Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:50 25/05/2023
Chương 6:
“Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” (Mt 4, 19)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
ƠN THIÊN TRIỆU
“Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” (Mt 4, 19)
1. Người được chọn, đường họ đi nhất định đầy dẫy những chông gai.
(Thánh Gregorius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:55 25/05/2023
59. ĐỒNG TIỀN VÀNG
Lâm Phúc là một ông lão đã về hưu, lúc ông ta làm việc trên cánh đồng, ông ta thường vừa làm việc vừa lẩm bẩm nói như thế này: “Người yêu mến Thiên Chúa thì dễ dàng làm việc thiện, dễ dàng trách điều ác.”
Đầy tớ của ông ta tên Mã Thái là một người rất xung động và không phép tắc, thường nói những câu thô tục và hạ lưu, Lâm Phúc thường khuyên hắn ta nên yêu mến Thiên Chúa và khống chế tính nóng nảy của mình, thì hắn ta thường trả lời như thế này:
- “Tôi làm sao không thể không nóng nảy chứ ! Người, chó, lợn, bất kể là thứ gì cũng đều đến quấy rầy tôi.”
Một buổi sáng nọ, Lâm Phúc nói với nó:
- “Mã Thái nè, con nhìn thấy đồng tiền vàng này chứ, chỉ cần con nhẫn nại một ngày không nói tục, thì nó là của con.”
Mã Thái rất vui vì chủ ý này, nó rất muốn được đón nhận việc khảo nghiệm này.
Có một đầy tớ khác sau khi thông đồng với chủ nhân xong thì cả ngày không làm việc gì khác, chỉ có việc tìm cách quấy rầy Mã Thái để nó giận dữ.
Mã Thái nhẫn nại rất tốt, Lâm Phúc đem đồng tiền vàng đưa cho nó và nói:
- “Mã Thái, con nên hổ thẹn, vì một đồng tiền vàng vô duyên này mà con nhẫn nại cả ngày không nóng giận. Nhưng vì Thiên Chúa thì con lại không thể nhẫn nại được năm phút.”
Mã Thái nghe xong lời cũa chủ nhân thì rất cảm động, sau đó nó từ từ trở thành một con người rất lịch sự.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 59:
“Lạy Chúa, con không mướn vì để “được” mà phục vụ Chúa, bởi vì đó chính là cách làm của những người làm thuê. Lạy Chúa, con phải vì “yêu thương” mà phục vụ, bởi vì sự dâng hiến đó không cần thết phải báo đáp.”
Tình yêu hạnh phúc là tình yêu song phương, nhưng sự hy sinh cho tình yêu chính là giá trị to lớn hơn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lâm Phúc là một ông lão đã về hưu, lúc ông ta làm việc trên cánh đồng, ông ta thường vừa làm việc vừa lẩm bẩm nói như thế này: “Người yêu mến Thiên Chúa thì dễ dàng làm việc thiện, dễ dàng trách điều ác.”
Đầy tớ của ông ta tên Mã Thái là một người rất xung động và không phép tắc, thường nói những câu thô tục và hạ lưu, Lâm Phúc thường khuyên hắn ta nên yêu mến Thiên Chúa và khống chế tính nóng nảy của mình, thì hắn ta thường trả lời như thế này:
- “Tôi làm sao không thể không nóng nảy chứ ! Người, chó, lợn, bất kể là thứ gì cũng đều đến quấy rầy tôi.”
Một buổi sáng nọ, Lâm Phúc nói với nó:
- “Mã Thái nè, con nhìn thấy đồng tiền vàng này chứ, chỉ cần con nhẫn nại một ngày không nói tục, thì nó là của con.”
Mã Thái rất vui vì chủ ý này, nó rất muốn được đón nhận việc khảo nghiệm này.
Có một đầy tớ khác sau khi thông đồng với chủ nhân xong thì cả ngày không làm việc gì khác, chỉ có việc tìm cách quấy rầy Mã Thái để nó giận dữ.
Mã Thái nhẫn nại rất tốt, Lâm Phúc đem đồng tiền vàng đưa cho nó và nói:
- “Mã Thái, con nên hổ thẹn, vì một đồng tiền vàng vô duyên này mà con nhẫn nại cả ngày không nóng giận. Nhưng vì Thiên Chúa thì con lại không thể nhẫn nại được năm phút.”
Mã Thái nghe xong lời cũa chủ nhân thì rất cảm động, sau đó nó từ từ trở thành một con người rất lịch sự.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 59:
“Lạy Chúa, con không mướn vì để “được” mà phục vụ Chúa, bởi vì đó chính là cách làm của những người làm thuê. Lạy Chúa, con phải vì “yêu thương” mà phục vụ, bởi vì sự dâng hiến đó không cần thết phải báo đáp.”
Tình yêu hạnh phúc là tình yêu song phương, nhưng sự hy sinh cho tình yêu chính là giá trị to lớn hơn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tội lỗi có thể trở nên động lực cho tình yêu
Lm. Minh Anh
14:59 25/05/2023
TỘI LỖI CÓ THỂ TRỞ NÊN ĐỘNG LỰC CHO TÌNH YÊU
“Con có yêu mến Thầy không?”.
Năm 1795, Joséphine phải lòng Napoléon; năm sau, họ thành hôn! Napoléon đắm đuối, nhưng xem ra Joséphine chẳng mấy rung động với vị tướng trẻ hơn mình 6 tuổi. Sau đám cưới, Napoléon viễn chinh Italy; Joséphine gần như công khai cặp bồ với các tình nhân; nổi tiếng, là Trung Uý Hippolyte Charles. Năm 1804, tức 9 năm sau, Napoléon trở thành Đại Đế, Joséphine được triệu vào cung với sắc phong “Hoàng Hậu”. Tại sao một người phản bội đến thế lại được yêu? Một học giả chuyên môn về Napoléon nói, “Tội lỗi có thể trở nên động lực cho tình yêu!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Như Napoléon quên hết quá khứ của Joséphine, Chúa Giêsu quên hết quá khứ của Phêrô! Trong Tin Mừng hôm nay, đến ba lần, Ngài hỏi ông, “Con có yêu mến Thầy không?”. Hẳn Ngài không cần Phêrô hối lỗi ba lần, nhưng Phêrô cần bày tỏ tình yêu ‘gấp ba lần’. Thông điệp Lời Chúa thật rõ nét, ‘Tội lỗi có thể trở nên động lực cho tình yêu!’.
“3”, con số của sự hoàn hảo. Chẳng hạn, khi tuyên xưng “Thánh, Thánh, Thánh!”, biểu thức này nói lên rằng, Thiên Chúa là Đấng thánh khiết nhất. Trả lời Chúa Giêsu ba lần, “Con yêu mến Thầy”, Phêrô có cơ hội bày tỏ tình yêu của mình theo cách thánh khiết nhất; ba lần ‘tỏ tình’ thay cho ba lần ‘chối tình!’. Điều này tiết lộ nhu cầu của bạn và tôi, là chúng ta phải yêu mến Chúa, tìm kiếm lòng thương xót của Ngài theo cách ‘gấp ba lần’. Hãy để Chúa Giêsu hỏi bạn ba lần với một câu hỏi, và biết rằng, Ngài không hài lòng với một câu trả lời qua quít, “Con yêu mến Chúa”. Ngài muốn nghe nó một lần, hai lần, và một lần nữa một cách thánh khiết nhất, “Lạy Chúa, Chúa biết mọi sự; Chúa biết con yêu mến Chúa!”. Đây phải là câu trả lời cuối cùng!
‘Ba lần với một câu hỏi’ cho chúng ta cơ hội biểu lộ khát khao cháy bỏng đối với lòng lân tuất của Chúa. Còn hơn cả Joséphine, tất cả chúng ta đều phạm tội; phủ nhận Thiên Chúa khi cặp bồ với đủ loại hình ‘ngẫu tượng!’. Nhưng điều đáng mừng là Chúa Giêsu luôn muốn chúng ta biết rằng, ‘Tội lỗi có thể trở nên động lực cho tình yêu!’. Ngài không ghê tởm, cũng không viết tội của ai trên trán người ấy. Ngài đòi chúng ta chỉ một điều: đau buồn chân thành và hoán cải thực sự từ con tim; Ngài muốn chúng ta từ bỏ tội lỗi đến mức tối đa. Vì lẽ, Ngài đã hiến thân chịu chết để rửa sạch muôn vàn tội lỗi; Ngài đã sống lại và vẫn sống! Bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay cho biết, Phaolô, tù nhân, đã xác tín điều đó! Phestô nói với vua Agrippa, “Họ chỉ tố cáo hắn mấy điều về mê tín, về một Giêsu nào đó đã chết mà Phaolô quả quyết là vẫn sống!”.
Anh Chị em,
“Con có yêu mến Thầy không?”. Hãy dành thời giờ, lặp đi lặp lại câu hỏi này không chỉ một lần, ba lần, nhưng nhiều lần! Chúa Thánh Thần sẽ tỏ cho bạn và tôi thấy được chiều sâu tình yêu của mình đối với Chúa Giêsu và cách chúng ta bày tỏ tình yêu với Ngài. Hãy bày tỏ tình yêu của bạn đối với Chúa Giêsu theo cách ‘gấp ba lần’. Hãy để nó trở nên sâu sắc, thánh khiết và không đổi thay. Chúa Giêsu sẽ đón nhận hành động chân thành này và trả lại cho bạn không chỉ gấp ba, nhưng ‘gấp “n” lần!’. Đừng sợ vì sự bất xứng của mình. Trước Thiên Chúa, nào có ai xứng! Hãy đến với Chúa, kín múc ân sủng thứ tha của Ngài, dù bạn có thế nào đi nữa; cặp bồ ‘công khai hay chùng lén!’. Hãy nói với Ngài, không chỉ một lần, ba lần nhưng nhiều lần, với hết tâm hồn; rằng, bạn yêu mến Ngài. Bởi lẽ, ‘Tội lỗi có thể trở nên động lực cho tình yêu!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa biết con yêu mến Chúa; và Chúa biết con yêu mến ‘những gì ít hơn Chúa!’. Xin biến đổi con, hầu con dâng Chúa tình yêu và ước muốn hoán cải đến mức tối đa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tác động của Chúa Thánh Thần
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
19:10 25/05/2023
Phao-lô tàn phá Hội thánh
Thánh Phao-lô là vị tông đồ rất đặc biệt. Ngài không được Chúa Giê-su tuyển chọn từ đầu, không trực tiếp nghe lời Chúa Giê-su giảng như các tông đồ khác, không biết Chúa Giê-su là Đấng được Thiên Chúa sai đến… nên đã kịch liệt chống lại Ngài, quyết triệt hạ đạo thánh Chúa và đã ra tay bắt bớ những người tin Chúa cách tàn bạo.
Chính thánh Phao-lô xác nhận hành vi tàn phá Hội thánh của mình như sau:
“Tôi đã bắt bớ Đạo nầy, không ngần ngại giết kẻ theo Đạo, đã đóng xiềng và tống ngục cả đàn ông lẫn đàn bà…. giải về Giê-ru-sa-lem trừng trị” (Cv 22, 4-5).
“Tôi đã dùng mọi cách để chống lại Đức Giê-su người Na-da-rét… Được các thượng tế uỷ quyền, chính tôi đã bỏ tù nhiều người trong dân thánh; và khi họ bị xử tử, tôi đã bỏ phiếu tán thành. Nhiều lần tôi đã rảo khắp các hội đường, dùng cực hình cưỡng bức họ phải nói lộng ngôn. Tôi đã giận dữ quá mức đến nỗi sang cả các thành nước ngoài mà bắt bớ họ” (Cv 26, 10-11).
Thế mà Chúa Thánh Thần đã hoán cải Phao-lô từ một người chưa hề nghe Chúa Giê-su giảng dạy trở thành một bậc thầy thông thạo giáo lý của Ngài, từ một hung thần diệt Đạo trở thành một tông đồ hăng say, nhiệt thành, sẵn sàng chịu đựng vô vàn đau thương khốn đốn để rao giảng về Chúa Giê-su phục sinh và xây dựng Đạo thánh. Như thế, Chúa Thánh Thần có vai trò rất quan trọng trong cuộc đời thánh Phao-lô.
Tác động của Chúa Thánh Thần
Khi Chúa Thánh Thần chưa hiện xuống trên các tông đồ, các ngài đều e dè sợ hãi, co cụm với nhau như những xác không hồn trong phòng đóng kín vì sợ người Do-thái, chẳng ai dám đi ra làm chứng cho Chúa phục sinh.
Thế rồi sau khi đón nhận Chúa Thánh Thần trong lễ Ngũ tuần, nhờ Chúa Thánh Thần tác động, các tông đồ trở nên những chiến sĩ can trường dũng cảm, hăng hái lên đường, sẵn sàng chấp nhận lao tù, đòn vọt và hy sinh chịu chết để loan Tin mừng cứu độ cho muôn dân.
Nhờ sự soi sáng của Chúa Thánh Thần mà Phê-rô, từ một người nhát đảm từng chối Chúa ba lần, đã dũng cảm đứng lên giữa đám đông quần chúng, rao giảng cho mọi người biết Chúa Giê-su là Đấng cứu độ và có đến ba ngàn người tin và lãnh nhận phép Rửa ngày hôm ấy.
Tại Việt Nam trước đây, khi các linh mục thừa sai châu Âu mới đặt chân lên đất nước chúng ta loan báo Tin mừng, ông bà tổ tiên chúng ta chỉ được nghe các ngài dạy đạo cách vắn gọn đơn sơ, nên chẳng hiểu nhiều về Thiên Chúa, lại phải bị nhà cầm quyền cấm đoán, bắt bớ, giết hại... trong suốt hơn 300 năm. Vậy mà nhờ Chúa Thánh Thần tác động, các ngài đã sống đạo sốt sắng nhiệt thành, có sức truyền đạo mạnh mẽ và sẵn sàng hy sinh mạng sống vì Đạo thánh. Ngoài 117 vị tử đạo Việt Nam được Giáo hội chính thức tuyên thánh, còn có đến trên 130.000 tín hữu khác đã vui lòng chịu chết vì đức tin.
Và hôm nay, có nhiều tín hữu đơn sơ chất phác, không có cơ hội học đạo nhiều, thế mà nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng, họ vẫn có lòng tin mạnh mẽ, có lòng mến Chúa thiết tha, lòng đạo đức sâu xa… rất đáng khâm phục.
Lạy Chúa Thánh Thần,
Xin ngự xuống tâm hồn chúng con như trên các tông đồ hôm xưa và đốt lên trong lòng chúng con lửa mến nhiệt thành, để chúng con sẵn sàng và mạnh dạn mang Tin mừng Chúa đến với bao người chung quanh. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Lễ Hiện Xuống - Lm Nguyễn Trung Tây
Lm Nguyễn Trung Tây
19:15 25/05/2023
Chúa Của Sự Sống
Lm Vũđình Tường
01:24 25/05/2023
Sống trong sợ hãi, sự sống bị héo hắt; trong khi cuộc sống thanh bình, cuộc đời thanh thản, tâm hồn sảng khoái. Thanh bình còn tạo sức mạnh, niềm tin tiêu diệt sợ hãi. Nơi đâu có thanh bình, nơi đó vắng bóng sợ hãi; và nơi đâu sợ hãi thống trị, nơi đó thiếu cuộc sống an hoà. Sợ hãi làm con tim héo hắt, niềm vui biến mất và hy vọng mù tối.
Một tương lai tươi sáng, cuộc sống tràn niềm vui, đầy hy vọng đó là quà tặng Đức Kitô Phục Sinh ban cho môn đệ khi Ngài hiện ra cùng các ông. Ngài là Chúa của bình an vĩnh cửu. Đây không phải là bình an chóng qua, mau tàn, do con người tạo dựng mà là bình an vĩnh cửu từ trời cao.
Đức Kitô Phục Sinh hiện ra với môn đệ và lời đầu Ngài nói với các ông, Ngài ban bình an cho các ông. Ngài nói, 'Bình an cho anh em'. Ngài lập lại câu nói trên một lần nữa. Khi tông đồ nghe tiếng Đức Kitô, tâm hồn các ông tràn ngập niềm vui, tinh thần bừng lên ánh sáng, niềm hy vọng sống lại trong tâm trí các ông. Trước đó các ông sống sau cửa đóng, cài then. Điều này cũng ngụ í nói đến tâm hồn các ông đóng chặt, con tim khép kín. Gặp gỡ Đức Kitô tâm hồn các ông như hoa nở, đón chào nắng sớm. Tâm trí u tối, được nguồn sáng Đức Kitô Phục Sinh soi sáng, dẫn đến hiểu biết thêm về điều Đức Kitô từng tiên báo trước đó, là Ngài sẽ vắng bóng một thời gian ngắn, sau đó sẽ trở lại với các ông.
Đức Kitô không đến để mở cửa phòng đóng chặt, nhưng mở cửa tâm hồn, soi sáng tâm trí và mở cửa con tim của tông đồ. Ngoài ơn bình an Ngài ban tặng. Đức Kitô còn ban cho các ông Thánh Thần Chúa, Đấng đến ban sự sống vĩnh cửu, bình an thật và hướng dẫn, soi sáng để Kitô hữu trung thành trong ơn gọi, đời sống gia đình hay đời sống mục vụ. Đức Kitô cũng nói cho các ông biết trước khi lãnh nhận ơn Thánh Thần các ông sẽ trải qua thời kì tăm tối. Thời kì tăm tối đó là thời gian các ông sống trong lo sợ, bất an. Thánh Thần đến xoay đổi cuộc đời các ông từ sợ hãi sang can đảm, từ chốn chạy tiến ra ánh sáng. Tất cả đều khởi đầu bằng lời chúc bình an của Đức Kitô. Lời chúc bình an phá tan sợ hãi, u tối, sợ sệt để trở thành con người mới.
Tông đồ được tăng thêm sức mạnh khi Đức Kitô 'thổi hơi' trên các ông. Sau đó Ngài sai các ông đi rao giảng Tin Mừng cho mọi người, biến họ thành môn đệ Đức Kitô. Là con người mới không phải để tách biệt ra khỏi xã hội mà chính là để tiến vào xã hội, ra đi, vào đời, để thành muối men cho muôn dân.
Tiếp sau đó Đức Kitô phán bảo các ông,
'Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ'. Gn 19,23.
Có nhiều í kiến khác biệt tranh biện về vấn đề này. Khác biệt xảy ra bởi một số giáo hội li khai không muốn lệ thuộc vào Giáo Hội Hoàn Vũ Roma. Đồng thời họ cũng hoài nghi về bí tích hoà giải, và quyền tha tội. Điều không thể chối cãi là môn đệ Đức Kitô không loan báo 'tin mừng' của cá nhân họ, mà loan báo Tin Mừng của Đức Kitô Phục Sinh. Tương tự như thế, việc linh mục tha tội cho hối nhân không phải do quyền năng riêng của linh mục mà chính là nhờ vào lòng từ ái vô biên của Đức Kitô mà họ tha tội. Nói cách khác, Đức Kitô hoạt động nơi vị linh mục đó. Thứ hai, vị linh mục, đại diện Đức Kitô công bố Thiên Chúa tha tội cho hối nhân, dựa vào hành động, cử chỉ thống hối của hối nhân. Thứ ba, trách nhiệm và quyền lãnh đạo luôn đi chung, hỗ trợ nhau. Thi hành quyền lãnh đạo mà thiếu trách nhiệm là việc làm của kẻ độc tài. Thi hành trách nhiệm mà không tuôn thủ quyền lãnh đạo chung sẽ dẫn đến tình trạng cá nhân tự quyết, và như thế không có một đường hướng điều hành rõ ràng, chung cho toàn thể giáo hội đó. Không một tổ chức quốc tế nào có thể sinh hoạt có hiệu quả mà chỉ có thi hành trách nhiệm mà không đi chung với quyền lãnh đạo. hơn nữa, tin Mừng Phục Sinh không chung sống với con tim không thống hối. Vì thế tha tội cần được công bố xác nhận việc hối nhân thống hối là thành thực trong việc làm phát xuất tận trong tâm óc người đó. Có lần Đức Kitô nói với môn đệ là anh em hãy tuân giữ điều lãnh đạo Pharisiêu phán dậy, nhưng đừng sống theo lối sống giả hình của họ (Mat 23,3). Ngài cũng có lần sai môn đệ từng hai người một đi rao giảng Tin Mừng và ban cho họ quyền trên thần ô uế, và chữa bệnh tật (Mt 10). Những điều này xác nhận Đức Kitô trao quyền cho môn đệ thi hành công việc mục vụ rao giảng Tin Mừng Phục Sinh cho muôn dân.
Chúng ta xin ơn Chúa Thánh Thần luôn cùng đồng hành trong cuộc sống.
TiengChuong.org
God of Life
Fear has the power to destroy life; while peace restores life, and has the power to annihilate fear. Fear is the opposite of peace. Where there is peace, fear disappears; and in contrast, where fear dominates, life has no peace. Fear paralyses life, shatters joy, and dims hope; while peace brings joy, happiness, and life. A bright future, full of life, and hope is what the risen Lord instils His apostles' hearts when He appeared to them. The risen Lord is the Lord of peace. It is not an ordinary human peace, but a peace the world doesn't have to offer. It is the heavenly peace that Jesus will give to his disciples. The risen Lord appeared to his apostles with the greeting 'Peace be with you'. He repeats the same word twice.
His greeting restores life, and calms the apostles' hearts. The greeting destroys fear. As soon as Jesus' voice reached the apostles' ears; their hearts were filled with joy. Their hearts were closed; now wide open. The text says; the doors of the upper room were closed, where the disciples were, for fear of the Jews. Jesus didn't come to open the physical doors of the room. He went through the closed physical doors. He came neither to remonstrate their disloyalty nor their slowness to understand his message. He came with the greeting of peace, and that opened the door to the disciples' hearts.
Jesus brought with him the gift of the Holy Spirit, the gift Jesus promised before His Passion that after He has gone; He will give them the Holy Spirit. He also told them that before the coming of the Holy Spirit; there would be a short period of mourning; but their mourning soon turned to joy. This 'soon turning point' happened at his greeting of peace. His greeting set them free from all fears and anxiety. They were strengthened by the new life. They became the new creation when Jesus breathed on them. This 'breathing' instils them with the Spirit and that gives them the power to bring the Good News to the entire world. They aren't set aside, apart from the world; but actually are engaged into the world. Their task is to make others to be Jesus' disciples.
Finally, Jesus told them,
'For those whose sins you forgive, they are forgiven; for those whose sins you retain, they are retained'.
Some theologians dispute this teaching, saying the disciples have no power to forgive sins. The disciples took charge of the mission. They preached not of their own message, but the message of the risen Lord. It is the same for forgiveness, they would not forgive others by the power of their own, but by the power of Jesus; they pardon sins. They act in the place of Jesus to affirm a repentant, that God has forgiven his sins. Responsibility and authority are inseparable; because they coordinate with each other. Authority without responsibility is a dictatorship; Responsibility without authority would cause chaos, because there is no clear and unified universal instruction. Any workable organization needs to have both responsibility and authority.
Jesus breathed on the disciples. The breathing implies that Jesus gives them the authority to preach and to forgive. The message of the Good News would make a home in a sinful heart, not before, but after the power of darkness is dispelled. Forgiveness needs affirmation from the minister of the Word, who affirms that they are at right with God. Jesus once told his disciples to obey the Scribes' teaching, but not their behaviour (Mat 23,3). He once sent his disciples in pairs to do the mission. He gave them the power to cast down a devil. The disciples returned full of joy saying, even evil spirits submit to them (Mat 10).
We pray to be at home with the Spirit.
Một tương lai tươi sáng, cuộc sống tràn niềm vui, đầy hy vọng đó là quà tặng Đức Kitô Phục Sinh ban cho môn đệ khi Ngài hiện ra cùng các ông. Ngài là Chúa của bình an vĩnh cửu. Đây không phải là bình an chóng qua, mau tàn, do con người tạo dựng mà là bình an vĩnh cửu từ trời cao.
Đức Kitô Phục Sinh hiện ra với môn đệ và lời đầu Ngài nói với các ông, Ngài ban bình an cho các ông. Ngài nói, 'Bình an cho anh em'. Ngài lập lại câu nói trên một lần nữa. Khi tông đồ nghe tiếng Đức Kitô, tâm hồn các ông tràn ngập niềm vui, tinh thần bừng lên ánh sáng, niềm hy vọng sống lại trong tâm trí các ông. Trước đó các ông sống sau cửa đóng, cài then. Điều này cũng ngụ í nói đến tâm hồn các ông đóng chặt, con tim khép kín. Gặp gỡ Đức Kitô tâm hồn các ông như hoa nở, đón chào nắng sớm. Tâm trí u tối, được nguồn sáng Đức Kitô Phục Sinh soi sáng, dẫn đến hiểu biết thêm về điều Đức Kitô từng tiên báo trước đó, là Ngài sẽ vắng bóng một thời gian ngắn, sau đó sẽ trở lại với các ông.
Đức Kitô không đến để mở cửa phòng đóng chặt, nhưng mở cửa tâm hồn, soi sáng tâm trí và mở cửa con tim của tông đồ. Ngoài ơn bình an Ngài ban tặng. Đức Kitô còn ban cho các ông Thánh Thần Chúa, Đấng đến ban sự sống vĩnh cửu, bình an thật và hướng dẫn, soi sáng để Kitô hữu trung thành trong ơn gọi, đời sống gia đình hay đời sống mục vụ. Đức Kitô cũng nói cho các ông biết trước khi lãnh nhận ơn Thánh Thần các ông sẽ trải qua thời kì tăm tối. Thời kì tăm tối đó là thời gian các ông sống trong lo sợ, bất an. Thánh Thần đến xoay đổi cuộc đời các ông từ sợ hãi sang can đảm, từ chốn chạy tiến ra ánh sáng. Tất cả đều khởi đầu bằng lời chúc bình an của Đức Kitô. Lời chúc bình an phá tan sợ hãi, u tối, sợ sệt để trở thành con người mới.
Tông đồ được tăng thêm sức mạnh khi Đức Kitô 'thổi hơi' trên các ông. Sau đó Ngài sai các ông đi rao giảng Tin Mừng cho mọi người, biến họ thành môn đệ Đức Kitô. Là con người mới không phải để tách biệt ra khỏi xã hội mà chính là để tiến vào xã hội, ra đi, vào đời, để thành muối men cho muôn dân.
Tiếp sau đó Đức Kitô phán bảo các ông,
'Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ'. Gn 19,23.
Có nhiều í kiến khác biệt tranh biện về vấn đề này. Khác biệt xảy ra bởi một số giáo hội li khai không muốn lệ thuộc vào Giáo Hội Hoàn Vũ Roma. Đồng thời họ cũng hoài nghi về bí tích hoà giải, và quyền tha tội. Điều không thể chối cãi là môn đệ Đức Kitô không loan báo 'tin mừng' của cá nhân họ, mà loan báo Tin Mừng của Đức Kitô Phục Sinh. Tương tự như thế, việc linh mục tha tội cho hối nhân không phải do quyền năng riêng của linh mục mà chính là nhờ vào lòng từ ái vô biên của Đức Kitô mà họ tha tội. Nói cách khác, Đức Kitô hoạt động nơi vị linh mục đó. Thứ hai, vị linh mục, đại diện Đức Kitô công bố Thiên Chúa tha tội cho hối nhân, dựa vào hành động, cử chỉ thống hối của hối nhân. Thứ ba, trách nhiệm và quyền lãnh đạo luôn đi chung, hỗ trợ nhau. Thi hành quyền lãnh đạo mà thiếu trách nhiệm là việc làm của kẻ độc tài. Thi hành trách nhiệm mà không tuôn thủ quyền lãnh đạo chung sẽ dẫn đến tình trạng cá nhân tự quyết, và như thế không có một đường hướng điều hành rõ ràng, chung cho toàn thể giáo hội đó. Không một tổ chức quốc tế nào có thể sinh hoạt có hiệu quả mà chỉ có thi hành trách nhiệm mà không đi chung với quyền lãnh đạo. hơn nữa, tin Mừng Phục Sinh không chung sống với con tim không thống hối. Vì thế tha tội cần được công bố xác nhận việc hối nhân thống hối là thành thực trong việc làm phát xuất tận trong tâm óc người đó. Có lần Đức Kitô nói với môn đệ là anh em hãy tuân giữ điều lãnh đạo Pharisiêu phán dậy, nhưng đừng sống theo lối sống giả hình của họ (Mat 23,3). Ngài cũng có lần sai môn đệ từng hai người một đi rao giảng Tin Mừng và ban cho họ quyền trên thần ô uế, và chữa bệnh tật (Mt 10). Những điều này xác nhận Đức Kitô trao quyền cho môn đệ thi hành công việc mục vụ rao giảng Tin Mừng Phục Sinh cho muôn dân.
Chúng ta xin ơn Chúa Thánh Thần luôn cùng đồng hành trong cuộc sống.
TiengChuong.org
God of Life
Fear has the power to destroy life; while peace restores life, and has the power to annihilate fear. Fear is the opposite of peace. Where there is peace, fear disappears; and in contrast, where fear dominates, life has no peace. Fear paralyses life, shatters joy, and dims hope; while peace brings joy, happiness, and life. A bright future, full of life, and hope is what the risen Lord instils His apostles' hearts when He appeared to them. The risen Lord is the Lord of peace. It is not an ordinary human peace, but a peace the world doesn't have to offer. It is the heavenly peace that Jesus will give to his disciples. The risen Lord appeared to his apostles with the greeting 'Peace be with you'. He repeats the same word twice.
His greeting restores life, and calms the apostles' hearts. The greeting destroys fear. As soon as Jesus' voice reached the apostles' ears; their hearts were filled with joy. Their hearts were closed; now wide open. The text says; the doors of the upper room were closed, where the disciples were, for fear of the Jews. Jesus didn't come to open the physical doors of the room. He went through the closed physical doors. He came neither to remonstrate their disloyalty nor their slowness to understand his message. He came with the greeting of peace, and that opened the door to the disciples' hearts.
Jesus brought with him the gift of the Holy Spirit, the gift Jesus promised before His Passion that after He has gone; He will give them the Holy Spirit. He also told them that before the coming of the Holy Spirit; there would be a short period of mourning; but their mourning soon turned to joy. This 'soon turning point' happened at his greeting of peace. His greeting set them free from all fears and anxiety. They were strengthened by the new life. They became the new creation when Jesus breathed on them. This 'breathing' instils them with the Spirit and that gives them the power to bring the Good News to the entire world. They aren't set aside, apart from the world; but actually are engaged into the world. Their task is to make others to be Jesus' disciples.
Finally, Jesus told them,
'For those whose sins you forgive, they are forgiven; for those whose sins you retain, they are retained'.
Some theologians dispute this teaching, saying the disciples have no power to forgive sins. The disciples took charge of the mission. They preached not of their own message, but the message of the risen Lord. It is the same for forgiveness, they would not forgive others by the power of their own, but by the power of Jesus; they pardon sins. They act in the place of Jesus to affirm a repentant, that God has forgiven his sins. Responsibility and authority are inseparable; because they coordinate with each other. Authority without responsibility is a dictatorship; Responsibility without authority would cause chaos, because there is no clear and unified universal instruction. Any workable organization needs to have both responsibility and authority.
Jesus breathed on the disciples. The breathing implies that Jesus gives them the authority to preach and to forgive. The message of the Good News would make a home in a sinful heart, not before, but after the power of darkness is dispelled. Forgiveness needs affirmation from the minister of the Word, who affirms that they are at right with God. Jesus once told his disciples to obey the Scribes' teaching, but not their behaviour (Mat 23,3). He once sent his disciples in pairs to do the mission. He gave them the power to cast down a devil. The disciples returned full of joy saying, even evil spirits submit to them (Mat 10).
We pray to be at home with the Spirit.
Ngày 26/05: Anh Chị có yêu mến Thầy không? – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
02:16 25/05/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.
Sau khi dùng bữa với các môn đệ tại Biển Hồ Ti-bê-ri-a, Đức Giê-su Phục Sinh hỏi ông Si-môn Phê-rô: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy hơn các anh em này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con thương mến Thầy.” Đức Giê-su nói với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy.” Người lại hỏi: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con thương mến Thầy.” Người nói: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy.” Người hỏi lần thứ ba: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có thương mến Thầy không?” Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới lần thứ ba: “Anh có thương mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con thương mến Thầy.” Đức Giê-su bảo: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: “Hãy theo Thầy.”
Đó là lời Chúa
Anh Em Hãy Nhận Lấy Thánh Thần
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:52 25/05/2023
Anh Em Hãy Nhận Lấy Thánh Thần (Ga 20,22)
(Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống)
Một trường phái triết học tuy không mới lắm nhưng vẫn mang tính thời sự, đó là “hiện tượng luận”.Theo cái nhìn này, xin được nêu lên một vài hiện tượng như sau: Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần năm xưa, khi hiện ra với các môn đệ tại nhà Tiệc ly mà không có ông Tôma ở đó, Chúa Giêsu đã thổi hơi trên các ngài và ban Thánh Thần. Hôm ấy các cánh cửa của căn phòng được đóng kín vì các vị sợ người Do Thái hãm hại. Một tuần sau, các vị cũng tề tựu ở đó, có Tôma ở cùng, thế mà các cửa vẫn đóng kín (x.Ga 20,26). Một hiện tượng khác: Các em thiếu niên 13-14 tuổi xét chung đang ngoan ngoãn, siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên cần học giáo lý, sau khi được Giám Mục đặt tay ban Thánh Thần qua bí tích Thêm Sức, thì một số không ít lại trở chứng, ngang bướng, lười tham dự Thánh Lễ và hay bỏ học giáo lý…
Là Kitô hữu Công Giáo, chúng ta tin nhận tính “tại sự” (ex opere operato) theo thần học bí tích. Tuy nhiên tính “tại sự” ấy của bí tích không cấm chúng ta đặt vấn đề rằng cớ sao trong nhiều trường hợp như chiều ngày thứ nhất trong tuần của năm nào tại căn nhà Tiệc Ly, Thánh Thần đã được ban tặng mà hiệu quả dường như chưa thấy? Vấn nạn xem ra tuy khó có lời giải, nhưng dựa vào lời của Đấng Cứu Thế chiều hôm ấy, chúng ta có thể thấy được vấn đề. “Hãy nhận lấy Thánh Thần!” Chúa đã thổi hơi ban Thánh Thần, nhưng các Tông đồ phải biết đón nhận. Mặt trời đã mọc lên nhưng các cánh cửa căn nhà còn đóng kín thì căn nhà vẫn chìm trong bóng tối. Theo toán học thì ngoài điều kiện cần, phải có điều kiện đủ, thì kết quả mới xảy ra. Triết học gọi đó là nguyên nhân và cơ hội, còn thần học thì phân biệt nguyên nhân tác thành hay còn gọi là nguyên nhân đệ nhất và nguyên nhân đệ nhị. Anh em Phật tử lại dùng hai từ nhân và duyên.
Để hồng ân Thánh Thần mà chúng ta được trao ban, phát sinh hoa trái, thiết tưởng không thể thiếu thái độ sẵn sàng đón nhận, vì đây chính là duyên, là nguyên nhân đệ nhị, là cơ hội, là điều kiện đủ. Để sẵn sàng đón nhận hồng ân Thánh Thần cách hiệu quả, không gì hơn, hãy nhớ lại những gì Chúa Kitô và các Tông đồ nói về Thánh Thần, đặc biệt qua vài Danh xưng của Người. Người là Thiên Chúa thật trong Ba Ngôi Thiên Chúa, là Thần Chân Lý, là Đấng An ủi, Đấng Bảo Trợ, là Nguyên lý của các đặc sủng… Qua các Danh xưng của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể thấy một vài điều kiện để có thể sẵn sàng đón nhận Người.
1.Sự khiêm nhu: Chúa Thánh Thần là Thần Chân lý. Người dẫn chúng ta đến sự thật, Người soi sáng cho chúng ta nhận thức sự vật hiện tượng, nhận thức chính bản thân ta và tha nhân, nhận biết Thiên Chúa và chương trình ý định của Người cách đúng đắn. Để tiếp cận với chân lý, trên hết và trước hết cần phải có sự khiêm nhu chân thành. Người khiêm nhu thì chân nhận mình còn mù mờ, thấy sự việc như trong sương, trong chiếc gương đồng (x.1Cor 13,12). Người khiêm nhu thì sẵn sàng biết lắng nghe và chân thành học hỏi. Người khiêm nhu còn can đảm nhìn nhận con người bất toàn và đầy thiếu sót lẫn sai lầm của chính mình. Thiếu nữ Maria, làng quê Nagiarét, nhờ biết khiêm nhu cách sâu thẳm, nên đã đón nhận ân sủng Thánh Thần cách đầy tràn (x. Lc 1,26-38). Trái lại, chính lòng kiêu căng đã làm cho nhiều biệt phái và luật sĩ khôn ngoan, thông thái năm xưa không thể tiếp nhận chân lý (x.Lc 10,21).
2.Sự tín thác vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa: Người biết tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa thì sẽ dễ dàng đón nhận Đấng Bảo trợ, đặc biệt trong những cơn gian nan thử thách. Các Thánh Tử đạo là những người làm chứng cho chúng ta về điều kiện này. Dù xuất thân bởi nhiều hoàn cảnh khác nhau, dù khác nhau về trình độ học vấn, dù khác nhau cả về mức độ đạo đức hay chức vị, danh phận…thì các ngài vẫn bình an trong cơn gian khổ, bách hại, vì luôn có Đấng Bảo trợ, Thần An ủi ở cùng. Sự bình an trong cơn gian nan, khốn khó là một trong những nét trỗi vượt của các thánh Tử đạo so với những anh hùng dân tộc. Cũng là chịu hy sinh cách anh dũng vì “chính đạo”, nhưng các anh hùng dân tộc thì phẩn uất, căm thù kẻ làm hại mình, còn các thánh Tử đạo thì hân hoan, an bình và còn cầu nguyện cho cả kẻ giết mình. Được như vậy là nhờ các ngài luôn tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Sự tín thác này được thể hiện bằng niềm tin rằng chính sự sống của mình là do Chúa ban tặng, tin nhận rằng Thiên Chúa không chỉ là Đấng quyền năng đã dựng nên mình từ hư vô mà còn là Người Cha nhân hậu chăm sóc mình đến từng sợi tóc (x.Mt 10,30; Lc 12,7), là Đấng trọn lành cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ dữ, cho mặt trời mọc lên soi sáng người công chính lẫn tội nhân (x.Mt 5,44-45).
3.Có tấm lòng vì ích chung: Một người có tấm lòng vì ích chung, cách riêng vì ích lợi của những người nghèo, những người cô thế, kém phận thì rất dễ sẵn sàng hiến thân theo khả năng và hoàn cảnh cách hết mình. Và họ sẽ nhận được nhiều đặc sủng như chữa bệnh, làm phép lạ, nói tiên tri, phân định thần khí…do Thánh Thần ban tặng (x.1Cor 12,7-11). Tấm lòng vì ích chung có thể nói là đối nghịch với tâm hồn ích kỷ, chỉ biết lợi ích riêng mình. Khi đã có tấm lòng vì ích chung thì ta sẽ dễ dàng xây dựng sự hiệp nhất trong sự tôn trọng cái khác biệt của tha nhân. Trái lại khi đã đặt cái tôi của mình lên trên hết, thì ta sẽ có nguy cơ tìm cách bắt kẻ khác phục vụ mình, làm theo ý riêng mình cách độc đoán, độc tài và có thể là độc ác nếu ta có chút quyền hay chút tài lực.
Gió muốn thổi đi đâu thì thổi (x.Ga 3,8). Không ai thấy gió nhưng người ta có thể nhận ra gió qua các hiệu ứng của nó như lá bay, cây lay…Xem quả thì biết cây (x.Mt 7,16-20). Mừng Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, một lần nữa xin hãy kiểm định xem chúng ta đã trổ sinh những hoa trái nào. Giả như chúng ta chưa sinh hoa kết trái tốt lành là dấu chứng tỏ rằng chúng ta chưa đón nhận hồng ân Thánh Thần mà Chúa Kitô đã ban tặng. Nếu chúng ta chưa sẵn sàng đón nhận hồng ân Thánh Thần thì cũng là dấu chứng tỏ rằng chúng ta chưa thật sự khiêm nhu, chưa biết tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa, chưa biết mưu cầu ích chung, nhất là ích lợi của của người nghèo, người kém phận…
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
(Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống)
Một trường phái triết học tuy không mới lắm nhưng vẫn mang tính thời sự, đó là “hiện tượng luận”.Theo cái nhìn này, xin được nêu lên một vài hiện tượng như sau: Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần năm xưa, khi hiện ra với các môn đệ tại nhà Tiệc ly mà không có ông Tôma ở đó, Chúa Giêsu đã thổi hơi trên các ngài và ban Thánh Thần. Hôm ấy các cánh cửa của căn phòng được đóng kín vì các vị sợ người Do Thái hãm hại. Một tuần sau, các vị cũng tề tựu ở đó, có Tôma ở cùng, thế mà các cửa vẫn đóng kín (x.Ga 20,26). Một hiện tượng khác: Các em thiếu niên 13-14 tuổi xét chung đang ngoan ngoãn, siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên cần học giáo lý, sau khi được Giám Mục đặt tay ban Thánh Thần qua bí tích Thêm Sức, thì một số không ít lại trở chứng, ngang bướng, lười tham dự Thánh Lễ và hay bỏ học giáo lý…
Là Kitô hữu Công Giáo, chúng ta tin nhận tính “tại sự” (ex opere operato) theo thần học bí tích. Tuy nhiên tính “tại sự” ấy của bí tích không cấm chúng ta đặt vấn đề rằng cớ sao trong nhiều trường hợp như chiều ngày thứ nhất trong tuần của năm nào tại căn nhà Tiệc Ly, Thánh Thần đã được ban tặng mà hiệu quả dường như chưa thấy? Vấn nạn xem ra tuy khó có lời giải, nhưng dựa vào lời của Đấng Cứu Thế chiều hôm ấy, chúng ta có thể thấy được vấn đề. “Hãy nhận lấy Thánh Thần!” Chúa đã thổi hơi ban Thánh Thần, nhưng các Tông đồ phải biết đón nhận. Mặt trời đã mọc lên nhưng các cánh cửa căn nhà còn đóng kín thì căn nhà vẫn chìm trong bóng tối. Theo toán học thì ngoài điều kiện cần, phải có điều kiện đủ, thì kết quả mới xảy ra. Triết học gọi đó là nguyên nhân và cơ hội, còn thần học thì phân biệt nguyên nhân tác thành hay còn gọi là nguyên nhân đệ nhất và nguyên nhân đệ nhị. Anh em Phật tử lại dùng hai từ nhân và duyên.
Để hồng ân Thánh Thần mà chúng ta được trao ban, phát sinh hoa trái, thiết tưởng không thể thiếu thái độ sẵn sàng đón nhận, vì đây chính là duyên, là nguyên nhân đệ nhị, là cơ hội, là điều kiện đủ. Để sẵn sàng đón nhận hồng ân Thánh Thần cách hiệu quả, không gì hơn, hãy nhớ lại những gì Chúa Kitô và các Tông đồ nói về Thánh Thần, đặc biệt qua vài Danh xưng của Người. Người là Thiên Chúa thật trong Ba Ngôi Thiên Chúa, là Thần Chân Lý, là Đấng An ủi, Đấng Bảo Trợ, là Nguyên lý của các đặc sủng… Qua các Danh xưng của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể thấy một vài điều kiện để có thể sẵn sàng đón nhận Người.
1.Sự khiêm nhu: Chúa Thánh Thần là Thần Chân lý. Người dẫn chúng ta đến sự thật, Người soi sáng cho chúng ta nhận thức sự vật hiện tượng, nhận thức chính bản thân ta và tha nhân, nhận biết Thiên Chúa và chương trình ý định của Người cách đúng đắn. Để tiếp cận với chân lý, trên hết và trước hết cần phải có sự khiêm nhu chân thành. Người khiêm nhu thì chân nhận mình còn mù mờ, thấy sự việc như trong sương, trong chiếc gương đồng (x.1Cor 13,12). Người khiêm nhu thì sẵn sàng biết lắng nghe và chân thành học hỏi. Người khiêm nhu còn can đảm nhìn nhận con người bất toàn và đầy thiếu sót lẫn sai lầm của chính mình. Thiếu nữ Maria, làng quê Nagiarét, nhờ biết khiêm nhu cách sâu thẳm, nên đã đón nhận ân sủng Thánh Thần cách đầy tràn (x. Lc 1,26-38). Trái lại, chính lòng kiêu căng đã làm cho nhiều biệt phái và luật sĩ khôn ngoan, thông thái năm xưa không thể tiếp nhận chân lý (x.Lc 10,21).
2.Sự tín thác vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa: Người biết tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa thì sẽ dễ dàng đón nhận Đấng Bảo trợ, đặc biệt trong những cơn gian nan thử thách. Các Thánh Tử đạo là những người làm chứng cho chúng ta về điều kiện này. Dù xuất thân bởi nhiều hoàn cảnh khác nhau, dù khác nhau về trình độ học vấn, dù khác nhau cả về mức độ đạo đức hay chức vị, danh phận…thì các ngài vẫn bình an trong cơn gian khổ, bách hại, vì luôn có Đấng Bảo trợ, Thần An ủi ở cùng. Sự bình an trong cơn gian nan, khốn khó là một trong những nét trỗi vượt của các thánh Tử đạo so với những anh hùng dân tộc. Cũng là chịu hy sinh cách anh dũng vì “chính đạo”, nhưng các anh hùng dân tộc thì phẩn uất, căm thù kẻ làm hại mình, còn các thánh Tử đạo thì hân hoan, an bình và còn cầu nguyện cho cả kẻ giết mình. Được như vậy là nhờ các ngài luôn tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Sự tín thác này được thể hiện bằng niềm tin rằng chính sự sống của mình là do Chúa ban tặng, tin nhận rằng Thiên Chúa không chỉ là Đấng quyền năng đã dựng nên mình từ hư vô mà còn là Người Cha nhân hậu chăm sóc mình đến từng sợi tóc (x.Mt 10,30; Lc 12,7), là Đấng trọn lành cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ dữ, cho mặt trời mọc lên soi sáng người công chính lẫn tội nhân (x.Mt 5,44-45).
3.Có tấm lòng vì ích chung: Một người có tấm lòng vì ích chung, cách riêng vì ích lợi của những người nghèo, những người cô thế, kém phận thì rất dễ sẵn sàng hiến thân theo khả năng và hoàn cảnh cách hết mình. Và họ sẽ nhận được nhiều đặc sủng như chữa bệnh, làm phép lạ, nói tiên tri, phân định thần khí…do Thánh Thần ban tặng (x.1Cor 12,7-11). Tấm lòng vì ích chung có thể nói là đối nghịch với tâm hồn ích kỷ, chỉ biết lợi ích riêng mình. Khi đã có tấm lòng vì ích chung thì ta sẽ dễ dàng xây dựng sự hiệp nhất trong sự tôn trọng cái khác biệt của tha nhân. Trái lại khi đã đặt cái tôi của mình lên trên hết, thì ta sẽ có nguy cơ tìm cách bắt kẻ khác phục vụ mình, làm theo ý riêng mình cách độc đoán, độc tài và có thể là độc ác nếu ta có chút quyền hay chút tài lực.
Gió muốn thổi đi đâu thì thổi (x.Ga 3,8). Không ai thấy gió nhưng người ta có thể nhận ra gió qua các hiệu ứng của nó như lá bay, cây lay…Xem quả thì biết cây (x.Mt 7,16-20). Mừng Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, một lần nữa xin hãy kiểm định xem chúng ta đã trổ sinh những hoa trái nào. Giả như chúng ta chưa sinh hoa kết trái tốt lành là dấu chứng tỏ rằng chúng ta chưa đón nhận hồng ân Thánh Thần mà Chúa Kitô đã ban tặng. Nếu chúng ta chưa sẵn sàng đón nhận hồng ân Thánh Thần thì cũng là dấu chứng tỏ rằng chúng ta chưa thật sự khiêm nhu, chưa biết tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa, chưa biết mưu cầu ích chung, nhất là ích lợi của của người nghèo, người kém phận…
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi đổi mới mối quan hệ của chúng ta với Tạo vật
Thanh Quảng sdb
04:31 25/05/2023
Đức Thánh Cha kêu gọi đổi mới mối quan hệ của chúng ta với Tạo vật
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Tạo vật năm 2023 được phát động tập trung vào chủ đề “Hãy để Công lý và Hòa bình tuôn chảy”, được truyền cảm hứng từ những lời của nhà tiên tri Amos: “Hãy để công lý tuôn chảy như một dòng sông, sự công bình như một dòng nước không bao giờ cạn.”
(Tin Vatican)
Trong thông điệp được công bố vào thứ Năm, ngày 25 tháng 5 trước lễ kỷ niệm ngày 1/9/2023, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn chủ đề “Hãy để Công lý và Hòa bình tuôn chảy,” lấy cảm hứng từ những lời tiên tri Amos: “Hãy để công lý tuôn chảy như một dòng sông, sự công bình như một dòng chảy không bao giờ cạn.” Đức Thánh Cha bắt đầu bằng cách lưu ý rằng, “Thiên Chúa muốn công lý ngự trị; nó cần thiết cho cuộc sống của chúng ta vì con cái của Thượng Đế được tạo dựng giống như Ngài, giống như nước cần thiết cho sự sống còn về thể chất của chúng ta."
Đức Thánh Cha Phanxicô lần đầu tiên thiết lập Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Tạo vật ngày 1 tháng 9 năm 2015, như một cách để khuyến khích các tín hữu trên khắp thế giới cầu nguyện cho ngôi nhà chung của chúng ta. Một ngày đánh dấu sự khởi đầu của một nỗ lực đại kết đưa các Kitô hữu cầu nguyện và cùng nhau làm việc trong cái được gọi là Mùa Tạo dựng kéo dài đến ngày 4 tháng 10, lễ Thánh Phanxicô Assisi. Nguồn gốc của ngày này cũng bắt nguồn từ Thượng phụ Đại kết Dimitrios, người đã tuyên bố ngày 1 tháng 9 là Ngày Sáng tạo của Chính thống giáo vào năm 1989, tiếp theo là các Giáo Hội Công Giáo Châu Âu khác vào năm 2001 và bởi ĐTC Phanxicô vào năm 2015.
Những trái tim đồng điệu
Nhớ lại chuyến tông du của ngài đến Canada vào tháng 7 năm 2022, và đặc biệt là chuyến viếng thăm của ngài tới Người bản địa trên bờ biển Lac Ste Anne ở Alberta, Đức Thánh Cha đã suy nghĩ về việc biết bao nhiêu người trong các thời đại đã tìm thấy "sự an ủi và sức mạnh" từ những vùng nước này, vì vẻ đẹp tự nhiên ở đó hòa với "nhịp tim mẹ của trái đất." Và cũng giống như trái tim của em bé trong bụng mẹ đập nhịp nhàng với tim mẹ, thì “chúng ta cũng cần phải hài hòa nhịp sống của chính mình với nhịp sống của tạo vật, điều mang lại cho chúng ta sự sống”.
ĐTC nói: "Trong Mùa Sáng tạo này, chúng ta hãy tập trung vào những nhịp tim đó: của chính chúng ta và của mẹ và bà của chúng ta, nhịp tim của tạo vật và nhịp tim của Chúa. Ngày nay chúng không còn đập nhịp nhàng; chúng không hài hòa trong công lý và hòa bình!"
Đức Thánh Cha chỉ trích việc có quá nhiều anh chị em của chúng ta không được uống nước từ dòng sông hùng vĩ đó, “Chúng ta hãy chú ý đến lời kêu gọi của chúng ta để đứng về phía các nạn nhân của sự bất công về môi trường và khí hậu, và chấm dứt cuộc chiến vô nghĩa chống lại sự sáng tạo."
“Chúng ta hãy lắng nghe lời kêu gọi của chúng ta để sát cánh cùng các nạn nhân của sự bất công về môi trường và khí hậu, đồng thời chấm dứt cuộc chiến vô nghĩa chống lại tạo hóa”
Sa mạc bên trong và bên ngoài
Nhắc lại Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, người đã từng nhận ra các sa mạc bên ngoài đang phát triển như thế nào do các sa mạc bên trong đã trở nên quá rộng lớn, Đức Thánh Cha Phanxicô lên án sự tham lam và ích kỷ ngày nay đang phá vỡ quy trình nước của hành tinh. Ngài lưu ý rằng có rất nhiều mối đe dọa đối với hành tinh và nguồn nước của chúng ta: nhiên liệu hóa thạch và nạn phá rừng góp phần gây ra biến đổi khí hậu; sự cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước ngọt thông qua các hoạt động cực đoan như ngăn đập hoặc các dự án khai thác lớn không được kiểm soát và chăn nuôi gia súc quá mức.
Chúng ta cần phải hành động khẩn cấp, để tạo ra một thế giới bền vững và công bằng hơn, Đức Thánh Cha lưu ý cũng như đề cập đến những cảnh báo nghiêm trọng từ Hội đồng liên chính phủ của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Và ngài nhấn mạnh rằng có thể ngăn chặn điều tồi tệ nhất xảy ra nếu tất cả chúng ta đoàn kết để tìm ra những cách sống bền vững hơn cho hiện tại và cho tương lai.
“Quả thật, có thể làm được nhiều điều, miễn là chúng ta hợp lại với nhau như nhiều dòng suối, khe suối và lạch nhỏ, cuối cùng hợp nhất thành một dòng sông hùng vĩ để tưới gội sự sống cho hành tinh kỳ diệu của chúng ta và gia đình nhân loại của chúng ta cho các thế hệ mai sau. Vì vậy, chúng ta hãy chung tay và thực hiện những bước táo bạo “Hãy để Công lý và Hòa bình tuôn chảy” trên khắp thế giới của chúng ta.”
Biến đổi cá nhân và cộng đồng
Đặc biệt khi nhìn vào các cộng đồng Kitô giáo, Đức Thánh Cha viết rằng tất cả chúng ta có thể góp phần thay đổi điều tốt đẹp bằng cách “quyết tâm biến đổi trái tim, lối sống của chúng ta và các chính sách cai trị xã hội của chúng ta”.
Biến đổi trái tim của chúng ta là điểm khởi đầu quan trọng và “sự hoán cải sinh thái” mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khuyến khích chúng ta nắm lấy, Đức Giáo Hoàng viết, bao gồm “việc đổi mới mối quan hệ của chúng ta với tạo vật để chúng ta không còn coi nó như một đối tượng để khai thác; nhưng thay vào đó hãy trân trọng nó như một món quà thiêng liêng từ Đấng Tạo Hóa của chúng ta."
Tiếp theo, chúng ta cần phải thay đổi cách chúng ta, ngài lưu ý, và “bắt đầu từ sự ngạc nhiên biết ơn đối với Đấng Tạo Hóa và sự sáng tạo của Ngài, chúng ta hãy ăn năn về 'tội lỗi sinh thái' của mình, như hiền huynh Thượng phụ Đại kết Bartholomew đã thúc giục."
ĐTC nói thêm: “Với sự giúp đỡ của ân Chúa, chúng ta hãy áp dụng lối sống ít lãng phí và tiêu dùng không cần thiết, đặc biệt là ở những lãnh vực sản xuất độc hại và không bền vững”.
ĐTC nói: “Chúng ta hãy chú ý đến các thói quen và các quyết định kinh tế của mình để tất cả đều có thể phát triển thịnh vượng – đồng bào của chúng ta dù họ ở đâu và cả các thế hệ tương lai nữa”.
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng có rất nhiều điều mà tất cả chúng ta có thể làm, chẳng hạn như xử dụng các nguồn tài nguyên một cách điều độ, tái chế chất thải, xử dụng các sản phẩm và dịch vụ sẵn có một cách trách nhiệm với môi trường và xã hội.
Cuối cùng, chúng ta cần xem xét các chính sách công của mình, đặc biệt là "các chính sách kinh tế thúc đẩy sự giàu có cho một số ít người có đặc quyền và làm suy thoái cho nhiều người khác", vì chúng đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và công lý.
Đưa ra lời kêu gọi làm cho tiếng nói của chúng ta được lắng nghe để ngăn chặn sự bất công này đối với người nghèo và các thế hệ tương lai, những người sẽ chịu những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, Đức Thánh Cha yêu cầu hành động phù hợp với những quan điểm xã hội và tự nhiên.
Tính đồng nghị cho ngôi nhà chung của chúng ta
Nhắc lại Thượng Hội đồng về tính đồng nghị sẽ khai mạc phiên họp đầu tiên vào tháng 10, ngay sau khi kết thúc Mùa Tạo dựng vào ngày 4 tháng 10, Đức Thánh Cha viết rằng tương tự như vậy “toàn thể dân Chúa đang được mời tham gia một hành trình đối thoại đồng nghị và hoán cải sâu sắc."
Ngài đề cao sức mạnh hiệp thông của vô số Giáo hội địa phương, mỗi Giáo hội đều có một đóng góp độc đáo và không thể thay thế được, và ngài cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn những nỗ lực của chúng ta để “đổi mới bộ mặt trái đất”.
“Giống như một lưu vực sông với nhiều nhánh nhỏ và lớn, Giáo hội là sự hiệp thông của vô số Giáo hội địa phương, các cộng đồng tôn giáo và các hiệp hội rút ra từ cùng một nguồn nước chung. Mỗi nguồn thêm vào sự đóng góp độc đáo và không thể thay thế của nó, cho đến khi tất cả cùng nhau chảy vào đại dương bao la của lòng thương xót yêu thương của Thiên Chúa.”
ĐTC kết luận rằng "Giáo hội đồng nghị của chúng ta phải là nguồn sống cho ngôi nhà chung của chúng ta và tất cả cư dân của nó... gieo rắc công lý và hòa bình ở mọi nơi."
“Trong Mùa Sáng tạo này, với tư cách là những người theo Chúa Kitô trên hành trình đồng nghị chung, chúng ta hãy sống, làm việc và cầu nguyện để ngôi nhà chung của chúng ta một lần nữa được tràn đầy sức sống. Cầu xin Chúa Thánh Thần một lần nữa bay lượn trên mặt nước và hướng dẫn những nỗ lực của chúng ta để 'đổi mới bộ mặt trái đất.”
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Tạo vật năm 2023 được phát động tập trung vào chủ đề “Hãy để Công lý và Hòa bình tuôn chảy”, được truyền cảm hứng từ những lời của nhà tiên tri Amos: “Hãy để công lý tuôn chảy như một dòng sông, sự công bình như một dòng nước không bao giờ cạn.”
(Tin Vatican)
Trong thông điệp được công bố vào thứ Năm, ngày 25 tháng 5 trước lễ kỷ niệm ngày 1/9/2023, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn chủ đề “Hãy để Công lý và Hòa bình tuôn chảy,” lấy cảm hứng từ những lời tiên tri Amos: “Hãy để công lý tuôn chảy như một dòng sông, sự công bình như một dòng chảy không bao giờ cạn.” Đức Thánh Cha bắt đầu bằng cách lưu ý rằng, “Thiên Chúa muốn công lý ngự trị; nó cần thiết cho cuộc sống của chúng ta vì con cái của Thượng Đế được tạo dựng giống như Ngài, giống như nước cần thiết cho sự sống còn về thể chất của chúng ta."
Đức Thánh Cha Phanxicô lần đầu tiên thiết lập Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Tạo vật ngày 1 tháng 9 năm 2015, như một cách để khuyến khích các tín hữu trên khắp thế giới cầu nguyện cho ngôi nhà chung của chúng ta. Một ngày đánh dấu sự khởi đầu của một nỗ lực đại kết đưa các Kitô hữu cầu nguyện và cùng nhau làm việc trong cái được gọi là Mùa Tạo dựng kéo dài đến ngày 4 tháng 10, lễ Thánh Phanxicô Assisi. Nguồn gốc của ngày này cũng bắt nguồn từ Thượng phụ Đại kết Dimitrios, người đã tuyên bố ngày 1 tháng 9 là Ngày Sáng tạo của Chính thống giáo vào năm 1989, tiếp theo là các Giáo Hội Công Giáo Châu Âu khác vào năm 2001 và bởi ĐTC Phanxicô vào năm 2015.
Những trái tim đồng điệu
Nhớ lại chuyến tông du của ngài đến Canada vào tháng 7 năm 2022, và đặc biệt là chuyến viếng thăm của ngài tới Người bản địa trên bờ biển Lac Ste Anne ở Alberta, Đức Thánh Cha đã suy nghĩ về việc biết bao nhiêu người trong các thời đại đã tìm thấy "sự an ủi và sức mạnh" từ những vùng nước này, vì vẻ đẹp tự nhiên ở đó hòa với "nhịp tim mẹ của trái đất." Và cũng giống như trái tim của em bé trong bụng mẹ đập nhịp nhàng với tim mẹ, thì “chúng ta cũng cần phải hài hòa nhịp sống của chính mình với nhịp sống của tạo vật, điều mang lại cho chúng ta sự sống”.
ĐTC nói: "Trong Mùa Sáng tạo này, chúng ta hãy tập trung vào những nhịp tim đó: của chính chúng ta và của mẹ và bà của chúng ta, nhịp tim của tạo vật và nhịp tim của Chúa. Ngày nay chúng không còn đập nhịp nhàng; chúng không hài hòa trong công lý và hòa bình!"
Đức Thánh Cha chỉ trích việc có quá nhiều anh chị em của chúng ta không được uống nước từ dòng sông hùng vĩ đó, “Chúng ta hãy chú ý đến lời kêu gọi của chúng ta để đứng về phía các nạn nhân của sự bất công về môi trường và khí hậu, và chấm dứt cuộc chiến vô nghĩa chống lại sự sáng tạo."
“Chúng ta hãy lắng nghe lời kêu gọi của chúng ta để sát cánh cùng các nạn nhân của sự bất công về môi trường và khí hậu, đồng thời chấm dứt cuộc chiến vô nghĩa chống lại tạo hóa”
Sa mạc bên trong và bên ngoài
Nhắc lại Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, người đã từng nhận ra các sa mạc bên ngoài đang phát triển như thế nào do các sa mạc bên trong đã trở nên quá rộng lớn, Đức Thánh Cha Phanxicô lên án sự tham lam và ích kỷ ngày nay đang phá vỡ quy trình nước của hành tinh. Ngài lưu ý rằng có rất nhiều mối đe dọa đối với hành tinh và nguồn nước của chúng ta: nhiên liệu hóa thạch và nạn phá rừng góp phần gây ra biến đổi khí hậu; sự cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước ngọt thông qua các hoạt động cực đoan như ngăn đập hoặc các dự án khai thác lớn không được kiểm soát và chăn nuôi gia súc quá mức.
Chúng ta cần phải hành động khẩn cấp, để tạo ra một thế giới bền vững và công bằng hơn, Đức Thánh Cha lưu ý cũng như đề cập đến những cảnh báo nghiêm trọng từ Hội đồng liên chính phủ của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Và ngài nhấn mạnh rằng có thể ngăn chặn điều tồi tệ nhất xảy ra nếu tất cả chúng ta đoàn kết để tìm ra những cách sống bền vững hơn cho hiện tại và cho tương lai.
“Quả thật, có thể làm được nhiều điều, miễn là chúng ta hợp lại với nhau như nhiều dòng suối, khe suối và lạch nhỏ, cuối cùng hợp nhất thành một dòng sông hùng vĩ để tưới gội sự sống cho hành tinh kỳ diệu của chúng ta và gia đình nhân loại của chúng ta cho các thế hệ mai sau. Vì vậy, chúng ta hãy chung tay và thực hiện những bước táo bạo “Hãy để Công lý và Hòa bình tuôn chảy” trên khắp thế giới của chúng ta.”
Biến đổi cá nhân và cộng đồng
Đặc biệt khi nhìn vào các cộng đồng Kitô giáo, Đức Thánh Cha viết rằng tất cả chúng ta có thể góp phần thay đổi điều tốt đẹp bằng cách “quyết tâm biến đổi trái tim, lối sống của chúng ta và các chính sách cai trị xã hội của chúng ta”.
Biến đổi trái tim của chúng ta là điểm khởi đầu quan trọng và “sự hoán cải sinh thái” mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khuyến khích chúng ta nắm lấy, Đức Giáo Hoàng viết, bao gồm “việc đổi mới mối quan hệ của chúng ta với tạo vật để chúng ta không còn coi nó như một đối tượng để khai thác; nhưng thay vào đó hãy trân trọng nó như một món quà thiêng liêng từ Đấng Tạo Hóa của chúng ta."
Tiếp theo, chúng ta cần phải thay đổi cách chúng ta, ngài lưu ý, và “bắt đầu từ sự ngạc nhiên biết ơn đối với Đấng Tạo Hóa và sự sáng tạo của Ngài, chúng ta hãy ăn năn về 'tội lỗi sinh thái' của mình, như hiền huynh Thượng phụ Đại kết Bartholomew đã thúc giục."
ĐTC nói thêm: “Với sự giúp đỡ của ân Chúa, chúng ta hãy áp dụng lối sống ít lãng phí và tiêu dùng không cần thiết, đặc biệt là ở những lãnh vực sản xuất độc hại và không bền vững”.
ĐTC nói: “Chúng ta hãy chú ý đến các thói quen và các quyết định kinh tế của mình để tất cả đều có thể phát triển thịnh vượng – đồng bào của chúng ta dù họ ở đâu và cả các thế hệ tương lai nữa”.
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng có rất nhiều điều mà tất cả chúng ta có thể làm, chẳng hạn như xử dụng các nguồn tài nguyên một cách điều độ, tái chế chất thải, xử dụng các sản phẩm và dịch vụ sẵn có một cách trách nhiệm với môi trường và xã hội.
Cuối cùng, chúng ta cần xem xét các chính sách công của mình, đặc biệt là "các chính sách kinh tế thúc đẩy sự giàu có cho một số ít người có đặc quyền và làm suy thoái cho nhiều người khác", vì chúng đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và công lý.
Đưa ra lời kêu gọi làm cho tiếng nói của chúng ta được lắng nghe để ngăn chặn sự bất công này đối với người nghèo và các thế hệ tương lai, những người sẽ chịu những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, Đức Thánh Cha yêu cầu hành động phù hợp với những quan điểm xã hội và tự nhiên.
Tính đồng nghị cho ngôi nhà chung của chúng ta
Nhắc lại Thượng Hội đồng về tính đồng nghị sẽ khai mạc phiên họp đầu tiên vào tháng 10, ngay sau khi kết thúc Mùa Tạo dựng vào ngày 4 tháng 10, Đức Thánh Cha viết rằng tương tự như vậy “toàn thể dân Chúa đang được mời tham gia một hành trình đối thoại đồng nghị và hoán cải sâu sắc."
Ngài đề cao sức mạnh hiệp thông của vô số Giáo hội địa phương, mỗi Giáo hội đều có một đóng góp độc đáo và không thể thay thế được, và ngài cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn những nỗ lực của chúng ta để “đổi mới bộ mặt trái đất”.
“Giống như một lưu vực sông với nhiều nhánh nhỏ và lớn, Giáo hội là sự hiệp thông của vô số Giáo hội địa phương, các cộng đồng tôn giáo và các hiệp hội rút ra từ cùng một nguồn nước chung. Mỗi nguồn thêm vào sự đóng góp độc đáo và không thể thay thế của nó, cho đến khi tất cả cùng nhau chảy vào đại dương bao la của lòng thương xót yêu thương của Thiên Chúa.”
ĐTC kết luận rằng "Giáo hội đồng nghị của chúng ta phải là nguồn sống cho ngôi nhà chung của chúng ta và tất cả cư dân của nó... gieo rắc công lý và hòa bình ở mọi nơi."
“Trong Mùa Sáng tạo này, với tư cách là những người theo Chúa Kitô trên hành trình đồng nghị chung, chúng ta hãy sống, làm việc và cầu nguyện để ngôi nhà chung của chúng ta một lần nữa được tràn đầy sức sống. Cầu xin Chúa Thánh Thần một lần nữa bay lượn trên mặt nước và hướng dẫn những nỗ lực của chúng ta để 'đổi mới bộ mặt trái đất.”
Một phép lạ ở Missouri? Cơ thể của người sáng lập Dòng Bênêđíctô được tường trình còn y nguyên sau nhiều năm chôn cất
Đặng Tự Do
05:19 25/05/2023
Hàng trăm người hành hương đã đổ về một tu viện dòng Bênêđíctô dành cho các nữ tu ở vùng nông thôn Missouri trong những ngày gần đây sau khi tin tức bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội vào tuần trước rằng hài cốt được khai quật gần đây của người sáng lập người Mỹ gốc Phi của dòng tu này không bị hư hỏng, bốn năm sau khi bà qua đời và chôn cất trong một chiếc quan tài bằng gỗ đơn giản.
Nữ tu Wilhelmina Lancaster là vị sáng lập Dòng Bênêđíctô Các Nữ Tử của Đức Mẹ Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ — được biết đến nhiều nhất với bản thánh ca Gregoriô đứng đầu bảng xếp hạng và các album thánh ca Công Giáo cổ điển. Vào năm 1995 ở tuổi 70, sơ rời bỏ Cộng đoàn Các Nữ Tu Chúa Quan Phòng, là cộng đồng của sơ trong hơn 50 năm, để thành lập dòng mới.
Được biết đến với lòng sùng kính Thánh lễ Latinh truyền thống và lòng trung thành với luật dòng Biển Đức và các Giờ kinh Phụng vụ, sơ qua đời ở tuổi 95 vào ngày 29 tháng 5 năm 2019, vào đêm canh thức lễ Chúa Thăng Thiên.
Khoảng bốn năm sau, vào ngày lễ trọng thể của Lễ Thăng thiên theo nghi thức Latinh, viện trưởng và các nữ tu quyết định di chuyển thi thể của bà đến nơi an nghỉ cuối cùng bên trong nhà nguyện của tu viện, một phong tục lâu đời dành cho những người sáng lập.
Các nữ tu nghĩ rằng chỉ còn tìm thấy xương, nhưng thay vào đó đã khai quật được một chiếc quan tài với thi thể dường như còn nguyên vẹn, mặc dù thi thể không được ướp xác và quan tài bằng gỗ có một vết nứt ở giữa khiến hơi ẩm và bụi bẩn lọt vào trong một khoảng thời gian suốt bốn năm đó.
“Chúng tôi nghĩ rằng sơ ấy là người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên được phát hiện với thi thể còn nguyên vẹn,” viện trưởng hiện tại của cộng đồng, Mẹ Cecilia, nói với EWTN hôm thứ Bảy. Là người đứng đầu tu viện, nhiệm vụ của sơ là kiểm tra những gì trong quan tài trước tiên.
Cơ thể được bao phủ trong một lớp nấm mốc đã phát triển do mức độ ngưng tụ cao trong quan tài bị nứt. Bất chấp sự ẩm ướt, một chút cơ thể và không có y phục nào của sơ ấy bị phân hủy trong suốt bốn năm.
Cộng đồng tụ tập để khai quật cô ấy đã bị sốc hoàn toàn.
“Tôi nghĩ rằng tôi đã nhìn thấy một bàn chân hoàn toàn nguyên vẹn và đầy đủ và vì vậy, tôi đã xem xét lại cẩn thận hơn.”
Giáo Hội Công Giáo có truyền thống lâu đời về cái gọi là “các vị thánh thi thể không hư hại”, hơn một trăm người trong số họ đã được phong chân phước hoặc phong thánh. Một phần hoặc thậm chí toàn bộ cơ thể của họ không bị ảnh hưởng bởi quá trình phân hủy tự nhiên. Ngay cả với các kỹ thuật ướp xác hiện đại, thi thể vẫn phải trải qua quá trình phân hủy tự nhiên.
Theo truyền thống Công Giáo, “các vị thánh thi thể không hư hại” làm chứng cho sự thật về sự sống lại của thân xác và sự sống đời sau. Việc thi thể không hư hại cũng được coi là dấu chỉ của sự thánh thiện: một cuộc sống ân sủng sống gần gũi với Chúa Kitô đến nỗi tội lỗi cùng với sự hư nát của nó không diễn ra theo cách thông thường nhưng được ngăn chặn một cách kỳ diệu.
Source:Catholic News Agency
Nhật Ký Trừ Tà số 241: Đau Khổ bị Lãng Phí
Đặng Tự Do
05:20 25/05/2023
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #241: Wasted Suffering”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 241: Đau Khổ bị Lãng Phí”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Trong đêm khuya, một trong những nhà trừ quỷ của chúng tôi đã bị tấn công bằng một sự tra tấn về thể xác. Nó giống như một loại lo lắng trong đó cơ thể anh ta đang bị siết chặt. Anh ấy nghi ngờ nó có thể có nguồn gốc từ ma quỷ, đặc biệt là liên quan đến một số trường hợp căng thẳng của chúng tôi. Vì vậy, anh ấy nói to, “Tôi dâng sự đau khổ này cho 20 người cải đạo, 20 người được giải thoát khỏi ma quỷ, 20 người phù thủy được cải đạo và cho 20 linh mục, nếu đó là thánh ý Chúa.” Ngay lập tức, các cuộc tấn công vật lý chấm dứt hoàn toàn. Anh nghĩ, “Tệ quá. Tôi đã hy vọng vào những ân sủng và những sự hoán cải này!” Tôi đoán những con quỷ không sẵn sàng thực hiện giao dịch.
Tương tự như vậy, tôi nhớ cách đây không lâu, chúng tôi đang ở giữa một phiên trị liệu căng thẳng và người bị quỷ ám nhổ nước bọt vào mặt tôi (có rất nhiều nước bọt!). Vì vậy, tôi nói, “Tôi dâng điều này để giải thoát cho người này.” Một lần nữa, anh ta nhổ vào mặt tôi. Tôi nói lại, “Tôi dâng điều này để giải thoát cho người này.” Lần thứ ba, anh ta cố nhổ nhưng trượt, không trúng vào mặt tôi. Tôi đáp lại: “Anh nhổ trượt rồi. Hãy cố gắng hơn nữa.” Mọi thứ đã dừng lại. Ngay sau đó, anh được giải thoát.
Một trong những nhà trừ quỷ có kinh nghiệm của chúng tôi đã nghĩ ra đường lối này-- nói to rằng chúng tôi hy sinh những đau khổ nhỏ bé do ma quỷ gây ra cho những mục đích cụ thể, đặc biệt là để giải thoát người bị đau khổ trong tay. Đó là một cách sử dụng tốt những sự sỉ nhục nho nhỏ này và chứng tỏ sự thật rằng bất cứ điều ác nào phải chịu đựng trong đức tin, thì Thiên Chúa sẽ biến đổi thành một ân sủng. Sự dâng lên đau khổ này cuối cùng là một lời nhắc nhở cho ma quỷ về sự thất bại của chúng trên Thập tự giá.
Chúng tôi có nhiều người đến với chúng tôi mỗi ngày trong đau khổ. Chúng tôi cảm thấy rất tiếc cho họ và đưa ra lời khuyên cũng như sự giúp đỡ mà chúng tôi có thể. Nhưng đau khổ là một phần của cuộc sống của mọi người. Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen từng than thở rằng có quá nhiều đau khổ bị lãng phí trong thế giới của chúng ta. Tại sao không dâng lên những đau khổ này?
Source:Catholic News Agency
Đạo Công Giáo không thể được truyền lại nếu không có nền văn hóa Công Giáo
Vũ Văn An
18:32 25/05/2023
David G. Bonagura, Jr., giáo sư tại Chủng viện St. Joseph, New York, tác giả hai cuốn Steadfast in Faith: Catholicism and the Challenges of Secularism [Kiên định trong đức tin: Công Giáo và những thách thức của chủ nghĩa thế tục] và Staying with the Catholic Church: Trusting God's Plan of Salvation [Ở lại với Giáo Hội Công Giáo: Tin tưởng vào Kế hoạch Cứu độ của Thiên Chúa], ngày 19 tháng 5 năm 2023, có bài viết trên trang mạng Catholic World Report về sự cần thiết của nền văn hóa Công Giáo đối với việc truyền thừa Đạo Công Giáo (https://www.catholicworldreport.com/2023/05/19/can-catholicism-be-passed-on-without-catholic-culture/)
Một thế hệ trước, chúng ta đã than phiền về việc có nhiều người Công Giáo không học giáo lý ngồi trên băng ghế nhà thờ. Nhiều con em của thế hệ đó hiện là thế hệ thiên niên kỷ [Millennials] đã trôi dạt từ chỗ không học giáo lý đến chỗ không đi nhà thờ. Họ hiếm khi tham dự Thánh lễ, và con cái của họ cũng vậy. Số liệu thống kê xác định những bậc cha mẹ này nằm trong số những nhóm ít tôn giáo nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Đối với họ, Đức tin Công Giáo là một khái niệm mơ hồ như vật lý lượng tử hay phép vi tích phân.
Đạo Công Giáo ở Mỹ có bị diệt vong khi đại đa số những người đã rửa tội không đi nhà thờ —80% ở nhà vào Chủ nhật— hay không?
Nơi các thế hệ trước, việc truyền lại Đức tin diễn ra qua sự kết hợp của nhiều yếu tố. Hai phần chính là phụng vụ—Thánh lễ, lễ các thánh, tôn kính Đức Mẹ vào tháng Năm, rước Thánh Thể—và giáo dục—hướng dẫn trực tiếp về Đức tin trong trường học, thường là bởi các tu sĩ nam nữ. Tăng cường những biến cố hàng tuần hoặc định kỳ này là một nền văn hóa Công Giáo, nghĩa là một cách sống của người Công Giáo trong thế giới, bao gồm cầu nguyện gia đình, tượng chịu nạn trong nhà, Thứ Sáu kiêng thịt, Ăn chay sám hối, lần hạt, xưng tội thứ Bảy, chơi lô tô trong tầng hầm nhà thờ, và sống giữa những người Công Giáo khác trong một khu phố đặc thù.
Christopher Dawson viết trong cuốn The Crisis of Western Education [Cuộc Khủng hoảng Giáo dục Phương Tâ](1961), “Văn hóa Kitô giáo là hiện thân của Kitô giáo trong các định chế xã hội cũng như các khuôn mẫu về lối sống và tác phong.” Do đó, đối với hầu hết người Công Giáo, nền văn hóa này như tình cờ vớ được, chứ không hẳn do dạy dỗ, và nó đóng vai trò là nền tảng vững chắc cho niềm tin của người Công Giáo. Theo lời kể của Dawson, “kiến trúc, hội họa và điêu khắc, âm nhạc và thi ca đều được đưa vào phục vụ [văn hóa Kitô giáo], và không ai quá nghèo hoặc quá ít học đến nỗi không chia sẻ những mầu nhiệm của nó.” Ở Mỹ, trước Công đồng Vatican II, người Công Giáo ý thức rất rõ rằng nền văn hóa của họ khác biệt với nền văn hóa Thệ Phản rộng lớn hơn của Mỹ đang thống trị quốc gia này.
Ngày nay, tất cả các công trình văn hóa làm nền tảng cho phụng vụ và giáo dục trong việc truyền bá Đức tin đã không còn nữa. Tính thế tục thấm nhập vào tất cả các khía cạnh của cuộc sống Mỹ, trong khi những hành động trước đây từng bị lên án là vô luân đã đội lốt thành bình thường. Lối sống rõ ràng của người Công Giáo đã biến mất với những ngày thứ Sáu kiêng thịt; các việc sùng kính là nhãn quan của người già; các đám rước kiệu đã biến mất. Nghệ thuật và kiến trúc Công Giáo đã bị phá hủy một cách có chủ ý và giáo xứ từ lâu đã không còn là địa điểm sinh hoạt của các gia đình Công Giáo. Giờ đây, vào các buổi sáng Chúa nhật, các bậc cha mẹ của thế hệ thiên niên kỷ không lái xe chở con cái của họ đến nhà thờ mà đến sân thể thao, và một số ít quý giá lê bước đến dự Thánh lễ cuối ngày và lúc 5 giờ chiều.
Tôi đã quan sát cách những người Công Giáo bên lề sống như thế nào khi không có sự hỗ trợ của nền văn hóa Công Giáo trong hai năm dạy chuẩn bị cho lễ rửa tội tại giáo xứ của tôi. Hầu như không có bậc cha mẹ mới nào, ở độ tuổi từ đầu những năm ba mươi đến đầu bốn mươi, đến tham dự phiên họp bắt buộc duy nhất, thực hành Đức tin cả. Mặc dù có tàn dư lượng tinh thần bên trong họ đủ để tìm cách rửa tội cho con cái của họ, nhưng họ không có mối liên hệ nào với Giáo hội định chế và mối quan hệ mong manh với giáo xứ của tôi. Hầu hết mọi người này đều là những người tương đối mới đến thị trấn và chưa tham dự Thánh lễ, hoặc họ là những người ngoại thành và có mối liên hệ gia đình mờ nhạt với giáo xứ. Khi chúng tôi bước vào nhà thờ, không ai quỳ gối; một cách thường xuyên, một ông bố mới tiếp tục đội chiếc mũ bóng chày của mình.
Cơ hội nào để phiên họp kéo dài sáu mươi phút của chúng tôi có thể khơi dậy niềm tin của họ khi đó chỉ là giọt nước mưa tôn giáo đơn nhất trong đại dương thế tục rộng lớn của cuộc đời họ? Phép loại suy tương tự cũng có thể áp dụng với một chút sửa đổi nho nhỏ đối với những người Công Giáo tuy tham dự Thánh lễ Chúa nhật nhưng ngoài ra cũng đang chèo thuyền trên cùng một đại dương như vậy. Thật đáng sợ khi tự hỏi việc tham dự giáo xứ sẽ như thế nào trong ba mươi năm nữa, khi thế hệ Thiên niên kỷ đến tuổi lãnh An sinh xã hội và những đứa con mà họ chưa bao giờ đưa đến nhà thờ nhưng đã được rửa tội trở thành cha mẹ của thế hệ đang tới.
Đâu là biện pháp khắc phục tình trạng này?
Thành thật mà nói, trong khi những nỗ lực truyền giáo thông qua việc chuẩn bị bí tích phải tiếp tục theo mệnh lệnh của Chúa chúng ta, thì tôi nghĩ rằng xác suất thành công—dẫn dắt những người này yêu mến Thiên Chúa thông qua việc thực hành Công Giáo đều đặn—là rất ít. Tại sao? Dù có thể nói gì về tình trạng của phụng vụ kể từ Công đồng Vatican II đi nữa, thì thực tế là Thánh lễ mỗi Chúa nhật là một điều bất biến trong đời sống Công Giáo Hoa Kỳ. Điều này khiến tôi kết luận rằng chỉ riêng Thánh lễ mà không có sự hỗ trợ văn hóa rộng lớn hơn của “nếp sống Công Giáo” thì không thể giữ người Công Giáo trong cộng đoàn.
Dawson nói đúng: tôn giáo cần văn hóa để lớn lên như hạt giống cần đất tốt. Ngày nay, mảnh đất của nền văn hóa Mỹ đã trở nên bạc màu và triển vọng đổi mới của nó trong thời gian ngắn là không hiện hữu. Không có sự hỗ trợ của một nền văn hóa Công Giáo lành mạnh, những người Công Giáo bên lề ngày nay giống như những hạt giống được gieo vào bụi gai; họ là những người đàn ông và đàn bà “những người [nghe] lời, nhưng sự lo lắng thế gian và sự ham giàu sang làm nghẹt lời, khiến lời trở nên vô ích” (Mt 13:22).
Ngày nay có đất canh tác nào để ít nhất một số hạt giống Công Giáo có thể sống sót và đơm hoa kết trái? Tôi tin rằng một khu vườn hình tam giác được chăm bón bằng ba chất dinh dưỡng—gia đình, giáo xứ và trường học Công Giáo—có thể cung cấp đủ đất màu mỡ cho việc phản văn hóa phát triển. Cả ba, với những điểm nhấn độc đáo của chúng, có thể cung cấp các yếu tố văn hóa cần thiết để hỗ trợ đức tin phát triển nơi cha mẹ và con cái của họ.
Nỗ lực phải có chủ ý, với cả ba điểm hoạt động đồng bộ với cùng mức độ hiểu biết và công khai phê phán nền văn hóa thế tục đang thịnh hành tràn qua màn hình của chúng ta với sức mạnh như vũ bão suốt cả ngày. Những người trẻ tuổi sẽ sẵn sàng cắm rễ trong khu vườn Công Giáo phản văn hóa chỉ khi họ vừa cảm thấy những lợi ích của việc ở lại đó đồng thời nhìn thấy những sai sót của nền văn hóa thế tục. Quy tắc trong thể thao áp dụng cho việc rao giảng Tin Mừng: cách phòng thủ tốt nhất là tấn công tốt.
Những hạt giống mong muốn cho khu vườn tam giác này không phải là những người Công Giáo bên lề, mà là những người có một số mối quan hệ tích cực với Giáo hội thông qua việc tham dự Thánh lễ hoặc ghi danh vào các trường Công Giáo. Nếu chúng ta muốn hạt giống đức tin lớn lên trong nền văn hóa Mỹ thù địch này, chúng ta phải nỗ lực gấp ba lần để tạo cho chúng những điều kiện phản văn hóa lớn lên. Các giáo xứ nên tăng cường các cơ hội thờ phượng, sùng kính và rước kiệu, đồng thời kêu gọi phụ huynh và con cái của họ tham gia. Thí dụ, hãy xem xét tác động có thể có của việc mặc áo dòng [cassock] và áo các phép [surplice] cho mười cậu bé, sau đó giao cho các em vai trò trong một cuộc rước Thánh thể hoặc rước các thánh ngoài trời, đặc biệt nếu các em đã thực hành trước và được hiểu chính xác những gì các em đang làm. Các linh mục giáo xứ không nên ngần ngại phê phán nền văn hóa thế tục đang thịnh hành trong các bài giảng của họ và giải thích làm thế nào mà một nền văn hóa phản văn hóa của Công Giáo lại lành mạnh hơn, hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với phẩm giá con người và sự phát triển của con người.
Các trường Công Giáo nên tận dụng mọi cơ hội—từ hoạt động tiếp thị đến các cuộc họp của trường cho đến việc giảng dạy thông thường trong lớp học—để tán dương những phẩm chất của văn hóa Công Giáo đồng thời phơi bày những tệ nạn của văn hóa thế tục và nền tảng đào tạo của nó: các trường công. Ở một mức độ nào đó, khi nói đến học thuật, toán là toán và khoa học là khoa học; nhưng khi các giáo viên tự tin tận dụng một vài cơ hội để cho thấy toán học và khoa học chỉ cho thấy rằng có một Thiên Chúa Tạo Hóa nhân từ, Đấng đã tạo dựng mọi vật trong vũ trụ để chia sẻ tình yêu thương của Người và để phản ảnh lại Người, thì họ sẽ góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ đức tin của học sinh. Trong các khóa học lịch sử và văn học, không có lý do gì mà các vị thánh và nhà văn Công Giáo không được đưa vào chương trình giảng dạy cùng với những người như George Washington và Washington Irving. Khi điều này xảy ra, học sinh thấy rằng tôn giáo là một phần tự nhiên của văn hóa, không phải là thứ tách rời khỏi văn hóa. Chỉ riêng trong lịch sử Hoa Kỳ, không thiếu những vị thánh đã anh dũng lao công, nói theo cách nói thế tục, để nâng cao mức sống cho những người bị thiệt thòi nhất trong chúng ta. Trong một xã hội bị ám ảnh bởi các vấn đề chủng tộc, các bài học có thể bắt đầu với Thánh Junipero Serra và Katherine Drexel. Bên ngoài lớp học, các trường học có thể tài trợ cho các biến cố gia đình và tôn giáo thu hút người Công Giáo đến với nhau trong cộng đồng.
Lumen Gentium của Công đồng Vatican II gọi gia đình là “giáo hội tại gia” bởi vì “trong nó, cha mẹ, bằng lời nói và gương sáng của mình, phải là những người đầu tiên rao giảng đức tin cho con cái” (11). Chính tại đây mà đức tin ban cho qua Giáo hội trong phép rửa được bén rễ. Giáo xứ và nhà trường phải thúc giục phụ huynh và trẻ em hướng đến việc phát triển đức tin của họ ở nhà, và ngày nay không thiếu các nguồn tài liệu in ấn và điện tử để giúp bổ sung cho những nỗ lực của họ và cung cấp sự hiểu biết về cách sống đức tin Công Giáo trong cuộc sống hàng ngày. Các bậc cha mẹ phải ý thức rằng họ và con cái của họ khác với các bạn đồng trang lứa vì đã chọn một đời sống Công Giáo rõ ràng, và họ phải củng cố bản thân trước áp lực của bạn bè để tuân theo. Đây là một lý do khác khiến khu vườn phản văn hóa cần ba mỏ neo: đứng một mình chống lại cơn sóng thần văn hóa đang thịnh hành không phải là một việc dễ dàng, đặc biệt là đối với trẻ em và thanh thiếu niên.
Trong những năm gần đây, việc gọi các chiến lược để sống theo đức tin là “các lựa chọn” đã trở nên phổ biến, theo sau “Lựa chọn Bênêđíctô” của Rod Dreher. Tôi sẽ làm theo và gọi khu vườn hình tam giác của mình là “Lựa chọn lò ươm [seminary option]” vì một lý do đơn giản: nếu chúng ta muốn đức tin Công Giáo tồn tại ở Mỹ, chúng ta cần gieo hạt giống trong khu vườn phản văn hóa của mình. Sau đó, chúng ta phải cầu nguyện và làm việc để những hạt giống này sẽ lớn lên nhằm xây dựng các yếu tố văn hóa cần thiết để duy trì đức tin. Chúng ta cầu nguyện để những hạt giống sẽ sinh ra hoa trái lâu dài, như sẽ thấy rõ khi có nhiều người Công Giáo rời bỏ ranh giới để trồng gia đình của họ trong cùng một khu vườn này.
Một phản văn hóa Công Giáo mới sau đó có thể chống lại mọi mối đe dọa từ bên ngoài: “Người ấy như cây trồng bên dòng nước, sinh trái đúng mùa, lá không héo úa. Mọi việc người làm đều được thịnh vượng” (Thánh vịnh 1:3).
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn dâng thánh lễ dịp thành lập Trường Trung Cấp thuộc Dòng Don Bosco
Ban Truyền Thông Giáo Phận Hà Tĩnh
09:57 25/05/2023
Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn dâng thánh lễ dịp thành lập Trường Trung Cấp thuộc Dòng Don Bosco
WGPHT (25.05.2023) – Loan báo Tin Mừng bằng giáo dục là sứ mạng chính yếu của quý cha thuộc Tỉnh Dòng Sa-lê-diêng Don Bosco, SDB. Quý cha không xem giáo dục như một công việc thuần túy nhưng đó chính là tâm huyết và tinh thần tông đồ mà Đức Kitô mời gọi “Tình yêu Đức Kitô thúc bách” (2 Cr 5, 14). Qua sứ mạng này, Tỉnh Dòng đã làm triển nở ơn gọi của mình và trở nên những người cộng tác với Thiên Chúa trong việc hoàn thiện hóa con người.
Xem Hình
Hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề giáo dục, với tình yêu thương và sự quan tâm của người hiền phụ dành cho con cái mình, sáng thứ Tư, ngày 24/5/2023, Đức cha Louis đã đến viếng thăm, dâng thánh lễ Mẹ Maria với tước hiệu ‘Phù Hộ Các Giáo Hữu’ trong ngày công bố quyết định thành lập trường. Cùng dâng lễ với ngài có sự hiện diện của quý cha trong Tỉnh Dòng Don Bosco Việt Nam, quý cha trong Giáo hạt Kỳ Anh, quý tu sĩ nam nữ, quý phụ huynh và rất đông các em học sinh cùng cộng đoàn tham dự.
Trường Trung Cấp Kỹ Thuật Tư Thục Kỳ Anh thuộc Dòng Don Bosco Việt Nam, nằm trên địa bàn tổ dân số Hưng Bình, P. Sông Trí, Tx. Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Mục đích của trường nhằm là hướng đến việc đào tạo nghề nghiệp cho các bạn trẻ, cách riêng các bạn trẻ nghèo, hiếu học, biết khao khát để vươn lên trong cuộc sống. Đến nơi đây các bạn trẻ không chỉ được đào tạo về chuyên môn nghề nghiệp, tri thức, hiểu biết, các kỹ năng sống mà còn được huấn luyện các khía cạnh căn bản và quan trọng như đời sống đức tin, nhân bản và luân lý.
Trước đây, trường hoạt động dưới hình thức là một trung tâm. Quý cha tỉnh Dòng Don Bosco đã có ý định thành lập trường từ năm 2006 nhưng mãi đến năm 2010, đây cũng mới chỉ là một trung tâm. Ngày hôm nay thì trung tâm đã được chính thức nâng lên thành Trường Trung Cấp Kỹ Thuật Tư Thục. Trải qua 13 năm hình thành và phát triển, vượt qua nhiều thăng trầm thử thách nhưng quý cha vẫn kiên trì và nỗ lực trong vấn đề ‘trồng người’ luôn dành cả tâm và trí tuệ để thực hiện sứ mạng cao quý theo linh đạo của tỉnh dòng trong lòng Mẹ Giáo hội như châm ngôn của Đấng Sáng Lập Dòng “Vì các con cha học hỏi, vì các con cha sống, vì các con, cha sẵn sàng dâng hiến mạng sống mình”.
Chia sẻ trong thánh lễ, Đức cha Louis đã bày tỏ niềm vui mừng và sự khích lệ của ngài tới tỉnh Dòng. Từ nền tảng bài Tin Mừng về Tiệc Cưới Cana và qua câu chuyện có thật về người mẹ và đứa con bị kẹt trong đống gạch đá bởi động đất. Đức Cha đã nêu bật vai trò của Đức Mẹ Maria Phù hộ trong đời sống của các bạn trẻ khi được ngồi dưới mái trường Don Bosco. Ngài mời gọi các em trẻ hãy cảm nhận sự phù hộ của Mẹ Maria và cố gắng vun trồng lòng biết ơn đối với những ai đã có công nuôi dưỡng đào tạo và huấn luyện mình qua việc trở nên những công dân lương thiện – những kitô hữu tốt
Sau thánh lễ, cha Giám tỉnh Barnaba Lê An Phong (SDB) đọc quyết định thành lập trường và bổ nhiệm sư huynh Phanxicô Xaviê Trần Hoàng Long làm hiệu trưởng. Đồng thời, ngài đã thay lời cho tỉnh dòng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đức cha, quý cha và mọi người trước hồng ân lớn lao này.
Thánh lễ thành lập trường hôm nay để lại dấu ấn đậm nét trong hành trình sứ mạng của quý cha dòng Don Bosco. Hy vọng đây sẽ là mái trường chuyên chở và thắp lên những ước mơ cho các bạn trẻ. Ước mong sao các bạn trẻ hiểu được những tâm tư thao thức và tình thương của Đức cha, quý cha, quý phụ huynh và tỉnh dòng Don Bosco dành cho mình để không ngừng cố gắng rèn luyện bản thân, dám sống tinh thần Kitô hữu, dấn thân phục vụ tha nhân giữa dòng đời đầy cảnh ngổn ngang và bất định này.
Nguồn: giaophanhatinh.com
WGPHT (25.05.2023) – Loan báo Tin Mừng bằng giáo dục là sứ mạng chính yếu của quý cha thuộc Tỉnh Dòng Sa-lê-diêng Don Bosco, SDB. Quý cha không xem giáo dục như một công việc thuần túy nhưng đó chính là tâm huyết và tinh thần tông đồ mà Đức Kitô mời gọi “Tình yêu Đức Kitô thúc bách” (2 Cr 5, 14). Qua sứ mạng này, Tỉnh Dòng đã làm triển nở ơn gọi của mình và trở nên những người cộng tác với Thiên Chúa trong việc hoàn thiện hóa con người.
Xem Hình
Hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề giáo dục, với tình yêu thương và sự quan tâm của người hiền phụ dành cho con cái mình, sáng thứ Tư, ngày 24/5/2023, Đức cha Louis đã đến viếng thăm, dâng thánh lễ Mẹ Maria với tước hiệu ‘Phù Hộ Các Giáo Hữu’ trong ngày công bố quyết định thành lập trường. Cùng dâng lễ với ngài có sự hiện diện của quý cha trong Tỉnh Dòng Don Bosco Việt Nam, quý cha trong Giáo hạt Kỳ Anh, quý tu sĩ nam nữ, quý phụ huynh và rất đông các em học sinh cùng cộng đoàn tham dự.
Trường Trung Cấp Kỹ Thuật Tư Thục Kỳ Anh thuộc Dòng Don Bosco Việt Nam, nằm trên địa bàn tổ dân số Hưng Bình, P. Sông Trí, Tx. Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Mục đích của trường nhằm là hướng đến việc đào tạo nghề nghiệp cho các bạn trẻ, cách riêng các bạn trẻ nghèo, hiếu học, biết khao khát để vươn lên trong cuộc sống. Đến nơi đây các bạn trẻ không chỉ được đào tạo về chuyên môn nghề nghiệp, tri thức, hiểu biết, các kỹ năng sống mà còn được huấn luyện các khía cạnh căn bản và quan trọng như đời sống đức tin, nhân bản và luân lý.
Trước đây, trường hoạt động dưới hình thức là một trung tâm. Quý cha tỉnh Dòng Don Bosco đã có ý định thành lập trường từ năm 2006 nhưng mãi đến năm 2010, đây cũng mới chỉ là một trung tâm. Ngày hôm nay thì trung tâm đã được chính thức nâng lên thành Trường Trung Cấp Kỹ Thuật Tư Thục. Trải qua 13 năm hình thành và phát triển, vượt qua nhiều thăng trầm thử thách nhưng quý cha vẫn kiên trì và nỗ lực trong vấn đề ‘trồng người’ luôn dành cả tâm và trí tuệ để thực hiện sứ mạng cao quý theo linh đạo của tỉnh dòng trong lòng Mẹ Giáo hội như châm ngôn của Đấng Sáng Lập Dòng “Vì các con cha học hỏi, vì các con cha sống, vì các con, cha sẵn sàng dâng hiến mạng sống mình”.
Chia sẻ trong thánh lễ, Đức cha Louis đã bày tỏ niềm vui mừng và sự khích lệ của ngài tới tỉnh Dòng. Từ nền tảng bài Tin Mừng về Tiệc Cưới Cana và qua câu chuyện có thật về người mẹ và đứa con bị kẹt trong đống gạch đá bởi động đất. Đức Cha đã nêu bật vai trò của Đức Mẹ Maria Phù hộ trong đời sống của các bạn trẻ khi được ngồi dưới mái trường Don Bosco. Ngài mời gọi các em trẻ hãy cảm nhận sự phù hộ của Mẹ Maria và cố gắng vun trồng lòng biết ơn đối với những ai đã có công nuôi dưỡng đào tạo và huấn luyện mình qua việc trở nên những công dân lương thiện – những kitô hữu tốt
Sau thánh lễ, cha Giám tỉnh Barnaba Lê An Phong (SDB) đọc quyết định thành lập trường và bổ nhiệm sư huynh Phanxicô Xaviê Trần Hoàng Long làm hiệu trưởng. Đồng thời, ngài đã thay lời cho tỉnh dòng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đức cha, quý cha và mọi người trước hồng ân lớn lao này.
Thánh lễ thành lập trường hôm nay để lại dấu ấn đậm nét trong hành trình sứ mạng của quý cha dòng Don Bosco. Hy vọng đây sẽ là mái trường chuyên chở và thắp lên những ước mơ cho các bạn trẻ. Ước mong sao các bạn trẻ hiểu được những tâm tư thao thức và tình thương của Đức cha, quý cha, quý phụ huynh và tỉnh dòng Don Bosco dành cho mình để không ngừng cố gắng rèn luyện bản thân, dám sống tinh thần Kitô hữu, dấn thân phục vụ tha nhân giữa dòng đời đầy cảnh ngổn ngang và bất định này.
Nguồn: giaophanhatinh.com
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tình Cựu Thù, Nỗi Đau Cho Dân Việt
Hà Minh Thảo
18:07 25/05/2023
Tình Cựu Thù, Nỗi Đau Cho Dân Việt
I./ Mỹ Ban Phát Điểm Nhân Quyền.
Ngày 20.03.2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo nhân quyền năm 2022, ghi nhận hàng loạt các vi phạm khắp thế giới. Tại Việt Nam, Báo cáo cho rằng có ít nhất 6 vụ người tử vong trong khi bị giam giữ, nhưng nhà nước Việt Nam cho rằng các cái chết này là do ‘tự tử hoặc do các vấn đề sức khỏe’, đến việc ‘bắt bớ và giam giữ tùy tiện’ những người thực thi các quyền được quốc tế công nhận, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.
Giới hoạt động nhân quyền Việt Nam đồng ý với Báo cáo, cho rằng nhà nước họ ‘vi phạm nhân quyền ngày càng nghiêm trọng’. Luật sư Lê Quốc Quân ở Hà Nội viết: « Các tiếng nói đối lập vẫn bị bóp nghẹt và không gian xã hội dân sự đang bị co lại rất lớn so với giai đoạn 2010-2018 ». Ông ghi nhận một xu hướng đáng quan ngại gần đây: « Nhà nước đã mạnh tay hơn nước như Campuchia hay Thái Lan nhằm không cho những người Việt bị đàn áp được tị nạn chính trị, hay thậm chí yêu cầu các nước này trả các người tị nạn về lại Việt Nam. Họ tuyên bố những cá nhân này là các di dân bất hợp pháp, rời nước vì vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, trong năm qua, Mỹ không ghi nhận trường hợp nào về việc chính quyền sách nhiễu các người lưu vong và gia đình họ ở Việt Nam.
Vụ ông Đường Văn Thái (41 tuổi) đã sang tị nạn chính trị tại Thái Lan từ năm 2018 vì đã có nhiều phát biểu trên mạng xã hội chỉ trích các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Công an Hà Tĩnh ngày 16.04.2023 thông báo trên trang web chính thức việc phát hiện một ‘đối tượng không có giấy tờ tùy thân, xâm nhập trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới thuộc xã Sơn Kim 1’. Theo thông báo, người bị phát hiện là Đường Văn Thái, sinh năm 1982, trùng danh tính của ông Đường.
Chiếu công pháp quốc tế thì rõ ràng vụ bắt cóc này tại Thái Lan là vi phạm chủ quyền, quyền toàn vẹn lãnh thổ của Thái Lan. Sự việc tương tự cũng đã xảy ra với Trịnh Xuân Thanh tại Đức ngày 23.07.2017.
« Việt Nam là quốc gia xuất phát các cuộc tấn công vào những cá nhân ở nước ngoài, và cũng là địa điểm mà các chính phủ khác nhắm đến ». Đây là kết luận của Freedom House, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Washington DC, về tình trạng đàn áp xuyên quốc gia của chính phủ Việt Nam trong báo cáo công bố hôm 06.04.2023. Báo cáo tên ‘The report—Still Not Safe: Transnational Repression in 2022’.
Ngoài ra, các cơ quan truyền thông nhà nước (An Ninh thế giới, Báo Nhân dân, báo Xây dựng Đảng…) tấn công liên tục những người bất đồng chính kiến đang ở ngoại quốc cũng được xem là đàn áp xuyên quốc gia.
Báo cáo về buôn người không rõ ràng. Báo cáo này dẫn lại báo cáo về nạn buôn người trên thế giới vào Báo cáo này về Việt Nam. Nhưng báo cáo nạn buôn người thế giới lại không nêu rõ vấn nạn ở Việt Nam. Năm qua, hiện tượng người Việt bị lừa sang Campuchia làm việc trong các công ty đánh bạc trực tuyến được báo chí đưa tin rất nhiều, nhưng Báo cáo không ghi nhận.
Tính đến ngày 16.09.2022, Báo cáo cho biết nhà nước đã bắt giữ ít nhất 173 người hoạt động chính trị hoặc nhân quyền, bao gồm 143 người bị kết án và 30 người đang bị giam giữ trước khi xét xử. Từ ngày 1/1 đến 16/9, nhà nước đã bắt 19 và kết án 26 người đang thực thi các nhân quyền được quốc tế công nhận, như quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.
Họ không cho phép các tổ chức nhân quyền được thành lập và hoạt động và khẳng định việc vận động cho nhân quyền và dân chủ là hành động chống lại Đảng và Nhà nước Cộng sản. Các nhà vận động cho nhân quyền bị bắt vào đầu năm 2022 được ghi nhận bao gồm bà Nguỵ Thị Khanh (ra tù hôm 12.05.2023), các ông Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi và Bạch Hùng Dương. Các vị này đều là lãnh đạo các Tổ chức phi chánh phủ (NGO) có đăng ký và họ bị kết án với cáo buộc trốn thuế. Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền quốc tế tin rằng cả bốn người này bị đàn áp do các hoạt động vận động về vấn đề môi trường.
Các chuyên gia nhân quyền Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện Liên Hiệp Quốc (LHQ) (United Nations Working Group on Arbitrary Detention - UNWGAD) vừa ra bản Ý kiến ngày 11.05.2023 nhận định rằng việc bỏ tù luật sư môi trường Đặng Đình Bách là một hành vi ‘vi phạm luật pháp quốc tế’ chiếu theo các điều khoản trong Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và kêu gọi nhà nước Việt Nam ‘trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện’ cho ông.
WGAD công bố bản ý kiến hôm 29.04.2023, liên quan đến trường hợp ông Đỗ Nam Trung, đang thụ án tù 10 năm với cáo buộc ‘Tuyên truyền chống nhà nước’, cho rằng việc chính quyền tống giam ông là ‘tùy tiện’ theo các tiêu chí I, II, III và V, đồng thời yêu cầu nhà nước Việt Nam ‘thực hiện các bước cần thiết để khắc phục tình trạng của ông Trung ngay lập tức và phù hợp với các quy định liên quan theo thông lệ quốc tế’.
Trả lời thư chất vấn của các chuyên gia nhân quyền WGAD về việc bắt giữ tùy tiện nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, nhà nước Việt Nam vừa cho biết: ‘Phạm Đoan Trang không phải là nhà báo, và đã bị xét xử vì các hoạt động bất hợp pháp nghiêm trọng và tái phạm nhiều lần, chứ không phải vì thực hiện quyền tự do báo chí của mình’. Họ còn cáo buộc bà Trang ‘có âm mưu lật đổ chính quyền’ thông qua việc ‘cấu kết với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài’.
Thư phản hồi còn nói rằng bà Trang xuất bản trái phép các ấn phẩm ‘có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn cách tập hợp lực lượng, đối phó với lực lượng bảo vệ pháp luật... để tiến hành bạo loạn lật đổ nhà nước’.
Văn thư đề ngày 06.04.2023 của đại diện nhà nước Việt Nam tại LHQ được Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ công bố hôm 16.04.2023.
Trại giam không cho phép các người bị tạm giam để điều tra trong các vụ án chính trị được gặp gia đình hay luật sư của họ. Chỉ cho khi có kết luận điều tra, các người này mới được gặp thân nhân và luật sư. Có trường hợp nhà nước cưỡng ép đưa những người bị giam giữ đi khám và điều trị bệnh tâm thần, như trường hợp bà Nguyễn Thúy Hạnh hay ông Lê Anh Hùng.
Đặc biệt, những người nào bị xác định có liên hệ với các tổ chức hải ngoại thường đã bị tòa kết án nặng. Báo cáo chỉ ra có ít nhất 19 cá nhân có liên hệ với Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời, một nhóm hải ngoại bị Bộ Công an liệt vào danh sách tổ chức khủng bố, đã bị kết án từ 5 đến 16 năm tù về tội ‘hoạt động chống chính quyền nhân dân’.
Các vụ tra tấn, bức cung, nhục hình vẫn còn xảy ra. Các nhà hoạt động cho biết công an đã hành hung, tra tấn các tù nhân chính trị để lấy lời khai hoặc buộc họ phải nhận tội. Các nhóm giám sát nhân quyền cũng đưa ra nhiều báo cáo về việc công an dùng vũ lực trong khi thi hành công vụ và các điều tra viên bị cáo buộc tra tấn những người bị giam giữ. Ông Lê Chí Thành bị kết án hai năm tù về tội ‘chống người thi hành công vụ’. Tại phiên tòa, ông cho biết đã bị tra tấn bằng cách treo ngược chân lên trời trong thời gian tạm giam trước khi xét xử. Nhưng, những cán bộ có liên quan ít khi bị điều tra về các cáo buộc tra tấn.
Điều kiện giam giữ ở các nhà tù cũng bị cho là khắc nghiệt. Dù chưa đến mức nguy hại đến tính mạng, nhưng điều kiện ăn ở, vệ sinh kém, thiếu nước uống… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tù nhân. Cán bộ quản trại Nhà tù Gia Trung đã khuyến khích bạo lực giữa các tù nhân. Bộ Công an và cơ quan chính phủ quản lý các nhà tù, đã không cho giám sát viên quốc tế được phép tiếp cận.
Về quyền tự do báo chí, trong năm qua, nhà nước thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với tất cả các hình thức truyền thông, bao gồm in ấn, phát sóng, trực tuyến… Luật qui định các cơ quan này phải trực thuộc cơ quan Nhà nước, và tổng biên tập phải là đảng viên Cộng sản. Đối với các nhà báo và blogger độc lập, họ phải đối mặt với sự sách nhiễu của Nhà nước. Nhà nước cũng chặn các trang web mà họ cho là không phù hợp về chính trị hoặc văn hóa, bao gồm RFA, VOA, BBC Tiếng Việt…
Nhà nước tiếp tục kiểm soát quyền Tự do ngôn luận bằng cách hạn chế các phát biểu chỉ trích các nhà lãnh đạo hoặc chính sách Nhà nước. Thậm chí, các tổ chức hay các nhóm ủng hộ nhà nước đã đến tận nhà của các nhà hoạt động và đe dọa họ.
Một số trường hợp bị bắt vì sử dụng mạng xã hội chỉ trích lãnh đạo hay các chính sách mà bị bắt điển hình như blogger Nguyễn Thái Hưng và vợ là Vũ Thị Kim Hoàng bị bắt ngày 05.01.2022 hay ông Bùi Tuấn Lâm ở Đà Nẵng bị bắt với cáo buộc tội ‘phát tán thông tin chống nhà nước’.
Phóng viên Không biên giới (Reporters Sans Frontières, RSF) xếp hạng tự do báo chí ở Việt Nam 178/180 năm 2023, trên Trung Quốc và Triều Tiên. Mức thấp nhất kể từ khi RSF công bố bảng xếp hạng hàng năm từ năm 2002. Theo số liệu thống kê RSF, trong năm 2022, tại Việt Nam, có 35 nhà báo bị giam giữ.
Văn Bút Hoa Kỳ (PEN America) xếp Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia đáng quan ngại nhất trên thế giới về việc đàn áp các tác giả, nhà báo, với 16 người đang bị chính quyền giam cầm và 27 người đang đối mặt với nguy hiểm.
Lực lượng 47 c ó nhiệm vụ chống lại sự chỉ trích nhà nước trên các nền tảng mạng xã hội, chủ yếu là Facebook và YouTube, và có bằng chứng cho thấy Lực lượng 47 ‘đã mở rộng đáng kể trong những năm qua’ với sự ra đời của lữ đoàn dân sự E47.
Văn Bút Hoa Kỳ khuyến nghị Việt Nam hủy bỏ Điều 117 Luật Hình sự, dùng để hình sự hóa các cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’, và kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ tái đệ trình và thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam, và yêu cầu nhà nước Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc nhân quyền và tự do ngôn luận như một yếu tố nền tảng của mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Vài giờ trước khi ông Blinken tới Hà Nội, Hoa Kỳ đã lên án việc Việt Nam bỏ tù blogger Nguyễn Lân Thắng và nói rằng quan hệ chỉ có thể phát huy hết tiềm năng nếu Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền. Một tòa án Hà Nội ngày 13.04.2023 kết án ông Thắng, blogger Đài Á Châu Tự Do (RFA) 6 năm tù vì bị cáo buộc có các hoạt động chống nhà nước, một vụ án làm dấy lên quan ngại quốc tế về cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến.
Ông Thắng là người thứ sáu của Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ bị bắt giam tại Việt Nam hiện nay, trong đó có bốn cộng tác viên của RFA và hai cộng tác viên của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) gồm: Lê Anh Hùng và Phạm Chí Dũng.
Phản ứng Báo cáo này, Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm 23.03.2023 cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ lại một lần nữa đưa ra nhận định ‘sai lệch’ về tình hình nhân quyền của Việt Nam, nói nó có một số nhận định ‘thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác’.
Báo cáo ‘thể hiện tầm quan trọng về nhân quyền đối với chính sách ngoại giao Hoa Kỳ và đối với tầm của họ về một thế giới cởi mở, tự do, thịnh vượng và an toàn….’
Trong năm 2022, ‘ở các quốc gia trên mọi khu vực, chúng tôi tiếp tục chứng kiến sự tụt lùi về các điều kiện nhân quyền – việc thu hẹp không gian dân sự, không tôn trọng phẩm giá cơ bản của con người’. Ngoại trưởng Antony Blinken nói.
Như vậy, các Báo cáo hàng năm này có giá trị, có kết quả gì không? Trung cộng còn ra Báo cáo Nhân quyền chống Mỹ?
II. Quan Hệ Đối Tác Chiến Lược.
Sau khi lên ngôi, Tổng thống Joe Biden sai Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tháng 7 và Phó Tổng thống Harris tháng 8/2021 đến Việt Nam cho thấy Washington muốn tăng cường mối quan hệ với Hà Nội như thế nào nhằm phát triển sự hiện diện và sức mạnh trong khu vực. Nhưng các lãnh đạo Việt Nam khi đó không tỏ ra hồ hởi với lời đề nghị nâng cấp quan hệ của Phó Tổng thống Harris.
Trong năm 2022, chuyến thăm được dự kiến của ông Blinken đến Việt Nam, được xem là nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Biden đến Hà Nội, đã bị hủy bỏ.
Ngày 29.03.2023, Tổng thống Joe Biden điện đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thảo luận về tầm quan trọng việc ‘củng cố và mở rộng quan hệ song phương’,… và cả việc tôn trọng nhân quyền, theo thông báo của Bạch Ốc. Tuy nhiên, họ không cho biết liệu họ có tiến đến nâng cấp từ ‘Quan hệ Đối tác Toàn diện’ lên ‘Quan hệ Đối tác Chiến lược’ trong năm nay hay không. Ông Biden khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng; ủng hộ một Việt Nam ‘độc lập, tự cường và thịnh vượng’.
Ngày 14 đến 16.04.2023, ông Blinken đã hội kiến với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Ông đã nhấn mạnh các yếu tố làm cơ sở để phát triển quan hệ song phương là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, vì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và thế giới. Ông Blinken tái khẳng định ‘Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với Việt Nam, mong muốn đưa quan hệ lên tầm cao mới’. Ông đã chuyển lời của Tổng thống Joe Biden mời ông Trọng đến thăm Mỹ một lần nữa. Ông Trọng đã nhận lời và đề nghị hai bên sắp xếp thời gian thích hợp. Ông cũng nhờ ông Blinken mời Tổng thống Joe Biden thăm Việt Nam.
Trước đó, ông Blinken đã gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn của nước chủ nhà.
Trước khi tiếp ông Blinken, ông Chính nói với báo giới rằng cả hai bên đang ‘hướng tới tăng cường hơn nữa, nâng cao hơn nữa quan hệ song phương lên tầm cao mới’. Ông Blinken lưu ý Mỹ - Việt tiến tới kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện vào tháng 7 và nói: ‘Bây giờ chúng tôi hy vọng có thể đưa quan hệ này lên tầm cao hơn nữa’.
Việt Nam đang đối mặt thách thức tế nhị là làm sao cởi mở với Mỹ mà không khiến Trung cộng tức giận. Tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) của Tàu hôm 09.04.2023 trích lời một chuyên gia nói « Mỹ đang tìm cách nâng cấp mối quan hệ Việt-Mỹ lên tầm đối tác chiến lược nhưng Việt Nam dường như còn có những mối lo ngại ».
Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn tại Việt Nam và phái đoàn kinh doanh lớn nhất từ trước đến nay của Hoa Kỳ đã đến thăm Việt Nam trong tuần này. Mỹ là thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam và hiện được xếp hạng là đối tác ngoại giao hàng thứ ba
của Hà Nội. Đối tác chiến lược, ngoại giao hàng đầu của Việt Nam gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Động thổ khởi công xây Đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội.
Ngày 15.04.2023, khi chủ tọa sự kiện này, ông Blinken nói: « Đây là niềm vui đặc biệt, ngày tôi chờ đợi lâu rồi » từ khi còn là thứ trưởng ngoại giao thời Tổng thống Obama. Ông cho biết dự án đã được chuẩn bị nhiều năm và là ‘kết quả đỉnh cao’ có được từ sự gắn kết của rất nhiều nhà ngoại giao Mỹ và Việt.
Công trình được ước tính trị giá 1,2 tỷ USD, tọa lạc tại quận Cầu Giấy, với hợp đồng thuê đất 99 năm được công bố trong chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris tháng 8/2021.
“Chuyến đi của ông Blinken có một biểu tượng rất quan trọng, đó là ông ấy đã động thổ (để) khởi công xây dựng đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội, một trong những đại sứ quán có tầm cỡ rất lớn trên thế giới giai đoạn hiện tại. Luật sư Vũ Đức Khanh, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam và quan hệ quốc tế, nói với VOA.
LS Khanh, đang giảng dạy về luật dân sự ở Đại học Ottawa, Canada, cho rằng « cam kết của Hoa Kỳ ở Hà Nội thông qua khu phức hợp mới là về hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng cũng như kinh tế cho thấy rằng người Mỹ sẽ không phải một sáng một chiều mà rời khỏi Việt Nam. Họ đang chuẩn bị cho 50 năm và hơn thế nữa tại Việt Nam ». « Đó là thông điệp chuyển thẳng tới Bắc Kinh rằng người Mỹ đã và đang tiếp tục đầu tư và có mặt ở tại đây ».
Tưởng nên nhớ lại: « Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đầu tiên được thành lập tháng 6/1952 tại số 39, đại lộ Hàm Nghi, và dọn đến tòa nhà số 4, đại lộ Thống Nhất năm 1967, rồi đóng cửa, cuốn cờ, tháo chạy ngày 30.04.1975. Năm 1995, Hoa Kỳ và Cộng hòa XHCN Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, khu đất này được Hoa Kỳ làm Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh.
Mối Tình Tay Ba. Sau khi Ngoại trưởng Mỹ rời Hà Nội chưa đủ hai tuần, ngày 26.04.2023, bà Trương Thị Mai, Thường trực Ban bí thư, đã dẫn đầu một phái đoàn Đảng đến Bắc Kinh gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Bà Mai đã cam kết với ông Tập rằng Việt Nam ‘ưu tiên hàng đầu quan hệ với Trung Quốc’ theo phương châm ’16 chữ vàng’ và ‘4 tốt’, còn nhà lãnh đạo Tàu nói với bà Mai rằng ông ‘hết sức coi trọng quan hệ giữa hai Đảng, hai nước’, theo Thông tấn xã Việt Nam.
Hai lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Việt và Tàu đã gặp nhau nhiều lần ở Bắc Kinh và Hà Nội. Tháng 10/2022, ông Trọng đã là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Bắc Kinh gặp ông Tập Cận Bình sau khi ông Tập đắc cử tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba. Bắc Kinh quan trọng hơn Washington? Còn Moscou thì sao?
Ông Trọng đã đi Bắc Kinh ngay sau Đại hội thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc và cùng đi với một phái đoàn nhiều ủy viên Bộ Chính trị. Trong khi đó, phải mất nhiều tháng trời hai bên mới sắp xếp được một cuộc điện đàm giữa ông Trọng và ông Biden.
Tàu Cộng ý thức rõ các lãnh đạo Đảng Việt Nam có mối quan hệ đồng chí anh em với họ và lập trường của họ về thế giới gần gũi với Bắc Kinh hơn là Washington. Trước sự lôi kéo của Mỹ, Tàu ‘có thể tự tin rằng Hà Nội sẽ kiên quyết từ chối có những hành động mà Bắc Kinh xem là thù địch với họ’. Washington quá bị chi phối bởi ý nghĩ Việt Nam có thể tham gia liên minh chống Trung Quốc. Ý nghĩ đó không có nghĩa gì cả.
Ngày 15.04.2023, Ngoại trưởng Blinken và Đại sứ Marc Knapper đến thăm Nhà nguyện Tu viện Sainte Marie, số 37 Hai Bà Trưng Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vì Bệnh viện Xanh Pôn đã lấy hết cơ sở ở 72, phố Nguyễn Thái Học rồi, nên tu viện chuyển về Dòng Mến Thánh giá ở 31 Nhà Chung, Hà Nội.
Tu viện Saint Paul de Chartres Hà Nội được xây dựng năm 1883 và dòng có đầy đủ giấy tờ. Năm 2016 đã tiến hành nhiều hoạt động khiếu nại, thắp nến cầu nguyện, hiệp thương đòi giải quyết tranh chấp, chấm dứt các vi phạm tài sản Dòng và đã có kiến nghị tới các cấp, sở, ban ngành của chính quyền tại Hà Nội.
Ngày 26.08.2016, các nữ tu Thánh Paul de Chartres và những giáo dân ủng hộ đã yêu cầu các quan chức Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trả lời về khiếu nại của họ về việc ai kiểm soát các khu đất lịch sử của tu viện của họ ở thủ đô Việt Nam.
Ngày 28.08.2016, hơn 10 nữ tu, giáo dân đã có đơn gửi tới Ủy ban Nhân dân quận sở tại, Thành phố Hà Nội và cơ quan công an TP Hà Nội. Họ cũng đã gửi kiến nghị tới các lãnh đạo nhà nước là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các cơ quan khác.
Ngày 25.09.2016, khoảng 50 nữ tu và giáo dân Công Giáo đã tuần hành ôn hòa dưới ánh nến lúc sáng sớm tới địa điểm tranh chấp gần tu viện của họ, cầu nguyện và hát thánh ca.
Sau đó, đoàn tuần hành đến Ủy ban Nhân dân Quận, yêu cầu các quan chức quận sở tại đưa cho họ một biên bản cuộc gặp trước đó giữa hai bên. Trong cuộc họp, 30 nữ tu, trong đó có những người già ngồi xe lăn, và giáo dân đã yêu cầu chính quyền Quận đình chỉ việc xây dựng trên đất của họ.
Ông Blinken đã gặp Sœur Bề trên Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Hà Nội Saint-Jean de Marie Trần Thị Anh. Một hành động biểu trưng gửi thông điệp mạnh ủng hộ Tự do tôn giáo?
Ngày 22.03.2023, lúc 18 giở 15, một nhóm công an và lãnh đạo xã Đắk Nông, Kontum, xông vào địa điểm đang hiệp dâng Thánh Lễ của Ki tô hữu, giựt sách lễ, rút điện và lớn tiếng yêu cầu Linh mục Phanxicô Xavier Lê Tiên đang cử hành Thánh Lễ ‘về làm việc’ với lý do ‘chưa có giấy phép’.
« Mời ông này về xã làm việc », một người mặc thường phục lớn tiếng chỉ đạo các công an, dân phòng. « Tôi, Thạch, Phó chủ tịch xã nè, chịu trách nhiệm buổi làm việc hôm nay nè. Tôi tôn trọng mời ông xuống xã làm việc nè ».
« Ông này ở đâu ra? Tôi hỏi ông này ở đâu? Giấy phép đâu? » ông Thạch tiếp tục quát Cha Tiên và giáo dân. Cha nhỏ nhẹ yêu cầu « các anh muốn làm gì thì đợi sau Thánh Lễ, các anh cứ lập biên bản đi rồi chúng tôi ký », nhưng một phụ nữ đã sỗ sàng xông lên bàn thờ, đóng sập cuốn sách lễ Linh mục đang đọc và đem đi, trong khi một người đàn ông khác trong nhóm cán bộ đi ra phía cột cắm điện rút các dây điện ra.
« Đây không phải là lần đầu tiên. Đã có nhiều sự kiện tương tự xảy ra… sau ngày 30.04.1975 ».
Câu chuyện ‘giấy phép’ và những ‘túp-lều-thờ-tạm’
Uỷ hội Tôn giáo Hoa kỳ đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích Việt Nam về yêu cầu ‘giấy phép’ với những qui định phức tạp, khắt khe, khó khăn kéo dài đối với việc thực thi tôn giáo của người dân. ‘Đấy chính là cản trở quyền tự do tôn giáo’,
Trong Thư Mục vụ gửi tín hữu ngày 22.03.2015, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum giải thích về những ‘túp-lều-thờ-tạm’ trong Giáo phận mà chính quyền liên tục tìm cách tháo dỡ.
« Ở Việt Nam, mỗi làng đều có đình, có miếu; ở vùng cao, buôn làng nào cũng có nhà rông; còn làng có đạo thì có nơi thờ phượng. Tại Đắktô trước năm 1975, các buôn làng có đạo đều
có nhà thờ, nhà nguyện. Những nơi thờ tự này, chiến tranh đã tàn phá hết trừ ở Thị xã Kontum », Đức cha cho biết trong hơn 30 năm sau 1975, giáo dân ở khu vực này đã phải đi bộ có khi hàng chục cây số để đến nơi có nhà thờ để cử hành các nghi thức tôn giáo. Chính quyền chỉ bắt đầu ‘cởi mở’, cho phép một số ít linh mục tới đây để dâng lễ.
« Trước nhu cầu tôn giáo quá lớn, xin phép nhiều lần không được đáp ứng, giáo dân chẳng còn cách nào hơn là ‘làm chui’.
Đức cha Oanh đề nghị giải quyết các vướng mắc trên một cách ‘hài hoà, có tình có lý’. « Trước hết, Luật pháp là phải công bằng » và « Quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo, phải được tôn trọng. Mọi người phải chấp hành, nhất là các cán bộ chính quyền phải làm gương! ».
Đức cha đề nghị nhà nước « chấm dứt chế độ xin-cho và tham nhũng », nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo dân phải ‘làm chui’ và sự tồn tại của các ‘túp-lều-thờ-tạm’ trong Giáo phận.
Giáo phận Kontum cũng là nơi đã xảy ra vụ sát hại Linh mục Trần Ngọc Thanh vào đầu năm 2022 gây chấn động dư luận.
Hy vọng chỉ thuốc này mới giảm đàn áp Tự do tôn giáo.
Ủy ban Tự do Tôn giáo (TDTG) Quốc tế (United States Commission on International Religious Freedom, USCIRF) thuộc chính phủ Mỹ độc lập lưỡng đảng, thành lập do Luật TDTG Quốc tế (IRFA) giám sát quyền phổ quát về TDTG và tín ngưỡng ở ngoại quốc và đưa ra các đề nghị về chính sách cho Tổng thống, Ngoại trưởng và Quốc hội. USCIRF là một tổ chức độc lập và khác với Bộ Ngoại giao. Phúc trình Thường niên phản ánh kết quả công việc một năm của những nhân viên Ủy ban và đội ngũ chuyên nghiệp trong việc ghi nhận các vi phạm trên thực tế và đưa ra các kiến nghị cho chính phủ Mỹ.
Các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (Countries of Particular Concern, CPC) là một chỉ định bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (được phân trách nhiệm bởi Tổng thống) về những quốc gia có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về TDTG theo Luật TDTG Quốc tế năm 1998 và sửa đổi năm 1999 (Public Law 106-55). Thuật ngữ ‘đặc biệt vi phạm nghiêm trọng về TDTG’ có nghĩa là có hệ thống, liên tục, vi phạm trắng trợn quyền TDTG.
Ngày 15.09.2004, trong Báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo trên thế giới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lần đầu tiên đã xếp Việt Nam vào CPC.
Theo Luật Mỹ, các nước có các hành động vi phạm TDTG một cách nghiêm trọng thì Bộ Ngoại giao xếp vào danh sách này, thường trực là Trung Quốc, Miến Điện, Iran, Bắc Hàn và Sudan. Chưa có nước nào trong danh sách CPC bị nhận trừng phạt cụ thể từ Mỹ.
Vì sao Việt Nam?
1. Ðại sứ đặc trách TDTG tại Bộ ngoại giao Mỹ, ông John Hanford, từng đi thăm vùng cao nguyên Việt Nam hai lần, nói: « Việt Nam là một quốc gia kiểm soát việc hành đạo rất chặt chẽ và có nhiều người đã bị bỏ tù vì dính líu đến tôn giáo, trong đó có đạo Phật, đạo Tin Lành, Công Giáo, Cao Ðài, Hòa Hảo. Chính phủ Việt Nam đã tiến hành việc cưỡng bức bắt bỏ đạo tại hai khu vực là Cao nguyên Trung phần và vùng Tây Bắc. Hàng ngàn tín đồ tại đây đã bị tập trung lại và cưỡng bức từ bỏ tín điều của họ. Cũng ở vùng này, có hàng trăm nhà thờ và nơi hành lễ bị đóng cửa và chỉ có một số ít được mở cửa trở lại ».
Ông tiếp: « Ðáng tiếc là sau khi chính phủ Hoa Kỳ có tiếp xúc và trao đổi nhiều lần với chính quyền Việt Nam, thì Hoa Kỳ nhận thấy cần thiết phải liệt Việt Nam vào danh sách CPC ».
2. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2000 giữa hai ông Al Gore, Dân chủ, và George Bush, Cộng hòa, đã phải đếm đi đếm lại số phiếu bầu trước khi có kết quả chính thức. Để tránh sự xấu xa đó, ngày 15.09.2004, Ngoại trưởng Colin Powell chỉ định Việt Nam vào danh sách CPC. Bush làm như vậy hầu câu phiếu cử tri Mỹ gốc Việt. Kết quả, trong cuộc bầu ngày 02.11.2004, Bush thắng rõ Kerry. Vô cùng tiếc, sau khi đắc cử nhiệm kỳ 2, Bush (con), năm 2006, đã cùng bà Condoleezza Rice, Ngoại trưởng, bỏ tên Việt Nam khỏi danh sách này để làm quà biếu làm cho Việt cộng vô cùng thỏa thích, trước khi cả hai đi Hà Nội dự Hội nghị APEC tháng 11/2006.
Do đó, khi họp báo với Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, ông Bush nói: « ông và vợ ‘bị ấn tượng vì sự thân thiện của người dân Việt Nam. Trong lúc đi qua thành phố tươi đẹp này, chúng tôi vui mừng khi thấy hàng ngàn công dân với nụ cười trên môi ».
Ông Bush khen làm nở mặt ông Triết. Tổng thống Mỹ có biết đâu, trong khi đó phụ huynh các học sinh phải chạy tiền để đóng bao nhiêu thứ phí. Đầu thập niên 1950, thời Pháp thuộc, cha tôi không phải trả một loại phí nào để tôi đi học. Thầy Cô chúng tôi được xã hội kính trọng vì không cần ‘dạy thêm’.
Noi gương Bush, các Tổng thống Mỹ sau không ai dám đặt Việt Nam vào CPC, dù USCIRF luôn đề nghị.
USCIRF cho rằng vi phạm TDTG ở Việt Nam ‘vẫn có hệ thống, luôn tiếp diễn và nghiêm trọng’ và kêu gọi Ngoại trưởng tiếp tục giải quyết các lo ngại này. Ngày 02.02.2022, Mỹ đưa Việt Nam vào Danh sách ‘Theo dõi Đặc biệt’ (Special Watchlist SWL).
Việc thiết lập danh sách SWL dựa theo Đạo luật TDTG Quốc tế, được Quốc Hội Mỹ thông qua và Tổng Thống ký ban hành ngày 16.12.2016, bổ sung cho Luật TDTG Quốc tế 1998.
USCIRF được thành lập để cố vấn Hành và Lập pháp, đành rằng những góp ý của Ủy ban không buộc phải lắng nghe hết, nhưng rất hiếm được đáp ứng thì sự chi tiêu bằng tiền thuế của người dân thật là điều oan phí.
Cựu đại sứ Ted Osius cho ra đời ‘Không gì là không thể’ để ca ngợi cái gọi là ‘quan hệ Mỹ - Việt trong 25 năm’. Sau khi thua trận đem dollards đến viện trợ cho Đảng chiến thắng, chớ có đến người dân đâu. Trái lại, họ bị đàn áp như kể ở Đoạn I…
Hy vọng với ‘quan hệ Mỹ-Việt’ mà Osius ca ngợi, chờ xem Tổng thống Biden sẽ tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như:
Tổng thống Ngô Đình Diệm đã được đồng nhiệm Mỹ mời viếng Hoa Kỳ với tất cả nghi lễ long trọng nhất. Tổng thống Eisenhower tiếp đón Nguyên thủ VNCH ngay tại cầu thang phi cơ. Ngày 09.05.1957, một danh dự mà không nhiều Lãnh đạo các quốc gia được nhận. Mời xem : https://www.youtube.com/watch?v=vKqHv23Cq3k
Cuộc tiếp đón giữa hai Tổng thống dân cử tuyệt đẹp hơn giữa một Tổng thống và một Tổng Bí thư đảng cộng sản. Đồng bào đã đảo trước Bạch Ốc.
III. Lợi Dụng Tôn Giáo.
Lịch sử oai hùng cường quốc Mỹ đã được viết bởi Tổng thống Dwight D. Eisenhower, danh tướng thắng Thế chiến 2 đã làm Nga, Tàu trọng nể. Ngài đã tặng Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau: He is a miracle man (Ông là người thần kỳ) vì từ một quốc gia bị sáu vấn nạn:
1. Bị chiến tranh tàn phá từ 1945 đến 1954,
2. Vấn nạn chia rẽ ly tán thập nhị xứ quân,
3. Vấn đề giáo dục cộng đồng quá thấp,
4. Tệ nạn xã hội đen tràn lan đến độ lấn lướt cả chính quyền,
5. Thực dân Pháp và tay sai người Việt vẫn nắm quyền lực chính về kinh tế và quân sự,
6. Nguy hiểm nhất là phải đối đầu với khối cộng sản quốc tế, Ông Diệm đã làm cho Miền Nam trở thành Việt Nam Cộng Hòa.
Cách nay 60 năm, ba tập thể những Người có lương tri đã thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm :
1. Thực dân Mỹ.
a. Trong ‘From Trust to Tragedy’ (Từ Tín Nhiệm đến Thảm Kịch), cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Frederick Nolting, đã cho thấy: « Averell Harriman, đặc sứ Tổng thống Kennedy trong cuộc thương thuyết về Lào từ 1961 đến 1962,… Dù công việc lâu dài và đặc biệt của ông cho Mỹ trên những lãnh vực khác.
Harriman đã phán đoán và lãnh đạo chính sách về Đông Nam Á, theo ý kiến tôi, là tai hại. Âm mưu ‘trung lập hóa’ Lào của ông ta là một sự thất bại thê thảm, và sự thù nghịch ngày càng gia tăng giữa ông với Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông ta trở thành một yếu tố chủ yếu trong việc lật đổ ông Diệm. Tuy nhiên, thanh thế và ảnh hưởng của Harriman ở Washington lớn đến nổi trở thành quyết định trong các hành động cốt yếu mà chính phủ Mỹ đã thực hiện trong năm 1963 ».
Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu đã dứt khoát chống lại chủ trương này. Harriman đã phải dùng quyền lực một cường quốc để áp đặt giải pháp đó. Kết quả, giải pháp này đã thất bại thê thảm. Do ‘quá quê’ (mắc cở vì bị Cộng lừa), Harriman thù ông Diệm ngày càng thâm. Hắn đòi ông Diệm phải loại bỏ ông Nhu khỏi chính quyền. Khi biết không thể tách ông Nhu ra khỏi ông Diệm, ‘tên khốn’ quyết định loại cả hai.
b. Ngày 11.05.1961, Kennedy đã cử Phó Tổng thống Lyndon Johson đến Sài Gòn quan sát tình hình và yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm để cho quân Hoa Kỳ đến bảo vệ miền Nam.
Ông Diệm từ chối tiếp nhận quân tác chiến Mỹ vào VNCH :
- VNCH mất Chính nghĩa và Độc lập,
- nhị Vị Tổng thống Eisenhower và Diệm đã lo ngại, việc Mỹ can thiệp với lính Mỹ, sẽ khiến VNCH mất chính nghiã, tặng cho Việt cộng một vũ khí tuyên truyền vô giá là ‘lính da trắng Mỹ chỉ đến thay thế lính da trắng Pháp thôi’.
- Bắc Việt tuyên truyền Mỹ chiếm Miền Nam, xách động đồng bào Miền Bắc đứng lên giải phóng,
- Sự hiện diện quân viễn chinh gây những khủng hoảng kinh tế, xã hội (Thượng nghị sĩ Mỹ William Fulbright đã công khai phát biểu: ‘Mỹ đã biến Sài Gòn thành một ổ điếm’). Nhờ đó, Dollars lương lính Mỹ đã chạy vào túi việt cộng.
2. Phật tử tranh đấu.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ trương ‘Đồng tiến xã hội’. Để Công bình giữa các Đạo giáo, khi ngân sách quốc gia còn eo hẹp, Chính phủ không giúp tài chính cho Công Giáo vì Tôn giáo này có thể tìm sự trợ giúp quốc tế. Nhưng ông Diệm đã giúp Phật giáo.
Trong ‘Our Vietnam Nightmare’ bà Maguerite Higgins cho biết: « 1.275 ngôi chùa được xây cất, 1.295 ngôi chùa được trùng tu dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm ».
Theo cụ Mai Thọ Truyền, Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt, thì trước khi ông Ngô Đình Diệm cầm quyền, Nam Việt Nam chỉ có 2.203 ngôi chùa, đến năm 1963 số chùa tăng lên thành 4.766 ngôi. Nhiều ngôi chùa được TT Ngô Đình Diệm cho phép quỹ quốc gia trợ cấp tiền bạc để xây cất.
Trước khi ông Diệm cầm quyền, đạo Phật chưa mở trường học. Dưới thời TT Diệm, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề ra đời.
Phản tướng Đỗ Mậu cho biết năm 1970 Phật giáo có 160 trường trung tiểu học trong cả nước. Đa số trường này được xây cất trước ngày 01.11.1963. Đọc những thành quả trên, liệu người ta có dám kết luận TT Ngô Đình Diệm và chế độ của ông đã ‘kỳ thị Phật giáo’ không?
Dù vậy, nhiều Phật tử thù ghét ông Diệm Công Giáo và cho rằng ông là tay sai của Vatican để Ky Tô hóa Việt Nam. Họ phủ nhận việc ông Diệm (con Chúa) tặng gạo cho con Phật Tây Tạng.
Họ nại ra Dụ số 10, do Quốc trưởng Bảo Đại ký tại Vichy, Pháp, ngày 06.08.1950, bị các Phật tử cho là ‘vòng kềm hảm’ Phật giáo Việt Nam phải bi gọi TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM, chứ không là Giáo Hội như Thiên Chúa giáo và buộc tội Tổng thống Ngô Đình Diệm tiếp tục duy trì sự bất công đó?
Sau khi giải thể chế độ Ngô Đình Diệm vào ngày 1-1-1963, Trung Tướng Trần Văn Đôn đã hủy bỏ Đạo dụ sô 10. vì thế Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mới được hình thành MANG DANH XƯNG GIÁO HỘI VÀ0 THÁNG 1-1964. HAI CHỮ ‘GIÁO HỘI’ LÀ MỘT BẰNG CHỨNG CỤ THỂ NHẤT VÀ PHẢN ẢNH CHO TOÀN THẾ GIỚI HIỂU RẰNG CÁI GÔNG CÙM KỀM KẸP ĐẠO DỤ SỐ 10 ĐÃ ĐƯỢC THÁO GỠ BỞI HỘI ĐỒNG QUÂN NHÂN CÁCH MẠNG MỞ ĐẦU CHO NỀN ĐỆ II CỘNG HÒA. Thục Vũ 20.08.2019 Nguyên văn.
Vì vậy, khi Phật giáo Việt Nam được định hình và chính đáng được xướng danh GIÁO HỘI PHẬT GIÁO, có tổ chức, quy mô tầm vóc và chặt chẻ, thì chính mùa Phật Đản huy hoàng 2508-1964, Giáo hội nhận được Sắc Lệnh 158/SL/CT ngày 14/5/1964 của Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng Kiêm Thủ Tướng Chánh Phủ-Nguyễn Khánh. Trong đó, điều 5 nêu rõ: ‘Dụ số 10 ngày 6 tháng 8 năm 1950 cùng các luật lệ trái với sắc luật này,
không áp dụng đối với Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất’. DƯƠNG KINH THÀNH (Có tham khảo từ các tài liệu của Wikipedia Tiếng Việt –Bảo Quốc Kiếm-Trấn Gia Phụng và Hoang Nguyên Nhuận).
Năm 1951 vẫn không dùng được chữ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO đuờng hoàng mà phài ngậm ngùi gọi TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM !
ð Như vậy, Dụ số 10 quá mạnh phải cần đến 2 lần hủy bỏ hầu Phật giáo được mang danh GIÁO HỘI PHẬT GIÁO.
Chỉ Thiên Chúa Giáo mới là Giáo Hội. Chúa Giê Su đã chính thức thành lập Giáo Hội khi Ngài nói với Tông đồ Peter (Phê-rô): « Thầy bảo cho con biết, con là Peter, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy, và các cửa địa ngục sẽ không thắng nổi ».” (Mat. 16: 18).
Năm 1964, khi thành lập ‘Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất’, các lãnh đạo Phật Giáo đã lấy danh từ ‘Giáo Hội’ ở đâu ra? Không lẽ lấy trong Thánh Kinh Chúa Giê Su?
Để hoàn thành sứ vụ ‘Thanh toán ông Diệm’, bọn cầm quyền Washington đã lợi dụng‘ vụ Phật giáo’ và dùng ‘hung thần’ Henry C. Lodge (một ứng viên Phó Tổng thống thất cử năm 1960) vào ngôi vị Đại sứ Mỹ tại Sài gòn. Ngày 27.08.1963, khi trình ủy nhiệm thư lên Tổng thống Ngô đình Diệm, hắn đã lên tiếng thăm dò:
1.- Việt Nam nhường hải cảng Cam Ranh cho Hoa kỳ 99 năm;
2.- Việt Nam chấp thuận để Hoa kỳ đưa 200.000 quân vào lãnh thổ mình;
3.- Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ;
4.- Tổng thống Diệm phải đưa ông cố vấn Ngô đình Nhu ra nước ngoài.
Tổng thống Ngô đình Diệm đã lờ đi toàn bộ.
3. Các Phản Tướng Tá Đảo chính và giết người.
Ðược đào tạo bởi thực dân Pháp, nay được phục vụ bọn tài phiệt Mỹ. Nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa để đảo chánh, họ làm ô nhục Tập thể Quân nhân vì ‘quân nhân chỉ phục vụ Tổ quốc, chứ không làm chính trị đảng phái’. Hơn nửa, tiền của CIA (Central Intelligence Agency, Trung ương tình báo Hoa kỳ). Muốn biết họ là ai, xin đọc: ‘Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại’.
Ngày 01.11.1963, nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa, chúng đã sai thuộc cấp nổ súng giết các chiến hữu gồm Đại tá Hồ Tấn Quyền (Tư lịnh Hải quân), Lê Quang Tung (Tư lịnh Lực lượng Đặc biệt) và Thiếu tá Lê Quang Triệu (Lực lượng Đặc biệt)… Lối 13 giờ, CIA Lucien E. Conein mang vô bộ Tổng Tham mưu một bao tiền là ba triệu đồng… Cuộc tạo phản bắt đầu lúc 13 giờ 30…
Trái hẳn với chúng, nghĩa cử cao thượng của Tổng thống là : Ông Cao xuân Vỹ có tường thuật: « Khi đảo chính khởi diễn, Thiếu tá Nguyễn hữu Duệ (Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống phủ) xin phép Tổng thống đem thiết giáp lên bộ Tổng Tham mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng thống không cho. Lúc đó, tôi đang ở bên Tổng thống Diệm và ông Nhu tại dinh Gia Long. Tôi nghe điện thoại và trình lên Tổng thống. Ông la ‘Các anh muốn gì? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả?’. Tôi thưa ‘Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?’. Ông quát lên ‘Chết thì đã sao’».
a. Ðến chiều ngày 02.11.1963, Hồ Chí Minh, được tin Ngô Đình Diệm bị lật đổ và ám sát, mừng rỡ ‘Bác cháu sẽ thắng. Ông Diệm là người yêu nước theo kiểu của ông ấy. Tôi không thể nào tin người Mỹ lại ngu ngốc đến vậy’. Bộ Chính trị Đảng Lao động nói rõ hơn: ‘Hậu quả của cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 sẽ trái với những tính toán của đế quốc Mỹ... Diệm là một trong số những nhân vật mạnh nhất chống lại nhân dân và Chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những gì có thể làm nhằm cố gắng đè bẹp cách mạng đã được Diệm thực hiện. Diệm là một trong những tay sai có tài nhất của đế quốc Mỹ... Trong số những người chống cộng ở miền Nam Việt Nam hoặc đang lưu vong ở nước ngoài, không ai có đủ tài lực chính trị và khả năng làm người khác tuân phục. Lời đó đã xảy ra ngày 30.04.1975.
b. Nghe tin Tổng thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng giới Thạch thương tiếc nói rằng: « Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề về vụ ám sát xấu xa nầy, Trung hoa Dân quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp... Tôi khâm phục ông Diệm, Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tìm được một lãnh tụ cao quí như vậy ».
Đúng vậy. Đã 60 năm trôi qua. Nhưng chắc chắn không tệ như XHCN Việt Nam hiện nay. Không là một nước dân chủ mà là một nước đảng trị. Nếu là một đảng vì nước, vì dân có thể tạm chấp nhận. Nhưng, hàng ngày, đọc báo chỉ thấy các viên chức đảng viên các cấp tham nhũng… Chủ tịch nhà nước bị buộc từ chức. Tại sao?
Chúng đàn áp đồng bào như đã kể ở đoạn I trên. Chính những vị nầy, có thể không bằng ông Diệm, nhưng chắc chắn phải hơn các lãnh đạo đảng cử mà sẽ do dân bầu.
c. Cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á châu, đồng minh Mỹ giật mình. Tổng thống Hồi quốc (Pakistan), Ayub Khan, đã nói với Tổng thống Mỹ Richard Nixon: « Cuộc thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Mỹ ». XHCN Việt Nam chọn theo lối này?
ITÌNH CỰU THÙ, NỖI ĐAU MÁU CHO DÂN VIỆT
I./ MỸ BAN PHÁT ĐIỂM NHÂN QUYỀN.
Ngày 20.03.2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo nhân quyền năm 2022, ghi nhận hàng loạt các vi phạm khắp thế giới. Tại Việt Nam, Báo cáo cho rằng có ít nhất 6 vụ người tử vong trong khi bị giam giữ, nhưng nhà nước Việt Nam cho rằng các cái chết này là do ‘tự tử hoặc do các vấn đề sức khỏe’, đến việc ‘bắt bớ và giam giữ tùy tiện’ những người thực thi các quyền được quốc tế công nhận, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.
Giới hoạt động nhân quyền Việt Nam đồng ý với Báo cáo, cho rằng nhà nước họ ‘vi phạm nhân quyền ngày càng nghiêm trọng’. Luật sư Lê Quốc Quân ở Hà Nội viết: « Các tiếng nói đối lập vẫn bị bóp nghẹt và không gian xã hội dân sự đang bị co lại rất lớn so với giai đoạn 2010-2018 ». Ông ghi nhận một xu hướng đáng quan ngại gần đây: « Nhà nước đã mạnh tay hơn
nước như Campuchia hay Thái Lan nhằm không cho những người Việt bị đàn áp được tị nạn chính trị, hay thậm chí yêu cầu các nước này trả các người tị nạn về lại Việt Nam. Họ tuyên bố những cá nhân này là các di dân bất hợp pháp, rời nước vì vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, trong năm qua, Mỹ không ghi nhận trường hợp nào về việc chính quyền sách nhiễu các người lưu vong và gia đình họ ở Việt Nam.
Vụ ông Đường Văn Thái (41 tuổi) đã sang tị nạn chính trị tại Thái Lan từ năm 2018 vì đã có nhiều phát biểu trên mạng xã hội chỉ trích các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Công an Hà Tĩnh ngày 16.04.2023 thông báo trên trang web chính thức việc phát hiện một ‘đối tượng không có giấy tờ tùy thân, xâm nhập trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới thuộc xã Sơn Kim 1’. Theo thông báo, người bị phát hiện là Đường Văn Thái, sinh năm 1982, trùng danh tính của ông Đường.
Chiếu công pháp quốc tế thì rõ ràng vụ bắt cóc này tại Thái Lan là vi phạm chủ quyền, quyền toàn vẹn lãnh thổ của Thái Lan. Sự việc tương tự cũng đã xảy ra với Trịnh Xuân Thanh tại Đức ngày 23.07.2017.
« Việt Nam là quốc gia xuất phát các cuộc tấn công vào những cá nhân ở nước ngoài, và cũng là địa điểm mà các chính phủ khác nhắm đến ». Đây là kết luận của Freedom House, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Washington DC, về tình trạng đàn áp xuyên quốc gia của chính phủ Việt Nam trong báo cáo công bố hôm 06.04.2023. Báo cáo tên ‘The report—Still Not Safe: Transnational Repression in 2022’.
Ngoài ra, các cơ quan truyền thông nhà nước (An Ninh thế giới, Báo Nhân dân, báo Xây dựng Đảng…) tấn công liên tục những người bất đồng chính kiến đang ở ngoại quốc cũng được xem là đàn áp xuyên quốc gia.
Báo cáo về buôn người không rõ ràng. Báo cáo này dẫn lại báo cáo về nạn buôn người trên thế giới vào Báo cáo này về Việt Nam. Nhưng báo cáo nạn buôn người thế giới lại không nêu rõ vấn nạn ở Việt Nam. Năm qua, hiện tượng người Việt bị lừa sang Campuchia làm việc trong các công ty đánh bạc trực tuyến được báo chí đưa tin rất nhiều, nhưng Báo cáo không ghi nhận.
Tính đến ngày 16.09.2022, Báo cáo cho biết nhà nước đã bắt giữ ít nhất 173 người hoạt động chính trị hoặc nhân quyền, bao gồm 143 người bị kết án và 30 người đang bị giam giữ trước khi xét xử. Từ ngày 1/1 đến 16/9, nhà nước đã bắt 19 và kết án 26 người đang thực thi các nhân quyền được quốc tế công nhận, như quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.
Họ không cho phép các tổ chức nhân quyền được thành lập và hoạt động và khẳng định việc vận động cho nhân quyền và dân chủ là hành động chống lại Đảng và Nhà nước Cộng sản. Các nhà vận động cho nhân quyền bị bắt vào đầu năm 2022 được ghi nhận bao gồm bà Nguỵ Thị Khanh (ra tù hôm 12.05.2023), các ông Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi và Bạch Hùng Dương. Các vị này đều là lãnh đạo các Tổ chức phi chánh phủ (NGO) có đăng ký và họ bị kết án với cáo buộc trốn thuế. Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền quốc tế tin rằng cả bốn người này bị đàn áp do các hoạt động vận động về vấn đề môi trường.
Các chuyên gia nhân quyền Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện Liên Hiệp Quốc (LHQ) (United Nations Working Group on Arbitrary Detention - UNWGAD) vừa ra bản Ý kiến ngày 11.05.2023 nhận định rằng việc bỏ tù luật sư môi trường Đặng Đình Bách là một hành vi ‘vi phạm luật pháp quốc tế’ chiếu theo các điều khoản trong Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và kêu gọi nhà nước Việt Nam ‘trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện’ cho ông.
WGAD công bố bản ý kiến hôm 29.04.2023, liên quan đến trường hợp ông Đỗ Nam Trung, đang thụ án tù 10 năm với cáo buộc ‘Tuyên truyền chống nhà nước’, cho rằng việc chính quyền tống giam ông là ‘tùy tiện’ theo các tiêu chí I, II, III và V, đồng thời yêu cầu nhà nước Việt Nam ‘thực hiện các bước cần thiết để khắc phục tình trạng của ông Trung ngay lập tức và phù hợp với các quy định liên quan theo thông lệ quốc tế’.
Trả lời thư chất vấn của các chuyên gia nhân quyền WGAD về việc bắt giữ tùy tiện nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, nhà nước Việt Nam vừa cho biết: ‘Phạm Đoan Trang không phải là nhà báo, và đã bị xét xử vì các hoạt động bất hợp pháp nghiêm trọng và tái phạm nhiều lần, chứ không phải vì thực hiện quyền tự do báo chí của mình’. Họ còn cáo buộc bà Trang ‘có âm mưu lật đổ chính quyền’ thông qua việc ‘cấu kết với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài’.
Thư phản hồi còn nói rằng bà Trang xuất bản trái phép các ấn phẩm ‘có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn cách tập hợp lực lượng, đối phó với lực lượng bảo vệ pháp luật... để tiến hành bạo loạn lật đổ nhà nước’.
Văn thư đề ngày 06.04.2023 của đại diện nhà nước Việt Nam tại LHQ được Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ công bố hôm 16.04.2023.
Trại giam không cho phép các người bị tạm giam để điều tra trong các vụ án chính trị được gặp gia đình hay luật sư của họ. Chỉ cho khi có kết luận điều tra, các người này mới được gặp thân nhân và luật sư. Có trường hợp nhà nước cưỡng ép đưa những người bị giam giữ đi khám và điều trị bệnh tâm thần, như trường hợp bà Nguyễn Thúy Hạnh hay ông Lê Anh Hùng.
Đặc biệt, những người nào bị xác định có liên hệ với các tổ chức hải ngoại thường đã bị tòa kết án nặng. Báo cáo chỉ ra có ít nhất 19 cá nhân có liên hệ với Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời, một nhóm hải ngoại bị Bộ Công an liệt vào danh sách tổ chức khủng bố, đã bị kết án từ 5 đến 16 năm tù về tội ‘hoạt động chống chính quyền nhân dân’.
Các vụ tra tấn, bức cung, nhục hình vẫn còn xảy ra. Các nhà hoạt động cho biết công an đã hành hung, tra tấn các tù nhân chính trị để lấy lời khai hoặc buộc họ phải nhận tội. Các nhóm giám sát nhân quyền cũng đưa ra nhiều báo cáo về việc công an dùng vũ lực trong khi thi hành công vụ và các điều tra viên bị cáo buộc tra tấn những người bị giam giữ. Ông Lê Chí Thành bị kết án hai năm tù về tội ‘chống người thi hành công vụ’. Tại phiên tòa, ông cho biết đã bị tra tấn bằng cách treo ngược chân lên trời trong thời gian tạm giam trước khi xét xử. Nhưng, những cán bộ có liên quan ít khi bị điều tra về các cáo buộc tra tấn.
Điều kiện giam giữ ở các nhà tù cũng bị cho là khắc nghiệt. Dù chưa đến mức nguy hại đến tính mạng, nhưng điều kiện ăn ở, vệ sinh kém, thiếu nước uống… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tù nhân. Cán bộ quản trại Nhà tù Gia Trung đã khuyến khích bạo lực giữa các tù nhân. Bộ Công an và cơ quan chính phủ quản lý các nhà tù, đã không cho giám sát viên quốc tế được phép tiếp cận.
Về quyền tự do báo chí, trong năm qua, nhà nước thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với tất cả các hình thức truyền thông, bao gồm in ấn, phát sóng, trực tuyến… Luật qui định các cơ quan này phải trực thuộc cơ quan Nhà nước, và tổng biên tập phải là đảng viên Cộng sản. Đối với các nhà báo và blogger độc lập, họ phải đối mặt với sự sách nhiễu của Nhà nước. Nhà nước cũng chặn các trang web mà họ cho là không phù hợp về chính trị hoặc văn hóa, bao gồm RFA, VOA, BBC Tiếng Việt…
Nhà nước tiếp tục kiểm soát quyền Tự do ngôn luận bằng cách hạn chế các phát biểu chỉ trích các nhà lãnh đạo hoặc chính sách Nhà nước. Thậm chí, các tổ chức hay các nhóm ủng hộ nhà nước đã đến tận nhà của các nhà hoạt động và đe dọa họ.
Một số trường hợp bị bắt vì sử dụng mạng xã hội chỉ trích lãnh đạo hay các chính sách mà bị bắt điển hình như blogger Nguyễn Thái Hưng và vợ là Vũ Thị Kim Hoàng bị bắt ngày 05.01.2022 hay ông Bùi Tuấn Lâm ở Đà Nẵng bị bắt với cáo buộc tội ‘phát tán thông tin chống nhà nước’.
Phóng viên Không biên giới (Reporters Sans Frontières, RSF) xếp hạng tự do báo chí ở Việt Nam 178/180 năm 2023, trên Trung Quốc và Triều Tiên. Mức thấp nhất kể từ khi RSF công bố bảng xếp hạng hàng năm từ năm 2002. Theo số liệu thống kê RSF, trong năm 2022, tại Việt Nam, có 35 nhà báo bị giam giữ.
Văn Bút Hoa Kỳ (PEN America) xếp Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia đáng quan ngại nhất trên thế giới về việc đàn áp các tác giả, nhà báo, với 16 người đang bị chính quyền giam cầm và 27 người đang đối mặt với nguy hiểm.
Lực lượng 47 c ó nhiệm vụ chống lại sự chỉ trích nhà nước trên các nền tảng mạng xã hội, chủ yếu là Facebook và YouTube, và có bằng chứng cho thấy Lực lượng 47 ‘đã mở rộng đáng kể trong những năm qua’ với sự ra đời của lữ đoàn dân sự E47.
Văn Bút Hoa Kỳ khuyến nghị Việt Nam hủy bỏ Điều 117 Luật Hình sự, dùng để hình sự hóa các cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’, và kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ tái đệ trình và thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam, và yêu cầu nhà nước Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc nhân quyền và tự do ngôn luận như một yếu tố nền tảng của mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Vài giờ trước khi ông Blinken tới Hà Nội, Hoa Kỳ đã lên án việc Việt Nam bỏ tù blogger Nguyễn Lân Thắng và nói rằng quan hệ chỉ có thể phát huy hết tiềm năng nếu Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền. Một tòa án Hà Nội ngày 13.04.2023 kết án ông Thắng, blogger Đài Á Châu Tự Do (RFA) 6 năm tù vì bị cáo buộc có các hoạt động chống nhà nước, một vụ án làm dấy lên quan ngại quốc tế về cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến.
Ông Thắng là người thứ sáu của Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ bị bắt giam tại Việt Nam hiện nay, trong đó có bốn cộng tác viên của RFA và hai cộng tác viên của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) gồm: Lê Anh Hùng và Phạm Chí Dũng.
Phản ứng Báo cáo này, Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm 23.03.2023 cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ lại một lần nữa đưa ra nhận định ‘sai lệch’ về tình hình nhân quyền của Việt Nam, nói nó có một số nhận định ‘thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác’.
Báo cáo ‘thể hiện tầm quan trọng về nhân quyền đối với chính sách ngoại giao Hoa Kỳ và đối với tầm của họ về một thế giới cởi mở, tự do, thịnh vượng và an toàn….’
Trong năm 2022, ‘ở các quốc gia trên mọi khu vực, chúng tôi tiếp tục chứng kiến sự tụt lùi về các điều kiện nhân quyền – việc thu hẹp không gian dân sự, không tôn trọng phẩm giá cơ bản của con người’. Ngoại trưởng Antony Blinken nói.
Như vậy, các Báo cáo hàng năm này có giá trị, có kết quả gì không? Trung cộng còn ra Báo cáo Nhân quyền chống Mỹ?
II. QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC.
Sau khi lên ngôi, Tổng thống Joe Biden sai Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tháng 7 và Phó Tổng thống Harris tháng 8/2021 đến Việt Nam cho thấy Washington muốn tăng cường mối quan hệ với Hà Nội như thế nào nhằm phát triển sự hiện diện và sức mạnh trong khu vực. Nhưng các lãnh đạo Việt Nam khi đó không tỏ ra hồ hởi với lời đề nghị nâng cấp quan hệ của Phó Tổng thống Harris.
Trong năm 2022, chuyến thăm được dự kiến của ông Blinken đến Việt Nam, được xem là nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Biden đến Hà Nội, đã bị hủy bỏ.
Ngày 29.03.2023, Tổng thống Joe Biden điện đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thảo luận về tầm quan trọng việc ‘củng cố và mở rộng quan hệ song phương’,… và cả việc tôn trọng nhân quyền, theo thông báo của Bạch Ốc. Tuy nhiên, họ không cho biết liệu họ có tiến đến nâng cấp từ ‘Quan hệ Đối tác Toàn diện’ lên ‘Quan hệ Đối tác Chiến lược’ trong năm nay hay không. Ông Biden khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng; ủng hộ một Việt Nam ‘độc lập, tự cường và thịnh vượng’.
Ngày 14 đến 16.04.2023, ông Blinken đã hội kiến với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Ông đã nhấn mạnh các yếu tố làm cơ sở để phát triển quan hệ song phương là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, vì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và thế giới. Ông Blinken tái khẳng định ‘Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với Việt Nam, mong muốn đưa quan hệ lên tầm cao mới’. Ông đã chuyển lời của Tổng thống Joe Biden mời ông Trọng đến thăm Mỹ một lần nữa. Ông Trọng đã nhận lời và đề nghị hai bên sắp xếp thời gian thích hợp. Ông cũng nhờ ông Blinken mời Tổng thống Joe Biden thăm Việt Nam.
Trước đó, ông Blinken đã gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn của nước chủ nhà.
Trước khi tiếp ông Blinken, ông Chính nói với báo giới rằng cả hai bên đang ‘hướng tới tăng cường hơn nữa, nâng cao hơn nữa quan hệ song phương lên tầm cao mới’. Ông Blinken lưu ý Mỹ - Việt tiến tới kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện vào tháng 7 và nói: ‘Bây giờ chúng tôi hy vọng có thể đưa quan hệ này lên tầm cao hơn nữa’.
Việt Nam đang đối mặt thách thức tế nhị là làm sao cởi mở với Mỹ mà không khiến Trung cộng tức giận. Tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) của Tàu hôm 09.04.2023 trích lời một chuyên gia nói « Mỹ đang tìm cách nâng cấp mối quan hệ Việt-Mỹ lên tầm đối tác chiến lược nhưng Việt Nam dường như còn có những mối lo ngại ».
Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn tại Việt Nam và phái đoàn kinh doanh lớn nhất từ trước đến nay của Hoa Kỳ đã đến thăm Việt Nam trong tuần này. Mỹ là thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam và hiện được xếp hạng là đối tác ngoại giao hàng thứ ba
của Hà Nội. Đối tác chiến lược, ngoại giao hàng đầu của Việt Nam gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Động thổ khởi công xây Đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội.
Ngày 15.04.2023, khi chủ tọa sự kiện này, ông Blinken nói: « Đây là niềm vui đặc biệt, ngày tôi chờ đợi lâu rồi » từ khi còn là thứ trưởng ngoại giao thời Tổng thống Obama. Ông cho biết dự án đã được chuẩn bị nhiều năm và là ‘kết quả đỉnh cao’ có được từ sự gắn kết của rất nhiều nhà ngoại giao Mỹ và Việt.
Công trình được ước tính trị giá 1,2 tỷ USD, tọa lạc tại quận Cầu Giấy, với hợp đồng thuê đất 99 năm được công bố trong chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris tháng 8/2021.
“Chuyến đi của ông Blinken có một biểu tượng rất quan trọng, đó là ông ấy đã động thổ (để) khởi công xây dựng đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội, một trong những đại sứ quán có tầm cỡ rất lớn trên thế giới giai đoạn hiện tại. Luật sư Vũ Đức Khanh, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam và quan hệ quốc tế, nói với VOA.
LS Khanh, đang giảng dạy về luật dân sự ở Đại học Ottawa, Canada, cho rằng « cam kết của Hoa Kỳ ở Hà Nội thông qua khu phức hợp mới là về hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng cũng như kinh tế cho thấy rằng người Mỹ sẽ không phải một sáng một chiều mà rời khỏi Việt Nam. Họ đang chuẩn bị cho 50 năm và hơn thế nữa tại Việt Nam ». « Đó là thông điệp chuyển thẳng tới Bắc Kinh rằng người Mỹ đã và đang tiếp tục đầu tư và có mặt ở tại đây ».
Tưởng nên nhớ lại: « Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đầu tiên được thành lập tháng 6/1952 tại số 39, đại lộ Hàm Nghi, và dọn đến tòa nhà số 4, đại lộ Thống Nhất năm 1967, rồi đóng cửa, cuốn cờ, tháo chạy ngày 30.04.1975. Năm 1995, Hoa Kỳ và Cộng hòa XHCN Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, khu đất này được Hoa Kỳ làm Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh.
Mối Tình Tay Ba. Sau khi Ngoại trưởng Mỹ rời Hà Nội chưa đủ hai tuần, ngày 26.04.2023, bà Trương Thị Mai, Thường trực Ban bí thư, đã dẫn đầu một phái đoàn Đảng đến Bắc Kinh gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Bà Mai đã cam kết với ông Tập rằng Việt Nam ‘ưu tiên hàng đầu quan hệ với Trung Quốc’ theo phương châm ’16 chữ vàng’ và ‘4 tốt’, còn nhà lãnh đạo Tàu nói với bà Mai rằng ông ‘hết sức coi trọng quan hệ giữa hai Đảng, hai nước’, theo Thông tấn xã Việt Nam.
Hai lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Việt và Tàu đã gặp nhau nhiều lần ở Bắc Kinh và Hà Nội. Tháng 10/2022, ông Trọng đã là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Bắc Kinh gặp ông Tập Cận Bình sau khi ông Tập đắc cử tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba. Bắc Kinh quan trọng hơn Washington? Còn Moscou thì sao?
Ông Trọng đã đi Bắc Kinh ngay sau Đại hội thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc và cùng đi với một phái đoàn nhiều ủy viên Bộ Chính trị. Trong khi đó, phải mất nhiều tháng trời hai bên mới sắp xếp được một cuộc điện đàm giữa ông Trọng và ông Biden.
Tàu Cộng ý thức rõ các lãnh đạo Đảng Việt Nam có mối quan hệ đồng chí anh em với họ và lập trường của họ về thế giới gần gũi với Bắc Kinh hơn là Washington. Trước sự lôi kéo của Mỹ, Tàu ‘có thể tự tin rằng Hà Nội sẽ kiên quyết từ chối có những hành động mà Bắc Kinh xem là thù địch với họ’. Washington quá bị chi phối bởi ý nghĩ Việt Nam có thể tham gia liên minh chống Trung Quốc. Ý nghĩ đó không có nghĩa gì cả.
Ngày 15.04.2023, Ngoại trưởng Blinken và Đại sứ Marc Knapper đến thăm Nhà nguyện Tu viện Sainte Marie, số 37 Hai Bà Trưng Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vì Bệnh viện Xanh Pôn đã lấy hết cơ sở ở 72, phố Nguyễn Thái Học rồi, nên tu viện chuyển về Dòng Mến Thánh giá ở 31 Nhà Chung, Hà Nội.
Tu viện Saint Paul de Chartres Hà Nội được xây dựng năm 1883 và dòng có đầy đủ giấy tờ. Năm 2016 đã tiến hành nhiều hoạt động khiếu nại, thắp nến cầu nguyện, hiệp thương đòi giải quyết tranh chấp, chấm dứt các vi phạm tài sản Dòng và đã có kiến nghị tới các cấp, sở, ban ngành của chính quyền tại Hà Nội.
Ngày 26.08.2016, các nữ tu Thánh Paul de Chartres và những giáo dân ủng hộ đã yêu cầu các quan chức Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trả lời về khiếu nại của họ về việc ai kiểm soát các khu đất lịch sử của tu viện của họ ở thủ đô Việt Nam.
Ngày 28.08.2016, hơn 10 nữ tu, giáo dân đã có đơn gửi tới Ủy ban Nhân dân quận sở tại, Thành phố Hà Nội và cơ quan công an TP Hà Nội. Họ cũng đã gửi kiến nghị tới các lãnh đạo nhà nước là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các cơ quan khác.
Ngày 25.09.2016, khoảng 50 nữ tu và giáo dân Công Giáo đã tuần hành ôn hòa dưới ánh nến lúc sáng sớm tới địa điểm tranh chấp gần tu viện của họ, cầu nguyện và hát thánh ca.
Sau đó, đoàn tuần hành đến Ủy ban Nhân dân Quận, yêu cầu các quan chức quận sở tại đưa cho họ một biên bản cuộc gặp trước đó giữa hai bên. Trong cuộc họp, 30 nữ tu, trong đó có những người già ngồi xe lăn, và giáo dân đã yêu cầu chính quyền Quận đình chỉ việc xây dựng trên đất của họ.
Ông Blinken đã gặp Sœur Bề trên Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Hà Nội Saint-Jean de Marie Trần Thị Anh. Một hành động biểu trưng gửi thông điệp mạnh ủng hộ Tự do tôn giáo?
Ngày 22.03.2023, lúc 18 giở 15, một nhóm công an và lãnh đạo xã Đắk Nông, Kontum, xông vào địa điểm đang hiệp dâng Thánh Lễ của Ki tô hữu, giựt sách lễ, rút điện và lớn tiếng yêu cầu Linh mục Phanxicô Xavier Lê Tiên đang cử hành Thánh Lễ ‘về làm việc’ với lý do ‘chưa có giấy phép’.
« Mời ông này về xã làm việc », một người mặc thường phục lớn tiếng chỉ đạo các công an, dân phòng. « Tôi, Thạch, Phó chủ tịch xã nè, chịu trách nhiệm buổi làm việc hôm nay nè. Tôi tôn trọng mời ông xuống xã làm việc nè ».
« Ông này ở đâu ra? Tôi hỏi ông này ở đâu? Giấy phép đâu? » ông Thạch tiếp tục quát Cha Tiên và giáo dân. Cha nhỏ nhẹ yêu cầu « các anh muốn làm gì thì đợi sau Thánh Lễ, các anh cứ lập biên bản đi rồi chúng tôi ký », nhưng một phụ nữ đã sỗ sàng xông lên bàn thờ, đóng sập cuốn sách lễ Linh mục đang đọc và đem đi, trong khi một người đàn ông khác trong nhóm cán bộ đi ra phía cột cắm điện rút các dây điện ra.
« Đây không phải là lần đầu tiên. Đã có nhiều sự kiện tương tự xảy ra… sau ngày 30.04.1975 ».
Câu chuyện ‘giấy phép’ và những ‘túp-lều-thờ-tạm’
Uỷ hội Tôn giáo Hoa kỳ đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích Việt Nam về yêu cầu ‘giấy phép’ với những qui định phức tạp, khắt khe, khó khăn kéo dài đối với việc thực thi tôn giáo của người dân. ‘Đấy chính là cản trở quyền tự do tôn giáo’,
Trong Thư Mục vụ gửi tín hữu ngày 22.03.2015, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum giải thích về những ‘túp-lều-thờ-tạm’ trong Giáo phận mà chính quyền liên tục tìm cách tháo dỡ.
« Ở Việt Nam, mỗi làng đều có đình, có miếu; ở vùng cao, buôn làng nào cũng có nhà rông; còn làng có đạo thì có nơi thờ phượng. Tại Đắktô trước năm 1975, các buôn làng có đạo đều
có nhà thờ, nhà nguyện. Những nơi thờ tự này, chiến tranh đã tàn phá hết trừ ở Thị xã Kontum », Đức cha cho biết trong hơn 30 năm sau 1975, giáo dân ở khu vực này đã phải đi bộ có khi hàng chục cây số để đến nơi có nhà thờ để cử hành các nghi thức tôn giáo. Chính quyền chỉ bắt đầu ‘cởi mở’, cho phép một số ít linh mục tới đây để dâng lễ.
« Trước nhu cầu tôn giáo quá lớn, xin phép nhiều lần không được đáp ứng, giáo dân chẳng còn cách nào hơn là ‘làm chui’.
Đức cha Oanh đề nghị giải quyết các vướng mắc trên một cách ‘hài hoà, có tình có lý’. « Trước hết, Luật pháp là phải công bằng » và « Quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo, phải được tôn trọng. Mọi người phải chấp hành, nhất là các cán bộ chính quyền phải làm gương! ».
Đức cha đề nghị nhà nước « chấm dứt chế độ xin-cho và tham nhũng », nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo dân phải ‘làm chui’ và sự tồn tại của các ‘túp-lều-thờ-tạm’ trong Giáo phận.
Giáo phận Kontum cũng là nơi đã xảy ra vụ sát hại Linh mục Trần Ngọc Thanh vào đầu năm 2022 gây chấn động dư luận.
Hy vọng chỉ thuốc này mới giảm đàn áp Tự do tôn giáo.
Ủy ban Tự do Tôn giáo (TDTG) Quốc tế (United States Commission on International Religious Freedom, USCIRF) thuộc chính phủ Mỹ độc lập lưỡng đảng, thành lập do Luật TDTG Quốc tế (IRFA) giám sát quyền phổ quát về TDTG và tín ngưỡng ở ngoại quốc và đưa ra các đề nghị về chính sách cho Tổng thống, Ngoại trưởng và Quốc hội. USCIRF là một tổ chức độc lập và khác với Bộ Ngoại giao. Phúc trình Thường niên phản ánh kết quả công việc một năm của những nhân viên Ủy ban và đội ngũ chuyên nghiệp trong việc ghi nhận các vi phạm trên thực tế và đưa ra các kiến nghị cho chính phủ Mỹ.
Các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (Countries of Particular Concern, CPC) là một chỉ định bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (được phân trách nhiệm bởi Tổng thống) về những quốc gia có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về TDTG theo Luật TDTG Quốc tế năm 1998 và sửa đổi năm 1999 (Public Law 106-55). Thuật ngữ ‘đặc biệt vi phạm nghiêm trọng về TDTG’ có nghĩa là có hệ thống, liên tục, vi phạm trắng trợn quyền TDTG.
Ngày 15.09.2004, trong Báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo trên thế giới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lần đầu tiên đã xếp Việt Nam vào CPC.
Theo Luật Mỹ, các nước có các hành động vi phạm TDTG một cách nghiêm trọng thì Bộ Ngoại giao xếp vào danh sách này, thường trực là Trung Quốc, Miến Điện, Iran, Bắc Hàn và Sudan. Chưa có nước nào trong danh sách CPC bị nhận trừng phạt cụ thể từ Mỹ.
Vì sao Việt Nam?
1. Ðại sứ đặc trách TDTG tại Bộ ngoại giao Mỹ, ông John Hanford, từng đi thăm vùng cao nguyên Việt Nam hai lần, nói: « Việt Nam là một quốc gia kiểm soát việc hành đạo rất chặt chẽ và có nhiều người đã bị bỏ tù vì dính líu đến tôn giáo, trong đó có đạo Phật, đạo Tin Lành, Công Giáo, Cao Ðài, Hòa Hảo. Chính phủ Việt Nam đã tiến hành việc cưỡng bức bắt bỏ đạo tại hai khu vực là Cao nguyên Trung phần và vùng Tây Bắc. Hàng ngàn tín đồ tại đây đã bị tập trung lại và cưỡng bức từ bỏ tín điều của họ. Cũng ở vùng này, có hàng trăm nhà thờ và nơi hành lễ bị đóng cửa và chỉ có một số ít được mở cửa trở lại ».
Ông tiếp: « Ðáng tiếc là sau khi chính phủ Hoa Kỳ có tiếp xúc và trao đổi nhiều lần với chính quyền Việt Nam, thì Hoa Kỳ nhận thấy cần thiết phải liệt Việt Nam vào danh sách CPC ».
2. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2000 giữa hai ông Al Gore, Dân chủ, và George Bush, Cộng hòa, đã phải đếm đi đếm lại số phiếu bầu trước khi có kết quả chính thức. Để tránh sự xấu xa đó, ngày 15.09.2004, Ngoại trưởng Colin Powell chỉ định Việt Nam vào danh sách CPC. Bush làm như vậy hầu câu phiếu cử tri Mỹ gốc Việt. Kết quả, trong cuộc bầu ngày 02.11.2004, Bush thắng rõ Kerry. Vô cùng tiếc, sau khi đắc cử nhiệm kỳ 2, Bush (con), năm 2006, đã cùng bà Condoleezza Rice, Ngoại trưởng, bỏ tên Việt Nam khỏi danh sách này để làm quà biếu làm cho Việt cộng vô cùng thỏa thích, trước khi cả hai đi Hà Nội dự Hội nghị APEC tháng 11/2006.
Do đó, khi họp báo với Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, ông Bush nói: « ông và vợ ‘bị ấn tượng vì sự thân thiện của người dân Việt Nam. Trong lúc đi qua thành phố tươi đẹp này, chúng tôi vui mừng khi thấy hàng ngàn công dân với nụ cười trên môi ».
Ông Bush khen làm nở mặt ông Triết. Tổng thống Mỹ có biết đâu, trong khi đó phụ huynh các học sinh phải chạy tiền để đóng bao nhiêu thứ phí. Đầu thập niên 1950, thời Pháp thuộc, cha tôi không phải trả một loại phí nào để tôi đi học. Thầy Cô chúng tôi được xã hội kính trọng vì không cần ‘dạy thêm’.
Noi gương Bush, các Tổng thống Mỹ sau không ai dám đặt Việt Nam vào CPC, dù USCIRF luôn đề nghị.
USCIRF cho rằng vi phạm TDTG ở Việt Nam ‘vẫn có hệ thống, luôn tiếp diễn và nghiêm trọng’ và kêu gọi Ngoại trưởng tiếp tục giải quyết các lo ngại này. Ngày 02.02.2022, Mỹ đưa Việt Nam vào Danh sách ‘Theo dõi Đặc biệt’ (Special Watchlist SWL).
Việc thiết lập danh sách SWL dựa theo Đạo luật TDTG Quốc tế, được Quốc Hội Mỹ thông qua và Tổng Thống ký ban hành ngày 16.12.2016, bổ sung cho Luật TDTG Quốc tế 1998.
USCIRF được thành lập để cố vấn Hành và Lập pháp, đành rằng những góp ý của Ủy ban không buộc phải lắng nghe hết, nhưng rất hiếm được đáp ứng thì sự chi tiêu bằng tiền thuế của người dân thật là điều oan phí.
Cựu đại sứ Ted Osius cho ra đời ‘Không gì là không thể’ để ca ngợi cái gọi là ‘quan hệ Mỹ - Việt trong 25 năm’. Sau khi thua trận đem dollards đến viện trợ cho Đảng chiến thắng, chớ có đến người dân đâu. Trái lại, họ bị đàn áp như kể ở Đoạn I…
Hy vọng với ‘quan hệ Mỹ-Việt’ mà Osius ca ngợi, chờ xem Tổng thống Biden sẽ tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như:
Tổng thống Ngô Đình Diệm đã được đồng nhiệm Mỹ mời viếng Hoa Kỳ với tất cả nghi lễ long trọng nhất. Tổng thống Eisenhower tiếp đón Nguyên thủ VNCH ngay tại cầu thang phi cơ. Ngày 09.05.1957, một danh dự mà không nhiều Lãnh đạo các quốc gia được nhận. Mời xem : https://www.youtube.com/watch?v=vKqHv23Cq3k
Cuộc tiếp đón giữa hai Tổng thống dân cử tuyệt đẹp hơn giữa một Tổng thống và một Tổng Bí thư đảng cộng sản. Đồng bào đã đảo trước Bạch Ốc.
III. Lợi Dụng Tôn Giáo.
Lịch sử oai hùng cường quốc Mỹ đã được viết bởi Tổng thống Dwight D. Eisenhower, danh tướng thắng Thế chiến 2 đã làm Nga, Tàu trọng nể. Ngài đã tặng Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau: He is a miracle man (Ông là người thần kỳ) vì từ một quốc gia bị sáu vấn nạn:
1. Bị chiến tranh tàn phá từ 1945 đến 1954,
2. Vấn nạn chia rẽ ly tán thập nhị xứ quân,
3. Vấn đề giáo dục cộng đồng quá thấp,
4. Tệ nạn xã hội đen tràn lan đến độ lấn lướt cả chính quyền,
5. Thực dân Pháp và tay sai người Việt vẫn nắm quyền lực chính về kinh tế và quân sự,
6. Nguy hiểm nhất là phải đối đầu với khối cộng sản quốc tế, Ông Diệm đã làm cho Miền Nam trở thành Việt Nam Cộng Hòa.
Cách nay 60 năm, ba tập thể những Người có lương tri đã thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm :
1. Thực dân Mỹ.
a. Trong ‘From Trust to Tragedy’ (Từ Tín Nhiệm đến Thảm Kịch), cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Frederick Nolting, đã cho thấy: « Averell Harriman, đặc sứ Tổng thống Kennedy trong cuộc thương thuyết về Lào từ 1961 đến 1962,… Dù công việc lâu dài và đặc biệt của ông cho Mỹ trên những lãnh vực khác.
Harriman đã phán đoán và lãnh đạo chính sách về Đông Nam Á, theo ý kiến tôi, là tai hại. Âm mưu ‘trung lập hóa’ Lào của ông ta là một sự thất bại thê thảm, và sự thù nghịch ngày càng gia tăng giữa ông với Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông ta trở thành một yếu tố chủ yếu trong việc lật đổ ông Diệm. Tuy nhiên, thanh thế và ảnh hưởng của Harriman ở Washington lớn đến nổi trở thành quyết định trong các hành động cốt yếu mà chính phủ Mỹ đã thực hiện trong năm 1963 ».
Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu đã dứt khoát chống lại chủ trương này. Harriman đã phải dùng quyền lực một cường quốc để áp đặt giải pháp đó. Kết quả, giải pháp này đã thất bại thê thảm. Do ‘quá quê’ (mắc cở vì bị Cộng lừa), Harriman thù ông Diệm ngày càng thâm. Hắn đòi ông Diệm phải loại bỏ ông Nhu khỏi chính quyền. Khi biết không thể tách ông Nhu ra khỏi ông Diệm, ‘tên khốn’ quyết định loại cả hai.
b. Ngày 11.05.1961, Kennedy đã cử Phó Tổng thống Lyndon Johson đến Sài Gòn quan sát tình hình và yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm để cho quân Hoa Kỳ đến bảo vệ miền Nam.
Ông Diệm từ chối tiếp nhận quân tác chiến Mỹ vào VNCH :
- VNCH mất Chính nghĩa và Độc lập,
- nhị Vị Tổng thống Eisenhower và Diệm đã lo ngại, việc Mỹ can thiệp với lính Mỹ, sẽ khiến VNCH mất chính nghiã, tặng cho Việt cộng một vũ khí tuyên truyền vô giá là ‘lính da trắng Mỹ chỉ đến thay thế lính da trắng Pháp thôi’.
- Bắc Việt tuyên truyền Mỹ chiếm Miền Nam, xách động đồng bào Miền Bắc đứng lên giải phóng,
- Sự hiện diện quân viễn chinh gây những khủng hoảng kinh tế, xã hội (Thượng nghị sĩ Mỹ William Fulbright đã công khai phát biểu: ‘Mỹ đã biến Sài Gòn thành một ổ điếm’). Nhờ đó, Dollars lương lính Mỹ đã chạy vào túi việt cộng.
2. Phật tử tranh đấu.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ trương ‘Đồng tiến xã hội’. Để Công bình giữa các Đạo giáo, khi ngân sách quốc gia còn eo hẹp, Chính phủ không giúp tài chính cho Công Giáo vì Tôn giáo này có thể tìm sự trợ giúp quốc tế. Nhưng ông Diệm đã giúp Phật giáo.
Trong ‘Our Vietnam Nightmare’ bà Maguerite Higgins cho biết: « 1.275 ngôi chùa được xây cất, 1.295 ngôi chùa được trùng tu dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm ».
Theo cụ Mai Thọ Truyền, Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt, thì trước khi ông Ngô Đình Diệm cầm quyền, Nam Việt Nam chỉ có 2.203 ngôi chùa, đến năm 1963 số chùa tăng lên thành 4.766 ngôi. Nhiều ngôi chùa được TT Ngô Đình Diệm cho phép quỹ quốc gia trợ cấp tiền bạc để xây cất.
Trước khi ông Diệm cầm quyền, đạo Phật chưa mở trường học. Dưới thời TT Diệm, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề ra đời.
Phản tướng Đỗ Mậu cho biết năm 1970 Phật giáo có 160 trường trung tiểu học trong cả nước. Đa số trường này được xây cất trước ngày 01.11.1963. Đọc những thành quả trên, liệu người ta có dám kết luận TT Ngô Đình Diệm và chế độ của ông đã ‘kỳ thị Phật giáo’ không?
Dù vậy, nhiều Phật tử thù ghét ông Diệm Công Giáo và cho rằng ông là tay sai của Vatican để Ky Tô hóa Việt Nam. Họ phủ nhận việc ông Diệm (con Chúa) tặng gạo cho con Phật Tây Tạng.
Họ nại ra Dụ số 10, do Quốc trưởng Bảo Đại ký tại Vichy, Pháp, ngày 06.08.1950, bị các Phật tử cho là ‘vòng kềm hảm’ Phật giáo Việt Nam phải bi gọi TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM, chứ không là Giáo Hội như Thiên Chúa giáo và buộc tội Tổng thống Ngô Đình Diệm tiếp tục duy trì sự bất công đó?
Sau khi giải thể chế độ Ngô Đình Diệm vào ngày 1-1-1963, Trung Tướng Trần Văn Đôn đã hủy bỏ Đạo dụ sô 10. vì thế Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mới được hình thành MANG DANH XƯNG GIÁO HỘI VÀ0 THÁNG 1-1964. HAI CHỮ ‘GIÁO HỘI’ LÀ MỘT BẰNG CHỨNG CỤ THỂ NHẤT VÀ PHẢN ẢNH CHO TOÀN THẾ GIỚI HIỂU RẰNG CÁI GÔNG CÙM KỀM KẸP ĐẠO DỤ SỐ 10 ĐÃ ĐƯỢC THÁO GỠ BỞI HỘI ĐỒNG QUÂN NHÂN CÁCH MẠNG MỞ ĐẦU CHO NỀN ĐỆ II CỘNG HÒA. Thục Vũ 20.08.2019 Nguyên văn.
Vì vậy, khi Phật giáo Việt Nam được định hình và chính đáng được xướng danh GIÁO HỘI PHẬT GIÁO, có tổ chức, quy mô tầm vóc và chặt chẻ, thì chính mùa Phật Đản huy hoàng 2508-1964, Giáo hội nhận được Sắc Lệnh 158/SL/CT ngày 14/5/1964 của Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng Kiêm Thủ Tướng Chánh Phủ-Nguyễn Khánh. Trong đó, điều 5 nêu rõ: ‘Dụ số 10 ngày 6 tháng 8 năm 1950 cùng các luật lệ trái với sắc luật này,
không áp dụng đối với Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất’. DƯƠNG KINH THÀNH (Có tham khảo từ các tài liệu của Wikipedia Tiếng Việt –Bảo Quốc Kiếm-Trấn Gia Phụng và Hoang Nguyên Nhuận).
Năm 1951 vẫn không dùng được chữ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO đuờng hoàng mà phài ngậm ngùi gọi TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM !
ð Như vậy, Dụ số 10 quá mạnh phải cần đến 2 lần hủy bỏ hầu Phật giáo được mang danh GIÁO HỘI PHẬT GIÁO.
Chỉ Thiên Chúa Giáo mới là Giáo Hội. Chúa Giê Su đã chính thức thành lập Giáo Hội khi Ngài nói với Tông đồ Peter (Phê-rô): « Thầy bảo cho con biết, con là Peter, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy, và các cửa địa ngục sẽ không thắng nổi ».” (Mat. 16: 18).
Năm 1964, khi thành lập ‘Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất’, các lãnh đạo Phật Giáo đã lấy danh từ ‘Giáo Hội’ ở đâu ra? Không lẽ lấy trong Thánh Kinh Chúa Giê Su?
Để hoàn thành sứ vụ ‘Thanh toán ông Diệm’, bọn cầm quyền Washington đã lợi dụng‘ vụ Phật giáo’ và dùng ‘hung thần’ Henry C. Lodge (một ứng viên Phó Tổng thống thất cử năm 1960) vào ngôi vị Đại sứ Mỹ tại Sài gòn. Ngày 27.08.1963, khi trình ủy nhiệm thư lên Tổng thống Ngô đình Diệm, hắn đã lên tiếng thăm dò:
1.- Việt Nam nhường hải cảng Cam Ranh cho Hoa kỳ 99 năm;
2.- Việt Nam chấp thuận để Hoa kỳ đưa 200.000 quân vào lãnh thổ mình;
3.- Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ;
4.- Tổng thống Diệm phải đưa ông cố vấn Ngô đình Nhu ra nước ngoài.
Tổng thống Ngô đình Diệm đã lờ đi toàn bộ.
3. Các Phản Tướng Tá Đảo chính và giết người.
Ðược đào tạo bởi thực dân Pháp, nay được phục vụ bọn tài phiệt Mỹ. Nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa để đảo chánh, họ làm ô nhục Tập thể Quân nhân vì ‘quân nhân chỉ phục vụ Tổ quốc, chứ không làm chính trị đảng phái’. Hơn nửa, tiền của CIA (Central Intelligence Agency, Trung ương tình báo Hoa kỳ). Muốn biết họ là ai, xin đọc: ‘Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại’.
Ngày 01.11.1963, nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa, chúng đã sai thuộc cấp nổ súng giết các chiến hữu gồm Đại tá Hồ Tấn Quyền (Tư lịnh Hải quân), Lê Quang Tung (Tư lịnh Lực lượng Đặc biệt) và Thiếu tá Lê Quang Triệu (Lực lượng Đặc biệt)… Lối 13 giờ, CIA Lucien E. Conein mang vô bộ Tổng Tham mưu một bao tiền là ba triệu đồng… Cuộc tạo phản bắt đầu lúc 13 giờ 30…
Trái hẳn với chúng, nghĩa cử cao thượng của Tổng thống là : Ông Cao xuân Vỹ có tường thuật: « Khi đảo chính khởi diễn, Thiếu tá Nguyễn hữu Duệ (Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống phủ) xin phép Tổng thống đem thiết giáp lên bộ Tổng Tham mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng thống không cho. Lúc đó, tôi đang ở bên Tổng thống Diệm và ông Nhu tại dinh Gia Long. Tôi nghe điện thoại và trình lên Tổng thống. Ông la ‘Các anh muốn gì? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả?’. Tôi thưa ‘Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?’. Ông quát lên ‘Chết thì đã sao’».
a. Ðến chiều ngày 02.11.1963, Hồ Chí Minh, được tin Ngô Đình Diệm bị lật đổ và ám sát, mừng rỡ ‘Bác cháu sẽ thắng. Ông Diệm là người yêu nước theo kiểu của ông ấy. Tôi không thể nào tin người Mỹ lại ngu ngốc đến vậy’. Bộ Chính trị Đảng Lao động nói rõ hơn: ‘Hậu quả của cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 sẽ trái với những tính toán của đế quốc Mỹ... Diệm là một trong số những nhân vật mạnh nhất chống lại nhân dân và Chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những gì có thể làm nhằm cố gắng đè bẹp cách mạng đã được Diệm thực hiện. Diệm là một trong những tay sai có tài nhất của đế quốc Mỹ... Trong số những người chống cộng ở miền Nam Việt Nam hoặc đang lưu vong ở nước ngoài, không ai có đủ tài lực chính trị và khả năng làm người khác tuân phục. Lời đó đã xảy ra ngày 30.04.1975.
b. Nghe tin Tổng thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng giới Thạch thương tiếc nói rằng: « Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề về vụ ám sát xấu xa nầy, Trung hoa Dân quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp... Tôi khâm phục ông Diệm, Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tìm được một lãnh tụ cao quí như vậy ».
Đúng vậy. Đã 60 năm trôi qua. Nhưng chắc chắn không tệ như XHCN Việt Nam hiện nay. Không là một nước dân chủ mà là một nước đảng trị. Nếu là một đảng vì nước, vì dân có thể tạm chấp nhận. Nhưng, hàng ngày, đọc báo chỉ thấy các viên chức đảng viên các cấp tham nhũng… Chủ tịch nhà nước bị buộc từ chức. Tại sao?
Chúng đàn áp đồng bào như đã kể ở đoạn I trên. Chính những vị nầy, có thể không bằng ông Diệm, nhưng chắc chắn phải hơn các lãnh đạo đảng cử mà sẽ do dân bầu.
c. Cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á châu, đồng minh Mỹ giật mình. Tổng thống Hồi quốc (Pakistan), Ayub Khan, đã nói với Tổng thống Mỹ Richard Nixon: « Cuộc thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Mỹ ». XHCN Việt Nam chọn theo lối này?
ITÌNH CỰU THÙ, NỖI ĐAU MÁU CHO DÂN VIỆT
I./ MỸ BAN PHÁT ĐIỂM NHÂN QUYỀN.
Ngày 20.03.2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo nhân quyền năm 2022, ghi nhận hàng loạt các vi phạm khắp thế giới. Tại Việt Nam, Báo cáo cho rằng có ít nhất 6 vụ người tử vong trong khi bị giam giữ, nhưng nhà nước Việt Nam cho rằng các cái chết này là do ‘tự tử hoặc do các vấn đề sức khỏe’, đến việc ‘bắt bớ và giam giữ tùy tiện’ những người thực thi các quyền được quốc tế công nhận, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.
Giới hoạt động nhân quyền Việt Nam đồng ý với Báo cáo, cho rằng nhà nước họ ‘vi phạm nhân quyền ngày càng nghiêm trọng’. Luật sư Lê Quốc Quân ở Hà Nội viết: « Các tiếng nói đối lập vẫn bị bóp nghẹt và không gian xã hội dân sự đang bị co lại rất lớn so với giai đoạn 2010-2018 ». Ông ghi nhận một xu hướng đáng quan ngại gần đây: « Nhà nước đã mạnh tay hơn
nước như Campuchia hay Thái Lan nhằm không cho những người Việt bị đàn áp được tị nạn chính trị, hay thậm chí yêu cầu các nước này trả các người tị nạn về lại Việt Nam. Họ tuyên bố những cá nhân này là các di dân bất hợp pháp, rời nước vì vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, trong năm qua, Mỹ không ghi nhận trường hợp nào về việc chính quyền sách nhiễu các người lưu vong và gia đình họ ở Việt Nam.
Vụ ông Đường Văn Thái (41 tuổi) đã sang tị nạn chính trị tại Thái Lan từ năm 2018 vì đã có nhiều phát biểu trên mạng xã hội chỉ trích các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Công an Hà Tĩnh ngày 16.04.2023 thông báo trên trang web chính thức việc phát hiện một ‘đối tượng không có giấy tờ tùy thân, xâm nhập trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới thuộc xã Sơn Kim 1’. Theo thông báo, người bị phát hiện là Đường Văn Thái, sinh năm 1982, trùng danh tính của ông Đường.
Chiếu công pháp quốc tế thì rõ ràng vụ bắt cóc này tại Thái Lan là vi phạm chủ quyền, quyền toàn vẹn lãnh thổ của Thái Lan. Sự việc tương tự cũng đã xảy ra với Trịnh Xuân Thanh tại Đức ngày 23.07.2017.
« Việt Nam là quốc gia xuất phát các cuộc tấn công vào những cá nhân ở nước ngoài, và cũng là địa điểm mà các chính phủ khác nhắm đến ». Đây là kết luận của Freedom House, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Washington DC, về tình trạng đàn áp xuyên quốc gia của chính phủ Việt Nam trong báo cáo công bố hôm 06.04.2023. Báo cáo tên ‘The report—Still Not Safe: Transnational Repression in 2022’.
Ngoài ra, các cơ quan truyền thông nhà nước (An Ninh thế giới, Báo Nhân dân, báo Xây dựng Đảng…) tấn công liên tục những người bất đồng chính kiến đang ở ngoại quốc cũng được xem là đàn áp xuyên quốc gia.
Báo cáo về buôn người không rõ ràng. Báo cáo này dẫn lại báo cáo về nạn buôn người trên thế giới vào Báo cáo này về Việt Nam. Nhưng báo cáo nạn buôn người thế giới lại không nêu rõ vấn nạn ở Việt Nam. Năm qua, hiện tượng người Việt bị lừa sang Campuchia làm việc trong các công ty đánh bạc trực tuyến được báo chí đưa tin rất nhiều, nhưng Báo cáo không ghi nhận.
Tính đến ngày 16.09.2022, Báo cáo cho biết nhà nước đã bắt giữ ít nhất 173 người hoạt động chính trị hoặc nhân quyền, bao gồm 143 người bị kết án và 30 người đang bị giam giữ trước khi xét xử. Từ ngày 1/1 đến 16/9, nhà nước đã bắt 19 và kết án 26 người đang thực thi các nhân quyền được quốc tế công nhận, như quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.
Họ không cho phép các tổ chức nhân quyền được thành lập và hoạt động và khẳng định việc vận động cho nhân quyền và dân chủ là hành động chống lại Đảng và Nhà nước Cộng sản. Các nhà vận động cho nhân quyền bị bắt vào đầu năm 2022 được ghi nhận bao gồm bà Nguỵ Thị Khanh (ra tù hôm 12.05.2023), các ông Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi và Bạch Hùng Dương. Các vị này đều là lãnh đạo các Tổ chức phi chánh phủ (NGO) có đăng ký và họ bị kết án với cáo buộc trốn thuế. Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền quốc tế tin rằng cả bốn người này bị đàn áp do các hoạt động vận động về vấn đề môi trường.
Các chuyên gia nhân quyền Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện Liên Hiệp Quốc (LHQ) (United Nations Working Group on Arbitrary Detention - UNWGAD) vừa ra bản Ý kiến ngày 11.05.2023 nhận định rằng việc bỏ tù luật sư môi trường Đặng Đình Bách là một hành vi ‘vi phạm luật pháp quốc tế’ chiếu theo các điều khoản trong Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và kêu gọi nhà nước Việt Nam ‘trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện’ cho ông.
WGAD công bố bản ý kiến hôm 29.04.2023, liên quan đến trường hợp ông Đỗ Nam Trung, đang thụ án tù 10 năm với cáo buộc ‘Tuyên truyền chống nhà nước’, cho rằng việc chính quyền tống giam ông là ‘tùy tiện’ theo các tiêu chí I, II, III và V, đồng thời yêu cầu nhà nước Việt Nam ‘thực hiện các bước cần thiết để khắc phục tình trạng của ông Trung ngay lập tức và phù hợp với các quy định liên quan theo thông lệ quốc tế’.
Trả lời thư chất vấn của các chuyên gia nhân quyền WGAD về việc bắt giữ tùy tiện nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, nhà nước Việt Nam vừa cho biết: ‘Phạm Đoan Trang không phải là nhà báo, và đã bị xét xử vì các hoạt động bất hợp pháp nghiêm trọng và tái phạm nhiều lần, chứ không phải vì thực hiện quyền tự do báo chí của mình’. Họ còn cáo buộc bà Trang ‘có âm mưu lật đổ chính quyền’ thông qua việc ‘cấu kết với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài’.
Thư phản hồi còn nói rằng bà Trang xuất bản trái phép các ấn phẩm ‘có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn cách tập hợp lực lượng, đối phó với lực lượng bảo vệ pháp luật... để tiến hành bạo loạn lật đổ nhà nước’.
Văn thư đề ngày 06.04.2023 của đại diện nhà nước Việt Nam tại LHQ được Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ công bố hôm 16.04.2023.
Trại giam không cho phép các người bị tạm giam để điều tra trong các vụ án chính trị được gặp gia đình hay luật sư của họ. Chỉ cho khi có kết luận điều tra, các người này mới được gặp thân nhân và luật sư. Có trường hợp nhà nước cưỡng ép đưa những người bị giam giữ đi khám và điều trị bệnh tâm thần, như trường hợp bà Nguyễn Thúy Hạnh hay ông Lê Anh Hùng.
Đặc biệt, những người nào bị xác định có liên hệ với các tổ chức hải ngoại thường đã bị tòa kết án nặng. Báo cáo chỉ ra có ít nhất 19 cá nhân có liên hệ với Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời, một nhóm hải ngoại bị Bộ Công an liệt vào danh sách tổ chức khủng bố, đã bị kết án từ 5 đến 16 năm tù về tội ‘hoạt động chống chính quyền nhân dân’.
Các vụ tra tấn, bức cung, nhục hình vẫn còn xảy ra. Các nhà hoạt động cho biết công an đã hành hung, tra tấn các tù nhân chính trị để lấy lời khai hoặc buộc họ phải nhận tội. Các nhóm giám sát nhân quyền cũng đưa ra nhiều báo cáo về việc công an dùng vũ lực trong khi thi hành công vụ và các điều tra viên bị cáo buộc tra tấn những người bị giam giữ. Ông Lê Chí Thành bị kết án hai năm tù về tội ‘chống người thi hành công vụ’. Tại phiên tòa, ông cho biết đã bị tra tấn bằng cách treo ngược chân lên trời trong thời gian tạm giam trước khi xét xử. Nhưng, những cán bộ có liên quan ít khi bị điều tra về các cáo buộc tra tấn.
Điều kiện giam giữ ở các nhà tù cũng bị cho là khắc nghiệt. Dù chưa đến mức nguy hại đến tính mạng, nhưng điều kiện ăn ở, vệ sinh kém, thiếu nước uống… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tù nhân. Cán bộ quản trại Nhà tù Gia Trung đã khuyến khích bạo lực giữa các tù nhân. Bộ Công an và cơ quan chính phủ quản lý các nhà tù, đã không cho giám sát viên quốc tế được phép tiếp cận.
Về quyền tự do báo chí, trong năm qua, nhà nước thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với tất cả các hình thức truyền thông, bao gồm in ấn, phát sóng, trực tuyến… Luật qui định các cơ quan này phải trực thuộc cơ quan Nhà nước, và tổng biên tập phải là đảng viên Cộng sản. Đối với các nhà báo và blogger độc lập, họ phải đối mặt với sự sách nhiễu của Nhà nước. Nhà nước cũng chặn các trang web mà họ cho là không phù hợp về chính trị hoặc văn hóa, bao gồm RFA, VOA, BBC Tiếng Việt…
Nhà nước tiếp tục kiểm soát quyền Tự do ngôn luận bằng cách hạn chế các phát biểu chỉ trích các nhà lãnh đạo hoặc chính sách Nhà nước. Thậm chí, các tổ chức hay các nhóm ủng hộ nhà nước đã đến tận nhà của các nhà hoạt động và đe dọa họ.
Một số trường hợp bị bắt vì sử dụng mạng xã hội chỉ trích lãnh đạo hay các chính sách mà bị bắt điển hình như blogger Nguyễn Thái Hưng và vợ là Vũ Thị Kim Hoàng bị bắt ngày 05.01.2022 hay ông Bùi Tuấn Lâm ở Đà Nẵng bị bắt với cáo buộc tội ‘phát tán thông tin chống nhà nước’.
Phóng viên Không biên giới (Reporters Sans Frontières, RSF) xếp hạng tự do báo chí ở Việt Nam 178/180 năm 2023, trên Trung Quốc và Triều Tiên. Mức thấp nhất kể từ khi RSF công bố bảng xếp hạng hàng năm từ năm 2002. Theo số liệu thống kê RSF, trong năm 2022, tại Việt Nam, có 35 nhà báo bị giam giữ.
Văn Bút Hoa Kỳ (PEN America) xếp Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia đáng quan ngại nhất trên thế giới về việc đàn áp các tác giả, nhà báo, với 16 người đang bị chính quyền giam cầm và 27 người đang đối mặt với nguy hiểm.
Lực lượng 47 c ó nhiệm vụ chống lại sự chỉ trích nhà nước trên các nền tảng mạng xã hội, chủ yếu là Facebook và YouTube, và có bằng chứng cho thấy Lực lượng 47 ‘đã mở rộng đáng kể trong những năm qua’ với sự ra đời của lữ đoàn dân sự E47.
Văn Bút Hoa Kỳ khuyến nghị Việt Nam hủy bỏ Điều 117 Luật Hình sự, dùng để hình sự hóa các cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’, và kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ tái đệ trình và thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam, và yêu cầu nhà nước Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc nhân quyền và tự do ngôn luận như một yếu tố nền tảng của mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Vài giờ trước khi ông Blinken tới Hà Nội, Hoa Kỳ đã lên án việc Việt Nam bỏ tù blogger Nguyễn Lân Thắng và nói rằng quan hệ chỉ có thể phát huy hết tiềm năng nếu Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền. Một tòa án Hà Nội ngày 13.04.2023 kết án ông Thắng, blogger Đài Á Châu Tự Do (RFA) 6 năm tù vì bị cáo buộc có các hoạt động chống nhà nước, một vụ án làm dấy lên quan ngại quốc tế về cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến.
Ông Thắng là người thứ sáu của Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ bị bắt giam tại Việt Nam hiện nay, trong đó có bốn cộng tác viên của RFA và hai cộng tác viên của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) gồm: Lê Anh Hùng và Phạm Chí Dũng.
Phản ứng Báo cáo này, Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm 23.03.2023 cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ lại một lần nữa đưa ra nhận định ‘sai lệch’ về tình hình nhân quyền của Việt Nam, nói nó có một số nhận định ‘thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác’.
Báo cáo ‘thể hiện tầm quan trọng về nhân quyền đối với chính sách ngoại giao Hoa Kỳ và đối với tầm của họ về một thế giới cởi mở, tự do, thịnh vượng và an toàn….’
Trong năm 2022, ‘ở các quốc gia trên mọi khu vực, chúng tôi tiếp tục chứng kiến sự tụt lùi về các điều kiện nhân quyền – việc thu hẹp không gian dân sự, không tôn trọng phẩm giá cơ bản của con người’. Ngoại trưởng Antony Blinken nói.
Như vậy, các Báo cáo hàng năm này có giá trị, có kết quả gì không? Trung cộng còn ra Báo cáo Nhân quyền chống Mỹ?
II. QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC.
Sau khi lên ngôi, Tổng thống Joe Biden sai Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tháng 7 và Phó Tổng thống Harris tháng 8/2021 đến Việt Nam cho thấy Washington muốn tăng cường mối quan hệ với Hà Nội như thế nào nhằm phát triển sự hiện diện và sức mạnh trong khu vực. Nhưng các lãnh đạo Việt Nam khi đó không tỏ ra hồ hởi với lời đề nghị nâng cấp quan hệ của Phó Tổng thống Harris.
Trong năm 2022, chuyến thăm được dự kiến của ông Blinken đến Việt Nam, được xem là nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Biden đến Hà Nội, đã bị hủy bỏ.
Ngày 29.03.2023, Tổng thống Joe Biden điện đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thảo luận về tầm quan trọng việc ‘củng cố và mở rộng quan hệ song phương’,… và cả việc tôn trọng nhân quyền, theo thông báo của Bạch Ốc. Tuy nhiên, họ không cho biết liệu họ có tiến đến nâng cấp từ ‘Quan hệ Đối tác Toàn diện’ lên ‘Quan hệ Đối tác Chiến lược’ trong năm nay hay không. Ông Biden khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng; ủng hộ một Việt Nam ‘độc lập, tự cường và thịnh vượng’.
Ngày 14 đến 16.04.2023, ông Blinken đã hội kiến với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Ông đã nhấn mạnh các yếu tố làm cơ sở để phát triển quan hệ song phương là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, vì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và thế giới. Ông Blinken tái khẳng định ‘Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với Việt Nam, mong muốn đưa quan hệ lên tầm cao mới’. Ông đã chuyển lời của Tổng thống Joe Biden mời ông Trọng đến thăm Mỹ một lần nữa. Ông Trọng đã nhận lời và đề nghị hai bên sắp xếp thời gian thích hợp. Ông cũng nhờ ông Blinken mời Tổng thống Joe Biden thăm Việt Nam.
Trước đó, ông Blinken đã gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn của nước chủ nhà.
Trước khi tiếp ông Blinken, ông Chính nói với báo giới rằng cả hai bên đang ‘hướng tới tăng cường hơn nữa, nâng cao hơn nữa quan hệ song phương lên tầm cao mới’. Ông Blinken lưu ý Mỹ - Việt tiến tới kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện vào tháng 7 và nói: ‘Bây giờ chúng tôi hy vọng có thể đưa quan hệ này lên tầm cao hơn nữa’.
Việt Nam đang đối mặt thách thức tế nhị là làm sao cởi mở với Mỹ mà không khiến Trung cộng tức giận. Tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) của Tàu hôm 09.04.2023 trích lời một chuyên gia nói « Mỹ đang tìm cách nâng cấp mối quan hệ Việt-Mỹ lên tầm đối tác chiến lược nhưng Việt Nam dường như còn có những mối lo ngại ».
Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn tại Việt Nam và phái đoàn kinh doanh lớn nhất từ trước đến nay của Hoa Kỳ đã đến thăm Việt Nam trong tuần này. Mỹ là thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam và hiện được xếp hạng là đối tác ngoại giao hàng thứ ba
của Hà Nội. Đối tác chiến lược, ngoại giao hàng đầu của Việt Nam gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Động thổ khởi công xây Đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội.
Ngày 15.04.2023, khi chủ tọa sự kiện này, ông Blinken nói: « Đây là niềm vui đặc biệt, ngày tôi chờ đợi lâu rồi » từ khi còn là thứ trưởng ngoại giao thời Tổng thống Obama. Ông cho biết dự án đã được chuẩn bị nhiều năm và là ‘kết quả đỉnh cao’ có được từ sự gắn kết của rất nhiều nhà ngoại giao Mỹ và Việt.
Công trình được ước tính trị giá 1,2 tỷ USD, tọa lạc tại quận Cầu Giấy, với hợp đồng thuê đất 99 năm được công bố trong chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris tháng 8/2021.
“Chuyến đi của ông Blinken có một biểu tượng rất quan trọng, đó là ông ấy đã động thổ (để) khởi công xây dựng đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội, một trong những đại sứ quán có tầm cỡ rất lớn trên thế giới giai đoạn hiện tại. Luật sư Vũ Đức Khanh, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam và quan hệ quốc tế, nói với VOA.
LS Khanh, đang giảng dạy về luật dân sự ở Đại học Ottawa, Canada, cho rằng « cam kết của Hoa Kỳ ở Hà Nội thông qua khu phức hợp mới là về hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng cũng như kinh tế cho thấy rằng người Mỹ sẽ không phải một sáng một chiều mà rời khỏi Việt Nam. Họ đang chuẩn bị cho 50 năm và hơn thế nữa tại Việt Nam ». « Đó là thông điệp chuyển thẳng tới Bắc Kinh rằng người Mỹ đã và đang tiếp tục đầu tư và có mặt ở tại đây ».
Tưởng nên nhớ lại: « Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đầu tiên được thành lập tháng 6/1952 tại số 39, đại lộ Hàm Nghi, và dọn đến tòa nhà số 4, đại lộ Thống Nhất năm 1967, rồi đóng cửa, cuốn cờ, tháo chạy ngày 30.04.1975. Năm 1995, Hoa Kỳ và Cộng hòa XHCN Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, khu đất này được Hoa Kỳ làm Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh.
Mối Tình Tay Ba. Sau khi Ngoại trưởng Mỹ rời Hà Nội chưa đủ hai tuần, ngày 26.04.2023, bà Trương Thị Mai, Thường trực Ban bí thư, đã dẫn đầu một phái đoàn Đảng đến Bắc Kinh gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Bà Mai đã cam kết với ông Tập rằng Việt Nam ‘ưu tiên hàng đầu quan hệ với Trung Quốc’ theo phương châm ’16 chữ vàng’ và ‘4 tốt’, còn nhà lãnh đạo Tàu nói với bà Mai rằng ông ‘hết sức coi trọng quan hệ giữa hai Đảng, hai nước’, theo Thông tấn xã Việt Nam.
Hai lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Việt và Tàu đã gặp nhau nhiều lần ở Bắc Kinh và Hà Nội. Tháng 10/2022, ông Trọng đã là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Bắc Kinh gặp ông Tập Cận Bình sau khi ông Tập đắc cử tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba. Bắc Kinh quan trọng hơn Washington? Còn Moscou thì sao?
Ông Trọng đã đi Bắc Kinh ngay sau Đại hội thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc và cùng đi với một phái đoàn nhiều ủy viên Bộ Chính trị. Trong khi đó, phải mất nhiều tháng trời hai bên mới sắp xếp được một cuộc điện đàm giữa ông Trọng và ông Biden.
Tàu Cộng ý thức rõ các lãnh đạo Đảng Việt Nam có mối quan hệ đồng chí anh em với họ và lập trường của họ về thế giới gần gũi với Bắc Kinh hơn là Washington. Trước sự lôi kéo của Mỹ, Tàu ‘có thể tự tin rằng Hà Nội sẽ kiên quyết từ chối có những hành động mà Bắc Kinh xem là thù địch với họ’. Washington quá bị chi phối bởi ý nghĩ Việt Nam có thể tham gia liên minh chống Trung Quốc. Ý nghĩ đó không có nghĩa gì cả.
Ngày 15.04.2023, Ngoại trưởng Blinken và Đại sứ Marc Knapper đến thăm Nhà nguyện Tu viện Sainte Marie, số 37 Hai Bà Trưng Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vì Bệnh viện Xanh Pôn đã lấy hết cơ sở ở 72, phố Nguyễn Thái Học rồi, nên tu viện chuyển về Dòng Mến Thánh giá ở 31 Nhà Chung, Hà Nội.
Tu viện Saint Paul de Chartres Hà Nội được xây dựng năm 1883 và dòng có đầy đủ giấy tờ. Năm 2016 đã tiến hành nhiều hoạt động khiếu nại, thắp nến cầu nguyện, hiệp thương đòi giải quyết tranh chấp, chấm dứt các vi phạm tài sản Dòng và đã có kiến nghị tới các cấp, sở, ban ngành của chính quyền tại Hà Nội.
Ngày 26.08.2016, các nữ tu Thánh Paul de Chartres và những giáo dân ủng hộ đã yêu cầu các quan chức Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trả lời về khiếu nại của họ về việc ai kiểm soát các khu đất lịch sử của tu viện của họ ở thủ đô Việt Nam.
Ngày 28.08.2016, hơn 10 nữ tu, giáo dân đã có đơn gửi tới Ủy ban Nhân dân quận sở tại, Thành phố Hà Nội và cơ quan công an TP Hà Nội. Họ cũng đã gửi kiến nghị tới các lãnh đạo nhà nước là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các cơ quan khác.
Ngày 25.09.2016, khoảng 50 nữ tu và giáo dân Công Giáo đã tuần hành ôn hòa dưới ánh nến lúc sáng sớm tới địa điểm tranh chấp gần tu viện của họ, cầu nguyện và hát thánh ca.
Sau đó, đoàn tuần hành đến Ủy ban Nhân dân Quận, yêu cầu các quan chức quận sở tại đưa cho họ một biên bản cuộc gặp trước đó giữa hai bên. Trong cuộc họp, 30 nữ tu, trong đó có những người già ngồi xe lăn, và giáo dân đã yêu cầu chính quyền Quận đình chỉ việc xây dựng trên đất của họ.
Ông Blinken đã gặp Sœur Bề trên Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Hà Nội Saint-Jean de Marie Trần Thị Anh. Một hành động biểu trưng gửi thông điệp mạnh ủng hộ Tự do tôn giáo?
Ngày 22.03.2023, lúc 18 giở 15, một nhóm công an và lãnh đạo xã Đắk Nông, Kontum, xông vào địa điểm đang hiệp dâng Thánh Lễ của Ki tô hữu, giựt sách lễ, rút điện và lớn tiếng yêu cầu Linh mục Phanxicô Xavier Lê Tiên đang cử hành Thánh Lễ ‘về làm việc’ với lý do ‘chưa có giấy phép’.
« Mời ông này về xã làm việc », một người mặc thường phục lớn tiếng chỉ đạo các công an, dân phòng. « Tôi, Thạch, Phó chủ tịch xã nè, chịu trách nhiệm buổi làm việc hôm nay nè. Tôi tôn trọng mời ông xuống xã làm việc nè ».
« Ông này ở đâu ra? Tôi hỏi ông này ở đâu? Giấy phép đâu? » ông Thạch tiếp tục quát Cha Tiên và giáo dân. Cha nhỏ nhẹ yêu cầu « các anh muốn làm gì thì đợi sau Thánh Lễ, các anh cứ lập biên bản đi rồi chúng tôi ký », nhưng một phụ nữ đã sỗ sàng xông lên bàn thờ, đóng sập cuốn sách lễ Linh mục đang đọc và đem đi, trong khi một người đàn ông khác trong nhóm cán bộ đi ra phía cột cắm điện rút các dây điện ra.
« Đây không phải là lần đầu tiên. Đã có nhiều sự kiện tương tự xảy ra… sau ngày 30.04.1975 ».
Câu chuyện ‘giấy phép’ và những ‘túp-lều-thờ-tạm’
Uỷ hội Tôn giáo Hoa kỳ đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích Việt Nam về yêu cầu ‘giấy phép’ với những qui định phức tạp, khắt khe, khó khăn kéo dài đối với việc thực thi tôn giáo của người dân. ‘Đấy chính là cản trở quyền tự do tôn giáo’,
Trong Thư Mục vụ gửi tín hữu ngày 22.03.2015, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum giải thích về những ‘túp-lều-thờ-tạm’ trong Giáo phận mà chính quyền liên tục tìm cách tháo dỡ.
« Ở Việt Nam, mỗi làng đều có đình, có miếu; ở vùng cao, buôn làng nào cũng có nhà rông; còn làng có đạo thì có nơi thờ phượng. Tại Đắktô trước năm 1975, các buôn làng có đạo đều
có nhà thờ, nhà nguyện. Những nơi thờ tự này, chiến tranh đã tàn phá hết trừ ở Thị xã Kontum », Đức cha cho biết trong hơn 30 năm sau 1975, giáo dân ở khu vực này đã phải đi bộ có khi hàng chục cây số để đến nơi có nhà thờ để cử hành các nghi thức tôn giáo. Chính quyền chỉ bắt đầu ‘cởi mở’, cho phép một số ít linh mục tới đây để dâng lễ.
« Trước nhu cầu tôn giáo quá lớn, xin phép nhiều lần không được đáp ứng, giáo dân chẳng còn cách nào hơn là ‘làm chui’.
Đức cha Oanh đề nghị giải quyết các vướng mắc trên một cách ‘hài hoà, có tình có lý’. « Trước hết, Luật pháp là phải công bằng » và « Quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo, phải được tôn trọng. Mọi người phải chấp hành, nhất là các cán bộ chính quyền phải làm gương! ».
Đức cha đề nghị nhà nước « chấm dứt chế độ xin-cho và tham nhũng », nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo dân phải ‘làm chui’ và sự tồn tại của các ‘túp-lều-thờ-tạm’ trong Giáo phận.
Giáo phận Kontum cũng là nơi đã xảy ra vụ sát hại Linh mục Trần Ngọc Thanh vào đầu năm 2022 gây chấn động dư luận.
Hy vọng chỉ thuốc này mới giảm đàn áp Tự do tôn giáo.
Ủy ban Tự do Tôn giáo (TDTG) Quốc tế (United States Commission on International Religious Freedom, USCIRF) thuộc chính phủ Mỹ độc lập lưỡng đảng, thành lập do Luật TDTG Quốc tế (IRFA) giám sát quyền phổ quát về TDTG và tín ngưỡng ở ngoại quốc và đưa ra các đề nghị về chính sách cho Tổng thống, Ngoại trưởng và Quốc hội. USCIRF là một tổ chức độc lập và khác với Bộ Ngoại giao. Phúc trình Thường niên phản ánh kết quả công việc một năm của những nhân viên Ủy ban và đội ngũ chuyên nghiệp trong việc ghi nhận các vi phạm trên thực tế và đưa ra các kiến nghị cho chính phủ Mỹ.
Các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (Countries of Particular Concern, CPC) là một chỉ định bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (được phân trách nhiệm bởi Tổng thống) về những quốc gia có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về TDTG theo Luật TDTG Quốc tế năm 1998 và sửa đổi năm 1999 (Public Law 106-55). Thuật ngữ ‘đặc biệt vi phạm nghiêm trọng về TDTG’ có nghĩa là có hệ thống, liên tục, vi phạm trắng trợn quyền TDTG.
Ngày 15.09.2004, trong Báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo trên thế giới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lần đầu tiên đã xếp Việt Nam vào CPC.
Theo Luật Mỹ, các nước có các hành động vi phạm TDTG một cách nghiêm trọng thì Bộ Ngoại giao xếp vào danh sách này, thường trực là Trung Quốc, Miến Điện, Iran, Bắc Hàn và Sudan. Chưa có nước nào trong danh sách CPC bị nhận trừng phạt cụ thể từ Mỹ.
Vì sao Việt Nam?
1. Ðại sứ đặc trách TDTG tại Bộ ngoại giao Mỹ, ông John Hanford, từng đi thăm vùng cao nguyên Việt Nam hai lần, nói: « Việt Nam là một quốc gia kiểm soát việc hành đạo rất chặt chẽ và có nhiều người đã bị bỏ tù vì dính líu đến tôn giáo, trong đó có đạo Phật, đạo Tin Lành, Công Giáo, Cao Ðài, Hòa Hảo. Chính phủ Việt Nam đã tiến hành việc cưỡng bức bắt bỏ đạo tại hai khu vực là Cao nguyên Trung phần và vùng Tây Bắc. Hàng ngàn tín đồ tại đây đã bị tập trung lại và cưỡng bức từ bỏ tín điều của họ. Cũng ở vùng này, có hàng trăm nhà thờ và nơi hành lễ bị đóng cửa và chỉ có một số ít được mở cửa trở lại ».
Ông tiếp: « Ðáng tiếc là sau khi chính phủ Hoa Kỳ có tiếp xúc và trao đổi nhiều lần với chính quyền Việt Nam, thì Hoa Kỳ nhận thấy cần thiết phải liệt Việt Nam vào danh sách CPC ».
2. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2000 giữa hai ông Al Gore, Dân chủ, và George Bush, Cộng hòa, đã phải đếm đi đếm lại số phiếu bầu trước khi có kết quả chính thức. Để tránh sự xấu xa đó, ngày 15.09.2004, Ngoại trưởng Colin Powell chỉ định Việt Nam vào danh sách CPC. Bush làm như vậy hầu câu phiếu cử tri Mỹ gốc Việt. Kết quả, trong cuộc bầu ngày 02.11.2004, Bush thắng rõ Kerry. Vô cùng tiếc, sau khi đắc cử nhiệm kỳ 2, Bush (con), năm 2006, đã cùng bà Condoleezza Rice, Ngoại trưởng, bỏ tên Việt Nam khỏi danh sách này để làm quà biếu làm cho Việt cộng vô cùng thỏa thích, trước khi cả hai đi Hà Nội dự Hội nghị APEC tháng 11/2006.
Do đó, khi họp báo với Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, ông Bush nói: « ông và vợ ‘bị ấn tượng vì sự thân thiện của người dân Việt Nam. Trong lúc đi qua thành phố tươi đẹp này, chúng tôi vui mừng khi thấy hàng ngàn công dân với nụ cười trên môi ».
Ông Bush khen làm nở mặt ông Triết. Tổng thống Mỹ có biết đâu, trong khi đó phụ huynh các học sinh phải chạy tiền để đóng bao nhiêu thứ phí. Đầu thập niên 1950, thời Pháp thuộc, cha tôi không phải trả một loại phí nào để tôi đi học. Thầy Cô chúng tôi được xã hội kính trọng vì không cần ‘dạy thêm’.
Noi gương Bush, các Tổng thống Mỹ sau không ai dám đặt Việt Nam vào CPC, dù USCIRF luôn đề nghị.
USCIRF cho rằng vi phạm TDTG ở Việt Nam ‘vẫn có hệ thống, luôn tiếp diễn và nghiêm trọng’ và kêu gọi Ngoại trưởng tiếp tục giải quyết các lo ngại này. Ngày 02.02.2022, Mỹ đưa Việt Nam vào Danh sách ‘Theo dõi Đặc biệt’ (Special Watchlist SWL).
Việc thiết lập danh sách SWL dựa theo Đạo luật TDTG Quốc tế, được Quốc Hội Mỹ thông qua và Tổng Thống ký ban hành ngày 16.12.2016, bổ sung cho Luật TDTG Quốc tế 1998.
USCIRF được thành lập để cố vấn Hành và Lập pháp, đành rằng những góp ý của Ủy ban không buộc phải lắng nghe hết, nhưng rất hiếm được đáp ứng thì sự chi tiêu bằng tiền thuế của người dân thật là điều oan phí.
Cựu đại sứ Ted Osius cho ra đời ‘Không gì là không thể’ để ca ngợi cái gọi là ‘quan hệ Mỹ - Việt trong 25 năm’. Sau khi thua trận đem dollards đến viện trợ cho Đảng chiến thắng, chớ có đến người dân đâu. Trái lại, họ bị đàn áp như kể ở Đoạn I…
Hy vọng với ‘quan hệ Mỹ-Việt’ mà Osius ca ngợi, chờ xem Tổng thống Biden sẽ tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như:
Tổng thống Ngô Đình Diệm đã được đồng nhiệm Mỹ mời viếng Hoa Kỳ với tất cả nghi lễ long trọng nhất. Tổng thống Eisenhower tiếp đón Nguyên thủ VNCH ngay tại cầu thang phi cơ. Ngày 09.05.1957, một danh dự mà không nhiều Lãnh đạo các quốc gia được nhận. Mời xem : https://www.youtube.com/watch?v=vKqHv23Cq3k
Cuộc tiếp đón giữa hai Tổng thống dân cử tuyệt đẹp hơn giữa một Tổng thống và một Tổng Bí thư đảng cộng sản. Đồng bào đã đảo trước Bạch Ốc.
III. LỢI DỤNG TÔN GIÁO.
Lịch sử oai hùng cường quốc Mỹ đã được viết bởi Tổng thống Dwight D. Eisenhower, danh tướng thắng Thế chiến 2 đã làm Nga, Tàu trọng nể. Ngài đã tặng Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau: He is a miracle man (Ông là người thần kỳ) vì từ một quốc gia bị sáu vấn nạn:
1. Bị chiến tranh tàn phá từ 1945 đến 1954,
2. Vấn nạn chia rẽ ly tán thập nhị xứ quân,
3. Vấn đề giáo dục cộng đồng quá thấp,
4. Tệ nạn xã hội đen tràn lan đến độ lấn lướt cả chính quyền,
5. Thực dân Pháp và tay sai người Việt vẫn nắm quyền lực chính về kinh tế và quân sự,
6. Nguy hiểm nhất là phải đối đầu với khối cộng sản quốc tế, Ông Diệm đã làm cho Miền Nam trở thành Việt Nam Cộng Hòa.
Cách nay 60 năm, ba tập thể những Người có lương tri đã thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm :
1. Thực dân Mỹ.
a. Trong ‘From Trust to Tragedy’ (Từ Tín Nhiệm đến Thảm Kịch), cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Frederick Nolting, đã cho thấy: « Averell Harriman, đặc sứ Tổng thống Kennedy trong cuộc thương thuyết về Lào từ 1961 đến 1962,… Dù công việc lâu dài và đặc biệt của ông cho Mỹ trên những lãnh vực khác.
Harriman đã phán đoán và lãnh đạo chính sách về Đông Nam Á, theo ý kiến tôi, là tai hại. Âm mưu ‘trung lập hóa’ Lào của ông ta là một sự thất bại thê thảm, và sự thù nghịch ngày càng gia tăng giữa ông với Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông ta trở thành một yếu tố chủ yếu trong việc lật đổ ông Diệm. Tuy nhiên, thanh thế và ảnh hưởng của Harriman ở Washington lớn đến nổi trở thành quyết định trong các hành động cốt yếu mà chính phủ Mỹ đã thực hiện trong năm 1963 ».
Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu đã dứt khoát chống lại chủ trương này. Harriman đã phải dùng quyền lực một cường quốc để áp đặt giải pháp đó. Kết quả, giải pháp này đã thất bại thê thảm. Do ‘quá quê’ (mắc cở vì bị Cộng lừa), Harriman thù ông Diệm ngày càng thâm. Hắn đòi ông Diệm phải loại bỏ ông Nhu khỏi chính quyền. Khi biết không thể tách ông Nhu ra khỏi ông Diệm, ‘tên khốn’ quyết định loại cả hai.
b. Ngày 11.05.1961, Kennedy đã cử Phó Tổng thống Lyndon Johson đến Sài Gòn quan sát tình hình và yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm để cho quân Hoa Kỳ đến bảo vệ miền Nam.
Ông Diệm từ chối tiếp nhận quân tác chiến Mỹ vào VNCH :
- VNCH mất Chính nghĩa và Độc lập,
- nhị Vị Tổng thống Eisenhower và Diệm đã lo ngại, việc Mỹ can thiệp với lính Mỹ, sẽ khiến VNCH mất chính nghiã, tặng cho Việt cộng một vũ khí tuyên truyền vô giá là ‘lính da trắng Mỹ chỉ đến thay thế lính da trắng Pháp thôi’.
- Bắc Việt tuyên truyền Mỹ chiếm Miền Nam, xách động đồng bào Miền Bắc đứng lên giải phóng,
- Sự hiện diện quân viễn chinh gây những khủng hoảng kinh tế, xã hội (Thượng nghị sĩ Mỹ William Fulbright đã công khai phát biểu: ‘Mỹ đã biến Sài Gòn thành một ổ điếm’). Nhờ đó, Dollars lương lính Mỹ đã chạy vào túi việt cộng.
2. Phật tử tranh đấu.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ trương ‘Đồng tiến xã hội’. Để Công bình giữa các Đạo giáo, khi ngân sách quốc gia còn eo hẹp, Chính phủ không giúp tài chính cho Công Giáo vì Tôn giáo này có thể tìm sự trợ giúp quốc tế. Nhưng ông Diệm đã giúp Phật giáo.
Trong ‘Our Vietnam Nightmare’ bà Maguerite Higgins cho biết: « 1.275 ngôi chùa được xây cất, 1.295 ngôi chùa được trùng tu dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm ».
Theo cụ Mai Thọ Truyền, Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt, thì trước khi ông Ngô Đình Diệm cầm quyền, Nam Việt Nam chỉ có 2.203 ngôi chùa, đến năm 1963 số chùa tăng lên thành 4.766 ngôi. Nhiều ngôi chùa được TT Ngô Đình Diệm cho phép quỹ quốc gia trợ cấp tiền bạc để xây cất.
Trước khi ông Diệm cầm quyền, đạo Phật chưa mở trường học. Dưới thời TT Diệm, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề ra đời.
Phản tướng Đỗ Mậu cho biết năm 1970 Phật giáo có 160 trường trung tiểu học trong cả nước. Đa số trường này được xây cất trước ngày 01.11.1963. Đọc những thành quả trên, liệu người ta có dám kết luận TT Ngô Đình Diệm và chế độ của ông đã ‘kỳ thị Phật giáo’ không?
Dù vậy, nhiều Phật tử thù ghét ông Diệm Công Giáo và cho rằng ông là tay sai của Vatican để Ky Tô hóa Việt Nam. Họ phủ nhận việc ông Diệm (con Chúa) tặng gạo cho con Phật Tây Tạng.
Họ nại ra Dụ số 10, do Quốc trưởng Bảo Đại ký tại Vichy, Pháp, ngày 06.08.1950, bị các Phật tử cho là ‘vòng kềm hảm’ Phật giáo Việt Nam phải bi gọi TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM, chứ không là Giáo Hội như Thiên Chúa giáo và buộc tội Tổng thống Ngô Đình Diệm tiếp tục duy trì sự bất công đó?
Sau khi giải thể chế độ Ngô Đình Diệm vào ngày 1-1-1963, Trung Tướng Trần Văn Đôn đã hủy bỏ Đạo dụ sô 10. vì thế Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mới được hình thành MANG DANH XƯNG GIÁO HỘI VÀ0 THÁNG 1-1964. HAI CHỮ ‘GIÁO HỘI’ LÀ MỘT BẰNG CHỨNG CỤ THỂ NHẤT VÀ PHẢN ẢNH CHO TOÀN THẾ GIỚI HIỂU RẰNG CÁI GÔNG CÙM KỀM KẸP ĐẠO DỤ SỐ 10 ĐÃ ĐƯỢC THÁO GỠ BỞI HỘI ĐỒNG QUÂN NHÂN CÁCH MẠNG MỞ ĐẦU CHO NỀN ĐỆ II CỘNG HÒA. Thục Vũ 20.08.2019 Nguyên văn.
Vì vậy, khi Phật giáo Việt Nam được định hình và chính đáng được xướng danh GIÁO HỘI PHẬT GIÁO, có tổ chức, quy mô tầm vóc và chặt chẻ, thì chính mùa Phật Đản huy hoàng 2508-1964, Giáo hội nhận được Sắc Lệnh 158/SL/CT ngày 14/5/1964 của Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng Kiêm Thủ Tướng Chánh Phủ-Nguyễn Khánh. Trong đó, điều 5 nêu rõ: ‘Dụ số 10 ngày 6 tháng 8 năm 1950 cùng các luật lệ trái với sắc luật này,
không áp dụng đối với Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất’. DƯƠNG KINH THÀNH (Có tham khảo từ các tài liệu của Wikipedia Tiếng Việt –Bảo Quốc Kiếm-Trấn Gia Phụng và Hoang Nguyên Nhuận).
Năm 1951 vẫn không dùng được chữ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO đuờng hoàng mà phài ngậm ngùi gọi TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM !
ð Như vậy, Dụ số 10 quá mạnh phải cần đến 2 lần hủy bỏ hầu Phật giáo được mang danh GIÁO HỘI PHẬT GIÁO.
Chỉ Thiên Chúa Giáo mới là Giáo Hội. Chúa Giê Su đã chính thức thành lập Giáo Hội khi Ngài nói với Tông đồ Peter (Phê-rô): « Thầy bảo cho con biết, con là Peter, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy, và các cửa địa ngục sẽ không thắng nổi ».” (Mat. 16: 18).
Năm 1964, khi thành lập ‘Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất’, các lãnh đạo Phật Giáo đã lấy danh từ ‘Giáo Hội’ ở đâu ra? Không lẽ lấy trong Thánh Kinh Chúa Giê Su?
Để hoàn thành sứ vụ ‘Thanh toán ông Diệm’, bọn cầm quyền Washington đã lợi dụng‘ vụ Phật giáo’ và dùng ‘hung thần’ Henry C. Lodge (một ứng viên Phó Tổng thống thất cử năm 1960) vào ngôi vị Đại sứ Mỹ tại Sài gòn. Ngày 27.08.1963, khi trình ủy nhiệm thư lên Tổng thống Ngô đình Diệm, hắn đã lên tiếng thăm dò:
1.- Việt Nam nhường hải cảng Cam Ranh cho Hoa kỳ 99 năm;
2.- Việt Nam chấp thuận để Hoa kỳ đưa 200.000 quân vào lãnh thổ mình;
3.- Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ;
4.- Tổng thống Diệm phải đưa ông cố vấn Ngô đình Nhu ra nước ngoài.
Tổng thống Ngô đình Diệm đã lờ đi toàn bộ.
3. Các Phản Tướng Tá Đảo chính và giết người.
Ðược đào tạo bởi thực dân Pháp, nay được phục vụ bọn tài phiệt Mỹ. Nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa để đảo chánh, họ làm ô nhục Tập thể Quân nhân vì ‘quân nhân chỉ phục vụ Tổ quốc, chứ không làm chính trị đảng phái’. Hơn nửa, tiền của CIA (Central Intelligence Agency, Trung ương tình báo Hoa kỳ). Muốn biết họ là ai, xin đọc: ‘Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại’.
Ngày 01.11.1963, nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa, chúng đã sai thuộc cấp nổ súng giết các chiến hữu gồm Đại tá Hồ Tấn Quyền (Tư lịnh Hải quân), Lê Quang Tung (Tư lịnh Lực lượng Đặc biệt) và Thiếu tá Lê Quang Triệu (Lực lượng Đặc biệt)… Lối 13 giờ, CIA Lucien E. Conein mang vô bộ Tổng Tham mưu một bao tiền là ba triệu đồng… Cuộc tạo phản bắt đầu lúc 13 giờ 30…
Trái hẳn với chúng, nghĩa cử cao thượng của Tổng thống là : Ông Cao xuân Vỹ có tường thuật: « Khi đảo chính khởi diễn, Thiếu tá Nguyễn hữu Duệ (Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống phủ) xin phép Tổng thống đem thiết giáp lên bộ Tổng Tham mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng thống không cho. Lúc đó, tôi đang ở bên Tổng thống Diệm và ông Nhu tại dinh Gia Long. Tôi nghe điện thoại và trình lên Tổng thống. Ông la ‘Các anh muốn gì? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả?’. Tôi thưa ‘Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?’. Ông quát lên ‘Chết thì đã sao’».
a. Ðến chiều ngày 02.11.1963, Hồ Chí Minh, được tin Ngô Đình Diệm bị lật đổ và ám sát, mừng rỡ ‘Bác cháu sẽ thắng. Ông Diệm là người yêu nước theo kiểu của ông ấy. Tôi không thể nào tin người Mỹ lại ngu ngốc đến vậy’. Bộ Chính trị Đảng Lao động nói rõ hơn: ‘Hậu quả của cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 sẽ trái với những tính toán của đế quốc Mỹ... Diệm là một trong số những nhân vật mạnh nhất chống lại nhân dân và Chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những gì có thể làm nhằm cố gắng đè bẹp cách mạng đã được Diệm thực hiện. Diệm là một trong những tay sai có tài nhất của đế quốc Mỹ... Trong số những người chống cộng ở miền Nam Việt Nam hoặc đang lưu vong ở nước ngoài, không ai có đủ tài lực chính trị và khả năng làm người khác tuân phục. Lời đó đã xảy ra ngày 30.04.1975.
b. Nghe tin Tổng thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng giới Thạch thương tiếc nói rằng: « Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề về vụ ám sát xấu xa nầy, Trung hoa Dân quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp... Tôi khâm phục ông Diệm, Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tìm được một lãnh tụ cao quí như vậy ».
Đúng vậy. Đã 60 năm trôi qua. Nhưng chắc chắn không tệ như XHCN Việt Nam hiện nay. Không là một nước dân chủ mà là một nước đảng trị. Nếu là một đảng vì nước, vì dân có thể tạm chấp nhận. Nhưng, hàng ngày, đọc báo chỉ thấy các viên chức đảng viên các cấp tham nhũng… Chủ tịch nhà nước bị buộc từ chức. Tại sao?
Chúng đàn áp đồng bào như đã kể ở đoạn I trên. Chính những vị nầy, có thể không bằng ông Diệm, nhưng chắc chắn phải hơn các lãnh đạo đảng cử mà sẽ do dân bầu.
c. Cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á châu, đồng minh Mỹ giật mình. Tổng thống Hồi quốc (Pakistan), Ayub Khan, đã nói với Tổng thống Mỹ Richard Nixon: « Cuộc thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Mỹ ». XHCN Việt Nam chọn theo lối này?
IV. Phản Bội Đồng Minh.
Tác giả Stephen B. Young viết sách 'Kissinger's Betrayal: How America Lost the Vietnam War' vừa được ấn bản. Tác giả : Huyền Trân, BBC News Tiếng Việt 30 tháng 3 2023.
Tôi có quen biết cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn 1967-1973, Ellsworth Bunker, đã kể rất nhiều câu chuyện thú vị về Việt Nam như về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu... Tôi đã có điều kiện tiếp cận với những tài liệu mật của Bunker ở Bộ Ngoại giao Mỹ. Tôi phát hiện những lá thư mật giữa Bunker và Henry Kissinger. Và tôi thấy thông điệp rất sốc của Kissinger vào ngày 25/05/1971, mang nội dung nói một cách gián tiếp với Bunker rằng Mỹ sẽ để Hà Nội duy trì hiện diện quân sự ở miền Nam Việt Nam sau hiệp định hòa bình Paris. Nói một cách khác, Kissinger sẽ bỏ rơi những người Việt theo chủ nghĩa dân tộc.
Chính câu chuyện này đã cho tôi một chỉ dấu cho thấy Kissinger đã có một kế hoạch cá nhân cho cuộc chiến tranh Việt Nam. Và tôi đã dành rất nhiều năm để xem thêm tài liệu khác để viết nên quyển sách này.
Khi đó Đại sứ Liên Xô tại Washington Anatoly Dobrynin cho biết Kissinger vừa nói với ông là nước Mỹ sẽ rời Việt Nam và không bao giờ trở lại, Mỹ sẽ không yêu cầu Hà Nội rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Câu chuyện này trùng khớp với tài liệu từ tập hồ sơ mật của Bunker.
Rồi sau đó tôi nhớ lại trong quyển tự truyện của Kissinger, ông ấy nêu vào ngày 09.01.1971 đã có cuộc gặp với Đại sứ Liên Xô, Dobrynin ở Washington, và chấm hết.
Năm 1973, viện cớ Hiệp định Paris đã ký, Nghị sĩ Church cho thông qua luật cắt hết mọi viện trợ quân sự cho Việt-Miên-Lào. Cũng năm 1973, Quốc hội thông qua luật War Power Act, Quyền Tham Chiến, buộc Tổng thống phải xin phép Quốc hội nếu tham gia bất cứ cuộc chiến nào quá ba tháng. Vì Hiệp định Paris đã chấm dứt chiến tranh Việt Nam, nếu Mỹ trở lại Việt Nam thì sẽ coi như mở đầu một cuộc chiến mới, phải có sự chấp thuận của Quốc hội do đảng Dân Chủ nắm đa số tại cả hai Viện.
Tháng 04/2023, 48 năm ‘tháng Tư đen’, được đánh dấu bởi hai sự kiện :
1. Australia phát hành đồng hai đô la kỷ niệm cuộc chiến Việt Nam có hình cờ Việt Nam Cộng Hòa ngày 06.04.2023, đánh dấu 50 năm kết thúc sự tham gia của Úc vào cuộc chiến Việt Nam năm 1973.
2. Việt Nam, 30/4, gọi đó là ‘Tháng 4 Đen’, trong nỗ lực nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự kiện quan trọng này, nhất là cho thế hệ trẻ.
Trong một tuyên bố đăng trên trang web chính thức, nữ Thống đốc Gretchen Whitmer cho biết sự kiện này đánh dấu 48 năm ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam 30/4/1975, ghi nhớ ‘một thảm kịch đầy đau khổ và mất mát sinh mạng’ của hơn 58.000 người Mỹ, 275.000 người Việt và người Đông Nam Á.
Kết Luận.
Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới và Quân đội Mỹ cũng vậy, có sức mạnh toàn năng. Thế rồi…
Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng ngày 08.03.1965 và Mỹ rút quân ngày 29.03.1973. 2,7 triệu tướng sỹ từng tham chiến tại Việt Nam, tuân lịnh Tổng Tư Lịnh Tối cao Lyndon Johnson. Sau 8 năm chiến đấu, Mỹ phải tiêu tốn 738 tỷ USD. Tổn thất nhân sự: 58.209 tử, 153.303 bị thương và 1.948 mất tích và đã thua Bắc Việt (Lodge vang xin: Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ).
Ngoài số thương tích về thể xác, khoảng 700.000 lính Mỹ tham chiến bị mắc các chứng rối loạn tâm thần, thông thường được gọi là ‘Hội chứng Việt Nam’, và khoảng 10% số lính Mỹ khi trở về nước đã nghiện ma túy khi ở Việt Nam.
Ngày 24.02.2022, Liên bang Nga, thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (HÐBA) Liên Hiệp Quốc (LHQ) tấn công quân sự đại qui mô vào Ukraina, thành viên LHQ, mà họ gọi là ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’, LHQ cho là ‘Nga xâm lược Ukraina’. Tổng thống Vladimir Putin nêu lý do ‘phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina'. Cuộc chiến chứng minh :
i. LHQ bất lực hoàn toàn về:
- Bảo vệ Hoà Bình : ngăn cản Nga tấn công quân sự vào Ukraina giết dân lành, bắt cóc trẻ em…
- Thăng tiến Nhân Quyền: Việt Nam XHCN, thành viên LHQ, từng là Chủ tịch HÐBA, đàn áp đồng bào bảo vệ Nhân Quyền. Tự Do Báo chí được RSF xếp hạng 3 đếm tử dưới với 180 nước.
-
ii. Sự can thiệp của Hoa Kỳ lần này khôn hơn tại chiến trường Việt Nam :
- Sự từ chối quân tác Mỹ vào Việt Nam với những lý do nêu trên của Tổng thống VNCH, Sự Thật còn cho thấy khi một quan tài phủ cờ Mỹ về đến Quê Nhà: tang thương cho gia đình cùng thân hữu và bị bọn phản chiến do tên John Kerry xách động biểu tình bạo động gây thương vong trên Quê Hương.
Cám ơn Ban nhạc Ukraina hợp tấu Quốc thiều VNCH thân thương tại : https://youtu.be/iDe9Nfx7924
Sau khi thất trận tại Việt Nam, Mỹ Quốc rơi vào buồn thãm vì lần đầu tiên thua giặc. Ngày 20.01.1980, ông Ronald Reagan nhậm chức Tổng thống Mỹ đã gây niềm hy vọng nơi Dân chúng Hoa Kỳ.
Ngày 07.06.1982, Tổng thống Ronald Reagan mật đàm với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2, nhị vị từng bị mưu sát, đồng ý đề cử nhân sự phối hợp mật để cứu Công đoàn Solidarity (Ba Lan) đang có nguy cơ tan rã trước những tấn công của nhà nước cộng sản. Tướng Jaruzelsky, người Công Giáo, đã ban hành thiết quân luật ngày 13.12.1982.
Đức Thánh Cha bất chấp nguy hiểm, về thăm Đất Mẹ hai chuyến nữa. Ngày 16.06.1983, Ngài đã quỳ xuống hôn đất, trước 2 triệu tín đồ, cả tướng Jaruzelski, tụ tập nghênh đón Ngài sau khi bị mưu sát, Ngài chưa trực tiếp đề cập đến Công đoàn Solidarity, chỉ giảng Phúc âm, kêu gọi giữ vững niềm tin ‘Các con đừng sợ (Gioan 6,20), Cha sẽ ở cùng các con’.
Tháng 2/1987, cộng đảng Ba Lan có ý đối thoại với Giáo hội. Ông Reagan bãi bỏ cấm vận kinh tế Ba Lan, kéo Jaruzelski ra xa Liên Xô đang suy yếu. Tháng 6, Đức Gioan Phaolô 2 trở về Ba Lan lần ba. Lần này, Ngài đã viếng nhiều nơi trong nước và, ngoài việc rao giảng về nhân quyền, Ngài ca tụng sự kiên trì đấu tranh bất bạo động của Công đoàn Solidarity, không đổ máu sẽ đưa đến giải thoát đồng bào.
Tháng 11/1987, Chủ tịch Liên Xô Mikhail Gorbachev thăm Ba Lan và nói thật với tướng Jaruzelski ‘cộng đảng Ba Lan không thể cai trị mà không có sự hợp tác của Công đoàn Solidarity. Mùa thu 1988, ông Reagan viếng Âu châu, đọc diễn văn tại ‘bức tường ô nhục’ chia cách đông tây Bá Linh, đã gọi đích danh Chủ tịch nhà nước Liên xô: « Ông Gorbachev, hãy kéo sập bức tường ô nhục này ».
Ngày 05.04.1989, cộng đảng Ba Lan và Công đoàn Solidarity ký Thỏa hiệp, đồng ý tổ chức bầu cử vào tháng 6/1989. Nhưng không kịp, tháng 12/1990, cuộc bầu cử được tiến hành. Trước đó, nhà tù được mở, công nhân Lech Walesa đã đắc cử Tổng thống. Nhìn gương Ba Lan, cộng đảng các nước Đông Âu đã tự xử. Cuối cùng, Liên Xô tan rã ngày 26.12.1991.
Các Tổng thống Mỹ sau đã điều hành quốc sự như thế nào để, ngày nay, Nga gây chiến thương vong đôi bên tăng cao, gây nghèo đói thế giới nhưng đang gia tăng ngân sách Quốc phòng. Trước đó, COVID 19 t ừ Tàu đã tàn phá thể giới ra sao?
Giỗ 60 năm VNCH1 bị giết và 48 năm VNCH chết.
HÀ MINH THẢO
. Phản Bội Đồng Minh.
Tác giả Stephen B. Young viết sách 'Kissinger's Betrayal: How America Lost the Vietnam War' vừa được ấn bản. Tác giả : Huyền Trân, BBC News Tiếng Việt 30 tháng 3 2023.
Tôi có quen biết cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn 1967-1973, Ellsworth Bunker, đã kể rất nhiều câu chuyện thú vị về Việt Nam như về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu... Tôi đã có điều kiện tiếp cận với những tài liệu mật của Bunker ở Bộ Ngoại giao Mỹ. Tôi phát hiện những lá thư mật giữa Bunker và Henry Kissinger. Và tôi thấy thông điệp rất sốc của Kissinger vào ngày 25/05/1971, mang nội dung nói một cách gián tiếp với Bunker rằng Mỹ sẽ để Hà Nội duy trì hiện diện quân sự ở miền Nam Việt Nam sau hiệp định hòa bình Paris. Nói một cách khác, Kissinger sẽ bỏ rơi những người Việt theo chủ nghĩa dân tộc.
Chính câu chuyện này đã cho tôi một chỉ dấu cho thấy Kissinger đã có một kế hoạch cá nhân cho cuộc chiến tranh Việt Nam. Và tôi đã dành rất nhiều năm để xem thêm tài liệu khác để viết nên quyển sách này.
Khi đó Đại sứ Liên Xô tại Washington Anatoly Dobrynin cho biết Kissinger vừa nói với ông là nước Mỹ sẽ rời Việt Nam và không bao giờ trở lại, Mỹ sẽ không yêu cầu Hà Nội rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Câu chuyện này trùng khớp với tài liệu từ tập hồ sơ mật của Bunker.
Rồi sau đó tôi nhớ lại trong quyển tự truyện của Kissinger, ông ấy nêu vào ngày 09.01.1971 đã có cuộc gặp với Đại sứ Liên Xô, Dobrynin ở Washington, và chấm hết.
Năm 1973, viện cớ Hiệp định Paris đã ký, Nghị sĩ Church cho thông qua luật cắt hết mọi viện trợ quân sự cho Việt-Miên-Lào. Cũng năm 1973, Quốc hội thông qua luật War Power Act, Quyền Tham Chiến, buộc Tổng thống phải xin phép Quốc hội nếu tham gia bất cứ cuộc chiến nào quá ba tháng. Vì Hiệp định Paris đã chấm dứt chiến tranh Việt Nam, nếu Mỹ trở lại Việt Nam thì sẽ coi như mở đầu một cuộc chiến mới, phải có sự chấp thuận của Quốc hội do đảng Dân Chủ nắm đa số tại cả hai Viện.
Tháng 04/2023, 48 năm ‘tháng Tư đen’, được đánh dấu bởi hai sự kiện :
1. Australia phát hành đồng hai đô la kỷ niệm cuộc chiến Việt Nam có hình cờ Việt Nam Cộng Hòa ngày 06.04.2023, đánh dấu 50 năm kết thúc sự tham gia của Úc vào cuộc chiến Việt Nam năm 1973.
2. Việt Nam, 30/4, gọi đó là ‘Tháng 4 Đen’, trong nỗ lực nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự kiện quan trọng này, nhất là cho thế hệ trẻ.
Trong một tuyên bố đăng trên trang web chính thức, nữ Thống đốc Gretchen Whitmer cho biết sự kiện này đánh dấu 48 năm ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam 30/4/1975, ghi nhớ ‘một thảm kịch đầy đau khổ và mất mát sinh mạng’ của hơn 58.000 người Mỹ, 275.000 người Việt và người Đông Nam Á.
KT LUẬN.
Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới và Quân đội Mỹ cũng vậy, có sức mạnh toàn năng. Thế rồi…
Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng ngày 08.03.1965 và Mỹ rút quân ngày 29.03.1973. 2,7 triệu tướng sỹ từng tham chiến tại Việt Nam, tuân lịnh Tổng Tư Lịnh Tối cao Lyndon Johnson. Sau 8 năm chiến đấu, Mỹ phải tiêu tốn 738 tỷ USD. Tổn thất nhân sự: 58.209 tử, 153.303 bị thương và 1.948 mất tích và đã thua Bắc Việt (Lodge vang xin: Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ).
Ngoài số thương tích về thể xác, khoảng 700.000 lính Mỹ tham chiến bị mắc các chứng rối loạn tâm thần, thông thường được gọi là ‘Hội chứng Việt Nam’, và khoảng 10% số lính Mỹ khi trở về nước đã nghiện ma túy khi ở Việt Nam.
Ngày 24.02.2022, Liên bang Nga, thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (HÐBA) Liên Hiệp Quốc (LHQ) tấn công quân sự đại qui mô vào Ukraina, thành viên LHQ, mà họ gọi là ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’, LHQ cho là ‘Nga xâm lược Ukraina’. Tổng thống Vladimir Putin nêu lý do ‘phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina'. Cuộc chiến chứng minh :
i. LHQ bất lực hoàn toàn về:
- Bảo vệ Hoà Bình : ngăn cản Nga tấn công quân sự vào Ukraina giết dân lành, bắt cóc trẻ em…
- Thăng tiến Nhân Quyền: Việt Nam XHCN, thành viên LHQ, từng là Chủ tịch HÐBA, đàn áp đồng bào bảo vệ Nhân Quyền. Tự Do Báo chí được RSF xếp hạng 3 đếm tử dưới với 180 nước.
-
ii. Sự can thiệp của Hoa Kỳ lần này khôn hơn tại chiến trường Việt Nam :
- Sự từ chối quân tác Mỹ vào Việt Nam với những lý do nêu trên của Tổng thống VNCH, Sự Thật còn cho thấy khi một quan tài phủ cờ Mỹ về đến Quê Nhà: tang thương cho gia đình cùng thân hữu và bị bọn phản chiến do tên John Kerry xách động biểu tình bạo động gây thương vong trên Quê Hương.
Cám ơn Ban nhạc Ukraina hợp tấu Quốc thiều VNCH thân thương tại : https://youtu.be/iDe9Nfx7924
Sau khi thất trận tại Việt Nam, Mỹ Quốc rơi vào buồn thãm vì lần đầu tiên thua giặc. Ngày 20.01.1980, ông Ronald Reagan nhậm chức Tổng thống Mỹ đã gây niềm hy vọng nơi Dân chúng Hoa Kỳ.
Ngày 07.06.1982, Tổng thống Ronald Reagan mật đàm với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2, nhị vị từng bị mưu sát, đồng ý đề cử nhân sự phối hợp mật để cứu Công đoàn Solidarity (Ba Lan) đang có nguy cơ tan rã trước những tấn công của nhà nước cộng sản. Tướng Jaruzelsky, người Công Giáo, đã ban hành thiết quân luật ngày 13.12.1982.
Đức Thánh Cha bất chấp nguy hiểm, về thăm Đất Mẹ hai chuyến nữa. Ngày 16.06.1983, Ngài đã quỳ xuống hôn đất, trước 2 triệu tín đồ, cả tướng Jaruzelski, tụ tập nghênh đón Ngài sau khi bị mưu sát, Ngài chưa trực tiếp đề cập đến Công đoàn Solidarity, chỉ giảng Phúc âm, kêu gọi giữ vững niềm tin ‘Các con đừng sợ (Gioan 6,20), Cha sẽ ở cùng các con’.
Tháng 2/1987, cộng đảng Ba Lan có ý đối thoại với Giáo hội. Ông Reagan bãi bỏ cấm vận kinh tế Ba Lan, kéo Jaruzelski ra xa Liên Xô đang suy yếu. Tháng 6, Đức Gioan Phaolô 2 trở về Ba Lan lần ba. Lần này, Ngài đã viếng nhiều nơi trong nước và, ngoài việc rao giảng về nhân quyền, Ngài ca tụng sự kiên trì đấu tranh bất bạo động của Công đoàn Solidarity, không đổ máu sẽ đưa đến giải thoát đồng bào.
Tháng 11/1987, Chủ tịch Liên Xô Mikhail Gorbachev thăm Ba Lan và nói thật với tướng Jaruzelski ‘cộng đảng Ba Lan không thể cai trị mà không có sự hợp tác của Công đoàn Solidarity. Mùa thu 1988, ông Reagan viếng Âu châu, đọc diễn văn tại ‘bức tường ô nhục’ chia cách đông tây Bá Linh, đã gọi đích danh Chủ tịch nhà nước Liên xô: « Ông Gorbachev, hãy kéo sập bức tường ô nhục này ».
Ngày 05.04.1989, cộng đảng Ba Lan và Công đoàn Solidarity ký Thỏa hiệp, đồng ý tổ chức bầu cử vào tháng 6/1989. Nhưng không kịp, tháng 12/1990, cuộc bầu cử được tiến hành. Trước đó, nhà tù được mở, công nhân Lech Walesa đã đắc cử Tổng thống. Nhìn gương Ba Lan, cộng đảng các nước Đông Âu đã tự xử. Cuối cùng, Liên Xô tan rã ngày 26.12.1991.
Các Tổng thống Mỹ sau đã điều hành quốc sự như thế nào để, ngày nay, Nga gây chiến thương vong đôi bên tăng cao, gây nghèo đói thế giới nhưng đang gia tăng ngân sách Quốc phòng. Trước đó, COVID 19 t ừ Tàu đã tàn phá thể giới ra sao?
Giỗ 60 năm VNCH1 bị giết và 48 năm VNCH chết.
HÀ MINH THẢO
. Phản Bội Đồng Minh.
Tác giả Stephen B. Young viết sách 'Kissinger's Betrayal: How America Lost the Vietnam War' vừa được ấn bản. Tác giả : Huyền Trân, BBC News Tiếng Việt 30 tháng 3 2023.
Tôi có quen biết cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn 1967-1973, Ellsworth Bunker, đã kể rất nhiều câu chuyện thú vị về Việt Nam như về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu... Tôi đã có điều kiện tiếp cận với những tài liệu mật của Bunker ở Bộ Ngoại giao Mỹ. Tôi phát hiện những lá thư mật giữa Bunker và Henry Kissinger. Và tôi thấy thông điệp rất sốc của Kissinger vào ngày 25/05/1971, mang nội dung nói một cách gián tiếp với Bunker rằng Mỹ sẽ để Hà Nội duy trì hiện diện quân sự ở miền Nam Việt Nam sau hiệp định hòa bình Paris. Nói một cách khác, Kissinger sẽ bỏ rơi những người Việt theo chủ nghĩa dân tộc.
Chính câu chuyện này đã cho tôi một chỉ dấu cho thấy Kissinger đã có một kế hoạch cá nhân cho cuộc chiến tranh Việt Nam. Và tôi đã dành rất nhiều năm để xem thêm tài liệu khác để viết nên quyển sách này.
Khi đó Đại sứ Liên Xô tại Washington Anatoly Dobrynin cho biết Kissinger vừa nói với ông là nước Mỹ sẽ rời Việt Nam và không bao giờ trở lại, Mỹ sẽ không yêu cầu Hà Nội rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Câu chuyện này trùng khớp với tài liệu từ tập hồ sơ mật của Bunker.
Rồi sau đó tôi nhớ lại trong quyển tự truyện của Kissinger, ông ấy nêu vào ngày 09.01.1971 đã có cuộc gặp với Đại sứ Liên Xô, Dobrynin ở Washington, và chấm hết.
Năm 1973, viện cớ Hiệp định Paris đã ký, Nghị sĩ Church cho thông qua luật cắt hết mọi viện trợ quân sự cho Việt-Miên-Lào. Cũng năm 1973, Quốc hội thông qua luật War Power Act, Quyền Tham Chiến, buộc Tổng thống phải xin phép Quốc hội nếu tham gia bất cứ cuộc chiến nào quá ba tháng. Vì Hiệp định Paris đã chấm dứt chiến tranh Việt Nam, nếu Mỹ trở lại Việt Nam thì sẽ coi như mở đầu một cuộc chiến mới, phải có sự chấp thuận của Quốc hội do đảng Dân Chủ nắm đa số tại cả hai Viện.
Tháng 04/2023, 48 năm ‘tháng Tư đen’, được đánh dấu bởi hai sự kiện :
1. Australia phát hành đồng hai đô la kỷ niệm cuộc chiến Việt Nam có hình cờ Việt Nam Cộng Hòa ngày 06.04.2023, đánh dấu 50 năm kết thúc sự tham gia của Úc vào cuộc chiến Việt Nam năm 1973.
2. Việt Nam, 30/4, gọi đó là ‘Tháng 4 Đen’, trong nỗ lực nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự kiện quan trọng này, nhất là cho thế hệ trẻ.
Trong một tuyên bố đăng trên trang web chính thức, nữ Thống đốc Gretchen Whitmer cho biết sự kiện này đánh dấu 48 năm ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam 30/4/1975, ghi nhớ ‘một thảm kịch đầy đau khổ và mất mát sinh mạng’ của hơn 58.000 người Mỹ, 275.000 người Việt và người Đông Nam Á.
KT LUẬN.
Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới và Quân đội Mỹ cũng vậy, có sức mạnh toàn năng. Thế rồi…
Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng ngày 08.03.1965 và Mỹ rút quân ngày 29.03.1973. 2,7 triệu tướng sỹ từng tham chiến tại Việt Nam, tuân lịnh Tổng Tư Lịnh Tối cao Lyndon Johnson. Sau 8 năm chiến đấu, Mỹ phải tiêu tốn 738 tỷ USD. Tổn thất nhân sự: 58.209 tử, 153.303 bị thương và 1.948 mất tích và đã thua Bắc Việt (Lodge vang xin: Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ).
Ngoài số thương tích về thể xác, khoảng 700.000 lính Mỹ tham chiến bị mắc các chứng rối loạn tâm thần, thông thường được gọi là ‘Hội chứng Việt Nam’, và khoảng 10% số lính Mỹ khi trở về nước đã nghiện ma túy khi ở Việt Nam.
Ngày 24.02.2022, Liên bang Nga, thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (HÐBA) Liên Hiệp Quốc (LHQ) tấn công quân sự đại qui mô vào Ukraina, thành viên LHQ, mà họ gọi là ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’, LHQ cho là ‘Nga xâm lược Ukraina’. Tổng thống Vladimir Putin nêu lý do ‘phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina'. Cuộc chiến chứng minh :
i. LHQ bất lực hoàn toàn về:
- Bảo vệ Hoà Bình : ngăn cản Nga tấn công quân sự vào Ukraina giết dân lành, bắt cóc trẻ em…
- Thăng tiến Nhân Quyền: Việt Nam XHCN, thành viên LHQ, từng là Chủ tịch HÐBA, đàn áp đồng bào bảo vệ Nhân Quyền. Tự Do Báo chí được RSF xếp hạng 3 đếm tử dưới với 180 nước.
-
ii. Sự can thiệp của Hoa Kỳ lần này khôn hơn tại chiến trường Việt Nam :
- Sự từ chối quân tác Mỹ vào Việt Nam với những lý do nêu trên của Tổng thống VNCH, Sự Thật còn cho thấy khi một quan tài phủ cờ Mỹ về đến Quê Nhà: tang thương cho gia đình cùng thân hữu và bị bọn phản chiến do tên John Kerry xách động biểu tình bạo động gây thương vong trên Quê Hương.
Cám ơn Ban nhạc Ukraina hợp tấu Quốc thiều VNCH thân thương tại : https://youtu.be/iDe9Nfx7924
Sau khi thất trận tại Việt Nam, Mỹ Quốc rơi vào buồn thãm vì lần đầu tiên thua giặc. Ngày 20.01.1980, ông Ronald Reagan nhậm chức Tổng thống Mỹ đã gây niềm hy vọng nơi Dân chúng Hoa Kỳ.
Ngày 07.06.1982, Tổng thống Ronald Reagan mật đàm với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2, nhị vị từng bị mưu sát, đồng ý đề cử nhân sự phối hợp mật để cứu Công đoàn Solidarity (Ba Lan) đang có nguy cơ tan rã trước những tấn công của nhà nước cộng sản. Tướng Jaruzelsky, người Công Giáo, đã ban hành thiết quân luật ngày 13.12.1982.
Đức Thánh Cha bất chấp nguy hiểm, về thăm Đất Mẹ hai chuyến nữa. Ngày 16.06.1983, Ngài đã quỳ xuống hôn đất, trước 2 triệu tín đồ, cả tướng Jaruzelski, tụ tập nghênh đón Ngài sau khi bị mưu sát, Ngài chưa trực tiếp đề cập đến Công đoàn Solidarity, chỉ giảng Phúc âm, kêu gọi giữ vững niềm tin ‘Các con đừng sợ (Gioan 6,20), Cha sẽ ở cùng các con’.
Tháng 2/1987, cộng đảng Ba Lan có ý đối thoại với Giáo hội. Ông Reagan bãi bỏ cấm vận kinh tế Ba Lan, kéo Jaruzelski ra xa Liên Xô đang suy yếu. Tháng 6, Đức Gioan Phaolô 2 trở về Ba Lan lần ba. Lần này, Ngài đã viếng nhiều nơi trong nước và, ngoài việc rao giảng về nhân quyền, Ngài ca tụng sự kiên trì đấu tranh bất bạo động của Công đoàn Solidarity, không đổ máu sẽ đưa đến giải thoát đồng bào.
Tháng 11/1987, Chủ tịch Liên Xô Mikhail Gorbachev thăm Ba Lan và nói thật với tướng Jaruzelski ‘cộng đảng Ba Lan không thể cai trị mà không có sự hợp tác của Công đoàn Solidarity. Mùa thu 1988, ông Reagan viếng Âu châu, đọc diễn văn tại ‘bức tường ô nhục’ chia cách đông tây Bá Linh, đã gọi đích danh Chủ tịch nhà nước Liên xô: « Ông Gorbachev, hãy kéo sập bức tường ô nhục này ».
Ngày 05.04.1989, cộng đảng Ba Lan và Công đoàn Solidarity ký Thỏa hiệp, đồng ý tổ chức bầu cử vào tháng 6/1989. Nhưng không kịp, tháng 12/1990, cuộc bầu cử được tiến hành. Trước đó, nhà tù được mở, công nhân Lech Walesa đã đắc cử Tổng thống. Nhìn gương Ba Lan, cộng đảng các nước Đông Âu đã tự xử. Cuối cùng, Liên Xô tan rã ngày 26.12.1991.
Các Tổng thống Mỹ sau đã điều hành quốc sự như thế nào để, ngày nay, Nga gây chiến thương vong đôi bên tăng cao, gây nghèo đói thế giới nhưng đang gia tăng ngân sách Quốc phòng. Trước đó, COVID 19 t ừ Tàu đã tàn phá thể giới ra sao?
Giỗ 60 năm VNCH1 bị giết và 48 năm VNCH chết.
HÀ MINH THẢO
I./ Mỹ Ban Phát Điểm Nhân Quyền.
Ngày 20.03.2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo nhân quyền năm 2022, ghi nhận hàng loạt các vi phạm khắp thế giới. Tại Việt Nam, Báo cáo cho rằng có ít nhất 6 vụ người tử vong trong khi bị giam giữ, nhưng nhà nước Việt Nam cho rằng các cái chết này là do ‘tự tử hoặc do các vấn đề sức khỏe’, đến việc ‘bắt bớ và giam giữ tùy tiện’ những người thực thi các quyền được quốc tế công nhận, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.
Giới hoạt động nhân quyền Việt Nam đồng ý với Báo cáo, cho rằng nhà nước họ ‘vi phạm nhân quyền ngày càng nghiêm trọng’. Luật sư Lê Quốc Quân ở Hà Nội viết: « Các tiếng nói đối lập vẫn bị bóp nghẹt và không gian xã hội dân sự đang bị co lại rất lớn so với giai đoạn 2010-2018 ». Ông ghi nhận một xu hướng đáng quan ngại gần đây: « Nhà nước đã mạnh tay hơn nước như Campuchia hay Thái Lan nhằm không cho những người Việt bị đàn áp được tị nạn chính trị, hay thậm chí yêu cầu các nước này trả các người tị nạn về lại Việt Nam. Họ tuyên bố những cá nhân này là các di dân bất hợp pháp, rời nước vì vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, trong năm qua, Mỹ không ghi nhận trường hợp nào về việc chính quyền sách nhiễu các người lưu vong và gia đình họ ở Việt Nam.
Vụ ông Đường Văn Thái (41 tuổi) đã sang tị nạn chính trị tại Thái Lan từ năm 2018 vì đã có nhiều phát biểu trên mạng xã hội chỉ trích các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Công an Hà Tĩnh ngày 16.04.2023 thông báo trên trang web chính thức việc phát hiện một ‘đối tượng không có giấy tờ tùy thân, xâm nhập trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới thuộc xã Sơn Kim 1’. Theo thông báo, người bị phát hiện là Đường Văn Thái, sinh năm 1982, trùng danh tính của ông Đường.
Chiếu công pháp quốc tế thì rõ ràng vụ bắt cóc này tại Thái Lan là vi phạm chủ quyền, quyền toàn vẹn lãnh thổ của Thái Lan. Sự việc tương tự cũng đã xảy ra với Trịnh Xuân Thanh tại Đức ngày 23.07.2017.
« Việt Nam là quốc gia xuất phát các cuộc tấn công vào những cá nhân ở nước ngoài, và cũng là địa điểm mà các chính phủ khác nhắm đến ». Đây là kết luận của Freedom House, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Washington DC, về tình trạng đàn áp xuyên quốc gia của chính phủ Việt Nam trong báo cáo công bố hôm 06.04.2023. Báo cáo tên ‘The report—Still Not Safe: Transnational Repression in 2022’.
Ngoài ra, các cơ quan truyền thông nhà nước (An Ninh thế giới, Báo Nhân dân, báo Xây dựng Đảng…) tấn công liên tục những người bất đồng chính kiến đang ở ngoại quốc cũng được xem là đàn áp xuyên quốc gia.
Báo cáo về buôn người không rõ ràng. Báo cáo này dẫn lại báo cáo về nạn buôn người trên thế giới vào Báo cáo này về Việt Nam. Nhưng báo cáo nạn buôn người thế giới lại không nêu rõ vấn nạn ở Việt Nam. Năm qua, hiện tượng người Việt bị lừa sang Campuchia làm việc trong các công ty đánh bạc trực tuyến được báo chí đưa tin rất nhiều, nhưng Báo cáo không ghi nhận.
Tính đến ngày 16.09.2022, Báo cáo cho biết nhà nước đã bắt giữ ít nhất 173 người hoạt động chính trị hoặc nhân quyền, bao gồm 143 người bị kết án và 30 người đang bị giam giữ trước khi xét xử. Từ ngày 1/1 đến 16/9, nhà nước đã bắt 19 và kết án 26 người đang thực thi các nhân quyền được quốc tế công nhận, như quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.
Họ không cho phép các tổ chức nhân quyền được thành lập và hoạt động và khẳng định việc vận động cho nhân quyền và dân chủ là hành động chống lại Đảng và Nhà nước Cộng sản. Các nhà vận động cho nhân quyền bị bắt vào đầu năm 2022 được ghi nhận bao gồm bà Nguỵ Thị Khanh (ra tù hôm 12.05.2023), các ông Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi và Bạch Hùng Dương. Các vị này đều là lãnh đạo các Tổ chức phi chánh phủ (NGO) có đăng ký và họ bị kết án với cáo buộc trốn thuế. Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền quốc tế tin rằng cả bốn người này bị đàn áp do các hoạt động vận động về vấn đề môi trường.
Các chuyên gia nhân quyền Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện Liên Hiệp Quốc (LHQ) (United Nations Working Group on Arbitrary Detention - UNWGAD) vừa ra bản Ý kiến ngày 11.05.2023 nhận định rằng việc bỏ tù luật sư môi trường Đặng Đình Bách là một hành vi ‘vi phạm luật pháp quốc tế’ chiếu theo các điều khoản trong Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và kêu gọi nhà nước Việt Nam ‘trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện’ cho ông.
WGAD công bố bản ý kiến hôm 29.04.2023, liên quan đến trường hợp ông Đỗ Nam Trung, đang thụ án tù 10 năm với cáo buộc ‘Tuyên truyền chống nhà nước’, cho rằng việc chính quyền tống giam ông là ‘tùy tiện’ theo các tiêu chí I, II, III và V, đồng thời yêu cầu nhà nước Việt Nam ‘thực hiện các bước cần thiết để khắc phục tình trạng của ông Trung ngay lập tức và phù hợp với các quy định liên quan theo thông lệ quốc tế’.
Trả lời thư chất vấn của các chuyên gia nhân quyền WGAD về việc bắt giữ tùy tiện nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, nhà nước Việt Nam vừa cho biết: ‘Phạm Đoan Trang không phải là nhà báo, và đã bị xét xử vì các hoạt động bất hợp pháp nghiêm trọng và tái phạm nhiều lần, chứ không phải vì thực hiện quyền tự do báo chí của mình’. Họ còn cáo buộc bà Trang ‘có âm mưu lật đổ chính quyền’ thông qua việc ‘cấu kết với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài’.
Thư phản hồi còn nói rằng bà Trang xuất bản trái phép các ấn phẩm ‘có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn cách tập hợp lực lượng, đối phó với lực lượng bảo vệ pháp luật... để tiến hành bạo loạn lật đổ nhà nước’.
Văn thư đề ngày 06.04.2023 của đại diện nhà nước Việt Nam tại LHQ được Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ công bố hôm 16.04.2023.
Trại giam không cho phép các người bị tạm giam để điều tra trong các vụ án chính trị được gặp gia đình hay luật sư của họ. Chỉ cho khi có kết luận điều tra, các người này mới được gặp thân nhân và luật sư. Có trường hợp nhà nước cưỡng ép đưa những người bị giam giữ đi khám và điều trị bệnh tâm thần, như trường hợp bà Nguyễn Thúy Hạnh hay ông Lê Anh Hùng.
Đặc biệt, những người nào bị xác định có liên hệ với các tổ chức hải ngoại thường đã bị tòa kết án nặng. Báo cáo chỉ ra có ít nhất 19 cá nhân có liên hệ với Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời, một nhóm hải ngoại bị Bộ Công an liệt vào danh sách tổ chức khủng bố, đã bị kết án từ 5 đến 16 năm tù về tội ‘hoạt động chống chính quyền nhân dân’.
Các vụ tra tấn, bức cung, nhục hình vẫn còn xảy ra. Các nhà hoạt động cho biết công an đã hành hung, tra tấn các tù nhân chính trị để lấy lời khai hoặc buộc họ phải nhận tội. Các nhóm giám sát nhân quyền cũng đưa ra nhiều báo cáo về việc công an dùng vũ lực trong khi thi hành công vụ và các điều tra viên bị cáo buộc tra tấn những người bị giam giữ. Ông Lê Chí Thành bị kết án hai năm tù về tội ‘chống người thi hành công vụ’. Tại phiên tòa, ông cho biết đã bị tra tấn bằng cách treo ngược chân lên trời trong thời gian tạm giam trước khi xét xử. Nhưng, những cán bộ có liên quan ít khi bị điều tra về các cáo buộc tra tấn.
Điều kiện giam giữ ở các nhà tù cũng bị cho là khắc nghiệt. Dù chưa đến mức nguy hại đến tính mạng, nhưng điều kiện ăn ở, vệ sinh kém, thiếu nước uống… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tù nhân. Cán bộ quản trại Nhà tù Gia Trung đã khuyến khích bạo lực giữa các tù nhân. Bộ Công an và cơ quan chính phủ quản lý các nhà tù, đã không cho giám sát viên quốc tế được phép tiếp cận.
Về quyền tự do báo chí, trong năm qua, nhà nước thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với tất cả các hình thức truyền thông, bao gồm in ấn, phát sóng, trực tuyến… Luật qui định các cơ quan này phải trực thuộc cơ quan Nhà nước, và tổng biên tập phải là đảng viên Cộng sản. Đối với các nhà báo và blogger độc lập, họ phải đối mặt với sự sách nhiễu của Nhà nước. Nhà nước cũng chặn các trang web mà họ cho là không phù hợp về chính trị hoặc văn hóa, bao gồm RFA, VOA, BBC Tiếng Việt…
Nhà nước tiếp tục kiểm soát quyền Tự do ngôn luận bằng cách hạn chế các phát biểu chỉ trích các nhà lãnh đạo hoặc chính sách Nhà nước. Thậm chí, các tổ chức hay các nhóm ủng hộ nhà nước đã đến tận nhà của các nhà hoạt động và đe dọa họ.
Một số trường hợp bị bắt vì sử dụng mạng xã hội chỉ trích lãnh đạo hay các chính sách mà bị bắt điển hình như blogger Nguyễn Thái Hưng và vợ là Vũ Thị Kim Hoàng bị bắt ngày 05.01.2022 hay ông Bùi Tuấn Lâm ở Đà Nẵng bị bắt với cáo buộc tội ‘phát tán thông tin chống nhà nước’.
Phóng viên Không biên giới (Reporters Sans Frontières, RSF) xếp hạng tự do báo chí ở Việt Nam 178/180 năm 2023, trên Trung Quốc và Triều Tiên. Mức thấp nhất kể từ khi RSF công bố bảng xếp hạng hàng năm từ năm 2002. Theo số liệu thống kê RSF, trong năm 2022, tại Việt Nam, có 35 nhà báo bị giam giữ.
Văn Bút Hoa Kỳ (PEN America) xếp Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia đáng quan ngại nhất trên thế giới về việc đàn áp các tác giả, nhà báo, với 16 người đang bị chính quyền giam cầm và 27 người đang đối mặt với nguy hiểm.
Lực lượng 47 c ó nhiệm vụ chống lại sự chỉ trích nhà nước trên các nền tảng mạng xã hội, chủ yếu là Facebook và YouTube, và có bằng chứng cho thấy Lực lượng 47 ‘đã mở rộng đáng kể trong những năm qua’ với sự ra đời của lữ đoàn dân sự E47.
Văn Bút Hoa Kỳ khuyến nghị Việt Nam hủy bỏ Điều 117 Luật Hình sự, dùng để hình sự hóa các cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’, và kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ tái đệ trình và thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam, và yêu cầu nhà nước Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc nhân quyền và tự do ngôn luận như một yếu tố nền tảng của mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Vài giờ trước khi ông Blinken tới Hà Nội, Hoa Kỳ đã lên án việc Việt Nam bỏ tù blogger Nguyễn Lân Thắng và nói rằng quan hệ chỉ có thể phát huy hết tiềm năng nếu Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền. Một tòa án Hà Nội ngày 13.04.2023 kết án ông Thắng, blogger Đài Á Châu Tự Do (RFA) 6 năm tù vì bị cáo buộc có các hoạt động chống nhà nước, một vụ án làm dấy lên quan ngại quốc tế về cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến.
Ông Thắng là người thứ sáu của Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ bị bắt giam tại Việt Nam hiện nay, trong đó có bốn cộng tác viên của RFA và hai cộng tác viên của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) gồm: Lê Anh Hùng và Phạm Chí Dũng.
Phản ứng Báo cáo này, Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm 23.03.2023 cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ lại một lần nữa đưa ra nhận định ‘sai lệch’ về tình hình nhân quyền của Việt Nam, nói nó có một số nhận định ‘thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác’.
Báo cáo ‘thể hiện tầm quan trọng về nhân quyền đối với chính sách ngoại giao Hoa Kỳ và đối với tầm của họ về một thế giới cởi mở, tự do, thịnh vượng và an toàn….’
Trong năm 2022, ‘ở các quốc gia trên mọi khu vực, chúng tôi tiếp tục chứng kiến sự tụt lùi về các điều kiện nhân quyền – việc thu hẹp không gian dân sự, không tôn trọng phẩm giá cơ bản của con người’. Ngoại trưởng Antony Blinken nói.
Như vậy, các Báo cáo hàng năm này có giá trị, có kết quả gì không? Trung cộng còn ra Báo cáo Nhân quyền chống Mỹ?
II. Quan Hệ Đối Tác Chiến Lược.
Sau khi lên ngôi, Tổng thống Joe Biden sai Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tháng 7 và Phó Tổng thống Harris tháng 8/2021 đến Việt Nam cho thấy Washington muốn tăng cường mối quan hệ với Hà Nội như thế nào nhằm phát triển sự hiện diện và sức mạnh trong khu vực. Nhưng các lãnh đạo Việt Nam khi đó không tỏ ra hồ hởi với lời đề nghị nâng cấp quan hệ của Phó Tổng thống Harris.
Trong năm 2022, chuyến thăm được dự kiến của ông Blinken đến Việt Nam, được xem là nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Biden đến Hà Nội, đã bị hủy bỏ.
Ngày 29.03.2023, Tổng thống Joe Biden điện đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thảo luận về tầm quan trọng việc ‘củng cố và mở rộng quan hệ song phương’,… và cả việc tôn trọng nhân quyền, theo thông báo của Bạch Ốc. Tuy nhiên, họ không cho biết liệu họ có tiến đến nâng cấp từ ‘Quan hệ Đối tác Toàn diện’ lên ‘Quan hệ Đối tác Chiến lược’ trong năm nay hay không. Ông Biden khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng; ủng hộ một Việt Nam ‘độc lập, tự cường và thịnh vượng’.
Ngày 14 đến 16.04.2023, ông Blinken đã hội kiến với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Ông đã nhấn mạnh các yếu tố làm cơ sở để phát triển quan hệ song phương là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, vì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và thế giới. Ông Blinken tái khẳng định ‘Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với Việt Nam, mong muốn đưa quan hệ lên tầm cao mới’. Ông đã chuyển lời của Tổng thống Joe Biden mời ông Trọng đến thăm Mỹ một lần nữa. Ông Trọng đã nhận lời và đề nghị hai bên sắp xếp thời gian thích hợp. Ông cũng nhờ ông Blinken mời Tổng thống Joe Biden thăm Việt Nam.
Trước đó, ông Blinken đã gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn của nước chủ nhà.
Trước khi tiếp ông Blinken, ông Chính nói với báo giới rằng cả hai bên đang ‘hướng tới tăng cường hơn nữa, nâng cao hơn nữa quan hệ song phương lên tầm cao mới’. Ông Blinken lưu ý Mỹ - Việt tiến tới kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện vào tháng 7 và nói: ‘Bây giờ chúng tôi hy vọng có thể đưa quan hệ này lên tầm cao hơn nữa’.
Việt Nam đang đối mặt thách thức tế nhị là làm sao cởi mở với Mỹ mà không khiến Trung cộng tức giận. Tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) của Tàu hôm 09.04.2023 trích lời một chuyên gia nói « Mỹ đang tìm cách nâng cấp mối quan hệ Việt-Mỹ lên tầm đối tác chiến lược nhưng Việt Nam dường như còn có những mối lo ngại ».
Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn tại Việt Nam và phái đoàn kinh doanh lớn nhất từ trước đến nay của Hoa Kỳ đã đến thăm Việt Nam trong tuần này. Mỹ là thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam và hiện được xếp hạng là đối tác ngoại giao hàng thứ ba
của Hà Nội. Đối tác chiến lược, ngoại giao hàng đầu của Việt Nam gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Động thổ khởi công xây Đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội.
Ngày 15.04.2023, khi chủ tọa sự kiện này, ông Blinken nói: « Đây là niềm vui đặc biệt, ngày tôi chờ đợi lâu rồi » từ khi còn là thứ trưởng ngoại giao thời Tổng thống Obama. Ông cho biết dự án đã được chuẩn bị nhiều năm và là ‘kết quả đỉnh cao’ có được từ sự gắn kết của rất nhiều nhà ngoại giao Mỹ và Việt.
Công trình được ước tính trị giá 1,2 tỷ USD, tọa lạc tại quận Cầu Giấy, với hợp đồng thuê đất 99 năm được công bố trong chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris tháng 8/2021.
“Chuyến đi của ông Blinken có một biểu tượng rất quan trọng, đó là ông ấy đã động thổ (để) khởi công xây dựng đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội, một trong những đại sứ quán có tầm cỡ rất lớn trên thế giới giai đoạn hiện tại. Luật sư Vũ Đức Khanh, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam và quan hệ quốc tế, nói với VOA.
LS Khanh, đang giảng dạy về luật dân sự ở Đại học Ottawa, Canada, cho rằng « cam kết của Hoa Kỳ ở Hà Nội thông qua khu phức hợp mới là về hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng cũng như kinh tế cho thấy rằng người Mỹ sẽ không phải một sáng một chiều mà rời khỏi Việt Nam. Họ đang chuẩn bị cho 50 năm và hơn thế nữa tại Việt Nam ». « Đó là thông điệp chuyển thẳng tới Bắc Kinh rằng người Mỹ đã và đang tiếp tục đầu tư và có mặt ở tại đây ».
Tưởng nên nhớ lại: « Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đầu tiên được thành lập tháng 6/1952 tại số 39, đại lộ Hàm Nghi, và dọn đến tòa nhà số 4, đại lộ Thống Nhất năm 1967, rồi đóng cửa, cuốn cờ, tháo chạy ngày 30.04.1975. Năm 1995, Hoa Kỳ và Cộng hòa XHCN Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, khu đất này được Hoa Kỳ làm Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh.
Mối Tình Tay Ba. Sau khi Ngoại trưởng Mỹ rời Hà Nội chưa đủ hai tuần, ngày 26.04.2023, bà Trương Thị Mai, Thường trực Ban bí thư, đã dẫn đầu một phái đoàn Đảng đến Bắc Kinh gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Bà Mai đã cam kết với ông Tập rằng Việt Nam ‘ưu tiên hàng đầu quan hệ với Trung Quốc’ theo phương châm ’16 chữ vàng’ và ‘4 tốt’, còn nhà lãnh đạo Tàu nói với bà Mai rằng ông ‘hết sức coi trọng quan hệ giữa hai Đảng, hai nước’, theo Thông tấn xã Việt Nam.
Hai lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Việt và Tàu đã gặp nhau nhiều lần ở Bắc Kinh và Hà Nội. Tháng 10/2022, ông Trọng đã là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Bắc Kinh gặp ông Tập Cận Bình sau khi ông Tập đắc cử tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba. Bắc Kinh quan trọng hơn Washington? Còn Moscou thì sao?
Ông Trọng đã đi Bắc Kinh ngay sau Đại hội thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc và cùng đi với một phái đoàn nhiều ủy viên Bộ Chính trị. Trong khi đó, phải mất nhiều tháng trời hai bên mới sắp xếp được một cuộc điện đàm giữa ông Trọng và ông Biden.
Tàu Cộng ý thức rõ các lãnh đạo Đảng Việt Nam có mối quan hệ đồng chí anh em với họ và lập trường của họ về thế giới gần gũi với Bắc Kinh hơn là Washington. Trước sự lôi kéo của Mỹ, Tàu ‘có thể tự tin rằng Hà Nội sẽ kiên quyết từ chối có những hành động mà Bắc Kinh xem là thù địch với họ’. Washington quá bị chi phối bởi ý nghĩ Việt Nam có thể tham gia liên minh chống Trung Quốc. Ý nghĩ đó không có nghĩa gì cả.
Ngày 15.04.2023, Ngoại trưởng Blinken và Đại sứ Marc Knapper đến thăm Nhà nguyện Tu viện Sainte Marie, số 37 Hai Bà Trưng Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vì Bệnh viện Xanh Pôn đã lấy hết cơ sở ở 72, phố Nguyễn Thái Học rồi, nên tu viện chuyển về Dòng Mến Thánh giá ở 31 Nhà Chung, Hà Nội.
Tu viện Saint Paul de Chartres Hà Nội được xây dựng năm 1883 và dòng có đầy đủ giấy tờ. Năm 2016 đã tiến hành nhiều hoạt động khiếu nại, thắp nến cầu nguyện, hiệp thương đòi giải quyết tranh chấp, chấm dứt các vi phạm tài sản Dòng và đã có kiến nghị tới các cấp, sở, ban ngành của chính quyền tại Hà Nội.
Ngày 26.08.2016, các nữ tu Thánh Paul de Chartres và những giáo dân ủng hộ đã yêu cầu các quan chức Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trả lời về khiếu nại của họ về việc ai kiểm soát các khu đất lịch sử của tu viện của họ ở thủ đô Việt Nam.
Ngày 28.08.2016, hơn 10 nữ tu, giáo dân đã có đơn gửi tới Ủy ban Nhân dân quận sở tại, Thành phố Hà Nội và cơ quan công an TP Hà Nội. Họ cũng đã gửi kiến nghị tới các lãnh đạo nhà nước là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các cơ quan khác.
Ngày 25.09.2016, khoảng 50 nữ tu và giáo dân Công Giáo đã tuần hành ôn hòa dưới ánh nến lúc sáng sớm tới địa điểm tranh chấp gần tu viện của họ, cầu nguyện và hát thánh ca.
Sau đó, đoàn tuần hành đến Ủy ban Nhân dân Quận, yêu cầu các quan chức quận sở tại đưa cho họ một biên bản cuộc gặp trước đó giữa hai bên. Trong cuộc họp, 30 nữ tu, trong đó có những người già ngồi xe lăn, và giáo dân đã yêu cầu chính quyền Quận đình chỉ việc xây dựng trên đất của họ.
Ông Blinken đã gặp Sœur Bề trên Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Hà Nội Saint-Jean de Marie Trần Thị Anh. Một hành động biểu trưng gửi thông điệp mạnh ủng hộ Tự do tôn giáo?
Ngày 22.03.2023, lúc 18 giở 15, một nhóm công an và lãnh đạo xã Đắk Nông, Kontum, xông vào địa điểm đang hiệp dâng Thánh Lễ của Ki tô hữu, giựt sách lễ, rút điện và lớn tiếng yêu cầu Linh mục Phanxicô Xavier Lê Tiên đang cử hành Thánh Lễ ‘về làm việc’ với lý do ‘chưa có giấy phép’.
« Mời ông này về xã làm việc », một người mặc thường phục lớn tiếng chỉ đạo các công an, dân phòng. « Tôi, Thạch, Phó chủ tịch xã nè, chịu trách nhiệm buổi làm việc hôm nay nè. Tôi tôn trọng mời ông xuống xã làm việc nè ».
« Ông này ở đâu ra? Tôi hỏi ông này ở đâu? Giấy phép đâu? » ông Thạch tiếp tục quát Cha Tiên và giáo dân. Cha nhỏ nhẹ yêu cầu « các anh muốn làm gì thì đợi sau Thánh Lễ, các anh cứ lập biên bản đi rồi chúng tôi ký », nhưng một phụ nữ đã sỗ sàng xông lên bàn thờ, đóng sập cuốn sách lễ Linh mục đang đọc và đem đi, trong khi một người đàn ông khác trong nhóm cán bộ đi ra phía cột cắm điện rút các dây điện ra.
« Đây không phải là lần đầu tiên. Đã có nhiều sự kiện tương tự xảy ra… sau ngày 30.04.1975 ».
Câu chuyện ‘giấy phép’ và những ‘túp-lều-thờ-tạm’
Uỷ hội Tôn giáo Hoa kỳ đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích Việt Nam về yêu cầu ‘giấy phép’ với những qui định phức tạp, khắt khe, khó khăn kéo dài đối với việc thực thi tôn giáo của người dân. ‘Đấy chính là cản trở quyền tự do tôn giáo’,
Trong Thư Mục vụ gửi tín hữu ngày 22.03.2015, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum giải thích về những ‘túp-lều-thờ-tạm’ trong Giáo phận mà chính quyền liên tục tìm cách tháo dỡ.
« Ở Việt Nam, mỗi làng đều có đình, có miếu; ở vùng cao, buôn làng nào cũng có nhà rông; còn làng có đạo thì có nơi thờ phượng. Tại Đắktô trước năm 1975, các buôn làng có đạo đều
có nhà thờ, nhà nguyện. Những nơi thờ tự này, chiến tranh đã tàn phá hết trừ ở Thị xã Kontum », Đức cha cho biết trong hơn 30 năm sau 1975, giáo dân ở khu vực này đã phải đi bộ có khi hàng chục cây số để đến nơi có nhà thờ để cử hành các nghi thức tôn giáo. Chính quyền chỉ bắt đầu ‘cởi mở’, cho phép một số ít linh mục tới đây để dâng lễ.
« Trước nhu cầu tôn giáo quá lớn, xin phép nhiều lần không được đáp ứng, giáo dân chẳng còn cách nào hơn là ‘làm chui’.
Đức cha Oanh đề nghị giải quyết các vướng mắc trên một cách ‘hài hoà, có tình có lý’. « Trước hết, Luật pháp là phải công bằng » và « Quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo, phải được tôn trọng. Mọi người phải chấp hành, nhất là các cán bộ chính quyền phải làm gương! ».
Đức cha đề nghị nhà nước « chấm dứt chế độ xin-cho và tham nhũng », nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo dân phải ‘làm chui’ và sự tồn tại của các ‘túp-lều-thờ-tạm’ trong Giáo phận.
Giáo phận Kontum cũng là nơi đã xảy ra vụ sát hại Linh mục Trần Ngọc Thanh vào đầu năm 2022 gây chấn động dư luận.
Hy vọng chỉ thuốc này mới giảm đàn áp Tự do tôn giáo.
Ủy ban Tự do Tôn giáo (TDTG) Quốc tế (United States Commission on International Religious Freedom, USCIRF) thuộc chính phủ Mỹ độc lập lưỡng đảng, thành lập do Luật TDTG Quốc tế (IRFA) giám sát quyền phổ quát về TDTG và tín ngưỡng ở ngoại quốc và đưa ra các đề nghị về chính sách cho Tổng thống, Ngoại trưởng và Quốc hội. USCIRF là một tổ chức độc lập và khác với Bộ Ngoại giao. Phúc trình Thường niên phản ánh kết quả công việc một năm của những nhân viên Ủy ban và đội ngũ chuyên nghiệp trong việc ghi nhận các vi phạm trên thực tế và đưa ra các kiến nghị cho chính phủ Mỹ.
Các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (Countries of Particular Concern, CPC) là một chỉ định bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (được phân trách nhiệm bởi Tổng thống) về những quốc gia có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về TDTG theo Luật TDTG Quốc tế năm 1998 và sửa đổi năm 1999 (Public Law 106-55). Thuật ngữ ‘đặc biệt vi phạm nghiêm trọng về TDTG’ có nghĩa là có hệ thống, liên tục, vi phạm trắng trợn quyền TDTG.
Ngày 15.09.2004, trong Báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo trên thế giới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lần đầu tiên đã xếp Việt Nam vào CPC.
Theo Luật Mỹ, các nước có các hành động vi phạm TDTG một cách nghiêm trọng thì Bộ Ngoại giao xếp vào danh sách này, thường trực là Trung Quốc, Miến Điện, Iran, Bắc Hàn và Sudan. Chưa có nước nào trong danh sách CPC bị nhận trừng phạt cụ thể từ Mỹ.
Vì sao Việt Nam?
1. Ðại sứ đặc trách TDTG tại Bộ ngoại giao Mỹ, ông John Hanford, từng đi thăm vùng cao nguyên Việt Nam hai lần, nói: « Việt Nam là một quốc gia kiểm soát việc hành đạo rất chặt chẽ và có nhiều người đã bị bỏ tù vì dính líu đến tôn giáo, trong đó có đạo Phật, đạo Tin Lành, Công Giáo, Cao Ðài, Hòa Hảo. Chính phủ Việt Nam đã tiến hành việc cưỡng bức bắt bỏ đạo tại hai khu vực là Cao nguyên Trung phần và vùng Tây Bắc. Hàng ngàn tín đồ tại đây đã bị tập trung lại và cưỡng bức từ bỏ tín điều của họ. Cũng ở vùng này, có hàng trăm nhà thờ và nơi hành lễ bị đóng cửa và chỉ có một số ít được mở cửa trở lại ».
Ông tiếp: « Ðáng tiếc là sau khi chính phủ Hoa Kỳ có tiếp xúc và trao đổi nhiều lần với chính quyền Việt Nam, thì Hoa Kỳ nhận thấy cần thiết phải liệt Việt Nam vào danh sách CPC ».
2. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2000 giữa hai ông Al Gore, Dân chủ, và George Bush, Cộng hòa, đã phải đếm đi đếm lại số phiếu bầu trước khi có kết quả chính thức. Để tránh sự xấu xa đó, ngày 15.09.2004, Ngoại trưởng Colin Powell chỉ định Việt Nam vào danh sách CPC. Bush làm như vậy hầu câu phiếu cử tri Mỹ gốc Việt. Kết quả, trong cuộc bầu ngày 02.11.2004, Bush thắng rõ Kerry. Vô cùng tiếc, sau khi đắc cử nhiệm kỳ 2, Bush (con), năm 2006, đã cùng bà Condoleezza Rice, Ngoại trưởng, bỏ tên Việt Nam khỏi danh sách này để làm quà biếu làm cho Việt cộng vô cùng thỏa thích, trước khi cả hai đi Hà Nội dự Hội nghị APEC tháng 11/2006.
Do đó, khi họp báo với Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, ông Bush nói: « ông và vợ ‘bị ấn tượng vì sự thân thiện của người dân Việt Nam. Trong lúc đi qua thành phố tươi đẹp này, chúng tôi vui mừng khi thấy hàng ngàn công dân với nụ cười trên môi ».
Ông Bush khen làm nở mặt ông Triết. Tổng thống Mỹ có biết đâu, trong khi đó phụ huynh các học sinh phải chạy tiền để đóng bao nhiêu thứ phí. Đầu thập niên 1950, thời Pháp thuộc, cha tôi không phải trả một loại phí nào để tôi đi học. Thầy Cô chúng tôi được xã hội kính trọng vì không cần ‘dạy thêm’.
Noi gương Bush, các Tổng thống Mỹ sau không ai dám đặt Việt Nam vào CPC, dù USCIRF luôn đề nghị.
USCIRF cho rằng vi phạm TDTG ở Việt Nam ‘vẫn có hệ thống, luôn tiếp diễn và nghiêm trọng’ và kêu gọi Ngoại trưởng tiếp tục giải quyết các lo ngại này. Ngày 02.02.2022, Mỹ đưa Việt Nam vào Danh sách ‘Theo dõi Đặc biệt’ (Special Watchlist SWL).
Việc thiết lập danh sách SWL dựa theo Đạo luật TDTG Quốc tế, được Quốc Hội Mỹ thông qua và Tổng Thống ký ban hành ngày 16.12.2016, bổ sung cho Luật TDTG Quốc tế 1998.
USCIRF được thành lập để cố vấn Hành và Lập pháp, đành rằng những góp ý của Ủy ban không buộc phải lắng nghe hết, nhưng rất hiếm được đáp ứng thì sự chi tiêu bằng tiền thuế của người dân thật là điều oan phí.
Cựu đại sứ Ted Osius cho ra đời ‘Không gì là không thể’ để ca ngợi cái gọi là ‘quan hệ Mỹ - Việt trong 25 năm’. Sau khi thua trận đem dollards đến viện trợ cho Đảng chiến thắng, chớ có đến người dân đâu. Trái lại, họ bị đàn áp như kể ở Đoạn I…
Hy vọng với ‘quan hệ Mỹ-Việt’ mà Osius ca ngợi, chờ xem Tổng thống Biden sẽ tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như:
Tổng thống Ngô Đình Diệm đã được đồng nhiệm Mỹ mời viếng Hoa Kỳ với tất cả nghi lễ long trọng nhất. Tổng thống Eisenhower tiếp đón Nguyên thủ VNCH ngay tại cầu thang phi cơ. Ngày 09.05.1957, một danh dự mà không nhiều Lãnh đạo các quốc gia được nhận. Mời xem : https://www.youtube.com/watch?v=vKqHv23Cq3k
Cuộc tiếp đón giữa hai Tổng thống dân cử tuyệt đẹp hơn giữa một Tổng thống và một Tổng Bí thư đảng cộng sản. Đồng bào đã đảo trước Bạch Ốc.
III. Lợi Dụng Tôn Giáo.
Lịch sử oai hùng cường quốc Mỹ đã được viết bởi Tổng thống Dwight D. Eisenhower, danh tướng thắng Thế chiến 2 đã làm Nga, Tàu trọng nể. Ngài đã tặng Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau: He is a miracle man (Ông là người thần kỳ) vì từ một quốc gia bị sáu vấn nạn:
1. Bị chiến tranh tàn phá từ 1945 đến 1954,
2. Vấn nạn chia rẽ ly tán thập nhị xứ quân,
3. Vấn đề giáo dục cộng đồng quá thấp,
4. Tệ nạn xã hội đen tràn lan đến độ lấn lướt cả chính quyền,
5. Thực dân Pháp và tay sai người Việt vẫn nắm quyền lực chính về kinh tế và quân sự,
6. Nguy hiểm nhất là phải đối đầu với khối cộng sản quốc tế, Ông Diệm đã làm cho Miền Nam trở thành Việt Nam Cộng Hòa.
Cách nay 60 năm, ba tập thể những Người có lương tri đã thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm :
1. Thực dân Mỹ.
a. Trong ‘From Trust to Tragedy’ (Từ Tín Nhiệm đến Thảm Kịch), cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Frederick Nolting, đã cho thấy: « Averell Harriman, đặc sứ Tổng thống Kennedy trong cuộc thương thuyết về Lào từ 1961 đến 1962,… Dù công việc lâu dài và đặc biệt của ông cho Mỹ trên những lãnh vực khác.
Harriman đã phán đoán và lãnh đạo chính sách về Đông Nam Á, theo ý kiến tôi, là tai hại. Âm mưu ‘trung lập hóa’ Lào của ông ta là một sự thất bại thê thảm, và sự thù nghịch ngày càng gia tăng giữa ông với Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông ta trở thành một yếu tố chủ yếu trong việc lật đổ ông Diệm. Tuy nhiên, thanh thế và ảnh hưởng của Harriman ở Washington lớn đến nổi trở thành quyết định trong các hành động cốt yếu mà chính phủ Mỹ đã thực hiện trong năm 1963 ».
Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu đã dứt khoát chống lại chủ trương này. Harriman đã phải dùng quyền lực một cường quốc để áp đặt giải pháp đó. Kết quả, giải pháp này đã thất bại thê thảm. Do ‘quá quê’ (mắc cở vì bị Cộng lừa), Harriman thù ông Diệm ngày càng thâm. Hắn đòi ông Diệm phải loại bỏ ông Nhu khỏi chính quyền. Khi biết không thể tách ông Nhu ra khỏi ông Diệm, ‘tên khốn’ quyết định loại cả hai.
b. Ngày 11.05.1961, Kennedy đã cử Phó Tổng thống Lyndon Johson đến Sài Gòn quan sát tình hình và yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm để cho quân Hoa Kỳ đến bảo vệ miền Nam.
Ông Diệm từ chối tiếp nhận quân tác chiến Mỹ vào VNCH :
- VNCH mất Chính nghĩa và Độc lập,
- nhị Vị Tổng thống Eisenhower và Diệm đã lo ngại, việc Mỹ can thiệp với lính Mỹ, sẽ khiến VNCH mất chính nghiã, tặng cho Việt cộng một vũ khí tuyên truyền vô giá là ‘lính da trắng Mỹ chỉ đến thay thế lính da trắng Pháp thôi’.
- Bắc Việt tuyên truyền Mỹ chiếm Miền Nam, xách động đồng bào Miền Bắc đứng lên giải phóng,
- Sự hiện diện quân viễn chinh gây những khủng hoảng kinh tế, xã hội (Thượng nghị sĩ Mỹ William Fulbright đã công khai phát biểu: ‘Mỹ đã biến Sài Gòn thành một ổ điếm’). Nhờ đó, Dollars lương lính Mỹ đã chạy vào túi việt cộng.
2. Phật tử tranh đấu.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ trương ‘Đồng tiến xã hội’. Để Công bình giữa các Đạo giáo, khi ngân sách quốc gia còn eo hẹp, Chính phủ không giúp tài chính cho Công Giáo vì Tôn giáo này có thể tìm sự trợ giúp quốc tế. Nhưng ông Diệm đã giúp Phật giáo.
Trong ‘Our Vietnam Nightmare’ bà Maguerite Higgins cho biết: « 1.275 ngôi chùa được xây cất, 1.295 ngôi chùa được trùng tu dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm ».
Theo cụ Mai Thọ Truyền, Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt, thì trước khi ông Ngô Đình Diệm cầm quyền, Nam Việt Nam chỉ có 2.203 ngôi chùa, đến năm 1963 số chùa tăng lên thành 4.766 ngôi. Nhiều ngôi chùa được TT Ngô Đình Diệm cho phép quỹ quốc gia trợ cấp tiền bạc để xây cất.
Trước khi ông Diệm cầm quyền, đạo Phật chưa mở trường học. Dưới thời TT Diệm, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề ra đời.
Phản tướng Đỗ Mậu cho biết năm 1970 Phật giáo có 160 trường trung tiểu học trong cả nước. Đa số trường này được xây cất trước ngày 01.11.1963. Đọc những thành quả trên, liệu người ta có dám kết luận TT Ngô Đình Diệm và chế độ của ông đã ‘kỳ thị Phật giáo’ không?
Dù vậy, nhiều Phật tử thù ghét ông Diệm Công Giáo và cho rằng ông là tay sai của Vatican để Ky Tô hóa Việt Nam. Họ phủ nhận việc ông Diệm (con Chúa) tặng gạo cho con Phật Tây Tạng.
Họ nại ra Dụ số 10, do Quốc trưởng Bảo Đại ký tại Vichy, Pháp, ngày 06.08.1950, bị các Phật tử cho là ‘vòng kềm hảm’ Phật giáo Việt Nam phải bi gọi TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM, chứ không là Giáo Hội như Thiên Chúa giáo và buộc tội Tổng thống Ngô Đình Diệm tiếp tục duy trì sự bất công đó?
Sau khi giải thể chế độ Ngô Đình Diệm vào ngày 1-1-1963, Trung Tướng Trần Văn Đôn đã hủy bỏ Đạo dụ sô 10. vì thế Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mới được hình thành MANG DANH XƯNG GIÁO HỘI VÀ0 THÁNG 1-1964. HAI CHỮ ‘GIÁO HỘI’ LÀ MỘT BẰNG CHỨNG CỤ THỂ NHẤT VÀ PHẢN ẢNH CHO TOÀN THẾ GIỚI HIỂU RẰNG CÁI GÔNG CÙM KỀM KẸP ĐẠO DỤ SỐ 10 ĐÃ ĐƯỢC THÁO GỠ BỞI HỘI ĐỒNG QUÂN NHÂN CÁCH MẠNG MỞ ĐẦU CHO NỀN ĐỆ II CỘNG HÒA. Thục Vũ 20.08.2019 Nguyên văn.
Vì vậy, khi Phật giáo Việt Nam được định hình và chính đáng được xướng danh GIÁO HỘI PHẬT GIÁO, có tổ chức, quy mô tầm vóc và chặt chẻ, thì chính mùa Phật Đản huy hoàng 2508-1964, Giáo hội nhận được Sắc Lệnh 158/SL/CT ngày 14/5/1964 của Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng Kiêm Thủ Tướng Chánh Phủ-Nguyễn Khánh. Trong đó, điều 5 nêu rõ: ‘Dụ số 10 ngày 6 tháng 8 năm 1950 cùng các luật lệ trái với sắc luật này,
không áp dụng đối với Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất’. DƯƠNG KINH THÀNH (Có tham khảo từ các tài liệu của Wikipedia Tiếng Việt –Bảo Quốc Kiếm-Trấn Gia Phụng và Hoang Nguyên Nhuận).
Năm 1951 vẫn không dùng được chữ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO đuờng hoàng mà phài ngậm ngùi gọi TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM !
ð Như vậy, Dụ số 10 quá mạnh phải cần đến 2 lần hủy bỏ hầu Phật giáo được mang danh GIÁO HỘI PHẬT GIÁO.
Chỉ Thiên Chúa Giáo mới là Giáo Hội. Chúa Giê Su đã chính thức thành lập Giáo Hội khi Ngài nói với Tông đồ Peter (Phê-rô): « Thầy bảo cho con biết, con là Peter, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy, và các cửa địa ngục sẽ không thắng nổi ».” (Mat. 16: 18).
Năm 1964, khi thành lập ‘Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất’, các lãnh đạo Phật Giáo đã lấy danh từ ‘Giáo Hội’ ở đâu ra? Không lẽ lấy trong Thánh Kinh Chúa Giê Su?
Để hoàn thành sứ vụ ‘Thanh toán ông Diệm’, bọn cầm quyền Washington đã lợi dụng‘ vụ Phật giáo’ và dùng ‘hung thần’ Henry C. Lodge (một ứng viên Phó Tổng thống thất cử năm 1960) vào ngôi vị Đại sứ Mỹ tại Sài gòn. Ngày 27.08.1963, khi trình ủy nhiệm thư lên Tổng thống Ngô đình Diệm, hắn đã lên tiếng thăm dò:
1.- Việt Nam nhường hải cảng Cam Ranh cho Hoa kỳ 99 năm;
2.- Việt Nam chấp thuận để Hoa kỳ đưa 200.000 quân vào lãnh thổ mình;
3.- Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ;
4.- Tổng thống Diệm phải đưa ông cố vấn Ngô đình Nhu ra nước ngoài.
Tổng thống Ngô đình Diệm đã lờ đi toàn bộ.
3. Các Phản Tướng Tá Đảo chính và giết người.
Ðược đào tạo bởi thực dân Pháp, nay được phục vụ bọn tài phiệt Mỹ. Nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa để đảo chánh, họ làm ô nhục Tập thể Quân nhân vì ‘quân nhân chỉ phục vụ Tổ quốc, chứ không làm chính trị đảng phái’. Hơn nửa, tiền của CIA (Central Intelligence Agency, Trung ương tình báo Hoa kỳ). Muốn biết họ là ai, xin đọc: ‘Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại’.
Ngày 01.11.1963, nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa, chúng đã sai thuộc cấp nổ súng giết các chiến hữu gồm Đại tá Hồ Tấn Quyền (Tư lịnh Hải quân), Lê Quang Tung (Tư lịnh Lực lượng Đặc biệt) và Thiếu tá Lê Quang Triệu (Lực lượng Đặc biệt)… Lối 13 giờ, CIA Lucien E. Conein mang vô bộ Tổng Tham mưu một bao tiền là ba triệu đồng… Cuộc tạo phản bắt đầu lúc 13 giờ 30…
Trái hẳn với chúng, nghĩa cử cao thượng của Tổng thống là : Ông Cao xuân Vỹ có tường thuật: « Khi đảo chính khởi diễn, Thiếu tá Nguyễn hữu Duệ (Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống phủ) xin phép Tổng thống đem thiết giáp lên bộ Tổng Tham mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng thống không cho. Lúc đó, tôi đang ở bên Tổng thống Diệm và ông Nhu tại dinh Gia Long. Tôi nghe điện thoại và trình lên Tổng thống. Ông la ‘Các anh muốn gì? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả?’. Tôi thưa ‘Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?’. Ông quát lên ‘Chết thì đã sao’».
a. Ðến chiều ngày 02.11.1963, Hồ Chí Minh, được tin Ngô Đình Diệm bị lật đổ và ám sát, mừng rỡ ‘Bác cháu sẽ thắng. Ông Diệm là người yêu nước theo kiểu của ông ấy. Tôi không thể nào tin người Mỹ lại ngu ngốc đến vậy’. Bộ Chính trị Đảng Lao động nói rõ hơn: ‘Hậu quả của cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 sẽ trái với những tính toán của đế quốc Mỹ... Diệm là một trong số những nhân vật mạnh nhất chống lại nhân dân và Chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những gì có thể làm nhằm cố gắng đè bẹp cách mạng đã được Diệm thực hiện. Diệm là một trong những tay sai có tài nhất của đế quốc Mỹ... Trong số những người chống cộng ở miền Nam Việt Nam hoặc đang lưu vong ở nước ngoài, không ai có đủ tài lực chính trị và khả năng làm người khác tuân phục. Lời đó đã xảy ra ngày 30.04.1975.
b. Nghe tin Tổng thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng giới Thạch thương tiếc nói rằng: « Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề về vụ ám sát xấu xa nầy, Trung hoa Dân quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp... Tôi khâm phục ông Diệm, Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tìm được một lãnh tụ cao quí như vậy ».
Đúng vậy. Đã 60 năm trôi qua. Nhưng chắc chắn không tệ như XHCN Việt Nam hiện nay. Không là một nước dân chủ mà là một nước đảng trị. Nếu là một đảng vì nước, vì dân có thể tạm chấp nhận. Nhưng, hàng ngày, đọc báo chỉ thấy các viên chức đảng viên các cấp tham nhũng… Chủ tịch nhà nước bị buộc từ chức. Tại sao?
Chúng đàn áp đồng bào như đã kể ở đoạn I trên. Chính những vị nầy, có thể không bằng ông Diệm, nhưng chắc chắn phải hơn các lãnh đạo đảng cử mà sẽ do dân bầu.
c. Cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á châu, đồng minh Mỹ giật mình. Tổng thống Hồi quốc (Pakistan), Ayub Khan, đã nói với Tổng thống Mỹ Richard Nixon: « Cuộc thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Mỹ ». XHCN Việt Nam chọn theo lối này?
ITÌNH CỰU THÙ, NỖI ĐAU MÁU CHO DÂN VIỆT
I./ MỸ BAN PHÁT ĐIỂM NHÂN QUYỀN.
Ngày 20.03.2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo nhân quyền năm 2022, ghi nhận hàng loạt các vi phạm khắp thế giới. Tại Việt Nam, Báo cáo cho rằng có ít nhất 6 vụ người tử vong trong khi bị giam giữ, nhưng nhà nước Việt Nam cho rằng các cái chết này là do ‘tự tử hoặc do các vấn đề sức khỏe’, đến việc ‘bắt bớ và giam giữ tùy tiện’ những người thực thi các quyền được quốc tế công nhận, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.
Giới hoạt động nhân quyền Việt Nam đồng ý với Báo cáo, cho rằng nhà nước họ ‘vi phạm nhân quyền ngày càng nghiêm trọng’. Luật sư Lê Quốc Quân ở Hà Nội viết: « Các tiếng nói đối lập vẫn bị bóp nghẹt và không gian xã hội dân sự đang bị co lại rất lớn so với giai đoạn 2010-2018 ». Ông ghi nhận một xu hướng đáng quan ngại gần đây: « Nhà nước đã mạnh tay hơn
nước như Campuchia hay Thái Lan nhằm không cho những người Việt bị đàn áp được tị nạn chính trị, hay thậm chí yêu cầu các nước này trả các người tị nạn về lại Việt Nam. Họ tuyên bố những cá nhân này là các di dân bất hợp pháp, rời nước vì vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, trong năm qua, Mỹ không ghi nhận trường hợp nào về việc chính quyền sách nhiễu các người lưu vong và gia đình họ ở Việt Nam.
Vụ ông Đường Văn Thái (41 tuổi) đã sang tị nạn chính trị tại Thái Lan từ năm 2018 vì đã có nhiều phát biểu trên mạng xã hội chỉ trích các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Công an Hà Tĩnh ngày 16.04.2023 thông báo trên trang web chính thức việc phát hiện một ‘đối tượng không có giấy tờ tùy thân, xâm nhập trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới thuộc xã Sơn Kim 1’. Theo thông báo, người bị phát hiện là Đường Văn Thái, sinh năm 1982, trùng danh tính của ông Đường.
Chiếu công pháp quốc tế thì rõ ràng vụ bắt cóc này tại Thái Lan là vi phạm chủ quyền, quyền toàn vẹn lãnh thổ của Thái Lan. Sự việc tương tự cũng đã xảy ra với Trịnh Xuân Thanh tại Đức ngày 23.07.2017.
« Việt Nam là quốc gia xuất phát các cuộc tấn công vào những cá nhân ở nước ngoài, và cũng là địa điểm mà các chính phủ khác nhắm đến ». Đây là kết luận của Freedom House, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Washington DC, về tình trạng đàn áp xuyên quốc gia của chính phủ Việt Nam trong báo cáo công bố hôm 06.04.2023. Báo cáo tên ‘The report—Still Not Safe: Transnational Repression in 2022’.
Ngoài ra, các cơ quan truyền thông nhà nước (An Ninh thế giới, Báo Nhân dân, báo Xây dựng Đảng…) tấn công liên tục những người bất đồng chính kiến đang ở ngoại quốc cũng được xem là đàn áp xuyên quốc gia.
Báo cáo về buôn người không rõ ràng. Báo cáo này dẫn lại báo cáo về nạn buôn người trên thế giới vào Báo cáo này về Việt Nam. Nhưng báo cáo nạn buôn người thế giới lại không nêu rõ vấn nạn ở Việt Nam. Năm qua, hiện tượng người Việt bị lừa sang Campuchia làm việc trong các công ty đánh bạc trực tuyến được báo chí đưa tin rất nhiều, nhưng Báo cáo không ghi nhận.
Tính đến ngày 16.09.2022, Báo cáo cho biết nhà nước đã bắt giữ ít nhất 173 người hoạt động chính trị hoặc nhân quyền, bao gồm 143 người bị kết án và 30 người đang bị giam giữ trước khi xét xử. Từ ngày 1/1 đến 16/9, nhà nước đã bắt 19 và kết án 26 người đang thực thi các nhân quyền được quốc tế công nhận, như quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.
Họ không cho phép các tổ chức nhân quyền được thành lập và hoạt động và khẳng định việc vận động cho nhân quyền và dân chủ là hành động chống lại Đảng và Nhà nước Cộng sản. Các nhà vận động cho nhân quyền bị bắt vào đầu năm 2022 được ghi nhận bao gồm bà Nguỵ Thị Khanh (ra tù hôm 12.05.2023), các ông Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi và Bạch Hùng Dương. Các vị này đều là lãnh đạo các Tổ chức phi chánh phủ (NGO) có đăng ký và họ bị kết án với cáo buộc trốn thuế. Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền quốc tế tin rằng cả bốn người này bị đàn áp do các hoạt động vận động về vấn đề môi trường.
Các chuyên gia nhân quyền Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện Liên Hiệp Quốc (LHQ) (United Nations Working Group on Arbitrary Detention - UNWGAD) vừa ra bản Ý kiến ngày 11.05.2023 nhận định rằng việc bỏ tù luật sư môi trường Đặng Đình Bách là một hành vi ‘vi phạm luật pháp quốc tế’ chiếu theo các điều khoản trong Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và kêu gọi nhà nước Việt Nam ‘trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện’ cho ông.
WGAD công bố bản ý kiến hôm 29.04.2023, liên quan đến trường hợp ông Đỗ Nam Trung, đang thụ án tù 10 năm với cáo buộc ‘Tuyên truyền chống nhà nước’, cho rằng việc chính quyền tống giam ông là ‘tùy tiện’ theo các tiêu chí I, II, III và V, đồng thời yêu cầu nhà nước Việt Nam ‘thực hiện các bước cần thiết để khắc phục tình trạng của ông Trung ngay lập tức và phù hợp với các quy định liên quan theo thông lệ quốc tế’.
Trả lời thư chất vấn của các chuyên gia nhân quyền WGAD về việc bắt giữ tùy tiện nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, nhà nước Việt Nam vừa cho biết: ‘Phạm Đoan Trang không phải là nhà báo, và đã bị xét xử vì các hoạt động bất hợp pháp nghiêm trọng và tái phạm nhiều lần, chứ không phải vì thực hiện quyền tự do báo chí của mình’. Họ còn cáo buộc bà Trang ‘có âm mưu lật đổ chính quyền’ thông qua việc ‘cấu kết với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài’.
Thư phản hồi còn nói rằng bà Trang xuất bản trái phép các ấn phẩm ‘có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn cách tập hợp lực lượng, đối phó với lực lượng bảo vệ pháp luật... để tiến hành bạo loạn lật đổ nhà nước’.
Văn thư đề ngày 06.04.2023 của đại diện nhà nước Việt Nam tại LHQ được Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ công bố hôm 16.04.2023.
Trại giam không cho phép các người bị tạm giam để điều tra trong các vụ án chính trị được gặp gia đình hay luật sư của họ. Chỉ cho khi có kết luận điều tra, các người này mới được gặp thân nhân và luật sư. Có trường hợp nhà nước cưỡng ép đưa những người bị giam giữ đi khám và điều trị bệnh tâm thần, như trường hợp bà Nguyễn Thúy Hạnh hay ông Lê Anh Hùng.
Đặc biệt, những người nào bị xác định có liên hệ với các tổ chức hải ngoại thường đã bị tòa kết án nặng. Báo cáo chỉ ra có ít nhất 19 cá nhân có liên hệ với Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời, một nhóm hải ngoại bị Bộ Công an liệt vào danh sách tổ chức khủng bố, đã bị kết án từ 5 đến 16 năm tù về tội ‘hoạt động chống chính quyền nhân dân’.
Các vụ tra tấn, bức cung, nhục hình vẫn còn xảy ra. Các nhà hoạt động cho biết công an đã hành hung, tra tấn các tù nhân chính trị để lấy lời khai hoặc buộc họ phải nhận tội. Các nhóm giám sát nhân quyền cũng đưa ra nhiều báo cáo về việc công an dùng vũ lực trong khi thi hành công vụ và các điều tra viên bị cáo buộc tra tấn những người bị giam giữ. Ông Lê Chí Thành bị kết án hai năm tù về tội ‘chống người thi hành công vụ’. Tại phiên tòa, ông cho biết đã bị tra tấn bằng cách treo ngược chân lên trời trong thời gian tạm giam trước khi xét xử. Nhưng, những cán bộ có liên quan ít khi bị điều tra về các cáo buộc tra tấn.
Điều kiện giam giữ ở các nhà tù cũng bị cho là khắc nghiệt. Dù chưa đến mức nguy hại đến tính mạng, nhưng điều kiện ăn ở, vệ sinh kém, thiếu nước uống… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tù nhân. Cán bộ quản trại Nhà tù Gia Trung đã khuyến khích bạo lực giữa các tù nhân. Bộ Công an và cơ quan chính phủ quản lý các nhà tù, đã không cho giám sát viên quốc tế được phép tiếp cận.
Về quyền tự do báo chí, trong năm qua, nhà nước thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với tất cả các hình thức truyền thông, bao gồm in ấn, phát sóng, trực tuyến… Luật qui định các cơ quan này phải trực thuộc cơ quan Nhà nước, và tổng biên tập phải là đảng viên Cộng sản. Đối với các nhà báo và blogger độc lập, họ phải đối mặt với sự sách nhiễu của Nhà nước. Nhà nước cũng chặn các trang web mà họ cho là không phù hợp về chính trị hoặc văn hóa, bao gồm RFA, VOA, BBC Tiếng Việt…
Nhà nước tiếp tục kiểm soát quyền Tự do ngôn luận bằng cách hạn chế các phát biểu chỉ trích các nhà lãnh đạo hoặc chính sách Nhà nước. Thậm chí, các tổ chức hay các nhóm ủng hộ nhà nước đã đến tận nhà của các nhà hoạt động và đe dọa họ.
Một số trường hợp bị bắt vì sử dụng mạng xã hội chỉ trích lãnh đạo hay các chính sách mà bị bắt điển hình như blogger Nguyễn Thái Hưng và vợ là Vũ Thị Kim Hoàng bị bắt ngày 05.01.2022 hay ông Bùi Tuấn Lâm ở Đà Nẵng bị bắt với cáo buộc tội ‘phát tán thông tin chống nhà nước’.
Phóng viên Không biên giới (Reporters Sans Frontières, RSF) xếp hạng tự do báo chí ở Việt Nam 178/180 năm 2023, trên Trung Quốc và Triều Tiên. Mức thấp nhất kể từ khi RSF công bố bảng xếp hạng hàng năm từ năm 2002. Theo số liệu thống kê RSF, trong năm 2022, tại Việt Nam, có 35 nhà báo bị giam giữ.
Văn Bút Hoa Kỳ (PEN America) xếp Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia đáng quan ngại nhất trên thế giới về việc đàn áp các tác giả, nhà báo, với 16 người đang bị chính quyền giam cầm và 27 người đang đối mặt với nguy hiểm.
Lực lượng 47 c ó nhiệm vụ chống lại sự chỉ trích nhà nước trên các nền tảng mạng xã hội, chủ yếu là Facebook và YouTube, và có bằng chứng cho thấy Lực lượng 47 ‘đã mở rộng đáng kể trong những năm qua’ với sự ra đời của lữ đoàn dân sự E47.
Văn Bút Hoa Kỳ khuyến nghị Việt Nam hủy bỏ Điều 117 Luật Hình sự, dùng để hình sự hóa các cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’, và kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ tái đệ trình và thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam, và yêu cầu nhà nước Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc nhân quyền và tự do ngôn luận như một yếu tố nền tảng của mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Vài giờ trước khi ông Blinken tới Hà Nội, Hoa Kỳ đã lên án việc Việt Nam bỏ tù blogger Nguyễn Lân Thắng và nói rằng quan hệ chỉ có thể phát huy hết tiềm năng nếu Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền. Một tòa án Hà Nội ngày 13.04.2023 kết án ông Thắng, blogger Đài Á Châu Tự Do (RFA) 6 năm tù vì bị cáo buộc có các hoạt động chống nhà nước, một vụ án làm dấy lên quan ngại quốc tế về cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến.
Ông Thắng là người thứ sáu của Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ bị bắt giam tại Việt Nam hiện nay, trong đó có bốn cộng tác viên của RFA và hai cộng tác viên của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) gồm: Lê Anh Hùng và Phạm Chí Dũng.
Phản ứng Báo cáo này, Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm 23.03.2023 cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ lại một lần nữa đưa ra nhận định ‘sai lệch’ về tình hình nhân quyền của Việt Nam, nói nó có một số nhận định ‘thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác’.
Báo cáo ‘thể hiện tầm quan trọng về nhân quyền đối với chính sách ngoại giao Hoa Kỳ và đối với tầm của họ về một thế giới cởi mở, tự do, thịnh vượng và an toàn….’
Trong năm 2022, ‘ở các quốc gia trên mọi khu vực, chúng tôi tiếp tục chứng kiến sự tụt lùi về các điều kiện nhân quyền – việc thu hẹp không gian dân sự, không tôn trọng phẩm giá cơ bản của con người’. Ngoại trưởng Antony Blinken nói.
Như vậy, các Báo cáo hàng năm này có giá trị, có kết quả gì không? Trung cộng còn ra Báo cáo Nhân quyền chống Mỹ?
II. QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC.
Sau khi lên ngôi, Tổng thống Joe Biden sai Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tháng 7 và Phó Tổng thống Harris tháng 8/2021 đến Việt Nam cho thấy Washington muốn tăng cường mối quan hệ với Hà Nội như thế nào nhằm phát triển sự hiện diện và sức mạnh trong khu vực. Nhưng các lãnh đạo Việt Nam khi đó không tỏ ra hồ hởi với lời đề nghị nâng cấp quan hệ của Phó Tổng thống Harris.
Trong năm 2022, chuyến thăm được dự kiến của ông Blinken đến Việt Nam, được xem là nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Biden đến Hà Nội, đã bị hủy bỏ.
Ngày 29.03.2023, Tổng thống Joe Biden điện đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thảo luận về tầm quan trọng việc ‘củng cố và mở rộng quan hệ song phương’,… và cả việc tôn trọng nhân quyền, theo thông báo của Bạch Ốc. Tuy nhiên, họ không cho biết liệu họ có tiến đến nâng cấp từ ‘Quan hệ Đối tác Toàn diện’ lên ‘Quan hệ Đối tác Chiến lược’ trong năm nay hay không. Ông Biden khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng; ủng hộ một Việt Nam ‘độc lập, tự cường và thịnh vượng’.
Ngày 14 đến 16.04.2023, ông Blinken đã hội kiến với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Ông đã nhấn mạnh các yếu tố làm cơ sở để phát triển quan hệ song phương là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, vì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và thế giới. Ông Blinken tái khẳng định ‘Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với Việt Nam, mong muốn đưa quan hệ lên tầm cao mới’. Ông đã chuyển lời của Tổng thống Joe Biden mời ông Trọng đến thăm Mỹ một lần nữa. Ông Trọng đã nhận lời và đề nghị hai bên sắp xếp thời gian thích hợp. Ông cũng nhờ ông Blinken mời Tổng thống Joe Biden thăm Việt Nam.
Trước đó, ông Blinken đã gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn của nước chủ nhà.
Trước khi tiếp ông Blinken, ông Chính nói với báo giới rằng cả hai bên đang ‘hướng tới tăng cường hơn nữa, nâng cao hơn nữa quan hệ song phương lên tầm cao mới’. Ông Blinken lưu ý Mỹ - Việt tiến tới kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện vào tháng 7 và nói: ‘Bây giờ chúng tôi hy vọng có thể đưa quan hệ này lên tầm cao hơn nữa’.
Việt Nam đang đối mặt thách thức tế nhị là làm sao cởi mở với Mỹ mà không khiến Trung cộng tức giận. Tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) của Tàu hôm 09.04.2023 trích lời một chuyên gia nói « Mỹ đang tìm cách nâng cấp mối quan hệ Việt-Mỹ lên tầm đối tác chiến lược nhưng Việt Nam dường như còn có những mối lo ngại ».
Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn tại Việt Nam và phái đoàn kinh doanh lớn nhất từ trước đến nay của Hoa Kỳ đã đến thăm Việt Nam trong tuần này. Mỹ là thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam và hiện được xếp hạng là đối tác ngoại giao hàng thứ ba
của Hà Nội. Đối tác chiến lược, ngoại giao hàng đầu của Việt Nam gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Động thổ khởi công xây Đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội.
Ngày 15.04.2023, khi chủ tọa sự kiện này, ông Blinken nói: « Đây là niềm vui đặc biệt, ngày tôi chờ đợi lâu rồi » từ khi còn là thứ trưởng ngoại giao thời Tổng thống Obama. Ông cho biết dự án đã được chuẩn bị nhiều năm và là ‘kết quả đỉnh cao’ có được từ sự gắn kết của rất nhiều nhà ngoại giao Mỹ và Việt.
Công trình được ước tính trị giá 1,2 tỷ USD, tọa lạc tại quận Cầu Giấy, với hợp đồng thuê đất 99 năm được công bố trong chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris tháng 8/2021.
“Chuyến đi của ông Blinken có một biểu tượng rất quan trọng, đó là ông ấy đã động thổ (để) khởi công xây dựng đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội, một trong những đại sứ quán có tầm cỡ rất lớn trên thế giới giai đoạn hiện tại. Luật sư Vũ Đức Khanh, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam và quan hệ quốc tế, nói với VOA.
LS Khanh, đang giảng dạy về luật dân sự ở Đại học Ottawa, Canada, cho rằng « cam kết của Hoa Kỳ ở Hà Nội thông qua khu phức hợp mới là về hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng cũng như kinh tế cho thấy rằng người Mỹ sẽ không phải một sáng một chiều mà rời khỏi Việt Nam. Họ đang chuẩn bị cho 50 năm và hơn thế nữa tại Việt Nam ». « Đó là thông điệp chuyển thẳng tới Bắc Kinh rằng người Mỹ đã và đang tiếp tục đầu tư và có mặt ở tại đây ».
Tưởng nên nhớ lại: « Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đầu tiên được thành lập tháng 6/1952 tại số 39, đại lộ Hàm Nghi, và dọn đến tòa nhà số 4, đại lộ Thống Nhất năm 1967, rồi đóng cửa, cuốn cờ, tháo chạy ngày 30.04.1975. Năm 1995, Hoa Kỳ và Cộng hòa XHCN Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, khu đất này được Hoa Kỳ làm Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh.
Mối Tình Tay Ba. Sau khi Ngoại trưởng Mỹ rời Hà Nội chưa đủ hai tuần, ngày 26.04.2023, bà Trương Thị Mai, Thường trực Ban bí thư, đã dẫn đầu một phái đoàn Đảng đến Bắc Kinh gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Bà Mai đã cam kết với ông Tập rằng Việt Nam ‘ưu tiên hàng đầu quan hệ với Trung Quốc’ theo phương châm ’16 chữ vàng’ và ‘4 tốt’, còn nhà lãnh đạo Tàu nói với bà Mai rằng ông ‘hết sức coi trọng quan hệ giữa hai Đảng, hai nước’, theo Thông tấn xã Việt Nam.
Hai lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Việt và Tàu đã gặp nhau nhiều lần ở Bắc Kinh và Hà Nội. Tháng 10/2022, ông Trọng đã là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Bắc Kinh gặp ông Tập Cận Bình sau khi ông Tập đắc cử tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba. Bắc Kinh quan trọng hơn Washington? Còn Moscou thì sao?
Ông Trọng đã đi Bắc Kinh ngay sau Đại hội thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc và cùng đi với một phái đoàn nhiều ủy viên Bộ Chính trị. Trong khi đó, phải mất nhiều tháng trời hai bên mới sắp xếp được một cuộc điện đàm giữa ông Trọng và ông Biden.
Tàu Cộng ý thức rõ các lãnh đạo Đảng Việt Nam có mối quan hệ đồng chí anh em với họ và lập trường của họ về thế giới gần gũi với Bắc Kinh hơn là Washington. Trước sự lôi kéo của Mỹ, Tàu ‘có thể tự tin rằng Hà Nội sẽ kiên quyết từ chối có những hành động mà Bắc Kinh xem là thù địch với họ’. Washington quá bị chi phối bởi ý nghĩ Việt Nam có thể tham gia liên minh chống Trung Quốc. Ý nghĩ đó không có nghĩa gì cả.
Ngày 15.04.2023, Ngoại trưởng Blinken và Đại sứ Marc Knapper đến thăm Nhà nguyện Tu viện Sainte Marie, số 37 Hai Bà Trưng Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vì Bệnh viện Xanh Pôn đã lấy hết cơ sở ở 72, phố Nguyễn Thái Học rồi, nên tu viện chuyển về Dòng Mến Thánh giá ở 31 Nhà Chung, Hà Nội.
Tu viện Saint Paul de Chartres Hà Nội được xây dựng năm 1883 và dòng có đầy đủ giấy tờ. Năm 2016 đã tiến hành nhiều hoạt động khiếu nại, thắp nến cầu nguyện, hiệp thương đòi giải quyết tranh chấp, chấm dứt các vi phạm tài sản Dòng và đã có kiến nghị tới các cấp, sở, ban ngành của chính quyền tại Hà Nội.
Ngày 26.08.2016, các nữ tu Thánh Paul de Chartres và những giáo dân ủng hộ đã yêu cầu các quan chức Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trả lời về khiếu nại của họ về việc ai kiểm soát các khu đất lịch sử của tu viện của họ ở thủ đô Việt Nam.
Ngày 28.08.2016, hơn 10 nữ tu, giáo dân đã có đơn gửi tới Ủy ban Nhân dân quận sở tại, Thành phố Hà Nội và cơ quan công an TP Hà Nội. Họ cũng đã gửi kiến nghị tới các lãnh đạo nhà nước là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các cơ quan khác.
Ngày 25.09.2016, khoảng 50 nữ tu và giáo dân Công Giáo đã tuần hành ôn hòa dưới ánh nến lúc sáng sớm tới địa điểm tranh chấp gần tu viện của họ, cầu nguyện và hát thánh ca.
Sau đó, đoàn tuần hành đến Ủy ban Nhân dân Quận, yêu cầu các quan chức quận sở tại đưa cho họ một biên bản cuộc gặp trước đó giữa hai bên. Trong cuộc họp, 30 nữ tu, trong đó có những người già ngồi xe lăn, và giáo dân đã yêu cầu chính quyền Quận đình chỉ việc xây dựng trên đất của họ.
Ông Blinken đã gặp Sœur Bề trên Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Hà Nội Saint-Jean de Marie Trần Thị Anh. Một hành động biểu trưng gửi thông điệp mạnh ủng hộ Tự do tôn giáo?
Ngày 22.03.2023, lúc 18 giở 15, một nhóm công an và lãnh đạo xã Đắk Nông, Kontum, xông vào địa điểm đang hiệp dâng Thánh Lễ của Ki tô hữu, giựt sách lễ, rút điện và lớn tiếng yêu cầu Linh mục Phanxicô Xavier Lê Tiên đang cử hành Thánh Lễ ‘về làm việc’ với lý do ‘chưa có giấy phép’.
« Mời ông này về xã làm việc », một người mặc thường phục lớn tiếng chỉ đạo các công an, dân phòng. « Tôi, Thạch, Phó chủ tịch xã nè, chịu trách nhiệm buổi làm việc hôm nay nè. Tôi tôn trọng mời ông xuống xã làm việc nè ».
« Ông này ở đâu ra? Tôi hỏi ông này ở đâu? Giấy phép đâu? » ông Thạch tiếp tục quát Cha Tiên và giáo dân. Cha nhỏ nhẹ yêu cầu « các anh muốn làm gì thì đợi sau Thánh Lễ, các anh cứ lập biên bản đi rồi chúng tôi ký », nhưng một phụ nữ đã sỗ sàng xông lên bàn thờ, đóng sập cuốn sách lễ Linh mục đang đọc và đem đi, trong khi một người đàn ông khác trong nhóm cán bộ đi ra phía cột cắm điện rút các dây điện ra.
« Đây không phải là lần đầu tiên. Đã có nhiều sự kiện tương tự xảy ra… sau ngày 30.04.1975 ».
Câu chuyện ‘giấy phép’ và những ‘túp-lều-thờ-tạm’
Uỷ hội Tôn giáo Hoa kỳ đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích Việt Nam về yêu cầu ‘giấy phép’ với những qui định phức tạp, khắt khe, khó khăn kéo dài đối với việc thực thi tôn giáo của người dân. ‘Đấy chính là cản trở quyền tự do tôn giáo’,
Trong Thư Mục vụ gửi tín hữu ngày 22.03.2015, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum giải thích về những ‘túp-lều-thờ-tạm’ trong Giáo phận mà chính quyền liên tục tìm cách tháo dỡ.
« Ở Việt Nam, mỗi làng đều có đình, có miếu; ở vùng cao, buôn làng nào cũng có nhà rông; còn làng có đạo thì có nơi thờ phượng. Tại Đắktô trước năm 1975, các buôn làng có đạo đều
có nhà thờ, nhà nguyện. Những nơi thờ tự này, chiến tranh đã tàn phá hết trừ ở Thị xã Kontum », Đức cha cho biết trong hơn 30 năm sau 1975, giáo dân ở khu vực này đã phải đi bộ có khi hàng chục cây số để đến nơi có nhà thờ để cử hành các nghi thức tôn giáo. Chính quyền chỉ bắt đầu ‘cởi mở’, cho phép một số ít linh mục tới đây để dâng lễ.
« Trước nhu cầu tôn giáo quá lớn, xin phép nhiều lần không được đáp ứng, giáo dân chẳng còn cách nào hơn là ‘làm chui’.
Đức cha Oanh đề nghị giải quyết các vướng mắc trên một cách ‘hài hoà, có tình có lý’. « Trước hết, Luật pháp là phải công bằng » và « Quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo, phải được tôn trọng. Mọi người phải chấp hành, nhất là các cán bộ chính quyền phải làm gương! ».
Đức cha đề nghị nhà nước « chấm dứt chế độ xin-cho và tham nhũng », nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo dân phải ‘làm chui’ và sự tồn tại của các ‘túp-lều-thờ-tạm’ trong Giáo phận.
Giáo phận Kontum cũng là nơi đã xảy ra vụ sát hại Linh mục Trần Ngọc Thanh vào đầu năm 2022 gây chấn động dư luận.
Hy vọng chỉ thuốc này mới giảm đàn áp Tự do tôn giáo.
Ủy ban Tự do Tôn giáo (TDTG) Quốc tế (United States Commission on International Religious Freedom, USCIRF) thuộc chính phủ Mỹ độc lập lưỡng đảng, thành lập do Luật TDTG Quốc tế (IRFA) giám sát quyền phổ quát về TDTG và tín ngưỡng ở ngoại quốc và đưa ra các đề nghị về chính sách cho Tổng thống, Ngoại trưởng và Quốc hội. USCIRF là một tổ chức độc lập và khác với Bộ Ngoại giao. Phúc trình Thường niên phản ánh kết quả công việc một năm của những nhân viên Ủy ban và đội ngũ chuyên nghiệp trong việc ghi nhận các vi phạm trên thực tế và đưa ra các kiến nghị cho chính phủ Mỹ.
Các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (Countries of Particular Concern, CPC) là một chỉ định bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (được phân trách nhiệm bởi Tổng thống) về những quốc gia có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về TDTG theo Luật TDTG Quốc tế năm 1998 và sửa đổi năm 1999 (Public Law 106-55). Thuật ngữ ‘đặc biệt vi phạm nghiêm trọng về TDTG’ có nghĩa là có hệ thống, liên tục, vi phạm trắng trợn quyền TDTG.
Ngày 15.09.2004, trong Báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo trên thế giới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lần đầu tiên đã xếp Việt Nam vào CPC.
Theo Luật Mỹ, các nước có các hành động vi phạm TDTG một cách nghiêm trọng thì Bộ Ngoại giao xếp vào danh sách này, thường trực là Trung Quốc, Miến Điện, Iran, Bắc Hàn và Sudan. Chưa có nước nào trong danh sách CPC bị nhận trừng phạt cụ thể từ Mỹ.
Vì sao Việt Nam?
1. Ðại sứ đặc trách TDTG tại Bộ ngoại giao Mỹ, ông John Hanford, từng đi thăm vùng cao nguyên Việt Nam hai lần, nói: « Việt Nam là một quốc gia kiểm soát việc hành đạo rất chặt chẽ và có nhiều người đã bị bỏ tù vì dính líu đến tôn giáo, trong đó có đạo Phật, đạo Tin Lành, Công Giáo, Cao Ðài, Hòa Hảo. Chính phủ Việt Nam đã tiến hành việc cưỡng bức bắt bỏ đạo tại hai khu vực là Cao nguyên Trung phần và vùng Tây Bắc. Hàng ngàn tín đồ tại đây đã bị tập trung lại và cưỡng bức từ bỏ tín điều của họ. Cũng ở vùng này, có hàng trăm nhà thờ và nơi hành lễ bị đóng cửa và chỉ có một số ít được mở cửa trở lại ».
Ông tiếp: « Ðáng tiếc là sau khi chính phủ Hoa Kỳ có tiếp xúc và trao đổi nhiều lần với chính quyền Việt Nam, thì Hoa Kỳ nhận thấy cần thiết phải liệt Việt Nam vào danh sách CPC ».
2. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2000 giữa hai ông Al Gore, Dân chủ, và George Bush, Cộng hòa, đã phải đếm đi đếm lại số phiếu bầu trước khi có kết quả chính thức. Để tránh sự xấu xa đó, ngày 15.09.2004, Ngoại trưởng Colin Powell chỉ định Việt Nam vào danh sách CPC. Bush làm như vậy hầu câu phiếu cử tri Mỹ gốc Việt. Kết quả, trong cuộc bầu ngày 02.11.2004, Bush thắng rõ Kerry. Vô cùng tiếc, sau khi đắc cử nhiệm kỳ 2, Bush (con), năm 2006, đã cùng bà Condoleezza Rice, Ngoại trưởng, bỏ tên Việt Nam khỏi danh sách này để làm quà biếu làm cho Việt cộng vô cùng thỏa thích, trước khi cả hai đi Hà Nội dự Hội nghị APEC tháng 11/2006.
Do đó, khi họp báo với Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, ông Bush nói: « ông và vợ ‘bị ấn tượng vì sự thân thiện của người dân Việt Nam. Trong lúc đi qua thành phố tươi đẹp này, chúng tôi vui mừng khi thấy hàng ngàn công dân với nụ cười trên môi ».
Ông Bush khen làm nở mặt ông Triết. Tổng thống Mỹ có biết đâu, trong khi đó phụ huynh các học sinh phải chạy tiền để đóng bao nhiêu thứ phí. Đầu thập niên 1950, thời Pháp thuộc, cha tôi không phải trả một loại phí nào để tôi đi học. Thầy Cô chúng tôi được xã hội kính trọng vì không cần ‘dạy thêm’.
Noi gương Bush, các Tổng thống Mỹ sau không ai dám đặt Việt Nam vào CPC, dù USCIRF luôn đề nghị.
USCIRF cho rằng vi phạm TDTG ở Việt Nam ‘vẫn có hệ thống, luôn tiếp diễn và nghiêm trọng’ và kêu gọi Ngoại trưởng tiếp tục giải quyết các lo ngại này. Ngày 02.02.2022, Mỹ đưa Việt Nam vào Danh sách ‘Theo dõi Đặc biệt’ (Special Watchlist SWL).
Việc thiết lập danh sách SWL dựa theo Đạo luật TDTG Quốc tế, được Quốc Hội Mỹ thông qua và Tổng Thống ký ban hành ngày 16.12.2016, bổ sung cho Luật TDTG Quốc tế 1998.
USCIRF được thành lập để cố vấn Hành và Lập pháp, đành rằng những góp ý của Ủy ban không buộc phải lắng nghe hết, nhưng rất hiếm được đáp ứng thì sự chi tiêu bằng tiền thuế của người dân thật là điều oan phí.
Cựu đại sứ Ted Osius cho ra đời ‘Không gì là không thể’ để ca ngợi cái gọi là ‘quan hệ Mỹ - Việt trong 25 năm’. Sau khi thua trận đem dollards đến viện trợ cho Đảng chiến thắng, chớ có đến người dân đâu. Trái lại, họ bị đàn áp như kể ở Đoạn I…
Hy vọng với ‘quan hệ Mỹ-Việt’ mà Osius ca ngợi, chờ xem Tổng thống Biden sẽ tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như:
Tổng thống Ngô Đình Diệm đã được đồng nhiệm Mỹ mời viếng Hoa Kỳ với tất cả nghi lễ long trọng nhất. Tổng thống Eisenhower tiếp đón Nguyên thủ VNCH ngay tại cầu thang phi cơ. Ngày 09.05.1957, một danh dự mà không nhiều Lãnh đạo các quốc gia được nhận. Mời xem : https://www.youtube.com/watch?v=vKqHv23Cq3k
Cuộc tiếp đón giữa hai Tổng thống dân cử tuyệt đẹp hơn giữa một Tổng thống và một Tổng Bí thư đảng cộng sản. Đồng bào đã đảo trước Bạch Ốc.
III. Lợi Dụng Tôn Giáo.
Lịch sử oai hùng cường quốc Mỹ đã được viết bởi Tổng thống Dwight D. Eisenhower, danh tướng thắng Thế chiến 2 đã làm Nga, Tàu trọng nể. Ngài đã tặng Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau: He is a miracle man (Ông là người thần kỳ) vì từ một quốc gia bị sáu vấn nạn:
1. Bị chiến tranh tàn phá từ 1945 đến 1954,
2. Vấn nạn chia rẽ ly tán thập nhị xứ quân,
3. Vấn đề giáo dục cộng đồng quá thấp,
4. Tệ nạn xã hội đen tràn lan đến độ lấn lướt cả chính quyền,
5. Thực dân Pháp và tay sai người Việt vẫn nắm quyền lực chính về kinh tế và quân sự,
6. Nguy hiểm nhất là phải đối đầu với khối cộng sản quốc tế, Ông Diệm đã làm cho Miền Nam trở thành Việt Nam Cộng Hòa.
Cách nay 60 năm, ba tập thể những Người có lương tri đã thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm :
1. Thực dân Mỹ.
a. Trong ‘From Trust to Tragedy’ (Từ Tín Nhiệm đến Thảm Kịch), cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Frederick Nolting, đã cho thấy: « Averell Harriman, đặc sứ Tổng thống Kennedy trong cuộc thương thuyết về Lào từ 1961 đến 1962,… Dù công việc lâu dài và đặc biệt của ông cho Mỹ trên những lãnh vực khác.
Harriman đã phán đoán và lãnh đạo chính sách về Đông Nam Á, theo ý kiến tôi, là tai hại. Âm mưu ‘trung lập hóa’ Lào của ông ta là một sự thất bại thê thảm, và sự thù nghịch ngày càng gia tăng giữa ông với Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông ta trở thành một yếu tố chủ yếu trong việc lật đổ ông Diệm. Tuy nhiên, thanh thế và ảnh hưởng của Harriman ở Washington lớn đến nổi trở thành quyết định trong các hành động cốt yếu mà chính phủ Mỹ đã thực hiện trong năm 1963 ».
Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu đã dứt khoát chống lại chủ trương này. Harriman đã phải dùng quyền lực một cường quốc để áp đặt giải pháp đó. Kết quả, giải pháp này đã thất bại thê thảm. Do ‘quá quê’ (mắc cở vì bị Cộng lừa), Harriman thù ông Diệm ngày càng thâm. Hắn đòi ông Diệm phải loại bỏ ông Nhu khỏi chính quyền. Khi biết không thể tách ông Nhu ra khỏi ông Diệm, ‘tên khốn’ quyết định loại cả hai.
b. Ngày 11.05.1961, Kennedy đã cử Phó Tổng thống Lyndon Johson đến Sài Gòn quan sát tình hình và yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm để cho quân Hoa Kỳ đến bảo vệ miền Nam.
Ông Diệm từ chối tiếp nhận quân tác chiến Mỹ vào VNCH :
- VNCH mất Chính nghĩa và Độc lập,
- nhị Vị Tổng thống Eisenhower và Diệm đã lo ngại, việc Mỹ can thiệp với lính Mỹ, sẽ khiến VNCH mất chính nghiã, tặng cho Việt cộng một vũ khí tuyên truyền vô giá là ‘lính da trắng Mỹ chỉ đến thay thế lính da trắng Pháp thôi’.
- Bắc Việt tuyên truyền Mỹ chiếm Miền Nam, xách động đồng bào Miền Bắc đứng lên giải phóng,
- Sự hiện diện quân viễn chinh gây những khủng hoảng kinh tế, xã hội (Thượng nghị sĩ Mỹ William Fulbright đã công khai phát biểu: ‘Mỹ đã biến Sài Gòn thành một ổ điếm’). Nhờ đó, Dollars lương lính Mỹ đã chạy vào túi việt cộng.
2. Phật tử tranh đấu.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ trương ‘Đồng tiến xã hội’. Để Công bình giữa các Đạo giáo, khi ngân sách quốc gia còn eo hẹp, Chính phủ không giúp tài chính cho Công Giáo vì Tôn giáo này có thể tìm sự trợ giúp quốc tế. Nhưng ông Diệm đã giúp Phật giáo.
Trong ‘Our Vietnam Nightmare’ bà Maguerite Higgins cho biết: « 1.275 ngôi chùa được xây cất, 1.295 ngôi chùa được trùng tu dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm ».
Theo cụ Mai Thọ Truyền, Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt, thì trước khi ông Ngô Đình Diệm cầm quyền, Nam Việt Nam chỉ có 2.203 ngôi chùa, đến năm 1963 số chùa tăng lên thành 4.766 ngôi. Nhiều ngôi chùa được TT Ngô Đình Diệm cho phép quỹ quốc gia trợ cấp tiền bạc để xây cất.
Trước khi ông Diệm cầm quyền, đạo Phật chưa mở trường học. Dưới thời TT Diệm, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề ra đời.
Phản tướng Đỗ Mậu cho biết năm 1970 Phật giáo có 160 trường trung tiểu học trong cả nước. Đa số trường này được xây cất trước ngày 01.11.1963. Đọc những thành quả trên, liệu người ta có dám kết luận TT Ngô Đình Diệm và chế độ của ông đã ‘kỳ thị Phật giáo’ không?
Dù vậy, nhiều Phật tử thù ghét ông Diệm Công Giáo và cho rằng ông là tay sai của Vatican để Ky Tô hóa Việt Nam. Họ phủ nhận việc ông Diệm (con Chúa) tặng gạo cho con Phật Tây Tạng.
Họ nại ra Dụ số 10, do Quốc trưởng Bảo Đại ký tại Vichy, Pháp, ngày 06.08.1950, bị các Phật tử cho là ‘vòng kềm hảm’ Phật giáo Việt Nam phải bi gọi TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM, chứ không là Giáo Hội như Thiên Chúa giáo và buộc tội Tổng thống Ngô Đình Diệm tiếp tục duy trì sự bất công đó?
Sau khi giải thể chế độ Ngô Đình Diệm vào ngày 1-1-1963, Trung Tướng Trần Văn Đôn đã hủy bỏ Đạo dụ sô 10. vì thế Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mới được hình thành MANG DANH XƯNG GIÁO HỘI VÀ0 THÁNG 1-1964. HAI CHỮ ‘GIÁO HỘI’ LÀ MỘT BẰNG CHỨNG CỤ THỂ NHẤT VÀ PHẢN ẢNH CHO TOÀN THẾ GIỚI HIỂU RẰNG CÁI GÔNG CÙM KỀM KẸP ĐẠO DỤ SỐ 10 ĐÃ ĐƯỢC THÁO GỠ BỞI HỘI ĐỒNG QUÂN NHÂN CÁCH MẠNG MỞ ĐẦU CHO NỀN ĐỆ II CỘNG HÒA. Thục Vũ 20.08.2019 Nguyên văn.
Vì vậy, khi Phật giáo Việt Nam được định hình và chính đáng được xướng danh GIÁO HỘI PHẬT GIÁO, có tổ chức, quy mô tầm vóc và chặt chẻ, thì chính mùa Phật Đản huy hoàng 2508-1964, Giáo hội nhận được Sắc Lệnh 158/SL/CT ngày 14/5/1964 của Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng Kiêm Thủ Tướng Chánh Phủ-Nguyễn Khánh. Trong đó, điều 5 nêu rõ: ‘Dụ số 10 ngày 6 tháng 8 năm 1950 cùng các luật lệ trái với sắc luật này,
không áp dụng đối với Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất’. DƯƠNG KINH THÀNH (Có tham khảo từ các tài liệu của Wikipedia Tiếng Việt –Bảo Quốc Kiếm-Trấn Gia Phụng và Hoang Nguyên Nhuận).
Năm 1951 vẫn không dùng được chữ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO đuờng hoàng mà phài ngậm ngùi gọi TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM !
ð Như vậy, Dụ số 10 quá mạnh phải cần đến 2 lần hủy bỏ hầu Phật giáo được mang danh GIÁO HỘI PHẬT GIÁO.
Chỉ Thiên Chúa Giáo mới là Giáo Hội. Chúa Giê Su đã chính thức thành lập Giáo Hội khi Ngài nói với Tông đồ Peter (Phê-rô): « Thầy bảo cho con biết, con là Peter, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy, và các cửa địa ngục sẽ không thắng nổi ».” (Mat. 16: 18).
Năm 1964, khi thành lập ‘Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất’, các lãnh đạo Phật Giáo đã lấy danh từ ‘Giáo Hội’ ở đâu ra? Không lẽ lấy trong Thánh Kinh Chúa Giê Su?
Để hoàn thành sứ vụ ‘Thanh toán ông Diệm’, bọn cầm quyền Washington đã lợi dụng‘ vụ Phật giáo’ và dùng ‘hung thần’ Henry C. Lodge (một ứng viên Phó Tổng thống thất cử năm 1960) vào ngôi vị Đại sứ Mỹ tại Sài gòn. Ngày 27.08.1963, khi trình ủy nhiệm thư lên Tổng thống Ngô đình Diệm, hắn đã lên tiếng thăm dò:
1.- Việt Nam nhường hải cảng Cam Ranh cho Hoa kỳ 99 năm;
2.- Việt Nam chấp thuận để Hoa kỳ đưa 200.000 quân vào lãnh thổ mình;
3.- Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ;
4.- Tổng thống Diệm phải đưa ông cố vấn Ngô đình Nhu ra nước ngoài.
Tổng thống Ngô đình Diệm đã lờ đi toàn bộ.
3. Các Phản Tướng Tá Đảo chính và giết người.
Ðược đào tạo bởi thực dân Pháp, nay được phục vụ bọn tài phiệt Mỹ. Nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa để đảo chánh, họ làm ô nhục Tập thể Quân nhân vì ‘quân nhân chỉ phục vụ Tổ quốc, chứ không làm chính trị đảng phái’. Hơn nửa, tiền của CIA (Central Intelligence Agency, Trung ương tình báo Hoa kỳ). Muốn biết họ là ai, xin đọc: ‘Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại’.
Ngày 01.11.1963, nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa, chúng đã sai thuộc cấp nổ súng giết các chiến hữu gồm Đại tá Hồ Tấn Quyền (Tư lịnh Hải quân), Lê Quang Tung (Tư lịnh Lực lượng Đặc biệt) và Thiếu tá Lê Quang Triệu (Lực lượng Đặc biệt)… Lối 13 giờ, CIA Lucien E. Conein mang vô bộ Tổng Tham mưu một bao tiền là ba triệu đồng… Cuộc tạo phản bắt đầu lúc 13 giờ 30…
Trái hẳn với chúng, nghĩa cử cao thượng của Tổng thống là : Ông Cao xuân Vỹ có tường thuật: « Khi đảo chính khởi diễn, Thiếu tá Nguyễn hữu Duệ (Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống phủ) xin phép Tổng thống đem thiết giáp lên bộ Tổng Tham mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng thống không cho. Lúc đó, tôi đang ở bên Tổng thống Diệm và ông Nhu tại dinh Gia Long. Tôi nghe điện thoại và trình lên Tổng thống. Ông la ‘Các anh muốn gì? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả?’. Tôi thưa ‘Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?’. Ông quát lên ‘Chết thì đã sao’».
a. Ðến chiều ngày 02.11.1963, Hồ Chí Minh, được tin Ngô Đình Diệm bị lật đổ và ám sát, mừng rỡ ‘Bác cháu sẽ thắng. Ông Diệm là người yêu nước theo kiểu của ông ấy. Tôi không thể nào tin người Mỹ lại ngu ngốc đến vậy’. Bộ Chính trị Đảng Lao động nói rõ hơn: ‘Hậu quả của cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 sẽ trái với những tính toán của đế quốc Mỹ... Diệm là một trong số những nhân vật mạnh nhất chống lại nhân dân và Chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những gì có thể làm nhằm cố gắng đè bẹp cách mạng đã được Diệm thực hiện. Diệm là một trong những tay sai có tài nhất của đế quốc Mỹ... Trong số những người chống cộng ở miền Nam Việt Nam hoặc đang lưu vong ở nước ngoài, không ai có đủ tài lực chính trị và khả năng làm người khác tuân phục. Lời đó đã xảy ra ngày 30.04.1975.
b. Nghe tin Tổng thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng giới Thạch thương tiếc nói rằng: « Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề về vụ ám sát xấu xa nầy, Trung hoa Dân quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp... Tôi khâm phục ông Diệm, Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tìm được một lãnh tụ cao quí như vậy ».
Đúng vậy. Đã 60 năm trôi qua. Nhưng chắc chắn không tệ như XHCN Việt Nam hiện nay. Không là một nước dân chủ mà là một nước đảng trị. Nếu là một đảng vì nước, vì dân có thể tạm chấp nhận. Nhưng, hàng ngày, đọc báo chỉ thấy các viên chức đảng viên các cấp tham nhũng… Chủ tịch nhà nước bị buộc từ chức. Tại sao?
Chúng đàn áp đồng bào như đã kể ở đoạn I trên. Chính những vị nầy, có thể không bằng ông Diệm, nhưng chắc chắn phải hơn các lãnh đạo đảng cử mà sẽ do dân bầu.
c. Cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á châu, đồng minh Mỹ giật mình. Tổng thống Hồi quốc (Pakistan), Ayub Khan, đã nói với Tổng thống Mỹ Richard Nixon: « Cuộc thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Mỹ ». XHCN Việt Nam chọn theo lối này?
ITÌNH CỰU THÙ, NỖI ĐAU MÁU CHO DÂN VIỆT
I./ MỸ BAN PHÁT ĐIỂM NHÂN QUYỀN.
Ngày 20.03.2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo nhân quyền năm 2022, ghi nhận hàng loạt các vi phạm khắp thế giới. Tại Việt Nam, Báo cáo cho rằng có ít nhất 6 vụ người tử vong trong khi bị giam giữ, nhưng nhà nước Việt Nam cho rằng các cái chết này là do ‘tự tử hoặc do các vấn đề sức khỏe’, đến việc ‘bắt bớ và giam giữ tùy tiện’ những người thực thi các quyền được quốc tế công nhận, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.
Giới hoạt động nhân quyền Việt Nam đồng ý với Báo cáo, cho rằng nhà nước họ ‘vi phạm nhân quyền ngày càng nghiêm trọng’. Luật sư Lê Quốc Quân ở Hà Nội viết: « Các tiếng nói đối lập vẫn bị bóp nghẹt và không gian xã hội dân sự đang bị co lại rất lớn so với giai đoạn 2010-2018 ». Ông ghi nhận một xu hướng đáng quan ngại gần đây: « Nhà nước đã mạnh tay hơn
nước như Campuchia hay Thái Lan nhằm không cho những người Việt bị đàn áp được tị nạn chính trị, hay thậm chí yêu cầu các nước này trả các người tị nạn về lại Việt Nam. Họ tuyên bố những cá nhân này là các di dân bất hợp pháp, rời nước vì vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, trong năm qua, Mỹ không ghi nhận trường hợp nào về việc chính quyền sách nhiễu các người lưu vong và gia đình họ ở Việt Nam.
Vụ ông Đường Văn Thái (41 tuổi) đã sang tị nạn chính trị tại Thái Lan từ năm 2018 vì đã có nhiều phát biểu trên mạng xã hội chỉ trích các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Công an Hà Tĩnh ngày 16.04.2023 thông báo trên trang web chính thức việc phát hiện một ‘đối tượng không có giấy tờ tùy thân, xâm nhập trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới thuộc xã Sơn Kim 1’. Theo thông báo, người bị phát hiện là Đường Văn Thái, sinh năm 1982, trùng danh tính của ông Đường.
Chiếu công pháp quốc tế thì rõ ràng vụ bắt cóc này tại Thái Lan là vi phạm chủ quyền, quyền toàn vẹn lãnh thổ của Thái Lan. Sự việc tương tự cũng đã xảy ra với Trịnh Xuân Thanh tại Đức ngày 23.07.2017.
« Việt Nam là quốc gia xuất phát các cuộc tấn công vào những cá nhân ở nước ngoài, và cũng là địa điểm mà các chính phủ khác nhắm đến ». Đây là kết luận của Freedom House, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Washington DC, về tình trạng đàn áp xuyên quốc gia của chính phủ Việt Nam trong báo cáo công bố hôm 06.04.2023. Báo cáo tên ‘The report—Still Not Safe: Transnational Repression in 2022’.
Ngoài ra, các cơ quan truyền thông nhà nước (An Ninh thế giới, Báo Nhân dân, báo Xây dựng Đảng…) tấn công liên tục những người bất đồng chính kiến đang ở ngoại quốc cũng được xem là đàn áp xuyên quốc gia.
Báo cáo về buôn người không rõ ràng. Báo cáo này dẫn lại báo cáo về nạn buôn người trên thế giới vào Báo cáo này về Việt Nam. Nhưng báo cáo nạn buôn người thế giới lại không nêu rõ vấn nạn ở Việt Nam. Năm qua, hiện tượng người Việt bị lừa sang Campuchia làm việc trong các công ty đánh bạc trực tuyến được báo chí đưa tin rất nhiều, nhưng Báo cáo không ghi nhận.
Tính đến ngày 16.09.2022, Báo cáo cho biết nhà nước đã bắt giữ ít nhất 173 người hoạt động chính trị hoặc nhân quyền, bao gồm 143 người bị kết án và 30 người đang bị giam giữ trước khi xét xử. Từ ngày 1/1 đến 16/9, nhà nước đã bắt 19 và kết án 26 người đang thực thi các nhân quyền được quốc tế công nhận, như quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.
Họ không cho phép các tổ chức nhân quyền được thành lập và hoạt động và khẳng định việc vận động cho nhân quyền và dân chủ là hành động chống lại Đảng và Nhà nước Cộng sản. Các nhà vận động cho nhân quyền bị bắt vào đầu năm 2022 được ghi nhận bao gồm bà Nguỵ Thị Khanh (ra tù hôm 12.05.2023), các ông Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi và Bạch Hùng Dương. Các vị này đều là lãnh đạo các Tổ chức phi chánh phủ (NGO) có đăng ký và họ bị kết án với cáo buộc trốn thuế. Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền quốc tế tin rằng cả bốn người này bị đàn áp do các hoạt động vận động về vấn đề môi trường.
Các chuyên gia nhân quyền Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện Liên Hiệp Quốc (LHQ) (United Nations Working Group on Arbitrary Detention - UNWGAD) vừa ra bản Ý kiến ngày 11.05.2023 nhận định rằng việc bỏ tù luật sư môi trường Đặng Đình Bách là một hành vi ‘vi phạm luật pháp quốc tế’ chiếu theo các điều khoản trong Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và kêu gọi nhà nước Việt Nam ‘trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện’ cho ông.
WGAD công bố bản ý kiến hôm 29.04.2023, liên quan đến trường hợp ông Đỗ Nam Trung, đang thụ án tù 10 năm với cáo buộc ‘Tuyên truyền chống nhà nước’, cho rằng việc chính quyền tống giam ông là ‘tùy tiện’ theo các tiêu chí I, II, III và V, đồng thời yêu cầu nhà nước Việt Nam ‘thực hiện các bước cần thiết để khắc phục tình trạng của ông Trung ngay lập tức và phù hợp với các quy định liên quan theo thông lệ quốc tế’.
Trả lời thư chất vấn của các chuyên gia nhân quyền WGAD về việc bắt giữ tùy tiện nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, nhà nước Việt Nam vừa cho biết: ‘Phạm Đoan Trang không phải là nhà báo, và đã bị xét xử vì các hoạt động bất hợp pháp nghiêm trọng và tái phạm nhiều lần, chứ không phải vì thực hiện quyền tự do báo chí của mình’. Họ còn cáo buộc bà Trang ‘có âm mưu lật đổ chính quyền’ thông qua việc ‘cấu kết với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài’.
Thư phản hồi còn nói rằng bà Trang xuất bản trái phép các ấn phẩm ‘có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn cách tập hợp lực lượng, đối phó với lực lượng bảo vệ pháp luật... để tiến hành bạo loạn lật đổ nhà nước’.
Văn thư đề ngày 06.04.2023 của đại diện nhà nước Việt Nam tại LHQ được Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ công bố hôm 16.04.2023.
Trại giam không cho phép các người bị tạm giam để điều tra trong các vụ án chính trị được gặp gia đình hay luật sư của họ. Chỉ cho khi có kết luận điều tra, các người này mới được gặp thân nhân và luật sư. Có trường hợp nhà nước cưỡng ép đưa những người bị giam giữ đi khám và điều trị bệnh tâm thần, như trường hợp bà Nguyễn Thúy Hạnh hay ông Lê Anh Hùng.
Đặc biệt, những người nào bị xác định có liên hệ với các tổ chức hải ngoại thường đã bị tòa kết án nặng. Báo cáo chỉ ra có ít nhất 19 cá nhân có liên hệ với Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời, một nhóm hải ngoại bị Bộ Công an liệt vào danh sách tổ chức khủng bố, đã bị kết án từ 5 đến 16 năm tù về tội ‘hoạt động chống chính quyền nhân dân’.
Các vụ tra tấn, bức cung, nhục hình vẫn còn xảy ra. Các nhà hoạt động cho biết công an đã hành hung, tra tấn các tù nhân chính trị để lấy lời khai hoặc buộc họ phải nhận tội. Các nhóm giám sát nhân quyền cũng đưa ra nhiều báo cáo về việc công an dùng vũ lực trong khi thi hành công vụ và các điều tra viên bị cáo buộc tra tấn những người bị giam giữ. Ông Lê Chí Thành bị kết án hai năm tù về tội ‘chống người thi hành công vụ’. Tại phiên tòa, ông cho biết đã bị tra tấn bằng cách treo ngược chân lên trời trong thời gian tạm giam trước khi xét xử. Nhưng, những cán bộ có liên quan ít khi bị điều tra về các cáo buộc tra tấn.
Điều kiện giam giữ ở các nhà tù cũng bị cho là khắc nghiệt. Dù chưa đến mức nguy hại đến tính mạng, nhưng điều kiện ăn ở, vệ sinh kém, thiếu nước uống… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tù nhân. Cán bộ quản trại Nhà tù Gia Trung đã khuyến khích bạo lực giữa các tù nhân. Bộ Công an và cơ quan chính phủ quản lý các nhà tù, đã không cho giám sát viên quốc tế được phép tiếp cận.
Về quyền tự do báo chí, trong năm qua, nhà nước thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với tất cả các hình thức truyền thông, bao gồm in ấn, phát sóng, trực tuyến… Luật qui định các cơ quan này phải trực thuộc cơ quan Nhà nước, và tổng biên tập phải là đảng viên Cộng sản. Đối với các nhà báo và blogger độc lập, họ phải đối mặt với sự sách nhiễu của Nhà nước. Nhà nước cũng chặn các trang web mà họ cho là không phù hợp về chính trị hoặc văn hóa, bao gồm RFA, VOA, BBC Tiếng Việt…
Nhà nước tiếp tục kiểm soát quyền Tự do ngôn luận bằng cách hạn chế các phát biểu chỉ trích các nhà lãnh đạo hoặc chính sách Nhà nước. Thậm chí, các tổ chức hay các nhóm ủng hộ nhà nước đã đến tận nhà của các nhà hoạt động và đe dọa họ.
Một số trường hợp bị bắt vì sử dụng mạng xã hội chỉ trích lãnh đạo hay các chính sách mà bị bắt điển hình như blogger Nguyễn Thái Hưng và vợ là Vũ Thị Kim Hoàng bị bắt ngày 05.01.2022 hay ông Bùi Tuấn Lâm ở Đà Nẵng bị bắt với cáo buộc tội ‘phát tán thông tin chống nhà nước’.
Phóng viên Không biên giới (Reporters Sans Frontières, RSF) xếp hạng tự do báo chí ở Việt Nam 178/180 năm 2023, trên Trung Quốc và Triều Tiên. Mức thấp nhất kể từ khi RSF công bố bảng xếp hạng hàng năm từ năm 2002. Theo số liệu thống kê RSF, trong năm 2022, tại Việt Nam, có 35 nhà báo bị giam giữ.
Văn Bút Hoa Kỳ (PEN America) xếp Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia đáng quan ngại nhất trên thế giới về việc đàn áp các tác giả, nhà báo, với 16 người đang bị chính quyền giam cầm và 27 người đang đối mặt với nguy hiểm.
Lực lượng 47 c ó nhiệm vụ chống lại sự chỉ trích nhà nước trên các nền tảng mạng xã hội, chủ yếu là Facebook và YouTube, và có bằng chứng cho thấy Lực lượng 47 ‘đã mở rộng đáng kể trong những năm qua’ với sự ra đời của lữ đoàn dân sự E47.
Văn Bút Hoa Kỳ khuyến nghị Việt Nam hủy bỏ Điều 117 Luật Hình sự, dùng để hình sự hóa các cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’, và kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ tái đệ trình và thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam, và yêu cầu nhà nước Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc nhân quyền và tự do ngôn luận như một yếu tố nền tảng của mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Vài giờ trước khi ông Blinken tới Hà Nội, Hoa Kỳ đã lên án việc Việt Nam bỏ tù blogger Nguyễn Lân Thắng và nói rằng quan hệ chỉ có thể phát huy hết tiềm năng nếu Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền. Một tòa án Hà Nội ngày 13.04.2023 kết án ông Thắng, blogger Đài Á Châu Tự Do (RFA) 6 năm tù vì bị cáo buộc có các hoạt động chống nhà nước, một vụ án làm dấy lên quan ngại quốc tế về cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến.
Ông Thắng là người thứ sáu của Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ bị bắt giam tại Việt Nam hiện nay, trong đó có bốn cộng tác viên của RFA và hai cộng tác viên của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) gồm: Lê Anh Hùng và Phạm Chí Dũng.
Phản ứng Báo cáo này, Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm 23.03.2023 cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ lại một lần nữa đưa ra nhận định ‘sai lệch’ về tình hình nhân quyền của Việt Nam, nói nó có một số nhận định ‘thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác’.
Báo cáo ‘thể hiện tầm quan trọng về nhân quyền đối với chính sách ngoại giao Hoa Kỳ và đối với tầm của họ về một thế giới cởi mở, tự do, thịnh vượng và an toàn….’
Trong năm 2022, ‘ở các quốc gia trên mọi khu vực, chúng tôi tiếp tục chứng kiến sự tụt lùi về các điều kiện nhân quyền – việc thu hẹp không gian dân sự, không tôn trọng phẩm giá cơ bản của con người’. Ngoại trưởng Antony Blinken nói.
Như vậy, các Báo cáo hàng năm này có giá trị, có kết quả gì không? Trung cộng còn ra Báo cáo Nhân quyền chống Mỹ?
II. QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC.
Sau khi lên ngôi, Tổng thống Joe Biden sai Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tháng 7 và Phó Tổng thống Harris tháng 8/2021 đến Việt Nam cho thấy Washington muốn tăng cường mối quan hệ với Hà Nội như thế nào nhằm phát triển sự hiện diện và sức mạnh trong khu vực. Nhưng các lãnh đạo Việt Nam khi đó không tỏ ra hồ hởi với lời đề nghị nâng cấp quan hệ của Phó Tổng thống Harris.
Trong năm 2022, chuyến thăm được dự kiến của ông Blinken đến Việt Nam, được xem là nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Biden đến Hà Nội, đã bị hủy bỏ.
Ngày 29.03.2023, Tổng thống Joe Biden điện đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thảo luận về tầm quan trọng việc ‘củng cố và mở rộng quan hệ song phương’,… và cả việc tôn trọng nhân quyền, theo thông báo của Bạch Ốc. Tuy nhiên, họ không cho biết liệu họ có tiến đến nâng cấp từ ‘Quan hệ Đối tác Toàn diện’ lên ‘Quan hệ Đối tác Chiến lược’ trong năm nay hay không. Ông Biden khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng; ủng hộ một Việt Nam ‘độc lập, tự cường và thịnh vượng’.
Ngày 14 đến 16.04.2023, ông Blinken đã hội kiến với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Ông đã nhấn mạnh các yếu tố làm cơ sở để phát triển quan hệ song phương là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, vì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và thế giới. Ông Blinken tái khẳng định ‘Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với Việt Nam, mong muốn đưa quan hệ lên tầm cao mới’. Ông đã chuyển lời của Tổng thống Joe Biden mời ông Trọng đến thăm Mỹ một lần nữa. Ông Trọng đã nhận lời và đề nghị hai bên sắp xếp thời gian thích hợp. Ông cũng nhờ ông Blinken mời Tổng thống Joe Biden thăm Việt Nam.
Trước đó, ông Blinken đã gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn của nước chủ nhà.
Trước khi tiếp ông Blinken, ông Chính nói với báo giới rằng cả hai bên đang ‘hướng tới tăng cường hơn nữa, nâng cao hơn nữa quan hệ song phương lên tầm cao mới’. Ông Blinken lưu ý Mỹ - Việt tiến tới kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện vào tháng 7 và nói: ‘Bây giờ chúng tôi hy vọng có thể đưa quan hệ này lên tầm cao hơn nữa’.
Việt Nam đang đối mặt thách thức tế nhị là làm sao cởi mở với Mỹ mà không khiến Trung cộng tức giận. Tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) của Tàu hôm 09.04.2023 trích lời một chuyên gia nói « Mỹ đang tìm cách nâng cấp mối quan hệ Việt-Mỹ lên tầm đối tác chiến lược nhưng Việt Nam dường như còn có những mối lo ngại ».
Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn tại Việt Nam và phái đoàn kinh doanh lớn nhất từ trước đến nay của Hoa Kỳ đã đến thăm Việt Nam trong tuần này. Mỹ là thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam và hiện được xếp hạng là đối tác ngoại giao hàng thứ ba
của Hà Nội. Đối tác chiến lược, ngoại giao hàng đầu của Việt Nam gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Động thổ khởi công xây Đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội.
Ngày 15.04.2023, khi chủ tọa sự kiện này, ông Blinken nói: « Đây là niềm vui đặc biệt, ngày tôi chờ đợi lâu rồi » từ khi còn là thứ trưởng ngoại giao thời Tổng thống Obama. Ông cho biết dự án đã được chuẩn bị nhiều năm và là ‘kết quả đỉnh cao’ có được từ sự gắn kết của rất nhiều nhà ngoại giao Mỹ và Việt.
Công trình được ước tính trị giá 1,2 tỷ USD, tọa lạc tại quận Cầu Giấy, với hợp đồng thuê đất 99 năm được công bố trong chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris tháng 8/2021.
“Chuyến đi của ông Blinken có một biểu tượng rất quan trọng, đó là ông ấy đã động thổ (để) khởi công xây dựng đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội, một trong những đại sứ quán có tầm cỡ rất lớn trên thế giới giai đoạn hiện tại. Luật sư Vũ Đức Khanh, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam và quan hệ quốc tế, nói với VOA.
LS Khanh, đang giảng dạy về luật dân sự ở Đại học Ottawa, Canada, cho rằng « cam kết của Hoa Kỳ ở Hà Nội thông qua khu phức hợp mới là về hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng cũng như kinh tế cho thấy rằng người Mỹ sẽ không phải một sáng một chiều mà rời khỏi Việt Nam. Họ đang chuẩn bị cho 50 năm và hơn thế nữa tại Việt Nam ». « Đó là thông điệp chuyển thẳng tới Bắc Kinh rằng người Mỹ đã và đang tiếp tục đầu tư và có mặt ở tại đây ».
Tưởng nên nhớ lại: « Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đầu tiên được thành lập tháng 6/1952 tại số 39, đại lộ Hàm Nghi, và dọn đến tòa nhà số 4, đại lộ Thống Nhất năm 1967, rồi đóng cửa, cuốn cờ, tháo chạy ngày 30.04.1975. Năm 1995, Hoa Kỳ và Cộng hòa XHCN Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, khu đất này được Hoa Kỳ làm Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh.
Mối Tình Tay Ba. Sau khi Ngoại trưởng Mỹ rời Hà Nội chưa đủ hai tuần, ngày 26.04.2023, bà Trương Thị Mai, Thường trực Ban bí thư, đã dẫn đầu một phái đoàn Đảng đến Bắc Kinh gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Bà Mai đã cam kết với ông Tập rằng Việt Nam ‘ưu tiên hàng đầu quan hệ với Trung Quốc’ theo phương châm ’16 chữ vàng’ và ‘4 tốt’, còn nhà lãnh đạo Tàu nói với bà Mai rằng ông ‘hết sức coi trọng quan hệ giữa hai Đảng, hai nước’, theo Thông tấn xã Việt Nam.
Hai lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Việt và Tàu đã gặp nhau nhiều lần ở Bắc Kinh và Hà Nội. Tháng 10/2022, ông Trọng đã là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Bắc Kinh gặp ông Tập Cận Bình sau khi ông Tập đắc cử tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba. Bắc Kinh quan trọng hơn Washington? Còn Moscou thì sao?
Ông Trọng đã đi Bắc Kinh ngay sau Đại hội thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc và cùng đi với một phái đoàn nhiều ủy viên Bộ Chính trị. Trong khi đó, phải mất nhiều tháng trời hai bên mới sắp xếp được một cuộc điện đàm giữa ông Trọng và ông Biden.
Tàu Cộng ý thức rõ các lãnh đạo Đảng Việt Nam có mối quan hệ đồng chí anh em với họ và lập trường của họ về thế giới gần gũi với Bắc Kinh hơn là Washington. Trước sự lôi kéo của Mỹ, Tàu ‘có thể tự tin rằng Hà Nội sẽ kiên quyết từ chối có những hành động mà Bắc Kinh xem là thù địch với họ’. Washington quá bị chi phối bởi ý nghĩ Việt Nam có thể tham gia liên minh chống Trung Quốc. Ý nghĩ đó không có nghĩa gì cả.
Ngày 15.04.2023, Ngoại trưởng Blinken và Đại sứ Marc Knapper đến thăm Nhà nguyện Tu viện Sainte Marie, số 37 Hai Bà Trưng Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vì Bệnh viện Xanh Pôn đã lấy hết cơ sở ở 72, phố Nguyễn Thái Học rồi, nên tu viện chuyển về Dòng Mến Thánh giá ở 31 Nhà Chung, Hà Nội.
Tu viện Saint Paul de Chartres Hà Nội được xây dựng năm 1883 và dòng có đầy đủ giấy tờ. Năm 2016 đã tiến hành nhiều hoạt động khiếu nại, thắp nến cầu nguyện, hiệp thương đòi giải quyết tranh chấp, chấm dứt các vi phạm tài sản Dòng và đã có kiến nghị tới các cấp, sở, ban ngành của chính quyền tại Hà Nội.
Ngày 26.08.2016, các nữ tu Thánh Paul de Chartres và những giáo dân ủng hộ đã yêu cầu các quan chức Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trả lời về khiếu nại của họ về việc ai kiểm soát các khu đất lịch sử của tu viện của họ ở thủ đô Việt Nam.
Ngày 28.08.2016, hơn 10 nữ tu, giáo dân đã có đơn gửi tới Ủy ban Nhân dân quận sở tại, Thành phố Hà Nội và cơ quan công an TP Hà Nội. Họ cũng đã gửi kiến nghị tới các lãnh đạo nhà nước là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các cơ quan khác.
Ngày 25.09.2016, khoảng 50 nữ tu và giáo dân Công Giáo đã tuần hành ôn hòa dưới ánh nến lúc sáng sớm tới địa điểm tranh chấp gần tu viện của họ, cầu nguyện và hát thánh ca.
Sau đó, đoàn tuần hành đến Ủy ban Nhân dân Quận, yêu cầu các quan chức quận sở tại đưa cho họ một biên bản cuộc gặp trước đó giữa hai bên. Trong cuộc họp, 30 nữ tu, trong đó có những người già ngồi xe lăn, và giáo dân đã yêu cầu chính quyền Quận đình chỉ việc xây dựng trên đất của họ.
Ông Blinken đã gặp Sœur Bề trên Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Hà Nội Saint-Jean de Marie Trần Thị Anh. Một hành động biểu trưng gửi thông điệp mạnh ủng hộ Tự do tôn giáo?
Ngày 22.03.2023, lúc 18 giở 15, một nhóm công an và lãnh đạo xã Đắk Nông, Kontum, xông vào địa điểm đang hiệp dâng Thánh Lễ của Ki tô hữu, giựt sách lễ, rút điện và lớn tiếng yêu cầu Linh mục Phanxicô Xavier Lê Tiên đang cử hành Thánh Lễ ‘về làm việc’ với lý do ‘chưa có giấy phép’.
« Mời ông này về xã làm việc », một người mặc thường phục lớn tiếng chỉ đạo các công an, dân phòng. « Tôi, Thạch, Phó chủ tịch xã nè, chịu trách nhiệm buổi làm việc hôm nay nè. Tôi tôn trọng mời ông xuống xã làm việc nè ».
« Ông này ở đâu ra? Tôi hỏi ông này ở đâu? Giấy phép đâu? » ông Thạch tiếp tục quát Cha Tiên và giáo dân. Cha nhỏ nhẹ yêu cầu « các anh muốn làm gì thì đợi sau Thánh Lễ, các anh cứ lập biên bản đi rồi chúng tôi ký », nhưng một phụ nữ đã sỗ sàng xông lên bàn thờ, đóng sập cuốn sách lễ Linh mục đang đọc và đem đi, trong khi một người đàn ông khác trong nhóm cán bộ đi ra phía cột cắm điện rút các dây điện ra.
« Đây không phải là lần đầu tiên. Đã có nhiều sự kiện tương tự xảy ra… sau ngày 30.04.1975 ».
Câu chuyện ‘giấy phép’ và những ‘túp-lều-thờ-tạm’
Uỷ hội Tôn giáo Hoa kỳ đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích Việt Nam về yêu cầu ‘giấy phép’ với những qui định phức tạp, khắt khe, khó khăn kéo dài đối với việc thực thi tôn giáo của người dân. ‘Đấy chính là cản trở quyền tự do tôn giáo’,
Trong Thư Mục vụ gửi tín hữu ngày 22.03.2015, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum giải thích về những ‘túp-lều-thờ-tạm’ trong Giáo phận mà chính quyền liên tục tìm cách tháo dỡ.
« Ở Việt Nam, mỗi làng đều có đình, có miếu; ở vùng cao, buôn làng nào cũng có nhà rông; còn làng có đạo thì có nơi thờ phượng. Tại Đắktô trước năm 1975, các buôn làng có đạo đều
có nhà thờ, nhà nguyện. Những nơi thờ tự này, chiến tranh đã tàn phá hết trừ ở Thị xã Kontum », Đức cha cho biết trong hơn 30 năm sau 1975, giáo dân ở khu vực này đã phải đi bộ có khi hàng chục cây số để đến nơi có nhà thờ để cử hành các nghi thức tôn giáo. Chính quyền chỉ bắt đầu ‘cởi mở’, cho phép một số ít linh mục tới đây để dâng lễ.
« Trước nhu cầu tôn giáo quá lớn, xin phép nhiều lần không được đáp ứng, giáo dân chẳng còn cách nào hơn là ‘làm chui’.
Đức cha Oanh đề nghị giải quyết các vướng mắc trên một cách ‘hài hoà, có tình có lý’. « Trước hết, Luật pháp là phải công bằng » và « Quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo, phải được tôn trọng. Mọi người phải chấp hành, nhất là các cán bộ chính quyền phải làm gương! ».
Đức cha đề nghị nhà nước « chấm dứt chế độ xin-cho và tham nhũng », nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo dân phải ‘làm chui’ và sự tồn tại của các ‘túp-lều-thờ-tạm’ trong Giáo phận.
Giáo phận Kontum cũng là nơi đã xảy ra vụ sát hại Linh mục Trần Ngọc Thanh vào đầu năm 2022 gây chấn động dư luận.
Hy vọng chỉ thuốc này mới giảm đàn áp Tự do tôn giáo.
Ủy ban Tự do Tôn giáo (TDTG) Quốc tế (United States Commission on International Religious Freedom, USCIRF) thuộc chính phủ Mỹ độc lập lưỡng đảng, thành lập do Luật TDTG Quốc tế (IRFA) giám sát quyền phổ quát về TDTG và tín ngưỡng ở ngoại quốc và đưa ra các đề nghị về chính sách cho Tổng thống, Ngoại trưởng và Quốc hội. USCIRF là một tổ chức độc lập và khác với Bộ Ngoại giao. Phúc trình Thường niên phản ánh kết quả công việc một năm của những nhân viên Ủy ban và đội ngũ chuyên nghiệp trong việc ghi nhận các vi phạm trên thực tế và đưa ra các kiến nghị cho chính phủ Mỹ.
Các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (Countries of Particular Concern, CPC) là một chỉ định bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (được phân trách nhiệm bởi Tổng thống) về những quốc gia có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về TDTG theo Luật TDTG Quốc tế năm 1998 và sửa đổi năm 1999 (Public Law 106-55). Thuật ngữ ‘đặc biệt vi phạm nghiêm trọng về TDTG’ có nghĩa là có hệ thống, liên tục, vi phạm trắng trợn quyền TDTG.
Ngày 15.09.2004, trong Báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo trên thế giới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lần đầu tiên đã xếp Việt Nam vào CPC.
Theo Luật Mỹ, các nước có các hành động vi phạm TDTG một cách nghiêm trọng thì Bộ Ngoại giao xếp vào danh sách này, thường trực là Trung Quốc, Miến Điện, Iran, Bắc Hàn và Sudan. Chưa có nước nào trong danh sách CPC bị nhận trừng phạt cụ thể từ Mỹ.
Vì sao Việt Nam?
1. Ðại sứ đặc trách TDTG tại Bộ ngoại giao Mỹ, ông John Hanford, từng đi thăm vùng cao nguyên Việt Nam hai lần, nói: « Việt Nam là một quốc gia kiểm soát việc hành đạo rất chặt chẽ và có nhiều người đã bị bỏ tù vì dính líu đến tôn giáo, trong đó có đạo Phật, đạo Tin Lành, Công Giáo, Cao Ðài, Hòa Hảo. Chính phủ Việt Nam đã tiến hành việc cưỡng bức bắt bỏ đạo tại hai khu vực là Cao nguyên Trung phần và vùng Tây Bắc. Hàng ngàn tín đồ tại đây đã bị tập trung lại và cưỡng bức từ bỏ tín điều của họ. Cũng ở vùng này, có hàng trăm nhà thờ và nơi hành lễ bị đóng cửa và chỉ có một số ít được mở cửa trở lại ».
Ông tiếp: « Ðáng tiếc là sau khi chính phủ Hoa Kỳ có tiếp xúc và trao đổi nhiều lần với chính quyền Việt Nam, thì Hoa Kỳ nhận thấy cần thiết phải liệt Việt Nam vào danh sách CPC ».
2. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2000 giữa hai ông Al Gore, Dân chủ, và George Bush, Cộng hòa, đã phải đếm đi đếm lại số phiếu bầu trước khi có kết quả chính thức. Để tránh sự xấu xa đó, ngày 15.09.2004, Ngoại trưởng Colin Powell chỉ định Việt Nam vào danh sách CPC. Bush làm như vậy hầu câu phiếu cử tri Mỹ gốc Việt. Kết quả, trong cuộc bầu ngày 02.11.2004, Bush thắng rõ Kerry. Vô cùng tiếc, sau khi đắc cử nhiệm kỳ 2, Bush (con), năm 2006, đã cùng bà Condoleezza Rice, Ngoại trưởng, bỏ tên Việt Nam khỏi danh sách này để làm quà biếu làm cho Việt cộng vô cùng thỏa thích, trước khi cả hai đi Hà Nội dự Hội nghị APEC tháng 11/2006.
Do đó, khi họp báo với Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, ông Bush nói: « ông và vợ ‘bị ấn tượng vì sự thân thiện của người dân Việt Nam. Trong lúc đi qua thành phố tươi đẹp này, chúng tôi vui mừng khi thấy hàng ngàn công dân với nụ cười trên môi ».
Ông Bush khen làm nở mặt ông Triết. Tổng thống Mỹ có biết đâu, trong khi đó phụ huynh các học sinh phải chạy tiền để đóng bao nhiêu thứ phí. Đầu thập niên 1950, thời Pháp thuộc, cha tôi không phải trả một loại phí nào để tôi đi học. Thầy Cô chúng tôi được xã hội kính trọng vì không cần ‘dạy thêm’.
Noi gương Bush, các Tổng thống Mỹ sau không ai dám đặt Việt Nam vào CPC, dù USCIRF luôn đề nghị.
USCIRF cho rằng vi phạm TDTG ở Việt Nam ‘vẫn có hệ thống, luôn tiếp diễn và nghiêm trọng’ và kêu gọi Ngoại trưởng tiếp tục giải quyết các lo ngại này. Ngày 02.02.2022, Mỹ đưa Việt Nam vào Danh sách ‘Theo dõi Đặc biệt’ (Special Watchlist SWL).
Việc thiết lập danh sách SWL dựa theo Đạo luật TDTG Quốc tế, được Quốc Hội Mỹ thông qua và Tổng Thống ký ban hành ngày 16.12.2016, bổ sung cho Luật TDTG Quốc tế 1998.
USCIRF được thành lập để cố vấn Hành và Lập pháp, đành rằng những góp ý của Ủy ban không buộc phải lắng nghe hết, nhưng rất hiếm được đáp ứng thì sự chi tiêu bằng tiền thuế của người dân thật là điều oan phí.
Cựu đại sứ Ted Osius cho ra đời ‘Không gì là không thể’ để ca ngợi cái gọi là ‘quan hệ Mỹ - Việt trong 25 năm’. Sau khi thua trận đem dollards đến viện trợ cho Đảng chiến thắng, chớ có đến người dân đâu. Trái lại, họ bị đàn áp như kể ở Đoạn I…
Hy vọng với ‘quan hệ Mỹ-Việt’ mà Osius ca ngợi, chờ xem Tổng thống Biden sẽ tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như:
Tổng thống Ngô Đình Diệm đã được đồng nhiệm Mỹ mời viếng Hoa Kỳ với tất cả nghi lễ long trọng nhất. Tổng thống Eisenhower tiếp đón Nguyên thủ VNCH ngay tại cầu thang phi cơ. Ngày 09.05.1957, một danh dự mà không nhiều Lãnh đạo các quốc gia được nhận. Mời xem : https://www.youtube.com/watch?v=vKqHv23Cq3k
Cuộc tiếp đón giữa hai Tổng thống dân cử tuyệt đẹp hơn giữa một Tổng thống và một Tổng Bí thư đảng cộng sản. Đồng bào đã đảo trước Bạch Ốc.
III. LỢI DỤNG TÔN GIÁO.
Lịch sử oai hùng cường quốc Mỹ đã được viết bởi Tổng thống Dwight D. Eisenhower, danh tướng thắng Thế chiến 2 đã làm Nga, Tàu trọng nể. Ngài đã tặng Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau: He is a miracle man (Ông là người thần kỳ) vì từ một quốc gia bị sáu vấn nạn:
1. Bị chiến tranh tàn phá từ 1945 đến 1954,
2. Vấn nạn chia rẽ ly tán thập nhị xứ quân,
3. Vấn đề giáo dục cộng đồng quá thấp,
4. Tệ nạn xã hội đen tràn lan đến độ lấn lướt cả chính quyền,
5. Thực dân Pháp và tay sai người Việt vẫn nắm quyền lực chính về kinh tế và quân sự,
6. Nguy hiểm nhất là phải đối đầu với khối cộng sản quốc tế, Ông Diệm đã làm cho Miền Nam trở thành Việt Nam Cộng Hòa.
Cách nay 60 năm, ba tập thể những Người có lương tri đã thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm :
1. Thực dân Mỹ.
a. Trong ‘From Trust to Tragedy’ (Từ Tín Nhiệm đến Thảm Kịch), cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Frederick Nolting, đã cho thấy: « Averell Harriman, đặc sứ Tổng thống Kennedy trong cuộc thương thuyết về Lào từ 1961 đến 1962,… Dù công việc lâu dài và đặc biệt của ông cho Mỹ trên những lãnh vực khác.
Harriman đã phán đoán và lãnh đạo chính sách về Đông Nam Á, theo ý kiến tôi, là tai hại. Âm mưu ‘trung lập hóa’ Lào của ông ta là một sự thất bại thê thảm, và sự thù nghịch ngày càng gia tăng giữa ông với Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông ta trở thành một yếu tố chủ yếu trong việc lật đổ ông Diệm. Tuy nhiên, thanh thế và ảnh hưởng của Harriman ở Washington lớn đến nổi trở thành quyết định trong các hành động cốt yếu mà chính phủ Mỹ đã thực hiện trong năm 1963 ».
Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu đã dứt khoát chống lại chủ trương này. Harriman đã phải dùng quyền lực một cường quốc để áp đặt giải pháp đó. Kết quả, giải pháp này đã thất bại thê thảm. Do ‘quá quê’ (mắc cở vì bị Cộng lừa), Harriman thù ông Diệm ngày càng thâm. Hắn đòi ông Diệm phải loại bỏ ông Nhu khỏi chính quyền. Khi biết không thể tách ông Nhu ra khỏi ông Diệm, ‘tên khốn’ quyết định loại cả hai.
b. Ngày 11.05.1961, Kennedy đã cử Phó Tổng thống Lyndon Johson đến Sài Gòn quan sát tình hình và yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm để cho quân Hoa Kỳ đến bảo vệ miền Nam.
Ông Diệm từ chối tiếp nhận quân tác chiến Mỹ vào VNCH :
- VNCH mất Chính nghĩa và Độc lập,
- nhị Vị Tổng thống Eisenhower và Diệm đã lo ngại, việc Mỹ can thiệp với lính Mỹ, sẽ khiến VNCH mất chính nghiã, tặng cho Việt cộng một vũ khí tuyên truyền vô giá là ‘lính da trắng Mỹ chỉ đến thay thế lính da trắng Pháp thôi’.
- Bắc Việt tuyên truyền Mỹ chiếm Miền Nam, xách động đồng bào Miền Bắc đứng lên giải phóng,
- Sự hiện diện quân viễn chinh gây những khủng hoảng kinh tế, xã hội (Thượng nghị sĩ Mỹ William Fulbright đã công khai phát biểu: ‘Mỹ đã biến Sài Gòn thành một ổ điếm’). Nhờ đó, Dollars lương lính Mỹ đã chạy vào túi việt cộng.
2. Phật tử tranh đấu.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ trương ‘Đồng tiến xã hội’. Để Công bình giữa các Đạo giáo, khi ngân sách quốc gia còn eo hẹp, Chính phủ không giúp tài chính cho Công Giáo vì Tôn giáo này có thể tìm sự trợ giúp quốc tế. Nhưng ông Diệm đã giúp Phật giáo.
Trong ‘Our Vietnam Nightmare’ bà Maguerite Higgins cho biết: « 1.275 ngôi chùa được xây cất, 1.295 ngôi chùa được trùng tu dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm ».
Theo cụ Mai Thọ Truyền, Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt, thì trước khi ông Ngô Đình Diệm cầm quyền, Nam Việt Nam chỉ có 2.203 ngôi chùa, đến năm 1963 số chùa tăng lên thành 4.766 ngôi. Nhiều ngôi chùa được TT Ngô Đình Diệm cho phép quỹ quốc gia trợ cấp tiền bạc để xây cất.
Trước khi ông Diệm cầm quyền, đạo Phật chưa mở trường học. Dưới thời TT Diệm, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề ra đời.
Phản tướng Đỗ Mậu cho biết năm 1970 Phật giáo có 160 trường trung tiểu học trong cả nước. Đa số trường này được xây cất trước ngày 01.11.1963. Đọc những thành quả trên, liệu người ta có dám kết luận TT Ngô Đình Diệm và chế độ của ông đã ‘kỳ thị Phật giáo’ không?
Dù vậy, nhiều Phật tử thù ghét ông Diệm Công Giáo và cho rằng ông là tay sai của Vatican để Ky Tô hóa Việt Nam. Họ phủ nhận việc ông Diệm (con Chúa) tặng gạo cho con Phật Tây Tạng.
Họ nại ra Dụ số 10, do Quốc trưởng Bảo Đại ký tại Vichy, Pháp, ngày 06.08.1950, bị các Phật tử cho là ‘vòng kềm hảm’ Phật giáo Việt Nam phải bi gọi TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM, chứ không là Giáo Hội như Thiên Chúa giáo và buộc tội Tổng thống Ngô Đình Diệm tiếp tục duy trì sự bất công đó?
Sau khi giải thể chế độ Ngô Đình Diệm vào ngày 1-1-1963, Trung Tướng Trần Văn Đôn đã hủy bỏ Đạo dụ sô 10. vì thế Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mới được hình thành MANG DANH XƯNG GIÁO HỘI VÀ0 THÁNG 1-1964. HAI CHỮ ‘GIÁO HỘI’ LÀ MỘT BẰNG CHỨNG CỤ THỂ NHẤT VÀ PHẢN ẢNH CHO TOÀN THẾ GIỚI HIỂU RẰNG CÁI GÔNG CÙM KỀM KẸP ĐẠO DỤ SỐ 10 ĐÃ ĐƯỢC THÁO GỠ BỞI HỘI ĐỒNG QUÂN NHÂN CÁCH MẠNG MỞ ĐẦU CHO NỀN ĐỆ II CỘNG HÒA. Thục Vũ 20.08.2019 Nguyên văn.
Vì vậy, khi Phật giáo Việt Nam được định hình và chính đáng được xướng danh GIÁO HỘI PHẬT GIÁO, có tổ chức, quy mô tầm vóc và chặt chẻ, thì chính mùa Phật Đản huy hoàng 2508-1964, Giáo hội nhận được Sắc Lệnh 158/SL/CT ngày 14/5/1964 của Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng Kiêm Thủ Tướng Chánh Phủ-Nguyễn Khánh. Trong đó, điều 5 nêu rõ: ‘Dụ số 10 ngày 6 tháng 8 năm 1950 cùng các luật lệ trái với sắc luật này,
không áp dụng đối với Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất’. DƯƠNG KINH THÀNH (Có tham khảo từ các tài liệu của Wikipedia Tiếng Việt –Bảo Quốc Kiếm-Trấn Gia Phụng và Hoang Nguyên Nhuận).
Năm 1951 vẫn không dùng được chữ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO đuờng hoàng mà phài ngậm ngùi gọi TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM !
ð Như vậy, Dụ số 10 quá mạnh phải cần đến 2 lần hủy bỏ hầu Phật giáo được mang danh GIÁO HỘI PHẬT GIÁO.
Chỉ Thiên Chúa Giáo mới là Giáo Hội. Chúa Giê Su đã chính thức thành lập Giáo Hội khi Ngài nói với Tông đồ Peter (Phê-rô): « Thầy bảo cho con biết, con là Peter, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy, và các cửa địa ngục sẽ không thắng nổi ».” (Mat. 16: 18).
Năm 1964, khi thành lập ‘Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất’, các lãnh đạo Phật Giáo đã lấy danh từ ‘Giáo Hội’ ở đâu ra? Không lẽ lấy trong Thánh Kinh Chúa Giê Su?
Để hoàn thành sứ vụ ‘Thanh toán ông Diệm’, bọn cầm quyền Washington đã lợi dụng‘ vụ Phật giáo’ và dùng ‘hung thần’ Henry C. Lodge (một ứng viên Phó Tổng thống thất cử năm 1960) vào ngôi vị Đại sứ Mỹ tại Sài gòn. Ngày 27.08.1963, khi trình ủy nhiệm thư lên Tổng thống Ngô đình Diệm, hắn đã lên tiếng thăm dò:
1.- Việt Nam nhường hải cảng Cam Ranh cho Hoa kỳ 99 năm;
2.- Việt Nam chấp thuận để Hoa kỳ đưa 200.000 quân vào lãnh thổ mình;
3.- Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ;
4.- Tổng thống Diệm phải đưa ông cố vấn Ngô đình Nhu ra nước ngoài.
Tổng thống Ngô đình Diệm đã lờ đi toàn bộ.
3. Các Phản Tướng Tá Đảo chính và giết người.
Ðược đào tạo bởi thực dân Pháp, nay được phục vụ bọn tài phiệt Mỹ. Nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa để đảo chánh, họ làm ô nhục Tập thể Quân nhân vì ‘quân nhân chỉ phục vụ Tổ quốc, chứ không làm chính trị đảng phái’. Hơn nửa, tiền của CIA (Central Intelligence Agency, Trung ương tình báo Hoa kỳ). Muốn biết họ là ai, xin đọc: ‘Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại’.
Ngày 01.11.1963, nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa, chúng đã sai thuộc cấp nổ súng giết các chiến hữu gồm Đại tá Hồ Tấn Quyền (Tư lịnh Hải quân), Lê Quang Tung (Tư lịnh Lực lượng Đặc biệt) và Thiếu tá Lê Quang Triệu (Lực lượng Đặc biệt)… Lối 13 giờ, CIA Lucien E. Conein mang vô bộ Tổng Tham mưu một bao tiền là ba triệu đồng… Cuộc tạo phản bắt đầu lúc 13 giờ 30…
Trái hẳn với chúng, nghĩa cử cao thượng của Tổng thống là : Ông Cao xuân Vỹ có tường thuật: « Khi đảo chính khởi diễn, Thiếu tá Nguyễn hữu Duệ (Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống phủ) xin phép Tổng thống đem thiết giáp lên bộ Tổng Tham mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng thống không cho. Lúc đó, tôi đang ở bên Tổng thống Diệm và ông Nhu tại dinh Gia Long. Tôi nghe điện thoại và trình lên Tổng thống. Ông la ‘Các anh muốn gì? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả?’. Tôi thưa ‘Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?’. Ông quát lên ‘Chết thì đã sao’».
a. Ðến chiều ngày 02.11.1963, Hồ Chí Minh, được tin Ngô Đình Diệm bị lật đổ và ám sát, mừng rỡ ‘Bác cháu sẽ thắng. Ông Diệm là người yêu nước theo kiểu của ông ấy. Tôi không thể nào tin người Mỹ lại ngu ngốc đến vậy’. Bộ Chính trị Đảng Lao động nói rõ hơn: ‘Hậu quả của cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 sẽ trái với những tính toán của đế quốc Mỹ... Diệm là một trong số những nhân vật mạnh nhất chống lại nhân dân và Chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những gì có thể làm nhằm cố gắng đè bẹp cách mạng đã được Diệm thực hiện. Diệm là một trong những tay sai có tài nhất của đế quốc Mỹ... Trong số những người chống cộng ở miền Nam Việt Nam hoặc đang lưu vong ở nước ngoài, không ai có đủ tài lực chính trị và khả năng làm người khác tuân phục. Lời đó đã xảy ra ngày 30.04.1975.
b. Nghe tin Tổng thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng giới Thạch thương tiếc nói rằng: « Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề về vụ ám sát xấu xa nầy, Trung hoa Dân quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp... Tôi khâm phục ông Diệm, Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tìm được một lãnh tụ cao quí như vậy ».
Đúng vậy. Đã 60 năm trôi qua. Nhưng chắc chắn không tệ như XHCN Việt Nam hiện nay. Không là một nước dân chủ mà là một nước đảng trị. Nếu là một đảng vì nước, vì dân có thể tạm chấp nhận. Nhưng, hàng ngày, đọc báo chỉ thấy các viên chức đảng viên các cấp tham nhũng… Chủ tịch nhà nước bị buộc từ chức. Tại sao?
Chúng đàn áp đồng bào như đã kể ở đoạn I trên. Chính những vị nầy, có thể không bằng ông Diệm, nhưng chắc chắn phải hơn các lãnh đạo đảng cử mà sẽ do dân bầu.
c. Cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á châu, đồng minh Mỹ giật mình. Tổng thống Hồi quốc (Pakistan), Ayub Khan, đã nói với Tổng thống Mỹ Richard Nixon: « Cuộc thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Mỹ ». XHCN Việt Nam chọn theo lối này?
IV. Phản Bội Đồng Minh.
Tác giả Stephen B. Young viết sách 'Kissinger's Betrayal: How America Lost the Vietnam War' vừa được ấn bản. Tác giả : Huyền Trân, BBC News Tiếng Việt 30 tháng 3 2023.
Tôi có quen biết cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn 1967-1973, Ellsworth Bunker, đã kể rất nhiều câu chuyện thú vị về Việt Nam như về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu... Tôi đã có điều kiện tiếp cận với những tài liệu mật của Bunker ở Bộ Ngoại giao Mỹ. Tôi phát hiện những lá thư mật giữa Bunker và Henry Kissinger. Và tôi thấy thông điệp rất sốc của Kissinger vào ngày 25/05/1971, mang nội dung nói một cách gián tiếp với Bunker rằng Mỹ sẽ để Hà Nội duy trì hiện diện quân sự ở miền Nam Việt Nam sau hiệp định hòa bình Paris. Nói một cách khác, Kissinger sẽ bỏ rơi những người Việt theo chủ nghĩa dân tộc.
Chính câu chuyện này đã cho tôi một chỉ dấu cho thấy Kissinger đã có một kế hoạch cá nhân cho cuộc chiến tranh Việt Nam. Và tôi đã dành rất nhiều năm để xem thêm tài liệu khác để viết nên quyển sách này.
Khi đó Đại sứ Liên Xô tại Washington Anatoly Dobrynin cho biết Kissinger vừa nói với ông là nước Mỹ sẽ rời Việt Nam và không bao giờ trở lại, Mỹ sẽ không yêu cầu Hà Nội rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Câu chuyện này trùng khớp với tài liệu từ tập hồ sơ mật của Bunker.
Rồi sau đó tôi nhớ lại trong quyển tự truyện của Kissinger, ông ấy nêu vào ngày 09.01.1971 đã có cuộc gặp với Đại sứ Liên Xô, Dobrynin ở Washington, và chấm hết.
Năm 1973, viện cớ Hiệp định Paris đã ký, Nghị sĩ Church cho thông qua luật cắt hết mọi viện trợ quân sự cho Việt-Miên-Lào. Cũng năm 1973, Quốc hội thông qua luật War Power Act, Quyền Tham Chiến, buộc Tổng thống phải xin phép Quốc hội nếu tham gia bất cứ cuộc chiến nào quá ba tháng. Vì Hiệp định Paris đã chấm dứt chiến tranh Việt Nam, nếu Mỹ trở lại Việt Nam thì sẽ coi như mở đầu một cuộc chiến mới, phải có sự chấp thuận của Quốc hội do đảng Dân Chủ nắm đa số tại cả hai Viện.
Tháng 04/2023, 48 năm ‘tháng Tư đen’, được đánh dấu bởi hai sự kiện :
1. Australia phát hành đồng hai đô la kỷ niệm cuộc chiến Việt Nam có hình cờ Việt Nam Cộng Hòa ngày 06.04.2023, đánh dấu 50 năm kết thúc sự tham gia của Úc vào cuộc chiến Việt Nam năm 1973.
2. Việt Nam, 30/4, gọi đó là ‘Tháng 4 Đen’, trong nỗ lực nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự kiện quan trọng này, nhất là cho thế hệ trẻ.
Trong một tuyên bố đăng trên trang web chính thức, nữ Thống đốc Gretchen Whitmer cho biết sự kiện này đánh dấu 48 năm ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam 30/4/1975, ghi nhớ ‘một thảm kịch đầy đau khổ và mất mát sinh mạng’ của hơn 58.000 người Mỹ, 275.000 người Việt và người Đông Nam Á.
Kết Luận.
Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới và Quân đội Mỹ cũng vậy, có sức mạnh toàn năng. Thế rồi…
Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng ngày 08.03.1965 và Mỹ rút quân ngày 29.03.1973. 2,7 triệu tướng sỹ từng tham chiến tại Việt Nam, tuân lịnh Tổng Tư Lịnh Tối cao Lyndon Johnson. Sau 8 năm chiến đấu, Mỹ phải tiêu tốn 738 tỷ USD. Tổn thất nhân sự: 58.209 tử, 153.303 bị thương và 1.948 mất tích và đã thua Bắc Việt (Lodge vang xin: Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ).
Ngoài số thương tích về thể xác, khoảng 700.000 lính Mỹ tham chiến bị mắc các chứng rối loạn tâm thần, thông thường được gọi là ‘Hội chứng Việt Nam’, và khoảng 10% số lính Mỹ khi trở về nước đã nghiện ma túy khi ở Việt Nam.
Ngày 24.02.2022, Liên bang Nga, thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (HÐBA) Liên Hiệp Quốc (LHQ) tấn công quân sự đại qui mô vào Ukraina, thành viên LHQ, mà họ gọi là ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’, LHQ cho là ‘Nga xâm lược Ukraina’. Tổng thống Vladimir Putin nêu lý do ‘phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina'. Cuộc chiến chứng minh :
i. LHQ bất lực hoàn toàn về:
- Bảo vệ Hoà Bình : ngăn cản Nga tấn công quân sự vào Ukraina giết dân lành, bắt cóc trẻ em…
- Thăng tiến Nhân Quyền: Việt Nam XHCN, thành viên LHQ, từng là Chủ tịch HÐBA, đàn áp đồng bào bảo vệ Nhân Quyền. Tự Do Báo chí được RSF xếp hạng 3 đếm tử dưới với 180 nước.
-
ii. Sự can thiệp của Hoa Kỳ lần này khôn hơn tại chiến trường Việt Nam :
- Sự từ chối quân tác Mỹ vào Việt Nam với những lý do nêu trên của Tổng thống VNCH, Sự Thật còn cho thấy khi một quan tài phủ cờ Mỹ về đến Quê Nhà: tang thương cho gia đình cùng thân hữu và bị bọn phản chiến do tên John Kerry xách động biểu tình bạo động gây thương vong trên Quê Hương.
Cám ơn Ban nhạc Ukraina hợp tấu Quốc thiều VNCH thân thương tại : https://youtu.be/iDe9Nfx7924
Sau khi thất trận tại Việt Nam, Mỹ Quốc rơi vào buồn thãm vì lần đầu tiên thua giặc. Ngày 20.01.1980, ông Ronald Reagan nhậm chức Tổng thống Mỹ đã gây niềm hy vọng nơi Dân chúng Hoa Kỳ.
Ngày 07.06.1982, Tổng thống Ronald Reagan mật đàm với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2, nhị vị từng bị mưu sát, đồng ý đề cử nhân sự phối hợp mật để cứu Công đoàn Solidarity (Ba Lan) đang có nguy cơ tan rã trước những tấn công của nhà nước cộng sản. Tướng Jaruzelsky, người Công Giáo, đã ban hành thiết quân luật ngày 13.12.1982.
Đức Thánh Cha bất chấp nguy hiểm, về thăm Đất Mẹ hai chuyến nữa. Ngày 16.06.1983, Ngài đã quỳ xuống hôn đất, trước 2 triệu tín đồ, cả tướng Jaruzelski, tụ tập nghênh đón Ngài sau khi bị mưu sát, Ngài chưa trực tiếp đề cập đến Công đoàn Solidarity, chỉ giảng Phúc âm, kêu gọi giữ vững niềm tin ‘Các con đừng sợ (Gioan 6,20), Cha sẽ ở cùng các con’.
Tháng 2/1987, cộng đảng Ba Lan có ý đối thoại với Giáo hội. Ông Reagan bãi bỏ cấm vận kinh tế Ba Lan, kéo Jaruzelski ra xa Liên Xô đang suy yếu. Tháng 6, Đức Gioan Phaolô 2 trở về Ba Lan lần ba. Lần này, Ngài đã viếng nhiều nơi trong nước và, ngoài việc rao giảng về nhân quyền, Ngài ca tụng sự kiên trì đấu tranh bất bạo động của Công đoàn Solidarity, không đổ máu sẽ đưa đến giải thoát đồng bào.
Tháng 11/1987, Chủ tịch Liên Xô Mikhail Gorbachev thăm Ba Lan và nói thật với tướng Jaruzelski ‘cộng đảng Ba Lan không thể cai trị mà không có sự hợp tác của Công đoàn Solidarity. Mùa thu 1988, ông Reagan viếng Âu châu, đọc diễn văn tại ‘bức tường ô nhục’ chia cách đông tây Bá Linh, đã gọi đích danh Chủ tịch nhà nước Liên xô: « Ông Gorbachev, hãy kéo sập bức tường ô nhục này ».
Ngày 05.04.1989, cộng đảng Ba Lan và Công đoàn Solidarity ký Thỏa hiệp, đồng ý tổ chức bầu cử vào tháng 6/1989. Nhưng không kịp, tháng 12/1990, cuộc bầu cử được tiến hành. Trước đó, nhà tù được mở, công nhân Lech Walesa đã đắc cử Tổng thống. Nhìn gương Ba Lan, cộng đảng các nước Đông Âu đã tự xử. Cuối cùng, Liên Xô tan rã ngày 26.12.1991.
Các Tổng thống Mỹ sau đã điều hành quốc sự như thế nào để, ngày nay, Nga gây chiến thương vong đôi bên tăng cao, gây nghèo đói thế giới nhưng đang gia tăng ngân sách Quốc phòng. Trước đó, COVID 19 t ừ Tàu đã tàn phá thể giới ra sao?
Giỗ 60 năm VNCH1 bị giết và 48 năm VNCH chết.
HÀ MINH THẢO
. Phản Bội Đồng Minh.
Tác giả Stephen B. Young viết sách 'Kissinger's Betrayal: How America Lost the Vietnam War' vừa được ấn bản. Tác giả : Huyền Trân, BBC News Tiếng Việt 30 tháng 3 2023.
Tôi có quen biết cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn 1967-1973, Ellsworth Bunker, đã kể rất nhiều câu chuyện thú vị về Việt Nam như về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu... Tôi đã có điều kiện tiếp cận với những tài liệu mật của Bunker ở Bộ Ngoại giao Mỹ. Tôi phát hiện những lá thư mật giữa Bunker và Henry Kissinger. Và tôi thấy thông điệp rất sốc của Kissinger vào ngày 25/05/1971, mang nội dung nói một cách gián tiếp với Bunker rằng Mỹ sẽ để Hà Nội duy trì hiện diện quân sự ở miền Nam Việt Nam sau hiệp định hòa bình Paris. Nói một cách khác, Kissinger sẽ bỏ rơi những người Việt theo chủ nghĩa dân tộc.
Chính câu chuyện này đã cho tôi một chỉ dấu cho thấy Kissinger đã có một kế hoạch cá nhân cho cuộc chiến tranh Việt Nam. Và tôi đã dành rất nhiều năm để xem thêm tài liệu khác để viết nên quyển sách này.
Khi đó Đại sứ Liên Xô tại Washington Anatoly Dobrynin cho biết Kissinger vừa nói với ông là nước Mỹ sẽ rời Việt Nam và không bao giờ trở lại, Mỹ sẽ không yêu cầu Hà Nội rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Câu chuyện này trùng khớp với tài liệu từ tập hồ sơ mật của Bunker.
Rồi sau đó tôi nhớ lại trong quyển tự truyện của Kissinger, ông ấy nêu vào ngày 09.01.1971 đã có cuộc gặp với Đại sứ Liên Xô, Dobrynin ở Washington, và chấm hết.
Năm 1973, viện cớ Hiệp định Paris đã ký, Nghị sĩ Church cho thông qua luật cắt hết mọi viện trợ quân sự cho Việt-Miên-Lào. Cũng năm 1973, Quốc hội thông qua luật War Power Act, Quyền Tham Chiến, buộc Tổng thống phải xin phép Quốc hội nếu tham gia bất cứ cuộc chiến nào quá ba tháng. Vì Hiệp định Paris đã chấm dứt chiến tranh Việt Nam, nếu Mỹ trở lại Việt Nam thì sẽ coi như mở đầu một cuộc chiến mới, phải có sự chấp thuận của Quốc hội do đảng Dân Chủ nắm đa số tại cả hai Viện.
Tháng 04/2023, 48 năm ‘tháng Tư đen’, được đánh dấu bởi hai sự kiện :
1. Australia phát hành đồng hai đô la kỷ niệm cuộc chiến Việt Nam có hình cờ Việt Nam Cộng Hòa ngày 06.04.2023, đánh dấu 50 năm kết thúc sự tham gia của Úc vào cuộc chiến Việt Nam năm 1973.
2. Việt Nam, 30/4, gọi đó là ‘Tháng 4 Đen’, trong nỗ lực nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự kiện quan trọng này, nhất là cho thế hệ trẻ.
Trong một tuyên bố đăng trên trang web chính thức, nữ Thống đốc Gretchen Whitmer cho biết sự kiện này đánh dấu 48 năm ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam 30/4/1975, ghi nhớ ‘một thảm kịch đầy đau khổ và mất mát sinh mạng’ của hơn 58.000 người Mỹ, 275.000 người Việt và người Đông Nam Á.
KT LUẬN.
Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới và Quân đội Mỹ cũng vậy, có sức mạnh toàn năng. Thế rồi…
Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng ngày 08.03.1965 và Mỹ rút quân ngày 29.03.1973. 2,7 triệu tướng sỹ từng tham chiến tại Việt Nam, tuân lịnh Tổng Tư Lịnh Tối cao Lyndon Johnson. Sau 8 năm chiến đấu, Mỹ phải tiêu tốn 738 tỷ USD. Tổn thất nhân sự: 58.209 tử, 153.303 bị thương và 1.948 mất tích và đã thua Bắc Việt (Lodge vang xin: Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ).
Ngoài số thương tích về thể xác, khoảng 700.000 lính Mỹ tham chiến bị mắc các chứng rối loạn tâm thần, thông thường được gọi là ‘Hội chứng Việt Nam’, và khoảng 10% số lính Mỹ khi trở về nước đã nghiện ma túy khi ở Việt Nam.
Ngày 24.02.2022, Liên bang Nga, thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (HÐBA) Liên Hiệp Quốc (LHQ) tấn công quân sự đại qui mô vào Ukraina, thành viên LHQ, mà họ gọi là ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’, LHQ cho là ‘Nga xâm lược Ukraina’. Tổng thống Vladimir Putin nêu lý do ‘phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina'. Cuộc chiến chứng minh :
i. LHQ bất lực hoàn toàn về:
- Bảo vệ Hoà Bình : ngăn cản Nga tấn công quân sự vào Ukraina giết dân lành, bắt cóc trẻ em…
- Thăng tiến Nhân Quyền: Việt Nam XHCN, thành viên LHQ, từng là Chủ tịch HÐBA, đàn áp đồng bào bảo vệ Nhân Quyền. Tự Do Báo chí được RSF xếp hạng 3 đếm tử dưới với 180 nước.
-
ii. Sự can thiệp của Hoa Kỳ lần này khôn hơn tại chiến trường Việt Nam :
- Sự từ chối quân tác Mỹ vào Việt Nam với những lý do nêu trên của Tổng thống VNCH, Sự Thật còn cho thấy khi một quan tài phủ cờ Mỹ về đến Quê Nhà: tang thương cho gia đình cùng thân hữu và bị bọn phản chiến do tên John Kerry xách động biểu tình bạo động gây thương vong trên Quê Hương.
Cám ơn Ban nhạc Ukraina hợp tấu Quốc thiều VNCH thân thương tại : https://youtu.be/iDe9Nfx7924
Sau khi thất trận tại Việt Nam, Mỹ Quốc rơi vào buồn thãm vì lần đầu tiên thua giặc. Ngày 20.01.1980, ông Ronald Reagan nhậm chức Tổng thống Mỹ đã gây niềm hy vọng nơi Dân chúng Hoa Kỳ.
Ngày 07.06.1982, Tổng thống Ronald Reagan mật đàm với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2, nhị vị từng bị mưu sát, đồng ý đề cử nhân sự phối hợp mật để cứu Công đoàn Solidarity (Ba Lan) đang có nguy cơ tan rã trước những tấn công của nhà nước cộng sản. Tướng Jaruzelsky, người Công Giáo, đã ban hành thiết quân luật ngày 13.12.1982.
Đức Thánh Cha bất chấp nguy hiểm, về thăm Đất Mẹ hai chuyến nữa. Ngày 16.06.1983, Ngài đã quỳ xuống hôn đất, trước 2 triệu tín đồ, cả tướng Jaruzelski, tụ tập nghênh đón Ngài sau khi bị mưu sát, Ngài chưa trực tiếp đề cập đến Công đoàn Solidarity, chỉ giảng Phúc âm, kêu gọi giữ vững niềm tin ‘Các con đừng sợ (Gioan 6,20), Cha sẽ ở cùng các con’.
Tháng 2/1987, cộng đảng Ba Lan có ý đối thoại với Giáo hội. Ông Reagan bãi bỏ cấm vận kinh tế Ba Lan, kéo Jaruzelski ra xa Liên Xô đang suy yếu. Tháng 6, Đức Gioan Phaolô 2 trở về Ba Lan lần ba. Lần này, Ngài đã viếng nhiều nơi trong nước và, ngoài việc rao giảng về nhân quyền, Ngài ca tụng sự kiên trì đấu tranh bất bạo động của Công đoàn Solidarity, không đổ máu sẽ đưa đến giải thoát đồng bào.
Tháng 11/1987, Chủ tịch Liên Xô Mikhail Gorbachev thăm Ba Lan và nói thật với tướng Jaruzelski ‘cộng đảng Ba Lan không thể cai trị mà không có sự hợp tác của Công đoàn Solidarity. Mùa thu 1988, ông Reagan viếng Âu châu, đọc diễn văn tại ‘bức tường ô nhục’ chia cách đông tây Bá Linh, đã gọi đích danh Chủ tịch nhà nước Liên xô: « Ông Gorbachev, hãy kéo sập bức tường ô nhục này ».
Ngày 05.04.1989, cộng đảng Ba Lan và Công đoàn Solidarity ký Thỏa hiệp, đồng ý tổ chức bầu cử vào tháng 6/1989. Nhưng không kịp, tháng 12/1990, cuộc bầu cử được tiến hành. Trước đó, nhà tù được mở, công nhân Lech Walesa đã đắc cử Tổng thống. Nhìn gương Ba Lan, cộng đảng các nước Đông Âu đã tự xử. Cuối cùng, Liên Xô tan rã ngày 26.12.1991.
Các Tổng thống Mỹ sau đã điều hành quốc sự như thế nào để, ngày nay, Nga gây chiến thương vong đôi bên tăng cao, gây nghèo đói thế giới nhưng đang gia tăng ngân sách Quốc phòng. Trước đó, COVID 19 t ừ Tàu đã tàn phá thể giới ra sao?
Giỗ 60 năm VNCH1 bị giết và 48 năm VNCH chết.
HÀ MINH THẢO
. Phản Bội Đồng Minh.
Tác giả Stephen B. Young viết sách 'Kissinger's Betrayal: How America Lost the Vietnam War' vừa được ấn bản. Tác giả : Huyền Trân, BBC News Tiếng Việt 30 tháng 3 2023.
Tôi có quen biết cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn 1967-1973, Ellsworth Bunker, đã kể rất nhiều câu chuyện thú vị về Việt Nam như về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu... Tôi đã có điều kiện tiếp cận với những tài liệu mật của Bunker ở Bộ Ngoại giao Mỹ. Tôi phát hiện những lá thư mật giữa Bunker và Henry Kissinger. Và tôi thấy thông điệp rất sốc của Kissinger vào ngày 25/05/1971, mang nội dung nói một cách gián tiếp với Bunker rằng Mỹ sẽ để Hà Nội duy trì hiện diện quân sự ở miền Nam Việt Nam sau hiệp định hòa bình Paris. Nói một cách khác, Kissinger sẽ bỏ rơi những người Việt theo chủ nghĩa dân tộc.
Chính câu chuyện này đã cho tôi một chỉ dấu cho thấy Kissinger đã có một kế hoạch cá nhân cho cuộc chiến tranh Việt Nam. Và tôi đã dành rất nhiều năm để xem thêm tài liệu khác để viết nên quyển sách này.
Khi đó Đại sứ Liên Xô tại Washington Anatoly Dobrynin cho biết Kissinger vừa nói với ông là nước Mỹ sẽ rời Việt Nam và không bao giờ trở lại, Mỹ sẽ không yêu cầu Hà Nội rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Câu chuyện này trùng khớp với tài liệu từ tập hồ sơ mật của Bunker.
Rồi sau đó tôi nhớ lại trong quyển tự truyện của Kissinger, ông ấy nêu vào ngày 09.01.1971 đã có cuộc gặp với Đại sứ Liên Xô, Dobrynin ở Washington, và chấm hết.
Năm 1973, viện cớ Hiệp định Paris đã ký, Nghị sĩ Church cho thông qua luật cắt hết mọi viện trợ quân sự cho Việt-Miên-Lào. Cũng năm 1973, Quốc hội thông qua luật War Power Act, Quyền Tham Chiến, buộc Tổng thống phải xin phép Quốc hội nếu tham gia bất cứ cuộc chiến nào quá ba tháng. Vì Hiệp định Paris đã chấm dứt chiến tranh Việt Nam, nếu Mỹ trở lại Việt Nam thì sẽ coi như mở đầu một cuộc chiến mới, phải có sự chấp thuận của Quốc hội do đảng Dân Chủ nắm đa số tại cả hai Viện.
Tháng 04/2023, 48 năm ‘tháng Tư đen’, được đánh dấu bởi hai sự kiện :
1. Australia phát hành đồng hai đô la kỷ niệm cuộc chiến Việt Nam có hình cờ Việt Nam Cộng Hòa ngày 06.04.2023, đánh dấu 50 năm kết thúc sự tham gia của Úc vào cuộc chiến Việt Nam năm 1973.
2. Việt Nam, 30/4, gọi đó là ‘Tháng 4 Đen’, trong nỗ lực nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự kiện quan trọng này, nhất là cho thế hệ trẻ.
Trong một tuyên bố đăng trên trang web chính thức, nữ Thống đốc Gretchen Whitmer cho biết sự kiện này đánh dấu 48 năm ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam 30/4/1975, ghi nhớ ‘một thảm kịch đầy đau khổ và mất mát sinh mạng’ của hơn 58.000 người Mỹ, 275.000 người Việt và người Đông Nam Á.
KT LUẬN.
Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới và Quân đội Mỹ cũng vậy, có sức mạnh toàn năng. Thế rồi…
Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng ngày 08.03.1965 và Mỹ rút quân ngày 29.03.1973. 2,7 triệu tướng sỹ từng tham chiến tại Việt Nam, tuân lịnh Tổng Tư Lịnh Tối cao Lyndon Johnson. Sau 8 năm chiến đấu, Mỹ phải tiêu tốn 738 tỷ USD. Tổn thất nhân sự: 58.209 tử, 153.303 bị thương và 1.948 mất tích và đã thua Bắc Việt (Lodge vang xin: Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ).
Ngoài số thương tích về thể xác, khoảng 700.000 lính Mỹ tham chiến bị mắc các chứng rối loạn tâm thần, thông thường được gọi là ‘Hội chứng Việt Nam’, và khoảng 10% số lính Mỹ khi trở về nước đã nghiện ma túy khi ở Việt Nam.
Ngày 24.02.2022, Liên bang Nga, thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (HÐBA) Liên Hiệp Quốc (LHQ) tấn công quân sự đại qui mô vào Ukraina, thành viên LHQ, mà họ gọi là ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’, LHQ cho là ‘Nga xâm lược Ukraina’. Tổng thống Vladimir Putin nêu lý do ‘phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina'. Cuộc chiến chứng minh :
i. LHQ bất lực hoàn toàn về:
- Bảo vệ Hoà Bình : ngăn cản Nga tấn công quân sự vào Ukraina giết dân lành, bắt cóc trẻ em…
- Thăng tiến Nhân Quyền: Việt Nam XHCN, thành viên LHQ, từng là Chủ tịch HÐBA, đàn áp đồng bào bảo vệ Nhân Quyền. Tự Do Báo chí được RSF xếp hạng 3 đếm tử dưới với 180 nước.
-
ii. Sự can thiệp của Hoa Kỳ lần này khôn hơn tại chiến trường Việt Nam :
- Sự từ chối quân tác Mỹ vào Việt Nam với những lý do nêu trên của Tổng thống VNCH, Sự Thật còn cho thấy khi một quan tài phủ cờ Mỹ về đến Quê Nhà: tang thương cho gia đình cùng thân hữu và bị bọn phản chiến do tên John Kerry xách động biểu tình bạo động gây thương vong trên Quê Hương.
Cám ơn Ban nhạc Ukraina hợp tấu Quốc thiều VNCH thân thương tại : https://youtu.be/iDe9Nfx7924
Sau khi thất trận tại Việt Nam, Mỹ Quốc rơi vào buồn thãm vì lần đầu tiên thua giặc. Ngày 20.01.1980, ông Ronald Reagan nhậm chức Tổng thống Mỹ đã gây niềm hy vọng nơi Dân chúng Hoa Kỳ.
Ngày 07.06.1982, Tổng thống Ronald Reagan mật đàm với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2, nhị vị từng bị mưu sát, đồng ý đề cử nhân sự phối hợp mật để cứu Công đoàn Solidarity (Ba Lan) đang có nguy cơ tan rã trước những tấn công của nhà nước cộng sản. Tướng Jaruzelsky, người Công Giáo, đã ban hành thiết quân luật ngày 13.12.1982.
Đức Thánh Cha bất chấp nguy hiểm, về thăm Đất Mẹ hai chuyến nữa. Ngày 16.06.1983, Ngài đã quỳ xuống hôn đất, trước 2 triệu tín đồ, cả tướng Jaruzelski, tụ tập nghênh đón Ngài sau khi bị mưu sát, Ngài chưa trực tiếp đề cập đến Công đoàn Solidarity, chỉ giảng Phúc âm, kêu gọi giữ vững niềm tin ‘Các con đừng sợ (Gioan 6,20), Cha sẽ ở cùng các con’.
Tháng 2/1987, cộng đảng Ba Lan có ý đối thoại với Giáo hội. Ông Reagan bãi bỏ cấm vận kinh tế Ba Lan, kéo Jaruzelski ra xa Liên Xô đang suy yếu. Tháng 6, Đức Gioan Phaolô 2 trở về Ba Lan lần ba. Lần này, Ngài đã viếng nhiều nơi trong nước và, ngoài việc rao giảng về nhân quyền, Ngài ca tụng sự kiên trì đấu tranh bất bạo động của Công đoàn Solidarity, không đổ máu sẽ đưa đến giải thoát đồng bào.
Tháng 11/1987, Chủ tịch Liên Xô Mikhail Gorbachev thăm Ba Lan và nói thật với tướng Jaruzelski ‘cộng đảng Ba Lan không thể cai trị mà không có sự hợp tác của Công đoàn Solidarity. Mùa thu 1988, ông Reagan viếng Âu châu, đọc diễn văn tại ‘bức tường ô nhục’ chia cách đông tây Bá Linh, đã gọi đích danh Chủ tịch nhà nước Liên xô: « Ông Gorbachev, hãy kéo sập bức tường ô nhục này ».
Ngày 05.04.1989, cộng đảng Ba Lan và Công đoàn Solidarity ký Thỏa hiệp, đồng ý tổ chức bầu cử vào tháng 6/1989. Nhưng không kịp, tháng 12/1990, cuộc bầu cử được tiến hành. Trước đó, nhà tù được mở, công nhân Lech Walesa đã đắc cử Tổng thống. Nhìn gương Ba Lan, cộng đảng các nước Đông Âu đã tự xử. Cuối cùng, Liên Xô tan rã ngày 26.12.1991.
Các Tổng thống Mỹ sau đã điều hành quốc sự như thế nào để, ngày nay, Nga gây chiến thương vong đôi bên tăng cao, gây nghèo đói thế giới nhưng đang gia tăng ngân sách Quốc phòng. Trước đó, COVID 19 t ừ Tàu đã tàn phá thể giới ra sao?
Giỗ 60 năm VNCH1 bị giết và 48 năm VNCH chết.
HÀ MINH THẢO
VietCatholic TV
Prigozhin: 20.000 quân Wagner đã tử trận ở Bakhmut. Biến lớn cầu Crimea. Kyiv tấn công chiến hạm Nga
VietCatholic Media
03:13 25/05/2023
1. Prigozhin cho biết nhóm Wagner đã mất 20.000 chiến binh trong trận chiến giành Bakhmut
Người sáng lập Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin cho biết ông đã mất 20.000 chiến binh trong trận chiến giành Bakhmut, nêu bật cái giá quá đắt mà Nga phải trả để chiếm được thành phố bị phá hủy ở miền đông Ukraine.
Prigozhin cho biết trong một cuộc phỏng vấn mới với một blogger nổi tiếng người Nga rằng trong số 50.000 tù nhân được công ty quân sự tư nhân của ông tuyển mộ từ các nhà tù Nga để chiến đấu ở Bakhmut, khoảng 20% hay 10.000 người trong số họ đã chết trong trận chiến tại thành phố Bakhmut.
Phần còn lại, 10.000 người khác chiếm 50% con số tử trận là các nhân viên của Tập đoàn Wagner.
Người đứng đầu Tập đoàn Wagner cũng nói với Konstantin Dolgov, một blogger người Nga ủng hộ Điện Kremlin, trong một cuộc phỏng vấn video được công bố hôm thứ Ba rằng Ukraine có một quân đội mạnh.
“Tôi có thể nói từ kinh nghiệm của bản thân, chúng tôi đã chiến đấu ở nhiều nơi với nhiều người,” Prigozhin nói. “Ngày nay, người Ukraine là một trong những quân đội mạnh nhất. Họ có trình độ tổ chức cao nhất, trình độ đào tạo cao và trí thông minh tuyệt vời.”
Con số này hoàn toàn trái ngược với tuyên bố từ Mạc Tư Khoa rằng họ chỉ mất hơn 6.000 quân trong cuộc chiến và cao hơn so với ước tính chính thức về tổn thất của Liên Xô trong cuộc chiến Afghanistan là 15.000 quân từ năm 1979 đến 1989.
Nhưng số liệu của Prigozhin phần lớn khớp với ước tính từ các cơ quan tình báo Hoa Kỳ. Các quan chức đánh giá Nga đã phải chịu 100.000 thương vong ở Bakhmut.
Hồi đầu tháng này, Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết 20.000 quân Wagner đã tử trận ở thành phố Bakhmut.
Tập đoàn Wagner đã chiến đấu trong khoảng 9 tháng ở Bakhmut cho đến khi Nga tuyên bố chiến thắng tại thành phố này vào cuối tuần qua.
Để chiếm thành phố từ quân phòng thủ Ukraine, những người lính đánh thuê đã áp dụng một chiến thuật gây sức ép, bao gồm cả việc ném từng đợt tù nhân vào các phòng tuyến của Ukraine.
Trận chiến đã khiến Tập đoàn Wagner và quân đội Nga yếu đi và kiệt sức, Prigozhin nói rằng quân đội của ông sẽ rút lui ngay bây giờ để tập hợp lại và tiếp tế.
Ukraine đã phủ nhận việc mất thành phố Bakhmut, và Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, nói rằng quân đội đang bố trí ở ngoại ô thành phố và sẵn sàng chiếm lại nó khi có cơ hội.
2. Khói dày đặc trên cầu Crimea nhưng Nga nói đó chỉ là tập trận
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Crimea Bridge Smoke Just 'Exercise,' Russian Official Says as Videos Emerge”, nghĩa là “Khi các videos xuất hiện quan chức Nga nói khói trên cầu Crimea chỉ là tập trận.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Cầu eo biển Kerch, nối Nga với Crimea, đã tạm thời bị đóng cửa vào thứ Tư vì “các cuộc tập trận”, Sergey Aksyonov, chính trị gia người Nga giữ vai trò người đứng đầu bán đảo từ năm 2014 cho biết, khi các video xuất hiện cho thấy khói bốc lên trên cấu trúc có tầm quan trọng chiến lược.
“Cầu Crimea bị đóng cửa do các cuộc tập trận được tổ chức trong khu vực. Giao thông sẽ được khôi phục sau vài giờ nữa. Tôi tha thiết yêu cầu mọi người chỉ tin tưởng vào những nguồn thông tin đáng tin cậy,” Aksyonov nói trong một tuyên bố trên kênh Telegram của mình.
Cây cầu được mở cửa trở lại vài giờ sau đó mặc dù các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy khói dày đặc ở khu vực cây cầu. Aksyonov không nói chi tiết về những cuộc tập trận nào đang được thực hiện hoặc bình luận về đoạn phim mới xuất hiện.
Cổng thông tin địa phương Kerch.FM báo cáo rằng một cột khói đã xuất hiện trên cầu và có thể nhìn thấy cột khói này từ các khu vực khác nhau của thành phố Kerch.
“Đến 10:30 sáng khói trắng tan và rõ ràng là cây cầu vẫn còn nguyên vẹn,” cơ quan truyền thông này nói.
Cầu Eo biển Kerch, là đường nối đất liền duy nhất của Nga với Bán đảo Crimea được sáp nhập, đã bị tấn công vào tháng 10 năm 2022. Ukraine phủ nhận có liên quan, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc các cơ quan mật vụ của họ đã thực hiện một “cuộc tấn công khủng bố” vào cây cầu, và trả đũa bằng cách tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng trong nhiều tuần tại ít nhất 14 thành phố của Ukraine, bao gồm cả thủ đô Kyiv.
Vụ nổ vào tháng 10 năm 2022 đã làm hỏng một tuyến đường tiếp tế quan trọng cho các lực lượng của Nga trong bối cảnh Điện Cẩm Linh đang nỗ lực gây chiến ở Ukraine.
Oleksiy Arestovych, người từng là cố vấn của tổng thống Ukraine cho đến khi ông từ chức vào Tháng Giêng, cho biết hồi đầu tháng rằng cuộc phản công sắp tới của Kyiv có thể sẽ nhắm vào Cầu Eo biển Kerch. Ông cho biết một trong những mục tiêu của cuộc phản công có thể là một chiến dịch ở phía nam đất nước nhằm tìm cách cắt đứt người Nga khỏi hành lang đất liền tới Crimea, mở đường cho Ukraine tái chiếm bán đảo Hắc Hải đã bị Putin sáp nhập bất hợp pháp chín năm trước đó.
Nếu quân đội Ukraine thành công trong việc ngăn chặn eo đất hẹp nối Crimea với phần còn lại của Ukraine, thì cây cầu sẽ trở thành kênh tiếp tế duy nhất của Crimea, Arestovych nói, đồng thời cho biết thêm rằng việc phá hủy nó sẽ khiến bán đảo bị sáp nhập này không có sự trợ giúp.
“Chúng tôi sẽ phá bỏ cây cầu Crimea. Tất cả điều này có thể thực hiện được trong một số điều kiện nhất định, chúng tôi hiện đang sắp xếp các điều kiện,” Arestovych nói.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để xin bình luận qua email.
3. Khoảnh khắc ấn tượng khi tàu do thám Nga đánh được trúng thuyền không người lái 'kamikaze' trên biển chỉ trong vài giây định mệnh trong cuộc tấn công táo bạo mới nhất của Ukraine
Hai ký giả Will Stewart và Jon Rogers của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “WIPED OUT Dramatic moment Russian spy ship blows up ‘kamikaze’ sea drone with seconds to spare in latest daring Ukraine blitz”, nghĩa là “Khoảnh khắc ấn tượng khi tàu do thám Nga đánh được trúng thuyền không người lái 'kamikaze' trên biển chỉ trong vài giây định mệnh trong cuộc tấn công táo bạo mới nhất của Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ
ĐÂY là khoảnh khắc ấn tượng khi một tàu do thám của Nga bắn trúng một thuyền không người lái trên biển chỉ trong vài giây cuối cùng, khi Ukraine tiếp tục tấn công quân xâm lược.
Tàu trinh sát Ivan Khurs được cho là đang ở phía nam Hắc Hải thì bị ba thuyền không người lái của hải quân tấn công.
Ban đầu, các thuyền không người lái này đã tránh được hỏa lực từ tàu chiến Nga khi nó lạng qua lách lại trên biển
Đoạn phim cho thấy một trong những chiếc thuyền không người lái tốc độ cao đã bị phá hủy bởi hỏa lực không ngừng từ tàu Ivan Khurs khi nó tiếp cận chiếc tàu do thám.
Những cú tấn công dồn dập ban đầu từ tàu chiến Nga đã bắn trượt các thuyền không người lái đang nhào tới - nhưng sau đó chiếc thuyền không người lái bị trúng đạn khi đã đến được rất gần.
Nó phát nổ thành một quả cầu lửa khổng lồ, như được thấy trong đoạn phim từ kênh truyền hình Zvezda, thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng Nga.
Các báo cáo về một sự việc như vậy lần đầu tiên xuất hiện vào đầu ngày hôm nay trên kênh điện tín Rybar ủng hộ chiến tranh.
Đoạn phim cho thấy kịch tính cực độ của cuộc tấn công táo bạo - rõ ràng là của Ukraine - vào tàu chiến Nga.
Các báo cáo của Bộ Quốc Phòng Nga cho biết chiếc tàu gián điệp của họ đã “đẩy lùi” cuộc tấn công.
Theo các báo cáo, con tàu do thám này, được hạ thủy vào năm 2017, đang ở vùng biển quốc tế cách eo biển Bosphorus khoảng 40 hải lý về phía bắc.
“Có lý do để tin rằng các thuyền không người lái được phóng từ một tàu dân sự thương mại,” kênh này cho biết.
Một kênh Telegram sau đó cáo buộc con tàu đã bị tấn công từ một tàu chở ngũ cốc - nhưng điều này đã bị các nguồn tin của Nga bác bỏ.
“Vào lúc 5h30 sáng hôm nay, các lực lượng vũ trang Ukraine đã thực hiện một nỗ lực không thành công trong việc tấn công tàu Ivan Khurs của Hạm đội Hắc Hải bằng ba thuyền cao tốc không người lái”, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, nói.
Ông ta nói thêm rằng tàu Nga đã được giao nhiệm vụ bảo vệ cơ sở hạ tầng đường ống trong vùng biển kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuyên bố nói rằng cả ba tàu Ukraine đã bị phá hủy và cuộc tấn công diễn ra khoảng 140km về phía đông bắc của eo biển Bosphorus.
Đây được cho là nơi xa Ukraine nhất mà một cuộc tấn công bằng thuyền không người lái trên biển đã xảy ra.
“Tàu Ivan Khurs của Hạm đội Hắc Hải tiếp tục hoàn thành sứ mệnh của mình”, Igor Konashenkov cho biết thêm.
Thổ Nhĩ Kỳ đã không phản ứng ngay lập tức với các tuyên bố của Nga.
Các tàu chiến và máy bay Nga đã tham gia vào một số sự việc ở Hắc Hải kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Những chiếc thuyền không người lái tương tự đã được sử dụng trong các cuộc tấn công ở Crimea, chẳng hạn như cuộc tấn công vào tháng 10 năm ngoái khi ít nhất hai tàu Nga bị hư hại trong một cuộc tấn công vào sáng sớm ở Sevastopol.
Vào tháng 4 năm 2022, Ukraine đã đánh chìm tàu Moskva khi đó là soái hạm của Hạm đội Hắc Hải của Nga bằng các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, một trong những sự sỉ nhục lớn nhất của Putin trong cuộc chiến kéo dài 15 tháng.
Vào tháng 3 năm nay, một máy bay không người lái của quân đội Mỹ đã bị rơi sau sự việc liên quan đến một máy bay phản lực của Nga trên Hắc Hải.
Cuộc đối đầu đã làm gia tăng căng thẳng giữa Mạc Tư Khoa và Washington và dẫn đến một cuộc điện đàm hiếm hoi giữa các quan chức quân sự cấp cao của Mỹ và Nga.
Thuyền không người lái được đẩy bằng một động cơ duy nhất với tốc độ tối đa 75km một giờ - chúng có thể di chuyển xa đến hơn 95km với trọng tải 65 kg.
Ngòi nổ, được cho là gắn ở phía trước của chiếc thuyền hay gọi đúng hơn là một chiếc xuồng dài tối đa 3.6 mét, kích hoạt vụ nổ của đầu đạn trên tàu.
Trong suốt cuộc chiến, quân Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái tương đối rẻ để gây ra sự tàn phá với Nga.
4. Lukashenko đáp lại tin đồn về sức khỏe kém của ông ta
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Lukashenko Responds to Rumors of Ill Health: 'I'm Not Going To Die'“, nghĩa là “Lukashenko đáp lại tin đồn về sức khỏe kém: 'Tôi chưa chết đâu'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã phản ứng trước những tin đồn về sức khỏe của ông ta, trong bối cảnh có nhiều đồn đoán rằng nhà lãnh đạo đã không được khỏe kể từ khi ông ta xuất hiện tại lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở Quảng trường Đỏ của Mạc Tư Khoa vào ngày 9 tháng Năm.
“Tôi sẽ không chết đâu, các bạn,” Lukashenko, 68 tuổi, nói với các quan chức trong một đoạn video do hãng tin nhà nước Pul Pervovo phát sóng, trong phần đưa tin về các hoạt động của tổng thống.
Sức khỏe của Lukashenko đã trở thành chủ đề được bàn tán sôi nổi sau khi ông ta xuất hiện trên Quảng trường Đỏ, trong đó ông ta có vẻ hơi không được khỏe.
Lukashenko đã được chụp ảnh tại sự kiện ngày 9 tháng 5 với một miếng băng trên cánh tay phải nhưng đã bỏ qua các phần khác của lễ kỷ niệm, cắt ngắn sự tham gia của ông ta vào ngày đánh dấu vai trò của Liên Xô trong Thế chiến thứ hai.
Ông ta cũng đã bỏ lỡ một sự kiện nghi lễ hàng năm vào ngày 14 tháng 5, gọi là lễ kỷ niệm lòng trung thành với lá cờ Belarus. Thủ tướng Roman Golovchenko thay mặt Lukashenko đọc một thông điệp tại sự kiện này.
Một nhà lập pháp Nga, Konstantin Zatulin, phó chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Duma Quốc gia Nga về các vấn đề liên quan đến các nước Liên Xô cũ, cũng cân nhắc về suy đoán, cho rằng Lukashenko đã bị ốm trước cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng.
“Tuy nhiên, mặc dù người đàn ông bị ốm, anh ta nghĩ rằng đó là nhiệm vụ phải đến Mạc Tư Khoa và sau đó tổ chức các sự kiện ở Minsk vào cuối ngày hôm đó. Anh ấy có lẽ chỉ cần nghỉ ngơi một chút—chỉ có vậy thôi,” Zatulin nói.
Lukashenko bác bỏ những tin đồn rằng ông có thể bị ốm nặng, nói với các quan chức rằng ông bị nhiễm vi rút cảm lạnh thông thường và đã hồi phục nhanh chóng.
“Nếu ai đó nghĩ tôi sắp chết—hãy bình tĩnh. Bình tĩnh đi,” Lukashenko nói. “Không gì khác hơn là tán gẫu trên các ứng dụng nhắn tin và kênh Telegram.”
Lukashenko cho rằng nhiệm vụ tổng thống của ông có thể cản trở thời gian hồi phục của ông.
“Tôi không có cơ hội được điều trị—tôi phải đến Mạc Tư Khoa, rồi Leningrad, rồi subotniki. Và sau đó bạn kéo tôi đến Grodno, đến quảng trường, chúng tôi ôm nhau ở đó với những cô gái đó, rồi ở Gomel với Ivan Krupko, là người đứng đầu vùng Gomel. Tất cả những thứ đó chồng chất lên nhau,” ông ta nói.
“Tôi sẽ không chết đâu, các bạn. Bạn sẽ phải vật lộn với tôi trong một thời gian rất dài sắp tới,” Lukashenko nói thêm.
Lukashenko là đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong khi Belarus, một đồng minh trung thành của Điện Cẩm Linh, không trực tiếp tham gia cuộc xung đột Ukraine, quân đội Nga đã được phép tập trận trên lãnh thổ Belarus kể từ trước khi bắt đầu chiến tranh. Đất nước này đã được Nga sử dụng để phát động cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
5. Nga mở phiên tòa xét xử khoa học gia chế tạo hỏa tiễn siêu thanh
Người đầu tiên trong số ba nhà khoa học hỏa tiễn siêu thanh của Nga bị bắt vì nghi ngờ phản quốc sẽ ra tòa vào tuần tới, tòa án giải quyết vụ việc cho biết hôm thứ Tư.
Vụ án hình sự chống lại Anatoly Maslov, 76 tuổi, sẽ được mở tại tòa án thành phố St. Petersburg vào ngày 1 tháng 6.
Ông và hai đồng nghiệp tại cùng một viện, là Viện Cơ học Lý thuyết và Ứng dụng Khristianovich, gọi tắt là ITAM, đều đã bị bắt vì nghi ngờ phản quốc trong năm qua.
Tòa án cho biết vụ án được đánh dấu là “tuyệt mật” và sẽ không được công khai với giới truyền thông cũng như công chúng. Nó cho biết việc giam giữ Maslov đã được kéo dài đến ngày 10 tháng 11 trong một phiên điều trần kín vào hôm thứ Tư.
Maslov bị bắt vào tháng 6 năm ngoái tại Novosibirsk, thành phố lớn nhất ở Siberia và là một trong những trung tâm khoa học chính của Nga.
Luật sư của Maslov, Olga Dinze nói với Reuters rằng bà từ chối bình luận về vụ việc, nói rằng “tình hình vô cùng khó khăn”.
Thông tin chi tiết về các cáo buộc chống lại ba người đàn ông được giữ bí mật, nhưng cổng thông tin của thành phố khoa học nơi họ đặt trụ sở cho biết Maslov bị tình nghi chuyển giao bí mật cho Trung Quốc.
Hai nguồn tin nói với Reuters rằng Shiplyuk, giám đốc ITAM, bị nghi ngờ chuyển bí mật cho Trung Quốc tại một hội nghị ở đó vào năm 2017. Họ nói rằng ông phủ nhận cáo buộc, nói rằng thông tin được đề cập đã được công khai trên mạng.
6. Ba Lan có kế hoạch mua tầm ngầm ngay trong năm nay
Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak cho biết nước ông đang có kế hoạch khởi động chương trình mua tàu ngầm trong năm nay.
Reuters đưa tin Ba Lan đã tăng chi tiêu quân sự kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, với việc chính phủ cam kết tăng gấp đôi quy mô quân đội và chi 4% GDP cho quốc phòng vào năm 2023.
Bộ trưởng Mariusz Blaszczak cũng cho biết Ba Lan có kế hoạch chuyển giao thêm một số tự hành Krab tới Ukraine để sử dụng trong cuộc tổng phản công dự kiến sắp xảy ra.
Warsaw đã gửi 18 tăng pháo tự hành Krab tới Ukraine vào tháng 5 năm 2022. Quân đội Ukraine đã sử dụng các hệ thống pháo này từ mùa hè năm 2022.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết: “Hệ thống tăng pháo tự hành Krab đã thể hiện tốt cả về tốc độ nhắm bắn và tầm bắn. Chúng ta đã nghiên cứu tài nguyên và khả năng của những chiếc máy này và đang cung cấp cho các nhà sản xuất các đề xuất để họ cải tiến.”
Tăng pháo tự hành Krab bánh xích 155ly có tầm bắn tối đa khoảng 25 dặm hay 40 km với tổ lái năm người. Với trọng lượng khoảng 48 tấn, nó được thiết kế để “triệt hạ và tiêu diệt”, theo nhà sản xuất Huta Stalowa Wola của Ba Lan.
Nhà sản xuất quốc phòng cho biết thêm rằng, tăng pháo tự hành Krab chủ yếu được sử dụng để chống lại các khẩu đội pháo, các cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng, các đơn vị cơ giới hóa và máy bay đang đậu trên bãi đáp. Theo dịch vụ quân sự Army Technology, vũ khí chính của nó là nòng súng chính 155 ly, với tốc độ bắn ba phát mỗi mười giây. Đạn pháo của nó tương thích với đạn tiêu chuẩn NATO.
7. Thống đốc khu vực Belgorod của Nga, Vyacheslav Gladkov báo cáo các vụ tấn công xuyên biên giới mới nhất
Tại vùng Belgorod của Nga, thống đốc Vyacheslav Gladkov đã thông báo thêm hai sự việc, liên quan đến một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Novaya Tavolzhanka và vụ pháo kích ở Terezovka đã khiến một người bị thương phải nhập viện.
“Chín người vẫn còn trong bệnh viện, nguồn cung cấp tiện ích tiếp tục bị gián đoạn và hơn 500 người vẫn phải di dời sau cuộc tấn công vào Belgorod hôm thứ Hai,” Vyacheslav Gladkov, thống đốc Belgorod của Nga, nói.
“Đêm không hoàn toàn yên bình. Đã có một số lượng lớn các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái. Hầu hết các hệ thống phòng không đã đối phó được, nhưng có những thiệt hại ở Belgorod: xe hơi, nhà riêng, tòa nhà văn phòng. Điều quan trọng nhất là không có thương vong nào cả.”
“Một đường ống dẫn khí đốt đã bị hư hại ở Quận Grayvoron, một đám cháy nhỏ đang diễn ra. Ngoài ra, việc khôi phục các mạng điện bị hư hại trong quá trình xâm nhập của nhóm phá hoại và trinh sát đang được tiến hành. Mọi công việc khôi phục nguồn điện ở quận Grayvoron sẽ được hoàn thành trong ngày hôm nay. Sau đó, nguồn cung cấp nước và thông tin liên lạc di động sẽ được khôi phục.”
“Có chín người trong bệnh viện: ba người đang được chăm sóc đặc biệt trong tình trạng nghiêm trọng.”
“Có hơn 550 người trong các trung tâm lưu trú tạm thời. Tôi cũng hy vọng rằng ngay sau khi lực lượng an ninh hoàn thành việc thanh lọc lãnh thổ và cho phép, các bạn sẽ có thể trở về nhà của mình. Việc tính toán tổng thể thiệt hại trong vài ngày qua ở quận Grayvoron vẫn chưa được hoàn thành. ⠀”
“Tôi cũng nhận được thông tin bổ sung từ quận Yakovlevsky. Vào ban đêm, các thiết bị nổ đã được thả hai lần từ máy bay không người lái ở làng Tomarovka xuống hai tòa nhà hành chính. Không có hỏa hoạn, tử vong hoặc thương tích.”
CNN đã không thể xác minh độc lập các tuyên bố này.
8. Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren cho biết hôm thứ Tư trong một bức thư gửi quốc hội rằng Hà Lan muốn huấn luyện các phi công F-16 của Ukraine càng sớm càng tốt.
Ollongren cho biết thêm, khóa đào tạo sẽ được phối hợp với Bỉ, Đan Mạch và Vương quốc Anh, và các quốc gia khác có thể tham gia.
Hôm thứ Ba, người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg cho biết việc huấn luyện các phi công Ukraine trên các máy bay chiến đấu F-16 của phương Tây sẽ không khiến NATO trở thành một bên trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Trước đó một ngày, các nhà ngoại giao cấp cao của Nga cho biết việc chuyển giao máy bay phản lực F-16 cho Ukraine sẽ đặt ra câu hỏi về vai trò của NATO trong cuộc xung đột, Reuters đưa tin.
9. Đức sẽ mua 18 xe tăng Leopard 2 và 12 khẩu pháo tự hành
Đức sẽ mua 18 xe tăng Leopard 2 và 12 khẩu pháo tự hành để bổ sung lượng dự trữ đã cạn kiệt do viện trợ cho Ukraine, một thành viên của ủy ban ngân sách quốc hội đã thông qua việc mua hàng hôm thứ Tư nói với Reuters.
Đơn đặt hàng xe tăng sẽ có giá 525,6 triệu euro trong khi tăng pháo có giá 190,7 triệu euro; tất cả chúng sẽ được giao chậm nhất vào năm 2026, tài liệu của bộ tài chính dành cho quốc hội cho biết. Việc mua bao gồm một tùy chọn cho 105 xe tăng khác với giá khoảng 2,9 tỷ euro.
Đức đã cung cấp 18 xe tăng Leopard 2 cho Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga vào năm ngoái và cho biết họ có ý định lấp đầy khoảng cách bằng các xe tăng mới càng sớm càng tốt.
12 khẩu tăng pháo nằm trong kế hoạch của Bộ Quốc phòng Đức được Quốc hội Đức thông qua hồi tháng 3 nhằm mua tới 28 khẩu tăng pháo để thay thế.
10. Nhật Bản tổ chức buổi lễ trao tặng các phương tiện quân sự cho Ukraine
Hôm thứ Tư, Nhật Bản đã tổ chức một buổi lễ đánh dấu kế hoạch tặng khoảng 100 phương tiện quân sự cho Ukraine, khi Tokyo tìm cách cung cấp các thiết bị có thể được sử dụng rộng rãi hơn cho mục đích quân sự so với các lô hàng mũ bảo hiểm và quần áo bảo hộ trước đó.
Trong một buổi lễ tại Bộ Quốc phòng trưng bày hai xe tải nửa tấn, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshiro Ino đã trao một tài liệu cho đại sứ Ukraine Sergiy Korsunsky liệt kê ba loại phương tiện được tặng.
“ Chúng tôi hy vọng cuộc xâm lược kết thúc càng sớm càng tốt và cuộc sống yên bình hàng ngày sẽ trở lại,” Ino nói. “Chúng tôi sẽ hỗ trợ nhiều nhất có thể.”
Khoản quyên góp, bao gồm 30.000 khẩu phần lương thực, được đưa ra khi chính phủ Nhật Bản đang tìm cách nới lỏng chính sách chuyển giao thiết bị quân sự theo chính sách an ninh quốc gia mới cho phép quân đội nước này đóng vai trò tấn công lớn hơn, trong một bước đột phá lớn so với chính sách hậu thế chiến thứ hai của nước này, từng được gọi là nguyên tắc chỉ phòng thủ.
Trong khi các quốc gia khác đã cung cấp cho Ukraine xe tăng, hỏa tiễn và máy bay chiến đấu, thì Nhật Bản đã hạn chế chỉ viện trợ các thiết bị phi sát thương vì chính sách chuyển giao cấm cung cấp vũ khí sát thương cho các quốc gia có chiến tranh.
Nhật Bản đã cung cấp cho Ukraine áo chống đạn, mũ bảo hiểm, mặt nạ phòng độc, quần áo bảo hộ, máy bay không người lái nhỏ và khẩu phần lương thực kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào năm ngoái.
11. Dân biểu Nga đề xuất tấn công hạt nhân vào tiểu bang Alaska
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Lawmaker Suggests Alaska As Nuclear Target”, nghĩa là “Nhà lập pháp Nga đề nghị coi Alaska là mục tiêu tấn công hạt nhân”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Một trong những tiểu bang cuối cùng của Hoa Kỳ gia nhập Hiệp Chủng Quốc nên là nơi đầu tiên bị Nga tấn công, theo một nhà tuyên truyền của điện Cẩm Linh.
Tướng về hưu Andrey Gurulyov, một đại biểu Duma Quốc gia, đã nêu ra khả năng Mạc Tư Khoa tấn công lãnh thổ mà Hoa Kỳ đã mua từ chính phủ Nga vào năm 1867 với giá 7,2 triệu USD trong một thỏa thuận được Hiệp ước Chuyển nhượng xác nhận.
Ông đã thảo luận với người dẫn chương trình truyền hình Vladimir Solovyov về cuộc chiến ở Ukraine và hậu quả của cuộc xâm nhập vào vùng Belgorod của Nga, gần biên giới với Ukraine, bởi các nhóm chống Điện Cẩm Linh.
Mạc Tư Khoa tuyên bố đã tiêu diệt các nhóm được cho là bao gồm Quân đoàn tình nguyện Nga và Quân đoàn Nga tự do.
Khi cuộc trò chuyện trên chương trình phát thanh Full Contact của Solovyov đề cập đến sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Kyiv, chẳng hạn như máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất, Gurulyov bắt đầu đưa ra một số ý tưởng về cách Mạc Tư Khoa có thể giành lại thế chủ động trong cuộc chiến với phương Tây.
Than thở về việc Nga luôn đi sau và “liên tục đáp trả các mối đe dọa”, ông cáo buộc phương Tây liên tục leo thang với việc cung cấp các loại vũ khí như Javelin, HIMARS, hỏa tiễn tầm xa và bây giờ là F-16.
“Sẽ thật tuyệt nếu chúng ta tự thiết lập giai điệu,” Gurloyov nói trong đoạn clip do nhà báo và nhà quan sát Nga Julia Davis đăng trên Twitter. Sau đó, ông mô tả các cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm vào các trung tâm chỉ huy, sân bay, vân vân, sẽ “làm tê liệt” Ukraine như thế nào. “Sau đó, một cuộc trò chuyện hoàn toàn khác sẽ bắt đầu,” anh ta nói.
Solovyov sau đó cân nhắc, tự hỏi điều gì có thể xảy ra “nếu Ukraine tấn công Mạc Tư Khoa bằng một quả bom hạt nhân” mà ông nói sẽ được Mỹ hoan nghênh. Điều này khiến Surulyov gợi ý rằng Nga cần đe dọa trực tiếp lãnh thổ Mỹ.
Ông nói: “Alaska là vùng lãnh thổ gần nhất của Hoa Kỳ với Nga. “Chúng ta có thể tấn công vào Alaska bằng mọi thứ có thể tưởng tượng được, tăng tiềm năng hạt nhân chiến thuật của chúng ta mà không liên quan đến các lực lượng hạt nhân chiến lược.”
“Sẽ không còn gì ở Alaska,” anh ta nói thêm.
Alaska bị ngăn cách với Nga bởi eo biển Bering, nhưng bang này vào năm 1959 đã trở thành tiểu bang thứ 49 gia nhập liên minh, đã trở thành tâm điểm chú ý của các nhà tuyên truyền Điện Cẩm Linh và các quan chức Nga.
Vào tháng 7 năm 2022, trước các lệnh trừng phạt cứng rắn của Hoa Kỳ do cuộc xâm lược toàn diện của Vladmir Putin gây ra, Vyacheslav Volodin, phát ngôn nhân của hạ viện Nga, cho rằng Mạc Tư Khoa vẫn có yêu sách đối với lãnh thổ này. “Nước Mỹ phải luôn nhớ rằng—có một phần lãnh thổ của họ là Nga— đó là Alaska,” ông nói. Ngay sau đó, các phương tiện truyền thông Nga đã đưa tin về cách các bảng quảng cáo tuyên bố “Alaska là của chúng tôi!” đã được phát hiện ở thành phố Krasnoyarsk của Siberia.
12. Tử vong của người cao niên ở Ukraine là cao bất thường so với các lứa tuổi khác.
Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc hôm thứ Tư cho thấy những người già đã phải chịu đựng và chết với tỷ lệ cao một cách bất thường kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, trong đó một số người thiệt mạng vì không thể lấy thuốc do không có hoặc không thể rời khỏi tầng hầm.
Báo cáo do các nhà giám sát nhân quyền của Liên Hiệp Quốc biên soạn cho thấy khoảng một phần ba dân thường thiệt mạng trong năm đầu tiên của cuộc chiến, tức là 1.346 trong số 4.187 nạn nhân được ghi nhận, là những người trên 60 tuổi.
Reuters báo cáo rằng Liên Hiệp Quốc phát hiện ra rằng những người lớn tuổi bị ảnh hưởng nặng nề do mất điện do các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng quan trọng kể từ tháng 10 năm 2022 khiến nhiều người mắc kẹt trong các căn hộ ở tầng trên khi thang máy của họ bị hỏng. Những người khác phải được di tản vội vàng, đôi khi bằng xe cút kít vì không có thời gian để lấy các thiết bị đi lại của họ. Nhiều người đã bị bỏ lại phía sau.
Nga đã nhiều lần phủ nhận việc tấn công vào dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự ở Ukraine. Liên Hiệp Quốc đã ghi nhận ít nhất 18.500 trường hợp thương vong (trong đó có hơn 6.660 người thiệt mạng) trên lãnh thổ do chính phủ Kyiv kiểm soát kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022.
13. WHO lên án hành động gây hấn của Nga ở Ukraine
Cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới đã thông qua một kiến nghị vào thứ Tư lên án hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine, bao gồm cả các cuộc tấn công vào các cơ sở chăm sóc sức khỏe.
Đề nghị được thông qua với 80 phiếu thuận và 9 phiếu chống, với 52 phiếu trắng và 36 quốc gia vắng mặt.
Đề xuất do phương Tây dẫn đầu, được đưa ra tại cuộc họp thường niên của cơ quan Liên Hiệp Quốc, cũng kêu gọi đánh giá tác động của hành động gây hấn của Nga đối với ngành y tế.
Không có phản ứng ngay lập tức từ Nga, mặc dù họ đã đệ trình một phản đối đề xuất công nhận tình trạng khẩn cấp về sức khỏe ở Ukraine, nhưng không đề cập đến vai trò của chính họ trong cuộc chiến. Kiến nghị đó đã bị hội đồng bác bỏ ngay lần đầu tiên.
Lạ lùng: Nữ tu sáng lập dòng, qua đời trong hương thơm thánh thiện, sau nhiều năm xác còn y nguyên
VietCatholic Media
05:17 25/05/2023
1. Công Giáo tại Iraq dần dần phục hồi
Cộng đoàn Giáo Hội Công Giáo tại Iraq dần dần phục hồi, gần mười năm sau khi bị Lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS xâm chiếm.
Đức Cha Bashar Matti Warda, 53 tuổi, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, Tổng giám mục Giáo phận Erbil, thủ phủ miền Kurdistan ở miền bắc Iraq, đã trình bày về đời sống các Giáo hội Kitô tại đây, trong dịp ngài sang Mỹ để nhận bằng Tiến sĩ danh dự do Đại học Công Giáo Walsh ở North Canton, bang Ohio, trao tặng. Đại học này kết nghĩa với Đại học Công Giáo Erbil do Đức Tổng Giám Mục Warda thành lập, sau thời kỳ lực lượng IS xâm lược. Ngài cũng cộng tác với nhiều tổ chức bác ái Tây phương để giúp tái thiết Giáo hội tại Iraq. Ngài được trao tặng bằng Tiến sĩ này vì đã thăng tiến sự cộng tác giữa nhiều đại học Công Giáo ở Mỹ với đại học ở Erbil,
Đức Tổng Giám Mục cho biết cũng có nhiều gia đình Kitô xuất cư trong thời kỳ lực lượng Nhà nước Hồi giáo hoành hành, nay đã hồi hương Iraq, đặc biệt tại thành phố Erbil. Nhiều gia đình muốn giáo dục con cái trong một môi trường Công Giáo và nay họ có thể sống trong an ninh ở miền Kurdistan.
Trước kia, có hơn một triệu tín hữu Kitô tại Iraq, nhưng nay chỉ còn lại khoảng 200.000 người. Các gia đình Kitô Canđê ở Erbil đã tăng gấp đôi, từ 2.000 lên 4.000 gia đình. Tại vùng này, không phải chỉ có các tín hữu Công Giáo Canđê, nhưng còn có các tín hữu thuộc Giáo hội Chính thống Assyria, Công Giáo Siriac, Chính thống Siriac, Giáo hội Arméni, và Công Giáo Latinh, và các Giáo hội khác nữa. Tổng số Kitô hữu thuộc các hệ phái là 8.000 gia đình.
Ngoài Đại học Công Giáo, Tổng giáo phận Erbil còn mở một nhà thương và bốn trường Công Giáo, còn Chính thống Siriac mở một trường học. Tổng cộng, có mười tám trường Kitô trong vùng. Nhiều gia đình Hồi giáo cũng gửi con em họ đến các trường Kitô vì họ tín nhiệm các trường này.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Tổng Giám Mục Warda cũng nhắc đến cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô hồi tháng Ba năm 2021. Ngài nói: “Không ai chối cãi điều này là: nhờ cuộc viếng thăm ấy, lần đầu tiên các cơ quan truyền thông nói đến Iraq không phải như một nước Iraq bạo lực, bắt cóc, giết hại và đánh bom, nhưng là một dân tộc hân hoan đón mừng vị khách”.
2. Một phép lạ ở Missouri? Cơ thể của người sáng lập Dòng Bênêđíctô được tường trình còn y nguyên sau nhiều năm chôn cất
Hàng trăm người hành hương đã đổ về một tu viện dòng Bênêđíctô dành cho các nữ tu ở vùng nông thôn Missouri trong những ngày gần đây sau khi tin tức bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội vào tuần trước rằng hài cốt được khai quật gần đây của người sáng lập người Mỹ gốc Phi của dòng tu này không bị hư hỏng, bốn năm sau khi bà qua đời và chôn cất trong một chiếc quan tài bằng gỗ đơn giản.
Nữ tu Wilhelmina Lancaster là vị sáng lập Dòng Bênêđíctô Các Nữ Tử của Đức Mẹ Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ — được biết đến nhiều nhất với bản thánh ca Gregoriô đứng đầu bảng xếp hạng và các album thánh ca Công Giáo cổ điển. Vào năm 1995 ở tuổi 70, sơ rời bỏ Cộng đoàn Các Nữ Tu Chúa Quan Phòng, là cộng đồng của sơ trong hơn 50 năm, để thành lập dòng mới.
Được biết đến với lòng sùng kính Thánh lễ Latinh truyền thống và lòng trung thành với luật dòng Biển Đức và các Giờ kinh Phụng vụ, sơ qua đời ở tuổi 95 vào ngày 29 tháng 5 năm 2019, vào đêm canh thức lễ Chúa Thăng Thiên.
Khoảng bốn năm sau, vào ngày lễ trọng thể của Lễ Thăng thiên theo nghi thức Latinh, viện trưởng và các nữ tu quyết định di chuyển thi thể của bà đến nơi an nghỉ cuối cùng bên trong nhà nguyện của tu viện, một phong tục lâu đời dành cho những người sáng lập.
Các nữ tu nghĩ rằng chỉ còn tìm thấy xương, nhưng thay vào đó đã khai quật được một chiếc quan tài với thi thể dường như còn nguyên vẹn, mặc dù thi thể không được ướp xác và quan tài bằng gỗ có một vết nứt ở giữa khiến hơi ẩm và bụi bẩn lọt vào trong một khoảng thời gian suốt bốn năm đó.
“Chúng tôi nghĩ rằng sơ ấy là người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên được phát hiện với thi thể còn nguyên vẹn,” viện trưởng hiện tại của cộng đồng, Mẹ Cecilia, nói với EWTN hôm thứ Bảy. Là người đứng đầu tu viện, nhiệm vụ của sơ là kiểm tra những gì trong quan tài trước tiên.
Cơ thể được bao phủ trong một lớp nấm mốc đã phát triển do mức độ ngưng tụ cao trong quan tài bị nứt. Bất chấp sự ẩm ướt, một chút cơ thể và không có y phục nào của sơ ấy bị phân hủy trong suốt bốn năm.
Cộng đồng tụ tập để khai quật cô ấy đã bị sốc hoàn toàn.
“Tôi nghĩ rằng tôi đã nhìn thấy một bàn chân hoàn toàn nguyên vẹn và đầy đủ và vì vậy, tôi đã xem xét lại cẩn thận hơn.”
Giáo Hội Công Giáo có truyền thống lâu đời về cái gọi là “các vị thánh thi thể không hư hại”, hơn một trăm người trong số họ đã được phong chân phước hoặc phong thánh. Một phần hoặc thậm chí toàn bộ cơ thể của họ không bị ảnh hưởng bởi quá trình phân hủy tự nhiên. Ngay cả với các kỹ thuật ướp xác hiện đại, thi thể vẫn phải trải qua quá trình phân hủy tự nhiên.
Theo truyền thống Công Giáo, “các vị thánh thi thể không hư hại” làm chứng cho sự thật về sự sống lại của thân xác và sự sống đời sau. Việc thi thể không hư hại cũng được coi là dấu chỉ của sự thánh thiện: một cuộc sống ân sủng sống gần gũi với Chúa Kitô đến nỗi tội lỗi cùng với sự hư nát của nó không diễn ra theo cách thông thường nhưng được ngăn chặn một cách kỳ diệu.
Source:Catholic News Agency
3. Nhật Ký Trừ Tà số 241: Đau Khổ bị Lãng Phí
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #241: Wasted Suffering”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 241: Đau Khổ bị Lãng Phí”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Trong đêm khuya, một trong những nhà trừ quỷ của chúng tôi đã bị tấn công bằng một sự tra tấn về thể xác. Nó giống như một loại lo lắng trong đó cơ thể anh ta đang bị siết chặt. Anh ấy nghi ngờ nó có thể có nguồn gốc từ ma quỷ, đặc biệt là liên quan đến một số trường hợp căng thẳng của chúng tôi. Vì vậy, anh ấy nói to, “Tôi dâng sự đau khổ này cho 20 người cải đạo, 20 người được giải thoát khỏi ma quỷ, 20 người phù thủy được cải đạo và cho 20 linh mục, nếu đó là thánh ý Chúa.” Ngay lập tức, các cuộc tấn công vật lý chấm dứt hoàn toàn. Anh nghĩ, “Tệ quá. Tôi đã hy vọng vào những ân sủng và những sự hoán cải này!” Tôi đoán những con quỷ không sẵn sàng thực hiện giao dịch.
Tương tự như vậy, tôi nhớ cách đây không lâu, chúng tôi đang ở giữa một phiên trị liệu căng thẳng và người bị quỷ ám nhổ nước bọt vào mặt tôi (có rất nhiều nước bọt!). Vì vậy, tôi nói, “Tôi dâng điều này để giải thoát cho người này.” Một lần nữa, anh ta nhổ vào mặt tôi. Tôi nói lại, “Tôi dâng điều này để giải thoát cho người này.” Lần thứ ba, anh ta cố nhổ nhưng trượt, không trúng vào mặt tôi. Tôi đáp lại: “Anh nhổ trượt rồi. Hãy cố gắng hơn nữa.” Mọi thứ đã dừng lại. Ngay sau đó, anh được giải thoát.
Một trong những nhà trừ quỷ có kinh nghiệm của chúng tôi đã nghĩ ra đường lối này-- nói to rằng chúng tôi hy sinh những đau khổ nhỏ bé do ma quỷ gây ra cho những mục đích cụ thể, đặc biệt là để giải thoát người bị đau khổ trong tay. Đó là một cách sử dụng tốt những sự sỉ nhục nho nhỏ này và chứng tỏ sự thật rằng bất cứ điều ác nào phải chịu đựng trong đức tin, thì Thiên Chúa sẽ biến đổi thành một ân sủng. Sự dâng lên đau khổ này cuối cùng là một lời nhắc nhở cho ma quỷ về sự thất bại của chúng trên Thập tự giá.
Chúng tôi có nhiều người đến với chúng tôi mỗi ngày trong đau khổ. Chúng tôi cảm thấy rất tiếc cho họ và đưa ra lời khuyên cũng như sự giúp đỡ mà chúng tôi có thể. Nhưng đau khổ là một phần của cuộc sống của mọi người. Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen từng than thở rằng có quá nhiều đau khổ bị lãng phí trong thế giới của chúng ta. Tại sao không dâng lên những đau khổ này?
Source:Catholic News Agency
Không được rút khỏi Bakhmut, Wagner phê phán Putin. Nga tố quân nổi dậy dùng xe Mỹ. Kyiv sớm có F16
VietCatholic Media
15:53 25/05/2023
1. To gan chọi thẳng Putin, trùm Wagner thừa nhận cuộc xâm lược Ukraine đã hoàn toàn phản tác dụng
Trùm du đảng Wagner Yevgeny Prigozhin hiếm khi dám chọi thẳng Putin. Tuy nhiên, trong một bình luận hiếm hoi, ông ta đã chỉ trích cuộc xâm lược Ukraine của Putin mà ông gọi là “hoàn toàn phản tác dụng”. Diễn biến này xảy ra sau khi có các báo cáo cho rằng Điện Cẩm Linh đã chỉ đạo cho các phương tiện truyền thông ngừng nói về cái gọi là “chiến thắng Bakhmut”. Có thể là vì cái gọi là chiến thắng ấy không tồn tại, cũng có thể là vì trong những người ủng hộ cuộc xâm lược, uy tín của trùm Wagner đang qua mặt và vượt xa Putin.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Wagner Group Chief Admits Ukraine War Has Completely Backfired”, nghĩa là “Trùm Wagner thừa nhận cuộc xâm lược Ukraine đã hoàn toàn phản tác dụng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Lãnh đạo Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin cho biết hôm thứ Ba rằng “chiến dịch quân sự đặc biệt” mà Nga phát động chống lại Ukraine đã không đạt được kết quả mà Điện Cẩm Linh mong đợi và Ukraine hiện có một trong những quân đội hùng mạnh nhất thế giới.
Prigozhin, người có các chiến binh tham gia nhiều vào cuộc chiến ở Ukraine, đã chia sẻ một cuộc phỏng vấn dài 77 phút với blogger thân Mạc Tư Khoa Konstantin Dolgov, trong đó ông đã tung ra một trong những cuộc tấn công gay gắt nhất vào giới lãnh đạo quân sự Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Mối quan hệ giữa người đứng đầu Tập đoàn Wagner và Điện Cẩm Linh ngày càng trở nên căng thẳng khi chiến tranh tiếp diễn. Ông đã nhiều lần cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov tước đoạt của các binh sĩ của ông kho vũ khí cần thiết cho cuộc chiến, thậm chí còn đi xa hơn khi cho rằng làm như vậy là phản quốc.
Chọi thẳng vào quyết định xâm lược Ukraine của Putin, Prigozhin nói rằng Nga tìm cách “phi quân sự hóa” Ukraine, nhưng thay vào đó lại quân sự hóa nước này bằng một số vũ khí tốt nhất trên thế giới, Prigozhin nói, nhắc lại một cách mỉa mai những lời biện minh mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra khi phát động cuộc xâm lược toàn diện chống lại quốc gia láng giềng vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
“Chiến dịch quân sự đặc biệt được thực hiện vì mục đích phi Quốc Xã hóa và phi quân sự hóa. Với việc phi Quốc Xã hóa Ukraine mà chúng ta đã nói đến, chúng ta đã biến Ukraine thành một quốc gia được mọi người trên toàn thế giới biết đến...Ukraine đã trở thành một quốc gia được biết đến ở khắp mọi nơi.”
“Bây giờ, liên quan đến phi quân sự hóa... nếu họ có 500 xe tăng khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt, thì bây giờ họ có 5.000 xe tăng. Nếu họ có 20.000 người có thể chiến đấu thuần thục, thì bây giờ 400.000 người biết cách chiến đấu. Chúng ta đã phi quân sự hóa Ukraine như thế nào, hả? Hóa ra điều ngược lại mới đúng – chúng ta đã vô tình quân sự hóa quốc gia ấy,” người đứng đầu Wagner nói.
Ukraine đã nhận được một kho vũ khí và thiết bị quân sự từ các đồng minh phương Tây để hỗ trợ cuộc chiến chống lại Nga, bao gồm máy bay chiến đấu MiG-29, hệ thống phòng không, máy bay không người lái chiến thuật, hệ thống hỏa tiễn, lựu pháo và đạn pháo.
Ukraine hiện có “một trong những quân đội mạnh nhất,” Prigozhin nói tiếp.
“Họ có trình độ tổ chức cao, trình độ đào tạo cao, trình độ thông minh cao, họ có nhiều loại vũ khí khác nhau và hơn nữa, họ làm việc trên bất kỳ hệ thống nào, của Liên Xô, NATO, bất kỳ thứ gì, đều thành công như nhau”.
Ông cũng mô tả Tập đoàn Wagner là “đứng đầu thế giới” về tính hiệu quả.
Trong cùng một cuộc phỏng vấn, Prigozhin đã yêu cầu Shoigu và Gerasimov phải từ chức, đồng thời đề nghị thay thế họ bằng Tướng Mikhail Mizintsev, đồ tể thành Mariupol; và Tướng Sergei Surovikin, còn gọi là Tướng quân ngày tận thế. Cả hai đều là những người mà ông trùm Wagner đã ca ngợi trước đó.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để xin bình luận qua email.
2. Điện Cẩm Linh bình luận về các phương tiện quân sự của Hoa Kỳ được cho là đã sử dụng trong cuộc đột kích xuyên biên giới Belgorod
Điện Cẩm Linh cho biết “không có gì bí mật” khi số lượng ngày càng tăng các thiết bị quân sự phương Tây đang được sử dụng bởi các lực lượng vũ trang Ukraine, sau các báo cáo rằng các phương tiện quân sự do Mỹ sản xuất đã được sử dụng trong cuộc tấn công xuyên biên giới hôm thứ Hai bởi các công dân Nga chống Putin.
Phát ngôn nhân Dmitry Peskov nói với các phóng viên hôm thứ Tư: “Không có gì là bí mật đối với chúng tôi khi sự tham gia trực tiếp và gián tiếp của các nước phương Tây vào cuộc xung đột này đang gia tăng hàng ngày”.
“Không có gì bí mật đối với chúng tôi khi ngày càng có nhiều thiết bị được đưa vào phục vụ trong Lực lượng Vũ trang Ukraine, của chế độ Kyiv. Cũng không có gì bí mật khi kỹ thuật này được sử dụng để chống lại quân đội của chúng tôi”, ông Peskov nói. “Chúng tôi sẽ đưa ra kết luận phù hợp.”
Bình luận của ông được đưa ra sau các báo cáo lan truyền trên mạng xã hội rằng một số phương tiện được sử dụng bởi các nhóm người Nga phản đối Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc đột kích xuyên biên giới vào khu vực Belgorod là do Mỹ sản xuất.
CNN đã xác định được ít nhất ba phương tiện MaxxPro MRAP khác nhau do Mỹ sản xuất trong các video được cho là từ cuộc xâm nhập bằng cách định vị địa lý và phân tích các dấu hiệu trên phương tiện, cũng như so sánh chúng với hình ảnh chính thức của phương tiện. CNN không thể xác minh ngày chính xác của các video nhưng đã xác nhận rằng chúng đã được công bố sau cuộc xâm nhập.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng không quân Pat Ryder, cho biết “Chúng tôi đã xem những báo cáo đó, điều mà rõ ràng là chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi rất chặt chẽ.”
“Tôi sẽ nói rằng chúng tôi có thể xác nhận rằng chính phủ Hoa Kỳ đã không chấp thuận bất kỳ bên thứ ba nào chuyển giao thiết bị cho các tổ chức bán quân sự bên ngoài Lực lượng vũ trang Ukraine, và chính phủ Ukraine cũng không yêu cầu bất kỳ chuyển giao nào như vậy. Vì vậy, một lần nữa, đó là điều chúng tôi sẽ theo dõi sát sao,” Ryder nói.
Kyiv đã nhiều lần phủ nhận rằng các chiến binh Nga đã vượt qua biên giới hôm thứ Hai dưới sự chỉ đạo của Ukraine.
3. Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ đáp trả “cực kỳ gay gắt” đối với các cuộc xâm nhập trong tương lai
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm thứ Tư gọi cuộc đột kích xuyên biên giới ở Belgorod là một “hành động khủng bố” và cảnh báo rằng Nga sẽ đáp trả “ngay lập tức và cực kỳ nghiêm khắc” đối với bất kỳ nỗ lực nào tiếp theo.
Shoigu cũng tuyên bố rằng hơn 70 kẻ phá hoại đã bị giết, cũng như xe hơi và xe bọc thép. CNN không thể xác minh độc lập tuyên bố của Shoigu.
“Trong chiến dịch chống khủng bố, các thành phần dân tộc đã bị chặn và đánh bại,” Shoigu nói trong một cuộc họp trên truyền hình. Cụm từ “các thành phần dân tộc” được các quan chức Nga dùng để chỉ những người đối lập chống Putin.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục đáp trả nhanh chóng và cực kỳ nghiêm khắc đối với những hành động như vậy của các chiến binh Ukraine,” ông nói.
Một nhóm công dân Nga chống Putin, liên kết với quân đội Ukraine, đã nhận trách nhiệm về một cuộc tấn công ở khu vực Belgorod phía tây nam của Nga, giáp với đông bắc Ukraine.
Quân đoàn Tự do cho Nga có trụ sở tại Ukraine cho biết mục tiêu của họ là “giải phóng hoàn toàn nước Nga” sau khi tuyên bố tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ ở Belgorod.
4. Tình báo Ukraine cho biết Lực lượng Nga sử dụng 3 tổ máy tại nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia làm căn cứ quân sự
Các lực lượng Nga đang sử dụng ba tổ máy điện tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia làm căn cứ hậu cần và quân sự, cơ quan tình báo Ukraine cho biết hôm thứ Tư tuyên bố.
“Bất chấp nhiều lời kêu gọi từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA, và các nhà lãnh đạo thế giới, quân xâm lược Nga không giảm bớt sự hiện diện của họ tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia,” Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, gọi tắt là SBU, cho biết trong một tuyên bố.
SBU cáo buộc các lực lượng Nga sử dụng ba đơn vị năng lượng làm nơi tập trung các thiết bị quân sự.
“Hiện tại, lãnh thổ của các tổ máy điện 1, 2, 4 thực sự được sử dụng làm căn cứ hậu cần và quân sự của Nga,” tuyên bố cho biết. “Nhân viên quân sự, xe bọc thép và xe tải của Nga thường trú tại các địa điểm này”.
Tuyên bố lưu ý rằng số lượng phương tiện và nhân viên quân sự tại nhà máy liên tục thay đổi để ở gần mỗi đơn vị năng lượng. “Việc luân chuyển diễn ra bí mật trong thời gian giới nghiêm từ 23h đêm đến 5h sáng giờ địa phương”.
Mạc Tư Khoa trước đây cho biết thiết bị quân sự duy nhất tại nhà máy có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ.
Tuyên bố này được đưa ra trước một bản cập nhật dự kiến vào thứ Năm từ IAEA về tình hình tại nhà máy.
Theo truyền thông nhà nước Nga, ba thanh sát viên của IAEA từ Á Căn Đình, Ái Nhĩ Lan và Maroc sẽ đến để thực hiện một đợt luân chuyển mới.
Đầu tuần này, ông Rafael Grossi, người đứng đầu IAEA cho biết nhà máy Zaporizhzhia “cực kỳ dễ bị tổn thương” sau khi nhà máy bị mất nguồn điện bên ngoài.
5. Zelenskiy nói việc đồng minh cung cấp máy bay phản lực F-16 là tín hiệu cho thấy Nga sẽ thua
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết kế hoạch cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine là “một trong những tín hiệu mạnh mẽ nhất từ thế giới rằng Nga chắc chắn sẽ thua cuộc”.
Phát biểu trong bài phát biểu hàng đêm của mình, Zelenskiy đã đề cập đến một liên minh quốc tế với Vương quốc Anh và Hà Lan. Hồi đầu tháng 5, cả hai nước cho biết họ đang nỗ lực giúp Ukraine mua máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất.
Tổng thống Joe Biden sau đó cho biết Mỹ sẽ hỗ trợ nỗ lực chung với các đồng minh và đối tác để đào tạo phi công Ukraine trên máy bay thế hệ thứ tư, bao gồm cả F-16.
Hôm thứ Tư, Na Uy cho biết họ sẽ hỗ trợ đào tạo và sẽ xem xét các cách khác nhau để thực hiện điều đó.
“Đây sẽ là tín hiệu cho thấy khủng bố Nga đã thua, và thế giới của chúng ta, vốn dựa trên sự tôn trọng các quốc gia độc lập và quyền của các dân tộc được lựa chọn con đường của riêng mình, vẫn tiếp tục tồn tại,” Zelenskiy nói.
Tổng thống Ukraine cho biết thêm Ukraine sẽ chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để bảo đảm quá trình chuyển đổi trên không diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể.
6. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết tư cách thành viên NATO của Ukraine “không nằm trong chương trình nghị sự” trong thời gian chiến tranh
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại sự kiện Diễn đàn Brussels hôm thứ Tư rằng nỗ lực của Ukraine để trở thành thành viên của NATO trong khi đang có chiến tranh với Nga “không nằm trong chương trình nghị sự”.
Khi được hỏi liệu cuộc chiến ở Ukraine có khiến việc nước này gia nhập liên minh “dễ dàng” hơn hay không, ông Stoltenberg nói:
“Có và không. Tôi nghĩ rằng mọi người đều nhận ra rằng việc trở thành một thành viên giữa chiến tranh không nằm trong chương trình nghị sự, và đó không phải là vấn đề.”
“Vấn đề là điều gì sẽ xảy ra khi chiến tranh kết thúc, theo cách này hay cách khác. Và sau đó, tất nhiên, chiến tranh bảo đảm rằng Ukraine đang trở nên gần gũi hơn với NATO,” ông Stoltenberg tiếp tục.
Người đứng đầu NATO thừa nhận rằng có một số “quan điểm khác nhau trong liên minh” về vấn đề tư cách thành viên NATO cho Ukraine, nhưng ông nói thêm rằng tất cả các thành viên đều đồng ý rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên.
Ông nói: “Tất cả chúng tôi đều đồng ý rằng cánh cửa của NATO đang mở rộng cho các thành viên mới và các đồng minh NATO và Ukraine sẽ quyết định khi nào họ nên tham gia chứ không phải Mạc Tư Khoa.”
7. Những bình luận của Putin về bản đồ thế kỷ 17 là “lố bịch”
Trong một cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Valery Zorkin, Chủ tịch Tòa án Hiến pháp Nga, đã đưa ra một bản đồ Pháp từ thế kỷ 17 được cho là không có Ukraine trên đó.
Trong video do Điện Cẩm Linh công bố, Putin nói với Zorkin, “Sự cai trị của Liên Xô đã tạo ra Ukraine Xô viết.”
“Không có Ukraine nào tồn tại trong lịch sử loài người cho đến lúc đó,” Putin nói.
Bản thân Kyiv đã hơn 1.500 năm tuổi, là nơi có các di tích lịch sử như Nhà thờ Thánh Sophia, Tu viện Mái vòm Vàng của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae và Tu viện Hang động, tất cả đều có từ thế kỷ 11. Ukraine cũng được ghi chú rõ ràng trên các bản đồ khác nhau từ thế kỷ 17.
CNN đã gọi những bình luận của Putin là “lố bịch”.
8. Chính quyền Biden chấp thuận bán hệ thống phòng không trị giá 285 triệu USD cho Ukraine
Chính quyền Biden đã phê duyệt thương vụ bán Hệ thống hỏa tiễn đất đối không tiên tiến quốc gia trị giá 285 triệu đô la cho Ukraine, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố.
NASAMS là hệ thống phòng không tầm trung tiên tiến mà Ukraine đã sử dụng hiệu quả để đẩy lùi và đánh chặn các cuộc tấn công từ trên không của Nga. Ukraine đã có hai hệ thống như vậy và Mỹ đã cam kết cung cấp sáu hệ thống khác theo Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine.
Lần mua mới nhất này sẽ cung cấp cho Ukraine tổng cộng chín NASAMS khi quá trình giao hàng hoàn tất.
Vào tháng 11, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cho biết NASAMS có tỷ lệ thành công 100% trong việc đánh chặn hỏa tiễn của Nga.
9. Bộ Ngoại giao: Mỹ “quan ngại sâu sắc” về cuộc gặp của một quan chức Liên Hiệp Quốc với một quan chức Nga bị truy nã
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Tư rằng Hoa Kỳ “quan ngại sâu sắc” rằng một nhà ngoại giao cấp cao của Liên Hiệp Quốc đã gặp Maria Lvova-Belova, người đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã vì cáo buộc âm mưu trục xuất trẻ em Ukraine sang Nga.
Phát ngôn nhân Matthew Miller cho biết: “Chúng tôi vô cùng lo ngại rằng một nhà ngoại giao cấp cao của Liên Hiệp Quốc đã gặp một đối tượng chạy trốn đang nhận lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, vì phạm tội ác chiến tranh đối với trẻ em,” phát ngôn nhân Matthew Miller cho biết, đồng thời nhắc lại cáo buộc rằng “Nga đang bắt cóc trẻ em khỏi Ukraine bằng vũ lực”.
“Họ đang từ chối quyền tiếp cận của cha mẹ và người giám hộ hợp pháp với những đứa trẻ đó… và cấp cho trẻ em từ Ukraine hộ chiếu Nga và cố gắng lấy đi một phần căn tính của chúng.
Một báo cáo được Trung tâm Nghiên cứu Nhân đạo của Đại học Yale, được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hậu thuẫn, công bố vào tháng 2, cho thấy Mạc Tư Khoa đã cố gắng di dời, cải tạo và đôi khi huấn luyện quân sự hoặc cưỡng bức nhận trẻ em Ukraine làm con nuôi. Trung tâm cũng cho biết chính phủ Nga đang điều hành một mạng lưới mở rộng gồm hàng chục trại, nơi họ đã giam giữ hàng nghìn trẻ em Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc chiến chống lại Ukraine vào năm ngoái.
Vào tháng 3, Tòa án Hình sự Quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin và Lvova-Belova, Cao ủy Nga về Quyền trẻ em, vì vai trò của họ trong kế hoạch bị cáo buộc bắt cóc trẻ em Ukraine sang Nga.
10. Các chiến binh Nga chống Putin tuyên bố đột kích Belgorod xuyên biên giới nói rằng hoạt động của họ đang diễn ra
Các chiến binh từ các nhóm Nga chống Putin tuyên bố họ đã thực hiện một cuộc tấn công xuyên biên giới vào khu vực Belgorod phía tây nam nước Nga hôm thứ Hai, đồng thời nói thêm rằng hoạt động của họ “đang diễn ra”.
Một thành viên của Quân Đoàn Tự Do cho Nga, tên là Caesar, nói với các phóng viên hôm thứ Tư rằng “hiệu quả của cuộc đột kích này thật đáng kinh ngạc.”
“Toàn bộ internet đã nổ tung, sôi sục,” Caesar nói với CNN trong khi nói chuyện với các nhà báo đã gặp các chiến binh ở vùng Sumy, đông bắc Ukraine.
Denis Nikitin, chỉ huy của Quân Đoàn Tình Nguyện Nga, cho biết hoạt động của họ vẫn tiếp tục. “Giai đoạn một, chúng tôi coi là giai đoạn thành công. Bây giờ nó đã kết thúc, nhưng hoạt động vẫn đang tiếp diễn,” ông nói.
Nikitin cũng bình luận về mối quan hệ của nhóm mình với quân đội Ukraine.
“Mọi thứ chúng tôi làm trong biên giới quốc gia Ukraine, rõ ràng là chúng tôi phối hợp với quân đội Ukraine,” nhưng “mọi quyết định chúng tôi đưa ra bên ngoài biên giới, đằng sau biên giới nhà nước, là quyết định của chính chúng tôi,” ông nói.
Nikitin nói: “Rõ ràng là những gì chúng tôi làm, chúng tôi có thể nhờ đồng chí, bạn bè của mình hỗ trợ lập kế hoạch. “Họ sẽ nói 'có', hoặc 'không', 'đây là một ý tưởng hay', hoặc 'đây là một ý tưởng tồi'. Vì vậy, đây là một loại khuyến khích, giúp đỡ và viện trợ.”
Chính phủ Ukraine nói rằng các chiến binh Nga đang hoạt động độc lập ở Nga.
Chiến binh Caesar nói với các nhà báo rằng các lực lượng Nga “quá ngu ngốc và quá chậm chạp” trong phản ứng của họ trước cuộc tấn công xuyên biên giới. Anh ta tuyên bố các máy bay chiến đấu của mình đã phá hủy một công ty cơ giới hóa của Nga.
Caesar nói: “Chúng tôi mang đến cho họ thương vong nặng nề.”
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố trong một cuộc họp báo hàng ngày hôm thứ Ba rằng lực lượng của họ đã đẩy lùi những kẻ tấn công trở lại lãnh thổ Ukraine bằng các cuộc không kích, hỏa lực pháo binh và các đơn vị quân đội.
Khi được hỏi liệu hoạt động hôm thứ Hai có phải là một phần của cuộc phản công được ca ngợi nhiều của Ukraine hay không, Caesar nói, “Tôi nghĩ rằng nó đại loại là, vâng.” Ông cho biết quân đội Ukraine cung cấp cho Quân Đoàn Tự Do cho Nga “vũ khí nhỏ, vũ khí pháo binh, xe hạng nặng, mọi thứ”.
Khi được hỏi về các mục tiêu tổng thể trong sứ mệnh của họ, Caesar nói: “Chúng tôi muốn giải phóng đất nước của mình để được sống, thịnh vượng trong tự do và có khả năng thực hiện những giấc mơ hòa bình của mình”.
11. Bộ Quốc phòng Na Uy cho biết sẽ hỗ trợ huấn luyện không quân Ukraine sử dụng F-16
Na Uy sẽ hỗ trợ đào tạo không quân Ukraine sử dụng máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất, các quan chức cho biết hôm thứ Tư.
Bộ Quốc phòng Na Uy cho biết trong khi nước này chưa quyết định có tặng bất kỳ chiếc F-16 nào cho Ukraine hay không, họ sẽ xem xét các cách khác nhau để đóng góp cho hoạt động huấn luyện.
Cuối tuần qua, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ủng hộ các phi công của Kyiv được huấn luyện để lái các máy bay do Hoa Kỳ sản xuất. Bình luận của Biden tại hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo G7 ở Nhật Bản được đưa ra vài ngày sau khi Anh và Hà Lan cho biết họ đang xây dựng một “liên minh quốc tế” để giúp Ukraine mua F-16 khi nước này tìm cách cải thiện khả năng phòng thủ trước các cuộc không kích của Nga.
Chính quyền Biden cũng đã báo hiệu cho các đồng minh Âu Châu trong những tuần gần đây rằng Mỹ sẽ cho phép họ xuất khẩu máy bay chiến đấu F-16 sang Ukraine nếu có yêu cầu chính thức, các nguồn tin quen thuộc với các cuộc thảo luận cho biết. Hoa Kỳ sẽ phải chấp thuận bất kỳ hoạt động chuyển giao nào của bên thứ ba vì công nghệ nhạy cảm của Hoa Kỳ đối với máy bay phản lực.
F-16 là máy bay phản lực một động cơ, đa chức năng, có nghĩa là chúng có thể được sử dụng trong các nhiệm vụ không đối không hoặc tấn công mặt đất. Các máy bay phản lực dành cho Ukraine dự kiến là các phiên bản cũ hơn đã từng có trong phi đội của các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là các nước ở Tây Âu.
12. Các luật sư của người Nga bị buộc tội rửa tiền vận động hành lang để anh ta được đưa vào danh sách trao đổi tù nhân Mỹ-Nga
Các luật sư của một người Nga bị buộc tội rửa tiền đang bị giam giữ tại Hoa Kỳ đang vận động hành lang để thân chủ của họ được đưa vào danh sách trao đổi tù nhân trong tương lai giữa Hoa Kỳ và Nga nhằm đổi lấy phóng viên Evan Gershkovich của tờ Wall Street Journal đang bị giam giữ.
Người đàn ông Nga, Alexander Vinnik, bị cáo buộc điều hành một sàn giao dịch tiền điện tử trị giá hàng tỷ đô la, được cho là đã làm ăn với những kẻ buôn bán ma túy và bọn tội phạm Internet. Ông ta đã bị dẫn độ từ Pháp đến California vào năm ngoái.
Nỗ lực trả tự do cho Vinnik để đổi lấy Gershkovich, người đã bị bắt ở Nga vào tháng 3, vì cáo buộc làm gián điệp mà Hoa Kỳ kiến quyết phản đối, cho thấy các luật sư của những người Nga và Mỹ bị giam giữ đang gây sức ép để đưa thân chủ của họ vào bất kỳ vụ trao đổi tiềm năng liên quan đến Gershkovich và Paul Whelan, một người Mỹ khác bị giam giữ ở Nga.
Phát ngôn nhân của Bộ Tư pháp đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về chuyển động này.
13. Truyền thông nhà nước Nga cho biết 5 chiến binh nước ngoài bị xét xử vắng mặt ở Nga vì liên quan đến Ukraine
Truyền thông nhà nước Nga đưa tin 5 người nước ngoài từng chiến đấu cho Ukraine sẽ bị xét xử vắng mặt tại Nga.
Họ sẽ hầu tòa tại một tòa án ở Rostov-on-Don, Nga, vào ngày 31 tháng 5 lúc 10 giờ sáng giờ địa phương, theo RIA Novosti, trích dẫn dịch vụ báo chí của tòa án.
Cả nhóm đã chiến đấu cho Ukraine để bảo vệ thành phố Mariupol phía nam.
Công dân Thụy Điển Matthias Gustavsson, công dân Croatia Vekoslav Prebeg và công dân Anh John Harding đã bị buộc tội “cưỡng đoạt hoặc cưỡng bức duy trì quyền lực” và “tham gia đánh thuê trong xung đột vũ trang hoặc chiến sự”.
Hai công dân Anh khác, Andrew Hill và Dylan Healy, lần lượt bị buộc tội “tham gia làm lính đánh thuê trong xung đột vũ trang hoặc chiến sự” và “hỗ trợ và tiếp tay cho việc tuyển dụng lính đánh thuê để sử dụng trong xung đột vũ trang”.
Theo chính phủ Vương quốc Anh, ba công dân Anh — Harding, Hill và Healy — đều đã được trả tự do như một phần của cuộc trao đổi tù nhân vào tháng 9 năm 2022.
CNN đã liên hệ với chính phủ Anh, Thụy Điển và Croatia để có phản hồi.
14. Nga cáo buộc Ukraine thực hiện cuộc tấn công bằng thuyền không người lái bất thành vào tàu trinh sát Hắc Hải
Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bằng thuyền không người lái nhưng không thành công vào một trong những tàu trinh sát Hắc Hải của nước này hôm thứ Tư.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết trong một cuộc họp ngắn hôm thứ Tư: “Sáng nay, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã cố gắng tấn công bất thành bằng 3 chiếc thuyền không người lái vào tàu 'Ivan Khurs' của Hạm đội Hắc Hải, đang thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho các đường ống dẫn khí đốt 'Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ' và 'Dòng chảy Xanh' trong khu vực kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ”.
“Tất cả tàu thuyền của đối phương đã bị phá hủy bởi hỏa lực từ vũ khí thông thường của tàu Nga cách Bosporus 140 km về phía đông bắc”.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết tàu trinh sát đã trở lại nhiệm vụ bình thường vào hôm thứ Tư.
Tuyên bố của Igor Konashenkov mâu thuẫn với các nhận định của các blogger quân sự Nga cho rằng tầu Ivan Khurs đã được kéo về căn cứ của Hạm Đội Hắc Hải ở Sevastopol để sửa chữa.
GH Nigeria khốn đốn giữa dịch bắt cóc các linh mục đòi tiền chuộc. 5 bước để đối phó với Não Quỷ
VietCatholic Media
17:12 25/05/2023
1. Thêm một linh mục bị bắt cóc tại Nigeria
Một linh mục tại Nigeria lại bị bắt cóc vào ngày 19 tháng Năm vừa qua, và thuộc một chuỗi dài các linh mục nạn nhân của nạn bắt cóc từ lâu nay tại nước này.
Nạn nhân là cha Jude Kingsley Maduka, chánh sở giáo xứ Chúa Kitô Vua ở Ezinachi-Ugwaku, thuộc bang Imo ở miền đông nam Nigeria. Theo cha Iwuanyanwu, Chưởng ấn Giáo phận Okigwe sở tại, cha Maduka bị bắt cóc trong khi viếng thăm nhà nguyện mới được xây cất ở làng Ogii.
Trước đó bốn ngày, một linh mục khác cũng thuộc Giáo phận Okigwe đã bị bắt cóc, đó là cha Michael Ifeanyi Asomugha, cha sở giáo xứ thánh Phaolô ở Osu. Cha bị bắt cóc trên đường trở về nhà, sau khi tham dự một lễ truyền chức phó tế. Bọn bắt cóc đã đặt một tảng đá lớn trên đường để chặn xe của vị linh mục. Khi xuống xe để đẩy tảng đá thì cha bị bọn cướp tấn công và bắt đi. Em của cha lái xe đã tẩu thoát được và báo động. Cha Michael chỉ được trả tự do sau đó vài ngày, nhờ sự quan tâm của gia đình. Việc chặn đường bằng những chướng ngại vật là phương pháp bọn bắt cóc thường sử dụng.
Hãng tin Fides của Bộ Loan báo Tin mừng đưa tin trên đây, đồng thời còn thuật lại nhiều vụ bắt cóc khác, không những các linh mục nhưng cả các nữ tu cũng là nạn nhân. Tệ nạn bắt cóc người để đòi tiền chuộc mạng ngày càng thịnh hành tại Nigeria. Ngoài các băng đảng cướp, người ta cũng tố cáo những người Fulani chuyên chăn nuôi súc vật cũng nhúng tay vào các hoạt động tội phạm này. Chúng di chuyển tự do, tránh sự kiểm soát của nhà chức trách, khiến người ta nghi ngờ có sự đồng lõa của các quan chức chính quyền địa phương.
2. Belarus, Vatican thảo luận về khủng hoảng Ukraine
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Belarus Sergei Aleinik đã gặp Đức Tổng Giám Mục Sứ thần Tòa thánh Ante Jozic vào ngày 22 tháng 5, cơ quan truyền thông BelTA của nhà nước Belarus đã cho biết như trên.
Các bên đã thảo luận về sự hợp tác giữa Belarus và Tòa thánh. Đặc biệt chú ý đến cuộc đối thoại liên tôn.
Các bên cũng trao đổi quan điểm về tình hình trong khu vực, bao gồm cả những nỗ lực nhằm nối lại đối thoại về những cách khả thi để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Các bên khẳng định sẵn sàng tiếp tục hợp tác tích cực trên nhiều lĩnh vực và đối thoại cởi mở, tôn trọng lẫn nhau về các vấn đề cùng quan tâm.
Source:Belta
3. Báo chí Á Căn Đình: Tòa Thánh bắt đầu chuẩn bị chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại quê hương
Nhật báo Clarin ở Buenos Aires đưa tin: Tòa Thánh bắt đầu âm thầm nghiên cứu và chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tại quê hương Á Căn Đình vào năm tới, trên nguyên tắc vào những tháng đầu năm tới. Ngoài chuyến đi Á Căn Đình, Đức Thánh Cha cũng sẽ viếng thăm Uruguay và miền nam Brazil, có thể là tại thành phố Sao Paulo và Đền thánh Đức Mẹ Aparecida.
Báo Clarín nói rằng nguồn tin từ Giáo triều Roma xác nhận tiến trình chuẩn bị này bắt đầu tại Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh và công bố ngày giờ cũng như các chi tiết khác trước cuối năm nay.
Hồi tháng Ba năm nay, trong vài cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài muốn về thăm Á Căn Đình, nhân dịp kỷ niệm mười năm Giáo hoàng. Từ đó, tiến trình nghiên cứu và chuẩn bị được khởi động. Ngài tiết lộ là đã có dự án thăm Á Căn Đình vào cuối năm 2017, theo lộ trình giống như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã làm hồi năm 1987, nghĩa là thăm cả Chile và Uruguay trong hành trình tông du, nhưng rồi dự án này không thành, vì tháng Mười Hai năm 2017 có cuộc bầu cử tại Á Căn Đình. Các vị Giáo hoàng không viếng thăm các nước đang ở trong tiến trình bầu cử. Tháng Giêng thì không thích hợp, vì đó là tháng nghỉ hè ở Á Căn Đình. Vì thế, Đức Thánh Cha đã viếng thăm Chile và Peru trong năm 2017.
Trong những năm gần đây, Phủ Quốc vụ khanh khuyên Đức Thánh Cha không nên đến Á Căn Đình, vì có thể bị coi là ủng hộ chế độ đảng trung tả của Tổng thống Nestor Kirchner (2003-2007) và sau đó của bà Cristina Kirchner (2007-2015), và tất cả những gì ngài nói hay không nói đều có thể là nguyên cớ gây ra tranh luận, trong khi Đức Thánh Cha muốn góp phần hiệp nhất những người đồng hương.