Phụng Vụ - Mục Vụ
Chấp Nhận
Phi Thị Thu Hiền
00:02 31/05/2010
Mấy tuần nay, con đang suy tư nhiều về hai chữ CHẤP NHẬN. Dường như nó đeo đẳng con người ta suốt cuộc đời. Ai sinh ra làm người cũng phải một lần đối mặt với nó:
• Chấp Nhận những đắng cay, tủi nhục, đen bạc của cuộc đời.
• Chấp Nhận những mặt trái của người bạn đời và của những người mình yêu quý.
• Chấp Nhận có một ngày mất người thân yêu mãi mãi.
• Chấp Nhận những cuộc chia ly, sự ra đi không cách gì thay đổi được.
• Chấp Nhận những sự thật đau lòng: Niềm tin bị lừa dối, anh em một Cha, người chung một nước đấu nhau vì ai cũng cho mình có lẽ phải, có quyền phải vạch trần, nhổ cái xà trong mắt của anh em mình.
• Chấp Nhận Hy sinh để đạt đến điều lý tưởng.
• … Vô vàn những điều người ta phải Chấp Nhận khác nữa.
Sống làm người không tránh khỏi những phút giây phải biết Chấp Nhận. Nhưng con tự hỏi làm thế nào có thể Chấp Nhận trong tinh thần LẠC QUAN và CAN ĐẢM nhất? Con đối thoại từng ngày với Chúa bằng muôn vàn câu hỏi: Tại sao con phải Chấp Nhận? Tại sao con không thể …? Tại sao và Tại sao? – thật tha thiết, đau khổ và đắng cay nhưng chỉ nhận được nơi Người sự im lặng vô đối. Rồi đến hôm nay, sau ngày qua ngày nghĩ ngợi khôn nguôi về một thực tại không thể khác được, Chúa tỏ cho con thấy rằng con chỉ có thể sống Chấp Nhận khi tất cả xuất phát từ YÊU THƯƠNG và NIỀM TIN:
Ø Yêu Thương mới có thể Chấp Nhận Hy sinh vì điều mình yêu.
Ø Yêu Thương mới có thể tha thứ, Chấp Nhận những lỗi lầm, thiếu sót, mặt trái của anh em bằng tâm tình cảm thông, bao dung và mong đợi sự hồi quy hướng thiện.
Ø Yêu Thương mới có thể can đảm Chấp Nhận có một ngày phải chia ly với người mình yêu quý nếu sự xa cách hoặc ra đi sẽ đem lại ơn ích, tương lai tốt đẹp cho người ta.
Ø Niềm Tin vào Chúa mới làm cho con Chấp Nhận những khó khăn, gian nan, đau khổ của thực tại trong niềm Hy Vọng một ngày mai tươi sáng.
Ø Niềm Tin nơi Chúa mới làm cho con can đảm Chấp Nhận những bất toàn, yếu đuối của bản thân để không ngừng hoán cải và phó thác mọi thứ trong bàn tay biến đổi diệu kỳ của Người. Chấp Nhận không có nghĩa buông xuôi mà vươn lên cùng với Chúa.
Lạy Chúa, trái tim con đang tràn ngập yếu đuối trước thực tại không thể thay đổi được. Tâm hồn con đang lăn tăn, gợn sóng, chơi vơi giữa thực hư lẫn lộn có thể làm chao đảo niềm tin trong con. Xin Chúa ban cho con luôn tràn ngập tâm tình Yêu Thương và Can Đảm để sẵn lòng Chấp Nhận mọi thứ xảy đến bằng tinh thần Lạc quan, Bình thản, không chê trách, oán than vì Tất cả cho Yêu Thương, Tất cả là Niềm Tin vào Chúa. Amen.
• Chấp Nhận những đắng cay, tủi nhục, đen bạc của cuộc đời.
• Chấp Nhận những mặt trái của người bạn đời và của những người mình yêu quý.
• Chấp Nhận có một ngày mất người thân yêu mãi mãi.
• Chấp Nhận những cuộc chia ly, sự ra đi không cách gì thay đổi được.
• Chấp Nhận những sự thật đau lòng: Niềm tin bị lừa dối, anh em một Cha, người chung một nước đấu nhau vì ai cũng cho mình có lẽ phải, có quyền phải vạch trần, nhổ cái xà trong mắt của anh em mình.
• Chấp Nhận Hy sinh để đạt đến điều lý tưởng.
• … Vô vàn những điều người ta phải Chấp Nhận khác nữa.
Sống làm người không tránh khỏi những phút giây phải biết Chấp Nhận. Nhưng con tự hỏi làm thế nào có thể Chấp Nhận trong tinh thần LẠC QUAN và CAN ĐẢM nhất? Con đối thoại từng ngày với Chúa bằng muôn vàn câu hỏi: Tại sao con phải Chấp Nhận? Tại sao con không thể …? Tại sao và Tại sao? – thật tha thiết, đau khổ và đắng cay nhưng chỉ nhận được nơi Người sự im lặng vô đối. Rồi đến hôm nay, sau ngày qua ngày nghĩ ngợi khôn nguôi về một thực tại không thể khác được, Chúa tỏ cho con thấy rằng con chỉ có thể sống Chấp Nhận khi tất cả xuất phát từ YÊU THƯƠNG và NIỀM TIN:
Ø Yêu Thương mới có thể Chấp Nhận Hy sinh vì điều mình yêu.
Ø Yêu Thương mới có thể tha thứ, Chấp Nhận những lỗi lầm, thiếu sót, mặt trái của anh em bằng tâm tình cảm thông, bao dung và mong đợi sự hồi quy hướng thiện.
Ø Yêu Thương mới có thể can đảm Chấp Nhận có một ngày phải chia ly với người mình yêu quý nếu sự xa cách hoặc ra đi sẽ đem lại ơn ích, tương lai tốt đẹp cho người ta.
Ø Niềm Tin vào Chúa mới làm cho con Chấp Nhận những khó khăn, gian nan, đau khổ của thực tại trong niềm Hy Vọng một ngày mai tươi sáng.
Ø Niềm Tin nơi Chúa mới làm cho con can đảm Chấp Nhận những bất toàn, yếu đuối của bản thân để không ngừng hoán cải và phó thác mọi thứ trong bàn tay biến đổi diệu kỳ của Người. Chấp Nhận không có nghĩa buông xuôi mà vươn lên cùng với Chúa.
Lạy Chúa, trái tim con đang tràn ngập yếu đuối trước thực tại không thể thay đổi được. Tâm hồn con đang lăn tăn, gợn sóng, chơi vơi giữa thực hư lẫn lộn có thể làm chao đảo niềm tin trong con. Xin Chúa ban cho con luôn tràn ngập tâm tình Yêu Thương và Can Đảm để sẵn lòng Chấp Nhận mọi thứ xảy đến bằng tinh thần Lạc quan, Bình thản, không chê trách, oán than vì Tất cả cho Yêu Thương, Tất cả là Niềm Tin vào Chúa. Amen.
Tháng Sáu - Thánh Tâm Tình Thương
Linh mục Giacôbê Tạ Chúc.
00:08 31/05/2010
Truyền thuyết dựng nước và giữ nước của Đất Việt với biết bao trang sử hào hùng, nhưng cũng không thiếu những tình cảnh éo le, bi đát trong từng phận người. Nhắc đến chuyện tình gián điệp của Triệu Đà, chúng ta hẳn không quên công chúa Mỵ Châu, với bốn câu thơ quặn xé lòng người:
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm lẫn để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”.
Trái tim Mỵ Châu đặt sai chỗ, tin nhầm người nên đất nước rơi vào tay giặc. Còn Trái Tim của Đức Giêsu có lầm lẫn không khi Ngài trao cho cả nhân lọai này, với những con người đầy phản bội, vô ơn và vong ân bội nghĩa? Những lần hiện ra với Thánh nữ Margaret Mary Alacoque, sau khi tỏ cho bà thấy Trái Tim rất thánh, Chúa đã phán những lời tha thiết, nung nấu lòng sốt sắng của nhiều linh hồn: “Con hãy xem Trái Tim này yêu dấu lòai người quá bội, không giữ lại gì cho mình, đến nỗi đã hòan tòan cạn kiệt để chứng tỏ cho họ thấy lòng yêu. Đáp lại, Ta chẳng nhận được gì ngòai sự vô ơn tệ bạc, vì những thái độ bất kính và phạm thánh của họ, vì sự nguội lạnh và khinh dể họ dành cho Ta trong Bí Tích tình yêu. Nhưng điều làm cho Ta đau đớn nhất là trái tim của những người tận hiến cho Ta cũng xử với Ta như thế. Vì vậy, Ta xin con dùng ngày thứ sáu sau tuần bát nhật kính Mình Máu Thánh làm ngày tôn vinh Thánh Tâm, hãy rước lễ đền tạ, cùng với một hành vi khổ chế…”
Nếu đọc lại các trang Tin mừng của bốn Thánh sử, khi kể lại cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chúng ta dễ dàng nhận ra những lời tâm sự trên của Chúa. Trên con đường ra pháp trường, Chúa Giêsu đã nếm đủ những mùi vị đắng cay, những nhục nhã đầy nước mắt của phận người. Người ta dành cho Chúa không phải là những vinh quang phú quý, mà là những lời thóa mạ, đòn vọt, khạc nhổ, vòng gai và Thập giá, cùng với cái chết giữa những người trộm cướp. Thế nhưng trong Trái tim đầy nhân từ và nhân ái, Chúa vẫn dành cho mỗi người một chỗ, dù là nhỏ bé thôi, nhưng cũng đủ chỗ cho cả con người trên trái đất này. Trên cây Thập tự, giữa những đớn đau về thể xác, cơn đói khát của con người, Chúa vẫn cầu xin sự tha thứ cho những ai xúc phạm đến Ngài. Vâng quả là một tình thương bao la và trên hết mọi tình yêu, Trái tim Chúa, Máu và nước chảy ra từ ngọn giáo vô tình của một anh lính đã như dòng sông dạt dào bao la cuồn cuộn từ trái tim của một Thiên Chúa có tên gọi là TÌNH YÊU.
Tháng sáu với những cơn mưa vào hạ, như nhắc nhở cho mỗi người nhớ đến mọi Nguồi mạch và Ân sủng từTrái tim dịu hiền của Chúa Giêsu, một trái tim yêu cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên cây Thánh Giá để đem ơn cứu độ cho con người.
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm lẫn để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”.
Trái tim Mỵ Châu đặt sai chỗ, tin nhầm người nên đất nước rơi vào tay giặc. Còn Trái Tim của Đức Giêsu có lầm lẫn không khi Ngài trao cho cả nhân lọai này, với những con người đầy phản bội, vô ơn và vong ân bội nghĩa? Những lần hiện ra với Thánh nữ Margaret Mary Alacoque, sau khi tỏ cho bà thấy Trái Tim rất thánh, Chúa đã phán những lời tha thiết, nung nấu lòng sốt sắng của nhiều linh hồn: “Con hãy xem Trái Tim này yêu dấu lòai người quá bội, không giữ lại gì cho mình, đến nỗi đã hòan tòan cạn kiệt để chứng tỏ cho họ thấy lòng yêu. Đáp lại, Ta chẳng nhận được gì ngòai sự vô ơn tệ bạc, vì những thái độ bất kính và phạm thánh của họ, vì sự nguội lạnh và khinh dể họ dành cho Ta trong Bí Tích tình yêu. Nhưng điều làm cho Ta đau đớn nhất là trái tim của những người tận hiến cho Ta cũng xử với Ta như thế. Vì vậy, Ta xin con dùng ngày thứ sáu sau tuần bát nhật kính Mình Máu Thánh làm ngày tôn vinh Thánh Tâm, hãy rước lễ đền tạ, cùng với một hành vi khổ chế…”
Nếu đọc lại các trang Tin mừng của bốn Thánh sử, khi kể lại cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chúng ta dễ dàng nhận ra những lời tâm sự trên của Chúa. Trên con đường ra pháp trường, Chúa Giêsu đã nếm đủ những mùi vị đắng cay, những nhục nhã đầy nước mắt của phận người. Người ta dành cho Chúa không phải là những vinh quang phú quý, mà là những lời thóa mạ, đòn vọt, khạc nhổ, vòng gai và Thập giá, cùng với cái chết giữa những người trộm cướp. Thế nhưng trong Trái tim đầy nhân từ và nhân ái, Chúa vẫn dành cho mỗi người một chỗ, dù là nhỏ bé thôi, nhưng cũng đủ chỗ cho cả con người trên trái đất này. Trên cây Thập tự, giữa những đớn đau về thể xác, cơn đói khát của con người, Chúa vẫn cầu xin sự tha thứ cho những ai xúc phạm đến Ngài. Vâng quả là một tình thương bao la và trên hết mọi tình yêu, Trái tim Chúa, Máu và nước chảy ra từ ngọn giáo vô tình của một anh lính đã như dòng sông dạt dào bao la cuồn cuộn từ trái tim của một Thiên Chúa có tên gọi là TÌNH YÊU.
Tháng sáu với những cơn mưa vào hạ, như nhắc nhở cho mỗi người nhớ đến mọi Nguồi mạch và Ân sủng từTrái tim dịu hiền của Chúa Giêsu, một trái tim yêu cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên cây Thánh Giá để đem ơn cứu độ cho con người.
Linh Mục là người của Chúa Giêsu của Giáo Hội và của Xã Hội
Lm. GB. Thêm, SDB
00:14 31/05/2010
Năm Linh mục sẽ kết thúc vào ngày 11-06-2010. Là Linh mục, tôi đã cố gắng sống Năm Linh mục này để đáp lại mong muốn của Đức Thánh Cha khi thành lập Năm Linh Mục nhân dịp Kỷ niệm 150 Năm Qua đời của Thánh Gioan Maria Vianney: SỰ TRỌN LÀNH THIÊNG LIÊNG.
Trong thời gian qua, trên một số Báo Mạng, tôi có dịp đọc những bài viết của một số Linh mục có học thức và uy tín. Nhưng thay vì viết với mục tiêu xây dựng tích cực, các ngài đã công kích một số Giám mục, tệ hại hơn, các ngài đã công kích toàn thể Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Sau khi đọc những bài viết đó, tôi không dám góp ý với các ngài, vì mình không có bằng cấp, vì mình không có tài ăn nói và viết lách như các ngài. Tôi chỉ dám mạo muội chia sẻ những cảm nghĩ và nhận định của mình về ơn gọi và sứ mạng của Linh mục.
LINH MỤC LÀ NGƯỜI CỦA CHÚA GIÊSU
Trước hết, tôi phải ý thức mình là người của Chúa Giêsu, vì chính Chúa Giêsu đã gọi tôi, cho tôi được tham dự vào Chức Linh mục của Ngài. Theo Thánh Augustinô, là linh mục, tôi phải trở nên dụng cụ và trung gian của Chúa Giêsu: miệng lưỡi tôi phải trở nên miệng lưỡi của Chúa Giêsu; chân tay tôi phải trở nên chân tay của Chúa Giêsu; nhất là trái tim của tôi phải trở nên trái tim của Chúa Giêsu, để tôi có thể yêu thương như Chúa Giêsu. Hay nói theo Thánh Phaolô, không phải tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi; đối với tôi, sống là chính Chúa Kitô; nói cách khác, tôi phải trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu; tôi phải trở nên hiền lành và khiêm nhường như Chúa Giêsu; tôi phải hạ mình xuống và khiêm nhường phục vụ như Chúa Giêsu; tôi phải hy sinh mạng sống mình như Chúa Giêsu. Chính vì thế, đứng trước câu nói: Linh mục là “Alter Christus”, thường được dịch là “Một Kitô khác”, tôi không thích cách dịch đó, mặc dù từ ngữ thì chính xác, nhưng dễ bị hiểu lầm là “Khác Chúa Kitô” (alius ac Christo) và tệ hơn, là “Phản Kitô”. Do đó tôi thích lời minh định: Linh mục là hiện thân của Chúa Kitô (in persona Christi), phải có những suy nghĩ, lời nói, tâm tình và hành động như Chúa Kitô.
LINH MỤC LÀ NGƯỜI CỦA GIÁO HỘI
Tiếp đến, tôi phải ý thức mình là người của Giáo Hội, nghĩa là ý thức mình thuộc về Giáo Hội, yêu mến Giáo Hội, tích cực góp phần của mình vào việc xây dựng, bênh vực và bảo vệ Giáo Hội.
Khi được truyền chức Linh mục, tôi được trở nên “cộng sự viên” của Hàng Giám mục. Do đó theo Nghi thức, cho dù là Tu sĩ thuộc Dòng Giáo Hoàng và Miễn Trừ, tôi đã hứa kính trọng và vâng phục Giám mục Giáo phận và Bề trên hợp pháp của tôi. Nhưng không chỉ theo Nghi thức (hứa để mà hứa), tôi đã tự lòng mình hứa như thế, thì giờ đây tôi phải sống đúng điều mình đã hứa, để giữa lời hứa và thực tại không có khoảng cách, không có “phản chứng”.
Theo Luật Dòng, các Tu sĩ Salêdiêng Don Bosco “hoàn toàn hiến mình phục vụ sứ mệnh Hội Thánh, … góp phần xây dựng Hội Thánh là Thân mình Đức Kitô, … để Hội Thánh được tỏ ra cho thế giới như “Bí tích phổ quát của ơn cứu độ”, … sống hiệp thông và cộng tác với các Giám mục, Hàng Giáo sĩ, các Tu sĩ và Giáo dân, … như Thánh Lập Dòng khuyên dạy: “Vì Hội Thánh và Đức Thánh Cha, dù gian khổ đến mấy cũng kể bằng không” (HL 6 và 13).
Giờ đây, đứng trước những lời công kích Hàng Giám Mục, tôi muốn “canh tân” lời hứa của mình và quyết tâm thực hiện lời hứa đó luôn mãi.
Lúc bấy giờ Đức Cha Bartôlômêô, Giám mục Giáo phận Đà Lạt hỏi tôi: Con có hứa kính trọng và vâng phục Giám mục Giáo phận cùng Bề trên hợp pháp của con không?
Tôi đã kính cẩn trả lời: THƯA CON HỨA.
Chính vì thế tôi phải không ngừng nỗ lực trở nên cộng sự viên TỐT của Hàng Giám mục với thái độ yêu mến và vâng phục “con thảo”, tôi phải tránh những suy nghĩ, lời nói, hành động chống lại và kết án Hàng Giám mục. Nếu cần góp ý, tôi sẽ góp ý trực tiếp với tinh thần con thảo và với mục tiêu xây dựng, như Đức Thánh Cha Bênêđictô đã viết khi công bố Năm Linh mục: “Trong đường hướng của Tông huấn Pastores dabo vobis của Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II, tôi xin nói thêm rằng thừa tác vụ chức thánh có một "hình thức cộng đoàn" triệt để và nó chỉ có thể được thực hiện trong sự hiệp thông với các Giám mục của mình”.
Là linh mục Dòng, tôi có dịp làm Bề trên, cho nên tôi dễ dàng hiểu và cảm thông với Hàng Giám Mục khi phải đối diện với những yêu sách, khó khăn, hiểu lầm, cắt nghĩa trái và thách đố bên trong cũng như bên ngoài Giáo Hội.
LINH MỤC LÀ NGƯỜI CỦA XÃ HỘI
Ngoài ra, Linh mục còn là “Người của Xã Hội”, vì được tham dự vào sứ mạng có tính chất “trần thế và xã hội” của Giáo Hội như Chúa Giêsu đã truyền dạy: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”; “Chính anh em là muối cho đời … Chính anh em là áng sáng cho trần gian”. Chính vì thế, là Linh mục, tôi phải sẵn sàng dấn thân vào bất cứ môi trường nào; là Linh mục, tôi phải sẵn sàng gặp gỡ và làm việc với bất cứ con người nào, không- phân-biệt, không-loại-trừ, với mục tiêu duy nhất là “Danh Cha Cả Sáng” và “Nước Cha Trị Đến”, cho dù con đường này thực sự dài, cam go và nhiều thách đố. Tuy nhiên, trong những dấn thân xã hội đó, tôi phải liên lỉ kiện cường nhận thức và đời sống của mình luôn phải là “Linh mục của Chúa Giêsu và của Giáo Hội”.
Lễ Chúa Thăng Thiên, ngày 16-05-2010
Trong thời gian qua, trên một số Báo Mạng, tôi có dịp đọc những bài viết của một số Linh mục có học thức và uy tín. Nhưng thay vì viết với mục tiêu xây dựng tích cực, các ngài đã công kích một số Giám mục, tệ hại hơn, các ngài đã công kích toàn thể Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Sau khi đọc những bài viết đó, tôi không dám góp ý với các ngài, vì mình không có bằng cấp, vì mình không có tài ăn nói và viết lách như các ngài. Tôi chỉ dám mạo muội chia sẻ những cảm nghĩ và nhận định của mình về ơn gọi và sứ mạng của Linh mục.
LINH MỤC LÀ NGƯỜI CỦA CHÚA GIÊSU
Trước hết, tôi phải ý thức mình là người của Chúa Giêsu, vì chính Chúa Giêsu đã gọi tôi, cho tôi được tham dự vào Chức Linh mục của Ngài. Theo Thánh Augustinô, là linh mục, tôi phải trở nên dụng cụ và trung gian của Chúa Giêsu: miệng lưỡi tôi phải trở nên miệng lưỡi của Chúa Giêsu; chân tay tôi phải trở nên chân tay của Chúa Giêsu; nhất là trái tim của tôi phải trở nên trái tim của Chúa Giêsu, để tôi có thể yêu thương như Chúa Giêsu. Hay nói theo Thánh Phaolô, không phải tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi; đối với tôi, sống là chính Chúa Kitô; nói cách khác, tôi phải trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu; tôi phải trở nên hiền lành và khiêm nhường như Chúa Giêsu; tôi phải hạ mình xuống và khiêm nhường phục vụ như Chúa Giêsu; tôi phải hy sinh mạng sống mình như Chúa Giêsu. Chính vì thế, đứng trước câu nói: Linh mục là “Alter Christus”, thường được dịch là “Một Kitô khác”, tôi không thích cách dịch đó, mặc dù từ ngữ thì chính xác, nhưng dễ bị hiểu lầm là “Khác Chúa Kitô” (alius ac Christo) và tệ hơn, là “Phản Kitô”. Do đó tôi thích lời minh định: Linh mục là hiện thân của Chúa Kitô (in persona Christi), phải có những suy nghĩ, lời nói, tâm tình và hành động như Chúa Kitô.
LINH MỤC LÀ NGƯỜI CỦA GIÁO HỘI
Tiếp đến, tôi phải ý thức mình là người của Giáo Hội, nghĩa là ý thức mình thuộc về Giáo Hội, yêu mến Giáo Hội, tích cực góp phần của mình vào việc xây dựng, bênh vực và bảo vệ Giáo Hội.
Khi được truyền chức Linh mục, tôi được trở nên “cộng sự viên” của Hàng Giám mục. Do đó theo Nghi thức, cho dù là Tu sĩ thuộc Dòng Giáo Hoàng và Miễn Trừ, tôi đã hứa kính trọng và vâng phục Giám mục Giáo phận và Bề trên hợp pháp của tôi. Nhưng không chỉ theo Nghi thức (hứa để mà hứa), tôi đã tự lòng mình hứa như thế, thì giờ đây tôi phải sống đúng điều mình đã hứa, để giữa lời hứa và thực tại không có khoảng cách, không có “phản chứng”.
Theo Luật Dòng, các Tu sĩ Salêdiêng Don Bosco “hoàn toàn hiến mình phục vụ sứ mệnh Hội Thánh, … góp phần xây dựng Hội Thánh là Thân mình Đức Kitô, … để Hội Thánh được tỏ ra cho thế giới như “Bí tích phổ quát của ơn cứu độ”, … sống hiệp thông và cộng tác với các Giám mục, Hàng Giáo sĩ, các Tu sĩ và Giáo dân, … như Thánh Lập Dòng khuyên dạy: “Vì Hội Thánh và Đức Thánh Cha, dù gian khổ đến mấy cũng kể bằng không” (HL 6 và 13).
Giờ đây, đứng trước những lời công kích Hàng Giám Mục, tôi muốn “canh tân” lời hứa của mình và quyết tâm thực hiện lời hứa đó luôn mãi.
Lúc bấy giờ Đức Cha Bartôlômêô, Giám mục Giáo phận Đà Lạt hỏi tôi: Con có hứa kính trọng và vâng phục Giám mục Giáo phận cùng Bề trên hợp pháp của con không?
Tôi đã kính cẩn trả lời: THƯA CON HỨA.
Chính vì thế tôi phải không ngừng nỗ lực trở nên cộng sự viên TỐT của Hàng Giám mục với thái độ yêu mến và vâng phục “con thảo”, tôi phải tránh những suy nghĩ, lời nói, hành động chống lại và kết án Hàng Giám mục. Nếu cần góp ý, tôi sẽ góp ý trực tiếp với tinh thần con thảo và với mục tiêu xây dựng, như Đức Thánh Cha Bênêđictô đã viết khi công bố Năm Linh mục: “Trong đường hướng của Tông huấn Pastores dabo vobis của Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II, tôi xin nói thêm rằng thừa tác vụ chức thánh có một "hình thức cộng đoàn" triệt để và nó chỉ có thể được thực hiện trong sự hiệp thông với các Giám mục của mình”.
Là linh mục Dòng, tôi có dịp làm Bề trên, cho nên tôi dễ dàng hiểu và cảm thông với Hàng Giám Mục khi phải đối diện với những yêu sách, khó khăn, hiểu lầm, cắt nghĩa trái và thách đố bên trong cũng như bên ngoài Giáo Hội.
LINH MỤC LÀ NGƯỜI CỦA XÃ HỘI
Ngoài ra, Linh mục còn là “Người của Xã Hội”, vì được tham dự vào sứ mạng có tính chất “trần thế và xã hội” của Giáo Hội như Chúa Giêsu đã truyền dạy: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”; “Chính anh em là muối cho đời … Chính anh em là áng sáng cho trần gian”. Chính vì thế, là Linh mục, tôi phải sẵn sàng dấn thân vào bất cứ môi trường nào; là Linh mục, tôi phải sẵn sàng gặp gỡ và làm việc với bất cứ con người nào, không- phân-biệt, không-loại-trừ, với mục tiêu duy nhất là “Danh Cha Cả Sáng” và “Nước Cha Trị Đến”, cho dù con đường này thực sự dài, cam go và nhiều thách đố. Tuy nhiên, trong những dấn thân xã hội đó, tôi phải liên lỉ kiện cường nhận thức và đời sống của mình luôn phải là “Linh mục của Chúa Giêsu và của Giáo Hội”.
Lễ Chúa Thăng Thiên, ngày 16-05-2010
Lương thực nuôi sống
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:19 31/05/2010
CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA, năm C
Lc 9, 11b-17
Mọi Kitô đều hiểu rằng Chúa Giêsu đã để lại cho nhân loại, cho con người một thứ lương thực không bao giờ hư nát, một loại lương thực nuôi sống con người, đem lại cho từng người sự sống đời đời. Lương thực ấy là Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
Nếu trở về nguồn, tìm về căn nguyên của việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể, chắc chắn chúng ta phải dựa vào bốn trình thuật để hiểu việc làm của Chúa Giêsu: Matthêu, Marcô, Luca và Phaolô ( 1Co 11, 23-25 ). Tất cả bốn trình thuật về bữa tiệc ly đều nói lên những điều thiết yếu giống nhau, tuy nhiên giới thiệu những công thức khác nhau về lời mà ngày nay chúng ta gọi là lời truyền phép.Tất cả bốn trình thuật về bữa tiệc ly đều được các cộng đoàn tiên khởi dùng như những bản văn phụng vụ để cử hành nghi lễ Vượt Qua.Các cộng đoàn đầu tiên đã luôn tôn trọng những cử chỉ, những lời nói và việc làm của Chúa Giêsu. Do đó, cử chỉ Chúa Giêsu cầm lấy bánh. Người lấy bánh đang được dọn để trên bàn và cảm tạ Thiên Chúa Cha. Đây là cử chỉ hết sức tuyệt vời. Bởi vì, bánh được chia ra, mọi người cùng ăn. Hình ảnh những chiếc bánh không men, hơi thô, những chiếc bánh của những người nghèo, thời cha ông của người Do Thái thời cha ông họ ở đất Ai Cập, cha ông họ không có giờ để làm cho phồng to lên. Ở đoạn Tin mừng của thánh Luca, chúng ta thấy cử chỉ của Chúa Giêsu cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông.Chúng ta nhận ra lời kinh nguyện Thánh Thể. Chúa Giêsu cầu nguyện. Chúa Giêsu trò chuyện thân mật với Đức Chúa Cha. Cử chỉ ngước mắt lên trời, tạ ơn và bẻ ra là cử chỉ đẹp của một người cha luôn lưu tâm tới con cái. Chúng ta nhận ra nét độc đáo của bàn tiệc của người Do Thái. Tất cả đều ăn chung với nhau, như thế nói lên sự hiệp nhất, yêu thương.Đây là bữa ăn Agape, bữa ăn tình thương. Bí Tích Thánh Thể là Bí tích nuôi sống, Bí tích tình thương. Chính vì thế, thánh lể được cử hành: bánh và rượu được truyền phép là bí tích, là chính Mình và Máu của Chúa Giêsu, Đấng đã chết đi và sống lại để cứu độ nhân loại. Bữa ăn Thánh Thể là Bí tích của Mình và Máu Đức Kitô, Bí tích của sự hiện diện của Người. Chính Thánh Thần làm cho Đức Kitô thực sự hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể.
Bí Tích Thánh Thể là Bí tích tình yêu, là tình yêu cứu độ của Thiên Chúa như thánh Phaolô đã viết: ” …Đường lối của Người không kế dõi theo “ (Rm 11, 33 ). Chúa Giêsu là tình yêu hiến tế, tình yêu hy sinh, tình yêu xả kỷ:” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ).
Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta Bí tích cao cả là chính Máu và Thịt của Người.
Chúa Giêsu đã nói với nhân loại, với mỗi Kitô hữu:” Ta đã trao ban chính mình Ta cho các con trọn vẹn đến mức Ta chẳng thế nào cho các con điều gì hơn thế nữa “.
Khi linh mục cầm Mình Thánh lên và nói: ” Mình Máu Chúa Kitô “.Đó chính là thân xác sống động của Chúa Giêsu: Đức Kitô đã sinh ra nơi Bêlem, Đức Kitô đã bị treo trên thập giá và Đức Kitô đã phục sinh. Nhờ đức tin chúng ta nhận ra điều lạ lùng, kỳ diệu này. Ôi mầu nhiệm đức tin !
Lạy Chúa Giêsu xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con càng ngày càng yêu mến Bí tích Thánh Thể. Amen.
Lc 9, 11b-17
Mọi Kitô đều hiểu rằng Chúa Giêsu đã để lại cho nhân loại, cho con người một thứ lương thực không bao giờ hư nát, một loại lương thực nuôi sống con người, đem lại cho từng người sự sống đời đời. Lương thực ấy là Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
Nếu trở về nguồn, tìm về căn nguyên của việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể, chắc chắn chúng ta phải dựa vào bốn trình thuật để hiểu việc làm của Chúa Giêsu: Matthêu, Marcô, Luca và Phaolô ( 1Co 11, 23-25 ). Tất cả bốn trình thuật về bữa tiệc ly đều nói lên những điều thiết yếu giống nhau, tuy nhiên giới thiệu những công thức khác nhau về lời mà ngày nay chúng ta gọi là lời truyền phép.Tất cả bốn trình thuật về bữa tiệc ly đều được các cộng đoàn tiên khởi dùng như những bản văn phụng vụ để cử hành nghi lễ Vượt Qua.Các cộng đoàn đầu tiên đã luôn tôn trọng những cử chỉ, những lời nói và việc làm của Chúa Giêsu. Do đó, cử chỉ Chúa Giêsu cầm lấy bánh. Người lấy bánh đang được dọn để trên bàn và cảm tạ Thiên Chúa Cha. Đây là cử chỉ hết sức tuyệt vời. Bởi vì, bánh được chia ra, mọi người cùng ăn. Hình ảnh những chiếc bánh không men, hơi thô, những chiếc bánh của những người nghèo, thời cha ông của người Do Thái thời cha ông họ ở đất Ai Cập, cha ông họ không có giờ để làm cho phồng to lên. Ở đoạn Tin mừng của thánh Luca, chúng ta thấy cử chỉ của Chúa Giêsu cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông.Chúng ta nhận ra lời kinh nguyện Thánh Thể. Chúa Giêsu cầu nguyện. Chúa Giêsu trò chuyện thân mật với Đức Chúa Cha. Cử chỉ ngước mắt lên trời, tạ ơn và bẻ ra là cử chỉ đẹp của một người cha luôn lưu tâm tới con cái. Chúng ta nhận ra nét độc đáo của bàn tiệc của người Do Thái. Tất cả đều ăn chung với nhau, như thế nói lên sự hiệp nhất, yêu thương.Đây là bữa ăn Agape, bữa ăn tình thương. Bí Tích Thánh Thể là Bí tích nuôi sống, Bí tích tình thương. Chính vì thế, thánh lể được cử hành: bánh và rượu được truyền phép là bí tích, là chính Mình và Máu của Chúa Giêsu, Đấng đã chết đi và sống lại để cứu độ nhân loại. Bữa ăn Thánh Thể là Bí tích của Mình và Máu Đức Kitô, Bí tích của sự hiện diện của Người. Chính Thánh Thần làm cho Đức Kitô thực sự hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể.
Bí Tích Thánh Thể là Bí tích tình yêu, là tình yêu cứu độ của Thiên Chúa như thánh Phaolô đã viết: ” …Đường lối của Người không kế dõi theo “ (Rm 11, 33 ). Chúa Giêsu là tình yêu hiến tế, tình yêu hy sinh, tình yêu xả kỷ:” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ).
Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta Bí tích cao cả là chính Máu và Thịt của Người.
Chúa Giêsu đã nói với nhân loại, với mỗi Kitô hữu:” Ta đã trao ban chính mình Ta cho các con trọn vẹn đến mức Ta chẳng thế nào cho các con điều gì hơn thế nữa “.
Khi linh mục cầm Mình Thánh lên và nói: ” Mình Máu Chúa Kitô “.Đó chính là thân xác sống động của Chúa Giêsu: Đức Kitô đã sinh ra nơi Bêlem, Đức Kitô đã bị treo trên thập giá và Đức Kitô đã phục sinh. Nhờ đức tin chúng ta nhận ra điều lạ lùng, kỳ diệu này. Ôi mầu nhiệm đức tin !
Lạy Chúa Giêsu xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con càng ngày càng yêu mến Bí tích Thánh Thể. Amen.
Lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa
Linh Mục Anphong Trần Đức Phương
08:52 31/05/2010
LỄ KÍNH MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA (NĂM C)
Lễ Kính Mình và Máu Thánh Chúa được mừng vào Thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi; nhưng thường chuyển vào Chúa Nhật tiếp theo.
Thánh lễ hôm nay hướng tâm trí chúng ta về Mầu Nhiệm Chúa Giêsu ngự thật trong Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa để làm của nuôi linh hồn chúng ta, để làm của lễ hiến tế trên bàn thờ, và để ở lại với chúng ta “mọi ngày cho đến tận thế” trong phép Thánh Thể. Bài đọc I (Sáng Thế 14:18-20) nhắc đến ông Menkisêđê dâng của lễ tạ ơn và chúc phúc cho ông Abraham. Menkisêđê là hình ảnh Chúa Giêsu Kitô Linh Mục đời đời: “Con là Linh Mục đời đời theo phẩm hàm Menkisêđê.” (Thơ Do Thái 7:17)). Bài đọc II (1Côrintô 11:23-26) nhắc đến việc Chúa Giêsu lập Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa trong Bữa Tiệc Ly và mỗi khi chúng ta rước lấy Mình và Máu Thánh Chúa là chúng ta loan truyền việc Chúa Giêsu đã chịu chết để chuộc tội chúng ta. Bài Phúc Âm (Luca 9:11-17) ghi lại phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi dân chúng. Phép lạ này là hình ảnh về việc Chúa Giêsu lập Phép Thánh Thể để nuôi linh hồn đói khát của ăn thiêng liêng của chúng ta.
Việc Chúa Giêsu lập Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa và Bí Tích Truyền Chức Thánh trong bữa Tiệc Ly đã được ghi lại trong Phúc Âm Mátthêu (26:26-29), Mátcô (14:22-24), Luca (22:19-20) và 1Côrintô (11:23-25). Chúa Giêsu và các Tông Đồ ăn bữa ăn chia tay vào ngày thứ nhất trong tuần lễ mừng Lễ Vượt Qua của người Do Thái, và cũng là Tuần Lễ Ăn Bánh Không Men theo luật Môisê; vì thế Chúa Giêsu và các Tông đồ cũng dùng bánh không men trong bữa ăn ly biệt. Theo thủ tục bữa ăn của người Do Thái, người gia trưởng cầm lấy bánh, tạ ơn Chúa và trao cho người cùng bàn ăn. Chúa Giêsu cũng cầm lấy Bánh, đọc lời tạ ơn và trao cho các môn đệ; nhưng Chúa không nói “nầy là Bánh các con hãy cầm lấy mà ăn; nhưng Chúa nói “Nầy Là MÌNH Thầy…” Khi trao ban chén rượu nho, Chúa Giêsu cũng nói “Nầy Là Chén Máu Thầy…” Chính Chúa Giêsu Vị Thượng Tế đời đời đã dùng quyền năng Thiên Chúa để “biến bánh và rượu” trở nên Mình và Máu Thánh Chúa. Chúa Giêsu đã ban quyền này cho các Tông Đồ và các Linh Mục thừa tác trong Giáo Hội mỗi khi các vị dâng Thánh Lễ. Thánh Lễ trên Bàn Thờ mà các vị có chức Linh Mục dâng là được tham dự vào Lễ Tế đầy đủ trọn vẹn mà Chúa Giêsu đã dâng trên Bàn Thờ Thập Giá (Thơ DoThái 9:11-12), khi Ngài đổ máu ra và chết trên Thập Giá để cứu chuộc nhân loại. Vì thế Thánh Lễ là một Hiến Lễ theo Giao Ước Mới, một Hiến Lễ thật cao quý mà các tín hữu rất sùng kính. Nhiều tín hữu chẳng những đi dâng Thánh Lễ vào cuối tuần, mà còn đi dâng Thánh Lễ hàng ngày khi có thể được.
Chúa Giêsu ngự thật trong Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa cũng để làm của nuôi linh hồn chúng ta. Mỗi khi chúng ta Rước Lễ là chúng ta được kết hiệp mật thiết với Chúa hơn, được thêm lòng yêu mến Chúa và tha nhân, được ơn thanh tẩy thánh hóa linh hồn chúng ta và được tăng thêm sức mạnh thiêng liêng để thắng đọat các cám dỗ. Chúng ta hãy ý thức và cung kính mỗi khi lên Rước Lễ (Côrintô 11:27). Khi đau ốm không thể đi dâng Thánh Lễ, chúng ta có thể xin các thừa tác viên Thánh Thể đem Mình Thánh Chúa đến cho chúng ta; nhất là khi quá yếu liệt sắp sinh thì, gọi là “Rước Lễ Như Của Ăn Đàng” để chuẩn bị tiến về Nhà Cha chúng ta.
Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí Tích Thánh Thể cũng để hiện diện giữa chúng ta “mọi ngày cho đến tận thế” để chúng ta có thể đến thờ lạy Chúa Thánh Thể nơi các Thánh Đường khi chúng ta đến “viếng Mình Thánh Chúa” hoặc “Chầu Giờ Thánh.” Tại Hoa Kỳ, có nhiều Nhà Thờ có giờ chầu Thánh Thể suốt đêm ngày để các tín hữu thay đổi nhau đến thờ lạy và cầu nguyện trước Thánh Thể Chúa. Vào ngày Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa, ở nhiều nơi cũng có thói quen Rước Kiệu trọng thể để tôn vinh Chúa Giêsu Thánh Thể.
Trong Thánh lễ hôm nay chúng ta hãy hiệp dâng lời cầu nguyện cho chúng ta được đức tin mạnh mẽ nơi Chúa Giêsu ngự thật trong Phép Thánh Thể, được thêm lòng sùng kính và cầu nguyện với Chúa Thánh Thể trong các Nhà Thờ có để Mình Thánh Chúa. Chúng ta cũng cầu xin ơn thánh hóa đặc biệt cho các Linh Mục trong những ngày này là những ngày kết thúc Năm Thánh cầu cho Các Linh Mục. Xin Chúa Giêsu Thánh Thể thánh hóa chúng ta và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn.
Thánh lễ hôm nay hướng tâm trí chúng ta về Mầu Nhiệm Chúa Giêsu ngự thật trong Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa để làm của nuôi linh hồn chúng ta, để làm của lễ hiến tế trên bàn thờ, và để ở lại với chúng ta “mọi ngày cho đến tận thế” trong phép Thánh Thể. Bài đọc I (Sáng Thế 14:18-20) nhắc đến ông Menkisêđê dâng của lễ tạ ơn và chúc phúc cho ông Abraham. Menkisêđê là hình ảnh Chúa Giêsu Kitô Linh Mục đời đời: “Con là Linh Mục đời đời theo phẩm hàm Menkisêđê.” (Thơ Do Thái 7:17)). Bài đọc II (1Côrintô 11:23-26) nhắc đến việc Chúa Giêsu lập Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa trong Bữa Tiệc Ly và mỗi khi chúng ta rước lấy Mình và Máu Thánh Chúa là chúng ta loan truyền việc Chúa Giêsu đã chịu chết để chuộc tội chúng ta. Bài Phúc Âm (Luca 9:11-17) ghi lại phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi dân chúng. Phép lạ này là hình ảnh về việc Chúa Giêsu lập Phép Thánh Thể để nuôi linh hồn đói khát của ăn thiêng liêng của chúng ta.
Việc Chúa Giêsu lập Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa và Bí Tích Truyền Chức Thánh trong bữa Tiệc Ly đã được ghi lại trong Phúc Âm Mátthêu (26:26-29), Mátcô (14:22-24), Luca (22:19-20) và 1Côrintô (11:23-25). Chúa Giêsu và các Tông Đồ ăn bữa ăn chia tay vào ngày thứ nhất trong tuần lễ mừng Lễ Vượt Qua của người Do Thái, và cũng là Tuần Lễ Ăn Bánh Không Men theo luật Môisê; vì thế Chúa Giêsu và các Tông đồ cũng dùng bánh không men trong bữa ăn ly biệt. Theo thủ tục bữa ăn của người Do Thái, người gia trưởng cầm lấy bánh, tạ ơn Chúa và trao cho người cùng bàn ăn. Chúa Giêsu cũng cầm lấy Bánh, đọc lời tạ ơn và trao cho các môn đệ; nhưng Chúa không nói “nầy là Bánh các con hãy cầm lấy mà ăn; nhưng Chúa nói “Nầy Là MÌNH Thầy…” Khi trao ban chén rượu nho, Chúa Giêsu cũng nói “Nầy Là Chén Máu Thầy…” Chính Chúa Giêsu Vị Thượng Tế đời đời đã dùng quyền năng Thiên Chúa để “biến bánh và rượu” trở nên Mình và Máu Thánh Chúa. Chúa Giêsu đã ban quyền này cho các Tông Đồ và các Linh Mục thừa tác trong Giáo Hội mỗi khi các vị dâng Thánh Lễ. Thánh Lễ trên Bàn Thờ mà các vị có chức Linh Mục dâng là được tham dự vào Lễ Tế đầy đủ trọn vẹn mà Chúa Giêsu đã dâng trên Bàn Thờ Thập Giá (Thơ DoThái 9:11-12), khi Ngài đổ máu ra và chết trên Thập Giá để cứu chuộc nhân loại. Vì thế Thánh Lễ là một Hiến Lễ theo Giao Ước Mới, một Hiến Lễ thật cao quý mà các tín hữu rất sùng kính. Nhiều tín hữu chẳng những đi dâng Thánh Lễ vào cuối tuần, mà còn đi dâng Thánh Lễ hàng ngày khi có thể được.
Chúa Giêsu ngự thật trong Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa cũng để làm của nuôi linh hồn chúng ta. Mỗi khi chúng ta Rước Lễ là chúng ta được kết hiệp mật thiết với Chúa hơn, được thêm lòng yêu mến Chúa và tha nhân, được ơn thanh tẩy thánh hóa linh hồn chúng ta và được tăng thêm sức mạnh thiêng liêng để thắng đọat các cám dỗ. Chúng ta hãy ý thức và cung kính mỗi khi lên Rước Lễ (Côrintô 11:27). Khi đau ốm không thể đi dâng Thánh Lễ, chúng ta có thể xin các thừa tác viên Thánh Thể đem Mình Thánh Chúa đến cho chúng ta; nhất là khi quá yếu liệt sắp sinh thì, gọi là “Rước Lễ Như Của Ăn Đàng” để chuẩn bị tiến về Nhà Cha chúng ta.
Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí Tích Thánh Thể cũng để hiện diện giữa chúng ta “mọi ngày cho đến tận thế” để chúng ta có thể đến thờ lạy Chúa Thánh Thể nơi các Thánh Đường khi chúng ta đến “viếng Mình Thánh Chúa” hoặc “Chầu Giờ Thánh.” Tại Hoa Kỳ, có nhiều Nhà Thờ có giờ chầu Thánh Thể suốt đêm ngày để các tín hữu thay đổi nhau đến thờ lạy và cầu nguyện trước Thánh Thể Chúa. Vào ngày Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa, ở nhiều nơi cũng có thói quen Rước Kiệu trọng thể để tôn vinh Chúa Giêsu Thánh Thể.
Trong Thánh lễ hôm nay chúng ta hãy hiệp dâng lời cầu nguyện cho chúng ta được đức tin mạnh mẽ nơi Chúa Giêsu ngự thật trong Phép Thánh Thể, được thêm lòng sùng kính và cầu nguyện với Chúa Thánh Thể trong các Nhà Thờ có để Mình Thánh Chúa. Chúng ta cũng cầu xin ơn thánh hóa đặc biệt cho các Linh Mục trong những ngày này là những ngày kết thúc Năm Thánh cầu cho Các Linh Mục. Xin Chúa Giêsu Thánh Thể thánh hóa chúng ta và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn.
Trái tim
L.m Giuse Hoàng Kim Toan
08:54 31/05/2010
Trái tim
Trái tim được xem như là trung tâm của tất cả của con người: Tư tưởng, hoạt năng, tình cảm, lý trí và ý chí, sức khỏe và mạng sống. Bao hàm nhiều ý nghĩa nên trái tim cũng là sự biểu lộ toàn vẹn tình yêu của Thiên Chúa với nhân loại trong trái tim Chúa Giêsu.
Trái tim người:
Một trái tim người trong Thiên Chúa, đó là một đỉnh cao của mọi trái tim nhân loại được Thiên Chúa mang lấy trong hạ sinh của Con Thiên Chúa làm người. Một trái tim mới Edêkiel loan báo: “Ta sẽ ban cho chúng một trái tim và đặt thần khí mới vào lòng chúng” (Ed 11, 19). Thiên Chúa ban tặng trái tim mới, một trái tim tinh khiết, một trái tim hết lòng hết sức quy hướng về Thiên Chúa, trong Chúa Giêsu. Nhân loại mới được khai sinh, trước hết là trái tim Đức Maria, người được hưởng trước ân huệ cứu độ của chính Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người trong cung lòng Mẹ. Một trái tim tinh tuyền, kết quả của tình yêu đón nhận. Thiên Chúa ban tặng một trái tim mới, khôi phục lại tất cả những gì tội lỗi đã làm hoen úa nơi con người. Con người được phục hồi toàn vẹn trong trái tim Chúa Giêsu chịu đâm thâu.
Trong Thánh Kinh hơn cả ngàn lần sử dụng với nghĩa ẩn dụ: ý nghĩ, quyết định, dự liệu, trách nhiệm... Và khi nắm được trái tim ai đó là chiếm được tón thể con người ấy. Bởi đó Thiên Chúa làm người khi mang lấy trái tim nhân loại là đã mang lấy tất cả thân phận trong nhân loại, “Thiên Chúa đổi mới mọi sự trong trái tim Người” (Kh 21, 5).
Hơi thở thần linh.
Trái tim là nơi tiếp nhận của hơi thở qua nhịp tuần hòan của sự sống: hít – thở. Trái tim lành mạnh mang lại sức sống dồi dào phong phú cho người thụ hưởng nó. Cũng vậy, “Trái Tim Mới” mà Chúa Giêsu ban tặng trong trái tim của Người, là sự sống dồi dào ban tặng cho nhân loại mới, một nhân loại được khai sinh lại trong trái tim Chúa. Hai nhịp điệu thở hít được diễn tả qua đời sống hướng về Thiên Chúa trong nhân loại, chết đi với tội lỗi và sống lại trong Thiên Chúa: “Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6, 4). Hít thở trong Thánh Thần nơi Trái Tim Chúa Giêsu mà con người tiếp nhận được sống sự sống mới không ngừng trong Chúa. Nhân loại mới được khai sinh trong Chúa Giêsu Kitô và triển nở không ngừng trong nhân loại nơi những người sống trong Chúa Giêsu Kitô.
Trái tim là Bàn Thờ Thiên Chúa.
Trái tim được diễn tả đi song hành cùng với tinh thần: “Trái tim mới, Thần Khí mới” (Ed 36, 26); “Trái tim sám hối và tinh thần sám hối” (Tv 51, 19). Trái tim vì thế không chỉ biểu thị cho đời sống thể lý mà còn biểu thị trong đời sống tâm linh. Trái tim là bàn thờ Thiên Chúa trong con người cách hoàn hảo để thực thi lời Chúa dạy: “yêu mến Thiên Chúa, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi.” (Mc 12, 30). Nếu Đền thờ là thân thể của Chúa Giêsu Kitô, thì trái tim là Bàn thờ trong Đền Thờ. Cũng vậy, Thánh Phaolô khi nói “thân xác là Đền thờ Thiên Chúa” (1 Cor 6, 19), thì trái tim của con người là bàn thờ Thiên Chúa đích thực. Trái tim hoen úa như bàn thờ hoen úa thì không thể dâng của lễ tinh tuyền, cần được thanh tẩy trong Máu của Chúa Giêsu Kitô, bởi đó để tham dự vào hy lễ của Chúa Giêsu con người cần được thanh tẩy qua bí tích Giải tội, để tham dự vào trái tim tinh tuyền Chúa Giêsu. Mỗi lần tham dự Thánh lễ là mỗi lần con người nhận lãnh “Thần Khí mới và trái tim mới”, để sống dồi dào trong Thiên Chúa.
Trái tim biểu lộ nhân cách của con người.
Một nhân cách xứng đáng là người chỉ xuất hiện trong con người mang trái tim tinh tuyền, không tỳ ố. Nhân cách ấy, có thể thấy nơi Mẹ Maria, Thánh Giuse… là những người trong nhân loại được thánh hóa trong Thiên Chúa. Một đời sống của trái tim nhân lành thể hiện bằng đời sống đức ái toàn vẹn: “Đức ái thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức ái tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1 Cor 13, 4 – 7). Hoa trái của con người sống nhân cách hoàn hảo ấy là trong Thần Khí mới: “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (Gl 5, 22 - 23).
Trái tim mang hình tượng chiếc bình trong văn tự tượng hình Ai Cập. Trong chén lễ chứa đựng Máu Thánh Chúa Giêsu, trái tim Người chứa đựng Máu giao ước vĩnh cửu, đổ ra và nhiều người được cứu độ. Trái tim Người vẫn không ngừng đổ máu để thanh tẩy tội lỗi nhân loại trong chén hy lễ chính Chúa Giêsu dâng lên. “Một trái tim mới, một thần khí mới”, đó là tất cả những nguyện ước xin Chúa ban cho nhân loại trong Tháng Kính Thánh Tâm Chúa này.
Trái tim được xem như là trung tâm của tất cả của con người: Tư tưởng, hoạt năng, tình cảm, lý trí và ý chí, sức khỏe và mạng sống. Bao hàm nhiều ý nghĩa nên trái tim cũng là sự biểu lộ toàn vẹn tình yêu của Thiên Chúa với nhân loại trong trái tim Chúa Giêsu.
Trái tim người:
Một trái tim người trong Thiên Chúa, đó là một đỉnh cao của mọi trái tim nhân loại được Thiên Chúa mang lấy trong hạ sinh của Con Thiên Chúa làm người. Một trái tim mới Edêkiel loan báo: “Ta sẽ ban cho chúng một trái tim và đặt thần khí mới vào lòng chúng” (Ed 11, 19). Thiên Chúa ban tặng trái tim mới, một trái tim tinh khiết, một trái tim hết lòng hết sức quy hướng về Thiên Chúa, trong Chúa Giêsu. Nhân loại mới được khai sinh, trước hết là trái tim Đức Maria, người được hưởng trước ân huệ cứu độ của chính Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người trong cung lòng Mẹ. Một trái tim tinh tuyền, kết quả của tình yêu đón nhận. Thiên Chúa ban tặng một trái tim mới, khôi phục lại tất cả những gì tội lỗi đã làm hoen úa nơi con người. Con người được phục hồi toàn vẹn trong trái tim Chúa Giêsu chịu đâm thâu.
Trong Thánh Kinh hơn cả ngàn lần sử dụng với nghĩa ẩn dụ: ý nghĩ, quyết định, dự liệu, trách nhiệm... Và khi nắm được trái tim ai đó là chiếm được tón thể con người ấy. Bởi đó Thiên Chúa làm người khi mang lấy trái tim nhân loại là đã mang lấy tất cả thân phận trong nhân loại, “Thiên Chúa đổi mới mọi sự trong trái tim Người” (Kh 21, 5).
Hơi thở thần linh.
Trái tim là nơi tiếp nhận của hơi thở qua nhịp tuần hòan của sự sống: hít – thở. Trái tim lành mạnh mang lại sức sống dồi dào phong phú cho người thụ hưởng nó. Cũng vậy, “Trái Tim Mới” mà Chúa Giêsu ban tặng trong trái tim của Người, là sự sống dồi dào ban tặng cho nhân loại mới, một nhân loại được khai sinh lại trong trái tim Chúa. Hai nhịp điệu thở hít được diễn tả qua đời sống hướng về Thiên Chúa trong nhân loại, chết đi với tội lỗi và sống lại trong Thiên Chúa: “Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6, 4). Hít thở trong Thánh Thần nơi Trái Tim Chúa Giêsu mà con người tiếp nhận được sống sự sống mới không ngừng trong Chúa. Nhân loại mới được khai sinh trong Chúa Giêsu Kitô và triển nở không ngừng trong nhân loại nơi những người sống trong Chúa Giêsu Kitô.
Trái tim là Bàn Thờ Thiên Chúa.
Trái tim được diễn tả đi song hành cùng với tinh thần: “Trái tim mới, Thần Khí mới” (Ed 36, 26); “Trái tim sám hối và tinh thần sám hối” (Tv 51, 19). Trái tim vì thế không chỉ biểu thị cho đời sống thể lý mà còn biểu thị trong đời sống tâm linh. Trái tim là bàn thờ Thiên Chúa trong con người cách hoàn hảo để thực thi lời Chúa dạy: “yêu mến Thiên Chúa, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi.” (Mc 12, 30). Nếu Đền thờ là thân thể của Chúa Giêsu Kitô, thì trái tim là Bàn thờ trong Đền Thờ. Cũng vậy, Thánh Phaolô khi nói “thân xác là Đền thờ Thiên Chúa” (1 Cor 6, 19), thì trái tim của con người là bàn thờ Thiên Chúa đích thực. Trái tim hoen úa như bàn thờ hoen úa thì không thể dâng của lễ tinh tuyền, cần được thanh tẩy trong Máu của Chúa Giêsu Kitô, bởi đó để tham dự vào hy lễ của Chúa Giêsu con người cần được thanh tẩy qua bí tích Giải tội, để tham dự vào trái tim tinh tuyền Chúa Giêsu. Mỗi lần tham dự Thánh lễ là mỗi lần con người nhận lãnh “Thần Khí mới và trái tim mới”, để sống dồi dào trong Thiên Chúa.
Trái tim biểu lộ nhân cách của con người.
Một nhân cách xứng đáng là người chỉ xuất hiện trong con người mang trái tim tinh tuyền, không tỳ ố. Nhân cách ấy, có thể thấy nơi Mẹ Maria, Thánh Giuse… là những người trong nhân loại được thánh hóa trong Thiên Chúa. Một đời sống của trái tim nhân lành thể hiện bằng đời sống đức ái toàn vẹn: “Đức ái thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức ái tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1 Cor 13, 4 – 7). Hoa trái của con người sống nhân cách hoàn hảo ấy là trong Thần Khí mới: “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (Gl 5, 22 - 23).
Trái tim mang hình tượng chiếc bình trong văn tự tượng hình Ai Cập. Trong chén lễ chứa đựng Máu Thánh Chúa Giêsu, trái tim Người chứa đựng Máu giao ước vĩnh cửu, đổ ra và nhiều người được cứu độ. Trái tim Người vẫn không ngừng đổ máu để thanh tẩy tội lỗi nhân loại trong chén hy lễ chính Chúa Giêsu dâng lên. “Một trái tim mới, một thần khí mới”, đó là tất cả những nguyện ước xin Chúa ban cho nhân loại trong Tháng Kính Thánh Tâm Chúa này.
Trái tim người cha.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan
08:55 31/05/2010
Trái tim người cha.
Trái tim nhân lành của cha là điểm tựa cuộc đời của con. Cha là người đã cho con trong cuộc sống này với bao điều thú vị. Là đứa con trai, con gái của cha, chúng con được cưu mang trong lòng mẹ, tình yêu của cha, lòng yêu thương của Thiên Chúa.
Cha ơi! Không biết từ ngày nào đầu tiên trong cuộc đời của con được gọi tiếng thân thương ấy. Cha đã dành thời gian âu yếm chăm sóc mẹ trong những ngày cưu mang con, trong lòng mẹ con đã hiểu phần nào trái tim cha yêu thương con, và vì thế con học được bài học ấy từ rất sớm trong cuộc đời. Những đứa con của cha được mẹ sinh ra, đứa nào cũng mạnh khỏe, tinh thần mạnh mẽ, vui tươi giữa muôn vàn khó khăn của cuộc sống.
Nhớ nhất những lúc chúng con mỗi đứa lớn lên trong tuổi dậy thì, nhiều chứng tật trái ngang, dường như cha đã hiểu những chứng tật khó khăn vượt qua trong lứa tuổi ấy. Con còn nhớ, ngày ấy, gia đình đầy những khó khăn, con lớn lên cũng phụ giúp cha công việc đồng áng. Trời trưa nắng như đổ lửa, cha bảo con ra giúp cha nhặt cỏ, con đã sửng cồ cãi lại lời cha, con phân bua bao điều mất lòng cha, con nói cha gian ác, đày đọa các con của cha, đặt bao điều đau lòng cha, nhắc lại sự sai sót của cha, tại sao đem các con của cha đày đọa nơi đồng khô cỏ cháy này. Hôm ấy, con nhớ cha đã lặng lẽ im lặng nghe con lên án cha. Rồi tình cờ sau đó con lại thấy cha âm thầm gạt nước mắt, xua đi nỗi buồn và cha bảo con, thời buổi nó như thế chứ cha có muốn đâu? Con nào có hiểu nhưng khi thấy cha lau nước mắt lòng con lại rất hối hận, xin lỗi cha. Cha cười và nói, sau này con sẽ hiểu.
Thời gian cũng năm đó, cha chịu án đi cải tạo như bao nhiêu người cha khác, lúc này các con của cha mới thấy rất thương cha. Con nhớ, ngày ấy, các anh em con, mỗi đứa cố gắng dành dụm gì đó mua tặng cha những món quà, khi mẹ đi thăm cha, các em con có đi với mẹ, về kể lại bao điều nhắn nhủ cho anh em con. Lúc nào cha cũng nhắc đến một câu, các con hãy mến Chúa, yêu thương nhau và cố gắng học hành và phụ giúp mẹ. Chúng con đứa nào cũng cố gắng vâng lời cha, mong ngày cha sớm trở về.
Rồi ngày ấy cha cũng được trả về, điều đầu tiên là cha đưa tất cả anh em chúng con về Sàigòn, lo cho chúng con đi học. Một mình cha cáng đáng công việc nặng nhọc, cha chạy xích lô, mẹ buôn bán thúng gạo, thúng bắp. Các con mỗi người mỗi việc phụ cha mẹ, những lúc đi học về, đôi khi thấy cha đang gò lưng mệt mỏi chở khách trên đường, hoặc có khi thấy cha ở góc ngã tư đang ngồi lần hạt chờ khách trên xe. Con cứ nhớ mãi những hình ảnh ấy, mong mình mau lớn để phụ giúp cha, để cha được nghỉ ngơi. Ước mong ấy cũng lâu lắm chúng con mới phụ giúp phần nào được, ba chạy xe ít đi, mỗi anh em mấy tiếng tranh thủ chạy xe giúp cha. Cuộc sống êm ả trôi qua cho đến ngày chiếc xích lô bỏ xó, cha cũng kiệt quệ sức khỏe, các con cha đã bắt đầu bước vào cuộc sống với đời.
Những ngày ở nhà với cha, sau khi đã ra trường đi làm việc, các con mỗi đứa một ít gửi cha tiền tiêu xài, có khi đám tiệc hay bỏ giỏ nhà thờ nhiều cha thiếu tiền ngỏ lời xin chúng con. Con cứ nhớ mãi, bàn tay nhận tiền của cha, thấy bổn phận làm con của mình áy náy thật không yên, tại sao, con lại quên hoặc chẳng gửi cha món tiền nhiều hơn, để cha dùng vào nhiều việc hữu ích như cha vẫn thường làm. Nhưng lúc đó, anh em chúng con thực cũng chẳng có nhiều.
Đến hôm nay, cha nằm bệnh với tuổi già nhiều căn bệnh, cha không cần tiền nữa, có gửi cha cha vẫn không nhận. Cha lại dạy cho chúng con bài học khác quan trọng hơn, tín thác vào Thiên Chúa trong mọi sự. Cha không lo âu có tiền hay không có tiền chữa bệnh, tới đâu thì đã có anh em chúng con, cha sớm chiều đọc kinh, cầu nguyện cho các con của cha. Thỉnh thoảng, con ngủ lại tối ở nhà, cha thường hay bắt đi ngủ sớm, sáng mai dậy còn lo đến nhà thờ.
Bây giờ trong lúc tuổi già suy yếu, cha vẫn quanh đi từ giường xuống bếp, chúng con thì chạy lăng xăng, mọi nơi, kể cả nơi nước ngoài xa xăm. Có lần các em mời cha mẹ sang nhà các em chơi ở Úc, ở Mỹ, cha mẹ vẫn lặng lẽ chối từ, chỉ sợ phiền hà các con khi tuổi già sức yếu. Rồi hôm đứa út đi ra nước ngoài định cư, cha tiễn đưa nó tới chân cầu thang, cha nhìn nó lặng lẽ, mấy anh chị em của đứa út thì rơm rớm nước mắt, thương nó từ nay phải nỗ lực một mình để sống, cha chỉ nói một điều nhắn gửi, ráng sống ngoan đạo. Sau bốn năm, đứa út về thăm cha mẹ lần đầu tiên, nó báo nhiều tin vui, cha cũng chỉ quan tâm một điều, nó còn giữ đạo tốt lành không? Và hôm nó ra đi, lại một thân mình lặng lẽ, anh chị em đều thương nó, vẫn như ngày nào, trước khi ra xe đến phi trường cả nhà quây quần đọc kinh, xin Chúa chúc lành, đứa út lại đến xin cha ban phúc lành cho nó và nó mạnh dạn kéo vali để đi trong lúc cả nhà đang thổn thức. Hết tiễn đứa con này và rồi gia đình anh chị khác ra nước ngoài để sinh sống, cha vẫn ban phúc lành cho từng đứa con và những đứa cháu.
Hôm nay ngày của cha, con ghi lại những tâm tình này để tạ ơn Chúa đã cho chúng con người cha gương mẫu, xin Chúa luôn giữ gìn cha trong tuổi già sức yếu và thấy đoàn cháu lớn lên trong tình thương và ân sủng của Chúa.
Trái tim nhân lành của cha là điểm tựa cuộc đời của con. Cha là người đã cho con trong cuộc sống này với bao điều thú vị. Là đứa con trai, con gái của cha, chúng con được cưu mang trong lòng mẹ, tình yêu của cha, lòng yêu thương của Thiên Chúa.
Cha ơi! Không biết từ ngày nào đầu tiên trong cuộc đời của con được gọi tiếng thân thương ấy. Cha đã dành thời gian âu yếm chăm sóc mẹ trong những ngày cưu mang con, trong lòng mẹ con đã hiểu phần nào trái tim cha yêu thương con, và vì thế con học được bài học ấy từ rất sớm trong cuộc đời. Những đứa con của cha được mẹ sinh ra, đứa nào cũng mạnh khỏe, tinh thần mạnh mẽ, vui tươi giữa muôn vàn khó khăn của cuộc sống.
Nhớ nhất những lúc chúng con mỗi đứa lớn lên trong tuổi dậy thì, nhiều chứng tật trái ngang, dường như cha đã hiểu những chứng tật khó khăn vượt qua trong lứa tuổi ấy. Con còn nhớ, ngày ấy, gia đình đầy những khó khăn, con lớn lên cũng phụ giúp cha công việc đồng áng. Trời trưa nắng như đổ lửa, cha bảo con ra giúp cha nhặt cỏ, con đã sửng cồ cãi lại lời cha, con phân bua bao điều mất lòng cha, con nói cha gian ác, đày đọa các con của cha, đặt bao điều đau lòng cha, nhắc lại sự sai sót của cha, tại sao đem các con của cha đày đọa nơi đồng khô cỏ cháy này. Hôm ấy, con nhớ cha đã lặng lẽ im lặng nghe con lên án cha. Rồi tình cờ sau đó con lại thấy cha âm thầm gạt nước mắt, xua đi nỗi buồn và cha bảo con, thời buổi nó như thế chứ cha có muốn đâu? Con nào có hiểu nhưng khi thấy cha lau nước mắt lòng con lại rất hối hận, xin lỗi cha. Cha cười và nói, sau này con sẽ hiểu.
Thời gian cũng năm đó, cha chịu án đi cải tạo như bao nhiêu người cha khác, lúc này các con của cha mới thấy rất thương cha. Con nhớ, ngày ấy, các anh em con, mỗi đứa cố gắng dành dụm gì đó mua tặng cha những món quà, khi mẹ đi thăm cha, các em con có đi với mẹ, về kể lại bao điều nhắn nhủ cho anh em con. Lúc nào cha cũng nhắc đến một câu, các con hãy mến Chúa, yêu thương nhau và cố gắng học hành và phụ giúp mẹ. Chúng con đứa nào cũng cố gắng vâng lời cha, mong ngày cha sớm trở về.
Rồi ngày ấy cha cũng được trả về, điều đầu tiên là cha đưa tất cả anh em chúng con về Sàigòn, lo cho chúng con đi học. Một mình cha cáng đáng công việc nặng nhọc, cha chạy xích lô, mẹ buôn bán thúng gạo, thúng bắp. Các con mỗi người mỗi việc phụ cha mẹ, những lúc đi học về, đôi khi thấy cha đang gò lưng mệt mỏi chở khách trên đường, hoặc có khi thấy cha ở góc ngã tư đang ngồi lần hạt chờ khách trên xe. Con cứ nhớ mãi những hình ảnh ấy, mong mình mau lớn để phụ giúp cha, để cha được nghỉ ngơi. Ước mong ấy cũng lâu lắm chúng con mới phụ giúp phần nào được, ba chạy xe ít đi, mỗi anh em mấy tiếng tranh thủ chạy xe giúp cha. Cuộc sống êm ả trôi qua cho đến ngày chiếc xích lô bỏ xó, cha cũng kiệt quệ sức khỏe, các con cha đã bắt đầu bước vào cuộc sống với đời.
Những ngày ở nhà với cha, sau khi đã ra trường đi làm việc, các con mỗi đứa một ít gửi cha tiền tiêu xài, có khi đám tiệc hay bỏ giỏ nhà thờ nhiều cha thiếu tiền ngỏ lời xin chúng con. Con cứ nhớ mãi, bàn tay nhận tiền của cha, thấy bổn phận làm con của mình áy náy thật không yên, tại sao, con lại quên hoặc chẳng gửi cha món tiền nhiều hơn, để cha dùng vào nhiều việc hữu ích như cha vẫn thường làm. Nhưng lúc đó, anh em chúng con thực cũng chẳng có nhiều.
Đến hôm nay, cha nằm bệnh với tuổi già nhiều căn bệnh, cha không cần tiền nữa, có gửi cha cha vẫn không nhận. Cha lại dạy cho chúng con bài học khác quan trọng hơn, tín thác vào Thiên Chúa trong mọi sự. Cha không lo âu có tiền hay không có tiền chữa bệnh, tới đâu thì đã có anh em chúng con, cha sớm chiều đọc kinh, cầu nguyện cho các con của cha. Thỉnh thoảng, con ngủ lại tối ở nhà, cha thường hay bắt đi ngủ sớm, sáng mai dậy còn lo đến nhà thờ.
Bây giờ trong lúc tuổi già suy yếu, cha vẫn quanh đi từ giường xuống bếp, chúng con thì chạy lăng xăng, mọi nơi, kể cả nơi nước ngoài xa xăm. Có lần các em mời cha mẹ sang nhà các em chơi ở Úc, ở Mỹ, cha mẹ vẫn lặng lẽ chối từ, chỉ sợ phiền hà các con khi tuổi già sức yếu. Rồi hôm đứa út đi ra nước ngoài định cư, cha tiễn đưa nó tới chân cầu thang, cha nhìn nó lặng lẽ, mấy anh chị em của đứa út thì rơm rớm nước mắt, thương nó từ nay phải nỗ lực một mình để sống, cha chỉ nói một điều nhắn gửi, ráng sống ngoan đạo. Sau bốn năm, đứa út về thăm cha mẹ lần đầu tiên, nó báo nhiều tin vui, cha cũng chỉ quan tâm một điều, nó còn giữ đạo tốt lành không? Và hôm nó ra đi, lại một thân mình lặng lẽ, anh chị em đều thương nó, vẫn như ngày nào, trước khi ra xe đến phi trường cả nhà quây quần đọc kinh, xin Chúa chúc lành, đứa út lại đến xin cha ban phúc lành cho nó và nó mạnh dạn kéo vali để đi trong lúc cả nhà đang thổn thức. Hết tiễn đứa con này và rồi gia đình anh chị khác ra nước ngoài để sinh sống, cha vẫn ban phúc lành cho từng đứa con và những đứa cháu.
Hôm nay ngày của cha, con ghi lại những tâm tình này để tạ ơn Chúa đã cho chúng con người cha gương mẫu, xin Chúa luôn giữ gìn cha trong tuổi già sức yếu và thấy đoàn cháu lớn lên trong tình thương và ân sủng của Chúa.
Lễ Mình Máu Thánh Chúa
Lm Gia-cô-bê Tạ Chúc
09:20 31/05/2010
LỄ MÌNH MÁU THÁNH
Trong các gia đình Việt Nam, có lẻ bữa ăn là nơi thể hiện được nhiều nhất, tình yêu thương giữa các thành viên trong một mái ấm gia đình.
Ca dao tục ngữ có những câu chữ rất đẹp để diễn tả thực tại này:
“ Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp, gật gù khen ngon”
Cái ngon không ở vật chất mà là giá trị của tình yêu mà hai người yêu nhau, dành cho nhau. Tình yêu đã làm cho “râu tôm”, “ruột bầu” trở nên những đặc sản vô cùng hấp dẫn.
Đức Giê-su yêu thương con người, Ngài yêu một cách say đắm và tha thiết. Tình yêu của Ngài đã làm cho Bánh Rượu vật chật, trở nên thức ăn, thức uống trường sinh nuôi sống con người. Ăn và uống là điều hết sức cần thiết, nhưng phải ăn và uống như thế nào. Vì nếu không có sự chọn lựa, chúng ta sẽ ăn phải mầm bệnh, hoặc sẽ bị ngộ độc. Thánh Phao-lô trong thư thứ nhất, gởi cho giáo đoàn Cô-rin-tô đã dạy: “ Vì mỗi lần anh em ăn bánh ấy, và uống chén ấy, anh em loan báo sự chết của Chúa, cho tới lúc Ngài đến. Cho nên kẻ ăn Bánh hay uống Chén cách bất xứng, tất sẽ mắc tội đối với Mình và Máu Chúa”(1Cr 11, 26-27). Những người Do thái và thậm chí một ít môn đệ đã phản kháng lại, khi nghe Chúa Giê-su nói: “ Thịt Ta là của ăn, và Máu Ta là của uống”. Ngôn ngữ bất đồng, làm sao con người có thể thấu đạt điều này khi mà họ chưa trải nghiệm và cảm nếm tình yêu của Đức Giê-su. Chỉ khi nào bước vào và có kinh nghiệm gặp gỡ thực sự với Đức Giê-su, thì khi ấy con người mới có thể hiểu được cách thức mà Ngài đã dùng để bày tỏ tình yêu của mình, một tình yêu chết thay cho muôn người.
Người ta thường nói: “Thương nhau lắm thì cắn nhau đau”, những ai yêu mến Thánh Thể sẽ cảm nhận được điều này, khi mà mỗi ngày trải qua những cơn đau của: hy sinh, từ bỏ, hạ mình, để trở thành của lễ hiến dâng và vác Thập Giá mà theo Chúa Giê-su.
Trong các gia đình Việt Nam, có lẻ bữa ăn là nơi thể hiện được nhiều nhất, tình yêu thương giữa các thành viên trong một mái ấm gia đình.
Ca dao tục ngữ có những câu chữ rất đẹp để diễn tả thực tại này:
“ Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp, gật gù khen ngon”
Cái ngon không ở vật chất mà là giá trị của tình yêu mà hai người yêu nhau, dành cho nhau. Tình yêu đã làm cho “râu tôm”, “ruột bầu” trở nên những đặc sản vô cùng hấp dẫn.
Đức Giê-su yêu thương con người, Ngài yêu một cách say đắm và tha thiết. Tình yêu của Ngài đã làm cho Bánh Rượu vật chật, trở nên thức ăn, thức uống trường sinh nuôi sống con người. Ăn và uống là điều hết sức cần thiết, nhưng phải ăn và uống như thế nào. Vì nếu không có sự chọn lựa, chúng ta sẽ ăn phải mầm bệnh, hoặc sẽ bị ngộ độc. Thánh Phao-lô trong thư thứ nhất, gởi cho giáo đoàn Cô-rin-tô đã dạy: “ Vì mỗi lần anh em ăn bánh ấy, và uống chén ấy, anh em loan báo sự chết của Chúa, cho tới lúc Ngài đến. Cho nên kẻ ăn Bánh hay uống Chén cách bất xứng, tất sẽ mắc tội đối với Mình và Máu Chúa”(1Cr 11, 26-27). Những người Do thái và thậm chí một ít môn đệ đã phản kháng lại, khi nghe Chúa Giê-su nói: “ Thịt Ta là của ăn, và Máu Ta là của uống”. Ngôn ngữ bất đồng, làm sao con người có thể thấu đạt điều này khi mà họ chưa trải nghiệm và cảm nếm tình yêu của Đức Giê-su. Chỉ khi nào bước vào và có kinh nghiệm gặp gỡ thực sự với Đức Giê-su, thì khi ấy con người mới có thể hiểu được cách thức mà Ngài đã dùng để bày tỏ tình yêu của mình, một tình yêu chết thay cho muôn người.
Người ta thường nói: “Thương nhau lắm thì cắn nhau đau”, những ai yêu mến Thánh Thể sẽ cảm nhận được điều này, khi mà mỗi ngày trải qua những cơn đau của: hy sinh, từ bỏ, hạ mình, để trở thành của lễ hiến dâng và vác Thập Giá mà theo Chúa Giê-su.
Đoá Hồng Dâng Mẹ Maria
Theresa Uyên Phương
15:15 31/05/2010
Uyên Phương vừa về đến nhà sau 2 ngày đi tĩnh tâm Ephata với các em học sinh Thêm sức.
-“Con ơi, Má đau bụng lắm.”
Một cơn đau bụng bất chợt đến với Mẹ của Uyên Phương. Thấy sắc mặt Mẹ đau đớn, Uyên Phương gọi bác sĩ gia đình hỏi xem phải làm gì để Mẹ giảm bớt cơn đau; bác sĩ khuyên nên gọi điện thoại cấp cứu 911 để đưa Mẹ vào bệnh viện ngay.
Xe cấp cứu đến trước sân nhà, Uyên Phương rất hồi hộp lo sợ không biết Mẹ sẽ ra sao. Chạy theo sau xe cứu thương mà nước mắt lăn dài, Uyên Phương bắt đầu làm dấu thánh giá, đọc kinh lần chuỗi theo như thói quen thường làm mỗi khi lái xe đi nơi này nơi nọ.
Tâm trí ngổn ngang nhưng trong lòng liên tục dâng lời khẩn nguyện:
Giêsu Maria Giuse, con mến yêu, xin cứu Mẹ con!
Giêsu Maria Giuse, con mến yêu, con xin dâng Mẹ con trong tay Ba Đấng!
Giêsu Maria Giuse, con mến yêu, xin thương xót gia đình con! Amen.
Đọc xong những lời nguyện tắt thì xe cấp cứu cũng vừa đến cửa “Emergency” của bệnh viện. Hai chú cảnh sát nhanh nhẹn đưa Mẹ vào phòng cấp cứu, các y tá và bác sĩ nhanh chóng xem xét bệnh tình của Mẹ. Cơn đau bụng càng thêm dữ dội, khiến Mẹ vật vã rên la lớn tiếng.
Tâm trạng Uyên Phương thật là rối bời, chỉ biết kêu tên cực thánh Giêsu Maria Giuse xin cứu chữa Mẹ con. Các y tá tiêm thuốc, đo nhiệt độ, thử máu, chụp hình quang tuyến, v.v… để có thêm các dữ kiện giúp bác sĩ định bệnh chữa trị cho Mẹ.
Sau hơn 8 giờ đồng hồ xem xét, bác sĩ cho biết đường ruột của Mẹ bị tắt nghẽn nên thức ăn bị nén lại, và đó là nguyên nhân làm đau bụng. Cần phải giải phẫu ngay để đường ruột được thông thoáng. Hơn 3 năm trước, Mẹ đã được giải phẫu ruột hai lần; và thời gian qua tim Mẹ lại bị yếu, bước vào mùa xuân cây lá xanh tươi nhụy hoa nở rộ tạo một bầu không khí tỏa nhiều phấn hoa thỉnh thoảng khiến Mẹ khó thở sau mỗi lần đi bộ ngoài đường.
Ba của Uyên Phương cũng không kém phần lo lắng. Ông liên tục gọi điện thoại cho những người thân xin cầu nguyện, cách riêng báo tin cho cha chánh xứ là Đức ông Francis Phạm Văn Phương biết tình trạng bệnh lý và xin cha cầu nguyện cho Mẹ. Cha phó xứ Phêrô Vũ Ngọc Đức kịp đến ban các phép bí tích và xức dầu thánh, trước khi các y tá di chuyển Mẹ vào phòng giải phẫu.
Uyên Phương lẽo đẽo theo sát bên giường Mẹ không rời nửa bước trong ý hướng “yêu thương gần gũi bằng việc làm”, - mà vợ chồng Kiếm & Uyên Phương học tập được từ nơi cha bố Phêrô Chu Quang Minh qua Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình - mong khích lệ tinh thần người Mẹ thân yêu ngay trong giờ phút khó khăn này.
Các y tá và bác sĩ đã sẵn sàng tại phòng giải phẫu. Cuộc giải phẫu lần này có sự hiện diện của cả 3 bác sĩ chuyên khoa liên hệ tới ruột, tim và phổi; các vị là những người đã từng chăm sóc cho sức khoẻ của Mẹ.
Nhìn vị bác sĩ chuyên gây mê kiểm soát lần cuối đang khi các y tá và các bác sĩ khác trong tư thế sẵn sàng cho cuộc giải phẫu, tim Uyên Phương như đập nhanh hơn và cảm nhận một sự lo sợ không biết Mẹ có đủ sức chịu đựng nổi ca giải phẫu cấp cứu lần này!
Bác sĩ phụ trách chính nhìn thấy nét mặt lo lắng sợ hãi của Uyên Phương, ông đến bên cạnh vỗ vai và an ủi rằng mọi sự sẽ được an toàn tốt đẹp. “I’ll take care of your mom; she’ll be ok. You wait in the lobby, and I’ll talk to you when I finish.” Nghe lời trấn an của bác sĩ, Uyên Phương cảm thấy an tâm hơn một chút.
Nắm chặt tay Mẹ lần cuối trước khi ra lobbly, Uyên Phương nghe giọng nói yếu ớt của Mẹ rằng “Má rất thương các con, các cháu và ba”, rồi Mẹ thiếp đi khi thuốc mê đã ngấm vào thân thể của Mẹ.
Một kỹ thuật viên phòng giải phẫu trao danh thiếp và xin số điện thoại di động của Uyên Phương, và nói rằng khi bắt đầu giải phẫu, cứ mỗi 5 phút sẽ gọi cho biết tình hình tiến triển việc phẫu thuật. Ông cũng nói cuộc giải phẫu kéo dài chừng 2 giờ đồng hồ.
Mọi việc chuẩn bị xong, các y tá chào tạm biệt Uyên Phương và đưa Mẹ vào phòng phẫu thuật. Hai hàng nước mắt chảy dài, một cô y tá ôm chặt Uyên Phương và an ủi “She’ll be ok, sweetheart”. Thế là sinh mạng của Mẹ nằm trong tay các bác sĩ.
Uyên Phương lủi thủi bước ra ngoài, vừa khóc vừa đọc kinh cầu nguyện cho Mẹ và cho các bác sĩ đang cố gắng cứu sống Mẹ: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu, xin phù trợ các bác sĩ và Mẹ con qua cơn giải phẫu.
***
Những giây phút đợi chờ ở phòng lobby thật là căng thẳng, nhiều kỷ niệm trở về trong trí nhớ Uyên Phương…
Trước đây, Ba của Uyên Phương là một sĩ quan cảnh sát, trưởng phòng tâm lý chiến tại Phan Thiết, Bình Thuận. Biến cố 1975, Ba bị tù đày 7 năm dài, một mình Mẹ lam lũ ngược xuôi tần tảo buôn bán nuôi nấng 3 đứa con thơ; lúc đó Uyên Phương 5 tuổi, Hùng Phi 3 tuổi, và Hồng Phúc mới 14 tháng được ông bà ngoại ở nhà giúp đỡ chăm sóc, nuôi nấng.
Dù là một đứa bé, Uyên Phương còn nhớ rõ buổi chiều ngày 23 tháng Tư năm 1975, một đoàn người hung dữ với súng ống gậy gộc rầm rộ đến nhà Uyên Phương và còng tay Ba đi từ đó. Thấy người ta đẩy Ba đi mà không biết đi đâu, Uyên Phương cứ hỏi “Má ơi, sao Ba đi bữa giờ mà chưa thấy về vậy Má?”. Mẹ bảo rằng “họ nói với Má vài ngày Ba sẽ về”. Thế mà một tuần, hai tuần lễ, rồi một tháng hai tháng vẫn không thấy Ba trở về. Mẹ chạy hết từ văn phòng này đến văn phòng nọ hỏi thăm nhưng vẫn không có tin tức gì về Ba, và Mẹ cũng không biết Ba đang ở đâu để trả lời cho con.
Tiều tụy mỏi mòn trông tin từng ngày… Vài tháng sau bỗng có người đến nhà trao cho Mẹ một lá thư; thư của Ba báo tin cho biết Ba đang ở trong “trại tù cải tạo”. Nhận được tin Ba, Mẹ rất mừng và nói cho Uyên Phương biết là Ba bị bỏ tù Việt cộng. Nghe Mẹ nói thế, nhưng mới 5 tuổi, Uyên Phương chẳng hiểu tù Việt cộng là cái gì. Mẹ vội vàng xin giấy phép đi thăm Ba. Ông bà ngoại giúp Mẹ chuẩn bị gom góp các món đồ ăn khô và ít đồ dùng cần thiết, rồi lập tức lên đường.
Mẹ dắt theo 3 đứa con thơ, và nhờ một người phụ giúp gánh thức ăn đi thăm Ba. Xuống xe ngoài đường lộ chính, phải đi bộ vài cây số mới tới trại tù Sông Lũy, nơi Ba đang bị giam giữ. Người dì hộ giúp gánh một gánh thức ăn. Mẹ gánh đồ ăn một đầu, còn đầu kia gánh Hồng Phúc vì Phúc còn quá nhỏ. Uyên Phương dắt tay Hùng Phi chạy lẽo đẽo theo sau.
Cứ đi được vài bước là Mẹ quay đầu lại để xem chừng Uyên Phương và Hùng Phi. Hơn một giờ đồng hồ đi bộ thì đến trại tù. Bỏ gánh xuống, Mẹ vội vàng đến bàn nộp giấy tờ xin gặp Ba. Sau một hồi xem xét giấy tờ, người ta bảo Mẹ rằng “Không ai được gặp ông ấy bây giờ. Chúng tôi nhận đồ dùm và sẽ chuyển lại cho nó sau. Mọi người đi về, khi nào được phép gặp mặt, chúng tôi sẽ thông báo sau”.
Bao nhiêu hy vọng được gặp mặt thăm Ba bị tan biến sau câu nói thật nhẫn tâm, vô cảm và bất nhân của ông cai tù. Mẹ đành trở ra ngoài soạn lại các đồ dùng đưa vào giao cho ông cai tù, mong họ giúp trao lại cho Ba. Nhìn thấy Mẹ khóc ấm ức, Uyên Phương khóc theo vì trong lòng cũng ao ước được gặp Ba; Hồng Phúc thì khóc ré lên vì đói khát, khí trời oi bức và mệt mỏi. Hơn 8 tiếng đồng hồ lặn lội từ nhà đến trại tù để thăm Ba, nhưng người ta thiếu sự cảm thông như không còn chút tình đồng bào của một Mẹ Việt Nam…
***
Chuông điện thoại di động làm Uyên Phương giật mình, vội vàng trả lời. Bên kia đầu giây là tiếng của nhân viên phòng giải phẫu:
-“Hello, this is Jim from the operation room. I just want to let you know that Dr. Kashlan has started the surgery for your mom 20 minutes ago; your mom was doing fine. I’ll call you back when Dr. Kashlan has finished the surgery, bye”.
Cúp điện thoại, Uyên Phương cảm thấy đỡ lo lắng hơn một chút. Dòng tư tưởng với những hoài niệm bị cắt ngang khi nãy tiếp tục trở về. 7 năm dài Ba bị giam trong trại tù cải tạo, một mình Mẹ ở ngoài lặn lội thân cò, gánh những thùng nước mắm nặng nề, rong ruổi nơi này nơi nọ, buôn bán kiếm tiền nuôi sống 3 đứa con thơ. Khi tới tuổi học trò, Mẹ phải đi làm xa nhà, nhiều khi cả tuần lễ mới về; 3 chị em ở nhà may mắn được ông bà ngoại thương yêu chăm sóc chu đáo cả phần đạo lẫn phần đời.
Ngày Uyên Phương được rước lễ lần đầu, Mẹ không về kịp để tham dự thánh lễ vì phải đi làm xa tới tận ngoài Quảng Nam kiếm thêm chút tiền đóng học phí, mua sách vở, quần áo và thức ăn hằng ngày cho các con. Nhìn bạn bè cùng lớp có cha mẹ tham dự đầy đủ, còn mình thì vắng bóng Ba Má nên cảm thấy tủi thân lắm, nhưng Uyên Phương hiểu được hoàn cảnh khó khăn của Ba Má. Chắc Ba Má cũng chẳng khác gì tâm trạng của con khi không thể làm gì được nhiều hơn; lại phải nhờ tới ông bà ngoại chăm lo cho các cháu.
Ông bà ngoại rất đạo đức, thánh thiện. Ông ngoại hiền từ và ít nói; ông rất thương Hồng Phúc vì Mẹ đi vắng buôn bán quanh năm suốt tháng; ông thường vác Hồng Phúc trên vai đi lễ sáng cũng như lễ chiều. Uyên Phương và Hùng Phi lớn hơn một chút, nên chạy theo ông bà ngoại đi nhà thờ mỗi ngày.
Bà ngoại thì sống rất bác ái, hay giúp đỡ người nghèo khó, thiếu thốn, hoạn nạn. Bà thường kể cho 3 chị em nghe truyện hạnh các thánh như truyện thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, thánh Martinô, thánh Alêxù. Bà ngoại có một thói quen là kết hoa và dâng cho Đức Mẹ vào mỗi ngày thứ Bảy; nhiều lúc Uyên Phương biết ngoại không có đủ tiền để mua hoa nhưng ngoại hy sinh nhịn ăn và dành dụm tiền mua hoa dâng kính Đức Mẹ.
Thay mặt cho Ba Má, ông bà ngoại dạy dỗ chị em Uyên Phương sống đạo, giữ luật Chúa, đi lễ hằng ngày sáng chiều, kinh sáng kinh tối, không bỏ sót kinh nào, mong sao các cháu trở thành các Kitô hữu tốt lành và hoàn hảo. Uyên Phương sinh hoạt trong ca đoàn, Hùng Phi và Hồng Phúc gia nhập hội giúp lễ của giáo xứ chánh tòa. Ở giáo xứ, 3 chị em luôn chăm chỉ học giáo lý và các kinh bổn trong các lớp giáo lý từ rước lễ lần đầu cho đến thêm sức và bao đồng; cuối năm thường nhận được phần thưởng xuất sắc từ cha xứ.
Ở trường học, 3 chị em luôn được điểm cao và là các học sinh xuất sắc từ lớp 1 cho tới lớp 12, nhờ sự giáo dục, dạy dỗ, nuôi nấng trong tình yêu thương đặc biệt của ông bà ngoại; cách riêng sự hy sinh làm lụng vất vả cực khổ của Mẹ, thay thế Ba lo cho các con.
Có lần Uyên Phương nhớ Mẹ lắm vì đã hơn 10 ngày mà Mẹ chưa về; 3 chị em chạy ra đầu ngõ ngồi ngóng chờ Mẹ, đến chiều tối không thấy bóng dáng Mẹ đâu, chị em lại lủi thủi dắt nhau về nhà. Hôm sau tiếp tục chờ Mẹ ở đầu ngõ, chợt thấy Mẹ từ xa, chị em Uyên Phương nhanh chân chạy đến ôm Mẹ, rồi tíu tít với những câu chuyện ở nhà và trường học cho Mẹ nghe trong những ngày Mẹ đi vắng. Chắc Mẹ vui và quên đi những mệt nhọc của quãng đường dài!
***
Sông Cái là trại tù giam thứ hai mà người ta chuyển Ba đến đó. Cứ khoảng hai ba tháng Mẹ lại xin giấy phép đi thăm Ba. Uyên Phương nhớ có lần Mẹ chỉ dắt Uyên Phương và Hùng Phi đi thăm Ba thôi, để Hồng Phúc ở nhà một mình với ông bà ngoại vì còn quá nhỏ. Ngoại kể mỗi lần nhớ sữa Mẹ, Phúc khóc nhè cả ngày, nên cháu hay ngậm vú bà ngoại.
Một lần kia trong khi Mẹ đi buôn nơi xa, có một phụ nữ lạ đến nhà cho bà ngoại biết là Ba bị thương do mìn nổ trong trại giam và Ba được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện Phan Rang. Bà ấy nói rằng trại tù giữ bí mật không cho người nhà biết việc này, nên bà muốn làm ơn âm thầm đến báo cho gia đình hay tin. Bà ấy biết rất rõ tên tuổi từng người trong nhà. Ông bà ngoại nghe tin này thì lo lắng lắm, lại không sao liên lạc được với Mẹ, nên xin phụ nữ này ở lại nhà chờ Mẹ về. Bà ngoại cư xử rất tử tế với người phụ nữ lạ này để tỏ lòng biết ơn bà ấy đưa tin cho gia đình.
Vài ngày sau Mẹ về đến nhà nghe tin Ba bị thương như vậy, Mẹ xin ngoại gói ghém chút tiền và vàng dành dụm được bấy lâu nay, rồi tức tốc lên đường cùng với người phụ nữ lạ dẫn đường. Mẹ dắt tay Uyên Phương và, bà ấy bắt xe đò đi thăm Ba. Chừng hơn 3 giờ đồng hồ sau khi gần đến Phan Rang, bà ấy nói xuống xe chờ ở đây, kêu Mẹ đưa tiền bạc và vàng bạc để bà đi trước nhờ nhân viên bệnh viện sắp xếp cho Mẹ vào thăm Ba. Bà ấy chỉ hướng nhà thương không xa lắm, và nói ngồi chờ chút nữa sẽ ra dẫn vào. Mẹ nôn nóng muốn gặp mặt Ba, nên bà ấy nói gì thì Mẹ làm theo như vậy.
Mẹ con ngồi bền lề đường chờ đợi. Một giờ rồi hai giờ đồng hồ trôi qua không thấy phụ nữ này trở lại, Mẹ hỏi thăm đường đến bệnh viện. Đi bộ nửa giờ vào nhà thương hỏi thăm Ba từ trại tù Sông Cái bị mìn nổ đang được điều trị ở đây. Nhân viên phòng trực cho biết là trong thời gian qua không có ai bị mìn nổ và đưa vào đây cả. Mẹ kể lại việc người phụ nữ lạ báo tin như vậy. Nhân viên bệnh viện nói đã có nhiều người đến đây cũng tương tự như câu truyện của Mẹ. Thì ra là người ta gian dối bịa chuyện để lường gạt Mẹ.
Mẹ vẫn chưa tin rằng mình bị lừa đảo. Còn ít tiền để lại trong túi, Mẹ và Uyên Phương bắt xe đi trại tù Sông Cái. Cai tù cho biết là Ba không sao cả. Mẹ xin được gặp Ba. Lát sau họ dẫn Ba ra. Nhìn thấy Ba, Mẹ mừng lắm; chưa kịp nói hết lời thì Ba phải trở vào bên trong. Mẹ con mệt mỏi về lại nhà. Uyên Phương thấy Mẹ khóc nhiều vì bị phụ nữ lạ kia lường gạt mất hết tiền của.
***
Điện thoại di động reo, Uyên Phương biết là Jim, nhân viên phòng phẫu thuật. Đã hơn một giờ đồng hồ chờ ở phòng đợi. Anh Jim báo tin là ca mổ sắp xong tốt đẹp, và bác sĩ Kashlan sẽ nói chuyện thêm sau khi hoàn tất. Cảm thấy an tâm hơn một chút.
Dòng tư tưởng tiếp tục với những kỷ niệm xưa. Mẹ là con duy nhất của ông bà ngoại, nên ngoại rất thương yêu 3 đứa cháu. Ông bà làm nghề chế biến nước mắm, và Mẹ thường bắt xe đò chở nước mắm hoặc cá khô từ Phan Thiết vào Long Khánh, Gia Kiệm, Phúc Nhạc, Phương Lâm, Định Quán, Sài Gòn… để bán. Mỗi lần tới Gia Kiệm, Mẹ được ông bà Hòe ở xứ Gia Yên cho ở nhờ, rồi Mẹ gánh nước mắm đi đến tận các nhà hàng xóm chung quanh. Mỗi lần Mẹ gánh 20 lít nước mắm nặng nề từ xóm này sang xóm kia, đường ruộng đất lại khó đi, trên nắng dưới nóng hay mưa gió, Mẹ vẫn đều gánh hàng rong như vậy từ ngày này qua ngày khác, cho tới khi bán hết chuyến hàng rồi mới trở về Phan Thiết.
Thấy Mẹ gánh nặng như vậy, nhiều lần Uyên Phương tập gánh mong giúp Mẹ một tay, nhưng không tài nào gánh nổi. Mỗi lần thử cho gánh lên vai, Uyên Phương đều cảm thấy đau cả vai rồi lật đật bỏ gánh xuống. Thế mà Mẹ đã gánh như vậy suốt 20 năm dài từ 1975 tới 1995, năm mà Ba Má và 3 chị em Uyên Phương từ giã ông bà ngoại, những người thân yêu, quê hương làng xóm để đi định cư ở Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ.
Từ nhỏ tới lớn 3 chị em Uyên Phương được ông bà ngoại và Mẹ cho ăn học ngày hai buổi cắp sách đến trường. Mẹ hy sinh vất vả kiếm tiền nuôi con. Ngày ấy Mẹ khỏe lắm, vất vả nhưng chẳng thấy khi nào than mệt. Hết chuyến cá khô này, rồi qua chuyến nước mắm khác. Đi liên tục, có khi Mẹ về đến nhà rất khuya, đặt lưng xuống nghỉ chừng 3 tiếng đồng hồ, rồi 3 giờ sáng Mẹ lại thức dậy lật đật bắt xe đò đi chuyến khác.
Uyên Phương nhớ có lần mùa Hè nghỉ học, Uyên Phương cùng đi với Mẹ một chuyến cá khô và nước mắm đến Gia Kiệm. Xe đò từ Phan Thiết khi ngang qua căn cứ số 4 nghe tiếng còi thổi, tài xế cho xe dừng lại bên lề đường. Uyên Phương thấy nhiều công an, thuế vụ ầm ầm kéo tới, họ ra lệnh mọi người xuống xe, rồi lục soát từ mui xe cho tới gầm xe. Sau khi lục soát xong, họ ghi biên lại gì đó và bắt Mẹ phải đóng thuế hàng hóa. Mẹ hết lời năn nỉ họ vẫn không tha. Họ buộc phải đóng tiền lộ phí, nếu không họ tịch thu hết hàng hóa. Mẹ chỉ chở nước mắm và cá khô ở nhà làm ra bán kiếm sống nuôi con, chứ nào phải hàng hóa quốc cấm gì đâu, thế mà họ làm khó dễ bắt đóng tiền phạt. Thắc mắc hỏi Mẹ, Mẹ giải thích là họ làm tiền con ạ. Mẹ thấy vô lý lắm nhưng mình không cãi lại được công an thuế vụ, vì họ làm theo lý của kẻ có quyền có thế, chứ chẳng theo luật pháp gì đâu con ạ. Mỗi lần như thế, coi như bị lỗ vốn, mất đi một chuyến hàng. Người dân nghèo khổ lại càng túng thiếu hơn.
***
Gần 3 tiếng đồng hồ sau, bác sĩ Kashlan từ phòng phẫu thuật bước ra cho biết cuộc giải phẫu ruột hoàn tất bình thường, nhưng vì Mẹ bị suyễn, phổi rất yếu khiến khó thở, huyết áp lại cao, nên cần phải chuyển Mẹ qua phòng ICU (Intensive Care Unit) để được chăm sóc theo dõi đặc biệt. Uyên Phương rất lo sợ khi nghe bác sĩ nói như thế. Hai lần giải phẫu ruột trước đây, Mẹ không cần ở khu ICU.
Đến phòng ICU, nhìn thấy Mẹ nhắm mắt nằm bất động trên giường với các dụng cụ y khoa gắn đầy trên cơ thể Mẹ, Uyên Phương bủn rủn tay chân. Một giây gắn vào lỗ mũi, giây gắn vào miệng, máy theo dõi nhịp tim, các giây IV dẫn thuốc vào cơ thể Mẹ. Hơi thở Mẹ yếu ớt. Các y tá và các bác sĩ ra vào liên tục theo dõi điều chỉnh từng việc chuyên môn. Ba luôn bên cạnh Mẹ; chắc tâm trạng ông cũng đang rối bời.
Hôm sau, bác sĩ nói Mẹ bị thiếu máu, nên 600ml máu được truyền vào thân thể Mẹ. Uyên Phương gọi “má ơi, má ơi, má ơi” nhiều lần, Mẹ vẫn nằm im bất động. Sang ngày thứ ba có lúc Mẹ nhúc nhích mở mắt một chút nhưng rồi nhắm lại ngay. Ba ở trong phòng ICU trông chừng Mẹ suốt ngày đêm.
Hằng ngày Uyên Phương ở lại với Mẹ tới 11 giờ đêm. Tối nào cũng thấy có người ở phòng đợi ICU khóc lóc nức nở vì mất người thân yêu. Những lúc này, Uyên Phương cảm nhận được phần nào sự đau khổ của họ; chẳng biết nói gì hơn là cầu nguyện cho linh hồn người mới qua đời và gia đình liên hệ.
Thấy vậy, Uyên Phương cũng hồi hộp và lo sợ bâng quơ, tự nhủ thầm trong lòng rằng nếu Chúa gọi Mẹ về trong đêm nay thì gia đình mình sẽ ra sao. Nghĩ thế Uyên Phương cảm thấy sợ hãi, rùng mình. Lái xe ra khỏi cổng bệnh viện, Uyên Phương đọc kinh lần chuỗi như thường lệ, nhưng lòng trí khó tập trung, nước mắt chảy dài. Uyên Phương luôn thầm thỉ lời nguyện tắt xin phó dâng mọi sự trong tình yêu thương của Chúa: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu, xin thương xót cứu chữa Mẹ con qua cơn bệnh hiểm nghèo này.
***
Năm ngày trôi qua trong phòng ICU mà Mẹ vẫn không tỉnh lại, Ba thì lo lắng tột cùng, luôn trông chừng Mẹ, đọc hết kinh này qua kinh khác, hết lần hạt mân côi đến chuỗi lòng thương xót Chúa khẩn cầu cho Mẹ sớm được tỉnh dậy. Ba xin phép nghỉ việc hai tuần lễ để thường trực ở bệnh viện với Mẹ. Uyên Phương hiện diện liên tục để nghe ngóng diễn tiến bệnh trạng của Mẹ mỗi khi các bác sĩ và y tá đến khám nghiệm.
Vài ngày sau phải trở lại sở làm việc. Người xếp cũng rất thông cảm, nên cho phép Uyên Phương mỗi ngày đi làm trễ và về sớm để vào bệnh viện thăm nom Mẹ. Y tá cho biết Mẹ rất đau đớn với vết mổ lớn nên phải tiêm thuốc giảm đau đều đều để Mẹ ngủ yên. Chân tay Mẹ cũng được cột lại, vì khi tỉnh lại Mẹ sẽ cảm thấy đau đớn và khó chịu với các máy trợ tim, trợ phổi chung quanh, rồi sẽ giãy giụa và có thể giật đứt các đường giây dẫn qua mũi miệng và cơ thể Mẹ.
Tới ngày thứ 6 ở phòng ICU, nhằm ngày 1 tháng 5 lễ thánh Giuse Lao Động và cũng là ngày đầu tháng hoa kính Đức Mẹ. Đặc biệt hôm nay là ngày kỷ niệm 41 năm thành hôn của Ba Má. Ba bên giường bệnh của Mẹ. Trước khi đi làm, Uyên Phương ghé qua chúc mừng Ba Má, và cho biết chiều nay đi làm về sẽ mua hoa đến nhà thờ dâng kính khấn xin Đức Mẹ chữa lành cho Má.
Xong việc ở sở, Uyên Phương ghé tiệm mua đoá hoa hồng vàng rất đẹp, rồi chạy ngay tới bệnh viện. Vào tới khu ICU, ông xã Uyên Phương chờ sẵn ở đó và cho biết chưa được vào bên trong vì Mẹ cựa quậy giật đứt 1 ống IV đang truyền thuốc ra khỏi lồng ngực, nên bác sĩ và các y tá đang chụp quang tuyến, xem xét và điều chỉnh lại các đường giây liên hệ. Ngồi chờ ở phòng đợi, vợ chồng Uyên Phương lần chuỗi cầu nguyện.
Chợt nhìn qua khung cửa sổ thấy bóng dáng bác sĩ Kashlan từ phòng ICU đi ngang qua, Uyên Phương vội bước nhanh đến hỏi thăm ông: “Thưa bác sĩ, Mẹ tôi có sao không?” Ông trả lời: “She’ll be ok, but she needs time to recovery.” Biết Mẹ không có gì khác thường, Uyên Phương an tâm hơn, rồi trở lại phòng đợi.
Đã hơn một giờ đồng hồ trôi qua mà sao y tá vẫn chưa cho vào, Uyên Phương sốt ruột gọi điện thoại vào phòng ICU hỏi thăm. Y tá nói vào được rồi. Uyên Phương nhanh chân bước vào ngay, thấy Mẹ nửa tỉnh nửa mê, tay chân giãy giụa liên tục dù đang bị trói vào thành giường; chắc Mẹ rất khó chịu với mấy cái ống giây dụng cụ y khoa, muốn giật ra khỏi miệng và mũi.
Đứng sát bên giường Mẹ, Uyên Phương cảm thấy đau đớn dùm cho Mẹ; biết Mẹ đang chịu những cơn đau dằn vặt. Uyên Phương ghé tai hỏi nhẹ “Má ơi, Má đau lắm phải không?” Dù Mẹ không nói ra được, nhưng Uyên Phương hiểu được là Mẹ muốn gỡ mấy cái máy này ra cho Mẹ dễ thở. Uyên Phương nói với Mẹ: “Con không gỡ ra được Má à, chỉ có y tá và bác sĩ mới tháo ra được thôi.”
Uyên Phương nâng lấy bàn tay yếu ớt của Mẹ để Mẹ khỏi nghịch ngợm với các đường giây ngổn ngang quanh cơ thể Mẹ. Hỏi thăm khi nào mới bỏ các ống này ra, y tá nói không biết vì còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của Mẹ mà bác sĩ sẽ định lượng. Người Mẹ thì ướt đẫm mồ hôi. Uyên Phương thầm thỉ cầu xin Chúa cho Mẹ sớm bình phục.
***
Gần 5 giờ chiều thứ Bảy, Uyên Phương nhờ ông xã ở lại canh chừng Mẹ, em đến nhà thờ dâng hoa cho Đức Mẹ và tham dự thánh lễ. Rời bệnh viện đến nhà thờ, trong thánh lễ Uyên Phương cầu nguyện cho các người đau yếu bệnh tật, và cách riêng cho Mẹ được ơn chữa lành.
Lễ xong, Uyên Phương mang bình hoa đến trước bàn thờ Đức Mẹ, thắp lên một ngọn nến, qùy dưới chân Mẹ, tự nhiên bật khóc nức nở, Uyên Phương nài xin Đức Mẹ: “Mẹ ơi, con van xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa Giêsu con Mẹ chữa lành cho Má con. Con xin dâng người Mẹ của con trong tay Đức Mẹ, xin Đức Mẹ thương xót gia đình con, Má con đang nằm trên giường bệnh ở phòng ICU mà không biết sẽ ra sao. Mấy cái dụng cụ y khoa gắn vào cơ thể Má con làm cho Má rất đau đớn và khó chịu lắm; Má con đang vất vả với các dụng cụ đó, xin Đức Mẹ chữa lành cho Má con. Con cảm thấy sợ hãi lắm Đức Mẹ ơi, xin cứu Má con qua cơn bệnh hiểm nghèo này. Con xin hứa với Đức Mẹ kể từ ngày hôm nay và suốt cuộc đời con, mỗi ngày thứ Bảy con xin dâng lên Đức Mẹ một bó hoa, xin Đức Mẹ nhận lấy tấm lòng thành của con.”
Ngước lên nhìn ánh mắt Đức Mẹ thật hiền từ, Uyên Phương cảm nhận được Đức Mẹ đang lắng nghe lời tâm sự và cầu xin với Đức Mẹ. Giây phúc đó Uyên Phương cảm thấy tâm hồn được bình an, vén tay áo lau những giọt nước mắt và thinh lặng nhìn ngắm Đức Mẹ. Uyên Phương nghe một tiếng rất rõ trong lòng “con về đi, Mẹ con sẽ được chữa lành.” Sửa sang lại bình hoa, Uyên Phương cúi đầu chào Đức Mẹ và ra xe trở lại bệnh viện.
Bước vào phòng ICU, Uyên Phương thấy Mẹ nằm ngủ yên, tay chân không giãy giụa như lúc trước khi Uyên Phương đi lễ nữa. Khuôn mặt Mẹ ngủ rất bình an, ông xã Uyên Phương kể cho biết là Mẹ mới thiếp ngủ đi chừng 15 phút. Đứng cạnh giường Mẹ, hơi thở của Mẹ thật yếu ớt, thỉnh thoảng Mẹ trở mình. Ba của Uyên Phương cũng trở lại với Mẹ sau khi đi lễ chiều thứ Bảy về, tiếp tục ở bên cạnh Mẹ.
Vợ chồng Uyên Phương về nhà nghỉ ngơi một chút và bữa cơm tối qua loa với những đồ hộp sẵn có trong nhà, rồi Uyên Phương cùng với ông xã trở lại bệnh viện. Ba cho biết y tá mới tắm rửa và thay ra giường cho Má. Mẹ mở mắt nhìn vợ chồng Uyên Phương. Y tá nói nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ trong cơ thể Mẹ bình thường. Nghe thế, Uyên Phương mừng lắm! Gần 11 giờ khuya, Mẹ lại ngủ thiếp đi, vợ chồng Uyên Phương cùng với Ba đọc kinh dâng đêm, làm dấu thánh giá trên trán Mẹ, hôn Mẹ, rồi vợ chồng Uyên Phương rời khỏi bệnh viện.
Sáng sớm Chúa nhật hôm sau, điện thoại reo, Ba vui mừng báo tin cho biết là Mẹ đã tỉnh dậy, bác sĩ đã tháo ra bớt một ống dẫn vào miệng Mẹ, y tá dìu Mẹ ra khỏi giường và cho Mẹ ngồi dựa lưng trên ghế sofa nghỉ ngơi. Uyên Phương mừng lắm lái xe ngay tới thăm Mẹ. Một số các bác, cô, chú đến bệnh viện thăm Mẹ sau thánh lễ ở nhà thờ; hỏi có nhận ra ai không, Mẹ cười rất tươi, dù tiếng nói không rõ nhưng Mẹ nhớ và gọi tên từng người một. Mọi người cùng lần chuỗi thương xót cầu nguyện cho Mẹ sớm khỏe mạnh lại. Mẹ rất vui bắt tay từng người và xin tiếp tục cầu nguyện cho Mẹ.
Một ngày Chúa nhật trôi qua với nhiều niềm vui khi thấy tình trạng sức khỏe Mẹ tốt hơn. Uyên Phương thầm cảm tạ Chúa và Đức Mẹ Maria đã cứu sống Mẹ. Bác sĩ truyền thức ăn vào ống IV cho Mẹ. Đến chiều cô y tá hôm qua trở lại làm việc, cô cũng rất mừng thấy Mẹ đang dần dần được phục hồi. Cô tiếp tục chăm sóc Mẹ rất chu đáo; cô nói rằng cô xem Mẹ như người chị của cô vậy. Vợ chồng Uyên Phương ở lại tới gần nửa đêm mới trở về nhà.
Sáng sớm hôm sau, trước khi đi làm Uyên Phương lại vào bệnh viện với Mẹ. Gặp thầy Sáu Phú và cô cũng đến thăm Mẹ sau khi đi lễ sáng thứ Hai về. Vào khu ICU, Uyên Phương gặp bác sĩ chuyên khoa tim cho biết là nhịp tim của Mẹ tốt hơn, và hôm nay sẽ chuyển Mẹ qua phòng thường không cần ở phòng ICU nữa. Những ngày qua Uyên Phương lo sợ lắm vì biết có nhiều người qua đời ở khu ICU. Bây giờ biết Mẹ sẽ rời khu ICU, trong lòng cảm thấy bớt lo sợ phần nào. Ba cũng rất mừng thở phào nhẹ nhõm; suốt tuần lễ qua Ba mất ăn mất ngủ và rất mệt mỏi vì mỗi đêm ông chập chờn ngồi ngủ trên chiếc ghế sofa canh chừng Mẹ.
Trưa nay y tá chuyển Mẹ sang phòng khác, thấy Mẹ tươi tỉnh hơn. Đến sở làm vài tiếng đồng hồ, buổi chiều Uyên Phương trở lại bệnh viện. Y tá cho biết là Mẹ khá hơn rất nhiều. Ở phòng thường, y tá và bác sĩ đến theo dõi bệnh lý ít hơn bên phòng ICU. Mẹ nằm ở đây tới sáng ngày thứ tư thì bác sĩ Kashlan đến thăm và ông nói là Mẹ sẽ xuất viện chiều tối nay. Khi biết y tá đang chuẩn bị hồ sơ xuất viện, Uyên Phương nhìn thấy nét mặt Mẹ rất vui. Buổi chiều y tá trực tháo ra hết các ống giây IV đang gắn trên người Mẹ, rồi hướng dẫn các chi tiết cần thiết khi Mẹ về nhà như việc sử dụng các loại thuốc và hẹn ngày tái khám sau một tuần lễ. Uyên Phương ký giấy tờ xuất viện cho Mẹ, y tá dìu Mẹ lên xe lăn và đưa xuống lầu 1 ra cửa. Ba thì xách các đồ dùng, còn Uyên Phương đi nhanh ra bãi đậu xe để lái xe tới cửa bệnh viện đón Mẹ.
Cả nhà vui mừng đón Mẹ về nhà sau 12 ngày ở bệnh viện. Vợ chồng Phúc & Rose cùng 2 cháu bé Benedict và Sophia từ Chicago về Atlanta thăm Mẹ. Hai tuần lễ sau, Hùng Phi cũng sắp xếp về họp mặt quây quần bên Mẹ. Bác sĩ cho y tá hằng ngày đến nhà giúp Mẹ. Sức khoẻ Mẹ đang từ từ được phục hồi...
Uyên Phương ghi lại những diễn tiến và tâm tình trên đây về cơn bệnh hiểm nghèo của Mẹ trong những ngày vừa qua, mong nói lên niềm tin và tấm lòng tạ ơn Đức Mẹ Maria đã cầu bầu cùng Chúa Giêsu chữa lành cho Mẹ. Con khấn nguyện và phó thác cuộc đời của Ba Má và từng người thân yêu trong vòng tay từ mẫu của Đức Mẹ. Xin Chúa thương xót gia đình chúng con!
-“Con ơi, Má đau bụng lắm.”
Một cơn đau bụng bất chợt đến với Mẹ của Uyên Phương. Thấy sắc mặt Mẹ đau đớn, Uyên Phương gọi bác sĩ gia đình hỏi xem phải làm gì để Mẹ giảm bớt cơn đau; bác sĩ khuyên nên gọi điện thoại cấp cứu 911 để đưa Mẹ vào bệnh viện ngay.
Xe cấp cứu đến trước sân nhà, Uyên Phương rất hồi hộp lo sợ không biết Mẹ sẽ ra sao. Chạy theo sau xe cứu thương mà nước mắt lăn dài, Uyên Phương bắt đầu làm dấu thánh giá, đọc kinh lần chuỗi theo như thói quen thường làm mỗi khi lái xe đi nơi này nơi nọ.
Tâm trí ngổn ngang nhưng trong lòng liên tục dâng lời khẩn nguyện:
Giêsu Maria Giuse, con mến yêu, xin cứu Mẹ con!
Giêsu Maria Giuse, con mến yêu, con xin dâng Mẹ con trong tay Ba Đấng!
Giêsu Maria Giuse, con mến yêu, xin thương xót gia đình con! Amen.
Đọc xong những lời nguyện tắt thì xe cấp cứu cũng vừa đến cửa “Emergency” của bệnh viện. Hai chú cảnh sát nhanh nhẹn đưa Mẹ vào phòng cấp cứu, các y tá và bác sĩ nhanh chóng xem xét bệnh tình của Mẹ. Cơn đau bụng càng thêm dữ dội, khiến Mẹ vật vã rên la lớn tiếng.
Tâm trạng Uyên Phương thật là rối bời, chỉ biết kêu tên cực thánh Giêsu Maria Giuse xin cứu chữa Mẹ con. Các y tá tiêm thuốc, đo nhiệt độ, thử máu, chụp hình quang tuyến, v.v… để có thêm các dữ kiện giúp bác sĩ định bệnh chữa trị cho Mẹ.
Sau hơn 8 giờ đồng hồ xem xét, bác sĩ cho biết đường ruột của Mẹ bị tắt nghẽn nên thức ăn bị nén lại, và đó là nguyên nhân làm đau bụng. Cần phải giải phẫu ngay để đường ruột được thông thoáng. Hơn 3 năm trước, Mẹ đã được giải phẫu ruột hai lần; và thời gian qua tim Mẹ lại bị yếu, bước vào mùa xuân cây lá xanh tươi nhụy hoa nở rộ tạo một bầu không khí tỏa nhiều phấn hoa thỉnh thoảng khiến Mẹ khó thở sau mỗi lần đi bộ ngoài đường.
Ba của Uyên Phương cũng không kém phần lo lắng. Ông liên tục gọi điện thoại cho những người thân xin cầu nguyện, cách riêng báo tin cho cha chánh xứ là Đức ông Francis Phạm Văn Phương biết tình trạng bệnh lý và xin cha cầu nguyện cho Mẹ. Cha phó xứ Phêrô Vũ Ngọc Đức kịp đến ban các phép bí tích và xức dầu thánh, trước khi các y tá di chuyển Mẹ vào phòng giải phẫu.
Uyên Phương lẽo đẽo theo sát bên giường Mẹ không rời nửa bước trong ý hướng “yêu thương gần gũi bằng việc làm”, - mà vợ chồng Kiếm & Uyên Phương học tập được từ nơi cha bố Phêrô Chu Quang Minh qua Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình - mong khích lệ tinh thần người Mẹ thân yêu ngay trong giờ phút khó khăn này.
Các y tá và bác sĩ đã sẵn sàng tại phòng giải phẫu. Cuộc giải phẫu lần này có sự hiện diện của cả 3 bác sĩ chuyên khoa liên hệ tới ruột, tim và phổi; các vị là những người đã từng chăm sóc cho sức khoẻ của Mẹ.
Nhìn vị bác sĩ chuyên gây mê kiểm soát lần cuối đang khi các y tá và các bác sĩ khác trong tư thế sẵn sàng cho cuộc giải phẫu, tim Uyên Phương như đập nhanh hơn và cảm nhận một sự lo sợ không biết Mẹ có đủ sức chịu đựng nổi ca giải phẫu cấp cứu lần này!
Bác sĩ phụ trách chính nhìn thấy nét mặt lo lắng sợ hãi của Uyên Phương, ông đến bên cạnh vỗ vai và an ủi rằng mọi sự sẽ được an toàn tốt đẹp. “I’ll take care of your mom; she’ll be ok. You wait in the lobby, and I’ll talk to you when I finish.” Nghe lời trấn an của bác sĩ, Uyên Phương cảm thấy an tâm hơn một chút.
Nắm chặt tay Mẹ lần cuối trước khi ra lobbly, Uyên Phương nghe giọng nói yếu ớt của Mẹ rằng “Má rất thương các con, các cháu và ba”, rồi Mẹ thiếp đi khi thuốc mê đã ngấm vào thân thể của Mẹ.
Một kỹ thuật viên phòng giải phẫu trao danh thiếp và xin số điện thoại di động của Uyên Phương, và nói rằng khi bắt đầu giải phẫu, cứ mỗi 5 phút sẽ gọi cho biết tình hình tiến triển việc phẫu thuật. Ông cũng nói cuộc giải phẫu kéo dài chừng 2 giờ đồng hồ.
Mọi việc chuẩn bị xong, các y tá chào tạm biệt Uyên Phương và đưa Mẹ vào phòng phẫu thuật. Hai hàng nước mắt chảy dài, một cô y tá ôm chặt Uyên Phương và an ủi “She’ll be ok, sweetheart”. Thế là sinh mạng của Mẹ nằm trong tay các bác sĩ.
Uyên Phương lủi thủi bước ra ngoài, vừa khóc vừa đọc kinh cầu nguyện cho Mẹ và cho các bác sĩ đang cố gắng cứu sống Mẹ: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu, xin phù trợ các bác sĩ và Mẹ con qua cơn giải phẫu.
***
Những giây phút đợi chờ ở phòng lobby thật là căng thẳng, nhiều kỷ niệm trở về trong trí nhớ Uyên Phương…
Trước đây, Ba của Uyên Phương là một sĩ quan cảnh sát, trưởng phòng tâm lý chiến tại Phan Thiết, Bình Thuận. Biến cố 1975, Ba bị tù đày 7 năm dài, một mình Mẹ lam lũ ngược xuôi tần tảo buôn bán nuôi nấng 3 đứa con thơ; lúc đó Uyên Phương 5 tuổi, Hùng Phi 3 tuổi, và Hồng Phúc mới 14 tháng được ông bà ngoại ở nhà giúp đỡ chăm sóc, nuôi nấng.
Dù là một đứa bé, Uyên Phương còn nhớ rõ buổi chiều ngày 23 tháng Tư năm 1975, một đoàn người hung dữ với súng ống gậy gộc rầm rộ đến nhà Uyên Phương và còng tay Ba đi từ đó. Thấy người ta đẩy Ba đi mà không biết đi đâu, Uyên Phương cứ hỏi “Má ơi, sao Ba đi bữa giờ mà chưa thấy về vậy Má?”. Mẹ bảo rằng “họ nói với Má vài ngày Ba sẽ về”. Thế mà một tuần, hai tuần lễ, rồi một tháng hai tháng vẫn không thấy Ba trở về. Mẹ chạy hết từ văn phòng này đến văn phòng nọ hỏi thăm nhưng vẫn không có tin tức gì về Ba, và Mẹ cũng không biết Ba đang ở đâu để trả lời cho con.
Tiều tụy mỏi mòn trông tin từng ngày… Vài tháng sau bỗng có người đến nhà trao cho Mẹ một lá thư; thư của Ba báo tin cho biết Ba đang ở trong “trại tù cải tạo”. Nhận được tin Ba, Mẹ rất mừng và nói cho Uyên Phương biết là Ba bị bỏ tù Việt cộng. Nghe Mẹ nói thế, nhưng mới 5 tuổi, Uyên Phương chẳng hiểu tù Việt cộng là cái gì. Mẹ vội vàng xin giấy phép đi thăm Ba. Ông bà ngoại giúp Mẹ chuẩn bị gom góp các món đồ ăn khô và ít đồ dùng cần thiết, rồi lập tức lên đường.
Mẹ dắt theo 3 đứa con thơ, và nhờ một người phụ giúp gánh thức ăn đi thăm Ba. Xuống xe ngoài đường lộ chính, phải đi bộ vài cây số mới tới trại tù Sông Lũy, nơi Ba đang bị giam giữ. Người dì hộ giúp gánh một gánh thức ăn. Mẹ gánh đồ ăn một đầu, còn đầu kia gánh Hồng Phúc vì Phúc còn quá nhỏ. Uyên Phương dắt tay Hùng Phi chạy lẽo đẽo theo sau.
Cứ đi được vài bước là Mẹ quay đầu lại để xem chừng Uyên Phương và Hùng Phi. Hơn một giờ đồng hồ đi bộ thì đến trại tù. Bỏ gánh xuống, Mẹ vội vàng đến bàn nộp giấy tờ xin gặp Ba. Sau một hồi xem xét giấy tờ, người ta bảo Mẹ rằng “Không ai được gặp ông ấy bây giờ. Chúng tôi nhận đồ dùm và sẽ chuyển lại cho nó sau. Mọi người đi về, khi nào được phép gặp mặt, chúng tôi sẽ thông báo sau”.
Bao nhiêu hy vọng được gặp mặt thăm Ba bị tan biến sau câu nói thật nhẫn tâm, vô cảm và bất nhân của ông cai tù. Mẹ đành trở ra ngoài soạn lại các đồ dùng đưa vào giao cho ông cai tù, mong họ giúp trao lại cho Ba. Nhìn thấy Mẹ khóc ấm ức, Uyên Phương khóc theo vì trong lòng cũng ao ước được gặp Ba; Hồng Phúc thì khóc ré lên vì đói khát, khí trời oi bức và mệt mỏi. Hơn 8 tiếng đồng hồ lặn lội từ nhà đến trại tù để thăm Ba, nhưng người ta thiếu sự cảm thông như không còn chút tình đồng bào của một Mẹ Việt Nam…
***
Chuông điện thoại di động làm Uyên Phương giật mình, vội vàng trả lời. Bên kia đầu giây là tiếng của nhân viên phòng giải phẫu:
-“Hello, this is Jim from the operation room. I just want to let you know that Dr. Kashlan has started the surgery for your mom 20 minutes ago; your mom was doing fine. I’ll call you back when Dr. Kashlan has finished the surgery, bye”.
Cúp điện thoại, Uyên Phương cảm thấy đỡ lo lắng hơn một chút. Dòng tư tưởng với những hoài niệm bị cắt ngang khi nãy tiếp tục trở về. 7 năm dài Ba bị giam trong trại tù cải tạo, một mình Mẹ ở ngoài lặn lội thân cò, gánh những thùng nước mắm nặng nề, rong ruổi nơi này nơi nọ, buôn bán kiếm tiền nuôi sống 3 đứa con thơ. Khi tới tuổi học trò, Mẹ phải đi làm xa nhà, nhiều khi cả tuần lễ mới về; 3 chị em ở nhà may mắn được ông bà ngoại thương yêu chăm sóc chu đáo cả phần đạo lẫn phần đời.
Ngày Uyên Phương được rước lễ lần đầu, Mẹ không về kịp để tham dự thánh lễ vì phải đi làm xa tới tận ngoài Quảng Nam kiếm thêm chút tiền đóng học phí, mua sách vở, quần áo và thức ăn hằng ngày cho các con. Nhìn bạn bè cùng lớp có cha mẹ tham dự đầy đủ, còn mình thì vắng bóng Ba Má nên cảm thấy tủi thân lắm, nhưng Uyên Phương hiểu được hoàn cảnh khó khăn của Ba Má. Chắc Ba Má cũng chẳng khác gì tâm trạng của con khi không thể làm gì được nhiều hơn; lại phải nhờ tới ông bà ngoại chăm lo cho các cháu.
Ông bà ngoại rất đạo đức, thánh thiện. Ông ngoại hiền từ và ít nói; ông rất thương Hồng Phúc vì Mẹ đi vắng buôn bán quanh năm suốt tháng; ông thường vác Hồng Phúc trên vai đi lễ sáng cũng như lễ chiều. Uyên Phương và Hùng Phi lớn hơn một chút, nên chạy theo ông bà ngoại đi nhà thờ mỗi ngày.
Bà ngoại thì sống rất bác ái, hay giúp đỡ người nghèo khó, thiếu thốn, hoạn nạn. Bà thường kể cho 3 chị em nghe truyện hạnh các thánh như truyện thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, thánh Martinô, thánh Alêxù. Bà ngoại có một thói quen là kết hoa và dâng cho Đức Mẹ vào mỗi ngày thứ Bảy; nhiều lúc Uyên Phương biết ngoại không có đủ tiền để mua hoa nhưng ngoại hy sinh nhịn ăn và dành dụm tiền mua hoa dâng kính Đức Mẹ.
Thay mặt cho Ba Má, ông bà ngoại dạy dỗ chị em Uyên Phương sống đạo, giữ luật Chúa, đi lễ hằng ngày sáng chiều, kinh sáng kinh tối, không bỏ sót kinh nào, mong sao các cháu trở thành các Kitô hữu tốt lành và hoàn hảo. Uyên Phương sinh hoạt trong ca đoàn, Hùng Phi và Hồng Phúc gia nhập hội giúp lễ của giáo xứ chánh tòa. Ở giáo xứ, 3 chị em luôn chăm chỉ học giáo lý và các kinh bổn trong các lớp giáo lý từ rước lễ lần đầu cho đến thêm sức và bao đồng; cuối năm thường nhận được phần thưởng xuất sắc từ cha xứ.
Ở trường học, 3 chị em luôn được điểm cao và là các học sinh xuất sắc từ lớp 1 cho tới lớp 12, nhờ sự giáo dục, dạy dỗ, nuôi nấng trong tình yêu thương đặc biệt của ông bà ngoại; cách riêng sự hy sinh làm lụng vất vả cực khổ của Mẹ, thay thế Ba lo cho các con.
Có lần Uyên Phương nhớ Mẹ lắm vì đã hơn 10 ngày mà Mẹ chưa về; 3 chị em chạy ra đầu ngõ ngồi ngóng chờ Mẹ, đến chiều tối không thấy bóng dáng Mẹ đâu, chị em lại lủi thủi dắt nhau về nhà. Hôm sau tiếp tục chờ Mẹ ở đầu ngõ, chợt thấy Mẹ từ xa, chị em Uyên Phương nhanh chân chạy đến ôm Mẹ, rồi tíu tít với những câu chuyện ở nhà và trường học cho Mẹ nghe trong những ngày Mẹ đi vắng. Chắc Mẹ vui và quên đi những mệt nhọc của quãng đường dài!
***
Sông Cái là trại tù giam thứ hai mà người ta chuyển Ba đến đó. Cứ khoảng hai ba tháng Mẹ lại xin giấy phép đi thăm Ba. Uyên Phương nhớ có lần Mẹ chỉ dắt Uyên Phương và Hùng Phi đi thăm Ba thôi, để Hồng Phúc ở nhà một mình với ông bà ngoại vì còn quá nhỏ. Ngoại kể mỗi lần nhớ sữa Mẹ, Phúc khóc nhè cả ngày, nên cháu hay ngậm vú bà ngoại.
Một lần kia trong khi Mẹ đi buôn nơi xa, có một phụ nữ lạ đến nhà cho bà ngoại biết là Ba bị thương do mìn nổ trong trại giam và Ba được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện Phan Rang. Bà ấy nói rằng trại tù giữ bí mật không cho người nhà biết việc này, nên bà muốn làm ơn âm thầm đến báo cho gia đình hay tin. Bà ấy biết rất rõ tên tuổi từng người trong nhà. Ông bà ngoại nghe tin này thì lo lắng lắm, lại không sao liên lạc được với Mẹ, nên xin phụ nữ này ở lại nhà chờ Mẹ về. Bà ngoại cư xử rất tử tế với người phụ nữ lạ này để tỏ lòng biết ơn bà ấy đưa tin cho gia đình.
Vài ngày sau Mẹ về đến nhà nghe tin Ba bị thương như vậy, Mẹ xin ngoại gói ghém chút tiền và vàng dành dụm được bấy lâu nay, rồi tức tốc lên đường cùng với người phụ nữ lạ dẫn đường. Mẹ dắt tay Uyên Phương và, bà ấy bắt xe đò đi thăm Ba. Chừng hơn 3 giờ đồng hồ sau khi gần đến Phan Rang, bà ấy nói xuống xe chờ ở đây, kêu Mẹ đưa tiền bạc và vàng bạc để bà đi trước nhờ nhân viên bệnh viện sắp xếp cho Mẹ vào thăm Ba. Bà ấy chỉ hướng nhà thương không xa lắm, và nói ngồi chờ chút nữa sẽ ra dẫn vào. Mẹ nôn nóng muốn gặp mặt Ba, nên bà ấy nói gì thì Mẹ làm theo như vậy.
Mẹ con ngồi bền lề đường chờ đợi. Một giờ rồi hai giờ đồng hồ trôi qua không thấy phụ nữ này trở lại, Mẹ hỏi thăm đường đến bệnh viện. Đi bộ nửa giờ vào nhà thương hỏi thăm Ba từ trại tù Sông Cái bị mìn nổ đang được điều trị ở đây. Nhân viên phòng trực cho biết là trong thời gian qua không có ai bị mìn nổ và đưa vào đây cả. Mẹ kể lại việc người phụ nữ lạ báo tin như vậy. Nhân viên bệnh viện nói đã có nhiều người đến đây cũng tương tự như câu truyện của Mẹ. Thì ra là người ta gian dối bịa chuyện để lường gạt Mẹ.
Mẹ vẫn chưa tin rằng mình bị lừa đảo. Còn ít tiền để lại trong túi, Mẹ và Uyên Phương bắt xe đi trại tù Sông Cái. Cai tù cho biết là Ba không sao cả. Mẹ xin được gặp Ba. Lát sau họ dẫn Ba ra. Nhìn thấy Ba, Mẹ mừng lắm; chưa kịp nói hết lời thì Ba phải trở vào bên trong. Mẹ con mệt mỏi về lại nhà. Uyên Phương thấy Mẹ khóc nhiều vì bị phụ nữ lạ kia lường gạt mất hết tiền của.
***
Điện thoại di động reo, Uyên Phương biết là Jim, nhân viên phòng phẫu thuật. Đã hơn một giờ đồng hồ chờ ở phòng đợi. Anh Jim báo tin là ca mổ sắp xong tốt đẹp, và bác sĩ Kashlan sẽ nói chuyện thêm sau khi hoàn tất. Cảm thấy an tâm hơn một chút.
Dòng tư tưởng tiếp tục với những kỷ niệm xưa. Mẹ là con duy nhất của ông bà ngoại, nên ngoại rất thương yêu 3 đứa cháu. Ông bà làm nghề chế biến nước mắm, và Mẹ thường bắt xe đò chở nước mắm hoặc cá khô từ Phan Thiết vào Long Khánh, Gia Kiệm, Phúc Nhạc, Phương Lâm, Định Quán, Sài Gòn… để bán. Mỗi lần tới Gia Kiệm, Mẹ được ông bà Hòe ở xứ Gia Yên cho ở nhờ, rồi Mẹ gánh nước mắm đi đến tận các nhà hàng xóm chung quanh. Mỗi lần Mẹ gánh 20 lít nước mắm nặng nề từ xóm này sang xóm kia, đường ruộng đất lại khó đi, trên nắng dưới nóng hay mưa gió, Mẹ vẫn đều gánh hàng rong như vậy từ ngày này qua ngày khác, cho tới khi bán hết chuyến hàng rồi mới trở về Phan Thiết.
Thấy Mẹ gánh nặng như vậy, nhiều lần Uyên Phương tập gánh mong giúp Mẹ một tay, nhưng không tài nào gánh nổi. Mỗi lần thử cho gánh lên vai, Uyên Phương đều cảm thấy đau cả vai rồi lật đật bỏ gánh xuống. Thế mà Mẹ đã gánh như vậy suốt 20 năm dài từ 1975 tới 1995, năm mà Ba Má và 3 chị em Uyên Phương từ giã ông bà ngoại, những người thân yêu, quê hương làng xóm để đi định cư ở Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ.
Từ nhỏ tới lớn 3 chị em Uyên Phương được ông bà ngoại và Mẹ cho ăn học ngày hai buổi cắp sách đến trường. Mẹ hy sinh vất vả kiếm tiền nuôi con. Ngày ấy Mẹ khỏe lắm, vất vả nhưng chẳng thấy khi nào than mệt. Hết chuyến cá khô này, rồi qua chuyến nước mắm khác. Đi liên tục, có khi Mẹ về đến nhà rất khuya, đặt lưng xuống nghỉ chừng 3 tiếng đồng hồ, rồi 3 giờ sáng Mẹ lại thức dậy lật đật bắt xe đò đi chuyến khác.
Uyên Phương nhớ có lần mùa Hè nghỉ học, Uyên Phương cùng đi với Mẹ một chuyến cá khô và nước mắm đến Gia Kiệm. Xe đò từ Phan Thiết khi ngang qua căn cứ số 4 nghe tiếng còi thổi, tài xế cho xe dừng lại bên lề đường. Uyên Phương thấy nhiều công an, thuế vụ ầm ầm kéo tới, họ ra lệnh mọi người xuống xe, rồi lục soát từ mui xe cho tới gầm xe. Sau khi lục soát xong, họ ghi biên lại gì đó và bắt Mẹ phải đóng thuế hàng hóa. Mẹ hết lời năn nỉ họ vẫn không tha. Họ buộc phải đóng tiền lộ phí, nếu không họ tịch thu hết hàng hóa. Mẹ chỉ chở nước mắm và cá khô ở nhà làm ra bán kiếm sống nuôi con, chứ nào phải hàng hóa quốc cấm gì đâu, thế mà họ làm khó dễ bắt đóng tiền phạt. Thắc mắc hỏi Mẹ, Mẹ giải thích là họ làm tiền con ạ. Mẹ thấy vô lý lắm nhưng mình không cãi lại được công an thuế vụ, vì họ làm theo lý của kẻ có quyền có thế, chứ chẳng theo luật pháp gì đâu con ạ. Mỗi lần như thế, coi như bị lỗ vốn, mất đi một chuyến hàng. Người dân nghèo khổ lại càng túng thiếu hơn.
***
Gần 3 tiếng đồng hồ sau, bác sĩ Kashlan từ phòng phẫu thuật bước ra cho biết cuộc giải phẫu ruột hoàn tất bình thường, nhưng vì Mẹ bị suyễn, phổi rất yếu khiến khó thở, huyết áp lại cao, nên cần phải chuyển Mẹ qua phòng ICU (Intensive Care Unit) để được chăm sóc theo dõi đặc biệt. Uyên Phương rất lo sợ khi nghe bác sĩ nói như thế. Hai lần giải phẫu ruột trước đây, Mẹ không cần ở khu ICU.
Đến phòng ICU, nhìn thấy Mẹ nhắm mắt nằm bất động trên giường với các dụng cụ y khoa gắn đầy trên cơ thể Mẹ, Uyên Phương bủn rủn tay chân. Một giây gắn vào lỗ mũi, giây gắn vào miệng, máy theo dõi nhịp tim, các giây IV dẫn thuốc vào cơ thể Mẹ. Hơi thở Mẹ yếu ớt. Các y tá và các bác sĩ ra vào liên tục theo dõi điều chỉnh từng việc chuyên môn. Ba luôn bên cạnh Mẹ; chắc tâm trạng ông cũng đang rối bời.
Hôm sau, bác sĩ nói Mẹ bị thiếu máu, nên 600ml máu được truyền vào thân thể Mẹ. Uyên Phương gọi “má ơi, má ơi, má ơi” nhiều lần, Mẹ vẫn nằm im bất động. Sang ngày thứ ba có lúc Mẹ nhúc nhích mở mắt một chút nhưng rồi nhắm lại ngay. Ba ở trong phòng ICU trông chừng Mẹ suốt ngày đêm.
Hằng ngày Uyên Phương ở lại với Mẹ tới 11 giờ đêm. Tối nào cũng thấy có người ở phòng đợi ICU khóc lóc nức nở vì mất người thân yêu. Những lúc này, Uyên Phương cảm nhận được phần nào sự đau khổ của họ; chẳng biết nói gì hơn là cầu nguyện cho linh hồn người mới qua đời và gia đình liên hệ.
Thấy vậy, Uyên Phương cũng hồi hộp và lo sợ bâng quơ, tự nhủ thầm trong lòng rằng nếu Chúa gọi Mẹ về trong đêm nay thì gia đình mình sẽ ra sao. Nghĩ thế Uyên Phương cảm thấy sợ hãi, rùng mình. Lái xe ra khỏi cổng bệnh viện, Uyên Phương đọc kinh lần chuỗi như thường lệ, nhưng lòng trí khó tập trung, nước mắt chảy dài. Uyên Phương luôn thầm thỉ lời nguyện tắt xin phó dâng mọi sự trong tình yêu thương của Chúa: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu, xin thương xót cứu chữa Mẹ con qua cơn bệnh hiểm nghèo này.
***
Năm ngày trôi qua trong phòng ICU mà Mẹ vẫn không tỉnh lại, Ba thì lo lắng tột cùng, luôn trông chừng Mẹ, đọc hết kinh này qua kinh khác, hết lần hạt mân côi đến chuỗi lòng thương xót Chúa khẩn cầu cho Mẹ sớm được tỉnh dậy. Ba xin phép nghỉ việc hai tuần lễ để thường trực ở bệnh viện với Mẹ. Uyên Phương hiện diện liên tục để nghe ngóng diễn tiến bệnh trạng của Mẹ mỗi khi các bác sĩ và y tá đến khám nghiệm.
Vài ngày sau phải trở lại sở làm việc. Người xếp cũng rất thông cảm, nên cho phép Uyên Phương mỗi ngày đi làm trễ và về sớm để vào bệnh viện thăm nom Mẹ. Y tá cho biết Mẹ rất đau đớn với vết mổ lớn nên phải tiêm thuốc giảm đau đều đều để Mẹ ngủ yên. Chân tay Mẹ cũng được cột lại, vì khi tỉnh lại Mẹ sẽ cảm thấy đau đớn và khó chịu với các máy trợ tim, trợ phổi chung quanh, rồi sẽ giãy giụa và có thể giật đứt các đường giây dẫn qua mũi miệng và cơ thể Mẹ.
Tới ngày thứ 6 ở phòng ICU, nhằm ngày 1 tháng 5 lễ thánh Giuse Lao Động và cũng là ngày đầu tháng hoa kính Đức Mẹ. Đặc biệt hôm nay là ngày kỷ niệm 41 năm thành hôn của Ba Má. Ba bên giường bệnh của Mẹ. Trước khi đi làm, Uyên Phương ghé qua chúc mừng Ba Má, và cho biết chiều nay đi làm về sẽ mua hoa đến nhà thờ dâng kính khấn xin Đức Mẹ chữa lành cho Má.
Xong việc ở sở, Uyên Phương ghé tiệm mua đoá hoa hồng vàng rất đẹp, rồi chạy ngay tới bệnh viện. Vào tới khu ICU, ông xã Uyên Phương chờ sẵn ở đó và cho biết chưa được vào bên trong vì Mẹ cựa quậy giật đứt 1 ống IV đang truyền thuốc ra khỏi lồng ngực, nên bác sĩ và các y tá đang chụp quang tuyến, xem xét và điều chỉnh lại các đường giây liên hệ. Ngồi chờ ở phòng đợi, vợ chồng Uyên Phương lần chuỗi cầu nguyện.
Chợt nhìn qua khung cửa sổ thấy bóng dáng bác sĩ Kashlan từ phòng ICU đi ngang qua, Uyên Phương vội bước nhanh đến hỏi thăm ông: “Thưa bác sĩ, Mẹ tôi có sao không?” Ông trả lời: “She’ll be ok, but she needs time to recovery.” Biết Mẹ không có gì khác thường, Uyên Phương an tâm hơn, rồi trở lại phòng đợi.
Đã hơn một giờ đồng hồ trôi qua mà sao y tá vẫn chưa cho vào, Uyên Phương sốt ruột gọi điện thoại vào phòng ICU hỏi thăm. Y tá nói vào được rồi. Uyên Phương nhanh chân bước vào ngay, thấy Mẹ nửa tỉnh nửa mê, tay chân giãy giụa liên tục dù đang bị trói vào thành giường; chắc Mẹ rất khó chịu với mấy cái ống giây dụng cụ y khoa, muốn giật ra khỏi miệng và mũi.
Đứng sát bên giường Mẹ, Uyên Phương cảm thấy đau đớn dùm cho Mẹ; biết Mẹ đang chịu những cơn đau dằn vặt. Uyên Phương ghé tai hỏi nhẹ “Má ơi, Má đau lắm phải không?” Dù Mẹ không nói ra được, nhưng Uyên Phương hiểu được là Mẹ muốn gỡ mấy cái máy này ra cho Mẹ dễ thở. Uyên Phương nói với Mẹ: “Con không gỡ ra được Má à, chỉ có y tá và bác sĩ mới tháo ra được thôi.”
Uyên Phương nâng lấy bàn tay yếu ớt của Mẹ để Mẹ khỏi nghịch ngợm với các đường giây ngổn ngang quanh cơ thể Mẹ. Hỏi thăm khi nào mới bỏ các ống này ra, y tá nói không biết vì còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của Mẹ mà bác sĩ sẽ định lượng. Người Mẹ thì ướt đẫm mồ hôi. Uyên Phương thầm thỉ cầu xin Chúa cho Mẹ sớm bình phục.
***
Gần 5 giờ chiều thứ Bảy, Uyên Phương nhờ ông xã ở lại canh chừng Mẹ, em đến nhà thờ dâng hoa cho Đức Mẹ và tham dự thánh lễ. Rời bệnh viện đến nhà thờ, trong thánh lễ Uyên Phương cầu nguyện cho các người đau yếu bệnh tật, và cách riêng cho Mẹ được ơn chữa lành.
Lễ xong, Uyên Phương mang bình hoa đến trước bàn thờ Đức Mẹ, thắp lên một ngọn nến, qùy dưới chân Mẹ, tự nhiên bật khóc nức nở, Uyên Phương nài xin Đức Mẹ: “Mẹ ơi, con van xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa Giêsu con Mẹ chữa lành cho Má con. Con xin dâng người Mẹ của con trong tay Đức Mẹ, xin Đức Mẹ thương xót gia đình con, Má con đang nằm trên giường bệnh ở phòng ICU mà không biết sẽ ra sao. Mấy cái dụng cụ y khoa gắn vào cơ thể Má con làm cho Má rất đau đớn và khó chịu lắm; Má con đang vất vả với các dụng cụ đó, xin Đức Mẹ chữa lành cho Má con. Con cảm thấy sợ hãi lắm Đức Mẹ ơi, xin cứu Má con qua cơn bệnh hiểm nghèo này. Con xin hứa với Đức Mẹ kể từ ngày hôm nay và suốt cuộc đời con, mỗi ngày thứ Bảy con xin dâng lên Đức Mẹ một bó hoa, xin Đức Mẹ nhận lấy tấm lòng thành của con.”
Ngước lên nhìn ánh mắt Đức Mẹ thật hiền từ, Uyên Phương cảm nhận được Đức Mẹ đang lắng nghe lời tâm sự và cầu xin với Đức Mẹ. Giây phúc đó Uyên Phương cảm thấy tâm hồn được bình an, vén tay áo lau những giọt nước mắt và thinh lặng nhìn ngắm Đức Mẹ. Uyên Phương nghe một tiếng rất rõ trong lòng “con về đi, Mẹ con sẽ được chữa lành.” Sửa sang lại bình hoa, Uyên Phương cúi đầu chào Đức Mẹ và ra xe trở lại bệnh viện.
Bước vào phòng ICU, Uyên Phương thấy Mẹ nằm ngủ yên, tay chân không giãy giụa như lúc trước khi Uyên Phương đi lễ nữa. Khuôn mặt Mẹ ngủ rất bình an, ông xã Uyên Phương kể cho biết là Mẹ mới thiếp ngủ đi chừng 15 phút. Đứng cạnh giường Mẹ, hơi thở của Mẹ thật yếu ớt, thỉnh thoảng Mẹ trở mình. Ba của Uyên Phương cũng trở lại với Mẹ sau khi đi lễ chiều thứ Bảy về, tiếp tục ở bên cạnh Mẹ.
Vợ chồng Uyên Phương về nhà nghỉ ngơi một chút và bữa cơm tối qua loa với những đồ hộp sẵn có trong nhà, rồi Uyên Phương cùng với ông xã trở lại bệnh viện. Ba cho biết y tá mới tắm rửa và thay ra giường cho Má. Mẹ mở mắt nhìn vợ chồng Uyên Phương. Y tá nói nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ trong cơ thể Mẹ bình thường. Nghe thế, Uyên Phương mừng lắm! Gần 11 giờ khuya, Mẹ lại ngủ thiếp đi, vợ chồng Uyên Phương cùng với Ba đọc kinh dâng đêm, làm dấu thánh giá trên trán Mẹ, hôn Mẹ, rồi vợ chồng Uyên Phương rời khỏi bệnh viện.
Sáng sớm Chúa nhật hôm sau, điện thoại reo, Ba vui mừng báo tin cho biết là Mẹ đã tỉnh dậy, bác sĩ đã tháo ra bớt một ống dẫn vào miệng Mẹ, y tá dìu Mẹ ra khỏi giường và cho Mẹ ngồi dựa lưng trên ghế sofa nghỉ ngơi. Uyên Phương mừng lắm lái xe ngay tới thăm Mẹ. Một số các bác, cô, chú đến bệnh viện thăm Mẹ sau thánh lễ ở nhà thờ; hỏi có nhận ra ai không, Mẹ cười rất tươi, dù tiếng nói không rõ nhưng Mẹ nhớ và gọi tên từng người một. Mọi người cùng lần chuỗi thương xót cầu nguyện cho Mẹ sớm khỏe mạnh lại. Mẹ rất vui bắt tay từng người và xin tiếp tục cầu nguyện cho Mẹ.
Một ngày Chúa nhật trôi qua với nhiều niềm vui khi thấy tình trạng sức khỏe Mẹ tốt hơn. Uyên Phương thầm cảm tạ Chúa và Đức Mẹ Maria đã cứu sống Mẹ. Bác sĩ truyền thức ăn vào ống IV cho Mẹ. Đến chiều cô y tá hôm qua trở lại làm việc, cô cũng rất mừng thấy Mẹ đang dần dần được phục hồi. Cô tiếp tục chăm sóc Mẹ rất chu đáo; cô nói rằng cô xem Mẹ như người chị của cô vậy. Vợ chồng Uyên Phương ở lại tới gần nửa đêm mới trở về nhà.
Sáng sớm hôm sau, trước khi đi làm Uyên Phương lại vào bệnh viện với Mẹ. Gặp thầy Sáu Phú và cô cũng đến thăm Mẹ sau khi đi lễ sáng thứ Hai về. Vào khu ICU, Uyên Phương gặp bác sĩ chuyên khoa tim cho biết là nhịp tim của Mẹ tốt hơn, và hôm nay sẽ chuyển Mẹ qua phòng thường không cần ở phòng ICU nữa. Những ngày qua Uyên Phương lo sợ lắm vì biết có nhiều người qua đời ở khu ICU. Bây giờ biết Mẹ sẽ rời khu ICU, trong lòng cảm thấy bớt lo sợ phần nào. Ba cũng rất mừng thở phào nhẹ nhõm; suốt tuần lễ qua Ba mất ăn mất ngủ và rất mệt mỏi vì mỗi đêm ông chập chờn ngồi ngủ trên chiếc ghế sofa canh chừng Mẹ.
Trưa nay y tá chuyển Mẹ sang phòng khác, thấy Mẹ tươi tỉnh hơn. Đến sở làm vài tiếng đồng hồ, buổi chiều Uyên Phương trở lại bệnh viện. Y tá cho biết là Mẹ khá hơn rất nhiều. Ở phòng thường, y tá và bác sĩ đến theo dõi bệnh lý ít hơn bên phòng ICU. Mẹ nằm ở đây tới sáng ngày thứ tư thì bác sĩ Kashlan đến thăm và ông nói là Mẹ sẽ xuất viện chiều tối nay. Khi biết y tá đang chuẩn bị hồ sơ xuất viện, Uyên Phương nhìn thấy nét mặt Mẹ rất vui. Buổi chiều y tá trực tháo ra hết các ống giây IV đang gắn trên người Mẹ, rồi hướng dẫn các chi tiết cần thiết khi Mẹ về nhà như việc sử dụng các loại thuốc và hẹn ngày tái khám sau một tuần lễ. Uyên Phương ký giấy tờ xuất viện cho Mẹ, y tá dìu Mẹ lên xe lăn và đưa xuống lầu 1 ra cửa. Ba thì xách các đồ dùng, còn Uyên Phương đi nhanh ra bãi đậu xe để lái xe tới cửa bệnh viện đón Mẹ.
Cả nhà vui mừng đón Mẹ về nhà sau 12 ngày ở bệnh viện. Vợ chồng Phúc & Rose cùng 2 cháu bé Benedict và Sophia từ Chicago về Atlanta thăm Mẹ. Hai tuần lễ sau, Hùng Phi cũng sắp xếp về họp mặt quây quần bên Mẹ. Bác sĩ cho y tá hằng ngày đến nhà giúp Mẹ. Sức khoẻ Mẹ đang từ từ được phục hồi...
Uyên Phương ghi lại những diễn tiến và tâm tình trên đây về cơn bệnh hiểm nghèo của Mẹ trong những ngày vừa qua, mong nói lên niềm tin và tấm lòng tạ ơn Đức Mẹ Maria đã cầu bầu cùng Chúa Giêsu chữa lành cho Mẹ. Con khấn nguyện và phó thác cuộc đời của Ba Má và từng người thân yêu trong vòng tay từ mẫu của Đức Mẹ. Xin Chúa thương xót gia đình chúng con!
Sống Năm Linh Mục: chia sẻ sứ vụ và hiệp nhất với Giám mục
LM. GB Nguyễn Thêm, SDB
15:27 31/05/2010
THÁCH ĐỐ CỦA LINH MỤC: SỐNG TINH THẦN NĂM THÁNH LINH MỤC
Năm Linh mục sẽ kết thúc vào ngày 11-06-2010. Là Linh mục, tôi đã cố gắng sống Năm Linh mục này để đáp lại mong muốn của Đức Thánh Cha khi thành lập Năm Linh Mục nhân dịp Kỷ niệm 150 Năm Qua đời của Thánh Gioan Maria Vianney: Sự trọn lành thiêng liêng.
Qua những khó khăn đang xẩy ra trong Giáo hội tại Việt Nam, tôi xin mạo muội chia sẻ những cảm nghĩ và nhận định của mình về ơn gọi và sứ mạng của Linh mục.
Linh mục là người thuộc về Chúa Giêsu
Trước hết, tôi phải ý thức mình là người của Chúa Giêsu, vì chính Chúa Giêsu đã gọi tôi, cho tôi được tham dự vào Chức Linh mục của Ngài. Theo Thánh Augustinô, là linh mục, tôi phải trở nên dụng cụ và trung gian của Chúa Giêsu: miệng lưỡi tôi phải trở nên miệng lưỡi của Chúa Giêsu; chân tay tôi phải trở nên chân tay của Chúa Giêsu; nhất là trái tim của tôi phải trở nên trái tim của Chúa Giêsu, để tôi có thể yêu thương như Chúa Giêsu. Hay nói theo Thánh Phaolô, không phải tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi; đối với tôi, sống là chính Chúa Kitô; nói cách khác, tôi phải trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu; tôi phải trở nên hiền lành và khiêm nhường như Chúa Giêsu; tôi phải hạ mình xuống và khiêm nhường phục vụ như Chúa Giêsu; tôi phải hy sinh mạng sống mình như Chúa Giêsu. Chính vì thế, đứng trước câu nói: Linh mục là “Alter Christus”, thường được dịch là “Một Kitô khác”, tôi không thích cách dịch đó, mặc dù từ ngữ thì chính xác, nhưng dễ bị hiểu lầm là “Khác Chúa Kitô” (alius ac Christo) và tệ hơn, là “Phản Kitô”. Do đó tôi thích lời minh định: Linh mục là hiện thân của Chúa Kitô (in persona Christi), phải có những suy nghĩ, lời nói, tâm tình và hành động như Chúa Kitô.
Linh mục là người của Giáo hội
Tiếp đến, tôi phải ý thức mình là người của Giáo Hội, nghĩa là ý thức mình thuộc về Giáo Hội, yêu mến Giáo Hội, tích cực góp phần của mình vào việc xây dựng, bênh vực và bảo vệ Giáo Hội.
Khi được truyền chức Linh mục, tôi được trở nên “cộng sự viên” của Hàng Giám mục. Do đó theo Nghi thức, cho dù là Tu sĩ thuộc Dòng Giáo Hoàng và Miễn Trừ, tôi đã hứa kính trọng và vâng phục Giám mục Giáo phận và Bề trên hợp pháp của tôi. Nhưng không chỉ theo Nghi thức (hứa để mà hứa), tôi đã tự lòng mình hứa như thế, thì giờ đây tôi phải sống đúng điều mình đã hứa, để giữa lời hứa và thực tại không có khoảng cách, không có “phản chứng”.
Theo Luật Dòng, các Tu sĩ Salêdiêng Don Bosco “hoàn toàn hiến mình phục vụ sứ mệnh Hội Thánh, … góp phần xây dựng Hội Thánh là Thân mình Đức Kitô, … để Hội Thánh được tỏ ra cho thế giới như “Bí tích phổ quát của ơn cứu độ”, … sống hiệp thông và cộng tác với các Giám mục, Hàng Giáo sĩ, các Tu sĩ và Giáo dân, … như Thánh Lập Dòng khuyên dạy: “Vì Hội Thánh và Đức Thánh Cha, dù gian khổ đến mấy cũng kể bằng không” (HL 6 và 13).
Giờ đây, đứng trước những lời công kích Hàng Giám Mục, tôi muốn “canh tân” lời hứa của mình và quyết tâm thực hiện lời hứa đó luôn mãi.
Lúc bấy giờ Đức Cha Bartôlômêô, Giám mục Giáo phận Đà Lạt hỏi tôi: Con có hứa kính trọng và vâng phục Giám mục Giáo phận cùng Bề trên hợp pháp của con không?
Tôi đã kính cẩn trả lời: Thưa con hứa.
Chính vì thế tôi phải không ngừng nỗ lực trở nên cộng sự viên TỐT của Hàng Giám mục với thái độ yêu mến và vâng phục “con thảo”, tôi phải tránh những suy nghĩ, lời nói, hành động chống lại và kết án Hàng Giám mục. Nếu cần góp ý, tôi sẽ góp ý trực tiếp với tinh thần con thảo và với mục tiêu xây dựng, như Đức Thánh Cha Bênêđictô đã viết khi công bố Năm Linh mục: “Trong đường hướng của Tông huấn Pastores dabo vobis của Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II, tôi xin nói thêm rằng thừa tác vụ chức thánh có một "hình thức cộng đoàn" triệt để và nó chỉ có thể được thực hiện trong sự hiệp thông với các Giám mục của mình”.
Là linh mục Dòng, tôi có dịp làm Bề trên, cho nên tôi dễ dàng hiểu và cảm thông với Hàng Giám Mục khi phải đối diện với những yêu sách, khó khăn, hiểu lầm, cắt nghĩa trái và thách đố bên trong cũng như bên ngoài Giáo Hội.
Linh mục là người sống trong xã hội
Ngoài ra, Linh mục còn là “Người của xã hội”, vì tham dự vào sứ mạng có tính chất “trần thế và xã hội” của Giáo Hội như Chúa Giêsu đã truyền dạy: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”; “Chính anh em là muối cho đời … Chính anh em là áng sáng cho trần gian”. Chính vì thế, là Linh mục, tôi phải sẵn sàng dấn thân vào bất cứ môi trường nào; là Linh mục, tôi phải sẵn sàng gặp gỡ và làm việc với bất cứ con người nào, không- phân-biệt, không-loại-trừ, với mục tiêu duy nhất là “Danh Cha Cả Sáng” và “Nước Cha Trị Đến”, cho dù con đường này thực sự dài, cam go và nhiều thách đố. Tuy nhiên, trong những dấn thân xã hội đó, tôi phải liên lỉ kiện cường nhận thức và đời sống của mình luôn phải là “Linh mục của Chúa Giêsu và của Giáo Hội”.
THÁCH ĐỐ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM: GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA
Là người Việt Nam, ngay từ nhỏ, tôi đã được dạy bảo phải thực hành những đức tính cần thiết để xây dựng Gia đình, Trường học và Xã hội.
Những đức tính đó được tóm gọn trong ba câu: Lễ nghĩa Gia phong, Tôn sư Trọng đạo, Kính trên Nhường dưới. Nhưng nhiều sự kiện xảy ra làm cho tôi thắc mắc và nghi ngờ: “Không biết ‘Lễ nghĩa Gia phong, Tôn sư Trọng đạo và Kính trên Nhường dưới’ còn nữa hay không?”
Mới đây, đang lúc tôi đi Honda ôm, một xe Honda chạy qua mặt, người ngồi đằng sau là một cô gái đang “to tiếng” với chàng thanh niên ngồi đằng trước. Chịu không được, ông chạy Honda ôm lắc đầu thắc mắc: “Không thể hiểu được? Sự nhỏ nhẹ và thùy mị nơi các cô gái đã biến đâu mất rồi? Có phải ngày nay “công, dung, ngôn, hạnh” đã lỗi thời?
Cách nay không lâu, Anh Hai tôi chở tôi đi trên một đường phố ở Sài Gòn. Khi gặp một thiếu niên đi xe đạp lạng qua lạng lại ở đàng trước, Anh Hai tôi đã nhắc nhớ chú bé đó. Và chú đó đã sừng sộ quay qua đáp lại: “Ngon hả!”. Lúc bấy giờ, không biết Anh Hai tôi đã nghĩ gì, nhưng tôi đã suy nghĩ: “Sự tôn trọng người lớn nơi thanh thiếu niên còn nữa không?”
Một Linh mục bạn kể lại rằng ngài đã chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt tại Ngã Bảy như sau: một cô gái lái xe xịn lướt nhanh đụng phải xe đạp của một ông già. Ông lồm cồm đứng dậy phân phô: 'Mắt mày để đâu'. Cô gái trơ trẽn và xấc xược trả lời: 'Mắt tao để dưới lông mày', rồi phóng xe đi mất hút!
Đó là ba sự kiện trong nhiều sự kiện tôi đã chứng kiến và nghe được. Còn qua Báo mạng cũng như Báo in, tôi biết được rất nhiều tin tức, nào là con cái hành hạ Cha Mẹ hay con cháu ngược đãi Ông Bà, chồng hành hạ vợ con, và học sinh hành hung Thầy Cô. Tôi xin ghi lại đây vài tin tức.
Trước hết tin “Bà bị cháu hành hạ đến chết ở Quảng Bình”, được Báo Tiền Phong đăng ngày 11-01-2008 (Xa Lộ Tin Tức). Tên hai đứa cháu đó là Hiếu và Hiền.
Tin thứ hai là “Ngược đãi cha mẹ, một cặp vợ chồng vào tù” ở ấp Trại Lòn Nam, xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, được đăng trên Xaluan.com, ngay 01-11-2008. Tin đó được viết như sau: “Hai vợ chồng Chính và Tươi thường xuyên chửi bới cha mẹ bằng những lời lẽ thô tục. Nhiều lúc họ còn lăng mạ, sỉ nhục cha già gần 90 tuổi trước đám đông, rồi đuổi ra khỏi nhà”.
Tin thứ ba là “Chồng hành hạ vợ đến mất sức lao động vĩnh viễn 8% và thường xuyên “dạy” bốn đứa con bằng dây xích sắt, có lúc còn khóa cổ con vào gốc cây" (Theo Thanh Niên và Việt Báo, truy cập qua google.com.vn).
Trong môi trường học đường, hiện tượng học sinh hành hung Thầy Cô cũng khá nhiều. Cụ thể Cô Tâm bị Học sinh Thủy ở Trường Trung Học Phổ Thông Trường Thi, TP Thanh Hóa, hành hung bằng cách dùng cùi tay đánh vào đầu, ngày 11-11-2009 (Truy cập các Từ khóa: thầy trò, học sinh, giáo viên, hành hung, pháp luật).
Một sự kiện khác đã xảy ra ở Trường Trung Học Cơ Sở Thừa Đức, Bến Tre: Chiều ngày 11-05-2009, đang giảng bài, Thầy Hải đã bị học sinh Hậu xông váo đánh tới tấp (Truy cập các Từ khóa: thầy trò, học sinh, giáo viên, hành hung, pháp luật)
GIÁO DÂN VIỆT NAM SỐNG TINH THẦN NĂM THÁNH
Trên đây là những sự kiện xảy ra trong Xã Hội, còn trong Giáo Hội thì sao?
Có lẽ không có những sự kiện xảy ra trong Giáo Hội như vừa được nêu ở trên, Nhưng trong những ngày qua có những bài viết trên các Báo mạng đáng phải quan tâm và suy nghĩ.
Khi chứng kiến hay khi đọc những sự kiện đó, người ta có thể lo buồn và thắc mắc: Tại sao vậy? Có phải do hoàn cảnh xa hội? Có phải do việc đấu tranh giai cấp? Có phải do nền giáo dục nhấn mạnh lòng căm thù?
Đối với người Công Giáo, đó là hậu quả của tội nguyên tổ. Đây là vấn nạn muôn thuở, phải chấp nhận, chớ không thể cắt nghĩa thấu đáo.
Nhưng điều quan trọng hơn là phải có quan niệm và thái độ như thế nào khi đối diện hay gặp phải những sự kiện đó.
Đành rằng có những người cháu ngược đãi Ông Bà, nhưng cũng có nhiều người cháu yêu thương và chăm sóc Ông Bà, và con số này đông đảo hơn nhiều.
Đành rằng có những người con ngược đãi Cha Mẹ, nhưng cũng có nhiều người con thật sự hiếu thảo với Cha Mẹ, và con số này đông đảo hơn nhiều.
Đành rằng có những ông chồng ngược đãi vợ con, nhưng cũng có nhiều ông chồng yêu thương và chăm sóc vợ con, và con số này đông đảo hơn nhiều.
Đành rằng có những bà vợ ngược đãi chồng con, nhưng cũng có nhiều bà vợ yêu thương và hy sinh cho chồng con, và con số này đông đảo hơn nhiều.
Đành rằng có những học sinh hành hung Thầy Cô, nhưng cũng có nhiều học sinh chăm chỉ học hành, yêu mến và nghe lời Thầy Cô, và con số này đông đảo hơn nhiều.
Đành rằng có một số giáo dân, tu sĩ và linh mục công kích và chống đối các Giám mục, nhưng cũng có nhiều giáo dân, tu sĩ và linh mục yêu mến, ủng hộ và bênh vực các Giám mục, và con số này đông đảo hơn nhiều.
Vì thế, thay vì lo buồn và thất vọng, tôi sẽ luôn tin tưởng, cầu nguyện và tiếp tục góp phần xây dựng Giáo hội.
Là người Công Giáo Việt Nam, là chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô Đầu, TÔI XÁC TÍN RẰNG Ở ĐÂU CÓ PHÊRÔ Ở ĐÓ CÓ GIÁO HỘI – UBI PETRUS, IBI ECCLESIA”
Là người Công Giáo Việt Nam, là chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô Đầu, TÔI QUYẾT TÂM YÊU MẾN, TÔN TRỌNG, VÂNG PHỤC CÁC BỀ TRÊN KẾ VỊ CÁC THÁNH TÔNG ĐỒ.
Là người Công Giáo Việt Nam, là chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô Đầu, TÔI MONG MỌI NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM CÙNG XÁC TÍN VÀ QUYẾT TÂM NHƯ THẾ!
Năm Linh mục sẽ kết thúc vào ngày 11-06-2010. Là Linh mục, tôi đã cố gắng sống Năm Linh mục này để đáp lại mong muốn của Đức Thánh Cha khi thành lập Năm Linh Mục nhân dịp Kỷ niệm 150 Năm Qua đời của Thánh Gioan Maria Vianney: Sự trọn lành thiêng liêng.
Qua những khó khăn đang xẩy ra trong Giáo hội tại Việt Nam, tôi xin mạo muội chia sẻ những cảm nghĩ và nhận định của mình về ơn gọi và sứ mạng của Linh mục.
Linh mục là người thuộc về Chúa Giêsu
Trước hết, tôi phải ý thức mình là người của Chúa Giêsu, vì chính Chúa Giêsu đã gọi tôi, cho tôi được tham dự vào Chức Linh mục của Ngài. Theo Thánh Augustinô, là linh mục, tôi phải trở nên dụng cụ và trung gian của Chúa Giêsu: miệng lưỡi tôi phải trở nên miệng lưỡi của Chúa Giêsu; chân tay tôi phải trở nên chân tay của Chúa Giêsu; nhất là trái tim của tôi phải trở nên trái tim của Chúa Giêsu, để tôi có thể yêu thương như Chúa Giêsu. Hay nói theo Thánh Phaolô, không phải tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi; đối với tôi, sống là chính Chúa Kitô; nói cách khác, tôi phải trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu; tôi phải trở nên hiền lành và khiêm nhường như Chúa Giêsu; tôi phải hạ mình xuống và khiêm nhường phục vụ như Chúa Giêsu; tôi phải hy sinh mạng sống mình như Chúa Giêsu. Chính vì thế, đứng trước câu nói: Linh mục là “Alter Christus”, thường được dịch là “Một Kitô khác”, tôi không thích cách dịch đó, mặc dù từ ngữ thì chính xác, nhưng dễ bị hiểu lầm là “Khác Chúa Kitô” (alius ac Christo) và tệ hơn, là “Phản Kitô”. Do đó tôi thích lời minh định: Linh mục là hiện thân của Chúa Kitô (in persona Christi), phải có những suy nghĩ, lời nói, tâm tình và hành động như Chúa Kitô.
Linh mục là người của Giáo hội
Tiếp đến, tôi phải ý thức mình là người của Giáo Hội, nghĩa là ý thức mình thuộc về Giáo Hội, yêu mến Giáo Hội, tích cực góp phần của mình vào việc xây dựng, bênh vực và bảo vệ Giáo Hội.
Khi được truyền chức Linh mục, tôi được trở nên “cộng sự viên” của Hàng Giám mục. Do đó theo Nghi thức, cho dù là Tu sĩ thuộc Dòng Giáo Hoàng và Miễn Trừ, tôi đã hứa kính trọng và vâng phục Giám mục Giáo phận và Bề trên hợp pháp của tôi. Nhưng không chỉ theo Nghi thức (hứa để mà hứa), tôi đã tự lòng mình hứa như thế, thì giờ đây tôi phải sống đúng điều mình đã hứa, để giữa lời hứa và thực tại không có khoảng cách, không có “phản chứng”.
Theo Luật Dòng, các Tu sĩ Salêdiêng Don Bosco “hoàn toàn hiến mình phục vụ sứ mệnh Hội Thánh, … góp phần xây dựng Hội Thánh là Thân mình Đức Kitô, … để Hội Thánh được tỏ ra cho thế giới như “Bí tích phổ quát của ơn cứu độ”, … sống hiệp thông và cộng tác với các Giám mục, Hàng Giáo sĩ, các Tu sĩ và Giáo dân, … như Thánh Lập Dòng khuyên dạy: “Vì Hội Thánh và Đức Thánh Cha, dù gian khổ đến mấy cũng kể bằng không” (HL 6 và 13).
Giờ đây, đứng trước những lời công kích Hàng Giám Mục, tôi muốn “canh tân” lời hứa của mình và quyết tâm thực hiện lời hứa đó luôn mãi.
Lúc bấy giờ Đức Cha Bartôlômêô, Giám mục Giáo phận Đà Lạt hỏi tôi: Con có hứa kính trọng và vâng phục Giám mục Giáo phận cùng Bề trên hợp pháp của con không?
Tôi đã kính cẩn trả lời: Thưa con hứa.
Chính vì thế tôi phải không ngừng nỗ lực trở nên cộng sự viên TỐT của Hàng Giám mục với thái độ yêu mến và vâng phục “con thảo”, tôi phải tránh những suy nghĩ, lời nói, hành động chống lại và kết án Hàng Giám mục. Nếu cần góp ý, tôi sẽ góp ý trực tiếp với tinh thần con thảo và với mục tiêu xây dựng, như Đức Thánh Cha Bênêđictô đã viết khi công bố Năm Linh mục: “Trong đường hướng của Tông huấn Pastores dabo vobis của Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II, tôi xin nói thêm rằng thừa tác vụ chức thánh có một "hình thức cộng đoàn" triệt để và nó chỉ có thể được thực hiện trong sự hiệp thông với các Giám mục của mình”.
Là linh mục Dòng, tôi có dịp làm Bề trên, cho nên tôi dễ dàng hiểu và cảm thông với Hàng Giám Mục khi phải đối diện với những yêu sách, khó khăn, hiểu lầm, cắt nghĩa trái và thách đố bên trong cũng như bên ngoài Giáo Hội.
Linh mục là người sống trong xã hội
Ngoài ra, Linh mục còn là “Người của xã hội”, vì tham dự vào sứ mạng có tính chất “trần thế và xã hội” của Giáo Hội như Chúa Giêsu đã truyền dạy: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”; “Chính anh em là muối cho đời … Chính anh em là áng sáng cho trần gian”. Chính vì thế, là Linh mục, tôi phải sẵn sàng dấn thân vào bất cứ môi trường nào; là Linh mục, tôi phải sẵn sàng gặp gỡ và làm việc với bất cứ con người nào, không- phân-biệt, không-loại-trừ, với mục tiêu duy nhất là “Danh Cha Cả Sáng” và “Nước Cha Trị Đến”, cho dù con đường này thực sự dài, cam go và nhiều thách đố. Tuy nhiên, trong những dấn thân xã hội đó, tôi phải liên lỉ kiện cường nhận thức và đời sống của mình luôn phải là “Linh mục của Chúa Giêsu và của Giáo Hội”.
THÁCH ĐỐ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM: GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA
Là người Việt Nam, ngay từ nhỏ, tôi đã được dạy bảo phải thực hành những đức tính cần thiết để xây dựng Gia đình, Trường học và Xã hội.
Những đức tính đó được tóm gọn trong ba câu: Lễ nghĩa Gia phong, Tôn sư Trọng đạo, Kính trên Nhường dưới. Nhưng nhiều sự kiện xảy ra làm cho tôi thắc mắc và nghi ngờ: “Không biết ‘Lễ nghĩa Gia phong, Tôn sư Trọng đạo và Kính trên Nhường dưới’ còn nữa hay không?”
Mới đây, đang lúc tôi đi Honda ôm, một xe Honda chạy qua mặt, người ngồi đằng sau là một cô gái đang “to tiếng” với chàng thanh niên ngồi đằng trước. Chịu không được, ông chạy Honda ôm lắc đầu thắc mắc: “Không thể hiểu được? Sự nhỏ nhẹ và thùy mị nơi các cô gái đã biến đâu mất rồi? Có phải ngày nay “công, dung, ngôn, hạnh” đã lỗi thời?
Cách nay không lâu, Anh Hai tôi chở tôi đi trên một đường phố ở Sài Gòn. Khi gặp một thiếu niên đi xe đạp lạng qua lạng lại ở đàng trước, Anh Hai tôi đã nhắc nhớ chú bé đó. Và chú đó đã sừng sộ quay qua đáp lại: “Ngon hả!”. Lúc bấy giờ, không biết Anh Hai tôi đã nghĩ gì, nhưng tôi đã suy nghĩ: “Sự tôn trọng người lớn nơi thanh thiếu niên còn nữa không?”
Một Linh mục bạn kể lại rằng ngài đã chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt tại Ngã Bảy như sau: một cô gái lái xe xịn lướt nhanh đụng phải xe đạp của một ông già. Ông lồm cồm đứng dậy phân phô: 'Mắt mày để đâu'. Cô gái trơ trẽn và xấc xược trả lời: 'Mắt tao để dưới lông mày', rồi phóng xe đi mất hút!
Đó là ba sự kiện trong nhiều sự kiện tôi đã chứng kiến và nghe được. Còn qua Báo mạng cũng như Báo in, tôi biết được rất nhiều tin tức, nào là con cái hành hạ Cha Mẹ hay con cháu ngược đãi Ông Bà, chồng hành hạ vợ con, và học sinh hành hung Thầy Cô. Tôi xin ghi lại đây vài tin tức.
Trước hết tin “Bà bị cháu hành hạ đến chết ở Quảng Bình”, được Báo Tiền Phong đăng ngày 11-01-2008 (Xa Lộ Tin Tức). Tên hai đứa cháu đó là Hiếu và Hiền.
Tin thứ hai là “Ngược đãi cha mẹ, một cặp vợ chồng vào tù” ở ấp Trại Lòn Nam, xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, được đăng trên Xaluan.com, ngay 01-11-2008. Tin đó được viết như sau: “Hai vợ chồng Chính và Tươi thường xuyên chửi bới cha mẹ bằng những lời lẽ thô tục. Nhiều lúc họ còn lăng mạ, sỉ nhục cha già gần 90 tuổi trước đám đông, rồi đuổi ra khỏi nhà”.
Tin thứ ba là “Chồng hành hạ vợ đến mất sức lao động vĩnh viễn 8% và thường xuyên “dạy” bốn đứa con bằng dây xích sắt, có lúc còn khóa cổ con vào gốc cây" (Theo Thanh Niên và Việt Báo, truy cập qua google.com.vn).
Trong môi trường học đường, hiện tượng học sinh hành hung Thầy Cô cũng khá nhiều. Cụ thể Cô Tâm bị Học sinh Thủy ở Trường Trung Học Phổ Thông Trường Thi, TP Thanh Hóa, hành hung bằng cách dùng cùi tay đánh vào đầu, ngày 11-11-2009 (Truy cập các Từ khóa: thầy trò, học sinh, giáo viên, hành hung, pháp luật).
Một sự kiện khác đã xảy ra ở Trường Trung Học Cơ Sở Thừa Đức, Bến Tre: Chiều ngày 11-05-2009, đang giảng bài, Thầy Hải đã bị học sinh Hậu xông váo đánh tới tấp (Truy cập các Từ khóa: thầy trò, học sinh, giáo viên, hành hung, pháp luật)
GIÁO DÂN VIỆT NAM SỐNG TINH THẦN NĂM THÁNH
Trên đây là những sự kiện xảy ra trong Xã Hội, còn trong Giáo Hội thì sao?
Có lẽ không có những sự kiện xảy ra trong Giáo Hội như vừa được nêu ở trên, Nhưng trong những ngày qua có những bài viết trên các Báo mạng đáng phải quan tâm và suy nghĩ.
Khi chứng kiến hay khi đọc những sự kiện đó, người ta có thể lo buồn và thắc mắc: Tại sao vậy? Có phải do hoàn cảnh xa hội? Có phải do việc đấu tranh giai cấp? Có phải do nền giáo dục nhấn mạnh lòng căm thù?
Đối với người Công Giáo, đó là hậu quả của tội nguyên tổ. Đây là vấn nạn muôn thuở, phải chấp nhận, chớ không thể cắt nghĩa thấu đáo.
Nhưng điều quan trọng hơn là phải có quan niệm và thái độ như thế nào khi đối diện hay gặp phải những sự kiện đó.
Đành rằng có những người cháu ngược đãi Ông Bà, nhưng cũng có nhiều người cháu yêu thương và chăm sóc Ông Bà, và con số này đông đảo hơn nhiều.
Đành rằng có những người con ngược đãi Cha Mẹ, nhưng cũng có nhiều người con thật sự hiếu thảo với Cha Mẹ, và con số này đông đảo hơn nhiều.
Đành rằng có những ông chồng ngược đãi vợ con, nhưng cũng có nhiều ông chồng yêu thương và chăm sóc vợ con, và con số này đông đảo hơn nhiều.
Đành rằng có những bà vợ ngược đãi chồng con, nhưng cũng có nhiều bà vợ yêu thương và hy sinh cho chồng con, và con số này đông đảo hơn nhiều.
Đành rằng có những học sinh hành hung Thầy Cô, nhưng cũng có nhiều học sinh chăm chỉ học hành, yêu mến và nghe lời Thầy Cô, và con số này đông đảo hơn nhiều.
Đành rằng có một số giáo dân, tu sĩ và linh mục công kích và chống đối các Giám mục, nhưng cũng có nhiều giáo dân, tu sĩ và linh mục yêu mến, ủng hộ và bênh vực các Giám mục, và con số này đông đảo hơn nhiều.
Vì thế, thay vì lo buồn và thất vọng, tôi sẽ luôn tin tưởng, cầu nguyện và tiếp tục góp phần xây dựng Giáo hội.
Là người Công Giáo Việt Nam, là chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô Đầu, TÔI XÁC TÍN RẰNG Ở ĐÂU CÓ PHÊRÔ Ở ĐÓ CÓ GIÁO HỘI – UBI PETRUS, IBI ECCLESIA”
Là người Công Giáo Việt Nam, là chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô Đầu, TÔI QUYẾT TÂM YÊU MẾN, TÔN TRỌNG, VÂNG PHỤC CÁC BỀ TRÊN KẾ VỊ CÁC THÁNH TÔNG ĐỒ.
Là người Công Giáo Việt Nam, là chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô Đầu, TÔI MONG MỌI NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM CÙNG XÁC TÍN VÀ QUYẾT TÂM NHƯ THẾ!
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:37 31/05/2010
ĐƯƠNG QUY
Thời cổ đại có một đôi vợ chồng mới cưới nhau, vì để sinh sống nên chồng phải đi thật xa để hái thuốc, hơn một năm rồi mà không nghe tin tức gì, người vợ vì nhớ thương chồng mà sinh bệnh, sắc mặt vàng vọt, ngày càng trầm trọng, cặp mắt không sinh khí, sắp chết đến nơi.
Đúng lúc ấy thì chồng trở về, thấy vợ mình bệnh trầm trọng như thế, không biết phải làm thế nào cho được. Có một người bạn đến thăm bệnh nói với anh ta, tại sao không dùng thuốc vừa mới đem về đó thử xem sao ? Anh chồng lập tức sắc thuốc cho vợ uống, quả nhiên rất có hiệu quả, không lâu sau thì vợ hoàn toàn bình phục.
Loại thuốc hay này loan đi rất nhanh, nhưng không biết gọi nó là thuốc gì, thế là người ta mượn ông chồng trong câu chuyện đi hái thuốc rất lâu mới trở về này, mà gọi loại thứ thuốc ấy là thuốc đương quy.
(Truyền thuyết truyện)
Suy tư:
“Đương quy” nghĩa là trở về ngay, hay là phải trở về. Ông chồng trở về đúng lúc nên cứu được sinh mạng của vợ mình.
Đời sống tâm linh của người Ki-tô hữu cũng như thế, cần phải trở về. Trở về với Thiên Chúa là cha nhân từ đang ngày ngày ngóng đợi người con hoang đàng trở về với mình; trở về với anh chị em là những người đang luôn dang rộng đôi tay để đón chờ mình; trở về với gia đình giáo xứ là nơi mà mình đã được tái sinh làm con Chúa và con của Hội Thánh qua bí tích Rửa Tội, là nơi mà mình được lớn lên bằng bí tích Thánh Thể. ..
Tất cả mọi người đều phải trở về với Cha nhân từ, không ngoại trừ một ai, bởi vì chỉ có ăn năn hối cải trở về, thì mới cứu sống được linh hồn và thân xác của chúng ta mà thôi.
Thiên Chúa không thích một ai nói rằng tôi quá tội lỗi nên không dám trở về với Chúa; Ngài cũng không thích một ai khước từ người anh em chị em trở về với cộng đoàn, bởi vì tất cả mọi người đều là con cái của Ngài và là anh chị em với nhau.
“Đương quy” là trở về ngay không chần chờ gì cả, bởi vì chần chờ thì sẽ có lúc bỏ mất cơ hội, và là mồi ngon của ma quỷ.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thời cổ đại có một đôi vợ chồng mới cưới nhau, vì để sinh sống nên chồng phải đi thật xa để hái thuốc, hơn một năm rồi mà không nghe tin tức gì, người vợ vì nhớ thương chồng mà sinh bệnh, sắc mặt vàng vọt, ngày càng trầm trọng, cặp mắt không sinh khí, sắp chết đến nơi.
Đúng lúc ấy thì chồng trở về, thấy vợ mình bệnh trầm trọng như thế, không biết phải làm thế nào cho được. Có một người bạn đến thăm bệnh nói với anh ta, tại sao không dùng thuốc vừa mới đem về đó thử xem sao ? Anh chồng lập tức sắc thuốc cho vợ uống, quả nhiên rất có hiệu quả, không lâu sau thì vợ hoàn toàn bình phục.
Loại thuốc hay này loan đi rất nhanh, nhưng không biết gọi nó là thuốc gì, thế là người ta mượn ông chồng trong câu chuyện đi hái thuốc rất lâu mới trở về này, mà gọi loại thứ thuốc ấy là thuốc đương quy.
(Truyền thuyết truyện)
Suy tư:
“Đương quy” nghĩa là trở về ngay, hay là phải trở về. Ông chồng trở về đúng lúc nên cứu được sinh mạng của vợ mình.
Đời sống tâm linh của người Ki-tô hữu cũng như thế, cần phải trở về. Trở về với Thiên Chúa là cha nhân từ đang ngày ngày ngóng đợi người con hoang đàng trở về với mình; trở về với anh chị em là những người đang luôn dang rộng đôi tay để đón chờ mình; trở về với gia đình giáo xứ là nơi mà mình đã được tái sinh làm con Chúa và con của Hội Thánh qua bí tích Rửa Tội, là nơi mà mình được lớn lên bằng bí tích Thánh Thể. ..
Tất cả mọi người đều phải trở về với Cha nhân từ, không ngoại trừ một ai, bởi vì chỉ có ăn năn hối cải trở về, thì mới cứu sống được linh hồn và thân xác của chúng ta mà thôi.
Thiên Chúa không thích một ai nói rằng tôi quá tội lỗi nên không dám trở về với Chúa; Ngài cũng không thích một ai khước từ người anh em chị em trở về với cộng đoàn, bởi vì tất cả mọi người đều là con cái của Ngài và là anh chị em với nhau.
“Đương quy” là trở về ngay không chần chờ gì cả, bởi vì chần chờ thì sẽ có lúc bỏ mất cơ hội, và là mồi ngon của ma quỷ.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:38 31/05/2010
N2T |
17. Lấy đau khổ làm vui thì đau khổ cũng ngọt.
(Thánh John Berchmans)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:40 31/05/2010
N2T |
454. Làm cho cuộc sống biến sắc thì phải có tính co giãn, hiểu cách biến chuyển, có vài biểu hiện, có chút hàm súc (kín đáo).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một nền hộ giáo cho thế hệ Facebook
Vũ Văn An
00:52 31/05/2010
Mary Eberstadt, một chuyên viên nghiên cứu tại Hoover Institute ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, vừa cho xuất bản cuốn “The Loser Letters: A Comic Tale of Life, Death, and Atheism” do nhà Ignatius Press ấn hành, nhằm nói với thế hệ Facebook. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Zenit, bà cho rằng Kitô Giáo mang lại cho thế giới nhiều điều hơn là người vô thần.
Nhưng sao lại đề tựa cho cuốn sách là “Những Lá Thư Của Người Thua Cuộc”? Tác giả cho hay: “Những Lá Thư Của Người Thua Cuộc” là một trào phúng dưới hình thức những lá thư về tân chủ nghĩa vô thần. Đây là câu truyện cuả một cô gái Mỹ tuổi chừng 20, rất “thế gian” và sôi nổi, một người vừa hăm hở “trở lại” với chủ nghĩa vô thần. Sách gồm những bức thư đầy tán dương của một người ái mộ được cô viết gửi những nhà tân vô thần, những người như quí ông Dawkins, Hitchens, Dennett và đồng chí. Bề ngoài, cô cố gắng vạch ra các khuyết điểm trong phong trào của họ nhằm mục đích củng cố phong trào ấy. Dĩ nhiên, cùng với diễn biến của câu truyện, độc giả từ từ hiểu ra hình như có một điều gì khác hẳn đang sắp xẩy tới.
Cô gái ấy có tên là A.F. Christian. Như cô nhấn mạnh ở đầu cuốn sách, nếu những nhà tân vô thần nói đúng về Thiên Chúa và mọi tín hữu trong lịch sử đều sai, thì Thiên Chúa quả là “người thua cuộc” lớn nhất mọi thời, một kiểu nói người Mỹ hay dùng để mô tả một con người hết sức lạc điệu. Bởi thế, trong suốt cuốn sách, cô gọi Thiên Chúa là “Người Thua Cuộc” viết hoa.
Câu truyện này vận hành ở nhiều bình diện khác nhau, nên tác giả nghĩ rằng những ai trên 16 tuổi có thể đọc nó một cách thích thú, vì nó có tính châm biếm từ đầu đến cuối. Tuy nhiên, theo bà, những người thuộc lứa tuổi 20 và 30 là thích hợp hơn cả, vì lớp tuổi này trước đây chưa bao giờ giao tiếp với các tác phẩm hộ giáo cổ truyền và do đó chưa biết rằng thực ra vốn đã có một truyền thống lâu đời và rất sinh động trong việc chống lại các loại biện luận của các nhà vô thần nổi tiếng hiện nay. Bởi thế, dưới cái vỏ châm biếm của nó, “Những Lá Thư Của Người Thua Cuộc” thực ra là một nền hộ giáo cho thế hệ Facebook.
Tưởng cũng nên nhắc tới cuốn sách nổi tiếng của C.S. Lewis xuất bản năm 1942, tựa là “The Screwtape Letters”. Đây là cuốn tiểu thuyết hộ giáo, viết dưới dạng những bức thư của tên qủy già dặn Screwtape gửi Wormwood, đứa cháu của hắn, một tên cám dỗ non dại, cách làm cho một người Anh tên là “Bệnh Nhân” mất linh hồn bằng cách lôi cuốn người này về với “Cha Chúng Tôi Ở Bên Dưới” (Satan) và từ bỏ “Kẻ Thù” (Thiên Chúa). Cuốn tiểu thuyết này là một trong những công trình được nhiều người đọc nhất của Lewis, đến nỗi dù cho rằng viết nó không “thích thú” chút nào và thề sẽ không bao giờ viết một cuốn nào như thế nữa, nhưng năm 1959, ông vẫn viết cuốn tiếp theo tựa là “The Screwtape Proposes a Toast”. Cả hai cuốn đều được thu vào dĩa nhựa.
Eberstadt cho rằng tuy tác phẩm của Lewis có gợi hứng cho bà và bà rất khâm phục Lewis ở hai đặc điểm: một hài hước chua cay và một nền hộ giáo hoàn toàn chính thống, nhưng khi viết “The Loser Letters”, bà ít nghĩ tới “The Screwtape Letters”. Và mặc dù cả hai cuốn đều là những truyện hài hước phò Kitô Giáo, song chúng khác nhau gần như ở mọi phương diện. “The Loser Letters” được kể bằng một lối nói lóng hiện đại của Mỹ, nhân vật chính là một thiếu nữ, viết từ một viện điều trị… Quan trọng hơn cả, chủ đề hàng đầu trong tác phẩm của Lewis là việc con người tự đánh lừa chính mình, trong khi “The Loser Letters” chủ yếu đề cập tới câu truyện cứu rỗi cá thể. Đã đành câu truyện này gây bực mình và kỳ dị, đầy những hài hước đen, song chủ đề trổi vượt vẫn là sự cứu rỗi.
Theo Eberstadt, một trong những điều dễ đem ra diễu cợt chủ nghĩa tân vô thần là các lãnh tụ của họ hay vội vàng và lỏng lẻo chơi trò lịch sử nhân bản. Như A.F. Christian hay thích thú nêu ra, thành tích thực sự của Kitô Giáo trên thế giới, cả về phương diện lịch sử lẫn trí thức và thẩm mỹ… rất khác với những điều họ gợi ý. Thí dụ, A.F. Christian bảo rằng nếu các nhà tân vô thần muốn nhắc tới nhắc lui các vụ hành quyết của Tòa Lạc Giáo (Inquision), như họ thường làm, thì được thôi; nhưng tại sao họ lại không chịu nhắc tới những vụ hành quyết của chủ nghĩa Mácxít, của chủ nghĩa Cộng Sản, và của chủ nghĩa Đức Quốc Xã, những chế độ vô thần từng phạm những tội ác khủng khiếp nhất trong thế kỷ 20.
Trong một lá thư khác, A.F. Christian khuyên mọi nhà vô thần đừng tham gia bất kỳ cuộc thảo luận nào về thẩm mỹ vì chúng không giúp gì cho họ mà còn gây cho họ nhiều tai họa. Dù sao, theo cô, hầu hết nền âm nhạc, kiến trúc, văn chương, hội họa và điêu khắc vĩ đại nhất trong lịch sử con người đều đã được sáng tạo nhân danh Người Thua Cuộc (còn nếu dưới thời cổ điển, thì nhân danh các thần minh số nhiều). Trước một thành tích như thế, cô hỏi các nhà vô thần, nghệ thuật cố ý vô thượng đế của các ông đạt được những gì? Trung Tâm Bình Nhưỡng chăng? Hay Elton John? Chủ Nghĩa Duy Cấu Trúc? Ban nhạc rốc Rammstein? Cô bảo họ “Với những cái đó, các ông thấy tôi sẽ đi đâu đây? Chả đâu tốt cho bọn mình cả”.
Đó là một số điển hình cho thấy A.F. Christian đã giúp các nhà vô thần thấy họ đã nói sai hay dốt nát về sự đóng góp của Do Thái Giáo và Kitô Giáo cho thế giới ra sao. Như cô còn tiếp tục nói với họ, mục đích duy nhất của cô khi phê phán phong trào là để giúp nó trở nên thuyết phục hơn đối với các dự tòng khác trong tương lai, dù, như trên đã nói, vào cuối sách, độc giả sẽ thấy mục đích thực không hẳn như thế.
Trong sách, Eberstadt có nhắc tới “phản ứng Ozzie và Harriet”. Theo bà, Ozzie và Harriet là một chương trình truyền hình Mỹ bắt đầu phát hình từ thập niên 1950, chú trọng tới một tiểu gia đình hạnh phúc gồm cha, mẹ và hai con trai. Chương trình này đã trở thành biểu tượng tại Mỹ và tên của nó đã được dùng tắt để chỉ kiểu mẫu gia đình này. Thí dụ khi phái cấp tiến muốn bêu xấu gia đình truyền thống và để biểu lộ việc họ không chấp nhận hình thức gia đình này về phương diện ý thức hệ, họ thường dùng thuật ngữ “Ozzie và Harriet” để chỉ một điều gớm ghiếc. Theo Eberstadt, điều đáng lưu ý là cái thứ bêu xấu gia đình tự nhiên bởi nhóm tả khuynh này lại bị phản biện một cách rất bất ngờ: vì nền văn hóa bình dân của giới trẻ ngày nay chỉ khao khát có thế: một gia đình với cha mẹ và con cái được bảo toàn.
Thí dụ, một trong các ca sĩ đáng ghét nhưng khá nổi tiếng trong mấy thập niên qua là ca sĩ nhạc rap “thối miệng” Eminem. Ấy thế nhưng nếu lắng nghe kỹ các bài hát của anh ta, thì thấy chúng hay lặp đi lặp lại các chủ đề từng được nhiều chỗ khác trong nền văn hóa tuổi trẻ nhắc tới: anh ta nổi giận vì cha anh ta bỏ gia đình, anh ta mong bố anh là người cha thực sự đối với em gái mình, anh quyết tâm sống tốt hơn người cha ấy.
Tupac Shakur, một ca sĩ nhạc rap khác, cũng thường ca hát các chủ đề tương tự. Và các chủ đề này còn vang vọng đây đó trong nhiều loại âm nhạc dành cho tuổi trẻ khác, trong đó có ca sĩ Pink và các ban nhạc Good Charlotte, Pearl Jam và Nickelback… Ấy mới chỉ kể tới âm nhạc. Một số phim ảnh nhằm cho giới trẻ cũng cho thấy niềm hoài nhớ tương tự như thế đối với thời kỳ phần lớn người ta được sống trong những gia hộ có cả cha lẫn mẹ.
Cái thứ phản ứng ngược ấy về văn hóa, mà chỉ những ai biết lắng nghe hay biết thưởng ngoạn nó mới cảm nhận, thực ra chưa được hiểu một cách rộng rãi, cả ở Mỹ lẫn nơi khác. Nhưng quả nó có nói tới một điều gì đó khá sâu sắc. Bạn có thể bứng một đứa nhỏ ra khỏi gia đình, nhưng bạn không thể bứng khỏi nó nỗi mong mỏi có được một gia đình tự nhiên thực sự.
Eberstadt cho rằng, suy nghĩ rộng ra, người trẻ cũng mơ hồ mong mỏi có được những định chế truyền thống khác mà nền văn hóa thế tục của chúng thường khinh chê, trong đó có giáo hội. Khi kể “Các Bức Thư Của Người Thua Cuộc” bằng ngôn từ thông thường của họ, Eberstadt hy vọng gợi lên một số những mong ước sâu sắc ấy.
Đối với Eberstadt, theo một nghĩa nào đó, nhân vật A.F. Christian đại biểu cho nhiều thiếu nữ, cô quả là bất cứ cô gái nào. Hầu như mỗi người chúng ta đều có hình bóng trong cô. Cô là một thiếu nữ lớn lên trong một gia đình có niềm tin, rồi rời gia đình lên đại học và đánh mất niềm tin, và cuối cùng bước vào thế giới rộng lớn nơi cô khám phá ra rằng việc tháo bỏ niềm tin của mình đã trở thành tệ hại cho chính bản thân mình. Eberstadt tin rằng các điều tệ hại, bất đắc dĩ và có thể tránh được đã xẩy ra cho A.F. Christian không phải do tình cờ, nhưng chính vì thế giới mỗi ngày mỗi bị tục hóa này đã khiến người trẻ trở nên dễ bị thương tổn hơn trước bởi đủ loại khuynh hướng độc hại, nhất là đối với các thiếu nữ.
Việc la hét cổ vũ cho cuộc giải phóng tình dục, một cuộc giải phóng mà không nhà tân vô thần nào không dấn thân vào, vẫn có những khía cạnh yếu kém của nó mà không một nhà tân vô thần nào dám thú nhận. Nó làm người ta dễ dàng hơn trong việc khai thác các thiếu nữ nhân danh việc giải phóng, như A.F. Christian đã không may mắn khám phá ra. Eberstadt cho rằng khi biến cô thành một nhân vật biết kể lại truyện mình bằng ngôn ngữ của không biết bao nhiêu người trẻ hiện bị thương tích ngày nay, bà đã ráng nói với những người như cô, vì hy vọng rằng nghĩ hai lần tới các niềm tin tôn giáo của mình có thể sẽ che chở được họ, khi không một ai đó đã che chở được cho A.F. Christian.
Được hỏi, người Công Giáo có thể làm gì, ngoài việc mua cuốn sách của bà, để truyền bá chân lý Kitô Giáo, Eberstadt cho hay: sở dĩ các nhà tân vô thần đạt được nhiều thành quả trong xã hội Phương Tây ngày nay, một phần vì họ quả quyết, mạnh dạn và không hàm hồ. Người trẻ hay đáp ứng tích cực đối với những người lớn nào biết quả quyết. Bởi thế, giải pháp cho những ai muốn phản công phong trào của họ, ít nhất để nó khỏi phá vỡ cái hiểu của ta về nền văn minh Phương Tây, là phải học cái học quả quyết ấy từ phong trào tân vô thần. Là nhà văn, lãnh tụ thanh niên, thầy giáo hay công nhân xây dựng không thành vấn đề, sớm hay muộn, tất cả chúng ta đều phải có thái độ. Và khi tỏ thái độ, thì nói theo kiểu thời nay, ta nên “tấn công hơn phòng ngự”. Đấy cũng là một lý do khác để Eberstadt viết ra cuốn sách này.
Nhưng sao lại đề tựa cho cuốn sách là “Những Lá Thư Của Người Thua Cuộc”? Tác giả cho hay: “Những Lá Thư Của Người Thua Cuộc” là một trào phúng dưới hình thức những lá thư về tân chủ nghĩa vô thần. Đây là câu truyện cuả một cô gái Mỹ tuổi chừng 20, rất “thế gian” và sôi nổi, một người vừa hăm hở “trở lại” với chủ nghĩa vô thần. Sách gồm những bức thư đầy tán dương của một người ái mộ được cô viết gửi những nhà tân vô thần, những người như quí ông Dawkins, Hitchens, Dennett và đồng chí. Bề ngoài, cô cố gắng vạch ra các khuyết điểm trong phong trào của họ nhằm mục đích củng cố phong trào ấy. Dĩ nhiên, cùng với diễn biến của câu truyện, độc giả từ từ hiểu ra hình như có một điều gì khác hẳn đang sắp xẩy tới.
Cô gái ấy có tên là A.F. Christian. Như cô nhấn mạnh ở đầu cuốn sách, nếu những nhà tân vô thần nói đúng về Thiên Chúa và mọi tín hữu trong lịch sử đều sai, thì Thiên Chúa quả là “người thua cuộc” lớn nhất mọi thời, một kiểu nói người Mỹ hay dùng để mô tả một con người hết sức lạc điệu. Bởi thế, trong suốt cuốn sách, cô gọi Thiên Chúa là “Người Thua Cuộc” viết hoa.
Câu truyện này vận hành ở nhiều bình diện khác nhau, nên tác giả nghĩ rằng những ai trên 16 tuổi có thể đọc nó một cách thích thú, vì nó có tính châm biếm từ đầu đến cuối. Tuy nhiên, theo bà, những người thuộc lứa tuổi 20 và 30 là thích hợp hơn cả, vì lớp tuổi này trước đây chưa bao giờ giao tiếp với các tác phẩm hộ giáo cổ truyền và do đó chưa biết rằng thực ra vốn đã có một truyền thống lâu đời và rất sinh động trong việc chống lại các loại biện luận của các nhà vô thần nổi tiếng hiện nay. Bởi thế, dưới cái vỏ châm biếm của nó, “Những Lá Thư Của Người Thua Cuộc” thực ra là một nền hộ giáo cho thế hệ Facebook.
Tưởng cũng nên nhắc tới cuốn sách nổi tiếng của C.S. Lewis xuất bản năm 1942, tựa là “The Screwtape Letters”. Đây là cuốn tiểu thuyết hộ giáo, viết dưới dạng những bức thư của tên qủy già dặn Screwtape gửi Wormwood, đứa cháu của hắn, một tên cám dỗ non dại, cách làm cho một người Anh tên là “Bệnh Nhân” mất linh hồn bằng cách lôi cuốn người này về với “Cha Chúng Tôi Ở Bên Dưới” (Satan) và từ bỏ “Kẻ Thù” (Thiên Chúa). Cuốn tiểu thuyết này là một trong những công trình được nhiều người đọc nhất của Lewis, đến nỗi dù cho rằng viết nó không “thích thú” chút nào và thề sẽ không bao giờ viết một cuốn nào như thế nữa, nhưng năm 1959, ông vẫn viết cuốn tiếp theo tựa là “The Screwtape Proposes a Toast”. Cả hai cuốn đều được thu vào dĩa nhựa.
Eberstadt cho rằng tuy tác phẩm của Lewis có gợi hứng cho bà và bà rất khâm phục Lewis ở hai đặc điểm: một hài hước chua cay và một nền hộ giáo hoàn toàn chính thống, nhưng khi viết “The Loser Letters”, bà ít nghĩ tới “The Screwtape Letters”. Và mặc dù cả hai cuốn đều là những truyện hài hước phò Kitô Giáo, song chúng khác nhau gần như ở mọi phương diện. “The Loser Letters” được kể bằng một lối nói lóng hiện đại của Mỹ, nhân vật chính là một thiếu nữ, viết từ một viện điều trị… Quan trọng hơn cả, chủ đề hàng đầu trong tác phẩm của Lewis là việc con người tự đánh lừa chính mình, trong khi “The Loser Letters” chủ yếu đề cập tới câu truyện cứu rỗi cá thể. Đã đành câu truyện này gây bực mình và kỳ dị, đầy những hài hước đen, song chủ đề trổi vượt vẫn là sự cứu rỗi.
Theo Eberstadt, một trong những điều dễ đem ra diễu cợt chủ nghĩa tân vô thần là các lãnh tụ của họ hay vội vàng và lỏng lẻo chơi trò lịch sử nhân bản. Như A.F. Christian hay thích thú nêu ra, thành tích thực sự của Kitô Giáo trên thế giới, cả về phương diện lịch sử lẫn trí thức và thẩm mỹ… rất khác với những điều họ gợi ý. Thí dụ, A.F. Christian bảo rằng nếu các nhà tân vô thần muốn nhắc tới nhắc lui các vụ hành quyết của Tòa Lạc Giáo (Inquision), như họ thường làm, thì được thôi; nhưng tại sao họ lại không chịu nhắc tới những vụ hành quyết của chủ nghĩa Mácxít, của chủ nghĩa Cộng Sản, và của chủ nghĩa Đức Quốc Xã, những chế độ vô thần từng phạm những tội ác khủng khiếp nhất trong thế kỷ 20.
Trong một lá thư khác, A.F. Christian khuyên mọi nhà vô thần đừng tham gia bất kỳ cuộc thảo luận nào về thẩm mỹ vì chúng không giúp gì cho họ mà còn gây cho họ nhiều tai họa. Dù sao, theo cô, hầu hết nền âm nhạc, kiến trúc, văn chương, hội họa và điêu khắc vĩ đại nhất trong lịch sử con người đều đã được sáng tạo nhân danh Người Thua Cuộc (còn nếu dưới thời cổ điển, thì nhân danh các thần minh số nhiều). Trước một thành tích như thế, cô hỏi các nhà vô thần, nghệ thuật cố ý vô thượng đế của các ông đạt được những gì? Trung Tâm Bình Nhưỡng chăng? Hay Elton John? Chủ Nghĩa Duy Cấu Trúc? Ban nhạc rốc Rammstein? Cô bảo họ “Với những cái đó, các ông thấy tôi sẽ đi đâu đây? Chả đâu tốt cho bọn mình cả”.
Đó là một số điển hình cho thấy A.F. Christian đã giúp các nhà vô thần thấy họ đã nói sai hay dốt nát về sự đóng góp của Do Thái Giáo và Kitô Giáo cho thế giới ra sao. Như cô còn tiếp tục nói với họ, mục đích duy nhất của cô khi phê phán phong trào là để giúp nó trở nên thuyết phục hơn đối với các dự tòng khác trong tương lai, dù, như trên đã nói, vào cuối sách, độc giả sẽ thấy mục đích thực không hẳn như thế.
Trong sách, Eberstadt có nhắc tới “phản ứng Ozzie và Harriet”. Theo bà, Ozzie và Harriet là một chương trình truyền hình Mỹ bắt đầu phát hình từ thập niên 1950, chú trọng tới một tiểu gia đình hạnh phúc gồm cha, mẹ và hai con trai. Chương trình này đã trở thành biểu tượng tại Mỹ và tên của nó đã được dùng tắt để chỉ kiểu mẫu gia đình này. Thí dụ khi phái cấp tiến muốn bêu xấu gia đình truyền thống và để biểu lộ việc họ không chấp nhận hình thức gia đình này về phương diện ý thức hệ, họ thường dùng thuật ngữ “Ozzie và Harriet” để chỉ một điều gớm ghiếc. Theo Eberstadt, điều đáng lưu ý là cái thứ bêu xấu gia đình tự nhiên bởi nhóm tả khuynh này lại bị phản biện một cách rất bất ngờ: vì nền văn hóa bình dân của giới trẻ ngày nay chỉ khao khát có thế: một gia đình với cha mẹ và con cái được bảo toàn.
Thí dụ, một trong các ca sĩ đáng ghét nhưng khá nổi tiếng trong mấy thập niên qua là ca sĩ nhạc rap “thối miệng” Eminem. Ấy thế nhưng nếu lắng nghe kỹ các bài hát của anh ta, thì thấy chúng hay lặp đi lặp lại các chủ đề từng được nhiều chỗ khác trong nền văn hóa tuổi trẻ nhắc tới: anh ta nổi giận vì cha anh ta bỏ gia đình, anh ta mong bố anh là người cha thực sự đối với em gái mình, anh quyết tâm sống tốt hơn người cha ấy.
Tupac Shakur, một ca sĩ nhạc rap khác, cũng thường ca hát các chủ đề tương tự. Và các chủ đề này còn vang vọng đây đó trong nhiều loại âm nhạc dành cho tuổi trẻ khác, trong đó có ca sĩ Pink và các ban nhạc Good Charlotte, Pearl Jam và Nickelback… Ấy mới chỉ kể tới âm nhạc. Một số phim ảnh nhằm cho giới trẻ cũng cho thấy niềm hoài nhớ tương tự như thế đối với thời kỳ phần lớn người ta được sống trong những gia hộ có cả cha lẫn mẹ.
Cái thứ phản ứng ngược ấy về văn hóa, mà chỉ những ai biết lắng nghe hay biết thưởng ngoạn nó mới cảm nhận, thực ra chưa được hiểu một cách rộng rãi, cả ở Mỹ lẫn nơi khác. Nhưng quả nó có nói tới một điều gì đó khá sâu sắc. Bạn có thể bứng một đứa nhỏ ra khỏi gia đình, nhưng bạn không thể bứng khỏi nó nỗi mong mỏi có được một gia đình tự nhiên thực sự.
Eberstadt cho rằng, suy nghĩ rộng ra, người trẻ cũng mơ hồ mong mỏi có được những định chế truyền thống khác mà nền văn hóa thế tục của chúng thường khinh chê, trong đó có giáo hội. Khi kể “Các Bức Thư Của Người Thua Cuộc” bằng ngôn từ thông thường của họ, Eberstadt hy vọng gợi lên một số những mong ước sâu sắc ấy.
Đối với Eberstadt, theo một nghĩa nào đó, nhân vật A.F. Christian đại biểu cho nhiều thiếu nữ, cô quả là bất cứ cô gái nào. Hầu như mỗi người chúng ta đều có hình bóng trong cô. Cô là một thiếu nữ lớn lên trong một gia đình có niềm tin, rồi rời gia đình lên đại học và đánh mất niềm tin, và cuối cùng bước vào thế giới rộng lớn nơi cô khám phá ra rằng việc tháo bỏ niềm tin của mình đã trở thành tệ hại cho chính bản thân mình. Eberstadt tin rằng các điều tệ hại, bất đắc dĩ và có thể tránh được đã xẩy ra cho A.F. Christian không phải do tình cờ, nhưng chính vì thế giới mỗi ngày mỗi bị tục hóa này đã khiến người trẻ trở nên dễ bị thương tổn hơn trước bởi đủ loại khuynh hướng độc hại, nhất là đối với các thiếu nữ.
Việc la hét cổ vũ cho cuộc giải phóng tình dục, một cuộc giải phóng mà không nhà tân vô thần nào không dấn thân vào, vẫn có những khía cạnh yếu kém của nó mà không một nhà tân vô thần nào dám thú nhận. Nó làm người ta dễ dàng hơn trong việc khai thác các thiếu nữ nhân danh việc giải phóng, như A.F. Christian đã không may mắn khám phá ra. Eberstadt cho rằng khi biến cô thành một nhân vật biết kể lại truyện mình bằng ngôn ngữ của không biết bao nhiêu người trẻ hiện bị thương tích ngày nay, bà đã ráng nói với những người như cô, vì hy vọng rằng nghĩ hai lần tới các niềm tin tôn giáo của mình có thể sẽ che chở được họ, khi không một ai đó đã che chở được cho A.F. Christian.
Được hỏi, người Công Giáo có thể làm gì, ngoài việc mua cuốn sách của bà, để truyền bá chân lý Kitô Giáo, Eberstadt cho hay: sở dĩ các nhà tân vô thần đạt được nhiều thành quả trong xã hội Phương Tây ngày nay, một phần vì họ quả quyết, mạnh dạn và không hàm hồ. Người trẻ hay đáp ứng tích cực đối với những người lớn nào biết quả quyết. Bởi thế, giải pháp cho những ai muốn phản công phong trào của họ, ít nhất để nó khỏi phá vỡ cái hiểu của ta về nền văn minh Phương Tây, là phải học cái học quả quyết ấy từ phong trào tân vô thần. Là nhà văn, lãnh tụ thanh niên, thầy giáo hay công nhân xây dựng không thành vấn đề, sớm hay muộn, tất cả chúng ta đều phải có thái độ. Và khi tỏ thái độ, thì nói theo kiểu thời nay, ta nên “tấn công hơn phòng ngự”. Đấy cũng là một lý do khác để Eberstadt viết ra cuốn sách này.
Nữ tu Maria Pierina de Micheli được phong chân phước
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:58 31/05/2010
Nữ tu Maria Pierina de Micheli được phong chân phước
ROMA, (zenit.org) - Phần cuối của bài huấn dụ sau buổi xướng Kinh Truyền Tin vào Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc đến gương mặt nữ tu Maria Pierina de Micheli, người được tôn phong chân phước trong cùng ngày tại vương cung thánh đường Đức Bà Cả thuộc thành phố Roma.
Được biết, Đức Cha Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh đã chủ sự thánh lễ này.
Tân nữ chân phước từng là bề trên hội dòng Roma Nữ Tử Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Buenos Aires.
« Giuseppina, tên thánh được đặt cho vào dịp lãnh nhận bí tích Rửa Tội, sinh năm 1890 tại thành phố Milan thuộc nước Italia trong một gia đình Công Giáo đạo đức vốn sản sinh nhiều ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến. Năm 23 tuổi, ngài cũng đi theo con đường ơn gọi trong sự tận tụy phục vụ giáo dục với một tấm lòng nhiệt thành tại Italia và tại Argentina. Đức Giêsu ban cho vị nữ tu này một sự tôn kính phi thường Khuôn Mặt Thánh của Ngài và đặc biệt đã nhận được sự nâng đỡ trong những lúc gặp phải các thử thách và khi đau bệnh. Vị bề trên dòng Nữ Tử Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Buenos Aires qua đời vào năm 1945 và được an nghỉ tại Học Viện Spirito Santo ở thành Roma », Đức Thánh Cha giải thích.
Vào lúc 10 giờ 30 ngày 2 tháng Sáu, tại Quảng Trường thánh Phêrô sẽ có buổi lễ giới thiệu di tích thánh của nữ chân phước Maria Pierina de Micheli cho Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
ROMA, (zenit.org) - Phần cuối của bài huấn dụ sau buổi xướng Kinh Truyền Tin vào Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc đến gương mặt nữ tu Maria Pierina de Micheli, người được tôn phong chân phước trong cùng ngày tại vương cung thánh đường Đức Bà Cả thuộc thành phố Roma.
Được biết, Đức Cha Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh đã chủ sự thánh lễ này.
Tân nữ chân phước từng là bề trên hội dòng Roma Nữ Tử Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Buenos Aires.
« Giuseppina, tên thánh được đặt cho vào dịp lãnh nhận bí tích Rửa Tội, sinh năm 1890 tại thành phố Milan thuộc nước Italia trong một gia đình Công Giáo đạo đức vốn sản sinh nhiều ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến. Năm 23 tuổi, ngài cũng đi theo con đường ơn gọi trong sự tận tụy phục vụ giáo dục với một tấm lòng nhiệt thành tại Italia và tại Argentina. Đức Giêsu ban cho vị nữ tu này một sự tôn kính phi thường Khuôn Mặt Thánh của Ngài và đặc biệt đã nhận được sự nâng đỡ trong những lúc gặp phải các thử thách và khi đau bệnh. Vị bề trên dòng Nữ Tử Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Buenos Aires qua đời vào năm 1945 và được an nghỉ tại Học Viện Spirito Santo ở thành Roma », Đức Thánh Cha giải thích.
Vào lúc 10 giờ 30 ngày 2 tháng Sáu, tại Quảng Trường thánh Phêrô sẽ có buổi lễ giới thiệu di tích thánh của nữ chân phước Maria Pierina de Micheli cho Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
Chính quyền Czech và Giáo Hội đã thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp nhà thờ Thánh Vitus
Tiền Hô
09:04 31/05/2010
Praha, Cộng hòa Séc, ngày 31 tháng 5 năm 2010 (CNA) - Tổng thống Cộng hòa Séc (Czech) và Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Prague đã công bố một thỏa thuận giải quyết việc tranh chấp tài sản đã xuất hiện từ thời kỳ cộng sản, đó là Nhà thờ chính tòa Thánh Vitus.
Trong một cuộc họp diễn ra vào ngày 24 tháng 5, bao gồm đại diện nhà nước, chức sắc của giáo hội và truyền thông báo chí, Tổng thống Vaclav Klaus và Tổng Giám mục Dominik Duka đã ký một thỏa thuận, đưa ra các quy tắc quản lý chung cho ngôi nhà thờ này.
Đài Phát Thanh Prague ghi nhận lời Tổng thống Klaus: "Nhà nước và Giáo hội Công giáo sẽ làm việc cùng nhau để quản lý và duy trì ngôi nhà thờ này như chúng ta đã làm trong nhiều thế kỷ qua". "Còn Giáo hội sẽ tiếp tục sử dụng nhà thờ chính tòa này như là một ngôi nhà thờ thuộc đô thị và nhà nước sẽ bảo đảm các kinh phí cần thiết để bảo dưỡng cho nó".
Thỏa thuận này sẽ thành lập một ban quản trị, gồm có những nghị viên hàng đầu của Cộng hòa Séc. Ban này sẽ họp một hoặc hai lần trong năm để thảo luận về các vấn đề liên quan đến bảo hành, bảo dưỡng và sử dụng ngôi nhà thờ.
Giáo hội Công giáo sẽ được phép sử dụng thêm hai tòa nhà liền kề, đây là một phần của tổ hợp công trình Cung điện Prague, miễn phí!
Đức Hồng Y Miroslav Vik (vị tiền nhiệm của Tổng Giám Mục Duka) đã bắt đầu vụ khiếu kiện pháp lý liên quan đến ngôi nhà thờ này này ngay sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Tiệp Khắc và ngài cho biết thêm, ngài đã chuẩn bị để đưa việc tranh chấp này ra Tòa án Nhân quyền Châu Âu.
Nhưng đài phát thanh Praha lại loan tin, Tổng Giám Mục Duka nói rằng, việc khiếu kiện tòa án, đã gần hai chục năm qua, là vô nghĩa.
"Rõ ràng là tài sản đặc biệt này không thể được đánh giá hoàn toàn dựa trên căn cứ pháp lý", Tổng Giám Mục này nhận xét. "Ngôi nhà thờ chính tòa này là di tích lịch sử, tâm linh và biểu tượng văn hóa quốc gia thân yêu đối với trái tim của tất cả người Séc - bất kể đức tin của họ là gì".
Lời người dịch: Nhà thờ chính tòa Thánh Vitus (Tiếng Séc: Katedrála svatého VITA) là nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo Phận Prague, và cũng là nhà thờ quan trọng nhất Cộng hòa Séc. Tên đầy đủ của nó là: "Nhà thờ chính tòa Thánh Vitus, Thánh Wenceslas và Thánh Adalbert". Nơi này nằm lọt trong tổ hợp kiến trúc Cung điện Prague và có chứa mộ phần của nhiều vị vua Bohemian. Nhà thờ này là một ví dụ tuyệt vời của phong cách kiến trúc Gothic, nó còn ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của phong cách Hậu Gothic, đặc trưng ở khu vực Trung Âu.
Đài Phát Thanh Prague ghi nhận lời Tổng thống Klaus: "Nhà nước và Giáo hội Công giáo sẽ làm việc cùng nhau để quản lý và duy trì ngôi nhà thờ này như chúng ta đã làm trong nhiều thế kỷ qua". "Còn Giáo hội sẽ tiếp tục sử dụng nhà thờ chính tòa này như là một ngôi nhà thờ thuộc đô thị và nhà nước sẽ bảo đảm các kinh phí cần thiết để bảo dưỡng cho nó".
Thỏa thuận này sẽ thành lập một ban quản trị, gồm có những nghị viên hàng đầu của Cộng hòa Séc. Ban này sẽ họp một hoặc hai lần trong năm để thảo luận về các vấn đề liên quan đến bảo hành, bảo dưỡng và sử dụng ngôi nhà thờ.
Giáo hội Công giáo sẽ được phép sử dụng thêm hai tòa nhà liền kề, đây là một phần của tổ hợp công trình Cung điện Prague, miễn phí!
Đức Hồng Y Miroslav Vik (vị tiền nhiệm của Tổng Giám Mục Duka) đã bắt đầu vụ khiếu kiện pháp lý liên quan đến ngôi nhà thờ này này ngay sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Tiệp Khắc và ngài cho biết thêm, ngài đã chuẩn bị để đưa việc tranh chấp này ra Tòa án Nhân quyền Châu Âu.
Nhưng đài phát thanh Praha lại loan tin, Tổng Giám Mục Duka nói rằng, việc khiếu kiện tòa án, đã gần hai chục năm qua, là vô nghĩa.
"Rõ ràng là tài sản đặc biệt này không thể được đánh giá hoàn toàn dựa trên căn cứ pháp lý", Tổng Giám Mục này nhận xét. "Ngôi nhà thờ chính tòa này là di tích lịch sử, tâm linh và biểu tượng văn hóa quốc gia thân yêu đối với trái tim của tất cả người Séc - bất kể đức tin của họ là gì".
Lời người dịch: Nhà thờ chính tòa Thánh Vitus (Tiếng Séc: Katedrála svatého VITA) là nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo Phận Prague, và cũng là nhà thờ quan trọng nhất Cộng hòa Séc. Tên đầy đủ của nó là: "Nhà thờ chính tòa Thánh Vitus, Thánh Wenceslas và Thánh Adalbert". Nơi này nằm lọt trong tổ hợp kiến trúc Cung điện Prague và có chứa mộ phần của nhiều vị vua Bohemian. Nhà thờ này là một ví dụ tuyệt vời của phong cách kiến trúc Gothic, nó còn ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của phong cách Hậu Gothic, đặc trưng ở khu vực Trung Âu.
Đan viện Solesmes: dấu chứng vượt thời gian
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:10 31/05/2010
Đan viện Solesmes: dấu chứng vượt thời gian
HĐGM Pháp, (cef.fr) - Ngày 11 tháng Mười năm 2009, đan viện Solesmes thuộc giáo phận Mans, Pháp khải mạc năm thánh nhân kỷ niệm 1000 năm ngày thành lập. Năm thánh này là một năm hồng phúc đối với cộng đoàn các đan sĩ Biển Đức cũng như các khách hành hương với ước muốn lãnh nhận ơn toàn xá. Sự kiện này sẽ được khép lại vào ngày 12 tháng Mười năm 2010 bằng một thánh lễ tạ ơn trọng thể của đan viện trong ngày lễ thánh hiến nguyện đường.
« Ngàn năm là cơ hội để ý thức về quãng thời gian này và đắm mình vào dòng lịch sử. Người ta không chờ đợi gì ngoài thánh lễ truyền thống. Trong đời sống đan tu, các sự kiện lớn đều đều liên quan đến các dịp lễ như: Phục Sinh, Giáng Sinh… », Cha Paul-Alain Rochon, phụ trách về thông tin và tổ chức năm thánh giải thích.
Với con số 60 đan sĩ, cộng đoàn vẫn được duy trì tốt, và thêm vào đó còn phải kể đến cả 6 tập sinh. Biến cố ngàn năm sẽ mang lại những hoa trái và được nhắc đến dưới nhiều dạng thức khác nhau. « Đó là năm hồng ân đối với chúng tôi, với các bạn hữu cũng như giáo dân đến cầu nguyện với chúng tôi. Đây cũng còn là dịp cải tân trong việc cầu nguyện để được bén rễ tốt hơn trong truyền thống đan tu của chúng tôi cũng như tái tập trung vào điểm chính yếu. Sau hết, chúng tôi rất vui mừng được kỷ niệm sự kiện này với những ai muốn », Cha Thierry Barbeau, giáo tập và phó bề trên đan viện chia sẻ.
Kỷ niệm đan viện ngàn năm là dịp để cám ơn, cử hành và làm cho đan viện được mọi người biết đến đặc biệt trong việc gìn giữ kho tàng âm nhạc bình ca. Năm thánh cũng cho phép lãnh nhận ơn toàn xá và cũng như thực hiện cuộc hành hương. Nhưng người thời nay không hoàn toàn hiểu được ân xá, Cha Rochon lấy làm tiếc. « Ân sủng mang tính nhưng không, trong khi đó con người thời đại ngày nay lại không thích những gì là miễn phí. Hành vi khiêm nhường được đề nghị còn khó hơn cả leo núi ».
Để lãnh nhận hồng ân này, « ơn cứu độ đích thực cho tâm hồn », cần phải hội đủ 3 điều kiện thông thường: xưng tội với lòng ăn năn thống hối; rước lễ khi tham dự thánh lễ tại đây; và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Ngoài ra còn có thể thêm vào 3 điều kiện nêu trên việc thăm viếng dưới dạng hành hương đan viện và trong quá trình đó hoặc tham gia giờ kinh với các đan sĩ, hoặc dành thời gian cầu nguyện với kinh Tin Kính, Lạy Cha, cầu khẩn Đức Trinh Nữ Maria, thánh Phêrô, quan thầy nhà nguyện đan viện; hay thánh Bênêđictô. Ơn toàn xá có thể nhận được một lần trong ngày vào tất cả các ngày cho chính mình hay cho các linh hồn trong luyện ngục.
HĐGM Pháp, (cef.fr) - Ngày 11 tháng Mười năm 2009, đan viện Solesmes thuộc giáo phận Mans, Pháp khải mạc năm thánh nhân kỷ niệm 1000 năm ngày thành lập. Năm thánh này là một năm hồng phúc đối với cộng đoàn các đan sĩ Biển Đức cũng như các khách hành hương với ước muốn lãnh nhận ơn toàn xá. Sự kiện này sẽ được khép lại vào ngày 12 tháng Mười năm 2010 bằng một thánh lễ tạ ơn trọng thể của đan viện trong ngày lễ thánh hiến nguyện đường.
Với con số 60 đan sĩ, cộng đoàn vẫn được duy trì tốt, và thêm vào đó còn phải kể đến cả 6 tập sinh. Biến cố ngàn năm sẽ mang lại những hoa trái và được nhắc đến dưới nhiều dạng thức khác nhau. « Đó là năm hồng ân đối với chúng tôi, với các bạn hữu cũng như giáo dân đến cầu nguyện với chúng tôi. Đây cũng còn là dịp cải tân trong việc cầu nguyện để được bén rễ tốt hơn trong truyền thống đan tu của chúng tôi cũng như tái tập trung vào điểm chính yếu. Sau hết, chúng tôi rất vui mừng được kỷ niệm sự kiện này với những ai muốn », Cha Thierry Barbeau, giáo tập và phó bề trên đan viện chia sẻ.
Kỷ niệm đan viện ngàn năm là dịp để cám ơn, cử hành và làm cho đan viện được mọi người biết đến đặc biệt trong việc gìn giữ kho tàng âm nhạc bình ca. Năm thánh cũng cho phép lãnh nhận ơn toàn xá và cũng như thực hiện cuộc hành hương. Nhưng người thời nay không hoàn toàn hiểu được ân xá, Cha Rochon lấy làm tiếc. « Ân sủng mang tính nhưng không, trong khi đó con người thời đại ngày nay lại không thích những gì là miễn phí. Hành vi khiêm nhường được đề nghị còn khó hơn cả leo núi ».
Để lãnh nhận hồng ân này, « ơn cứu độ đích thực cho tâm hồn », cần phải hội đủ 3 điều kiện thông thường: xưng tội với lòng ăn năn thống hối; rước lễ khi tham dự thánh lễ tại đây; và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Ngoài ra còn có thể thêm vào 3 điều kiện nêu trên việc thăm viếng dưới dạng hành hương đan viện và trong quá trình đó hoặc tham gia giờ kinh với các đan sĩ, hoặc dành thời gian cầu nguyện với kinh Tin Kính, Lạy Cha, cầu khẩn Đức Trinh Nữ Maria, thánh Phêrô, quan thầy nhà nguyện đan viện; hay thánh Bênêđictô. Ơn toàn xá có thể nhận được một lần trong ngày vào tất cả các ngày cho chính mình hay cho các linh hồn trong luyện ngục.
Người Công giáo ở Hồng Kông và Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đòi sự thật về vụ thảm sát Thiên An Môn.
Tiền Hô
09:33 31/05/2010
Người Công giáo ở Hồng Kông và Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đòi sự thật về vụ thảm sát Thiên An Môn.
" Vắn tắt: Tuần hành và các buổi cầu nguyện được tổ chức tại Công viên Victoria với sự tham dự của hàng ngàn người dân. Cảnh sát tịch thu hai bức tượng Nữ thần Dân chủ vì các nhà tổ chức không có giấy phép để trưng bày chúng. Tại Nhà thờ Thánh Anrê, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân cử hành Thánh Lễ cầu nguyện để chấm dứt mọi sự bách hại tôn giáo."
Hồng Kông (AsiaNews) - Vượt qua mưa gió, ít nhất là 2.500 người đã đi tuần hành xuống đường tại trung tâm thành phố Hồng Kông để tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Thiên An Môn và phong trào ủng hộ dân chủ tại Trung Quốc.
Cuộc xuống đường đã diễn ra vào hôm qua, tức là 5 ngày trước lễ kỉ niệm 21 năm sự kiện thảm sát Thiên An Môn (4 tháng 6, 1989). Trong số những người đi biểu tình, có háng trăm người Công giáo, họ yêu cầu "được biết sự thật xung quanh sự kiện ngày 4 tháng 6 và xây dựng một nước Trung Quốc dân chủ".
Cảnh sát cho biết cuộc biểu tình chỉ có khoảng 800 người.
Trong nhiều năm qua, Hồng Kông thường tổ chức hai sự kiện để tưởng niệm ngày 4 tháng 6: một cuộc tuần hành vào ngày Chủ nhật trước ngày lễ kỉ niệm và một buổi đốt nến cầu nguyện tại Công viên Victoria vào đúng tối ngày 4 tháng 6. Năm ngoái, đã có hơn 150.000 người tụ tập tại Công viên Victoria.
Năm nay, một sự cố đáng tiếc đã xảy ra: một cuộc triển lãm lịch sử sẽ điễn ra vào ngày 4 tháng 6 nhưng cảnh sát Hồng Kông đã tịch thu hai bức tượng mô phỏng Nữ thần Dân chủ, bức tượng mà giới trẻ đã dựng lên tại Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.
Lee Cheuk-yan, phó chủ tịch Liên minh hỗ trợ phong trào yêu nước ở Trung Quốc - người tổ chức cuộc tuần hành - nói với báo chí rằng, việc tịch thu hai bức tượng là hoàn toàn do áp lực của chính phủ. Ông hy vọng rằng, các bức tượng ấy sẽ sớm được trả lại trước khi buổi cầu nguyện sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 6 tại Công viên Victoria.
Lee Cheuk-yan còn là một nghị sĩ, ông mô tả đó là hai hình ảnh "biểu tượng cho tinh thần dân chủ". Cảnh sát biện minh việc tịch thu này bằng cách nói rằng, ban tổ chức thiếu giấy phép để trưng bày hai tác phẩm ấy.
Đa số người Công giáo tham dự tuần hành là những bạn trẻ và sinh viên. Or Yan-yan, một thành viên của tổ chức Công lý và Hòa bình tại Hồng Kông nói về yêu cầu tìm sự thật cho sự kiện ngày 4 tháng 6, "chúng tôi chuyền tay nhau ngọn đuốc này cho thế hệ mai sau".
Or Yan-yan đã gọi việc tịch thu các bức tượng là một hành động đàn áp một phong trào hòa bình. Theo cô, hành động này của cảnh sát cho thấy chính phủ đang kìm kẹp các cuộc biểu tình vì nhân quyền, mặc cho tính chất ôn hòa của chúng.
Hôm 28 tháng 5, tại Nhà thờ Thánh Anrê, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã chủ sự một Thánh lễ tưởng nhớ những người bị thiệt mạng ở Thiên An Môn. Trước sự hiện diện của 300 tín hữu, ngài đã giảng lễ với chủ điểm: "Phúc cho những ai chịu bách hại".
Vị Hồng Y 79 tuổi cho rằng, việc tưởng niệm sự kiện ngày 4 tháng 6 của người Công giáo không phải là động cơ trả thù, nhưng chỉ bởi một mong muốn có được công lý và làm rõ lịch sử. Ngài nói, "Sự thật về vụ thảm sát này phải được làm rõ và quyết định ngay không thể chậm trễ thêm nữa".
"Các nạn nhân vì nền dân chủ và các bà mẹ của họ là người yêu nước, họ nên được tôn trọng và không được phép gọi là "nổi loạn". Nếu vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 không được làm rõ, chúng ta khó có thể tin rằng chính quyền Trung Quốc sẽ tôn trọng họ".
Đức Hồng Y nhớ lại cuộc hành hương gần đây của ngài đến Turin (miền bắc Italy), để tôn kính Khăn Liệm Thánh. Ngài cho biết, trước Khăn Liệm Thánh, ngài đã cầu nguyện cho sự hy sinh của rất nhiều người đang chịu bách hại, để họ tiếp tục can đảm với nhiệm vụ tìm kiếm công lý.
Tại Thánh Lễ, các tín hữu đã cắm những cây nến lên trên một tấm bản đồ Trung Quốc và cầu nguyện cho các nạn nhân [Thiên An Môn], những người mẹ của họ và người Công giáo trên Đại Lục.
Tiền Hô
Thông tin thêm: Sự kiện Thiên An Môn là một loạt những cuộc biểu tình của giới trí thức, sinh viên và lãnh đạo công nhân ở Trung Hoa Cộng sản nổ ra từ ngày 15 tháng 4, cuối cùng bị quân đội đàn áp và dập tắt vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Họ biểu tình vì bất bình trước nạn tham nhũng của chính quyền, và họ đòi hỏi cải cách kinh tế lẫn dân chủ. Cuộc đụng độ đã khiến khoảng 800 dân thường thiệt mạng, khoảng 10.000 người bị thương.
Sau khi dập tắt biểu tình, chính phủ Trung Cộng tiếp tục tiến hành nhiều cuộc bắt bớ, đàn áp những người ủng hộ phong trào, cấm đoán báo chí nước ngoài và kiểm soát nghiêm ngặt báo chí trong nước đưa tin về sự kiện. Ngày nay, người dân tại Trung Quốc Đại Lục rất khó tiếp cận thông tin về sự kiện này vì bị chính phủ bưng bít. Cũng từ sự kiện này mà chính phủ Trung Cộng đã phải chịu sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Về bức tượng Nữ Thần Dân Chủ, đây là tác phẩm điêu khắc cao 10 mét của sinh viên Học viện Mỹ thuật Trung Ương Trung Quốc. Sáng ngày 30 tháng 5 năm 1989, bức tượng được di chuyển lén lút đến Quảng trường Thiên An Môn. Sinh viên đã dựng bức tưởng này cầm đuốc hướng thẳng vào bức ảnh to lớn của Mao Trạch Đông, một cảnh đối đầu mỉa mai giữa chủ tịch và nữ thần. Nhưng nữ thần chỉ đứng được năm ngày trước khi bị quân đội Trung Quốc đánh gục.
Ở Hoa Kỳ, người ta cũng có thể thấy bản sao của bức tượng này tại Đài tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản (Victims of Communism Memorial), ở thủ đô Washington D.C, không xa lắm đó là Nữ Thần Tự Do của nước Mỹ ở New York.
" Vắn tắt: Tuần hành và các buổi cầu nguyện được tổ chức tại Công viên Victoria với sự tham dự của hàng ngàn người dân. Cảnh sát tịch thu hai bức tượng Nữ thần Dân chủ vì các nhà tổ chức không có giấy phép để trưng bày chúng. Tại Nhà thờ Thánh Anrê, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân cử hành Thánh Lễ cầu nguyện để chấm dứt mọi sự bách hại tôn giáo."
Hồng Kông (AsiaNews) - Vượt qua mưa gió, ít nhất là 2.500 người đã đi tuần hành xuống đường tại trung tâm thành phố Hồng Kông để tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Thiên An Môn và phong trào ủng hộ dân chủ tại Trung Quốc.
Cuộc xuống đường đã diễn ra vào hôm qua, tức là 5 ngày trước lễ kỉ niệm 21 năm sự kiện thảm sát Thiên An Môn (4 tháng 6, 1989). Trong số những người đi biểu tình, có háng trăm người Công giáo, họ yêu cầu "được biết sự thật xung quanh sự kiện ngày 4 tháng 6 và xây dựng một nước Trung Quốc dân chủ".
Cảnh sát cho biết cuộc biểu tình chỉ có khoảng 800 người.
Trong nhiều năm qua, Hồng Kông thường tổ chức hai sự kiện để tưởng niệm ngày 4 tháng 6: một cuộc tuần hành vào ngày Chủ nhật trước ngày lễ kỉ niệm và một buổi đốt nến cầu nguyện tại Công viên Victoria vào đúng tối ngày 4 tháng 6. Năm ngoái, đã có hơn 150.000 người tụ tập tại Công viên Victoria.
Năm nay, một sự cố đáng tiếc đã xảy ra: một cuộc triển lãm lịch sử sẽ điễn ra vào ngày 4 tháng 6 nhưng cảnh sát Hồng Kông đã tịch thu hai bức tượng mô phỏng Nữ thần Dân chủ, bức tượng mà giới trẻ đã dựng lên tại Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.
Lee Cheuk-yan, phó chủ tịch Liên minh hỗ trợ phong trào yêu nước ở Trung Quốc - người tổ chức cuộc tuần hành - nói với báo chí rằng, việc tịch thu hai bức tượng là hoàn toàn do áp lực của chính phủ. Ông hy vọng rằng, các bức tượng ấy sẽ sớm được trả lại trước khi buổi cầu nguyện sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 6 tại Công viên Victoria.
Lee Cheuk-yan còn là một nghị sĩ, ông mô tả đó là hai hình ảnh "biểu tượng cho tinh thần dân chủ". Cảnh sát biện minh việc tịch thu này bằng cách nói rằng, ban tổ chức thiếu giấy phép để trưng bày hai tác phẩm ấy.
Đa số người Công giáo tham dự tuần hành là những bạn trẻ và sinh viên. Or Yan-yan, một thành viên của tổ chức Công lý và Hòa bình tại Hồng Kông nói về yêu cầu tìm sự thật cho sự kiện ngày 4 tháng 6, "chúng tôi chuyền tay nhau ngọn đuốc này cho thế hệ mai sau".
Or Yan-yan đã gọi việc tịch thu các bức tượng là một hành động đàn áp một phong trào hòa bình. Theo cô, hành động này của cảnh sát cho thấy chính phủ đang kìm kẹp các cuộc biểu tình vì nhân quyền, mặc cho tính chất ôn hòa của chúng.
Hôm 28 tháng 5, tại Nhà thờ Thánh Anrê, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã chủ sự một Thánh lễ tưởng nhớ những người bị thiệt mạng ở Thiên An Môn. Trước sự hiện diện của 300 tín hữu, ngài đã giảng lễ với chủ điểm: "Phúc cho những ai chịu bách hại".
Vị Hồng Y 79 tuổi cho rằng, việc tưởng niệm sự kiện ngày 4 tháng 6 của người Công giáo không phải là động cơ trả thù, nhưng chỉ bởi một mong muốn có được công lý và làm rõ lịch sử. Ngài nói, "Sự thật về vụ thảm sát này phải được làm rõ và quyết định ngay không thể chậm trễ thêm nữa".
"Các nạn nhân vì nền dân chủ và các bà mẹ của họ là người yêu nước, họ nên được tôn trọng và không được phép gọi là "nổi loạn". Nếu vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 không được làm rõ, chúng ta khó có thể tin rằng chính quyền Trung Quốc sẽ tôn trọng họ".
Đức Hồng Y nhớ lại cuộc hành hương gần đây của ngài đến Turin (miền bắc Italy), để tôn kính Khăn Liệm Thánh. Ngài cho biết, trước Khăn Liệm Thánh, ngài đã cầu nguyện cho sự hy sinh của rất nhiều người đang chịu bách hại, để họ tiếp tục can đảm với nhiệm vụ tìm kiếm công lý.
Tại Thánh Lễ, các tín hữu đã cắm những cây nến lên trên một tấm bản đồ Trung Quốc và cầu nguyện cho các nạn nhân [Thiên An Môn], những người mẹ của họ và người Công giáo trên Đại Lục.
Tiền Hô
Thông tin thêm: Sự kiện Thiên An Môn là một loạt những cuộc biểu tình của giới trí thức, sinh viên và lãnh đạo công nhân ở Trung Hoa Cộng sản nổ ra từ ngày 15 tháng 4, cuối cùng bị quân đội đàn áp và dập tắt vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Họ biểu tình vì bất bình trước nạn tham nhũng của chính quyền, và họ đòi hỏi cải cách kinh tế lẫn dân chủ. Cuộc đụng độ đã khiến khoảng 800 dân thường thiệt mạng, khoảng 10.000 người bị thương.
Sau khi dập tắt biểu tình, chính phủ Trung Cộng tiếp tục tiến hành nhiều cuộc bắt bớ, đàn áp những người ủng hộ phong trào, cấm đoán báo chí nước ngoài và kiểm soát nghiêm ngặt báo chí trong nước đưa tin về sự kiện. Ngày nay, người dân tại Trung Quốc Đại Lục rất khó tiếp cận thông tin về sự kiện này vì bị chính phủ bưng bít. Cũng từ sự kiện này mà chính phủ Trung Cộng đã phải chịu sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Về bức tượng Nữ Thần Dân Chủ, đây là tác phẩm điêu khắc cao 10 mét của sinh viên Học viện Mỹ thuật Trung Ương Trung Quốc. Sáng ngày 30 tháng 5 năm 1989, bức tượng được di chuyển lén lút đến Quảng trường Thiên An Môn. Sinh viên đã dựng bức tưởng này cầm đuốc hướng thẳng vào bức ảnh to lớn của Mao Trạch Đông, một cảnh đối đầu mỉa mai giữa chủ tịch và nữ thần. Nhưng nữ thần chỉ đứng được năm ngày trước khi bị quân đội Trung Quốc đánh gục.
Ở Hoa Kỳ, người ta cũng có thể thấy bản sao của bức tượng này tại Đài tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản (Victims of Communism Memorial), ở thủ đô Washington D.C, không xa lắm đó là Nữ Thần Tự Do của nước Mỹ ở New York.
Con số các thầy phó tế vĩnh viễn gia tăng tại Hoa Kỳ
Bùi Hữu Thư
10:47 31/05/2010
Hoa Thịnh Đốn, ngày 28 tháng 5, 2010 (Zenit.org).- Một nghiên cứu mới đây của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thông báo: hiện nay có trên 17.000 thầy phó tế vĩnh viễn tại Hoa Kỳ.
Phó tế là chức vụ đầu tiên trong ba chức được phong trong hàng tư tế. Các thầy phó tế vĩnh viễn là những người không dự trù được truyền chức linh mục, và là những người đảm trách việc mục vụ và các dịch vụ khác trong giáo xứ và giáo phận của họ.
Cuộc nghiên cứu mang tên “Một hình ảnh về các Phó Tế Vĩnh Viễn năm 2010,” được khởi xướng bởi Văn Phòng Linh Mục, Tu Sĩ và Ơn Thiên Triệu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, và được trao cho Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Dụng trong phân khoa CARA tại Đại Học Georgetown thi hành.
Cuộc nghiên cứu, được thực hiện hàng năm, sử dụng các dữ kiện được thu thập từ 93% các giáo phận Hoa Kỳ và các giáo hạt theo Nghi Thức Đông Phương, đã ước đoán có chừng 17.047 thầy phó tế vĩnh viễn tại Hoa Kỳ, trong số này có khoảng 16.349 vị đang thi hành sứ vụ.
Tất cả ngoại trừ một giáo phận đều báo cáo có phó tế vĩnh viễn, và 21 giáo phận cho biết có trên 200 phó tế vĩnh viễn, với tổng giáo phận Chicago có con số đông nhất là 646.
Có khoảng 92% các phó tế vĩnh viễn đang hoạt động có vợ, 4% goá vợ và 2% chưa hề lập gia đình.
60% các phó tế vĩnh viễn có tuổi đời trên 60, và 25% trên 70 tuổi. 81% da trắng, 14% Sì-pa-nít, 2% da đen, và 2% Á Châu.
Có khoảng 28% các phó tế vĩnh viễn có bằng Cao Học, 18% được trả lương phó tế, và 84% giáo phận đòi hỏi các phó tế phải tham dự các khóa huấn luyện bổ túc sau khi chịu chức.
Phó tế là chức vụ đầu tiên trong ba chức được phong trong hàng tư tế. Các thầy phó tế vĩnh viễn là những người không dự trù được truyền chức linh mục, và là những người đảm trách việc mục vụ và các dịch vụ khác trong giáo xứ và giáo phận của họ.
Cuộc nghiên cứu mang tên “Một hình ảnh về các Phó Tế Vĩnh Viễn năm 2010,” được khởi xướng bởi Văn Phòng Linh Mục, Tu Sĩ và Ơn Thiên Triệu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, và được trao cho Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Dụng trong phân khoa CARA tại Đại Học Georgetown thi hành.
Cuộc nghiên cứu, được thực hiện hàng năm, sử dụng các dữ kiện được thu thập từ 93% các giáo phận Hoa Kỳ và các giáo hạt theo Nghi Thức Đông Phương, đã ước đoán có chừng 17.047 thầy phó tế vĩnh viễn tại Hoa Kỳ, trong số này có khoảng 16.349 vị đang thi hành sứ vụ.
Tất cả ngoại trừ một giáo phận đều báo cáo có phó tế vĩnh viễn, và 21 giáo phận cho biết có trên 200 phó tế vĩnh viễn, với tổng giáo phận Chicago có con số đông nhất là 646.
Có khoảng 92% các phó tế vĩnh viễn đang hoạt động có vợ, 4% goá vợ và 2% chưa hề lập gia đình.
60% các phó tế vĩnh viễn có tuổi đời trên 60, và 25% trên 70 tuổi. 81% da trắng, 14% Sì-pa-nít, 2% da đen, và 2% Á Châu.
Có khoảng 28% các phó tế vĩnh viễn có bằng Cao Học, 18% được trả lương phó tế, và 84% giáo phận đòi hỏi các phó tế phải tham dự các khóa huấn luyện bổ túc sau khi chịu chức.
Mưu toan bịt miệng Giáo Hội Công Giáo
Linh Tiến Khải
11:42 31/05/2010
Phỏng vấn Linh Mục Julien Ries, chuyên viên nhân chủng học người Bỉ, về lý do các tấn kích chống Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và Giáo Hội Công Giáo
Chúa Nhật 16-5-2010, 200 ngàn người thuộc các phong trào và hội đoàn công giáo toàn nước Italia đã nồng nhiệt hưởng ứng lời Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Tổng Giám Mục Genova, kiêm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia, kêu gọi tụ tập về quảng trường Thánh Phêrô. Mục đích là để tham dự buổi đọc Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và biểu lộ tình liên đới với Đức Thánh Cha, đang bị báo chí thế giới tấn kích từ nhiều tháng qua về các vụ linh mục tu sĩ đó đây trên thế giới lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.
Các phương tiện truyền thông tấn kích Đức Thánh Cha và Giáo Hội Công Giáo với mục đích chính xác là để triệt hạ uy tín và sứ mệnh giáo dục của Giáo Hội, trong mưu toan bịt miệng không cho Giáo Hội lên tiếng về các vấn đề luân lý đạo đức của cuộc sống con người và cuộc sống xã hội. Và trong cơn lốc truyền thông đó Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là đối tượng của các lèo lái xuyên tạc của báo chí, trước ý chí trunh thành với giáo huấn Tin Mừng và truyền thống Kitô của người. Kẻ bi quan yếm thế thì cho rằng Giáo Hội đang bị khủng hoảng nặng nề, và sau các biến cố này Giáo Hội sẽ hoàn toàn mất hết uy tín, không còn có thể giảng dậy gì cho ai nữa. Nhưng người lạc quan thì cho rằng đây là dịp rất tốt để Giáo Hội thanh tẩy chính mình và có đường lối cứng rắn hơn đối với các tội phạm trầm trọng như vậy trong hàng ngũ của mình.
Thật ra, trong cái tiêu cực có điều tích cực. Thật thế, bên cạnh sự kiện tiêu cực là các tội lỗi của một số nhỏ trong hàng ngũ giáo sĩ tu sĩ, nổi bật lên một sự kiện tích cực: đó là sứ điệp của Giáo Hội cũng được chú ý trong các lãnh vực ”đời”, mặc dù đó là sự chú ý mang nhiều giận dữ, khích bác và chỉ trích chua cay.
Chưa bao giờ người ta lại thấy những thành phần tự coi mình là vô thần, không theo tôn giáo nào, hay đã được rửa tội nhưng không hề sống đạo, lại xem ra tha thiết với sự lành mạnh và sống còn của Giáo Hội Công Giáo đến như thế. Sứ điệp xã hội Kitô tập trung nơi việc tôn trọng và thăng tiến phẩm giá con người đã được thế giới ”đời” công nhận như là điều nền tảng cả bên ngoài Giáo Hội.
Hiện diện trong buổi đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng với Đức Thánh Cha tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 16-5-2010 cũng có hơn 70 nghị sĩ và dân biểu Quốc Hội Italia thuộc nhiều đảng phái khác nhau.
Họ cho biết sự hiện diện của họ là một cử chỉ đơn sơ của những người công giáo dấn thân trong lãnh vực chính trị, và họ muốn chứng tỏ sự gần gũi liên đới của họ đối với Đức Thánh Cha, là chủ chăn của Giáo Hội hoàn vũ, đang trải qua một giai đoạn khó khăn như giai đoạn hiện nay.
Bà Claudia Nodari, Chủ tịch Liên hiệp bác ái thánh Vinh Sơn toàn Italia, cho biết phong trào muốn hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô trưa ngày 16-5 để chứng tỏ lòng yêu mến và sự gần gũi của phong trào đối với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Bà nói: ”Đó là một bổn phận luân lý của mọi Kitô hữu. Phong trào liên đới với Đức Thánh Cha để chống lại mưu toan xóa bỏ mọi sự lành mà Giáo Hội và các thừa tác viên của Giáo Hội đã và đang tiếp tục làm cho thiện ích tinh thần và vật chất của con người tại khắp nơi trên trái đất này”.
Ông Francesco D'Agostino, Chủ tịch hội luật gia công giáo Italia, thì nói: ”Chúng tôi cảm thấy có bổn phận phải cám ơn Đức Thánh Cha vì gương sáng và giáo huấn liên lỉ của ngài lấy sự thiện đương đầu với sự dữ. Chúng tôi hiện diện để diễn tả sự hiệp thông liên kết tất cả mọi người lắng nghe Lời Chúa”.
Ông Gabriele Brunini, Chủ tịch liên đoàn quốc gia các nhóm bác ái Thương Xót, cho biết ”sự hiện diện của các thành viên tại quảng trường Thánh Phêrô là kiểu tốt nhất để tỏ tình liên đới với Đức Thánh Cha, cầu nguyện với người và cho người. Đây không phải là chuyện chối bỏ các sự kiện nghiêm trọng đã xảy ra, nhưng dùng gương mù gương xấu của các vụ lạm dụng tính dục trẻ em để tấn công Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội nhằm bịt miệng Giáo Hội lại là chuyện khác”.
Bà Maria Grazia Colombo, Chủ tịch Hiệp hội phụ huynh các trường công giáo Italia, khẳng định: như là cha mẹ các gia đình chúng tôi biết ơn Đức Thánh Cha trong các năm qua đã an ủi và khích lệ chúng tôi trong nhiệm vụ giáo dục, và trợ giúp chúng tôi tái chiếm được ý nghĩa và tầm quan trọng của nó trong một thế giới xem ra khước từ trách nhiệm giáo dục người trẻ.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Julien Ries, chuyên viên nhân chủng học người Bỉ, về lý do các tấn kích chống Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và Giáo Hội Công Giáo hiện nay. Cha Ries là sử gia tôn giáo nổi tiếng thế giới và từng là giáo sư tại đại học công giáo Louvain bên Bỉ. Trong các ngày qua cha vừa tròn 90 tuổi, nhưng vẫn luôn có cái nhìn rất sáng suốt và sâu sắc đối với thực tại.
Hỏi: Thưa cha Ries, cha nghĩ gì về những tấn kích liên tục trong thời gian qua chống lại Đức Thánh Cha Biển Đức XVI?
Đáp: Chắc chắn là người ta khó chịu đối với sự kiện Giáo Hội còn mạnh mẽ như thế. Vì vậy người ta tìm mọi cách làm cho nó suy yếu đi. Nhất là tại Âu châu chúng ta thấy có một sự chống đối mạnh mẽ đối với Giáo Hội, Đức Thánh Cha và các sáng kiến của người. Khi Đức Thánh Cha công du Phi châu hồi năm 2009, người đã đề cập tới vấn đề phòng ngừa bệnh Aids hay Sida. Nhưng các lời của người đã bị giới truyền thông bóp méo, xuyên tạc. Và một vài chính quyền, chẳng hạn như chính quyền Bỉ, cũng đã tấn công Đức Giáo Hoàng. Theo tôi thấy, triều đại giáo hoàng này bị chỉ trích, vì người ta vẫn còn coi Đức Thánh Cha như là Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin. Trong thời gian đầu người ta coi Đức Giáo Hoàng thuộc chế độ cũ, và người ta tấn công ngài.
Các lực lượng đen tối đang tung hoành tại Âu châu có mầu sắc Tam Điểm đã hiểu rằng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI thông minh chừng nào, nên chúng tấn công ngài trong mọi hoàn cảnh, chính trong lúc Đức Thánh Cha muốn áp dụng sâu rộng Công Đồng Chung Vaticăng II liên quan tới tư tưởng đích thật về Giáo Hội trong thế giới. Ngoài ra, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khai mạc triều đại giáo hoàng của người với lời mời gọi ”Đừng sợ hãi!” Nhưng đã có những người sợ hãi Đức Gioan Phaolô II tới độ mưu sát người tại quảng trường Thánh Phêrô ngày 13-5-1981.
Hỏi: Thưa cha, có một vài quan sát viên nhấn mạnh rằng các lời chỉ trích Giáo Hội Công Giáo hiện nay xảy ra, là vì Giáo Hội vẫn còn tự giới thiệu như là người mang chân lý. Cha có đồng ý với nhận xét này không?
Đáp: Vâng, người ta đã nhấn mạnh nhiều trên vấn đề lạm dụng tính dục trẻ em để chứng minh cho thấy một Giáo Hội yếu đuối và che lấp các tội lỗi của mình. Tôi tin là người ta đã lạm dụng tình trạng này để nói rằng ngày nay không cần phải có sự tin tưởng nào đối với Giáo Hội nữa. Và người ta muốn đánh vào một điểm chính xác là sứ mệnh giáo dục của Giáo Hội. Đây là công việc nhắm triệt hạ sự đáng tín nhiệm của Giáo Hội liên quan tới một trong các sứ mệnh chính yếu của Giáo Hội là giáo dục, đặc biệt là giáo dục người trẻ.
Hỏi: Như thế thì phải đưa ra câu trả lời nào cho trường hợp này thưa cha?
Đáp: Tôi nghĩ rằng những gì người ta đang làm trong giai đoạn này là điều tích cực. Trước hết là sự kiện Giáo Hội khẳng định đứng về phía các nạn nhân. Lạm dụng tính dục trẻ em là một tội phạm cần phải loại trừ bằng mọi cách. Thế rồi các linh mục cũng phải ở trên độ cao trong nhiệm vụ của mình, và vì thế việc đào tạo các chủng sinh thật là điều quan trọng. Ngoài ra cần phải nhớ rằng Giáo Hội muốn rằng sự độc thân là một việc thánh hiến hoàn toàn cho Chúa Kitô.
Hỏi: Cha có nhận thấy khoảng trống nào cho một cuộc đối thoại giữa các tín hữu và những người không tin tại Âu châu ngày nay hay không?
Đáp: Tôi nhận thấy Giáo Hội ngày càng ý thức hơn về quan niệm của mình về con người, về gia đình, và bản vị con người. Đây là các đề tài đã được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhấn mạnh trong Thông điệp ”Bác Ái trong Chân Lý”. Thông điệp đặc biệt nêu bật phẩm giá con người. Các nguyên tắc này giúp cuộc đối thoại tiến tới trong mọi lãnh vực được thảo luận, thí dụ như đề tài sự sống con người từ lúc thụ thai cho tới khi chết tự nhiên.
Tôi thấy hình ảnh ”sân của dân ngoại” mà Đức Thánh Cha Biển XVI dùng rất là đẹp: nó là biểu tượng đích thật ám chỉ những người ngoại giáo hay tín đồ kiếm tìm Thiên Chúa xưa kia. Hình ảnh ”cái sân” là hình ảnh phong phú ám chỉ khoảng trống cho một cuộc đối chiếu trao đổi và các vấn đề có thể cùng nhau thảo luận làm việc. Có các tín hữu cũng như những người không đặc biệt là ”bạn” của Giáo Hội nhưng nhậy cảm đối với các nguyên lý công giáo liên quan tới các đề tài như: lao động, phẩm giá con người, tôn trọng sự sống.
Hỏi: Cha có thể cho một thí dụ liên quan tới sự chú ý ”đời” này đối với Giáo Hội công giáo không?
Đáp: Tại Pháp, tôi ghi nhận trường hợp của nhà nhân chủng học Maurice Godelier, tác giả cuốn ”Nền tảng các xã hội nhân bản. Điều mà nhân chủng học dậy chúng ta”. Ông Godelier đã bước vào trong một nhãn quan khác với nhãn quan của chuyên viên cấu trúc Claude Strauss. Và nhà xuất bản Cerf của tôi đã yêu cầu tôi chủ tọa một cuộc gặp gỡ tại Paris, nhân dịp phát hành cuốn sách thứ ba của tôi về nhân chủng học tôn giáo. Lập trường về con người tôn giáo của tôi khiến cho giới truyền thông chú ý.
Hỏi: Thế cha giải thích sự tò mò đó của giới truyền thông như thế nào?
Đáp: Vì sự kiện con người là trung tâm của xã hội, và tất cả đều tự hỏi đâu là vai trò và nhiêm vụ của gia đình trong thời đại chúng ta ngày nay.
(Avvenire 27-4-2010; 15-5-2010)
Chúa Nhật 16-5-2010, 200 ngàn người thuộc các phong trào và hội đoàn công giáo toàn nước Italia đã nồng nhiệt hưởng ứng lời Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Tổng Giám Mục Genova, kiêm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia, kêu gọi tụ tập về quảng trường Thánh Phêrô. Mục đích là để tham dự buổi đọc Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và biểu lộ tình liên đới với Đức Thánh Cha, đang bị báo chí thế giới tấn kích từ nhiều tháng qua về các vụ linh mục tu sĩ đó đây trên thế giới lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.
Các phương tiện truyền thông tấn kích Đức Thánh Cha và Giáo Hội Công Giáo với mục đích chính xác là để triệt hạ uy tín và sứ mệnh giáo dục của Giáo Hội, trong mưu toan bịt miệng không cho Giáo Hội lên tiếng về các vấn đề luân lý đạo đức của cuộc sống con người và cuộc sống xã hội. Và trong cơn lốc truyền thông đó Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là đối tượng của các lèo lái xuyên tạc của báo chí, trước ý chí trunh thành với giáo huấn Tin Mừng và truyền thống Kitô của người. Kẻ bi quan yếm thế thì cho rằng Giáo Hội đang bị khủng hoảng nặng nề, và sau các biến cố này Giáo Hội sẽ hoàn toàn mất hết uy tín, không còn có thể giảng dậy gì cho ai nữa. Nhưng người lạc quan thì cho rằng đây là dịp rất tốt để Giáo Hội thanh tẩy chính mình và có đường lối cứng rắn hơn đối với các tội phạm trầm trọng như vậy trong hàng ngũ của mình.
Thật ra, trong cái tiêu cực có điều tích cực. Thật thế, bên cạnh sự kiện tiêu cực là các tội lỗi của một số nhỏ trong hàng ngũ giáo sĩ tu sĩ, nổi bật lên một sự kiện tích cực: đó là sứ điệp của Giáo Hội cũng được chú ý trong các lãnh vực ”đời”, mặc dù đó là sự chú ý mang nhiều giận dữ, khích bác và chỉ trích chua cay.
Chưa bao giờ người ta lại thấy những thành phần tự coi mình là vô thần, không theo tôn giáo nào, hay đã được rửa tội nhưng không hề sống đạo, lại xem ra tha thiết với sự lành mạnh và sống còn của Giáo Hội Công Giáo đến như thế. Sứ điệp xã hội Kitô tập trung nơi việc tôn trọng và thăng tiến phẩm giá con người đã được thế giới ”đời” công nhận như là điều nền tảng cả bên ngoài Giáo Hội.
Hiện diện trong buổi đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng với Đức Thánh Cha tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 16-5-2010 cũng có hơn 70 nghị sĩ và dân biểu Quốc Hội Italia thuộc nhiều đảng phái khác nhau.
Họ cho biết sự hiện diện của họ là một cử chỉ đơn sơ của những người công giáo dấn thân trong lãnh vực chính trị, và họ muốn chứng tỏ sự gần gũi liên đới của họ đối với Đức Thánh Cha, là chủ chăn của Giáo Hội hoàn vũ, đang trải qua một giai đoạn khó khăn như giai đoạn hiện nay.
Bà Claudia Nodari, Chủ tịch Liên hiệp bác ái thánh Vinh Sơn toàn Italia, cho biết phong trào muốn hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô trưa ngày 16-5 để chứng tỏ lòng yêu mến và sự gần gũi của phong trào đối với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Bà nói: ”Đó là một bổn phận luân lý của mọi Kitô hữu. Phong trào liên đới với Đức Thánh Cha để chống lại mưu toan xóa bỏ mọi sự lành mà Giáo Hội và các thừa tác viên của Giáo Hội đã và đang tiếp tục làm cho thiện ích tinh thần và vật chất của con người tại khắp nơi trên trái đất này”.
Ông Francesco D'Agostino, Chủ tịch hội luật gia công giáo Italia, thì nói: ”Chúng tôi cảm thấy có bổn phận phải cám ơn Đức Thánh Cha vì gương sáng và giáo huấn liên lỉ của ngài lấy sự thiện đương đầu với sự dữ. Chúng tôi hiện diện để diễn tả sự hiệp thông liên kết tất cả mọi người lắng nghe Lời Chúa”.
Ông Gabriele Brunini, Chủ tịch liên đoàn quốc gia các nhóm bác ái Thương Xót, cho biết ”sự hiện diện của các thành viên tại quảng trường Thánh Phêrô là kiểu tốt nhất để tỏ tình liên đới với Đức Thánh Cha, cầu nguyện với người và cho người. Đây không phải là chuyện chối bỏ các sự kiện nghiêm trọng đã xảy ra, nhưng dùng gương mù gương xấu của các vụ lạm dụng tính dục trẻ em để tấn công Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội nhằm bịt miệng Giáo Hội lại là chuyện khác”.
Bà Maria Grazia Colombo, Chủ tịch Hiệp hội phụ huynh các trường công giáo Italia, khẳng định: như là cha mẹ các gia đình chúng tôi biết ơn Đức Thánh Cha trong các năm qua đã an ủi và khích lệ chúng tôi trong nhiệm vụ giáo dục, và trợ giúp chúng tôi tái chiếm được ý nghĩa và tầm quan trọng của nó trong một thế giới xem ra khước từ trách nhiệm giáo dục người trẻ.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Julien Ries, chuyên viên nhân chủng học người Bỉ, về lý do các tấn kích chống Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và Giáo Hội Công Giáo hiện nay. Cha Ries là sử gia tôn giáo nổi tiếng thế giới và từng là giáo sư tại đại học công giáo Louvain bên Bỉ. Trong các ngày qua cha vừa tròn 90 tuổi, nhưng vẫn luôn có cái nhìn rất sáng suốt và sâu sắc đối với thực tại.
Hỏi: Thưa cha Ries, cha nghĩ gì về những tấn kích liên tục trong thời gian qua chống lại Đức Thánh Cha Biển Đức XVI?
Đáp: Chắc chắn là người ta khó chịu đối với sự kiện Giáo Hội còn mạnh mẽ như thế. Vì vậy người ta tìm mọi cách làm cho nó suy yếu đi. Nhất là tại Âu châu chúng ta thấy có một sự chống đối mạnh mẽ đối với Giáo Hội, Đức Thánh Cha và các sáng kiến của người. Khi Đức Thánh Cha công du Phi châu hồi năm 2009, người đã đề cập tới vấn đề phòng ngừa bệnh Aids hay Sida. Nhưng các lời của người đã bị giới truyền thông bóp méo, xuyên tạc. Và một vài chính quyền, chẳng hạn như chính quyền Bỉ, cũng đã tấn công Đức Giáo Hoàng. Theo tôi thấy, triều đại giáo hoàng này bị chỉ trích, vì người ta vẫn còn coi Đức Thánh Cha như là Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin. Trong thời gian đầu người ta coi Đức Giáo Hoàng thuộc chế độ cũ, và người ta tấn công ngài.
Các lực lượng đen tối đang tung hoành tại Âu châu có mầu sắc Tam Điểm đã hiểu rằng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI thông minh chừng nào, nên chúng tấn công ngài trong mọi hoàn cảnh, chính trong lúc Đức Thánh Cha muốn áp dụng sâu rộng Công Đồng Chung Vaticăng II liên quan tới tư tưởng đích thật về Giáo Hội trong thế giới. Ngoài ra, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khai mạc triều đại giáo hoàng của người với lời mời gọi ”Đừng sợ hãi!” Nhưng đã có những người sợ hãi Đức Gioan Phaolô II tới độ mưu sát người tại quảng trường Thánh Phêrô ngày 13-5-1981.
Hỏi: Thưa cha, có một vài quan sát viên nhấn mạnh rằng các lời chỉ trích Giáo Hội Công Giáo hiện nay xảy ra, là vì Giáo Hội vẫn còn tự giới thiệu như là người mang chân lý. Cha có đồng ý với nhận xét này không?
Đáp: Vâng, người ta đã nhấn mạnh nhiều trên vấn đề lạm dụng tính dục trẻ em để chứng minh cho thấy một Giáo Hội yếu đuối và che lấp các tội lỗi của mình. Tôi tin là người ta đã lạm dụng tình trạng này để nói rằng ngày nay không cần phải có sự tin tưởng nào đối với Giáo Hội nữa. Và người ta muốn đánh vào một điểm chính xác là sứ mệnh giáo dục của Giáo Hội. Đây là công việc nhắm triệt hạ sự đáng tín nhiệm của Giáo Hội liên quan tới một trong các sứ mệnh chính yếu của Giáo Hội là giáo dục, đặc biệt là giáo dục người trẻ.
Hỏi: Như thế thì phải đưa ra câu trả lời nào cho trường hợp này thưa cha?
Đáp: Tôi nghĩ rằng những gì người ta đang làm trong giai đoạn này là điều tích cực. Trước hết là sự kiện Giáo Hội khẳng định đứng về phía các nạn nhân. Lạm dụng tính dục trẻ em là một tội phạm cần phải loại trừ bằng mọi cách. Thế rồi các linh mục cũng phải ở trên độ cao trong nhiệm vụ của mình, và vì thế việc đào tạo các chủng sinh thật là điều quan trọng. Ngoài ra cần phải nhớ rằng Giáo Hội muốn rằng sự độc thân là một việc thánh hiến hoàn toàn cho Chúa Kitô.
Hỏi: Cha có nhận thấy khoảng trống nào cho một cuộc đối thoại giữa các tín hữu và những người không tin tại Âu châu ngày nay hay không?
Đáp: Tôi nhận thấy Giáo Hội ngày càng ý thức hơn về quan niệm của mình về con người, về gia đình, và bản vị con người. Đây là các đề tài đã được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhấn mạnh trong Thông điệp ”Bác Ái trong Chân Lý”. Thông điệp đặc biệt nêu bật phẩm giá con người. Các nguyên tắc này giúp cuộc đối thoại tiến tới trong mọi lãnh vực được thảo luận, thí dụ như đề tài sự sống con người từ lúc thụ thai cho tới khi chết tự nhiên.
Tôi thấy hình ảnh ”sân của dân ngoại” mà Đức Thánh Cha Biển XVI dùng rất là đẹp: nó là biểu tượng đích thật ám chỉ những người ngoại giáo hay tín đồ kiếm tìm Thiên Chúa xưa kia. Hình ảnh ”cái sân” là hình ảnh phong phú ám chỉ khoảng trống cho một cuộc đối chiếu trao đổi và các vấn đề có thể cùng nhau thảo luận làm việc. Có các tín hữu cũng như những người không đặc biệt là ”bạn” của Giáo Hội nhưng nhậy cảm đối với các nguyên lý công giáo liên quan tới các đề tài như: lao động, phẩm giá con người, tôn trọng sự sống.
Hỏi: Cha có thể cho một thí dụ liên quan tới sự chú ý ”đời” này đối với Giáo Hội công giáo không?
Đáp: Tại Pháp, tôi ghi nhận trường hợp của nhà nhân chủng học Maurice Godelier, tác giả cuốn ”Nền tảng các xã hội nhân bản. Điều mà nhân chủng học dậy chúng ta”. Ông Godelier đã bước vào trong một nhãn quan khác với nhãn quan của chuyên viên cấu trúc Claude Strauss. Và nhà xuất bản Cerf của tôi đã yêu cầu tôi chủ tọa một cuộc gặp gỡ tại Paris, nhân dịp phát hành cuốn sách thứ ba của tôi về nhân chủng học tôn giáo. Lập trường về con người tôn giáo của tôi khiến cho giới truyền thông chú ý.
Hỏi: Thế cha giải thích sự tò mò đó của giới truyền thông như thế nào?
Đáp: Vì sự kiện con người là trung tâm của xã hội, và tất cả đều tự hỏi đâu là vai trò và nhiêm vụ của gia đình trong thời đại chúng ta ngày nay.
(Avvenire 27-4-2010; 15-5-2010)
Cầu nguyện cho các Giáo Hội tại Á châu
Linh Tiến Khải
11:42 31/05/2010
Trong tháng 6 này Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hiệp ý với tín hữu công giáo toàn thế giới cầu xin cho các Giáo Hội tại Á châu, vẫn còn là một đoàn chiên nhỏ giữa các dân tộc không kitô, biết thông truyền Tin Mừng và tươi vui làm chứng cho niềm tin nơi Chúa Kitô.
Dân số toàn thế giới hiện nay là hơn 6 tỷ 618 triệu người, trong đó có 4 tỷ người sống tại Á châu.
Với 70 triệu tín hữu công giáo trên tổng số hơn 76 triệu rưỡi dân, Phi Luật Tân là Giáo Hội công giáo đứng đầu Á châu. Tiếp đến là Malaysia với 2,5 triệu tín hữu trên tổng số 27 triệu dân. Nam Hàn có 5 triệu tín hữu trên tổng số hơn 49 triệu dân. Việt Nam có khoảng 8 triệu tín hữu trên tổng số 86 triệu dân. Trung Quốc có 16 triệu tín hữu, tức chiếm hơn 1% trên tổng số 1 tỷ 337 triệu dân. Ấn độ có 17 triệu tín hữu trên tổng số 1,2 tỷ dân. Indonesia có 8 triệu tín hữu trên 231 triệu dân. Myanmar có 450 ngàn tín hữu trên tổng số 50 triệu dân, tức chiếm 1% dân số. Nhật Bản có 430 ngàn tín hữu trên tổng số 127 triệu dân. Thái Lan có gần 400 ngàn tín hữu trên tổng số hơn 64 triệu dân. Lào có 40 ngàn tín hữu tức chiếm 0,65% trên tổng số hơn 6 triệu dân. Campuchia có 15 ngàn tín hữu, tức chiếm 0,12% trên tổng số hơn 14 triệu dân.
Kể cả tín hữu của các Giáo Hội Kitô khác số tín hữu kitô tại Á châu chỉ chiếm 2% trên tổng số 4 tỷ dân. Cánh đồng truyền giáo vẫn còn mênh mông và có rất nhiều việc phải làm.
Tuy chỉ là một thiểu số rất bé nhỏ, nhưng các Giáo Hội địa phương đóng góp rất nhiều cho công ích và cuộc sống quốc gia, qua các hoạt động thăng tiến giáo dục, phát triển y tế, bác ái xã hội, và rất thường khi góp phần vào cả các sinh hoạt thăng tiến kinh tế thương mại, kỹ nghệ và nông nghiệp của các quốc gia Á châu nữa. Tại những nước có chế độ tự do dân chủ hay ít độc tài đảng trị, các Giáo Hội địa phương xây cất và điều khiển nhiều sở giáo dục từ vườn rẻ cho tới đại học. Các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học của Giáo Hội thường thiều chỗ, vì số người trẻ thuộc mọi chủng tộc và tôn giáo xin theo học qúa đông. Dù không phải là tín hữu kitô các bậc phụ huynh vẫn thích cho con theo học trường công giáo. Lý do vì nền giáo dục của các trường công giáo thường có chương trình đáp ứng đầy đủ các lãnh vực trí, đức, thể dục, và có phẩm chất cao hơn các trường khác.
Qua các sinh hoạt y tế, bác ái xã hội, thăng tiến an sinh, phát huy nhân phẩm và các quyền của mọi người không phân biệt ai, Giáo Hội cống hiến cho các anh chị em chưa biết Chúa Kitô nhiều cơ hội tiếp xúc giúp khám phá ra giới răn yêu thương, tình huynh đệ đại đồng, khơi đây hy vọng, trao ban ý nghĩa và niềm vui cho cuộc sống.
Là chiếc nôi đã làm nảy sinh ra các tôn giáo lớn trên thế giới, Á châu là môi trường thấm nhuần các giá trị đạo đức, tinh thần và luân lý cao qúy. Vì thế các tôn giáo này cũng chứa đựng nhiều giá trị tao điều kiện thuận lợi cho việc đối thoại liên tôn và làm giầu cho nhau.
Ngày mùng 8 tháng Giêng năm 2007 trong buổi tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh nhân dịp chúc mừng năm mới, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói: ”Á châu cho thấy trước hết các quốc gia có đặc thái đông dân và phát triển kinh tế mạnh: tôi nghĩ tới Trung Quốc và Ấn Độ, là các nước đang phát triển tràn đầy và cầu chúc sự hiện diện gia tăng trên trường quốc tế kéo theo các thiện ích cho chính các dân tộc của các nước này và cho các quốc gia khác. Cũng thế, tôi chúc mừng nước Việt Nam vừa mới gia nhập Thị trường mậu dịch quốc tế. Tôi nghĩ tới các cộng đoàn kitô. Trong đa số các nước Á châu đây là các cộng đoàn bé nhỏ nhưng sinh động, đang ước muốn một cách hợp pháp có thể sống và hành động trong một bầu khí tự do tôn giáo. Đây là một quyền đầu tiên và là một điều kiện cho phép các cộng đoàn ấy góp phần vào sự tiến bộ vật chất và tinh thần của xã hội và là các yếu tố của sự hiệp nhất và hòa hợp”.
Tuy quyền tự do sống đạo và rao truyền Tin Mừng thường bị hạn chế bởi nhiều điều luật trái ngược và nhiều khi bị bách hại và kỳ thị dưới nhiều hình thức rất tinh vi, tín hữu công giáo tại nhiều nước Á châu như Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Ấn Độ vẫn tươi vui kiên trì sống đạo.
Trong tháng 6 này, hiệp ý với Đức Thánh Cha và 1 tỷ 113 triệu tín hữu công giáo toàn thế giới chúng ta cầu xin cho các Giáo Hội tại Á châu, vẫn còn là một đoàn chiên nhỏ giữa các dân tộc không kitô, biết thông truyền Tin Mừng và tươi vui làm chứng cho niềm tin nơi Chúa Kitô.
Dân số toàn thế giới hiện nay là hơn 6 tỷ 618 triệu người, trong đó có 4 tỷ người sống tại Á châu.
Với 70 triệu tín hữu công giáo trên tổng số hơn 76 triệu rưỡi dân, Phi Luật Tân là Giáo Hội công giáo đứng đầu Á châu. Tiếp đến là Malaysia với 2,5 triệu tín hữu trên tổng số 27 triệu dân. Nam Hàn có 5 triệu tín hữu trên tổng số hơn 49 triệu dân. Việt Nam có khoảng 8 triệu tín hữu trên tổng số 86 triệu dân. Trung Quốc có 16 triệu tín hữu, tức chiếm hơn 1% trên tổng số 1 tỷ 337 triệu dân. Ấn độ có 17 triệu tín hữu trên tổng số 1,2 tỷ dân. Indonesia có 8 triệu tín hữu trên 231 triệu dân. Myanmar có 450 ngàn tín hữu trên tổng số 50 triệu dân, tức chiếm 1% dân số. Nhật Bản có 430 ngàn tín hữu trên tổng số 127 triệu dân. Thái Lan có gần 400 ngàn tín hữu trên tổng số hơn 64 triệu dân. Lào có 40 ngàn tín hữu tức chiếm 0,65% trên tổng số hơn 6 triệu dân. Campuchia có 15 ngàn tín hữu, tức chiếm 0,12% trên tổng số hơn 14 triệu dân.
Kể cả tín hữu của các Giáo Hội Kitô khác số tín hữu kitô tại Á châu chỉ chiếm 2% trên tổng số 4 tỷ dân. Cánh đồng truyền giáo vẫn còn mênh mông và có rất nhiều việc phải làm.
Tuy chỉ là một thiểu số rất bé nhỏ, nhưng các Giáo Hội địa phương đóng góp rất nhiều cho công ích và cuộc sống quốc gia, qua các hoạt động thăng tiến giáo dục, phát triển y tế, bác ái xã hội, và rất thường khi góp phần vào cả các sinh hoạt thăng tiến kinh tế thương mại, kỹ nghệ và nông nghiệp của các quốc gia Á châu nữa. Tại những nước có chế độ tự do dân chủ hay ít độc tài đảng trị, các Giáo Hội địa phương xây cất và điều khiển nhiều sở giáo dục từ vườn rẻ cho tới đại học. Các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học của Giáo Hội thường thiều chỗ, vì số người trẻ thuộc mọi chủng tộc và tôn giáo xin theo học qúa đông. Dù không phải là tín hữu kitô các bậc phụ huynh vẫn thích cho con theo học trường công giáo. Lý do vì nền giáo dục của các trường công giáo thường có chương trình đáp ứng đầy đủ các lãnh vực trí, đức, thể dục, và có phẩm chất cao hơn các trường khác.
Qua các sinh hoạt y tế, bác ái xã hội, thăng tiến an sinh, phát huy nhân phẩm và các quyền của mọi người không phân biệt ai, Giáo Hội cống hiến cho các anh chị em chưa biết Chúa Kitô nhiều cơ hội tiếp xúc giúp khám phá ra giới răn yêu thương, tình huynh đệ đại đồng, khơi đây hy vọng, trao ban ý nghĩa và niềm vui cho cuộc sống.
Là chiếc nôi đã làm nảy sinh ra các tôn giáo lớn trên thế giới, Á châu là môi trường thấm nhuần các giá trị đạo đức, tinh thần và luân lý cao qúy. Vì thế các tôn giáo này cũng chứa đựng nhiều giá trị tao điều kiện thuận lợi cho việc đối thoại liên tôn và làm giầu cho nhau.
Ngày mùng 8 tháng Giêng năm 2007 trong buổi tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh nhân dịp chúc mừng năm mới, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói: ”Á châu cho thấy trước hết các quốc gia có đặc thái đông dân và phát triển kinh tế mạnh: tôi nghĩ tới Trung Quốc và Ấn Độ, là các nước đang phát triển tràn đầy và cầu chúc sự hiện diện gia tăng trên trường quốc tế kéo theo các thiện ích cho chính các dân tộc của các nước này và cho các quốc gia khác. Cũng thế, tôi chúc mừng nước Việt Nam vừa mới gia nhập Thị trường mậu dịch quốc tế. Tôi nghĩ tới các cộng đoàn kitô. Trong đa số các nước Á châu đây là các cộng đoàn bé nhỏ nhưng sinh động, đang ước muốn một cách hợp pháp có thể sống và hành động trong một bầu khí tự do tôn giáo. Đây là một quyền đầu tiên và là một điều kiện cho phép các cộng đoàn ấy góp phần vào sự tiến bộ vật chất và tinh thần của xã hội và là các yếu tố của sự hiệp nhất và hòa hợp”.
Tuy quyền tự do sống đạo và rao truyền Tin Mừng thường bị hạn chế bởi nhiều điều luật trái ngược và nhiều khi bị bách hại và kỳ thị dưới nhiều hình thức rất tinh vi, tín hữu công giáo tại nhiều nước Á châu như Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Ấn Độ vẫn tươi vui kiên trì sống đạo.
Trong tháng 6 này, hiệp ý với Đức Thánh Cha và 1 tỷ 113 triệu tín hữu công giáo toàn thế giới chúng ta cầu xin cho các Giáo Hội tại Á châu, vẫn còn là một đoàn chiên nhỏ giữa các dân tộc không kitô, biết thông truyền Tin Mừng và tươi vui làm chứng cho niềm tin nơi Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha bế mạc tháng Hoa kính Đức Mẹ
LM Trần Đức Anh, OP
11:43 31/05/2010
VATICAN - Tối 31-5-2010, lễ Đức Mẹ Thăm Viếng, hàng ngàn tín hữu đã tham dự buổi đọc kinh Mân Côi tại Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức ở nội thành Vatican, kết thúc tháng 5 biệt kính Đức Mẹ.
Hiện diện tại buổi đọc kinh cũng có một số Hồng y và Giám mục, các linh mục và tu sĩ nam nữ.
Vào cuối buổi đọc kinh, lúc 9 giờ tối, ĐTC đã đến ban huấn dụ và phép lành cho mọi người. Ngài mời gọi tất cả hãy noi gương Mẹ Maria trong hành trình truyền giáo, mang Chúa Giêsu cho tha nhân vốn là kho tàng quí giá nhất mà chúng ta có thể mang đến cho nhân loại.
ĐTC nói: ”Hành trình của Mẹ Maria đi thăm bà chị họ Elisabeth thực là một hành trình truyền giáo. Đó là một hành trình dẫn đưa Mẹ đi xa khỏi nhà, thúc đẩy Mẹ vào trong thế giới, đến những nơi xa lạ với thói quen hàng ngày... Cũng như đã xảy ra với Abraham, Chúa cũng yêu cầu chúng ta ra khỏi chính mình, khỏi những nơi an ninh của chúng ta để tiến về tha nhân, tại những nơi chốn và môi trường khác. Chính Chúa đã yêu cầu chúng ta điều đó: ”Các con hãy nhận lấy sức mạnh của Thánh Linh Đấng sẽ ngự xuống trên các con, và các con sẽ là chứng nhân của Thầy cho đến tận bờ cõi trái đất” (Cv 1,8).
ĐTC nêu nhận xét: ”bà Elisabeth tượng trưng cho bao nhiêu người già yếu, tất cả những người đang cần được giúp đỡ và yêu thương. Và có bao nhiêu người như vậy ngày nay trong các gia đình chúng ta, trong các cộng đoàn và thành thị của chúng ta!
Tuy nhiên, - ĐTC nói - ”Lòng bác ái của Mẹ Maria không dừng lại ở việc giúp đỡ cụ thể, nhưng đạt tới tột đỉnh qua việc trao ban chính Chúa Giêsu, làm cho người ta gặp gỡ Ngài.. Và ở đây chúng ta ở nơi trọng tâm và tột đỉnh sứ mạng truyền giáo. Chúng ta đi tới ý nghĩa chân thực và mục tiêu chân chính nhất của mọi hành trình truyền giáo: đó là trao ban cho con người Tin Mừng sống động là chính Chúa Giêsu... Ngài thực là kho tàng đích thực duy nhất mà chúng ta phải trao ban cho nhân loại. Chính Chúa là Đấng mà con người nam nữ ngày nay đang hoài tưởng sâu xa, cả khi họ có vẻ cố tình không biết đến hoặc phủ nhận ngài”.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Chúng ta được trao phó trách nhiệm đặc biệt ấy. Chúng ta hãy sống trách nhiệm này trong vui tươi và quyết tâm để nền văn minh của chúng ta thực là một nền văn minh trong đó có sự thật, công lý, tự do và tình thương hiện trị, đó là những cột trụ cơ bản không thể thay thế được của cuộc sống chung có trật tự và an bình” (SD 31-5-2010)
Hiện diện tại buổi đọc kinh cũng có một số Hồng y và Giám mục, các linh mục và tu sĩ nam nữ.
Vào cuối buổi đọc kinh, lúc 9 giờ tối, ĐTC đã đến ban huấn dụ và phép lành cho mọi người. Ngài mời gọi tất cả hãy noi gương Mẹ Maria trong hành trình truyền giáo, mang Chúa Giêsu cho tha nhân vốn là kho tàng quí giá nhất mà chúng ta có thể mang đến cho nhân loại.
ĐTC nói: ”Hành trình của Mẹ Maria đi thăm bà chị họ Elisabeth thực là một hành trình truyền giáo. Đó là một hành trình dẫn đưa Mẹ đi xa khỏi nhà, thúc đẩy Mẹ vào trong thế giới, đến những nơi xa lạ với thói quen hàng ngày... Cũng như đã xảy ra với Abraham, Chúa cũng yêu cầu chúng ta ra khỏi chính mình, khỏi những nơi an ninh của chúng ta để tiến về tha nhân, tại những nơi chốn và môi trường khác. Chính Chúa đã yêu cầu chúng ta điều đó: ”Các con hãy nhận lấy sức mạnh của Thánh Linh Đấng sẽ ngự xuống trên các con, và các con sẽ là chứng nhân của Thầy cho đến tận bờ cõi trái đất” (Cv 1,8).
ĐTC nêu nhận xét: ”bà Elisabeth tượng trưng cho bao nhiêu người già yếu, tất cả những người đang cần được giúp đỡ và yêu thương. Và có bao nhiêu người như vậy ngày nay trong các gia đình chúng ta, trong các cộng đoàn và thành thị của chúng ta!
Tuy nhiên, - ĐTC nói - ”Lòng bác ái của Mẹ Maria không dừng lại ở việc giúp đỡ cụ thể, nhưng đạt tới tột đỉnh qua việc trao ban chính Chúa Giêsu, làm cho người ta gặp gỡ Ngài.. Và ở đây chúng ta ở nơi trọng tâm và tột đỉnh sứ mạng truyền giáo. Chúng ta đi tới ý nghĩa chân thực và mục tiêu chân chính nhất của mọi hành trình truyền giáo: đó là trao ban cho con người Tin Mừng sống động là chính Chúa Giêsu... Ngài thực là kho tàng đích thực duy nhất mà chúng ta phải trao ban cho nhân loại. Chính Chúa là Đấng mà con người nam nữ ngày nay đang hoài tưởng sâu xa, cả khi họ có vẻ cố tình không biết đến hoặc phủ nhận ngài”.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Chúng ta được trao phó trách nhiệm đặc biệt ấy. Chúng ta hãy sống trách nhiệm này trong vui tươi và quyết tâm để nền văn minh của chúng ta thực là một nền văn minh trong đó có sự thật, công lý, tự do và tình thương hiện trị, đó là những cột trụ cơ bản không thể thay thế được của cuộc sống chung có trật tự và an bình” (SD 31-5-2010)
Top Stories
Hebei, Chine: arrestation de deux prêtres catholiques « clandestins »
Eglises d'Asie
09:19 31/05/2010
Eglises d’Asie, 31 mai 2010 – Alors qu’ils se rendaient auprès d’une communauté du district de Huaian, dans le Hebei, afin d’y célébrer la messe dominicale, deux prêtres catholiques « clandestins » ont été arrêtés par la police. La raison de leur interpellation est inconnue, mais, indiquent des sources locales (1), les autorités auraient eu vent de la récente ordination de l’un des deux prêtres, ordination menée sans qu’elles aient été informées.
Les deux prêtres appartiennent au diocèse de Xuanhua, situé à proximité des limites occidentales de la municipalité de Pékin. L’un d’eux, le P. Joseph Wang Jianchen, âgé de 40 ans, est issu d’une famille catholique. Il exerce son ministère depuis une dizaine d’années dans les deux districts de Huaian et de Wenquan. Le second, le P. Joseph Li De, vient d’être ordonné il y a six mois.
Il y a plusieurs mois, d’autres prêtres « clandestins » actifs dans le Hebei avaient été également arrêtés. Il s’agissait des PP. Liu Jianzhong, Zhang Cunhui, Zhang Jianlin et Zhong Mingchang. Ils avaient été remis en liberté quelque temps plus tard, à l’exception du P. Zhang Jianlin, que la police avait renvoyé chez ses parents « pour réfléchir » et auquel un contrôle judiciaire quotidien avait été imposé.
Par ailleurs, il semble que les autorités du Hebei se montrent désireuses de maintenir un étroit contrôle de l’activité du clergé catholique dans la province. Du 17 au 21 mai derniers, elles ont ainsi réuni l’ensemble des prêtres « officiels » et certains prêtres « clandestins » pour une « session de travail ». Les responsables chinois ont notamment critiqué le communiqué publié en mars dernier par le Saint-Siège à l’issue d’une réunion de la commission vaticane pour l’Eglise en Chine, estimant qu’il constituait une ingérence dans les affaires intérieures de la Chine. On se souvient que ce communiqué demandait aux évêques de Chine de s’engager toujours plus avant dans la voie de l’unité de la communauté ecclésiale (2).
(1) Ucanews, 31 mai 2010
(2) Voir EDA 526, 527, 528
(Source: Eglises d'Asie, 31 mai 2010)
Les deux prêtres appartiennent au diocèse de Xuanhua, situé à proximité des limites occidentales de la municipalité de Pékin. L’un d’eux, le P. Joseph Wang Jianchen, âgé de 40 ans, est issu d’une famille catholique. Il exerce son ministère depuis une dizaine d’années dans les deux districts de Huaian et de Wenquan. Le second, le P. Joseph Li De, vient d’être ordonné il y a six mois.
Il y a plusieurs mois, d’autres prêtres « clandestins » actifs dans le Hebei avaient été également arrêtés. Il s’agissait des PP. Liu Jianzhong, Zhang Cunhui, Zhang Jianlin et Zhong Mingchang. Ils avaient été remis en liberté quelque temps plus tard, à l’exception du P. Zhang Jianlin, que la police avait renvoyé chez ses parents « pour réfléchir » et auquel un contrôle judiciaire quotidien avait été imposé.
Par ailleurs, il semble que les autorités du Hebei se montrent désireuses de maintenir un étroit contrôle de l’activité du clergé catholique dans la province. Du 17 au 21 mai derniers, elles ont ainsi réuni l’ensemble des prêtres « officiels » et certains prêtres « clandestins » pour une « session de travail ». Les responsables chinois ont notamment critiqué le communiqué publié en mars dernier par le Saint-Siège à l’issue d’une réunion de la commission vaticane pour l’Eglise en Chine, estimant qu’il constituait une ingérence dans les affaires intérieures de la Chine. On se souvient que ce communiqué demandait aux évêques de Chine de s’engager toujours plus avant dans la voie de l’unité de la communauté ecclésiale (2).
(1) Ucanews, 31 mai 2010
(2) Voir EDA 526, 527, 528
(Source: Eglises d'Asie, 31 mai 2010)
Vietnam: A Vinh, le nouvel évêque se met à l’école de son prédécesseur et privilégie la continuité
Eglises d'Asie
09:25 31/05/2010
Eglises d’Asie, 31 mai 2010 – L’émotion causée par l’acceptation de la démission de l’archevêque de Hanoi, le 13 mai dernier, a pu faire oublier quelque temps que, le même jour, le Bureau de presse du Saint-Siège avait fait connaître une autre démission et une autre nomination, fort importantes elles aussi puisqu’elles concernaient le demi-million de catholiques qu’abrite le diocèse de Vinh. Le très vénéré et respecté évêque de Vinh, Mgr Paul Marie Cao Dinh Thuyên, déjà âgé, après avoir fêté ses 50 ans de sacerdoce en compagnie des évêques du Nord, de son clergé et d’innombrables fidèles, laissait ainsi la place à un religieux dominicain, le P. Paul Nguyên Thai Hop. Le 27 mai dernier, l’évêque nommé a été accueilli avec beaucoup de chaleur à la cathédrale de Xa Doai par l’évêque démissionnaire, le clergé et de très nombreux fidèles venus l’accueillir, une chaleur communicative qui a donné à la première intervention du nouvel évêque un ton tout à fait original.
Dans la cathédrale de Xa Doai, il était attendu par l’ancien évêque, son clergé, et des représentants des 172 paroisses et des 700 chrétientés du diocèse. A son arrivée, Mgr Paul Marie Thuyên, après l’avoir serré dans ses bras, geste peu habituel au Vietnam, l’avait introduit au milieu de son peuple au son des trompettes, des tambours et des applaudissements nourris et prolongés. En réponse au discours de bienvenue, le nouvel évêque a répondu: « Ce n’est pas à un nouvel évêque que vous ouvrez vos bras, mais à un enfant du pays, qui y revient après 56 ans d’absence pour y vivre et mourir avec ses compatriotes. » Le nouvel évêque, qui a aujourd’hui 65 ans, a en effet quitté une première fois la province du Nghê An, sans doute avec ses parents, lors de l’exode des catholiques du Nord vers le Sud, en 1954. Il était né en 1945 dans la paroisse de Lang Anh.
A 19 ans, en 1964, il était rentré chez les dominicains au couvent de Vung Tau (Cap Saint-Jacques). C’est là qu’il fit ses études de philosophie et théologie, qu’il compléta par trois années d’étude de la philosophie orientale à la faculté de lettres de Saigon. Il fut ordonné prêtre en 1972. Vint ensuite une longue période d’exil studieux à l’étranger, qui ne s’acheva qu’aux alentours de 2004, époque de son retour définitif au Vietnam. Il obtint en 1978 un doctorat de philosophie occidentale à Fribourg. Puis, après une année d’études supplémentaires à Genève, il changea de continent et devint enseignant, tout en poursuivant ses études et ses recherches. Il fut alors professeur à la faculté de théologie de Lima, au Pérou, puis enseignant et directeur des études à l’Institut de théologie Jean XXIII de cette même ville. De 1989 à 1994, on le trouve au centre d’études de Bartolomé de Las Casas, toujours dans la ville de Lima. Enfin, en 1994, il obtient un nouveau doctorat en théologie morale à la faculté de théologie Notre-Dame de l’Assomption à Sao Paulo, au Brésil. Il revient alors en Europe et assure de 1996 à 2004 un enseignement à la faculté de sociologie de l’université pontificale Saint Thomas d’Aquin à Rome. Depuis son retour au Vietnam, il a collaboré à la Commission épiscopale pour la doctrine de la foi et est devenu directeur du Club Paul Nguyên Van Binh, association récemment fondée s’intéressant aux problèmes sociaux.
A ce premier parcours, surtout marqué par des tâches intellectuelles, va donc succéder une carrière épiscopale. Dans sa première allocution dans la cathédrale, le nouvel évêque de Vinh a affirmé sa volonté de se conformer à la tradition du diocèse, établie depuis des siècles. Il a rendu un hommage appuyé à son prédécesseur et à son œuvre pastorale. Il a repris et commenté les paroles prononcées par Mgr Joseph Nguyên Chi Linh à l’occasion du jubilé sacerdotal du vieil évêque. Il avait présenté celui-ci comme un pasteur infatigable dans ses tournées pastorales, connaissant « chaque kilomètre » de son diocèse, plus souvent en voiture que dans son évêché. Le nouvel évêque a demandé publiquement à son prédécesseur de continuer sa tâche, ses tournées pastorales, et même son administration du diocèse. Il pourra ainsi, a-t-il dit, « apprendre son nouveau métier ». En conclusion, le religieux dominicain a assuré la communauté des fidèles qu’il n’y aurait aucun changement fondamental dans la vie et les orientations religieuses du diocèse qu’il allait prendre en charge (1).
(1) Les informations sont tirées du site Internet du diocèse de Vinh, où on peut aussi consulter le texte intégral de l’allocution de Mgr Paul Nguyên Thai Hop.
(Source: Eglises d'Asie, 31 mai 2010)
Dans la cathédrale de Xa Doai, il était attendu par l’ancien évêque, son clergé, et des représentants des 172 paroisses et des 700 chrétientés du diocèse. A son arrivée, Mgr Paul Marie Thuyên, après l’avoir serré dans ses bras, geste peu habituel au Vietnam, l’avait introduit au milieu de son peuple au son des trompettes, des tambours et des applaudissements nourris et prolongés. En réponse au discours de bienvenue, le nouvel évêque a répondu: « Ce n’est pas à un nouvel évêque que vous ouvrez vos bras, mais à un enfant du pays, qui y revient après 56 ans d’absence pour y vivre et mourir avec ses compatriotes. » Le nouvel évêque, qui a aujourd’hui 65 ans, a en effet quitté une première fois la province du Nghê An, sans doute avec ses parents, lors de l’exode des catholiques du Nord vers le Sud, en 1954. Il était né en 1945 dans la paroisse de Lang Anh.
A 19 ans, en 1964, il était rentré chez les dominicains au couvent de Vung Tau (Cap Saint-Jacques). C’est là qu’il fit ses études de philosophie et théologie, qu’il compléta par trois années d’étude de la philosophie orientale à la faculté de lettres de Saigon. Il fut ordonné prêtre en 1972. Vint ensuite une longue période d’exil studieux à l’étranger, qui ne s’acheva qu’aux alentours de 2004, époque de son retour définitif au Vietnam. Il obtint en 1978 un doctorat de philosophie occidentale à Fribourg. Puis, après une année d’études supplémentaires à Genève, il changea de continent et devint enseignant, tout en poursuivant ses études et ses recherches. Il fut alors professeur à la faculté de théologie de Lima, au Pérou, puis enseignant et directeur des études à l’Institut de théologie Jean XXIII de cette même ville. De 1989 à 1994, on le trouve au centre d’études de Bartolomé de Las Casas, toujours dans la ville de Lima. Enfin, en 1994, il obtient un nouveau doctorat en théologie morale à la faculté de théologie Notre-Dame de l’Assomption à Sao Paulo, au Brésil. Il revient alors en Europe et assure de 1996 à 2004 un enseignement à la faculté de sociologie de l’université pontificale Saint Thomas d’Aquin à Rome. Depuis son retour au Vietnam, il a collaboré à la Commission épiscopale pour la doctrine de la foi et est devenu directeur du Club Paul Nguyên Van Binh, association récemment fondée s’intéressant aux problèmes sociaux.
A ce premier parcours, surtout marqué par des tâches intellectuelles, va donc succéder une carrière épiscopale. Dans sa première allocution dans la cathédrale, le nouvel évêque de Vinh a affirmé sa volonté de se conformer à la tradition du diocèse, établie depuis des siècles. Il a rendu un hommage appuyé à son prédécesseur et à son œuvre pastorale. Il a repris et commenté les paroles prononcées par Mgr Joseph Nguyên Chi Linh à l’occasion du jubilé sacerdotal du vieil évêque. Il avait présenté celui-ci comme un pasteur infatigable dans ses tournées pastorales, connaissant « chaque kilomètre » de son diocèse, plus souvent en voiture que dans son évêché. Le nouvel évêque a demandé publiquement à son prédécesseur de continuer sa tâche, ses tournées pastorales, et même son administration du diocèse. Il pourra ainsi, a-t-il dit, « apprendre son nouveau métier ». En conclusion, le religieux dominicain a assuré la communauté des fidèles qu’il n’y aurait aucun changement fondamental dans la vie et les orientations religieuses du diocèse qu’il allait prendre en charge (1).
(1) Les informations sont tirées du site Internet du diocèse de Vinh, où on peut aussi consulter le texte intégral de l’allocution de Mgr Paul Nguyên Thai Hop.
(Source: Eglises d'Asie, 31 mai 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Kỷ niệm 50 năm Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện diện tại Việt Nam (1961 - 2011)
Thanh Huyền fma
00:12 31/05/2010
Ngày hồng ân - Ngày đất trời chung nhịp cảm tạ…
Chủ nhật, 30 Tháng 5 2010 03:48
Ngày khai mạc Năm Thánh 29.05.2010: Kỷ niệm 50 năm Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện diện tại Việt Nam (1961 - 2011)
Khi hừng đông bừng sáng phía chân trời, những tia nắng đầu tiên của ngày mới lướt nhanh trên những hàng cây xanh non. Những ngọn gió mới lay nhẹ đong đưa những khóm Phượng vĩ làm lũ chim non giật mình thức giấc tự bao giờ.Ẩn mình dưới tán lá xòe rộng của những cây Sọ khỉ lâu năm, những chú ve cũng bắt đầu lên tiếng reo vui cho cuộc sống, nghe râm ran cả một vùng trong tiết trời tháng Năm.
Người người cũng hân hoan trong bầu khí tưng bừng của ngày đại lễ, rộn rã trong những bước chân viếng thăm và đón mời, rạng rỡ trong những nụ cười hạnh phúc của gặp gỡ và trao chia niềm vui, du dương trong khúc nhạc tạ ơn, sâu lắng trong tâm tình cảm tạ, khi tưởng nhớ những “Hạt giống đầu tiên của các vị truyền giáo đã nằm xuống’, khi ôn lại quãng đường 49 năm qua - Một lịch sử dài của hành trình Tín Trung và Hy Vọng được những Người Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam viết lên. Đất trời và lòng người hôm nay sao rộn ràng khó tả. Đất trời chung nhịp cảm tạ ngày khai mở trang sử của Tu Hội với một dấu ấn rất riêng - Ngày Khai Mạc Năm Thánh, Mừng 50 Năm Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện diện tại Việt Nam.
Phụng vụ mừng 50 năm bắt đầu từ giờ Kinh chiều ngày 28/05 được cử hành cách long trọng và sốt sáng với sự hiện hiện sống động của Đức cha Phaolo Nguyễn Văn Hòa. Cũng trong giờ kinh này Sr. Lucy Rose Ozhukayil đã đại diện Mẹ Bề Trên Tổng Quyền nhận đơn truyền giáo của Sr.Têrêsa Phạm Mai Hồng Vân. Đây là một dấu ấn thật ý nghĩa, như báo hiệu một tương lai với tràn đầy phúc lành của Thiên Chúa cho sứ vụ ra đi loan báo Tin Mừng của những người FMA trong Tỉnh dòng Việt Nam.
Tham dự ngày lễ Khai mạc 29/05 hôm nay, có Đức Cha Phaolo Nguyễn Văn Hòa – Chủ tế; Các Linh Mục; Các anh em SDB; Đại diện các thành phần Salêdiêng; Quý Ông Bà Cố; Các FMA Việt Nam; Đại diện các bạn trẻ, đặc biệt là sự hiện diện của Sr. Lucy Rose Ozhukayil - Tổng Cố Vấn- Kinh lý viên, đại diện cho Mẹ Bề Trên Tổng Quyền FMA.
Buổi lễ khai mạc Năm thánh được mở đầu bằng cuộc rước hân hoan của Đức Cha Phaolo Nguyễn Văn Hòa, đoàn Linh mục đồng tế và các FMA Việt Nam. Với tư cách đại diện BTTQ và trong niềm hạnh phúc lớn lao, Sr.Lucy Rose đã nêu lên ý nghĩa trọng đại trong dịp mừng 50 năm như một cơ hội thuận tiện để canh tân đời sống và diễn tả lòng biết ơn đối với Thiên Chúa, với những người đã đi trước.
Thay lời cho Mẹ Bề Trên Tổng Quyền, Sr. Lucy Rosse mời gọi và khích lệ các chị em - những Người FMA Việt Nam hôm nay: “Các chị em hãy là chứng nhân của nước trời, là dấu chỉ tình yêu tiên liệu của Thiên Chúa;. .. Chúng ta hãy hướng nhìn về tương lai với niềm hy vọng vì trong tương lai Hội Dòng sẽ còn rất nhiều những hoa trái mới. Hãy can đảm tiến đến những biên cương mới, tiep tục sống tròn đầy căn tính của người FMA. Hãy công bố sứ điệp của niềm hy vọng cho thế giới, hãy là ánh sáng cho những ai đang đi trong bóng đêm’’.
Sau khi cùng nhau đọc lại đôi nét lịch sử 50 năm qua của FMA Việt Nam qua một đoạn phim ngắn 15 phút, Sr.Teresa Uông Thị Đoan Trang – Giám tỉnh công bố Sắc lênh của Tòa Ân Giải Tối Cao về việc ban Ơn Toàn Xá nhân dịp Năm Thánh kỷ niệm 50 năm Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện diện tại Việt Nam và Thư chúc mừng Năm Thánh từ Điện Vatican cho tỉnh dòng FMA Việt Nam của Phủ Quốc Vụ Khanh. Cả hội trường như tan hòa trong bầu khí của Giáo hội hoàn vũ và tình yêu lớn lao của Mẹ Giáo hội. Hồi trống Khai mạc và bài ca chủ đề được cất lên như tiếp thêm niềm phấn khởi đang dâng trào trong các tâm hồn.
Năm Thánh là thời gian sám hối và canh tân, cộng đoàn hiệp thông với các FMA trong nghi thức Thống hối, xin lỗi Giáo hội địa phương, những người có tương quan, xin lỗi các đối tượng tông đồ... bởi lẽ trong hành trình đời dâng hiến đã có những giây phút các FMA không trở nên “dấu chỉ sáng ngời về tình yêu tiên liệu của Thiên Chúa cho người trẻ”.
Trong bài giảng huấn, Đức Cha Phaolo Nguyễn Văn Hòa đã diễn tả: “Mừng 50 năm Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam không phải là niềm vui của riêng ai, nhưng là niềm vui của toàn Giáo Hội, của dân tộc Việt Nam, niềm vui của toàn dân Chúa và của những ai đang khao khát tin Mừng… Đức Cha nhắc nhiều về Đức Maria như mẫu gương của lòng khiêm hạ trước những kỳ công cao vời của Thiên Chúa, và như Đức Maria “mọi hành động mọi công cuộc, mọi thành quả của người FMA Việt Nam cũng nhằm mục đích duy nhất là hướng người trẻ về với Thiên Chúa”. Ngài kết thúc bài giảng bằng tâm tình của Thánh Phaolo khi nhìn nhận “Mọi sự đã đến hôm qua, đang đến hôm nay và sẽ đến trong ngày mai đều là ân ban của Thiên Chúa. Những ân huệ này thuộc về Đức Giêsu.”
Lời kinh Năm Thánh được cả cộng đoàn nguyện dâng sau khi Rước Lễ như một lời tạ ơn Thiên Chúa – Đấng Thành Tín và giàu lòng xót thương, như một quyết tâm sống Năm Thánh trong sự dễ dạy với tác động của Chúa Thánh Thần. Thánh lễ kết thúc với phép lành trọng thể ban Ơn Toàn Xá cho toàn thể cho toàn thể cộng đoàn.
Niềm vui dưới đất thấp hòa lẫn với niềm vui của Trời cao như một bản “Magnificat” không ngừng âm vang trong những cõi lòng cảm nhận mình được Thiên Chúa yêu thương. Lòng biết ơn được bày tỏ qua lời cảm ơn của chị Giám tỉnh, đại diện cho toàn thể FMA Việt Nam: “Nhìn lại chặng đường lịch sử gần 50 năm qua, các Bề trên trong Giáo hội, trong Tu hội, Các vị truyền giáo, các anh em Salêdiêng và rất nhiều người đã, đang và tiếp tục góp phần giúp chúng con thể hiện ngày càng rõ nét hơn dung mạo Con Đức Mẹ Phù Hộ tại Việt Nam. Vì thế, nhân dịp Khai mạc Năm thánh không chỉ của Hội Dòng, mà còn là của Hội thánh, của mọi người, Do đó, chúng con: Xin bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Hội thánh, với Mẹ Tu Hội, với đại gia đình Salêdiêng, với cha mẹ, thân nhân và mọi thành phần trong tương quan với Hội Dòng. Trong Năm thánh này, xin cùng với chúng con: Sống niềm tri ân đối với Thiên Chúa sâu xa hơn. Sống tinh thần sám hối và canh tân mãnh liệt hơn - Xin cầu nguyện, nâng đỡ để chúng con Sống đời tu cách triệt để hơn và sẵn sàng không tiếc xót cho sứ mạng giáo dục người trẻ, cách riêng giới trẻ nữ mà Thiên Chúa và chính Hội thánh đã ủy thác cho Hội Dòng chúng con”.
Trong bữa tiệc mừng hôm nay, có tiếng trống hào hùng, có tiếng hát trong trẻo của các FMA với bản Hợp ca “Chúa có mặt trong lịch sử”, có sự năng động nhiệt tình của Quý Thầy SDB Học viện Rinaldi khi cam kết dấn thân cho Sứ mệnh Salêdiêng, có sức trẻ rộn ràng của các bạn sinh viên, đại diện cho giới trẻ FMA, trong những bước nhảy rất xì-tin, sôi động và điêu luyện.
Ngày khai mạc hôm nay, như một “dấu lặng” trong bản trường ca ‘Tín Trung Tạ Ơn’ của Người Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam đã hát lên trong 49 năm qua, đang hát hôm nay và sẽ còn hát mãi trong tương lai. Tạ ơn Thiên Chúa vì lòng tín trung không đổi dời Ngài dành cho những tâm hồn nghèo hèn bé nhỏ – Những người con của Mẹ Phù Hộ tại Việt Nam.
Tri ân các Đấng sáng lập – Những người đã sống và chuyển trao ơn “Đoàn Sủng”.
Ghi ơn các FMA tuyền giáo và những người Con Đức Mẹ Phù Hộ đầu tiên trên quê hương Việt Nam, các Chị đã kiên vững trong đức tin, đã cắm neo cậy trông trong niềm hy vọng và xiết chặt tình huynh đệ trong đức mến, nhờ đó Tu Hội Việt Nam được như hôm nay.
Cám ơn cuộc đời với những thăng trầm thành bại, như những cơ hội và khoảng khắc quyết liệt mang đậm dấu ấn của lòng trung thành nơi mỗi người FMA; Cám ơn những niềm vui đến từ Thiên Chúa và con người, như niềm an ủi để những người FMA tiếp tục vươn tới trong niềm lạc quan tin tưởng và phó thác;
Cám ơn những nỗi buồn, vì trong đó hạt giống tình yêu được canh tân và chín muồi;
Cám ơn những gian nan thử thách, vì nhờ đó đã trui rèn nên những “anh hùng” dám sống chết cho lý tưởng “Hiến mình cho Chúa để phục vụ người trẻ, nhất là giới trẻ nữ thuộc giới bình dân” (Hl. 65.FMA);
Cám ơn những thách đố mới của mọi thời, vì nhờ đó những giọt nhựa sáng tạo ứa ra từ đời sống cầu nguyện và lòng nhiệt thành tông đồ đã phần nào được hiện sinh trong phẩm chất hiện diện và nơi các công cuộc góp phần hội nhập và phát triển đoàn sủng theo phong cách Salesien;
Cám ơn những con người, nhữnng tấm lòng đã chung tay góp sức chia sẻ niềm vui, san sớt lắng lo nhọc nhằn trong suốt hành trình lịch sử 49 năm qua…;
Cám ơn từng người FMA Việt Nam hôm nay vì lời thưa vâng quảng đại trước tiếng gọi mời của Thiên Chúa.
Cám ơn tất cả những người đã hiện hiện trong thánh lễ hôm nay như một diễn tả của sự hiệp thông, tình mến thương và lòng ưu ái dành cho Hội Dòng FMA…
Có lẽ không thể dùng giấy mực của nhân loại và ngôn từ của con người để diễn đạt hết lòng biết ơn bởi những nghĩa ân trong cuộc đời mỗi Người Con Đức Mẹ Phù Hộ, trong lịch sử Hội Dòng Việt Nam thì nhiều hơn cát bể, dài hơn những con đường, mênh mông hơn biển rộng, cao sâu hơn đất trời. Xin Mẹ Maria phù Hộ – Đấng đã khởi xướng Tu Hội và còn tiếp tục là Mẹ và là Thầy của chúng ta, chuyển cầu và đong đầy những ân huệ thiêng liêng cho tất cả những người đã làm ơn cho chúng ta cách này hay cách khác, bù đắp cho những giới hạn và thiếu sót của chúng ta trong lời tạ ơn.
Xin Mẹ giúp chúng ta – Những người con của Mẹ tại Việt Nam không ngừng viết tiếp lời tạ ơn bằng cuộc sống thánh thiện vui tươi tràn đầy Chúa, để sự hiện diện của chúng ta nên như một quà tặng tốt lành cho thế giới, cho Giáo Hội và cho những người trẻ hay bất cứ ai sống cùng sống với.
Thanh Huyền FMA
Chủ nhật, 30 Tháng 5 2010 03:48
Ngày khai mạc Năm Thánh 29.05.2010: Kỷ niệm 50 năm Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện diện tại Việt Nam (1961 - 2011)
Khi hừng đông bừng sáng phía chân trời, những tia nắng đầu tiên của ngày mới lướt nhanh trên những hàng cây xanh non. Những ngọn gió mới lay nhẹ đong đưa những khóm Phượng vĩ làm lũ chim non giật mình thức giấc tự bao giờ.Ẩn mình dưới tán lá xòe rộng của những cây Sọ khỉ lâu năm, những chú ve cũng bắt đầu lên tiếng reo vui cho cuộc sống, nghe râm ran cả một vùng trong tiết trời tháng Năm.
Người người cũng hân hoan trong bầu khí tưng bừng của ngày đại lễ, rộn rã trong những bước chân viếng thăm và đón mời, rạng rỡ trong những nụ cười hạnh phúc của gặp gỡ và trao chia niềm vui, du dương trong khúc nhạc tạ ơn, sâu lắng trong tâm tình cảm tạ, khi tưởng nhớ những “Hạt giống đầu tiên của các vị truyền giáo đã nằm xuống’, khi ôn lại quãng đường 49 năm qua - Một lịch sử dài của hành trình Tín Trung và Hy Vọng được những Người Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam viết lên. Đất trời và lòng người hôm nay sao rộn ràng khó tả. Đất trời chung nhịp cảm tạ ngày khai mở trang sử của Tu Hội với một dấu ấn rất riêng - Ngày Khai Mạc Năm Thánh, Mừng 50 Năm Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện diện tại Việt Nam.
Phụng vụ mừng 50 năm bắt đầu từ giờ Kinh chiều ngày 28/05 được cử hành cách long trọng và sốt sáng với sự hiện hiện sống động của Đức cha Phaolo Nguyễn Văn Hòa. Cũng trong giờ kinh này Sr. Lucy Rose Ozhukayil đã đại diện Mẹ Bề Trên Tổng Quyền nhận đơn truyền giáo của Sr.Têrêsa Phạm Mai Hồng Vân. Đây là một dấu ấn thật ý nghĩa, như báo hiệu một tương lai với tràn đầy phúc lành của Thiên Chúa cho sứ vụ ra đi loan báo Tin Mừng của những người FMA trong Tỉnh dòng Việt Nam.
Tham dự ngày lễ Khai mạc 29/05 hôm nay, có Đức Cha Phaolo Nguyễn Văn Hòa – Chủ tế; Các Linh Mục; Các anh em SDB; Đại diện các thành phần Salêdiêng; Quý Ông Bà Cố; Các FMA Việt Nam; Đại diện các bạn trẻ, đặc biệt là sự hiện diện của Sr. Lucy Rose Ozhukayil - Tổng Cố Vấn- Kinh lý viên, đại diện cho Mẹ Bề Trên Tổng Quyền FMA.
Buổi lễ khai mạc Năm thánh được mở đầu bằng cuộc rước hân hoan của Đức Cha Phaolo Nguyễn Văn Hòa, đoàn Linh mục đồng tế và các FMA Việt Nam. Với tư cách đại diện BTTQ và trong niềm hạnh phúc lớn lao, Sr.Lucy Rose đã nêu lên ý nghĩa trọng đại trong dịp mừng 50 năm như một cơ hội thuận tiện để canh tân đời sống và diễn tả lòng biết ơn đối với Thiên Chúa, với những người đã đi trước.
Thay lời cho Mẹ Bề Trên Tổng Quyền, Sr. Lucy Rosse mời gọi và khích lệ các chị em - những Người FMA Việt Nam hôm nay: “Các chị em hãy là chứng nhân của nước trời, là dấu chỉ tình yêu tiên liệu của Thiên Chúa;. .. Chúng ta hãy hướng nhìn về tương lai với niềm hy vọng vì trong tương lai Hội Dòng sẽ còn rất nhiều những hoa trái mới. Hãy can đảm tiến đến những biên cương mới, tiep tục sống tròn đầy căn tính của người FMA. Hãy công bố sứ điệp của niềm hy vọng cho thế giới, hãy là ánh sáng cho những ai đang đi trong bóng đêm’’.
Sau khi cùng nhau đọc lại đôi nét lịch sử 50 năm qua của FMA Việt Nam qua một đoạn phim ngắn 15 phút, Sr.Teresa Uông Thị Đoan Trang – Giám tỉnh công bố Sắc lênh của Tòa Ân Giải Tối Cao về việc ban Ơn Toàn Xá nhân dịp Năm Thánh kỷ niệm 50 năm Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện diện tại Việt Nam và Thư chúc mừng Năm Thánh từ Điện Vatican cho tỉnh dòng FMA Việt Nam của Phủ Quốc Vụ Khanh. Cả hội trường như tan hòa trong bầu khí của Giáo hội hoàn vũ và tình yêu lớn lao của Mẹ Giáo hội. Hồi trống Khai mạc và bài ca chủ đề được cất lên như tiếp thêm niềm phấn khởi đang dâng trào trong các tâm hồn.
Năm Thánh là thời gian sám hối và canh tân, cộng đoàn hiệp thông với các FMA trong nghi thức Thống hối, xin lỗi Giáo hội địa phương, những người có tương quan, xin lỗi các đối tượng tông đồ... bởi lẽ trong hành trình đời dâng hiến đã có những giây phút các FMA không trở nên “dấu chỉ sáng ngời về tình yêu tiên liệu của Thiên Chúa cho người trẻ”.
Trong bài giảng huấn, Đức Cha Phaolo Nguyễn Văn Hòa đã diễn tả: “Mừng 50 năm Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam không phải là niềm vui của riêng ai, nhưng là niềm vui của toàn Giáo Hội, của dân tộc Việt Nam, niềm vui của toàn dân Chúa và của những ai đang khao khát tin Mừng… Đức Cha nhắc nhiều về Đức Maria như mẫu gương của lòng khiêm hạ trước những kỳ công cao vời của Thiên Chúa, và như Đức Maria “mọi hành động mọi công cuộc, mọi thành quả của người FMA Việt Nam cũng nhằm mục đích duy nhất là hướng người trẻ về với Thiên Chúa”. Ngài kết thúc bài giảng bằng tâm tình của Thánh Phaolo khi nhìn nhận “Mọi sự đã đến hôm qua, đang đến hôm nay và sẽ đến trong ngày mai đều là ân ban của Thiên Chúa. Những ân huệ này thuộc về Đức Giêsu.”
Lời kinh Năm Thánh được cả cộng đoàn nguyện dâng sau khi Rước Lễ như một lời tạ ơn Thiên Chúa – Đấng Thành Tín và giàu lòng xót thương, như một quyết tâm sống Năm Thánh trong sự dễ dạy với tác động của Chúa Thánh Thần. Thánh lễ kết thúc với phép lành trọng thể ban Ơn Toàn Xá cho toàn thể cho toàn thể cộng đoàn.
Niềm vui dưới đất thấp hòa lẫn với niềm vui của Trời cao như một bản “Magnificat” không ngừng âm vang trong những cõi lòng cảm nhận mình được Thiên Chúa yêu thương. Lòng biết ơn được bày tỏ qua lời cảm ơn của chị Giám tỉnh, đại diện cho toàn thể FMA Việt Nam: “Nhìn lại chặng đường lịch sử gần 50 năm qua, các Bề trên trong Giáo hội, trong Tu hội, Các vị truyền giáo, các anh em Salêdiêng và rất nhiều người đã, đang và tiếp tục góp phần giúp chúng con thể hiện ngày càng rõ nét hơn dung mạo Con Đức Mẹ Phù Hộ tại Việt Nam. Vì thế, nhân dịp Khai mạc Năm thánh không chỉ của Hội Dòng, mà còn là của Hội thánh, của mọi người, Do đó, chúng con: Xin bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Hội thánh, với Mẹ Tu Hội, với đại gia đình Salêdiêng, với cha mẹ, thân nhân và mọi thành phần trong tương quan với Hội Dòng. Trong Năm thánh này, xin cùng với chúng con: Sống niềm tri ân đối với Thiên Chúa sâu xa hơn. Sống tinh thần sám hối và canh tân mãnh liệt hơn - Xin cầu nguyện, nâng đỡ để chúng con Sống đời tu cách triệt để hơn và sẵn sàng không tiếc xót cho sứ mạng giáo dục người trẻ, cách riêng giới trẻ nữ mà Thiên Chúa và chính Hội thánh đã ủy thác cho Hội Dòng chúng con”.
Trong bữa tiệc mừng hôm nay, có tiếng trống hào hùng, có tiếng hát trong trẻo của các FMA với bản Hợp ca “Chúa có mặt trong lịch sử”, có sự năng động nhiệt tình của Quý Thầy SDB Học viện Rinaldi khi cam kết dấn thân cho Sứ mệnh Salêdiêng, có sức trẻ rộn ràng của các bạn sinh viên, đại diện cho giới trẻ FMA, trong những bước nhảy rất xì-tin, sôi động và điêu luyện.
Ngày khai mạc hôm nay, như một “dấu lặng” trong bản trường ca ‘Tín Trung Tạ Ơn’ của Người Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam đã hát lên trong 49 năm qua, đang hát hôm nay và sẽ còn hát mãi trong tương lai. Tạ ơn Thiên Chúa vì lòng tín trung không đổi dời Ngài dành cho những tâm hồn nghèo hèn bé nhỏ – Những người con của Mẹ Phù Hộ tại Việt Nam.
Tri ân các Đấng sáng lập – Những người đã sống và chuyển trao ơn “Đoàn Sủng”.
Ghi ơn các FMA tuyền giáo và những người Con Đức Mẹ Phù Hộ đầu tiên trên quê hương Việt Nam, các Chị đã kiên vững trong đức tin, đã cắm neo cậy trông trong niềm hy vọng và xiết chặt tình huynh đệ trong đức mến, nhờ đó Tu Hội Việt Nam được như hôm nay.
Cám ơn cuộc đời với những thăng trầm thành bại, như những cơ hội và khoảng khắc quyết liệt mang đậm dấu ấn của lòng trung thành nơi mỗi người FMA; Cám ơn những niềm vui đến từ Thiên Chúa và con người, như niềm an ủi để những người FMA tiếp tục vươn tới trong niềm lạc quan tin tưởng và phó thác;
Cám ơn những nỗi buồn, vì trong đó hạt giống tình yêu được canh tân và chín muồi;
Cám ơn những gian nan thử thách, vì nhờ đó đã trui rèn nên những “anh hùng” dám sống chết cho lý tưởng “Hiến mình cho Chúa để phục vụ người trẻ, nhất là giới trẻ nữ thuộc giới bình dân” (Hl. 65.FMA);
Cám ơn những thách đố mới của mọi thời, vì nhờ đó những giọt nhựa sáng tạo ứa ra từ đời sống cầu nguyện và lòng nhiệt thành tông đồ đã phần nào được hiện sinh trong phẩm chất hiện diện và nơi các công cuộc góp phần hội nhập và phát triển đoàn sủng theo phong cách Salesien;
Cám ơn những con người, nhữnng tấm lòng đã chung tay góp sức chia sẻ niềm vui, san sớt lắng lo nhọc nhằn trong suốt hành trình lịch sử 49 năm qua…;
Cám ơn từng người FMA Việt Nam hôm nay vì lời thưa vâng quảng đại trước tiếng gọi mời của Thiên Chúa.
Cám ơn tất cả những người đã hiện hiện trong thánh lễ hôm nay như một diễn tả của sự hiệp thông, tình mến thương và lòng ưu ái dành cho Hội Dòng FMA…
Có lẽ không thể dùng giấy mực của nhân loại và ngôn từ của con người để diễn đạt hết lòng biết ơn bởi những nghĩa ân trong cuộc đời mỗi Người Con Đức Mẹ Phù Hộ, trong lịch sử Hội Dòng Việt Nam thì nhiều hơn cát bể, dài hơn những con đường, mênh mông hơn biển rộng, cao sâu hơn đất trời. Xin Mẹ Maria phù Hộ – Đấng đã khởi xướng Tu Hội và còn tiếp tục là Mẹ và là Thầy của chúng ta, chuyển cầu và đong đầy những ân huệ thiêng liêng cho tất cả những người đã làm ơn cho chúng ta cách này hay cách khác, bù đắp cho những giới hạn và thiếu sót của chúng ta trong lời tạ ơn.
Xin Mẹ giúp chúng ta – Những người con của Mẹ tại Việt Nam không ngừng viết tiếp lời tạ ơn bằng cuộc sống thánh thiện vui tươi tràn đầy Chúa, để sự hiện diện của chúng ta nên như một quà tặng tốt lành cho thế giới, cho Giáo Hội và cho những người trẻ hay bất cứ ai sống cùng sống với.
Thanh Huyền FMA
Đôi lời cảm ơn nhân dịp Khai mạc Năm thánh 50 năm FMA hiện diện tại Việt Nam
Sr Teresa Uông Thị Đoan Trang FMA
00:15 31/05/2010
Đôi lời cảm ơn nhân dịp Khai mạc Năm thánh 50 năm FMA hiện diện tại Việt Nam
Chủ nhật, 30 Tháng 5 2010 03:38
Tam Hà, 29/05/2010
Trọng kính Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa
Kính thưa Sr. Lucy Rose – Thành viên của Ban thương cố vấn - đại diện cho Mẹ Bề trên Tổng quyền Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ
Kính thưa cha Giám tỉnh Salêdiêng Don Bosco Việt Nam, Quý cha, các Anh em Salêdiêng, các thành phần trong Gia đình Salêdiêng,
Cha mẹ, thân nhân, ân nhân rất quý mến của chúng con, và Các bạn trẻ thân thương, đại diện cho toàn thể giới trẻ của Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam,
Thánh lễ Khai mạc Năm thánh mừng 50 Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện diện tại Việt Nam hôm nay được diễn ra trong bầu khí thật trang trọng, linh thánh và trong tình gia đình thật ấm cúng. Sự hiện diện của Đức cha, Quý cha và tất cả quí vị làm chúng con cảm nghiệm sâu xa rằng: Tất cả Giáo hội đang ở đây, các anh chị em trong cùng một đoàn sủng Saledieng đang ở đây, gia đình ruột thịt đang ở đây. Tất cả các bạn trẻ đang ở đây. Đặc biệt là Mẹ Bề trên Tổng quyền và tất cả Hội Dòng trên toàn thế giới đang ở đây.
Mẹ đã viết thư cho con như sau: “Mẹ thật hạnh phúc vì Sr. Lucy Rose Ozhukayil, đại diện cho Mẹ trong dịp Khai mạc Năm thánh của FMA tại Việt Nam vào ngày 29 tháng 5 năm 2010, Mẹ hiệp thông với chúng con trong kinh nguyện, trong mọi hoạt động và trong niềm tạ ơn. Xin Chúa chúc lành cho con và tất cả Tỉnh Dòng Việt Nam”.
Nhìn lại chặng đường lịch sử gần 50 năm qua, các Bề trên trong Giáo hội, trong Tu hội, các vị truyền giáo, các anh em Salêdiêng và rất nhiều người đã, đang và tiếp tục góp phần giúp chúng con thể hiện ngày càng rõ nét hơn dung mạo Con Đức Mẹ Phù Hộ tại Việt Nam.
Vì thế, nhân dịp Khai mạc Năm thánh không chỉ của Hội Dòng, mà còn là của Hội thánh, của mọi người, Do đó, chúng con: Xin bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Hội thánh, với Mẹ Tu Hội, với đại gia đình Salêdiêng, với cha mẹ, thân nhân và mọi thành phần trong tương quan với Hội Dòng.
Đồng thời, xin Đức cha và tất cả quý vị hiệp thông với chúng con trong trọn cả một Năm thánh này, cao điểm sẽ là ngày Bế mạc Năm thánh vào ngày 14 tháng 5 năm 2011.
Quả là niềm vui kép khi Năm thánh của Nhà Dòng được nằm trong Năm thánh của Giáo Hội. Trong Năm thánh này, xin cùng với chúng con:
- Sống niềm tri ân đối với Thiên Chúa sâu xa hơn.
- Sống tinh thần sám hối và canh tân mãnh liệt hơn.
Xin Đức Cha, quý cha, quí vị cầu nguyện, nâng đỡ chúng con để chúng con
- Sống đời tu cách triệt để hơn và sẵn sàng không tiếc xót cho sứ mạng giáo dục người trẻ, cách riêng giới trẻ nữ mà Thiên Chúa và chính Hội thánh đã ủy thác cho Hội Dòng chúng con.
Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Phù Hộ và các Thánh Salêdiêng, xin muôn phúc lành của Thiên Chúa tuôn đổ trên Đức cha, Quý cha, các Anh Chị Em trong gia đình Salêdiêng, toàn thể thân nhân, ân nhân, các bạn trẻ, cùng mọi người cộng tác và tương quan xa gần với chúng con.
Vâng một lần nữa chúng con xin chân thành cảm ơn Đức cha, Sr. Lucy Rose Ozhukayil, Quý cha, Quý thân nhân, ân nhân, cùng tất cả Quý vị.
Thay mặt các Chị Em Con Đức Mẹ Phù Hộ VN,
Sr.Teresa Uông Thị Đoan Trang
Giám tỉnh.
Chủ nhật, 30 Tháng 5 2010 03:38
Tam Hà, 29/05/2010
Trọng kính Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa
Kính thưa Sr. Lucy Rose – Thành viên của Ban thương cố vấn - đại diện cho Mẹ Bề trên Tổng quyền Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ
Kính thưa cha Giám tỉnh Salêdiêng Don Bosco Việt Nam, Quý cha, các Anh em Salêdiêng, các thành phần trong Gia đình Salêdiêng,
Cha mẹ, thân nhân, ân nhân rất quý mến của chúng con, và Các bạn trẻ thân thương, đại diện cho toàn thể giới trẻ của Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam,
Thánh lễ Khai mạc Năm thánh mừng 50 Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện diện tại Việt Nam hôm nay được diễn ra trong bầu khí thật trang trọng, linh thánh và trong tình gia đình thật ấm cúng. Sự hiện diện của Đức cha, Quý cha và tất cả quí vị làm chúng con cảm nghiệm sâu xa rằng: Tất cả Giáo hội đang ở đây, các anh chị em trong cùng một đoàn sủng Saledieng đang ở đây, gia đình ruột thịt đang ở đây. Tất cả các bạn trẻ đang ở đây. Đặc biệt là Mẹ Bề trên Tổng quyền và tất cả Hội Dòng trên toàn thế giới đang ở đây.
Mẹ đã viết thư cho con như sau: “Mẹ thật hạnh phúc vì Sr. Lucy Rose Ozhukayil, đại diện cho Mẹ trong dịp Khai mạc Năm thánh của FMA tại Việt Nam vào ngày 29 tháng 5 năm 2010, Mẹ hiệp thông với chúng con trong kinh nguyện, trong mọi hoạt động và trong niềm tạ ơn. Xin Chúa chúc lành cho con và tất cả Tỉnh Dòng Việt Nam”.
Nhìn lại chặng đường lịch sử gần 50 năm qua, các Bề trên trong Giáo hội, trong Tu hội, các vị truyền giáo, các anh em Salêdiêng và rất nhiều người đã, đang và tiếp tục góp phần giúp chúng con thể hiện ngày càng rõ nét hơn dung mạo Con Đức Mẹ Phù Hộ tại Việt Nam.
Vì thế, nhân dịp Khai mạc Năm thánh không chỉ của Hội Dòng, mà còn là của Hội thánh, của mọi người, Do đó, chúng con: Xin bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Hội thánh, với Mẹ Tu Hội, với đại gia đình Salêdiêng, với cha mẹ, thân nhân và mọi thành phần trong tương quan với Hội Dòng.
Đồng thời, xin Đức cha và tất cả quý vị hiệp thông với chúng con trong trọn cả một Năm thánh này, cao điểm sẽ là ngày Bế mạc Năm thánh vào ngày 14 tháng 5 năm 2011.
Quả là niềm vui kép khi Năm thánh của Nhà Dòng được nằm trong Năm thánh của Giáo Hội. Trong Năm thánh này, xin cùng với chúng con:
- Sống niềm tri ân đối với Thiên Chúa sâu xa hơn.
- Sống tinh thần sám hối và canh tân mãnh liệt hơn.
Xin Đức Cha, quý cha, quí vị cầu nguyện, nâng đỡ chúng con để chúng con
- Sống đời tu cách triệt để hơn và sẵn sàng không tiếc xót cho sứ mạng giáo dục người trẻ, cách riêng giới trẻ nữ mà Thiên Chúa và chính Hội thánh đã ủy thác cho Hội Dòng chúng con.
Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Phù Hộ và các Thánh Salêdiêng, xin muôn phúc lành của Thiên Chúa tuôn đổ trên Đức cha, Quý cha, các Anh Chị Em trong gia đình Salêdiêng, toàn thể thân nhân, ân nhân, các bạn trẻ, cùng mọi người cộng tác và tương quan xa gần với chúng con.
Vâng một lần nữa chúng con xin chân thành cảm ơn Đức cha, Sr. Lucy Rose Ozhukayil, Quý cha, Quý thân nhân, ân nhân, cùng tất cả Quý vị.
Thay mặt các Chị Em Con Đức Mẹ Phù Hộ VN,
Sr.Teresa Uông Thị Đoan Trang
Giám tỉnh.
Khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 50 năm Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện diện tại Việt Nam (1961 - 2011)
Thanh Huyền
04:42 31/05/2010
Ngày hồng ân - Ngày đất trời chung nhịp cảm tạ…
Chúa Nhật, 30 Tháng 5 2010 03:48
Khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 50 năm Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện diện tại Việt Nam (1961 - 2011)
Khi hừng đông bừng sáng phía chân trời, những tia nắng đầu tiên của ngày mới lướt nhanh trên những hàng cây xanh non. Những ngọn gió mới lay nhẹ đong đưa những khóm Phượng vĩ làm lũ chim non giật mình thức giấc tự bao giờ.Ẩn mình dưới tán lá xòe rộng của những cây Sọ khỉ lâu năm, những chú ve cũng bắt đầu lên tiếng reo vui cho cuộc sống, nghe râm ran cả một vùng trong tiết trời tháng Năm.
Người người cũng hân hoan trong bầu khí tưng bừng của ngày đại lễ, rộn rã trong những bước chân viếng thăm và đón mời, rạng rỡ trong những nụ cười hạnh phúc của gặp gỡ và trao chia niềm vui, du dương trong khúc nhạc tạ ơn, sâu lắng trong tâm tình cảm tạ, khi tưởng nhớ những “Hạt giống đầu tiên của các vị truyền giáo đã nằm xuống’, khi ôn lại quãng đường 49 năm qua - Một lịch sử dài của hành trình Tín Trung và Hy Vọng được những Người Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam viết lên. Đất trời và lòng người hôm nay sao rộn ràng khó tả. Đất trời chung nhịp cảm tạ ngày khai mở trang sử của Tu Hội với một dấu ấn rất riêng - Ngày Khai Mạc Năm Thánh, Mừng 50 Năm Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện diện tại Việt Nam.
Phụng vụ mừng 50 năm bắt đầu từ giờ Kinh chiều ngày 28/05 được cử hành cách long trọng và sốt sáng với sự hiện hiện sống động của Đức cha Phaolo Nguyễn Văn Hòa. Cũng trong giờ kinh này Sr. Lucy Rose Ozhukayil đã đại diện Mẹ Bề Trên Tổng Quyền nhận đơn truyền giáo của Sr.Têrêsa Phạm Mai Hồng Vân. Đây là một dấu ấn thật ý nghĩa, như báo hiệu một tương lai với tràn đầy phúc lành của Thiên Chúa cho sứ vụ ra đi loan báo Tin Mừng của những người FMA trong Tỉnh dòng Việt Nam.
Tham dự ngày lễ Khai mạc 29/05 hôm nay, có Đức Cha Phaolo Nguyễn Văn Hòa – Chủ tế; Các Linh Mục; Các anh em SDB; Đại diện các thành phần Salêdiêng; Quý Ông Bà Cố; Các FMA Việt Nam; Đại diện các bạn trẻ, đặc biệt là sự hiện diện của Sr. Lucy Rose Ozhukayil - Tổng Cố Vấn- Kinh lý viên, đại diện cho Mẹ Bề Trên Tổng Quyền FMA.
Buổi lễ khai mạc Năm thánh được mở đầu bằng cuộc rước hân hoan của Đức Cha Phaolo Nguyễn Văn Hòa, đoàn Linh mục đồng tế và các FMA Việt Nam. Với tư cách đại diện BTTQ và trong niềm hạnh phúc lớn lao, Sr.Lucy Rose đã nêu lên ý nghĩa trọng đại trong dịp mừng 50 năm như một cơ hội thuận tiện để canh tân đời sống và diễn tả lòng biết ơn đối với Thiên Chúa, với những người đã đi trước.
Thay lời cho Mẹ Bề Trên Tổng Quyền, Sr. Lucy Rosse mời gọi và khích lệ các chị em - những Người FMA Việt Nam hôm nay: “Các chị em hãy là chứng nhân của nước trời, là dấu chỉ tình yêu tiên liệu của Thiên Chúa;. .. Chúng ta hãy hướng nhìn về tương lai với niềm hy vọng vì trong tương lai Hội Dòng sẽ còn rất nhiều những hoa trái mới. Hãy can đảm tiến đến những biên cương mới, tiep tục sống tròn đầy căn tính của người FMA. Hãy công bố sứ điệp của niềm hy vọng cho thế giới, hãy là ánh sáng cho những ai đang đi trong bóng đêm’’.
Sau khi cùng nhau đọc lại đôi nét lịch sử 50 năm qua của FMA Việt Nam qua một đoạn phim ngắn 15 phút, Sr.Teresa Uông Thị Đoan Trang – Giám tỉnh công bố Sắc lênh của Tòa Ân Giải Tối Cao về việc ban Ơn Toàn Xá nhân dịp Năm Thánh kỷ niệm 50 năm Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện diện tại Việt Nam và Thư chúc mừng Năm Thánh từ Điện Vatican cho tỉnh dòng FMA Việt Nam của Phủ Quốc Vụ Khanh. Cả hội trường như tan hòa trong bầu khí của Giáo hội hoàn vũ và tình yêu lớn lao của Mẹ Giáo hội. Hồi trống Khai mạc và bài ca chủ đề được cất lên như tiếp thêm niềm phấn khởi đang dâng trào trong các tâm hồn.
Năm Thánh là thời gian sám hối và canh tân, cộng đoàn hiệp thông với các FMA trong nghi thức Thống hối, xin lỗi Giáo hội địa phương, những người có tương quan, xin lỗi các đối tượng tông đồ... bởi lẽ trong hành trình đời dâng hiến đã có những giây phút các FMA không trở nên “dấu chỉ sáng ngời về tình yêu tiên liệu của Thiên Chúa cho người trẻ”.
Trong bài giảng huấn, Đức Cha Phaolo Nguyễn Văn Hòa đã diễn tả: “Mừng 50 năm Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam không phải là niềm vui của riêng ai, nhưng là niềm vui của toàn Giáo Hội, của dân tộc Việt Nam, niềm vui của toàn dân Chúa và của những ai đang khao khát tin Mừng… Đức Cha nhắc nhiều về Đức Maria như mẫu gương của lòng khiêm hạ trước những kỳ công cao vời của Thiên Chúa, và như Đức Maria “mọi hành động mọi công cuộc, mọi thành quả của người FMA Việt Nam cũng nhằm mục đích duy nhất là hướng người trẻ về với Thiên Chúa”. Ngài kết thúc bài giảng bằng tâm tình của Thánh Phaolo khi nhìn nhận “Mọi sự đã đến hôm qua, đang đến hôm nay và sẽ đến trong ngày mai đều là ân ban của Thiên Chúa. Những ân huệ này thuộc về Đức Giêsu.”
Lời kinh Năm Thánh được cả cộng đoàn nguyện dâng sau khi Rước Lễ như một lời tạ ơn Thiên Chúa – Đấng Thành Tín và giàu lòng xót thương, như một quyết tâm sống Năm Thánh trong sự dễ dạy với tác động của Chúa Thánh Thần. Thánh lễ kết thúc với phép lành trọng thể ban Ơn Toàn Xá cho toàn thể cho toàn thể cộng đoàn.
Niềm vui dưới đất thấp hòa lẫn với niềm vui của Trời cao như một bản “Magnificat” không ngừng âm vang trong những cõi lòng cảm nhận mình được Thiên Chúa yêu thương. Lòng biết ơn được bày tỏ qua lời cảm ơn của chị Giám tỉnh, đại diện cho toàn thể FMA Việt Nam: “Nhìn lại chặng đường lịch sử gần 50 năm qua, các Bề trên trong Giáo hội, trong Tu hội, Các vị truyền giáo, các anh em Salêdiêng và rất nhiều người đã, đang và tiếp tục góp phần giúp chúng con thể hiện ngày càng rõ nét hơn dung mạo Con Đức Mẹ Phù Hộ tại Việt Nam. Vì thế, nhân dịp Khai mạc Năm thánh không chỉ của Hội Dòng, mà còn là của Hội thánh, của mọi người, Do đó, chúng con: Xin bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Hội thánh, với Mẹ Tu Hội, với đại gia đình Salêdiêng, với cha mẹ, thân nhân và mọi thành phần trong tương quan với Hội Dòng. Trong Năm thánh này, xin cùng với chúng con: Sống niềm tri ân đối với Thiên Chúa sâu xa hơn. Sống tinh thần sám hối và canh tân mãnh liệt hơn - Xin cầu nguyện, nâng đỡ để chúng con Sống đời tu cách triệt để hơn và sẵn sàng không tiếc xót cho sứ mạng giáo dục người trẻ, cách riêng giới trẻ nữ mà Thiên Chúa và chính Hội thánh đã ủy thác cho Hội Dòng chúng con”.
Trong bữa tiệc mừng hôm nay, có tiếng trống hào hùng, có tiếng hát trong trẻo của các FMA với bản Hợp ca “Chúa có mặt trong lịch sử”, có sự năng động nhiệt tình của Quý Thầy SDB Học viện Rinaldi khi cam kết dấn thân cho Sứ mệnh Salêdiêng, có sức trẻ rộn ràng của các bạn sinh viên, đại diện cho giới trẻ FMA, trong những bước nhảy rất xì-tin, sôi động và điêu luyện.
Ngày khai mạc hôm nay, như một “dấu lặng” trong bản trường ca ‘Tín Trung Tạ Ơn’ của Người Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam đã hát lên trong 49 năm qua, đang hát hôm nay và sẽ còn hát mãi trong tương lai. Tạ ơn Thiên Chúa vì lòng tín trung không đổi dời Ngài dành cho những tâm hồn nghèo hèn bé nhỏ – Những người con của Mẹ Phù Hộ tại Việt Nam.
Tri ân các Đấng sáng lập – Những người đã sống và chuyển trao ơn “Đoàn Sủng”.
Ghi ơn các FMA tuyền giáo và những người Con Đức Mẹ Phù Hộ đầu tiên trên quê hương Việt Nam, các Chị đã kiên vững trong đức tin, đã cắm neo cậy trông trong niềm hy vọng và xiết chặt tình huynh đệ trong đức mến, nhờ đó Tu Hội Việt Nam được như hôm nay.
Cám ơn cuộc đời với những thăng trầm thành bại, như những cơ hội và khoảng khắc quyết liệt mang đậm dấu ấn của lòng trung thành nơi mỗi người FMA; Cám ơn những niềm vui đến từ Thiên Chúa và con người, như niềm an ủi để những người FMA tiếp tục vươn tới trong niềm lạc quan tin tưởng và phó thác;
Cám ơn những nỗi buồn, vì trong đó hạt giống tình yêu được canh tân và chín muồi;
Cám ơn những gian nan thử thách, vì nhờ đó đã trui rèn nên những “anh hùng” dám sống chết cho lý tưởng “Hiến mình cho Chúa để phục vụ người trẻ, nhất là giới trẻ nữ thuộc giới bình dân” (Hl. 65.FMA);
Cám ơn những thách đố mới của mọi thời, vì nhờ đó những giọt nhựa sáng tạo ứa ra từ đời sống cầu nguyện và lòng nhiệt thành tông đồ đã phần nào được hiện sinh trong phẩm chất hiện diện và nơi các công cuộc góp phần hội nhập và phát triển đoàn sủng theo phong cách Salesien;
Cám ơn những con người, nhữnng tấm lòng đã chung tay góp sức chia sẻ niềm vui, san sớt lắng lo nhọc nhằn trong suốt hành trình lịch sử 49 năm qua…;
Cám ơn từng người FMA Việt Nam hôm nay vì lời thưa vâng quảng đại trước tiếng gọi mời của Thiên Chúa.
Cám ơn tất cả những người đã hiện hiện trong thánh lễ hôm nay như một diễn tả của sự hiệp thông, tình mến thương và lòng ưu ái dành cho Hội Dòng FMA…
Có lẽ không thể dùng giấy mực của nhân loại và ngôn từ của con người để diễn đạt hết lòng biết ơn bởi những nghĩa ân trong cuộc đời mỗi Người Con Đức Mẹ Phù Hộ, trong lịch sử Hội Dòng Việt Nam thì nhiều hơn cát bể, dài hơn những con đường, mênh mông hơn biển rộng, cao sâu hơn đất trời. Xin Mẹ Maria phù Hộ – Đấng đã khởi xướng Tu Hội và còn tiếp tục là Mẹ và là Thầy của chúng ta, chuyển cầu và đong đầy những ân huệ thiêng liêng cho tất cả những người đã làm ơn cho chúng ta cách này hay cách khác, bù đắp cho những giới hạn và thiếu sót của chúng ta trong lời tạ ơn.
Xin Mẹ giúp chúng ta – Những người con của Mẹ tại Việt Nam không ngừng viết tiếp lời tạ ơn bằng cuộc sống thánh thiện vui tươi tràn đầy Chúa, để sự hiện diện của chúng ta nên như một quà tặng tốt lành cho thế giới, cho Giáo Hội và cho những người trẻ hay bất cứ ai sống cùng sống với.
Chúa Nhật, 30 Tháng 5 2010 03:48
Khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 50 năm Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện diện tại Việt Nam (1961 - 2011)
Người người cũng hân hoan trong bầu khí tưng bừng của ngày đại lễ, rộn rã trong những bước chân viếng thăm và đón mời, rạng rỡ trong những nụ cười hạnh phúc của gặp gỡ và trao chia niềm vui, du dương trong khúc nhạc tạ ơn, sâu lắng trong tâm tình cảm tạ, khi tưởng nhớ những “Hạt giống đầu tiên của các vị truyền giáo đã nằm xuống’, khi ôn lại quãng đường 49 năm qua - Một lịch sử dài của hành trình Tín Trung và Hy Vọng được những Người Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam viết lên. Đất trời và lòng người hôm nay sao rộn ràng khó tả. Đất trời chung nhịp cảm tạ ngày khai mở trang sử của Tu Hội với một dấu ấn rất riêng - Ngày Khai Mạc Năm Thánh, Mừng 50 Năm Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện diện tại Việt Nam.
Phụng vụ mừng 50 năm bắt đầu từ giờ Kinh chiều ngày 28/05 được cử hành cách long trọng và sốt sáng với sự hiện hiện sống động của Đức cha Phaolo Nguyễn Văn Hòa. Cũng trong giờ kinh này Sr. Lucy Rose Ozhukayil đã đại diện Mẹ Bề Trên Tổng Quyền nhận đơn truyền giáo của Sr.Têrêsa Phạm Mai Hồng Vân. Đây là một dấu ấn thật ý nghĩa, như báo hiệu một tương lai với tràn đầy phúc lành của Thiên Chúa cho sứ vụ ra đi loan báo Tin Mừng của những người FMA trong Tỉnh dòng Việt Nam.
Tham dự ngày lễ Khai mạc 29/05 hôm nay, có Đức Cha Phaolo Nguyễn Văn Hòa – Chủ tế; Các Linh Mục; Các anh em SDB; Đại diện các thành phần Salêdiêng; Quý Ông Bà Cố; Các FMA Việt Nam; Đại diện các bạn trẻ, đặc biệt là sự hiện diện của Sr. Lucy Rose Ozhukayil - Tổng Cố Vấn- Kinh lý viên, đại diện cho Mẹ Bề Trên Tổng Quyền FMA.
Buổi lễ khai mạc Năm thánh được mở đầu bằng cuộc rước hân hoan của Đức Cha Phaolo Nguyễn Văn Hòa, đoàn Linh mục đồng tế và các FMA Việt Nam. Với tư cách đại diện BTTQ và trong niềm hạnh phúc lớn lao, Sr.Lucy Rose đã nêu lên ý nghĩa trọng đại trong dịp mừng 50 năm như một cơ hội thuận tiện để canh tân đời sống và diễn tả lòng biết ơn đối với Thiên Chúa, với những người đã đi trước.
Thay lời cho Mẹ Bề Trên Tổng Quyền, Sr. Lucy Rosse mời gọi và khích lệ các chị em - những Người FMA Việt Nam hôm nay: “Các chị em hãy là chứng nhân của nước trời, là dấu chỉ tình yêu tiên liệu của Thiên Chúa;. .. Chúng ta hãy hướng nhìn về tương lai với niềm hy vọng vì trong tương lai Hội Dòng sẽ còn rất nhiều những hoa trái mới. Hãy can đảm tiến đến những biên cương mới, tiep tục sống tròn đầy căn tính của người FMA. Hãy công bố sứ điệp của niềm hy vọng cho thế giới, hãy là ánh sáng cho những ai đang đi trong bóng đêm’’.
Sau khi cùng nhau đọc lại đôi nét lịch sử 50 năm qua của FMA Việt Nam qua một đoạn phim ngắn 15 phút, Sr.Teresa Uông Thị Đoan Trang – Giám tỉnh công bố Sắc lênh của Tòa Ân Giải Tối Cao về việc ban Ơn Toàn Xá nhân dịp Năm Thánh kỷ niệm 50 năm Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện diện tại Việt Nam và Thư chúc mừng Năm Thánh từ Điện Vatican cho tỉnh dòng FMA Việt Nam của Phủ Quốc Vụ Khanh. Cả hội trường như tan hòa trong bầu khí của Giáo hội hoàn vũ và tình yêu lớn lao của Mẹ Giáo hội. Hồi trống Khai mạc và bài ca chủ đề được cất lên như tiếp thêm niềm phấn khởi đang dâng trào trong các tâm hồn.
Năm Thánh là thời gian sám hối và canh tân, cộng đoàn hiệp thông với các FMA trong nghi thức Thống hối, xin lỗi Giáo hội địa phương, những người có tương quan, xin lỗi các đối tượng tông đồ... bởi lẽ trong hành trình đời dâng hiến đã có những giây phút các FMA không trở nên “dấu chỉ sáng ngời về tình yêu tiên liệu của Thiên Chúa cho người trẻ”.
Lời kinh Năm Thánh được cả cộng đoàn nguyện dâng sau khi Rước Lễ như một lời tạ ơn Thiên Chúa – Đấng Thành Tín và giàu lòng xót thương, như một quyết tâm sống Năm Thánh trong sự dễ dạy với tác động của Chúa Thánh Thần. Thánh lễ kết thúc với phép lành trọng thể ban Ơn Toàn Xá cho toàn thể cho toàn thể cộng đoàn.
Niềm vui dưới đất thấp hòa lẫn với niềm vui của Trời cao như một bản “Magnificat” không ngừng âm vang trong những cõi lòng cảm nhận mình được Thiên Chúa yêu thương. Lòng biết ơn được bày tỏ qua lời cảm ơn của chị Giám tỉnh, đại diện cho toàn thể FMA Việt Nam: “Nhìn lại chặng đường lịch sử gần 50 năm qua, các Bề trên trong Giáo hội, trong Tu hội, Các vị truyền giáo, các anh em Salêdiêng và rất nhiều người đã, đang và tiếp tục góp phần giúp chúng con thể hiện ngày càng rõ nét hơn dung mạo Con Đức Mẹ Phù Hộ tại Việt Nam. Vì thế, nhân dịp Khai mạc Năm thánh không chỉ của Hội Dòng, mà còn là của Hội thánh, của mọi người, Do đó, chúng con: Xin bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Hội thánh, với Mẹ Tu Hội, với đại gia đình Salêdiêng, với cha mẹ, thân nhân và mọi thành phần trong tương quan với Hội Dòng. Trong Năm thánh này, xin cùng với chúng con: Sống niềm tri ân đối với Thiên Chúa sâu xa hơn. Sống tinh thần sám hối và canh tân mãnh liệt hơn - Xin cầu nguyện, nâng đỡ để chúng con Sống đời tu cách triệt để hơn và sẵn sàng không tiếc xót cho sứ mạng giáo dục người trẻ, cách riêng giới trẻ nữ mà Thiên Chúa và chính Hội thánh đã ủy thác cho Hội Dòng chúng con”.
Trong bữa tiệc mừng hôm nay, có tiếng trống hào hùng, có tiếng hát trong trẻo của các FMA với bản Hợp ca “Chúa có mặt trong lịch sử”, có sự năng động nhiệt tình của Quý Thầy SDB Học viện Rinaldi khi cam kết dấn thân cho Sứ mệnh Salêdiêng, có sức trẻ rộn ràng của các bạn sinh viên, đại diện cho giới trẻ FMA, trong những bước nhảy rất xì-tin, sôi động và điêu luyện.
Ngày khai mạc hôm nay, như một “dấu lặng” trong bản trường ca ‘Tín Trung Tạ Ơn’ của Người Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam đã hát lên trong 49 năm qua, đang hát hôm nay và sẽ còn hát mãi trong tương lai. Tạ ơn Thiên Chúa vì lòng tín trung không đổi dời Ngài dành cho những tâm hồn nghèo hèn bé nhỏ – Những người con của Mẹ Phù Hộ tại Việt Nam.
Tri ân các Đấng sáng lập – Những người đã sống và chuyển trao ơn “Đoàn Sủng”.
Ghi ơn các FMA tuyền giáo và những người Con Đức Mẹ Phù Hộ đầu tiên trên quê hương Việt Nam, các Chị đã kiên vững trong đức tin, đã cắm neo cậy trông trong niềm hy vọng và xiết chặt tình huynh đệ trong đức mến, nhờ đó Tu Hội Việt Nam được như hôm nay.
Cám ơn cuộc đời với những thăng trầm thành bại, như những cơ hội và khoảng khắc quyết liệt mang đậm dấu ấn của lòng trung thành nơi mỗi người FMA; Cám ơn những niềm vui đến từ Thiên Chúa và con người, như niềm an ủi để những người FMA tiếp tục vươn tới trong niềm lạc quan tin tưởng và phó thác;
Cám ơn những nỗi buồn, vì trong đó hạt giống tình yêu được canh tân và chín muồi;
Cám ơn những gian nan thử thách, vì nhờ đó đã trui rèn nên những “anh hùng” dám sống chết cho lý tưởng “Hiến mình cho Chúa để phục vụ người trẻ, nhất là giới trẻ nữ thuộc giới bình dân” (Hl. 65.FMA);
Cám ơn những thách đố mới của mọi thời, vì nhờ đó những giọt nhựa sáng tạo ứa ra từ đời sống cầu nguyện và lòng nhiệt thành tông đồ đã phần nào được hiện sinh trong phẩm chất hiện diện và nơi các công cuộc góp phần hội nhập và phát triển đoàn sủng theo phong cách Salesien;
Cám ơn những con người, nhữnng tấm lòng đã chung tay góp sức chia sẻ niềm vui, san sớt lắng lo nhọc nhằn trong suốt hành trình lịch sử 49 năm qua…;
Cám ơn từng người FMA Việt Nam hôm nay vì lời thưa vâng quảng đại trước tiếng gọi mời của Thiên Chúa.
Cám ơn tất cả những người đã hiện hiện trong thánh lễ hôm nay như một diễn tả của sự hiệp thông, tình mến thương và lòng ưu ái dành cho Hội Dòng FMA…
Có lẽ không thể dùng giấy mực của nhân loại và ngôn từ của con người để diễn đạt hết lòng biết ơn bởi những nghĩa ân trong cuộc đời mỗi Người Con Đức Mẹ Phù Hộ, trong lịch sử Hội Dòng Việt Nam thì nhiều hơn cát bể, dài hơn những con đường, mênh mông hơn biển rộng, cao sâu hơn đất trời. Xin Mẹ Maria phù Hộ – Đấng đã khởi xướng Tu Hội và còn tiếp tục là Mẹ và là Thầy của chúng ta, chuyển cầu và đong đầy những ân huệ thiêng liêng cho tất cả những người đã làm ơn cho chúng ta cách này hay cách khác, bù đắp cho những giới hạn và thiếu sót của chúng ta trong lời tạ ơn.
Xin Mẹ giúp chúng ta – Những người con của Mẹ tại Việt Nam không ngừng viết tiếp lời tạ ơn bằng cuộc sống thánh thiện vui tươi tràn đầy Chúa, để sự hiện diện của chúng ta nên như một quà tặng tốt lành cho thế giới, cho Giáo Hội và cho những người trẻ hay bất cứ ai sống cùng sống với.
Sinh hoạt tháng Năm của cộng đoàn thánh Anrê Dũng Lạc tại Beaverton, Oregon
Trà Phú
08:45 31/05/2010
Niên học 2009-2010 đã kết thúc. Hôm nay Cộng Đòan tổ chức mãn khóa cho các em vào lúc 14 giờ ngày 30/05/2010. Mở đầu Linh mục Quản nhiệm khen ngợi những thành quả học tập các em đã đạt được trong niên học qua,đồng thời Ngài cũng không quên cám ơn các thày cô giáo và phụ huynh đã hợp tác chặt chẽ trong việc giáo dục cho con em trong Cộng Đòan. Kế đến là phần phát thưởng các em xuất sắc trong chương trình Giáo Lý và Việt Ngữ. Phần tri ân và vinh danh các thầy cô giáo đã tận tụy hy sinh thời giờ đã đến hướng dẫn, dìu dắt cho các em trong Cộng Đòan về đức tin Công Giáo và bảo tồn nền văn hóa Việt Nam. Phần phát thưởng được chấm dứt lúc 16 giờ chiều.
Xem hình sinh hoạt
Cũng như hàng năm, Cộng đòan đã dùng ngày cuối tháng hoa để vinh danh Mẹ Maria bằng cách rước kiệu chung quanh khuôn viên nhà thờ. Ngoài anh chị em giáo hữu trong cộng đòan, còn có một số anh chị em thuộc Cộng đòan khác đến tham dự. Năm nay bàn kiệu do các các chị trong Hội các bà Mẹ Công Giáo đảm trách. Dẫn đầu thánh giá và đèn chầu, tiếp đến các em Thiếu nhi Thánh Thể và lớp Gíao lý, Việt ngữ và các đòan thể thứ tự tiếp theo. Hưởng ứng trong việc kính Đức mẹ trong tháng Hoa, Linh mục Quản nhiệm đã phát động chiến dịch lần hạt Mân Côi từng gia đình, từng mỗi người như một xâu chuổi bông hồng được nối kết dâng lên Mẹ, chiến dịch nầy được mọi thành phần Dân Chúa trong cộng đòan hưởng ứng triệt để. Phần rước kiệu chấm dứt lúc 16 giờ 55.
Đúng 17 giờ thánh lễ tạ ơn của tân linh mục FX.Phan quang Học, OFM, đây là Linh mục thư 3 xuất thân từ cộng đòan này. Hai linh mục trước đây là Vũ Toàn và Nguyễn công An thuộc Dòng ngôi Lời hiện nay đang làm mục vụ tại Ecuador (nam Mỹ ). Mở đầu Ngài cám ơn Cha Quản Nhiệm Cộng Đòan, cha mẹ, anh em, bạn hữu đặc biệt cộng đoàn Dân Chúa đã giúp lời cầu nguyện, khuyến khích, nâng đỡ Ngài trong những năm tu học và hôm nay ngày nhận tác vụ Linh Mục đến với Ngài. Đồng tế với tân Linh mục hôm nay còn các Cha thuộc Dòng Phanxico khó khăn,Dòng Benedicto tại Đai chủng viện Mt. Angle, Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa. Quả thực đây là một ngày hồng ân của Thiên Chúa và Mẹ Maria đã dành cho Ngài và gia đình. Để kế thúc thánh lễ Ngài kêu mời cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho Ngài và cùng nhau hát bài Tán tụng hồng ân Thiên Chúa. Được biết Ngài là một trong mười anh chị em trong gia đình. Đến Mỹ với người anh đầu, sau khi bảo lãnh gia đình qua năm 1992, và Ngài bước vào Dòng Phanxico khó nghèo. Hiện nay gia đình đã dâng hiến cho Giáo hội 04 người con, một người em trai cũng thuộc Dòng Phanxico khó khăn nhưng khác Tỉnh Dòng và 2 người em gái, một thuộc Dòng Camelo và một thuộc Hội dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn.
Sau thánh lễ có bửa tiệc trà thân mật và nhận phép lành đầu tay của Tân Linh Mục. Hy vọng trong tương lai Cộng đoàn bé nhỏ này sẽ dâng cho Chúa và Giáo Hội nhiều tân linh mục và tu sĩ nam nữ để phục vụ nước Chúa. Mong muốn thay.
Xem hình sinh hoạt
Cũng như hàng năm, Cộng đòan đã dùng ngày cuối tháng hoa để vinh danh Mẹ Maria bằng cách rước kiệu chung quanh khuôn viên nhà thờ. Ngoài anh chị em giáo hữu trong cộng đòan, còn có một số anh chị em thuộc Cộng đòan khác đến tham dự. Năm nay bàn kiệu do các các chị trong Hội các bà Mẹ Công Giáo đảm trách. Dẫn đầu thánh giá và đèn chầu, tiếp đến các em Thiếu nhi Thánh Thể và lớp Gíao lý, Việt ngữ và các đòan thể thứ tự tiếp theo. Hưởng ứng trong việc kính Đức mẹ trong tháng Hoa, Linh mục Quản nhiệm đã phát động chiến dịch lần hạt Mân Côi từng gia đình, từng mỗi người như một xâu chuổi bông hồng được nối kết dâng lên Mẹ, chiến dịch nầy được mọi thành phần Dân Chúa trong cộng đòan hưởng ứng triệt để. Phần rước kiệu chấm dứt lúc 16 giờ 55.
Đúng 17 giờ thánh lễ tạ ơn của tân linh mục FX.Phan quang Học, OFM, đây là Linh mục thư 3 xuất thân từ cộng đòan này. Hai linh mục trước đây là Vũ Toàn và Nguyễn công An thuộc Dòng ngôi Lời hiện nay đang làm mục vụ tại Ecuador (nam Mỹ ). Mở đầu Ngài cám ơn Cha Quản Nhiệm Cộng Đòan, cha mẹ, anh em, bạn hữu đặc biệt cộng đoàn Dân Chúa đã giúp lời cầu nguyện, khuyến khích, nâng đỡ Ngài trong những năm tu học và hôm nay ngày nhận tác vụ Linh Mục đến với Ngài. Đồng tế với tân Linh mục hôm nay còn các Cha thuộc Dòng Phanxico khó khăn,Dòng Benedicto tại Đai chủng viện Mt. Angle, Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa. Quả thực đây là một ngày hồng ân của Thiên Chúa và Mẹ Maria đã dành cho Ngài và gia đình. Để kế thúc thánh lễ Ngài kêu mời cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho Ngài và cùng nhau hát bài Tán tụng hồng ân Thiên Chúa. Được biết Ngài là một trong mười anh chị em trong gia đình. Đến Mỹ với người anh đầu, sau khi bảo lãnh gia đình qua năm 1992, và Ngài bước vào Dòng Phanxico khó nghèo. Hiện nay gia đình đã dâng hiến cho Giáo hội 04 người con, một người em trai cũng thuộc Dòng Phanxico khó khăn nhưng khác Tỉnh Dòng và 2 người em gái, một thuộc Dòng Camelo và một thuộc Hội dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn.
Sau thánh lễ có bửa tiệc trà thân mật và nhận phép lành đầu tay của Tân Linh Mục. Hy vọng trong tương lai Cộng đoàn bé nhỏ này sẽ dâng cho Chúa và Giáo Hội nhiều tân linh mục và tu sĩ nam nữ để phục vụ nước Chúa. Mong muốn thay.
Thánh lễ giỗ cầu nguyện cho bà cố Maria Xuân - thân mẫu Đức Cha Đặng Đức Ngân
Trần ngọc Huấn
09:34 31/05/2010
HÀ NỘI - Vào hồi 18h00 ngày 31 tháng 5 năm 2010, tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội đã diễn ra Thánh lễ đồng tế trọng thể kính Đức Mẹ Hà Nội, cầu nguyện đặc biệt cho Cụ Cố Maria Trần Thị Xuân – thân mẫu Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng – nhân dịp giỗ một năm.
Hình ảnh Thánh lễ
Thánh lễ do Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân chủ sự, cùng với sự đồng tế của Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh, Cha Tổng đại diện giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng và 30 linh mục trong giáo phận Hà Nội và Lạng Sơn.
Thánh lễ hôm nay dành tưởng nhớ và cầu nguyện cách đặc biệt cho Cụ Cố Maria. Cụ Cố sinh ngày 16 tháng 06 năm 1929, được Chúa gọi về lúc 21h30 ngày 01 tháng 6 năm 2009 (nhằm ngày 9 tháng 05 năm Kỷ Sửu) tại nhà riêng số 07 phố Chân Cầm, Hoàn Kiếm, Hà-Nội, sau một thời gian chia sẻ thập giá với Đức Kitô trên giường bệnh, hưởng thọ 81 tuổi.
Cụ Cố Maria là một người hiền mẫu Công giáo nhiệt thành, đạo đức, gương mẫu, suốt cuộc đời tận tụy hy sinh cho gia đình và hêt tình phục vụ mọi người, nhất là những ai bất hạnh, cơ bần. Sự ra đi của Cụ Cố đã để lại trong lòng mọi người niềm thương tiếc khôn nguôi. Tuy nhiên, với Đức Tin Công Giáo vào sự Phục Sinh cuả Chúa Kitô, việc Cụ Cố ra đi là trở về với Chúa, trở về với Đấng mà suốt đời Cụ tin yêu, phó thác với trọn niềm thành tâm.
Bước vào Thánh lễ, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân đã chia sẻ với cộng đoàn phụng vụ: Hôm nay chúng ta mừng kính lễ Đức Maria đi thăm viếng bà Êlisabet – một cuộc hành trình của Đức Tin trong yêu mến và phục vụ. Đối với thành phố Hà Nội, hôm nay cũng là ngày kỷ niệm hồng ân đón nhận ơn Đức Tin: vào ngày lễ Đức Bà Thăm Viếng, mùng 2 tháng 7 năm 1627, cha Đắc Lộ đã tới kinh đô Kẻ Chợ, khởi đầu cho hành trình rao giảng Tin Mừng cho miền đất này. Ngày hôm nay, lễ Đức Mẹ Thăm Viếng được cử hành vào 31 tháng 5 hàng năm. Thật là đẹp khi chúng ta gặp gỡ nhau để tiếp tục thực hiện những giá trị Tin Mừng, thể hiện sự hiệp nhất yêu thương và trong đời sống phục vụ nơi ơn gọi và bổn phận với những giá trị đích thực của cuộc đời hôm nay.
Con xin chân thành cảm ơn những ân tình sâu nặng của quý Đức Tổng Giám mục, quý Đức Cha, quý Cha Tổng đại diện, quý Cha của hai giáo phận Hà Nội – Lạng Sơn hiện diện nơi đây, cũng như đông đảo nam nữ tu sỹ, quý ông bà anh chị em, vì tình thương với gia đình mà hiện diện trong Thánh lễ cầu nguyện cho Cụ Cố Maria Trần Thị Xuân của chúng con nhân ngày giỗ đầu. Với tất cả tâm tình và lời cảm tạ, ngợi khen, tri ân, chúng ta cùng bước vào Thánh lễ.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh – nguyên Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội – đã quảng diễn về những mầu nhiệm và ơn phúc cao cả trong cuộc đời Đức Trinh Nữ Maria – Mẹ Thiên Chúa, khởi đi từ biến cố truyền tin, qua biến cố Thăm Viếng bà Êlisabet hôm nay. Đặc biệt, trong khung cảnh Thánh lễ cầu nguyện cho cụ Cố Maria, Đức Cha Lôrensô đã so sánh cuộc đời đạo hạnh của cụ Cố với những nhân đức của chính Đức Mẹ, để từ đó, Đức Cha gọi cụ Cố Maria như là một Đức Maria mới, luôn sống hết mình vì mọi người, hy sinh vì lợi ích chung, đem niềm vui, sự tin yêu và hy vọng đến cho mọi người. Cụ Cố Maria là người được Chúa chúc phúc. Cụ Cố Maria cũng là người đầy ơn sủng của Chúa. Cụ đã qua đi nhưng những người còn trên dương thế vẫn luôn tưởng nhớ, mãi mãi yêu thương quý trọng và cầu nguyện cho Cụ, hình ảnh của Cụ vẫn sống trong tâm khảm mỗi người. Cụ Cố đã sống cho Chúa, cho tha nhân và việc Cụ ra đi là trở về với suối nguồn hạnh phúc vô biên nơi Đấng Hằng Sống.
Thánh lễ tiếp tục với những lời khẩn nguyện thiết tha tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho Cụ Cố Maria. Cụ Cố đã trở nên như một hiến lễ đẹp nhất để dâng lên Chúa. Hôm nay, nơi Bàn Thánh này, mọi người sốt sắng dâng lễ cầu nguyện cho Cụ, hiệp với hy lễ của chính Cụ dâng để cầu nguyện cho mình và mọi người.
Kết thúc Thánh lễ, đại diện gia đình cụ Cố, Đức Cha Giuse đã bày tỏ lòng tri ân với Đức Tổng Giuse, Đức Tổng Phêrô, Đức Cha Lôrensô và quý Cha cùng mọi thành phần dân Chúa vì đã bằng cách này hay cách khác, hiện diện hay không hiện diện nơi đây để chung lòng tưởng nhớ và hiệp lòng cầu nguyện cho linh hồn cụ Cố Maria.
Hình ảnh Thánh lễ
Thánh lễ do Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân chủ sự, cùng với sự đồng tế của Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh, Cha Tổng đại diện giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng và 30 linh mục trong giáo phận Hà Nội và Lạng Sơn.
Thánh lễ hôm nay dành tưởng nhớ và cầu nguyện cách đặc biệt cho Cụ Cố Maria. Cụ Cố sinh ngày 16 tháng 06 năm 1929, được Chúa gọi về lúc 21h30 ngày 01 tháng 6 năm 2009 (nhằm ngày 9 tháng 05 năm Kỷ Sửu) tại nhà riêng số 07 phố Chân Cầm, Hoàn Kiếm, Hà-Nội, sau một thời gian chia sẻ thập giá với Đức Kitô trên giường bệnh, hưởng thọ 81 tuổi.
Cụ Cố Maria là một người hiền mẫu Công giáo nhiệt thành, đạo đức, gương mẫu, suốt cuộc đời tận tụy hy sinh cho gia đình và hêt tình phục vụ mọi người, nhất là những ai bất hạnh, cơ bần. Sự ra đi của Cụ Cố đã để lại trong lòng mọi người niềm thương tiếc khôn nguôi. Tuy nhiên, với Đức Tin Công Giáo vào sự Phục Sinh cuả Chúa Kitô, việc Cụ Cố ra đi là trở về với Chúa, trở về với Đấng mà suốt đời Cụ tin yêu, phó thác với trọn niềm thành tâm.
Bước vào Thánh lễ, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân đã chia sẻ với cộng đoàn phụng vụ: Hôm nay chúng ta mừng kính lễ Đức Maria đi thăm viếng bà Êlisabet – một cuộc hành trình của Đức Tin trong yêu mến và phục vụ. Đối với thành phố Hà Nội, hôm nay cũng là ngày kỷ niệm hồng ân đón nhận ơn Đức Tin: vào ngày lễ Đức Bà Thăm Viếng, mùng 2 tháng 7 năm 1627, cha Đắc Lộ đã tới kinh đô Kẻ Chợ, khởi đầu cho hành trình rao giảng Tin Mừng cho miền đất này. Ngày hôm nay, lễ Đức Mẹ Thăm Viếng được cử hành vào 31 tháng 5 hàng năm. Thật là đẹp khi chúng ta gặp gỡ nhau để tiếp tục thực hiện những giá trị Tin Mừng, thể hiện sự hiệp nhất yêu thương và trong đời sống phục vụ nơi ơn gọi và bổn phận với những giá trị đích thực của cuộc đời hôm nay.
Con xin chân thành cảm ơn những ân tình sâu nặng của quý Đức Tổng Giám mục, quý Đức Cha, quý Cha Tổng đại diện, quý Cha của hai giáo phận Hà Nội – Lạng Sơn hiện diện nơi đây, cũng như đông đảo nam nữ tu sỹ, quý ông bà anh chị em, vì tình thương với gia đình mà hiện diện trong Thánh lễ cầu nguyện cho Cụ Cố Maria Trần Thị Xuân của chúng con nhân ngày giỗ đầu. Với tất cả tâm tình và lời cảm tạ, ngợi khen, tri ân, chúng ta cùng bước vào Thánh lễ.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh – nguyên Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội – đã quảng diễn về những mầu nhiệm và ơn phúc cao cả trong cuộc đời Đức Trinh Nữ Maria – Mẹ Thiên Chúa, khởi đi từ biến cố truyền tin, qua biến cố Thăm Viếng bà Êlisabet hôm nay. Đặc biệt, trong khung cảnh Thánh lễ cầu nguyện cho cụ Cố Maria, Đức Cha Lôrensô đã so sánh cuộc đời đạo hạnh của cụ Cố với những nhân đức của chính Đức Mẹ, để từ đó, Đức Cha gọi cụ Cố Maria như là một Đức Maria mới, luôn sống hết mình vì mọi người, hy sinh vì lợi ích chung, đem niềm vui, sự tin yêu và hy vọng đến cho mọi người. Cụ Cố Maria là người được Chúa chúc phúc. Cụ Cố Maria cũng là người đầy ơn sủng của Chúa. Cụ đã qua đi nhưng những người còn trên dương thế vẫn luôn tưởng nhớ, mãi mãi yêu thương quý trọng và cầu nguyện cho Cụ, hình ảnh của Cụ vẫn sống trong tâm khảm mỗi người. Cụ Cố đã sống cho Chúa, cho tha nhân và việc Cụ ra đi là trở về với suối nguồn hạnh phúc vô biên nơi Đấng Hằng Sống.
Thánh lễ tiếp tục với những lời khẩn nguyện thiết tha tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho Cụ Cố Maria. Cụ Cố đã trở nên như một hiến lễ đẹp nhất để dâng lên Chúa. Hôm nay, nơi Bàn Thánh này, mọi người sốt sắng dâng lễ cầu nguyện cho Cụ, hiệp với hy lễ của chính Cụ dâng để cầu nguyện cho mình và mọi người.
Kết thúc Thánh lễ, đại diện gia đình cụ Cố, Đức Cha Giuse đã bày tỏ lòng tri ân với Đức Tổng Giuse, Đức Tổng Phêrô, Đức Cha Lôrensô và quý Cha cùng mọi thành phần dân Chúa vì đã bằng cách này hay cách khác, hiện diện hay không hiện diện nơi đây để chung lòng tưởng nhớ và hiệp lòng cầu nguyện cho linh hồn cụ Cố Maria.
Đaị hội Đức Mẹ Trà Kiệu lần thứ 8
Duy Trà
09:43 31/05/2010
ĐẠI HỘI ĐỨC MẸ TRÀ KIỆU LẦN THỨ 8 - KỶ NIỆM 125 NĂM ĐỨC MẸ HIỆN RA.
Trước đây, ĐGM tiên khởi Phêro Maria Phạm ngọc Chi đã chọn Trà Kiệu làm Trung Tâm Thánh Mẫu của Giáo phận Đà Nẵng. Và cứ theo thông lệ thì 3 năm một lần, Giáo phận sẽ tổ chức ngày”Đại Hội Đức Mẹ Trà Kiệu” vào ngày 31tháng 5. Những năm Giáo phận không tổ chức thì Giáo xứ Trà Kiệu tổ chức.
Năm nay kỷ niệm 125 năm Mẹ hiện ra, Giáo phận đă tổ chức Đại Hội trọng thể để tạ ơn Mẹ.
Chiều ngày 30-5-2010 Khai mạc Đại Hội.
Miền Trung đang bước vào những ngày hè đầy oi bức, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến 38. -39.độ.c. Những cơn nắng chói chang, hừng hực như phả lửa vào mặt. Nếu không có gì cần thiết thì không ai dám ra khỏi nhà. Thế nhưng, tôi thấy nhiều đoàn khách hành hương, từ các giáo phận bạn như Saigon, Pleiku, Qui nhơn…đang hớn hở, vui vẻ bắt đầu đổ về Trà Kiệu.
Chiều đã xuống thật sâu, nhưng cái nắng gay gắt vẫn chưa dịu lại…
Đúng 17 giờ, Cha TDD giáo phận chủ sự Thánh lễ khai mạc Đại Hội tại lễ đài sân me Thánh đường Trà Kiệu, Chính trên nóc Thánh đường này, vào các ngày 10, 11 tháng 9 năm 1885, Mẹ đã hiện ra trên nóc nhà thờ, để đưa đẩy hàng trăm quả đại pháo của Văn Thân đi khỏi mục tiêu ( nhà thờ, nhà xứ ).
Thánh lễ khai mạc được tổ chức trang nghiêm và sốt sắng, nhưng hơi tiếc là trong lúc Khai mạc Đại Hội Trà Kiệu, thì Giáo phận lại tổ chức một Thánh lễ đại trào khác, cũng giờ này ( 16g30) tại nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng, có 3 ĐGM đồng tế, cùng trên 30 linh mục hiện diện, để mừng 80 năm thượng thọ, 50 năm linh mục và 10 năm Giám mục của ĐGM Phaolo Tịnh Nguyễn Bình Tỉnh, nguyên GM Giáo phận Đà Nẵng, cho nên lễ Khai mạc Đại Hội Trà Kiệu có phần “ khiêm tốn “và “ gọn nhẹ”.
Sau Thánh lễ Khai mạc, đêm canh thức và chầu Thánh Thể, do các Giáo xứ trong Giáo phận phụ trách, được tiếp diễn cho đến 23 giờ.
NGÀY 31 THÁNG 5 NĂM 2010
Cũng như mọi năm, ngày 31-5 mới là ngày chính lễ, Mới 7 giờ sáng, các đoàn hành hương từ khắp nơi đã bắt đầu đổ về Trà Kiệu. Càng trưa dòng người càng đông đúc hơn, bất chấp cơn nắng hè quá gay gắt. Buổi sáng các đoàn hành hương chia nhau chầu Thánh Thể, tôn vinh Mẹ hay xưng tội..
Cao điểm là chiều nay, mới 13 giờ 30 trời còn nắng chói chang, mà chuông Thánh Đường Trà Kiệu đã đổ liên hồi, báo hiệu giờ Cung nghinh Mẹ sắp đến.Giáo dân lũ lượt kéo về sân me Thánh đường Trà Kiệu để dự cuộc Cung nghinh chiều nay.
Đúng 14 giờ 30 nghi thức khai mạc cuộc cung nghinh bắt đầu. Cung nghinh Mẹ cũng là dịp nhắc nhở mọi người ý thức sâu sắc rằng: Giáo hội trần thế là Giáo hội lữ hành, đang tiến về cõi vĩnh phúc, và Giáo hội đã xin Mẹ cùng đồng hành với con cái mình trên con đường đức tin.
Sau lời công bố khai mạc cuộc Cung nghinh của Linh mục quản xứ Trà Kiệu và Cha Chủ sự dâng hương cho Mẹ, đoàn hoạt vũ mừng 125 năm Hồng Ân do các nữ tu Mến Thánh Giá Qui Nhơn tại Trà Kiệu phụ trách, đã được công diễn. Kết thúc phần hoạt vụ tôn vinh Mẹ, là đoàn Cung nghinh Mẹ lên đường tiến về Đền Mẹ Bửu Châu.
Đến 15 giờ 30 kiệu hoa Mẹ linh thiêng triều mến tiến vào lễ đài, giữa hàng vạn con tim đang bồi hồi xúc động, giữa hàng vạn cánh tay đưa lên vẩy chào Me..
Dòng Thánh Phaolo Đà Nẵng, đại diện cho gần hai chục ngàn giáo dân hiện diện để dâng lên Mẹ hoạt vũ: ’Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa “
Cao điểm của ngày Đại Hội là Thánh lễ đồng tế do ĐGM Giáo phân chủ lễ.
Măc dù giáo dân về dự lễ quá đông, mà khung cảnh Trung Tâm Thánh Mẫu không đủ sức chứa, nhưng mọi nghi lễ đều diễn ra trong trật tự, nghiêm trang, vì công tác trật tự được thực hiện nghiêm túc.
Tiếc một điều là thiết kế lễ đài năm nay quá sơ sài, hầu như không có gì. Ý nghĩa 125 năm Hồng Ân của Ngày Đại Hội cũng không thấy...trong khi đó cái cổng chào bong bóng, vừa che khuất đền Mẹ, vừa giống như khu hội chợ, triển lãm, gây khó chịu cho nhiều người.
Ca đoàn chọn những bài hát cũng không gây được xúc cảm lòng người.Ngoài bài nhập lễ 125 Hông Ân, còn có rất nhiều bài hát về Đức Mẹ Trà Kiệu dù không hay lắm nhưng đầy cảm xúc về Mẹ Trà Kiệu mà giáo dân trong gíao phận cảm thấy gần gủi thân quen hơn.
Thánh lễ kết thúc lúc 17 giờ 30 với phép lành cuối lễ của ĐGM chủ lễ, mọi người ra về với tâm hồn an vui thanh thản, vì họ tin rầng Đức Mẹ Trà Kiệu đang đồng hành với mỗi người trên mọi nẽo đường của cuộc sống..
Mời quí vị vào trang web jmcanhdang.webs.com để xem thêm hình ảnh.
Trà Kiệu lúc 20g ngày 31-5-2010
Năm nay kỷ niệm 125 năm Mẹ hiện ra, Giáo phận đă tổ chức Đại Hội trọng thể để tạ ơn Mẹ.
Chiều ngày 30-5-2010 Khai mạc Đại Hội.
Miền Trung đang bước vào những ngày hè đầy oi bức, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến 38. -39.độ.c. Những cơn nắng chói chang, hừng hực như phả lửa vào mặt. Nếu không có gì cần thiết thì không ai dám ra khỏi nhà. Thế nhưng, tôi thấy nhiều đoàn khách hành hương, từ các giáo phận bạn như Saigon, Pleiku, Qui nhơn…đang hớn hở, vui vẻ bắt đầu đổ về Trà Kiệu.
Chiều đã xuống thật sâu, nhưng cái nắng gay gắt vẫn chưa dịu lại…
Đúng 17 giờ, Cha TDD giáo phận chủ sự Thánh lễ khai mạc Đại Hội tại lễ đài sân me Thánh đường Trà Kiệu, Chính trên nóc Thánh đường này, vào các ngày 10, 11 tháng 9 năm 1885, Mẹ đã hiện ra trên nóc nhà thờ, để đưa đẩy hàng trăm quả đại pháo của Văn Thân đi khỏi mục tiêu ( nhà thờ, nhà xứ ).
Thánh lễ khai mạc được tổ chức trang nghiêm và sốt sắng, nhưng hơi tiếc là trong lúc Khai mạc Đại Hội Trà Kiệu, thì Giáo phận lại tổ chức một Thánh lễ đại trào khác, cũng giờ này ( 16g30) tại nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng, có 3 ĐGM đồng tế, cùng trên 30 linh mục hiện diện, để mừng 80 năm thượng thọ, 50 năm linh mục và 10 năm Giám mục của ĐGM Phaolo Tịnh Nguyễn Bình Tỉnh, nguyên GM Giáo phận Đà Nẵng, cho nên lễ Khai mạc Đại Hội Trà Kiệu có phần “ khiêm tốn “và “ gọn nhẹ”.
Sau Thánh lễ Khai mạc, đêm canh thức và chầu Thánh Thể, do các Giáo xứ trong Giáo phận phụ trách, được tiếp diễn cho đến 23 giờ.
NGÀY 31 THÁNG 5 NĂM 2010
Cũng như mọi năm, ngày 31-5 mới là ngày chính lễ, Mới 7 giờ sáng, các đoàn hành hương từ khắp nơi đã bắt đầu đổ về Trà Kiệu. Càng trưa dòng người càng đông đúc hơn, bất chấp cơn nắng hè quá gay gắt. Buổi sáng các đoàn hành hương chia nhau chầu Thánh Thể, tôn vinh Mẹ hay xưng tội..
Cao điểm là chiều nay, mới 13 giờ 30 trời còn nắng chói chang, mà chuông Thánh Đường Trà Kiệu đã đổ liên hồi, báo hiệu giờ Cung nghinh Mẹ sắp đến.Giáo dân lũ lượt kéo về sân me Thánh đường Trà Kiệu để dự cuộc Cung nghinh chiều nay.
Đúng 14 giờ 30 nghi thức khai mạc cuộc cung nghinh bắt đầu. Cung nghinh Mẹ cũng là dịp nhắc nhở mọi người ý thức sâu sắc rằng: Giáo hội trần thế là Giáo hội lữ hành, đang tiến về cõi vĩnh phúc, và Giáo hội đã xin Mẹ cùng đồng hành với con cái mình trên con đường đức tin.
Sau lời công bố khai mạc cuộc Cung nghinh của Linh mục quản xứ Trà Kiệu và Cha Chủ sự dâng hương cho Mẹ, đoàn hoạt vũ mừng 125 năm Hồng Ân do các nữ tu Mến Thánh Giá Qui Nhơn tại Trà Kiệu phụ trách, đã được công diễn. Kết thúc phần hoạt vụ tôn vinh Mẹ, là đoàn Cung nghinh Mẹ lên đường tiến về Đền Mẹ Bửu Châu.
Đến 15 giờ 30 kiệu hoa Mẹ linh thiêng triều mến tiến vào lễ đài, giữa hàng vạn con tim đang bồi hồi xúc động, giữa hàng vạn cánh tay đưa lên vẩy chào Me..
Dòng Thánh Phaolo Đà Nẵng, đại diện cho gần hai chục ngàn giáo dân hiện diện để dâng lên Mẹ hoạt vũ: ’Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa “
Cao điểm của ngày Đại Hội là Thánh lễ đồng tế do ĐGM Giáo phân chủ lễ.
Măc dù giáo dân về dự lễ quá đông, mà khung cảnh Trung Tâm Thánh Mẫu không đủ sức chứa, nhưng mọi nghi lễ đều diễn ra trong trật tự, nghiêm trang, vì công tác trật tự được thực hiện nghiêm túc.
Tiếc một điều là thiết kế lễ đài năm nay quá sơ sài, hầu như không có gì. Ý nghĩa 125 năm Hồng Ân của Ngày Đại Hội cũng không thấy...trong khi đó cái cổng chào bong bóng, vừa che khuất đền Mẹ, vừa giống như khu hội chợ, triển lãm, gây khó chịu cho nhiều người.
Ca đoàn chọn những bài hát cũng không gây được xúc cảm lòng người.Ngoài bài nhập lễ 125 Hông Ân, còn có rất nhiều bài hát về Đức Mẹ Trà Kiệu dù không hay lắm nhưng đầy cảm xúc về Mẹ Trà Kiệu mà giáo dân trong gíao phận cảm thấy gần gủi thân quen hơn.
Thánh lễ kết thúc lúc 17 giờ 30 với phép lành cuối lễ của ĐGM chủ lễ, mọi người ra về với tâm hồn an vui thanh thản, vì họ tin rầng Đức Mẹ Trà Kiệu đang đồng hành với mỗi người trên mọi nẽo đường của cuộc sống..
Mời quí vị vào trang web jmcanhdang.webs.com để xem thêm hình ảnh.
Trà Kiệu lúc 20g ngày 31-5-2010
Cộng Đoàn Mân Côi Claremont và những sinh hoạt đặc biệt trong thánh 5,2010
Thanh Nguyên
11:16 31/05/2010
LOS ANGELES - Trong thời gian trên 3 tháng Cha Quản Nhiệm Trần Công Nghị đi nghỉ ở Mỹ châu Latin và tham quan cùng tìm hiểu về đời sống dân chúng trên các đảo quốc ở Thái Bình Dương, mọi sinh hoạt mục vụ của Cộng đoàn Mân Côi vẫn xẩy ra bình thường vì Cha Quản nhiệm đã nhờ được một lực lượng hùng hậu các Linh mục Việt Nam đến giúp giáo xứ và cộng đoàn, gồm có các Cha: Mai Trung, SVD, từ San Bernadino; cha Nguyễn Tuấn Anh ở Pomona; Cha Đào Quang Chính ở Montclair; Cha Nguyễn Hải Dương từ Corona, và Cha Trần Chí Hiếu ở Palmdale.
-Vào trung tuần tháng 4 có Lễ Thêm Sức các em trong giáo xứ, trong đó có 20 em Việt Nam. Hình ảnh Lễ Thêm Sức
- Chúa Nhật đầu tháng 5 tháng kính Đức Mẹ, Cộng đoàn Mân Côi long trọng tổ chức Cuộc Rước Kiệu tôn vinh Đức Mẹ. Hình ảnh Rước Kiệu tôn vinh Đức Mẹ
- Và Chúa Nhật 8.5 theo thông lệ hằng năm giáo xứ tổ chức Hội Chợ Fiesta, Cộng đoàn Việt Nam tích cực tham gia và đã rất thành công trong việc gây qũi cho giáo xứ với những món ăn truyền thống dân tộc. Hình ảnh Hội Chợ Fiesta
- Ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Ca đoàn Hồng Ân mừng lễ Quan Thầy. Hình ảnh Ca đàn Hồng Ân mừng lễ Quan Thầy
- Chúa Nhật hôm qua ngày 30.5, kết thúc tháng Hoa năm 2010, Cộng đoàn tổ chức rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ, các em thiếu nhi dâng hoa, và đặc biệt có 13 em được Rước lễ lần đầu. Toàn thể Cộng đoàn chia sẻ niềm vui với các em và gia đình trong ngày trọng đại các em được Chúa ngự vào trong tâm hồn. Hình ảnh Rước Kiệu, Vũ Tiến Hoa và Các Em Rước Lễ Lần đầu tại CĐ Mân Côi
-Vào trung tuần tháng 4 có Lễ Thêm Sức các em trong giáo xứ, trong đó có 20 em Việt Nam. Hình ảnh Lễ Thêm Sức
- Chúa Nhật đầu tháng 5 tháng kính Đức Mẹ, Cộng đoàn Mân Côi long trọng tổ chức Cuộc Rước Kiệu tôn vinh Đức Mẹ. Hình ảnh Rước Kiệu tôn vinh Đức Mẹ
- Và Chúa Nhật 8.5 theo thông lệ hằng năm giáo xứ tổ chức Hội Chợ Fiesta, Cộng đoàn Việt Nam tích cực tham gia và đã rất thành công trong việc gây qũi cho giáo xứ với những món ăn truyền thống dân tộc. Hình ảnh Hội Chợ Fiesta
- Ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Ca đoàn Hồng Ân mừng lễ Quan Thầy. Hình ảnh Ca đàn Hồng Ân mừng lễ Quan Thầy
- Chúa Nhật hôm qua ngày 30.5, kết thúc tháng Hoa năm 2010, Cộng đoàn tổ chức rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ, các em thiếu nhi dâng hoa, và đặc biệt có 13 em được Rước lễ lần đầu. Toàn thể Cộng đoàn chia sẻ niềm vui với các em và gia đình trong ngày trọng đại các em được Chúa ngự vào trong tâm hồn. Hình ảnh Rước Kiệu, Vũ Tiến Hoa và Các Em Rước Lễ Lần đầu tại CĐ Mân Côi
Tôi tham dự đại Hội Thánh Mẫu Trà Kiệu
Tôma Trương Văn Ân
15:11 31/05/2010
ĐÀ NẴNG - trong 2 ngày 30, 31/5/2010 tại Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu, Giáo phận Đà Nẵng đã tổ chức Đại Hội và rước kiệu trong thể Thánh Mẫu Maria, chủ đề: Linh Hồn Tôi Ngợi Khen Thiên Chúa, 125 Năm Có Mẹ Đồng Hành.
Hình ảnh Đại Hội Thánh Mẫu Trà Kiệu
Ngày Chúa Nhật 30/5/2010:
- Lúc 17 giờ, Cha Tổng Đại Diện Chủ Lễ khai mạc tại sân đài Mẹ
Năm nay cũng là dịp kỷ niệm 125 năm Đức Mẹ hiện ra (1885 – 2010) bao bọc che chở đoàn con cái Mẹ thoát khỏi bàn tay quan quân Văn Thân, với chiêu bài “ Bình Tây Sát Tả”, quyết tâm tiêu diệt đạo và xóa sổ Trà Kiệu như nhiều xứ đạo khác vào thời này.
Suốt 125 năm qua, Đức Mẹ đã ban muôn ơn cho bất cứ ai đến kêu cầu Danh Mẹ, Mẹ phù hộ các Giáo hữu”
Xuân hạ thu đông, vòng năm tháng
Tin Cậy Mến Yêu,vững một lòng.
Người Tín hữu nói chung, Giáo dân Trà Kiệu nói riêng đã qua bao mùa xuân hạ thu đông của cuộc đời, bao buồn vui lo âu trong tâm hồn, gánh nặng vất vả trên đôi vai, đôi tay mỗi người. Giáo xứ, Giáo phận cũng bao thăng trầm, nhưng luôn đặt niềm Tin Cậy Mến vào tình thương từ ái của Đức Mẹ, Mẹ đã chọn điều tốt cho mỗi người và Trà Kiệu, được tốt đẹp như ngày hôm nay.
- 20 giờ, Cha Quản xứ Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu Phao lô Đoàn Quang Dân khai mạc đêm diễn nguyện “ Cầu NguyệnVới Mẹ “ tại sân nhà thờ giáo xứ, chương trình Diễn Nguyện với sự đóng góp của Giớ Trẻ Giáo phận, giáo xứ Chính Tòa, Gx Trà Kiệu, Gx Hòa Lâm, Gx Phú Thượng, như dọn tâm hồn người Tín hữu, để xứng đáng hơn cho các Lễ nghi của ngày Đại Hội.
Ngày 31/5/2010
Tại đồi Bửu Châu: từ 7 giờ 30 đến 12 giờ 30, có 5 giờ chầu Mình Thánh Chúa do các Giáo xứ Ái Nghĩa (Hạt Trà Kiệu), An Ngãi (hạt Hội An),Thanh Đức (hạt Đà Nẵng), Hà Lam (hạt Tam Kỳ), Gia Phước (hạt Hội An) đại diện cộng đoàn Dân Chúa chầu Mình Thánh Chúa thật sốt sắng trọng thể.
Từ rất sớm Tại nhà nguyện Thạnh Quang, trong sân nhà thờ núi, nhà thờ Giáo xứ, rất nhiều Tín Hữu đến với Tòa Hòa Giải để được ơn tha thứ, và qua Mẹ là máng thông ơn Thiên Chúa, Ân Sủng Chúa tuôn tràn với Hối Nhân và mỗi người đến Hành Hương Đất Mẹ trong Năm Thánh.
- 14 giờ 15: Cha Quản Xứ Trà Kiệu giới thiệu ý nghĩa ngày Đại Hội, sau lời tuyên bố khai mạc cuộc cung nghinh kiệu Mẹ, màn trình diễn pháo hoa trên hai cầu thang đường đẫn lên nhà thờ Giáo xứ thật ấn tương ngoạn mục, đội kèn đồng trổi vang bài ca Tung Hô Nữ Vương, Magnificat. Tiếp đó những điệu vũ dâng hoa, muôn màu sắc tuyệt vời, như những lời kinh Vui Mừng Thương của cuộc đời, bao buồn vui lo âu, đam mê, hy vong…. Mỗi người cùng dâng lên Đức Mẹ, làm tăng thêm dạt dào lòng mến yêu, kính tôn, phó thác mỗi người trong tay Đức Mẹ.
- 14 giờ 45: đoàn kiệu cung nghinh Đức Mẹ từ nhà thờ Giáo xứ đến nhà thờ núi, mỗi Giáo xứ có 10 vị đại diện (5 nam + 5 nữ) mặc Quốc phục, cầm bảng tên Giáo xứ và 1 lẵng hoa, trong đoàn kiệu còn có Quý Nam Nữ Tu Sĩ, Quý Cha, Quý Thầy, ĐGM Giuse GM Giáo phận, đoàn dâng hoa và xe hoa xinh tươi muôn hoa nổi rõ 125 năm Mẹ hiện ra trên đỉnh nhà thờ Trà Kiệu.
Khi đoàn kiệu vào hết trong sân nhà thờ núi, toàn bộ sân rộng đẹp đã trở nên chật cứng người tham dự.Toàn thể cộng đoàn hiện diên cùng tung hô Mẹ, cả rừng cánh tay, mũ nón, quạt, cùng vẫy mừng kiệu Mẹ đã đến..
Điệu vũ dâng hoa trước Thánh Lễ với trường ca Ave Maria của schubert, giai điệu Thánh và những bước nhảy uyển chuyển, vũ điệu thanh thoát của đội vũ dẫn đưa tâm hồn mỗi người ra khỏi cái tôi hiện tại, để cùng chúc khen tôn vinh Mẹ, và nhất là chuẩn bị tâm hồn cho Thánh Lễ.
Trong bài chia sẻ, ĐGM nhắc lại các Sứ Điệp Fatima, La Vang, Trà Kiệu. Ngài nhấn mạnh với mọi người: “ bách hại Công Giáo là tội ác, là bất công “ Sú Điệp Trà Kiệu dù không ghi lại lời Đức Mẹ, nhưng bằng hình ảnh: Mẹ mặc áo trắng tinh đứng trên đỉnh Giáo đường, cùng muôn Thiên Thần chở che trăm ngàn đạn pháo muốn ám hại Giáo hữu.
Sứ điệp mang những ý nghĩa: Tình Yêu vô điều kiện của Thiên Chúa
Sự hòa giải: Mẹ không trang bị vũ khí cho Giáo hữu, nhưng trang bị tình thương, kêu gọi hạ vũ khí. Kêu gọi cỗ võ lòng yêu mến Giáo hội, mọi người cùng đoàn kết yêu thương không phân biệt Lương Giáo, mang tinh thần truyền Giáo, Mẹ phù hộ Giáo hữu nhưng cũng không làm hại anh em binh lính, bảo vệ anh em binh lính không vấy máu Giáo hội.
Và còn một ý nghĩa gia đình, người mẹ trong gia đình hãy học gương Đức Mẹ,. Yêu thương nâng đỡ gia đình. Ngài cũng mời gọi mỗi gia đình hãy đem Mẹ về với gia đình của mình, để đời con luôn có Mẹ và Mẹ luôn ở bên con, trong con. Nhờ đó xây dưng gia đình yêu thương hạnh phúc ấm no….
- Cuối Thánh Lễ, Vị đại diện Giáo xứ Trà Kiệu ngỏ lời cám ơn ĐGM, Quý Cha, Chính quyền, hội dòng Phao lô, bà con Trà Kiệu xa quê và mọi người cùng chung tay góp sức cho sự thành công kỳ Đại Hội. Sau đó ĐGM cám ơn Quý Cha, Quý Thầy, anh chị em Trà Kiệu đã hy sinh nhiều, nhưng Ngài cũng động viên: bù lại, anh chị em luôn có Mẹ suốt cả cuộc đời..
Trong dịp này, Ngài cũng thông báo cho mọi người biết:nhà nguyện Thạnh Quang và khu hồ sen (bên cánh trái sân nhà thờ núi), Chính Quyền tỉnh Quảng Nam đã trao quyền sử dụng lại cho Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu. đây là một tiến trình thật dài trên 10 năm, công khó từ thời Cha An phong Nguyễn Hữu Long còn làm Cha Sở Trà Kiệu năm 2000. Ngài mời gọi ạnh chị em Giáo hữu hãy vì danh dự của Mẹ, của quê hương, mà hy sinh quyền lợi cá nhân để xây dựng Trung Tâm Hành Hương thành nơi cầu nguyện, nơi tìm về nguồi vui nguồn an ủi của Mẹ.
Ngài cũng cám ơn cộng đoàn trong toàn Giáo phận đã làm Tuần Tam Nhật cầu nguyện cho ĐGM Phao lô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh 10 năm Giám Mục, 50 năm Linh Mục, thượng thọ bát tuần., và Ngài xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho ĐGM Phao lô.
Một điều thú vị, ĐGM đã giới thiệu và có lời khen ca đoàn Pham Ngọc Chi (ca đoàn Giáo phận), giải tỏa được thắc mắc của nhiều người hiện diên trong Thánh Lễ: “ca đoàn nào hát hay thật !!" một tràng pháo tay để tán thưởng và động viện ca đoàn phục vụ ngày càng tốt hơn, hát hay hơn.
Trước lúc chia tay, ĐGM đã ban Phép Lành với ơn toàn xá trong Năm Thánh, mọi người hân hoan ra về, có nhiều người còn nán lại chụp vài kiểu hình lưu niệm ….
Hình ảnh Đại Hội Thánh Mẫu Trà Kiệu
Ngày Chúa Nhật 30/5/2010:
- Lúc 17 giờ, Cha Tổng Đại Diện Chủ Lễ khai mạc tại sân đài Mẹ
Năm nay cũng là dịp kỷ niệm 125 năm Đức Mẹ hiện ra (1885 – 2010) bao bọc che chở đoàn con cái Mẹ thoát khỏi bàn tay quan quân Văn Thân, với chiêu bài “ Bình Tây Sát Tả”, quyết tâm tiêu diệt đạo và xóa sổ Trà Kiệu như nhiều xứ đạo khác vào thời này.
Suốt 125 năm qua, Đức Mẹ đã ban muôn ơn cho bất cứ ai đến kêu cầu Danh Mẹ, Mẹ phù hộ các Giáo hữu”
Xuân hạ thu đông, vòng năm tháng
Tin Cậy Mến Yêu,vững một lòng.
Người Tín hữu nói chung, Giáo dân Trà Kiệu nói riêng đã qua bao mùa xuân hạ thu đông của cuộc đời, bao buồn vui lo âu trong tâm hồn, gánh nặng vất vả trên đôi vai, đôi tay mỗi người. Giáo xứ, Giáo phận cũng bao thăng trầm, nhưng luôn đặt niềm Tin Cậy Mến vào tình thương từ ái của Đức Mẹ, Mẹ đã chọn điều tốt cho mỗi người và Trà Kiệu, được tốt đẹp như ngày hôm nay.
- 20 giờ, Cha Quản xứ Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu Phao lô Đoàn Quang Dân khai mạc đêm diễn nguyện “ Cầu NguyệnVới Mẹ “ tại sân nhà thờ giáo xứ, chương trình Diễn Nguyện với sự đóng góp của Giớ Trẻ Giáo phận, giáo xứ Chính Tòa, Gx Trà Kiệu, Gx Hòa Lâm, Gx Phú Thượng, như dọn tâm hồn người Tín hữu, để xứng đáng hơn cho các Lễ nghi của ngày Đại Hội.
Ngày 31/5/2010
Tại đồi Bửu Châu: từ 7 giờ 30 đến 12 giờ 30, có 5 giờ chầu Mình Thánh Chúa do các Giáo xứ Ái Nghĩa (Hạt Trà Kiệu), An Ngãi (hạt Hội An),Thanh Đức (hạt Đà Nẵng), Hà Lam (hạt Tam Kỳ), Gia Phước (hạt Hội An) đại diện cộng đoàn Dân Chúa chầu Mình Thánh Chúa thật sốt sắng trọng thể.
Từ rất sớm Tại nhà nguyện Thạnh Quang, trong sân nhà thờ núi, nhà thờ Giáo xứ, rất nhiều Tín Hữu đến với Tòa Hòa Giải để được ơn tha thứ, và qua Mẹ là máng thông ơn Thiên Chúa, Ân Sủng Chúa tuôn tràn với Hối Nhân và mỗi người đến Hành Hương Đất Mẹ trong Năm Thánh.
- 14 giờ 15: Cha Quản Xứ Trà Kiệu giới thiệu ý nghĩa ngày Đại Hội, sau lời tuyên bố khai mạc cuộc cung nghinh kiệu Mẹ, màn trình diễn pháo hoa trên hai cầu thang đường đẫn lên nhà thờ Giáo xứ thật ấn tương ngoạn mục, đội kèn đồng trổi vang bài ca Tung Hô Nữ Vương, Magnificat. Tiếp đó những điệu vũ dâng hoa, muôn màu sắc tuyệt vời, như những lời kinh Vui Mừng Thương của cuộc đời, bao buồn vui lo âu, đam mê, hy vong…. Mỗi người cùng dâng lên Đức Mẹ, làm tăng thêm dạt dào lòng mến yêu, kính tôn, phó thác mỗi người trong tay Đức Mẹ.
- 14 giờ 45: đoàn kiệu cung nghinh Đức Mẹ từ nhà thờ Giáo xứ đến nhà thờ núi, mỗi Giáo xứ có 10 vị đại diện (5 nam + 5 nữ) mặc Quốc phục, cầm bảng tên Giáo xứ và 1 lẵng hoa, trong đoàn kiệu còn có Quý Nam Nữ Tu Sĩ, Quý Cha, Quý Thầy, ĐGM Giuse GM Giáo phận, đoàn dâng hoa và xe hoa xinh tươi muôn hoa nổi rõ 125 năm Mẹ hiện ra trên đỉnh nhà thờ Trà Kiệu.
Khi đoàn kiệu vào hết trong sân nhà thờ núi, toàn bộ sân rộng đẹp đã trở nên chật cứng người tham dự.Toàn thể cộng đoàn hiện diên cùng tung hô Mẹ, cả rừng cánh tay, mũ nón, quạt, cùng vẫy mừng kiệu Mẹ đã đến..
Điệu vũ dâng hoa trước Thánh Lễ với trường ca Ave Maria của schubert, giai điệu Thánh và những bước nhảy uyển chuyển, vũ điệu thanh thoát của đội vũ dẫn đưa tâm hồn mỗi người ra khỏi cái tôi hiện tại, để cùng chúc khen tôn vinh Mẹ, và nhất là chuẩn bị tâm hồn cho Thánh Lễ.
Trong bài chia sẻ, ĐGM nhắc lại các Sứ Điệp Fatima, La Vang, Trà Kiệu. Ngài nhấn mạnh với mọi người: “ bách hại Công Giáo là tội ác, là bất công “ Sú Điệp Trà Kiệu dù không ghi lại lời Đức Mẹ, nhưng bằng hình ảnh: Mẹ mặc áo trắng tinh đứng trên đỉnh Giáo đường, cùng muôn Thiên Thần chở che trăm ngàn đạn pháo muốn ám hại Giáo hữu.
Sứ điệp mang những ý nghĩa: Tình Yêu vô điều kiện của Thiên Chúa
Sự hòa giải: Mẹ không trang bị vũ khí cho Giáo hữu, nhưng trang bị tình thương, kêu gọi hạ vũ khí. Kêu gọi cỗ võ lòng yêu mến Giáo hội, mọi người cùng đoàn kết yêu thương không phân biệt Lương Giáo, mang tinh thần truyền Giáo, Mẹ phù hộ Giáo hữu nhưng cũng không làm hại anh em binh lính, bảo vệ anh em binh lính không vấy máu Giáo hội.
Và còn một ý nghĩa gia đình, người mẹ trong gia đình hãy học gương Đức Mẹ,. Yêu thương nâng đỡ gia đình. Ngài cũng mời gọi mỗi gia đình hãy đem Mẹ về với gia đình của mình, để đời con luôn có Mẹ và Mẹ luôn ở bên con, trong con. Nhờ đó xây dưng gia đình yêu thương hạnh phúc ấm no….
- Cuối Thánh Lễ, Vị đại diện Giáo xứ Trà Kiệu ngỏ lời cám ơn ĐGM, Quý Cha, Chính quyền, hội dòng Phao lô, bà con Trà Kiệu xa quê và mọi người cùng chung tay góp sức cho sự thành công kỳ Đại Hội. Sau đó ĐGM cám ơn Quý Cha, Quý Thầy, anh chị em Trà Kiệu đã hy sinh nhiều, nhưng Ngài cũng động viên: bù lại, anh chị em luôn có Mẹ suốt cả cuộc đời..
Trong dịp này, Ngài cũng thông báo cho mọi người biết:nhà nguyện Thạnh Quang và khu hồ sen (bên cánh trái sân nhà thờ núi), Chính Quyền tỉnh Quảng Nam đã trao quyền sử dụng lại cho Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu. đây là một tiến trình thật dài trên 10 năm, công khó từ thời Cha An phong Nguyễn Hữu Long còn làm Cha Sở Trà Kiệu năm 2000. Ngài mời gọi ạnh chị em Giáo hữu hãy vì danh dự của Mẹ, của quê hương, mà hy sinh quyền lợi cá nhân để xây dựng Trung Tâm Hành Hương thành nơi cầu nguyện, nơi tìm về nguồi vui nguồn an ủi của Mẹ.
Ngài cũng cám ơn cộng đoàn trong toàn Giáo phận đã làm Tuần Tam Nhật cầu nguyện cho ĐGM Phao lô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh 10 năm Giám Mục, 50 năm Linh Mục, thượng thọ bát tuần., và Ngài xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho ĐGM Phao lô.
Một điều thú vị, ĐGM đã giới thiệu và có lời khen ca đoàn Pham Ngọc Chi (ca đoàn Giáo phận), giải tỏa được thắc mắc của nhiều người hiện diên trong Thánh Lễ: “ca đoàn nào hát hay thật !!" một tràng pháo tay để tán thưởng và động viện ca đoàn phục vụ ngày càng tốt hơn, hát hay hơn.
Trước lúc chia tay, ĐGM đã ban Phép Lành với ơn toàn xá trong Năm Thánh, mọi người hân hoan ra về, có nhiều người còn nán lại chụp vài kiểu hình lưu niệm ….
Đại Hội Thanh Sinh Công 2010
L.M. Hoàng Xuân Viện, SDB.
20:57 31/05/2010
Được sự hộ trợ mạnh mẽ của Giáo Xứ và cha xứ Phạm Văn Tuệ, Đại Hội TSC năm nay được tổ chức từ chiều ngày thứ Sáu 28 tới 31 tháng Năm, ngay tại khuân viên của Giáo Xứ Thánh Lê Thị Thành, Marrero, Louisiana, cách thành phố “Trăng Lưỡi Liềm” New Orleans chừng 15 phút lái xe. Được biết thành phố New Orleans rất nổi tiếng với ngày lễ Mardi Gras, có đội Football Saints mới thắng Super Bowl tháng Hai vừa qua tại Miami và một vài đường phố náo nhiệt. Chính vì thế mới thứ Tư ngày 26, một số các đoàn viên từ một vài tiểu bang xa xôi đã hăng hái bay đến để “thư dãn” trước khi đặt hết tâm hồn vào ba ngày Đại Hội.
Như đã được dự trù, Đại Hội được long trọng khai mạc với Thánh Lễ đồng tế vào sáng thứ Bảy do cha xứ Phạm Văn Tuệ chủ tế cùng với quý cha tuyên úy của phong trào, như cha Hoàng Xuân Viện SDB, Hoàng Tất Thắng CSsR, Phó Quốc Luân OP, Tạ Thanh Bình CSsR, cùng với sự hiện diện của một số tu sỹ nam nữ, ban cố vấn, các huynh trưởng và các đoàn viên của Phong Trào ngay tại địa phương, hoặc đến từ các tiểu bang Alabama, Boston, Texas, Oklahoma, Virginia và các vùng phụ cận New Orleans.
Đề tài học hỏi cho Đại Hội năm nay tập trung vào “Faith – Hope – Love” do các cha tuyên úy thuyết trình và điều khiển buổi thảo luận. Riêng về đề tài Love, các thuyết trình viên sẽ dùng tài liệu “The Theology of the Body” của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II làm tiêu chuẩn để mổ xẻ và bàn thảo. Do đó các đoàn viên được chia ra thành hai nhóm theo tuổi: Nhóm Teens và Nhóm Young Adults. Ngoài các giờ thảo luận, các đoàn viên còn hăng hái tham gia vào các trò chơi lớn nhỏ để tạo bầu không khí vui tươi, thân mật và kết đoàn.
Một nét son trong Đại Hội kỳ này là có sự hiện diện của một số nam nữ tu sĩ thuộc vài dòng tu khác nhau đã đến để chia sẻ về ơn kêu gọi của mình và đồng thời cổ võ giới trẻ TSC hãy dấn thân trở thành những “thợ gặt” trong cánh đồng truyền giáo. Trong dịp này các TSC đã nêu lên những câu hỏi, những ưu tư cuộc đời để tìm ra câu trả lời nơi những vị đang dấn thân đời mình cho Thiên Chúa.
Điểm đặc sắc khác của Đại Hội năm nay là vấn đề ẩm thực. Trong những Đại Hội trước đây, phần nấu nướng được trao cho một số đoàn viên hoặc huynh trưởng có tài bếp nước theo kiểu “cây nhà lá vườn”, sống, nhão, cháy, khê cũng “khen ngon”. Hỏa đầu quân của Đại Hội năm nay được trao phó cho một số quý hội viên của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Hội Liên Minh Thánh Tâm thuộc Giáo Xứ Thánh Lê Thị Thành. Các bà mẹ, các ông bố đã nhúng tay vô thì chắc chắn không chỗ chê.
Ba ngày Đại Hội được kết thúc với một đêm Talent Shows vui nhộn do các đoàn viên tự biên tự diễn để rồi phải luyến tiếc chia tay vào trưa 31, mỗi người mỗi ngả, tay nắm tay với những giọt lệ nơi khóe mắt và mong mỏi hẹn gặp lại Đại Hội 2011.
Văn Hóa
Hồn thiêng dân tộc
Ngô xuân Tịnh
16:39 31/05/2010
Mênh mông sâu thẳm trời quên
Vô danh hai chữ gọi tên bao người
Anh hùng bản chất tuyệt vời
Làm nên vóc dáng giống nòi Việt Nam
Hy sinh xương máu âm thầm
Mồi hôi xây dựng không nằm sử xanh
Thịt xương trộn đất để thành
Non sông gấm vóc lừng danh địa cầu
Máu đào mạch đất thấm sâu
Cho muôn thế hệ sắc mầu linh thiêng
Biển đông dáng mẹ nằm nghiêng
Muôn đời tiếng sóng rất thiêng dạt dào
Thấm từng hơi thở ca dao
Ngày đêm kể lễ công lao bao người
Dựng xây bảo vệ nước tôi
Hồn thiêng dân tộc ngàn đời không phai
Trang Tích nuớc Việt một thời(1)
Đêm mưa tầm tã khóc lời nỉ non
Khúc ca ngôn ngữ quốc hồn
Hồn trào lai láng nhớ thương quê nhà
Chim Việt đậu ở cành xa
Hướng về quê mẹ thiết tha tháng ngày
(1)Trang Tích nước Việt thời chiến quốc di tản
sang nước Sở. Đêm trong quán trọ bên đường nằm
nghe mưa rơi, hát bằng lời Việt để thương nhớ quên nhà
Vô danh hai chữ gọi tên bao người
Anh hùng bản chất tuyệt vời
Làm nên vóc dáng giống nòi Việt Nam
Hy sinh xương máu âm thầm
Mồi hôi xây dựng không nằm sử xanh
Thịt xương trộn đất để thành
Non sông gấm vóc lừng danh địa cầu
Máu đào mạch đất thấm sâu
Cho muôn thế hệ sắc mầu linh thiêng
Biển đông dáng mẹ nằm nghiêng
Muôn đời tiếng sóng rất thiêng dạt dào
Thấm từng hơi thở ca dao
Ngày đêm kể lễ công lao bao người
Dựng xây bảo vệ nước tôi
Hồn thiêng dân tộc ngàn đời không phai
Trang Tích nuớc Việt một thời(1)
Đêm mưa tầm tã khóc lời nỉ non
Khúc ca ngôn ngữ quốc hồn
Hồn trào lai láng nhớ thương quê nhà
Chim Việt đậu ở cành xa
Hướng về quê mẹ thiết tha tháng ngày
(1)Trang Tích nước Việt thời chiến quốc di tản
sang nước Sở. Đêm trong quán trọ bên đường nằm
nghe mưa rơi, hát bằng lời Việt để thương nhớ quên nhà
Thời gian
Trầm Thiên Thu
20:40 31/05/2010
Giá mà quay ngược thời gian
Chắc hẳn lỗi lầm ai cũng tránh xa
Nhưng thời gian cứ trôi đi
Ăn năn, hối tiếc, lệ nhòa, lòng đau
Đã qua, lấy lại được đâu!
Ước mơ xưa hóa bọt bèo ước mơ
Giá mà đừng có “giá mà”
Để không nuối tiếc ngày xưa đời mình
Cầu xin Thiên Chúa chí linh
Thứ tha, thánh hóa, chúc lành đời con
Chắc hẳn lỗi lầm ai cũng tránh xa
Nhưng thời gian cứ trôi đi
Ăn năn, hối tiếc, lệ nhòa, lòng đau
Đã qua, lấy lại được đâu!
Ước mơ xưa hóa bọt bèo ước mơ
Giá mà đừng có “giá mà”
Để không nuối tiếc ngày xưa đời mình
Cầu xin Thiên Chúa chí linh
Thứ tha, thánh hóa, chúc lành đời con
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Tấc Đất Tấc Vàng
Nguyễn Đăng Khoa
22:41 31/05/2010
TẤC ĐẤT TẤC VÀNG
Ảnh của Nguyễn Đăng Khoa (Giáo phận Vinh, Việt Nam)
Tấc đất tấc vàng,
Một góc giang san,
Một dòng máu đỏ.
Quyết tâm không bỏ
Một mảnh đất hoang,
Trồng bắp, trồng lang,
Tăng nguồn lương thực
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền