Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên A 28.5.2017
Lm Francis Lý văn Ca
02:49 25/05/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Trong những thâp niên gần đây, nhiều Giáo Hội Địa Phương đã dời lễ mừng kính Chúa Giêsu Thăng Thiên vào Ngày Chúa Nhật với ý hướng mục vụ là tạo điều kiện dễ dàng cho toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa mừng lễ trọng vào Ngày Chúa Nhật sắp tới thay vì thứ Năm tuần nầy.
Khi mừng kính lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, chúng ta dường như được Giáo Hội Mẹ Thánh lữ hành nhắc nhở: Chúa Kitô khi hoàn tất chương trình cứu chuộc mà Thiên Chúa Cha đã giao phó thì Ngài trở về với Thiên Chúa Cha. Phần Giáo Hội lữ hành phải tiếp tục sứ vụ mà Chúa Giêsu đã khởi sự cho đến ngày Chúa lại đến lần thứ hai trong ngày thế mạt. Đối với cộng đoàn tín hữu chúng ta, đây là dịp để suy niệm về ơn phép rửa tội khi gia nhập vào cộng đoàn Dân Chúa. Chúng ta có nhiệm vụ đi rao giảng cho thế giới Tin Mừng mà Chúa đã giao phó cho đến ngày Ngài lại đến.
Trong tâm tình đó và với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn…. bắt đầu thánh lễ Mừng Kính Chúa Giêsu Thăng Thiên với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Theo thánh sử Luca thì 40 ngày sau khi Chúa Giêsu sống lại ở giữa các tông đồ, Chúa đã chuẩn bị tâm hồn các tông đồ để nhận lãnh Thánh Linh. Chúa Thánh Linh sẽ hiện diện với Giáo Hội luôn mãi.
TRƯỚC BÀI II:
Sứ vụ của Đức Kitô là kiện toàn chương trình hoạch định của Thiên Chúa Cha một cách viên mãn và tất cả tạo vật đã được Đức Kitô cứu chuộc sẽ quy tụ trong thân thể Mình Mầu Nhiệm là Giáo Hội.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa Kitô trước khi về trời đã trao quyền cho các tông đồ đi khắp nơi rao giảng, làm phép rửa cho những ai tin. Ngài hứa sẽ ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Thiên Chúa Cha đã cho Đức Kitô sống lại từ trong cõi chết và nay ngự bên hữu Ngài. Đức Kitô đã trở nên trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại. Với lòng tin tưởng chúng ta nhờ Ngài chuyển cầu những ý nguyện sau đây lên Thiên Chúa Cha.
1. Xin cho Giáo Hội lữ hành luôn là khí cụ của Chúa đem Tin Mừng Phục Sinh cho những ai chưa biết Tin Mừng nầy. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho những anh chị em tân tòng đã lãnh nhận bí tích rửa tội trong Mùa Phục Sinh, với ơn Chúa ban, họ khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa muốn cứu nhân loại, qua việc sai Con của Ngài đến trần gian. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Với ơn Chúa Thánh Thần tác động, xin cho chúng ta được trở thành những chứng tá của Tin Mừng trong thế giới chúng ta đang sống. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta dùng ít giây thinh lặng, dâng lên Chúa những ý nguyện riêng tư của gia đình hay cá nhân trong thánh lễ mừng Chúa Thăng Thiên hôm nay. * Dành ít giây thinh lặng...... sau đó đọc câu sau đây như thường lệ.
Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời được hưởng niềm vui bất diệt muôn đời trên thiên quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin soi sáng cho chúng con biết thi hành sứ mệnh truyền giáo trong hoàn cảnh chúng con đang sống. Qua sự rao giảng Tin Mừng nầy, thế giới của chúng con mỗi ngày sẽ thêm nhiều người tin thờ Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen
Trong những thâp niên gần đây, nhiều Giáo Hội Địa Phương đã dời lễ mừng kính Chúa Giêsu Thăng Thiên vào Ngày Chúa Nhật với ý hướng mục vụ là tạo điều kiện dễ dàng cho toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa mừng lễ trọng vào Ngày Chúa Nhật sắp tới thay vì thứ Năm tuần nầy.
Khi mừng kính lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, chúng ta dường như được Giáo Hội Mẹ Thánh lữ hành nhắc nhở: Chúa Kitô khi hoàn tất chương trình cứu chuộc mà Thiên Chúa Cha đã giao phó thì Ngài trở về với Thiên Chúa Cha. Phần Giáo Hội lữ hành phải tiếp tục sứ vụ mà Chúa Giêsu đã khởi sự cho đến ngày Chúa lại đến lần thứ hai trong ngày thế mạt. Đối với cộng đoàn tín hữu chúng ta, đây là dịp để suy niệm về ơn phép rửa tội khi gia nhập vào cộng đoàn Dân Chúa. Chúng ta có nhiệm vụ đi rao giảng cho thế giới Tin Mừng mà Chúa đã giao phó cho đến ngày Ngài lại đến.
Trong tâm tình đó và với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn…. bắt đầu thánh lễ Mừng Kính Chúa Giêsu Thăng Thiên với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Theo thánh sử Luca thì 40 ngày sau khi Chúa Giêsu sống lại ở giữa các tông đồ, Chúa đã chuẩn bị tâm hồn các tông đồ để nhận lãnh Thánh Linh. Chúa Thánh Linh sẽ hiện diện với Giáo Hội luôn mãi.
TRƯỚC BÀI II:
Sứ vụ của Đức Kitô là kiện toàn chương trình hoạch định của Thiên Chúa Cha một cách viên mãn và tất cả tạo vật đã được Đức Kitô cứu chuộc sẽ quy tụ trong thân thể Mình Mầu Nhiệm là Giáo Hội.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa Kitô trước khi về trời đã trao quyền cho các tông đồ đi khắp nơi rao giảng, làm phép rửa cho những ai tin. Ngài hứa sẽ ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Thiên Chúa Cha đã cho Đức Kitô sống lại từ trong cõi chết và nay ngự bên hữu Ngài. Đức Kitô đã trở nên trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại. Với lòng tin tưởng chúng ta nhờ Ngài chuyển cầu những ý nguyện sau đây lên Thiên Chúa Cha.
1. Xin cho Giáo Hội lữ hành luôn là khí cụ của Chúa đem Tin Mừng Phục Sinh cho những ai chưa biết Tin Mừng nầy. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho những anh chị em tân tòng đã lãnh nhận bí tích rửa tội trong Mùa Phục Sinh, với ơn Chúa ban, họ khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa muốn cứu nhân loại, qua việc sai Con của Ngài đến trần gian. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Với ơn Chúa Thánh Thần tác động, xin cho chúng ta được trở thành những chứng tá của Tin Mừng trong thế giới chúng ta đang sống. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta dùng ít giây thinh lặng, dâng lên Chúa những ý nguyện riêng tư của gia đình hay cá nhân trong thánh lễ mừng Chúa Thăng Thiên hôm nay. * Dành ít giây thinh lặng...... sau đó đọc câu sau đây như thường lệ.
Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời được hưởng niềm vui bất diệt muôn đời trên thiên quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin soi sáng cho chúng con biết thi hành sứ mệnh truyền giáo trong hoàn cảnh chúng con đang sống. Qua sự rao giảng Tin Mừng nầy, thế giới của chúng con mỗi ngày sẽ thêm nhiều người tin thờ Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen
Xin Danh Thánh Chúa Được Cả Sáng
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
07:51 25/05/2017
Xin Danh Thánh Chúa Được Cả Sáng
Chúa Nhật VII Phục Sinh năm – A
(Ga 17, 1-11)
Bước vào Chúa Nhật thứ VII Phục Sinh, Phụng vụ Giáo Hội chuẩn bị tâm hồn chúng ta mừng Đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Trước khi về trời, Đức Giêsu đã hứa với các môn đệ trong bữa tiệc ly là không bỏ chúng ta mồ côi, Người sẽ gửi Chúa Thánh Thần đến, để trong mọi sự con người tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô.
Các thánh Tông Đồ đã qui tụ bên Đức Maria để cầu nguyện, noi gương các ngài, chúng ta cũng hãy hăng hái chuẩn bị sẵn sàng, cầu nguyện và thực hành đức bác ái, đón Chúa Thánh Thần, Đấng từ Chúa Cha hiện xuống trên chúng ta, và thưa với Chúa : “Lạy Chúa, con kêu lên cùng Chúa, xin Ngài lắng nghe, alléluia ; hồn con thưa cùng Chúa : mắt con tìm kiếm thánh nhan Ngài, lạy Chúa, con tìm kiếm Chúa, xin đừng ẩn mặt, alléluia, alléluia”.
Toàn bộ Phúc Âm thánh Gioan chương 17 là diễn từ ly biệt, được kết thúc bằng kinh nguyện vô cùng cảm động của Chúa Giêsu dâng lên Cha. Kinh nguyện mở đầu bằng lời khẩn cầu danh Cha, ca tụng Ngôi Cha và Ngôi Con (câu 1-5). Chúa Giêsu xin “Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha” (Ga 17, 1).
Hôm nay, Chúa Giêsu nói với chúng ta về vinh quang mà Người đã chia sẻ từ đời đời với Chúa Cha; vinh quang mà Chúa muốn chia sẻ với chúng ta cũng như các môn đệ của mình qua cái chết và sự phục sinh của Chúa. Cách đây ít ngày, chúng ta đã mừng lễ Chúa lên Trời, và tuần sau chúng ta sẽ mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, chúng ta được mời gọi suy tư về mọi điều Chúa Giêsu đã dạy khi Người còn tại thế và cầu xin Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các thánh Tông Đồ. Chúa Giêsu luôn làm gương cho chúng ta noi theo: “Con đã làm vinh hiển Cha dưới đất. Con đã chu toàn công việc mà Cha đã giao phó cho Con” (Ga 17,4); mọi thành phần trong Giáo Hội phải tiếp tục công việc tương tự trên trần gian.
Chúa Giêsu từ Chúa Cha mà đến để hoàn thành công việc mà Chúa Cha đã trao phó, cụ thể là cứu chuộc loài người, được các môn đệ biết đến. Đối với các ông, chắc chắn Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa làm người: “Chúng biết đích thực rằng Con bởi Cha mà ra, và chúng tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17, 8).
Nên Chúa Giêsu xin cho các môn đệ : “Con cầu xin cho chúng; Con không cầu xin cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho Con” (Ga 17, 9). Người cầu xin cho cả chúng ta là những kẻ nhờ các môn đệ mà tin vào Chúa. Chúng ta có mở lòng mình ra và tin chắc như thế không ? Với đức tin vững vàng, chúng ta sẽ tham dự vào vinh quang của Thiên Chúa. Thánh Ignatio Loyaga khuyên chúng ta : “Nếu anh em yêu mến vinh quang, thì hãy tìm kiếm trong sự thật duy nhất là Thiên Chúa”.
Chúa Giêsu được tôn vinh và nay trở về cùng Cha, tuy nhiên, Người sẽ không bỏ chúng ta mồ côi và Người sẽ xin Chúa Cha gửi Chúa Thánh Thần xuống trên chúng ta. Chúa Giêsu Kitô, Đấng bầu cử cho các môn đệ sẽ luôn hiện diện trong Hội Thánh, chúng ta sẽ tiếp tục công việc của Người và Người sẽ giúp chúng ta trong những lúc khó khăn mà chúng ta gặp phải trong thế gian.
Thánh Công Đồng Vaticanô II nhắn nhủ chúng ta rằng, muốn thi hành ý muốn của Chúa Giêsu, việc cần thiết phải làm là hiệp nhất : “Vì ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới, nhờ ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy, rất nhiều cố gắng nhằm tiến tới hiệp nhất đầy đủ theo ý muốn của Chúa Giêsu Kitô đang được thực hiện bằng kinh nguyện, lời nói, việc làm, nên Thánh Công Ðồng này khuyến khích tất cả mọi người Công Giáo hãy nhận ra các dấu chỉ thời đại để khéo léo tham gia vào công cuộc hiệp nhất.
Phải hiểu danh từ “phong trào hiệp nhất” là những hoạt động và sáng kiến được phát động và tổ chức nhằm cổ võ sự hiệp nhất các Kitô hữu, tùy theo những nhu cầu khác nhau của Giáo Hội và những thời cơ thuận tiện. Trước hết như là mọi cố gắng loại bỏ những lời nói, phán đoàn và việc làm không đúng với hoàn cảnh của các anh em ly khai xét theo công bình và chân lý, vì nếu không sẽ gây thêm khó khăn trong việc giao tiếp với họ. Thứ đến là trong các buổi hội thảo với tinh thần tôn giáo giữa các Kitô hữu thuộc nhiều Giáo Hội hay Cộng Ðoàn khác nhau, có sự “đối thoại” giữa các nhà chuyên môn thấu triệt vấn đề, và mỗi người sẽ giải thích cặn kẽ giáo lý của Cộng Ðoàn mình và trình bày minh bạch những nét độc đáo của giáo lý ấy. Có đối thoại như thế mọi người mới hiểu biết đúng hơn và tôn trọng đúng mức giáo lý cũng như đời sống của mỗi Cộng Ðoàn; cũng nhờ đó mà các Cộng Ðoàn dần dần hợp tác được với nhau rộng rãi hơn trong mọi công cuộc mưu ích chung mà lương tâm Kitô hữu nào cũng đòi hỏi; lại cũng nhờ đó, họ hợp nhau cầu nguyện chung mỗi khi có cơ hội thuận tiện. Sau cùng mọi người hãy kiểm điểm coi mình có trung thành với ý muốn của Chúa Kitô về Giáo Hội không, để rồi hăng hái tiến hành việc canh tân và cải tổ đúng như bổn phận đòi hỏi.
Khi các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo khôn ngoan và kiên nhẫn thực hiện tất cả các điều ấy dưới sự giám sát của các chủ chăn tức là họ đã đóng góp cho việc thực hiện công bình và chân lý, sự hòa thuận và hợp tác, tình huynh đệ và đoàn kết. Với đường hướng này, khi đã vượt được mọi trở ngại ngăn cản sự hiệp thông hoàn toàn của Giáo Hội, dần dần mọi Kitô hữu sẽ đoàn tụ qua việc cử hành Phép Thánh Thể duy nhất, hiệp nhất trong một Giáo Hội độc nhất; sự hiệp nhất mà Chúa Kitô từ ban đầu đã rộng ban cho Giáo Hội của Người. Chúng tôi tin rằng sự hiệp nhất ấy tồn tại mãi trong Giáo Hội Công Giáo và hy vọng rằng mỗi ngày sẽ bành trướng thêm cho đến tận thế”. (Công Đồng Vaticanô II Sắc Lệnh về Hiệp Nhất, “Unitatis redintegratio ” số 4)
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã cầu xin cho chúng con, xin cử Chúa Thánh Thần đến, để Ngài giúp chúng con thực hành những điều Chúa muốn. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Chúa Nhật VII Phục Sinh năm – A
(Ga 17, 1-11)
Bước vào Chúa Nhật thứ VII Phục Sinh, Phụng vụ Giáo Hội chuẩn bị tâm hồn chúng ta mừng Đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Trước khi về trời, Đức Giêsu đã hứa với các môn đệ trong bữa tiệc ly là không bỏ chúng ta mồ côi, Người sẽ gửi Chúa Thánh Thần đến, để trong mọi sự con người tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô.
Các thánh Tông Đồ đã qui tụ bên Đức Maria để cầu nguyện, noi gương các ngài, chúng ta cũng hãy hăng hái chuẩn bị sẵn sàng, cầu nguyện và thực hành đức bác ái, đón Chúa Thánh Thần, Đấng từ Chúa Cha hiện xuống trên chúng ta, và thưa với Chúa : “Lạy Chúa, con kêu lên cùng Chúa, xin Ngài lắng nghe, alléluia ; hồn con thưa cùng Chúa : mắt con tìm kiếm thánh nhan Ngài, lạy Chúa, con tìm kiếm Chúa, xin đừng ẩn mặt, alléluia, alléluia”.
Toàn bộ Phúc Âm thánh Gioan chương 17 là diễn từ ly biệt, được kết thúc bằng kinh nguyện vô cùng cảm động của Chúa Giêsu dâng lên Cha. Kinh nguyện mở đầu bằng lời khẩn cầu danh Cha, ca tụng Ngôi Cha và Ngôi Con (câu 1-5). Chúa Giêsu xin “Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha” (Ga 17, 1).
Hôm nay, Chúa Giêsu nói với chúng ta về vinh quang mà Người đã chia sẻ từ đời đời với Chúa Cha; vinh quang mà Chúa muốn chia sẻ với chúng ta cũng như các môn đệ của mình qua cái chết và sự phục sinh của Chúa. Cách đây ít ngày, chúng ta đã mừng lễ Chúa lên Trời, và tuần sau chúng ta sẽ mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, chúng ta được mời gọi suy tư về mọi điều Chúa Giêsu đã dạy khi Người còn tại thế và cầu xin Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các thánh Tông Đồ. Chúa Giêsu luôn làm gương cho chúng ta noi theo: “Con đã làm vinh hiển Cha dưới đất. Con đã chu toàn công việc mà Cha đã giao phó cho Con” (Ga 17,4); mọi thành phần trong Giáo Hội phải tiếp tục công việc tương tự trên trần gian.
Chúa Giêsu từ Chúa Cha mà đến để hoàn thành công việc mà Chúa Cha đã trao phó, cụ thể là cứu chuộc loài người, được các môn đệ biết đến. Đối với các ông, chắc chắn Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa làm người: “Chúng biết đích thực rằng Con bởi Cha mà ra, và chúng tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17, 8).
Nên Chúa Giêsu xin cho các môn đệ : “Con cầu xin cho chúng; Con không cầu xin cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho Con” (Ga 17, 9). Người cầu xin cho cả chúng ta là những kẻ nhờ các môn đệ mà tin vào Chúa. Chúng ta có mở lòng mình ra và tin chắc như thế không ? Với đức tin vững vàng, chúng ta sẽ tham dự vào vinh quang của Thiên Chúa. Thánh Ignatio Loyaga khuyên chúng ta : “Nếu anh em yêu mến vinh quang, thì hãy tìm kiếm trong sự thật duy nhất là Thiên Chúa”.
Chúa Giêsu được tôn vinh và nay trở về cùng Cha, tuy nhiên, Người sẽ không bỏ chúng ta mồ côi và Người sẽ xin Chúa Cha gửi Chúa Thánh Thần xuống trên chúng ta. Chúa Giêsu Kitô, Đấng bầu cử cho các môn đệ sẽ luôn hiện diện trong Hội Thánh, chúng ta sẽ tiếp tục công việc của Người và Người sẽ giúp chúng ta trong những lúc khó khăn mà chúng ta gặp phải trong thế gian.
Thánh Công Đồng Vaticanô II nhắn nhủ chúng ta rằng, muốn thi hành ý muốn của Chúa Giêsu, việc cần thiết phải làm là hiệp nhất : “Vì ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới, nhờ ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy, rất nhiều cố gắng nhằm tiến tới hiệp nhất đầy đủ theo ý muốn của Chúa Giêsu Kitô đang được thực hiện bằng kinh nguyện, lời nói, việc làm, nên Thánh Công Ðồng này khuyến khích tất cả mọi người Công Giáo hãy nhận ra các dấu chỉ thời đại để khéo léo tham gia vào công cuộc hiệp nhất.
Phải hiểu danh từ “phong trào hiệp nhất” là những hoạt động và sáng kiến được phát động và tổ chức nhằm cổ võ sự hiệp nhất các Kitô hữu, tùy theo những nhu cầu khác nhau của Giáo Hội và những thời cơ thuận tiện. Trước hết như là mọi cố gắng loại bỏ những lời nói, phán đoàn và việc làm không đúng với hoàn cảnh của các anh em ly khai xét theo công bình và chân lý, vì nếu không sẽ gây thêm khó khăn trong việc giao tiếp với họ. Thứ đến là trong các buổi hội thảo với tinh thần tôn giáo giữa các Kitô hữu thuộc nhiều Giáo Hội hay Cộng Ðoàn khác nhau, có sự “đối thoại” giữa các nhà chuyên môn thấu triệt vấn đề, và mỗi người sẽ giải thích cặn kẽ giáo lý của Cộng Ðoàn mình và trình bày minh bạch những nét độc đáo của giáo lý ấy. Có đối thoại như thế mọi người mới hiểu biết đúng hơn và tôn trọng đúng mức giáo lý cũng như đời sống của mỗi Cộng Ðoàn; cũng nhờ đó mà các Cộng Ðoàn dần dần hợp tác được với nhau rộng rãi hơn trong mọi công cuộc mưu ích chung mà lương tâm Kitô hữu nào cũng đòi hỏi; lại cũng nhờ đó, họ hợp nhau cầu nguyện chung mỗi khi có cơ hội thuận tiện. Sau cùng mọi người hãy kiểm điểm coi mình có trung thành với ý muốn của Chúa Kitô về Giáo Hội không, để rồi hăng hái tiến hành việc canh tân và cải tổ đúng như bổn phận đòi hỏi.
Khi các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo khôn ngoan và kiên nhẫn thực hiện tất cả các điều ấy dưới sự giám sát của các chủ chăn tức là họ đã đóng góp cho việc thực hiện công bình và chân lý, sự hòa thuận và hợp tác, tình huynh đệ và đoàn kết. Với đường hướng này, khi đã vượt được mọi trở ngại ngăn cản sự hiệp thông hoàn toàn của Giáo Hội, dần dần mọi Kitô hữu sẽ đoàn tụ qua việc cử hành Phép Thánh Thể duy nhất, hiệp nhất trong một Giáo Hội độc nhất; sự hiệp nhất mà Chúa Kitô từ ban đầu đã rộng ban cho Giáo Hội của Người. Chúng tôi tin rằng sự hiệp nhất ấy tồn tại mãi trong Giáo Hội Công Giáo và hy vọng rằng mỗi ngày sẽ bành trướng thêm cho đến tận thế”. (Công Đồng Vaticanô II Sắc Lệnh về Hiệp Nhất, “Unitatis redintegratio ” số 4)
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã cầu xin cho chúng con, xin cử Chúa Thánh Thần đến, để Ngài giúp chúng con thực hành những điều Chúa muốn. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TV Thời sự Giáo hội và Thế giới ngày nay 24/5/2017
VietCatholic Network
00:48 25/05/2017
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1. Buổi Triều Kiến Chung với Đức Thánh Cha vào sáng thứ Tư ngày 24 tháng 5.
2. Đức Thánh Cha tiếp TT Donald Trump.
3. Đức Thánh Cha kêu gọi các tín hữu hãy có ngôn ngữ dịu dàng và tôn trọng nhau.
4. Phiên họp khoáng đại Hội Đồng Giám Mục Italia.
5. Vài nét về vị tân Hồng Y tiên khởi của El Salvador.
6. Giáo Hội Lào ngỡ ngàng mình được ĐTC Phanxicô tuyển chọn một tân Hồng Y.
7. Đức Thánh Cha đau buồn về vụ khủng bố ở Manchester.
8. Tổng thống Hoa Kỳ kêu gọi các nhà lãnh đạo Hồi Giáo Ả Rập chống lại việc giết hại các tín hữu Kitô.
9. Đặc sứ Liên Hiệp Quốc nói: chiến tranh tại Mosul sắp kết thúc.
10. Phi Luật Tân: Người Công Giáo phản đối luật cấm treo biểu tượng tôn giáo trong xe hơi.
11. Giáo Xứ Lào Cai Tiếp Tục Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Mường Khương.
12. Hội Đồng Liên Tôn mời tham dự Thắp Nến tưởng niệm các Chiến sĩ vị quốc vong thân và Cầu nguyện cho Việt Nam.
13. Giới thiệu Thánh Ca trong Tháng Hoa Đức Mẹ: Dâng Mẹ Cuộc Đời.
Sau đây là phần tin chi tiết:
1. Buổi Triều Kiến Chung với Đức Thánh Cha vào sáng thứ Tư ngày 24 tháng 5.
2. Đức Thánh Cha tiếp TT Donald Trump.
3. Đức Thánh Cha kêu gọi các tín hữu hãy có ngôn ngữ dịu dàng và tôn trọng nhau.
4. Phiên họp khoáng đại Hội Đồng Giám Mục Italia.
5. Vài nét về vị tân Hồng Y tiên khởi của El Salvador.
6. Giáo Hội Lào ngỡ ngàng mình được ĐTC Phanxicô tuyển chọn một tân Hồng Y.
7. Đức Thánh Cha đau buồn về vụ khủng bố ở Manchester.
8. Tổng thống Hoa Kỳ kêu gọi các nhà lãnh đạo Hồi Giáo Ả Rập chống lại việc giết hại các tín hữu Kitô.
9. Đặc sứ Liên Hiệp Quốc nói: chiến tranh tại Mosul sắp kết thúc.
10. Phi Luật Tân: Người Công Giáo phản đối luật cấm treo biểu tượng tôn giáo trong xe hơi.
11. Giáo Xứ Lào Cai Tiếp Tục Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Mường Khương.
12. Hội Đồng Liên Tôn mời tham dự Thắp Nến tưởng niệm các Chiến sĩ vị quốc vong thân và Cầu nguyện cho Việt Nam.
13. Giới thiệu Thánh Ca trong Tháng Hoa Đức Mẹ: Dâng Mẹ Cuộc Đời.
Sau đây là phần tin chi tiết:
Đức Thượng Phụ Chính Thống Nga cám ơn Đức Thánh Cha
Lm. Trần Đức Anh OP
16:07 25/05/2017
Đức Thượng Phụ Kirill I, Giáo chủ Chính Thống Nga, cám ơn ĐTC Phanxicô, vì đã cho phép đưa một phần hài cốt thánh Nicola sang Nga để các tín hữu kính viếng từ ngày 21-5 đến ngày 28-7 năm nay.
Thánh Nicola GM thành Myre tử đạo năm 343 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Từ 930 năm nay, Hài cốt thánh nhân được giữ tại Vương cung thánh đường kính thánh nhân ở Bari, nam Italia. Thánh nhân được các tín hữu Chính Thống Nga đặc biệt tôn kính và nhiều người đến hành hương tại Bari.
Đức Cha Francesco Caccuci, TGM giáo phận Bari-Bitondo, đã trao Hài cốt thánh Nicola cho Đức Thượng Phụ Kirill chiều Chúa Nhật 21-5 vừa qua tại Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Cứu Thế ở Mascơva, và ngay ngày đầu tiên đã có 45 ngàn tín hữu kính viếng trong đó có Tổng thống Vladimir Putin.
Sau đó, từ ngày 12-7, hài cốt thánh nhân sẽ được đưa tới Aleksandr Nevskij gần thành phố San Pietroburgo để các tín hữu tôn kính cho đến ngày 28-7 tới đây.
Trong cuộc gặp gỡ phái đoàn Italia đến trao thánh tích, Đức Thượng Phụ Chính Thống Nga nói rằng: ”Trong thời buổi khó khăn hiện nay, với những cuộc xung đột gia tăng và quan hệ quốc tế ngày càng căng thẳng, sự cộng tác văn hóa và tinh thần là một trong những phương thế hiệu nghiệm nhất nhờ đó các Giáo Hội có thể góp phần vượt thắng sự thù nghịch giữa các dân tộc”.
Trong phái đoàn Tòa Thánh cũng có Đức TGM Celestino Migliore, Sứ Thần Tòa Thánh tại Mascơva, và một đại diện của Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô.
Để bày tỏ lòng biết ơn, Đức Thượng Phụ Kirill đã tặng ĐTC một icône cổ kính với hình thánh Nicola.
Từ sau khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Liên xô, mỗi năm có hàng ngàn tín hữu người Nga đến Bari để hành hương tại Vương cung thánh đường kính thánh nhân. Tuy nhiên hầu hết người Nga không có phương tiện đến đó, vì thế Đức Thượng Phụ Kirill đã xin ĐTC Phanxicô cho đưa một phần hài cốt thánh Nicola thánh du qua Nga trong vòng 2 tháng 1 tuần. (Oss. Rom. 24-5-2017)
Đức Cha Francesco Caccuci, TGM giáo phận Bari-Bitondo, đã trao Hài cốt thánh Nicola cho Đức Thượng Phụ Kirill chiều Chúa Nhật 21-5 vừa qua tại Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Cứu Thế ở Mascơva, và ngay ngày đầu tiên đã có 45 ngàn tín hữu kính viếng trong đó có Tổng thống Vladimir Putin.
Sau đó, từ ngày 12-7, hài cốt thánh nhân sẽ được đưa tới Aleksandr Nevskij gần thành phố San Pietroburgo để các tín hữu tôn kính cho đến ngày 28-7 tới đây.
Trong cuộc gặp gỡ phái đoàn Italia đến trao thánh tích, Đức Thượng Phụ Chính Thống Nga nói rằng: ”Trong thời buổi khó khăn hiện nay, với những cuộc xung đột gia tăng và quan hệ quốc tế ngày càng căng thẳng, sự cộng tác văn hóa và tinh thần là một trong những phương thế hiệu nghiệm nhất nhờ đó các Giáo Hội có thể góp phần vượt thắng sự thù nghịch giữa các dân tộc”.
Trong phái đoàn Tòa Thánh cũng có Đức TGM Celestino Migliore, Sứ Thần Tòa Thánh tại Mascơva, và một đại diện của Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô.
Để bày tỏ lòng biết ơn, Đức Thượng Phụ Kirill đã tặng ĐTC một icône cổ kính với hình thánh Nicola.
Từ sau khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Liên xô, mỗi năm có hàng ngàn tín hữu người Nga đến Bari để hành hương tại Vương cung thánh đường kính thánh nhân. Tuy nhiên hầu hết người Nga không có phương tiện đến đó, vì thế Đức Thượng Phụ Kirill đã xin ĐTC Phanxicô cho đưa một phần hài cốt thánh Nicola thánh du qua Nga trong vòng 2 tháng 1 tuần. (Oss. Rom. 24-5-2017)
Thánh tích “Xương Sườn của Thánh Antôn Padua” thăm viếng Melbourne vào tháng 6/2017
Thanh Quảng sdb
19:38 25/05/2017
Thánh tích “Xương Sườn của Thánh Antôn Padua” thăm viếng Melbourne vào tháng 6/2017
Thánh Phanxicô thành Assisi, Đức Thánh Cha Phanxicô của đất nước Á căn Đình và Nữ tu Lucia người được Đức Mẹ hiện ra tại Fatima năm xưa đều có một mối giây liên hệ mật thiết với thánh Antôn thành Padua, một vị thánh nổi tiếng trong Giáo Hội trên thế giới. Ngài là một tu sĩ thuộc thế kỷ 13, là một người sống cùng thời với thánh Phanxicô và là một trong những hội viên tiên khởi của Dòng Anh Em Hèn Mọn được thánh Phanxicô thành lập vào năm 1209.
Đức Thánh Cha Phanxicô khi còn là TGM ở Á căn Đình đã cầm thánh tích dẫn đầu cuộc rước Khi Đức Thánh Cha Phanxicô còn là Tổng Giám mục Jorge Bergoglio cai quản Tổng giáo phận Buenos Aires, Ngài đã dẫn đầu một cuộc rước trong tay cầm hào quang chứa một phần xương sườn của thánh Antôn đi qua các đường phố ở thủ đô Á căn Đình vào năm 2000. Thánh tích xương sườn của vị thánh nổi tiếng này cũng được nhiều người bản xứ Bồ Đào Nha tôn kính; Sơ Lucia (Fatima) cũng tôn kính thánh tích này khi thánh tích thăm viếng tu viện Carmelite ở Coimbra nơi sơ Lucia tu trì vào tháng 1 năm 1995.
Nhân dịp kỷ niệm trăm năm Đức mẹ hiện ra ở Fatima, cha Mario Conte, một linh mục dòng Phanxicô từ Vương cung thánh đường thánh Antôn ở Padua, Ý quốc, nơi thánh nhân được chôn cất, sẽ mang thánh tích này trong chuyến ngài viếng thăm Úc Châu từ ngày 6 đến ngày 21 tháng 6 năm nay.
Linh mục Conte, là chủ bút của tờ “Sứ điệp Thánh Antôn” (Messenger of St Anthony), nhấn mạnh rằng, "Đây không phải là một điều mê tín dị đoan về thánh tích. Ý nghĩa đích thực của thánh tích là tình yêu - là mối liên hệ yêu thương giữa người tôn kính và vị thánh.”
Thánh Antôn thành Padua được sinh ra trong một gia đình giàu có tại Lisbon, Bồ Đào Nha vào ngày 15 tháng 8 năm 1195 và qua đời ngày 13 tháng 6 năm 1231 tại Padua, nước Ý. Ngài là một tu sĩ dòng Phanxicô Bồ Đào Nha. Ngài nỗi lạc về tài hùng biện và nổi tiếng về tri thức Thánh kinh với những người đương thời. Ngài được Giáo Hội tôn dương là Vị Thánh Tiến Sĩ vào năm 1946.
Lịch trình thăm viếng Thánh tích:
Thứ Ba ngày 6/6/2017
Nhà thờ St Joseph
5 St James Ave. Springvale Vic. 3171
ĐT: 03 9547 4877
Thánh lễ: 9 giờ 30 sáng, 7 giờ chiều, tiếp theo là kính viếng
Thứ Tư ngày 7/6/2017
Nhà thờ St Luke
1A David St. Lalor
ĐT: 03 9465 2180
Thánh lễ: 9 giờ 30 sáng, 7 giờ chiều, tiếp theo là kính viếng
Thứ sáu 9 tháng 6
Nhà thờ thánh Phanxicô Assisi
290 Child Rd. Mill Park Vic. 3082
ĐT: 03 9407 6700
Thánh lễ: 9 giờ 30 sáng, 6 giờ chiều, tiếp theo là kính viếng
Thánh Phanxicô thành Assisi, Đức Thánh Cha Phanxicô của đất nước Á căn Đình và Nữ tu Lucia người được Đức Mẹ hiện ra tại Fatima năm xưa đều có một mối giây liên hệ mật thiết với thánh Antôn thành Padua, một vị thánh nổi tiếng trong Giáo Hội trên thế giới. Ngài là một tu sĩ thuộc thế kỷ 13, là một người sống cùng thời với thánh Phanxicô và là một trong những hội viên tiên khởi của Dòng Anh Em Hèn Mọn được thánh Phanxicô thành lập vào năm 1209.
Đức Thánh Cha Phanxicô khi còn là TGM ở Á căn Đình đã cầm thánh tích dẫn đầu cuộc rước Khi Đức Thánh Cha Phanxicô còn là Tổng Giám mục Jorge Bergoglio cai quản Tổng giáo phận Buenos Aires, Ngài đã dẫn đầu một cuộc rước trong tay cầm hào quang chứa một phần xương sườn của thánh Antôn đi qua các đường phố ở thủ đô Á căn Đình vào năm 2000. Thánh tích xương sườn của vị thánh nổi tiếng này cũng được nhiều người bản xứ Bồ Đào Nha tôn kính; Sơ Lucia (Fatima) cũng tôn kính thánh tích này khi thánh tích thăm viếng tu viện Carmelite ở Coimbra nơi sơ Lucia tu trì vào tháng 1 năm 1995.
Nhân dịp kỷ niệm trăm năm Đức mẹ hiện ra ở Fatima, cha Mario Conte, một linh mục dòng Phanxicô từ Vương cung thánh đường thánh Antôn ở Padua, Ý quốc, nơi thánh nhân được chôn cất, sẽ mang thánh tích này trong chuyến ngài viếng thăm Úc Châu từ ngày 6 đến ngày 21 tháng 6 năm nay.
Linh mục Conte, là chủ bút của tờ “Sứ điệp Thánh Antôn” (Messenger of St Anthony), nhấn mạnh rằng, "Đây không phải là một điều mê tín dị đoan về thánh tích. Ý nghĩa đích thực của thánh tích là tình yêu - là mối liên hệ yêu thương giữa người tôn kính và vị thánh.”
Thánh Antôn thành Padua được sinh ra trong một gia đình giàu có tại Lisbon, Bồ Đào Nha vào ngày 15 tháng 8 năm 1195 và qua đời ngày 13 tháng 6 năm 1231 tại Padua, nước Ý. Ngài là một tu sĩ dòng Phanxicô Bồ Đào Nha. Ngài nỗi lạc về tài hùng biện và nổi tiếng về tri thức Thánh kinh với những người đương thời. Ngài được Giáo Hội tôn dương là Vị Thánh Tiến Sĩ vào năm 1946.
Lịch trình thăm viếng Thánh tích:
Thứ Ba ngày 6/6/2017
Nhà thờ St Joseph
5 St James Ave. Springvale Vic. 3171
ĐT: 03 9547 4877
Thánh lễ: 9 giờ 30 sáng, 7 giờ chiều, tiếp theo là kính viếng
Thứ Tư ngày 7/6/2017
Nhà thờ St Luke
1A David St. Lalor
ĐT: 03 9465 2180
Thánh lễ: 9 giờ 30 sáng, 7 giờ chiều, tiếp theo là kính viếng
Thứ sáu 9 tháng 6
Nhà thờ thánh Phanxicô Assisi
290 Child Rd. Mill Park Vic. 3082
ĐT: 03 9407 6700
Thánh lễ: 9 giờ 30 sáng, 6 giờ chiều, tiếp theo là kính viếng
Tin Giáo Hội Việt Nam
Linh mục Hoàng Kim Huy cùng Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc gặp gỡ các dân biểu tại Quốc Hội Úc Châu
Trần Văn Minh
18:23 25/05/2017
Canberra, vào lúc 11.30 sáng Thứ Năm Ngày 25 Tháng Năm, 2017. Sau hơn mười giờ di chuyển trên xe Bus từ Melbourne tới Canberra. Phái đoàn của Người Việt Tự Do Victoria đã đến Quốc Hội Liên Bang Úc Châu để gặp gỡ quý vị dân biểu đại diện cho chính phủ, đại diện đảng đối lập, Đảng Xanh và quý vị dân biểu khác trong Quốc Hội Úc châu, cùng báo giới.
Xem hình
Buổi gặp gỡ với mục đích để Đại diện Cộng đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu, đại diện các tôn giáo, trình bày về tình hình vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo và thảm họa môi trường do Fosmosa gây ra tại miền Trung Việt Nam.
Phái đoàn Việt Nam được tiếp đón tại Room Reps Committee 1R4. Bà Phượng Vỹ chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do Tiểu bang Victoria điều khiển chương trình. Quý vị dân biểu đã được nghe những bài tường trình của ông Toàn Nguyễn phó chủ tịch ngoại vụ của cộng đồng. Linh mục Hoàng Kim Huy đại diện cho ban tuyên úy Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne, và Đại diện Phật Giáo Hòa Hảo. Ngoài ra, quý vị dân biểu còn được xem một số hình ảnh chiếu trên slide show, và nhận một bản tường trình với tài liệu mới nhất nói rõ về tình trạng vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo và tội ác hủy hoại môi trường của Công ty Fosmosa gây ra tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam.
Trong phần phát biểu của Linh mục Hoàng Kim Huy. Linh mục giới thiệu qua công việc của một linh mục Dòng Don Bosco, hiện cha đang dự cuộc họp rất quan trọng trong dòng tưởng khó có thể xin nghỉ để đi. Nhưng khi nói đến các trường hợp vi phạm nhân quyền, ô nhiễm môi trường và nhất là đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, cha xin phép vắng mặt một ngày để gặp gỡ các dân biểu. Khi nghe xong, không những cha bề trên cho phép mà còn khuyến khích là cha cần phải nói cho những Người Úc và những chính khách biết rõ ràng và rộng rãi hơn.
Linh mục đã đưa ra nhiều trường hợp về đàn áp tôn giáo, từ Phật Giáo Hòa Hảo, và nhiều tôn giáo khác, nhất là lúc gần đây. Cộng sản Việt Nam nhắm vào Công Giáo với các vụ cướp đất, đòi phá hủy những cơ sở tôn giáo lâu đời. Và mới đây nhất, khi Fosmosa hủy họại môi trường sống tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam.
Khi người dân khởi kiện kẻ gây ra tội ác hủy diệt môi trường. Không những chính quyền không chấp nhận mà còn đứng về phía thủ phạm để đàn áp lại những người dân đi tìm công lý. Sự đàn áp dã man đến độ người dân phải thốt lên câu hỏi: “Không lẽ vì Fosmosa mà giết hại dân mình sao!” Và sự de dọa hai Linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam bị chính quyền tổ chức đấu tố, một hình thức tòa án nhân dân của những năm đầu Cộng sản cướp chính quyền và chính họ đã nhận là một sai lầm lớn, và đã xin sửa sai.
Sau khi nghe đại diện các tôn giáo và cộng đồng, quý vị dân biểu hiện diện đã lên phát biểu là họ sẽ lưu tâm cách đặc biệt và hứa sẽ trình bày cách mạnh mẽ cùng Bộ Ngoại Giao và Chính phủ Úc cũng phải có thái độ trong các cuộc đàm phán nhân quyền với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam.
Trong khi phái đoàn Cộng đồng Người Việt Liên Bang Úc châu đang có cuộc gặp gỡ bên trong Tòa nhà Quốc Hội Úc, thì bên ngoài hằng trăm đồng bào từ Melbourne và Sydney đứng biểu tình ủng hộ, với những lá cờ Vàng tung bay cùng với các biểu ngữ và đặc biệt có hai bức hình lớn của hai Linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục.
Sau khi nghe Cộng đồng trình bày lại cuộc gặp gỡ bên trong trong tòa nhà Quốc Hội Liên Bang Úc với đồng bào. Những bài hát đấu tranh và nổi bật là bài “Trả lại cho dân.” Sau đó, đồng bào cùng qua trước Tòa Đại sứ Cộng Sản Việt Nam để biểu tình tố cáo tội ác và lên án và kêu gọi những người Cộng sản nên quay về với dân, biết phục vụ quê hương, dân tộc trong tinh thần nhân bản và noi gương tiền nhân để bảo vệ quê hương đất nước.
Buổi biểu tình kết thúc qua bài hát “Thề không phản bội quê hương.” Các đoàn Melbourne, và Sydney chia tay nhau trong lời hẹn đoàn kết đấu tranh cho quê hương, cùng hướng về đồng bào trong nước như sự nhắc nhở chúng tôi luôn ở bên các bạn. Những chuyến xe Bus lại chở đồng bào trở về với đọan đường dài gần 700 km, tuy đường có xa nhưng với khí thế của mọi người từ các em tuổi thiếu niên đến các cụ ông 95 tuổi vẫn hăng hái tham gia cùng Cộng đồng Người Việt Tự do, với những chiếc gậy chống trên tay rất vui khi được đóng góp vào công cuộc đấu tranh chung vì quê hương, đất nước.
Xem hình
Buổi gặp gỡ với mục đích để Đại diện Cộng đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu, đại diện các tôn giáo, trình bày về tình hình vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo và thảm họa môi trường do Fosmosa gây ra tại miền Trung Việt Nam.
Phái đoàn Việt Nam được tiếp đón tại Room Reps Committee 1R4. Bà Phượng Vỹ chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do Tiểu bang Victoria điều khiển chương trình. Quý vị dân biểu đã được nghe những bài tường trình của ông Toàn Nguyễn phó chủ tịch ngoại vụ của cộng đồng. Linh mục Hoàng Kim Huy đại diện cho ban tuyên úy Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne, và Đại diện Phật Giáo Hòa Hảo. Ngoài ra, quý vị dân biểu còn được xem một số hình ảnh chiếu trên slide show, và nhận một bản tường trình với tài liệu mới nhất nói rõ về tình trạng vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo và tội ác hủy hoại môi trường của Công ty Fosmosa gây ra tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam.
Trong phần phát biểu của Linh mục Hoàng Kim Huy. Linh mục giới thiệu qua công việc của một linh mục Dòng Don Bosco, hiện cha đang dự cuộc họp rất quan trọng trong dòng tưởng khó có thể xin nghỉ để đi. Nhưng khi nói đến các trường hợp vi phạm nhân quyền, ô nhiễm môi trường và nhất là đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, cha xin phép vắng mặt một ngày để gặp gỡ các dân biểu. Khi nghe xong, không những cha bề trên cho phép mà còn khuyến khích là cha cần phải nói cho những Người Úc và những chính khách biết rõ ràng và rộng rãi hơn.
Linh mục đã đưa ra nhiều trường hợp về đàn áp tôn giáo, từ Phật Giáo Hòa Hảo, và nhiều tôn giáo khác, nhất là lúc gần đây. Cộng sản Việt Nam nhắm vào Công Giáo với các vụ cướp đất, đòi phá hủy những cơ sở tôn giáo lâu đời. Và mới đây nhất, khi Fosmosa hủy họại môi trường sống tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam.
Khi người dân khởi kiện kẻ gây ra tội ác hủy diệt môi trường. Không những chính quyền không chấp nhận mà còn đứng về phía thủ phạm để đàn áp lại những người dân đi tìm công lý. Sự đàn áp dã man đến độ người dân phải thốt lên câu hỏi: “Không lẽ vì Fosmosa mà giết hại dân mình sao!” Và sự de dọa hai Linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam bị chính quyền tổ chức đấu tố, một hình thức tòa án nhân dân của những năm đầu Cộng sản cướp chính quyền và chính họ đã nhận là một sai lầm lớn, và đã xin sửa sai.
Sau khi nghe đại diện các tôn giáo và cộng đồng, quý vị dân biểu hiện diện đã lên phát biểu là họ sẽ lưu tâm cách đặc biệt và hứa sẽ trình bày cách mạnh mẽ cùng Bộ Ngoại Giao và Chính phủ Úc cũng phải có thái độ trong các cuộc đàm phán nhân quyền với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam.
Trong khi phái đoàn Cộng đồng Người Việt Liên Bang Úc châu đang có cuộc gặp gỡ bên trong Tòa nhà Quốc Hội Úc, thì bên ngoài hằng trăm đồng bào từ Melbourne và Sydney đứng biểu tình ủng hộ, với những lá cờ Vàng tung bay cùng với các biểu ngữ và đặc biệt có hai bức hình lớn của hai Linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục.
Sau khi nghe Cộng đồng trình bày lại cuộc gặp gỡ bên trong trong tòa nhà Quốc Hội Liên Bang Úc với đồng bào. Những bài hát đấu tranh và nổi bật là bài “Trả lại cho dân.” Sau đó, đồng bào cùng qua trước Tòa Đại sứ Cộng Sản Việt Nam để biểu tình tố cáo tội ác và lên án và kêu gọi những người Cộng sản nên quay về với dân, biết phục vụ quê hương, dân tộc trong tinh thần nhân bản và noi gương tiền nhân để bảo vệ quê hương đất nước.
Buổi biểu tình kết thúc qua bài hát “Thề không phản bội quê hương.” Các đoàn Melbourne, và Sydney chia tay nhau trong lời hẹn đoàn kết đấu tranh cho quê hương, cùng hướng về đồng bào trong nước như sự nhắc nhở chúng tôi luôn ở bên các bạn. Những chuyến xe Bus lại chở đồng bào trở về với đọan đường dài gần 700 km, tuy đường có xa nhưng với khí thế của mọi người từ các em tuổi thiếu niên đến các cụ ông 95 tuổi vẫn hăng hái tham gia cùng Cộng đồng Người Việt Tự do, với những chiếc gậy chống trên tay rất vui khi được đóng góp vào công cuộc đấu tranh chung vì quê hương, đất nước.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ
Vũ Văn An
19:44 25/05/2017
John Allen là một ký giả Công Giáo kỳ cựu, hiện là chủ bút của trang mạng Crux: Taking the Catholic Pulse, chuyên về tin tức liên quan tới Giáo Hội Công Giáo, trong hợp tác với Hội Hiệp Sĩ Columbus. Trước khi cộng tác với tờ Boston Globe năm 2014, Allen làm việc 16 năm tại Rôma, chuyên đưa tin về Tòa Thánh và Đức Giáo Hoàng. Trong thời gian này, ông là phóng viên cao cấp cho tờ National Catholic Reporter và là phân tích gia về Vatican sự vụ cho CNN và NPR và được mọi người coi là “Chuyên Viên Hàng Đầu về Vatican của Hoa Kỳ”.
Allen cũng là tác giả của nhiều cuốn sách về Giáo Hội Công Giáo. Ông từng viết hai cuốn tiểu sử về Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Cuốn đầu xuất bản năm 2000 lúc ngài còn là Hồng Y Joseph Ratzinger, cuốn sau là cuốn tiểu sử đầu tiên bằng tiếng Anh viết về tân giáo hoàng.
Năm 2005, nhận định về Allen, Kenneth L. Woodward, cựu chủ bút về tôn giáo của Newsweek, viết rằng: "ngoài chính phủ Bắc Triều Tiên ở Bình Nhưỡng ra, không nền hành chánh nào khó cho một nhà báo chọc thủng bằng nền hành chánh của Vatican. Và không ai làm điều này tốt hơn John Allen Jr. … Chỉ trong 3 năm, Allen đã trở thành nhà báo mà các phóng viên khác, và không ít các vị Hồng Y, phải chạy đến nếu muốn biết những câu truyện bên trong về việc các nhân viên của Đức Giáo Hoàng đã hướng dẫn Giáo Hội lớn nhất thế giới ra sao”. Theo tờ The Tablet ở London, Allen là “người viết về Vatican có thẩm quyền nhất trong ngôn ngữ tiếng Anh”.
Năm 2013, Allen cho xuất bản cuốn “Giáo Hội Công Giáo, Những Điều Mọi Người Cần Biết” do nhà xuất bản Oxford University Press ấn hành. Trong cuốn sách này, ông đề cập cùng một lúc tới quá khứ, hiện tại và tương lai của Giáo Hội Công Giáo Rôma bằng cái nhìn của một nhà báo với một văn phong dí dỏm, giản dị, dễ đọc, quân bình và lôi cuốn, không ngại giải thích những hiểu lầm và sẵn sàng bênh vực những điều cốt chính, dĩ nhiên dưới viễn ảnh Hoa Kỳ.
Ngoài phần dẫn nhập, sách gồm 12 chương với các đề tài: Tổng Quan về Giáo Hội Công Giáo; Các Thăng trầm lịch sử; Giáo Hội bên ngoài “Giáo Hội”; Đời Sống Tâm Trí; Thờ Phượng; Thiên Thần, Ma Qủy, và Các Thánh; Đức Tin và Chính Trị; Đạo Công Giáo và Tình Dục; Đạo Công Giáo và Tiền Bạc; Khủng Hoảng và Tai Tiếng; Rôma và Hoa Kỳ; Các Biên Cương Mới. Trong lần tái bản mới đây, ông thêm Chương 13 về Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Chúng tôi lần lượt lược dịch nội dung cuốn sách này vì tính thông tin, soi sáng và thời sự của nó.
Giáo Hội Công Giáo tự dành cho mình nhiều tước hiệu đẹp đẽ. Trong nhiều thế kỷ qua, Giáo Hội này tự mô tả mình như là “Nhiệm Thể” Chúa Kitô, “Nàng Dâu Không Tì Vết” của Con Thiên Chúa, và là “Đền Thờ của Chúa Thánh Thần”, con đường duy nhất dẫn tới cứu độ. Những niềm tin này dựa trên đức tin tôn giáo, “chứng cớ của những điều không trông thấy” như Tân Ước vốn nói, và từ định nghĩa, vốn không thể chứng thực hay chứng giả được. Tuy nhiên, trên bình diện hoàn toàn phàm nhân, thì cái tước hiệu mà Giáo Hội Công Giáo xem ra hết sức xứng đáng là: Nó là Cuộc Trưng Bầy Vĩ Đại Nhất trên trần gian.
Không có gì giống như Đạo Công Giáo Rôma về bi kịch, bất luận người ta tin gì về tư thế siêu nhiên của nó. Không lực lượng nào trên quả địa cầu này trộn lẫn mầu nhiệm với mưu đồ, nghi lễ với thêu dệt, nghệ thuật, văn hóa, chính trị, lịch sử, những đỉnh cao lớn nhất của tinh thần con người với những điển hình gây khó chịu hơn cả của giả hình và thối nát, tất cả trộn lẫn thành một cảnh tượng lôi cuốn không cùng. Đạo Công Giáo lôi cuốn cả sự sùng mộ tôn kính lẫn sự ghét bỏ cao độ với cùng một mức độ gần như nhau; với cả hai tâm tình này, người ta không thể nào làm ngơ Giáo Hội này. Hãy cố tưởng tượng xem có định chế nào khác lại gợi hứng cho cả Quyền Lực và Vinh Quang của Graham Greene lẫn The Da Vinci Code của Dan Brown, hay có thể kích thích cả Beethoven sáng tác Thánh Lễ theo điệu C trưởng hết sức huy hoàng lẫn ca sĩ Ái Nhĩ Lan Sinéad O’Connor xé toạc bức hình của Đức Gioan Phaolô II trong lần trình diễn Saturday Night Live năm 1992.
Chắc chắn trên đây là một so sánh mà các giới chức Công Giáo không ưa thích mấy, nhưng nó vẫn phần nào nắm được một điều gì đó về vị trí độc đáo mà Đạo Công Giáo chiếm được trong cảnh vực văn hóa. Một cuộc thăm dò thính giả đông đảo trên đài truyền thanh của Howard Stern có lần cho thấy số thính giả này bao gồm cả những người thích nghe các bỡn cợt mua vui lẫn những người ghét bỏ ông, và nơi cả hai loại thính giả này, lý do hàng đầu khiến họ mở chương trình phát thanh của ông là để nghe ông nói tiếp những gì. Theo nghĩa này, bất chấp các thế giới quan hết sức khác nhau do Stern và Giáo Hội đại diện, họ vẫn có một điều gì đó chung với nhau. Bất chấp người ta hoan hô hay ghê tởm Giáo Hội, họ vẫn không thể nào không “mở đài” để xem xem những người này nói gì sắp tới.
Hạn từ “Công Giáo” có nghĩa là “phổ quát”, và Giáo Hội Công Giáo chắc chắn rất thích đáng với định nghĩa này. Nhờ tuân theo lệnh truyền của Chúa Kitô “các con hãy ra đi và làm muôn dân trở thành môn đệ Thầy”, Giáo Hội Công Giáo đã trở thành một trong khá ít định chế thực sự có tính hoàn cầu của thế giới, bén rễ gần như ở khắp mọi nơi. Tính đến năm 2012, có 1.2 tỷ người Công Giáo trên thế giới, làm cho Đạo Công Giáo trở thành tôn giáo lớn nhất thế giới, và chắc chắn được tổ chức quy củ hơn hết. (Cả Hồi Giáo lẫn Ấn Giáo cũng có số tín hữu hơn 1 tỷ người, nhưng cả hai bao gồm nhiều trường phái và phong trào, không có điểm qui chiếu và thẩm quyền đơn nhất như Đạo Công Giáo có nơi vị giáo hoàng).
Đầu thế ký 21 là thời tốt nhất mà cũng là thời tệ nhất đối với Giáo Hội phổ quát này. Ở Âu Châu và Bắc Mỹ, Đạo Công Giáo thấy mình vướng phải một loạt tai tiếng lạm dụng tình dục thật kinh hoàng, làm hư hại hình ảnh công cộng và thế giá luân lý của mình (chưa kể thiệt hại tài chánh). Giáo Hội cũng đương đầu với nhiều chia rẽ quan trọng trong nội bộ cũng như việc dần dần mất hàng loạt tín hữu tại những nơi vốn là thành lũy của mình. Riêng tại Hoa Kỳ, hiện có 22 triệu người cựu Công Giáo, làm cho những người này trở thành một bộ phận tôn giáo lớn hàng thứ hai tại nước này.
Ấy thế nhưng, cũng đang có nhiều dấu hiệu cho thấy có sự hồi sinh, nhất là trong thế giới đang phát triển. Đạo Công Giáo đang lớn mạnh một cách đầy phấn chấn tại những nơi như Ấn Độ và Hạ Sahara Phi Châu. Trong thế kỷ 20, số người Công Giáo ở Phi Châu tăng từ 1.9 triệu người lên 130 triệu người, một tỷ lệ gần như 7000 phần trăm. Ngay tại Hoa Kỳ, hiện có gần 6 triệu người lớn trở lại Công Giáo, điều này càng gây ấn tượng khi nhớ rằng tôn giáo này bị báo chí và truyền thông tới tấp tấn công trong suốt một thập niên qua.
Nếu sòng bài ở Las Vegas có mở một đường đánh cuộc liệu phần còn lại của thế kỷ này sẽ là thời thịnh hay thời suy cho Giáo Hội Công Giáo, thì vào lúc này đây, khó có thể nói người khôn sẽ đặt tiền của họ về phía nào.
Giáo Hội Công Giáo, trước đây, từng đối diện với những thời khắc khủng hoảng sâu xa, bất luận là những cuộc đấu tránh qui mô giữa các vị giáo hoàng và các nhà vua thời Trung Cổ, hay các Nhà Thệ Phản Cải Cách trong thế kỷ 16, hay việc Napoleon bắt giam Đức Giáo Hoàng Piô thứ VII năm 1809. Dù là điều gì, Giáo Hội này cũng vẫn đã vượt qua được. Ngay những người Công Giáo có nhiệt tâm hơn cả cũng đôi lúc lấy làm lạ cách Giáo Hội sống thoát, đôi khi khỏi các quyết định trì độn hoặc thiển cận của những người lãnh đạo. Nhà văn Công Giáo cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 là Hilaire Belloc có lần đã mô tả Giáo Hội Công Giáo là “một cơ sở được quản trị một cách ngu đần đến nỗi nếu nó không phải là công trình của Thiên Chúa, nó không thể tồn tại quá hai tuần lễ”. Vận may của Giáo Hội trong thế kỷ mới này, phần nào đó, sẽ tùy thuộc việc các nhà lãnh đạo của nó có ứng phó được các thách đố được phác họa trong sách này hay không.
Còn tiếp
Allen cũng là tác giả của nhiều cuốn sách về Giáo Hội Công Giáo. Ông từng viết hai cuốn tiểu sử về Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Cuốn đầu xuất bản năm 2000 lúc ngài còn là Hồng Y Joseph Ratzinger, cuốn sau là cuốn tiểu sử đầu tiên bằng tiếng Anh viết về tân giáo hoàng.
Năm 2005, nhận định về Allen, Kenneth L. Woodward, cựu chủ bút về tôn giáo của Newsweek, viết rằng: "ngoài chính phủ Bắc Triều Tiên ở Bình Nhưỡng ra, không nền hành chánh nào khó cho một nhà báo chọc thủng bằng nền hành chánh của Vatican. Và không ai làm điều này tốt hơn John Allen Jr. … Chỉ trong 3 năm, Allen đã trở thành nhà báo mà các phóng viên khác, và không ít các vị Hồng Y, phải chạy đến nếu muốn biết những câu truyện bên trong về việc các nhân viên của Đức Giáo Hoàng đã hướng dẫn Giáo Hội lớn nhất thế giới ra sao”. Theo tờ The Tablet ở London, Allen là “người viết về Vatican có thẩm quyền nhất trong ngôn ngữ tiếng Anh”.
Năm 2013, Allen cho xuất bản cuốn “Giáo Hội Công Giáo, Những Điều Mọi Người Cần Biết” do nhà xuất bản Oxford University Press ấn hành. Trong cuốn sách này, ông đề cập cùng một lúc tới quá khứ, hiện tại và tương lai của Giáo Hội Công Giáo Rôma bằng cái nhìn của một nhà báo với một văn phong dí dỏm, giản dị, dễ đọc, quân bình và lôi cuốn, không ngại giải thích những hiểu lầm và sẵn sàng bênh vực những điều cốt chính, dĩ nhiên dưới viễn ảnh Hoa Kỳ.
Ngoài phần dẫn nhập, sách gồm 12 chương với các đề tài: Tổng Quan về Giáo Hội Công Giáo; Các Thăng trầm lịch sử; Giáo Hội bên ngoài “Giáo Hội”; Đời Sống Tâm Trí; Thờ Phượng; Thiên Thần, Ma Qủy, và Các Thánh; Đức Tin và Chính Trị; Đạo Công Giáo và Tình Dục; Đạo Công Giáo và Tiền Bạc; Khủng Hoảng và Tai Tiếng; Rôma và Hoa Kỳ; Các Biên Cương Mới. Trong lần tái bản mới đây, ông thêm Chương 13 về Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Chúng tôi lần lượt lược dịch nội dung cuốn sách này vì tính thông tin, soi sáng và thời sự của nó.
Dẫn Nhập
Giáo Hội Công Giáo tự dành cho mình nhiều tước hiệu đẹp đẽ. Trong nhiều thế kỷ qua, Giáo Hội này tự mô tả mình như là “Nhiệm Thể” Chúa Kitô, “Nàng Dâu Không Tì Vết” của Con Thiên Chúa, và là “Đền Thờ của Chúa Thánh Thần”, con đường duy nhất dẫn tới cứu độ. Những niềm tin này dựa trên đức tin tôn giáo, “chứng cớ của những điều không trông thấy” như Tân Ước vốn nói, và từ định nghĩa, vốn không thể chứng thực hay chứng giả được. Tuy nhiên, trên bình diện hoàn toàn phàm nhân, thì cái tước hiệu mà Giáo Hội Công Giáo xem ra hết sức xứng đáng là: Nó là Cuộc Trưng Bầy Vĩ Đại Nhất trên trần gian.
Không có gì giống như Đạo Công Giáo Rôma về bi kịch, bất luận người ta tin gì về tư thế siêu nhiên của nó. Không lực lượng nào trên quả địa cầu này trộn lẫn mầu nhiệm với mưu đồ, nghi lễ với thêu dệt, nghệ thuật, văn hóa, chính trị, lịch sử, những đỉnh cao lớn nhất của tinh thần con người với những điển hình gây khó chịu hơn cả của giả hình và thối nát, tất cả trộn lẫn thành một cảnh tượng lôi cuốn không cùng. Đạo Công Giáo lôi cuốn cả sự sùng mộ tôn kính lẫn sự ghét bỏ cao độ với cùng một mức độ gần như nhau; với cả hai tâm tình này, người ta không thể nào làm ngơ Giáo Hội này. Hãy cố tưởng tượng xem có định chế nào khác lại gợi hứng cho cả Quyền Lực và Vinh Quang của Graham Greene lẫn The Da Vinci Code của Dan Brown, hay có thể kích thích cả Beethoven sáng tác Thánh Lễ theo điệu C trưởng hết sức huy hoàng lẫn ca sĩ Ái Nhĩ Lan Sinéad O’Connor xé toạc bức hình của Đức Gioan Phaolô II trong lần trình diễn Saturday Night Live năm 1992.
Chắc chắn trên đây là một so sánh mà các giới chức Công Giáo không ưa thích mấy, nhưng nó vẫn phần nào nắm được một điều gì đó về vị trí độc đáo mà Đạo Công Giáo chiếm được trong cảnh vực văn hóa. Một cuộc thăm dò thính giả đông đảo trên đài truyền thanh của Howard Stern có lần cho thấy số thính giả này bao gồm cả những người thích nghe các bỡn cợt mua vui lẫn những người ghét bỏ ông, và nơi cả hai loại thính giả này, lý do hàng đầu khiến họ mở chương trình phát thanh của ông là để nghe ông nói tiếp những gì. Theo nghĩa này, bất chấp các thế giới quan hết sức khác nhau do Stern và Giáo Hội đại diện, họ vẫn có một điều gì đó chung với nhau. Bất chấp người ta hoan hô hay ghê tởm Giáo Hội, họ vẫn không thể nào không “mở đài” để xem xem những người này nói gì sắp tới.
Hạn từ “Công Giáo” có nghĩa là “phổ quát”, và Giáo Hội Công Giáo chắc chắn rất thích đáng với định nghĩa này. Nhờ tuân theo lệnh truyền của Chúa Kitô “các con hãy ra đi và làm muôn dân trở thành môn đệ Thầy”, Giáo Hội Công Giáo đã trở thành một trong khá ít định chế thực sự có tính hoàn cầu của thế giới, bén rễ gần như ở khắp mọi nơi. Tính đến năm 2012, có 1.2 tỷ người Công Giáo trên thế giới, làm cho Đạo Công Giáo trở thành tôn giáo lớn nhất thế giới, và chắc chắn được tổ chức quy củ hơn hết. (Cả Hồi Giáo lẫn Ấn Giáo cũng có số tín hữu hơn 1 tỷ người, nhưng cả hai bao gồm nhiều trường phái và phong trào, không có điểm qui chiếu và thẩm quyền đơn nhất như Đạo Công Giáo có nơi vị giáo hoàng).
Đầu thế ký 21 là thời tốt nhất mà cũng là thời tệ nhất đối với Giáo Hội phổ quát này. Ở Âu Châu và Bắc Mỹ, Đạo Công Giáo thấy mình vướng phải một loạt tai tiếng lạm dụng tình dục thật kinh hoàng, làm hư hại hình ảnh công cộng và thế giá luân lý của mình (chưa kể thiệt hại tài chánh). Giáo Hội cũng đương đầu với nhiều chia rẽ quan trọng trong nội bộ cũng như việc dần dần mất hàng loạt tín hữu tại những nơi vốn là thành lũy của mình. Riêng tại Hoa Kỳ, hiện có 22 triệu người cựu Công Giáo, làm cho những người này trở thành một bộ phận tôn giáo lớn hàng thứ hai tại nước này.
Ấy thế nhưng, cũng đang có nhiều dấu hiệu cho thấy có sự hồi sinh, nhất là trong thế giới đang phát triển. Đạo Công Giáo đang lớn mạnh một cách đầy phấn chấn tại những nơi như Ấn Độ và Hạ Sahara Phi Châu. Trong thế kỷ 20, số người Công Giáo ở Phi Châu tăng từ 1.9 triệu người lên 130 triệu người, một tỷ lệ gần như 7000 phần trăm. Ngay tại Hoa Kỳ, hiện có gần 6 triệu người lớn trở lại Công Giáo, điều này càng gây ấn tượng khi nhớ rằng tôn giáo này bị báo chí và truyền thông tới tấp tấn công trong suốt một thập niên qua.
Nếu sòng bài ở Las Vegas có mở một đường đánh cuộc liệu phần còn lại của thế kỷ này sẽ là thời thịnh hay thời suy cho Giáo Hội Công Giáo, thì vào lúc này đây, khó có thể nói người khôn sẽ đặt tiền của họ về phía nào.
Giáo Hội Công Giáo, trước đây, từng đối diện với những thời khắc khủng hoảng sâu xa, bất luận là những cuộc đấu tránh qui mô giữa các vị giáo hoàng và các nhà vua thời Trung Cổ, hay các Nhà Thệ Phản Cải Cách trong thế kỷ 16, hay việc Napoleon bắt giam Đức Giáo Hoàng Piô thứ VII năm 1809. Dù là điều gì, Giáo Hội này cũng vẫn đã vượt qua được. Ngay những người Công Giáo có nhiệt tâm hơn cả cũng đôi lúc lấy làm lạ cách Giáo Hội sống thoát, đôi khi khỏi các quyết định trì độn hoặc thiển cận của những người lãnh đạo. Nhà văn Công Giáo cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 là Hilaire Belloc có lần đã mô tả Giáo Hội Công Giáo là “một cơ sở được quản trị một cách ngu đần đến nỗi nếu nó không phải là công trình của Thiên Chúa, nó không thể tồn tại quá hai tuần lễ”. Vận may của Giáo Hội trong thế kỷ mới này, phần nào đó, sẽ tùy thuộc việc các nhà lãnh đạo của nó có ứng phó được các thách đố được phác họa trong sách này hay không.
Còn tiếp
Thông Báo
Mời tham dự đồng tế Thánh Lễ Đại hội Song Nguyền Thế giới kỳ V
Lm Fx Trần Quốc Tuấn
09:10 25/05/2017
ĐẠI HỘI SONG NGUYỀN THẾ GIỚI KỲ V "NIỀM VUI YÊU THƯƠNG"
Từ 23 - 25 tháng 6 năm 2017
Tại Nhà thờ Chánh Toà Giáo Phận Orange, Nam California, HK.
13280 Chapman Ave., Garden Grove, CA 92840
Dịp Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình tổ chức ĐẠI HỘI SONG NGUYỀN THẾ GIỚI Kỳ 5, Tạ Ơn Thiên Chúa về 30 Năm Hồng Ân Chương Trình phục vụ hạnh phúc các gia đình khắp nơi, tại Nhà Thờ Chánh Tòa Giáo phận Orange, tiểu bang California (Nhà thờ kiếng), từ ngày 23 đến 25 tháng 6 năm 2017.
Cùng với quý Đức Ông Vấn Nguyền, Cha Sáng Lập, quý Cha và quý Tu sĩ đang đồng hành cùng các anh chị em Song Nguyền khắp nơi, chúng con trân trọng và tha thiết kính mời qúi Cha vui lòng đến chia sẻ Niềm Vui Tạ Ơn và cầu nguyện cho chúng con trong dịp trọng đại này, nhất là đồng tế các thánh lễ sau đây:
- Đồng tế Thánh lễ Khai mạc Đại Hội, lúc 2:00pm thứ Sáu, ngày 23/ 6.
- Tiệc Mừng Tạ Ơn (trong khuôn viên Đại Hội), lúc 6:30pm thứ Bẩy, ngày 24/ 6.
- Đồng tế Thánh lễ Bế mạc Đại Hội, lúc 2:00pm Chúa Nhật, ngày 25/ 6.
Linh mục Fx. Trần Quốc Tuấn
Tổng Linh Nguyền TTHNGĐ
Tin Đáng Chú Ý
Chuyện Vành đai và Con đường
Lữ Giang
08:38 25/05/2017
Trong khi Tổng Thống Donald Trump chủ trương thu nhỏ nước Mỹ lại về cả kinh tế, chính trị lẫn quân sự với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”, Trung Quốc đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh “Sáng kiến Vành đai và Con đường” tại Bắc Kinh trong hai ngày 14 và 15.5.2017 với chủ đề: "Tăng cường hợp tác quốc tế, chung tay xây dựng 'Vành đai và Con đường', phát triển cùng có lợi".
Đây là dự án xây dựng các con đường đi xuyên qua trên 60 quốc gia dựa trên ý tưởng hồi sinh “Con đường Tơ lụa” từng kết nối Trung Quốc với Trung Á và châu Âu ngày xưa, thành “Con đường Tơ lụa thế kỷ 21”. Mục đích chính của kế hoạch này là giúp Trung Quốc duy trì tăng trưởng kinh tế thông qua thương mại bằng cách đầu tư vào hạ tầng cơ sở tại các nước, tạo ra các đối tác thương mại cho chính Trung Quốc.
Có đại diện của 29 quốc gia và đối tác đến tham dự, trong đó có các viên chức Liên Hiệp Quốc, Qũy Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Người ta cũng nhìn thấy có một số nhà lãnh đạo quốc gia như hai tổng thống Vladimir Putin của Nga, Nursultan Nazarbayev của Kazakh (Đông Âu), và các thủ tướng Tây Ban Nha, Italy, Hy Lạp, Hungary và Cambodia,
Donald Trump vốn là một nhà kinh doanh có nhiều tiểu xảo (trick) và mánh mung (dodge), nhưng lại không có tầm nhìn chiến lược, chỉ thích làm những chuyện lặt vặt để “biểu dương khí thế”. Lợi dụng thời cơ, Trung Quốc đã đưa ra “Sáng kiến Vành đai và Con đường” để thực hiện “Giấc mơ Trung Quốc” là trở thành một cường quốc lãnh đạo thế giới về kinh tế trong thế kỷ 21.
KHÁI LƯỢC VỀ SÁNG KIẾN VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG
Đây là một vấn đề khá phức tạp, nhất là khi nó được diễn tả bằng những ngôn từ trừu tượng và bí hiểm của người cộng sản, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng giãn dị hóa để nhiều người có thể theo dõi.
1.- Từ “Một vành đai, Một con đường”
“Con đường Tơ lụa thế kỷ 21” được Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên đề cập ngày 7.9.2013 tại Kazakhstan. Lúc đầu kế hoạch này được gọi là “Nhất đới Nhất lộ” (chữ Hán Việt) hay “Một vành đai Một con đường” (One Belt One Road – viết tắt là OBOR)
Theo quan niệm sơ khởi của Tập Cận Bình, “Nhất đới Nhất lộ” là một vành đai kinh tế trên bộ và một con đường tơ lụa mới trên biển. Đây là một chiến lược rộng lớn, một sáng kiến xây dựng các cơ sở hạ tầng kết nối 3 châu lục Á châu – Phi châu - Âu châu và 3 đại dương là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Trên đường này sẽ hình thành những khu vực ảnh hưởng địa-chính trị, kinh tế và an ninh của Trung Quốc. Nội dung dự án gồm 5 trọng điểm sau đây: (1) chính sách khai thông, (2) hạ tầng liên thông, (3) thương mại thông suốt, (4) nguồn vốn lưu thông và (5) lòng dân tương thông.
Lỗ Tấn từng nói “Trái đất xưa vốn chưa có đường, do người đi mà thành”. Tập Cận Bình cho rằng nếu các bên nỗ lực đổi mới tư duy nhận thức và hành động, “Con đường Tơ lụa thế kỷ 21” sẽ trở thành hiện thực.
2.- Đến “Sáng kiến Vành đai và Con đường”
Ngày 30.3.2015, Trung Quốc công bố “Kế hoạch hành động về Sáng kiến Vành đai và Con đường”, trong đó cụm từ “Một vành đai, Một con đường” được đổi thành “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (Belt and Road Initiative - viết tắt là BRI). Có sự giải thích rằng sở dĩ phải đổi lại như vậy bởi vì không phải chỉ có một con đường mà có đến 6 con đường.
Bản kế hoạch nói rằng mục tiêu của sáng kiến này là “Tăng tốc độ xây dựng đường vành đai có thể giúp thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế của các quốc gia dọc theo vành đai và hợp tác kinh tế khu vực, tăng cường trao đổi và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh khác nhau, và thúc đẩy hoà bình và phát triển thế giới. Đó là một cam kết tuyệt vời sẽ đem lại lợi ích cho mọi người trên thế giới.”
NHỮNG KẾ HOẠCH DỰ TÍNH THỰC HIỆN
Trung Quốc cần hệ thống giao thông thuận lợi để nhập khẩu nguyên vật liệu và dầu lửa từ châu Phi và Trung Đông, và vận chuyển hàng hóa sản xuất ở trong nước ra nước ngoài, chủ yếu là đến các nước đang phát triển ở Á châu, Phi châu và Mỹ châu Latinh.
1.- Tại vùng nối liền Á châu và Âu châu
Xây dựng một con đường cao tốc từ Tân Cương đến Kyrgystan, Uzbekistan, Tadjikistan, Turmenistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và một con đường khác nối liền Trung Quốc với Kazakhstan, Nga và châu Âu. Hai công trình này tạo điều kiện để các tỉnh vùng nội địa của Trung Quốc tiếp xúc với bên ngoài, thu hẹp sự phát triển mất cân đối giữa các vùng ven biển phía Đông và các vùng sâu, vùng xa ở phía Tây Trung Quốc.
Bắc Kinh thuê một phần cảng Piraeus của Hy Lạp trong 35 năm để có thể chuyển hàng hóa của Trung Quốc đến các thị trường Đức, Hungary, Áo nhanh hơn so với trước từ 7 đến 11 ngày. Đây là hải cảng ở Địa Trung Hải gần kênh đào Suez nhất.
2.- Tại vùng Ấn Độ Dương
- Hoàn thành việc xây dựng đường ống dẫn dầu từ Myanmar đến Côn Minh dài 2.400km vói công suất 22 triệu tấn/năm. Đường ống này vừa rút ngắn đáng kể thời gian vận chuyển, vừa không phải đi qua eo biển Malacca có nhiều rủi ro tiềm ẩn.
- Tài trợ xây dựng cảng chiến lược Gwardar tại eo biển Hormuz ở Pakistan, và cảng nước sâu Hambantota ở Sri Lanka. Hai hải cảng này sẽ trở thành nơi tiếp tế nhiên liệu cho hải quân Trung Quốc.
- Xây căn cứ hải quân của Trung Quốc tại hai đảo quốc Seychelles và Malpe ở Ấn Độ Dương.
- Tại Cộng Hòa Djibouti ở Đông Bắc Phi Châu, Trung Quốc đang thương lượng để xây dựng một căn cứ hải quân ở đó. Đây là vùng biển sân sau của Ấn Độ.
- Xây kinh đào Kra dài 102km ngang qua đoạn hẹp nhất trên bán đảo Malaysia, phần thuộc Thái Lan, để tàu thuyền không phải đi qua eo biển Malacca của Malaysia nữa. Kinh đào này sẽ rút ngắn cuộc hành trình khoảng 1.200km, tàu sẽ đi nhanh hơn và ít nguy hiểm hơn. Phí tổn xây cất được ước tính khoảng 28 tỷ USD.
3.- Tại vùng Nam Mỹ
- Xây dựng kênh đào Nicaragua nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Kinh đào này dài 280 km, rộng và sâu hơn kênh đào Panama, trị giá 50 tỷ USD, dự tính sẽ hoàn thành vào năm 2019. Cuối năm 2014, Tập đoàn Hongkong Nicaragua Development (HKND) của Trung Quốc đã trúng thầu xây dựng kênh đào này.
- Xây dựng đường sắt xuyên lục địa từ Brazil đến Peru. Tháng 5/2015, Trung Quốc và Brazil ký hợp đồng Xây dựng đường sắt xuyên lục địa dài 3.500km, được ví như là “kênh đào Panama trên cạn”.
NGUỒN TÀI CHÁNH CẦN THIẾT
Để thực hiện “Sáng kiến Vành đai và Con đường” Trung Quốc phải giữ vị trí thống trị trong một số định chế tài chính. Vị trí then chốt trong kế hoạch này là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu (Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB). Trung Quốc cũng kêu gọi nhiều quốc gia hỗ trợ cho các dự án được nói là có lợi ích chung này, nhưng đây không phải một ưu tiên lớn đối với các nhà tài trợ Tây phương nên họ đang do dự. Vốn ban đầu của AIIB được dự trù là 100 tỷ USD, bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2015, Trung Quốc đóng góp nhiều nhất là khoảng 30% và nắm giữ quyền “phủ quyết”.
Bắc Kinh đã công bố kế hoạch đầu tư 900 tỷ USD vào các quốc gia dọc khu vực có Vành đai và Con đường đi qua, trước tiên là xây dựng 6 hành lang kinh tế: (1) Trung Quốc - Mông Cổ - Nga; (2) Cầu lục địa Á - Âu mới; (3) Miền Trung Trung Quốc - Tây Á; (4) Trung Quốc - Ấn Độ; (5) Trung Quốc – Brazil và (6) Bangladesh - Trung Quốc - Ấn Độ - Myanmar;
Trung Quốc hy vọng “Sáng kiến Vành đai và Con đường” khi hoàn thành sẽ tạo thành một mạng lưới kinh tế thương mại bao gồm 4,4 tỷ dân với tổng số GDP khoảng 21.000 tỷ USD (chiếm 30% GDP toàn cầu) và có thể tạo ra giá trị thương mại hơn 2.500 tỷ USD trong vòng một thập kỷ.
NHỮNG VẤN ĐỀ TRƯỚC MẮT
Năm 2016, Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc tại đảo Hải Nam đã tổ chúc một cuộc hội thảo trong hai ngày 8 và 9 tháng 12 về đề tài “Sáng kiến Nhất đới Nhất lộ và sự phát triển chung của khu vực Biển Đông mở rộng”. Có 55 đại diện quốc tế và Trung Quốc đã tham dự, trong đó có 2 đại diện Việt Nam.
Năm nay, Trung Quốc đưa “Sáng kiến Vành đai và Con đường” ra thảo luận. Reuters cho rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tận dụng hội nghị với sự góp mặt của các lãnh đạo và các viên chức hàng đầu thế giới, để thúc đẩy tham vọng của Bắc Kinh giữa lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump củng cố chính sách “Nước Mỹ trên hết” và nghi ngờ các thỏa thuận thương mại tự do toàn cầu hiện có.
Trong bài diễn văn khai mạc, Chủ tịch Tập Cận Bình nói: “Chúng ta nên xây dựng một nền tảng hợp tác, duy trì và tăng trưởng trong một nền kinh tế thế giới mở”. Ông cam kết khoản ngân sách 121 tỷ USD cho dự án “Con đường Tơ lụa thế kỷ 21” nhằm thúc đẩy thương mại tự do, bao trùm và hòa bình, đồng thời kêu gọi từ bỏ các mô hình cũ dựa trên quyền lực ngoại giao và sự thù địch. Credit Suisse Group dự báo Trung Quốc có thể rót hơn 500 tỷ USD vào 62 quốc gia trong 5 năm tới. Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Zhong Shan cho biết nước này dự định nhập khẩu 2.000 tỷ USD các sản phẩm từ những quốc gia tham gia vào sáng kiến trong 5 năm tới.
Tập Cận Bình nói tiếp: “Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển với tất cả các nước. Chúng tôi sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chúng tôi sẽ không xuất khẩu hệ thống xã hội và mô hình phát triển và thậm chí sẽ không áp đặt quan điểm của mình vào các nước khác. Để thúc đẩy “Sáng kiến Vành đai và Con đường”, chúng tôi sẽ không đi lại lối mòn cũ. Thay vào đó, chúng tôi sẽ tạo ra một hình mẫu mới của sự hợp tác và các bên cùng có lợi”.
Mặc dầu có những hứa hẹn tốt đẹp như vậy, vẫn còn nhiều bất đồng tại hội nghị. Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Philip Hammond phát biểu tại hội nghị rằng Anh là một đối tác tự nhiên (a natural partner) của Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc, còn Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif khen ngợi “tầm nhìn và sự khéo léo” của Bắc Kinh. Trong khi đó Ấn Độ đã tẩy chay hội nghị này vì cho rằng tham vọng của Bắc Kinh là thiết lập một vành đai từ Âu sang Á xuyên qua Cachemire, vùng có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, là một mối đe dọa. Nhiều thành viên trong Liên hiệp Châu Âu từ chối ký kết văn bản về thương mại trong dự án. Đa số nói rằng họ sẵn sàng hỗ trợ “Sáng kiến Vành đai và Con đường” nhưng cần phải có thêm sự minh bạch.
Với bài “Con Đường Tơ Lụa Mới: Ý đồ mở rộng thế lực của Trung Quốc gây lo ngại” đài RFI của Pháp ngày 12.5.2017 đã đi đến kết luận: “Điều oái oăm là bất chấp các nhận định đó, từ ngày lên cầm quyền, tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã mặc nhiên để cho Trung Quốc tự do tung hoành, khi rút Hoa Kỳ ra khỏi khối Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, được cho là một công cụ tốt, khả dĩ để cản trở được Trung Quốc.” Dĩ nhiên, khi Donald Trump bỏ rơi thế giới, các nước đang phát triển đành chọn con đường hướng về Trung Quốc.
Trên đây mới chỉ là những khái niệm căn bản. Còn rất nhiều vấn để phức tạp chung quanh “Sáng kiến Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, chẳng hạn như ý đồ mở rộng thế lực của Trung Quốc, những thách thức về sự lãnh đạo của Mỹ, chiến lược trở thành cường quốc của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến tương lai địa chính trị của các nước Châu Á như thế nào… Đó là những vấn đề chúng tôi sẽ bàn sau.
Ngày 25.5.2017
Lữ Giang
Đây là dự án xây dựng các con đường đi xuyên qua trên 60 quốc gia dựa trên ý tưởng hồi sinh “Con đường Tơ lụa” từng kết nối Trung Quốc với Trung Á và châu Âu ngày xưa, thành “Con đường Tơ lụa thế kỷ 21”. Mục đích chính của kế hoạch này là giúp Trung Quốc duy trì tăng trưởng kinh tế thông qua thương mại bằng cách đầu tư vào hạ tầng cơ sở tại các nước, tạo ra các đối tác thương mại cho chính Trung Quốc.
Donald Trump vốn là một nhà kinh doanh có nhiều tiểu xảo (trick) và mánh mung (dodge), nhưng lại không có tầm nhìn chiến lược, chỉ thích làm những chuyện lặt vặt để “biểu dương khí thế”. Lợi dụng thời cơ, Trung Quốc đã đưa ra “Sáng kiến Vành đai và Con đường” để thực hiện “Giấc mơ Trung Quốc” là trở thành một cường quốc lãnh đạo thế giới về kinh tế trong thế kỷ 21.
KHÁI LƯỢC VỀ SÁNG KIẾN VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG
Đây là một vấn đề khá phức tạp, nhất là khi nó được diễn tả bằng những ngôn từ trừu tượng và bí hiểm của người cộng sản, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng giãn dị hóa để nhiều người có thể theo dõi.
1.- Từ “Một vành đai, Một con đường”
“Con đường Tơ lụa thế kỷ 21” được Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên đề cập ngày 7.9.2013 tại Kazakhstan. Lúc đầu kế hoạch này được gọi là “Nhất đới Nhất lộ” (chữ Hán Việt) hay “Một vành đai Một con đường” (One Belt One Road – viết tắt là OBOR)
Theo quan niệm sơ khởi của Tập Cận Bình, “Nhất đới Nhất lộ” là một vành đai kinh tế trên bộ và một con đường tơ lụa mới trên biển. Đây là một chiến lược rộng lớn, một sáng kiến xây dựng các cơ sở hạ tầng kết nối 3 châu lục Á châu – Phi châu - Âu châu và 3 đại dương là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Trên đường này sẽ hình thành những khu vực ảnh hưởng địa-chính trị, kinh tế và an ninh của Trung Quốc. Nội dung dự án gồm 5 trọng điểm sau đây: (1) chính sách khai thông, (2) hạ tầng liên thông, (3) thương mại thông suốt, (4) nguồn vốn lưu thông và (5) lòng dân tương thông.
Lỗ Tấn từng nói “Trái đất xưa vốn chưa có đường, do người đi mà thành”. Tập Cận Bình cho rằng nếu các bên nỗ lực đổi mới tư duy nhận thức và hành động, “Con đường Tơ lụa thế kỷ 21” sẽ trở thành hiện thực.
2.- Đến “Sáng kiến Vành đai và Con đường”
Ngày 30.3.2015, Trung Quốc công bố “Kế hoạch hành động về Sáng kiến Vành đai và Con đường”, trong đó cụm từ “Một vành đai, Một con đường” được đổi thành “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (Belt and Road Initiative - viết tắt là BRI). Có sự giải thích rằng sở dĩ phải đổi lại như vậy bởi vì không phải chỉ có một con đường mà có đến 6 con đường.
Bản kế hoạch nói rằng mục tiêu của sáng kiến này là “Tăng tốc độ xây dựng đường vành đai có thể giúp thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế của các quốc gia dọc theo vành đai và hợp tác kinh tế khu vực, tăng cường trao đổi và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh khác nhau, và thúc đẩy hoà bình và phát triển thế giới. Đó là một cam kết tuyệt vời sẽ đem lại lợi ích cho mọi người trên thế giới.”
NHỮNG KẾ HOẠCH DỰ TÍNH THỰC HIỆN
Trung Quốc cần hệ thống giao thông thuận lợi để nhập khẩu nguyên vật liệu và dầu lửa từ châu Phi và Trung Đông, và vận chuyển hàng hóa sản xuất ở trong nước ra nước ngoài, chủ yếu là đến các nước đang phát triển ở Á châu, Phi châu và Mỹ châu Latinh.
1.- Tại vùng nối liền Á châu và Âu châu
Xây dựng một con đường cao tốc từ Tân Cương đến Kyrgystan, Uzbekistan, Tadjikistan, Turmenistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và một con đường khác nối liền Trung Quốc với Kazakhstan, Nga và châu Âu. Hai công trình này tạo điều kiện để các tỉnh vùng nội địa của Trung Quốc tiếp xúc với bên ngoài, thu hẹp sự phát triển mất cân đối giữa các vùng ven biển phía Đông và các vùng sâu, vùng xa ở phía Tây Trung Quốc.
Bắc Kinh thuê một phần cảng Piraeus của Hy Lạp trong 35 năm để có thể chuyển hàng hóa của Trung Quốc đến các thị trường Đức, Hungary, Áo nhanh hơn so với trước từ 7 đến 11 ngày. Đây là hải cảng ở Địa Trung Hải gần kênh đào Suez nhất.
2.- Tại vùng Ấn Độ Dương
- Hoàn thành việc xây dựng đường ống dẫn dầu từ Myanmar đến Côn Minh dài 2.400km vói công suất 22 triệu tấn/năm. Đường ống này vừa rút ngắn đáng kể thời gian vận chuyển, vừa không phải đi qua eo biển Malacca có nhiều rủi ro tiềm ẩn.
- Tài trợ xây dựng cảng chiến lược Gwardar tại eo biển Hormuz ở Pakistan, và cảng nước sâu Hambantota ở Sri Lanka. Hai hải cảng này sẽ trở thành nơi tiếp tế nhiên liệu cho hải quân Trung Quốc.
- Xây căn cứ hải quân của Trung Quốc tại hai đảo quốc Seychelles và Malpe ở Ấn Độ Dương.
- Tại Cộng Hòa Djibouti ở Đông Bắc Phi Châu, Trung Quốc đang thương lượng để xây dựng một căn cứ hải quân ở đó. Đây là vùng biển sân sau của Ấn Độ.
- Xây kinh đào Kra dài 102km ngang qua đoạn hẹp nhất trên bán đảo Malaysia, phần thuộc Thái Lan, để tàu thuyền không phải đi qua eo biển Malacca của Malaysia nữa. Kinh đào này sẽ rút ngắn cuộc hành trình khoảng 1.200km, tàu sẽ đi nhanh hơn và ít nguy hiểm hơn. Phí tổn xây cất được ước tính khoảng 28 tỷ USD.
3.- Tại vùng Nam Mỹ
- Xây dựng kênh đào Nicaragua nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Kinh đào này dài 280 km, rộng và sâu hơn kênh đào Panama, trị giá 50 tỷ USD, dự tính sẽ hoàn thành vào năm 2019. Cuối năm 2014, Tập đoàn Hongkong Nicaragua Development (HKND) của Trung Quốc đã trúng thầu xây dựng kênh đào này.
- Xây dựng đường sắt xuyên lục địa từ Brazil đến Peru. Tháng 5/2015, Trung Quốc và Brazil ký hợp đồng Xây dựng đường sắt xuyên lục địa dài 3.500km, được ví như là “kênh đào Panama trên cạn”.
NGUỒN TÀI CHÁNH CẦN THIẾT
Để thực hiện “Sáng kiến Vành đai và Con đường” Trung Quốc phải giữ vị trí thống trị trong một số định chế tài chính. Vị trí then chốt trong kế hoạch này là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu (Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB). Trung Quốc cũng kêu gọi nhiều quốc gia hỗ trợ cho các dự án được nói là có lợi ích chung này, nhưng đây không phải một ưu tiên lớn đối với các nhà tài trợ Tây phương nên họ đang do dự. Vốn ban đầu của AIIB được dự trù là 100 tỷ USD, bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2015, Trung Quốc đóng góp nhiều nhất là khoảng 30% và nắm giữ quyền “phủ quyết”.
Bắc Kinh đã công bố kế hoạch đầu tư 900 tỷ USD vào các quốc gia dọc khu vực có Vành đai và Con đường đi qua, trước tiên là xây dựng 6 hành lang kinh tế: (1) Trung Quốc - Mông Cổ - Nga; (2) Cầu lục địa Á - Âu mới; (3) Miền Trung Trung Quốc - Tây Á; (4) Trung Quốc - Ấn Độ; (5) Trung Quốc – Brazil và (6) Bangladesh - Trung Quốc - Ấn Độ - Myanmar;
Trung Quốc hy vọng “Sáng kiến Vành đai và Con đường” khi hoàn thành sẽ tạo thành một mạng lưới kinh tế thương mại bao gồm 4,4 tỷ dân với tổng số GDP khoảng 21.000 tỷ USD (chiếm 30% GDP toàn cầu) và có thể tạo ra giá trị thương mại hơn 2.500 tỷ USD trong vòng một thập kỷ.
NHỮNG VẤN ĐỀ TRƯỚC MẮT
Năm 2016, Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc tại đảo Hải Nam đã tổ chúc một cuộc hội thảo trong hai ngày 8 và 9 tháng 12 về đề tài “Sáng kiến Nhất đới Nhất lộ và sự phát triển chung của khu vực Biển Đông mở rộng”. Có 55 đại diện quốc tế và Trung Quốc đã tham dự, trong đó có 2 đại diện Việt Nam.
Năm nay, Trung Quốc đưa “Sáng kiến Vành đai và Con đường” ra thảo luận. Reuters cho rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tận dụng hội nghị với sự góp mặt của các lãnh đạo và các viên chức hàng đầu thế giới, để thúc đẩy tham vọng của Bắc Kinh giữa lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump củng cố chính sách “Nước Mỹ trên hết” và nghi ngờ các thỏa thuận thương mại tự do toàn cầu hiện có.
Trong bài diễn văn khai mạc, Chủ tịch Tập Cận Bình nói: “Chúng ta nên xây dựng một nền tảng hợp tác, duy trì và tăng trưởng trong một nền kinh tế thế giới mở”. Ông cam kết khoản ngân sách 121 tỷ USD cho dự án “Con đường Tơ lụa thế kỷ 21” nhằm thúc đẩy thương mại tự do, bao trùm và hòa bình, đồng thời kêu gọi từ bỏ các mô hình cũ dựa trên quyền lực ngoại giao và sự thù địch. Credit Suisse Group dự báo Trung Quốc có thể rót hơn 500 tỷ USD vào 62 quốc gia trong 5 năm tới. Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Zhong Shan cho biết nước này dự định nhập khẩu 2.000 tỷ USD các sản phẩm từ những quốc gia tham gia vào sáng kiến trong 5 năm tới.
Tập Cận Bình nói tiếp: “Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển với tất cả các nước. Chúng tôi sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chúng tôi sẽ không xuất khẩu hệ thống xã hội và mô hình phát triển và thậm chí sẽ không áp đặt quan điểm của mình vào các nước khác. Để thúc đẩy “Sáng kiến Vành đai và Con đường”, chúng tôi sẽ không đi lại lối mòn cũ. Thay vào đó, chúng tôi sẽ tạo ra một hình mẫu mới của sự hợp tác và các bên cùng có lợi”.
Mặc dầu có những hứa hẹn tốt đẹp như vậy, vẫn còn nhiều bất đồng tại hội nghị. Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Philip Hammond phát biểu tại hội nghị rằng Anh là một đối tác tự nhiên (a natural partner) của Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc, còn Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif khen ngợi “tầm nhìn và sự khéo léo” của Bắc Kinh. Trong khi đó Ấn Độ đã tẩy chay hội nghị này vì cho rằng tham vọng của Bắc Kinh là thiết lập một vành đai từ Âu sang Á xuyên qua Cachemire, vùng có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, là một mối đe dọa. Nhiều thành viên trong Liên hiệp Châu Âu từ chối ký kết văn bản về thương mại trong dự án. Đa số nói rằng họ sẵn sàng hỗ trợ “Sáng kiến Vành đai và Con đường” nhưng cần phải có thêm sự minh bạch.
Với bài “Con Đường Tơ Lụa Mới: Ý đồ mở rộng thế lực của Trung Quốc gây lo ngại” đài RFI của Pháp ngày 12.5.2017 đã đi đến kết luận: “Điều oái oăm là bất chấp các nhận định đó, từ ngày lên cầm quyền, tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã mặc nhiên để cho Trung Quốc tự do tung hoành, khi rút Hoa Kỳ ra khỏi khối Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, được cho là một công cụ tốt, khả dĩ để cản trở được Trung Quốc.” Dĩ nhiên, khi Donald Trump bỏ rơi thế giới, các nước đang phát triển đành chọn con đường hướng về Trung Quốc.
Trên đây mới chỉ là những khái niệm căn bản. Còn rất nhiều vấn để phức tạp chung quanh “Sáng kiến Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, chẳng hạn như ý đồ mở rộng thế lực của Trung Quốc, những thách thức về sự lãnh đạo của Mỹ, chiến lược trở thành cường quốc của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến tương lai địa chính trị của các nước Châu Á như thế nào… Đó là những vấn đề chúng tôi sẽ bàn sau.
Ngày 25.5.2017
Lữ Giang
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiêm Ngắm Thiên Nhiên
Nguyễn Đức Cung
12:36 25/05/2017
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Bên nhau chiêm ngắm thiên nhiên
Lâng lâng lòng thấy bình yên nhẹ nhàng.
(nđc)
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thiên Nhiên
Mỹ Lê
18:50 25/05/2017
Ảnh của Mỹ Lê
Những ai yêu mến thiên nhiên
Nhìn đâu cũng thấy thần tiên tuyệt vời.
(nđc phóng ngữ)
If you truly love Nature,
you will find beauty everywhere.
(Vincent Van Gogh)