Ngày 01-06-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Lm Jude Siciliano OP
01:11 01/06/2017
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
TĐCV 2: 1-11; Tv. 103, Rôma 8: 8-17; Gioan 20: 19-23

Câu chuyện quen thuộc nhất về ơn Chúa Thánh Thần được diễn tả trong sách Công vụ Tông đồ. Trong đó thánh Luca cho biết các tín hữu tiên khởi làm sao được năng lực sau khi Chúa Giêsu sống lại và lên trời. Trọng tâm của câu chuyện là ý chính về sự hiểu biết thông thường và sự hiệp thông: cộng đoàn với nhau, có thể nói với đám đông quần chúng khác nhau. "Họ từ các dân thiên hạ trở về", và những người nghe các người rao giảng hăng hái, chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Mesia.

Có biết bao nhiêu dấu chỉ lạ lùng trong ngày lễ Chúa Thánh Thần đầu tiên. Những đấu chỉ chiếu sáng như một ngọn đèn, và đặt câu hỏi cho chúng ta, những tín hữu thời nay. Sự khác biệt của đám đông quần chúng không phải là lý do của sự chia rẻ hay tranh chấp nhau, nhưng là cả một cơ hội để chấp nhận sự hiệp nhất. Như thế không phải là ánh sáng chiếu soi cho cộng đoàn Giáo Hội và xã hội chùng ta dang sống hay sao? Những khác biệt giữa các người trong xã hội chúng ta, và ngay cả trong số các Kitô hữu thường có thể chia rẻ và làm cho chúng ta trở nên riêng biệt từng nhóm.

Thánh Gioan nói khác sách Công vụ Tông đồ về việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các môn đệ. Trong phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu ban Chúa Thánh Thần ngay sau khi Ngài sống lại (vào chiều ngày thứ nhất trong tuần), nhưng trước khi Chúa Giêsu được vinh quang, là khi Ngài trở về với Chúa Cha. Trong Giáo Hội tiên khởi, có nhiều chỗ khác cho những kinh nghiệm khác về một sự kiện xãy ra.

Lễ Chúa Thánh Thần trước kia là lễ mừng đến mùa gặt hái của người Do Thái. Lễ đó thay vào lễ ban Lề Luật trên núi Sinai. Lễ nầy lôi cuốn dân chúng về Giêrusalem. Vì thế có rất đông người "từ các dân thiên hạ trở về" thành Giêrusalem.

Lễ Chúa Thánh Thần là một lễ trong quá khứ và cũng là một lễ trong hiện tại. Trong lễ đó Chúa Giêsu thực hiện lời Ngài hứa là năng lực sẽ tuôn tràn xuống cho các môn đệ. Thật là một sự an ủi, khi biết Chúa Giêsu không quên ban năng lực đó cho Giáo Hội thời chúng ta. Khi chúng ta nghe ban ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta có tin rằng năng lực Chúa Thánh Thần có thể thực hiện cho chúng ta hôm nay không? Quyền Năng của Chúa Thánh Thần tỏ ra cho tín hữu lúc này như thế nào? Cộng đoàn chúng ta có chứng tỏ là có được năng lực nhờ Chúa Thánh Thần ban cho hay không?

Một dấu chỉ hồng ân của Chúa Thánh Thần đang tuôn tràn trong cộng đoàn chúng ta là sự đón tiếp niềm nở những người mới tới và những người xa lạ để cùng chúng ta thực hành việc phụng vụ. Một cộng đoàn đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần cũng có thể là một thử thách cho xã hội bên ngoài để đón tiếp người làng giềng mới, trong thành phố và trong đất nước chúng ta.

Trong sách Công vụ Tông đồ, hình lưỡi lửa tản ra đậu xuống trên từng người một. Ơn huệ đó có hiệu quả ngay và các môn đệ ra khỏi phòng và nói với quần chúng bằng tiếng nói của họ. Sau khi Adong và Evà phạm tội, câu chuyện trong Kinh Thánh về loài người cho thấy một xã hội gồm những người khác nhau nói những thư tiếng khác nhau khi dân chúng xây tháp Babel. Dấu chỉ sự thay đổi những khác biệt của loài người chứng tỏ trong ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống. Khi Chúa Thánh Thần gởi các môn đệ từ trong phòng trên ra đi khắp cùng thế giới để rao giảng Tin Mừng cho khắp các chủng tộc, các đất nước, và bằng các thứ tiếng khác nhau.

Chúa Thánh Thần đến được diễn tả trong phúc âm thánh Gioan. Đó là cung cách thường nhật của người Do thái khi chào đón nhau như các môn đệ thường làm "bình an cho anh em" Đó không phải là một lời chào thường tình, nhưng đó là một lời chúc phúc, chúc sức khỏe, chúc thịnh vượng và tất cả những điều tốt lành cho người kia. Đó cũng là một lời cầu, mong đợi Thiên Chúa đến để thực hiện hy vọng của người Do thái mong được sống trong một đất nước tự do. Chúa Giêsu chúc bình an là lời báo những gì dân chúng mong đợi đã đến với Ngài - mặc dù có những điều không như họ mong đợi. Chúa Giêsu không lật đổ các đất nước, nhưng sẽ đem bình an và hòa hợp dân chúng lại với nhau.

Chúa Giêsu lập lại lời chúc bình an lúc này trong khi Ngài ban ơn Chúa Thánh Thần trên các môn đệ. Chúa Giêsu chúc lành và thổi hơi trên họ, như việc Thiên Chúa thổi hơi sự sống cho Adong. Đó là hơi sự sống bởi Đấng ban cho người khác cần. Không ai cần phải nói với chúng ta sự quan trọng của hơi thở của chúng ta. Nếu hơi thở ngừng là chúng ta chết. Đó là hơi thở của thể xác. Chúa Giêsu không chỉ ban hơi thở thể xác đó để ban sự sống cho một người nào bị đứng tim và không thở được. Chúa Giêsu đã thắng sự chết. Và sự sống của Ngài là sự sống lại. Và chính Ngài thổi hơi thở đó cho các môn đệ đã bị đau tim nặng, tim họ đã tan vở khi Chúa Giêsu đã bỏ họ ra đi vì sự chết của Ngài.

Chúa Giêsu thổi hơi thở sức sống mới trên các môn đệ. Trước tiên là chào họ "bình an cho anh em", là lời hòa giải sau những ngày sống thất bại. Rồi Ngài lại chúc bình an cho họ lần nữa, và Ngài bắt đầu tạo sự sống mới bởi hơi thở sống lại của Ngài - là Thần khí. Họ được lãnh nhận nhiệm vụ ra đi hòa giải đem bình an mà họ đã lãnh nhận để loan báo cho toàn thế giới.

Như một người giảng bình luận về Thánh Kinh, tôi muốn xem xét nhiều điểm: trước tiên, làm sao loài người được chọn. Ngay khi chỉ có một người trong câu chuyện, tôi biết người đó đại diện tất cả chúng ta. Những chiến đấu, những nhu cầu và hy vọng của họ là gì? Hiện nay loài người trong câu chuyện đang sợ sệt. Một cộng đoàn bị lay chuyển vì sự chết của Chúa Giêsu. Họ lo lắng vì sự thất bại của họ và tinh thần họ bị xáo trộn, họ không biết sẽ làm gì. Thí dụ như trong thánh Luca, về việc hai môn đệ trên đường đi Emmau. Các môn đệ vội vàng ra đi khỏi Giêrusalem để trở về đời sống thường ngày của họ. Sau khi nói đến những nhu cầu của họ trong câu chuyện, tôi tìm hiểu những nhu cầu trong thế giới hiện tại: sự chán nản, sự thất bại và mất hy vọng ở đâu, mà chúng ta, những người đang kinh nghiệm như hai môn đệ trên đường đi Emmau.

Rồi tôi tìm hiểu Thiên Chúa đã làm gì về những nhu cầu đặc biệt diễn tả trong câu chuyện. Hôm nay Chúa Giêsu đến nơi các môn đệ đang hội họp với nhau trong phòng đóng của kín và đang sợ sệt. Lời Ngài nói diễn tả sự sự gì sẽ xãy ra "bình an cho anh em", Những ai nghe Ngài, chấp nhận lời Ngài, và lãnh nhận bình an. Đây là sức mạnh của ơn sủng: điều gì giúp chúng ta, những phàm nhân không làm được. Thiên Chúa ban cho chúng ta. Khi chúng ta nghe Chúa Giêsu ban bình an trong phúc âm, Ngài cũng ban bình an đó cho chúng ta. Chúng ta đã làm gì để xứng đáng lãnh nhận ơn bình an đó. Sự thật, nhiều điều trong đời sống chúng ta chưa xứng đáng với ơn huệ Ngài ban cho chúng ta. Dù vậy, "bình an cho anh em" là điều Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Trong Chúa Giêsu Thiên Chúa đã làm mọi sự nên bình an với chúng ta. Chúng ta không xứng đáng lãnh những điều Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Nhưng, chúng ta nên nhớ đó là một ơn huệ. Chúng ta biết chúng ta cần ơn huệ đó, và chúng ta đã được lãnh nhận.

Nhưng, đó không phải là kết thúc câu chuyện. Qua hơi thở, Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta một Thần Khí mới. Chúng ta được tạo dựng lại với hơi thở của sự sống. Thở hơi ban một đời sống mới trên chúng ta, Chúa Giêsu gởi chúng ta ra đi đem hơi thở của Ngài cho thế giới - tạo dựng nên những người mới - nhờ Thần Khí của Ngài qua chúng ta.

Tóm lại, người giảng hãy xem xét các nhu cầu của loài người được diễn tả trong đoạn sách, và bản tính Thiên Chúa đã được thể hiện như thế nào trong Chúa Giêsu. Và làm sao chúng ta có được năng lực để đáp lại lời mời gọi Thiên Chúa, để đem ơn huệ đến cho kẻ khác.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


Pentecost Sunday (A)
Acts 2: 1-11; Ps. 104; Romans 8: 8-17; John 20: 19-23

The most familiar account of the gift of the Spirit is found in the Acts of the Apostles. There Luke shows how the first Christians were empowered after Jesus’ resurrection and ascension. Central to the account are the themes of common understanding and unity. The unified community was able to speak to the diverse crowds "from every nation under heaven" and those who heard the fired-up preachers accepted Jesus as the Messiah.

There were many remarkable signs on this first Pentecost, but one in particular shines a light and asks a question of us modern Christians. The diversity of the crowd was not a reason for a division and animosity, but an occasion for acceptance and unity. Doesn’t that shine a bright light on our own church communities and civic world in which we live? Differences among us humans and even among us Christians tend to divide and leave us fragmented.

St. John has a different take on the coming of the Holy Spirit to the disciples than the Acts of the Apostles. In the Gospel account Jesus gives the Spirit soon after his resurrection ("on the evening of that first day of the week"), but before his glorification, his return to the Father. In the early church there was room for different experiences of the same reality.

Pentecost was originally a Jewish agricultural celebration at the time of the grain harvest. It evolved into a commemoration of the giving of the Law on Mount Sinai. The feast drew the devout to Jerusalem, hence the large crowd "from every nation under heaven" in the city.

Pentecost was a past event. It’s also a present event. On Pentecost Jesus fulfilled his promise that power would be given his disciples. It is comforting to know that he has not stopped giving that power to the church in our time. When we hear the giving of the Spirit do we believe that the power of the Spirit is possible for us today? How does the power of the Spirit show itself among the faithful these days? Does our community reveal the energy that can only come from the Spirit?

One sign of the pouring out of the Spirit is to notice the diversity in our community and the welcome we extend to newcomers and foreigners who now join us for worship. A spirit-filled congregation would also be a challenge to civic society to welcome those new to our neighborhood, city, and country.

In Acts, tongues of fire came and rested on each person present. That gift was immediately fruitful as the disciples went out to speak to the crowds in their native tongues. After the fall of Adam and Eve the biblical story of humanity reveals a fragmented world, symbolized by the confusion of languages when the people tried to construct the tower of Babel (Genesis 11:1ff). Signs of the healing of humanity’s divisions are evident on Pentecost, when the Spirit sends the disciples out of their confined space into the world, to preach the gospel to all peoples and to unite into God’s realm the scattered and fragmented people of all races, nations and languages.

The coming of the Spirit is described differently in John’s Gospel. It was common for Jews to greet one another the way Jesus did his disciples, "Peace be with you." It wasn’t just a casual greeting; it was a blessing prayer, wishing for the other health, prosperity and everything good. It was also a prayer of longing for God’s coming to fulfill the Jewish hopes for the liberation of the nation. Jesus’ greeting of peace then is an announcement that, what the people longed for, had arrived in him – though certainly not in the shape they expected. He wasn’t going to overthrow nations, but he was going to bring peace and unite people.

Jesus repeats the peace blessing, this time bestowing the Spirit on the disciples. With a blessing Jesus breathes on them, a reminder of God’s breathing life into Adam (Genesis 2:7) – life from the living One for others in need of it. No one has to tell us of the importance of our breath: if it stops we die. That’s physical breath. Jesus wasn’t just doing artificial respiration to revive someone who had suffered a heart attack and had stopped breathing. He had conquered death and his was a resurrected life and that is what he is breathing into his dispirited and lifeless disciples. In a manner of speaking, they had suffered a severe heart attack; their heart was broken when Jesus was taken from them and killed.

Jesus breathed new life into his disciples. First, by his greeting, "Peace be with you" – which were reconciling words to them after the previous days’ failed behavior. Then he bids them peace again and began the new creation by his breath – the Spirit. They are commissioned to take his reconciling peace which they have received and to proclaim it to the world.

As a preacher reflecting on the Scriptures I look for several key elements. First, how humans are depicted. Even when there’s only one other person in a story I know that that person represents us all. What are their struggles, needs and hopes? Today the humans in the story are frightened, a community shattered by Jesus’ death, mindful of their own failures and with confusion about what to do next. For example, in Luke’s Emmaus account (24:13-35), the disciples are quick to disperse; they leave Jerusalem and are returning to their former ways. After naming the need that the narrative highlights, I look for its contemporary counterpart. Where’s the disappointment, discouragement and loss of hope that we moderns are experiencing, like the two on the road to Emmaus?

Then I look for what God is doing about the specific needs revealed in the story. Today, Jesus enters their fears and locked-up places. What he says actually happens, "Peace be with you." Those who hear him, receive his word, and receive his peace. Here is the dynamic of grace: what we humans can’t achieve for ourselves, God gives us. When we hear Jesus offer peace in the gospel he is also offering it to us. We didn’t do anything to deserve it, in fact, there’s a lot in our lives that probably shows we don’t deserve the gift he is offering us. Still, "Peace be with you" is Jesus’ offer of grace to us. In him God has set things right with us. We didn’t earn or deserve what God has done for us but, remember, it’s grace. We realize we need it and so we accept it as a gift.

But that’s not the end of the story. By his breath Jesus has given us a new Spirit. We are re-created with the breath of life. Breathing new life into us Jesus sends us out to take his breath into the world – newly re-created people – thanks to the Spirit, that is who we are!

In sum, this preacher looks for how human need is depicted in the text; what God, in Jesus, does about it and then how we are empowered to respond for the benefit of others.
 
Đổi đời
Lm Vũđình Tường
05:22 01/06/2017
Đổi đời được hiểu theo nghĩa tốt đẹp. Đổi đời mong đời có í nghĩa hơn, trong sáng, thêm tươi và trở thành con người hữu dụng cho xã hội và cho Giáo Hội. Con người tốt của Giáo Hội luôn tốt cho xã hội; trong khi người tốt của xã hội đôi khi nguy hại cho Giáo Hội. Tốt đạo chắc chắn tốt đời; nhưng có kẻ tốt đời lại báng đạo. Tốt cho cả đời lẫn đạo khi người đó vâng phục Thánh Thần Chúa hướng dẫn, Đấng mà toàn thể Giáo Hội mừng kính tuần này.

Thánh Thần là món quà vô cùng quí giá Đức Kitô nhiều lần hứa ban cho Kitô hữu. Thánh Thần sẽ hướng dẫn và chỉ bảo thêm cho Kitô hữu học hỏi, hiểu sâu rộng thêm những gì Đức Kitô đã truyền dậy.

Thánh Thần sẽ chỉ dậy Kitô hữu biết cách đối xử khi đối diện đau khổ, bách hại, cấm cách vì đức tin Lc 12,12. Thánh Thần là Đấng ban nguồn sống, nước trường sinh chính Đức Kitô nhận: Ta là nước hằng sống Gn 7,37-39.

Đức Kitô ban Thánh Thần cho Kitô hữu trong ngày Đức Kitô Phục Sinh và trong ngày lễ Ngũ Tuần khi Ngài thở hơi cho các môn đệ và nói: Hãy nhận lấy ơn Thánh Thần Gn 20,22.

Được tràn đầy ơn Thánh Thần các tông đồ mạnh dạn dấn thân trong việc rao giảng. Rao giảng việc Đức Kitô chịu chết, sống lại vinh quang. Thánh Phêrô ví nguồn sống Thánh Thần ban cho tạo nên một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của Tin Mừng Phục Sinh phát sinh bởi Đức Kitô sống lại đổi mới bộ mặt trái đất. Đổi mới bởi tin vào Đức Kitô Phục Sinh sẽ được Thánh Thần Chúa hướng dẫn Cv 2,17-18. Đổi mới bắt đầu từ con tim yêu mến nồng cháy tình yêu Chúa và mến tha nhân như Đức Kitô dậy. Từ đó họ sống Tin Mừng và chia sẻ, mang Tin Mừng Phục Sinh đến cho người khác chưa nhận biết Tin Mừng Phục Sinh.

Lễ Chúa Thánh Thần trong tiếng Hi Lạp có nghĩa là năm mươi. Kỉ niệm năm mươi ngày các Tông đồ nhận lãnh Thánh Thần Chúa. Giáo Hội mừng kính năm mươi ngày sau Phục Sinh và còn được biết đến như Chúa Nhật trắng vì trong ngày này các người mới gia nhập Giáo Hội mặc áo trắng mừng ngày lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy, họ trở nên tinh tuyền trong ánh sáng rực rỡ của Đức Kitô Phục Sinh.

Sách Tông Đồ Công Vụ 2,1-11 xác quyếtThánh Thần mở cõi lòng và tâm hồn các tín hữu để họ lắng nghe, học hỏi hiểu thêm về lòng từ bi Chúa. Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gởi tín hữu thành Corinto 1Cor. 12,3-7 loan báo bí tích Thánh Tẩy liên kết mọi Kitô hữu thành đại gia đình Chúa và Đức Kitô đồng hành với họ trên bước đường giữ đạo, giảng Tin Mừng. Chính Đức Kitô Phục Sinh sai các môn đệ đi rao giảng khi Ngài nói với các ông:

Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em Gn 19-23.

Thánh Thần Chúa khai mở một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của canh tân, hoà giải và kỉ nguyên của lòng tin. Kỉ nguyên của lòng tin bởi Đức Kitô về trời và đồng thời lại ước ao ở cùng Kitô hữu mọi ngày cho đến tận thế. Con mắt đức tin giúp nhận biết Đức Kitô Phục Sinh trong hành động bác ái, yêu thương, tha thứ. Con mắt đức tin giúp nhìn ra hình ảnh Đức Kitô Phục Sinh trong mọi người vì tất cả đều là anh chị em trong Chúa. Họ có thể khác chánh kiến, khác giai cấp, khác thể chế chính trị nhưng họ là người do Chúa tạo dựng. Vì thế để trở thành người tốt cho xã hội và Giáo Hội người đó cần được Thánh Thần Chúa hướng dẫn, cần có con mắt đức tin nhận ra hình ảnh Đức Kitô Phục Sinh trong anh chị em khác. Con mắt đức tin giúp nhận biết Thánh Thể là Thịt Máu thánh Chúa. Thánh Thể là nguồn sống cho tâm hồn và sức mạnh trợ giúp việc rao giảng Tin Mừng vì thế kết thúc Thánh Thể bằng lời chúc ra đi bình an, bình an trong việc rao giảng bởi rao giảng Tin Mừng luôn gặp chống đối và chúc ra đi bình an, làm nhân chứng sống động là điều cần cho mọi Kitô hữu.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các linh mục trẻ
LM Trần Đức Anh OP
09:00 01/06/2017
VATICAN. ĐTC nhắn nhủ các linh mục trẻ chuyên chăm cầu nguyện, luôn tiến bước, thành tâm chia sẻ.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 1-6-2017, dành cho 100 tham dự viên khóa họp toàn thể của Bộ giáo sĩ, tiến hành dưới quyền chủ tọa của ĐHY Tổng trưởng Benjamino Stella.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC ghi nhận khả năng của các linh mục trẻ, tinh thần sáng tạo, lòng hăng say của các vị. Ngài ca ngợi chương trình đào tạo căn bản (Ratio Fundamentalis) dành cho giáo sĩ mới được Bộ giáo sĩ công bố cách đây vài tháng, nhắm đến một sự huấn luyện toàn diện, bao trùm mọi khía cạnh của đời sống, chỉ dẫn con đường đào tạo môn đệ thừa sai, và ĐTC nhấn mạnh đến 3 thái độ quan trọng đối với các linh trẻ:

- Trước tiên là cầu nguyện không mệt mỏi. ĐTC nói: ”Chúng ta chỉ có thể là những người ”đánh cá người”, nếu trước tiên chúng ta nhìn nhận mình đã được sự dịu dàng của Chúa thu hút. Ơn gọi của chúng ta bắt đầu khi, rời bỏ lãnh vực cá nhân chủ nghĩa và những dự phóng bản thân của chúng ta, chúng ta tiến bước trong cuộc ”du hành thánh”, phó thác cho Đấng là Tình Yêu đã tìm kiếm chúng ta và Tiếng Nói đã làm rung động tâm hồn chúng ta”.

Để chu toàn việc cầu nguyện không ngừng, ĐTC nhắn nhủ các LM trẻ hãy cố gắng sống sự hòa hợp giữa kinh nguyện, làm việc và nghỉ ngơi, sự hòa hợp ấy là nguồn năng lực quí giá để đối phó với những vất vả tông đồ.. Mỗi ngày chúng ta cần dừng lại, lắng nghe Lời Chúa và ở lại trước Nhà Tạm Mình Thánh Chúa. Và cũng cần lắng nghe thân xác chúng ta, là một bác sĩ giỏi, báo động cho chúng ta khi sự mệt mỏi vượt quá giới hạn. Cầu nguyện, tương quan với Thiên Chúa, chăm sóc đời sống thiêng liêng mang lại cái hồn cho sứ vụ, và có thể nói, sứ vụ mang lại hình dạng cho đời sống thiêng liêng: vì linh mục thánh hóa bản thân và tha nhân trong việc thực thi cụ thể sứ vụ, nhất là khi giảng giải và cử hành các bí tích”.

- Tiếp đến là thái độ luôn tiến bước, vì LM không bao giờ là người đã tới đích. LM luôn luôn là một môn đệ, lữ hành trên những nẻo đường của Tin Mừng và cuộc sống, đối diện với ngưỡng cửa mầu nhiệm Thiên Chúa và Thánh Địa của những người được ủy thác cho LM. Không bao giờ LM có thể cảm thấy thỏa mãn và dập tắt sự lo âu lành mạnh làm cho LM để cho Chúa huấn luyện và làm đầy tràn. Vì thế, linh mục luôn cập nhật và cởi mở đối với những bất ngờ của Thiên Chúa! Trong sự cởi mở như thế đối với điều mới mẻ, các linh mục trẻ có thể có tinh thần sáng tạo trong việc loan báo Tin Mừng, với tinh thần phân định, lui tới những môi trường mới mẻ trong lãnh vực truyền thông với tinh thần phân định, nơi mà linh mục gặp những khuôn mặt, những chuyện đời và câu hỏi của con người, phát huy khả năng xã hội tính, tương quan và loan báo đức tin. Đồng thời linh mục cũng liên lạc với các linh mục khác, và ngăn cản không cho ”con sâu” của bệnh tự tham chiếu cản trở kinh nghiệm hồi sinh của tình hiệp thông linh mục”.

- Sau cùng, LM cần có thái độ thành tâm chia sẻ, vì cuộc đời LM không phải là một văn phòng bàn giấy và cũng không phải là một tập hợp các việc tôn giáo hoặc phụng vụ phải thi hành. Làm linh mục có nghĩa là dành trọn cuộc sống cho Chúa và anh chị em, mang trong tâm hồn niềm vui và lo âu của Dân Chúa, dành thời gian lắng nghe và chữa lành các vết thương của người khác, cống hiến cho họ sự dịu dàng của Chúa Cha.

ĐTC cũng nhận xét rằng đi từ kinh nghiệm sinh hoạt với người trẻ trong giáo xứ, khi còn trẻ, LM trẻ có cơ hội lớn sống tinh thần chia sẻ ấy với những người trẻ, ở giữa họ, không những như một người bạn, nhưng còn như một người biết thành tâm chia sẻ cuộc sống của họ, lắng nghe những vấn nạn và tham gia cụ thể vào những thăng trầm khác nhau trong đời sống của họ.

ĐTC nói thêm rằng ”LM không cần phải là một chuyên gia về thánh thiêng, hoặc là một anh hùng, từ trên cao và từ bên ngoài, trả lời cho những vấn nạn băn khoăn của người trẻ. Đúng hơn, người trẻ bị thu hút do những người biết chân thành can dự vào cuộc sống của họ, đồng thành với họ trong tinh thần tôn trọng và lắng nghe họ với lòng yêu mến. Vấn đề ở đây là có một con tim đầy lòng cảm thông, nhất là với người trẻ” (SD 1-6-2017)
 
ĐTC: Tuyên xưng Chúa Kitô cho dù phải chịu những bách hại
Tứ Quyết SJ
09:05 01/06/2017


Làm chứng cho Chúa, chịu sự bách hại, cầu nguyện. Đó là là ba điểm nổi bật trong cuộc đời thánh Phaolô Tông Đồ, một cuộc đời luôn sẵn sàng lên đường. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta ngày 1/6/2017.

Loan báo Chúa Kitô

Thánh Phaolô luôn trên đường rao giảng và tuyên xưng Chúa Kitô. Ngài đi hết nơi này đến nơi khác. Ngài không chỉ ngồi một chỗ trong bàn làm việc của mình. Không như thế. Ngài luôn di chuyển, luôn chuyển động. Ngài luôn lên đường mang theo sứ điệp về Chúa Giêsu Kitô. Trong lòng ngài có đầy tràn lửa nhiệt thành, bừng cháy ngọn lửa tông đồ, thúc đẩy ngài tiến về phía trước. Ngài không để cho mình bị níu kéo, nhưng luôn tiến về phía trước, và ngài sẵn lòng đón nhận những khó khăn rắc rối.

Đón nhận sự bách hại

Thánh Phaolô đã bị đưa ra xét xử. Nhưng Thần Khí giúp Phaolô tìm thấy một điều có thể gây bất đồng nội bộ giữa những kẻ đang tố cáo ngài. Đó là niềm tin vào sự sống lại. Phaolô biết rằng, nhóm Xađốc không tin vào sự phục sinh, còn nhóm Pharisêu lại tin vào sự phục sinh. Biết thế, nên Phaolô lên tiếng nói: “Hỡi anh em là những người Pharisêu. Tôi là người Pharisêu, là con của một người Pharisêu. Chúng ta đang hy vọng vào sự phục sinh từ cõi chết.” Ngay khi ngài nói điều ấy, đã xảy ra cuộc tranh cãi sôi nổi giữa những người thuộc phái Pharisêu và những người thuộc phái Xađốc. Những kẻ ấy, những kẻ muốn xét xử và kết án thánh Phaolô, dường như họ hiệp nhất với nhau, nhưng kỳ thực họ chia rẽ nhau.

Cũng thế, có những người muốn bảo vệ Lề Luật, muốn gìn giữ giáo lý của Dân Chúa, muốn gìn giữ đức tin, nhưng thực tế lại khác. Thực tế họ lại đánh mất Lề Luật, đánh mất giáo lý, đánh mất đức tin, bởi vì họ đã biến những điều ấy trở thành các ý thức hệ.

Sức mạnh của đời cầu nguyện

Sức mạnh của thánh Phaolô đến từ đời cầu nguyện, đến từ cuộc gặp gỡ của thánh nhân với Chúa Kitô. Nhiều lần ngài nói ngài được đưa lên tầng trời thứ bảy và có những cuộc gặp gỡ thần bí với Chúa Giêsu. Lần đầu tiên chính là cuộc gặp gỡ giữa ngài với Chúa Giêsu trên đường Damas, khi ngài muốn đi bắt bớ các Kitô hữu. Phaolô là người đã gặp Chúa, là con người của cầu nguyện.

Như thế ba điểm nổi bật của cuộc đời thánh Phaolô là hăng say loan báo về Chúa Kitô, sẵn lòng đón nhận bắt bớ, và cầu nguyện gặp gỡ Chúa. Thánh Phaolô tiếp tục tiến bước như thế giữa những bách hại của thế gian và đi trong sự an ủi của Thiên Chúa. Xin Chúa ban ân sủng, để chúng ta có thể sống ba điều đặc biệt như thánh Phaolô đã sống.
 
TV Thời sự Giáo hội và Thế giới ngày nay - 31/5/2017
VietCatholic Network
19:17 01/06/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.

VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.

Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1. Đức Thánh Cha tiếp kiến chung ngày thứ Tư ngày 31 tháng 5.

2. ĐTC nói: “Chủ chiên không phải là Trung tâm của Cộng Đoàn Giáo Hội”.

3. Radio Pakistan nhận định rằng: thế giới cần sứ điệp hy vọng của Đức Thánh Cha.

4. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến thủ tướng Canada, ông Justin Trudeau.

5. Giáo phận Rouen bắt đâu thu thập tài liệu phong chân phước cho cha Hamel.

6. Vị Tuyên úy Quân Đội Hoa Kỳ tử trận tại chiến trường Việt Nam trên đường được phong thánh.

7. Con trai lớn của thủ tướng Ba Lan được thụ phong linh mục.

8. Giáo Hội Philippines kêu gọi trợ giúp các người di tản ở Marawi.

9. Tổng thống Nam Hàn cho phép viện trợ nhân đạo cho Bắc Hàn.

10. Thế hệ người trẻ Nigeria bị biến thành trẻ mồ côi sống lây lất giữa những thành phố lớn.

11. Linh mục Nguyễn Đình Thục bị nhiều người bao vây, đe dọa, chặn đường về.

12. Nổ lớn tại nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh.

13. Giới thiệu bài thánh ca: Ca Vang Tình Yêu Chúa.

Sau đây là phần tin chi tiết:
 
Các Giám mục miền nam Mexico bị các tổ chức tội phạm đe dọa
Hồng Thủy
17:18 01/06/2017
Mexico City - Các giám mục ở miền nam bang Guerrero của Mexico, nơi có nhiều hoạt động buôn bán ma túy và các giáo xứ nằm trong các cộng đồng địa phương nghèo nàn, dân chúng sống nhờ trồng cây thuốc phiện, đã phải chịu những mối đe doạ từ các nhóm tội phạm có tổ chức.

Đức Cha Maximino Miranda Martinez của Ciudad Altamirano đã bị cướp xe khi ngài đi vào con đường bị chặn bởi một nhóm có vũ khí tại miền bạo loạn Tierra Caliente. Đức Cha Dagoberto Sosa Arriaga của Tlapa thì bị tống tiền nhưng đã tránh được khi các tên tống tiền bị các đối thủ cản trở.

Trong cuộc họp báo hôm 27/05, Đức Cha Salvador Rangel Mendoza của Chilpancingo-Chilapa cho biết có 3 linh mục bị đe dọa. Ngài chia sẻ rằng các giám mục và linh mục đã can thiệp vào những xung đột giữa các nhóm tội phạm nhỏ đang ngày càng gia tăng, đụng độ nhau trong việc trồng trọt và buôn lậu chất ma tuý từ Guerrero tới Hoa Kỳ. Chính Đức Rangel đã nói về việc thiết lập các liên lạc với các ông chủ ma túy để tạo an bình cho một trong những bang có bạo lực nhất Mexico. Đức Cha nói về cố gắng dập tắt xung đột giữa các băng đảng ma túy: “Không phải nhiệm vụ của tôi nói điều đó. Tôi đã xin trợ giúp từ chính quyền bang và họ đã gửi cảnh sát bang đến. Nhưng các cảnh sát này bị các tội phạm cướp vũ khí và họ đã rời đi.”

Bạo lực đã làm cho tình hình tại Mexico tệ đi trong 2 năm vừa qua và thống kê tội phạm cho thấy đất nước này đang đạt kỷ lục về số các vụ giết người trong vòng 20 năm. Tại bang Guerrero, tỉ số vụ giết người trong năm 2016 là 61/100,000 dân, cao nhất nước. Từ năm 2009, có it nhất có 4 linh mục và 2 chủng sinh bị giết tại bang này. (CNS 31/05/2017)
 
Chúa Giêsu đang hiện diện ở Trại Tỵ Nạn Kakuma
Thanh Quảng sdb
21:26 01/06/2017
Chúa Giêsu đang hiện diện ở Trại Tỵ Nạn Kakuma
Lm Ángel Fernández Artime (Tổng quyền Dòng Salesian)
Chuyển ngữ Thanh Quảng sdb

Cha chứng kiến những người Salesian đang hiện diện giữa những cảnh khổ đau ngút ngàn để có thể thành lập một cơ sở cho niềm hy vọng, ủi an, thông hiệp, và giáo dục
Các bạn thân mến, hôm nay cha muốn chia sẻ với các bạn những tác động mà cha đã trải nghiệm một cách sâu đậm trong thân phận con người của cha. Cha muốn đề cập đến chuyến viếng thăm của phái đoàn Salesian tại trại tị nạn LHQ ở Kakuma, Kenya cách đây vài tuần. Chúng con có thể dễ dàng mường tượng ra bất kỳ cuộc viếng thăm trại tị nạn nào cũng dấy lên những cảm xúc sâu sắc. Thêm vào tác động đó cha muốn đề cập tới một động cơ rất đặc biệt và quan trọng đó là cha không đến đó chỉ vì muống gần gũi những người tị nạn từ Nam Sudan, Rwanda, Burundi, Congo, mà cha muốn đến đó để gặp gỡ và ôm chào thân thương các hội viên Salesian thân yêu của cha (họ là những người từ Tanzania và Kenya). Năm hội viên này làm thành một cộng thể tuyệt vời sống giữa 150.000 người tỵ nạn - trong đó có nhiều thanh thiếu niên nam nữ vị thành niên và tráng niên.
Cộng đoàn này đã hiện diện giữa những đồng bào tị nạn nơi đây trong nhiều năm rồi. Đây là một hiện tượng không bình thường, nhưng có thực. Công đoàn này không chỉ được phép mà còn được Cao Ủy Liên Hợp Quốc nhìn nhận những hoạt động của các tu sĩ Salesian là một công cuộc trọng yếu, vì họ nối kết, vun trồng sự hiệp thông, cống hiến giáo dục và đào tạo giới trẻ nơi đây.
Cha đã chứng kiến một Valdocco của thế kỷ 21
Khi đến thành phố Kakuma, gần biên giới với Nam Sudan, nơi đang phải gánh chịu những xung đột nội bộ khốc liệt giữa các bộ lạc, ở sát gần thị trấn Turkana, một thành phố 340.000 cư dân sinh sống gần vùng đông bắc Kenya - một vùng đất khô cằn và nắng cháy. Sau khi vượt qua một con sông cạn nước, là đến trại tị nạn của LHQ, nơi có khoảng 150.000 người đang tá túc. Họ đến từ nhiều chủng tộc, bộ lạc, phong tục, và tôn giáo khác nhau. Sống giữa những người thuộc nhiều khác biệt này, các tu sĩ Salesian, anh em của chúng ta cố gắng là những người con mà Cha thánh Gioan Bosco mong muốn như xưa Ngài đã sống cho thanh thiếu niên tại Khánh lễ viên Valdocco. Chính tại nơi đây cha đang chứng kiến một Khánh lễ viện Valdocco của thế kỷ 21 với sắc thái hoàn toàn của vùng đất châu Phi.
Hơn 250 thanh niên cắp sách đến trung tâm kỹ thuật của chúng ta hàng ngày. Ở đó, các giáo viên và các Salesian chỉ dạy và truyền đạt cho họ những kỹ năng về: nghề mộc, nghề điện, điện tử, học quản trị và thư ký. Đây là những ngành nghề đơn giản cung cấp cho những người trẻ một số kiến thức và kỹ năng để họ có thể sống một cuộc sống xứng đáng phẩm giá con người khi họ may mắn được đi định cư hay sống ở nơi mà họ mong muốn.
Hàng ngày, đồ ăn được cung cấp cho những thanh thiếu niên này cũng như cho những người tỵ nạn khác. LHQ cung cấp và đảm bảo về các dịch vụ này. Cha và phái đoàn đã cùng chia sẻ thức ăn đồ uống với các học sinh trong niềm vui biết ơn và hy vọng. Các thanh thiếu niên đã dạy cha về những công việc nhỏ bé họ làm và những gì họ đang học. Phần đa họ là thanh niên trẻ vị thành niên.
Cha thực sự cảm nghiệm và xác tín rằng đây là một trường học chuẩn bị cho cuộc sống tương lai của các thanh thiếu niên. Các em được hấp thụ một nền giáo dục đơn sơ, nhưng có nhiều giá trị. Thật vậy các em học hàng ngày làm sao biết sống hài hòa trong một thế giới đa dạng, học sống chung trong an bình, biết hợp tác các nỗ lực, biết lượng giá các khác biệt, hầu tôn trọng ý kiến người khác cũng như tôn trọng các trạng thái văn hoá và tôn giáo khác nhau.
Nhân cơ hội này cha chào hỏi và tiếp xúc với các nữ nhân viên của LHQ có liên hệ đến các công cuộc của cộng đoàn Salesian. Các nữ nhân viên ấy cùng tham gia vào sứ mệnh của chúng ta cũng như chia sẻ miếng cơm manh áo với chúng ta. Cha rất vui khi được nghe chính họ đánh giá rất cao sự hiện diện của các tu sĩ Salesian chúng ta và sự hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Tu hội Salesian ở đây cũng như nhiều nơi trên khắp thế giới.
Vượt ra khỏi phạm vị dòng sông cạn
Cha cũng cảm ơn các nhân viên LHQ đã cho phép chúng ta làm việc ở đó giữa những người trẻ, vì đây không phải là một công cuộc trợ giúp xã hội thuần túy, trợ giúp dân chúng tự tồn. Công việc này có thể bắt đầu bằng việc đơn thuần đó, nhưng ngay sau đó, nó được biến thành một công cuộc chuẩn bị cho cuộc sống tương lai của những người trẻ dù thời gian ngắn dài tại trại tỵ nạn.
Bầu khí vui tươi của cộng thể và môi trường xung quanh khiến cha thật hạnh phúc. Những người trẻ thực sự cảm thấy rằng họ đang ở nhà của họ trong thời gian họ học hỏi nơi đây. Chúng ta không đơn độc trong tình trạng này, ngay cả khi cộng đoàn Salesian là một cộng đoàn những người không phải là tỵ nạn duy nhất sống trong trại. Cũng như niềm vui khi được biết vị giám mục trẻ của địa phương luôn gần gũi với giáo dân. Ngài sống hòa mình, bình dân và luôn can đảm dấn thân với các tín hữu cũng như với chúng ta và các cộng đồng các tôn giáo bạn, cùng chúng ta cùng chia sẻ sứ mệnh giữa vùng đất Phi châu Turkana này trong nhiều năm qua.
Ước mơ của vùng đất Phi châu này là có nhiều cộng đoàn Salesian khác, không phải trong trại tị nạn; ở vùng Turkana – mà vượt ra khỏi dòng sông cạn này, tới các vùng đất xa xôi để mở các trường kỹ thuật hầu có thể phục vụ các thanh thiếu niên các vùng đất đó.
Cộng đoàn cũng phụ trách một giáo xứ cho người Công Giáo trong trại, cũng như trông coi chín nhà nguyện khác (các con có thể tưởng tượng trại tỵ nạn này rộng lớn như thế nào để đáp ứng một dân số khổng lồ như vậy). Khi các con nhìn thấy sự chăm sóc mục vụ cho niềm tin cho những ai đang tìm kiếm hoặc những ai đang cố gắng thăng tiến niềm tin của mình nơi Chúa Giêsu, thì chúng ta thực sự cảm nghiệm được đây là một Lễ Phục Sinh đang diễn ra trong trại tị nạn. Thật vậy, Chúa Giêsu đã sống lại cho tất cả, đặc biệt cho những người cùng đinh, người nghèo, người di cư, và những người mà thế giới này đang ruồng bỏ họ.
Cha đã trở về Roma, nhưng các hội viên của chúng ta vẫn còn ở đó. Qua chuyến viếng thăm này cha cảm nghiệm được một niềm vui tràn ngập nơi tâm lòng của cha, cha đã trải nghiệm được sự nghèo đói của thân phận con người nhân loại nhưng cha cũng cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa Tình yêu nơi đó.
Cha cầu mong mọi sự an lành cho tất cả, nhưng trên hết là chúng ta không bao giờ đánh mất sự nhạy cảm của mình đối với người trẻ, cũng như tấm lòng thành hỗ trợ cùng chung tay hoạt động với chúng ta của nhiều người bất kể là nam hay nữ, họ là những người bạn thân tình của chúng ta.
 
Top Stories
Urgent Action on Hoàng Đức Bình and Bạch Hồng Quyền: Crackdown on Formosa spill activists continues
Internatonal Human Rights
13:18 01/06/2017
URGENT ACTION: CRACKDOWN ON FORMOSA SPILL ACTIVISTS CONTINUES

The Vietnamese authorities are continuing to crackdown on activists who have raised concerns about the 2016 Formosa environmental disaster and its aftermath. On 12 May 2017, an arrest warrant was issued for activist Bạch Hồng Quyền, who is now in hiding, while human rights defender and blogger Hoàng Đức Bình has been detained since 15 May 2017. Other activists are also facing harassment and intimidation, and are at risk of arrest.

On the morning of 15 May, human rights defender and blogger Hoàng Đức Bình was arrested by the authorities in Nghệ An, a province in north-central Viet Nam. He has been charged with "resisting persons in the performance of their official duties" under article 257 of Viet Nam’s 1999 Penal Code, and "abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens" under article 258. Under each charge Hoàng Đức Bình faces a possible sentence of between six months' and seven years' imprisonment.

Hoàng Đức Bình, Vice Chairman of the independent Viet Labor Movement, has been blogging about and assisting those affected by the Formosa environmental disaster which occurred in April 2016, severely affecting fish stocks in multiple Vietnamese provinces. He was travelling with a Catholic priest, Father Nguyễn Đình Thục, at the time of his arrest and was reportedly forced to sign a confession statement by the authorities after being detained in Diễn Châu district of Nghệ An province. It is not known exactly where he is being held. Father Nguyễn Đình Thục, who has also been active in supporting those affected by the environmental crisis, has also faced threats and intimidation for his activities, and is at risk of arrest.

Another Vietnamese activist blogger, Bạch Hồng Quyền, who is a member of the Vietnam Path Movement, a peaceful reform group not sanctioned by the authorities, is also being pursued by the authorities after a warrant was issued for his arrest on 12 May. He is currently in hiding and faces charges of "causing public disorder" for his alleged role in organizing a demonstration on 3 April calling for accountability and transparency in relation to the Formosa environmental disaster. Both his wife and parents have been visited by the authorities seeking his arrest.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhân dân Đông Tâm nổi dậy
Trần An Bài
17:08 01/06/2017
NHÂN DÂN ĐỒNG TÂM NỔI DẬY

Đồng Tâm là một xã thuộc thành phố Hà Nội. Do vụ nhà nước Cộng Sản tịch thu đất của dân làm cơ sở quốc phòng, rồi lại không làm gì cả. Sau cùng, các cán bộ tham nhũng định cướp đất của dân. Do đó, cuộc xung đột giữa dân và nhà nước mới bùng nổ. Trước tiên, nhà nước đã dùng thủ đoạn cố hữu là sử dụng côn đồ và công an phối hợp bắt bớ và đánh đập dân.

Ngày xưa, Cảnh Sát QG/ VNCH được dân chúng tặng cho danh hiệu “Bạn Dân”, nhưng từ sau năm 1975, “Cảnh sát, Công an và Côn đồ” được dân chúng ghép chung với nhau, vì họ cùng làm việc chung với nhau.

Ngày 15-4-2017, công an bắt 4 người dân, trong đó có cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi, bị đánh gẫy chân. Cụ Kình lại là một đảng viên CS, với 60 năm tuổi đảng. Vì thế, dân chúng bất mãn và bắt nhốt 38 người, gồm cán bộ, công an và cảnh sát cơ động. Đồng thời, dân chúng dựng lên các chướng ngại vật để sẵn sàng đương đầu quyết tử với một cuộc tấn công của nhà nước vào Đồng Tâm.

Trước khí thế vùng lên của dân chúng, ngày 18-4, nhà nước trả tự do cho 4 người dân bị bắt 3 hôm trước. Đổi lại, dân chúng cũng thả 18 người của nhà nước.

Ngày 22-4, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội đích thân đến gặp dân chúng và ký giấy cam kết sẽ không truy tố, bắt bớ bất cứ người dân nào ở Đồng Tâm về biến cố này và hứa sẽ giải quyết thỏa đáng vụ đất đai. Nhờ đó, các cán bộ và công an còn đang bị dân bắt giữ được thả ra và mọi hàng rào ngăn cản được dân chúng gỡ đi.

Qua sự kiện Đồng Tâm này, tôi muốn nêu lên vài nhận xét:

Thứ nhất: Ai cũng biết luật lệ Cộng Sản là luật rừng. Họ bắt giữ những nhà đối lập dựa vào những luật lệ rừng rú, vô lý, trái quốc tế công pháp, vu khống cho những nhà ái quốc tội lật đổ chính quyền. Nhưng khi nhân dân nổi lên và có những hành động rõ rệt là chà đạp luật lệ và các quốc gia văn minh thường không chấp nhận hành động bắt giữ nhân viên công lực làm con tin thì CSVN lại nhượng bộ tội ác một cách rất dễ dàng.

Thứ nhì: Ai bảo Cộng sản không biết sợ dân. Từ xưa tới nay, dân biểu tình ôn hòa, đòi quyền lợi chính đáng thì Cộng sản dùng công an và côn đồ đàn áp thẳng tay. Nhưng khi người dân vùng lên làm dữ thì họ lại đầu hàng vô điều kiện.

Điều này chứng minh rằng CSVN không can đảm, không anh hùng như có người lầm tưởng, mà họ là những kẻ hèn nhát, chỉ dám bắt nạt dân vào những lúc có thể bắt nạt, nhưng khi dân chúng quyết ăn thua đủ thì họ rất hèn nhát. Đây là một kinh nghiệm để các nhà tranh đấu ở VN rút kinh nghiệm.

Thứ ba: Nhìn vào những cuộc nổi dậy của đồng bào phản đối nhà nước CSVN, hầu hết là liên quan đến việc tịch thu nhà đất của đồng bào một cách bất công hoặc bồi thường không xứng đáng. Kế đến là vụ Formosa, vụ này có ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của đồng bào tại một số tỉnh miền Trung. Và rồi, có một ít cuộc biểu tình của dân chúng chống Tầu Cộng cướp biển, cướp đất VN. Nhưng những cuộc biểu tình này mang tính cách chính trị hoàn toàn, nên Đảng CSVN nhận chỉ thị của Đảng CS Trung Quốc đàn áp một cách thẳng tay.

Nhưng thực sự mà nói, mất nhà mất đất vào tay những tên tham nhũng CSVN thì nhà đất ấy vẫn là của VN. Nhưng khi lãnh thổ VN bị Đảng CSVN dâng hiến cho Quan Thày Trung Cộng thì đó mới là tai họa to lớn nhất và Đảng CSVN nhất quyết ăn thua đủ với các cuộc biểu tình chống Trung Cộng.

Đồng bào xã Đồng Tâm đã nổi lên bắt giữ cán bộ, đảng viên CS, một sống một chết với nhà nước, vì đất đai của họ bị tước đoạt. Nhưng nếu Đảng CSVN đã dâng hiến toàn nước VN cho Trung Cộng thì không phải chỉ có đất đai của xã Đồng Tâm mà là của toàn thể dân tộc VN thì không biết đồng bào chúng ta nghĩ sao đây?

Nguyễn Văn Linh, nguyên TBT Đảng CSVN nói rằng với Hiệp Ước Thành Đô đành rằng sẽ mất Nước, nhưng thà mất Nước còn hơn mất Đảng. Chúng ta chê bai ông đảng viên này quá ngây thơ. Có thật khi Trung Cộng chiếm xong VN, họ còn để cho Đảng CSVN tiếp tục hoạt động sao?

Rừng rú, ngốc nghếch như CSVN mà ngày 30-4-1975, đoàn xe tăng xông vào Dinh Độc Lập của VNCH còn cắm cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nhưng chỉ ngày hôm sau và cho tới bây giờ, không ai còn trông thấy hình dáng lá cờ đó cũng như tên của tổ chức tay sai này nữa. Vậy thì khi Tầu Cộng đã nuốt trọn VN rồi mà Trung Cộng còn để cho Đảng CSVN tồn tại sao? Thật là không tưởng.

Thứ tư: Chắc mọi người chúng ta đều nhớ: Trong vụ Formosa, Công ty Đài Loan đã chính thức nhận lỗi và tự ý định số tiền bồi thường cho các nạn nhân là 500 triệu Mỹ kim. Số tiền đó chỉ là một giọt nước nhỏ so với những thiệt hại của đồng bào, nhưng cũng chưa tới tay các nạn nhân. Nguyện vọng rõ rệt nhất mà cả chục ngàn giáo dân địa phận Vinh đã nhất loạt hô lên là: “Formosa! Cút!” Nhưng cho tới giờ, Formosa chưa cút mà nhà nước đang muốn xử tử hai linh mục đã cầm đầu những cuộc biểu tình chống Formosa là linh mục Đặng Hũu Nam và linh mục Nguyễn Đình Thục. Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp là Bề Trên của hai linh mục này chẳng những không cách chức hai cha, mà mới đây ngài đã hướng dẫn một phái đoàn 6 người đi nhiều nước Âu Châu để vận động đem vụ Formosa ra trước diễn đàn quốc tế.

Tất cả những phản ứng này đều là hợp tình, hợp lý cả. Nhưng kết quả còn tùy thuộc vào các cá nhân và tổ chức bên ngoài nhận tài liệu. Theo tôi, nếu đồng bào đã muốn đuổi Formosa đi, mà nó lì lợm không chịu đi thì có một biện pháp khác, nằm ngay trong tay đồng bào và có thể làm tức khắc, trước khi đuổi nó đi. Đó là chính đồng bào có thể làm cho nó ngưng hoạt động ngay, chứ không thể cứ tiếp tục hoạt động và xả chất độc ra biển được. Một khi cả chục ngàn đồng bào đã leo rào vào cơ sở Formosa rồi thì việc làm cho nhà máy ngưng hoạt động ngay tức khắc không còn phải là một điều gì khó khăn.

Việc ngưng ngay hoạt động của Formosa rất hợp tình hợp lý. Họ đã nhận lỗi. Vậy họ phải chấm dứt hoạt động ngay cho tới khi mọi việc được giải quyết ổn thỏa. Nếu các giáo dân làm gì để cho nhà máy phải ngưng hoạt động thì đó là một biện pháp đúng đắn, cần thiết và rất can đảm.

Tôi hiểu rằng đây chỉ là một ý kiến đóng góp thôi. Còn thực tế có nhiều khó khăn khác nữa, mà chỉ người trong cuộc mới hiểu được.

Trong hoàn cảnh đất nước hiện tại, cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại chúng ta phải làm gì?

Đã có rất nhiều bậc trí thức, vị vọng bàn về vấn đề này và đã đưa ra nhiều ý kiến rất hay. Tôi chỉ xin được nêu lên một vài điều không nên làm và nên làm.

Điều không nên làm: Tất cả chúng ta – người Việt Nam – được thừa hưởng một kho tàng quá ư là dồi dào của tiền nhân để lại. Đó là một kho chuyện. Lãnh vực nào cũng đầy chuyện. Và vì thế chúng ta có cái tật “nhiều chuyện”. “Nhiều chuyện” có khi hay mà cũng có khi dở. Nhưng thực tế, ít khi chúng ta có thể ngồi lại để nói chung với nhau về một câu chuyện mà thôi.

Khi một người VN và một người Nhật ngồi đấu lý với nhau thì người Việt ăn đứt người Nhật. Khi có 10 người Nhật ngồi lại với nhau thì họ thành một công ty đàng hoàng, trong khi đó, 10 người Việt ngồi chung với nhau thì đó là một cái chợ, một “công ty năng tan”, chứ không phải công ty đàng hoàng.

Trong các buổi sinh hoạt chính trị tại Hoa Kỳ, ví dụ: trong một buổi vận động tranh cử chẳng hạn. Quý vị đã thấy cả mấy chục ngàn người la hét, vỗ tay, hoan hô hay đả đảo ầm ĩ. Nhưng họ không bao giờ mất trật tự. Tuy có lúc cả hội trường ồn ào, nhưng khi diễn giả nói thì mọi người lại im lặng. Có nghĩa là tất cả hội trường dù đông đảo cách mấy, họ vẫn chỉ cùng với diễn giả nghe và bàn thảo về một đề tài thôi. Còn người VN ồn ào, nhốn nháo từ đầu tới cuối, không ai nghe ai. Chúng ta không bàn một chuyện mà là bàn cả trăm chuyện một lúc. Nhưng kết cục, chẳng chuyện nào ra chuyện nào cả.

Người ta kể chuyện có 2 giỏ cua để gần nhau. Một giỏ đựng cua Mỹ. Một giỏ đựng cua VN. Chỉ sau một thời gian ngắn, mọi con cua Mỹ đã bò khỏi giỏ và tất cả đều được giải thoát. Nhưng giỏ đựng cua VN thì còn nguyên, không có con nào bò thoát, vì hễ con nào bò lên là con bên dưới lôi xuống, cho nên chẳng con nào chạy thoát được.

Chúng ta không bao giờ chịu nhường nhịn nhau. Lại còn thù dai vô chừng. Tại Hoa Kỳ này, sau một kỳ bầu cử, các chính trị gia bên thua cũng như bên thắng, họ đã bắt tay làm hòa với nhau từ lâu rồi mà chúng ta vẫn còn đang tranh cãi kịch liệt, đến nỗi không thèm nhìn mặt nhau nữa.

Với những câu chuyện trên, tôi muốn đề nghị với mỗi người chúng ta không nên lắm chuyện, và dành quá nhiều lời phê bình, chỉ trích giữa người quốc gia với nhau.

Kế tiếp, tôi đề nghị nên làm một điều này:

Sau 42 năm người Việt Quốc Gia bỏ nước đi tỵ nạn Cộng sản, hiện nay, người Việt chúng ta đã có mặt trên khắp thế giới. Và chẳng những vậy, người Việt chúng ta đã mang quốc tịch của rất nhiều quốc gia trên thế giới này và đã hiện diện trong hầu hết các ngành nghề tại mỗi quốc gia họ đang sinh sống.

Chúng ta hãy dùng lá phiếu của mình để cho các quốc gia trên thế giới can thiệp và ngăn chặn Đảng CSVN không được dâng hiến nước VN cho Đảng CS Trung quốc. Việc dâng hiến này vô giá trị, vì chỉ do một Đảng CSVN tự ý làm. Nó hoàn toàn trái với ý nguyện của toàn dân Việt Nam.

Đồng thời, chúng ta cũng phải chuẩn bị cho các nhà làm luật của các quốc gia trên thế giới chặn đường không cho những tên CSVN tham nhũng, ăn cẳp tiền của dân, bàn tay nhuốm máu dân lành được trốn ra ngoại quốc. Họ là những tên tội đồ của dân tộc và của thế giới văn minh loài người. Họ phải ở lại VN để đền tội với tổ quốc và nhân dân VN, chứ không có quyền tị nạn chính trị ở bất cứ nơi nào khác trong hành tinh này.

KẾT LUẬN:

Hầu hết quân dân cán chính của VNCH đã không may mắn hồi năm 1975 để chạy thoát được Cộng Sản và đã bị chúng hành hạ, cầm tù và tẩy não. Những đã có bao giờ chúng ta tự hỏi Cộng Sản VN có thành công chút nào trong việc tẩy não các quân cán chính VNCH hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Những người tù cải tạo, không một ai để cho mình bị tẩy não và nhìn nhận Đảng CSVN có chính nghĩa. Não đã không bị tẩy mà sự căm thù Đảng CSVN còn mạnh mẽ vững chắc hơn hết nơi các anh em tù nhân chính trị.

Và do một sự may mắn của lịch sử, hầu hết các tù nhân cải tạo đã thoát khỏi ách cai trị của CSVN và hiện đang sống tại bến bờ tự do và con cái của họ hiện đang có một cuộc sống mà các tên lãnh đạo Đảng CSVN mơ ước cũng không bao giờ có được.

Người Quốc Gia và người Cộng Sản khác nhau ở nhiều điểm. Điểm nổi bật nhất là người QG lúc nào cũng đặt Tổ Quốc lên trên hết. Trái lại, người CS không bao giờ yêu Tổ Quốc, mà chỉ yêu Đảng của họ. Đó là một tập đoàn côn đồ, bán nước.

Người QG sống chết với Tổ Quốc và với sự phù hộ của các anh hùng dân tộc. Trái lại, CSVN chỉ biết sống chết với Đảng và tôn sùng cái thây ma đang được ướp lạnh ở Ba Đình. Không biết cái thây ma này còn nuôi đủ 3 triệu đảng viên trong bao lâu nữa đây?

TRẦN AN BÀI
 
Thông Báo
Kính mời tham dự Ngày Thánh Thể VIII, ngày 8-11 tháng 6 tại Karens, Texas.
Đan viện Biển Đức Thiên Tâm
12:39 01/06/2017




 
Văn Hóa
Chúa Thánh Thần : Nguồn ơn sủng tình yêu
Đinh Văn Tiến Hùng
17:22 01/06/2017

CHÚA THÁNH THẦN
Nguồn Ân Sủng Tình Yêu

( Lễ kính 4/6/17 )

“ Ta cầu xin Đức Chúa Cha, Người sẽ ban Đấng khác từ trời xuống với các con và ở cùng các con luôn, vì đó là Đấng Thánh Linh “ ( Yn.14: 16 )

Ôi ! Tình yêu Chúa vô cùng cao cả,
Về trời không để con lại bơ vơ,
Nhắn nhủ yêu thương qua các môn đồ,
Thày sẽ xin Chúa Thánh Thần ngự xuống.

Nhìn Hội Thánh trải qua bao tình huống,
Chúa Thánh Linh luôn nâng đỡ ủi an,
Ban sức mạnh Giáo Hội vượt nguy nan,
Để hoàn tất bao công trình Chúa định.

Elizabeth tuổi già đáng kính,
Vững lòng tin nên được Chúa yêu thương,
Sinh Gioan Đấng Tiền Hô mở đường,
Từ lòng mẹ đã tràn đầy Thần Khí.

Thánh Giuse luôn tuân hành Thánh ý,
Trong chiêm bao được Thiên Sứ báo tin,
Bạn đính hôn Maria dịu hiền,
Đang mang thai bởi Thánh Linh quyền phép.

Này đây nơi làng nhỏ Nazareth,
Maria vâng phục lời Chúa truyền,
Sẽ sinh Ngôi Hai giáng thế cứu người,
Do quyền năng Chúa Thánh Thần mầu nhiệm.

Trên sông Jordan Bồ Câu xuất hiện,
Khi Chúa nhận phép rửa từ Gioan,
Cửa trời mở tiếng vọng từ Thiên đàng :
‘Đây Con Chí ái ! Người Ta yêu mến !’

Bốn mươi ngày cầu nguyện trong sa mạc,
Ba lần bị cám dỗ bởi Sa-tan,
Chúa đã khuất phục dục vọng gian tham,
Vì Thần Khí ở cùng Ngài chiến thắng.


Đức tin phải chứng minh bằng hành động ,
‘Các con hãy đi rao giảng khắp nơi,
Dạy mọi điều ta đã truyền các con,
Để nhận lấy ơn Thánh Thần thanh tẩy.’

‘Nếu ngày nào các con bị tù tội,
Đừng lo ấu trước phải nói những gì,
Đừng thất vọng vì khắc khoải nghĩ suy,
Thần Khí sẽ thay các con mọi việc.’

Trong phòng kín các môn đồ xao xuyến,
Chúa hiện đến giơ tay chúc bình an,
‘Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần !’
Lửa bừng cháy trong tâm hồn từ đấy.

Phúc cho kẻ vững tin dù không thấy,
Tội lỗi con người sẽ được thứ tha,
‘Hãy ghi nhớ phải tuân giữ lới Ta :
Chẳng được tha, lộng ngôn phạm Thần Khí !’

Cảm tạ Tình Chúa yêu thương tuyệt mỹ,
Con quyết tâm vâng giữ lời Chúa truyền,
Xin Chúa Thánh Linh đổ xuống ơn thiêng,
Và hướng dẫn cuộc đời con mãi mãi.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG


 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tĩnh Lặng
Lê Trị
18:24 01/06/2017
TĨNH LẶNG
Ảnh của Lê Trị
Lặng im là cõi suy tư
Đó là bí quyết Giêsu thường làm
Lặng im tích lũy khôn ngoan
Để cầu xin Chúa ban muôn ơn lành
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 02/06/2017: Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Genoa, Italia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:25 01/06/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Thánh Cha đã dành trọn ngày thứ bẩy 27-5, từ sáng đến chiều để viếng thăm giáo phận Genova, ở miền tây bắc Italia, cách Roma 400 cây số đường chim bay, và gần 490 cây số nếu đi đường bộ.

Từ Roma, Đức Thánh Cha đến phi trường Cristoforo Colombo của Genova lúc 8 giờ 15 phút sáng, rồi gặp 3,500 công nhân tại hãng luyện thép Ilva di Cornigliano. Tiếp đến Đức Thánh Cha đến nhà thờ chính tòa thánh Lorenzo để gặp 1,800 đại diện của hàng giáo sĩ vào lúc 10 giờ, trước khi đến Đền Thánh Đức Mẹ canh giữ ở trên núi cao 1 ngàn mét để gặp 2,600 bạn trẻ, rồi dùng bữa trưa với 135 người nghèo, người vô gia cư, người tị nạn và tù nhân cùng với những người cùng đi. Sau bữa ăn trưa, vào lúc 3 giờ 45, Đức Thánh Cha viếng thăm bệnh viện nhi đồng Gaslini, và sau cùng là thánh lễ lúc 5 giờ rưỡi, trước khi rời Genova lúc 7 giờ rưỡi để trở về Roma.

Chương trình Giáo Hội Năm Châu đặc biệt tuần này xin giới thiệu chi tiết chuyến viếng thăm mục vụ này của Đức Thánh Cha.

1. Cuộc gặp gỡ giới công nhân tại Genova

Trong cuộc gặp gỡ giới công nhân tại Genova, Đức Thánh Cha phác họa hình ảnh lý tưởng của người chủ xí nghiệp, quan tâm tới các công nhân và hết sức tránh việc sa thải.

Genova là một thành phố cảng có hơn 580 ngàn dân và nếu tính cả vùng phụ cận thì dân số lên tới một triệu rưỡi. Đây là cảng lớn nhất của Italia và đứng thứ hai ở vùng Địa Trung Hải. Về mặt tôn giáo Tổng giáo phận Genova có hơn 670 ngàn tín hữu Công Giáo do Đức Hồng Y Angelo Bagnasco coi sóc. Ngài vừa mãn nhiệm 10 năm làm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia nhưng vẫn tiếp tục làm Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu trong 4 năm nữa.

Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại đây khá dầy đặc. Ngài từ Roma đến phi trường Cristoforo Colombo của Genova lúc 8 giờ 15 phút sáng, rồi gặp 3.500 công nhân tại hãng luyện thép Ilva di Cornigliano, đại diện cho giới lao động. Tiếp đến Đức Thánh Cha đến nhà thờ chính tòa thánh Lorenzo để gặp 1.800 đại diện của hàng giáo sĩ vào lúc 10 giờ, trước khi đến Đền Thánh Đức Mẹ canh giữ ở trên núi cao 1 ngàn mét để gặp 2.600 bạn trẻ, rồi dùng bữa trưa với 135 người nghèo, người vô gia cư, người tị nạn và tù nhân cùng với những người cùng đi. Sau bữa ăn trưa, vào lúc 3 giờ 45, Đức Thánh Cha viếng thăm bệnh viện nhi đồng Gaslini, và sau cùng là thánh lễ lúc 5 giờ rưỡi, trước khi rời Genova lúc 7 giờ rưỡi để trở về Roma.

Khi đến phi trường thành phố Genova, lúc 8 giờ 15, Đức Thánh Cha đã được Đức Hồng Y Bagnasco, TGM sở tại, cùng với Ông thị trưởng Marco Doria và các quan chức khác tiếp đón và hướng dẫn tới hãng luyện thép Ilva nơi có 3.500 công nhân viên thuộc nhiều công xưởng ở miền Liguria đang chờ đợi ngài.

Nói chung ở đây cũng như nhiều nơi khác ở Italia có vấn đề người trẻ thất nghiệp. Tuy nhiên cũng có một số dấu hiệu tích cực, ví dụ hãng Ansaldo Energia chế tạo các máy móc cung cấp điện lực sản xuất tốt, công xưởng đóng tàu cũng hoạt động tốt đẹp, còn hãng luyện thép Ilva, có chi nhánh ở Taranto nam Italia, đã trải qua những năm rất khó khăn và dĩ nhiên có ảnh hưởng đến toàn bộ hãng ở các nơi.

Trong lời chào mừng Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Bagnasco nhận xét rằng “Tình trạng công ăn việc làm tiếp tục ở mức độ nghiêm trọng: nhiều người trẻ tiếp tục bị cản ngăn không thực hiện được một dự án trong cuộc sống của họ vì không tìm được việc làm, và cả những người lớn có gia đình cũng bị đe dọa”.

Đức Hồng Y cũng nói đến sự dấn thân của Giáo Hội địa phương trong việc quan tâm, mục vụ và hỗ trợ giúp công nhân. Giáo Hội luôn nỗ lực bênh vực việc bảo tồn các hoạt động của hải cảng, công nghệ và các xí nghiệp các loại. Sự gần gũi ấy cũng được thể hiện qua công việc của các vị tuyên úy công nhân: ngoài các công tác mục vụ, các vị còn hiện diện tại các nơi làm việc đã được chỉ định, các vị được các công nhân đón nhận trong sự tin tưởng và thân tình vì biết rằng các vị tuyên úy ấy chỉ muốn thiện ích cho tất cả mọi người”.

Về phần Đức Thánh Cha, ngay trong những lời đầu tiên, ngài cảm động nói với giới công nhân rằng: “Đây là lần đầu tiên tôi đến Genova, rất gần hải cảng làm cho tôi nhớ đến nơi mà ba tôi đã khởi hành [để di cư sang Argentina].. điều này làm cho tôi rất xúc động. Cám ơn sự tiếp đón của anh chị em.”

Trong cuộc đối thoại tiếp đó với các công nhân, Đức Thánh Cha đã lần lượt trả lời những câu hỏi do 4 đại diện các giới nêu lên, bắt đầu là một chủ xí nghiệp, Ông Ferdinando Garré, thuộc phân bộ sửa chữa tàu, tiếp đến là bà Micaela, một đại diện công đoàn, thứ ba là ông Sergio một công nhân đang theo tiến trình huấn luyện do các vị tuyên úy cổ võ, và sau cùng và bà Vittoria, một người thất nghiệp.

Đức Thánh Cha đã nói đến những đức tính và cách cư xử của những chủ xí nghiệp tốt. Ngài nói: “Các chủ xí nghiệp lương thiện là những người gần gũi các công nhân, biết rõ những điều kiện làm việc của họ như trong một gia đình, tôn trọng phẩm giá của các công nhân. Chúng ta đừng quên rằng chủ xí nghiệp trước tiên là một công nhân. Nếu không có kinh nghiệm về phẩm giá của lao công, thì sẽ không phải là doanh nhân tốt..

Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Chủ xí nghiệp phải hết sức tránh biện pháp sa thải các công nhân viên... Các chủ xí nghiệp liêm chính và các công nhân hãy quan tâm cảnh giác đối với những người đầu tư, và tránh trở thành những người chỉ quan tâm kiếm lợi, lợi dụng các công nhân viên và hãng xưởng để làm giàu.. Không có nền kinh tế tốt, nếu không có những chủ xí nghiệp tốt, có trách nhiệm đối với con người và môi trường.. Ai chỉ nghĩ đến việc giải quyết các vấn đề của xí nghiệp bằng cách sa thải công nhân viên, thì không phải là chủ xí nghiệp tốt. Ngày hôm nay họ bán phẩm giá các công nhân viên của mình và ngày mai đến lượt chính phẩm giá của họ. Mỗi chủ xí nghiệp đau khổ khi phải sa thải và từ sự đau khổ này thường nảy sinh những ý tưởng tốt để giới hạn việc sa thải”.

- Ngài cũng nhận xét rằng một căn bệnh của kinh tế là dần dần biến các chủ xí nghiệp, các doanh nhân thành những người đầu cơ. Người đầu cơ giống như người chăn thuê mà Chúa Giêsu nói trong Phúc Âm, đối nghịch với người Mục Tử nhân lành. Người đầu cơ không yêu hãng xưởng của mình, không yêu mến công nhân, nhưng coi hãng xưởng và công nhân như phương thế để kiếm lợi. Họ sa thải, đóng cửa, di chuyển hãng đi nơi khác và không coi đó là vấn đề, vì người đầu cơ lợi dụng, ăn người và các phương thế cho mục tiêu của mình”.

Đức Thánh Cha xác tín rằng “Đối tượng cần đạt tới không phải là lợi tức cho tất cả mọi người, nhưng là công ăn việc làm cho mọi người. Người ta về hưu ở tuổi thích hợp, không phải chỉ cho họ một ngân phiếu của nhà nước, cho công nhân có phương tiện sinh sống, nhưng không mang lại cho họ phẩm giá.. một ngân phiếu nhà nước hàng tháng giúp bạn nuôi sống gia đình, nhưng không giải quyết vấn đề.. không có việc làm, người ta có thể sống còn, nhưng nếu không có công ăn việc làm thì không có phẩm giá. Sự chọn lựa ở đây là giữa sự sống con và sống, và cần phải có công việc cho tất cả”.

Những câu trả lời của Đức Thánh Cha bị ngắt quãng 12 lần những tràng pháo vỗ tay hưởng ứng của các công nhân.

Giã từ các công nhân viên tại hãng luyện thép Ilva sau hơn 1 tiếng gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã tiến về nhà thờ chính tòa thánh Lorenzo của tổng giáo phận Genova.

2. Đức Thánh Cha gặp gỡ các giáo sĩ, tu sĩ, chủng sinh ở Genova

Trong cuộc gặp gỡ 1,800 linh mục, nữ tu và chủng sinh tại nhà thờ thánh Lorenzo của giáo phận Genova, Đức Thánh Cha cảnh giác chống nạn nói hành nói xấu, và nạn nhập khẩu ơn gọi từ nước nghèo để giải quyết nạn thiếu ơn gọi ở các nước Âu Mỹ.

Hiện diện trong thánh đường cũng có các Giám Mục thuộc 7 giáo phận ở miền Liguria, không kể hàng ngàn tín hữu khác chào đón ngài ở quảng trường bên ngoài.

Trong cuộc gặp gỡ và đối thoại, sau lời chào mừng của Đức Hồng Y TGM Genova, 3 linh mục và 1 nữ tu đã nêu lên 4 câu hỏi với Đức Thánh Cha. Cha Phó Andrea Carcasole hỏi Đức Thánh Cha về những tiêu chuẩn để sống đời sống thiêng liêng khẩn trưởng trong sứ vụ giữa đời sống văn minh phức tạp hiện nay, và giữa bao công việc, kể cả về hành chánh, làm cho linh mục có cuộc sống dễ bị phân tán.

Cha sở Pasquale Revello xin Đức Thánh Cha vài chỉ dẫn để sống tình huynh đệ linh mục tốt đẹp hơn mà Đức Hồng Y TGM giáo phận vẫn cổ võ, và thăng tiến với các cuộc gặp gỡ giáo phận, giáo hạt, hành hương, tĩnh tâm..

Mẹ Rosangel Salá, Chủ tịch Hiệp hội các nữ Bề trên cấp cao các dòng nữ miền Liguria, xin Đức Thánh Cha những chỉ dẫn để sống đời thánh hiiến ngày càng nồng nhiệt, trung thành với đoàn sủng, với việc tông đồ và với giáo phận.

Sau cùng, cha Andrea Caruso, dòng Capuchino, nêu câu hỏi: Làm sao sống và đương đầu với sự sa sút ơn gọi linh mục và tu trì ngày nay?

Trước khi trả lời các câu hỏi được nêu lên, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người cùng cầu nguyện cho các tín hữu Chính Thống Copte Ai Cập bị khủng bố giết chết trên đường đi hành hương tại Đan viện thánh Samuele, vì họ không muốn từ bỏ đức tin. Ngài nhắc lại rằng chúng ta hãy nhớ: các tín hữu Kitô ngày nay nhiều hơn thời xưa”.

Trong phần trả lời, Đức Thánh Cha mời gọi các linh mục phát triển tình huynh đệ với nhau, đó là một sự phong phú vì nó mở rộng tâm hồn. Thái độ này là một công việc mỗi ngày. Nhưng nhiều khi nó không đi sâu vào tâm hồn của linh mục, và khi thiếu như vậy thì đó là một sự phản bội: người ta bán anh em, lột da anh em, theo hình ảnh ma quỉ. Đức Thánh Cha cảnh giác những điều vi phạm tình huynh đệ linh mục: sự ghen tương, cạnh tranh, đưa tới sự nói xấu, vu khống hoặc những nhận xét hạ giá. Ngài nhắc đến sự kiện nhiều khi trong các cuộc thăm dò về ứng viên giám mục, đương sự bị những người khác nói xấu, vu khống, hoặc có những lời hạ giá người anh em. Đức Thánh Cha cũng cảnh giác cần phải loại trừ những người hay nói hành nói xấu ra khỏi chủng viện, vì họ sẽ làm hại hàng giáo sĩ.

Ngài nói: “Chúng ta là những môn đệ của Chúa, chúng ta phải giúp đỡ nhau... cả khi xảy ra những tranh luận, nhưng không nên sợ những cuộc thảo luận, vì nó chứng tỏ có tự do, tình thương và huynh đệ”.

Ngài cũng nói nói rằng: “Chúng ta có một nguy cơ mà nhiều khi chúng ta không nhận thấy, đó là nguy cơ tạo nên một hình ảnh linh mục biết mọi sự, không cần đến những người khác, linh mục “gogle-wikipedia” thông biết tất cả. Sự tự mãn như thế là một thực tại gây hại nhiều cho đời sống linh mục”.

Sau cùng trả lời câu hỏi về khủng hoảng ơn gọi, Đức Thánh Cha nhận xét cuộc khủng hoảng này liên hệ tới mọi ơn gọi, kể cả ơn gọi hôn nhân, vì thế cần phải suy nghĩ để tìm giải pháp, không rơi vào những giải pháp có sức thu hút. Ngài mạnh mẽ lên án nạn “buôn tập sinh”: có những dòng để đối phó với sự giảm sút ơn gọi, đã sai người đến các nước thế giới thứ ba để tuyển mộ cả những người trẻ không có ơn gọi”.

Giã từ các linh mục và tu sĩ, lúc giữa trưa, Đức Thánh Cha tiến lên Đền thánh Đức Mẹ Canh Giữ, từ hơn 500 năm nay, Đức Mẹ canh giữ thành Genova. Tại đây ngài gặp gỡ 2.600 bạn trẻ.

3. Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Chúa Lên Trời tại tổng giáo phận Genoa

Sứ mệnh của kitô hữu là không mệt mỏi cầu nguyện cho thế giới, bầu cử cho tha nhân, loan báo, làm chứng cho Chúa Kitô và noi gương Chúa nối liền đất với trời.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên trong bài giàng thánh lễ Chúa Thăng Thiên, cừ hành lúc năm giờ rưỡi chiều ngày 27 tháng 5 tại quảng trường Kennedy của thành phố Genova truớc sự hiện diện của hơn 100.000 tín hữu. Quảng trường này nằm dọc bến cảng Genova. Khán đài mầu trắng có một bàn thờ và thánh giá cổ chạm trổ và trang hoàng đơn sơ nhưng rất đẹp. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có vài trăm linh mục của tổng giáo phận.

Trong bài giàng Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa các bài đọc lễ Chúa Thăng Thiên và nói: Truớc khi về Trời Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Mọi quyền trên trời dưới đất đã được trao cho Thầy”. Quyền của Chúa Giêsu là sức mạnh của Thiên Chúa. Trước hết đó là quyền nối liền trời và đất. Hôm nay chúng ta cử hành mầu nhiệm này, bởi vì khi Chúa Giêsu lên với Thiên Chúa Cha, thịt xác nhân loại của chúng ta đã bước qua ngưỡng cửa của Trời; nhân tính của chúng ta ở đó luôn mãi trong Thiên Chúa. Niềm tin tưởng của chúng ta là ở đó, bởi vì Thiên Chúa sẽ không bao giờ mệt mỏi vì con người. Và thật an ủi cho chúng ta, khi biết rằng trong Thiên Chúa, với Chúa Giêsu một chỗ đã được dọn sẵn cho chúng ta:. một số phận là con cái được sống lại chờ đợi chúng ta, và vì thế thật đáng sống trên trần gian này bằng cách tìm kiếm những sự trên trời, nơi có Chúa ngự trị (x. Cl 3,1-2).

Tuy nhiên, quyền nối liền trời và đất này cho chúng ta của Chúa Giêsu không kết thúc một khi lên trời, nhưng cả ngày nay nữa vẫn tiếp tục và kéo dài luôn mãi. Thật thế, truớc khi lên cùng Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu đã nói: “Thầy ở cùng chúng con mọi ngày cho tới tận thế” (Mt 28,25). Đây không phải chỉ là một kiểu nói, một trấn an đơn sơ như truớc khi du hành chúng ta nói với các bạn hữu: “Tôi sẽ nghĩ tới các bạn”. Không, Chúa Giêsu thật sự ở cùng chúng ta và cho chúng ta: trên Trời Ngài luôn luôn cho Thiên Chúa Cha thấy nhân tính của Ngài, nhân tính của chúng ta, và như thế “ngài luôn sống để bầu cử cho chúng ta (Dt 7,25). Bầu cử đó là từ chià khoá biểu lộ quyền năng của Chúa Giêsu. Bên Thiên Chúa Cha Chúa Giêsu bầu cử cho chúng ta mỗi ngày, mọi lúc. Trong mỗi lời cầu, trong mỗi lời xin tha thứ của chúng ta, nhất là trong mỗi Thánh Lễ Chúa Giêsu bầu cử: Ngài cho Thiên Chúa Cha thấy các dấu chỉ cuộc sống hiến dâng của Ngài, các thương tích của Ngài, và bầu cử để có được sự thương xót cho chúng ta. Ngài là “trạng sư” của chúng ta (x. 1 Ga 2,1), và khi chúng ta có vài lý do quan trọng nào đó, thật là tốt biết tín thác nó cho Chúa và nói: “Lậy Chúa Giêsu, xin bầu cử cho con, cho chúng con, cho người đó, cho tình trạng ấy…”

Khả năng bầu cử này Chúa Giêsu cũng đã ban cho chúng ta, cho Giáo Hội, có quyền và bổn phận bầu cử, cầu nguyện cho tất cả mọi người. Như là Giáo Hội, như là các kitô hữu, chúng ta có thực thi quyền này bằng cách đem các người và các tình trạng đến với Thiên Chúa không?” Thế giới cần điều đó. Chính chúng ta cần điều đó. Luôn phải sống giữa biết bao nhiêu chuyện và có biết bao điều phải làm chúng ra có thể lạc mất, khép kín trong chính mình, và trở thành bôn chôn vì một chuyện không đâu. Để đừng bị chìm nghỉm trong cái “sống khó chịu”, mỗi ngày chúng ta hãy nhớ “cắm neo nơi Thiên Chúa”: chúng ta hãy đem đến cho Ngài mọi gánh nặng, các con người và tình trạng, hãy tín thác tất cả cho Ngài. Đó là sức mạnh của lời cầu nguyện nối liền trời và đất, cho phép Thiên Chúa bước vào trong thời gian của chúng ta.

Lời cầu nguyện kitô không phải là một kiểu giúp ở trong an bình hơn một chút với chính mình, hay tìm được vài sự hài hoà nội tâm. Chúng ta cầu nguyện để đem mọi sự tới với Chúa, để tín thác thế giới cho Ngài: cầu nguyện là bầu cử. Nó không phải là sự yên tịnh, nó là việc bác ái. Nó là cầu xin, kiếm tìm và gõ cửa (x. Mt 7,7). Nó là dấn thân để bầu cử, bằng cách kiên trì nài nỉ với Chúa cho nhau (x. Cv 1,14). Bầu cử không mệt mỏi: đó là trách nhiệm đầu tiên của chúng ta, bởi vì lời cầu nguyện là sức mạnh giúp thế giới tiến tới; nó là sứ mệnh của chúng ta, một sứ mệnh vừa khiến mệt mỏi vừa trao ban bình an. Quyền năng của chúng ta là đó: không thống trị hay hét to hơn theo cái luận lý của thế gian này, nhưng thực thi sức mạnh khiêm tốn của lời cầu nguyện, qua đó cũng có thể chấm dứt chiến tranh và có được hoà bình. Như Chúa Giêsu luôn luôn bầu cử cho chúng ta bên Thiên Chúa, chúng ta là môn đệ của Ngài cũng không bao giờ mệt mỏi cầu nguyện để cho đất gần với trời.

Từ chià khóa thứ hai vén mở quyền năng của Chúa Giêsu đó là “loan báo”. Chúa gửi các môn đệ đi loan báo Ngài với quyền năng của Chúa Thánh Thần: “Các con hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ” (Mt 28,19). Đây là một cử chỉ tin tưởng tuyệt đối nơi các người của Ngài: Chúa Giêsu tin tưởng nơi chúng ta, Ngài tin nơi chúng ta hơn chúng ta tin nơi chính mình. Mặc dù các thiếu sót của chúng ta Ngài gửi chúng ta ra đi: Ngài biết chúng ta sẽ không bao giờ toàn thiện, và nếu chúng ta chờ đợi trở nên tốt lành hơn để rao giảng Tin Mừng, thì chúng ta sẽ không bao giờ bắt đầu.

Nhưng đối với Chúa Giêsu thật quan trọng là chúng ta bắt đầu thắng vượt ngay một sự bất toàn lớn: đó là sự khép kín. Bởi vì Tin Mừng không thể bị khép kín và niêm phong, bởi vì tinh yêu của Thiên Chúa năng động và muốn tới với tất cả mọi người. Như thế để loan báo cần phải ra đi, ra khỏi chính mình. Với Chúa chúng ta không thể ở yên được, an vị trong thế giới của mình hay trong các kỷ niệm nhớ nhung quá khứ: với Chúa không được tự ru ngủ trong các an ninh chiếm hữu được. Đối với Chúa Giêsu an ninh là ra đi với lòng tin tưởng: chính nơi đó sức mạnh của Ngài được vén mở. Bởi vì Chúa không đánh giá cao các khéo léo và thoải mái, nhưng khiến khó chịu và luôn luôn bắt đầu trở lại. Ngài muốn chúng ra đi ra, tự do khỏi cám dỗ tự bằng lòng với chính mình, khi chúng ta khoan khoái và kiểm soát được mọi sự.

Ngày hôm nay Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta: “Các con hãy ra đi”. Với bí tích Rửa Tội Ngài đã ban cho từng người trong chúng ta quyền loan báo. Vì thế đi vào thế giới với Chúa thuộc căn tính của kitô hữu. Kitô hữu không dừng lại, nhưng bước đi: với Chúa đến với người khác. Nhưng họ không phải là một người chạy điên cuồng, hay một người chinh phục phải đến trước các người khác. Kitô hữu là một người hành hương, một thừa sai, một “người chạy đua đường trường hy vọng”, dịu hiền nhưng cương quyết tiến bước; tin tưởng đồng thời hoạt động; có óc sáng tạo nhưng luôn luôn tôn trọng; tháo vát và cởi mở; chăm chỉ làm việc và liên đới. Với kiểu sống này chúng ta rong ruổi trên các nẻo đường của thế giới!

Cũng giống như các môn đệ thuở ban đầu các nơi loan báo của chúng ta là các nẻo đường thế giới: nhất là nơi ở đó ngày nay Chúa chờ đợi được biết tới. Như thuở ban đầu, Ngài ước mong việc loan báo được đem đi với sức mạnh của ngài: không phải với sức mạnh của thế gian, nhưng với sức mạnh trong sáng và hiền dịu của chứng tá tươi vui. Đây là điều cấp bách. Chúng ta hãy xin Chúa ơn đừng hoá đá trên các vấn đề chính yếu, nhưng hoàn toàn dấn thân cho sứ mệnh cấp bách này. Hãy để cho người khác các bép xép và các tranh luận giả tạo của người chỉ biết lắng nghe chính mình, và hãy làm việc một cách cụ thể cho ích chung và hoà bình: hãy can đảm dấn thân với xác tín rằng cho đi thì vui hơn là nhận lãnh