Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:43 04/06/2009
BẢO ĐẢM TIN TƯỞNG ANH
Ông chủ nói: “Nhìn anh xem ra có vẻ mệt nhọc, có chuyện gì không ?”
Thư ký: “Tôi...không có gì; thôi cứ cho là ông không tin tưởng ở tôi.”
- “Không, không, không, tôi nhất định tin tưởng anh.”
- “Không thể được, tôi biết là ông không tin tưởng nơi tôi.”
- “Tôi bảo đảm là tin tưởng anh, anh nói đi !”
- “Được, tôi nói cho ông biết, hôm nay công việc của tôi quá nhiều.”
- “Không có chuyện đó, tôi mới không tin.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Làm ông chủ, việc gì cũng có thể tin nơi người giúp việc năng nổ của mình, nhưng không bao giờ tin là người giúp việc của mình làm việc quá tải, bởi vì có ông chủ nào muốn người giúp việc của mình ngồi chơi xơi nước, hoặc thừa nhận mình bắt công nhân làm việc quá sức !
Con người ta ai cũng vì sỉ diện của mình, càng làm lớn càng bị cái sỉ diện che mất cả lý trí, cho nên không nhìn thấy cái bị đè nén áp lực nơi người giúp việc, cộng tác với mình. Đặc mình vào trường hợp của những người làm công, giúp việc, cộng tác, thì sẽ thấy họ làm việc quá tải như thế nào, để thông cảm, ủi an và động viên, nhất là tin tưởng vào sự làm việc mệt nhọc của họ.
Đó chính là đức ái của Ki-tô giáo vậy.
N2T |
Ông chủ nói: “Nhìn anh xem ra có vẻ mệt nhọc, có chuyện gì không ?”
Thư ký: “Tôi...không có gì; thôi cứ cho là ông không tin tưởng ở tôi.”
- “Không, không, không, tôi nhất định tin tưởng anh.”
- “Không thể được, tôi biết là ông không tin tưởng nơi tôi.”
- “Tôi bảo đảm là tin tưởng anh, anh nói đi !”
- “Được, tôi nói cho ông biết, hôm nay công việc của tôi quá nhiều.”
- “Không có chuyện đó, tôi mới không tin.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Làm ông chủ, việc gì cũng có thể tin nơi người giúp việc năng nổ của mình, nhưng không bao giờ tin là người giúp việc của mình làm việc quá tải, bởi vì có ông chủ nào muốn người giúp việc của mình ngồi chơi xơi nước, hoặc thừa nhận mình bắt công nhân làm việc quá sức !
Con người ta ai cũng vì sỉ diện của mình, càng làm lớn càng bị cái sỉ diện che mất cả lý trí, cho nên không nhìn thấy cái bị đè nén áp lực nơi người giúp việc, cộng tác với mình. Đặc mình vào trường hợp của những người làm công, giúp việc, cộng tác, thì sẽ thấy họ làm việc quá tải như thế nào, để thông cảm, ủi an và động viên, nhất là tin tưởng vào sự làm việc mệt nhọc của họ.
Đó chính là đức ái của Ki-tô giáo vậy.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:44 04/06/2009
N2T |
2. Người kiêu ngạo đi lên địa vị cao, thì giống như thuyền ngược giòng nước từ từ đi lên; sau đó khi bị hạ xuống, thì không phải từ từ mà xuống, nhưng như sấm đột nhiên từ trời giáng xuống.
(Thánh Bernardus)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:46 04/06/2009
N2T |
135. Học vấn thì sáng, bất trí là bóng đêm.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những điều dối trá phản lại Sự thật
Phụng Nghi
00:58 04/06/2009
Vào ngày lễ Hiện xuống, chúng ta hân hoan mừngvui vì “Thiên Chúa Đấng không hề nói dối (Thư Titô 1:1-2). Nhưng đối với giới điện ảnh tại Holywood, không thể nói như vậy được.
Năm mươi ngày sau khi Đức Giêsu phục sinh, Thiên Chúa đổ tràn đầy Thánh Thần trên Giáo hội của Người. Chúa Giêsu giữ đúng lời đã hứa: “Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn” (Gioan 16:13). Lễ Hiện xuống là khởi đầu cuộc sống Kitô giáo chứ không phải kết thúc của câu chuyện, cũng không như lời của Churchill nói sau trận chiến El Alamein: “Bây giờ đây không phải là lúc kết thúc. Cũng chẳng phải là khởi đầu của một kết cuộc. Nhưng có lẽ đây là kết cục của một khởi đầu.”
Sức mạnh mà Chúa Thánh Thần ban cho Giáo hội, là sự thật. Sự thật là sức mạnh chung cuộc bởi vì đó là thực tế. “Thiên Chúa nhất định là Đấng chân thật, còn mọi người đều giả dối” (Roma 3:4). Sự thật luôn luôn thắng thế, về lâu về dài. Nhưng trong đoản kỳ, có thể dường như những điều đối trá thắng cuộc. Nhưng sự thật nâng đỡ cuộc sống, trong khi giả trá lại phá hủy đi. Chúa Giêsu đã nói rằng Satan “ngay từ đầu, đã là tên sát nhân. Nó đã không đứng về phía sự thật, vì sự thật không ở trong nó. Khi nó nói dối là nó nói theo bản tính của nó, bởi vì nó là kẻ nói dối, và là cha sự gian dối.” (Gioan 8:44). Dối trá quả thực có sức mạnh đấy, nhưng là một sức mạnh gây tai họa và tự diệt.
Trong xã hội chúng ta có nhiều điều dối trá: như một đứa trẻ chưa ra đời thì chưa phải là con người, như hôn nhân không phải là sự kết hợp tự nhiên giữa một người nam và một người nữ, như chân lý chỉ là một quan niệm. Khi một xã hội chấp nhận những điều dối trá như thế, chung cuộc nó sẽ đụng độ với thật tế không thể tránh được và sẽ sụp đổ. Ngay cả Satan cũng phải nói lên sự thật trước mặt Chúa Kitô: "Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!” (Marcô 1:24).
Một cuốn phim mới chiếu đây, Angels and Demons (Thiên thần và Ác quỷ) là âm mưu nhơ nhuốc mới nhất nhằm dối trá lừa bịp về Chúa Kitô và Giáo hội của Người. Phim đầy những lỗi lầm kỹ thuật non kém, ấy là chưa kể đến những sai lạc về lịch sử và khảo cổ học. Chuyện phim nói rằng Giáo hội chống lại chân lý khoa học, nhưng trong thực tế, như linh mục Stanley Jaki dòng Biển dức (1924-2009) mới qua đời gần đây đã giải thích trong hàng chục cuốn sách của ngài, Giáo hội đã cung ứng khuôn mẫu triết học cho những động cơ và phương pháp khoa học tự nhiên.
Giáo hội phục vụ những sự thật về Thiên đường, nhưng không xao lãng khoa học tự nhiên, bởi vì Thiên Chúa đã tạo dựng thế giới như một ân phước. Phim nói trên mô tả Galileo là thành phần của một tà phái thế tục huyền bí có tên là “Illuminati” (thực ra tổ chức này được thành lập sau Galileo tới hai thế kỷ), nhưng trong thực tế ông đã trở thành phần lãnh đạo của tổ chức nguyên thủy nay là Học viện Giáo hoàng về Khoa học, được thành lập dưới sự bảo trợ của Giáo hoàng Clement VIII. Những phát kiến chính yếu trong toán học, thiên văn, vật lý, di truyền học, thực vật học, động vật học và y khoa đã được thực hiện trong các trường đại học do Giáo hội thành lập, và những điều khám phá như thế đã tiếp tục là công trình của những người Công giáo, từ John XXI và Sylvester II, qua Hermann of Reichenau, Robert Grosseteste, Bacon, Albertus Magnus, Buridan, Descartes, Copernicus, Schyrleus, Pascal, Lobkowitz, Secchi, Pasteur, Carrel, Marconi, Fleming, cho tới Linh mục Georges Lemaître, người đề xướng ra thuyết Big Bang.
Nguồn: Lm. GEORGE W. RUTLER/CERC (Catholic Education Resource Center)
Năm mươi ngày sau khi Đức Giêsu phục sinh, Thiên Chúa đổ tràn đầy Thánh Thần trên Giáo hội của Người. Chúa Giêsu giữ đúng lời đã hứa: “Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn” (Gioan 16:13). Lễ Hiện xuống là khởi đầu cuộc sống Kitô giáo chứ không phải kết thúc của câu chuyện, cũng không như lời của Churchill nói sau trận chiến El Alamein: “Bây giờ đây không phải là lúc kết thúc. Cũng chẳng phải là khởi đầu của một kết cuộc. Nhưng có lẽ đây là kết cục của một khởi đầu.”
Sức mạnh mà Chúa Thánh Thần ban cho Giáo hội, là sự thật. Sự thật là sức mạnh chung cuộc bởi vì đó là thực tế. “Thiên Chúa nhất định là Đấng chân thật, còn mọi người đều giả dối” (Roma 3:4). Sự thật luôn luôn thắng thế, về lâu về dài. Nhưng trong đoản kỳ, có thể dường như những điều đối trá thắng cuộc. Nhưng sự thật nâng đỡ cuộc sống, trong khi giả trá lại phá hủy đi. Chúa Giêsu đã nói rằng Satan “ngay từ đầu, đã là tên sát nhân. Nó đã không đứng về phía sự thật, vì sự thật không ở trong nó. Khi nó nói dối là nó nói theo bản tính của nó, bởi vì nó là kẻ nói dối, và là cha sự gian dối.” (Gioan 8:44). Dối trá quả thực có sức mạnh đấy, nhưng là một sức mạnh gây tai họa và tự diệt.
Trong xã hội chúng ta có nhiều điều dối trá: như một đứa trẻ chưa ra đời thì chưa phải là con người, như hôn nhân không phải là sự kết hợp tự nhiên giữa một người nam và một người nữ, như chân lý chỉ là một quan niệm. Khi một xã hội chấp nhận những điều dối trá như thế, chung cuộc nó sẽ đụng độ với thật tế không thể tránh được và sẽ sụp đổ. Ngay cả Satan cũng phải nói lên sự thật trước mặt Chúa Kitô: "Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!” (Marcô 1:24).
Một cuốn phim mới chiếu đây, Angels and Demons (Thiên thần và Ác quỷ) là âm mưu nhơ nhuốc mới nhất nhằm dối trá lừa bịp về Chúa Kitô và Giáo hội của Người. Phim đầy những lỗi lầm kỹ thuật non kém, ấy là chưa kể đến những sai lạc về lịch sử và khảo cổ học. Chuyện phim nói rằng Giáo hội chống lại chân lý khoa học, nhưng trong thực tế, như linh mục Stanley Jaki dòng Biển dức (1924-2009) mới qua đời gần đây đã giải thích trong hàng chục cuốn sách của ngài, Giáo hội đã cung ứng khuôn mẫu triết học cho những động cơ và phương pháp khoa học tự nhiên.
Lm. Stanley L. Jaki (1924-2009) |
Giáo hội phục vụ những sự thật về Thiên đường, nhưng không xao lãng khoa học tự nhiên, bởi vì Thiên Chúa đã tạo dựng thế giới như một ân phước. Phim nói trên mô tả Galileo là thành phần của một tà phái thế tục huyền bí có tên là “Illuminati” (thực ra tổ chức này được thành lập sau Galileo tới hai thế kỷ), nhưng trong thực tế ông đã trở thành phần lãnh đạo của tổ chức nguyên thủy nay là Học viện Giáo hoàng về Khoa học, được thành lập dưới sự bảo trợ của Giáo hoàng Clement VIII. Những phát kiến chính yếu trong toán học, thiên văn, vật lý, di truyền học, thực vật học, động vật học và y khoa đã được thực hiện trong các trường đại học do Giáo hội thành lập, và những điều khám phá như thế đã tiếp tục là công trình của những người Công giáo, từ John XXI và Sylvester II, qua Hermann of Reichenau, Robert Grosseteste, Bacon, Albertus Magnus, Buridan, Descartes, Copernicus, Schyrleus, Pascal, Lobkowitz, Secchi, Pasteur, Carrel, Marconi, Fleming, cho tới Linh mục Georges Lemaître, người đề xướng ra thuyết Big Bang.
Nguồn: Lm. GEORGE W. RUTLER/CERC (Catholic Education Resource Center)
Hiện Tình Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ năm 2009
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
05:02 04/06/2009
WASHINGTON DC - Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong trang website chính thức vừa đưa ra thông cáo vào ngày 3 tháng 6, 2009 về hiện tình Công Giáo Hoa Kỳ trong năm 2009 với những thống kê chính thức theo cơ quan thống kê Kenedy Directory như sau:
- Hiện có sáu mươi tám triệu một trăm mười lăm ngàn một người Công Giáo (68, 115,001) trên Hoa Kỳ, chiếm tỷ lệ 22 phần trăm dân số tại Hoa Kỳ.
- 41,489 Linh Mục Triều và Dòng.
- 60,715 Nữ Tu.
- 4,905 Nam Tu Sĩ.
- 16,935 Phó Tế Vĩnh Viễn.
- 18,674 Giáo Xứ, tính luôn 91 Giáo Xứ mới.
- 562 Nhà thương Công Giáo giúp cho 85,293,351 bệnh nhân.
- 3009 Trung Tâm Xã Hội giúp cho 27,213,486 bệnh nhân hằng năm.
- 189 Chủng Viện với 4,973 chủng sinh.
- 234 Đại Học Công Giáo với 795,823 sinh viên.
- 1,341 Trường Trung Học Công Giáo với 674,380 học sinh.
- 6,133 Trường Tiểu Học với 1,609,387 học sinh.
- 722,599 học sinh theo học Giáo Lý.
- 3,080,838 học sinh tiểu học Giáo Lý.
- 887,145 trẻ em rửa tội lần đầu.
- 42,629 rửa tội người lớn.
- 81,775 người gia nhập Giáo Hội Công Giáo.
Mỗi năm tổ chức Công Giáo ở Hoa Kỳ chi ra khoảng 28.2 tỷ Mỹ kim qua những cơ quan như Catholic Health Association (5.7 tỷ đô la), Catholic Charities (3.5 tỷ đô la), và National Catholic Educational Association (19.8 tỷ đô la). Con số này chưa tính đến những sự giúp đỡ tại các giáo xứ hoặc các cơ quan khác.
- Hiện có sáu mươi tám triệu một trăm mười lăm ngàn một người Công Giáo (68, 115,001) trên Hoa Kỳ, chiếm tỷ lệ 22 phần trăm dân số tại Hoa Kỳ.
- 41,489 Linh Mục Triều và Dòng.
- 60,715 Nữ Tu.
- 4,905 Nam Tu Sĩ.
- 16,935 Phó Tế Vĩnh Viễn.
- 18,674 Giáo Xứ, tính luôn 91 Giáo Xứ mới.
- 562 Nhà thương Công Giáo giúp cho 85,293,351 bệnh nhân.
- 3009 Trung Tâm Xã Hội giúp cho 27,213,486 bệnh nhân hằng năm.
- 189 Chủng Viện với 4,973 chủng sinh.
- 234 Đại Học Công Giáo với 795,823 sinh viên.
- 1,341 Trường Trung Học Công Giáo với 674,380 học sinh.
- 6,133 Trường Tiểu Học với 1,609,387 học sinh.
- 722,599 học sinh theo học Giáo Lý.
- 3,080,838 học sinh tiểu học Giáo Lý.
- 887,145 trẻ em rửa tội lần đầu.
- 42,629 rửa tội người lớn.
- 81,775 người gia nhập Giáo Hội Công Giáo.
Mỗi năm tổ chức Công Giáo ở Hoa Kỳ chi ra khoảng 28.2 tỷ Mỹ kim qua những cơ quan như Catholic Health Association (5.7 tỷ đô la), Catholic Charities (3.5 tỷ đô la), và National Catholic Educational Association (19.8 tỷ đô la). Con số này chưa tính đến những sự giúp đỡ tại các giáo xứ hoặc các cơ quan khác.
Dùng cả con người gặp gỡ Thiên Chúa
Vũ Văn An
06:44 04/06/2009
Hôm qua, chúng tôi có trích lại lời nhận định của Đức Hồng Y Godfried Daneels, Tổng Giám Mục Brussels và Giáo Chủ Bỉ phát biểu tại cơ mật viện hồng y năm 2001, dưới sự chủ tọa của Tôi Tớ Chúa là Đức Cố GH Gioan Phaolô II, rằng đã đến lúc thần học và giáo lý Công Giáo cần phải khai thác hơn nữa chân thứ ba trong cái kiềng ba chân Chân Thiện Mỹ của kho tàng Đức Tin của mình. Hôm nay, tin Zenit cho hay: nhân buổi triều kiến chung tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô hôm mồng 3 tháng Sáu vừa qua, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã nhấn mạnh rằng đức tin Công Giáo không phải chỉ đề cập tới tư duy, mà là đề cập tới trọn bộ con người, nhất là xúc cảm, thưởng thức cái đẹp. Ngài quả quyết như thế khi bình luận về một đan sĩ người Đức sống trong thế kỷ thứ tám.
Một nhà bách khoa
Đan sĩ đó chính là thánh Rabanus Maurus Magnentius (khoảng 780 – 4 Tháng Hai năm 856), một đan sĩ dòng Biển Đức, tổng giám mục Mainz, Đức, và là một nhà thần học. Ngài cũng là tác giả cuốn bách khoa De rerum naturis (về bản chất sự vật), đồng thời viết nhiều khảo luận về giáo dục, văn phạm và chú giải Thánh Kinh. Ngài là một trong các thày dạy và văn sĩ nổi tiếng nhất thời ấy đến độ được xưng tụng là "Praeceptor Germaniae," (Thầy Nước Đức). Trong Lịch Rôma Martyrologium Romanum, 2001, các trang 126 và tiếp theo, ngài được mừng kính vào ngày 4 tháng Hai và được liệt vào hàng “sanctus” (thánh).
Thánh Rabanus Maurus sinh tại Mainz, cha mẹ thuộc giai cấp qúy tộc. Ngày sinh không chắc chắn, nhưng theo Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, ngài được nhận vào dòng Biển Đức rất sớm, là một “puer oblatus” (dâng mình lúc còn nhỏ). Năm 801, ngài được lãnh chức phó tế tại Fulda vùng Hesse. Năm sau, do yêu cầu của Ratgar, tu viện trưởng, ngài qua Tours hoàn tất việc học dưới sự dạy dỗ của Alcuin. Thấy sự siêng năng và tính tinh trong của ngài, vị này đặt cho ngài tên Maurus, theo tên của đồ đệ sủng ái của Thánh Biển Đức là Thánh Maurus. Hai năm sau, ngài trở lại Fulda và được trao trọng trách trông coi nhà trường sở tại. Dưới quyền điều khiển của ngài, trường này mau chóng trở thành một trong những trung tâm nổi tiếng nhất về học thuật và xuất bản sách ở Âu Châu và đã cho xuất thân nhiều học trò sáng chói như Walafrid Strabo, Servatus Lupus of Ferrières, và Otfrid of Weissenburg. Có lẽ vào thời kỳ này, ngài cho thu thập sách văn phạm của Priscian, một sách giáo khoa rất nổi tiếng thời Trung Cổ.
Năm 814, Rabanus được thụ phong linh mục. Sau đó không lâu, có lẽ vì bất đồng với Ratgar, ngài buộc phải rút lui khỏi Fulda một thời gian. Nhờ thế, ngài có dịp đi hành hương Đất Thánh, một việc được ngài nhắc đến trong cuốn chú giải sách Giôsuê. Năm 817, khi tân tu viện trưởng Egil được bầu lên, ngài trở lại Fulda và năm 822, khi tu viện trưởng Egil qua đời, chính ngài được bầu thay thế. Ngài hết sức hiệu quả và thành công trong chức vụ này cho tới tận năm 842, lúc, bị lôi cuốn bởi văn học và lòng sùng đạo, ngài xin từ chức để lui về sống ẩn dật tại một dòng kín St Petersberg gần đó. Tuy nhiên, vào năm 847, ngài lại buộc phải bước vào đời sống công một lần nữa vì được bầu để kế nhiệm Otgar trong chức vụ tổng giám mục Mainz. Ngài qua đời tại Winkel bên bờ Sông Rhine năm 856.
Tác phẩm của Thánh Rabanus Maurus thì nhiều, trong đó, nhiều cuốn chưa được xuất bản. Về chú giải Thánh Kinh, ngài có những cuốn về các sách từ Sáng Thế tới Thủ Lãnh, sách Rút, sách Các Vua, Biên Niên Sử, Giuđít, Étte, Thánh Vịnh, Cách Ngôn, Khôn Ngoan, Giảng Viên, Giêrêmia, Ai Ca, Êdêkien, Macabê, Matthêu, các Thư của Thánh Phaolô, gồm cả thư Do Thái. Ngài còn có những khảo luận về các chủ đề tín lý và thực tiễn, trong đó có nhiều cuốn bài giảng. Về huấn luyện hàng giáo sĩ, ngài có cuốn De institutione clericorum (Về việc tấn phong các giáo sĩ), trong đó ngài trình bày cách tuyệt vời các quan điểm của Thánh Augustinô và Thánh Grêgôriô Cả về chủ đề này. Một trong những công trình nổi tiếng và có tính lâu dài nhất của ngài là tuyển tập thi ca lấy Thánh Giá làm trọng tâm, diễn tả cả bằng lời lẫn hình ảnh và cả con số nữa.
Các tác phẩm khác phải kể các cuốn De universo libri xxii., sive etymologiarum opus (Về [kiến thức] tổng quát cuốn XXII, hay công trình từ nguyên học), một loại từ điển hay bách khoa, dựa nhiều vào cuốn Etymologies (Từ nguyên học) của Isidore of Seville, nhằm giúp giải thích Thánh Kinh về hình loại học, về lịch sử và huyền nhiệm học, các cuốn De sacris ordinibus (Về các chức thánh), De disciplina ecclesiastica (Về kỷ luật giáo hội) và Martyrologium (Hạnh Thánh Tử Đạo). Tất cả đều có tính bác học (ngài biết cả tiếng Hy Lạp lẫn Hibálai). Ngài còn sáng tác ca khúc nổi tiếng "Veni Creator Spiritus," (Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến), một thánh ca được hát vào lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và được Đức Bênêđíctô XVI coi là một “tổng hợp phi thường về Thánh Thần Học Kitô Giáo”. Nhiều thế kỷ sau, Gustav Mahler đã sử dụng ca khúc đó làm bản đồng ca đầu tiên trong giao hưởng số tám của mình.
Năm 2006, lễ kỷ niệm 1,150 năm qua đời của ngài đã được cử hành khắp nước Đức, nhất lạ ở Mainz và Fulda. Một trong các cao điểm cử hành là việc trưng bày Codex Vaticanus Reginensis latinus 124, một việc cho mượn hết sức ngoại thường của Vatican đối với Mainz. Trong bộ này người ta thấy có thủ bản qúy giá của tập De laudibus sanctae crucis (Ca tụng Thánh Giá) mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI coi là “dấn thân thần học đầu tiên […] được diễn tả bằng hình thức thi ca, có chủ đề mầu nhiệm thánh giá […] nhằm trình bày không những một nội dung có tính ý niệm mà còn gồm những động lực có tính nghệ thuật tinh tế biết sử dụng cả hình thức thi ca lẫn hình thức họa hình"…Nhân dịp này, ba cuốn nghiên cứu giá trị về các công trình của Thánh Rabanus Maurus cũng đã được xuất bản.
Tâm trí và xúc cảm
Đối với Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, Rabanus Maurus biết cách tiếp xúc với các học giả cổ thời cũng như các giáo phụ Kitô Giáo của thời tiền Trung Cổ. Do đó, đã đóng góp nhiều nhất trong việc duy trì sống động nền văn hóa thần học, chú giải Thánh Kinh và tâm linh, làm gia tài cho nhiều thế kỷ về sau tìm tòi.
Đức Thánh Cha cho hay: các nhân vật lỗi lạc của thế giới đan sĩ như Peter Damian, Peter Đáng Kính và Bernard Clairvaux đều trích dẫn ngài, cũng như rất nhiều các giáo sĩ của hàng linh mục triều, những người trong hai thế kỷ 12 và 13 đã hiến thân cho một trong những luồng tư duy nhân bản tươi đẹp và nhiều hoa trái nhất.
Nền văn hóa phi thường làm Rabanus Maurus ra khác người đã mau chóng kéo được chú ý của hầu hết các nhân vật vĩ đại thời ấy. Ngài trở nên cố vấn cho nhiều ông hoàng, giúp duy trì được tính thống nhất của Đế Quốc, và trên bình diện văn hóa, không từ chối bất cứ ai xin một câu trả lời có suy nghĩ, thường là được Thánh Kinh gợi ý và phù hợp với văn bản các Giáo Phụ.
Đức Thánh Cha nhìn nhận ngài là một nhà bách khoa, trong cả ba lãnh vực triết học, nghệ thuật và thi ca. Ngài đã sử dụng nhuần nhuyễn mọi khía cạnh tâm, trí và xúc cảm, dùng mọi yếu tố khác của khiếu thẩm mỹ và sự nhậy cảm nhân bản giúp con người ‘thưởng thức’ chân lý bằng trọn hữu thể mình, một hữu thể có cả ‘tinh thần, linh hồn và thân xác’.
Phương pháp hoà hợp mọi nghệ thuật, cả trí hiểu, trái tim lẫn xúc cảm, một phương thức xuất phát từ Phương Đông ấy, sẽ được ngài khai triển một cách cao độ tại Phương Tây, đạt tới những đỉnh cao chót vót trong việc tỉ mỉ san định Thánh Kinh cũng như trong các công trình đức tin và nghệ thuật khác. Các công trình này được thịnh hành ở Âu Châu mãi cho đến lúc máy in được sáng chế và cả về sau nữa. Như trên đã nói, dù sao, nó cũng cho thấy Rabanus Maurus ý thức rất rõ nhu cầu phải dấn thân vào kinh nghiệm đức tin, không phải chỉ bằng trí, bằng tâm, mà còn bằng xúc cảm nữa, bằng những yếu tố khác của khiếu thẩm mỹ cũng như sự nhậy cảm nhân bản, giúp con người biết ‘thưởng thức’ chân lý bằng trọn con người mình, một hữu thể có cả ‘tinh thần, linh hồn và thân xác’.
Đức Thánh Cha cho biết điều ấy hết sức quan trọng. Vì theo ngài, “đức tin không phải chỉ là tư duy. Nó chạm tới trọn hữu thể ta. Xét vì Thiên Chúa đã thành người có thịt có máu và bước vào thế giới hữu hình, nên ta phải cố gắng gặp gỡ Người bằng mọi chiều kích của con người mình. Nhờ cách đó, thực tại Thiên Chúa mới đi sâu vào hữu thể ta và biến cải nó, nhờ đức tin”.
Đức Thánh Cha nói rằng: Rabanus không “hiến mình cho nghệ thuật thi ca như một cùng đích, nhưng đúng hơn ngài dùng nghệ thuật này và bất cứ loại nhận thức nào khác để đi sâu hơn vào Lời Chúa”. Trong ngữ cảnh ấy, lẽ dĩ nhiên, vì là một đan sĩ đầu hết và trước hết, Rabanus phải dành ưu tiên của mình cho phụng vụ. “Ngài dành hết khả năng và sức lực của mình để cố gắng giới thiệu cho người cùng thời và nhất là cho các thừa tác viên […] cái hiểu về ý nghĩa thần học và tâm linh sâu sắc của mọi yếu tố trong cử hành phụng vụ”. Và trong cố gắng này, thánh nhân dựa nhiều vào Thánh Kinh và các Giáo Phụ. Đức Thánh Cha cho hay, đó là liên tục tính của Đức Tin Kitô Giáo, một liên tục tính luôn khởi đầu từ Lời Thiên Chúa. Tuy nhiên nó cũng luôn sinh động, luôn khai triển và được phát biểu một cách mới mẻ, nhưng luôn hòa hợp với toàn bộ cấu trúc, toàn bộ tòa nhà đức tin.
Làm việc và nghỉ ngơi không quên Thiên Chúa
Nhân dịp này, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cũng nhấn mạnh việc phải dành thì giờ cho Thiên Chúa, cả lúc làm việc lẫn lúc nghỉ ngơi, đi du lịch.
Đức Thánh Cha trích dẫn câu nói thời danh của Thánh Rabanus Maurus: “Ai quên không chiêm ngắm là đánh mất, không nhìn thấy ánh sáng Thiên Chúa; ai bị tràn ngập bởi lắng lo và để cho tư duy mình bị đè bẹp bởi cảnh náo động của sự việc thuộc trần gian này là tự kết án mình bất lực, tuyệt đối không thể hiểu gì về các mầu nhiệm của Thiên Chúa vô hình”. Đức Thánh Cha cho rằng Rabanus Maurus muốn nói với người thời nay điều ấy.
Ngài cho hay: dù được bầu làm đan viện trưởng đan viện Fulda thời danh và sau đó làm tổng giám mục Mainz, Rabanus không bao giờ quên học hỏi nghiên cứu, dùng chính gương sang đời mình, chứng minh cho người khác thấy dù sẵn sàng phục vụ người khác, ta vẫn không bao giờ nên quên dành thì giờ thích đáng để suy tư, học hỏi và nhất là chiêm niệm.
Đức Thánh Cha nhắn nhủ cử tọa: “trong khi làm việc, với nhịp độ chóng mặt, và trong khi nghỉ ngơi, ta cũng nên dành thì giờ cho Chúa. Ta cần mở cuộc sống ta đón nhận Người, dành cho Người một ý nghĩ, một suy tư, một lời cầu nguyện ngắn… Và trên hết, ta đừng nên quên rằng Chúa Nhật là Ngày của Chúa, ngày của phụng vụ, ngày để ta nhận thức cái đẹp của các ngôi thánh đường, thưởng thức âm nhạc thánh và lắng nghe Lời Chúa, là chính cái đẹp của Thiên Chúa, để Người bước thẳng vào chính con người ta. Chỉ có thế, đời ta mới nên cao cả, mới thực sự là một cuộc đời”.
Một nhà bách khoa
Đan sĩ đó chính là thánh Rabanus Maurus Magnentius (khoảng 780 – 4 Tháng Hai năm 856), một đan sĩ dòng Biển Đức, tổng giám mục Mainz, Đức, và là một nhà thần học. Ngài cũng là tác giả cuốn bách khoa De rerum naturis (về bản chất sự vật), đồng thời viết nhiều khảo luận về giáo dục, văn phạm và chú giải Thánh Kinh. Ngài là một trong các thày dạy và văn sĩ nổi tiếng nhất thời ấy đến độ được xưng tụng là "Praeceptor Germaniae," (Thầy Nước Đức). Trong Lịch Rôma Martyrologium Romanum, 2001, các trang 126 và tiếp theo, ngài được mừng kính vào ngày 4 tháng Hai và được liệt vào hàng “sanctus” (thánh).
Thánh Rabanus Maurus sinh tại Mainz, cha mẹ thuộc giai cấp qúy tộc. Ngày sinh không chắc chắn, nhưng theo Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, ngài được nhận vào dòng Biển Đức rất sớm, là một “puer oblatus” (dâng mình lúc còn nhỏ). Năm 801, ngài được lãnh chức phó tế tại Fulda vùng Hesse. Năm sau, do yêu cầu của Ratgar, tu viện trưởng, ngài qua Tours hoàn tất việc học dưới sự dạy dỗ của Alcuin. Thấy sự siêng năng và tính tinh trong của ngài, vị này đặt cho ngài tên Maurus, theo tên của đồ đệ sủng ái của Thánh Biển Đức là Thánh Maurus. Hai năm sau, ngài trở lại Fulda và được trao trọng trách trông coi nhà trường sở tại. Dưới quyền điều khiển của ngài, trường này mau chóng trở thành một trong những trung tâm nổi tiếng nhất về học thuật và xuất bản sách ở Âu Châu và đã cho xuất thân nhiều học trò sáng chói như Walafrid Strabo, Servatus Lupus of Ferrières, và Otfrid of Weissenburg. Có lẽ vào thời kỳ này, ngài cho thu thập sách văn phạm của Priscian, một sách giáo khoa rất nổi tiếng thời Trung Cổ.
Năm 814, Rabanus được thụ phong linh mục. Sau đó không lâu, có lẽ vì bất đồng với Ratgar, ngài buộc phải rút lui khỏi Fulda một thời gian. Nhờ thế, ngài có dịp đi hành hương Đất Thánh, một việc được ngài nhắc đến trong cuốn chú giải sách Giôsuê. Năm 817, khi tân tu viện trưởng Egil được bầu lên, ngài trở lại Fulda và năm 822, khi tu viện trưởng Egil qua đời, chính ngài được bầu thay thế. Ngài hết sức hiệu quả và thành công trong chức vụ này cho tới tận năm 842, lúc, bị lôi cuốn bởi văn học và lòng sùng đạo, ngài xin từ chức để lui về sống ẩn dật tại một dòng kín St Petersberg gần đó. Tuy nhiên, vào năm 847, ngài lại buộc phải bước vào đời sống công một lần nữa vì được bầu để kế nhiệm Otgar trong chức vụ tổng giám mục Mainz. Ngài qua đời tại Winkel bên bờ Sông Rhine năm 856.
Tác phẩm của Thánh Rabanus Maurus thì nhiều, trong đó, nhiều cuốn chưa được xuất bản. Về chú giải Thánh Kinh, ngài có những cuốn về các sách từ Sáng Thế tới Thủ Lãnh, sách Rút, sách Các Vua, Biên Niên Sử, Giuđít, Étte, Thánh Vịnh, Cách Ngôn, Khôn Ngoan, Giảng Viên, Giêrêmia, Ai Ca, Êdêkien, Macabê, Matthêu, các Thư của Thánh Phaolô, gồm cả thư Do Thái. Ngài còn có những khảo luận về các chủ đề tín lý và thực tiễn, trong đó có nhiều cuốn bài giảng. Về huấn luyện hàng giáo sĩ, ngài có cuốn De institutione clericorum (Về việc tấn phong các giáo sĩ), trong đó ngài trình bày cách tuyệt vời các quan điểm của Thánh Augustinô và Thánh Grêgôriô Cả về chủ đề này. Một trong những công trình nổi tiếng và có tính lâu dài nhất của ngài là tuyển tập thi ca lấy Thánh Giá làm trọng tâm, diễn tả cả bằng lời lẫn hình ảnh và cả con số nữa.
Các tác phẩm khác phải kể các cuốn De universo libri xxii., sive etymologiarum opus (Về [kiến thức] tổng quát cuốn XXII, hay công trình từ nguyên học), một loại từ điển hay bách khoa, dựa nhiều vào cuốn Etymologies (Từ nguyên học) của Isidore of Seville, nhằm giúp giải thích Thánh Kinh về hình loại học, về lịch sử và huyền nhiệm học, các cuốn De sacris ordinibus (Về các chức thánh), De disciplina ecclesiastica (Về kỷ luật giáo hội) và Martyrologium (Hạnh Thánh Tử Đạo). Tất cả đều có tính bác học (ngài biết cả tiếng Hy Lạp lẫn Hibálai). Ngài còn sáng tác ca khúc nổi tiếng "Veni Creator Spiritus," (Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến), một thánh ca được hát vào lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và được Đức Bênêđíctô XVI coi là một “tổng hợp phi thường về Thánh Thần Học Kitô Giáo”. Nhiều thế kỷ sau, Gustav Mahler đã sử dụng ca khúc đó làm bản đồng ca đầu tiên trong giao hưởng số tám của mình.
Năm 2006, lễ kỷ niệm 1,150 năm qua đời của ngài đã được cử hành khắp nước Đức, nhất lạ ở Mainz và Fulda. Một trong các cao điểm cử hành là việc trưng bày Codex Vaticanus Reginensis latinus 124, một việc cho mượn hết sức ngoại thường của Vatican đối với Mainz. Trong bộ này người ta thấy có thủ bản qúy giá của tập De laudibus sanctae crucis (Ca tụng Thánh Giá) mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI coi là “dấn thân thần học đầu tiên […] được diễn tả bằng hình thức thi ca, có chủ đề mầu nhiệm thánh giá […] nhằm trình bày không những một nội dung có tính ý niệm mà còn gồm những động lực có tính nghệ thuật tinh tế biết sử dụng cả hình thức thi ca lẫn hình thức họa hình"…Nhân dịp này, ba cuốn nghiên cứu giá trị về các công trình của Thánh Rabanus Maurus cũng đã được xuất bản.
Tâm trí và xúc cảm
Đối với Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, Rabanus Maurus biết cách tiếp xúc với các học giả cổ thời cũng như các giáo phụ Kitô Giáo của thời tiền Trung Cổ. Do đó, đã đóng góp nhiều nhất trong việc duy trì sống động nền văn hóa thần học, chú giải Thánh Kinh và tâm linh, làm gia tài cho nhiều thế kỷ về sau tìm tòi.
Đức Thánh Cha cho hay: các nhân vật lỗi lạc của thế giới đan sĩ như Peter Damian, Peter Đáng Kính và Bernard Clairvaux đều trích dẫn ngài, cũng như rất nhiều các giáo sĩ của hàng linh mục triều, những người trong hai thế kỷ 12 và 13 đã hiến thân cho một trong những luồng tư duy nhân bản tươi đẹp và nhiều hoa trái nhất.
Nền văn hóa phi thường làm Rabanus Maurus ra khác người đã mau chóng kéo được chú ý của hầu hết các nhân vật vĩ đại thời ấy. Ngài trở nên cố vấn cho nhiều ông hoàng, giúp duy trì được tính thống nhất của Đế Quốc, và trên bình diện văn hóa, không từ chối bất cứ ai xin một câu trả lời có suy nghĩ, thường là được Thánh Kinh gợi ý và phù hợp với văn bản các Giáo Phụ.
Đức Thánh Cha nhìn nhận ngài là một nhà bách khoa, trong cả ba lãnh vực triết học, nghệ thuật và thi ca. Ngài đã sử dụng nhuần nhuyễn mọi khía cạnh tâm, trí và xúc cảm, dùng mọi yếu tố khác của khiếu thẩm mỹ và sự nhậy cảm nhân bản giúp con người ‘thưởng thức’ chân lý bằng trọn hữu thể mình, một hữu thể có cả ‘tinh thần, linh hồn và thân xác’.
Phương pháp hoà hợp mọi nghệ thuật, cả trí hiểu, trái tim lẫn xúc cảm, một phương thức xuất phát từ Phương Đông ấy, sẽ được ngài khai triển một cách cao độ tại Phương Tây, đạt tới những đỉnh cao chót vót trong việc tỉ mỉ san định Thánh Kinh cũng như trong các công trình đức tin và nghệ thuật khác. Các công trình này được thịnh hành ở Âu Châu mãi cho đến lúc máy in được sáng chế và cả về sau nữa. Như trên đã nói, dù sao, nó cũng cho thấy Rabanus Maurus ý thức rất rõ nhu cầu phải dấn thân vào kinh nghiệm đức tin, không phải chỉ bằng trí, bằng tâm, mà còn bằng xúc cảm nữa, bằng những yếu tố khác của khiếu thẩm mỹ cũng như sự nhậy cảm nhân bản, giúp con người biết ‘thưởng thức’ chân lý bằng trọn con người mình, một hữu thể có cả ‘tinh thần, linh hồn và thân xác’.
Đức Thánh Cha cho biết điều ấy hết sức quan trọng. Vì theo ngài, “đức tin không phải chỉ là tư duy. Nó chạm tới trọn hữu thể ta. Xét vì Thiên Chúa đã thành người có thịt có máu và bước vào thế giới hữu hình, nên ta phải cố gắng gặp gỡ Người bằng mọi chiều kích của con người mình. Nhờ cách đó, thực tại Thiên Chúa mới đi sâu vào hữu thể ta và biến cải nó, nhờ đức tin”.
Đức Thánh Cha nói rằng: Rabanus không “hiến mình cho nghệ thuật thi ca như một cùng đích, nhưng đúng hơn ngài dùng nghệ thuật này và bất cứ loại nhận thức nào khác để đi sâu hơn vào Lời Chúa”. Trong ngữ cảnh ấy, lẽ dĩ nhiên, vì là một đan sĩ đầu hết và trước hết, Rabanus phải dành ưu tiên của mình cho phụng vụ. “Ngài dành hết khả năng và sức lực của mình để cố gắng giới thiệu cho người cùng thời và nhất là cho các thừa tác viên […] cái hiểu về ý nghĩa thần học và tâm linh sâu sắc của mọi yếu tố trong cử hành phụng vụ”. Và trong cố gắng này, thánh nhân dựa nhiều vào Thánh Kinh và các Giáo Phụ. Đức Thánh Cha cho hay, đó là liên tục tính của Đức Tin Kitô Giáo, một liên tục tính luôn khởi đầu từ Lời Thiên Chúa. Tuy nhiên nó cũng luôn sinh động, luôn khai triển và được phát biểu một cách mới mẻ, nhưng luôn hòa hợp với toàn bộ cấu trúc, toàn bộ tòa nhà đức tin.
Làm việc và nghỉ ngơi không quên Thiên Chúa
Nhân dịp này, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cũng nhấn mạnh việc phải dành thì giờ cho Thiên Chúa, cả lúc làm việc lẫn lúc nghỉ ngơi, đi du lịch.
Đức Thánh Cha trích dẫn câu nói thời danh của Thánh Rabanus Maurus: “Ai quên không chiêm ngắm là đánh mất, không nhìn thấy ánh sáng Thiên Chúa; ai bị tràn ngập bởi lắng lo và để cho tư duy mình bị đè bẹp bởi cảnh náo động của sự việc thuộc trần gian này là tự kết án mình bất lực, tuyệt đối không thể hiểu gì về các mầu nhiệm của Thiên Chúa vô hình”. Đức Thánh Cha cho rằng Rabanus Maurus muốn nói với người thời nay điều ấy.
Ngài cho hay: dù được bầu làm đan viện trưởng đan viện Fulda thời danh và sau đó làm tổng giám mục Mainz, Rabanus không bao giờ quên học hỏi nghiên cứu, dùng chính gương sang đời mình, chứng minh cho người khác thấy dù sẵn sàng phục vụ người khác, ta vẫn không bao giờ nên quên dành thì giờ thích đáng để suy tư, học hỏi và nhất là chiêm niệm.
Đức Thánh Cha nhắn nhủ cử tọa: “trong khi làm việc, với nhịp độ chóng mặt, và trong khi nghỉ ngơi, ta cũng nên dành thì giờ cho Chúa. Ta cần mở cuộc sống ta đón nhận Người, dành cho Người một ý nghĩ, một suy tư, một lời cầu nguyện ngắn… Và trên hết, ta đừng nên quên rằng Chúa Nhật là Ngày của Chúa, ngày của phụng vụ, ngày để ta nhận thức cái đẹp của các ngôi thánh đường, thưởng thức âm nhạc thánh và lắng nghe Lời Chúa, là chính cái đẹp của Thiên Chúa, để Người bước thẳng vào chính con người ta. Chỉ có thế, đời ta mới nên cao cả, mới thực sự là một cuộc đời”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ truyền chức Linh mục và Phó tế tại TGP Huế
Trương Trí
18:54 04/06/2009
HUẾ - Sáng ngày 4.6.2009,trong niềm hân hoan tạ ơn Thiên chúa đã thương ban cho giáo phận có thêm nhiều tân linh mục và phó tế. Đông đảo bà con giáo dân khắp nơi quy tụ về nhà thờ chính tòa Phủ cam để hiệp dâng lời cầu nguyện, tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria, chia sẽ niềm vui cùng giáo phận và gia đình các tân chức. Trước khi bước vào thánh lễ, linh mục Georgio Nguyễn thành Phương trong phần dẫn lễ đã nhắc lai việc Chúa Giêsu lập bí tích Thánh thể và thông ban chức Linh mục cho các Tông đồ và chính các Tông đồ là những vị Giám mục đầu tiên đã đặt tay phong chức Linh mục cho các ứng viên đủ điều kiện lảnh nhận sứ vụ linh mục, các Ngài kế tục sản sinh ra các thế hệ linh mục để tiếp tục Hy lễ Hiến tế cứu độ của Chúa Kitô nơi trần thế.
Xem hình ảnh lễ truyền chức
Đúng 8giờ, đoàn rước các tiến chức và đoàn đồng tế từ công trường Thánh Giuse tiến vào nhà thờ trong tiếng hát ngợi ca vinh danh Thiên Chúa và phép lành của Đức Tổng Giám mục. Thánh lễ truyền chức linh mục do Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế chủ sự, cùng đông tế có Đức Giám mục Phụ tá Phanxicô xaviê Lê văn Hồng, Đan Viện phụ dòng Thiên an cùng đông đảo linh mục trong và ngoài giáo phận với sự hiệp thông của các tu sĩ nam nữ các dòng tu và mọi thành phần dân Chúa trong ngoài giáo phận.
Mở đầu thánh lễ, Đức TGM đã nhắc lại lời dạy của công đồng Vaticanô 2 rằng: Để chăm sóc và phát triển dân Chúa luôn mãi,Đức Giêsu Kitô đã thiết lập cá chức vụ khác nhau trong giáo hội hầu mưu ích cho Mầu nhiệm Chúa Kitô.Bí tích truyền chức Thánh gồm 3 cấp độ là:Giam mục, Linh mục và Phó tế làm thành phẩm trật của Giáo hội.Chung ta cầu xin Thiên Chúa cho các tiến chức được đầy tràn sức mạnh và sự khôn ngoan của Chúa Thánh Thần để toàn tâm toàn lực phụng sự Chúa,phục vụ giáo hội và mọi người.
Mở đầu nghi thức truyền chức Thánh, linh mục bề trên dòng Thánh Tâm Huế đã tiến cử các tiến chức để linh mục Giám đốc Đại chủng viện khẩn xin Đức TGM truyền chức linh mục và phó tế. Sau đó, Đức TGM khởi xướng kinh Cầu xin Chúa Thánh Thần để mọi thành phần dân Chúa cùng cất lên lời ca xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các tiến chức đang phủ phục trước bàn thờ.
Bốn tân chức linh mục gồm:
1/Phêrô Nguyễn đức Huyền,sinh năm 1976 thuộc dòng Thánh Tâm.
2/F.X. Trần quang Minh, sinh năm 1975 thuộc dòng Thánh Tâm.
3/Giuse Dương bảo Tịnh,sinh năm 1973 thuộc dòng Thánh Tâm.
4/Matthêu Trần Nguyên, sinh năm1975 thuộc giáo xứ chính tòa Phủ cam.
Mười thầy được truyền chức phó tế gồm:
1/ Giuse Huỳnh văn Hào, sinh năm 1978 thuộc giáo xứ Hà úc.
2/ Giuse Lê văn Hồng, sinh năm 1978 thuộc giáo xứ Kẻ văn.
3/ Stêphanô Nguyễn Hữu, sinh năm1977 thuộc giáo xứ Diêm tụ.
4/ Phêrô Phạm Linh Nghi, sinh năm 1979 thuộc giáo xứ Sơn công.
5/ Phêrô Huỳnh văn Nguyên, sinh năm 1978 thuộc giáo xứ Dưỡng mông.
6/ Antôn Lê văn Thắng, sinh năm 1975 thuộc giáo xứ Đức Mẹ HCG.
7/ Philipphê Nguyễn bá Thông, sinh năm1978 thuôc giáo xứ Lăng cô.
8/ Matthêu Phan văn Tùng, sinh năm1979 thuộc giáo xứ Phước tượng.
9/ Phaolô Nguyễn ngọc Vịnh, sinh năm 1976 thuộc giáo xứ Lương văn.
10/Augutinô Nguyễn đại Vũ, sinh năm 1978 thuộc giáo xứ Thanh tân.
Đức TGM đã đặt tay lên đầu các tiến chức là dấu chỉ thông truyền ơn Chúa Thánh Thần. Gia đình các tân chức linh mục dâng lên các phẩm phục nói lên tâm tình tâm tình sẵn sàng dâng hiến người con yêu dấu của mình lên Thiên Chúa, Đức TGM làm phép và ghi dấu Thánh giá lên các phẩm phục để nhắc nhở các tân linh mục rằng từ nay phải vác Thập giá, gánh vác trách nhiệm coi sóc đàn chiên.
Trong niềm hân hoan của toàn thể cộng đoàn dân Chúa,các Tân Linh mục vinh dự bước lên bàn Thánh dâng thánh lễ đầu tiên trong đời với Đức Tổng Giám mục.Dòng Thánh Tâm Huế vui mừng đón nhận các tân linh mục nhân thang bổn mạng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Xem hình ảnh lễ truyền chức
Cha mẹ các tân chức dâng của lễ |
Mở đầu thánh lễ, Đức TGM đã nhắc lại lời dạy của công đồng Vaticanô 2 rằng: Để chăm sóc và phát triển dân Chúa luôn mãi,Đức Giêsu Kitô đã thiết lập cá chức vụ khác nhau trong giáo hội hầu mưu ích cho Mầu nhiệm Chúa Kitô.Bí tích truyền chức Thánh gồm 3 cấp độ là:Giam mục, Linh mục và Phó tế làm thành phẩm trật của Giáo hội.Chung ta cầu xin Thiên Chúa cho các tiến chức được đầy tràn sức mạnh và sự khôn ngoan của Chúa Thánh Thần để toàn tâm toàn lực phụng sự Chúa,phục vụ giáo hội và mọi người.
Mở đầu nghi thức truyền chức Thánh, linh mục bề trên dòng Thánh Tâm Huế đã tiến cử các tiến chức để linh mục Giám đốc Đại chủng viện khẩn xin Đức TGM truyền chức linh mục và phó tế. Sau đó, Đức TGM khởi xướng kinh Cầu xin Chúa Thánh Thần để mọi thành phần dân Chúa cùng cất lên lời ca xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các tiến chức đang phủ phục trước bàn thờ.
Bốn tân chức linh mục gồm:
1/Phêrô Nguyễn đức Huyền,sinh năm 1976 thuộc dòng Thánh Tâm.
2/F.X. Trần quang Minh, sinh năm 1975 thuộc dòng Thánh Tâm.
3/Giuse Dương bảo Tịnh,sinh năm 1973 thuộc dòng Thánh Tâm.
4/Matthêu Trần Nguyên, sinh năm1975 thuộc giáo xứ chính tòa Phủ cam.
Mười thầy được truyền chức phó tế gồm:
1/ Giuse Huỳnh văn Hào, sinh năm 1978 thuộc giáo xứ Hà úc.
2/ Giuse Lê văn Hồng, sinh năm 1978 thuộc giáo xứ Kẻ văn.
3/ Stêphanô Nguyễn Hữu, sinh năm1977 thuộc giáo xứ Diêm tụ.
4/ Phêrô Phạm Linh Nghi, sinh năm 1979 thuộc giáo xứ Sơn công.
5/ Phêrô Huỳnh văn Nguyên, sinh năm 1978 thuộc giáo xứ Dưỡng mông.
6/ Antôn Lê văn Thắng, sinh năm 1975 thuộc giáo xứ Đức Mẹ HCG.
7/ Philipphê Nguyễn bá Thông, sinh năm1978 thuôc giáo xứ Lăng cô.
8/ Matthêu Phan văn Tùng, sinh năm1979 thuộc giáo xứ Phước tượng.
9/ Phaolô Nguyễn ngọc Vịnh, sinh năm 1976 thuộc giáo xứ Lương văn.
10/Augutinô Nguyễn đại Vũ, sinh năm 1978 thuộc giáo xứ Thanh tân.
Đức TGM đã đặt tay lên đầu các tiến chức là dấu chỉ thông truyền ơn Chúa Thánh Thần. Gia đình các tân chức linh mục dâng lên các phẩm phục nói lên tâm tình tâm tình sẵn sàng dâng hiến người con yêu dấu của mình lên Thiên Chúa, Đức TGM làm phép và ghi dấu Thánh giá lên các phẩm phục để nhắc nhở các tân linh mục rằng từ nay phải vác Thập giá, gánh vác trách nhiệm coi sóc đàn chiên.
Trong niềm hân hoan của toàn thể cộng đoàn dân Chúa,các Tân Linh mục vinh dự bước lên bàn Thánh dâng thánh lễ đầu tiên trong đời với Đức Tổng Giám mục.Dòng Thánh Tâm Huế vui mừng đón nhận các tân linh mục nhân thang bổn mạng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức quốc kỳ thứ 33 với chủ đề: ''Sống Lời Chúa-Năm Thánh Phaolô''
Diễm Kha
19:07 04/06/2009
Đại Hội Công Giáo Việt Nam kỳ thứ 33 với chủ đề: "Sống Lời Chúa-Năm Thánh Phaolô"
(từ ngày 30.05 đến ngày 01.06.2009 tại Aschaffenburg)
Với bài diễn văn khai mạc, Ông Vincenz Nguyễn Văn Rị, Phó Chủ Tịch Nội Vụ, Xử lý Thường vụ Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức, đồng thời cũng là Trưởng ban tổ chức Đại Hội Công Giáo kỳ thứ 33, đã đưa mọi tham dự viên đến gần Mẹ bằng những lời tâm tình phó thác của người con thảo:
Mẹ Lavang!
Mẹ đã thân hành đến với chúng con, chúng con là những con cái ly hương. Vì nhiều lý do và hoàn cảnh không thể đến kính viếng Mẹ nơi quê nhà. Chính vì thế Mẹ đã đến để vỗ về và an ủi đoàn con của Mẹ nơi đây. Tình Mẹ cho con không bao giờ kể xiết, xin Mẹ luôn đồng hành với chúng con trên mọi nẻo đường trần thế.
Và hôm nay, xin Mẹ cầu cùng Chúa chúc phúc cho mỗi người chúng con được sống tràn đầy hồng ân của Chúa Thánh Thần trong những ngày Đại hội này, để xứng đáng cùng Mẹ long trọng khai mạc Đại hội Công giáo Việt nam tại Đức kỳ thứ 33.“
Sau những lời thân thương gởi đến Mẹ, lời cầu „Lạy Mẹ là ngôi sao sáng“ thật khẩn thiết đang vang vọng trong tâm tình phó thác của những người con thảo là một đồng tâm cùng nhau tuyên bố khai mạc Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức kỳ thứ 33 với chủ đề:
Sống Lời Chúa – Năm Thánh Phaolô
Ngay sau đó, Linh Mục Antôn Huỳnh văn Lộ, Đại diện Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam bên cạnh Hội Đồng Giám Mục Đức đã thay mặt cho Hội Đồng Tuyên Uý và tất cả linh mục tu sĩ Việt Nam tại Đức chào mừng Đại Hội cùng tất cả các cộng đoàn, đặc biệt các bạn trẻ và các em thiếu nhi. Ngài cũng nói đến ý nghĩa chủ đề của ngày ĐHCG như sau:
„Là người tín hữu công giáo, chúng ta đồng hành với Giáo Hội trên con đường Đức Tin. Với đề tài „Sống Lời Chúa – Năm Thánh Phaolô” Đại Hội muốn nhấn mạnh đến „Năm Thánh Phaolô” chúng ta đang sống mà Đức Thánh Cha Bênêđictô đã công bố cho toàn thể Giáo Hội.
Nhắc đến Thánh Phaolô là chúng ta nghĩ đến một con người đã không quản ngại khó khăn thử thách để rao giảng về Chúa Kitô và giáo lý của Ngài cho các dân tộc thuộc Đế Quốc La Mã. Qua các thư của Thánh Phaolô, chúng ta có được giáo lý phong phú cho đời sống đức tin của người Kitô Hữu. Điểm nổi bật đáng ghi nhớ nơi Thánh Phaolô là lời rao giảng và đời sống của Ngài có cùng một nhịp điệu như nhau. Nói sao sống vậy! Đời sống phản ảnh đúng lời nói. Chính vì thế lời rao giảng của Ngài tác động mạnh mẽ nơi tâm hồn các thính giả và nhiều người đã đón nhận Lời Chúa và tin vào Chúa Kitô.
Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người chúng ta cũng là một Phaolô thứ hai khi theo mẫu gương của Ngài biết để cho Lời Chúa tác động nơi chúng ta. Nếu không, Lời Chúa, cho dù có đến với chúng ta ngàn lần vẫn không mang lại hoa trái, giống như một tác giả đã viết vài thế kỷ trước đây: „Nếu Chúa Kitô không sinh lại trong tâm hồn bạn thì cho dù Chúa Kitô có sinh ra ngàn lần cũng không đem lại ích lợi gì cho bạn.“ Trong những ngày Đại Hội nầy, những khi nghe Lời Chúa, chúng ta hãy mở rộng tâm hồn để Lời Chúa tác động trên chúng ta.“
Nhìn lên lễ đài với huy hiệu màu nhạt thật gọn được treo giữa nền trắng lớn vừa đủ để nói lên một tâm hồn đơn sơ và trong trắng, trong đó trung tâm điểm của đời sống người Kytô hữu với Thập giá, Bánh và Lời hằng sống.
Tấm phông chính của Đại Hội năm nay do Minh Tri (Bonlanden) thực hiện là bức hình con thuyền Giáo Hội với Thánh Giá và cuốn Thánh Kinh ghi Lời Chúa Mặc Khải, Ngài là Alpha và Omega, là Cội Nguồn và Cùng Đích của nhân loại, với trái địa cầu mầu da cam và vàng. Vòng tròn bên ngoài với hai hàng chữ mầu xanh biển: „Sống Lời Chúa – Năm Thánh Phaolô“... hai bên tổng cộng 14 ngôi sao: biểu tượng cho 14 thư của Thánh Phaolô. Mỗi bên có bẩy ngôi sao, biểu tượng 7 hồng ân cao cả của Chúa Thánh Thần tuôn đổ xuống các tín hữu. Các tấm hình treo ghi bẩy hồng ân của Chúa Thánh Thần treo hai bên phông chính của Đại Hội ghi tóm tắt bẩy hồng ân của Chúa Thánh Thần: Khôn Ngoan, Hiểu Biết, Biết Lo Liệu, Sức Mạnh, Thông Minh, đạo đức“, và Kính Sợ Chúa đã lôi kéo sự chú ý của toàn thể tham dự viên. Hai bên lễ đài là kiệu Đức Mẹ La Vang với ngàn hoa muôn sắc tỏ tình con thảo, nhân dịp cuối tháng Hoa Đức Mẹ.
Thánh lễ Vọng Chúa Thánh Thần hiện xuống do Linh mục Antôn Huỳnh văn Lộ chủ tế cùng với các Linh mục Tuyên Úy và các Linh mục khách đồng tế đến từ Pháp, Thụy Sĩ, Hòa Lan và đặc biệt hai linh mục tuyên uý cộng đoàn CGVN tại nước Tiệp, với phần chia sẻ của Linh mục Antôn Đỗ ngọc Hà đã kết thúc buổi lễ khai mạc vừa đúng lúc khi bầu trời trong sáng giữa mùa xuân đang dịu dần để nhường chỗ cho những ánh đèn đó đây đang như những bó đuốc được thắp lên trong tâm hồn những người trẻ đang mong chờ đến giờ sinh hoạt.
Khung cảnh ấm cúng của ánh nến mờ nhạt đưa bạn trẻ hướng vào ánh sáng tâm linh với những đoạn suy niệm, chia sẻ ngắn gọn xen lẫn với lời ca tiếng hát cùng với nhịp chân nhảy múa đang nối những ước mơ của tuổi trẻ thành một vòng tay lớn. Một vòng tay mà giáo hội và quê hương đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào các bạn.
Sinh hoạt trẻ trong ĐHCG kỳ này được hướng dẫn bởi Lm. Lê Phan và Lm. Lê thanh Liêm cùng với sự đóng góp tích cực của nhóm “THANH NIÊN CÔNG GIÁO”. Số lượng giới trẻ mỗi năm một đông thêm, vì thế chương trình càng ngày thêm phong phú và đây cũng là điểm son đã nói lên được những ước mơ lớn cùng những đói khát tâm linh cho giới trẻ chỉ có mỗi năm một lần trong ĐHCG với thời gian quá ít ỏi. Xin chân thành cảm ơn nhóm “THANH NIÊN CÔNG GIÁO” đã hiểu rõ những đoạn đường mình vừa đi qua hoặc còn đang đi để dốc tâm chia sẻ cho các bạn trẻ khác. Công việc các bạn đang làm là những cánh tay đắc lực, giúp sức với các Linh mục Tuyên Úy trong mục vụ giới trẻ và cũng là một nghĩa cử cao đẹp của người con trong đại gia đình đã giúp những bậc phụ huynh, là cha, là mẹ của các bạn để lo tương lai cho các em.
Song song vào đó, tại phòng hội nhỏ giờ đền tạ Thánh tâm và Mẫu tâm thật trang nghiêm đã dẫn đưa bao nhiêu người mở lòng ra và tâm tình to nhỏ với Chúa trước khi tạm biệt một “Ngày Tâm Linh” trong thinh lặng.
Chúa Thánh Thể là nguồn suối tình yêu vẫn luôn là trung tâm điểm của Đại Hội. Quả thực, hàng trăm tín hữu đã sốt sắng tham dự các giờ chầu Thánh Thể đền tạ Thánh Tâm Chúa và Mẫu Tâm, và tiếp theo đó là giờ thánh kính Lòng Thương Xót Chúa do cha Đaminh Nguyễn Ngọc Long phụ trách hướng dẫn mãi tới tận đêm khuya chiều tối thứ bẩy. Các tham dự viên đã sốt sắng dâng các bông hoa hồng tượng trưng cho lòng con thảo.
Ánh nắng xiên qua cành cây kẽ lá, lấp lánh trong sương mai đang quyện với lời kinh sáng, lúc trầm lúc bổng vang ra từ hội trường lớn chính là giây phút của nguồn sinh lực thanh tịnh nhất để dâng của lễ lên Thiên Chúa đang được các Lm. và các Soeur MTG hướng dẫn.
Để chuẩn bị tâm hồn cho Thánh lễ, Lm. Nguyễn trọng Tước, thuyết trình viên chính của Đại Hội, đã dẫn dắt những tham dự viên trong buổi hội thảo tìm về Thánh địa Giêrusalem để theo con đường khổ nạn của Chúa Giêsu khi xưa, qua đấy mọi người mới hiểu rõ Lời Chúa và thực thi Lời Chúa một cách thiết thực hơn trong đời sống. Cũng trong buổi hội thảo này, ngài cũng đưa biết bao nhiêu người đang còn ngụp lặn trong “biển” của cuộc đời lên “bờ” để nhặt lại những “mẻ cá” tốt cho cuộc đời của mình. Quả là một đề tài chia sẻ đánh thức lương tâm đến nỗi nhiều tham dự viên đã tiếc thay cho những người vắng mặt trong buổi hội thảo này.
Cũng trong lúc này, giờ suy niệm Lời Chúa cho giới trẻ tại nhà thể thao do Lm. Lê Phan và Lm. Liêm phụ trách với sự cộng tác của nhóm “Thanh niên Công giáo” đã được hưởng ứng thật tích cực. Qua đấy các bạn trẻ sẽ tìm được Chúa trong cuộc sống tràn đầy ý nghĩa.
Thánh lễ Đại trào mừng kính Chúa Thánh Thần hiện xuống do Lm. Nguyễn trọng Tước chủ tế cùng toàn thể Lm. trong tuyên úy đoàn và các Linh mục khách được cử hành trọng thể với khoảng gần 3000 người tham dự. Trong phần chia sẻ Lời Chúa, ngài cũng đã giúp dẫn mọi người biết tìm lại ngọn “lửa” của Chúa Giêsu đã mang đến thế gian và gìn giữ ngọn lửa cũng như truyền ngọn lửa lại cho nhau để ngọn lửa hằng sống sưởi ấm tâm hồn nhau.
Sau phần Thánh lễ riêng biệt cho các em thiếu nhi do Lm. Phaolô Phạm văn Tuấn và Lm. Lê Phan đồng tế. Các em đã được hướng dẫn sinh hoạt theo chủ đề “tấm lưới cuộc đời” và vào cuối lễ các em trở lại hội trường chính để cùng hát tặng các bậc phụ huynh trước khi kết thúc với phép lành cuối Thánh lễ của toàn thể các linh mục đồng tế.
Ngay sau Thánh lễ, hình ảnh một cụ ông đang đỡ cụ bà rời khỏi hàng ghế và tay trong tay lê từng bước bên nhau là một dấu chỉ thật hùng hồn cho việc giữ “lửa” ấm cho nhau và cũng là một gương sáng cho cuộc sống hôn nhân của giới trẻ trong thời đại hiện nay.
Sau bữa ăn tinh thần, các tham dự viên được mời gọi để chia sẻ với nhau những phần cơm hộp gói đạm bạc để tiếp sức cho những chương trình kế tiếp.
Giờ sinh hoạt thiếu nhi, những mầm non của Giáo hội đang được các Soeur cùng với các anh chị huynh trưởng hướng dẫn, với những ca khúc vui tươi lành mạnh và những điệu múa hồn nhiên hòa lẫn tiếng cười khúc khích đã đưa các em đến tột đỉnh sự hồn nhiên của tuổi thơ. Năm tới cũng hẹn các em vào giờ này em nhé.
Lại một lần nữa trong năm Thánh Phaolô này, giờ chầu Mình Thánh được tiếp nối một cách sốt sắng và long trọng. Vào lúc 16g30 chiều, rất nhiều tín hữu đã đến tham dự giờ chầu Thánh Thể chính của Đại Hội kết thúc Tháng Hoa Đức Mẹ trong đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống do cha Huỳnh Công hạnh đảm trách. Lần đầu tiên thể theo ý kiến của Tuyên uý Đoàn, thay vì buổi thuyết trình vào buổi sau trưa, thuyết trình viên chính của Đại Hội năm nay là cha Giuse Nguyễn Trọng Tước đã hướng dẫn suy niệm trước Thánh Thể… giúp giáo dân càng xác tín hơn tình thương hải hà của Chúa Thánh Thể và các hoa trái siêu nhiên trong đời sống đạo các nhân, gia đình, cộng đoàn và giáo hội. Đây là một kỷ niệm đạo đức thật sống động cho nhiều người có dịp được chiêm ngắm và hoà mình trong ơn Thánh qua giờ chầu Mình Thánh Chúa, nhất là trong cuộc sống ly hương để cảm nhận được như lời Đức Cố Thánh Cha Gioan Phaolô II đã xác quyết: Thánh Thể là trung tâm điểm của đời sống.
Một trong những hoa trái phong phú của Đại Hội là các tòa hòa giải trong ba ngày Đại Hội luôn luôn có các linh mục hiện diện và rất nhiều hối nhân đến giao hoà với Chúa trong giờ Chầu Thánh Thể.
Song song vào đó, tại “mật viện“, các vị Đại Biểu của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức đã hội họp và cầu nguyện cùng Chúa Thánh Linh trước khi bầu ra một Ban Chấp Hành cho nhiệm kỳ 2009 – 2011. Trông chờ “khói trắng“ tỏa trong hương lòng và lắng nghe “hồi chuông“ rung động của con tim, với sự giúp đỡ và chứng kiến của Linh Mục linh hướng và Ban Tư Vấn các Đại Biểu đã hoàn tất chương trình bầu cử với một Tân Ban Chấp Hành thật xuất sắc: “Habemus“ Ban Chấp hành
Chủ Tịch: Ông Phùng khải Tuấn
Phó Chủ Tịch Nội Vụ: Ông Nguyễn Văn Rị
Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ: Ông Nguyễn xuân Lộc
Thơ Ký: Ông Lê Công Du
Thủ Quỹ: Ông Dương văn Đá
Nguyện chúc Tân Ban Chấp Hành luôn hăng say trong trách vụ mới, để đồng hành với các Linh Mục linh hướng đem niềm tin yêu hiệp nhất muôn người như một của Thiên Chúa đến với từng thành viên trong mỗi gia đình công giáo chúng ta.
Ngoài trời đã dịu mát, kéo theo bao nhiêu diệu vợi để lòng chùng xuống, ru đong đưa vào những bản nhạc trữ tình quê hương, những hoạt cảnh tình tiết và những điệu vũ sắc xảo. Những đợt vỗ tay tán thưởng chừng như nuốt át cả lời người giới thiệu cho tiết mục kế tiếp. Thế mới biết cây nhà lá vườn đang nẩy lộc đơm xuân. Liền sau đó chương trình văn nghệ „ca vũ“ đặc biệt dành cho bạn trẻ thật lành mạnh đã được nhiệt liệt hưởng ứng.
Đặc biệt vào lúc khai mạc chương trình văn nghệ, toàn thể các tham dự viên trong hội trường đã hiệp thông trong nghi thức thắp nến cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình mau được thể hiện trên Quê Hương, hiệp thông với Thái Hà. Nguyện cầu cho ngọn nến Công Lý được thắp sáng từ Hà Nội, giáo xứ Thái Hà được tiếp tục trong các gia đình và cộng đồng CGVN hải ngoại.
Cũng trong giờ văn nghệ chiều nay, Liên Đoàn CGVN tại Đức cùng toàn thể các tham dự viên cũng thay mặt người Việt khắp nơi để tri ân ông bà Tiến sĩ Rupert Neudeck, người đã sáng lập ra Ủy ban Cap Anamur với con tàu Cap Anamur để cứu bao người vượt biển. Hoan hô bạn! Chúng tôi không bao giờ quên ơn bạn.
Cũng trong dịp này, tân Ban Chấp Hành đã được ra mắt. Cha Huỳnh Văn Lộ đã đại diện Hội Đồng Tuyên Uý cám ơn và trao quà cho các thành viên của cựu ban chấp hành liên đoàn nhiệm kỳ 2007-2009 và cầu chúc cho tân ban chấp hành nhiệt tâm phục vụ và cộng tác để chung tay xây dựng cho cộng đoàn. Xin nguyện cầu cho tất cả những người làm vườn nho của Chúa được hoàn thành với ơn gọi của mình.
Sáng sớm, “Ngày hiền mẫu“ của Mẹ La Vang được tôn kính và vinh danh với muôn lòng mong chờ trong bao màu cờ phất phới với những nụ hoa ban mai mới nở rộ. Dẫn đầu vẫn là cờ Hội thánh, theo sau đó lá cờ quê hương vàng thắm với ba sọc đỏ kiên cường được dương lên cao dẫn đoàn kiệu rước với hàng ngàn con dân Việt núp bước dưới bóng Mẹ hiền như đang thực hiện một sứ mạng: “... bước theo Mẹ, lòng con quyết dâng lên Mẹ, xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng... “ Xin vâng và từ đây hai tiếng XIN VÂNG dõi bước theo dòng đời con luôn luôn có Mẹ. Đoàn con đã cùng chung lòng dâng lên Mẹ trên trời những bài ca vang vọng khắp công viên, nhất là cùng nhau lần hạt Mân Côi cầu xin Mẹ ban cho Công Lý và Hòa Bình mau thể hiện trên Quê Hương Việt Nam dấu yêu.
Thánh lễ tôn kính Mẹ được tiếp theo sau đó, do Đức Cha Dr. Josef Voss, Giám Mục phụ tá Giáo phận Münster chủ tế cùng các Linh Mục đồng tế dưới chân dung Mẹ Lavang để nói lên với Mẹ: Mẹ ơi, Mẹ là tất cả. Tiếng Mẹ trong tim con, nhất là người con Việt Nam, thoát ra từ cửa miệng thật đằm thắm, thật thân thương.
Với lời chào mừng đầu Thánh lễ, Đức Giám mục nói rằng: „Rất tiếc, tôi không thể nói được tiếng Việt, nhưng lần tới...“ thật thân thương giữa những tiếng vỗ tay chen lẫn với những xúc cảm của người giáo dân Việt dành cho các vị chủ chăn bản xứ.
Sau đây là toàn bộ bài chia sẻ trong Thánh lễ của ngài do Lm. Jos. Huỳnh công Hạnh chuyển ngữ:
1. Sống Lời Chúa – Năm thánh Phaolô: Đây là chủ đề của Đại Hội Công Giáo Việt Nam. Tôi thích dùng đề tài này, vì không những nhà thờ chính toà tại Münster cũng như giáo phận Münster đều có Thánh quan thầy là Phaolô. Năm nay chúng ta mừng 2000 năm sinh nhật thánh Phaolô.
Và chúng ta có thể thêm vào một ngày mừng kỷ niệm thứ hai nữa là: Trong bao nhiêu bức thư ở thế kỷ thứ nhất gửi tới Roma, có một bức thư rất đặc biệt cách đây 1950 năm: nó không thuộc hạng thư bình thường, nhưng là một bức thư với 16 chương; một bức thư mà ngày nay vẫn được đọc lên và có ảnh hưởng thế giới. Đó là thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu thành Rôma.
Như một đoản nhạc dạo mở đầu một cách hào hùng trong đại nhạc kịch tác giả đã khởi đầu trong bức thư ấy như sau:
"Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Đức Ki-tô Giê-su; tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa.
Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ của Người mà hứa trước trong Kinh Thánh.
Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được đặc ân và chức vụ Tông Đồ, làm cho hết thảy các dân ngoại vâng phục Tin Mừng hầu danh Người được rạng rỡ.
Trong số đó, có cả anh em, là những người đã được kêu gọi để thuộc về Đức Giê-su Ki-tô.
Kính gửi tất cả anh em ở Rô-ma, những người được Thiên Chúa yêu thương, được kêu gọi làm dân thánh.
Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và bình an."
Tôi là Phaolô, tôi tớ của Đức Giêsu Kitô - gửi mọi người thành Rôma. Đó là lời chào của ngài (khi xưa cũng như ngày nay) tới mọi người: gửi tới những người nô lệ không quyền lợi của xã hội La mã; gửi tới những người có địa vị khi xưa cũng như ngày nay; gửi tới người học thức và người kém học khi xưa cũng như ngày nay: gửi tới mọi người, vì họ được Chúa yêu thương và được kêu gọi làm dân thánh. Ngày nay chúng ta cũng thuộc về nhóm người được ngài gửi thư tới.
2. Giả sử như có người hỏi ngài: động lực nào thúc đẩy ngài, chắc ngài sẽ chỉ cho ta biến cố trước thành Damascus: Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh như tội phạm trên thập giá, ngài không chết. Ngài đã sống lại và đang sống. Ngài đã hiện ra với tôi; tôi đã thấy ngài.
Thật không gì quan trọng hơn và tốt hơn cho bằng khi một người đến với Chúa Giêsu trong đức tin – xưa kia cũng như ngày nay.
Điều này không còn là hiển nhiên đối với nhiều người. Chúng ta đang sống trong một thế giới - nhất là tại Âu châu – trong đó ít nhất là trong thực tế quan niệm sống chỉ nhắm tới bề ngoài. Con người ước vọng mọi thứ trong cuộc sống ở thế giới này. Đó là điều tự lừa phỉnh mình. Mọi người biết từ kinh nghiệm bản thân, bao nhiêu ước vọng trong cuộc sống không thể đạt được. Trong mỗi người đều chứa ẩn một khát vọng sâu sa tới nguồn hạnh phúc xác thực, tới niềm hy vọng mang sự sống, dẫu rằng chúng ta bị lấy mất đi tất cả, ngay cả mạng sống nữa.
Và Thánh Phaolô nói cho chúng ta biết: Chúng tôi loan truyền cho anh em, những gì anh em tìm kiếm mà không biết. Đó là chúng ta có thấy Chúa không khi kiếm tìm Ngài. Nhưng Ngài không xa một ai trong chúng ta. Trong ngài chúng ta sống, hoạt động và hiện hữu.
3. Nhân dịp Đại Hội Công Giáo (của quý ông bà anh chị em) tôi đem tới cho quý ông bà anh chị 3 lời chúc - những lời chúc theo lời của thánh Phaolô tông đồ.
3.1 Phao lô viết cho tín hữu thành Galát: „Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mặc khải Con của Người cho tôi“
Còn các tín hữu thành Ephesô, ngài viết: Chúc tụng Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta – ngài đã chọn chúng ta trước khi khởi đầu vũ trụ.“ Chúng ta phải giải thích điều này. Tại sao có tôi? Tại sao có bạn? Có phải là ngẫu nhiêu không?
Ngày nay chúng ta biết rõ ràng, con người hình thành theo sinh học như thế nào và con người bắt đầu từ một khởi điểm nhỏ nhất phát triển trong bụng mẹ ra sao. Nhưng con người còn đáng giá hơn tất cả các sinh học – Con người là tôi và bạn / và (con người) sẽ hỏi: Điều gì sẽ trở thành nơi tôi?
Là Kitô hữu chúng ta tin điều này và cũng là lời chứng của Thánh Phaolô tông đồ như sau: phía sau cuộc sống của bạn và của tôi có một điều bí ẩn không thể hiểu nổi. Chúng ta gọi là Thiên Chúa. Ngài đã gọi đích danh bạn và tôi một cách đầy huyền diệu. Có bạn và tôi trên đời này là vì Thiên Chúa Tạo Hoá muốn có bạn và tôi, Ngài yêu thương tôi và muốn cuộc sống của chúng ta tốt đẹp. Đó là nhân phẩm của con người. Ngài thật tự tin! Ngài tin tưởng mỗi người chúng ta sẽ thành công trong cuộc sống duy nhất của mình. Vì thế Ngài ban tặng cho chúng ta Thánh Thần của Ngài.
Tôi xin chúc từng người trong ông bà anh chị em hãy nhìn tương tai trong sự tự tin và phó thác này, bởi vì Thiên Chúa tin tưởng trao cuộc sống cho chúng ta.
3.2 Trong thư gửi tính hữu Galát thánh Phaolô viết: „Tôi sống trong niềm tin vào Đức Giêsu Kitô, Người đã yêu tôi và hiến mạng mình vì tôi.“ Thiên Chúa đầy huyền nhiệm này không xa chúng ta. Ngài đã trở thành con người trong Chúa Giêsu thành Nagiarét. Chúa đã chấp nhận một gương mặt con người trong Chúa Giêsu và đã ngắm nhìn chúng ta bằng đôi mắt nhân loại. Ngài có một quả tim nhân ái muôn đời và biết chúng ta cảm nghiệm như thế nào. Ngài đã chia sẻ cuộc sống với chúng ta trong mọi ngày cho tới lúc kết thúc cay đắng là chết trên thập tự giá.
Thiên Chúa đã quá yêu thương thế gian đến nỗi Người đã hiến Con Một của Người để ai tin và trong cậy vào Người thì có cuộc sống đời đời.
Chúng ta không bị bỏ rơi mà sống một mình. Chính Chúa đã trở nên người đồng hành với chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô, Người là bạn của chúng ta - Cụ thể Ngài nói: Ta gọi anh em là bạn hữu. Không ai có tình yêu lớn hơn bằng người hiến mạng sống mình vì bạn hữu.
Chúng ta mắc nợ mọi người tình yêu này, vì đã cho chúng ta điểm tựa, niềm hy vọng và hướng đi trong cuộc sống. Chính Tin Mừng này Thánh Phaolô đã muốn loan truyền cho mọi người – Tin Mừng này đã thu hút ngài đến nỗi ngài không ngừng nghỉ đi qua các nước trong thế giới quen biết thời đó, để có thể chiếm lãnh nhiều người cho Chúa Giêsu Kitô. Ngài đã yêu thương chúng ta và hiến mình vì chúng ta. Vì Chúa Giêsu Kitô đứng bên chúng ta, cùng đi con đường của chúng ta, bởi vậy chúng ta có một tương lai vượt lên sự chết. Cái chết của chúng ta đã được chiến thắng khải hoàn bởi sự phục sinh của Ngài.
3.3 Gửi tới các tín hữu thành Côrintô Thánh Phaolô viết: Có nhiều ân sủng – nhưng trong mọi sự chỉ là một Thần khí. Đó là Thánh Thần hoạt động trong mọi năng khiếu và khả năng của con người. Không ai trong chúng ta có thể làm tất cả và cũng chẳng có ai không có gì. Chúng ta chỉ có thể sống, khi chúng ta bổ túc cho nhau, khi chúng ta sống cho nhau và cùng nhau sống. Ngoài ra, Chúa Thánh Thần mà Chúa Giêsu ban tặng sẽ tác động chúng ta. Đây là lý do mà chúng ta mừng kính trong dịp Đại lễ Chúa Thánh Thần. Không ai sống cho riêng mình, vì chính Chúa Giêsu cũng chẳng sống cho Ngài, nhưng đã hiến mình vì chúng ta. Chính những ngày Đại Hội Công Giáo này chúng ta cảm nghiệm rõ ràng một cách đặc biệt là sống cho nhau và cùng nhau sống quan trọng như thế nào.
Và cho cuộc sống chúng ta cần có: sự tin tưởng, trung thành, thừa nhận, tình bạn, tình yêu và chẳng có điều nào trong đó mà chúng ta tự có được. Chúng ta cũng chẳng thể mua được bằng tiền. Chúng ta chỉ có thể trao tặng những điều ấy cho nhau phát xuất từ tự do trong tâm hồn chúng ta. Và khốn thay cho những ai không được ban tặng những điều ấy - họ sẽ cằn cỗi từ gốc rễ sự sống. Và chỉ có ai khá thành thật nhìn vào thế giới chung quanh, sẽ biết rằng chúng ta rất cần Chúa Thánh Thần biết là chừng nào.
Đó là Chúa Thánh Thần mà Ngài ban tặng cho chúng ta một quả tim mạnh mẽ và bao la để chúng ta trao tặng lẫn nhau những gì cần thiết trong cuộc sống, mà chẳng có ai tự tạo ra cho mình được. Hoặc là như Thánh Phaolô nói: Hoa quả của Thần khí là yêu thương, vui mừng, bình an, nhẫn nại, thân thiện, nhân hậu, trung thành, hiền lành và tự chủ.
Nhờ lời bầu cử của Thánh Phaolô tôi cầu chúc quý ông bà anh chị em tràn đầy Thánh Thần trong đời sống. Amen.
Sau Thánh Lễ, ông Phó Chủ tịch ngoại vụ Nguyễn Xuân Lộc, với tâm tình biết ơn, đã ngỏ lời cám ơn đến tất cả các Linh Mục, Tu Sĩ và cộng đồng Dân Chúa, đã dùng lời cầu nguyện, đã bớt chút thời giờ, đã bỏ công bỏ sức và cả của cải ra để giúp cho Đại Hội Công Giáo Việt Nam được thành công tốt đẹp.
Lời cám ơn thật cảm động của Ông Phó Chủ tịch ngoại vụ báo hiệu cho một lần gặp gỡ sắp chấm dứt. Nắm chắc bàn tay như sợ đánh mất đi một chút quý báu còn lại. “Hẹn nhau năm tới“, lòng nhủ thầm trong câu ca “Rời tay phút chia ly lên đường nghĩa vụ, bạn ơi đừng quên nhé phút giây sum vầy, tay trong tay... “ và trong nghĩa vụ: ra đi lòng dạt dào đem niềm tin vừa được tẩm bồi thêm sức sống để trở thành muối đất giữa lòng đời bằng chính đời sống của mình. Và cùng với „CÚ NGÃ NGỰA“ của Phaolô khi xưa, mọi tham dự viên đã trở thành một Phaolô mới sẵn sàng tung đi khắp các nẻo đường với một sứ mệnh “Anh em sẽ là nhân chứng của Thày cho đến tận cùng trái đất“ (Tdcv. 1, 8).
Kết thúc, ông Nguyễn Văn Rị, trưởng ban tổ chức Đại Hội, đã trao quà và dâng bông đến Đức Cha Dr. Josef Voss, và dâng bông chúc mừng cha Vinhsơn Trần Văn Bằng nhân dịp mừng sinh nhật 70 tuổi và sắp mừng kỷ niệm 40 năm Linh Mục.
Đã từ 33 lần qua, Đại Hội CGVN tại Đức hàng năm vào dịp Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống nay đã trở nên ngày truyền thống cho người Công giáo Việt nam tại Đức và cũng là ngày để cho mọi tham dự viên có dịp „lên bờ“, gặp gỡ và cùng nhau đón nhận thêm ơn sủng hầu có thể chia sẻ với nhau sau bao ngày gặp lại.
Năm nay, mặc dù có khó khăn về phòng ốc, nhưng tiếng chào câu hỏi vẫn không ngớt trên những khuôn mặt tươi vui của các tham dự viên đã là một sự khích lệ rất lớn cho Ban tổ chức ĐHCG.
Xin chào tạm biệt thành phố Aschaffenburg nơi có con sông Main thơ mộng nằm ngay trung tâm của nước Đức. Xin chào ông, chào bà là những chứng nhân sống động đã trải dài những tấm gương sáng cho con, cho cháu. Xin chào anh, chào em trong sứ mệnh đầy nhiệt huyết phục vụ cho giáo hội, cho quê hương và cho tha nhân trong CÔNG LÝ và HOÀ BÌNH. Xin chào các em thiếu nhi với một sứ vụ tương lai của giáo hội và tổ quốc, các em hãy vâng lời cha mẹ nhé.
(từ ngày 30.05 đến ngày 01.06.2009 tại Aschaffenburg)
Photos: Trần Thanh Khoa |
Với bài diễn văn khai mạc, Ông Vincenz Nguyễn Văn Rị, Phó Chủ Tịch Nội Vụ, Xử lý Thường vụ Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức, đồng thời cũng là Trưởng ban tổ chức Đại Hội Công Giáo kỳ thứ 33, đã đưa mọi tham dự viên đến gần Mẹ bằng những lời tâm tình phó thác của người con thảo:
Mẹ Lavang!
Mẹ đã thân hành đến với chúng con, chúng con là những con cái ly hương. Vì nhiều lý do và hoàn cảnh không thể đến kính viếng Mẹ nơi quê nhà. Chính vì thế Mẹ đã đến để vỗ về và an ủi đoàn con của Mẹ nơi đây. Tình Mẹ cho con không bao giờ kể xiết, xin Mẹ luôn đồng hành với chúng con trên mọi nẻo đường trần thế.
Và hôm nay, xin Mẹ cầu cùng Chúa chúc phúc cho mỗi người chúng con được sống tràn đầy hồng ân của Chúa Thánh Thần trong những ngày Đại hội này, để xứng đáng cùng Mẹ long trọng khai mạc Đại hội Công giáo Việt nam tại Đức kỳ thứ 33.“
Sau những lời thân thương gởi đến Mẹ, lời cầu „Lạy Mẹ là ngôi sao sáng“ thật khẩn thiết đang vang vọng trong tâm tình phó thác của những người con thảo là một đồng tâm cùng nhau tuyên bố khai mạc Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức kỳ thứ 33 với chủ đề:
Sống Lời Chúa – Năm Thánh Phaolô
Ngay sau đó, Linh Mục Antôn Huỳnh văn Lộ, Đại diện Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam bên cạnh Hội Đồng Giám Mục Đức đã thay mặt cho Hội Đồng Tuyên Uý và tất cả linh mục tu sĩ Việt Nam tại Đức chào mừng Đại Hội cùng tất cả các cộng đoàn, đặc biệt các bạn trẻ và các em thiếu nhi. Ngài cũng nói đến ý nghĩa chủ đề của ngày ĐHCG như sau:
„Là người tín hữu công giáo, chúng ta đồng hành với Giáo Hội trên con đường Đức Tin. Với đề tài „Sống Lời Chúa – Năm Thánh Phaolô” Đại Hội muốn nhấn mạnh đến „Năm Thánh Phaolô” chúng ta đang sống mà Đức Thánh Cha Bênêđictô đã công bố cho toàn thể Giáo Hội.
Nhắc đến Thánh Phaolô là chúng ta nghĩ đến một con người đã không quản ngại khó khăn thử thách để rao giảng về Chúa Kitô và giáo lý của Ngài cho các dân tộc thuộc Đế Quốc La Mã. Qua các thư của Thánh Phaolô, chúng ta có được giáo lý phong phú cho đời sống đức tin của người Kitô Hữu. Điểm nổi bật đáng ghi nhớ nơi Thánh Phaolô là lời rao giảng và đời sống của Ngài có cùng một nhịp điệu như nhau. Nói sao sống vậy! Đời sống phản ảnh đúng lời nói. Chính vì thế lời rao giảng của Ngài tác động mạnh mẽ nơi tâm hồn các thính giả và nhiều người đã đón nhận Lời Chúa và tin vào Chúa Kitô.
Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người chúng ta cũng là một Phaolô thứ hai khi theo mẫu gương của Ngài biết để cho Lời Chúa tác động nơi chúng ta. Nếu không, Lời Chúa, cho dù có đến với chúng ta ngàn lần vẫn không mang lại hoa trái, giống như một tác giả đã viết vài thế kỷ trước đây: „Nếu Chúa Kitô không sinh lại trong tâm hồn bạn thì cho dù Chúa Kitô có sinh ra ngàn lần cũng không đem lại ích lợi gì cho bạn.“ Trong những ngày Đại Hội nầy, những khi nghe Lời Chúa, chúng ta hãy mở rộng tâm hồn để Lời Chúa tác động trên chúng ta.“
Nhìn lên lễ đài với huy hiệu màu nhạt thật gọn được treo giữa nền trắng lớn vừa đủ để nói lên một tâm hồn đơn sơ và trong trắng, trong đó trung tâm điểm của đời sống người Kytô hữu với Thập giá, Bánh và Lời hằng sống.
Tấm phông chính của Đại Hội năm nay do Minh Tri (Bonlanden) thực hiện là bức hình con thuyền Giáo Hội với Thánh Giá và cuốn Thánh Kinh ghi Lời Chúa Mặc Khải, Ngài là Alpha và Omega, là Cội Nguồn và Cùng Đích của nhân loại, với trái địa cầu mầu da cam và vàng. Vòng tròn bên ngoài với hai hàng chữ mầu xanh biển: „Sống Lời Chúa – Năm Thánh Phaolô“... hai bên tổng cộng 14 ngôi sao: biểu tượng cho 14 thư của Thánh Phaolô. Mỗi bên có bẩy ngôi sao, biểu tượng 7 hồng ân cao cả của Chúa Thánh Thần tuôn đổ xuống các tín hữu. Các tấm hình treo ghi bẩy hồng ân của Chúa Thánh Thần treo hai bên phông chính của Đại Hội ghi tóm tắt bẩy hồng ân của Chúa Thánh Thần: Khôn Ngoan, Hiểu Biết, Biết Lo Liệu, Sức Mạnh, Thông Minh, đạo đức“, và Kính Sợ Chúa đã lôi kéo sự chú ý của toàn thể tham dự viên. Hai bên lễ đài là kiệu Đức Mẹ La Vang với ngàn hoa muôn sắc tỏ tình con thảo, nhân dịp cuối tháng Hoa Đức Mẹ.
Thánh lễ Vọng Chúa Thánh Thần hiện xuống do Linh mục Antôn Huỳnh văn Lộ chủ tế cùng với các Linh mục Tuyên Úy và các Linh mục khách đồng tế đến từ Pháp, Thụy Sĩ, Hòa Lan và đặc biệt hai linh mục tuyên uý cộng đoàn CGVN tại nước Tiệp, với phần chia sẻ của Linh mục Antôn Đỗ ngọc Hà đã kết thúc buổi lễ khai mạc vừa đúng lúc khi bầu trời trong sáng giữa mùa xuân đang dịu dần để nhường chỗ cho những ánh đèn đó đây đang như những bó đuốc được thắp lên trong tâm hồn những người trẻ đang mong chờ đến giờ sinh hoạt.
Khung cảnh ấm cúng của ánh nến mờ nhạt đưa bạn trẻ hướng vào ánh sáng tâm linh với những đoạn suy niệm, chia sẻ ngắn gọn xen lẫn với lời ca tiếng hát cùng với nhịp chân nhảy múa đang nối những ước mơ của tuổi trẻ thành một vòng tay lớn. Một vòng tay mà giáo hội và quê hương đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào các bạn.
Sinh hoạt trẻ trong ĐHCG kỳ này được hướng dẫn bởi Lm. Lê Phan và Lm. Lê thanh Liêm cùng với sự đóng góp tích cực của nhóm “THANH NIÊN CÔNG GIÁO”. Số lượng giới trẻ mỗi năm một đông thêm, vì thế chương trình càng ngày thêm phong phú và đây cũng là điểm son đã nói lên được những ước mơ lớn cùng những đói khát tâm linh cho giới trẻ chỉ có mỗi năm một lần trong ĐHCG với thời gian quá ít ỏi. Xin chân thành cảm ơn nhóm “THANH NIÊN CÔNG GIÁO” đã hiểu rõ những đoạn đường mình vừa đi qua hoặc còn đang đi để dốc tâm chia sẻ cho các bạn trẻ khác. Công việc các bạn đang làm là những cánh tay đắc lực, giúp sức với các Linh mục Tuyên Úy trong mục vụ giới trẻ và cũng là một nghĩa cử cao đẹp của người con trong đại gia đình đã giúp những bậc phụ huynh, là cha, là mẹ của các bạn để lo tương lai cho các em.
Song song vào đó, tại phòng hội nhỏ giờ đền tạ Thánh tâm và Mẫu tâm thật trang nghiêm đã dẫn đưa bao nhiêu người mở lòng ra và tâm tình to nhỏ với Chúa trước khi tạm biệt một “Ngày Tâm Linh” trong thinh lặng.
Chúa Thánh Thể là nguồn suối tình yêu vẫn luôn là trung tâm điểm của Đại Hội. Quả thực, hàng trăm tín hữu đã sốt sắng tham dự các giờ chầu Thánh Thể đền tạ Thánh Tâm Chúa và Mẫu Tâm, và tiếp theo đó là giờ thánh kính Lòng Thương Xót Chúa do cha Đaminh Nguyễn Ngọc Long phụ trách hướng dẫn mãi tới tận đêm khuya chiều tối thứ bẩy. Các tham dự viên đã sốt sắng dâng các bông hoa hồng tượng trưng cho lòng con thảo.
Ánh nắng xiên qua cành cây kẽ lá, lấp lánh trong sương mai đang quyện với lời kinh sáng, lúc trầm lúc bổng vang ra từ hội trường lớn chính là giây phút của nguồn sinh lực thanh tịnh nhất để dâng của lễ lên Thiên Chúa đang được các Lm. và các Soeur MTG hướng dẫn.
Để chuẩn bị tâm hồn cho Thánh lễ, Lm. Nguyễn trọng Tước, thuyết trình viên chính của Đại Hội, đã dẫn dắt những tham dự viên trong buổi hội thảo tìm về Thánh địa Giêrusalem để theo con đường khổ nạn của Chúa Giêsu khi xưa, qua đấy mọi người mới hiểu rõ Lời Chúa và thực thi Lời Chúa một cách thiết thực hơn trong đời sống. Cũng trong buổi hội thảo này, ngài cũng đưa biết bao nhiêu người đang còn ngụp lặn trong “biển” của cuộc đời lên “bờ” để nhặt lại những “mẻ cá” tốt cho cuộc đời của mình. Quả là một đề tài chia sẻ đánh thức lương tâm đến nỗi nhiều tham dự viên đã tiếc thay cho những người vắng mặt trong buổi hội thảo này.
Cũng trong lúc này, giờ suy niệm Lời Chúa cho giới trẻ tại nhà thể thao do Lm. Lê Phan và Lm. Liêm phụ trách với sự cộng tác của nhóm “Thanh niên Công giáo” đã được hưởng ứng thật tích cực. Qua đấy các bạn trẻ sẽ tìm được Chúa trong cuộc sống tràn đầy ý nghĩa.
Thánh lễ Đại trào mừng kính Chúa Thánh Thần hiện xuống do Lm. Nguyễn trọng Tước chủ tế cùng toàn thể Lm. trong tuyên úy đoàn và các Linh mục khách được cử hành trọng thể với khoảng gần 3000 người tham dự. Trong phần chia sẻ Lời Chúa, ngài cũng đã giúp dẫn mọi người biết tìm lại ngọn “lửa” của Chúa Giêsu đã mang đến thế gian và gìn giữ ngọn lửa cũng như truyền ngọn lửa lại cho nhau để ngọn lửa hằng sống sưởi ấm tâm hồn nhau.
Sau phần Thánh lễ riêng biệt cho các em thiếu nhi do Lm. Phaolô Phạm văn Tuấn và Lm. Lê Phan đồng tế. Các em đã được hướng dẫn sinh hoạt theo chủ đề “tấm lưới cuộc đời” và vào cuối lễ các em trở lại hội trường chính để cùng hát tặng các bậc phụ huynh trước khi kết thúc với phép lành cuối Thánh lễ của toàn thể các linh mục đồng tế.
Ngay sau Thánh lễ, hình ảnh một cụ ông đang đỡ cụ bà rời khỏi hàng ghế và tay trong tay lê từng bước bên nhau là một dấu chỉ thật hùng hồn cho việc giữ “lửa” ấm cho nhau và cũng là một gương sáng cho cuộc sống hôn nhân của giới trẻ trong thời đại hiện nay.
Sau bữa ăn tinh thần, các tham dự viên được mời gọi để chia sẻ với nhau những phần cơm hộp gói đạm bạc để tiếp sức cho những chương trình kế tiếp.
Giờ sinh hoạt thiếu nhi, những mầm non của Giáo hội đang được các Soeur cùng với các anh chị huynh trưởng hướng dẫn, với những ca khúc vui tươi lành mạnh và những điệu múa hồn nhiên hòa lẫn tiếng cười khúc khích đã đưa các em đến tột đỉnh sự hồn nhiên của tuổi thơ. Năm tới cũng hẹn các em vào giờ này em nhé.
Lại một lần nữa trong năm Thánh Phaolô này, giờ chầu Mình Thánh được tiếp nối một cách sốt sắng và long trọng. Vào lúc 16g30 chiều, rất nhiều tín hữu đã đến tham dự giờ chầu Thánh Thể chính của Đại Hội kết thúc Tháng Hoa Đức Mẹ trong đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống do cha Huỳnh Công hạnh đảm trách. Lần đầu tiên thể theo ý kiến của Tuyên uý Đoàn, thay vì buổi thuyết trình vào buổi sau trưa, thuyết trình viên chính của Đại Hội năm nay là cha Giuse Nguyễn Trọng Tước đã hướng dẫn suy niệm trước Thánh Thể… giúp giáo dân càng xác tín hơn tình thương hải hà của Chúa Thánh Thể và các hoa trái siêu nhiên trong đời sống đạo các nhân, gia đình, cộng đoàn và giáo hội. Đây là một kỷ niệm đạo đức thật sống động cho nhiều người có dịp được chiêm ngắm và hoà mình trong ơn Thánh qua giờ chầu Mình Thánh Chúa, nhất là trong cuộc sống ly hương để cảm nhận được như lời Đức Cố Thánh Cha Gioan Phaolô II đã xác quyết: Thánh Thể là trung tâm điểm của đời sống.
Một trong những hoa trái phong phú của Đại Hội là các tòa hòa giải trong ba ngày Đại Hội luôn luôn có các linh mục hiện diện và rất nhiều hối nhân đến giao hoà với Chúa trong giờ Chầu Thánh Thể.
Song song vào đó, tại “mật viện“, các vị Đại Biểu của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức đã hội họp và cầu nguyện cùng Chúa Thánh Linh trước khi bầu ra một Ban Chấp Hành cho nhiệm kỳ 2009 – 2011. Trông chờ “khói trắng“ tỏa trong hương lòng và lắng nghe “hồi chuông“ rung động của con tim, với sự giúp đỡ và chứng kiến của Linh Mục linh hướng và Ban Tư Vấn các Đại Biểu đã hoàn tất chương trình bầu cử với một Tân Ban Chấp Hành thật xuất sắc: “Habemus“ Ban Chấp hành
Chủ Tịch: Ông Phùng khải Tuấn
Phó Chủ Tịch Nội Vụ: Ông Nguyễn Văn Rị
Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ: Ông Nguyễn xuân Lộc
Thơ Ký: Ông Lê Công Du
Thủ Quỹ: Ông Dương văn Đá
Nguyện chúc Tân Ban Chấp Hành luôn hăng say trong trách vụ mới, để đồng hành với các Linh Mục linh hướng đem niềm tin yêu hiệp nhất muôn người như một của Thiên Chúa đến với từng thành viên trong mỗi gia đình công giáo chúng ta.
Ngoài trời đã dịu mát, kéo theo bao nhiêu diệu vợi để lòng chùng xuống, ru đong đưa vào những bản nhạc trữ tình quê hương, những hoạt cảnh tình tiết và những điệu vũ sắc xảo. Những đợt vỗ tay tán thưởng chừng như nuốt át cả lời người giới thiệu cho tiết mục kế tiếp. Thế mới biết cây nhà lá vườn đang nẩy lộc đơm xuân. Liền sau đó chương trình văn nghệ „ca vũ“ đặc biệt dành cho bạn trẻ thật lành mạnh đã được nhiệt liệt hưởng ứng.
Đặc biệt vào lúc khai mạc chương trình văn nghệ, toàn thể các tham dự viên trong hội trường đã hiệp thông trong nghi thức thắp nến cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình mau được thể hiện trên Quê Hương, hiệp thông với Thái Hà. Nguyện cầu cho ngọn nến Công Lý được thắp sáng từ Hà Nội, giáo xứ Thái Hà được tiếp tục trong các gia đình và cộng đồng CGVN hải ngoại.
Cũng trong giờ văn nghệ chiều nay, Liên Đoàn CGVN tại Đức cùng toàn thể các tham dự viên cũng thay mặt người Việt khắp nơi để tri ân ông bà Tiến sĩ Rupert Neudeck, người đã sáng lập ra Ủy ban Cap Anamur với con tàu Cap Anamur để cứu bao người vượt biển. Hoan hô bạn! Chúng tôi không bao giờ quên ơn bạn.
Cũng trong dịp này, tân Ban Chấp Hành đã được ra mắt. Cha Huỳnh Văn Lộ đã đại diện Hội Đồng Tuyên Uý cám ơn và trao quà cho các thành viên của cựu ban chấp hành liên đoàn nhiệm kỳ 2007-2009 và cầu chúc cho tân ban chấp hành nhiệt tâm phục vụ và cộng tác để chung tay xây dựng cho cộng đoàn. Xin nguyện cầu cho tất cả những người làm vườn nho của Chúa được hoàn thành với ơn gọi của mình.
Sáng sớm, “Ngày hiền mẫu“ của Mẹ La Vang được tôn kính và vinh danh với muôn lòng mong chờ trong bao màu cờ phất phới với những nụ hoa ban mai mới nở rộ. Dẫn đầu vẫn là cờ Hội thánh, theo sau đó lá cờ quê hương vàng thắm với ba sọc đỏ kiên cường được dương lên cao dẫn đoàn kiệu rước với hàng ngàn con dân Việt núp bước dưới bóng Mẹ hiền như đang thực hiện một sứ mạng: “... bước theo Mẹ, lòng con quyết dâng lên Mẹ, xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng... “ Xin vâng và từ đây hai tiếng XIN VÂNG dõi bước theo dòng đời con luôn luôn có Mẹ. Đoàn con đã cùng chung lòng dâng lên Mẹ trên trời những bài ca vang vọng khắp công viên, nhất là cùng nhau lần hạt Mân Côi cầu xin Mẹ ban cho Công Lý và Hòa Bình mau thể hiện trên Quê Hương Việt Nam dấu yêu.
Thánh lễ tôn kính Mẹ được tiếp theo sau đó, do Đức Cha Dr. Josef Voss, Giám Mục phụ tá Giáo phận Münster chủ tế cùng các Linh Mục đồng tế dưới chân dung Mẹ Lavang để nói lên với Mẹ: Mẹ ơi, Mẹ là tất cả. Tiếng Mẹ trong tim con, nhất là người con Việt Nam, thoát ra từ cửa miệng thật đằm thắm, thật thân thương.
Với lời chào mừng đầu Thánh lễ, Đức Giám mục nói rằng: „Rất tiếc, tôi không thể nói được tiếng Việt, nhưng lần tới...“ thật thân thương giữa những tiếng vỗ tay chen lẫn với những xúc cảm của người giáo dân Việt dành cho các vị chủ chăn bản xứ.
Sau đây là toàn bộ bài chia sẻ trong Thánh lễ của ngài do Lm. Jos. Huỳnh công Hạnh chuyển ngữ:
1. Sống Lời Chúa – Năm thánh Phaolô: Đây là chủ đề của Đại Hội Công Giáo Việt Nam. Tôi thích dùng đề tài này, vì không những nhà thờ chính toà tại Münster cũng như giáo phận Münster đều có Thánh quan thầy là Phaolô. Năm nay chúng ta mừng 2000 năm sinh nhật thánh Phaolô.
Và chúng ta có thể thêm vào một ngày mừng kỷ niệm thứ hai nữa là: Trong bao nhiêu bức thư ở thế kỷ thứ nhất gửi tới Roma, có một bức thư rất đặc biệt cách đây 1950 năm: nó không thuộc hạng thư bình thường, nhưng là một bức thư với 16 chương; một bức thư mà ngày nay vẫn được đọc lên và có ảnh hưởng thế giới. Đó là thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu thành Rôma.
Như một đoản nhạc dạo mở đầu một cách hào hùng trong đại nhạc kịch tác giả đã khởi đầu trong bức thư ấy như sau:
"Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Đức Ki-tô Giê-su; tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa.
Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ của Người mà hứa trước trong Kinh Thánh.
Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được đặc ân và chức vụ Tông Đồ, làm cho hết thảy các dân ngoại vâng phục Tin Mừng hầu danh Người được rạng rỡ.
Trong số đó, có cả anh em, là những người đã được kêu gọi để thuộc về Đức Giê-su Ki-tô.
Kính gửi tất cả anh em ở Rô-ma, những người được Thiên Chúa yêu thương, được kêu gọi làm dân thánh.
Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và bình an."
Tôi là Phaolô, tôi tớ của Đức Giêsu Kitô - gửi mọi người thành Rôma. Đó là lời chào của ngài (khi xưa cũng như ngày nay) tới mọi người: gửi tới những người nô lệ không quyền lợi của xã hội La mã; gửi tới những người có địa vị khi xưa cũng như ngày nay; gửi tới người học thức và người kém học khi xưa cũng như ngày nay: gửi tới mọi người, vì họ được Chúa yêu thương và được kêu gọi làm dân thánh. Ngày nay chúng ta cũng thuộc về nhóm người được ngài gửi thư tới.
2. Giả sử như có người hỏi ngài: động lực nào thúc đẩy ngài, chắc ngài sẽ chỉ cho ta biến cố trước thành Damascus: Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh như tội phạm trên thập giá, ngài không chết. Ngài đã sống lại và đang sống. Ngài đã hiện ra với tôi; tôi đã thấy ngài.
Thật không gì quan trọng hơn và tốt hơn cho bằng khi một người đến với Chúa Giêsu trong đức tin – xưa kia cũng như ngày nay.
Điều này không còn là hiển nhiên đối với nhiều người. Chúng ta đang sống trong một thế giới - nhất là tại Âu châu – trong đó ít nhất là trong thực tế quan niệm sống chỉ nhắm tới bề ngoài. Con người ước vọng mọi thứ trong cuộc sống ở thế giới này. Đó là điều tự lừa phỉnh mình. Mọi người biết từ kinh nghiệm bản thân, bao nhiêu ước vọng trong cuộc sống không thể đạt được. Trong mỗi người đều chứa ẩn một khát vọng sâu sa tới nguồn hạnh phúc xác thực, tới niềm hy vọng mang sự sống, dẫu rằng chúng ta bị lấy mất đi tất cả, ngay cả mạng sống nữa.
Và Thánh Phaolô nói cho chúng ta biết: Chúng tôi loan truyền cho anh em, những gì anh em tìm kiếm mà không biết. Đó là chúng ta có thấy Chúa không khi kiếm tìm Ngài. Nhưng Ngài không xa một ai trong chúng ta. Trong ngài chúng ta sống, hoạt động và hiện hữu.
3. Nhân dịp Đại Hội Công Giáo (của quý ông bà anh chị em) tôi đem tới cho quý ông bà anh chị 3 lời chúc - những lời chúc theo lời của thánh Phaolô tông đồ.
3.1 Phao lô viết cho tín hữu thành Galát: „Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mặc khải Con của Người cho tôi“
Còn các tín hữu thành Ephesô, ngài viết: Chúc tụng Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta – ngài đã chọn chúng ta trước khi khởi đầu vũ trụ.“ Chúng ta phải giải thích điều này. Tại sao có tôi? Tại sao có bạn? Có phải là ngẫu nhiêu không?
Ngày nay chúng ta biết rõ ràng, con người hình thành theo sinh học như thế nào và con người bắt đầu từ một khởi điểm nhỏ nhất phát triển trong bụng mẹ ra sao. Nhưng con người còn đáng giá hơn tất cả các sinh học – Con người là tôi và bạn / và (con người) sẽ hỏi: Điều gì sẽ trở thành nơi tôi?
Là Kitô hữu chúng ta tin điều này và cũng là lời chứng của Thánh Phaolô tông đồ như sau: phía sau cuộc sống của bạn và của tôi có một điều bí ẩn không thể hiểu nổi. Chúng ta gọi là Thiên Chúa. Ngài đã gọi đích danh bạn và tôi một cách đầy huyền diệu. Có bạn và tôi trên đời này là vì Thiên Chúa Tạo Hoá muốn có bạn và tôi, Ngài yêu thương tôi và muốn cuộc sống của chúng ta tốt đẹp. Đó là nhân phẩm của con người. Ngài thật tự tin! Ngài tin tưởng mỗi người chúng ta sẽ thành công trong cuộc sống duy nhất của mình. Vì thế Ngài ban tặng cho chúng ta Thánh Thần của Ngài.
Tôi xin chúc từng người trong ông bà anh chị em hãy nhìn tương tai trong sự tự tin và phó thác này, bởi vì Thiên Chúa tin tưởng trao cuộc sống cho chúng ta.
3.2 Trong thư gửi tính hữu Galát thánh Phaolô viết: „Tôi sống trong niềm tin vào Đức Giêsu Kitô, Người đã yêu tôi và hiến mạng mình vì tôi.“ Thiên Chúa đầy huyền nhiệm này không xa chúng ta. Ngài đã trở thành con người trong Chúa Giêsu thành Nagiarét. Chúa đã chấp nhận một gương mặt con người trong Chúa Giêsu và đã ngắm nhìn chúng ta bằng đôi mắt nhân loại. Ngài có một quả tim nhân ái muôn đời và biết chúng ta cảm nghiệm như thế nào. Ngài đã chia sẻ cuộc sống với chúng ta trong mọi ngày cho tới lúc kết thúc cay đắng là chết trên thập tự giá.
Thiên Chúa đã quá yêu thương thế gian đến nỗi Người đã hiến Con Một của Người để ai tin và trong cậy vào Người thì có cuộc sống đời đời.
Chúng ta không bị bỏ rơi mà sống một mình. Chính Chúa đã trở nên người đồng hành với chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô, Người là bạn của chúng ta - Cụ thể Ngài nói: Ta gọi anh em là bạn hữu. Không ai có tình yêu lớn hơn bằng người hiến mạng sống mình vì bạn hữu.
Chúng ta mắc nợ mọi người tình yêu này, vì đã cho chúng ta điểm tựa, niềm hy vọng và hướng đi trong cuộc sống. Chính Tin Mừng này Thánh Phaolô đã muốn loan truyền cho mọi người – Tin Mừng này đã thu hút ngài đến nỗi ngài không ngừng nghỉ đi qua các nước trong thế giới quen biết thời đó, để có thể chiếm lãnh nhiều người cho Chúa Giêsu Kitô. Ngài đã yêu thương chúng ta và hiến mình vì chúng ta. Vì Chúa Giêsu Kitô đứng bên chúng ta, cùng đi con đường của chúng ta, bởi vậy chúng ta có một tương lai vượt lên sự chết. Cái chết của chúng ta đã được chiến thắng khải hoàn bởi sự phục sinh của Ngài.
3.3 Gửi tới các tín hữu thành Côrintô Thánh Phaolô viết: Có nhiều ân sủng – nhưng trong mọi sự chỉ là một Thần khí. Đó là Thánh Thần hoạt động trong mọi năng khiếu và khả năng của con người. Không ai trong chúng ta có thể làm tất cả và cũng chẳng có ai không có gì. Chúng ta chỉ có thể sống, khi chúng ta bổ túc cho nhau, khi chúng ta sống cho nhau và cùng nhau sống. Ngoài ra, Chúa Thánh Thần mà Chúa Giêsu ban tặng sẽ tác động chúng ta. Đây là lý do mà chúng ta mừng kính trong dịp Đại lễ Chúa Thánh Thần. Không ai sống cho riêng mình, vì chính Chúa Giêsu cũng chẳng sống cho Ngài, nhưng đã hiến mình vì chúng ta. Chính những ngày Đại Hội Công Giáo này chúng ta cảm nghiệm rõ ràng một cách đặc biệt là sống cho nhau và cùng nhau sống quan trọng như thế nào.
Và cho cuộc sống chúng ta cần có: sự tin tưởng, trung thành, thừa nhận, tình bạn, tình yêu và chẳng có điều nào trong đó mà chúng ta tự có được. Chúng ta cũng chẳng thể mua được bằng tiền. Chúng ta chỉ có thể trao tặng những điều ấy cho nhau phát xuất từ tự do trong tâm hồn chúng ta. Và khốn thay cho những ai không được ban tặng những điều ấy - họ sẽ cằn cỗi từ gốc rễ sự sống. Và chỉ có ai khá thành thật nhìn vào thế giới chung quanh, sẽ biết rằng chúng ta rất cần Chúa Thánh Thần biết là chừng nào.
Đó là Chúa Thánh Thần mà Ngài ban tặng cho chúng ta một quả tim mạnh mẽ và bao la để chúng ta trao tặng lẫn nhau những gì cần thiết trong cuộc sống, mà chẳng có ai tự tạo ra cho mình được. Hoặc là như Thánh Phaolô nói: Hoa quả của Thần khí là yêu thương, vui mừng, bình an, nhẫn nại, thân thiện, nhân hậu, trung thành, hiền lành và tự chủ.
Nhờ lời bầu cử của Thánh Phaolô tôi cầu chúc quý ông bà anh chị em tràn đầy Thánh Thần trong đời sống. Amen.
Sau Thánh Lễ, ông Phó Chủ tịch ngoại vụ Nguyễn Xuân Lộc, với tâm tình biết ơn, đã ngỏ lời cám ơn đến tất cả các Linh Mục, Tu Sĩ và cộng đồng Dân Chúa, đã dùng lời cầu nguyện, đã bớt chút thời giờ, đã bỏ công bỏ sức và cả của cải ra để giúp cho Đại Hội Công Giáo Việt Nam được thành công tốt đẹp.
Lời cám ơn thật cảm động của Ông Phó Chủ tịch ngoại vụ báo hiệu cho một lần gặp gỡ sắp chấm dứt. Nắm chắc bàn tay như sợ đánh mất đi một chút quý báu còn lại. “Hẹn nhau năm tới“, lòng nhủ thầm trong câu ca “Rời tay phút chia ly lên đường nghĩa vụ, bạn ơi đừng quên nhé phút giây sum vầy, tay trong tay... “ và trong nghĩa vụ: ra đi lòng dạt dào đem niềm tin vừa được tẩm bồi thêm sức sống để trở thành muối đất giữa lòng đời bằng chính đời sống của mình. Và cùng với „CÚ NGÃ NGỰA“ của Phaolô khi xưa, mọi tham dự viên đã trở thành một Phaolô mới sẵn sàng tung đi khắp các nẻo đường với một sứ mệnh “Anh em sẽ là nhân chứng của Thày cho đến tận cùng trái đất“ (Tdcv. 1, 8).
Kết thúc, ông Nguyễn Văn Rị, trưởng ban tổ chức Đại Hội, đã trao quà và dâng bông đến Đức Cha Dr. Josef Voss, và dâng bông chúc mừng cha Vinhsơn Trần Văn Bằng nhân dịp mừng sinh nhật 70 tuổi và sắp mừng kỷ niệm 40 năm Linh Mục.
Đã từ 33 lần qua, Đại Hội CGVN tại Đức hàng năm vào dịp Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống nay đã trở nên ngày truyền thống cho người Công giáo Việt nam tại Đức và cũng là ngày để cho mọi tham dự viên có dịp „lên bờ“, gặp gỡ và cùng nhau đón nhận thêm ơn sủng hầu có thể chia sẻ với nhau sau bao ngày gặp lại.
Năm nay, mặc dù có khó khăn về phòng ốc, nhưng tiếng chào câu hỏi vẫn không ngớt trên những khuôn mặt tươi vui của các tham dự viên đã là một sự khích lệ rất lớn cho Ban tổ chức ĐHCG.
Xin chào tạm biệt thành phố Aschaffenburg nơi có con sông Main thơ mộng nằm ngay trung tâm của nước Đức. Xin chào ông, chào bà là những chứng nhân sống động đã trải dài những tấm gương sáng cho con, cho cháu. Xin chào anh, chào em trong sứ mệnh đầy nhiệt huyết phục vụ cho giáo hội, cho quê hương và cho tha nhân trong CÔNG LÝ và HOÀ BÌNH. Xin chào các em thiếu nhi với một sứ vụ tương lai của giáo hội và tổ quốc, các em hãy vâng lời cha mẹ nhé.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Yahoo! ‘Di tản chiến thuật’ tại Việt Nam?
Thiên Giao, RFA
03:28 04/06/2009
Có người gọi đây là cuộc “di tản.” Có người gọi là cuộc “dọn nhà.” Dù là danh từ gì, việc đóng cửa Yahoo!360 vẫn là một quyết định gây “sốc” đối với nhiều blogger Việt Nam.
Đóng cửa Yahoo!360
Thông tin chính thức từ Yahoo! Vietnam, được báo chí trong nước đăng tải, cho biết “trong vòng 48 tiếng kể từ ngày 29 tháng Năm, các blogger của Yahoo! 360 sẽ nhận được thông báo về việc đóng cửa, kèm theo là các hướng dẫn “chuyển nhà” qua 360 plus.”
Ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám Đốc Yahoo Việt Nam, cho biết dịch vụ “360” sẽ được đóng cửa từ ngày 13 tháng Bảy, 2009.
Có nhiều luồn dư luận khác nhau về lý do đóng cửa Yahoo!360. Có người cho rằng đây là thay đổi có tính chiến lược kinh doanh của công ty Yahoo. Nhưng cũng có người cho rằng dịch vụ 360 đóng cửa là cách để công ty này tránh khỏi tình thế “tiến thoái lưỡng nan,” giữa một bên là dư luận của giới blogger đòi tự do, và bên kia là áp lực của chính quyền Việt Nam đòi kiểm soát.
Báo chí trong nước viết rằng, “Tổng Giám Đốc Yahoo! Vietnam cho biết việc Yahoo thay thế blog cũ bằng phiên bản mới 360 plus [là] nằm trong chiến lược phát triển của Yahoo toàn cầu: “Yahoo 360 plus sẽ tạo ra sự kết nối với các mạng xã hội khác nhau như yahoo messenger, mail, facebook, myface… thay vì chỉ mang tính căn bản là nhật ký bản thân như Yahoo 360”.”
Một số blogger không tin vào cách giải thích này. Họ viện dẫn bằng chứng các dịch vụ tiếng Việt của Yahoo có máy chủ được đặt tại… Singapore.
Một nhà báo tự do trong nước tin rằng, chính phủ Việt Nam, bằng cách này hay cách khác, đặt Yahoo! Việt Nam trong tình thế phải cung cấp thông tin cá nhân của các blogger. Và việc đặt máy chủ tại Singapore là cách để Yahoo từ chối yêu sách của chính quyền Việt Nam.
Đằng sau quyết định "dọn nhà"
Tưởng cũng nên nhắc lại, là hồi đầu tháng Năm vừa qua, Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả, một tổ chức quốc tế, cho công bố bảng xếp hạng 10 quốc gia đối xử tệ nhất với giới blogger. Trong số này, có Việt Nam, đứng ở hàng thứ 6.
Ủy Ban này nhận định, “thói quen viết blog đang ngày càng nở rộ ở Việt Nam và Trung Quốc đã vấp phải sự kiểm soát và theo dõi chặt chẽ của chính quyền. Vì lẽ này, Việt Nam và Trung Quốc trở thành 2 trong số những quốc gia Châu Á đối xử tệ nhất với giới bloggers.”
Trong phần liên quan đến Việt Nam, Ủy Ban viết rằng giới bloggers đã “liều lĩnh trám vào khoảng trống thông tin do truyền thông nhà nước để lại. Chính quyền phản ứng bằng cách ban hành ngày càng nhiều qui định. Cơ quan hữu trách cũng đã yêu cầu các công ty công nghệ quốc tế, như Yahoo, Google, Microsoft cung cấp thông tin của các blogger.”
Một blogger Việt Nam, một nhà thơ và nhà báo tự do, là ông Trần Tiến Dũng vừa quyết định “dọn nhà” của ông sang một dịch vụ mới, từng nói rằng “blog là nơi thành hình quan điểm xã hội của giới thanh niên Việt Nam,” và rằng “con đường thành hình quan điểm xã hội của các blogger sẽ còn nhiều gian nan.”
Ông Dũng cũng đưa ra nhận định, là kể từ khi có loại hình giao tiếp này, blog đã trở thành “hiện tượng xã hội mang tầm vóc quốc gia về vấn đề thông tin.” Đây là lần đầu tiên, nhiều thành phần khác nhau của xã hội đã đưa lên Internet quan điểm của mình về nhiều sự kiện, cả chung và riêng. Và “cách nhìn nhận của họ có nhiều chiều thông tin khác nhau.”
Trên một blog khác, có tên Xuân Thông, tác giả chuyển ngữ một bài viết được đăng trên tờ BusinessWeek ngày 29 tháng Năm, năm 2009 nhân quyết định đóng cửa Yahoo!360.
Bài viết trên BusinessWeek mở đầu: “Hãng Internet khổng lồ Yahoo! đang đầu tư để phát triển ở Việt Nam. Thế nhưng, cùng lúc khuếch trương doanh nghiệp tại đây, Yahoo! cũng thực hiện những bước đi nhằm tránh trở thành kẻ đồng lõa của chính phủ sở tại nhằm hạn chế việc sử dụng các dịch vụ Yahoo của công dân Việt Nam.”
Bài báo viết tiếp:
“Việt Nam nằm trong số những thị trường mới nổi và tiêu biểu cho viễn cảnh phát triển của Yahoo. Hơn 95% trong tổng số 18 triệu người dùng Internet của nước này sử dụng dịch vụ tin nhắn và thư điện tử của Yahoo… Tính đại chúng của dịch vụ blog đã thúc đẩy việc khai trương một phiên bản tiếng Việt cho Yahoo 360plus hồi tháng Năm năm ngoái.”
Tuy nhiên “sự phát triển của Yahoo đến đúng vào thời điểm Việt Nam quyết định có những hạn chế chặt chẽ hơn đối với hoạt động trực tuyến của công dân.”
Đầu tháng 10 năm ngoái, Việt Nam cho ra đời “Cục Quản Lý Phát Thanh, Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử,” đặt dưới quyền quản lý của Bộ Thông Tin – Truyền Thông. Cơ quan này có chức năng xây dựng qui định quản lý thông tin trên Internet, trong đó có “quy định về quản lý blog cá nhân.”
Cho đến thời điểm cuối năm, “Thông Tư 07” ra đời, chính thức qui định rõ ràng những điều lệ nhằm kiểm soát hoạt động và nội dung của các blog.
Có thể nói, bất cứ tổ chức hay ký giả quốc tế nào, có dịp nhận định về tình hình kiểm soát chặt chẽ Internet tại Việt Nam, đều nhắc lại trường hợp của blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải.
Điếu Cày là một trong các blogger nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam. Và việc ông bị bắt, bị kêu án 2 năm rưỡi tù, cho dầu Nhà Nước nói ông trốn thuế, mọi người vẫn tin rằng lý do chỉ vì ông là tiếng nói mạnh mẽ bênh vực chủ quyền Việt Nam tại các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và quan trọng nữa: ông là người sớm nhận thức tầm quan trọng của hình thức giao tiếp trên blog.
Điều này đã từng được ông nhận định ngay khi những cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra tại Việt Nam, trước khi ông bị chính quyền kết án tù. Ông nói “Blog là một sự tự do thông tin, tự do báo chí tốt tại Việt Nam hiện nay.”
“Gần đây, nhất là những tháng cuối năm 2007, người dân ngày càng nhận biết blog là nguồn thông tin rất quý, là công cụ phát biểu ý kiến rất tốt. Blog là nơi mọi người có thể tham gia mà không bị sự cản trở của nhà nước. Blog là một sự tự do thông tin, tự do báo chí tốt tại Việt Nam hiện nay.”
Di tản chiến thuật?
Bài báo đăng trên BusinessWeek ngày 29 tháng Năm có đoạn:
“Phản ứng của Yahoo đối với quan điểm của chính phủ VN về quyền sử dụng Web của công dân cho thấy các công ty Internet phải linh động khi làm ăn tại những quốc gia cứng rắn đối với quyền tự do ngôn luận và thái độ chỉ trích chính phủ trên Internet.
Những công ty chọn cách đối đầu với những quy định của chính phủ thì đối mặt với nguy cơ bị hạn chế hoạt động hoặc tệ hơn nữa là đóng cửa. Ngược lại, công ty nào tuân theo lệnh của chính phủ thì bị giới ủng hộ nhân quyền và tự do ngôn luận chỉ trích nặng nề.”
Bài báo cũng viết:
“Giám Đốc Điều Hành Trung Tâm ‘Berkman Center for Internet & Society’ của đại học Harvard cho rằng hành động chỉ trích chính phủ một cách công khai từ những người sử dụng Internet có thể đã có tác dụng ngược. Chính hành động này có thể đã khiến các công ty Internet có dịch vụ được giới blogger bất đồng chính kiến sử dụng bị đẩy vào thế kẹt.”
“… Bên cạnh việc đặt máy chủ tại Singapore, công ty Yahoo cho biết đã điều chỉnh các văn bản liên quan đến điều khoản sử dụng dịch vụ của họ nhằm chuẩn bị cho bất cứ hành động nào từ chính phủ Việt Nam.”
Một viên chức cao cấp của Yahoo nói rằng công ty này “quan tâm đến văn hóa và quy tắc của địa phương nơi họ đến làm ăn, nhưng đồng thời không từ bỏ các nguyên tắc riêng” của mình.
Bài báo trên Business Week trích dẫn một phát biểu của dân biểu liên bang Hoa Kỳ, là bà Loretta Sanchez, về tinh thần Internet. Xin giới thiệu sau đây lời phát biểu này để kết thúc bài viết. Dân biểu Sanchez nói rằng: “Khi bạn không có quyền hội họp, khi bạn không có quyền ăn nói tự do, khi bạn không có tự do báo chí, thì một trong những nơi tự do nhất để có được thông tin về thế giới bên ngoài chính là Internet.”
Đóng cửa Yahoo!360
Thông tin chính thức từ Yahoo! Vietnam, được báo chí trong nước đăng tải, cho biết “trong vòng 48 tiếng kể từ ngày 29 tháng Năm, các blogger của Yahoo! 360 sẽ nhận được thông báo về việc đóng cửa, kèm theo là các hướng dẫn “chuyển nhà” qua 360 plus.”
Ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám Đốc Yahoo Việt Nam, cho biết dịch vụ “360” sẽ được đóng cửa từ ngày 13 tháng Bảy, 2009.
Có nhiều luồn dư luận khác nhau về lý do đóng cửa Yahoo!360. Có người cho rằng đây là thay đổi có tính chiến lược kinh doanh của công ty Yahoo. Nhưng cũng có người cho rằng dịch vụ 360 đóng cửa là cách để công ty này tránh khỏi tình thế “tiến thoái lưỡng nan,” giữa một bên là dư luận của giới blogger đòi tự do, và bên kia là áp lực của chính quyền Việt Nam đòi kiểm soát.
Báo chí trong nước viết rằng, “Tổng Giám Đốc Yahoo! Vietnam cho biết việc Yahoo thay thế blog cũ bằng phiên bản mới 360 plus [là] nằm trong chiến lược phát triển của Yahoo toàn cầu: “Yahoo 360 plus sẽ tạo ra sự kết nối với các mạng xã hội khác nhau như yahoo messenger, mail, facebook, myface… thay vì chỉ mang tính căn bản là nhật ký bản thân như Yahoo 360”.”
Một số blogger không tin vào cách giải thích này. Họ viện dẫn bằng chứng các dịch vụ tiếng Việt của Yahoo có máy chủ được đặt tại… Singapore.
Một nhà báo tự do trong nước tin rằng, chính phủ Việt Nam, bằng cách này hay cách khác, đặt Yahoo! Việt Nam trong tình thế phải cung cấp thông tin cá nhân của các blogger. Và việc đặt máy chủ tại Singapore là cách để Yahoo từ chối yêu sách của chính quyền Việt Nam.
Đằng sau quyết định "dọn nhà"
Tưởng cũng nên nhắc lại, là hồi đầu tháng Năm vừa qua, Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả, một tổ chức quốc tế, cho công bố bảng xếp hạng 10 quốc gia đối xử tệ nhất với giới blogger. Trong số này, có Việt Nam, đứng ở hàng thứ 6.
Ủy Ban này nhận định, “thói quen viết blog đang ngày càng nở rộ ở Việt Nam và Trung Quốc đã vấp phải sự kiểm soát và theo dõi chặt chẽ của chính quyền. Vì lẽ này, Việt Nam và Trung Quốc trở thành 2 trong số những quốc gia Châu Á đối xử tệ nhất với giới bloggers.”
Trong phần liên quan đến Việt Nam, Ủy Ban viết rằng giới bloggers đã “liều lĩnh trám vào khoảng trống thông tin do truyền thông nhà nước để lại. Chính quyền phản ứng bằng cách ban hành ngày càng nhiều qui định. Cơ quan hữu trách cũng đã yêu cầu các công ty công nghệ quốc tế, như Yahoo, Google, Microsoft cung cấp thông tin của các blogger.”
Một blogger Việt Nam, một nhà thơ và nhà báo tự do, là ông Trần Tiến Dũng vừa quyết định “dọn nhà” của ông sang một dịch vụ mới, từng nói rằng “blog là nơi thành hình quan điểm xã hội của giới thanh niên Việt Nam,” và rằng “con đường thành hình quan điểm xã hội của các blogger sẽ còn nhiều gian nan.”
Ông Dũng cũng đưa ra nhận định, là kể từ khi có loại hình giao tiếp này, blog đã trở thành “hiện tượng xã hội mang tầm vóc quốc gia về vấn đề thông tin.” Đây là lần đầu tiên, nhiều thành phần khác nhau của xã hội đã đưa lên Internet quan điểm của mình về nhiều sự kiện, cả chung và riêng. Và “cách nhìn nhận của họ có nhiều chiều thông tin khác nhau.”
Trên một blog khác, có tên Xuân Thông, tác giả chuyển ngữ một bài viết được đăng trên tờ BusinessWeek ngày 29 tháng Năm, năm 2009 nhân quyết định đóng cửa Yahoo!360.
Bài viết trên BusinessWeek mở đầu: “Hãng Internet khổng lồ Yahoo! đang đầu tư để phát triển ở Việt Nam. Thế nhưng, cùng lúc khuếch trương doanh nghiệp tại đây, Yahoo! cũng thực hiện những bước đi nhằm tránh trở thành kẻ đồng lõa của chính phủ sở tại nhằm hạn chế việc sử dụng các dịch vụ Yahoo của công dân Việt Nam.”
Bài báo viết tiếp:
“Việt Nam nằm trong số những thị trường mới nổi và tiêu biểu cho viễn cảnh phát triển của Yahoo. Hơn 95% trong tổng số 18 triệu người dùng Internet của nước này sử dụng dịch vụ tin nhắn và thư điện tử của Yahoo… Tính đại chúng của dịch vụ blog đã thúc đẩy việc khai trương một phiên bản tiếng Việt cho Yahoo 360plus hồi tháng Năm năm ngoái.”
Tuy nhiên “sự phát triển của Yahoo đến đúng vào thời điểm Việt Nam quyết định có những hạn chế chặt chẽ hơn đối với hoạt động trực tuyến của công dân.”
Đầu tháng 10 năm ngoái, Việt Nam cho ra đời “Cục Quản Lý Phát Thanh, Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử,” đặt dưới quyền quản lý của Bộ Thông Tin – Truyền Thông. Cơ quan này có chức năng xây dựng qui định quản lý thông tin trên Internet, trong đó có “quy định về quản lý blog cá nhân.”
Cho đến thời điểm cuối năm, “Thông Tư 07” ra đời, chính thức qui định rõ ràng những điều lệ nhằm kiểm soát hoạt động và nội dung của các blog.
Có thể nói, bất cứ tổ chức hay ký giả quốc tế nào, có dịp nhận định về tình hình kiểm soát chặt chẽ Internet tại Việt Nam, đều nhắc lại trường hợp của blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải.
Điếu Cày là một trong các blogger nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam. Và việc ông bị bắt, bị kêu án 2 năm rưỡi tù, cho dầu Nhà Nước nói ông trốn thuế, mọi người vẫn tin rằng lý do chỉ vì ông là tiếng nói mạnh mẽ bênh vực chủ quyền Việt Nam tại các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và quan trọng nữa: ông là người sớm nhận thức tầm quan trọng của hình thức giao tiếp trên blog.
Điều này đã từng được ông nhận định ngay khi những cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra tại Việt Nam, trước khi ông bị chính quyền kết án tù. Ông nói “Blog là một sự tự do thông tin, tự do báo chí tốt tại Việt Nam hiện nay.”
“Gần đây, nhất là những tháng cuối năm 2007, người dân ngày càng nhận biết blog là nguồn thông tin rất quý, là công cụ phát biểu ý kiến rất tốt. Blog là nơi mọi người có thể tham gia mà không bị sự cản trở của nhà nước. Blog là một sự tự do thông tin, tự do báo chí tốt tại Việt Nam hiện nay.”
Di tản chiến thuật?
Bài báo đăng trên BusinessWeek ngày 29 tháng Năm có đoạn:
“Phản ứng của Yahoo đối với quan điểm của chính phủ VN về quyền sử dụng Web của công dân cho thấy các công ty Internet phải linh động khi làm ăn tại những quốc gia cứng rắn đối với quyền tự do ngôn luận và thái độ chỉ trích chính phủ trên Internet.
Những công ty chọn cách đối đầu với những quy định của chính phủ thì đối mặt với nguy cơ bị hạn chế hoạt động hoặc tệ hơn nữa là đóng cửa. Ngược lại, công ty nào tuân theo lệnh của chính phủ thì bị giới ủng hộ nhân quyền và tự do ngôn luận chỉ trích nặng nề.”
Bài báo cũng viết:
“Giám Đốc Điều Hành Trung Tâm ‘Berkman Center for Internet & Society’ của đại học Harvard cho rằng hành động chỉ trích chính phủ một cách công khai từ những người sử dụng Internet có thể đã có tác dụng ngược. Chính hành động này có thể đã khiến các công ty Internet có dịch vụ được giới blogger bất đồng chính kiến sử dụng bị đẩy vào thế kẹt.”
“… Bên cạnh việc đặt máy chủ tại Singapore, công ty Yahoo cho biết đã điều chỉnh các văn bản liên quan đến điều khoản sử dụng dịch vụ của họ nhằm chuẩn bị cho bất cứ hành động nào từ chính phủ Việt Nam.”
Một viên chức cao cấp của Yahoo nói rằng công ty này “quan tâm đến văn hóa và quy tắc của địa phương nơi họ đến làm ăn, nhưng đồng thời không từ bỏ các nguyên tắc riêng” của mình.
Bài báo trên Business Week trích dẫn một phát biểu của dân biểu liên bang Hoa Kỳ, là bà Loretta Sanchez, về tinh thần Internet. Xin giới thiệu sau đây lời phát biểu này để kết thúc bài viết. Dân biểu Sanchez nói rằng: “Khi bạn không có quyền hội họp, khi bạn không có quyền ăn nói tự do, khi bạn không có tự do báo chí, thì một trong những nơi tự do nhất để có được thông tin về thế giới bên ngoài chính là Internet.”
Ba Lan kỷ niệm cách mạng dân chủ
Lê Diễn Đức/BBC
15:41 04/06/2009
Cách đây 20 năm, theo thoả thuận của "Hội nghị Bàn Tròn" giữa phe đối lập dân chủ và phe cộng sản cầm quyền, trong ngày 4/06/1989, một cuộc bầu cử tự do có giới hạn đã được tiến hành.
Dù chỉ được phép bầu 35% số ghế của quốc hội và tất cả 100 số ghế của Thượng viện, phe Công đoàn Đoàn kết đã thắng lớn.
Thỏa ước hai phe đã hình thành Quốc hội chuyển tiếp với Thủ tướng không cộng sản đầu tiên, ông Tadeusz Mazowiecki, tạo tiền đề cho các cuộc tổng tuyển cử tự do bầu tổng thống năm 1990, quốc hội 1991, đưa Ba Lan hoàn thành tiến trình xóa bỏ chế độ cộng sản và bắt đầu xây dựng thể chế dân chủ tự do.
Nói tới điểm mốc 4/06, không thể không nói tới một sự kiện có tầm ảnh hưởng bao trùm lên toàn xã hội và phong trào tranh đấu của dân tộc Ba Lan 10 năm trước đó.
Đấy là chuyến hành hương lịch sử về quê nhà của Giáo Hoàng John Paul II từ ngày 2 đến 10/06/1979.
Sự kiện 1979 tạo đà cho "Công đoàn Đoàn Kết", một liên minh đa giai cấp ra đời vào tháng 8/1980 với 10 triệu thành viên trong mọi giới, mà sau này có cả cảnh sát.
Từ đó dưới sự lãnh đạo của "Công đoàn Đoàn Kết" phong trào tranh đấu của nhân dân Ba Lan chuyển sang bước ngoặt mới, cương quyết, gan lỳ hơn, sẵn sàng hy sinh hơn và dứt điểm bằng "Hội nghị Bàn tròn" năm 1989.
Năm nay từ ngày 2 đến 10/06/2009, tại Ba Lan diễn ra nhiều hình thức phong phú kỷ niệm 20 năm chế độ cộng sản sụp đổ, cùng với kỷ niệm 30 năm ngày Giáo Hoàng John Paul thăm Tổ quốc.
Đài truyền hình CNN với chương trình "The New Poland" sẽ truyền hình trực tiếp các buổi lễ hội tới hàng chục triệu khán giả trên toàn thế giới.
Một cuộc hội nghị quốc tế mang tên "Giáo hoàng của Tự do" được tổ chức tại Quốc hội Ba Lan với sự tham gia của nhiều nhà sử học, xã hội học của Ba Lan và nước ngoài.
Đây là dịp tốt để nhắc lại vai trò của niềm tin trong đấu tranh chính trị, ít ra là từ kinh nghiệm Ba Lan.
Hành hương vì niềm tin
Ngày 16/10/1978, Hồng y Karol Wojtyla của Krakow, Ba Lan, được bầu lên ngôi làm Giáo Hoàng John Paul II.
Sự kiện này đã thúc đẩy bánh xe lịch sử của Ba Lan và thế giới chạy nhanh hơn. Ngay lập tức nó đã trở thành hồi chuông báo động đối với Moscow.
Với những khuyến cáo từ Moscow, chính quyền cộng sản Ba Lan tìm cách trì hoãn, nhưng không thể không đồng ý với chuyến thăm của Giáo Hoàng. Cuối cùng, hai bên thoả hiệp thời gian từ ngày 2 đến 10/06/1979.
10 giờ sáng ngày 2/06/1979, tới thủ đô Warsaw, vừa bước xuống cầu thang máy bay, Giáo Hoàng quỳ xuống hôn lên nền bê-tông sân bay và nói: "Tôi hôn lên mảnh đất nơi tôi trưởng thành".
6 giờ sau, trên quảng trường Chiến Thắng, trước hàng trăm ngàn người tới dự bấp chấp nỗi sợ hãi với chính quyền cộng sản, Giáo Hoàng đã nói những câu bất hủ:
"Chúng ta đứng đây, bên cạnh Mộ Liệt Sĩ Vô Danh. Người lính này đã có mặt bao nhiêu nơi trên Tổ quốc mình? Trên bao nhiêu nơi của châu Âu và thế giới người lính này đã ngã xuống để nói rằng, không có Ba Lan độc lập trên bản đồ, châu Âu sẽ không có công lý? Trên bao nhiêu mặt trận, người lính đã chiến đấu và chết "vì tự do của chúng tôi và của các bạn", để bảo vệ quyền của con người được khắc sâu vào quyền bất khả xâm phạm của dân tộc? Những nấm mồ đó ở đâu, hỡi Ba Lan! nơi nào không có nó! Các con biết rõ nhất - và Thượng Đế trên trời".
Kết thúc buổi lễ, Giáo Hoàng nói rất chậm:
"Hãy để Chúa Thánh Thần hiện đến! Và làm mới lại diện mạo của đất. Mảnh đất này!"
Sau hai ngày ở thủ đô, Giáo Hoàng đi thăm nhiều nơi khác của Ba Lan. Ngài đi bằng xe mui trần không có màn chắn bảo vệ và thường xuyên xuống xe hoà vào dân chúng.
Hàng triệu người từ khắp Ba Lan đổ về các điểm có các lễ chào mừng, các buổi cầu nguyện. Hàng chục triệu người khác ngồi trước màn hình nhỏ theo dõi chuyến hành hương mang ý nghĩa vô tiền, khoáng hậu này.
Vừa dân tộc vừa quốc tế
Chuyến thăm viếng tháng 06/1979 hoàn toàn nằm trong chính sách có ý thức của người đứng đầu nhà nước Vatican.
Khi hỏi ai là người lật đổ chế độ cộng sản, trong cuộc trả lời phỏng vấn nhật báo Ba Lan hôm 13/02/2009, lãnh tụ cộng sản cuối cùng của Ba Lan, tướng Wojciech Jaruzelski nhắc lại lời thủ lĩnh "Công đoàn Đoàn Kết" Lech Walesa: 50% công lao thuộc về Giáo Hoàng, 30% thuộc về "Công đoàn Đoàn Kết", 20% là các yếu tố khác.
Trong 20% yếu tố khác, ông nói đến vai trò của tổng thống Mỹ Reagan, của Chủ tịch Gorbachev, của cả những người cộng sản Ba Lan sáng suốt, biết nhìn nhận thực tế và vì dân tộc v.v...
Trong một đất nước hơn 90% dân chúng theo Công giáo và có nhiều nơi nhà thờ nhiều hơn trường học, sự có mặt của Giáo Hoàng đã làm thay đổi suy nghĩ của toàn xã hội.
Suốt mấy chục năm bị giam hãm trong hệ tư tưởng cộng sản và lệ thuộc Liên Xô, chuyến thăm của Giáo Hoàng đã thổi luồng sinh khí mới tới người Ba Lan. Họ lĩnh hội những lời động viên và răn dạy chưa bao giờ được nghe thấy. Họ nhận ra rằng, một bộ phận nhỏ đang cai quản đất nước không hiệu quả, không được sự ủng hộ và ở Ba Lan tồn tại một hệ thống giá trị độc lập và sức mạnh độc lập với nhà cầm quyền cộng sản.
Sức mạnh ấy đúc kết từ sự tin tưởng vào người đồng hương, người cha, người anh, người dẫn dắt thay mặt Chúa. Họ bắt đầu thấy chỗ dựa tinh thần to lớn.
Lòng tin, hy vọng, tình yêu, cộng với đức tin tôn giáo đã cho dân tộc Ba Lan sức mạnh và sự đoàn kết. Họ đã hành động theo lời kêu gọi của Giáo Hoàng: "Các con đừng sợ hãi!", "Các con hãy cứng rắn lên bằng sức mạnh của đức tin!".
Theo các bình luận sau này, lời khuyên 'Đừng sợ' cũng có tác dụng lớn đối với chính phe cộng sản, cho họ niềm tin rằng thay đổi trong hòa bình không phải là điều gì đáng sợ.
Theo cơ quan thăm dò xã hội Ba Lan COBS ngày 2/6/2009, 78% người Ba Lan cho rằng, chuyến thăm đầu tiên của Giáo Hoàng tạo nên biến cố ra đời "Công đoàn Đoàn Kết", đưa đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, 70% xác nhận Giáo Hoàng đã làm chuyển đổi đời sống riêng của mình và cũng 70% biết rõ những điều dạy dỗ của Ngài.
Lúc còn sống Stalin đã từng hỏi "Giáo Hoàng có được bao nhiêu sư đoàn?" khi thách thức sức mạnh của niềm tin Công giáo.
Cuộc viếng thăm Ba Lan của Giáo Hoàng John Paul II năm 1979 đã trả lời câu hỏi đó.
"Đội quân" của Giáo Hoàng John Paul II, gồm tất cả những người Ba Lan ở mọi xu hướng chính trị, đã đánh bại chế độ độc tài toàn trị và góp phần quan trọng vào sự sụp đổ toàn bộ hệ thống cộng sản trên thế giới.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Lê Diễn Đức, hiện sống tại Warsaw, Cộng hòa Ba Lan.
(Nguồn: http://ledienduc.wordpress.com/2009/06/04/giao-hoang-john-paul-ii-va-bai-h%e1%bb%8dc-nhan-k%e1%bb%b7-ni%e1%bb%87m-20-nam-ngay-ch%e1%bb%a7-nghia-c%e1%bb%99ng-s%e1%ba%a3n-s%e1%bb%a5p-d%e1%bb%95/)
Dù chỉ được phép bầu 35% số ghế của quốc hội và tất cả 100 số ghế của Thượng viện, phe Công đoàn Đoàn kết đã thắng lớn.
Thỏa ước hai phe đã hình thành Quốc hội chuyển tiếp với Thủ tướng không cộng sản đầu tiên, ông Tadeusz Mazowiecki, tạo tiền đề cho các cuộc tổng tuyển cử tự do bầu tổng thống năm 1990, quốc hội 1991, đưa Ba Lan hoàn thành tiến trình xóa bỏ chế độ cộng sản và bắt đầu xây dựng thể chế dân chủ tự do.
Nói tới điểm mốc 4/06, không thể không nói tới một sự kiện có tầm ảnh hưởng bao trùm lên toàn xã hội và phong trào tranh đấu của dân tộc Ba Lan 10 năm trước đó.
Đấy là chuyến hành hương lịch sử về quê nhà của Giáo Hoàng John Paul II từ ngày 2 đến 10/06/1979.
Sự kiện 1979 tạo đà cho "Công đoàn Đoàn Kết", một liên minh đa giai cấp ra đời vào tháng 8/1980 với 10 triệu thành viên trong mọi giới, mà sau này có cả cảnh sát.
Từ đó dưới sự lãnh đạo của "Công đoàn Đoàn Kết" phong trào tranh đấu của nhân dân Ba Lan chuyển sang bước ngoặt mới, cương quyết, gan lỳ hơn, sẵn sàng hy sinh hơn và dứt điểm bằng "Hội nghị Bàn tròn" năm 1989.
Năm nay từ ngày 2 đến 10/06/2009, tại Ba Lan diễn ra nhiều hình thức phong phú kỷ niệm 20 năm chế độ cộng sản sụp đổ, cùng với kỷ niệm 30 năm ngày Giáo Hoàng John Paul thăm Tổ quốc.
Đài truyền hình CNN với chương trình "The New Poland" sẽ truyền hình trực tiếp các buổi lễ hội tới hàng chục triệu khán giả trên toàn thế giới.
Một cuộc hội nghị quốc tế mang tên "Giáo hoàng của Tự do" được tổ chức tại Quốc hội Ba Lan với sự tham gia của nhiều nhà sử học, xã hội học của Ba Lan và nước ngoài.
Đây là dịp tốt để nhắc lại vai trò của niềm tin trong đấu tranh chính trị, ít ra là từ kinh nghiệm Ba Lan.
Hành hương vì niềm tin
Ngày 16/10/1978, Hồng y Karol Wojtyla của Krakow, Ba Lan, được bầu lên ngôi làm Giáo Hoàng John Paul II.
Sự kiện này đã thúc đẩy bánh xe lịch sử của Ba Lan và thế giới chạy nhanh hơn. Ngay lập tức nó đã trở thành hồi chuông báo động đối với Moscow.
Với những khuyến cáo từ Moscow, chính quyền cộng sản Ba Lan tìm cách trì hoãn, nhưng không thể không đồng ý với chuyến thăm của Giáo Hoàng. Cuối cùng, hai bên thoả hiệp thời gian từ ngày 2 đến 10/06/1979.
10 giờ sáng ngày 2/06/1979, tới thủ đô Warsaw, vừa bước xuống cầu thang máy bay, Giáo Hoàng quỳ xuống hôn lên nền bê-tông sân bay và nói: "Tôi hôn lên mảnh đất nơi tôi trưởng thành".
6 giờ sau, trên quảng trường Chiến Thắng, trước hàng trăm ngàn người tới dự bấp chấp nỗi sợ hãi với chính quyền cộng sản, Giáo Hoàng đã nói những câu bất hủ:
"Chúng ta đứng đây, bên cạnh Mộ Liệt Sĩ Vô Danh. Người lính này đã có mặt bao nhiêu nơi trên Tổ quốc mình? Trên bao nhiêu nơi của châu Âu và thế giới người lính này đã ngã xuống để nói rằng, không có Ba Lan độc lập trên bản đồ, châu Âu sẽ không có công lý? Trên bao nhiêu mặt trận, người lính đã chiến đấu và chết "vì tự do của chúng tôi và của các bạn", để bảo vệ quyền của con người được khắc sâu vào quyền bất khả xâm phạm của dân tộc? Những nấm mồ đó ở đâu, hỡi Ba Lan! nơi nào không có nó! Các con biết rõ nhất - và Thượng Đế trên trời".
Kết thúc buổi lễ, Giáo Hoàng nói rất chậm:
"Hãy để Chúa Thánh Thần hiện đến! Và làm mới lại diện mạo của đất. Mảnh đất này!"
Sau hai ngày ở thủ đô, Giáo Hoàng đi thăm nhiều nơi khác của Ba Lan. Ngài đi bằng xe mui trần không có màn chắn bảo vệ và thường xuyên xuống xe hoà vào dân chúng.
Hàng triệu người từ khắp Ba Lan đổ về các điểm có các lễ chào mừng, các buổi cầu nguyện. Hàng chục triệu người khác ngồi trước màn hình nhỏ theo dõi chuyến hành hương mang ý nghĩa vô tiền, khoáng hậu này.
Vừa dân tộc vừa quốc tế
Chuyến thăm viếng tháng 06/1979 hoàn toàn nằm trong chính sách có ý thức của người đứng đầu nhà nước Vatican.
Khi hỏi ai là người lật đổ chế độ cộng sản, trong cuộc trả lời phỏng vấn nhật báo Ba Lan hôm 13/02/2009, lãnh tụ cộng sản cuối cùng của Ba Lan, tướng Wojciech Jaruzelski nhắc lại lời thủ lĩnh "Công đoàn Đoàn Kết" Lech Walesa: 50% công lao thuộc về Giáo Hoàng, 30% thuộc về "Công đoàn Đoàn Kết", 20% là các yếu tố khác.
Trong 20% yếu tố khác, ông nói đến vai trò của tổng thống Mỹ Reagan, của Chủ tịch Gorbachev, của cả những người cộng sản Ba Lan sáng suốt, biết nhìn nhận thực tế và vì dân tộc v.v...
Trong một đất nước hơn 90% dân chúng theo Công giáo và có nhiều nơi nhà thờ nhiều hơn trường học, sự có mặt của Giáo Hoàng đã làm thay đổi suy nghĩ của toàn xã hội.
Suốt mấy chục năm bị giam hãm trong hệ tư tưởng cộng sản và lệ thuộc Liên Xô, chuyến thăm của Giáo Hoàng đã thổi luồng sinh khí mới tới người Ba Lan. Họ lĩnh hội những lời động viên và răn dạy chưa bao giờ được nghe thấy. Họ nhận ra rằng, một bộ phận nhỏ đang cai quản đất nước không hiệu quả, không được sự ủng hộ và ở Ba Lan tồn tại một hệ thống giá trị độc lập và sức mạnh độc lập với nhà cầm quyền cộng sản.
Sức mạnh ấy đúc kết từ sự tin tưởng vào người đồng hương, người cha, người anh, người dẫn dắt thay mặt Chúa. Họ bắt đầu thấy chỗ dựa tinh thần to lớn.
Lòng tin, hy vọng, tình yêu, cộng với đức tin tôn giáo đã cho dân tộc Ba Lan sức mạnh và sự đoàn kết. Họ đã hành động theo lời kêu gọi của Giáo Hoàng: "Các con đừng sợ hãi!", "Các con hãy cứng rắn lên bằng sức mạnh của đức tin!".
Theo các bình luận sau này, lời khuyên 'Đừng sợ' cũng có tác dụng lớn đối với chính phe cộng sản, cho họ niềm tin rằng thay đổi trong hòa bình không phải là điều gì đáng sợ.
Theo cơ quan thăm dò xã hội Ba Lan COBS ngày 2/6/2009, 78% người Ba Lan cho rằng, chuyến thăm đầu tiên của Giáo Hoàng tạo nên biến cố ra đời "Công đoàn Đoàn Kết", đưa đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, 70% xác nhận Giáo Hoàng đã làm chuyển đổi đời sống riêng của mình và cũng 70% biết rõ những điều dạy dỗ của Ngài.
Lúc còn sống Stalin đã từng hỏi "Giáo Hoàng có được bao nhiêu sư đoàn?" khi thách thức sức mạnh của niềm tin Công giáo.
Cuộc viếng thăm Ba Lan của Giáo Hoàng John Paul II năm 1979 đã trả lời câu hỏi đó.
"Đội quân" của Giáo Hoàng John Paul II, gồm tất cả những người Ba Lan ở mọi xu hướng chính trị, đã đánh bại chế độ độc tài toàn trị và góp phần quan trọng vào sự sụp đổ toàn bộ hệ thống cộng sản trên thế giới.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Lê Diễn Đức, hiện sống tại Warsaw, Cộng hòa Ba Lan.
(Nguồn: http://ledienduc.wordpress.com/2009/06/04/giao-hoang-john-paul-ii-va-bai-h%e1%bb%8dc-nhan-k%e1%bb%b7-ni%e1%bb%87m-20-nam-ngay-ch%e1%bb%a7-nghia-c%e1%bb%99ng-s%e1%ba%a3n-s%e1%bb%a5p-d%e1%bb%95/)
Kết quả chuyến công tác tại Việt Nam của phái đoàn USCIRF
Trà Mi/ RFA
16:05 04/06/2009
Ủy ban của Hoa Kỳ về Tự do Tôn Giáo Quốc tế USCIRF vừa hoàn thành chuyến thăm Việt Nam kéo dài hai tuần để tìm hiểu về thực trạng tự do tôn giáo.
Kết quả chuyến đi lần này ra sao? Ủy ban đã ghi nhận được những gì? Tiến sĩ Scott Flipse, chuyên gia cao cấp về phân tích chính sách, kiêm giám đốc các chương trình Đông Á, thuộc Ủy ban USCIRF, đã dành cho Trà Mi cuộc phỏng vấn sau đây.
Về nội dung chuyến đi, Tiến sĩ Flipse cho biết: “Đây là chuyến thăm lần thứ tư của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn Giáo Quốc tế đến Việt Nam, kể từ năm 2003 tới nay. Chuyến đi lần này bắt đầu từ ngày 12/5 đến 21/5. Chúng tôi đi từ Sài Gòn đến Hà Nội, rồi đến các tỉnh khu vực Tây Bắc như Sơn La và Điện Biên. Trọng tâm của chuyến đi là tìm hiểu về tình hình tự do tôn giáo và những nhân quyền căn bản liên quan như quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do tập họp, vốn là những yếu tố quan trọng giúp đảm bảo quyền tự do tôn giáo.”
Những điểm đáng chú ý
Trà Mi: Ông có gì chia sẻ về chuyến đi này. Có gì đáng chú ý so với các chuyến đi trứơc không, thưa ông?
Tiến sĩ Scott Flipse: Hồi đầu tháng 5, tức khoảng một tuần trứơc khi lên đường đi Việt Nam, chúng tôi đã công bố phúc trình thường niên, trong đó nêu ra nhiều dữ kiện, cả tích cực lẫn tiêu cực và một số vấn đề đang tiếp diễn liên quan đến tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Dấu hiệu tích cực mà chúng tôi ghi nhận được qua chuyến đi này là nay có nhiều tín đồ đi hành lễ tại các chùa chiềng, nhà thờ Công giáo và nhà thờ Tin lành hơn trứơc.
Còn điểm đáng lưu ý mà chúng tôi ghi nhận đựơc là chính quyền có ý muốn cản trở những tín đồ cải đạo bằng sự hăm doạ và kỳ thị, cũng như ngăn cản những hoạt động tín ngữơng độc lập, đặc biệt là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Phật giáo Hoà Hảo.
Ngoài ra, bất kỳ vị lãnh đạo tinh thần nào dám mạnh dạn lên tiếng đề nghị cải tổ chính trị hay pháp luật, hoặc nêu ý kiến về các vấn đề liên quan đến công lý xã hội, chỉ trích nhà nước đều gặp rắc rối với chính quyền cả.
Trà Mi: Những điều Ủy ban USCIRF thắc mắc và quan tâm được nhà nứơc Việt Nam hồi đáp ra sao, thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi tương đối bằng lòng về các cuộc tiếp xúc thẳng thắn với giới chức Việt Nam. Tuy nhiên, có những vấn đề chúng tôi nêu lên mà không một quan chức nào, dù là cấp tỉnh hay cấp xã, đưa ra được lời giải đáp. Chẳng hạn như tại sao người này bị cầm tù, tại sao một số ngừơi cải đạo lại bị chính quyền hăm doạ, v.v…
Điều này cũng dễ hiểu thôi. Trong các cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi với giới chức cấp cao như Ngoại trưởng, Thứ trưởng, chúng tôi đều có đề cập đến các vấn đề và các trường hợp quan tâm. Có được câu trả lời cụ thể hay không, không quan trọng bằng việc chúng ta nêu lên quan ngại để chính quyền Việt Nam biết rằng thế giới bên ngoài đang theo dõi chặt chẽ những việc này.
Trà Mi: Còn về cuộc gặp giữa Ủy ban USCIRF của Hoa Kỳ với Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam thì như thế nào, thưa tiến sĩ?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi rất ấn tựơng. Họ đã sắp xếp nhiều cuộc gặp cho chúng tôi, trong đó có cả cuộc gặp với Linh mục Nguyễn Văn Lý và Luật sư Nguyễn Văn Đài trong nhà tù. Chúng tôi rất hài lòng về các cuộc tiếp xúc với Ban Tôn giáo Chính phủ.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng khả năng của họ còn hạn chế trong việc ngăn chặn các hành động hăm doạ, sách nhiễu đối với các thành phần thiểu số cũng như đối với các sinh hoạt tôn giáo độc lập.
Không phải là họ không có tầm ảnh hưởng đối với những thay đổi, nhưng có thể thấy rằng có vài người trong chính phủ Việt Nam muốn thúc đẩy Việt Nam tiến lên một xã hội vận hành theo nguyên lý pháp luật. Cũng có những người muốn cải tổ. Đó chính là những ngừơi chúng tôi muốn gặp gỡ và giao lưu.
Thực tế sinh hoạt tôn giáoTrà Mi: Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với chúng tôi, Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh rằng để đánh giá tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, Ủy ban USCIRF không nên nhìn vào những cá biệt mà nhìn vào sự vận động toàn cục của tôn giáo Việt Nam qua các thời kỳ, cũng như đừng nêu lên những vấn đề đã cũ như của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hay các trường hợp như của linh mục Nguyễn Văn Lý..v..v. Ý kiến của ông thế nào?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi đã thảo luận với Phó Trửơng Ban về vấn đề này và chúng tôi không cho rằng chúng tôi nhìn vào những trường hợp cá biệt đơn lẻ. Tại Bangkok, chúng tôi phỏng vấn vài nhà sư Khmer vừa được phóng thích.
Chúng tôi đi lên Điện Biên gặp những ngừơi Hmong theo đạo Tin lành. Chúng tôi nói chuyện với các tu sĩ nhà thờ Thái Hà, các tu sĩ đạo Hoà Hảo và các nhà sư của Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Chúng tôi không tin rằng những trừơng hợp chúng tôi ghi nhận là những trường hợp đơn lẻ. Đây là những vấn đề phổ biến ở nhiều nơi, dù là thành thị hay tại những khu vực từng có vấn đề về tự do tôn giáo trong quá khứ. Vì vậy, chúng tôi sẽ nêu lên những điểm mà chúng tôi thấy có tiến bộ cũng như đề cập những trường hợp đáng quan tâm.
Chúng tôi hứa với Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam rằng khi ghi nhận một trường hợp nào đáng quan tâm, chúng tôi sẽ liên hệ với họ hỏi thăm ý kiến của họ trứơc khi chúng tôi có những bứơc kế tiếp.
Trà Mi: Theo chính quyền Việt Nam, những trường hợp đơn lẻ đó không phản ánh bức tranh tổng thể về tự do tôn giáo tại Việt Nam, mà chính sự vận động toàn cục của vấn đề tôn giáo Việt Nam qua các thời kỳ mới thể hiện tình hình chung. Xin nghe quan điểm của ông?
Tiến sĩ Scott Flipse: Văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao tại buổi kiểm điểm nhân quyền định kỳ toàn cầu của Việt Nam hôm 8/5 vừa qua cũng nói rằng có những khiếm khuyết nhất định về tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Chúng tôi không nhìn vào những khiếm khuyết nhỏ nhặt mà quan tâm đến bức tranh toàn diện. Chúng tôi tin rằng Việt Nam có chính sách bảo thủ ngăn cản các hoạt động tôn giáo độc lập và cản trở những ngừơi mới theo đạo. Đó là những vấn đề mà chính quyền Việt Nam cần phải xem xét vì chúng không phù hợp với các tiêu chí quốc tế về tự do tôn giáo, tự do tập họp, và tự do bày tỏ quan điểm.
Trà Mi: Nhưng Hà Nội vẫn khẳng định rằng những khiếm khuyết đó chỉ do chính quyền các cấp địa phương chưa thực hiện đúng, chứ không phải do chính sách của nhà nước…
Tiến sĩ Scott Flipse: Đó không phải là góc nhìn của chúng tôi. Chúng tôi đã thu thập những văn bản từ chính quyền trung ương về chính sách này rằng nhà nứơc Việt Nam một mặt tuyên bố tạo điều kiện cho nhu cầu về tôn giáo, nhưng đồng thời có những biện pháp đối với các sinh hoạt tôn giáo độc lập và những người mới theo đạo, cũng như nhắm vào những người cổ suý ôn hoà cho sự cải tổ nhân quyền và dân chủ như luật sư Đài, linh mục Lý, hay những tù nhân tôn giáo theo đạo Hoà Hảo mà chúng tôi đang quan tâm.
Trà Mi: Về tình hình tại Thái Hà, nhà nước Việt Nam khẳng định đó thuần tuý là việc tranh chấp đất đai gữa chính quyền với giáo hội, không liên quan gì đến vấn đề tự do tôn giáo. Ông nghĩ sao?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi đã đến tận Thái Hà để xem xét xem khía cạnh nào của vấn đề liên quan đến tự do tôn giáo. Quyền đựơc có đất đai cho các sinh hoạt tôn giáo là vấn đề quan tâm của tất cả mọi cộng đồng tôn giáo.
Tuy nhiên, chúng tôi nhìn vấn đề Thái Hà ở khía cạnh là quyền bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà, quyền được tổ chức các buổi cầu nguyện tập thể ôn hoà yêu cầu công lý của giáo dân, giáo sĩ ở đây đã bị nhà nước vi phạm, cản trở bằng võ lực.
Người Công giáo có nhiệm vụ thể hiện quan điểm công khai về những vấn đề liên quan đến đạo đức và công lý xã hội trong các buổi tập trung tập thể.
Thành quả chuyến đi?
Trà Mi: Có những báo rằng nhiều ngừơi bị sách nhiễu, bị công an câu lưu thẩm vấn, và bị cấm cản không cho tiếp xúc với phái đoàn của Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ. Phái đoàn có ghi nhận những trừơng hợp này chăng, và có nêu vấn đề với Hà Nội không?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi đã bày tỏ sự quan ngại về những trường hợp này tại nhiều điểm dừng chân của mình. Hồi đáp của chính quyền địa phương là đó chỉ là những trường hợp đơn lẻ, hoặc những người đó có liên quan đến các hoạt động chính trị chống đối nhà nứơc, chúng tôi đều phản đối những luận điệu đó.
Chúng tôi nêu lên các vụ việc như luật sư Lê Trần Luật bị giữ chân suốt đêm, không gặp được chúng tôi. Mục sư Quang của đạo Tin lành Mennonite bị hộ tống từ khách sạn của chúng tôi trọ. Tại Điện Biên Phủ, trong chuyến thăm một giáo đoàn ngừơi Hmong theo đạo Tin lành, đã có 3 vụ đụng xe liên tiếp xảy ra trên đường chúng tôi đi.
Dù chúng tôi không nghĩ rằng chính quyền dàn xếp các việc này, nhưng chúng tôi nghĩ rằng chúng hoàn toàn không cần thiết. Bởi lẽ chúng tôi đã nhận thấy những tiến bộ và cũng biết cả những trì trệ về tự do tôn giáo của Việt Nam, cho nên những chuyện như thế này chỉ mang lại những ảnh hưởng không hay cho những tiến bộ đạt đựơc mà thôi.
Trà Mi: Câu hỏi cuối cùng, thưa tiến sĩ, ông đánh giá về hiệu quả chuyến đi Việt Nam lần này của Ủy ban USCIRF như thế nào và Ủy ban có dự định sẽ thực hiện những chuyến đi như vậy thường xuyên hơn?
Tiến sĩ Scott Flipse: Đây là chuyến thăm lần thứ 4, và chúng tôi muốn duy trì lâu dài. Chúng tôi đã yêu cầu được biết về bất cứ hành động thay đổi hay bổ sung nào về Sắc lệnh tôn giáo của Việt Nam và Hà Nội đã đồng ý. Chúng tôi cũng hứa sẽ cung cấp thông tin cho họ về bất cứ trường hợp nào quan tâm.
Tóm lại chuyến đi có thành quả cụ thể. Thể hiện sự quan tâm của bên ngoài đối với tự do tôn giáo của Việt Nam là điều cần thiết. Và điều quan trọng đối với mối quan hệ Việt-Mỹ là tự do tôn giáo đựơc bảo vệ.
Trà Mi: Sau chuyến đi này, liệu sẽ có thay đổi gì chăng đối với đề nghị bỏ tên Việt Nam trở lại danh sách CPC các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo, thưa tiến sĩ?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi đưa ra đề nghị này ngày 1/5 và đề nghị đó vẫn không có gì thay đổi. Chúngn tôi có thể bỏ đề nghị đó bất cứ lúc nào trong năm, nhưng ngay lúc này, chúng tôi không thay đổi gì đối với đề nghị đó.
Vào ngày 8/6 tới đây, Ủy ban chúng tôi sẽ có cuộc gặp gỡ với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và sẽ trình bày về chuyến đi Việt Nam vừa qua và những giải pháp giúp cải thiện quan hệ Việt-Mỹ với mối quan tâm về nhân quyền và tự do tôn giáo.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông Scott Flipse đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
(Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/USCIRF-trip-to-Vietnam-outcome-and-findings-TMi-06032009122804.html)
Photo courtesy of USCIRF |
Về nội dung chuyến đi, Tiến sĩ Flipse cho biết: “Đây là chuyến thăm lần thứ tư của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn Giáo Quốc tế đến Việt Nam, kể từ năm 2003 tới nay. Chuyến đi lần này bắt đầu từ ngày 12/5 đến 21/5. Chúng tôi đi từ Sài Gòn đến Hà Nội, rồi đến các tỉnh khu vực Tây Bắc như Sơn La và Điện Biên. Trọng tâm của chuyến đi là tìm hiểu về tình hình tự do tôn giáo và những nhân quyền căn bản liên quan như quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do tập họp, vốn là những yếu tố quan trọng giúp đảm bảo quyền tự do tôn giáo.”
Những điểm đáng chú ý
Trà Mi: Ông có gì chia sẻ về chuyến đi này. Có gì đáng chú ý so với các chuyến đi trứơc không, thưa ông?
Tiến sĩ Scott Flipse: Hồi đầu tháng 5, tức khoảng một tuần trứơc khi lên đường đi Việt Nam, chúng tôi đã công bố phúc trình thường niên, trong đó nêu ra nhiều dữ kiện, cả tích cực lẫn tiêu cực và một số vấn đề đang tiếp diễn liên quan đến tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Dấu hiệu tích cực mà chúng tôi ghi nhận được qua chuyến đi này là nay có nhiều tín đồ đi hành lễ tại các chùa chiềng, nhà thờ Công giáo và nhà thờ Tin lành hơn trứơc.
Còn điểm đáng lưu ý mà chúng tôi ghi nhận đựơc là chính quyền có ý muốn cản trở những tín đồ cải đạo bằng sự hăm doạ và kỳ thị, cũng như ngăn cản những hoạt động tín ngữơng độc lập, đặc biệt là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Phật giáo Hoà Hảo.
Ngoài ra, bất kỳ vị lãnh đạo tinh thần nào dám mạnh dạn lên tiếng đề nghị cải tổ chính trị hay pháp luật, hoặc nêu ý kiến về các vấn đề liên quan đến công lý xã hội, chỉ trích nhà nước đều gặp rắc rối với chính quyền cả.
Trà Mi: Những điều Ủy ban USCIRF thắc mắc và quan tâm được nhà nứơc Việt Nam hồi đáp ra sao, thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi tương đối bằng lòng về các cuộc tiếp xúc thẳng thắn với giới chức Việt Nam. Tuy nhiên, có những vấn đề chúng tôi nêu lên mà không một quan chức nào, dù là cấp tỉnh hay cấp xã, đưa ra được lời giải đáp. Chẳng hạn như tại sao người này bị cầm tù, tại sao một số ngừơi cải đạo lại bị chính quyền hăm doạ, v.v…
Điều này cũng dễ hiểu thôi. Trong các cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi với giới chức cấp cao như Ngoại trưởng, Thứ trưởng, chúng tôi đều có đề cập đến các vấn đề và các trường hợp quan tâm. Có được câu trả lời cụ thể hay không, không quan trọng bằng việc chúng ta nêu lên quan ngại để chính quyền Việt Nam biết rằng thế giới bên ngoài đang theo dõi chặt chẽ những việc này.
Trà Mi: Còn về cuộc gặp giữa Ủy ban USCIRF của Hoa Kỳ với Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam thì như thế nào, thưa tiến sĩ?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi rất ấn tựơng. Họ đã sắp xếp nhiều cuộc gặp cho chúng tôi, trong đó có cả cuộc gặp với Linh mục Nguyễn Văn Lý và Luật sư Nguyễn Văn Đài trong nhà tù. Chúng tôi rất hài lòng về các cuộc tiếp xúc với Ban Tôn giáo Chính phủ.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng khả năng của họ còn hạn chế trong việc ngăn chặn các hành động hăm doạ, sách nhiễu đối với các thành phần thiểu số cũng như đối với các sinh hoạt tôn giáo độc lập.
Không phải là họ không có tầm ảnh hưởng đối với những thay đổi, nhưng có thể thấy rằng có vài người trong chính phủ Việt Nam muốn thúc đẩy Việt Nam tiến lên một xã hội vận hành theo nguyên lý pháp luật. Cũng có những người muốn cải tổ. Đó chính là những ngừơi chúng tôi muốn gặp gỡ và giao lưu.
Thực tế sinh hoạt tôn giáoTrà Mi: Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với chúng tôi, Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh rằng để đánh giá tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, Ủy ban USCIRF không nên nhìn vào những cá biệt mà nhìn vào sự vận động toàn cục của tôn giáo Việt Nam qua các thời kỳ, cũng như đừng nêu lên những vấn đề đã cũ như của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hay các trường hợp như của linh mục Nguyễn Văn Lý..v..v. Ý kiến của ông thế nào?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi đã thảo luận với Phó Trửơng Ban về vấn đề này và chúng tôi không cho rằng chúng tôi nhìn vào những trường hợp cá biệt đơn lẻ. Tại Bangkok, chúng tôi phỏng vấn vài nhà sư Khmer vừa được phóng thích.
Chúng tôi đi lên Điện Biên gặp những ngừơi Hmong theo đạo Tin lành. Chúng tôi nói chuyện với các tu sĩ nhà thờ Thái Hà, các tu sĩ đạo Hoà Hảo và các nhà sư của Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Chúng tôi không tin rằng những trừơng hợp chúng tôi ghi nhận là những trường hợp đơn lẻ. Đây là những vấn đề phổ biến ở nhiều nơi, dù là thành thị hay tại những khu vực từng có vấn đề về tự do tôn giáo trong quá khứ. Vì vậy, chúng tôi sẽ nêu lên những điểm mà chúng tôi thấy có tiến bộ cũng như đề cập những trường hợp đáng quan tâm.
Chúng tôi hứa với Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam rằng khi ghi nhận một trường hợp nào đáng quan tâm, chúng tôi sẽ liên hệ với họ hỏi thăm ý kiến của họ trứơc khi chúng tôi có những bứơc kế tiếp.
Trà Mi: Theo chính quyền Việt Nam, những trường hợp đơn lẻ đó không phản ánh bức tranh tổng thể về tự do tôn giáo tại Việt Nam, mà chính sự vận động toàn cục của vấn đề tôn giáo Việt Nam qua các thời kỳ mới thể hiện tình hình chung. Xin nghe quan điểm của ông?
Tiến sĩ Scott Flipse: Văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao tại buổi kiểm điểm nhân quyền định kỳ toàn cầu của Việt Nam hôm 8/5 vừa qua cũng nói rằng có những khiếm khuyết nhất định về tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Chúng tôi không nhìn vào những khiếm khuyết nhỏ nhặt mà quan tâm đến bức tranh toàn diện. Chúng tôi tin rằng Việt Nam có chính sách bảo thủ ngăn cản các hoạt động tôn giáo độc lập và cản trở những ngừơi mới theo đạo. Đó là những vấn đề mà chính quyền Việt Nam cần phải xem xét vì chúng không phù hợp với các tiêu chí quốc tế về tự do tôn giáo, tự do tập họp, và tự do bày tỏ quan điểm.
Trà Mi: Nhưng Hà Nội vẫn khẳng định rằng những khiếm khuyết đó chỉ do chính quyền các cấp địa phương chưa thực hiện đúng, chứ không phải do chính sách của nhà nước…
Tiến sĩ Scott Flipse: Đó không phải là góc nhìn của chúng tôi. Chúng tôi đã thu thập những văn bản từ chính quyền trung ương về chính sách này rằng nhà nứơc Việt Nam một mặt tuyên bố tạo điều kiện cho nhu cầu về tôn giáo, nhưng đồng thời có những biện pháp đối với các sinh hoạt tôn giáo độc lập và những người mới theo đạo, cũng như nhắm vào những người cổ suý ôn hoà cho sự cải tổ nhân quyền và dân chủ như luật sư Đài, linh mục Lý, hay những tù nhân tôn giáo theo đạo Hoà Hảo mà chúng tôi đang quan tâm.
Trà Mi: Về tình hình tại Thái Hà, nhà nước Việt Nam khẳng định đó thuần tuý là việc tranh chấp đất đai gữa chính quyền với giáo hội, không liên quan gì đến vấn đề tự do tôn giáo. Ông nghĩ sao?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi đã đến tận Thái Hà để xem xét xem khía cạnh nào của vấn đề liên quan đến tự do tôn giáo. Quyền đựơc có đất đai cho các sinh hoạt tôn giáo là vấn đề quan tâm của tất cả mọi cộng đồng tôn giáo.
Tuy nhiên, chúng tôi nhìn vấn đề Thái Hà ở khía cạnh là quyền bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà, quyền được tổ chức các buổi cầu nguyện tập thể ôn hoà yêu cầu công lý của giáo dân, giáo sĩ ở đây đã bị nhà nước vi phạm, cản trở bằng võ lực.
Người Công giáo có nhiệm vụ thể hiện quan điểm công khai về những vấn đề liên quan đến đạo đức và công lý xã hội trong các buổi tập trung tập thể.
Thành quả chuyến đi?
Trà Mi: Có những báo rằng nhiều ngừơi bị sách nhiễu, bị công an câu lưu thẩm vấn, và bị cấm cản không cho tiếp xúc với phái đoàn của Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ. Phái đoàn có ghi nhận những trừơng hợp này chăng, và có nêu vấn đề với Hà Nội không?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi đã bày tỏ sự quan ngại về những trường hợp này tại nhiều điểm dừng chân của mình. Hồi đáp của chính quyền địa phương là đó chỉ là những trường hợp đơn lẻ, hoặc những người đó có liên quan đến các hoạt động chính trị chống đối nhà nứơc, chúng tôi đều phản đối những luận điệu đó.
Chúng tôi nêu lên các vụ việc như luật sư Lê Trần Luật bị giữ chân suốt đêm, không gặp được chúng tôi. Mục sư Quang của đạo Tin lành Mennonite bị hộ tống từ khách sạn của chúng tôi trọ. Tại Điện Biên Phủ, trong chuyến thăm một giáo đoàn ngừơi Hmong theo đạo Tin lành, đã có 3 vụ đụng xe liên tiếp xảy ra trên đường chúng tôi đi.
Dù chúng tôi không nghĩ rằng chính quyền dàn xếp các việc này, nhưng chúng tôi nghĩ rằng chúng hoàn toàn không cần thiết. Bởi lẽ chúng tôi đã nhận thấy những tiến bộ và cũng biết cả những trì trệ về tự do tôn giáo của Việt Nam, cho nên những chuyện như thế này chỉ mang lại những ảnh hưởng không hay cho những tiến bộ đạt đựơc mà thôi.
Trà Mi: Câu hỏi cuối cùng, thưa tiến sĩ, ông đánh giá về hiệu quả chuyến đi Việt Nam lần này của Ủy ban USCIRF như thế nào và Ủy ban có dự định sẽ thực hiện những chuyến đi như vậy thường xuyên hơn?
Tiến sĩ Scott Flipse: Đây là chuyến thăm lần thứ 4, và chúng tôi muốn duy trì lâu dài. Chúng tôi đã yêu cầu được biết về bất cứ hành động thay đổi hay bổ sung nào về Sắc lệnh tôn giáo của Việt Nam và Hà Nội đã đồng ý. Chúng tôi cũng hứa sẽ cung cấp thông tin cho họ về bất cứ trường hợp nào quan tâm.
Tóm lại chuyến đi có thành quả cụ thể. Thể hiện sự quan tâm của bên ngoài đối với tự do tôn giáo của Việt Nam là điều cần thiết. Và điều quan trọng đối với mối quan hệ Việt-Mỹ là tự do tôn giáo đựơc bảo vệ.
Trà Mi: Sau chuyến đi này, liệu sẽ có thay đổi gì chăng đối với đề nghị bỏ tên Việt Nam trở lại danh sách CPC các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo, thưa tiến sĩ?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi đưa ra đề nghị này ngày 1/5 và đề nghị đó vẫn không có gì thay đổi. Chúngn tôi có thể bỏ đề nghị đó bất cứ lúc nào trong năm, nhưng ngay lúc này, chúng tôi không thay đổi gì đối với đề nghị đó.
Vào ngày 8/6 tới đây, Ủy ban chúng tôi sẽ có cuộc gặp gỡ với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và sẽ trình bày về chuyến đi Việt Nam vừa qua và những giải pháp giúp cải thiện quan hệ Việt-Mỹ với mối quan tâm về nhân quyền và tự do tôn giáo.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông Scott Flipse đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
(Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/USCIRF-trip-to-Vietnam-outcome-and-findings-TMi-06032009122804.html)
Công an quận Đống Đa cùng với một nhóm người đến sách nhiễu nhà thờ Thái Hà
Phóng viên Thái Hà
16:40 04/06/2009
HÀ NỘI – Sáng 4/6/2009, kỷ niệm 20 năm biến cố Thiên An Môn, ông Nguyễn Thiện Hạnh – trung tá phòng an ninh quận Đống Đa, dẫn theo một nhóm người, được ông giới thiệu là tổ dân phố phường Ô Chợ Dừa tới làm việc với giáo xứ Thái Hà.
Một số đại diện giáo dân giáo xứ Thái Hà đã tới tiếp đoàn. Tuy nhiên khi đại diện nhà thờ đề nghị nhóm người tự xưng là Tổ dân phố phường Ô Chợ Dừa ghi lại danh tính, địa chỉ liên lạc, chức vụ, nghề nghiệp … để buổi làm việc được minh bạch, theo đúng kỷ cương phép nước, thì tất cả nhóm người nói trên đều từ chối. Không một ai dám công khai danh tính của mình.
Khi nhóm người nói trên yêu cầu nhà thờ từ nay không được đánh trống, thổi kèn gây rối trật tự công cộng, đã bị các giáo dân có mặt chất vấn và yêu cầu cho biết việc cấm đánh trống, thổi kèn được qui định tại điều nào, khoản nào, trong bộ luật nào, thì người phụ nữ nhận mình là tổ trưởng tổ dân phố không trả lời được.
Không những không trả lời được bà còn khua tay, múa chân khẳng định việc đánh trống, thổi kèn tại giáo xứ là vi phạm vào luật giới nghiêm. Nhưng khi các giáo dân hỏi luật giới nghiêm vào lúc mấy giờ, ngày nào, thì bà bảo bà không biết.
Vì uổng công nói chuyện với những người vô danh tính, cái gì cũng không biết, nhưng lại lớn tiếng đòi hỏi những điều vô lý, các giáo dân Thái Hà đã mời nhóm người kia ra về.
Cuộc gặp kết thúc chóng vánh, nhưng sự hiện diện của trung tá công an Hạnh đã để lại nhiều suy nghĩ.
Ông trung tá này, trong suốt thời giáo xứ Thái Hà cầu nguyện cho công lý và hòa bình, ông luôn có mặt để quay phim chụp ảnh làm tư liệu truy tố 8 giáo dân Thái Hà. Nhiều lần ông còn vác máy quay phim xộc vào tu viện để quay phim chụp ảnh các linh mục, tu sĩ và giáo dân trong các buổi cử hành phượng tự. Ông không phải người thuộc phường Ô Chợ Dừa để có thể danh chính ngôn thuận tham gia cái gọi là “tổ dân phố phường Ô Chợ Dừa.”
Điều đáng nói là không có bất cứ một cán bộ đương chức nào của phường Ô Chợ Dừa có mặt trong nhóm người tự nhận mình là tổ dân phố này.
Do đó, phải khẳng định rằng, sự hiện diện của nhóm người do ông trung tá công an Hạnh cầm đầu, vẫn chỉ là chiêu bài công an Đống Đa lợi dụng nhân dân để xách nhiễu giáo dân Thái Hà, gây chia rẽ khối đoàn kết lương giáo – một trò thọc gậy bánh xe nham hiểm của công an và chính quyền Hà Nội.
Nhân sự kiện này, nhiều người đã đưa ra nhận định, chính quyền Hà Nội đang rất cay cú vì tính mượn chuyện hồ Ba Giang để kéo dư luận xa rời vụ bauxite Tây Nguyên, nhưng giáo xứ Thái Hà đã nhanh tay thắp nến cầu nguyện cho Tây nguyên, nên dự tính đã không thành.
Bên cạnh đó, sau khi hai mảnh đất ( Tòa Khâm sứ và khu đất Dệt thảm len của giáo xứ Thái Hà) bất đắc dĩ bị biến thành công viên, các dự án mà chính quyền Hà Nội nhắm chi trả cho các đối tác đã mua Tòa Khâm sứ và Khu đất Dệt Thảm len - như dự án xây khách sạn tại Công viên Thống Nhất, xây trung tâm thương mại tại chợ Âm phủ 19/8, xây trung tâm thương mại tại Vườn hoa Con voi, bị đổ bể, thì khu đất hồ Ba Giang là khu đất đắc địa nhất để nhắm cho thương vụ đền bù này.
Tuy nhiên, việc chiếm dụng đất Ba Giang để trả cho các đối tác cũng đang gặp trở ngại từ phía giáo dân Thái Hà.
Trong khi vụ việc còn chưa ngã ngũ, chính quyền Hà Nội đang tìm cách đẩy vụ việc về phía nhân dân như họ đã từng làm khi chiếm dụng khu đất Dệt thảm len làm công viên 1/6.
Thực tế, trong những ngày qua, bên cạnh việc dựng lên cái gọi là “tổ dân phố bức xúc”, hàng đêm, chính quyền Hà Nội đang tiếp tục cho người san lấp khu vực hồ Ba Giang của giáo xứ Thái Hà, hòng chiếm đoạt khu đất phục vụ cho những mưu đồ đen tối.
Lúc này, giáo xứ Thái Hà cần hết sức cảnh giác trước mưu đồ đen tối và thâm hiểm này của chính quyền Hà Nội, bởi nhà cầm quyền Hà Nội biết rằng bao lâu còn Thái Hà thì lửa công lý còn cháy và sự thật về một chế độ thối nát còn bị bóc trần.
Hà Nội, 4/6/2009
Một số đại diện giáo dân giáo xứ Thái Hà đã tới tiếp đoàn. Tuy nhiên khi đại diện nhà thờ đề nghị nhóm người tự xưng là Tổ dân phố phường Ô Chợ Dừa ghi lại danh tính, địa chỉ liên lạc, chức vụ, nghề nghiệp … để buổi làm việc được minh bạch, theo đúng kỷ cương phép nước, thì tất cả nhóm người nói trên đều từ chối. Không một ai dám công khai danh tính của mình.
Khi nhóm người nói trên yêu cầu nhà thờ từ nay không được đánh trống, thổi kèn gây rối trật tự công cộng, đã bị các giáo dân có mặt chất vấn và yêu cầu cho biết việc cấm đánh trống, thổi kèn được qui định tại điều nào, khoản nào, trong bộ luật nào, thì người phụ nữ nhận mình là tổ trưởng tổ dân phố không trả lời được.
Không những không trả lời được bà còn khua tay, múa chân khẳng định việc đánh trống, thổi kèn tại giáo xứ là vi phạm vào luật giới nghiêm. Nhưng khi các giáo dân hỏi luật giới nghiêm vào lúc mấy giờ, ngày nào, thì bà bảo bà không biết.
Vì uổng công nói chuyện với những người vô danh tính, cái gì cũng không biết, nhưng lại lớn tiếng đòi hỏi những điều vô lý, các giáo dân Thái Hà đã mời nhóm người kia ra về.
Cuộc gặp kết thúc chóng vánh, nhưng sự hiện diện của trung tá công an Hạnh đã để lại nhiều suy nghĩ.
Ông trung tá này, trong suốt thời giáo xứ Thái Hà cầu nguyện cho công lý và hòa bình, ông luôn có mặt để quay phim chụp ảnh làm tư liệu truy tố 8 giáo dân Thái Hà. Nhiều lần ông còn vác máy quay phim xộc vào tu viện để quay phim chụp ảnh các linh mục, tu sĩ và giáo dân trong các buổi cử hành phượng tự. Ông không phải người thuộc phường Ô Chợ Dừa để có thể danh chính ngôn thuận tham gia cái gọi là “tổ dân phố phường Ô Chợ Dừa.”
Điều đáng nói là không có bất cứ một cán bộ đương chức nào của phường Ô Chợ Dừa có mặt trong nhóm người tự nhận mình là tổ dân phố này.
Do đó, phải khẳng định rằng, sự hiện diện của nhóm người do ông trung tá công an Hạnh cầm đầu, vẫn chỉ là chiêu bài công an Đống Đa lợi dụng nhân dân để xách nhiễu giáo dân Thái Hà, gây chia rẽ khối đoàn kết lương giáo – một trò thọc gậy bánh xe nham hiểm của công an và chính quyền Hà Nội.
Nhân sự kiện này, nhiều người đã đưa ra nhận định, chính quyền Hà Nội đang rất cay cú vì tính mượn chuyện hồ Ba Giang để kéo dư luận xa rời vụ bauxite Tây Nguyên, nhưng giáo xứ Thái Hà đã nhanh tay thắp nến cầu nguyện cho Tây nguyên, nên dự tính đã không thành.
Bên cạnh đó, sau khi hai mảnh đất ( Tòa Khâm sứ và khu đất Dệt thảm len của giáo xứ Thái Hà) bất đắc dĩ bị biến thành công viên, các dự án mà chính quyền Hà Nội nhắm chi trả cho các đối tác đã mua Tòa Khâm sứ và Khu đất Dệt Thảm len - như dự án xây khách sạn tại Công viên Thống Nhất, xây trung tâm thương mại tại chợ Âm phủ 19/8, xây trung tâm thương mại tại Vườn hoa Con voi, bị đổ bể, thì khu đất hồ Ba Giang là khu đất đắc địa nhất để nhắm cho thương vụ đền bù này.
Tuy nhiên, việc chiếm dụng đất Ba Giang để trả cho các đối tác cũng đang gặp trở ngại từ phía giáo dân Thái Hà.
Trong khi vụ việc còn chưa ngã ngũ, chính quyền Hà Nội đang tìm cách đẩy vụ việc về phía nhân dân như họ đã từng làm khi chiếm dụng khu đất Dệt thảm len làm công viên 1/6.
Thực tế, trong những ngày qua, bên cạnh việc dựng lên cái gọi là “tổ dân phố bức xúc”, hàng đêm, chính quyền Hà Nội đang tiếp tục cho người san lấp khu vực hồ Ba Giang của giáo xứ Thái Hà, hòng chiếm đoạt khu đất phục vụ cho những mưu đồ đen tối.
Lúc này, giáo xứ Thái Hà cần hết sức cảnh giác trước mưu đồ đen tối và thâm hiểm này của chính quyền Hà Nội, bởi nhà cầm quyền Hà Nội biết rằng bao lâu còn Thái Hà thì lửa công lý còn cháy và sự thật về một chế độ thối nát còn bị bóc trần.
Hà Nội, 4/6/2009
Nhân dịp Ba Lan kỷ niệm 20 năm ngày được tự do: Vai trò của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong việc làm sụp đổ chế độ cộng sản Đông Âu (Bài I)
Nguyễn Long Thao (dịch)
16:59 04/06/2009
Vai trò của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong việc làm sụp đổ chế độ cộng sản Đông Âu:
LTS: Từ ngày 2/6 đến 10/6/2009, dân chúng và chính quyền Ba Lan long trọng tổ chức lễ hội kỷ niệm 20 năm chế độ cộng sản sụp đổ và 30 năm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trở về thăm quê hương.
Đài truyền hình CNN dành một chương trình đặc biệt tên là "The New Poland" (Nước Ba Lan Mới) trực tiếp truyền hình các buổi lễ hội tại Ba Lan tới hàng chục triệu khán giả trên toàn thế giới.
Đồng thời tại Quốc Hội Ba Lan, một hội nghị quốc tế có tên là “Giáo Hoàng Của Tự Do” được tổ chức để thảo luận về vai trò của ĐGH Gioan Phaolô II trong việc làm sụp đổ chế độ cộng sản tại Đông Âu. Hội nghị này gồm nhiều nhà sử học, chính trị học và xã hội học.
Khi viết về đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, các ký giả cũng như các sử gia đều nhắc đến phần đóng góp của ĐGH Gioan Phaolô II trong việc làm sụp đổ chế độ cộng sản tại Đông Âu. Nhưng nếu có ai đặt câu hỏi: Đức Cố Giáo Hoàng đã góp phần thế nào trong biến cố chính trị vĩ đại này, thì quả thực, không mấy ai có câu trả lời chính xác và đầy đủ.
Hiện nay, người ta chưa thấy một tác phẩm đặc khảo nào về vấn đề nêu trên. Do vậy, vai trò của ĐGH Gioan Phaolô II trong việc làm sụp đổ chế độ cộng sản vẫn là một đề tài hấp dẫn cho những ai muốn viết luận án về Sử Học hay Chính Trị Học.
Trong khi đi tìm tài liệu về vấn đề này, chúng tôi gặp được bài báo có tựa đề Holy Alliance (Liên Minh Thánh) của tác giả Carl Bernstein, đăng trên tuần báo Time, số xuất bản tại Hoa Kỳ ngày 24 tháng 2 năm 1992, nghĩa là sau khi chế độ cộng sản ở Liên Sô và Đông Âu sụp đổ được 1 năm, tức năm 1991. Chúng tôi dịch bài báo này để cống hiến qúy bạn đọc, nhưng thiết tưởng cũng cần đặt một câu hỏi là liệu các tài liệu lịch sử và sự kiện trong bài báo này có hoàn toàn chính xác không? Chúng tôi không đủ tài liệu trả lời câu hỏi này, chỉ biết Time là một tuần báo có uy tín hàng đầu của Hoa Kỳ. Bài báo rất dài, chúng tôi sẽ trích đăng làm 2 kỳ mong qúy độc giả theo dõi.
LIÊN MINH THÁNH
Trong thư viện Tòa Thánh Vatican vào ngày thứ Hai 7 tháng 6 năm 1982 chỉ có sự hiện diện của Tổng Thống Ronald Reagan và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Đây là lần đầu tiên hai vị gặp nhau trong vòng 50 phút. Trong khi đó, tại một phòng khác, cùng tòa nhà của ĐGH, Đức Hồng Y Agostino Cassaroli và Đức Tổng Giám Mục Achille Silvestrini đàm đạo với Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Alexander Haig và chánh án William Clark, Cố Vấn An Ninh của Tổng Thống Reagan. Hầu hết câu chuyện giữa hai bên đều tập trung vào vấn đề Do Thái xâm lăng Li Băng. Cuộc tấn công đã bước sang ngày thứ hai và Ngoại Trưởng Haig nói với các vị trong Tòa Thánh rằng Thủ Tướng Menachem Begin của Do Thái đã cam kết với Hoa Kỳ là họ sẽ không tấn công sâu vào nội địa Lebanon quá 25 dặm.
Tuy nhiên, Tổng Thống Reagan và Đức Giáo Hoàng chỉ dành ra vài phút để xem xét vấn đề Trung Đông, còn lại hai vị chú ý vào vấn đề cùng quan tâm. Đó là vấn đề Ba Lan và sự thống trị của Sô Viết tại Đông Âu. Trong cuộc họp đó, TT Reagan và ĐGH đều đồng ý là phải tiến hành một chiến dịch bí mật để mau chóng giải thể đế quốc cộng sản. Đệ Nhất Cố Vấn An Ninh của Tổng Thống Reagan là ông Richard Allen tuyên bố:“Đây là liên minh bí mật vĩ đại nhất từ trước tới nay.”
Chiến dịch nhắm vào Ba Lan là quốc gia đông dân cư nhất, là chư hầu của Sô Viết ở Đông Âu và là nơi sinh trưởng của ĐGH Gioan Phaolô II. Cả Đức Giáo Hoàng lẫn Tổng Thống Reagan đều tin rằng Ba Lan có thể tách rời khỏi quỹ đạo Sô Viết, nếu Vatican và Hoa Kỳ quyết tâm cung ứng phương tiện để làm lung lay chính quyền Ba Lan và giữ cho phong trào Đoàn Kết đang bị cấm hoạt động được tồn tại sau khi chính quyền cộng sản ban hành quân luật vào năm 1981.
Trước khi Công Đoàn Đoàn Kết được hoạt động trở lại một cách công khai và hợp pháp vào năm 1989, thì đã có nhiều hoạt động bí mật được diễn ra trong thời gian này. Công đoàn được cung cấp phương tiện, được nuôi dưỡng và được cố vấn mà phần lớn qua một hệ thống được thiết lập dưới sự bảo trợ của TT. Reagan và ĐGH Gioan Phaolô II. Hàng tấn máy móc như máy gửi điện thư (Fax Machine - lần đầu tiên có ở Ba Lan), máy in báo, máy truyền tin, điện thoại, radio làn sóng ngắn, máy quay phim, máy photocopy, máy điện tín, máy vi tính, máy đánh chữ điện tử (word processor) được đưa lậu vào Ba Lan qua các đường dây được thiết lập do các linh mục, các nhân viên tình báo Mỹ, các đại diện Công Đoàn Lao Động Hoa Kỳ (AFL-CIO), và các phong trào lao động Âu Châu. Tài chánh cho công đoàn đang bị cấm hoạt động là do quỹ của Cơ quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ (CIA), Quỹ Quốc Gia Hỗ Trợ Dân Chủ, và tài khoản bí mật của Tòa Thánh và các nghiệp đoàn thương mại Âu Châu.
Thông thường lãnh tụ Lech Walesa và các nhà lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết nhận được những lời cố vấn chiến thuật từ các linh mục, hay các điệp viên Mỹ hay Âu Châu giả dạng là các chuyên gia lao động làm việc ở Ba Lan. Điều đó phản ánh cách làm việc của Vatican và của chính quyền Reagan. Nhờ sự chống đối ngày càng có hiệu quả, nên nguồn tin về các quyết định nội bộ của chính quyền Ba Lan và nội dung những cuộc đàm thoại giữa Warsaw và Moscow được tuôn chảy về Tây Âu như suối nước. Những tin tức chi tiết đó không những do các linh mục mà còn do các điệp viên nằm ngay trong nội bộ chính quyền Ba Lan cung cấp.
ĐẢ ĐẢO HIỆP ƯỚC YALTA
Theo các vị phụ tá cùng quan điểm với TT Reagan và ĐGH Gioan Phaolô II, hai nhà lãnh đạo không chấp nhận sự kiện chính trị cơ bản xảy ra trong đời hai vị: Đó là việc phân chia Âu Châu do hiệp ước Yalta quy định và để Đông Âu dưới sự thống trị của cộng sản. Hai vị tin rằng một nước Ba Lan tự do, không cộng sản sẽ là lưỡi dao đâm ngay vào tim đế quốc Sô Viết và nếu Ba Lan trở nên dân chủ thì các nước Đông Âu khác cũng sẽ noi theo.
TT Reagan đã tuyên bố: “Cả hai chúng tôi nhận thấy hiệp ước Yalta đã mắc phải lỗi lầm nghiêm trọng và người ta cần phải làm một điều gì”. Ông nói tiếp: “Công Đoàn Đoàn Kết thực sự là một thứ vũ khí có thể giải quyết được vấn đề đó vì chính nó là một tổ chức của người lao động Ba Lan. Chưa bao giờ có gì giống như Công Đoàn Đoàn Kết mà có thể tồn tại được ở Đông Âu, và nghiệp đoàn công nhân đó hoàn toàn trái ngược với điều Sô Viết và Ba Lan mong muốn ”.
Theo các lãnh tụ Công Đoàn Đoàn Kết, ông Lech Walesa và những người phụ tá của ông đều biết TT Reagan và ĐGH Gioan Phaolô II quyết tâm giữ cho Công Đoàn Đoàn Kết được tồn tại, nhưng về mức độ hợp tác giữa hai vị thế nào, thì họ chỉ có thể phỏng đoán.
Ngay cả ông Wojciech Adamiecki, chủ bút và là người điều hành tờ báo bí mật của Công Đoàn Đoàn Kết, hiện đang (1992) là cố vấn cho tòa Đại Sứ Ba Lan tại Washington, phát biểu: “Chính thức ra chúng tôi không biết Giáo Hội đang hợp tác với Hoa Kỳ, chúng tôi nghe nói ĐGH đã cảnh cáo Sô Viết rằng nếu họ tiến vào Ba Lan thì Ngài sẽ bay về Ba Lan ở với dân chúng. Giáo Hội là nguồn yểm trợ đầu tiên, lúc bí mật lúc công khai. Công khai như trợ giúp nhân đạo, thực phẩm, tài chánh, thuốc men, cố vấn y khoa được tổ chức trong nhà thờ. Bí mật như yểm trợ các sinh hoạt chính trị, như phân phối máy in đủ loại, cung cấp chỗ để hội họp bí mật, tổ chức các cuộc biểu tình đặc biệt.”
Vào lần gặp gỡ đầu tiên, TT Reagan và ĐGH đã ôn lại những chuyện hai vị đồng cảnh ngộ: Cả hai đều sống sót sau hai vụ ám sát cách nhau 6 tuần lễ, cả hai đều tin Chúa đã gìn giữ hai vị để thực hiện một sứ vụ đặc biệt. Đức Hồng Y Pio Laghi, nguyên Sứ Thần Tòa Thánh tại Washington kể lại rằng: “Một người bạn thân của TT Reagan đã nhắc lại với tôi lời phát biểu của TT Reagan rằng: “Coi kìa, lực lượng ma qủy cản đường chúng tôi và coi Chúa Quan Phòng đã can thiệp như thế nào”. Theo ông Clark, Cố Vấn An Ninh của TT Reagan, thì cả ĐGH lẫn TT Reagan đều cho việc hai vị sống sót sau hai vụ ám sát là một “phép lạ”. Ông Clark tuyên bố rằng: “Cả hai vị đều chia sẻ chung một quan điểm về tinh thần và có chung một cái nhìn về đế quốc Sô Viết: Đó là lẽ phải và việc sửa sai sẽ tất thắng theo chương trình của Chúa.
Đô Đốc Bobby Inman, nguyên phụ tá Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương cho biết: “TT Reagan đưa ra quan điểm rất đơn giản và chắc chắn, một quan điểm có giá trị là ông đã thấy chủ thuyết cộng sản sắp sụp đổ và ông cần phải đẩy mạnh thêm cho nó sụp đổ luôn”.
Trong 6 tháng đầu năm 1982, chiến thuật gồm 5 điểm được đưa ra nhằm làm sụp đổ nền kinh tế Sô Viết, phá vỡ mối giây liên hệ kinh tế giữa Liên Bang Sô Viết và các quốc gia khách hàng của hiệp ước Warsaw, thúc giục cải cách ngay trong đế quốc Sô Viết. Chiến thuật đó bao gồm các điểm sau đây:
- Quốc Phòng Hoa Kỳ đã và đang trên con đường gia tăng ngân sách với mục đích để Sô Viết muốn cạnh tranh với Hoa Kỳ tất phải trả một giá rất đắt. Đó là sáng kiến chiến thuật phòng thủ không gian của Tổng Thống Reagan, tức chiến thuật “Chiến Tranh Các Hành Tinh” (Star Wars) trở thành trung tâm điểm của chiến thuật này.
- Bí mật khuyến khích các phong trào cải cách ở Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc và Ba Lan.
- Tài trợ cho các quốc gia trong hiệp ước Warsaw căn cứ theo mức độ họ tự nguyện bảo vệ nhân quyền, cải cách chính trị và tiến tới thị trường tự do.
- Cô lập kinh tế Liên Bang Sô Viết và giữ cho nền kỹ thuật cao của Nhật và Tây Phương không vào được Mạc Tư Khoa. Chính quyền Hoa Kỳ nhắm vào việc không cho Liên Bang Sô Viết hưởng được điều mà họ muốn có là nguồn ngoại tệ qúy giá của thế kỷ 21. Đó là lợi nhuận mang lại do đường ống dẫn khí đốt xuyên lục địa cho Tây Âu. Đường ống dài 3600 dặm bắt đầu từ Siberia tới Pháp được chính thức hoạt động từ 1 tháng Giêng năm 1984, nhưng lợi nhuận thu được nhỏ hơn nhiều so với dự tính của Liên Sô.
- Gia tăng dùng đài Phát Thanh Tự Do, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, đài Âu Châu Tự Do để truyền các sứ điệp của chính quyền Hoa Kỳ đến nhân dân các nước Đông Âu.
Tới năm 1982, cả TT Reagan lẫn ĐGH Gioan Phaolô II đều không tiên liệu được việc ông Mikhail Gorbachev trở thành nhà lãnh đạo Sô Viết. Ông là cha đẻ của phong trào cởi mở và cải cách. Nỗ lực cải cách của ông đã cởi trói cho các thế lực mạnh, thoát ra khỏi vòng kiểm soát của ông và dẫn tới việc Liên Bang Sô Viết phải tan rã.
Theo một viên chức Hoa Kỳ từng biết rõ các kế hoạch giữ cho Công Đoàn Đoàn Kết được tồn tại thì “Liên Minh Washington-Vatican không làm cho chế độ cộng sản sụp đổ, mà giống như các nhà lãnh đạo vĩ đại và may mắn khác, Đức Giáo Hoàng và Tổng Thống Reagan đã biết khai thác chỗ mạnh của lịch sử để dùng vào mục tiêu của riêng mình”
ĐÀN ÁP
Chiến dịch do Washington và Vatican khởi xướng nhằm duy trì Công Đoàn Đoàn Kết bắt đầu khi Tướng Wojciech Jaruzelski tuyên bố áp dụng quân luật vào ngày 13 tháng 12 năm 1981. Trong những giờ phút đen tối đó, mọi đường dây liên lạc với thế giới bên ngoài không cộng sản đều bị cắt đứt, 6000 nhà lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết bị bắt giữ, hàng trăm người bị cáo buộc phản quốc, lật đổ chính quyền, phản cách mạng, 9 người bị giết và công đoàn bị cấm hoạt động. Hàng ngàn người khác trong Công Đoàn phải trốn tránh, trong các nhà thờ, nhà xứ, phải ở với các linh mục. Chính quyền bắt giữ ông Lech Walesa và giam ông tại căn nhà cho người đi săn ở nơi khỉ ho cò gáy?
Ngay sau khi lực lượng an ninh Ba Lan được bố trí trên các đường phố, TT Reagan liền gọi điện thoại ngay cho ĐGH để xin ý kiến. Trong một loạt các cuộc hội họp vào những ngày sau đó, TT Reagan đã bàn đến các giải pháp phải chọn lựa. Cựu Ngoại Trưởng Haig kể rằng: “Trong các phiên họp Nội Các hay Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, có rất nhiều thành viên tham dự, tất cả đều đưa ra những biện pháp trả đũa, từ việc cấm vận đã tác động mạnh và tàn phá Ba Lan, đến việc đưa ra những lời tuyên bố cứng rắn có thể đưa tới nguy cơ như tình hình xảy ra tại Hung Gia Lợi năm 1956 hay Tiệp Khắc năm 1968”.
Ngoại Trưởng Haig biệt phái ngay vị Đại Sứ lưu động là ông Vernon Walters, một người Công Giáo đạo đức, sang gặp ĐGH. Ông Walters đến Rome liền gặp riêng ĐGH và sau đó gặp riêng Đức Hồng Y Cassaroli, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Hai bên đồng ý là không thể để ngọn lửa Công Đoàn Đoàn Kết bị dập tắt và quốc tế phải tập trung vào việc cô lập hóa Sô Viết. Với Ba Lan, phải gây áp lực về mặt tinh thần cũng như kinh tế trên chính quyền của nước này.
Theo nguồn tin của cơ quan tình báo Hoa Kỳ, qua các đường dây của Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng đã khuyên ông Walesa hãy giữ phong trào hoạt động trong vòng bí mật và thông báo tới 10 triệu đoàn viên Công Đoàn Đoàn Kết là đừng kéo nhau xuống đường, đừng liều lĩnh khiêu khích để Minh Ước Warsaw nhảy vào can thiệp, tránh nội chiến với lực lượng an ninh Ba Lan. Vì cộng sản cắt đứt hết đường dây liên lạc điện thoại trực tiếp đến Vatican nên ĐGH đã phải liên lạc với Đức Hồng Y Josef Glemp ở Warsaw qua đài phát thanh. Ngài cũng phái một đặc sứ đến Ba Lan để tìm hiểu và báo cáo tình thế. Ngoại Trưởng Haig đã tuyên bố: “Tin tức của Tòa Thánh Vatican hoàn toàn khá hơn và nhanh hơn tin tức của chúng ta về mọi mặt. Mặc dù chúng ta có riêng vài nguồn tin tối hảo, song tin của chúng ta phải mất quá lâu để kiểm chứng qua thủ tục tình báo”.
Trong những giờ phút đầu tiên, TT Reagan đã ra lệnh phải thông báo lập tức cho Đức Giáo Hoàng những tin tức tình báo của Hoa Kỳ, kể cả tin do ông Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Ba Lan cung cấp. Ông này đã bí mật báo cáo tin tức cho Cơ Quan Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA) biết.
Washington cũng trao cho Vatican bản phúc trình và phân tích của Đại Tá Ryszard Kuklinski là nhân viên trong Bộ Tổng Tham Mưu Ba Lan, đã từng cung cấp tin tức cho CIA tới năm 1981. Sau đó ông được bí mật đưa ra khỏi Ba Lan, sau khi cảnh báo Sô Viết sẽ xâm lăng Ba Lan, nếu chính quyền nước này không áp đặt quân luật. Ông Kuklinski cũng đưa ra lời cảnh báo về hành động quân sự của Sô Viết vào những năm của thập niên 80. Những lời cảnh báo này khiến chính quyền sắp mãn nhiệm của TT Carter phải gửi một điệp văn bí mật cho ông Leonid Brezhnev rằng nếu xâm lặng Ba Lan, thì một trong những giá phải trả là Hoa Kỳ sẽ bán vũ khí có trình độ kỹ thuật cao cho Trung Quốc. Lần này ông Kuklinski báo cáo cho Washington biết Tổng Bí Thư Brezhnev tỏ ra rất bực bội, Năm đó mùa màng ở Nga bị thất thu thảm hại nên ông Brezhnev không cần đến đội binh cơ giới của quân đội, mà thay vào đó dành lực lượng này cho công việc xâm lăng Ba Lan. TT Reagan nói “Những gì chúng tôi biết, chúng tôi tưởng ĐGH không biết, nên ngay lập tức chúng tôi báo cáo cho Ngài”:
MỘT NHÓM CÔNG GIÁO
Một nhóm những nhân vật trong chính quyền Mỹ tham gia trong vụ Ba Lan gồm những người Công Giáo đạo đức như Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo William Casey, Richard Allen, William Clark, Alexander Haig, Vernon Walters và William Wilson. Ông William Wilson là đại sứ đầu tiên của TT Reagan bên cạnh Tòa Thánh Vatican. Tất cả những người này coi mối liên hệ ngoại giao giữa Washington-Vatican là một Liên Minh Thánh: gồm sức mạnh tinh thần và những giáo huấn của Giáo Hội kết hợp với chủ thuyết cương quyết chống cộng sản và khái niệm dân chủ của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, công tác này có lẽ không thành công, nếu không có sự hỗ trợ hoàn toàn của TT Reagan là người tin tưởng nồng nhiệt vào cả lợi ích lẫn những áp dụng thực tế trong việc thiết lập mối quan hệ giữa Washington và Vatican. Tổng Thống Reagan nói: “Một trong những mục tiêu đầu tiên là thừa nhận Vatican là một quốc gia và kết hợp quốc gia ấy làm đồng minh” (trước đây Hoa Kỳ và Vatican không có quan hệ ngoại giao chính thức- ghi chú của người dịch)
Theo Đô Đốc John Poindexter, phụ tá quân sự trong ban Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, thì khi quân luật được ban hành ở Ba Lan, TT Reagan đã tin ngay rằng cộng sản đã tính toán sai lầm nghiêm trọng: “Cho Công Đoàn Đoàn Kết công khai hoạt động trong 16 tháng rồi đi đàn áp. Chính quyền Ba Lan chỉ tự tách mình ra khỏi nhân dân bằng việc cố làm tê liệt phong trào lao động và quan trọng hơn là lôi kéo giáo hội có sức mạnh vào cuộc xung đột với chế độ Ba Lan.”
TT Reagan nói: “Tôi không tin rằng điều này (quyết định áp đặt quân luật đề đập nát Công Đoàn Đoàn Kết) có thể tồn tại vì lịch sử Ba Lan vì khía cạnh tôn giáo và còn nhiều khía cạnh nữa”. Còn Đức Hồng Y Cassaroli thì nói: “Có một sự trùng hợp về quyền lợi giữa Hoa Kỳ và Vatican.”
Đa số những sự trợ giúp cho Công Đoàn Đoàn Kết hay đối phó với chính quyền Ba Lan và Sô Viết đều do TT Reagan, ông Casey, và ông Clark quyết định sau khi đã tham khảo ý kiến với ĐGH Gioan Phaolô II. Ông Richard Pipes, một học giả bảo thủ sinh trưởng ở Ba Lan, cầm đầu văn phòng đặc trách Sô Viết và Đông Âu trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ cho biết: “TT Reagan biết rõ mọi chuyện, kể cả các hoạt động bí mật”. Ông nhắc lại lời Tổng Thống “Không phải nhân dân, mà chính hệ thống Sô Viết là điều xấu xa và chúng ta, bằng mọi cách, phải làm thế nào giúp đỡ dân chúng và Công Đoàn Đoàn Kết tranh đấu cho tự do.”
Ông nói thêm: “Những người như ông Haig, Bộ Trưởng Thương Mại Malchom Baldridge và James Baker (lúc đó là chánh văn phòng tòa Bạch Ốc sau này là Bộ Trưởng Ngoại Giao thời TT Bush cha – ghi chú của người dịch) đều cho điều TT Reagan nói là không thực tế. Còn ông George Bush (tức ông Bush Cha, lúc đó là Phó TT cho ông Reagan – ghi chú của người dịch) cứ ngồi yên, không nói lời nào. Tôi (lời ông Pipes) thường ngồi sau ông và không bao giờ biết ý kiến của ông thế nào. Riêng TT Reagan thì biết rất rõ những gì là nguy hiểm sẽ xảy ra”
Theo sự đánh giá chung, ngay trong những ngày đầu khi Ba Lan vừa ban hành quân luật, ông Casey đã nhảy ngay vào vòng chiến trong lúc mọi người còn đang mu mơ. Giống như trường hợp Trung Mỹ, ông Casey là kiến trúc sư chính trong các chính sách đối với Ba Lan. Trong khi đó, ông Pipes và các viên chức trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia soạn thảo các đề nghị trừng phạt. Ông Pipes nói: “Mục tiêu chính là làm kiệt quệ Sô Viết để người dân trong nước đổ tội cho là vì ban hành quân luật”. Ông cũng nói thêm: “Những biện pháp trừng phạt được tiến hành song song với những hoạt động của ban Công Tác Đặc Biệt, một chi ngành của CIA thi hành các hoạt động bí mật, với mục tiêu đầu tiên là giữ cho Công Đoàn Đoàn Kết được tồn tại bằng việc cung cấp tài chánh và dụng cụ truyền tin.”
Một trong những viên chức của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ chỉ huy nỗ lực hạn chế ảnh hưởng hệ thống dẫn khí đốt của Nga cho biết: “Giáo Hội cố gắng kiểm soát toàn bộ tình hình” Viên chức này nói tiếp: “ Họ (Giáo Hội) đã nỗ lực một cách có hiệu quả, tạo ra được các tình huống khiến Sô Viết không áp dụng được những đe dọa nguy hiểm, trong khi đó, cho phép chúng ta (Hoa Kỳ) xiết chặt các biện pháp chế tài ngày càng mạnh mẽ hơn. Và gần như họ là bộ phận theo dõi những đàn áp của chính phủ để xem nó diễn tiến như thế nào, áp bức ấy có được nới lỏng hay ngày càng tệ hại và chúng ta phải đối phó ra sao.”
Đối với các cuộc đàm thoại của TT Reagan về tình hình Ba Lan, Ông Clark cho biết, các cuộc đàm thoại ấy rất ngắn gọn. Ông nói: “Tôi không nghĩ là giữa tôi và TT. Reagan có cuộc đàm thoại nào riêng tư mà kéo dài được hơn ba phút để đi sâu vào một vấn đề. Có lẽ điều đó làm ông (ký giả viêt bài báo này) ngạc nhiên lắm. Chúng tôi có mật mã thông tin riêng. Trong vấn đề Ba Lan, tôi biết TT Reagan muốn thực hiện đến đâu và đường lối đó có thể dẫn đến những vấn đề gì. TT Reagan, ông Casey và tôi thường xuyên bàn luận về những hoạt động bí mật ở Ba Lan: như ai đang làm việc gì, ở đâu, tại sao, diễn biến tình thế thế nào, và cơ hội thành công ra sao.”
Theo ông Clark, chính ông và ông Casey hàng ngày báo cáo ngắn gọn về tin tình báo cho TT Reagan biết. Bản báo cáo tóm lược tin của CIA, bổ túc thêm những phân tích về các hoạt động bí mật ở Ba Lan.
Về phía Đức Giáo Hoàng, Ngài và những vị phụ tá gặp gỡ các giới chức Hoa Kỳ để lượng định tình hình và kết quả các hoạt động của Mỹ, sau đó gửi kết quả thẩm định bằng thư hay báo cáo miệng cho TT Reagan.
Còn ông Casey, trong hầu hết các chuyến sang Âu Châu hay Trung Đông, đều ghé Rome trước để gặp gỡ ĐGH và trao đổi tin tức. Nhưng, việc thực hiện những sứ vụ chính giữa Washington và Rome đều do ông Walters đảm trách. Ông nguyên là Phụ Tá Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA), đã từng công tác đắc lực với ông Casey.
Theo nguồn tin của Vatican, ông Walters đã gặp ĐGH đến hơn chục lần. Ông Wilson nguyên Đại Sứ Hoa Kỳ tại Vatican cho biết ông Walters có sứ vụ đưa tin tức qua lại giữa ĐGH và TT Reagan và sự hiện diện của ông tại Vatican được giữ bí mật. Nội dung các buổi nói chuyện không chỉ xoay quanh vấn đề Ba Lan mà còn đề cập cả đến vấn đề Trung Mỹ Châu hay vụ con tin bị giam giữ ở Lebanon.
Trong những năm dưới thời Reagan, những hoạt động bí mật của Mỹ (Bao gồm những hoạt động ở Afghanistan, Nicaragua, và Angola) thường là sự trợ giúp phương tiện cho những lực lượng nổi dậy như súng ống, lính đánh thuê, cố vấn quân sự hay chất nổ. Nhưng tại Ba Lan, Đức Giáo Hoàng, TT Reagan, và ông Casey theo một chiến thuật trái ngược hẳn. Một chuyên gia phân tích cho biết: “Điều ba vị nói trên làm là để cho các lực lượng tự nhiên tại chỗ đóng vai trò chủ yếu, còn các vị ấy không để lại một dấu tích gì trên các biến cố này”.
Sự hợp tác giữa ông Reagan và Casey có điểm nổi bật là hoạt động được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Hoạt động đó giản dị so với những hoạt động khác của CIA. Một trong những người từng cộng tác với ông Casey, nhưng không thích ông ta lắm đã phát biểu rằng: “Giả dụ như ông Casey có mặt ở đây bây giờ thì có lẽ ông ấy sẽ nở mấy nụ cười. Vào năm 1991, TT Reagan và ông Casey đã thiết lập được một trật tự thế giới mới mà hai ông mong muốn” (Ông Casey chết trước khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Nga và các nước Đông Âu ghi chú của người dịch)
Còn tiếp: Ngày mai: Những Chỉ Thị Mật
LTS: Từ ngày 2/6 đến 10/6/2009, dân chúng và chính quyền Ba Lan long trọng tổ chức lễ hội kỷ niệm 20 năm chế độ cộng sản sụp đổ và 30 năm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trở về thăm quê hương.
Đài truyền hình CNN dành một chương trình đặc biệt tên là "The New Poland" (Nước Ba Lan Mới) trực tiếp truyền hình các buổi lễ hội tại Ba Lan tới hàng chục triệu khán giả trên toàn thế giới.
Đồng thời tại Quốc Hội Ba Lan, một hội nghị quốc tế có tên là “Giáo Hoàng Của Tự Do” được tổ chức để thảo luận về vai trò của ĐGH Gioan Phaolô II trong việc làm sụp đổ chế độ cộng sản tại Đông Âu. Hội nghị này gồm nhiều nhà sử học, chính trị học và xã hội học.
Khi viết về đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, các ký giả cũng như các sử gia đều nhắc đến phần đóng góp của ĐGH Gioan Phaolô II trong việc làm sụp đổ chế độ cộng sản tại Đông Âu. Nhưng nếu có ai đặt câu hỏi: Đức Cố Giáo Hoàng đã góp phần thế nào trong biến cố chính trị vĩ đại này, thì quả thực, không mấy ai có câu trả lời chính xác và đầy đủ.
Hiện nay, người ta chưa thấy một tác phẩm đặc khảo nào về vấn đề nêu trên. Do vậy, vai trò của ĐGH Gioan Phaolô II trong việc làm sụp đổ chế độ cộng sản vẫn là một đề tài hấp dẫn cho những ai muốn viết luận án về Sử Học hay Chính Trị Học.
Trong khi đi tìm tài liệu về vấn đề này, chúng tôi gặp được bài báo có tựa đề Holy Alliance (Liên Minh Thánh) của tác giả Carl Bernstein, đăng trên tuần báo Time, số xuất bản tại Hoa Kỳ ngày 24 tháng 2 năm 1992, nghĩa là sau khi chế độ cộng sản ở Liên Sô và Đông Âu sụp đổ được 1 năm, tức năm 1991. Chúng tôi dịch bài báo này để cống hiến qúy bạn đọc, nhưng thiết tưởng cũng cần đặt một câu hỏi là liệu các tài liệu lịch sử và sự kiện trong bài báo này có hoàn toàn chính xác không? Chúng tôi không đủ tài liệu trả lời câu hỏi này, chỉ biết Time là một tuần báo có uy tín hàng đầu của Hoa Kỳ. Bài báo rất dài, chúng tôi sẽ trích đăng làm 2 kỳ mong qúy độc giả theo dõi.
LIÊN MINH THÁNH
Trong thư viện Tòa Thánh Vatican vào ngày thứ Hai 7 tháng 6 năm 1982 chỉ có sự hiện diện của Tổng Thống Ronald Reagan và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Đây là lần đầu tiên hai vị gặp nhau trong vòng 50 phút. Trong khi đó, tại một phòng khác, cùng tòa nhà của ĐGH, Đức Hồng Y Agostino Cassaroli và Đức Tổng Giám Mục Achille Silvestrini đàm đạo với Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Alexander Haig và chánh án William Clark, Cố Vấn An Ninh của Tổng Thống Reagan. Hầu hết câu chuyện giữa hai bên đều tập trung vào vấn đề Do Thái xâm lăng Li Băng. Cuộc tấn công đã bước sang ngày thứ hai và Ngoại Trưởng Haig nói với các vị trong Tòa Thánh rằng Thủ Tướng Menachem Begin của Do Thái đã cam kết với Hoa Kỳ là họ sẽ không tấn công sâu vào nội địa Lebanon quá 25 dặm.
Tuy nhiên, Tổng Thống Reagan và Đức Giáo Hoàng chỉ dành ra vài phút để xem xét vấn đề Trung Đông, còn lại hai vị chú ý vào vấn đề cùng quan tâm. Đó là vấn đề Ba Lan và sự thống trị của Sô Viết tại Đông Âu. Trong cuộc họp đó, TT Reagan và ĐGH đều đồng ý là phải tiến hành một chiến dịch bí mật để mau chóng giải thể đế quốc cộng sản. Đệ Nhất Cố Vấn An Ninh của Tổng Thống Reagan là ông Richard Allen tuyên bố:“Đây là liên minh bí mật vĩ đại nhất từ trước tới nay.”
Chiến dịch nhắm vào Ba Lan là quốc gia đông dân cư nhất, là chư hầu của Sô Viết ở Đông Âu và là nơi sinh trưởng của ĐGH Gioan Phaolô II. Cả Đức Giáo Hoàng lẫn Tổng Thống Reagan đều tin rằng Ba Lan có thể tách rời khỏi quỹ đạo Sô Viết, nếu Vatican và Hoa Kỳ quyết tâm cung ứng phương tiện để làm lung lay chính quyền Ba Lan và giữ cho phong trào Đoàn Kết đang bị cấm hoạt động được tồn tại sau khi chính quyền cộng sản ban hành quân luật vào năm 1981.
ĐGH John Paul II trở về Quê Hương: "Xin Thánh Thần đến với chúng con và xin làm canh tân mặt đất, Đất này" |
Thông thường lãnh tụ Lech Walesa và các nhà lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết nhận được những lời cố vấn chiến thuật từ các linh mục, hay các điệp viên Mỹ hay Âu Châu giả dạng là các chuyên gia lao động làm việc ở Ba Lan. Điều đó phản ánh cách làm việc của Vatican và của chính quyền Reagan. Nhờ sự chống đối ngày càng có hiệu quả, nên nguồn tin về các quyết định nội bộ của chính quyền Ba Lan và nội dung những cuộc đàm thoại giữa Warsaw và Moscow được tuôn chảy về Tây Âu như suối nước. Những tin tức chi tiết đó không những do các linh mục mà còn do các điệp viên nằm ngay trong nội bộ chính quyền Ba Lan cung cấp.
ĐẢ ĐẢO HIỆP ƯỚC YALTA
Theo các vị phụ tá cùng quan điểm với TT Reagan và ĐGH Gioan Phaolô II, hai nhà lãnh đạo không chấp nhận sự kiện chính trị cơ bản xảy ra trong đời hai vị: Đó là việc phân chia Âu Châu do hiệp ước Yalta quy định và để Đông Âu dưới sự thống trị của cộng sản. Hai vị tin rằng một nước Ba Lan tự do, không cộng sản sẽ là lưỡi dao đâm ngay vào tim đế quốc Sô Viết và nếu Ba Lan trở nên dân chủ thì các nước Đông Âu khác cũng sẽ noi theo.
TT Reagan đã tuyên bố: “Cả hai chúng tôi nhận thấy hiệp ước Yalta đã mắc phải lỗi lầm nghiêm trọng và người ta cần phải làm một điều gì”. Ông nói tiếp: “Công Đoàn Đoàn Kết thực sự là một thứ vũ khí có thể giải quyết được vấn đề đó vì chính nó là một tổ chức của người lao động Ba Lan. Chưa bao giờ có gì giống như Công Đoàn Đoàn Kết mà có thể tồn tại được ở Đông Âu, và nghiệp đoàn công nhân đó hoàn toàn trái ngược với điều Sô Viết và Ba Lan mong muốn ”.
Theo các lãnh tụ Công Đoàn Đoàn Kết, ông Lech Walesa và những người phụ tá của ông đều biết TT Reagan và ĐGH Gioan Phaolô II quyết tâm giữ cho Công Đoàn Đoàn Kết được tồn tại, nhưng về mức độ hợp tác giữa hai vị thế nào, thì họ chỉ có thể phỏng đoán.
Ngay cả ông Wojciech Adamiecki, chủ bút và là người điều hành tờ báo bí mật của Công Đoàn Đoàn Kết, hiện đang (1992) là cố vấn cho tòa Đại Sứ Ba Lan tại Washington, phát biểu: “Chính thức ra chúng tôi không biết Giáo Hội đang hợp tác với Hoa Kỳ, chúng tôi nghe nói ĐGH đã cảnh cáo Sô Viết rằng nếu họ tiến vào Ba Lan thì Ngài sẽ bay về Ba Lan ở với dân chúng. Giáo Hội là nguồn yểm trợ đầu tiên, lúc bí mật lúc công khai. Công khai như trợ giúp nhân đạo, thực phẩm, tài chánh, thuốc men, cố vấn y khoa được tổ chức trong nhà thờ. Bí mật như yểm trợ các sinh hoạt chính trị, như phân phối máy in đủ loại, cung cấp chỗ để hội họp bí mật, tổ chức các cuộc biểu tình đặc biệt.”
Vào lần gặp gỡ đầu tiên, TT Reagan và ĐGH đã ôn lại những chuyện hai vị đồng cảnh ngộ: Cả hai đều sống sót sau hai vụ ám sát cách nhau 6 tuần lễ, cả hai đều tin Chúa đã gìn giữ hai vị để thực hiện một sứ vụ đặc biệt. Đức Hồng Y Pio Laghi, nguyên Sứ Thần Tòa Thánh tại Washington kể lại rằng: “Một người bạn thân của TT Reagan đã nhắc lại với tôi lời phát biểu của TT Reagan rằng: “Coi kìa, lực lượng ma qủy cản đường chúng tôi và coi Chúa Quan Phòng đã can thiệp như thế nào”. Theo ông Clark, Cố Vấn An Ninh của TT Reagan, thì cả ĐGH lẫn TT Reagan đều cho việc hai vị sống sót sau hai vụ ám sát là một “phép lạ”. Ông Clark tuyên bố rằng: “Cả hai vị đều chia sẻ chung một quan điểm về tinh thần và có chung một cái nhìn về đế quốc Sô Viết: Đó là lẽ phải và việc sửa sai sẽ tất thắng theo chương trình của Chúa.
Đô Đốc Bobby Inman, nguyên phụ tá Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương cho biết: “TT Reagan đưa ra quan điểm rất đơn giản và chắc chắn, một quan điểm có giá trị là ông đã thấy chủ thuyết cộng sản sắp sụp đổ và ông cần phải đẩy mạnh thêm cho nó sụp đổ luôn”.
Trong 6 tháng đầu năm 1982, chiến thuật gồm 5 điểm được đưa ra nhằm làm sụp đổ nền kinh tế Sô Viết, phá vỡ mối giây liên hệ kinh tế giữa Liên Bang Sô Viết và các quốc gia khách hàng của hiệp ước Warsaw, thúc giục cải cách ngay trong đế quốc Sô Viết. Chiến thuật đó bao gồm các điểm sau đây:
- Quốc Phòng Hoa Kỳ đã và đang trên con đường gia tăng ngân sách với mục đích để Sô Viết muốn cạnh tranh với Hoa Kỳ tất phải trả một giá rất đắt. Đó là sáng kiến chiến thuật phòng thủ không gian của Tổng Thống Reagan, tức chiến thuật “Chiến Tranh Các Hành Tinh” (Star Wars) trở thành trung tâm điểm của chiến thuật này.
- Bí mật khuyến khích các phong trào cải cách ở Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc và Ba Lan.
- Tài trợ cho các quốc gia trong hiệp ước Warsaw căn cứ theo mức độ họ tự nguyện bảo vệ nhân quyền, cải cách chính trị và tiến tới thị trường tự do.
- Cô lập kinh tế Liên Bang Sô Viết và giữ cho nền kỹ thuật cao của Nhật và Tây Phương không vào được Mạc Tư Khoa. Chính quyền Hoa Kỳ nhắm vào việc không cho Liên Bang Sô Viết hưởng được điều mà họ muốn có là nguồn ngoại tệ qúy giá của thế kỷ 21. Đó là lợi nhuận mang lại do đường ống dẫn khí đốt xuyên lục địa cho Tây Âu. Đường ống dài 3600 dặm bắt đầu từ Siberia tới Pháp được chính thức hoạt động từ 1 tháng Giêng năm 1984, nhưng lợi nhuận thu được nhỏ hơn nhiều so với dự tính của Liên Sô.
- Gia tăng dùng đài Phát Thanh Tự Do, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, đài Âu Châu Tự Do để truyền các sứ điệp của chính quyền Hoa Kỳ đến nhân dân các nước Đông Âu.
Tới năm 1982, cả TT Reagan lẫn ĐGH Gioan Phaolô II đều không tiên liệu được việc ông Mikhail Gorbachev trở thành nhà lãnh đạo Sô Viết. Ông là cha đẻ của phong trào cởi mở và cải cách. Nỗ lực cải cách của ông đã cởi trói cho các thế lực mạnh, thoát ra khỏi vòng kiểm soát của ông và dẫn tới việc Liên Bang Sô Viết phải tan rã.
Theo một viên chức Hoa Kỳ từng biết rõ các kế hoạch giữ cho Công Đoàn Đoàn Kết được tồn tại thì “Liên Minh Washington-Vatican không làm cho chế độ cộng sản sụp đổ, mà giống như các nhà lãnh đạo vĩ đại và may mắn khác, Đức Giáo Hoàng và Tổng Thống Reagan đã biết khai thác chỗ mạnh của lịch sử để dùng vào mục tiêu của riêng mình”
ĐÀN ÁP
Chiến dịch do Washington và Vatican khởi xướng nhằm duy trì Công Đoàn Đoàn Kết bắt đầu khi Tướng Wojciech Jaruzelski tuyên bố áp dụng quân luật vào ngày 13 tháng 12 năm 1981. Trong những giờ phút đen tối đó, mọi đường dây liên lạc với thế giới bên ngoài không cộng sản đều bị cắt đứt, 6000 nhà lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết bị bắt giữ, hàng trăm người bị cáo buộc phản quốc, lật đổ chính quyền, phản cách mạng, 9 người bị giết và công đoàn bị cấm hoạt động. Hàng ngàn người khác trong Công Đoàn phải trốn tránh, trong các nhà thờ, nhà xứ, phải ở với các linh mục. Chính quyền bắt giữ ông Lech Walesa và giam ông tại căn nhà cho người đi săn ở nơi khỉ ho cò gáy?
Ngay sau khi lực lượng an ninh Ba Lan được bố trí trên các đường phố, TT Reagan liền gọi điện thoại ngay cho ĐGH để xin ý kiến. Trong một loạt các cuộc hội họp vào những ngày sau đó, TT Reagan đã bàn đến các giải pháp phải chọn lựa. Cựu Ngoại Trưởng Haig kể rằng: “Trong các phiên họp Nội Các hay Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, có rất nhiều thành viên tham dự, tất cả đều đưa ra những biện pháp trả đũa, từ việc cấm vận đã tác động mạnh và tàn phá Ba Lan, đến việc đưa ra những lời tuyên bố cứng rắn có thể đưa tới nguy cơ như tình hình xảy ra tại Hung Gia Lợi năm 1956 hay Tiệp Khắc năm 1968”.
Ngoại Trưởng Haig biệt phái ngay vị Đại Sứ lưu động là ông Vernon Walters, một người Công Giáo đạo đức, sang gặp ĐGH. Ông Walters đến Rome liền gặp riêng ĐGH và sau đó gặp riêng Đức Hồng Y Cassaroli, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Hai bên đồng ý là không thể để ngọn lửa Công Đoàn Đoàn Kết bị dập tắt và quốc tế phải tập trung vào việc cô lập hóa Sô Viết. Với Ba Lan, phải gây áp lực về mặt tinh thần cũng như kinh tế trên chính quyền của nước này.
Theo nguồn tin của cơ quan tình báo Hoa Kỳ, qua các đường dây của Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng đã khuyên ông Walesa hãy giữ phong trào hoạt động trong vòng bí mật và thông báo tới 10 triệu đoàn viên Công Đoàn Đoàn Kết là đừng kéo nhau xuống đường, đừng liều lĩnh khiêu khích để Minh Ước Warsaw nhảy vào can thiệp, tránh nội chiến với lực lượng an ninh Ba Lan. Vì cộng sản cắt đứt hết đường dây liên lạc điện thoại trực tiếp đến Vatican nên ĐGH đã phải liên lạc với Đức Hồng Y Josef Glemp ở Warsaw qua đài phát thanh. Ngài cũng phái một đặc sứ đến Ba Lan để tìm hiểu và báo cáo tình thế. Ngoại Trưởng Haig đã tuyên bố: “Tin tức của Tòa Thánh Vatican hoàn toàn khá hơn và nhanh hơn tin tức của chúng ta về mọi mặt. Mặc dù chúng ta có riêng vài nguồn tin tối hảo, song tin của chúng ta phải mất quá lâu để kiểm chứng qua thủ tục tình báo”.
Trong những giờ phút đầu tiên, TT Reagan đã ra lệnh phải thông báo lập tức cho Đức Giáo Hoàng những tin tức tình báo của Hoa Kỳ, kể cả tin do ông Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Ba Lan cung cấp. Ông này đã bí mật báo cáo tin tức cho Cơ Quan Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA) biết.
Washington cũng trao cho Vatican bản phúc trình và phân tích của Đại Tá Ryszard Kuklinski là nhân viên trong Bộ Tổng Tham Mưu Ba Lan, đã từng cung cấp tin tức cho CIA tới năm 1981. Sau đó ông được bí mật đưa ra khỏi Ba Lan, sau khi cảnh báo Sô Viết sẽ xâm lăng Ba Lan, nếu chính quyền nước này không áp đặt quân luật. Ông Kuklinski cũng đưa ra lời cảnh báo về hành động quân sự của Sô Viết vào những năm của thập niên 80. Những lời cảnh báo này khiến chính quyền sắp mãn nhiệm của TT Carter phải gửi một điệp văn bí mật cho ông Leonid Brezhnev rằng nếu xâm lặng Ba Lan, thì một trong những giá phải trả là Hoa Kỳ sẽ bán vũ khí có trình độ kỹ thuật cao cho Trung Quốc. Lần này ông Kuklinski báo cáo cho Washington biết Tổng Bí Thư Brezhnev tỏ ra rất bực bội, Năm đó mùa màng ở Nga bị thất thu thảm hại nên ông Brezhnev không cần đến đội binh cơ giới của quân đội, mà thay vào đó dành lực lượng này cho công việc xâm lăng Ba Lan. TT Reagan nói “Những gì chúng tôi biết, chúng tôi tưởng ĐGH không biết, nên ngay lập tức chúng tôi báo cáo cho Ngài”:
MỘT NHÓM CÔNG GIÁO
Một nhóm những nhân vật trong chính quyền Mỹ tham gia trong vụ Ba Lan gồm những người Công Giáo đạo đức như Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo William Casey, Richard Allen, William Clark, Alexander Haig, Vernon Walters và William Wilson. Ông William Wilson là đại sứ đầu tiên của TT Reagan bên cạnh Tòa Thánh Vatican. Tất cả những người này coi mối liên hệ ngoại giao giữa Washington-Vatican là một Liên Minh Thánh: gồm sức mạnh tinh thần và những giáo huấn của Giáo Hội kết hợp với chủ thuyết cương quyết chống cộng sản và khái niệm dân chủ của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, công tác này có lẽ không thành công, nếu không có sự hỗ trợ hoàn toàn của TT Reagan là người tin tưởng nồng nhiệt vào cả lợi ích lẫn những áp dụng thực tế trong việc thiết lập mối quan hệ giữa Washington và Vatican. Tổng Thống Reagan nói: “Một trong những mục tiêu đầu tiên là thừa nhận Vatican là một quốc gia và kết hợp quốc gia ấy làm đồng minh” (trước đây Hoa Kỳ và Vatican không có quan hệ ngoại giao chính thức- ghi chú của người dịch)
Theo Đô Đốc John Poindexter, phụ tá quân sự trong ban Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, thì khi quân luật được ban hành ở Ba Lan, TT Reagan đã tin ngay rằng cộng sản đã tính toán sai lầm nghiêm trọng: “Cho Công Đoàn Đoàn Kết công khai hoạt động trong 16 tháng rồi đi đàn áp. Chính quyền Ba Lan chỉ tự tách mình ra khỏi nhân dân bằng việc cố làm tê liệt phong trào lao động và quan trọng hơn là lôi kéo giáo hội có sức mạnh vào cuộc xung đột với chế độ Ba Lan.”
TT Reagan nói: “Tôi không tin rằng điều này (quyết định áp đặt quân luật đề đập nát Công Đoàn Đoàn Kết) có thể tồn tại vì lịch sử Ba Lan vì khía cạnh tôn giáo và còn nhiều khía cạnh nữa”. Còn Đức Hồng Y Cassaroli thì nói: “Có một sự trùng hợp về quyền lợi giữa Hoa Kỳ và Vatican.”
Đa số những sự trợ giúp cho Công Đoàn Đoàn Kết hay đối phó với chính quyền Ba Lan và Sô Viết đều do TT Reagan, ông Casey, và ông Clark quyết định sau khi đã tham khảo ý kiến với ĐGH Gioan Phaolô II. Ông Richard Pipes, một học giả bảo thủ sinh trưởng ở Ba Lan, cầm đầu văn phòng đặc trách Sô Viết và Đông Âu trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ cho biết: “TT Reagan biết rõ mọi chuyện, kể cả các hoạt động bí mật”. Ông nhắc lại lời Tổng Thống “Không phải nhân dân, mà chính hệ thống Sô Viết là điều xấu xa và chúng ta, bằng mọi cách, phải làm thế nào giúp đỡ dân chúng và Công Đoàn Đoàn Kết tranh đấu cho tự do.”
Ông nói thêm: “Những người như ông Haig, Bộ Trưởng Thương Mại Malchom Baldridge và James Baker (lúc đó là chánh văn phòng tòa Bạch Ốc sau này là Bộ Trưởng Ngoại Giao thời TT Bush cha – ghi chú của người dịch) đều cho điều TT Reagan nói là không thực tế. Còn ông George Bush (tức ông Bush Cha, lúc đó là Phó TT cho ông Reagan – ghi chú của người dịch) cứ ngồi yên, không nói lời nào. Tôi (lời ông Pipes) thường ngồi sau ông và không bao giờ biết ý kiến của ông thế nào. Riêng TT Reagan thì biết rất rõ những gì là nguy hiểm sẽ xảy ra”
Theo sự đánh giá chung, ngay trong những ngày đầu khi Ba Lan vừa ban hành quân luật, ông Casey đã nhảy ngay vào vòng chiến trong lúc mọi người còn đang mu mơ. Giống như trường hợp Trung Mỹ, ông Casey là kiến trúc sư chính trong các chính sách đối với Ba Lan. Trong khi đó, ông Pipes và các viên chức trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia soạn thảo các đề nghị trừng phạt. Ông Pipes nói: “Mục tiêu chính là làm kiệt quệ Sô Viết để người dân trong nước đổ tội cho là vì ban hành quân luật”. Ông cũng nói thêm: “Những biện pháp trừng phạt được tiến hành song song với những hoạt động của ban Công Tác Đặc Biệt, một chi ngành của CIA thi hành các hoạt động bí mật, với mục tiêu đầu tiên là giữ cho Công Đoàn Đoàn Kết được tồn tại bằng việc cung cấp tài chánh và dụng cụ truyền tin.”
Một trong những viên chức của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ chỉ huy nỗ lực hạn chế ảnh hưởng hệ thống dẫn khí đốt của Nga cho biết: “Giáo Hội cố gắng kiểm soát toàn bộ tình hình” Viên chức này nói tiếp: “ Họ (Giáo Hội) đã nỗ lực một cách có hiệu quả, tạo ra được các tình huống khiến Sô Viết không áp dụng được những đe dọa nguy hiểm, trong khi đó, cho phép chúng ta (Hoa Kỳ) xiết chặt các biện pháp chế tài ngày càng mạnh mẽ hơn. Và gần như họ là bộ phận theo dõi những đàn áp của chính phủ để xem nó diễn tiến như thế nào, áp bức ấy có được nới lỏng hay ngày càng tệ hại và chúng ta phải đối phó ra sao.”
Đối với các cuộc đàm thoại của TT Reagan về tình hình Ba Lan, Ông Clark cho biết, các cuộc đàm thoại ấy rất ngắn gọn. Ông nói: “Tôi không nghĩ là giữa tôi và TT. Reagan có cuộc đàm thoại nào riêng tư mà kéo dài được hơn ba phút để đi sâu vào một vấn đề. Có lẽ điều đó làm ông (ký giả viêt bài báo này) ngạc nhiên lắm. Chúng tôi có mật mã thông tin riêng. Trong vấn đề Ba Lan, tôi biết TT Reagan muốn thực hiện đến đâu và đường lối đó có thể dẫn đến những vấn đề gì. TT Reagan, ông Casey và tôi thường xuyên bàn luận về những hoạt động bí mật ở Ba Lan: như ai đang làm việc gì, ở đâu, tại sao, diễn biến tình thế thế nào, và cơ hội thành công ra sao.”
Theo ông Clark, chính ông và ông Casey hàng ngày báo cáo ngắn gọn về tin tình báo cho TT Reagan biết. Bản báo cáo tóm lược tin của CIA, bổ túc thêm những phân tích về các hoạt động bí mật ở Ba Lan.
Về phía Đức Giáo Hoàng, Ngài và những vị phụ tá gặp gỡ các giới chức Hoa Kỳ để lượng định tình hình và kết quả các hoạt động của Mỹ, sau đó gửi kết quả thẩm định bằng thư hay báo cáo miệng cho TT Reagan.
Còn ông Casey, trong hầu hết các chuyến sang Âu Châu hay Trung Đông, đều ghé Rome trước để gặp gỡ ĐGH và trao đổi tin tức. Nhưng, việc thực hiện những sứ vụ chính giữa Washington và Rome đều do ông Walters đảm trách. Ông nguyên là Phụ Tá Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA), đã từng công tác đắc lực với ông Casey.
Theo nguồn tin của Vatican, ông Walters đã gặp ĐGH đến hơn chục lần. Ông Wilson nguyên Đại Sứ Hoa Kỳ tại Vatican cho biết ông Walters có sứ vụ đưa tin tức qua lại giữa ĐGH và TT Reagan và sự hiện diện của ông tại Vatican được giữ bí mật. Nội dung các buổi nói chuyện không chỉ xoay quanh vấn đề Ba Lan mà còn đề cập cả đến vấn đề Trung Mỹ Châu hay vụ con tin bị giam giữ ở Lebanon.
Trong những năm dưới thời Reagan, những hoạt động bí mật của Mỹ (Bao gồm những hoạt động ở Afghanistan, Nicaragua, và Angola) thường là sự trợ giúp phương tiện cho những lực lượng nổi dậy như súng ống, lính đánh thuê, cố vấn quân sự hay chất nổ. Nhưng tại Ba Lan, Đức Giáo Hoàng, TT Reagan, và ông Casey theo một chiến thuật trái ngược hẳn. Một chuyên gia phân tích cho biết: “Điều ba vị nói trên làm là để cho các lực lượng tự nhiên tại chỗ đóng vai trò chủ yếu, còn các vị ấy không để lại một dấu tích gì trên các biến cố này”.
Sự hợp tác giữa ông Reagan và Casey có điểm nổi bật là hoạt động được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Hoạt động đó giản dị so với những hoạt động khác của CIA. Một trong những người từng cộng tác với ông Casey, nhưng không thích ông ta lắm đã phát biểu rằng: “Giả dụ như ông Casey có mặt ở đây bây giờ thì có lẽ ông ấy sẽ nở mấy nụ cười. Vào năm 1991, TT Reagan và ông Casey đã thiết lập được một trật tự thế giới mới mà hai ông mong muốn” (Ông Casey chết trước khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Nga và các nước Đông Âu ghi chú của người dịch)
Còn tiếp: Ngày mai: Những Chỉ Thị Mật
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Liên Đoàn CGVN/HK phân ưu cùng Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
00:42 04/06/2009
Phân Ưu
Được tin
Cụ Cố Maria TRẦN THỊ XUÂN
(Là Thân Mẫu của Đức Cha Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn)
Cố sinh ngày 16 tháng 06 năm 1929,
Đã được Chúa gọi về lúc 21h30 ngày 01 - 06 - 2009
(tức ngày 09 tháng 05 Năm Kỷ Sửu)
Tại Nhà riêng số 07 phố Chân Cầm, Hoàn Kiếm, Hà-Nội
Hưởng thọ 81 tuổi.
Lễ viếng từ: 15h00 Thứ Ba 02 – 06 – 2009
Thánh lễ An táng: 7h30 sáng thứ Năm 04 – 06 – 2009
Tại Nhà thờ Chính Tòa Hà-Nội
Mai táng tại Vườn Thánh Giáo họ Bằng Sở
Xã Ninh Sở - Thường Tín – Hà Nội
Liên Đoàn chân thành phân ưu cùng Cụ Cố Phaolô, Đức Cha Giuse và gia quyến.
Nguyện xin Thiên Chúa cho linh hồn Cụ Cố Maria sớm được về hưởng Tôn Nhan Chúa.
TM. Hội Đồng Lãnh Đạo Liên Đoàn CGVN/HK
Thông Báo
Hành Hương Mẹ La Vang: Các bài thánh ca trong Thánh Lễ ngày Thứ sáu 19/6/2009
Bùi Hữu Thư
23:35 04/06/2009
Hành Hương Mẹ La Vang: Các bài thánh ca trong Thánh Lễ ngày Thứ sáu 19/6/2009
Hoa Thịnh Đốn; ngày 4 tháng 6, 2009:
Trân trọng thông báo: Ca Đoàn Giáo Xứ Mẹ Việt Nam sẽ phụ trách trong thánh lễ ngày thứ sáu 19/6/09 dưới sự chủ tế của Linh Mục Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Viêt Nam tại Hoa Kỳ.
Xin các ca đoàn khắp nơi về tham dự hành hương cùng hợp xướng với ca đoàn Cecilia của Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, thuộc Tổng Giáo phận Hoa Thịnh Đốn.
Xin vui lòng chuẩn bị trước các bài hát đính kèm:
- Nhập Lễ: Vinh Danh Ba Ngôi – Đỗ Vỹ Hạ
- Đáp Ca: Chúa Chăn Nuôi Tôi - Duy Thiên
- Dâng Lễ: Nước Mắt Nụ Cười - Phanxico
- Hiệp Lễ 1: Tình Yêu Chúa Vút Cao - Nguyen Duy (bài hát HL1 về Thánh Tâm Chúa)
- Hiệp Lễ 2: Tình Khúc – Ân Đức (bài hát HL2 về Tận Hiến)
- Kết Lễ: Dâng Mẹ La Vang - Phanxico
- Tung Hô sau khi truyền phép
- Bộ Lễ Ca Lên Đi
Vinh Danh Ba Ngôi |
Chúa Chăn Nuôi Tôi |
Nước Mắt Nụ Cười Trang 1 |
Nước Mắt Nụ Cười Trang 2 |
Tình Yêu Chúa Vút Cao Trang 1 |
Tình Yêu Chúa Vút Cao Trang 2 |
Tình Khúc |
Dâng Mẹ La Vang |
Các Lời Tung Hô |
Bộ Lễ Ca Lên Đi trang 1 |
Bộ Lễ Ca Lên Đi trang 2 |
Bộ Lễ Ca Lên Đi trang 3 |
Bộ Lễ Ca Lên Đi trang 4 |
Bộ Lễ Ca Lên Đi trang 5 |
Bộ Lễ Ca Lên Đi trang 6 |
Bộ Lễ Ca Lên Đi trang 7 |
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Phút Sáng Láng
Lm. Trần Cao Tường
19:20 04/06/2009
PHÚT SÁNG LÁNG
Ảnh của Cao Tường
Những phút sáng láng như hôm nay
soi sáng linh hồn tôi,
và giải thoát cái "Ta" của tôi ra khỏi nơi giam cầm của xác thịt...
(Hàn Mặc Tử, Chơi Giữa Mùa Trăng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Excess - Ezra
Nguyễn Trọng Đa
00:58 04/06/2009
Excess
Thái quá, quá mức. Nhiều hơn sự cần có. Được áp dụng đặc biệt cho hạnh kiểm con người, khi một người hoặc khoan dung sự thèm muốn thể lý hay tinh thần, như thèm ăn hay muốn hiểu biết, hoặc đi quá giới hạn của sự khôn ngoan trong cách thức người ấy thực thi một điều khác với nhân đức, chẳng hạn torng biểu lộ tình cảm.
Exclaustration
Ngọai vi hóa, xuất viện. Một đặc pháp do một giám mục ban cho các cộng đòan thuộc giáo phận, hay do Tòa thánh ban cho các Dòng thuộc quyền Tòa thánh, để cho phép một tu sĩ sống bên ngòai cộng đoàn trong một thời gian nhất định. Tu sĩ này vẫn bị ràng buộc bởi các lời khấn và nghĩa vụ bởi lời khấn trong bao lâu người ấy còn hợp với cương vị của mình.
Exclusion, Right Of
Quyền lọai trừ, quyền truất quyền. Là quyền của các hòang đế công giáo Rome, các vua Pháp, Tây Ban Nha và hai Sicily, vì họ có quyền loại trừ một số Hồng y không được đắc cử trong cuộc bầu chọn Giáo hòang mới. Mặc dầu các Đức Giáo hòang phản đối, có bảy lần trong lịch sử các hồng y đã thật sự thay đổi kết quả bầu cử để tân Giáo hòang không bị phản ứng bởi một nhà lãnh đạo nào đó. Dịp can thiệp cuối cùng là vào năm 1903, sau khi Đức Giáo hòang Leo XIII băng hà. Khi nước Áo phản đối Hồng y Rampolla (1843-1913), các hồng y được nước này yêu cầu ngưng bầu cử cho ngài và tập trung phiếu bầu vào Hồng y Joseph Sarto, người trở thành Đức Giáo hòang Pius X. Ít lâu sau khi được bầu chọn, Đức Giáo hòang đã cấm (Ngày 20-1-1904), dưới vạ tuyệt thông, rằng không Hồng y nào được tỏ lộ sự lọai trừ nào.
Excuse
Cớ, lý do bào chữa, lý do miễn trừ. Là một lý do hợp pháp làm cho một người được miễn chấp hành một luật trong một hòan cảnh nhất định. Nó tương thích với epikeia (lệ đình luật), trong đó người ta quyết định liệu có nền tảng hợp pháp cho sự miễn trừ hay không. Nó cũng có thể là một lý do mà một người viện dẫn để khỏi tuân giữ một luật, vốn thật sự ràng buộc trong một hòan cảnh nhất định. Cuối cùng nó là bất cứ trường hợp gỉam nhẹ nào vốn làm giảm trách nhiệm cho hành vi nhân linh, chẳng hạn thiếu hiểu biết hay áp lực tâm lý.
Exeat
Giấy xuất tịch, giấy phép mục vụ. Là thư xuất tịch qua đó một giáo sĩ nhận sự cho phép vĩnh viễn và tuyệt đối rời khỏi một giáo phận, và được một giáo phận khác tiếp nhận.
Exegesis
Môn chú giải. Là nghệ thuật và khoa học điều tra và diễn tả nghĩa thật sự của Kinh thánh. Chức năng của môn này là tìm kiếm điều thật sự một đọan văn Kinh thánh muốn nói là gì. Luật của môn này được khoa chú giải (hermeneutics) quản lý, vì việc áp dụng thực hành của khoa này có liên quan đến môn chú giải. Do bản văn Kinh thánh có chiều sâu và sự phức tạp, chú giải Kinh thánh đã được thực hiện từ thời tiền Kitô giáo. (Từ nguyên Hi Lạp ex_g_sis, giải thích.)
Exemplarism
Mô phạm học thuyết. Là thuyết sai lầm về Đền tội, chủ trương rằng cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô là cứu độ chỉ vì lý do là Đấng Cứu thế muốn làm gương cho lòai người. Nó là một biến thái của lạc thuyết Pêlagiô, vốn cho rằng tội lỗi của Ađam là một gương xấu mà ông truyền cho các thế hệ; và vai trò Chúa Kitô chỉ là làm ngược lại, tức là chỉ làm gương tốt cho con người.
Exemplary Cause
Nguyên nhân mô phạm. Là nguyên nhân mà một hữu thể thông minh dùng như một kiểu mẫu trong tâm trí để sản sinh ra hiệu quả nào đó. Như thế vũ trụ được tạo dựng theo kế họach của Chúa, gồm các ý tưởng hiện diện trong trí Chúa từ thuở đời đời.
Exempt Bishop
Giám mục miễn trừ. Là một đấng bản quyền không thuộc thành phần của một giáo tỉnh. Ngài được gọi như vậy bởi vì ngài được miễn khỏi quyền tài phán của một tổng giáo mục tổng giáo phận, và trực tiếp thuộc quyền của Đức Giáo hòang.
Exemption
Miễn trừ. Là việc rút một người hay một địa điểm ra khỏi quyền tài phán của một thẩm quyền cấp dưới, và đưa ngày vào quyền tài phán của một thẩm quyền cấp cao hơn. Các Dòng tu có lời khấn trọng và một số Dòng tu có lời khấn đơn theo đặc quyền của Giáo hòang thì được miễn trừ khỏi quyền tài phán của một đấng bản quyền, và trực thuộc ngay cho quyền tài phán của Tòa thánh. Một giáo phận không dưới quyền của giáo tỉnh của bất cứ tổng giám mục nào, nhưng trực thuộc Tòa thánh, và bất cứ tổng giáo phận nào mà tổng giám mục không coi sóc giáo tỉnh cũng là miễn trừ. (Từ nguyên Latinh eximere, lấy ra, giải thóat.)
Exemption, Clerical
Chuẩn miễn giáo sĩ. Trong luật Giáo hội, là đặc quyền được miễn nghĩa vụ quân sự và miễn phục vụ trong cơ quan chính quyền, mà mọi giáo sĩ trong Giáo hội Công giáo được hưởng.
Exequatur
Exequatur, Lệnh thi hành, chuẩn nhiệm. Quyền của một số lãnh đạo dân sự về xem xét và quyết định liệu các luật của Giáo hòang hoặc Giám mục có được chấp nhận trong lãnh thổ chính trị của họ hay không. Là một đặc quyền bị lạm dụng nhiều, trong thời hiện đại tập tục này là phổ biến, trong ý định nếu không là trong hiệu quả, nơi các chính quyền Cộng sản trong thái độ của họ đối với Giáo hội. Lệnh thi hành đã bị Giáo hội chính thức lên án. Trong Danh mục các Mệnh đề sai, do Đức Giáo hòang Pius IX công bố năm 1864, mệnh đề 41 bị kết án đọc là: “Chính quyền dân sự, cả khi được cai quản bởi một nhà lãnh đạo ngọai giáo, có quyền trực tiếp và tiêu cực trên các vấn đề tôn giáo; do đó, chính quyền không những có quyền gọi là exequatur, mà còn có quyền kháng cáo chống lại sự lạm dụng, như nó được gọi tên” (Denzinger 2941). (Từ nguyên Latinh exequatur, hãy để người ấy làm.)
Existence
Hiện hữu, tồn tại, hiện sinh. Bất cứ cái gì có trong thực tế, chứ không chỉ thuần túy trong tiềm thể hay trong sức mạnh của các nguyên nhân. Sự thực hữu nền tảng của bất cứ hữu thể nào đều là hiện hữu; đó là hữu thể trong hành động. Như thế đó là hành động của hữu thể, hay hành động của hiện sinh qua đó một bản thể hay một yếu tính hiện hữu, chứ không chỉ có thể hiện hữu. Nó tương hợp với từ ngữ kinh viện esse, tức là cái gì hiện hữu, và không thuần túy là essentia (yếu tính), hoặc cái gì là.
Existential Ethics
Đạo đức hiện sinh. Là thuyết về tư cách, nhấn mạnh đến khía cạnh nhân linh và tức thời của hành vi cư xử nhân sinh; một khía cạnh không được các luật tổng quát nói đến, bởi vì mỗi quyết định luân lý là đặc biệt và duy nhất. Đạo đức hiện sinh là sự bổ túc hữu ích của “đạo đức yếu tính”. Nhưng nó đã trở thành đạo đức hoàn cảnh hay thuyết tương đối luân lý, khi nó cố gắng thay thế cho đạo đức yếu tính, vốn dựa vào các quy định phổ quát áp dụng cho yếu tính con người bất cứ nơi đâu.
Existentialism
Chủ nghĩa hiện sinh. Trong triết học kinh viện, là sự nhấn mạnh triết học về sự hiện hữu và cá nhân cụ thể, hơn là vào yếu tính hay ý niệm trừu trượng. Như vậy, nó nhấn mạnh đến thực thể hơn là suy đóan, đến thực hành hơn lý thuyết, đến riêng hơn chung, đến con người hơn vũ trụ. Nó dùng lịch sử như một công cụ tư duy và tập trung vào các hành động tự do của con người hơn là sự mở rộng các ý tưởng hoặc chuyển động, vốn tạo dáng cho nền văn hóa và quyết định cuộc sống và vận mạng của con người.
Exodus
Sách Xuất hành (Xh). Là cuốn sách thứ hai của Kinh thánh, và được gọi tên như thế do sách liên quan đến việc người Do Thái rời Ai Cập ra đi, và cuộc di chuyển lang thang của họ qua sa mạc đến núi Sinai. Cuốn sách có năm phần chính: các biến cố tại Ai Cập trước cuộc xuất hành (1-12), rời Ai Cập và hành trình đến núi Sinai (13-18), công bố các luật đầu tiên của bộ luật Mô-sê (19-31), sự bội giáo của người Do Thái, sự hòa giải và đổi mới Giao ước (32-34), xây dựng Nhà Tạm (35-40)
Ex Opere Operantis
Ex Opere Operantis, do nhân, do việc của người làm. Một từ ngữ chủ yếu được áp dụng cho các việc chuẩn bị tốt để nhận lãnh bí tích, nhằm phân biệt nó với ex opere operato (do sự, do chính việc đã làm), vốn là hiệu quả thật sự của một bí tích được trao đúng cách. Nhưng nó có thể quy chiếu đến bất cứ yếu tố chủ quan quan nào, vốn xác định ít nhất một lượng ân sủng cho người đã thực thi hành vi đạo đức. Do đó trong việc sử dụng các bí tích hoặc nhận ân xá, các ơn phúc lãnh nhận là tùy phần lớn vào đức tin và đức ái với Chúa, và kèm theo một á bí tích được sử dụng, hoặc một kinh có ân xá hay một việc lành được thực hiện.
Ex Opere Operantis Ecclesiae
Ex Opere Operantis Ecclesiae, do việc của Giáo hội. Là cụm từ dùng để phân biệt giá trị kinh nguyện hay hành động phụng vụ, mà hiệu quả siêu nhiên của nó tùy thuộc vào sự thánh thiện của Giáo hội, chứ không đơn thuần vào sự việc nghi thức bí tích được thực hiện như trong các bí tích.
Ex Opere Operato
Ex Opere Operato, do sự, do chính việc đã làm. Một từ ngữ được Công đồng chung Trent định nghĩa để mô tả cách thức các bí tích trao ân sủng mà chúng biểu thị. Công đồng Trent lên án mệnh đề sau đây: “Ân sủng không được trao ‘ex opere operato' (do sự) bởi các bí tích của Lề Luật Mới" (Denzinger 1608). Nghĩa đen của cụm từ này là “từ việc đã làm”, nói rằng ân sủng được bí tích trao ban, do công hiệu của nghi thức được thực hiện, chứ không phải như một dấu hiệu thuần túy của ân sủng đã trao ban, hoặc bí tích kích thích lòng tin của người nhận lãnh và do đó gây ra việc lãnh ân sủng, hoặc nó xác định ân sủng là công hiệu của thừa tác viên hay của người lãnh nhận bí tích. Miễn là không có ngăn trở (obex) nào trên đường, mỗi bí tích được ban đúng cách sẽ trao ban ân sủng mà bí tích nhắm tới. Trong nghĩa đích thực, các bí tích là nguyên nhân dụng cụ của ân sủng.
Exorcist
Thầy trừ quỷ. Trước đây, chức trừ quỷ là một trong các chức nhỏ tiến tới chức Linh mục, mặc dầu quyền trừ quỷ không bao giờ được quy rõ cho một chức nào. Thầy trừ quỷ có quyền đặt tay lên người bị quỷ ám, trừ quỷ cho các dự tòng và rảy nước thánh trong Thánh lễ. Chức trừ quỷ đã được Đức Giáo hòang Phaolô VI hủy bỏ như một chức nhỏ vào năm 1972. Nhưng các Hội đồng Giám mục có thể xin phép Tòa Thánh trao thừa tác vụ trừ quỷ, nếu xét là hữu ích hay cần thiết trong lãnh thổ của mình.
Exoteric
Công truyền, truyền bá công khai. Cũng là "external" (bên ngòai) vì thuộc về hoặc phù hợp với những người không phải là chuyên viên hay chuyên môn. Như vậy, lý luận công truyền là các hình thức lý luận mà người thường đều hiểu được. (Từ nguyên Latinh exotericus; từ chữ Hi Lạp exoterikos, bên ngòai.)
Experiment
Thử nghiệm, thí nghiệm. Là một hành vi hay một thói tục được làm để khám phá, thí nghiệm hay minh họac một chân lý, nguyên tắc, sự kiện, hay một giả thiết nào đó. Mặc nhiên trong mọi thử nghiệm hợp lệ trong trật tự luân lý và thiêng liêng là: 1. công nhận các nguyên tắc không thí nghiệm của đức tin và luân lý; 2. bám sát các chỉ thị của Giáo hội về điều kiện thử nghiệm; 3. phải thực thi các qui định rõ ràng và dứt khóat về thời gian và hoàn cảnh của thử nghiệm; 4. muốn công nhận sự thành công hay thất bại của thí nghiệm và có biện pháp để thực hiện hay chấm dứt cuộc thử nghiệm thêm nữa. (Từ nguyên Latinh experimentum, thử, thí nghiệm; học qua kinh nghiệm.)
Experimental Spirituality
Linh đạo thực nghiệm. Là một phương pháp dùng kiến thức có được từ việc quan sát các hiện tượng khổ chế và thần bí. Phương pháp này nghiên cứu kinh nghiệm của mình và của người khác, để học các điểm đặc biệt cho mỗi tình trạng linh hồn, cũng như các nhân đức và thiên hướng riêng cho từng người. Trong khả năng tốt nhất, linh đạo thực nghiệm không chỉ nói cách thức sống các nhân đức, mà còn tỏ lộ các nguyên tắc tác động việc sống thánh thiện nữa.
Expiation
Đền tội. Là đền tội cho những gì đã sai lầm. Nó bao hàm một nỗ lực để không tái phạm lầm lỗi đã từng làm, bằng cách thực hiện việc đền tội, hoặc đền bù hay uốn nắn lại. (Từ nguyên Latinh ex-, đầy đủ + piare, làm lành: expiare, chuộc lỗi đầy đủ.)
Exposition Of The Blessed Sacrament
Đặt Mình Thánh Chúa, Chầu Mình Thánh Chúa. Là nghi thức trong đó Linh mục hay Phó tế lấy Mình Thánh Chúa từ trong Nhà tạm ra, và đặt trên bàn thờ để cộng đòan thờ lạy. Trong chầu Mình Thánh Chúa công khai, Mình Thánh được đặt trong Mặt nhật và đặt nơi cao để cho các tín hữu có thể nhìn thấy rõ. Trong chầu Mình Thánh Chúa riêng tư, cửa Nhà tạm được mở ra và một Bình thánh có Bánh thánh được kéo ra và đặt ở cửa Nhà tạm. Bất cứ nguyên nhân tốt nào cũng là lý do cho việc chầu Mình Thánh. Việc chầu Phép lành công khai đòi hỏi một thời gian thờ lạy, trong riêng tư hay công cộng, với các bài ca và kinh nguyên đã quy định, và thời điểm thờ lạy Mình Thánh khi Mình Thánh được nâng lên cao. Các ngày chầu Mình Thánh công khai không còn được Giáo hội hoàn vũ qui định rõ ràng; vì vậy có thể chọn bất cứ ngày nào vì lý do tốt lành; và đấng bản quyền địa phương có thể cho phép chầu Mình thành thường xuyên. Nghi thức chầu Phép lành xuất hiện từ thế kỷ 14 dưới ảnh hưởng của lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô (Corpus Christi) được thiết lập. Một số tu viện và đan viện được phép đặc biệt để chầu Mình Thánh Chúa suốt ngày đêm.
Exsultet
Thánh thi Exsultet, Thánh thi “Mừng Vui Lên”. Là bài công bố Tin Mừng Phục sinh, được hát trong lễ Vọng Phục sinh, mở đầu với câu Latinh “Exsultet iam angelica turba caelorum." Câu này được dịch ra như sau: “Mừng vui lên hỡi chư thần chư thánh, cấp thừa hành của Chúa cõi thiên cung. Trổi vang lên, kèn loan ơn cứu độ." Theo thánh Âu Tinh, thánh thi Exsultet có nguồn gốc khá trễ.
Extern
Ngọai trú. Là từ ngữ đôi khi áp dụng cho các thành viên Dòng tu không thuộc về cộng đòan. Thường được dùng để chỉ các nữ tu của các cộng đoàn chiêm niệm, có nhiệm vụ lo lắng các nhu cầu vật chất cho đời sống cộng đòan và do đó thường tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngòai.
External Act
Hành vi bên ngòai. Là khía cạnh thể lý hoặc cảm giác của hành động con người. Đây là điều mà khi một người thực hiện một hành vi, các người khác đều nhìn thấy và có thể cảm nhận qua giác quan của họ. Do đó, hành vi bên ngòai là không tốt và không xấu, bởi vì chúng phái sinh giá trị luân lý từ hành vi bên trong của ý chí. Tuy nhiên, các hành động bên ngòai là tốt hay xấu về luân lý, là do sự tham gia mà trong đó một người có ý định làm từ bên trong. Hành động bên ngòai là các phương tiện thông thường để diễn tả, tiềp tục, nhấn mạnh hoặc lặp lại một hành vi bên trong. Như vậy luân lý công giáo không chịu theo thuyết của triết gia Kant, vì ông cho rằng luân lý tính chỉ nằm trong ý chí tốt mà thôi, do đó hành vi thể lý bên ngòai là nằm ngòai phạm vi luân lý.
External Graces
Ơn bề ngòai. Là các phương tiện quan phòng mà Chúa dùng như các dịp để ban ơn hiện sủng bề trong. Ơn bề ngòai là mọi thụ tạo được Chúa nhắm để dẫn chúng ta đến số mệnh đời đời. Họ là những người, nơi chốn hoặc sự vật có thể giúp chúng ta đạt cùng đích mà vì đó chúng ta được tạo thành.
Extra Ecclesiam Nulla Salus
Extra Ecclesiam Nulla Salus, “Ngòai Giáo hội không có ơn Cứu độ”. Là tín lý được long trọng định nghĩa, nói rằng không ai cố ý từ chối trở thành hoặc duy trì là thành phần của Giáo hội Công giáo lại có thể được cứu độ. Một cách tích cực, câu này có nghĩa là tất cả những ai đạt đến số mệnh đời đời thì được cứu độ qua Giáo hội Công giáo, mà Chúa Kitô là thủ lĩnh hữu hình. Điều này vẫn đúng cả khi mặc dầu họ có thể không sống như là người Công giáo tuyên tín. (Công đồng chung Lateran IV, năm 1215, Denzinger 802).
Extraordinary Jurisdiction
Quyền tài phán ngọai thường. Là quyền thi hành quyền bính Giáo hội khi được ủy thác cho, trong một thời gian hạn định hay một chức vụ đặc biệt.
Extraordinary Minister
Thừa tác viên ngọai thường. Là người, trong trường hợp cần thiết, được phép hoặc được ủy quyền cách đặc biệt để ban một trong các bí tích. Phép Rửa tội, phép Thêm sức và phép thánh Thể có thể có các thừa tác viên ngọai thường. Do đó, phép Rửa tội thường được một linh mục hay một phó tế ban, nhưng khi cần kíp bất cứ ai đến tuổi khôn có thể ban phép Rửa tội cách hợp lệ. Thừa tác viên thường vụ của phép Thêm sức là một giám mục, nhưng vì các lý do mục vụ đặc biệt, các linh mục thường có thể ban phép này. Khi các ngài ban phép, quyền của các ngài phái sinh từ sự cho phép của Tòa thánh, mà Tòa thánh phát động trong các ngài qua việc truyền chức linh mục; nó không phải là một sự ủy quyền thuần túy ngọai bí tích. Thừa tác viên thường vụ để trao Mình Thánh Chúa là linh mục hay phó tế, nhưng trong những khi cần thiết, như được diễn giải một cách rộng rãi từ Công đồng chung Vatican II, giáo dân và tu sĩ có thể được Giám mục cho phép trao Mình thánh Chúa cho người khác rước lễ.
Extraversion
Hướng ngọai giới. Là một nét của tính tình, với các hàm ý luân lý, có đặc tính hướng về họat động bên ngòai, bận tâm cho người khác và vụ việc khác, và xu hướng là tránh suy tư hay cầu nguyện.
Extreme Necessity
Sự khẩn thiết, sự cấp bách, sự tối cần, cùng cực. Là một nhu cầu rất cấp bách mà một người phải có các vật dụng cần thiết, như thức ăn hay chăm sóc y tế, để duy trì sự sống hoặc có mức sống tối thiểu. Đây là sự nghèo khổ cùng cực hoặc cảnh cơ cực, nói lên ước muốn các nhu cầu cơ bản của con người.
Extreme Unction
Phép Xức Dầu. Là từ ngữ được dùng trong nhiều thế kỷ để chỉ Bí tích Xức dầu Bệnh nhân. Đây là việc xức dầu, vì một người được xức bằng dầu; cũng là “cùng tận” (extreme) bởi vì bí tích được ban cho những người được xem là “in extremis”, nghĩa là nguy tử, lúc lâm chung, trong giờ lâm tử.
Extrinsic
Ngọai tại, ngọai lai. Ngược lại với intrinsic (nội tại). Là điều gì lấy từ bên ngòai và có giá trị ngọai tại, không tùy thuộc chủ yếu vào đối tượng đang xem xét; chẳng hạn ngôn ngữ phụng vụ là ngọai tại với công hiệu của nó như là kênh chuyển ân sủng.
Ex Voto
Ex Voto, bia tạ ơn, bảng tạ ơn. Là vật gì được dâng do lời hứa hay lời khấn, để tạ ơn vì một ơn lành đã nhận hay vì một hữu thể đã được cầu xin. Các tấm bảng ở đền thánh là các bảng tạ ơn, nhằm nhìn nhận sự chữa lành hay các ơn quan trọng đã được ban cho. Nến nguyện ước trước một bàn thờ hoặc đền thờ được thắp lên cũng vì các lý do tương tự.
Eye
Con mắt. Là biểu tượng của sự tòan tri của Chúa. “Mắt ĐỨC CHÚA ở mọi nơi mọi chỗ,
hằng dõi theo kẻ dữ người lành” (Cn 15:3). Được thiết kế vào khỏang thế kỷ 16, con mắt thường được vẽ trong một hình tam giác, “con mắt nhìn thấy mọi sự” dùng như lời khuyên đừng phạm tội. Hai con mắt trên cái đĩa được vẽ trong các ảnh minh họa cho thánh nữ Lucy (Luxia), có lẽ bởi vì tên của Ngài có nghĩa là ánh sáng và Ngài chịu nhiều đau đớn do bệnh mắt của Ngài.
hằng dõi theo kẻ dữ người lành” (Cn 15:3). Được thiết kế vào khỏang thế kỷ 16, con mắt thường được vẽ trong một hình tam giác, “con mắt nhìn thấy mọi sự” dùng như lời khuyên đừng phạm tội. Hai con mắt trên cái đĩa được vẽ trong các ảnh minh họa cho thánh nữ Lucy (Luxia), có lẽ bởi vì tên của Ngài có nghĩa là ánh sáng và Ngài chịu nhiều đau đớn do bệnh mắt của Ngài.
Ezekiel
Tiên tri Ezekiel, tiên tri Ê-dê-ki-en, sách Ezekiel (Ed). Là một ngôn sứ sống vào thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên. Ngài lớn lên ở Jerusalem và là người cùng thời với ngôn sứ Jeremiah (Giê-rê-mi-a). Ngài là người rao giảng, luôn quan tâm việc nâng cao tinh thần cho dân ngài. Ngài ghét khái niệm xem Đấng Messiah (Mê-si-a) như vị vua chiến đấu và vinh quang; thay vào đó, ngài nhấn mạnh hình ảnh của người chăn chiên ít gây ấn tượng hơn. Một số chủ đề lớn của ngài là: quở trách người Israel bất trung; "Tội lỗi của nhà Ít-ra-en và nhà Giu-đa đã chồng chất nặng nề; xứ sở đầy những máu, thành tràn ngập chuyện đồi bại” (Ed 9:9); tố cáo các ngọai bang gây ảnh hưởng xấu trên dân ngài, và dự báo những ngày huy hòang cho dân Israel (Ed 25, 29, 30). “Lúc ấy, chúng sẽ là dân của Ta và Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng" (Ed 11:20). Cuốn sách kết luận với câu sứ ngôn: “Và từ nay trở đi, tên của thành sẽ là: "ĐỨC-CHÚA-ngự-ở-đó" (Ed 48:35). Cuốn sách này được thánh sử Gioan trích dẫn nhiều trong cuốn Khải huyền (Kh) của ngài; thật ra có nhiều điểm giống nhau trong sách của ngôn sứ và của thánh sử tông đồ.
Ezra
Ezra, tư tế kinh sư Ét-ra, sách Ezra (Er). Là một tư tế kinh sư dưới triều vua Ba Tư Artaxerxes (Ác-tắc-sát-ta, 404-358 trước Công nguyên). Việc đóng góp chính yếu của ngài là xây dựng các cải cách cho giáo hội Do Thái giáo và cho Nhà nước. Trong tiếng Hi Lạp và tiếng Latinh, tên ngài là Esdras. Nhờ chính sách rộng lượng của nhà vua, Ezra có thể tổ chức cuộc hành hương cho 1.500 gia đình ở Babylon đi qua sa mạc về Jerusalem (Er 7). Ngài bị sốc vì khi đến nơi ngài biết rằng đa số người Israel lấy vợ ngọai bang, một tập tục mà ngài mô tả là “chuyện phản bội” (Er 9:2). Sự tố giác của ngài dẫn đến việc hủy hôn nhân với người ngọai và sự không hạnh phúc nơi người dân (Er 10). Người giúp đỡ Ezra trong công việc chính là Nehemiah (Nơ-khe-mi-a). Trong thực tế, trình thuật kinh thánh về sứ mạng của hai người được mang tên chung là “sách của Ezra và Nehemiah." Trong bản Kinh thánh Phổ thông, cuốn I Esdras là cuốn Ezra; cuốn II Esdras là cuốn Nehemiah (Sách Nơ-khe-mi-a, Nkm). Phần lớn thành tựu của Ezra có thể là về hành chính. Ngài cải tổ nghi lễ giáo hội, tổ chức hội đường được cải thiện hơn, chủ nghĩa giáo sĩ Do Thái bùng dậy và sự phát triển của Thượng hội đồng Do Thái là nhờ tài năng của ngài.