Ngày 27-05-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
My Seven-Minute-Homily : Corpus Christ Sunday, year C
Father Great Rice
09:33 27/05/2013
My Seven-Minute-Homily

Solemnity of the Body and the Blood of Christ, Year C

Corpus Christ Sunday, year C


Book of Genesis 14.18-20; The First Letter of St. Paul to the Corinthians 11. 23-26

And the Gospel of St. Luke 9.11-17

Augustinian nun Juliana of Liège had a vision in which a glistening full moon appeared to her. The moon was perfect but for some hollow dark spots which she was told represented the absence of a feast of the Eucharist. This led to the celebration of the feast of the Body of Christ, Corpus Christi, which was introduced into the church Calendar in 1264.

This is the history of the feast of the Body and the blood of Christ comes about:

Why do we need to celebrate the feast of the Body and Blood of Christ every year and the Holy Eucharist every Sunday?

This is an opportunity to give thanks to God for Christ’s abiding presence with us which is made visible in the Eucharist. Jesus said “I am with you always!”

It is also an opportunity for us to seek a better understanding of the sacrament of the Body and Blood of Christ and to order our attitude to it accordingly, since the Eucharist is a sacrament of life which, if misused, could bring about the opposite effect. As St Paul wrote to the Corinthians, “All who eat and drink in an unworthy manner, without discerning the Lord’s body eat and drink judgment against themselves. For this reason many of you are weak and ill, and some have died” (1 Corinthians 11:29-30).

It is also an opportunity to understand better the strong reason why Jesus multiplied five loaves and two fish in the dessert to feed five thousand men. These people followed Jesus to listen to his words. Jesus saw them and he had compassion on them. He cared very much for their life and their salvation. By the late afternoon, with five loaves and two fish, Jesus gave thanks to God the Father, blessed them and he broke them. He gave loaves and fish to his disciples so that in their turn they could provide to all people sitting on the grass in grouping

We are suggested to read some other passages from the Bible so that we would recognize the love of God to human when Jesus established the Holy Eucharist and ordered to “do this in memory of me” A closer reading of today's gospel or, better still, the whole of the Eucharistic discourse in John chapter sixth from which it is taken, provides useful answers. From the reading we find that there are two main reasons Jesus gave us this sacrament. Jesus promised to be with us until the end of time (Matthew 28:20). In the Eucharist he provides a visible sign and an effective means of him being present to us and us being present to him. As Jesus himself said, “Those who eat my flesh and drink my blood abide in me, and I in them.” Jesus said that he came that we may have life and have it to the full (John 20:20). In the Eucharist he provides a visible means of communicating this life to us so that we can be fully alive both in this world and in the next. As Jesus said, “Very truly, I tell you, unless you eat the flesh of the Son of Man and drink his blood, you have no life in you. Those who eat my flesh and drink my blood have eternal life, and I will raise them up on the last day” (John 6:53-54). The Jews that Jesus was addressing in John chapter sixth had gathered to ask him for more bread. Jesus promised to give them the sacramental bread and blood instead. But in their worldly frame of mind they could not understand or appreciate the sacrament. They disputed among themselves, saying, “How can this man give us his flesh to eat? Jesus reaffirmed that “My flesh is true food and my blood is true drink”

Jesus heard their complaint. Jesus could read their mind. But Jesus still kept his promises to establish the Holy Eucharist in order to give people his flesh and his blood as eternal food. Pope Benedict the Sixteenth in his Homily on the Feast of the Body and Blood of Christ in the year 2006 explained understandably about the meaning of bread and wine in this way. The Pope said “Bread made of many grains contains also an event of union: the ground grain becoming bread is a process of unification. We ourselves, many as we are, must become one bread, one body, as St Paul says (cf. I Cor. 10: 17). In this way the sign of bread becomes both hope and fulfillment. In a very similar way the sign of wine speaks to us. However, while bread speaks of daily life, simplicity and pilgrimage, wine expresses the exquisiteness of creation: the feast of joy that God wants to offer to us at the end of time and that already now and always anticipates anew a foretaste through this sign.

On the feast of Corpus Christi we especially look at the sign of bread. It reminds us of the pilgrimage of Israel during the 40 years in the desert. The Host is our manna whereby the Lord nourishes us - it is truly the bread of heaven, through which he gives himself.”

Oremus: O Lord Jesus, you come to us again in Holy Communion. Thank you for the great gift of your presence. Teach us more and more about your love by giving yourself to us in the form of bread and wine. Teach us more and more about the meaning of communion that means to be united with one another Jesus Christ. Make us to renew our commitment to be faithful with you, our Savior. Amen

Father Great Rice
 
Mình Máu Chúa lương thực nuôi sống con người
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
16:57 27/05/2013
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ, năm C
Lc 9, 11b-17

MÌNH MÁU THÁNH CHÚA LƯƠNG THỰC NUÔI SỐNG CON NGƯỜI

Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô là lễ rất quan trọng đối với người Công Giáo. Bởi vì, qua thánh lễ này, người Kitô hữu càng hiểu rõ hơn Mình Máu của Chúa là lương thực đem lại sự sống đời đời. Thực tế, khi xưa, Chúa dự tiệc cưới Cana, cùng với Đức Mẹ và các Môn đệ, Chúa đã làm phép lạ cho nước lã hóa nên rượu ngon. Đây là phép lạ đầu tiên trong đời sống công khai rao giảng của Chúa.Phép lạ hóa bánh và cá nuôi sống nhiều ngàn người ăn tiên báo bí tích Thánh Thể. Hôm nay, mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô để mọi Kitô hữu càng lúc càng yêu mến Mình Máu Chúa và càng ngày càng siêng năng lãnh nhận Mình Máu Chúa.

Đọc lại Cựu Ước, chúng ta nhận ra tình thương bao la, cao vời của Thiên Chúa khi Môsê dẫn Dân Chúa đi trong sa mạc tiến về đất hứa, dân chúng đói khát. Môsê kêu cầu Chúa, Ngài đã ban Manna và chim cút để dân chúng ăn no nê. Tuy nhiên, Manna và chim cút không phải từ trời xuống như chính Thiên Chúa đã nói :” Bánh môsê ban tặng các ngươi, chẳng phải là bánh từ trời xuống…Ta là bánh hằng sống từ trời xuống, ai ăn bánh này sẽ sống đời đời. Bánh Ta sẽ ban chính là thịt Ta “ ( Ga 6, 32, 51). Trình thuật của thánh Máccô diễn tả bữa Tiệc Ly :” Đang khi họ đồng bàn với nhau, Chúa Giêsu cầm một miếng bánh tạ ơn, bẻ ra trao cho các môn đệ và nói :’ Hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Ta “. Đoạn Ngài cầm chén lên, tạ ơn Chúa, rồi trao cho họ “ Tất cả hãy cầm lấy mà uống. Đây là Máu Ta sẽ đổ ra cho nhiều người …”.Thánh Luca viết về sự kiện này :” Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, đoạn bẻ ra và trao cho họ “ ( Lc 24, 30 ).

Vâng, Bữa Tiệc tuyệt diệu của Chúa Giêsu được loan báo khi chúng ta tìm hiểu Tin Mừng. Từ bữa tiệc cưới Cana, nơi Chúa Giêsu tiên báo bữa tiệc Nước Trời, đến phép lạ ở Capharnaum, nơi Chúa Giêsu hứa ban cho dân bữa tiệc ấy, rồi chính tại Giêrusalem, Chúa thiết lập bữa tiệc ấy trước giờ đi vào cuộc thương khó, chịu nạn và chịu chết, và cuối cùng tại Emmau, Chúa Phục Sinh cử hành bữa tiệc ấy lần đầu tiên khi Ngài từ trong kẻ chết sống lại.Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích Tình Yêu Chúa trao ban cho nhân loại, trao ban cho con người. Mình Máu Thánh Chúa là quà tặng vô giá Chúa Giêsu tặng ban cho chúng ta, cho mỗi người.Đây là lương thực thiêng liêng Chúa Giêsu nuôi dưỡng chúng ta. Đây là Mầu Nhiệm đức tin, một Mầu nhiệm vượt quá sự suy tưởng, quá sự suy nghĩ của mọi người chúng ta. Chúa Giêsu đã tự hiến một cách tự nguyện, hoàn toàn vô vị lợi, vô điều kiện đối với nhân loại, đối với con người.

Tin Mừng của thánh Luca hôm nay diễn tả việc Chúa Giêsu làm phép lạ cho bánh và cá hóa nên nhiều để nuôi sống đoàn lũ dân đông đảo đi theo Chúa để nghe Chúa giảng dạy.Chúa Giêsu không những chỉ rao giảng Nước Trời, nhưng Ngài còn quan tâm cả đến đời sống con người. Ngài mang lại sức khỏe cho con người :” Mọi người đều ăn no nê, và người ta thu lại được mười hai thúng bánh vụn !”, dấu hiệu của cơm bánh là thức ăn quí giá, thức ăn thần diệu nuôi phần xác con người. Chúa Giêsu nói với những người lầm lẫn, không hiểu về dấu chỉ cơm bánh rằng :” Cơm bánh, chính là Ta ! Ai đến với Ta sẽ không bao giờ đói; ai tin Ta sẽ không bao giờ khát “ ( Ga 6, 35 ).

Xin mượn lời Nữ tu Emmanuelle Billoteau để kết thúc bài suy niệm này:Chúng ta hãy cùng lắng nghe Maurice Zundel nhắc nhở chúng ta rằng:” Từ Ba Ngôi Thiên Chúa đến Bí Tích Thánh Thể và từ Bí Tích Thánh Thể đến Ba Ngôi Thiên Chúa có một mối tương quan vô cùng quan trọng, chính bởi vì Ba Ngôi Thiên Chúa là Tình Yêu, nơi chỉ có tình yêu, còn Bí Tích Thánh Thể là sự biểu lộ, và giống như là sự bén rễ của tình yêu này giữa lòng sự sống “. Một tình yêu được mặc khải cách trọn vẹn trong món quà là sự sống của Chúa Giêsu :” Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã để lại cho chúng con bí tích kỳ diệu này để tưởng nhớ cuộc thương khó của Chúa “.

Ân sủng này không chỉ liên quan đến quá khứ như được nhắc đến trong lời nguyện tiến lễ và ca hiệp lễ.Lời nguyện tiến lễ nói với chúng ta rằng việc cử hành phép Thánh Thể đem lại cho Hội Thánh ơn hiệp nhất và bình an; ca hiệp lễ nhắc nhớ chúng ta rằng, việc lãnh nhận của ăn trường sinh là Mình và Máu Chúa Kitô cho chúng ta ở lại trong Người, như Người ở lại trong chúng ta.Chúng ta không thể quên rằng, ân sủng này còn hướng chúng ta về tương lai, bởi vì ở lời nguyện hiệp lễ có khẳng định rằng, Bí Tích Thánh Thể cho chúng ta “ nếm hưởng trước “ “niềm hoan lạc trên trời “, hay nói cách khác, chúng ta được tham dự cách trọn vẹn vào sự sống của Thiên Chúa “.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn biết chạy đến với Chúa trong Bí Tích Thánh Thể vì Chúa đang chờ đợi chúng con để nuôi dưỡng chúng con phần hồn cũng như phần xác.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Chúa thiết lập Bí Tích Thánh Thể ở đâu ? Lúc nào ?
2.Khi Linh mục đọc lời truyền phép bánh và rượu trở nên gì ?
3.Bí Tích Thánh Thể gọi là Bí Tích gì ?
4.Phép lạ Chúa làm cho bánh và cá hóa nhiều tiên báo gì ? 5.Manna khác với Bánh trường sinh ở chỗ nào ?
 
Powerpoint: Lễ Mình Máu Thánh Chúa - Năm C
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
23:36 27/05/2013
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Giám Mục: Nigeria 'đứng bên bờ vực thẳm'
Lã Thụ Nhân
03:22 27/05/2013
Nigeria, quốc gia đông dân thứ bảy thế giới, "giờ đây gần như đứng bên bờ vực thẳm" của thảm họa, các giám mục của đất nước này đã cảnh báo như thế trong một tuyên bố mang tựa đề "Để cứu Nigeria khỏi sự sụp đổ".

Các giám mục cho biết: "Sự việc bắt đầu chỉ là một cuộc đụng độ giữa các cơ quan thực thi pháp luật và các thành viên của giáo phái Hồi giáo thường mang danh là Boko Haram, sự việc dần phát triển theo đường xoắn ốc trở thành cuộc chiến tranh ở mật độ thấp, nhất là ở một số bang miền bắc đất nước. Cùng với hàng loạt các khủng hoảng khác ở những nơi khác nhau như cướp có vũ trang, bắt cóc, xung đột công cộng, đất nước chúng ta giờ đây gần như đứng bên bờ vực thẳm".

Các giám mục nói thêm: "Các gia đình bị xóa sổ, các cộng đoàn phải chạy nạn và giờ đây những người tị nạn và lánh nạn đi lang thang khắp Nigeria. Hằng ngày, chúng tôi nghe nhiều hơn những chuyện xấu về chết chóc và tàn phá đất đai. Đáng buồn thay, toàn bộ bộ máy an ninh quốc gia dường như hoàn toàn bị các phần tử của bóng tối áp đảo".

Trong khi khẳng định rằng những đề xuất nhằm ban lệnh ân xá cho nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan Boko Haram có giá trị như "sự tán thành tội phạm", các giám mục nói rằng họ ủng hộ "sự ân xá xác thực... mang đến sự tha thứ để các binh lính ăn năn, không nhân nhượng bọn tội phạm và các tổ chức tài trợ chúng nhằm giữ sự yên ổn".

Anh Lee Rigby bị Hồi Giáo cực đoan giết giữa ban ngày trên đường phố Luân Đôn
Những vụ khủng bố Hồi giáo đã nổ ra thậm chí ngay ở Châu Âu. Hôm thứ Tư 22/5/2013, Lee Rigby, một binh lính người Anh, đã bị tấn công đến chết giữa ban ngày trên đường phố London trong một cuộc tấn công khủng bố.

Cuộc tấn công diễn ra chỉ cách Doanh trại Pháo binh Hoàng gia Anh khoảng 200 mét, nơi đó có trụ sở của một số công ty quân sự. Một nhân chứng cho biết: "Chúng chặt anh ta, cắt anh ta. Hai kẻ đó đã hóa điên. Chúng chỉ là loài vật"

Sau đó, những kẻ tình nghi đã kéo lê thi thể ra giữa đường và chờ cảnh sát tới, vung dao và cầm một khẩu súng.

Người đàn ông, mặc áo khoác có mũ trùm đầu màu xám và đội chiếc mũ len màu đen, đã đưa ra một số tuyên bố chính trị cho những người đứng xem xung quanh.

Trong một đoạn video do ITV quay được, một người bị cáo buộc là kẻ tấn công với hai bàn tay đẫm máu và cầm một con dao cho biết: "Chúng tôi phải chiến đấu chống chúng vì chúng chống lại chúng tôi. Mắt đền mắt, răng đền răng.

''Chúng tôi thề trước Allah tối cao, chúng tôi sẽ không bao giờ ngừng chiến đấu.
 
Vị Giám mục Trung Quốc bị quản thúc sử dụng phương tiện truyền thông để khuyến khích khách hành hương
Lã Thụ Nhân
03:32 27/05/2013
Đức Giám Mục bị giam lỏng Mã Đạt Khâm của Thượng Hải đã sử dụng phương tiện truyền thông để hướng dẫn các tín hữu cầu nguyện khi người Công Giáo Trung Quốc kính trọng thể Đức Mẹ Xà Sơn vào ngày 24 tháng Năm, và cũng là Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc.

Đức Giám Mục Mã, người đang bị quản thúc tại một địa điểm bí mật ở Thượng Hải, được Tòa Thánh Vatican chuẩn nhận là Giám mục hợp pháp của Thượng Hải. Ngài đã bị chính quyền Bắc Kinh đe dọa vì trong lễ tấn phong giám mục của mình, ngài đã tuyên bố từ chức rút khỏi Hiệp hội Yêu nước do chính quyền hậu thuẫn. Nhưng ngài đã tiếp tục đưa các bài viết lên mạng xã hội, khuyến khích các tín hữu Công Giáo cầu nguyện, nhất là cho sự hiệp nhất của Giáo Hội. Đức Cha Mã Đạt Khâm đã bị bắt hôm 8/7/2012, một ngày sau khi ngài được truyền chức Giám Mục Phụ Tá Thượng Hải

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã thiết lập ngày 24 tháng Năm là Ngày cầu nguyện đặc biệt cho Giáo Hội tại Trung Quốc. Ngày này trùng với ngày hành hương hàng năm đến Đền Đức Mẹ Xà Sơn, gần Thượng Hải.

Khi kết thúc thánh lễ hằng ngày tại Nhà nguyện ở Nhà trọ Thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu cộng đoàn cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc. Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng, có sự đồng tế của Đức Tổng Giám Mục Saviô Hàn Đại Huy, vị Thư ký người Trung Quốc của Thánh Bộ Loan báo Tin Mừng, được kết thúc với một bài Thánh ca về Đức Mẹ Trung Quốc.
 
Đức Thượng phụ Giêrusalem: Vấn đề Israel - Palestine là nền tảng các rắc rối ở Trung Đông.
Lã Thụ Nhân
12:55 27/05/2013
"Không còn nghi ngờ gì nữa, vấn đề người Palestine là trung tâm của mọi xung đột ở Trung Đông trong vòng một trăm năm qua. Đây là sự thật mà chúng ta không thể né tránh". Đó là phát biểu của Đức Thượng phụ nghi lễ Latinh Fouad Twal của Jerusalem tại hội nghị Các Giáo Hội Kitô tại Trung Đông nhóm tại Beirut từ 21 đến 25 tháng 5.

Tại hội nghị về các Kitô hữu ở Trung Đông, do Hội đồng các Giáo Hội Thế giới tổ chức, Đức Thượng Phụ cho hay cuộc xung đột Israel-Palestine "sẽ tiếp tục nuôi dưỡng sự xâm lược, đàn áp, lừa dối, những tiêu chuẩn hai mặt lắt léo, và sự chiếm đóng" cho đến khi đạt được một giải pháp công bằng và lâu dài.

Ngài nói: "Chúng ta, những con cái của Thánh Địa hiểu rõ ý nghĩa những từ như di dời, trục xuất, ám sát, bất công, tống khứ và lưu vong".
 
Đức Thánh Cha phê bình nền văn hóa chỉ tìm an sinh thoải mái
LM. Trần Đức Anh OP
07:26 27/05/2013
VATICAN. Trong thánh lễ sáng thứ hai, 27-5-2013 tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô phê bình thứ văn hóa chỉ tìm kiếm an sinh thoải mái và bị thu hút vì những gì làm tạm thời.

Đồng tế với Đức Thánh Cha trong thánh lễ tại Nguyện đường nhà trọ Thánh Marta có ĐHY Philippe Barbarin, TGM giáo phận Lyon bên Pháp và Đức TGM Zygmunt Zimowski, người Ba Lan, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế, với sự tham dự của các nhân viên Hội đồng này và sở kinh tế của Phủ Thống đốc Vatican.

Đức Thánh Cha đã quảng diễn bài Phúc Âm nói về chàng thanh niên giàu có không muốn bỏ mọi sự giàu sang để đi theo Chúa Giêsu, và ngài nhận định rằng sự giàu sang và của cải là một cản trở, làm cho hành trình tiến về nước Thiên Chúa trở nên khó khăn. Mỗi người chúng ta cũng có những thứ giàu sang, của cải ngăn trở chúng ta đến gần Chúa Giêsu trên đường đời. Vì thế chúng ta phải xét mình xem đâu là những thứ giàu sang ấy.

Đức Thánh Cha đặc biệt nói đến hai thứ ”giàu sang văn hóa”, trước tiên là thứ văn hóa tìm kiếm an sinh thoải mái, làm cho chúng ta bớt can đảm, trở nên lười biếng và ích kỷ hơn. Sự an sinh thoải mái này là một thứ 'thuốc mê'. Trong não trạng đó, người ta không muốn có hơn 1 đứa con vì sợ không thể đi nghỉ hè, không thể đi nơi này nơi kia, hoặc không mua được nhà cửa hay tìm kiếm các thứ tiện nghi khác.

Tiếp đến là sự thu hút của những gì là tạm bợ, tránh né những dấn thân chung kết. Người ta thích những gì là tạm bợ và không thích những đề nghị chung kết mà Chúa Giêsu đề ra. Đức Thánh Cha nói: ”Tôi đã nghe có người muốn làm linh mục, nhưng không muốn kéo dài quá 10 năm.. Hoặc nhiều cặp kết hôn, tuy không nói ra, nhưng họ chỉ muốn kết hôn bao lâu tình yêu còn kéo dài, rồi sẽ tính sau”. Hai thứ giàu sang đó cản trở chúng ta tiến bước..Tôi nghĩ đến bao nhiêu người nam nữ đã bỏ quê hương của họ để đi làm thừa sai trọn đời: đó là một điều chung kết.. Nhưng tôi cũng nghĩ đến bao nhiêu người nam nữ đã bỏ nhà mình để kết hôn trọn đời; đây cũng là sự theo Chúa Giêsu cận kề! Đó là một điều chung kết!”. (SD 27-5-2013)
 
Đức Giáo Hoàng nói về mafia: Chúng ta hãy cầu nguyện để họ biết hoán cải
Đặng Tự Do
17:07 27/05/2013
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật với hàng chục ngàn tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói về mafia và những hậu quả tiêu cực của nó.

Đức Thánh Cha nói:

Lễ phong chân phước cho cha Giuseppe Puglisi
"Tôi đang suy nghĩ với nỗi buồn về những người nam nữ, thậm chí cả trẻ em, đang bị khai thác bởi nhiều thứ mafia, là những kẻ bắt họ phải làm công việc khiến họ trở nên nô lệ, như mại dâm chẳng hạn, với rất nhiều áp lực xã hội. Chúng ta hãy cầu xin Chúa hoán cải trái tim của họ, chúng ta hãy tha thiết xin Chúa cho những người nam nữ mafia biết hoán cải".

Những lời của Đức Thánh Cha có liên hệ đến một linh mục tử đạo là cha Giuseppe Puglisi, là người vừa được phong chân phước vào cuối tuần qua. Cha Giuseppe đã bị nhóm mafia "Cosa Nostra" giết hại cách đây 20 năm vào năm 1993.

Rất hùng hồn, Đức Thánh Cha nói:

"Cha Giuseppe là một linh mục đầy gương mẫu. Ngài đã dâng hiến cuộc đời một cách đặc biệt cho công việc mục vụ giới trẻ, bằng cách giáo dục những người trẻ theo tinh thần Tin Mừng để mang họ ra khỏi thế giới của tội ác. Vì thế, Ngài đã bị chống đối và giết chết. Tuy vậy, trên thực tế, chính Ngài là người chiến thắng cùng với Đức Kitô phục sinh. Chúng ta tạ ơn Chúa vì tấm gương sáng ngời này, chúng ta hãy gìn giữ gương mẫu của ngài."

Suy tư về ý nghĩa lễ Chúa Ba Ngôi, Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa Thánh Thần không phải là một khái niệm mơ hồ, nhưng một cái gì đó rõ ràng và trực tiếp.

Đức Thánh Cha nói:

"Ánh sáng của lễ Phục sinh và Lễ Hiện Xuống canh tân mỗi năm trong chúng ta niềm vui và sự tự vấn đức tin để nhận ra rằng Thiên Chúa không phải là một khái niệm mơ hồ, hay trừu tượng, nhưng có một cái tên: “Thiên Chúa là tình yêu” Đó không phải là một tình cảm, một cảm xúc, nhưng là tình yêu của Chúa Cha, Đấng là nguồn gốc của mọi sự sống, là tình yêu của Chúa Con đã chết trên thập giá và đã sống lại, là tình yêu đổi mới con người và thế giới của Chúa Thánh Thần. "

Một nhóm các tín hữu hành hương Trung Quốc cũng có mặt trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với Đức Giáo Hoàng. Ngày 24 tháng 5, đánh dấu ngày mà tất cả người Công Giáo được mời gọi cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc, nơi mà tự do tôn giáo không được tôn trọng. Đức Thánh Cha đã cám ơn nhóm này đã thăm Tòa Thánh và ngài cầu nguyện với Đức Mẹ, để Mẹ phù hộ tất cả các Kitô hữu.
 
Top Stories
Pope: the culture of economic wellbeing and attraction towards the provisional prevent us from following Jesus
Vatican Radio
09:49 27/05/2013
2013-05-27 - In order to follow Jesus we must get rid of our culture based on economic wellbeing and of our attraction for the provisional. This was the message highlighted this morning by Pope Francis during Mass at the Domus Sanctae Marthae. Addressing those present the Pope invited us to examine our consciences and take stock of the riches that prevent us from getting close to Jesus. The Mass, that was concelebrated by Cardinal Philippe Barbarin, Archbishop of Lyon, also saw the participation of members of the Pontifical Council for Healthcare Workers led by Archbishop Zygmunt Zimowski President of the Council, and a group of collaborators of the Vatican Department of Economic Services, led by Mr. Sabatino Napolitano.

Jesus asked a young man to give all his riches to the poor and then to follow him. But when the young man heard this, he went away sad. Pope Francis’ homily found inspiration in the well-known episode narrated in the Gospel, and he underlined that “riches are an impediment” that “do not facilitate our journey towards the Kingdom of God”. And he pointed out: “Each and every one of us has riches”. There is always, he said, a richness that “stops us from getting close to Jesus”. And this must be singled out. We must all, he continued, examine our conscience and pinpoint our riches because they stop us from getting close to Jesus on the path of life”. And the Pope focused on what he called two “cultural riches”: the first, a “culture of economic wellbeing that causes us to be lacking in courage, makes us lazy, makes us selfish”. Wellbeing, he said, “anaesthetizes us, it’s an anaesthetic”.

“No, no, not more than one child, because otherwise we will not be able to go on holiday, we will not be able to go out, we will not be able to buy a house. It’s all very well to follow the Lord, but only up to a certain point. This is what economic wellbeing does to us: we all know what wellbeing is, but it deprives us of courage, of the courage we need to get close to Jesus. This is the first richness of the culture of today, the culture of economic wellbeing”.

There is also, he added, “another richness in our culture”, another richness that prevents us from getting close to Jesus: it’s our fascination for the temporary”. We, he observed, are “in love with the provisional”. We don’t like Jesus’s “definitive proposals”. Instead we like what is temporary because “we are afraid of God’s time” which is definitive.

“He is the Lord of time; we are the masters of the moment. Why? Because we are in command of the moment: I will follow the Lord up to this point, and then I will see… I heard of a man who wanted to become a priest - but only for ten years, not any longer…” Attraction for the provisional: this is a richness. We want to become masters of time, we live for the moment. These two riches are the ones that, in this moment, prevent us from going forward. I think of so many men and women who have left their land to work throughout their lives as missionaries: that is definitive!”.

And, he said, I also think of so many men and women who “have left their homes to commit to a lifelong marriage”, that is “to follow Jesus closely! It’s the definitive”. The temporary, Pope Francis stressed, “is not following Jesus”, it’s “our territory”.

Before Jesus’ invitation, before these two cultural riches, let us think of the disciples: they were disconcerted. We too can be disconcerted by Jesus’ request. When Jesus explained something, people listened in amazement. Let us ask the Lord to give us the courage to go forward, to rid ourselves of this culture of economic wellbeing, hoping in time – at the end of the journey where He awaits us. Not with the small hope of the moment that will no longer be of any use. And so be it”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Năm Đức Tin - Hành hương Châu Âu: Burgos - Salamanca
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:36 27/05/2013
NĂM ĐỨC TIN 2013 – HÀNH HƯƠNG CHÂU ÂU: BURGOS - SALAMANCA

Từ Lộ Đức đến Burgos hơn 400km. Trời mưa tầm tả và thời tiết quá lạnh lẽo. Ở mỗi trạm dừng chân, chúng tôi cảm nhận được cái lạnh thấu xương, mặc mấy lớp áo ấm mà người vẫn cứ run run, miệng xuýt xoa “lạnh quá”. Đến trưa, chúng tôi đến Burgos, viếng thăm Đền Thánh Loyola. Từ xa, nhìn Nhà thờ với dáng vẻ cổ kính và khuôn viên rộng lớn. Mưa và lạnh nên ai cũng vội chạy vào Nhà thờ. Mọi người quỳ gối viếng Chúa và chiêm ngắm những tác phẩm nghệ thuật trên cung thánh, trên trần và trên các bức tường. Bên trong Nhà thờ có nhiều Nhà nguyện ở chung quanh với những cột đá cẩm thạch nhiều màu sắc khác nhau thật lộng lẫy.

Xem hình ảnh

Sau đó hướng dẫn viên đưa chúng tôi đi tham quan những nơi liên quan đến cuộc hoán cải của Thánh Inhaxiô. Hướng dẫn chương trình tham quan đã được thu âm bằng nhiều ngôn ngữ. Chọn phần tiếng Việt Nam, chúng tôi lắng nghe về hành trình hoán cải và nên thánh của Inhaxiô, đi đến những căn phòng giới thiệu về cuộc đời của thánh nhân. Đến Nhà nguyện “hoán cải” chúng tôi dâng thánh lễ. Cha Đa, Phó Xứ Bình thuận chủ tế và giảng lễ. Hôm nay thứ bảy nên có nhiều đoàn hành hương đến cầu nguyện và dâng lễ.

1. Tiểu sử Thánh Inhaxiô

Thánh Inhaxiô sinh tại Loyola vào năm 1491, trong một gia đình quí tộc xứ Basque của Tây Ban Nha. Inhaxiô là người em út trong số 13 người con. Thời niên thiếu, Ignatiô được nhà vua chọn làm người hầu cận, tiếp đến là chiến sĩ trong quân đội hoàng gia.

Năm 1509, Inhatiô tòng quân Antonio Manrique de Lara, Duke thành Najera và Viceroy thành Navarre với mục đích là được thăng tiến thành một công tước. Dưới sự lãnh đạo của Duke, Inhaxiô đã tham gia nhiều trận đánh mà không bị thương tích gì.

Ý Chúa thật nhiệm mầu. Sức mạnh lại bày tỏ qua sự yếu đuối như lời thánh Phaolô:“…vì quyền năng của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối ” (2 Cr 12,9). Ngày 20 tháng 5 năm 1521, cột mốc ghi dấu đặc biệt. Quân Pháp đánh chiếm thành Pamplona. Inhaxiô bị một viên đạn đại bác bắn gảy chân và bị thương nặng. Bức tượng bằng đồng phía ngoài hành lang kể lại sự kiện này.Trở về sống dưỡng bệnh trong lâu đài của gia đình, Inhaxiô giết thời giờ bằng cách đọc những sách kể lại những hành động phi thường và lãng mạng của các hiệp sĩ. Các Nữ tu đã đem đến cho ngài cuốn “Cuộc đời Chúa Kitô” và cuốn “Hạnh các thánh”. Dần dần, những cuốn sách này thu hút tâm trí ngài. Lương tâm bị đánh động, từ đó ngài khởi đầu một hành trình lâu dài và đau khổ khi trở về với Ðức Kitô. Có một lời cầu nguyện cho các hối nhân mà Inhaxiô rất tâm đắc: "Lạy Chúa, xin hãy chấp nhận mọi đặc quyền, mọi ký ức, mọi hiểu biết và toàn thể ý chí của con. Ngài đã ban cho con tất cả những gì con có, tất cả con người của con, và con xin phó thác chúng cho thánh ý của Ngài, để Ngài tùy ý sử dụng. Con chỉ xin Chúa ban cho con tình yêu và ơn sủng. Ðược như thế, con đã giàu sang đủ và không dám đòi hỏi gì nữa".

Vào năm 1522, được thấy Mẹ Thiên Chúa trong một thị kiến, ngài thực hiện cuộc hành hương đến đan viện dòng Biển Ðức ở Monserrat. Ở đây, ngài xưng thú tội lỗi, mặc áo nhặm và đặt thanh gươm trên bàn thờ Ðức Maria, thề hứa sẽ trở nên một hiệp sĩ cho Ðức Mẹ.

Trong khoảng thời gian một năm, ngài sống gần Manresa, có khi thì ở với các tu sĩ Ða Minh, có khi thì ở nhà tế bần, nhưng lâu nhất là sống trong một cái hang ở trên đồi để cầu nguyện. Chính trong thời gian hoán cải này, Linh Thao là con đường thiêng liêng đặc biệt và ngài bắt đầu một công trình mà sau đó rất nổi tiếng, đó là cuốn “Những Thao Luyện Tâm Linh”.

Vào năm 1523, ngài rời Manresa đến Roma và Giêrusalem, là nơi ngài sống nhờ việc khất thực và hăng say hoán cải người Hồi Giáo ở đây. Vì lo sợ cho tính mạng của ngài, các tu sĩ Phanxicô khuyên ngài trở về Barcelona. Tin tưởng rằng, kiến thức uyên bác sẽ giúp đỡ tha nhân cách thiết thực hơn, ngài dành 11 năm tiếp đó trong việc học ở Alcalá, Salamanca và Paris.

Sau khi đi hành hương ở Đất Thánh về, Inhaxiô quyết định trở thành một linh mục. Việc này đòi hỏi ngài phải bắt đầu lại việc học hành. Inhaxiô đã cố gắng học tiếng La tinh và ghi tên vào học ở Đại học Paris.Trong lúc theo học ở Paris, ngài đã thu phục được một nhóm nhỏ sinh viên thành lập một hội đoàn trong đó có Phanxicô Xaviê và Pierre Fabre.

Vào ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, 15-8-1534, bảy sinh viên Đại Học Paris cùng nhau đến nhà nguyện Các Thánh Tử Đạo ở Montmatre (Crypte du Martyrium de Montmartre) để tuyên khấn. Chân phước Phêrô Favre, linh mục duy nhất của nhóm, dâng lễ, một lễ dành riêng cho họ. Trước khi rước Mình Thánh Chúa, mỗi người lần lượt đọc lời khấn đã viết sẵn. Trong tinh thần này, bảy anh em đã ý thức được một tâm tình: Tất cả là những người Bạn của Chúa Kitô. Trong số bảy người đó, ngoài Thánh Inhaxiô ra còn có Thánh Phanxicô Xaviê. Khi viếng thăm nhà nguyện Các Thánh Tử Đạo ở Montmatre, chúng tôi đọc được một bảng bằng đồng viết bằng tiếng La tinh: “Societas Jesu Quae Sanctum Ignatium Loyolam Patrem agnoscit, Lutetiam matrem Hic nata est. – Dòng Tên sinh tại nơi đây. Cha: Thánh Inhaxiô, Mẹ: Paris”.

Sau thời gian sống ở Paris, Inhaxiô và nhóm bạn bảy người đã nuôi mộng sẽ đi Giêrusalem và dấn thân ở đó. Tuy nhiên, họ cũng có một ý tưởng thứ hai, là nếu điều kiện không cho phép họ đi Giêrusalem, thì tất cả sẽ xin tự nguyện tùng phục Đức Thánh Cha, và sẽ đi bất cứ nơi đâu và làm bất cứ việc gì để phục vụ Giáo Hội.

Khi từng người lần lượt đã đến Roma, họ nhận được sự chúc lành của Đức Thánh Cha, Ngài cũng cho phép họ đi Đất Thánh và Ngài còn cho phép tất cả được chịu chức Linh Mục.

Trong năm đó, năm 1537, vì điều kiện không cho phép, nên việc đi Giêrusalem phải hoãn lại, và với thời gian, Chúa đã muốn hướng đi khác cho những người trẻ này. Đặc biệt trong thời gian này Inhaxiô đã có được một thị kiến tại La Storta: “Một hôm khi còn cách xa Roma mấy dặm, đang khi cầu nguyện trong một nhà thờ, Inhaxiô nhận thấy một sự thay đổi lớn lao trong tâm hồn, và thấy rõ ràng Chúa Cha đặt ông cùng Chúa Kitô, con của Ngài. Inhaxiô không thể nào nghi ngờ điều đó chỉ biết rằng Chúa Cha đặt mình cùng Chúa Con” (Hồi ký I-nhã số 96). Đó chính là một trong những kinh nghiệm giúp Inhaxiô và các anh em nhận ra được ơn gọi để trở nên những người kết thân với Chúa Kitô, trở nên những môn đệ của Ngài và cùng Ngài lên đường phục vụ Thiên Chúa và các linh hồn.

Trong thời gian này, các anh em tiếp tục sống tinh thần tông đồ, giúp các các linh hồn, và đưa mọi người về với Đức Kitô đúng theo tinh thần của Linh Thao. Đây cũng là một trong những trọng tâm sống của họ. Các anh em đều tiếp tục xây dựng cuộc sống của mình trên đặc sủng Linh Thao. Họ cũng nhận định và suy nghĩ về tương lai của mình. Một trong những điều họ suy nghĩ là: “Nên đặt tên cho nhóm bạn mình là gì đây?”. Với tâm tình “là những người bạn trong Chúa Kitô”, tất cả đều đồng tâm chọn chính tên của Đấng đã làm cho mọi người yêu mến và ao ước phục vụ. Vì thế, họ đã chọn tên cho nhóm là: “Societatis Jesus – Cộng đoàn Giêsu hữu”.

Sau đó, vào Mùa Chay năm 1539 tại Roma, Inhaxiô và các bạn đã nhất trí xin lập một dòng tu mới. Đức Thánh Cha Phaolô III đã chính thức phê chuẩn Dòng Chúa Giêsu vào năm 1540, với tên gọi “Cộng đoàn Giêsu hữu”. Thánh Inhaxiô được bầu làm bề trên đầu tiên. Ở đây xin mở ngoặc để phần nào trả lời cho câu hỏi: “Tại sao ở Việt Nam lại kêu Dòng Chúa Giêsu là Dòng Tên?“ Vì khi Dòng Chúa Giêsu vào Việt Nam, thì trong bối cảnh xã hội thời đó, ai kêu tên của Ông Bà Cha Mẹ, đặc biệt tên của Chúa, thì rất phạm thượng, nên “Dòng Chúa Giêsu” đã được kêu là “Dòng Tên”, để không phạm húy, để mọi người dễ chấp nhận, và cũng dễ dàng cho anh em Giêsu Hữu thời đó trong việc truyền giáo.

Khi Dòng Tên được phê chuẩn và hình thành, Inhaxiô và các anh em đã quyết định một vài điều liên quan đến đời sống thiêng liêng và phục vụ. Cộng đoàn Dòng Tên sẽ không có giờ kinh phụng vụ chung, tu sĩ dòng không có áo dòng như các tu viện và dòng Tu thời đó, và Dòng Tên cũng không là một tu viện với một “chỗ gối đầu” êm ấm, được bao quanh bởi bốn bức tường kiên cố. Nhưng tại sao lại có những quyết định như thế? Đơn giản là các tu sĩ Dòng Tên cần phải sống ơn gọi tông đồ mà Thiên Chúa đã mời gọi. Vì thế, họ đã chọn lựa một số cách thức giúp họ dễ dàng thi hành sứ mạng tông đồ hơn. Vì thế, tu viện của Dòng Tên sẽ là phố phường và thế giới, nơi các tu sĩ Dòng Tên đặt chân tới để giúp các linh hồn và phục vụ anh chị em. Đó chính là tinh thần sống của Inhaxiô, một người lữ hành, và của những anh em Dòng Tên từ xưa cũng như hôm nay.

Từ đó trở đi, theo gương của Chúa Giêsu, các tu sĩ Dòng Tên đã đi đến từng phố phường, làng mạc…, để đem Tin Mừng của Chúa đến khắp mọi nơi, cùng chia sẻ và giúp đỡ từng tâm hồn nhận ra được tình yêu của Chúa, tin vào Tin Mừng của Ngài, và tập sống theo mẫu gương của Đức Kitô. Đặc biệt, ở đâu cần giúp đỡ hơn, ở đâu khó khăn hơn, ở đâu Tin Mừng Chúa cần “nở hoa” hơn thì các anh em Dòng Tên quyết tâm lên đường dấn thân nơi đó. Vì vậy mà Phanxicô Xaviê đã phải xa lánh nhóm bạn, đáp tàu đến một vùng đất xa xôi và lạ lẫm ở Ấn Độ và Nhật Bản, Mattheo Ricci và Adam Schall ở Trung Quốc, Alexandre de Rhode (cha Đắc Lộ) ở Việt Nam, và còn bao tu sĩ Dòng Tên khác đã đặt chân lên Nam Mỹ, Châu Phi.

Ngoài ra, môi trường phục vụ của dòng Tên ngày xưa, cũng như hiện nay với trên 20 ngàn tu sĩ tại 127 quốc gia, không giới hạn ở một chân trời nào cả. Không chỉ có chân trong triều đình nhà Vua thời xưa, mà còn ở những góc phố dơ bẩn tại Manila thời nay. Không chỉ ở tại những đại học danh tiếng như Georgetown University – Hoa Kỳ, mà còn tại những vùng hoang vu đất đỏ ở Việt Nam. Thực vậy, nơi nào Vinh Danh Thiên Chúa hơn, thì các tu sĩ Dòng Tên có mặt ở đó. (Lm Nguyễn Ngọc Thế, SJ).

Trong khi các bạn đồng hành được Đức Giáo Hoàng sai đi truyền giáo thì Inhaxiô vẫn ở Roma, chăm sóc tổ chức mới của ngài nhưng vẫn dành thời giờ để thành lập các nhà cho cô nhi, cho người tân tòng. Ngài thành lập Trường Roma (sau này là Ðại Học Grêgôriô), với mục đích là trường này sẽ trở nên khuôn mẫu cho các trường của Tu Hội.

Trong thị kiến ở La Storta, Inhaxiô xin và đã được “Chúa Cha xin Đức Giêsu vác thập giá nhận Inhaxiô làm người phục vụ”, và Đức Giêsu vác thập giá đã nói với Inhaxiô: “Ta muốn con phục vụ chúng ta”.

Thánh Inhaxiô qua đời ngày 31-7-1556, hưởng thọ 90 tuổi. Đức Giáo Hoàng Phaolô V phong chân phước cho ngài vào ngày 27-7-1609. Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XV phong thánh ngày 13-3-1622. Lễ kính Thánh Inhaxiô vào ngày 31-7 hằng năm.

Thánh Inhaxiô đích thực là một nhà thần bí. Ngài tập trung vào đời sống tâm linh dựa trên các nền tảng thiết yếu của Kitô Giáo như Thiên Chúa Ba Ngôi, Ðức Kitô, Bí Tích Thánh Thể. Linh đạo của ngài được tỏ lộ trong châm ngôn của Dòng Tên “ad majorem Dei gloriam” nghĩa là "để Thiên Chúa được vinh danh hơn". Trong quan niệm của ngài, sự tuân phục là một đức tính nổi bật nhằm đảm bảo cho thành quả và sự năng động của tu hội. Mọi hoạt động phải được hướng dẫn bởi lòng yêu mến Giáo Hội thực sự và tuân phục Ðức Thánh Cha vô điều kiện. Vì lý do đó, mọi thành viên của dòng phải khấn lời thề thứ tư, đó là phải đến bất cứ đâu mà Đức Giáo Hoàng đã sai đi để cứu rỗi các linh hồn.

Các linh mục Dòng Tên gồm những nhà bác học, thần học, giáo dục, khoa học cho đến những nhà truyền giáo danh tiếng và nhiều đấng tử đạo. Những thần học gia vĩ đại, con cái của Thánh Inhaxiô như: Pierre Teilhard de Chardin (1881-1955) và Henri de Lubac (1896-1991) của Pháp, Karl Rahner (1904-84) của Đức, Bernard Lonergan (1904-84) của Canađa và John Courtney Murray (1904-67) của Hoa Kỳ, Hans Urs von Balthasar (1905-88), người Thụy Sĩ…Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng là Tu sĩ Dòng Tên. Đến ngày 1 tháng 1 năm 2012, tổng số tu sĩ Dòng Tên là 17.637 tu sĩ, trong đó có 12.526 linh mục, 1.470 tu huynh, 2.896 học viên và 745 tập sinh, phục vụ tại 133 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới trong 84 tỉnh dòng, 5 miền độc lập và 10 miền phụ thuộc. Các tu sĩ của Dòng có mặt trong hầu hết các hoạt động của Giáo Hội (suy tư thần học, giảng thuyết, mục vụ giới trẻ, giúp Linh thao, truyền giáo…) cũng như của xã hội (giáo dục, truyền thông, phục vụ người tị nạn và di dân,…) nhằm phục vụ và thăng tiến con người. Họ là các thần học gia, các vị linh hướng, giáo sư, kỹ sư, nhạc sĩ, nhân viên xã hội, tâm lý gia, bác sĩ, luật sư, nhà báo, nhà truyền giáo…(x.dongten.net).

Khi dâng lễ ở Nhà nguyện “hoán cải”, tôi suy gẫm về ơn trở lại của thánh nhân. Nhờ đọc sách thiêng liêng mà Inhaxiô được biến đổi.Thiên Chúa đã dùng sách thiêng liêng như một khí cụ để hoán cải Inhaxiô. Việc đọc sách thiêng liêng đã tạo nên nhiều vị thánh. Nhờ việc đọc sách thiêng liêng, con người trau dồi tri thức về giáo lý Kitô Giáo, đồng thời tìm được những kiến thức cho cuộc thưa chuyện mỗi ngày với Thiên Chúa. Một cuốn sách thiêng liêng hay có thể được coi như một người bạn tốt.

Thời đại kỹ thuật số hôm nay, các phương tiện truyền thông hằng ngày luôn tấn công con người bằng những âm thanh và hình ảnh thế tục, nó muốn tách lìa từng người ra khỏi Thiên Chúa. Một quyển sách tốt có thể trở thành một người bạn tuyệt vời, một nhà tư vấn khôn ngoan. Một quyển sách tốt là một kho tàng tâm linh. Một vài phút suy niệm về một bài đọc thiêng liêng sẽ giúp chúng ta gần Chúa hơn.

2. Đền Thánh Loyola

Năm 1921, Đền thánh Loyola trở thành Tiểu Vương cung Thánh đường. Nhà thờ ở giữa một quần thể rộng lớn với nhiều tòa nhà nối liền nhau, mặt tiền rộng khoảng 150m. Trong các tòa nhà đó, các Tu sĩ Dòng Tên xứ Basque hoạt động và làm việc. Trung tâm Linh thao, thư viện với hàng trăm đầu sách, Đài Phát thanh Loyola, nhà đào tạo, và trung tâm chăm sóc các cha Dòng Tên cao niên.

Đền thánh Loyola nằm ở Azpeitia xứ Basque thuộc miền bắc Tây Ban Nha. Đây là một tổng thể nhà kiến trúc theo phong cách Baroque Churrigueresque rất hoành tráng. Đền thờ được xây dựng vào thế kỷ XVII và XVIII bao quanh lâu đài nhỏ nơi sinh trưởng của Thánh Inhaxiô Loyola.

Từ lâu, Casa Santa thuộc quyền sở hữu của gia đình Onaz Loyola. Năm 1682, nhờ sự can thiệp của Nữ hoàng Marie Anne của Áo, Dòng Tên đã sở hữu căn nhà này. Lúc ấy, Bề trên Tổng quyền là cha Paul Oliva đã yêu cầu kiến trúc sư người Ý là Carlo Fontana thiết kế Đền thánh gắn với một học viện. Bản thiếu kế nguyên thủy của Nhà thờ hình bát giác, có một mái vòm rộng lớn với ngọn tháp lồng kính để lấy ánh sáng trời. Martin Zaldua đã sửa đổi bản thiết kế và thêm vào gian giữa hình tròn. Năm 1708, đã có người đến cư ngụ tại đây. Nhà thờ được thánh hiến và học viện chức chính thức hoạt động vào năm 1738.

Cánh phía bắc của tòa nhà chưa hoàn thành khi các cha Dòng Tên bị Vua Charles III trục xuất khỏi Tây Ban Nha vào năm 1767. Như tất cả các tài sản của Dòng Tên lúc bấy giờ, Đền thánh đã bị quyền lực hoàng gia trưng thu. Thế kỷ XIX đầy hỗn loạn: Dòng Tên quay trở lại Tây Ban Nha vào năm 1816 sau khi bị trục xuất hơn 5 lần. Cuối cùng, Đền thánh được hoàn thành vào năm 1888. Năm 1885, toàn bộ quần thể kiến trúc được Dòng Tên thuê với hợp đồng 60 năm. Hợp đồng cho thuê được gia hạn vào năm 1945 và 2005. Tuy nhiên Casa Santa đã được nhượng cho các cha Dòng Tên vào năm 1991.

Sau thánh lễ, chúng tôi đi về trung tâm thành phố Burgos, nơi đây cách Thủ đô Madrid gần 250km. Nghe giới thiệu, Burgos luôn làm say mê bao du khách bởi vẻ đẹp quyến rũ của những đền đài, thánh đường, những cây cầu lịch sử, những khu phố cổ, những cửa hiệu độc đáo, phong cách sống khác biệt, và nhiều hình tượng bò tót (một loại bò mộng dùng đấu bò, một biểu tượng của Tây Ban Nha) giữa các công viên, đường phố.

3. Nhà Thờ Chính Tòa Burgos (Di sản văn hóa thế giới)

Thành phố Burgos vừa cổ kính vừa hiện đại, đặc biệt với ngôi Nhà thờ Chính tòa nổi tiếng.

Burgos cũng là một đại diện trong số sáu thành phố của Tây Ban Nha đang nỗ lực trở thành “thủ đô văn hóa của Chân Âu” vào năm 2016.

Là một trong ba Nhà thờ lớn nhất của Tây Ban Nha, Nhà thờ Burgos được xây dựng từ năm 1221 và hoàn thành năm 1567.

Nhà thờ được dâng kính cho Đức Trinh Nữ Maria.

Với phong cách kiến trúc Gothic điển hình, Nhà thờ được xây bằng đá vôi trắng vươn cao với tất cả sự uy nghi và hướng thượng.

Dường như toàn bộ lịch sử nghệ thuật kiến trúc Gothic cổ điển đã được đúc kết trong kiến trúc tuyệt vời của ngôi Nhà thờ này; cùng với bộ sưu tập độc đáo các tác phẩm nghệ thuật, bao gồm tranh vẽ, phần mộ và những cửa kính màu rất đặc trưng đã làm nên những di sản văn hóa thế giới.

Trong Nhà thờ vẫn lưu giữ mộ của Fernan Gonzalez và El Cid là hai vị anh hùng cứu quốc nổi tiếng trong cuộc chiến của người Tây Ban Nha chống lại người Moors từ thế kỷ VIII cho đến thế kỷ XI.

Để đi hết Nhà Thờ Burgos, phải mất cả tiếng đồng hồ. Nhà thờ tọa lạc bên dòng sông, một cây cầu cổ bắc ngang qua. Nhìn từ xa, trong nắng chiều, Nhà thờ tuyệt đẹp vươn cao giữa khung cảnh thanh bình. Vòng ra phía sau Nhà thờ, những ngôi nhà đủ sắc màu chung quanh mang lại nét tươi vui nơi miền đất linh thiêng tĩnh mặc này.

Mặt tiền chính của Nhà thờ được lấy cảm hứng từ các Nhà thờ Chính tòa Paris và Reims ở Pháp. Bao gồm ba gian với hai tháp cao vuông. Phần tháp hình xoắn ốc ở trên chịu ảnh hưởng của Đức được thêm vào trong thế kỷ XV do Juan de Colonia thiết kế.

Vào thăm bên trong, chúng tôi thấy Nhà thờ có kích thước rộng lớn và mô hình kiến trúc độc đáo. Hơn 300 năm xây dựng mới hoàn thành nên đây là một kỳ công của trí tuệ và lao động qua nhiều thế hệ. Vua Ferdinand III của xứ Castile và Đức Cha Mauricio người Anh, Giám mục Burgos đã cho phép xây dựng ngôi Nhà thờ này. Công trình khởi công từ ngày 20 tháng 7 năm 1221 trên chính địa điểm của Nhà thờ Chính tòa cũ.

Nhà thờ mang nét kiến trúc Gothic của Pháp, dù nét kiến trúc phục hưng được thêm vào sau này ở thế kỷ XV và XVI. Đỉnh tháp chính hình chóp nón cao 88m. Mặt sàn Nhà thờ mang hình Thánh giá với gian giữa với chiều dài 106m và lối đi hai bên rộng rãi. Trên ba cửa ra vào của mặt tiền chính Nhà thờ có hai ngọn tháp vươn cao và duyên dáng với những đỉnh tháp hình chóp nón. Bàn thờ, nhà nguyện và những công trình kỷ niệm trong Nhà thờ là những điểm thú vị về mặt nghệ thuật và lịch sử. Có 15 Nhà nguyện bên trong Nhà thờ được thêm vào ở lòng giữa và cánh ngang. Phía Tây Bắc có một Tu viện rất đẹp từ thế kỷ XIV. Phía Tây Nam có Tòa Tổng Giám mục.

Cửa của cánh ngang phía bắc được gọi là de Portada la Coronería, có tượng của 12 Tông Đồ. Phía trên có những cửa sổ hình vòm cung. Cửa của cánh ngang phía nam, có những bức hình mô tả các Thánh sử đang viết sách tại bàn làm việc.

Bàn thờ chính lần đầu tiên được thánh hiến năm 1260, sau đó việc xây dựng bị gián đoạn gần 200 năm trước khi tiếp tục khởi công lại. Nhà thờ Chính tòa được hoàn thành vào năm 1567, với việc thêm vào ngọn tháp hình chóp nón để lấy ánh sáng mặt trời.

Kiến trúc sư người Pháp vào thế kỷ XIII và một người Đức vào thế kỷ XV trực tiếp chỉ đạo xây dựng. Năm 1417, Đức Giám Mục Burgos tham dự Công đồng Constance, sau đó ngài trở về cùng với nhà xây dựng bậc thầy là Juan de Colonia, ông này hoàn tất hai tòa tháp hình chóp bằng đá.

Trong các vị Giám mục Burgos, nổi tiếng nhất vào thế kỷ XV là Giám mục Allphonsus Sancta Maria, ngài vừa là học giả vừa là sử gia.

Có những thay đổi quan trọng vào thế kỷ XV và XVI về những ngọn tháp hình chóp nón ở mặt tiền chính của Nhà thờ. Simon de Colonia thiết kế ngôi nhà nguyện Constable, Juan de Vallejo thiết kế lọng tán bàn thờ. Đây là những yếu tố của nét kiến trúc Gothic tiên tiến đem lại cho Nhà thờ những nét nổi bật. Công việc quan trọng cuối cùng là Phòng thánh của Nhà nguyện Thánh Thecla được xây dựng vào thế kỷ XVIII, vào thời gian này các tượng điêu khắc theo phong cách Gothic ở cửa ra vào mặt tiền chính Nhà thờ cũng được thay đổi.

Vào đầu thế kỷ XX, một vài cấu trúc liền vách của Nhà thờ Chính tòa bị loại bỏ, chẳng hạn như dinh thự của vị Tổng Giám mục và tầng trên của Tu viện. Vẫn còn phong cách Gothic của Nhà thờ Chính tòa, cho dù bên trong một số nghệ thuật trang trí theo phong cách Phục hưng và Baroque.

Nhà thờ có nhiều tác phẩm của các kiến trúc sư và điêu khắc gia của gia đình Colonia (Juan, Simón và Francisco), cùng với các điêu khắc gia như Gil de Siloé, Felipe Vigarny, Juan de Anchieta, và điêu khắc gia kiêm kiến trúc sư Diego de Siloé, Cristóbal de Andino thực hiện những cửa sổ có chấn song và hoa văn bằng sắt, họa sĩ Sebastiano del Piombo vẽ bức tranh "Thánh Gia trong cuộc hành trình", và còn nhiều nhiều tác phẩm khác nữa, hướng dẫn viên không nhớ nổi…

Một số yếu tố được nhiều người quan tâm trong ngôi Thánh đường là tượng Papamoscas (người bắt ruồi), một bức tượng được thiết kế khi nghe chuông điểm giờ vang lên thì nó mở miệng ra. Phần mộ của Mudarra theo phong cách Roman, người anh ghẻ báo thù của cho cái chết của bảy hoàng tử xứ Lara (được đem từ Tu viện San Pedro de Arlanza về Nhà thờ Chính tòa), ghế ngồi của ca đoàn được chạm khắc, phần mộ của Giám mục Mauricio, phần mộ của El Cid và vợ là Dona Jimena.

Nhà thờ Chính tòa được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào ngày 31 tháng 10 năm 1984.

Hôm nay ngày Chúa Nhật V Phục Sinh. Chúng tôi dâng lễ tại Nhà nguyện hình bát giác Condestable theo phong cách Gothic Flamboyant, các cửa kính màu hình chữ nhật trên đỉnh là hình chóp nón, hình các hiệp sĩ, thiên thần và sứ giả tạo thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Cha Tú, Phó xứ Trung chánh chủ tế và giảng lễ. Tạm biệt Burgos, chúng tôi lên đường đi Fatima với chặng đường dài 650km. Trên đường ghé vào viếng thăm Nhà thờ Salamanca.

4. Nhà Thờ Chính Tòa Salamanca

Salamanca là một thành phố ở phía tây của Tây Ban Nha. Salamanca được xây dựng từ thời Trung Cổ nằm cách biên giới Bồ Đào Nha 80km và là một thành phố nổi tiếng nhất Âu Châu vào thời Phục Hưng. Thời đó, nó được mệnh danh là Thành Phố Vàng ‘El Ciudad Dorada’ với những kiến trúc tuyệt đẹp bằng sa thạch. Thành Salamanca nằm trên ngọn núi bên dòng sông Rio Tormes, do một tộc Celtic xây dựng để phòng thủ. Nơi đây, có một cây cầu dài 150m có 26 vòm, trong đó có 15 nhịp vòm có gốc La Mã, phần còn lại được xây vào thế kỷ XVI. Người Hannibal chiếm Salamaca vào thế kỷ III trước Công Nguyên. Sau đó bị người La Mã chiếm, họ gọi là Helmantica hay Salamantica.

Năm 1988, khu phố cổ được thừa nhận là một địa điểm Di Sản Thế Giới UNESCO. Salamanca được bầu là Thủ Đô Văn Hóa Âu Châu năm 2002 và là nơi tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh các nguyên thủ quốc gia Ibero-Hoa Kỳ vào tháng 10-2005. Salamanca nằm trong địa hạt Castilla y Leon, một trong những khu vực chính của Tây Ban Nha. Vì thế mà lá cờ hiện nay có hình con Sư Tử (Leon) và lâu đài (Castilla).

Gần bên Plaza có hai Nhà thờ sát nhau. Nhà Thờ Cũ (Catedral Viejo) xây theo kiểu Roman vào thế kỷ XII. Vòm nóc bên trong là một tuyệt tác.

Kế bên là Nhà Thờ Mới (Catedral Nueva) kiểu Gothic xây từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII mới hoàn thành.

Bên ngoài Nhà Thờ mới có hai chi tiết thu hút du khách thập phương. Năm 1992, khi trùng tu lại những chỗ hư bên ngoài, kiến trúc sư Jeronimo Garcia đã cho thêm vào viền trang trí bên cửa hình phi hành gia đang bay bổng trong không gian. Tượng hình này đem lại nhiều thú vị và thắc mắc cho dân Salamantinos và du khách. Tại sao lại có hình phi hành gia ở Nhà thờ đã có mặt từ vài trăm năm trước?

Theo giải thích của một tài liệu về trùng tu cho biết, các nhà trùng tu thường dùng một biểu tượng đặc biệt nhất liên hệ với thời điểm sửa chữa để đánh dấu cột mốc thời gian đó. Đây cũng như là một thứ chữ ký có ghi ngày tháng. Phi hành gia là biểu tượng cho thế kỷ thứ XX, dùng để đánh dấu mốc trùng tu vào năm 1992.

Cạnh đó cũng có một tượng hình con rồng đang ăn cà rem. Phải chăng biểu tượng này ghi dấu lúc trùng tu vào thời điểm mùa hè nóng bức nên con rồng cũng ăn kem?.

Còn giờ đây, cuối mùa xuân, khi chúng tôi ngước mắt nhìn lên rồi suy đoán thì ai cũng run cầm cập vì lạnh 2 độ c và gió thổi buốt giá đến thịt xương.

Đã quá trưa mà mới có chút nắng ấm. Lúc trời lạnh lẽo, nắng nhớ mình không được ưu ái như mưa, nên nắng chiếu những vệt ấm thật hiền hòa để ai cũng thích nắng. Nắng xứ này thật khôn, biết "nhập gia tuỳ tục", biết ân cần tiếp chúng tôi người xứ nhiều nắng.

Lối vào chính của Nhà thờ Chính tòa gồm 3 vòng cung, dẫn đến 3 gian dọc của Nhà thờ. Cả ba lối vào này được chạm trổ công phu. Chúng tôi vào tham quan bên trong, trầm trồ chiêm ngưỡng và hát khen chúc tụng tạ ơn Thiên Chúa. Sau cung thánh, có những Nhà nguyện đẹp thanh thoát. Giữa lòng Nhà thờ, có phòng dành riêng cho các Kinh sỹ hát kinh thần vụ. Dưới tầng hầm bên hông, một bảo tàng viện nhỏ của Nhà thờ Chính tòa.

Nhà thờ được xây dựng vào giữa thế kỷ XVI và XVIII theo hai phong cách kiến trúc là Gothic và Baroque. Chính Vua Ferdinand V vùng Castile đã ủy nhiệm việc xây dựng từ năm 1513. Năm 1733, Nhà thờ được thánh hiến. Năm 1887, Hoàng gia công bố một sắc lệnh đây là công trình quốc gia.

Trong kỹ thuật xây dựng, phong cách kiến trúc Gothic hợp nhất với phong cách Phục hưng mới, tạo nên phong cách Plateresco đặc trưng Tây Ban Nha. Tuy nhiên, Nhà thờ này vẫn giữ lại nét Gothic vì các Đấng Bản quyền muốn Nhà thờ mới hài hòa với Nhà thờ cũ. Vì vậy, Nhà thờ mới được xây dựng vẫn tiếp tục theo phong cách Gothic trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Suốt thế kỷ XVIII, có hai yếu tố được thêm vào là một mái vòm kiểu Baroque ở phần cánh ngang và ở phần cuối là tháp chuông cao 92m.

Bức tường của Nhà thờ mới tựa vào bức tường phía bắc của Nhà thờ cũ. Vì lý do này, Nhà thờ cũ được gia cố và tháp chuông được xây dựng tại đây. Hai kiến trúc sư chính là J. Gil de Hontanón và con trai là Rodrigo.

Rời Nhà thờ Salamanca, chúng tôi đi ăn trưa tại nhà hàng Tàu với cơm Việt Nam thật ngon miệng và lên đường đi Bồ Đào Nha, đến trung tâm hành hương Đức Mẹ Fatima.

(còn tiếp)
 
Gia Đình Cựu Sinh Viên Công Giáo với hành trình Bác ái tại giáo xứ Sapa
Xuân Mai
12:54 27/05/2013
Bỏ lại sau lưng những ồn ào, náo nhiệt của mảnh đất đô thành, anh chị em Gia Đình Cựu Sinh Viên Công Giáo đã cùng nhau thực hiện một chuyến hành trình đầu tiên của mình, cùng nhau khám phá và sẻ chia giữa một vùng đất mới và xa xôi. Chuyến hành trình của 33 thành viên trong đoàn bắt đầu lúc 21h ngày 24 tháng 5, và kết thúc vào ngày 27, với các hoạt động đầy ý nghĩa như thăm hỏi, tặng quà cho các em thiếu nhi, tham gia chương trình bế mạc tháng hoa tại giáo xứ Sapa.

Xem hình ảnh

Sapa nằm ở phía Tây của mảnh đất hình chữ S, là một huyện vùng cao thuộc tỉnh Lào Cai. Thượng Đế đã kiến tạo để nơi đây trở thành một vùng đất vừa huyền ảo, thơ mộng, ẩn hiện trong những làn mây, vừa mang dáng vấp của một thiên đường tuyệt hảo, được phủ bởi tầng tầng lớp lớp những mảng sương mù dày đặc.

Đúng 21h ngày 24, chiếc xé chở đoàn bắt đầu lăn bánh, anh nấy đều mang trong mình những tâm trạng khác nhau, cùng nhau chia sẻ những câu chuyện, những niềm vui, tiếng cười hiện rõ trên khuôn mặt từng thành viên trong đoàn. Sau một đêm trên chuyến xe, 7 giờ sáng ngày 25, các thành viên của đoàn đã có mặt tại Giáo xứ Sa Pa.

Cách nhà thờ Chính Tòa Hưng Hóa khoảng 360km, Giáo xứ Sa Pa được biết đến như một giáo xứ xa nhất của Giáo phận, phần lớn bà con giáo dân nơi đây đều là người dân tộc H’Mông.
Đến nơi, đoàn được Cha xứ và Giáo xứ đón tiếp nồng hậu, điều này đã khiến cho những cảm giác hồi hộp, bỡ ngỡ của nhiều anh chị em tan biến, và họ đón chờ những công việc đầy ý nghĩa tại mảnh đất đẹp đẽ này.

Sau giờ nghỉ ngơi, anh chị em trong đoàn đã lên đường đến với bà con giáo dân giáo họ Thôn lý. Những người trẻ này đã mang đến một làn sóng mới, lòng nhiệt huyết, tinh thần hi sinh của họ đã được thể hiện tại giáo họ này. Những chia sẻ, cùng với những món quà ý nghĩa mà họ đã dành cho những em thiếu nhi tại giáo họ này, như là một dấu chỉ của sự hiệp nhất yêu thương giữa những người huynh đệ của Chúa.

Chị Mến chia sẻ: Đây là một chuyến đi đầy ý nghĩa đối với mình. Lần đầu tiên mình được tới Sapa, cũng là lần đầu tiên mình được tiếp xúc với các em thiếu nhi người dân tộc. Mình đã có thêm được những kỷ niệm mới, những trải nghiệm mới về cuộc sống, về con người nơi đây, cũng như những hoàn cảnh đang còn gặp khó khăn mà mình chưa hề biết tới. Nếu có cơ hội, mình sẽ tiếp tục về đây, để có thể đồng hành và chia sẻ nhiều hơn nữa với mọi người nơi đây.
Sau cuộc thăm viếng, anh chị em về lại tại nhà thờ Giáo xứ, cùng tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật với Giáo xứ. Một điều đặc biệt trong Thánh Lễ, đó là ngoài Cha Chính xứ, cộng đoàn dân Chúa cũng được đón quý Cha khách từ hải ngoại và từ Sài Gòn về để đồng tế Thánh Lễ. Đó là một ân sủng lớn lao không chỉ dành cho giáo xứ, mà tất cả các thành viên trong đoàn.

Kết thúc Thánh Lễ là màn dâng hoa kính Đức Mẹ, để kết thúc một tháng hoa mà cả Giáo Hội dành để dâng lên Mẹ những bó hoa tươi thắm. Và cũng chính trong ngày hôm nay, những bó hoa tươi thắm từ Hà Nội đã tới, và dâng lên Mẹ Maria. Đó là những bó hoa của long nhiệt huyết, của sự hi sinh, tình bác ái mà anh chị em dành cho nhau và cho mọi người nơi đây. Đó là những đóa hoa long tỏa ngát trong ngày đầu tiên của cuộc hành trình đầy ý nghĩa này.

Màn đêm với những làn sương nhè nhẹ bao phủ những tâm hồn trẻ này, để họ nghỉ ngơi và chuẩn bị đón chào một ngày mới với những hoạt động mới.

Ngày 26 bắt đầu, buổi sáng sớm hiện lên như một bức tranh sơn thủy hữu tình, anh chị em thức dậy với một tâm hồn tràn đầy yêu thương và nhiệt huyết.

9h sáng, anh chị em cùng nhau thưởng ngoạn những cảm xúc ngập tràn trong khung cảnh Sapa, tâm hồn như được làm mới, được tươi trẻ hơn, được hòa vào những dòng chảy thanh bình của thiên nhiên. Làm mới tâm hồn trong những giây phút chiêm ngưỡng cảnh sắc, và để cho một buổi chiều với những công việc bái ái bắt đầu.

13h30, anh chị em trong đoàn đã đến thăm giáo họ Hầu Thào, để chia sẻ với bà con giáo dân trong giáo họ. Thánh Lễ cũng được tổ chức tại Giáo họ này, như một ân sủng của Chúa, qua bàn tay của những người trẻ, bà con giáo dân được vui hơn, và cùng nhau chia sẻ sứ vụ yêu thương của Chúa.

Kết thúc Thánh lễ, anh chị em trong đoàn đã cùng nhau giao lưu với các em thiếu nhi. Cùng với đó là những tâm sự, những sẻ chia của những người anh, người chị gửi gắm tới các em, để mong cho các em những điều tốt đẹp nhất.

Chia tay các em thiếu nhi, cũng là thời điểm kết thúc của cuộc hành trình đầy ý nghĩa. Anh chị em trong đoàn đã quy tụ và gửi lời chào, lời cảm ơn tới Cha xứ, Quý Cha khách, và toàn thể bà con giáo dân nơi đây.

Tạm biệt Sapa trong niềm vui và cả sự luyến tiếc. Vui vì được sống, được trải nghiệm với những con người, với cuộc sống nơi đây. Luyến tiếc vì thời gian ngắn ngủ, chưa đủ để anh chị em có thể hiểu hơn nữa, và cảm nhận được nhiều hơn nữa những khoảnh khắc thiêng liêng nơi mảnh đất thơ mộng hữu tình này.

Trở về Hà Nội, lòng ai nấy tràn ngập tình yêu thương. Tình Chúa, tình người, tình anh em lan tỏa trong tâm hồn mỗi con người. Về với cuộc sống thường nhật, những người anh em này sẽ tiếp tục với những công việc hằng ngày, nhưng họ sẽ làm với môt tinh thần mới, một tình yêu mới, và với lòng nhiệt huyết của những con người trẻ. Gia Đình Cựu Sinh Viên Công Giáo sẽ tiếp tục lớn mạnh, tiếp tục phát triển nhờ những sợi dây gắn kết đầy tình thương ấy. Họ đã đi, để sống và trải nghiệm với nhau, trao cho nhau những hành động yêu thương. Và khi về, tình yêu ấy lan tỏa, làm cho họ ngày càng trở nên gắn kết, ngày một trở nên một với nhau trong Chúa.
 
Thánh Lễ Thêm Sức Tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland, Oregon
Phan Hoàng Phú Quý
16:26 27/05/2013
(Portland, Ore.) Chúa Nhật ngày 26 tháng 5 năm 2013, vào lúc 3 giờ chiều Đức Cha Giám Mục Kenneth Steiner đã đến Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang để ban Phép Thêm Sức cho 169 em học sinh thuộc Trường Giáo lý và Việt ngữ La Vang và Cộng Đoàn Anrê Dũng Lạc, vì sỉ số học sinh quá đông nên được chia ra 2 thánh lễ, Thánh lễ thứ nhất được cữ hành lúc 3 giờ danh cho lop TS A&B và thánh lễ thứ nhì cử hành lúc 7 giờ chiều danh cho lớp TS C&D.

Xem hình ảnh

Cùng đồng tế với Đức Giám Mục chúng tôi nhận thấy có Linh mục chánh xứ Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt linh mục, Phanxico Xavie Búi Văn Quyết,. Linh mục Phêrô Đoàn Hoàng Khôi Anh, linh muc Giuse Nguyễn Hùng, linh Muc Nguyễn Đạt thuộc Dòng Tên và Thầy Sáu Phạm Hưng Nghĩa, Thầy sáu Hoàng Minh Nhật, Thầy Sáu Nguyễn Châu.

Trước khì bắt đầu thánh lễ, đại diện của lớp Thêm Sức đã đứng lên xin lỗi Ba Mẹ, Ông Bà và tất cả mọi người về những gì mà các em đã lỗi phạm, làm buồn lòng Ba Mẹ, Ông Bà và mọi người, đồng thời xin hiệp ý cầu nguyện cho các em xứng đáng tham dự Mầu Nhiệm Thánh này một cách sốt sáng. Để ngày lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức hôm nay chính là niềm vui, bình an và hồng ân cùa Chúa Thánh Thần luôn ở mãi với các em.

Hôm nay Giáo Hội mừng kinh trọng thể lễ Chúa Ba Ngôi,, chúng ta tuyên xưng tín điều và mầu nhiệm cao cả, khi đặt tay trên trán, trên ngực, trên 2 vai, chúng ta cầu nguyện: “Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần” Chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa là Tình yêu., tình yêu tràn ngập vũ trụ khi Chúa Cha tạo dựng nên con người giống theo hình ành của Ngài, tình yêu cứu độ, thứ tha qua cái chết nhục nhằn đau thương của Chúa Con, là tình yêu thánh hóa và đổi mới trong Chúa Thánh Thần

Cộng đoàn dân Chúa đã đứng lên cùng cất cao lời ca nhập lễ để chào đón vị Chủ tế và các linh mục đồng tế cùng vớI các em từ từ tiến về Cung thánh:

Xin Thánh Thần Chúa xuống chan hòa khắp vũ trụ
Người nắm giữ mọi sự và thông biết mọi lời
Xin Thánh Thần Chúa xuống đầy tràn hồn tín hữu
Nhóm lữa tình yêu Chúa trong lòng hết mọi người.

Sau bài Tin Mừng, linh mục Đoàn Hoàng Khôi Anh đã trình diện lên Đức Giám Mục các em xin nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức. Những em này đã được hướng dẫn đầy đủ về giáo lý trong suốt 11 năm qua và giờ đây sẳn sàng nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức.

Đức Giám Mục chủ tế đã đặt tay lên đầu và xức dầu lên trán cho các em trong khi mọi người hợp với ca đoàn Thánh Linh hát kinh Xin ơn Chúa Thánh Thần

Lạy Chúa Thánh Thần xin ngự đến, và từ trời cao xin tỏ vinh quang mình.
Lạy Cha kẻ cơ bần xin Ngài ngự đến soi sáng và khấn ban ân huệ cho chúng con

Trong phần huấn từ Vị Chủ Tế đã nhấn mạnh đến tính yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta, và rồi Chúa cũng muốn chúng ta chia sẽ tính yêu đó đến với mọi người chung quanh, Chúa mời gọi chúng ta ra đi để làm chứng nhân cho Ngài. Mỗi người chúng ta đều có một Sứ Mệnh, và Sứ Mệnh đó là Rao Giảng Tin Mầng lời Chúa cho tất cà mọi người, người lạ, người nghèo, người gìa yếu.

Cộng đoàn Dân Chúa đã thề hứa nâng đở các em và cầu xin cho các em được tràn đày sức mạnh của Chúa Thánh Thần, để các em biết hăng hái và can đảm sống Đức tin, và làm chứng nhân cho thời đại hôm nay.

Sau phần kết lễ, đại diện các em đã ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quý thầy cô, quý cha mẹ sinh thành cũng như đỡ đàu, đã dạy dỗ, nâng đỡ và cầu nguyện cho các em nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức hôm nay.
 
Lễ bế giảng năm học Giáo lý tại Phủ Cam Huế
Trương Trí
16:29 27/05/2013
HUẾ- Sáng Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam Huế đã long trọng dâng Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho các em Giáo lý sinh nhân dịp Lễ Bế giảng năm học Giáo lý 2012-2013.

Xem hình ảnh

Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam có một truyền thống đạo đức, được bắt nguồn từ lúc ấu thơ. Khi các em bắt đầu biết đọc biết viết, bước vào lớp Một văn hóa, cũng là lúc các em khởi đầu học Giáo lý với lớp “Đồng Cỏ non”. Các em sẽ theo học cho đến khi trưởng thành, nghĩa là các em đã ra đời khi không có điều kiện bước chân vào giảng đường Đại học. Còn các em có điều kiện vào Đại học, sẽ vẫn tiếp tục học giáo lý cho đến khi tốt nghiệp Đại học. Trong các năm học Đại học, các em sẽ thuộc lớp “Dấn thân” từ 1 cho đến 4. Chính các em là những sự kế tục tương lai của Giáo xứ. Sau khi kết thúc chương trình học Giáo lý, các em sẽ là những Giảng viên giáo lý hoàn thiện nhất. Chính vì thế, số lượng Giáo lý sinh của Phủ Cam luôn đông đúc: 1.300 em cho mỗi năm học.

Trong buổi lễ Bế giảng này, Giáo xứ đã tổ chức trao phần thưởng cho 150 em giáo lý sinh xuất sắc và chuyên cần trong suốt một năm qua.

Quý Cha Quản xứ và Phó xứ đã trao thưởng cho các em, giá trị vật chất không cao nhưng đây là một nguồn động viên tinh thần rất có giá trị cho các em.
 
Ngày hội lớn của nhóm linh thao I Nhã Đức Quốc
Trầm Hương Thơ
17:14 27/05/2013
NGÀY HỘI LỚN CỦA NHÓM LINH THAO INHÃ ĐỨC QUỐC.

Họp ngày lễ Chúa Thánh Thần
Gia đình Inhã xa gần về đây
Linh thao Đức Quốc dựng xây
Vòng tay thân ái mừng ngày đoàn viên


Cứ mỗi mùa xuân về khắp nơi trên nước Đức này, trăm hoa đua nở khoe muôn sắc màu, anh em Linh Thao trong gia đình Inhã lại nao nức chờ đợi ngày đoàn viên họp mặt nhóm lớn, trước Đại hội Công Giáo toàn quốc vào ngày lễ chúa Thánh Thần hiện xuống một ngày.

Như một công đôi chuyện, họp từ trưa thứ sáu cho đến chiều thứ bảy thì cùng nhau sang bên Đại hội Công Giáo. Năm nay có lẽ là xôm tụ nhất từ trước tời giờ. Có tới ba linh mục cùng đồng hành về với gia đình Inhã. Cha Đôminicô Nguyễn Hùng Sj từ Mỹ qua Âu châu giúp linh thao, cha GB. Nguyễn NgọcThế Sj từ vương quốc Đan Mạch trở về sum họp, cha mà yêu thương nhóm nhất và luôn luôn sẵn sàng sống chết với nhóm nhất là cha khả kính Phêrô Dr. Nguyễn Trọng Qúy. Tuy rằng ngài mới có 85 (tám nhăm) cái xuân xanh nhưng đặc biệt tươi trẻ và luôn yêu Chúa và yêu đời.

Về chương trình năm nay thực sự là phong phú cho cả hồn lẫn xác.

Sau khi hát thánh ca du dương thật phê rồi thì 18giờ dùng cơm chiều.
19.giờ 30 thánh lễ khai mạc ý chỉ cầu cho ĐGH. tất cả tu sỹ, ơn thiên triệu, và đặc biệt cho nhóm được thăng tiến. Cha Qúy chủ tế và cha Thế chia sẻ Lời Chúa với mọi người: Kính chào qúy cha và anh chị em, đã khá lâu rồi nay tôi mới có dịp trở về mái nhà xưa, là gia đình Inhã để họp mặt. Rất cảm động và vui mừng ngày hội lớn của chúng ta. Một vài gợi ý với gia đình Inhã. Chúng ta là những người đang sống theo linh đạo của thánh tổ Inhã để đi trên còn đường đời mình là một hành trình trở về nhà Cha của chúng ta là Thiên Chúa.

Linh Thao không phải như một phong trào ào ào như những phong trào khác, mà là một con đường riêng tư giữa ta với Chúa. Mỗi người tự mình phải bước đi trên đôi chân của mình, tuy rằng có đi chung với nhóm song hành cùng bước, để giúp đỡ nhau, những nhóm không thể đi thay ta đuợc, ta vẫn phải bước trên đôi chân của ta để tiến về phía trước. Chúng ta không thể nhờ người khác ăn thay mà ta no được. người khác cũng không thể nhờ ta chạy giúp họ để cho chân họ khỏe được, phải tự chạy bằng đôi chân của chính họ thì chân họ mới cứng cáp mạnh khỏe được thôi. Còn chúng ta thì ai cũng phải tự ăn mới no cho mình được. Đó là "Đường Linh Thao" tập cho hồn ta cứng cáp và khỏe mạnh theo linh đạo cúa đấng thánh tổ Inhã sáng lập dòng TÊN.

21giờ00 cha Hùng nói về Cuộc đời của thánh tổ Inhaxiô với 4 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1:

30 năm mê đời

Danh vọng hão làm mê đời tuổi trẻ
Chốn quan trường tưởng sẽ nổi công danh
Vạn trái tim phải quy phục về anh
Biến cố lớn tan tành, đời thức tỉnh!


Như bao chàng trai thời bấy giờ, Inhã là con nhà cũng thuộc lớp người quyền qúy.

Chàng là một hiệp sỹ hăng say phò vua Tây Ban Nha. Cũng muốn vươn lên nổi bật để làm cho các công nương tiểu thơ phải dâng hiến trái tim cho mình. Nhưng! chữ "nhưng" quái ác, đã cắt ngang mộng lớn của một hiệp sỹ, trong trận chiến đấu không cân sức với quân pháp khi bị vậy hảm tại lâu đài Pamplona, tất cả các đồng bạn và quân lính nhắm thấy không thể chống nổi và muốn quy hàng, nhưng chàng anh hùng Inhã nhất định là không đầu hàng, phải chiến đấu đến cùng, dù có phải chết, thì cũng chết cho anh hùng chứ không bao giờ chịu đầu hàng quân địch. Thế là quân Pháp tấn công ồ ạt, chàng và mọi người quyết liệt chống trả mãnh liệt, và chuyện gì đến sẽ phải đến, một trái pháo của quân Pháp rơi trúng ngay vào dưới đầu gối chân phải, làm chân chàng gẫy nát. Cả bọn thấy chỉ huy của mình gục ngã thì đành phải kéo cờ trắng ra hàng. Tướng quân Pháp thấy chàng là người rất anh hùng nên đã đối xử lại đoàng hoàng, cho người cứu chữa và khiêng về quê hương cũ của chàng là Loyola dưỡng thương. Ở đây là nhà của dòng tộc, nay gia đình người anh trai Inhã đang ở. Người chị dâu rất đạo hạnh. Inhã nằm 6 tháng trên giường bệnh muốn đọc tiểu thuyết nhưng gia đình chị chỉ có 2 cuốn sách duy nhất là Hạnh các Thánh và Cuộc Đời Chúa Giêsu thôi. Không đòi được tiểu thuyết nên bất đắc dĩ phải đọc sách "cuộc Đời Chúa Giêsu" vậy. Từ đọc Cuộc Đời Chúa Giêsu làm chàng thay đổi cách nhìn. Trên đời này còn có một người xứng đáng để ta theo phục vụ hơn, "Thiên Chúa".

Giai đoạn 2:
3 năm say đạo:

Chàng say đạo 3 năm sau khi khỏi bệnh. Lúc thì theo gương thánh Phanxicô đi ăn mày để giúp người khác, lúc thì đi giảng lời Chúa cho mọi người, xuống mãi tận Salamaca giảng và bị các linh mục Đaminh bắt nhốt. rồi thả, rồi lại nhốt cuối cùng chàng cũng hồi tâm lại và quyết định muốn giảng đạo thì phải đi học cho căn bản. Thế là đành đi học lại từ đầu với những thiếu niên trong khi chàng đã 33 tuổi rồi để trở thành linh mục.

Giai đoạn 3:

17 năm khắc khoải tìm nền tảng chân lý cuộc đời.

Trong 17 năm này chàng đã học hành, ăn chay, đánh tội, hãm mình, cầu nguyện liên lỉ để đi tìm ra phương pháp Linh Thao sau một trạng thái xuất thần suốt 8 ngày liền chàng được thị kiến Chúa Giêsu. Từ đó theo phương pháp này chàng hướng dẫn cho bạn bè và những tha nhân, trong đây có một người nổi bật về học thức cũng như về qúy tộc theo Inhã lúc cùng học ở đại học Paris, và sau này làm linh mục và trở thành thánh lớn "Thánh quan thầy của những người đi truyền giáo" Thánh Phanxicô Xaviê.
Giai đoạn 4:
15 năm sống chết với ơn gọi phục vụ Chúa Kitô.

Khi đã thị kiến Chúa Giêsu chàng tìm được phương cách để thực hiện đường mình đi. Inhã đã sống cho đến cuối đời trong ơn gọi phục vụ Chúa. Lấy Linh Thao làm "Chân Lý và Nền Tảng" và lập nên dòng TÊN.

Sau đó cùng nhau làm phút hồi tâm cho cả năm qua và nghỉ đêm

THỨ BẨY:

8 giờ Kinh sáng dựa theo (Lectio Divina) kết hợp cả Trí-Tâm-Thân do cha Hùng hướng dẫn. Đây là một phương pháp đặc biệt tốt cho sức khỏe và tâm linh vào sáng sớm. cám ơn cha nhiều.


9 giờ00 đề tài NGUYÊN LÝ-NỀN TẢNG của linh đạo Inhaxiô

"Con người được dựng nên để ngợi khen, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa, và nhờ đó cứu rỗi linh hồn mình. Mọi loài khác dưới đất cũng được tạo dựng cho con người, để giúp họ đạt tới cùng đích Đấng Tạo Hóa đặt cho họ. Bởi thế người ta chỉ được sử dụng tạo vật theo mức độ chúng giúp đạt tới cứu cánh và phải gạt bỏ khi chúng làm cản trở. Do đó, cần phải giữ cho mình được bình tâm đối với mọi tạo vật trong tất cả những gì nằm trong sự tự do của ta và không bị cấm, đến nỗi chúng ta không ước muốn sức khỏe hơn bệnh tật, giàu sang hơn nghèo khổ, danh vọng hơn nhục nhã, sống lâu hơn chết yểu và tương tự thế đối với mọi sự khác, nhưng chỉ ước muốn và lựa chọn cái gì dẫn đưa chúng ta tới cứu cánh của mình hơn cả."

11giờ 30 thánh lễ bế mạc ý chỉ cầu nguyện đặc biệt cho quê hương và Giáo Hội Việt Nam được mau thoát nạn cộng sản vô thần.


Cha Thế chủ tế. Ngài hướng dẫn 6 em thiêu nhi với 6 ly nước của mỗi em tự đổ vào một chậu đựng thật đẹp ở chính giữa có cây Thánh giá với tượng Chịu Nạn (Thánh giá này là của nhóm "Tin Yêu" Vương Quốc Bỉ tặng cho nhóm Inhã nhân dịp nhóm Inhã mừng 20 tuổi nằm vừa rồi) Sau đó ngài làm phép nước và dùng nước này lập lại nghi thức rửa tội cho mọi người, cả ba cha cũng được làm nghi thức này.

Cha Qúy chia sẻ Lời Chúa:
Thật sâu sắc khi ngài nói về Thiên Chúa, xin được tóm gọn lại thành thơ.

Thiên Chúa là Mẹ là Cha
Ngài là tất cả cho ta vào đời
Ngài là tuyệt đỉnh Ngôi Lời
Ngài là sức sống cho đời thế nhân

Ngài là ơn chúa Thánh Thần
Ngài là tất cả hồng ân trên đời
Ngài là Chủ tể nước trời
Ngài là muôn thủa sáng ngời linh thiêng

Ngài là Thiên Chúa chung, riêng
Ngài là tam giác nối liên khắp cùng
Ba Ngôi một Chúa cửu trùng
Sinh ra vạn vật trung dung chạy đều

Ngài là nguyên thủy tình yêu
Từ Ngài phát xuất bao nhiêu lòng lành
Hãy nhìn mấy trắng trời xanh
Hãy nhìn nắng đẹp bức tranh Ngài làm

Hãy vươn ra khỏi xác phàm
Theo gương Inhã, hãy làm việc ngay
Tạ ơn Chúa Cả hôm nay
Mừng ngày hội lớn đẹp thay ơn Trời.


Sau khi dùng cơm trưa nhóm họp cho những chương trình năm nay như lễ kính thánh quan thầy Inhã vào 31.07.2013 tới nhóm sẽ hành hương Đức Mẹ Mễ Du và nghỉ hè một tuần.

Chương trình cho khóa Linh Thao kế tiếp 7 ngày ở Đức vào tháng 9 2913, và những khóa linh thao ở Âu châu trong năm tới v.v... 16giờ00 nghi thức bế mạc và phép lành sai đi. Sau đó cha con cùng nhau lên đường tham dự Đại Hội Công Giáo toàn quốc trong ba ngày mừng đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống tại Aschaffenburg.
Thanh Sơn 25.05.2013
Tóm lại ngày hội lớn của nhóm Inhã toàn Quốc.

Xem thêm hình ảnh
https://plus.google.com/photos/112607046134381245790/albums/5882649097596772305
 
Văn Hóa
Chuyện Phiếm đọc trong tuần
Trần Ngọc Mười Hai
09:42 27/05/2013
Chuyện Phiếm đọc trong tuần sau Lễ Chúa Ngôi Năm C 26-5-2013

“Vì cớ làm sao u sầu hỏi không thèm nói?”.
“Vì cớ làm sao anh về mà em chẳng vui?”
(Tuấn Lê – Hờn Anh Giận Anh)

(1 Phêrô 5-8-10)

Cứ tượng tượng, câu hỏi này mà lại trao cho đôi bên phối nhẫu đều gọi nhau anh anh/em em ngọt sớt mà chẳng biết ai là anh ai là em, thật rất khó. Thật cũng khó, như Hội thánh của ta từng gặp phải khi cứ bị người đời cật vấn, trách móc, và bất ưng.
Càng bất ưng hơn, khi đôi bên cả vợ lẫn chồng cả chồng lẫn vợ nghe thêm câu tiếp:

“Anh đã dặn dò khi chưa cưới
Mai mốt vợ chồng nên duyên mới
chớ nên bao giờ cãi nhau anh Bảy chị Tám chê cười.”
(Tuấn Lê – bđd)

Vâng. Chính thế. Bất ưng hoặc cố ưng nhưng không đặng lại vẫn là tình huống của Giáo Hội Công Giáo lâu nay vẫn gặp phải. Càng bất ưng hơn nữa, khi thông tin thuộc loại điện tử hay điện toán cứ vọng về từ nhiều phía, chí ít là phía hoặc miền của báo nói về chuyện đạo ở ngoài đời, như sau:
“Hôm vừa rồi, Toà Thượng Thẩm Hoa Kỳ thoạt mở phiên luận tội lại đã nghe những lời biện luận của đôi bên nguyên-bị về đám cưới cùng phái tính. Những lời như thế, nay vút lên cao như chưa từng thấy trước đó. Mới hồi tháng Giêng năm nay, người dân ở Pháp đã thực hiện một cuộc tuần hành khổng lồ ngay tại Paris khiến thế giới kinh ngạc về cảm xúc diễn ra ở xứ sở bên ấy vẫn tranh luận về hôn nhân tự nhiên và giá trị của gia đình. Chí ít, kể từ ngày bầu cử tổng thống Pháp, nhiều người đã thấy hiện tượng xảy đến theo đó ứng cử viên F. Hollande có hứa hỗ trợ cho hôn nhân đồng phái tính, nếu ông đắc cử.

Ngay sau đó, thoạt khi có cuộc tuần hành phản đối kế hoạch của tân tổng thống muốn hợp-thức-hoá thể loại hôn nhân này, ông đã phải cải chính như sau: “Bản thân tôi không đồng ý với hôn nhân đồng phái-tính do bởi tôi là Kitô-hữu và tôi tin vào Kinh thánh khi Lời Chúa có đề cập đến hôn nhân là việc phối kết giữa một người nam và một người nữ, sống cho đến mãn đời.” (x. Sheila Liaugminas,The Trials of Marriage, MercatorNet 26/3/2013)

Lời của vị tổng thống tân cử người Pháp, ông F. Hollande làm tôi và bạn nhớ thêm câu:

“Anh ơi! Anh ơi! Có yêu mới khổ vì yêu,
Có yêu mới thiệt thòi nhiều
Phòng loan thiếu chăn thừa chiếu.
Ðời trai trăm hướng,
phận gái một phương,
vắng em anh đừng đèo bòng này nọ nghe hông!”
(Tuấn Lê – bđd)

Nghe câu: “Vắng em, anh đừng đèo bòng này nọ, nghe không”, hẳn bạn và tôi nay cũng thấy ngại cho các cặp phối ngẫu không theo hướng tự nhiên, cũng tựa hồ như những câu hỏi cũng đáng “ngại” của ai đó, ở trên báo:

“Con có một điều vẫn muốn gửi về toà soạn để hỏi cha, nhưng hơi ngại vì nhiều nỗi, đó là: những vị có khuynh hướng lôi cuốn/hấp dẫn cùng phái tính có được phép gia nhập chủng viện để trở thành linh-mục được không? Trường hợp, có vị nào đó đã sống nhiều năm ở chủng viện lại cho thấy mình cũng từng có hành xử lôi cuốn hấp dẫn bề trên của mình thì sao? Xin cha miễn thứ nếu câu hỏi của con có điều gì không phải phép.”

Có phải phép hay không, thì cha cố nào mà lại thấy ngại ngần việc trả lời, cơ chứ! Chí ít, là câu hỏi từ dân con đi đạo vẫn là con dân hiền từ, dễ bảo, chỉ muốn biết lập trường chính mạch của nhà Đạo về những gì mình chưa tỏ, có thế thôi. Và, khi đã có người hỏi, thì đấng bậc lành thánh trong Đạo, chẳng khi nào nỡ từ chối, hoặc bỏ qua. Thế nên, câu giải mã của đấng bậc, vẫn chính mạch như sau:

“Thật sự mà nói, thì: vấn đề này, lâu nay và nhất là các thập niên vừa qua, đã làm cho Hội thánh của ta nhức đầu không ít, nhất là khi có cáo buộc cho rằng hàng giáo sĩ của Hội thánh từng sách nhiễu tình dục không phải phép với trẻ bé vẫn lôi cuốn hấp dẫn cùng phái tính. Có lẽ, ta cũng nên nhớ rằng: con số các linh mục bị cáo buộc chuyện sách nhiễu tình dục, cũng rất ít, chỉ cỡ độ 5% tại Hoa Kỳ. Hơn nữa, thực chất của vấn đề không chỉ xảy ra với Hội thánh Công Giáo mà thôi nhưng còn với nhiều giáo phái hoặc Giáo Hội khác nữa.

Năm 2005, trả lời vấn nạn về vấn đề này, Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo là cơ quan giám sát công việc đào tạo chủng sinh, đã có chỉ thị về “Tiêu chuẩn được thiết lập để thẩm định về ơn gọi có liên quan đến những ai có chiều hướng về đồng tính để duyệt xét cho nhập chủng viện và đeo đuổi trở thành ứng viên nhận chức thánh.” Cũng vào ngày 31/8 cùng năm đó, Đức Giáo Hoàng Biển Đức đã phê chuẩn chỉ thị này và cho phép phát hành và in ấn vào ngày 4/11/2005.

Chỉ thị của Thánh bộ còn nói rõ: Trong hoàn cảnh hiện tại, Hội thánh không thấy nhu cầu cấp bách để chấp nhận những vị có khuynh hướng bám rễ sâu chuyện đồng-tính luyến-ái được phép gia nhập chủng-viện để thành linh mục. Thánh Bộ tiếp tục bảo rằng: ứng viên nào gia nhập công cuộc thừa tác có chức thánh, được thẩm định và xét duyệt qua bí tích, phải trưởng thành. Có trưởng thành mới giúp các vị xử sự cho đúng đắn với cả nam-nhân lẫn nữ-giới, ngõ hầu phát triển đặc tính của người cha tinh-thần đối với cộng đoàn Giáo-hội vốn tin mình.” (x. điều 1 Chỉ thị đào tạo chủng sinh)

Hơn nữa, căn cứ vào sự thể đã xác chứng, ta nói được rằng: không chỉ mỗi hành xử mà cả đến khuynh hướng bám rễ sâu về đồng-tính luyến-ái là động thái hỗn loạn. Chỉ thị của Thánh Bộ Giáo dục Công Giáo còn cho biết: có 3 loại nam-nhân không thể nhập chủng viện hoặc trở thành thừa-tác-viên có chức thánh, là: các vị từng sống và hành động theo kiểu cách đồng tính luyến ái, hoặc các vị từng biểu-lộ cho thấy họ có hướng về đồng-tính luyến-ái hoặc hỗ trợ cái-gọi-là “văn hoá đồng tính.” Thật sự thì, những người như thế sẽ tự thấy khó xử hoặc khó ở trong môi trường vốn can ngăn họ có quan hệ đúng đắn với cả nam lẫn nữ. Trong trường hợp nào đi nữa, ta cũng không thể bỏ qua mà không thấy những hậu quả tiêu cực phát xuất từ việc phong chức thánh cho những vị từng bám rễ sâu trong hành xử đồng tính luyến ái.” (Điều 2 Chỉ thị Đào tạo Chủng sinh).

Với những ai có khuynh hướng đồng tính luyến ái chỉ mang tính cách giai đoạn mà thôi, ví dụ như tình trạng của thiếu niên chưa qua thời, thì Chỉ thị của Thánh Bộ trên cũng có nói: “Các khuynh hướng như thế phải được lướt thắng ít nhất là ba năm trước khi ứng viên được tấn phong lên bậc phó tế.” (x. Điều 2 Chỉ thị). Thông thường thì, hầu hết các Chủng viện chỉ phong chức phó tế cho các ứng viên bậc linh mục vào năm thứ năm hoặc thứ sáu mà thôi. Kịp khi ấy, các vị nào tuy lúc trước cũng có hướng chiều đồng tính luyến-ái nhưng không bám rễ sâu được phép gia nhập chủng viện. Dù sao thì, tất cả đều phải lướt vượt tình trạng này ít nhất là ba năm trước khi trở thành phó tế.

Còn, đối với các chủng sinh nào vẫn trải nghiệm chuyện có khuynh hướng đồng tính luyến ái trong ba năm cuối cùng trong chương trình đào tạo lên chức thánh, thì Chỉ thị của Thánh Bộ có đề cập chuyện giới chức có trách nhiệm đào tạo như Giám đốc tinh thần phải giúp cho vị ấy biết phân định rõ là mình không thích hợp với chức linh mục. Chỉ thị trên có nói: “Nếu ứng viên nào thực hành việc đồng tính luyến-ái hoặc cho thấy mình đã bám rễ sâu trong chiều hướng đồng tính như thế, thì vị linh-hướng cũng như cha giải tội có bổn phận phải khuyến cáo/can ngăn người ấy theo tiếng nói lương tâm để không tiếp tục được chịu chức.” (Điều 3 Chỉ thị) Còn nữa, Chỉ thị trên còn thêm: “Là người vô lương tâm nếu ứng viên nào dám che đậy chiều hướng đồng tính luyến ái của mình với mục đích tiến tới chức thánh, bất chấp mọi sự, thì động thái dối trá không thích hợp với tinh thần tôn trọng sự thật, trung thực và cởi mở là đặc tính của người tin tưởng rằng mình được kêu gọi phục vụ Chúa Kitô và Hội thánh của Ngài bằng công cuộc thừa-tác bằng thiên chức linh mục.” (x. điều 3 ở Chỉ thị)

Những năm sau này, do có nhiều đòi hỏi làm sáng tỏ về việc có buộc phải áp dụng tinh thần của Chỉ thị, vào tháng 5 năm 2008, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Bổ Trưởng Ngoại giao, có phát hành văn thư của các giám mục trên thế giới được sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng Biển Đức thứ 16, trong đó nhấn mạnh rằng: qui định ghi ở Chỉ thị ban hành năm 2005 có hiệu lực đối với toàn thể các nhà đào tạo linh mục. Qui định này có hiệu lực cho cả Giáo Hội Đông Phương, Bộ Truyền Bá Phúc Âm và các Viện tu Đời Tận Hiến cũng như Hội dòng có cuộc sống tông đồ, mục vụ.” Nói cách khác, đây là qui định áp dụng cho tất cả mọi chủng viện cũng như các nhà đào tạo trên thế giới.

Cuối cùng thì, điều cần thiết đối với ta, là: cầu nguyện cho tất cả mọi đấng bậc biết đường mà áp dụng qui định đặt ra cho mình. Có làm thế, mới hy vọng giảm thiểu sự việc giáo sĩ sách nhiễu tình dục.” (xem Lm John Flader, Candidates with same-sex attraction, The Catholic Weekly 17/2/2013, tr. 10)

Hôm nay đây, khi viết lên đề tài này, bần đạo cũng suy nghĩ rất “lung”, nhưng không dám để lộ quan điểm/lập trường nào dù riêng tư, thời thượng, chẳng độc đáo. Bần đạo/bầy tôi đây chỉ muốn phổ biến các thông tin trong Đạo/ngoài đời để mọi người có dịp suy tư, cảm kích cho riêng mình, mà thôi. Thế nên, giòng chảy hôm nay bao gồm hầu hết những trích dẫn rất tư riêng, biệt lập. Trích và dẫn, trước nhất bằng truyện kể để minh-hoạ những điều mình muốn nói như bên dưới:

“Khi tất cả mọi chuyện đau buồn đổ lên đầu bạn, hãy mỉm cười để đón nhận nó, vì chỉ có thế, bạn mới có thêm dũng khí để bước tiếp con đường đời mình đã chọn… Khi có chuyện thật vui đến với bạn, hãy mỉm cười để đón nhận nó, ngõ hầu niềm vui sướng, hạnh phúc được nhân đôi, và mọi người có thể vui với niềm vui của bạn…

Khi ai đó rời xa đời bạn, hãy mỉm cười để chia tay họ, vì dù đó có là kết thúc vui hay buồn, thì nó cũng kết thúc. Và ngay sau nó, là khởi đầu mới cho cả đôi bên. Hãy cứ mỉm cười để chúc cho khởi đầu mình thực hiện được tươi sáng và vui vẻ…

Khi ai đó đến với đời bạn, hãy mỉm cười chào đón họ, và chúc cho tình cảm giữa hai người sẽ thật tốt, để họ không bao giờ phải nói lời chia tay với bạn như những người trước đó'...

Khi bạn đánh mất niềm tin vào người nào, hãy cứ mỉm cười chấp nhận. Ai cũng là con người, có lúc sai lầm, vấp ngã. Hãy mỉm cười để biết rằng mình đã hiểu họ thêm…

Khi bạn thấy quá mệt mỏi vì cuộc sống, hãy mỉm cười để cảm nhận tình yêu mới sẽ đến với mình. Bạn sẽ không thể đón nhận tình yêu cuộc sống khi trong lòng ngập tràn những thù hận, đớn đau. Và nụ cười sẽ xoá bỏ tất cả…

Khi bạn chợt nghĩ về tương lai mù mịt ở phía trước, và không biết đời mình sẽ đi về đâu, hãy mỉm cười để có được một phút hy vọng. Mỉm cười để nhận ra rằng ta có cả một ngày hôm nay để chuẩn bị thật tốt cho ngày mai. Hãy sống thật tốt, thật hạnh phúc, vì chẳng ai dám chắc rằng mình còn có ngày mai…

Khi bài vở làm bạn chán ngấy, cũng cứ mỉm cười giúp mình thư giãn đôi chút. Vì chẳng phải ai cũng là thiên tài cả. Và nụ cười sẽ không phải là món quà xa xỉ để thư giãn…

Khi tình yêu không đến với bạn, cũng cứ mỉm cười để chào từ biệt nó. Bởi, đơn giản là tình yêu đó chưa chọn bạn để ở lại mà thôi. Và dù cho người bạn yêu không đáp lại tình cảm của bạn, thì bạn cũng hãy mỉm cười vì biết rằng trong trái tim bạn đã có nó rồi…

Khi trái tim bạn tràn đầy nước mắt, và mỗi bước chân mình rỉ máu vì gai nhọn, cũng hãy mỉm cười để mình có thêm dũng khí, mà vững bước trên con đường đời ở phía trước. Và ít ra, thì mỉm cười sẽ là chỗ dựa cho người khác, khi họ lâm vào hoàn cảnh như bạn. Hãy cứ mỉm cười để không ai phải buồn khổ giống như ta.

Khi một ngày mới trờ đến với đời bạn, hãy mỉm cười để cảm tạ đời đã cho mình thêm một ngày để yêu thương, và có thêm thời gian để nói với những người mà bạn yêu quý rằng bạn dành cho họ nhiều tình cảm biết chừng nào…

Khi bạn gặp một vấn đề thật khó giải, hãy mỉm cười để giữ cho tinh thần mình được bình an, trầm tĩnh. Có như thế, vấn đề sẽ dễ dàng hơn trước rất nhiều…

Khi người nào đó đang buồn và muốn tâm sự với bạn, hãy mỉm cười với họ để họ có thêm niềm tin vào cuộc sống. Những người không thể cười là những người cần nụ cười hơn bao giờ hết.”

Lại có nhiều trích dẫn để thư giãn sau những phút căng thẳng với giòng tư tưởng về tu đức hoặc thần học. Những trích và dẫn chỉ để mua vui bằng vài nụ cười mỉm, cho đời bớt nặng hoặc sầu đau dù chỉ là “hư cấu”, như sau:

“Hôm ấy, Đức Chúa BLời quá bộ đi thăm chốn luyện hình ở lòng đất để xem lâu nay đám lãnh đạo ở đó hành xử ra sao với người đồng-tính luyến-ái lại cứ đòi ở với nhau như vợ chồng. Đến khu vực nung nấu người chết trong vạc dầu sôi bỏng, có đề tên quốc gia vốn có chủ trương tự do đồng tính luyến ái. Lạ thay, Đức Chúa BLời thấy nồi nào cũng đều đậy vung kín, duy mỗi vạc dầu đề tên nước “Đại Cồ Việt” là không có vung và nắp gì hết. Thấy vậy, Đức Chúa BLời bèn hỏi lãnh đạo: tại sao thế? thì được bảo: Đối với các dân nước ở khắp nơi thì nồi nào cũng phải đậy vung/nắp hết, vì nếu không, thì người ở đó sẽ công kênh nhau lên mà thoát khỏi vạc dầu ngay. Còn đám dân Đại Cồ Việt này thì khỏi cần, bởi vì hễ có tên nào tìm cách ngoi lên miệng vung, là bị đám ở dưới kéo xuống ngay, đậy làm gì cho mất công.”

Truyện kể mang tính “hư cấu” trên rất không thật, chỉ cốt để thư giãn, thôi. Thật sự thì, trên trời dưới biển này làm gì có nơi nào gọi là “chốn luyện hình” đâu mà kể. Dù có đi chăng nữa, thì Đức Chúa đời nào lại kỳ thị những người hành xử khác với tự nhiên! Nói cho cùng, có là truyện kể hay luận phiếm đạo đời, thì hỡi bạn và hỡi tôi, ta cũng đừng đòi hỏi tính rất thực mà làm gì để rồi sẽ ưu tư/ái ngại, chẳng cười vui với đời. Đời người, dù gì đi nữa, vẫn còn nhiều chuyện vui để ta suy, như suy và nghĩ lời đấng thánh hiền ghi ở dưới:

“Anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa,
để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định.
Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em.
Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức,
vì ma quỷ, thù địch của anh em,
như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.
Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự,
vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian
đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế.”
(1 Phêrô 5-8-10)

Suy rồi, hãy cùng tôi cùng bạn, ta lại sẽ hát những câu ca không mang tình tự của người lính chiến mà chỉ là thứ tình người rất thông thường, như sau:

“Anh đi lâu lâu mới về,
Yêu thương cho nhau dài nhé,
mười lăm ngày phép đi vèo buồn nhớ mang theo,
yêu nhau mới hay hờn dỗi,
dỗi nhau gia vị cuộc đời,
bà con cô bác có chê hay cười đành chịu vậy thôi.”
(Tuấn Le – bđd)

Cô bác sẽ không cười vì anh, vì chị hoặc vì anh và các vị “đồng-tính” đã có hành xử rất khác người và/hoặc trái tự nhiên, và cũng sẽ không còn cười thêm nữa khi các anh/chị cùng các vị “đồng-tính luyến ái” vẫn cứ vui sống. Chí ít, là sống theo lời khuyên của đấng thánh hiền, ra như thế.

Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn muốn suy tư
về những người anh hoặc chị sống khác người,
nhưng vẫn thuận nghe theo Chúa.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần sau lễ Chúa Ba Ngôi năm C 26.5.2013

“Nhưng vũ trụ hư huyền, tuy rộng mở,”
Ta đê mê cảm được, chút gì đâu!”
(dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)
Ga 16: 12-15
Tình vũ trụ, mà nhà thơ còn thấy như “hư huyền”/rộng mở huống hồ tình Chúa Ba Ngôi lồng lộng khắp mọi nơi, làm sao dân con Đạo Chúa hiểu được cho cặn kẽ, dù trình thuật vẫn cứ kể?
Trình thuật, kể nhiều cho mọi người hiểu về tình Chúa Ba Ngôi, rất mừng và rất vui. Tình Chúa Ba Ngôi, không đơn giản và dễ hiểu như ta nghĩ, dù Hội thánh có giải thích bằng ngôn từ, hình ảnh hay sao đó, vẫn khó lòng. Thật ra, ta cảm nghiệm được tình Cha qua Kinh Sách của người Do thái, mà thôi. Và, tình Chúa-Con ta am hiểu chỉ một chút là nhờ giòng chảy tâm-tư cũng từ Do thái. Còn, tình Thánh Linh ta cũng hiểu rất ít, lại chính là tình “Cha-và-Con” được kể từ nhiều thế kỷ, chí ít là thế kỷ thứ tư, mãi về sau.
Kể từ đó, nhiệm-tích Chúa Ba Ngôi hiểu theo cung cách rất tình giữa Cha, Con và Thánh Linh được Hội thánh chấp nhận không do-dự bằng kinh-kệ và nghi lễ, bắt đầu bằng dấu thánh giá, làm bằng chứng. Nhưng, vấn đề là: làm sao ta hiểu được nhiệm-tích Chúa Ba Ngôi trong tổng thể, dù rất ít? May mắn thay, Hội thánh ở trời Tây cũng hiểu ít/nhiều nhiệm-tích này nhờ lập-luận trừu-tượng mà thánh Âu Tinh dùng tâm-lý để ví đời Chúa với đời ta và gọi đó là thần-học cao-siêu nhiệm-mầu, rất bí-tích.
Điều này cũng dễ hiểu, vì cách ta suy nghĩ và yêu thương là gương phản-ánh cách Chúa nghĩ-suy và yêu người, tức cách sống tâm-lý của Đức Chúa. Còn ta, ta suy tưởng và thương yêu theo kiểu cách nào? Mỗi lần suy-tư nghĩ ngợi, ta thường hay nói chuyện với người khác, hoặc thốt lên “lời” rồi vận dụng ba tấc lưỡi để giải-thích những gì mình nghĩ suy. Còn, khi yêu thương, ta thường thở dài nhẹ nhõm, cũng có khi còn há miệng để bày tỏ cho thật rõ. Dùng hình ảnh này để diễn tả cách Chúa làm, ta chỉ hiểu được chút ít tình thương của Ngài, khi Ngài suy nghĩ và thương ta bằng hơi thở.
Dân con trong Đạo còn gọi “Lời” là “hơi thở” của Ngài, tức: Thần Khí hoặc Thánh Linh. Bởi Thần Khí, hiểu cho sát nghĩa, cũng là “Hơi”, là “Khí” rất thần của Đức Chúa. Thế nên, ta hiểu được Tình Chúa Ba Ngôi rất tuyệt vời, là nhờ kinh nghiệm của “Khí” và “Lời” ta hít thở qua tình người ta có với nhau. Vì thế nên, ta có thể xác minh về tình Chúa Ba Ngôi theo cách-thế rất như thế. Và, khi ta đưa xác-chứng này vào niềm tin ta có nhờ mạc-khải, ta sẽ hiểu thấu-đáo hơn, bằng cách so-sánh về tâm-lý hệt như thế.
Ta còn được mạc-khải về Chúa Ba Ngôi, qua “lời” của ngôn sứ, nữa. Thật ra, ngôn sứ không là đấng bậc dám tiên đoán thời-cuộc hoặc nói trước những việc Chúa làm, cho bằng các ngài chỉ nói năng cách mạnh bạo về những gì đã và đang xảy đến bên ngoài thân-phận trống vắng của chính ta. Thế nên, khi lĩnh nhận mạc khải về Ba Ngôi Đức Chúa từ ngôn sứ, ta tin Chúa vượt quá nhận thức của ta. Mạc khải về Chúa, là điều con người không thể kham nổi. Bởi, Thiên-Chúa-là-Cha, Con và Thánh Linh là ngôn-ngữ thánh-thiêng, ta chỉ chấp-nhận và lĩnh-hội cho riêng mình, chứ không bằng ngôn ngữ dễ hiểu.
Còn, Thần Khí thì sao? Phải chăng nhiều người nay quên mất Thần Khí?
Không hẳn thế. Bởi, khi Hội thánh mời gọi ta chung lời nguyện cầu, ca tụng Chúa là Đấng cứu độ loài người, ta có được niềm an-vui rất lạ khiến ta tiếp cận Thiên-Chúa-là-Cha-và-Con để rồi sẽ vui hưởng nhan thánh Ngài, cách đích thực. Tên gọi thực của niềm an-vui lạ kỳ ấy lại là Thần Khí. Theo Kinh thánh, thì Niềm-An-Vui-Lạ-Kỳ-là-Thần-Khí là Đấng đem “Cha-và-Con” đến với ta, ngõ hầu ta gần gũi Ngài mãi mãi suốt đời ta. Ta không cần tìm Ngài ở đâu xa, vì đã thấy Ngài đến với ta, qua Thần Khí. Và, Thần Khí của Ngài còn giúp ta thôi không còn nghĩ Chúa cứ ở nơi xa xôi/cao vời, trên chốn ấy nữa.
Và, Thần Khí Chúa giúp ta hiểu được ý nghĩa của cụm-từ “Cha-và-Con” mỗi khi ta dùng Lời để nói về Ngài. Ngài không là “Cha” theo ngôn-ngữ bình thường ở đời và Ngài cũng không mang ý-nghĩa toàn-năng/toàn-thiện thấy từ xa để ta tâm phục, khẩu phục. Nhưng, Ngài là “Cha-và-Con” được Thần Khí Chúa dẫn đến với ta để rồi Ngài vẫn sống như “Cha-và-Con” nhờ vào hướng dẫn này. Có lẽ, cụm từ “Cha-và-Con” đây, không đủ để diễn tả sao cho đúng nghĩa. Tuy nhiên, mọi người con bé nhỏ của Chúa đều cảm-nghiệm được việc này bằng tâm-can và lời cầu, ta vẫn sống. Ta sống đích thực cung cách “Cha-và-Con” là nhờ có như thế và được như thế. Và, tình Chúa Ba Ngôi còn là cung-cách để ta thấy được “niềm an-vui rất lạ” khi ta gần cận Ngài, cảm tạ Ngài từng làm thế, cho ta.
Mỗi người và mọi người đều tìm ra phương-thế giản dị và tế nhị hầu gần cận Chúa Ba Ngôi, đặc biệt là Thần Khí Ngài bằng kinh nghiệm tư riêng của mỗi người. Điều này, xem ra hơi nghịch-ngạo nếu ta sánh ví những chuyện như thế với nền thần-học kinh-điển, thời buổi trước. Nhưng dù sao, ta vẫn làm lắng-dịu được tính hiển-nhiên thông-thường bằng kinh nghiệm sâu sắc ta vẫn có, về tình “Cha-và-Con” vẫn thấy trong gia đình bình thường, rất hạnh phúc.
Chính bầu khí yêu thương gia đình có đủ chức-năng để làm công việc này, một cách thường tình, rất bẩm sinh. “Cha” ở đây, không là từ-vựng hoặc sự cách-biệt rất quyền-thế, mà là sự thân-thương, gần gũi với đàn con trong gia đình. “Con” ở đây, là cung-cách cảm-nghiệm về quan-hệ lệ-thuộc khác với quan-hệ cha-con ở đời đòi nhiều cảm kích, biết ơn. Và, giả như ta áp-dụng tính lắng dịu thật ý-nghĩa của sự việc này với Chúa, chắc chắn ta sẽ có được cái nhìn khác về “Cha-và-Con” nơi Ba Ngôi Đức Chúa.
Thần Khí, không là yếu tố dửng dưng được Hội thánh bổ túc thêm vào tình “Cha-và-Con” cho có chuyện; nhưng là tình thương yêu, là “bầu khí” trong đó Thiên-Chúa là “Cha-và-Con” đến với ta một cách gần gũi hơn ta suy-tưởng hoặc nói đến. Tình thương yêu, dạy cho ta biết: ta cần làm lắng dịu tính tuyệt-đối không xứng-hợp nơi người “Cha” và cả “Con” nữa. Chính động-lực lắng dịu này, vẫn được coi là Thần Khí Chúa, tức Thần và Khí của Tình Thương Yêu, Chúa diễn tả.
Thần Khi Chúa còn nhiều chức-năng khác nữa. Và, một trong các chức-năng đó, là công tác của Tình Thương yêu vẫn thể-hiện nơi mỗi người và mọi người. Có ở trong Thần Khí và nhờ vào Thần Khí, ta mới thông hiểu và cảm kích được ý niệm “Cha-và-Con” ở cấp độ cao cả, của Đức Chúa. Là người con thấp hèn, ta hay dựa vào người khác, đặc biệt là người gần gũi với mình, để đưa ra sự việc, ý tưởng hoặc động-thái không liên can gì đến người ấy. Nhiều ý-tưởng và sự việc hiển-nhiên do ta tưởng tượng ra, nhưng “người khác” kia vẫn chấp nhận những gì ta tạo ra cho họ, vì họ chỉ muốn được yên hàn với ta, mà thôi.
Với Thiên Chúa, đôi khi ta cũng hay làm thế. Nhưng thật sự, Chúa lại không mấy thích hợp với những gì kỳ-quái do ta tạo ra. Chúa là Đấng không chấp-nhận được ý-tưởng kỳ-quái do ta làm cho người khác, đặc biệt là những người gần gũi với mình. Ý tưởng đó, chỉ có thể xảy ra ở nơi Chúa đến mức độ sự lắng-dịu trọn-vẹn trong “Cha-và-Con” luôn có chỗ đứng thực sự. Và, chỉ khi Chúa có ở đó, thì Thần Khí của thực tại yêu thương tràn đầy mới vui hưởng được tình thương trọn-vẹn. Bởi thế nên, có lẽ Thiên-tính là chốn miền ở đó mọi sự đều do ta thổi phồng/phóng đại và mọi cố gắng để đạt đến tuyệt đối như tình “Cha-và-Con” như thế mới lắng dịu. Và Thần Khí trong Chúa mới thực sự là Đấng làm được việc đó cho “Cha-và-Con”.
Chính đó, là sự tự-do duy-nhất có trong Chúa. Tự-do, không dính dự vào bất cứ cảm-tưởng nào về tính tuyệt-đối nơi tình “Cha-Con-và-Thần-Khí”, mới đúng. Nhưng được phép tham gia vào sự tự-do đó, chính là ân-huệ Chúa ban cho ta, những người sẵn sàng dấn bước ra đi trên lối mòn lắng-dịu tính tuyệt-đối, và ra đi mừng vui tháp-nhập vào sự hiệp-thông giữa Chúa Ba Ngôi, cũng rất lạ.
Trong cảm-nghiệm tình Chúa Ba Ngôi rất thương yêu, ta lại sẽ ngâm lên lời thơ rất lạ, mà rằng:

“Nhưng vũ trụ hư huyền, tuy rộng mở,
Ta đê mê cảm được chút gì đâu.
Hồn với xác, chỉ còn thoi thóp thở
Trong hai bàn tay sắt, bọc nhung nâu.”
(Vũ Hoàng Chương – Chết Nửa Vời)

“Chết Nửa Vời”, chỉ là chết với xác-thân còn “thoi thóp thở”. “Ta đê mê”, cảm được tình Chúa Ba Ngôi hiển-hiện nơi con người. Tình “Cha-và-Con” có “Thần Khí” chan hoà, vẫn là tình thương ta cảm nghiệm suốt một đời. Với người đời.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
 
Lời thơ dâng Mẹ
Trầm Thiên Thu
19:43 27/05/2013
Mùa hoa Đức Mẹ tuyệt vời
Muôn hoa nở rộ khoe tươi sắc màu
Mỗi hoa ướp một lời cầu
Mừng ơn Thiên Chúa đã trao Mẹ hiền

Riêng con ý thiển, lời hèn
Vần thơ chẳng đẹp, tứ chen không vừa
Dám xin dâng Mẹ nhân từ
Tâm can tơ rối mà thừa oan khiên

Nguyện xin Thánh Mẫu dịu hiền
Giúp con can đảm vượt triền sơn khê
Trùng trùng điệp điệp tư bề
Ngày qua tháng lại nhiêu khê cuộc đời

Khát khao yêu mến, Mẹ ơi!
Dù con bất xứng, dù tơi tả lòng
Trăm năm xuôi ngược một dòng
Cầu xin Từ Mẫu đỡ nâng sớm chiều,
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tháng Hoa
Vũ đình Huyến, Lm.
21:22 27/05/2013
THÁNG HOA
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
Tháng hoa như cõi địa đàng
Tháng hoa chuông gióng ngân vang cõi trời.
(Trích thơ của Trầm Hương Thơ)