Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Mình Máu Thánh Chúa 03/06/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
04:15 02/06/2018
Bài Ðọc I: Xh 24, 3-8
"Ðây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi".
Trích sách Xuất Hành.
Trong những ngày ấy, Môsê đến thuật lại cho dân chúng nghe tất cả những lời và lề luật của Chúa, và toàn dân đồng thanh thưa rằng: "Chúng tôi xin thi hành mọi lời Chúa đã phán". Vậy Môsê ghi lại tất cả những lời của Chúa. Và sáng sớm, ông chỗi dậy, lập bàn thờ ở chân núi, dựng mười hai cột trụ, chỉ mười hai chi họ Israel, ông sai các thanh niên trong con cái Israel mang của lễ toàn thiêu và hiến dâng lên Chúa những con bò tơ làm hy lễ giao hoà. Môsê lấy phân nửa máu đổ vào các chậu và rưới phân nửa kia lên bàn thờ. Ông mở quyển giao ước ra đọc cho dân nghe và họ thưa: "Chúng tôi xin thi hành và tuân theo tất cả những điều Chúa đã phán". Vậy ông lấy máu rẩy lên dân chúng và nói: "Ðây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi theo đúng tất cả những lời đó".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 115, 12-13. 15-16bc. 17-18
Ðáp: Tôi sẽ lãnh chén cứu độ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa (c. 13).
Hoặc đọc: Alleluia
Xướng:
1) Tôi lấy gì dâng lại cho Chúa,
để đền đáp những điều Ngài ban tặng cho tôi?
Tôi sẽ lãnh chén cứu độ,
và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa.
2) Trước mặt Chúa thật là quý hoá,
cái chết của những bậc thánh nhân Ngài.
Tôi là tôi tớ Ngài, con trai của nữ tì Ngài,
Ngài bẻ gãy xiềng xích cho tôi.
3) Tôi sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ,
và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa.
Tôi sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa,
trước mặt toàn thể dân Ngài.
Bài Ðọc II: Dt 9, 11-15
"Máu Chúa Kitô tẩy sạch lương tâm chúng ta".
Trích thư gởi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, Chúa Kitô xuất hiện như vị Thượng tế cầu bầu mọi phúc lành tương lai. Người đi qua nhà tạm rộng rãi và hoàn hảo hơn, không phải do tay người phàm xây dựng, nghĩa là không thuộc về trần gian này, cũng không nhờ máu dê bò, nhưng nhờ chính máu của Người mà vào Cung Thánh chỉ một lần và đem lại ơn cứu độ muôn đời. Vì nếu máu dê và tro bò mà người ta rảy trên kẻ ô uế còn thánh hoá được thân xác nên trong sạch, huống chi máu của Ðức Kitô, Ðấng đã nhờ Thánh Thần mà hiến tế chính mình làm của lễ trong sạch dâng lên Thiên Chúa; máu đó sẽ tẩy sạch lương tâm chúng ta khỏi những việc sinh sự chết, khiến chúng ta có thể phụng sự Thiên Chúa hằng sống. Vì vậy Chúa Kitô là trung gian của Tân Ước, vì nhờ sự chết của Người để cứu chuộc tội phạm dưới thời Cựu Ước, mà những kẻ được kêu gọi, đến lãnh lấy gia nghiệp đời đời đã hứa cho họ.
Ðó là lời Chúa.
Ca Tiếp Liên
"Lauda Sion: Hỡi Sion, Hãy Ngợi Khen"
Trước Alleluia, có thể hát hoặc đọc Ca Tiếp Liên này, tất cả hoặc từ câu 21 ("Này đây bánh") cho đến hết.
1. Hỡi Sion, hãy ngợi khen Ðấng cứu độ ngươi, Ðấng lãnh đạo và mục tử của ngươi / với những bài vãn và những khúc ca!
2. Ngươi có sức chừng nào, hãy rán ngợi khen chừng nấy, vì Người vĩ đại hơn mọi lời khen ngợi, và ngươi cũng không đủ sức ngợi khen Người.
3. Ðề tài của sự ngợi khen đặc biệt, đó là bánh sống và tác thành sự sống, ngày hôm nay đã đặt ra cho ngươi.
4. Ðó là bánh mà trên bàn tiệc thánh, cho đoàn thể mười hai người anh em, Chúa đã ban tặng chẳng khá nghi ngờ.
5. Hãy xướng lên lời ca khen ngợi đầy đủ, lời ca hoan hỉ và râm ran, tâm thần hãy vui mừng rạng rỡ!
6. Vì đây là ngày trọng thể, ngày kỷ niệm bàn tiệc thánh / lần đầu tiên được thiết lập ra.
7. Tại bàn tiệc này của Ðấng Tân Vương, lễ Vượt Qua mới theo luật pháp mới / chấm dứt lễ Vượt Qua của thời đại cũ.
8. Lễ nghi cũ nhường chỗ cho sự thực; đêm tối tăm nhường chỗ cho sự sáng sủa.
9. Ðiều mà Chúa Kitô đã làm trong bữa tiệc ly, thì Người đã ra lệnh cho thực thi điều đó để nhớ lại Người.
10. Nhờ lời thánh huấn của Người dạy bảo, chúng ta làm phép cho bánh và rượu / trở nên lễ vật hy sinh ban ơn cứu độ.
11. Ðây là tín điều dạy người Kitô hữu rằng / bánh trở nên thịt Chúa, và rượu trở nên máu Người.
12. Ðiều bạn không hiểu, không xem thấy, thì đức tin mạnh mẽ xác nhận xảy ra, ngoài luật lệ thiên nhiên.
13. Dưới những hình sắc khác nhau, chúng chỉ là biểu hiệu, không còn thực chất, có ẩn nấp những thực tại cao siêu.
14. Thịt Chúa là của ăn, máu Người là thức uống, nhưng Chúa Kitô vẫn còn đầy đủ dưới mỗi sắc hình.
15. Người không bị kẻ lãnh nhận nghiền nát, không bị bẻ gẫy, không bị phân chia, nhưng Người được thiên hạ lãnh nhận toàn thân.
16. Một người lãnh nhận, ngàn người lãnh nhận, những người này cũng lãnh bằng những người kia, thiên hạ ăn thịt Người mà Người không bị tiêu hao.
17. Người lương thiện lãnh, kẻ ác nhân cũng lãnh, nhưng số phận họ không đồng đều: hoặc được sống hay là phải chết.
18. Kẻ ác nhân phải chết, người lương thiện được sống; hãy coi, cùng một của ăn như nhau, mà kết quả khác xa biết mấy.
19. Hình bánh bị vỡ, chớ khá lo âu, nhưng hãy nhớ rằng / trong miếng vỡ cũng như trong toàn thể / Chúa vẫn hiện diện đầy đủ như nhau.
20. Bản chất không hề bị bẻ vỡ, duy có biểu hiệu bị phân chia, nhưng không giảm thiểu tình trạng và dáng vóc của Ðấng ẩn dật bên trong.
21. Này đây bánh của các thiên thần, biến thành lương thực của khách hành hương; thực là bánh của những người con cái, không nên ném cho loài khuyển.
22. Bánh này đã được báo trước bằng hình ảnh, khi người ta sát tế Isaac, chiên của lễ vượt qua đã được kể ra, khi cha ông chúng ta được tặng manna.
23. Lạy Chúa Giêsu là mục thủ tốt lành, là bánh thực, xin Người thương xót, chăn nuôi và bảo vệ chúng con; xin Người ban cho chúng con nhìn thấy / những điều thiện hảo trong cõi nhân sinh.
24. Chúa là Ðấng thông biết và có thể làm nên mọi sự, Chúa nuôi dưỡng chúng con trong đời sống tạm gửi này, trên cõi cao xanh, xin cho chúng con được trở nên thực khách đồng bàn của Chúa, đồng thừa kế và đồng danh phận / với những công dân thánh của nước trời. Amen. Alleluia.
Alleluia: Ga 6, 51-52
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời". - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 14, 12-16. 22-26
"Này là Mình Ta. Này là Máu Ta".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Ngày thứ nhất trong tuần lễ ăn bánh không men là ngày giết chiên mừng lễ Vượt Qua, các môn đệ thưa Chúa Giêsu rằng: "Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua tại đâu?" Người liền sai hai môn đệ đi và dặn rằng: "Các con hãy vào thành, và nếu gặp một người mang vò nước thì hãy đi theo người đó. Hễ người ấy vào nhà nào thì các con hãy nói với chủ nhà rằng: Thầy sai chúng tôi hỏi: 'Căn phòng Ta sẽ ăn Lễ Vượt Qua với các môn đệ ở đâu?' Và chủ nhà sẽ chỉ cho các con một căn phòng rộng rãi dọn sẵn sàng và các con hãy sửa soạn cho chúng ta ở đó". Hai môn đệ đi vào thành và thấy mọi sự như Người đã bảo và hai ông dọn Lễ Vượt Qua.
Ðang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: "Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta". Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: "Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người. Ta bảo thật các con: Ta sẽ chẳng còn uống rượu nho này nữa cho đến ngày Ta sẽ uống rượu mới trong nước Thiên Chúa". Sau khi hát Thánh Vịnh, Thầy trò đi lên núi Cây Dầu.
Ðó là lời Chúa.
"Ðây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi".
Trích sách Xuất Hành.
Trong những ngày ấy, Môsê đến thuật lại cho dân chúng nghe tất cả những lời và lề luật của Chúa, và toàn dân đồng thanh thưa rằng: "Chúng tôi xin thi hành mọi lời Chúa đã phán". Vậy Môsê ghi lại tất cả những lời của Chúa. Và sáng sớm, ông chỗi dậy, lập bàn thờ ở chân núi, dựng mười hai cột trụ, chỉ mười hai chi họ Israel, ông sai các thanh niên trong con cái Israel mang của lễ toàn thiêu và hiến dâng lên Chúa những con bò tơ làm hy lễ giao hoà. Môsê lấy phân nửa máu đổ vào các chậu và rưới phân nửa kia lên bàn thờ. Ông mở quyển giao ước ra đọc cho dân nghe và họ thưa: "Chúng tôi xin thi hành và tuân theo tất cả những điều Chúa đã phán". Vậy ông lấy máu rẩy lên dân chúng và nói: "Ðây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi theo đúng tất cả những lời đó".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 115, 12-13. 15-16bc. 17-18
Ðáp: Tôi sẽ lãnh chén cứu độ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa (c. 13).
Hoặc đọc: Alleluia
Xướng:
1) Tôi lấy gì dâng lại cho Chúa,
để đền đáp những điều Ngài ban tặng cho tôi?
Tôi sẽ lãnh chén cứu độ,
và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa.
2) Trước mặt Chúa thật là quý hoá,
cái chết của những bậc thánh nhân Ngài.
Tôi là tôi tớ Ngài, con trai của nữ tì Ngài,
Ngài bẻ gãy xiềng xích cho tôi.
3) Tôi sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ,
và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa.
Tôi sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa,
trước mặt toàn thể dân Ngài.
Bài Ðọc II: Dt 9, 11-15
"Máu Chúa Kitô tẩy sạch lương tâm chúng ta".
Trích thư gởi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, Chúa Kitô xuất hiện như vị Thượng tế cầu bầu mọi phúc lành tương lai. Người đi qua nhà tạm rộng rãi và hoàn hảo hơn, không phải do tay người phàm xây dựng, nghĩa là không thuộc về trần gian này, cũng không nhờ máu dê bò, nhưng nhờ chính máu của Người mà vào Cung Thánh chỉ một lần và đem lại ơn cứu độ muôn đời. Vì nếu máu dê và tro bò mà người ta rảy trên kẻ ô uế còn thánh hoá được thân xác nên trong sạch, huống chi máu của Ðức Kitô, Ðấng đã nhờ Thánh Thần mà hiến tế chính mình làm của lễ trong sạch dâng lên Thiên Chúa; máu đó sẽ tẩy sạch lương tâm chúng ta khỏi những việc sinh sự chết, khiến chúng ta có thể phụng sự Thiên Chúa hằng sống. Vì vậy Chúa Kitô là trung gian của Tân Ước, vì nhờ sự chết của Người để cứu chuộc tội phạm dưới thời Cựu Ước, mà những kẻ được kêu gọi, đến lãnh lấy gia nghiệp đời đời đã hứa cho họ.
Ðó là lời Chúa.
Ca Tiếp Liên
"Lauda Sion: Hỡi Sion, Hãy Ngợi Khen"
Trước Alleluia, có thể hát hoặc đọc Ca Tiếp Liên này, tất cả hoặc từ câu 21 ("Này đây bánh") cho đến hết.
1. Hỡi Sion, hãy ngợi khen Ðấng cứu độ ngươi, Ðấng lãnh đạo và mục tử của ngươi / với những bài vãn và những khúc ca!
2. Ngươi có sức chừng nào, hãy rán ngợi khen chừng nấy, vì Người vĩ đại hơn mọi lời khen ngợi, và ngươi cũng không đủ sức ngợi khen Người.
3. Ðề tài của sự ngợi khen đặc biệt, đó là bánh sống và tác thành sự sống, ngày hôm nay đã đặt ra cho ngươi.
4. Ðó là bánh mà trên bàn tiệc thánh, cho đoàn thể mười hai người anh em, Chúa đã ban tặng chẳng khá nghi ngờ.
5. Hãy xướng lên lời ca khen ngợi đầy đủ, lời ca hoan hỉ và râm ran, tâm thần hãy vui mừng rạng rỡ!
6. Vì đây là ngày trọng thể, ngày kỷ niệm bàn tiệc thánh / lần đầu tiên được thiết lập ra.
7. Tại bàn tiệc này của Ðấng Tân Vương, lễ Vượt Qua mới theo luật pháp mới / chấm dứt lễ Vượt Qua của thời đại cũ.
8. Lễ nghi cũ nhường chỗ cho sự thực; đêm tối tăm nhường chỗ cho sự sáng sủa.
9. Ðiều mà Chúa Kitô đã làm trong bữa tiệc ly, thì Người đã ra lệnh cho thực thi điều đó để nhớ lại Người.
10. Nhờ lời thánh huấn của Người dạy bảo, chúng ta làm phép cho bánh và rượu / trở nên lễ vật hy sinh ban ơn cứu độ.
11. Ðây là tín điều dạy người Kitô hữu rằng / bánh trở nên thịt Chúa, và rượu trở nên máu Người.
12. Ðiều bạn không hiểu, không xem thấy, thì đức tin mạnh mẽ xác nhận xảy ra, ngoài luật lệ thiên nhiên.
13. Dưới những hình sắc khác nhau, chúng chỉ là biểu hiệu, không còn thực chất, có ẩn nấp những thực tại cao siêu.
14. Thịt Chúa là của ăn, máu Người là thức uống, nhưng Chúa Kitô vẫn còn đầy đủ dưới mỗi sắc hình.
15. Người không bị kẻ lãnh nhận nghiền nát, không bị bẻ gẫy, không bị phân chia, nhưng Người được thiên hạ lãnh nhận toàn thân.
16. Một người lãnh nhận, ngàn người lãnh nhận, những người này cũng lãnh bằng những người kia, thiên hạ ăn thịt Người mà Người không bị tiêu hao.
17. Người lương thiện lãnh, kẻ ác nhân cũng lãnh, nhưng số phận họ không đồng đều: hoặc được sống hay là phải chết.
18. Kẻ ác nhân phải chết, người lương thiện được sống; hãy coi, cùng một của ăn như nhau, mà kết quả khác xa biết mấy.
19. Hình bánh bị vỡ, chớ khá lo âu, nhưng hãy nhớ rằng / trong miếng vỡ cũng như trong toàn thể / Chúa vẫn hiện diện đầy đủ như nhau.
20. Bản chất không hề bị bẻ vỡ, duy có biểu hiệu bị phân chia, nhưng không giảm thiểu tình trạng và dáng vóc của Ðấng ẩn dật bên trong.
21. Này đây bánh của các thiên thần, biến thành lương thực của khách hành hương; thực là bánh của những người con cái, không nên ném cho loài khuyển.
22. Bánh này đã được báo trước bằng hình ảnh, khi người ta sát tế Isaac, chiên của lễ vượt qua đã được kể ra, khi cha ông chúng ta được tặng manna.
23. Lạy Chúa Giêsu là mục thủ tốt lành, là bánh thực, xin Người thương xót, chăn nuôi và bảo vệ chúng con; xin Người ban cho chúng con nhìn thấy / những điều thiện hảo trong cõi nhân sinh.
24. Chúa là Ðấng thông biết và có thể làm nên mọi sự, Chúa nuôi dưỡng chúng con trong đời sống tạm gửi này, trên cõi cao xanh, xin cho chúng con được trở nên thực khách đồng bàn của Chúa, đồng thừa kế và đồng danh phận / với những công dân thánh của nước trời. Amen. Alleluia.
Alleluia: Ga 6, 51-52
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời". - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 14, 12-16. 22-26
"Này là Mình Ta. Này là Máu Ta".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Ngày thứ nhất trong tuần lễ ăn bánh không men là ngày giết chiên mừng lễ Vượt Qua, các môn đệ thưa Chúa Giêsu rằng: "Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua tại đâu?" Người liền sai hai môn đệ đi và dặn rằng: "Các con hãy vào thành, và nếu gặp một người mang vò nước thì hãy đi theo người đó. Hễ người ấy vào nhà nào thì các con hãy nói với chủ nhà rằng: Thầy sai chúng tôi hỏi: 'Căn phòng Ta sẽ ăn Lễ Vượt Qua với các môn đệ ở đâu?' Và chủ nhà sẽ chỉ cho các con một căn phòng rộng rãi dọn sẵn sàng và các con hãy sửa soạn cho chúng ta ở đó". Hai môn đệ đi vào thành và thấy mọi sự như Người đã bảo và hai ông dọn Lễ Vượt Qua.
Ðang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: "Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta". Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: "Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người. Ta bảo thật các con: Ta sẽ chẳng còn uống rượu nho này nữa cho đến ngày Ta sẽ uống rượu mới trong nước Thiên Chúa". Sau khi hát Thánh Vịnh, Thầy trò đi lên núi Cây Dầu.
Ðó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:54 02/06/2018
72. QỦA TÌ, ĐÀN TÌ BÀ
Có người đem tặng cho quan huyện quả tì﹝枇杷﹞ (1), nhưng trên bảng liệt kê lễ vật ông ta viết sai chữ quả tì thành chữ “đàn tì bà﹝琵琶﹞ (2).”
Quan huyện cười lớn, nói:
- “Quả tì chứ không phải đàn tì bà, chỉ hận là năm ấy nhận mặt chữ quá tệ !”
Khách ngồi bên cạnh nghe vậy thì lên tiếng nói:
- “Nếu như có thể làm cho đàn tì bà kết trái, thì trong thành ngoài quán đều nở hoa.”
(Lộ thư)
Suy tư 72:
Người tặng lễ vật thì viết sai chữ, người nhận lễ vật thì đọc sai chữ, cả hai đều có một lỗi là hấp tấp và không cẩn thận khi viết hoặc khi đọc chữ.
Có người đi phúng điếu bạn bè, nhưng ăn nói hấp tấp, thay vì nói chia buồn thì lại nói xin chia vui với gia quyến; lại có người vì hấp tấp nên đem thiệp chúc tết gởi cho bố mẹ của người yêu bỏ vào phong bì gởi cho người yêu, và thiệp chúc tết gởi cho người yêu thì lại bỏ vào trong bì thư gởi cho bố mẹ người yêu, thật là hết ý.
Có nhiều người Ki-tô hữu vẫn thường luôn chỉ phạm một tội, bởi vì họ hấp tấp đi xưng tội mà không xét mình cho kỷ càng; có những người Ki-tô hữu thường dễ dàng phạm tội, bởi vì họ hành động hấp tấp mà không suy xét cẩn thận về hậu quả của việc làm ấy như thế nào !!!
Đức Chúa Giê-su là Đấng đầy lòng từ bi và hay thương xót, nhưng Ngài không hấp tấp làm phép lạ cho ai cả, phép lạ của Ngài làm thì luôn luôn có điều kiện kèm theo là lòng tin của đối tượng, cho nên họ đã trở nên người có tâm hồn tốt hơn sau khi được chữa lành bệnh phần xác.
Viết sai chữ và đọc sai chữ thì không sao cả bởi vì ai cũng có lúc mắc sai phạm, nhưng người Ki-tô hữu mà hấp tấp phê phán người khác thế này thế nọ, thì đó chính là nguyên nhân làm cho người khác nhìn giáo hội của Chúa cách méo mó trong con người của chúng ta.
(1 và 2) quả tì﹝枇杷﹞phát âm là pi-pa, nghĩa là qủa tỳ; “đàn tì bà﹝琵琶﹞cũng phát âm là pi pa, nghĩa là cái đàn tì bà.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có người đem tặng cho quan huyện quả tì﹝枇杷﹞ (1), nhưng trên bảng liệt kê lễ vật ông ta viết sai chữ quả tì thành chữ “đàn tì bà﹝琵琶﹞ (2).”
Quan huyện cười lớn, nói:
- “Quả tì chứ không phải đàn tì bà, chỉ hận là năm ấy nhận mặt chữ quá tệ !”
Khách ngồi bên cạnh nghe vậy thì lên tiếng nói:
- “Nếu như có thể làm cho đàn tì bà kết trái, thì trong thành ngoài quán đều nở hoa.”
(Lộ thư)
Suy tư 72:
Người tặng lễ vật thì viết sai chữ, người nhận lễ vật thì đọc sai chữ, cả hai đều có một lỗi là hấp tấp và không cẩn thận khi viết hoặc khi đọc chữ.
Có người đi phúng điếu bạn bè, nhưng ăn nói hấp tấp, thay vì nói chia buồn thì lại nói xin chia vui với gia quyến; lại có người vì hấp tấp nên đem thiệp chúc tết gởi cho bố mẹ của người yêu bỏ vào phong bì gởi cho người yêu, và thiệp chúc tết gởi cho người yêu thì lại bỏ vào trong bì thư gởi cho bố mẹ người yêu, thật là hết ý.
Có nhiều người Ki-tô hữu vẫn thường luôn chỉ phạm một tội, bởi vì họ hấp tấp đi xưng tội mà không xét mình cho kỷ càng; có những người Ki-tô hữu thường dễ dàng phạm tội, bởi vì họ hành động hấp tấp mà không suy xét cẩn thận về hậu quả của việc làm ấy như thế nào !!!
Đức Chúa Giê-su là Đấng đầy lòng từ bi và hay thương xót, nhưng Ngài không hấp tấp làm phép lạ cho ai cả, phép lạ của Ngài làm thì luôn luôn có điều kiện kèm theo là lòng tin của đối tượng, cho nên họ đã trở nên người có tâm hồn tốt hơn sau khi được chữa lành bệnh phần xác.
Viết sai chữ và đọc sai chữ thì không sao cả bởi vì ai cũng có lúc mắc sai phạm, nhưng người Ki-tô hữu mà hấp tấp phê phán người khác thế này thế nọ, thì đó chính là nguyên nhân làm cho người khác nhìn giáo hội của Chúa cách méo mó trong con người của chúng ta.
(1 và 2) quả tì﹝枇杷﹞phát âm là pi-pa, nghĩa là qủa tỳ; “đàn tì bà﹝琵琶﹞cũng phát âm là pi pa, nghĩa là cái đàn tì bà.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lễ Mình và Máu thánh Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:57 02/06/2018
LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA GIÊ-SU
Tin Mừng: Mc 14, 12-16; 22-26.
“Đây là Mình Thầy, đây là Máu Thầy.”
Bạn thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng cử hành thánh lễ Mính và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, là bí tích Yêu Thương mà Đức Chúa Giê-su đã để lại cho Giáo Hội ở trần gian, để làm lương thực nuôi sống Giáo Hội và là dấu chỉ hiệp nhất yêu thương của Giáo Hội Chúa ở trần gian này. Trong niềm xác tín bí tích Thánh Thể chính là Mình và Máu Thánh Đức Chúa Giê-su, tôi xin chia sẻ với bạn hai điểm này:
1. Bí tích Thánh Thể là sáng kiến của Thiên Chúa.
Người cha nào cũng muốn để lại cho con mình một cái gì đó trước khi ông ta qua đời, chúng ta gọi là di chúc, và thông thường thì di chúc này thường để gia tài của ông lại cho con cái, chứ cha mẹ không để lại gì khác cho con cái họ ngoài gia tài vật chất. Người đời thường làm như thế.
Nhưng Đức Chúa Giê-su không để gia tài vật chất lại cho các tông đồ và Giáo Hội của Ngài, dù rằng Ngài có tất cả vũ trụ này, bởi vì vật chất không đem lại hạnh phúc và yêu thương thật; Đức Chúa Giê-su cũng không để lại tài năng biến hóa rất cần thiết cho các tông đồ và Giáo Hội, bởi vì tài năng biến hóa không làm cho Giáo Hội đoàn kết và khiêm tốn; Đức Chúa Giê-su cũng không để lại cho các tông đồ tài ăn nói lợi khẩu để giảng dạy, bởi vì tài lợi khẩu không làm cho các thành viện trong Giáo Hội biết vâng phục lẫn nhau...
Nhưng, Đức Chúa Giê-su đã để lại cho các tông đồ và Giáo Hội của Ngài chính thân thể trọn vẹn của mình, đó chính là Mình và Máu Thánh của Ngài, để làm lương thực nuôi sống Giáo Hội và các linh hồn các kẻ tin. Bởi vì bí tích Thánh Thể làm cho các tông đồ và Giáo Hội trở nên một, làm cho Giáo Hội trở thành một khối yêu thương hiệp nhất cho đến ngày Ngài lại đến trong vinh quang.
2. Từ bí tích Thánh Thể , phát sinh ra hoa quả của Chúa Thánh Thần .
Thánh Phao-lô tông đồ nhấn mạnh đến việc sẽ mắc tội với Mình Thánh Chúa nếu khi chúng ta lên rước lễ mà đang còn trong tình trạng tội lỗi, do đó mà ngài khuyên bảo chúng ta hãy xét mình trước khi đi rước lễ (1 Cr 11, 28-32). Nhưng những ai đi rước Chúa với tâm hồn trong trắng không phạm tội, thì sẽ được nhiều ơn ích bởi lương thực thần thiêng này ban cho.
Thật vậy, bất kỳ ai thường đến bàn tiệc thánh thì người ấy sẽ được Đức Chúa Thánh Thần ban đầy đủ hoa quả thiêng liêng của Ngài, để họ sống và làm chứng cho đến khi Chúa lại đến (1 Cr 11, 26). Bởi vì không một thân xác nào được bồi bổ bởi những chất sinh tố tốt lành mà trở nên gầy mòn, bệnh tật, cũng thế, linh hồn nào được bồi bổ Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, thì cũng sẽ được kiên cường mạnh khỏe trong đức tin, hạnh phúc trong Đức Ái và hy vọng nơi niềm cậy trông, và tràn ngập hoa quả của Đức Chúa Thánh Thần là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ (Gl 5, 22-23).
Bạn thân mến,
Ngày lễ Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su chính là ngày mà bạn và tôi cần phải hồi tâm suy niệm đến tình yêu của Ngài dành cho Giáo Hội mà Ngài đã lập, dành cho bạn và tôi và những ai tin vào Ngài.
Những suy nghĩ ấy chính là:
a/ Tôi có coi thường Mình Thánh Chúa khi không đi rước lễ ?
b/ Tôi có cầu nguyện và cảm tạ Chúa sau khi rước lễ không ?
c/ Tôi có siêng năng viếng Mình Thánh Chúa không ?
Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch của yêu thương, của đoàn kết hiệp nhất trong cộng đoàn, do đó mà chúng ta có thể xác tín rằng: ai đi rước Chúa mà có cuộc sống gây chia rẻ cộng đoàn, phá hoại sự hiệp nhất và luôn chỉ trích soi mói anh chị em, là người đang coi thường bí tích Thánh Thể và là phản ki-tô, bởi vì nơi họ không có Đức Ái của Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Mừng: Mc 14, 12-16; 22-26.
“Đây là Mình Thầy, đây là Máu Thầy.”
Bạn thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng cử hành thánh lễ Mính và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, là bí tích Yêu Thương mà Đức Chúa Giê-su đã để lại cho Giáo Hội ở trần gian, để làm lương thực nuôi sống Giáo Hội và là dấu chỉ hiệp nhất yêu thương của Giáo Hội Chúa ở trần gian này. Trong niềm xác tín bí tích Thánh Thể chính là Mình và Máu Thánh Đức Chúa Giê-su, tôi xin chia sẻ với bạn hai điểm này:
1. Bí tích Thánh Thể là sáng kiến của Thiên Chúa.
Người cha nào cũng muốn để lại cho con mình một cái gì đó trước khi ông ta qua đời, chúng ta gọi là di chúc, và thông thường thì di chúc này thường để gia tài của ông lại cho con cái, chứ cha mẹ không để lại gì khác cho con cái họ ngoài gia tài vật chất. Người đời thường làm như thế.
Nhưng Đức Chúa Giê-su không để gia tài vật chất lại cho các tông đồ và Giáo Hội của Ngài, dù rằng Ngài có tất cả vũ trụ này, bởi vì vật chất không đem lại hạnh phúc và yêu thương thật; Đức Chúa Giê-su cũng không để lại tài năng biến hóa rất cần thiết cho các tông đồ và Giáo Hội, bởi vì tài năng biến hóa không làm cho Giáo Hội đoàn kết và khiêm tốn; Đức Chúa Giê-su cũng không để lại cho các tông đồ tài ăn nói lợi khẩu để giảng dạy, bởi vì tài lợi khẩu không làm cho các thành viện trong Giáo Hội biết vâng phục lẫn nhau...
Nhưng, Đức Chúa Giê-su đã để lại cho các tông đồ và Giáo Hội của Ngài chính thân thể trọn vẹn của mình, đó chính là Mình và Máu Thánh của Ngài, để làm lương thực nuôi sống Giáo Hội và các linh hồn các kẻ tin. Bởi vì bí tích Thánh Thể làm cho các tông đồ và Giáo Hội trở nên một, làm cho Giáo Hội trở thành một khối yêu thương hiệp nhất cho đến ngày Ngài lại đến trong vinh quang.
2. Từ bí tích Thánh Thể , phát sinh ra hoa quả của Chúa Thánh Thần .
Thánh Phao-lô tông đồ nhấn mạnh đến việc sẽ mắc tội với Mình Thánh Chúa nếu khi chúng ta lên rước lễ mà đang còn trong tình trạng tội lỗi, do đó mà ngài khuyên bảo chúng ta hãy xét mình trước khi đi rước lễ (1 Cr 11, 28-32). Nhưng những ai đi rước Chúa với tâm hồn trong trắng không phạm tội, thì sẽ được nhiều ơn ích bởi lương thực thần thiêng này ban cho.
Thật vậy, bất kỳ ai thường đến bàn tiệc thánh thì người ấy sẽ được Đức Chúa Thánh Thần ban đầy đủ hoa quả thiêng liêng của Ngài, để họ sống và làm chứng cho đến khi Chúa lại đến (1 Cr 11, 26). Bởi vì không một thân xác nào được bồi bổ bởi những chất sinh tố tốt lành mà trở nên gầy mòn, bệnh tật, cũng thế, linh hồn nào được bồi bổ Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, thì cũng sẽ được kiên cường mạnh khỏe trong đức tin, hạnh phúc trong Đức Ái và hy vọng nơi niềm cậy trông, và tràn ngập hoa quả của Đức Chúa Thánh Thần là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ (Gl 5, 22-23).
Bạn thân mến,
Ngày lễ Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su chính là ngày mà bạn và tôi cần phải hồi tâm suy niệm đến tình yêu của Ngài dành cho Giáo Hội mà Ngài đã lập, dành cho bạn và tôi và những ai tin vào Ngài.
Những suy nghĩ ấy chính là:
a/ Tôi có coi thường Mình Thánh Chúa khi không đi rước lễ ?
b/ Tôi có cầu nguyện và cảm tạ Chúa sau khi rước lễ không ?
c/ Tôi có siêng năng viếng Mình Thánh Chúa không ?
Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch của yêu thương, của đoàn kết hiệp nhất trong cộng đoàn, do đó mà chúng ta có thể xác tín rằng: ai đi rước Chúa mà có cuộc sống gây chia rẻ cộng đoàn, phá hoại sự hiệp nhất và luôn chỉ trích soi mói anh chị em, là người đang coi thường bí tích Thánh Thể và là phản ki-tô, bởi vì nơi họ không có Đức Ái của Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
10:01 02/06/2018
21. Tu đức nếu chúng ta không nghĩ đến phương pháp tiến tới để gia tăng trưởng thành đức hạnh, thì phải thụt lùi phía sau và gia tăng tội ác.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
17:48 02/06/2018
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA GIÊSU
Đnl 8,2-3.14b-16a; 1 Cr 10,16-17; Ga 6,51-58
Mầu nhiệm hiệp thông
Hôm nay, chúng ta cử hành trọng thể lễ Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu (Corpus Christi). Đây là cơ hội thuận tiện để chúng ta suy niệm về bí tích Thánh Thể. Trong bài đọc thứ hai, thánh Phaolô trình bày về bí tích Thánh Thể như là mầu nhiệm “hiệp thông”: “Anh em thân mến, chén chúc tụng mà chúng ta cầm lên chúc tụng Chúa chẳng phải là thông thiệp với máu Chúa Kitô sao? Tấm bánh mà chúng ta bẻ ra chẳng phải là thông phần vào Mình Chúa đó sao?”
1- Ý nghĩa hiệp thông
Hiệp thông có nghĩa là kết hợp, trao đổi và chia sẻ. Đây là nguyên tắc nền tảng của sự chia sẻ: điều của anh có trở thành điều của tôi và điều của tôi là của anh. Chúng ta thử áp dụng nguyên tắc này vào sự hiệp thông của bí tích Thánh Thể để phám phá ý nghĩa cao cả của sự hiệp thông này.
Theo nguyên tắc trên, điều tôi có thể chia sẻ là những gì nếu không phải là sự khốn cùng và tội lỗi. Điều Chúa Giêsu có là gì nếu không phải là sự thánh thiện, sự hoàn hảo của các nhân đức. Như thế, những gì tôi dành cho Chúa Giêsu là tội lỗi và sự nghèo khó của tôi, và những gì Người ban tặng cho tôi chính là sự thánh thiện và muôn vàn ơn phúc của Người. Trong mầu nhiệm này, “một sự trao đổi nhiệm lạ” (admirabile commercium) hay là “sự chuyển đổi tuyệt vời” được thực hiện như phụng vụ diễn tả.
Chúng ta nhận thấy có những kiểu hiệp thông khác nhau. Một trong những sự hiệp thông có tính thân mật và đặc trưng nhất đó là chia sẻ thức ăn mà chúng ta dùng với nhau. Khi chúng ta ăn thức ăn như cơm bánh, thịt cá, rau quả vào trong chúng ta, chúng trở thành nguồn dinh dưỡng, năng lượng và sức mạnh cho chúng ta, thành xương thịt trong cơ thể chúng ta. Nhờ quá trình tiêu hóa và biến đổi này, thức ăn trở nên giống chúng ta và nên một với chúng ta.
2- Nên một với Chúa
Ở trong bí tích Thánh Thể, có điều gì đó tương tự như thế xảy ra khi chúng ta đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể như là của nuôi linh hồn chúng ta. Chúa Giêsu giới thiệu mình trong Tin Mừng rằng: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống... Thịt tôi thật là của ăn... Ai ăn thịt tôi sẽ có sự sống đời đời.” Ở đây, Chúa Giêsu trở thành bánh hằng sống, mình và máu Người trở thành của ăn nuôi dưỡng chúng ta.
Để hiểu rõ hơn điều này, chúng ta hãy quan sát những gì xảy ra trong thế giới tự nhiên liên quan đến thức ăn nuôi dưỡng. Những sinh vật cấp cao hơn ăn và tiêu hóa những sinh vật cấp thấp hơn. Cây cối ăn khoáng vật; con vật ăn cây cỏ. Cả trong mối tương quan giữa Chúa Kitô và con người cũng theo quy luật này.
Tuy nhiên, nơi bí tích Thánh Thể, lương thực không là chỉ một cái gì, mà là một Con Người sống động, là chính Thiên Chúa. Vì thế, ở đây có sự khác biệt so với các lương thực vật chất, khi tiếp nhận thức ăn, chúng trở nên giống chúng ta. Còn khi tiếp nhận Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa không bị biến đổi thành chúng ta, nhưng chúng ta được biến đổi và nên giống Người. Một nhà vô thần duy vật chất nói rằng: “Bạn cho tôi biết bạn ăn gì, tôi sẽ cho biết bạn là ai.” Dù không có biết gì về Thánh Thể, người này đã cho chúng ta một định nghĩa hoàn hảo về Thánh Thể. Nhờ Thánh Thể, con người thực sự trở thành điều mình ăn tức là thân thể Chúa Kitô. Chúng ta được kết hợp và nên một với Người. Đây là sự hiệp thông gần gũi, thân mật và kỳ diệu nhất trong các sự hiệp thông.
3- Nên một với tha nhân
Chúng ta hãy đọc phần còn lại bản văn của thánh Phaolô: “Bởi vì chỉ có một tấm bánh, chúng ta tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân thể, bởi tất cả chúng ta được tham dự vào một tấm bánh.” Rõ ràng trong trường hợp thứ hai này từ “thân thể” không còn quy chiếu về thân thể Chúa Kitô được sinh ra từ Đức Maria, nhưng quy chiếu về “tất cả chúng ta,” nghĩa là muốn nói đến một thân thể vĩ đại của Chúa Kitô, tức là Giáo Hội. Thánh Agustinô gọi đó là “Đức Kitô toàn thể (total Christ) gồm chính Người và Giáo Hội. Điều này muốn nói rằng sự hiệp thông Thánh Thể cũng chính là sự hiệp thông ở giữa chúng ta với nhau, giữa con người với con người. Khi cùng ăn một tấm bánh và uống chung một chén rượu, chúng ta sẽ trở nên một thân thể mầu nhiệm trong Đức Kitô. Chúng ta được nên một với nhau nhờ việc hiệp thông với Chúa Kitô và ngược lại.
Điều gì sẽ xảy ra từ đây? Chúng ta không thể hiệp thông với Chúa Kitô nếu chúng ta chia rẽ lẫn nhau, nếu chúng ta thù ghét nhau; hay nếu chúng ta không sẵn sàng hòa giải cho nhau. Nếu chúng ta đã xúc phạm đến người anh em mình, thánh Augustinô khuyên rằng: “Nếu bạn đã phạm tội bất công chống lại người anh em, rồi đi rước lễ như là không có gì xảy ra, có thể khi đó bạn tràn đầy lòng yêu mến trước Chúa Kitô, khi đó bạn giống như một người gặp một người bạn đang đến với mình, người bạn đó khá lâu rồi anh không gặp. Anh chạy đến với người bạn đó, anh đưa tay choàng lên cổ và hôn người bạn mình. Nhưng đang khi làm như thế, anh đồng thời đá vào người đó bằng mũi dày đinh nhọn.” Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu dạy rằng “khi ngươi dâng lễ vật mà sực nhớ người có điều bất bình với anh em người, thì hãy bỏ của lễ lại ở đó, mà đi làm hòa cùng anh em ngươi trước đã.”
Những anh chị em, đặc biệt là những người nghèo và bị bỏ rơi là những thành viên của Chúa Kitô. Họ là đôi chân của Chúa còn ở trên trái đất. Trong khi ban Mình Thánh cho chúng ta, linh mục nói: “Mình Thánh Chúa Kitô,” chúng ta thưa: “Amen!”
Giờ đây, chúng ta biết Người là ai khi chúng ta thưa “Amen!” Đó không chỉ là Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, nhưng bao gồm cả anh chị em chúng ta.
Trong ngày lễ Corpus Christi, tôi không thể che dấu một nỗi buồn nào đó vì thấy rằng nhiều người trong chúng ta bị một dạng “bệnh tâm thần” nào đó khi đánh mất khả năng nhận biết tha nhân là những người rất gẫn gũi với mình và hình thành một lối sống vô cảm và vô can trước cuộc sống.
Đây cũng là điều xảy ra với Thiên Chúa. Con người ngày hôm nay tìm kiếm Thiên Chúa trong vũ trụ bao la hoặc trong thế giới nguyên tử; họ tranh luận suốt ngày về một Thiên Chúa tạo dựng thế giới này. Họ tiếp tục chất vấn: “Thiên Chúa ở đâu?” Nhưng họ không ý thức rằng Người ở với chúng ta và quả thật Người trở thành của ăn và của uống để nên một với chúng ta cách thân mật nhất nơi Thánh Thể.
Thật đáng buồn, thánh Gioan Tẩy Giả nhắc lại rằng: “Có một Đấng ở giữa các ngươi mà các ngươi không biết.” Chính vì thế, lễ Mình Máu Thánh Chúa được thiếp lập và cử hành chính xác là để giúp các Kitô hữu ý thức về sự hiện diện của Chúa Kitô ở giữa chúng ta và để mang lại sự sống cho điều mà thánh Giáo Hoàng Phaolô II gọi: “Sự diệu kỳ của Thánh Thể.” Amen!
Đnl 8,2-3.14b-16a; 1 Cr 10,16-17; Ga 6,51-58
Mầu nhiệm hiệp thông
Hôm nay, chúng ta cử hành trọng thể lễ Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu (Corpus Christi). Đây là cơ hội thuận tiện để chúng ta suy niệm về bí tích Thánh Thể. Trong bài đọc thứ hai, thánh Phaolô trình bày về bí tích Thánh Thể như là mầu nhiệm “hiệp thông”: “Anh em thân mến, chén chúc tụng mà chúng ta cầm lên chúc tụng Chúa chẳng phải là thông thiệp với máu Chúa Kitô sao? Tấm bánh mà chúng ta bẻ ra chẳng phải là thông phần vào Mình Chúa đó sao?”
1- Ý nghĩa hiệp thông
Hiệp thông có nghĩa là kết hợp, trao đổi và chia sẻ. Đây là nguyên tắc nền tảng của sự chia sẻ: điều của anh có trở thành điều của tôi và điều của tôi là của anh. Chúng ta thử áp dụng nguyên tắc này vào sự hiệp thông của bí tích Thánh Thể để phám phá ý nghĩa cao cả của sự hiệp thông này.
Theo nguyên tắc trên, điều tôi có thể chia sẻ là những gì nếu không phải là sự khốn cùng và tội lỗi. Điều Chúa Giêsu có là gì nếu không phải là sự thánh thiện, sự hoàn hảo của các nhân đức. Như thế, những gì tôi dành cho Chúa Giêsu là tội lỗi và sự nghèo khó của tôi, và những gì Người ban tặng cho tôi chính là sự thánh thiện và muôn vàn ơn phúc của Người. Trong mầu nhiệm này, “một sự trao đổi nhiệm lạ” (admirabile commercium) hay là “sự chuyển đổi tuyệt vời” được thực hiện như phụng vụ diễn tả.
Chúng ta nhận thấy có những kiểu hiệp thông khác nhau. Một trong những sự hiệp thông có tính thân mật và đặc trưng nhất đó là chia sẻ thức ăn mà chúng ta dùng với nhau. Khi chúng ta ăn thức ăn như cơm bánh, thịt cá, rau quả vào trong chúng ta, chúng trở thành nguồn dinh dưỡng, năng lượng và sức mạnh cho chúng ta, thành xương thịt trong cơ thể chúng ta. Nhờ quá trình tiêu hóa và biến đổi này, thức ăn trở nên giống chúng ta và nên một với chúng ta.
2- Nên một với Chúa
Ở trong bí tích Thánh Thể, có điều gì đó tương tự như thế xảy ra khi chúng ta đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể như là của nuôi linh hồn chúng ta. Chúa Giêsu giới thiệu mình trong Tin Mừng rằng: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống... Thịt tôi thật là của ăn... Ai ăn thịt tôi sẽ có sự sống đời đời.” Ở đây, Chúa Giêsu trở thành bánh hằng sống, mình và máu Người trở thành của ăn nuôi dưỡng chúng ta.
Để hiểu rõ hơn điều này, chúng ta hãy quan sát những gì xảy ra trong thế giới tự nhiên liên quan đến thức ăn nuôi dưỡng. Những sinh vật cấp cao hơn ăn và tiêu hóa những sinh vật cấp thấp hơn. Cây cối ăn khoáng vật; con vật ăn cây cỏ. Cả trong mối tương quan giữa Chúa Kitô và con người cũng theo quy luật này.
Tuy nhiên, nơi bí tích Thánh Thể, lương thực không là chỉ một cái gì, mà là một Con Người sống động, là chính Thiên Chúa. Vì thế, ở đây có sự khác biệt so với các lương thực vật chất, khi tiếp nhận thức ăn, chúng trở nên giống chúng ta. Còn khi tiếp nhận Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa không bị biến đổi thành chúng ta, nhưng chúng ta được biến đổi và nên giống Người. Một nhà vô thần duy vật chất nói rằng: “Bạn cho tôi biết bạn ăn gì, tôi sẽ cho biết bạn là ai.” Dù không có biết gì về Thánh Thể, người này đã cho chúng ta một định nghĩa hoàn hảo về Thánh Thể. Nhờ Thánh Thể, con người thực sự trở thành điều mình ăn tức là thân thể Chúa Kitô. Chúng ta được kết hợp và nên một với Người. Đây là sự hiệp thông gần gũi, thân mật và kỳ diệu nhất trong các sự hiệp thông.
3- Nên một với tha nhân
Chúng ta hãy đọc phần còn lại bản văn của thánh Phaolô: “Bởi vì chỉ có một tấm bánh, chúng ta tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân thể, bởi tất cả chúng ta được tham dự vào một tấm bánh.” Rõ ràng trong trường hợp thứ hai này từ “thân thể” không còn quy chiếu về thân thể Chúa Kitô được sinh ra từ Đức Maria, nhưng quy chiếu về “tất cả chúng ta,” nghĩa là muốn nói đến một thân thể vĩ đại của Chúa Kitô, tức là Giáo Hội. Thánh Agustinô gọi đó là “Đức Kitô toàn thể (total Christ) gồm chính Người và Giáo Hội. Điều này muốn nói rằng sự hiệp thông Thánh Thể cũng chính là sự hiệp thông ở giữa chúng ta với nhau, giữa con người với con người. Khi cùng ăn một tấm bánh và uống chung một chén rượu, chúng ta sẽ trở nên một thân thể mầu nhiệm trong Đức Kitô. Chúng ta được nên một với nhau nhờ việc hiệp thông với Chúa Kitô và ngược lại.
Điều gì sẽ xảy ra từ đây? Chúng ta không thể hiệp thông với Chúa Kitô nếu chúng ta chia rẽ lẫn nhau, nếu chúng ta thù ghét nhau; hay nếu chúng ta không sẵn sàng hòa giải cho nhau. Nếu chúng ta đã xúc phạm đến người anh em mình, thánh Augustinô khuyên rằng: “Nếu bạn đã phạm tội bất công chống lại người anh em, rồi đi rước lễ như là không có gì xảy ra, có thể khi đó bạn tràn đầy lòng yêu mến trước Chúa Kitô, khi đó bạn giống như một người gặp một người bạn đang đến với mình, người bạn đó khá lâu rồi anh không gặp. Anh chạy đến với người bạn đó, anh đưa tay choàng lên cổ và hôn người bạn mình. Nhưng đang khi làm như thế, anh đồng thời đá vào người đó bằng mũi dày đinh nhọn.” Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu dạy rằng “khi ngươi dâng lễ vật mà sực nhớ người có điều bất bình với anh em người, thì hãy bỏ của lễ lại ở đó, mà đi làm hòa cùng anh em ngươi trước đã.”
Những anh chị em, đặc biệt là những người nghèo và bị bỏ rơi là những thành viên của Chúa Kitô. Họ là đôi chân của Chúa còn ở trên trái đất. Trong khi ban Mình Thánh cho chúng ta, linh mục nói: “Mình Thánh Chúa Kitô,” chúng ta thưa: “Amen!”
Giờ đây, chúng ta biết Người là ai khi chúng ta thưa “Amen!” Đó không chỉ là Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, nhưng bao gồm cả anh chị em chúng ta.
Trong ngày lễ Corpus Christi, tôi không thể che dấu một nỗi buồn nào đó vì thấy rằng nhiều người trong chúng ta bị một dạng “bệnh tâm thần” nào đó khi đánh mất khả năng nhận biết tha nhân là những người rất gẫn gũi với mình và hình thành một lối sống vô cảm và vô can trước cuộc sống.
Đây cũng là điều xảy ra với Thiên Chúa. Con người ngày hôm nay tìm kiếm Thiên Chúa trong vũ trụ bao la hoặc trong thế giới nguyên tử; họ tranh luận suốt ngày về một Thiên Chúa tạo dựng thế giới này. Họ tiếp tục chất vấn: “Thiên Chúa ở đâu?” Nhưng họ không ý thức rằng Người ở với chúng ta và quả thật Người trở thành của ăn và của uống để nên một với chúng ta cách thân mật nhất nơi Thánh Thể.
Thật đáng buồn, thánh Gioan Tẩy Giả nhắc lại rằng: “Có một Đấng ở giữa các ngươi mà các ngươi không biết.” Chính vì thế, lễ Mình Máu Thánh Chúa được thiếp lập và cử hành chính xác là để giúp các Kitô hữu ý thức về sự hiện diện của Chúa Kitô ở giữa chúng ta và để mang lại sự sống cho điều mà thánh Giáo Hoàng Phaolô II gọi: “Sự diệu kỳ của Thánh Thể.” Amen!
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng giáo phận Minnesota Hoa Kỳ bồi thường 210 triệu dollars cho 450 nạn nhân bị xâm phạm tình dục
Nguyễn Long Thao
09:47 02/06/2018
Trong cuộc họp báo, Đức TGM cho biết tổng giáo phận đã đồng ý trả một khoản bồi thường là 210 triệu đô la cho 450 nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng tình dục. Số tiền 210 triệu dollars bao gồm 40 triệu dollars của giáo phận, còn lại 170 triệu là do hãng bảo hiểm trả.
Cho đến nay, đây là một trong những khoản tiền lớn nhất tại Hoa Kỳ trong vụ bê bối linh mục tu sĩ xâm phạm tình dục
Dàn xếp này dự kiến sẽ được chánh án toà án liên bang chấp thuận trong bối cảnh giáo phận đang khai phá sản và tổ chức lại.
Khi loan báo dàn xếp nói trên, Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda của giáo phận phát biểu:" Tôi thừa nhận việc xâm phạm tình dục đã lấy đi nhiều điều của các nạn nhân: Tuổi thơ ấu, tâm hồn trong trắng, sự an toàn, sự mất tin tưởng và nhiều trường hợp quý bạn bị mất đức tin.
Đức TGM cũng nói thêm: ” Những mối liên lạc của các nạn nhân với gia đình và bạn bè, với giáo xứ và cộng đoàn đã bị tổn hại, đời sống mãi mãi bị thay đổi. Tôi thành thật xin lỗi vì giáo phận đã xúc phạm đến các nạn nhân.
Tưởng cũng nên nói thêm vụ kiện Tổng Giáo Phận Minesota bắt đầu từ năm 2013 và tòa án đã cho các nạn nhân bị xâm phạm tình dục trước thời gian này được kiện giáo phận để đòi bồi thường thiệt hại. Do vậy có hàng trăm đơn kiện giáo phận nên năm 2015, giáo phận đã nạp đơn xin khai phá sản.
Đẩy mạnh để mở rộng thực hành đẻ mướn tại Hoa Kỳ gây ra những vấn nạn.
Giuse Thẩm Nguyễn
18:47 02/06/2018
(EWTN News/CNA) Một đề xuất được giới thiệu vào đầu năm nay nhằm mở rộng việc thực hành đẻ mướn trên đất nước Hoa Kỳ trong một nỗ lực bao gồm các cặp đồng tính là những cha mẹ đẻ mướn và để nới lỏng sự giám sát của tiểu bang trên các hợp đồng đẻ mướn. Biện pháp này được đề xuất bởi Uniform Law Commision (ULC), (Một hiệp hội bất vụ lợi tại Hoa Kỳ, nghiên cứu về luật đồng nhất các tiểu bang) với mục đích cập nhật Luật Đồng Nhất về Cha Mẹ (Uniform Parentage Act, UPA) nhắm tới luật mô hình chung hiện hành về quyền hợp pháp thực hành đẻ mướn trong phạm vi Hoa Kỳ.
Một bài báo mới đây của Giáo Sư Helen Alvare đã được viện Institute for Family Studies (Viện Nghiên Cứu Về Gia Đình) xuất bản đề cập đến cuộc tranh cãi gay gắt về việc thúc đẩy mới nhằm loại bỏ sự tham gia của tiểu bang trong các thực hành đẻ mướn, cũng như mở cửa việc đẻ mướn cho các cặp đồng tính.
Alvare trình bày lối nhìn của luật truyền thống đối với quyền cha mẹ ở Hoa Kỳ, trong đó đứa trẻ được xác định qua việc bà mẹ sinh con và liên hệ huyết thống của họ và quyền pháp định của người cha được xác định qua việc liên hệ huyết thống với người con.
Luật về quyền cha mẹ đã càng trở nên phức tạp qua thời gian với sự giới thiệu việc đẻ mướn, một tiến trình trong đó gồm có nhiều bên, người cho trứng, người cho tinh trùng, người mang thai, rồi còn ý định của cha mẹ đẻ mướn. Với sự phức tạp của các mối liên hệ như thế, hầu hết của tiểu bang đã dựa vào tòa án trong việc điều hành các hợp đồng đẻ mướn.
Tuy nhiên, Alvare ghi nhận rằng đề xuất mới sẽ loại bỏ những ngôn ngữ nhất định cho biết những cặp đôi có ý định làm cha mẹ qua đẻ mướn sẽ tạo thành bởi một người đàn ông và một người đàn bà, và như vậy cho phép những cha mẹ muốn đẻ mướn mà không kể đến khuynh hướng tình dục. Việc cập nhật này sẽ mở rộng việc thực hành đẻ mướn cho các cặp đồng tính.
Thêm vào đó, đề xuất mới này sẽ loại bỏ phần giám sát của tòa án trong các hợp đồng đẻ mướn, nhất là loại bỏ sự giám sát của tiểu bang khỏi lãnh vực này. Hiện nay, hầu hết các tiểu bang coi tiến trình đẻ mướn như là nhận con nuôi, và đòi phải xuất hiện tại tòa, nghiên cứu về gia cảnh và dành cơ hội cho bà mẹ sinh con đổi ý sau khi sinh con. Những đòi buộc này sẽ bị loại bỏ, nhưng với một ngoại lệ dành cho đẻ mướn truyền thống, nghĩa là bà mẹ vẫn có quyền quyết định làm mẹ trong vòng 72 giờ sau khi sinh con.
Alvare cũng chỉ ra rằng ULC khi giới thiệu đề xuất cập nhật, cũng giữ những quan điểm là vẫn có tranh luận rộng khắp trong phần lớn dân chúng và các nhà lập pháp tiểu bang, bao gồm cả vấn đề pháp lý của việc người mẹ nhận đẻ mướn.
Trong khi đề xuất này đã biến thành luật ở bang Washington và Vermont, và được giới thiệu ở bang Rhode Island, thì vẫn còn nhiều hoài nghi về giải pháp này dựa trên những lập luận gây tranh cãi quanh chính việc đẻ mướn.
Alvare, một giáo sư luật tại Đại Học George Mason nói rằng, “ngoài việc tạo thuận lợi hơn cho cha mẹ đồng tính, sự nới rộng về đẻ mướn của luật mới UPA là một đề tài gây tranh cãi vì càng có nhiều quan ngại về đẻ mướn và về kỹ thuật trợ giúp sinh sản (ART) nói chung. (Assisted Reproductive Technology)
Cuộc tranh luận có tính quốc tế về đẻ mướn, gồm những ảnh hưởng thể lý và tâm lý trên con em và các người mẹ đẻ mướn thì không bao giờ châm dứt, đặc biệt có những bộ phim mới và những lời chứng kể lại những kinh nghiêm của những bà mẹ và các trẻ liên quan.
Alvare nhấn mạnh đến những ảnh hưởng đa dạng đối với bà mẹ đẻ mướn, bao gồm sự tăng thêm rủi ro của việc mang thai như là bệnh tiểu đường thai kỳ, hạn chế tăng trưởng của thai nhi, rối loạn thai nghén và sinh non.
Theo như các nhà nghiên cứu trên tạp chí Y Khoa Sinh Sản của Iran thì có nhiều nghiên cứu khác đã chứng tỏ có sự gắn bó tình cảm đáng kể mà người mẹ đẻ mướn đã có với em bé, làm cho việc mang thai của họ thành một trải nghiệm tình cảm có rủi ro cao”.
Bác sĩ Jennifer Lahl tại Trung Tâm Mạng Lưới Sinh Học và Văn Hóa thì tin rằng đẻ mướn “ là một hình thức khác coi cơ thể phụ nữ như một món hàng và hạ cấp việc mang thai xuống thành một sự phục vụ và em bé trở thành một sản phẩm.”
Lạm dụng, bao gồm lừa dối và khai thác những phụ nữ nghèo, cũng như các vụ kiện, rất thường liên quan đến quá trình đẻ mướn, làm cho nhiều người tự hỏi tại sao việc giám sát của tiểu bang lại bị loại bỏ với giải pháp UPA mới.
Giáo Hội Công Giáo dạy về những vấn đề đạo đức trong huấn thị Donum Vitae năm 1987, trong đó Bộ Giáo Lý Đức Tin cho rằng đẻ mướn “đại diện một sự thất bại khách quan để đáp ứng khát vọng tình yêu người mẹ.”, gọi nó là “sự thiệt hại” cho gia đình và nhân phẩm con người bằng cách ly dị “các yếu tố thể lý, tâm lý và đạo đức tạo nên những gia đình đó.”
Liên Hiệp Quốc cũng đã lên án việc đẻ mướn vào năm 2015.
Source: EWTN News Push to expand surrogacy practices in US raises questions.
Một bài báo mới đây của Giáo Sư Helen Alvare đã được viện Institute for Family Studies (Viện Nghiên Cứu Về Gia Đình) xuất bản đề cập đến cuộc tranh cãi gay gắt về việc thúc đẩy mới nhằm loại bỏ sự tham gia của tiểu bang trong các thực hành đẻ mướn, cũng như mở cửa việc đẻ mướn cho các cặp đồng tính.
Alvare trình bày lối nhìn của luật truyền thống đối với quyền cha mẹ ở Hoa Kỳ, trong đó đứa trẻ được xác định qua việc bà mẹ sinh con và liên hệ huyết thống của họ và quyền pháp định của người cha được xác định qua việc liên hệ huyết thống với người con.
Luật về quyền cha mẹ đã càng trở nên phức tạp qua thời gian với sự giới thiệu việc đẻ mướn, một tiến trình trong đó gồm có nhiều bên, người cho trứng, người cho tinh trùng, người mang thai, rồi còn ý định của cha mẹ đẻ mướn. Với sự phức tạp của các mối liên hệ như thế, hầu hết của tiểu bang đã dựa vào tòa án trong việc điều hành các hợp đồng đẻ mướn.
Tuy nhiên, Alvare ghi nhận rằng đề xuất mới sẽ loại bỏ những ngôn ngữ nhất định cho biết những cặp đôi có ý định làm cha mẹ qua đẻ mướn sẽ tạo thành bởi một người đàn ông và một người đàn bà, và như vậy cho phép những cha mẹ muốn đẻ mướn mà không kể đến khuynh hướng tình dục. Việc cập nhật này sẽ mở rộng việc thực hành đẻ mướn cho các cặp đồng tính.
Thêm vào đó, đề xuất mới này sẽ loại bỏ phần giám sát của tòa án trong các hợp đồng đẻ mướn, nhất là loại bỏ sự giám sát của tiểu bang khỏi lãnh vực này. Hiện nay, hầu hết các tiểu bang coi tiến trình đẻ mướn như là nhận con nuôi, và đòi phải xuất hiện tại tòa, nghiên cứu về gia cảnh và dành cơ hội cho bà mẹ sinh con đổi ý sau khi sinh con. Những đòi buộc này sẽ bị loại bỏ, nhưng với một ngoại lệ dành cho đẻ mướn truyền thống, nghĩa là bà mẹ vẫn có quyền quyết định làm mẹ trong vòng 72 giờ sau khi sinh con.
Alvare cũng chỉ ra rằng ULC khi giới thiệu đề xuất cập nhật, cũng giữ những quan điểm là vẫn có tranh luận rộng khắp trong phần lớn dân chúng và các nhà lập pháp tiểu bang, bao gồm cả vấn đề pháp lý của việc người mẹ nhận đẻ mướn.
Trong khi đề xuất này đã biến thành luật ở bang Washington và Vermont, và được giới thiệu ở bang Rhode Island, thì vẫn còn nhiều hoài nghi về giải pháp này dựa trên những lập luận gây tranh cãi quanh chính việc đẻ mướn.
Alvare, một giáo sư luật tại Đại Học George Mason nói rằng, “ngoài việc tạo thuận lợi hơn cho cha mẹ đồng tính, sự nới rộng về đẻ mướn của luật mới UPA là một đề tài gây tranh cãi vì càng có nhiều quan ngại về đẻ mướn và về kỹ thuật trợ giúp sinh sản (ART) nói chung. (Assisted Reproductive Technology)
Cuộc tranh luận có tính quốc tế về đẻ mướn, gồm những ảnh hưởng thể lý và tâm lý trên con em và các người mẹ đẻ mướn thì không bao giờ châm dứt, đặc biệt có những bộ phim mới và những lời chứng kể lại những kinh nghiêm của những bà mẹ và các trẻ liên quan.
Alvare nhấn mạnh đến những ảnh hưởng đa dạng đối với bà mẹ đẻ mướn, bao gồm sự tăng thêm rủi ro của việc mang thai như là bệnh tiểu đường thai kỳ, hạn chế tăng trưởng của thai nhi, rối loạn thai nghén và sinh non.
Theo như các nhà nghiên cứu trên tạp chí Y Khoa Sinh Sản của Iran thì có nhiều nghiên cứu khác đã chứng tỏ có sự gắn bó tình cảm đáng kể mà người mẹ đẻ mướn đã có với em bé, làm cho việc mang thai của họ thành một trải nghiệm tình cảm có rủi ro cao”.
Bác sĩ Jennifer Lahl tại Trung Tâm Mạng Lưới Sinh Học và Văn Hóa thì tin rằng đẻ mướn “ là một hình thức khác coi cơ thể phụ nữ như một món hàng và hạ cấp việc mang thai xuống thành một sự phục vụ và em bé trở thành một sản phẩm.”
Lạm dụng, bao gồm lừa dối và khai thác những phụ nữ nghèo, cũng như các vụ kiện, rất thường liên quan đến quá trình đẻ mướn, làm cho nhiều người tự hỏi tại sao việc giám sát của tiểu bang lại bị loại bỏ với giải pháp UPA mới.
Giáo Hội Công Giáo dạy về những vấn đề đạo đức trong huấn thị Donum Vitae năm 1987, trong đó Bộ Giáo Lý Đức Tin cho rằng đẻ mướn “đại diện một sự thất bại khách quan để đáp ứng khát vọng tình yêu người mẹ.”, gọi nó là “sự thiệt hại” cho gia đình và nhân phẩm con người bằng cách ly dị “các yếu tố thể lý, tâm lý và đạo đức tạo nên những gia đình đó.”
