi. Ðôi khi Thánh kinh Cựu ước mới ám chỉ, chứ không nói rõ, về Ba ngôi Thiên Chúa. Chẳng hạn như trong sách Sáng thế, Thiên Chúa dùng số nhiều để nói về mình: Chúng ta hãy tạo dựng con người theo hình ảnh chúng ta (St 1:26). Ðại danh từ ngôi thứ nhất số nhiều ở đây là chúng ta, ám chỉ rằng có hơn một ngôi vị nơi Thiên Chúa.
Phải chờ cho tới khi Chúa Giêsu xuống thế làm người và tự xưng Người là con Thiên Chúa, tín điều Ba Ngôi Thiên Chúa mới được tỏ hiện. Khi ông Gioan tiền hô làm phép rửa cho Ðức Giêsu ở sông Giođan, thì Chúa Thánh thần và Thiên Chúa Cha cũng được bày tỏ. Khi ra khỏi nước, Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và kìa có tiếng từ trời phán: Ðây là Con yêu quí của Ta, Ta hài lòng về Người (Mt 3:16-17). Trong bữa tiệc ly, Ðức Giêsu còn bầy tỏ cho các tông đồ về Chúa Thánh thần: Thầy ra đi thì có lợi cho chúng con hơn. Nếu Thầy không đi, Ðấng Phù Trợ sẽ không đến với chúng con (Ga 16:7).
Như vậy trong dòng lịch sử cứu độ, Thiên Chúa Cha được bầy tỏ trước tiên, rồi đến Chúa Con, rồi đến Chúa Thánh thần. Ba ngôi trong một Chúa là một Mầu nhiệm. Người ta có thể dùng hình tam giác cân và đều để diễn tả mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa. Trong hình tam giác cân và đều, ta thấy ba cạnh và ba góc đều nhau và bằng nhau, nhưng chỉ là một hình tam giác. Thánh Patriciô dùng một lá thố tương thảo (shamrock) có hình tam diệp thể để so sánh mầu nhiệm Ba Ngôi Một Chúa. Ngài hỏi dân Ái Nhĩ Lan xem họ thấy bao nhiêu cọng tam diệp thể. Họ trả lời có một. Rồi Ngài hỏi vậy có bao nhiêu lá. Họ nói có ba. Khi học kinh bổn thời tiền Công đồng Vaticanô II và sau đó một thời gian, người công giáo Việt Nam học bằng cách tự hỏi, rồi tự thưa. Những người sinh trước Công đồng Vaticanô II hẳn còn nhớ thưa thế nào cho câu hỏi: Hỏi Ðức Chuá trời có mấy ngôi? Rồi người học tự thưa theo sách, hay thưa theo những người đọc thuộc lòng: Thưa Ðức Chúa trời có Ba ngôi: Ngôi Nhất là Cha, Ngôi Hai là Con, Ngôi Ba là Thánh thần. Rồi Sách lại hỏi thêm: Hỏi trong Ba Ngôi, có Ngôi nào trước, Ngôi nào sau, Ngôi nào hơn, Ngôi nào kém chăng? Họ lại tự thưa theo sách Bổn: Thưa Ba Ngôi cũng bằng nhau. Sở sĩ trước đây giáo dân học kinh bổn thuộc lòng như vậy là vì người ta thiếu sách vở, và có những người lại không biết đọc. Việc học thuộc lòng còn có điểm lợi là ghi tạc vào tâm khảm của họ một niềm tin vững chắc như đanh đóng cột hay kiềng ba chân vậy.
Một trong những điều Giáo hội muốn nhắc nhở cho người tín hữu về Chúa Ba ngôi là dấu thánh giá. Dấu thánh giá nhắc nhở cho ta lòng tin vào hai mầu nhiệm quan trọng trong đức tin công giáo là: mầu nhiệm Một Chúa Ba ngôi và mầu nhiệm Cứu chuộc. Ta thấy linh mục rửa tội nhân danh Chúa Ba ngôi như lời Chúa dạy trong Phúc âm hôm nay: Hãy làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh thần (Mt 28:20). Các bí tích khác cũng được cử hành nhân danh Chúa Ba ngôi. Trong phần đầu lễ, linh mục chủ tế dùng lời chúc bình an của thánh Phaolô để chào đón giáo dân tham dự thánh lễ như sau: Nguyện xin ân sủng Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em. Linh mục kêu cầu Chúa Ba ngôi khi cử hành Bí tích Giải tội. Linh mục sức dầu bệnh nhân, nhân danh Chúa Ba ngôi. Ðức giám mục cử hành Bí tích Thêm sức trong dấu thánh Chúa Ba ngôi. Ta bắt đầu và kết thúc kinh đọc bằng dấu thánh giá tuyên xưng đức tin vào Chúa Ba ngôi. Trước khi dùng bữa, ta cũng làm dấu thánh giá, tạ ơn Chúa Ba ngôi cho ta của ăn hàng ngày.
Biết được có mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi còn làm giàu cho đời sống thiêng liêng của người tín hữu. Biết được có Chúa Cha là Ðấng tạo dựng loài người, Chúa Con là Ðấng cứu chuộc nhân loại, Chúa Thánh Thần là Ðấng thánh hoá, an ủi, ban sức mạnh thiêng liêng sẽ giúp ta dễ dàng cầu nguyện, biết phải xin với Ngôi Vị nào cho thích hợp. Xét về phương diện thần học thì khi ta cầu nguyện với một Ngôi Vị là ta cầu nguyện với hai Ngôi Vị kia vì Ngôi Cha, Ngôi Con, Ngôi Thánh thần là một Chúa. Tuy nhiên xét theo tâm lý học, thì để cho mình cảm thấy chắc ăn, ta có thể cầu nguyện với cả Ba Ngôi Vị cùng lúc như: Lậy Thiên Chúa Ba Ngôi, con thờ lạy, chúc tụng và tạ ơn Ba Ðấng. Con xin Ba Ðấng ban cho con được thế nọ, thế kia vân vân...
Thiết tưởng hôm nay nhân ngày lễ kính Chúa Ba ngôi ta cần trả lời vài thắc mắc sau đây: Ta có ý thức được chỗ đứng của Chúa Ba ngôi trong đời sống chưa? Dấu thánh giá ta làm có nhắc nhở cho ta về lòng tin vào Chúa Ba ngôi không? Ta có làm dấu thánh giá cách ý thức và kính cẩn, hay làm một cách cẩu thả, vô ý thức cho qua lần chiếu lệ?
Lời cầu nguyện: xin cho được ơn biết tôn thờ Chúa Ba Ngôi.
Lậy Thiên Chúa Ba Ngôi toàn năng!
Thờ lạy, đội ơn và chúc tụng Ba ngôi Thiên Chúa.
Cảm tạ Chúa Cha đã tạo thành nên con.
Xin Ngôi Hai Thiên Chúa tiếp tục công việc cứu độ nơi con.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần thánh hoá đời sống con.
Xin đến phù trợ mỗi khi con làm dấu thánh giá,
kêu cầu đến Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen
Lễ Chúa Ba Ngôi, Năm B
Ðnl 4:32-34, 39-40; Rm 8:14-17; Mt 28:16-20
Trong thời Cựu ước, mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi không được mạc khải cho dân được chọn. Bị bao vây bởi các dân thờ đa thần, dân Do thái được Thiên Chúa truyền dạy qua Môsê là họ phải tôn thờ một Thiên Chúa là Chúa tể duy nhất, hằng hữu, toàn năng và chân thật, ngoài ra không có chúa nào khác (Ðnl 4:39). Ðó là điều thiết yếu trong tôn giáo độc thần của họ. Do đó, đề cập đến mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi có thể khiến họ lầm tưởng rằng có ba chúa hay ba thần. Mà ba chúa hay ba thần là điều trái nghịch với nền tôn giáo độc thần của họ, lại còn có thể làm giảm lòng tin của họ vào một Chúa.
Thế nên Thánh kinh Cựu ước không nói gì rõ rệt về mầu nhiệm một Chúa Ba ngôi. Ðôi khi Thánh kinh Cựu ước mới ám chỉ, chứ không nói rõ, về Ba ngôi Thiên Chúa. Chẳng hạn như trong sách Sáng thế, Thiên Chúa dùng số nhiều để nói về mình: Chúng ta hãy tạo dựng con người theo hình ảnh chúng ta (St 1:26). Ðại danh từ ngôi thứ nhất số nhiều ở đây là chúng ta, ám chỉ rằng có hơn một ngôi vị nơi Thiên Chúa.
Phải chờ cho tới khi Chúa Giêsu xuống thế làm người và tự xưng Người là con Thiên Chúa, tín điều Ba Ngôi Thiên Chúa mới được tỏ hiện. Khi ông Gioan tiền hô làm phép rửa cho Ðức Giêsu ở sông Giođan, thì Chúa Thánh thần và Thiên Chúa Cha cũng được bày tỏ. Khi ra khỏi nước, Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và kìa có tiếng từ trời phán: Ðây là Con yêu quí của Ta, Ta hài lòng về Người (Mt 3:16-17). Trong bữa tiệc ly, Ðức Giêsu còn bầy tỏ cho các tông đồ về Chúa Thánh thần: Thầy ra đi thì có lợi cho chúng con hơn. Nếu Thầy không đi, Ðấng Phù Trợ sẽ không đến với chúng con (Ga 16:7).
Như vậy trong dòng lịch sử cứu độ, Thiên Chúa Cha được bầy tỏ trước tiên, rồi đến Chúa Con, rồi đến Chúa Thánh thần. Ba ngôi trong một Chúa là một Mầu nhiệm. Người ta có thể dùng hình tam giác cân và đều để diễn tả mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa. Trong hình tam giác cân và đều, ta thấy ba cạnh và ba góc đều nhau và bằng nhau, nhưng chỉ là một hình tam giác. Thánh Patriciô dùng một lá thố tương thảo (shamrock) có hình tam diệp thể để so sánh mầu nhiệm Ba Ngôi Một Chúa. Ngài hỏi dân Ái Nhĩ Lan xem họ thấy bao nhiêu cọng tam diệp thể. Họ trả lời có một. Rồi Ngài hỏi vậy có bao nhiêu lá. Họ nói có ba. Khi học kinh bổn thời tiền Công đồng Vaticanô II và sau đó một thời gian, người công giáo Việt Nam học bằng cách tự hỏi, rồi tự thưa. Những người sinh trước Công đồng Vaticanô II hẳn còn nhớ thưa thế nào cho câu hỏi: Hỏi Ðức Chuá trời có mấy ngôi? Rồi người học tự thưa theo sách, hay thưa theo những người đọc thuộc lòng: Thưa Ðức Chúa trời có Ba ngôi: Ngôi Nhất là Cha, Ngôi Hai là Con, Ngôi Ba là Thánh thần. Rồi Sách lại hỏi thêm: Hỏi trong Ba Ngôi, có Ngôi nào trước, Ngôi nào sau, Ngôi nào hơn, Ngôi nào kém chăng? Họ lại tự thưa theo sách Bổn: Thưa Ba Ngôi cũng bằng nhau. Sở sĩ trước đây giáo dân học kinh bổn thuộc lòng như vậy là vì người ta thiếu sách vở, và có những người lại không biết đọc. Việc học thuộc lòng còn có điểm lợi là ghi tạc vào tâm khảm của họ một niềm tin vững chắc như đanh đóng cột hay kiềng ba chân vậy.
Một trong những điều Giáo hội muốn nhắc nhở cho người tín hữu về Chúa Ba ngôi là dấu thánh giá. Dấu thánh giá nhắc nhở cho ta lòng tin vào hai mầu nhiệm quan trọng trong đức tin công giáo là: mầu nhiệm Một Chúa Ba ngôi và mầu nhiệm Cứu chuộc. Ta thấy linh mục rửa tội nhân danh Chúa Ba ngôi như lời Chúa dạy trong Phúc âm hôm nay: Hãy làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh thần (Mt 28:20). Các bí tích khác cũng được cử hành nhân danh Chúa Ba ngôi. Trong phần đầu lễ, linh mục chủ tế dùng lời chúc bình an của thánh Phaolô để chào đón giáo dân tham dự thánh lễ như sau: Nguyện xin ân sủng Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em. Linh mục kêu cầu Chúa Ba ngôi khi cử hành Bí tích Giải tội. Linh mục sức dầu bệnh nhân, nhân danh Chúa Ba ngôi. Ðức giám mục cử hành Bí tích Thêm sức trong dấu thánh Chúa Ba ngôi. Ta bắt đầu và kết thúc kinh đọc bằng dấu thánh giá tuyên xưng đức tin vào Chúa Ba ngôi. Trước khi dùng bữa, ta cũng làm dấu thánh giá, tạ ơn Chúa Ba ngôi cho ta của ăn hàng ngày.
Biết được có mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi còn làm giàu cho đời sống thiêng liêng của người tín hữu. Biết được có Chúa Cha là Ðấng tạo dựng loài người, Chúa Con là Ðấng cứu chuộc nhân loại, Chúa Thánh Thần là Ðấng thánh hoá, an ủi, ban sức mạnh thiêng liêng sẽ giúp ta dễ dàng cầu nguyện, biết phải xin với Ngôi Vị nào cho thích hợp. Xét về phương diện thần học thì khi ta cầu nguyện với một Ngôi Vị là ta cầu nguyện với hai Ngôi Vị kia vì Ngôi Cha, Ngôi Con, Ngôi Thánh thần là một Chúa. Tuy nhiên xét theo tâm lý học, thì để cho mình cảm thấy chắc ăn, ta có thể cầu nguyện với cả Ba Ngôi Vị cùng lúc như: Lậy Thiên Chúa Ba Ngôi, con thờ lạy, chúc tụng và tạ ơn Ba Ðấng. Con xin Ba Ðấng ban cho con được thế nọ, thế kia vân vân...
Thiết tưởng hôm nay nhân ngày lễ kính Chúa Ba ngôi ta cần trả lời vài thắc mắc sau đây: Ta có ý thức được chỗ đứng của Chúa Ba ngôi trong đời sống chưa? Dấu thánh giá ta làm có nhắc nhở cho ta về lòng tin vào Chúa Ba ngôi không? Ta có làm dấu thánh giá cách ý thức và kính cẩn, hay làm một cách cẩu thả, vô ý thức cho qua lần chiếu lệ?
Lời cầu nguyện: xin cho được ơn biết tôn thờ Chúa Ba Ngôi.
Lậy Thiên Chúa Ba Ngôi toàn năng!
Thờ lạy, đội ơn và chúc tụng Ba ngôi Thiên Chúa.
Cảm tạ Chúa Cha đã tạo thành nên con.
Xin Ngôi Hai Thiên Chúa tiếp tục công việc cứu độ nơi con.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần thánh hoá đời sống con.
Xin đến phù trợ mỗi khi con làm dấu thánh giá,
kêu cầu đến Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen
Hãy yêu đi rồi sẽ biết sự thật
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
05:25 05/06/2009
LỄ CHÚA BA NGÔI
Chúa Thánh Thần sẽ dẫn chúng ta đến sự thật toàn vẹn ( x. Ga 16,13 ). Nhờ lời mạc khải của Chúa Kitô, chúng ta biết rằng Thiên Chúa chúng ta tôn thờ là Thiên Chúa duy nhất mà là Ba Ngôi riêng biệt là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chỉ một Thiên Chúa duy nhất mà là Ba Ngôi. Tuy Ba Ngôi riêng biệt nhưng chỉ là một Thiên Chúa. Một mầu nhiệm vượt quá trí suy của nhân loại.
Vì sao Ba Ngôi mà chỉ là một Thiên Chúa hay vì sao chỉ một Thiên Chúa mà là Ba Ngôi ? Xin được trả lời cách thành thật rằng bản thân không biết. Vì tin vào Đức Kitô, Đấng có lời quyền năng và yêu thương tôi cho đến cùng, cho đến chết trên thập giá, nên tôi tin vào lời của Người. Chính Chúa Kitô đã phải trả giá rất đắt, là cái chết thập giá, cho sự mạc khải này trong bối cảnh Do Thái giáo chỉ tin có một Thiên Chúa duy nhất và độc nhất. Chúng ta đừng quên một trong những lý do khiến những người lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ đã từng lấy đã ném Chúa Giêsu và lên án tử hình cho Người, vì Người tự cho mình là Con Thiên Chúa, ngang hàng với Thiên Chúa ( x. Ga 10,31-33; Mt 26,62-66 ).
Thánh Kinh, đặc biệt Chúa Kitô không cho biết vì sao một Thiên Chúa mà là Ba Ngôi, nhưng đã mạc khải cho chúng ta biết mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi như thế nào. Đó là mầu nhiệm tình yêu liên đới, hiệp thông trọn hảo, đầy năng động và sáng tạo. Và chúng ta, loài thụ tạo cao cả nhất trong các loài hữu hình, ngay trong kiếp lữ thứ này, có thể cảm nghiệm phần nào đó mầu nhiệm ấy, khi sống trong Thánh Thần, Đấng là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con, giữa Chúa con và Chúa Cha.
“Sự sống đời đời là chúng nhận biết Cha là Thiên Chúa duy nhất và Đức Giêsu Kitô mà Cha sai đến” ( Ga 17,3 ). Làm sao để nhận biết sự thật này nếu không được Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa tác động. Chúng ta đã được nhận làm con trong Đức Giêsu. “ Vì là con, nên Thiên Chúa sai Thánh Thần của Con Ngài ngự vào lòng chúng ta và kêu lên: Abba, Cha ơi !” ( Gl 4,6 ). “ Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa” ( Rm 8,16 ). Không ai có thể tuyên xưng Đức Kitô là Chúa nếu không được Thánh Thần thúc đẩy ( x.1Cor 12,3 ). Thánh Thần chính là nguồn tình yêu. Vì thế chỉ những ai ở trong tình yêu mới có thể hiểu biết sự thật. Và khi hiểu biết sự thật thì chính sự thật sẽ giải thoát chúng ta và đưa chúng ta vào sự sống đời đời.
Làm sao ta có thể biết nghĩa phu thê là gì khi ta chưa sống hết tình với người phối ngẫu ? Làm sao ta có thể biết được thế nào là quê hương khi ta chưa hết lòng hết tâm với vận mệnh quốc gia dân tộc ? Làm sao ta có thể biết được giá trị của con người trong cõi nhân sinh này khi ta chưa trải rộng com tim với người đồng loại, với người anh chị em cận kề, nhất là với những người cô thế cô thân ? …
Hãy yêu đi rồi bạn sẽ biết nhiều lẽ huyền nhiệm của sự trao ban và đón nhận. Hãy hiệp thông cách thực sự thì bạn sẽ biết thế nào là tình liên đới. Đây là một cái lẽ biết theo nghĩa Thánh Kinh, tức là không chỉ nhìn thấy thực tại, thấy vấn đề bằng trí khôn, mà còn gắn bó thiết thân, chung lưng đấu cật, khi buồn lẫn khi hoan lạc, lúc thuận lợi cũng như lúc gặp phải nghịch cảnh, gian truân.
Ngay trong cuộc sống này, có nhiều điều mà lý trí phải chào thua. Sự khôn ngoan đích thực không hệ tại ở trí óc, nhưng là ở trái tim. Có thể có trường hợp người ta đâm ra mù quáng vì yêu. Nhưng đó chỉ là thứ tình yêu vị kỷ, nghiêng chiều đam mê vụ lợi hoặc bất chính. Khi đã biết yêu với tình yêu trong sáng, quảng đại quên mình, với một tình yêu bắt nguồn từ tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa thì không một ai là không ở trong ánh sáng. Và chính ánh sáng sẽ soi dẫn chúng ta đến cùng chân lý.
Là kitô hữu, không gì hơn là biết quy chiếu về Tình Yêu Thiên Chúa Ba Ngôi để rồi biết yêu thương nhau bằng:
1. Một tình yêu thúc đẩy ta không chỉ muốn mà còn biết chủ động, tích cực làm cho người mình yêu phát triển và nên hoàn thiện.
2. Một tình yêu thúc đẩy ta tìm mọi cách để cho người mình yêu nên đáng yêu và được nhiều người yêu mến.
3. Một tình yêu thúc đẩy ta nổ lực hết mình làm cho người mình yêu có đủ khả năng và sự nhiệt tình để yêu mến kẻ khác.
Khi ta sống được chút tâm tình yêu mến này, thiết tưởng rằng chúng ta sẽ chẳng còn băn khoăn với câu hỏi tại sao Ba Ngôi mà chỉ một Thiên Chúa, nhưng chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc vì biết cội nguồn của mình chính là Thiên Chúa Ba Ngôi.
Chúa Thánh Thần sẽ dẫn chúng ta đến sự thật toàn vẹn ( x. Ga 16,13 ). Nhờ lời mạc khải của Chúa Kitô, chúng ta biết rằng Thiên Chúa chúng ta tôn thờ là Thiên Chúa duy nhất mà là Ba Ngôi riêng biệt là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chỉ một Thiên Chúa duy nhất mà là Ba Ngôi. Tuy Ba Ngôi riêng biệt nhưng chỉ là một Thiên Chúa. Một mầu nhiệm vượt quá trí suy của nhân loại.
Vì sao Ba Ngôi mà chỉ là một Thiên Chúa hay vì sao chỉ một Thiên Chúa mà là Ba Ngôi ? Xin được trả lời cách thành thật rằng bản thân không biết. Vì tin vào Đức Kitô, Đấng có lời quyền năng và yêu thương tôi cho đến cùng, cho đến chết trên thập giá, nên tôi tin vào lời của Người. Chính Chúa Kitô đã phải trả giá rất đắt, là cái chết thập giá, cho sự mạc khải này trong bối cảnh Do Thái giáo chỉ tin có một Thiên Chúa duy nhất và độc nhất. Chúng ta đừng quên một trong những lý do khiến những người lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ đã từng lấy đã ném Chúa Giêsu và lên án tử hình cho Người, vì Người tự cho mình là Con Thiên Chúa, ngang hàng với Thiên Chúa ( x. Ga 10,31-33; Mt 26,62-66 ).
Thánh Kinh, đặc biệt Chúa Kitô không cho biết vì sao một Thiên Chúa mà là Ba Ngôi, nhưng đã mạc khải cho chúng ta biết mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi như thế nào. Đó là mầu nhiệm tình yêu liên đới, hiệp thông trọn hảo, đầy năng động và sáng tạo. Và chúng ta, loài thụ tạo cao cả nhất trong các loài hữu hình, ngay trong kiếp lữ thứ này, có thể cảm nghiệm phần nào đó mầu nhiệm ấy, khi sống trong Thánh Thần, Đấng là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con, giữa Chúa con và Chúa Cha.
“Sự sống đời đời là chúng nhận biết Cha là Thiên Chúa duy nhất và Đức Giêsu Kitô mà Cha sai đến” ( Ga 17,3 ). Làm sao để nhận biết sự thật này nếu không được Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa tác động. Chúng ta đã được nhận làm con trong Đức Giêsu. “ Vì là con, nên Thiên Chúa sai Thánh Thần của Con Ngài ngự vào lòng chúng ta và kêu lên: Abba, Cha ơi !” ( Gl 4,6 ). “ Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa” ( Rm 8,16 ). Không ai có thể tuyên xưng Đức Kitô là Chúa nếu không được Thánh Thần thúc đẩy ( x.1Cor 12,3 ). Thánh Thần chính là nguồn tình yêu. Vì thế chỉ những ai ở trong tình yêu mới có thể hiểu biết sự thật. Và khi hiểu biết sự thật thì chính sự thật sẽ giải thoát chúng ta và đưa chúng ta vào sự sống đời đời.
Làm sao ta có thể biết nghĩa phu thê là gì khi ta chưa sống hết tình với người phối ngẫu ? Làm sao ta có thể biết được thế nào là quê hương khi ta chưa hết lòng hết tâm với vận mệnh quốc gia dân tộc ? Làm sao ta có thể biết được giá trị của con người trong cõi nhân sinh này khi ta chưa trải rộng com tim với người đồng loại, với người anh chị em cận kề, nhất là với những người cô thế cô thân ? …
Hãy yêu đi rồi bạn sẽ biết nhiều lẽ huyền nhiệm của sự trao ban và đón nhận. Hãy hiệp thông cách thực sự thì bạn sẽ biết thế nào là tình liên đới. Đây là một cái lẽ biết theo nghĩa Thánh Kinh, tức là không chỉ nhìn thấy thực tại, thấy vấn đề bằng trí khôn, mà còn gắn bó thiết thân, chung lưng đấu cật, khi buồn lẫn khi hoan lạc, lúc thuận lợi cũng như lúc gặp phải nghịch cảnh, gian truân.
Ngay trong cuộc sống này, có nhiều điều mà lý trí phải chào thua. Sự khôn ngoan đích thực không hệ tại ở trí óc, nhưng là ở trái tim. Có thể có trường hợp người ta đâm ra mù quáng vì yêu. Nhưng đó chỉ là thứ tình yêu vị kỷ, nghiêng chiều đam mê vụ lợi hoặc bất chính. Khi đã biết yêu với tình yêu trong sáng, quảng đại quên mình, với một tình yêu bắt nguồn từ tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa thì không một ai là không ở trong ánh sáng. Và chính ánh sáng sẽ soi dẫn chúng ta đến cùng chân lý.
Là kitô hữu, không gì hơn là biết quy chiếu về Tình Yêu Thiên Chúa Ba Ngôi để rồi biết yêu thương nhau bằng:
1. Một tình yêu thúc đẩy ta không chỉ muốn mà còn biết chủ động, tích cực làm cho người mình yêu phát triển và nên hoàn thiện.
2. Một tình yêu thúc đẩy ta tìm mọi cách để cho người mình yêu nên đáng yêu và được nhiều người yêu mến.
3. Một tình yêu thúc đẩy ta nổ lực hết mình làm cho người mình yêu có đủ khả năng và sự nhiệt tình để yêu mến kẻ khác.
Khi ta sống được chút tâm tình yêu mến này, thiết tưởng rằng chúng ta sẽ chẳng còn băn khoăn với câu hỏi tại sao Ba Ngôi mà chỉ một Thiên Chúa, nhưng chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc vì biết cội nguồn của mình chính là Thiên Chúa Ba Ngôi.
Thiên Chúa Ba Ngôi, Ngài là ai ?
Lm Jude Siciliano, OP
07:06 05/06/2009
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI (B)
Đnl 4: 32-34, 39-40; Tv 33; Rôma 8: 14-17; Mt 28: 16-20
Anh chị em thân mến,
Tên ngày lễ hôm nay có thể khó hiểu cho giáo dân và cho cả người giảng lễ. Ngày hôm nay, chúng ta không chỉ mừng một tín điều quan trọng của Giáo Hội mà còn thờ phượng tín điều ấy khi chúng ta họp nhau cử hành Phụng vụ. Hôm nay cũng không phải là ngày để giảng giáo lý về vấn đề tại sao Một Thiên Chúa lại có ba ngôi vị, và ba tên khác nhau. Tôi cũng không có ý định dùng cỏ tam diệp, rồi phân tách ra để giảng vì sao Thiên Chúa lại có thể là ba trong một cùng một lúc.
Có người nói "Hễ ai nói về Chúa Ba Ngôi thì nên nói đến cây Thánh giá của Chúa Giêsu thay vì nói những mầu nhiệm khó hiểu ở trên trời" (rất tiếc, không còn nhớ ai đã nói câu nầy). Các Kitô hữu hiểu biết Thiên Chúa qua kinh nghiệm đời sống của mình, những điểm chúng ta nên chia sẻ với Chúa là sự đau khổ và cây Thập giá. Tôi biết một bà đã 56 tuổi. Bà rất thương mến gia đình và gia đình cũng rất yêu thương bà. Các người con xem bà như là một giềng mối liên kết mọi người trong gia đình. Bà bị đau lưng khủng khiếp, và phim X quang cho biết bà ta bị nứt một đốt xương sống.
Đến khi giải phẫu, bác sĩ mới biết bà bị ung thư, và hơn nữa, qua xét nghiệm, bệnh đã di căn đến phổi. Cô con gái bà gọi cho một người bạn khóc nức nở và nói rằng "Tại sao Thiên Chúa lại để mẹ tôi như vậy?" Đó là câu hỏi mà chúng ta thường nghe trong những trường hợp khó khăn và biết đâu đó cũng là câu hỏi của chúng ta khi gặp nhiều trường hợp khó khăn tương tự trong đời sống của chúng ta, cũng như lúc gặp những rối loạn trong đời sống đức tin.
Đó mới thật sự là câu hỏi về Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa là ai? Thiên Chúa chúng ta như thế nào? Đó không phải là câu hỏi về tín điều hay những điều bí ẩn trên trời. Trong vườn Giết-sê-ma-ni, Chúa Giêsu nghĩ đến khổ hình mà Ngài sẽ phải chịu, để rồi run sợ thưa với Chúa Cha: "Cha ơi, nếu được, xin cất cho con khỏi chén này…". Nhưng Ngài muốn chịu đựng cùng với chúng ta, nên tự chuốc lấy đau khổ ấy. Nếu Ngài cất được chén đắng ấy, chắc chúng ta sẽ thấy cô độc trong cuộc chiến đấu với khổ đau ở thế gian này. Trái lại, nhờ sự vâng phục của Ngài, Ngài luôn đồng hành với chúng ta trong mọi đau khổ từ thể xác đến tâm hồn, vì Ngài đã không lạ gì với những khổ đau ấy. Chúa Giêsu đã khóc, không phải chỉ vì sự đau đớn thể xác, nhưng vì sự sầu khổ trong tâm hồn trên Thập giá như lời Kinh Thánh đã nói.
Trong Kinh Thánh, không có chuyện Thiên Chúa gởi đau khổ đến để thử thách đức tin của chúng ta; có cha me nhân từ nào lại nỡ làm điều này với con cái mình; và chúng ta tin thật Thiên Chúa thương yêu chúng ta, vì chúng ta là con cái của Người chăng? Trong thơ gởi tín hữu Rô-ma, thánh Phaolô đã nhắc là "Thần khí làm cho anh em nên nghĩa tử.. ."(Rm 8, 15)
Trong Kinh Thánh không có ghi chép điều gì để an ủi những người đau khổ vì "Thiên Chúa không bao giờ gởi cho chúng ta những đau khổ quá sức chịu đựng của chúng ta". Khi nói những điều này, tôi cứ nghĩ Thiên Chúa đang nhìn và muốn thử thách đức tin một người nào đó, nhưng không đến nỗi nặng nề cho lắm. Thật là một Thiên Chúa khó khăn! Đó không phải là Thiên Chúa Ba Ngôi mà chúng ta mừng ngày hôm nay. Một lời khác: "Thiên Chúa chỉ giúp cho những ai đã tự giúp mình". Tôi nghe câu nói này không biết bao nhiêu lần rồi khi nghe trong nhóm học Thánh Kinh muốn diễn tả về Thiên Chúa. Họ nói câu ấy được đọc từ trong Thánh Kinh. Vậy, nếu chúng ta tự giúp mình được thì cần gì đến sự giúp đỡ của Thiên Chúa? Khi chúng ta đang chống chọi với đau khổ và cảm thấy cô đơn, chúng ta sẽ không cần đến Thiên Chúa giúp nữa, vì chúng ta đã tự cố gắng giúp mình rồi mà!.
Không đâu, đời sống có biết bao thử thách, đôi khi nặng nề hơn sức chịu đựng của chúng ta. Thiên Chúa là Đấng giúp chúng ta chịu khó gánh vác những đau khổ ấy. Không phải Ngài chỉ giúp chúng ta tự làm được mà thôi, nhưng Ngài còn giúp chúng ta có thể chịu đựng mạnh hơn khi gặp đau khổ, nhờ đó được trưởng thành hơn. Đó chính là Chúa Ba Ngôi mà Chúa Giêsu gởi đến để giúp các Môn đệ Ngài đi khắp cùng thế giới để rao giảng Tin mừng.
Khi Chúa Giêsu gởi các Môn đệ ra đi làm phép Rửa nhân danh "Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần", Ngài cho chúng ta biết: Thiên Chúa, Đấng tạo dựng, nguồn mạch sự sống; Đấng thương yêu những tạo vật Ngài đã dựng nên. Chúa Kitô, Thiên Chúa làm người như chúng ta, Ngài cùng sống với chúng ta cho đến chết và đã sống lại. Chúa Thánh Thần, nguồn trợ lực của Thiên Chúa mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta hôm nay, để chúng ta hiệp thông cầu nguyện và vui mừng.
Vậy Chúa Ba Ngôi là như thế nào? Chúa Giêsu đã nói với chúng ta "Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế"(Mt28, 20). Ngài đã cho chúng ta khái niệm về Thiên Chúa. Vậy khi có ai gọi chúng ta để than vãn rằng "Tại sao Chúa lại làm như vậy cho tôi? Tôi đã làm gì để phải chịu khổ cực như thế này?". Chúng ta có thể trả lời như với người phụ nữ tôi đã kể ở trên là "Tôi không hiểu hết những điều này. Nhưng tôi biết Thiên Chúa không đặt những điều đó trên mẹ cô. Thiên Chúa ở với chúng ta và chính Chúa cũng đã cùng khóc với chúng ta". Câu trả lời này do một cô bạn trẻ tốt nghiệp trung học, có ba người con. Cô đang nách con bên hông và trả lời cho bạn mình. Đấy, cô ấy là một nhà thần học, giải thích về Thiên Chúa Ba Ngôi một cách dể hiểu như thế.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên
Đnl 4: 32-34, 39-40; Tv 33; Rôma 8: 14-17; Mt 28: 16-20
Anh chị em thân mến,
Tên ngày lễ hôm nay có thể khó hiểu cho giáo dân và cho cả người giảng lễ. Ngày hôm nay, chúng ta không chỉ mừng một tín điều quan trọng của Giáo Hội mà còn thờ phượng tín điều ấy khi chúng ta họp nhau cử hành Phụng vụ. Hôm nay cũng không phải là ngày để giảng giáo lý về vấn đề tại sao Một Thiên Chúa lại có ba ngôi vị, và ba tên khác nhau. Tôi cũng không có ý định dùng cỏ tam diệp, rồi phân tách ra để giảng vì sao Thiên Chúa lại có thể là ba trong một cùng một lúc.
Có người nói "Hễ ai nói về Chúa Ba Ngôi thì nên nói đến cây Thánh giá của Chúa Giêsu thay vì nói những mầu nhiệm khó hiểu ở trên trời" (rất tiếc, không còn nhớ ai đã nói câu nầy). Các Kitô hữu hiểu biết Thiên Chúa qua kinh nghiệm đời sống của mình, những điểm chúng ta nên chia sẻ với Chúa là sự đau khổ và cây Thập giá. Tôi biết một bà đã 56 tuổi. Bà rất thương mến gia đình và gia đình cũng rất yêu thương bà. Các người con xem bà như là một giềng mối liên kết mọi người trong gia đình. Bà bị đau lưng khủng khiếp, và phim X quang cho biết bà ta bị nứt một đốt xương sống.
Đến khi giải phẫu, bác sĩ mới biết bà bị ung thư, và hơn nữa, qua xét nghiệm, bệnh đã di căn đến phổi. Cô con gái bà gọi cho một người bạn khóc nức nở và nói rằng "Tại sao Thiên Chúa lại để mẹ tôi như vậy?" Đó là câu hỏi mà chúng ta thường nghe trong những trường hợp khó khăn và biết đâu đó cũng là câu hỏi của chúng ta khi gặp nhiều trường hợp khó khăn tương tự trong đời sống của chúng ta, cũng như lúc gặp những rối loạn trong đời sống đức tin.
Đó mới thật sự là câu hỏi về Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa là ai? Thiên Chúa chúng ta như thế nào? Đó không phải là câu hỏi về tín điều hay những điều bí ẩn trên trời. Trong vườn Giết-sê-ma-ni, Chúa Giêsu nghĩ đến khổ hình mà Ngài sẽ phải chịu, để rồi run sợ thưa với Chúa Cha: "Cha ơi, nếu được, xin cất cho con khỏi chén này…". Nhưng Ngài muốn chịu đựng cùng với chúng ta, nên tự chuốc lấy đau khổ ấy. Nếu Ngài cất được chén đắng ấy, chắc chúng ta sẽ thấy cô độc trong cuộc chiến đấu với khổ đau ở thế gian này. Trái lại, nhờ sự vâng phục của Ngài, Ngài luôn đồng hành với chúng ta trong mọi đau khổ từ thể xác đến tâm hồn, vì Ngài đã không lạ gì với những khổ đau ấy. Chúa Giêsu đã khóc, không phải chỉ vì sự đau đớn thể xác, nhưng vì sự sầu khổ trong tâm hồn trên Thập giá như lời Kinh Thánh đã nói.
Trong Kinh Thánh, không có chuyện Thiên Chúa gởi đau khổ đến để thử thách đức tin của chúng ta; có cha me nhân từ nào lại nỡ làm điều này với con cái mình; và chúng ta tin thật Thiên Chúa thương yêu chúng ta, vì chúng ta là con cái của Người chăng? Trong thơ gởi tín hữu Rô-ma, thánh Phaolô đã nhắc là "Thần khí làm cho anh em nên nghĩa tử.. ."(Rm 8, 15)
Trong Kinh Thánh không có ghi chép điều gì để an ủi những người đau khổ vì "Thiên Chúa không bao giờ gởi cho chúng ta những đau khổ quá sức chịu đựng của chúng ta". Khi nói những điều này, tôi cứ nghĩ Thiên Chúa đang nhìn và muốn thử thách đức tin một người nào đó, nhưng không đến nỗi nặng nề cho lắm. Thật là một Thiên Chúa khó khăn! Đó không phải là Thiên Chúa Ba Ngôi mà chúng ta mừng ngày hôm nay. Một lời khác: "Thiên Chúa chỉ giúp cho những ai đã tự giúp mình". Tôi nghe câu nói này không biết bao nhiêu lần rồi khi nghe trong nhóm học Thánh Kinh muốn diễn tả về Thiên Chúa. Họ nói câu ấy được đọc từ trong Thánh Kinh. Vậy, nếu chúng ta tự giúp mình được thì cần gì đến sự giúp đỡ của Thiên Chúa? Khi chúng ta đang chống chọi với đau khổ và cảm thấy cô đơn, chúng ta sẽ không cần đến Thiên Chúa giúp nữa, vì chúng ta đã tự cố gắng giúp mình rồi mà!.
Không đâu, đời sống có biết bao thử thách, đôi khi nặng nề hơn sức chịu đựng của chúng ta. Thiên Chúa là Đấng giúp chúng ta chịu khó gánh vác những đau khổ ấy. Không phải Ngài chỉ giúp chúng ta tự làm được mà thôi, nhưng Ngài còn giúp chúng ta có thể chịu đựng mạnh hơn khi gặp đau khổ, nhờ đó được trưởng thành hơn. Đó chính là Chúa Ba Ngôi mà Chúa Giêsu gởi đến để giúp các Môn đệ Ngài đi khắp cùng thế giới để rao giảng Tin mừng.
Khi Chúa Giêsu gởi các Môn đệ ra đi làm phép Rửa nhân danh "Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần", Ngài cho chúng ta biết: Thiên Chúa, Đấng tạo dựng, nguồn mạch sự sống; Đấng thương yêu những tạo vật Ngài đã dựng nên. Chúa Kitô, Thiên Chúa làm người như chúng ta, Ngài cùng sống với chúng ta cho đến chết và đã sống lại. Chúa Thánh Thần, nguồn trợ lực của Thiên Chúa mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta hôm nay, để chúng ta hiệp thông cầu nguyện và vui mừng.
Vậy Chúa Ba Ngôi là như thế nào? Chúa Giêsu đã nói với chúng ta "Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế"(Mt28, 20). Ngài đã cho chúng ta khái niệm về Thiên Chúa. Vậy khi có ai gọi chúng ta để than vãn rằng "Tại sao Chúa lại làm như vậy cho tôi? Tôi đã làm gì để phải chịu khổ cực như thế này?". Chúng ta có thể trả lời như với người phụ nữ tôi đã kể ở trên là "Tôi không hiểu hết những điều này. Nhưng tôi biết Thiên Chúa không đặt những điều đó trên mẹ cô. Thiên Chúa ở với chúng ta và chính Chúa cũng đã cùng khóc với chúng ta". Câu trả lời này do một cô bạn trẻ tốt nghiệp trung học, có ba người con. Cô đang nách con bên hông và trả lời cho bạn mình. Đấy, cô ấy là một nhà thần học, giải thích về Thiên Chúa Ba Ngôi một cách dể hiểu như thế.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên
Tình Yêu Huyền Diệu
Lm Vũđình Tường
14:52 05/06/2009
Tuần trước Giáo Hội mừng kính lễ Chúa Ngôi Ba; tuần này mừng kính lễ Chúa Ba Ngôi. Nghe không khéo sẽ nhầm lẫn Ba Ngôi và Ngôi Ba là một.
Nói Thiên Chúa Ba Ngôi hiểu là Thiên Chúa có Ba Ngôi Vị. Nói là Chúa Ngôi Ba hiểu là Ngôi Vị thứ Ba trong Thiên Chúa.
Theo ngôn ngữ loài người thì thứ ba phải nhỏ hơn thứ nhất và thứ hai. Như thế Ngôi Thứ Ba nhỏ hơn Ngôi Thứ Nhất và Ngôi Thứ Hai. Đức tin không hiểu như thế vì Cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người 1Cor 1,25
Trái lại nếu chỉ nói suông một, hai, ba thì có thể hiểu ngược lại, ba lớn hơn một và hai. Như thế Ngôi Ba lại là Ngôi lớn nhất, lớn hơn cả Ngôi Hai và Một. Suy luận dựa trên sự khôn ngoan của thế gian dù vững chắc cũng dẫn đến sai lầm vì có lời chép Ta sẽ hủy diệt sự khôn ngoan của kẻ khôn ngoan, và sẽ vứt bỏ sự thông thái của người thông thái 1Cor 1, 19.
Càng không thể dùng ngôn ngữ lí luận hợp lí của toán học để giải thích về Thiên Chúa. Không thể nói một thì nhỏ hơn hai ngôi hợp lại. Ngôi Một cộng với Ngôi Hai lớn hơn Ngôi Ba; hoặc Ngôi Hai cộng với Ngôi Ba lớn hơn Ngôi Một; hoặc Ngôi Một cộng với Ngôi Ba lớn hơn Ngôi Hai. Theo khoa học khi cả ba bằng nhau thì một nhỏ bằng phân nửa của hai cộng lại. Suy luận này hợp lí lẽ loài người; áp dụng vào đức tin thì suy luận trên trở nên vô dụng.
Đức tin dậy hoàn toàn khác với lí lẽ bình thường. Điều hợp lí hàng ngày không giải thích được mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Mầu nhiệm lớn hơn, bao trùm trên tất cả các lí luận hợp lí. Càng cố lí luận về Thiên Chúa càng gặp nhiều bế tắc. Thánh Phaolô giải thích
Trong khi người Do thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô chịu đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ 1Cor 1,23.
Thiên Chúa có Ba Ngôi: Ngôi Cha, Ngôi Con và Thánh Thần. Cả ba ngôi bằng nhau, cùng bản tính, giống nhau, không Ngôi nào lớn hơn, nhỏ hơn. Vì sao? Vì Thiên Chúa là tình yêu nên không thể so sánh một tình yêu bất biến, bất tử và vô biên. Tình yêu nơi Thiên Chúa toàn thiện, không còn chỗ để so sánh hơn kém, cao thấp. Lấy toàn thiện so sánh với toàn thiện là việc làm thừa, vô bổ. Con người ưa so sánh cao thấp vì chúng ta bất toàn.
Lời thánh sử
Tác giả Phúc Âm Gioan được mặc khải nhận biết Thiên Chúa là tình yêu khi thánh nhân mạnh dạn, dõng dạc tuyên bố. Thiên Chúa là tình yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy 1Jn 4,16.
Điều này cho biết Ngôi Cha là Thiên Chúa. Ngài là tình yêu.
Tình yêu chân chính luôn sống động, sáng tạo vì thế Đức Kitô tuyên bố Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc. Jn 5,17
Có sự liên hệ mật thiết, đồng nhất, trong sáng tạo giữa Chúa Cha và Chúa Con.
Thật tôi bảo thật các ông: Người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm; vì điều gì Chúa Cha làm, thì người Con cũng làm như vậy. Jn 5,19
Thiên Chúa tạo dựng chúng ta. Thiên Chúa yêu mến việc Ngài sáng tạo, coi sóc, bảo vệ và ngự trong đó. Bằng chứng là Ngài sai chính Con Một Ngài xuống trần gian để ở giữa chúng ta
Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Jn 3,16
Chúng ta có Ngôi Hai Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô.
Đức Kitô yêu mến chúng ta cùng tình yêu Chúa Cha yêu mến chúng ta nên Ngài sẵn sàng hy sinh chết cho chúng ta được sống.
Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dậy. Jn 15, 13-14.
Chúng ta có Ngôi Ba Thiên Chúa. Ngài là Thánh Thần.
Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em. Jn 16,7
Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em. Jn 14,26
Mừng Lễ Chúa Ba Ngôi chúng ta mừng một Thiên Chúa duy nhất có Ba Ngôi bằng nhau, liên kết trong tình yêu. Ngôi Cha Đấng sáng tạo; Ngôi Con Đấng cứu chuộc và Thánh Thần Đấng Thánh Hoá.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Nói Thiên Chúa Ba Ngôi hiểu là Thiên Chúa có Ba Ngôi Vị. Nói là Chúa Ngôi Ba hiểu là Ngôi Vị thứ Ba trong Thiên Chúa.
Theo ngôn ngữ loài người thì thứ ba phải nhỏ hơn thứ nhất và thứ hai. Như thế Ngôi Thứ Ba nhỏ hơn Ngôi Thứ Nhất và Ngôi Thứ Hai. Đức tin không hiểu như thế vì Cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người 1Cor 1,25
Trái lại nếu chỉ nói suông một, hai, ba thì có thể hiểu ngược lại, ba lớn hơn một và hai. Như thế Ngôi Ba lại là Ngôi lớn nhất, lớn hơn cả Ngôi Hai và Một. Suy luận dựa trên sự khôn ngoan của thế gian dù vững chắc cũng dẫn đến sai lầm vì có lời chép Ta sẽ hủy diệt sự khôn ngoan của kẻ khôn ngoan, và sẽ vứt bỏ sự thông thái của người thông thái 1Cor 1, 19.
Càng không thể dùng ngôn ngữ lí luận hợp lí của toán học để giải thích về Thiên Chúa. Không thể nói một thì nhỏ hơn hai ngôi hợp lại. Ngôi Một cộng với Ngôi Hai lớn hơn Ngôi Ba; hoặc Ngôi Hai cộng với Ngôi Ba lớn hơn Ngôi Một; hoặc Ngôi Một cộng với Ngôi Ba lớn hơn Ngôi Hai. Theo khoa học khi cả ba bằng nhau thì một nhỏ bằng phân nửa của hai cộng lại. Suy luận này hợp lí lẽ loài người; áp dụng vào đức tin thì suy luận trên trở nên vô dụng.
Đức tin dậy hoàn toàn khác với lí lẽ bình thường. Điều hợp lí hàng ngày không giải thích được mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Mầu nhiệm lớn hơn, bao trùm trên tất cả các lí luận hợp lí. Càng cố lí luận về Thiên Chúa càng gặp nhiều bế tắc. Thánh Phaolô giải thích
Trong khi người Do thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô chịu đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ 1Cor 1,23.
Thiên Chúa có Ba Ngôi: Ngôi Cha, Ngôi Con và Thánh Thần. Cả ba ngôi bằng nhau, cùng bản tính, giống nhau, không Ngôi nào lớn hơn, nhỏ hơn. Vì sao? Vì Thiên Chúa là tình yêu nên không thể so sánh một tình yêu bất biến, bất tử và vô biên. Tình yêu nơi Thiên Chúa toàn thiện, không còn chỗ để so sánh hơn kém, cao thấp. Lấy toàn thiện so sánh với toàn thiện là việc làm thừa, vô bổ. Con người ưa so sánh cao thấp vì chúng ta bất toàn.
Lời thánh sử
Tác giả Phúc Âm Gioan được mặc khải nhận biết Thiên Chúa là tình yêu khi thánh nhân mạnh dạn, dõng dạc tuyên bố. Thiên Chúa là tình yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy 1Jn 4,16.
Điều này cho biết Ngôi Cha là Thiên Chúa. Ngài là tình yêu.
Tình yêu chân chính luôn sống động, sáng tạo vì thế Đức Kitô tuyên bố Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc. Jn 5,17
Có sự liên hệ mật thiết, đồng nhất, trong sáng tạo giữa Chúa Cha và Chúa Con.
Thật tôi bảo thật các ông: Người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm; vì điều gì Chúa Cha làm, thì người Con cũng làm như vậy. Jn 5,19
Thiên Chúa tạo dựng chúng ta. Thiên Chúa yêu mến việc Ngài sáng tạo, coi sóc, bảo vệ và ngự trong đó. Bằng chứng là Ngài sai chính Con Một Ngài xuống trần gian để ở giữa chúng ta
Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Jn 3,16
Chúng ta có Ngôi Hai Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô.
Đức Kitô yêu mến chúng ta cùng tình yêu Chúa Cha yêu mến chúng ta nên Ngài sẵn sàng hy sinh chết cho chúng ta được sống.
Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dậy. Jn 15, 13-14.
Chúng ta có Ngôi Ba Thiên Chúa. Ngài là Thánh Thần.
Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em. Jn 16,7
Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em. Jn 14,26
Mừng Lễ Chúa Ba Ngôi chúng ta mừng một Thiên Chúa duy nhất có Ba Ngôi bằng nhau, liên kết trong tình yêu. Ngôi Cha Đấng sáng tạo; Ngôi Con Đấng cứu chuộc và Thánh Thần Đấng Thánh Hoá.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Thiên Chúa bí ẩn mầu nhiệm
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
20:27 05/06/2009
Thiên Chúa bí ẩn mầu nhiệm
„ Tôi sẽ từ chối tin vào một Thiên Chúa, mà tôi có thể hiểu biết được.“ ( Nhà văn Graham Greene)
Chúng ta tin Thiên Chúa. Nhưng với tâm trí con người, trước sau Ngài vẫn là một Thiên Chúa bí ẩn mầu nhiệm. Đức tin vào Một Thiên Chúa có Ba ngôi vị là một mầu nhiệm to lớn vượt khỏi tầm suy hiểu giới hạn của trí khôn con người.
Tin mà không hiểu biết điều mình tin là một thiếu xót, và thắc mắc cứ mãi xoay vần quanh đó. Nhưng hiểu biết được điều mình tin, không chỉ khó mà còn vô tình muốn biến điều tin thành vật thể tầm thường!
Lòng tin trong tôn giáo vào Thiên Chúa không nảy sinh từ trí óc suy tưởng hay chứng minh bằng công thức toán học. Nhưng từ trái tim lòng yêu mến. Và dần dần trong đời sống tâm trí có thể khám phá cảm nhận ra hương vị của đức tin lòng yêu mến thế nào cho đời sống qua những biến chuyển giai đoạn cuộc đời.
Ngay từ thuở bam đầu lúc mới mở mắt chào đời, ông bà cha mẹ đã cầm bàn tay bé nhỏ của con em mình làm dấu Thánh Gía nhân danh Cha và Con và Thánh Thần trên khuôn mặt thân thể em.
Ngày em bé lãnh nhận làn Nước Bí tích rửa tội, không chỉ trong làn nước em được tắm gội rửa tội, nhưng trong Ba ngôi Thiên Chúa: là Cha và Con và Thánh Thần.
Rồi hằng ngày mỗi khi làm dấu Thánh gía lúc đi ngủ, khi thức dậy, lúc dùng bữa ăn, khi cầu nguyện, khi đọc kinh Tin Kính, lúc đọc kinh Sáng danh, lúc Đức Gíao Hòang, đức Gíam mục. Linh mục ban phép lành… đều đọc công thức thành tiếng thành lời nói lên đức tin xây dựng trên nền tảng Một Thiên Chúa có Ba ngôi vị: là Cha và Con và Thánh Thần.
Vậy bằng cách nào chúng ta có thể tìm ra chút ánh sáng về điều mầu nhiệm bí ẩn này đối với tâm trí con người?
Nếu nêu câu hỏi, người ta có thể mường tượng ra Thiên Chúa như thế nào, chắc chắn họ sẽ trả lời: Thiên Chúa phải là Đấng to lớn cao cả. Ngài phải có dư đầy quyền uy sức mạnh mới có thể giang tay bao bọc che chở cả hoàn vũ. Trứơc một Thiên Chúa to lớn cao cả không sao diễn tả nổi được như thế, con người chúng tôi chỉ còn biết qùy gối xuống bái phục tôn kính thờ lạy, cùng đặt hết niềm tin tưởng vào thôi. Ngài là đấng ban cho đời sống con người nơi chốn nương tựa và sự an toàn.
Nhưng Thiên Chúa như thế ở qúa xa con người. Chúng tôi mong muốn cho mình một Thiên Chúa, Đấng ở giữa con người như con người chúng ta. Với Ngài chúng ta có thể nói chuyện được. Trước mặt ngài chúng ta được phép cười hay khóc lóc than thở được. Chúng ta mong muốn một Thiên Chúa gần gũi với con người, quan tâm chú ý đến đời sống người nghèo khổ, người bệnh tật, người bị bỏ rơi khinh miệt.
Một Thiên Chúa ở xa bên kia cuộc đời, qúa xa vời với chúng ta. Một Thiên Chúa ở ngay bờ bên này đời sống nhìn thấy cùng chia sẻ số phận đời sống với con người chúng tôi. “ Và Ngôi Lời đã thành người” ( Ga 1,14). Đức Chúa Cha đã sai Con một của người xuống trần gian như nhịp cầu bắc nối lại khoảng cách giữa trời và đất. Nhờ thế con người có một Thiên Chúa nối liền hai bên bờ bên kia với bờ bên này, bờ bên này với bờ bên kia lại với nhau. Ngài không chỉ cao cả uy quyền trên đời sống con người, trên vũ trụ, nhưng Ngài sát gần với đời sống con người.
Chúa Giêsu xuống trần gian làm người không phải là một giai đoạn chuyển tiếp như giữa hai màn kịch. Nếu điều này xảy ra, con người chúng ta bị chìm đắm trong khoảng không gian tâm lý bị bỏ rơi. Chính vì thế, Chúa Giêsu trước khi trở về trời nói cùng các Môn đệ và mọi người: Thầy đi về cùng Thiên Chúa Cha trên trời, nhưng không bỏ các con mồ côi một mình” ( Ga 14,18)
Sự gần gũi của Thiên Chúa phải được duy trì có luôn mãi; công việc của Chúa Giêsu phải được tiếp tục thực hiện; con người cần cần sự bao bọc an ủi của tình yêu người mẹ; vũ trụ cần người ban phát sự sống. Đấng đó là đức Chúa Thánh Thần.
Đức Chúa Thánh Thần – theo nguyên ngữ Do Thái là Ruach. Từ ngữ chỉ về Đức Chúa Thánh Thần ( Ruach) được nhắc viết trong Kinh Thánh cựu ước tới 400 lần, mang tính giống cái, cùng có ý nghĩa là làn gió, cơn giông bão, sức mạnh sự sống, hơi thở của Thiên Chúa. Đức Chúa Thánh Thần ( Ruach) như một con chim mẹ to lớn bao che sức sống thế giới và gìn giữ đời sống cho có trật tự.
Thần linh giống cái này là mẹ sinh sản ra sức mạnh. Không có sức mạnh này, vũ trụ cùng con người không có thể sống đứng vững được.
Dẫu vậy, phải chân nhận rằng, tất cả những suy tư cắt nghĩa về Thiên Chúa Ba Ngôi như trên đây, cũng chỉ là những mảnh vụn thử tìm cách diễn tả cắt nghĩa về Thiên Chúa to lớn gấp bao nhiều lần trí khôn của con người. Con người chỉ có thể nhận ra Ngài bằng trái tim tình yêu.
Một Thiên Chúa mà con người có thể lý giải diễn tả cắt nghĩa được bằng công thức chữ nghĩa, đó không phải là Thiên Chúa.
Lễ Chúa Ba Ngôi
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kẻ thù bên trong và nạn phá thai
Vũ Văn An
07:37 05/06/2009
Hãng tin Zenit tuần này đưa hai tin cho thấy trở ngại lớn lao cho phong trào đấu tranh dành văn hóa sự sống không hẳn đến từ bên ngoài, mà đến từ bên trong.
Đông Timor
Đông Timor là một quốc gia tại Đông Nam Á, diện tích chỉ là 15,410 cây số vuông, cách tây bắc Darwin của Úc khoảng 640 cây số. Tên “Đông Timor” chỉ là tên quen dùng trong báo chí. Tên chính thức là Cộng Hòa Dân Chủ Timor-Leste, gọi tắt là Timor-Leste. Thực ra, Leste là chữ của người Tetum, sắc tộc lớn nhất của đảo quốc này, có nghĩa là hướng đông. Mặc dù chính phủ của đảo quốc này nhấn mạnh tới tên Timor-Leste và chính Liên Hiệp Quốc cũng thế, nhưng phần đông vẫn chỉ gọi đảo quốc này là Đông Timor (East Timor).
Đông Timor bị người Bồ Đào Nha chiếm làm thuộc địa vào thế kỷ 16 và từ đó được biết dưới tên Timor thuộc Bồ Đào Nha cho đến ngày Bồ Đào Nha phi thuộc địa hóa nước này. Cuối năm 1975, nước này tuyên bố độc lập, nhưng chưa kịp được ai thừa nhận, thì đã bị Nam Dương xua quân xâm chiếm và biến thành tỉnh thứ 27 của họ. Năm 1999, tiếp theo đạo luật tự quyết do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, Nam Dương buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát đảo quốc và Đông Timor trở thành nước mới có chủ quyền đầu tiên của thế kỷ 21 vào ngày 20 tháng Năm năm 2002.
Do ảnh hưởng của Bồ Đào Nha, đại đa số người Đông Timor theo đạo Công Giáo (97%), hơn cả Phi Luật Tân. Dù sao, hai quốc gia này cũng là hai quốc gia duy nhất tại Á Châu có đa số dân theo Đạo Công Giáo. Hiến pháp Đông Timor chính thức nhìn nhận vai trò của Giáo Hội Công Giáo và trong số 15 ngày lễ nghỉ quốc gia, ta thấy có tới 6 ngày lễ Công Giáo (Thứ Sáu Tuần Thánh, Lễ Mình Thánh Chúa [Corpus Christi], Lễ Các Thánh, Lễ Các Linh Hồn, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và Lễ Giáng Sinh); ngoài ra, còn có 7 ngày lễ được gọi là “ngày kỷ niệm chính thức” tuy không phải là ngày nghỉ quốc gia, nhưng vẫn có thể được phép nghỉ làm việc. Trong số 7 ngày này ta thấy có ba ngày lễ Công Giáo là Lễ Tro, Thứ Năm Tuần Thánh và Lễ Chúa Lên Trời. Điều ấy dĩ nhiên có nguyên nhân lịch sử của nó. Nền văn hóa Đông Timor chịu ảnh hưởng nặng nề văn hóa Công Giáo. Và không ai lại không nhớ vai trò của người Công Giáo trong diễn trình đấu tranh đầy xương máu dành độc lập cho đất nước, mà hình ảnh của giám mục Carlos Filipe Ximenes Belo, giải Nobel Hòa Bình năm 1996, là hình ảnh khó quên nhất.
Tuy nhiên, có lẽ cũng như Balan, một nước cũng nhờ ảnh hưởng Công Giáo, nhất là phần đóng góp trực tiếp của Tôi Tớ Chúa là Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, mà dành được tự chủ hoàn toàn nhưng sau đó mau chóng tự tách mình ra khỏi nhiều giáo huấn của Giáo Hội, người ta sợ Đông Timor cũng đang bước theo một con đường tương tự.
Thực vậy, tuần này, một đạo hình luật của Đông Timor vừa được thêm một điều khoản cho phép các vụ phá thai vì lý do ‘khẩn trương’, dù bị chống đối mạnh. Từ trước đến nay, tại nước này, phá thai bị cấm ngặt. Nay, nếu sức khỏe của bà mẹ bị đe dọa, người ta được phép phá thai. Luật này nói rằng: trong hoàn cảnh khẩn trương, sự sống của người mẹ phải có ưu tiên hơn là mạng sống của đứa con chưa sinh. Tuy nhiên, ba bác sĩ và cha mẹ phải nhất trí thì mới tiến hành được việc “trục thai nhi ra khỏi người mẹ”. Tại vùng quê, vì thiếu bác sĩ, nên các cô đỡ được phép thực hiện các vụ phá thai này.
Trong lá thư mục vụ đề ngày 15 tháng Tư, các vị đứng đầu cả hai giáo phận Đông Timor là Đức Cha Alberto Ricardo da Silva của Dili và Đức Cha Basilio do Nascimento của Baucau, đã nói lên sự chống đối đối với luật trên lúc nó còn là dự luật. Theo các ngài, Giáo Hội buộc các bác sĩ phải cứu mạng sống của cả mẹ lẫn con, cả trong hoàn cảnh khẩn trương. Đức Cha da Silva đã đích thân gặp Thủ Tướng Xanana Gusmao, vào ngày 9 tháng Ba để thảo luận dự luật ấy. Cũng thế, Đức Cha Nascimento cũng đã gặp Phó Thủ Tướng José Luís Guterres vào ngày 13 tháng Ba để nhấn mạnh với ông giáo huấn Công Giáo về phá thai.
Ngài cho hay: “Giáo Hội Công Giáo không bao giờ thay đổi lập trường về phá thai, vì một trong Mười Điều Răn nói rằng ‘ngươi không được giết người’”. Còn thư mục vụ của các giám mục thì khẳng định “bản chất thánh thiêng và không thể vi phạm của sự sống từ lúc tượng thai đến lúc chết”. Các ngài cho rằng điều ấy dựa trên giáo huấn của Giao Hội đã đành mà nó còn dựa cả trên nền văn hóa cổ truyền của Đông Timor nữa.
Thư mục vụ kêu gọi các nhà lãnh đạo đất nước hãy chăm lo cho các nhu cầu của cả bà mẹ lẫn con cái họ, và trừng phạt những người có trách nhiệm trong việc dùng bạo lực chống lại họ.
Như trên đã nói, Đông Timor được độc lập vào tháng Năm năm 2002, sau hơn hai năm dưới quyền quản trị tạm thời của Liên Hiệp Quốc. Tháng rồi, Viện Gia Đình Công Giáo và Nhân Quyền tường trình rằng nước này đang bị Liên Hiệp Quốc áp lực mạnh phải cho phép phá thai. Theo tường trình trên, bất chấp khuynh hướng chung muốn tiếp tục kết án nạn phá thai, một số tổ chức phi chính phủ như Qũy Alola và Rede Feto, với sự hỗ trợ của Qũy Dân Số Liên Hiệp Quốc cũng như Qũy Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc, đang vận động hành lang để có những đạo luật lỏng lẻo hơn về phá thai. Không có những lực lượng từ bên trong này, thật khó mà có sự lỏng lẻo kia.
Cần phải rõ ràng và mạnh mẽ hơn đối với phá thai
Đó cũng là nhận định của Cha Pavone, thuộc tổ chức Các Linh Mục Phò Sự Sống, nhân vụ hạ sát bác sĩ Tiller, một chuyên viên phá thai vào giai đoạn cuối (sau 21 tuần). Các Linh Mục Phò Sự Sống là một hiệp hội các linh mục Công Giáo nhằm nhấn mạnh tới việc cổ động và bênh vực tính thánh thiêng của sự sống nhân bản. Theo cha Pavone, thực ra linh mục Công Giáo nào thì cũng ủng hộ mục tiêu trên. Tuy nhiên, đối với các linh mục trong hiệp hội, thì việc phò sự sống phải là việc chính yếu của họ, để chiến đấu chống lại nền văn hóa sự chết, nhất là phá thai và an tử (euthanasia).
Tổ chức này bắt đầu tại San Francisco dưới quyền điều động của Cha Lee Kaylor và được nhìn nhận là Hiệp Hội Tư của Tín Hữu bởi Đức Tổng Giám Mục John Quinn vào tháng Tư năm 1991. Hiện tổ chức này có 16 vị giám mục tham gia Hội Đồng Cố Vấn. Cha Frank A. Pavone là Giám Đốc toàn quốc, trụ sở tại Nữu Ước và Phụ Tá Giám Đốc toàn quốc là Cha James Heyd, thuộc tổng giáo phận Chicago.
Nhân vụ sát hại bác sĩ Tiller, cha Pavone tỏ ý lo ngại rằng vì vụ này, phong trào phò sự sống có nguy cơ mắc cỡ đến trở thành im lặng. Ngài cho hay: ngài nhất trí với các vị lãnh đạo khác trong phong trào phò sự sống để lên án kẻ sát hại bác sĩ Tiller vì “mục đích không bao giờ biện minh cho phương tiện” và “bạo lực không có chỗ đứng trong cố gắng chấm dứt việc phá thai”.
Cha cho hay: một hậu quả tiêu cực của vụ sát hại kia là nó có thể bôi bẩn tiếng tăm của phong trào phò sự sống, mặc dù những kẻ sát hại các chuyên viên phá thai luôn là những người tách biệt với các tổ chức phò sự sống. Theo cha, một hậu quả khác là nó có thể khiến chính phủ nặng tay hơn trong việc sử dụng Tu Chính Án Thứ Nhất mà chống lại các hành động chống phá thai.
Tuy nhiên, cha cho hay đấy không hẳn là các nguy cơ tệ hại nhất. Ngài cảnh cáo mọi người chú tâm tới “kẻ thù bên trong”, coi nó như nguy cơ lớn hơn, tức sự sợ sệt và tự hoài nghi mình là những thứ ta rất dễ sa vào. Cha giải thích: “Chính tiếng nói từ bên trong làm ta cảm thấy mặc cảm tội lỗi khi nói: ‘phá thai là giết người’ hay ‘phá thai là diệt chủng’ hay ‘các trẻ thơ đang bị giết cần phải được bảo vệ ngay bây giờ”.
Nguy hiểm lớn nhất, cha nhấn mạnh, “là một số người sẵn sàng lắng nghe những người trong phong trào phò phá thai là những người hiện đang cố gắng đổ lỗi cho chúng ta gây ra bạo lực và… nghĩ rằng chỉ cần nói ‘phá thai là giết người’ là đã đủ để bị truy tố vì câu nói đó dẫn tới bạo lực chống lại người phá thai”.
Cha Pavone nhấn mạnh rằng giáo huấn của Giáo Hội dạy “ta phải nhìn thẳng vào sự ác” và gọi nó “bằng đích tên của nó”. Ngài nói tiếp “Nay không phải là lúc co cụm khỏi thực tại đang diễn ra hàng ngày trong việc phá thai. Các trẻ em đang bị sát hại, và lý do của việc ấy là vì có quá nhiều đồng bào của chúng ta không nhìn thấy vấn đề ấy”.
Cha nhắc tới tiến sĩ Martin Luther King, Jr, người, khi trả lời những ai chỉ trích cho rằng các nhà tranh đấu dân quyền đang khích động bạo lực, đã nói: “Điều ấy giống như nói người có tiền khích động tên cướp hành động”. Cha quả quyết rằng: “vạch trần bạo lực đang diễn ra, gọi nó theo tên của nó, và dóng lên lời cảnh báo để nó dừng lại, đâu phải là khích động bạo lực”.
Cha nhấn mạnh: phong trào phò sự sống “là một phong trào bất bạo động, bất cứ bạo động ấy mang hình thức nào. Ta hãy lớn tiếng và rõ ràng phản đối vụ sát hại ông Tiller và cũng hãy phản đối cả những vụ sát hại mà ông ta cũng như những người phá thai khác phạm phải”.
Đông Timor
Đông Timor là một quốc gia tại Đông Nam Á, diện tích chỉ là 15,410 cây số vuông, cách tây bắc Darwin của Úc khoảng 640 cây số. Tên “Đông Timor” chỉ là tên quen dùng trong báo chí. Tên chính thức là Cộng Hòa Dân Chủ Timor-Leste, gọi tắt là Timor-Leste. Thực ra, Leste là chữ của người Tetum, sắc tộc lớn nhất của đảo quốc này, có nghĩa là hướng đông. Mặc dù chính phủ của đảo quốc này nhấn mạnh tới tên Timor-Leste và chính Liên Hiệp Quốc cũng thế, nhưng phần đông vẫn chỉ gọi đảo quốc này là Đông Timor (East Timor).
Đông Timor bị người Bồ Đào Nha chiếm làm thuộc địa vào thế kỷ 16 và từ đó được biết dưới tên Timor thuộc Bồ Đào Nha cho đến ngày Bồ Đào Nha phi thuộc địa hóa nước này. Cuối năm 1975, nước này tuyên bố độc lập, nhưng chưa kịp được ai thừa nhận, thì đã bị Nam Dương xua quân xâm chiếm và biến thành tỉnh thứ 27 của họ. Năm 1999, tiếp theo đạo luật tự quyết do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, Nam Dương buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát đảo quốc và Đông Timor trở thành nước mới có chủ quyền đầu tiên của thế kỷ 21 vào ngày 20 tháng Năm năm 2002.
Do ảnh hưởng của Bồ Đào Nha, đại đa số người Đông Timor theo đạo Công Giáo (97%), hơn cả Phi Luật Tân. Dù sao, hai quốc gia này cũng là hai quốc gia duy nhất tại Á Châu có đa số dân theo Đạo Công Giáo. Hiến pháp Đông Timor chính thức nhìn nhận vai trò của Giáo Hội Công Giáo và trong số 15 ngày lễ nghỉ quốc gia, ta thấy có tới 6 ngày lễ Công Giáo (Thứ Sáu Tuần Thánh, Lễ Mình Thánh Chúa [Corpus Christi], Lễ Các Thánh, Lễ Các Linh Hồn, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và Lễ Giáng Sinh); ngoài ra, còn có 7 ngày lễ được gọi là “ngày kỷ niệm chính thức” tuy không phải là ngày nghỉ quốc gia, nhưng vẫn có thể được phép nghỉ làm việc. Trong số 7 ngày này ta thấy có ba ngày lễ Công Giáo là Lễ Tro, Thứ Năm Tuần Thánh và Lễ Chúa Lên Trời. Điều ấy dĩ nhiên có nguyên nhân lịch sử của nó. Nền văn hóa Đông Timor chịu ảnh hưởng nặng nề văn hóa Công Giáo. Và không ai lại không nhớ vai trò của người Công Giáo trong diễn trình đấu tranh đầy xương máu dành độc lập cho đất nước, mà hình ảnh của giám mục Carlos Filipe Ximenes Belo, giải Nobel Hòa Bình năm 1996, là hình ảnh khó quên nhất.
Tuy nhiên, có lẽ cũng như Balan, một nước cũng nhờ ảnh hưởng Công Giáo, nhất là phần đóng góp trực tiếp của Tôi Tớ Chúa là Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, mà dành được tự chủ hoàn toàn nhưng sau đó mau chóng tự tách mình ra khỏi nhiều giáo huấn của Giáo Hội, người ta sợ Đông Timor cũng đang bước theo một con đường tương tự.
Thực vậy, tuần này, một đạo hình luật của Đông Timor vừa được thêm một điều khoản cho phép các vụ phá thai vì lý do ‘khẩn trương’, dù bị chống đối mạnh. Từ trước đến nay, tại nước này, phá thai bị cấm ngặt. Nay, nếu sức khỏe của bà mẹ bị đe dọa, người ta được phép phá thai. Luật này nói rằng: trong hoàn cảnh khẩn trương, sự sống của người mẹ phải có ưu tiên hơn là mạng sống của đứa con chưa sinh. Tuy nhiên, ba bác sĩ và cha mẹ phải nhất trí thì mới tiến hành được việc “trục thai nhi ra khỏi người mẹ”. Tại vùng quê, vì thiếu bác sĩ, nên các cô đỡ được phép thực hiện các vụ phá thai này.
Trong lá thư mục vụ đề ngày 15 tháng Tư, các vị đứng đầu cả hai giáo phận Đông Timor là Đức Cha Alberto Ricardo da Silva của Dili và Đức Cha Basilio do Nascimento của Baucau, đã nói lên sự chống đối đối với luật trên lúc nó còn là dự luật. Theo các ngài, Giáo Hội buộc các bác sĩ phải cứu mạng sống của cả mẹ lẫn con, cả trong hoàn cảnh khẩn trương. Đức Cha da Silva đã đích thân gặp Thủ Tướng Xanana Gusmao, vào ngày 9 tháng Ba để thảo luận dự luật ấy. Cũng thế, Đức Cha Nascimento cũng đã gặp Phó Thủ Tướng José Luís Guterres vào ngày 13 tháng Ba để nhấn mạnh với ông giáo huấn Công Giáo về phá thai.
Ngài cho hay: “Giáo Hội Công Giáo không bao giờ thay đổi lập trường về phá thai, vì một trong Mười Điều Răn nói rằng ‘ngươi không được giết người’”. Còn thư mục vụ của các giám mục thì khẳng định “bản chất thánh thiêng và không thể vi phạm của sự sống từ lúc tượng thai đến lúc chết”. Các ngài cho rằng điều ấy dựa trên giáo huấn của Giao Hội đã đành mà nó còn dựa cả trên nền văn hóa cổ truyền của Đông Timor nữa.
Thư mục vụ kêu gọi các nhà lãnh đạo đất nước hãy chăm lo cho các nhu cầu của cả bà mẹ lẫn con cái họ, và trừng phạt những người có trách nhiệm trong việc dùng bạo lực chống lại họ.
Như trên đã nói, Đông Timor được độc lập vào tháng Năm năm 2002, sau hơn hai năm dưới quyền quản trị tạm thời của Liên Hiệp Quốc. Tháng rồi, Viện Gia Đình Công Giáo và Nhân Quyền tường trình rằng nước này đang bị Liên Hiệp Quốc áp lực mạnh phải cho phép phá thai. Theo tường trình trên, bất chấp khuynh hướng chung muốn tiếp tục kết án nạn phá thai, một số tổ chức phi chính phủ như Qũy Alola và Rede Feto, với sự hỗ trợ của Qũy Dân Số Liên Hiệp Quốc cũng như Qũy Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc, đang vận động hành lang để có những đạo luật lỏng lẻo hơn về phá thai. Không có những lực lượng từ bên trong này, thật khó mà có sự lỏng lẻo kia.
Cần phải rõ ràng và mạnh mẽ hơn đối với phá thai
Đó cũng là nhận định của Cha Pavone, thuộc tổ chức Các Linh Mục Phò Sự Sống, nhân vụ hạ sát bác sĩ Tiller, một chuyên viên phá thai vào giai đoạn cuối (sau 21 tuần). Các Linh Mục Phò Sự Sống là một hiệp hội các linh mục Công Giáo nhằm nhấn mạnh tới việc cổ động và bênh vực tính thánh thiêng của sự sống nhân bản. Theo cha Pavone, thực ra linh mục Công Giáo nào thì cũng ủng hộ mục tiêu trên. Tuy nhiên, đối với các linh mục trong hiệp hội, thì việc phò sự sống phải là việc chính yếu của họ, để chiến đấu chống lại nền văn hóa sự chết, nhất là phá thai và an tử (euthanasia).
Tổ chức này bắt đầu tại San Francisco dưới quyền điều động của Cha Lee Kaylor và được nhìn nhận là Hiệp Hội Tư của Tín Hữu bởi Đức Tổng Giám Mục John Quinn vào tháng Tư năm 1991. Hiện tổ chức này có 16 vị giám mục tham gia Hội Đồng Cố Vấn. Cha Frank A. Pavone là Giám Đốc toàn quốc, trụ sở tại Nữu Ước và Phụ Tá Giám Đốc toàn quốc là Cha James Heyd, thuộc tổng giáo phận Chicago.
Nhân vụ sát hại bác sĩ Tiller, cha Pavone tỏ ý lo ngại rằng vì vụ này, phong trào phò sự sống có nguy cơ mắc cỡ đến trở thành im lặng. Ngài cho hay: ngài nhất trí với các vị lãnh đạo khác trong phong trào phò sự sống để lên án kẻ sát hại bác sĩ Tiller vì “mục đích không bao giờ biện minh cho phương tiện” và “bạo lực không có chỗ đứng trong cố gắng chấm dứt việc phá thai”.
Cha cho hay: một hậu quả tiêu cực của vụ sát hại kia là nó có thể bôi bẩn tiếng tăm của phong trào phò sự sống, mặc dù những kẻ sát hại các chuyên viên phá thai luôn là những người tách biệt với các tổ chức phò sự sống. Theo cha, một hậu quả khác là nó có thể khiến chính phủ nặng tay hơn trong việc sử dụng Tu Chính Án Thứ Nhất mà chống lại các hành động chống phá thai.
Tuy nhiên, cha cho hay đấy không hẳn là các nguy cơ tệ hại nhất. Ngài cảnh cáo mọi người chú tâm tới “kẻ thù bên trong”, coi nó như nguy cơ lớn hơn, tức sự sợ sệt và tự hoài nghi mình là những thứ ta rất dễ sa vào. Cha giải thích: “Chính tiếng nói từ bên trong làm ta cảm thấy mặc cảm tội lỗi khi nói: ‘phá thai là giết người’ hay ‘phá thai là diệt chủng’ hay ‘các trẻ thơ đang bị giết cần phải được bảo vệ ngay bây giờ”.
Nguy hiểm lớn nhất, cha nhấn mạnh, “là một số người sẵn sàng lắng nghe những người trong phong trào phò phá thai là những người hiện đang cố gắng đổ lỗi cho chúng ta gây ra bạo lực và… nghĩ rằng chỉ cần nói ‘phá thai là giết người’ là đã đủ để bị truy tố vì câu nói đó dẫn tới bạo lực chống lại người phá thai”.
Cha Pavone nhấn mạnh rằng giáo huấn của Giáo Hội dạy “ta phải nhìn thẳng vào sự ác” và gọi nó “bằng đích tên của nó”. Ngài nói tiếp “Nay không phải là lúc co cụm khỏi thực tại đang diễn ra hàng ngày trong việc phá thai. Các trẻ em đang bị sát hại, và lý do của việc ấy là vì có quá nhiều đồng bào của chúng ta không nhìn thấy vấn đề ấy”.
Cha nhắc tới tiến sĩ Martin Luther King, Jr, người, khi trả lời những ai chỉ trích cho rằng các nhà tranh đấu dân quyền đang khích động bạo lực, đã nói: “Điều ấy giống như nói người có tiền khích động tên cướp hành động”. Cha quả quyết rằng: “vạch trần bạo lực đang diễn ra, gọi nó theo tên của nó, và dóng lên lời cảnh báo để nó dừng lại, đâu phải là khích động bạo lực”.
Cha nhấn mạnh: phong trào phò sự sống “là một phong trào bất bạo động, bất cứ bạo động ấy mang hình thức nào. Ta hãy lớn tiếng và rõ ràng phản đối vụ sát hại ông Tiller và cũng hãy phản đối cả những vụ sát hại mà ông ta cũng như những người phá thai khác phạm phải”.
Đức Thánh Cha kết hợp với Liên Hiệp Quốc để cổ súy cho ngày thế giới nhi đồng
Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
10:09 05/06/2009
Đức Thánh Cha kết hợp với Liên Hiệp Quốc để cổ súy cho ngày thế giới nhi đồng
Vatican ngày 4/6/2009 (Zenit.org). - ĐTC Benedictô XVI kêu gọi các quốc gia hãy dành những gì tốt d09ẹp nhất cho nhi đồng nhân ngày Liên hiệp quốc cổ súy cho ngày nhi đồng thế giới.
The Pope đã gửi một thông báo chính thức cho Liên Hiệp Quốc đang nhóm họp tại Geneva. Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh của Tòa Thánh qua đài phát thanh Vatican đã đại diện Đức Thánh Cha gửi đi một sứ điệp nêu lên “niềm hy vọng và sự tôn trọng nhân phẩm dành cho mỗi trẻ nhỏ”.
Đức thánh cha chúc lành và cầu nguyện cho những người tổ chức và hỗ trợ ngày kỷ niệm 20 năm thành lập ngày quốc tế nhi đồng.
Tổ chức khẳng định, "Trẻ em phải được tôn trọn hoàn toàn như một nhân phẩm con người, được hưởng các quyền lợi của con người một cách hoàn toàn và không được đối xử khác biệt!"
ĐTC Benedictô XVI hy vọng rằng sáng kiến về ngày quốc tế nhi đồng này sẽ được lưu tâm đặc biệt và được khai triển tối đa."
ĐTC nhấn mạnh tới những quyền căn bản nhân phẩm của trẻ nhỏ không thể bị xâm phạm như quyền lợi được yêu thương trong mái ấm gia đình, được hưởng nền giáo dục và xã hội lành mạnh hầu các em được triển nở toàn vẹn về tâm lý, văn hóa và luân lý.
Vatican ngày 4/6/2009 (Zenit.org). - ĐTC Benedictô XVI kêu gọi các quốc gia hãy dành những gì tốt d09ẹp nhất cho nhi đồng nhân ngày Liên hiệp quốc cổ súy cho ngày nhi đồng thế giới.
The Pope đã gửi một thông báo chính thức cho Liên Hiệp Quốc đang nhóm họp tại Geneva. Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh của Tòa Thánh qua đài phát thanh Vatican đã đại diện Đức Thánh Cha gửi đi một sứ điệp nêu lên “niềm hy vọng và sự tôn trọng nhân phẩm dành cho mỗi trẻ nhỏ”.
Đức thánh cha chúc lành và cầu nguyện cho những người tổ chức và hỗ trợ ngày kỷ niệm 20 năm thành lập ngày quốc tế nhi đồng.
Tổ chức khẳng định, "Trẻ em phải được tôn trọn hoàn toàn như một nhân phẩm con người, được hưởng các quyền lợi của con người một cách hoàn toàn và không được đối xử khác biệt!"
ĐTC Benedictô XVI hy vọng rằng sáng kiến về ngày quốc tế nhi đồng này sẽ được lưu tâm đặc biệt và được khai triển tối đa."
ĐTC nhấn mạnh tới những quyền căn bản nhân phẩm của trẻ nhỏ không thể bị xâm phạm như quyền lợi được yêu thương trong mái ấm gia đình, được hưởng nền giáo dục và xã hội lành mạnh hầu các em được triển nở toàn vẹn về tâm lý, văn hóa và luân lý.
Giới truyền thông Vatican hoan nghênh bài diễn văn của Obama đọc tại Ai cập
Phụng Nghi
16:42 05/06/2009
VATICAN CITY (CNS) - Bài diễn văn của Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama tại Cairo (Ai cập) được giới truyền thông của Tòa thánh Vatican hoan nghênh, coi như là một bước tiến đến hoà bình và một khởi đầu mới mẻ trong những mối quan hệ giữa Hoa kỳ với người theo Hồi giáo.
Nhật báo của Tòa thánh, tờ L'Osservatore Romano, hôm 4 tháng 6 chạy một bản tin trên trang nhất về bài diễn văn Obama đọc buổi sáng hôm đó. Báo này gọi bài diễn văn là một nỗ lực nhằm mở ra “một khởi đầu mới trong những mối quan hệ giữa Hoa kỳ và thế giới Ả rập.”
Báo L'Osservatore Romano nói rằng tổng thống Obama đã “đi ra ngoài các công thức chính trị, đề ra những ích lợi chung cụ thể nhân danh cả nhân loại”, gồm có hòa bình, an ninh, giáo dục, công ăn việc làm, cuộc sống gia đình và các giá trị tôn giáo.
Về vấn đề Iraq, tờ báo nói Obama đã “đánh dấu một sự cắt đứt với quá khứ” khi trưng dẫn nhu cầu của Hoa kỳ phải dùng ngoại giao và sự đồng thuận quốc tế để giải quyết những khó khăn.
Đài phát thanh Vatican cũng tường trình về bài diễn văn của Obama, nói rằng bài diễn văn này “vượt lên trên những điều người ta mong mỏi” vì có nỗ lực hòa giải với các quốc gia theo Hồi giáo.
Đài này nói: “Những lời tuyên bố tại trường Đại học Cairo có ý nghĩa nhiều hơn một bàn tay được đưa ra, còn là nền tảng của một cương lĩnh thực tế chung để loan ra điều mà Obama định nghĩa như là một khởi đầu mới trong những quan hệ giữa Hoa kỳ và Trung Đông.”
Phát ngôn viên Tòa thánh, Lm. Dòng Tên Federico Lombardi gọi bài diễn từ là “rất quan trọng” và “rất có ý nghĩa”, không chỉ liên quan đến những liên hệ giữa Hoa kỳ và các quốc gia theo Hồi giáo mà cũng còn cho hòa bình quốc tế.
Trong một buổi phỏng vấn của Đài phát thanh Vatican, ông Mario Scialoja, một viên chức thuộc Trung tâm Văn hóa Hồi giáo ở nước Ý, nói rằng bài diễn văn của Obama gửi đi một tín hiệu về sự thay đổi, thoát ra ngoài tiến trình của chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush. Ông nói điều đặc biệt quan trọng là Obama đã công nhận những người Hồi giáo là một thành phần trong xã hội Mỹ và gọi Hồi giáo là một tôn giáo hòa bình khi trưng dẫn những câu trong kinh thánh Quran.
Ông nói tiếp: “Đối với tôi, dường như Obama đã chạm đến đúng chỗ trong trái tim những người Hồi giáo và cả thế giới, đã mở ra một kỷ nguyên cho một cuộc đối thoại dễ tiếp nhận và thẳng thắn hơn giữa Hoa kỳ và thế giới Hồi giáo.”
Nhật báo của Tòa thánh, tờ L'Osservatore Romano, hôm 4 tháng 6 chạy một bản tin trên trang nhất về bài diễn văn Obama đọc buổi sáng hôm đó. Báo này gọi bài diễn văn là một nỗ lực nhằm mở ra “một khởi đầu mới trong những mối quan hệ giữa Hoa kỳ và thế giới Ả rập.”
Báo L'Osservatore Romano nói rằng tổng thống Obama đã “đi ra ngoài các công thức chính trị, đề ra những ích lợi chung cụ thể nhân danh cả nhân loại”, gồm có hòa bình, an ninh, giáo dục, công ăn việc làm, cuộc sống gia đình và các giá trị tôn giáo.
Về vấn đề Iraq, tờ báo nói Obama đã “đánh dấu một sự cắt đứt với quá khứ” khi trưng dẫn nhu cầu của Hoa kỳ phải dùng ngoại giao và sự đồng thuận quốc tế để giải quyết những khó khăn.
Đài phát thanh Vatican cũng tường trình về bài diễn văn của Obama, nói rằng bài diễn văn này “vượt lên trên những điều người ta mong mỏi” vì có nỗ lực hòa giải với các quốc gia theo Hồi giáo.
Đài này nói: “Những lời tuyên bố tại trường Đại học Cairo có ý nghĩa nhiều hơn một bàn tay được đưa ra, còn là nền tảng của một cương lĩnh thực tế chung để loan ra điều mà Obama định nghĩa như là một khởi đầu mới trong những quan hệ giữa Hoa kỳ và Trung Đông.”
Phát ngôn viên Tòa thánh, Lm. Dòng Tên Federico Lombardi gọi bài diễn từ là “rất quan trọng” và “rất có ý nghĩa”, không chỉ liên quan đến những liên hệ giữa Hoa kỳ và các quốc gia theo Hồi giáo mà cũng còn cho hòa bình quốc tế.
Trong một buổi phỏng vấn của Đài phát thanh Vatican, ông Mario Scialoja, một viên chức thuộc Trung tâm Văn hóa Hồi giáo ở nước Ý, nói rằng bài diễn văn của Obama gửi đi một tín hiệu về sự thay đổi, thoát ra ngoài tiến trình của chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush. Ông nói điều đặc biệt quan trọng là Obama đã công nhận những người Hồi giáo là một thành phần trong xã hội Mỹ và gọi Hồi giáo là một tôn giáo hòa bình khi trưng dẫn những câu trong kinh thánh Quran.
Ông nói tiếp: “Đối với tôi, dường như Obama đã chạm đến đúng chỗ trong trái tim những người Hồi giáo và cả thế giới, đã mở ra một kỷ nguyên cho một cuộc đối thoại dễ tiếp nhận và thẳng thắn hơn giữa Hoa kỳ và thế giới Hồi giáo.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI nói Đức Tin cần có cảm xúc
Bùi Hữu Thư
00:16 05/06/2009
Đức Thánh Cha Benedict XVI nói Đức Tin cần có cảm xúc
Khẳng định rằng cần đến tất cả con người để gặp gỡ được Chúa.
Ngài nói công việc làm không được làm cho chúng ta sao lãng nghĩ đến Người
VATICAN ngày 3, tháng 6, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI đề nghị một phương thức sống một đời chính thật là phải dành những giây phút cho Chúa, trong khi làm việc cũng như trong khi nghỉ hè.
Đức Thánh Cha đề nghị như vậy hôm nay trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô, trong đó ngài chú trọng đến con người của Thánh Rabanus Maurus, một vị đan sĩ người Đức vào thế kỷ thứ 8.
Đức Thánh Cha chấm dứt bài diễn từ bằng việc trích dẫn một trong các lời nói của Thánh Rabanus: "Ai sao lãng việc chiêm niệm sẽ bị mất đi thị kiến về ánh sáng của Thiên Chúa; ai bị chìm đắm trong âu lo và để cho tư tưởng bị đè bẹp bởi những xáo trộn của thế giới, sẽ bị ngăn cản tuyệt đối không thể xâm nhập vào những nhiệm mầu của Thiên Chúa vô hình."
Đức Thánh Cha nói rằng "Lời của Thánh Rabanus Maurus đang nói với chúng ta ngày hôm nay."
Ngài giải thích: "Trong khi làm việc, với nhịp độ thôi thúc, và trong khi nghỉ hè, chúng ta phải dành ra những giây phút cho Chúa. [Chúng ta phải] mở rộng cuộc sống chúng ta cho Người, hướng một tư tưởng, một suy tư, hay một lời nguyện ngắn lên với Người.”
"Và trên hết, chúng ta không được quên rằng Chúa Nhật là ngày của Thiên Chúa, ngày dành cho việc phụng tự, [là ngày] để cảm nhận vẻ đẹp của các thánh đường, trong thánh ca và trong Lời Chúa, cũng như vẻ đẹp của Thiên Chúa chúng ta, để cho Người nhập vào thân thể chúng ta."
Đức Thánh Cha kết luận "Chỉ có như vậy thì đời sống chúng ta mới tốt đẹp và mới thực sự là một đời sống có ý nghiã."
Top Stories
TIMOR ORIENTAL: Malgré l’opposition de l’Eglise, le Parlement approuve une mention du Code pénal autorisant l’avortement d’urgence
Eglises d'Asie
16:22 05/06/2009
Le Parlement est-timorais vient de valider un additif au Code pénal, autorisant l’avortement dans le cas où la vie de la mère est mise en danger. Cette mention d’exception à l’article de loi qui condamne l’avortement, stipule qu’il est « légitime » de préférer la vie de la mère à celle d’un enfant « non-né ». Il est également précisé que les parents et trois médecins doivent donner leur accord pour « l’extraction de l’embryon du corps de la mère ». Dans un pays essentiellement rural et où la couverture médicale est faible, les sages-femmes seront de fait habilitées à pratiquer ces interruptions de grossesse en urgence (1).
Ce point de l’article 142, débattu depuis mars dernier, a fait l’objet de nombreuses consultations entre les législateurs, le gouvernement et les responsables de l’Eglise catholique laquelle, au Timor oriental, rassemble plus de 95 % de la population. Celle-ci avait marqué son opposition à toute exception concernant la loi d’interdiction de l’avortement, élaborée à l’automne dernier sur les bases des conceptions chrétiennes, dans le cadre de la refonte du Code Pénal national destiné à remplacer le Code indonésien encore en vigueur dans le pays (2).
Cette ébauche de législation, pénalisant l’avortement et le considérant comme un crime, avait été accueillie très favorablement par la communauté catholique, un dernier point restant cependant à discuter: celui où la grossesse met en danger la vie de la femme et où il ne semble pas possible de sauver à la fois l’enfant et sa mère.
L’Eglise avait maintenu son veto lors des rencontres avec les responsables du gouvernement: « L’Eglise catholique ne changera pas sa position concernant l’avortement …parce que l’un des 10 commandements est: ‘Tu ne tueras point’ », avait déclaré en mars dernier Mgr Basilio do Nascimento, évêque de Bacau. Avec Mgr Alberto Ricardo da Silva, évêque de Dili, le prélat avait également publié le 15 avril une lettre pastorale en portugais, dans laquelle étaient cités de nombreux textes fondamentaux, dont le Catéchisme de l’Eglise catholique, réaffirmant « la nature sacrée et inviolable de la vie, de la conception à la mort ».
Les évêques des deux diocèses du Timor oriental ont également rappelé dans leur Lettre que cette conception chrétienne de la valeur de la vie faisait intimement partie de la culture est-timoraise.
(1) Ucanews, 2 juin 2009; Gènéthique, 4 juin 2009
(2) Originellement colonie portugaise, le Timor oriental fut annexé par l’Indonésie en 1975. Le pays fit sécession en 1999 mais n’acquit sa pleine indépendance qu’en 2002, après avoir été sous administration provisoire des Nations Unies.
(Source: Eglises d'Asie, 5 juin 2009)
Ce point de l’article 142, débattu depuis mars dernier, a fait l’objet de nombreuses consultations entre les législateurs, le gouvernement et les responsables de l’Eglise catholique laquelle, au Timor oriental, rassemble plus de 95 % de la population. Celle-ci avait marqué son opposition à toute exception concernant la loi d’interdiction de l’avortement, élaborée à l’automne dernier sur les bases des conceptions chrétiennes, dans le cadre de la refonte du Code Pénal national destiné à remplacer le Code indonésien encore en vigueur dans le pays (2).
Cette ébauche de législation, pénalisant l’avortement et le considérant comme un crime, avait été accueillie très favorablement par la communauté catholique, un dernier point restant cependant à discuter: celui où la grossesse met en danger la vie de la femme et où il ne semble pas possible de sauver à la fois l’enfant et sa mère.
L’Eglise avait maintenu son veto lors des rencontres avec les responsables du gouvernement: « L’Eglise catholique ne changera pas sa position concernant l’avortement …parce que l’un des 10 commandements est: ‘Tu ne tueras point’ », avait déclaré en mars dernier Mgr Basilio do Nascimento, évêque de Bacau. Avec Mgr Alberto Ricardo da Silva, évêque de Dili, le prélat avait également publié le 15 avril une lettre pastorale en portugais, dans laquelle étaient cités de nombreux textes fondamentaux, dont le Catéchisme de l’Eglise catholique, réaffirmant « la nature sacrée et inviolable de la vie, de la conception à la mort ».
Les évêques des deux diocèses du Timor oriental ont également rappelé dans leur Lettre que cette conception chrétienne de la valeur de la vie faisait intimement partie de la culture est-timoraise.
(1) Ucanews, 2 juin 2009; Gènéthique, 4 juin 2009
(2) Originellement colonie portugaise, le Timor oriental fut annexé par l’Indonésie en 1975. Le pays fit sécession en 1999 mais n’acquit sa pleine indépendance qu’en 2002, après avoir été sous administration provisoire des Nations Unies.
(Source: Eglises d'Asie, 5 juin 2009)
SRI LANKA: L’Eglise catholique, qui a versé un lourd tribut à la guerre civile, se bat pour libérer ses prêtres détenus dans des camps de déplacés
Eglises d'Asie
05:08 05/06/2009
De Mannar et Jaffna, les deux diocèses du nord du Sri Lanka, celui de Jaffna où la dernière phase de la guerre entre l’armée du gouvernement et les Tigres tamouls s’est déroulée, a été le plus durement éprouvé; le P. Justin B. Gnanapragasam, vicaire général du diocèse, parle d’une situation « absolument terrifiante ». Son évêque, Mgr Thomas Savundaranayagam, rapporte qu’une vingtaine de paroisses ont été totalement détruites dans les régions de Killinochchi et Mullaitivu. Les églises, couvents et centres d’accueil pour enfants et personnes âgées ont été également fortement touchés. Quant aux pertes humaines, elles restent pour le moment encore difficiles à estimer; des centaines de personnes au service de l’Eglise, de nombreux prêtres et religieux ont été tués, gravement blessés ou portés disparus, comme le P. Francis Joseph, 70 ans, lors de l’assaut final le 18 mai dernier.
Parmi les ecclésiastiques gravement blessés lors du bombardement de leurs églises, le P. James Pathinathan, membre de la Caritas et de la Commission nationale pour la Justice, la Paix et le Développement, se remet de ses blessures, tandis que le P. Vasanthaseelan, également l’un des directeurs d’une des Caritas du diocèse, attend d’être appareillé d’une jambe artificielle pour remplacer celle perdue lors d’une attaque le 23 avril dernier (1).
Tous ces prêtres et religieux avaient souhaité rester partager le sort de leurs fidèles (2). Certains ont succombé à leurs côtés, comme le P. Mariampillai T. Sarathjeevan, 41 ans, décédé d’un arrêt du cœur le 18 mai, jour de la reddition du LTTE. L’urne contenant les restes du prêtre tamoul, curé d’Urutharapuram, a été inhumée le 30 mai dernier dans le cimetière catholique de Jaffna, avec les dépouilles de centaines d’autres victimes de la guerre. Lors de la cérémonie, Genard Savarimuththu, un vieil ami du défunt, a souligné que « ce prêtre d’un grand courage était resté avec ceux qu’il servait, jusqu’au dernier jour de la guerre ».
L’inquiétude cependant demeure pour les prêtres qui sont toujours détenus dans les camps de réfugiés. Mgr Thomas Savundaranayagam confirme que cinq de ses prêtres sont retenus dans le camp de Vavuniya. Il a écrit au ministère de la Défense afin de demander la libération des prêtres, rappelant qu’« ils avaient été secourus par les militaires qui les avaient sortis de la zone de guerre. Ils travaillaient là-bas au service de la population ». Le secrétaire de l’évêque de Jaffna, le P. Genolton Vijintus Rajanayagam, exprime les mêmes inquiétudes: « Nous sommes dans l’ignorance totale des raisons pour lesquelles ces prêtres sont détenus dans ces camps » (3).
Le gouvernement sri-lankais a annoncé officiellement, le 19 mai dernier, sa victoire sur les séparatistes tamouls, mettant fin à une guerre civile de plus de trente ans, à l’issue de trois mois de combats d’une grande violence dans le nord de l’île où s’étaient retranchés les Tigres tamouls, piégeant avec eux des dizaines de milliers de civils (4). Le nombre des morts ne fait toujours pas l’objet d’un bilan officiel; Mgr Savundaranayagam affirme que, dans la dernière bataille, 20 000 personnes au moins ont perdu la vie.
Quant aux déplacés, ils sont actuellement plus de 300 000, regroupés dans une quarantaine de camps contrôlés par l’armée, à Jaffna, Mannar, Vavuniya et Trincomalee. Les conditions de vie dans ces camps surpeuplés sont plus qu’inquiétantes: sans installations sanitaires, eau, nourriture et médicaments en quantité suffisante, les réfugiés sont la proie d’épidémies que les ONG, qui n’ont qu’un accès restreint aux camps, se déclarent incapables d’enrayer. « [Nous ne pouvons] fournir l’aide d’urgence qui est nécessaire, y compris pour l’approvisionnement en eau et en nourriture », a reconnu un responsable humanitaire sous le couvert de l’anonymat.
(1) Voir EDA 506, 507
(2) Voir EDA 501
(3) Ucanews, 1er juin 2009.
(4) Voir EDA 507, 508
(Source: Eglises d'Asie, 4 juin 2009)
Parmi les ecclésiastiques gravement blessés lors du bombardement de leurs églises, le P. James Pathinathan, membre de la Caritas et de la Commission nationale pour la Justice, la Paix et le Développement, se remet de ses blessures, tandis que le P. Vasanthaseelan, également l’un des directeurs d’une des Caritas du diocèse, attend d’être appareillé d’une jambe artificielle pour remplacer celle perdue lors d’une attaque le 23 avril dernier (1).
Tous ces prêtres et religieux avaient souhaité rester partager le sort de leurs fidèles (2). Certains ont succombé à leurs côtés, comme le P. Mariampillai T. Sarathjeevan, 41 ans, décédé d’un arrêt du cœur le 18 mai, jour de la reddition du LTTE. L’urne contenant les restes du prêtre tamoul, curé d’Urutharapuram, a été inhumée le 30 mai dernier dans le cimetière catholique de Jaffna, avec les dépouilles de centaines d’autres victimes de la guerre. Lors de la cérémonie, Genard Savarimuththu, un vieil ami du défunt, a souligné que « ce prêtre d’un grand courage était resté avec ceux qu’il servait, jusqu’au dernier jour de la guerre ».
L’inquiétude cependant demeure pour les prêtres qui sont toujours détenus dans les camps de réfugiés. Mgr Thomas Savundaranayagam confirme que cinq de ses prêtres sont retenus dans le camp de Vavuniya. Il a écrit au ministère de la Défense afin de demander la libération des prêtres, rappelant qu’« ils avaient été secourus par les militaires qui les avaient sortis de la zone de guerre. Ils travaillaient là-bas au service de la population ». Le secrétaire de l’évêque de Jaffna, le P. Genolton Vijintus Rajanayagam, exprime les mêmes inquiétudes: « Nous sommes dans l’ignorance totale des raisons pour lesquelles ces prêtres sont détenus dans ces camps » (3).
Le gouvernement sri-lankais a annoncé officiellement, le 19 mai dernier, sa victoire sur les séparatistes tamouls, mettant fin à une guerre civile de plus de trente ans, à l’issue de trois mois de combats d’une grande violence dans le nord de l’île où s’étaient retranchés les Tigres tamouls, piégeant avec eux des dizaines de milliers de civils (4). Le nombre des morts ne fait toujours pas l’objet d’un bilan officiel; Mgr Savundaranayagam affirme que, dans la dernière bataille, 20 000 personnes au moins ont perdu la vie.
Quant aux déplacés, ils sont actuellement plus de 300 000, regroupés dans une quarantaine de camps contrôlés par l’armée, à Jaffna, Mannar, Vavuniya et Trincomalee. Les conditions de vie dans ces camps surpeuplés sont plus qu’inquiétantes: sans installations sanitaires, eau, nourriture et médicaments en quantité suffisante, les réfugiés sont la proie d’épidémies que les ONG, qui n’ont qu’un accès restreint aux camps, se déclarent incapables d’enrayer. « [Nous ne pouvons] fournir l’aide d’urgence qui est nécessaire, y compris pour l’approvisionnement en eau et en nourriture », a reconnu un responsable humanitaire sous le couvert de l’anonymat.
(1) Voir EDA 506, 507
(2) Voir EDA 501
(3) Ucanews, 1er juin 2009.
(4) Voir EDA 507, 508
(Source: Eglises d'Asie, 4 juin 2009)
INDE: Orissa: les chrétiens affirment craindre pour leur sécurité à mesure que les forces fédérales de police se retirent
Eglises d'Asie
05:09 05/06/2009
Le 1er juin dernier, le gouvernement fédéral a annoncé que les forces paramilitaires déployées dans le district de Kandhamal, en Orissa, pour mettre fin aux violences antichrétiennes seront retirées de la région d’ici trente jours. Immédiatement, cette annonce a amené l’Eglise catholique à réagir, en avertissant que la situation sur le terrain n’autorisait pas un tel retrait, les communautés chrétiennes vivant toujours dans la crainte d’attaques dirigées contre elles par les extrémistes hindous. « La situation reste très tendue et un retrait des forces fédérales ne fera que semer la panique parmi les populations », a déclaré le P. Ajay Singh, directeur de l’action sociale pour l’archidiocèse de Cuttack-Bhubaneswar, diocèse où se trouve le district de Kandhamal.
Le déploiement de forces fédérales, les Central Reserve Police Forces, avait été ordonné quinze jours après le déclenchement de graves émeutes antichrétiennes, le 24 août 2008. Durant près de quatre mois, des extrémistes hindous avaient fait régner la terreur dans la région de Kandhamal, faisant 90 morts et chassant 50 000 personnes de leurs maisons, en très grande majorité des chrétiens (1). Depuis, si un semblant de calme avait été rétabli, notamment du fait de l’intervention des forces paramilitaires fédérales, la situation était loin d’être revenue à la normale. Plusieurs milliers de personnes vivent encore dans des camps de déplacés, souligne le P. Singh, et elles répugnent à repartir dans leurs villages par crainte de nouvelles attaques. « Les gens souffrent encore aujourd’hui. Ils n’ont pas oublié les violences qu’ils ont subies et l’assassinat de leurs proches », explique-t-il.
Pour preuve de la réalité des menaces qui pèsent encore sur les chrétiens de cette région, le prêtre catholique cite l’incident qui s’est produit le 31 mai, dans les environs de Raikia, au Kandhamal. La veille de l’annonce du retrait des forces fédérales, des extrémistes hindous ont attaqués cinq maisons où habitaient des chrétiens, incendiant trois d’entre elles. L’attaque a eu lieu à moins de 3 km d’un casernement de forces fédérales et s’est produite peu après que des hommes politiques de la mouvance hindouiste eurent visités l’endroit.
« Cette attaque indique que rien n’est encore réglé », commente le P. Singh. De plus, les hindouistes qui se sont rendus coupables de crimes et de délits contre les chrétiens et leurs biens n’ont pas été inquiétés; ils circulent librement, augmentant d’autant les craintes des chrétiens. « Dans un tel contexte, le retrait des forces fédérales n’est pas une bonne décision et les chrétiens ne peuvent pas faire confiance aux forces locales de police, qui font preuve de partialité », conclut le prêtre.
Les élections législatives qui viennent d’avoir lieu dans le pays pourraient toutefois contribuer à changer la donne, expliquent d’autres prêtres de l’archidiocèse de Cuttack-Bhubaneswar. En effet, dans l’Etat d’Orissa, c’est un parti régional qui est sorti vainqueur des urnes. Dans la Chambre sortante, ce parti, le Biju Janata Dal, détenait déjà le pouvoir, mais en coalition avec le Parti du peuple indien (Bharatiya Janata Party, BJP), la vitrine politique des extrémistes hindous. Ce dernier a essuyé une sévère défaite en ne réussissant pas à envoyer un seul député pour l’Orissa à la Chambre du peuple (Lok Sabha) à New Delhi. Lors de la campagne électorale, le Biju Janata Dal avait pris soin de se démarquer du BJP, en défendant un programme nettement laïc (2). Désormais majoritaire au Parlement de l’Orissa, le Biju Janata Dal saura se montrer soucieux de la sécurité des minorités, veut croire le P. Joseph Kalathil, vicaire général de l’archidiocèse de Cuttack-Bhubaneswar, même s’il est évident que les chrétiens ne se contenteront pas de paroles et continueront de craindre des attaques de la part des hindouistes.
Le P. Mritunjay Diggal, secrétaire de l’archevêque, précise que le gouvernement de l’Etat a affirmé aux responsables de l’Eglise que la sécurité des chrétiens sera assurée. Il ajoute que les forces fédérales n’ont pas vocation à rester indéfiniment sur place et qu’il appartient au gouvernement local de faire en sorte que la police locale prenne « peu à peu la responsabilité de l’ordre public et de la défense des gens ». Selon la presse locale, le gouverneur de l’Etat a toutefois demandé au ministre fédéral de l’Intérieur de laisser sur place, en Orissa, un millier d’hommes des Central Reserve Police Forces.
(1) Voir EDA 490, 491, 505
(2) Voir EDA 506
(Source: Eglises d'Asie, 4 juin 2009)
Le déploiement de forces fédérales, les Central Reserve Police Forces, avait été ordonné quinze jours après le déclenchement de graves émeutes antichrétiennes, le 24 août 2008. Durant près de quatre mois, des extrémistes hindous avaient fait régner la terreur dans la région de Kandhamal, faisant 90 morts et chassant 50 000 personnes de leurs maisons, en très grande majorité des chrétiens (1). Depuis, si un semblant de calme avait été rétabli, notamment du fait de l’intervention des forces paramilitaires fédérales, la situation était loin d’être revenue à la normale. Plusieurs milliers de personnes vivent encore dans des camps de déplacés, souligne le P. Singh, et elles répugnent à repartir dans leurs villages par crainte de nouvelles attaques. « Les gens souffrent encore aujourd’hui. Ils n’ont pas oublié les violences qu’ils ont subies et l’assassinat de leurs proches », explique-t-il.
Pour preuve de la réalité des menaces qui pèsent encore sur les chrétiens de cette région, le prêtre catholique cite l’incident qui s’est produit le 31 mai, dans les environs de Raikia, au Kandhamal. La veille de l’annonce du retrait des forces fédérales, des extrémistes hindous ont attaqués cinq maisons où habitaient des chrétiens, incendiant trois d’entre elles. L’attaque a eu lieu à moins de 3 km d’un casernement de forces fédérales et s’est produite peu après que des hommes politiques de la mouvance hindouiste eurent visités l’endroit.
« Cette attaque indique que rien n’est encore réglé », commente le P. Singh. De plus, les hindouistes qui se sont rendus coupables de crimes et de délits contre les chrétiens et leurs biens n’ont pas été inquiétés; ils circulent librement, augmentant d’autant les craintes des chrétiens. « Dans un tel contexte, le retrait des forces fédérales n’est pas une bonne décision et les chrétiens ne peuvent pas faire confiance aux forces locales de police, qui font preuve de partialité », conclut le prêtre.
Les élections législatives qui viennent d’avoir lieu dans le pays pourraient toutefois contribuer à changer la donne, expliquent d’autres prêtres de l’archidiocèse de Cuttack-Bhubaneswar. En effet, dans l’Etat d’Orissa, c’est un parti régional qui est sorti vainqueur des urnes. Dans la Chambre sortante, ce parti, le Biju Janata Dal, détenait déjà le pouvoir, mais en coalition avec le Parti du peuple indien (Bharatiya Janata Party, BJP), la vitrine politique des extrémistes hindous. Ce dernier a essuyé une sévère défaite en ne réussissant pas à envoyer un seul député pour l’Orissa à la Chambre du peuple (Lok Sabha) à New Delhi. Lors de la campagne électorale, le Biju Janata Dal avait pris soin de se démarquer du BJP, en défendant un programme nettement laïc (2). Désormais majoritaire au Parlement de l’Orissa, le Biju Janata Dal saura se montrer soucieux de la sécurité des minorités, veut croire le P. Joseph Kalathil, vicaire général de l’archidiocèse de Cuttack-Bhubaneswar, même s’il est évident que les chrétiens ne se contenteront pas de paroles et continueront de craindre des attaques de la part des hindouistes.
Le P. Mritunjay Diggal, secrétaire de l’archevêque, précise que le gouvernement de l’Etat a affirmé aux responsables de l’Eglise que la sécurité des chrétiens sera assurée. Il ajoute que les forces fédérales n’ont pas vocation à rester indéfiniment sur place et qu’il appartient au gouvernement local de faire en sorte que la police locale prenne « peu à peu la responsabilité de l’ordre public et de la défense des gens ». Selon la presse locale, le gouverneur de l’Etat a toutefois demandé au ministre fédéral de l’Intérieur de laisser sur place, en Orissa, un millier d’hommes des Central Reserve Police Forces.
(1) Voir EDA 490, 491, 505
(2) Voir EDA 506
(Source: Eglises d'Asie, 4 juin 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Kỷ Niệm 40 Năm Linh Mục của Cha Giám Đốc Đền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas
Phan Văn Sỹ
05:49 05/06/2009
LAS VEGAS - Thứ Bảy ngày 30 tháng 5 năm 2009: Trong tâm tình hân hoan ngập tràn cảm mến, biết ơn, ngưỡng mộ, gần 20 linh mục và hơn 500 giáo dân từ mọi nẻo đường đất nước về đây hiệp dâng Thánh Lễ Tạ Ơn cùng linh mục Giuse Nguyễn Đức Trọng, Giám-Đốc Đền Thánh Mẹ La-Vang để dâng lời cảm tạ Chúa qua Mẹ đã che chở, gìn giữ ngài trong 40 năm linh mục được vuông tròn trong chúc vụ và nhiệm vụ phục vụ Chúa và Giáo Hội cùng giáo dân. Sau Thánh Lễ là Tiệc Mừng rất thịnh soạn ngay tại Đền Thánh với 560 thực khách và những tiết mục văn nghệ giúp vui rất tuyệt vời với sự góp mặt ca đoàn La Vang, các em Thiếu Nhi Thánh Thể và Giáo Lý Việt Ngữ, Cha Joseph Đồng Minh Quang, MC, cha Tiến Linh, ca sĩ Kim Thuý v.v.
Xem hình ảnh lễ mừng
VÀI NÉT TIỂU SỬ: Ngài sinh ra và lớn lên tại làng Thanh Giã, tỉnh Bắc Giang, giáo phận Bắc Ninh, ngày 09 tháng 12 năm 1939 Sống mẫu mực và khuôn đúc trong một gia đình đạo hạnh, nền nếp gia phong, song thân ngài là Ông bà cố Giuse Nguyễn Văn Út và Anna Nguyễn Thị Qúy. Làng Thanh Giã được mệnh danh là làng của “ Cánh đồng Xanh “ với ruộng đất phì nhiêu, đời sống đạo hạnh của làng rất phồn thịnh và mẫu mực, chính vì thế trong giòng họ nội và ngọai đã dâng hiến cho Chúa 30 vị làm linh mục, trong số này phải kể đến Đức Cha cố Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến và cha Giuse Nguyễn Văn Khấn.
BƯỚC VÀO ƠN GỌI: Từ năm 1954 đến 1960: Được ơn gọi, ngài theo học Tiểu Chủng Viện Bắc Ninh, Thủ Đức và Tiểu Chủng Viện Hànội, Sàigòn.
Năm 1962 đến 1969: Ngài chuyển lên học tại Đại Chủng Viện Xuân Bích, Huế.
Ngày trọng đại, ghi đậm nét trong đời ngài là ngày 01 tháng 06 năm 1969. Ngài thụ Phong Linh Mục, kết ước trọn đời với Chúa tại Bắc Dũng, Sàigòn do Đức Giám Mục Francisco Xavie Trần Thanh Khâm.
BƯỚC ĐƯỜNG DẤN THÂN TÔNG ĐỒ PHỤC VỤ CHÚA:
Tháng 8 năm 1969 Ngài được bề trên bổ nhiệm làm giáo sư giảng dạy tại Tiểu Chủng Viện Sao Biển, Nha Trang.
- Tháng 7 năm 1972 Nhận thấy khả năng tháo vát, linh họat của ngài, bề trên lại giao phó nhiệm vụ mới, khá khó khăn và phức tạp là làm tuyên úy không quân ở Nha Trang.
- Năm 1975 đến năm 1992: Vâng lời bề trên, ngài nhận phụ trách làm phó xứ nhà thờ Saint Vincent’s ( Petalama), rồi đến St Thomas( SanJose’), Our Lady of Loretto ( Novato), Holly Name of Jesus, St Anne of the Sunset( Sanfancisco)
- Ngày 4 tháng 1 năm 1979: Vừa làm việc, vừa học hỏi để phục vụ Chúa và giáo dân được hữu hiệu hơn, ngài đã đậu bằng cử nhân xã hội học tại đại học Sonoma Sate California. Dây là văn bằng rất hữu ích và cần thiết hầu hòa nhập với nhịp độ sống trong cảm thông và hiểu biết với giáo dân hầu dìu dắt và hướng dẫn họ sống tốt lành hơn.
- Ngày 29 tháng 5 năm 1982: Cũng trong chiều hướng vừa làm vừa phục vụ Chúa và hướng đến bước tiến làm sao phục vụ Chúa và giáo dân hữu hiệu hơn, ngài học và đậu thêm bằng cao học Tâm Lý Xã hội tại Đại Học Sanfrancisco, California.
- Ngày 01 Tháng 8 năm 1992: Sau một thời gian dài phục vụ tại các gáio xứ Mỹ, nay trâu về hiệp phố, ngài lại được bề trên chuyển về làm phụ tá giáo xứ Việt-Nam tại giáo phận SanJosé, California.
- Ngày 01 tháng 12 năm 1993: Nhận thấy khả năng điều hành khéo léo và năng nỏ của ngài, ngài lại được bề trên đưa về làm Giám-Đốc Mục Vụ Việt-Nam, tổng giáo phận Sanfancisco, California.
- Ngày 01 tháng 7 năm 2000, Phụ tá các gíao xứ Our Lady of Las Vegas, Our Lady of the valley, Nhà thờ chánh toà Gardian Angel, từ năm 2003 được chính thức bổ nhiệm làm Giám-Đốc Đền-Thánh Mẹ La-Vang LasVegas. Đây phải nói là ngày lịch sử được ghi đậm nét chấm phá trong đời mục vụ của ngài. Đang ở nơi êm ấm với đầy đủ tiện nghi. Ngài đã vì thương đàn chiên bơ vơ không chủ chăn tại LasVegas, và vâng lời bề trên là Đức Giám Mục Daniel Walsh. Ngài đã nhận về dìu dắt giáo dân Việt-Nam tại đây, nơi mà mọi sự đều là số không. Chính vì sự hy sinh cao cả này cộng với đức tính kiên nhẫn, tháo vát, quán xuyến, ngài đã làm cho trung tâm mục vụ Việt-Nam “ Đền Thánh Mẹ La-Vang” vang danh khắp thế giới.
- Chính tại nơi này, Chúa và Mẹ đã đưa sự khiêm tốn, sự hy sinh cần mẫn của ngài thành sự vĩ đại.Cái vĩ đại ấy là ngài đã để lại cho mọi giáo dân tại đây cũng như khắp nơi sự cảm mến, nhớ thương, biết ơn với ngút ngàn kỷ niệm.
Ngài đã đi vào tâm khảm mọi người trên khắp hòan vũ khi họ được nghe, nhìn, viếng Đền Thánh Mẹ La-Vang LasVegas. Tạ ơn Hồng Phúc 40 năm linh mục, nhưng tạ ơn Chúa và nhớ ơn ngài qua Chúa và Mẹ ban cho, hôm nay mọi người tham dự đều dâng lên Chúa lời tạ ơn vì qua Chúa quan phòng, gìn giữ ngài và đưa ngài đến đây để mới có Ngôi Đền Thánh Mẹ ngày nay.
Xem hình ảnh lễ mừng
VÀI NÉT TIỂU SỬ: Ngài sinh ra và lớn lên tại làng Thanh Giã, tỉnh Bắc Giang, giáo phận Bắc Ninh, ngày 09 tháng 12 năm 1939 Sống mẫu mực và khuôn đúc trong một gia đình đạo hạnh, nền nếp gia phong, song thân ngài là Ông bà cố Giuse Nguyễn Văn Út và Anna Nguyễn Thị Qúy. Làng Thanh Giã được mệnh danh là làng của “ Cánh đồng Xanh “ với ruộng đất phì nhiêu, đời sống đạo hạnh của làng rất phồn thịnh và mẫu mực, chính vì thế trong giòng họ nội và ngọai đã dâng hiến cho Chúa 30 vị làm linh mục, trong số này phải kể đến Đức Cha cố Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến và cha Giuse Nguyễn Văn Khấn.
BƯỚC VÀO ƠN GỌI: Từ năm 1954 đến 1960: Được ơn gọi, ngài theo học Tiểu Chủng Viện Bắc Ninh, Thủ Đức và Tiểu Chủng Viện Hànội, Sàigòn.
Năm 1962 đến 1969: Ngài chuyển lên học tại Đại Chủng Viện Xuân Bích, Huế.
Ngày trọng đại, ghi đậm nét trong đời ngài là ngày 01 tháng 06 năm 1969. Ngài thụ Phong Linh Mục, kết ước trọn đời với Chúa tại Bắc Dũng, Sàigòn do Đức Giám Mục Francisco Xavie Trần Thanh Khâm.
BƯỚC ĐƯỜNG DẤN THÂN TÔNG ĐỒ PHỤC VỤ CHÚA:
Tháng 8 năm 1969 Ngài được bề trên bổ nhiệm làm giáo sư giảng dạy tại Tiểu Chủng Viện Sao Biển, Nha Trang.
- Tháng 7 năm 1972 Nhận thấy khả năng tháo vát, linh họat của ngài, bề trên lại giao phó nhiệm vụ mới, khá khó khăn và phức tạp là làm tuyên úy không quân ở Nha Trang.
- Năm 1975 đến năm 1992: Vâng lời bề trên, ngài nhận phụ trách làm phó xứ nhà thờ Saint Vincent’s ( Petalama), rồi đến St Thomas( SanJose’), Our Lady of Loretto ( Novato), Holly Name of Jesus, St Anne of the Sunset( Sanfancisco)
- Ngày 4 tháng 1 năm 1979: Vừa làm việc, vừa học hỏi để phục vụ Chúa và giáo dân được hữu hiệu hơn, ngài đã đậu bằng cử nhân xã hội học tại đại học Sonoma Sate California. Dây là văn bằng rất hữu ích và cần thiết hầu hòa nhập với nhịp độ sống trong cảm thông và hiểu biết với giáo dân hầu dìu dắt và hướng dẫn họ sống tốt lành hơn.
- Ngày 29 tháng 5 năm 1982: Cũng trong chiều hướng vừa làm vừa phục vụ Chúa và hướng đến bước tiến làm sao phục vụ Chúa và giáo dân hữu hiệu hơn, ngài học và đậu thêm bằng cao học Tâm Lý Xã hội tại Đại Học Sanfrancisco, California.
- Ngày 01 Tháng 8 năm 1992: Sau một thời gian dài phục vụ tại các gáio xứ Mỹ, nay trâu về hiệp phố, ngài lại được bề trên chuyển về làm phụ tá giáo xứ Việt-Nam tại giáo phận SanJosé, California.
- Ngày 01 tháng 12 năm 1993: Nhận thấy khả năng điều hành khéo léo và năng nỏ của ngài, ngài lại được bề trên đưa về làm Giám-Đốc Mục Vụ Việt-Nam, tổng giáo phận Sanfancisco, California.
- Ngày 01 tháng 7 năm 2000, Phụ tá các gíao xứ Our Lady of Las Vegas, Our Lady of the valley, Nhà thờ chánh toà Gardian Angel, từ năm 2003 được chính thức bổ nhiệm làm Giám-Đốc Đền-Thánh Mẹ La-Vang LasVegas. Đây phải nói là ngày lịch sử được ghi đậm nét chấm phá trong đời mục vụ của ngài. Đang ở nơi êm ấm với đầy đủ tiện nghi. Ngài đã vì thương đàn chiên bơ vơ không chủ chăn tại LasVegas, và vâng lời bề trên là Đức Giám Mục Daniel Walsh. Ngài đã nhận về dìu dắt giáo dân Việt-Nam tại đây, nơi mà mọi sự đều là số không. Chính vì sự hy sinh cao cả này cộng với đức tính kiên nhẫn, tháo vát, quán xuyến, ngài đã làm cho trung tâm mục vụ Việt-Nam “ Đền Thánh Mẹ La-Vang” vang danh khắp thế giới.
- Chính tại nơi này, Chúa và Mẹ đã đưa sự khiêm tốn, sự hy sinh cần mẫn của ngài thành sự vĩ đại.Cái vĩ đại ấy là ngài đã để lại cho mọi giáo dân tại đây cũng như khắp nơi sự cảm mến, nhớ thương, biết ơn với ngút ngàn kỷ niệm.
Ngài đã đi vào tâm khảm mọi người trên khắp hòan vũ khi họ được nghe, nhìn, viếng Đền Thánh Mẹ La-Vang LasVegas. Tạ ơn Hồng Phúc 40 năm linh mục, nhưng tạ ơn Chúa và nhớ ơn ngài qua Chúa và Mẹ ban cho, hôm nay mọi người tham dự đều dâng lên Chúa lời tạ ơn vì qua Chúa quan phòng, gìn giữ ngài và đưa ngài đến đây để mới có Ngôi Đền Thánh Mẹ ngày nay.
Dòng Thánh Gia Long Xuyên đang bị đập phá
Dòng Thánh Gia
16:38 05/06/2009
LONG XUYÊN - Năm 1931, Đức Cha Valentin Herrgott (1864-1936), Giám mục Phnom Penh đã cho sáng lập Dòng Các Tu Huynh Giảng Viên Giáo Lý Thánh Gia Banam (Frères de la Sainte Famille de Banam, viết tắt là FSF, quen gọi là các Thày Dòng Banam). Dòng Các Tu huynh Giảng viên Giáo lý Thánh Gia Banam vẫn giữ mục đích của trường Giảng viên giáo lí. Cha Blondet, MEP (1870- 1941) là Bề Trên tiên khởi của Dòng.
Nhưng Dòng thực sự khởi sắc với sự cải tổ của cha Giuse Vulliez (1912- 1975) từ năm 1939. Cha Giuse Vulliez soạn Hiếp pháp, Tập quán pháp, chương trình đào tạo,…Ngài vẫn giữ mục đích của trường Giảng viên Giáo lí: đào tạo các giảng viên giáo lí. Tuy nhiên cha Giuse Vulliez đã mở rộng thêm sứ vụ của Hội dòng: mở các trường dạy học.
Năm 1967: Một Tổng nghị được mở ra trong Hội dòng để canh tân theo tinh thần Vat II với những sửa đổi thích nghi bộ Luật dòng (Cf. Tờ bướm 1971).
Năm 1968, Tu huynh Jean Nguyễn văn E đắc cử Bề trên và là Bề trên tiên khởi người Việt. Từ đó, cha Vulliez rút lui, trao lại toàn bộ Hội dòng cho người Việt Nam điều hành.
Ngay từ năm 1936, các tu huynh đã được gửi đi khắp nơi trong Giáo phận để mở các thí điểm truyền giáo và dạy giáo lí.
Trong suốt thời gian gần 40 năm (1931- 1970) trên đất Chùa Tháp, Dòng Thánh Gia đã cung cấp cho Giáo Hội Campuchia và Việt Nam hàng trăm tu sĩ tích cực góp phần đắc lực với các Linh mục Thừa sai trong việc mở mang Nước Chúa.
Vào đầu năm 1970 xảy ra cơn chính biến tại Campuchia, với chiến dịch “cắp Duôn” (chém giết người Việt) vô cùng dã man và tàn bạo. Tất cả các Tu sĩ Thánh Gia, vì là người Việt nên đã bị trục xuất về Việt Nam.
Sau khi hồi hương, ngày 12/08/1970, Dòng được Tòa Thánh cho phép chính thức sát nhập vào Giáo Phận Long Xuyên.
Tòa Giám Mục đã trao cho Dòng một miếng đất tại địa chỉ: 603/47 Bình Đức 3, Bình Đức, TP. Long Xuyên- An Giang.
Cuối năm 1970, nhà Dòng đã xây dựng cơ sở vật chất tại địa chỉ trên để sinh hoạt và đào tạo tu sĩ cho Dòng. Đến cuối năm 1971 hoàn thành việc xây dựng cơ sở.
Năm 1984, lại một biến cố nữa đã xảy ra, toàn bộ tài sản của Dòng “được” nhà nước quản lý, các tu huynh cũng được nhà nước “nuôi” trong các trại “học tập cải tạo”. Đến cuối năm 1987, nhà nước trả tự do cho các tu sĩ Thánh Gia và trả lại một phần đất đai tài sản cho Dòng nhưng vẫn giữ lại một phần đất và dẫy nhà chính của các tu huynh để làm trường học với lý do “mượn tạm” (?!). Nhà Dòng đã nhiều lần xin lại ngôi nhà này nhưng chưa được giải quyết, phía nhà trường đã tự ý xây thêm 2 gian nhà, một lầu nữa nối với ngôi nhà cũ. Mới đây nhà nước đã đồng ý trả thêm một phần đất nhưng chưa giao lại cho Dòng. Như đã nói trên, từ 1987 ngôi nhà chính này đã được mang tên trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, trực thuộc sở Giáo dục An Giang trong khi giấy tờ vẫn do nhà Dòng đứng tên! Bỗng dưng không biết vì lý do gì, Ngày 04/06/2009 vừa qua, nhà trường đã cho người vào đập phá (xem hình) mà không nói gì với nhà Dòng? Phải chăng đây là hành động của các nhà giáo dục?
Chúng tôi đang cần các cấp chính quyền làm rõ, giải quyết thỏa đáng cho chúng tôi và trả lại ngôi nhà này vốn là một Tu viện Công giáo chứ không phải là một trường học.
Nhưng Dòng thực sự khởi sắc với sự cải tổ của cha Giuse Vulliez (1912- 1975) từ năm 1939. Cha Giuse Vulliez soạn Hiếp pháp, Tập quán pháp, chương trình đào tạo,…Ngài vẫn giữ mục đích của trường Giảng viên Giáo lí: đào tạo các giảng viên giáo lí. Tuy nhiên cha Giuse Vulliez đã mở rộng thêm sứ vụ của Hội dòng: mở các trường dạy học.
Năm 1967: Một Tổng nghị được mở ra trong Hội dòng để canh tân theo tinh thần Vat II với những sửa đổi thích nghi bộ Luật dòng (Cf. Tờ bướm 1971).
Năm 1968, Tu huynh Jean Nguyễn văn E đắc cử Bề trên và là Bề trên tiên khởi người Việt. Từ đó, cha Vulliez rút lui, trao lại toàn bộ Hội dòng cho người Việt Nam điều hành.
Ngay từ năm 1936, các tu huynh đã được gửi đi khắp nơi trong Giáo phận để mở các thí điểm truyền giáo và dạy giáo lí.
Trong suốt thời gian gần 40 năm (1931- 1970) trên đất Chùa Tháp, Dòng Thánh Gia đã cung cấp cho Giáo Hội Campuchia và Việt Nam hàng trăm tu sĩ tích cực góp phần đắc lực với các Linh mục Thừa sai trong việc mở mang Nước Chúa.
Vào đầu năm 1970 xảy ra cơn chính biến tại Campuchia, với chiến dịch “cắp Duôn” (chém giết người Việt) vô cùng dã man và tàn bạo. Tất cả các Tu sĩ Thánh Gia, vì là người Việt nên đã bị trục xuất về Việt Nam.
Sau khi hồi hương, ngày 12/08/1970, Dòng được Tòa Thánh cho phép chính thức sát nhập vào Giáo Phận Long Xuyên.
Tòa Giám Mục đã trao cho Dòng một miếng đất tại địa chỉ: 603/47 Bình Đức 3, Bình Đức, TP. Long Xuyên- An Giang.
Cuối năm 1970, nhà Dòng đã xây dựng cơ sở vật chất tại địa chỉ trên để sinh hoạt và đào tạo tu sĩ cho Dòng. Đến cuối năm 1971 hoàn thành việc xây dựng cơ sở.
Năm 1984, lại một biến cố nữa đã xảy ra, toàn bộ tài sản của Dòng “được” nhà nước quản lý, các tu huynh cũng được nhà nước “nuôi” trong các trại “học tập cải tạo”. Đến cuối năm 1987, nhà nước trả tự do cho các tu sĩ Thánh Gia và trả lại một phần đất đai tài sản cho Dòng nhưng vẫn giữ lại một phần đất và dẫy nhà chính của các tu huynh để làm trường học với lý do “mượn tạm” (?!). Nhà Dòng đã nhiều lần xin lại ngôi nhà này nhưng chưa được giải quyết, phía nhà trường đã tự ý xây thêm 2 gian nhà, một lầu nữa nối với ngôi nhà cũ. Mới đây nhà nước đã đồng ý trả thêm một phần đất nhưng chưa giao lại cho Dòng. Như đã nói trên, từ 1987 ngôi nhà chính này đã được mang tên trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, trực thuộc sở Giáo dục An Giang trong khi giấy tờ vẫn do nhà Dòng đứng tên! Bỗng dưng không biết vì lý do gì, Ngày 04/06/2009 vừa qua, nhà trường đã cho người vào đập phá (xem hình) mà không nói gì với nhà Dòng? Phải chăng đây là hành động của các nhà giáo dục?
Chúng tôi đang cần các cấp chính quyền làm rõ, giải quyết thỏa đáng cho chúng tôi và trả lại ngôi nhà này vốn là một Tu viện Công giáo chứ không phải là một trường học.
Cộng Đồng CGVN tại Seattle rước Kiệu Đức Mẹ Fatima kết thúc Tháng Hoa
Nguyễn An Quý
03:44 05/06/2009
SEATTLE - Thành phố Seattle đã vào những ngày bớt cảnh mưa buồn muôn thuở, mưa triền miên. Trong mấy ngày qua, vào những ngày cuối tháng năm, tháng mà người Công giáo gọi là Tháng Hoa, tháng kính Đức Mẹ, khí hậu nơi đây đã bắt đầu có những ngày nắng ấm thật dễ chịu. Hôm nay, chiều thứ bảy 30 tháng 5 năm 2009, Cộng đồng Công giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo phận Seattle có cuộc rước kiệu Đức Mẹ Fatima để kết thúc Tháng Hoa.
Trời về chiều, ánh nắng êm dịu làm cho mọi người cảm thấy khoan khoái và dễ chịu. Dễ chịu vì không còn co ro trong những chiếc áo ấm và thật ấm mỗi khi ra ngoài trời. Bầu trời xanh lơ làm tăng thêm vẻ đẹp của thành phố ngọc bích, hay cao nguyên tình xanh thơ mộng cũng thế. Từ đằng xa, nhìn về phía nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt nam nằm ngay góc đường Fir và 12, người ta đã trông thấy trụ cờ cao vút nằm trong khuôn viên nhà thờ, với những lá đại kỳ bay phất phới trước làn gió nhẹ như: Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, cờ Hoa Kỳ, cờ Toà thánh và đặc biệt có lá cờ khá lớn mang màu sắc rất Dân tộc Việt Nam, đó là cờ Ngũ hành. Lễ đài được thiết kế trong khuôn viên nhà thờ rất tôn nghiêm và đầy mỹ thuật với tấm phông trình bày khung cảnh nơi Đức Mẹ hiện ra tại Fatima cách đây 92 năm, có ghi hàng chữ: “Lần Hạt Mân Côi - Tôn Sùng Mẫu Tâm - Cải Thiện Đời Sống”. Đó là những điều mà Đức Trinh Nữ Maria mong muốn nên khi hiện ra với ba trẻ Mục đồng tại Fatima, Mẹ đã phán bảo: “Hãy ăn năn đền tội - Hãy siêng năng lần hạt Mân Côi và Hãy Tôn sùng Trái Tim Mẹ”, để cầu xin cho nhân loại thoát khỏi hiểm hoạ cộng sản.
Đúng 6 giờ chiều, từ các loa phóng thanh vang lên tiếng nói chậm rải và rõ ràng của anh Nguyễn Kiên, người điều khiển cuộc Rước Kiệu: “Kính thưa toàn thể Cộng Đồng dân Chúa, Giờ Rước Kiệu Đức Mẹ Fatima của Cộng Đồng Công giáo Việt Nam Tổng giáo phận Seattle bắt đầu. Kính mời toàn thể quý vị thuộc các đoàn thể, các Cộng đoàn sẳn sàng để đi theo đoàn Cung Nghinh Đức Mẹ”. Anh Nguyễn Kiên bắt đầu đọc thứ tự và đoàn Rước Kiệu Mẹ được dẫn đầu bằng Thánh Giá nến cao, tiếp đến là các ông và các bà mặc quốc phục, đoàn thiếu nhi Thánh thể, các đoàn thể Công giáo tiến hành trong Cộng Đồng. Tôi nhận thấy mỗi đoàn thể đều có các Đoàn kỳ dẫn đầu của mỗi hội đoàn như: Hội Các bà Mẹ Công giáo, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Hội Dòng Ba Đa Minh, Liên Đoàn Tông Đồ Fatima, Hội Legio Mariae, Hội Thánh Linh.. Đoàn kiệu khá dài, gần một ngàn rưởi giáo hữu từ các Cộng Đoàn đến tham dự. Các Cộng đoàn ở xa như Cộng Đoàn Trinh Vương Everett, Cộng Đoàn Thánh Giuse Tacoma, Cộng Đoàn Thánh Tâm Auburn, cùng các Cộng Đoàn phụ cận như Cộng Đoàn Fatima vùng North Seattle, Cộng Đoàn Phêrô, Cộng Đoàn Mông Triệu và Cộng Đoàn Mân côi. Sau các Đoàn thể và Các Cộng Đoàn là bàn kiệu Đức Mẹ cùng với linh mục đoàn có 8 vị. Bàn Kiệu được các bà trong Hội Các Bà Mẹ Công giáo gánh. Đoàn kiệu được di chuyển trên những con đường bao quanh nhà thờ dưới sự giữ gìn an ninh trật tự của cảnh sát thành phố và anh em an ninh của Cộng Đồng. Sau hơn nửa tiếng đồng hồ, đoàn Rước Kiệu trở về khuôn viên nhà thờ để chuẩn bị Thánh Lễ. Các đoàn thể theo thứ tự đi vào các vị trí đã được qui định sẳn. Thánh Tượng Đức Mẹ Fatima từ bàn kiệu được đưa lên đặt trên Lễ Đài chính.
Tất cả các đoàn thể đã ổn định vị trí chỗ ngối, lập tức đoàn dâng hoa gồm 30 em Thiếu Nhi Thánh Thể tiến lên lễ đài, trình bày vũ điệu dâng hoa lên Mẹ. Tiếng hát trầm bổng bay vút lên tận cung đình Mẹ, đưa mọi người hướng về Mẹ với tâm hồn sốt sắng lạ thường, vũ điệu cùng nhịp nhàng với tiếng hát của ca đoàn vang lên: “Mẹ ơi, nay đoàn con tiến dâng ngàn hoa tươi xinh, và lòng tôn kính yêu Mẹ luôn mãi suốt đời con.
Thành tâm con hiệp dâng tiến lên ngàn hoa tươi xinh- Trọn đời con sống như ngàn hoa tiến dâng lên Mẹ. Đoá hoa này con dâng lên Mẹ để làm bằng chứng tình yêu của con…”
Sau vũ khúc dâng hoa của các em Thiếu nhi, Cha Tổng quản Phêrô Hoàng Phượng ra trước lễ đài ngỏ lơì cám ơn tất cả các giáo hữu đã về tham dự cuộc Rước Kiệu Mẹ, cha nói: Cuộc Rước kiệu Đức Mẹ Fatima của Cộng đồng công giáo Việt nam Tổng giáo phận Seattle hôm nay rơi vào đúng tuần Chúa nhựt Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống”, tiếp đó ngài giới thiệu linh mục đoàn cùng Đồng tế Thánh lễ. Cha Hoàng Phượng đã giới tên từng vị linh mục hiện diện gồm có 3 cha khách là cha Phan Hồng Thắng, cha Nguyễn Văn Thảo, cha Nguyễn Bình An, cha Nguyễn anh Tuấn từ Tacoma và các cha trong Cộng Đồng như cha Trần Đức Phương từ Olympia, cha Trần Hữu Lân, cha Nguyễn Sơn Miên.
Phần chia sẻ lời Chúa trong Thánh Lễ do Cha Nguyễn Bình An phụ trách. Được biết cha Nguyễn Bình An đã đến với Cộng Đồng Công giáo Seattle nhiều lần mỗi khi Cộng Đồng có tổ chức những ngày tĩnh tâm, đặc biệt là các buổi tĩnh tâm về Thánh Linh. Cha Nguyễn Bình Anh là vị linh mục có lối diễn thuyết khá hấp dẫn. Trong suốt bài giảng, cha lần lượt kể các câu chuyện liên quan đến bài phúc âm khá linh động nên đã đưa giáo dân sốt sắng nghe giảng về lời Chúa một cách say sưa, có lúc cả cộng đồng cùng cười vang lên vì lối nói khôi hài của ngài. Bài giảng khá dài, tôi chỉ xin tóm gọn vài ý chính:
“Cuộc rước kiệu Đức Mẹ Fatima hôm nay rơi vào dịp Giáo hội mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống. Đây là một sự trùng hợp vô cùng ý nghĩa, vì khi nói đến Đức Mẹ thì không thể không nhắc đến Thánh Linh. Thaáh Linh gắn lền với Đức Mẹ. Hễ có Đức Mẹ là có Thánh Linh. Cuộc đời của Đức Mẹ đã gắn liền với Thánh Linh kể từ khi Đức Mẹ chiụ truyền tin, và những năm tháng dài bên cạnh Chúa Giêsu cho đến khi Ngài chịu khổ nạn, sống lại và lên Trời...”
Về ý nghĩa ngày Rước Kiệu Đức Mẹ, linh mục Bình An đã đựa vào chủ đề được ghi trên bức phông của lễ đài: “Lần hạt Mân Côi- Tôn Sùng Mẫu Tâm- Cải Thiện đời sống” phần này vị linh mục đã chú trọng về điểm thứ ba của chủ đề tức “cải thiện đời sống”, ngài nói “ cải thiện đời sống là một vấn đề khá khó khăn đối với con người, đối với chúng ta, nên chính chúng ta phải cầu nguyện để được Chúa Thánh Thần đổi mới, và nhờ sự nâng đỡ của Mẹ Maria, chúng ta phải quyết tâm hoán cải từng bước, từng bước trong cuộc sống…”
Sau bài giảng của linh mục Nguyễn Bình An, Thánh Lễ được tiếp nối bằng những lời cầu nguyện của giáo dân. Lời nguyện cầu do đại diện các Cộng đoàn đọc để dâng lên Chúa những lời cầu khẩn, những nguyện vọng thiết tha của toàn thể dân Chúa hiện diện trong Thánh lễ. Hai lời nguyện nổi bật nhất là: 1.“ Chúng ta hãy hiệp lời cầu xin cho toàn thể dân Chúa từ các Cộng đoàn địa phương biết hướng về ngôi nhà mẹ tại Trung tâm với tinh thần hiệp nhất. Xin cho việc xây dựng và phát triển cộng đồng được triển nở tốt đẹp, hầu tạo dựng được nơi đây một Cộng đồng Đức tin vững mạnh mang truyền thống văn hoá Việt nam.- 2. Hướng về Quê hương và Giáo hội Việt nam. Chúng ta hãy hiệp lời cầu xin cho giáo hội được tự do rao giảng tin mừng. Xin cho nền hoà bình, công lý và sự thật sớm đến với quê hương Việt nam để mọi người dân được sống trong hạnh phúc an bình.”.
Tưởng cũng nên nhắc một chút về nét đặc biệt của Cộng đồng Công giáo Seattle. Kể từ ngày khởi sự việc cầu nguyện cho công lý và sự thật tại Toà Khâm sứ và Thái Hà. Nhà thờ Các Thánh tử đạo Việt Nam Seattle, ngày thường sau thánh lễ 11 giờ, các Bà mẹ Công giáo trong Cộng Đồng đã duy trì thường xuyên việc làm tuần cửu nhựt kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để cùng hiệp thông cầu nguyện với Giáo hội Việt nam, cầu cho công lý và sự thật sớm đến với người dân Việt nam. Về Tháng Hoa, người Công giáo Việt Nam có truyền thống tôn kính Đức Mẹ một cách đặc biệt, nên năm nay Tháng hoa đến với người Công giáo Việt Nam nơi đây, trong các Cộng đoàn thuộc Cộng Đồng Công giáo Việt Nam Seattle cũng đã tổ chức các cuộc Rước Kiệu Mẹ tại các địa phương như Cộng Đoàn Thánh Giuse, Cộng Đoàn Thánh Tâm, Cộng Đoàn Phêrô. Ngoài ra các gia đình của các Cộng Đoàn địa phương cũng đã luân phiên Rước Thánh Tượng Đức Mẹ về từng gia đình để cùng nhau ca ngợi Mẹ và cầu nguyện chung với nhau như Cộng Đoàn Fatima vùng North Seattle, Cộng Đoàn Thánh Tâm Auburn, Cộng Đoàn Mông Triệu vân vân.
Trong niềm hân hoan của ngày cuối Tháng Hoa kính Đức Mẹ, trước khi kết thúc thánh lễ, ông chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Cộng Đồng Phạm Ngọc Tuyền bước lên lễ đài ngỏ lời cám ơn tất cả cộng đồng dân Chúa đã đến tham dự đông đảo cuộc Rước Kiệu Mẹ và mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống, ông cũng đã cám ơn các vị Ban Nhà Chúa, và tất cả những ai đã bỏ công sức trong mấy tuần qua để lo việc thiết kế lễ đài...Tiếp đến cha Hoàng Phượng thông báo ngày Hội Chợ Vui Hè của Cộng Đồng được tổ chức vào ngày 8 và 9 tháng 8, ngày Kiệu Đức Mẹ La Vang là Chúa nhựt 23 tháng 8 tại South West, cha kính mời toàn thể Cộng đồng nhớ tham dự đông đủ. Buổi lễ chấm dứt lúc 8 giờ 35 phút. Mọi người ra về trong niềm hân hoan với tâm hồn tràn ngập ơn Chúa Thánh Thần và đầy lòng kính yêu Mẹ Maria.
Trời về chiều, ánh nắng êm dịu làm cho mọi người cảm thấy khoan khoái và dễ chịu. Dễ chịu vì không còn co ro trong những chiếc áo ấm và thật ấm mỗi khi ra ngoài trời. Bầu trời xanh lơ làm tăng thêm vẻ đẹp của thành phố ngọc bích, hay cao nguyên tình xanh thơ mộng cũng thế. Từ đằng xa, nhìn về phía nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt nam nằm ngay góc đường Fir và 12, người ta đã trông thấy trụ cờ cao vút nằm trong khuôn viên nhà thờ, với những lá đại kỳ bay phất phới trước làn gió nhẹ như: Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, cờ Hoa Kỳ, cờ Toà thánh và đặc biệt có lá cờ khá lớn mang màu sắc rất Dân tộc Việt Nam, đó là cờ Ngũ hành. Lễ đài được thiết kế trong khuôn viên nhà thờ rất tôn nghiêm và đầy mỹ thuật với tấm phông trình bày khung cảnh nơi Đức Mẹ hiện ra tại Fatima cách đây 92 năm, có ghi hàng chữ: “Lần Hạt Mân Côi - Tôn Sùng Mẫu Tâm - Cải Thiện Đời Sống”. Đó là những điều mà Đức Trinh Nữ Maria mong muốn nên khi hiện ra với ba trẻ Mục đồng tại Fatima, Mẹ đã phán bảo: “Hãy ăn năn đền tội - Hãy siêng năng lần hạt Mân Côi và Hãy Tôn sùng Trái Tim Mẹ”, để cầu xin cho nhân loại thoát khỏi hiểm hoạ cộng sản.
Đúng 6 giờ chiều, từ các loa phóng thanh vang lên tiếng nói chậm rải và rõ ràng của anh Nguyễn Kiên, người điều khiển cuộc Rước Kiệu: “Kính thưa toàn thể Cộng Đồng dân Chúa, Giờ Rước Kiệu Đức Mẹ Fatima của Cộng Đồng Công giáo Việt Nam Tổng giáo phận Seattle bắt đầu. Kính mời toàn thể quý vị thuộc các đoàn thể, các Cộng đoàn sẳn sàng để đi theo đoàn Cung Nghinh Đức Mẹ”. Anh Nguyễn Kiên bắt đầu đọc thứ tự và đoàn Rước Kiệu Mẹ được dẫn đầu bằng Thánh Giá nến cao, tiếp đến là các ông và các bà mặc quốc phục, đoàn thiếu nhi Thánh thể, các đoàn thể Công giáo tiến hành trong Cộng Đồng. Tôi nhận thấy mỗi đoàn thể đều có các Đoàn kỳ dẫn đầu của mỗi hội đoàn như: Hội Các bà Mẹ Công giáo, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Hội Dòng Ba Đa Minh, Liên Đoàn Tông Đồ Fatima, Hội Legio Mariae, Hội Thánh Linh.. Đoàn kiệu khá dài, gần một ngàn rưởi giáo hữu từ các Cộng Đoàn đến tham dự. Các Cộng đoàn ở xa như Cộng Đoàn Trinh Vương Everett, Cộng Đoàn Thánh Giuse Tacoma, Cộng Đoàn Thánh Tâm Auburn, cùng các Cộng Đoàn phụ cận như Cộng Đoàn Fatima vùng North Seattle, Cộng Đoàn Phêrô, Cộng Đoàn Mông Triệu và Cộng Đoàn Mân côi. Sau các Đoàn thể và Các Cộng Đoàn là bàn kiệu Đức Mẹ cùng với linh mục đoàn có 8 vị. Bàn Kiệu được các bà trong Hội Các Bà Mẹ Công giáo gánh. Đoàn kiệu được di chuyển trên những con đường bao quanh nhà thờ dưới sự giữ gìn an ninh trật tự của cảnh sát thành phố và anh em an ninh của Cộng Đồng. Sau hơn nửa tiếng đồng hồ, đoàn Rước Kiệu trở về khuôn viên nhà thờ để chuẩn bị Thánh Lễ. Các đoàn thể theo thứ tự đi vào các vị trí đã được qui định sẳn. Thánh Tượng Đức Mẹ Fatima từ bàn kiệu được đưa lên đặt trên Lễ Đài chính.
Tất cả các đoàn thể đã ổn định vị trí chỗ ngối, lập tức đoàn dâng hoa gồm 30 em Thiếu Nhi Thánh Thể tiến lên lễ đài, trình bày vũ điệu dâng hoa lên Mẹ. Tiếng hát trầm bổng bay vút lên tận cung đình Mẹ, đưa mọi người hướng về Mẹ với tâm hồn sốt sắng lạ thường, vũ điệu cùng nhịp nhàng với tiếng hát của ca đoàn vang lên: “Mẹ ơi, nay đoàn con tiến dâng ngàn hoa tươi xinh, và lòng tôn kính yêu Mẹ luôn mãi suốt đời con.
Thành tâm con hiệp dâng tiến lên ngàn hoa tươi xinh- Trọn đời con sống như ngàn hoa tiến dâng lên Mẹ. Đoá hoa này con dâng lên Mẹ để làm bằng chứng tình yêu của con…”
Sau vũ khúc dâng hoa của các em Thiếu nhi, Cha Tổng quản Phêrô Hoàng Phượng ra trước lễ đài ngỏ lơì cám ơn tất cả các giáo hữu đã về tham dự cuộc Rước Kiệu Mẹ, cha nói: Cuộc Rước kiệu Đức Mẹ Fatima của Cộng đồng công giáo Việt nam Tổng giáo phận Seattle hôm nay rơi vào đúng tuần Chúa nhựt Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống”, tiếp đó ngài giới thiệu linh mục đoàn cùng Đồng tế Thánh lễ. Cha Hoàng Phượng đã giới tên từng vị linh mục hiện diện gồm có 3 cha khách là cha Phan Hồng Thắng, cha Nguyễn Văn Thảo, cha Nguyễn Bình An, cha Nguyễn anh Tuấn từ Tacoma và các cha trong Cộng Đồng như cha Trần Đức Phương từ Olympia, cha Trần Hữu Lân, cha Nguyễn Sơn Miên.
Phần chia sẻ lời Chúa trong Thánh Lễ do Cha Nguyễn Bình An phụ trách. Được biết cha Nguyễn Bình An đã đến với Cộng Đồng Công giáo Seattle nhiều lần mỗi khi Cộng Đồng có tổ chức những ngày tĩnh tâm, đặc biệt là các buổi tĩnh tâm về Thánh Linh. Cha Nguyễn Bình Anh là vị linh mục có lối diễn thuyết khá hấp dẫn. Trong suốt bài giảng, cha lần lượt kể các câu chuyện liên quan đến bài phúc âm khá linh động nên đã đưa giáo dân sốt sắng nghe giảng về lời Chúa một cách say sưa, có lúc cả cộng đồng cùng cười vang lên vì lối nói khôi hài của ngài. Bài giảng khá dài, tôi chỉ xin tóm gọn vài ý chính:
“Cuộc rước kiệu Đức Mẹ Fatima hôm nay rơi vào dịp Giáo hội mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống. Đây là một sự trùng hợp vô cùng ý nghĩa, vì khi nói đến Đức Mẹ thì không thể không nhắc đến Thánh Linh. Thaáh Linh gắn lền với Đức Mẹ. Hễ có Đức Mẹ là có Thánh Linh. Cuộc đời của Đức Mẹ đã gắn liền với Thánh Linh kể từ khi Đức Mẹ chiụ truyền tin, và những năm tháng dài bên cạnh Chúa Giêsu cho đến khi Ngài chịu khổ nạn, sống lại và lên Trời...”
Về ý nghĩa ngày Rước Kiệu Đức Mẹ, linh mục Bình An đã đựa vào chủ đề được ghi trên bức phông của lễ đài: “Lần hạt Mân Côi- Tôn Sùng Mẫu Tâm- Cải Thiện đời sống” phần này vị linh mục đã chú trọng về điểm thứ ba của chủ đề tức “cải thiện đời sống”, ngài nói “ cải thiện đời sống là một vấn đề khá khó khăn đối với con người, đối với chúng ta, nên chính chúng ta phải cầu nguyện để được Chúa Thánh Thần đổi mới, và nhờ sự nâng đỡ của Mẹ Maria, chúng ta phải quyết tâm hoán cải từng bước, từng bước trong cuộc sống…”
Sau bài giảng của linh mục Nguyễn Bình An, Thánh Lễ được tiếp nối bằng những lời cầu nguyện của giáo dân. Lời nguyện cầu do đại diện các Cộng đoàn đọc để dâng lên Chúa những lời cầu khẩn, những nguyện vọng thiết tha của toàn thể dân Chúa hiện diện trong Thánh lễ. Hai lời nguyện nổi bật nhất là: 1.“ Chúng ta hãy hiệp lời cầu xin cho toàn thể dân Chúa từ các Cộng đoàn địa phương biết hướng về ngôi nhà mẹ tại Trung tâm với tinh thần hiệp nhất. Xin cho việc xây dựng và phát triển cộng đồng được triển nở tốt đẹp, hầu tạo dựng được nơi đây một Cộng đồng Đức tin vững mạnh mang truyền thống văn hoá Việt nam.- 2. Hướng về Quê hương và Giáo hội Việt nam. Chúng ta hãy hiệp lời cầu xin cho giáo hội được tự do rao giảng tin mừng. Xin cho nền hoà bình, công lý và sự thật sớm đến với quê hương Việt nam để mọi người dân được sống trong hạnh phúc an bình.”.
Tưởng cũng nên nhắc một chút về nét đặc biệt của Cộng đồng Công giáo Seattle. Kể từ ngày khởi sự việc cầu nguyện cho công lý và sự thật tại Toà Khâm sứ và Thái Hà. Nhà thờ Các Thánh tử đạo Việt Nam Seattle, ngày thường sau thánh lễ 11 giờ, các Bà mẹ Công giáo trong Cộng Đồng đã duy trì thường xuyên việc làm tuần cửu nhựt kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để cùng hiệp thông cầu nguyện với Giáo hội Việt nam, cầu cho công lý và sự thật sớm đến với người dân Việt nam. Về Tháng Hoa, người Công giáo Việt Nam có truyền thống tôn kính Đức Mẹ một cách đặc biệt, nên năm nay Tháng hoa đến với người Công giáo Việt Nam nơi đây, trong các Cộng đoàn thuộc Cộng Đồng Công giáo Việt Nam Seattle cũng đã tổ chức các cuộc Rước Kiệu Mẹ tại các địa phương như Cộng Đoàn Thánh Giuse, Cộng Đoàn Thánh Tâm, Cộng Đoàn Phêrô. Ngoài ra các gia đình của các Cộng Đoàn địa phương cũng đã luân phiên Rước Thánh Tượng Đức Mẹ về từng gia đình để cùng nhau ca ngợi Mẹ và cầu nguyện chung với nhau như Cộng Đoàn Fatima vùng North Seattle, Cộng Đoàn Thánh Tâm Auburn, Cộng Đoàn Mông Triệu vân vân.
Trong niềm hân hoan của ngày cuối Tháng Hoa kính Đức Mẹ, trước khi kết thúc thánh lễ, ông chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Cộng Đồng Phạm Ngọc Tuyền bước lên lễ đài ngỏ lời cám ơn tất cả cộng đồng dân Chúa đã đến tham dự đông đảo cuộc Rước Kiệu Mẹ và mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống, ông cũng đã cám ơn các vị Ban Nhà Chúa, và tất cả những ai đã bỏ công sức trong mấy tuần qua để lo việc thiết kế lễ đài...Tiếp đến cha Hoàng Phượng thông báo ngày Hội Chợ Vui Hè của Cộng Đồng được tổ chức vào ngày 8 và 9 tháng 8, ngày Kiệu Đức Mẹ La Vang là Chúa nhựt 23 tháng 8 tại South West, cha kính mời toàn thể Cộng đồng nhớ tham dự đông đủ. Buổi lễ chấm dứt lúc 8 giờ 35 phút. Mọi người ra về trong niềm hân hoan với tâm hồn tràn ngập ơn Chúa Thánh Thần và đầy lòng kính yêu Mẹ Maria.
Lễ Thêm Sức tại giáo xứ Bắc Hải - Hố Nai - giáo phận Xuân Lộc
Giuse Khổng Hữu Nguồn
05:04 05/06/2009
HỐ NAI - Vào lúc 9 giờ sáng thứ Năm mùng 04/6/2009, cha Tổng Đại Diện Vinh Sơn Đặng Văn Tú được Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc sai đến chủ sự Thánh Lễ ban Bí Tích Thêm Sức cho 255 em thiếu nhi trong giáo xứ Bắc Hải.
Cùng dâng lễ đồng tế có cha Đaminh Trần Xuân Thảo quản Hạt Hố Nai, 05 cha gốc Bắc Hải, 13 cha trong Hạt. Tham dự Lễ có quý Soeur Dòng Mến Thánh Gía Bắc Hải, quý Phụ Huynh, các cha mẹ đỡ đầu, và số đông qúy cộng đoàn trong giáo xứ.
Trước giờ lễ, trong hội trường nhà xứ, quý chức tân Ban hành giáo nhiệm kỳ năm 2009 – 2013 đã được cha xứ giới thiệu với cha Tổng Đại Diện, Ngài vui vẻ thăm hỏi và chuyển lời chúc mừng của Đức Cha giáo phận đến từng người.
Bắt đầu cuộc rước đoàn đồng tế từ nhà xứ tiến về Thánh Đường là trời chuyển cơn làm mưa nhẹ, nhưng đoàn rước vẫn giữ trật tự nghiêm trang tiến vào nhà thờ giữa tiếng hát của cộng đoàn sốt sáng cầu xin ơn Chúa Thánh Thần.
Mở đầu Thánh Lễ cha Tổng Đại Diện có đôi lời chia sẻ: “ Trọng kính cha quản hạt, cha chánh xứ, quý cha, quý tu sỹ, quý chức và cộng đoàn ! Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh Giám Mục Giáo Phận đã sắp xếp để ngày hôm nay dành cho giáo xứ Bắc Hải, tuy nhiên, vì tình trạng sức khỏe suy giảm, và phải chuẩn bị cho một cuộc hành trình dài và xa cho nên Ngài sai con đến để thay Ngài thăm viếng giáo xứ và cử hành bí tích thêm sức cho con em của quý vị.
Mỗi khi cử hành bí tích là mỗi lần chúng ta vận dụng lòng tin của chúng ta, để từ cái thấy bên ngoài chúng ta gặp gỡ được chính Đức Kito.
Hôm nay sự vắng mặt của Đức Giám Mục tại Thánh Lễ này, lại càng vận dụng lòng tin của chúng ta hơn nữa để chúng ta thấy dù vắng Đức Giám Mục nhưng vẫn là một Chúa Kito, một Chúa Thánh Thần để chúc lành cho cộng đoàn giáo xứ.
Với những tâm tình ấy ! chúng ta nài xin Chúa tha thứ mọi lỗi lầm của chúng ta nhất là những thiếu sót đối với Chúa Thánh Thần “.
Trong bài giảng lễ, cha Tổng Đại Diện đối thoại với các em bằng cách giúp các em hiểu và nhớ giữ gìn bẩy ơn Chúa Thánh Thần …Cuối bài giảng Ngài nhắc nhở các em: “ Biến cố trong ngày Lễ ngũ tuần khi các tông đồ đang hội họp ở tại nhà tiệc ly cùng với Mẹ Maria, thì Chúa Thánh Thần đã đến và biến đổi các ông thành người mới, hôm nay cũng chính Chúa Thánh Thần đó đến với các em, để các em có được điều kiện mới, trở thành người mới trong Chúa Kito mà như kinh đầu lễ chúng ta đã đọc để trở thành những chứng nhân của Tin Mừng.
Vậy thì giờ đây các em hãy sốt sáng để cử hành bí tích thêm sức, trờ thành người mới trong Chúa Kito, được Chúa Thánh Thần tác động mà sống một đời sống tự nguyện, tự giác thấy cái điều tốt là làm, thấy cái điều xấu là tránh và cùng với Hội Thánh, cùng với mọi người tham gia vào mọi sinh hoạt của gia đình, giáo xứ, xã hội hầu góp phần làm cho thế giới được ơn cứu độ, bởi vì trách nhiệm của từng người chúng ta khi lãnh nhận bí tích thêm sức, chính là làm chứng cho Chúa và dẫn đưa mọi người đến hưởng nhờ ơn cứu độ của Thiên Chúa, trong tâm tình ấy các em hãy sốt sáng để lãnh nhận bí tích thêm sức “.
Trước khi kết lễ, vị đại diện Ban Hành Giáo lên dâng lời cảm ơn và trình bày khái quát các sinh hoạt của giáo xứ, đồng thời nêu rõ yêu cầu việc đại tu Thánh Đường trong những ngày sắp tới.
Trong dịp này ! cha Tổng Đại Diện cũng ân cần nói với cộng đoàn: “…Cùng với các chương trình giáo dục về đời sống đức tin, thì chúng ta cũng cần có những cơ sở tốt đẹp, vì thế cái yêu cầu tu sửa nhà thờ là một yêu cầu chính đáng, dù Cha Xứ, Cha Phó và Ban Hành Giáo có nhiệt tình, một mình các Ngài cũng không làm được mà phải có sự chung tay góp sức của mọi người, với những hy sinh tiết giảm chi tiêu cá nhân và gia đình, những nỗ lức góp phần vào công việc sửa sang nhà Chúa cho xứng đáng.
Ước chi một ngày không xa được theo chân Đức Cha đến đây để thấy được ngôi Thánh Đường đẹp đẽ rộng thoáng hơn hôm nay, đấy là hai điều Đức Cha xin nhắn nhủ với cộng đoàn giáo xứ, xin truyền đạt tới quý chức quý ông bà anh chị em, xin chân thành cảm ơn".
Cùng dâng lễ đồng tế có cha Đaminh Trần Xuân Thảo quản Hạt Hố Nai, 05 cha gốc Bắc Hải, 13 cha trong Hạt. Tham dự Lễ có quý Soeur Dòng Mến Thánh Gía Bắc Hải, quý Phụ Huynh, các cha mẹ đỡ đầu, và số đông qúy cộng đoàn trong giáo xứ.
Trước giờ lễ, trong hội trường nhà xứ, quý chức tân Ban hành giáo nhiệm kỳ năm 2009 – 2013 đã được cha xứ giới thiệu với cha Tổng Đại Diện, Ngài vui vẻ thăm hỏi và chuyển lời chúc mừng của Đức Cha giáo phận đến từng người.
Bắt đầu cuộc rước đoàn đồng tế từ nhà xứ tiến về Thánh Đường là trời chuyển cơn làm mưa nhẹ, nhưng đoàn rước vẫn giữ trật tự nghiêm trang tiến vào nhà thờ giữa tiếng hát của cộng đoàn sốt sáng cầu xin ơn Chúa Thánh Thần.
Mở đầu Thánh Lễ cha Tổng Đại Diện có đôi lời chia sẻ: “ Trọng kính cha quản hạt, cha chánh xứ, quý cha, quý tu sỹ, quý chức và cộng đoàn ! Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh Giám Mục Giáo Phận đã sắp xếp để ngày hôm nay dành cho giáo xứ Bắc Hải, tuy nhiên, vì tình trạng sức khỏe suy giảm, và phải chuẩn bị cho một cuộc hành trình dài và xa cho nên Ngài sai con đến để thay Ngài thăm viếng giáo xứ và cử hành bí tích thêm sức cho con em của quý vị.
Mỗi khi cử hành bí tích là mỗi lần chúng ta vận dụng lòng tin của chúng ta, để từ cái thấy bên ngoài chúng ta gặp gỡ được chính Đức Kito.
Hôm nay sự vắng mặt của Đức Giám Mục tại Thánh Lễ này, lại càng vận dụng lòng tin của chúng ta hơn nữa để chúng ta thấy dù vắng Đức Giám Mục nhưng vẫn là một Chúa Kito, một Chúa Thánh Thần để chúc lành cho cộng đoàn giáo xứ.
Với những tâm tình ấy ! chúng ta nài xin Chúa tha thứ mọi lỗi lầm của chúng ta nhất là những thiếu sót đối với Chúa Thánh Thần “.
Trong bài giảng lễ, cha Tổng Đại Diện đối thoại với các em bằng cách giúp các em hiểu và nhớ giữ gìn bẩy ơn Chúa Thánh Thần …Cuối bài giảng Ngài nhắc nhở các em: “ Biến cố trong ngày Lễ ngũ tuần khi các tông đồ đang hội họp ở tại nhà tiệc ly cùng với Mẹ Maria, thì Chúa Thánh Thần đã đến và biến đổi các ông thành người mới, hôm nay cũng chính Chúa Thánh Thần đó đến với các em, để các em có được điều kiện mới, trở thành người mới trong Chúa Kito mà như kinh đầu lễ chúng ta đã đọc để trở thành những chứng nhân của Tin Mừng.
Vậy thì giờ đây các em hãy sốt sáng để cử hành bí tích thêm sức, trờ thành người mới trong Chúa Kito, được Chúa Thánh Thần tác động mà sống một đời sống tự nguyện, tự giác thấy cái điều tốt là làm, thấy cái điều xấu là tránh và cùng với Hội Thánh, cùng với mọi người tham gia vào mọi sinh hoạt của gia đình, giáo xứ, xã hội hầu góp phần làm cho thế giới được ơn cứu độ, bởi vì trách nhiệm của từng người chúng ta khi lãnh nhận bí tích thêm sức, chính là làm chứng cho Chúa và dẫn đưa mọi người đến hưởng nhờ ơn cứu độ của Thiên Chúa, trong tâm tình ấy các em hãy sốt sáng để lãnh nhận bí tích thêm sức “.
Trước khi kết lễ, vị đại diện Ban Hành Giáo lên dâng lời cảm ơn và trình bày khái quát các sinh hoạt của giáo xứ, đồng thời nêu rõ yêu cầu việc đại tu Thánh Đường trong những ngày sắp tới.
Trong dịp này ! cha Tổng Đại Diện cũng ân cần nói với cộng đoàn: “…Cùng với các chương trình giáo dục về đời sống đức tin, thì chúng ta cũng cần có những cơ sở tốt đẹp, vì thế cái yêu cầu tu sửa nhà thờ là một yêu cầu chính đáng, dù Cha Xứ, Cha Phó và Ban Hành Giáo có nhiệt tình, một mình các Ngài cũng không làm được mà phải có sự chung tay góp sức của mọi người, với những hy sinh tiết giảm chi tiêu cá nhân và gia đình, những nỗ lức góp phần vào công việc sửa sang nhà Chúa cho xứng đáng.
Ước chi một ngày không xa được theo chân Đức Cha đến đây để thấy được ngôi Thánh Đường đẹp đẽ rộng thoáng hơn hôm nay, đấy là hai điều Đức Cha xin nhắn nhủ với cộng đoàn giáo xứ, xin truyền đạt tới quý chức quý ông bà anh chị em, xin chân thành cảm ơn".
Hội trại ''Lên Đường'' của Gia đình Trợ Tá Truyền Giáo thuộc Tỉnh Dòng Đức Bà Truyền Giáo Việt Nam
Mặc Trầm Cung
17:15 05/06/2009
Ngày 31/5/2009 vừa qua tại giáo xứ Long Điền thuộc xã Bình Sơn, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước do Lm Phêrô Ngô Anh Tấn quản xứ. Trong niềm hân hoan mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và cũng là ngày bổn mạng của Gia Đình Trợ Tá Truyền Giáo. Anh Giuse Đỗ Anh Dũng Trưởng Trợ Tá Miền Long Điền và Soeur M. Dominic Đặc Trách Trợ Tá Truyền Giáo Tỉnh Dòng Đức Bà Truyền Giáo đã tổ chức ngày Hội Trại “LÊN ĐƯỜNG” quy tụ hơn 200 Trợ Tá ở các miền như Long Điền, Nha Trang, Đồng Nai, Thủ Đức, Sài Gòn và Củ Chi nhằm cho các Trợ Tá được tiếp thêm “Lửa” để hâm nóng lên tinh thần truyền giáo.
Các Trợ Tá Truyền Giáo đều là các giáo dân làm đủ mọi ngành nghề trong xã hội, luôn ý thức về vai trò truyền giáo trong bổn phận và trách nhiệm của mình, các Trợ Tá là người sẵn sàng đến những nơi mà các giáo sĩ, linh mục, tu sĩ vì một lý do tế nhị nào đó mà không thể đến được, và sẵn sàng chia sẻ, gánh vác trách nhiệm mà các linh mục, tu sĩ thay mặt Giáo Hội giao phó, các Trợ Tá Truyền Giáo là người luôn mang trong lòng ngọn lửa tình ấm áp yêu thương của Chúa Giêsu đến với những người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội, tin tưởng vào sự trợ giúp và đồng hành của Chúa Thánh Thần, người Trợ Tá với một con tim đầy nhiệt huyết, can đảm lên đường, hăng hái ra đi đến mọi hang cùng ngõ hẻm của cuộc đời để đem ánh sáng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Giêsu Kitô đến với mọi người.
Với vai trò là một giáo dân và là một người công dân bình thường trong xã hội, người Trợ Tá dễ dàng đi vào các điểm nóng và nhạy cảm trong xã hội mà có nơi các linh mục và tu sĩ khó bước chân tới như đi dạy văn hóa và giáo lý cho đồng bào sắc tộc, thăm viếng các gia đình nghèo khổ, âm thầm cùng với các linh mục và tu sĩ làm những công tác mục vụ và bác ái nơi các bản làng xa xôi. Có các Trợ Tá thì lặng lẽ đi vào các bệnh viện phụ sản để khuyên bảo các thai phụ từ bỏ ý định phá thai, hoặc đi lấy các thai nhi bị phá đem về lo hậu sự, còn rất nhiều những công việc khác trong cuộc sống hằng ngày mà các Trợ Tá Truyền Giáo tiếp cận trong công việc thường nhật như là buôn bán, làm rẫy, dạy học, tham gia ca đoàn, dạy giáo lý, chia sẻ Lời Chúa hay làm công tác trong các bệnh viện các Trợ Tá luôn ý thức sứ mạng truyền giáo của mình để mong sao ánh sáng Tin Mừng của Chúa được lan tỏa khắp nơi qua những việc làm âm thầm, khiêm nhu, nhỏ bé của mình.
Hội trại lần này tại giáo xứ Long Điền có 13 nhóm mỗi nhóm có từ 15 đến 25 thành viên, gồm đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi thành phần như sau:
Nhóm các bà mẹ Công giáo gồm có 5 nhóm: nhóm Anê Thành, nhóm Maria, nhóm Maria Mân Côi, nhóm Têrêsa và nhóm Phaolô 2, các bà các chị là những người mẹ, người bà trong gia đình có những người đã trên 70 tuổi vẫn nhiệt tình tham gia, nhiệm vụ của các bà, các chị là đi thăm những người nghèo, già cả, neo đơn, dạy văn hóa và giáo lý cho bà con trong buôn làng và hằng tuần tham dự đều đặn các buổi sinh hoạt chia sẻ Lời Chúa.
Nhóm các người cha Công giáo gồm có 3 nhóm: Nhóm Phaolô 1, nhóm Gioan Baotixita, nhóm Phanxicô Saviê, các anh, các ông là những người cha, người ông trong gia đình, nhiệm vụ của các anh, các ông là cùng cộng tác với cha xứ đi làm công tác mục vụ và bác ái trong các buôn làng và những công việc trong giáo xứ, các anh và các ông cũng thường xuyên tham dự các buổi chia sẻ Lời Chúa hằng tuần của nhóm.
Nhóm thanh thiếu niên gồm có 2 nhóm: Nhóm Gioan Vianey và nhóm Donbosco Nhiệt Tâm các em ở độ tuổi từ 15 đến 25 tuổi, các em cũng họp nhau chia sẻ Lời Chúa hằng tuần, chia sẻ cho nhau những vấn đề liên quan đến đời sống và công việc của các em, hầu hết các em là học sinh thì vai trò truyền giáo nơi học đường là vấn đề các em rất quan tâm, các em cũng đến đọc kinh tại các gia đình của nhau vào các ngày giỗ của người thân hoặc khi trong gia đình có người thân qua đời.
Nhóm thiếu nhi gồm có 3 nhóm: Nhóm Têrêsa Đơn sơ, nhóm Côrôsa Nhiệt Tình và nhóm Kitô Vua Oai Hùng các em ở lứa tuổi từ 16 trở xuống, có em mới có 9 tuổi, nhiệm vụ của các em là gặp nhau để chia sẻ Lời Chúa hằng tuần và quyết tâm sống xứng đáng là con ngoan trong gia đình, là trò giỏi nơi nhà trường tham dự đều đặn các khóa học giáo lý và các buổi sinh hoạt dành cho thiếu nhi trong giáo xứ.
Các Trợ Tá Truyền Giáo ở các nơi khác về thì được chia nhỏ và sát nhập vào các nhóm để mọi người được hòa đồng, cởi mở chia sẻ tâm tư với nhau. Nhiệm vụ của các Trợ Tá Truyền Giáo Đồng Nai và Sài Gòn là công tác Bảo Vệ Sự Sống, các Trợ Tá Truyền Giáo ở Nha Trang, Thủ Đức và Củ Chi thì quan tâm đến các người nghèo khổ
Buổi hội trại này mang tính giáo dục qua trò chơi đi tìm Mật Thư do anh Đa- Minh Trần Văn Hoàng phụ trách. 13 nhóm lại được chia thành 3 tổ, mỗi tổ khoảng 50 đến 60 người đi tìm mật thư từ điểm xuất phát đến điểm hội trại, điểm xuất phát là sân trước của nhà các Soeur Dòng Đức Bà Truyền Giáo, điểm hội trại thì ở sân sau, nhưng các tổ phải đi các lộ trình khác nhau xuyên qua các khu vườn điều, cà phê khoảng gần 2 km để đến điểm hội trại, điểm thú vị là trên đường đi tìm mật thư, các thành viên cùng nhau đi tìm, có 3 mật thư trên đoạn đường đi.
Mật thư thứ nhất: Đòi buộc các thành viên phải thuộc 7 ơn Chúa Thánh Thần, thế là các thành viên lại cùng nhau đọc lại 7 ơn Chúa Thánh thần thật to giữa đường đi.
Mật thư thứ hai: là một đoạn kinh thánh, nhóm chúng tôi là đoạn 1Cr, 12, anh nhóm trưởng đọc to đoạn kinh thánh trên giữa khu vườn điều mọi người thinh lặng lắng nghe, và trong nhóm cử ra một người để khi về trại sẽ đứng lên thuyết trình về ý nghĩa của đoạn kinh thánh mà nhóm đã tìm được.
Mật thư thứ ba: là địa điểm nấu cơm, các nhóm phải mang theo nồi, gạo, nước, củi, để nấu cơm tại địa điểm của mật thư, khi cơm chín cùng gồng gánh mang về trại.
Còn một quy tắc cuộc chơi thật thú vị: là khi về còn cách trại khoảng 200 mét, các thành viên phải hóa trang thành người rừng, phải đi chân đất, ai đi dép không được vào trại, thế là mọi người bẻ lá cây rừng gắn vào người, lấy nhọ nồi quẹt lên mặt trông thật ngộ nghĩnh, tất cả mọi người đều hóa trang trông thật vui, khi về đến trại, anh trưởng trại còn sát hạch lại vài điều, bắt đọc lại 7 ơn Chúa Thánh Thần và hát một bài tùy chọn trước khi vào trại.
Về đến trại thì lại chia thành 13 nhóm, mỗi nhóm đến phần đất dành cho mình làm vệ sinh và dựng lều và chế biến thức ăn. Có chấm điểm về vệ sinh môi trường và ẩm thực, một ban giám khảo được cử ra do anh Phêrô Phạm Văn Minh Trợ Tá Truyền Giáo Thủ Đức làm trưởng ban giám khảo, có cả cha xứ và các Soeurs Dòng Đức Bà Truyền Giáo cũng tham gia vào nhóm này, ban giám khảo đi từng lều hỏi thăm về các hoạt động thường xuyên của nhóm, và thưởng thức các món ăn do nhóm nấu, anh nhóm trưởng, Soeur M. Dominic và cha xứ lắng nghe và đóng góp những ý kiến xây dựng cho nhóm.
Buổi hội trại “LÊN ĐƯỜNG” này mang chiều kích tính giáo dục Kitô giáo rất cao, mọi người không những kín múc được những ân sủng thiêng liêng từ Chúa Thánh Thần mà còn đón nhận được những tình cảm thân thiết nơi nhau, một tình cảm mà chỉ có Chúa Thánh Thần mới nối kết được và đem lại cho mọi người. Các thành viên tham dự ở mọi lứa tuổi khác nhau là ông bà, là cha mẹ, là con cái trong gia đình, là đủ mọi thành phần trong xã hội và khi trở thành trợ tá truyền giáo của Chúa Thánh Thần mọi người đã trở thành anh chị em của nhau là con cái của một cha chung trên trời. “Một tình bạn Kitô hữu tuyệt vời” đã phát sinh trong các mối tương quan giữa ông bà, cha mẹ và con cháu làm cho các mối tương quan đó trở nên thật gần gũi, thật sống động trong đức tin, đặc biệt nơi các thiếu nhi và các thanh thiếu niên, các bạn trẻ cảm thấy cuộc sống này thật ý nghĩa và giá trị khi biết sống tinh thần truyền giáo nơi môi trường mà mình đang sống và với những người mà ta tương quan. Thật huyền nhiệm thay! Kỳ công của Chúa Thánh Thần.
Để trở thành “men”, thành “muối” thành “ánh sáng” cho đời đòi hỏi mỗi Trợ Tá Truyền Giáo phải là những con người tốt, có tinh thần nhiệt thành trong công việc như thế mới sẽ có ảnh hưởng đến người khác bằng gương sáng, bằng việc lành. Nhờ tác động của Thánh Thần mà mỗi Trợ Tá dám trực diện với những thách đố trong cuộc sống hằng ngày trong một xã hội mà sự phân định các giá trị chân thực ngày càng đen tối.
Chúa Thánh Thần không còn là một nhân vật xa lạ trong tâm tư của các Trợ Tá, không phải là khách quý ghé thăm ta một lần trong ngày chịu Bí tích Thêm Sức rồi thôi, mà Ngài luôn hiện diện và đồng hành với Giáo hội và mỗi người trong chúng ta để giúp ta tiến triển trên con đường tâm linh.
Vì thế mỗi Trợ Tá Truyền Giáo cần phải tiếp xúc với Thánh Thần một cách thật sự và hữu hiệu, chính mình phải thật sự sống tinh thần Tin Mừng trước đã và phải cố gắng làm hết sức mình, phải học hỏi, phải thực hiện hết khả năng của mình, Chúa Thánh Thần sẽ phù trợ nâng đỡ cho chúng ta, Ngài không làm thay cho chúng ta, những tiến bộ về đời sống thiêng liêng không hệ tại bởi những thành quả đạt được nhưng do ở tâm tình của mỗi trợ tá truyền giáo biết phó thác nơi quyền năng của Chúa Thánh Thần.
Lạy Chúa Thánh Thần!
Xin Ngài hãy đến đổi mới mặt đia cầu và đổi mới tâm hồn chúng con. Amen.
Các Trợ Tá Truyền Giáo đều là các giáo dân làm đủ mọi ngành nghề trong xã hội, luôn ý thức về vai trò truyền giáo trong bổn phận và trách nhiệm của mình, các Trợ Tá là người sẵn sàng đến những nơi mà các giáo sĩ, linh mục, tu sĩ vì một lý do tế nhị nào đó mà không thể đến được, và sẵn sàng chia sẻ, gánh vác trách nhiệm mà các linh mục, tu sĩ thay mặt Giáo Hội giao phó, các Trợ Tá Truyền Giáo là người luôn mang trong lòng ngọn lửa tình ấm áp yêu thương của Chúa Giêsu đến với những người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội, tin tưởng vào sự trợ giúp và đồng hành của Chúa Thánh Thần, người Trợ Tá với một con tim đầy nhiệt huyết, can đảm lên đường, hăng hái ra đi đến mọi hang cùng ngõ hẻm của cuộc đời để đem ánh sáng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Giêsu Kitô đến với mọi người.
Với vai trò là một giáo dân và là một người công dân bình thường trong xã hội, người Trợ Tá dễ dàng đi vào các điểm nóng và nhạy cảm trong xã hội mà có nơi các linh mục và tu sĩ khó bước chân tới như đi dạy văn hóa và giáo lý cho đồng bào sắc tộc, thăm viếng các gia đình nghèo khổ, âm thầm cùng với các linh mục và tu sĩ làm những công tác mục vụ và bác ái nơi các bản làng xa xôi. Có các Trợ Tá thì lặng lẽ đi vào các bệnh viện phụ sản để khuyên bảo các thai phụ từ bỏ ý định phá thai, hoặc đi lấy các thai nhi bị phá đem về lo hậu sự, còn rất nhiều những công việc khác trong cuộc sống hằng ngày mà các Trợ Tá Truyền Giáo tiếp cận trong công việc thường nhật như là buôn bán, làm rẫy, dạy học, tham gia ca đoàn, dạy giáo lý, chia sẻ Lời Chúa hay làm công tác trong các bệnh viện các Trợ Tá luôn ý thức sứ mạng truyền giáo của mình để mong sao ánh sáng Tin Mừng của Chúa được lan tỏa khắp nơi qua những việc làm âm thầm, khiêm nhu, nhỏ bé của mình.
Hội trại lần này tại giáo xứ Long Điền có 13 nhóm mỗi nhóm có từ 15 đến 25 thành viên, gồm đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi thành phần như sau:
Nhóm các bà mẹ Công giáo gồm có 5 nhóm: nhóm Anê Thành, nhóm Maria, nhóm Maria Mân Côi, nhóm Têrêsa và nhóm Phaolô 2, các bà các chị là những người mẹ, người bà trong gia đình có những người đã trên 70 tuổi vẫn nhiệt tình tham gia, nhiệm vụ của các bà, các chị là đi thăm những người nghèo, già cả, neo đơn, dạy văn hóa và giáo lý cho bà con trong buôn làng và hằng tuần tham dự đều đặn các buổi sinh hoạt chia sẻ Lời Chúa.
Nhóm các người cha Công giáo gồm có 3 nhóm: Nhóm Phaolô 1, nhóm Gioan Baotixita, nhóm Phanxicô Saviê, các anh, các ông là những người cha, người ông trong gia đình, nhiệm vụ của các anh, các ông là cùng cộng tác với cha xứ đi làm công tác mục vụ và bác ái trong các buôn làng và những công việc trong giáo xứ, các anh và các ông cũng thường xuyên tham dự các buổi chia sẻ Lời Chúa hằng tuần của nhóm.
Nhóm thanh thiếu niên gồm có 2 nhóm: Nhóm Gioan Vianey và nhóm Donbosco Nhiệt Tâm các em ở độ tuổi từ 15 đến 25 tuổi, các em cũng họp nhau chia sẻ Lời Chúa hằng tuần, chia sẻ cho nhau những vấn đề liên quan đến đời sống và công việc của các em, hầu hết các em là học sinh thì vai trò truyền giáo nơi học đường là vấn đề các em rất quan tâm, các em cũng đến đọc kinh tại các gia đình của nhau vào các ngày giỗ của người thân hoặc khi trong gia đình có người thân qua đời.
Nhóm thiếu nhi gồm có 3 nhóm: Nhóm Têrêsa Đơn sơ, nhóm Côrôsa Nhiệt Tình và nhóm Kitô Vua Oai Hùng các em ở lứa tuổi từ 16 trở xuống, có em mới có 9 tuổi, nhiệm vụ của các em là gặp nhau để chia sẻ Lời Chúa hằng tuần và quyết tâm sống xứng đáng là con ngoan trong gia đình, là trò giỏi nơi nhà trường tham dự đều đặn các khóa học giáo lý và các buổi sinh hoạt dành cho thiếu nhi trong giáo xứ.
Các Trợ Tá Truyền Giáo ở các nơi khác về thì được chia nhỏ và sát nhập vào các nhóm để mọi người được hòa đồng, cởi mở chia sẻ tâm tư với nhau. Nhiệm vụ của các Trợ Tá Truyền Giáo Đồng Nai và Sài Gòn là công tác Bảo Vệ Sự Sống, các Trợ Tá Truyền Giáo ở Nha Trang, Thủ Đức và Củ Chi thì quan tâm đến các người nghèo khổ
Buổi hội trại này mang tính giáo dục qua trò chơi đi tìm Mật Thư do anh Đa- Minh Trần Văn Hoàng phụ trách. 13 nhóm lại được chia thành 3 tổ, mỗi tổ khoảng 50 đến 60 người đi tìm mật thư từ điểm xuất phát đến điểm hội trại, điểm xuất phát là sân trước của nhà các Soeur Dòng Đức Bà Truyền Giáo, điểm hội trại thì ở sân sau, nhưng các tổ phải đi các lộ trình khác nhau xuyên qua các khu vườn điều, cà phê khoảng gần 2 km để đến điểm hội trại, điểm thú vị là trên đường đi tìm mật thư, các thành viên cùng nhau đi tìm, có 3 mật thư trên đoạn đường đi.
Mật thư thứ nhất: Đòi buộc các thành viên phải thuộc 7 ơn Chúa Thánh Thần, thế là các thành viên lại cùng nhau đọc lại 7 ơn Chúa Thánh thần thật to giữa đường đi.
Mật thư thứ hai: là một đoạn kinh thánh, nhóm chúng tôi là đoạn 1Cr, 12, anh nhóm trưởng đọc to đoạn kinh thánh trên giữa khu vườn điều mọi người thinh lặng lắng nghe, và trong nhóm cử ra một người để khi về trại sẽ đứng lên thuyết trình về ý nghĩa của đoạn kinh thánh mà nhóm đã tìm được.
Mật thư thứ ba: là địa điểm nấu cơm, các nhóm phải mang theo nồi, gạo, nước, củi, để nấu cơm tại địa điểm của mật thư, khi cơm chín cùng gồng gánh mang về trại.
Còn một quy tắc cuộc chơi thật thú vị: là khi về còn cách trại khoảng 200 mét, các thành viên phải hóa trang thành người rừng, phải đi chân đất, ai đi dép không được vào trại, thế là mọi người bẻ lá cây rừng gắn vào người, lấy nhọ nồi quẹt lên mặt trông thật ngộ nghĩnh, tất cả mọi người đều hóa trang trông thật vui, khi về đến trại, anh trưởng trại còn sát hạch lại vài điều, bắt đọc lại 7 ơn Chúa Thánh Thần và hát một bài tùy chọn trước khi vào trại.
Về đến trại thì lại chia thành 13 nhóm, mỗi nhóm đến phần đất dành cho mình làm vệ sinh và dựng lều và chế biến thức ăn. Có chấm điểm về vệ sinh môi trường và ẩm thực, một ban giám khảo được cử ra do anh Phêrô Phạm Văn Minh Trợ Tá Truyền Giáo Thủ Đức làm trưởng ban giám khảo, có cả cha xứ và các Soeurs Dòng Đức Bà Truyền Giáo cũng tham gia vào nhóm này, ban giám khảo đi từng lều hỏi thăm về các hoạt động thường xuyên của nhóm, và thưởng thức các món ăn do nhóm nấu, anh nhóm trưởng, Soeur M. Dominic và cha xứ lắng nghe và đóng góp những ý kiến xây dựng cho nhóm.
Buổi hội trại “LÊN ĐƯỜNG” này mang chiều kích tính giáo dục Kitô giáo rất cao, mọi người không những kín múc được những ân sủng thiêng liêng từ Chúa Thánh Thần mà còn đón nhận được những tình cảm thân thiết nơi nhau, một tình cảm mà chỉ có Chúa Thánh Thần mới nối kết được và đem lại cho mọi người. Các thành viên tham dự ở mọi lứa tuổi khác nhau là ông bà, là cha mẹ, là con cái trong gia đình, là đủ mọi thành phần trong xã hội và khi trở thành trợ tá truyền giáo của Chúa Thánh Thần mọi người đã trở thành anh chị em của nhau là con cái của một cha chung trên trời. “Một tình bạn Kitô hữu tuyệt vời” đã phát sinh trong các mối tương quan giữa ông bà, cha mẹ và con cháu làm cho các mối tương quan đó trở nên thật gần gũi, thật sống động trong đức tin, đặc biệt nơi các thiếu nhi và các thanh thiếu niên, các bạn trẻ cảm thấy cuộc sống này thật ý nghĩa và giá trị khi biết sống tinh thần truyền giáo nơi môi trường mà mình đang sống và với những người mà ta tương quan. Thật huyền nhiệm thay! Kỳ công của Chúa Thánh Thần.
Để trở thành “men”, thành “muối” thành “ánh sáng” cho đời đòi hỏi mỗi Trợ Tá Truyền Giáo phải là những con người tốt, có tinh thần nhiệt thành trong công việc như thế mới sẽ có ảnh hưởng đến người khác bằng gương sáng, bằng việc lành. Nhờ tác động của Thánh Thần mà mỗi Trợ Tá dám trực diện với những thách đố trong cuộc sống hằng ngày trong một xã hội mà sự phân định các giá trị chân thực ngày càng đen tối.
Chúa Thánh Thần không còn là một nhân vật xa lạ trong tâm tư của các Trợ Tá, không phải là khách quý ghé thăm ta một lần trong ngày chịu Bí tích Thêm Sức rồi thôi, mà Ngài luôn hiện diện và đồng hành với Giáo hội và mỗi người trong chúng ta để giúp ta tiến triển trên con đường tâm linh.
Vì thế mỗi Trợ Tá Truyền Giáo cần phải tiếp xúc với Thánh Thần một cách thật sự và hữu hiệu, chính mình phải thật sự sống tinh thần Tin Mừng trước đã và phải cố gắng làm hết sức mình, phải học hỏi, phải thực hiện hết khả năng của mình, Chúa Thánh Thần sẽ phù trợ nâng đỡ cho chúng ta, Ngài không làm thay cho chúng ta, những tiến bộ về đời sống thiêng liêng không hệ tại bởi những thành quả đạt được nhưng do ở tâm tình của mỗi trợ tá truyền giáo biết phó thác nơi quyền năng của Chúa Thánh Thần.
Lạy Chúa Thánh Thần!
Xin Ngài hãy đến đổi mới mặt đia cầu và đổi mới tâm hồn chúng con. Amen.
Lễ khánh thành nhà thờ mới Đạ Tông của dân tộc thiểu số thuộc huyện mới Dam Ron, giáo phận Dalat
Đinh Văn
18:46 05/06/2009
ĐÀ LẠT - 9g30 sáng nay ngày 5.6.2009, trời ngưng mưa, gần 20.000 người dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa của huyện mới Dam Ron tuốn về ngôi nhà thờ mới xây để tham dự lễ cung hiến và khánh thành nhà thờ mới của họ.
Xem hình ảnh
Nhà thờ mới tòan bằng đá chẻ của địa phương (có thợ chuyên môn ở Phan Rang lên thi công), bàn thờ là một khối đá nguyên tròn, cắt vát làm mặt bàn thờ, nhà tạm cũng bằng đá, cả bàn Lời Chúa cũng bằng khối đá… (độc đáo như nhà thờ đá Của Chánh tòa Nha Trang, của xứ Bình chính Phan Rang, của Bảo Nham phủ Diễn Nghệ An, không kể nhà thơ đá Phát diệm va Vĩnh Hòa).
Đức cha Phêrô Nguyễn văn Nhơn, giám mục Dalat và chủ tịch HĐGMVN chủ sự thánh lễ đồng tế cùng gần 100 linh mục dòng triều. Đức cha thấy đông vô số các dân tộc thiểu số trưốc mặt nên phấn khởi khen Nhà thờ đẹp, Giáo Hội còn đẹp hơn. Có ơn Chúa Thánh Thần tác động như Giáo Hội sơ khai…
Đây là kết quả của hơn 80 năm truyền giáo cho người Thượng của giáo phận Dalạt, tính đến nay được hơn 100.000 người Thượng Công giáo trong tổng số 300.000 gíao dân của giáo phận Dalat. Đây là nhà thờ đá đầu tiên trên vùng Tây Nguyên nói chung và của Dalat nói riêng.
Đây cũng là nhà thờ mới đầu tiên được phép xây dựng trên vùng dân tộc thiểu số của huyện mới dân tộc thiểu số. Bà con thiểu số nghèo, nhưng rất đạo đức sốt sắng và nhiệt thành, rất trung thành và kiên vững giữ đạo và sống đạo, dù phải đi xa gần 100 km mới tới nhà thờ Langbian hay Phú sơn để dự các lễ trọng Sinh Nhật hay Phục sinh. Nay có nhà thờ ở gần lại khang trang rộng rãi bà con thuận lợi dự lễ hằng ngày hằng tuần. Bà con Thuợng Công giáo qùy cả 3 tiếng đồng hồ mà không kêu mỏi gối, đứng giữa trời mưa không cần che dù, vẫn sốt sắng cầu nguyện. Cảm phục chưa!!!
Xin mọi người hiệp thông cầu nguyện cho họ và giúp thêm vật chất cho đời sống thiếu thốn của họ và xây dựng những cơ sở giáo dục và bác ái xã hội cho họ. Mong thay!!!
Xem hình ảnh
Nhà thờ mới tòan bằng đá chẻ của địa phương (có thợ chuyên môn ở Phan Rang lên thi công), bàn thờ là một khối đá nguyên tròn, cắt vát làm mặt bàn thờ, nhà tạm cũng bằng đá, cả bàn Lời Chúa cũng bằng khối đá… (độc đáo như nhà thờ đá Của Chánh tòa Nha Trang, của xứ Bình chính Phan Rang, của Bảo Nham phủ Diễn Nghệ An, không kể nhà thơ đá Phát diệm va Vĩnh Hòa).
Đức cha Phêrô Nguyễn văn Nhơn, giám mục Dalat và chủ tịch HĐGMVN chủ sự thánh lễ đồng tế cùng gần 100 linh mục dòng triều. Đức cha thấy đông vô số các dân tộc thiểu số trưốc mặt nên phấn khởi khen Nhà thờ đẹp, Giáo Hội còn đẹp hơn. Có ơn Chúa Thánh Thần tác động như Giáo Hội sơ khai…
Đây là kết quả của hơn 80 năm truyền giáo cho người Thượng của giáo phận Dalạt, tính đến nay được hơn 100.000 người Thượng Công giáo trong tổng số 300.000 gíao dân của giáo phận Dalat. Đây là nhà thờ đá đầu tiên trên vùng Tây Nguyên nói chung và của Dalat nói riêng.
Đây cũng là nhà thờ mới đầu tiên được phép xây dựng trên vùng dân tộc thiểu số của huyện mới dân tộc thiểu số. Bà con thiểu số nghèo, nhưng rất đạo đức sốt sắng và nhiệt thành, rất trung thành và kiên vững giữ đạo và sống đạo, dù phải đi xa gần 100 km mới tới nhà thờ Langbian hay Phú sơn để dự các lễ trọng Sinh Nhật hay Phục sinh. Nay có nhà thờ ở gần lại khang trang rộng rãi bà con thuận lợi dự lễ hằng ngày hằng tuần. Bà con Thuợng Công giáo qùy cả 3 tiếng đồng hồ mà không kêu mỏi gối, đứng giữa trời mưa không cần che dù, vẫn sốt sắng cầu nguyện. Cảm phục chưa!!!
Xin mọi người hiệp thông cầu nguyện cho họ và giúp thêm vật chất cho đời sống thiếu thốn của họ và xây dựng những cơ sở giáo dục và bác ái xã hội cho họ. Mong thay!!!
Thánh Lễ An Táng Bà cố Maria, thân mẫu của Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân
Dominic Vũ
21:30 05/06/2009
HÀ NỘI - Vào lúc 7g30 ngày 04 tháng 06 năm 2009 tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội, quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu Sỹ nam nữ, cùng đông đảo bà con giáo dân giáo phận Hà Nội, Lạng Sơn và một số giáo phận khác đã hiệp ý dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn Bà cố Maria Trần Thị Xuân, Thân Mẫu của Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân Giám mục giáo phận Lạng Sơn.
Xem hình ảnh
Bà cố được Chúa gọi về lúa 21 giờ 30 ngày 1 tháng 6 năm 2009 tại nhà riêng sau một thời gian chia sẻ thập giá với Đức Kitô trên dường bệnh. Hưởng thọ 81 tuổi.
Để bày tỏ lòng biết ơn và yêu mến Bà Cố Maria, hiệp thông và phân ưu với cố ông và Đức cha Giuse cùng với toàn thể gia đình, đông đảo các Linh mục, Tu sỹ nam nữ, đại diện các Dòng tu, các thành phần dân Chúa đã đến viếng và cầu nguyện cho bà cố trong hai ngày 2 và 3 tháng 6. Đặc biệt, được sự ưu ái của Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân đã dâng Thánh Lễ tại gia để cầu nguyện cho thân mẫu của mình. Thánh Lễ thật ấm cúng và cảm động, trước sự hiện diện của linh mục đoàn giáo phận Lạng Sơn, quý cha đồng môn, các linh mục tu sỹ và đại diện giáo dân giáo phận Lạng Sơn, Đức cha Giuse đã ngậm ngùi tỏ bày lòng tri ân của mình đối với người mẹ, một người đã để lại những dấu ấn trên cuộc đời, nhân cách, đức tin, và hành trình ơn gọi của ngài cho đến hôm nay.
Thánh Lễ an táng diễn ra đúng vào dịp thường huấn Linh mục các giáo phận thuộc giáo tỉnh miền Bắc được tổ chức tại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, Đức Tổng Giuse đã mời gọi linh mục đoàn sẻ chia và hiệp dâng Thánh Lễ với đức cha Giuse Đặng Đức Ngân để cầu nguyện cho bà cố Maria. Đồng tế với Đức cha Giuse còn có 6 Giám mục, gần 200 Linh mục, đông đảo các Tu Sỹ nam nữ thuộc các dòng khác nhau. Đây quả là một niềm khích lệ và an ủi lớn đối với cố ông và toàn thể tang quyến đặc biệt là đối với Đức Cha Giuse, Giám mục giáo phận truyền giáo miền núi.
Sau đây là bài giảng của Đức Tổng Giuse ngô Quang Kiệt:
Người Do thái rất yêu chuộng lề luật. Đặc biệt là nhóm Biệt phái, được coi là hàng ngũ ưu tú của dân Do thái lại càng giữ luật một cách nghiêm ngặt. Luật đạo Do thái rất nhiều và rất tỉ mỉ. Có luật ăn chay cầu nguyện đã đành, còn có luật phải rửa tay và rửa bát đĩa nữa. Những luật lệ vốn đã phức tạp lại được qui định rất chi li. Chẳng hạn trong ngày nghỉ không được làm việc gì kể cả tuốt một bông lúa mà ăn. Giữa một rừng luật rậm rạp như thế người Do thái cảm thấy vừa sợ hãi vừa bối rối. Sợ hãi vì luật quá chi li nên khó mà giữ cho trọn vẹn. Không giữ trọn vẹn thì sợ bị trừng phạt. Bối rối vì giữa trăm ngàn thứ luật chồng chéo nhau luôn luôn có mâu thuẫn. Khi gặp mâu thuẫn không biết giải quyết thế nào vì không biết luật nào là chính luật nào là phụ. Nên hôm nay ông kinh sư này mới đến hỏi Chúa một câu hỏi rất quan trọng đối với người Do thái thời ấy: “Giới răn nào là trọng nhất”. Nhân câu hỏi này Chúa Giêsu công bố cho mọi người biết điều luật quan trọng hàng đầu và là điều cốt lõi trong đạo đó là: “Yêu mến Thiên Chúa hết tâm hồn, hết trí khôn, hết sức lực”. Nhưng Chúa lại thêm một điều nữa cũng quan trọng không kém đó là: “Yêu tha nhân như chính mình”. Ông kinh sư này hiểu được Lời Chúa nên đã tán đồng: “Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ”. Chúa Giêsu thấy ông ta trả lời khôn ngoan như thế thì bảo: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu”.
Ông không còn xa Nước Thiên Chúa vì ông đã đi vào điều cốt lõi của đạo. Biết đi tìm điều cốt lõi thì dễ đi đến đích điểm. Thiên Chúa là Tình Yêu. Biết yêu mến thì đã ở gần Thiên Chúa rồi.
Có thể nói Cụ Cố Maria là người đi vào cốt lõi của đạo khi yêu mến Chúa trên hết mọi sự. Tám mươi mốt năm tại thế, phần lớn cuộc đời Cụ Cố trải qua nhiều hoàn cảnh khó khăn. Trong tất cả những hoàn cảnh khó khăn đó, Cụ Cố luôn ưu tiên lựa chọn Chúa. Nếu phải lựa chọn giữa Chúa và địa vị xã hội, Cụ Cố luôn sẵn sàng từ bỏ địa vị để có Chúa. Nếu phải lựa chọn giữa Chúa và một đời sống dễ dàng với đầy đủ tiện nghi vật chất hơn, Cụ Cố vẫn sẵn sàng chấp nhận đời sống thiếu thốn tiện nghi để trung thành với Chúa. Cụ Cố luôn lựa chọn chịu thiệt thòi mà được ở trong Chúa hơn là được nhiều lợi lộc mà phải ở ngoài Chúa. Không có lý luận gì phức tạp, Cụ chỉ đơn sơ yêu mến Chúa trên hết mọi sự nên sẵn sàng từ bỏ mọi sự để được yêu mến Chúa.
Ưu tiên lựa chọn Chúa nên Cụ Cố Maria luôn tìm thánh ý Chúa. Nhiều lần thấy Cụ không được khỏe, tôi hỏi thăm thì Cụ trả lời: Mọi sự đều ở trong thánh ý Chúa. Khi Đức cha Giuse Lạng sơn được Tòa Thánh bổ nhiệm, tôi hỏi Cụ có vui không, Cụ trả lời: Xin vâng thánh ý Chúa. Yêu mến Chúa trên hết mọi sự nên dù vui dù buồn Cụ đều tìm thánh ý Chúa mà không bao giờ tìm ý riêng. Tin tưởng vào ơn Chúa Quan Phòng nên mọi sự dù vui dù buồn đối với Cụ đều ở trong thánh ý Chúa. Và Cụ vui lòng chấp nhận tất cả.
Ưu tiên lựa chọn Chúa nên Cụ Cố Maria luôn gìn giữ gia đình trong Chúa. Không chỉ lo cho bản thân nhưng Cụ Cố Maria còn lo cho con cháu luôn ở trong Chúa, lo cho tất cả mọi người trong gia đình đi theo con đường của Cụ, luôn ưu tiên chọn Chúa, luôn nhiệt thành với việc nhà Chúa và luôn hăng say phục vụ.
Cụ Cố Maria ra đi là một mất mát lớn cho chúng ta. Vì hôm nay vẫn còn nhiều người chưa phân biệt điều gì là chính điều gì là phụ trong đời sống đạo. Chỉ lo giữ những điều phụ thuộc mà chưa đi vào cốt lõi của đạo là yêu mến Chúa trên hết mọi sự. Vì hôm nay với trào lưu tiêu thụ và hưởng thụ, nhiều người đã lựa chọn danh vọng, địa vị, chức quyền hơn lựa chọn Chúa và thánh ý Chúa. Vì hôm nay với trào lưu cá nhân chủ nghĩa, nhiều gia đình không còn giữ được nề nếp, không còn trên kính dưới nhường và nhất là không còn giữ được truyền thống đạo đức gia đình. Trong hoàn cảnh đó, Cụ Cố Maria luôn là một mẫu gương cao quí của cộng đoàn, một tông đồ nhiệt thành của Giáo hội và một người bảo vệ hữu hiệu truyền thống gia đình Kitô giáo đạo đức. Tiếc thương Cụ Cố Maria, tôi cầu mong cho tinh thần tốt đẹp của Cụ được tiếp nối vững bền nơi con cháu của Cụ và nơi tất cả chúng ta.
Lạy Chúa, xin thương đón nhận linh hồn Cụ Cố Maria của chúng con. Amen.
Thánh Lễ diễn ra trong ngậm ngùi tiếc thương nhưng hơn hết là tâm tình tri ân Cha Nhân Lành. Tri ân về cuộc đời của một con người, một hành trình trọn vẹn ơn gọi Kitô hữu, điều mà Đức Tổng Giuse đã gợi nhắc trong bài giảng của mình. Tấm gương về sự kiên trung trong đời sống đức tin bất chấp những sóng gió và thăng trầm của thời cuộc, tấm gương về sự hy sinh và quản đại của một người mẹ đã sinh thành dưỡng dục và trao tặng người con của mình cho Hội Thánh Việt Nam.
Đáp lại tình thương và sự ưu ái của mọi người, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân đại diện cho thân phụ và đại gia đình nói lên lòng tri ân đối với quý Đức Cha, quý Cha, quý tu sỹ nam nữ cùng toàn thể cộng đồng dân Chúa:
Trọng kính Đức Tổng Giuse, trọng kính Quý Đức Cha,
quý Cha Tổng Đại Diện, quý Cha Bề trên Dòng
quý Tu sĩ Nam nữ, quý Chủng sinh và quý Ông bà anh chị em thân mến.
Trong những ngày này, gia đình chúng con thật buồn đau: Mẹ của chúng con là Bà cố Maria Trần Thị Xuân, đã được Chúa gọi về hồi 21h30 tối ngày 01 tháng 06 năm 2009 tại nhà riêng, hưởng thọ 81 tuổi. Đây thực sự là Đại tang cho Gia đình chúng con, với hành trình Ơn gọi Đức tin kiên trung vào Thiên Chúa và Giáo hội của một Kitô hữu sống qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử Giáo hội với xã hội: với tình yêu mến của một người vợ, người mẹ, người bà đã ghi vào tâm lòng con cháu chúng con giá trị của đức ái, là tình yêu với Thiên Chúa trong đời sống gia đình; với ơn gọi bồn phận của người Mẹ, đã cùng ông cố giúp gia đình trở nên vườn ươm của ơn gọi làm người, ơn gọi làm Kitô hữu, ơn gọi tu trì và ơn gọi gia đình; càng làm cho chúng con thấy sự biệt ly người Mẹ để lại khoảng trống vắng lớn lao trong cuộc đời con cái chúng con.
Xin thay mặt cho toàn thể đại gia đình, chúng con xin chân thành cám ơn Đức Hồng Y Gioan Baotixita, Tổng Giám mục Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh đã gửi lời phân ưu và cử Cha Tổng Đại Diện và quý Cha ra phân uu tại gia đình và tham dự tang lễ hôm nay.
Gia đình chúng con xin chân thành tri ân Đức Tổng Giuse, với tâm tình mục tử rất ân tình với cá nhân con và gia đình chúng con: từ khi mẹ chúng con đau bệnh, đã luôn hỏi han thăm viếng, và khi mẹ chúng con được Chúa gọi về; đã quan tâm tạo mọi điều kiện tốt nhất để con và đại gia đình thu xếp công việc thật tốt đẹp; và ngày hôm nay đã nhận lời chia sẻ trong thánh lễ với tâm tình thật cảm động, khích lệ và đỡ nâng gia đình chúng con.
Gia đình chúng con xin chân thành tri ân quý Đức Cha trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, khi nghe tin đã điện thoại, gửi lời phân ưu, tới viếng và phân ưu tại gia đình. Đặc biệt hôm nay quý Đức Cha Giáo phận Hải Phòng, Đức Cha Giáo phận Hưng Hóa, Đức Cha Phụ tá Giáo phận Bùi Chu, Đức Cha Phụ tá Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, Đức Cha Phụ tá Tổng Giáo phận Hà-Nội hiện diện trong thánh lễ này biểu lộ những ân tình huynh đệ và sẻ chia với gia đình chúng con.
Gia đình chúng con xin chân thành cám ơn quý Đức Ông tại Roma, quý Cha từ nhiều nước trên thế giới, từ nhiều Giáo phận tại Việt-Nam; quý Cha Bề trên Dòng, nhiều Dòng tu nam nữ đã hiệp dâng thánh lễ, cầu nguyện và gửi lời phân ưu với gia đình chúng con.
Gia đình chúng con xin chân thành cám ơn quý Cha Tổng Đại Diện, quý Cha Bề trên, quý Cha thuộc 9 giáo phận miền Bắc về Thường huấn tại Đại Chủng viện Hà-nội, vì tình mến đã cầu nguyện, phân ưu và hôm nay cùng hiệp dâng thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho Mẹ chúng con.
Gia đình chúng con xin cám ơn quý Bề trên Dòng, quý Tu sĩ Nam nữ, quý Chủng sinh quý Ông Bà anh chị em từ nhiều giáo phận, từ nhiều giáo xứ của Giáo phận Hà-Nội đã tới phúng viếng tại gia đình chúng con và hôm nay hiện diện thật đông đảo biểu lộ tình mến lớn lao.
Xin cảm ơn Cha Tổng Đại Diện Giáo phận Lạng sơn, quý Cha, quý Tu sĩ Nam nữ quý Ông bà anh chị em của Giáo phận Lạng sơn từ tất cả các giáo xứ trong Giáo phận, từ các xứ xa xôi như Hà Giang, các xứ tại Cao Bằng, các xứ tại Lạng sơn đểu về phân ưu với gia đinh chúng con.
Gia đình chúng tôi xin chân thành cám ơn các cấp Chính quyền từ Trung Ương, tới địa phương như Thủ đô Hà-nội, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Cao Bằng, Quận Hoàn Kiếm và Phường Hàng Trống đã tới phân ưu tại gia đình và tạo mọi điều kiện cho tang lễ cử hành tốt đẹp.
Với giáo xứ Chính tòa Hà-nội, là nơi của những kỷ niệm của đặc biệt với Mẹ con: nơi sinh sống và hoạt động tại giáo xứ, nơi kỷ niệm ngày cưới, nơi chúng kiến con trai được thụ phong Linh mục, nơi kỷ niệm 50 năm ngày cưới, và hôm nay là thánh lễ cuối cùng của Bà Cố thật cảm động.
Xin cám ơn Cha xứ, Cha phó Giáo xứ Chính tòa Hà-Nội, cùng các Hội đoàn trong Giáo xứ đã thương mến Bà Cố và gia đình chúng con, đã tới phân ưu và giúp đỡ tận tình trong thánh lễ này.
Xin cám ơn Cha xứ Sở Hạ và giáo họ Bằng Sở, là nơi mẹ con được trao gửi thân xác, đã tận tình giúp đỡ và chuẩn bị để đón mẹ con thật chu đáo và ân tình. Chúng con cũng xin cám ơn các Hội đoàn, Hội kèn, Hội trống, và ca đoàn đã phục vụ trong Thánh lễ hôm nay.
Một lần nữa gia đình chúng con xin chân thành tri ân và cảm tạ Đức Tổng Giuse, quý Đức Cha, quý Cha Tổng Đại Diện, quý Cha Bề trên Dòng, quý Tu sĩ Nam nữ, quý Chủng sinh, quý Ông bà anh chị em. Xin kính chúc tràn đầy Thánh Ân và Bình an của Chúa Giêsu Kitô, xin tiếp tục cầu nguyện cho Mẹ chúng con là Bà Cố Maria. Trong lúc tang gia bối rối, chắc không thể tránh được những thiếu xót, gia đình chúng con xin được lượng thứ. Gia đình chúng con sẽ mai táng mẹ chúng con tại vườn thánh Giáo họ Bằng sở; vì tình thương gia đình chúng con xin kính mời những ai có điều kiện đi cùng gia đình chúng con tiễn đưa Bà Cố chúng con tới nơi an nghỉ cuối cùng.
Toàn thể gia đình chúng con xin cúi đầu bái tạ.
Sau Thánh Lễ, linh cữu của Bà cố Maria được mai táng và an nghỉ tại Vườn Thánh Giáo họ Bằng Sở, Hà nội.
Kính xin quý vị tiếp tục cầu nguyện cho linh hồn Bà cố Maria sớm được hưởng tôn nhan Chúa.
Xem hình ảnh
Bà cố được Chúa gọi về lúa 21 giờ 30 ngày 1 tháng 6 năm 2009 tại nhà riêng sau một thời gian chia sẻ thập giá với Đức Kitô trên dường bệnh. Hưởng thọ 81 tuổi.
Để bày tỏ lòng biết ơn và yêu mến Bà Cố Maria, hiệp thông và phân ưu với cố ông và Đức cha Giuse cùng với toàn thể gia đình, đông đảo các Linh mục, Tu sỹ nam nữ, đại diện các Dòng tu, các thành phần dân Chúa đã đến viếng và cầu nguyện cho bà cố trong hai ngày 2 và 3 tháng 6. Đặc biệt, được sự ưu ái của Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân đã dâng Thánh Lễ tại gia để cầu nguyện cho thân mẫu của mình. Thánh Lễ thật ấm cúng và cảm động, trước sự hiện diện của linh mục đoàn giáo phận Lạng Sơn, quý cha đồng môn, các linh mục tu sỹ và đại diện giáo dân giáo phận Lạng Sơn, Đức cha Giuse đã ngậm ngùi tỏ bày lòng tri ân của mình đối với người mẹ, một người đã để lại những dấu ấn trên cuộc đời, nhân cách, đức tin, và hành trình ơn gọi của ngài cho đến hôm nay.
Thánh Lễ an táng diễn ra đúng vào dịp thường huấn Linh mục các giáo phận thuộc giáo tỉnh miền Bắc được tổ chức tại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, Đức Tổng Giuse đã mời gọi linh mục đoàn sẻ chia và hiệp dâng Thánh Lễ với đức cha Giuse Đặng Đức Ngân để cầu nguyện cho bà cố Maria. Đồng tế với Đức cha Giuse còn có 6 Giám mục, gần 200 Linh mục, đông đảo các Tu Sỹ nam nữ thuộc các dòng khác nhau. Đây quả là một niềm khích lệ và an ủi lớn đối với cố ông và toàn thể tang quyến đặc biệt là đối với Đức Cha Giuse, Giám mục giáo phận truyền giáo miền núi.
Sau đây là bài giảng của Đức Tổng Giuse ngô Quang Kiệt:
Người Do thái rất yêu chuộng lề luật. Đặc biệt là nhóm Biệt phái, được coi là hàng ngũ ưu tú của dân Do thái lại càng giữ luật một cách nghiêm ngặt. Luật đạo Do thái rất nhiều và rất tỉ mỉ. Có luật ăn chay cầu nguyện đã đành, còn có luật phải rửa tay và rửa bát đĩa nữa. Những luật lệ vốn đã phức tạp lại được qui định rất chi li. Chẳng hạn trong ngày nghỉ không được làm việc gì kể cả tuốt một bông lúa mà ăn. Giữa một rừng luật rậm rạp như thế người Do thái cảm thấy vừa sợ hãi vừa bối rối. Sợ hãi vì luật quá chi li nên khó mà giữ cho trọn vẹn. Không giữ trọn vẹn thì sợ bị trừng phạt. Bối rối vì giữa trăm ngàn thứ luật chồng chéo nhau luôn luôn có mâu thuẫn. Khi gặp mâu thuẫn không biết giải quyết thế nào vì không biết luật nào là chính luật nào là phụ. Nên hôm nay ông kinh sư này mới đến hỏi Chúa một câu hỏi rất quan trọng đối với người Do thái thời ấy: “Giới răn nào là trọng nhất”. Nhân câu hỏi này Chúa Giêsu công bố cho mọi người biết điều luật quan trọng hàng đầu và là điều cốt lõi trong đạo đó là: “Yêu mến Thiên Chúa hết tâm hồn, hết trí khôn, hết sức lực”. Nhưng Chúa lại thêm một điều nữa cũng quan trọng không kém đó là: “Yêu tha nhân như chính mình”. Ông kinh sư này hiểu được Lời Chúa nên đã tán đồng: “Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ”. Chúa Giêsu thấy ông ta trả lời khôn ngoan như thế thì bảo: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu”.
Ông không còn xa Nước Thiên Chúa vì ông đã đi vào điều cốt lõi của đạo. Biết đi tìm điều cốt lõi thì dễ đi đến đích điểm. Thiên Chúa là Tình Yêu. Biết yêu mến thì đã ở gần Thiên Chúa rồi.
Có thể nói Cụ Cố Maria là người đi vào cốt lõi của đạo khi yêu mến Chúa trên hết mọi sự. Tám mươi mốt năm tại thế, phần lớn cuộc đời Cụ Cố trải qua nhiều hoàn cảnh khó khăn. Trong tất cả những hoàn cảnh khó khăn đó, Cụ Cố luôn ưu tiên lựa chọn Chúa. Nếu phải lựa chọn giữa Chúa và địa vị xã hội, Cụ Cố luôn sẵn sàng từ bỏ địa vị để có Chúa. Nếu phải lựa chọn giữa Chúa và một đời sống dễ dàng với đầy đủ tiện nghi vật chất hơn, Cụ Cố vẫn sẵn sàng chấp nhận đời sống thiếu thốn tiện nghi để trung thành với Chúa. Cụ Cố luôn lựa chọn chịu thiệt thòi mà được ở trong Chúa hơn là được nhiều lợi lộc mà phải ở ngoài Chúa. Không có lý luận gì phức tạp, Cụ chỉ đơn sơ yêu mến Chúa trên hết mọi sự nên sẵn sàng từ bỏ mọi sự để được yêu mến Chúa.
Ưu tiên lựa chọn Chúa nên Cụ Cố Maria luôn tìm thánh ý Chúa. Nhiều lần thấy Cụ không được khỏe, tôi hỏi thăm thì Cụ trả lời: Mọi sự đều ở trong thánh ý Chúa. Khi Đức cha Giuse Lạng sơn được Tòa Thánh bổ nhiệm, tôi hỏi Cụ có vui không, Cụ trả lời: Xin vâng thánh ý Chúa. Yêu mến Chúa trên hết mọi sự nên dù vui dù buồn Cụ đều tìm thánh ý Chúa mà không bao giờ tìm ý riêng. Tin tưởng vào ơn Chúa Quan Phòng nên mọi sự dù vui dù buồn đối với Cụ đều ở trong thánh ý Chúa. Và Cụ vui lòng chấp nhận tất cả.
Ưu tiên lựa chọn Chúa nên Cụ Cố Maria luôn gìn giữ gia đình trong Chúa. Không chỉ lo cho bản thân nhưng Cụ Cố Maria còn lo cho con cháu luôn ở trong Chúa, lo cho tất cả mọi người trong gia đình đi theo con đường của Cụ, luôn ưu tiên chọn Chúa, luôn nhiệt thành với việc nhà Chúa và luôn hăng say phục vụ.
Cụ Cố Maria ra đi là một mất mát lớn cho chúng ta. Vì hôm nay vẫn còn nhiều người chưa phân biệt điều gì là chính điều gì là phụ trong đời sống đạo. Chỉ lo giữ những điều phụ thuộc mà chưa đi vào cốt lõi của đạo là yêu mến Chúa trên hết mọi sự. Vì hôm nay với trào lưu tiêu thụ và hưởng thụ, nhiều người đã lựa chọn danh vọng, địa vị, chức quyền hơn lựa chọn Chúa và thánh ý Chúa. Vì hôm nay với trào lưu cá nhân chủ nghĩa, nhiều gia đình không còn giữ được nề nếp, không còn trên kính dưới nhường và nhất là không còn giữ được truyền thống đạo đức gia đình. Trong hoàn cảnh đó, Cụ Cố Maria luôn là một mẫu gương cao quí của cộng đoàn, một tông đồ nhiệt thành của Giáo hội và một người bảo vệ hữu hiệu truyền thống gia đình Kitô giáo đạo đức. Tiếc thương Cụ Cố Maria, tôi cầu mong cho tinh thần tốt đẹp của Cụ được tiếp nối vững bền nơi con cháu của Cụ và nơi tất cả chúng ta.
Lạy Chúa, xin thương đón nhận linh hồn Cụ Cố Maria của chúng con. Amen.
Thánh Lễ diễn ra trong ngậm ngùi tiếc thương nhưng hơn hết là tâm tình tri ân Cha Nhân Lành. Tri ân về cuộc đời của một con người, một hành trình trọn vẹn ơn gọi Kitô hữu, điều mà Đức Tổng Giuse đã gợi nhắc trong bài giảng của mình. Tấm gương về sự kiên trung trong đời sống đức tin bất chấp những sóng gió và thăng trầm của thời cuộc, tấm gương về sự hy sinh và quản đại của một người mẹ đã sinh thành dưỡng dục và trao tặng người con của mình cho Hội Thánh Việt Nam.
Đáp lại tình thương và sự ưu ái của mọi người, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân đại diện cho thân phụ và đại gia đình nói lên lòng tri ân đối với quý Đức Cha, quý Cha, quý tu sỹ nam nữ cùng toàn thể cộng đồng dân Chúa:
Trọng kính Đức Tổng Giuse, trọng kính Quý Đức Cha,
quý Cha Tổng Đại Diện, quý Cha Bề trên Dòng
quý Tu sĩ Nam nữ, quý Chủng sinh và quý Ông bà anh chị em thân mến.
Trong những ngày này, gia đình chúng con thật buồn đau: Mẹ của chúng con là Bà cố Maria Trần Thị Xuân, đã được Chúa gọi về hồi 21h30 tối ngày 01 tháng 06 năm 2009 tại nhà riêng, hưởng thọ 81 tuổi. Đây thực sự là Đại tang cho Gia đình chúng con, với hành trình Ơn gọi Đức tin kiên trung vào Thiên Chúa và Giáo hội của một Kitô hữu sống qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử Giáo hội với xã hội: với tình yêu mến của một người vợ, người mẹ, người bà đã ghi vào tâm lòng con cháu chúng con giá trị của đức ái, là tình yêu với Thiên Chúa trong đời sống gia đình; với ơn gọi bồn phận của người Mẹ, đã cùng ông cố giúp gia đình trở nên vườn ươm của ơn gọi làm người, ơn gọi làm Kitô hữu, ơn gọi tu trì và ơn gọi gia đình; càng làm cho chúng con thấy sự biệt ly người Mẹ để lại khoảng trống vắng lớn lao trong cuộc đời con cái chúng con.
Xin thay mặt cho toàn thể đại gia đình, chúng con xin chân thành cám ơn Đức Hồng Y Gioan Baotixita, Tổng Giám mục Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh đã gửi lời phân ưu và cử Cha Tổng Đại Diện và quý Cha ra phân uu tại gia đình và tham dự tang lễ hôm nay.
Gia đình chúng con xin chân thành tri ân Đức Tổng Giuse, với tâm tình mục tử rất ân tình với cá nhân con và gia đình chúng con: từ khi mẹ chúng con đau bệnh, đã luôn hỏi han thăm viếng, và khi mẹ chúng con được Chúa gọi về; đã quan tâm tạo mọi điều kiện tốt nhất để con và đại gia đình thu xếp công việc thật tốt đẹp; và ngày hôm nay đã nhận lời chia sẻ trong thánh lễ với tâm tình thật cảm động, khích lệ và đỡ nâng gia đình chúng con.
Gia đình chúng con xin chân thành tri ân quý Đức Cha trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, khi nghe tin đã điện thoại, gửi lời phân ưu, tới viếng và phân ưu tại gia đình. Đặc biệt hôm nay quý Đức Cha Giáo phận Hải Phòng, Đức Cha Giáo phận Hưng Hóa, Đức Cha Phụ tá Giáo phận Bùi Chu, Đức Cha Phụ tá Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, Đức Cha Phụ tá Tổng Giáo phận Hà-Nội hiện diện trong thánh lễ này biểu lộ những ân tình huynh đệ và sẻ chia với gia đình chúng con.
Gia đình chúng con xin chân thành cám ơn quý Đức Ông tại Roma, quý Cha từ nhiều nước trên thế giới, từ nhiều Giáo phận tại Việt-Nam; quý Cha Bề trên Dòng, nhiều Dòng tu nam nữ đã hiệp dâng thánh lễ, cầu nguyện và gửi lời phân ưu với gia đình chúng con.
Gia đình chúng con xin chân thành cám ơn quý Cha Tổng Đại Diện, quý Cha Bề trên, quý Cha thuộc 9 giáo phận miền Bắc về Thường huấn tại Đại Chủng viện Hà-nội, vì tình mến đã cầu nguyện, phân ưu và hôm nay cùng hiệp dâng thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho Mẹ chúng con.
Gia đình chúng con xin cám ơn quý Bề trên Dòng, quý Tu sĩ Nam nữ, quý Chủng sinh quý Ông Bà anh chị em từ nhiều giáo phận, từ nhiều giáo xứ của Giáo phận Hà-Nội đã tới phúng viếng tại gia đình chúng con và hôm nay hiện diện thật đông đảo biểu lộ tình mến lớn lao.
Xin cảm ơn Cha Tổng Đại Diện Giáo phận Lạng sơn, quý Cha, quý Tu sĩ Nam nữ quý Ông bà anh chị em của Giáo phận Lạng sơn từ tất cả các giáo xứ trong Giáo phận, từ các xứ xa xôi như Hà Giang, các xứ tại Cao Bằng, các xứ tại Lạng sơn đểu về phân ưu với gia đinh chúng con.
Gia đình chúng tôi xin chân thành cám ơn các cấp Chính quyền từ Trung Ương, tới địa phương như Thủ đô Hà-nội, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Cao Bằng, Quận Hoàn Kiếm và Phường Hàng Trống đã tới phân ưu tại gia đình và tạo mọi điều kiện cho tang lễ cử hành tốt đẹp.
Với giáo xứ Chính tòa Hà-nội, là nơi của những kỷ niệm của đặc biệt với Mẹ con: nơi sinh sống và hoạt động tại giáo xứ, nơi kỷ niệm ngày cưới, nơi chúng kiến con trai được thụ phong Linh mục, nơi kỷ niệm 50 năm ngày cưới, và hôm nay là thánh lễ cuối cùng của Bà Cố thật cảm động.
Xin cám ơn Cha xứ, Cha phó Giáo xứ Chính tòa Hà-Nội, cùng các Hội đoàn trong Giáo xứ đã thương mến Bà Cố và gia đình chúng con, đã tới phân ưu và giúp đỡ tận tình trong thánh lễ này.
Xin cám ơn Cha xứ Sở Hạ và giáo họ Bằng Sở, là nơi mẹ con được trao gửi thân xác, đã tận tình giúp đỡ và chuẩn bị để đón mẹ con thật chu đáo và ân tình. Chúng con cũng xin cám ơn các Hội đoàn, Hội kèn, Hội trống, và ca đoàn đã phục vụ trong Thánh lễ hôm nay.
Một lần nữa gia đình chúng con xin chân thành tri ân và cảm tạ Đức Tổng Giuse, quý Đức Cha, quý Cha Tổng Đại Diện, quý Cha Bề trên Dòng, quý Tu sĩ Nam nữ, quý Chủng sinh, quý Ông bà anh chị em. Xin kính chúc tràn đầy Thánh Ân và Bình an của Chúa Giêsu Kitô, xin tiếp tục cầu nguyện cho Mẹ chúng con là Bà Cố Maria. Trong lúc tang gia bối rối, chắc không thể tránh được những thiếu xót, gia đình chúng con xin được lượng thứ. Gia đình chúng con sẽ mai táng mẹ chúng con tại vườn thánh Giáo họ Bằng sở; vì tình thương gia đình chúng con xin kính mời những ai có điều kiện đi cùng gia đình chúng con tiễn đưa Bà Cố chúng con tới nơi an nghỉ cuối cùng.
Toàn thể gia đình chúng con xin cúi đầu bái tạ.
Sau Thánh Lễ, linh cữu của Bà cố Maria được mai táng và an nghỉ tại Vườn Thánh Giáo họ Bằng Sở, Hà nội.
Kính xin quý vị tiếp tục cầu nguyện cho linh hồn Bà cố Maria sớm được hưởng tôn nhan Chúa.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đôi dòng về môi trường sinh thái
Hai Tôm Cần Giờ
03:30 05/06/2009
Nhân ngày môi trường thế giới ngày 5-6-2009
Chúng ta đang ở vào thiên niên kỷ thứ ba, một thiên niên kỷ đang mở ra cho chúng ta biết bao những hứa hẹn, nhưng đồng thời cũng đặt nhân loại chúng ta đối diện với biết bao vấn đề. Một trong những vấn đề đang được bàn luận một cách sôi nổi là vấn đề sinh thái. Vấn đề này đã trở nên phổ biến và quen thuộc với mọi người mọi nơi vì nó không còn là vấn đề bàn chơi cho vui, hay là vấn đề phòng ngừa nữa. Nó đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đến mức báo động đối với nhân loại chúng ta rồi. Câu: “Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta!” đã trở nên phổ biến ở rất nhiều nơi trên thế giới. Nó không còn là một lời báo động nữa nhưng đã trở thành tiếng kêu cứu khẩn thiết để mỗi người hãy nhìn vào thực trạng của môi trường sinh thái mà ý thức vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ “ngôi nhà chung” của chúng ta này. Các quốc gia đều đã đưa ra những bộ luật bảo vệ môi trường vì họ thấy Môi trường đang là mối đe doạ đến tính mạng của con người. Là một con người, tuy có vượt trên mọi tạo vật khác nhưng chúng ta không độc lập với vũ trụ, với thế giới. Chúng ta thuộc về thế giới. Chúng ta là thành viên trong “căn nhà vũ trụ” này. Căn nhà sụp đổ thì ta cũng không có chỗ dung thân. Vì thế ta không thể dửng dưng trước vấn nạn này. Thực trạng môi trường như thế nào?
Trước tiên là vấn đề không khí, một yếu tố cần thiết để con người tồn tại. Con người không có không khí thì cũng giống như cá không có nước, vậy mà bầu khí ta thở đang bị ô nhiễm một cách trầm trọng. Chỉ riêng năm 1990, những hoạt đôïng của con người đã thải vào trong bầu khí quyển 99 triệu tấn khí độc lưu huỳnh, 68 triệu tấn khí azôz, 57 triệu tấn các chất bụi bặm khác, 117 triệu tấn khí carbonnic. Đó là những nguyên nhân quan trọng làm cho trái đất nóng lên nhanh chóng, do hiệu ứng nhà kính, thủng tần ozon….
Hiện tượng ô nhiễm không khí ở Việt Nam cũng đang ở mức báo động. Theo tư liệu của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Phát triển của Canada cho biết không khí ở một số khu công nghiệp ở Hà nội đang bị ô nhiễm, những nơi này, tổng số CO2, SO2 và NO2 đã lan tỏa trong không khí với hàm lượng 1.700g/s, 15g/s, 16g/s và 0,18g/s. Với những con số này cho thấy rằng có nơi hàm lượng SO2 đã vượt mức cho phép tới 14 lần, hàm lượng CO2 gấp 2,2 lần.
Ở TPHCM có khoảng 1.000 nhà máy công nghiệp, 30.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Những cơ sở này hằng năm thải vào không khí trong thành phố khoảng 42.000 tấn CO2, trong đó có khoảng 98% là do đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch.
Theo báo cáo của Bộ Khoa học Công Nghệ và Môi trường Việt nam, năm 1994, cho biết trong những năm qua có nhiều sự cố trong sản xuất gây ra ô nhiễm môi trường nặng nề, ví dụ như sự cố bộ lọc tĩnh điện của nhà máy xi măng Hoàng Thạch (Hải Phòng) bị nổ đã gây ảnh hưởng môi trường đến hai năm sau mới khắc phục được.
Theo điều tra của Viện Khoa học Kỹ thuật Giao thông Vận tải, Việt Nam hiện nay có khoảng 56.181 xe tải; 26.500 xe buýt; 11.500 xe lam; 21.000 xe chở khách; 35.000 xe buýt mini sử dụng cá nhân; 17.500 xe con và gần 700.000 xe gắn máy. Trong số đó có khoảng 44% các loại xe đã được sử dụng trên 10 năm, 6% trên 20 năm, tình trạng kỹ thuật xuống cấp nên hoạt động gây ô nhiễm môi trường càng nhiều.
Vấn đề thứ hai là vấn đề rừng sinh thái. Nó vẫn được coi là lá phổ của con người. Năm 1996, Qũy Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên (WWF) đã phát hành rộng rãi bản đồ rừng thế giới với thông điệp kêu gọi hành động khẩn cấp để ngăn chặn tình trạng mất rừng. Bản đồ cho thấy trong số 33 triệu km2 rừng trên toàn thế giới chỉ có 6% diện tích được đưa vào bảo vệ, còn 94% bị để mặc tàn phá. Rừng nhiệt đới chiếm 1,2 tỷ hecta, tức 8% diện tích trái đất. Mỗi năm 11 triệu hecta bị phá huỷ lấy đất trồng, lấy gỗ hoặc làm chất đốt. Từ năm 1972 gần 20 tỷ hecta rừng đã bị biến mất. Hệ sinh thái đang che chở cho khoảng 50% đến 70% các giống loài trên cạn của thế giới bị phát quang và suy thoái nhanh hơn bao giờ hết. Riêng ở vùng Tây Nguyên Việt Nam, từ năm 1990 đến nay mỗi năm có 20.000 hecta rừng bị tàn phá và cho đến nay, vùng này có tới 1,5 triệu hecta đất trồng, đồi trọc. Nguy cơ là rất tiềm tàng.
Vấn đề rừng bị tàn phá đang ảnh hưởng trực tiếp đến thiên nhiên cũng như tất cả mọi sinh vật và cả con người trên trái đất này. Tính vào thời điểm 1992, cứ 12 phút lại có một sinh vật biến mất. Đó là môi trường sinh sống tự nhiên của chúng bị phá huỷ hoặc bị biến đổi. Sự mất đi một loài sinh vật là một sự mất mát không thể bù đắp được, và mang lại nhiều hậu quả ghê gớm. Nó là nghèo đi di sản di truyền của trái đất. Gây mất cân bằng trầm trọng cho các hệ sinh thái. Mỗi chủng loại sinh vật chứa những gien di truyền cho một loài sinh vật làm tăng thêm sức thích nghi của loài đó đối với sự ô nhiễm, bệnh tật và các thay đổi của môi trường. Sự đa đạng sinh học chính là một bảo đảm an toàn cho môi trường và cho con người.
Vấn đề ô nhiễm không khí và nạn phá rừng cũng đang ảnh hưởng đến nguồn nước của chúng ta.
Hiện nay chính phủ các nước đều công nhận rằng lượng nước ngọt trên thế giới đang khan hiếm dần. Theo tổ chức LHQ, có khoảng 80 quốc gia đang khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt. Ở các nước đang phát triển, có hơn một tỉ người không có nước sạch để dùng và khoảng 1,7 tỉ không có tiện nghi vệ sinh xứng đáng.
Hiện tượng thiếu nước ngọt phần lớn là do nguồn nước bị ô nhiễm nên không thể sử dụng được. Số lượng nước ngọt chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với lượng nước mặn (3 - 4%). Phần lớn lượng nước này lại ở trạng thái “dự trữ” dưới dạng băng tuyết, mạch ngầm. Với số lượng nhỏ như vậy nhưng nước ngọt cũng chịu số phận ô nhiễm tương tự như nước biển và đại dương.
Việt Nam là quốc gia có nguồn nước ngọt tương đối dồi dào với hơn 2.500 dòng sông, tổng chiều dài 52.000 km. Lượng nước mưa trung bình khoảng 1.900mm/năm. Nhưng hiện nay các nguồn nước của Việt Nam cũng đang bị ô nhiễm ở mức báo động đỏ. Đặc biệt là ở các thành phố lớn, hầu hết nước trên các con kênh đã không thể sử dụng được nữa vì đã quá ô nhiễm do các chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp….
Có lẽ ta không thể thống kê hết những con số hay trình bày hết những tình trạng ô nhiễm môi trương sinh thái như thế nào. Nhưng những gì đã trình bày trên đây đã phần nào cho chúng ta một viễn tượng về tình hình môi trường hiện nay. Có thể nói là có bao nhiêu môi trường thì có bấy nhiêu sự ô nhiễm. Tác nhân gây ra những loại ô nhiễm này không ai khác hơn là con người. Hằng ngày con người đã không ngừng tác động vào môi trường xung quanh làm thay đổi môi trường sống. Tác động này gọi là tác động nhân quyển (homonosphère). Khi con người càng văn minh thì tác động nhân quyển càng mạnh mẽ. Ngày xưa con người tác động chủ yếu bằng tay chân hay dụng cụ thô sơ, ngày nay tác động dưới sự hỗ trợ của kỹ thuật; ngày xưa, con người tác động với tính cách cá nhân hay những nhóm nhỏ, ngày nay, với khuynh hướng toàn cầu hoá, tác động của con người mang tính cách tập đoàn và xã hội. Với những tác động vừa mang tính chuyên sâu của kỹ thuật vừa mang tính tập thể xã hội thì chắc chắn môi trường sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, gây ra những hiện tượng thiên tai.
Xem qua tình trạng ô nhiễm mà con người đang gây ra cho thiên nhiên, chúng ta có cảm tưởng như con người và thiên nhiên đang ở trong thế đối kháng nhau: một mặt con người vẫn tra tay “đàn áp” thiên nhiên, mặt khác lại lo sợ thiên nhiên nổi dậy chống lại con người; một mặt con người như kẻ có quyền thế thống trị thiên nhiên, mặt khác xem ra lại quá yếu đuối trước những trận cuồng phong, bão tố cướp đi hằng ngàn sinh mạng và bao nhiêu của cải… Nhưng tự bản chất, các thụ tạo có như vậy không? Đâu là vai trò của con người trong công trình tạo dựng ?
Trước tình hình ô nhiễm môi trường như thế, thế giới đã không ngừng lên tiếng kêu gọi mỗi người hãy ý thúc vai trò trách nhiệm của mình vào việc xây dựng và bảo vệ “ ngôi nhà chung” của chúng ta. Giáo Hội của chúng ta cũng đãù bắt đầu ý thức vai trò và trách nhiệm của mình trước vấn đề môi trường. Mặc dù bước đầu Giáo Hội chưa đền cập trực tiếp đến môi trường sinh thái mà chỉ chú trọng đến vấn đề con người và quyền con người. Cũng chính vì thế mà người ta đã kết án cho Giáo Hội, với giáo lý dạy con người được quyền bá chủ mọi loài đã góp phần tạo nên tình trạng khai thác thiên nhiên một cách “dã man”. Tuy nhiên, điều đó là một sự hiểu lầm hoặc sai lạc về Giáo lý Công giáo. Giáo Hội chỉ chưa khai triển đúng mức bản Tin Mừng Sáng Thế. Mãi cho đến giáo hoàng Phaolô VI năm 1967, trong thông điệp “ Bát Thập Niên”, ngài mới đề cập đến vấn đề môi sinh: “đôït nhiên con người hôm nay nhận thức rằng, do khai thác thiên nhiên một cách vô đôï và vô ý thức, mình bị đặt trước nguy cơ phá huỷ thiên nhiên và trở thành nạn nhân của chính hành động phá hoại có tác động dội lại trên con người (số 21). Ngài xác nhận: vấn đề môi sinh liên quan tới toàn thể gia đình nhân loại. Và ngài kêu gọi các kitô hữu hãy kề vai sát cánh với mọi anh em đồng loại gánh vác trách nhiệm về định mệnh chung của cả thế giới. Giáo hoàng Gioan Phaolô II, cũng ý thức đến vấn đề sinh thái và môi trường khi tôn phong thánh Phaxicô Assisi làm bổ mạng các nhà sinh thái học. Ngài chọn quan điểm luân lý và tôn giáo để nhìn vấn đề môi sinh. Ngài triển khai đề tài thành ba thái độ nhận thức cụ thể:
Con người không được tuỳ tiện sử dụng các tạo vật trong thế giới theo nhu cầu kinh tế riêng của mình, nhưng phải quan tâm tới bản tính tự nhiên của mỗi vật thể và mối quan hệ hỗ tương giữa các vật thể trong hệ thống tổng thể của vũ trụ.
Con người phải khẩn trương nhận thức rằng tài nguyên thiên nhiên thì có hạn, trong số đó có những tài nguyên không thể tái tạo, nếu cạn kiệt. Vậy phải bảo tồn chúng cho thế hêï hiện tại và nhất là cho thế hệ tương lai.
Sự phát triển bằng con đường công nghiệp hoá thường gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường và phương hại tới chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của dân chúng. Do đó, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính mình và bảo vệ anh chị em đồng loại trong tinh thần liên đới. Nói cách khác, để thi hành quyền làm chủ trái đất do Đấng Tạo Hoá trao phó, con người đừng nghĩ rằng mình có quyền tuyệt đối, nhưng phải chấp nhận theo những nguyên tắc luân lý, trong khi vận dụng những qui luật vật lý và sinh học. (x. số 34).
Theo ngài, cuộc khủng hoảng môi sinh là hậu quả của chủ nghĩa tiêu thụ và khai thác môi trường thiên nhiên một cách vô tội vạ, phát xuất từ triết lý lệch lạc về con người, theo đó con người tự coi mình chúa tể, là ông chủ tuyệt đối của thế giới, mà quên rằng Thiên Chúa ban tặng thế giới này cho con người quản lý, nghĩa là làm chủ bằng bằng việc “canh tác và canh giữ mảnh vườn Eđen”- biểu tượng của thế giới hữu hình. (x. St 2,15)
Công đồng Vaticanô II, đã có một trực giác mang tính tiên tri về nhiệm vụ Thiên Chúa giao cho con người khi nói: “Canh tác trái đất với hai bàn tay hoặc với phương tiện kỹ thuật, để trái đất nẩy sinh hoa quả và trở thành nơi cư ngụ xứng đáng cho toàn thể gia đình nhân loại” (MV 57,b)
Từ môi sinh thiên nhiên, Đức Gioan Phaolô II Nhìn sang “môi sinh nhân bản” với chân lý nền tảng: “con người là ân huệ của Thiên Chúa ban cho chính con người”. Do đó, mỗi người phải biết tự đón nhận mình và đón nhận tha nhân như quà tặng Thiên Chúa ban cho. Quà tặng ấy mang trong mình những định hướng, những cơ cấu tự nhiên mà con người phải tôn trọng. Nếu thân xác con người cần một môi trường vật lý trong sạch để có thể tồn tại và tăng trưởng, thì tinh thần con cũng cần một môi trường luân lý lành mạnh để phát triển nhân cách và thành người theo mô hình Thiên Chúa phác hoạ trong chương trình tạo dụng. (x. Bách chu niên, số 38). Cuối cùng, Đức Gioan Phaolô II khẳng định rằng môi sinh thiên nhiên và môi sinh nhân bản là những tài sản tập thể mà mọi người phải bảo vệ.
Như vậy Giáo Hội cũng đã ý thức vai trò, trách nhiệm của mình trong vấn đề bảo vệ môi sinh. Vì Giáo Hội dã thâm tín rằng Thiên Chúa đã dựng nên vạn vật từ hư không, và hơn nữa, hằng liên tục dựng nên muôn vật. Mục đích của sáng tạo là làm vinh danh Thiên Chúa, để tỏ lộ sự hoàn hảo của Thiên Chúa qua những phúc lộc Người ban tặng cho tạo vật. (DS. 3002). Ngoài ra, Thiên Chúa tạo dựng vạn vật và cho con người làm chủ muôn loài thọ tạo (x. St 1,28), nhưng không phải là không có giới hạn (x. St Hs B: ,16). Thiên Chúa đặt con người ở giữa vường Êđen không phải là để là bá chủ nhưng là để quản lý. Do đó, lạm dụng thiên nhiên là ăn cắp của công. (x. Sách Giáo lý Công Giáo, số 2415). Như vậy con người được phép sử dụng tạo vật. Điều đó không có nghĩa là con người muốn sử dụng nó như thế nào tuỳ thích, mà con người phải có bổn phận giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên để người khác cũng được hưởng.
Tuy Giáo Hội đã ý thức được vai trò của mình trong vấn đề môi sinh nhưng điều đó hình như chưa được khai triển một cách rộng rãi cho mọi thành phần trong Giáo Hội. Có chăng mới chỉ được khai triển một cách nào đó trong các lớp thần học. Nhưng ai may mắn được học môn thần học tạo dựng thì có cơ hội hiểu rõ hơn vai trò của mình trong vũ trụ này. Đã đến lúc chúng ta cần phải chú trọng đến việc giáo dục cho mọi tín hữu của mình hiểu về vai trò cũng như bổn phận của mình trong việc bảo vệ môi sinh, bảo vệ ngôi nhà chung mà Thiên Chúa ban cho chúng ta.
Bảo vệ môi trường sinh thái không có nghĩa là ta chỉ bảo vệ môi trường sinh thái của ta mà thôi mà đây còn là việc cộng tác vào công trình tạo dựng của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa không chỉ tạo dựng một lần là hoàn tất, nhưng công trình đó vẫn còn đang tiếp tục được tạo dựng mỗi ngày. Mặt khác, chúng ta cũng phải hướng dẫn để mọi người ý thức rằng dù con người có trổi vượt hơn các tạo vật khác thì con người cũng chỉ là một thụ tạo. Con người vẫn thuộc về về thế giới này, vẫn thuộc về vũ trụ này. Mọi thay đổi trong vũ trụ đều có ảnh hưởng đến con người. Ngoài ra, con người còn là một sinh vật tinh thần. Do đó, con người phải sống liên đới với với đất và trời, phải giữ trác nhiệm đối với mọi tạo vật, cách riêng đối với người đồng loại, và trên hết đối với Chúa tể càn khôn. Không phải tự nhiên mà sách Sáng Thế Ký lại nói đến ngày thứ bảy là này Thiên Chúa nghỉ ngơi sau sáu ngày tạo dựng vũ trụ vạn vật. Điều đó muốn dạy chúng ta rằng con người phải sống thuận hoà với mọi loài thọ tạo. Ngày hưu lễ trong Cựu Ước cũng nói lên mối hoà thuận này. Bảo vệ môi trường sạch đẹp là để mọi người được hưởng dùng đồng thời qua đó con người tôn vinh Thiên Chúa.
Chúng ta không thể nói rằng mình rao giảng Lời Chúa, rao giảng Tin Mừng cứu độ muôn người mà lại không quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Vì ngày nay, vấn đề giải thoát con người không chỉ là giải thoát con người khỏi tội lỗi mà con nhằm giải thoát con người toàn vẹn, nghĩa là không chỉ giải thoát họ khỏi tội lỗi để họ xứng đáng được hưởng phúc đời sau mà còn giải thoát họ khỏi sự khốn khổ ngay ở đời này, là giúp cho họ được sống xứng đáng với nhân phẩm của mình ở đời này. Để có thể làm được điều đó, mọi thành phần trong Giáo Hội phải có bổn phận xây dựng thế giới này, vì mọi người đều đã lãnh sứ vụ rao giảng ngay từ ngày lãnh bí tích thanh tẩy. Ngày nay, tuy Giáo Hội đã ý thức được vai trò của mình trong việc bảo vệ môi sinh, nhưng thiết nghĩ, điều đó chưa đủ, chúng ta cần phải xây dựng một nền luân lý môi sinh. Vì thế giới thiên nhiên là do Thiên Chúa tạo dựng cho con người nói chung sử dụng, chứ không phải là cho riêng ta. Vì thế Giáo lý công giáo mới nó, lạm dụng thiên nhiên quá đáng là lỗi công bằng, là phạm vào điều răn thứ bảy: “Chớ lấy của người”, và một cách gián tiếp, con người đang phạm vào điều răn thứ năm: “Chớ giết người”. (Xc. Giáo Hội học của Felipe Gomez, tr. 436). Ngoài ra, các tạo vật là những ân huệ mà Thiên Chúa ban cho con người để giúp con người hướng tâm hồn về với Thiên Chúa.
Thánh Anphongsô, Đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế, tuy không đề cập trục tiếp đến vấn đề môi sinh như Thánh Phansicô Assisi, Ngài chỉ đưa ra một nền linh đạo cho toàn Dòng là rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, tất bạt. Điều đó khi được nhìn trong viễn cảnh của việc rao giảng Tin Mừng Cứu Độ ngày nay, nghĩa là giải thoát con người một cách toàn diện, thì linh đạo Dòng Chúa Cứu Thế đã bao gồm việc xây dựng cho mọi người một môi trường lành mạnh để mọi người được sống xứng đáng với nhân phẩm của mình.
Chúng ta đang ở vào thiên niên kỷ thứ ba, một thiên niên kỷ đang mở ra cho chúng ta biết bao những hứa hẹn, nhưng đồng thời cũng đặt nhân loại chúng ta đối diện với biết bao vấn đề. Một trong những vấn đề đang được bàn luận một cách sôi nổi là vấn đề sinh thái. Vấn đề này đã trở nên phổ biến và quen thuộc với mọi người mọi nơi vì nó không còn là vấn đề bàn chơi cho vui, hay là vấn đề phòng ngừa nữa. Nó đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đến mức báo động đối với nhân loại chúng ta rồi. Câu: “Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta!” đã trở nên phổ biến ở rất nhiều nơi trên thế giới. Nó không còn là một lời báo động nữa nhưng đã trở thành tiếng kêu cứu khẩn thiết để mỗi người hãy nhìn vào thực trạng của môi trường sinh thái mà ý thức vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ “ngôi nhà chung” của chúng ta này. Các quốc gia đều đã đưa ra những bộ luật bảo vệ môi trường vì họ thấy Môi trường đang là mối đe doạ đến tính mạng của con người. Là một con người, tuy có vượt trên mọi tạo vật khác nhưng chúng ta không độc lập với vũ trụ, với thế giới. Chúng ta thuộc về thế giới. Chúng ta là thành viên trong “căn nhà vũ trụ” này. Căn nhà sụp đổ thì ta cũng không có chỗ dung thân. Vì thế ta không thể dửng dưng trước vấn nạn này. Thực trạng môi trường như thế nào?
Trước tiên là vấn đề không khí, một yếu tố cần thiết để con người tồn tại. Con người không có không khí thì cũng giống như cá không có nước, vậy mà bầu khí ta thở đang bị ô nhiễm một cách trầm trọng. Chỉ riêng năm 1990, những hoạt đôïng của con người đã thải vào trong bầu khí quyển 99 triệu tấn khí độc lưu huỳnh, 68 triệu tấn khí azôz, 57 triệu tấn các chất bụi bặm khác, 117 triệu tấn khí carbonnic. Đó là những nguyên nhân quan trọng làm cho trái đất nóng lên nhanh chóng, do hiệu ứng nhà kính, thủng tần ozon….
Hiện tượng ô nhiễm không khí ở Việt Nam cũng đang ở mức báo động. Theo tư liệu của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Phát triển của Canada cho biết không khí ở một số khu công nghiệp ở Hà nội đang bị ô nhiễm, những nơi này, tổng số CO2, SO2 và NO2 đã lan tỏa trong không khí với hàm lượng 1.700g/s, 15g/s, 16g/s và 0,18g/s. Với những con số này cho thấy rằng có nơi hàm lượng SO2 đã vượt mức cho phép tới 14 lần, hàm lượng CO2 gấp 2,2 lần.
Ở TPHCM có khoảng 1.000 nhà máy công nghiệp, 30.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Những cơ sở này hằng năm thải vào không khí trong thành phố khoảng 42.000 tấn CO2, trong đó có khoảng 98% là do đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch.
Theo báo cáo của Bộ Khoa học Công Nghệ và Môi trường Việt nam, năm 1994, cho biết trong những năm qua có nhiều sự cố trong sản xuất gây ra ô nhiễm môi trường nặng nề, ví dụ như sự cố bộ lọc tĩnh điện của nhà máy xi măng Hoàng Thạch (Hải Phòng) bị nổ đã gây ảnh hưởng môi trường đến hai năm sau mới khắc phục được.
Theo điều tra của Viện Khoa học Kỹ thuật Giao thông Vận tải, Việt Nam hiện nay có khoảng 56.181 xe tải; 26.500 xe buýt; 11.500 xe lam; 21.000 xe chở khách; 35.000 xe buýt mini sử dụng cá nhân; 17.500 xe con và gần 700.000 xe gắn máy. Trong số đó có khoảng 44% các loại xe đã được sử dụng trên 10 năm, 6% trên 20 năm, tình trạng kỹ thuật xuống cấp nên hoạt động gây ô nhiễm môi trường càng nhiều.
Vấn đề thứ hai là vấn đề rừng sinh thái. Nó vẫn được coi là lá phổ của con người. Năm 1996, Qũy Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên (WWF) đã phát hành rộng rãi bản đồ rừng thế giới với thông điệp kêu gọi hành động khẩn cấp để ngăn chặn tình trạng mất rừng. Bản đồ cho thấy trong số 33 triệu km2 rừng trên toàn thế giới chỉ có 6% diện tích được đưa vào bảo vệ, còn 94% bị để mặc tàn phá. Rừng nhiệt đới chiếm 1,2 tỷ hecta, tức 8% diện tích trái đất. Mỗi năm 11 triệu hecta bị phá huỷ lấy đất trồng, lấy gỗ hoặc làm chất đốt. Từ năm 1972 gần 20 tỷ hecta rừng đã bị biến mất. Hệ sinh thái đang che chở cho khoảng 50% đến 70% các giống loài trên cạn của thế giới bị phát quang và suy thoái nhanh hơn bao giờ hết. Riêng ở vùng Tây Nguyên Việt Nam, từ năm 1990 đến nay mỗi năm có 20.000 hecta rừng bị tàn phá và cho đến nay, vùng này có tới 1,5 triệu hecta đất trồng, đồi trọc. Nguy cơ là rất tiềm tàng.
Vấn đề rừng bị tàn phá đang ảnh hưởng trực tiếp đến thiên nhiên cũng như tất cả mọi sinh vật và cả con người trên trái đất này. Tính vào thời điểm 1992, cứ 12 phút lại có một sinh vật biến mất. Đó là môi trường sinh sống tự nhiên của chúng bị phá huỷ hoặc bị biến đổi. Sự mất đi một loài sinh vật là một sự mất mát không thể bù đắp được, và mang lại nhiều hậu quả ghê gớm. Nó là nghèo đi di sản di truyền của trái đất. Gây mất cân bằng trầm trọng cho các hệ sinh thái. Mỗi chủng loại sinh vật chứa những gien di truyền cho một loài sinh vật làm tăng thêm sức thích nghi của loài đó đối với sự ô nhiễm, bệnh tật và các thay đổi của môi trường. Sự đa đạng sinh học chính là một bảo đảm an toàn cho môi trường và cho con người.
Vấn đề ô nhiễm không khí và nạn phá rừng cũng đang ảnh hưởng đến nguồn nước của chúng ta.
Hiện nay chính phủ các nước đều công nhận rằng lượng nước ngọt trên thế giới đang khan hiếm dần. Theo tổ chức LHQ, có khoảng 80 quốc gia đang khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt. Ở các nước đang phát triển, có hơn một tỉ người không có nước sạch để dùng và khoảng 1,7 tỉ không có tiện nghi vệ sinh xứng đáng.
Hiện tượng thiếu nước ngọt phần lớn là do nguồn nước bị ô nhiễm nên không thể sử dụng được. Số lượng nước ngọt chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với lượng nước mặn (3 - 4%). Phần lớn lượng nước này lại ở trạng thái “dự trữ” dưới dạng băng tuyết, mạch ngầm. Với số lượng nhỏ như vậy nhưng nước ngọt cũng chịu số phận ô nhiễm tương tự như nước biển và đại dương.
Việt Nam là quốc gia có nguồn nước ngọt tương đối dồi dào với hơn 2.500 dòng sông, tổng chiều dài 52.000 km. Lượng nước mưa trung bình khoảng 1.900mm/năm. Nhưng hiện nay các nguồn nước của Việt Nam cũng đang bị ô nhiễm ở mức báo động đỏ. Đặc biệt là ở các thành phố lớn, hầu hết nước trên các con kênh đã không thể sử dụng được nữa vì đã quá ô nhiễm do các chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp….
Có lẽ ta không thể thống kê hết những con số hay trình bày hết những tình trạng ô nhiễm môi trương sinh thái như thế nào. Nhưng những gì đã trình bày trên đây đã phần nào cho chúng ta một viễn tượng về tình hình môi trường hiện nay. Có thể nói là có bao nhiêu môi trường thì có bấy nhiêu sự ô nhiễm. Tác nhân gây ra những loại ô nhiễm này không ai khác hơn là con người. Hằng ngày con người đã không ngừng tác động vào môi trường xung quanh làm thay đổi môi trường sống. Tác động này gọi là tác động nhân quyển (homonosphère). Khi con người càng văn minh thì tác động nhân quyển càng mạnh mẽ. Ngày xưa con người tác động chủ yếu bằng tay chân hay dụng cụ thô sơ, ngày nay tác động dưới sự hỗ trợ của kỹ thuật; ngày xưa, con người tác động với tính cách cá nhân hay những nhóm nhỏ, ngày nay, với khuynh hướng toàn cầu hoá, tác động của con người mang tính cách tập đoàn và xã hội. Với những tác động vừa mang tính chuyên sâu của kỹ thuật vừa mang tính tập thể xã hội thì chắc chắn môi trường sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, gây ra những hiện tượng thiên tai.
Xem qua tình trạng ô nhiễm mà con người đang gây ra cho thiên nhiên, chúng ta có cảm tưởng như con người và thiên nhiên đang ở trong thế đối kháng nhau: một mặt con người vẫn tra tay “đàn áp” thiên nhiên, mặt khác lại lo sợ thiên nhiên nổi dậy chống lại con người; một mặt con người như kẻ có quyền thế thống trị thiên nhiên, mặt khác xem ra lại quá yếu đuối trước những trận cuồng phong, bão tố cướp đi hằng ngàn sinh mạng và bao nhiêu của cải… Nhưng tự bản chất, các thụ tạo có như vậy không? Đâu là vai trò của con người trong công trình tạo dựng ?
Trước tình hình ô nhiễm môi trường như thế, thế giới đã không ngừng lên tiếng kêu gọi mỗi người hãy ý thúc vai trò trách nhiệm của mình vào việc xây dựng và bảo vệ “ ngôi nhà chung” của chúng ta. Giáo Hội của chúng ta cũng đãù bắt đầu ý thức vai trò và trách nhiệm của mình trước vấn đề môi trường. Mặc dù bước đầu Giáo Hội chưa đền cập trực tiếp đến môi trường sinh thái mà chỉ chú trọng đến vấn đề con người và quyền con người. Cũng chính vì thế mà người ta đã kết án cho Giáo Hội, với giáo lý dạy con người được quyền bá chủ mọi loài đã góp phần tạo nên tình trạng khai thác thiên nhiên một cách “dã man”. Tuy nhiên, điều đó là một sự hiểu lầm hoặc sai lạc về Giáo lý Công giáo. Giáo Hội chỉ chưa khai triển đúng mức bản Tin Mừng Sáng Thế. Mãi cho đến giáo hoàng Phaolô VI năm 1967, trong thông điệp “ Bát Thập Niên”, ngài mới đề cập đến vấn đề môi sinh: “đôït nhiên con người hôm nay nhận thức rằng, do khai thác thiên nhiên một cách vô đôï và vô ý thức, mình bị đặt trước nguy cơ phá huỷ thiên nhiên và trở thành nạn nhân của chính hành động phá hoại có tác động dội lại trên con người (số 21). Ngài xác nhận: vấn đề môi sinh liên quan tới toàn thể gia đình nhân loại. Và ngài kêu gọi các kitô hữu hãy kề vai sát cánh với mọi anh em đồng loại gánh vác trách nhiệm về định mệnh chung của cả thế giới. Giáo hoàng Gioan Phaolô II, cũng ý thức đến vấn đề sinh thái và môi trường khi tôn phong thánh Phaxicô Assisi làm bổ mạng các nhà sinh thái học. Ngài chọn quan điểm luân lý và tôn giáo để nhìn vấn đề môi sinh. Ngài triển khai đề tài thành ba thái độ nhận thức cụ thể:
Con người không được tuỳ tiện sử dụng các tạo vật trong thế giới theo nhu cầu kinh tế riêng của mình, nhưng phải quan tâm tới bản tính tự nhiên của mỗi vật thể và mối quan hệ hỗ tương giữa các vật thể trong hệ thống tổng thể của vũ trụ.
Con người phải khẩn trương nhận thức rằng tài nguyên thiên nhiên thì có hạn, trong số đó có những tài nguyên không thể tái tạo, nếu cạn kiệt. Vậy phải bảo tồn chúng cho thế hêï hiện tại và nhất là cho thế hệ tương lai.
Sự phát triển bằng con đường công nghiệp hoá thường gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường và phương hại tới chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của dân chúng. Do đó, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính mình và bảo vệ anh chị em đồng loại trong tinh thần liên đới. Nói cách khác, để thi hành quyền làm chủ trái đất do Đấng Tạo Hoá trao phó, con người đừng nghĩ rằng mình có quyền tuyệt đối, nhưng phải chấp nhận theo những nguyên tắc luân lý, trong khi vận dụng những qui luật vật lý và sinh học. (x. số 34).
Theo ngài, cuộc khủng hoảng môi sinh là hậu quả của chủ nghĩa tiêu thụ và khai thác môi trường thiên nhiên một cách vô tội vạ, phát xuất từ triết lý lệch lạc về con người, theo đó con người tự coi mình chúa tể, là ông chủ tuyệt đối của thế giới, mà quên rằng Thiên Chúa ban tặng thế giới này cho con người quản lý, nghĩa là làm chủ bằng bằng việc “canh tác và canh giữ mảnh vườn Eđen”- biểu tượng của thế giới hữu hình. (x. St 2,15)
Công đồng Vaticanô II, đã có một trực giác mang tính tiên tri về nhiệm vụ Thiên Chúa giao cho con người khi nói: “Canh tác trái đất với hai bàn tay hoặc với phương tiện kỹ thuật, để trái đất nẩy sinh hoa quả và trở thành nơi cư ngụ xứng đáng cho toàn thể gia đình nhân loại” (MV 57,b)
Từ môi sinh thiên nhiên, Đức Gioan Phaolô II Nhìn sang “môi sinh nhân bản” với chân lý nền tảng: “con người là ân huệ của Thiên Chúa ban cho chính con người”. Do đó, mỗi người phải biết tự đón nhận mình và đón nhận tha nhân như quà tặng Thiên Chúa ban cho. Quà tặng ấy mang trong mình những định hướng, những cơ cấu tự nhiên mà con người phải tôn trọng. Nếu thân xác con người cần một môi trường vật lý trong sạch để có thể tồn tại và tăng trưởng, thì tinh thần con cũng cần một môi trường luân lý lành mạnh để phát triển nhân cách và thành người theo mô hình Thiên Chúa phác hoạ trong chương trình tạo dụng. (x. Bách chu niên, số 38). Cuối cùng, Đức Gioan Phaolô II khẳng định rằng môi sinh thiên nhiên và môi sinh nhân bản là những tài sản tập thể mà mọi người phải bảo vệ.
Như vậy Giáo Hội cũng đã ý thức vai trò, trách nhiệm của mình trong vấn đề bảo vệ môi sinh. Vì Giáo Hội dã thâm tín rằng Thiên Chúa đã dựng nên vạn vật từ hư không, và hơn nữa, hằng liên tục dựng nên muôn vật. Mục đích của sáng tạo là làm vinh danh Thiên Chúa, để tỏ lộ sự hoàn hảo của Thiên Chúa qua những phúc lộc Người ban tặng cho tạo vật. (DS. 3002). Ngoài ra, Thiên Chúa tạo dựng vạn vật và cho con người làm chủ muôn loài thọ tạo (x. St 1,28), nhưng không phải là không có giới hạn (x. St Hs B: ,16). Thiên Chúa đặt con người ở giữa vường Êđen không phải là để là bá chủ nhưng là để quản lý. Do đó, lạm dụng thiên nhiên là ăn cắp của công. (x. Sách Giáo lý Công Giáo, số 2415). Như vậy con người được phép sử dụng tạo vật. Điều đó không có nghĩa là con người muốn sử dụng nó như thế nào tuỳ thích, mà con người phải có bổn phận giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên để người khác cũng được hưởng.
Tuy Giáo Hội đã ý thức được vai trò của mình trong vấn đề môi sinh nhưng điều đó hình như chưa được khai triển một cách rộng rãi cho mọi thành phần trong Giáo Hội. Có chăng mới chỉ được khai triển một cách nào đó trong các lớp thần học. Nhưng ai may mắn được học môn thần học tạo dựng thì có cơ hội hiểu rõ hơn vai trò của mình trong vũ trụ này. Đã đến lúc chúng ta cần phải chú trọng đến việc giáo dục cho mọi tín hữu của mình hiểu về vai trò cũng như bổn phận của mình trong việc bảo vệ môi sinh, bảo vệ ngôi nhà chung mà Thiên Chúa ban cho chúng ta.
Bảo vệ môi trường sinh thái không có nghĩa là ta chỉ bảo vệ môi trường sinh thái của ta mà thôi mà đây còn là việc cộng tác vào công trình tạo dựng của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa không chỉ tạo dựng một lần là hoàn tất, nhưng công trình đó vẫn còn đang tiếp tục được tạo dựng mỗi ngày. Mặt khác, chúng ta cũng phải hướng dẫn để mọi người ý thức rằng dù con người có trổi vượt hơn các tạo vật khác thì con người cũng chỉ là một thụ tạo. Con người vẫn thuộc về về thế giới này, vẫn thuộc về vũ trụ này. Mọi thay đổi trong vũ trụ đều có ảnh hưởng đến con người. Ngoài ra, con người còn là một sinh vật tinh thần. Do đó, con người phải sống liên đới với với đất và trời, phải giữ trác nhiệm đối với mọi tạo vật, cách riêng đối với người đồng loại, và trên hết đối với Chúa tể càn khôn. Không phải tự nhiên mà sách Sáng Thế Ký lại nói đến ngày thứ bảy là này Thiên Chúa nghỉ ngơi sau sáu ngày tạo dựng vũ trụ vạn vật. Điều đó muốn dạy chúng ta rằng con người phải sống thuận hoà với mọi loài thọ tạo. Ngày hưu lễ trong Cựu Ước cũng nói lên mối hoà thuận này. Bảo vệ môi trường sạch đẹp là để mọi người được hưởng dùng đồng thời qua đó con người tôn vinh Thiên Chúa.
Chúng ta không thể nói rằng mình rao giảng Lời Chúa, rao giảng Tin Mừng cứu độ muôn người mà lại không quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Vì ngày nay, vấn đề giải thoát con người không chỉ là giải thoát con người khỏi tội lỗi mà con nhằm giải thoát con người toàn vẹn, nghĩa là không chỉ giải thoát họ khỏi tội lỗi để họ xứng đáng được hưởng phúc đời sau mà còn giải thoát họ khỏi sự khốn khổ ngay ở đời này, là giúp cho họ được sống xứng đáng với nhân phẩm của mình ở đời này. Để có thể làm được điều đó, mọi thành phần trong Giáo Hội phải có bổn phận xây dựng thế giới này, vì mọi người đều đã lãnh sứ vụ rao giảng ngay từ ngày lãnh bí tích thanh tẩy. Ngày nay, tuy Giáo Hội đã ý thức được vai trò của mình trong việc bảo vệ môi sinh, nhưng thiết nghĩ, điều đó chưa đủ, chúng ta cần phải xây dựng một nền luân lý môi sinh. Vì thế giới thiên nhiên là do Thiên Chúa tạo dựng cho con người nói chung sử dụng, chứ không phải là cho riêng ta. Vì thế Giáo lý công giáo mới nó, lạm dụng thiên nhiên quá đáng là lỗi công bằng, là phạm vào điều răn thứ bảy: “Chớ lấy của người”, và một cách gián tiếp, con người đang phạm vào điều răn thứ năm: “Chớ giết người”. (Xc. Giáo Hội học của Felipe Gomez, tr. 436). Ngoài ra, các tạo vật là những ân huệ mà Thiên Chúa ban cho con người để giúp con người hướng tâm hồn về với Thiên Chúa.
Thánh Anphongsô, Đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế, tuy không đề cập trục tiếp đến vấn đề môi sinh như Thánh Phansicô Assisi, Ngài chỉ đưa ra một nền linh đạo cho toàn Dòng là rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, tất bạt. Điều đó khi được nhìn trong viễn cảnh của việc rao giảng Tin Mừng Cứu Độ ngày nay, nghĩa là giải thoát con người một cách toàn diện, thì linh đạo Dòng Chúa Cứu Thế đã bao gồm việc xây dựng cho mọi người một môi trường lành mạnh để mọi người được sống xứng đáng với nhân phẩm của mình.
Thiên An Môn: Bài học về tội ác man rợ còn đó
J.B Nguyễn Hữu Vinh
05:19 05/06/2009
Ngày hôm nay (4/6/2009), kỷ niệm 20 năm cuộc đàn áp đẫm máu tại Quảng trường Thiên An Môn – của nhà cầm quyền Bắc Kinh với những người dân Trung Quốc biểu tình đòi tự do, dân chủ.
Tội ác không thể quên đối với loài người
Quân đội nhân dân Trung Quốc với những đoàn xe tăng được mua bằng tiền của nhân dân đã được huy động đến để cán nát những thanh niên, sinh viên và quần chúng yêu nước, yêu tự do dân chủ vào đêm 4/6/1989 tại Quảng trường Thiên An Môn.
Con số người chết chưa được công bố rõ ràng. “Những ước tính về con số thiệt mạng dân sự khác nhau: 400-800 (CIA), 2.600 (Chữ thập đỏ Trung Quốc) và một nguồn chưa được xác định khác là 5.000. Số người bị thương từ 7.000 đến 10.000” (Theo Wikipedia)
Những tội ác dù được thực hiện ban đêm theo sách lược của những người Cộng sản Trung Quốc, họ tưởng chừng có thể mượn màn đêm che đi tội ác của mình trước lương tri nhân loại. Nhưng, nhân loại không quên, nhân dân Trung Quốc đã không quên.
Đây là một tội ác man rợ của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc với chính đồng bào mình, nhân dân mình.
Đã hai mươi năm qua, cuộc tàn sát đẫm máu đó vẫn đang là một nỗi đau và uất hận trong lòng mỗi người dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình, tự do, dân chủ. Đó vẫn là một vết nhơ ngàn đời không thể rửa và là một minh chứng hùng hồn, bài học đau thương về tội ác của Cộng sản đã gây ra ở đất nước này.
Sự kiện đó nói lên điều gì?
Không thể giải thích gì hơn là vì để bảo vệ sự độc tài của mình, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không ngần ngại quay lại để cán nát quần chúng nhân dân Trung Quốc khi họ tỏ ý bất bình và tạo nguy cơ cho sự độc tôn của cộng sản.
Cũng không thể giải thích gì hơn, chính những người Cộng sản Trung Quốc luôn tự vinh danh là nô bộc của nhân dân đã lộ nguyên hình là những kẻ khát máu và bất chấp tính người khi vị trí độc quyền, độc đảng của mình bị đe dọa bởi những cuộc biểu tình ôn hòa, bất bạo động.
Cũng chính những khát vọng của nhân dân lao động (những người đã xây dựng nên chế độ độc tài Trung Quốc) đã là những đe dọa cho sự độc tôn của đám người Cộng sản, họ đã trở mặt với nhân dân khi quyền lực đã được kiểm soát bởi tay họ.
Đó cũng là cách hành xử của một “chính quyền được sinh ra từ họng súng” như Mao Trạch Đông đã nói.
Tội ác diệt chủng
Nhớ đến tội ác diệt chủng, người ta không thể quên đất nước Campuchia láng giềng đã từng chịu nạn diệt chủng một thời gian dài dưới bàn tay của những người Cộng sản Campuchia là Polpot – IengXary. Những người cũng thường tự mệnh danh là “Cộng sản chân chính và trong sạch”. Những đàn em, học trò của Chủ nghĩa Mao và Cộng sản Quốc tế.
Bè lũ Polpot - IengXary một thời đã là “những người cộng sản anh em” của Việt Nam, đã gây bao nhiêu tội ác diệt chủng không chỉ với nhân dân Việt Nam bằng những cuộc tàn sát đẫm máu ở Ba Chúc - An Giang với 3.157 người bị sát hại từ buổi sáng 18-4-1978. Hơn 20.000 người Việt Nam tại dọc biên giới đã bị những “đồng chí” này sát hại.
Hơn thế nữa, ngay cả với đồng bào, nhân dân mìn, bè lũ Polpot còn thực hiện chính sách diệt chủng và cải tạo xã hội bằng cuốc, thuổng để xây dựng một “mô hình Cộng sản trong sạch”: Không chợ búa, không gia đình, không tiền tệ, không trí thức… đúng với mô hình “trí phú, địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ”.
Hậu quả của việc “xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản trong sạch” này là 2,5 triệu người Campuchia đã bị sát hại dã man.
Với những tội ác diệt chủng này, người ta thấy bóng dáng của Chủ nghĩa phát xít hiện nguyên hình. Chỉ có điều khác hơn là Chủ nghĩa Phát xít dù man rợ, cũng thường chỉ giết hàng loạt người dị chủng trừ dân tộc mình. Còn ở đây, những người “cộng sản chân chính” đã không ngần ngại gây tội ác diệt chủng ngay với nhân dân mình, đồng bào và dân tộc mình.
Trên bình diện quốc tế, những cuộc chiến giữa những đất nước “cộng sản anh em” lại là những cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt. Điển hình là cuộc xâm lược Việt Nam của nhà cầm quyền Bắc Kinh từ 17/2-05/3/1979. Những tội ác này còn in đậm trong lòng người Việt Nam dù vốn giàu lòng vị tha.
Không chỉ tác oai tác quái ngay trên đất nước nơi sản sinh ra nó. Chủ nghĩa cộng sản còn được xuất khẩu sang các nước khác, gây nên những thảm họa cho dân tộc khác. Với Việt Nam, những cuộc cải cách, cải tạo theo mô hình Cộng sản đã để lại những hậu quả to lớn cho dân tộc. Điển hình là cuộc Cải cách ruộng đất giữa những năm 1950 theo đường lối "cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc" (Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Manifesto) - Karl Marx).
Việc nhập cảng những cuộc cách mạng từ chủ nghĩa cộng sản, đã không chỉ làm cho một đất nước, một dân tộc, một vùng lãnh thổ mà là cả một phần của thế giới đã chịu thảm họa bởi làn sóng đỏ.
Những bài học cho hôm nay
Những nạn nhân của cuộc đàn áp này đã hai mươi năm chưa được siêu thoát. Người thân của các nạn nhân đang đau nỗi đau riêng của gia đình và nỗi đau chung của cả dân tộc Trung Quốc vẫn dưới sự cai trị của nhóm độc tài đảng trị.
Những hình ảnh, những video quay lại sự rùng rợn, ghê tởm của tội ác Thiên An Môn hai mươi năm trước nhắc nhủ người dân Việt điều gì?
Với chính nhân dân mình, đồng loại của mình, dân tộc mình mà nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Kinh còn không ngần ngại dùng xe tăng cán nát hàng loạt, là một tội ác chống nhân loại.
Vậy thì đâu có gì lạ khi những ngư dân Hậu Lộc – Thanh Hóa hiền lành đánh cá trên biển Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn chết một cách ngang nhiên.
Đâu có lạ gì khi để thỏa mãn mưu đồ bành trướng của giấc mơ Đại Hán, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã tấn công chiếm giữ Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Năm 1988, Trường Sa của Việt Nam cũng đã bị đánh chiếm trắng trợn, 64 chiến sỹ đã bỏ mạng khi canh giữ từng hòn đảo chìm của đất nước.
Đâu có gì là lạ khi những ngư dân Việt Nam hiện nay đang bó gối ngồi nhà vì những lệnh ngang ngược cấm đánh bắt cá trên biển Việt Nam từ nhà cầm quyền Trung Quốc sau khi hàng loạt tàu bè của ngư dân bị tàu của “nước ngoài” tấn công.
Chỉ có những điều lạ là những cuộc biểu tình, biểu thị lòng yêu nước của thanh niên và nhân dân Việt Nam đã bị nhà cầm quyền Việt Nam trấn áp. Chỉ có điều lạ là những “công nhân nước ngoài” vào Việt Nam lao động với con số đã tính được là hơn 53.000 và rất nhiều người không hề có giấy phép mà không có cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm.
Chỉ có điều lạ là hai người Trung Quốc đã dám ngang nhiên cầm chân một người Việt Nam để dộng đầu xuống đất cho đến chết ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội.
Và có một điều lạ lùng nhất, là dự án Bauxite Tây Nguyên đã được triển khai, được coi là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước” lại manh tâm rước quân Trung Quốc vào mái nhà Tây Nguyên, dù mọi tầng lớp nhân dân, trí thức đã hết sức bất bình. Để giải thích điều lạ lùng này, cũng cần biết rằng chính những cơ quan đã và đang “làm hết sức mình” cho dự án này được triển khai lại là cơ quan đã có trang web tuyên truyền rằng phần lãnh thổ Việt Nam bị Trung Quốc cướp đoạt là “của Trung Quốc”?
Với những người cộng sản Trung Quốc, khi chính nhân dân mình, đồng bào mình còn bị tàn sát không gớm tay, thì với nhân dân Việt Nam hay dân tộc khác, có nên trông đợi vào sự hữu hảo, hữu nghị hay lòng tốt của họ?
Dù cho đó là 16 chữ vàng hay 1600 chữ gì đi nữa, cũng cần suy xét và cân nhắc cẩn thận những lời hoa mỹ của những người Cộng sản Trung Quốc với đất nước này, dân tộc này.
Là người dân Việt Nam, chúng ta hãy tỉnh thức, nếu chúng ta không muốn đất nước này quay lại thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc.
Hà Nội, Ngày 4 tháng 6 năm 2009
Tội ác không thể quên đối với loài người
Quân đội nhân dân Trung Quốc với những đoàn xe tăng được mua bằng tiền của nhân dân đã được huy động đến để cán nát những thanh niên, sinh viên và quần chúng yêu nước, yêu tự do dân chủ vào đêm 4/6/1989 tại Quảng trường Thiên An Môn.
Con số người chết chưa được công bố rõ ràng. “Những ước tính về con số thiệt mạng dân sự khác nhau: 400-800 (CIA), 2.600 (Chữ thập đỏ Trung Quốc) và một nguồn chưa được xác định khác là 5.000. Số người bị thương từ 7.000 đến 10.000” (Theo Wikipedia)
Những tội ác dù được thực hiện ban đêm theo sách lược của những người Cộng sản Trung Quốc, họ tưởng chừng có thể mượn màn đêm che đi tội ác của mình trước lương tri nhân loại. Nhưng, nhân loại không quên, nhân dân Trung Quốc đã không quên.
Đây là một tội ác man rợ của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc với chính đồng bào mình, nhân dân mình.
Đã hai mươi năm qua, cuộc tàn sát đẫm máu đó vẫn đang là một nỗi đau và uất hận trong lòng mỗi người dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình, tự do, dân chủ. Đó vẫn là một vết nhơ ngàn đời không thể rửa và là một minh chứng hùng hồn, bài học đau thương về tội ác của Cộng sản đã gây ra ở đất nước này.
Sự kiện đó nói lên điều gì?
Không thể giải thích gì hơn là vì để bảo vệ sự độc tài của mình, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không ngần ngại quay lại để cán nát quần chúng nhân dân Trung Quốc khi họ tỏ ý bất bình và tạo nguy cơ cho sự độc tôn của cộng sản.
Cũng không thể giải thích gì hơn, chính những người Cộng sản Trung Quốc luôn tự vinh danh là nô bộc của nhân dân đã lộ nguyên hình là những kẻ khát máu và bất chấp tính người khi vị trí độc quyền, độc đảng của mình bị đe dọa bởi những cuộc biểu tình ôn hòa, bất bạo động.
Cũng chính những khát vọng của nhân dân lao động (những người đã xây dựng nên chế độ độc tài Trung Quốc) đã là những đe dọa cho sự độc tôn của đám người Cộng sản, họ đã trở mặt với nhân dân khi quyền lực đã được kiểm soát bởi tay họ.
Đó cũng là cách hành xử của một “chính quyền được sinh ra từ họng súng” như Mao Trạch Đông đã nói.
Tội ác diệt chủng
Pol Pot |
Bè lũ Polpot - IengXary một thời đã là “những người cộng sản anh em” của Việt Nam, đã gây bao nhiêu tội ác diệt chủng không chỉ với nhân dân Việt Nam bằng những cuộc tàn sát đẫm máu ở Ba Chúc - An Giang với 3.157 người bị sát hại từ buổi sáng 18-4-1978. Hơn 20.000 người Việt Nam tại dọc biên giới đã bị những “đồng chí” này sát hại.
Hơn thế nữa, ngay cả với đồng bào, nhân dân mìn, bè lũ Polpot còn thực hiện chính sách diệt chủng và cải tạo xã hội bằng cuốc, thuổng để xây dựng một “mô hình Cộng sản trong sạch”: Không chợ búa, không gia đình, không tiền tệ, không trí thức… đúng với mô hình “trí phú, địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ”.
Hậu quả của việc “xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản trong sạch” này là 2,5 triệu người Campuchia đã bị sát hại dã man.
Sọ người CamBốt bị Polpot giết thảm |
Trên bình diện quốc tế, những cuộc chiến giữa những đất nước “cộng sản anh em” lại là những cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt. Điển hình là cuộc xâm lược Việt Nam của nhà cầm quyền Bắc Kinh từ 17/2-05/3/1979. Những tội ác này còn in đậm trong lòng người Việt Nam dù vốn giàu lòng vị tha.
Không chỉ tác oai tác quái ngay trên đất nước nơi sản sinh ra nó. Chủ nghĩa cộng sản còn được xuất khẩu sang các nước khác, gây nên những thảm họa cho dân tộc khác. Với Việt Nam, những cuộc cải cách, cải tạo theo mô hình Cộng sản đã để lại những hậu quả to lớn cho dân tộc. Điển hình là cuộc Cải cách ruộng đất giữa những năm 1950 theo đường lối "cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc" (Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Manifesto) - Karl Marx).
Việc nhập cảng những cuộc cách mạng từ chủ nghĩa cộng sản, đã không chỉ làm cho một đất nước, một dân tộc, một vùng lãnh thổ mà là cả một phần của thế giới đã chịu thảm họa bởi làn sóng đỏ.
Những bài học cho hôm nay
Những nạn nhân của cuộc đàn áp này đã hai mươi năm chưa được siêu thoát. Người thân của các nạn nhân đang đau nỗi đau riêng của gia đình và nỗi đau chung của cả dân tộc Trung Quốc vẫn dưới sự cai trị của nhóm độc tài đảng trị.
Những hình ảnh, những video quay lại sự rùng rợn, ghê tởm của tội ác Thiên An Môn hai mươi năm trước nhắc nhủ người dân Việt điều gì?
Với chính nhân dân mình, đồng loại của mình, dân tộc mình mà nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Kinh còn không ngần ngại dùng xe tăng cán nát hàng loạt, là một tội ác chống nhân loại.
Vậy thì đâu có gì lạ khi những ngư dân Hậu Lộc – Thanh Hóa hiền lành đánh cá trên biển Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn chết một cách ngang nhiên.
Đâu có lạ gì khi để thỏa mãn mưu đồ bành trướng của giấc mơ Đại Hán, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã tấn công chiếm giữ Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Năm 1988, Trường Sa của Việt Nam cũng đã bị đánh chiếm trắng trợn, 64 chiến sỹ đã bỏ mạng khi canh giữ từng hòn đảo chìm của đất nước.
Đâu có gì là lạ khi những ngư dân Việt Nam hiện nay đang bó gối ngồi nhà vì những lệnh ngang ngược cấm đánh bắt cá trên biển Việt Nam từ nhà cầm quyền Trung Quốc sau khi hàng loạt tàu bè của ngư dân bị tàu của “nước ngoài” tấn công.
Chỉ có những điều lạ là những cuộc biểu tình, biểu thị lòng yêu nước của thanh niên và nhân dân Việt Nam đã bị nhà cầm quyền Việt Nam trấn áp. Chỉ có điều lạ là những “công nhân nước ngoài” vào Việt Nam lao động với con số đã tính được là hơn 53.000 và rất nhiều người không hề có giấy phép mà không có cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm.
Chỉ có điều lạ là hai người Trung Quốc đã dám ngang nhiên cầm chân một người Việt Nam để dộng đầu xuống đất cho đến chết ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội.
Và có một điều lạ lùng nhất, là dự án Bauxite Tây Nguyên đã được triển khai, được coi là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước” lại manh tâm rước quân Trung Quốc vào mái nhà Tây Nguyên, dù mọi tầng lớp nhân dân, trí thức đã hết sức bất bình. Để giải thích điều lạ lùng này, cũng cần biết rằng chính những cơ quan đã và đang “làm hết sức mình” cho dự án này được triển khai lại là cơ quan đã có trang web tuyên truyền rằng phần lãnh thổ Việt Nam bị Trung Quốc cướp đoạt là “của Trung Quốc”?
Với những người cộng sản Trung Quốc, khi chính nhân dân mình, đồng bào mình còn bị tàn sát không gớm tay, thì với nhân dân Việt Nam hay dân tộc khác, có nên trông đợi vào sự hữu hảo, hữu nghị hay lòng tốt của họ?
Dù cho đó là 16 chữ vàng hay 1600 chữ gì đi nữa, cũng cần suy xét và cân nhắc cẩn thận những lời hoa mỹ của những người Cộng sản Trung Quốc với đất nước này, dân tộc này.
Là người dân Việt Nam, chúng ta hãy tỉnh thức, nếu chúng ta không muốn đất nước này quay lại thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc.
Hà Nội, Ngày 4 tháng 6 năm 2009
Nhân dịp Ba Lan kỷ niệm 20 năm ngày được tự do: Vai trò của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong việc làm sụp đổ chế độ cộng sản Đông Âu ( Bài II )
Nguyễn Long Thao (dịch)
16:29 05/06/2009
Nhân dịp Ba Lan kỷ niệm 20 năm ngày được tự do: Vai trò của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong việc làm sụp đổ chế độ cộng sản Đông Âu ( Bài II )
LTS: Từ ngày 2/6 đến 10/6/2009, dân chúng và chính quyền Ba Lan long trọng tổ chức lễ hội kỷ niệm 20 năm chế độ cộng sản sụp đổ và 30 năm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trở về thăm quê hương.
Đài truyền hình CNN dành một chương trình đặc biệt tên là "The New Poland" (Nước Ba Lan Mới) trực tiếp truyền hình các buổi lễ hội tại Ba Lan tới hàng chục triệu khán giả trên toàn thế giới.
Đồng thời tại Quốc Hội Ba Lan, một hội nghị quốc tế có tên là “Giáo Hoàng Của Tự Do” được tổ chức để thảo luận về vai trò của ĐGH Gioan Phaolô II trong việc làm sụp đổ chế độ cộng sản tại Đông Âu. Hội nghị này gồm nhiều nhà sử học, chính trị học và xã hội học.
Khi viết về đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, các ký giả cũng như các sử gia đều nhắc đến phần đóng góp của ĐGH Gioan Phaolô II trong việc làm sụp đổ chế độ cộng sản tại Đông Âu. Nhưng nếu có ai đặt câu hỏi: Đức Cố Giáo Hoàng đã góp phần thế nào trong biến cố chính trị vĩ đại này, thì quả thực, không mấy ai có câu trả lời chính xác và đầy đủ.
Hiện nay, người ta chưa thấy một tác phẩm đặc khảo nào về vấn đề nêu trên. Do vậy, vai trò của ĐGH Gioan Phaolô II trong việc làm sụp đổ chế độ cộng sản vẫn là một đề tài hấp dẫn cho những ai muốn viết luận án về Sử Học hay Chính Trị Học.
Trong khi đi tìm tài liệu về vấn đề này, chúng tôi gặp được bài báo có tựa đề Holy Alliance (Liên Minh Thánh) của tác giả Carl Bernstein, đăng trên tuần báo Time, số xuất bản tại Hoa Kỳ ngày 24 tháng 2 năm 1992, nghĩa là sau khi chế độ cộng sản ở Liên Sô và Đông Âu sụp đổ được 1 năm, tức năm 1991. Chúng tôi dịch bài báo này để cống hiến qúy bạn đọc, nhưng thiết tưởng cũng cần đặt một câu hỏi là liệu các tài liệu lịch sử và sự kiện trong bài báo này có hoàn toàn chính xác không? Chúng tôi không đủ tài liệu trả lời câu hỏi này, chỉ biết Time là một tuần báo có uy tín hàng đầu của Hoa Kỳ. Bài báo rất dài, chúng tôi sẽ trích đăng làm 2 phần. Đây là phần thứ II. Mong qúy độc giả theo dõi.
NHỮNG CHỈ THỊ MẬT
Vào năm 1982, ba tuần lễ trước khi gặp ĐGH Gioan Phaolô II, TT Reagan ký một một chỉ thị mật về an ninh quốc gia mang số NSDD 32. Theo chỉ thị này, TT cho phép áp dụng hàng loạt biện pháp mật từ kinh tế đến ngoại giao nhằm hoá giải nỗ lực của Liên Bang Sô Viết đang thống trị ở Đông Âu. Về phương diện thực tế, thì hoạt động bí mật quan trọng nhất được diễn ra trong nội địa Ba Lan, và mục tiêu chính của chỉ thị NSDD 32 là làm lung lay chính quyền Ba Lan qua các hoạt động như tuyên truyền và trợ giúp Tổ Chức Công Đoàn Đoàn Kết, cổ vũ nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo và quyền của Giáo Hội Công Giáo, áp lực kinh tế và cô lập ngoại giao đối với chế độ cộng sản. Tài liệu trong chỉ thị này cũng nói đến nhu cầu phải bảo vệ các nỗ lực cải cách tự do dân chủ trên khắp đế quốc Liên Sô. Chỉ thị cũng kêu gọi gia tăng tuyên truyền bằng các hoạt động phát thanh bí mật ở Đông Âu. Những biện pháp này, giới chức phụ tá của TT Reagan cũng như các người bất đồng chính kiến ở Đông Âu, tin rằng nó rất hữu hiệu, gạt bỏ được khái niệm cho rằng Sô Viết là bách chiến bách thắng.
Ông Henry Hyde, Dân Biểu của đảng Cộng Hòa, thành viên của Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện trong thời gian 1985 đến 1990 đã lượng định những hoạt động bí mật của chính quyền Reagan, đưa ra nhận xét: “Ở Ba Lan, chúng tôi đã làm tất cả những gì mà chúng tôi đã áp dụng ở các quốc gia khác để lật đổ chế độ cộng sản, đồng thời củng cố sức mạnh cho lực lượng chống đối chế độ ấy. Chúng tôi cung cấp đồ tiếp liệu, trợ giúp kỹ thuật, trợ giúp các tờ báo bí mật, phát thanh, tuyên truyền, tài chánh, trợ giúp tổ chức và cố vấn. Và từ Ba Lan, chúng tôi giúp tổ chức những lực lượng chống đối trong các quốc gia cộng sản khác ở Âu Châu”.
Trong số những người đóng vai trò cố vấn trong vấn đề này có ông Zbigniew Brezinski, sinh trưởng ở Ba Lan, là Cố Vấn An Ninh Cho Tổng Thống Jimmy Carter. Ông tuyên bố: ‘Tôi rất quen biết ông Casey. Ông ta rất uyển chuyển, có đầu óc sáng tạo, không câu nệ hành chánh, cái gì cần làm là phải làm. Để duy trì các nỗ lực bí mật, phải cần tiếp tế, cần hệ thống v.v... và chính vì vậy mà Công Đoàn Đoàn Kết đã không bị nghiền nát”.
Về các tin tình báo quân sự, tin Hoa Kỳ giá trị hơn tin của Vatican, nhưng vấn đề lượng định tình hình chính trị thì tin của Giáo Hội hơn hẳn tin của Hoa Kỳ. Và vấn đề am hiểu dân chúng và liên lạc với lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết thì Giáo Hội có một vị thế không ai so bì được. Đức Hồng Y Silvestrini lúc bấy giờ là Tổng Trưởng Ngoại Giao giải thích: “Tin tức của chúng tôi về Ba Lan rất có cơ sở vì các Đức Giám Mục thường xuyên liên lạc với Tòa Thánh và với Công Đoàn Đoàn Kết. Họ thông báo cho chúng tôi biết ai đang bị bắt, về các hoạt động và nhu cầu của của các nhóm Công Đoàn Đoàn Kết, về thái độ chính quyền cũng như chúng tôi biết các người nằm trong chính quyền nhưng đang phản lại chính quyền Ba Lan”. Tất cả những tin tức đó đều gửi cho TT Reagan hay ông Casey biết.
Một giới chức thân cận với ĐGH nói: Nếu có nghiên cứu tình hình Công Đoàn Đoàn Kết thì qúy ông sẽ thấy Công Đoàn đã đã hành xử một cách rất khôn khéo, không thái quá trong những giờ phút nghiêm trọng vì họ được Giáo Hội hướng dẫn. Vâng, cũng có lúc chúng tôi đã kìm hãm Công Đoàn Đoàn Kết. Nhưng Ba Lan là một trái bom có thể nổ ngay trong trái tim chế độ cộng sản, mà các nước chung quanh là Liên Bang Sô Viết, Tiệp Khắc, Đông Đức. Áp bức quá trái bom sẽ nổ”
CÀ PHÊ CAPUCCINO CỦA ÔNG CASEY.
Trong khi đó, tại Washington một đường giây liên lạc tay ba được phát triển giữa ông Casey, ông Clark và Đức TGM Pio Laghi (về sau là Hồng Y, ghi chú của người dịch). Ông Clark kể lại rằng: “ Mỗi khi có tình hình nghiêm trọng, ông Casey và tôi thường ghé tư thất của TGM Pio Laghi vào sáng sớm để thu thập những nhận định và nghe lời khuyến cáo. Chúng tôi uống cà phê ăn sáng với nhau trong khi bàn luận những việc đang được thi hành ở Ba Lan. Tôi thường xuyên nói chuyện bằng điện thoại với Đức Khâm Sứ vì Ngài luôn luôn liên lạc với ĐGH”.
Còn Đức TGM Pio Laghi nói: “Hai ông ấy thích uống cà phê Capuccino lắm (Đức TGM là người Ý và cà phê Capuccino là của Ý rất nổi tiếng - ghi chú của người dịch) Thỉnh thoảng chúng tôi bàn đến vấn đề Trung Mỹ hay lập trường của Giáo Hội về vấn đề hạn chế sinh sản, nhưng hầu hết các câu chuyện tập trung vào vấn đề Ba Lan.”
Ông Robert McFarlane từng là phụ tá cho ông Clark và ông Casey, sau này là Cố Vấn An Ninh của TT Reagan kể lại: Hầu hết mọi việc ở Ba Lan được thi hành không phải theo con đường của Bộ Ngoại Giáo mà thông qua ông Casey và ông Clark. Tôi biết hai ông ấy gặp gỡ Đức Khâm Sứ Pio Laghi trước khi Đức Khâm Sứ gặp Tổng Thống. Ông Clark không bao giờ nói với tôi về nội dung câu chuyện giữa ông ấy với Đức TGM Pio Laghi.
Đức TGM Pio Laghi đã gặp gỡ TT Reagan ít nhất là 6 lần. Mỗi khi vào Tòa Bạch Ốc để gặp TT hay ông Clark, Đức Khâm Sứ đều đi vào cổng ở phía Tây Nam để tránh các ký giả. Đức TGM Pio Laghi nói: ” Có mối liên hệ thân mật như vậy, nhưng tôi đã không vượt qua lằn mức giới hạn, vai trò chính của tôi là dàn xếp các cuộc gặp gỡ giữa ông đại sứ Walters và Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha biết rõ dân tộc của Ngài. Đây là một tình thế rất phức tạp – làm sao cứ đòi hỏi nhân quyền, tự do tôn giáo và giữ cho Công Đoàn Đoàn Kết tồn tại mà không khiêu khích nhà cầm quyền cộng sản hơn nữa. Tôi vẫn nói với ông Vernon Walters rằng “Hãy nghe Đức Thánh Cha”. Đến nay chúng tôi đã có 2000 năm kinh nghiệm.”
Ông William Casey mặc dầu bị chỉ trích nhiều trong thời gian ông làm Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA), nhưng trong vấn đề Ba Lan, không ai chỉ trích ông. Dân biểu Edward Derwinski, nói được tiếng Ba Lan, một chuyên gia về vấn đề Đông Âu, thường cố vấn cho chính quyền cũng như thường gặp gỡ ông Casey đã phát biểu rằng;: “Cơ bản mà nói, ông ta âm thầm xác tín rằng cộng sản không thể tiếp tục giữ mãi nhiều nơi được, nhất là ở Ba Lan. Ông ta cũng tin rằng hệ thống cộng sản đang đổ vỡ và tất phải sụp đổ bằng cách này hay cách khác – và Ba Lan sẽ là sức mạnh dẫn tới việc đổ vỡ hàng loạt. Ông yêu cầu Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ phải chú tâm vào Đông Âu. Trong khi đó, người bên ngoài không chú ý tới Đông Âu mà lại chú ý đến những câu chuyện gây nhiều tranh cãi, những câu chuyện gây ồn ào như vấn đề Nicaragua và El Salvador”.
Tại Ba Lan, ông Casey tiến hành một loại hoạt vụ cổ điển mà ông đã từng biết. Hoạt vụ đó ông đã áp dụng trong những ngày ông phục vụ ở Văn Phòng Sở Chiến Thuật thời Thế Chiến II, hay trong những năm đầu tiên của ông ở Cơ Quan Tình Báo Trung Ương, và khi các nền dân chủ của Tây Âu mới tái xuất hiện sau Thế Chiến II.
Những viên chức phụ tá cho ông Casey kể rằng chính nhờ các cuộc tiếp xúc của ông Casey mà các đơn vị của đảng Xã Hội Quốc Tế được thành lập nhân danh Công Đoàn Đoàn Kết - giống y như các đảng Dân Chủ Xã Hội ở Tây Âu đã được CIA dùng làm dụng cụ cho chính sách hoa Kỳ trong việc nặn ra các chính phủ chống cộng sau thế chiến II. Bây giờ mục tiêu của ông Casey ở Ba Lan cũng vậy, là thành lập đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, bao gồm giáo hội và đại đa số đảng viên là người Công Giáo trong Công Đoàn Đoàn Kết để làm thành một lực lượng chủ yếu trong thời Ba Lan hậu cộng sản.
Nhờ các cuộc tiếp xúc của ông Casey với các lãnh tụ của đảng Xã Hội Quốc Tế, kể cả các viên chức chính quyền có khuynh hướng xã hội như Pháp, Thụy Điển, mà ông Casey có thể bảo đảm được việc chuyên chở đồ vật giúp cho Ba Lan, có thể qua đường bộ hay đường thủy để vào Ba Lan. Ông Brezinski cho biết: “Đây không phải là vụ tiêu pha số tiền khổng lồ mà là đưa ra một sứ điệp và chống đối: gồm sách, dụng cụ truyền tin, phương tiện tuyên truyền, mực và máy móc in báo”.
TÌM NHÃN HIỆU CÔNG ĐOÀN
Tại hầu hết mọi tỉnh lỵ và thành phố ở Ba Lan, các báo lậu, các bản tin roneo đua nhau xuất hiện, thách đố lại các phương tiện truyền thông do chính phủ kiểm soát. Giáo Hội xuất bản báo riêng. Giấy tờ của Công Đoàn Đoàn Kết được in ấn bằng máy móc do Hoa Kỳ cung cấp, được dán trên các bảng thông cáo của nhà thờ. Rồi có những người bạo gan đem bích chương của công đoàn dán ngay tại các đồn bót cảnh sát, tại các tòa nhà chính phủ, tại lối ra vào đài truyền hình của chính phủ đang do sĩ quan quân đội phụ trách truyền hình.
Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Warsaw trở thành căn cứ chủ yếu của CIA trong thế giới cộng sản và theo nhiều đánh giá, đó là nơi hữu hiệu nhất. Trong khi đó, nghiệp đoàn lao động AFL - CIO là nguồn hỗ trợ lớn nhất của Hoa Kỳ cho Công Đoàn Đoàn Kết, trước khi Ba Lan ban hành quân luật, thì người ta cho rằng cách thức của TT Reagan quá chậm chạp, không đủ để đương đầu với nhà cầm quyền Ba Lan. Tuy nhiên, theo tin tình báo, Chủ Tịch nghiệp đoàn AFL – CIO là ông Lane Kirkland và viên phụ tá là ông Tom Kahn thường xuyên tham khảo ý kiến với ông Poindexter, ông Clark, các viên chức của Bộ Ngoại Giao, và các viên chức Hội Đồng An Ninh Quốc Gia về các vấn đề làm sao và khi nào thì chuyên chở hàng hoá tiếp liệu cho Công Đoàn Đoàn Kết, thành phố nào Công Đoàn Đoàn Kết cần sự trợ giúp về mặt tổ chức và khảo sát xem Công Đoàn Đoàn Kết và nghiệp đoàn AFL-CIO có thể hợp tác với nhau thế nào để chuẩn bị những tài liệu tuyên truyền.
Dân biểu Derwinski nhận xét: “Ông Lane Kirkland xứng đáng được ghi công. Họ không thích nhận công lao ấy nhưng thực ra họ đã sát cánh với chính quyền. Cũng đừng quên là vợ ông Bill Clark và vợ ông Kirkland đều là người Tiệp Khắc. Đây là một vấn đề của những người đồng hội đồng thuyền, không có chuyện chiến đấu mà còn so bì hơn thiệt, cũng không phải là những người chiến đấu cô đơn, hay là những người chỉ biết từ chối nhiệm vụ.
Các giới chức nghiệp đoàn AFL-CIO không biết mức độ trợ giúp bí mật của Mỹ và họ cũng không biết chừng mực chính quyền Hoa Kỳ tín nhiệm vào sự hướng dẫn của Giáo Hội thế nào trong việc đối phó ra sao với nhà cầm quyền Ba Lan và Sô Viết. Ông Casey đã thận trọng không muốn làm mất thanh danh các phong trào nghiệp đoàn ở Mỹ và Âu Châu bằng việc cho họ biết nhiều tin tức về những nỗ lực của chính quyền Mỹ. Và thực vậy, đây không phải là một công tác của riêng CIA mà là hoạt vụ được pha trộn giữa bí mật và công khai, giữa chính sách chung và những liên minh bí mật.
Ông Casey nhận thấy rằng trong nhiều trường hợp, nghiệp đoàn AFL-CIO có nhiều hoạt động tưởng tượng hơn là những hoạt động đích thật là cung cấp trợ giúp về mặt tổ chức cho Công Đoàn Đoàn Kết và chuyển lậu máy móc dụng cụ vào Ba Lan. Theo ông Inman, nguyên Phụ Tá Giám Đốc CIA, ông Casey phải thừa nhận giữa nghiệp đoàn Hoa Kỳ và Công Đoàn Đoàn Kết có mối liên hệ rất tốt đẹp, đến độ CIA cần gì, họ đều được tài trợ hay cung cấp qua đường dây của nghiệp đoàn AFL-CIO. Ông Inman nói thêm “Không phải họ cần tài chánh mà là tổ chức, và hẳn nhiên đó là cách thức trợ giúp tốt hơn so với các hoạt vụ bí mật cổ điển”.
Văn phòng của Công Đoàn Đoàn Kết ở Brussels trở thành ngân hàng hối đoái quốc tế cho các đại diện của Vatican, của các điệp viên CIA, cho đại diện nghiệp đoàn AFL-CIO, cho các đại diện của tổ chức Xã Hội Quốc Tế, cho các vị hoạt động trong quỹ Quốc Gia Yểm Trợ Dân Chủ do quốc hội Hoa Kỳ yểm trợ. Những tổ chức này đều làm việc sát cánh với ông Casey. Đó là nơi để Công Đoàn Đoàn Kết liên lạc với các người ủng hộ mình. Nhiều khi chính công đoàn cũng không biết danh tính người ủng hộ mình là ai. Họ chỉ cần nói ở đâu đang cần những nhà tổ chức, ở đâu đang cần những hàng hoá hay đồ tiếp liệu nào. Các linh mục, các người đưa tin, các nhà tổ chức lao động, các điệp viên tình báo đi ra đi vào Ba Lan để xin trợ giúp, đồng thời cũng mang theo tin tức về tình hình nội bộ trong chính quyền Ba Lan và những lực lượng hoạt động bí mật. Quần áo, thực phẩm, tài chánh đổ vào Ba Lan để trả những món tiền phạt cho các lãnh tụ Công Đoàn Đoàn Kết bị chính quyền đưa ra tòa. Trong nội địa Ba Lan, các linh mục là những người chạy qua chạy lại giữa các nhà thờ, mang tin tức đến cho các lãnh tụ công đoàn đang ẩn trốn.
Vào mùa hè năm 1984, những biện pháp trừng phạt có vẻ làm tổn hại thường dân Ba Lan hơn là người cộng sản, Đức TGM Pio Laghi đã đi Santa Barbara gặp TT Reagan ở tòa Bạch Ốc Miền Tây để thúc giục TT bãi bỏ một số trừng phạt. (Santa Barbara nằm về phiá tây Hoa Kỳ thuộc bang California, nơi có trang trại của gia đình Reagan nên báo chí gọi đây là Tòa Bạch Ốc Miền Tây – ghi chú của người dịch). Chính quyền Reagan nghe theo lời đề nghị của Đức Khâm Sứ về Ba Lan. Nhưng đối với Liên Sô, sau khi tham khảo chặt chẽ với Tòa Thánh, Hoa Kỳ đã không giảm bớt sức ép kinh tế lên Moscow, như từ chối cung cấp kỹ thuật, thực phẩm, trao đổi văn hóa. Sức ép này là giá Liên Sô phải trả cho việc bức bách Ba Lan.
Hầu hết các dụng cụ gửi cho Công Đoàn Đoàn Kết đều bằng tầu thủy và bên ngoài thùng đồ ghi sai nơi gửi là từ Đan Mạch hay Thụy Điển. Các thùng đồ đều gửi đến bến tàu Gdansk hay những bến cảng khác có thành viên Công Đoàn Đoàn Kết làm việc. Theo những quan chức chính quyền Reagan thì chính quyền xã hội của Thụy Điển, và các nghiệp đoàn lao động của Thụy Điển đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hàng hóa đến Ba Lan. Đến bến cảng ở Ba Lan, dụng cụ máy móc được chở đến nơi giao hàng bằng xe vận tải do chính những người có thiện cảm với Công Đoàn Đoàn Kết lái, và họ thường dùng các nhà thờ hay linh mục làm nơi liên lạc giao hay nhận hàng hóa.
“ HOAN HÔ CÔNG ĐOÀN ĐOÀN KẾT”
Dân biểu Derwinski bây giờ (1992) là Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh nhận xét rằng: Chính quyền Hoa Kỳ đã móc nối được với tất cả đường dây chính. Ông nói: “Không chỉ qua các giới chức cao cấp mà còn qua cả các giáo hội địa phương và Giám Mục. Đức Ông Bronislaw Dabrowski, Phụ tá cho Đức Hồng Y Glemp thường đến với chúng tôi và cho biết đang cần cái gì. Ngài đã đến gặp tôi, gặp ông Casey, gặp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và đôi khi gặp ông Walters”.
Đức Hồng Y John Cardinal Krol cai quản Tổng Giáo Phận Philadelphia, có thân phụ là người sinh trưởng ở Ba Lan, là giới chức Giáo Hội Hoa Kỳ rất thân cận với ĐGH Gioan Phaolô II. Đức Hồng Y thường xuyên gặp ông Casey để thảo luận việc trợ giúp Công Đoàn Đoàn Kết và các hoạt động bí mật. Theo tin của CIA và của ông Derwinski thì “Đức Hồng Y Krol rất ăn ý với TT Reagan và là nguồn cung cấp các ý kiến cố vấn”. Theo ông Derwinski. "Đức Hồng Y luôn luôn là người mà ông Casey và ông Clark chạy tới để vấn ý và được coi là người am hiểu tình hình”.
Vào năm 1985 chiến dịch chính quyền Ba Lan đàn áp Công Đoàn Đoàn Kết hoàn toàn bị thất bại. Theo báo cáo của ông Adrian Karatnycky, người giúp nghiệp đoàn lao động AFL-CIO trợ giúp cho Công Đoàn Đoàn Kết, thì có hơn 400 tạp chí bí mật được lưu hành ở Ba Lan, một vài tạp chí có số lưu hành đến 30,000 số. Sách báo được in hàng ngàn ấn bản, thách thức lại quyền lực của chính quyền cộng sản. Những sách có nội dung hài hước châm biếm cũng được xuất bản cho thiếu nhi, nhái lại những chuyện cổ tích hay thần thoại Ba Lan ví dụ Thủ Tướng Jaruzelski được vẽ thành tên côn đồ qủy sứ, cộng sản là con rồng đỏ hung ác, còn ông Lech Walesa được mô tả là một dũng sĩ anh hùng. Trong các hầm ở nhà thờ hay tư gia, hàng triệu người xem các băng video tài liệu bằng máy móc và phim được đưa lậu vào Ba lan.
Với những máy móc truyền thanh do CIA và nghiệp đoàn AFL-CIO cung cấp, Công Đoàn Đoàn Kết đã có thể thường xuyên cắt ngang được chương trình phát thanh của chính phủ và chen vào những lời như: “Hoan Hô Công Đoàn Đoàn Kết hay Hãy Chống Đối”.
Cũng được trang bị với máy phát sóng truyền hình, qua tần số của Giáo Hội Ba Lan, Công Đoàn Đoàn Kết đã có thể cắt ngang chương trình truyền hình của chính phủ, cả về âm thanh lẫn hình ảnh và thay vào đó công đoàn kêu gọi đình công hay biểu tình. Một giới chức của Vatican kể lại: “Có một lần thật không thể tưởng tượng được, là vào lúc nghỉ giải lao giữa hai hiệp của trận đá banh tranh giải vô địch toàn quốc, tiếng còi vừa được thổi lên chấm dứt nửa hiệp thì màn ảnh truyền hình hiện ngay lên một tấm biểu ngữ với chữ “CÔNG ĐOÀN ĐOÀN KẾT MUÔN NĂM” và cuốn băng phát ra âm thanh kêu gọi dân chúng đứng lên chống lại chính phủ. Thật là họ khôn khéo, nếu cảnh đó xảy ra trong lúc đang đá banh thì có lẽ làm mất lòng dân” Và ông Brzezinski đã tóm tắt như sau: “Đây là lần đầu tiên chuyện đàn áp của công an cộng sản đã bị thất bại”.
Một Đức Hồng Y phụ tá thân cận nhất của Đức Giáo Hoàng đã phát biểu: “Không ai ngờ sự sụp đổ của chủ thuyết cộng sản lại có thể xẩy ra nhanh và đúng thời biểu như vậy. Nhưng, ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên, cả Đức Thánh Cha lẫn Tổng Thống đều tự nguyện đưa cơ chế của giáo hội và quốc gia Hoa Kỳ ra để đạt được mục tiêu như thế. Và kể từ ngày đó, mục tiêu là phải xảy ra như vậy ở Ba Lan.”
Thế rồi chính quyền Sô Viết và cộng sản Ba Lan, cứ hết bước này đến bước khác đành chịu nhượng bộ trước áp lực luân lý, kinh tế và chính trị do Đức Giáo Hoàng và Tổng Thống áp đặt. Các nhà tù trở nên trống rỗng, phiên tòa xử ông Walesa về tội vu khống giới chức chính quyền nhà nước bị huỷ bỏ, Đảng Cộng Sản Ba Lan dần dần tan vỡ, kinh tế quốc gia sụp đổ, trong đám mây mù của các cuộc đình công biểu tình và trừng phạt. Vào ngày 19 tháng 2 năm 1987, sau khi Warsaw cam kết mở cuộc đối thoại với giáo hội, Tổng Thống Reagan bãi bỏ lệnh trừng phạt. Bốn tháng sau Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được hàng triệu đồng bào hoan hô nghênh đón khi ngài du hành khắp Ba Lan đòi hỏi nhân quyền và ca ngợi Công Đoàn Đoàn Kết. Đến tháng 7 năm 1988, Tổng Bí Thư Gorbachev viếng thăm Warsaw. Ông đưa ra tín hiệu cho biết Moscow thừa nhận chính quyền Ba Lan không thể cai trị được, nếu không có sự hợp tác của Công Đoàn Đoàn Kết. Vào ngày 5 tháng Tư năm 1989 hai bên (Cộng sản và Giáo Hội Công Giáo Ba Lan) ký thỏa ước hợp thức hóa Công Đoàn Đoàn Kết, và vào tháng 6 mở cuộc tuyển cử dân biểu vào quốc hội. Đến tháng 12 năm 1990, tức tròn chín năm, sau khi bị bắt và công đoàn bị cấm hoạt động, ông Lech Walesa đã trở thành Tổng Thống Ba Lan. (Hết)
Nguyễn Long Thao (dịch)
LTS: Từ ngày 2/6 đến 10/6/2009, dân chúng và chính quyền Ba Lan long trọng tổ chức lễ hội kỷ niệm 20 năm chế độ cộng sản sụp đổ và 30 năm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trở về thăm quê hương.
Đài truyền hình CNN dành một chương trình đặc biệt tên là "The New Poland" (Nước Ba Lan Mới) trực tiếp truyền hình các buổi lễ hội tại Ba Lan tới hàng chục triệu khán giả trên toàn thế giới.
Đồng thời tại Quốc Hội Ba Lan, một hội nghị quốc tế có tên là “Giáo Hoàng Của Tự Do” được tổ chức để thảo luận về vai trò của ĐGH Gioan Phaolô II trong việc làm sụp đổ chế độ cộng sản tại Đông Âu. Hội nghị này gồm nhiều nhà sử học, chính trị học và xã hội học.
Khi viết về đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, các ký giả cũng như các sử gia đều nhắc đến phần đóng góp của ĐGH Gioan Phaolô II trong việc làm sụp đổ chế độ cộng sản tại Đông Âu. Nhưng nếu có ai đặt câu hỏi: Đức Cố Giáo Hoàng đã góp phần thế nào trong biến cố chính trị vĩ đại này, thì quả thực, không mấy ai có câu trả lời chính xác và đầy đủ.
Hiện nay, người ta chưa thấy một tác phẩm đặc khảo nào về vấn đề nêu trên. Do vậy, vai trò của ĐGH Gioan Phaolô II trong việc làm sụp đổ chế độ cộng sản vẫn là một đề tài hấp dẫn cho những ai muốn viết luận án về Sử Học hay Chính Trị Học.
Trong khi đi tìm tài liệu về vấn đề này, chúng tôi gặp được bài báo có tựa đề Holy Alliance (Liên Minh Thánh) của tác giả Carl Bernstein, đăng trên tuần báo Time, số xuất bản tại Hoa Kỳ ngày 24 tháng 2 năm 1992, nghĩa là sau khi chế độ cộng sản ở Liên Sô và Đông Âu sụp đổ được 1 năm, tức năm 1991. Chúng tôi dịch bài báo này để cống hiến qúy bạn đọc, nhưng thiết tưởng cũng cần đặt một câu hỏi là liệu các tài liệu lịch sử và sự kiện trong bài báo này có hoàn toàn chính xác không? Chúng tôi không đủ tài liệu trả lời câu hỏi này, chỉ biết Time là một tuần báo có uy tín hàng đầu của Hoa Kỳ. Bài báo rất dài, chúng tôi sẽ trích đăng làm 2 phần. Đây là phần thứ II. Mong qúy độc giả theo dõi.
NHỮNG CHỈ THỊ MẬT
Vào năm 1982, ba tuần lễ trước khi gặp ĐGH Gioan Phaolô II, TT Reagan ký một một chỉ thị mật về an ninh quốc gia mang số NSDD 32. Theo chỉ thị này, TT cho phép áp dụng hàng loạt biện pháp mật từ kinh tế đến ngoại giao nhằm hoá giải nỗ lực của Liên Bang Sô Viết đang thống trị ở Đông Âu. Về phương diện thực tế, thì hoạt động bí mật quan trọng nhất được diễn ra trong nội địa Ba Lan, và mục tiêu chính của chỉ thị NSDD 32 là làm lung lay chính quyền Ba Lan qua các hoạt động như tuyên truyền và trợ giúp Tổ Chức Công Đoàn Đoàn Kết, cổ vũ nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo và quyền của Giáo Hội Công Giáo, áp lực kinh tế và cô lập ngoại giao đối với chế độ cộng sản. Tài liệu trong chỉ thị này cũng nói đến nhu cầu phải bảo vệ các nỗ lực cải cách tự do dân chủ trên khắp đế quốc Liên Sô. Chỉ thị cũng kêu gọi gia tăng tuyên truyền bằng các hoạt động phát thanh bí mật ở Đông Âu. Những biện pháp này, giới chức phụ tá của TT Reagan cũng như các người bất đồng chính kiến ở Đông Âu, tin rằng nó rất hữu hiệu, gạt bỏ được khái niệm cho rằng Sô Viết là bách chiến bách thắng.
Ông Henry Hyde, Dân Biểu của đảng Cộng Hòa, thành viên của Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện trong thời gian 1985 đến 1990 đã lượng định những hoạt động bí mật của chính quyền Reagan, đưa ra nhận xét: “Ở Ba Lan, chúng tôi đã làm tất cả những gì mà chúng tôi đã áp dụng ở các quốc gia khác để lật đổ chế độ cộng sản, đồng thời củng cố sức mạnh cho lực lượng chống đối chế độ ấy. Chúng tôi cung cấp đồ tiếp liệu, trợ giúp kỹ thuật, trợ giúp các tờ báo bí mật, phát thanh, tuyên truyền, tài chánh, trợ giúp tổ chức và cố vấn. Và từ Ba Lan, chúng tôi giúp tổ chức những lực lượng chống đối trong các quốc gia cộng sản khác ở Âu Châu”.
Trong số những người đóng vai trò cố vấn trong vấn đề này có ông Zbigniew Brezinski, sinh trưởng ở Ba Lan, là Cố Vấn An Ninh Cho Tổng Thống Jimmy Carter. Ông tuyên bố: ‘Tôi rất quen biết ông Casey. Ông ta rất uyển chuyển, có đầu óc sáng tạo, không câu nệ hành chánh, cái gì cần làm là phải làm. Để duy trì các nỗ lực bí mật, phải cần tiếp tế, cần hệ thống v.v... và chính vì vậy mà Công Đoàn Đoàn Kết đã không bị nghiền nát”.
Về các tin tình báo quân sự, tin Hoa Kỳ giá trị hơn tin của Vatican, nhưng vấn đề lượng định tình hình chính trị thì tin của Giáo Hội hơn hẳn tin của Hoa Kỳ. Và vấn đề am hiểu dân chúng và liên lạc với lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết thì Giáo Hội có một vị thế không ai so bì được. Đức Hồng Y Silvestrini lúc bấy giờ là Tổng Trưởng Ngoại Giao giải thích: “Tin tức của chúng tôi về Ba Lan rất có cơ sở vì các Đức Giám Mục thường xuyên liên lạc với Tòa Thánh và với Công Đoàn Đoàn Kết. Họ thông báo cho chúng tôi biết ai đang bị bắt, về các hoạt động và nhu cầu của của các nhóm Công Đoàn Đoàn Kết, về thái độ chính quyền cũng như chúng tôi biết các người nằm trong chính quyền nhưng đang phản lại chính quyền Ba Lan”. Tất cả những tin tức đó đều gửi cho TT Reagan hay ông Casey biết.
Một giới chức thân cận với ĐGH nói: Nếu có nghiên cứu tình hình Công Đoàn Đoàn Kết thì qúy ông sẽ thấy Công Đoàn đã đã hành xử một cách rất khôn khéo, không thái quá trong những giờ phút nghiêm trọng vì họ được Giáo Hội hướng dẫn. Vâng, cũng có lúc chúng tôi đã kìm hãm Công Đoàn Đoàn Kết. Nhưng Ba Lan là một trái bom có thể nổ ngay trong trái tim chế độ cộng sản, mà các nước chung quanh là Liên Bang Sô Viết, Tiệp Khắc, Đông Đức. Áp bức quá trái bom sẽ nổ”
CÀ PHÊ CAPUCCINO CỦA ÔNG CASEY.
Trong khi đó, tại Washington một đường giây liên lạc tay ba được phát triển giữa ông Casey, ông Clark và Đức TGM Pio Laghi (về sau là Hồng Y, ghi chú của người dịch). Ông Clark kể lại rằng: “ Mỗi khi có tình hình nghiêm trọng, ông Casey và tôi thường ghé tư thất của TGM Pio Laghi vào sáng sớm để thu thập những nhận định và nghe lời khuyến cáo. Chúng tôi uống cà phê ăn sáng với nhau trong khi bàn luận những việc đang được thi hành ở Ba Lan. Tôi thường xuyên nói chuyện bằng điện thoại với Đức Khâm Sứ vì Ngài luôn luôn liên lạc với ĐGH”.
Còn Đức TGM Pio Laghi nói: “Hai ông ấy thích uống cà phê Capuccino lắm (Đức TGM là người Ý và cà phê Capuccino là của Ý rất nổi tiếng - ghi chú của người dịch) Thỉnh thoảng chúng tôi bàn đến vấn đề Trung Mỹ hay lập trường của Giáo Hội về vấn đề hạn chế sinh sản, nhưng hầu hết các câu chuyện tập trung vào vấn đề Ba Lan.”
Ông Robert McFarlane từng là phụ tá cho ông Clark và ông Casey, sau này là Cố Vấn An Ninh của TT Reagan kể lại: Hầu hết mọi việc ở Ba Lan được thi hành không phải theo con đường của Bộ Ngoại Giáo mà thông qua ông Casey và ông Clark. Tôi biết hai ông ấy gặp gỡ Đức Khâm Sứ Pio Laghi trước khi Đức Khâm Sứ gặp Tổng Thống. Ông Clark không bao giờ nói với tôi về nội dung câu chuyện giữa ông ấy với Đức TGM Pio Laghi.
Đức TGM Pio Laghi đã gặp gỡ TT Reagan ít nhất là 6 lần. Mỗi khi vào Tòa Bạch Ốc để gặp TT hay ông Clark, Đức Khâm Sứ đều đi vào cổng ở phía Tây Nam để tránh các ký giả. Đức TGM Pio Laghi nói: ” Có mối liên hệ thân mật như vậy, nhưng tôi đã không vượt qua lằn mức giới hạn, vai trò chính của tôi là dàn xếp các cuộc gặp gỡ giữa ông đại sứ Walters và Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha biết rõ dân tộc của Ngài. Đây là một tình thế rất phức tạp – làm sao cứ đòi hỏi nhân quyền, tự do tôn giáo và giữ cho Công Đoàn Đoàn Kết tồn tại mà không khiêu khích nhà cầm quyền cộng sản hơn nữa. Tôi vẫn nói với ông Vernon Walters rằng “Hãy nghe Đức Thánh Cha”. Đến nay chúng tôi đã có 2000 năm kinh nghiệm.”
Ông William Casey mặc dầu bị chỉ trích nhiều trong thời gian ông làm Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA), nhưng trong vấn đề Ba Lan, không ai chỉ trích ông. Dân biểu Edward Derwinski, nói được tiếng Ba Lan, một chuyên gia về vấn đề Đông Âu, thường cố vấn cho chính quyền cũng như thường gặp gỡ ông Casey đã phát biểu rằng;: “Cơ bản mà nói, ông ta âm thầm xác tín rằng cộng sản không thể tiếp tục giữ mãi nhiều nơi được, nhất là ở Ba Lan. Ông ta cũng tin rằng hệ thống cộng sản đang đổ vỡ và tất phải sụp đổ bằng cách này hay cách khác – và Ba Lan sẽ là sức mạnh dẫn tới việc đổ vỡ hàng loạt. Ông yêu cầu Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ phải chú tâm vào Đông Âu. Trong khi đó, người bên ngoài không chú ý tới Đông Âu mà lại chú ý đến những câu chuyện gây nhiều tranh cãi, những câu chuyện gây ồn ào như vấn đề Nicaragua và El Salvador”.
Tại Ba Lan, ông Casey tiến hành một loại hoạt vụ cổ điển mà ông đã từng biết. Hoạt vụ đó ông đã áp dụng trong những ngày ông phục vụ ở Văn Phòng Sở Chiến Thuật thời Thế Chiến II, hay trong những năm đầu tiên của ông ở Cơ Quan Tình Báo Trung Ương, và khi các nền dân chủ của Tây Âu mới tái xuất hiện sau Thế Chiến II.
Những viên chức phụ tá cho ông Casey kể rằng chính nhờ các cuộc tiếp xúc của ông Casey mà các đơn vị của đảng Xã Hội Quốc Tế được thành lập nhân danh Công Đoàn Đoàn Kết - giống y như các đảng Dân Chủ Xã Hội ở Tây Âu đã được CIA dùng làm dụng cụ cho chính sách hoa Kỳ trong việc nặn ra các chính phủ chống cộng sau thế chiến II. Bây giờ mục tiêu của ông Casey ở Ba Lan cũng vậy, là thành lập đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, bao gồm giáo hội và đại đa số đảng viên là người Công Giáo trong Công Đoàn Đoàn Kết để làm thành một lực lượng chủ yếu trong thời Ba Lan hậu cộng sản.
Nhờ các cuộc tiếp xúc của ông Casey với các lãnh tụ của đảng Xã Hội Quốc Tế, kể cả các viên chức chính quyền có khuynh hướng xã hội như Pháp, Thụy Điển, mà ông Casey có thể bảo đảm được việc chuyên chở đồ vật giúp cho Ba Lan, có thể qua đường bộ hay đường thủy để vào Ba Lan. Ông Brezinski cho biết: “Đây không phải là vụ tiêu pha số tiền khổng lồ mà là đưa ra một sứ điệp và chống đối: gồm sách, dụng cụ truyền tin, phương tiện tuyên truyền, mực và máy móc in báo”.
TÌM NHÃN HIỆU CÔNG ĐOÀN
Tại hầu hết mọi tỉnh lỵ và thành phố ở Ba Lan, các báo lậu, các bản tin roneo đua nhau xuất hiện, thách đố lại các phương tiện truyền thông do chính phủ kiểm soát. Giáo Hội xuất bản báo riêng. Giấy tờ của Công Đoàn Đoàn Kết được in ấn bằng máy móc do Hoa Kỳ cung cấp, được dán trên các bảng thông cáo của nhà thờ. Rồi có những người bạo gan đem bích chương của công đoàn dán ngay tại các đồn bót cảnh sát, tại các tòa nhà chính phủ, tại lối ra vào đài truyền hình của chính phủ đang do sĩ quan quân đội phụ trách truyền hình.
Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Warsaw trở thành căn cứ chủ yếu của CIA trong thế giới cộng sản và theo nhiều đánh giá, đó là nơi hữu hiệu nhất. Trong khi đó, nghiệp đoàn lao động AFL - CIO là nguồn hỗ trợ lớn nhất của Hoa Kỳ cho Công Đoàn Đoàn Kết, trước khi Ba Lan ban hành quân luật, thì người ta cho rằng cách thức của TT Reagan quá chậm chạp, không đủ để đương đầu với nhà cầm quyền Ba Lan. Tuy nhiên, theo tin tình báo, Chủ Tịch nghiệp đoàn AFL – CIO là ông Lane Kirkland và viên phụ tá là ông Tom Kahn thường xuyên tham khảo ý kiến với ông Poindexter, ông Clark, các viên chức của Bộ Ngoại Giao, và các viên chức Hội Đồng An Ninh Quốc Gia về các vấn đề làm sao và khi nào thì chuyên chở hàng hoá tiếp liệu cho Công Đoàn Đoàn Kết, thành phố nào Công Đoàn Đoàn Kết cần sự trợ giúp về mặt tổ chức và khảo sát xem Công Đoàn Đoàn Kết và nghiệp đoàn AFL-CIO có thể hợp tác với nhau thế nào để chuẩn bị những tài liệu tuyên truyền.
Dân biểu Derwinski nhận xét: “Ông Lane Kirkland xứng đáng được ghi công. Họ không thích nhận công lao ấy nhưng thực ra họ đã sát cánh với chính quyền. Cũng đừng quên là vợ ông Bill Clark và vợ ông Kirkland đều là người Tiệp Khắc. Đây là một vấn đề của những người đồng hội đồng thuyền, không có chuyện chiến đấu mà còn so bì hơn thiệt, cũng không phải là những người chiến đấu cô đơn, hay là những người chỉ biết từ chối nhiệm vụ.
Các giới chức nghiệp đoàn AFL-CIO không biết mức độ trợ giúp bí mật của Mỹ và họ cũng không biết chừng mực chính quyền Hoa Kỳ tín nhiệm vào sự hướng dẫn của Giáo Hội thế nào trong việc đối phó ra sao với nhà cầm quyền Ba Lan và Sô Viết. Ông Casey đã thận trọng không muốn làm mất thanh danh các phong trào nghiệp đoàn ở Mỹ và Âu Châu bằng việc cho họ biết nhiều tin tức về những nỗ lực của chính quyền Mỹ. Và thực vậy, đây không phải là một công tác của riêng CIA mà là hoạt vụ được pha trộn giữa bí mật và công khai, giữa chính sách chung và những liên minh bí mật.
Ông Casey nhận thấy rằng trong nhiều trường hợp, nghiệp đoàn AFL-CIO có nhiều hoạt động tưởng tượng hơn là những hoạt động đích thật là cung cấp trợ giúp về mặt tổ chức cho Công Đoàn Đoàn Kết và chuyển lậu máy móc dụng cụ vào Ba Lan. Theo ông Inman, nguyên Phụ Tá Giám Đốc CIA, ông Casey phải thừa nhận giữa nghiệp đoàn Hoa Kỳ và Công Đoàn Đoàn Kết có mối liên hệ rất tốt đẹp, đến độ CIA cần gì, họ đều được tài trợ hay cung cấp qua đường dây của nghiệp đoàn AFL-CIO. Ông Inman nói thêm “Không phải họ cần tài chánh mà là tổ chức, và hẳn nhiên đó là cách thức trợ giúp tốt hơn so với các hoạt vụ bí mật cổ điển”.
Văn phòng của Công Đoàn Đoàn Kết ở Brussels trở thành ngân hàng hối đoái quốc tế cho các đại diện của Vatican, của các điệp viên CIA, cho đại diện nghiệp đoàn AFL-CIO, cho các đại diện của tổ chức Xã Hội Quốc Tế, cho các vị hoạt động trong quỹ Quốc Gia Yểm Trợ Dân Chủ do quốc hội Hoa Kỳ yểm trợ. Những tổ chức này đều làm việc sát cánh với ông Casey. Đó là nơi để Công Đoàn Đoàn Kết liên lạc với các người ủng hộ mình. Nhiều khi chính công đoàn cũng không biết danh tính người ủng hộ mình là ai. Họ chỉ cần nói ở đâu đang cần những nhà tổ chức, ở đâu đang cần những hàng hoá hay đồ tiếp liệu nào. Các linh mục, các người đưa tin, các nhà tổ chức lao động, các điệp viên tình báo đi ra đi vào Ba Lan để xin trợ giúp, đồng thời cũng mang theo tin tức về tình hình nội bộ trong chính quyền Ba Lan và những lực lượng hoạt động bí mật. Quần áo, thực phẩm, tài chánh đổ vào Ba Lan để trả những món tiền phạt cho các lãnh tụ Công Đoàn Đoàn Kết bị chính quyền đưa ra tòa. Trong nội địa Ba Lan, các linh mục là những người chạy qua chạy lại giữa các nhà thờ, mang tin tức đến cho các lãnh tụ công đoàn đang ẩn trốn.
Vào mùa hè năm 1984, những biện pháp trừng phạt có vẻ làm tổn hại thường dân Ba Lan hơn là người cộng sản, Đức TGM Pio Laghi đã đi Santa Barbara gặp TT Reagan ở tòa Bạch Ốc Miền Tây để thúc giục TT bãi bỏ một số trừng phạt. (Santa Barbara nằm về phiá tây Hoa Kỳ thuộc bang California, nơi có trang trại của gia đình Reagan nên báo chí gọi đây là Tòa Bạch Ốc Miền Tây – ghi chú của người dịch). Chính quyền Reagan nghe theo lời đề nghị của Đức Khâm Sứ về Ba Lan. Nhưng đối với Liên Sô, sau khi tham khảo chặt chẽ với Tòa Thánh, Hoa Kỳ đã không giảm bớt sức ép kinh tế lên Moscow, như từ chối cung cấp kỹ thuật, thực phẩm, trao đổi văn hóa. Sức ép này là giá Liên Sô phải trả cho việc bức bách Ba Lan.
Hầu hết các dụng cụ gửi cho Công Đoàn Đoàn Kết đều bằng tầu thủy và bên ngoài thùng đồ ghi sai nơi gửi là từ Đan Mạch hay Thụy Điển. Các thùng đồ đều gửi đến bến tàu Gdansk hay những bến cảng khác có thành viên Công Đoàn Đoàn Kết làm việc. Theo những quan chức chính quyền Reagan thì chính quyền xã hội của Thụy Điển, và các nghiệp đoàn lao động của Thụy Điển đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hàng hóa đến Ba Lan. Đến bến cảng ở Ba Lan, dụng cụ máy móc được chở đến nơi giao hàng bằng xe vận tải do chính những người có thiện cảm với Công Đoàn Đoàn Kết lái, và họ thường dùng các nhà thờ hay linh mục làm nơi liên lạc giao hay nhận hàng hóa.
“ HOAN HÔ CÔNG ĐOÀN ĐOÀN KẾT”
Dân biểu Derwinski bây giờ (1992) là Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh nhận xét rằng: Chính quyền Hoa Kỳ đã móc nối được với tất cả đường dây chính. Ông nói: “Không chỉ qua các giới chức cao cấp mà còn qua cả các giáo hội địa phương và Giám Mục. Đức Ông Bronislaw Dabrowski, Phụ tá cho Đức Hồng Y Glemp thường đến với chúng tôi và cho biết đang cần cái gì. Ngài đã đến gặp tôi, gặp ông Casey, gặp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và đôi khi gặp ông Walters”.
Đức Hồng Y John Cardinal Krol cai quản Tổng Giáo Phận Philadelphia, có thân phụ là người sinh trưởng ở Ba Lan, là giới chức Giáo Hội Hoa Kỳ rất thân cận với ĐGH Gioan Phaolô II. Đức Hồng Y thường xuyên gặp ông Casey để thảo luận việc trợ giúp Công Đoàn Đoàn Kết và các hoạt động bí mật. Theo tin của CIA và của ông Derwinski thì “Đức Hồng Y Krol rất ăn ý với TT Reagan và là nguồn cung cấp các ý kiến cố vấn”. Theo ông Derwinski. "Đức Hồng Y luôn luôn là người mà ông Casey và ông Clark chạy tới để vấn ý và được coi là người am hiểu tình hình”.
Vào năm 1985 chiến dịch chính quyền Ba Lan đàn áp Công Đoàn Đoàn Kết hoàn toàn bị thất bại. Theo báo cáo của ông Adrian Karatnycky, người giúp nghiệp đoàn lao động AFL-CIO trợ giúp cho Công Đoàn Đoàn Kết, thì có hơn 400 tạp chí bí mật được lưu hành ở Ba Lan, một vài tạp chí có số lưu hành đến 30,000 số. Sách báo được in hàng ngàn ấn bản, thách thức lại quyền lực của chính quyền cộng sản. Những sách có nội dung hài hước châm biếm cũng được xuất bản cho thiếu nhi, nhái lại những chuyện cổ tích hay thần thoại Ba Lan ví dụ Thủ Tướng Jaruzelski được vẽ thành tên côn đồ qủy sứ, cộng sản là con rồng đỏ hung ác, còn ông Lech Walesa được mô tả là một dũng sĩ anh hùng. Trong các hầm ở nhà thờ hay tư gia, hàng triệu người xem các băng video tài liệu bằng máy móc và phim được đưa lậu vào Ba lan.
Với những máy móc truyền thanh do CIA và nghiệp đoàn AFL-CIO cung cấp, Công Đoàn Đoàn Kết đã có thể thường xuyên cắt ngang được chương trình phát thanh của chính phủ và chen vào những lời như: “Hoan Hô Công Đoàn Đoàn Kết hay Hãy Chống Đối”.
Cũng được trang bị với máy phát sóng truyền hình, qua tần số của Giáo Hội Ba Lan, Công Đoàn Đoàn Kết đã có thể cắt ngang chương trình truyền hình của chính phủ, cả về âm thanh lẫn hình ảnh và thay vào đó công đoàn kêu gọi đình công hay biểu tình. Một giới chức của Vatican kể lại: “Có một lần thật không thể tưởng tượng được, là vào lúc nghỉ giải lao giữa hai hiệp của trận đá banh tranh giải vô địch toàn quốc, tiếng còi vừa được thổi lên chấm dứt nửa hiệp thì màn ảnh truyền hình hiện ngay lên một tấm biểu ngữ với chữ “CÔNG ĐOÀN ĐOÀN KẾT MUÔN NĂM” và cuốn băng phát ra âm thanh kêu gọi dân chúng đứng lên chống lại chính phủ. Thật là họ khôn khéo, nếu cảnh đó xảy ra trong lúc đang đá banh thì có lẽ làm mất lòng dân” Và ông Brzezinski đã tóm tắt như sau: “Đây là lần đầu tiên chuyện đàn áp của công an cộng sản đã bị thất bại”.
Một Đức Hồng Y phụ tá thân cận nhất của Đức Giáo Hoàng đã phát biểu: “Không ai ngờ sự sụp đổ của chủ thuyết cộng sản lại có thể xẩy ra nhanh và đúng thời biểu như vậy. Nhưng, ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên, cả Đức Thánh Cha lẫn Tổng Thống đều tự nguyện đưa cơ chế của giáo hội và quốc gia Hoa Kỳ ra để đạt được mục tiêu như thế. Và kể từ ngày đó, mục tiêu là phải xảy ra như vậy ở Ba Lan.”
Thế rồi chính quyền Sô Viết và cộng sản Ba Lan, cứ hết bước này đến bước khác đành chịu nhượng bộ trước áp lực luân lý, kinh tế và chính trị do Đức Giáo Hoàng và Tổng Thống áp đặt. Các nhà tù trở nên trống rỗng, phiên tòa xử ông Walesa về tội vu khống giới chức chính quyền nhà nước bị huỷ bỏ, Đảng Cộng Sản Ba Lan dần dần tan vỡ, kinh tế quốc gia sụp đổ, trong đám mây mù của các cuộc đình công biểu tình và trừng phạt. Vào ngày 19 tháng 2 năm 1987, sau khi Warsaw cam kết mở cuộc đối thoại với giáo hội, Tổng Thống Reagan bãi bỏ lệnh trừng phạt. Bốn tháng sau Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được hàng triệu đồng bào hoan hô nghênh đón khi ngài du hành khắp Ba Lan đòi hỏi nhân quyền và ca ngợi Công Đoàn Đoàn Kết. Đến tháng 7 năm 1988, Tổng Bí Thư Gorbachev viếng thăm Warsaw. Ông đưa ra tín hiệu cho biết Moscow thừa nhận chính quyền Ba Lan không thể cai trị được, nếu không có sự hợp tác của Công Đoàn Đoàn Kết. Vào ngày 5 tháng Tư năm 1989 hai bên (Cộng sản và Giáo Hội Công Giáo Ba Lan) ký thỏa ước hợp thức hóa Công Đoàn Đoàn Kết, và vào tháng 6 mở cuộc tuyển cử dân biểu vào quốc hội. Đến tháng 12 năm 1990, tức tròn chín năm, sau khi bị bắt và công đoàn bị cấm hoạt động, ông Lech Walesa đã trở thành Tổng Thống Ba Lan. (Hết)
Nguyễn Long Thao (dịch)
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Thư Mời Tham Dự Hành Hương - Thủ Đô Washington D.C.
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
05:23 05/06/2009
Thư Mời Tham Dự Hành Hương - Thủ Đô Washington D.C.
Ngày 4.6.2009
Kính thưa quý Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ và quý ông bà anh chị em,
Chúng tôi trân trọng kính mời quý vị về Thủ Đô Washington D.C. tham dự cuộc Hành Hương Đức Mẹ La Vang lần thứ II, tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, do Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức, từ ngày 18,19 và 20 tháng 6, 2009. Trưởng Ban Tổ Chức là LM. Nguyễn Đức Vượng, OP; Phó Ban là Giáo Sư Bùi Hữu Thư, với sự hỗ trợ của nhiều Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ, Giáo Dân và Hội Đoàn từ các nơi.
Chúng ta hân hạnh đón tiếp Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Costa Rica: Tổng Giám Mục Pierre Nguyễn Văn Tốt; đại diện Hàng Giáo Phẩm Hoa Kỳ; cùng quý Đức Ông, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ và giáo dân khắp nơi quy tụ về. Liên Đoàn chân thành cám ơn Đức Sứ Thần Tòa Thánh, LM Nguyễn Khắc Hy, SS, Giáo Sư Đại Học Giáo Hoàng St. Mary ở Baltimore, LM Trần Công Nghị, Giám Đốc VietCatholic, LM. Vũ Thế Toàn, SJ, LM Hoàng Tất Thắng, LM Nguyễn Thanh Bình, DCCT, Soeur Phương Nhi, OP, sẽ hướng dẫn các buổi Hội Thảo và Chia Sẻ những kinh nghiệm cho các Giới Phụ Huynh, Giới Trẻ và các em, được kín múc từ cuộc đời và các thư từ của Thánh Phaolô, vị Đại Tông Đồ Truyền Giáo của Giáo Hội.
Ban Tổ Chức xin mời quý vị về Thủ Đô Washington sớm hơn, nếu có thể được, để tham dự các cuộc Du Ngoạn, thăm viếng cảnh quan bằng xe bus. Vào ngày Thứ Ba, 16 tháng 6,09 đi thăm Hang Động Luray Cavern, cách thủ đô 2 giờ lái xe. Ngày Thứ Tư, 17 tháng 6, 09 đi thăm viếng Tòa Bạch Ốc, Pentagon, Tháp Bút Chì.
Chúng tôi cũng mời quý vị ủng hộ Chương Trình Dạ Tiệc cùng với Đức Sứ Thần Tòa Thánh, và các Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ và giáo dân của Liên Đoàn vào chiều ngày thứ Sáu, 19 tháng 6, 2009 được tổ chức tại Nhà Hàng Thần Tài. Sẽ có những chương trình văn nghệ bỏ túi cực kỳ hấp dẫn và vui nhộn, với hai MC: LM. Nguyễn Đức Vượng và LM. Đồng Minh Quang. Thêm vào đó là các Chương Trình Xổ Số có thưởng tại chỗ; kỷ vật được đấu giá, để giúp tài trợ cho những chương trình hoạt động phục vụ của Liên Đoàn. Xin vui lòng ghi danh sớm bao có thể, vì chỗ ngồi có giới hạn.
Mong được gặp tất cả quý vị trong những ngày Hành Hương 'Cùng Thánh Phaolô, chúng ta về Bên Mẹ La Vang, kể chuyện Chúa Jêsu'.
Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cử tri Pháp bầu nghị viện Âu Châu
Hà Minh Thảo
01:34 05/06/2009
CỬ TRI PHÁP BẦU NGHỊ VIỆN ÂU CHÂU
Sắc lịnh số 2009-456 ngày 23.04.2009 mời gọi cử tri Pháp tham gia tuyển cử dân biểu Âu châu vào ngày 07.06.2009. Nhưng tại các lãnh thổ hải ngoại của Pháp (Saint-Pierre-et-Miquelon, Saint-Martin, Saint-Barthélemy, Guadeloupe, Martinique, Guyane và Polynésie Pháp), cuộc tuyển cử sẽ được tổ chức vào ngày 06.06.2009 để có thể cùng dự đoán kết quả toàn quốc vào lúc 20 giờ (giờ Paris) ngày 07.06.2009. Kết quả chính thức chỉ biết lúc 12 giờ ngày 08.06.2009.
I. CHUẨN BỊ.
A. Qui định về cử tri và ứng cử viên.
Luật bầu cử Pháp quốc qui định để trở thành cử tri, người công dân phải trọn 18 tuổi và làm thủ tục ghi danh pháp định. Khoảng 43 triệu cử tri đã ghi danh cho cuộc bầu cử năm nay 2009.
Muốn trở thành ứng cử viên, công dân phải trọn 23 tuổi và không bị tước quyền ứng cử bởi các cơ quan Tư pháp.
Ngoài ra, các liên danh ứng cử tại Pháp phải được thiết lập xen kẻ một nam ứng cử viên với một nữ ứng cử viên (Luật 06.06.2000).
B. Số dân biểu Pháp quốc gởi đến Nghị viện Âu châu.
Số dân biểu Âu châu xuất nhiệm 2004-2009 là 78.
Trong cuộc tuyển cử 2009 này, nước Pháp sẽ chỉ gởi 72 dân biểu tham gia Nghị viện Âu châu nhiệm kỳ ngũ niên 2009-2014. Đó là theo qui định hiện thời của Thỏa hiệp Nice ký ngày 26.02.2001, khi đó, Liên hiệp Âu châu chỉ có 15 quốc gia thành viên. Trong nhiệm kỳ này, nếu Thỏa hiệp Lisbonne được 27 quốc gia Liên hiệp Âu châu phê chuẩn thì Pháp quốc sẽ phải bầu cử để chọn và gởi đến Nghị viện thêm 2 dân biểu nữa.
Tại sao có sự kiện đó ?
Nhận thấy Thỏa hiệp Nice không thể áp dụng được cho một Liên hiệp Âu châu mở rộng đến 30 nước, nên trong phiên họp thượng đỉnh tại Rôma ngày 29.12.2004, lãnh đạo các quốc gia thành viên Liên hiệp đã ký Thỏa hiệp Rôma II dự trù tiến hành việc soạn thảo một Hiến Pháp cho Liên hiệp Âu châu dự trù có thể có hiệu lực vào ngày 01.10.2006. Nhưng, như sự việc đã xảy ra như ý muốn, trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 29.05.2005: 54,67% số phiếu hợp lệ đã trả lời ‘Non’ (Không) chấp nhận bản Hiến Pháp này (69,37% cử tri đã tham gia cuộc trưng cầu dân ý này). Ba hôm sau, ngày 01.06.2005, 61,60% cử tri Hòa lan cũng từ chối chấp nhận bản Hiến Pháp. Pháp và Hòa lan đều là những quốc gia sáng lập Liên hiệp Âu châu. Do đó, tiến trình phê chuẩn Hiến Pháp bị đình chỉ… Dự án Hiến Pháp trở thành mớ giấy lộn.
Do đó, trong phiên họp thượng đỉnh ngày 13.12.2007, Tổng thống và Thủ tướng các quốc gia thành viên Liên hiệp đã ký Thỏa hiệp Lisbonne, được mệnh danh là ‘mini Hiến Pháp’ để thay thế Thỏa hiệp Nice, dự trù sẽ áp dụng vào ngày 01.01.2009 theo sự ấn định nơi điều 6. Lần này, Tổng thống Nicolas Sarkozy (Pháp) thận trọng hơn không dám hỏi toàn dân qua trưng cầu dân ý mà chỉ nhờ lưỡng viện lập pháp thông qua Thỏa hiệp Lisbonne ngày 08.02.2008.
Cuối cùng, Thỏa hiệp Lisbonne vẫn không có hiệu lực được vào ngày 01.01.2009 vì, trước đó, trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 12.06.2008, 53,40% cử tri người Ái-nhĩ-lan đã từ chối chấp thuận Thỏa hiệp Lisbonne. Tuy nhiên, lần này, cuộc phê chuẩn vẫn được tiếp tục và, đến nay, 26 quốc gia đã phê chuẩn. Do đó, có thể Ái-nhĩ-lan sẽ tổ chức trưng cầu dân ý lại, dự trù vào mùa Thu năm nay.
II. ÐƠN VỊ BẦU CỬ.
A. Một dơn vị duy nhất.
Trong 5 lần bầu cử Nghị viện Âu châu đầu tiên từ năm 1979 tới 1999, toàn Pháp quốc chỉ là một đơn vị tuyển cử duy nhất. Trong lần đầu tiên năm 1979, cử tri Pháp đã gởi đến Nghị viện Âu châu 81 dân biểu đều thuộc 4 đảng lớn chiếm ngự Quốc hội Pháp: Liên minh vì nền Dân chủ Pháp (UDF, Union pour la Démocratie Francaise, 25 dân biểu), Xã hội (PS, Parti Socialiste, 22), Cộng sản Pháp (PCF, Parti Communiste Français, 19) và Tập hợp vì nền Cộng hòa (RPR, Rassemblement Pour la République, 15). Đã có 61% cử tri ghi danh đã đặt lá thăm vào thùng phiếu trong lần tuyển cử Nghị viện đầu tiên này.
Sau đó, thụ ủy liên danh UDF, bà Simone Veil, đắc cử Chủ tịch Nghị viện Âu châu.
Nhưng, trong 2 lần bầu cử năm 1994 và 1999, những liên danh chủ trương bảo vệ chủ quyền quốc gia như Phong trào vì Pháp quốc (MPF, Mouvement pour la France) hay Măt trận Quốc gia (FN, Front National) dành nhiều thắng lợi theo lối đầu phiếu tỷ lệ cấp toàn quốc.
Trong cuộc tuyển cử ngày 13.06.1999, 9 liên danh đã hiện diện tại Nghị viện Âu châu: Xã hội (22), Phong trào vì Pháp quốc (13), Liên minh vì Phong trào Nhân dân (UMP, Union pour un Mouvement Populaire, hậu thân của RPR, 12), Xanh và Môi trường (9), Cộng sản (6).
Kết quả thu được của các liên danh nhỏ, nhất là MPF, đã không làm hài lòng các liên danh lớn, như PS (Thủ tướng Lionel Jospin) và UMP (Thủ tướng Jean-Pierre Raffarin. Nên, kế tiếp nhau, hai ông muốn thay đổi luật chơi bằng chia nước Pháp với một đơn vị duy nhất thành 8 đơn vị nhỏ từ cuộc tuyển cử năm 2004 với lý do là để dân biểu ở gần với cử tri hơn. Nói thế, chứ mấy người dân biết đến vị dân biểu Quốc hội hay dân biểu Nghị viện Âu châu của mình.
Kết quả thu được của các liên danh nhỏ, nhất là MPF, không làm làm hài lòng các liên danh lớn, như PS (Thủ tướng Lionel Jospin) và UMP (Thủ tướng Jean-Pierre Raffarin, muốn thay đổi luật chơi bằng chia nước Pháp với một đơn vị duy nhất thành 8 đơn vị nhỏ từ cuộc tuyển cử năm 2004 với lý do là để dân biểu ở gần với cử tri hơn. Nói thế, chứ mấy người dân biết đến vị dân biểu Quốc hội Pháp hay dân biểu Nghị viện Âu châu của mình.
Do đó, so sánh kết quả hai kỳ bầu năm 1999 và 2004, Liên danh ‘Phong trào vì Pháp quốc’ mất rất nhiều ghế tại Nghị viện Âu châu (từ 13 dân biểu năm 1999 giảm xuống còn 3 trong cuộc bầu năm 2004.
B. Tám đơn vị bầu cử.
Toàn lãnh thổ Pháp quốc được chia thành 8 đơn vị bầu cử (7 trong nội địa và 1 ở hải ngoại: Bắc-Tây (10 dân biểu); Tây (9); Đông (9); Nam-Tây (10); Nam-Đông (13), Vùng trung tâm (5); Vùng Paris (13) và Hải ngoại (3).
III. THỂ THỨC BẦU CỬ và PHÂN CHIA GHẾ.
Cử tri Pháp tuyển chọn dân biểu Nghị viện Âu châu theo thể thức phổ thông đầu phiếu, trực tiếp, kín và liên danh với đại diện tỉ lệ theo trung bình cao nhất (représentation proportionnelle à la plus forte moyenne).
A. Thí dụ.
Trong một cuộc bầu cử để chọn 13 dân biểu và có 3 liên danh ứng cử: Mít, Xoài và Mận. Mỗi liên danh có 13 ứng cử viên.
Cuộc kiểm phiếu đưa đến kết quả, có 42 phiếu hợp lệ được chia như sau:
- liên danh Mít thu được 34 phiếu;
- liên danh Xoài thu được 6 phiếu;
- liên danh Mận thu được 2 phiếu.
Để tiến hành việc phân chia phiếu, chúng ta phải tính thương số bầu cử (quotient électoral). Đó là tổng số phiếu chia cho số ghế: 42/13 = 3,23, tức mỗi ghế tương đương với 3,23 phiếu.
Như vậy, lần lượt các liên danh được chia ghế theo số phiếu của mình để có ghế như sau:
- liên danh Mít được chia: 34/3,23 = 15,5 hay 10 ghế;
- liên danh Xoài được chia: 6/3,23 = 1,86 hay 1 ghế;
- liên danh Mận được chia: 2/3,23 = 0,62 hay 0 ghế.
Như thế, chúng ta đã chia được 11 ghế đầu.
Chiếc ghế thứ 12 được chia theo thể thức như sau: Tính số trung bình của từng liên danh:
- nếu chia thêm l ghế cho liên danh Mít, thì liên danh này có phiếu trung bình cho mỗi ghế là: 34/11= 3,09;
- nếu chia thêm l ghế cho liên danh Xoài, thì liên danh này có phiếu trung bình cho mỗi ghế là: 6/2 = 3;
- nếu chia thêm l ghế cho liên danh Mận, thì liên danh này có phiếu trung bình cho mỗi ghế là: 2/1 = 2.
So 3 số trung bình của các liên danh, thì số của liên danh Mít (3,09) cao nhất, hơn số (3) và (2) của các liên danh Xoài và Mận và được chia ghế thứ 12.
Chiếc ghế thứ 13 cũng được chia giống như thế:
- nếu chia thêm l ghế cho liên danh Mít, thì liên danh này có phiếu trung bình cho mỗi ghế là: 34/12= 2,83;
- nếu chia thêm l ghế cho liên danh Xoài, thì liên danh này có phiếu trung bình cho mỗi ghế là: 6/2 = 3;
- nếu chia thêm l ghế cho liên danh Mận, thì liên danh này có phiếu trung bình cho mỗi ghế là: 2/1 = 2.
Trung bình lớn nhất lần này là 3 do liên danh Xoài nắm giữ và, nhờ đó, liên danh này chiếm được chiếc ghế thứ 13.
Kết quả chung cuộc: liên danh Mít chiếm 11 ghế, liên danh Xoài được 2 ghế và liên danh Mận không có ghế.
B. Thực tế.
Số liên danh tham gia bầu cử 2009 rất nhiều (161 liên danh, thấp hơn 2004 có 169 liên danh), nên, sau khi kiểm phiếu phải loại ngay các liên danh chỉ được dưới 5%. Những liên danh có 5% được chia cho một ghế và số ghế còn lại chia theo tỉ lệ trung bình cao nhất như nói trên.
Theo dự đoán, thì số cử tri vắng mặt sẽ rất cao, có thể lên đến 62 hay 63%. Các liên danh UMP + Nouveau Centre sẽ về đầu với khoảng 27-30%. Với 31 dân biểu Âu châu xuất nhiệm, đảng Xã hội sẽ bị coi là thất bại nặng nếu không đạt được 20% số phiếu hợp lệ.
Hà–Minh Thảo
Sắc lịnh số 2009-456 ngày 23.04.2009 mời gọi cử tri Pháp tham gia tuyển cử dân biểu Âu châu vào ngày 07.06.2009. Nhưng tại các lãnh thổ hải ngoại của Pháp (Saint-Pierre-et-Miquelon, Saint-Martin, Saint-Barthélemy, Guadeloupe, Martinique, Guyane và Polynésie Pháp), cuộc tuyển cử sẽ được tổ chức vào ngày 06.06.2009 để có thể cùng dự đoán kết quả toàn quốc vào lúc 20 giờ (giờ Paris) ngày 07.06.2009. Kết quả chính thức chỉ biết lúc 12 giờ ngày 08.06.2009.
I. CHUẨN BỊ.
A. Qui định về cử tri và ứng cử viên.
Luật bầu cử Pháp quốc qui định để trở thành cử tri, người công dân phải trọn 18 tuổi và làm thủ tục ghi danh pháp định. Khoảng 43 triệu cử tri đã ghi danh cho cuộc bầu cử năm nay 2009.
Muốn trở thành ứng cử viên, công dân phải trọn 23 tuổi và không bị tước quyền ứng cử bởi các cơ quan Tư pháp.
Ngoài ra, các liên danh ứng cử tại Pháp phải được thiết lập xen kẻ một nam ứng cử viên với một nữ ứng cử viên (Luật 06.06.2000).
B. Số dân biểu Pháp quốc gởi đến Nghị viện Âu châu.
Số dân biểu Âu châu xuất nhiệm 2004-2009 là 78.
Trong cuộc tuyển cử 2009 này, nước Pháp sẽ chỉ gởi 72 dân biểu tham gia Nghị viện Âu châu nhiệm kỳ ngũ niên 2009-2014. Đó là theo qui định hiện thời của Thỏa hiệp Nice ký ngày 26.02.2001, khi đó, Liên hiệp Âu châu chỉ có 15 quốc gia thành viên. Trong nhiệm kỳ này, nếu Thỏa hiệp Lisbonne được 27 quốc gia Liên hiệp Âu châu phê chuẩn thì Pháp quốc sẽ phải bầu cử để chọn và gởi đến Nghị viện thêm 2 dân biểu nữa.
Tại sao có sự kiện đó ?
Nhận thấy Thỏa hiệp Nice không thể áp dụng được cho một Liên hiệp Âu châu mở rộng đến 30 nước, nên trong phiên họp thượng đỉnh tại Rôma ngày 29.12.2004, lãnh đạo các quốc gia thành viên Liên hiệp đã ký Thỏa hiệp Rôma II dự trù tiến hành việc soạn thảo một Hiến Pháp cho Liên hiệp Âu châu dự trù có thể có hiệu lực vào ngày 01.10.2006. Nhưng, như sự việc đã xảy ra như ý muốn, trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 29.05.2005: 54,67% số phiếu hợp lệ đã trả lời ‘Non’ (Không) chấp nhận bản Hiến Pháp này (69,37% cử tri đã tham gia cuộc trưng cầu dân ý này). Ba hôm sau, ngày 01.06.2005, 61,60% cử tri Hòa lan cũng từ chối chấp nhận bản Hiến Pháp. Pháp và Hòa lan đều là những quốc gia sáng lập Liên hiệp Âu châu. Do đó, tiến trình phê chuẩn Hiến Pháp bị đình chỉ… Dự án Hiến Pháp trở thành mớ giấy lộn.
Do đó, trong phiên họp thượng đỉnh ngày 13.12.2007, Tổng thống và Thủ tướng các quốc gia thành viên Liên hiệp đã ký Thỏa hiệp Lisbonne, được mệnh danh là ‘mini Hiến Pháp’ để thay thế Thỏa hiệp Nice, dự trù sẽ áp dụng vào ngày 01.01.2009 theo sự ấn định nơi điều 6. Lần này, Tổng thống Nicolas Sarkozy (Pháp) thận trọng hơn không dám hỏi toàn dân qua trưng cầu dân ý mà chỉ nhờ lưỡng viện lập pháp thông qua Thỏa hiệp Lisbonne ngày 08.02.2008.
Cuối cùng, Thỏa hiệp Lisbonne vẫn không có hiệu lực được vào ngày 01.01.2009 vì, trước đó, trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 12.06.2008, 53,40% cử tri người Ái-nhĩ-lan đã từ chối chấp thuận Thỏa hiệp Lisbonne. Tuy nhiên, lần này, cuộc phê chuẩn vẫn được tiếp tục và, đến nay, 26 quốc gia đã phê chuẩn. Do đó, có thể Ái-nhĩ-lan sẽ tổ chức trưng cầu dân ý lại, dự trù vào mùa Thu năm nay.
II. ÐƠN VỊ BẦU CỬ.
A. Một dơn vị duy nhất.
Trong 5 lần bầu cử Nghị viện Âu châu đầu tiên từ năm 1979 tới 1999, toàn Pháp quốc chỉ là một đơn vị tuyển cử duy nhất. Trong lần đầu tiên năm 1979, cử tri Pháp đã gởi đến Nghị viện Âu châu 81 dân biểu đều thuộc 4 đảng lớn chiếm ngự Quốc hội Pháp: Liên minh vì nền Dân chủ Pháp (UDF, Union pour la Démocratie Francaise, 25 dân biểu), Xã hội (PS, Parti Socialiste, 22), Cộng sản Pháp (PCF, Parti Communiste Français, 19) và Tập hợp vì nền Cộng hòa (RPR, Rassemblement Pour la République, 15). Đã có 61% cử tri ghi danh đã đặt lá thăm vào thùng phiếu trong lần tuyển cử Nghị viện đầu tiên này.
Sau đó, thụ ủy liên danh UDF, bà Simone Veil, đắc cử Chủ tịch Nghị viện Âu châu.
Nhưng, trong 2 lần bầu cử năm 1994 và 1999, những liên danh chủ trương bảo vệ chủ quyền quốc gia như Phong trào vì Pháp quốc (MPF, Mouvement pour la France) hay Măt trận Quốc gia (FN, Front National) dành nhiều thắng lợi theo lối đầu phiếu tỷ lệ cấp toàn quốc.
Trong cuộc tuyển cử ngày 13.06.1999, 9 liên danh đã hiện diện tại Nghị viện Âu châu: Xã hội (22), Phong trào vì Pháp quốc (13), Liên minh vì Phong trào Nhân dân (UMP, Union pour un Mouvement Populaire, hậu thân của RPR, 12), Xanh và Môi trường (9), Cộng sản (6).
Kết quả thu được của các liên danh nhỏ, nhất là MPF, đã không làm hài lòng các liên danh lớn, như PS (Thủ tướng Lionel Jospin) và UMP (Thủ tướng Jean-Pierre Raffarin. Nên, kế tiếp nhau, hai ông muốn thay đổi luật chơi bằng chia nước Pháp với một đơn vị duy nhất thành 8 đơn vị nhỏ từ cuộc tuyển cử năm 2004 với lý do là để dân biểu ở gần với cử tri hơn. Nói thế, chứ mấy người dân biết đến vị dân biểu Quốc hội hay dân biểu Nghị viện Âu châu của mình.
Kết quả thu được của các liên danh nhỏ, nhất là MPF, không làm làm hài lòng các liên danh lớn, như PS (Thủ tướng Lionel Jospin) và UMP (Thủ tướng Jean-Pierre Raffarin, muốn thay đổi luật chơi bằng chia nước Pháp với một đơn vị duy nhất thành 8 đơn vị nhỏ từ cuộc tuyển cử năm 2004 với lý do là để dân biểu ở gần với cử tri hơn. Nói thế, chứ mấy người dân biết đến vị dân biểu Quốc hội Pháp hay dân biểu Nghị viện Âu châu của mình.
Do đó, so sánh kết quả hai kỳ bầu năm 1999 và 2004, Liên danh ‘Phong trào vì Pháp quốc’ mất rất nhiều ghế tại Nghị viện Âu châu (từ 13 dân biểu năm 1999 giảm xuống còn 3 trong cuộc bầu năm 2004.
B. Tám đơn vị bầu cử.
Toàn lãnh thổ Pháp quốc được chia thành 8 đơn vị bầu cử (7 trong nội địa và 1 ở hải ngoại: Bắc-Tây (10 dân biểu); Tây (9); Đông (9); Nam-Tây (10); Nam-Đông (13), Vùng trung tâm (5); Vùng Paris (13) và Hải ngoại (3).
III. THỂ THỨC BẦU CỬ và PHÂN CHIA GHẾ.
Cử tri Pháp tuyển chọn dân biểu Nghị viện Âu châu theo thể thức phổ thông đầu phiếu, trực tiếp, kín và liên danh với đại diện tỉ lệ theo trung bình cao nhất (représentation proportionnelle à la plus forte moyenne).
A. Thí dụ.
Trong một cuộc bầu cử để chọn 13 dân biểu và có 3 liên danh ứng cử: Mít, Xoài và Mận. Mỗi liên danh có 13 ứng cử viên.
Cuộc kiểm phiếu đưa đến kết quả, có 42 phiếu hợp lệ được chia như sau:
- liên danh Mít thu được 34 phiếu;
- liên danh Xoài thu được 6 phiếu;
- liên danh Mận thu được 2 phiếu.
Để tiến hành việc phân chia phiếu, chúng ta phải tính thương số bầu cử (quotient électoral). Đó là tổng số phiếu chia cho số ghế: 42/13 = 3,23, tức mỗi ghế tương đương với 3,23 phiếu.
Như vậy, lần lượt các liên danh được chia ghế theo số phiếu của mình để có ghế như sau:
- liên danh Mít được chia: 34/3,23 = 15,5 hay 10 ghế;
- liên danh Xoài được chia: 6/3,23 = 1,86 hay 1 ghế;
- liên danh Mận được chia: 2/3,23 = 0,62 hay 0 ghế.
Như thế, chúng ta đã chia được 11 ghế đầu.
Chiếc ghế thứ 12 được chia theo thể thức như sau: Tính số trung bình của từng liên danh:
- nếu chia thêm l ghế cho liên danh Mít, thì liên danh này có phiếu trung bình cho mỗi ghế là: 34/11= 3,09;
- nếu chia thêm l ghế cho liên danh Xoài, thì liên danh này có phiếu trung bình cho mỗi ghế là: 6/2 = 3;
- nếu chia thêm l ghế cho liên danh Mận, thì liên danh này có phiếu trung bình cho mỗi ghế là: 2/1 = 2.
So 3 số trung bình của các liên danh, thì số của liên danh Mít (3,09) cao nhất, hơn số (3) và (2) của các liên danh Xoài và Mận và được chia ghế thứ 12.
Chiếc ghế thứ 13 cũng được chia giống như thế:
- nếu chia thêm l ghế cho liên danh Mít, thì liên danh này có phiếu trung bình cho mỗi ghế là: 34/12= 2,83;
- nếu chia thêm l ghế cho liên danh Xoài, thì liên danh này có phiếu trung bình cho mỗi ghế là: 6/2 = 3;
- nếu chia thêm l ghế cho liên danh Mận, thì liên danh này có phiếu trung bình cho mỗi ghế là: 2/1 = 2.
Trung bình lớn nhất lần này là 3 do liên danh Xoài nắm giữ và, nhờ đó, liên danh này chiếm được chiếc ghế thứ 13.
Kết quả chung cuộc: liên danh Mít chiếm 11 ghế, liên danh Xoài được 2 ghế và liên danh Mận không có ghế.
B. Thực tế.
Số liên danh tham gia bầu cử 2009 rất nhiều (161 liên danh, thấp hơn 2004 có 169 liên danh), nên, sau khi kiểm phiếu phải loại ngay các liên danh chỉ được dưới 5%. Những liên danh có 5% được chia cho một ghế và số ghế còn lại chia theo tỉ lệ trung bình cao nhất như nói trên.
Theo dự đoán, thì số cử tri vắng mặt sẽ rất cao, có thể lên đến 62 hay 63%. Các liên danh UMP + Nouveau Centre sẽ về đầu với khoảng 27-30%. Với 31 dân biểu Âu châu xuất nhiệm, đảng Xã hội sẽ bị coi là thất bại nặng nếu không đạt được 20% số phiếu hợp lệ.
Hà–Minh Thảo
Văn Hóa
Mẹ La-Vang
Vọng Sinh
19:19 05/06/2009
Mẹ La-Vang
- Muôn phương trời tiếng gọi mời
- Đoàn con nô nức về nơi Mẹ Hiền
- La-Vang Thánh Địa thiêng liêng
- Muôn lòng thảo hiếu dâng lên ngợi mừng
- Mẹ ! Ôi Thánh Đức muôn trùng…!
- Ngàn muôn Thần Thánh sánh cùng Mẹ đâu !
- Thiên Cung Chín Phẩm cúi đầu…
- Trần gian vạn nước dâng câu “Kính Mừng”
- Cao sang quyền thế khôn cùng
- Giơ tay hộ giúp chúng con thế trần.
- Đường đời lắm nỗi gian truân
- Rối vò trăm mối phong trần đa đoan
- Đau thương Mẹ sẽ gắn hàn
- Cậy trông Mẹ sẽ ủi an vỗ về.
- Xưa nay Mẹ vẫn lắng nghe
- Chẳng ai cầu khấn lại về tay không…!
- Nay đoàn con đến cậy trông
- La-Vang xưa Mẹ động lòng xót thương
- “Lá vằn” cứu khỏi thê lương
- Cho Con Dân Việt thoát đường khổ đau
- Nay đoàn con đến cúi đầu
- Khấn xin Mẹ xuống ơn sâu dãi dầu!
- Ngàn muôn sóng gió bạc đầu
- Tin Yêu còn mãi có đâu đổi lòng !
- Đường về Quê dẫu gai chông
- Mẹ thương dắt lối chỉ đường thênh thang
- Gian lao vẫn bước nhịp nhàng
- Ngày mai có Mẹ: Thiên Đàng Bến Mơ.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Lá Xanh Non
Bro. Phạm Ngọc Thạch, cmc.
06:07 05/06/2009
LÁ XANH NON
Ảnh của Bro. Phạm Ngọc Thạch CMC, Carthage, MO.
Hạt bốn mùa lại chuyển mình dưới đất
Mầm non nẩy nở đêm qua, em ạ !
(Trích thơ của Trường Phong)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền