Phụng Vụ - Mục Vụ
Gia Đình sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi
Tuyết Mai
13:11 29/05/2010
"Tất cả những gì Cha có, đều là của Thầy; Thánh Thần sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con". (Ga 16, 12-15).
Tôi thiết nghĩ hầu hết trong mọi gia đình của chúng ta rất hiếm thấy có được tôn ty trật tự trong một gia đình!? Đây là tôi muốn nói đến một gia đình đầy đủ có cha, mẹ, và con cái mà còn thiếu trật tự ngôi thứ trong một gia đình. Điển hình là gia đình tôi đây chẳng hạn. Có khi nào anh chị em cảm nhận được điều ấy trong gia đình của mình hay không? Và cảm thấy rất bất bình trong ngôi thứ? Thí dụ người cha thì làm công việc của một người mẹ hoặc của một người con? Hoặc người mẹ thì ngược lại là cam bao nhiêu công việc quan trọng từ trong cho đến ngoài xã hội, ngay cả kiếm tiền nuôi sống cho cả gia đình? Rồi con cái cũng sống ngược dòng nước, có nghĩa là hoạnh hoẹ bắt cha mẹ phải làm mọi điều theo ý muốn của chúng, mà quên đi rằng phận làm con của mình phải như thế nào?
Còn những anh chị em nào mà cảm thấy gia đình của mình có trên có dưới, có tôn ty trật tự, có hạnh phúc ấm no, thì chúng ta phải cảm ơn Ba Ngôi Thiên Chúa cho gia đình đó vô cùng! Điều trước tiên nhất nếu chúng ta sống làm con cái Thiên Chúa, thì đương nhiên cái luật muôn đời trong gia đình thiết thưởng là phải được như thế! Có nghĩa là người Cha trong gia đình phải thực thi bổn phận, trách nhiệm, và gánh vác mọi sự mọi điều quan trọng trong một gia đình; giống như Ngôi Cha Thiên Chúa vậy!
Người Cha như Ngôi Cha Thiên Chúa, có nghĩa là ông là chủ nhà, đứng đầu trong một gia đình, từ mẹ đến các con phải theo ý kiến và quyết định của ông, nên người cha không nhất thiết phải dùng cái uy của mình mà làm cho cả nhà phải sợ sệt, áp đảo, nặng lời, đánh đập, thị uy, thì mới làm cho mọi người phải theo ý của ông. Chúng ta cứ tạm mượn và tìm hiểu tâm lý nông cạn của một con người qua Ngôi Chúa Cha xem sao nhé! Có thể chúng ta bắt chước theo Ngài được chăng!?? Các anh chị có còn nhớ nhiều lần Thiên Chúa Cha đã rất thẳng tay để mà sửa phạt con cái của Ngài trong thời Cựu Ước hay không? Bởi vì tất cả con người Chúa Cha thấy đều sống quá sa đọa tội lỗi và chẳng biết kính sợ Thiên Chúa là gì cả, nên làm Ngài giận nổi nóng mà đổ lửa từ Trời xuống, để thiêu đốt và cháy rụi tất cả mọi sự sống trong cái thành tội lỗi ấy! Ngài cũng đã sửa phạt con cái tội lỗi của Ngài cho nên chúng ta mới có chuyện của gia đình ông Noah và chiếc tàu Noah đó! Điển hình hai câu chuyện trên cũng cho chúng ta thấy Ngài dùng quyền uy của Ngài trên con người yếu đuối và tội lỗi, nhưng Ngài có sửa đổi được ai không? Ngài càng dùng quyền uy của Ngài thì cả thế giới không ai còn được sự sống trong con mắt của Ngài cả! Vì Ngài đã sửa phạt và đã chấm dứt sự sống của mọi con người??? Và thật sự cho đến ngày hôm nay chúng ta có khi nào tự hỏi sao Ngài không chấm dứt tất cả sự sống của con người trần gian này cho rồi! Chỉ cần một trận hồng thủy do ngón tay chỉ của Ngài thì mọi sự sống trên trái đất sẽ được chìm tận sâu trong đáy lòng của đại dương, thì Ngài sẽ chẳng còn phải thắc mắc và nặng nhọc vì đàn con thật hư hỏng của Ngài? Tại sao cho đến mãi ngày hôm nay Ngài vẫn để cho chúng ta sống?
Cho nên quý ông trong gia đình cũng thế, sự thị uy của mình sẽ không làm cho gia đình hạnh phúc và ấm cúng đâu!? Càng thị uy bao nhiêu thì càng làm cho mọi người muốn xa lánh mình bấy nhiêu, vì đó không phải là tình yêu xây dựng, mà mấy ông chỉ muốn lấy cái quyền làm chồng, làm cha của mình để làm cho mọi người phải biết cái oai của mình, trong khi thực tế mấy ông đâu cần phải làm như thế!? Thánh Giuse ngày xưa sống trong một gia đình Thánh Gia, trên là Ngài, bên cạnh ngài luôn có sự đồng thuận đồng tình là Đức Mẹ Maria bạn đời của ngài. Muôn đời chúng ta đều biết ngài là con người rất yên lặng, ít nói, thiết tha lo cho gia đình qua công việc rất khiêm nhường của ngài là nghề thợ mộc. Gia đình thì luôn dời nơi đổi chỗ, nhưng luôn hạnh phúc và luôn giúp người nghèo khổ. Chẳng thấy chỗ nào bảo là ngài cần thị oai ai cả! Mà mọi sự mọi điều ngài đều dâng cho Thiên Chúa lo liệu và quan phòng. Điều thiết yếu là tình yêu trong một mái ấm gia đình cần phải có, thì mọi ngôi thứ trong gia đình sẽ phải tuần tự một cách rất tự nhiên theo thứ bậc của mình mà thôi!??
Còn ngôi con trong gia đình thì bổn phận và trách nhiệm của chúng sẽ là gì!? Thưa đó là hai chữ Xin Vâng! Xin vâng trong bất cứ mọi điều và mọi sự khi cha mẹ mình yêu cầu, bởi có phải cha mẹ luôn yêu thương con cái của mình rất mực!? Tôi chưa thấy cha mẹ nào mà ghét con cái của mình cả! Nếu xét theo phương diện của một người bình thường không bệnh hoạn hoặc khác thường. Làm con phải luôn nghe theo lời cha mẹ dậy dỗ, bởi có phải công cha thì như núi thái sơn, nghĩa của mẹ thì như nước trong nguồn chảy ra!? Con cãi cha mẹ thì trăm đường con hư, và v.v.v..... Con cái nào trong gia đình mà luôn nghe lời cha mẹ thì đứa con ấy sẽ thành công trên đường đời và sẽ là con người hữu ích cho chính mình, gia đình, và ra đến ngoài xã hội. Vâng, các Linh Mục, các tu sĩ nam nữ, và mọi phẩm trật thật cao thật có tiếng trong Giáo Hội cũng thế! Tất cả cũng có cùng một lòng Xin Vâng như thế, và là người con thảo con ngoan trong gia đình từ lúc tuổi rất còn bé.
Không ai rành rọt cho bằng chức vụ của các Linh Mục vì cuộc đời của các ngài là sống theo Thiên Chúa và Giáo Hội tuyệt đối, qua đức Vâng Lời của các ngài. Có nghĩa là Xin Vâng tất cả cho Ba Ngôi Thiên Chúa. Có phải các ngài tất cả làm thân phận Con cái Thiên Chúa, mà các đấng bậc bề trên của mình họ mang chức phận làm cha làm mẹ thiêng liêng của mình hay không? Thế nên không nghe theo các ngài thì biết nghe ai?? Ở đâu cũng thế thưa anh chị em! Sống chung trong một cộng đoàn cũng phải có trên có dưới, có tôn ty trật tự, có lề luật, chứ không tất cả sẽ nổi loạn vì ý kiến của mình thì bắt mọi người phải tuân theo là thế! Trong quân đội thì cũng phải theo luật của quân đội! Nếu không thì chúng ta chẳng ở được nơi đâu cả! Ai lại chịu được một con người luôn có ý tưởng chống đối, ngang tàng, ngỗ nghịch, gây mọi phiền phức từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, là thành phần bất hảo và bất trị??? Xã hội luôn có những thành phần này trong mọi thời đại????
Nếu chúng ta có Ơn Ba Ngôi Thiên Chúa, hà khắc chúng ta làm con đều là ở Ngôi Thứ của Chúa con Giêsu. Cả cuộc đời của Chúa Con, Ngài Xin Vâng và luôn ngoan ngoãn nghe theo lời của Thiên Chúa Cha và kết hiệp với Chúa Thánh Thần, cho nên Ngài luôn được Thiên Chúa Cha yêu thương vô cùng. Còn đau xót gì cho bằng vì nhân loại mà Người Cha đã phải xa con mình một thời gian xem chừng như dài đăng đẳng, để công trình cứu độ nhân loại được nên tốt lành theo Thánh Ý Chúa Cha. Xin mọi người con trên cuộc đời biết theo gương Chúa Con Giêsu, để gia đình luôn đằm thắm và hạnh phúc bên cạnh cha mẹ. Vâng, các con chớ nên làm nhọc lòng cha mẹ của mình, vì các con có được những gì ngày hôm nay là do công lao của ai??
Rồi thì đến chức vụ làm mẹ trong một gia đình cũng vậy! Khó khăn và khó xử vô cùng thưa anh chị em!? Vai trò làm vợ và làm mẹ thưa có phải người mẹ này đã gánh vác đến hai chức vụ. Làm mẹ là phải trước tiên đóng vai trò của mình thật mẫu mực, có nghĩa mọi lời ăn tiếng nói của mình cũng phải có mẫu mực, thưa để làm gương tốt cho các con. Một lời nói dối với con cũng không nên làm, thí dụ hứa với con cho nó đi chơi thì phải dắt chúng đi chơi, còn không thì đừng có hứa, bởi chúng sẽ học được cái tánh nói dối. Nói làm rồi không làm. Rồi nói dối với mọi người trước mặt con cái, tưởng chúng non trẻ chúng sẽ không hiểu, nhưng khi chúng lớn chúng còn nói dối gấp bội lần chúng ta nữa, thì lấy thuốc gì mà chữa được chúng đây!? Lỗi có phải do cha mẹ gây ra hay không? Rồi đến công việc thực hành của cha mẹ nữa! Chúng bắt chước tất cả! Nhất là bậc cha mẹ hay khuyên con làm điều tốt lành nhưng chúng luôn chứng kiến những việc cha mẹ mình làm chẳng có gì tốt lành cho chúng bắt chước và noi theo cả!??
Vai trò làm mẹ thật là vô cùng khó khăn, cho nên chúng ta nếu không biết thì cứ bắt chước noi gương thánh thiện của Đức Mẹ Maria mà làm theo thì không trật đi đâu cả! Vì anh chị em có biết Mẹ cũng phải hỏi ý kiến của Chúa Thánh Thần rất nhiều lần trong cuộc đời của Mẹ, để biết mà hướng dẫn, dậy dỗ Chúa Con Giêsu của Mẹ! Không gì tốt lành hơn là chúng ta bắt chước những Đức Hạnh của Mẹ là hiền lành, khiêm nhường, kiên nhẫn, chịu đựng, hy sinh, vâng lời, khiêm hạ, thanh bần, trinh tiết, yêu thương, bác ái, v.v.v......
Vâng, thế cho nên chúng ta ai đang làm vai trò của người mẹ chúng ta cũng phải xin Ơn cùng Đức Mẹ và Chúa Thánh Thần, để cho chúng ta được chu toàn bổn phận và trách nhiệm trong vai trò làm mẹ của chúng ta cho thật xứng đáng, vì không gì quan trọng cho bằng dưỡng nuôi, dậy dỗ, và làm gương cho chúng, để tương lai chúng sẽ trở thành những con người hữu ích cho Chúa và Cho Giáo Hội. Có thế chúng ta mới có được một xã hội có công bằng, bác ái, chân lý, và sống cuộc đời thật hạnh phúc cho lý tưởng cao đẹp, để một gia đình, cộng đoàn, giáo xứ, quốc gia, Giáo Hội, luôn được sống thánh thiện tốt lành trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Amen.
Tôi thiết nghĩ hầu hết trong mọi gia đình của chúng ta rất hiếm thấy có được tôn ty trật tự trong một gia đình!? Đây là tôi muốn nói đến một gia đình đầy đủ có cha, mẹ, và con cái mà còn thiếu trật tự ngôi thứ trong một gia đình. Điển hình là gia đình tôi đây chẳng hạn. Có khi nào anh chị em cảm nhận được điều ấy trong gia đình của mình hay không? Và cảm thấy rất bất bình trong ngôi thứ? Thí dụ người cha thì làm công việc của một người mẹ hoặc của một người con? Hoặc người mẹ thì ngược lại là cam bao nhiêu công việc quan trọng từ trong cho đến ngoài xã hội, ngay cả kiếm tiền nuôi sống cho cả gia đình? Rồi con cái cũng sống ngược dòng nước, có nghĩa là hoạnh hoẹ bắt cha mẹ phải làm mọi điều theo ý muốn của chúng, mà quên đi rằng phận làm con của mình phải như thế nào?
Còn những anh chị em nào mà cảm thấy gia đình của mình có trên có dưới, có tôn ty trật tự, có hạnh phúc ấm no, thì chúng ta phải cảm ơn Ba Ngôi Thiên Chúa cho gia đình đó vô cùng! Điều trước tiên nhất nếu chúng ta sống làm con cái Thiên Chúa, thì đương nhiên cái luật muôn đời trong gia đình thiết thưởng là phải được như thế! Có nghĩa là người Cha trong gia đình phải thực thi bổn phận, trách nhiệm, và gánh vác mọi sự mọi điều quan trọng trong một gia đình; giống như Ngôi Cha Thiên Chúa vậy!
Người Cha như Ngôi Cha Thiên Chúa, có nghĩa là ông là chủ nhà, đứng đầu trong một gia đình, từ mẹ đến các con phải theo ý kiến và quyết định của ông, nên người cha không nhất thiết phải dùng cái uy của mình mà làm cho cả nhà phải sợ sệt, áp đảo, nặng lời, đánh đập, thị uy, thì mới làm cho mọi người phải theo ý của ông. Chúng ta cứ tạm mượn và tìm hiểu tâm lý nông cạn của một con người qua Ngôi Chúa Cha xem sao nhé! Có thể chúng ta bắt chước theo Ngài được chăng!?? Các anh chị có còn nhớ nhiều lần Thiên Chúa Cha đã rất thẳng tay để mà sửa phạt con cái của Ngài trong thời Cựu Ước hay không? Bởi vì tất cả con người Chúa Cha thấy đều sống quá sa đọa tội lỗi và chẳng biết kính sợ Thiên Chúa là gì cả, nên làm Ngài giận nổi nóng mà đổ lửa từ Trời xuống, để thiêu đốt và cháy rụi tất cả mọi sự sống trong cái thành tội lỗi ấy! Ngài cũng đã sửa phạt con cái tội lỗi của Ngài cho nên chúng ta mới có chuyện của gia đình ông Noah và chiếc tàu Noah đó! Điển hình hai câu chuyện trên cũng cho chúng ta thấy Ngài dùng quyền uy của Ngài trên con người yếu đuối và tội lỗi, nhưng Ngài có sửa đổi được ai không? Ngài càng dùng quyền uy của Ngài thì cả thế giới không ai còn được sự sống trong con mắt của Ngài cả! Vì Ngài đã sửa phạt và đã chấm dứt sự sống của mọi con người??? Và thật sự cho đến ngày hôm nay chúng ta có khi nào tự hỏi sao Ngài không chấm dứt tất cả sự sống của con người trần gian này cho rồi! Chỉ cần một trận hồng thủy do ngón tay chỉ của Ngài thì mọi sự sống trên trái đất sẽ được chìm tận sâu trong đáy lòng của đại dương, thì Ngài sẽ chẳng còn phải thắc mắc và nặng nhọc vì đàn con thật hư hỏng của Ngài? Tại sao cho đến mãi ngày hôm nay Ngài vẫn để cho chúng ta sống?
Cho nên quý ông trong gia đình cũng thế, sự thị uy của mình sẽ không làm cho gia đình hạnh phúc và ấm cúng đâu!? Càng thị uy bao nhiêu thì càng làm cho mọi người muốn xa lánh mình bấy nhiêu, vì đó không phải là tình yêu xây dựng, mà mấy ông chỉ muốn lấy cái quyền làm chồng, làm cha của mình để làm cho mọi người phải biết cái oai của mình, trong khi thực tế mấy ông đâu cần phải làm như thế!? Thánh Giuse ngày xưa sống trong một gia đình Thánh Gia, trên là Ngài, bên cạnh ngài luôn có sự đồng thuận đồng tình là Đức Mẹ Maria bạn đời của ngài. Muôn đời chúng ta đều biết ngài là con người rất yên lặng, ít nói, thiết tha lo cho gia đình qua công việc rất khiêm nhường của ngài là nghề thợ mộc. Gia đình thì luôn dời nơi đổi chỗ, nhưng luôn hạnh phúc và luôn giúp người nghèo khổ. Chẳng thấy chỗ nào bảo là ngài cần thị oai ai cả! Mà mọi sự mọi điều ngài đều dâng cho Thiên Chúa lo liệu và quan phòng. Điều thiết yếu là tình yêu trong một mái ấm gia đình cần phải có, thì mọi ngôi thứ trong gia đình sẽ phải tuần tự một cách rất tự nhiên theo thứ bậc của mình mà thôi!??
Còn ngôi con trong gia đình thì bổn phận và trách nhiệm của chúng sẽ là gì!? Thưa đó là hai chữ Xin Vâng! Xin vâng trong bất cứ mọi điều và mọi sự khi cha mẹ mình yêu cầu, bởi có phải cha mẹ luôn yêu thương con cái của mình rất mực!? Tôi chưa thấy cha mẹ nào mà ghét con cái của mình cả! Nếu xét theo phương diện của một người bình thường không bệnh hoạn hoặc khác thường. Làm con phải luôn nghe theo lời cha mẹ dậy dỗ, bởi có phải công cha thì như núi thái sơn, nghĩa của mẹ thì như nước trong nguồn chảy ra!? Con cãi cha mẹ thì trăm đường con hư, và v.v.v..... Con cái nào trong gia đình mà luôn nghe lời cha mẹ thì đứa con ấy sẽ thành công trên đường đời và sẽ là con người hữu ích cho chính mình, gia đình, và ra đến ngoài xã hội. Vâng, các Linh Mục, các tu sĩ nam nữ, và mọi phẩm trật thật cao thật có tiếng trong Giáo Hội cũng thế! Tất cả cũng có cùng một lòng Xin Vâng như thế, và là người con thảo con ngoan trong gia đình từ lúc tuổi rất còn bé.
Không ai rành rọt cho bằng chức vụ của các Linh Mục vì cuộc đời của các ngài là sống theo Thiên Chúa và Giáo Hội tuyệt đối, qua đức Vâng Lời của các ngài. Có nghĩa là Xin Vâng tất cả cho Ba Ngôi Thiên Chúa. Có phải các ngài tất cả làm thân phận Con cái Thiên Chúa, mà các đấng bậc bề trên của mình họ mang chức phận làm cha làm mẹ thiêng liêng của mình hay không? Thế nên không nghe theo các ngài thì biết nghe ai?? Ở đâu cũng thế thưa anh chị em! Sống chung trong một cộng đoàn cũng phải có trên có dưới, có tôn ty trật tự, có lề luật, chứ không tất cả sẽ nổi loạn vì ý kiến của mình thì bắt mọi người phải tuân theo là thế! Trong quân đội thì cũng phải theo luật của quân đội! Nếu không thì chúng ta chẳng ở được nơi đâu cả! Ai lại chịu được một con người luôn có ý tưởng chống đối, ngang tàng, ngỗ nghịch, gây mọi phiền phức từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, là thành phần bất hảo và bất trị??? Xã hội luôn có những thành phần này trong mọi thời đại????
Nếu chúng ta có Ơn Ba Ngôi Thiên Chúa, hà khắc chúng ta làm con đều là ở Ngôi Thứ của Chúa con Giêsu. Cả cuộc đời của Chúa Con, Ngài Xin Vâng và luôn ngoan ngoãn nghe theo lời của Thiên Chúa Cha và kết hiệp với Chúa Thánh Thần, cho nên Ngài luôn được Thiên Chúa Cha yêu thương vô cùng. Còn đau xót gì cho bằng vì nhân loại mà Người Cha đã phải xa con mình một thời gian xem chừng như dài đăng đẳng, để công trình cứu độ nhân loại được nên tốt lành theo Thánh Ý Chúa Cha. Xin mọi người con trên cuộc đời biết theo gương Chúa Con Giêsu, để gia đình luôn đằm thắm và hạnh phúc bên cạnh cha mẹ. Vâng, các con chớ nên làm nhọc lòng cha mẹ của mình, vì các con có được những gì ngày hôm nay là do công lao của ai??
Rồi thì đến chức vụ làm mẹ trong một gia đình cũng vậy! Khó khăn và khó xử vô cùng thưa anh chị em!? Vai trò làm vợ và làm mẹ thưa có phải người mẹ này đã gánh vác đến hai chức vụ. Làm mẹ là phải trước tiên đóng vai trò của mình thật mẫu mực, có nghĩa mọi lời ăn tiếng nói của mình cũng phải có mẫu mực, thưa để làm gương tốt cho các con. Một lời nói dối với con cũng không nên làm, thí dụ hứa với con cho nó đi chơi thì phải dắt chúng đi chơi, còn không thì đừng có hứa, bởi chúng sẽ học được cái tánh nói dối. Nói làm rồi không làm. Rồi nói dối với mọi người trước mặt con cái, tưởng chúng non trẻ chúng sẽ không hiểu, nhưng khi chúng lớn chúng còn nói dối gấp bội lần chúng ta nữa, thì lấy thuốc gì mà chữa được chúng đây!? Lỗi có phải do cha mẹ gây ra hay không? Rồi đến công việc thực hành của cha mẹ nữa! Chúng bắt chước tất cả! Nhất là bậc cha mẹ hay khuyên con làm điều tốt lành nhưng chúng luôn chứng kiến những việc cha mẹ mình làm chẳng có gì tốt lành cho chúng bắt chước và noi theo cả!??
Vai trò làm mẹ thật là vô cùng khó khăn, cho nên chúng ta nếu không biết thì cứ bắt chước noi gương thánh thiện của Đức Mẹ Maria mà làm theo thì không trật đi đâu cả! Vì anh chị em có biết Mẹ cũng phải hỏi ý kiến của Chúa Thánh Thần rất nhiều lần trong cuộc đời của Mẹ, để biết mà hướng dẫn, dậy dỗ Chúa Con Giêsu của Mẹ! Không gì tốt lành hơn là chúng ta bắt chước những Đức Hạnh của Mẹ là hiền lành, khiêm nhường, kiên nhẫn, chịu đựng, hy sinh, vâng lời, khiêm hạ, thanh bần, trinh tiết, yêu thương, bác ái, v.v.v......
Vâng, thế cho nên chúng ta ai đang làm vai trò của người mẹ chúng ta cũng phải xin Ơn cùng Đức Mẹ và Chúa Thánh Thần, để cho chúng ta được chu toàn bổn phận và trách nhiệm trong vai trò làm mẹ của chúng ta cho thật xứng đáng, vì không gì quan trọng cho bằng dưỡng nuôi, dậy dỗ, và làm gương cho chúng, để tương lai chúng sẽ trở thành những con người hữu ích cho Chúa và Cho Giáo Hội. Có thế chúng ta mới có được một xã hội có công bằng, bác ái, chân lý, và sống cuộc đời thật hạnh phúc cho lý tưởng cao đẹp, để một gia đình, cộng đoàn, giáo xứ, quốc gia, Giáo Hội, luôn được sống thánh thiện tốt lành trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Amen.
Gia Đình Yêu Thương Cần Có Sự Hỗ Tương
Tuyết Mai
21:04 29/05/2010
Gia Đình Yêu Thương Cần Có Sự Hỗ Tương
Căn bản tình yêu thương của một gia đình, trước nhất cần có Ba Ngôi Thiên Chúa hiện diện trong gia đình ấy! Khi có tình yêu Thiên Chúa ngự trị, thì hết thảy Chúa sẽ ban ơn cho, mặc dù từ lúc ban đầu người chồng hay người vợ chưa nhận ra chức vụ và chức năng của mình trong gia đình như thế nào, mới gọi là chu toàn bổn phận và trách nhiệm!? Nhờ cái thuở ban đầu lưu luyến ấy! Mà tình vợ tình chồng vẫn còn nồng thắm chưa cảm thấy gì là chật vật là lo lắng, cho đến khi có con hiện diện trong cuộc đời của họ. Đứa con đầu lòng chào đời với chẳng một chút kinh nghiệm nuôi con, cái gì cũng cảm thấy bất toàn và lo lắng lắm! Từ cái con nóng đầu và bị sốt lên ban hay mọc răng trong suốt cả mấy tuần lễ!? Tiền sắm tã cho con!? Tiền đưa con đi bác sĩ!? Tiền mua sữa tốt và tẩm bổ cho con. Tiền quần tiền áo. Hai vợ chồng sao cảm thấy có mỗi một đứa con mà luôn lo lắng và mất ngủ vì con. Chưa kể mọi thứ sắm sửa, mà chi phiếu đã tăng lên thật nhiều, có đôi khi phải mượn tiền gia đình để khỏi phải thiếu hụt!? Trong sự thiếu thốn ấy, thì đứa con thứ hai lại chào đời, và rồi đứa kế tiếp cứ tiếp tục cho ra đời. ... Lúc sau này mới là những lúc làm cho gia đình trở nên cơm không lành canh không ngọt rất thường, chung quanh sự việc của hai vợ chồng phải cãi vả lẫn nhau chỉ vì đồng tiền không đủ để lo cho các con.
Trong thời gian vợ chồng còn lo toan đủ mọi thứ thì hình như tình vợ chồng cũng phại nhạt dần, vì không có nhiều thời giờ một mình mà sống cho nhau như xưa kia nữa!? Đến lúc các con càng lớn lên thì bổn phận và trách nhiệm dậy dỗ các con lại càng thêm khó khăn và phức tạp thêm nhiều. Một phần vì chồng muốn dậy các con làm một điều thì ở nhà vợ dậy các con theo sự suy nghĩ của mình, cho nên vô tình có những lúc chồng thấy vợ đi ngược lại ý và quyết định của mình, cho nên sự xây xát trong gia đình có những lúc rất ồn ào như xống chén không còn được lành lặn trên giá để chén nữa là vậy! Suốt thời gian nuôi con khôn lớn hình như không lúc nào mà vợ chồng không có chuyện cứ mãi cắn đắn lẫn nhau.
Có phải cả hai vợ chồng đã quá mệt mỏi vì những lo toan và những chi phiếu cần phải thanh toán, nên không ai còn muốn tìm hiểu lẫn nhau và thông cảm cho nhau nữa! Chồng thì bị áp đảo và bị đì nơi công sở làm!? Ngày này qua tháng nọ nó cứ thế chồng chất lên đôi vai oằn nặng của người chồng, mà không thể nói sao cho vợ hiểu, khi vợ mình chẳng tìm đâu ra thời giờ để mà nghe chồng giải bầy tâm sự, chất chứa như trái núi, gần bùng nổ như một trái bom, thiết tưởng đã làm cho đầu ông bạc, ít nói, nhậu nhiều vì muốn xả bớt những cơn phiền muộn, căng thẳng chất chứa trong lòng!?
Người vợ cũng thế! Biết bao nhiêu lo toan, tốn biết bao nhiêu thời giờ bên đàn con của mình. Từ lo miếng ăn cho chồng cho con, giấc ngủ của chồng con, con bệnh hoạn, dậy học các con khi chúng đi học về. Nhất nhất không có một chút thời giờ để ngơi nghỉ cho chính mình. Riết rồi vợ chồng mỗi người tự sống trong một thế giới riêng biệt, mà không biết bắt đầu tự lúc nào mà cả hai vợ chồng cảm thấy không còn tha thiết với nhau như ngày xưa nữa! Khi canh không lành cơm không ngọt thì mạnh chồng đổ lỗi tất cả trên đầu vợ, và ngược lại người vợ cũng thế, cũng đổ tất cả lỗi lầm trên đầu chồng của mình!?
Và có phải cuộc sống gia đình trở nên không còn có hòa khí nữa! Thiên Chúa cũng xa dần trong mái nhà mà cái thuở ban đầu chỉ có hai vợ chồng, sao êm thắm và yên lặng làm sao!? Có phải cuộc sống tất bật và thiếu thốn đã làm cho gia đình trở nên thế hay không? Có phải chúng ta đã quên tất cả những gì là lời thề hứa với nhau trước khi trở thành vợ thành chồng trước mặt Thiên Chúa và họ hàng đôi bên? Có phải chúng ta đã để cho mọi việc chung quanh làm chủ chính mình, và vô tình đã để lệ thuộc vào cuộc sống ngoại cảnh? Mà hồi đầu anh chị em có nhớ là đã dành nhiều thời giờ cầu nguyện với Thiên Chúa là xin Chúa ban cho chúng con có con cái, để chúng con sẽ dậy chúng nên người tốt lành và hữu dụng của Chúa!? Sau ba tháng cưới nhau chưa thấy dấu hiệu gì là có con, thì anh chị em đã nhắng lên rồi!? Tìm đến khắp cùng mọi nơi linh thiêng để khấn để xin? Nhưng khi có mớ con rồi thì gia đình trở thành cái địa ngục, mà ông thì muốn thoát ra kiểu của ông, và bà thì cũng muốn được giải thoát theo kiểu của bà?
Gia đình yêu thương, cần nhất là có tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa và sự Hỗ Tương cho nhau. Không nên đổ lỗi cho nhau là điều thất sách và như thế không còn cách nào hàn gắn với nhau cho được. Người chồng phải biết mình thiếu bổn phận và trách nhiệm nào đó đối với gia đình để mà bổ túc và sửa đổi những khiếm khuyết ấy! Người vợ cũng thế! Cái bậy của nhiều người chồng và người vợ là luôn so sánh chồng hay vợ mình với người khác? Nhiều người vợ ghét nhất là người chồng của mình dùng thị uy mà áp đảo người vợ khi ông có thể dùng tình cảm dịu ngọt để có thể làm cho người vợ thông cảm với mình hơn!? Hay cách này các ông cảm thấy mình yếu đuối????? Không phải vậy đâu thưa quý ông!
Chúng tôi là những bà vợ và những người con hay thắc mắc nơi những ông chồng và cha của mình là tại sao quý ông lại phải mất công và hành xác mình để đòi hỏi nơi người vợ và các con của mình, chuyện đòi làm uy làm quyền? Trong khi quyền làm chồng và làm cha, các ông vốn sẵn đã có!?? Có phải tiếng gọi cha ơi từ các con đã cho quý ông cái chức vụ thiêng liêng ấy rồi không? Các con nào dám cãi lời cha của mình? Hay vợ mình cũng vậy! Các bà có nể trọng quý ông và cần đôi vai rắn chắc thì mới chọn quý ông làm chồng suốt cả cuộc đời của mình chứ!? Thế sao quý ông còn mải công đi đòi cái quyền mà muôn đời thứ bậc của mình không bao giờ thay đổi????
Phải, một gia đình có tình yêu Thiên Chúa, hẳn nhiên và rất tự nhiên là mọi người phải có sự Hỗ Tương cho nhau vì Tình Yêu. Có tình yêu thì người vợ phải lo lắng cho chồng mình chứ! Từ miếng ăn cho đến giấc ngủ, và mọi căng thẳng trong cuộc sống. Tình yêu được phát xuất từ trong trái tim rất nồng nàn, rất thương yêu, và rất mãnh liệt, đã làm cho mọi người trong gia đình của chúng ta quan tâm và lo lắng cho nhau. Đó là sự thật và là điều hẳn nhiên mà thôi! Các con biết quan tâm đến sức khoẻ của cha mẹ và tình yêu cha mẹ chúng dành cho nhau. Chúng cảm nhận được khi cha mẹ chúng bất hòa và giận nhau. Chúng lo lắng và sợ sệt khi cha mẹ chúng xô xát lẫn nhau. Và nhất là có dấu hiệu cha mẹ chúng sẽ đem nhau ra tòa ly dị.
Xin Tình Yêu Ba Ngôi Thiên Chúa luôn tuôn đổ trên mọi gia đình của chúng con, để tình yêu thương luôn đậm đà. Để chúng con là con được phát triển và được lớn lên trong tình yêu thương gương mẫu của gia đình Thánh Gia xưa. Để mọi người được sống trong hạnh phúc, trong chia sẻ, trong công bằng, bác ái, hòa bình, và luôn hướng lòng về Nước Trời Nơi có Thiên Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần, ngự trị muôn thuở muôn đời. Amen.
Căn bản tình yêu thương của một gia đình, trước nhất cần có Ba Ngôi Thiên Chúa hiện diện trong gia đình ấy! Khi có tình yêu Thiên Chúa ngự trị, thì hết thảy Chúa sẽ ban ơn cho, mặc dù từ lúc ban đầu người chồng hay người vợ chưa nhận ra chức vụ và chức năng của mình trong gia đình như thế nào, mới gọi là chu toàn bổn phận và trách nhiệm!? Nhờ cái thuở ban đầu lưu luyến ấy! Mà tình vợ tình chồng vẫn còn nồng thắm chưa cảm thấy gì là chật vật là lo lắng, cho đến khi có con hiện diện trong cuộc đời của họ. Đứa con đầu lòng chào đời với chẳng một chút kinh nghiệm nuôi con, cái gì cũng cảm thấy bất toàn và lo lắng lắm! Từ cái con nóng đầu và bị sốt lên ban hay mọc răng trong suốt cả mấy tuần lễ!? Tiền sắm tã cho con!? Tiền đưa con đi bác sĩ!? Tiền mua sữa tốt và tẩm bổ cho con. Tiền quần tiền áo. Hai vợ chồng sao cảm thấy có mỗi một đứa con mà luôn lo lắng và mất ngủ vì con. Chưa kể mọi thứ sắm sửa, mà chi phiếu đã tăng lên thật nhiều, có đôi khi phải mượn tiền gia đình để khỏi phải thiếu hụt!? Trong sự thiếu thốn ấy, thì đứa con thứ hai lại chào đời, và rồi đứa kế tiếp cứ tiếp tục cho ra đời. ... Lúc sau này mới là những lúc làm cho gia đình trở nên cơm không lành canh không ngọt rất thường, chung quanh sự việc của hai vợ chồng phải cãi vả lẫn nhau chỉ vì đồng tiền không đủ để lo cho các con.
Trong thời gian vợ chồng còn lo toan đủ mọi thứ thì hình như tình vợ chồng cũng phại nhạt dần, vì không có nhiều thời giờ một mình mà sống cho nhau như xưa kia nữa!? Đến lúc các con càng lớn lên thì bổn phận và trách nhiệm dậy dỗ các con lại càng thêm khó khăn và phức tạp thêm nhiều. Một phần vì chồng muốn dậy các con làm một điều thì ở nhà vợ dậy các con theo sự suy nghĩ của mình, cho nên vô tình có những lúc chồng thấy vợ đi ngược lại ý và quyết định của mình, cho nên sự xây xát trong gia đình có những lúc rất ồn ào như xống chén không còn được lành lặn trên giá để chén nữa là vậy! Suốt thời gian nuôi con khôn lớn hình như không lúc nào mà vợ chồng không có chuyện cứ mãi cắn đắn lẫn nhau.
Có phải cả hai vợ chồng đã quá mệt mỏi vì những lo toan và những chi phiếu cần phải thanh toán, nên không ai còn muốn tìm hiểu lẫn nhau và thông cảm cho nhau nữa! Chồng thì bị áp đảo và bị đì nơi công sở làm!? Ngày này qua tháng nọ nó cứ thế chồng chất lên đôi vai oằn nặng của người chồng, mà không thể nói sao cho vợ hiểu, khi vợ mình chẳng tìm đâu ra thời giờ để mà nghe chồng giải bầy tâm sự, chất chứa như trái núi, gần bùng nổ như một trái bom, thiết tưởng đã làm cho đầu ông bạc, ít nói, nhậu nhiều vì muốn xả bớt những cơn phiền muộn, căng thẳng chất chứa trong lòng!?
Người vợ cũng thế! Biết bao nhiêu lo toan, tốn biết bao nhiêu thời giờ bên đàn con của mình. Từ lo miếng ăn cho chồng cho con, giấc ngủ của chồng con, con bệnh hoạn, dậy học các con khi chúng đi học về. Nhất nhất không có một chút thời giờ để ngơi nghỉ cho chính mình. Riết rồi vợ chồng mỗi người tự sống trong một thế giới riêng biệt, mà không biết bắt đầu tự lúc nào mà cả hai vợ chồng cảm thấy không còn tha thiết với nhau như ngày xưa nữa! Khi canh không lành cơm không ngọt thì mạnh chồng đổ lỗi tất cả trên đầu vợ, và ngược lại người vợ cũng thế, cũng đổ tất cả lỗi lầm trên đầu chồng của mình!?
Và có phải cuộc sống gia đình trở nên không còn có hòa khí nữa! Thiên Chúa cũng xa dần trong mái nhà mà cái thuở ban đầu chỉ có hai vợ chồng, sao êm thắm và yên lặng làm sao!? Có phải cuộc sống tất bật và thiếu thốn đã làm cho gia đình trở nên thế hay không? Có phải chúng ta đã quên tất cả những gì là lời thề hứa với nhau trước khi trở thành vợ thành chồng trước mặt Thiên Chúa và họ hàng đôi bên? Có phải chúng ta đã để cho mọi việc chung quanh làm chủ chính mình, và vô tình đã để lệ thuộc vào cuộc sống ngoại cảnh? Mà hồi đầu anh chị em có nhớ là đã dành nhiều thời giờ cầu nguyện với Thiên Chúa là xin Chúa ban cho chúng con có con cái, để chúng con sẽ dậy chúng nên người tốt lành và hữu dụng của Chúa!? Sau ba tháng cưới nhau chưa thấy dấu hiệu gì là có con, thì anh chị em đã nhắng lên rồi!? Tìm đến khắp cùng mọi nơi linh thiêng để khấn để xin? Nhưng khi có mớ con rồi thì gia đình trở thành cái địa ngục, mà ông thì muốn thoát ra kiểu của ông, và bà thì cũng muốn được giải thoát theo kiểu của bà?
Gia đình yêu thương, cần nhất là có tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa và sự Hỗ Tương cho nhau. Không nên đổ lỗi cho nhau là điều thất sách và như thế không còn cách nào hàn gắn với nhau cho được. Người chồng phải biết mình thiếu bổn phận và trách nhiệm nào đó đối với gia đình để mà bổ túc và sửa đổi những khiếm khuyết ấy! Người vợ cũng thế! Cái bậy của nhiều người chồng và người vợ là luôn so sánh chồng hay vợ mình với người khác? Nhiều người vợ ghét nhất là người chồng của mình dùng thị uy mà áp đảo người vợ khi ông có thể dùng tình cảm dịu ngọt để có thể làm cho người vợ thông cảm với mình hơn!? Hay cách này các ông cảm thấy mình yếu đuối????? Không phải vậy đâu thưa quý ông!
Chúng tôi là những bà vợ và những người con hay thắc mắc nơi những ông chồng và cha của mình là tại sao quý ông lại phải mất công và hành xác mình để đòi hỏi nơi người vợ và các con của mình, chuyện đòi làm uy làm quyền? Trong khi quyền làm chồng và làm cha, các ông vốn sẵn đã có!?? Có phải tiếng gọi cha ơi từ các con đã cho quý ông cái chức vụ thiêng liêng ấy rồi không? Các con nào dám cãi lời cha của mình? Hay vợ mình cũng vậy! Các bà có nể trọng quý ông và cần đôi vai rắn chắc thì mới chọn quý ông làm chồng suốt cả cuộc đời của mình chứ!? Thế sao quý ông còn mải công đi đòi cái quyền mà muôn đời thứ bậc của mình không bao giờ thay đổi????
Phải, một gia đình có tình yêu Thiên Chúa, hẳn nhiên và rất tự nhiên là mọi người phải có sự Hỗ Tương cho nhau vì Tình Yêu. Có tình yêu thì người vợ phải lo lắng cho chồng mình chứ! Từ miếng ăn cho đến giấc ngủ, và mọi căng thẳng trong cuộc sống. Tình yêu được phát xuất từ trong trái tim rất nồng nàn, rất thương yêu, và rất mãnh liệt, đã làm cho mọi người trong gia đình của chúng ta quan tâm và lo lắng cho nhau. Đó là sự thật và là điều hẳn nhiên mà thôi! Các con biết quan tâm đến sức khoẻ của cha mẹ và tình yêu cha mẹ chúng dành cho nhau. Chúng cảm nhận được khi cha mẹ chúng bất hòa và giận nhau. Chúng lo lắng và sợ sệt khi cha mẹ chúng xô xát lẫn nhau. Và nhất là có dấu hiệu cha mẹ chúng sẽ đem nhau ra tòa ly dị.
Xin Tình Yêu Ba Ngôi Thiên Chúa luôn tuôn đổ trên mọi gia đình của chúng con, để tình yêu thương luôn đậm đà. Để chúng con là con được phát triển và được lớn lên trong tình yêu thương gương mẫu của gia đình Thánh Gia xưa. Để mọi người được sống trong hạnh phúc, trong chia sẻ, trong công bằng, bác ái, hòa bình, và luôn hướng lòng về Nước Trời Nơi có Thiên Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần, ngự trị muôn thuở muôn đời. Amen.
Cha tôi
Lm. Anmai, CSsR
23:13 29/05/2010
Cuộc đời của Cha tôi hết sức đơn giản đến độ giản đơn để viết về người.
Hơn chục năm về trước, từ xa về chịu tang người Bác ruột cũng là bõ đỡ đầu rửa tội của tôi tại nhà thờ thánh Giuse – Gò Vấp.
Trong Thánh Lễ an táng, cha chủ tế chia sẻ hết sức đơn giản về người giản đơn của Bác. Cha chủ tế gởi đến cộng đoàn hình ảnh hết sức hiền lành của người quá cố. Chỉ một lần duy nhất trong đời giận vợ chuyện gì đó để rồi Bác ném 1 cái đĩa xuống đất cho đỡ tức. Suốt cả đời với bản tính hết sức hiền lành nhưng chẳng hiểu sao lần bực tức ấy lại “quá tay” đến như vậy. Sau lần ném ấy ông hối tiếc vô cùng. Từ ngày ấy cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay chẳng bao giờ thấy ông làm điều gì phiền lòng vợ con nữa ….
Hình ảnh của người Bác ruột là như vậy. Hình ảnh người Cô ruột vừa được Chúa gọi về non 1 tháng cũng thế: hiền lành và hết sức hiền lành.
Người em ruột còn lại của đại gia đình họ Vũ là Cha tôi cũng vậy. Cuộc đời với biết bao nhiêu thăng trầm bươn chải nhưng Cha chưa bao giờ to tiếng hay nặng lời với lũ cháu đàn con. Người anh, người chị hiền lành như thế nào thì Cha tôi cũng như vậy. Cuộc sống đến với người hết sức khó khăn, đặc biệt là sau cái ngày tháng Tư “năm ấy”. Sau “ngày ấy” cha con dắt díu nhau tìm nguồn sống ở vùng kinh tế mới tận biên giới Tây Ninh. Ở vùng kinh tế mới được ít lâu, cha con lại trở về vùng đất ngày xưa đã ở. Tưởng chừng cuộc sống khá hơn nhưng vì hoàn cảnh lại lưu trú nơi mảnh đất nghèo. Cái nghèo nó cứ bám víu cuộc đời của Cha như sự hiền lành sẵn có tự trong Cha vậy. Cái nghèo và sự hiền lành nó làm cho con người ta trầm lắng như thế nào thì cuộc đời của Cha cũng trầm lắng như vậy.
Cũng như phần chìm phần chìm phần nổi của căn nhà. Phần nổi của căn nhà muốn giữ vẻ đẹp, muốn đứng vững cần lắm một nền móng thật to và thật sâu. Phần móng thì cứ ngày ngày âm thầm và lặng lẽ ở dưới đất chống đỡ cho căn nhà qua bao cơn bão tố. Đời Cha tôi cũng vậy, suốt 80 năm dài đăng đẳng, dưới con mắt bình thường nhìn lại cuộc đời của Cha chẳng làm được gì cả nhưng nhìn kỹ thật sự Cha đã làm nên tất cả. Chính sự hiền lành và lặng lẽ của Cha đã đan kết nên gia đình nhỏ bé thân thương của chúng tôi.
Bên cạnh sự hiền lành và lặng lẽ đó là đời sống cầu nguyện. Với ơn gọi, người hoạt động, người âm thầm lặng lẽ. Cha tôi chính là người âm thầm lặng lẽ giữa cuộc đời. Tưởng nghĩ rằng anh chị em chúng tôi có được ngày hôm nay là nhờ đời sống cầu nguyện của Cha. Đặc biệt trong những ngày hơi tàn sức tận, Cha lại có nhiều giờ và nhiều cơ hội hơn nữa để cầu nguyện cho lũ cháu đàn con.
Tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho gia đình nhỏ bé chúng tôi một nền móng thật vững chãi. Nền móng ấy không được kết cấu bằng những thành công rực rỡ nhưng được kết cấu bởi sự hiền lành và nhỏ bé khiêm hạ. Chỉ ước mong nền móng ấy được ở lâu và lâu hơn nữa với lũ cháu đàn con.
Xin cảm ơn Cha vì Cha đã sinh dưỡng anh chị em chúng con trong hoàn cảnh hết sức vất vả. của cuộc đời. Xin ghi ơn Cha mãi mãi và mãi mãi.
Cuộc đời của Cha đơn giản để rồi chỉ viết được những dòng giản đơn như vậy.
Hơn chục năm về trước, từ xa về chịu tang người Bác ruột cũng là bõ đỡ đầu rửa tội của tôi tại nhà thờ thánh Giuse – Gò Vấp.
Trong Thánh Lễ an táng, cha chủ tế chia sẻ hết sức đơn giản về người giản đơn của Bác. Cha chủ tế gởi đến cộng đoàn hình ảnh hết sức hiền lành của người quá cố. Chỉ một lần duy nhất trong đời giận vợ chuyện gì đó để rồi Bác ném 1 cái đĩa xuống đất cho đỡ tức. Suốt cả đời với bản tính hết sức hiền lành nhưng chẳng hiểu sao lần bực tức ấy lại “quá tay” đến như vậy. Sau lần ném ấy ông hối tiếc vô cùng. Từ ngày ấy cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay chẳng bao giờ thấy ông làm điều gì phiền lòng vợ con nữa ….
Hình ảnh của người Bác ruột là như vậy. Hình ảnh người Cô ruột vừa được Chúa gọi về non 1 tháng cũng thế: hiền lành và hết sức hiền lành.
Người em ruột còn lại của đại gia đình họ Vũ là Cha tôi cũng vậy. Cuộc đời với biết bao nhiêu thăng trầm bươn chải nhưng Cha chưa bao giờ to tiếng hay nặng lời với lũ cháu đàn con. Người anh, người chị hiền lành như thế nào thì Cha tôi cũng như vậy. Cuộc sống đến với người hết sức khó khăn, đặc biệt là sau cái ngày tháng Tư “năm ấy”. Sau “ngày ấy” cha con dắt díu nhau tìm nguồn sống ở vùng kinh tế mới tận biên giới Tây Ninh. Ở vùng kinh tế mới được ít lâu, cha con lại trở về vùng đất ngày xưa đã ở. Tưởng chừng cuộc sống khá hơn nhưng vì hoàn cảnh lại lưu trú nơi mảnh đất nghèo. Cái nghèo nó cứ bám víu cuộc đời của Cha như sự hiền lành sẵn có tự trong Cha vậy. Cái nghèo và sự hiền lành nó làm cho con người ta trầm lắng như thế nào thì cuộc đời của Cha cũng trầm lắng như vậy.
Cũng như phần chìm phần chìm phần nổi của căn nhà. Phần nổi của căn nhà muốn giữ vẻ đẹp, muốn đứng vững cần lắm một nền móng thật to và thật sâu. Phần móng thì cứ ngày ngày âm thầm và lặng lẽ ở dưới đất chống đỡ cho căn nhà qua bao cơn bão tố. Đời Cha tôi cũng vậy, suốt 80 năm dài đăng đẳng, dưới con mắt bình thường nhìn lại cuộc đời của Cha chẳng làm được gì cả nhưng nhìn kỹ thật sự Cha đã làm nên tất cả. Chính sự hiền lành và lặng lẽ của Cha đã đan kết nên gia đình nhỏ bé thân thương của chúng tôi.
Bên cạnh sự hiền lành và lặng lẽ đó là đời sống cầu nguyện. Với ơn gọi, người hoạt động, người âm thầm lặng lẽ. Cha tôi chính là người âm thầm lặng lẽ giữa cuộc đời. Tưởng nghĩ rằng anh chị em chúng tôi có được ngày hôm nay là nhờ đời sống cầu nguyện của Cha. Đặc biệt trong những ngày hơi tàn sức tận, Cha lại có nhiều giờ và nhiều cơ hội hơn nữa để cầu nguyện cho lũ cháu đàn con.
Tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho gia đình nhỏ bé chúng tôi một nền móng thật vững chãi. Nền móng ấy không được kết cấu bằng những thành công rực rỡ nhưng được kết cấu bởi sự hiền lành và nhỏ bé khiêm hạ. Chỉ ước mong nền móng ấy được ở lâu và lâu hơn nữa với lũ cháu đàn con.
Xin cảm ơn Cha vì Cha đã sinh dưỡng anh chị em chúng con trong hoàn cảnh hết sức vất vả. của cuộc đời. Xin ghi ơn Cha mãi mãi và mãi mãi.
Cuộc đời của Cha đơn giản để rồi chỉ viết được những dòng giản đơn như vậy.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tâm lý học Công Giáo và việc lạm dụng tình dục của giáo sĩ
Vũ Văn An
01:21 29/05/2010
Gerard van den Aardweg từng là một nhà điều trị trong gần 50 năm tại quê hương Hòa Lan của ông, chuyên về các trường hợp đồng tính luyến ái và các vấn nạn vợ chồng. Ông giảng dạy trên khắp thế giới và trước tác rất nhiều về đồng tính luyến ái và ấu dâm, cũng như mối liên hệ của các vấn đề này với các chủ đề khác như việc lôi cuốn đồng phái nơi các linh mục, thông điệp Sự Sống Con Người và các hậu quả của việc người đồng tính làm cha mẹ. Ông là tác giả các cuốn “Battle for Normality: Self-Therapy of Homosexuality” (Cuộc Chiến Tìm Lại Sự Bình Thường: Tự Điều Trị Chứng Đồng Tính Luyến Ái) và “On the Origins and Teatment of Homosexuality” (Bàn Về Nguồn Gốc và Việc Chữa Trị Chứng Đồng Tính Luyến Ái). Ông từng là một thành viên của Ủy Ban Cố Vấn Khoa Học của Hiệp Hội Quốc Gia Nghiên Cứu và Chữa Trị Chứng Đồng Tính Luyến Ái từ khi cơ quan này được thành lập năm 1992. Ông cũng là chủ bút Âu Châu của “Tập San Thực Nghiệm Tác Phong Tính Dục Đồng Phái” (Empirical Journal of Same-Sex Behavior).
Trong cuộc phỏng vấn với Zenit gần đây, do Genevieve Pollock ghi lại, tác giả này cho rằng trong các trường hợp lạm dụng tình dục bởi một số giáo sĩ, không thể đồng nghĩa tác phong ấu dâm với việc đồng tính luyến ái. Tuy nhiên, hai tác phong này không hẳn không có liên hệ với nhau. Về lý do có những tin tức dồn dập về các vụ một số linh mục lạm dụng tình dục trẻ em, Van den Aardweg, cho rằng phần lớn việc ấy do giới truyền thông thực hiện, nhưng ta không nên mắc mưu của họ. Đơn giản là không nên tin giới truyền thông trong vấn đề này, nhất là những tờ báo thiên tả và tự do cũng như các kênh truyền hình, vì họ khai thác các vụ xi-căng-đan này để phục vụ nghị trình riêng của họ.
Dĩ nhiên, việc lạm dụng tình dục trẻ em đầy gương mù gương xấu của các linh mục và tu sĩ quả có xẩy ra trong quá khứ, rất thường là đàng khác, ít nhất cũng hơn người ta nghĩ hay tưởng tượng; và việc đó vẫn còn đang xẩy ra. Nhưng tình thế đang cải thiện một cách rõ rệt, và đỉnh cao các vụ lạm dụng này xẩy ra trong các năm từ 1965 tới 1990, đã 20 năm nay rồi.
Không phải là đặc trưng của giáo sĩ
Điều ấy không có gì phải ngạc nhiên; cuộc cách mạng tình dục trong thế giới thế tục không dừng bước tại ngưỡng cửa Giáo Hội. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa tác phong ấy là đặc trưng của các linh mục và tu sĩ, hay nó xẩy ra thường xuyên tại các giáo xứ hay các định chế giáo dục Công Giáo hơn các nơi khác.
Không hề bận tâm đến việc kiểm soát xem chúng có giá trị thực hay không, các lời tố cáo, chín mùi hay không chín mùi, đã được phát đi một cách vô tội vạ, thường là với luận điệu bình luận theo cung cách thù nghịch với Công Giáo. Ngày lại ngày, cùng một luận điệu ấy được lặp đi lặp lại.
Nó giống như một thứ điều kiện hóa kiểu Pavlov đối với công luận: việc liên kết giữa “linh mục Công Giáo” với “kẻ lạm dụng trẻ em” cứ được tăng cường mãi mãi trong tâm trí độc giả hay thính giả, và một cách minh nhiên, liên kết cả “giáo huấn luân lý Công Giáo về tính dục” với “sự giả hình”.
Đối với mức đáng tin trong các tư liệu mà các phương tiện truyền thông đại chúng đang ồ ạt tung ra liên quan đến việc lạm dụng tình dục trong Giáo Hội, Van den Aardweg cho rằng: chân lý nằm ở quãng giữa. Trong quá khứ, quả có việc làm giảm nhẹ hay che đậy nhiều vụ nghiêm trọng. Nhưng mặt khác, hình ảnh đen tối do các phương tiện truyền thông vẽ ra rõ ràng là cường điệu, một số các tố cáo ấy mang tính chất tin đồn hơn là sự kiện cụ thể; ở Hòa Lan, các vụ tố cáo thường là về các biến cố đã xẩy ra hơn nửa thế kỷ nay, liệu đa số người ta có sẵn sàng chờ một thời gian dài đến thế nếu quả họ chịu bất công nghiêm trọng hay không?
Người ta cũng không chịu phân biệt giữa những lạm dụng nghiêm trọng như các vụ các linh mục và tu sĩ thực sự cưỡng bức cả thể lý lẫn tâm lý khiến một em nhỏ thơ ngây vướng vào một liên hệ tình dục trong một thời gian dài và do đó gây tác động sâu xa đối với nạn nhân, và những tiếp xúc hay mưu toan qua loa không để lại những hậu quả như trên.
Về loại thứ hai, ta có thể đơn cử trường hợp một linh mục khá bình dân kia từng dạy tại một trường trung học, người thường hay tìm cách kéo chú các thiếu niên về phương diện tình dục, nhưng các thiếu niên này không đáp ứng; nhiều em còn tát vào mặt ông khi ông tỏ ra quá gây phiền toái, và thực sự ông trở thành trò cười.
Trong một cuộc điều tra tại Anh với các thiếu nam, 35% các em cho hay từng bị một người lớn tuổi (thành viên trong gia đình, thầy giáo, huynh trưởng thanh niên…) gạ gẫm đồng tính luyến ái, nhưng chỉ có 2% là thuận theo.
Đó cũng là một khía cạnh của vấn đề. Tác phong của linh mục giáo sư vừa nói trên đây dĩ nhiên là đáng trách, nhưng không thể đồng hóa nó với tác phong của một linh mục hay một tu sĩ tại một trường nội trú, tự đóng vai một người cha âu yếm đối với một trẻ trai cô đơn xuất thân từ một gia đình tan vỡ, để rồi lạm dụng địa vị có quyền của mình để chỉ âu yếm em nếu em chịu chiều theo các thèm muốn bẩn thỉu của mình.
Tại Hòa Lan, một hay hai trường nội trú bị tiếng xấu về phương diện này, hiển nhiên cho thấy một số nhân viên quan trọng là người không tốt, nhưng trong hầu hết các trường hợp khác, việc xách nhiễu tình dục chỉ là họa hiếm.
Về mối tương quan hay không tương quan giữa những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái và những người lạm dụng trẻ em, Van den Aardweg cho hay: các dữ kiện trong các vụ tố cáo giáo sĩ lạm dụng tình dục tại Mỹ, nơi đã có nhiều nghiên cứu về loại gương mù gương xấu này, cho thấy 14% các lời tố cáo là về các em nhỏ tới 11 tuổi, 51% về các em tiền thiếu niên, và 35% là các thiếu niên trong hạn tuổi 15-17. Ta có thể nói rằng, nói chung, khoảng 20% các lời tố cáo liên quan tới trẻ em, hay nếu muốn cởi mở hơn trong định nghĩa, ta có thể ước tính rằng về phương diện kỹ thuật, 1/3 các trường hợp liên hệ tới tác phong ấu dâm. Dù sao, đó không phải là đa số.
Đối với các nước Âu Châu, các thống kê trên chưa có, nhưng bất kể loại thông tin phiến diện nào hiện có cũng đều cho thấy một khuôn mẫu như thế. Vả lại, khuôn mẫu này cũng đã được xác nhận đối với các nhóm xách nhiễu trẻ em và thiếu niên đồng phái khác, nghĩa là đối với các thầy giáo, huynh trưởng thanh niên hay nhân viên các viện giáo dục.
Còn về việc rù quyến và lạm dụng các thiếu nam thì thông thường không phải nhãn hiệu của “ấu dâm”. Xét trung bình, người ấu dâm không quan tâm tới các trẻ nam khi chúng đã bước vào thời kỳ dậy thì và đã khai triển những nét nam tính đầu tiên của chúng; họ chỉ bị lôi cuốn bởi thân thể và tâm lý trẻ thơ mà thôi.
Hãy giả thiết rằng ở Âu Châu, vào khoảng 20% hay hơn các nạn nhân bị giáo sĩ xách nhiễu tình dục là dưới tuổi thiếu niên và do đó tất cả các linh mục này đều là ấu dâm. Van den Aardweg cho hay cả trong trường hợp ấy, phần chính của tội ác cũng phải tính cho các linh mục và tu sĩ không phải là ấu dâm, nhưng là những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì sự kiện phổ quát là nhiều người tự nhận là đồng tính luyến ái rất chú tâm tới các thiếu niên (từ chuyên môn gọi thiếu dâm, ephebophiles), và nếu họ không kiểm soát được xúc cảm của mình, họ thường tìm cách quyến rũ các thiếu niên, khi có cơ hội.
Nói tóm lại, chỉ một số rất ít linh mục đồng tính ấu dâm (homosexual pedophiles). Theo Van den Aardweg, nhiều người đàn ông tự nhận mình là người thực hành đồng tính luyến ái, đôi khi cũng lưu ý tới một trẻ nam vẫn còn con nít hay mới ở tuổi tiền thiếu niên. Vào khoảng 1/4 những người đàn ông thực hành đồng tính luyến ái cho biết đã làm tình với các thiếu nam 16 tuổi hay trẻ hơn, trong đó, có cả các trẻ em chưa tới tuổi dậy thì. Trong một cuộc nghiên cứu, vào khoảng một nửa những người đàn ông ‘tích cực’ đồng tính luyến ái cho biết có khi họ lưu ý đến cả những bé trai chỉ mới 12 tuổi. Đối với các linh mục thực hành đồng tính luyến ái, tỷ lệ này cũng từng được giả thiết. Đây là một khu vực tranh tối tranh sáng (gray zone), bởi lẽ vì các lý do dễ hiểu, những người cốt chính hay nhắm vào các thiếu niên (thiếu dâm, như đã nói) thường không thích nhận mình đôi khi cũng đi tìm những trẻ trai nhỏ tuổi hơn.
Van den Aardweg cho rằng nếu các cấm kị về những tiếp xúc loại này bớt nghiêm ngặt hơn, thì chắc chắn những loại ngấp nghé ấu dâm (borderline pedophile) này sẽ gia tăng nhiều hơn. Đây cũng là điều đã được gợi ý trong các tuyên bố của một tổ chức đồng tính luyến ái chính thức có tên là COC Hoà Lan (Holland Club for Culture and Leisure). Năm 1980, tổ chức này tuyên bố rằng: “nhờ biết nhìn nhận sự gần gũi giữa đồng tính luyến ái và ấu dâm, COC rất có thể giúp người đồng tính lớn tuổi dễ dàng hơn trong việc trở nên nhạy cảm hơn trong các ham muốn tình dục đối với các hội viên đồng tính trẻ tuổi hơn, nhờ thế nới rộng được bản sắc đồng tính luyến ái”. Bởi thế, tổ chức này cho rằng “giải phóng ấu dâm phải được coi là một vấn đề của đồng tính luyến ái” và “phải bãi bỏ tuổi ưng thuận”.
Không trưởng thành tâm lý
Đối với việc nhận các ứng viên vào chức linh mục, Van den Aardweg cho hay: một thanh niên đã trưởng thành về phương diện tâm lý và xúc cảm khi được nhận vào chủng viện sẽ không bao giờ trở thành người thích đồng tính luyến ái hay ấu dâm. Nếu người này bị khích dục và chiều theo cảm xúc của mình, thì họ sẽ đi tìm một phụ nữ. Khuynh hướng bị lôi cuốn bởi trẻ nam hay thiếu nam nơi các linh mục từng xách nhiễu chúng không bao giờ phát sinh trong những năm ở chủng viện hay làm linh mục. Trong nhiều trường hợp, khuynh hướng ấy khởi đầu có thể ít nhiều tiềm tàng, yếu ớt; nhưng luôn luôn có một lỗ hổng hiển nhiên trong cảm xúc, thiếu hẳn cảm xúc dị tính luyến ái thông thường. Rồi gặp một hoàn cảnh nào đó, khi đương đầu với người trẻ, hay khi thất vọng, cô đơn, sự thèm khát đồng tính luyến ái đang ngái ngủ kia bỗng bùng dậy. Vị khác rất có thể biết mình bị lôi cuốn bởi người cùng phái, nhưng ráng sống mà không hành động theo sự lôi cuốn ấy. Tuy nhiên, khi thấy mình càng ngày càng không đương đầu nổi với các nhiệm vụ của chức vụ hay bị vỡ mộng, trong một lúc yếu lòng có thể hoặc xem tạp chí khiêu dâm hoặc bắt đầu uống rượu để giải khuây; rồi từ buông thả theo các tưởng tượng tình dục của mình, người này đi hết từ tệ nạn này qua tệ nạn nọ. Đồng tính luyến ái vì thế không phải chỉ là vấn đề tình dục. Đúng hơn nó là một phần của dị bản bất trưởng thành về nhân cách, và triệu chứng thường gặp nhất của nó là thiếu mạnh mẽ về tính tình, cô đơn nội tâm, khó khăn trong việc kết thân bạn bè cách trưởng thành, hay lo âu trầm cảm. Như thế, căng thẳng, dưới mọi hình thức của nó, có thể làm suy yếu sức đề kháng của một người khỏi chiều theo các thèm muốn của mình.
Những yếu tố khác có thể hạ thấp mức đề kháng là thiếu sự hỗ trợ bản thân và hướng dẫn thiêng liêng đều đặn, một điều hết sức cần thiết; thả lỏng trong cuộc sống nội tâm, thiêng liêng; bỏ qua việc thường xuyên xưng tội; gương xấu của các linh mục khác trong môi trường dẫn tới cuộc sống hai mặt; và để mình bị tác động bởi các lý thuyết lỏng lẻo về tính dục nói chung và về đồng tính luyến ái nói riêng, coi chúng như chuyện bình thường.
Ảnh hưởng môi trường
Về phương diện này, thái độ phê phán của nhiều thần học gia và linh mục nổi tiếng đối với việc độc thân và trên hết đối với thông điệp Sự Sống Con Người đã là một yếu tố hữu hiệu đánh phá sức đề kháng của nhiều linh mục đối với hành động tình dục, nhất là trong phạm vi đồng tính luyến ái.
Như Đức GH Phaolô VI từng nói trong thông điệp của ngài, tách tính dục ra khỏi việc truyền sinh trong liên hệ vợ chồng là thừa nhận các hình thức ‘vô sinh’ khác của tính dục như đồng tính luyến ái chẳng hạn. Các gương mù gương xấu về tình dục từng tạo nên những đợt sóng truyền thông tại Mỹ và hiện nay đang được Âu Châu tiếp nối, đổ thêm dầu vào phong trào tuyên truyền chống phá đạo Công Giáo, đều là hậu quả hợp luận lý của hàng mấy thập niên trong đó, nhiều linh mục nổi tiếng, nhiều nhà thần học luân lý và cả giám mục nữa công khai bác bỏ và âm thầm làm ngơ thông điệp Sự Sống Con Người và quan điểm Kitô Giáo về tính dục đứng đàng sau thông điệp ấy.
Van den Aardweg cho rằng bạn không thể mong chờ nơi các linh mục hay tu sĩ với những yếu điểm như thèm muốn đồng tính luyến ái và đôi lúc ấu dâm có thể bền vững trong mặt trận trong sạch nội tâm khi họ không ngừng nghe được và ghi nhận rằng hầu như mọi điều đều OK như nhau bất kể đó là cuộc sống đồng tính, cuộc sống vợ chồng, hay không: “tại sao một mình tôi không được phép thỉnh thoảng chiều theo khoái cảm tính dục vô tội dù chẳng hại đến ai?”
Van den Aardweg nhân dịp này cũng trình bày vai trò của tâm lý học đối với việc điều trị các linh mục vi phạm và cố vấn cho giáo quyền cách đương đầu với những vấn đề này. Ông bảo: trái với những lời chỉ trích gần đây, không có chứng cớ nào chứng minh rằng đa số các trường hợp vi phạm tình dục của các linh mục trong quá khứ xa xôi và cả trong các năm 1960-1980 đã bị xử lý một cách tồi tệ hay vô trách nhiệm. Đôi khi phải tìm ra một thỏa hiệp khôn ngoan giữa nhu cầu bảo vệ trẻ vị thành niên, nhu cầu “tái xã hội hóa” người vi phạm, và việc kiểm soát thiệt hại đối với giáo xứ, giáo phận, định chế và nhà dòng hay tu hội.
Việc trị liệu
Theo ông, trị liệu là một trong các biện pháp tiêu chuẩn. Phương thức này không khác phương thức được sử dụng trong các trường hợp tương tự nơi các định chế thế tục, ngoại trừ việc trừng phạt ở đây theo giáo luật, không thường xuyên lắm. Nhìn trở lui, ta thấy việc xử lý này thông thường được coi là thỏa đáng trong nhiều trường hợp, nhưng cũng có khi không. Một trong các lý do khiến có sự không thoả đáng trong các thủ tục này là sự ngây thơ nơi các nhà hữu trách trong Giáo Hội đối với các lệch lạc về tính dục.
Van den Aardweg nghĩ rằng sự ngây thơ kia có khuynh hướng đánh giá thấp tính nghiêm trọng của tội phạm và thành thực tin rằng một người vi phạm có ý ngay lành, chịu đi xưng tội và hứa sửa đổi thì đáng được ta thương yêu và tin tưởng hơn bất cứ điều gì khác và phải để họ có cơ hội sửa chữa. Hơn thế nữa, cũng như nhiều nhà hữu trách thế tục trong phạm vi pháp lý, các nhà hữu trách trong Giáo Hội cũng có lòng tin tưởng quá lạc quan đối với các khoa tâm lý học và phân tâm học. Trao phó các trường hợp vi phạm tính dục cho một tâm lý gia hay một phân tâm gia được coi như một bảo đảm vững chắc không tái phạm nữa.
Buồn thay, việc ấy không như thế và sẽ không như thế. Hậu quả dài hạn của khoa trị liệu tâm lý hay dùng thuốc cho các người vi phạm tình dục chỉ có giá trị rất ít, cũng bởi vì động lực khiến một người đánh trận đánh rất khó khăn với chính mình rất có thể chỉ là giả tạo và tùy thuộc ở sức ép của hoàn cảnh.
Đàng khác, kể từ khoảng cuối thập niên 1960, hình như phản ứng trong nhiều khu vực của Giáo Hội đối với các vi phạm này đã trở nên ít thỏa đáng, yếu ớt hơn, nếu không muốn nói là hầu như bị lãng quên.
Khuynh hướng thế tục có tính tâm lý học là nhấn mạnh tới khía cạnh bệnh tâm thần của người phạm pháp nói chung, coi họ như bệnh nhân, như nạn nhân của việc dưỡng dục v.v… hơn là nhấn mạnh đến trách nhiệm của họ đối với tác phong vô luân của mình.
Các yếu tố kỷ luật và trừng phạt, hay đền tội trong trường hợp linh mục và tu sĩ, không được ưa chuộng lắm. Thêm vào đó, còn là việc trắng trợn bỏ qua không sét gì tới các đau đớn và nhu cầu của nạn nhân tội ác.
Tâm lý học vì thế mang nhiều trách nhiệm đối với cái nhìn méo mó và thực tế nhiều tính ý thức hệ này. Chắc chắn nó đã ảnh hưởng sâu xa tới cách phản ứng của các nhà hữu trách trong Giáo Hội đối với những vụ lạm dụng tính dục hay những lời tố cáo trình cho các ngài xem sét, cách các ngài tiến hành thủ tục đối với các giáo sĩ vi phạm tính dục, và thái độ của nhiều chức sắc nổi danh trong Giáo Hội cũng như các thần học gia đối với người đồng tính luyến ái nói chung và các giáo sĩ đồng tính nói riêng.
Nhân tố mạnh nhất trong vấn đề này còn là việc sợ các phương tiện truyền thông đại chúng, sợ công luận; không chịu chứng tỏ các quan điểm cấp tiến về vấn đề này và “bất khoan dung” sẽ gặp phản ứng thù nghịch trong giới truyền thông và cả trong một số khu vực của chính Giáo Hội nữa.
Dù sao, đôi khi các nhà hữu trách trong Giáo Hội làm ngơ khi được thông báo về những người ấu dâm hay những người có tác phong đồng tính. Và nếu có biện pháp nào chăng nữa, thì phần lớn được khoác cho chiếc áo đức ái, không trừng phạt, chỉ đưa vào các trung tâm trị liệu rồi quên cả kiểm soát xem việc ấy có hiệu quả gì hay không.
Van den Aardweg cũng đề cập đến việc một số vị hữu trách trong Giáo Hội quá tin vào các nhà trị liệu tâm lý, vội vàng cử những người vi phạm đảm nhiệm các thừa tác vụ khác trong khi còn đang diễn trình trị liệu. Theo ông, nên khôn ngoan chờ một vài năm để kiểm nghiệm hậu quả việc trị liệu. Nghĩa là phải đích thân theo dõi một cách có phê phán các trường hợp điều trị. Vì thực ra, xét chung, các nhà trị liệu tâm lý vốn và hiện vẫn còn quá tự tin vào các hiểu biết và phương pháp của mình. Quả thực, trị liệu tâm lý có giúp một số ít người với khuynh hướng lệch lạc về tình dục như đồng tính luyến ái chẳng hạn thay đổi một cách tận căn, và một số lớn hơn cải thiện được các lệch lạc ấy, theo nghĩa các cảm xúc của họ mất đi phần lớn cường độ của chúng và bản chất ám ảnh của chúng, và sự ổn định xúc cảm nói chung của họ gia tăng đáng kể. Nhưng việc đó cần nhiều năm mới đạt được và kết quả tốt nhất thường là những người tự ý đi tìm trị liệu, chứ không phải là những người bị buộc do hoàn cảnh bên ngoài.
Còn điều này nữa, một khách hàng trị liệu có thể tiến triển khá trong một khoảng thời gian trị liệu nào đó, khiến nhà trị liệu nghĩ một cách quá sớm là vị này đủ tư cách để trở lại với nhiệm sở cũ; tuy nhiên, dưới những căng thẳng mới thuộc nội tâm và ngoại cảnh rất có thể vị này lại rơi tõm trở lại con đường cũ của mình.
Thực ra điều trên không chỉ áp dụng với những người có vấn đề về tính dục, mà với nhiều loại người khác có vấn đề tâm thần hay du đãng. Cho nên, khôn ngoan nhất, theo Van den Aardweg, là đừng bao giờ đặt một người trước đây có tác phong xấu trở lại ngay với nhiệm vụ cũ của họ.
Ý thức hệ của Liên Hiệp Âu Châu
Về mối liên hệ hiện nay giữa giáo quyền và các tâm lý gia đang làm việc với các linh mục ấu dâm hay đồng tính luyến ái, Van den Aardweg cho hay: cái đó tùy thuộc từng nhà hữu trách một. Đàng khác cũng còn tùy con số các tâm lý gia Công Giáo có khả năng. Thực tế, ở Âu Châu hiện nay, chỉ một số ít tâm lý gia làm công việc trị liệu các trường hợp đồng tính luyến ái, vì ngành trị liệu này gần như bị pháp luật của Liên Hiệp Âu Châu ngăn cấm, lý do: họ chính thức ủng hộ ý thức hệ đồng tính luyến ái. Việc trị liệu các lệch lạc tính dục vì thế gần như bị coi là vi phạm nhân quyền; các đại học không truyền thụ kiến thức về đồng tính luyến ái nào khác ngoài những khẩu hiệu có tính ý thức hệ chính trị được coi là chính xác, không mong gì họ tổ chức các giảng khóa về trị liệu cho các nhà chuyên môn. Vì thế, con số các nhà trị liệu Kitô Giáo chuyên về ngành này rất ít.
Còn đối với Giáo Hội, ý thức hợp tác với các nhà tâm lý hay phân tâm học Kitô Giáo hay Công Giáo càng ngày càng gia tăng nơi các giám mục, các vị lãnh đạo các chủng viện, các linh mục và các nhà thần học cá thể, những vị vốn ủng hộ nền luân lý tính dục của Giáo Hội.
Những vị khác, rất có thể vì không có ý kiến vững chắc về vấn đề này hay sợ phải chạm trán với các phương tiện truyền thông đại chúng, bất kể là linh mục hay giáo dân cấp tiến, nên thích ủng hộ các nhà phân tâm học hay tâm lý học nào biết coi đồng tính luyến ái như một thứ bất ổn nhiều hơn. Theo Van den Aardweg, trong phạm vi này, hình như đang có tiến triển, dù khá chậm chạp. Vì một đàng, nhiều tâm lý gia và phân tâm gia trẻ tuổi đang tỏ ra quan tâm tới nền tâm lý học mà ta tạm gọi là “nền tâm lý học Kitô Giáo, hay Công Giáo”, nghĩa là nền tâm lý học đặt căn bản phương pháp của mình trên quan điểm Kitô Giáo về con người, về hôn nhân và tính dục, về vấn đề lệch hướng tính dục, và là nền tâm lý học biết thừa nhận giá trị trị liệu của “yếu tố tôn giáo”, tức việc hồi tâm, biết thừa nhận tầm quan trọng của cuộc sống thiêng liêng bên trong, và của việc thực thi nhân đức, chống lại thói hư tật xấu, nhằm đạt cho bằng được sức khỏe tinh thần và sự vững ổn cho tính tình.
Đàng khác, vì nhiều vị giám mục, nhiều thần học gia và nhiều linh mục hơn đang quay về với việc hết lòng ủng hộ kế hoạch truyền bá, giải thích, thi hành và bênh vực toàn bộ giáo lý của Giáo Hội Công Giáo về tính dục và hôn nhân, hay nói cách đơn giản hơn, đã làm cho thông điệp Sự Sống Con Người trở thành yếu tố chủ chốt trong các hoạt động tái phúc âm hóa của mình, nên đương nhiên các vị này cậy nhờ nhiều vào ý kiến và sự trợ giúp của các tâm lý gia Kitô Giáo hay Công Giáo, và việc này đây đó đang dẫn tới một sự hợp tác hết sức sống động và có lợi cho cả đôi bên.
Trong cuộc phỏng vấn với Zenit gần đây, do Genevieve Pollock ghi lại, tác giả này cho rằng trong các trường hợp lạm dụng tình dục bởi một số giáo sĩ, không thể đồng nghĩa tác phong ấu dâm với việc đồng tính luyến ái. Tuy nhiên, hai tác phong này không hẳn không có liên hệ với nhau. Về lý do có những tin tức dồn dập về các vụ một số linh mục lạm dụng tình dục trẻ em, Van den Aardweg, cho rằng phần lớn việc ấy do giới truyền thông thực hiện, nhưng ta không nên mắc mưu của họ. Đơn giản là không nên tin giới truyền thông trong vấn đề này, nhất là những tờ báo thiên tả và tự do cũng như các kênh truyền hình, vì họ khai thác các vụ xi-căng-đan này để phục vụ nghị trình riêng của họ.
Dĩ nhiên, việc lạm dụng tình dục trẻ em đầy gương mù gương xấu của các linh mục và tu sĩ quả có xẩy ra trong quá khứ, rất thường là đàng khác, ít nhất cũng hơn người ta nghĩ hay tưởng tượng; và việc đó vẫn còn đang xẩy ra. Nhưng tình thế đang cải thiện một cách rõ rệt, và đỉnh cao các vụ lạm dụng này xẩy ra trong các năm từ 1965 tới 1990, đã 20 năm nay rồi.
Không phải là đặc trưng của giáo sĩ
Điều ấy không có gì phải ngạc nhiên; cuộc cách mạng tình dục trong thế giới thế tục không dừng bước tại ngưỡng cửa Giáo Hội. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa tác phong ấy là đặc trưng của các linh mục và tu sĩ, hay nó xẩy ra thường xuyên tại các giáo xứ hay các định chế giáo dục Công Giáo hơn các nơi khác.
Không hề bận tâm đến việc kiểm soát xem chúng có giá trị thực hay không, các lời tố cáo, chín mùi hay không chín mùi, đã được phát đi một cách vô tội vạ, thường là với luận điệu bình luận theo cung cách thù nghịch với Công Giáo. Ngày lại ngày, cùng một luận điệu ấy được lặp đi lặp lại.
Nó giống như một thứ điều kiện hóa kiểu Pavlov đối với công luận: việc liên kết giữa “linh mục Công Giáo” với “kẻ lạm dụng trẻ em” cứ được tăng cường mãi mãi trong tâm trí độc giả hay thính giả, và một cách minh nhiên, liên kết cả “giáo huấn luân lý Công Giáo về tính dục” với “sự giả hình”.
Đối với mức đáng tin trong các tư liệu mà các phương tiện truyền thông đại chúng đang ồ ạt tung ra liên quan đến việc lạm dụng tình dục trong Giáo Hội, Van den Aardweg cho rằng: chân lý nằm ở quãng giữa. Trong quá khứ, quả có việc làm giảm nhẹ hay che đậy nhiều vụ nghiêm trọng. Nhưng mặt khác, hình ảnh đen tối do các phương tiện truyền thông vẽ ra rõ ràng là cường điệu, một số các tố cáo ấy mang tính chất tin đồn hơn là sự kiện cụ thể; ở Hòa Lan, các vụ tố cáo thường là về các biến cố đã xẩy ra hơn nửa thế kỷ nay, liệu đa số người ta có sẵn sàng chờ một thời gian dài đến thế nếu quả họ chịu bất công nghiêm trọng hay không?
Người ta cũng không chịu phân biệt giữa những lạm dụng nghiêm trọng như các vụ các linh mục và tu sĩ thực sự cưỡng bức cả thể lý lẫn tâm lý khiến một em nhỏ thơ ngây vướng vào một liên hệ tình dục trong một thời gian dài và do đó gây tác động sâu xa đối với nạn nhân, và những tiếp xúc hay mưu toan qua loa không để lại những hậu quả như trên.
Về loại thứ hai, ta có thể đơn cử trường hợp một linh mục khá bình dân kia từng dạy tại một trường trung học, người thường hay tìm cách kéo chú các thiếu niên về phương diện tình dục, nhưng các thiếu niên này không đáp ứng; nhiều em còn tát vào mặt ông khi ông tỏ ra quá gây phiền toái, và thực sự ông trở thành trò cười.
Trong một cuộc điều tra tại Anh với các thiếu nam, 35% các em cho hay từng bị một người lớn tuổi (thành viên trong gia đình, thầy giáo, huynh trưởng thanh niên…) gạ gẫm đồng tính luyến ái, nhưng chỉ có 2% là thuận theo.
Đó cũng là một khía cạnh của vấn đề. Tác phong của linh mục giáo sư vừa nói trên đây dĩ nhiên là đáng trách, nhưng không thể đồng hóa nó với tác phong của một linh mục hay một tu sĩ tại một trường nội trú, tự đóng vai một người cha âu yếm đối với một trẻ trai cô đơn xuất thân từ một gia đình tan vỡ, để rồi lạm dụng địa vị có quyền của mình để chỉ âu yếm em nếu em chịu chiều theo các thèm muốn bẩn thỉu của mình.
Tại Hòa Lan, một hay hai trường nội trú bị tiếng xấu về phương diện này, hiển nhiên cho thấy một số nhân viên quan trọng là người không tốt, nhưng trong hầu hết các trường hợp khác, việc xách nhiễu tình dục chỉ là họa hiếm.
Về mối tương quan hay không tương quan giữa những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái và những người lạm dụng trẻ em, Van den Aardweg cho hay: các dữ kiện trong các vụ tố cáo giáo sĩ lạm dụng tình dục tại Mỹ, nơi đã có nhiều nghiên cứu về loại gương mù gương xấu này, cho thấy 14% các lời tố cáo là về các em nhỏ tới 11 tuổi, 51% về các em tiền thiếu niên, và 35% là các thiếu niên trong hạn tuổi 15-17. Ta có thể nói rằng, nói chung, khoảng 20% các lời tố cáo liên quan tới trẻ em, hay nếu muốn cởi mở hơn trong định nghĩa, ta có thể ước tính rằng về phương diện kỹ thuật, 1/3 các trường hợp liên hệ tới tác phong ấu dâm. Dù sao, đó không phải là đa số.
Đối với các nước Âu Châu, các thống kê trên chưa có, nhưng bất kể loại thông tin phiến diện nào hiện có cũng đều cho thấy một khuôn mẫu như thế. Vả lại, khuôn mẫu này cũng đã được xác nhận đối với các nhóm xách nhiễu trẻ em và thiếu niên đồng phái khác, nghĩa là đối với các thầy giáo, huynh trưởng thanh niên hay nhân viên các viện giáo dục.
Còn về việc rù quyến và lạm dụng các thiếu nam thì thông thường không phải nhãn hiệu của “ấu dâm”. Xét trung bình, người ấu dâm không quan tâm tới các trẻ nam khi chúng đã bước vào thời kỳ dậy thì và đã khai triển những nét nam tính đầu tiên của chúng; họ chỉ bị lôi cuốn bởi thân thể và tâm lý trẻ thơ mà thôi.
Hãy giả thiết rằng ở Âu Châu, vào khoảng 20% hay hơn các nạn nhân bị giáo sĩ xách nhiễu tình dục là dưới tuổi thiếu niên và do đó tất cả các linh mục này đều là ấu dâm. Van den Aardweg cho hay cả trong trường hợp ấy, phần chính của tội ác cũng phải tính cho các linh mục và tu sĩ không phải là ấu dâm, nhưng là những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì sự kiện phổ quát là nhiều người tự nhận là đồng tính luyến ái rất chú tâm tới các thiếu niên (từ chuyên môn gọi thiếu dâm, ephebophiles), và nếu họ không kiểm soát được xúc cảm của mình, họ thường tìm cách quyến rũ các thiếu niên, khi có cơ hội.
Nói tóm lại, chỉ một số rất ít linh mục đồng tính ấu dâm (homosexual pedophiles). Theo Van den Aardweg, nhiều người đàn ông tự nhận mình là người thực hành đồng tính luyến ái, đôi khi cũng lưu ý tới một trẻ nam vẫn còn con nít hay mới ở tuổi tiền thiếu niên. Vào khoảng 1/4 những người đàn ông thực hành đồng tính luyến ái cho biết đã làm tình với các thiếu nam 16 tuổi hay trẻ hơn, trong đó, có cả các trẻ em chưa tới tuổi dậy thì. Trong một cuộc nghiên cứu, vào khoảng một nửa những người đàn ông ‘tích cực’ đồng tính luyến ái cho biết có khi họ lưu ý đến cả những bé trai chỉ mới 12 tuổi. Đối với các linh mục thực hành đồng tính luyến ái, tỷ lệ này cũng từng được giả thiết. Đây là một khu vực tranh tối tranh sáng (gray zone), bởi lẽ vì các lý do dễ hiểu, những người cốt chính hay nhắm vào các thiếu niên (thiếu dâm, như đã nói) thường không thích nhận mình đôi khi cũng đi tìm những trẻ trai nhỏ tuổi hơn.
Van den Aardweg cho rằng nếu các cấm kị về những tiếp xúc loại này bớt nghiêm ngặt hơn, thì chắc chắn những loại ngấp nghé ấu dâm (borderline pedophile) này sẽ gia tăng nhiều hơn. Đây cũng là điều đã được gợi ý trong các tuyên bố của một tổ chức đồng tính luyến ái chính thức có tên là COC Hoà Lan (Holland Club for Culture and Leisure). Năm 1980, tổ chức này tuyên bố rằng: “nhờ biết nhìn nhận sự gần gũi giữa đồng tính luyến ái và ấu dâm, COC rất có thể giúp người đồng tính lớn tuổi dễ dàng hơn trong việc trở nên nhạy cảm hơn trong các ham muốn tình dục đối với các hội viên đồng tính trẻ tuổi hơn, nhờ thế nới rộng được bản sắc đồng tính luyến ái”. Bởi thế, tổ chức này cho rằng “giải phóng ấu dâm phải được coi là một vấn đề của đồng tính luyến ái” và “phải bãi bỏ tuổi ưng thuận”.
Không trưởng thành tâm lý
Đối với việc nhận các ứng viên vào chức linh mục, Van den Aardweg cho hay: một thanh niên đã trưởng thành về phương diện tâm lý và xúc cảm khi được nhận vào chủng viện sẽ không bao giờ trở thành người thích đồng tính luyến ái hay ấu dâm. Nếu người này bị khích dục và chiều theo cảm xúc của mình, thì họ sẽ đi tìm một phụ nữ. Khuynh hướng bị lôi cuốn bởi trẻ nam hay thiếu nam nơi các linh mục từng xách nhiễu chúng không bao giờ phát sinh trong những năm ở chủng viện hay làm linh mục. Trong nhiều trường hợp, khuynh hướng ấy khởi đầu có thể ít nhiều tiềm tàng, yếu ớt; nhưng luôn luôn có một lỗ hổng hiển nhiên trong cảm xúc, thiếu hẳn cảm xúc dị tính luyến ái thông thường. Rồi gặp một hoàn cảnh nào đó, khi đương đầu với người trẻ, hay khi thất vọng, cô đơn, sự thèm khát đồng tính luyến ái đang ngái ngủ kia bỗng bùng dậy. Vị khác rất có thể biết mình bị lôi cuốn bởi người cùng phái, nhưng ráng sống mà không hành động theo sự lôi cuốn ấy. Tuy nhiên, khi thấy mình càng ngày càng không đương đầu nổi với các nhiệm vụ của chức vụ hay bị vỡ mộng, trong một lúc yếu lòng có thể hoặc xem tạp chí khiêu dâm hoặc bắt đầu uống rượu để giải khuây; rồi từ buông thả theo các tưởng tượng tình dục của mình, người này đi hết từ tệ nạn này qua tệ nạn nọ. Đồng tính luyến ái vì thế không phải chỉ là vấn đề tình dục. Đúng hơn nó là một phần của dị bản bất trưởng thành về nhân cách, và triệu chứng thường gặp nhất của nó là thiếu mạnh mẽ về tính tình, cô đơn nội tâm, khó khăn trong việc kết thân bạn bè cách trưởng thành, hay lo âu trầm cảm. Như thế, căng thẳng, dưới mọi hình thức của nó, có thể làm suy yếu sức đề kháng của một người khỏi chiều theo các thèm muốn của mình.
Những yếu tố khác có thể hạ thấp mức đề kháng là thiếu sự hỗ trợ bản thân và hướng dẫn thiêng liêng đều đặn, một điều hết sức cần thiết; thả lỏng trong cuộc sống nội tâm, thiêng liêng; bỏ qua việc thường xuyên xưng tội; gương xấu của các linh mục khác trong môi trường dẫn tới cuộc sống hai mặt; và để mình bị tác động bởi các lý thuyết lỏng lẻo về tính dục nói chung và về đồng tính luyến ái nói riêng, coi chúng như chuyện bình thường.
Ảnh hưởng môi trường
Về phương diện này, thái độ phê phán của nhiều thần học gia và linh mục nổi tiếng đối với việc độc thân và trên hết đối với thông điệp Sự Sống Con Người đã là một yếu tố hữu hiệu đánh phá sức đề kháng của nhiều linh mục đối với hành động tình dục, nhất là trong phạm vi đồng tính luyến ái.
Như Đức GH Phaolô VI từng nói trong thông điệp của ngài, tách tính dục ra khỏi việc truyền sinh trong liên hệ vợ chồng là thừa nhận các hình thức ‘vô sinh’ khác của tính dục như đồng tính luyến ái chẳng hạn. Các gương mù gương xấu về tình dục từng tạo nên những đợt sóng truyền thông tại Mỹ và hiện nay đang được Âu Châu tiếp nối, đổ thêm dầu vào phong trào tuyên truyền chống phá đạo Công Giáo, đều là hậu quả hợp luận lý của hàng mấy thập niên trong đó, nhiều linh mục nổi tiếng, nhiều nhà thần học luân lý và cả giám mục nữa công khai bác bỏ và âm thầm làm ngơ thông điệp Sự Sống Con Người và quan điểm Kitô Giáo về tính dục đứng đàng sau thông điệp ấy.
Van den Aardweg cho rằng bạn không thể mong chờ nơi các linh mục hay tu sĩ với những yếu điểm như thèm muốn đồng tính luyến ái và đôi lúc ấu dâm có thể bền vững trong mặt trận trong sạch nội tâm khi họ không ngừng nghe được và ghi nhận rằng hầu như mọi điều đều OK như nhau bất kể đó là cuộc sống đồng tính, cuộc sống vợ chồng, hay không: “tại sao một mình tôi không được phép thỉnh thoảng chiều theo khoái cảm tính dục vô tội dù chẳng hại đến ai?”
Van den Aardweg nhân dịp này cũng trình bày vai trò của tâm lý học đối với việc điều trị các linh mục vi phạm và cố vấn cho giáo quyền cách đương đầu với những vấn đề này. Ông bảo: trái với những lời chỉ trích gần đây, không có chứng cớ nào chứng minh rằng đa số các trường hợp vi phạm tình dục của các linh mục trong quá khứ xa xôi và cả trong các năm 1960-1980 đã bị xử lý một cách tồi tệ hay vô trách nhiệm. Đôi khi phải tìm ra một thỏa hiệp khôn ngoan giữa nhu cầu bảo vệ trẻ vị thành niên, nhu cầu “tái xã hội hóa” người vi phạm, và việc kiểm soát thiệt hại đối với giáo xứ, giáo phận, định chế và nhà dòng hay tu hội.
Việc trị liệu
Theo ông, trị liệu là một trong các biện pháp tiêu chuẩn. Phương thức này không khác phương thức được sử dụng trong các trường hợp tương tự nơi các định chế thế tục, ngoại trừ việc trừng phạt ở đây theo giáo luật, không thường xuyên lắm. Nhìn trở lui, ta thấy việc xử lý này thông thường được coi là thỏa đáng trong nhiều trường hợp, nhưng cũng có khi không. Một trong các lý do khiến có sự không thoả đáng trong các thủ tục này là sự ngây thơ nơi các nhà hữu trách trong Giáo Hội đối với các lệch lạc về tính dục.
Van den Aardweg nghĩ rằng sự ngây thơ kia có khuynh hướng đánh giá thấp tính nghiêm trọng của tội phạm và thành thực tin rằng một người vi phạm có ý ngay lành, chịu đi xưng tội và hứa sửa đổi thì đáng được ta thương yêu và tin tưởng hơn bất cứ điều gì khác và phải để họ có cơ hội sửa chữa. Hơn thế nữa, cũng như nhiều nhà hữu trách thế tục trong phạm vi pháp lý, các nhà hữu trách trong Giáo Hội cũng có lòng tin tưởng quá lạc quan đối với các khoa tâm lý học và phân tâm học. Trao phó các trường hợp vi phạm tính dục cho một tâm lý gia hay một phân tâm gia được coi như một bảo đảm vững chắc không tái phạm nữa.
Buồn thay, việc ấy không như thế và sẽ không như thế. Hậu quả dài hạn của khoa trị liệu tâm lý hay dùng thuốc cho các người vi phạm tình dục chỉ có giá trị rất ít, cũng bởi vì động lực khiến một người đánh trận đánh rất khó khăn với chính mình rất có thể chỉ là giả tạo và tùy thuộc ở sức ép của hoàn cảnh.
Đàng khác, kể từ khoảng cuối thập niên 1960, hình như phản ứng trong nhiều khu vực của Giáo Hội đối với các vi phạm này đã trở nên ít thỏa đáng, yếu ớt hơn, nếu không muốn nói là hầu như bị lãng quên.
Khuynh hướng thế tục có tính tâm lý học là nhấn mạnh tới khía cạnh bệnh tâm thần của người phạm pháp nói chung, coi họ như bệnh nhân, như nạn nhân của việc dưỡng dục v.v… hơn là nhấn mạnh đến trách nhiệm của họ đối với tác phong vô luân của mình.
Các yếu tố kỷ luật và trừng phạt, hay đền tội trong trường hợp linh mục và tu sĩ, không được ưa chuộng lắm. Thêm vào đó, còn là việc trắng trợn bỏ qua không sét gì tới các đau đớn và nhu cầu của nạn nhân tội ác.
Tâm lý học vì thế mang nhiều trách nhiệm đối với cái nhìn méo mó và thực tế nhiều tính ý thức hệ này. Chắc chắn nó đã ảnh hưởng sâu xa tới cách phản ứng của các nhà hữu trách trong Giáo Hội đối với những vụ lạm dụng tính dục hay những lời tố cáo trình cho các ngài xem sét, cách các ngài tiến hành thủ tục đối với các giáo sĩ vi phạm tính dục, và thái độ của nhiều chức sắc nổi danh trong Giáo Hội cũng như các thần học gia đối với người đồng tính luyến ái nói chung và các giáo sĩ đồng tính nói riêng.
Nhân tố mạnh nhất trong vấn đề này còn là việc sợ các phương tiện truyền thông đại chúng, sợ công luận; không chịu chứng tỏ các quan điểm cấp tiến về vấn đề này và “bất khoan dung” sẽ gặp phản ứng thù nghịch trong giới truyền thông và cả trong một số khu vực của chính Giáo Hội nữa.
Dù sao, đôi khi các nhà hữu trách trong Giáo Hội làm ngơ khi được thông báo về những người ấu dâm hay những người có tác phong đồng tính. Và nếu có biện pháp nào chăng nữa, thì phần lớn được khoác cho chiếc áo đức ái, không trừng phạt, chỉ đưa vào các trung tâm trị liệu rồi quên cả kiểm soát xem việc ấy có hiệu quả gì hay không.
Van den Aardweg cũng đề cập đến việc một số vị hữu trách trong Giáo Hội quá tin vào các nhà trị liệu tâm lý, vội vàng cử những người vi phạm đảm nhiệm các thừa tác vụ khác trong khi còn đang diễn trình trị liệu. Theo ông, nên khôn ngoan chờ một vài năm để kiểm nghiệm hậu quả việc trị liệu. Nghĩa là phải đích thân theo dõi một cách có phê phán các trường hợp điều trị. Vì thực ra, xét chung, các nhà trị liệu tâm lý vốn và hiện vẫn còn quá tự tin vào các hiểu biết và phương pháp của mình. Quả thực, trị liệu tâm lý có giúp một số ít người với khuynh hướng lệch lạc về tình dục như đồng tính luyến ái chẳng hạn thay đổi một cách tận căn, và một số lớn hơn cải thiện được các lệch lạc ấy, theo nghĩa các cảm xúc của họ mất đi phần lớn cường độ của chúng và bản chất ám ảnh của chúng, và sự ổn định xúc cảm nói chung của họ gia tăng đáng kể. Nhưng việc đó cần nhiều năm mới đạt được và kết quả tốt nhất thường là những người tự ý đi tìm trị liệu, chứ không phải là những người bị buộc do hoàn cảnh bên ngoài.
Còn điều này nữa, một khách hàng trị liệu có thể tiến triển khá trong một khoảng thời gian trị liệu nào đó, khiến nhà trị liệu nghĩ một cách quá sớm là vị này đủ tư cách để trở lại với nhiệm sở cũ; tuy nhiên, dưới những căng thẳng mới thuộc nội tâm và ngoại cảnh rất có thể vị này lại rơi tõm trở lại con đường cũ của mình.
Thực ra điều trên không chỉ áp dụng với những người có vấn đề về tính dục, mà với nhiều loại người khác có vấn đề tâm thần hay du đãng. Cho nên, khôn ngoan nhất, theo Van den Aardweg, là đừng bao giờ đặt một người trước đây có tác phong xấu trở lại ngay với nhiệm vụ cũ của họ.
Ý thức hệ của Liên Hiệp Âu Châu
Về mối liên hệ hiện nay giữa giáo quyền và các tâm lý gia đang làm việc với các linh mục ấu dâm hay đồng tính luyến ái, Van den Aardweg cho hay: cái đó tùy thuộc từng nhà hữu trách một. Đàng khác cũng còn tùy con số các tâm lý gia Công Giáo có khả năng. Thực tế, ở Âu Châu hiện nay, chỉ một số ít tâm lý gia làm công việc trị liệu các trường hợp đồng tính luyến ái, vì ngành trị liệu này gần như bị pháp luật của Liên Hiệp Âu Châu ngăn cấm, lý do: họ chính thức ủng hộ ý thức hệ đồng tính luyến ái. Việc trị liệu các lệch lạc tính dục vì thế gần như bị coi là vi phạm nhân quyền; các đại học không truyền thụ kiến thức về đồng tính luyến ái nào khác ngoài những khẩu hiệu có tính ý thức hệ chính trị được coi là chính xác, không mong gì họ tổ chức các giảng khóa về trị liệu cho các nhà chuyên môn. Vì thế, con số các nhà trị liệu Kitô Giáo chuyên về ngành này rất ít.
Còn đối với Giáo Hội, ý thức hợp tác với các nhà tâm lý hay phân tâm học Kitô Giáo hay Công Giáo càng ngày càng gia tăng nơi các giám mục, các vị lãnh đạo các chủng viện, các linh mục và các nhà thần học cá thể, những vị vốn ủng hộ nền luân lý tính dục của Giáo Hội.
Những vị khác, rất có thể vì không có ý kiến vững chắc về vấn đề này hay sợ phải chạm trán với các phương tiện truyền thông đại chúng, bất kể là linh mục hay giáo dân cấp tiến, nên thích ủng hộ các nhà phân tâm học hay tâm lý học nào biết coi đồng tính luyến ái như một thứ bất ổn nhiều hơn. Theo Van den Aardweg, trong phạm vi này, hình như đang có tiến triển, dù khá chậm chạp. Vì một đàng, nhiều tâm lý gia và phân tâm gia trẻ tuổi đang tỏ ra quan tâm tới nền tâm lý học mà ta tạm gọi là “nền tâm lý học Kitô Giáo, hay Công Giáo”, nghĩa là nền tâm lý học đặt căn bản phương pháp của mình trên quan điểm Kitô Giáo về con người, về hôn nhân và tính dục, về vấn đề lệch hướng tính dục, và là nền tâm lý học biết thừa nhận giá trị trị liệu của “yếu tố tôn giáo”, tức việc hồi tâm, biết thừa nhận tầm quan trọng của cuộc sống thiêng liêng bên trong, và của việc thực thi nhân đức, chống lại thói hư tật xấu, nhằm đạt cho bằng được sức khỏe tinh thần và sự vững ổn cho tính tình.
Đàng khác, vì nhiều vị giám mục, nhiều thần học gia và nhiều linh mục hơn đang quay về với việc hết lòng ủng hộ kế hoạch truyền bá, giải thích, thi hành và bênh vực toàn bộ giáo lý của Giáo Hội Công Giáo về tính dục và hôn nhân, hay nói cách đơn giản hơn, đã làm cho thông điệp Sự Sống Con Người trở thành yếu tố chủ chốt trong các hoạt động tái phúc âm hóa của mình, nên đương nhiên các vị này cậy nhờ nhiều vào ý kiến và sự trợ giúp của các tâm lý gia Kitô Giáo hay Công Giáo, và việc này đây đó đang dẫn tới một sự hợp tác hết sức sống động và có lợi cho cả đôi bên.
Đức Thánh Cha bày tỏ lòng quí mến nhân dân Trung Hoa
LM Trần Đức Anh, OP
09:04 29/05/2010
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 biểu lộ lòng quí mến sâu xa đối với nhân dân Trung Hoa và nền văn hóa ngàn đời của dân tộc này.
Ngài bày tỏ tư tưởng này vào cuối bài diễn văn trong buổi tiếp kiến sáng 29-5-2010 dành cho 7 ngàn tín hữu thuộc miền Macerata, trung Italia, về Roma hành hương nhân dịp kỷ niệm 400 năm qua đời của người đồng hương là Cha Matteo Ricci, đại thừa sai tại Trung Quốc. Hiện diện tại buổi tiếp kiến có đông đảo các GM và chính quyền miền Marche.
Cha Matteo Ricci, thuộc dòng Tên, cũng gọi là Lý Mã Tư, qua đời ngày 11-5 năm 1910 tại Bắc Kinh. ĐTC gọi ngài là một nhà đại thừa sai, đã giữ vai chính trong công cuộc rao giảng Tin Mừng tại Trung Quốc trong thời cận đại, sau cuộc truyền giáo đầu tiên của Đức TGM Giovanni da Montecorvino. ”Cha Ricci là một trường hợp đặc biệt về một cuộc tổng hợp tốt đẹp giữa sự rao giảng Tin Mừng và đối thoại với nền văn hóa của dân tộc được rao giảng, một mẫu gương về sự quân bình giữa sự minh bạch về đạo lý và hoạt động mục vụ khôn ngoan.. Cha Ricci đã được người Hoa đón nhận trong niềm tôn trọng và quí mến, không phải như một người ngoại quốc, nhưng như một ”Bậc Thầy của Đại Tây Phương”.
ĐTC nhắc lại chứng từ của nhiều người Hoa, đặc biệt là các đại học giả trở lại Công Giáo, về cuộc sống chứng tá nổi bật của cha Matteo Ricci. Chẳng hạn Ông Lý Chi Tảo (Li Zhizao), nguyên là Thanh Tra của triều đình nhà Minh, trở lại Công Giáo nhờ cha Ricci, đã nói rằng: ”Tôi tin cha là một người đặc biệt vì cha sống độc thân, không màng chức quyền, nói ít, có đời sống điều độ kỷ luật hằng ngày, vun trồng những nhân đức âm thần và liên tục phụng sự Thiên Chúa”.
Nhân kỷ niệm 400 năm cha Matteo Ricci qua đời, và nhắc nhớ những người đã tận tụy phụng sự Tin Mừng và Giáo Hội, ĐTC mời gọi mọi người cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc và toàn thể dân tộc Trung Hoa, như chúng ta vẫn làm hằng năm vào ngày 24-5.
Ngài nói: ”Ước gì việc nhắc nhớ các nhân vật ấy khích lệ và thúc giục các tín hữu sống đức tin Kitô nhiệt thành, trong việc đối thoại với các nền văn hóa khác nhau, và với xác tín rằng trong Chúa Kitô có thể hiện một thuyết nhân bản chân thức, cởi mở đối với Thiên Chúa, đầy các giá trị luân lý và tinh thần, có khả năng đáp ứng những ước muốn sâu xa nhất của tâm hồn con người. Cũng như Cha Matteo Ricci, hôm nay tôi biểu lộ lòng quí chuộc sâu xa đối với dân tộc Trung Hoa và nền văn hóa ngàn đời của dân tộc này, với xác tín rằng một cuộc gặp gỡ với mẻ với Kitô giáo sẽ mang lại hoa trái tốt lành dồi dào, cũng như giúp kiến tạo cuộc sống chung hòa bình giữa các dân tộc” (SD 29-5-2010)
Ngài bày tỏ tư tưởng này vào cuối bài diễn văn trong buổi tiếp kiến sáng 29-5-2010 dành cho 7 ngàn tín hữu thuộc miền Macerata, trung Italia, về Roma hành hương nhân dịp kỷ niệm 400 năm qua đời của người đồng hương là Cha Matteo Ricci, đại thừa sai tại Trung Quốc. Hiện diện tại buổi tiếp kiến có đông đảo các GM và chính quyền miền Marche.
Cha Matteo Ricci, thuộc dòng Tên, cũng gọi là Lý Mã Tư, qua đời ngày 11-5 năm 1910 tại Bắc Kinh. ĐTC gọi ngài là một nhà đại thừa sai, đã giữ vai chính trong công cuộc rao giảng Tin Mừng tại Trung Quốc trong thời cận đại, sau cuộc truyền giáo đầu tiên của Đức TGM Giovanni da Montecorvino. ”Cha Ricci là một trường hợp đặc biệt về một cuộc tổng hợp tốt đẹp giữa sự rao giảng Tin Mừng và đối thoại với nền văn hóa của dân tộc được rao giảng, một mẫu gương về sự quân bình giữa sự minh bạch về đạo lý và hoạt động mục vụ khôn ngoan.. Cha Ricci đã được người Hoa đón nhận trong niềm tôn trọng và quí mến, không phải như một người ngoại quốc, nhưng như một ”Bậc Thầy của Đại Tây Phương”.
ĐTC nhắc lại chứng từ của nhiều người Hoa, đặc biệt là các đại học giả trở lại Công Giáo, về cuộc sống chứng tá nổi bật của cha Matteo Ricci. Chẳng hạn Ông Lý Chi Tảo (Li Zhizao), nguyên là Thanh Tra của triều đình nhà Minh, trở lại Công Giáo nhờ cha Ricci, đã nói rằng: ”Tôi tin cha là một người đặc biệt vì cha sống độc thân, không màng chức quyền, nói ít, có đời sống điều độ kỷ luật hằng ngày, vun trồng những nhân đức âm thần và liên tục phụng sự Thiên Chúa”.
Nhân kỷ niệm 400 năm cha Matteo Ricci qua đời, và nhắc nhớ những người đã tận tụy phụng sự Tin Mừng và Giáo Hội, ĐTC mời gọi mọi người cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc và toàn thể dân tộc Trung Hoa, như chúng ta vẫn làm hằng năm vào ngày 24-5.
Ngài nói: ”Ước gì việc nhắc nhớ các nhân vật ấy khích lệ và thúc giục các tín hữu sống đức tin Kitô nhiệt thành, trong việc đối thoại với các nền văn hóa khác nhau, và với xác tín rằng trong Chúa Kitô có thể hiện một thuyết nhân bản chân thức, cởi mở đối với Thiên Chúa, đầy các giá trị luân lý và tinh thần, có khả năng đáp ứng những ước muốn sâu xa nhất của tâm hồn con người. Cũng như Cha Matteo Ricci, hôm nay tôi biểu lộ lòng quí chuộc sâu xa đối với dân tộc Trung Hoa và nền văn hóa ngàn đời của dân tộc này, với xác tín rằng một cuộc gặp gỡ với mẻ với Kitô giáo sẽ mang lại hoa trái tốt lành dồi dào, cũng như giúp kiến tạo cuộc sống chung hòa bình giữa các dân tộc” (SD 29-5-2010)
Pháp: Ngày hội ngộ của các linh mục giáo tỉnh Rennes
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:44 29/05/2010
HĐGM Pháp (cef.fr) - « Hãy khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh » (2 Tm 1, 6). Đây là lời khuyên nhủ của thánh Phaolô Tông Đồ dành cho người môn đệ của mình là Timôthê cũng là lời mời gọi đào sâu và làm triển nở thừa tác vụ tư tế dành cho các linh mục trong giáo tỉnh Rennes nhân dịp kết thúc Năm Linh Mục.
Vào dịp lễ Đức Mẹ Thăm Viếng, thứ hai ngày 31 tháng Năm tới đây, sẽ có cuộc hội ngộ của 600 linh mục trong toàn giáo tỉnh được tổ chức tại đền thánh Đức Mẹ Pontmain trước sự hiện diện của Đức Cha d’Ornellas, Tổng Giám Mục giáo phận Rennes và các giám mục khác của tất cả 9 giáo phận trong giáo miền.
Chương trình sẽ được bắt đầu bằng việc tiếp đón các linh mục tại vương cung thánh đường Pontmain do Đức Cha Thierry Scherrer, giám mục giáo phận Laval đảm trách. Sẽ có sự đan xen giữa thời gian cầu nguyện cá nhân cũng như tập thể với thời gian học hỏi giáo huấn.
Buổi sáng các linh mục sẽ được nghe lần lượt hai thuyết trình viên giới thiệu về hai gương mặt linh mục tiêu biểu. Cha Bernard Dullier, Quản Đốc Đền Thánh Pontmain sẽ nói về cha Guérin, linh mục quản xứ vào thời Đức Mẹ hiện ra tại đây ngày 17 tháng Giêng năm 1871. Về phần mình, cha Vianney Bouyer, giáo sư Đại Chủng viện thánh Gioan tại Nantes sẽ đề cập đến đời sống của vị Quan Thầy các linh mục với tựa đề: « Cha xứ của chúng ta không là một cha xứ như những người khác ».
Chương trình được tiếp nối bằng giờ Chầu Thánh Thể và thời gian thinh lặng cá nhân. Giờ đọc Kinh Truyền Tin sẽ diễn ra ngay tại nơi Đức Mẹ hiện ra.
Sau bữa ăn trưa, vào lúc 15 giờ 30 các linh mục sẽ đồng tế thánh lễ Đức Mẹ Thăm Viếng do Đức Tổng Giám Mục d’Ornellas chủ sự cùng với các giám mục khác trong 9 giáo phận của toàn giáo tỉnh.
Được biết 9 đài phát thanh Công Giáo của từng giáo phận trong giáo tỉnh cũng tường thuật trực tiếp sự kiện này. Lúc 14 giờ sẽ có chương trình phát thanh giới thiệu về lịch sử địa danh và cuộc hiện ra của Đức Mẹ. Sau đó có sự tham gia bàn tròn của một số linh mục xung quanh chủ đề « Linh mục hôm qua, hôm nay và ngày mai ». Thánh lễ khép lại ngày hội ngộ đương nhiên cũng được truyền đi trực tiếp.
Vào dịp lễ Đức Mẹ Thăm Viếng, thứ hai ngày 31 tháng Năm tới đây, sẽ có cuộc hội ngộ của 600 linh mục trong toàn giáo tỉnh được tổ chức tại đền thánh Đức Mẹ Pontmain trước sự hiện diện của Đức Cha d’Ornellas, Tổng Giám Mục giáo phận Rennes và các giám mục khác của tất cả 9 giáo phận trong giáo miền.
Chương trình sẽ được bắt đầu bằng việc tiếp đón các linh mục tại vương cung thánh đường Pontmain do Đức Cha Thierry Scherrer, giám mục giáo phận Laval đảm trách. Sẽ có sự đan xen giữa thời gian cầu nguyện cá nhân cũng như tập thể với thời gian học hỏi giáo huấn.
Buổi sáng các linh mục sẽ được nghe lần lượt hai thuyết trình viên giới thiệu về hai gương mặt linh mục tiêu biểu. Cha Bernard Dullier, Quản Đốc Đền Thánh Pontmain sẽ nói về cha Guérin, linh mục quản xứ vào thời Đức Mẹ hiện ra tại đây ngày 17 tháng Giêng năm 1871. Về phần mình, cha Vianney Bouyer, giáo sư Đại Chủng viện thánh Gioan tại Nantes sẽ đề cập đến đời sống của vị Quan Thầy các linh mục với tựa đề: « Cha xứ của chúng ta không là một cha xứ như những người khác ».
Chương trình được tiếp nối bằng giờ Chầu Thánh Thể và thời gian thinh lặng cá nhân. Giờ đọc Kinh Truyền Tin sẽ diễn ra ngay tại nơi Đức Mẹ hiện ra.
Sau bữa ăn trưa, vào lúc 15 giờ 30 các linh mục sẽ đồng tế thánh lễ Đức Mẹ Thăm Viếng do Đức Tổng Giám Mục d’Ornellas chủ sự cùng với các giám mục khác trong 9 giáo phận của toàn giáo tỉnh.
Được biết 9 đài phát thanh Công Giáo của từng giáo phận trong giáo tỉnh cũng tường thuật trực tiếp sự kiện này. Lúc 14 giờ sẽ có chương trình phát thanh giới thiệu về lịch sử địa danh và cuộc hiện ra của Đức Mẹ. Sau đó có sự tham gia bàn tròn của một số linh mục xung quanh chủ đề « Linh mục hôm qua, hôm nay và ngày mai ». Thánh lễ khép lại ngày hội ngộ đương nhiên cũng được truyền đi trực tiếp.
ĐGM Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu truyền chức Phó Tế Vĩnh Viễn cho 16 thầy của Tổng Giáo Phận Toronto
Dominic David Trần
16:48 29/05/2010
ĐGM Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu truyền chức Phó Tế Vĩnh Viễn cho 16 thầy của Tổng Giáo Phận Toronto
TORONTO ngày 28/05/2010 lúc 10:AM sáng thứ Bảy hôm nay theo thông báo của Tòa Tổng Giám Mục Toronto, 16 ứng viên đã được Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá kiêm Đặc trách Tổng Linh Hướng Phó Tế Tổng Giáo Phận Toronto đặt tay truyền chức Phó Tế Vĩnh Viễn. Đại Lễ đã được long trọng cử hành tại Nhà Thờ Chánh Tòa St. Michael's Cathedral ở trung tâm Toronto.
Các Phó Tế vĩnh viễn phục vụ và chăm sóc mục vụ trong các bệnh viện, nhà tù, trung tâm cải huấn, trung tâm cao niên, nhà dưỡng lão và phụ tá cho các Linh mục Quản Xứ tại các giáo xứ trong Tổng Giáo phận.
Trong năm 1967, sau kết qủa của Công Đồng Vatican II (1962-1965) Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ đã tái lập lại chương trình đào tạo Phó Tế vĩnh viễn. Các ứng viên không tu học để thụ phong trở thành Linh Mục-nhưng một khi được thụ phong Phó Tế Vĩnh Viễn, họ là Phó Tế vĩnh viễn suốt đời. Bên cạnh các việc phục vụ trong cộng đoàn và cộng đồng, các Phó Tế vĩnh viễn tham gia mạnh trong sinh
hoạt Giáo Xứ tại địa phương của họ kể cả việc truyền bá Đức Tin và dạy giáo lý.
Kể từ năm 1972, Đại Chủng Viện Thánh Augustine tại thành phố Scarborough (trường đào tạo phần lớn các Linh Mục Việt Nam tại Ontario và hiện nằm trong Giáo khu Đông Toronto của Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu.) tổ chức chương trình 4-năm đào tạo cho các Phó Tế Vĩnh Viễn và người phối ngẫu (các bà vợ của các Phó Tế vĩnh viễn). Hiện nay đã có hơn 100 Phó Tế vĩnh viễn
đang phục vụ trên khắp Tổng Giáo Phận Toronto, trải dài từ các Thành phố Oshawa (phía đông) đến Missisauga (phía Tây) và phía Bắc cho đến vịnh Goergian Bay. Tổng Giáo Phận Toronto là đại gia đình của 1.9 triệu tín hữu Công Giáo, Thánh Lễ được cử hành hàng tuần trong 225 Giáo Xứ và phụng vụ bằng hơn 30 ngôn ngữ khác nhau trong đó có tiếng Việt Nam tại Toronto, North York, Misssissauga, Scarborough.
Lớp thụ phong Phó Tế Vĩnh Viễn năm 2010 này thể hiện cho sự đa dạng về cả sắc tộc, văn hóa và phương diện điạ lý và Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu đã đặt tay truyền chức Phó Tế Vĩnh Viễn cho các ứng viên:
-Curtis Boone - St. Padre Pio Parish, Woodbridge;
-Silverio Fidalgo - St. Patrick's Parish, Mississauga;
-David MacInnis - St. Gregory the Great Parish, Oshawa;
-Damien McGowan - St. Philip Neri Parish, Toronto;
- Michael Miranda - St. John Chrysostom Parish, Newmarket;
- Alan Morris - St. Leo's Parish, Etobicoke;
-Michael O'Mahoney - Newman Centre Catholic Mission, Toronto;
- Don O'Shaughnessy - St. Martin de Porres Parish, Scarborough;
-Rudy Ovcjak - St. Isaac Jogues, Pickering;
- Joseph Owusu-Afriyie - St. Andrew's Parish, Etobicoke;
-Sarfaraz Pinto - St. Thomas the Apostle Parish, Markham;
- Domenico Pullano - St. David's Parish, Maple;
-Terence Rebello - Prince of Peace Parish, Scarborough;
-Don Roberts - St. Francis of Assisi Parish, Mississauga;
-James Shaughnessy - Good Shepherd Parish, Thornhill;
- Larry Shaw - St. Anthony of Padua Parish, Bramalea.
Năm nay không có ứng viên Việt Nam nào được thụ phong. Tính cho đến năm 2010, người Việt Nam đầu tiên được đặt tay truyền chức Phó Tế Vĩnh Viễn tại Toronto là thầy Phó Tế Anthony Trần Vĩnh-Mai hiện đang phục vụ tại Scarborough.
Các Phó Tế vĩnh viễn phục vụ và chăm sóc mục vụ trong các bệnh viện, nhà tù, trung tâm cải huấn, trung tâm cao niên, nhà dưỡng lão và phụ tá cho các Linh mục Quản Xứ tại các giáo xứ trong Tổng Giáo phận.
Trong năm 1967, sau kết qủa của Công Đồng Vatican II (1962-1965) Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ đã tái lập lại chương trình đào tạo Phó Tế vĩnh viễn. Các ứng viên không tu học để thụ phong trở thành Linh Mục-nhưng một khi được thụ phong Phó Tế Vĩnh Viễn, họ là Phó Tế vĩnh viễn suốt đời. Bên cạnh các việc phục vụ trong cộng đoàn và cộng đồng, các Phó Tế vĩnh viễn tham gia mạnh trong sinh
hoạt Giáo Xứ tại địa phương của họ kể cả việc truyền bá Đức Tin và dạy giáo lý.
Kể từ năm 1972, Đại Chủng Viện Thánh Augustine tại thành phố Scarborough (trường đào tạo phần lớn các Linh Mục Việt Nam tại Ontario và hiện nằm trong Giáo khu Đông Toronto của Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu.) tổ chức chương trình 4-năm đào tạo cho các Phó Tế Vĩnh Viễn và người phối ngẫu (các bà vợ của các Phó Tế vĩnh viễn). Hiện nay đã có hơn 100 Phó Tế vĩnh viễn
đang phục vụ trên khắp Tổng Giáo Phận Toronto, trải dài từ các Thành phố Oshawa (phía đông) đến Missisauga (phía Tây) và phía Bắc cho đến vịnh Goergian Bay. Tổng Giáo Phận Toronto là đại gia đình của 1.9 triệu tín hữu Công Giáo, Thánh Lễ được cử hành hàng tuần trong 225 Giáo Xứ và phụng vụ bằng hơn 30 ngôn ngữ khác nhau trong đó có tiếng Việt Nam tại Toronto, North York, Misssissauga, Scarborough.
Lớp thụ phong Phó Tế Vĩnh Viễn năm 2010 này thể hiện cho sự đa dạng về cả sắc tộc, văn hóa và phương diện điạ lý và Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu đã đặt tay truyền chức Phó Tế Vĩnh Viễn cho các ứng viên:
-Curtis Boone - St. Padre Pio Parish, Woodbridge;
-Silverio Fidalgo - St. Patrick's Parish, Mississauga;
-David MacInnis - St. Gregory the Great Parish, Oshawa;
-Damien McGowan - St. Philip Neri Parish, Toronto;
- Michael Miranda - St. John Chrysostom Parish, Newmarket;
- Alan Morris - St. Leo's Parish, Etobicoke;
-Michael O'Mahoney - Newman Centre Catholic Mission, Toronto;
- Don O'Shaughnessy - St. Martin de Porres Parish, Scarborough;
-Rudy Ovcjak - St. Isaac Jogues, Pickering;
- Joseph Owusu-Afriyie - St. Andrew's Parish, Etobicoke;
-Sarfaraz Pinto - St. Thomas the Apostle Parish, Markham;
- Domenico Pullano - St. David's Parish, Maple;
-Terence Rebello - Prince of Peace Parish, Scarborough;
-Don Roberts - St. Francis of Assisi Parish, Mississauga;
-James Shaughnessy - Good Shepherd Parish, Thornhill;
- Larry Shaw - St. Anthony of Padua Parish, Bramalea.
Năm nay không có ứng viên Việt Nam nào được thụ phong. Tính cho đến năm 2010, người Việt Nam đầu tiên được đặt tay truyền chức Phó Tế Vĩnh Viễn tại Toronto là thầy Phó Tế Anthony Trần Vĩnh-Mai hiện đang phục vụ tại Scarborough.
Đức Thánh Cha nói Những vết sẹo từ các vụ lạm dụng tính dục không thể bị che khuất
Paul Minh Nhật chuyển ngữ
20:04 29/05/2010
Đức Thánh Cha Benedict đã nói với các giám mục Italia trong một ám chỉ rõ ràng về các vụ bê bối lạm dụng tính dục trong Giáo Hội rằng nhiệm vụ truyền giáo của họ “không che khuất những thương tích tạo thành sẹo trong cộng đồng giáo hội bởi vì do những yếu đuối và tội lỗi của một vài thành viên của nó”
Trong một bản tin trên BigPond News đã nói “Nước Ý dường như đã không dung thứ bởi chuỗi liên tiếp các vụ lạm dụng tính dục được tiết lộ ra trong cộng đồng Âu Châu cứng chắc và các giáo hội ở Mỹ Châu trong những tháng vừa qua, nhưng từ vài tuần lại đây các trường hợp đã và đang đi qua sự soi xét của dư luận trong nước.”
“Sự khiêm nhường và sự chấp nhận những đau đớn này không nên làm chúng ta quên đi những sự phục vụ phong phú tự do và đầy nhiệt huyết của rất nhiều tín hữu, khởi đầu với các linh mục.”
Trong một bản tin trên BigPond News đã nói “Nước Ý dường như đã không dung thứ bởi chuỗi liên tiếp các vụ lạm dụng tính dục được tiết lộ ra trong cộng đồng Âu Châu cứng chắc và các giáo hội ở Mỹ Châu trong những tháng vừa qua, nhưng từ vài tuần lại đây các trường hợp đã và đang đi qua sự soi xét của dư luận trong nước.”
“Sự khiêm nhường và sự chấp nhận những đau đớn này không nên làm chúng ta quên đi những sự phục vụ phong phú tự do và đầy nhiệt huyết của rất nhiều tín hữu, khởi đầu với các linh mục.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Giám mục Giáo phận Banmêthuột thăm giáo dân tại huyện Krông-nô
Anh Thư
01:53 29/05/2010
Quảng Đà là tên ghép của Quảng Nam và Đà Nẵng. Năm 1976 khoảng 100 gia đình đã rời Quảng Nam và Đà Nẵng vào vùng kinh tế mới thuộc tỉnh Daklak để lập nghiệp, được vài năm sau một số người không chịu nổi cuộc sống khó khăn nên đã di chuyển đi nơi khác làm ăn, chỉ còn khoảng 50 gia đình không còn biết đi đâu đành nhận nơi đây là quê hương mới, họ sống rải rác khai khẩn rừng trồng khoai sắn sống qua ngày. Mặc dù đời sống khó khăn cơ cực nhưng trong tâm tư họ vẫn một lòng trung kiên tin tưởng vào Chúa, khi thuận tiện họ quy tụ cùng đọc kinh cầu nguyện, phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa.
Những ngày lễ trọng, họ phải đi bộ trên 20 km đường rừng từ ngày hôm trước đến Giáo xứ Thọ Thành để kịp giờ tham dự thánh lễ. Những người ở xa 60-70 km muốn tham dự thánh lễ phải tốn mấy ngày công làm thuê để đi xe thồ.
Năm 2000 cha Antôn Trương Trọng Tài, quản xứ Giáo xứ Giáo xứ Phúc Lộc cử Tân Linh mục Antôn Nguyễn Phi Hùng vào chăm sóc giáo dân huyện Krông-nô, cha Hùng cũng không cầm lòng nổi trước cuộc sống nghèo khổ của bà con, họ đói về mặt tinh thần cũng như vật chất…
Với sự năng nổ nhiệt tình của linh mục trẻ, giáo họ dần dần khởi sắc. Từ vài chục gia đình ở rải rác cách nhau mấy cây số, nay số giáo dân Quảng Đà đã gần 4.500 trong số đó có khoảng 1.000 người dân tộc gồm Êđê, H’Mông, Tày, Nùng…
Ông trùm Trần Minh Cả hiến 2220 mét vuông để làm nhà thờ vì số giáo dân gia tăng. Năm 2009 Giáo họ Quảng Đà được nâng lên Giáo xứ và cha Nguyễn Phi Hùng làm Quản xứ tiên khởi với 11 giáo họ nằm rải rác trong huỵện Krông Nô và 2 giáo họ thuộc huyện Lăk, địa bàn mục vụ trải dài trên 100km.
Được tin ĐGM Giáo phận sẽ đến thăm giáo dân trong huyện Krông nô, bà con giáo dân nao nức mong chờ từng ngày…
Ngày 25/5/2010, lúc 6g30 từ Tòa Giám mục ĐGM lên đường đến Giáo xứ Quảng Đà, hạt Quảng Đức, huyện Krôngnô tỉnh Daknông, từ đây ngài được cha Quản xứ và các ông trong HĐGX dẫn đi thăm 8 giáo họ gồm giáo họ Quảng Phú, Thôn 2, Nam Ka, Êarbin, Dăk Xuyên, DăkNang, Giuse và giáo họ Phúc Bình. Thăm các gia đình bị cơn lốc cuốn nhà cửa ngày 09/5/2010.
Buổi chiều ĐGM trở về dâng lễ tại giáo xứ Quảng Đà và gặp gỡ bà con giáo xứ Quảng Đà.
Ngày 26/5/2010, sau khi dâng thánh lễ 5giờsáng, ĐGM được hướng dẫn đến thăm 5 giáo họ gồm giáo họ Antôn, Tân Thành, Nâm Nung, Vô Nhiễm và giáo họ Thánh Gia.
Một số giáo họ chưa có nhà nguyện, linh mục phải dâng lễ nhờ nhà giáo dân.
Tại mỗi giáo họ, mọi thành phần giáo dân từ người già cả đến các em bé đều phấn khởi nôn nóng đứng chờ vị Cha chung. Với nụ cười luôn thắm trên môi ĐGM ân ần bắt tay chào người lớn, xoa đầu các em nhỏ, hỏi han thân mật, nên dù là người dân tộc vùng sâu vùng xa chưa một lần gặp gỡ, họ cũng dạn dĩ nói chuyện với ngài, ngay cả những em nhỏ cũng không rụt rè e sợ trả lời khi ngài hỏi…
Sau khi nghe các ông trùm báo cáo về sự sinh hoạt trong giáo họ, ĐGM vui mừng nhận thấy tinh thần đạo của bà con giáo dân vẫn còn được duy trì sau hơn 30 năm sống xa nhà thờ. Có người được rửa tội từ những thập niên 1960 hay đầu những năm 1970 thời cha Maurisso, vị thừa sai Paris. Đốm lửa Đức tin đã bừng cháy sáng sau “mùa đông dài lạnh lẽo”. Tùy theo địa phương, ĐGM chỉ dẫn một cách hợp lý, đồng thời ngài định hướng cho giáo dân về đời sống tâm linh và xã hội. Ngài khuyên mọi người luôn đặt tin tưởng tuyệt đối vào Chúa, đoàn kết thương yêu nhau… Đức tin phải được nuôi dưỡng đâm rễ sâu từ trong gia đình. Phụ huynh phải là những giáo lý viên tại gia, siêng năng cầu nguyện và nêu gương sáng cho con cái. Điều quan trọng là cố
gắng cho con em đi học để có tương lai tươi sáng hơn.
Nhiều người gốc Bắc muốn xây nhà thờ to lớn, nhưng ĐGM khuyên tùy theo hoàn cảnh, khi kinh tế bà con giáo dân còn eo hẹp chỉ nên dựng ngôi nhà thờ tiền chế…
Cuộc hành trình thăm viếng của ĐGM thật vất vả, từ giáo xứ Quảng Đà đến giáo họ Quảng Phú có thể đi bằng xe hơi, nhưng để đến 12 giáo họ khác trải dài gần 100km, đoàn phải dùng xe gắn máy để qua những đoạn đường hẹp đầy đất đỏ bụi mù, hoặc vào những con đường ruộng, đường rừng... hay băng qua những nơi đang thi công xẻ núi làm đường gồ ghề khúc khuỷu, có lúc trời đổ mưa đường gập gềnh trơn trượt…có lúc phải đi đò qua sông...
Kết thúc hai ngày kinh lý, ĐGM trở về Tòa Giám mục lúc 20g30 ngày 26/5/2010, để lại nơi người giáo dân vùng Krông-nô niềm vui đượm thắm tình phụ tử nhưng cũng đầy lưu luyến.
Khai Mạc Năm Thánh của Hội Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam
Văn Chính, SDB
08:24 29/05/2010
TAM HÀ: 29.05.2010 – Sáng ngày thứ bảy 29.05.2010 tại Nhà Mẹ của Hội Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ ở Tam Hà - Thủ Đức đã diễn ra lễ khai mạc Năm Thánh hướng tới Đại lễ kỷ niệm 50 năm Hội Dòng đã đến và làm việc trên mảnh đất Việt. Các nữ tu của Hội dòng đã muốn cử hành biến cố khai mạc năm thánh này cách nội bộ và chú tâm tới việc giúp các chị em đi vào chiều sâu của ý nghĩa năm thánh là canh tân lại sự hiện diện của mình để sứ mạng sa-lê-diêng thực sự đạt được nhiều kết quả hơn nữa.
Xem hình khai mạc Năm Thánh
Đến tham dự biến cố này có Đức Giám Mục Phao-lô Nguyễn Văn Hòa, nguyên Giám Mục của địa phận Nha Trang, sơ Tổng Cố Vấn Rose đại diện Mẹ Tổng Quyền FMA, cha Giám Tỉnh dòng Sa-lê-diêng Việt Nam, các anh em Sa-lê-diêng, một số quý cha địa phận có liên hệ tới nhà dòng, các ông bà cố và thân nhân của các nữ tu FMA Việt Nam, và tất nhiên tất cả các nữ tu FMA Việt nam hiện đang làm việc tại nhiều cộng đoàn trên mảnh đất Việt.
Vào lúc 08:00 sáng, nghi thức Khai mạc Năm thánh được khởi sự với cuộc rước của các nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ và đoàn đồng tế vào trong Hội trường của Nhà Dòng, nơi sẽ diễn ra thánh lễ Khai Mạc Năm Thánh. Trước phần thánh lễ, Mẹ Tổng Cố Vấn Rose phát biểu và đọc thư của Mẹ Tổng Quyền chúc mừng FMA Việt Nam nhân dịp khai mạc năm thánh hướng đến việc kỷ niệm 50 năm hiện diện tại Việt Nam. Sau đó, mọi người trong hội trường đã có dịp nhìn lại những nét lịch sử và hoạt động chính yếu của FMA Việt Nam trong 50 năm qua với phần trình bày Video của Ban Truyền Thông Tỉnh dòng FMA.
Từ sự hiện diện khiêm tốn của các nữ tu truyền giáo dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ tại Bình Tây – Chợ lớn cách đây 49 năm vào ngày 28.05.1961, hội dòng đã dần phát triển thành một Á Tỉnh “Mẹ Phù Hộ” vào năm 2003 và sau đó thành một Tỉnh dòng cũng với thánh hiệu “Mẹ Phù Hộ” vào năm 2009 vừa qua.
Từ một hạt giống nhỏ bé đầu tiên được gieo xuống trên mảnh đất Việt cách đây 49 năm, hạt giống ấy đã nẩy mầm và phát triển thành một cây to lớn hiện nay: đoàn sủng và sứ mệnh sa-lê-diêng đã lớn mạnh qua những lao nhọc, mồ hôi và nước mắt của các nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam. Ngày nay, người ta có thể thấy các nữ tu FMA đang đồng hành và dấn thân trong sứ mệnh giáo dục và loan báo Tin Mừng cho các người trẻ theo đoàn sủng của cha thánh Gioan Bosco và Mẹ thánh Maria Mazzarello trong những công cuộc đa dạng như: Nguyện xá, Trường học, Lưu xá sinh viên nữ, Nội trú cấp I và II, Dạy nghề cho nữ giới, đồng hành với công nhân, tham gia và tổ chức những công cuộc nhằm thăng tiến và phát triển phụ nữ… Những công cuộc này được đảm nhận và điều hành cách sinh động trong sự dấn thân của 150 nữ tu FMA tại 12 cộng đoàn và 9 điểm truyền giáo trong 6 giáo phận của Giáo hội Việt Nam.
Lúc 8:45, Thánh lễ Tạ ơn đã được cử hành trong bầu khí ấm cúng, trang nghiêm và sốt sắng. Sau phần sám hối đầu thánh lễ là một nghi thức nhỏ rước biểu tượng 50 năm lên lễ đài, và phần công bố Năm Thánh chiếu theo quyết định của Bộ Xá Giải. Cuối thánh lễ là lời cám ơn của chị Bề trên Giám Tỉnh đối với Đức Cha Phao-lô, quý cha, và mọi người hiện diện trong thánh lễ. Phép lành cuối lễ với ơn Toàn xá đã được Đức Cha Phao-lô công bố và thực hiện theo như quy định của Bộ Xá Giải.
Thánh lễ kết thúc với bài ca về Mẹ Phù Hộ và việc chụp hình lưu niệm chung.
Xin chúc mừng tất cả các nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ nhân biến cố quan trọng này. Cầu chúc các chị em luôn là những nhà truyền giáo và tông đồ giữa các người trẻ trên quê hương đất nước Việt Nam thân yêu này.
Xem hình khai mạc Năm Thánh
Đến tham dự biến cố này có Đức Giám Mục Phao-lô Nguyễn Văn Hòa, nguyên Giám Mục của địa phận Nha Trang, sơ Tổng Cố Vấn Rose đại diện Mẹ Tổng Quyền FMA, cha Giám Tỉnh dòng Sa-lê-diêng Việt Nam, các anh em Sa-lê-diêng, một số quý cha địa phận có liên hệ tới nhà dòng, các ông bà cố và thân nhân của các nữ tu FMA Việt Nam, và tất nhiên tất cả các nữ tu FMA Việt nam hiện đang làm việc tại nhiều cộng đoàn trên mảnh đất Việt.
Vào lúc 08:00 sáng, nghi thức Khai mạc Năm thánh được khởi sự với cuộc rước của các nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ và đoàn đồng tế vào trong Hội trường của Nhà Dòng, nơi sẽ diễn ra thánh lễ Khai Mạc Năm Thánh. Trước phần thánh lễ, Mẹ Tổng Cố Vấn Rose phát biểu và đọc thư của Mẹ Tổng Quyền chúc mừng FMA Việt Nam nhân dịp khai mạc năm thánh hướng đến việc kỷ niệm 50 năm hiện diện tại Việt Nam. Sau đó, mọi người trong hội trường đã có dịp nhìn lại những nét lịch sử và hoạt động chính yếu của FMA Việt Nam trong 50 năm qua với phần trình bày Video của Ban Truyền Thông Tỉnh dòng FMA.
Từ sự hiện diện khiêm tốn của các nữ tu truyền giáo dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ tại Bình Tây – Chợ lớn cách đây 49 năm vào ngày 28.05.1961, hội dòng đã dần phát triển thành một Á Tỉnh “Mẹ Phù Hộ” vào năm 2003 và sau đó thành một Tỉnh dòng cũng với thánh hiệu “Mẹ Phù Hộ” vào năm 2009 vừa qua.
Từ một hạt giống nhỏ bé đầu tiên được gieo xuống trên mảnh đất Việt cách đây 49 năm, hạt giống ấy đã nẩy mầm và phát triển thành một cây to lớn hiện nay: đoàn sủng và sứ mệnh sa-lê-diêng đã lớn mạnh qua những lao nhọc, mồ hôi và nước mắt của các nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam. Ngày nay, người ta có thể thấy các nữ tu FMA đang đồng hành và dấn thân trong sứ mệnh giáo dục và loan báo Tin Mừng cho các người trẻ theo đoàn sủng của cha thánh Gioan Bosco và Mẹ thánh Maria Mazzarello trong những công cuộc đa dạng như: Nguyện xá, Trường học, Lưu xá sinh viên nữ, Nội trú cấp I và II, Dạy nghề cho nữ giới, đồng hành với công nhân, tham gia và tổ chức những công cuộc nhằm thăng tiến và phát triển phụ nữ… Những công cuộc này được đảm nhận và điều hành cách sinh động trong sự dấn thân của 150 nữ tu FMA tại 12 cộng đoàn và 9 điểm truyền giáo trong 6 giáo phận của Giáo hội Việt Nam.
Lúc 8:45, Thánh lễ Tạ ơn đã được cử hành trong bầu khí ấm cúng, trang nghiêm và sốt sắng. Sau phần sám hối đầu thánh lễ là một nghi thức nhỏ rước biểu tượng 50 năm lên lễ đài, và phần công bố Năm Thánh chiếu theo quyết định của Bộ Xá Giải. Cuối thánh lễ là lời cám ơn của chị Bề trên Giám Tỉnh đối với Đức Cha Phao-lô, quý cha, và mọi người hiện diện trong thánh lễ. Phép lành cuối lễ với ơn Toàn xá đã được Đức Cha Phao-lô công bố và thực hiện theo như quy định của Bộ Xá Giải.
Thánh lễ kết thúc với bài ca về Mẹ Phù Hộ và việc chụp hình lưu niệm chung.
Xin chúc mừng tất cả các nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ nhân biến cố quan trọng này. Cầu chúc các chị em luôn là những nhà truyền giáo và tông đồ giữa các người trẻ trên quê hương đất nước Việt Nam thân yêu này.
Kỉ niệm 127 năm thành lập giáo phận Bắc Ninh - Khơi lên tinh thần tử đạo
Nguyễn Xuân Trường
09:57 29/05/2010
Bắc Ninh, ngày 29.5.2010- Trời mưa gió vẫn không thể cản ngăn bước chân của quý linh mục, tu sĩ, Ban hành giáo và hàng ngàn giáo dân hội tụ về mừng lễ kỉ niệm 127 năm thành lập giáo phận tại tòa giám mục và nhà thờ chính tòa Bắc Ninh. Lễ kỉ niệm năm nay là một dịp đặc biệt để mọi người ôn lại, cảm nghiệm và noi gương niềm Tin Cậy Mến son sắt, anh dũng hi sinh của các vị tử đạo Bắc Ninh.
Hình ảnh Lễ kỉ nieệm thành lập giáo phận Bắc Ninh
Mở đầu buổi lễ là cuộc rước Chúa Giêsu, Đức Mẹ Mân Côi, Linh cốt thánh tử đạo và một số kiệu hoa Đức Mẹ tháng năm. Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, quý cha, quý tu sỹ cùng các đoàn thể như kèn đồng, trống trắc, hội hoa, ca đoàn đi theo các kiệu rước. Lúc này, trời chỉ còn mưa lác đác như đang vãi những hạt ân sủng xuống cho Bắc Ninh. Đoàn rước khởi hành từ lễ đài trước Trung tâm Mục vụ Giáo phận đi ngang qua khuôn viên tòa giám mục và tiến vào nhà thờ chính tòa Bắc Ninh.
Khi toàn bộ đoàn rước đã vào trong nhà thờ, nghi lễ Tế nguyện công đức tiền nhân diễn ra thật cảm động và linh thiêng. Bài vị các thánh tử đạo được đặt trang trọng giữa gian cung thánh, hai vị cầm lọng đứng hai bên. Đoàn tế gồm quý linh mục và quý vị chức việc trong trang phục truyền thống dân tộc uy nghi tiến lên tế lễ trong tiếng trống chiêng trầm hùng vang vọng. Bài tế như một lời tạ ơn Thiên Chúa đã ban muôn phúc lành cho giáo phận Bắc Ninh, và cũng là lời ghi ơn và tôn kính các vị tiền nhân “đã hy sinh xương máu, đã chẳng tiếc mồ hôi, để gieo giống đức tin, xây nền Giáo phận”.
Sau nghi thức tế lễ tiền nhân, linh mục chánh văn phòng công bố quyết định của đức cha nhận Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh và các Thánh Tử Đạo Bắc Ninh làm Bảo Trợ thứ hai, sau Đức Mẹ Mân Côi là vị Bảo Trợ thứ nhất giáo phận Bắc Ninh. Lí do được đưa ra là: Giáo phận Bắc Ninh có được như ngày hôm nay một phần rất quan trọng là do cha ông đã trung kiên, can đảm sống và làm chứng cho đức tin. Máu các ngài đổ ra là di sản vô giá mà giáo phận có nghĩa vụ bảo tồn và phát huy. Như thế, khi quyết định nhận Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh và các Thánh Tử Đạo Bắc Ninh làm Bảo Trợ thứ hai, đức cha muốn khơi dạy tinh thần tử đạo hi sinh và khêu lên ngọn lửa tin mến tha thiết nơi mọi người trong giáo phận. Nhờ đó mà giáo phận luôn kiên trung và thăng tiến.
Đầu thánh lễ, đức cha chủ tế nêu ý nghĩa việc kỉ niệm 127 năm thành lập giáo phận và công ơn của các vị tiền nhân tử đạo. Đức cha mời gọi cộng đoàn cầu nguyện không chỉ cho mọi tín hữu trong giáo phận, mà là cho tất cả mọi người sống trong lãnh thổ giáo phận, kể cả những người hiểu lầm, gây khó khăn cho giáo phận như gương các thánh tử đạo xưa cầu nguyện cho cả những kẻ giết các Ngài.
Phần bài giảng, đức cha tập trung vào chủ đề “vui mừng và hi vọng”. Vui mừng vì có các bậc tiền nhân sống đức tin hi sinh anh dũng. Các Ngài đã giương cao ngọn cờ chiến thắng vì đã chứng minh tấm lòng quả cảm, ý chí kiên cường: chịu chết vì chính nghĩa đức tin, vì lòng yêu thương tha thiết, theo tinh thần đại nghĩa, chẳng vương chút hận thù: "Ðấng trượng phu, đừng thù mới đáng, - Ðấng anh hùng, đừng oán mới hay"! Đức cha cũng lược qua những nét nổi bật của thánh tử đạo Giuse Hoàng Lương Cảnh - vị thánh tử đạo duy nhất sinh ra, lớn lên, sống làm việc và tử đạo tại chính Bắc Ninh, và 6 vị thánh sinh ra ở ngoài Bắc Ninh, nhưng phục vụ và tử đạo tại Bắc Ninh, đó là các thánh: Phêrô Nguyễn Văn Tự, Đaminh Bùi Văn Úy, Augustinô Nguyễn Văn Mới, Tôma Nguyễn Văn Đệ, Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu và Stêphanô Nguyễn Văn Vinh; rồi thêm 2 thánh sinh ra tại Bắc Ninh, nhưng phục vụ và tử đạo tại nơi khác: thánh Anrê Trần An Dũng Lạc và thánh Đaminh Cẩm. Bên cạnh các vị tử đạo đã được phong thánh, Bắc Ninh còn tự hào có 100 vị Đầu Mục (những người đứng đầu Ban hành giáo, tương tự như ông Trùm) đã anh dũng hi sinh làm chứng cho đức tin son sắt của mình.
Sau khi lược qua lịch sử hào hùng của các bậc tiền nhân tử đạo, đức cha hi vọng giáo phận sẽ được thăng tiến nhờ ơn Chúa, nhờ phúc ấm của tiền nhân và lòng thảo hiếu, noi gương tiền nhân của cháu con. Cái chết của các vị tử đạo đã minh chứng rằng: tín ngưỡng tôn giáo là cái gì sâu xa, bền bỉ, linh thiêng không thể xóa nhòa, dập tắt bằng những mãnh lực bên ngoài. Đức cha tha thiết mời gọi toàn thể cộng đoàn là con cháu các Thánh Tử Ðạo Bắc Ninh, hãy noi gương các ngài: sẵn lòng sống chết vì Chúa. Chính nhờ máu các thánh tử đạo mà Giáo hội mới được như hôm nay. Đó là bài học chúng ta phải ghi nhớ trong lòng. Giáo hội phát triển là nhờ những tín hữu dám sống chết cho niềm tin của mình.
Bắc Ninh đã chính thức nhận thánh tử đạo Giuse Hoàng Lương Cảnh, một giáo dân, làm thánh bảo trợ giáo phận. Vậy sao lại không dám mơ ước rằng: Bắc Ninh sẽ không chỉ có 1 thánh tử đạo Giuse Hoàng Lương Cảnh, mà còn có 125 ngàn Giuse Hoàng Lương Cảnh khác, bởi lẽ, như người Việt Nam thường nói: Cha nào con ấy. Họ nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh!
Nguyện xin Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh và các Thánh Tử Đạo Bắc Ninh cầu bầu cùng Chúa thêm sức cho chúng ta sống xứng đáng là con cháu các ngài, có đủ can đảm bước tiếp con đường hi sinh anh dũng vì niềm tin, vì lòng mến Chúa yêu người mà các Ngài đã đi. Tất cả những người con của Mẹ Giáo phận Bắc Ninh dù ở bất cứ nơi đâu cũng đừng bao giờ quên rằng: chúng ta mang trong mình dòng máu của các thánh tử đạo là những người đã đặt Chúa lên trên cả mạng sống của mình.
Hình ảnh Lễ kỉ nieệm thành lập giáo phận Bắc Ninh
Mở đầu buổi lễ là cuộc rước Chúa Giêsu, Đức Mẹ Mân Côi, Linh cốt thánh tử đạo và một số kiệu hoa Đức Mẹ tháng năm. Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, quý cha, quý tu sỹ cùng các đoàn thể như kèn đồng, trống trắc, hội hoa, ca đoàn đi theo các kiệu rước. Lúc này, trời chỉ còn mưa lác đác như đang vãi những hạt ân sủng xuống cho Bắc Ninh. Đoàn rước khởi hành từ lễ đài trước Trung tâm Mục vụ Giáo phận đi ngang qua khuôn viên tòa giám mục và tiến vào nhà thờ chính tòa Bắc Ninh.
Khi toàn bộ đoàn rước đã vào trong nhà thờ, nghi lễ Tế nguyện công đức tiền nhân diễn ra thật cảm động và linh thiêng. Bài vị các thánh tử đạo được đặt trang trọng giữa gian cung thánh, hai vị cầm lọng đứng hai bên. Đoàn tế gồm quý linh mục và quý vị chức việc trong trang phục truyền thống dân tộc uy nghi tiến lên tế lễ trong tiếng trống chiêng trầm hùng vang vọng. Bài tế như một lời tạ ơn Thiên Chúa đã ban muôn phúc lành cho giáo phận Bắc Ninh, và cũng là lời ghi ơn và tôn kính các vị tiền nhân “đã hy sinh xương máu, đã chẳng tiếc mồ hôi, để gieo giống đức tin, xây nền Giáo phận”.
Sau nghi thức tế lễ tiền nhân, linh mục chánh văn phòng công bố quyết định của đức cha nhận Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh và các Thánh Tử Đạo Bắc Ninh làm Bảo Trợ thứ hai, sau Đức Mẹ Mân Côi là vị Bảo Trợ thứ nhất giáo phận Bắc Ninh. Lí do được đưa ra là: Giáo phận Bắc Ninh có được như ngày hôm nay một phần rất quan trọng là do cha ông đã trung kiên, can đảm sống và làm chứng cho đức tin. Máu các ngài đổ ra là di sản vô giá mà giáo phận có nghĩa vụ bảo tồn và phát huy. Như thế, khi quyết định nhận Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh và các Thánh Tử Đạo Bắc Ninh làm Bảo Trợ thứ hai, đức cha muốn khơi dạy tinh thần tử đạo hi sinh và khêu lên ngọn lửa tin mến tha thiết nơi mọi người trong giáo phận. Nhờ đó mà giáo phận luôn kiên trung và thăng tiến.
Đầu thánh lễ, đức cha chủ tế nêu ý nghĩa việc kỉ niệm 127 năm thành lập giáo phận và công ơn của các vị tiền nhân tử đạo. Đức cha mời gọi cộng đoàn cầu nguyện không chỉ cho mọi tín hữu trong giáo phận, mà là cho tất cả mọi người sống trong lãnh thổ giáo phận, kể cả những người hiểu lầm, gây khó khăn cho giáo phận như gương các thánh tử đạo xưa cầu nguyện cho cả những kẻ giết các Ngài.
Phần bài giảng, đức cha tập trung vào chủ đề “vui mừng và hi vọng”. Vui mừng vì có các bậc tiền nhân sống đức tin hi sinh anh dũng. Các Ngài đã giương cao ngọn cờ chiến thắng vì đã chứng minh tấm lòng quả cảm, ý chí kiên cường: chịu chết vì chính nghĩa đức tin, vì lòng yêu thương tha thiết, theo tinh thần đại nghĩa, chẳng vương chút hận thù: "Ðấng trượng phu, đừng thù mới đáng, - Ðấng anh hùng, đừng oán mới hay"! Đức cha cũng lược qua những nét nổi bật của thánh tử đạo Giuse Hoàng Lương Cảnh - vị thánh tử đạo duy nhất sinh ra, lớn lên, sống làm việc và tử đạo tại chính Bắc Ninh, và 6 vị thánh sinh ra ở ngoài Bắc Ninh, nhưng phục vụ và tử đạo tại Bắc Ninh, đó là các thánh: Phêrô Nguyễn Văn Tự, Đaminh Bùi Văn Úy, Augustinô Nguyễn Văn Mới, Tôma Nguyễn Văn Đệ, Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu và Stêphanô Nguyễn Văn Vinh; rồi thêm 2 thánh sinh ra tại Bắc Ninh, nhưng phục vụ và tử đạo tại nơi khác: thánh Anrê Trần An Dũng Lạc và thánh Đaminh Cẩm. Bên cạnh các vị tử đạo đã được phong thánh, Bắc Ninh còn tự hào có 100 vị Đầu Mục (những người đứng đầu Ban hành giáo, tương tự như ông Trùm) đã anh dũng hi sinh làm chứng cho đức tin son sắt của mình.
Sau khi lược qua lịch sử hào hùng của các bậc tiền nhân tử đạo, đức cha hi vọng giáo phận sẽ được thăng tiến nhờ ơn Chúa, nhờ phúc ấm của tiền nhân và lòng thảo hiếu, noi gương tiền nhân của cháu con. Cái chết của các vị tử đạo đã minh chứng rằng: tín ngưỡng tôn giáo là cái gì sâu xa, bền bỉ, linh thiêng không thể xóa nhòa, dập tắt bằng những mãnh lực bên ngoài. Đức cha tha thiết mời gọi toàn thể cộng đoàn là con cháu các Thánh Tử Ðạo Bắc Ninh, hãy noi gương các ngài: sẵn lòng sống chết vì Chúa. Chính nhờ máu các thánh tử đạo mà Giáo hội mới được như hôm nay. Đó là bài học chúng ta phải ghi nhớ trong lòng. Giáo hội phát triển là nhờ những tín hữu dám sống chết cho niềm tin của mình.
Bắc Ninh đã chính thức nhận thánh tử đạo Giuse Hoàng Lương Cảnh, một giáo dân, làm thánh bảo trợ giáo phận. Vậy sao lại không dám mơ ước rằng: Bắc Ninh sẽ không chỉ có 1 thánh tử đạo Giuse Hoàng Lương Cảnh, mà còn có 125 ngàn Giuse Hoàng Lương Cảnh khác, bởi lẽ, như người Việt Nam thường nói: Cha nào con ấy. Họ nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh!
Nguyện xin Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh và các Thánh Tử Đạo Bắc Ninh cầu bầu cùng Chúa thêm sức cho chúng ta sống xứng đáng là con cháu các ngài, có đủ can đảm bước tiếp con đường hi sinh anh dũng vì niềm tin, vì lòng mến Chúa yêu người mà các Ngài đã đi. Tất cả những người con của Mẹ Giáo phận Bắc Ninh dù ở bất cứ nơi đâu cũng đừng bao giờ quên rằng: chúng ta mang trong mình dòng máu của các thánh tử đạo là những người đã đặt Chúa lên trên cả mạng sống của mình.
Giới trẻ Sài Gòn hướng về Năm Thánh 2010
Quốc Ngọc
13:02 29/05/2010
Giới trẻ Sài Gòn hướng về Năm Thánh 2010
Ngày 29/5/2010, tại Trung tâm Phaolô Nguyễn Văn Bình (43 Nguyễn Thông, Quận 3) diễn ra Tọa đàm “Giới trẻ hướng về Năm Thánh: thao thức – ước vọng và trách nhiệm” thu hút hơn 300 lượt bạn trẻ trong khắp giáo phận tham dự.
Lần lượt 7 tham luận do các bạn trẻ thuộc nhiều lãnh vực, môi trường khác nhau trình bày. Nội dung các tham luận xoay quanh những hiện trạng, khó khăn, bức xúc mà người trẻ vẫn hằng ước mong được nói công khai trước Giáo hội. Nhiều tham luận có những đề xuất thiết thực cho các vị chủ chăn trong từng lĩnh vực, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của người trẻ với Giáo hội.
Linh mục đặc trách Giới trẻ giáo phận Sài Gòn Gioan Lê Quang Việt đã mở ra những vấn đề cần thiết cho người trẻ Công giáo với đề tài Cho người trẻ lớn lên. Kế tiếp là các tham luận Sống đạo của giới trẻ TPHCM: một khảo sát xã hội học; Khó khăn và ước mơ của người trẻ sống đạo hôm nay; Sinh viên Công giáo trong môi trường giáo dục hiện nay; Truyền thông – sứ mệnh liên đới; Thao thức, ước vọng và trách nhiệm của người trẻ Công giáo khuyết tật và cuối cùng là Đời sống bạn trẻ Công giáo di dân.
Đến tham dự tọa đàm có Đức tân Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp - Chủ nhiệm CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình - đơn vị tổ chức buổi tọa đàm và linh mục Giuse Nguyễn Trọng Viễn (O.P).
Ngày 29/5/2010, tại Trung tâm Phaolô Nguyễn Văn Bình (43 Nguyễn Thông, Quận 3) diễn ra Tọa đàm “Giới trẻ hướng về Năm Thánh: thao thức – ước vọng và trách nhiệm” thu hút hơn 300 lượt bạn trẻ trong khắp giáo phận tham dự.
Lần lượt 7 tham luận do các bạn trẻ thuộc nhiều lãnh vực, môi trường khác nhau trình bày. Nội dung các tham luận xoay quanh những hiện trạng, khó khăn, bức xúc mà người trẻ vẫn hằng ước mong được nói công khai trước Giáo hội. Nhiều tham luận có những đề xuất thiết thực cho các vị chủ chăn trong từng lĩnh vực, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của người trẻ với Giáo hội.
Linh mục đặc trách Giới trẻ giáo phận Sài Gòn Gioan Lê Quang Việt đã mở ra những vấn đề cần thiết cho người trẻ Công giáo với đề tài Cho người trẻ lớn lên. Kế tiếp là các tham luận Sống đạo của giới trẻ TPHCM: một khảo sát xã hội học; Khó khăn và ước mơ của người trẻ sống đạo hôm nay; Sinh viên Công giáo trong môi trường giáo dục hiện nay; Truyền thông – sứ mệnh liên đới; Thao thức, ước vọng và trách nhiệm của người trẻ Công giáo khuyết tật và cuối cùng là Đời sống bạn trẻ Công giáo di dân.
Đến tham dự tọa đàm có Đức tân Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp - Chủ nhiệm CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình - đơn vị tổ chức buổi tọa đàm và linh mục Giuse Nguyễn Trọng Viễn (O.P).
Người nữ tu có tấm lòng cao cả
Thanh Thủy & Tâm Phúc
20:59 29/05/2010
Người nữ tu có tấm lòng cao cả
BT- Lấy châm ngôn “Phục vụ trong yêu mến” để làm lẽ sống cho cuộc đời mình, nữ tu Maria Goretti Hoàng Thị Liên (SN 1949), người đã đứng ra thành lập trường khiếm thính “Hừng Đông” và “Tổ ấm huynh đệ” (TP Phan Thiết) đã xem công việc nuôi dạy những đứa trẻ khuyết tật là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất đối với cô.
Tận tâm với nghề
Mặc dù rất bận rộn với công việc quản lý một cơ sở dành cho trẻ khuyết tật, nhưng cô Liên vẫn dành một ít thời gian để trò chuyện với chúng tôi. Cô kể lại, những năm trước giải phóng, cô làm việc tại Bệnh viện Hàm Tân. Sau đó cô được nhà dòng cử đi phục vụ những người dân có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ trên địa bàn tỉnh. Trong khoảng thời gian đó, cô được chăm sóc những đứa trẻ khuyết tật, những em bị chứng bệnh Down, câm điếc, bại não, tự kỷ… Nhìn những mảnh đời bất hạnh, tận mắt chứng kiến các em bị bệnh tật giày vò và sự đau đớn của cha mẹ các em khi sinh ra những đứa con không được lành lặn. Trong cô đã trỗi dậy một niềm thương cảm vô bờ bến. Cô đã trăn trở, suy nghĩ rất nhiều phải tìm ra một cách nào đó để giúp các em khuyết tật có một cuộc sống như những đứa trẻ bình thường khác, được hoà nhập với cộng đồng và xã hội. Không ngại khó, ngại khổ cô Liên đã tham gia lớp đào tạo chuyên khuyết tật mầm non và học hỏi thêm kinh nghiệm của những người học qua trường khiếm thính.
Nữ tu Maria Goretti Hoàng Thị Liên cùng các cô bảo mẫu và các em khuyết tật "Tổ ấm huynh đệ"
Khi đã có kinh nghiệm, năm 1993 cô Liên đã đứng ra thành lập trường khiếm thính tại phường Hưng Long - TP.Phan Thiết, lấy tên là Trường Khiếm thính Hừng Đông với ước mong các em có một ngày mai tươi sáng. Bước đầu thành công với việc nuôi dạy các em khiếm thính nhưng cô Liên vẫn chưa hài lòng. Hằng đêm cô không sao ngủ được khi nghĩ về những em bị các chứng bệnh Down, bại não, tự kỷ… mà không có một lớp nào có thể đón nhận các em về nuôi dạy. Một lần nữa cô đã mạnh dạn đứng ra mở trường khuyết tật dành cho các em bị bệnh Down, bại não, chậm phát triển, tự kỷ… lấy tên là “Tổ ấm huynh đệ” một nơi mà mọi người luôn coi nhau như anh em một nhà, sống dung hòa, không phân biệt. Hiện “Tổ ấm huynh đệ” có hơn 80 em theo học, với đội ngũ giáo viên là 12 người chuyên dạy về nói, nghe, viết và cô Liên là người đứng đầu cơ sở này.
Khó nhọc nghề nuôi dạy trẻ khuyết tật
Khi chúng tôi tìm đến cơ sở “Tổ ấm huynh đệ”, nhìn những gương mặt ngây dại, những ánh mắt đờ đẫn, thân hình ngoặt ngoẹo…, nghe những âm thanh ú ứ bật lên từ sâu thẳm bản năng làm người của các em, chúng tôi đã không khỏi xúc động. Thương các em bao nhiêu lại thấy cảm phục các cô bảo mẫu các em bấy nhiêu. Dẫu chưa một lần mang nặng đẻ đau nhưng họ đã coi chúng như chính những đứa con mà họ rứt ruột sinh ra. Khi hỏi về công việc quản lý và nuôi dạy những em khuyết tật, cô Liên nói: “Được chăm sóc những em khuyết tật là niềm hạnh phúc lớn nhất đối với tôi”. Nuôi dạy một đứa trẻ bình thường vốn đã khó, nay dạy những đứa trẻ chậm phát triển, không nhận thức được thế giới xung quanh là một công việc vô cùng nan giải. Cô Liên kể, những em bị chứng bệnh Down, bại não… nhiều lúc động kinh la hét, đập phá lung tung. Còn các em bị bệnh tự kỷ như người vô thức, không nhận biết được mọi thứ xung quanh… Khó khăn là thế nhưng bằng sự cần cù, chịu thương chịu khó và bằng trái tim nhận hậu của cô Liên và các cô bảo mẫu trong “Tổ ấm huynh đệ”, dần dần đã cảm hóa được các em và đưa dần các em vào cuộc sống đời thường.
Chỉ tay về bốn anh em Hưng, Thành, Hải, Nam cô Liên cho chúng tôi hay, đây là bốn anh em ruột tất cả đều bị bệnh chậm phát triển. Nhà các em rất nghèo, không có tiền đóng lệ phí nên trường đã miễn giảm hoàn toàn từ nguồn kinh phí vận động các cơ sở Công giáo. Thành quả sau 5 năm cô Liên tạo dựng nên cơ sở “Tổ ấm huynh đệ” là được thấy các em khuyết tật biết đọc, biết viết, chào hỏi, làm toán, múa hát… Một số em đến tuổi trưởng thành đã biết làm một số việc phụ giúp các cô bảo mẫu. Điều mà cô Liên hạnh phúc nhất là các em đã biết thương yêu nhau như anh em một nhà và sự yêu mến của các cô bảo mẫu trong “Tổ ấm huynh đệ” dành cho cô.
Ghi nhận những cống hiến trên, vừa qua cô Liên được UBND tỉnh tặng bằng khen đã có thành tích “Người bảo trợ tiêu biểu”. Và vinh dự hơn cả cô là một trong những người bảo trợ tiêu biểu đại diện cho tỉnh nhà tham dự hội nghị “Biểu dương người tàn tật, trẻ em mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ III năm 2010” tổ chức tại Hà Nội.
Tâm Phúc
TỔ ẤM HUYNH ĐỆ VUI ĐÓN MÙA HÈ
Những cơn mưa làm cây cỏ xanh tươi. Phượng cháy đỏ trên cành. Ve sầu kêu rả rích. A! Hè về rồi. Cô trò Tổ Ấm Huynh Đệ, trực thuộc Tòa Giám Mục Phan Thiết, náo nức niềm vui trong lễ Bế Giảng Năm học 2009-2010 được tổ chức vào ngày 28.5.2010.
Chương trình bắt đầu lúc 15g nhưng cô trò Tổ Ấm Huynh Đệ cả buổi trưa đã xôn xao chuẩn bị cho buổi lễ và các tiết mục văn nghệ. Hiện diện trong Lễ Bế Giảng có Đức ông GB Lê Xuân Hoa, cha Giám Đốc Tổ Ấm Huynh Đệ Phêrô Nguyễn Đình Sáng, soeur Phụ Trách cộng đoàn Hàn Thuyên, soeur Hiệu trưởng Cơ sở Khiếm Thính Hừng Đông, Đoàn Thanh Niên văn phòng Đảng ủy khối các cơ quan Tỉnh, quý Ân nhân cùng với đông đảo phụ huynh các em.
Xem hình Tổ Ấm Huynh Đệ vui đón hè
Soeur Hiệu trưởng Maria Goretti Hoàng Thị Liên khai mạc buổi lễ với lời chào mừng quan khách. Đại diện Tổ Ấm đọc báo cáo tổng kết năm học 2009-2010. Trong năm học này, Tổ Ấm có 77 học sinh chia làm 5 lớp với 12 người phục vụ các em trong việc điều hành, dạy học, vệ sinh và ẩm thực. Trong đó có 10 chị thuộc Hội Dòng MTG Nha Trang. Vì học sinh của trường gồm các em đa dạng về khuyết tật như: tự kỷ, chậm phát triển, down. v.v. nên mỗi lớp các soeur phân bố chỉ từ 15 đến 16 em để thuận tiện việc chăm sóc kỹ lưỡng. Tổ Ấm có một lớp cá biệt, chỉ 10 em khuyết tật nặng nhưng phải cần đến 4 cô chăm sóc, giờ ăn phải có thêm người phụ mà còn rất vất vả. Tổ Ấm đã đi vào năm thứ 6 nên tổ chức và hoạt động đã rất ổn định và nề nếp. Với hết sự nhiệt tâm và lòng yêu thương của các soeurs, các cô giáo trong việc dạy dỗ và chăm sóc các em, kết quả đạt được khiến nhà trường và phụ huynh đều rất vui mừng. Các em lớp Huynh Đệ 5 hầu hết đọc suông câu, viết chính tả và làm toán giỏi. Nhiều em còn tỏ ra có năng khiếu về khéo tay, văn nghệ. v.v. Các em lớp khác cũng bắt đầu biết đọc, viết nhưng rất mau quên. Mau quên là một trong những khó khăn của các em đòi hỏi người chăm sóc phải thật kiên nhẫn, phải có tấm lòng yêu thương vô cùng mới có thể dạy các em được. Nhìn những đôi tay quặt quẹo của các em rất khó khăn để cầm được cây bút chứ nói gì đến điều khiển để viết ra được một nét chữ, vậy mà các em vẫn có thể viết được tên mình, viết được con số và thậm chí viết đúng chính tả mới thấy được hết công sức của các soeur, các cô.
Người ông khả kính của Tổ Ấm là Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi dù bận đi thăm mục vụ ở Võ Đắt nhưng cũng vội về để kịp chung vui cùng các cháu trong ngày Bế giảng. Ông đã gởi đến các soeur, các cô và các cháu những tâm tình những lời nhắn nhủ hết sức mến thương của mình. Cha Giám đốc cũng gởi đến các thành viên trong Tổ Ấm những lời cám ơn cùng với lời động viên về sự cộng tác đắc lực trong việc nuôi dạy các em trong năm qua. Đại diện phụ huynh dâng lời tri ân đến nhà trường. Đến chung vui với Tổ Ấm, Đoàn Thanh Niên văn phòng Đảng Ủy các khối cơ quan đã có lời chúc mừng và tặng quà cho các em là đồ chơi và bánh kẹo. Đáp lại những tình cảm của mọi người dành cho mình, cô trò Tổ Ấm đã biểu diễn những tiết mục văn nghệ thật vui nhộn và dễ thương như: Em là bồ câu trắng, Alibaba, Lúc bé thơ, Trẻ em hôm nay thê giới ngày mai, AI-IA.
Vui vẻ nhận quà trước khi ra về, các em tíu tít chia tay với Đức Cha, Đức Ông, cha Giám đốc, quý soeurs, quý cô, các anh chị Đoàn viên để nghỉ hè với gia đình. Các em bịn rịn với từng soeur, từng cô. Một năm học trôi qua với bao vất vả gian nan của cô và trò. Kết quả đạt được có em nhiều, có em chỉ một chút vì các em còn rất nhiều giới hạn. Thế nhưng tất cả đều đã làm thỏa lòng các soeur, các cô và phụ huynh.
“Dạy một đứa trẻ bình thường học tập và tự phục vụ bản thân đã là khó, dạy một em bị khuyết tật thì cái khó đó gấp biết bao lần. Nhưng các em của Tổ Ấm đã vẫn có thể làm được những việc đơn giản tự phục vụ bản thân, biết say mê học, và còn rất ngoan ngoãn lễ phép. Tất cả như một phép lạ mà các soeur và các cô giáo là người làm nên cho các em và cho gia đình chúng tôi”, một phụ huynh đã xúc động bày tỏ sau buổi lễ như vậy. Còn soeur Liên thì bộc bạch: Điều mà các soeur, các cô hạnh phúc nhất là các em đã biết thương yêu nhau như anh em một nhà. (Được biết, vừa qua soeur Liên được UBND tỉnh tặng bằng khen đã có thành tích “Người bảo trợ tiêu biểu”. Và vinh dự hơn cả soeur là một trong những người bảo trợ tiêu biểu đại diện cho tỉnh nhà tham dự hội nghị “Biểu dương người tàn tật, trẻ em mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ III năm 2010” tổ chức tại Hà Nội.)
Tâm Phúc
BT- Lấy châm ngôn “Phục vụ trong yêu mến” để làm lẽ sống cho cuộc đời mình, nữ tu Maria Goretti Hoàng Thị Liên (SN 1949), người đã đứng ra thành lập trường khiếm thính “Hừng Đông” và “Tổ ấm huynh đệ” (TP Phan Thiết) đã xem công việc nuôi dạy những đứa trẻ khuyết tật là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất đối với cô.
Tận tâm với nghề
Nữ tu Maria Goretti Hoàng Thị Liên cùng các cô bảo mẫu và các em khuyết tật "Tổ ấm huynh đệ"
Khi đã có kinh nghiệm, năm 1993 cô Liên đã đứng ra thành lập trường khiếm thính tại phường Hưng Long - TP.Phan Thiết, lấy tên là Trường Khiếm thính Hừng Đông với ước mong các em có một ngày mai tươi sáng. Bước đầu thành công với việc nuôi dạy các em khiếm thính nhưng cô Liên vẫn chưa hài lòng. Hằng đêm cô không sao ngủ được khi nghĩ về những em bị các chứng bệnh Down, bại não, tự kỷ… mà không có một lớp nào có thể đón nhận các em về nuôi dạy. Một lần nữa cô đã mạnh dạn đứng ra mở trường khuyết tật dành cho các em bị bệnh Down, bại não, chậm phát triển, tự kỷ… lấy tên là “Tổ ấm huynh đệ” một nơi mà mọi người luôn coi nhau như anh em một nhà, sống dung hòa, không phân biệt. Hiện “Tổ ấm huynh đệ” có hơn 80 em theo học, với đội ngũ giáo viên là 12 người chuyên dạy về nói, nghe, viết và cô Liên là người đứng đầu cơ sở này.
Khó nhọc nghề nuôi dạy trẻ khuyết tật
Chỉ tay về bốn anh em Hưng, Thành, Hải, Nam cô Liên cho chúng tôi hay, đây là bốn anh em ruột tất cả đều bị bệnh chậm phát triển. Nhà các em rất nghèo, không có tiền đóng lệ phí nên trường đã miễn giảm hoàn toàn từ nguồn kinh phí vận động các cơ sở Công giáo. Thành quả sau 5 năm cô Liên tạo dựng nên cơ sở “Tổ ấm huynh đệ” là được thấy các em khuyết tật biết đọc, biết viết, chào hỏi, làm toán, múa hát… Một số em đến tuổi trưởng thành đã biết làm một số việc phụ giúp các cô bảo mẫu. Điều mà cô Liên hạnh phúc nhất là các em đã biết thương yêu nhau như anh em một nhà và sự yêu mến của các cô bảo mẫu trong “Tổ ấm huynh đệ” dành cho cô.
Ghi nhận những cống hiến trên, vừa qua cô Liên được UBND tỉnh tặng bằng khen đã có thành tích “Người bảo trợ tiêu biểu”. Và vinh dự hơn cả cô là một trong những người bảo trợ tiêu biểu đại diện cho tỉnh nhà tham dự hội nghị “Biểu dương người tàn tật, trẻ em mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ III năm 2010” tổ chức tại Hà Nội.
Tâm Phúc
TỔ ẤM HUYNH ĐỆ VUI ĐÓN MÙA HÈ
Những cơn mưa làm cây cỏ xanh tươi. Phượng cháy đỏ trên cành. Ve sầu kêu rả rích. A! Hè về rồi. Cô trò Tổ Ấm Huynh Đệ, trực thuộc Tòa Giám Mục Phan Thiết, náo nức niềm vui trong lễ Bế Giảng Năm học 2009-2010 được tổ chức vào ngày 28.5.2010.
Chương trình bắt đầu lúc 15g nhưng cô trò Tổ Ấm Huynh Đệ cả buổi trưa đã xôn xao chuẩn bị cho buổi lễ và các tiết mục văn nghệ. Hiện diện trong Lễ Bế Giảng có Đức ông GB Lê Xuân Hoa, cha Giám Đốc Tổ Ấm Huynh Đệ Phêrô Nguyễn Đình Sáng, soeur Phụ Trách cộng đoàn Hàn Thuyên, soeur Hiệu trưởng Cơ sở Khiếm Thính Hừng Đông, Đoàn Thanh Niên văn phòng Đảng ủy khối các cơ quan Tỉnh, quý Ân nhân cùng với đông đảo phụ huynh các em.
Xem hình Tổ Ấm Huynh Đệ vui đón hè
Soeur Hiệu trưởng Maria Goretti Hoàng Thị Liên khai mạc buổi lễ với lời chào mừng quan khách. Đại diện Tổ Ấm đọc báo cáo tổng kết năm học 2009-2010. Trong năm học này, Tổ Ấm có 77 học sinh chia làm 5 lớp với 12 người phục vụ các em trong việc điều hành, dạy học, vệ sinh và ẩm thực. Trong đó có 10 chị thuộc Hội Dòng MTG Nha Trang. Vì học sinh của trường gồm các em đa dạng về khuyết tật như: tự kỷ, chậm phát triển, down. v.v. nên mỗi lớp các soeur phân bố chỉ từ 15 đến 16 em để thuận tiện việc chăm sóc kỹ lưỡng. Tổ Ấm có một lớp cá biệt, chỉ 10 em khuyết tật nặng nhưng phải cần đến 4 cô chăm sóc, giờ ăn phải có thêm người phụ mà còn rất vất vả. Tổ Ấm đã đi vào năm thứ 6 nên tổ chức và hoạt động đã rất ổn định và nề nếp. Với hết sự nhiệt tâm và lòng yêu thương của các soeurs, các cô giáo trong việc dạy dỗ và chăm sóc các em, kết quả đạt được khiến nhà trường và phụ huynh đều rất vui mừng. Các em lớp Huynh Đệ 5 hầu hết đọc suông câu, viết chính tả và làm toán giỏi. Nhiều em còn tỏ ra có năng khiếu về khéo tay, văn nghệ. v.v. Các em lớp khác cũng bắt đầu biết đọc, viết nhưng rất mau quên. Mau quên là một trong những khó khăn của các em đòi hỏi người chăm sóc phải thật kiên nhẫn, phải có tấm lòng yêu thương vô cùng mới có thể dạy các em được. Nhìn những đôi tay quặt quẹo của các em rất khó khăn để cầm được cây bút chứ nói gì đến điều khiển để viết ra được một nét chữ, vậy mà các em vẫn có thể viết được tên mình, viết được con số và thậm chí viết đúng chính tả mới thấy được hết công sức của các soeur, các cô.
Người ông khả kính của Tổ Ấm là Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi dù bận đi thăm mục vụ ở Võ Đắt nhưng cũng vội về để kịp chung vui cùng các cháu trong ngày Bế giảng. Ông đã gởi đến các soeur, các cô và các cháu những tâm tình những lời nhắn nhủ hết sức mến thương của mình. Cha Giám đốc cũng gởi đến các thành viên trong Tổ Ấm những lời cám ơn cùng với lời động viên về sự cộng tác đắc lực trong việc nuôi dạy các em trong năm qua. Đại diện phụ huynh dâng lời tri ân đến nhà trường. Đến chung vui với Tổ Ấm, Đoàn Thanh Niên văn phòng Đảng Ủy các khối cơ quan đã có lời chúc mừng và tặng quà cho các em là đồ chơi và bánh kẹo. Đáp lại những tình cảm của mọi người dành cho mình, cô trò Tổ Ấm đã biểu diễn những tiết mục văn nghệ thật vui nhộn và dễ thương như: Em là bồ câu trắng, Alibaba, Lúc bé thơ, Trẻ em hôm nay thê giới ngày mai, AI-IA.
Vui vẻ nhận quà trước khi ra về, các em tíu tít chia tay với Đức Cha, Đức Ông, cha Giám đốc, quý soeurs, quý cô, các anh chị Đoàn viên để nghỉ hè với gia đình. Các em bịn rịn với từng soeur, từng cô. Một năm học trôi qua với bao vất vả gian nan của cô và trò. Kết quả đạt được có em nhiều, có em chỉ một chút vì các em còn rất nhiều giới hạn. Thế nhưng tất cả đều đã làm thỏa lòng các soeur, các cô và phụ huynh.
“Dạy một đứa trẻ bình thường học tập và tự phục vụ bản thân đã là khó, dạy một em bị khuyết tật thì cái khó đó gấp biết bao lần. Nhưng các em của Tổ Ấm đã vẫn có thể làm được những việc đơn giản tự phục vụ bản thân, biết say mê học, và còn rất ngoan ngoãn lễ phép. Tất cả như một phép lạ mà các soeur và các cô giáo là người làm nên cho các em và cho gia đình chúng tôi”, một phụ huynh đã xúc động bày tỏ sau buổi lễ như vậy. Còn soeur Liên thì bộc bạch: Điều mà các soeur, các cô hạnh phúc nhất là các em đã biết thương yêu nhau như anh em một nhà. (Được biết, vừa qua soeur Liên được UBND tỉnh tặng bằng khen đã có thành tích “Người bảo trợ tiêu biểu”. Và vinh dự hơn cả soeur là một trong những người bảo trợ tiêu biểu đại diện cho tỉnh nhà tham dự hội nghị “Biểu dương người tàn tật, trẻ em mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ III năm 2010” tổ chức tại Hà Nội.)
Tâm Phúc
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Chúc mừng Đức ông Giuse Phạm Xuân Thắng, cựu Chủ tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ, kỳ niệm 25 năm Linh Mục.
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
08:49 29/05/2010
Chúc mừng Đức ông Giuse Phạm Xuân Thắng, cựu Chủ tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ, kỳ niệm 25 năm Linh Mục.
Thánh Lễ Tạ Ơn vào lúc 4:00 giờ chiều Chúa nhật 30 tháng 5 năm 2010
Nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
12500 Patterson Ave.
Richmond, Virginia
Xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang chúc lành và tiếp tục ban nhiều hồng ân, sức khỏe xuống trên Đức ông.
Hân Hoan Kính Chúc Mừng
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
Chủ tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
Thánh Lễ Tạ Ơn vào lúc 4:00 giờ chiều Chúa nhật 30 tháng 5 năm 2010
Nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
12500 Patterson Ave.
Richmond, Virginia
Xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang chúc lành và tiếp tục ban nhiều hồng ân, sức khỏe xuống trên Đức ông.
Hân Hoan Kính Chúc Mừng
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
Chủ tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
Văn Hóa
Cảm nhận tình yêu
Hai Tê Miệt Vườn
01:58 29/05/2010
Tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi,
Chính là nguyên lý cho tôi làm người.
Trước khi mở mắt chào đời,
Tôi đây đã đươc Chúa Trời yêu thương.
Được Ngài dẫn lối đưa đường,
Tôi không lạc lối chẳng vương gian tà.
Đời tôi đẹp tựa ngàn hoa,
Toả lan hương sắc đậm đà tình yêu.
Đây là nhựa sống phong nhiêu,
Khiến cành xanh tốt sinh nhiều quả hoa.
Điều này làm đẹp ý Cha,
Nhờ tôi luôn biết sống ra con người.
Cuối đời tôi được về trời,
Cùng bao kẻ khác hưởng đời vinh quang.
“Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8).
Chính là nguyên lý cho tôi làm người.
Trước khi mở mắt chào đời,
Tôi đây đã đươc Chúa Trời yêu thương.
Được Ngài dẫn lối đưa đường,
Tôi không lạc lối chẳng vương gian tà.
Đời tôi đẹp tựa ngàn hoa,
Toả lan hương sắc đậm đà tình yêu.
Đây là nhựa sống phong nhiêu,
Khiến cành xanh tốt sinh nhiều quả hoa.
Điều này làm đẹp ý Cha,
Nhờ tôi luôn biết sống ra con người.
Cuối đời tôi được về trời,
Cùng bao kẻ khác hưởng đời vinh quang.
“Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8).