Phụng Vụ - Mục Vụ
Hiệp nhất trong yêu thương
Đinh Lập Liễm
01:48 02/06/2009
LỄ CHÚA BA NGÔI B
HIỆP NHẤT TRONG YÊU THƯƠNG
+++
A. DẪN NHẬP
Trong suốt năm Phụng vụ, chúng ta đã lần lượt mừng các mầu nhiệm ơn cứu độ, hôm nay chúng ta đi vào mầu nhiệm cao cả nhất và cũng căn bản nhất trong đạo: đó là mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Mừng lễ Ba Ngôi không có nghĩa là chỉ lặp lại một cách khô khan câu giáo lý mà ta đã học: mầu nhiệm một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi vị riêng biệt, cùng một bản tính Thiên Chúa, cùng một uy quyền như nhau, không hơn không kém là Cha và Con và Thánh Thần. Chúng ta không thể hiểu được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi nhưng chúng ta có thể hiểu được mầu nhiệm Ba Ngôi là mầu nhiệm yêu thương và hiệp nhất. Mầu nhiệm này phải là mẫu mực cho chúng ta trong đời sống hằng ngày ở gia đình cũng như ngoài xã hội.
Nhờ phép Rửa tội và nhờ Chúa Thánh Thần, chúng ta được nhận làm con Chúa để có thể thưa với Chúa “Abba, Cha ơi” (bài đọc 2). Chúng ta còn được hạnh phúc lớn lao nữa là được Chúa Ba Ngôi sống trong ta để chúng ta được thông phần vào sự sống của Chúa Ba Ngôi và được thừa hưởng Nước Trời với tư cách là con Chúa. Do đó, chúng ta phải biết ơn, yêu mến và tôn thờ Chúa Ba Ngôi trong đời sống hằng ngày bằng những việc làm cụ thể.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Đnl 4, 32-34. 39-40
Sách Đệ nhị luật mà Phụng vụ hôm nay trích ra đoạn văn trên, đã được trước tác trong thời lưu đầy bên Babylon và là phần kết diễn từ thứ nhất của Maisen nói với dân Do thái trước khi họ vào đất hứa.
Theo đó, Maisen nhắc nhở dân Do thái hãy nhớ đến những ưu tuyển và những kỳ công mà Thiên Chúa đã dành cho cha ông họ: ”Có dân nào đã nghe tiếng Thiên Chúa phán bảo từ trong đám lửa như anh em đã nghe ?...Có Thiên Chúa nào đã chọn cho mình một dân tộc giữa các dân tộc khác bằng những dấu lạ, điềm thiêng... như Thiên Chúa của anh em, đã làm tại Ai cập trước mắt anh em không”?
Đây là những đoạn quan trọng nhất của Cựu ước diễn tả đức tin độc thần của dân tộc Do thái. Vì thế, Maisen khuyên dân hãy trung thành giữ những lệnh truyền của Thiên Chúa vừa uy quyền, vừa yêu thương mà chỉ tôn thờ một mình Ngài thôi.
+ Bài đọc 2: Rm 8,14-17
Các Kitô hữu không cần phải chạy đến những nghi lễ làm an lòng như dân ngoại đứng trước một vị Thiên Chúa đáng sợ; họ cũng không cần phải tính toán những nỗ lực của mình như người Do thái trước một Thiên Chúa quan toà. Ngày nay các Kitô hữu đã được Thánh Thần cư ngụ trong tâm hồn qua bí tích Rửa tội và làm cho họ trở nên người con đích thực của Thiên Chúa khiến họ gọi Thiên Chúa là Cha: ”Abba, Cha ơi”.
Kitô hữu được trở nên người con đích thực chứ không phải con nuôi, họ được tham dự vào chính sự sống của Thiên Chúa, được Thiên Chúa cho thừa kế và đồng thừa kế với Đức Kitô. Do đó, họ sống với Chúa trong tâm tình con thảo không còn sợ sệt lo lắng gì nữa.
+ Bài Tin mừng: Mt 28, 16-20
Sách Tin mừng thứ nhất không có bài trình thuật về cuộc Thăng thiên nhưng lại gợi lên mầu nhiệm và nội dung đó khi thuật lại Đấng Phục sinh hiện ra với nhóm Mười Một trên ngọn núi vùng Galilê. Trong lần gặp gỡ cuối cùng này, Đức Giêsu khẳng định quyền bính tối cao của Ngài: ”Thầy đã được trao trọn quyền trên trời dưới đất”(Mt 28,18) Vì thế, trước khi về trời, Ngài sai các môn đệ đi khắp nơi chiêu tập mọi người làm môn đệ, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần và dạy người ta tuân giữ những lệnh truyền của Ngài.
Khi làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Đức Giêsu, các Tông đồ chỉ làm cho chủ quyền của Ngài được biểu lộ trên mọi loài thọ tạo. Tuy nhiên, trong sứ mạng lớn lao ấy, Đức Giêsu vẫn giữ vai trò chính yếu. Ngài chỉ rời thế gian này để hiện diện thâm sâu hơn: ”Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28,20).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Chúa Ba Ngôi trong đời ta.
I. MẠC KHẢI VỀ CHÚA BA NGÔI
Hôm nay chúng ta đi vào mầu nhiệm cao cả nhất trong đạo, là mầu nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo. Đây là một mầu nhiệm thâm sâu nhất, cao cả nhất mà lý trí con người không thể nào có thể hiểu hay hình dung được. Trong Cựu ước, dân Do thái chỉ được mạc khải cho biết là chỉ có một Thiên Chúa Giavê độc nhất và chỉ được tôn thờ một mình Ngài: ”Hôm nay, các ngươi hãy nhận biết và suy niệm trong lòng rằng trên trời dưới đất, chính Chúa là Thiên Chúa chớ không có Chúa nào khác”(Đnl 4,39).
Vậy ai đã cho chúng ta biết mầu nhiệm này ? Chính Đức Giêsu đã mạc khải cho chúng ta. Theo bài Tin mừng hôm nay, trước khi về trời, Đức Giêsu đã tập họp các môn đệ lại ở trên núi để dặn dò một điều sau cùng:”Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28,18-20).
Đức Giêsu chỉ mạc khải cho chúng ta biết có một Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần, còn tìm hiểu về Chúa Ba Ngôi thế nào thì Ngài dành cho Chúa Thánh Thần, Đấng là hồn sống của Hội thánh sẽ soi sáng và giữ gìn kho tàng đức tin. Bởi vì thánh Luca nhìn lịch sử cứu độ như một viễn cảnh mang chiều kích Ba Ngôi: Thời Cựu ước là kỷ nguyên của Chúa Cha, thời loan báo Tin mừng là kỷ nguyên của Chúa Con, và thời hậu Tin mừng Công vụ Tông đồ ghi lại là kỷ nguyên của Chúa Thánh Thần.
2. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi
Cựu ước chưa có mạc khải về Chúa Ba Ngôi. Cựu ước chỉ nhấn mạnh về một đức tin độc thần: Chỉ duy Đức Chúa mới là Thiên Chúa độc nhất hiện hữu và ban ơn cứu độ. Mười điều răn được ban cho dân Israel thì điều răn quan trọng nhất là “Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự”(x. Xh 20,3).
Trong Thánh lễ hôm nay, Tin mừng Matthêu ghi lại lệnh truyền của Chúa Phục sinh, mạc khải rõ ràng về mầu nhiệm này: ”Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”(Mt 28,19).
Sách Công vụ Tông đồ của Luca ghi lại bài giảng của Tông đồ Phêrô có câu:”Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống. Đó là điều anh em đang thấy đang nghe”(Cv 2,33).
Tin mừng Gioan đã nhiều lần đề cập đến mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi:”Thầy sẽ xin Chúa Cha, và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”(Ga 14,16).
Còn thánh Phaolô diễn tả mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi trong thư gửi cho tín hữu Côrintô ở phần chào thăm:”Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em”(2Cr 13,13).
Chúng ta chỉ có thể biết được mạc khải về Chúa Ba Ngôi trong những đoạn Kinh thánh nêu trên. Theo đó, Đức Giêsu cho chúng ta biết: Chúa Cha là Thiên Chúa, còn Ngài là Con Một của Chúa Cha. Ngài và Chúa Cha là một. Ngài ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Ngài, nghĩa là Ngài cùng bản tính với Chúa Cha, Ngài cũng là Thiên Chúa, và Ngài với Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa. Ngài cũng cho biết Chúa Thánh Thần là Đấng Ngài và Chúa Cha sai đến cũng là Thiên Chúa. Như vậy, chỉ là một Thiên Chúa duy nhất nhưng có Ba Ngôi vị riêng biệt chứ không phải là Ba Thiên Chúa. Vì Ba Ngôi cùng chung một bản tính và cùng một quyền năng nên Ba Ngôi bằng nhau, không Ngôi nào lớn hơn. Trong các kinh cầu đều có câu: ”Tam vị nhất thể Thiên Chúa giả”: Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời.
Về công việc của mỗi Ngôi vị, chúng ta được biết khi sáng tạo vũ trụ vạn vật và loài người, Thiên Chúa xuất hiện như một người Cha. Ngài dùng Lời quyền năng làm cho vạn vật từ không xuất hiện (x. St 1,3). Ngài còn tiếp tục quan phòng để các tạo vật tồn tại và ngày một tiến hoá. Khi nguyên tổ loài người phạm tội, Thiên Chúa đã sai Con Một xuống thế làm Đấng Thiên Sai là Đức Giêsu, để thiết lập Nước Trời. Cuối cùng Ngài đã chịu chết trên thập giá để đền tội thay cho loài người. Khi Chúa Giêsu về trời, Chúa Cha lại sai Thánh Thần đến tiếp tục chương trình cứu độ, bằng việc ban ơn thánh hoá để giúp loài người nên con Thiên Chúa và nhận được ơn cứu độ của Đức Giêsu (Lm Đan Vinh).
Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm và mãi mãi vẫn là mầu nhiệm. Thánh Augustinô là một bậc tài trí cũng không thể hiểu được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Cầm một vỏ hến mà tát cạn đại dương còn dễ hơn là thấu hiểu được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Cứ tin, cứ yêu đi rồi sẽ hiểu. Dĩ nhiên chĩ hiểu được một phần rất nhỏ theo kiểu loại suy thôi.
Truyện: Cứ nếm thử mà xem.
Sau khi chấm dứt buổi diễn thuyết chống lại Chúa và các công trình của Ngài, diễn giả mời cử toạ lên diễn đàn, để đặt câu hỏi.
Một người bước lên. Anh này là một người nghiện rượu, vừa mới được cải hóa. Đứng trước thính giả, anh ta lấy từ trong túi ra một trái cam và chậm rải lột vỏ. Chờ mãi, ông diễn giả bực mình bảo anh ta hãy đặt câu hỏi đi. Nhưng, anh ta cứ từ từ làm tiếp cái công việc lột vỏ cam, và không trả lời. Lột vỏ xong, anh ta từ từ ăn cam. Ăn xong, anh ta mới quay về phía diễn giả va hỏi:
- Ông thấy trái cam có ngọt không ?
Diễn giả gầm lên:
- Đồ khùng ! Làm sao tôi biết được là ngọt hay chua, vì tôi có nếm đâu ?
Lúc ấy, anh chàng thính giả mới nói:
- Thế thì làm sao ông có niềm tin vào Chúa, nếu ông không bao giờ nếm thử Ngài.
(Gm Arthur J. Tonne, Stories for Sermons, tập 13)
III. NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ CHÚA BA NGÔI
Nhằm giúp các tín hữu hiểu biết một phần nào về Chúa Ba Ngôi, các nhà thần học đã dùng những hình ảnh để diễn tả, dĩ nhiên những hình ảnh này chỉ diễn tả được một phần nào về Chúa Ba Ngôi, còn mầu nhiệm thì vẫn còn là mầu nhiệm, không thể hiểu được.
Thánh Patrick dùng hình ảnh lá cây “Tam diệp thảo”, tuy chỉ có một lá nhưng do ba lá nhỏ dính vào nhau.
Thánh Ignace de Loyola thường dùng hình ảnh ba nốt nhạc trong một hợp âm. Tuy ba nốt nhạc khác nhau nhưng cùng làm nên một hợp âm nghe du dương.
Hoặc chúng ta có thể dùng hình ảnh nước để diễn tả: nước có thể ở thể hơi, thể lỏng và thể đặc. Tuy chỉ là nước mà có thể ở được những dạng khác nhau.
Hình tam giác đều tuy chỉ là một hình, nhưng có ba góc, ba cạnh đều nhau.
Thời gian có thể lá quá khứ, hiện tại và tương lai.
Và còn rất nhiều hình ảnh khác mà chúng ta không cần kể ra hết.
IV. CHÚA BA NGÔI TRONG ĐỜI TA.
1. Một dịp nhắc nhở.
Lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay là một dịp để chúng ta nhắc lại bí tích Rửa tội. Nhờ phép Rửa, chúng ta được tẩy sạch tội nguyên tổ và tội riêng đã phạm, được ơn thánh hoá, được nhận làm con Chúa, được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa và được thừa hưởng Nước Trời nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Ngày lễ nhắc nhở chúng ta hãy trung thành với Chúa, thi hành những điều đã hứa khi chịu phép rửa tội là từ bỏ ma qủi và những việc làm của chúng; đồng thời nhờ Chúa Thánh Thần hướng dẫn để ta luôn sống trong tình con thảo đối với Chúa để lúc nào cũng có thể thưa với Ngài: ”Abba, Cha ơi”.
Năm 500, vua Clovis và rất nhiều binh sĩ xin được rửa tội qua bàn tay của thánh Rémi tại thành Reims. Trước khi ban phép Rửa tội, thánh nhân tuyên bố với nhà vua của bộ lạc Franc:”Từ đây ông sẽ thờ Đấng mà ông đốt và đốt những cái mà ông thờ”. Và nước phép rửa tội đã chảy trên trán của Clovis và ba ngàn binh sĩ, nhờ công ơn và lời cầu nguyện của bà thành Clotilde, hoàng hậu.
2. Hạnh phúc được làm con Chúa Ba Ngôi
Nhờ phép Rửa và nhờ tác động của Chúa Thánh Thần chúng ta được nhận làm con Chúa. Đã là con thì chúng ta được thừa hưởng mọi quyền lợi của kẻ làm con Chúa, nhất là chúng ta được tham dự vào sự sống thần linh của Chúa. Đấy là một vinh dự lớn lao mà Thiên Chúa dành cho con người chúng ta vì Đức Chúa Cha bởi yêu thương đã dựng nên loài người và tôn lên làm con Ngài để có quyền thừa kế Nước Trời.
Các loài ta thấy trên đời, nếu chúng biết nói, chắc chúng sẽ nói lên sự phen bì với ta, vì Chúa đã biệt đãi loài người phạm tội; chúng thì không phạm tội, lại luôn theo ý Chúa mà không được Chúa thương bằng con người.
Ông vua kia nuôi một con chim hót rất hay, ông vua yêu nó lắm, mua những thức ăn nó thích nhất, sắm cái lồng vàng. Một ngày kia nghe nó hót líu lô, ông vua say mê, và vì yêu nó quá, nên nghĩ rằng: thôi, ta nhận nó làm con, để ăn gia tài của ta. Ông vua nghĩ thế, người ta cho là yêu đến phát điên. Thực ra, Chúa đã yêu ta đến thế: Thiên Chúa mà nhận con người làm con ! Thật là hạnh phúc quá (Trần văn Khả, Phúc âm Chúa nhật B, t.2, tr 124).
3. Chúa Ba Ngôi hành động trong ta
Khi đã trở thành người con Chúa chúng ta được tham dự vào đời sống của Chúa Ba Ngôi. Chúng ta có Chúa ngự trong mình vì Chúa đã nói:”Ai yêu mến Thầy và tuân giữ các lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến nó, chúng ta sẽ đến ở trong nó và chúng ta sẽ lập cư trong nhà nó”(Ga 14,23).
Thánh Phaolô cũng xác quyết:”Anh em lại không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần của Thiên Chúa ở trong anh em sao”?(1Cr 3,16-17; 6,19).
Các thánh đã sống mầu nhiệm này một cách hết sức ân cần và thân mật. Việc Chúa Ba Ngôi ở trong tâm hồn đã ghi sâu vào tâm trí các ngài và làm cho các ngài không bao giờ cảm thấy cô đơn lẻ loi. Thánh Têrêsa Hài đồng đã nói:”Lạy Chúa Ba Ngôi chí thánh, Chúa trở nên tù nhân bị giam hãm trong hồn con”.
Truyện: Ba Ngôi hành động nơi ta.
Một cuộc thảo luận của nhóm thanh niên diễn ra rất sôi nổi về đề tài Chúa Ba Ngôi mà chúng ta mừng lễ hôm nay. Họ đã xem lại giáo huấn căn bản: Trong Thiên Chúa Ba Ngôi, có Ba Ngôi vị, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên, chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Rồi họ bàn bạc thêm về vấn nạn Ba Ngôi cùng hành động thế nào, nhưng vấn đề sâu xa, vượt quá hiểu biết của họ, và mấy người hướng về Cha sở đang ngồi ở phía ngoài:
- Thưa cha, cha có thể soi sáng cho chúng con về vấn đề này ?
Cha sở đáp:
- Có lẽ tôi có thể đưa ra chút ánh sáng cho vấn đề. Rồi ngài quay sang một tham dự viên và hỏi:
- Bill, bạn có biết chơi Guitar không ?
Bill nhìn nhận:
- Con chơi được lắm.
Và cha sở tiếp:
- Cây đàn guitar gây ra tiếng nhạc thế nào ? Có ba sự việc liên đới với nhau. Nghệ thuật âm nhạc hay là tâm trí bảo ta điều phải làm, bàn tay thì gảy – dây tạo ra tiếng đàn. Tâm trí không tạo ra tiếng đàn, bàn tay không tạo ra tiếng đàn, nhưng cả hai việc cùng với dây tạo ra tiếng đàn. Cả ba việc cùng làm, dầu rằng việc riêng biệt của dây là tạo ra tiếng đàn. Thiên Chúa Ba Ngôi hành động giống như thế !
Cả nhóm đồng ý rằng: hình ảnh mà cha sở trình bầy đã giúp họ hiểu hơn.
(Gm Arthur Tonne, Bài Giảng TM CN, năm A, tr 75)
4. Thái độ của ta đối với Chúa Ba Ngôi
Thánh Gioan nói:”Thiên Chúa là Tình yêu”. Ngài là nguồn gốc mọi tình yêu. Ngài san sẻ cho chúng ta tình yêu của Ngài để chúng ta yêu Ngài và yêu thương nhau. Điều răn mến Chúa yêu người phải được thực hiện song song, mà muốn yêu Chúa thì phải yêu người.
a) Yêu thương nhau:
Khi nói đến yêu thì phải nói yêu ai chứ không chỉ nói yêu suông. Mà nếu không yêu ai thì chỉ là yêu mình, một tình yêu vị kỷ bệnh hoạn, giống như tình yêu của anh chàng Narcisse trong thần thoại Hy lạp. Ngày xưa có một anh chàng tên là Narcisse không yêu thương ai hết ngoài chính bản thân anh ta, anh yêu mình đến nỗi một hôm nhìn thấy bóng dáng mình phản chiếu trên mặt nước một cái giếng, anh xúc động quá nhảy tùm xuống giếng để ôm lấy hình ảnh của mình và phải chết đuối. Về sau người ta đặt tên cho chứng bệnh tự yêu thương mình là chứng bệnh Narcisse.
Yêu thương là phải biết hy sinh, phục vụ người khác. Yêu thương là phải biết cho đi, phải biết trao cái mình có nhất là chính bản thân mình vì cho đi thì hạnh phúc hơn là nhận.
b) Tôn trọng sự hiệp nhất:
Thiên Chúa Ba Ngôi là hình ảnh tuyệt vời của sự hiệp nhất. Chúa Cha yêu thương đã sinh ra Chúa Con và tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con đã làm phát sinh ra Chúa Thánh Thần. Tuy Ba Ngôi nhưng chỉ là một Thiên Chúa duy nhất, trong sự yêu thương và hiệp nhất. Cuộc sống của cộng đoàn cũng cần phải có sự hiệp nhất theo gương Chúa Ba Ngôi để lúc nào cũng vang lên câu Thánh vịnh:
Anh em xum họp một nhà
Bao là tốt đẹp bao là thú vui.
c) Tôn thờ Chúa Ba Ngôi:
Để tỏ lòng yêu mến tôn sùng Chúa Ba Ngôi, ta phải có thái độ trân trọng khi xưng danh Chúa Ba Ngôi như khi đọc kinh Sáng danh hay lúc làm dấu Thánh giá. Chính trong đó ta đang tuyên xưng danh Chúa Ba Ngôi rất thánh. Ngoài ra chúng nên nghĩ ra những cách thích hợp để nhắc ta năng nhớ đên Chúa Ba Ngôi trong cuộc sống.
Truyện: Phòng ngủ ba cửa sổ.
Thánh Barbara sống vào thế kỷ thứ 3, thời kỳ mà theo đạo tức là ngầm hiểu là bằng lòng tử đạo. Mặc dù thế, bà thánh này đã giữ vững đức tin, để nhiều giờ ăn chay cầu nguyện. Cha của bà tên là Dioscorus, là một người ngoại đạo. Trước khi đi chu du, ông phác họa một đồ án để xây căn nhà mới. Trong phòng Barbara, theo đồ án thì có hai cửa sổ, nhưng vì Barbara có lòng tôn sùng Chúa Ba Ngôi cả trong việc xây nhà, bà nghĩ vì Chúa Ba Ngôi nên tốt hơn phòng bà có ba cửa sổ.
Khi chu du trở về, cha bà thấy có sự thay đổi trong việc xây cất không đúng như đồ án của ông, ông đoán có lý do gì đây. Thánh Barbara thú nhận rằng bà đã theo đạo từ lâu. Cha bà bực tức. Ông không muốn cho vua ngoại đạo làm lôi thôi, nên ông đã đem con đi xử. Bà bị kết án chém đầu. Để tự cứu mạng mình và để chứng tỏ cho vua thấy mình trung thành với nhà vua thế nào, chính ông Dioscorus mang bản án đi. Thiên Chúa thịnh nộ vì hành động bất nhân ấy đã cho sét đánh chết Dioscorus tức thì.
Ngày nay, trên những bức ảnh thánh Barbara, chúng ta còn thấy bà cầm cành lá thắng trận tử đạo và ba cửa sổ ở phía sau bà, có ánh sáng mặt trời chiếu qua chói lọi.
(W. Diamond, Đồng cỏ non, tr 96-97).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
HIỆP NHẤT TRONG YÊU THƯƠNG
+++
A. DẪN NHẬP
Trong suốt năm Phụng vụ, chúng ta đã lần lượt mừng các mầu nhiệm ơn cứu độ, hôm nay chúng ta đi vào mầu nhiệm cao cả nhất và cũng căn bản nhất trong đạo: đó là mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Mừng lễ Ba Ngôi không có nghĩa là chỉ lặp lại một cách khô khan câu giáo lý mà ta đã học: mầu nhiệm một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi vị riêng biệt, cùng một bản tính Thiên Chúa, cùng một uy quyền như nhau, không hơn không kém là Cha và Con và Thánh Thần. Chúng ta không thể hiểu được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi nhưng chúng ta có thể hiểu được mầu nhiệm Ba Ngôi là mầu nhiệm yêu thương và hiệp nhất. Mầu nhiệm này phải là mẫu mực cho chúng ta trong đời sống hằng ngày ở gia đình cũng như ngoài xã hội.
Nhờ phép Rửa tội và nhờ Chúa Thánh Thần, chúng ta được nhận làm con Chúa để có thể thưa với Chúa “Abba, Cha ơi” (bài đọc 2). Chúng ta còn được hạnh phúc lớn lao nữa là được Chúa Ba Ngôi sống trong ta để chúng ta được thông phần vào sự sống của Chúa Ba Ngôi và được thừa hưởng Nước Trời với tư cách là con Chúa. Do đó, chúng ta phải biết ơn, yêu mến và tôn thờ Chúa Ba Ngôi trong đời sống hằng ngày bằng những việc làm cụ thể.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Đnl 4, 32-34. 39-40
Sách Đệ nhị luật mà Phụng vụ hôm nay trích ra đoạn văn trên, đã được trước tác trong thời lưu đầy bên Babylon và là phần kết diễn từ thứ nhất của Maisen nói với dân Do thái trước khi họ vào đất hứa.
Theo đó, Maisen nhắc nhở dân Do thái hãy nhớ đến những ưu tuyển và những kỳ công mà Thiên Chúa đã dành cho cha ông họ: ”Có dân nào đã nghe tiếng Thiên Chúa phán bảo từ trong đám lửa như anh em đã nghe ?...Có Thiên Chúa nào đã chọn cho mình một dân tộc giữa các dân tộc khác bằng những dấu lạ, điềm thiêng... như Thiên Chúa của anh em, đã làm tại Ai cập trước mắt anh em không”?
Đây là những đoạn quan trọng nhất của Cựu ước diễn tả đức tin độc thần của dân tộc Do thái. Vì thế, Maisen khuyên dân hãy trung thành giữ những lệnh truyền của Thiên Chúa vừa uy quyền, vừa yêu thương mà chỉ tôn thờ một mình Ngài thôi.
+ Bài đọc 2: Rm 8,14-17
Các Kitô hữu không cần phải chạy đến những nghi lễ làm an lòng như dân ngoại đứng trước một vị Thiên Chúa đáng sợ; họ cũng không cần phải tính toán những nỗ lực của mình như người Do thái trước một Thiên Chúa quan toà. Ngày nay các Kitô hữu đã được Thánh Thần cư ngụ trong tâm hồn qua bí tích Rửa tội và làm cho họ trở nên người con đích thực của Thiên Chúa khiến họ gọi Thiên Chúa là Cha: ”Abba, Cha ơi”.
Kitô hữu được trở nên người con đích thực chứ không phải con nuôi, họ được tham dự vào chính sự sống của Thiên Chúa, được Thiên Chúa cho thừa kế và đồng thừa kế với Đức Kitô. Do đó, họ sống với Chúa trong tâm tình con thảo không còn sợ sệt lo lắng gì nữa.
+ Bài Tin mừng: Mt 28, 16-20
Sách Tin mừng thứ nhất không có bài trình thuật về cuộc Thăng thiên nhưng lại gợi lên mầu nhiệm và nội dung đó khi thuật lại Đấng Phục sinh hiện ra với nhóm Mười Một trên ngọn núi vùng Galilê. Trong lần gặp gỡ cuối cùng này, Đức Giêsu khẳng định quyền bính tối cao của Ngài: ”Thầy đã được trao trọn quyền trên trời dưới đất”(Mt 28,18) Vì thế, trước khi về trời, Ngài sai các môn đệ đi khắp nơi chiêu tập mọi người làm môn đệ, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần và dạy người ta tuân giữ những lệnh truyền của Ngài.
Khi làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Đức Giêsu, các Tông đồ chỉ làm cho chủ quyền của Ngài được biểu lộ trên mọi loài thọ tạo. Tuy nhiên, trong sứ mạng lớn lao ấy, Đức Giêsu vẫn giữ vai trò chính yếu. Ngài chỉ rời thế gian này để hiện diện thâm sâu hơn: ”Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28,20).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Chúa Ba Ngôi trong đời ta.
I. MẠC KHẢI VỀ CHÚA BA NGÔI
Hôm nay chúng ta đi vào mầu nhiệm cao cả nhất trong đạo, là mầu nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo. Đây là một mầu nhiệm thâm sâu nhất, cao cả nhất mà lý trí con người không thể nào có thể hiểu hay hình dung được. Trong Cựu ước, dân Do thái chỉ được mạc khải cho biết là chỉ có một Thiên Chúa Giavê độc nhất và chỉ được tôn thờ một mình Ngài: ”Hôm nay, các ngươi hãy nhận biết và suy niệm trong lòng rằng trên trời dưới đất, chính Chúa là Thiên Chúa chớ không có Chúa nào khác”(Đnl 4,39).
Vậy ai đã cho chúng ta biết mầu nhiệm này ? Chính Đức Giêsu đã mạc khải cho chúng ta. Theo bài Tin mừng hôm nay, trước khi về trời, Đức Giêsu đã tập họp các môn đệ lại ở trên núi để dặn dò một điều sau cùng:”Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28,18-20).
Đức Giêsu chỉ mạc khải cho chúng ta biết có một Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần, còn tìm hiểu về Chúa Ba Ngôi thế nào thì Ngài dành cho Chúa Thánh Thần, Đấng là hồn sống của Hội thánh sẽ soi sáng và giữ gìn kho tàng đức tin. Bởi vì thánh Luca nhìn lịch sử cứu độ như một viễn cảnh mang chiều kích Ba Ngôi: Thời Cựu ước là kỷ nguyên của Chúa Cha, thời loan báo Tin mừng là kỷ nguyên của Chúa Con, và thời hậu Tin mừng Công vụ Tông đồ ghi lại là kỷ nguyên của Chúa Thánh Thần.
2. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi
Cựu ước chưa có mạc khải về Chúa Ba Ngôi. Cựu ước chỉ nhấn mạnh về một đức tin độc thần: Chỉ duy Đức Chúa mới là Thiên Chúa độc nhất hiện hữu và ban ơn cứu độ. Mười điều răn được ban cho dân Israel thì điều răn quan trọng nhất là “Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự”(x. Xh 20,3).
Trong Thánh lễ hôm nay, Tin mừng Matthêu ghi lại lệnh truyền của Chúa Phục sinh, mạc khải rõ ràng về mầu nhiệm này: ”Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”(Mt 28,19).
Sách Công vụ Tông đồ của Luca ghi lại bài giảng của Tông đồ Phêrô có câu:”Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống. Đó là điều anh em đang thấy đang nghe”(Cv 2,33).
Tin mừng Gioan đã nhiều lần đề cập đến mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi:”Thầy sẽ xin Chúa Cha, và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”(Ga 14,16).
Còn thánh Phaolô diễn tả mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi trong thư gửi cho tín hữu Côrintô ở phần chào thăm:”Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em”(2Cr 13,13).
Chúng ta chỉ có thể biết được mạc khải về Chúa Ba Ngôi trong những đoạn Kinh thánh nêu trên. Theo đó, Đức Giêsu cho chúng ta biết: Chúa Cha là Thiên Chúa, còn Ngài là Con Một của Chúa Cha. Ngài và Chúa Cha là một. Ngài ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Ngài, nghĩa là Ngài cùng bản tính với Chúa Cha, Ngài cũng là Thiên Chúa, và Ngài với Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa. Ngài cũng cho biết Chúa Thánh Thần là Đấng Ngài và Chúa Cha sai đến cũng là Thiên Chúa. Như vậy, chỉ là một Thiên Chúa duy nhất nhưng có Ba Ngôi vị riêng biệt chứ không phải là Ba Thiên Chúa. Vì Ba Ngôi cùng chung một bản tính và cùng một quyền năng nên Ba Ngôi bằng nhau, không Ngôi nào lớn hơn. Trong các kinh cầu đều có câu: ”Tam vị nhất thể Thiên Chúa giả”: Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời.
Về công việc của mỗi Ngôi vị, chúng ta được biết khi sáng tạo vũ trụ vạn vật và loài người, Thiên Chúa xuất hiện như một người Cha. Ngài dùng Lời quyền năng làm cho vạn vật từ không xuất hiện (x. St 1,3). Ngài còn tiếp tục quan phòng để các tạo vật tồn tại và ngày một tiến hoá. Khi nguyên tổ loài người phạm tội, Thiên Chúa đã sai Con Một xuống thế làm Đấng Thiên Sai là Đức Giêsu, để thiết lập Nước Trời. Cuối cùng Ngài đã chịu chết trên thập giá để đền tội thay cho loài người. Khi Chúa Giêsu về trời, Chúa Cha lại sai Thánh Thần đến tiếp tục chương trình cứu độ, bằng việc ban ơn thánh hoá để giúp loài người nên con Thiên Chúa và nhận được ơn cứu độ của Đức Giêsu (Lm Đan Vinh).
Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm và mãi mãi vẫn là mầu nhiệm. Thánh Augustinô là một bậc tài trí cũng không thể hiểu được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Cầm một vỏ hến mà tát cạn đại dương còn dễ hơn là thấu hiểu được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Cứ tin, cứ yêu đi rồi sẽ hiểu. Dĩ nhiên chĩ hiểu được một phần rất nhỏ theo kiểu loại suy thôi.
Truyện: Cứ nếm thử mà xem.
Sau khi chấm dứt buổi diễn thuyết chống lại Chúa và các công trình của Ngài, diễn giả mời cử toạ lên diễn đàn, để đặt câu hỏi.
Một người bước lên. Anh này là một người nghiện rượu, vừa mới được cải hóa. Đứng trước thính giả, anh ta lấy từ trong túi ra một trái cam và chậm rải lột vỏ. Chờ mãi, ông diễn giả bực mình bảo anh ta hãy đặt câu hỏi đi. Nhưng, anh ta cứ từ từ làm tiếp cái công việc lột vỏ cam, và không trả lời. Lột vỏ xong, anh ta từ từ ăn cam. Ăn xong, anh ta mới quay về phía diễn giả va hỏi:
- Ông thấy trái cam có ngọt không ?
Diễn giả gầm lên:
- Đồ khùng ! Làm sao tôi biết được là ngọt hay chua, vì tôi có nếm đâu ?
Lúc ấy, anh chàng thính giả mới nói:
- Thế thì làm sao ông có niềm tin vào Chúa, nếu ông không bao giờ nếm thử Ngài.
(Gm Arthur J. Tonne, Stories for Sermons, tập 13)
III. NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ CHÚA BA NGÔI
Nhằm giúp các tín hữu hiểu biết một phần nào về Chúa Ba Ngôi, các nhà thần học đã dùng những hình ảnh để diễn tả, dĩ nhiên những hình ảnh này chỉ diễn tả được một phần nào về Chúa Ba Ngôi, còn mầu nhiệm thì vẫn còn là mầu nhiệm, không thể hiểu được.
Thánh Patrick dùng hình ảnh lá cây “Tam diệp thảo”, tuy chỉ có một lá nhưng do ba lá nhỏ dính vào nhau.
Thánh Ignace de Loyola thường dùng hình ảnh ba nốt nhạc trong một hợp âm. Tuy ba nốt nhạc khác nhau nhưng cùng làm nên một hợp âm nghe du dương.
Hoặc chúng ta có thể dùng hình ảnh nước để diễn tả: nước có thể ở thể hơi, thể lỏng và thể đặc. Tuy chỉ là nước mà có thể ở được những dạng khác nhau.
Hình tam giác đều tuy chỉ là một hình, nhưng có ba góc, ba cạnh đều nhau.
Thời gian có thể lá quá khứ, hiện tại và tương lai.
Và còn rất nhiều hình ảnh khác mà chúng ta không cần kể ra hết.
IV. CHÚA BA NGÔI TRONG ĐỜI TA.
1. Một dịp nhắc nhở.
Lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay là một dịp để chúng ta nhắc lại bí tích Rửa tội. Nhờ phép Rửa, chúng ta được tẩy sạch tội nguyên tổ và tội riêng đã phạm, được ơn thánh hoá, được nhận làm con Chúa, được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa và được thừa hưởng Nước Trời nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Ngày lễ nhắc nhở chúng ta hãy trung thành với Chúa, thi hành những điều đã hứa khi chịu phép rửa tội là từ bỏ ma qủi và những việc làm của chúng; đồng thời nhờ Chúa Thánh Thần hướng dẫn để ta luôn sống trong tình con thảo đối với Chúa để lúc nào cũng có thể thưa với Ngài: ”Abba, Cha ơi”.
Năm 500, vua Clovis và rất nhiều binh sĩ xin được rửa tội qua bàn tay của thánh Rémi tại thành Reims. Trước khi ban phép Rửa tội, thánh nhân tuyên bố với nhà vua của bộ lạc Franc:”Từ đây ông sẽ thờ Đấng mà ông đốt và đốt những cái mà ông thờ”. Và nước phép rửa tội đã chảy trên trán của Clovis và ba ngàn binh sĩ, nhờ công ơn và lời cầu nguyện của bà thành Clotilde, hoàng hậu.
2. Hạnh phúc được làm con Chúa Ba Ngôi
Nhờ phép Rửa và nhờ tác động của Chúa Thánh Thần chúng ta được nhận làm con Chúa. Đã là con thì chúng ta được thừa hưởng mọi quyền lợi của kẻ làm con Chúa, nhất là chúng ta được tham dự vào sự sống thần linh của Chúa. Đấy là một vinh dự lớn lao mà Thiên Chúa dành cho con người chúng ta vì Đức Chúa Cha bởi yêu thương đã dựng nên loài người và tôn lên làm con Ngài để có quyền thừa kế Nước Trời.
Các loài ta thấy trên đời, nếu chúng biết nói, chắc chúng sẽ nói lên sự phen bì với ta, vì Chúa đã biệt đãi loài người phạm tội; chúng thì không phạm tội, lại luôn theo ý Chúa mà không được Chúa thương bằng con người.
Ông vua kia nuôi một con chim hót rất hay, ông vua yêu nó lắm, mua những thức ăn nó thích nhất, sắm cái lồng vàng. Một ngày kia nghe nó hót líu lô, ông vua say mê, và vì yêu nó quá, nên nghĩ rằng: thôi, ta nhận nó làm con, để ăn gia tài của ta. Ông vua nghĩ thế, người ta cho là yêu đến phát điên. Thực ra, Chúa đã yêu ta đến thế: Thiên Chúa mà nhận con người làm con ! Thật là hạnh phúc quá (Trần văn Khả, Phúc âm Chúa nhật B, t.2, tr 124).
3. Chúa Ba Ngôi hành động trong ta
Khi đã trở thành người con Chúa chúng ta được tham dự vào đời sống của Chúa Ba Ngôi. Chúng ta có Chúa ngự trong mình vì Chúa đã nói:”Ai yêu mến Thầy và tuân giữ các lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến nó, chúng ta sẽ đến ở trong nó và chúng ta sẽ lập cư trong nhà nó”(Ga 14,23).
Thánh Phaolô cũng xác quyết:”Anh em lại không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần của Thiên Chúa ở trong anh em sao”?(1Cr 3,16-17; 6,19).
Các thánh đã sống mầu nhiệm này một cách hết sức ân cần và thân mật. Việc Chúa Ba Ngôi ở trong tâm hồn đã ghi sâu vào tâm trí các ngài và làm cho các ngài không bao giờ cảm thấy cô đơn lẻ loi. Thánh Têrêsa Hài đồng đã nói:”Lạy Chúa Ba Ngôi chí thánh, Chúa trở nên tù nhân bị giam hãm trong hồn con”.
Truyện: Ba Ngôi hành động nơi ta.
Một cuộc thảo luận của nhóm thanh niên diễn ra rất sôi nổi về đề tài Chúa Ba Ngôi mà chúng ta mừng lễ hôm nay. Họ đã xem lại giáo huấn căn bản: Trong Thiên Chúa Ba Ngôi, có Ba Ngôi vị, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên, chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Rồi họ bàn bạc thêm về vấn nạn Ba Ngôi cùng hành động thế nào, nhưng vấn đề sâu xa, vượt quá hiểu biết của họ, và mấy người hướng về Cha sở đang ngồi ở phía ngoài:
- Thưa cha, cha có thể soi sáng cho chúng con về vấn đề này ?
Cha sở đáp:
- Có lẽ tôi có thể đưa ra chút ánh sáng cho vấn đề. Rồi ngài quay sang một tham dự viên và hỏi:
- Bill, bạn có biết chơi Guitar không ?
Bill nhìn nhận:
- Con chơi được lắm.
Và cha sở tiếp:
- Cây đàn guitar gây ra tiếng nhạc thế nào ? Có ba sự việc liên đới với nhau. Nghệ thuật âm nhạc hay là tâm trí bảo ta điều phải làm, bàn tay thì gảy – dây tạo ra tiếng đàn. Tâm trí không tạo ra tiếng đàn, bàn tay không tạo ra tiếng đàn, nhưng cả hai việc cùng với dây tạo ra tiếng đàn. Cả ba việc cùng làm, dầu rằng việc riêng biệt của dây là tạo ra tiếng đàn. Thiên Chúa Ba Ngôi hành động giống như thế !
Cả nhóm đồng ý rằng: hình ảnh mà cha sở trình bầy đã giúp họ hiểu hơn.
(Gm Arthur Tonne, Bài Giảng TM CN, năm A, tr 75)
4. Thái độ của ta đối với Chúa Ba Ngôi
Thánh Gioan nói:”Thiên Chúa là Tình yêu”. Ngài là nguồn gốc mọi tình yêu. Ngài san sẻ cho chúng ta tình yêu của Ngài để chúng ta yêu Ngài và yêu thương nhau. Điều răn mến Chúa yêu người phải được thực hiện song song, mà muốn yêu Chúa thì phải yêu người.
a) Yêu thương nhau:
Khi nói đến yêu thì phải nói yêu ai chứ không chỉ nói yêu suông. Mà nếu không yêu ai thì chỉ là yêu mình, một tình yêu vị kỷ bệnh hoạn, giống như tình yêu của anh chàng Narcisse trong thần thoại Hy lạp. Ngày xưa có một anh chàng tên là Narcisse không yêu thương ai hết ngoài chính bản thân anh ta, anh yêu mình đến nỗi một hôm nhìn thấy bóng dáng mình phản chiếu trên mặt nước một cái giếng, anh xúc động quá nhảy tùm xuống giếng để ôm lấy hình ảnh của mình và phải chết đuối. Về sau người ta đặt tên cho chứng bệnh tự yêu thương mình là chứng bệnh Narcisse.
Yêu thương là phải biết hy sinh, phục vụ người khác. Yêu thương là phải biết cho đi, phải biết trao cái mình có nhất là chính bản thân mình vì cho đi thì hạnh phúc hơn là nhận.
b) Tôn trọng sự hiệp nhất:
Thiên Chúa Ba Ngôi là hình ảnh tuyệt vời của sự hiệp nhất. Chúa Cha yêu thương đã sinh ra Chúa Con và tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con đã làm phát sinh ra Chúa Thánh Thần. Tuy Ba Ngôi nhưng chỉ là một Thiên Chúa duy nhất, trong sự yêu thương và hiệp nhất. Cuộc sống của cộng đoàn cũng cần phải có sự hiệp nhất theo gương Chúa Ba Ngôi để lúc nào cũng vang lên câu Thánh vịnh:
Anh em xum họp một nhà
Bao là tốt đẹp bao là thú vui.
c) Tôn thờ Chúa Ba Ngôi:
Để tỏ lòng yêu mến tôn sùng Chúa Ba Ngôi, ta phải có thái độ trân trọng khi xưng danh Chúa Ba Ngôi như khi đọc kinh Sáng danh hay lúc làm dấu Thánh giá. Chính trong đó ta đang tuyên xưng danh Chúa Ba Ngôi rất thánh. Ngoài ra chúng nên nghĩ ra những cách thích hợp để nhắc ta năng nhớ đên Chúa Ba Ngôi trong cuộc sống.
Truyện: Phòng ngủ ba cửa sổ.
Thánh Barbara sống vào thế kỷ thứ 3, thời kỳ mà theo đạo tức là ngầm hiểu là bằng lòng tử đạo. Mặc dù thế, bà thánh này đã giữ vững đức tin, để nhiều giờ ăn chay cầu nguyện. Cha của bà tên là Dioscorus, là một người ngoại đạo. Trước khi đi chu du, ông phác họa một đồ án để xây căn nhà mới. Trong phòng Barbara, theo đồ án thì có hai cửa sổ, nhưng vì Barbara có lòng tôn sùng Chúa Ba Ngôi cả trong việc xây nhà, bà nghĩ vì Chúa Ba Ngôi nên tốt hơn phòng bà có ba cửa sổ.
Khi chu du trở về, cha bà thấy có sự thay đổi trong việc xây cất không đúng như đồ án của ông, ông đoán có lý do gì đây. Thánh Barbara thú nhận rằng bà đã theo đạo từ lâu. Cha bà bực tức. Ông không muốn cho vua ngoại đạo làm lôi thôi, nên ông đã đem con đi xử. Bà bị kết án chém đầu. Để tự cứu mạng mình và để chứng tỏ cho vua thấy mình trung thành với nhà vua thế nào, chính ông Dioscorus mang bản án đi. Thiên Chúa thịnh nộ vì hành động bất nhân ấy đã cho sét đánh chết Dioscorus tức thì.
Ngày nay, trên những bức ảnh thánh Barbara, chúng ta còn thấy bà cầm cành lá thắng trận tử đạo và ba cửa sổ ở phía sau bà, có ánh sáng mặt trời chiếu qua chói lọi.
(W. Diamond, Đồng cỏ non, tr 96-97).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:59 02/06/2009
LÀM KHÓ HÀNG XÓM
Có một bà kể tội hàng xóm với người bạn đến thăm, nói rằng cái bà chủ nhà ấy không biết chăm sóc gia đình tí nào cả:
- “Bạn không thấy con cái của bà ấy có nhiều lôi thôi nhếch nhác lắm, lại còn nhà cửa của bà ta nữa, làm hàng xóm với hạng người ấy thật là mất mặt. Bạn nhìn mấy bộ áo quần đó vẫn còn vứt bừa bãi trên giường với mấy cái khăn bẩn.”
Người bạn đi đến bên cửa sổ nhìn ra ngoài, sau đó nói:
- “Mình cảm thấy mấy cái áo quần móc ở đó rất sạch sẽ ! Này bạn ơi, trên cửa sổ của bạn có rất nhiều vết nhơ đó.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Hàng xóm ở với nhau không ít nhiều thì cũng đều có những lời qua tiếng lại, không vì đám con nít đánh nhau thì cũng con gà con vịt chạy qua vườn hàng xóm ăn rau ăn cỏ.v.v...tuy nhiên không ai có thể quên câu nói của tổ tiên để lại: “thứ nhất cận thân, thứ nhì cận lân” hoặc “bán anh em xa mua láng giềng gần” thì nên bỏ chín làm mười.
Có những người hàng xóm không thích gia đình Ki-tô hữu cũng là người hàng xóm của họ, bởi vì những gia đình Công Giáo ấy cứ sống khép kín không giao tiếp với họ, vì gia đình họ có thờ ông địa trước cổng nhà, vì gia đình họ là những tìn đồ Phật giáo ngoan đạo.v.v...
Từ chỗ không thích thì phát sinh ra những điều không hay, như: thấy ông địa mà phát sợ, cái bụng bự quá, vào nhà toàn là mùi nhang đèn muốn bệnh, bàn thờ Phật gì mà dơ bẩn quá, tàn nhang hương khói bay khắp nơi trong nhà.v.v...
Cửa kính nhà mình bị dơ cho nên nhìn cảnh vật bên ngoài cũng không thấy đẹp, cũng vậy, nếu mỗi người Ki-tô hữu học được giáo huấn của Giáo Hội thì sẽ coi mọi tín ngưỡng tôn giáo đều là tốt đẹp, nếu mỗi gia đình Ki-tô hữu biết sống đúng Lời Chúa thì chắc chắn sẽ sống chan hòa với mọi người và với mọi tôn giáo.
Tất cả những ai làm việc theo lương tâm ngay lành thì đều là những Ki-tô hữu vô danh, cho nên mọi người Ki-tô hữu đều có bổn phận sống yêu thương, và trở thành những chứng nhân của Chúa Giê-su giữa mọi người mà không làm khó ai cả về niềm tin của họ.
N2T |
Có một bà kể tội hàng xóm với người bạn đến thăm, nói rằng cái bà chủ nhà ấy không biết chăm sóc gia đình tí nào cả:
- “Bạn không thấy con cái của bà ấy có nhiều lôi thôi nhếch nhác lắm, lại còn nhà cửa của bà ta nữa, làm hàng xóm với hạng người ấy thật là mất mặt. Bạn nhìn mấy bộ áo quần đó vẫn còn vứt bừa bãi trên giường với mấy cái khăn bẩn.”
Người bạn đi đến bên cửa sổ nhìn ra ngoài, sau đó nói:
- “Mình cảm thấy mấy cái áo quần móc ở đó rất sạch sẽ ! Này bạn ơi, trên cửa sổ của bạn có rất nhiều vết nhơ đó.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Hàng xóm ở với nhau không ít nhiều thì cũng đều có những lời qua tiếng lại, không vì đám con nít đánh nhau thì cũng con gà con vịt chạy qua vườn hàng xóm ăn rau ăn cỏ.v.v...tuy nhiên không ai có thể quên câu nói của tổ tiên để lại: “thứ nhất cận thân, thứ nhì cận lân” hoặc “bán anh em xa mua láng giềng gần” thì nên bỏ chín làm mười.
Có những người hàng xóm không thích gia đình Ki-tô hữu cũng là người hàng xóm của họ, bởi vì những gia đình Công Giáo ấy cứ sống khép kín không giao tiếp với họ, vì gia đình họ có thờ ông địa trước cổng nhà, vì gia đình họ là những tìn đồ Phật giáo ngoan đạo.v.v...
Từ chỗ không thích thì phát sinh ra những điều không hay, như: thấy ông địa mà phát sợ, cái bụng bự quá, vào nhà toàn là mùi nhang đèn muốn bệnh, bàn thờ Phật gì mà dơ bẩn quá, tàn nhang hương khói bay khắp nơi trong nhà.v.v...
Cửa kính nhà mình bị dơ cho nên nhìn cảnh vật bên ngoài cũng không thấy đẹp, cũng vậy, nếu mỗi người Ki-tô hữu học được giáo huấn của Giáo Hội thì sẽ coi mọi tín ngưỡng tôn giáo đều là tốt đẹp, nếu mỗi gia đình Ki-tô hữu biết sống đúng Lời Chúa thì chắc chắn sẽ sống chan hòa với mọi người và với mọi tôn giáo.
Tất cả những ai làm việc theo lương tâm ngay lành thì đều là những Ki-tô hữu vô danh, cho nên mọi người Ki-tô hữu đều có bổn phận sống yêu thương, và trở thành những chứng nhân của Chúa Giê-su giữa mọi người mà không làm khó ai cả về niềm tin của họ.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:00 02/06/2009
N2T |
33. Vì để đạt được phương pháp tu sữa hoàn thiện, thì phương pháp tóm tắt nhất, dễ dàng nhất, đó là luôn nghĩ đến sự giáng lâm của Thiên Chúa.
(Thánh Basilius Magnus)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:02 02/06/2009
N2T |
133. Đọc sách không nên tham đọc nhiều mà là nên suy tư thêm nhiều, đọc sách như thế khiến cho chúng ta được lợi ích rất nhiều.
Nhờ Thần Khí Anh Em Sẽ Được Sống
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
02:55 02/06/2009
Cảm nghiệm Sống # 85= NHỜ THẦN KHÍ ANH EM SẼ ĐƯỢC SỐNG
Trong Ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, tôi đọc thư Rôma 8, câu 13 như sau:
"Vì nếu anh em sống theo xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh
diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em thì anh em sẽ được sống".
1- Thần Khi Chúa muốn ngự trong bạn: Ngài muốn hòa lẫn chính Ngài với bạn. Thất bại của
Adam và Eva là họ đã không để Chúa thự hiện mục đích ấy, nên họ bị xác thịt xâm chiếm,
họ tự tách ra khỏi Chúa, nên họ mất đi chỗ đứng trong Chúa.
2- Kết quả là họ sa ngã: Bạn cũng vậy, có bao nhiêu tật xấu còn đang chiếm hữu trong bạn,
nên bạn không thấy ngh thấy tiếng Chúa Thánh Thần muốn nhắc bảo bạn.
3- Lòng bạn dể dính như kẹo cao su: Bạn rất dễ dính vào tham vọng riêng tư, nếu bạn nhiễm
vào một tật xấu nào, bạn không thể mến Chúa đúng đắn được và dần dần xa Ngài.
4- Giữ đạo hình thức bên ngoài: Bạn thường nghỉ rằng mình hay đi lễ, đi nhóm, nghe giảng là
có Chúa. Không ! Có thể còn trở ngại, nếu bạn không chừa bỏ các tật xấu, đam mê đi.
5- Bạn phải luôn xét mình: Tôi có đang lấy đi những tật xấu khỏi mình không? Nếu có là đang
sống trong Chúa Thánh Thần, bạn đang gia tăng chất Chúa, được chết đi và thanh tẩy.
6- Chết đi và thanh tẩy là gì? Là bỏ đi tính kiêu ngạo, bỏ tính nóng nẩy, ghen tương, tham mê
tiền bạc, sắc đep...mỗi ngày một chút, là bạn đang lớn lên trong Chúa Thánh Thần.
7- Chúa Giêsu nói với bạn: Hễ ai trong các ngươi không từ bỏ mọi sự mình có, thì không thể
làm môn đệ tôi được ! (Lc 14, 33). Ý Ngài muốn bạn phải từ bỏ nhiều tật xấu khỏi bạn.
Vì thế, tôi mượn lời Thánh Phaolo quả quyết như sau: Những việc do tính xác thịt gây ra thì
ai cũng rõ, đó là dâm bôn, ô
uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp,
chia rẽ, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén và những điều khác giống
như vậy... Còn hoa quả Thần Khí là: Bác ái, Hoan lạc, Bình an, Nhẫn nhục, Nhân hậu, Từ
tâm, Trung tín, Hiền hòa, Tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế. Những
ai thuộc về Đức Kito thì đã đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và
đam mê. (Gl 5, 19-24)
Phó tế: JB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Trong Ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, tôi đọc thư Rôma 8, câu 13 như sau:
"Vì nếu anh em sống theo xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh
diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em thì anh em sẽ được sống".
1- Thần Khi Chúa muốn ngự trong bạn: Ngài muốn hòa lẫn chính Ngài với bạn. Thất bại của
Adam và Eva là họ đã không để Chúa thự hiện mục đích ấy, nên họ bị xác thịt xâm chiếm,
họ tự tách ra khỏi Chúa, nên họ mất đi chỗ đứng trong Chúa.
2- Kết quả là họ sa ngã: Bạn cũng vậy, có bao nhiêu tật xấu còn đang chiếm hữu trong bạn,
nên bạn không thấy ngh thấy tiếng Chúa Thánh Thần muốn nhắc bảo bạn.
3- Lòng bạn dể dính như kẹo cao su: Bạn rất dễ dính vào tham vọng riêng tư, nếu bạn nhiễm
vào một tật xấu nào, bạn không thể mến Chúa đúng đắn được và dần dần xa Ngài.
4- Giữ đạo hình thức bên ngoài: Bạn thường nghỉ rằng mình hay đi lễ, đi nhóm, nghe giảng là
có Chúa. Không ! Có thể còn trở ngại, nếu bạn không chừa bỏ các tật xấu, đam mê đi.
5- Bạn phải luôn xét mình: Tôi có đang lấy đi những tật xấu khỏi mình không? Nếu có là đang
sống trong Chúa Thánh Thần, bạn đang gia tăng chất Chúa, được chết đi và thanh tẩy.
6- Chết đi và thanh tẩy là gì? Là bỏ đi tính kiêu ngạo, bỏ tính nóng nẩy, ghen tương, tham mê
tiền bạc, sắc đep...mỗi ngày một chút, là bạn đang lớn lên trong Chúa Thánh Thần.
7- Chúa Giêsu nói với bạn: Hễ ai trong các ngươi không từ bỏ mọi sự mình có, thì không thể
làm môn đệ tôi được ! (Lc 14, 33). Ý Ngài muốn bạn phải từ bỏ nhiều tật xấu khỏi bạn.
Vì thế, tôi mượn lời Thánh Phaolo quả quyết như sau: Những việc do tính xác thịt gây ra thì
ai cũng rõ, đó là dâm bôn, ô
uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp,
chia rẽ, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén và những điều khác giống
như vậy... Còn hoa quả Thần Khí là: Bác ái, Hoan lạc, Bình an, Nhẫn nhục, Nhân hậu, Từ
tâm, Trung tín, Hiền hòa, Tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế. Những
ai thuộc về Đức Kito thì đã đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và
đam mê. (Gl 5, 19-24)
Phó tế: JB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Thánh Phaolô biến đổi cuộc đời rao giảng Đức Kitô: sơ yếu lý lịch (1)
LM Carolo Hồ Bạc Xái
19:51 02/06/2009
PHAOLÔ BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI RAO GIẢNG ĐỨC KITÔ
Bài 1: SƠ YẾU LÝ LỊCH THÁNH PHAOLÔ
Bản tự khai của Phaolô
Pl 3,4-6: (1) Là người Do thái + Quyền công dân Rôma; (2) Thuộc phái Pharisêu; (3) Sinh trưởng ở diaspora (Tarsô)
Tên
Saoulos (Saul – Sa-un – Saolê): nghĩa đen là “người được hỏi”
• Là tên do thái được đặt khi mới sinh
• Cũng là tên của một người nổi tiếng cùng chi tộc Benjamin, đó là vua Saolê, vị vua đầu tiên của thể chế quân chủ Do thái.
• Khi đặt cho con cái tên này, chắc chắn cha mẹ ngài kỳ vọng rất nhiều vào ngài.
Paulus (Phaolô)
• Là tên Rôma. Paulus nghĩa là “Ít, nhỏ”
• Là tên thứ hai đồng thời với tên Saoulos (chứ không phải là tên mới có sau này), vì ngài có quốc tịch Rôma.
• Thuở thiếu thời ngài chỉ dùng tên do thái. Sau này khi đi truyền giáo ở đảo Sýp, ngài mới chính thức xưng bằng tên Rôma này. Lý do thứ nhất là để lấy cảm tình của Thống đốc đảo này Sergius Paulus (Cv 13,7-8); lý do thứ hai để cho thấy sứ mạng truyền giáo cho lương dân. Từ đó ngài luôn được gọi là Phaolô.
Diaspora
• Gia đình ngài sinh sống ở thành phố Tarsô (nay thuộc nước Thổ Nhĩ Kỳ). Ngoài lãnh thổ Palestine, gọi chung là diaspora.
• Chữ Diaspora có nghĩa là “lưu lạc”
• Người do thái ở diaspora một mặt vẫn giữ truyền thống văn hóa và tôn giáo của dân tộc (đặc biệt là cơ chế hội đường), mặt khác hội nhập với văn hóa hy lạp, đầu óc cởi mở.
Công dân Rôma
• Rất ít người có quyền này (thống kê thế kỷ I: chỉ 1/5 dân số của đế quốc)
• Hai cách để có quyền này: bẩm sinh; dùng tiền để mua (x. Cv 22,24-28: Claudius Lysia, vị chỉ huy cơ đội coi đền thờ Giêrusalem phải dùng tiền để mua).
• Phaolô có quyền bẩm sinh này. Gia đình ngài có công với hoàng đế Auguste.
• Được tham gia sinh hoạt sống công cộng của xã hội
• Những đặc quyền về thuế má
• Đặc quyền về pháp lý (đòi được chính hoàng đề xét xử; nếu bị xử tử thì không phải chịu những hình khổ nhục nhã và đau đớn, nhưng “được” chém đầu)
Phái Pharisêu
• Thời đó có nhiều hệ phái: (1) Sađóc: mất uy tín; (2) Pharisêu: uy tín nhất; (3) Essêni: tuy đạo đức nhưng sống xa cách nên không ảnh hưởng nhiều; (4) Zêlốt: quá khích và thiên về chính trị, quân sự.
• Phái này thành lập từ thời Macabê khởi nghĩa. Đặc điểm của phái Pharisêu là rất coi trọng lề luật Môsê (x. 1Mcb 2,26-27: “Ông bừng lửa nhiệt thành đối với Luật… Rồi ông Mattítgia rảo khắp thành và hô lớn tiếng ‘Ai nhiệt thành với Lề Luật và tuân giữ Giao ước, hãy theo tôi’”)
• Thời Phaolô, những người Pharisêu là những người học thức, thường là ký lục, chuyên viên diễn giải Thánh Kinh (x. Rm 2,17-20: Chính Phaolô mô tả một mẫu người Pharisêu)
Rabbi, đệ tử của Rabbi Gamaliel
• Cv 22,3: Phaolô xưng mình là đệ tử của Rabbi Gamaliel.
• Gamaliel (Tên ông có nghĩa là “Chúa là phần thưởng của tôi”) là một trong những Rabbi nổi tiếng nhất thời đó. Ông nội ông là Rabbi Hillel l’Ancien người đã lập một học viện Pharisêu vào triều Hêrôđê. Gamaliel là viện sĩ hàn lâm Do thái giáo. Là Pharisêu nên Gamaliel cũng rất tôn trọng lề luật, nhưng không nệ luật, trái lại có đầu óc cởi mở (Cv 5,34-41: can thiệp ở Thượng hội đồng để bênh vực cho các tông đồ)
• Thời đó, Rabbi là một “tước hàm” của một số rất ít người học rộng, đức dầy như Gamaliel. Khi uy tín Chúa Giêsu lên cao, nhiều người cũng gọi Ngài là Rabbi.
• Có lẽ Phaolô cũng được gọi là Rabbi. Sự kiện ông được Thượng hội đồng do thái giáo tín nhiệm trao giấy ủy quyền đi bắt các tín hữu Đức Kitô ở cả trong và ngoài người Do thái chứng tỏ điều đó.
SUY NGHĨ
Với sơ yếu lý lịch như vậy, Phaolô có một tương lai hết sức rực rỡ.
Nhưng ngài đã từ bỏ tất cả vì Đức Kitô:
• “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô” (Pl 3,8)
• “Vì Người (Đức Kitô), tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người” (Pl 3,8-9)
Bài 1: SƠ YẾU LÝ LỊCH THÁNH PHAOLÔ
Bản tự khai của Phaolô
Pl 3,4-6: (1) Là người Do thái + Quyền công dân Rôma; (2) Thuộc phái Pharisêu; (3) Sinh trưởng ở diaspora (Tarsô)
Tên
Saoulos (Saul – Sa-un – Saolê): nghĩa đen là “người được hỏi”
• Là tên do thái được đặt khi mới sinh
• Cũng là tên của một người nổi tiếng cùng chi tộc Benjamin, đó là vua Saolê, vị vua đầu tiên của thể chế quân chủ Do thái.
• Khi đặt cho con cái tên này, chắc chắn cha mẹ ngài kỳ vọng rất nhiều vào ngài.
Paulus (Phaolô)
• Là tên Rôma. Paulus nghĩa là “Ít, nhỏ”
• Là tên thứ hai đồng thời với tên Saoulos (chứ không phải là tên mới có sau này), vì ngài có quốc tịch Rôma.
• Thuở thiếu thời ngài chỉ dùng tên do thái. Sau này khi đi truyền giáo ở đảo Sýp, ngài mới chính thức xưng bằng tên Rôma này. Lý do thứ nhất là để lấy cảm tình của Thống đốc đảo này Sergius Paulus (Cv 13,7-8); lý do thứ hai để cho thấy sứ mạng truyền giáo cho lương dân. Từ đó ngài luôn được gọi là Phaolô.
Diaspora
• Gia đình ngài sinh sống ở thành phố Tarsô (nay thuộc nước Thổ Nhĩ Kỳ). Ngoài lãnh thổ Palestine, gọi chung là diaspora.
• Chữ Diaspora có nghĩa là “lưu lạc”
• Người do thái ở diaspora một mặt vẫn giữ truyền thống văn hóa và tôn giáo của dân tộc (đặc biệt là cơ chế hội đường), mặt khác hội nhập với văn hóa hy lạp, đầu óc cởi mở.
Công dân Rôma
• Rất ít người có quyền này (thống kê thế kỷ I: chỉ 1/5 dân số của đế quốc)
• Hai cách để có quyền này: bẩm sinh; dùng tiền để mua (x. Cv 22,24-28: Claudius Lysia, vị chỉ huy cơ đội coi đền thờ Giêrusalem phải dùng tiền để mua).
• Phaolô có quyền bẩm sinh này. Gia đình ngài có công với hoàng đế Auguste.
• Được tham gia sinh hoạt sống công cộng của xã hội
• Những đặc quyền về thuế má
• Đặc quyền về pháp lý (đòi được chính hoàng đề xét xử; nếu bị xử tử thì không phải chịu những hình khổ nhục nhã và đau đớn, nhưng “được” chém đầu)
Phái Pharisêu
• Thời đó có nhiều hệ phái: (1) Sađóc: mất uy tín; (2) Pharisêu: uy tín nhất; (3) Essêni: tuy đạo đức nhưng sống xa cách nên không ảnh hưởng nhiều; (4) Zêlốt: quá khích và thiên về chính trị, quân sự.
• Phái này thành lập từ thời Macabê khởi nghĩa. Đặc điểm của phái Pharisêu là rất coi trọng lề luật Môsê (x. 1Mcb 2,26-27: “Ông bừng lửa nhiệt thành đối với Luật… Rồi ông Mattítgia rảo khắp thành và hô lớn tiếng ‘Ai nhiệt thành với Lề Luật và tuân giữ Giao ước, hãy theo tôi’”)
• Thời Phaolô, những người Pharisêu là những người học thức, thường là ký lục, chuyên viên diễn giải Thánh Kinh (x. Rm 2,17-20: Chính Phaolô mô tả một mẫu người Pharisêu)
Rabbi, đệ tử của Rabbi Gamaliel
• Cv 22,3: Phaolô xưng mình là đệ tử của Rabbi Gamaliel.
• Gamaliel (Tên ông có nghĩa là “Chúa là phần thưởng của tôi”) là một trong những Rabbi nổi tiếng nhất thời đó. Ông nội ông là Rabbi Hillel l’Ancien người đã lập một học viện Pharisêu vào triều Hêrôđê. Gamaliel là viện sĩ hàn lâm Do thái giáo. Là Pharisêu nên Gamaliel cũng rất tôn trọng lề luật, nhưng không nệ luật, trái lại có đầu óc cởi mở (Cv 5,34-41: can thiệp ở Thượng hội đồng để bênh vực cho các tông đồ)
• Thời đó, Rabbi là một “tước hàm” của một số rất ít người học rộng, đức dầy như Gamaliel. Khi uy tín Chúa Giêsu lên cao, nhiều người cũng gọi Ngài là Rabbi.
• Có lẽ Phaolô cũng được gọi là Rabbi. Sự kiện ông được Thượng hội đồng do thái giáo tín nhiệm trao giấy ủy quyền đi bắt các tín hữu Đức Kitô ở cả trong và ngoài người Do thái chứng tỏ điều đó.
SUY NGHĨ
Với sơ yếu lý lịch như vậy, Phaolô có một tương lai hết sức rực rỡ.
Nhưng ngài đã từ bỏ tất cả vì Đức Kitô:
• “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô” (Pl 3,8)
• “Vì Người (Đức Kitô), tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người” (Pl 3,8-9)
Mục vụ Giáo lý Trẻ em: Tầm quan trọng của việc giảng dậy Giáo lý
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
19:54 02/06/2009
MỤC VỤ GIÁO LÝ TRẺ EM
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIẢNG DẬY GIÁO LÝ
Trong mỗi giáo xứ, có rất nhiều công việc các hội đoàn khác nhau: ca đoàn, Legio Mariae, giới trẻ, hiền mẫu, gia trưởng … Tuy nhiên, việc giảng dậy giáo lý cho các em thiếu nhi và thanh thiếu niên (gọi chung là các em) không kém phần quan trọng. Đây là công việc ưu tiên hàng đầu, vì như chúng ta đã biết dậy Giáo lý là trình bày Lời Chúa một cách đơn giản, cụ thể, sống động cho các tín hữu nói chung, đặc biệt là các em hiểu và sống đức tin, thể hiện qua hai chiều kích là sống tốt với tha nhân và sống kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Do đó, để thực hiện được chương trình này trong suốt một năm học cũng như về lâu dài, trước tiên cần có nhân sự, cũng như các phương tiện trợ giúp cần
thiết.
Trong một giáo xứ, trách nhiệm tối cao thuộc về cha sở, với tư cách là cánh tay nối dài của giám mục. Tuy nhiên, về mảng giảng dạy giáo lý cho các em, cha sở cũng cần đến các giáo lý viên là những cộng tác viên không thể thiếu. Chính vì thế, công việc quan tâm đào tạo đội ngũ giáo lý viên là việc làm cần thiết trong các giáo xứ.
II. CÔNG VIỆC ĐÀO TẠO GIÁO LÝ VIÊN
1/ Tầm quan trọng của giáo lý viên
Giáo lý viên đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc Phúc Âm hoá qua các thế kỷ. Ngày nay, họ vẫn được coi là “những người rao giảng Tin Mừng không thể thay thế” (xem Thông Điệp Sứ vụ Đấng Cứu Độ). Do đó, để giáo lý viên có thể chu toàn sứ mạng cao cả nói trên, cần chuẩn bị cho họ hành trang kiến thức đặc biệt qua các khoá huấn luyện, bởi vì mọi hoạt động tông đồ mà không do những người đã được huấn luyện hẳn hoi gánh vác thì sẽ dẫn đến thất bại.
Việc huấn luyện giáo lý viên đòi hỏi sự bao quát và chuyên biệt. Bao quát nghĩa là bao gồm tất cả mọi chiều kích của giáo lý viên. Chuyên biệt nghĩa là phù hợp với những đặc trưng của công tác mà giáo lý viên được kêu gọi để làm thay thế cho các mục tử.
Cụ thể của việc đào tạo giáo lý viên là: đào tạo kiến thức Giáo lý, đào tạo về nhân bản, cũng như các kỹ năng sinh hoạt. Mục đích của việc dậy Giáo lý phải dẫn đến sự trưởng thành đức tin, thể hiện qua mối quan hệ với Thiên Chúa và tha nhân, cho nên chính các giáo lý viên phải có kinh nghiệm này trước đã, nghĩa là phải có một đời sống thiêng liêng sâu sắc: tham dự thánh lễ, năng lãnh nhận bí tích giao hoà, tham gia các buổi tĩnh tâm …
2/ Những quyền lợi cho giáo lý viên
Trong giáo xứ, người được cha sở bổ nhiệm làm trưởng Ban Giáo Lý phải giữ vai trò cầu nối giữa cha sở và các giáo lý viên, nhất là nói thay cho họ những tâm tư, nguyện vọng, thuận lợi và khó khăn để cho cha sở quan tâm đúng mức. Trong vai trò là những người giáo dục đức tin, và cộng sự viên của cha sở, các giáo lý viên hoàn toàn có quyền được quan tâm thích đáng về tinh thần cũng như về vật chất. Vì vậy, giữa các hội đoàn trong giáo xứ, giáo lý viên đương nhiên nhận được sự ưu tiên hàng đầu từ cha sở. Song song với sự nâng đỡ về tinh thần, cũng phải lập một quỹ về tài chính dành cho việc đào tạo, cũng như công tác giảng dậy Giáo lý cho các em.
Việc trả thù lao cho giáo lý viên phải được ghi nhận như một vấn đề công bằng, chứ không phải là một vấn đề trả thù lao tự do. Giáo lý viên chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư phải được trả thù lao theo những quy định chính xác, được ấn định ở cấp bậc giáo phận, và giáo xứ. Đặc biệt phải lưu tâm đến những giáo lý viên đau yếu, tàn phế, hoặc lớn tuổi (xem phần III, SÁCH HƯỚNG DẪN GIÁO LÝ VIÊN, một văn kiện Toà Thánh về việc định hướng cho ơn gọi, huấn luyện và thăng tiến giáo lý viên trong các miền truyền giáo thuộc THÁNH BỘ PHÚC ÂM HOÁ CÁC DÂN TỘC, Vatican 1993).
Tuy nhiên, lý tưởng nhất vẫn là kêu gọi những người có công việc ổn định, sẵn sàng cam kết trong việc dấn thân giảng dậy Giáo lý mà không nhận thù lao. Ngoài ra, với điều kiện thuận lợi đó, những giáo lý viên này sẽ an tâm cộng tác với cha sở trong lãnh vực giáo lý lâu dài hơn.
III. THÀNH LẬP BAN BẢO TRỢ
Thành lập Ban Bảo Trợ là việc làm hết sức cần thiết. Chính họ là người đóng góp, hoặc vận động người khác đóng góp để gây quỹ cho Ban Giáo Lý. Trong suốt một năm học, có rất nhiều dịp cần phải chi phí: dịp khải giảng, các đợt thi đua trong mùa Giáng Sinh và Phục Sinh, tổng kết phát thưởng cuối khoá, mừng lễ bổn mạng giáo lý viên … Về nguyên tắc việc gây quỹ Giáo lý đến từ nhiều phía, trong đó có cả phía cha mẹ các em thiếu nhi, nhưng hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện và tuỳ tâm. Do đó, số thu từ phía cha mẹ các em thiếu nhi chưa đủ cho công việc giảng dậy trong suốt một năm, và như vậy việc thành lập Ban Bảo Trợ là việc làm hoàn toàn thiết thực.
IV. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRONG MỘT NĂM HỌC
1/ Công tác chuẩn bị
a- Thông báo khai giảng khoá Giáo lý
Một tháng trước khi khai giảng khoá Giáo lý, cần thông báo trên các phương tiện thông tin của giáo xứ, kết hợp với việc nhắc nhở của cha sở trong từng thánh lễ ngày Chúa Nhật suốt cả tháng đó, đồng thời gần ngày khai giảng nên nhắc các em hoặc các bậc phụ huynh đến lãnh phiếu đăng ký học giáo lý.
Khi đã nhận được các phiếu đăng ký, cho phép chúng ta chia các em thành các khối và từng lớp trong mỗi khối theo độ tuổi. Cụ thể như sau:
+ Khối Khai Tâm bao gồm các lớp: Vườn Trẻ (6 tuổi); Khai Tâm 1 (7 tuổi) và Khai Tâm 2 (8 tuổi).
+ Khối Rước lễ bao gồm các lớp: Dự bị Rước Lễ (9 tuổi); Rước Lễ (10 tuổi).
+ Khối Thêm Sức bao gồm các lớp: Dự bị Thêm Sức (11 tuổi); Thêm Sức (12 tuổi).
+ Khối Kinh Thánh bao gồm các lớp: Tân Ước (13 tuổi); Cựu Ước (14 tuổi).
+ Khối Bao Đồng bao gồm các lớp: Phụng vụ Bí tích (15 tuổi); Giáo Hội (16 tuổi); và Bao Đồng (17 tuổi).
Như vậy, việc dậy Giáo lý không tập trung cho khối Rước Lễ và Thêm sức, mà vẫn phải duy trì các khối trước và sau đó. Trước đó, tức là khối Khai Tâm, ở khối này chưa đặt nặng vấn đề học hỏi Giáo lý một cách bài bản, mà chỉ dừng lại ở mức độ làm quen với việc học hỏi Giáo lý sơ khởi. Cũng vậy, sau khi chịu phép Thêm Sức, các em thường có khuynh hướng ngưng học Giáo lý và thế là thời gian tiếp theo các em bị bỏ rơi. Việc mở các lớp trong khối bao đồng, giúp các em có một hành trang kiến thức sống đạo một cách toàn diện để bước vào đời, sống chứng nhân trong môi trường mình sống và làm việc.
Tuy nhiên, tuỳ điều kiện và hoàn cảnh từng nơi, có thể linh hoạt trong việc tăng hay giảm độ tuổi và thời gian theo học giáo lý của các em trong mỗi khối. Cần căn cứ vào hai điểm mốc chính, đó là việc ấn định độ tuổi cho các em lãnh nhận Bí tích Thánh Thể lần đầu và lãnh nhận Bí tích Thêm Sức để tiến hành quá trình giảng dậy giáo lý cách toàn diện và liên tục được áp dụng cho các em từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc việc học hỏi giáo lý.
b- Thành lập Ban Giáo Lý
Đi đôi với việc phát phiếu đăng ký học Giáo lý cho các em thiếu nhi, cũng cần củng cố các ban điều phối cho năm học mới. Trước hết, về đội ngũ giáo lý viên cũng cần đăng ký và bổ sung các thành viên mới. Khi đã nắm được con số cụ thể, bắt đầu chia các ban: Thủ Quỹ, Sinh Hoạt, Khánh Tiết, Giám Học và các giáo lý viên phụ trách và giảng dạy trong các lớp của từng khối. Tiếp đến, lập chương trình tổng quát cho một năm: về giờ giấc, ngày khai giảng và bế giảng, chủ đề của năm học, các dịp thi đua trong các mùa Phụng Vụ, các buổi hội chợ văn nghệ và trại hè, thống nhất giáo án trong mỗi lớp học, ấn định các khóa họp hàng tháng để rút ưu khuyết cũng như thực hiện các bước
tiếp theo của một tương lai gần, cũng như tạo điều kiện huấn luyện giáo lý viên kèm theo.
2/ Khai giảng
Nên tổ chức lễ khai giảng vào thánh lễ Chúa nhật và cử hành cách trang trọng hơn hẳn so với các thánh lễ Chúa nhật khác để tạo ấn tượng cho các em trong một niên khoá Giáo lý mới. Trong thánh lễ này, ngoài các em và các giáo lý viên, cũng mời các bậc cha mẹ của các em, các thành viên Ban Bảo Trợ, và các vị trong Hội Đồng Giáo Xứ, để các em thấy được sự quan tâm của hết thảy mọi người dành cho mình. Trước thánh lễ, tổ chức cho các em từng lớp trong khối, ăn mặc đồng phục gọn gàng xếp hàng ở cuối nhà thờ để rước cha chủ tế vào dâng thánh lễ. Sau bài giảng, bố trí một người đại diện các giáo lý viên, một đại diện cho các em đọc lời tuyên thệ của giáo lý viên và của
các em học giáo lý. Làm như vậy, về phía các giáo lý viên sẽ ý thức được việc giảng dậy Giáo lý của mình, còn về phía các em điều đó sẽ giúp các em siêng năng học Giáo lý và có thói quen tập luyện các đức tính nhân bản.
3/ Các dịp thi đua tương ứng với các mùa Phụng Vụ
Để các em làm quen với Năm Phụng Vụ nói chung, cách riêng hai Mùa chính trong năm và ý thức được việc Hội Thánh cử hành các mùa Phụng vụ, Ban Giáo Lý nên phát động phong trào thi đua, như: siêng năng tham dự thánh lễ, viết thư cho Chúa Hài Đồng trong mùa Giáng Sinh, làm việc bác ái và sửa chữa tật xấu trong Mùa Chay. Sau mỗi đợt thi đua, đều có tổng kết phát thưởng. Tuy có thể ở vào độ tuổi của các em, mục đích thi hành các việc trên xuất phát từ động lực thích các phần thưởng, nhưng đó là điều cần thiết để tập cho các em thói quen tham gia các buổi cử hành Phụng Vụ, và nắm bắt được ý nghĩa của từng Mùa, nhất là Mùa Giáng Sinh và Phục sinh với hai biến cố quan trọng nhất liên quan
đến sứ mạng cứu thế của Đức Giêsu.
4/ Bế giảng
Sau một năm học hành vất vả của các em, cho nên lễ bế giảng cũng cần được tổ chức long trọng không kém lễ khai giảng. Đây là dịp để nêu lên những cố gắng chung của thầy cũng như trò, rất cần thiết nêu ra những tấm gương của các giáo lý viên, hay sự giúp đỡ của ân nhân nào đó trong công cuộc này, đặc biệt là khen thưởng cho những em chăm ngoan. Phần thưởng vào lúc này vô cùng có ý nghĩa, nó vừa giúp cho các em đó chăm ngoan hơn nữa, đồng thời cũng nhắc nhở cho các em khác chưa được phần thưởng còn phải phấn đấu không ngừng. Và đây cũng là dịp để cho cha sở bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các hội đoàn cũng như cá nhân đã góp của góp công trong việc giảng dậy Giáo
lý cho các em. Cụ thể, ngài cám ơn các giáo lý viên đã hy sinh thời gian, sức khoẻ, tận tâm tận lực trong việc giáo dục đức tin và nhân bản cho các em thiếu nhi, cám ơn những người hảo tâm đã rộng tay đóng góp, các bậc cha mẹ và các em thiếu nhi đã nhiệt tình hưởng ứng. Và cũng nên bố trí một em đại diện lên cám ơn tất cả những thành phần nêu trên, để dậy cho các em bài học thực tiễn về lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình.
Một buổi văn nghệ cũng cần được tổ chức như là sự tưởng thưởng chung cho tất cả mọi người, đồng thời giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, cùng đứng quanh cha sở để lo việc dậy dỗ đức tin và nhân bản cho các con em. Còn về phía các em đây là khoảnh khắc các em tạm quên đi những công việc học hành, thả mình tận hưởng những ngày hè lý thú và bổ ích.
Nếu có điều kiện, nên tổ chức trại hè để tạo cho các em có một sân chơi lành mạnh, giúp các em có khả năng sinh hoạt, gần gũi với thiên nhiên, biết thêm các địa danh cũng như phong tục tập quán khác trên đất nước, và tập cho các em biết sống liên đới với người khác.
V. LỜI KẾT
Công việc giảng dậy Giáo Lý, giúp cho các em trưởng thành về đức tin và nhân bản phải là ưu tiên số một của cha sở, của các bậc cha mẹ cũng như tất cả các thành phần khác trong giáo xứ …. Đây thực sự là trách nhiệm và bổn phận Thiên Chúa giao cho những người liên hệ kể trên. Do đó đòi hỏi mọi người cộng tác một cách đắc lực, tận tâm, cũng như toàn diện không những về vật chất mà còn bằng cả tấm lòng yêu mến. Không phải là chúng ta dậy các em một mớ kiến thức về giáo lý, nhưng là dẫn các em đến với Thiên Chúa để các em được Ngài dậy bảo và biến đổi. Như vậy chúng ta trước hết phải có kinh nghiệm thiêng liêng tiếp xúc với Thiên Chúa trước đã. Cộng tác trong công
việc giảng dậy Giáo lý là đáp lại tiếng Chúa mời gọi chúng ta - những người được mang danh Kitô và mang trong mình mầm sống bất diệt – khám phá mục đích tối hậu của cuộc đời là Thiên Chúa được tôn vinh, con người được nhận biết Thiên Chúa và bước đi trong ơn cứu độ của Thiên Chúa.
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIẢNG DẬY GIÁO LÝ
Trong mỗi giáo xứ, có rất nhiều công việc các hội đoàn khác nhau: ca đoàn, Legio Mariae, giới trẻ, hiền mẫu, gia trưởng … Tuy nhiên, việc giảng dậy giáo lý cho các em thiếu nhi và thanh thiếu niên (gọi chung là các em) không kém phần quan trọng. Đây là công việc ưu tiên hàng đầu, vì như chúng ta đã biết dậy Giáo lý là trình bày Lời Chúa một cách đơn giản, cụ thể, sống động cho các tín hữu nói chung, đặc biệt là các em hiểu và sống đức tin, thể hiện qua hai chiều kích là sống tốt với tha nhân và sống kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Do đó, để thực hiện được chương trình này trong suốt một năm học cũng như về lâu dài, trước tiên cần có nhân sự, cũng như các phương tiện trợ giúp cần
thiết.
Trong một giáo xứ, trách nhiệm tối cao thuộc về cha sở, với tư cách là cánh tay nối dài của giám mục. Tuy nhiên, về mảng giảng dạy giáo lý cho các em, cha sở cũng cần đến các giáo lý viên là những cộng tác viên không thể thiếu. Chính vì thế, công việc quan tâm đào tạo đội ngũ giáo lý viên là việc làm cần thiết trong các giáo xứ.
II. CÔNG VIỆC ĐÀO TẠO GIÁO LÝ VIÊN
1/ Tầm quan trọng của giáo lý viên
Giáo lý viên đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc Phúc Âm hoá qua các thế kỷ. Ngày nay, họ vẫn được coi là “những người rao giảng Tin Mừng không thể thay thế” (xem Thông Điệp Sứ vụ Đấng Cứu Độ). Do đó, để giáo lý viên có thể chu toàn sứ mạng cao cả nói trên, cần chuẩn bị cho họ hành trang kiến thức đặc biệt qua các khoá huấn luyện, bởi vì mọi hoạt động tông đồ mà không do những người đã được huấn luyện hẳn hoi gánh vác thì sẽ dẫn đến thất bại.
Việc huấn luyện giáo lý viên đòi hỏi sự bao quát và chuyên biệt. Bao quát nghĩa là bao gồm tất cả mọi chiều kích của giáo lý viên. Chuyên biệt nghĩa là phù hợp với những đặc trưng của công tác mà giáo lý viên được kêu gọi để làm thay thế cho các mục tử.
Cụ thể của việc đào tạo giáo lý viên là: đào tạo kiến thức Giáo lý, đào tạo về nhân bản, cũng như các kỹ năng sinh hoạt. Mục đích của việc dậy Giáo lý phải dẫn đến sự trưởng thành đức tin, thể hiện qua mối quan hệ với Thiên Chúa và tha nhân, cho nên chính các giáo lý viên phải có kinh nghiệm này trước đã, nghĩa là phải có một đời sống thiêng liêng sâu sắc: tham dự thánh lễ, năng lãnh nhận bí tích giao hoà, tham gia các buổi tĩnh tâm …
2/ Những quyền lợi cho giáo lý viên
Trong giáo xứ, người được cha sở bổ nhiệm làm trưởng Ban Giáo Lý phải giữ vai trò cầu nối giữa cha sở và các giáo lý viên, nhất là nói thay cho họ những tâm tư, nguyện vọng, thuận lợi và khó khăn để cho cha sở quan tâm đúng mức. Trong vai trò là những người giáo dục đức tin, và cộng sự viên của cha sở, các giáo lý viên hoàn toàn có quyền được quan tâm thích đáng về tinh thần cũng như về vật chất. Vì vậy, giữa các hội đoàn trong giáo xứ, giáo lý viên đương nhiên nhận được sự ưu tiên hàng đầu từ cha sở. Song song với sự nâng đỡ về tinh thần, cũng phải lập một quỹ về tài chính dành cho việc đào tạo, cũng như công tác giảng dậy Giáo lý cho các em.
Việc trả thù lao cho giáo lý viên phải được ghi nhận như một vấn đề công bằng, chứ không phải là một vấn đề trả thù lao tự do. Giáo lý viên chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư phải được trả thù lao theo những quy định chính xác, được ấn định ở cấp bậc giáo phận, và giáo xứ. Đặc biệt phải lưu tâm đến những giáo lý viên đau yếu, tàn phế, hoặc lớn tuổi (xem phần III, SÁCH HƯỚNG DẪN GIÁO LÝ VIÊN, một văn kiện Toà Thánh về việc định hướng cho ơn gọi, huấn luyện và thăng tiến giáo lý viên trong các miền truyền giáo thuộc THÁNH BỘ PHÚC ÂM HOÁ CÁC DÂN TỘC, Vatican 1993).
Tuy nhiên, lý tưởng nhất vẫn là kêu gọi những người có công việc ổn định, sẵn sàng cam kết trong việc dấn thân giảng dậy Giáo lý mà không nhận thù lao. Ngoài ra, với điều kiện thuận lợi đó, những giáo lý viên này sẽ an tâm cộng tác với cha sở trong lãnh vực giáo lý lâu dài hơn.
III. THÀNH LẬP BAN BẢO TRỢ
Thành lập Ban Bảo Trợ là việc làm hết sức cần thiết. Chính họ là người đóng góp, hoặc vận động người khác đóng góp để gây quỹ cho Ban Giáo Lý. Trong suốt một năm học, có rất nhiều dịp cần phải chi phí: dịp khải giảng, các đợt thi đua trong mùa Giáng Sinh và Phục Sinh, tổng kết phát thưởng cuối khoá, mừng lễ bổn mạng giáo lý viên … Về nguyên tắc việc gây quỹ Giáo lý đến từ nhiều phía, trong đó có cả phía cha mẹ các em thiếu nhi, nhưng hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện và tuỳ tâm. Do đó, số thu từ phía cha mẹ các em thiếu nhi chưa đủ cho công việc giảng dậy trong suốt một năm, và như vậy việc thành lập Ban Bảo Trợ là việc làm hoàn toàn thiết thực.
IV. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRONG MỘT NĂM HỌC
1/ Công tác chuẩn bị
a- Thông báo khai giảng khoá Giáo lý
Một tháng trước khi khai giảng khoá Giáo lý, cần thông báo trên các phương tiện thông tin của giáo xứ, kết hợp với việc nhắc nhở của cha sở trong từng thánh lễ ngày Chúa Nhật suốt cả tháng đó, đồng thời gần ngày khai giảng nên nhắc các em hoặc các bậc phụ huynh đến lãnh phiếu đăng ký học giáo lý.
Khi đã nhận được các phiếu đăng ký, cho phép chúng ta chia các em thành các khối và từng lớp trong mỗi khối theo độ tuổi. Cụ thể như sau:
+ Khối Khai Tâm bao gồm các lớp: Vườn Trẻ (6 tuổi); Khai Tâm 1 (7 tuổi) và Khai Tâm 2 (8 tuổi).
+ Khối Rước lễ bao gồm các lớp: Dự bị Rước Lễ (9 tuổi); Rước Lễ (10 tuổi).
+ Khối Thêm Sức bao gồm các lớp: Dự bị Thêm Sức (11 tuổi); Thêm Sức (12 tuổi).
+ Khối Kinh Thánh bao gồm các lớp: Tân Ước (13 tuổi); Cựu Ước (14 tuổi).
+ Khối Bao Đồng bao gồm các lớp: Phụng vụ Bí tích (15 tuổi); Giáo Hội (16 tuổi); và Bao Đồng (17 tuổi).
Như vậy, việc dậy Giáo lý không tập trung cho khối Rước Lễ và Thêm sức, mà vẫn phải duy trì các khối trước và sau đó. Trước đó, tức là khối Khai Tâm, ở khối này chưa đặt nặng vấn đề học hỏi Giáo lý một cách bài bản, mà chỉ dừng lại ở mức độ làm quen với việc học hỏi Giáo lý sơ khởi. Cũng vậy, sau khi chịu phép Thêm Sức, các em thường có khuynh hướng ngưng học Giáo lý và thế là thời gian tiếp theo các em bị bỏ rơi. Việc mở các lớp trong khối bao đồng, giúp các em có một hành trang kiến thức sống đạo một cách toàn diện để bước vào đời, sống chứng nhân trong môi trường mình sống và làm việc.
Tuy nhiên, tuỳ điều kiện và hoàn cảnh từng nơi, có thể linh hoạt trong việc tăng hay giảm độ tuổi và thời gian theo học giáo lý của các em trong mỗi khối. Cần căn cứ vào hai điểm mốc chính, đó là việc ấn định độ tuổi cho các em lãnh nhận Bí tích Thánh Thể lần đầu và lãnh nhận Bí tích Thêm Sức để tiến hành quá trình giảng dậy giáo lý cách toàn diện và liên tục được áp dụng cho các em từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc việc học hỏi giáo lý.
b- Thành lập Ban Giáo Lý
Đi đôi với việc phát phiếu đăng ký học Giáo lý cho các em thiếu nhi, cũng cần củng cố các ban điều phối cho năm học mới. Trước hết, về đội ngũ giáo lý viên cũng cần đăng ký và bổ sung các thành viên mới. Khi đã nắm được con số cụ thể, bắt đầu chia các ban: Thủ Quỹ, Sinh Hoạt, Khánh Tiết, Giám Học và các giáo lý viên phụ trách và giảng dạy trong các lớp của từng khối. Tiếp đến, lập chương trình tổng quát cho một năm: về giờ giấc, ngày khai giảng và bế giảng, chủ đề của năm học, các dịp thi đua trong các mùa Phụng Vụ, các buổi hội chợ văn nghệ và trại hè, thống nhất giáo án trong mỗi lớp học, ấn định các khóa họp hàng tháng để rút ưu khuyết cũng như thực hiện các bước
tiếp theo của một tương lai gần, cũng như tạo điều kiện huấn luyện giáo lý viên kèm theo.
2/ Khai giảng
Nên tổ chức lễ khai giảng vào thánh lễ Chúa nhật và cử hành cách trang trọng hơn hẳn so với các thánh lễ Chúa nhật khác để tạo ấn tượng cho các em trong một niên khoá Giáo lý mới. Trong thánh lễ này, ngoài các em và các giáo lý viên, cũng mời các bậc cha mẹ của các em, các thành viên Ban Bảo Trợ, và các vị trong Hội Đồng Giáo Xứ, để các em thấy được sự quan tâm của hết thảy mọi người dành cho mình. Trước thánh lễ, tổ chức cho các em từng lớp trong khối, ăn mặc đồng phục gọn gàng xếp hàng ở cuối nhà thờ để rước cha chủ tế vào dâng thánh lễ. Sau bài giảng, bố trí một người đại diện các giáo lý viên, một đại diện cho các em đọc lời tuyên thệ của giáo lý viên và của
các em học giáo lý. Làm như vậy, về phía các giáo lý viên sẽ ý thức được việc giảng dậy Giáo lý của mình, còn về phía các em điều đó sẽ giúp các em siêng năng học Giáo lý và có thói quen tập luyện các đức tính nhân bản.
3/ Các dịp thi đua tương ứng với các mùa Phụng Vụ
Để các em làm quen với Năm Phụng Vụ nói chung, cách riêng hai Mùa chính trong năm và ý thức được việc Hội Thánh cử hành các mùa Phụng vụ, Ban Giáo Lý nên phát động phong trào thi đua, như: siêng năng tham dự thánh lễ, viết thư cho Chúa Hài Đồng trong mùa Giáng Sinh, làm việc bác ái và sửa chữa tật xấu trong Mùa Chay. Sau mỗi đợt thi đua, đều có tổng kết phát thưởng. Tuy có thể ở vào độ tuổi của các em, mục đích thi hành các việc trên xuất phát từ động lực thích các phần thưởng, nhưng đó là điều cần thiết để tập cho các em thói quen tham gia các buổi cử hành Phụng Vụ, và nắm bắt được ý nghĩa của từng Mùa, nhất là Mùa Giáng Sinh và Phục sinh với hai biến cố quan trọng nhất liên quan
đến sứ mạng cứu thế của Đức Giêsu.
4/ Bế giảng
Sau một năm học hành vất vả của các em, cho nên lễ bế giảng cũng cần được tổ chức long trọng không kém lễ khai giảng. Đây là dịp để nêu lên những cố gắng chung của thầy cũng như trò, rất cần thiết nêu ra những tấm gương của các giáo lý viên, hay sự giúp đỡ của ân nhân nào đó trong công cuộc này, đặc biệt là khen thưởng cho những em chăm ngoan. Phần thưởng vào lúc này vô cùng có ý nghĩa, nó vừa giúp cho các em đó chăm ngoan hơn nữa, đồng thời cũng nhắc nhở cho các em khác chưa được phần thưởng còn phải phấn đấu không ngừng. Và đây cũng là dịp để cho cha sở bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các hội đoàn cũng như cá nhân đã góp của góp công trong việc giảng dậy Giáo
lý cho các em. Cụ thể, ngài cám ơn các giáo lý viên đã hy sinh thời gian, sức khoẻ, tận tâm tận lực trong việc giáo dục đức tin và nhân bản cho các em thiếu nhi, cám ơn những người hảo tâm đã rộng tay đóng góp, các bậc cha mẹ và các em thiếu nhi đã nhiệt tình hưởng ứng. Và cũng nên bố trí một em đại diện lên cám ơn tất cả những thành phần nêu trên, để dậy cho các em bài học thực tiễn về lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình.
Một buổi văn nghệ cũng cần được tổ chức như là sự tưởng thưởng chung cho tất cả mọi người, đồng thời giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, cùng đứng quanh cha sở để lo việc dậy dỗ đức tin và nhân bản cho các con em. Còn về phía các em đây là khoảnh khắc các em tạm quên đi những công việc học hành, thả mình tận hưởng những ngày hè lý thú và bổ ích.
Nếu có điều kiện, nên tổ chức trại hè để tạo cho các em có một sân chơi lành mạnh, giúp các em có khả năng sinh hoạt, gần gũi với thiên nhiên, biết thêm các địa danh cũng như phong tục tập quán khác trên đất nước, và tập cho các em biết sống liên đới với người khác.
V. LỜI KẾT
Công việc giảng dậy Giáo Lý, giúp cho các em trưởng thành về đức tin và nhân bản phải là ưu tiên số một của cha sở, của các bậc cha mẹ cũng như tất cả các thành phần khác trong giáo xứ …. Đây thực sự là trách nhiệm và bổn phận Thiên Chúa giao cho những người liên hệ kể trên. Do đó đòi hỏi mọi người cộng tác một cách đắc lực, tận tâm, cũng như toàn diện không những về vật chất mà còn bằng cả tấm lòng yêu mến. Không phải là chúng ta dậy các em một mớ kiến thức về giáo lý, nhưng là dẫn các em đến với Thiên Chúa để các em được Ngài dậy bảo và biến đổi. Như vậy chúng ta trước hết phải có kinh nghiệm thiêng liêng tiếp xúc với Thiên Chúa trước đã. Cộng tác trong công
việc giảng dậy Giáo lý là đáp lại tiếng Chúa mời gọi chúng ta - những người được mang danh Kitô và mang trong mình mầm sống bất diệt – khám phá mục đích tối hậu của cuộc đời là Thiên Chúa được tôn vinh, con người được nhận biết Thiên Chúa và bước đi trong ơn cứu độ của Thiên Chúa.
Qùi bên cung thánh
Gioan Lê Quang Vinh
19:56 02/06/2009
“Quì bên cung thánh…”
Lời ca êm ái dịu dàng năm xưa.
“Quì bên cung thánh…”
Giữa vắng lặng thanh bình ban trưa.
Rồi cũng đi qua giấc mộng kê vàng,
Con ra đời bận bịu tơ giăng.
“Quì bên cung thánh…”
Chúa ơi con mơ giờ phút bình an.
Cung thánh là nơi có Người ngự trị,
Thì cuộc đời là cung thánh Chúa ơi.
Nhưng có lúc chân con dường ngã quị
Mà đâu vì thờ lạy Chúa Trời.
Tháng Sáu về rồi,
Những tháng Sáu ngày xưa êm đềm quá đỗi
Bây giờ tháng Sáu
Con mải mê, quên Thánh Tâm Người chờ đợi.
“Vượt qua năm tháng...”
Tình yêu, thành công, ảo vọng
Rồi như khối tình Trương Chi
Cũng tan đi trong ngày gió nóng.
Như con sóng lớn, cuộc đời đi qua.
Người chờ con, nhưng không đứng đợi,
Người theo con, âm thầm vẫy gọi
Tháng Sáu về, con khẽ gọi “Abba”.
Những giọt mưa Sàigòn vội vã,
Nhớ mưa dầm ngày xưa trên bờ sóng vỗ
“Lời kinh thấm lệ, nguyện xin Chúa thứ tha tội nhơ”
Con ước ao “quì bên cung thánh”, Chúa ơi.
Giọt mưa giọt vắn giọt dài,
“Quì bên cung thánh”, nghe hoài yêu thương.
Lời ca êm ái dịu dàng năm xưa.
“Quì bên cung thánh…”
Giữa vắng lặng thanh bình ban trưa.
Rồi cũng đi qua giấc mộng kê vàng,
Con ra đời bận bịu tơ giăng.
“Quì bên cung thánh…”
Chúa ơi con mơ giờ phút bình an.
Cung thánh là nơi có Người ngự trị,
Thì cuộc đời là cung thánh Chúa ơi.
Nhưng có lúc chân con dường ngã quị
Mà đâu vì thờ lạy Chúa Trời.
Tháng Sáu về rồi,
Những tháng Sáu ngày xưa êm đềm quá đỗi
Bây giờ tháng Sáu
Con mải mê, quên Thánh Tâm Người chờ đợi.
“Vượt qua năm tháng...”
Tình yêu, thành công, ảo vọng
Rồi như khối tình Trương Chi
Cũng tan đi trong ngày gió nóng.
Như con sóng lớn, cuộc đời đi qua.
Người chờ con, nhưng không đứng đợi,
Người theo con, âm thầm vẫy gọi
Tháng Sáu về, con khẽ gọi “Abba”.
Những giọt mưa Sàigòn vội vã,
Nhớ mưa dầm ngày xưa trên bờ sóng vỗ
“Lời kinh thấm lệ, nguyện xin Chúa thứ tha tội nhơ”
Con ước ao “quì bên cung thánh”, Chúa ơi.
Giọt mưa giọt vắn giọt dài,
“Quì bên cung thánh”, nghe hoài yêu thương.
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi trong đời ta
Gioan Lê Quang Vinh
19:57 02/06/2009
Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm cao cả nhất và khó giải thích nhất đối với người Kytô hữu. Để lý giải mầu nhiệm, các cha giảng lễ và các giáo lý viên thường làm hai việc, một là kể lại câu chuyện quen thuộc: Thánh Augustinô được một em bé (là thiên thần) bảo rằng đừng nhọc công suy nghĩ về mầu nhiệm vượt quá trí khôn con người. Hai là cố gắng dùng những hình ảnh: tam giác, ngọn nến… để cắt nghĩa cho cộng đoàn. Nhưng dường như chuyện kể thì đã quá quen thuộc và hình ảnh thì nghèo nàn so với tính cách linh thánh và cao cả của mầu nhiệm ấy. Do đó, để nói về Thiên Chúa Ba Ngôi, có lẽ không gì hay hơn là nói như chính Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập thể đã rao giảng.
1. Chúa Ba Ngôi như Lời Kinh Thánh.
Ngay từ thuở ban đầu, Chúa Cha đã dùng Lời phán ra mà tạo thành trời đất muôn loài, và Thần Khí Chúa bay là là trên mặt nước. Mầu nhiệm sáng tạo kỳ diệu như thế, đến nỗi tuy công trình sáng tạo là của Chúa Cha, vẫn có sự cộng tác mật thiết của Ngôi Lời và Ngôi Ba Thiên Chúa. Trong mầu nhiệm nhập thể, hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi vẫn xuất hiện rõ nét khi chúng ta đọc lại lời sứ thần nói với Đức Trinh Nữ đầy ơn phúc: “Thánh Linh sẽ rợp bóng trên Bà, và Đấng Bà sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. Những đoạn Tin Mừng kể lại việc Chúa Giêsu chịu cám dỗ, Chúa chịu phép rửa hay việc Chúa biến hình, đều có sự hiện diện nhiệm mầu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Mạc khải vĩ đại như thế, qua những đoạn Kinh Thánh bỗng trở nên rõ ràng hiển nhiên, đến nỗi khi suy ngắm những biến cố ấy, người ta không cần nhọc công hỏi tại sao Ba Ngôi Một Chúa, mà chỉ còn hỏi tại sao Chúa Ba Ngôi yêu chúng ta và sẵn sàng đến “cắm lều” ở giữa chúng ta. Và như thế, chúng ta hiểu được mầu nhiệm nhờ cảm được Tình Yêu.
2. Chúa Ba Ngôi là Tình Yêu.
Và khi cảm được Tình Yêu của Chúa Ba Ngôi, đến lượt mình chúng ta lại để mình hoá thân vào sống cho tình yêu. Cha xứ yêu thương dân Chúa, biết rõ từng con chiên và hy sinh cho đàn chiên, chứ không đóng vai kẻ chăn chiên thuê, thì dĩ nhiên bài giảng về Chúa Ba Ngôi của ngài sẽ tuyệt diệu biết bao. Anh chị giáo lý viên yêu thương các em, không la mắng hay đánh các em, và luôn để các em thấy được sự chăm sóc nhiệt thành, và nhờ vậy các em lại yêu thương nhau. Lúc đó, cộng đoàn là hình ảnh thật sự của Chúa Ba Ngôi, và ai lại phải mất giờ đi tìm những lý giải thần học cao siêu nữa? Có mấy nhà thờ nọ, nhưng cha xứ thì bận đi làm việc cho cái ỷ ban đàn két, thường hay tuyên bố những điều khiến giáo dân phải tán loạn lên. Nhiều năm nay nhà thờ hoang phế, người đi lễ cũng thờ ơ, giáo dân chán nản… Làm sao cha xứ ấy có thể giảng về Chúa Ba Ngôi cho dân Chúa được? Chắc chắn là không thể.
3. Chúa Ba Ngôi là niềm hạnh phúc của đời ta.
Thánh Vịnh 16 (9-11) và Thánh Vịnh 43 (4) diễn tả tâm tình hân hoan vì Chúa là nguồn vui, là niềm hạnh phúc của cuộc đời chúng ta. Cách đây hai mươi năm, tôi nghe một bài giảng về Chúa Ba Ngôi mà mãi cho đến bây giờ vẫn không quên được ý chính của bài giảng ấy. Cha giảng lễ là Cha già Thọ DCCT đã biểu lộ tất cả tâm hồn vui sướng của ngài khiến cộng đoàn vui lây niềm vui, niềm hạnh phúc vì được chia sẻ và sống trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Khi người ta có thể quên đi những nỗi buồn và những nỗi đau của thế gian, và hoà nhịp với hạnh phúc của Thiên Chúa, lập tức người ta cảm được mầu nhiệm mà không đòi phải giải thích dài dòng. Bé Sammy của chúng tôi mới bốn tuổi, nhưng lúc nào bé cũng nói “con yêu bố, con yêu mẹ”, và không ít lần bé nói “con yêu Giêsu”. Hình ảnh ấy, niềm vui ấy gia đình nào cũng có, và khi cảm thấy hạnh phúc như thế, chúng ta nói cho con trẻ về Chúa Ba Ngôi từ chính cảm nghiệm đó, và như vậy mầu nhiệm thánh đã đi vào chính cuộc đời mình.
Mừng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi chính là dịp chúng ta tuyên xưng niềm tin và loan truyền niềm vui hồng phúc của mình. Mừng Chúa Ba Ngôi cũng là mừng mầu nhiệm Sáng Tạo, Cứu Chuộc và Thánh Hoá. Giáo Hội bắt đầu mùa phụng vụ thường niên bằng đại lễ Chúa Ba Ngôi, để dân thánh hiểu rằng dù ở trong mùa phụng vụ đặc biệt hay suốt “quanh năm”, Tình Yêu Chúa vẫn bao phủ con cái Ngài trọn vẹn. Xin Đức Trinh Nữ Maria chúc lành cho chúng con, để chúng con sống mật thiết với Đấng Siêu Việt nhưng lại rất gần chúng con vì Ngài đã nâng chúng con lên, mang phẩm giá và hình ảnh của chính Ngài.
1. Chúa Ba Ngôi như Lời Kinh Thánh.
Ngay từ thuở ban đầu, Chúa Cha đã dùng Lời phán ra mà tạo thành trời đất muôn loài, và Thần Khí Chúa bay là là trên mặt nước. Mầu nhiệm sáng tạo kỳ diệu như thế, đến nỗi tuy công trình sáng tạo là của Chúa Cha, vẫn có sự cộng tác mật thiết của Ngôi Lời và Ngôi Ba Thiên Chúa. Trong mầu nhiệm nhập thể, hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi vẫn xuất hiện rõ nét khi chúng ta đọc lại lời sứ thần nói với Đức Trinh Nữ đầy ơn phúc: “Thánh Linh sẽ rợp bóng trên Bà, và Đấng Bà sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. Những đoạn Tin Mừng kể lại việc Chúa Giêsu chịu cám dỗ, Chúa chịu phép rửa hay việc Chúa biến hình, đều có sự hiện diện nhiệm mầu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Mạc khải vĩ đại như thế, qua những đoạn Kinh Thánh bỗng trở nên rõ ràng hiển nhiên, đến nỗi khi suy ngắm những biến cố ấy, người ta không cần nhọc công hỏi tại sao Ba Ngôi Một Chúa, mà chỉ còn hỏi tại sao Chúa Ba Ngôi yêu chúng ta và sẵn sàng đến “cắm lều” ở giữa chúng ta. Và như thế, chúng ta hiểu được mầu nhiệm nhờ cảm được Tình Yêu.
2. Chúa Ba Ngôi là Tình Yêu.
Và khi cảm được Tình Yêu của Chúa Ba Ngôi, đến lượt mình chúng ta lại để mình hoá thân vào sống cho tình yêu. Cha xứ yêu thương dân Chúa, biết rõ từng con chiên và hy sinh cho đàn chiên, chứ không đóng vai kẻ chăn chiên thuê, thì dĩ nhiên bài giảng về Chúa Ba Ngôi của ngài sẽ tuyệt diệu biết bao. Anh chị giáo lý viên yêu thương các em, không la mắng hay đánh các em, và luôn để các em thấy được sự chăm sóc nhiệt thành, và nhờ vậy các em lại yêu thương nhau. Lúc đó, cộng đoàn là hình ảnh thật sự của Chúa Ba Ngôi, và ai lại phải mất giờ đi tìm những lý giải thần học cao siêu nữa? Có mấy nhà thờ nọ, nhưng cha xứ thì bận đi làm việc cho cái ỷ ban đàn két, thường hay tuyên bố những điều khiến giáo dân phải tán loạn lên. Nhiều năm nay nhà thờ hoang phế, người đi lễ cũng thờ ơ, giáo dân chán nản… Làm sao cha xứ ấy có thể giảng về Chúa Ba Ngôi cho dân Chúa được? Chắc chắn là không thể.
3. Chúa Ba Ngôi là niềm hạnh phúc của đời ta.
Thánh Vịnh 16 (9-11) và Thánh Vịnh 43 (4) diễn tả tâm tình hân hoan vì Chúa là nguồn vui, là niềm hạnh phúc của cuộc đời chúng ta. Cách đây hai mươi năm, tôi nghe một bài giảng về Chúa Ba Ngôi mà mãi cho đến bây giờ vẫn không quên được ý chính của bài giảng ấy. Cha giảng lễ là Cha già Thọ DCCT đã biểu lộ tất cả tâm hồn vui sướng của ngài khiến cộng đoàn vui lây niềm vui, niềm hạnh phúc vì được chia sẻ và sống trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Khi người ta có thể quên đi những nỗi buồn và những nỗi đau của thế gian, và hoà nhịp với hạnh phúc của Thiên Chúa, lập tức người ta cảm được mầu nhiệm mà không đòi phải giải thích dài dòng. Bé Sammy của chúng tôi mới bốn tuổi, nhưng lúc nào bé cũng nói “con yêu bố, con yêu mẹ”, và không ít lần bé nói “con yêu Giêsu”. Hình ảnh ấy, niềm vui ấy gia đình nào cũng có, và khi cảm thấy hạnh phúc như thế, chúng ta nói cho con trẻ về Chúa Ba Ngôi từ chính cảm nghiệm đó, và như vậy mầu nhiệm thánh đã đi vào chính cuộc đời mình.
Mừng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi chính là dịp chúng ta tuyên xưng niềm tin và loan truyền niềm vui hồng phúc của mình. Mừng Chúa Ba Ngôi cũng là mừng mầu nhiệm Sáng Tạo, Cứu Chuộc và Thánh Hoá. Giáo Hội bắt đầu mùa phụng vụ thường niên bằng đại lễ Chúa Ba Ngôi, để dân thánh hiểu rằng dù ở trong mùa phụng vụ đặc biệt hay suốt “quanh năm”, Tình Yêu Chúa vẫn bao phủ con cái Ngài trọn vẹn. Xin Đức Trinh Nữ Maria chúc lành cho chúng con, để chúng con sống mật thiết với Đấng Siêu Việt nhưng lại rất gần chúng con vì Ngài đã nâng chúng con lên, mang phẩm giá và hình ảnh của chính Ngài.
Thánh Tâm tình thương
LM Giacôbê Tạ Chúc.
19:59 02/06/2009
Truyền thuyết dựng nước và giữ nước của Đất Việt với biết bao trang sử hào hùng, nhưng cũng không thiếu những tình cảnh éo le, bi đát trong từng phận người. Nhắc đến chuyện tình gián điệp của Triệu Đà, chúng ta hẳn không quên công chúa Mỵ Châu, với bốn câu thơ quặn xé lòng người:
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm lẫn để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”
Trái tim Mỵ Châu đặt sai chỗ, tin nhầm người nên đất nước rơi vào tay giặc. Còn Trái Tim của Đức Giêsu có lầm lẫn không khi Ngài trao cho cả nhân lọai này, với những con người đầy phản bội, vô ơn và vong ân bội nghĩa? Những lần hiện ra với Thánh nữ Margaret Mary Alacoque, sau khi tỏ cho bà thấy Trái Tim rất thánh, Chúa đã phán những lời tha thiết, nung nấu lòng sốt sắng của nhiều linh hồn:” Con hãy xem Trái Tim này yêu dấu lòai người quá bội, không giữ lại gì cho mình, đến nỗi đã hòan tòan cạn kiệt để chứng tỏ cho họ thấy lòng yêu. Đáp lại, Ta chẳng nhận được gì ngòai sự vô ơn tệ bạc, vì những thái độ bất kính và phạm thánh của họ, vì sự nguội lạnh và khinh dể họ dành cho Ta trong Bí Tích tình yêu. Nhưng điều làm cho Ta đau đớn nhất là trái tim của những người tận hiến cho Ta cũng xử với Ta như thế. Vì vậy, Ta xin con dùng ngày thứ sáu sau tuần bát nhật kính Mình Máu Thánh làm ngày tôn vinh Thánh Tâm, hãy rước lễ đền tạ, cùng với một hành vi khổ chế…”
Nếu đọc lại các trang Tin mừng của bốn Thánh sử, khi kể lại cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chúng ta dễ dàng nhận ra những lời tâm sự trên của Chúa. Trên con đường ra pháp trường, Chúa Giêsu đã nếm đủ những mùi vị đắng cay, những nhục nhã đầy nước mắt của phận người. Người ta dành cho Chúa không phải là những vinh quang phú quý, mà là những lời thóa mạ, đòn vọt, khạc nhổ, vòng gai và Thập giá, cùng với cái chết giữa những người trộm cướp. Thế nhưng trong Trái tim đầy nhân từ và nhân ái, Chúa vẫn dành cho mỗi người một chỗ, dù là nhỏ bé thôi, nhưng cũng đủ chỗ cho 6 tỷ người trên trái đất này. Trên cây Thập tự, giữa những đớn đau về thể xác, cơn đói khát của con người, Chúa vẫn cầu xin sự tha thứ cho những ai xúc phạm đến Ngài. Vâng quả là một tình thương bao la và trên hết mọi tình yêu, Trái tim Chúa, Máu và nước chảy ra từ ngọn giáo vô tình của một anh lính đã như dòng sông dạt dào tình yêu từ trái tim của một Thiên Chúa có tên gọi là TÌNH YÊU.
Tháng sáu về nhắc nhở cho mỗi người nhớ đến Trái tim dịu hiền của Chúa Giêsu, một trái tim yêu cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên cây Thánh Giá để đem ơn cứu độ đến cho muôn người.
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm lẫn để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”
Trái tim Mỵ Châu đặt sai chỗ, tin nhầm người nên đất nước rơi vào tay giặc. Còn Trái Tim của Đức Giêsu có lầm lẫn không khi Ngài trao cho cả nhân lọai này, với những con người đầy phản bội, vô ơn và vong ân bội nghĩa? Những lần hiện ra với Thánh nữ Margaret Mary Alacoque, sau khi tỏ cho bà thấy Trái Tim rất thánh, Chúa đã phán những lời tha thiết, nung nấu lòng sốt sắng của nhiều linh hồn:” Con hãy xem Trái Tim này yêu dấu lòai người quá bội, không giữ lại gì cho mình, đến nỗi đã hòan tòan cạn kiệt để chứng tỏ cho họ thấy lòng yêu. Đáp lại, Ta chẳng nhận được gì ngòai sự vô ơn tệ bạc, vì những thái độ bất kính và phạm thánh của họ, vì sự nguội lạnh và khinh dể họ dành cho Ta trong Bí Tích tình yêu. Nhưng điều làm cho Ta đau đớn nhất là trái tim của những người tận hiến cho Ta cũng xử với Ta như thế. Vì vậy, Ta xin con dùng ngày thứ sáu sau tuần bát nhật kính Mình Máu Thánh làm ngày tôn vinh Thánh Tâm, hãy rước lễ đền tạ, cùng với một hành vi khổ chế…”
Nếu đọc lại các trang Tin mừng của bốn Thánh sử, khi kể lại cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chúng ta dễ dàng nhận ra những lời tâm sự trên của Chúa. Trên con đường ra pháp trường, Chúa Giêsu đã nếm đủ những mùi vị đắng cay, những nhục nhã đầy nước mắt của phận người. Người ta dành cho Chúa không phải là những vinh quang phú quý, mà là những lời thóa mạ, đòn vọt, khạc nhổ, vòng gai và Thập giá, cùng với cái chết giữa những người trộm cướp. Thế nhưng trong Trái tim đầy nhân từ và nhân ái, Chúa vẫn dành cho mỗi người một chỗ, dù là nhỏ bé thôi, nhưng cũng đủ chỗ cho 6 tỷ người trên trái đất này. Trên cây Thập tự, giữa những đớn đau về thể xác, cơn đói khát của con người, Chúa vẫn cầu xin sự tha thứ cho những ai xúc phạm đến Ngài. Vâng quả là một tình thương bao la và trên hết mọi tình yêu, Trái tim Chúa, Máu và nước chảy ra từ ngọn giáo vô tình của một anh lính đã như dòng sông dạt dào tình yêu từ trái tim của một Thiên Chúa có tên gọi là TÌNH YÊU.
Tháng sáu về nhắc nhở cho mỗi người nhớ đến Trái tim dịu hiền của Chúa Giêsu, một trái tim yêu cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên cây Thánh Giá để đem ơn cứu độ đến cho muôn người.
Quan điểm của Thánh Bonaventura về Thiên Chúa Ba Ngôi
Quang Huyền, OFM
20:01 02/06/2009
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trung tâm của đời sống Kitô hữu. Niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi là chìa khóa giúp người tín hữu giải mã các bí mật của ý nghĩa cuộc đời mình trong chiều kích hiện tại và mai hậu.
Nhưng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là một thực tại cao siêu huyền diệu vượt qúa trí khôn của con người. Qua dòng lịch sử của Giáo hội, có nhiều thần học gia đã ra công suy tư và minh giải mầu nhiệm này với phương châm “Đức tin đi tìm kiếm sự hiểu biết”. Tùy theo cách tiếp cận và sự soi sáng của ân sủng, các tác giả từ các trường phái thần học khác nhau đã khai mở cho chúng ta nhiều con đường để tiếp cận, hiểu và sống mầu nhiệm Ba Ngôi.
Đến thời Trung cổ, Giáo hội đã xác định được một niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, không còn sự tấn công của các lạc giáo nữa, nhưng các nhà thần học thời kỳ này vẫn miệt mài giải thích về mầu nhiệm này. Đại diện cho trường phái thần học Phan sinh, thánh Bonaventura cũng đã có những khám phá độc đáo về nền tảng của tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi. Các quan điểm thần học về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi của thánh tiến sĩ Chí Ái này vẫn có một vị thế và tầm ảnh hưởng rất đặc biệt trong Giáo hội trong nhiều thế kỷ qua.
Vậy đâu là cách giải thích về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi của ngài và quan điểm thần học đó có mang lại lợi ích gì cho đời sống đức tin của người tín hữu hôm nay không?
I. QUAN NIỆM CỦA THÁNH BONAVENTURA VỀ THIÊN CHÚA BA NGÔI
Cốt lõi và nền tảng của truyền thống tri thức Phan Sinh trong lãnh vực thần học là tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa Nhất Thể Tam Vị là khởi đầu (Prinmitas) và là nguồn phát sinh (Fecunditas) tất cả mọi hiện hữu. Thánh Bônaventura là người có công đầu trong việc đặt nền móng và khai triển hướng thần học này.
1.Mô Mẫu Thần Học Ba Ngôi Của Thánh Bonaventura
Trong bối cảnh của thế kỷ XIII thần học về Ba Ngôi được các nhà thần học Phan sinh và Đa minh đặc biệt quan tâm khai thác. Trong thời đầu của Kinh viện, các thần học gia chịu ảnh hưởng của học thuyết tân Platon. Trong khi thánh Thomas chịu ảnh hưởng của Augustinô về vấn đề Thiên Chúa Ba Ngôi, thì thánh Bonaventura đi ngược lại quan điểm của Augustine. Ngài không lấy lại tính chất mô phạm của Ba Ngôi đối với con người và lý thuyết về các tương quan của Augustine, làm nền tảng cho quan điểm thần học của mình về Thiên Chúa Ba Ngôi.
Nhưng ngài mô tả mẫu thức Chúa Ba Ngôi theo truyền thống Giáo phụ Hy lạp, điều mà nhà thần học Capadocia đã đề cập tới vài thế kỷ thứ tư: “Ba Ngôi trong một bản tính”. Thứ đến, thánh Bonaventura cũng chịu ảnh hưởng bởi lối giải thích Ngôi vị trong tương quan hỗ tương của Gioan Damascene vào thế kỷ thứ tám. Kế tiếp, ngài cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều về lối giải thích Thiên Chúa Ba Ngôi của Mao-Dionysius: “Thiên Chúa là Sự Thiện lan toả”. Và Bonaventura cũng chịu ảnh hưởng của học giả Richard Victor về việc giải thích các Ngôi vi theo tính đa nguyên: “Thiên Chúa là Đức Ái tối thượng thì Đức Ái không thể không hiện diện trong Ngài dưới hình thức đa nguyên”.
Sau cùng chúng ta nhận thấy quan điểm của Bônaventura về Thiên Chúa Ba Ngôi được gợi hứng và thấm đượm bởi quan điểm của thánh Phanxicô về một Thiên Chúa Tốt lành và Thiên hảo. Tin thần này được các vị thầy của ngài ở đại học Paris khai triển, đặc biêt là Alaxandria Hales.
Với những ảnh hưởng kể trên, thánh Bonaventura đã triển khai thần học Ba Ngôi của ngài một cách tinh tế và rất sáng tạo.
2.Thánh Bonaventura Giải Thích Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi
*.Quan niệm về Ngôi Vị (Nhiều Ngôi vị trong một bản tính Duy nhất và phương thức sinh suất)
Nếu như thánh Thomas và Anselmo quan tâm đến việc chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa, thì thánh Bonaventura không quan tâm đến chuyện đó, nên mọi suy tư thần học của ngài bắt nguồn từ niềm tin truyền thống của Giáo Hội. Niềm tin của Bonaventura về Thiên Chúa có nhiều Ngôi vị, nhưng chỉ trong một bản tính Thiên Chúa mà không bao giờ thay đổi. Ngài nói: “Về việc có nhiều Ngôi vị trong một bản tính duy nhất, đức tin đúng đắn dạy chúng ta phải tin giữ: Trong bản tính duy nhất có Ba Ngôi vị là Cha, Con và Thánh Thần. Ngôi Một không do [Ngôi] nào (a nlla), Ngôi Hai do một mình Ngôi Một mà sinh ra, Ngôi Ba thì từ Ngôi Một và Ngôi Hai mà thọ suy hay phát xuất (per spirationem sive processionem).” Thực thế, ở điểm này Bonaventura chịu ảnh hưởng của Aristote về sự phân biệt các phương cách phát sinh. Ngài loại bỏ phương cách ngẫu nhiên và giữ lại hai phương cách tự nhiên và cố ý và mặc cho nó màu mắc của Kitô giáo. Từ đó, ngài quan niệm Thiên Chúa là sự Thiện lan tỏa mình ra, nên trong Thiên Chúa có hai phương cách sinh suất.
Thứ nhất là sự thông truyền viên mãn nhất theo bản tính làm phát sinh Ngôi Lời, trong Người mọi sự được phát xuất ra. Theo đó, “Chúa Con phát xuất theo phương cách tự nhiên, nghĩa là theo bản tính của Chúa Cha. Khi Cha sinh ra Con thì thông truyền cho Con sự sống từ bản tính của mình.” Điều này ngược với truyền thống từ thời thánh Augustine và thánh Thomas đã ghi nhận là theo cách của lý trí.
Thứ hai là sự thông truyền theo ý chí làm phát sinh Thánh Thần: “Thánh Thần phát xuất chủ yếu và trực tiếp từ Cha và một cách gián tiếp từ Con, nghĩa là Cha là nguyên lý tiên khởi; còn Con lãnh nhận từ Cha quyền được trở thành nguyên lý làm phát xuất Thánh Khí.” Ở điểm này chúng ta nhận thấy thánh Bonaventura chịu ảnh hưởng bởi các giáo phụ Hy lạp, vì các ngài luôn nhấn mạnh ưu quyền của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con.
Tóm lại, Bonaventura hiểu Ba Ngôi như là một mô thức thần linh (examplarity), tức là, tính sung mãn (fecundity) vô biên của sự thiện lành nơi Thiên Chúa diễn đạt qua tính lan tỏa (emanation) của Ba Ngôi Vị và tuôn tràn xuống vũ trụ tạo thành. Chính xác hơn, từ sự sung mãn của Ngôi Thứ Nhất của Ba Ngôi (Cha), phát sinh Ngôi Lời (Ngôi Hai) và khí xuất (spirate) Thánh Thần Tình Yêu (Ngôi Ba). Từ chỗ giải thích nguồn gốc các Ngôi vị Cha, Con và Thánh Thần, thánh Bonaventura tin rằng có một mối tương quan thân mật giữa các Ngội vị, trong mầu Nhiêm Ba Ngôi.
*Tương quan giữa các Ngôi vị (Sự Thiện Hảo tự lan tỏa)
Thánh Bonaventura bằng kinh nghiệm thần bí của mình và chịu ảnh hưởng của thuyết lan tỏa của P.Denys đã nhìn Thiên Chúa dưới tước hiệu Thiện hảo (Bonum). Thiện hảo là chân lý cao cả và là Tình yêu hoàn hảo. Ngài viết: “Sự Thiện hảo là nền tảng chính yếu giúp chúng ta chiêm ngắm các cuộc nhiệm xuất.” Nhờ ý niệm về sự Thiện Hảo thông truyền giúp chúng ta hiểu các nhiệm xuất trong Ba Ngôi. Theo Bonaventura thì Sự Thiện tự nó lan tỏa ra theo khuynh hướng tự nhiên và luôn hiến thân. Nếu có Sự Thiện tuyệt tối thì cũng có sự lan tỏa tuyệt đối, tức sự chuyển thông hữu thể của mình. Ngài lý giải: “Sự thông truyền viên mãn của sự Thiện tối cao đoi hỏi nhất thiết phải có Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Thần.” Đó chính là sự nhiệm xuất Ba Ngôi vị thần linh: Chúa Cha khi sinh ra Chúa Con, thì thông ban cho người tất cả hữu thể và tất cả khả năng hoạt động của mình. Và bởi vì bản tính thần linh thì tuyệt hảo và đơn thuần, nên Chúa Cha thông ban cho Chúa Con bản tính của mình. Vì thế Chúa Cha và Chúa Con cùng sở hữu một bản tính thần linh duy nhất. Chúa Thánh Thần phát xuất từ Cha và Con…vì thế Thánh Thần cũng cùng một bản tính với Cha và với Con.”
Từ sự nhiệm xuất của Thiên Chúa, thánh Bonaventura cho ta thấy: “Nơi Ba Ngôi vì Sự Thiện tối cao, nhất thiết đòi hỏi một sự hiến thân vô biên; do sự đồng bản thể tuyệt đối nên có sự tương đồng sâu xa…Các Ngôi vị cũng ở trong một tương quan thân ái khôn tả: vì thế mỗi Ngôi vị nhất thiết ở trong các Ngôi vị khác bằng một sự tương tại hoàn hảo, và mỗi Ngôi vị hành động cùng với hai ngôi vị kia trong sự hiệp nhất bất khả phân ly về bản thể, quyền năng, và hoạt động của chính Ba Ngôi diễm phúc.”
Theo thánh Bonaventura trong mối tương quan thần linh đó, Ngôi Lời có một vai trò trung tâm nối kết rất đặc biệt: “Ngôi Lời là vĩnh cửu và là trung tâm của mầu nhiệm Ba Ngôi, nên Ngôi Lời là điểm nối kết giữa Chúa Cha, là Đấng sinh thành từ muôn đời, và Chúa Thánh Thần là Đấng hoàn toàn được sinh thành”. Vì vậy, trong Ba ngôi Thiên Chúa, mỗi Ngôi vị lại có chức năng đặc thù của mình.
* Chức Năng Của Các Ngôi Vị
Đối với thánh Bonaventura mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi bắt nguồn từ mầu nhiệm Chúa Cha, nhưng mỗi ngôi vị có một chức năng khác nhau.
Với Chúa Cha, “Ngài không được sinh ra, không có nguồn gốc nên Ngài là nguồn mạch sinh hạ các ngôi khác. Chúa Cha thực là “Cha” bởi vì trong sự lan tỏa sự thiện, Ngài mãi mãi sinh hạ Chúa Con. Chúa Cha thực sự là Cha trong nghĩa tròn đầy nhất của hành động sinh hạ”. Vì Chúa Cha là nguồn mạch của sự thiện lan tỏa, nên Ngài có chức năng là lan tỏa và thông truyền sự thiện cho kẻ khác. Mà bất cứ điều gì Chúa Cha trao ban đều tuyệt đối và tròn đầy, nên Ngài không thể trao ban một nửa sự thiện và giữ lại nửa kia cho mình.
Với Chúa Con, thánh Bonaventura mô tả Chúa Con được sinh hạ bởi sự tốt lành của Chúa Cha. “Vì thế, Chúa Con là mọi sự của Chúa Cha nhưng trong một ngôi vị khác hơn Chúa Cha”. Vì được xuất phát từ Chúa Cha, nên Chúa Con có chức năng diễn đạt sự toàn hảo của Chúa Cha. “Nếu Chúa Cha nghèo khó thì Chúa Con cũng vậy. Bởi vì Chúa Cha, Đấng hoàn toàn quy hướng về Chúa Con do bản tính thiện hảo, khiêm tốn nên Chúa Con cũng rất khiêm nhường khi tuyệt đối quy hướng về Chúa Cha. Cả Chúa Cha và Chúa con chia sẻ mối quan hệ hỗ tương duy nhất trong sự tương hợp và phương cách diễn đạt”. Hơn nữa, vì diễn đạt sự hoàn hảo của Chúa Cha, nên Chúa Con trở nên Ngôi Lời, mà Ngôi Lời là nghệ thuật của Chúa Cha, nên Ngài còn có chức năng là diễn ta ý tưởng của Chúa Cha. “Ngôi Lời là Đấng cưu mang hành động tự thông truyền của Chúa Cha. Ngôi lời diễn tả chính xác mầu nhiệm Chúa Cha như là sự thiện, tình yêu và nguồn mạch viên mãn của tất cả khả thể…Tuy nhiên, Ngôi Lời cũng chia sẻ với Thần Khí”.
Còn Thần Khí, Ngài được sinh hạ bởi ý muốn Chúa Cha. Thánh Bonaventura mô tả chức năng của thần khí là hành động của hoàn hảo của thần ý. Như kết quả của tình yêu, Chúa Thánh Thần là quà tặng để liên kết chúng ta với Chúa Cha và Chúa Con. Hơn nữa, Chúa Thánh Thần còn có chức năng khác là lôi kéo chúng ta vào mầu nhiệm tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con.
Như vậy, theo thánh Bonaventura Ba Ngôi Vị đều có chức năng hoạt động trong nhau, nhưng Ba Ngôi không ở trong sự khép kín mà luôn ở trong tình trạng tuân tràn và đón nhận sự thiện. Chính sự tương quan tình tình yêu giữa Ba Ngôi đã làm phát sinh ra thế giới thụ tạo.
*Mầu nhiệm Ba Ngôi và thế giới thụ tạo
Đối với thánh Bonaventura, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngô bắt nguồn từ mầu nhiệm Chúa Cha là nguồn mạch của mọi thực tại. Nơi Ngài hàm chứa một sự lan tỏa tuyệt đối và Ngôi Lời là hình ảnh đích thực của Thiên Chúa, là sự hiện diện của Chúa Cha. Như vậy, Chúa con được sinh ra bởi sự tốt lành của Chúa Cha vì bản chất của Chúa Cha là sự thiện lan tỏa. Vì vậy mối liên hệ giữa Chúa Cha và Chúa con trong thần học của thánh Bônaventura là nền tảng để giải thích mối liên hệ giữa Ba Ngôi và thế giới thọ tạo.
Thánh Bonaventura đã làm nổi bật được tương quan mật thiết giữa Ba Ngôi và thế giới. Chính tình yêu giữa Ba Ngôi làm phát sinh tất cả các thụ tạo trong thế giới này. Vì Chúa Cha là nguyên nhân của sự sống, nên cuộc sống của con người và các loài thụ tạo không thể tách biệt với Ngài và các Ngôi vị thần linh khác.
Theo thánh Bonaventura thì trong thế giới thụ tạo con người là một ‘bản sao’ (similitude) của Thiên Chúa, và là vương miện của mọi loài thụ tạo. Được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người giống như Thiên Chúa nhất. Con người là thụ tạo tinh thần có thể xác, nhận thức được Thiên Chúa và được nhận thức bởi Thiên Chúa qua bản chất bẩm sinh lẫn kinh nghiệm trong đời. Hơn nữa, chúng ta nhận thấy tạo thành biểu lộ sự tự do yêu thương của Thiên Chúa, trong đó con người là thụ tạo có sự tự do yêu thương và đáp trả tình yêu của Thiên Chúa.
Và như vậy, cộng đoàn tình yêu Ba Ngôi là mẫu mực và là nền tảng cho cuộc sống của các thụ tạo, nhất là con người, “vương miện” của công trình tạo dựng và cứu độ.
3. Những Nét Độc Đáo Trong Quan Điểm Của Thánh Bonaventura Về Thiên Chúa Ba Ngôi
Qua việc tìm hiểu quan điểm của thánh Bonaventura về Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta nhận thấy đối với Bonaventura Thiên Chúa không phải là một thực thể trừu tượng, nhưng cụ thể là Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đây là vị Thiên Chúa mà ngài đã tiếp xúc trong kinh nghiệm tôn giáo hằng ngày và nhất là trong kinh nhiệm thần bí của ngài.
Kế đến, ta thấy quan niệm của thánh Bonaventura về Thiên Chúa Ba Ngôi rất gần với quan điểm của thần học hiện đại, nghĩa là quan điểm của ngài trỗi vượt hơn quan điểm của các tác giả Kinh viện trước ngài. Tác giả Scheffczyk đã nhận định rất hay về điều này: “Thánh Bonaventura hơn bất cứ đại diện nào của Kinh viện thời đầu, đã đặt ra những điểm mốc cho một đạo lý về Ba Ngôi được xây dựng một cách cụ thể theo trục chính là lịch sử cứu độ.”
Tuy đã theo dấu chân những người đi trước và tán thành một cách tự nguyện học thuyết của các bậc thầy mình, đặc biệt là học thuyết của người cha và thầy Alexandre de Halès, Bonaventura không ngần ngại đón nhận từ những học thuyết mới tất cả những gì giúp ngài bổ túc cho tư tưởng mình. Đó là một quan niệm về mầu nhiệm Ba Ngôi không khép kín; được tuôn tràn từ tình yêu hiến thân viên mãn, nên Ba Ngôi mang tính khiêm hạ và khó nghèo có một mối liên hệ thân thiết với tạo thành và nhập thể.
Từ đó, thánh Bonaventuar đã tạo được những dấu ấn độc đáo, làm cho học thuyết của ngài về Thiên Chúa Ba Ngôi mang một đặc điểm tinh thần riêng và tiến theo những con đường mà nó đã chọn một cách ý thức để đạt tới một mục đích hoàn toàn chính xác; đó là tình yêu Thiên Chúa, và con đường thiêng liêng đưa tới tình yêu ấy là thần học.
II. NỀN LINH ĐẠO CỦA THÁNH BÔNAVENTURA
1. Một Linh Đạo Quy Kitô
Đối với thánh Bonaventure, thần học và linh đạo không tách rời nhau. Seamus Mullholand nhận định: “Trong các tác phẩm của ngài không có sự phân cách giữa thần học với đời sống thiêng liêng và thần bí”. Ngoài ra, Ewart Cousins còn cho rằng: “thần học của Bonaventure giống như nhà thờ chánh tòa gôtic. Hai ngọn tháp Chúa Ba ngôi và Chúa Kitô liên kết với nhau trong những cột nhà nhân loại và thụ tạo cao vút”. Có thể nói rằng công trình thần học của thánh Bonaventure một cuộc “Hành trình con người lên tới Thiên Chúa”(Itinerarium Mentis In Deum). Đó là “Con đường ba chặng” (Triplica Via) mà trên đó đầy những “dấu tích”, “hình ảnh” về Thiên Chúa Ba Ngôi. Hơn thế, còn có thể nói được rằng con đường đó chính là Chúa Kitô vì chính Người “tác động như là khởi đầu, diễn tiến và kết thúc của hành trình về với Thiên Chúa”. Nếu như từ thuở đời đời, Chúa Kitô là trung tâm giữa Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, Người cũng là trung tâm giữa Thiên Chúa và tạo thành; đồng thời còn là trung tâm và mô mẫu của tạo thành.
Thần học linh đạo của thánh Bonavênture mang đậm tính quy Kitô: “Nếu đúng là Thiên Chúa Ba Ngôi tạo dựng vạn vật theo hình ảnh của Ngài, tức là dựa theo Ngôi Lời, hệ luận là bất cứ thụ tạo nào cũng đều mang trong bản chất sâu xa của mình một mối tương quan với Ngôi Lời bất thụ tạo. Hơn thế nữa, những gì được tạo thành đều là một biểu hiện của Ngôi Lời và mang dấu ấn của chính Ba Ngôi Thiên Chúa”.
Chủ ý của thánh Bonavênture khi dùng thuyết lan tỏa để diễn tả tương quan nội tại trong Thiên Chúa Ba Ngôi và giữa Thiên Chúa với tạo thành, thì ngài cũng đồng thời trình bày cho chúng ta một linh đạo (con đường) để sống và tìm về với Thiên Chúa là nguồn gốc của mình. Trong hành trình đó, đức Kitô đóng vai trò trung gian duy nhất. Khi con người có sự hiểu biết Chúa Kitô chịu đóng đinh, trở nên đồng hình đồng dạng với Người, thì con người sẽ tiến vào sự hiệp nhất với Ba Ngôi Thiên Chúa. Bởi vì Chúa Kitô vừa là tấm gương để giúp chúng ta thanh tẩy là làm sáng lại con mắt linh hồn của chúng ta; đồng thời còn là mô mẫu để chúng ta theo đó mà sửa đổi đời sống linh hồn mình là họa lại đời sống yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi.
2. Một Linh Đạo Hiện Sinh
Thần học của Bonaventure bắt đầu với Chúa Ba Ngôi. Điều đó cho thấy công trình của ngài bám rễ vào nền tảng thần thiêng vừa hiệp nhất lại vừa khác biệt, đây là một cộng đoàn ngôi vị với những cá thể độc nhất nhưng lại quan hệ khăng khít và tương hợp. Chính “cộng đòan” mẫu này, giúp cho mỗi người chúng ta sống linh đạo: tuy có những khác biệt nhưng vẫn hiệp nhất với nhau trong cùng một tình yêu.
Thực vậy, cùng đích của của con người là chiếm được sự trọn hảo. Nhưng đó là sự thiện hảo ở trên chúng ta. Vì thế, chúng ta phải nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa để có thể gặp được Người. Để tiến lên cùng Thiên Chúa, Bonaventure đã đưa ra cho chúng ta hành trình tâm linh theo lộ trình “từ ngoài đi vào, rồi đi lên” hay nói một cách khác là đưa con người “tiến từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong, từ tạm thời đến vĩnh cữu”. Khi đạt đến giai đoạn chiêm ngưỡng thì, trung tâm của cuộc đời người kitô hữu là việc kết hợp với Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô qua sự hiệp thông với người khác. Giáo lý về Chúa Ba Ngôi không phải là giáo lý trừu tượng về bản chất của Thiên Chúa nhưng là lời dạy về cuộc sống của Thiên Chúa với chúng ta và cuộc sống của chúng ta với tha nhân.
Sau khi chỉ cho chúng ta “Hành trình lên tới Thiên Chúa”, thánh Bonaventura chia sẻ cho chúng ta kinh nghiệm thiêng liêng của ngài về việc gặp gỡ Thiên Chúa trong đời sống đức tin. Đó là các con đường dẫn chúng ta đến nguồn mạch của tình yêu là Thiên Chúa Ba Ngôi. Qua con đường “Thanh đạo”, “Minh đạo” và “Hiệp đạo” con người đạt tới một cuộc gặp gỡ kéo dài với Đức Kitô Tử nạn và Phục sinh.
Khi đạt tới mức độ này, con người mới thực sự thỏa mãn nỗi khắc khoải, mong chờ trong kiếp nhân sinh. Như vậy, con người đã đạt tới Thiên Chúa là niềm hạnh phúc đích thực của đời người. Theo thánh Bonaventura, ở tình trạng kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa, con người mới thực sự có câu trả lời trọn vẹn về cùng đích của đời mình.
III. KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu quan điểm của thánh Bonaventura, chúng ta nhận thấy Thiên Chúa Ba Ngôi như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng thần học của ngài. Trong bức tranh tuyệt tác đó, điểm nhấn của thánh Bonaventura là tương quan tình yêu giữa Ba Ngôi vĩnh cửu và Ba Ngôi với thế giới tạo thành. Nó như là “mô mẫu” cho tương quan của đời sống chúng ta với Thiên Chúa, với anh chị em và với thế giới tạo thành.
Cái nhìn, cái hiểu và cái cảm của thánh Bonaventura về Thiên Chúa Ba Ngôi là một kinh nghiệm thiêng liêng mang tính hiện sinh rất phù hợp với tâm thức của con người mọi thời. Nó như là một “đáp án” dễ hiểu giúp con người tiếp cận và sống tương quan tình yêu với Ba Ngôi Thiên Chúa, nhất là mở ra cho con người một lối đường hy vọng vào thực tại hạnh phúc vĩnh cửu, ngay trong cõi đời đầy hữu hạn, khổ đau và bất hạnh của kiếp nhân sinh này.
Nhưng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là một thực tại cao siêu huyền diệu vượt qúa trí khôn của con người. Qua dòng lịch sử của Giáo hội, có nhiều thần học gia đã ra công suy tư và minh giải mầu nhiệm này với phương châm “Đức tin đi tìm kiếm sự hiểu biết”. Tùy theo cách tiếp cận và sự soi sáng của ân sủng, các tác giả từ các trường phái thần học khác nhau đã khai mở cho chúng ta nhiều con đường để tiếp cận, hiểu và sống mầu nhiệm Ba Ngôi.
Đến thời Trung cổ, Giáo hội đã xác định được một niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, không còn sự tấn công của các lạc giáo nữa, nhưng các nhà thần học thời kỳ này vẫn miệt mài giải thích về mầu nhiệm này. Đại diện cho trường phái thần học Phan sinh, thánh Bonaventura cũng đã có những khám phá độc đáo về nền tảng của tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi. Các quan điểm thần học về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi của thánh tiến sĩ Chí Ái này vẫn có một vị thế và tầm ảnh hưởng rất đặc biệt trong Giáo hội trong nhiều thế kỷ qua.
Vậy đâu là cách giải thích về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi của ngài và quan điểm thần học đó có mang lại lợi ích gì cho đời sống đức tin của người tín hữu hôm nay không?
I. QUAN NIỆM CỦA THÁNH BONAVENTURA VỀ THIÊN CHÚA BA NGÔI
Cốt lõi và nền tảng của truyền thống tri thức Phan Sinh trong lãnh vực thần học là tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa Nhất Thể Tam Vị là khởi đầu (Prinmitas) và là nguồn phát sinh (Fecunditas) tất cả mọi hiện hữu. Thánh Bônaventura là người có công đầu trong việc đặt nền móng và khai triển hướng thần học này.
1.Mô Mẫu Thần Học Ba Ngôi Của Thánh Bonaventura
Trong bối cảnh của thế kỷ XIII thần học về Ba Ngôi được các nhà thần học Phan sinh và Đa minh đặc biệt quan tâm khai thác. Trong thời đầu của Kinh viện, các thần học gia chịu ảnh hưởng của học thuyết tân Platon. Trong khi thánh Thomas chịu ảnh hưởng của Augustinô về vấn đề Thiên Chúa Ba Ngôi, thì thánh Bonaventura đi ngược lại quan điểm của Augustine. Ngài không lấy lại tính chất mô phạm của Ba Ngôi đối với con người và lý thuyết về các tương quan của Augustine, làm nền tảng cho quan điểm thần học của mình về Thiên Chúa Ba Ngôi.
Nhưng ngài mô tả mẫu thức Chúa Ba Ngôi theo truyền thống Giáo phụ Hy lạp, điều mà nhà thần học Capadocia đã đề cập tới vài thế kỷ thứ tư: “Ba Ngôi trong một bản tính”. Thứ đến, thánh Bonaventura cũng chịu ảnh hưởng bởi lối giải thích Ngôi vị trong tương quan hỗ tương của Gioan Damascene vào thế kỷ thứ tám. Kế tiếp, ngài cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều về lối giải thích Thiên Chúa Ba Ngôi của Mao-Dionysius: “Thiên Chúa là Sự Thiện lan toả”. Và Bonaventura cũng chịu ảnh hưởng của học giả Richard Victor về việc giải thích các Ngôi vi theo tính đa nguyên: “Thiên Chúa là Đức Ái tối thượng thì Đức Ái không thể không hiện diện trong Ngài dưới hình thức đa nguyên”.
Sau cùng chúng ta nhận thấy quan điểm của Bônaventura về Thiên Chúa Ba Ngôi được gợi hứng và thấm đượm bởi quan điểm của thánh Phanxicô về một Thiên Chúa Tốt lành và Thiên hảo. Tin thần này được các vị thầy của ngài ở đại học Paris khai triển, đặc biêt là Alaxandria Hales.
Với những ảnh hưởng kể trên, thánh Bonaventura đã triển khai thần học Ba Ngôi của ngài một cách tinh tế và rất sáng tạo.
2.Thánh Bonaventura Giải Thích Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi
*.Quan niệm về Ngôi Vị (Nhiều Ngôi vị trong một bản tính Duy nhất và phương thức sinh suất)
Nếu như thánh Thomas và Anselmo quan tâm đến việc chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa, thì thánh Bonaventura không quan tâm đến chuyện đó, nên mọi suy tư thần học của ngài bắt nguồn từ niềm tin truyền thống của Giáo Hội. Niềm tin của Bonaventura về Thiên Chúa có nhiều Ngôi vị, nhưng chỉ trong một bản tính Thiên Chúa mà không bao giờ thay đổi. Ngài nói: “Về việc có nhiều Ngôi vị trong một bản tính duy nhất, đức tin đúng đắn dạy chúng ta phải tin giữ: Trong bản tính duy nhất có Ba Ngôi vị là Cha, Con và Thánh Thần. Ngôi Một không do [Ngôi] nào (a nlla), Ngôi Hai do một mình Ngôi Một mà sinh ra, Ngôi Ba thì từ Ngôi Một và Ngôi Hai mà thọ suy hay phát xuất (per spirationem sive processionem).” Thực thế, ở điểm này Bonaventura chịu ảnh hưởng của Aristote về sự phân biệt các phương cách phát sinh. Ngài loại bỏ phương cách ngẫu nhiên và giữ lại hai phương cách tự nhiên và cố ý và mặc cho nó màu mắc của Kitô giáo. Từ đó, ngài quan niệm Thiên Chúa là sự Thiện lan tỏa mình ra, nên trong Thiên Chúa có hai phương cách sinh suất.
Thứ nhất là sự thông truyền viên mãn nhất theo bản tính làm phát sinh Ngôi Lời, trong Người mọi sự được phát xuất ra. Theo đó, “Chúa Con phát xuất theo phương cách tự nhiên, nghĩa là theo bản tính của Chúa Cha. Khi Cha sinh ra Con thì thông truyền cho Con sự sống từ bản tính của mình.” Điều này ngược với truyền thống từ thời thánh Augustine và thánh Thomas đã ghi nhận là theo cách của lý trí.
Thứ hai là sự thông truyền theo ý chí làm phát sinh Thánh Thần: “Thánh Thần phát xuất chủ yếu và trực tiếp từ Cha và một cách gián tiếp từ Con, nghĩa là Cha là nguyên lý tiên khởi; còn Con lãnh nhận từ Cha quyền được trở thành nguyên lý làm phát xuất Thánh Khí.” Ở điểm này chúng ta nhận thấy thánh Bonaventura chịu ảnh hưởng bởi các giáo phụ Hy lạp, vì các ngài luôn nhấn mạnh ưu quyền của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con.
Tóm lại, Bonaventura hiểu Ba Ngôi như là một mô thức thần linh (examplarity), tức là, tính sung mãn (fecundity) vô biên của sự thiện lành nơi Thiên Chúa diễn đạt qua tính lan tỏa (emanation) của Ba Ngôi Vị và tuôn tràn xuống vũ trụ tạo thành. Chính xác hơn, từ sự sung mãn của Ngôi Thứ Nhất của Ba Ngôi (Cha), phát sinh Ngôi Lời (Ngôi Hai) và khí xuất (spirate) Thánh Thần Tình Yêu (Ngôi Ba). Từ chỗ giải thích nguồn gốc các Ngôi vị Cha, Con và Thánh Thần, thánh Bonaventura tin rằng có một mối tương quan thân mật giữa các Ngội vị, trong mầu Nhiêm Ba Ngôi.
*Tương quan giữa các Ngôi vị (Sự Thiện Hảo tự lan tỏa)
Thánh Bonaventura bằng kinh nghiệm thần bí của mình và chịu ảnh hưởng của thuyết lan tỏa của P.Denys đã nhìn Thiên Chúa dưới tước hiệu Thiện hảo (Bonum). Thiện hảo là chân lý cao cả và là Tình yêu hoàn hảo. Ngài viết: “Sự Thiện hảo là nền tảng chính yếu giúp chúng ta chiêm ngắm các cuộc nhiệm xuất.” Nhờ ý niệm về sự Thiện Hảo thông truyền giúp chúng ta hiểu các nhiệm xuất trong Ba Ngôi. Theo Bonaventura thì Sự Thiện tự nó lan tỏa ra theo khuynh hướng tự nhiên và luôn hiến thân. Nếu có Sự Thiện tuyệt tối thì cũng có sự lan tỏa tuyệt đối, tức sự chuyển thông hữu thể của mình. Ngài lý giải: “Sự thông truyền viên mãn của sự Thiện tối cao đoi hỏi nhất thiết phải có Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Thần.” Đó chính là sự nhiệm xuất Ba Ngôi vị thần linh: Chúa Cha khi sinh ra Chúa Con, thì thông ban cho người tất cả hữu thể và tất cả khả năng hoạt động của mình. Và bởi vì bản tính thần linh thì tuyệt hảo và đơn thuần, nên Chúa Cha thông ban cho Chúa Con bản tính của mình. Vì thế Chúa Cha và Chúa Con cùng sở hữu một bản tính thần linh duy nhất. Chúa Thánh Thần phát xuất từ Cha và Con…vì thế Thánh Thần cũng cùng một bản tính với Cha và với Con.”
Từ sự nhiệm xuất của Thiên Chúa, thánh Bonaventura cho ta thấy: “Nơi Ba Ngôi vì Sự Thiện tối cao, nhất thiết đòi hỏi một sự hiến thân vô biên; do sự đồng bản thể tuyệt đối nên có sự tương đồng sâu xa…Các Ngôi vị cũng ở trong một tương quan thân ái khôn tả: vì thế mỗi Ngôi vị nhất thiết ở trong các Ngôi vị khác bằng một sự tương tại hoàn hảo, và mỗi Ngôi vị hành động cùng với hai ngôi vị kia trong sự hiệp nhất bất khả phân ly về bản thể, quyền năng, và hoạt động của chính Ba Ngôi diễm phúc.”
Theo thánh Bonaventura trong mối tương quan thần linh đó, Ngôi Lời có một vai trò trung tâm nối kết rất đặc biệt: “Ngôi Lời là vĩnh cửu và là trung tâm của mầu nhiệm Ba Ngôi, nên Ngôi Lời là điểm nối kết giữa Chúa Cha, là Đấng sinh thành từ muôn đời, và Chúa Thánh Thần là Đấng hoàn toàn được sinh thành”. Vì vậy, trong Ba ngôi Thiên Chúa, mỗi Ngôi vị lại có chức năng đặc thù của mình.
* Chức Năng Của Các Ngôi Vị
Đối với thánh Bonaventura mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi bắt nguồn từ mầu nhiệm Chúa Cha, nhưng mỗi ngôi vị có một chức năng khác nhau.
Với Chúa Cha, “Ngài không được sinh ra, không có nguồn gốc nên Ngài là nguồn mạch sinh hạ các ngôi khác. Chúa Cha thực là “Cha” bởi vì trong sự lan tỏa sự thiện, Ngài mãi mãi sinh hạ Chúa Con. Chúa Cha thực sự là Cha trong nghĩa tròn đầy nhất của hành động sinh hạ”. Vì Chúa Cha là nguồn mạch của sự thiện lan tỏa, nên Ngài có chức năng là lan tỏa và thông truyền sự thiện cho kẻ khác. Mà bất cứ điều gì Chúa Cha trao ban đều tuyệt đối và tròn đầy, nên Ngài không thể trao ban một nửa sự thiện và giữ lại nửa kia cho mình.
Với Chúa Con, thánh Bonaventura mô tả Chúa Con được sinh hạ bởi sự tốt lành của Chúa Cha. “Vì thế, Chúa Con là mọi sự của Chúa Cha nhưng trong một ngôi vị khác hơn Chúa Cha”. Vì được xuất phát từ Chúa Cha, nên Chúa Con có chức năng diễn đạt sự toàn hảo của Chúa Cha. “Nếu Chúa Cha nghèo khó thì Chúa Con cũng vậy. Bởi vì Chúa Cha, Đấng hoàn toàn quy hướng về Chúa Con do bản tính thiện hảo, khiêm tốn nên Chúa Con cũng rất khiêm nhường khi tuyệt đối quy hướng về Chúa Cha. Cả Chúa Cha và Chúa con chia sẻ mối quan hệ hỗ tương duy nhất trong sự tương hợp và phương cách diễn đạt”. Hơn nữa, vì diễn đạt sự hoàn hảo của Chúa Cha, nên Chúa Con trở nên Ngôi Lời, mà Ngôi Lời là nghệ thuật của Chúa Cha, nên Ngài còn có chức năng là diễn ta ý tưởng của Chúa Cha. “Ngôi Lời là Đấng cưu mang hành động tự thông truyền của Chúa Cha. Ngôi lời diễn tả chính xác mầu nhiệm Chúa Cha như là sự thiện, tình yêu và nguồn mạch viên mãn của tất cả khả thể…Tuy nhiên, Ngôi Lời cũng chia sẻ với Thần Khí”.
Còn Thần Khí, Ngài được sinh hạ bởi ý muốn Chúa Cha. Thánh Bonaventura mô tả chức năng của thần khí là hành động của hoàn hảo của thần ý. Như kết quả của tình yêu, Chúa Thánh Thần là quà tặng để liên kết chúng ta với Chúa Cha và Chúa Con. Hơn nữa, Chúa Thánh Thần còn có chức năng khác là lôi kéo chúng ta vào mầu nhiệm tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con.
Như vậy, theo thánh Bonaventura Ba Ngôi Vị đều có chức năng hoạt động trong nhau, nhưng Ba Ngôi không ở trong sự khép kín mà luôn ở trong tình trạng tuân tràn và đón nhận sự thiện. Chính sự tương quan tình tình yêu giữa Ba Ngôi đã làm phát sinh ra thế giới thụ tạo.
*Mầu nhiệm Ba Ngôi và thế giới thụ tạo
Đối với thánh Bonaventura, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngô bắt nguồn từ mầu nhiệm Chúa Cha là nguồn mạch của mọi thực tại. Nơi Ngài hàm chứa một sự lan tỏa tuyệt đối và Ngôi Lời là hình ảnh đích thực của Thiên Chúa, là sự hiện diện của Chúa Cha. Như vậy, Chúa con được sinh ra bởi sự tốt lành của Chúa Cha vì bản chất của Chúa Cha là sự thiện lan tỏa. Vì vậy mối liên hệ giữa Chúa Cha và Chúa con trong thần học của thánh Bônaventura là nền tảng để giải thích mối liên hệ giữa Ba Ngôi và thế giới thọ tạo.
Thánh Bonaventura đã làm nổi bật được tương quan mật thiết giữa Ba Ngôi và thế giới. Chính tình yêu giữa Ba Ngôi làm phát sinh tất cả các thụ tạo trong thế giới này. Vì Chúa Cha là nguyên nhân của sự sống, nên cuộc sống của con người và các loài thụ tạo không thể tách biệt với Ngài và các Ngôi vị thần linh khác.
Theo thánh Bonaventura thì trong thế giới thụ tạo con người là một ‘bản sao’ (similitude) của Thiên Chúa, và là vương miện của mọi loài thụ tạo. Được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người giống như Thiên Chúa nhất. Con người là thụ tạo tinh thần có thể xác, nhận thức được Thiên Chúa và được nhận thức bởi Thiên Chúa qua bản chất bẩm sinh lẫn kinh nghiệm trong đời. Hơn nữa, chúng ta nhận thấy tạo thành biểu lộ sự tự do yêu thương của Thiên Chúa, trong đó con người là thụ tạo có sự tự do yêu thương và đáp trả tình yêu của Thiên Chúa.
Và như vậy, cộng đoàn tình yêu Ba Ngôi là mẫu mực và là nền tảng cho cuộc sống của các thụ tạo, nhất là con người, “vương miện” của công trình tạo dựng và cứu độ.
3. Những Nét Độc Đáo Trong Quan Điểm Của Thánh Bonaventura Về Thiên Chúa Ba Ngôi
Qua việc tìm hiểu quan điểm của thánh Bonaventura về Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta nhận thấy đối với Bonaventura Thiên Chúa không phải là một thực thể trừu tượng, nhưng cụ thể là Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đây là vị Thiên Chúa mà ngài đã tiếp xúc trong kinh nghiệm tôn giáo hằng ngày và nhất là trong kinh nhiệm thần bí của ngài.
Kế đến, ta thấy quan niệm của thánh Bonaventura về Thiên Chúa Ba Ngôi rất gần với quan điểm của thần học hiện đại, nghĩa là quan điểm của ngài trỗi vượt hơn quan điểm của các tác giả Kinh viện trước ngài. Tác giả Scheffczyk đã nhận định rất hay về điều này: “Thánh Bonaventura hơn bất cứ đại diện nào của Kinh viện thời đầu, đã đặt ra những điểm mốc cho một đạo lý về Ba Ngôi được xây dựng một cách cụ thể theo trục chính là lịch sử cứu độ.”
Tuy đã theo dấu chân những người đi trước và tán thành một cách tự nguyện học thuyết của các bậc thầy mình, đặc biệt là học thuyết của người cha và thầy Alexandre de Halès, Bonaventura không ngần ngại đón nhận từ những học thuyết mới tất cả những gì giúp ngài bổ túc cho tư tưởng mình. Đó là một quan niệm về mầu nhiệm Ba Ngôi không khép kín; được tuôn tràn từ tình yêu hiến thân viên mãn, nên Ba Ngôi mang tính khiêm hạ và khó nghèo có một mối liên hệ thân thiết với tạo thành và nhập thể.
Từ đó, thánh Bonaventuar đã tạo được những dấu ấn độc đáo, làm cho học thuyết của ngài về Thiên Chúa Ba Ngôi mang một đặc điểm tinh thần riêng và tiến theo những con đường mà nó đã chọn một cách ý thức để đạt tới một mục đích hoàn toàn chính xác; đó là tình yêu Thiên Chúa, và con đường thiêng liêng đưa tới tình yêu ấy là thần học.
II. NỀN LINH ĐẠO CỦA THÁNH BÔNAVENTURA
1. Một Linh Đạo Quy Kitô
Đối với thánh Bonaventure, thần học và linh đạo không tách rời nhau. Seamus Mullholand nhận định: “Trong các tác phẩm của ngài không có sự phân cách giữa thần học với đời sống thiêng liêng và thần bí”. Ngoài ra, Ewart Cousins còn cho rằng: “thần học của Bonaventure giống như nhà thờ chánh tòa gôtic. Hai ngọn tháp Chúa Ba ngôi và Chúa Kitô liên kết với nhau trong những cột nhà nhân loại và thụ tạo cao vút”. Có thể nói rằng công trình thần học của thánh Bonaventure một cuộc “Hành trình con người lên tới Thiên Chúa”(Itinerarium Mentis In Deum). Đó là “Con đường ba chặng” (Triplica Via) mà trên đó đầy những “dấu tích”, “hình ảnh” về Thiên Chúa Ba Ngôi. Hơn thế, còn có thể nói được rằng con đường đó chính là Chúa Kitô vì chính Người “tác động như là khởi đầu, diễn tiến và kết thúc của hành trình về với Thiên Chúa”. Nếu như từ thuở đời đời, Chúa Kitô là trung tâm giữa Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, Người cũng là trung tâm giữa Thiên Chúa và tạo thành; đồng thời còn là trung tâm và mô mẫu của tạo thành.
Thần học linh đạo của thánh Bonavênture mang đậm tính quy Kitô: “Nếu đúng là Thiên Chúa Ba Ngôi tạo dựng vạn vật theo hình ảnh của Ngài, tức là dựa theo Ngôi Lời, hệ luận là bất cứ thụ tạo nào cũng đều mang trong bản chất sâu xa của mình một mối tương quan với Ngôi Lời bất thụ tạo. Hơn thế nữa, những gì được tạo thành đều là một biểu hiện của Ngôi Lời và mang dấu ấn của chính Ba Ngôi Thiên Chúa”.
Chủ ý của thánh Bonavênture khi dùng thuyết lan tỏa để diễn tả tương quan nội tại trong Thiên Chúa Ba Ngôi và giữa Thiên Chúa với tạo thành, thì ngài cũng đồng thời trình bày cho chúng ta một linh đạo (con đường) để sống và tìm về với Thiên Chúa là nguồn gốc của mình. Trong hành trình đó, đức Kitô đóng vai trò trung gian duy nhất. Khi con người có sự hiểu biết Chúa Kitô chịu đóng đinh, trở nên đồng hình đồng dạng với Người, thì con người sẽ tiến vào sự hiệp nhất với Ba Ngôi Thiên Chúa. Bởi vì Chúa Kitô vừa là tấm gương để giúp chúng ta thanh tẩy là làm sáng lại con mắt linh hồn của chúng ta; đồng thời còn là mô mẫu để chúng ta theo đó mà sửa đổi đời sống linh hồn mình là họa lại đời sống yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi.
2. Một Linh Đạo Hiện Sinh
Thần học của Bonaventure bắt đầu với Chúa Ba Ngôi. Điều đó cho thấy công trình của ngài bám rễ vào nền tảng thần thiêng vừa hiệp nhất lại vừa khác biệt, đây là một cộng đoàn ngôi vị với những cá thể độc nhất nhưng lại quan hệ khăng khít và tương hợp. Chính “cộng đòan” mẫu này, giúp cho mỗi người chúng ta sống linh đạo: tuy có những khác biệt nhưng vẫn hiệp nhất với nhau trong cùng một tình yêu.
Thực vậy, cùng đích của của con người là chiếm được sự trọn hảo. Nhưng đó là sự thiện hảo ở trên chúng ta. Vì thế, chúng ta phải nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa để có thể gặp được Người. Để tiến lên cùng Thiên Chúa, Bonaventure đã đưa ra cho chúng ta hành trình tâm linh theo lộ trình “từ ngoài đi vào, rồi đi lên” hay nói một cách khác là đưa con người “tiến từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong, từ tạm thời đến vĩnh cữu”. Khi đạt đến giai đoạn chiêm ngưỡng thì, trung tâm của cuộc đời người kitô hữu là việc kết hợp với Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô qua sự hiệp thông với người khác. Giáo lý về Chúa Ba Ngôi không phải là giáo lý trừu tượng về bản chất của Thiên Chúa nhưng là lời dạy về cuộc sống của Thiên Chúa với chúng ta và cuộc sống của chúng ta với tha nhân.
Sau khi chỉ cho chúng ta “Hành trình lên tới Thiên Chúa”, thánh Bonaventura chia sẻ cho chúng ta kinh nghiệm thiêng liêng của ngài về việc gặp gỡ Thiên Chúa trong đời sống đức tin. Đó là các con đường dẫn chúng ta đến nguồn mạch của tình yêu là Thiên Chúa Ba Ngôi. Qua con đường “Thanh đạo”, “Minh đạo” và “Hiệp đạo” con người đạt tới một cuộc gặp gỡ kéo dài với Đức Kitô Tử nạn và Phục sinh.
Khi đạt tới mức độ này, con người mới thực sự thỏa mãn nỗi khắc khoải, mong chờ trong kiếp nhân sinh. Như vậy, con người đã đạt tới Thiên Chúa là niềm hạnh phúc đích thực của đời người. Theo thánh Bonaventura, ở tình trạng kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa, con người mới thực sự có câu trả lời trọn vẹn về cùng đích của đời mình.
III. KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu quan điểm của thánh Bonaventura, chúng ta nhận thấy Thiên Chúa Ba Ngôi như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng thần học của ngài. Trong bức tranh tuyệt tác đó, điểm nhấn của thánh Bonaventura là tương quan tình yêu giữa Ba Ngôi vĩnh cửu và Ba Ngôi với thế giới tạo thành. Nó như là “mô mẫu” cho tương quan của đời sống chúng ta với Thiên Chúa, với anh chị em và với thế giới tạo thành.
Cái nhìn, cái hiểu và cái cảm của thánh Bonaventura về Thiên Chúa Ba Ngôi là một kinh nghiệm thiêng liêng mang tính hiện sinh rất phù hợp với tâm thức của con người mọi thời. Nó như là một “đáp án” dễ hiểu giúp con người tiếp cận và sống tương quan tình yêu với Ba Ngôi Thiên Chúa, nhất là mở ra cho con người một lối đường hy vọng vào thực tại hạnh phúc vĩnh cửu, ngay trong cõi đời đầy hữu hạn, khổ đau và bất hạnh của kiếp nhân sinh này.
Hiệp nhất trong yêu thương
LM Inhaxiô Trần Ngà
20:08 02/06/2009
Lễ Chúa Ba Ngôi
Từ ngày cắp sách vào lớp một, mỗi học sinh đều được học bài toán: 1+1+1 = 3 và nếu làm đúng như vậy thì lúc nào cũng được điểm tối đa. Trái lại, nếu có em nào làm phép tính: 1 + 1 + 1 = 1 thì sẽ bị cô giáo cho điểm O và bị phê là ngu xuẩn.
Thế nhưng trong một gia đình đầm ấm yêu thương thì 1 + 1 + 1 không còn là 3, mà chỉ là 1.
Hiệp thông trong gia đình
Trước đây, anh A ở Hà-nội, chị B ở Sai-gòn, hai người ở hai phương trời cách biệt. Anh và chị là hai “ngôi vị” hoàn toàn xa lạ với nhau.
Về sau, hai người cùng vào làm trong cùng một công ty nên có nhiều cơ hội gặp gỡ và đôi bên cảm thấy ý hợp tâm đầu. Tình yêu của anh chị lớn lên từng ngày và với thời gian, anh chị yêu thương nhau sâu đậm đến nỗi người nầy không thể sống hạnh phúc nếu thiếu vắng người kia.
Do tình yêu thúc đẩy, anh chị tiến đến hôn nhân. Lúc nầy hơn bao giờ hết, anh chị cảm thấy mình hoàn toàn thuộc về nhau: cùng chung một tổ ấm, chung một tình yêu, chung niềm vui nỗi buồn, chung một ước mơ và một niềm hy vọng… Họ không còn là hai mà là một đúng như nhà thơ Tản Đà nhận định: “mình với ta tuy hai mà một; ta với mình tuy một mà hai”.
Chính Chúa Giê-su cũng nhìn nhận rằng họ chỉ còn là một mà thôi: “Người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ mà gắn bó với vợ mình và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt.” (Matthêu 19, 5-6)
Rồi tình yêu của anh chị đơm bông kết trái: một đứa con yêu quý chào đời!
Giờ đây tuy trong nhà có ba người hay ba “ngôi” (=ba vị), nhưng tình yêu thương thắm thiết đã nối kết cả ba nên một. Họ cảm thấy hoàn toàn thuộc về nhau. Họ cảm thấy mình không còn là ba nhưng chỉ là một: hạnh phúc của người nầy cũng là hạnh phúc của người kia; khổ đau của mỗi người cũng là nỗi đau chung của cả gia đình.
Mặt khác, tình yêu và mức độ hiệp thông có tỉ lệ thuận với nhau: khi càng yêu thương nhau hơn thì mức độ hiệp thông càng bền chặt hơn và ngược lại, khi ghét bỏ nhau, người ta cảm thấy hoàn toàn xa cách dù sống chung dưới một mái nhà. Lúc ấy, vợ, chồng và con cái trong nhà không còn là một mà là ba.
Như thế tình yêu là phép mầu nối kết nhiều người nên một. Những người yêu thương nhau được liên kết nên một với nhau nhưng vẫn không đánh mất bản ngã của mình.
Hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa
Hình ảnh một gia đình đầm ấm yêu thương hiệp nhất thường được Giáo Hội sử dụng để diễn tả mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa.
Trong thư mục vụ gửi cộng đoàn dân Chúa năm 2002, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhắc nhở các tín hữu rằng: “Chính sự hiệp thông mật thiết trong gia đình Kitô giáo là hình ảnh hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa” (số 6)
Khi nhìn vào một gia đình có “ngôi cha”, “ngôi mẹ” và “ngôi con” hiệp thông với nhau cách mật thiết, chúng ta hiểu được phần nào sự hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa.
Tuy nhiên, vì tình yêu giữa Ngôi Cha, Ngôi Con và Thánh Thần mênh mông như đại dương, trong khi tình yêu của các ngôi vị trong gia đình chỉ bằng giọt nước; và vì mức độ hiệp thông tỉ lệ thuận với mức độ yêu thương, nên sự hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa là vô cùng mật thiết so với sự hiệp thông còn quá mong manh giữa các thành viên trong gia đình.
Chúa Giê-su mời gọi sống hiệp thông theo mô hình Ba Ngôi
Được hiệp thông nên một trong yêu thương là một hạnh phúc tuyệt vời nên Chúa Giê-su muốn các môn đệ của Người chung chia hạnh phúc ấy. Vì thế, hôm xưa trong bữa tiệc ly, Người thành khẩn cầu xin cho các môn đệ: “Lạy Cha, xin cho tất cả chúng nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha…. để họ được nên một như Chúng Ta là một. Con ở trong họ và Cha ở trong Con, để họ được hoàn toàn nên một”. (Ga 17, 20-23)
Và hôm nay, Chúa Giê-su hướng nhìn về mỗi thành viên trong gia đình chúng ta và cầu xin với Chúa Cha: “Lạy Cha, xin cho người cha, người mẹ và đứa con nầy nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha”.
Rồi Người cũng hướng về mỗi tín hữu trong Hội Thánh và tha thiết khẩn cầu: “Lạy Cha, xin cho các tín hữu nầy được gắn bó nên một trong yêu thương như Chúng Ta là một.”.
Lạy Chúa Giê-su,
Xin cho chúng con cảm nhận rằng bí quyết để được hạnh phúc tuyệt vời là cùng nhau sống yêu thương gắn bó nên một như Ba Ngôi Thiên Chúa, nhờ đó mỗi thành viên trong gia đình và cộng đoàn sẵn sàng xoá bỏ những bất hoà chia rẽ để tiến tới đời sống yêu thương hiệp nhất theo mô hình Ba Ngôi.
Xin cho tình yêu của Ba Ngôi liên kết chúng con nên một, để đời sống gia đình và cộng đoàn chúng con trở thành hình ảnh sống động của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Từ ngày cắp sách vào lớp một, mỗi học sinh đều được học bài toán: 1+1+1 = 3 và nếu làm đúng như vậy thì lúc nào cũng được điểm tối đa. Trái lại, nếu có em nào làm phép tính: 1 + 1 + 1 = 1 thì sẽ bị cô giáo cho điểm O và bị phê là ngu xuẩn.
Thế nhưng trong một gia đình đầm ấm yêu thương thì 1 + 1 + 1 không còn là 3, mà chỉ là 1.
Hiệp thông trong gia đình
Trước đây, anh A ở Hà-nội, chị B ở Sai-gòn, hai người ở hai phương trời cách biệt. Anh và chị là hai “ngôi vị” hoàn toàn xa lạ với nhau.
Về sau, hai người cùng vào làm trong cùng một công ty nên có nhiều cơ hội gặp gỡ và đôi bên cảm thấy ý hợp tâm đầu. Tình yêu của anh chị lớn lên từng ngày và với thời gian, anh chị yêu thương nhau sâu đậm đến nỗi người nầy không thể sống hạnh phúc nếu thiếu vắng người kia.
Do tình yêu thúc đẩy, anh chị tiến đến hôn nhân. Lúc nầy hơn bao giờ hết, anh chị cảm thấy mình hoàn toàn thuộc về nhau: cùng chung một tổ ấm, chung một tình yêu, chung niềm vui nỗi buồn, chung một ước mơ và một niềm hy vọng… Họ không còn là hai mà là một đúng như nhà thơ Tản Đà nhận định: “mình với ta tuy hai mà một; ta với mình tuy một mà hai”.
Chính Chúa Giê-su cũng nhìn nhận rằng họ chỉ còn là một mà thôi: “Người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ mà gắn bó với vợ mình và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt.” (Matthêu 19, 5-6)
Rồi tình yêu của anh chị đơm bông kết trái: một đứa con yêu quý chào đời!
Giờ đây tuy trong nhà có ba người hay ba “ngôi” (=ba vị), nhưng tình yêu thương thắm thiết đã nối kết cả ba nên một. Họ cảm thấy hoàn toàn thuộc về nhau. Họ cảm thấy mình không còn là ba nhưng chỉ là một: hạnh phúc của người nầy cũng là hạnh phúc của người kia; khổ đau của mỗi người cũng là nỗi đau chung của cả gia đình.
Mặt khác, tình yêu và mức độ hiệp thông có tỉ lệ thuận với nhau: khi càng yêu thương nhau hơn thì mức độ hiệp thông càng bền chặt hơn và ngược lại, khi ghét bỏ nhau, người ta cảm thấy hoàn toàn xa cách dù sống chung dưới một mái nhà. Lúc ấy, vợ, chồng và con cái trong nhà không còn là một mà là ba.
Như thế tình yêu là phép mầu nối kết nhiều người nên một. Những người yêu thương nhau được liên kết nên một với nhau nhưng vẫn không đánh mất bản ngã của mình.
Hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa
Hình ảnh một gia đình đầm ấm yêu thương hiệp nhất thường được Giáo Hội sử dụng để diễn tả mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa.
Trong thư mục vụ gửi cộng đoàn dân Chúa năm 2002, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhắc nhở các tín hữu rằng: “Chính sự hiệp thông mật thiết trong gia đình Kitô giáo là hình ảnh hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa” (số 6)
Khi nhìn vào một gia đình có “ngôi cha”, “ngôi mẹ” và “ngôi con” hiệp thông với nhau cách mật thiết, chúng ta hiểu được phần nào sự hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa.
Tuy nhiên, vì tình yêu giữa Ngôi Cha, Ngôi Con và Thánh Thần mênh mông như đại dương, trong khi tình yêu của các ngôi vị trong gia đình chỉ bằng giọt nước; và vì mức độ hiệp thông tỉ lệ thuận với mức độ yêu thương, nên sự hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa là vô cùng mật thiết so với sự hiệp thông còn quá mong manh giữa các thành viên trong gia đình.
Chúa Giê-su mời gọi sống hiệp thông theo mô hình Ba Ngôi
Được hiệp thông nên một trong yêu thương là một hạnh phúc tuyệt vời nên Chúa Giê-su muốn các môn đệ của Người chung chia hạnh phúc ấy. Vì thế, hôm xưa trong bữa tiệc ly, Người thành khẩn cầu xin cho các môn đệ: “Lạy Cha, xin cho tất cả chúng nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha…. để họ được nên một như Chúng Ta là một. Con ở trong họ và Cha ở trong Con, để họ được hoàn toàn nên một”. (Ga 17, 20-23)
Và hôm nay, Chúa Giê-su hướng nhìn về mỗi thành viên trong gia đình chúng ta và cầu xin với Chúa Cha: “Lạy Cha, xin cho người cha, người mẹ và đứa con nầy nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha”.
Rồi Người cũng hướng về mỗi tín hữu trong Hội Thánh và tha thiết khẩn cầu: “Lạy Cha, xin cho các tín hữu nầy được gắn bó nên một trong yêu thương như Chúng Ta là một.”.
Lạy Chúa Giê-su,
Xin cho chúng con cảm nhận rằng bí quyết để được hạnh phúc tuyệt vời là cùng nhau sống yêu thương gắn bó nên một như Ba Ngôi Thiên Chúa, nhờ đó mỗi thành viên trong gia đình và cộng đoàn sẵn sàng xoá bỏ những bất hoà chia rẽ để tiến tới đời sống yêu thương hiệp nhất theo mô hình Ba Ngôi.
Xin cho tình yêu của Ba Ngôi liên kết chúng con nên một, để đời sống gia đình và cộng đoàn chúng con trở thành hình ảnh sống động của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Tạ từ Tháng Năm
Jos. Tú Nạc, NMS
20:09 02/06/2009
Kính mừng Ma-ri-a đầy thiên phúc!
Mẹ yêu con tình vũ trụ bao la.
Đời trần thế, Mẹ cũng đời xuôi ngựơc,
Mẫu tử nhân trần chín chữ cù lao.
Mẹ yêu con từ bình minh cuộc sống.
Hơi thở ấm nồng sưởi ấm thân con.
Bước trần gian biết bao đường vấn nạn,
Ngậm ngùi con về trời tím hoàng hôn.
Trong gieo neo vẫn có Mẹ bên đời,
Mẹ Cứu Giúp xác thân và thần trí,
Dắt dìu con qua thử thách chơi vơi,
Giữa lòng đời bon chen cùng ích kỷ.
Trái tim Mẹ, ôi trái tim rộng mở!
Ngào ngạt ân tình thấm cả không gian,
Muôn Hoa Đời ướp nồng Hoa Tâm Mẹ,
Vương vấn cánh hồng Đức Ái cao sang.
Mẹ yêu con tình vũ trụ bao la.
Đời trần thế, Mẹ cũng đời xuôi ngựơc,
Mẫu tử nhân trần chín chữ cù lao.
Mẹ yêu con từ bình minh cuộc sống.
Hơi thở ấm nồng sưởi ấm thân con.
Bước trần gian biết bao đường vấn nạn,
Ngậm ngùi con về trời tím hoàng hôn.
Trong gieo neo vẫn có Mẹ bên đời,
Mẹ Cứu Giúp xác thân và thần trí,
Dắt dìu con qua thử thách chơi vơi,
Giữa lòng đời bon chen cùng ích kỷ.
Trái tim Mẹ, ôi trái tim rộng mở!
Ngào ngạt ân tình thấm cả không gian,
Muôn Hoa Đời ướp nồng Hoa Tâm Mẹ,
Vương vấn cánh hồng Đức Ái cao sang.
Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi
LM Anphong Trần Đức Phương
21:20 02/06/2009
Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi được mừng vào Chúa Nhật sau Chúa Nhật Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Các Bài Đọc chu kỳ Năm B: Bài Đọc I (Đệ Nhị Luật 4: 32-34, 39-40): Ông Môsê nói với Dân Chúa: Thiên Chúa là Chúa duy nhất trên trời dưới đất; chỉ một mình Ngài là Thiên Chúa, không có Chúa nào khác. Bài Đọc II (Thơ Rôma 8:14-17): Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta, nhờ ơn Chúa Thánh Thần mà chúng ta đã lãnh nhận, chúng ta được làm con cái Chúa và có thể xưng với Chúa là Cha. Bài Phúc Âm (Matthêu 28:16-20): Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ: “Hãy đi giảng dạy muôn dân và ban phép Thánh Tẩy cho họ “Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.”
Thiên Chúa Ba Ngôi là một Mầu Nhiệm, nghĩa là một Tín Điều mà chúng ta không thể nào cắt nghĩa được bằng lý trí; nhưng chúng ta tin và lãnh nhận do Chúa Giêsu đã giảng dạy, và nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi sáng (Gioan 16:12) để nhận biết: Chỉ có một Thiên Chúa mà Ngài có Ba Ngôi: Ngôi Nhất là Cha, Ngôi Hai là Con, Ngôi Ba là Thánh Thần; Ba Ngôi cùng một bản thể, cùng là một Thiên Chúa duy nhất.
Người ta nói khi Thánh Patrick giảng dạy về Thiên Chúa Ba Ngôi, Ngài đã dùng một lá có ba nhánh để làm thí dụ. Giáo sư Tiến sĩ Phan Văn Ngọc, sau khi tìm hiểu Thánh Kinh kỹ càng và được ơn Chúa soi sáng, đã tin nhận Thiên Chúa và chịu phép Thánh Tẩy. Khi tìm hiểu giáo lý, ông cảm thấy điều khó hiểu nhất là về Thiên Chúa Ba Ngôi; nhưng sau cùng, ông suy nghĩ: dù chỉ là nước, nhưng vẫn có thể ở thể lỏng, thể rắn (nước đá) hay thể hơi (hơi nước).
Tuy nhiên, tất cả những so sánh, những biểu tượng bề ngoài chỉ để tạm thời giải thích Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi; vì ‘Mầu Nhiệm’ là điều vượt quá mọi sự suy nghĩ của lý trí con người. Con người dù thông minh thế nào, cũng không thể hiểu hết được những ‘bí ẩn’ trong vũ trụ, huống chi làm sao hiểu được hết mọi điều siêu việt của Thiên Chúa. Thánh Augustinô (354-430) là một nhà Thần Học và Triết Gia, Ngài luôn muốn cắt nghĩa mọi sự theo lý trí, kể cả Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Một ngày kia, Ngài đi đi lại lại trên bờ biển để vừa cầu nguyện vừa cố suy nghĩ trong tâm trí xem có cách nào để hiểu và cắt nghĩa được tường tận mọi điều về Thiên Chúa Ba Ngôi. Đang lúc vừa đi đi, lại lại trên bờ biển, vừa suy nghĩ mung lung, chợt ông thấy có một em bé trông rất khôi ngô và thông minh, đang dùng một vỏ sò múc nước biển đổ vào một lỗ nhỏ trên bờ biển. Thánh Augustinô liền dừng lại hỏi em đang muốn làm gì vậy. Em bé mỉm cười trả lời: “Cháu đang muốn múc hết nước đại dương để đổ vào cái lỗ nhỏ này.” Thánh Augustinô liền cười và nói: “Sao cháu làm một việc vô ích như vậy… Làm sao cháu có thể múc nước cả đại dương này để đổ hết được vào cái lỗ nhỏ như thế?” Em bé liền cười nói: “Việc của cháu đang làm có vẻ khờ dại thật, nhưng việc bác đang suy nghĩ còn khờ dại hơn…”
Thiên Chúa là cả một đại đương mênh mông, tâm trí con người chỉ là một giới hạn nhỏ bé, làm sao có thể thông hiểu tường tận hết mọi điều về Thiên Chúa. Chỉ với đức tin và tâm hồn khiêm nhường và sự kết hiệp với Chúa qua lời cầu nguyện, chúng ta mới có thể được Ơn Chúa soi sáng và tin nhận được các Mầu Nhiệm về Thiên Chúa, nhất là Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, chứ không phải qua suy nghĩ của lý trí hạn hẹp của chúng ta.
Như vậy, Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là một điều ‘huyền nhiệm’ chỉ các nhà Thần Học mới hiểu được. Một nhà Thần Học thế kỷ 19, ông Thomas Hancock nói: “Một người đàn ông hay một người phụ nữ dù quê mùa không thể lý luận về Thịên Chúa Ba Ngôi, nhưng vẫn có thể nhận thức được về Thiên Chúa Ba Ngôi một cách hoàn hảo hơn một nhà Thần Học uyên bác, thông hiểu các tác phẩm của Thánh Athanasius hay Thánh Augustinô và tất cả những tranh luận của sáu thế kỷ đầu của Giáo Hội!” (trích trong Preaching the Lectionary, Reginald H. Fuller). Thánh Phaolô cũng nói với chúng ta: “Đức tin của chúng ta không dựa vào những lý lẽ khôn ngoan của con người…nhưng nhờ mạc khải của Thiên Chúa qua sự soi sáng của Chúa Thánh Thần (Xin xem 1 Corintô, chương 2; hoặc Gioan 14: 26). Trong một lần cầu nguyện, Chúa Giêsu đã nói: “Con cảm tạ Cha vì Cha đã không soi sáng cho những kẻ khôn ngoan thế gian biết những điều ấy, nhưng cho những người đơn sơ, hèn mọn!”
(Luca 10: 21; Matthêu 11: 25). Chính vì vậy, Pascal, một nhà tư tưởng lớn trong thế kỷ 17, đã luôn cầu xin cho mình được có một Đức Tin mạnh mẽ của một bà nhà quê ở xứ Bretagne!
Chúng ta tuyên xưng Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi khi đọc kinh Tin Kính. Mỗi khi chúng ta đọc kinh: “Sáng Danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần”, chúng ta cúi đầu để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi. Mỗi khi làm Dấu Thánh Giá là chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa Ba ngôi: “Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.” Chúng ta được chịu phép Thánh Tẩy để gia nhập Gia Đình Hội Thánh Chúa nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi trong công thức: “Cha rửa con, nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.”
Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta long trọng kính mừng Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta hãy cầu xin cho chúng ta luôn được ơn Chúa soi sáng để chúng ta có thể có một đức tin sáng suốt và mạnh mẽ, không phải chỉ dựa vào lý trí, nhưng bằng chính đời sống thực hành đức tin hàng ngày của chúng ta qua đức Bác Ái.
Với lời cầu nguyện của Thánh Phaolô, chúng ta hãy cùng “nguyện xin Ân Sủng của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Tình Yêu của Chúa Cha, và Ơn Thông Hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng mỗi người, mỗi gia đình chúng ta!” (2 Corinto 13:13).
Các Bài Đọc chu kỳ Năm B: Bài Đọc I (Đệ Nhị Luật 4: 32-34, 39-40): Ông Môsê nói với Dân Chúa: Thiên Chúa là Chúa duy nhất trên trời dưới đất; chỉ một mình Ngài là Thiên Chúa, không có Chúa nào khác. Bài Đọc II (Thơ Rôma 8:14-17): Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta, nhờ ơn Chúa Thánh Thần mà chúng ta đã lãnh nhận, chúng ta được làm con cái Chúa và có thể xưng với Chúa là Cha. Bài Phúc Âm (Matthêu 28:16-20): Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ: “Hãy đi giảng dạy muôn dân và ban phép Thánh Tẩy cho họ “Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.”
Thiên Chúa Ba Ngôi là một Mầu Nhiệm, nghĩa là một Tín Điều mà chúng ta không thể nào cắt nghĩa được bằng lý trí; nhưng chúng ta tin và lãnh nhận do Chúa Giêsu đã giảng dạy, và nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi sáng (Gioan 16:12) để nhận biết: Chỉ có một Thiên Chúa mà Ngài có Ba Ngôi: Ngôi Nhất là Cha, Ngôi Hai là Con, Ngôi Ba là Thánh Thần; Ba Ngôi cùng một bản thể, cùng là một Thiên Chúa duy nhất.
Người ta nói khi Thánh Patrick giảng dạy về Thiên Chúa Ba Ngôi, Ngài đã dùng một lá có ba nhánh để làm thí dụ. Giáo sư Tiến sĩ Phan Văn Ngọc, sau khi tìm hiểu Thánh Kinh kỹ càng và được ơn Chúa soi sáng, đã tin nhận Thiên Chúa và chịu phép Thánh Tẩy. Khi tìm hiểu giáo lý, ông cảm thấy điều khó hiểu nhất là về Thiên Chúa Ba Ngôi; nhưng sau cùng, ông suy nghĩ: dù chỉ là nước, nhưng vẫn có thể ở thể lỏng, thể rắn (nước đá) hay thể hơi (hơi nước).
Tuy nhiên, tất cả những so sánh, những biểu tượng bề ngoài chỉ để tạm thời giải thích Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi; vì ‘Mầu Nhiệm’ là điều vượt quá mọi sự suy nghĩ của lý trí con người. Con người dù thông minh thế nào, cũng không thể hiểu hết được những ‘bí ẩn’ trong vũ trụ, huống chi làm sao hiểu được hết mọi điều siêu việt của Thiên Chúa. Thánh Augustinô (354-430) là một nhà Thần Học và Triết Gia, Ngài luôn muốn cắt nghĩa mọi sự theo lý trí, kể cả Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Một ngày kia, Ngài đi đi lại lại trên bờ biển để vừa cầu nguyện vừa cố suy nghĩ trong tâm trí xem có cách nào để hiểu và cắt nghĩa được tường tận mọi điều về Thiên Chúa Ba Ngôi. Đang lúc vừa đi đi, lại lại trên bờ biển, vừa suy nghĩ mung lung, chợt ông thấy có một em bé trông rất khôi ngô và thông minh, đang dùng một vỏ sò múc nước biển đổ vào một lỗ nhỏ trên bờ biển. Thánh Augustinô liền dừng lại hỏi em đang muốn làm gì vậy. Em bé mỉm cười trả lời: “Cháu đang muốn múc hết nước đại dương để đổ vào cái lỗ nhỏ này.” Thánh Augustinô liền cười và nói: “Sao cháu làm một việc vô ích như vậy… Làm sao cháu có thể múc nước cả đại dương này để đổ hết được vào cái lỗ nhỏ như thế?” Em bé liền cười nói: “Việc của cháu đang làm có vẻ khờ dại thật, nhưng việc bác đang suy nghĩ còn khờ dại hơn…”
Thiên Chúa là cả một đại đương mênh mông, tâm trí con người chỉ là một giới hạn nhỏ bé, làm sao có thể thông hiểu tường tận hết mọi điều về Thiên Chúa. Chỉ với đức tin và tâm hồn khiêm nhường và sự kết hiệp với Chúa qua lời cầu nguyện, chúng ta mới có thể được Ơn Chúa soi sáng và tin nhận được các Mầu Nhiệm về Thiên Chúa, nhất là Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, chứ không phải qua suy nghĩ của lý trí hạn hẹp của chúng ta.
Như vậy, Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là một điều ‘huyền nhiệm’ chỉ các nhà Thần Học mới hiểu được. Một nhà Thần Học thế kỷ 19, ông Thomas Hancock nói: “Một người đàn ông hay một người phụ nữ dù quê mùa không thể lý luận về Thịên Chúa Ba Ngôi, nhưng vẫn có thể nhận thức được về Thiên Chúa Ba Ngôi một cách hoàn hảo hơn một nhà Thần Học uyên bác, thông hiểu các tác phẩm của Thánh Athanasius hay Thánh Augustinô và tất cả những tranh luận của sáu thế kỷ đầu của Giáo Hội!” (trích trong Preaching the Lectionary, Reginald H. Fuller). Thánh Phaolô cũng nói với chúng ta: “Đức tin của chúng ta không dựa vào những lý lẽ khôn ngoan của con người…nhưng nhờ mạc khải của Thiên Chúa qua sự soi sáng của Chúa Thánh Thần (Xin xem 1 Corintô, chương 2; hoặc Gioan 14: 26). Trong một lần cầu nguyện, Chúa Giêsu đã nói: “Con cảm tạ Cha vì Cha đã không soi sáng cho những kẻ khôn ngoan thế gian biết những điều ấy, nhưng cho những người đơn sơ, hèn mọn!”
(Luca 10: 21; Matthêu 11: 25). Chính vì vậy, Pascal, một nhà tư tưởng lớn trong thế kỷ 17, đã luôn cầu xin cho mình được có một Đức Tin mạnh mẽ của một bà nhà quê ở xứ Bretagne!
Chúng ta tuyên xưng Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi khi đọc kinh Tin Kính. Mỗi khi chúng ta đọc kinh: “Sáng Danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần”, chúng ta cúi đầu để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi. Mỗi khi làm Dấu Thánh Giá là chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa Ba ngôi: “Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.” Chúng ta được chịu phép Thánh Tẩy để gia nhập Gia Đình Hội Thánh Chúa nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi trong công thức: “Cha rửa con, nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.”
Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta long trọng kính mừng Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta hãy cầu xin cho chúng ta luôn được ơn Chúa soi sáng để chúng ta có thể có một đức tin sáng suốt và mạnh mẽ, không phải chỉ dựa vào lý trí, nhưng bằng chính đời sống thực hành đức tin hàng ngày của chúng ta qua đức Bác Ái.
Với lời cầu nguyện của Thánh Phaolô, chúng ta hãy cùng “nguyện xin Ân Sủng của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Tình Yêu của Chúa Cha, và Ơn Thông Hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng mỗi người, mỗi gia đình chúng ta!” (2 Corinto 13:13).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Quốc Gia Nghèo được Đức Thánh Cha cầu nguyện
Bùi Hữu Thư
04:40 02/06/2009
Các Quốc Gia Nghèo được Đức Thánh Cha cầu nguyện
VATICAN, ngày 1 tháng 6, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ cầu nguyện cho các quốc gia nghèo khó vào tháng 6 để cho họ bớt đi gánh nặng của các món nợ nước ngoài.
Hội Tông Đồ Cầu Nguyện tuyên bố ý chỉ chung này được Đức Thánh Cha lựa chọn: “Xin cho sự chú tâm của quốc tế đến các nước nghèo khó có thể đưa đến nhiều viện trợ cụ thể hơn, nhất là để giúp họ giảm bớt gánh nặng khủng khiếp của các món nợ quốc tế."
Đức Thánh Cha cũng lựa chọn một ý chỉ tông đồ cho mỗi tháng. Vào tháng 6 ngài sẽ cầu nguyện như sau: “Xin cho các giáo hội đặc biệt đang hoạt động tại các miền đang có những bạo tàn xẩy ra, có thể được nâng đỡ bằng tình bác ái và sự gần gũi cụ thể của tất cả mọi người Công Giáo trên thế giới."
Văn minh tình thương và việc sát hại một chuyên viên phá thai
Vũ Văn An
06:55 02/06/2009
George Richard Tiller là giám đốc một bệnh xá tại Wichita, tiểu bang Kansas, một trong ba bệnh xá duy nhất tại Hoa Kỳ chuyên phá thai vào thời kỳ cuối cùng (sau 21 tuần lễ). Ông vốn là mục tiêu tấn công của nhiều nhóm cực đoan chống phá thai. Họ hàng ngày lai vãng gần bệnh xá của ông. Ngày 19 tháng Tám năm 1993, ông từng bị Shelley Shannon bắn vào cả hai cánh tay ngay bên ngoài bệnh xá. Và ngày 31 tháng Năm vừa qua, ông bị bắn chết khi đang tham dự một buổi lễ ở nhà thờ Reformation Lutheran Church tại Wichita. Người bị tình nghi giết ông (Scott Philip Roeder) vốn thuộc nhóm Freemen chống chính phủ và năm 1996 từng bị kết tội sử dụng chất nổ. Tuy nhiên sau đó, Roeder được toà thượng thẩm Kansas tha bổng. Người vợ cũ của Roeder sau này tiết lộ chất nổ trên nhằm mục đích phá một bệnh xá phá thai. Điều này rất có thể đúng vì David Leach, chủ biên tờ Prayer & Action News, một tập san quá khích chống phá thai, từng cho các ký giả hay: trong thập niên 1990, anh ta từng gặp gỡ Roeder và có đóng góp bài vở cho tập san của anh ta.
Phản ứng của phong trào phò sự sống Công Giáo
Dư luận Mỹ phần đông đều nhất trí với tổng thống Barack Obama, coi vụ sát hại này là một tội ác ghê tởm. Ông Obama tuyên bố: “Tôi hết sức ngỡ ngàng và phẫn nộ về vụ sát hại Bác Sĩ George Tiller khi ông đang tham dự các nghi thức giáo hội vào sáng nay. Bất kể các dị biệt của chúng ta trong tư cách người Mỹ có sâu xa đến bao nhiêu đối với các vấn đề khó khăn như phá thai, các vấn đề ấy cũng không thể giải quyết bằng các hành vi bạo lực đầy ghê tởm”.
Theo tin Zenit, Cha Frank Pavone, giám đốc toàn quốc tổ chức Priests for Life (Các Linh Mục Phò Sự Sống) đã ra một tuyên bố, bày tỏ nỗi buồn sâu xa đối với vụ sát hại trên. Ngài viết: “Vào thời điểm này, chúng ta chưa biết các động lực đứng đàng sau hành vi trên. Nên chúng ta đừng vội kết luận hay phán đoán chi… Chúng tôi, trong (tổ chức) Các Linh Mục Phò Sự Sống tiếp tục nhấn mạnh tới nền văn hóa trong đó, bạo lực không bao giờ được coi là giải pháp cho bất cứ vấn đề nào”. Ngài nói thêm: “Mọi sự sống đều phải được bảo vệ, bất kể tuổi tác, quan điểm hay hành động”.
Trang mạng CatholicVote.org cũng ra một tuyên bố lên án vụ sát nhân, bày tỏ hy vọng rằng “người sát hại ông sẽ được đem ra pháp luật vì tội ác ghê tởm này”. Chủ tịch tổ chức này là Brian Burch quả quyết rằng: “Chúng ta không thể tạo được một Nền Văn Minh Tình Thương bằng một bạo lực như thế. Chúng tôi kêu gọi mọi người thiện chí, vào tuần này, cầu nguyện cho linh hồn Ông Tiller và cầu xin để xã hội chúng ta từ bỏ mọi hình thức hận thù và bạo động”.
Ông Burch cũng nhận định rằng “hành vi bạo lực vô nghĩa này đại biểu cho một phản đề hoàn toàn đối với người yêu sự sống. Hàng triệu người Mỹ đang hàng ngày cầu nguyện và làm việc một cách hòa bình cho việc bảo vệ mọi sự sống nhân bản có quyền đau buồn về tin này”.
Trích lời cố Hồng Y Nữu Ước, John O’Connor, ông Burch nói thêm: “Điều ấy làm mất tiếng tăm phong trào phò sự sống. Sát nhân bao giờ cũng là sát nhân.Là điên loạn. Bạn không thể ngăn ngừa việc giết người bằng cách đi giết người”.
Charmaine Yoest, chủ tịch và tổng giám đốc tổ chức Americans United for Life (Người Mỹ Thống Nhất Phò Sự Sống) lên án vụ sát nhân và khẳng định rằng “quyền căn bản được sống mà chúng tôi tận tụy làm việc cho phải là quyền của mọi người”.
David O'Steen, tổng giám đốc tổ chức National Right to Life Committee (Ủy Ban Quyền Sống Toàn Quốc) gửi lời chia buồn tới gia đình bác sĩ Tiller về sự mất mát này và khẳng định rằng tổ chức của ông “không hàm hồ lên án bất cứ hành vi bạo lực nào như thế bất luận vì động lực nào”. Ông nói thêm: “phong trào phò sự sống luôn làm việc để bảo vệ quyền sống và gia tăng lòng kính trọng đối với sự sống con người. Việc sử dụng bạo lực bất hợp pháp trực tiếp đi ngược lại mục tiêu trên”.
Đại đa số dân Mỹ muốn hạn chế việc phá thai
Hiệp sĩ Columbus tối cao, ông Carl Anderson, hôm 1 tháng Sáu vừa qua, viết trên Zenit cho hay đại đa số dân Mỹ muốn hạn chế việc phá thai. Ông nhắc tới bài diễn văn tại đại học Notre Dame gần đây, trong đó tổng thống Barack Obama dựa phần lớn các nhận định của ông trên hai phán quyết quan trọng của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ trong thế kỷ 20. Đó là phán quyết Brown v. Board of Education và phán quyết Roe v. Wade.
Nhưng trong khi phán quyết đầu ngày càng được dân chúng Mỹ ủng hộ bao nhiêu thì phán quyết sau ngày càng bị dân chúng Mỹ phản đối bấy nhiêu. Ta biết phán quyết đầu chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ. Phán quyết sau hợp pháp hóa nạn phá thai, một phán quyết vốn được giải thích bằng ý niệm cho phép phá thai không hạn chế.
Việc gia tăng chống đối ý niệm trên được chứng nghiệm bằng nhiều cuộc trưng cầu ý kiến gần đây. Hiệp sĩ Anderson kể lại kết quả cuộc trưng cầu ý kiến của Pew. Cuộc trưng cầu này cho thấy chỉ có 18% ủng hộ việc cho phép phá thai “trong mọi hoàn cảnh”, 28% ủng hộ việc cho phép phá thai trong “phần lớn các trường hợp”, 28% cho biết phải coi phá thai là “bất hợp pháp trong phần lớn các trường hợp” và 16% cho biết phải coi nó là bất hợp pháp trong mọi hoàn cảnh. Như thế, đủ thấy 72% dân chúng Mỹ chống lại việc cho phép phá thai không hạn chế; chỉ có 18% ủng hộ việc đó.
Cuộc trưng cầu ý kiến gần đây hơn của hãng Gallup cho thấy đa số người Mỹ hiện nay tự nhận mình là người phò sự sống. Xét chung, giống như kết quả Pew, cuộc trưng cầu này cho thấy 76% người Mỹ bất đồng với chế độ cho phép phá thai không hạn chế của phán quyết Roe v. Wade, trong khi chỉ có 22% đồng ý. Tổng hợp lại, các cuộc trưng cầu ý kiến này cho thấy người Mỹ muốn có hạn chế đối với việc phá thai theo tỷ lệ 3:1, một nhất trí rất đáng kể, tuy phần đông không lưu ý.
Một cuộc trưng cầu ý kiến người Mỹ về phá thai, chi tiết hơn, cách nay mấy tháng, cho thấy sự nhất trí kia sâu sắc như thế nào. Tháng Mười năm 2008, một cuộc trưng cầu do Hội Hiệp Sĩ và Dòng Marist thực hiện cho thấy số người tự nhận là “phò lựa chọn” có hơn số người tự nhận là “phò sự sống” chút đỉnh. Tuy nhiên, nếu đi vào chi tiết, hỏi những câu hỏi đặc thù hơn về chính quan điểm của người được trưng cầu, ta thấy một kết quả khác hẳn: chỉ có 8% người Mỹ đồng ý với việc phá thai “ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ”, và 8% khác chỉ ủng hộ phá thai ở sáu tháng đầu của thai kỳ. Nhưng 84% người Mỹ muốn có những hạn chế có ý nghĩa hơn.
Hiệp sĩ Anderson nhận định rằng cho đến nay thẩm phán Sonia Sotomayor ít nói gì về phá thai nhưng trong lúc Thượng Nghị Viện Mỹ đang cứu xét việc bổ nhiệm bà vào Tối Cao Pháp Viện, nhiều người đang áp lực buộc bà phải công bố mình ủng hộ phán quyết Roe v. Wade. Điều này, theo ông Anderson, quả đang đi ngược lại khuynh hướng của đại đa số dân chúng Mỹ.
Phản ứng của phong trào phò sự sống Công Giáo
Dư luận Mỹ phần đông đều nhất trí với tổng thống Barack Obama, coi vụ sát hại này là một tội ác ghê tởm. Ông Obama tuyên bố: “Tôi hết sức ngỡ ngàng và phẫn nộ về vụ sát hại Bác Sĩ George Tiller khi ông đang tham dự các nghi thức giáo hội vào sáng nay. Bất kể các dị biệt của chúng ta trong tư cách người Mỹ có sâu xa đến bao nhiêu đối với các vấn đề khó khăn như phá thai, các vấn đề ấy cũng không thể giải quyết bằng các hành vi bạo lực đầy ghê tởm”.
Theo tin Zenit, Cha Frank Pavone, giám đốc toàn quốc tổ chức Priests for Life (Các Linh Mục Phò Sự Sống) đã ra một tuyên bố, bày tỏ nỗi buồn sâu xa đối với vụ sát hại trên. Ngài viết: “Vào thời điểm này, chúng ta chưa biết các động lực đứng đàng sau hành vi trên. Nên chúng ta đừng vội kết luận hay phán đoán chi… Chúng tôi, trong (tổ chức) Các Linh Mục Phò Sự Sống tiếp tục nhấn mạnh tới nền văn hóa trong đó, bạo lực không bao giờ được coi là giải pháp cho bất cứ vấn đề nào”. Ngài nói thêm: “Mọi sự sống đều phải được bảo vệ, bất kể tuổi tác, quan điểm hay hành động”.
Trang mạng CatholicVote.org cũng ra một tuyên bố lên án vụ sát nhân, bày tỏ hy vọng rằng “người sát hại ông sẽ được đem ra pháp luật vì tội ác ghê tởm này”. Chủ tịch tổ chức này là Brian Burch quả quyết rằng: “Chúng ta không thể tạo được một Nền Văn Minh Tình Thương bằng một bạo lực như thế. Chúng tôi kêu gọi mọi người thiện chí, vào tuần này, cầu nguyện cho linh hồn Ông Tiller và cầu xin để xã hội chúng ta từ bỏ mọi hình thức hận thù và bạo động”.
Ông Burch cũng nhận định rằng “hành vi bạo lực vô nghĩa này đại biểu cho một phản đề hoàn toàn đối với người yêu sự sống. Hàng triệu người Mỹ đang hàng ngày cầu nguyện và làm việc một cách hòa bình cho việc bảo vệ mọi sự sống nhân bản có quyền đau buồn về tin này”.
Trích lời cố Hồng Y Nữu Ước, John O’Connor, ông Burch nói thêm: “Điều ấy làm mất tiếng tăm phong trào phò sự sống. Sát nhân bao giờ cũng là sát nhân.Là điên loạn. Bạn không thể ngăn ngừa việc giết người bằng cách đi giết người”.
Charmaine Yoest, chủ tịch và tổng giám đốc tổ chức Americans United for Life (Người Mỹ Thống Nhất Phò Sự Sống) lên án vụ sát nhân và khẳng định rằng “quyền căn bản được sống mà chúng tôi tận tụy làm việc cho phải là quyền của mọi người”.
David O'Steen, tổng giám đốc tổ chức National Right to Life Committee (Ủy Ban Quyền Sống Toàn Quốc) gửi lời chia buồn tới gia đình bác sĩ Tiller về sự mất mát này và khẳng định rằng tổ chức của ông “không hàm hồ lên án bất cứ hành vi bạo lực nào như thế bất luận vì động lực nào”. Ông nói thêm: “phong trào phò sự sống luôn làm việc để bảo vệ quyền sống và gia tăng lòng kính trọng đối với sự sống con người. Việc sử dụng bạo lực bất hợp pháp trực tiếp đi ngược lại mục tiêu trên”.
Đại đa số dân Mỹ muốn hạn chế việc phá thai
Hiệp sĩ Columbus tối cao, ông Carl Anderson, hôm 1 tháng Sáu vừa qua, viết trên Zenit cho hay đại đa số dân Mỹ muốn hạn chế việc phá thai. Ông nhắc tới bài diễn văn tại đại học Notre Dame gần đây, trong đó tổng thống Barack Obama dựa phần lớn các nhận định của ông trên hai phán quyết quan trọng của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ trong thế kỷ 20. Đó là phán quyết Brown v. Board of Education và phán quyết Roe v. Wade.
Nhưng trong khi phán quyết đầu ngày càng được dân chúng Mỹ ủng hộ bao nhiêu thì phán quyết sau ngày càng bị dân chúng Mỹ phản đối bấy nhiêu. Ta biết phán quyết đầu chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ. Phán quyết sau hợp pháp hóa nạn phá thai, một phán quyết vốn được giải thích bằng ý niệm cho phép phá thai không hạn chế.
Việc gia tăng chống đối ý niệm trên được chứng nghiệm bằng nhiều cuộc trưng cầu ý kiến gần đây. Hiệp sĩ Anderson kể lại kết quả cuộc trưng cầu ý kiến của Pew. Cuộc trưng cầu này cho thấy chỉ có 18% ủng hộ việc cho phép phá thai “trong mọi hoàn cảnh”, 28% ủng hộ việc cho phép phá thai trong “phần lớn các trường hợp”, 28% cho biết phải coi phá thai là “bất hợp pháp trong phần lớn các trường hợp” và 16% cho biết phải coi nó là bất hợp pháp trong mọi hoàn cảnh. Như thế, đủ thấy 72% dân chúng Mỹ chống lại việc cho phép phá thai không hạn chế; chỉ có 18% ủng hộ việc đó.
Cuộc trưng cầu ý kiến gần đây hơn của hãng Gallup cho thấy đa số người Mỹ hiện nay tự nhận mình là người phò sự sống. Xét chung, giống như kết quả Pew, cuộc trưng cầu này cho thấy 76% người Mỹ bất đồng với chế độ cho phép phá thai không hạn chế của phán quyết Roe v. Wade, trong khi chỉ có 22% đồng ý. Tổng hợp lại, các cuộc trưng cầu ý kiến này cho thấy người Mỹ muốn có hạn chế đối với việc phá thai theo tỷ lệ 3:1, một nhất trí rất đáng kể, tuy phần đông không lưu ý.
Một cuộc trưng cầu ý kiến người Mỹ về phá thai, chi tiết hơn, cách nay mấy tháng, cho thấy sự nhất trí kia sâu sắc như thế nào. Tháng Mười năm 2008, một cuộc trưng cầu do Hội Hiệp Sĩ và Dòng Marist thực hiện cho thấy số người tự nhận là “phò lựa chọn” có hơn số người tự nhận là “phò sự sống” chút đỉnh. Tuy nhiên, nếu đi vào chi tiết, hỏi những câu hỏi đặc thù hơn về chính quan điểm của người được trưng cầu, ta thấy một kết quả khác hẳn: chỉ có 8% người Mỹ đồng ý với việc phá thai “ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ”, và 8% khác chỉ ủng hộ phá thai ở sáu tháng đầu của thai kỳ. Nhưng 84% người Mỹ muốn có những hạn chế có ý nghĩa hơn.
Hiệp sĩ Anderson nhận định rằng cho đến nay thẩm phán Sonia Sotomayor ít nói gì về phá thai nhưng trong lúc Thượng Nghị Viện Mỹ đang cứu xét việc bổ nhiệm bà vào Tối Cao Pháp Viện, nhiều người đang áp lực buộc bà phải công bố mình ủng hộ phán quyết Roe v. Wade. Điều này, theo ông Anderson, quả đang đi ngược lại khuynh hướng của đại đa số dân chúng Mỹ.
Giấy tờ tư liệu của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không được đốt đi
Nguyễn Long Thao
16:35 02/06/2009
Giấy tờ tư liệu của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không được đốt đi
ROME 2/06/09 - Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Krakow, Ba Lan, vị trợ tá thân cận nhất của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, hôm qua tuyên bố với tờ La Stampa ở Ý rằng tất cả giấy tờ tư liệu của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không được đốt đi, dù ý nguyện của đức cố Giáo Hoàng là muốn huỷ bỏ tất cả tư liệu của Ngài.
Theo Đức Hồng Y, lý do đưa đến quyết định này, là vì nữ tu Paschalina Lehnert, người đã đốt đi các giấy tờ tư liệu của ĐGH Piô XII theo ý nguyện của người quá cố, đã bị các giới chức ngay nay phê bình vì Tòa Thánh không còn tài liệu chứng cớ gì bổ túc cho tiến trình phong thánh ĐGH Piô XII, đồng thời giải tỏa được những thắc mắc và uẩn khúc quanh vấn đề thái độ của Tòa Thánh Vatican đối với Đức Quốc Xã, và đối với người Do Thái trong thời đệ nhị thế chiến.
ROME 2/06/09 - Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Krakow, Ba Lan, vị trợ tá thân cận nhất của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, hôm qua tuyên bố với tờ La Stampa ở Ý rằng tất cả giấy tờ tư liệu của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không được đốt đi, dù ý nguyện của đức cố Giáo Hoàng là muốn huỷ bỏ tất cả tư liệu của Ngài.
Theo Đức Hồng Y, lý do đưa đến quyết định này, là vì nữ tu Paschalina Lehnert, người đã đốt đi các giấy tờ tư liệu của ĐGH Piô XII theo ý nguyện của người quá cố, đã bị các giới chức ngay nay phê bình vì Tòa Thánh không còn tài liệu chứng cớ gì bổ túc cho tiến trình phong thánh ĐGH Piô XII, đồng thời giải tỏa được những thắc mắc và uẩn khúc quanh vấn đề thái độ của Tòa Thánh Vatican đối với Đức Quốc Xã, và đối với người Do Thái trong thời đệ nhị thế chiến.
ĐTC viếng thăm Tiệp Khắc.
Nguyễn Long Thao
17:22 02/06/2009
ROMA 1/06/09 – Văn phòng báo chí Tòa Thánh Vatican loan báo Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ viếng thăm Cộng Hòa Tiệp Khắc vào cuối tháng 9 để tham dự lễ thánh Wenceslaus được mừng vào ngày 28 tháng 9 hàng năm.
Theo dự liệu ĐGH sẽ tông du Tiệp Khắc vào các ngày từ 26 đến 28 tháng 9 năm 2009. Ngài sẽ thăm thủ đô Prague, Brno và Stara Boleslav là nơi thánh Wenceslaus bị giết.
Tin ĐTC viếng thăm Tiệp Khắc được loan báo ngay sau khi ĐTC tiếp kiến Tổng Thống Tiệp Khắc là ông Vaclav Klaus trong ngày 30 tháng 5.
Mối liên hệ ngoại giao giữa Tiệp và Vatican trong thời gian qua có sự căng thẳng vì Giáo Hội Tiệp đòi chính quyền trả lại những tài sản của Giáo Hội đã bị tịch thu dưới thời cộng sản. Vào tháng Ba vừa qua Tối Cao Pháp Viện Tiệp đã ra phán quyết Vương Cung Thánh Đường St. Vius thuộc chủ quyền quốc gia. Vụ tranh chấp này kéo dài trong 17 năm.
Sau cuộc hội kiến, Tổng Thống Tiệp tuyên bố với đài phát thanh Vatican rằng ông rất ngạc nhiên khi thấy ĐTC theo dõi sát tình hình quốc gia Tiệp. Ông cũng nói hai bên đã trao đổi không những các vấn đề tích cực mà còn cả những vấn đề cụ thể.
Liên quan đến việc chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của ĐGH, Tổng Thống Tiệp tuyên bố: “Phải nói các việc chuẩn bị đã sẵn sàng, chúng tôi sung sướng được ĐTC viếng thăm vì Ngài sẽ mang đến một sứ điệp rõ ràng cho từng người chúng tôi”.
Cũng nên nói thêm thánh Wenceslaus là một hoàng tử bị anh em trong hoàng tộc giết vào năm 935 vì theo đạo Công Giáo.
Theo dự liệu ĐGH sẽ tông du Tiệp Khắc vào các ngày từ 26 đến 28 tháng 9 năm 2009. Ngài sẽ thăm thủ đô Prague, Brno và Stara Boleslav là nơi thánh Wenceslaus bị giết.
Tin ĐTC viếng thăm Tiệp Khắc được loan báo ngay sau khi ĐTC tiếp kiến Tổng Thống Tiệp Khắc là ông Vaclav Klaus trong ngày 30 tháng 5.
Mối liên hệ ngoại giao giữa Tiệp và Vatican trong thời gian qua có sự căng thẳng vì Giáo Hội Tiệp đòi chính quyền trả lại những tài sản của Giáo Hội đã bị tịch thu dưới thời cộng sản. Vào tháng Ba vừa qua Tối Cao Pháp Viện Tiệp đã ra phán quyết Vương Cung Thánh Đường St. Vius thuộc chủ quyền quốc gia. Vụ tranh chấp này kéo dài trong 17 năm.
Sau cuộc hội kiến, Tổng Thống Tiệp tuyên bố với đài phát thanh Vatican rằng ông rất ngạc nhiên khi thấy ĐTC theo dõi sát tình hình quốc gia Tiệp. Ông cũng nói hai bên đã trao đổi không những các vấn đề tích cực mà còn cả những vấn đề cụ thể.
Liên quan đến việc chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của ĐGH, Tổng Thống Tiệp tuyên bố: “Phải nói các việc chuẩn bị đã sẵn sàng, chúng tôi sung sướng được ĐTC viếng thăm vì Ngài sẽ mang đến một sứ điệp rõ ràng cho từng người chúng tôi”.
Cũng nên nói thêm thánh Wenceslaus là một hoàng tử bị anh em trong hoàng tộc giết vào năm 935 vì theo đạo Công Giáo.
Trong vụ án Galileo, các nhà lãnh đạo Giáo hội chưa hiểu biết về khoa học
Phụng Nghi
18:41 02/06/2009
VATICAN CITY (CNS) - Trong lúc các nhà học giả và các nhà thần học tiếp tục thảo luận về phiên tòa kết án Galileo lạc giáo, một viên chức Tòa thánh Vatican nói rằng trọng tâm việc Giáo hội kết án các tư tưởng của ông là vì không thông hiểu các biên giới giữa đức tin và khoa học.
Đức giám mục Sanchez de Toca, thứ trưởng Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, tuyên bố với đài phát thanh Vatican hôm 26 thàng 5 rằng “sự thiếu hiểu biết” của các viên chức trong Giáo hội gần 4 thế kỷ trước đây đã “phát sinh do không nhận thức và thấu hiểu sự độc lập chính đáng của các khoa học tự nhiên.”
Đức giám mục Sanchez đang tham dự một cuộc hội nghị chuyên đề tại Florence thảo luận về quyết định của một toà án Giáo hội năm 1633 đã ép buộc Galileo phải rút lại những điều ông giảng dạy về lý thuyết Copernicus cho rằng trái đất quay chung quanh mặt trời. Cuộc hội nghị này được bảo trợ do một học viện của Dòng Tên điều hành, đó là Niels Stensen Foundation.
Các nhà khoa học, triết gia, sử gia và các nhà thần học đã đến tham dự hội nghị lâu 5 ngày này, được triệu tập trong chương trình các buổi lễ mừng kỷ niệm 400 năm ngày Galileo sử dụng kính viễn vọng lần đầu tiên.
ĐGM Sanchez nói rằng, xét theo bối cảnh văn hóa của thời gian, ta có thể hiểu được rằng hàng giáo phẩm Giáo hội lúc đó không thể công nhận quan điểm của Copernicus cho rằng mặt trời không quay chung quanh trái đất, bởi vì đối với họ một lý thuyết như thế làm hoen ố niềm tin vào chương trình của Thiên Chúa đặt con người làm trọng tâm vạn vật.
Nhưng, ngài nói, “sai lầm căn bản” là cho rằng những tư tưởng khoa học như thế “liên quan đến đức tin, trái lại đó là những vấn nạn về thiên nhân, vạn vật.”
Tòa án Thánh Bộ, tiền thân của Thánh bộ về Đức tin thuộc Tòa thánh Vatican hiện nay, cho rằng Galileo bị “cực lực nghi ngờ theo dị giáo” và ép buộc phải rút lại những lời ông giảng dạy ủng hộ lý thuyết mới, lấy mặt trời làm tâm điểm (heliocentric).
Một tham dự viên khác trong cuộc hội thảo này là Linh mục George Coyne thuộc Dòng Tên, cựu giám đốc đài Thiên văn Vatican và là thành viên trong uỷ ban được ĐGH Gioan Phaolô thiết lập để nghiên cứu về hành động Giáo hội kết án Galileo.
Cha Coyne tuyên bố với đài phát thanh Vatican hôm 28 tháng 5: “Những lầm lỗi phạm phải lúc đó đã gây nhiều đau khổ cho Galileo, nhưng chúng ta không thể quy lỗi cho ai cả. Vào thời đó chẳng ai hiểu được khoa học, vì khoa học chỉ mới ở giai đoạn phôi thai.”
Cha nói: Vào thời đó, hầu hết người ta “chẳng hiểu Kinh Thánh, cũng chẳng biết giải thích Kinh Thánh.” Ngay cả một vị tiến sĩ giáo hội ở thế kỷ 17 là Hồng y Robert Bellarmine, người đã cảnh cáo Galileo phải ngưng giảng dạy lý thuyết của ông, cũng đã “tin rằng trong Kinh Thánh đã có những khẳng định về khoa học, và điều đó không có!”
Trong một sáng kiến liên hệ, Giám mục Sergio Pagano, trưởng Văn khố Mật của Tòa thánh, đã thông báo việc xuất bản một bộ sưu tập mới các văn kiện liên quan đến vụ xét xử Galileo, gồm cả những tài liệu chưa được công bố trước đây.
ĐGM Pagano nói rằng trong khi các nhà lãnh đạo Giáo hội lúc đó đáng lẽ phải nên “thông cảm hơn và mềm dẻo hơn” thì chính Galileo cũng đã có thể tránh được rắc rối nếu như ông công nhận rằng vào thời điểm đó chưa có bằng chứng nào xác nhận lý thuyết Copernicus là một sự kiện thực, mà chỉ mới là một giả thuyết.
Xét vì “thời điểm lịch sử chưa đúng lúc” để hiểu thấu được những ý tưởng cách mạng của Galileo, “người ta không thể chối cãi được là có nhiều sai lầm đã mắc phải, nhưng cũng một phần là do Galileo nữa.”
Việc kết án một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời đại đó ngày nay vẫn còn được sử dụng để tượng trưng cho những mối căng thẳng giữa khoa học và tôn giáo, mặc dầu Đức giáo hoàng Gioan Phaolô chính thức công nhận năm 1992 rằng Giáo hội đã sai lầm trong vụ này.
Còn Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI thì bị kết án là “thù nghịch với khoa học” và việc dự định xuất hiện của ngài tại trường Đại học La Sapienza ở Roma năm 2008 bị chận lại do nguyên nhân vì một bản báo cáo sai lầm nói rằng ngài ủng hộ bản án của các nhà lãnh đạo Giáo hội 400 năm trước.
Thực ra, Đức giáo hoàng Bênêđictô đã khen ngợi nhà khoa học này, gọi ông là “Galileo vĩ đại”, và công nhận sự đóng góp vô giá của ông vào sự tìm hiểu thế giới chúng ta.
ĐGM Sanchez nói ngài hy vọng rằng hội nghị này sẽ giúp các nhà khoa học, các thần học gia trong việc “nhìn về phía trước mặt, chứ không quay đầu nhìn lại, và đóng lại phiên toà lịch sử mà Giáo hội là người bị cáo.”
Ngài nói: Trải qua bao thế kỷ, và đặc biệt là trong mấy thập niên vừa qua, Giáo hội đã có những cuộc xét mình thành khẩn.”
Đức giám mục Sanchez de Toca, thứ trưởng Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, tuyên bố với đài phát thanh Vatican hôm 26 thàng 5 rằng “sự thiếu hiểu biết” của các viên chức trong Giáo hội gần 4 thế kỷ trước đây đã “phát sinh do không nhận thức và thấu hiểu sự độc lập chính đáng của các khoa học tự nhiên.”
Đức giám mục Sanchez đang tham dự một cuộc hội nghị chuyên đề tại Florence thảo luận về quyết định của một toà án Giáo hội năm 1633 đã ép buộc Galileo phải rút lại những điều ông giảng dạy về lý thuyết Copernicus cho rằng trái đất quay chung quanh mặt trời. Cuộc hội nghị này được bảo trợ do một học viện của Dòng Tên điều hành, đó là Niels Stensen Foundation.
Các nhà khoa học, triết gia, sử gia và các nhà thần học đã đến tham dự hội nghị lâu 5 ngày này, được triệu tập trong chương trình các buổi lễ mừng kỷ niệm 400 năm ngày Galileo sử dụng kính viễn vọng lần đầu tiên.
ĐGM Sanchez nói rằng, xét theo bối cảnh văn hóa của thời gian, ta có thể hiểu được rằng hàng giáo phẩm Giáo hội lúc đó không thể công nhận quan điểm của Copernicus cho rằng mặt trời không quay chung quanh trái đất, bởi vì đối với họ một lý thuyết như thế làm hoen ố niềm tin vào chương trình của Thiên Chúa đặt con người làm trọng tâm vạn vật.
Galileo |
Nhưng, ngài nói, “sai lầm căn bản” là cho rằng những tư tưởng khoa học như thế “liên quan đến đức tin, trái lại đó là những vấn nạn về thiên nhân, vạn vật.”
Tòa án Thánh Bộ, tiền thân của Thánh bộ về Đức tin thuộc Tòa thánh Vatican hiện nay, cho rằng Galileo bị “cực lực nghi ngờ theo dị giáo” và ép buộc phải rút lại những lời ông giảng dạy ủng hộ lý thuyết mới, lấy mặt trời làm tâm điểm (heliocentric).
Một tham dự viên khác trong cuộc hội thảo này là Linh mục George Coyne thuộc Dòng Tên, cựu giám đốc đài Thiên văn Vatican và là thành viên trong uỷ ban được ĐGH Gioan Phaolô thiết lập để nghiên cứu về hành động Giáo hội kết án Galileo.
Cha Coyne tuyên bố với đài phát thanh Vatican hôm 28 tháng 5: “Những lầm lỗi phạm phải lúc đó đã gây nhiều đau khổ cho Galileo, nhưng chúng ta không thể quy lỗi cho ai cả. Vào thời đó chẳng ai hiểu được khoa học, vì khoa học chỉ mới ở giai đoạn phôi thai.”
Cha nói: Vào thời đó, hầu hết người ta “chẳng hiểu Kinh Thánh, cũng chẳng biết giải thích Kinh Thánh.” Ngay cả một vị tiến sĩ giáo hội ở thế kỷ 17 là Hồng y Robert Bellarmine, người đã cảnh cáo Galileo phải ngưng giảng dạy lý thuyết của ông, cũng đã “tin rằng trong Kinh Thánh đã có những khẳng định về khoa học, và điều đó không có!”
Trong một sáng kiến liên hệ, Giám mục Sergio Pagano, trưởng Văn khố Mật của Tòa thánh, đã thông báo việc xuất bản một bộ sưu tập mới các văn kiện liên quan đến vụ xét xử Galileo, gồm cả những tài liệu chưa được công bố trước đây.
ĐGM Pagano nói rằng trong khi các nhà lãnh đạo Giáo hội lúc đó đáng lẽ phải nên “thông cảm hơn và mềm dẻo hơn” thì chính Galileo cũng đã có thể tránh được rắc rối nếu như ông công nhận rằng vào thời điểm đó chưa có bằng chứng nào xác nhận lý thuyết Copernicus là một sự kiện thực, mà chỉ mới là một giả thuyết.
Xét vì “thời điểm lịch sử chưa đúng lúc” để hiểu thấu được những ý tưởng cách mạng của Galileo, “người ta không thể chối cãi được là có nhiều sai lầm đã mắc phải, nhưng cũng một phần là do Galileo nữa.”
Việc kết án một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời đại đó ngày nay vẫn còn được sử dụng để tượng trưng cho những mối căng thẳng giữa khoa học và tôn giáo, mặc dầu Đức giáo hoàng Gioan Phaolô chính thức công nhận năm 1992 rằng Giáo hội đã sai lầm trong vụ này.
Còn Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI thì bị kết án là “thù nghịch với khoa học” và việc dự định xuất hiện của ngài tại trường Đại học La Sapienza ở Roma năm 2008 bị chận lại do nguyên nhân vì một bản báo cáo sai lầm nói rằng ngài ủng hộ bản án của các nhà lãnh đạo Giáo hội 400 năm trước.
Thực ra, Đức giáo hoàng Bênêđictô đã khen ngợi nhà khoa học này, gọi ông là “Galileo vĩ đại”, và công nhận sự đóng góp vô giá của ông vào sự tìm hiểu thế giới chúng ta.
ĐGM Sanchez nói ngài hy vọng rằng hội nghị này sẽ giúp các nhà khoa học, các thần học gia trong việc “nhìn về phía trước mặt, chứ không quay đầu nhìn lại, và đóng lại phiên toà lịch sử mà Giáo hội là người bị cáo.”
Ngài nói: Trải qua bao thế kỷ, và đặc biệt là trong mấy thập niên vừa qua, Giáo hội đã có những cuộc xét mình thành khẩn.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp lãnh tụ Ukraine
Bùi Hữu Thư
23:41 02/06/2009
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp lãnh tụ Ukraine
VATICAN, ngày 1 tháng 6, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI đề cập đến nhu cầu có sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu khi ngài tiếp kiến tổng thống Ukraine.
Viktor Yushchenko hội kiến riêng với Đức Thánh Cha ngày hôm nay tại Vatican khoảng 25 phút, theo thông cáo của văn phòng truyền thông. Sau buổi tiếp xúc, vị lãnh tụ Ukraine đã gặp Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh, và Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, thư ký bang giao quốc tế.
Một bản thông cáo cho hay "Trong buổi tiếp xúc thân hữu, có sự chú ý đến tình hình quốc tế. Tại cấp độ song phương, việc bang giao giữa Ukraine và Tòa Thánh được ghi nhận rất tốt đẹp, cũng như là triển vọng có sự hợp tác gia tăng về mặt văn hóa và xã hội.”
"Trong khi bầy tỏ ước muốn tìm được các giải pháp công bằng cho các vấn đề hiện hữu giữa chính quyền và Giáo Hội, cũng có sự đề cập đến những đóng góp của Giáo Hội Công Giáo cho xã hội Ukraine trên phương diện giáo dục về các giá trị Kitô và việc quảng bá các giá trị này, và tầm quan trọng của việc đối thoại giữa các Kitô hữu để cổ võ cho sự hiệp nhất, trong khi vẫn tôn trọng tất cả mọi người với mục tiêu là đạt được sự sống chung hòa bình."
Ukraine hiện nay có trên 48 triệu dân, đa số là Chính Thống giáo. Có ít hơn 10% người Ukraine là Công Giáo, đa số thuộc Giáo Hội Đông Phương, họ là những người phải chịu sự đán áp tàn nhẫn dưới chế độ cộng sản.
Top Stories
CHINE: A Hongkong, le cardinal Zen dénonce le contrôle exercé par les autorités chinoises sur les évêques « officiels »
Eglises d'Asie
17:26 02/06/2009
Le 1er juin dernier, intervenant devant la presse au Foreign Correspondents’ Club de Hongkong, le cardinal Zen, qui a récemment pris sa retraite d’évêque à la tête du diocèse de Hongkong, a vigoureusement dénoncé le contrôle exercé par les autorités chinoises sur l’Eglise catholique en Chine.
La célébration l’an dernier à Pékin du 50ème anniversaire des premières ordinations épiscopales illicites, c’est-à-dire menées sans mandat pontifical, a été considérée par le pape Benoît XVI comme « une provocation », a déclaré le cardinal Zen, dénonçant de plus comme « parfaitement inacceptables » certains des discours prononcés à cette occasion par des évêques « officiels » en faveur d’une Eglise chinoise indépendante de Rome (1). Le pape a fait de l’amélioration des relations avec Pékin une des priorités de son pontificat, mais, en quatre ans, rien n’indique que ses efforts en ce sens aient été payés de retour par Pékin, a-t-il poursuivi, soulignant que le seul point positif de ce dossier était que, depuis 2006, Pékin s’était abstenu d’organiser de nouvelles ordinations épiscopales sans mandat pontifical.
Evoquant la perspective prochaine – d’ici à la fin de l’année 2009 – de l’Assemblée nationale des représentants catholiques, l’instance chargée par Pékin d’élire le futur président de la Conférence des évêques « officiels » et celui de l’Association patriotique des catholiques chinois, le cardinal Zen a exprimé très ouvertement ses craintes: de très fortes pressions, qui passent par des manœuvres d’intimidation ou de corruption, sont exercées sur les évêques « officiels », qui, a rappelé le cardinal, ont tous, à l’exception d’une poignée, été légitimés, c’est-à-dire reconnus comme évêques de l’Eglise catholique par le Saint-Siège. Le cardinal Zen a indiqué que, lors de précédentes ordinations épiscopales illicites, les autorités chinoises avaient remis d’importantes sommes d’argent à certains évêques afin de s’assurer de leur participation à ces ordinations; un évêque « officiel » a ainsi reçu 700 000 yuans (72 000 euros) et un autre 200 000 yuans de la part du gouvernement pour financer des travaux de construction ou de rénovation d’édifices religieux.
A quelques jours du 20ème anniversaire du massacre de Tienanmen, le cardinal Zen a, bien entendu, été interrogé par les journalistes sur cette question. Il a réitéré en termes très clairs une position par ailleurs maintes fois exprimées: le gouvernement chinois ne peut plus se contenter de qualifier les manifestations du printemps 1989 d’« émeutes contre-révolutionnaires ». Il ne s’agit pas de chercher à venger les victimes du printemps de Pékin écrasées par les chars de l’armée, mais d’honorer leur mémoire en cherchant à faire la lumière sur les responsabilités de ceux qui ont ordonné la répression. « Justice doit être rendue, non seulement pour réconforter les parents des jeunes qui sont morts, mais aussi pour enseigner aux générations futures ce qui est bon et ce qui est mauvais, a déclaré le cardinal Zen. Nous voulons espérer que pareille tragédie ne se répètera pas. »
A la cathédrale du diocèse de Hongkong, le 29 mai, le cardinal avait présidé, en présence de ses trois vicaires généraux et de plusieurs prêtres, une messe commémorative du massacre de Tienanmen. Une prière avait été dite pour que « l’esprit patriotique du 4 juin inspire la jeunesse chinoise d’aujourd’hui pour édifier un pays droit et démocratique ». De plus, cette année comme les années précédentes, le 4 juin, la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse de Hongkong, en lien avec l’Union of Hong Kong Catholic Organizations in Support of the Patriotic and Democratic Movement in China, organisera une veillée de prières au parc Victoria, avant que les chrétiens présents ce soir ne rejoignent les Hongkongais qui prendront part aux manifestations commémoratives du printemps de Pékin.
(1) Voir EDA 498, 508
Eglises d'Asie, 2 juin 2009
La célébration l’an dernier à Pékin du 50ème anniversaire des premières ordinations épiscopales illicites, c’est-à-dire menées sans mandat pontifical, a été considérée par le pape Benoît XVI comme « une provocation », a déclaré le cardinal Zen, dénonçant de plus comme « parfaitement inacceptables » certains des discours prononcés à cette occasion par des évêques « officiels » en faveur d’une Eglise chinoise indépendante de Rome (1). Le pape a fait de l’amélioration des relations avec Pékin une des priorités de son pontificat, mais, en quatre ans, rien n’indique que ses efforts en ce sens aient été payés de retour par Pékin, a-t-il poursuivi, soulignant que le seul point positif de ce dossier était que, depuis 2006, Pékin s’était abstenu d’organiser de nouvelles ordinations épiscopales sans mandat pontifical.
Evoquant la perspective prochaine – d’ici à la fin de l’année 2009 – de l’Assemblée nationale des représentants catholiques, l’instance chargée par Pékin d’élire le futur président de la Conférence des évêques « officiels » et celui de l’Association patriotique des catholiques chinois, le cardinal Zen a exprimé très ouvertement ses craintes: de très fortes pressions, qui passent par des manœuvres d’intimidation ou de corruption, sont exercées sur les évêques « officiels », qui, a rappelé le cardinal, ont tous, à l’exception d’une poignée, été légitimés, c’est-à-dire reconnus comme évêques de l’Eglise catholique par le Saint-Siège. Le cardinal Zen a indiqué que, lors de précédentes ordinations épiscopales illicites, les autorités chinoises avaient remis d’importantes sommes d’argent à certains évêques afin de s’assurer de leur participation à ces ordinations; un évêque « officiel » a ainsi reçu 700 000 yuans (72 000 euros) et un autre 200 000 yuans de la part du gouvernement pour financer des travaux de construction ou de rénovation d’édifices religieux.
A quelques jours du 20ème anniversaire du massacre de Tienanmen, le cardinal Zen a, bien entendu, été interrogé par les journalistes sur cette question. Il a réitéré en termes très clairs une position par ailleurs maintes fois exprimées: le gouvernement chinois ne peut plus se contenter de qualifier les manifestations du printemps 1989 d’« émeutes contre-révolutionnaires ». Il ne s’agit pas de chercher à venger les victimes du printemps de Pékin écrasées par les chars de l’armée, mais d’honorer leur mémoire en cherchant à faire la lumière sur les responsabilités de ceux qui ont ordonné la répression. « Justice doit être rendue, non seulement pour réconforter les parents des jeunes qui sont morts, mais aussi pour enseigner aux générations futures ce qui est bon et ce qui est mauvais, a déclaré le cardinal Zen. Nous voulons espérer que pareille tragédie ne se répètera pas. »
A la cathédrale du diocèse de Hongkong, le 29 mai, le cardinal avait présidé, en présence de ses trois vicaires généraux et de plusieurs prêtres, une messe commémorative du massacre de Tienanmen. Une prière avait été dite pour que « l’esprit patriotique du 4 juin inspire la jeunesse chinoise d’aujourd’hui pour édifier un pays droit et démocratique ». De plus, cette année comme les années précédentes, le 4 juin, la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse de Hongkong, en lien avec l’Union of Hong Kong Catholic Organizations in Support of the Patriotic and Democratic Movement in China, organisera une veillée de prières au parc Victoria, avant que les chrétiens présents ce soir ne rejoignent les Hongkongais qui prendront part aux manifestations commémoratives du printemps de Pékin.
(1) Voir EDA 498, 508
Eglises d'Asie, 2 juin 2009
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hân Hoan Chúc Mừng 37 Tân Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ Năm 2009
Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
00:29 02/06/2009
Cộng Đồng Dân Chúa đón nhận tin vui và hân hoan chúc mừng các tân Linh mục Việt Nam tại Hoa Kỳ sau đây được trao ban Thừa tác vụ trong năm 2009.
Các tân Linh mục được thụ phong ngày 6 tháng 6 năm 2009:
Các tân Linh mục được thụ phong ngày 5 tháng 6 năm 2009:
Tân Linh mục được thụ phong ngày 29 tháng 5 năm 2009:
Cộng Đồng Dân Chúa hân hoan chúc mừng các Tân Chức và gia đình. Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục
tuôn đổ xuống đầy tràn ân sủng và thánh hóa các Linh mục của Chúa
trên con đường tông đồ phục vụ và loan báo Tin Mừng ơn cứu độ.
Xin thông tin về địa chỉ bantinliendoan@gmail.com và conggiao@gmail.com các tân Linh mục
chưa có tên trong danh sách trên đây, để Công đồng dân Chúa được biết và hiệp thông chúc mừng.
HÂN HOAN CHÚC MỪNG!
Các tân Linh mục được thụ phong ngày 6 tháng 6 năm 2009:
- Lm. Philip M. Đỗ Thanh Cao, CMC, Carthage, Missouri
- Lm. Dominic M. Trần Trung Chánh, CMC, Carthage, Missouri
- Lm. Mark M. Lê Tiến Hóa, CMC, Carthage, Missouri
- Lm. Justin Nguyễn Minh, Giáo phận Austin, Texas
- Lm. Võ Qúy, Giáo phận Albany, New York
- Lm. Trần Đạt, SJ, Spokane, Washington
- Lm. Trần Quân, SJ, Spokane, Washington
- Lm. Vũ Tấn Hiền, Giáo phận Orange, California
- Lm. Phan Tấn Khởi, Giáo phận Orange, California
Các tân Linh mục được thụ phong ngày 5 tháng 6 năm 2009:
- Lm. Phaolô Maria Phan Ngọc Long, Tổng Giáo phận Oklahoma City, OK
- Lm. Nguyễn Hùng Thái, Giáo phận Saginaw, Michigan
- Lm. Nguyễn Minh, Giáo phận San Bernardino, California
- Lm. Giuse Vũ Đăng Dũng, Tổng Giáo phận Los Angeles, California
- Lm. Giuse Đỗ Văn Hoàng, OP, San Francisco, California
Tân Linh mục được thụ phong ngày 29 tháng 5 năm 2009:
- Lm. Dominic Trần Thắng Tiến, Giáo phận Nashville, Tennessee
- Lm. Gioan Baotixita Nguyễn Hoàng Huy, Tổng Giáo phận Boston, Mass.
- Lm. Justin Lê, Giáo phận San Jose, California
- Lm. Anthony Nguyễn Tân, Giáo phận San Jose, California
- Lm. Andrew Nguyễn Thụy Vũ, Giáo phận San Jose, California
- Lm. Dominic Phan Hồng Thắng, Giáo phận Lincoln, Nebraska
- Lm. Nguyễn Bá Tòng, Giáo phận San Bernardino, California
- Lm. Phạm Duy Linh, SVD, Techny, Illinois
- Lm. Đặng Ngọc Qúy, SVD, Techny, Illinois
- Lm. Nguyễn Duy Tâm, SVD, Techny, Illinois (đi Togo/Benin)
- Lm. Mai Anh Tuấn, SVD, Techny, Illinois (đi China)
- Lm. Xinghao John Zhang (đi China).
- Lm. Peter Nguyễn Hoàng, O Carm., Washington D.C.
- Lm. Hoàng Ngọc Linh, OFM, New York
- Lm. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Đinh Hậu, dòng Châu Sơn, Sacramento, CA
- Lm. Laurensô M. Nguyễn Châu Hy, CMC, Carthage, Missouri
- Lm. Đaminh M. Nguyễn Hoan Lương, CMC, Carthage, Missouri
- Phó tế Thomas Phạm Tuyên, CSsR
- Phó tế Đaminh Trần Công Thơ, Tổng Giáo phận Atlanta, Georgia
- Phó tế Nguyễn Tuấn, CSsR
- Phó tế Tôma Aquinô Trần Thiên Ân, OP, Vancouver, Canada
- Phó tế Gioan Baotixita Nguyễn Minh Đức, OP, Vancouver, Canada
- Phó tế Gioan Hoàng Thanh Sơn, OP, Vancouver, Canada
Cộng Đồng Dân Chúa hân hoan chúc mừng các Tân Chức và gia đình. Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục
tuôn đổ xuống đầy tràn ân sủng và thánh hóa các Linh mục của Chúa
trên con đường tông đồ phục vụ và loan báo Tin Mừng ơn cứu độ.
Xin thông tin về địa chỉ bantinliendoan@gmail.com và conggiao@gmail.com các tân Linh mục
chưa có tên trong danh sách trên đây, để Công đồng dân Chúa được biết và hiệp thông chúc mừng.
HÂN HOAN CHÚC MỪNG!
Xứ Cam Châu-giáo phận Thái Bình thắp nến cầu nguyện cho Sự Thật-Công Lí-Hòa Bình
Đa minh Nguyễn Văn Biển
02:12 02/06/2009
THÁI BÌNH - Hôm ngày 31-5-2009, ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống cũng là ngày kêt thúc tháng hoa kính Đức Mẹ, LM Luca Maria Nguyễn Văn Định cùng toàn thể giáo dân giáo xứ Cam Châu-giáo phận Thái Bình tổ chức một buổi thắp nến cầu nguyện cho Sự Thật-Công Lí-Hòa Bình, đồng bào Tây Nguyên thoát nạn Bôxit và cầu nguyện cho đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt cùng các tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà.
Xem hình ảnh
Trước buổi thắp nến cầu nguyện là một cuộc rước kiệu vô cùng trang nghiêm và hoành tráng xung quang Nhà Thờ.
Tiếp đến có Thánh Lễ trọng thể mừng Lễ Chúa Thánh Thần. Trong bài giảng cha xứ đã nói lên những bất công lan tràn và thực trạng của xã hội Việt Nam hôm nay. Kết thúc Thánh Lễ ngài kêu gọi mọi người lấy lửa từ cây nến Phục Sinh thắp lên ngọn nến của mình cùng hát kinh Hòa Bình tiến ra ngoài sân nhà thờ trước đài Đức Mẹ, những lời cầu nguyện vang lên.
Kết thúc buổi thắp nến cầu nguyện đội kên nữ đã cử một bài kinh Hòa Bình rất hoành tráng. Cũng xin nói thêm: Giáo xứ Cam Châu mới được nâng lên thành giáo xứ gần đây. Giáo xứ Cam Châu là một trong những nơi đón nhận tin mừng rất sớm,cách đây 300 năm hạt giống tin mừng đã được các thùa sai gieo nơi đây,giáo xứ là nơi có truyền thống Đức Tin rất mạnh mẽ.
Cam Châu còn là nơi duy nhất ở giáo phận Thái Bình còn giữ được ngôi nhà thờ gỗ xây dựng cách đây 102 năm và một kiệu Đức Mẹ sơn son thiếp vàng cách đây gần 300 năm.
Cả giáo xứ không có tệ nạn xã hội, tổng số nhân danh 900 người trong đó tỉ lệ đi học rất cao, đời sống kinh tế của giáo dân phát triển rất mạnh.
Trong những ngày sôi động ở Thái Hà và Tòa Khâm Sứ giáo dân liên tục cầu nguyện và lên tân nơi để cầu nguyện.
Giáo xứ có đội kèn nữ đã lên Thái Hà 3 lần, hai lần gần đây nhất là ngày 2-5-2009 và 7-5-2009, mặc dù chính quyền từ cấp thấp nhất là công an viên thôn xóm đến cấp cao hơn là công an tỉnh Thái Bình, công an thành phố Hà Nội đã gây ra rất muôn vàn khó khăn cho các chị em với mục đích duy nhất là không cho chị em lên được Thái Hà và Tòa Khâm Sứ nhưng nhờ có Đức Mẹ tất cả chị em vẫn đến Thái Hà bình yên.
Xem hình ảnh
Trước buổi thắp nến cầu nguyện là một cuộc rước kiệu vô cùng trang nghiêm và hoành tráng xung quang Nhà Thờ.
Tiếp đến có Thánh Lễ trọng thể mừng Lễ Chúa Thánh Thần. Trong bài giảng cha xứ đã nói lên những bất công lan tràn và thực trạng của xã hội Việt Nam hôm nay. Kết thúc Thánh Lễ ngài kêu gọi mọi người lấy lửa từ cây nến Phục Sinh thắp lên ngọn nến của mình cùng hát kinh Hòa Bình tiến ra ngoài sân nhà thờ trước đài Đức Mẹ, những lời cầu nguyện vang lên.
Kết thúc buổi thắp nến cầu nguyện đội kên nữ đã cử một bài kinh Hòa Bình rất hoành tráng. Cũng xin nói thêm: Giáo xứ Cam Châu mới được nâng lên thành giáo xứ gần đây. Giáo xứ Cam Châu là một trong những nơi đón nhận tin mừng rất sớm,cách đây 300 năm hạt giống tin mừng đã được các thùa sai gieo nơi đây,giáo xứ là nơi có truyền thống Đức Tin rất mạnh mẽ.
Cam Châu còn là nơi duy nhất ở giáo phận Thái Bình còn giữ được ngôi nhà thờ gỗ xây dựng cách đây 102 năm và một kiệu Đức Mẹ sơn son thiếp vàng cách đây gần 300 năm.
Cả giáo xứ không có tệ nạn xã hội, tổng số nhân danh 900 người trong đó tỉ lệ đi học rất cao, đời sống kinh tế của giáo dân phát triển rất mạnh.
Trong những ngày sôi động ở Thái Hà và Tòa Khâm Sứ giáo dân liên tục cầu nguyện và lên tân nơi để cầu nguyện.
Giáo xứ có đội kèn nữ đã lên Thái Hà 3 lần, hai lần gần đây nhất là ngày 2-5-2009 và 7-5-2009, mặc dù chính quyền từ cấp thấp nhất là công an viên thôn xóm đến cấp cao hơn là công an tỉnh Thái Bình, công an thành phố Hà Nội đã gây ra rất muôn vàn khó khăn cho các chị em với mục đích duy nhất là không cho chị em lên được Thái Hà và Tòa Khâm Sứ nhưng nhờ có Đức Mẹ tất cả chị em vẫn đến Thái Hà bình yên.
Thánh lễ tuyên khấn của Tu Đoàn Truyền Tin TGP Hà Nội
Giuse Trần Ngọc Huấn
05:30 02/06/2009
HÀ NỘI – Sáng ngày Chúa Nhật 31 tháng 5 năm 2009, Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, tại thánh đường giáo xứ Phúc Lâm – TGP Hà Nội, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh – Giám mục phụ tá – đã long trọng chủ sự thánh lễ tuyên khấn lần đầu của 10 nữ tu thuộc Tu đoàn Truyền Tin Hà Nội.
Xem hình ảnh
Thánh lễ đã diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng và cảm động. Cùng đồng tế với Đức Cha Lôrensô có các linh mục trong Tu đoàn và quý Cha trong giáo phận. Ngoài ra còn có sự tham dự của khá đông các thân nhân, ân nhân của Tu Đoàn và của các Tân Khấn sinh, có đông đảo bà con giáo dân xứ Phúc Lâm và các giáo xứ lân cận quy tu về nhà thờ giáo xứ Phúc Lâm, hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Tu Đoàn và chúc mừng các tân khấn sinh.
Tu Đoàn Truyền Tin, tiền thân là Tu Hội Nhà Chúa do Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng sáng lập năm 1996, trên cơ sở tinh thần của Hội Thầy Giảng ngày xưa, với mục đích nâng đỡ những anh em có ý hướng dâng mình cho Chúa thực hiện Ơn Gọi của mình trong đời sống tông đồ tại các giáo xứ cũng như trong các môi trường nghề nghiệp, xã hội của mình. Ngày 24 tháng 4 năm 2004, theo đơn thư thỉnh nguyện của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt (khi đó là Giám quản Hà Nội), Tòa Thánh đã chính thức phê chuẩn Hiến Pháp của Hiệp Hội và Tu Đoàn được mang tên Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ Truyền Giáo Truyền Tin, thuộc Giáo Phận Hà Nội.
Tu Đoàn Truyền Tin Hà Nội được thành lập kiên định theo khoản 586 Giáo Luật, được đặt dưới quyền chăm sóc đặc biệt của Đức Giám Mục Giáo Phận theo những điều luật chung của Giáo Hội và luật riêng (xem GL 594). Với ba lời khấn khiết tịnh, vâng phục, khó nghèo, với ước nguyện theo gương Mẹ Maria trong việc tham dự vào công trình cứu độ của Chúa Giêsu, Con Mẹ, bằng mọi khả năng khác nhau, ở nhiều môi trường khác nhau, anh em thực hiện công việc tông đồ của mình trong sự vâng phục Đức Giám Mục Giáo Phận, trong đời sống hiệp thông và hợp tác sâu xa, trọn vẹn với Cộng Đoàn.
Là một Tu Đoàn non trẻ, nhưng được sự chăm lo, hướng dẫn của các Đấng Bề Trên trong Giáo Phận, Tu Đoàn đã có những bước phát triển về mọi phương diện, nhân sự hai ngành Nam và Nữ đã ngày một tăng lên, các hoạt động tông đồ và mục vụ cũng đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Từ khi thành lập, để có thể đáp ứng những nhu cầu phục vụ của đời sống tông đồ, các tu sĩ luôn được các Đấng Bề Trên chú trọng cử đi đào tạo về thần học, triết học, nhân bản.
Thật là ý nghĩa khi Thánh lễ tuyên khấn của 10 nữ tu hôm nay lại được cử hành vào đúng ngày đại lễ kính Chúa Thánh Thần hiện xuống. Chắc chắn, với hành trình dâng hiến của mình, các nữ tu nói riêng và tu đoàn nói chung, luôn cảm nghiệm được ơn Chúa Thánh Thần luôn tuôn tràn trên cuộc đời mình. Hơn ai hết và hơn bao giờ hết, trong ngày lễ tuyên khấn lần đầu của mình các thành viên Tu Đoàn Truyền Tin sẽ có dịp cảm nghiệm rất rõ sự thật kì diệu ấy, bằng cách đối chiếu tình hình hiện tại với buổi ban đầu của tu đoàn chẳng hạn. Chỉ riêng trong tu đoàn nữ thôi: hiện nay số cộng đoàn đã tăng từ 1 lên 4 (Phúc Lâm, Nghĩa Ải, Vân Đình và Nhà Chung giáo phận), số thành viên đã là tăng lên đáng kể. Không kể những chương trình học tập và tĩnh tâm riêng của mình, Tu Đoàn cũng đã nỗ lực gởi các chị em tham gia các khóa bồi dưỡng thần học và tu đức bên cạnh các tu sĩ các dòng khác.
Hoạt động của chị em cũng đa dạng, ứng với đòi hỏi phải truyền bá Tin Mừng cho con người hôm nay dưới đủ mọi hình thức như phục vụ các bếp ăn Giáo Hội, chăm sóc các cháu nhà trẻ, dạy giáo lý các độ tuổi, dạy hát và nhạc, tham gia các khóa đào tạo giáo lí viên, thăm viếng các người bất hạnh… và còn nhiều hoạt động khác nữa. Và dĩ nhiên, khi ôn lại quá khứ, nhìn vào hiện tại và hướng tới tương lai, chị em không thể quên các khuôn mặt đáng kính như các đấng bản quyền trước đây và hiện tại, cha Trịnh Việt Yên đã qua đời, sơ Elizabeth Quỳnh Giao… và nhiều người khác – những người cũng có chung thái độ căn bản như các thành viên tu đoàn Tuyền Tin: đó là chính nhờ luôn tập nhìn, nghe và hành động trong đức tin mà các vị ấy mới có thể khởi sự và theo đuổi không mệt mỏi sự nghiệp của tu đoàn Truyền Tin này.
Điều đặc biệt, đánh dấu sự phát triển của Tu đoàn bước sang một giai đoạn mới, đó là từ hôm nay, Tu đoàn chính thức được lãnh nhận tu phục mới với chiếc “Nup” được trao cho các nữ tu qua tay Bề trên giáo phận.
Trong thánh lễ Đức Cha Lôrensô nhắc nhớ mọi người không chỉ cầu nguyện cho các tân khấn sinh, cầu nguyện cho Tu Đoàn, mà còn phải cầu nguyện cho Đức cố HY Phaolô-Giuse Phạm Đình Tụng, là người dày công xây dựng Tu Đoàn để có được như ngày hôm nay, cầu nguyện cho các đấng kế nhiệm ngài đã chăm lo, hướng dẫn chỉ dạy để các chị trở nên những Maria, biết lắng nghe Lời Chúa, sẵn sàng ra đi đem niềm vui cho những người mà các chị gặp gỡ, phục vụ Chúa trong mọi người. Noi gương Mẹ Maria không quản khó khăn gian khổ, đã ra đi đem niềm vui đến với gia đình bà Isave và ở lại phục vụ bà.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Chị phụ trách Tu Đoàn đã đại diện chị em nói lên tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và tri ân các đấng bậc cùng mọi thành phần dân Chúa đã không ngừng nâng đỡ và cầu nguyện cho Tu Đoàn
Sau đây là nguyên văn bài cảm ơn:
Trọng kính Đức Cha chủ tế Laurenxo,
Kính thưa Cha đặc trách tổ chức tu trì trong Giáo Phận,
Kính thưa Cha xứ Gioan,
Quý Cha đồng tế và quý nam nữ tu sĩ.
Kính thưa qúy ân nhân quý khách, quý phụ huynh các chị em trong Tu Đoàn cùng cộng toàn dân Chúa.
Trước hết chúng con xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, vì tất cả những hồng ân Chúa đã thương ban cho Tu Đoàn chúng con.
Chúng con xin ghi lòng biết ơn sâu xa tới Đức Cố Hồng Y Phao lô – Giuse Phạm Đình Tụng Đấng sáng lập Tu Đoàn Truyền Tin. Mặc dù Ngài đã về với Chúa, nhưng chúng con tin rằng, ngày hôm nay Ngài cũng đang rất vui khi nhìn thấy Tu Đoàn chúng con có được kết quả này, và Ngài còn tiếp tục cầu bầu cùng Chúa cho chúng con nữa.
Chúng con xin chân thành ghi ơn Đức Tổng Giám Mục Giuse, người đang trực tiếp hướng dẫn chúng con. Hôm nay vì công việc ngài không thể hiện diện, nhưng ngài vẫn lo lắng, hướng dẫn, tạo điều kiện cho chúng con tổ chức Thánh lễ này thật long trọng và sốt sắng.
Chúng con xin kính dâng lên Đức Cha chủ tế lời cảm tạ sâu sắc, vì những công việc rất bận rộn của Giáo Phận, cũng như của Đại Chủng Viện, nhưng ngài vẫn hiện diện và chủ tế Thánh lễ Tuyên Khấn hôm nay.
Chúng con xin trân thành cám ơn Cha đặc trách các tổ chức tu trì trong Giáo Phận, đã sẵn sàng ân cần chỉ dạy cho chúng con những điều cần thiết trong Tu trì.
Chúng con cũng xin trân trọng tri ân quý Cha xứ Gio an Nguyễn Văn Phủ, Quý Cha đồng tế, quý nam nữ Tu sĩ, ban chấp hành giáo xứ Phúc Lâm, quý ân nhân, quý khách và cộng đồng dân Chúa đã vì tình thương đã đến hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện và chia sẻ niềm vui với các Tân Khấn Sinh và Tu đoàn chúng con hôm nay. Xin Chúa trả công bội hậu cho quý Cha và cộng đoàn.
Chúng con xin tri ân Soeur đặc trách Êlizabeth Trần Thị Quỳnh Giao tổng thư ký Liên Hiệp Bề Trên thượng cấp Việt Nam, đã luôn đồng hành với chúng con trên nhiều phương diện của đời dâng hiến và đặc sủng của Tu Đoàn Truyền Giáo.
Một lần nữa chúng con xin gói ghém tất cả tâm tình biết ơn của Tu Đoàn, kính dâng lên Đức Cha, quý Cha, quý nam nữ Tu sĩ và cộng đoàn trong lời nguyện và phép lành của Thánh lễ hôm nay.
Giuse Trần Ngọc Huấn (tổng hợp)
Xem hình ảnh
Thánh lễ đã diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng và cảm động. Cùng đồng tế với Đức Cha Lôrensô có các linh mục trong Tu đoàn và quý Cha trong giáo phận. Ngoài ra còn có sự tham dự của khá đông các thân nhân, ân nhân của Tu Đoàn và của các Tân Khấn sinh, có đông đảo bà con giáo dân xứ Phúc Lâm và các giáo xứ lân cận quy tu về nhà thờ giáo xứ Phúc Lâm, hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Tu Đoàn và chúc mừng các tân khấn sinh.
Tu Đoàn Truyền Tin, tiền thân là Tu Hội Nhà Chúa do Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng sáng lập năm 1996, trên cơ sở tinh thần của Hội Thầy Giảng ngày xưa, với mục đích nâng đỡ những anh em có ý hướng dâng mình cho Chúa thực hiện Ơn Gọi của mình trong đời sống tông đồ tại các giáo xứ cũng như trong các môi trường nghề nghiệp, xã hội của mình. Ngày 24 tháng 4 năm 2004, theo đơn thư thỉnh nguyện của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt (khi đó là Giám quản Hà Nội), Tòa Thánh đã chính thức phê chuẩn Hiến Pháp của Hiệp Hội và Tu Đoàn được mang tên Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ Truyền Giáo Truyền Tin, thuộc Giáo Phận Hà Nội.
Tu Đoàn Truyền Tin Hà Nội được thành lập kiên định theo khoản 586 Giáo Luật, được đặt dưới quyền chăm sóc đặc biệt của Đức Giám Mục Giáo Phận theo những điều luật chung của Giáo Hội và luật riêng (xem GL 594). Với ba lời khấn khiết tịnh, vâng phục, khó nghèo, với ước nguyện theo gương Mẹ Maria trong việc tham dự vào công trình cứu độ của Chúa Giêsu, Con Mẹ, bằng mọi khả năng khác nhau, ở nhiều môi trường khác nhau, anh em thực hiện công việc tông đồ của mình trong sự vâng phục Đức Giám Mục Giáo Phận, trong đời sống hiệp thông và hợp tác sâu xa, trọn vẹn với Cộng Đoàn.
Là một Tu Đoàn non trẻ, nhưng được sự chăm lo, hướng dẫn của các Đấng Bề Trên trong Giáo Phận, Tu Đoàn đã có những bước phát triển về mọi phương diện, nhân sự hai ngành Nam và Nữ đã ngày một tăng lên, các hoạt động tông đồ và mục vụ cũng đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Từ khi thành lập, để có thể đáp ứng những nhu cầu phục vụ của đời sống tông đồ, các tu sĩ luôn được các Đấng Bề Trên chú trọng cử đi đào tạo về thần học, triết học, nhân bản.
Thật là ý nghĩa khi Thánh lễ tuyên khấn của 10 nữ tu hôm nay lại được cử hành vào đúng ngày đại lễ kính Chúa Thánh Thần hiện xuống. Chắc chắn, với hành trình dâng hiến của mình, các nữ tu nói riêng và tu đoàn nói chung, luôn cảm nghiệm được ơn Chúa Thánh Thần luôn tuôn tràn trên cuộc đời mình. Hơn ai hết và hơn bao giờ hết, trong ngày lễ tuyên khấn lần đầu của mình các thành viên Tu Đoàn Truyền Tin sẽ có dịp cảm nghiệm rất rõ sự thật kì diệu ấy, bằng cách đối chiếu tình hình hiện tại với buổi ban đầu của tu đoàn chẳng hạn. Chỉ riêng trong tu đoàn nữ thôi: hiện nay số cộng đoàn đã tăng từ 1 lên 4 (Phúc Lâm, Nghĩa Ải, Vân Đình và Nhà Chung giáo phận), số thành viên đã là tăng lên đáng kể. Không kể những chương trình học tập và tĩnh tâm riêng của mình, Tu Đoàn cũng đã nỗ lực gởi các chị em tham gia các khóa bồi dưỡng thần học và tu đức bên cạnh các tu sĩ các dòng khác.
Hoạt động của chị em cũng đa dạng, ứng với đòi hỏi phải truyền bá Tin Mừng cho con người hôm nay dưới đủ mọi hình thức như phục vụ các bếp ăn Giáo Hội, chăm sóc các cháu nhà trẻ, dạy giáo lý các độ tuổi, dạy hát và nhạc, tham gia các khóa đào tạo giáo lí viên, thăm viếng các người bất hạnh… và còn nhiều hoạt động khác nữa. Và dĩ nhiên, khi ôn lại quá khứ, nhìn vào hiện tại và hướng tới tương lai, chị em không thể quên các khuôn mặt đáng kính như các đấng bản quyền trước đây và hiện tại, cha Trịnh Việt Yên đã qua đời, sơ Elizabeth Quỳnh Giao… và nhiều người khác – những người cũng có chung thái độ căn bản như các thành viên tu đoàn Tuyền Tin: đó là chính nhờ luôn tập nhìn, nghe và hành động trong đức tin mà các vị ấy mới có thể khởi sự và theo đuổi không mệt mỏi sự nghiệp của tu đoàn Truyền Tin này.
Điều đặc biệt, đánh dấu sự phát triển của Tu đoàn bước sang một giai đoạn mới, đó là từ hôm nay, Tu đoàn chính thức được lãnh nhận tu phục mới với chiếc “Nup” được trao cho các nữ tu qua tay Bề trên giáo phận.
Trong thánh lễ Đức Cha Lôrensô nhắc nhớ mọi người không chỉ cầu nguyện cho các tân khấn sinh, cầu nguyện cho Tu Đoàn, mà còn phải cầu nguyện cho Đức cố HY Phaolô-Giuse Phạm Đình Tụng, là người dày công xây dựng Tu Đoàn để có được như ngày hôm nay, cầu nguyện cho các đấng kế nhiệm ngài đã chăm lo, hướng dẫn chỉ dạy để các chị trở nên những Maria, biết lắng nghe Lời Chúa, sẵn sàng ra đi đem niềm vui cho những người mà các chị gặp gỡ, phục vụ Chúa trong mọi người. Noi gương Mẹ Maria không quản khó khăn gian khổ, đã ra đi đem niềm vui đến với gia đình bà Isave và ở lại phục vụ bà.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Chị phụ trách Tu Đoàn đã đại diện chị em nói lên tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và tri ân các đấng bậc cùng mọi thành phần dân Chúa đã không ngừng nâng đỡ và cầu nguyện cho Tu Đoàn
Sau đây là nguyên văn bài cảm ơn:
Trọng kính Đức Cha chủ tế Laurenxo,
Kính thưa Cha đặc trách tổ chức tu trì trong Giáo Phận,
Kính thưa Cha xứ Gioan,
Quý Cha đồng tế và quý nam nữ tu sĩ.
Kính thưa qúy ân nhân quý khách, quý phụ huynh các chị em trong Tu Đoàn cùng cộng toàn dân Chúa.
Trước hết chúng con xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, vì tất cả những hồng ân Chúa đã thương ban cho Tu Đoàn chúng con.
Chúng con xin ghi lòng biết ơn sâu xa tới Đức Cố Hồng Y Phao lô – Giuse Phạm Đình Tụng Đấng sáng lập Tu Đoàn Truyền Tin. Mặc dù Ngài đã về với Chúa, nhưng chúng con tin rằng, ngày hôm nay Ngài cũng đang rất vui khi nhìn thấy Tu Đoàn chúng con có được kết quả này, và Ngài còn tiếp tục cầu bầu cùng Chúa cho chúng con nữa.
Chúng con xin chân thành ghi ơn Đức Tổng Giám Mục Giuse, người đang trực tiếp hướng dẫn chúng con. Hôm nay vì công việc ngài không thể hiện diện, nhưng ngài vẫn lo lắng, hướng dẫn, tạo điều kiện cho chúng con tổ chức Thánh lễ này thật long trọng và sốt sắng.
Chúng con xin kính dâng lên Đức Cha chủ tế lời cảm tạ sâu sắc, vì những công việc rất bận rộn của Giáo Phận, cũng như của Đại Chủng Viện, nhưng ngài vẫn hiện diện và chủ tế Thánh lễ Tuyên Khấn hôm nay.
Chúng con xin trân thành cám ơn Cha đặc trách các tổ chức tu trì trong Giáo Phận, đã sẵn sàng ân cần chỉ dạy cho chúng con những điều cần thiết trong Tu trì.
Chúng con cũng xin trân trọng tri ân quý Cha xứ Gio an Nguyễn Văn Phủ, Quý Cha đồng tế, quý nam nữ Tu sĩ, ban chấp hành giáo xứ Phúc Lâm, quý ân nhân, quý khách và cộng đồng dân Chúa đã vì tình thương đã đến hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện và chia sẻ niềm vui với các Tân Khấn Sinh và Tu đoàn chúng con hôm nay. Xin Chúa trả công bội hậu cho quý Cha và cộng đoàn.
Chúng con xin tri ân Soeur đặc trách Êlizabeth Trần Thị Quỳnh Giao tổng thư ký Liên Hiệp Bề Trên thượng cấp Việt Nam, đã luôn đồng hành với chúng con trên nhiều phương diện của đời dâng hiến và đặc sủng của Tu Đoàn Truyền Giáo.
Một lần nữa chúng con xin gói ghém tất cả tâm tình biết ơn của Tu Đoàn, kính dâng lên Đức Cha, quý Cha, quý nam nữ Tu sĩ và cộng đoàn trong lời nguyện và phép lành của Thánh lễ hôm nay.
Giuse Trần Ngọc Huấn (tổng hợp)
Tháng Hoa kính Đức Mẹ tại giáo xứ Tử Nê (Bắc Ninh)
Nguyễn Xuân Trường
17:55 02/06/2009
BẮC NINH - Hằng năm, cứ tháng Hoa về, rất nhiều gia đình trong giáo xứ Tử Nê lại xin được đón Đức Mẹ về nhà mình, mỗi gia đình một ngày. Ngày Đức Mẹ ở nhà mình thực sự là ngày tràn ngập niềm vui và ơn sủng cho mỗi gia đình. Suốt cả tháng, bầu khí tôn kính Mẹ Maria tại giáo xứ thật sầm uất, đông vui như bầu khí lễ hội nhưng cũng không thiếu những giờ phút bầu khí chìm trong linh thánh.
Xem hình ảnh
Những lời nguyện cầu êm đềm như hương hoa bay lên tòa Mẹ: … Lạy Mẹ Maria, khi xưa gia đình Nadarét của Mẹ không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, mà gia đình Mẹ đã gặp nhiều gian khó. Thế nhưng nhờ niềm tin và tình yêu, mà Mẹ đã làm cho gia đình Nadarét của Mẹ trở thành Thánh Gia. Xin cho các thành viên trong gia đình chúng con biết noi gương Thánh Gia: Bổn phận làm cha, làm chồng biết noi gương thánh Giuse luôn mau mắn vâng theo thánh ý Chúa, luôn sẵn sàng làm trụ cột để mọi người nương tựa, luôn vững vàng chèo lái con thuyền gia đình vượt qua mọi sóng gió gian nguy; bổn phận làm mẹ, làm vợ biết noi gương Mẹ Maria luôn dịu dàng, đảm đang, đạo đức để trở nên như đóa hoa làm tươi đẹp gia đình, như làn gió làm dịu mát bầu khí gia đình; bổn phận làm con luôn biết noi gương Chúa Giêsu gắng sống chăm ngoan, chăm học, chăm làm, để càng thêm tuổi càng thêm ngoan hiền, thảo hiếu, giỏi giang, xứng đáng là niềm hạnh phúc và hi vọng của cha Mẹ.
Tin tưởng rằng: tình thương của Đức Mẹ mãi luôn ở mãi trong mỗi tâm hồn, trong mỗi gia đình:
Gia đình con sống trong đời,
Mẹ yêu mến tặng cả trời tình thương.
Xem hình ảnh
Những lời nguyện cầu êm đềm như hương hoa bay lên tòa Mẹ: … Lạy Mẹ Maria, khi xưa gia đình Nadarét của Mẹ không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, mà gia đình Mẹ đã gặp nhiều gian khó. Thế nhưng nhờ niềm tin và tình yêu, mà Mẹ đã làm cho gia đình Nadarét của Mẹ trở thành Thánh Gia. Xin cho các thành viên trong gia đình chúng con biết noi gương Thánh Gia: Bổn phận làm cha, làm chồng biết noi gương thánh Giuse luôn mau mắn vâng theo thánh ý Chúa, luôn sẵn sàng làm trụ cột để mọi người nương tựa, luôn vững vàng chèo lái con thuyền gia đình vượt qua mọi sóng gió gian nguy; bổn phận làm mẹ, làm vợ biết noi gương Mẹ Maria luôn dịu dàng, đảm đang, đạo đức để trở nên như đóa hoa làm tươi đẹp gia đình, như làn gió làm dịu mát bầu khí gia đình; bổn phận làm con luôn biết noi gương Chúa Giêsu gắng sống chăm ngoan, chăm học, chăm làm, để càng thêm tuổi càng thêm ngoan hiền, thảo hiếu, giỏi giang, xứng đáng là niềm hạnh phúc và hi vọng của cha Mẹ.
Tin tưởng rằng: tình thương của Đức Mẹ mãi luôn ở mãi trong mỗi tâm hồn, trong mỗi gia đình:
Gia đình con sống trong đời,
Mẹ yêu mến tặng cả trời tình thương.
Giáo Họ Đô Hai-Gx Bói Kênh (Hà Nội) mừng Lễ Quan Thầy Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Quế Sơn
18:18 02/06/2009
BẮC NINH - Giáo Họ Đô Hai thuộc Thôn Đô Hai- Xã An Lão- Huyện Bình Lục – Tỉnh Hà Nam. Đây là giáo họ khá đặc biệt vì đón nhận Chúa Thánh Thần làm Quan Thầy của mình.
Xem hình ảnh
Chúa nhật ngày 31.5.2009 là Chúa nhật lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Giáo họ Đô Hai hân hoan vui mừng vì có sự hiện diện của Cha chính xứ Giu-se Phan Văn Chỉnh và Cha phó Gioan-B Lê Xuân Tuyến cùng cộng đồng dân chúa trong giáo xứ và bà con từ Hà Nội, Nam Định, Sài Gòn trở về quê hương trong ngày Lễ Quan Thầy.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha chính xứ đã ngỏ lời cùng cộng đoàn dân Chúa, Ngài nói: “ Đô Hai là nơi hoành tráng nhất miền Bắc, vì cả miền Bắc chỉ có Đô Hai nhận Chúa Thánh Thần làm Quan Thầy…” và Ngài cũng cầu xin Chúa Thánh Thần ban muôn ơn lành xuống trên cộng đoàn.
Trong bài giảng lễ. Cha Gioan-B Lê Xuân Tuyến đã chia sẻ cùng cộng đoàn về nhiều khía cạnh của tin mừng, nhưng có một khía cạnh mà Ngài muốn nhắn nhủ với Cộng Đoàn dân chúa đó là: “ Trong ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ngài kêu gọi cộng đoàn cầu xin Thần Khí sự thật xuống trên mỗi người để mọi người dám nói tiếng nói của sự thật trong một xã hội ngập tràn bất công, dối trá và điều quan trọng hơn cả là cần xin ơn Thánh Thần để mọi người sống trong sự thật; Ngài cũng nói thêm rằng: Hình ảnh Thần khí chúa Thánh Thần trong Cựu Ước được nêu lên là Nước, Lửa, Gió.
Vì thế mà Gió thổi đâu thì thổi, thần khí bao chùm khắp mặt đất, nghĩa là Thần Khí Chúa Thánh Thần không chỉ xuống trên những người tin theo chúa mà xuống trên tất cả mọi người, vì thế những người nào sống trong sự thật, nói lên tiếng nói của sự thật là những người đã nhận lãnh được Thần Khí của Chúa Thánh Thần…” Và Ngài cũng nhắc lại câu nói của ai đó đã phải thốt lên rằng:
Ngày nay nhân phẩm xuống giá rồi.
Chỉ có thực phẩm lên giá thôi,
Lương tâm giá bèo hơn lương thực.
Chân lý chân giò một giá thôi.
Với những điều mà Cha Tuyến đã gợi mở với cộng đoàn trong bài chia sẻ và qua những khía cạnh nêu trên, thiết nghĩ Ngài đã lãnh nhận Thần Khí Chúa Thánh Thần một cách ngập tràn, để Ngài mạnh mẽ nói lên với cộng đoàn về Chân Lý và Sự Thật ở vùng quê mà tôn giáo còn bị sách nhiễu, khó khăn rất nhiều, đặc biệt là những người đi Tu khi xin các giấy tờ thử tục.
Nguyện Xin Thần Khí Sự Thật của Chúa Thánh Thần xuống ngập tràn trên các Linh Mục, Tu Sĩ, và toàn thể cộng đoàn để mọi người dám nói lên tiếng nói của Sự Thât, sống vì Sự Thật trong một xã hội ngập tràn sự dối trá và bất công hiện nay.
Xem hình ảnh
Chúa nhật ngày 31.5.2009 là Chúa nhật lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Giáo họ Đô Hai hân hoan vui mừng vì có sự hiện diện của Cha chính xứ Giu-se Phan Văn Chỉnh và Cha phó Gioan-B Lê Xuân Tuyến cùng cộng đồng dân chúa trong giáo xứ và bà con từ Hà Nội, Nam Định, Sài Gòn trở về quê hương trong ngày Lễ Quan Thầy.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha chính xứ đã ngỏ lời cùng cộng đoàn dân Chúa, Ngài nói: “ Đô Hai là nơi hoành tráng nhất miền Bắc, vì cả miền Bắc chỉ có Đô Hai nhận Chúa Thánh Thần làm Quan Thầy…” và Ngài cũng cầu xin Chúa Thánh Thần ban muôn ơn lành xuống trên cộng đoàn.
Trong bài giảng lễ. Cha Gioan-B Lê Xuân Tuyến đã chia sẻ cùng cộng đoàn về nhiều khía cạnh của tin mừng, nhưng có một khía cạnh mà Ngài muốn nhắn nhủ với Cộng Đoàn dân chúa đó là: “ Trong ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ngài kêu gọi cộng đoàn cầu xin Thần Khí sự thật xuống trên mỗi người để mọi người dám nói tiếng nói của sự thật trong một xã hội ngập tràn bất công, dối trá và điều quan trọng hơn cả là cần xin ơn Thánh Thần để mọi người sống trong sự thật; Ngài cũng nói thêm rằng: Hình ảnh Thần khí chúa Thánh Thần trong Cựu Ước được nêu lên là Nước, Lửa, Gió.
Vì thế mà Gió thổi đâu thì thổi, thần khí bao chùm khắp mặt đất, nghĩa là Thần Khí Chúa Thánh Thần không chỉ xuống trên những người tin theo chúa mà xuống trên tất cả mọi người, vì thế những người nào sống trong sự thật, nói lên tiếng nói của sự thật là những người đã nhận lãnh được Thần Khí của Chúa Thánh Thần…” Và Ngài cũng nhắc lại câu nói của ai đó đã phải thốt lên rằng:
Ngày nay nhân phẩm xuống giá rồi.
Chỉ có thực phẩm lên giá thôi,
Lương tâm giá bèo hơn lương thực.
Chân lý chân giò một giá thôi.
Với những điều mà Cha Tuyến đã gợi mở với cộng đoàn trong bài chia sẻ và qua những khía cạnh nêu trên, thiết nghĩ Ngài đã lãnh nhận Thần Khí Chúa Thánh Thần một cách ngập tràn, để Ngài mạnh mẽ nói lên với cộng đoàn về Chân Lý và Sự Thật ở vùng quê mà tôn giáo còn bị sách nhiễu, khó khăn rất nhiều, đặc biệt là những người đi Tu khi xin các giấy tờ thử tục.
Nguyện Xin Thần Khí Sự Thật của Chúa Thánh Thần xuống ngập tràn trên các Linh Mục, Tu Sĩ, và toàn thể cộng đoàn để mọi người dám nói lên tiếng nói của Sự Thât, sống vì Sự Thật trong một xã hội ngập tràn sự dối trá và bất công hiện nay.
Giáo Xứ Lai Ổn thuộc giáo phận Thái Bình mừng 350 năm thành lập giáo xứ
Gx Lai Ổn
18:31 02/06/2009
THÁI BÌNH - Là những người con gốc xứ Lai Ổn xa quê nhận được thư mời của ban tổ chức về dự lễ kỷ niệm gần 400 năm (1626 – 2009) đón nhận Tin Mừng và 350 năm (1659 – 2009) thành lập giáo xứ, dù nay đã già yếu, nhưng lòng chúng con không khỏi bồi hồi nhớ lại những ký ức xa xưa, những kỷ niệm gắn bó bao đời nơi quê cha đất tổ của mình.
Dù đi đâu làm gì, ở khắp nơi trong nước hay hải ngoại, chúng con lúc nào cũng canh cánh nhớ về quê hương xứ đạo nói chung, cách riêng xứ đạo Lai Ổn của mình, cầu mong cho mọi người mọi nhà luôn mạnh khỏe, khang an, thịnh vượng và hạnh phúc, cho xứ đạo luôn an vui chan hòa Tình Chúa Tình Người.
Cụ Đaminh Nguyễn Đình Đễ, 79 tuổi, gốc xứ Lai Ổn nói như vậy! Cụ sống với con cháu ở giáo xứ Hòa Bình, Hạt Hòa Thanh, giáo phận Xuân Lộc từ năm 1954 đến nay, sau khi nhận được thư mời của ban tổ chức, Cụ bồi hồi nhớ về quê hương xứ đạo, hơn nữa anh em con cháu Cụ ở hải ngoại động viên Cụ kể lại những gì Cụ còn nhớ về quê nhà xứ đạo Lai Ổn.
Lai Ổn là một xứ đạo rộng mênh mông và kỳ cựu nhất của địa phận Thái Bình, Lai Ổn thuộc xã An Qúy, Huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình. Theo sử liệu năm 1626 có hai Thầy dòng Tên đến đây rao giảng Tin Mừng, người dân Lai Ổn đón nhận Tin Mừng ngày 02.2.1626, tuy hạt giống đức tin mới được gieo nhưng đã sớm đơm bông kết trái, ánh sáng đức tin đã lan tỏa đến các vùng phụ cận, với lối sống đạo yêu thương nồng nhiệt nên Đức Cha Phero – Maria LAMBERT DE LA MOTTE Giám Mục Giáo Phận Đông, năm 1659 Ngài đã ban sắc chỉ thành lập giáo xứ Lai Ổn ngày đó có khoảng gần 1000 giáo dân. Lai Ổn bấy giờ còn được gọi là Xứ Phú Thái, Huyện Phú Thái hoặc Thanh Quan. Nhân ngày sinh nhật Đức Mẹ quan Thầy, 12 Họ đạo được hình thành như sau: Họ Lai Ổn (năm 1626), Họ Đống Lương (Lương Đống) (1682), Họ Đồng Bằng và Đại Điền (1800), Họ Vọng Lỗ (1826), Họ Quỳnh Lang (1859), Họ Trung Châu (1870), Họ Phục Lễ (1896), Họ Đồng Âu (1896), Họ Mỹ Đình (1898), Họ Thủy Cơ (1930), Họ Cao Nội (1936).
Năm 1901 Họ Quỳnh Lang được thành lập Xứ Quỳnh Lang. Năm 1920 Họ Phục Lễ được thành lập xứ Phục Lễ. Năm 1924 Họ Đống Lương được thành lập đổi tên là xứ Lương Đống. Năm 1933 Họ Mỹ Đình được thành lập xứ Mỹ Đình. Khoàng đầu thế kỷ XVII xứ Lai Ổn trở thành Hạt Lai Ổn.
Năm 1702 cố Chính Thập giao xứ Lai Ổn cho hai cha dòng Phanxico coi sóc giáo dân, sau một thời gian, một cha bị giết, một cha trở về Manila, nên Đức Cha Cao cử một cha An Nam coi sóc đến năm 1705, cố Chính Thập cử cố Trí tiếp tục coi sóc Lai Ổn. Khi Ngài lên làm Giám Mục phó Địa phận thì Cha Dion dòng Phanxico coi sóc đến năm 1711 Ngài qua đời, một cha Việt Nam tiếp tục coi sóc Lai Ổn cho tới năm 1717.
Thời gian từ năm 1732 đến năm 1743, cố Chính Đăng trực tiếp coi sóc Lai Ổn, năm 1744 Đức Cha Hy trao quyền coi sóc Lai Ổn cho Cha Gieronimo dòng Augustino. Tiếp đó là cha cố Thánh Gia coi sóc đến năm 1773. Cha Liêm trong đời Cảnh Hưng, từ đời Minh Mệnh có cha Thánh Tước, cha Nghiêm, cha Thuận, cha Vinh, cha Văn, cha Thái, cha Đoán, cha Trác, cha Chương, cha Đức, cha Doãn, cha Duệ.
Năm 1901 có cha Dương và cha Quyền coi sóc Lai Ổn, Ngài khởi công xây dựng Thánh Đường sau một năm hoàn thành, năm 1916 cha Dương qua đời và Ngài được an táng trong lòng nhà thờ hiện nay. Tiếp đến các cha coi sóc là: cha già Mậu từ năm 1916 đến năm 1935, cha giáo Vọng từ năm 1935 đến năm 1943, cha Cận từ năm 1943 đến năm 1948, cha Đỗ Đức Thụ từ năm 1948 đến năm 1954.
Từ sau hiệp định Giơnevơ là cha già Thân, cha Chính Thu, cha già Hậu, lần lượt coi sóc đến ngày 03.8.1969, rồi cha Phero Giuse Đinh Bỉnh chịu trách nhiệm về Lai Ổn từ năm 1970 đến năm 1977, sau Ngài làm Giám Mục Phó rồi là Giám Mục Giáo Phận Thái Bình.
Kế đến cha Giuse Nguyễn Đình Bốn chánh xứ Tràng Lũ kiêm nhiệm xứ Lai Ổn, đến tháng 2 năm 2006 cha Giuse Trần Văn Thực về trông coi Lai Ổn thay cha Bốn cho đến nay.
Trong dịp vui mừng kỷ niệm gần 400 năm đón nhận Tin Mừng và 350 năm thành lập giáo xứ Lai Ổn, cụ Đaminh Nguyễn Đình Đễ xin chia sẻ niềm vui bằng mấy vần thơ sau:
MỪNG NGÀY LẬP XỨ
Năm một nghìn sáu trăm năm chín
Sau 33 năm đón nhận Đức Tin
Đức Thầy cảm nhận lòng tin
Ban sắc lập xứ thông tin chuyển về
Giáo dân vui sướng tràn trề
Đồng hương tấp nập về quê vui mừng
Trống chiêng cổ xúy tưng bừng
Tiếp đón các xứ trong vùng chung vui.
TUỔI ĐỜI XỨ ĐẠO QUÊ TÔI
Lai Ổn có đạo lâu rồi
Đã 383 năm đón lời Phúc Âm
Tổ tiên sốt mến đồng tâm
Rao truyền đạo Chúa gieo mầm gần xa
Đức Thầy ban sắc lập ra
Chính xứ Lai Ổn thật là phúc thay
350 năm kỷ niệm hôm nay
Lai Ổn mở hội nhớ ngày Hồng Ân
Giáo dân khắp chốn xa gần
Nô nức về dự chung phần tạ ơn.
THÁNH ĐƯỜNG XỨ TÔI
Thánh đường Lai Ổn quê tôi
Đã trên trăm tuổi sáng ngời như xưa
Bao năm giãi nắng dầm mưa
Rêu phong cổ kính chẳng thua nơi nào
Tháp chuông bệ vệ vươn cao
Chuông đồng ba cỗ đồng giao hàng ngày
Mời gọi giáo hữu về đây
Khẩn nài Thiên Chúa ban đầy Hồng Ân
Cho dân Lai Ổn xa gần
Xã làng Lương Giáo muôn phần An Khang.
Dù đi đâu làm gì, ở khắp nơi trong nước hay hải ngoại, chúng con lúc nào cũng canh cánh nhớ về quê hương xứ đạo nói chung, cách riêng xứ đạo Lai Ổn của mình, cầu mong cho mọi người mọi nhà luôn mạnh khỏe, khang an, thịnh vượng và hạnh phúc, cho xứ đạo luôn an vui chan hòa Tình Chúa Tình Người.
Cụ Đaminh Nguyễn Đình Đễ, 79 tuổi, gốc xứ Lai Ổn nói như vậy! Cụ sống với con cháu ở giáo xứ Hòa Bình, Hạt Hòa Thanh, giáo phận Xuân Lộc từ năm 1954 đến nay, sau khi nhận được thư mời của ban tổ chức, Cụ bồi hồi nhớ về quê hương xứ đạo, hơn nữa anh em con cháu Cụ ở hải ngoại động viên Cụ kể lại những gì Cụ còn nhớ về quê nhà xứ đạo Lai Ổn.
Lai Ổn là một xứ đạo rộng mênh mông và kỳ cựu nhất của địa phận Thái Bình, Lai Ổn thuộc xã An Qúy, Huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình. Theo sử liệu năm 1626 có hai Thầy dòng Tên đến đây rao giảng Tin Mừng, người dân Lai Ổn đón nhận Tin Mừng ngày 02.2.1626, tuy hạt giống đức tin mới được gieo nhưng đã sớm đơm bông kết trái, ánh sáng đức tin đã lan tỏa đến các vùng phụ cận, với lối sống đạo yêu thương nồng nhiệt nên Đức Cha Phero – Maria LAMBERT DE LA MOTTE Giám Mục Giáo Phận Đông, năm 1659 Ngài đã ban sắc chỉ thành lập giáo xứ Lai Ổn ngày đó có khoảng gần 1000 giáo dân. Lai Ổn bấy giờ còn được gọi là Xứ Phú Thái, Huyện Phú Thái hoặc Thanh Quan. Nhân ngày sinh nhật Đức Mẹ quan Thầy, 12 Họ đạo được hình thành như sau: Họ Lai Ổn (năm 1626), Họ Đống Lương (Lương Đống) (1682), Họ Đồng Bằng và Đại Điền (1800), Họ Vọng Lỗ (1826), Họ Quỳnh Lang (1859), Họ Trung Châu (1870), Họ Phục Lễ (1896), Họ Đồng Âu (1896), Họ Mỹ Đình (1898), Họ Thủy Cơ (1930), Họ Cao Nội (1936).
Năm 1901 Họ Quỳnh Lang được thành lập Xứ Quỳnh Lang. Năm 1920 Họ Phục Lễ được thành lập xứ Phục Lễ. Năm 1924 Họ Đống Lương được thành lập đổi tên là xứ Lương Đống. Năm 1933 Họ Mỹ Đình được thành lập xứ Mỹ Đình. Khoàng đầu thế kỷ XVII xứ Lai Ổn trở thành Hạt Lai Ổn.
Năm 1702 cố Chính Thập giao xứ Lai Ổn cho hai cha dòng Phanxico coi sóc giáo dân, sau một thời gian, một cha bị giết, một cha trở về Manila, nên Đức Cha Cao cử một cha An Nam coi sóc đến năm 1705, cố Chính Thập cử cố Trí tiếp tục coi sóc Lai Ổn. Khi Ngài lên làm Giám Mục phó Địa phận thì Cha Dion dòng Phanxico coi sóc đến năm 1711 Ngài qua đời, một cha Việt Nam tiếp tục coi sóc Lai Ổn cho tới năm 1717.
Thời gian từ năm 1732 đến năm 1743, cố Chính Đăng trực tiếp coi sóc Lai Ổn, năm 1744 Đức Cha Hy trao quyền coi sóc Lai Ổn cho Cha Gieronimo dòng Augustino. Tiếp đó là cha cố Thánh Gia coi sóc đến năm 1773. Cha Liêm trong đời Cảnh Hưng, từ đời Minh Mệnh có cha Thánh Tước, cha Nghiêm, cha Thuận, cha Vinh, cha Văn, cha Thái, cha Đoán, cha Trác, cha Chương, cha Đức, cha Doãn, cha Duệ.
Năm 1901 có cha Dương và cha Quyền coi sóc Lai Ổn, Ngài khởi công xây dựng Thánh Đường sau một năm hoàn thành, năm 1916 cha Dương qua đời và Ngài được an táng trong lòng nhà thờ hiện nay. Tiếp đến các cha coi sóc là: cha già Mậu từ năm 1916 đến năm 1935, cha giáo Vọng từ năm 1935 đến năm 1943, cha Cận từ năm 1943 đến năm 1948, cha Đỗ Đức Thụ từ năm 1948 đến năm 1954.
Từ sau hiệp định Giơnevơ là cha già Thân, cha Chính Thu, cha già Hậu, lần lượt coi sóc đến ngày 03.8.1969, rồi cha Phero Giuse Đinh Bỉnh chịu trách nhiệm về Lai Ổn từ năm 1970 đến năm 1977, sau Ngài làm Giám Mục Phó rồi là Giám Mục Giáo Phận Thái Bình.
Kế đến cha Giuse Nguyễn Đình Bốn chánh xứ Tràng Lũ kiêm nhiệm xứ Lai Ổn, đến tháng 2 năm 2006 cha Giuse Trần Văn Thực về trông coi Lai Ổn thay cha Bốn cho đến nay.
Trong dịp vui mừng kỷ niệm gần 400 năm đón nhận Tin Mừng và 350 năm thành lập giáo xứ Lai Ổn, cụ Đaminh Nguyễn Đình Đễ xin chia sẻ niềm vui bằng mấy vần thơ sau:
MỪNG NGÀY LẬP XỨ
Năm một nghìn sáu trăm năm chín
Sau 33 năm đón nhận Đức Tin
Đức Thầy cảm nhận lòng tin
Ban sắc lập xứ thông tin chuyển về
Giáo dân vui sướng tràn trề
Đồng hương tấp nập về quê vui mừng
Trống chiêng cổ xúy tưng bừng
Tiếp đón các xứ trong vùng chung vui.
TUỔI ĐỜI XỨ ĐẠO QUÊ TÔI
Lai Ổn có đạo lâu rồi
Đã 383 năm đón lời Phúc Âm
Tổ tiên sốt mến đồng tâm
Rao truyền đạo Chúa gieo mầm gần xa
Đức Thầy ban sắc lập ra
Chính xứ Lai Ổn thật là phúc thay
350 năm kỷ niệm hôm nay
Lai Ổn mở hội nhớ ngày Hồng Ân
Giáo dân khắp chốn xa gần
Nô nức về dự chung phần tạ ơn.
THÁNH ĐƯỜNG XỨ TÔI
Thánh đường Lai Ổn quê tôi
Đã trên trăm tuổi sáng ngời như xưa
Bao năm giãi nắng dầm mưa
Rêu phong cổ kính chẳng thua nơi nào
Tháp chuông bệ vệ vươn cao
Chuông đồng ba cỗ đồng giao hàng ngày
Mời gọi giáo hữu về đây
Khẩn nài Thiên Chúa ban đầy Hồng Ân
Cho dân Lai Ổn xa gần
Xã làng Lương Giáo muôn phần An Khang.
Thông Báo
Cáo phó: Nữ tu Têrêsa Dương Thị Tân tạ thế tại Gò Vấp
Nt. Anne Nguyễn Thị Thanh
17:22 02/06/2009
CÁO PHÓ
“Nhờ Thánh Giá tới Ánh sáng vinh quang của Đấng Phục Sinh" (Hc 65)
Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp
Trân trọng kính báo: Người chị em chúng con
Nữ tu TÊRÊSA DƯƠNG THỊ TÂN
Sinh ngày 14 tháng 3 năm 1943 tại Thanh Quyết, Ninh Bình
Đã an nghỉ trong Chúa lúc 5 giờ 00’ Thứ Ba ngày 2 tháng 6 năm 2009.
Tại Tu viện Nhà Mẹ, 578 Lê Đức Thọ, Phường 16, Quận Gò Vấp.
Hưởng thọ 66 tuổi - Khấn Dòng 44 năm.
Nghi thức tẩn liệm: 15 giờ 00’ Thứ Ba, ngày 2 tháng 6 năm 2009
Nghi thức di quan: 5 giờ 45’ Thứ Năm, ngày 4 tháng 6 năm 2009
Thánh lễ đồng tế An Táng sẽ được cử hành vào lúc:
6 giờ 00’ Thứ Năm, ngày 4 tháng 6 năm 2009 tại Nguyện Đường Nhà Mẹ Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp.
Sau đó sẽ được An táng tại nghĩa trang An Dưỡng Viện Phát Diệm, Phường15, Gò Vấp.
Chúng con kính xin Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Cha, Quý Đức Ông, Quý Cha, Quý Bề Trên,
Chị Tổng Phụ Trách quý Hội Dòng Mến Thánh Giá, Quý Tu Sĩ Nam Nữ và Quý Vị thương
cầu nguyện cho linh hồn Têrêsa – người chị em của chúng con sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Hội Dòng chúng con xin chân thành cảm tạ.
*(Kính mời Quý Cha đồng tế mang lễ phục tím.)
Tm. Hội Dòng
Tổng Phụ Trách
Văn Hóa
Niềm Hy Vọng
Dương Bỉnh
20:05 02/06/2009
Thế giới đang lo lắng về kinh tế suy thoái, thương mãi đình trệ, tài chánh suy sụp, thất nghiệp gia tăng. Kẻ thất vọng không mong thoát khỏi cảnh khốn khổ, kẻ tuyệt vọng thì quyên sinh tự sát để tránh phải trả các khoản nợ nhà, nợ xe, nợ ăn, nợ mặc, nợ thuốc thang,v.v... Người hy vọng mong muốn cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu chóng qua, mang lại ổn định no ấm cho mọi người.
Hy vọng là mong mỏi, trông mong những cái tốt đẹp trong tương lai. Niềm Hy vọng đã giúp con người vượt qua mọi gian nan để vươn lên.
Loài người đã đi từ cuộc sống man rợ đến Thời Ðại Ðồ Ðá cũ là giai đoạn con người chỉ sử dụng đồ bằng đá thô sơ, sinh sống bằng hái lượm, săn bắt. Ðến Thời Ðại Ðồ Ðá mới, biết sử dụng đồ đá mài, biết trồng trọt, chăn nuôi. Ðến Thời Ðại Ðồ Ðồng, rồi Thời Ðại Ðồ Sắt, biết chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí, đồ cúng tế và nhạc cụ, rồi tiến dần đền cuộc sống văn minh hiện nay. Từ ăn lông ở lổ đến sống du mục, rồi đi khắp địa cầu, tới du hành vũ trụ. Từ xã hội Công Xã Thị Tộc Mẫu Hệ đến Công Xã Thị Tộc Phụ Hệ. Từ xã hội Bộ Lạc, Tù Trưởng đến chế độ Quân chủ rồi Dân chủ. Từ kinh tế tự nhiên đến Trọng Nông, Trọng Thương rồi kinh tế Tự Do, kinh tế Hoạch Ðịnh,v.v.....Từ sự lãnh đạo bởi nam giới đang có khuynh hướng nữ giới cùng sánh vai,v.v.....
Sự tiến hóa nói trên tuy tiệm tiến và hậu quả tốt hay xấu, nhưng là sức vươn lên của con người trong “ Niềm Hy Vọng “ ngày một tốt hơn để được sinh tồn và thăng hoa cuộc sống.
Chuyện thần thoại kể rằng: Thời tạo thiên lập địa, trong vũ trụ có hai loại thần, một là Giants hai là Titans. Hai loại thần nầy đặt dưới quyền uy tuyệt đối của Zeus là vua các thần. Zeus ủy thác cho Titans lo việc tạo dựng loài vật và con người. Titans đã tạo dựng loài vật trước và truyền lực cho con vật được khỏe mạnh, chạy nhanh, bay cao và có lông để che thân khỏi lạnh lẽo nắng mưa. Titans đã vận dụng hết tài năng của mình để tạo dựng loài vật, thành thử khi tạo dựng con người đầu tiên, Titans đã cạn tài kiệt lực, vì thế, con người không được nhiều ưu quyền siêu việt nữa.
Nhưng thần Prometheus, một trong các Titans, nổi tiếng là khôn ngoan và thương người, đã đánh cắp cái “Lưỡi Tầm Sét” của Zeus để trao cho loài người. Nhờ đó. con người có lửa để có ánh sáng, nấu thức ăn, sưởi ấm và rèn đúc dụng cụ. Nhờ lửa, loài người sẽ hơn hẳn loài vật và tài giỏi gần bằng thần linh.
Việc đánh cắp Lưỡi Tầm Sét đã làm cho Zeus tức giận, vì chỉ muốn cho con người phải kém thua các vị thần. Trong kế hoạch triệt hãm con người, Zeus đã cho một tiên nữ xuống trần gian sống chung với loài người. Trước khi phi thân xuống hạ giới. nàng được Zeus trao một “Cái Hộp” và dặn lúc đến địa cầu hãy mở hộp ra. Nàng cũng chẳng biết trong hộp chứa gì. Nhưng thần Prometheus đoán biết thâm ý của Zeus, nên đã lén giấu vào đáy hộp “ Nguồn Hy Vọng ”.
Sau khi đáp xuống địa cầu, tiên nữ mở hộp ra. Thế là bao nhiêu tai họa, bao nhiêu điều xấu xa, bao nhiêu sự dữ tợn độc ác đã bay tràn khắp mặt đất. Con người đã giết nhau ngay từ thời ăn lông ở lổ, như chuyện Cain giết em ruột mình là Abel. Rồi đến nhóm người nầy tiêu diệt nhóm người kia, bộ lạc nầy thanh toán bộ lạc nọ. Rồi chiến tranh giữa các quốc gia dẫn đến Thế giới Ðại chiến thứ nhất, Thế giới Ðại chiến thứ hai giết hàng chục triệu sinh linh. Chiến tranh ý thức hệ của những kẻ độc tài, tàn bạo, thủ tiêu, ám sát, chém giết, giam cầm hàng chục triệu người. Chủ thuyết vô luân với nhiều mánh khóe xảo quyệt hình thành những xã hội ranh mảnh. Ðộng đất, bão tố, lũ lụt, hỏa hoạn, đói khát. bịnh dịch,v.v...xẩy ra liên tiếp khắp nơi làm hàng chục triệu nạn nhân khốn khổ điêu linh. Giai cấp thống trị câu kết thành tập đoàn tập thể áp bức kẻ bị trị. Cường hào tự đặt ra luật lệ, dùng cường quyền cưỡng đoạt tài sản, tiền của, nhà cửa, đất ruộng của kẻ bị trị. Luật pháp không công minh, xét xử không công bằng, công lý bị bẻ cong. Nạn tham nhũng, hối lộ, gian trá, xảo quyệt lan tràn mọi nơi, mọi cấp. Guồng máy cai trị trở thành cỗ máy thống trị đè đầu đè cổ kẻ bị trị. Tình nghĩa tồi tệ, phản chủ, dối thầy, lừa bạn, xảo trá, gian manh, tráo trở, quỉ quyệt, du côn, ngậm máu phun người (hàm huyết phún nhân), vu vạ, cáo gian, bôi nhọ, luân thường đảo ngược, đạo lý suy đồi,v.v.....
Sau khi các điều xấu xa độc ác tuôn trào ra hết, tiên nữ cảm thấy có cái gì còn lưu ở đáy hộp, liền nghiêng hộp trút sạch. Một luồng “Nguồn Hy Vọng” tuôn ra như dòng suối mát chảy như thác tràn lên khắp mặt địa cầu. Nguồn Hy Vọng thấm sâu vào mạch đất, nơi con người đang sống, như hạt giống nẩy mầm bén rễ vào tim óc của con người. Nguồn Hy Vọng giúp con người vượt qua mọi gian nan thử thách để vươn lên không ngừng hầu có một tương lai tươi sáng hơn, một cuộc sống thiện mỹ hơn.
Bị đau ốm, hy vọng được lành mạnh. Ðói khát lạnh lẽo, hy vọng được ấm no. Bị kỳ thị, bạc đãi, bóc lột, rình mò, đàn áp, hy vọng được đối xử công bằng, cường hào rã đám. Bị độc tài thống trị, hy vọng sẽ có chế độ dân chủ, thiện chính. Mất tự do, tự chủ, hy vọng được tự lập tự cường. Một chính thể bạo tàn, hy vọng sẽ sụp đổ (Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong). Xã hội tha hóa, hy vọng sẽ được lành mạnh. Thế giới bất ổn, hy vọng sẽ được an bình thịnh trị.
Khi hy vọng thành thực tế, như vừng hồng lúc rạng đông, xóa tan màn đêm tăm tối và ánh bình minh mang lại niềm hân hoan:
“Vui vẻ gì hơn buổi rạng đông,
Chim kêu, gà gáy giục vừng hồng” (Phan bội Châu)
Nguồn Hy Vọng không thể trao đổi bán buôn, nhưng con người tự cảm nghiệm với niềm tin, bởi niềm tin làm hy vọng bừng sáng lên trong lòng người với mối lạc quan phấn khởi vươn lên. Nguồn Hy Vọng như suối nước vô tận chan tưới cho sự sống tinh thần, được Trời ban, để an ủi con người khi thất vọng và cứu vớt khi tuyệt vọng.
Văn hào Shakespeare đã nói: “ Liều thuốc duy nhất còn lại cho những người khốn cùng là Niềm Hy Vọng. Bao lâu còn Hy Vọng, bấy lâu con người muốn tiếp tục sống".
Montréal, 2009
Hy vọng là mong mỏi, trông mong những cái tốt đẹp trong tương lai. Niềm Hy vọng đã giúp con người vượt qua mọi gian nan để vươn lên.
Loài người đã đi từ cuộc sống man rợ đến Thời Ðại Ðồ Ðá cũ là giai đoạn con người chỉ sử dụng đồ bằng đá thô sơ, sinh sống bằng hái lượm, săn bắt. Ðến Thời Ðại Ðồ Ðá mới, biết sử dụng đồ đá mài, biết trồng trọt, chăn nuôi. Ðến Thời Ðại Ðồ Ðồng, rồi Thời Ðại Ðồ Sắt, biết chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí, đồ cúng tế và nhạc cụ, rồi tiến dần đền cuộc sống văn minh hiện nay. Từ ăn lông ở lổ đến sống du mục, rồi đi khắp địa cầu, tới du hành vũ trụ. Từ xã hội Công Xã Thị Tộc Mẫu Hệ đến Công Xã Thị Tộc Phụ Hệ. Từ xã hội Bộ Lạc, Tù Trưởng đến chế độ Quân chủ rồi Dân chủ. Từ kinh tế tự nhiên đến Trọng Nông, Trọng Thương rồi kinh tế Tự Do, kinh tế Hoạch Ðịnh,v.v.....Từ sự lãnh đạo bởi nam giới đang có khuynh hướng nữ giới cùng sánh vai,v.v.....
Sự tiến hóa nói trên tuy tiệm tiến và hậu quả tốt hay xấu, nhưng là sức vươn lên của con người trong “ Niềm Hy Vọng “ ngày một tốt hơn để được sinh tồn và thăng hoa cuộc sống.
Chuyện thần thoại kể rằng: Thời tạo thiên lập địa, trong vũ trụ có hai loại thần, một là Giants hai là Titans. Hai loại thần nầy đặt dưới quyền uy tuyệt đối của Zeus là vua các thần. Zeus ủy thác cho Titans lo việc tạo dựng loài vật và con người. Titans đã tạo dựng loài vật trước và truyền lực cho con vật được khỏe mạnh, chạy nhanh, bay cao và có lông để che thân khỏi lạnh lẽo nắng mưa. Titans đã vận dụng hết tài năng của mình để tạo dựng loài vật, thành thử khi tạo dựng con người đầu tiên, Titans đã cạn tài kiệt lực, vì thế, con người không được nhiều ưu quyền siêu việt nữa.
Nhưng thần Prometheus, một trong các Titans, nổi tiếng là khôn ngoan và thương người, đã đánh cắp cái “Lưỡi Tầm Sét” của Zeus để trao cho loài người. Nhờ đó. con người có lửa để có ánh sáng, nấu thức ăn, sưởi ấm và rèn đúc dụng cụ. Nhờ lửa, loài người sẽ hơn hẳn loài vật và tài giỏi gần bằng thần linh.
Việc đánh cắp Lưỡi Tầm Sét đã làm cho Zeus tức giận, vì chỉ muốn cho con người phải kém thua các vị thần. Trong kế hoạch triệt hãm con người, Zeus đã cho một tiên nữ xuống trần gian sống chung với loài người. Trước khi phi thân xuống hạ giới. nàng được Zeus trao một “Cái Hộp” và dặn lúc đến địa cầu hãy mở hộp ra. Nàng cũng chẳng biết trong hộp chứa gì. Nhưng thần Prometheus đoán biết thâm ý của Zeus, nên đã lén giấu vào đáy hộp “ Nguồn Hy Vọng ”.
Sau khi đáp xuống địa cầu, tiên nữ mở hộp ra. Thế là bao nhiêu tai họa, bao nhiêu điều xấu xa, bao nhiêu sự dữ tợn độc ác đã bay tràn khắp mặt đất. Con người đã giết nhau ngay từ thời ăn lông ở lổ, như chuyện Cain giết em ruột mình là Abel. Rồi đến nhóm người nầy tiêu diệt nhóm người kia, bộ lạc nầy thanh toán bộ lạc nọ. Rồi chiến tranh giữa các quốc gia dẫn đến Thế giới Ðại chiến thứ nhất, Thế giới Ðại chiến thứ hai giết hàng chục triệu sinh linh. Chiến tranh ý thức hệ của những kẻ độc tài, tàn bạo, thủ tiêu, ám sát, chém giết, giam cầm hàng chục triệu người. Chủ thuyết vô luân với nhiều mánh khóe xảo quyệt hình thành những xã hội ranh mảnh. Ðộng đất, bão tố, lũ lụt, hỏa hoạn, đói khát. bịnh dịch,v.v...xẩy ra liên tiếp khắp nơi làm hàng chục triệu nạn nhân khốn khổ điêu linh. Giai cấp thống trị câu kết thành tập đoàn tập thể áp bức kẻ bị trị. Cường hào tự đặt ra luật lệ, dùng cường quyền cưỡng đoạt tài sản, tiền của, nhà cửa, đất ruộng của kẻ bị trị. Luật pháp không công minh, xét xử không công bằng, công lý bị bẻ cong. Nạn tham nhũng, hối lộ, gian trá, xảo quyệt lan tràn mọi nơi, mọi cấp. Guồng máy cai trị trở thành cỗ máy thống trị đè đầu đè cổ kẻ bị trị. Tình nghĩa tồi tệ, phản chủ, dối thầy, lừa bạn, xảo trá, gian manh, tráo trở, quỉ quyệt, du côn, ngậm máu phun người (hàm huyết phún nhân), vu vạ, cáo gian, bôi nhọ, luân thường đảo ngược, đạo lý suy đồi,v.v.....
Sau khi các điều xấu xa độc ác tuôn trào ra hết, tiên nữ cảm thấy có cái gì còn lưu ở đáy hộp, liền nghiêng hộp trút sạch. Một luồng “Nguồn Hy Vọng” tuôn ra như dòng suối mát chảy như thác tràn lên khắp mặt địa cầu. Nguồn Hy Vọng thấm sâu vào mạch đất, nơi con người đang sống, như hạt giống nẩy mầm bén rễ vào tim óc của con người. Nguồn Hy Vọng giúp con người vượt qua mọi gian nan thử thách để vươn lên không ngừng hầu có một tương lai tươi sáng hơn, một cuộc sống thiện mỹ hơn.
Bị đau ốm, hy vọng được lành mạnh. Ðói khát lạnh lẽo, hy vọng được ấm no. Bị kỳ thị, bạc đãi, bóc lột, rình mò, đàn áp, hy vọng được đối xử công bằng, cường hào rã đám. Bị độc tài thống trị, hy vọng sẽ có chế độ dân chủ, thiện chính. Mất tự do, tự chủ, hy vọng được tự lập tự cường. Một chính thể bạo tàn, hy vọng sẽ sụp đổ (Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong). Xã hội tha hóa, hy vọng sẽ được lành mạnh. Thế giới bất ổn, hy vọng sẽ được an bình thịnh trị.
Khi hy vọng thành thực tế, như vừng hồng lúc rạng đông, xóa tan màn đêm tăm tối và ánh bình minh mang lại niềm hân hoan:
“Vui vẻ gì hơn buổi rạng đông,
Chim kêu, gà gáy giục vừng hồng” (Phan bội Châu)
Nguồn Hy Vọng không thể trao đổi bán buôn, nhưng con người tự cảm nghiệm với niềm tin, bởi niềm tin làm hy vọng bừng sáng lên trong lòng người với mối lạc quan phấn khởi vươn lên. Nguồn Hy Vọng như suối nước vô tận chan tưới cho sự sống tinh thần, được Trời ban, để an ủi con người khi thất vọng và cứu vớt khi tuyệt vọng.
Văn hào Shakespeare đã nói: “ Liều thuốc duy nhất còn lại cho những người khốn cùng là Niềm Hy Vọng. Bao lâu còn Hy Vọng, bấy lâu con người muốn tiếp tục sống".
Montréal, 2009
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Non Nước Quê Ta
Lê Ngọc Minh
06:14 02/06/2009
FONT COLOR="#FF006B">
Ảnh của Lê Ngọc Minh
Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không.
(Trích thơ Thề Non Nước của Tản Đà)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
NON NƯỚC QUÊ TA
Ảnh của Lê Ngọc Minh
Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không.
(Trích thơ Thề Non Nước của Tản Đà)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền