Ngày 01-06-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Trao ban cả mạng sống mình
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
00:06 01/06/2023


Có bệnh nhân nhiễm Covid nặng. Hai lá phổi bị tàn phá nặng nề, vô phương cứu chữa. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ kết luận chỉ còn liệu pháp ghép phổi mới có thể cứu sống bệnh nhân. Nhưng tìm đâu ra người hiến tạng trong lúc cấp bách nầy? Hỏi trong số người nhà bệnh nhân: “Có ai vui lòng hiến một lá phổi để cứu sống bệnh nhân nầy không”, thì mọi người đều phân vân, do dự rồi lặng im!

Còn bạn, nếu bạn là người nhà, là anh chị em của bệnh nhân, bạn có bằng lòng hiến một lá phổi khỏe mạnh của mình để cứu sống người thân không?

Và nếu bạn lâm vào tình trạng đau thương như bệnh nhân nầy, có ai thương bạn đến nỗi hiến tạng để cứu bạn không? Chắc là không.

Phải có tình yêu rất lớn lao, người ta mới chấp nhận hiến tạng cho người khác.

Hiến tặng một bộ phận trong cơ thể để cứu người khác khỏi chết là chuyện hiếm có trên đời. Vậy thì việc hy sinh toàn thân, hy sinh cả mạng sống mình cho người khác lại càng hiếm có hơn.

Thế mà vì yêu thương loài người vô hạn, Thiên Chúa Cha đã hiến ban Con Một yêu quý của mình để cứu nhân loại, đồng thời Chúa Giê-su cũng tự trao hiến mạng sống mình cho muôn người được sống.

Từ khi ông bà nguyên tổ và con cháu nối tiếp nhau sa vào tội lỗi, sự chết đã nhập vào thế gian, khiến loài người phải trầm luân muôn đời trong đau khổ.

Muốn cứu loài người thoát khỏi hậu quả khủng khiếp của tội, Thiên Chúa Cha đã trao hiến Con Một Ngài làm phương dược cứu đời. Thế là Chúa Con hạ mình xuống thế, mang lấy tội lỗi nhân loại vào thân và Ngài phải chịu khổ nạn vô cùng đau thương để đền tội cho muôn người và phải chết ê chề nhục nhã để cho họ được sống đời đời.

Trao ban bản thân và sự sống mình để cứu muôn người được sống là biểu lộ cao nhất của tình yêu, là tột đỉnh của tình yêu thương.

Chính Chúa Giê-su đã bày tỏ điều nầy như sau:

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Ngài, mà được cứu độ” (Gioan 3, 16-17).

Tôi tớ thấp hèn tự nguyện chết thay cho vua chúa cao sang là điều hiếm có; còn việc vua chúa cao sang hiến thân chết thay cho hàng tôi tớ thì không hề có trên đời.

Vậy mà Ngôi Hai Thiên Chúa là Chúa tể trời đất vô cùng cao cả, lại hiến thân chết thay cho loài người hèn mọn là hành vi cao quý trên cả tuyệt vời. Chỉ vì quá đỗi yêu thương, Thiên Chúa mới có thể hy sinh như thế.

Đền đáp hồng ân

Khi được người khác biếu tặng một món quà, ai trong chúng ta cũng đều nhớ ơn ân nhân và tìm cách đền đáp lại bằng món quà tương xứng. Người nào quên đền ơn đáp nghĩa sẽ bị xem là kẻ vô ơn, là không biết điều.

Thế thì khi được Chúa Trời ban tặng chính Con Một Ngài để cứu mạng cho chúng ta, khi được Chúa Giê-su hiến thân chịu chết để cứu ta khỏi chết muôn đời, có bao giờ chúng ta nghĩ đến việc đền đáp công ơn trời biển đó chưa?

Lạy Ba Ngôi Thiên Chúa,

Chúa Cha yêu thương chúng con đến nỗi hiến ban Người Con Một xuống thế cứu sống chúng con; Chúa Con yêu thương chúng con đến nỗi hiến dâng cả mạng sống và trao ban cho chúng con đến giọt máu cuối cùng…

Xin cho chúng con đừng thờ ơ hững hờ, vô tâm vô cảm trước tình yêu trời bể ấy nhưng biết đền đáp tình yêu Chúa bằng cách hiến dâng cuộc sống mình để phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân. Amen.
 
Ngày 02/06: Giữ cho tâm hồn được trong sáng – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức
Giáo Hội Năm Châu
03:11 01/06/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô

Đang khi đám đông reo hò vang dậy, Đức Giê-su tiến vào Giê-ru-sa-lem và đi vào Đền Thờ. Người rảo mắt nhìn xem mọi sự, và vì giờ đã muộn, Người đi ra Bê-ta-ni-a cùng với Nhóm Mười Hai.

Hôm sau, khi thầy trò rời khỏi Bê-ta-ni-a, thì Đức Giê-su cảm thấy đói. Trông thấy ở đàng xa có một cây vả tốt lá, Người đến xem có tìm được trái nào không. Nhưng khi lại gần, Người không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi, vì không phải là mùa vả. Người lên tiếng bảo cây vả: “Muôn đời sẽ chẳng còn ai ăn trái của mày nữa!” Các môn đệ đã nghe Người nói thế.

Thầy trò đến Giê-ru-sa-lem. Đức Giê-su vào Đền Thờ, Người bắt đầu đuổi những kẻ đang mua bán trong Đền Thờ, lật bàn của những người đổi bạc, và xô ghế của những kẻ bán bồ câu. Người không cho ai được mang đồ vật gì đi qua Đền Thờ. Người giảng dạy và nói với họ: “Nào đã chẳng có lời chép rằng: Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc sao? Thế mà các người đã biến thành sào huyệt của bọn cướp!” Các thượng tế và kinh sư nghe thấy vậy, thì tìm cách giết Đức Giê-su. Quả thế, họ sợ Người, vì cả đám đông đều rất ngạc nhiên về lời giảng dạy của Người. Chiều đến, Đức Giê-su và các môn đệ ra khỏi thành.

Sáng sớm, khi đi ngang cây vả, các ngài thấy nó đã chết khô tận rễ. Ông Phê-rô sực nhớ lại, liền thưa Đức Giê-su: “Kìa Thầy xem: cây vả Thầy rủa đã chết khô rồi!” Đức Giê-su nói với các ông: “Anh em hãy tin vào Thiên Chúa. Thầy bảo thật anh em: nếu có ai nói với núi này: ‘Dời chỗ đi, nhào xuống biển!’, mà trong lòng chẳng nghi nan, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì sẽ được như ý. Vì thế, Thầy nói với anh em: tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý. Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em có chuyện bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em. [Nhưng nếu anh em không tha thứ, thì Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng sẽ không tha lỗi cho anh em].”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:24 01/06/2023

7. Tôi từ bỏ tiền tài nhà cửa vật chất của thế gian như từ bỏ bùn đất, để tìm kiếm bảo vật không bị hư nát và cung điện huy hoàng ở trên trời.

(Thánh Cecilia)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:26 01/06/2023
65. KIM BĂNG (kim cài)

Các học sinh của một trung tâm nghệ thuật thủ công, vì để làm từ thiện nên đã chuẩn bị tổ chức một buổi triển lãm, bán một số sản phẫm của mình. Lần bán hàng từ thiện này là do một phụ nữ quý phái giàu có đứng ra tổ chức, bà ta là chủ của một công ty bách hóa.

Hà Hy Đạt là một cô gái tự cho mình là hơn người, cô ta vẫn cứ cho rằng mình là người thiết kế giỏi nhất và là chuyên gia thủ công sản phẫm nghệ thuật, cô ta nghĩ:

- “Năng lực của mình bây giờ có thể bộc lộ rồi, trước đây các bạn học ghét mình, thầy cô thì không mấy thích mình. Nhưng bà chủ của công ty bách hóa thì lại không biết mình, cũng không biết mấy thứ này là do ai làm, bà ta nhất định sẽ nói thật lòng.”

Cô ta đi vào trong chỗ triển lãm, chỉ vào một cái kim băng do người khác làm và hỏi bà chủ giá bao nhiêu tiền. Bà chủ giàu sang trả lời:

- “Tối thiểu là mười đồng.”

Hy Đạt lại chỉ một cái khác do cô gái khác làm, hỏi:

- “Còn cái này?”

Bà chủ giàu sang trả lời:

- “Cái đó một trăm đồng.”

Cuối cùng Hy Đạt không thể chờ đợi được nữa chỉ vào cái kim băng do mình làm hỏi:

- “Vậy cái kim băng này thì sao?”

Trong lòng nó nghĩ rằng bà ta sẽ nói cái này tốt nhất, quý nhất.

Bà chủ giàu sang trả lời:

- “Cái này sao? Nếu cô muốn mua hai cái kim băng hồi nảy, thì cái kim băng này sẽ tặng miễn phí cho cô đó.”

Hà Hy Đạt giống như ai đánh vào mặt mình một cái tát, mặt mày thẹn thùng đỏ hửng.

Người phụ nữ nhẹ nhàng nói với nó:

- “Ta biết cái kim băng này là do cô làm, nhưng rất xin lỗi, ta cần nói cho cô biết là nó cũng không tệ, cô đến đây là vì để biết chân tướng, thì ta cũng sẽ nói sự thật cho cô biết.”

(Một trăm câu chuyện giáo dục)

Suy tư ngắn 65:

“Lạy Chúa là vua muôn vua, xin nghe lời chúng con cầu nguyện, xin đừng cất đi những đau khổ khỏi chúng con, nhưng cất đi những kiêu ngạo của chúng con.”

Lời cầu nguyện đẹp lòng Chúa nhất chính là nhận ra những thiếu sót khuyết điểm của mình, để xin Chúa ban ơn trợ giúp mà sửa đổi cho đẹp lòng Chúa hơn trong cuộc sống.

Kiêu ngạo là tảng đá cản đường chúng ta đến với Chúa và tha nhân.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Hãy Yêu Đi Rồi Sẽ Biết Sự Thật
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:31 01/06/2023
Hãy Yêu Đi Rồi Sẽ Biết Sự Thật

( Lễ Chúa Ba Ngôi )

Chúa Thánh Thần sẽ dẫn chúng ta đến sự thật toàn vẹn (x.Ga 16,13). Nhờ lời mạc khải của Chúa Kitô, chúng ta biết rằng Thiên Chúa chúng ta tôn thờ là Thiên Chúa duy nhất mà là Ba Ngôi riêng biệt là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chỉ một Thiên Chúa duy nhất mà là Ba Ngôi. Tuy Ba Ngôi riêng biệt nhưng chỉ là một Thiên Chúa. Một mầu nhiệm vượt quá trí suy của nhân loại.

Vì sao Ba Ngôi mà chỉ là một Thiên Chúa hay vì sao chỉ một Thiên Chúa mà là Ba Ngôi? Xin được trả lời cách thành thật rằng bản thân không biết. Vì tin vào Đức Kitô, Đấng có lời quyền năng và yêu thương tôi cho đến cùng, cho đến chết trên thập giá, nên tôi tin vào lời của Người. Chính Chúa Kitô đã phải trả giá rất đắt, là cái chết thập giá, cho sự mạc khải này trong bối cảnh Do Thái giáo chỉ tin có một Thiên Chúa duy nhất và độc nhất. Chúng ta đừng quên một trong những lý do khiến đám đông dân chúng và nhiều người lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ đã từng lấy đã ném Chúa Giêsu và lên án tử hình cho Người, vì Người tự cho mình là Con Thiên Chúa, ngang hàng với Thiên Chúa (x.Ga 10,31-33; Mt 26,62-66).

Thánh Kinh, đặc biệt Chúa Kitô không cho biết vì sao một Thiên Chúa mà là Ba Ngôi, nhưng đã mạc khải cho chúng ta biết mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi như thế nào. Đó là mầu nhiệm tình yêu liên đới, hiệp thông trọn hảo, đầy năng động và sáng tạo. Và chúng ta, loài thụ tạo cao cả nhất trong các loài hữu hình, ngay trong kiếp lữ thứ này, có thể cảm nghiệm phần nào đó mầu nhiệm ấy, khi sống trong Thánh Thần, Đấng là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con, giữa Chúa con và Chúa Cha.

“Sự sống đời đời là chúng nhận biết Cha là Thiên Chúa duy nhất và Đức Giêsu Kitô mà Cha sai đến” (Ga 17,3). Làm sao để nhận biết sự thật này nếu không được Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa tác động. Chúng ta đã được nhận làm con trong Đức Giêsu. “Vì là con, nên Thiên Chúa sai Thánh Thần của Con Ngài ngự vào lòng chúng ta và kêu lên: Abba, Cha ơi!” (Gl 4,6). “Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,16). Không ai có thể tuyên xưng Đức Kitô là Chúa nếu không được Thánh Thần thúc đẩy (x.1Cor 12,3). Thánh Thần chính là nguồn tình yêu. Vì thế chỉ những ai ở trong tình yêu mới có thể hiểu biết sự thật. Và khi hiểu biết sự thật thì chính sự thật sẽ giải thoát chúng ta và đưa chúng ta vào sự sống đời đời.

Làm sao ta có thể biết nghĩa phu thê là gì khi ta chưa sống hết tình với người phối ngẫu? Làm sao ta có thể biết được thế nào là quê hương khi ta chưa hết lòng hết tâm với vận mệnh quốc gia dân tộc? Làm sao ta có thể biết được giá trị của con người trong cõi nhân sinh này khi ta chưa trải rộng con tim với người đồng loại, với người anh chị em cận kề, nhất là với những người cô thế cô thân? …

Hãy yêu đi rồi bạn sẽ biết nhiều lẽ huyền nhiệm của sự trao ban và đón nhận. Hãy hiệp thông cách thực sự thì bạn sẽ biết thế nào là tình liên đới. Đây là một cái lẽ biết theo nghĩa Thánh Kinh, tức là không chỉ nhìn thấy thực tại, thấy vấn đề bằng trí khôn, mà còn gắn bó thiết thân, chung lưng đấu cật, khi u buồn lẫn khi hoan lạc, lúc thuận lợi cũng như lúc gặp phải nghịch cảnh, gian truân.

Ngay trong cuộc sống này, có nhiều điều mà lý trí phải chào thua. Sự khôn ngoan đích thực không hệ tại ở trí óc, nhưng là ở trái tim. Có thể có trường hợp người ta đâm ra mù quáng vì yêu. Nhưng đó chỉ là thứ tình yêu vị kỷ, nghiêng chiều đam mê vụ lợi hoặc bất chính. Khi đã biết yêu với tình yêu trong sáng, quảng đại quên mình, với một tình yêu bắt nguồn từ tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa thì không một ai là không ở trong ánh sáng. Và chính ánh sáng sẽ soi dẫn chúng ta đến cùng chân lý.

Là kitô hữu, không gì hơn là biết quy chiếu về Tình Yêu Thiên Chúa Ba Ngôi để rồi biết yêu thương nhau bằng:

1. Một tình yêu thúc đẩy ta không chỉ muốn mà còn biết chủ động, tích cực làm cho người mình yêu phát triển và nên hoàn thiện.

2. Một tình yêu thúc đẩy ta tìm mọi cách để cho người mình yêu nên đáng yêu và được nhiều người yêu mến.

3. Một tình yêu thúc đẩy ta nỗ lực hết mình làm cho người mình yêu có đủ khả năng và sự nhiệt tình để yêu mến kẻ khác.

Khi ta sống được chút tâm tình yêu mến này, thiết tưởng rằng chúng ta sẽ chẳng còn băn khoăn với câu hỏi tại sao Ba Ngôi mà chỉ một Thiên Chúa, nhưng chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc vì biết cội nguồn của mình chính là Thiên Chúa Ba Ngôi.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
 
Bốn mùa thánh thiện
Lm. Minh Anh
15:59 01/06/2023

BỐN MÙA THÁNH THIỆN
“Chúa yêu thương dân Người!”.

Trong cuốn “Ma Quỷ Có Thể Làm Gì Với Các Thánh”, Merrill Unger viết, “Quỷ xâm nhập linh hồn với tư cách một kẻ xâm lược chứ không với tư cách là chủ. Nhưng nó sẽ là chủ nếu cửa mở thường xuyên bởi một tội lỗi nghiêm trọng và kéo dài. Với ai luôn khoá chặt cửa, tránh bất cứ tội nào, dù nhỏ nhất, người ấy vẫn ‘bốn mùa thánh thiện’ dẫu vẫn bị quấy phá đêm ngày!”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Chúa yêu thương dân Người!”, chân lý ngàn đời này được Thánh Vịnh đáp ca hôm nay xác nhận! Thế nhưng, dân không “khoá chặt cửa”, dễ dãi với các thần ngoại, nên không ‘bốn mùa thánh thiện’ như Ngài mong. Lời Chúa cho thấy hai thái độ đáp trả trái ngược nhau của dân.

Sách Huấn Ca nói đến hạng người “được ca tụng qua các thời đại”, “Họ là những người nhân hậu mà việc thiện của họ không bao giờ bị lãng quên”; “Vinh quang của họ không bao giờ bị lu mờ”, họ được coi như các vĩ nhân, các tổ phụ ‘bốn mùa thánh thiện’.

Huấn Ca còn nói đến một hạng khác, “Những người không ai nhớ đến; họ qua đi như không bao giờ có họ!”. Thật thú vị! ‘Hạng thứ hai’ này được Tin Mừng ví von như cây vả héo khô bị Chúa Giêsu nguyền rủa, dẫu chưa đến mùa. Cây vả, tượng trưng cho Giêrusalem, nơi Chúa Giêsu mong đợi sẽ thấy những con người “ra công làm việc của Cha”; vậy mà, tại nơi thiêng thánh này, Ngài chỉ thấy những con người ‘ra công’ vì những việc thế tục với những những hành vi bất công và gian lận. Ngài lên tiếng, “Nào chẳng có lời chép, ‘Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc sao? Thế mà các ngươi đã biến thành hang trộm cướp!’”.

Thánh Bêđa Khả Kính cho rằng, “Cây vả tượng trưng cho nhiều người mà Chúa Giêsu đã gặp và tiếp tục gặp, những người không sinh trái tốt trong đời. Họ là những người biệt phái vốn chỉ thực hành đức tin theo những cách thức bên ngoài”; ngài cho rằng, “Những chiếc lá biểu trưng cho ‘ngoại cảnh của đức tin’, và việc không sinh quả là biểu tượng cho sự còm cõi hiếm hoi của các việc lành phúc đức vốn không được tìm thấy nơi những con người này”.

Chúa Giêsu xem ra khá khắt khe. Ngài quyết tìm trái tốt ‘cả khi trái mùa’; Ngài muốn bạn và tôi ‘bốn mùa thánh thiện’, không phải theo thời! Và một khi chỉ tìm thấy những gì bên ngoài, Ngài sẽ quở trách dẫu chúng đạo đức đến đâu, tốt đẹp đến mấy. Ngài kêu gọi tất cả mọi người hãy đến với sự thánh thiện, để ‘được sống’, ‘được biến đổi’, ‘được biểu lộ’ và đơm hoa kết trái cho Vương Quốc. Ngài muốn mỗi người thuộc mọi đấng bậc, trở nên ‘một Kitô hữu’, ‘một môn đệ’, ‘một tông đồ’, không chỉ trên danh nghĩa nhưng ‘trong hành động’, ‘trong cách sống’ và ‘trong thái độ’. Hoa trái ‘bốn mùa thánh thiện’ của bạn và tôi sẽ là lương thực Ngài dùng để thoả mãn cơn đói, cơn khát của bao linh hồn.

Anh Chị em,

“Chúa yêu thương dân Người!”. Thánh Vịnh 65 nói, “Bốn mùa Chúa đổ hồng ân, Ngài gieo màu mỡ ngập tràn lối đi”. Nhờ Lời Chúa và Thánh Thể mỗi ngày, chớ gì ‘cây vả linh hồn’ bạn và tôi luôn tươi tốt, bốn mùa sai trái. Và chúng ta đừng quên, Ngài sẽ đến ‘tìm trái’ bất cứ lúc nào. Liệu Ngài có tìm thấy ở đó những gì Ngài kỳ vọng là các việc lành phúc đức, hay chỉ thấy ở đó không gì khác ngoài ‘lá và lá?’, điều mà thánh Bêđa gọi là ‘ngoại cảnh của đức tin!’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, khi con tắt hơi, sẽ không cần ai nhớ đến như Huấn Ca nói; nhưng ngay hôm nay, cho con biết ‘khoá chặt cửa’ đối với Satan; hầu linh hồn con có thể bốn mùa sai trái!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vân Nam: Hán hóa một nhà thờ Hồi giáo gây ra đụng độ giữa cảnh sát và người dân tộc Hứa
Đặng Tự Do
17:21 01/06/2023


Đụng độ với cơ quan thực thi pháp luật đã nổ ra vào cuối tuần qua tại một thành phố ở tây nam Trung Quốc sau khi các thành viên của cộng đồng Hồi giáo địa phương cố gắng ngăn chặn việc phá dỡ mái vòm của một nhà thờ Hồi giáo kiểu Ả Rập.

Chính quyền địa phương đã ra lệnh xây dựng lại mái vòm theo phong cách Trung Quốc, điều này đã gây ra phản ứng giận dữ của cộng đồng người Hồi giáo. Cảnh sát chống bạo động bao vây tòa nhà khi người Hồi giáo địa phương tổ chức biểu tình, cố gắng ngăn chặn chính quyền.

Các nguồn tin địa phương báo cáo rằng ý tưởng thay đổi diện mạo của nhà thờ Hồi giáo là một phần trong kế hoạch lớn hơn của chính phủ nhằm tăng cường kiểm soát các nhóm tôn giáo, bao gồm cả các tín hữu Kitô, thông qua chính sách “Hán hóa”.

Nhà thờ Hồi giáo Nạp Gia Doanh (Najiaying, 纳家营) nơi xảy ra các cuộc đụng độ, nằm ở Nạp Cố (Nagu, 纳古) một thành phố thuộc huyện Thông Hải, tỉnh Vân Nam, một khu vực mà người dân tộc Hứa theo đạo Hồi chiếm đa số.

Mọi người đã tập trung bên ngoài tòa nhà vào hôm thứ Bảy tuần trước để cố gắng ngăn chặn việc phá hủy mái vòm, tổ chức các cuộc biểu tình ngồi cả ngày lẫn đêm để cố gắng bảo vệ nó.

Các video được đăng trực tuyến cho thấy cảnh sát chống bạo động sử dụng khiên để chặn lối vào nhà thờ Hồi giáo, với những người biểu tình ném đá vào các đặc vụ.

Một số người biểu tình đã vượt qua hàng rào và phá bỏ giàn giáo, được lắp đặt trước đó để phá dỡ.

Vào hôm Chúa Nhật, lực lượng tăng cường đã đến để tăng cường sự hiện diện của cảnh sát tại nhà thờ Hồi giáo, với đoạn video được đăng trực tuyến cho thấy rất nhiều xe cảnh sát đậu xung quanh tòa nhà.

Nhà thờ Hồi giáo Nạp Gia Doanh có từ thế kỷ 13 và ban đầu được xây dựng theo phong cách của một ngôi đền Trung Quốc.

Tòa nhà hiện tại là kết quả của một cuộc cải tạo được thực hiện vào năm 2004, khi một mái vòm kiểu Ả Rập và bốn tòa tháp được thêm vào. Nó có thể chứa tới 3.000 người để cầu nguyện.

Đối với cộng đồng Hồi giáo địa phương, nhà thờ Hồi giáo là một nơi thờ phượng quan trọng; chính quyền địa phương cũng coi nó là quan trọng và vì lý do này muốn khôi phục nó về phong cách Trung Quốc ban đầu như một phần của kế hoạch rộng lớn hơn là “Hán hóa” các nơi thờ cúng và tôn giáo.

Theo Washington Post, xung đột bắt nguồn từ quyết định của tòa án năm 2020 phán quyết rằng một phần cấu trúc của tòa nhà là bất hợp pháp.

Khi cuộc đối đầu tiếp diễn, chính quyền địa phương đã kêu gọi những người biểu tình đầu hàng cảnh sát trước ngày 6 tháng 6 để được hưởng hình phạt nhẹ hơn.

Trong thành phố, các cuộc gọi điện thoại đã không được trả lời, trong khi cảnh sát được cho là đã gửi các phương tiện có thiết bị gây nhiễu điện thoại di động để cắt đứt hoặc làm gián đoạn liên lạc. Các video và thông tin về cuộc biểu tình cũng đã bị kiểm duyệt trên mạng xã hội Trung Quốc.

Tìm kiếm “Nhà thờ Hồi giáo Najiaying” trên Weibo, một dịch vụ tiểu blog giống như Twitter của Trung Quốc, không trả lại kết quả nào.

Chính quyền Trung Quốc đang thúc đẩy chính sách Hán hóa nhằm tăng cường kiểm soát các tôn giáo. Các nhóm tôn giáo đã được lệnh rao giảng hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm cả tư tưởng của Tập Cận Bình, và đưa “các giá trị xã hội chủ nghĩa cốt lõi” vào các học thuyết và đạo đức tôn giáo của họ.

Trong vài năm qua, Bắc Kinh đã tăng cường kiểm soát Tân Cương, đưa khoảng một triệu người Hồi giáo Trung Quốc, bao gồm cả người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakh, vào các trại cải tạo.

Chính quyền Trung Quốc đã phủ nhận sự tồn tại của các trại như vậy, tuyên bố rằng mọi người đã được gửi đến các trường đào tạo nghề và chống lại chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.

Bên ngoài Tân Cương, những nỗ lực Hán hóa của các nhóm Hồi giáo phần lớn không được chú ý. Trong quá khứ, dân tộc Hứa, một nhóm người Hồi giáo nói tiếng Trung Quốc, được khoan dung hơn; tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2019, họ cũng phải chịu sự kiểm soát gia tăng.

Tại Vân Nam, Ninh Hạ và Thanh Hải, nơi có đông người Hồi giáo sinh sống, chính quyền đã áp đặt phong cách kiến trúc Trung Quốc cho các tòa nhà, loại bỏ mái vòm và các biểu tượng Hồi giáo như ngôi sao và lưỡi liềm.

Tương tự như vậy, các biểu tượng Hồi giáo và chữ Ả Rập đã bị xóa khỏi biển hiệu của các cửa hàng do người Hồi giáo làm chủ trên khắp đất nước.


Source:Asia News
 
Tình trạng Hồng Y Đoàn sau khi Đức Hồng Y Crescenzio Seppe tròn 80 tuổi
Đặng Tự Do
17:22 01/06/2023


Vào ngày thứ Sáu, 2 tháng Sáu, Đức Hồng Y Crescenzio Seppe, Tổng Giám mục hiệu tòa của Thành phố Naples, bước sang tuổi 80. Cùng ngày Đức Hồng Y Giovanni Angelo Becciu bước sang tuổi 75. Như thế, từ ngày 3 tháng 6, số Hồng Y không phải là cử tri vì đã trên 80 tuổi, cộng với trường hợp đặc biệt của Hồng Y Becciu, sẽ là 101.

Trong số các Hồng Y không phải là Hồng Y cử tri,

39 vị được Đức Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y

33 vị được Đức Bênêđictô XVI trao mũ đỏ

29 được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong

Các cử tri Hồng Y sẽ là 121, bao gồm

9 vị do Đức Gioan Phaolô II tấn phong

31 do Đức Bênêđictô XVI nâng lên hàng Hồng Y

81 được tạo bởi Đức Thánh Cha Phanxicô trao mũ đỏ

Tất cả 222 Hồng Y thành viên của Hồng Y đoàn có thể được chia thành:

48 do Đức Gioan Phaolô II tấn phong

64 do Đức Bênêđictô XVI nâng lên hàng Hồng Y

110 được tạo bởi Đức Thánh Cha Phanxicô trao mũ đỏ
 
Cuộc hành hương Chartres phải từ chối những người ghi danh vì quá đông
Đặng Tự Do
17:23 01/06/2023


Cuộc hành hương từ Paris cho tới thành Chartres hàng năm, một cuộc diễn hành kéo dài ba ngày vào Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống được đánh dấu bằng những lời cầu nguyện, thánh ca, biểu ngữ và các Thánh lễ theo nghi thức cũ, đã phải từ chối những người tham gia do ghi danh quá nhiều trong năm nay.

Đây là lần đầu tiên điều này xảy ra kể từ khi cuộc hành hương bắt đầu vào năm 1983.

Khoảng 16.000 người hành hương đã rời Paris vào cuối tuần trước trên chặng đường dài 97 km đang ngày càng trở nên phổ biến, cùng với 330 linh mục. Nó đã kết thúc vào hôm thứ Hai tại Chartres, nơi có thể nhìn thấy nhà thờ thời trung cổ nổi tiếng trên các cánh đồng từ rất xa.

Cuộc hành hương hàng năm được tài trợ bởi hiệp hội giáo dân Our Lady of Christendom để thúc đẩy lòng sùng kính Đức Mẹ.

Cha Jean de Massia, tuyên úy trưởng cho biết, năm nay được đánh dấu bằng “sự hiện diện lịch sử của thánh tích hộp sọ của Thánh Tôma Aquinô”. Thánh tích thường được lưu giữ ở Toulouse, được trưng bày để kỷ niệm 700 năm ngày thụ phong của thánh Đa Minh.

Mặc dù họ gắn bó với phụng vụ trước Công đồng Vatican II, nhưng nhiều người hành hương không thích thuật ngữ những “người theo chủ nghĩa truyền thống” vì các linh mục của họ hiệp thông với Rôma. Hiệp hội Thánh Piô X, có quan hệ chặt chẽ với Vatican, tổ chức một cuộc hành hương từ Chartres đến Paris nhỏ hơn vào cùng thời điểm.

Jean de Tauriers, người đứng đầu hiệp hội giáo dân, cho biết khoảng một nửa số người hành hương dưới 20 tuổi và một số đến từ nước ngoài, đặc biệt là Tây Ban Nha, Á Căn Đình và Hoa Kỳ.

“Chúng ta không nên nản lòng bởi thực tế là chỉ có hai phần trăm người Công Giáo thực hành ở Pháp!” anh ấy nói.

Những hạn chế gần đây đối với phụng vụ trước Công đồng Vatican II dường như không ảnh hưởng nhiều đến những người Công Giáo trẻ tuổi này. Nhiều người nói rằng họ cảm thấy thánh thiện hơn trong nghi thức cũ nhưng cho biết họ cũng tham dự các Thánh lễ mới.

Theo một cuộc khảo sát những người Pháp tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Lisbon năm nay, La Croix nhận thấy rằng 38% trong số họ đánh giá cao nghi thức phụng vụ cũ và 8% cho biết họ thích điều đó hơn. Nhiều người trong số họ được xác định là bảo thủ về chính trị và xuất thân từ các gia đình Công Giáo thực hành đạo.


Source:Tablet
 
Người hàng xóm trên mạng truyền thông xã hội, đọc tài liệu Hướng tới một Sự Hiện Diện Trọn Vẹn của Bộ Truyền Thông Tòa Thánh
Vũ Văn An
17:46 01/06/2023

Điều đặc biệt là tài liệu do Bộ Truyền Thông Tòa Thánh mới công bố đã lấy dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu làm mô hình. Sở dĩ như thế, vì theo Bộ Truyền thông, môi trường kỹ thuật số phải chuyển từ cảm thức cá nhân qua cảm thức cộng đồng. Mà cảm thức cộng đồng sẽ không có nếu không có cảm thức “người hàng xóm”. Mà định nghĩa về “người hàng xóm” thì không đâu bằng định nghĩa của chính Chúa Giêsu trong dụ ngôn “Người Samaritanô nhân hậu”. Mời bạn đọc cùng đọc các đoạn tài liệu trên nói về “Người Hàng Xóm” trên các phương tiện truyền thông xã hội:



Những người nghe có chủ ý

25) Việc suy nghĩ về sự tương tác của chúng ta với mạng xã hội bắt đầu từ nhận thức về cách thức hoạt động của các mạng này cũng như những cơ hội và thách thức mà chúng ta gặp phải trong đó. Nếu các mạng xã hội trực tuyến mang một sự cám dỗ cố hữu đối với chủ nghĩa cá nhân và sự tự đề cao bản thân, như được mô tả trong chương trước, thì chúng ta không bị lên án dù muốn hay không phải rơi vào những thái độ này. Người môn đệ nào gặp cái nhìn thương xót của Chúa Kitô đều cảm nghiệm được một điều khác. Anh ấy hoặc cô ấy biết rằng giao tiếp tốt bắt đầu bằng việc lắng nghe và nhận thức được rằng một người khác đang ở trước mặt tôi. Lắng nghe và nhận thức nhằm thúc đẩy gặp gỡ và vượt qua những trở ngại hiện có, kể cả trở ngại của sự thờ ơ. Lắng nghe theo cách này là một bước thiết yếu để tiếp xúc người khác; nó là thành phần đầu tiên không thể thiếu cho truyền thông và là điều kiện cho đối thoại đích thực.[13]

26) Trong dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu, người đàn ông bị đánh đập và bỏ mặc cho chết đã được sự giúp đỡ của một người ít được mong đợi nhất: vào thời Chúa Giêsu, người Do Thái và người Samaria thường có mâu thuẫn. Nếu có bất cứ điều gì, thì sự thù địch luôn là tác phong dự kiến. Tuy nhiên, người Samaritanô không xem người bị đánh đó là “người khác”, mà đơn giản là người cần được giúp đỡ. Anh cảm thấy thương cảm, đặt mình vào vị trí của người khác; và đã cống hiến bản thân, thời gian và nguồn lực của mình để lắng nghe và đồng hành với những người mà anh gặp gỡ [14].

27) Câu chuyện dụ ngôn có thể truyền cảm hứng cho các mối quan hệ trên mạng xã hội vì nó minh họa khả năng xảy ra một cuộc gặp gỡ có ý nghĩa sâu sắc giữa hai người hoàn toàn xa lạ. Người Samaritanô phá vỡ “sự phân chia xã hội”: anh ta vượt ra ngoài ranh giới của sự đồng ý và bất đồng. Trong khi vị tư tế và thầy Lêvi đi ngang qua người đàn ông bị thương, thì người du khách Samaritanô nhìn thấy anh ta và chạnh lòng thương (x. Lc 10:33). Lòng trắc ẩn có nghĩa là cảm thấy rằng người khác là một phần của tôi. Người Samaritanô lắng nghe câu chuyện của người đàn ông; anh đến gần vì anh được đánh động từ bên trong.

28) Tin Mừng Luca không bao gồm bất cứ cuộc đối thoại nào giữa hai người đàn ông. Chúng ta có thể tưởng tượng người Samaritanô tìm thấy người đàn ông bị thương và có lẽ hỏi anh ta: “Anh bị sao vậy?” Nhưng ngay cả khi không nói lời nào, qua thái độ cởi mở và hiếu khách của anh, một cuộc gặp gỡ đã bắt đầu. Cử chỉ đầu tiên đó là biểu thức của sự quan tâm, và điều này rất quan trọng. Khả năng lắng nghe và sẵn sàng tiếp nhận câu chuyện của người khác mà không quan tâm đến những định kiến văn hóa thời bấy giờ đã giúp người đàn ông bị thương không bị bỏ mặc cho chết.

29) Sự tương tác giữa hai người đàn ông thôi thúc chúng ta thực hiện bước đầu tiên trong thế giới kỹ thuật số. Chúng ta được mời nhìn thấy giá trị và phẩm giá của những người mà chúng ta có sự khác biệt. Chúng ta cũng được mời nhìn xa hơn mạng lưới an toàn, hầm chứa và bong bóng của chúng ta. Trở thành một người hàng xóm trong môi trường truyền thông xã hội đòi hỏi sự chủ ý. Và tất cả bắt đầu với khả năng lắng nghe tốt, để thực tại của người khác chạm vào chúng ta.

Biện phân sự hiện diện trên mạng xã hội của chúng ta

41) Từ viễn cảnh đức tin, truyền đạt điều gì và truyền đạt như thế nào không chỉ là một vấn đề thực tế mà còn là một vấn đề thiêng liêng. Có mặt trên các phương tiện truyền thông xã hội thúc đẩy sự biện phân. Giao tiếp tốt trong những bối cảnh này là một thao tác thận trọng và kêu gọi sự cân nhắc thành tâm về cách tương tác với những người khác. Tiếp cận câu hỏi này qua lăng kính câu hỏi của người luật sĩ, “Ai là người hàng xóm của tôi?”, kêu gọi sự biện phân liên quan tới sự hiện diện của Thiên Chúa trong và qua cách chúng ta liên hệ với nhau trên các mạng truyền thông xã hội.

42) Trên mạng truyền thông xã hội, tình hàng xóm là một khái niệm phức tạp. “Hàng xóm” trên mạng xã hội rõ ràng nhất là những người mà chúng ta duy trì kết nối. Đồng thời, những người hàng xóm của chúng ta cũng thường là những người mà chúng ta không thể nhìn thấy, vì các mạng này ngăn chúng ta nhìn thấy họ hoặc đơn giản là vì họ không có ở đó. Môi trường kỹ thuật số cũng được chia sẻ bởi những người tham gia khác, chẳng hạn như “bots [robots] internet” (người máy liên mạng] và “deepfakes” [video giả dạng], tức các chương trình máy tính tự động hoạt động trực tuyến với các nhiệm vụ được giao, thường mô phỏng hành động của con người hoặc thu thập dữ kiện.

Ngoài ra, các phương tiện truyền thông xã hội được kiểm soát bởi một “cơ quan có thẩm quyền” ở bên ngoài, thường là một tổ chức vì lợi nhuận nhằm phát triển, quản lý và cổ vũ các thay đổi đối với việc phải lập trình cương lĩnh này ra sao để hoạt động. Theo nghĩa rộng hơn, tất cả những thứ này đều “sống trong” hoặc đóng góp cho “hàng xóm” trực tuyến.

43) Nhận ra người hàng xóm kỹ thuật số của chúng ta là nhận ra rằng cuộc sống của mỗi người có liên quan đến chúng ta, ngay cả khi sự hiện diện (hoặc vắng mặt) của người đó được trung gian bởi các phương tiện kỹ thuật số. “Các phương tiện truyền thông ngày nay cho phép chúng ta giao tiếp và chia sẻ kiến thức cũng như tình cảm của chúng ta,” như Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong Thông điệp Laudato si’, “nhưng đôi khi chúng cũng che chở chúng ta khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với nỗi đau, nỗi sợ hãi và niềm vui của người khác và tính phức tạp trong các trải nghiệm bản thân của họ.”[20] Trở nên thân thiện với hàng xóm trên phương tiện truyền thông xã hội có nghĩa là hiện diện với câu chuyện của người khác, đặc biệt là những người đang đau khổ. Nói cách khác, cổ vũ cho môi trường kỹ thuật số tốt hơn không có nghĩa là không còn tập chú vào các vấn đề cụ thể mà nhiều người gặp phải – thí dụ như đói, nghèo, di cư bắt buộc, chiến tranh, bệnh tật và cô đơn. Thay vào đó, nó có nghĩa là cổ vũ một tầm nhìn toàn diện về cuộc sống con người, mà ngày nay bao gồm cả lĩnh vực kỹ thuật số. Trên thực tế, mạng xã hội có thể là một cách để thu hút sự chú ý nhiều hơn đến những thực tại này và xây dựng tình liên đới giữa những người gần xa.

44) Trong việc xem các phương tiện truyền thông xã hội như một không gian không những dành cho các mối nối kết mà cuối cùng dành cho các mối liên hệ, thì việc “xét mình” đúng đắn về sự hiện diện của chúng ta trên các phương tiện truyền thông xã hội nên bao gồm ba mối liên hệ sống còn: với Thiên Chúa, với người lân cận và với môi trường xung quanh chúng ta.[ 21] Mối liên hệ của chúng ta với những người khác và môi trường của chúng ta phải nuôi dưỡng mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa, và mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa, điều quan trọng nhất, phải được nhìn thấy trong mối liên hệ của chúng ta với những người khác và với môi trường của chúng ta.

Trên đường đến Giêricô

48) Phương tiện kỹ thuật số cho phép mọi người gặp nhau vượt ra ngoài ranh giới của không gian và văn hóa. Mặc dù những cuộc gặp gỡ kỹ thuật số này có thể không nhất thiết mang lại sự gần gũi về thể chất, nhưng chúng vẫn có thể có ý nghĩa, có tác động và có thực chất. Ngoài những kết nối đơn thuần, chúng có thể là một con đường để tương tác chân thành với người khác, tham gia vào các cuộc trò chuyện có ý nghĩa, bày tỏ tình liên đới và xoa dịu sự cô lập và nỗi đau của một ai đó.

49) Phương tiện truyền thông xã hội có thể được coi như một “con đường dẫn đến Giêricô” khác, đầy rẫy những cơ hội để gặp gỡ ngoài ý muốn như đã xảy ra với Chúa Giêsu: một người hành khất mù la hét bên vệ đường (x. Lc 18:35-43), một người thu thuế bất lương leo lên cành cây sung (x. Lc 19:1-9) và một người đàn ông bị thương bị bọn cướp bỏ lại nửa sống nửa chết (x. Lc 10:30). Đồng thời, dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu nhắc nhở chúng ta rằng nguyên việc một người nào đó “có đạo” (thầy tư tế hoặc thầy Lêvi) hoặc tuyên bố mình là môn đệ của Chúa Giêsu, không có gì bảo đảm là họ sẽ giúp đỡ hoặc tìm kiếm sự chữa lành và hòa giải. Người mù bị các môn đệ của Chúa Giêsu quở trách và bảo im đi; tương tác của Giakêu với Chúa Giêsu đi kèm với sự càu nhàu của những người khác; người đàn ông bị thương đơn giản là bị thầy tư tế và thầy Lêvi phớt lờ khi họ đi ngang qua.

50) Trong những ngã ba đường kỹ thuật số, cũng như trong những cuộc gặp gỡ trực tiếp, là “Kitô hữu” vẫn chưa đủ. Có thể tìm thấy nhiều hồ sơ hoặc tài khoản trên mạng xã hội tuyên bố nội dung tôn giáo nhưng không dấn thân vào các động lực tương quan một cách trung thành. Những tương tác thù địch và những từ ngữ bạo lực, hạ nhục, đặc biệt là trong bối cảnh chia sẻ nội dung Kitô giáo, phát ra từ màn hình và là một sự mâu thuẫn với chính Tin Mừng.[25]

Ngược lại, người Samaritanô nhân hậu, người chú ý và sẵn sàng gặp gỡ người bị thương, động lòng trắc ẩn để hành động và chăm sóc cho anh ta. Anh chăm sóc vết thương cho nạn nhân và đưa anh ta đến một nhà trọ để bảo đảm anh ta được chăm sóc liên tục. Tương tự như vậy, mong muốn biến mạng xã hội thành một không gian tương quan và nhân bản hơn của chúng ta phải được chuyển thành thái độ cụ thể và cử chỉ sáng tạo.

51) Nuôi dưỡng cảm thức cộng đồng bao gồm chú ý đến các giá trị, kinh nghiệm, hy vọng, nỗi buồn, niềm vui, sự hài hước và thậm chí cả những câu chuyện cười được chia sẻ, mà bản thân chúng có thể trở thành điểm tập hợp của mọi người trong không gian kỹ thuật số. Cũng như việc lắng nghe, biện phân và gặp gỡ, tạo cộng đoàn với người khác đòi hỏi sự dấn thân bản thân. Điều được các cương lĩnh truyền thông xã hội định nghĩa là “tình bạn” bắt đầu đơn giản là sự kết nối hoặc sự quen thuộc. Tuy nhiên, ở đó cũng có thể nhấn mạnh đến tinh thần hỗ trợ và đồng hành hỗ tương. Để trở thành cộng đồng đòi phải có cảm thức tham gia tự do và hỗ tương; để trở thành một hiệp hội đáng mong muốn tập hợp các thành viên dựa trên sự gần gũi. Tự do và hỗ trợ lẫn nhau không tự động xuất hiện. Để tạo thành cộng đồng, công việc chữa lành và hòa giải thường là bước đầu tiên được thực hiện trên đường đi.

52) Ngay cả trên phương tiện truyền thông xã hội, “chúng ta phải quyết định nên trở thành Người Samaritanô Nhân Hậu hay là những người ngoài cuộc thờ ơ. Và nếu chúng ta mở rộng tầm nhìn về lịch sử cuộc sống của chính chúng ta và của toàn thế giới, thì tất cả chúng ta đều giống như từng nhân vật trong truyện dụ ngôn. Tất cả chúng ta đều mang trong mình một chút gì đó của người bị thương, một chút gì đó của tên cướp, một chút gì đó của những người qua đường, và một chút gì đó của người Samaritanô nhân hậu.”[26]

Tất cả chúng ta có thể là khách qua đường trên xa lộ kỹ thuật số - đơn giản là “được kết nối” [27] -, hoặc chúng ta có thể làm điều gì đó giống như người Samaritanô và cho phép các kết nối phát triển thành những cuộc gặp gỡ thực sự. Người qua đường tình cờ trở thành hàng xóm khi anh ta chăm sóc cho người đàn ông bị thương bằng cách băng bó vết thương cho anh ta. Khi chăm sóc cho người đàn ông, anh nhằm mục đích chữa lành không chỉ những vết thương thể xác mà còn cả sự chia rẽ và thù hận tồn tại giữa các nhóm xã hội của họ.

53) Vậy thì “chữa lành” vết thương trên mạng xã hội có nghĩa là gì? Làm thế nào chúng ta có thể “ràng buộc” sự phân chia? Làm thế nào chúng ta có thể xây dựng các môi trường giáo hội có khả năng chào đón và hội nhập “các vùng ngoại biên về địa lý và hiện sinh” của các nền văn hóa ngày nay? Những câu hỏi như thế này rất cần thiết để nhận ra sự hiện diện của Kitô hữu trên các xa lộ kỹ thuật số.
 
Mô hình kinh doanh được xây dựng trên nền tảng văn hóa gặp gỡ
Thanh Quảng sdb
18:09 01/06/2023
Mô hình kinh doanh được xây dựng trên nền tảng văn hóa gặp gỡ

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các thành viên của Hội đồng Doanh nghiệp Châu Mỹ Latinh, và kêu gọi họ hãy nhìn vào Tin Mừng để tìm ra hy vọng và hướng đi trong nỗ lực kinh doanh.

(Tin Vatican - Devin Watkins)

“Việc kinh doanh phải được xây dựng trên nền tảng văn hóa gặp gỡ… vốn khuyến khích mọi người tìm kiếm lợi ích chung.”

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ những hướng dẫn này cho các doanh nhân từ khắp Châu Mỹ Latinh nhóm họp vào thứ Năm (1/6/2023).

Đức Thánh Cha gặp gỡ những người tham gia cuộc họp thường niên của Hội đồng Doanh nghiệp Châu Mỹ Latinh tại Vatican.

Đối diện với những vấn đề chung

Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha kêu gọi các doanh nhân hãy xây dựng một mạng lưới được hướng dẫn bởi Tin Mừng và dựa trên niềm hy vọng.

Ngài lưu ý rằng dù Đại hội thường niên đề cập đến các chủ đề như di cư, biến đổi khí hậu và phát triển con người toàn diện, nhưng đồng thời ngài nhấn mạnh rằng những vấn đề này có thể tìm thấy ở tất cả các nơi trên toàn cầu.

ĐTC nói: “Việc trao đổi ý kiến của các bạn có thể giúp các bạn hợp lực để cùng nhau giải quyết các vấn đề hiện đang phổ biến đối với toàn thể gia đình nhân loại.

Kiến tạo một nền văn hóa gặp gỡ

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết một mô hình kinh doanh thấm nhuần văn hóa gặp gỡ có thể đẩy lùi bất kỳ bóng tối nào đang len lỏi vào công việc, bao gồm cả động cơ chạy theo lợi nhuận quá mức nhằm tìm cách biến người lao động thành nô lệ.

Ngài lưu ý: “Một nền văn hóa gặp gỡ thể hiện việc tìm kiếm lợi ích chung, và do đó góp phần xua tan bóng tối”.

Đức Thánh Cha nói, các giá trị của một nền văn hóa tôn trọng người khác sẽ được biến đổi thành vô số hy sinh và nỗ lực hàng ngày để giúp người khác phát triển.

ĐTC kêu gọi các doanh nhân Châu Mỹ Latinh cung cấp sự đào tạo và giáo dục liên tục cho các công nhân, để “tránh xung đột và nỗi đau do những chênh lệc dư thừa” vì mỗi công nhân đại diện cho một gia đình có những nhu cầu tài chính cụ thể.

Phục vụ hàng ngày thay cho người khác

Đức Thánh Cha mời gọi các thương gia hãy nhìn đến các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu, là những người đánh cá.

Ngài nói rằng họ đã học cách vượt qua những cơn sóng thời đại của chính họ để truyền bá Tin mừng Phúc âm, điều mà các doanh nhân hiện nay có thể học hỏi.

ĐTC nói: “Việc phục vụ mà các bạn thực hiện không phải là trừu tượng mà nhắm vào mọi người, điều này cần phải chung tay làm việc, không lấn lướt bất kỳ ai hoặc bỏ lại bất kỳ ai.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết việc lựa chọn tổ chức Đại hội ở Rôma đã mang đến cho những tham dự viên cơ hội gặp gỡ trực tiếp với nhiều vị tông đồ đã được chôn cất trong Thành phố Vĩnh cửu này, trong đó có cả Thánh Phêrô.

Ngài nói: “Ở đây chúng ta bắt gặp dấu ấn của rất nhiều môn đệ của Chúa qua mọi thời đại, những người đã biến đổi môi trường xung quanh dưới ánh sáng của Tin Mừng bằng cách sống chứng tá hàng ngày của họ.

Kim chỉ nam của Tin Mừng

Để kết luận, Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Kitô giáo hãy tận dụng “chiếc la bàn” hướng dẫn của Tin Mừng và món quà của niềm hy vọng.

ĐTC nói: “Vì vậy, chúng ta có thể điều hướng một cách chính xác, tin tưởng rằng Chúa sẽ hướng dẫn và đồng hành với chúng ta trong suốt cuộc hành trình của mỗi người”.
 
Văn Hóa
Mầu Nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa
Nguyễn Trung Tây
18:13 01/06/2023
□ Nguyễn Trung Tây
Mầu Nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa


Bạn, với khuôn mặt thảm sầu, ghé vào văn phòng của tu sĩ vào một buổi sáng mùa đông giá rét. Thoạt tiên tu sĩ nghĩ bạn muốn xin một ý lễ, hay xưng tôi. Nhưng không, hóa ra bạn ta ghé vào…chỉ để thở than! Tu sĩ không dám chắc là tại trời lạnh buốt, nhiệt độ rớt xuống 6 hay 7 độ C, hay bởi bạn cưu mang trong hồn nỗi muộn phiền vạn cổ. Bởi ngay sau khi đặt chân vào văn phòng, bạn nói liền, những lời nói như người có tật cà lăm từ thuở bẩm sinh,

“Tôi không… Tôi không hiểu… Tôi, tôi thật sự không thể nào hiểu được ý nghĩa của mầu nhiệm Ba Ngôi. Tại sao lại có một Thiên Chúa mà lại là Ba Ngôi?”

“Và… ông nghĩ là tôi… biết điều mầu nhiệm đó?” Tôi nói rõ ràng từng âm, sau cùng đổi sang giọng điệu hề.

“Tại sao không? Ông là linh mục. Ông học triết học bốn năm, rồi lại thêm bốn năm ngồi dưới mái trường thần học, học Kinh Thánh, học Luật Hội Thánh… Ông! Ông, ông phải biết… biết rất rõ về lý thuyết của Ba Ngôi.” Bạn rõ ràng không muốn bỏ qua đề tài mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa.

Tôi thở dài, “Ông bạn ơi! Ông không nói giỡn chơi đấy chứ?”

Tôi cuối cùng thú nhận, “Nói rất thật thà, ông đang nói chuyện với một người không biết nhiều. Mà ông nói cũng đúng… Là một linh mục, tôi đúng ra phải hiểu tại sao lại chỉ có một Thiên Chúa, nhưng lại được mặc khải trong ba ngôi: Ngôi Cha, Ngôi Con, và Ngôi Thánh Thần. Nhưng, xin hãy cho tôi thành thật với chính mình. Xin thú nhận thật thà! Lý thuyết này cũng là một mầu nhiệm đối với tôi.

Mầu nhiệm như Thiên Chúa, Ngài được dân Do Thái tôn xưng với danh hiệu Adonai trong Do Thái giáo, nhưng lại là Abba/Bố trong Kitô giáo, và là Allah trong Hồi giáo.”

Bạn cộ mắt nhìn tôi, “Ông đang nói điều chi vậy? Thiên Chúa của chúng ta cũng là Allah của người Hồi giáo… Ông đang nói chuyện nghiêm chỉnh đấy chứ hả ông bạn! Ông nhất định đang nói chuyện giỡn chơi.”

Với một bộ mặt nghiêm trang như những hoàng tử của Giáo Hội trước khi bước vào phòng Công Nghị bầu tân Giáo Hoàng, tôi gật đầu xác nhận, “Ông bạn! Tôi không nói bỡn cợt nhé.

Mầu nhiệm như câu chuyện của Abraham, người dân phố Uz vùng Chaldeans. Chúa gọi. Và ông già với bà vợ không con rời bỏ quê cha đất tổ cho một tương lai mịt mờ đợi chờ phía trước. Vợ của ông ta không con, bởi bà không có khả năng sinh nở. Bởi thế, bà ta sẽ không bao giờ có cơ hội nuôi con với những dòng sữa thơm tho của chính mình. Nhưng thật là bất ngờ, từ người đàn bà không sinh nở đã nảy sinh một mầm sống, một người con trai, Isaac. Thế là ông già Abraham trở thành tổ phụ của ba tôn giáo lớn trên thế giới: Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo.”

Bạn cộ mắt nhìn tu sĩ, “Ông đang nói chuyện gì thế? Ông đang hướng dẫn tôi đi đâu vậy?”

“Kiên nhẫn! Xin hãy kiên nhẫn,” tu sĩ tiếp tục bài ca, “Mầu nhiệm!”

“Mầu nhiệm như thế giới, vũ trụ, bởi có ai trên cõi trần có thể đếm được tất cả những ngôi sao trên bầu trời. Thời niên thiếu của tuổi lên 10, 12, rồi thiếu niên tuổi 15, tôi thường hay nhìn lên bầu trời ban đêm để đếm những ngôi sao. Tôi chưa bao giờ chấm dứt bài toán đếm sao. Và nếu tôi nghĩ mình đã đếm xong, tôi biết chắc chắn đó là một con số sai bét!

Mầu nhiệm như cơ thể con người, máu đỏ luân chuyển nuôi cơ thể, trái tim đập nhịp đều đặn, bộ óc con người phóng ra những tín hiệu. Đôi mắt cận phải đeo kiếng cận hoặc mắt lão phải đeo kiếng lão. Đôi tai có màng nhĩ. Móng tay, sau khi cắt ngắn, lại mọc dài. Và tóc, màu đen, vàng râu bắp, nâu, cuối cùng đều đổi sang màu bạc. Hãy nói cho tôi biết nếu bạn đã kiếm ra nguyên nhân của bệnh ung thư, và mới đây nhất, vi khuẩn SARS-CoV-2 đã từ đâu tới?

Mầu nhiệm như thời điểm và địa điểm xuất phát của con người, từ đâu chúng ta đã tới và giờ này đi trên đôi chân? Hãy nói cho tôi biết tại sao khủng long đã biến mất trên mặt địa cầu 65 triệu năm về trước? Bạn nghĩ là bạn có câu trả lời cho những câu hỏi như thế này ư?

Mầu nhiệm như tổ mẫu Lucy, từ bà người hiện đại đã xuất hiện. Bộ xương của tổ mẫu giờ này được trưng bày trong viện bảo tàng Field Museum tại Chicago. Hãy nói cho tôi biết nguyên nhân nào đã dẫn đến hiện tượng khí hậu thay đổi, trái đất ấm dần. Hãy nói cho tôi biết chủng loại nào sẽ trở nên chủng thượng đẳng nếu chủng người biến mất trên mặt quả địa cầu. Tại thời điểm hiện tại xuất hiện năm châu lục, Phi Châu, Mỹ Châu, Á Châu, Úc Châu, và Âu Châu. Hãy nói cho tôi biết sẽ có bao nhiêu châu lục xuất hiện trên bề mặt địa cầu trong vòng một tỷ năm nữa.

Mầu nhiệm như hành động gãi ngứa của con người, mà tại sao chúng ta lại ngứa, và tại sao chủng người lại bị đánh gục toàn tập bởi chủng vô hình corona SARS-CoV-2.

Mầu nhiệm như mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể, Thiên Chúa, mang thân phận con người, hạ sinh tại Bethlehem cho ơn cứu rỗi của con người.

Mầu nhiệm như câu hỏi liên quan đến thân phận con người, tại sao tu sĩ lại xuất hiện trên mặt đất, làm người Việt Nam, sinh ra ở Sài Gòn, trưởng thành tại Sài Gòn và San Jose, California, và tại thời điểm hiện tại đang sinh hoạt truyền giáo tại phố nhỏ sa mạc Alice Spring.

Mầu nhiệm như cây thánh giá, cớ vấp ngã cho người Do Thái, một nhục hình cho con người, nhưng lại trở thành phương tiện cứu rỗi nhân loại.

Cả ngàn điều mầu nhiệm, hay tỷ tỷ điều mầu nhiệm mà không ai có thể tưởng tượng hay nghĩ ra…

Tôi không biết! Con người không hiểu về mầu nhiệm. Chúng ta sẽ không có khả năng để hiểu những điều thuộc về lãnh vực mầu nhiệm. Thế còn nói chi đến mầu nhiệm Ba Ngôi. Điều này chỉ có Chúa biết. Nếu bạn đã tới ngưỡng cửa thiên đàng, xin hãy hỏi Ngài.”

Tu sĩ dừng lại bài hát đều đều nhịp điệu, “MẦU NHIỆM!”… để đổi sang bài hát mới, “NHƯNG,” lần này với giọng điệu vui tươi,

“Nhưng,

Tôi biết và tôi tin rằng tôi đã cảm nhận Ngôi Ba Thiên Chúa trong những ý nghĩa rất thông thường… Thiên Chúa Cha đã sai Người Con duy nhất xuống trần gian, không phải để luận phạt, nhưng để ban ơn cứu rỗi. Câu này xuất hiện trong Tin Mừng John 3:16, Nếu đã kiếm ra, xin đọc to, nghiền ngẫm, và ôm vào lòng để suy niệm đêm ngày. Chưa hết, sau khi Chúa Con về trời, Chúa Thánh Linh hiện xuống trên mặt địa cầu để tiếp tục công trình ơn cứu độ.

Nhưng,

Tôi cũng đã cảm nghiệm được giây phút Phêrô và những người bạn đồng hành, sau khi nhận được Chúa Thánh Linh, họ đã trở nên một con người mới. Từ con người của sợ hãi, họ biến thành sắt đá; từ hèn nhát họ trở thành người hùng, trên tất cả, từ yếu hèn họ trở nên mạnh mẽ.

Nhưng,

Tôi cũng đã hiểu và biết từ tình yêu đằm thắm của bố và mẹ, tôi đã được mang vào trong cuộc đời. Trong cái ý nghĩa bình dị nhưng lại rất đặc trưng này, tôi hiểu, tôi cảm nghiệm cho riêng tôi ý nghĩa của mầu nhiệm Ba Ngôi: Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần!

Ba Ngôi Thiên Chúa là một mầu nhiệm, một tín điều không dễ hiểu với nhiều người tín hữu.

Nhưng trong niềm tin, và những cảm nghiệm thông thường trong đời sống hằng ngày, con người vẫn có thể cảm nghiệm sâu xa một tín điều thuộc về lãnh vực mầu nhiệm.”□
□ https://www.youtube.com/watch?v=BKwgZlPUFxw
 
VietCatholic TV
Bất ngờ: 2 tỷ Mỹ Kim của Putin nổ tung trên bầu trời. HIMARS xóa sổ dàn hỏa tiễn Nga tối tân nhất
VietCatholic Media
03:16 01/06/2023


1. Quân Wagner tìm cách rời khỏi thành phố Bakhmut. Không có giao tranh nhưng pháo kích dữ dội

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm mùng 1 tháng Sáu, Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine cho biết trong ngày thứ Tư không có các cuộc giao tranh lớn nào diễn ra. Tuy nhiên, các cuộc pháo kích vẫn tiếp diễn không ngừng, ở mức độ cao nhất trong suốt thời gian diễn ra chiến trường Bakhmut cho đến nay.

Đại Tá Serhii Cherevatyi nói rằng người Nga đang che đậy sự luân chuyển lực lượng của họ bằng hỏa lực pháo binh, và các vị trí của Ukraine đã bị pháo kích 343 lần vào hôm thứ Tư. Đổi lại, hỏa lực của Ukraine đã giết chết 78 binh sĩ Nga và phá hủy nhiều kho vũ khí và đạn dược.

Ông cho biết, các đơn vị Wagner đang tìm cách ra đi và sự thay thế bằng các lực lượng chính quy của Nga vẫn tiếp tục.

“Họ đang cố triển khai những đơn vị tốt nhất còn lại. Các đơn vị đã tham chiến: các đơn vị lính dù của quân xâm lược, các đơn vị súng trường cơ giới. Tuy nhiên, họ không đến trong trạng thái tâm lý tốt nhất,” Cherevatyi nói. “Quá trình luân chuyển vẫn đang tiếp tục. Chúng ta sẽ thấy điều này đã củng cố hay làm suy yếu quân xâm lược trong những ngày tới.”

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar nói với truyền hình Ukraine rằng vùng ngoại ô phía tây nam của Bakhmut vẫn nằm dưới sự kiểm soát của người Ukraine.

“Trên thực tế, hoạt động tấn công của đối phương trong khu vực Bakhmut đã bị chặn lại. Nhưng đối phương đã tăng số lượng các cuộc tấn công bằng pháo binh... Số lượng các cuộc tấn công ngày hôm nay bằng với các cuộc pháo kích trong thời điểm xảy ra những trận chiến khốc liệt nhất đối với Bakhmut,” Maliar nói.

Maliar cho biết quân đội Ukraine hiện không cố gắng tiến vào sườn của quân Nga vì bùn lầy ngăn cản nhưng cho biết “cuộc chiến cho hướng này vẫn tiếp tục.”

Một binh sĩ ở khu vực Bakhmut, Yurii Syrotiuk thuộc Lữ Đoàn Tấn Công Biệt Lập Số 5, nói với CNN rằng giông bão lớn đã làm gián đoạn các cuộc không kích nhưng “pháo binh của đối phương đang hoạt động tích cực”, cũng như súng cối và hỏa tiễn.

Syrotiuk cho biết lực lượng Nga đã cố gắng phản công trong những ngày qua nhưng không thành công. “Bùn Donbas nổi tiếng không cho phép người dân cũng như thiết bị di chuyển,” đồng thời cho biết thêm rằng điều này đang cản trở nỗ lực của chính người Ukraine để tiến lên phía trước.

Syrotiuk cũng phân biệt giữa các chiến binh Wagner và các đơn vị chính quy của Nga, mà anh ấy nói rằng “không chiến đấu như Wagnerites, vì họ không bị gửi đi làm bia đỡ đạn trước nguy cơ bị hành quyết. Vì vậy, họ thực hiện những nỗ lực tấn công rất uể oải, chúng tôi đã đẩy lùi và sau đó pháo binh địch bắt đầu hoạt động.”

2. Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar nói khoảng 500 người còn lại ở Bakhmut

Chỉ còn 500 người ở Bakhmut, thành phố ở phía đông Ukraine, nơi đã phải hứng chịu giao tranh ác liệt trong năm ngoái, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 1 thứ Sáu.

Con số từ Thứ trưởng Hanna Maliar gây sửng sốt khi so sánh với dân số 70.000 người trước chiến tranh.

Cả Nga và Ukraine đều tuyên bố họ đang kiểm soát thành phố này trong những tuần gần đây.

Các lực lượng của nhóm Wagner, tổ chức bán quân sự của Nga do Yevgeny Prigozhin đứng đầu, đã chiến đấu ở đó thay mặt cho Nga. Prigozhin đã bày tỏ sự tức giận của mình về việc thiếu nguồn cung cấp.

Trước đây, trùm Wagner Yevgeny Prigozhin dự trù đến ngày 1 Tháng Sáu sẽ rút hết quân ra khỏi thành phố Bakhmut. Tuy nhiên, hôm 30 Tháng Năm, họ bị quân Ukraine phục kích khiến 80 người thiệt mạng, 119 người bị thương. Vì thế, kế hoạch rút lui của quân Wagner được dời lại đến ngày 5 Tháng Sáu và có thể còn kéo dài hơn nữa.

Quân Ukraine có thể bao vây hoàn toàn quân Wagner bên trong thành phố Bakhmut không? Không thể được. Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết bùn lầy đã ngăn quân Ukraine tiến lên khép chặt vòng vây. Họ chỉ có thể pháo kích vào quân Wagner và quân chính quy Nga hay phục kích họ ở đâu đó trong các vùng ngoại ô của thành phố Bakhmut.

3. Báo cáo cho thấy Ukraine sử dụng HIMARS để phá hủy hệ thống hỏa tiễn tiên tiến của Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Uses HIMARS to Destroy Advanced Russian Missile System—Reports”, nghĩa là “Báo cáo cho thấy Ukraine sử dụng HIMARS để phá hủy hệ thống hỏa tiễn tiên tiến của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

HIMARS do Ukraine điều hành đã phá hủy một phần của một trong những hệ thống hỏa tiễn phòng không tiên tiến nhất của Nga, theo báo cáo trên phương tiện truyền thông xã hội.

Một HIMARS, hay Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, đã tấn công sở chỉ huy di động 55K6E, là một phần của hệ thống hỏa tiễn đất đối không tầm xa S-400 của Nga, các bài viết và hình ảnh đăng tải trực tuyến cho thấy như trên.

Newsweek không thể xác minh đoạn phim một cách độc lập và đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine và Bộ Quốc phòng Nga qua email để xin bình luận.

Chuyên gia quân sự David Hambling nói với Newsweek rằng mặc dù rất khó để xác nhận những báo cáo này ở giai đoạn này, nhưng đây “chính xác là loại thiết bị mà HIMARS sẽ được sử dụng để tấn công”.

Những bức ảnh chụp một chiếc xe bị phá hủy, được cho là chụp ở khu vực tranh chấp phía nam Kherson của Ukraine, dường như cho thấy một đòn tấn công thành công vào cái mà Hambling mô tả là “bộ não của hệ thống S-400”, ông nói thêm: “Loại bỏ chiếc xe này là một cách hiệu quả để vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống.”

Ông nói: “Hệ thống S-400 có giá trị rất cao, thường được đặt ở phía sau tiền tuyến, nơi các loại pháo khác không thể tiếp cận và việc phá hủy nó sẽ cải thiện vị trí chiến thuật bằng cách cho phép máy bay không người lái và máy bay Ukraine bay tự do hơn”.

S-400 được cho là đã được các lực lượng Nga sử dụng để đánh chặn các hỏa tiễn do HIMARS bắn ra, ông nói thêm: “Vì vậy, đây có thể là một cuộc đọ sức trực diện giữa hai hệ thống”.

Hambling nói: “S-400 có thể đã bắn hạ một số hỏa tiễn đang bay tới, nhưng chỉ cần bắn trật một quả là đủ để số phận của nó bị định đoạt”.

Nga đã phát triển hệ thống S-400 để thay thế S-300 cũ hơn, mặc dù cả hai vẫn đang được sử dụng. S-400 Triumpf, còn được biết đến với tên báo cáo của NATO SA-21 Growler, là một nền tảng di động mà Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ chức nghiên cứu chính sách của Mỹ, mô tả là “gần giống với hệ thống Patriot của Mỹ”.

“Có một sự so sánh trực tiếp với việc các khẩu đội Patriot do Mỹ cung cấp đấu tay đôi với các hỏa tiễn Kinzhal của Nga phóng vào họ ở Kyiv,” Hambling nói.

Nhà xuất khẩu quân sự nhà nước Nga Rosoboronexport mô tả S-400 có khả năng tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu trên không và hỏa tiễn đạn đạo. Nó có tầm bắn ước tính khoảng 400 km, tương đương 250 dặm, và được đưa vào sử dụng năm 2007, theo truyền thông nhà nước Nga.

Kể từ thứ Tư, cơ quan truyền thông nguồn mở Oryx của Hà Lan đã ghi lại rằng chỉ một hệ thống hỏa tiễn đất đối không di động S-400 đã bị phá hủy kể từ tháng 2 năm 2022. Tuy nhiên, con số này chỉ bao gồm các tổn thất được xác nhận trực quan, vì vậy con số này có thể cao hơn.

Mỹ đã cung cấp 38 HIMARS cho Ukraine trong các gói viện trợ quân sự, bên cạnh đạn dược cho các hệ thống pháo binh. Washington cũng đã gửi một khẩu đội phòng không Patriot cho lực lượng vũ trang Ukraine.

Lực lượng không quân Ukraine trước đây đã gợi ý rằng Nga đang tăng cường sử dụng các hệ thống hỏa tiễn S-300 và S-400 để bù đắp cho sự thiếu hụt hỏa tiễn đạn đạo.

4. Quan chức địa phương cho biết một loạt vụ nổ xảy ra tại thị trấn do Nga kiểm soát ở miền nam Ukraine,

Một quan chức cấp cao do Nga bổ nhiệm ở miền nam Ukraine bị tạm chiếm cho biết đã xảy ra một loạt vụ nổ ở thị trấn Polohy gần chiến tuyến.

Vladimir Rogov, một thành viên của hội đồng do Nga thành lập của chính quyền dân sự-quân sự của Zaporizhzhia, cho biết trên Telegram: “Ở Polohy rất ồn ào. Một loạt tiếng nổ vang lên trong thị trấn.”

Một số bối cảnh: Polohy thường xuyên bị tấn công bởi hỏa lực Ukraine. Tuần trước, nó bị mất điện, theo Rogov, sau khi Ukraine pháo kích vào trạm biến áp.

Các quan chức Ukraine đã tuyên bố rằng cơ sở hạ tầng và nơi tập trung quân của Nga trong khu vực đã nhiều lần bị tấn công.

Polohy nằm trong một phần của Zaporizhzhia mà nhiều nhà quan sát cho rằng sẽ là trọng tâm của một cuộc phản công của Ukraine.

5. Thống đốc Nga cáo buộc Ukraine tấn công xuyên biên giới làm 4 người bị thương trong “cuộc tấn công lớn” ở vùng Belgorod của Nga

Thống đốc Vyacheslav Gladkov cho biết trên Telegram: Bốn người bị thương trong một “cuộc tấn công lớn” vào thị trấn Shebekino ở vùng Belgorod phía tây nam nước Nga.

Gladkov cho biết: “Hai người đã nhanh chóng được đưa đến bệnh viện ở Belgorod. “Người đàn ông bị mảnh đạn ở cổ và lưng, tình trạng nguy kịch, người phụ nữ bị mảnh đạn ở cánh tay và cùi chỏ. Các bác sĩ hiện đang tiến hành tất cả các cuộc kiểm tra cần thiết.”

Gladkov trước đó đã báo cáo rằng một phụ nữ đã bị thương trong vụ pháo kích vào khu vực giáp biên giới phía đông bắc Ukraine

Ông Gladkov cho biết 8 tòa nhà chung cư, 4 ngôi nhà, một trường học và 2 tòa nhà hành chính đã bị hư hại trong vụ pháo kích.

Ông cho biết thêm, trẻ em sẽ được di tản khỏi Shebekino và thị trấn biên giới Grayvoron, với 300 trẻ đầu tiên được đưa vào thứ Tư, xa hơn về phía đông tới thị trấn Voronezh.

Hôm thứ Ba, Gladkov đã báo cáo hàng chục cuộc tấn công bằng súng cối và pháo binh Ukraine ở một số khu vực của Belgorod. Ông cho biết một người đã thiệt mạng và hai người khác bị thương trong vụ tấn công vào một trung tâm lưu trú tạm thời.

CNN không thể xác minh độc lập tuyên bố của thống đốc.

Diễn biến này xảy ra sau khi một nhóm công dân Nga chống Putin, những người liên kết với quân đội Ukraine, đã nhận trách nhiệm về một cuộc tấn công ở Belgorod vào tuần trước. Chính phủ Ukraine cho biết: “Ở Ukraine, các đơn vị này là một phần của lực lượng quốc phòng và an ninh. Ở Nga, họ đang hoạt động như những thực thể độc lập.”

6. Truyền thông nhà nước đưa tin hàng đàn máy bay không người lái của Ukraine tấn công vùng Bryansk của Nga

Khoảng 10 máy bay không người lái đã cố gắng tấn công quận Klimovsky trong đêm, cơ quan truyền thông nhà nước RIA đưa tin, trích dẫn các dịch vụ khẩn cấp.

RIA không báo cáo bất kỳ thiệt hại nào và cho biết một số máy bay không người lái đã bị bắn hạ, trong khi những chiếc khác bị tác chiến điện tử đánh chặn.

Bryansk nằm trên biên giới với Ukraine và đã chứng kiến các cuộc tấn công trước đó mà họ luôn đổ lỗi cho Kyiv.

Đầu tháng này, có những báo cáo chưa được xác nhận rằng 4 máy bay của Nga đã bị bắn rơi bên trong Bryansk.

Một hãng truyền thông Nga nói rằng ít nhất hai máy bay chiến đấu – một chiếc Su-34 và một chiếc Su-35 – và hai chiếc trực thăng Mi-8 đã bị rơi. Ukraine không xác nhận lực lượng phòng không của họ có liên quan đến vụ bắn rơi máy bay Nga.

Belgorod và Bryansk là những trung tâm hậu cần chính của Nga cho chiến trường Ukraine. Do đó, việc tấn công ráo riết các địa phương này có thể là một dấu chỉ rõ rệt cho thấy quân Ukraine sắp mở cuộc tổng phản công.

7. Nga sẽ không ban hành thiết quân luật sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào Mạc Tư Khoa

Nga không có kế hoạch ban bố thiết quân luật sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái quy mô lớn hôm thứ Ba vào Mạc Tư Khoa, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, cho biết như trên.

Bình luận của ông được đưa ra sau khi một số quan chức hàng đầu của Nga và các nhân vật ủng hộ chiến tranh thúc giục tổng thống, Vladimir Putin, đáp trả các cuộc tấn công bằng cách tuyên bố tình trạng chiến tranh toàn diện hay ít nhất cũng ban bố thiết quân luật.

Hôm thứ Ba, Ramzan Kadyrov, lãnh đạo mạnh mẽ của Chechnya có lực lượng đang chiến đấu ở Ukraine, cho biết Điện Cẩm Linh nên tuyên bố thiết quân luật trên toàn quốc và sử dụng tất cả các nguồn lực của mình ở Ukraine “để quét sạch băng đảng khủng bố đó”.

Trưởng nhóm lính đánh thuê Wagner, Yevgeny Prigozhin, cũng cho biết tương tự rằng Mạc Tư Khoa phải “huy động toàn xã hội ngay bây giờ”.

Những người theo chủ nghĩa dân tộc theo đường lối cứng rắn trong nhiều tuần đã kêu gọi Điện Cẩm Linh công bố một đợt huy động mới, một động thái không được lòng dân mà Điện Cẩm Linh cho đến nay vẫn tránh.

Putin dường như cố gắng hạ thấp tác động tâm lý tai hại của vụ tấn công và truyền thông nhà nước Nga cho biết “không có sự hoảng loạn” trong thành phố sau vụ việc chưa từng có.

Các cuộc tấn công hôm thứ Ba vào Mạc Tư Khoa là vụ mới nhất trong một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và các hoạt động phá hoại đằng sau chiến tuyến của đối phương đã tăng cường trong những tuần gần đây trước một cuộc phản công rất được mong đợi của Ukraine. Các cuộc tấn công vào Nga của Ukraine không đáng kể so với các cuộc tấn công chết người của Nga vào các thành phố của Ukraine đã tấn công các tòa nhà dân cư lớn hoặc trung tâm thương mại đông đúc và giết chết hàng chục người.

8. Gần 2 tỷ Mỹ Kim của Nga nổ tung trên bầu trời, chẳng đạt được kết quả bao nhiêu

Trong một chương trình truyền hình vào tối thứ Hai 29 Tháng Năm, tuyên truyền viên trên TV Russia-1 Vladimir Solovyov đe dọa rằng Nga đang mở chiến dịch cứ vài giờ lại tấn công vào Thủ đô Kyiv một lần cho đến khi nào Ukraine chịu đầu hàng vô điều kiện. Tuy nhiên, các phân tích của các quan sát viên trấn an mọi người rằng Vladimir Solovyov chỉ nói phét. Nga không đủ sức để làm như thế.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Report Finds 90 Percent of Russia's Projectile Weapons Failed in May”, nghĩa là “Báo cáo cho thấy 90% vũ khí phóng của Nga đã thất bại vào tháng 5.”

Một báo cáo được công bố hôm thứ Tư cho biết lực lượng phòng không đã phá hủy thành công khoảng 90% số vũ khí phóng mà Nga phóng vào Ukraine hồi tháng Năm.

Phân tích đến từ Kyiv Post, cho biết dữ liệu do Lực lượng Không quân Ukraine công bố cho thấy quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cố gắng tấn công Ukraine bằng hơn 500 hỏa tiễn và máy bay không người lái “kamikaze” vào tháng 5 với chi phí hơn 1,7 tỷ USD.

Báo cáo của tờ Post được đưa ra sau cuộc tấn công lớn bằng máy bay không người lái của Nga vào cuối tuần vừa qua vào Kyiv. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, một cơ quan cố vấn của Hoa Kỳ, cho biết hôm thứ Tư rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hung hăng đó — một trong những cuộc tấn công lớn nhất vào thủ đô trong chiến tranh — đã không thành công. Trích dẫn Bộ Tổng tham mưu Ukraine, ISW đã viết trong đánh giá của mình rằng 29 trong số 31 máy bay không người lái mà Nga phóng nhằm vào Kyiv trong các cuộc tấn công cuối tuần đã bị bắn hạ.

Cả tháng cho thấy một mô hình tương tự đối với các loại đạn của Nga. Tờ Kyiv Post cho biết trong 20 cuộc không kích phối hợp của Nga trong tháng 5, 533 trong số 563 hỏa tiễn của Nga và máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất đã bị lực lượng phòng không Ukraine hạ gục.

Một phần lớn đạn của Nga bị lực lượng phòng không tiêu diệt là máy bay không người lái đang lao tới, trong đó có 362 chiếc bị phá hủy với tỷ lệ vô hiệu hóa là hơn 90%.

The Post lưu ý rằng mỗi chiếc trong số khoảng 400 máy bay không người lái Shahed được triển khai có giá khoảng 20.000 đô la, sẽ tăng tổng số tiền lên tới khoảng 8 triệu đô la vào tháng Năm.

Hỏa tiễn gây tốn nhiều tiền nhất của Nga lại là loại mà Nga sử dụng nhiều nhất trong tháng 5: Kh101 và Kh-555. The Post cho biết 114 hỏa tiễn trong số này đã được triển khai và 106 hỏa tiễn bị phá hủy bởi Ukraine, với chi phí ước tính là 1,48 tỷ USD.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.

Dữ liệu từ các lực lượng vũ trang Ukraine được tờ Kyiv Post sử dụng cho báo cáo của mình không thể được Newsweek xác minh độc lập. Tuy nhiên, một nghiên cứu hồi tháng 5 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, gọi tắt là CSIS, một cơ quan cố vấn của Mỹ, công bố cũng ghi nhận điều mà họ gọi là chiến dịch tấn công hỏa tiễn “không hiệu quả về mặt chiến lược” của Nga.

Ian Williams, tác giả của nghiên cứu CSIS, cho rằng “việc Ukraine ngày càng thành công trong việc đánh chặn hỏa tiễn hành trình của Nga” là nhờ “một loạt các hệ thống phòng không phương Tây cung cấp vào tháng 10 và tháng 11 năm 2022”.

Guy McCardle, quản lý biên tập của Báo cáo Lực lượng Hoạt động Đặc biệt, gọi tắt là SOFREP, nói với Newsweek rằng “theo hầu hết các báo cáo, Ukraine đang ngăn chặn phần lớn hỏa tiễn và máy bay không người lái mà người Nga đang bắn vào họ.”

McCardle cũng cho rằng một phần thành công của Ukraine trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga là nhờ “vũ khí phòng không hàng đầu của phương Tây” do các đồng minh cung cấp.

Ông nói: “Điều này chắc chắn sẽ khiến người Nga khá thất vọng, vì phản ứng của họ cho đến nay là thử nhiều loại vũ khí hơn và đa dạng hơn – chỉ để rồi chúng cũng bị đánh bật khỏi bầu trời”.

McCardle nói rằng bất chấp những thất bại này, ông không tin rằng Nga sẽ chuyển sang sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật vào thời điểm này bởi vì “thế giới sau đó sẽ trút giận lên họ”.

Ông nói: “Ngay cả người dân Nga cũng không muốn Thế chiến thứ Ba”.

Trong suốt 15 tháng của cuộc chiến, các nhà bình luận đã suy đoán rằng Nga có thể cạn kiệt hỏa tiễn vì nước này không có khả năng sản xuất vũ khí với tốc độ nhanh. Vào Tháng Giêng, Giám đốc Tình báo Estonia Margo Grosberg cho biết các lực lượng của Putin có thể thực hiện các cuộc tấn công hỏa tiễn nhằm vào Ukraine chỉ trong vòng 3 đến 4 tháng nữa.

Tuy nhiên, vào cuối năm 2022, Putin đã khuyến khích chính phủ của mình nỗ lực đẩy mạnh sản xuất vũ khí sau nhiều tổn thất trên chiến trường của quân đội. Nga cũng quay sang Iran, nước đã bán cho Putin hàng nghìn máy bay không người lái.

9. Trùm Wagner nói 'tội ác' của các quan chức Nga trước và trong cuộc xâm lược nên được điều tra

Người đứng đầu nhóm lính đánh thuê Nga Wagner, Yevgeny Prigozhin, cho biết ông đã yêu cầu các công tố viên điều tra “tội ác” của các quan chức quốc phòng cấp cao của Nga trước và trong cuộc xâm lược Ukraine của nước này.

Prigozhin đã công khai thù hận với Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, và các quan chức hàng đầu khác trong nhiều tháng, cáo buộc họ phá hoại quân đội Nga do khả năng kém cỏi của họ.

“Hôm nay tôi đã gửi thư tới ủy ban điều tra và văn phòng công tố Liên bang Nga với yêu cầu kiểm tra thực tế việc thực hiện tội phạm trong quá trình chuẩn bị và trong quá trình tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt của các quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng”, Reuters dẫn lời ông Prigozhin nói.

“Những bức thư này sẽ không được công bố vì thực tế là các cơ quan điều tra sẽ giải quyết việc này.”

Bộ quốc phòng đã không bình luận ngay lập tức.

10. Chính quyền Ukraine đã tuyên bố rằng 27.000 thường dân Ukraine đang bị giam giữ trên lãnh thổ Nga.

Ủy viên quốc hội Ukraine về nhân quyền, Dmytro Lubinets, cho biết trong một cuộc họp ngắn, được trang web tin tức Ukrinform đưa tin: “Theo dữ liệu của chúng tôi, hơn 27.000 con tin dân sự đang bị Liên bang Nga giam giữ. Đây là một số lượng lớn công dân của chúng tôi đang thực sự bị người Nga bắt làm con tin.”

Khi được hỏi liệu có bất kỳ tiến triển nào trong việc phóng thích nhà báo Dmytro Khilyuk của hãng thông tấn UNIAN khỏi tình trạng bị Nga giam giữ hay không, cuộc họp báo cho biết không có tiến triển nào.

“Thật không may, anh ấy vẫn chưa trở lại Ukraine. Tôi sẽ không nói rằng chúng tôi có thể mang anh ấy về trong tương lai gần. Tôi đã quen với việc nói những điều thực tế,” thanh tra viên nói.

Lubinets cho biết ông đã nhiều lần nêu vấn đề này với phía Nga và sẽ tiếp tục nêu.

Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết họ quan ngại sau khi 4 người Tatar từ Crimea bị bỏ tù tại một tòa án của Nga ở Rostov-on-Don.

Họ đã bị bắt với cáo buộc “có động cơ chính trị” và tham gia “các hoạt động khủng bố”.

Một người, Jebbar Bekirov, bị bỏ tù 17 năm, và những người khác, Rustem Tairov, Rustem Murasov và Zavur Abdulayev, bị kết án 12 năm tù.

“Những 'bản án' mới bịa đặt và vô giá trị này chỉ cho thấy rằng Nga đang dùng đến mọi loại tội ác trên các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm với mục đích phá hủy các trung tâm tự do tư tưởng và tôn giáo không nằm dưới sự kiểm soát của các cơ quan trừng phạt của họ. Bạo lực và đàn áp không thể là câu trả lời cho quyền bày tỏ niềm tin và bảo vệ danh tính của một người,” tuyên bố cho biết thêm.

11. Bộ Ngoại Giao Nga chế giễu thiện chí của Hoa Kỳ

Sau vụ tấn công lớn bằng máy bay không người lái vào Thủ đô Mạc Tư Khoa, đã có các phản ứng hơi khác nhau từ các nước phương Tây.

James Cleverly, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Vương quốc Anh, đã nói với Sky News rằng Ukraine có “quyền hợp pháp” để tự bảo vệ mình và có thể “đưa lực lượng” ra ngoài biên giới của mình.

Tại một cuộc họp báo ở Estonia hôm thứ Ba, Cleverly đã được Sky News đặt câu hỏi về vụ tấn công bằng máy bay không người lái sáng nay ở Mạc Tư Khoa và liệu Ukraine có quyền tấn công lãnh thổ Nga hay không.

Cleverly nói: “Ukraine tất nhiên có quyền hợp pháp để làm như vậy trong biên giới của mình, nhưng họ cũng có quyền triển khai lực lượng ra ngoài biên giới của mình để làm suy yếu khả năng triển khai lực lượng của Nga vào chính Ukraine”.

Cleverly nói thêm rằng “các mục tiêu quân sự hợp pháp” bên ngoài biên giới Ukraine là một phần của quyền tự vệ chính đáng.

Chia sẻ cùng một quan điểm với Vương Quốc Anh, phát ngôn nhân Chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết, theo luật pháp quốc tế, Ukraine có quyền “chính đáng” để tự bảo vệ mình trước các cuộc tấn công của Nga, và vụ tấn công vào Mạc Tư Khoa có thể được xem là một nỗ lực như thế.

Lập trường của Hoa Kỳ được xem là “thiện chí” nhất. Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết Mỹ vẫn đang thu thập thông tin liên quan đến các báo cáo về việc máy bay không người lái tấn công Mạc Tư Khoa và nhắc lại rằng họ không ủng hộ các cuộc tấn công bên trong nước Nga và tập trung vào việc giúp Ukraine chiếm lại lãnh thổ của mình. Hoa Kỳ không muốn thấy tình hình leo thang thêm, ông nói.

Ông nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ “tập trung vào việc cung cấp cho Ukraine thiết bị và đào tạo mà họ cần để chiếm lại lãnh thổ có chủ quyền của chính họ”.

Trớ trêu là Bộ Ngoại Giao Nga lại tấn công vào Hoa Kỳ trong khi không hay chưa đề cập đến quan điểm của Vương Quốc Anh và Đức.

Maria Zakharova, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga, đã bác bỏ tuyên bố của Hoa Kỳ rằng họ không muốn thấy tình hình ở Ukraine leo thang, sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào tuần này vào Mạc Tư Khoa.

Bà ta nói với giọng điệu mỉa mai: “Thật buồn cười. Họ tự phá nhà, tưới xăng, tự đốt, và giờ họ tuyên bố 'không muốn leo thang'. 'Cuộc chiến tây du' ở thể thức pha trộn đã diễn ra từ lâu.”

12. Nga tuyên bố sẽ đáp trả lại quyết định của Đức rút lại giấy phép của 4 trong 5 lãnh sự quán của Nga tại Đức

Nga cho biết họ sẽ đáp trả điều mà họ gọi là quyết định “khiêu khích” của Đức khi ra lệnh đóng cửa 4 trong số 5 lãnh sự quán Nga ở nước này bằng cách thu hồi giấy phép của họ.

Quyết định của Berlin được đưa ra sau khi Mạc Tư Khoa tuyên bố sẽ giới hạn số lượng quan chức Đức tại Nga ở mức 350 người.

“Không còn nghi ngờ gì nữa ở Berlin người ta cho rằng những hành động khiêu khích, thiếu cân nhắc này sẽ không bị chúng tôi đáp trả,” Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga, Maria Zakharova, nói.

Chính phủ Đức đang thu hồi giấy phép của bốn trong số năm lãnh sự quán Nga tại nước này, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho biết hôm thứ Tư theo Reuters.

Phát ngôn nhân cho biết động thái này nhằm đáp lại quyết định của Mạc Tư Khoa về việc giới hạn số lượng quan chức Đức ở Nga ở mức 350 người, đồng thời cho biết thêm rằng việc rút quân sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.

Zakharova cho biết lãnh sự quán Đức tại Kaliningrad, Ekaterinburg và Novosibirsk sẽ bị đóng cửa, chỉ còn Đại sứ quán Đức tại Mạc Tư Khoa và Lãnh sự quán tại St Petersburg hoạt động.
 
Báo Mỹ: Wagner tuyển tân binh từ VN. Hai nhà máy lọc dầu Nga nổ tung. Nga kiệt sức, Chechnya thế chỗ
VietCatholic Media
16:00 01/06/2023


1. Tờ Politico cảnh báo trùm Wagner Yevgeny Prigozhin đang săn lùng các tân binh là người Việt Nam

Tập đoàn Wagner bán quân sự của Nga đã sử dụng Twitter và Facebook để tuyển dụng nhân viên y tế, những người điều khiển máy bay không người lái và thậm chí cả các nhà tâm lý học để hỗ trợ các hoạt động chiến đấu, đặc biệt là ở Ukraine.

Tờ Politico cho biết như trên, và nhấn mạnh rằng: “Các quảng cáo việc làm cho Wagner, công ty có lính đánh thuê hoạt động ở một số quốc gia, đã đạt gần 120.000 lượt xem trên hai nền tảng truyền thông xã hội trong mười tháng qua, theo Logically, một nhóm nghiên cứu tập trung vào thông tin sai lệch của Vương quốc Anh.”

Sáu mươi bài đăng bằng hàng chục ngôn ngữ – bao gồm tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Pháp, và tiếng Tây Ban Nha – đã chia sẻ thông tin về các vị trí chiến đấu, công nghệ thông tin, lái xe và y tế mà Wagner đang tìm kiếm nhân viên. Chúng cũng bao gồm số điện thoại liên lạc, tài khoản Telegram và mức lương hàng tháng được chào mời là 240.000 rúp, hay 2.800 EUR, với các lợi ích bao gồm cả chăm sóc sức khỏe.

Theo tờ Politico, con số tuyển dụng lớn nhất là các binh sĩ chiến đấu cho Wagner. Tuy nhiên, trong lãnh vực này, các rào cản luật pháp khiến cho trùm Wagner Yevgeny Prigozhin không tuyển được bao nhiêu người ngay cả ở các nước nghèo thuộc Liên Xô cũ. Vì thế, Prigozhin đặc biệt chú ý đến Việt Nam, nơi số lương 2.800 EUR một tháng, cùng với khả năng nhập quốc tịch Nga, có thể là hấp dẫn với nhiều người

Việc kích động bạo lực - và thúc đẩy các cuộc tấn công của Nga chống lại Ukraine - gần như chắc chắn thể hiện sự vi phạm các điều khoản dịch vụ của Facebook và Twitter; và hai mạng xã hội này lẽ ra phải cấm các tài liệu như thế.

Phát ngôn nhân của Meta cho biết: “Chúng tôi đã chỉ định Tập đoàn Wagner là một tổ chức nguy hiểm, nghĩa là nó không thể hiện diện trên nền tảng của chúng tôi. Họ nói thêm rằng công ty cũng xóa nội dung có chứa “lời khen ngợi hoặc hỗ trợ đáng kể cho Wagner khi chúng tôi biết về điều đó, bao gồm cả các bài đăng nhằm tuyển dụng họ.”

Twitter đã trả lời yêu cầu bình luận bằng biểu tượng cảm xúc tự động. Công ty truyền thông xã hội này tuần trước đã từ bỏ một điều lệ của Liên minh Âu Châu nhằm chống lại thông tin sai lệch.

Cuộc chiến của Putin là một hành vi bạo lực vô nghĩa. Dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu, chúng ta cũng đừng tham gia. Và thực tế là trong điều kiện chiến tranh kinh hoàng như thế này gần như chắc chắn không có mạng để hưởng số tiền kiếm được.

2. Nhà lãnh đạo Chechnya nói rằng ông đã nhận được lệnh triển khai lại lực lượng tới Cộng hòa Nhân Dân Donetsk tự xưng ở miền đông Ukraine

Lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov, một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cho biết trong một bài đăng trên Telegram rằng ông đã nhận được lệnh tái triển khai lực lượng của mình tới Cộng hòa Nhân dân Donetsk do Mạc Tư Khoa hậu thuẫn ở miền đông Ukraine.

“Các bạn, các đơn vị Chechnya đã nhận được lệnh mới để triển khai lại lực lượng của họ. Các lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Donetsk trở thành khu vực chịu trách nhiệm,” Kadyrov viết. “Theo mệnh lệnh, các chiến binh của các đơn vị Chechnya phải bắt đầu các hoạt động chiến đấu tích cực và giải phóng một số khu định cư.”

Theo Kadyrov, “các đơn vị chiến đấu đang được chuẩn bị cho các hoạt động tấn công với sự hỗ trợ tích cực của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Nga”.

Kadyrov cho biết “các đơn vị khác trong tiểu đoàn Akhmat của ông ta cũng nhận được “lệnh tương tự bắt đầu cuộc tấn công giữa các vùng Zaporizhzhia và Kherson”.

“Các hoạt động huấn luyện chiến thuật cũng được thực hiện ở đó, phân chia nhiệm vụ giữa chỉ huy và chiến đấu, nghiên cứu địa hình và bố trí lực lượng của đối phương,” nhà lãnh đạo Chechnya nói thêm.

Kadyrov lãnh đạo các lực lượng bán quân sự khá lớn, trong khi chính thức là một phần của cấu trúc an ninh Nga, những lực lượng này có lòng trung thành cá nhân với anh ta. Trong chuyến thăm Điện Cẩm Linh vào tháng 3, nhà lãnh đạo Chechnya nói với Putin lực lượng của ông ở Ukraine sẽ giúp Nga “chiến đấu đến chiến thắng cuối cùng”.

Theo Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine, lý do chủ yếu khiến Putin yêu cầu Kadyrov đưa quân vào vùng Donetsk là vì Tập Đoàn Quân số 1 của Donetsk đã tử trận gần hết tại thành phố Bakhmut. Một lực lượng khác của Tập Đoàn Quân Cận Vệ Luhansk-Sievierodonetsk cũng không còn bao nhiêu người sau trận đánh kinh hoàng tại thành phố Vuhledar.

3. Emmanuel Macron kêu gọi phương Tây cung cấp cho Ukraine những bảo đảm an ninh “hữu hình và đáng tin cậy”.

Nhấn mạnh rằng Ukraine “ngày nay đang bảo vệ Âu Châu”, Macron cho biết lợi ích của phương Tây là Kyiv có được sự bảo đảm an ninh từ NATO, AFP đưa tin.

“Đó là lý do tại sao tôi ủng hộ, và đây sẽ là chủ đề của các cuộc đàm phán tập thể trong những tuần tiếp theo nhằm đưa ra những bảo đảm an ninh hữu hình và đáng tin cậy cho Ukraine,” tổng thống Pháp nói.

Ông cho biết các thành viên NATO khác nhau có thể cung cấp những bảo đảm này trong thời điểm hiện tại khi Ukraine chờ đợi để gia nhập liên minh.

Macron nói: “Chúng ta phải xây dựng một thứ gì đó giữa an ninh được cung cấp cho Ukraine và tư cách thành viên chính thức”.

Nguyên thủ quốc gia Pháp đã đưa ra lập trường trên trong bài phát biểu ở Slovakia, tại sự kiện Globsec, tập trung vào các vấn đề an ninh khu vực, diễn ra trước hội nghị thượng đỉnh Nato ở thủ đô Vilnius của Lithuania vào ngày 11 và 12 tháng 7.

Macron nhớ lại rằng ông từng gọi liên minh phòng thủ phương Tây là “chết não”, nhưng nói rằng cuộc xâm lược của Nga năm ngoái “đã khiến NATO thức giấc”.

Ông Macron nói: “Hôm nay chúng ta cần giúp đỡ Ukraine bằng mọi cách để thực hiện một cuộc phản công hiệu quả” chống lại các lực lượng Nga.

“Đó là những gì chúng ta hiện đang làm. Chúng ta phải tăng cường nỗ lực vì những gì sẽ xảy ra trong vài tháng tới mang đến cơ hội cho một nền hòa bình lâu dài.”

Macron cũng kêu gọi các quốc gia Liên Hiệp Âu Châu mua thêm vũ khí. Ông nói: “Người Âu Châu chúng ta trong tương lai có khả năng tự bảo vệ mình hay không là tùy thuộc vào chúng ta.”

“Một Âu Châu phòng thủ, một trụ cột Âu Châu trong NATO, là không thể thiếu. Đó là cách duy nhất để trở nên đáng tin cậy về lâu dài,” ông nói.

Macron sẽ đến thăm Moldova vào thứ Năm tới, nơi ông sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo Âu Châu, bao gồm cả từ bên ngoài Liên Hiệp Âu Châu.

4. Nga tuyên bố đã đánh chìm tàu chiến cuối cùng của Ukraine

Nga tuyên bố họ đã phá hủy tàu chiến lớn cuối cùng của lực lượng hải quân Ukraine, mà theo họ đang đóng ở cảng Odesa, miền nam nước này.

“Vào ngày 29 tháng 5, một cuộc tấn công có độ chính xác cao của lực lượng không quân Nga vào một khu neo đậu tàu ở cảng Odesa đã phá hủy tàu chiến cuối cùng của hải quân Ukraine, tầu Yuri Olefirenko,” Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết như trên.

Yuri Olefirenko là một tàu đổ bộ cỡ trung cho quân đội và các phương tiện giao thông.

Ban đầu được đặt tên là Kirovograd, con tàu được đổi tên vào năm 2016 để vinh danh một Thủy Quân Lục Chiến Ukraine thiệt mạng gần Mariupol vào năm 2015.

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, đã tặng huân chương cho thủy thủ đoàn vào tháng 6 năm 2022.

Phát ngôn nhân Bộ Tư Lệnh Phía Nam Nataliya Humenyuk phủ nhận tin này và cho rằng người Nga đang cần một chiến thắng nào đó để bán cho dân Nga sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào Thủ đô Mạc Tư Khoa hôm thứ Ba 30 Tháng Năm.

5. Thống đốc Nga nói nhiều cuộc di tản khỏi biên giới Nga sẽ diễn ra trong tuần này

Nhiều cuộc di tản phụ nữ và trẻ em sẽ diễn ra trong tuần này khi biên giới Nga hứng chịu nhiều cuộc pháo kích, Thống đốc Belgorod Vyacheslav Gladkov cho biết hôm thứ Tư.

Vào hôm thứ Tư, khoảng 300 trẻ em đã được di tản từ Belgorod đến khu vực Voronezh.

Gladkov nói thêm rằng 200 người, bao gồm các bà mẹ có con nhỏ và những người già, sẽ được di tản đến Penza vào thứ Năm.

Ông Gladkov cho biết vào ngày thứ Bảy, 300 trẻ em sẽ được gửi từ quận Grayvoron đến Yaroslavl và 300 trẻ từ quận Shebekino sẽ được gửi đến Kaluga.

Gladkov cũng cho biết ông đã nói chuyện với các thống đốc của Lipetsk và Tomsk, những người đã đồng ý nhận 200 người di tản mỗi nơi, bao gồm các gia đình có con nhỏ.

6. Ngọn lửa nhấn chìm các nhà máy lọc dầu của Nga sau các cuộc tấn công có thể là bằng máy bay không người lái

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Flames Engulf Russian Oil Refineries After Possible Drone Attacks”, nghĩa là “Ngọn lửa nhấn chìm các nhà máy lọc dầu của Nga sau các cuộc tấn công có thể là bằng máy bay không người lái”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Đoạn phim ấn tượng cho thấy ngọn lửa bốc lên bầu trời tại một nhà máy lọc dầu của Nga đã xuất hiện trên mạng sau khi các quan chức Nga báo cáo các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào hai cơ sở dầu mỏ ở vùng Krasnodar của nước này.

Một máy bay không người lái đã tấn công nhà máy lọc dầu Afipsky ở khu vực tây nam nước Nga trong đêm, khiến một đơn vị chưng cất dầu nhiên liệu bốc cháy, thống đốc khu vực, Veniamin Kondratyev, cho biết như trên. Một sự việc thứ hai đã được báo cáo bởi các quan chức Nga tại nhà máy lọc dầu Ilsky vào khoảng 4 giờ sáng giờ địa phương hôm thứ Tư.

Các quan chức Nga cho biết trên phương tiện truyền thông xã hội rằng một máy bay không người lái đã đâm vào cơ sở nhà máy lọc dầu Ilsky, đồng thời cho biết thêm rằng không có thiệt hại về tài sản, thương vong hay hỏa hoạn. Các quan chức Nga cho biết thêm: “Thiết bị rơi đã bị phá hủy bằng chất nổ vì lý do an toàn” vào khoảng 9h20 sáng giờ địa phương.

Trong các video lan truyền trực tuyến, được tường trình cho thấy đám cháy tại cơ sở Afipsky, có thể nhìn thấy những ngọn lửa khổng lồ. Một số clip dường như cho thấy ngọn lửa từ các góc độ khác nhau, mặc dù Newsweek không thể xác minh độc lập đoạn phim này. Ông Kondratyev cho biết ngọn lửa lan rộng trên diện tích lên tới hàng trăm mét vuông nhưng đã được dập tắt.

Chiến tranh bằng máy bay không người lái đã đóng một vai trò ngày càng nổi bật đối với cả hai bên trong cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine. Máy bay không người lái đã nhiều lần tấn công cơ sở hạ tầng của Nga và Mạc Tư Khoa thường xuyên triển khai máy bay không người lái nhắm vào các thành phố của Ukraine. Anton Gerashchenko, một cố vấn của Bộ Nội vụ Ukraine, trước đây đã nói với Newsweek rằng máy bay không người lái là “siêu vũ khí ở đây”, và nói thêm: “Cuộc chiến này là cuộc chiến của những chiếc máy bay không người lái”.

Ngày 28/5, các quan chức Nga tại Krasnodar cho biết “một số máy bay không người lái” đã cố gắng tiếp cận nhà máy lọc dầu Ilsky, nhưng tất cả đều “bị vô hiệu hóa”. Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cũng được báo cáo bởi các quan chức Nga vào nhà máy lọc dầu Ilsky vào ngày 4 tháng 5 và ngày 5 tháng 5, gây ra hỏa hoạn tại cơ sở.

Vào sáng thứ Ba, thủ đô của Nga lần đầu tiên bị tấn công bởi một loạt máy bay không người lái kể từ khi lực lượng của Mạc Tư Khoa xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Kyiv đã tiến hành một “cuộc tấn công khủng bố bằng máy bay không người lái vào các đối tượng ở thành phố Mạc Tư Khoa.” Bộ Quốc phòng cho biết 8 máy bay không người lái đã được sử dụng và tất cả đều bị bắn hạ. Trong khi các cơ quan truyền thông địa phương cho biết có tới 30 chiếc máy bay không người lái tham gia vào vụ tấn công. Kyiv đã phủ nhận trách nhiệm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hệ thống phòng không của thủ đô đã hoạt động “đúng đắn, thỏa đáng, mặc dù vẫn còn nhiều việc phải làm”. Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã dẫn đến sự chỉ trích gay gắt từ những tiếng nói như nhà tài phiệt Nga Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu Tập đoàn lính đánh thuê Wagner chiến đấu cho Mạc Tư Khoa ở Ukraine. Prigozhin, một nhà phê bình lớn tiếng đối với Bộ Quốc phòng và Bộ chỉ huy quân sự Nga, đã chỉ trích tác động của máy bay không người lái đối với “những người bình thường”.

Mark Katz, giáo sư tại Trường Chính sách và Chính phủ Schar của Đại học George Mason, trước đây đã nói với Newsweek rằng nếu có thêm các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Mạc Tư Khoa, “thì công chúng Nga sẽ tự hỏi: Đâu là hiệu quả của các lực lượng Nga đang thực hiện ở Ukraine?”

Vào đầu tháng 5, chính phủ Nga cho biết máy bay không người lái đã tấn công vào Điện Cẩm Linh trong nỗ lực ám sát Putin, và họ biết Kyiv. Tuy nhiên, Ukraine phủ nhận có liên quan và một số nhà phân tích phương Tây cho rằng đây có thể là một hoạt động cờ giả do Nga tổ chức.

“Phía Nga bảo lưu quyền thực hiện các biện pháp trả đũa ở bất cứ đâu và khi nào họ thấy phù hợp,” Điện Cẩm Linh cho biết.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine để xin bình luận qua email.

7. Đức nói rằng Ukraine có quyền “chính đáng” để tự bảo vệ mình trước các cuộc tấn công của Nga theo luật pháp quốc tế

Phát ngôn nhân Chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết, theo luật pháp quốc tế, Ukraine có quyền “chính đáng” để tự bảo vệ mình trước các cuộc tấn công của Nga.

Bình luận của ông có liên quan đến các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hôm thứ Ba diễn ra ở Mạc Tư Khoa, mà theo truyền thông nhà nước Nga, đã khiến hai người bị thương và làm hư hại một số tòa nhà. Ukraine đã phủ nhận mọi liên quan.

Hebestreit cho biết thêm, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong một cuộc điện đàm vào hôm thứ Ba. “Lực lượng phòng không Ukraine hoạt động tốt ở đó và phản ứng tốt, nhưng cũng có thiệt hại,” ông nói trong một cuộc họp báo ở Berlin.

Ngoại trưởng Anh James Cleverly hôm thứ Ba cũng thừa nhận Ukraine có quyền “đưa lực lượng” ra ngoài biên giới của mình để tự vệ. “Các mục tiêu quân sự hợp pháp bên ngoài biên giới của mình là một phần trong quyền tự vệ của Ukraine. Và chúng ta nên nhận ra điều đó,” Bộ Trưởng Ngoại Giao Anh nói.

Trước đó vào hôm thứ Tư, Tướng John Kirby, Điều phối viên phụ trách Truyền thông Chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc, đã nhắc lại rằng chính quyền Biden đã “rõ ràng, riêng tư và công khai với người Ukraine rằng chúng tôi không ủng hộ các cuộc tấn công trên đất Nga.”

8. Hoa Kỳ không ủng hộ các cuộc tấn công trên đất Nga, nhưng không xác nhận Ukraine đã tấn công vào Mạc Tư Khoa

Chính quyền Biden đã “rõ ràng, riêng tư và công khai với người Ukraine rằng chúng tôi không ủng hộ các cuộc tấn công trên đất Nga”, Điều phối viên phụ trách Truyền thông Chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby nói với các phóng viên báo chí hôm thứ Tư sau một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Mạc Tư Khoa.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp cho họ những gì họ cần để tự vệ và bảo vệ lãnh thổ của họ, trên đất Ukraine, nhưng chúng tôi không ủng hộ các cuộc tấn công ở Nga,” Kirby nói. “Chúng tôi đồng ý rằng người Ukraine có quyền tự vệ - trong 15 tháng qua, chúng tôi đã làm được rất ít việc ngoài việc giúp họ tự vệ và bảo vệ lãnh thổ của họ trước sự xâm lược của Nga. Những gì chúng tôi đã nói là chúng tôi không muốn khuyến khích hoặc tạo điều kiện cho các cuộc tấn công bên trong nước Nga, bởi vì chúng tôi không muốn thấy chiến tranh leo thang vượt ra ngoài phạm vi bạo lực đang bao trùm lên người dân Ukraine.”

Tuy nhiên, Tướng Kirby nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không đưa ra kết luận rằng Ukraine đứng sau các vụ tấn công bằng máy bay không người lái. “Chúng tôi vẫn đang cố gắng thu thập thông tin ở đây và phát triển một số ý nghĩa về những gì đã xảy ra… nhưng tôi không thể nói với bạn rằng chúng tôi có bất kỳ thông tin chính xác nào vào thời điểm này.

Ukraine đã phủ nhận có liên quan đến cuộc tấn công hôm thứ Ba ở Mạc Tư Khoa, ngay cả khi một quan chức cấp cao nói rõ rằng Nga đang nếm mùi thuốc độc sau nhiều tháng bắn phá các thành phố của Ukraine.

Cố vấn Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak cho biết: “Tất nhiên, chúng tôi thích theo dõi và dự đoán sự gia tăng các cuộc tấn công. Nhưng tất nhiên, chúng tôi không có gì để làm trực tiếp với nó.”

Tướng Kirby đã nhắc lại hôm thứ Tư rằng các quan chức Ukraine đã bảo đảm với Hoa Kỳ rằng họ sẽ không sử dụng thiết bị do Hoa Kỳ đóng góp để tấn công bên trong Nga.

“Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều có thể hiểu rằng nếu chúng ta trao cho Putin những gì ông ta tuyên bố, đây là cuộc chiến chống lại phương Tây, cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ, cuộc chiến chống lại NATO, thì sẽ còn có rất nhiều đau khổ nữa trên khắp lục địa Âu Châu. vì vậy chúng tôi không muốn thấy cuộc chiến này leo thang,” ông nói. “Bây giờ, hãy nhìn xem, một khi chúng tôi cung cấp hệ thống cho người Ukraine, và đây là một điểm quan trọng, họ sẽ quyết định họ sẽ làm gì với chúng. Họ đã bảo đảm với chúng tôi rằng họ sẽ không sử dụng thiết bị của chúng tôi để tấn công bên trong nước Nga. Nhưng một khi nó đến với họ, nó thuộc về họ.”

9. Ngoại trưởng Antony Blinken nói Hoa Kỳ mong đợi Thụy Điển gia nhập NATO trong vài tuần tới.

Theo Ngoại trưởng Antony Blinken, Hoa Kỳ hy vọng việc gia nhập NATO của Thụy Điển sẽ được hoàn thành “trong những tuần tới”.

Blinken cho biết tại một cuộc họp báo ở Luleå, Thụy Điển, với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson: “Chúng tôi không nghi ngờ gì về việc nó có thể xảy ra, nó nên xảy ra và chúng tôi mong đợi nó sẽ xảy ra.”

Bối cảnh chính: Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine đã khiến Phần Lan và Thụy Điển từ bỏ vị trí trung lập và tìm kiếm sự bảo vệ trong NATO. Phần Lan chính thức trở thành thành viên thứ 31 của NATO vào ngày 4/4.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết hôm thứ Hai, ông đã nói chuyện với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ mới tái đắc cử Recep Tayyip Erdoğan và thảo luận về khả năng phê duyệt việc bán máy bay chiến đấu mới của Hoa Kỳ nếu Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ việc phản đối Thụy Điển gia nhập NATO.

Tuy nhiên, Blinken cho biết hai vấn đề này được chính quyền xem là riêng biệt.

“Từ quan điểm của chúng tôi, chúng tôi tin rằng cả hai nên tiến lên và nên tiến lên càng nhanh càng tốt - nghĩa là, việc Thụy Điển gia nhập - và chúng tôi sẽ tiến tới gói F-16,” Blinken nói.

Ngoại trưởng cũng cho biết việc mọi thành viên đều có tiếng nói của mình về việc gia nhập các thành viên mới vào liên minh là “thích hợp”.

Ông nói: “Mỗi thành viên đang cam kết long trọng với mọi thành viên khác rằng họ sẽ tham gia bảo vệ họ nếu họ là nạn nhân của sự xâm lược, và vì vậy điều quan trọng là mọi thành viên đều có tiếng nói của mình trong quá trình này.

10. Biden để ngỏ khả năng Ukraine nhận hệ thống hỏa tiễn ATACM của Mỹ

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Biden Leaves Door Open for Ukraine to Receive U.S. ATACM Missile Systems”, nghĩa là “Biden để ngỏ khả năng Ukraine nhận hệ thống hỏa tiễn ATACM của Mỹ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Tổng thống Joe Biden đã gợi ý rằng Hoa Kỳ cuối cùng có thể cung cấp cho Ukraine hệ thống hỏa tiễn tầm xa mà Kyiv đang kêu gọi để chống lại cuộc xâm lược của Nga.

Tổng thống đã đưa ra nhận xét bên ngoài Tòa Bạch Ốc hôm thứ Hai khi ông được hỏi về phản ứng của mình đối với việc Nga đẩy mạnh các cuộc không kích vào Ukraine. Biden nói rằng động thái của Nga là “không bất ngờ”, và nói thêm, “đó là lý do tại sao chúng ta phải tiếp tục cung cấp cho Ukraine tất cả những gì họ cần.”

Sau đó, tổng thống được hỏi liệu ông có mong đợi bất kỳ động thái nào về việc Thụy Điển gia nhập NATO hay không, ông trả lời rằng nó sẽ được thảo luận vào “tuần tới”. Trao đổi với phóng viên sau đó đã đề cập đến khả năng Washington đồng ý cung cấp cho Ukraine Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân đất đối đất, gọi tắt là ATACMS, do Mỹ sản xuất.

Biden trả lời, “điều đó vẫn đang diễn ra,” trong đoạn clip do cố vấn các vấn đề nội bộ Ukraine Anton Geraschchenko đăng trên Twitter. Nghị sĩ Ukraine Kira Rudik đã tweet rằng các cuộc tấn công gần đây của Nga, bao gồm cả những cuộc tấn công vào Kyiv trong tuần này, “chứng minh tính cấp bách của yêu cầu của chúng tôi. Chúng tôi cần những loại đạn tầm xa đó được cung cấp càng sớm càng tốt”, bà viết trên Twitter.

Kyiv từ lâu đã yêu cầu Mỹ cung cấp ATACMS, một loại hỏa tiễn đất đối đất tầm xa được bắn bởi Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, do Lockheed Martin sản xuất. Washington đã từ chối cung cấp hỏa tiễn có khả năng tấn công các mục tiêu của Nga cách đó gần 200 dặm vì lo ngại điều này sẽ làm leo thang xung đột do Mạc Tư Khoa gây ra.

Trung tướng về hưu Ben Hodges, cựu tướng chỉ huy Lục quân Hoa Kỳ tại Âu Châu, là một trong số những nhân vật quân sự đã nhiều lần kêu gọi Washington cung cấp cho Kyiv tất cả các loại vũ khí mà Kyiv cần, đặc biệt là các hệ thống tầm xa để có thể chiếm lại Crimea bị Mạc Tư Khoa tạm chiếm vào năm 2014.

Tướng Ben Hodges nói với Newsweek hôm thứ Ba rằng ông tin rằng chính quyền Biden “cuối cùng” sẽ cung cấp ATACMS cho Ukraine. “Thật điên rồ và kéo dài cuộc chiến này một cách không cần thiết khi chúng ta quá chậm chạp,” ông nói.

Hodges nói rằng chính quyền Biden cho thấy “tiếp tục miễn cưỡng” cung cấp vũ khí chính xác tầm xa, đó là “kết quả của việc họ miễn cưỡng hoặc không có khả năng xác định rõ ràng kết quả chiến lược mà họ tìm kiếm và họ không sẵn lòng nói rằng họ muốn Ukraine giành chiến thắng”.

“ Điều này đã dẫn đến việc ra quyết định chậm chạp, chỉ giúp ích cho người Nga vì Điện Cẩm Linh biết rằng chính quyền Biden sẽ tiếp tục tự răn đe mình do lo ngại về khả năng leo thang hạt nhân của Nga.”

Khi được liên lạc để đưa ra bình luận, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với Newsweek trong một tuyên bố rằng Washington “sẽ tiếp tục sử dụng nhiều công cụ sẵn có để hỗ trợ các lực lượng vũ trang của Ukraine khi họ bảo vệ chống lại sự xâm lược của Nga”.

Tuyên bố cho biết thêm: “Chúng tôi tiếp tục tham vấn chặt chẽ với Ukraine và làm việc suốt ngày đêm để tiếp tục giao hàng để hỗ trợ những người bảo vệ dũng cảm của Ukraine”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine để xin bình luận.

Vào Tháng Giêng, Colin Kahl, thứ trưởng quốc phòng phụ trách chính sách, nói rằng người Ukraine có thể “thay đổi thế trận trên chiến trường” mà không cần ATACMS. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lời kêu gọi Kyiv có thể có vũ khí tầm xa mà họ muốn.

Trong chuyến thăm Kyiv vào tuần trước, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một đảng viên Cộng hòa từ Nam Carolina, cho biết Hoa Kỳ cung cấp cho Kyiv hỏa tiễn tầm xa ATACMS và bom, đạn chùm càng sớm, thì “càng nhiều lãnh thổ” mà người Ukraine có thể chiếm lại và “càng ít sinh mạng bị mất hơn”.

Diễn biến này diễn ra khi Vương quốc Anh xác nhận đã gửi hỏa tiễn hành trình Storm Shadow cho Ukraine mà Mark Hertling, cựu tướng chỉ huy của Quân đội Hoa Kỳ ở Âu Châu, cho biết sẽ cung cấp khả năng tấn công lớn hơn ATACMS.

Có thể hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt cả ngày lẫn đêm, Storm Shadow có tầm bắn 155 dặm, ít hơn khoảng 30 dặm so với ATACMS. Tuy nhiên, Hertling đã tweet trong tháng này rằng nó có những lợi thế khác như khả năng tàng hình.

11. Thượng nghị sĩ Graham mong đợi cuộc phản công thành công của Ukraine

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Hoa Kỳ Lindsey Graham cho biết sau cuộc gặp với Cố vấn An ninh Quốc gia Vương Quốc Anh Tim Barrow ông tràn trề hy vọng về một cuộc phản công thành công của Ukraine.

“Chúng tôi có quan điểm chung rằng Ukraine đã vượt quá mọi mong đợi và lực lượng Nga đã đổ máu và suy yếu ở Ukraine. Tôi mong đợi những lợi ích thực sự của Ukraine trong cuộc phản công, nhưng chúng ta phải thể hiện cam kết liên tục để tối đa hóa hiệu quả,” ông Graham nói.

Ông nói thêm rằng hỏa tiễn phóng từ trên không Storm Shadow của Anh “đã cực kỳ hiệu quả”.

“Người Anh đang ở đó để giành chiến thắng cho Ukraine. Chúng tôi có quan điểm chung rằng các hỏa tiễn tầm xa bổ sung –, gọi tắt là ATACMS - sẽ nâng cao thành công trên chiến trường cho Ukraine. Tôi rất tự hào về các đồng minh Vương Quốc Anh của chúng tôi,” vị thượng nghị sĩ nói.

Các hãng thông tấn nhà nước của Nga Tass và RIA Novosti trước đó đưa tin rằng Bộ Nội vụ Nga đã đưa ông vào danh sách truy nã.

“Graham, Lindsey Olin, người Mỹ, sinh ngày 9 tháng 7 năm 1955, bị truy nã theo điều khoản của Bộ luật Hình sự,” Bộ Nội vụ Nga cho biết, nhưng không nêu rõ vị Thượng nghị sĩ bị Nga truy nã phạm tội gì.

Tin tức được đưa ra sau khi Graham gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ở Kyiv vào thứ Sáu. Trong cuộc họp của họ, thượng nghị sĩ cho biết viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho đất nước là “số tiền tốt nhất mà chúng tôi từng chi tiêu.”

Phản ứng với quyết định của Nga đưa ông vào danh sách truy nã sau khi cáo buộc ông ca ngợi việc giết người Nga trong cuộc chiến Ukraine. Ông khôi hài gọi những lời đe dọa là “huy hiệu danh dự”.

“Tôi sẽ chấp nhận lệnh bắt giữ do chính phủ tham nhũng và vô đạo đức của Putin ban hành như một Huy hiệu Danh dự,” đảng viên Cộng hòa Nam Carolina cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai.

“Được biết rằng cam kết của tôi với Ukraine đã khiến chế độ của Putin nổi giận mang lại cho tôi niềm vui vô cùng to lớn. Tôi sẽ tiếp tục sát cánh và vì tự do của Ukraine cho đến khi mọi binh sĩ Nga bị trục xuất khỏi lãnh thổ Ukraine”.
 
Tin vui: Đông đảo người Pháp đi hành hương. Hồi Giáo Vân Nam giao tranh với công an TQ. Hồng Y Đoàn
VietCatholic Media
17:20 01/06/2023


1. Vân Nam: 'Hán hóa' một nhà thờ Hồi giáo gây ra đụng độ giữa cảnh sát và người dân tộc Hứa

Đụng độ với cơ quan thực thi pháp luật đã nổ ra vào cuối tuần qua tại một thành phố ở tây nam Trung Quốc sau khi các thành viên của cộng đồng Hồi giáo địa phương cố gắng ngăn chặn việc phá dỡ mái vòm của một nhà thờ Hồi giáo kiểu Ả Rập.

Chính quyền địa phương đã ra lệnh xây dựng lại mái vòm theo phong cách Trung Quốc, điều này đã gây ra phản ứng giận dữ của cộng đồng người Hồi giáo. Cảnh sát chống bạo động bao vây tòa nhà khi người Hồi giáo địa phương tổ chức biểu tình, cố gắng ngăn chặn chính quyền.

Các nguồn tin địa phương báo cáo rằng ý tưởng thay đổi diện mạo của nhà thờ Hồi giáo là một phần trong kế hoạch lớn hơn của chính phủ nhằm tăng cường kiểm soát các nhóm tôn giáo, bao gồm cả các tín hữu Kitô, thông qua chính sách “Hán hóa”.

Nhà thờ Hồi giáo Nạp Gia Doanh (Najiaying, 纳家营) nơi xảy ra các cuộc đụng độ, nằm ở Nạp Cố (Nagu, 纳古) một thành phố thuộc huyện Thông Hải, tỉnh Vân Nam, một khu vực mà người dân tộc Hứa theo đạo Hồi chiếm đa số.

Mọi người đã tập trung bên ngoài tòa nhà vào hôm thứ Bảy tuần trước để cố gắng ngăn chặn việc phá hủy mái vòm, tổ chức các cuộc biểu tình ngồi cả ngày lẫn đêm để cố gắng bảo vệ nó.

Các video được đăng trực tuyến cho thấy cảnh sát chống bạo động sử dụng khiên để chặn lối vào nhà thờ Hồi giáo, với những người biểu tình ném đá vào các đặc vụ.

Một số người biểu tình đã vượt qua hàng rào và phá bỏ giàn giáo, được lắp đặt trước đó để phá dỡ.

Vào hôm Chúa Nhật, lực lượng tăng cường đã đến để tăng cường sự hiện diện của cảnh sát tại nhà thờ Hồi giáo, với đoạn video được đăng trực tuyến cho thấy rất nhiều xe cảnh sát đậu xung quanh tòa nhà.

Nhà thờ Hồi giáo Nạp Gia Doanh có từ thế kỷ 13 và ban đầu được xây dựng theo phong cách của một ngôi đền Trung Quốc.

Tòa nhà hiện tại là kết quả của một cuộc cải tạo được thực hiện vào năm 2004, khi một mái vòm kiểu Ả Rập và bốn tòa tháp được thêm vào. Nó có thể chứa tới 3.000 người để cầu nguyện.

Đối với cộng đồng Hồi giáo địa phương, nhà thờ Hồi giáo là một nơi thờ phượng quan trọng; chính quyền địa phương cũng coi nó là quan trọng và vì lý do này muốn khôi phục nó về phong cách Trung Quốc ban đầu như một phần của kế hoạch rộng lớn hơn là “Hán hóa” các nơi thờ cúng và tôn giáo.

Theo Washington Post, xung đột bắt nguồn từ quyết định của tòa án năm 2020 phán quyết rằng một phần cấu trúc của tòa nhà là bất hợp pháp.

Khi cuộc đối đầu tiếp diễn, chính quyền địa phương đã kêu gọi những người biểu tình đầu hàng cảnh sát trước ngày 6 tháng 6 để được hưởng hình phạt nhẹ hơn.

Trong thành phố, các cuộc gọi điện thoại đã không được trả lời, trong khi cảnh sát được cho là đã gửi các phương tiện có thiết bị gây nhiễu điện thoại di động để cắt đứt hoặc làm gián đoạn liên lạc. Các video và thông tin về cuộc biểu tình cũng đã bị kiểm duyệt trên mạng xã hội Trung Quốc.

Tìm kiếm “Nhà thờ Hồi giáo Najiaying” trên Weibo, một dịch vụ tiểu blog giống như Twitter của Trung Quốc, không trả lại kết quả nào.

Chính quyền Trung Quốc đang thúc đẩy chính sách Hán hóa nhằm tăng cường kiểm soát các tôn giáo. Các nhóm tôn giáo đã được lệnh rao giảng hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm cả tư tưởng của Tập Cận Bình, và đưa “các giá trị xã hội chủ nghĩa cốt lõi” vào các học thuyết và đạo đức tôn giáo của họ.

Trong vài năm qua, Bắc Kinh đã tăng cường kiểm soát Tân Cương, đưa khoảng một triệu người Hồi giáo Trung Quốc, bao gồm cả người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakh, vào các trại cải tạo.

Chính quyền Trung Quốc đã phủ nhận sự tồn tại của các trại như vậy, tuyên bố rằng mọi người đã được gửi đến các trường đào tạo nghề và chống lại chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.

Bên ngoài Tân Cương, những nỗ lực Hán hóa của các nhóm Hồi giáo phần lớn không được chú ý. Trong quá khứ, dân tộc Hứa, một nhóm người Hồi giáo nói tiếng Trung Quốc, được khoan dung hơn; tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2019, họ cũng phải chịu sự kiểm soát gia tăng.

Tại Vân Nam, Ninh Hạ và Thanh Hải, nơi có đông người Hồi giáo sinh sống, chính quyền đã áp đặt phong cách kiến trúc Trung Quốc cho các tòa nhà, loại bỏ mái vòm và các biểu tượng Hồi giáo như ngôi sao và lưỡi liềm.

Tương tự như vậy, các biểu tượng Hồi giáo và chữ Ả Rập đã bị xóa khỏi biển hiệu của các cửa hàng do người Hồi giáo làm chủ trên khắp đất nước.


Source:Asia News

2. Tình trạng Hồng Y Đoàn sau khi Đức Hồng Y Crescenzio Seppe tròn 80 tuổi

Vào ngày thứ Sáu, 2 tháng Sáu, Đức Hồng Y Crescenzio Seppe, Tổng Giám mục hiệu tòa của Thành phố Naples, bước sang tuổi 80. Cùng ngày Đức Hồng Y Giovanni Angelo Becciu bước sang tuổi 75. Như thế, từ ngày 3 tháng 6, số Hồng Y không phải là cử tri vì đã trên 80 tuổi, cộng với trường hợp đặc biệt của Hồng Y Becciu, sẽ là 101.

Trong số các Hồng Y không phải là Hồng Y cử tri,

39 vị được Đức Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y

33 vị được Đức Bênêđictô XVI trao mũ đỏ

29 được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong

Các cử tri Hồng Y sẽ là 121, bao gồm

9 vị do Đức Gioan Phaolô II tấn phong

31 do Đức Bênêđictô XVI nâng lên hàng Hồng Y

81 được tạo bởi Đức Thánh Cha Phanxicô trao mũ đỏ

Tất cả 222 Hồng Y thành viên của Hồng Y đoàn có thể được chia thành:

48 do Đức Gioan Phaolô II tấn phong

64 do Đức Bênêđictô XVI nâng lên hàng Hồng Y

110 được tạo bởi Đức Thánh Cha Phanxicô trao mũ đỏ

3. Cuộc hành hương Chartres phải từ chối những người ghi danh vì quá đông

Cuộc hành hương từ Paris cho tới thành Chartres hàng năm, một cuộc diễn hành kéo dài ba ngày vào Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống được đánh dấu bằng những lời cầu nguyện, thánh ca, biểu ngữ và các Thánh lễ theo nghi thức cũ, đã phải từ chối những người tham gia do ghi danh quá nhiều trong năm nay.

Đây là lần đầu tiên điều này xảy ra kể từ khi cuộc hành hương bắt đầu vào năm 1983.

Khoảng 16.000 người hành hương đã rời Paris vào cuối tuần trước trên chặng đường dài 97 km đang ngày càng trở nên phổ biến, cùng với 330 linh mục. Nó đã kết thúc vào hôm thứ Hai tại Chartres, nơi có thể nhìn thấy nhà thờ thời trung cổ nổi tiếng trên các cánh đồng từ rất xa.

Cuộc hành hương hàng năm được tài trợ bởi hiệp hội giáo dân Our Lady of Christendom để thúc đẩy lòng sùng kính Đức Mẹ.

Cha Jean de Massia, tuyên úy trưởng cho biết, năm nay được đánh dấu bằng “sự hiện diện lịch sử của thánh tích hộp sọ của Thánh Tôma Aquinô”. Thánh tích thường được lưu giữ ở Toulouse, được trưng bày để kỷ niệm 700 năm ngày thụ phong của thánh Đa Minh.

Mặc dù họ gắn bó với phụng vụ trước Công đồng Vatican II, nhưng nhiều người hành hương không thích thuật ngữ những “người theo chủ nghĩa truyền thống” vì các linh mục của họ hiệp thông với Rôma. Hiệp hội Thánh Piô X, có quan hệ chặt chẽ với Vatican, tổ chức một cuộc hành hương từ Chartres đến Paris nhỏ hơn vào cùng thời điểm.

Jean de Tauriers, người đứng đầu hiệp hội giáo dân, cho biết khoảng một nửa số người hành hương dưới 20 tuổi và một số đến từ nước ngoài, đặc biệt là Tây Ban Nha, Á Căn Đình và Hoa Kỳ.

“Chúng ta không nên nản lòng bởi thực tế là chỉ có hai phần trăm người Công Giáo thực hành ở Pháp!” anh ấy nói.

Những hạn chế gần đây đối với phụng vụ trước Công đồng Vatican II dường như không ảnh hưởng nhiều đến những người Công Giáo trẻ tuổi này. Nhiều người nói rằng họ cảm thấy thánh thiện hơn trong nghi thức cũ nhưng cho biết họ cũng tham dự các Thánh lễ mới.

Theo một cuộc khảo sát những người Pháp tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Lisbon năm nay, La Croix nhận thấy rằng 38% trong số họ đánh giá cao nghi thức phụng vụ cũ và 8% cho biết họ thích điều đó hơn. Nhiều người trong số họ được xác định là bảo thủ về chính trị và xuất thân từ các gia đình Công Giáo thực hành đạo.


Source:Tablet