Liên Hiệp Quốc cũng đã lên án việc đẻ mướn vào năm 2015.
Source: EWTN News Push to expand surrogacy practices in US raises questions.
Thăm dò mới nhất của Pew về tâm thức Kitô hữu tại Tây Âu, kỳ 4
Vũ Văn An
19:56 02/06/2018
Việc giữ đạo và các thái độ đối với các nhóm thiểu số nơi người Công Giáo và Thệ Phản ở Tây Âu
Mặc dù người dân ở một số quốc gia chủ yếu là Công Giáo ở châu Âu, trong đó có Bồ Đào Nha và Ý, giữ đạo hơn những người khác trong khu vực, người Công Giáo và Thệ Phản nói chung ở Tây Âu biểu lộ những mức độ giữ đạo nói chung rất tương tự nhau.
Nhưng người Công Giáo và Thệ Phản trong vùng khác nhau về các thái độ của họ đối với các nhóm thiểu số tôn giáo. Thí dụ, người Công Giáo có nhiều xác suất hơn người Thệ Phản trong việc có những quan điểm tiêu cực về người Hồi giáo: Người Công Giáo có nhiều xác suất hơn người Thệ Phản trong việc nói rằng họ sẽ không sẵn sàng chấp nhận người Hồi giáo như người trong gia đình, phụ nữ Hồi giáo ở nước họ không nên được phép mặc bất cứ quần áo có tính tôn giáo nào, và họ đồng ý với câu phát biểu này, "vì con số người Hồi giáo ở đây, tôi cảm thấy như một người xa lạ trên chính đất nước của mình".
Các khác biệt giữa người Công Giáo và Thệ Phản về những vấn đề này khó có thể tách khỏi các khuôn khổ lịch sử và địa lý ở Tây Âu, nơi các nước đa số theo Công Giáo chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi miền Bắc đông người Thệ Phản hơn. Nhưng ở một số ít quốc gia có dân số đáng kể ở cả phía Công Giáo lẫn Thệ Phản - kể cả Vương quốc Thống Nhất (Anh) và Đức - nhiều người Công Giáo hơn người Thệ Phản giữ thái độ tiêu cực đối với người Hồi giáo. Thí dụ, ở Vương quốc Thống Nhất (Anh), 35% người Công Giáo và 16% người Thệ Phản nói phụ nữ Hồi giáo ở nước họ không được phép mặc bất cứ trang phục tôn giáo nào. Tuy nhiên, ở Thụy Sĩ, điều ngược lại đã diễn ra; 35% người Thụy Sĩ theo Thệ Phản bày tỏ quan điểm này, so với 22% người Công Giáo.
Bối cảnh cuộc thăm dò
Cuộc thăm dò được tiến hành vào giữa năm 2017, sau khi vấn đề nhập cư xuất hiện như một vấn đề hàng đầu và trung tâm trong các cuộc bầu cử quốc gia ở một số nước Tây Âu và khi các đảng dân túy, chống nhập cư tra vấn vị trí của người Hồi giáo và các nhóm thiểu số tôn giáo và sắc tộc khác ở Đức, Pháp, Vương quốc Thống Nhất (Anh) và các nơi khác.
Người Hồi giáo nay chiếm khoảng 4.9% dân số của Liên minh châu Âu (cộng với Na Uy và Thụy Sĩ) và tỷ lệ cao hơn ở một số nước đông dân nhất Tây Âu, như Pháp (ước tính 8,8%), Vương quốc Thống Nhất (Anh) (6,3%) và Đức (6,1%). Các con số này được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng trong các thập niên tới, ngay cả khi không còn việc nhập cư vào châu Âu nữa.
Cuộc thăm dò không chỉ hỏi về các thái độ đối với người Hồi giáo và người Do Thái giáo, mà còn về quan điểm của người Công Giáo và Thệ Phản về nhau nữa. Các phát hiện về các mối tương quan Thệ Phản - Công Giáo trước đây đã được công bố trước lễ kỷ niệm 500 năm ngày bắt đầu Phong Trào Cải Cách Thệ Phản ở Đức (4).
Tường trình này cũng bao gồm tài liệu từ 20 nhóm tập chú (focus group) được Trung tâm nghiên cứu Pew triệu tập trong các tháng sau khi hoàn thành cuộc thăm dò ở năm quốc gia được thăm dò. Các nhóm tập chú ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Thống Nhất (Anh) đã tạo cơ hội cho những người tham gia thảo luận về các cảm quan của họ đối với tính đa nguyên, việc nhập cư, chủ nghĩa duy thế tục và các chủ đề khác một cách chi tiết hơn so với những người được thăm dò thường đưa ra khi trả lời một bảng câu hỏi. Một số kết luận từ các nhóm tập chú được bao gồm trong các phụ lục có tính minh họa ở bên cạnh (sidebars) suốt trong tường trình này.
Cuộc thăm dò này, vốn được Quỹ Pew Charitable Trust và Quỹ John Templeton tài trợ, là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Trung tâm Nghiên cứu Pew để hiểu được sự thay đổi tôn giáo và tác động của nó đối với các xã hội trên thế giới. Trung tâm trước đây đã tiến hành các cuộc thăm dò tập chú vào tôn giáo trên khắp châu Phi hậu Sahara; vùng Trung Đông - Bắc Phi và nhiều quốc gia khác có dân số Hồi giáo cao; Mỹ La-tinh; Israel; Trung và Đông Âu; và Hoa Kỳ.
Phần còn lại của bài tổng quan này sẽ xem xét ý nghĩa của việc làm một người "none" ở Tây Âu, bao gồm phạm vi của việc chuyển đổi tôn giáo từ Kitô giáo sang hàng ngũ không thống thuộc tôn giáo và các lý do các người "nones" thường nêu ra đối với việc họ từ bỏ đức tin thời thơ ấu. Nó cũng nhìn vào các niềm tin của họ về tôn giáo và linh đạo, bao gồm một cái nhìn sâu sắc hơn vào các thái độ của những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo nào nói rằng họ tin rằng có một Thiên Chúa hoặc một quyền năng cao hơn hoặc một sức mạnh thiêng liêng khác trong vũ trụ.
Châu Âu thay đổi cảnh quan tôn giáo: giảm sút đối với các Kitô hữu, gia tăng đối với những người không thống thuộc tôn giáo
Hầu hết người Tây Âu tự mô tả mình là Kitô hữu. Nhưng phần trăm Kitô hữu dường như đang giảm dần, đặc biệt ở một số nước. Và thiệt hại ròng đối với Kitô giáo còn được đi kèm bởi sự tăng trưởng ròng trong con số những người không thống thuộc tôn giáo.
Ngày nay, ở khắp khu vực này, ít người nói rằng họ là Kitô hữu hơn là nói rằng họ đã được nuôi dạy như các Kitô hữu. Điều ngược lại đúng đối với những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo – những người hiện không thống thuộc tôn giáo đông hơn những người không hề được nuôi dưỡng về tôn giáo (tức là vô thần, bất khả tri hay “không có gì đặc biệt”). Ví dụ, 5% người lớn ở Tây Ban Nha nói rằng họ đã được nuôi dưỡng một cách không có tôn giáo, trong khi, hiện nay, 30% thích hợp với thể loại này, một sự khác biệt đến 25 phần trăm. Những người không thống thuộc tôn giáo cũng đã đạt được sự gia tăng tương tự ở Bỉ, Hòa Lan, Na Uy và Thụy Điển.
Sidebar: Căn tính tôn giáo ở Tây Âu theo thời gian
Một số quốc gia ở Tây Âu đã thu thập các dữ kiện điều tra dân số về tôn giáo trong nhiều thập niên, và những dữ kiện này (từ Áo, Phần Lan, Ái Nhĩ Lan, Hòa Lan, Bồ Đào Nha và Thụy Sĩ) cho thấy phần trăm dân số tự nhận diện là Kitô hữu đã giảm xuống đáng kể từ thập niên 1960, trong khi phần trăm dân số không tự nhận mình thuộc bất cứ tôn giáo nào đã tăng lên (5).
Nhiều dữ kiện hơn gần đây đã được thu thập bởi cuộc Thăm Dò Xã Hội Châu Âu (ESS) từ năm 2002 cho thấy sự tiếp diễn của xu hướng dài hạn ở một số quốc gia. Kitô giáo đã kinh qua nhiều cuộc suy giảm tương đối nhanh chóng ở Bỉ, Phần Lan, Ái Nhĩ Lan, Hòa Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Nhưng trong chín quốc gia khác được bao gồm trong cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew, ESS thấy phần trăm Kitô hữu hoặc tương đối ổn định hoặc chỉ giảm một cách khiêm tốn, cho thấy tỷ lệ thế tục hóa thay đổi đáng kể từ nước này sang nước khác và có thể chậm lại hoặc khựng lại ở một số nơi trong những năm gần đây.
Do các khác biệt lớn trong vấn đề dùng chữ, các ước tính của ESS về phần trăm Kitô hữu ở mỗi quốc gia khác nhau đáng kể so với các ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Pew. ESS hỏi điều vốn được gọi là câu hỏi “hai bước” về căn tính tôn giáo: Người trả lời đầu tiên được hỏi, “Bạn có coi mình như thuộc về một tôn giáo hay giáo phái đặc thù nào không?” Những người nói “Có” sau đó được hỏi, “ tôn giáo hay giáo phái nào? Công Giáo La Mã, Thệ Phản, Chính Thống Đông Phương, các giáo phái Kitô giáo khác, các tôn giáo Do Thái giáo, Hồi giáo, các tôn giáo Đông phương hoặc các tôn giáo không phải là Kitô giáo khác” Các thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew hỏi loại câu hỏi “một bước”, “Tôn giáo hiện tại của bạn là gì? Bạn là Kitô hữu, người Hồi giáo, người Do Thái giáo, người Phật giáo, người Ấn Độ giáo, người vô thần, người bất khả tri, một điều gì khác hay không điều gì đặc biệt cả?”
Sử dụng cách đặt lời cho câu hỏi kiểu ESS và phương thức hai bước luôn đem lại số người trả lời ít hơn nơi những người thống thuộc tôn giáo (bao gồm cả Kitô hữu) ở Tây Âu. Thí dụ, ở Hòa Lan, 31% số người trả lời tự nhận thuộc một giáo phái Kitô giáo trong cuộc thăm dò ESS năm 2014, trong khi trong cuộc thăm dò của Trung tâm nghiên cứu Pew, 41% tự nhận là Kitô hữu.
Có lẽ, điều này là do một số người trả lời, vì tương đối ít thực hành và niềm tin tôn giáo, nên đã trả lời câu hỏi đầu tiên do ESS đặt ra bằng cách nói rằng họ không có tôn giáo, trong khi cũng những người trả lời này sẽ tự nhận là Kitô giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, vv. nếu được đưa cho một danh sách tôn giáo và được yêu cầu chọn trong số đó. Tác động của những khác biệt này trong cách đặt lời và khuôn khổ cho câu hỏi có thể thay đổi đáng kể từ nước này qua nước nọ.
Ai là người không thống thuộc tôn giáo ở Tây Âu?
Trong khi các Kitô hữu (được coi như một toàn thể) là nhóm tôn giáo lớn nhất ở Tây Âu, một thiểu số dân số đáng kể ở mọi quốc gia không thống thuộc tôn giáo nào - đôi khi họ còn được gọi là “nones”, một phạm trù bao gồm những người tự nhận diện là vô thần, bất khả tri hoặc "không là gì đặc biệt." Phần dân số người lớn không thống thuộc này thay đổi từ 48% ở Hòa Lan tới 15% ở Ái Nhĩ Lan, Ý và Bồ Đào Nha.
Về mặt nhân khẩu học, những người "nones" ở Tây Âu tương đối trẻ và có học vấn cao, cũng như thuộc nam giới một cách không cân xứng. Trong phạm trù không thống thuộc, những người mô tả căn tính tôn giáo của họ như "không là gì đặc biệt" tạo thành nhóm lớn nhất (liên quan đến vô thần và bất khả tri) ở hầu hết các quốc gia. Thí dụ, ba trong mười người lớn người Hòa Lan (31%) mô tả căn tính tôn giáo của họ theo cách này, so với 14% người tự mô tả là người vô thần và 3% tự coi mình là người bất khả tri.
Nhưng ở một số nơi khác, chẳng hạn như Bỉ, Đan Mạch và Pháp, những người vô thần ít nhất cũng đông như những người trong phạm trù "không là gì đặc biệt". Khi so sánh, các người bất khả tri ít hiện diện ở Tây Âu hơn.
Đa số người “nones” ở hầu hết các quốc gia được thăm dò nói rằng họ đã chịu phép rửa, và nhiều người trong số họ cũng nói rằng họ được nuôi dạy như những Kitô hữu. Nhìn chung, nhiều người lớn không thống thuộc tôn giáo ở châu Âu nói rằng họ đã được nuôi như Kitô hữu (số trung bình là 60%) hơn là nói rằng họ được nuôi dưỡng một cách phi thống thuộc tôn giáo (số trung bình là 39%).
Tuy nhiên, những con số trên rất khác nhau giữa các quốc gia. Thí dụ, đại đa số những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo ở Tây Ban Nha (86%) và Bồ Đào Nha (74%) nói rằng họ được nuôi dạy như những Kitô hữu. Ngược lại, ở Anh, khoảng hai phần ba (65%) người trưởng thành hiện không thống thuộc tôn giáo nào nói rằng họ được nuôi dưỡng theo cách đó.
Điều gì đã khiến người châu Âu từ bỏ căn tính tôn giáo của họ?
Với những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo từng được dưỡng dục như các Kitô hữu (hay trong 1 tôn giáo khác), cuộc thăm dò đặt ra một số câu hỏi về những lý do tiềm tàng khiến họ bỏ đức tin lại phía sau (6). Những người trả lời có thể chọn nhiều lý do làm nhân tố quan trọng tại sao họ ngưng nhận diện mình với tôn giáo thời thơ ấu.
Ở mọi quốc gia được thăm dò, hầu hết những người “nones” được nuôi dưỡng trong một nhóm tôn giáo nói rằng họ “dần dần giạt xa tôn giáo”, có ý cho rằng không một biến cố đặc thù nào hay một lý do chuyên biệt đơn nhất nào thúc đẩy sự thay đổi này (7). Nhiều người cũng nói rằng họ không đồng ý với các chủ trương của Giáo Hội về các vấn đề xã hội như đồng tính luyến ái và phá thai, hoặc họ ngừng tin các giáo huấn tôn giáo. Đa số ở một số nước, như Tây Ban Nha (74%) và Ý (60%), cũng trưng dẫn “những vụ tai tiếng liên quan đến các định chế và nhà lãnh đạo tôn giáo” như là lý do quan trọng khiến họ ngừng tự nhận diện mình là Kitô hữu (hay với một nhóm tôn giáo khác). Những nhóm nhỏ hơn đưa ra những lý do khác, chẳng hạn như nhu cầu tâm linh của họ không được đáp ứng, tôn giáo thời thơ ấu của họ đã quên họ khi họ cần tới, hoặc họ kết hôn với một ai đó bên ngoài nhóm tôn giáo của họ. Để biết thêm chi tiết về các mẫu thay đổi tôn giáo ở Tây Âu và các lý do người ta đưa ra cho các quyết định của họ, xem Chương 2.
Những người châu Âu không thống thuộc tôn giáo có xu hướng biểu hiện các thái độ khác nhau đối với người Hồi giáo tùy thuộc cách họ được dưỡng dục
Những người đã rời bỏ Kitô giáo để trở thành không thống thuộc tôn giáo nào có thể có nhiều lý do để làm như vậy. Nhưng các thái độ của họ, nói chung, tích cực hơn đối với các nhóm thiểu số tôn giáo hơn là quan điểm của hoặc là các Kitô hữu nói chung hoặc là những người "nones", tức những người nói rằng họ đã được nuôi dưỡng một cách phi căn tính tôn giáo. Nói chung, những người đã được nuôi dưỡng như Kitô hữu và bây giờ trở thành không thống thuộc tôn giáo ít có xác suất hơn những người luôn không thống thuộc tôn giáo trong việc nói rằng Hồi giáo, trong căn bản, không tương hợp với nền văn hóa và các giá trị quốc gia của họ, hoặc trong việc chủ trương rằng phụ nữ Hồi giáo ở nước họ không nên được phép mặc y phục tôn giáo.
Họ cũng có nhiều xác suất hơn trong việc biểu hiện sự chấp nhận đối với người Hồi giáo. Thí dụ, ở một số quốc gia, có nhiều người "nones" từng được nuôi dưỡng như Kitô hữu hơn những người được nuôi dưỡng như những người không thống thuộc tôn giáo nói rằng họ sẵn sàng chấp nhận người Hồi giáo làm người hàng xóm.
Các lý do dứt khoát cho khuôn mẫu này nằm ngoài phạm vi các dữ kiện trong cuộc thăm dò này. Nhưng có thể có chuyện một số người Tây Âu đã từ bỏ căn tính tôn giáo của họ, ít nhất một phần, vì nó được liên kết với các quan điểm bảo thủ hơn về nhiều vấn đề, như chủ nghĩa đa văn hóa, các qui định tính dục và vai trò phái tính. Cũng có thể là các thái độ của họ đối với người nhập cư thay đổi cùng với sự thay đổi trong căn tính tôn giáo của họ. Hoặc, có thể một nhân tố khác, không ai biết (chính trị, kinh tế, nhân khẩu học, vv) nằm ở dưới việc thay đổi này từ Kitô hữu sang một người không không thống thuộc và quan điểm của họ về người nhập cư và các nhóm thiểu số tôn giáo.
Kỳ cuối: Hầu hết người châu Âu không thống thuộc tôn giáo không tin vào một quyền năng cao hơn, nhưng một thiểu số đáng kể giữ một số tín ngưỡng tâm linh
Mặc dù người dân ở một số quốc gia chủ yếu là Công Giáo ở châu Âu, trong đó có Bồ Đào Nha và Ý, giữ đạo hơn những người khác trong khu vực, người Công Giáo và Thệ Phản nói chung ở Tây Âu biểu lộ những mức độ giữ đạo nói chung rất tương tự nhau.
Nhưng người Công Giáo và Thệ Phản trong vùng khác nhau về các thái độ của họ đối với các nhóm thiểu số tôn giáo. Thí dụ, người Công Giáo có nhiều xác suất hơn người Thệ Phản trong việc có những quan điểm tiêu cực về người Hồi giáo: Người Công Giáo có nhiều xác suất hơn người Thệ Phản trong việc nói rằng họ sẽ không sẵn sàng chấp nhận người Hồi giáo như người trong gia đình, phụ nữ Hồi giáo ở nước họ không nên được phép mặc bất cứ quần áo có tính tôn giáo nào, và họ đồng ý với câu phát biểu này, "vì con số người Hồi giáo ở đây, tôi cảm thấy như một người xa lạ trên chính đất nước của mình".
Các khác biệt giữa người Công Giáo và Thệ Phản về những vấn đề này khó có thể tách khỏi các khuôn khổ lịch sử và địa lý ở Tây Âu, nơi các nước đa số theo Công Giáo chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi miền Bắc đông người Thệ Phản hơn. Nhưng ở một số ít quốc gia có dân số đáng kể ở cả phía Công Giáo lẫn Thệ Phản - kể cả Vương quốc Thống Nhất (Anh) và Đức - nhiều người Công Giáo hơn người Thệ Phản giữ thái độ tiêu cực đối với người Hồi giáo. Thí dụ, ở Vương quốc Thống Nhất (Anh), 35% người Công Giáo và 16% người Thệ Phản nói phụ nữ Hồi giáo ở nước họ không được phép mặc bất cứ trang phục tôn giáo nào. Tuy nhiên, ở Thụy Sĩ, điều ngược lại đã diễn ra; 35% người Thụy Sĩ theo Thệ Phản bày tỏ quan điểm này, so với 22% người Công Giáo.
Bối cảnh cuộc thăm dò
Cuộc thăm dò được tiến hành vào giữa năm 2017, sau khi vấn đề nhập cư xuất hiện như một vấn đề hàng đầu và trung tâm trong các cuộc bầu cử quốc gia ở một số nước Tây Âu và khi các đảng dân túy, chống nhập cư tra vấn vị trí của người Hồi giáo và các nhóm thiểu số tôn giáo và sắc tộc khác ở Đức, Pháp, Vương quốc Thống Nhất (Anh) và các nơi khác.
Người Hồi giáo nay chiếm khoảng 4.9% dân số của Liên minh châu Âu (cộng với Na Uy và Thụy Sĩ) và tỷ lệ cao hơn ở một số nước đông dân nhất Tây Âu, như Pháp (ước tính 8,8%), Vương quốc Thống Nhất (Anh) (6,3%) và Đức (6,1%). Các con số này được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng trong các thập niên tới, ngay cả khi không còn việc nhập cư vào châu Âu nữa.
Cuộc thăm dò không chỉ hỏi về các thái độ đối với người Hồi giáo và người Do Thái giáo, mà còn về quan điểm của người Công Giáo và Thệ Phản về nhau nữa. Các phát hiện về các mối tương quan Thệ Phản - Công Giáo trước đây đã được công bố trước lễ kỷ niệm 500 năm ngày bắt đầu Phong Trào Cải Cách Thệ Phản ở Đức (4).
Tường trình này cũng bao gồm tài liệu từ 20 nhóm tập chú (focus group) được Trung tâm nghiên cứu Pew triệu tập trong các tháng sau khi hoàn thành cuộc thăm dò ở năm quốc gia được thăm dò. Các nhóm tập chú ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Thống Nhất (Anh) đã tạo cơ hội cho những người tham gia thảo luận về các cảm quan của họ đối với tính đa nguyên, việc nhập cư, chủ nghĩa duy thế tục và các chủ đề khác một cách chi tiết hơn so với những người được thăm dò thường đưa ra khi trả lời một bảng câu hỏi. Một số kết luận từ các nhóm tập chú được bao gồm trong các phụ lục có tính minh họa ở bên cạnh (sidebars) suốt trong tường trình này.
Cuộc thăm dò này, vốn được Quỹ Pew Charitable Trust và Quỹ John Templeton tài trợ, là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Trung tâm Nghiên cứu Pew để hiểu được sự thay đổi tôn giáo và tác động của nó đối với các xã hội trên thế giới. Trung tâm trước đây đã tiến hành các cuộc thăm dò tập chú vào tôn giáo trên khắp châu Phi hậu Sahara; vùng Trung Đông - Bắc Phi và nhiều quốc gia khác có dân số Hồi giáo cao; Mỹ La-tinh; Israel; Trung và Đông Âu; và Hoa Kỳ.
Phần còn lại của bài tổng quan này sẽ xem xét ý nghĩa của việc làm một người "none" ở Tây Âu, bao gồm phạm vi của việc chuyển đổi tôn giáo từ Kitô giáo sang hàng ngũ không thống thuộc tôn giáo và các lý do các người "nones" thường nêu ra đối với việc họ từ bỏ đức tin thời thơ ấu. Nó cũng nhìn vào các niềm tin của họ về tôn giáo và linh đạo, bao gồm một cái nhìn sâu sắc hơn vào các thái độ của những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo nào nói rằng họ tin rằng có một Thiên Chúa hoặc một quyền năng cao hơn hoặc một sức mạnh thiêng liêng khác trong vũ trụ.
Châu Âu thay đổi cảnh quan tôn giáo: giảm sút đối với các Kitô hữu, gia tăng đối với những người không thống thuộc tôn giáo
Hầu hết người Tây Âu tự mô tả mình là Kitô hữu. Nhưng phần trăm Kitô hữu dường như đang giảm dần, đặc biệt ở một số nước. Và thiệt hại ròng đối với Kitô giáo còn được đi kèm bởi sự tăng trưởng ròng trong con số những người không thống thuộc tôn giáo.
Ngày nay, ở khắp khu vực này, ít người nói rằng họ là Kitô hữu hơn là nói rằng họ đã được nuôi dạy như các Kitô hữu. Điều ngược lại đúng đối với những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo – những người hiện không thống thuộc tôn giáo đông hơn những người không hề được nuôi dưỡng về tôn giáo (tức là vô thần, bất khả tri hay “không có gì đặc biệt”). Ví dụ, 5% người lớn ở Tây Ban Nha nói rằng họ đã được nuôi dưỡng một cách không có tôn giáo, trong khi, hiện nay, 30% thích hợp với thể loại này, một sự khác biệt đến 25 phần trăm. Những người không thống thuộc tôn giáo cũng đã đạt được sự gia tăng tương tự ở Bỉ, Hòa Lan, Na Uy và Thụy Điển.
Sidebar: Căn tính tôn giáo ở Tây Âu theo thời gian
Một số quốc gia ở Tây Âu đã thu thập các dữ kiện điều tra dân số về tôn giáo trong nhiều thập niên, và những dữ kiện này (từ Áo, Phần Lan, Ái Nhĩ Lan, Hòa Lan, Bồ Đào Nha và Thụy Sĩ) cho thấy phần trăm dân số tự nhận diện là Kitô hữu đã giảm xuống đáng kể từ thập niên 1960, trong khi phần trăm dân số không tự nhận mình thuộc bất cứ tôn giáo nào đã tăng lên (5).
Nhiều dữ kiện hơn gần đây đã được thu thập bởi cuộc Thăm Dò Xã Hội Châu Âu (ESS) từ năm 2002 cho thấy sự tiếp diễn của xu hướng dài hạn ở một số quốc gia. Kitô giáo đã kinh qua nhiều cuộc suy giảm tương đối nhanh chóng ở Bỉ, Phần Lan, Ái Nhĩ Lan, Hòa Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Nhưng trong chín quốc gia khác được bao gồm trong cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew, ESS thấy phần trăm Kitô hữu hoặc tương đối ổn định hoặc chỉ giảm một cách khiêm tốn, cho thấy tỷ lệ thế tục hóa thay đổi đáng kể từ nước này sang nước khác và có thể chậm lại hoặc khựng lại ở một số nơi trong những năm gần đây.
Do các khác biệt lớn trong vấn đề dùng chữ, các ước tính của ESS về phần trăm Kitô hữu ở mỗi quốc gia khác nhau đáng kể so với các ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Pew. ESS hỏi điều vốn được gọi là câu hỏi “hai bước” về căn tính tôn giáo: Người trả lời đầu tiên được hỏi, “Bạn có coi mình như thuộc về một tôn giáo hay giáo phái đặc thù nào không?” Những người nói “Có” sau đó được hỏi, “ tôn giáo hay giáo phái nào? Công Giáo La Mã, Thệ Phản, Chính Thống Đông Phương, các giáo phái Kitô giáo khác, các tôn giáo Do Thái giáo, Hồi giáo, các tôn giáo Đông phương hoặc các tôn giáo không phải là Kitô giáo khác” Các thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew hỏi loại câu hỏi “một bước”, “Tôn giáo hiện tại của bạn là gì? Bạn là Kitô hữu, người Hồi giáo, người Do Thái giáo, người Phật giáo, người Ấn Độ giáo, người vô thần, người bất khả tri, một điều gì khác hay không điều gì đặc biệt cả?”
Sử dụng cách đặt lời cho câu hỏi kiểu ESS và phương thức hai bước luôn đem lại số người trả lời ít hơn nơi những người thống thuộc tôn giáo (bao gồm cả Kitô hữu) ở Tây Âu. Thí dụ, ở Hòa Lan, 31% số người trả lời tự nhận thuộc một giáo phái Kitô giáo trong cuộc thăm dò ESS năm 2014, trong khi trong cuộc thăm dò của Trung tâm nghiên cứu Pew, 41% tự nhận là Kitô hữu.
Có lẽ, điều này là do một số người trả lời, vì tương đối ít thực hành và niềm tin tôn giáo, nên đã trả lời câu hỏi đầu tiên do ESS đặt ra bằng cách nói rằng họ không có tôn giáo, trong khi cũng những người trả lời này sẽ tự nhận là Kitô giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, vv. nếu được đưa cho một danh sách tôn giáo và được yêu cầu chọn trong số đó. Tác động của những khác biệt này trong cách đặt lời và khuôn khổ cho câu hỏi có thể thay đổi đáng kể từ nước này qua nước nọ.
Ai là người không thống thuộc tôn giáo ở Tây Âu?
Trong khi các Kitô hữu (được coi như một toàn thể) là nhóm tôn giáo lớn nhất ở Tây Âu, một thiểu số dân số đáng kể ở mọi quốc gia không thống thuộc tôn giáo nào - đôi khi họ còn được gọi là “nones”, một phạm trù bao gồm những người tự nhận diện là vô thần, bất khả tri hoặc "không là gì đặc biệt." Phần dân số người lớn không thống thuộc này thay đổi từ 48% ở Hòa Lan tới 15% ở Ái Nhĩ Lan, Ý và Bồ Đào Nha.
Về mặt nhân khẩu học, những người "nones" ở Tây Âu tương đối trẻ và có học vấn cao, cũng như thuộc nam giới một cách không cân xứng. Trong phạm trù không thống thuộc, những người mô tả căn tính tôn giáo của họ như "không là gì đặc biệt" tạo thành nhóm lớn nhất (liên quan đến vô thần và bất khả tri) ở hầu hết các quốc gia. Thí dụ, ba trong mười người lớn người Hòa Lan (31%) mô tả căn tính tôn giáo của họ theo cách này, so với 14% người tự mô tả là người vô thần và 3% tự coi mình là người bất khả tri.
Nhưng ở một số nơi khác, chẳng hạn như Bỉ, Đan Mạch và Pháp, những người vô thần ít nhất cũng đông như những người trong phạm trù "không là gì đặc biệt". Khi so sánh, các người bất khả tri ít hiện diện ở Tây Âu hơn.
Đa số người “nones” ở hầu hết các quốc gia được thăm dò nói rằng họ đã chịu phép rửa, và nhiều người trong số họ cũng nói rằng họ được nuôi dạy như những Kitô hữu. Nhìn chung, nhiều người lớn không thống thuộc tôn giáo ở châu Âu nói rằng họ đã được nuôi như Kitô hữu (số trung bình là 60%) hơn là nói rằng họ được nuôi dưỡng một cách phi thống thuộc tôn giáo (số trung bình là 39%).
Tuy nhiên, những con số trên rất khác nhau giữa các quốc gia. Thí dụ, đại đa số những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo ở Tây Ban Nha (86%) và Bồ Đào Nha (74%) nói rằng họ được nuôi dạy như những Kitô hữu. Ngược lại, ở Anh, khoảng hai phần ba (65%) người trưởng thành hiện không thống thuộc tôn giáo nào nói rằng họ được nuôi dưỡng theo cách đó.
Điều gì đã khiến người châu Âu từ bỏ căn tính tôn giáo của họ?
Với những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo từng được dưỡng dục như các Kitô hữu (hay trong 1 tôn giáo khác), cuộc thăm dò đặt ra một số câu hỏi về những lý do tiềm tàng khiến họ bỏ đức tin lại phía sau (6). Những người trả lời có thể chọn nhiều lý do làm nhân tố quan trọng tại sao họ ngưng nhận diện mình với tôn giáo thời thơ ấu.
Ở mọi quốc gia được thăm dò, hầu hết những người “nones” được nuôi dưỡng trong một nhóm tôn giáo nói rằng họ “dần dần giạt xa tôn giáo”, có ý cho rằng không một biến cố đặc thù nào hay một lý do chuyên biệt đơn nhất nào thúc đẩy sự thay đổi này (7). Nhiều người cũng nói rằng họ không đồng ý với các chủ trương của Giáo Hội về các vấn đề xã hội như đồng tính luyến ái và phá thai, hoặc họ ngừng tin các giáo huấn tôn giáo. Đa số ở một số nước, như Tây Ban Nha (74%) và Ý (60%), cũng trưng dẫn “những vụ tai tiếng liên quan đến các định chế và nhà lãnh đạo tôn giáo” như là lý do quan trọng khiến họ ngừng tự nhận diện mình là Kitô hữu (hay với một nhóm tôn giáo khác). Những nhóm nhỏ hơn đưa ra những lý do khác, chẳng hạn như nhu cầu tâm linh của họ không được đáp ứng, tôn giáo thời thơ ấu của họ đã quên họ khi họ cần tới, hoặc họ kết hôn với một ai đó bên ngoài nhóm tôn giáo của họ. Để biết thêm chi tiết về các mẫu thay đổi tôn giáo ở Tây Âu và các lý do người ta đưa ra cho các quyết định của họ, xem Chương 2.
Những người châu Âu không thống thuộc tôn giáo có xu hướng biểu hiện các thái độ khác nhau đối với người Hồi giáo tùy thuộc cách họ được dưỡng dục
Những người đã rời bỏ Kitô giáo để trở thành không thống thuộc tôn giáo nào có thể có nhiều lý do để làm như vậy. Nhưng các thái độ của họ, nói chung, tích cực hơn đối với các nhóm thiểu số tôn giáo hơn là quan điểm của hoặc là các Kitô hữu nói chung hoặc là những người "nones", tức những người nói rằng họ đã được nuôi dưỡng một cách phi căn tính tôn giáo. Nói chung, những người đã được nuôi dưỡng như Kitô hữu và bây giờ trở thành không thống thuộc tôn giáo ít có xác suất hơn những người luôn không thống thuộc tôn giáo trong việc nói rằng Hồi giáo, trong căn bản, không tương hợp với nền văn hóa và các giá trị quốc gia của họ, hoặc trong việc chủ trương rằng phụ nữ Hồi giáo ở nước họ không nên được phép mặc y phục tôn giáo.
Họ cũng có nhiều xác suất hơn trong việc biểu hiện sự chấp nhận đối với người Hồi giáo. Thí dụ, ở một số quốc gia, có nhiều người "nones" từng được nuôi dưỡng như Kitô hữu hơn những người được nuôi dưỡng như những người không thống thuộc tôn giáo nói rằng họ sẵn sàng chấp nhận người Hồi giáo làm người hàng xóm.
Các lý do dứt khoát cho khuôn mẫu này nằm ngoài phạm vi các dữ kiện trong cuộc thăm dò này. Nhưng có thể có chuyện một số người Tây Âu đã từ bỏ căn tính tôn giáo của họ, ít nhất một phần, vì nó được liên kết với các quan điểm bảo thủ hơn về nhiều vấn đề, như chủ nghĩa đa văn hóa, các qui định tính dục và vai trò phái tính. Cũng có thể là các thái độ của họ đối với người nhập cư thay đổi cùng với sự thay đổi trong căn tính tôn giáo của họ. Hoặc, có thể một nhân tố khác, không ai biết (chính trị, kinh tế, nhân khẩu học, vv) nằm ở dưới việc thay đổi này từ Kitô hữu sang một người không không thống thuộc và quan điểm của họ về người nhập cư và các nhóm thiểu số tôn giáo.
Kỳ cuối: Hầu hết người châu Âu không thống thuộc tôn giáo không tin vào một quyền năng cao hơn, nhưng một thiểu số đáng kể giữ một số tín ngưỡng tâm linh
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bài Giáo Lý 2 của ĐTC Phanxicô về Bí Tich Thêm Sức : Bí Tích Thêm Sức: Ấn Tín của Chúa Thánh Thần
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
18:12 02/06/2018
Bí Tích Thêm Sức: Ấn Tín của Chúa Thánh Thần
“Khi lãnh nhận dấu Thánh Giá trên trán với dầu thơm, người được Thêm Sức, như thế, nhận được một dấu ấn thiêng liêng không thể xóa được, "dấu tích", làm cho người ấy trở nên đồng hình đồng dạng một cách hoàn hảo hơn với Đức Kitô và ban ân sủng để lan toả "mùi thơm" giữa nhân loại”.
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ hai của ĐTC Phanxicô về Bí Tích Thêm Sức, được ban hành ngày 30 tháng 5, 2018 tại Quảng trường Thánh Phêrô. Phần đầu của bài này là bài tóm tắt bằng Tiếng Anh được đọc trước bài giáo lý của Đức Thánh Cha bằng Tiếng Ý.
Anh chị em thân mến: Trong bài giáo lý của chúng ta về Bí Tích Thêm Sức, chúng ta đã thấy rằng đó là một sự xức dầu thêm về tâm linh để kiện toàn ân sủng của Bí Tích Rửa Tội và dẫn đến Bí Tích Thánh Thể. Nghi thức Thêm Sức nhắc đếni và lập lại những lời hứa khi Rửa Tội và cầu khẩn một sự tuôn đổ Thánh Thần mới. Cũng như Chúa Giêsu nhận được sự tuôn đổ của Thánh Thần trong phép rửa của Người để thi hành sứ vụ của Ngươi, Hội Thánh cầu nguyện rằng chúng ta cũng có thể nhận được những ơn và hoa quả của Chúa Thánh Thần, là những điều làm cho chúng ta có khả năng giúp Thân Thể Đức Kitô lớn lên trong sự hiệp nhất và nhiệt tình truyền giáo. Ơn Chúa Thánh Thần được thông truyền qua việc đặt trên tay và xức dầu với dầu thánh. Thánh Phaolô làm sáng tỏ ý nghĩa của những dấu chỉ bí tích này khi ngài nói rằng “Thiên Chúa… đã xức dầu cho chúng ta, bằng cách đóng ấn tín trên chúng ta và đổ Thần Khí của Ngài vào lòng chúng ta” (2 Cor 1: 21-22). Khi được đóng ấn bằng Thánh Thần, chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng nhiều hơn với Đức Kitô và được mạnh sức để làm chứng cho Người trong thế giới của mình. Nguyện xin cho mỗi người chúng ta được lớn lên trong sự biết ơn về hồng ân nhận được trong Bí Tích Thêm Sức của mình và mở hết lòng mình ra hơn bao giờ hết với sự sáng tạo của Chúa Thánh Thần, Đấng đổi mới mọi sự.
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180530_udienza-generale.html
* * *
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Tiếp tục chủ đề về Bí Tích Thêm Sức, hôm nay tôi muốn nhấn mạnh đến "mối liên hệ mật thiết của Bí tích này với tất cả các Bí Tích Khai Tâm Kitô Giáo" (Sacrosanctum Concilium, 71).
Trước khi nhận được sự xức dầu tâm linh để xác nhận và củng cố ân sủng của Bí Tích Rửa Tội, các ứng viên Thêm Sức được mời gọi lập lại lời hứa được đã được cha mẹ và cha mẹ đỡ đầu thực hiện ngày ấy. Bây giờ chính họ tuyên xưng đức tin của Hội Thánh, sẵn sàng trả lời "Con tin" với những câu hỏi mà Đức Giám Mục hỏi; sẵn sàng, đặc biệt là, tin "trong Chúa Thánh Thần, Đấng là Chúa và Đấng ban sự sống, và là Đấng giờ đây, qua bí tích Thêm Sức, được ban một cách đặc biệt [cho họ], như đã được ban cho các Tông Đồ trong Lễ Ngũ Tuần" (Nghi thức Thêm Sức, 26).
Như việc ngự xuống của Chúa Thánh Thần đòi hỏi các tâm hồn phải họp nhau cầu nguyện (x. Cv 1:14), sau việc im lặng cầu nguyện của cộng đồng, Đức Giám Mục, qua việc giơ tay trên các ứng viên Thêm Sức, khẩn xin Thiên Chúa đổ đầy Thánh Thần của Người, Đấng An Ủi, trên họ. Chỉ có một Thần Khí (x. 1 Cor 12,4), nhưng khi đến với chúng ta, Ngài mang lại những ơn phong phú: khôn ngoan, thông hiểu, lo liệu, sức mạnh, suy biết, đạo đức và kính sợ Thiên Chúa (x Nghi Thức Thêm Sức, 28 -29). Chúng ta đã Chúa Thánh Thần mang đến. Theo ngôn sứ Isaia (11: 2), đây là bảy nhân đức của Đấng Mêsia để hoàn thành sứ vụ của Người. Thánh Phaolô cũng mô tả hoa quả phong phú của Thánh Thần là "bác ái, vui mừng, bình an, kiên nhẫn, nhân hậu, hào hiệp, trung tín, hòa nhã, tiết độ" (Gl 5:22). Thánh Thần duy nhất ban phát nhiều ơn để phong phú hoá một Hội Thánh duy nhất: Ngài là Tác Giả của sự đa dạng, nhưng đồng thời cũng là Đấng Tạo Hóa của sự hợp nhất. Vì thế, Chúa Thánh Thần ban cho tất cả những sự phong phú khác nhau này, nhưng đồng thời làm nên sự hài hòa, nghĩa là, sự hợp nhất của tất cả những sự phong phú tinh thần mà các Kitô hữu chúng ta có.
Theo như truyền thống được các Tông Đồ chứng thực, Chúa Thánh Thần, Đấng kiện toàn ân sủng của Bí Tích Rửa Tội, được thông ban qua việc đặt tay (x. Cv 8:15-17, 19:5-6; Dt 6:2). Trong cử chỉ theo Thánh Kinh này, để diễn tả tốt hơn việc tuôn đổ tràn ngập Thánh Thần trên những người lãnh nhận, việc xức dầu thơm, gọi là dầu thánh [1], đã được thêm vào, và vẫn còn được sử dụng cho đến nay, cả ở Đông Phương và Tây Phương (x. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 1289).
Dầu Thánh - chrism - là một chất trị liệu và mỹ phẩm, khi thấm vào các mô của thân thể, nó điều trị các vết thương và làm thơm tay chân; vì những phẩm chất này, nó đã được phương pháp biểu tượng của Thánh Kinh và Phụng Vụ dùng để diễn tả hành động của Chúa Thánh Thần, Đấng thánh hiến và thấm nhuần những người được rửa tội, tô điểm cho họ bằng những đặc sùng. Bí tích này được trao ban qua việc xức dầu thánh trên trán, được Đức Giám Mục thực hiện với việc đặt tay và qua những lời: "Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần” [2]. Chúa Thánh Thần là một hồng ân vô hình được ban, và dầu thánh là ấn tín hữu hình của hống ân này.
Khi lãnh nhận dấu Thánh Giá trên trán với dầu thơm, người được Thêm Sức, như thế, nhận được một dấu ấn thiêng liêng không thể xóa được, "dấu tích", làm cho người ấy trở nên đồng hình đồng dạng một cách hoàn hảo hơn với Đức Kitô và ban ân sủng để lan toả "mùi thơm" giữa nhân loại ( x. 2 Cor 2:15).
Hãy lắng nghe một lần nữa lời của Thánh Ambrosiô mời gọi người mới chịu phép Thêm Sức. Ngài nói: "Hãy nhớ rằng bạn đã nhận được ấn tín tâm linh [...] và hãy giữ gìn điều bạn đã nhận được. Thiên Chúa Cha đã đánh dấu trên bạn, Đức Kitô đã Thêm Sức cho bạn và đã được đặt trong tim bạn bảo chứng của Người, là Chúa Thánh Thần" (De Mysteriis 7,42: CSEL 73,106; x. GLHTCG, 1303). Chúa Thánh Thần là một hồng ân nhưng không, phải được đón nhận với lòng biết ơn, bằng cách dành chỗ cho óc sáng tạo vô tận của Ngài. Đó là một hồng ân phải được gìn giữ cẩn thận, phải ngoan ngoãn vâng theo, để cho mình được tình yêu nồng cháy của Ngài nhào nặn giống như sáp, “để phản ánh Chúa Giêsu Kitô trong thế giới ngày nay” (Tông Huấn Gaudete et Exsultate, 23)..
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180530_udienza-generale.html
--------------------
[1] Dưới đây là một đoạn trong nghi thức làm phép dầu thánh: “Chúng con nài xin Chúa, nhờ quyền lực ơn thánh Chúa làm cho việc pha thuốc thơm vào dầu này trở nên nhiệm tích phúc lành của Chúa cho chúng con. Xin Chúa đổ tràn đầy ân huệ Chúa Thánh Thần trên anh chị em chúng con là những người được xức dầu thánh này. Xin ban vẻ huy hoàng thánh thiện cho những nơi hoặc những đồ vật được xức dầu thánh này. nhưng nhất là nhờ mầu nhiệm dầu thánh này, xin Chúa làm cho Hội Thánh Chúa được lan rộng và tăng trưởng mãi cho đến mức độ viên mãn mà trong ánh sáng cứu độ, Chúa sẽ là tất cả cho mọi người, làm một cùng Đức Kitô trong Chúa Thánh Thần muôn đời.” (Làm Phép Dầu).
[2] Công thức "Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần" - "ơn Chúa Thánh Thần" xuất hiện trong Ga 20:22; Cv 2:38 và 10:45-47.
“Khi lãnh nhận dấu Thánh Giá trên trán với dầu thơm, người được Thêm Sức, như thế, nhận được một dấu ấn thiêng liêng không thể xóa được, "dấu tích", làm cho người ấy trở nên đồng hình đồng dạng một cách hoàn hảo hơn với Đức Kitô và ban ân sủng để lan toả "mùi thơm" giữa nhân loại”.
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ hai của ĐTC Phanxicô về Bí Tích Thêm Sức, được ban hành ngày 30 tháng 5, 2018 tại Quảng trường Thánh Phêrô. Phần đầu của bài này là bài tóm tắt bằng Tiếng Anh được đọc trước bài giáo lý của Đức Thánh Cha bằng Tiếng Ý.
Anh chị em thân mến: Trong bài giáo lý của chúng ta về Bí Tích Thêm Sức, chúng ta đã thấy rằng đó là một sự xức dầu thêm về tâm linh để kiện toàn ân sủng của Bí Tích Rửa Tội và dẫn đến Bí Tích Thánh Thể. Nghi thức Thêm Sức nhắc đếni và lập lại những lời hứa khi Rửa Tội và cầu khẩn một sự tuôn đổ Thánh Thần mới. Cũng như Chúa Giêsu nhận được sự tuôn đổ của Thánh Thần trong phép rửa của Người để thi hành sứ vụ của Ngươi, Hội Thánh cầu nguyện rằng chúng ta cũng có thể nhận được những ơn và hoa quả của Chúa Thánh Thần, là những điều làm cho chúng ta có khả năng giúp Thân Thể Đức Kitô lớn lên trong sự hiệp nhất và nhiệt tình truyền giáo. Ơn Chúa Thánh Thần được thông truyền qua việc đặt trên tay và xức dầu với dầu thánh. Thánh Phaolô làm sáng tỏ ý nghĩa của những dấu chỉ bí tích này khi ngài nói rằng “Thiên Chúa… đã xức dầu cho chúng ta, bằng cách đóng ấn tín trên chúng ta và đổ Thần Khí của Ngài vào lòng chúng ta” (2 Cor 1: 21-22). Khi được đóng ấn bằng Thánh Thần, chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng nhiều hơn với Đức Kitô và được mạnh sức để làm chứng cho Người trong thế giới của mình. Nguyện xin cho mỗi người chúng ta được lớn lên trong sự biết ơn về hồng ân nhận được trong Bí Tích Thêm Sức của mình và mở hết lòng mình ra hơn bao giờ hết với sự sáng tạo của Chúa Thánh Thần, Đấng đổi mới mọi sự.
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180530_udienza-generale.html
* * *
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Tiếp tục chủ đề về Bí Tích Thêm Sức, hôm nay tôi muốn nhấn mạnh đến "mối liên hệ mật thiết của Bí tích này với tất cả các Bí Tích Khai Tâm Kitô Giáo" (Sacrosanctum Concilium, 71).
Trước khi nhận được sự xức dầu tâm linh để xác nhận và củng cố ân sủng của Bí Tích Rửa Tội, các ứng viên Thêm Sức được mời gọi lập lại lời hứa được đã được cha mẹ và cha mẹ đỡ đầu thực hiện ngày ấy. Bây giờ chính họ tuyên xưng đức tin của Hội Thánh, sẵn sàng trả lời "Con tin" với những câu hỏi mà Đức Giám Mục hỏi; sẵn sàng, đặc biệt là, tin "trong Chúa Thánh Thần, Đấng là Chúa và Đấng ban sự sống, và là Đấng giờ đây, qua bí tích Thêm Sức, được ban một cách đặc biệt [cho họ], như đã được ban cho các Tông Đồ trong Lễ Ngũ Tuần" (Nghi thức Thêm Sức, 26).
Như việc ngự xuống của Chúa Thánh Thần đòi hỏi các tâm hồn phải họp nhau cầu nguyện (x. Cv 1:14), sau việc im lặng cầu nguyện của cộng đồng, Đức Giám Mục, qua việc giơ tay trên các ứng viên Thêm Sức, khẩn xin Thiên Chúa đổ đầy Thánh Thần của Người, Đấng An Ủi, trên họ. Chỉ có một Thần Khí (x. 1 Cor 12,4), nhưng khi đến với chúng ta, Ngài mang lại những ơn phong phú: khôn ngoan, thông hiểu, lo liệu, sức mạnh, suy biết, đạo đức và kính sợ Thiên Chúa (x Nghi Thức Thêm Sức, 28 -29). Chúng ta đã Chúa Thánh Thần mang đến. Theo ngôn sứ Isaia (11: 2), đây là bảy nhân đức của Đấng Mêsia để hoàn thành sứ vụ của Người. Thánh Phaolô cũng mô tả hoa quả phong phú của Thánh Thần là "bác ái, vui mừng, bình an, kiên nhẫn, nhân hậu, hào hiệp, trung tín, hòa nhã, tiết độ" (Gl 5:22). Thánh Thần duy nhất ban phát nhiều ơn để phong phú hoá một Hội Thánh duy nhất: Ngài là Tác Giả của sự đa dạng, nhưng đồng thời cũng là Đấng Tạo Hóa của sự hợp nhất. Vì thế, Chúa Thánh Thần ban cho tất cả những sự phong phú khác nhau này, nhưng đồng thời làm nên sự hài hòa, nghĩa là, sự hợp nhất của tất cả những sự phong phú tinh thần mà các Kitô hữu chúng ta có.
Theo như truyền thống được các Tông Đồ chứng thực, Chúa Thánh Thần, Đấng kiện toàn ân sủng của Bí Tích Rửa Tội, được thông ban qua việc đặt tay (x. Cv 8:15-17, 19:5-6; Dt 6:2). Trong cử chỉ theo Thánh Kinh này, để diễn tả tốt hơn việc tuôn đổ tràn ngập Thánh Thần trên những người lãnh nhận, việc xức dầu thơm, gọi là dầu thánh [1], đã được thêm vào, và vẫn còn được sử dụng cho đến nay, cả ở Đông Phương và Tây Phương (x. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 1289).
Dầu Thánh - chrism - là một chất trị liệu và mỹ phẩm, khi thấm vào các mô của thân thể, nó điều trị các vết thương và làm thơm tay chân; vì những phẩm chất này, nó đã được phương pháp biểu tượng của Thánh Kinh và Phụng Vụ dùng để diễn tả hành động của Chúa Thánh Thần, Đấng thánh hiến và thấm nhuần những người được rửa tội, tô điểm cho họ bằng những đặc sùng. Bí tích này được trao ban qua việc xức dầu thánh trên trán, được Đức Giám Mục thực hiện với việc đặt tay và qua những lời: "Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần” [2]. Chúa Thánh Thần là một hồng ân vô hình được ban, và dầu thánh là ấn tín hữu hình của hống ân này.
Khi lãnh nhận dấu Thánh Giá trên trán với dầu thơm, người được Thêm Sức, như thế, nhận được một dấu ấn thiêng liêng không thể xóa được, "dấu tích", làm cho người ấy trở nên đồng hình đồng dạng một cách hoàn hảo hơn với Đức Kitô và ban ân sủng để lan toả "mùi thơm" giữa nhân loại ( x. 2 Cor 2:15).
Hãy lắng nghe một lần nữa lời của Thánh Ambrosiô mời gọi người mới chịu phép Thêm Sức. Ngài nói: "Hãy nhớ rằng bạn đã nhận được ấn tín tâm linh [...] và hãy giữ gìn điều bạn đã nhận được. Thiên Chúa Cha đã đánh dấu trên bạn, Đức Kitô đã Thêm Sức cho bạn và đã được đặt trong tim bạn bảo chứng của Người, là Chúa Thánh Thần" (De Mysteriis 7,42: CSEL 73,106; x. GLHTCG, 1303). Chúa Thánh Thần là một hồng ân nhưng không, phải được đón nhận với lòng biết ơn, bằng cách dành chỗ cho óc sáng tạo vô tận của Ngài. Đó là một hồng ân phải được gìn giữ cẩn thận, phải ngoan ngoãn vâng theo, để cho mình được tình yêu nồng cháy của Ngài nhào nặn giống như sáp, “để phản ánh Chúa Giêsu Kitô trong thế giới ngày nay” (Tông Huấn Gaudete et Exsultate, 23)..
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180530_udienza-generale.html
--------------------
[1] Dưới đây là một đoạn trong nghi thức làm phép dầu thánh: “Chúng con nài xin Chúa, nhờ quyền lực ơn thánh Chúa làm cho việc pha thuốc thơm vào dầu này trở nên nhiệm tích phúc lành của Chúa cho chúng con. Xin Chúa đổ tràn đầy ân huệ Chúa Thánh Thần trên anh chị em chúng con là những người được xức dầu thánh này. Xin ban vẻ huy hoàng thánh thiện cho những nơi hoặc những đồ vật được xức dầu thánh này. nhưng nhất là nhờ mầu nhiệm dầu thánh này, xin Chúa làm cho Hội Thánh Chúa được lan rộng và tăng trưởng mãi cho đến mức độ viên mãn mà trong ánh sáng cứu độ, Chúa sẽ là tất cả cho mọi người, làm một cùng Đức Kitô trong Chúa Thánh Thần muôn đời.” (Làm Phép Dầu).
[2] Công thức "Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần" - "ơn Chúa Thánh Thần" xuất hiện trong Ga 20:22; Cv 2:38 và 10:45-47.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lễ Hội Hoa Đèn Sydney
Diệp Hài Dung
08:06 02/06/2018
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia
(Hình chụp tại Sydney Vivid Festival)
Vui chơi lễ hội huy hoàng
Đừng quên kẻ khó không nhà không cơm.
(bt)
VietCatholic TV
Hàng triệu người Công Giáo kiệu Mình Thánh Chúa trọng thể trên đường phố
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:47 02/06/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tại nhiều nước Âu Châu, các tín hữu tham gia trong đoàn rước trong những trang phục truyền thống rất đẹp khi họ rước kiệu Mình Thánh Chúa qua các đường phố.
Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một lễ trọng trong năm phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, trong đó chúng ta bày tỏ niềm xác tín về sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong bí tích Thánh Thể. Ngày chính lễ là ngày thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Tuy nhiên, theo nhu cầu của từng địa phương lễ Corpus Christi có thể được mừng vào ngày Chúa Nhật tiếp theo.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là thánh lễ Corpus Christi do Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng Giám Mục Köln cử hành tại Kölner Dom, tức là Nhà thờ Chánh Tòa Köln của tổng giáo phận.
Xét về mặt dân số Công Giáo tổng giáo phận Köln là giáo phận lớn nhất Châu Âu với số người Công Giáo lên đến hơn 2 triệu người.
Thánh lễ đã được diễn ra trước tiền đình nhà thờ vì ngôi nhà thờ lớn này không đủ sức chứa hàng chục ngàn những người tham dự. Cùng đồng tế với ngài còn có 5 Giám Mục trong đó có 3 Giám Mục Phụ Tá và hai Giám Mục đã về hưu.
Sau thánh lễ, Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki kính cẩn cung nghinh Mình Thánh Chúa qua các đường phố cùng với các Giám Mục, linh mục và đông đảo anh chị em giáo dân trong một đoàn rước đầy mầu sắc.
Martin Luther là một người quyết liệt chống lễ Mình Máu Thánh Chúa. Ông ta chống lại mọi chuyện rước sách. Đặc biệt, việc rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố bị ông ta cho là một việc phạm thánh trầm trọng. Từ đó, người Tin Lành chống đối rất mạnh ngày lễ Corpus Christi. Năm 1548, Anh Giáo ngả theo Tin Lành và cấm chỉ việc cử hành ngày lễ này. Tuy nhiên, sau đó họ đã dần dần tái lập ngày lễ này.
Bàn về việc rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố, Đức Thánh Cha nói trong bài giảng của ngài hôm 4 tháng 6 năm 2015 rằng:
“Hôm nay, lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta không chỉ có niềm vui cử hành mầu nhiệm này, nhưng còn có dịp ca ngợi Ngài và ca hát trên các đường phố của thành phố chúng ta. Xin cho cuộc rước chúng ta sẽ thực hiện vào cuối thánh lễ này thể hiện lòng biết ơn của chúng ta đối với tất cả các hành trình Chúa đã cho chúng ta thực hiện ngang qua các sa mạc của nghèo đói, để đưa chúng ta ra khỏi tình trạng nô lệ, qua việc nuôi dưỡng chúng ta với tình yêu của Ngài qua Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa.
Chút nữa đây, chúng ta sẽ đi bộ dọc theo những con đường, chúng ta cảm nhận được chính mình trong sự hiệp thông với nhiều anh chị em không có quyền tự do bày tỏ đức tin của họ nơi Chúa Giêsu. Chúng ta hãy kết hiệp với họ, chúng ta hãy hát với họ, khen ngợi với họ, yêu mến với họ. Và chúng ta tôn vinh trong tâm hồn chúng ta những anh chị em đã phải hy sinh mạng sống mình vì sự trung tín với Chúa Kitô. Xin cho máu các vị khi kết hợp với máu Chúa sẽ là một bảo chứng cho hòa bình và hòa giải cho toàn thế giới.”
Ngày nay, Lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành trong các Giáo Hội Công Giáo Rôma, Anh Giáo, Giáo Hội Luther, Giáo Hội Công Giáo Cổ, và là ngày nghỉ lễ chính thức tại Áo, Brazil, Bolivia, Bosnia và Herzegovina, Colombia, Croatia, Cộng hòa Dominican, Haiti, Đông Timor, Liechtenstein, Monaco, Panama, Peru, Ba Lan, San Marino, Thụy Sĩ, Grenada, Saint Lucia, Trinidad và Tobago và một số tiểu bang tại Đức và Tây Ban Nha.
Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một trong 5 lễ trọng trong năm mà một giám mục giáo phận không được rời khỏi giáo phận của mình, ngoại trừ những lý do khẩn cấp.
Corpus Christi là một ngày lễ nghỉ tại sáu bang của Đức, trong đó có bang Bavaria, quê hương của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, nơi hầu hết các thành phố và thị trấn vẫn tổ chức các cuộc rước kiệu truyền thống. Các ông cưỡi ngựa giơ cao thánh giá trong khi các cô gái trẻ, ăn mặc như các cô phù dâu trong trang phục truyền thống màu trắng.
Thành phố Appenzell của Thụy Sĩ là một trong những nơi thu hút khách du lịch rất mạnh trong dịp lễ Corpus Christi. Trong đoàn rước rất dài, đầy mầu sắc, qua các phố xá người ta thấy các thiếu nữ cũng như các bà mẹ Công Giáo mặc trang phục Taefeli-Meedli đã có từ thời Trung Cổ long trọng rước Mình Thánh Chúa từ nhà thờ chính tòa Appenzell đến quảng trường chính của thành phố.
Người Ba Lan gọi lễ Corpus Christi là Święto Bożego Ciała. Đó là một dịp lễ tưng bừng tại tất cả các thành phố, thị trấn và làng mạc. Sau thánh lễ tại nhà thờ, các đoàn rước tiến qua các đường phố với các thiếu nhi rước tượng Đức Mẹ đi đầu, tiếp theo là các linh mục kính cẩn cung nghinh Mặt Nhật theo sau, cùng với đông đảo anh chị em giáo dân, vừa đi, vừa cầu nguyện và hát. Sau đám rước, họ trở về nhà thờ và chầu Thánh thể suốt cả ngày đến chiều tối.
Trong khi quý vị và anh chị em theo dõi hình ảnh các cuộc rước kiệu tại Ba Lan, Thụy Sĩ và tại Đức, Kim Thúy xin được tóm tắt sơ qua về lịch sử ngày lễ này.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Vào năm 1246, tại Toà giám mục Liège của Bỉ quốc, người ta thấy có cuộc gặp gỡ bất thường giữa Đức Cha Rôbectô de Thorate và sơ Juliana, một nữ tu khiêm hạ và thánh thiện của Dòng Augustinô. Sơ Juliana đến xin yết kiến vị Giám mục sở tại để dâng lên một lời thỉnh cầu: xin giáo quyền cho thiết lập ngày lễ kính Mình Thánh Chúa Giêsu.
Vị Giám mục thánh thiện và khôn ngoan Rôbectô đã hỏi vị nữ tu về động lực thúc đẩy lời thỉnh cầu này. Sơ Juliana thành thật trình bày với Đức Cha rằng hồi nhỏ sơ có thấy hình một vầng trăng rằm với một đốm đen trên đó. Mãi về sau, trong một lần hiện ra, Chúa Giêsu đã giải thích cho Sơ Juliana về ý nghĩa của giấc mơ ngày xưa: vầng trăng rằm tượng trưng cho chu kỳ phụng vụ trong năm; đốm đen là vì trong chu kỳ đó vẫn còn thiếu một ngày lễ để vinh danh Thân Mình Cực Thánh của Chúa Giêsu. Theo Sơ Juliana, ngoài Thứ Năm Tuần Thánh, ngày tưởng niệm việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu còn muốn Giáo Hội có một ngày khác để tôn kính Mình Máu của Ngài.
Kèm với lời giải thích và tỏ bày ý muốn, Chúa Giêsu còn nêu lên ba lý do của việc làm này:
Thứ nhất, Ngài khát khao niềm tin vào Bí tích Thánh Thể được càng ngày càng vững vàng mạnh mẽ nơi mỗi người Kitô hữu;
Thứ hai, Ngài ao ước mọi tín hữu múc được sức mạnh thiêng liêng nơi Bí tích Thánh Thể để có thể can đảm thực thi các nhân đức;
Thứ ba, Ngài mong muốn người tín hữu có cơ hội sửa chữa cho những phạm thánh và bất kính mà loài người đã gây nên.
Dường như được ơn Chúa soi sáng và sắp xếp, nên Đức Cha Rôbectô de Thorate đã lắng nghe và tin tưởng những điều Sơ Juliana nói. Thế rồi, chẳng bao lâu sau, ngài cho thiết lập trong địa phận một ngày lễ kính Mình Thánh Chúa hay còn được gọi là Corpus Christi (tiếng Latinh).
Đức Cha cũng đã trình cho Đức Giáo Hoàng Ubanô IV về những gì ngài đang thực hiện trong địa phận. Và rồi, đến năm 1264, Đức Ubanô đã cho công bố với Giáo Hội hoàn vũ việc chọn ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi làm ngày kính Mình Thánh Chúa cách đặc biệt.
Tập quán trên đã được tuân giữ từ thế kỷ 13 cho đến những thập niên gần đây. Sau Công đồng Vaticanô II, một vài sửa đổi đã được thực thi, trong đó lễ Corpus Christi có thể được dời vào ngày Chúa Nhật sau Lễ Chúa Ba Ngôi theo nhu cầu của địa phương. Suốt hơn 8 thế kỷ trôi qua, cứ đến ngày lễ Kính Mình Thánh Chúa, khắp nơi, trong nhiều giáo xứ, người ta tổ chức chầu lượt, lôi cuốn biết bao nhiêu giáo hữu đến kính thờ suy tôn Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể.