Phụng Vụ - Mục Vụ
Đấng Phù Trợ
Tuyết Mai
08:23 30/05/2011
Đấng Phù Trợ
(Chúa Nhật VI Phục Sinh (2))
Ai trong chúng ta cũng đều hiểu Đấng Phù Trợ mà Chúa Giêsu sẽ xin Cha Ngài xuống, ở trong chúng ta, và Ngài sẽ luôn hướng dẫn chúng ta điều hay lẽ phải; vì Chúa Giêsu sẽ về Trời cùng Cha của Ngài. Ngài Giêsu thương yêu chúng ta đến độ Ngài sợ chúng ta cô đơn và buồn tủi vì Ngài không còn gần gũi với chúng ta nữa. Đấng Phù Trợ sẽ thay thế Chúa Giêsu mà dậy dỗ con người nhân loại, để chúng ta biết luôn sống trong giới luật yêu thương của Chúa.
Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy. Và Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi. Ngài là Thần Chân Lý mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài; còn các con, các con biết Ngài, vì Ngài sẽ ở nơi các con và ở trong các con. Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con. Một ít nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần các con, các con thấy Thầy vì Thầy sống và các con cũng sẽ sống. Trong ngày đó, các con sẽ hiểu biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy. Và ai mến Thầy sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy sẽ yêu nó, và sẽ tỏ mình ra cho nó". (Ga 14, 15-21).
Nếu chúng ta những ai không hiểu rõ Đấng Phù Trợ thì tôi sẽ cắt nghĩa như thế này, cũng giống như chúng ta bậc làm cha mẹ được Thiên Chúa trao ban cho chúng ta những người con. Thiên Chúa là Người tác tạo nên chúng ta theo hình ảnh của Người, thì điều này hẳn nhiên ai cũng biết, song Người không nuôi dưỡng và dậy dỗ cho con cái của chúng ta được; vì Người không sống dưới trần không có xác thể như chúng ta. Cho nên chúng ta bổn phận làm cha mẹ là phải thương yêu và dậy dỗ con cái của mình theo chiều hướng tốt, và tất cả các điều luật yêu thương của Thiên Chúa. Có nghĩa là cha mẹ tốt chúng ta phải biết dậy con cái của mình làm những điều lành và điều tốt; thì Đấng Phù Trợ mà Thiên Chúa Người trao ban cho chúng ta cũng y như vậy, chỉ trừ Ngài cũng là Đấng thần thiêng. Sự dậy bảo của Ngài chúng ta sẽ nhận diện rất rõ ràng là tất cả những điều tốt lành trong suốt cuộc đời của chúng ta làm, là do Ngài đang hiện hữu trong tâm hồn của chúng ta. Còn những điều xấu xa, phạm điều răn Thiên Chúa, hẳn không phải do sự dậy dỗ của Ngài rồi đó đa; mà đó là do ma quỷ chúng xúi biểu và do sự tự do mà chúng ta đã quyết định làm.
Thật phải con người của chúng ta không thể nào nên tốt được nếu không có Đấng Phù Trợ, luôn nhắc nhở và khuyên bảo. Sự tự do phóng khoáng của chúng ta luôn đem lại cho chúng ta những phiền phức, và cho cả Thiên Chúa nữa!. Không phiền phức sao được nếu Thiên Chúa cứ để mặc chúng ta sống sao thì sống, thì ắt hẳn không còn một linh hồn nào có thể lên trình diện Thiên Chúa, nói chi đến chuyện cùng với Chúa sống hạnh phúc trên Thiên Đàng. Mặc dù Thiên Chúa Cha ban cho mỗi người chúng ta một Đấng Phù Trợ, nhưng thiết tưởng Ngài cũng bó tay khi chúng ta từ chối nghe những lời khuyên răn của Ngài. Vì Ngài tuân theo lệnh của Thiên Chúa là không bắt chúng ta phải làm theo, vì Tự Do của quyền làm người. Do đó Đấng Phù Trợ cũng rất mệt nhọc với con người của chúng ta.
Nhưng không lúc nào mà Đấng Phù Trợ bỏ chúng ta cả! Ngài luôn hiện diện trong một vị trí hết sức cảm thấy mình vô dụng, vì con người luôn sống trong tội lỗi. Ngài không cảm thấy vô dụng sao được khi con người luôn từ chối sự dậy dỗ và hướng dẫn của Ngài. Chọn điều lành thì không chọn nhưng luôn chọn điều xấu để làm. Điều Răn Thiên Chúa thì con người chúng ta phạm đủ. Ma quỷ đã biến con người và tâm hồn chúng ta ra chai đá. Hình như chỉ khi nào tấm thân tàn ma dại của chúng ta, đang hướng dần đến 6 thước đất sâu, mới làm cho chúng ta bừng tỉnh. Nhất là lúc mà chẳng còn ai dòm ngó gì đến mình. Có chết cũng mặc xác. Cô đơn thay khi giờ chết đến mà chẳng có ai ngó ngàng gì đến mình!. Có phải lúc bấy giờ tiếng nói của Đấng Phù Trợ mới dần dần lên tiếng thật nhỏ thật thẳm sâu trong tâm hồn của chúng ta. Ngài nhắc chúng ta phải ăn năn sám hối, để còn kịp nhận Lòng Thương Xót của Thiên Chúa của chúng ta trước hơi thở cuối cùng.
Vâng, Đấng Phù Trợ mà Thiên Chúa Cha sẽ ban cho chúng ta, thật là món quà quý báu vô cùng, mà chúng ta rất thiển cận không hiểu được giá trị và lợi dụng để dùng món quà quý báu ấy cho thật đúng, cho thật xứng đáng cho linh hồn đời đời của chúng ta. Có Ngài trong đời, giúp chúng ta luôn có sự bình an, và giúp chúng ta tránh khỏi mọi tội lỗi, nếu chúng ta là người con ngoan luôn sống cố gắng để làm Cha trên Trời được vui lòng. Cả đời chúng ta không sống trong hổ thẹn, không sợ hãi, một luôn cậy trông vào Thiên Chúa, vì hiểu rằng cuộc đời tạm bợ cõi trần gian này chỉ là phù vân, không thật. Trần gian nếu không tu và không có Đấng Phù Trợ, thì cuộc đời của chúng ta chỉ nhận lãnh những cô đơn, lạnh lùng, thù hận, chém giết lẫn nhau, và cuối cùng là dẫn nhau đến Hỏa Ngục trầm luân muôn đời.
Xin tất cả chúng ta hãy nhận diện ra Đấng Phù Trợ, luôn sống trong chúng ta, đừng để Ngài không có việc để làm. Đừng để Ngài trở nên cô đơn vì chúng ta hắt hủi Ngài. Nếu mỗi người chúng ta hiểu được Ngài, chúng ta sẽ trân quý Ngài biết là dường nào; vì chính Ngài là Trạng Sư, là Thầy, và là người huấn luyện viên giúp chúng ta cách và con đường Về Trời duy nhất mà chỉ có Ngài là biết mà thôi!. Amen.
Tuyết Mai
(Chúa Nhật VI Phục Sinh (2))
Ai trong chúng ta cũng đều hiểu Đấng Phù Trợ mà Chúa Giêsu sẽ xin Cha Ngài xuống, ở trong chúng ta, và Ngài sẽ luôn hướng dẫn chúng ta điều hay lẽ phải; vì Chúa Giêsu sẽ về Trời cùng Cha của Ngài. Ngài Giêsu thương yêu chúng ta đến độ Ngài sợ chúng ta cô đơn và buồn tủi vì Ngài không còn gần gũi với chúng ta nữa. Đấng Phù Trợ sẽ thay thế Chúa Giêsu mà dậy dỗ con người nhân loại, để chúng ta biết luôn sống trong giới luật yêu thương của Chúa.
Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy. Và Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi. Ngài là Thần Chân Lý mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài; còn các con, các con biết Ngài, vì Ngài sẽ ở nơi các con và ở trong các con. Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con. Một ít nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần các con, các con thấy Thầy vì Thầy sống và các con cũng sẽ sống. Trong ngày đó, các con sẽ hiểu biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy. Và ai mến Thầy sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy sẽ yêu nó, và sẽ tỏ mình ra cho nó". (Ga 14, 15-21).
Nếu chúng ta những ai không hiểu rõ Đấng Phù Trợ thì tôi sẽ cắt nghĩa như thế này, cũng giống như chúng ta bậc làm cha mẹ được Thiên Chúa trao ban cho chúng ta những người con. Thiên Chúa là Người tác tạo nên chúng ta theo hình ảnh của Người, thì điều này hẳn nhiên ai cũng biết, song Người không nuôi dưỡng và dậy dỗ cho con cái của chúng ta được; vì Người không sống dưới trần không có xác thể như chúng ta. Cho nên chúng ta bổn phận làm cha mẹ là phải thương yêu và dậy dỗ con cái của mình theo chiều hướng tốt, và tất cả các điều luật yêu thương của Thiên Chúa. Có nghĩa là cha mẹ tốt chúng ta phải biết dậy con cái của mình làm những điều lành và điều tốt; thì Đấng Phù Trợ mà Thiên Chúa Người trao ban cho chúng ta cũng y như vậy, chỉ trừ Ngài cũng là Đấng thần thiêng. Sự dậy bảo của Ngài chúng ta sẽ nhận diện rất rõ ràng là tất cả những điều tốt lành trong suốt cuộc đời của chúng ta làm, là do Ngài đang hiện hữu trong tâm hồn của chúng ta. Còn những điều xấu xa, phạm điều răn Thiên Chúa, hẳn không phải do sự dậy dỗ của Ngài rồi đó đa; mà đó là do ma quỷ chúng xúi biểu và do sự tự do mà chúng ta đã quyết định làm.
Thật phải con người của chúng ta không thể nào nên tốt được nếu không có Đấng Phù Trợ, luôn nhắc nhở và khuyên bảo. Sự tự do phóng khoáng của chúng ta luôn đem lại cho chúng ta những phiền phức, và cho cả Thiên Chúa nữa!. Không phiền phức sao được nếu Thiên Chúa cứ để mặc chúng ta sống sao thì sống, thì ắt hẳn không còn một linh hồn nào có thể lên trình diện Thiên Chúa, nói chi đến chuyện cùng với Chúa sống hạnh phúc trên Thiên Đàng. Mặc dù Thiên Chúa Cha ban cho mỗi người chúng ta một Đấng Phù Trợ, nhưng thiết tưởng Ngài cũng bó tay khi chúng ta từ chối nghe những lời khuyên răn của Ngài. Vì Ngài tuân theo lệnh của Thiên Chúa là không bắt chúng ta phải làm theo, vì Tự Do của quyền làm người. Do đó Đấng Phù Trợ cũng rất mệt nhọc với con người của chúng ta.
Nhưng không lúc nào mà Đấng Phù Trợ bỏ chúng ta cả! Ngài luôn hiện diện trong một vị trí hết sức cảm thấy mình vô dụng, vì con người luôn sống trong tội lỗi. Ngài không cảm thấy vô dụng sao được khi con người luôn từ chối sự dậy dỗ và hướng dẫn của Ngài. Chọn điều lành thì không chọn nhưng luôn chọn điều xấu để làm. Điều Răn Thiên Chúa thì con người chúng ta phạm đủ. Ma quỷ đã biến con người và tâm hồn chúng ta ra chai đá. Hình như chỉ khi nào tấm thân tàn ma dại của chúng ta, đang hướng dần đến 6 thước đất sâu, mới làm cho chúng ta bừng tỉnh. Nhất là lúc mà chẳng còn ai dòm ngó gì đến mình. Có chết cũng mặc xác. Cô đơn thay khi giờ chết đến mà chẳng có ai ngó ngàng gì đến mình!. Có phải lúc bấy giờ tiếng nói của Đấng Phù Trợ mới dần dần lên tiếng thật nhỏ thật thẳm sâu trong tâm hồn của chúng ta. Ngài nhắc chúng ta phải ăn năn sám hối, để còn kịp nhận Lòng Thương Xót của Thiên Chúa của chúng ta trước hơi thở cuối cùng.
Vâng, Đấng Phù Trợ mà Thiên Chúa Cha sẽ ban cho chúng ta, thật là món quà quý báu vô cùng, mà chúng ta rất thiển cận không hiểu được giá trị và lợi dụng để dùng món quà quý báu ấy cho thật đúng, cho thật xứng đáng cho linh hồn đời đời của chúng ta. Có Ngài trong đời, giúp chúng ta luôn có sự bình an, và giúp chúng ta tránh khỏi mọi tội lỗi, nếu chúng ta là người con ngoan luôn sống cố gắng để làm Cha trên Trời được vui lòng. Cả đời chúng ta không sống trong hổ thẹn, không sợ hãi, một luôn cậy trông vào Thiên Chúa, vì hiểu rằng cuộc đời tạm bợ cõi trần gian này chỉ là phù vân, không thật. Trần gian nếu không tu và không có Đấng Phù Trợ, thì cuộc đời của chúng ta chỉ nhận lãnh những cô đơn, lạnh lùng, thù hận, chém giết lẫn nhau, và cuối cùng là dẫn nhau đến Hỏa Ngục trầm luân muôn đời.
Xin tất cả chúng ta hãy nhận diện ra Đấng Phù Trợ, luôn sống trong chúng ta, đừng để Ngài không có việc để làm. Đừng để Ngài trở nên cô đơn vì chúng ta hắt hủi Ngài. Nếu mỗi người chúng ta hiểu được Ngài, chúng ta sẽ trân quý Ngài biết là dường nào; vì chính Ngài là Trạng Sư, là Thầy, và là người huấn luyện viên giúp chúng ta cách và con đường Về Trời duy nhất mà chỉ có Ngài là biết mà thôi!. Amen.
Tuyết Mai
Đức Mẹ đi thăm viếng Bà Êlisabeth
GM. Phaolô Nguyễn Thanh Hoan
09:38 30/05/2011
Đức Mẹ đi thăm viếng Bà Êlisabeth
Anh chị em thân mến,
Chúng ta đang đứng trước một cuộc thăm viếng vừa là chuyện của cuộc đời thường, mà cũng là một mầu nhiệm, Chúa Giêsu vừa đầu thai trong lòng mẹ đã đi thăm vị Tiền Hô tương lai của mình. Cả hai còn trong lòng mẹ mà đã biết nhau. Đức Giêsu đem Thánh Linh đến, Gioan Tẩy Giả trong lòng đã nhảy mừng chào đón Người.
Nhưng hôm nay nhân ngày lễ hành hương kính Mẹ, tôi muốn anh chị em ngắm nhìn dung mạo và tâm hồn Mẹ, người tín hữu đệ nhất của Tân Ước trước mầu nhiệm đi viếng này, và đây là bài học quý giá cho cuộc đời tín hữu của chúng ta. Bài Tin Mừng hôm nay làm nổi bật những thái độ tâm hồn của Đức Mẹ như sau:
Mẹ là người có một Đức tin sâu thẳm.
Mẹ là người có tâm hồn nghèo khó tuyệt vời.
Mẹ là người có con tim tràn đầy tình chia sẻ.
1. Đức tin sâu thẳm của Đức Mẹ.
Trong lời chào mừng được Thánh Linh soi sáng của bà Êlisabeth, ta thấy một lời tán dương thật bất ngờ: “Phúc cho em là người đã tin rằng, Chúa đã thực hiện những gì người đã nói với em” (Lc 1,45).
Chúa đã nói gì với Đức Mẹ? Đó là lời sứ thần chuyển đến cho Mẹ trong giờ truyền tin: “Thánh Thần Chúa ngự xuống trên bà, và quyển năng Đấng Tối Cao sẽ toả bóng trên bà, vì thế Đấng Thánh mà bà sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. Đây là cuộc thụ thai nhiệm mầu, người trần không ai hiểu được. Tiếng xin vâng của Đức Mẹ lúc đó là cả một niềm tin sâu thẳm vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa. Mẹ ôm ấp thánh ý Chúa vào lòng và nguyện cầu cho thánh ý đó trọn vẹn nơi mình. Tiếng “Xin Vâng” của Mẹ là một quyết định vào đời trong Đức Tin, là tiếng nói “có”, không do dự với Thiên Chúa trước một tương lai đang mờ mịt. Con thuyền đời của Mẹ ra khơi mà không nghĩ gì đến sóng gió ba đào, có thể chờ đợi mình. Tiếng Xin Vâng của Mẹ là cả một niềm tin yêu, phó thác cả tương lai mình cho Thiên Chúa. Là sẵn sàng cho gươm đâm thâu trái tim, là chứng kiến và hiệp thông với sự hy sinh của người con yêu trên thập giá.
Tại nhà bà Êlisabeth, Mẹ nhận được một lời tán dương: “Em có phúc”, không phải vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, mà là Mẹ đã tin, đã sẵn sàng để cho Thiên Chúa dẫn dắt mình qua những nẻo đường mới lạ.
Cuộc sống của người tín hữu đúng nghĩa là sống trong thánh ý Thiên Chúa, là bước đi trong Ánh sáng của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, mà nhiều lúc ta thấy không giống với lý luận của người đời, nhiều lúc phải dám nói như thánh Phaolô: “Sự khôn ngoan của người đời là sự dại dột trước mặt Thiên Chúa”. Cuộc đời đầy gian nan, đầy thập giá, người đời coi đó là vô phúc, là thiếu khôn ngoan, thì người tín hữu phải đánh giá đó là của lễ Tình yêu theo Tin Mừng, Chúa mời gọi ta dâng hiến.
Để đạt tới hạnh phúc như vậy, ta cần phải học cho được tâm hồn nghèo khó của Đức Mẹ.
2. Tâm hồn nghèo khó của Mẹ.
Tâm hồn nghèo khó là bài học đầu tiên Chúa dạy các môn đệ Ngài: “Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”.
Tại nhà bà Êlisabeth, Mẹ đã thể hiện tâm hồn nghèo khó đó như thế nào. Tinh thần hay tâm hồn nghèo khó thì khác với sự thiếu thốn về vật chất mà ta thường coi là bất hạnh. Cùng với tâm hồn nghèo khó là tâm hồn khiêm tốn, nhận ra mình là tạo vật do Chúa dựng nên từ chút vật liệu tầm thường là bùn đất, tro bụi. Nếu chúng ta có trở nên người may mắn, thông minh, tài giỏi, giàu sang hay quyền thế, tất cả đều do Chúa ban cho. Đừng tự mãn như là tự mình tạo nên được. Philatô nói với Chúa: “Ông không biết rằng tôi có quyền tha và cũng có quyền đóng đinh ông vào thập giá sao?”, Chúa đáp lại: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài”.
A đam - Evà đã lầm, khi thấy mình được tự do nói “không” hay nói “có” với Thiên Chúa, bèn quên đi hồng ân đầy tình thương đó, không chịu nghe lời chỉ bảo của Ngài, để theo Satan ăn trái cấm mong được quyền hành như Ngài. Cứ ăn bừa trái cấm, ăn rồi mới thấy mình trần truồng, nghĩ là không còn chi nữa. Mất Chúa là tai hoạ lớn nhất,khủng khiếp nhất cho con người.
Trong bài ca tạ ơn tại nhà bà Êlisabet, Mẹ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, khi bà Êlisabet ngợi khen Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, lập tức Mẹ lại xưng mình là nữ tỳ hèn mọn của Chúa. Mẹ đang nhìn thấy Chúa dẹp tan người lòng trí kiêu căng, hạ bệ người quyền thế, bắt người giàu có trở thành tay không. Đó là những kẻ cứ tưởng mình là chúa của mình.
Bài học khiêm nhường của tâm hồn nghèo khó là bài học cứu độ cho con người, và khi Chúa Kitô muốn dâng một của lễ xoá tội trần gian, Ngài đã hạ mình vâng lời Chúa Cha, vâng lời cho đến chết trên thập tự.
Muốn làm con Chúa, muốn có hạnh phúc Nước Trời, ta cần suy gẫm và cầu xin Đức Mẹ dạy bảo cho chúng ta biết bài học của Chúa Kitô: Sống hiên lành và khiêm nhường trong lòng. “Hãy học cùng Ta,vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” đó là hạnh phúc thật.
3. Con tim tràn đầy chia sẻ của Đức Mẹ.
Đọc bài Tin Mừng hôm nay chúng ta không bỏ qua được tâm hồn nghèo khó đi đôi với con tim tràn đầy tình chia sẻ của Đức Mẹ. Làm người ai mà không cần đến tình thương. Tham lam, ích kỷ đang làm hao mòn tình thương trên mặt đất nầy.
Từ Nazaret đến Ain Karim, Mẹ đã lên đường mang theo Chúa Giêsu cùng đi với Mẹ. Trước hết thì Mẹ với tư cách là bà con, Mẹ muốn chia vui khi nghe Tin Mừng thiên thần báo thụ thai cách lạ lùng, trước đó 6 tháng. Mẹ cũng hiểu ý Chúa quyền năng muốn mời gọi Mẹ mang theo sứ mệnh mừng vui và bình an cho chị họ mình, khi Mẹ lên đường có Chúa đi theo. Một hoạt động mang tính nhiệm mầu và bác ái.
Cuộc gặp gỡ người ta quen nói là mẹ gặp mẹ, con gặp con và Thánh Linh thì hoạt động. Bà Êlisabet được đầy Thánh Thần và chào mừng Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Gioan thì nhảy mừng trong dạ mẹ, còn Đức Mẹ không ngớt lời ngợi khen Thiên Chúa.
Thiên Chúa tình yêu đang ở giữa lòng Mẹ. Tình yêu đó đang đốt nóng cõi lòng Mẹ, và mọi cử chỉ, hành động của Mẹ đều chan chứa tình yêu.
Mầu nhiệm này cũng là biến cố có liên hệ đến cuộc sống của chúng ta hôm nay. Mỗi người tín hữu vẫn cưu mang Chúa trong cuộc đời đức tin của mình. Sống ở đâu chúng ta cần biết biểu lộ tình yêu để làm chứng cho Chúa ở trong chúng ta và chúng ta là môn đệ Chúa, mọi sự bắt nguồn từ tình yêu.
Gia đình Kitô giáo nào cũng phải là mẫu mực của sự thuận hoà, đầm ấm vì có Chúa tình yêu luôn hiện diện trong gia đình của mình. Và đàng khác nhiệm vụ khẩn trương mà mỗi Kitô hữu không thể quên là phải biết giới thiệu Thiên Chúa Tình Yêu cho biết bao người thành tâm thiện chí muốn biết Chúa.
Chúng ta đến Tàpao xin nhiều ân huệ của Mẹ, xin đừng quên điều Chúa nhăn nhủ: Hãy loan báo Tin Mừng Tình Yêu cho người nghèo khó. Xin Mẹ ban cho chúng ta ân huệ đó.
TTHH Thánh MẫuTàpao 13.5.2011
Anh chị em thân mến,
Chúng ta đang đứng trước một cuộc thăm viếng vừa là chuyện của cuộc đời thường, mà cũng là một mầu nhiệm, Chúa Giêsu vừa đầu thai trong lòng mẹ đã đi thăm vị Tiền Hô tương lai của mình. Cả hai còn trong lòng mẹ mà đã biết nhau. Đức Giêsu đem Thánh Linh đến, Gioan Tẩy Giả trong lòng đã nhảy mừng chào đón Người.
Nhưng hôm nay nhân ngày lễ hành hương kính Mẹ, tôi muốn anh chị em ngắm nhìn dung mạo và tâm hồn Mẹ, người tín hữu đệ nhất của Tân Ước trước mầu nhiệm đi viếng này, và đây là bài học quý giá cho cuộc đời tín hữu của chúng ta. Bài Tin Mừng hôm nay làm nổi bật những thái độ tâm hồn của Đức Mẹ như sau:
Mẹ là người có một Đức tin sâu thẳm.
Mẹ là người có tâm hồn nghèo khó tuyệt vời.
Mẹ là người có con tim tràn đầy tình chia sẻ.
1. Đức tin sâu thẳm của Đức Mẹ.
Trong lời chào mừng được Thánh Linh soi sáng của bà Êlisabeth, ta thấy một lời tán dương thật bất ngờ: “Phúc cho em là người đã tin rằng, Chúa đã thực hiện những gì người đã nói với em” (Lc 1,45).
Chúa đã nói gì với Đức Mẹ? Đó là lời sứ thần chuyển đến cho Mẹ trong giờ truyền tin: “Thánh Thần Chúa ngự xuống trên bà, và quyển năng Đấng Tối Cao sẽ toả bóng trên bà, vì thế Đấng Thánh mà bà sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. Đây là cuộc thụ thai nhiệm mầu, người trần không ai hiểu được. Tiếng xin vâng của Đức Mẹ lúc đó là cả một niềm tin sâu thẳm vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa. Mẹ ôm ấp thánh ý Chúa vào lòng và nguyện cầu cho thánh ý đó trọn vẹn nơi mình. Tiếng “Xin Vâng” của Mẹ là một quyết định vào đời trong Đức Tin, là tiếng nói “có”, không do dự với Thiên Chúa trước một tương lai đang mờ mịt. Con thuyền đời của Mẹ ra khơi mà không nghĩ gì đến sóng gió ba đào, có thể chờ đợi mình. Tiếng Xin Vâng của Mẹ là cả một niềm tin yêu, phó thác cả tương lai mình cho Thiên Chúa. Là sẵn sàng cho gươm đâm thâu trái tim, là chứng kiến và hiệp thông với sự hy sinh của người con yêu trên thập giá.
Tại nhà bà Êlisabeth, Mẹ nhận được một lời tán dương: “Em có phúc”, không phải vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, mà là Mẹ đã tin, đã sẵn sàng để cho Thiên Chúa dẫn dắt mình qua những nẻo đường mới lạ.
Cuộc sống của người tín hữu đúng nghĩa là sống trong thánh ý Thiên Chúa, là bước đi trong Ánh sáng của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, mà nhiều lúc ta thấy không giống với lý luận của người đời, nhiều lúc phải dám nói như thánh Phaolô: “Sự khôn ngoan của người đời là sự dại dột trước mặt Thiên Chúa”. Cuộc đời đầy gian nan, đầy thập giá, người đời coi đó là vô phúc, là thiếu khôn ngoan, thì người tín hữu phải đánh giá đó là của lễ Tình yêu theo Tin Mừng, Chúa mời gọi ta dâng hiến.
Để đạt tới hạnh phúc như vậy, ta cần phải học cho được tâm hồn nghèo khó của Đức Mẹ.
2. Tâm hồn nghèo khó của Mẹ.
Tâm hồn nghèo khó là bài học đầu tiên Chúa dạy các môn đệ Ngài: “Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”.
Tại nhà bà Êlisabeth, Mẹ đã thể hiện tâm hồn nghèo khó đó như thế nào. Tinh thần hay tâm hồn nghèo khó thì khác với sự thiếu thốn về vật chất mà ta thường coi là bất hạnh. Cùng với tâm hồn nghèo khó là tâm hồn khiêm tốn, nhận ra mình là tạo vật do Chúa dựng nên từ chút vật liệu tầm thường là bùn đất, tro bụi. Nếu chúng ta có trở nên người may mắn, thông minh, tài giỏi, giàu sang hay quyền thế, tất cả đều do Chúa ban cho. Đừng tự mãn như là tự mình tạo nên được. Philatô nói với Chúa: “Ông không biết rằng tôi có quyền tha và cũng có quyền đóng đinh ông vào thập giá sao?”, Chúa đáp lại: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài”.
A đam - Evà đã lầm, khi thấy mình được tự do nói “không” hay nói “có” với Thiên Chúa, bèn quên đi hồng ân đầy tình thương đó, không chịu nghe lời chỉ bảo của Ngài, để theo Satan ăn trái cấm mong được quyền hành như Ngài. Cứ ăn bừa trái cấm, ăn rồi mới thấy mình trần truồng, nghĩ là không còn chi nữa. Mất Chúa là tai hoạ lớn nhất,khủng khiếp nhất cho con người.
Trong bài ca tạ ơn tại nhà bà Êlisabet, Mẹ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, khi bà Êlisabet ngợi khen Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, lập tức Mẹ lại xưng mình là nữ tỳ hèn mọn của Chúa. Mẹ đang nhìn thấy Chúa dẹp tan người lòng trí kiêu căng, hạ bệ người quyền thế, bắt người giàu có trở thành tay không. Đó là những kẻ cứ tưởng mình là chúa của mình.
Bài học khiêm nhường của tâm hồn nghèo khó là bài học cứu độ cho con người, và khi Chúa Kitô muốn dâng một của lễ xoá tội trần gian, Ngài đã hạ mình vâng lời Chúa Cha, vâng lời cho đến chết trên thập tự.
Muốn làm con Chúa, muốn có hạnh phúc Nước Trời, ta cần suy gẫm và cầu xin Đức Mẹ dạy bảo cho chúng ta biết bài học của Chúa Kitô: Sống hiên lành và khiêm nhường trong lòng. “Hãy học cùng Ta,vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” đó là hạnh phúc thật.
3. Con tim tràn đầy chia sẻ của Đức Mẹ.
Đọc bài Tin Mừng hôm nay chúng ta không bỏ qua được tâm hồn nghèo khó đi đôi với con tim tràn đầy tình chia sẻ của Đức Mẹ. Làm người ai mà không cần đến tình thương. Tham lam, ích kỷ đang làm hao mòn tình thương trên mặt đất nầy.
Từ Nazaret đến Ain Karim, Mẹ đã lên đường mang theo Chúa Giêsu cùng đi với Mẹ. Trước hết thì Mẹ với tư cách là bà con, Mẹ muốn chia vui khi nghe Tin Mừng thiên thần báo thụ thai cách lạ lùng, trước đó 6 tháng. Mẹ cũng hiểu ý Chúa quyền năng muốn mời gọi Mẹ mang theo sứ mệnh mừng vui và bình an cho chị họ mình, khi Mẹ lên đường có Chúa đi theo. Một hoạt động mang tính nhiệm mầu và bác ái.
Cuộc gặp gỡ người ta quen nói là mẹ gặp mẹ, con gặp con và Thánh Linh thì hoạt động. Bà Êlisabet được đầy Thánh Thần và chào mừng Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Gioan thì nhảy mừng trong dạ mẹ, còn Đức Mẹ không ngớt lời ngợi khen Thiên Chúa.
Thiên Chúa tình yêu đang ở giữa lòng Mẹ. Tình yêu đó đang đốt nóng cõi lòng Mẹ, và mọi cử chỉ, hành động của Mẹ đều chan chứa tình yêu.
Mầu nhiệm này cũng là biến cố có liên hệ đến cuộc sống của chúng ta hôm nay. Mỗi người tín hữu vẫn cưu mang Chúa trong cuộc đời đức tin của mình. Sống ở đâu chúng ta cần biết biểu lộ tình yêu để làm chứng cho Chúa ở trong chúng ta và chúng ta là môn đệ Chúa, mọi sự bắt nguồn từ tình yêu.
Gia đình Kitô giáo nào cũng phải là mẫu mực của sự thuận hoà, đầm ấm vì có Chúa tình yêu luôn hiện diện trong gia đình của mình. Và đàng khác nhiệm vụ khẩn trương mà mỗi Kitô hữu không thể quên là phải biết giới thiệu Thiên Chúa Tình Yêu cho biết bao người thành tâm thiện chí muốn biết Chúa.
Chúng ta đến Tàpao xin nhiều ân huệ của Mẹ, xin đừng quên điều Chúa nhăn nhủ: Hãy loan báo Tin Mừng Tình Yêu cho người nghèo khó. Xin Mẹ ban cho chúng ta ân huệ đó.
TTHH Thánh MẫuTàpao 13.5.2011
Bài Giáo Lý Thứ Nhất về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI
Phaolô Phạm Xuân Khôi
17:00 30/05/2011
Dưới đây Bài Giáo Lý của ĐTC Bênêđictô XVI về Cầu Nguyện trong Các Nền Văn Hóa Cổ Thời, được ban hành trong buổi Triều Yết Chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ngày Thứ Tư mùng 4 tháng năm 2011. Bài này được chuyển ngữ từ bản Tiếng Pháp của Tòa Thánh.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay tôi muốn bắt đầu một loạt bài giáo lý mới. Sau những bài giáo lý về các Giáo Phụ của Hội Thánh, các nhà thần học vĩ đại của thời Trung Cổ, những khuôn mặt phụ nữ thời danh, giờ đây tôi muốn chọn một chủ đề mà tất cả chúng ta đều trân quý: đó là chủ đề cầu nguyện, đặc biệt là cầu nguyện theo Kitô giáo, cách cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta và Hội Thánh tiếp tục dạy chúng ta. Thực ra chính trong Chúa Giêsu mà con người có khả năng tiếp cận Thiên Chúa qua tình phụ tử và liên hệ con thảo sâu xa và mật thiết. Cùng với các môn đệ đầu tiên, giờ đây chúng ta hãy khiêm tốn tin tưởng hướng về Chúa và cầu xin Người: "Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện" (11 Lc, 1).
Trong các bài giáo lý sắp đến, qua tiếp cận Thánh Kinh, truyền thống vĩ đại của các Giáo Phụ Hội Thánh, của những Bậc Thầy tâm linh, Phụng Vụ, chúng ta muốn học cách sống mối liên hệ của chúng ta với Chúa, một cách mãnh liệt đặc biệt hơn nữa trong “trường cầu nguyện."
Thực sự chúng ta biết rõ rằng không được coi việc cầu nguyện là điều tất nhiên: cần phải học cách cầu nguyện, và phải luôn luôn học đi học lại nghệ thuật này; ngay cả những người rất tiến bộ trong đời sống tâm linh luôn cảm thấy cần phải đến trường của Chúa Giêsu để học về cầu nguyện một cách chân chính. Chúng ta học được bài học đầu tiên của Chúa qua gương sáng của Người. Các sách Tin Mừng mô tả cho chúng ta về việc Chúa Giêsu liên tục đàm đạo cách mật thiết với Đức Chúa Cha: đó là một sự hiệp thông sâu xa của Đấng đến trong thế gian không phải để làm theo ý Mình mà làm theo ý Chúa Cha là Đấng đã sai Người đến để cứu độ nhân loại.
Trong bài giáo lý đầu tiên này, như bài vào đề, tôi muốn đưa ra một vài thí dụ về cầu nguyện trong các nền văn hóa cổ thời, để chứng tỏ rằng con người hầu như luôn luôn và ở mọi nơi đều cầu nguyện cùng Thiên Chúa.
Tôi mở đầu với Ai Cập cổ đại, như một thí dụ điển hình. Ở đây, một người mù, qua việc cầu xin thần linh phục hồi thị lực cho mình, chứng tỏ một điều gì đó phổ quát của loài người, đó là lời cầu nguyện trong sáng và đơn giản của một người đang đau khổ. Người ấy cầu nguyện: "Tâm hồn con mong ước được thấy Ngài ... Ngài là Đấng đã làm cho con thấy bóng tối, xin hãy tạo ra ánh sáng cho con. Xin làm cho con được thấy Ngài! Xin hãy ghé dung nhan đáng mến của Ngài trên con" (A. Barucq - F. Daumas, Các Thánh Thi và Kinh Nguyện của Ai Cập cổ đại (Hymmes et prìeres de l’Egypte ancienne), Paris 1980). Xin cho con được thấy Ngài; đó là trọng tâm của cầu nguyện!
Trong các tôn giáo của Mesopotamia, là những tôn giáo bị thống trị và tê liệt bởi mặc cảm tội lỗi thần bí, nhưng không mất hy vọng được Thiên Chúa cứu độ và giải thoát. Cho nên chúng ta có thể hiểu rõ giá trị của lời cầu nguyện này từ một tín hữu của các tín ngưỡng cổ xưa, được vang vọng như sau: "Ôi lạy Thiên Chúa, là Đấng khoan dung ngay cả đối với các tội trầm trọng nhất, xin tha tội con .... Lạy Chúa, xin đoái nhìn tên nô lệ kiệt quệ này, và xin thổi làn gió nhẹ của Ngài trên nó: xin tha cho nó mà chớ chần chờ. Xin giảm bớt hình phạt nặng nề của Ngài. Xin giải thoát con khỏi tù đày, cho con được thở một lần nữa, xin bẻ gẫy xiềng xích của con, xin nới lỏng gông cùm cho con" (MJ Seux, Các thánh thi và cầu nguyện với các thần minh của Babylon và Assyria (Hymnes et prìere aux Dieux de Babylone at d’Assyrie), Paris 1976). Tất cả những cách diễn tả trên cho thấy con người, trong việc tìm kiếm Thiên Chúa của mình, đã có trực giác, dù còn mơ hồ, một mặt về tội lỗi của mình, và mặt khác về những bình diện của lòng thương xót và nhân lành của Thiên Chúa như thế nào.
Trong tôn giáo dân ngoại của Hy Lạp cổ đại, người ta có thể thấy một phát triển rất đáng kể: những lời cầu nguyện, trong khi tiếp tục xin Thiên Chúa trợ giúp để được trời thương trong tất cả các hoàn cảnh của cuộc sống thường nhật và được những ích lợi vật chất, đã từ từ hướng đến những lời cầu xin ít vị lợi hơn, là điều giúp cho các tín hữu đào sâu mối liên hệ với Thiên Chúa và trở nên người tốt hơn.
Thí dụ, triết gia thời danh Plato ghi lại một lời cầu nguyện của thầy mình, là Socrates, được coi là một trong những người sáng lập ra tư tưởng Tây Phương. Socrates đã cầu nguyện như sau: "... xin ban cho cho con vẻ đẹp nội tâm của linh hồn! Còn bên ngoài, xin cho con chấp nhận những gì con có, để không mâu thuẫn với con người nội tâm. Xin cho con coi người khôn ngoan là giàu có; và cho con được sự giàu sang mà chỉ người tự chủ có thể gánh vác và chịu đựng” (Plato, Các Tác Phẩm (Œuvres) I. Phaedrus, 279c). Trên hết mọi sự, ông đã muốn có vẻ đẹp nội tâm và sự khôn ngoan, mà không muốn sở hữu nhiều tiền của.
Trong những kiệt tác vĩ đại về văn chương này của mọi thời đại phải kể đến những bi kịch Hy Lạp, ngay cả ngày nay, sau 25 thế kỷ, vẫn được người ta đọc, suy nghĩ và trình bày, trong đó có một nội dung cầu nguyện phản ảnh ước muốn được biết Thiên Chúa và thờ phượng uy phong của Ngài. Một trong những bi kịch ấy nói rằng: "Ôi đấng làm cho trái đất di chuyển, và đồng thời cũng ngự trên nó, Jupiter, Ngài là ai, đấng mà nhãn quan của loài hay chết, định luật của thiên nhiên, hoặc trí tuệ của con người không thể thấy được, con tôn kính Ngài, vì bằng những cách bí mật, Ngài cai quản tất cả mọi sự thuộc về nhân loại theo công lý" (Euripides, Les Trojennes, 884-886). [Khái niệm về] Thiên Chúa vẫn còn một chút mơ hồ, tuy nhiên, con người nhận ra Thiên Chúa mà họ không biết này và cầu nguyện với Đấng hướng dẫn định mệnh của trái đất.
Cũng thế trong số người Rôma, là những người tạo thành đế quốc vĩ đại mà trong đó Kitô giáo được sinh ra và phát triển, cầu nguyện, dù liên quan đến quan niệm vị lợi và đặt căn bản trên việc cầu xin Thiên Chúa bảo vệ đời sống của cộng đồng dân sự, đôi khi mở đầu bằng những lời cầu xin đáng ngưỡng mộ vì sự nhiệt thành của lòng sùng kính cá nhân, được biến đổi thành lời ngợi khen và tạ ơn. Một tác giả Rôma tại Phi Châu ở thế kỷ thứ hai sau CN, là Apuleiô, đã minh chứng điều này. Trong tác phẩm của ông, ông đã diễn tả sự không hài lòng của người đương thời của ông đối với tôn giáo truyền thống và ước vọng có một liên hệ đích thực hơn đối với Thiên Chúa. Trong kiệt tác tựa đề là Metamorphoses của ông, một tín hữu trình lên một nữ thần những lời này: "Lạy Thần Linh Thánh, nguồn ơn cứu độ muôn đời, đấng bảo vệ đáng mến yêu của loài hay chết, là đấng không tiếc tình yêu thương mẫu tử đối với họ trong cơn đau khổ của họ. Không có một ngày, một đêm hoặc cả một giây phút nào qua đi mà không được đánh dấu bằng một trong những ơn phúc của ngài” (Madaura Apuleius, Metamorphoses, xi, 25).
Trong thời gian này, Hoàng đế Marcô Aureliô – cũng là một triết gia suy tư về tình trạng của con người – đã khẳng định sự cần thiết phải cầu nguyện để thiết lập một sự hợp tác có hiệu quả giữa hành động của thần thánh và hành động của con người. Ông viết trong Hồi Ký/Tư Tưởng (Souvenir/Pensées) của ông: "Ai nói với bạn rằng các thần minh không giúp chúng ta bằng lệ thuộc vào chúng ta? Hãy bắt đầu cầu nguyện và bạn sẽ thấy" (Tự điển Tâm Linh (Dictionaire de Spiritualité) XII/2, col. 2213).
Lời khuyên này của vị hoàng đế triết gia đã thực sự được thực hiện bởi vô số thế hệ loài người trước Đức Kitô, chứng minh rằng cuộc sống con người trở nên mất ý nghĩa và định hướng nếu không có cầu nguyện, là điều mở cuộc sống của chúng ta ra với mầu nhiệm của Thiên Chúa. Thật vậy, trong mỗi lời cầu nguyện, người ta luôn nói lên sự thật về con người như loài thụ tạo, là loài một mặt cảm nghiệm được sự yếu đuối và khốn cùng của mình, do đó xin Trời phù giúp, mặt khác được Trời ban cho một phẩm giá đặc biệt, cho nên trong khi chuẩn bị đón nhận Mặc Khải của Thiên Chúa, đã khám phá ra rằng mình có thể bước vào sự hiệp thông với Ngài.
Các bạn thân mến, trong những thí dụ về cầu nguyện của các kỷ nguyên và những nền văn minh khác nhau này chứng tỏ rằng con người ý thức được tình trạng thụ tạo của mình và sự lệ thuộc vào một Đấng khác cao trọng hơn mình và là nguồn mạch của mọi sự tốt lành. Con người thuộc mọi thời đại cầu nguyện bởi vì họ không ngừng thắc mắc về ý nghĩa của cuộc đời, là điều vẫn còn mù mờ và làm cho họ băn khoăn, nếu không được đặt trong sự liên hệ với mầu nhiệm của Thiên Chúa và kế hoạch của Ngài cho thế gian.
Cuộc sống con người là một sự pha trộn giữa thiện và ác, giữa đau khổ oan uổng, và niềm vui cùng cái đẹp, là những điều thúc đẩy chúng ta một cách tự nhiên và không thể cưỡng lại được đến việc cầu xin Thiên Chúa ban ánh sáng và sức mạnh để giúp đỡ chúng ta trên thế gian và mở ra một niềm hy vọng vượt ra ngoài biên giới sự chết.
Các tôn giáo của dân ngoại vẫn là một lời khẩn cầu tứ trái đất, đang chờ một lời từ trên Thiên Đình. Một trong những đại triết gia ngoại giáo cuối cùng, người đã sống hoàn toàn trong thời đại Kitô giáo, Proclô ở Constantinople, đã nói lên ước vọng này, rằng: "Lạy Đấng Bất Khả Tri, không ai có thể ngăn cản được Ngài. Tất cả những gì chúng con nghĩ đều thuộc về Ngài. Những điều xấu và tốt của chúng con đều đến từ Ngài, mọi ước vọng đều lệ thuộc vào Ngài, Ôi Đấng khôn tả, linh hồn chúng con cảm thấy sự hiện diện của Ngài, và dâng lên Ngài bài thánh thi cô tịnh" (Hymnes).
Trong các thí dụ về cầu nguyện của những nền văn hóa khác nhau mà chúng ta vừa nói đến, chúng ta thấy một bằng chứng về chiều kích tôn giáo và lòng ao ước Thiên Chúa được ghi trong tâm hồn mỗi người, là điều được thể hiện và được diễn tả đầy đủ trong Cựu Ước và Tân Ước. Thực ra, Mặc Khải thanh lọc và mang ước vọng nguyên thủy của con người về Thiên Chúa đến viên mãn, ban cho họ, trong cầu nguyện, khả năng có một mối liên hệ mật thiết hơn với Cha trên trời.
Giờ đây, ở bước đầu cuộc hành trình của mình trong "trường cầu nguyện" chúng ta hãy xin Chúa soi sáng tâm trí chúng ta để mối liên hệ với Người trong cầu nguyện luôn được sâu đậm, trìu mến và liên tục hơn. Một lần nữa, chúng ta hãy thưa: "Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện" (11 Lc, 1).
nguồn giaoly.org
Anh chị em thân mến,
Hôm nay tôi muốn bắt đầu một loạt bài giáo lý mới. Sau những bài giáo lý về các Giáo Phụ của Hội Thánh, các nhà thần học vĩ đại của thời Trung Cổ, những khuôn mặt phụ nữ thời danh, giờ đây tôi muốn chọn một chủ đề mà tất cả chúng ta đều trân quý: đó là chủ đề cầu nguyện, đặc biệt là cầu nguyện theo Kitô giáo, cách cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta và Hội Thánh tiếp tục dạy chúng ta. Thực ra chính trong Chúa Giêsu mà con người có khả năng tiếp cận Thiên Chúa qua tình phụ tử và liên hệ con thảo sâu xa và mật thiết. Cùng với các môn đệ đầu tiên, giờ đây chúng ta hãy khiêm tốn tin tưởng hướng về Chúa và cầu xin Người: "Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện" (11 Lc, 1).
Trong các bài giáo lý sắp đến, qua tiếp cận Thánh Kinh, truyền thống vĩ đại của các Giáo Phụ Hội Thánh, của những Bậc Thầy tâm linh, Phụng Vụ, chúng ta muốn học cách sống mối liên hệ của chúng ta với Chúa, một cách mãnh liệt đặc biệt hơn nữa trong “trường cầu nguyện."
Thực sự chúng ta biết rõ rằng không được coi việc cầu nguyện là điều tất nhiên: cần phải học cách cầu nguyện, và phải luôn luôn học đi học lại nghệ thuật này; ngay cả những người rất tiến bộ trong đời sống tâm linh luôn cảm thấy cần phải đến trường của Chúa Giêsu để học về cầu nguyện một cách chân chính. Chúng ta học được bài học đầu tiên của Chúa qua gương sáng của Người. Các sách Tin Mừng mô tả cho chúng ta về việc Chúa Giêsu liên tục đàm đạo cách mật thiết với Đức Chúa Cha: đó là một sự hiệp thông sâu xa của Đấng đến trong thế gian không phải để làm theo ý Mình mà làm theo ý Chúa Cha là Đấng đã sai Người đến để cứu độ nhân loại.
Trong bài giáo lý đầu tiên này, như bài vào đề, tôi muốn đưa ra một vài thí dụ về cầu nguyện trong các nền văn hóa cổ thời, để chứng tỏ rằng con người hầu như luôn luôn và ở mọi nơi đều cầu nguyện cùng Thiên Chúa.
Tôi mở đầu với Ai Cập cổ đại, như một thí dụ điển hình. Ở đây, một người mù, qua việc cầu xin thần linh phục hồi thị lực cho mình, chứng tỏ một điều gì đó phổ quát của loài người, đó là lời cầu nguyện trong sáng và đơn giản của một người đang đau khổ. Người ấy cầu nguyện: "Tâm hồn con mong ước được thấy Ngài ... Ngài là Đấng đã làm cho con thấy bóng tối, xin hãy tạo ra ánh sáng cho con. Xin làm cho con được thấy Ngài! Xin hãy ghé dung nhan đáng mến của Ngài trên con" (A. Barucq - F. Daumas, Các Thánh Thi và Kinh Nguyện của Ai Cập cổ đại (Hymmes et prìeres de l’Egypte ancienne), Paris 1980). Xin cho con được thấy Ngài; đó là trọng tâm của cầu nguyện!
Trong các tôn giáo của Mesopotamia, là những tôn giáo bị thống trị và tê liệt bởi mặc cảm tội lỗi thần bí, nhưng không mất hy vọng được Thiên Chúa cứu độ và giải thoát. Cho nên chúng ta có thể hiểu rõ giá trị của lời cầu nguyện này từ một tín hữu của các tín ngưỡng cổ xưa, được vang vọng như sau: "Ôi lạy Thiên Chúa, là Đấng khoan dung ngay cả đối với các tội trầm trọng nhất, xin tha tội con .... Lạy Chúa, xin đoái nhìn tên nô lệ kiệt quệ này, và xin thổi làn gió nhẹ của Ngài trên nó: xin tha cho nó mà chớ chần chờ. Xin giảm bớt hình phạt nặng nề của Ngài. Xin giải thoát con khỏi tù đày, cho con được thở một lần nữa, xin bẻ gẫy xiềng xích của con, xin nới lỏng gông cùm cho con" (MJ Seux, Các thánh thi và cầu nguyện với các thần minh của Babylon và Assyria (Hymnes et prìere aux Dieux de Babylone at d’Assyrie), Paris 1976). Tất cả những cách diễn tả trên cho thấy con người, trong việc tìm kiếm Thiên Chúa của mình, đã có trực giác, dù còn mơ hồ, một mặt về tội lỗi của mình, và mặt khác về những bình diện của lòng thương xót và nhân lành của Thiên Chúa như thế nào.
Trong tôn giáo dân ngoại của Hy Lạp cổ đại, người ta có thể thấy một phát triển rất đáng kể: những lời cầu nguyện, trong khi tiếp tục xin Thiên Chúa trợ giúp để được trời thương trong tất cả các hoàn cảnh của cuộc sống thường nhật và được những ích lợi vật chất, đã từ từ hướng đến những lời cầu xin ít vị lợi hơn, là điều giúp cho các tín hữu đào sâu mối liên hệ với Thiên Chúa và trở nên người tốt hơn.
Thí dụ, triết gia thời danh Plato ghi lại một lời cầu nguyện của thầy mình, là Socrates, được coi là một trong những người sáng lập ra tư tưởng Tây Phương. Socrates đã cầu nguyện như sau: "... xin ban cho cho con vẻ đẹp nội tâm của linh hồn! Còn bên ngoài, xin cho con chấp nhận những gì con có, để không mâu thuẫn với con người nội tâm. Xin cho con coi người khôn ngoan là giàu có; và cho con được sự giàu sang mà chỉ người tự chủ có thể gánh vác và chịu đựng” (Plato, Các Tác Phẩm (Œuvres) I. Phaedrus, 279c). Trên hết mọi sự, ông đã muốn có vẻ đẹp nội tâm và sự khôn ngoan, mà không muốn sở hữu nhiều tiền của.
Trong những kiệt tác vĩ đại về văn chương này của mọi thời đại phải kể đến những bi kịch Hy Lạp, ngay cả ngày nay, sau 25 thế kỷ, vẫn được người ta đọc, suy nghĩ và trình bày, trong đó có một nội dung cầu nguyện phản ảnh ước muốn được biết Thiên Chúa và thờ phượng uy phong của Ngài. Một trong những bi kịch ấy nói rằng: "Ôi đấng làm cho trái đất di chuyển, và đồng thời cũng ngự trên nó, Jupiter, Ngài là ai, đấng mà nhãn quan của loài hay chết, định luật của thiên nhiên, hoặc trí tuệ của con người không thể thấy được, con tôn kính Ngài, vì bằng những cách bí mật, Ngài cai quản tất cả mọi sự thuộc về nhân loại theo công lý" (Euripides, Les Trojennes, 884-886). [Khái niệm về] Thiên Chúa vẫn còn một chút mơ hồ, tuy nhiên, con người nhận ra Thiên Chúa mà họ không biết này và cầu nguyện với Đấng hướng dẫn định mệnh của trái đất.
Cũng thế trong số người Rôma, là những người tạo thành đế quốc vĩ đại mà trong đó Kitô giáo được sinh ra và phát triển, cầu nguyện, dù liên quan đến quan niệm vị lợi và đặt căn bản trên việc cầu xin Thiên Chúa bảo vệ đời sống của cộng đồng dân sự, đôi khi mở đầu bằng những lời cầu xin đáng ngưỡng mộ vì sự nhiệt thành của lòng sùng kính cá nhân, được biến đổi thành lời ngợi khen và tạ ơn. Một tác giả Rôma tại Phi Châu ở thế kỷ thứ hai sau CN, là Apuleiô, đã minh chứng điều này. Trong tác phẩm của ông, ông đã diễn tả sự không hài lòng của người đương thời của ông đối với tôn giáo truyền thống và ước vọng có một liên hệ đích thực hơn đối với Thiên Chúa. Trong kiệt tác tựa đề là Metamorphoses của ông, một tín hữu trình lên một nữ thần những lời này: "Lạy Thần Linh Thánh, nguồn ơn cứu độ muôn đời, đấng bảo vệ đáng mến yêu của loài hay chết, là đấng không tiếc tình yêu thương mẫu tử đối với họ trong cơn đau khổ của họ. Không có một ngày, một đêm hoặc cả một giây phút nào qua đi mà không được đánh dấu bằng một trong những ơn phúc của ngài” (Madaura Apuleius, Metamorphoses, xi, 25).
Trong thời gian này, Hoàng đế Marcô Aureliô – cũng là một triết gia suy tư về tình trạng của con người – đã khẳng định sự cần thiết phải cầu nguyện để thiết lập một sự hợp tác có hiệu quả giữa hành động của thần thánh và hành động của con người. Ông viết trong Hồi Ký/Tư Tưởng (Souvenir/Pensées) của ông: "Ai nói với bạn rằng các thần minh không giúp chúng ta bằng lệ thuộc vào chúng ta? Hãy bắt đầu cầu nguyện và bạn sẽ thấy" (Tự điển Tâm Linh (Dictionaire de Spiritualité) XII/2, col. 2213).
Lời khuyên này của vị hoàng đế triết gia đã thực sự được thực hiện bởi vô số thế hệ loài người trước Đức Kitô, chứng minh rằng cuộc sống con người trở nên mất ý nghĩa và định hướng nếu không có cầu nguyện, là điều mở cuộc sống của chúng ta ra với mầu nhiệm của Thiên Chúa. Thật vậy, trong mỗi lời cầu nguyện, người ta luôn nói lên sự thật về con người như loài thụ tạo, là loài một mặt cảm nghiệm được sự yếu đuối và khốn cùng của mình, do đó xin Trời phù giúp, mặt khác được Trời ban cho một phẩm giá đặc biệt, cho nên trong khi chuẩn bị đón nhận Mặc Khải của Thiên Chúa, đã khám phá ra rằng mình có thể bước vào sự hiệp thông với Ngài.
Các bạn thân mến, trong những thí dụ về cầu nguyện của các kỷ nguyên và những nền văn minh khác nhau này chứng tỏ rằng con người ý thức được tình trạng thụ tạo của mình và sự lệ thuộc vào một Đấng khác cao trọng hơn mình và là nguồn mạch của mọi sự tốt lành. Con người thuộc mọi thời đại cầu nguyện bởi vì họ không ngừng thắc mắc về ý nghĩa của cuộc đời, là điều vẫn còn mù mờ và làm cho họ băn khoăn, nếu không được đặt trong sự liên hệ với mầu nhiệm của Thiên Chúa và kế hoạch của Ngài cho thế gian.
Cuộc sống con người là một sự pha trộn giữa thiện và ác, giữa đau khổ oan uổng, và niềm vui cùng cái đẹp, là những điều thúc đẩy chúng ta một cách tự nhiên và không thể cưỡng lại được đến việc cầu xin Thiên Chúa ban ánh sáng và sức mạnh để giúp đỡ chúng ta trên thế gian và mở ra một niềm hy vọng vượt ra ngoài biên giới sự chết.
Các tôn giáo của dân ngoại vẫn là một lời khẩn cầu tứ trái đất, đang chờ một lời từ trên Thiên Đình. Một trong những đại triết gia ngoại giáo cuối cùng, người đã sống hoàn toàn trong thời đại Kitô giáo, Proclô ở Constantinople, đã nói lên ước vọng này, rằng: "Lạy Đấng Bất Khả Tri, không ai có thể ngăn cản được Ngài. Tất cả những gì chúng con nghĩ đều thuộc về Ngài. Những điều xấu và tốt của chúng con đều đến từ Ngài, mọi ước vọng đều lệ thuộc vào Ngài, Ôi Đấng khôn tả, linh hồn chúng con cảm thấy sự hiện diện của Ngài, và dâng lên Ngài bài thánh thi cô tịnh" (Hymnes).
Trong các thí dụ về cầu nguyện của những nền văn hóa khác nhau mà chúng ta vừa nói đến, chúng ta thấy một bằng chứng về chiều kích tôn giáo và lòng ao ước Thiên Chúa được ghi trong tâm hồn mỗi người, là điều được thể hiện và được diễn tả đầy đủ trong Cựu Ước và Tân Ước. Thực ra, Mặc Khải thanh lọc và mang ước vọng nguyên thủy của con người về Thiên Chúa đến viên mãn, ban cho họ, trong cầu nguyện, khả năng có một mối liên hệ mật thiết hơn với Cha trên trời.
Giờ đây, ở bước đầu cuộc hành trình của mình trong "trường cầu nguyện" chúng ta hãy xin Chúa soi sáng tâm trí chúng ta để mối liên hệ với Người trong cầu nguyện luôn được sâu đậm, trìu mến và liên tục hơn. Một lần nữa, chúng ta hãy thưa: "Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện" (11 Lc, 1).
nguồn giaoly.org
Cuộc viếng thăm tình yêu
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
16:59 30/05/2011
Tin mừng ngày Lễ Thăm viếng cho chúng ta chân dung của hai người mẹ diễm phúc nhất trần gian: Đức Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế và Isave, mẹ Gioan Tiền Hô.
Một cuộc gặp gỡ chan chứa niềm vui, diễn ra trong bầu khí của Thánh Thần. Thánh Thần tác động trên Maria. Thánh Thần tràn đầy bà Isave. Thánh Thần đã hoạt động nơi thai nhi Gioan (Lc 1,15). Đó là một Lễ Ngũ Tuần đầu tiên mà bà Isave nói dưới tác động của ThánhThần. Đức Maria đã tiếp đón một cách đơn sơ sự hiện diện của Thiên Chúa trong chính cung lòng Mẹ. Cuộc gặp gỡ ngoại hạng này cũng như sáng ngày Phục Sinh, bí mật nầy của Thiên Chúa được giao phó cho phụ nữ trong niềm hân hoan vui sướng chỉ có thể đến từ Chúa Thánh Thần.
Thánh Luca thích nói rằng Thánh Thần sẽ “được đổ tràn đầy trên mọi xác thịt”, khi trích dẫn những lời của tiên tri Gioel. Bà Isave trở thành nữ tiên tri. Bà kêu lên, bằng giọng của lời tung hô phụng vụ : “Maria, em thật có phúc giữa tất cả phụ nữ và hoa trái lòng em được chúc phúc”.
Suy niệm về cuộc gặp gỡ kỳ diệu của hai bà mẹ cho chúng ta những bài học bổ ích.
Đức Maria đã đi thăm người chị họ Isave. Dù đường sá xa xôi, vất vả, qua miền đồi núi, Đức Maria vẫn lên đường viếng thăm vì yêu thương. Chính tình thương đã thúc đẩy bước chân Mẹ. “Đẹp thay trên đồi núi, bước chân người loan báo Tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ” (Is 52,7). Như thế, hình ảnh Đức Maria đang cưu mang Đấng Cứu Thế, băng ngàn để loan báo tin vui cũng chính là hình ảnh Isaia đã loan báo.
Cuộc viếng thăm là sự gặp gỡ giữa hai người mẹ, hai người con đang được cưu mang và giữa hai giao ước cũ và mới.
- Giữa hai người mẹ: Đức Maria thăm viếng là đem niềm vui có Chúa cho gia đình người chị họ. Ơ lại phục vụ người chị trong thời gian mang thai sinh con. Isave được ơn Thánh Thần đã xưng tụng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và đã ca tụng đức tin của Đức Mẹ.
- Giữa hai người con: Nghe lời chào của người mẹ cưu mang Đấng Cứu Thế, thì con trẻ Gioan trong lòng mẹ Isave nhảy mừng vui sướng.
- Giữa hai giao ước: Cuộc viếng thăm của Đức Mẹ là cuộc gặp gỡ giữa hai giao ước. Thời đại mới mở ra giao ước mới. Con Thiên Chúa làm người khai mở giao ước của thời đại ân sủng và tình yêu.
Cuộc viếng thăm của Đức Maria là cuộc viếng thăm của tình yêu.
Tình yêu đòi hỏi phải biểu lộ ra, chứ không giữ kín bên trong. Một tình yêu giữ kín, không được biểu lộ thành hành động, không phải là một tình yêu đích thực. Tình yêu phải được biểu lộ ra thành sự quan tâm, chăm sóc, năng tìm cách gặp gỡ, giúp đỡ, hy sinh cho người thân, làm cho người thân trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
Tình yêu đích thực đòi hỏi phải năng gặp nhau, nhất là những lúc người mình yêu có chuyện vui buồn. Đức Phật nói: “Yêu nhau mà không được ở gần nhau, mà phải xa cách nhau thì sẽ đau khổ”. Ngài gọi cái khổ ấy là “ái biệt ly khổ”. Tục ngữ có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề!” (một ngày không gặp nhau thì dài như ba năm). Do đó, đi thăm viếng nhau là đòi hỏi của tình yêu đích thực, là biểu lộ sự quan tâm đến nhau.
Đức Mẹ là mẫu gương tuyệt vời. Năng thăm viếng những người chúng ta yêu mến. Những người bệnh tật, già cả, những người nghèo hèn, đau khổ, những người khô khan thờ ơ, những gia đình rối rắm bất hoà… Họ rất cần đựơc thăm viếng. Đến thăm nhau là một phương cách tuyệt vời để biểu lộ tình huynh đệ, tình yêu thương của đạo Chúa.
Khi đến thăm bà Isave, Mẹ đem Chúa đến cho người thân của mình. Nhờ Mẹ mang Chúa đến, nên không chỉ bà Isave vui mừng, mà hài nhi trong lòng bà cũng vui theo mà “nhảy lên” hân hoan. Nhảy mừng diễn tả niềm vui. Đây là niềm vui ơn cứu độ. Sự hiện diện của Đức Maria mang đến niềm vui và còn có sự biến đổi khiến hai mẹ con bà Isave, được tràn đầy Thánh Thần, và nhờ đó nhận ra được sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Mẹ. Gia đình Bà Isave là gia đình đầu tiên được Chúa Cứu Thế viếng thăm. Đây là gia đình diễm phúc đón nhận niềm vui ơn cứu độ.
Đến thăm nhau không chỉ là một phương cách biểu lộ tình yêu, nói lên sự quan tâm, mà còn là một dịp thuận lợi để đem Chúa đến cho người mình thăm viếng. Nhờ ta đem Chúa đến, mà niềm vui của người được thăm tăng lên gấp bội, và họ nhận lãnh được Thánh Thần nhờ sự hiện diện của Chúa do ta mang đến. Chính Thánh Thần của Chúa trong ta sẽ thánh hóa, biến đổi họ nên tốt lành, thánh thiện hơn.
Đem Chúa đến cho người mình thăm viếng, không có nghĩa là mình nói thật nhiều thật hay về Chúa cho họ nghe. Đức Maria có nói gì về Chúa với Bà Isave đâu! Chúa là tình thương, ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân, khi chính ta thật sự yêu thương họ bằng một tình yêu chân thực. Đến với nhau bằng tình thương, bằng niềm vui là sự gặp gỡ có Chúa hiện diện rồi. Khi người ta mang hận thù oán ghét, ý nghĩ đen tối đến với nhau thì nảy sinh bất hoà chiến tranh và đau khổ. Ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân khi ta đến với ý muốn làm hiện thân của Chúa đối với họ, và coi họ cũng là hiện thân của Chúa đối với mình.
Thiên Chúa yêu thương nhân loại nên đã ban tặng Con yêu dấu là Đức Giêsu. Người đến với con người trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Người đem ơn cứu độ và đem hạnh phúc đến cho mọi người, cho từng người. Khi còn tại thế, Đức Giêsu đã đến thăm nhiều người, nhiều gia đình. Người quan tâm chăm sóc chữa lành những bệnh nhân. Người giảng dạy và ân cần với những người nghèo. Ngưòi cải hóa nhiều tội nhân. Người biểu lộ tình yêu thương cho mọi người.Đức Giêsu muốn chúng ta tiếp nối công việc của Người.
Một trong những vấn đề mục vụ hàng đầu của linh mục là thăm viếng giáo dân. Khi đến một giáo xứ mới, công việc đầu tiên của linh mục là đi thăm tất cả các gia đình trong giáo xứ. Như mục tử với đoàn chiên, linh mục biết tình hình chung, biết hoàn cảnh mọi gia đình trong xứ. Từ đó có kế hoạch mục vụ để mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đoàn.
Có đôi bạn trẻ yêu nhau đã nhiều năm nhưng hai gia đình không chấp nhận vì vấn đề tôn giáo. Cô gái là con của gia đình đạo đức. Chàng trai là con gia đình theo đạo ông bà. Nhà gái muốn con rễ theo đạo mới gã con gái. Nhà trai không chấp nhận vì họ quan niệm, con trai theo đạo là bỏ tổ tiên ông bà. Khi đến thăm gia đình chàng trai, qua vài câu chuyện mở đầu, tôi thắp mấy nén nhang trước bàn thờ tổ tiên với lòng thành kính. Hai ông bà quá đổi nhạc nhiên: Cha xứ Nhà thờ mà thắp nhang trước bàn thờ ông bà mình ư? Tôi giải thích cho họ về đạo hiếu về việc thắp nhang của người kitô hữu. Họ nhận ra là lâu nay họ hiểu lầm về đạo Công giáo nên không cho con theo đạo. Hai ông bà vui mừng và sẵn sàng cho con trai gia nhập đạo. Hạnh phúc đến với đôi bạn trẻ ấy. Niềm vui bừng lên khi mọi khúc mắc được giải toả.
Các tu sĩ, các hội đoàn trong giáo xứ có những thời giờ thăm viếng mục vụ. Đến với các bệnh nhân, người già cả, người nghèo, gia đình rối, gia đình bất hoà luôn được coi là việc tông đồ. Đem Chúa đến với anh chị em của mình là niềm vui và là sứ mạng của người tín hữu.
Những tuần lễ Mùa Vọng, mỗi người trong xứ đạo tiết kiệm chi tiêu để làm việc bác ái. Những phần quà ân tình chia sẽ cho các gia đình nghèo trong Đêm Giáng Sinh thật ý nghĩa, diễn tả tình yêu và sự quan tâm đến người khác.
Đức Maria viếng thăm, phục vụ và đem Chúa đến với gia đình bà Isave. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp và là mẫu gương cho mọi tín hữu noi theo Mẹ. Dành thời giờ quý báu để thăm nhau. Chia sẽ tình thương và đem niềm vui có Chúa cho tha nhân luôn là sứ vụ của con cái Chúa.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết quan tâm đến niềm vui, nỗi khổ, và nhu cầu của từng người sống chung quanh chúng con. Xin giúp chúng con biết hy sinh thì giờ cho dù rất quí báu để năng đến gặp gỡ, thăm viếng nhau, hầu nhờ đó thông cảm được những nỗi vui buồn và nhu cầu của anh chị em. Xin giúp chúng con biết sẵn sàng chia vui sẻ buồn và tìm mọi cách để giúp đỡ những nhu cầu chính đáng của họ. Amen.
Một cuộc gặp gỡ chan chứa niềm vui, diễn ra trong bầu khí của Thánh Thần. Thánh Thần tác động trên Maria. Thánh Thần tràn đầy bà Isave. Thánh Thần đã hoạt động nơi thai nhi Gioan (Lc 1,15). Đó là một Lễ Ngũ Tuần đầu tiên mà bà Isave nói dưới tác động của ThánhThần. Đức Maria đã tiếp đón một cách đơn sơ sự hiện diện của Thiên Chúa trong chính cung lòng Mẹ. Cuộc gặp gỡ ngoại hạng này cũng như sáng ngày Phục Sinh, bí mật nầy của Thiên Chúa được giao phó cho phụ nữ trong niềm hân hoan vui sướng chỉ có thể đến từ Chúa Thánh Thần.
Thánh Luca thích nói rằng Thánh Thần sẽ “được đổ tràn đầy trên mọi xác thịt”, khi trích dẫn những lời của tiên tri Gioel. Bà Isave trở thành nữ tiên tri. Bà kêu lên, bằng giọng của lời tung hô phụng vụ : “Maria, em thật có phúc giữa tất cả phụ nữ và hoa trái lòng em được chúc phúc”.
Suy niệm về cuộc gặp gỡ kỳ diệu của hai bà mẹ cho chúng ta những bài học bổ ích.
Đức Maria đã đi thăm người chị họ Isave. Dù đường sá xa xôi, vất vả, qua miền đồi núi, Đức Maria vẫn lên đường viếng thăm vì yêu thương. Chính tình thương đã thúc đẩy bước chân Mẹ. “Đẹp thay trên đồi núi, bước chân người loan báo Tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ” (Is 52,7). Như thế, hình ảnh Đức Maria đang cưu mang Đấng Cứu Thế, băng ngàn để loan báo tin vui cũng chính là hình ảnh Isaia đã loan báo.
Cuộc viếng thăm là sự gặp gỡ giữa hai người mẹ, hai người con đang được cưu mang và giữa hai giao ước cũ và mới.
- Giữa hai người mẹ: Đức Maria thăm viếng là đem niềm vui có Chúa cho gia đình người chị họ. Ơ lại phục vụ người chị trong thời gian mang thai sinh con. Isave được ơn Thánh Thần đã xưng tụng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và đã ca tụng đức tin của Đức Mẹ.
- Giữa hai người con: Nghe lời chào của người mẹ cưu mang Đấng Cứu Thế, thì con trẻ Gioan trong lòng mẹ Isave nhảy mừng vui sướng.
- Giữa hai giao ước: Cuộc viếng thăm của Đức Mẹ là cuộc gặp gỡ giữa hai giao ước. Thời đại mới mở ra giao ước mới. Con Thiên Chúa làm người khai mở giao ước của thời đại ân sủng và tình yêu.
Cuộc viếng thăm của Đức Maria là cuộc viếng thăm của tình yêu.
Tình yêu đòi hỏi phải biểu lộ ra, chứ không giữ kín bên trong. Một tình yêu giữ kín, không được biểu lộ thành hành động, không phải là một tình yêu đích thực. Tình yêu phải được biểu lộ ra thành sự quan tâm, chăm sóc, năng tìm cách gặp gỡ, giúp đỡ, hy sinh cho người thân, làm cho người thân trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
Tình yêu đích thực đòi hỏi phải năng gặp nhau, nhất là những lúc người mình yêu có chuyện vui buồn. Đức Phật nói: “Yêu nhau mà không được ở gần nhau, mà phải xa cách nhau thì sẽ đau khổ”. Ngài gọi cái khổ ấy là “ái biệt ly khổ”. Tục ngữ có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề!” (một ngày không gặp nhau thì dài như ba năm). Do đó, đi thăm viếng nhau là đòi hỏi của tình yêu đích thực, là biểu lộ sự quan tâm đến nhau.
Đức Mẹ là mẫu gương tuyệt vời. Năng thăm viếng những người chúng ta yêu mến. Những người bệnh tật, già cả, những người nghèo hèn, đau khổ, những người khô khan thờ ơ, những gia đình rối rắm bất hoà… Họ rất cần đựơc thăm viếng. Đến thăm nhau là một phương cách tuyệt vời để biểu lộ tình huynh đệ, tình yêu thương của đạo Chúa.
Khi đến thăm bà Isave, Mẹ đem Chúa đến cho người thân của mình. Nhờ Mẹ mang Chúa đến, nên không chỉ bà Isave vui mừng, mà hài nhi trong lòng bà cũng vui theo mà “nhảy lên” hân hoan. Nhảy mừng diễn tả niềm vui. Đây là niềm vui ơn cứu độ. Sự hiện diện của Đức Maria mang đến niềm vui và còn có sự biến đổi khiến hai mẹ con bà Isave, được tràn đầy Thánh Thần, và nhờ đó nhận ra được sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Mẹ. Gia đình Bà Isave là gia đình đầu tiên được Chúa Cứu Thế viếng thăm. Đây là gia đình diễm phúc đón nhận niềm vui ơn cứu độ.
Đến thăm nhau không chỉ là một phương cách biểu lộ tình yêu, nói lên sự quan tâm, mà còn là một dịp thuận lợi để đem Chúa đến cho người mình thăm viếng. Nhờ ta đem Chúa đến, mà niềm vui của người được thăm tăng lên gấp bội, và họ nhận lãnh được Thánh Thần nhờ sự hiện diện của Chúa do ta mang đến. Chính Thánh Thần của Chúa trong ta sẽ thánh hóa, biến đổi họ nên tốt lành, thánh thiện hơn.
Đem Chúa đến cho người mình thăm viếng, không có nghĩa là mình nói thật nhiều thật hay về Chúa cho họ nghe. Đức Maria có nói gì về Chúa với Bà Isave đâu! Chúa là tình thương, ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân, khi chính ta thật sự yêu thương họ bằng một tình yêu chân thực. Đến với nhau bằng tình thương, bằng niềm vui là sự gặp gỡ có Chúa hiện diện rồi. Khi người ta mang hận thù oán ghét, ý nghĩ đen tối đến với nhau thì nảy sinh bất hoà chiến tranh và đau khổ. Ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân khi ta đến với ý muốn làm hiện thân của Chúa đối với họ, và coi họ cũng là hiện thân của Chúa đối với mình.
Thiên Chúa yêu thương nhân loại nên đã ban tặng Con yêu dấu là Đức Giêsu. Người đến với con người trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Người đem ơn cứu độ và đem hạnh phúc đến cho mọi người, cho từng người. Khi còn tại thế, Đức Giêsu đã đến thăm nhiều người, nhiều gia đình. Người quan tâm chăm sóc chữa lành những bệnh nhân. Người giảng dạy và ân cần với những người nghèo. Ngưòi cải hóa nhiều tội nhân. Người biểu lộ tình yêu thương cho mọi người.Đức Giêsu muốn chúng ta tiếp nối công việc của Người.
Một trong những vấn đề mục vụ hàng đầu của linh mục là thăm viếng giáo dân. Khi đến một giáo xứ mới, công việc đầu tiên của linh mục là đi thăm tất cả các gia đình trong giáo xứ. Như mục tử với đoàn chiên, linh mục biết tình hình chung, biết hoàn cảnh mọi gia đình trong xứ. Từ đó có kế hoạch mục vụ để mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đoàn.
Có đôi bạn trẻ yêu nhau đã nhiều năm nhưng hai gia đình không chấp nhận vì vấn đề tôn giáo. Cô gái là con của gia đình đạo đức. Chàng trai là con gia đình theo đạo ông bà. Nhà gái muốn con rễ theo đạo mới gã con gái. Nhà trai không chấp nhận vì họ quan niệm, con trai theo đạo là bỏ tổ tiên ông bà. Khi đến thăm gia đình chàng trai, qua vài câu chuyện mở đầu, tôi thắp mấy nén nhang trước bàn thờ tổ tiên với lòng thành kính. Hai ông bà quá đổi nhạc nhiên: Cha xứ Nhà thờ mà thắp nhang trước bàn thờ ông bà mình ư? Tôi giải thích cho họ về đạo hiếu về việc thắp nhang của người kitô hữu. Họ nhận ra là lâu nay họ hiểu lầm về đạo Công giáo nên không cho con theo đạo. Hai ông bà vui mừng và sẵn sàng cho con trai gia nhập đạo. Hạnh phúc đến với đôi bạn trẻ ấy. Niềm vui bừng lên khi mọi khúc mắc được giải toả.
Các tu sĩ, các hội đoàn trong giáo xứ có những thời giờ thăm viếng mục vụ. Đến với các bệnh nhân, người già cả, người nghèo, gia đình rối, gia đình bất hoà luôn được coi là việc tông đồ. Đem Chúa đến với anh chị em của mình là niềm vui và là sứ mạng của người tín hữu.
Những tuần lễ Mùa Vọng, mỗi người trong xứ đạo tiết kiệm chi tiêu để làm việc bác ái. Những phần quà ân tình chia sẽ cho các gia đình nghèo trong Đêm Giáng Sinh thật ý nghĩa, diễn tả tình yêu và sự quan tâm đến người khác.
Đức Maria viếng thăm, phục vụ và đem Chúa đến với gia đình bà Isave. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp và là mẫu gương cho mọi tín hữu noi theo Mẹ. Dành thời giờ quý báu để thăm nhau. Chia sẽ tình thương và đem niềm vui có Chúa cho tha nhân luôn là sứ vụ của con cái Chúa.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết quan tâm đến niềm vui, nỗi khổ, và nhu cầu của từng người sống chung quanh chúng con. Xin giúp chúng con biết hy sinh thì giờ cho dù rất quí báu để năng đến gặp gỡ, thăm viếng nhau, hầu nhờ đó thông cảm được những nỗi vui buồn và nhu cầu của anh chị em. Xin giúp chúng con biết sẵn sàng chia vui sẻ buồn và tìm mọi cách để giúp đỡ những nhu cầu chính đáng của họ. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:29 30/05/2011
CON RẬN
Người nọ khi tán dóc với bạn bè thì vô tình bắt được con rận từ trên thân mình, và cảm thấy rất là mắc cở, nhưng lại giả bộ không có gì xảy ra để giữ thể diện, thế là anh ta đem con rận quăng xuống đất và cố ý nói:
- “Tôi tưởng là con rận chứ !”
Nhưng, người bạn ngồi đối diện ấy rất tỉ mỉ, cúi xuống đất oai oái nói:
- “Tôi cho rằng không phải con rận !”
Suy tư:
Con người ta dù xấu hay tốt, dù lương thiện hay không lương thiện, thì cũng đều thích người khác đối xử chân thật với mình, bởi vì không một ai muốn mình bị lừa cả.
Có những điều bình dị trong cuộc sống làm cho con người ta thoải mái hơn, đó là sống chân thành với nhau; có những lời nói trong cuộc sống làm cho con người thân thiện với nhau hơn, đó là lời nói khuyến khích nhau cùng thăng tiến; có những thái độ trong cuộc sống làm cho con người nhận ra mình là anh em với nhau, đó là thái độ phục vụ vô vị lợi...
Vì thể diện trong chốc lát mà không dám nói là con rận trên thân mình, nhưng khi bị người khác phát hiện mình nói dối, thì sự xấu hổ sẽ cứ đeo đuổi mình mãi mãi.
Lời dạy của Chúa Giê-su dạy vẫn mãi mãi áp dụng cho mọi người qua mọi thời đại: “Nhưng hễ có thì phải nói có, không thì phải nói không, thêm thắt điều gì là do ma quỷ” (Mt 5, 37).
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Người nọ khi tán dóc với bạn bè thì vô tình bắt được con rận từ trên thân mình, và cảm thấy rất là mắc cở, nhưng lại giả bộ không có gì xảy ra để giữ thể diện, thế là anh ta đem con rận quăng xuống đất và cố ý nói:
- “Tôi tưởng là con rận chứ !”
Nhưng, người bạn ngồi đối diện ấy rất tỉ mỉ, cúi xuống đất oai oái nói:
- “Tôi cho rằng không phải con rận !”
Suy tư:
Con người ta dù xấu hay tốt, dù lương thiện hay không lương thiện, thì cũng đều thích người khác đối xử chân thật với mình, bởi vì không một ai muốn mình bị lừa cả.
Có những điều bình dị trong cuộc sống làm cho con người ta thoải mái hơn, đó là sống chân thành với nhau; có những lời nói trong cuộc sống làm cho con người thân thiện với nhau hơn, đó là lời nói khuyến khích nhau cùng thăng tiến; có những thái độ trong cuộc sống làm cho con người nhận ra mình là anh em với nhau, đó là thái độ phục vụ vô vị lợi...
Vì thể diện trong chốc lát mà không dám nói là con rận trên thân mình, nhưng khi bị người khác phát hiện mình nói dối, thì sự xấu hổ sẽ cứ đeo đuổi mình mãi mãi.
Lời dạy của Chúa Giê-su dạy vẫn mãi mãi áp dụng cho mọi người qua mọi thời đại: “Nhưng hễ có thì phải nói có, không thì phải nói không, thêm thắt điều gì là do ma quỷ” (Mt 5, 37).
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:31 30/05/2011
N2T |
6. Trên núi Ta-bo Chúa Giê-su tạm thời tỏ lộ sự rực rỡ uy nghiêm, đó chính là sự hiển hiện rực rỡ của Ngài, khi Ngài giáng lâm trong ngày tận thế để phán xét loài người.
(Thánh Jerome)Chúa về trời
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
21:30 30/05/2011
LỄ CHÚA THĂNG THIÊN, năm A
Mt 28, 16-20
Lễ Chúa về trời là một trong những lễ quan trọng nhất của năm phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo. Đây là lý do đặc biệt để chúng ta mừng lễ này một cách trọng thể.Chúng ta có thể xem lễ này như một cuộc chuyền lửa, một cuộc tiếp sức trong cuộc chạy đua giữa các vận động viên để đem lửa châm vào ngọn lửa chính ở sân vận động suốt trong cuộc tranh tài. Đây là cuộc chuyền đức tin, một hoạt động truyền giáo để loan truyền Đức Kitô phục sinh cho những người khác.
Sau khi Chúa Giêsu phục sinh, Ngài đã được tôn vinh nơi Chúa Cha. Nhưng để củng cố lòng tin còn non yếu của các môn đệ, Chúa Giêsu đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ. Nói cách khác, trong suốt 40 ngày sau lễ Phục Sinh, Chúa Giêsu vẫn thường xuyên hiện diện với các môn đệ để các môn đệ yên lòng và để Ngài nhắc nhở, trấn an, dạy dỗ các môn đệ trước khi Chúa sai các môn đệ đi khắp tứ phương thiên hạ để rao giảng Tin Mừng. Vâng, vào ngày thứ 40, Chúa đã về trời trước sự chứng kiến của các môn đệ và rồi Ngài không còn hiện ra với các môn đệ như trước đó nữa cho tới ngày tận cùng thế giới. Ngày Lễ Thăng Thiên, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta hiểu ý nghĩa của mầu nhiệm Thăng Thiên hơn là ngày giờ xẩy ra việc Chúa về trời.
Mầu nhiệm Chúa về trời cho chúng ta hiểu rằng Chúa về trời nhưng Ngài vẫn hiện diện một cách thiêng liêng giữa thế giới, giữa nhân loại, giữa chúng ta. Về trời nghĩa là Ngài không còn hiện diện bằng xương bằng thịt như xưa, nên mắt phàm các môn đệ và chúng ta không thể nhìn thấy Ngài. Chúa đã hứa với các môn đệ :” Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế “. Dấu hiệu Chúa hiện diện là Ngài ban Thánh Thần xuống trên các môn đệ và đây cũng là dấu chỉ Ngài đang ở giữa chúng ta, ở trong chúng ta qua Chúa Thánh Thần. Và mầu nhiệm Chúa về trời cũng nhắc nhở chúng ta, nhắc nhở Giáo Hội rằng tuy còn đang trên cuộc hành trình đức tin nhưng mọi người hãy luôn hướng về trời, hướng về cái đích cuối cùng là Quê Trời nơi hạnh phúc vì chúng ta được gặp gỡ Chúa và sống trong Chúa.
Ngày hôm nay, trước khi khuất mặt các môn đệ để về trời, Chúa Giêsu đã truyền lệnh cho các Ông :” Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế “. Lệnh truyền ấy và bài sai các môn đệ đã lãnh nhận nơi Chúa Giêsu Phục Sinh, đồng thời chứng kiến việc Chúa vinh thăng về trời các môn đệ không thể nào im hơi lặng tiếng. Họ đã xác quyết mạnh mẽ:” Thiên Chúa đã phục sinh Chúa Kitô mà anh em đã giết rồi treo trên cây gỗ…và tôn Ngài làm thủ lãnh và Đấng cứu độ để đem lại cho Israen ơn tha thứ và hoán cải. Về những sự việc đó, chúng tôi đây là những chứng nhân cùng với Thánh Thần mà Thiên Chúa ban cho những ai vâng phục Người “. Chúng tôi rao giảng Chúa Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta và đã sống lại để chúng ta được nên công chính “…
Làm chứng cho Chúa phục sinh, tất cả các môn đệ đều đổ máu đào tuyên xưng lòng trung thành của mình vào Đấng đã chết và sống lại. Chúng ta cũng được kêu mời làm chứng cho Chúa sống lại bằng chính cuộc sống tốt lành, gương mẫu của chúng ta. Chúng ta về trời với Chúa bằng hy sinh, kiên nhẫn và trung thành của chúng ta đối với Chúa Giêsu Kitô phục sinh.
Cách đây hơn hai ngàn năm, Chúa Giêsu phục sinh đã chuyền lửa, chuyền đức tin và chuyền cây gậy tượng trưng công việc truyền giáo cho các môn đệ để các môn đệ tiếp tục làm công việc ấy cho Chúa Giêsu phục sinh. Ngày nay, chúng ta cũng được mời gọi làm chứng cho Chúa sống lại bằng đức tin và bằng cách mà Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta.
“ Các con là muối ướp cho đời, nếu muối nhạt, thì chẳng còn cách gì mà làm cho mặn lại được; nó trở thành vô dụng, chỉ còn nước ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó.
Các con là ánh sáng cho toàn thế giới, là thành phố xây trên đồi nên không thể dấu được…
Cũng thế, ánh sáng chúng con phải sáng lên trước mặt thiên hạ để họ nhìn xem những việc thiện các con làm mà ngợi khen Cha các con ở trên trời “ ( Mt 5, 13-16 ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Sau khi phục sinh, Đức Kitô phục sinh còn hiện diện với các môn đệ bao nhiêu lâu?
2.Ngài hiện diện để làm gì ?
3.Về trời có nghĩa là gì ?
4.Chúng ta có muốn về trời không ?
5.Chúa lệnh cho các môn đệ phải làm gì ?
Mt 28, 16-20
Lễ Chúa về trời là một trong những lễ quan trọng nhất của năm phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo. Đây là lý do đặc biệt để chúng ta mừng lễ này một cách trọng thể.Chúng ta có thể xem lễ này như một cuộc chuyền lửa, một cuộc tiếp sức trong cuộc chạy đua giữa các vận động viên để đem lửa châm vào ngọn lửa chính ở sân vận động suốt trong cuộc tranh tài. Đây là cuộc chuyền đức tin, một hoạt động truyền giáo để loan truyền Đức Kitô phục sinh cho những người khác.
Sau khi Chúa Giêsu phục sinh, Ngài đã được tôn vinh nơi Chúa Cha. Nhưng để củng cố lòng tin còn non yếu của các môn đệ, Chúa Giêsu đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ. Nói cách khác, trong suốt 40 ngày sau lễ Phục Sinh, Chúa Giêsu vẫn thường xuyên hiện diện với các môn đệ để các môn đệ yên lòng và để Ngài nhắc nhở, trấn an, dạy dỗ các môn đệ trước khi Chúa sai các môn đệ đi khắp tứ phương thiên hạ để rao giảng Tin Mừng. Vâng, vào ngày thứ 40, Chúa đã về trời trước sự chứng kiến của các môn đệ và rồi Ngài không còn hiện ra với các môn đệ như trước đó nữa cho tới ngày tận cùng thế giới. Ngày Lễ Thăng Thiên, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta hiểu ý nghĩa của mầu nhiệm Thăng Thiên hơn là ngày giờ xẩy ra việc Chúa về trời.
Mầu nhiệm Chúa về trời cho chúng ta hiểu rằng Chúa về trời nhưng Ngài vẫn hiện diện một cách thiêng liêng giữa thế giới, giữa nhân loại, giữa chúng ta. Về trời nghĩa là Ngài không còn hiện diện bằng xương bằng thịt như xưa, nên mắt phàm các môn đệ và chúng ta không thể nhìn thấy Ngài. Chúa đã hứa với các môn đệ :” Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế “. Dấu hiệu Chúa hiện diện là Ngài ban Thánh Thần xuống trên các môn đệ và đây cũng là dấu chỉ Ngài đang ở giữa chúng ta, ở trong chúng ta qua Chúa Thánh Thần. Và mầu nhiệm Chúa về trời cũng nhắc nhở chúng ta, nhắc nhở Giáo Hội rằng tuy còn đang trên cuộc hành trình đức tin nhưng mọi người hãy luôn hướng về trời, hướng về cái đích cuối cùng là Quê Trời nơi hạnh phúc vì chúng ta được gặp gỡ Chúa và sống trong Chúa.
Ngày hôm nay, trước khi khuất mặt các môn đệ để về trời, Chúa Giêsu đã truyền lệnh cho các Ông :” Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế “. Lệnh truyền ấy và bài sai các môn đệ đã lãnh nhận nơi Chúa Giêsu Phục Sinh, đồng thời chứng kiến việc Chúa vinh thăng về trời các môn đệ không thể nào im hơi lặng tiếng. Họ đã xác quyết mạnh mẽ:” Thiên Chúa đã phục sinh Chúa Kitô mà anh em đã giết rồi treo trên cây gỗ…và tôn Ngài làm thủ lãnh và Đấng cứu độ để đem lại cho Israen ơn tha thứ và hoán cải. Về những sự việc đó, chúng tôi đây là những chứng nhân cùng với Thánh Thần mà Thiên Chúa ban cho những ai vâng phục Người “. Chúng tôi rao giảng Chúa Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta và đã sống lại để chúng ta được nên công chính “…
Làm chứng cho Chúa phục sinh, tất cả các môn đệ đều đổ máu đào tuyên xưng lòng trung thành của mình vào Đấng đã chết và sống lại. Chúng ta cũng được kêu mời làm chứng cho Chúa sống lại bằng chính cuộc sống tốt lành, gương mẫu của chúng ta. Chúng ta về trời với Chúa bằng hy sinh, kiên nhẫn và trung thành của chúng ta đối với Chúa Giêsu Kitô phục sinh.
Cách đây hơn hai ngàn năm, Chúa Giêsu phục sinh đã chuyền lửa, chuyền đức tin và chuyền cây gậy tượng trưng công việc truyền giáo cho các môn đệ để các môn đệ tiếp tục làm công việc ấy cho Chúa Giêsu phục sinh. Ngày nay, chúng ta cũng được mời gọi làm chứng cho Chúa sống lại bằng đức tin và bằng cách mà Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta.
“ Các con là muối ướp cho đời, nếu muối nhạt, thì chẳng còn cách gì mà làm cho mặn lại được; nó trở thành vô dụng, chỉ còn nước ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó.
Các con là ánh sáng cho toàn thế giới, là thành phố xây trên đồi nên không thể dấu được…
Cũng thế, ánh sáng chúng con phải sáng lên trước mặt thiên hạ để họ nhìn xem những việc thiện các con làm mà ngợi khen Cha các con ở trên trời “ ( Mt 5, 13-16 ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Sau khi phục sinh, Đức Kitô phục sinh còn hiện diện với các môn đệ bao nhiêu lâu?
2.Ngài hiện diện để làm gì ?
3.Về trời có nghĩa là gì ?
4.Chúng ta có muốn về trời không ?
5.Chúa lệnh cho các môn đệ phải làm gì ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC ca ngợi Chân Phước Gioan Phaolô II là người cổ vũ việc truyền giáo mới
Phạm Kim An
08:01 30/05/2011
ĐTC ca ngợi Chân Phước Gioan Phaolô II là người cổ vũ việc truyền giáo mới
Nhiều cuộc triển lãm về tân Chân phước
ROMA – ĐTC Biển Đức XVI đã ca ngợi tân Chân phước Gioan Phaolô II là người cổ vũ việc truyền giáo mới, trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với hàng ngàn tín hữu tại Quảng trường thánh Phêrô ngày 29-5.
ĐTC nhận xét: “Chân phước Gioan Phaolô II là một nhà truyền giáo lớn, và như cuộc triển lãm về Ngài hiện nay tại Roma cho thấy, Ngài đã mở cuộc truyền giáo ad gentes (cho các dân tộc), và đồng thời Ngài vổ vũ việc truyền giáo mới".
Nhân dịp phong chân phước cho ĐTC Gioan Phaolô II, Thánh Bộ Truyền giáo các Dân tộc đã mở tại bảo tàng, đường Propagande Fide, gần Quảng trường Tây Ban Nha, một cuộc triển lãm về chủ đề "Một Giáo hoàng truyền giáo", thu thập nhiều hình ảnh và băng hình về các chuyến đi của Ngài, và quà tặng Ngài nhận được trong trong các chuyến đi ấy. Triển lãm mở cửa cho đến ngày 6-6 tới.
Một cuộc triển lãm gồm 150 bức ảnh do nhiếp ảnh gia Vittoriano Rastelli chụp, các hiện vật, và rất nhiều băng hình của đài RAI, với chủ đề "Tại Bàn thờ của Thiên Chúa", đã được tổ chức tại Bảo tàng Capitole. Cuộc triển lãm hiện đang diễn ra tại Lâu đài Hoàng gia ở Warsaw, trước khi được chuyển đến Madrid, nơi sẽ diễn ra Đại hội Giới trẻ Thế giới vào tháng Tám tới, rồi đến Lisbon, Manila và Buenos Aires. Cuộc triển lãm trình bày "Cuộc đời phi thường của một Giáo hoàng, người đã ghi dấu một thời kỳ".
Cuộc triển lãm gồm bốn phần chuyên đề: "Lòng đạo của ĐTC Gioan Phaolô II” chụp các cảnh Ngài đang cầu nguyện; "ĐTC giữa muôn người và sự đau khổ” là các ảnh vào các năm cuối đời Ngài; "ĐTC của giới trẻ", nhắc nhớ mối quan hệ đặc biệt của ĐTC Gioan Phaolô II với người trẻ; "ĐTC trong thế giới" gợi lại các chuyến công du của Ngài.
Một cuộc triển lãm ảnh thứ hai đã được khai mạc tại cung điện của Tỉnh Roma, ở Palazzo Valentini, gần quảng trường Venice. Cuộc triển lãm mang tên “Chân Phước” (Beatus) và gồm có hơn 130 bức ảnh làm nổi bật khía cạnh “nhân bản” của ĐTC vĩ đại thông qua các chủ đề: "Ở Wadowice", "Một Giáo hoàng La Mã", "Gặp gỡ trong chuyến đi”, "Một người như chúng ta”, "ĐTC và trẻ em".
Một triển lãm ảnh thứ ba đã được thực hiện về lễ phong chân phước trong khuôn khổ kết nghĩa giữa Roma với Krakow: tại quảng trường Chợ ở Krakow, và quảng trường Cộng hòa ở Roma.
Cuối cùng, một cuộc triển lãm khác mở ra ở Roma vào ngày 18-5, nhân ngày sinh nhật của Karol Wojtyla, trong Nhà Tiệc ly, do Quỹ “Ra Khơi” (Duc in Altum) tổ chức. Chủ đề của triển lãm là: "Chân phước Gioan Phaolô II - Gặp gỡ ở Thiên đàng". Cuộc triển lãm này tập hợp, cho đến ngày 1-6 (10g-18g chiều, trừ thứ Bảy và Chủ nhật) các tác phẩm nghệ thuật dành cho các Thánh và các Chân phước, được ĐTC Gioan Phaolô II phong thánh hoặc phong Chân phước trước đây. (Zenit 29-5-2011)
Phạm Kim An
Nhiều cuộc triển lãm về tân Chân phước
ROMA – ĐTC Biển Đức XVI đã ca ngợi tân Chân phước Gioan Phaolô II là người cổ vũ việc truyền giáo mới, trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với hàng ngàn tín hữu tại Quảng trường thánh Phêrô ngày 29-5.
ĐTC nhận xét: “Chân phước Gioan Phaolô II là một nhà truyền giáo lớn, và như cuộc triển lãm về Ngài hiện nay tại Roma cho thấy, Ngài đã mở cuộc truyền giáo ad gentes (cho các dân tộc), và đồng thời Ngài vổ vũ việc truyền giáo mới".
Nhân dịp phong chân phước cho ĐTC Gioan Phaolô II, Thánh Bộ Truyền giáo các Dân tộc đã mở tại bảo tàng, đường Propagande Fide, gần Quảng trường Tây Ban Nha, một cuộc triển lãm về chủ đề "Một Giáo hoàng truyền giáo", thu thập nhiều hình ảnh và băng hình về các chuyến đi của Ngài, và quà tặng Ngài nhận được trong trong các chuyến đi ấy. Triển lãm mở cửa cho đến ngày 6-6 tới.
Một cuộc triển lãm gồm 150 bức ảnh do nhiếp ảnh gia Vittoriano Rastelli chụp, các hiện vật, và rất nhiều băng hình của đài RAI, với chủ đề "Tại Bàn thờ của Thiên Chúa", đã được tổ chức tại Bảo tàng Capitole. Cuộc triển lãm hiện đang diễn ra tại Lâu đài Hoàng gia ở Warsaw, trước khi được chuyển đến Madrid, nơi sẽ diễn ra Đại hội Giới trẻ Thế giới vào tháng Tám tới, rồi đến Lisbon, Manila và Buenos Aires. Cuộc triển lãm trình bày "Cuộc đời phi thường của một Giáo hoàng, người đã ghi dấu một thời kỳ".
Cuộc triển lãm gồm bốn phần chuyên đề: "Lòng đạo của ĐTC Gioan Phaolô II” chụp các cảnh Ngài đang cầu nguyện; "ĐTC giữa muôn người và sự đau khổ” là các ảnh vào các năm cuối đời Ngài; "ĐTC của giới trẻ", nhắc nhớ mối quan hệ đặc biệt của ĐTC Gioan Phaolô II với người trẻ; "ĐTC trong thế giới" gợi lại các chuyến công du của Ngài.
Một cuộc triển lãm ảnh thứ hai đã được khai mạc tại cung điện của Tỉnh Roma, ở Palazzo Valentini, gần quảng trường Venice. Cuộc triển lãm mang tên “Chân Phước” (Beatus) và gồm có hơn 130 bức ảnh làm nổi bật khía cạnh “nhân bản” của ĐTC vĩ đại thông qua các chủ đề: "Ở Wadowice", "Một Giáo hoàng La Mã", "Gặp gỡ trong chuyến đi”, "Một người như chúng ta”, "ĐTC và trẻ em".
Một triển lãm ảnh thứ ba đã được thực hiện về lễ phong chân phước trong khuôn khổ kết nghĩa giữa Roma với Krakow: tại quảng trường Chợ ở Krakow, và quảng trường Cộng hòa ở Roma.
Cuối cùng, một cuộc triển lãm khác mở ra ở Roma vào ngày 18-5, nhân ngày sinh nhật của Karol Wojtyla, trong Nhà Tiệc ly, do Quỹ “Ra Khơi” (Duc in Altum) tổ chức. Chủ đề của triển lãm là: "Chân phước Gioan Phaolô II - Gặp gỡ ở Thiên đàng". Cuộc triển lãm này tập hợp, cho đến ngày 1-6 (10g-18g chiều, trừ thứ Bảy và Chủ nhật) các tác phẩm nghệ thuật dành cho các Thánh và các Chân phước, được ĐTC Gioan Phaolô II phong thánh hoặc phong Chân phước trước đây. (Zenit 29-5-2011)
Phạm Kim An
Bênh vực Giáo hội Công giáo: Một cuốn sách mới nhằm xóa bỏ các sự hiểu lầm về Giáo hội
Nguyễn Trọng Đa
08:03 30/05/2011
Bênh vực Giáo hội Công giáo: Một cuốn sách mới nhằm xóa bỏ các sự hiểu lầm về Giáo hội
ROMA – Thuyết chống Công giáo có lẽ là định kiến cuối cùng có thể chấp nhận được trong xã hội ngày nay, nhưng tác giả và nhà báo người Canada Michael Coren viết một sách bênh vực Giáo hội Công giáo, và đả phá thuyết trên.
Trong cuốn sách xuất bản gần đây của ông có nhan đề "Tại sao người Công giáo có lý?" (Why Catholics Are Right, nhà xuất bản McClelland và Stewart, Canada), ông xem xét một số lời phê bình chung về Giáo Hội. Coren, sinh ra trong một gia đình thế tục, có cha là người Do thái, đã trở thành một người Công giáo vào giữa độ tuổi 20 của ông.
Ông nói rằng việc là người gốc Do Thái đã giúp ông trong nghề nghiệp, nhưng như ông giải thích trong phần giới thiệu cuốn sách, niềm tin Công giáo của ông đã làm ông mất việc làm hai lần và đóng cửa nhiều nơi trong giới truyền thông.
Ông bắt đầu với một chủ đề, mà ông nói rằng ông không muốn viết và không buộc phải viết, đó là các vụ bê bối lạm dụng tình dục của một số giáo sĩ. Ông thừa nhận sự thiệt hại lớn lao gây ra cho nhiều người như là một kết quả của sự lạm dụng tình dục, nhưng ông cũng lập luận rằng một số lời chỉ trích đã đi xa hơn những gì được biện minh.
Coren nhấn mạnh rằng sự lạm dụng này không nói gì đặc biệt về đạo Công giáo. Những người chỉ trích háo hức để chứng minh rằng sự lạm dụng có liên quan đến cơ cấu hay giáo huấn của Giáo hội, họ không biết rằng việc lạm dụng tính dục nơi một số giáo sĩ cũng xảy ra trong các giáo hội khác và tôn giáo khác ở cùng một tỉ lệ hoặc ở tỉ lệ còn cao hơn.
Coren nhận định, với bài học từ các vụ bê bối lạm dụng này, Giáo Hội Công Giáo hiện nay là một trong những nơi an toàn nhất cho người trẻ tuổi. Các sự việc ấy nên dẫn đến một sự lên án các vi phạm, nhưng không dẫn đến việc lên án Giáo Hội.
Một chương khác nói đến các sự kiện lịch sử, chẳng hạn các cuộc Thập tự chinh và Toà án dị giáo. Ông nhìn nhận rằng đúng là Giáo Hội đã không luôn hành động trong cách thức tốt nhất, nhưng nói chung Giáo Hội đi trước thời đại về tính đạo đức và là một lực lượng vì sự thiện cho mọi người.
Thập tự chinh
Về vấn đề Thập tự chinh, ông Coren nêu ra rằng Thánh Địa là của Kitô giáo và sau đó bị người Hồi giáo xâm lấn.
Theo ông, thật là sai lầm khi nhìn các cuộc Thập tự chinh như một thứ chủ nghĩa đế quốc hoặc chủ nghĩa thực dân. Thay vì là một sự thực thi việc khai thác và gặt hái lợi nhuận, nhiều gia đình quý tộc đã bị phá sản, bởi phải chi tiền nhiều để trang bị cho một hiệp sĩ, và hỗ trợ cho ông và đoàn tùy tùng của ông.
Coren giải thích, các nghiên cứu hiện đại đã bác bỏ lời khẳng định rằng nhiều quân Thập tự chinh là con cái các gia đình nghèo đi cướp bóc của cải. Trong thực tế, họ thường thuộc giới hiệp sĩ châu Âu, có tinh thần thượng võ.
Trong vùng lãnh thổ do các cuộc Thập tự chinh chiếm được, người dân Hồi giáo vẫn tiếp tục cuộc sống bình thường, và không có bất kỳ nỗ lực nghiêm túc nào của Công giáo để làm cho họ trở lại đạo Công giáo. Coren hỏi: Chúng ta có thể kết luận ra sao về các cuộc Thập tự chinh?
Ông nói: “Đó không phải là thời điểm đáng tự hào nhất của lịch sử Kitô giáo, nhưng cũng không phải là tranh biếm hoạ ngây ngô về tội của phương Tây hiện đại, và chắc chắn không phải là sự hoang tưởng của Hồi giáo đương đại".
Về Toà án dị giáo, ông nhận xét rằng tiền đề cơ bản là người Công giáo là xấu xa hơn bất cứ ai khác, và chỉ có Giáo Hội mới tổ chức được cái gì giống với Toà án dị giáo.
Ông nói, điều này đơn giản là lố bịch. Người ta hãy xem là số người nam nữ đã bị giết hại trong hai tuần lễ của Cách mạng Pháp vô thần là nhiều hơn so với nạn nhân của một thế kỷ của Toà án dị giáo. Ông lưu ý là cũng có nhiều Tòa án dị giáo trong một số quốc gia Tin lành, nhắm đặc biệt vào những người tình nghi là phù thủy.
Tra tấn
Coren giải thích, mục đích của Toà án dị giáo là chống lại các sai lầm tín lý và lạc giáo, nhằm đưa người lầm lạc trở về với Giáo Hội. Việc tra tấn đã xảy ra, nhưng nó đã được thực hiện chủ yếu bởi chính quyền thế tục. Toà án dị giáo sử dụng việc tra tấn ít hơn nhiều so với cơ quan tư pháp thời đó.
Hầu hết lời chỉ trích tập trung vào Toà án dị giáo Tây Ban Nha. Về việc này, ông lấy làm ngạc nhiên tại sao người ta ít chú ý đến các cuộc thảm sát và tra tấn nhiều người Công giáo, được thực hiện dưới thời Vua Henry VIII và Nữ hoàng Elizabeth I ở Anh.
Ông giải thích, sự thật là trong những ngày đầu các Giáo hoàng đã ủng hộ Toà án dị giáo Tây Ban Nha, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một cơ quan của Nhà nước và chế độ quân chủ. Sau thất bại cuối cùng của người Hồi giáo ở Tây Ban Nha, một số lượng lớn người Hồi giáo và Do Thái giáo đã trở lại đạo Công giáo.
Nhiều người thực tâm trở lại đạo, nhưng do muốn được lợi thế về chính trị và kinh tế khi trở lại đạo Công giáo, một số người trở lại là không thực tâm. Điều này dẫn đến việc điều tra của Toà án dị giáo về tình trạng của những người trở lại đạo.
Coren nói, chắc chắn là có các sự lợi dụng, nhưng trong khi Tây Ban Nha là một xã hội không hoàn thiện, nước này đã không trải qua các cuộc nội chiến tôn giáo đẫm máu, vốn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia châu Âu khác.
Theo Coren, Toà án dị giáo đã không được chú ý đến cho đến giữa thế kỷ 19, khi các tác giả chống Công giáo sử dụng và bóp méo nó để tấn công Giáo Hội.
Một chỉ trích thường có về Giáo Hội là sự giàu sang của Giáo hội. Coren bình luận: “Chúng ta đụng với câu quen thuộc nói rằng Giáo hội có quá nhiều tiền bạc trong khi phần còn lại của thế giới chết đói".
Vâng, có rất nhiều tài sản tại Vatican, trong các viện bảo tàng được mở cửa cho mọi người đến xem. Giáo Hội bảo quản các tác phẩm nghệ thuật trong nhiều thế kỷ và giữ chúng như là một di sản cho nhân loại.
Bán các tác phẩm nghệ thuật và cho đi số tiền ấy sẽ chỉ là một sự kiện một lần, và lợi nhuận sẽ sớm kết thúc. Thay vào đó, các kho tàng nghệ thuật được lưu giữ cho tương lai, dành cho tất cả mọi người, thay vì bị nhốt trong các bộ sưu tập tư nhân.
Coren nói thêm, hơn nữa Giáo hội Công giáo xây dựng và điều hành các bệnh viện, trường học và có một số lượng lớn công tác từ thiện trên khắp thế giới.
Sự sống
Một trong các chương sách dành cho chủ đề của sự sống và tình dục. Giáo hội thường bị tấn công về lập trường của mình về các vấn đề khác nhau, từ việc phá thai đến bao cao su và thuốc tránh thai.
Coren lập luận, lập trường của Giáo Hội Công Giáo trong lĩnh vực này không chỉ dựa vào niềm tin đạo đức, nhưng còn được hỗ trợ bởi khoa học và nhân quyền.
Ông nói, lời khẳng định rằng một sự sống mới xuất hiện từ lúc thụ thai có nền tảng vững chắc về sinh học. Thai nhi là một sự sống con người riêng biệt và như vậy phải có quyền tồn tại. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, các người phò sự sống thường được mô tả như là người cuồng tín cực đoan.
Hơn nữa, trong khi xã hội đương đại tự xem mình là tiến bộ hơn và khoan dung hơn so với bất kỳ thời đại trong quá khứ, người tàn tật hoặc khuyết tật trong bụng mẹ đang bị cố tình nhắm tới và giết chết.
Khi nói đến Giáo Hội phản đối việc sử dụng tế bào gốc phôi thai để nghiên cứu, điều này được các đối thủ sử dụng để buộc tội Giáo hội là một trở ngại cho việc chữa bệnh và các dịch bệnh, vốn có thể được khắc phục trong tương lai rất gần.
Tuy nhiên Coren nêu ra rằng, sự thật là chưa có phương pháp chữa trị thành công với các tế bào gốc phôi, trái ngược với các thành công đạt được với các tế bào gốc trưởng thành, vốn không bị Giáo Hội phản đối.
Về chủ đề bao cao su và phương pháp tránh thai, Giáo hội đã cảnh báo nhiều thập kỷ trước đây rằng việc sử dụng các thứ này sẽ có hại cho xã hội. Coren cho biết, trong thực tế, kể từ khi có cảnh báo này, đã có sự gia tăng liên tục trong các bệnh qua đường tình dục, ly dị, gia đình tan vỡ và tình dục đã bị hạ cấp từ một hành động yêu thương xuống một sự trao đổi đơn thuần của dịch cơ thể.
Các sự gièm pha đối với Giáo Hội và ĐTC Biển Đức XVI, vì chống đối sự sử dụng bao cao su trong nỗ lực kiểm soát AIDS, vẫn là một trường hợp bất công. Việc chỉ dựa vào việc sử dụng bao cao su đã không hữu hiệu ở châu Phi. Thay vào đó, các chương trình dựa vào sự kiêng cử và trung tín vợ chồng đã có thành công lớn nhất.
Cuốn sách của Coren còn nói đến nhiều đề tài khác nữa, và ông không đưa ra nắm đấm trong việc bảo vệ Giáo Hội chống lại cái mà ông xem là các cuộc tấn công với thông tin rất kém. Sách này chứng tỏ là một hỗ trợ hữu ích cho những người quan tâm trả lời cho các cú đánh mạnh quá thường xuyên chống lại Giáo Hội. (Zenit 29-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ROMA – Thuyết chống Công giáo có lẽ là định kiến cuối cùng có thể chấp nhận được trong xã hội ngày nay, nhưng tác giả và nhà báo người Canada Michael Coren viết một sách bênh vực Giáo hội Công giáo, và đả phá thuyết trên.
Trong cuốn sách xuất bản gần đây của ông có nhan đề "Tại sao người Công giáo có lý?" (Why Catholics Are Right, nhà xuất bản McClelland và Stewart, Canada), ông xem xét một số lời phê bình chung về Giáo Hội. Coren, sinh ra trong một gia đình thế tục, có cha là người Do thái, đã trở thành một người Công giáo vào giữa độ tuổi 20 của ông.
Ông nói rằng việc là người gốc Do Thái đã giúp ông trong nghề nghiệp, nhưng như ông giải thích trong phần giới thiệu cuốn sách, niềm tin Công giáo của ông đã làm ông mất việc làm hai lần và đóng cửa nhiều nơi trong giới truyền thông.
Ông bắt đầu với một chủ đề, mà ông nói rằng ông không muốn viết và không buộc phải viết, đó là các vụ bê bối lạm dụng tình dục của một số giáo sĩ. Ông thừa nhận sự thiệt hại lớn lao gây ra cho nhiều người như là một kết quả của sự lạm dụng tình dục, nhưng ông cũng lập luận rằng một số lời chỉ trích đã đi xa hơn những gì được biện minh.
Coren nhấn mạnh rằng sự lạm dụng này không nói gì đặc biệt về đạo Công giáo. Những người chỉ trích háo hức để chứng minh rằng sự lạm dụng có liên quan đến cơ cấu hay giáo huấn của Giáo hội, họ không biết rằng việc lạm dụng tính dục nơi một số giáo sĩ cũng xảy ra trong các giáo hội khác và tôn giáo khác ở cùng một tỉ lệ hoặc ở tỉ lệ còn cao hơn.
Coren nhận định, với bài học từ các vụ bê bối lạm dụng này, Giáo Hội Công Giáo hiện nay là một trong những nơi an toàn nhất cho người trẻ tuổi. Các sự việc ấy nên dẫn đến một sự lên án các vi phạm, nhưng không dẫn đến việc lên án Giáo Hội.
Một chương khác nói đến các sự kiện lịch sử, chẳng hạn các cuộc Thập tự chinh và Toà án dị giáo. Ông nhìn nhận rằng đúng là Giáo Hội đã không luôn hành động trong cách thức tốt nhất, nhưng nói chung Giáo Hội đi trước thời đại về tính đạo đức và là một lực lượng vì sự thiện cho mọi người.
Thập tự chinh
Về vấn đề Thập tự chinh, ông Coren nêu ra rằng Thánh Địa là của Kitô giáo và sau đó bị người Hồi giáo xâm lấn.
Theo ông, thật là sai lầm khi nhìn các cuộc Thập tự chinh như một thứ chủ nghĩa đế quốc hoặc chủ nghĩa thực dân. Thay vì là một sự thực thi việc khai thác và gặt hái lợi nhuận, nhiều gia đình quý tộc đã bị phá sản, bởi phải chi tiền nhiều để trang bị cho một hiệp sĩ, và hỗ trợ cho ông và đoàn tùy tùng của ông.
Coren giải thích, các nghiên cứu hiện đại đã bác bỏ lời khẳng định rằng nhiều quân Thập tự chinh là con cái các gia đình nghèo đi cướp bóc của cải. Trong thực tế, họ thường thuộc giới hiệp sĩ châu Âu, có tinh thần thượng võ.
Trong vùng lãnh thổ do các cuộc Thập tự chinh chiếm được, người dân Hồi giáo vẫn tiếp tục cuộc sống bình thường, và không có bất kỳ nỗ lực nghiêm túc nào của Công giáo để làm cho họ trở lại đạo Công giáo. Coren hỏi: Chúng ta có thể kết luận ra sao về các cuộc Thập tự chinh?
Ông nói: “Đó không phải là thời điểm đáng tự hào nhất của lịch sử Kitô giáo, nhưng cũng không phải là tranh biếm hoạ ngây ngô về tội của phương Tây hiện đại, và chắc chắn không phải là sự hoang tưởng của Hồi giáo đương đại".
Về Toà án dị giáo, ông nhận xét rằng tiền đề cơ bản là người Công giáo là xấu xa hơn bất cứ ai khác, và chỉ có Giáo Hội mới tổ chức được cái gì giống với Toà án dị giáo.
Ông nói, điều này đơn giản là lố bịch. Người ta hãy xem là số người nam nữ đã bị giết hại trong hai tuần lễ của Cách mạng Pháp vô thần là nhiều hơn so với nạn nhân của một thế kỷ của Toà án dị giáo. Ông lưu ý là cũng có nhiều Tòa án dị giáo trong một số quốc gia Tin lành, nhắm đặc biệt vào những người tình nghi là phù thủy.
Tra tấn
Coren giải thích, mục đích của Toà án dị giáo là chống lại các sai lầm tín lý và lạc giáo, nhằm đưa người lầm lạc trở về với Giáo Hội. Việc tra tấn đã xảy ra, nhưng nó đã được thực hiện chủ yếu bởi chính quyền thế tục. Toà án dị giáo sử dụng việc tra tấn ít hơn nhiều so với cơ quan tư pháp thời đó.
Hầu hết lời chỉ trích tập trung vào Toà án dị giáo Tây Ban Nha. Về việc này, ông lấy làm ngạc nhiên tại sao người ta ít chú ý đến các cuộc thảm sát và tra tấn nhiều người Công giáo, được thực hiện dưới thời Vua Henry VIII và Nữ hoàng Elizabeth I ở Anh.
Ông giải thích, sự thật là trong những ngày đầu các Giáo hoàng đã ủng hộ Toà án dị giáo Tây Ban Nha, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một cơ quan của Nhà nước và chế độ quân chủ. Sau thất bại cuối cùng của người Hồi giáo ở Tây Ban Nha, một số lượng lớn người Hồi giáo và Do Thái giáo đã trở lại đạo Công giáo.
Nhiều người thực tâm trở lại đạo, nhưng do muốn được lợi thế về chính trị và kinh tế khi trở lại đạo Công giáo, một số người trở lại là không thực tâm. Điều này dẫn đến việc điều tra của Toà án dị giáo về tình trạng của những người trở lại đạo.
Coren nói, chắc chắn là có các sự lợi dụng, nhưng trong khi Tây Ban Nha là một xã hội không hoàn thiện, nước này đã không trải qua các cuộc nội chiến tôn giáo đẫm máu, vốn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia châu Âu khác.
Theo Coren, Toà án dị giáo đã không được chú ý đến cho đến giữa thế kỷ 19, khi các tác giả chống Công giáo sử dụng và bóp méo nó để tấn công Giáo Hội.
Một chỉ trích thường có về Giáo Hội là sự giàu sang của Giáo hội. Coren bình luận: “Chúng ta đụng với câu quen thuộc nói rằng Giáo hội có quá nhiều tiền bạc trong khi phần còn lại của thế giới chết đói".
Vâng, có rất nhiều tài sản tại Vatican, trong các viện bảo tàng được mở cửa cho mọi người đến xem. Giáo Hội bảo quản các tác phẩm nghệ thuật trong nhiều thế kỷ và giữ chúng như là một di sản cho nhân loại.
Bán các tác phẩm nghệ thuật và cho đi số tiền ấy sẽ chỉ là một sự kiện một lần, và lợi nhuận sẽ sớm kết thúc. Thay vào đó, các kho tàng nghệ thuật được lưu giữ cho tương lai, dành cho tất cả mọi người, thay vì bị nhốt trong các bộ sưu tập tư nhân.
Coren nói thêm, hơn nữa Giáo hội Công giáo xây dựng và điều hành các bệnh viện, trường học và có một số lượng lớn công tác từ thiện trên khắp thế giới.
Sự sống
Một trong các chương sách dành cho chủ đề của sự sống và tình dục. Giáo hội thường bị tấn công về lập trường của mình về các vấn đề khác nhau, từ việc phá thai đến bao cao su và thuốc tránh thai.
Coren lập luận, lập trường của Giáo Hội Công Giáo trong lĩnh vực này không chỉ dựa vào niềm tin đạo đức, nhưng còn được hỗ trợ bởi khoa học và nhân quyền.
Ông nói, lời khẳng định rằng một sự sống mới xuất hiện từ lúc thụ thai có nền tảng vững chắc về sinh học. Thai nhi là một sự sống con người riêng biệt và như vậy phải có quyền tồn tại. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, các người phò sự sống thường được mô tả như là người cuồng tín cực đoan.
Hơn nữa, trong khi xã hội đương đại tự xem mình là tiến bộ hơn và khoan dung hơn so với bất kỳ thời đại trong quá khứ, người tàn tật hoặc khuyết tật trong bụng mẹ đang bị cố tình nhắm tới và giết chết.
Khi nói đến Giáo Hội phản đối việc sử dụng tế bào gốc phôi thai để nghiên cứu, điều này được các đối thủ sử dụng để buộc tội Giáo hội là một trở ngại cho việc chữa bệnh và các dịch bệnh, vốn có thể được khắc phục trong tương lai rất gần.
Tuy nhiên Coren nêu ra rằng, sự thật là chưa có phương pháp chữa trị thành công với các tế bào gốc phôi, trái ngược với các thành công đạt được với các tế bào gốc trưởng thành, vốn không bị Giáo Hội phản đối.
Về chủ đề bao cao su và phương pháp tránh thai, Giáo hội đã cảnh báo nhiều thập kỷ trước đây rằng việc sử dụng các thứ này sẽ có hại cho xã hội. Coren cho biết, trong thực tế, kể từ khi có cảnh báo này, đã có sự gia tăng liên tục trong các bệnh qua đường tình dục, ly dị, gia đình tan vỡ và tình dục đã bị hạ cấp từ một hành động yêu thương xuống một sự trao đổi đơn thuần của dịch cơ thể.
Các sự gièm pha đối với Giáo Hội và ĐTC Biển Đức XVI, vì chống đối sự sử dụng bao cao su trong nỗ lực kiểm soát AIDS, vẫn là một trường hợp bất công. Việc chỉ dựa vào việc sử dụng bao cao su đã không hữu hiệu ở châu Phi. Thay vào đó, các chương trình dựa vào sự kiêng cử và trung tín vợ chồng đã có thành công lớn nhất.
Cuốn sách của Coren còn nói đến nhiều đề tài khác nữa, và ông không đưa ra nắm đấm trong việc bảo vệ Giáo Hội chống lại cái mà ông xem là các cuộc tấn công với thông tin rất kém. Sách này chứng tỏ là một hỗ trợ hữu ích cho những người quan tâm trả lời cho các cú đánh mạnh quá thường xuyên chống lại Giáo Hội. (Zenit 29-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Truyền giáo là ơn gọi của Giáo Hội ngay cả trong thời đại ngày nay
Lã Thụ Nhân
08:05 30/05/2011
Truyền giáo là ơn gọi của Giáo Hội ngay cả trong thời đại ngày nay
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI ca ngợi vai trò của truyền giáo qua các thế kỷ cho đến nay, nêu mẫu gương của Mẹ Têrêsa Calcutta và Đức Gioan Phaolô II", một nhà truyền giáo vĩ đại". "Bất cứ nơi đâu Tin Mừng đến, cuộc sống khởi sắc, như vùng đất khô cằn, được mưa tuôn tuới, lên màu xanh tươi". Đức Giáo Hoàng cũng loan báo Đức Hồng y Wyszynski, người Ba Lan sẽ sớm được tuyên chân phước.
Vatican City (AsiaNews) - Trong buổi đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng hôm 29/05/2011 tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chú trọng đến niềm vui và tầm quan trọng của việc rao giảng Kitô giáo: "Ngay cả ngày nay, ơn gọi của Giáo Hội là truyền giáo, hướng đến những người chưa được tuôn tưới bởi nước sự sống là Tin Mừng, cũng như những người dù có cội rễ Kitô giáo cổ xưa của mình, cần nhựa sống mới để sinh quả mới và tái khám phá vẻ đẹp và niềm vui của đức tin". Để giải thích cho tầm quan trọng của truyền giáo, Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng "Đức Chân Phước Gioan Phaolô II là một nhà truyền giáo vĩ đại, như được minh chứng bằng tài liệu bởi cuộc triển lãm đang được trưng bày tại Rôma. Ngài đã làm hồi sinh sứ mạng đến với muôn dân (ad gentes) và đồng thời thúc đẩy công cuộc Tân Phúc Âm Hóa".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đưa ra gợi ý từ bài đọc Công Vụ Tông Đồ, nhất là đoạn mô tả sau cuộc đàn áp bạo lực ở Giêrusalem, "Philipphê, một trong những phó tế, đi xuống một thành thuộc xứ Samaria, rao giảng Đức Kitô Phục Sinh cho họ, và lời rao giảng đi với nhiều việc chữa lành để có kết thúc đoạn văn thật ý nghĩa ‘cả thành được vui mừng khôn tả’".
Với ý nghĩa này, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho hay: "Diễn tả này gây ấn tượng cho chúng ta mỗi lần đọc. Trong bản chất tự nhiên thiết yếu, nó thông truyền cho chúng ta một cảm giác hy vọng, như thể nó nói rằng ‘Đó là điều có thể! Nó có thể cho nhân loại biết niềm vui đích thực, vì bất cứ nơi đâu Tin Mừng đến, cuộc sống khởi sắc, như vùng đất khô cằn, được mưa tuôn tuới, lên màu xanh tươi’"
Từ điều này, Đức Thánh Cha tiếp tục xem xét các thế kỷ sau đó cho đến thời đại của chúng ta, nhìn chúng trên quan điểm của truyền giáo. "Đọc đoạn này, sẽ trở nên tự nhiên khi nghĩ về quyền năng chữa lành của Tin Mừng, mà trong nhiều thế kỷ ‘đã tuôn tưới’, như một dòng sông ân huệ, cho rất nhiều người. Một số vị thánh vĩ đại đã mang lại hy vọng và bình an cho toàn thể các thành phố, như Thánh Charles Borromeo đã đến Milan vào thời của bệnh dịch hạch, và Mẹ Têrêsa ở Calcutta, cũng như nhiều nhà truyền giáo, mà tên tuổi được biết đến nhờ Thiên Chúa, những người dâng đời sống để công bố Chúa Kitô và đem lại niềm vui sâu sắc ở giữa con người. Trong khi các thế lực hùng mạnh cố gắng chinh phục những vùng đất mới vì các lý do chính trị và kinh tế, thì các sứ giả của Chúa Kitô đã đi bất cứ nơi đâu nhằm mục đích mang Chúa Kitô cho mọi người, để biết rằng chỉ mình ngài mới có thể mang lại tự do đích thực và sự sống đời đời".
Khi kết thúc buổi đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha đã chào đón người hành hương bằng các ngôn ngữ khác nhau. Ngài cũng nhắc những người đến từ Ba Lan rằng ngày 28/05 là ngày kỷ niệm 30 năm Đức Hồng y Wyszynski qua đời: "Gợi lên món quà tuyên chân phước ngài, chúng ta hãy học từ ngài là hoàn toàn dâng cho Mẹ Thiên Chúa. Hãy để cho niềm tín thác của ngài được thể hiện qua câu ‘Tôi đặt mọi thứ vào Đức Maria’ là mẫu gương đặc biệt của chúng ta".
Lã Thụ Nhân
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI ca ngợi vai trò của truyền giáo qua các thế kỷ cho đến nay, nêu mẫu gương của Mẹ Têrêsa Calcutta và Đức Gioan Phaolô II", một nhà truyền giáo vĩ đại". "Bất cứ nơi đâu Tin Mừng đến, cuộc sống khởi sắc, như vùng đất khô cằn, được mưa tuôn tuới, lên màu xanh tươi". Đức Giáo Hoàng cũng loan báo Đức Hồng y Wyszynski, người Ba Lan sẽ sớm được tuyên chân phước.
Vatican City (AsiaNews) - Trong buổi đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng hôm 29/05/2011 tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chú trọng đến niềm vui và tầm quan trọng của việc rao giảng Kitô giáo: "Ngay cả ngày nay, ơn gọi của Giáo Hội là truyền giáo, hướng đến những người chưa được tuôn tưới bởi nước sự sống là Tin Mừng, cũng như những người dù có cội rễ Kitô giáo cổ xưa của mình, cần nhựa sống mới để sinh quả mới và tái khám phá vẻ đẹp và niềm vui của đức tin". Để giải thích cho tầm quan trọng của truyền giáo, Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng "Đức Chân Phước Gioan Phaolô II là một nhà truyền giáo vĩ đại, như được minh chứng bằng tài liệu bởi cuộc triển lãm đang được trưng bày tại Rôma. Ngài đã làm hồi sinh sứ mạng đến với muôn dân (ad gentes) và đồng thời thúc đẩy công cuộc Tân Phúc Âm Hóa".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đưa ra gợi ý từ bài đọc Công Vụ Tông Đồ, nhất là đoạn mô tả sau cuộc đàn áp bạo lực ở Giêrusalem, "Philipphê, một trong những phó tế, đi xuống một thành thuộc xứ Samaria, rao giảng Đức Kitô Phục Sinh cho họ, và lời rao giảng đi với nhiều việc chữa lành để có kết thúc đoạn văn thật ý nghĩa ‘cả thành được vui mừng khôn tả’".
Với ý nghĩa này, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho hay: "Diễn tả này gây ấn tượng cho chúng ta mỗi lần đọc. Trong bản chất tự nhiên thiết yếu, nó thông truyền cho chúng ta một cảm giác hy vọng, như thể nó nói rằng ‘Đó là điều có thể! Nó có thể cho nhân loại biết niềm vui đích thực, vì bất cứ nơi đâu Tin Mừng đến, cuộc sống khởi sắc, như vùng đất khô cằn, được mưa tuôn tuới, lên màu xanh tươi’"
Từ điều này, Đức Thánh Cha tiếp tục xem xét các thế kỷ sau đó cho đến thời đại của chúng ta, nhìn chúng trên quan điểm của truyền giáo. "Đọc đoạn này, sẽ trở nên tự nhiên khi nghĩ về quyền năng chữa lành của Tin Mừng, mà trong nhiều thế kỷ ‘đã tuôn tưới’, như một dòng sông ân huệ, cho rất nhiều người. Một số vị thánh vĩ đại đã mang lại hy vọng và bình an cho toàn thể các thành phố, như Thánh Charles Borromeo đã đến Milan vào thời của bệnh dịch hạch, và Mẹ Têrêsa ở Calcutta, cũng như nhiều nhà truyền giáo, mà tên tuổi được biết đến nhờ Thiên Chúa, những người dâng đời sống để công bố Chúa Kitô và đem lại niềm vui sâu sắc ở giữa con người. Trong khi các thế lực hùng mạnh cố gắng chinh phục những vùng đất mới vì các lý do chính trị và kinh tế, thì các sứ giả của Chúa Kitô đã đi bất cứ nơi đâu nhằm mục đích mang Chúa Kitô cho mọi người, để biết rằng chỉ mình ngài mới có thể mang lại tự do đích thực và sự sống đời đời".
Khi kết thúc buổi đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha đã chào đón người hành hương bằng các ngôn ngữ khác nhau. Ngài cũng nhắc những người đến từ Ba Lan rằng ngày 28/05 là ngày kỷ niệm 30 năm Đức Hồng y Wyszynski qua đời: "Gợi lên món quà tuyên chân phước ngài, chúng ta hãy học từ ngài là hoàn toàn dâng cho Mẹ Thiên Chúa. Hãy để cho niềm tín thác của ngài được thể hiện qua câu ‘Tôi đặt mọi thứ vào Đức Maria’ là mẫu gương đặc biệt của chúng ta".
Lã Thụ Nhân
ĐHY Quốc Vụ Khanh: Giáo Hội đi tiên phong trong cuộc chiến chống AIDS
Lã Thụ Nhân
08:06 30/05/2011
ĐHY Quốc Vụ Khanh: Giáo Hội đi tiên phong trong cuộc chiến chống AIDS
Vatican City (CNA/EWTN News) - Đức Hồng y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Vatican cho hay Giáo Hội Công Giáo đi tiên phong trong cuộc chiến chống AIDS. Ngài giải thích rằng Giáo Hội không chỉ có một mạng lưới 117.000 trung tâm chăm sóc y tế mà còn tạo ra "vốn vô hình" bằng cách thừa nhận phẩm giá căn bản của mỗi con người.
Trong một hội nghị của Vatican về AIDS được tổ chức từ ngày 25 đến 27 tháng Năm bởi Good Samaritan Foundation, một cơ quan hoạt động dưới sự bảo trợ của Hội đồng Giáo Hoàng về Chăm sóc Y tế, Đức Hồng Y Bertone cho hay Giáo Hội "đã dấn thân sâu vào nhiệm vụ này từ đầu (chống lại căn bệnh AIDS), và các tiện nghi chăm sóc y tế được đặt ở những nơi công chúng bị nhiễm bệnh nhiều nhất là bằng chứng cho điều này".
Đức Hồng y Bertone cho biết "vốn vô hình" do Giáo Hội tạo ra bao gồm các chính sách như giáo dục vượt qua các thành kiến, khuyến khích điều trị cho những người bị HIV dương tính bằng sự tôn trọng nhân phẩm, và giúp nhận thức được sự đóng góp "mà họ có thể làm cho gia đình và cho xã hội".
Ngài cho hay thêm: "Ngày nay, nhờ vào kinh nghiệm tích lũy trong những năm qua, chúng ta hiểu tốt hơn về tầm quan trọng của những khía cạnh này không chỉ cho việc nâng đỡ những người đang nhiễm bệnh, mà còn cho việc phòng ngừa lây nhiễm và hiệu quả điều trị. Đây là một chiều kích đáng được mở rộng, và đó là khuôn khổ cho hội nghị này".
Ngài giải thích: "Giáo hội nhận thức được tất cả điều này, khẳng định những nỗ lực của mình trong chiều kích kép và không thể phân chia của việc đào luyện lương tâm và đưa ra hết mức khả năng những phương pháp chữa trị y tế cho mọi người cùng những tiện nghi chăm sóc y tế tiên tiến, nhất là ở những nơi cần nhất".
Đức Hồng y kết luận: "Chúng ta phấn đấu thực hiện nhiệm vụ này bằng tất cả sức lực của chúng ta cùng với những người thiện chí đang làm việc trên khắp thế giới để đạt được cùng một mục đích".
Lã Thụ Nhân
Vatican City (CNA/EWTN News) - Đức Hồng y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Vatican cho hay Giáo Hội Công Giáo đi tiên phong trong cuộc chiến chống AIDS. Ngài giải thích rằng Giáo Hội không chỉ có một mạng lưới 117.000 trung tâm chăm sóc y tế mà còn tạo ra "vốn vô hình" bằng cách thừa nhận phẩm giá căn bản của mỗi con người.
Trong một hội nghị của Vatican về AIDS được tổ chức từ ngày 25 đến 27 tháng Năm bởi Good Samaritan Foundation, một cơ quan hoạt động dưới sự bảo trợ của Hội đồng Giáo Hoàng về Chăm sóc Y tế, Đức Hồng Y Bertone cho hay Giáo Hội "đã dấn thân sâu vào nhiệm vụ này từ đầu (chống lại căn bệnh AIDS), và các tiện nghi chăm sóc y tế được đặt ở những nơi công chúng bị nhiễm bệnh nhiều nhất là bằng chứng cho điều này".
Đức Hồng y Bertone cho biết "vốn vô hình" do Giáo Hội tạo ra bao gồm các chính sách như giáo dục vượt qua các thành kiến, khuyến khích điều trị cho những người bị HIV dương tính bằng sự tôn trọng nhân phẩm, và giúp nhận thức được sự đóng góp "mà họ có thể làm cho gia đình và cho xã hội".
Ngài cho hay thêm: "Ngày nay, nhờ vào kinh nghiệm tích lũy trong những năm qua, chúng ta hiểu tốt hơn về tầm quan trọng của những khía cạnh này không chỉ cho việc nâng đỡ những người đang nhiễm bệnh, mà còn cho việc phòng ngừa lây nhiễm và hiệu quả điều trị. Đây là một chiều kích đáng được mở rộng, và đó là khuôn khổ cho hội nghị này".
Ngài giải thích: "Giáo hội nhận thức được tất cả điều này, khẳng định những nỗ lực của mình trong chiều kích kép và không thể phân chia của việc đào luyện lương tâm và đưa ra hết mức khả năng những phương pháp chữa trị y tế cho mọi người cùng những tiện nghi chăm sóc y tế tiên tiến, nhất là ở những nơi cần nhất".
Đức Hồng y kết luận: "Chúng ta phấn đấu thực hiện nhiệm vụ này bằng tất cả sức lực của chúng ta cùng với những người thiện chí đang làm việc trên khắp thế giới để đạt được cùng một mục đích".
Lã Thụ Nhân
Phúc trình về các dòng tu được dự trù hoàn tất vào cuối năm
Bùi Hữu Thư
08:31 30/05/2011
Hoa Thịnh Đốn (CNS) -- Trên 400 phúc trình về tình trạng của các hội dòng nữ tu tại Hoa Kỳ sẽ được phái viên Tòa Thánh gửi về Vatican vào cuối năm nay, sau một năm trời nghiên cứu về đời sống tu trì tại Hoa Kỳ.
Mẹ Mary Clare Millea, bề trên tổng quyền của Dòng Tông Đồ Thánh Tâm Chúa Giêsu và cũng là phái viên thăm viếng được Vatican bổ nhiệm đã nói với hãng thông tấn Catholic News Service là bà sẽ bắt đầu tổng hợp các phúc trình vào tháng Chín với mục tiêu là hoàn tất trước ngày 31 tháng 12.
Bà nói: Các phúc trình -- là giai đoạn thứ tư và cuối cùng của thể thức thăm viếng -- sẽ tóm lược các dữ kiện thâu thập được từ nhiều nguồn gốc khác nhau, bao gồm 90 cuộc thăm viếng tại chỗ, các cộng đồng nữ tu sẽ chấm dứt vào tháng 12.
Mẹ Mary Clare cũng dự trù gửi một phúc trình khác trình bầy tóm lược về đời sống tu trì tại Hoa Kỳ cho Thánh Bộ các Tu Viện cho Đời Tận Hiến và các Hiệp Hội về Đời Sống Tông Đồ.
Khoảng 405 phúc trình sẽ bao gồm các nhận xét của các thành viên thuộc các hội dòng đã đưa ra các nhận xét bên ngoài các cuộc thăm viếng chính thức.
Mẹ Mary Clare nói: "Chúng tôi có vài nhận xét," khi bà được hỏi có bảo nhiều câu đáp trả. Bà tiếp: "Một số nhận xét rất thích thú, bà từ chối không cho thêm chi tiết.
Các câu đáp trả cho các câu hỏi được gửi cho các hội dòng vào cuối năm 2009 cũng như các dữ kiện Mẹ Mary Clare thu nhận được trong các cuộc thảo luận trước đó và các thư từ liên lạc với các bề trên của các cộng đồng nữ tu cũng sẽ được đính kèm trong các phúc trình.
Cuộc thăm viếng được Đức Hồng Y Franc Rode (nay đã về hưu) khởi xướng vào tháng 1 năm 2009, để tìm hiểu lý do tại sao con số các thành viên của các cộng đồng nữ tu tại Hoa Kỳ đã suy giảm kể từ cuối thập niên 1960. Cuộc viếng thăm cũng nhắm xem xét giá trị về đời sống các cộng đồng của khoảng 67.000 nữ tu.
Mẹ Mary Clare Millea, bề trên tổng quyền của Dòng Tông Đồ Thánh Tâm Chúa Giêsu và cũng là phái viên thăm viếng được Vatican bổ nhiệm đã nói với hãng thông tấn Catholic News Service là bà sẽ bắt đầu tổng hợp các phúc trình vào tháng Chín với mục tiêu là hoàn tất trước ngày 31 tháng 12.
Bà nói: Các phúc trình -- là giai đoạn thứ tư và cuối cùng của thể thức thăm viếng -- sẽ tóm lược các dữ kiện thâu thập được từ nhiều nguồn gốc khác nhau, bao gồm 90 cuộc thăm viếng tại chỗ, các cộng đồng nữ tu sẽ chấm dứt vào tháng 12.
Mẹ Mary Clare cũng dự trù gửi một phúc trình khác trình bầy tóm lược về đời sống tu trì tại Hoa Kỳ cho Thánh Bộ các Tu Viện cho Đời Tận Hiến và các Hiệp Hội về Đời Sống Tông Đồ.
Khoảng 405 phúc trình sẽ bao gồm các nhận xét của các thành viên thuộc các hội dòng đã đưa ra các nhận xét bên ngoài các cuộc thăm viếng chính thức.
Mẹ Mary Clare nói: "Chúng tôi có vài nhận xét," khi bà được hỏi có bảo nhiều câu đáp trả. Bà tiếp: "Một số nhận xét rất thích thú, bà từ chối không cho thêm chi tiết.
Các câu đáp trả cho các câu hỏi được gửi cho các hội dòng vào cuối năm 2009 cũng như các dữ kiện Mẹ Mary Clare thu nhận được trong các cuộc thảo luận trước đó và các thư từ liên lạc với các bề trên của các cộng đồng nữ tu cũng sẽ được đính kèm trong các phúc trình.
Cuộc thăm viếng được Đức Hồng Y Franc Rode (nay đã về hưu) khởi xướng vào tháng 1 năm 2009, để tìm hiểu lý do tại sao con số các thành viên của các cộng đồng nữ tu tại Hoa Kỳ đã suy giảm kể từ cuối thập niên 1960. Cuộc viếng thăm cũng nhắm xem xét giá trị về đời sống các cộng đồng của khoảng 67.000 nữ tu.
Malta: người dân bỏ phiếu ''thuận'' cho việc ly hôn
Tiền Hô
11:36 30/05/2011
Malta: người dân bỏ phiếu "thuận" cho việc ly hôn
Malta là một trong số ít quốc gia Công Giáo trên thế giới, nhưng trong một cuộc trưng cầu ý dân hôm 29 Tháng Năm vừa qua, gần 53% cử tri đã bỏ phiếu ủng hộ việc hợp pháp hóa ly hôn.
Câu hỏi đem ra trưng cầu ý dân là: "Với dự luật cho phép ly hôn trong trường hợp một cặp vợ chồng đã ly thân hoặc đã sống tách riêng ít nhất là bốn (4) năm mà không còn hy vọng hợp lý nào cho việc hoà giải vợ chồng, họ vẫn đảm bảo duy trì đầy đủ bảo an và phúc lợi cho con cái. Bạn có chấp thuận không?"
Ông Lawrence Gonzi - Thủ tướng Chính phủ Malta nói: "Mặc dù kết quả trên không như những gì tôi mong muốn, nhưng nhiệm vụ của chúng tôi là phải tôn trọng theo số đông". Các vị giám mục của Malta đã lên tiếng phản đối cuộc trưng cầu này.
Khoảng 72% dân chúng Malta đã tham gia cuộc trưng cầu ý dân về dự luật ly hôn nói trên, đây là tỉ lệ khá cao so với mặt bằng chung ở Tây Phương, nhưng vẫn thấp so với các cuộc trưng cầu khác ở đây. Năm 2003, gần 91% dân số Malta tham gia cuộc trưng cầu về việc gia nhập EU, còn cuộc tổng tuyển cử gần đây nhất là hơn 93%.
Trong tổng số 400 ngàn người sinh sống trên đảo quốc này thì 98% là người Công Giáo, Malta là nước cuối cùng còn lại ở Âu Châu cấm ly hôn và cấm phá thai.
Suốt chuyến viếng thăm mục vụ Malta vào năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã luôn kêu gọi công dân nước này bảo vệ sự bất khả phân ly của hôn nhân. Khi vừa đặt chân đến đảo quốc, Ngài đã nói: "Quốc gia của bạn nên tiếp tục bảo vệ tính chất bất khả phân ly của hôn nhân như cơ cấu tự nhiên và là bí tích, cũng như bản chất đích thật của gia đình, tính chất thánh thiêng của sự sống từ khi thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên, việc tôn trọng đích thật quyền tự do tôn giáo theo các cách thức giúp đạt sự tiến triển toàn vẹn cho các cá nhân và toàn xã hội" (tổng hợp từ CatholicCulture, Times of Malta và Vatican Radio, 30 Tháng Năm 2011).
Tiền Hô
Malta là một trong số ít quốc gia Công Giáo trên thế giới, nhưng trong một cuộc trưng cầu ý dân hôm 29 Tháng Năm vừa qua, gần 53% cử tri đã bỏ phiếu ủng hộ việc hợp pháp hóa ly hôn.
Câu hỏi đem ra trưng cầu ý dân là: "Với dự luật cho phép ly hôn trong trường hợp một cặp vợ chồng đã ly thân hoặc đã sống tách riêng ít nhất là bốn (4) năm mà không còn hy vọng hợp lý nào cho việc hoà giải vợ chồng, họ vẫn đảm bảo duy trì đầy đủ bảo an và phúc lợi cho con cái. Bạn có chấp thuận không?"
Ông Lawrence Gonzi - Thủ tướng Chính phủ Malta nói: "Mặc dù kết quả trên không như những gì tôi mong muốn, nhưng nhiệm vụ của chúng tôi là phải tôn trọng theo số đông". Các vị giám mục của Malta đã lên tiếng phản đối cuộc trưng cầu này.
Khoảng 72% dân chúng Malta đã tham gia cuộc trưng cầu ý dân về dự luật ly hôn nói trên, đây là tỉ lệ khá cao so với mặt bằng chung ở Tây Phương, nhưng vẫn thấp so với các cuộc trưng cầu khác ở đây. Năm 2003, gần 91% dân số Malta tham gia cuộc trưng cầu về việc gia nhập EU, còn cuộc tổng tuyển cử gần đây nhất là hơn 93%.
Trong tổng số 400 ngàn người sinh sống trên đảo quốc này thì 98% là người Công Giáo, Malta là nước cuối cùng còn lại ở Âu Châu cấm ly hôn và cấm phá thai.
Suốt chuyến viếng thăm mục vụ Malta vào năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã luôn kêu gọi công dân nước này bảo vệ sự bất khả phân ly của hôn nhân. Khi vừa đặt chân đến đảo quốc, Ngài đã nói: "Quốc gia của bạn nên tiếp tục bảo vệ tính chất bất khả phân ly của hôn nhân như cơ cấu tự nhiên và là bí tích, cũng như bản chất đích thật của gia đình, tính chất thánh thiêng của sự sống từ khi thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên, việc tôn trọng đích thật quyền tự do tôn giáo theo các cách thức giúp đạt sự tiến triển toàn vẹn cho các cá nhân và toàn xã hội" (tổng hợp từ CatholicCulture, Times of Malta và Vatican Radio, 30 Tháng Năm 2011).
Tiền Hô
Chương trình ca nhạc về Chân Phước Gioan Phaolô II
Trầm Thiên Thu
19:03 30/05/2011
Đừng Sợ (Fear Not), là chương trình ca nhạc chuẩn bị cho Ngày Giới trẻ Thế giới (World Youth Day) nói về cuộc đời của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, đang lưu diễn ở các giáo phận Tây Ban Nha.
Chương trình này nói về những năm đầu đời của cậu Karol Wojtyla, sinh trưởng tại Ba Lan và trở thành Giáo hoàng người Ba Lan đầu tiên. Chương trình này còn nói về tình yêu của ngài dành cho nghệ thuật, những năm học đại học, gia đình và bạn bè, kinh nghiệm về Thế chiến II và là giáo sư đại học. Chương trình này lên cao điểm là ngài được bầu làm Giáo hoàng năm 1978. Diễn viên trẻ Wojtyla nói trong lúc biểu diễn: “Tôi tin cuộc đời tôi, và ý nghĩa sự sống, ở cùng Thiên Chúa...”.
Qua âm nhạc, múa và ngôn ngữ, chương trình này được dàn dựng để thu hút giới trẻ và dạy họ về hành trình của Chân Phước Gioan-Phaolô II tới chức Linh Mục và Giáo Hoàng, đồng thời chia sẻ những sứ điệp về ba đức đối thần (tin, cậy, mến).
Kịch bản của nhà báo Agueda Lucas, người Tây Ban Nha, và có sự hợp tác của vài nhạc sĩ cùng làm chương trình này. Lm Jose Antonio Fernandez, linh mục nghỉ hưu của giáo phận Bridgeport, Conn., làm bầu sô.
Tất cả có hơn 70 nam nữ diễn viên, nhạc sĩ và nhạc công đồng diễn 13 ca khúc, kể cả ca khúc chính thức của Ngày Giới trẻ Thế giới là Strong in Faith (Vững mạnh trong Đức tin).
Chương trình này đã có hơn 2.000 lần truy cập trên Gloria.tv, một website Công giáo, và hằng ngàn lượt truy cập trên YouTube.
Buổi biểu diễn cuối cùng sẽ tổ chức tại Madrid Arena ngày 17-8-2011, trong thời gian diễn ra Ngày Giới trẻ Thế giới.
(Chuyển ngữ từ NCRegister.com)
Top Stories
Asia/Vietnam-The Catholics “ are called to contribute to justice and peace in the nation”
Agenzia Fides
07:58 30/05/2011
ASIA/VIETNAM-The Catholics “ are called to contribute to justice and peace in the nation”
Ho Chi Minh City (Agenzia Fides) - Vietnamese Catholics intend to commit themselves in building justice and peace in Vietnam, starting from their daily lives, so as to contribute to human and social development as well as the common good of the country: this is what emerged from the first seminar of the newly formed "Justice and Peace Commission" within the Episcopal Conference of Vietnam, held yesterday, May 27, at the Pastoral Centre of the Archdiocese of Hochiminville. The seminar brought together 262 delegates from all dioceses in Vietnam. This Important event was attended by Cardinal John Baptist Pham Minh Man, Archbishop of Hochiminville; His Exc Mgr. Peter Nhon, Archbishop of Hanoi, President of the Episcopal Conference of Vietnam; His Exc Mgr. Paul Nguyen Thai Hop, Bishop of Vinh, President of the "Justice and Peace Commission"; the Bishops Lang Son and Can Tho, in addition to 49 diocesan priests, 120 religious of 49 congregations, 88 lay people.
Mgr. Peter Nhon, on presenting the new initiative of the Episcopal Conference, urged those present to "fix their eyes on the service of our Lord Jesus, who was anointed by the Holy Spirit 'to proclaim good tidings to the poor, to proclaim liberty to captives and recovery of sight to the blind, to let the oppressed go free, to proclaim a year acceptable to the Lord '(Luke 4.16-19). The Bishop invited all the faithful who work in the field of justice and peace to "plunge into the Word of God and be faithful to the Church's social doctrine."
Mgr. Paul Thai Hop, President of the Commission, explained the reasons for the seminar, who met together for the first time for a useful moment of training and discussion, the delegates of the Justice and Peace Commissions on a diocesan level and for those interested in working in this pastoral area. "The Commission for Justice and Peace is not a committee that demands the restitution of land or the release of detainees - the Bishop stressed - but it is a Commission that has to help the Vietnamese Catholics to understand and to show justice and peace in their life, following the example of Jesus and the Church's social doctrine. This way they will contribute to the authentic human and social development of the country. "
The meeting was followed by three reports on the nature and role of the Justice and Peace Commission (by Fr Anthony Son, Executive Secretary of the Commission),with regards to the challenges of our time (held by Father Thang GM) and the Justice and Peace in the Vietnamese context (speaker lawyer Quan).
The participants then divided themselves in working groups, where they talked about relevant issues, on a local level, in the field of justice and peace, and the prospects for pastoral work. Those present agreed that in human society there is always plenty of injustice, noting that "the role of Christians is to proclaim the civilization of love". Through sensibility of the heart - he said in conclusion of the work - the faithful "shall bear the suffering of the people" and "with hands ready to charity they contribute to fulfilling the Kingdom of God." (JG / PA Agenzia Fides 05/28/2011)
Ho Chi Minh City (Agenzia Fides) - Vietnamese Catholics intend to commit themselves in building justice and peace in Vietnam, starting from their daily lives, so as to contribute to human and social development as well as the common good of the country: this is what emerged from the first seminar of the newly formed "Justice and Peace Commission" within the Episcopal Conference of Vietnam, held yesterday, May 27, at the Pastoral Centre of the Archdiocese of Hochiminville. The seminar brought together 262 delegates from all dioceses in Vietnam. This Important event was attended by Cardinal John Baptist Pham Minh Man, Archbishop of Hochiminville; His Exc Mgr. Peter Nhon, Archbishop of Hanoi, President of the Episcopal Conference of Vietnam; His Exc Mgr. Paul Nguyen Thai Hop, Bishop of Vinh, President of the "Justice and Peace Commission"; the Bishops Lang Son and Can Tho, in addition to 49 diocesan priests, 120 religious of 49 congregations, 88 lay people.
Mgr. Peter Nhon, on presenting the new initiative of the Episcopal Conference, urged those present to "fix their eyes on the service of our Lord Jesus, who was anointed by the Holy Spirit 'to proclaim good tidings to the poor, to proclaim liberty to captives and recovery of sight to the blind, to let the oppressed go free, to proclaim a year acceptable to the Lord '(Luke 4.16-19). The Bishop invited all the faithful who work in the field of justice and peace to "plunge into the Word of God and be faithful to the Church's social doctrine."
Mgr. Paul Thai Hop, President of the Commission, explained the reasons for the seminar, who met together for the first time for a useful moment of training and discussion, the delegates of the Justice and Peace Commissions on a diocesan level and for those interested in working in this pastoral area. "The Commission for Justice and Peace is not a committee that demands the restitution of land or the release of detainees - the Bishop stressed - but it is a Commission that has to help the Vietnamese Catholics to understand and to show justice and peace in their life, following the example of Jesus and the Church's social doctrine. This way they will contribute to the authentic human and social development of the country. "
The meeting was followed by three reports on the nature and role of the Justice and Peace Commission (by Fr Anthony Son, Executive Secretary of the Commission),with regards to the challenges of our time (held by Father Thang GM) and the Justice and Peace in the Vietnamese context (speaker lawyer Quan).
The participants then divided themselves in working groups, where they talked about relevant issues, on a local level, in the field of justice and peace, and the prospects for pastoral work. Those present agreed that in human society there is always plenty of injustice, noting that "the role of Christians is to proclaim the civilization of love". Through sensibility of the heart - he said in conclusion of the work - the faithful "shall bear the suffering of the people" and "with hands ready to charity they contribute to fulfilling the Kingdom of God." (JG / PA Agenzia Fides 05/28/2011)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Thêm Sức Và Đặt Viên Đá Đầu Tiên Xây Dựng Thánh Đường GX. Dĩ An- Xuân Lộc
Hoàng Thiên Quốc
07:53 30/05/2011
Thánh Lễ Thêm Sức Và Nghi Thức Đặt Viên Đá Đầu Tiên Xây Dựng Thánh Đường - Giáo Xứ Dĩ An – Giáo Phận Xuân Lộc (Dĩ An – Bình Dương)
Là một trong ít những giáo xứ nằm trong địa phận tỉnh Binh Dương, Dĩ An là một xứ đạo lâu đời của Giáo Phận Xuân Lộc về thời gian hình thành cũng như con người. Tuy nhiên, cùng với những bước thăng trầm của lịch sử, Dĩ An bây giờ là một xứ truyền giáo đúng nghĩa (Đa số là di dân từ khắp nơi với một lượng lớn các công nhân, sinh viên công giáo ở các khu công nghiệp – khu Đại học) - vùng đất mà Đức Giám mục Giáo phận luôn thao thức. Do vậy, Giáo xứ Dĩ An cần trùng tu lại để có thể đáp ứng được nhu cầu mục vụ đang rất cấp thiết của vùng đất này.
Xem hình lễ thêm sức và đặt viên đá
Xuân Lộc ngày 30 tháng 5 năm 2011, sau những cơn mưa nhẹ của những ngày đầu hè, bầu trời sáng nay như trong xanh hơn để hòa cùng niềm vui, niềm háo hức của mỗi người dân giáo xứ Dĩ An nói riêng, và giáo phân Xuân Lộc nói chung. Hôm nay, quả thực là một ngày hồng ân của giáo xứ, ngày Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh Giám mục Giáo phận Xuân Lộc về thăm mục vụ, ban bí tích thêm sức và đặt viên đá đầu tiên xây dựng Thánh Đường Giáo xứ Dĩ An.
Đúng 9h Đoàn rước tiến vào nhà thờ, trong đoàn đông tế ngoài Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh Giám mục giáo phận Xuân Lộc và các Cha đặc trách luôn đồng hành với Giáo xứ Dĩ An như: Cha Vinh Sơn Nguyễn Thành Công, Chánh xứ Dĩ An ( kiêm Chánh Xứ An Bình), Cha Martino Phạm Phú Thứ, Phó Xứ Dĩ An (kiêm Phó xứ An Bình), Cha Giáo Phêrô Hà Hương Giang, còn có sự có mặt của các Cha Quản hạt, Quý Cha trong và ngoài Giáo phận Xuân Lộc.
Mở đầu thánh lễ là đôi lời giới thiệu của Cha Vinh sơn Nguyễn Thành Công về quá trình hình thành và những công việc đã, đang và sẽ làm của Giáo Xứ Dĩ An.
Tiếp đến là phần Đức Cha Đaminh làm phép viên đá đầu tiên của Thánh Đường Dĩ An.
Trong bài giảng Đức Cha Đaminh chia sẻ: “ Xây dựng ngôi nhà thờ mới quan trọng, nhưng quý giá hơn đó là việc xây dựng ngôi nhà thờ trong lòng mỗi người chúng ta”. Ngài nhấn mạnh đến sứ mạng truyền giáo của mọi người, mong muốn tất cả hãy “sống chứng tá giữa lòng thế giới hôm nay, sống và đem Chúa đến cho người chưa nhận biết Chúa”
Đức Cha còn khuyên các em được lãnh nhận bí tích thêm sức trong ngày hôm nay: “các con hãy sống như những người có Chúa và mang Chúa bên mình”, “ lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần , để yêu mến Chúa Kitô, hiểu biếu về Chúa Kitô hơn, từ đó mỗi người chúng con sẽ trở nên những chiến sĩ của Chúa Kitô”.
Tiếp theo bài giảng của Đức Giám mục, Cha phó Matino Phạm Phú Thứ giới thiệu 49 em trong giáo xứ lên lãnh nhận bí tích Thêm sức từ tay Đức Giám mục Giáo phận. “Chúa ghi vào hồn con dấu ấn của Ngài” ca khúc vang lên làm bầu khí thánh đường ấm cúng, tất cả mọi người như hòa chung một tâm tình với các em.
Thánh lễ được tiếp tục với phần phụng vụ Thánh thể
Đúng 11h, Thánh lễ kết thúc với lời ban phép lành của Đức Cha Chủ tế.
Niềm hân hoan, vui mừng, được thể hiện rõ nét trên môi của mỗi người, từng tràng pháo tay vang lên, chính giây phút này tình hiệp nhất – yêu thương của mỗi người con cái Chúa Kitô được thể hiện một cách thật tròn đầy./.
Là một trong ít những giáo xứ nằm trong địa phận tỉnh Binh Dương, Dĩ An là một xứ đạo lâu đời của Giáo Phận Xuân Lộc về thời gian hình thành cũng như con người. Tuy nhiên, cùng với những bước thăng trầm của lịch sử, Dĩ An bây giờ là một xứ truyền giáo đúng nghĩa (Đa số là di dân từ khắp nơi với một lượng lớn các công nhân, sinh viên công giáo ở các khu công nghiệp – khu Đại học) - vùng đất mà Đức Giám mục Giáo phận luôn thao thức. Do vậy, Giáo xứ Dĩ An cần trùng tu lại để có thể đáp ứng được nhu cầu mục vụ đang rất cấp thiết của vùng đất này.
Xem hình lễ thêm sức và đặt viên đá
Xuân Lộc ngày 30 tháng 5 năm 2011, sau những cơn mưa nhẹ của những ngày đầu hè, bầu trời sáng nay như trong xanh hơn để hòa cùng niềm vui, niềm háo hức của mỗi người dân giáo xứ Dĩ An nói riêng, và giáo phân Xuân Lộc nói chung. Hôm nay, quả thực là một ngày hồng ân của giáo xứ, ngày Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh Giám mục Giáo phận Xuân Lộc về thăm mục vụ, ban bí tích thêm sức và đặt viên đá đầu tiên xây dựng Thánh Đường Giáo xứ Dĩ An.
Đúng 9h Đoàn rước tiến vào nhà thờ, trong đoàn đông tế ngoài Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh Giám mục giáo phận Xuân Lộc và các Cha đặc trách luôn đồng hành với Giáo xứ Dĩ An như: Cha Vinh Sơn Nguyễn Thành Công, Chánh xứ Dĩ An ( kiêm Chánh Xứ An Bình), Cha Martino Phạm Phú Thứ, Phó Xứ Dĩ An (kiêm Phó xứ An Bình), Cha Giáo Phêrô Hà Hương Giang, còn có sự có mặt của các Cha Quản hạt, Quý Cha trong và ngoài Giáo phận Xuân Lộc.
Mở đầu thánh lễ là đôi lời giới thiệu của Cha Vinh sơn Nguyễn Thành Công về quá trình hình thành và những công việc đã, đang và sẽ làm của Giáo Xứ Dĩ An.
Tiếp đến là phần Đức Cha Đaminh làm phép viên đá đầu tiên của Thánh Đường Dĩ An.
Trong bài giảng Đức Cha Đaminh chia sẻ: “ Xây dựng ngôi nhà thờ mới quan trọng, nhưng quý giá hơn đó là việc xây dựng ngôi nhà thờ trong lòng mỗi người chúng ta”. Ngài nhấn mạnh đến sứ mạng truyền giáo của mọi người, mong muốn tất cả hãy “sống chứng tá giữa lòng thế giới hôm nay, sống và đem Chúa đến cho người chưa nhận biết Chúa”
Đức Cha còn khuyên các em được lãnh nhận bí tích thêm sức trong ngày hôm nay: “các con hãy sống như những người có Chúa và mang Chúa bên mình”, “ lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần , để yêu mến Chúa Kitô, hiểu biếu về Chúa Kitô hơn, từ đó mỗi người chúng con sẽ trở nên những chiến sĩ của Chúa Kitô”.
Tiếp theo bài giảng của Đức Giám mục, Cha phó Matino Phạm Phú Thứ giới thiệu 49 em trong giáo xứ lên lãnh nhận bí tích Thêm sức từ tay Đức Giám mục Giáo phận. “Chúa ghi vào hồn con dấu ấn của Ngài” ca khúc vang lên làm bầu khí thánh đường ấm cúng, tất cả mọi người như hòa chung một tâm tình với các em.
Thánh lễ được tiếp tục với phần phụng vụ Thánh thể
Đúng 11h, Thánh lễ kết thúc với lời ban phép lành của Đức Cha Chủ tế.
Niềm hân hoan, vui mừng, được thể hiện rõ nét trên môi của mỗi người, từng tràng pháo tay vang lên, chính giây phút này tình hiệp nhất – yêu thương của mỗi người con cái Chúa Kitô được thể hiện một cách thật tròn đầy./.
Giáo họ Diệu Ốc, Xứ Đức Lân dâng hoa kính Đức Mẹ
Antôn-Fx Davidmanh
08:17 30/05/2011
LỬA THIÊNG: Đêm giáo họ Diệu Ốc, Xứ Đức Lân dâng hoa kính Đức Mẹ
Tháng hoa là Tháng mà Giáo Hội đã giành riêng để kính Mẹ Maria là Mẹ của Thiên Chúa, là Mẹ của Hội Thánh tông truyền. Trong tháng Hoa mọi thành phần con Chiên của Giáo hội làm nhiều việc lành để Mừng kính và Tạ ơn Mẹ đã ban cho Con Cái Giáo Hội nhiều ơn lành. Khắp mọi nơi trong Thành phần Giáo Hội của con Chúa, nhiều Giáo Xứ, Giáo Họ đã làm nhiều việc lành để tỏ lòng biết ơn và thành kính Dâng Mẹ.
Trong niềm biết ơn và thành kính Dâng Mẹ, được sự đồng ý và sự dìu dắt của Cha Gioan Nguyễn Văn Hoan (quản xứ), Cha FX Lê Viết Hùng (cha quê hương) đoàn con cái Giáo Họ Diệu Ốc – thuộc Giáo Xứ Đức Lân đã long trọng tổ chức đêm Dâng Hoa Kính Mẹ bế mạc Tháng Hoa Tháng Đức Mẹ. Vào lúc 20h Cuộc cung nghinh Kiệu Mẹ và Tượng Trái tim Chúa Giê-Su được khởi hành đi một vòng quanh khu vực thuộc Giáo Họ (gồm xã Phúc Thành, xã Văn Thành) đoạn đường dài 1,5km để chứng tỏ sức mạnh, lòng tin tuyệt đối vào Thiên Chúa là đấng duy nhất con tôn thờ. Trong cuộc rước có đầy đủ mọi thành phần con cái Giáo Họ tham gia từ Già tới Trẻ, Từ 2 Cha đến Giáo dân và có cả những bà con lương dân. Sau hơn 2 giờ đồng hồ thì Kiệu Mẹ và Trái Tim Chúa đã trở về với đoàn con để chứng tỏ rằng Chúa và mẹ luôn ở với mọi thành phần con cái Chúa.
Tiếp sau đó là nhiều tiết Mục dâng Hoa kính Mẹ bế mạc Tháng Hoa, và để mở màn cho đêm dâng hoa là Tiết Mục Hồi Trống của Chị em phụ Nữ trong Giáo Họ. Đây quả là một tiết mục đầy lòng nhiệt thành, đầy trang trọng và nhất là một lòng thành kính dâng Mẹ. Tiếp nối chương trình là nhiều tiết mục Dâng Hoa của đoàn con cái Giáo Họ Diệu Ốc. Mỗi tiết mục Văn Nghệ có những nét đặc sắc và độc đáo thu hút người xem đi từ những lời khen hay đến những lời tán dương qua đó đưa cõi lòng mỗi con Chiên về với Mẹ Maria.
Xem hình đêm dâng hoa
Để kết thúc đêm Dâng Hoa kính Mẹ thì Cha Quản Xứ đại diện cho gần 1300 con Chiên trong Giáo Họ và 3500 tín hữu của Giáo Xứ Đức Lân dâng lời tạ ơn mẹ Maria. Qua phép lành của Thiên Chúa Cha đã ban bình an cho tất cả Anh Chị Em và toàn thể cộng đoàn tới tham dự đêm dâng Hoa kính Mẹ.
Sáng ngày hôm sau 30/5, Lễ kính Đức Mẹ đi thăm viếng Bà Êlizabet, cũng là lễ bổn mạng của chị em Phụ Nữ trong Giáo Họ đã được Lm. Fx Lê Viết Hùng chủ tế và đồng tế có Lm. Gioan Nguyễn Văn Hoan và Lm. Pet Nguyễn Văn Hà. Bài Phúc Âm của Thánh Gioan đã tường thuật cuộc thăm viếng của Mẹ Maria tới bà Thánh Êlizabet. Sau đó là những lời chia sẽ của Cha Quê hương đã nói lên tâm tình, lòng thương của Mẹ Maria đối với nhân loại.
Cuối cùng là lời cám ơn của Chị Em tới Quý Cha, Quý ân nhân, quý khách xa gần và toàn thể cộng đoàn đã về hiệp dâng Thánh Lễ. Và lời cầu xin Chúc lành bình an của Thiên Chúa qua lời bầu cử của Mẹ Maria chuyển cầu lên Thiên Chúa.
Sau đó là lời nhắn nhủ của Cha Pet Nguyễn Văn Hà tới chị em Phụ Nữ trong Giáo Họ hãy học tập và noi gương các nhân đức của Mẹ là phải hết lòng yêu mến những người anh em xung quanh, hết lòng với tha nhân.
Chương trình Tháng Hoa Kính Mẹ đã khép lại và mở đầu Tháng Trái Tim Chúa nhắc nhở mỗi người tín hữu một lòng cậy trông vào Chúa và một niềm phó thác vào Mẹ Maria.
Antôn-Fx Davidmanh
Trong niềm biết ơn và thành kính Dâng Mẹ, được sự đồng ý và sự dìu dắt của Cha Gioan Nguyễn Văn Hoan (quản xứ), Cha FX Lê Viết Hùng (cha quê hương) đoàn con cái Giáo Họ Diệu Ốc – thuộc Giáo Xứ Đức Lân đã long trọng tổ chức đêm Dâng Hoa Kính Mẹ bế mạc Tháng Hoa Tháng Đức Mẹ. Vào lúc 20h Cuộc cung nghinh Kiệu Mẹ và Tượng Trái tim Chúa Giê-Su được khởi hành đi một vòng quanh khu vực thuộc Giáo Họ (gồm xã Phúc Thành, xã Văn Thành) đoạn đường dài 1,5km để chứng tỏ sức mạnh, lòng tin tuyệt đối vào Thiên Chúa là đấng duy nhất con tôn thờ. Trong cuộc rước có đầy đủ mọi thành phần con cái Giáo Họ tham gia từ Già tới Trẻ, Từ 2 Cha đến Giáo dân và có cả những bà con lương dân. Sau hơn 2 giờ đồng hồ thì Kiệu Mẹ và Trái Tim Chúa đã trở về với đoàn con để chứng tỏ rằng Chúa và mẹ luôn ở với mọi thành phần con cái Chúa.
Tiếp sau đó là nhiều tiết Mục dâng Hoa kính Mẹ bế mạc Tháng Hoa, và để mở màn cho đêm dâng hoa là Tiết Mục Hồi Trống của Chị em phụ Nữ trong Giáo Họ. Đây quả là một tiết mục đầy lòng nhiệt thành, đầy trang trọng và nhất là một lòng thành kính dâng Mẹ. Tiếp nối chương trình là nhiều tiết mục Dâng Hoa của đoàn con cái Giáo Họ Diệu Ốc. Mỗi tiết mục Văn Nghệ có những nét đặc sắc và độc đáo thu hút người xem đi từ những lời khen hay đến những lời tán dương qua đó đưa cõi lòng mỗi con Chiên về với Mẹ Maria.
Xem hình đêm dâng hoa
Để kết thúc đêm Dâng Hoa kính Mẹ thì Cha Quản Xứ đại diện cho gần 1300 con Chiên trong Giáo Họ và 3500 tín hữu của Giáo Xứ Đức Lân dâng lời tạ ơn mẹ Maria. Qua phép lành của Thiên Chúa Cha đã ban bình an cho tất cả Anh Chị Em và toàn thể cộng đoàn tới tham dự đêm dâng Hoa kính Mẹ.
Sáng ngày hôm sau 30/5, Lễ kính Đức Mẹ đi thăm viếng Bà Êlizabet, cũng là lễ bổn mạng của chị em Phụ Nữ trong Giáo Họ đã được Lm. Fx Lê Viết Hùng chủ tế và đồng tế có Lm. Gioan Nguyễn Văn Hoan và Lm. Pet Nguyễn Văn Hà. Bài Phúc Âm của Thánh Gioan đã tường thuật cuộc thăm viếng của Mẹ Maria tới bà Thánh Êlizabet. Sau đó là những lời chia sẽ của Cha Quê hương đã nói lên tâm tình, lòng thương của Mẹ Maria đối với nhân loại.
Cuối cùng là lời cám ơn của Chị Em tới Quý Cha, Quý ân nhân, quý khách xa gần và toàn thể cộng đoàn đã về hiệp dâng Thánh Lễ. Và lời cầu xin Chúc lành bình an của Thiên Chúa qua lời bầu cử của Mẹ Maria chuyển cầu lên Thiên Chúa.
Sau đó là lời nhắn nhủ của Cha Pet Nguyễn Văn Hà tới chị em Phụ Nữ trong Giáo Họ hãy học tập và noi gương các nhân đức của Mẹ là phải hết lòng yêu mến những người anh em xung quanh, hết lòng với tha nhân.
Chương trình Tháng Hoa Kính Mẹ đã khép lại và mở đầu Tháng Trái Tim Chúa nhắc nhở mỗi người tín hữu một lòng cậy trông vào Chúa và một niềm phó thác vào Mẹ Maria.
Antôn-Fx Davidmanh
Caritas Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng: Gặp gỡ và chia sẻ
Giuse Trần ngọc Huấn
08:35 30/05/2011
Caritas Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng: Gặp gỡ và chia sẻ
Chiều ngày 26 tháng 05 năm 2011, tại Toà Giám mục Lạng Sơn, Ban Caritas – Bác Ái Xã Hội của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng đã tổ chức buổi gặp gỡ để giới thiệu và tập huấn về công tác Caritas tại Giáo phận.
Buổi gặp gỡ có sự hiện diện của linh mục Phêrô Đỗ Văn Tín, Giám đốc Caritas Giáo phận, cha Giuse Trần Đức Hạnh, Tổng đại diện Giáo phận, quý Cha, quý nam nữ tu sỹ. Tham dự buổi gặp gỡ có khoảng 80 anh chị em giáo dân thuộc các giáo xứ trong miền Lạng Sơn với đa số là hội viên Lêgiô, Hiền mẫu và Hội đồng mục vụ các giáo xứ.
Caritas Cao Bằng - Lạng Sơn
Chương trình của buổi gặp gỡ được bắt đầu vào lúc 14:00 với phần khai mạc của linh mục Giám đốc Caritas Lạng Sơn, Phêrô Đỗ Văn Tín. Ngài nhấn mạnh đến ý nghĩa của buổi gặp gỡ hôm nay: mọi người quy tụ nơi mái nhà chung giáo phận để cùng gặp gỡ, chia sẻ và học hỏi với nhau trong công việc Bác Ái – Caritas, trong tinh thần Đức Ái Kitô Giáo, đến với muôn dân và phục vụ mọi người.
Sau lời khai mạc của cha Phêrô, mọi người hiện diện sốt sắng hiệp ý cầu nguyện, xin ơn Chúa Thánh Thần xuống để thánh hoá tâm hồn và chúc lành cho công việc vừa mới khởi sự. Cha Phêrô đã có bài thuyết trình giới thiệu về tổ chức, quy chế, ý nghĩa và mục đích của Caritas trong đời sống Giáo hội Công giáo. Theo nguyên ngữ Latinh, từ Caritas có nghĩa là bác ái, là tình yêu bao la, là tình thương quảng đại hay hoạt động từ thiện. Việc liên đới với người nghèo và dấn thân phục vụ họ theo giáo huấn và gương sống của Đức Giêsu là một đòi hỏi của bác ái Kitô giáo, đồng thời là sứ mệnh căn bản của Giáo Hội. Giáo Hội Công giáo đã khuyến khích thành lập nhiều tổ chức Caritas quốc gia để thể hiện tình yêu thương này ở khắp nơi. Caritas đầu tiên được thành lập vào năm 1897, tại Freiburg, Đức, sau đó được hình thành tại nhiều quốc gia khác như Thuỵ sĩ (1901), Áo (1903), Hoa Kỳ (Catholic Charities, 1910). Tiếp đó, cha Phêrô thuyết trình dựa theo chủ đề: Đức Kitô và sứ điệp của Người là mục đích và sự cổ vũ cho Caritas.
Sau phần mở đầu giới thiệu của cha Giám đốc Caritas giáo phận, cha Tổng đại diện Giuse Trần Đức Hạnh có bài thuyết trình về đề tài: Chúa Thánh Thần là nguồn sức mạnh của Caritas: Thánh Thần của Thiên Chúa là Thần Khí ban sự sống (x. St 1-2). Thánh Thần "ở cùng" Chúa Giêsu trong sứ vụ của Người (Lc 4,18). Trên thập giá, trước khi tắt thở, Chúa Giêsu trao lại Thần Khí của Người (x. Ga 19,34) để các tín hữu có thể làm chứng về Người (x. Ga 16,4-15). Thánh Thần ban cho chúng ta những ân huệ để sống cộng đồng và săn sóc nhau vượt qua những kỳ thị và chia rẽ. Thánh Thần cũng là Thần Khí chữa lành và Thần Khí sự thật (Ga 14,17). Ngài thúc đẩy con người can đảm làm chứng cho công lý, lên án mọi bất công trong xã hội và cải thiện đời sống. Người Kitô hữu nhận ra những hoạt động đa dạng của Chúa Thánh Thần trong tất cả những ai biết đón nhận người khác là anh chị em mình và sẵn sàng giúp đỡ cách quảng đại.
Trong phần nói về thực tiễn hoạt động của tổ chức Caritas giáo phận, nữ tu Anê Phạm Thị Hằng trình bày về những kinh nghiệm khi tiếp cận với những con ngừơi cụ thể nơi miền đất của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, khởi đi từ những chia sẻ về cảm nghiệm mẫu gương đến với mọi người của chính Đức Giêsu. Các hoạt động của tổ chức Caritas giáo phận nhắm tới phục vụ mọi người, đến giúp đỡ, chia sẻ, nâng đỡ những anh chị em gặp khó khăn hay bệnh tật. Do đó, trong chương trình của buổi gặp gỡ hôm nay, mọi người cùng chia sẻ về những kinh nghiệm, những cảm nhận cá nhân khi tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ, thăm viếng trong tinh thần của Caritas. Mọi người cũng chia sẻ về những kỹ năng cần thiết khi phục vụ người bệnh, khi thăm viếng người có hoàn cảnh đặc biệt hay những cảnh đời cô đơn, bất hạnh.
Cuối buổi chiều, cha Phêrô Đỗ Văn Tín nói lời cảm ơn cha Tổng đại diện Giuse, quý cha, quý nam nữ tu sỹ và cộng đoàn đã đến tham dự chương trình gặp gỡ, học hỏi và chia sẻ hôm nay. Ngài mời gọi mọi thành phần Dân Chúa trong gia đình Giáo phận nhiệt thành tham gia công tác từ thiện, bác ái xã hội của Caritas giáo phận, giáo xứ. Thiết nghĩ, đó chính là một cử chỉ cao đẹp trong đời sống truyền giáo của Giáo phận giữa bối cảnh đời sống hiện nay./.
Giuse Trần ngọc Huấn
Chiều ngày 26 tháng 05 năm 2011, tại Toà Giám mục Lạng Sơn, Ban Caritas – Bác Ái Xã Hội của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng đã tổ chức buổi gặp gỡ để giới thiệu và tập huấn về công tác Caritas tại Giáo phận.
Buổi gặp gỡ có sự hiện diện của linh mục Phêrô Đỗ Văn Tín, Giám đốc Caritas Giáo phận, cha Giuse Trần Đức Hạnh, Tổng đại diện Giáo phận, quý Cha, quý nam nữ tu sỹ. Tham dự buổi gặp gỡ có khoảng 80 anh chị em giáo dân thuộc các giáo xứ trong miền Lạng Sơn với đa số là hội viên Lêgiô, Hiền mẫu và Hội đồng mục vụ các giáo xứ.
Caritas Cao Bằng - Lạng Sơn
Chương trình của buổi gặp gỡ được bắt đầu vào lúc 14:00 với phần khai mạc của linh mục Giám đốc Caritas Lạng Sơn, Phêrô Đỗ Văn Tín. Ngài nhấn mạnh đến ý nghĩa của buổi gặp gỡ hôm nay: mọi người quy tụ nơi mái nhà chung giáo phận để cùng gặp gỡ, chia sẻ và học hỏi với nhau trong công việc Bác Ái – Caritas, trong tinh thần Đức Ái Kitô Giáo, đến với muôn dân và phục vụ mọi người.
Sau lời khai mạc của cha Phêrô, mọi người hiện diện sốt sắng hiệp ý cầu nguyện, xin ơn Chúa Thánh Thần xuống để thánh hoá tâm hồn và chúc lành cho công việc vừa mới khởi sự. Cha Phêrô đã có bài thuyết trình giới thiệu về tổ chức, quy chế, ý nghĩa và mục đích của Caritas trong đời sống Giáo hội Công giáo. Theo nguyên ngữ Latinh, từ Caritas có nghĩa là bác ái, là tình yêu bao la, là tình thương quảng đại hay hoạt động từ thiện. Việc liên đới với người nghèo và dấn thân phục vụ họ theo giáo huấn và gương sống của Đức Giêsu là một đòi hỏi của bác ái Kitô giáo, đồng thời là sứ mệnh căn bản của Giáo Hội. Giáo Hội Công giáo đã khuyến khích thành lập nhiều tổ chức Caritas quốc gia để thể hiện tình yêu thương này ở khắp nơi. Caritas đầu tiên được thành lập vào năm 1897, tại Freiburg, Đức, sau đó được hình thành tại nhiều quốc gia khác như Thuỵ sĩ (1901), Áo (1903), Hoa Kỳ (Catholic Charities, 1910). Tiếp đó, cha Phêrô thuyết trình dựa theo chủ đề: Đức Kitô và sứ điệp của Người là mục đích và sự cổ vũ cho Caritas.
Sau phần mở đầu giới thiệu của cha Giám đốc Caritas giáo phận, cha Tổng đại diện Giuse Trần Đức Hạnh có bài thuyết trình về đề tài: Chúa Thánh Thần là nguồn sức mạnh của Caritas: Thánh Thần của Thiên Chúa là Thần Khí ban sự sống (x. St 1-2). Thánh Thần "ở cùng" Chúa Giêsu trong sứ vụ của Người (Lc 4,18). Trên thập giá, trước khi tắt thở, Chúa Giêsu trao lại Thần Khí của Người (x. Ga 19,34) để các tín hữu có thể làm chứng về Người (x. Ga 16,4-15). Thánh Thần ban cho chúng ta những ân huệ để sống cộng đồng và săn sóc nhau vượt qua những kỳ thị và chia rẽ. Thánh Thần cũng là Thần Khí chữa lành và Thần Khí sự thật (Ga 14,17). Ngài thúc đẩy con người can đảm làm chứng cho công lý, lên án mọi bất công trong xã hội và cải thiện đời sống. Người Kitô hữu nhận ra những hoạt động đa dạng của Chúa Thánh Thần trong tất cả những ai biết đón nhận người khác là anh chị em mình và sẵn sàng giúp đỡ cách quảng đại.
Trong phần nói về thực tiễn hoạt động của tổ chức Caritas giáo phận, nữ tu Anê Phạm Thị Hằng trình bày về những kinh nghiệm khi tiếp cận với những con ngừơi cụ thể nơi miền đất của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, khởi đi từ những chia sẻ về cảm nghiệm mẫu gương đến với mọi người của chính Đức Giêsu. Các hoạt động của tổ chức Caritas giáo phận nhắm tới phục vụ mọi người, đến giúp đỡ, chia sẻ, nâng đỡ những anh chị em gặp khó khăn hay bệnh tật. Do đó, trong chương trình của buổi gặp gỡ hôm nay, mọi người cùng chia sẻ về những kinh nghiệm, những cảm nhận cá nhân khi tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ, thăm viếng trong tinh thần của Caritas. Mọi người cũng chia sẻ về những kỹ năng cần thiết khi phục vụ người bệnh, khi thăm viếng người có hoàn cảnh đặc biệt hay những cảnh đời cô đơn, bất hạnh.
Cuối buổi chiều, cha Phêrô Đỗ Văn Tín nói lời cảm ơn cha Tổng đại diện Giuse, quý cha, quý nam nữ tu sỹ và cộng đoàn đã đến tham dự chương trình gặp gỡ, học hỏi và chia sẻ hôm nay. Ngài mời gọi mọi thành phần Dân Chúa trong gia đình Giáo phận nhiệt thành tham gia công tác từ thiện, bác ái xã hội của Caritas giáo phận, giáo xứ. Thiết nghĩ, đó chính là một cử chỉ cao đẹp trong đời sống truyền giáo của Giáo phận giữa bối cảnh đời sống hiện nay./.
Giuse Trần ngọc Huấn
Lễ Truyền Chức Phó Tế Tại Nhà Thờ Trí Bưu
Trương Minh Phương
08:56 30/05/2011
Lễ Truyền Chức Phó Tế Tại Nhà Thờ Trí Bưu
Do Đức Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Huế Chủ Tế.
Sáng hôm nay, trong bầu khí trang nghiêm và long trọng. Toàn thể cộng đoàn giáo xứ Trí Bưu thuộc hạt Quảng Trị, trong niềm hân hoan và vui mừng chào đón Đức Giám Mục phụ tá F.X Lê Văn Hồng cùng các linh mục đồng tế, và cộng đoàn Dân Chúa từ khắp nơi quy tụ về đây, hiệp dâng lời cầu nguyện và tạ ơn Thiên Chúa. Vì Người đã chọn gọi thầy Giuse Phạm Xuân Cường lên chức Phó Tế.
Xem hình lễ truyền chức
Nhà thờ Trí Bưu, nơi mà cách đây 200 năm, trên 600 vị Tử Đạo đã bị thiêu cháy cùng với ngôi nhà thờ, dấu tích của các Ngài còn đó: Lăng Tử Đạo nằm ngay trước nhà thờ hiện nay hằng nhắc nhở giáo dân Trí Bưu luôn noi gương các Ngài để làm chứng nhân Đức Tin.
Lễ truyền chức Phó Tế tại nhà thờ Trí Bưu hôm nay cũng là một vinh dự lớn lao, mà từ năm 1975 đến nay chưa từng xảy ra. Tất cả mọi lễ truyền chức đều được tổ chức tại nhà thờ chính tòa. Nhà thờ Trí Bưu cách tòa Tổng Giám Mục chừng 60 km, thế nhưng vẫn rất đông giáo dân từ Huế và Hà Úc quê hương của thầy về tham dự. Cũng tại giáo xứ Trí Bưu này, thầy đã giúp xứ suốt một thời gian dài.
Đúng 9giờ30, đoàn rước Đức Giám Mục chủ tế tiến vào nhà thờ, tất cả các đoàn thể và cộng đoàn đứng dọc hai bên cung kính đón nhận phép lành của Đức Giám Mục, trước khi Ngài chủ tế thánh lễ truyền chức Thánh. Mở đầu thánh lễ, Đức Giám Mục chủ tế ngõ lời chia vui với gia đình Tân Chức, Ngài mời gọi cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn về Hồng ân trọng đại này. Đồng thời Ngài xin cộng đoàn cầu nguyện cho Tân Chức đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần, ý thức sâu sắc ân huệ sẽ lãnh nhận và quyết tâm trung thành với những gì mình sẽ cam kết trong nghi thức truyền chức, để mãi mãi là một phó tế đích thực, nghĩa là người tôi tớ phục vụ Chúa và Hội Thánh, cho phần rỗi các linh hồn, chờ ngày lãnh nhận thiên chức linh mục sau này.
Mở đầu nghi thức truyền chức, cha đặc trách Đại chủng sinh Giuse Nguyễn Văn Chánh giới thiệu ứng viên, sau đó cha G.B. Lê Quang Quý hạt trưởng hạt Quảng Trị, quản xứ Trí Bưu xin Đức Giám Mục phong chức cho thầy Giuse Phạm Xuân Cường.
Trong bài huấn từ, Đức Giám Mục nhắc lại việc xuất hiện chức phó tế: “ Vai trò phó tế xuất hiện trong những ngày đầu của Giáo Hội sơ khai. Chương 6 sách Tông Đồ công vụ cho biết khi số người tin Chúa ngày càng đông, các Tông Đồ không đủ thì giờ để đảm đương công việc, nên cần đến những phụ tá để giúp sức. Các ngài đã chọn trong cộng đoàn 7 người đạo đức, đầy Thần Khí và khôn ngoan. Các Tông Đồ cầu nguyện và đặt tay lên đầu, từ đó họ trở thành những cộng tác viên đắc lực giúp các Tông Đồ điều khiển và hướng dẫn cộng đoàn…Ngày nay trước khi trao ban chức linh mục cho những người đã được kén chọn, Giáo Hội muốn các thầy phải sống một thời gian vai trò phó tế, nghĩa là những trợ tá cho các linh mục trong thừa tác vụ Lời Chúa, bàn thờ và trong một vài bí tích hoặc nghi thức phụng vụ như rửa tội, trao Mình Thánh Chúa, chứng hôn và chúc lành cho hôn phối, chủ sự các nghi thức an táng.
Bước vào phần nghi thức long trọng, Tiến chức bước lên quỳ gối đặt tay trong tay của Đức Giám Mục và tuyên hứa sẽ chu toàn nhiệm vụ ở bậc Phó Tế. Đức Giám mục đặt tay lên đầu và cầu nguyện. Ý thức được thân phận mỏng dòn yếu đuối của mình, trước sứ vụ cao cả mà mình sắp lãnh nhận, tân chức phủ phục trước bàn thờ. Đức Giám Mục chủ tế, các linh mục đồng tế cùng toàn thể cộng đoàn quỳ gối sốt sắng đọc kinh cầu các Thánh, xin Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, nhờ sự trợ giúp của Mẹ Maria và lời cầu bàu của các Thánh Nam Nữ, ban cho tân chức nhiều ân sủng để chu toàn sứ mệnh sắp lãnh nhận. Cha mẹ của tân chức dâng lên Đức Giám dây Stôla và cha Nghĩa phụ mang cho Tân Phó Tế. Đức Giám mục cũng trao sách Phúc Âm cho Tân Chức.
Sau thánh lễ, tân phó tế trong niềm cảm xúc vô hạn bày tỏ lòng tri ân Đức Giám Mục chủ tế, Đức Tổng Giám mục, các linh mục đồng tế cùng cộng đoàn đã hiệp dâng lời tạ ơn và cầu nguyện cho thầy. Tri ân cha hạt trưởng và cha nghĩa phụ đã yêu thương nâng đở trong suốt thời gian qua. Cảm ơn cha mẹ và anh chị em đã hy sinh, chịu nhiều vất vả để dành mọi thuận lợi cho thầy trong thời gian tu học.
Kết thúc thánh lễ, Đức Giám Mục chủ tế ban phép lành cho cộng đoàn. Ngài đã ân cần mời các linh mục đồng tế và thân nhân gia đình Tân Phó Tế chụp hình lưu niệm.
TRƯƠNG MINH PHƯƠNG.
Do Đức Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Huế Chủ Tế.
Sáng hôm nay, trong bầu khí trang nghiêm và long trọng. Toàn thể cộng đoàn giáo xứ Trí Bưu thuộc hạt Quảng Trị, trong niềm hân hoan và vui mừng chào đón Đức Giám Mục phụ tá F.X Lê Văn Hồng cùng các linh mục đồng tế, và cộng đoàn Dân Chúa từ khắp nơi quy tụ về đây, hiệp dâng lời cầu nguyện và tạ ơn Thiên Chúa. Vì Người đã chọn gọi thầy Giuse Phạm Xuân Cường lên chức Phó Tế.
Xem hình lễ truyền chức
Nhà thờ Trí Bưu, nơi mà cách đây 200 năm, trên 600 vị Tử Đạo đã bị thiêu cháy cùng với ngôi nhà thờ, dấu tích của các Ngài còn đó: Lăng Tử Đạo nằm ngay trước nhà thờ hiện nay hằng nhắc nhở giáo dân Trí Bưu luôn noi gương các Ngài để làm chứng nhân Đức Tin.
Lễ truyền chức Phó Tế tại nhà thờ Trí Bưu hôm nay cũng là một vinh dự lớn lao, mà từ năm 1975 đến nay chưa từng xảy ra. Tất cả mọi lễ truyền chức đều được tổ chức tại nhà thờ chính tòa. Nhà thờ Trí Bưu cách tòa Tổng Giám Mục chừng 60 km, thế nhưng vẫn rất đông giáo dân từ Huế và Hà Úc quê hương của thầy về tham dự. Cũng tại giáo xứ Trí Bưu này, thầy đã giúp xứ suốt một thời gian dài.
Đúng 9giờ30, đoàn rước Đức Giám Mục chủ tế tiến vào nhà thờ, tất cả các đoàn thể và cộng đoàn đứng dọc hai bên cung kính đón nhận phép lành của Đức Giám Mục, trước khi Ngài chủ tế thánh lễ truyền chức Thánh. Mở đầu thánh lễ, Đức Giám Mục chủ tế ngõ lời chia vui với gia đình Tân Chức, Ngài mời gọi cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn về Hồng ân trọng đại này. Đồng thời Ngài xin cộng đoàn cầu nguyện cho Tân Chức đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần, ý thức sâu sắc ân huệ sẽ lãnh nhận và quyết tâm trung thành với những gì mình sẽ cam kết trong nghi thức truyền chức, để mãi mãi là một phó tế đích thực, nghĩa là người tôi tớ phục vụ Chúa và Hội Thánh, cho phần rỗi các linh hồn, chờ ngày lãnh nhận thiên chức linh mục sau này.
Mở đầu nghi thức truyền chức, cha đặc trách Đại chủng sinh Giuse Nguyễn Văn Chánh giới thiệu ứng viên, sau đó cha G.B. Lê Quang Quý hạt trưởng hạt Quảng Trị, quản xứ Trí Bưu xin Đức Giám Mục phong chức cho thầy Giuse Phạm Xuân Cường.
Trong bài huấn từ, Đức Giám Mục nhắc lại việc xuất hiện chức phó tế: “ Vai trò phó tế xuất hiện trong những ngày đầu của Giáo Hội sơ khai. Chương 6 sách Tông Đồ công vụ cho biết khi số người tin Chúa ngày càng đông, các Tông Đồ không đủ thì giờ để đảm đương công việc, nên cần đến những phụ tá để giúp sức. Các ngài đã chọn trong cộng đoàn 7 người đạo đức, đầy Thần Khí và khôn ngoan. Các Tông Đồ cầu nguyện và đặt tay lên đầu, từ đó họ trở thành những cộng tác viên đắc lực giúp các Tông Đồ điều khiển và hướng dẫn cộng đoàn…Ngày nay trước khi trao ban chức linh mục cho những người đã được kén chọn, Giáo Hội muốn các thầy phải sống một thời gian vai trò phó tế, nghĩa là những trợ tá cho các linh mục trong thừa tác vụ Lời Chúa, bàn thờ và trong một vài bí tích hoặc nghi thức phụng vụ như rửa tội, trao Mình Thánh Chúa, chứng hôn và chúc lành cho hôn phối, chủ sự các nghi thức an táng.
Bước vào phần nghi thức long trọng, Tiến chức bước lên quỳ gối đặt tay trong tay của Đức Giám Mục và tuyên hứa sẽ chu toàn nhiệm vụ ở bậc Phó Tế. Đức Giám mục đặt tay lên đầu và cầu nguyện. Ý thức được thân phận mỏng dòn yếu đuối của mình, trước sứ vụ cao cả mà mình sắp lãnh nhận, tân chức phủ phục trước bàn thờ. Đức Giám Mục chủ tế, các linh mục đồng tế cùng toàn thể cộng đoàn quỳ gối sốt sắng đọc kinh cầu các Thánh, xin Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, nhờ sự trợ giúp của Mẹ Maria và lời cầu bàu của các Thánh Nam Nữ, ban cho tân chức nhiều ân sủng để chu toàn sứ mệnh sắp lãnh nhận. Cha mẹ của tân chức dâng lên Đức Giám dây Stôla và cha Nghĩa phụ mang cho Tân Phó Tế. Đức Giám mục cũng trao sách Phúc Âm cho Tân Chức.
Sau thánh lễ, tân phó tế trong niềm cảm xúc vô hạn bày tỏ lòng tri ân Đức Giám Mục chủ tế, Đức Tổng Giám mục, các linh mục đồng tế cùng cộng đoàn đã hiệp dâng lời tạ ơn và cầu nguyện cho thầy. Tri ân cha hạt trưởng và cha nghĩa phụ đã yêu thương nâng đở trong suốt thời gian qua. Cảm ơn cha mẹ và anh chị em đã hy sinh, chịu nhiều vất vả để dành mọi thuận lợi cho thầy trong thời gian tu học.
Kết thúc thánh lễ, Đức Giám Mục chủ tế ban phép lành cho cộng đoàn. Ngài đã ân cần mời các linh mục đồng tế và thân nhân gia đình Tân Phó Tế chụp hình lưu niệm.
TRƯƠNG MINH PHƯƠNG.
Giáo xứ Mường Riệc, rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ
Tin Yêu
09:12 30/05/2011
Giáo xứ Mường Riệc, rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ
Hòa Bình - Hôm nay Chúa Nhật, ngày 29/05/2011, Giáo xứ Mường Riệc thuộc TGP Hà Nội đã tổ chức rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ, kết thúc tháng hoa.
Xem hình dâng hoa
Đúng 13h30 những bản thánh ca về Đức Mẹ đã vang lên như mời gọi mọi người mau mau đến với Mẹ. 15h00 Đoàn rước được bắt đầu. Chủ sụ cuộc rước là cha xứ Gioan Nguyễn Văn Hân, chính xứ Mường Riệc. Sau cuộc rước là dâng hoa cộng đồng. Khoảng gần 100 trong bốn đội của giáo xứ, đã dâng lên Mẹ Maria nhưng điệu múa, nhưng đoá hoa cùng hoà quyện với tất cả tấm lòng đơn sơ chân thành của những người dân Bản Mường tiến dâng lên Mẹ Maria.
Kết thúc cuộc dâng hoa là thánh lễ ngày Chúa Nhật. mọi người trở về với bản làng trong lòng đầy vui tươi, phấn khởi vì tin rằng Mẹ Maria sẽ cầu bầu cùng Chúa và ban nhiều ơn cho.
Hòa Bình - Hôm nay Chúa Nhật, ngày 29/05/2011, Giáo xứ Mường Riệc thuộc TGP Hà Nội đã tổ chức rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ, kết thúc tháng hoa.
Xem hình dâng hoa
Đúng 13h30 những bản thánh ca về Đức Mẹ đã vang lên như mời gọi mọi người mau mau đến với Mẹ. 15h00 Đoàn rước được bắt đầu. Chủ sụ cuộc rước là cha xứ Gioan Nguyễn Văn Hân, chính xứ Mường Riệc. Sau cuộc rước là dâng hoa cộng đồng. Khoảng gần 100 trong bốn đội của giáo xứ, đã dâng lên Mẹ Maria nhưng điệu múa, nhưng đoá hoa cùng hoà quyện với tất cả tấm lòng đơn sơ chân thành của những người dân Bản Mường tiến dâng lên Mẹ Maria.
Kết thúc cuộc dâng hoa là thánh lễ ngày Chúa Nhật. mọi người trở về với bản làng trong lòng đầy vui tươi, phấn khởi vì tin rằng Mẹ Maria sẽ cầu bầu cùng Chúa và ban nhiều ơn cho.
Kỷ niệm 128 năm thành lập giáo phận Bắc Ninh
Xương Giang
09:15 30/05/2011
Kỷ niệm 128 năm thành lập giáo phận Bắc Ninh
BẮC NINH: tối ngày 29/5/2011, đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo phận Bắc ninh dâng thánh lễ mừng sinh nhật lần thứ 128 của giáo phận Bắc Ninh (1883-2011) tại nhà thờ Chính Tòa Bắc Ninh.
Trước khi được thành lập, giáo phận Bắc Ninh là một phần của giáo phận Đàng Ngoài (1659-1679) , rồi của giáo phận Đông Đàng Ngoài (1679-1883). Ngày 29/5/1883, Đức Thánh Cha Lêô XIII ký tông sắc thiết lập giáo phận Bắc Đàng Ngoài bao gồm cả phần đất của giáo phận Lạng Sơn ngày nay. Diện tích toàn giáo phận rộng 39.000 Km2, và dân số khoảng 25.000 người Công giáo. Về nhân sự, lúc này giáo phận chỉ có 1 giám mục (đức cha Antonio Lễ là giám mục tiên khởi), 3 cha dòng Đa minh Tây Ban Nha, 2 cha dòng Đa minh Việt nam, 17 cha triều, 15 đại chủng sinh, 50 thầy giảng, 38 chị em dòng Mến Thánh Giá, 2 nhà thiên thần (nuôi trẻ mô côi). Giáo phận lúc này được chia làm 11 giáo xứ với 28 giáo họ, giáo dân sống chủ yếu ở vùng Bắc Ninh và các vùng lân cận. Năm 1924, giáo phận Bắc Đàng Ngoài được đổi tên thành Giáo phận Bắc Ninh.
Giáo phận Bắc Ninh hiện nay nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, có diện tích 24.600 km2, phía bắc giáp giáo phận Lạng Sơn, phía nam giáp giáo phận Hà Nội, phía đông giáp giáo phận Hải Phòng, phía tây giáp giáo phận Hưng Hoá.
Vùng đất của giáo phận hiện nay nằm trọn vẹn trên 5 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc cùng một số huyện, xã của các tỉnh lân cận như thành phố Hà Nội, tỉnh Tuyên Quang, Hưng Yên, Hải Dương, Lạng Sơn và Phú Thọ. Trên diện tích ấy có gần 9 triệu dân cư, hầu hết là người Kinh, trừ khoảng 600 ngàn người thuộc các dân tộc anh em khác sống rải rác ở các tỉnh vùng núi như người H’mong, Dao, Tày, Nùng, Cao Lan, Hoa... Số tín hữu Công Giáo là 125,000 người (1,38% dân số), trong đó có khoảng 350 người Công Giáo là những anh em dân tộc thiểu số. Người dân thuộc các tỉnh đồng bằng chủ yếu sống bằng nghề nông, trong khi người dân thuộc các tỉnh miền núi thường sống nhờ vào nương rẫy và các sản phẩm từ rừng núi.
Trải qua 128 năm lịch sử, giáo phận Bắc Ninh đã phải chịu đựng và trải qua biết bao cam go, thử thách, nhất là khi đất nước chịu cảnh chia đôi từ năm 1954-1975. Sau khi Hiệp Định Giơ-ne-vơ được kí kết năm 1954, đã có 47 linh mục, tất cả chủng sinh và gần 40,000 người Công Giáo di cư vào Miền Nam. Giáo phận chỉ còn lại 14 linh mục già, 12 thầy giảng, 11 nữ tu dòng Đa-minh và khoảng 30,000 tín hữu Công Giáo. Trước đó trong thời kỳ chiến tranh từ năm 1946-1954 đã có 250 trên tổng số 300 nhà thờ trên khắp giáo phận bị phá hủy. Từ năm 1954, các linh mục lớn tuổi dần dần qua đời, và cho đến tận năm 1994, mới có hai linh mục được phong chức. Trong thời gian này, số linh mục trong giáo phận bị thiếu hụt trầm trọng, có những lúc cả giáo phận chỉ còn một linh mục rưỡi (một cha hoạt động chính thức, còn một cha hoạt động trong âm thầm). Trong suốt thời kì khó khăn và thiếu vắng linh mục này, tòa giám mục đương nhiên trở thành ngôi nhà chung cho toàn thể giáo phận, nhất là vào các dịp lễ trọng và mùa chay, có những lúc hàng nghìn người đến tham dự thánh lễ và lãnh nhận các bí tích mỗi ngày.
Hôm nay là sinh nhật lần thứ 128 của giáo phận Bắc Ninh, đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, quí cha trong tòa giám mục và giáo dân nhà thờ Chính Tòa hiệp dâng Thánh lễ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã luôn gìn giữ và ban muôn ơn lành xuống cho giáo phận. Đức cha mời gọi mọi người cầu nguyện cho các đấng, các bậc và tất cả những ai bằng cách này hay cách khác đã phục vụ giáo phận.
Đặc biệt, đức cha kêu mời tất cả mọi người hãy viết tiếp “trang sử vàng” của giáo phận Bắc Ninh, bởi vì bánh xe lịch sử sẽ luôn luôn quanh và chẳng bao giờ dừng lại. Quá khứ đã qua đi, tương lai lại chưa đến, mỗi người con Bắc ninh đã và đang được trao phó để nắm lấy vận mệnh giáo phận trong chính thời điểm lịch sử hiện tại. Chúng ta hãy sẵn sàng noi gương cha ông tổ tiên để cùng nhau bồi đắp “nền văn mình tình thương và sự sống” ngay tại giáo phận Bắc Ninh.
Cuối thánh lễ, đức cha và cộng đoàn đến thắp nhang và cầu nguyện trước mộ của hai đức cố giám mục trong nhà thờ Chính Tòa là mộ của đức cha Teodoro Gordaliza Phúc (giám mục Bắc ninh 1925-1931) và đức cha Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến (giám mục Bắc ninh 1994-2006).
Trong suốt dòng lịch sử của mình, giáo phận Bắc ninh luôn được nuôn dưỡng bởi vô số những vòng tay nhân ái và lời cầu nguyện của biết bao nhiêu người. Giáo phận Bắc Ninh xin tri ân tất cả những người thiện chí, các nhà hảo tâm cùng các tổ chức đã bằng cách này hay cách khác phục vụ giáo phận. Nguyện xin Thiên Chúa qua lời câu bầu của Đức Mẹ Mân Côi, thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh và các bạn tử đạo Bắc Ninh chúc lành và gìn giữ giáo phận Bắc Ninh.
Xương Giang
BẮC NINH: tối ngày 29/5/2011, đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo phận Bắc ninh dâng thánh lễ mừng sinh nhật lần thứ 128 của giáo phận Bắc Ninh (1883-2011) tại nhà thờ Chính Tòa Bắc Ninh.
Trước khi được thành lập, giáo phận Bắc Ninh là một phần của giáo phận Đàng Ngoài (1659-1679) , rồi của giáo phận Đông Đàng Ngoài (1679-1883). Ngày 29/5/1883, Đức Thánh Cha Lêô XIII ký tông sắc thiết lập giáo phận Bắc Đàng Ngoài bao gồm cả phần đất của giáo phận Lạng Sơn ngày nay. Diện tích toàn giáo phận rộng 39.000 Km2, và dân số khoảng 25.000 người Công giáo. Về nhân sự, lúc này giáo phận chỉ có 1 giám mục (đức cha Antonio Lễ là giám mục tiên khởi), 3 cha dòng Đa minh Tây Ban Nha, 2 cha dòng Đa minh Việt nam, 17 cha triều, 15 đại chủng sinh, 50 thầy giảng, 38 chị em dòng Mến Thánh Giá, 2 nhà thiên thần (nuôi trẻ mô côi). Giáo phận lúc này được chia làm 11 giáo xứ với 28 giáo họ, giáo dân sống chủ yếu ở vùng Bắc Ninh và các vùng lân cận. Năm 1924, giáo phận Bắc Đàng Ngoài được đổi tên thành Giáo phận Bắc Ninh.
Giáo phận Bắc Ninh hiện nay nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, có diện tích 24.600 km2, phía bắc giáp giáo phận Lạng Sơn, phía nam giáp giáo phận Hà Nội, phía đông giáp giáo phận Hải Phòng, phía tây giáp giáo phận Hưng Hoá.
Vùng đất của giáo phận hiện nay nằm trọn vẹn trên 5 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc cùng một số huyện, xã của các tỉnh lân cận như thành phố Hà Nội, tỉnh Tuyên Quang, Hưng Yên, Hải Dương, Lạng Sơn và Phú Thọ. Trên diện tích ấy có gần 9 triệu dân cư, hầu hết là người Kinh, trừ khoảng 600 ngàn người thuộc các dân tộc anh em khác sống rải rác ở các tỉnh vùng núi như người H’mong, Dao, Tày, Nùng, Cao Lan, Hoa... Số tín hữu Công Giáo là 125,000 người (1,38% dân số), trong đó có khoảng 350 người Công Giáo là những anh em dân tộc thiểu số. Người dân thuộc các tỉnh đồng bằng chủ yếu sống bằng nghề nông, trong khi người dân thuộc các tỉnh miền núi thường sống nhờ vào nương rẫy và các sản phẩm từ rừng núi.
Trải qua 128 năm lịch sử, giáo phận Bắc Ninh đã phải chịu đựng và trải qua biết bao cam go, thử thách, nhất là khi đất nước chịu cảnh chia đôi từ năm 1954-1975. Sau khi Hiệp Định Giơ-ne-vơ được kí kết năm 1954, đã có 47 linh mục, tất cả chủng sinh và gần 40,000 người Công Giáo di cư vào Miền Nam. Giáo phận chỉ còn lại 14 linh mục già, 12 thầy giảng, 11 nữ tu dòng Đa-minh và khoảng 30,000 tín hữu Công Giáo. Trước đó trong thời kỳ chiến tranh từ năm 1946-1954 đã có 250 trên tổng số 300 nhà thờ trên khắp giáo phận bị phá hủy. Từ năm 1954, các linh mục lớn tuổi dần dần qua đời, và cho đến tận năm 1994, mới có hai linh mục được phong chức. Trong thời gian này, số linh mục trong giáo phận bị thiếu hụt trầm trọng, có những lúc cả giáo phận chỉ còn một linh mục rưỡi (một cha hoạt động chính thức, còn một cha hoạt động trong âm thầm). Trong suốt thời kì khó khăn và thiếu vắng linh mục này, tòa giám mục đương nhiên trở thành ngôi nhà chung cho toàn thể giáo phận, nhất là vào các dịp lễ trọng và mùa chay, có những lúc hàng nghìn người đến tham dự thánh lễ và lãnh nhận các bí tích mỗi ngày.
Hôm nay là sinh nhật lần thứ 128 của giáo phận Bắc Ninh, đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, quí cha trong tòa giám mục và giáo dân nhà thờ Chính Tòa hiệp dâng Thánh lễ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã luôn gìn giữ và ban muôn ơn lành xuống cho giáo phận. Đức cha mời gọi mọi người cầu nguyện cho các đấng, các bậc và tất cả những ai bằng cách này hay cách khác đã phục vụ giáo phận.
Đặc biệt, đức cha kêu mời tất cả mọi người hãy viết tiếp “trang sử vàng” của giáo phận Bắc Ninh, bởi vì bánh xe lịch sử sẽ luôn luôn quanh và chẳng bao giờ dừng lại. Quá khứ đã qua đi, tương lai lại chưa đến, mỗi người con Bắc ninh đã và đang được trao phó để nắm lấy vận mệnh giáo phận trong chính thời điểm lịch sử hiện tại. Chúng ta hãy sẵn sàng noi gương cha ông tổ tiên để cùng nhau bồi đắp “nền văn mình tình thương và sự sống” ngay tại giáo phận Bắc Ninh.
Cuối thánh lễ, đức cha và cộng đoàn đến thắp nhang và cầu nguyện trước mộ của hai đức cố giám mục trong nhà thờ Chính Tòa là mộ của đức cha Teodoro Gordaliza Phúc (giám mục Bắc ninh 1925-1931) và đức cha Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến (giám mục Bắc ninh 1994-2006).
Trong suốt dòng lịch sử của mình, giáo phận Bắc ninh luôn được nuôn dưỡng bởi vô số những vòng tay nhân ái và lời cầu nguyện của biết bao nhiêu người. Giáo phận Bắc Ninh xin tri ân tất cả những người thiện chí, các nhà hảo tâm cùng các tổ chức đã bằng cách này hay cách khác phục vụ giáo phận. Nguyện xin Thiên Chúa qua lời câu bầu của Đức Mẹ Mân Côi, thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh và các bạn tử đạo Bắc Ninh chúc lành và gìn giữ giáo phận Bắc Ninh.
Xương Giang
Di dân Giáo xứ Khiết Tâm với Tháng Hoa kính Đức Mẹ
Quân Tuấn Anh
09:22 30/05/2011
Di dân Giáo xứ Khiết Tâm với Tháng Hoa kính Đức Mẹ
Hàng năm cứ mỗi dịp tháng Hoa về, các Giáo xứ lại rộn ràng tổ chức những việc lành phúc đức để dâng lên Mẹ Maria như muốn tỏ tấm lòng con thảo đối với Mẹ hiền trong đó phổ biến nhất là Dâng Hoa kính Đức Mẹ, nhiều nơi còn tổ chức các cuộc rước kiệu Đức Mẹ, đọc sách “Tháng Đức Bà”, lần chuổi Mân Côi và nhiều việc lành phúc đức khác.
Giáo xứ Khiết Tâm cũng có những truyền thống đó, cứ vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần trong Tháng Hoa, mọi người quy tụ trước Tòa Mẹ để dâng lên Mẹ những đóa hoa xinh tươi với hương thơm ngào ngạt kết tinh bao muôn lòng, từ các em thiếu nhi đến những cụ già đã “xế chiều” cùng với những bạn trẻ thanh niên, thiếu nữ, ai ai cũng muốn tỏ bày trước Mẹ mến yêu với những bông hoa tươi thắm đầy sắc màu của đồng nội
Từ đồng xa muôn vàn hoa đua nở
Từng nụ xinh rực rỡ bởi muôn màu
Dù gai nhọn đâm xót cả thân đau
Con vẫn đến hái về dâng kính Mẹ
Việc tôn kính và mến yêu Mẹ Maria chắc hẵn đã nung nấu trong lòng mọi người để rồi không những với toàn thể mọi người trong Giáo xứ mà giới di dân cũng có nhiều hoạt động thiêng liêng để dâng lên Mẹ. Trong đó truyền thống của các nhóm di dân chính là đọc kinh phòng trọ, lần Chuổi Mân Côi, chia sẽ Lời Chúa...Cho dù công việc bận rộn, thời gian có hạn nhưng các bạn vẫn dành những thời giờ quý báu để dâng lên Mẹ, đó cũng là dịp để các bạn có cơ hội thăm viếng nhau, động viên và giúp đỡ nhau trong tinh thần xa quê hương làm ăn và học tập.
Ngoài việc đọc kinh phòng trọ, các bạn còn tham gia cùng với các hội đoàn của Giáo xứ trong việc Dâng Hoa kính Đức Mẹ, tham dự các nghi thức thiêng liêng mà Giáo xứ tổ chức…Cùng với sự động viên của Cha xứ, các bạn tham gia một cách rất nhiệt tình với tinh thần yêu mến và tôn kính Đức Mẹ.
Tháng Hoa về đã làm cho bao tâm hồn được thanh thản vỗ về từ vòng tay nhân lành của Mẹ, có thể nói Mẹ sẽ rất cảm động trước mỗi tấm lòng mà đoàn con cái dâng lên Mẹ, hơn thế nữa Mẹ sẽ cảm động hơn khi những người con di dân cũng tỏ bày những tấm lòng con thảo với Mẹ. Nguyện xin Mẹ luôn nâng đỡ, đồng hành cùng con cái Mẹ trong suốt cuộc đời.
Quân Tuấn Anh
Giáo xứ Khiết Tâm cũng có những truyền thống đó, cứ vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần trong Tháng Hoa, mọi người quy tụ trước Tòa Mẹ để dâng lên Mẹ những đóa hoa xinh tươi với hương thơm ngào ngạt kết tinh bao muôn lòng, từ các em thiếu nhi đến những cụ già đã “xế chiều” cùng với những bạn trẻ thanh niên, thiếu nữ, ai ai cũng muốn tỏ bày trước Mẹ mến yêu với những bông hoa tươi thắm đầy sắc màu của đồng nội
Từ đồng xa muôn vàn hoa đua nở
Từng nụ xinh rực rỡ bởi muôn màu
Dù gai nhọn đâm xót cả thân đau
Con vẫn đến hái về dâng kính Mẹ
Việc tôn kính và mến yêu Mẹ Maria chắc hẵn đã nung nấu trong lòng mọi người để rồi không những với toàn thể mọi người trong Giáo xứ mà giới di dân cũng có nhiều hoạt động thiêng liêng để dâng lên Mẹ. Trong đó truyền thống của các nhóm di dân chính là đọc kinh phòng trọ, lần Chuổi Mân Côi, chia sẽ Lời Chúa...Cho dù công việc bận rộn, thời gian có hạn nhưng các bạn vẫn dành những thời giờ quý báu để dâng lên Mẹ, đó cũng là dịp để các bạn có cơ hội thăm viếng nhau, động viên và giúp đỡ nhau trong tinh thần xa quê hương làm ăn và học tập.
Ngoài việc đọc kinh phòng trọ, các bạn còn tham gia cùng với các hội đoàn của Giáo xứ trong việc Dâng Hoa kính Đức Mẹ, tham dự các nghi thức thiêng liêng mà Giáo xứ tổ chức…Cùng với sự động viên của Cha xứ, các bạn tham gia một cách rất nhiệt tình với tinh thần yêu mến và tôn kính Đức Mẹ.
Tháng Hoa về đã làm cho bao tâm hồn được thanh thản vỗ về từ vòng tay nhân lành của Mẹ, có thể nói Mẹ sẽ rất cảm động trước mỗi tấm lòng mà đoàn con cái dâng lên Mẹ, hơn thế nữa Mẹ sẽ cảm động hơn khi những người con di dân cũng tỏ bày những tấm lòng con thảo với Mẹ. Nguyện xin Mẹ luôn nâng đỡ, đồng hành cùng con cái Mẹ trong suốt cuộc đời.
Quân Tuấn Anh
Giáo xứ Thanh Đa, Sàigòn dâng hoa kính Đức Mẹ
Hồ Anh Minh
09:34 30/05/2011
Tháng Hoa: Kiệu Đức Mẹ
(Ban TT Giáo xứ Thanh Đa)
Chúa nhật 29/5/2011 là Chúa nhật cuối của tháng Hoa Đức Mẹ, Giáo xứ Thanh Đa đã long trọng tổ chức buổi rước Kiệu Đức Mẹ vào Thánh lễ chiều.
Xem hình dâng hoa
Trời Sài Gòn hôm nay mưa tầm tã từ sáng, Ban Tổ chức đã hết sức lo lắng cho chương trình Kiệu quanh Nhà thờ,vì những dịp này, rất đông bà con giáo dân tham dự. Và đẹp thay, vào khoảng thời gian kiệu, trời quang, mây tanh, như là một ân phúc mà Đức Mẹ ban thưởng cho con cái mình.
Dẫn đầu là các em trong nhóm Hướng Đạo Thanh Đa, trang nghiêm và hùng tráng trong đồng phục của mình.
Dịp tháng Hoa này, đoàn khiêng kiệu được phụ trách bởi Hội Các Bà Mẹ Công giáo, duyên dáng, hiền hòa nhưng không kém phần mạnh khỏe như các ông.
Đoàn kiệu hôm nay rực rỡ hơn với các sắc hoa trên tay mỗi người, bà con đã chuẩn bị từ nhà trước, để tiến dâng lên Mẹ như một tấm lòng thảo hiếu của phận làm con.
Sau lời nguyện kết thúc, Cha Chủ tế Giuse Đặng Chí Lĩnh, cùng Cha Sở Đaminh Nguyễn Đình Tân, Cha Giuse Trương Vĩnh Phúc và cộng đoàn dâng hoa lên Đức Mẹ, hàng ngàn cành hoa điểm tô thêm vẻ đẹp của Nữ Vương Thiên Đàng – Mẹ Maria – Mẹ chúng con.
Bài viết: Gia. Hồ Anh Minh
Hình ảnh: Gioan Kim Tống Phước Đạt
(Ban TT Giáo xứ Thanh Đa)
Chúa nhật 29/5/2011 là Chúa nhật cuối của tháng Hoa Đức Mẹ, Giáo xứ Thanh Đa đã long trọng tổ chức buổi rước Kiệu Đức Mẹ vào Thánh lễ chiều.
Xem hình dâng hoa
Trời Sài Gòn hôm nay mưa tầm tã từ sáng, Ban Tổ chức đã hết sức lo lắng cho chương trình Kiệu quanh Nhà thờ,vì những dịp này, rất đông bà con giáo dân tham dự. Và đẹp thay, vào khoảng thời gian kiệu, trời quang, mây tanh, như là một ân phúc mà Đức Mẹ ban thưởng cho con cái mình.
Dẫn đầu là các em trong nhóm Hướng Đạo Thanh Đa, trang nghiêm và hùng tráng trong đồng phục của mình.
Dịp tháng Hoa này, đoàn khiêng kiệu được phụ trách bởi Hội Các Bà Mẹ Công giáo, duyên dáng, hiền hòa nhưng không kém phần mạnh khỏe như các ông.
Đoàn kiệu hôm nay rực rỡ hơn với các sắc hoa trên tay mỗi người, bà con đã chuẩn bị từ nhà trước, để tiến dâng lên Mẹ như một tấm lòng thảo hiếu của phận làm con.
Sau lời nguyện kết thúc, Cha Chủ tế Giuse Đặng Chí Lĩnh, cùng Cha Sở Đaminh Nguyễn Đình Tân, Cha Giuse Trương Vĩnh Phúc và cộng đoàn dâng hoa lên Đức Mẹ, hàng ngàn cành hoa điểm tô thêm vẻ đẹp của Nữ Vương Thiên Đàng – Mẹ Maria – Mẹ chúng con.
Bài viết: Gia. Hồ Anh Minh
Hình ảnh: Gioan Kim Tống Phước Đạt
Giáo hạt Cách Tâm kết thúc tháng hoa tại Giáo xứ Dưỡng Điềm.
Lm. P.T Vũ Đại Đồng
11:47 30/05/2011
Giáo hạt Cách Tâm kết thúc tháng hoa tại Giáo xứ Dưỡng Điềm.
Tháng năm Hội Thánh đã dành riêng để tôn kính Đức Mẹ. Hoà nhịp cùng Giáo Hội Hoàn Vũ, để tồn sùng Đức Mẹ Maria Giáo hạt Cách Tâm đã tổ chức rước kiệu và dâng hoa tại năm Giáo xứ, trong Giáo hạt. Hôm nay với 26 đội hoa của tám Giáo xứ đã về tại Giáo xứ Dưỡng Điềm, rước kiệu để tôn kính Đức Mẹ và dâng hoa cộng đồng. Để một lần nữa nói lên sự Hiệp Thông trong Giáo hạt, Giáo phận cách riêng và cùng với Giáo Hội Hoàn Vũ nói chung để tỏ lòng yêu mến và tạ ơn Mẹ, đã và đang ban nhiều ơn lành trên Giáo Hội nhất là trên chính quê hương Giáo hạt Cách Tâm.
Xem hình giáo hạt Cách Tâm kết thúc tháng hoa
Đặc biệt trong Chúa nhật hôm nay, Chúa nhật VI Phục Sinh. Hoà chung với Giáo Hội và Giáo phận. Giáo hạt Cách Tâm đã thể hiện sự Hiệp Thông với Giáo Hội bằng việc dâng Thánh lễ tạ ơn Chúa và Đức Mẹ, cùng dâng những lời cầu nguyện đặc biệt cho Giáo Hội Trung Hoa đang trong gian đoạn khó khăn. Trong Thánh lễ đã có sự hiện diện của các Cha trong Giáo hạt Cách tâm và 26 đội hoa, cùng giáo dân của 8 Giáo xứ đã hiệp ý cầu nguyện cho Giáo Hội Trung Hoa. Thánh lễ đã được diễn ra rất sốt sắng và long trọng trong sự Hiệp Nhất của cộng đoàn dân Chúa.
Linh mục trưởng Giáo hạt Cách Tâm Giáo Phận Phát Diệm.
Lm. P.T Vũ Đại Đồng
Tháng năm Hội Thánh đã dành riêng để tôn kính Đức Mẹ. Hoà nhịp cùng Giáo Hội Hoàn Vũ, để tồn sùng Đức Mẹ Maria Giáo hạt Cách Tâm đã tổ chức rước kiệu và dâng hoa tại năm Giáo xứ, trong Giáo hạt. Hôm nay với 26 đội hoa của tám Giáo xứ đã về tại Giáo xứ Dưỡng Điềm, rước kiệu để tôn kính Đức Mẹ và dâng hoa cộng đồng. Để một lần nữa nói lên sự Hiệp Thông trong Giáo hạt, Giáo phận cách riêng và cùng với Giáo Hội Hoàn Vũ nói chung để tỏ lòng yêu mến và tạ ơn Mẹ, đã và đang ban nhiều ơn lành trên Giáo Hội nhất là trên chính quê hương Giáo hạt Cách Tâm.
Xem hình giáo hạt Cách Tâm kết thúc tháng hoa
Đặc biệt trong Chúa nhật hôm nay, Chúa nhật VI Phục Sinh. Hoà chung với Giáo Hội và Giáo phận. Giáo hạt Cách Tâm đã thể hiện sự Hiệp Thông với Giáo Hội bằng việc dâng Thánh lễ tạ ơn Chúa và Đức Mẹ, cùng dâng những lời cầu nguyện đặc biệt cho Giáo Hội Trung Hoa đang trong gian đoạn khó khăn. Trong Thánh lễ đã có sự hiện diện của các Cha trong Giáo hạt Cách tâm và 26 đội hoa, cùng giáo dân của 8 Giáo xứ đã hiệp ý cầu nguyện cho Giáo Hội Trung Hoa. Thánh lễ đã được diễn ra rất sốt sắng và long trọng trong sự Hiệp Nhất của cộng đoàn dân Chúa.
Linh mục trưởng Giáo hạt Cách Tâm Giáo Phận Phát Diệm.
Lm. P.T Vũ Đại Đồng
Thánh lễ thêm sức và đặt viên đá xây dựng thánh đường giáo xứ Dĩ an, giáo phận Xuân Lộc
Giuse Khổng Hữu Nguồn
11:53 30/05/2011
Thánh lễ thêm sức và đặt viên đá xây dựng thánh đường giáo xứ Dĩ an, giáo phận Xuân Lộc
Sáng thứ Hai 30.5.2011, Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh đã về chủ sự lễ thêm sức và đặt viên đá đầu tiên xây dựng Thánh Đường giáo xứ Dĩ An, hạt Biên Hòa, giáo phận Xuân Lộc.
Cùng dâng lễ đồng tế với Đức cha có cha Philipphe quản hạt Biên Hòa, quý cha trong ngoài giáo hạt. Tham dự lễ có đông đảo quý tu sĩ nam nữ, quý ban hành giáo, quý khách và cộng đoàn dân chúa trong xứ.
Trong bài giảng lễ, Đức cha rất vui mừng vì những thành quả mà giáo xứ Dĩ An đã làm được trong thời gian qua, nhất là về đời sống đạo đức. Chính nhờ có đời sống ấy chúng ta mới có thể giới thiệu Chúa Kito cho những anh chị em sống quanh mình.
Giáo xứ Dĩ An tọa lạc trong vùng đất có nhiều khu công nghiệp thuộc tỉnh Bình Dương, do vậy số anh chị em di dân từ các nơi đến đây cũng không phài là ít.
Trước năm 1956 nơi đây có một số người gốc Miền Trung di cư đến khai hoang lập nghiệp, và họ đã cùng nhau hình thành lên được một ngôi nhà thờ bằng gỗ để sớm tối có nơi tụ họp đọc kinh cầu nguyện.
Ngày 01.3.1964 Đức Tổng giám mục Phaolo Nguyễn Văn Bình đặt tên gọi cho nhà thờ nơi đây là VIAE CRUCIS.
Sang năm 1966, thay vào ngôi nhà thờ gỗ là ngôi nhà thờ được xây dựng bằng xi măng cốt thép và được sử dụng cho đến ngày hôm nay.
Giáo xứ Dĩ An hiện nay có khoảng 1800 giáo dân so với dân số trong vùng thì số người công giáo còn rất khiêm tốn. Đặc biệt nơi đây còn là điểm truyền giáo cho những anh chị em di dân với một số lượng lớn hơn năm nghìn người.
Nguyện xin Thánh Tâm Chúa Giesu là quan thầy của giáo xứ Dĩ An, ban cho cha xứ, quý vị chức việc, bà con cô bác, các thành phần trong giáo xứ có được sức khỏe, nhiều ơn lành của Chúa, nhất là việc xây dựng Nhà Chúa được mọi sự tốt đẹp từ khởi sự cho đến hoàn thành.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
Sáng thứ Hai 30.5.2011, Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh đã về chủ sự lễ thêm sức và đặt viên đá đầu tiên xây dựng Thánh Đường giáo xứ Dĩ An, hạt Biên Hòa, giáo phận Xuân Lộc.
Cùng dâng lễ đồng tế với Đức cha có cha Philipphe quản hạt Biên Hòa, quý cha trong ngoài giáo hạt. Tham dự lễ có đông đảo quý tu sĩ nam nữ, quý ban hành giáo, quý khách và cộng đoàn dân chúa trong xứ.
Trong bài giảng lễ, Đức cha rất vui mừng vì những thành quả mà giáo xứ Dĩ An đã làm được trong thời gian qua, nhất là về đời sống đạo đức. Chính nhờ có đời sống ấy chúng ta mới có thể giới thiệu Chúa Kito cho những anh chị em sống quanh mình.
Giáo xứ Dĩ An tọa lạc trong vùng đất có nhiều khu công nghiệp thuộc tỉnh Bình Dương, do vậy số anh chị em di dân từ các nơi đến đây cũng không phài là ít.
Trước năm 1956 nơi đây có một số người gốc Miền Trung di cư đến khai hoang lập nghiệp, và họ đã cùng nhau hình thành lên được một ngôi nhà thờ bằng gỗ để sớm tối có nơi tụ họp đọc kinh cầu nguyện.
Ngày 01.3.1964 Đức Tổng giám mục Phaolo Nguyễn Văn Bình đặt tên gọi cho nhà thờ nơi đây là VIAE CRUCIS.
Sang năm 1966, thay vào ngôi nhà thờ gỗ là ngôi nhà thờ được xây dựng bằng xi măng cốt thép và được sử dụng cho đến ngày hôm nay.
Giáo xứ Dĩ An hiện nay có khoảng 1800 giáo dân so với dân số trong vùng thì số người công giáo còn rất khiêm tốn. Đặc biệt nơi đây còn là điểm truyền giáo cho những anh chị em di dân với một số lượng lớn hơn năm nghìn người.
Nguyện xin Thánh Tâm Chúa Giesu là quan thầy của giáo xứ Dĩ An, ban cho cha xứ, quý vị chức việc, bà con cô bác, các thành phần trong giáo xứ có được sức khỏe, nhiều ơn lành của Chúa, nhất là việc xây dựng Nhà Chúa được mọi sự tốt đẹp từ khởi sự cho đến hoàn thành.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
Thánh Lễ Thêm Sức Tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland Oregon
Phan Hoàng Phú Quý
15:53 30/05/2011
Thánh Lễ Thêm Sức Tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Oregon
(Portland, Ore.) Chúa nhật ngày 29 tháng 5 năm 2011 ,vào lúc 4 giờ chiều Đức Cha John G. Vlazny Tổng Giám Mục Portland đã đến Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang để ban Phép Thêm Sức cho 72 em học sinh lớp 11 giáo lý thuộc Trường Giáo lý và Việt ngữ La Vang
Xem hình lễ thêm sức
Cùng đồng tế với Đức Tổng Giám Mục chúng tôi nhận thấy có Linh mục chánh xứ Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt linh mục phó xứ , Phanxico Xavie Búi Văn Quyết,. Linh mục Phêrô Cao Thái Bình, Đức Ông Phạm Văn Ninh, linh muc Nguyện Đức Hậu và Thầy Sáu Nguyễn Hùng, Đặng Hoàng Nhật. Phần Chưởng Nghi do Thầy Phêrô Hoàng Minh Nhật phụ trách
Trước khì bắt đầu thánh lễ , một đại diện của lớp Thêm Sức đã đứng lên xin lỗi Ba Mẹ, Ông Bà và tất cả mọi người về những gì mà các em đã lõi phạm , làm buồn lòng Ba Mẹ, Ông Bà và mọi người , đồng thời xin hiệp ý cầu nguyện cho các em xứng đáng tham dự Mầu Nhiệm Thánh này một cách sốt sáng. Để ngày lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức hôm nay chính là niềm vui, bình an và hồng ân cùa Chúa Thánh Thần luôn ở mãi với các em.
Cộng đoàn dân Chúa đã đứng lên cùng cất cao lời ca nhập lễ để chào đón vị Chủ tế và các linh mục đồng tế từ từ tiến về Cung thánh :
Xin Thánh Thần Chúa xuống chan hòa khắp vũ trụ
Người nắm giữ mọi sự và thông biết mọi lời
Xin Thánh Thần Chúa xuống đầy tràn hồn tín hữu
Nhóm lữa tình yêu Chúa trong lòng hết mọi người.
Sau bài Tin Mừng, linh mục Chánh xứ đã trình diện lên Đức Tổng Giám Mục 72 em xin nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức . Những em này đã được hướng dẫn đầy đủ về giáo lý trong suốt 11 năm qua và giờ đây sẳn sàng nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức.
Đức Tổng Giám Mục chủ tế đã đặt tay lên đầu và xức dầu lên trán cho các em trong khi mọi người hợp với ca đoàn Thanh Niên hát kinh Xin ơn Chúa Thánh Thần
Lạy Chúa Thánh Thần xin ngự đến, và từ trời cao xin tỏ vinh quang mình.
Lạy Cha kẻ cơ bần xin Ngài ngự đến soi sáng và khấn ban ân huệ cho chúng con
Trong phần huấn từ Vị Chủ Tế đã nhấn mạnh đến tính yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta, và rồi Chúa cũng muốn chúng ta chia sẽ tính yêu đó đến với mọi người chung quanh, Chúa mời gọi chúng ta ra đi để làm chứng nhân cho Ngài. Mỗi người chúng ta đều có một Sứ Mệnh, và Sứ Mệnh đó là Rao Giảng Tin Mầng lời Chúa, không cần biết chúng ta là ai, màu da, xã hội, nơi chốn v,v, .Tất cả đều được Thiên Chúa mời gọi va tuyển chọn cách đặc biệt. ĐTGM cũng khuyên các em phải luôn cầu nguyện với Chúa Thánh Thần để cũng cố Niềm Tin , Tin vào Thiên Chúa vào Giáo Hội , khi nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần, mỗi chúng ta là một sứ giả Tin Mầng của Chúa nên luôn được Chúa hiện diện bên cạnh chúng ta trong suốc cuộc đời, tuy có Chúa cùng đồng hành với chúng ta nhưng bản tính con người chung ta luôn yếu đuốI dễ bị sa ngã phạm tội, do đó chúng ta cần thưa hai tiếng Xin Lỗi với Chúa, vời mọi người, vì không ai hoàn toàn, nên phải luôn xin tha thứ để được thứ tha .
Cộng đoàn Dân Chúa đã thề hứa nâng đở các em và cầu xin cho các em được tràn đày sức mạnh của Chúa Thánh Thần, để các em biết hăng hái và can đảm sống Đức tin ,và làm chứng nhân cho thời đại hôm nay .
Sau phần kết lễ , đại diện các em đã ngỏ lời cám ơn Đức Tổng Giám Mục, quý linh mục, quý tu sĩ nam nử, quý thầy cô, quy cha mẹ sinh thành cũng như đở đàu , đã dạy dổ, nâng đở và cầu nguyện cho các em nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức hôm nay.
Nguyện xin Bình An của Chúa Thánh Thần ở mãi với các em và với mọi người chúng ta .
Phan Hoàng Phú Quý
(Portland, Ore.) Chúa nhật ngày 29 tháng 5 năm 2011 ,vào lúc 4 giờ chiều Đức Cha John G. Vlazny Tổng Giám Mục Portland đã đến Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang để ban Phép Thêm Sức cho 72 em học sinh lớp 11 giáo lý thuộc Trường Giáo lý và Việt ngữ La Vang
Xem hình lễ thêm sức
Cùng đồng tế với Đức Tổng Giám Mục chúng tôi nhận thấy có Linh mục chánh xứ Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt linh mục phó xứ , Phanxico Xavie Búi Văn Quyết,. Linh mục Phêrô Cao Thái Bình, Đức Ông Phạm Văn Ninh, linh muc Nguyện Đức Hậu và Thầy Sáu Nguyễn Hùng, Đặng Hoàng Nhật. Phần Chưởng Nghi do Thầy Phêrô Hoàng Minh Nhật phụ trách
Trước khì bắt đầu thánh lễ , một đại diện của lớp Thêm Sức đã đứng lên xin lỗi Ba Mẹ, Ông Bà và tất cả mọi người về những gì mà các em đã lõi phạm , làm buồn lòng Ba Mẹ, Ông Bà và mọi người , đồng thời xin hiệp ý cầu nguyện cho các em xứng đáng tham dự Mầu Nhiệm Thánh này một cách sốt sáng. Để ngày lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức hôm nay chính là niềm vui, bình an và hồng ân cùa Chúa Thánh Thần luôn ở mãi với các em.
Cộng đoàn dân Chúa đã đứng lên cùng cất cao lời ca nhập lễ để chào đón vị Chủ tế và các linh mục đồng tế từ từ tiến về Cung thánh :
Xin Thánh Thần Chúa xuống chan hòa khắp vũ trụ
Người nắm giữ mọi sự và thông biết mọi lời
Xin Thánh Thần Chúa xuống đầy tràn hồn tín hữu
Nhóm lữa tình yêu Chúa trong lòng hết mọi người.
Sau bài Tin Mừng, linh mục Chánh xứ đã trình diện lên Đức Tổng Giám Mục 72 em xin nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức . Những em này đã được hướng dẫn đầy đủ về giáo lý trong suốt 11 năm qua và giờ đây sẳn sàng nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức.
Đức Tổng Giám Mục chủ tế đã đặt tay lên đầu và xức dầu lên trán cho các em trong khi mọi người hợp với ca đoàn Thanh Niên hát kinh Xin ơn Chúa Thánh Thần
Lạy Chúa Thánh Thần xin ngự đến, và từ trời cao xin tỏ vinh quang mình.
Lạy Cha kẻ cơ bần xin Ngài ngự đến soi sáng và khấn ban ân huệ cho chúng con
Trong phần huấn từ Vị Chủ Tế đã nhấn mạnh đến tính yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta, và rồi Chúa cũng muốn chúng ta chia sẽ tính yêu đó đến với mọi người chung quanh, Chúa mời gọi chúng ta ra đi để làm chứng nhân cho Ngài. Mỗi người chúng ta đều có một Sứ Mệnh, và Sứ Mệnh đó là Rao Giảng Tin Mầng lời Chúa, không cần biết chúng ta là ai, màu da, xã hội, nơi chốn v,v, .Tất cả đều được Thiên Chúa mời gọi va tuyển chọn cách đặc biệt. ĐTGM cũng khuyên các em phải luôn cầu nguyện với Chúa Thánh Thần để cũng cố Niềm Tin , Tin vào Thiên Chúa vào Giáo Hội , khi nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần, mỗi chúng ta là một sứ giả Tin Mầng của Chúa nên luôn được Chúa hiện diện bên cạnh chúng ta trong suốc cuộc đời, tuy có Chúa cùng đồng hành với chúng ta nhưng bản tính con người chung ta luôn yếu đuốI dễ bị sa ngã phạm tội, do đó chúng ta cần thưa hai tiếng Xin Lỗi với Chúa, vời mọi người, vì không ai hoàn toàn, nên phải luôn xin tha thứ để được thứ tha .
Cộng đoàn Dân Chúa đã thề hứa nâng đở các em và cầu xin cho các em được tràn đày sức mạnh của Chúa Thánh Thần, để các em biết hăng hái và can đảm sống Đức tin ,và làm chứng nhân cho thời đại hôm nay .
Sau phần kết lễ , đại diện các em đã ngỏ lời cám ơn Đức Tổng Giám Mục, quý linh mục, quý tu sĩ nam nử, quý thầy cô, quy cha mẹ sinh thành cũng như đở đàu , đã dạy dổ, nâng đở và cầu nguyện cho các em nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức hôm nay.
Nguyện xin Bình An của Chúa Thánh Thần ở mãi với các em và với mọi người chúng ta .
Phan Hoàng Phú Quý
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tử đạo trong ý nghiã hôm nay
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
14:42 30/05/2011
TỬ ÐẠO TRONG Ý NGHĨA HÔM NAY (2)
Trong bài trước, “Thế Nào Là Tử Ðạo”, người viết đã trình bày một cách tổng quát về ý nghĩa sự tử đạo và những điều kiện cần phải có để được gọi là tử đạo, theo truyền thống của Giáo Hội. Tuy nhiên, cũng có những vị đã được tôn vinh là tử đạo mà không cần phải hội đủ tất cả những điều kiện đòi hỏi. Các nhà thần học vẫn còn tranh luận rằng một người cần phải có sự ý thức chắc chắn (trưởng thành đủ) và tự nguyện hoàn toàn (tự do chọn lựa), để chấp nhận cái chết, mới có thể được gọi là tử đạo. Ngoài ra, một số nhà thần học đương thời đang cố gắng lý luận rằng không phải chỉ những người chấp nhận cái chết cách thụ động vì đạo Chúa mới là tử đạo, nhưng việc tử đạo còn bao gồm những ai đã chịu cực hình hoặc chịu đổ máu mình ra trong một cuộc đấu tranh (cách chủ động) cho các nhân đức Kitô giáo. Chúng ta sẽ lần lượt đi qua những vấn đề này.
TỬ ÐẠO THEO TRUYỀN THỐNG CỦA GIÁO HỘI
Có những vị chịu tử đạo vì đã trực tiếp minh chứng cho các Chân Lý của Ðức Tin (in odium fidei), như thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi và hầu hết các Thánh Tông Ðồ của Chúa Giêsu cũng như các Thánh Tử Ðạo Việt Nam.
Nhưng cũng có những vị đã chịu chết để bảo vệ một hoặc nhiều Nhân Ðức Kitô Gíao, như thánh Gioan Batixita (John the Baptist) đã chịu tử hình vì đã chống lại việc vua Hêrôđê (Herod) cưới một người đàn bà (vợ của anh mình) đã có con về làm vợ (nhà vua đã phạm tội ngoại tình). Thánh Maria Goretti được kể là tử đạo vì cô đã không để cho kẻ hành hung làm hoen ố đời mình, lỗi nghĩa cùng Chúa, vì vậy cô đã bị giết chết.
Một vài vị khác cũng được kể là tử đạo vì đã chấp nhận cái chết để bảo vệ những Huấn Lệnh và Kỷ Luật của Giáo Hội. Như các thánh Thomas of Canterbury, Anh Quốc, và thánh John of Nepomuc. Thánh John (Gioan thành Nepomuc) là cha giải tội cho hoàng hậu Sophie, nước Bohemia, vào cuối thế kỷ thứ XIV. Vua Wenceslaus IV vì nghi ngờ vợ mình đã phạm tội ngoại tình, nên bắt buộc thánh Gioan phải nói rõ những gì hoàng hậu đã xưng cho nhà vua. Thánh nhân đã từ chối việc phá bí mật của phép gải tội nên đã bị nhà vua giết chết.
Việc tử đạo đòi hỏi sự trưởng thành và sự tình nguyện chấp nhận cái chết, như một số nhà thần học đòi hỏi, chỉ dành cho các vị tử đạo cách hoàn hảo (in odium fidei). Nhưng họ không thể giải thích được những trường hợp thiếu niên, hoặc thiếu nhi tử đạo. Vì vậy, nhà thần học Cajetan đã viết rằng một người có thể chịu tử đạo trong khi ông ta đang ngủ (không tình nguyện), và những trẻ em chưa được rửa tội nhưng bị giết vì đạo Chúa cũng được cứu rỗi vì Ðức Tin của cha mẹ. Ðiều này phù hợp với việc giáo hội tôn kính các thánh Anh Hài như những Ðấng Tử Ðạo, và giáo huấn về sự đổ máu đã thay thế cho nước tuôn ra từ phép Thánh Tẩy.
Thánh Ambrose đã đặt sự can thiệp của Chúa Thánh Linh như điều kiện tiên quyết để minh chứng việc tử đạo của một Kitô hữu. Ngài nói rằng tất cả những sự thật trong Chúa Thánh Linh thì đều sẽ được nhận ra nhanh chóng. Ðiều này cũng phù hợp với giáo huấn của giáo hội trong việc đòi hỏi các thánh nhân (không tử đạo) phải có những phép lạ, trước khi thực sự được phong thánh.
TỬ ÐẠO TRONG Ý NGHĨA HÔM NAY
Nhiều nhà thần học hiện đang cố gắng nới rộng ý nghĩa của việc tử đạo trong giáo hội hôm nay. Giáo Hội Công Giáo đã từng được tôn vinh là Giáo Hội Tử Ðạo (Ecclesia Martyrum), vì vậy khi nói đến tử đạo, người ta không chỉ nói đến những sự kiện lịch sử, nhưng phải kể đến các thực hữu hôm nay nữa. Nhiều người cho rằng trong Giáo Hội Công Giáo hiện đang có những biến chuyển về lịch sử và văn hóa liên quan đến việc tử đạo và hình ảnh của những vị tự đạo. Biến chuyển đang đi từ tử đạo “anh hùng” đến tử đạo “ẩn danh”, từ việc tử đạo cá nhân đến việc tử đạo tập đoàn.
Linh mục thần học gia Karl Rahner đã đặt câu hỏi về việc Giáo Hội không đề cập, hoặc gạt bỏ ra ngoài, việc hiến thân mạng sống mình, cách chủ động trong một cuộc đấu tranh, cho chân lý Ðức Tin và những giá trị Kitô giáo. Câu hỏi hết sức quan trọng cho cá nhân các Kitô hữu và cả Giáo Hội, vì sự chấp nhận cái chết của những cá nhân đã tham dự vào một cuộc đấu tranh hay chiến trận kiểu này, như là việc tử đạo, sẽ mang lại một tầm ảnh hưởng không thể lường được, vì tất cả các Kitô hữu sẽ coi đó như một vinh dự và noi theo. Nhiều người Hồi giáo cực đoan đã tin vào điều này.
LM Rahner đã cố gắng nối kết, hoặc tìm những điểm tương đồng giữa hai cái chết: Một đàng là chịu đựng đau khổ, chấp nhận cái chết cách thụ động cho Ðức Tin, đàng khác là chết vì trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh cho tín ngưỡng. Ông viết: “Dĩ nhiên là đúng khi nói rằng kiên nhẫn chịu đựng và chấp nhận cái chết vì Ðức Tin thì rất tương hợp với cái chết của Chúa Giêsu...Nhưng sự khác biệt giữa hai lối chết (nói trên) đã không loại trừ việc chúng đã được nối kết trong cùng một quan niệm và điều kiện của sự tử đạo.” (Karl Rahner, Dimensions of Martyrdom, in Martyrdom Today, N.Y., 1983, pp.9-11).
LM Rahner biện minh rằng “Chúa Giêsu đã chấp nhận cái chết cách thụ động, chỉ là hậu quả của việc tranh đấu của Ngài chống lại những kẻ đang nắm quyền lực tôn giáo và chính trị trong tay. Ngài chết bởi vì Ngài đã tranh đấu: Không thể nhìn cái chết của Ngài cách tách biệt khỏi cuộc đời của Ngài” (ibid.) Như vậy, ngược lại những người đã chết vì tranh đấu cho những đòi hỏi của Ðức Tin Kitô giáo (trong một vài trường hợp, phải kể cả những đòi hỏi của xã hội) cũng có thể được gọi là đã “thụ động” chấp nhận cái chết. Rahner lại tự đặt câu hỏi cho mình rằng phải đấu tranh chủ động thế nào để được định nghĩa gần hơn và đánh dấu khác biệt, với những hoạt động tương tự, ngõ hầu cuộc đấu tranh này được coi là việc tử đạo. Ông hỏi rằng tại sao chúng ta không cho cái chết của Ðức Tổng Giám Mục Oscar Romeo (Ngài bị nhóm Cực Hữu ở El Salvador ám sát khi đang dâng thánh lễ) là một việc tử đạo? Ðức TGM Romeo đã tranh đấu cho công bằng trong xã hội, một cuộc đấu tranh phát xuất từ lương tâm Công Giáo của Ngài, và chắc chắn Ngài đã chuẩn bị cho cái chết. LM Rahner còn “cầu viện” đến cả thánh Tôma Aquino (Thomas Aquinas), vì Ngài đã viết rằng một người được gọi là tử đạo qua cái chết có tương quan mật thiết với Ðức Kitô, nếu anh ta đang bảo vệ quốc gia chống lại cuộc tấn công của kẻ thù đang cố gắng tàn phá Ðức Tin Kitô giáo và trong việc bảo vệ này, anh ta bị tử trận. (IV Sent. dist. 49q. 5a. 3 quaest. 2 ad 11). Rahner cho rằng thánh Tôma đã đồng ý với quan niệm đấu tranh chủ động mà ông đã trình bày.
Trình bày một quan niệm như trên, thực sự LM Karl Rahner đã mở lối cho những người đang theo đuổi các nền Thần Học Chính Trị, hoặc Thần Học Giải Phóng với một chủ tâm không thể gọi là công minh. Nếu chỉ nói đến những cuộc “chiến tranh giải phóng” tại các quốc gia trong khối Tự Do (trước khi khối CS sụp đổ, 1989), nhưng đang theo chế độ độc tài, và cho những người bị thiệt mạng là tử đạo; mà không nói gì đến những cuộc vận động và chiến tranh chống lại các bạo quyền khác “những kẻ thù đang cố gắng tàn phá Ðức Tin Kitô giáo” thì qủa thật là thiên lệch và tự nó đã không mang lại gía trị đích thực.
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
TỬ ÐẠO THEO TRUYỀN THỐNG CỦA GIÁO HỘI
Có những vị chịu tử đạo vì đã trực tiếp minh chứng cho các Chân Lý của Ðức Tin (in odium fidei), như thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi và hầu hết các Thánh Tông Ðồ của Chúa Giêsu cũng như các Thánh Tử Ðạo Việt Nam.
Nhưng cũng có những vị đã chịu chết để bảo vệ một hoặc nhiều Nhân Ðức Kitô Gíao, như thánh Gioan Batixita (John the Baptist) đã chịu tử hình vì đã chống lại việc vua Hêrôđê (Herod) cưới một người đàn bà (vợ của anh mình) đã có con về làm vợ (nhà vua đã phạm tội ngoại tình). Thánh Maria Goretti được kể là tử đạo vì cô đã không để cho kẻ hành hung làm hoen ố đời mình, lỗi nghĩa cùng Chúa, vì vậy cô đã bị giết chết.
Một vài vị khác cũng được kể là tử đạo vì đã chấp nhận cái chết để bảo vệ những Huấn Lệnh và Kỷ Luật của Giáo Hội. Như các thánh Thomas of Canterbury, Anh Quốc, và thánh John of Nepomuc. Thánh John (Gioan thành Nepomuc) là cha giải tội cho hoàng hậu Sophie, nước Bohemia, vào cuối thế kỷ thứ XIV. Vua Wenceslaus IV vì nghi ngờ vợ mình đã phạm tội ngoại tình, nên bắt buộc thánh Gioan phải nói rõ những gì hoàng hậu đã xưng cho nhà vua. Thánh nhân đã từ chối việc phá bí mật của phép gải tội nên đã bị nhà vua giết chết.
Việc tử đạo đòi hỏi sự trưởng thành và sự tình nguyện chấp nhận cái chết, như một số nhà thần học đòi hỏi, chỉ dành cho các vị tử đạo cách hoàn hảo (in odium fidei). Nhưng họ không thể giải thích được những trường hợp thiếu niên, hoặc thiếu nhi tử đạo. Vì vậy, nhà thần học Cajetan đã viết rằng một người có thể chịu tử đạo trong khi ông ta đang ngủ (không tình nguyện), và những trẻ em chưa được rửa tội nhưng bị giết vì đạo Chúa cũng được cứu rỗi vì Ðức Tin của cha mẹ. Ðiều này phù hợp với việc giáo hội tôn kính các thánh Anh Hài như những Ðấng Tử Ðạo, và giáo huấn về sự đổ máu đã thay thế cho nước tuôn ra từ phép Thánh Tẩy.
Thánh Ambrose đã đặt sự can thiệp của Chúa Thánh Linh như điều kiện tiên quyết để minh chứng việc tử đạo của một Kitô hữu. Ngài nói rằng tất cả những sự thật trong Chúa Thánh Linh thì đều sẽ được nhận ra nhanh chóng. Ðiều này cũng phù hợp với giáo huấn của giáo hội trong việc đòi hỏi các thánh nhân (không tử đạo) phải có những phép lạ, trước khi thực sự được phong thánh.
TỬ ÐẠO TRONG Ý NGHĨA HÔM NAY
Nhiều nhà thần học hiện đang cố gắng nới rộng ý nghĩa của việc tử đạo trong giáo hội hôm nay. Giáo Hội Công Giáo đã từng được tôn vinh là Giáo Hội Tử Ðạo (Ecclesia Martyrum), vì vậy khi nói đến tử đạo, người ta không chỉ nói đến những sự kiện lịch sử, nhưng phải kể đến các thực hữu hôm nay nữa. Nhiều người cho rằng trong Giáo Hội Công Giáo hiện đang có những biến chuyển về lịch sử và văn hóa liên quan đến việc tử đạo và hình ảnh của những vị tự đạo. Biến chuyển đang đi từ tử đạo “anh hùng” đến tử đạo “ẩn danh”, từ việc tử đạo cá nhân đến việc tử đạo tập đoàn.
Linh mục thần học gia Karl Rahner đã đặt câu hỏi về việc Giáo Hội không đề cập, hoặc gạt bỏ ra ngoài, việc hiến thân mạng sống mình, cách chủ động trong một cuộc đấu tranh, cho chân lý Ðức Tin và những giá trị Kitô giáo. Câu hỏi hết sức quan trọng cho cá nhân các Kitô hữu và cả Giáo Hội, vì sự chấp nhận cái chết của những cá nhân đã tham dự vào một cuộc đấu tranh hay chiến trận kiểu này, như là việc tử đạo, sẽ mang lại một tầm ảnh hưởng không thể lường được, vì tất cả các Kitô hữu sẽ coi đó như một vinh dự và noi theo. Nhiều người Hồi giáo cực đoan đã tin vào điều này.
LM Rahner đã cố gắng nối kết, hoặc tìm những điểm tương đồng giữa hai cái chết: Một đàng là chịu đựng đau khổ, chấp nhận cái chết cách thụ động cho Ðức Tin, đàng khác là chết vì trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh cho tín ngưỡng. Ông viết: “Dĩ nhiên là đúng khi nói rằng kiên nhẫn chịu đựng và chấp nhận cái chết vì Ðức Tin thì rất tương hợp với cái chết của Chúa Giêsu...Nhưng sự khác biệt giữa hai lối chết (nói trên) đã không loại trừ việc chúng đã được nối kết trong cùng một quan niệm và điều kiện của sự tử đạo.” (Karl Rahner, Dimensions of Martyrdom, in Martyrdom Today, N.Y., 1983, pp.9-11).
LM Rahner biện minh rằng “Chúa Giêsu đã chấp nhận cái chết cách thụ động, chỉ là hậu quả của việc tranh đấu của Ngài chống lại những kẻ đang nắm quyền lực tôn giáo và chính trị trong tay. Ngài chết bởi vì Ngài đã tranh đấu: Không thể nhìn cái chết của Ngài cách tách biệt khỏi cuộc đời của Ngài” (ibid.) Như vậy, ngược lại những người đã chết vì tranh đấu cho những đòi hỏi của Ðức Tin Kitô giáo (trong một vài trường hợp, phải kể cả những đòi hỏi của xã hội) cũng có thể được gọi là đã “thụ động” chấp nhận cái chết. Rahner lại tự đặt câu hỏi cho mình rằng phải đấu tranh chủ động thế nào để được định nghĩa gần hơn và đánh dấu khác biệt, với những hoạt động tương tự, ngõ hầu cuộc đấu tranh này được coi là việc tử đạo. Ông hỏi rằng tại sao chúng ta không cho cái chết của Ðức Tổng Giám Mục Oscar Romeo (Ngài bị nhóm Cực Hữu ở El Salvador ám sát khi đang dâng thánh lễ) là một việc tử đạo? Ðức TGM Romeo đã tranh đấu cho công bằng trong xã hội, một cuộc đấu tranh phát xuất từ lương tâm Công Giáo của Ngài, và chắc chắn Ngài đã chuẩn bị cho cái chết. LM Rahner còn “cầu viện” đến cả thánh Tôma Aquino (Thomas Aquinas), vì Ngài đã viết rằng một người được gọi là tử đạo qua cái chết có tương quan mật thiết với Ðức Kitô, nếu anh ta đang bảo vệ quốc gia chống lại cuộc tấn công của kẻ thù đang cố gắng tàn phá Ðức Tin Kitô giáo và trong việc bảo vệ này, anh ta bị tử trận. (IV Sent. dist. 49q. 5a. 3 quaest. 2 ad 11). Rahner cho rằng thánh Tôma đã đồng ý với quan niệm đấu tranh chủ động mà ông đã trình bày.
Trình bày một quan niệm như trên, thực sự LM Karl Rahner đã mở lối cho những người đang theo đuổi các nền Thần Học Chính Trị, hoặc Thần Học Giải Phóng với một chủ tâm không thể gọi là công minh. Nếu chỉ nói đến những cuộc “chiến tranh giải phóng” tại các quốc gia trong khối Tự Do (trước khi khối CS sụp đổ, 1989), nhưng đang theo chế độ độc tài, và cho những người bị thiệt mạng là tử đạo; mà không nói gì đến những cuộc vận động và chiến tranh chống lại các bạo quyền khác “những kẻ thù đang cố gắng tàn phá Ðức Tin Kitô giáo” thì qủa thật là thiên lệch và tự nó đã không mang lại gía trị đích thực.
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Dòng Sông Xưa
Nguyễn Ngọc Liên
21:36 30/05/2011
DÒNG SÔNG XƯA
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Đi về chung một con đường
Đôi bờ lặng lẽ vấn vương câu tình
Dòng sông xưa mãi lênh đênh
Bèo trôi hoa dạt trăng thanh đợi người.
(Trích thơ của Hồng Vinh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Đi về chung một con đường
Đôi bờ lặng lẽ vấn vương câu tình
Dòng sông xưa mãi lênh đênh
Bèo trôi hoa dạt trăng thanh đợi người.
(Trích thơ của Hồng Vinh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền