Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Thánh Linh: Chân Dung và Nhiệm Vụ - Tác giả Nguyễn Trung Tây
Lm. Nguyễn Trung Tây
02:00 24/05/2023
Ngày 25/05: Biết về Chúa Tình Yêu – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, C.P
Giáo Hội Năm Châu
02:05 24/05/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.
Khi ấy, Đức Giê-su ngước mắt lên trời và cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con.
“Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành. Lạy Cha là Đấng công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng con, con đã biết Cha, và những người này đã biết là chính Cha đã sai con. Con đã cho họ biết danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, để tình Cha đã yêu thương con, ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa.”
Đó là lời Chúa
Thế nào mới được kể là phụng vụ?
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
03:53 24/05/2023
Thế nào mới được kể là phụng vụ?
Trả lời cho câu hỏi này không phải dễ, vì có rất nhiều câu định nghĩa khác nhau liên quan đến lịch sử thần học cũng như những yếu tố làm nên phụng vụ. Linh mục Schmidt s.j. đã thu lượm được tới 30 câu định nghĩa khác nhau về phụng vụ trong những tác phẩm cận đại và đương thời.
Nhưng nếu dựa vào câu dịnh nghĩa của ĐGH Pio XII trong thông điệp Mediator Dei ban hành ngày 20.11.1947 thì vấn đề có thể đơn giản hơn. Đây là câu định nghĩa vững chắc trong một văn kiện rất có giá trị và đầy đủ thẩm quyền cho chúng ta lấy làm căn bản. Câu định nghĩa đó như sau :
“Hội Thánh tiếp tục chức vụ tư tế của Đức Giê-su, nhất là qua phụng vụ. Phụng vụ là việc kính thờ công khai và công cộng mà Đấng Cứu Chuộc chúng ta dâng lên Chúa Cha với tư cách là thủ lãnh, người đứng đầu Hội Thánh. Đó cũng là việc kính thờ do cộng đồng tín hữu dâng lên Đấng Lãnh Đạo mình và nhờ Người dâng lên Chúa Cha Hằng Hữu. Tắt một lời, đó là việc kính thờ trọn vẹn của Thân Thể Mầu Nhiệm Đức Giê-su Ki-tô, nghĩa là của Đấng Lãnh Đạo và các phần tử của Người”.
Về phương diện này, phụng vụ bắt đầu từ mầu nhiệm Đức Ki-tô và mầu nhiệm Hội Thánh. Hai mầu nhiệm này có liên quan mật thiết và tùy thuộc lẫn nhau. Hội Thánh là một cộng đồng huyền nhiệm được ví như các phần thân thể liên kết với đầu và trong trường hợp ở đây, đầu là Đức Ki-tô theo hình ảnh và kiểu nói thánh Phao-lô quen dùng. Nói khác đi, việc kính thờ theo phụng vụ được học thuyết về thân thể mầu nhiệm Chúa Ki-tô soi sáng và cuối cùng được chính Đức Ki-tô hướng dẫn.
Từ cách trình bầy vấn đề như trên phát sinh ra hiệu quả đầu tiên này là phải loại bỏ những câu định nghĩa có trong một số thủ bản phụng vụ trước kia chỉ chú ý đến các góc cạnh bên ngoài của việc thờ phượng. Trong thông điệp nói trên, ĐGH Pio XII đã không ngần ngại tuyên bố rằng những quan niệm như thế là còn thiếu sót.
“Thật hoàn toàn không đúng khi nhìn phụng vụ chỉ như một phần hoàn toàn ngoại tại và khả giác của việc thờ phượng hay chỉ như một lễ nghi trang trí. Cũng là một lầm lẫn không nhỏ, nếu chỉ coi đó như toàn bộ luật lệ và chỉ thị phải giữ để cử hành cho đúng theo nghi thức do lệnh của giáo quyền ban ra.
Phụng vụ không hệ tại vẻ long trọng và vui ta đẹp mắt bên ngoài, như đi rước tưng bừng, lễ phục lộng lẫy, đàn hát du dương. Phụng vụ là cái gì khác hơn là lễ nghi, dù long trọng vui tai đẹp mắt đến đâu đi nữa mà quan trọng là phải có hồn”.
Vì thế, cũng ĐGH Pio XII đòi buộc chủ tế, thừa tác viên và những người tham dự phải có lòng sốt sắng đạo đức thật sự, khi cử hành các lễ nghi phụng vụ. Làm đúng các nghi thức không thôi thì chưa đủ. Thiên Chúa đợi chờ các tín hữu dâng lòng mình làm lễ phẩm cùng một lúc với việc tôn thờ và lời cầu nguyện kết hợp với việc thờ phượng của Đức Ki-tô và của Hội Thánh. Nếu việc thờ phượng cần có những cử chỉ, thái độ bên ngoài vì tính xác thể và xã hội của con người thì như ĐGH nói : “Điểm cốt yếu của việc thờ phượng phải ở bên trong. Cần phải luôn luôn sống trong Đức Ki-tô, phải hoàn toàn tận tụy với Người để trong Người, cùng với Người và nhờ Người mà tôn vinh Cha trên trời. Hội Thánh muốn mọi tín hữu phủ phục dưới chân Chúa Cứu Thế để bày tỏ lòng mến yêu và cung kính Người”
Nếu nhìn qua bên ngoài thì hành vi phụng vụ chỉ là những nghi thức bên ngoài, nhưng trong tâm tưởng của Hội Thánh, phụng vụ chỉ có giá trị khi biểu lộ ra bên ngoài thái độ cầu nguyện bên trong. Quả thật, trong phụng vụ có hình thức biểu lộ việc cầu nguyện ra bên ngoài và mang tính cộng đồng, nhưng việc cầu nguyện này chỉ là cầu nguyện thật khi phát xuất tự đáy lòng.
Hơn nữa, còn phải nhấn mạnh đến luật này như nhiều thủ bản đề cao là phải có những điều kiện như Hội Thánh đòi hỏi từ nhiều thế kỷ qua, thì một hành vi nào đó mới được kể là phụng vụ. Đối với Hội Thánh, một cộng đoàn tín hữu hội họp, nghe những bài sách thánh, đọc hay hát các thánh vịnh, nói với Chúa qua miệng chủ tế hay đại diện cộng đoàn đọc những công thức cầu nguyện thu tóm các ý chỉ của mọi người, và còn hơn thế nữa mặc cho những thứ đó một bộ áo lễ nghi trang trọng, bấy nhiêu mà thôi thì vẫn chưa đủ. Còn phải có những điều kiện khác nữa. Những điều kiện này được nhắc lại trong huấn thị của Bộ Phụng Tự ngày 3.9.1958 như sau :
“ Những nghi thức do Đức Ki-tô hay Hội Thánh lập ra được thi hành nhân danh Đức Giê-su Ki-tô và Hội Thánh theo những sách phụng vụ được Tòa Thánh chuẩn nhận, do những người được ủy nhiệm một cách chính đáng thực hiện thì những nghi thức đó được kểi là phụng vụ.”
Những điều xác định trên đây về cơ chế, các sách và các thừa tác viên chính thức của phụng vụ cũng dễ hiểu, khi ta nghĩ đến mối bận tâm của Hội Thánh là cần phải bảo đảm sự chặt chẽ, thống nhất và nghiêm túc trong các buổi cử hành phụng vụ. Trước khi những điều mới nói có giá trị và hiệu lực của một khoản luật, nghĩa là trước khi công bố sách nguyện, sách lễ, sách nghi thức Rô-ma trước năm 1568, phụng vụ có vẻ lộn xộn. Một vài thói tục dịa phương, một vài điều bày đặt lố bịch trong các nghi thức và công thức cũng đủ che lấp cái chính yếu và cốt tủy của phụng vụ Rô-ma. Luther đã không hoàn toàn vô lý khi tố giác những điều mê tín ông chứng kiến và đòi quyền thanh lọc những điều quái gở đó ra khỏi lời cầu nguyện của Hội Thánh.
Hiện nay sau bốn thế kỷ tập quyền, xuất hiện một phong trào tản quyền.. Trong khóa I Công Dồng Va-ti-ca-nô II, các giám mục đã cứu xét những bất tiện do tình trạng hành chính lúc bấy giờ gây nên. Vì thế có hai nguyên tắc đã được đưa ra : một là sửa lại các sách phụng vụ, hai là các HĐGM địa phương có thẩm quyền thực hiện một số thích nghi và hoàn thành các bản dịch từ nay sẽ được đọc bằng tiếng bản quốc. Chương I Hiến Chế Phụng Vụ được biểu quyết vào cuối khóa I Công Đồng viết :
Khi không có gì nguy hại về đức tin và ích chung thì Hội Thánh không có ý áp đặt, dù trong phụng vụ một sự đồng nhất cố định. Ngược lại, Hội Thánh quý chuộng và bảo vệ những đặc tính và những giá trị tinh thần của các nòi giống và các dân tộc. Hội Thánh nhìn xem một cách thiện cảm tất cả nhũng gì trong tập quán của các dân tộc không gắn liền với mê tín và sai lạc và khi có thể thì bảo vệ và duy trì, đôi khi đi cả tới chỗ chấp nhận cho dùng trong phụng vụ, miễn là phù hợp với tinh thần phụng vụ đích thật và chân chính.”
Xem đấy thì nguyên tắc quyền hành tuyệt đối của Tòa Thánh như nói trong Huấn Thị năm 1568 và như mọi người chấp nhận cho đến thế kỷ XVI mà không đặt thành ván đề, thì nay có phần nới rộng hơn với huấn thị IV đề là Phụng Vụ Rô-ma Với Vấn Đề Hội Nhập Văn Hóa ban hành năm 1994, phụng vụ càng có điều kiện hơn để được thích nghi và sáng kiến cách rộng rãi hơn.
Như vây, từ nay cánh cửa phụng vụ được mở rộng cho tín hữu bước vào để đón nhận nguồn ơn phúc chứa chan, nhờ hiểu biết mà tham dự và cử hành phụng vụ một cách ý thức hơn thay vì đọc đủ các thứ kinh một cách máy móc để trám khoảng thời gian yên lặng ở nhà thờ mà không biết làm gì khác, và tham dự thánh lễ như những khán giả ”câm nín”. Nói thế không phải là coi nhẹ và phế bỏ việc đọc kinh. Đối với giáo dân Việt Nam, đọc kinh vẫn là cần thiết và hữu ích. Chỉ có điều là nên phân biệt cấp bậc. Các kinh đọc là á phụng vụ, còn thánh lễ, các bí tích, các giờ kinh phụng vụ mới là phụng vụ nên có giá trị cao trọng hơn.
Ngày nay giáo dân có được một may mắn rất lớn là có thể đọc sách nguyện như các linh mục bằng tiếng bản quốc cũng như đọc Kinh Thánh ở nhà thờ, tại tư gia hay bất cứ nơi nào thuận tiện bằng các bản địch Kinh Thánh đủ mọị kích cỡ và sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Thời nay là thời Kinh Thánh được đề cao và khuyến khích cũng như lời nhắc bảo rằng các sinh hoạt đạo dức phải thấm nhuần phụng vụ. Vấn đề là tìm hiểu và cử hành các việc thờ phượng theo ý nghĩa phụng vụ sau đây :
Phụng vụ, nguyên ngữ trong tiếng Hy-lạp là leitourgia gồm 2 từ gốc ghép lại : laos = dân chúng và ergon = công việc. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo số 1069 định nghĩa : “Danh từ Phụng Vụ, theo nguồn gốc, có nghĩa là “việc công khai”, “việc do dân và vì dân”.
Theo truyền thống Ki-tô giáo, danh từ này muốn nói :“Dân Thiên Chúa tham dự vào công trình của Thiên Chúa” (x. Ga 17,4). Qua Phụng Vụ, Ðức Ki-tô, Ðấng Cứu Chuộc và Thượng Tế, tiếp tục công trình cứu chuộc trong Hội Thánh, với Hội Thánh và qua Hội Thánh.” Cũng nên đọc thêm số 1070 : “Tân Ước sử dụng từ “Phụng Vụ” không những để chỉ nghi lễ phụng thờ Thiên Chúa (x. Cv 13,2; Lc 1,23) mà còn nói lên việc rao giảng Tin Mừng (x. Rm 15,16; Pl 2,14-17.30) và thực thi đức ái. Trong mọi trường hợp, Phụng Vụ nhắm đến hai mục tiêu rõ ràng : phục vụ Thiên Chúa và con người. Trong cử hành Phụng Vụ, Hội Thánh là nữ tỳ tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả, theo gương Chúa của mình là “vị lo việc tế tự duy nhất.” (x. Hr 8,2.6)
Như vậy, phụng vụ và đời sống phải ở trong thế liên hoàn, đan kết và ảnh hưởng lẫn nhau : phụng vụ đi từ đời sống lên tới Thiên Chúa rồi lại từ Thiên Chúa đi xuống loài người. Cuộc đời là chất liệu cho phụng vụ thao tác để làm thành nghệ phẩm và phụng vụ là mục tiêu cho cuộc đời nhắm tới để thành bài ca ngợi tình thương của Thiên Chúa, vẻ đẹp của vũ trụ và những công trình kỳ vĩ Thiên Chúa đã tạo dựng vì chúng ta và cho chúng ta.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
Trả lời cho câu hỏi này không phải dễ, vì có rất nhiều câu định nghĩa khác nhau liên quan đến lịch sử thần học cũng như những yếu tố làm nên phụng vụ. Linh mục Schmidt s.j. đã thu lượm được tới 30 câu định nghĩa khác nhau về phụng vụ trong những tác phẩm cận đại và đương thời.
Nhưng nếu dựa vào câu dịnh nghĩa của ĐGH Pio XII trong thông điệp Mediator Dei ban hành ngày 20.11.1947 thì vấn đề có thể đơn giản hơn. Đây là câu định nghĩa vững chắc trong một văn kiện rất có giá trị và đầy đủ thẩm quyền cho chúng ta lấy làm căn bản. Câu định nghĩa đó như sau :
“Hội Thánh tiếp tục chức vụ tư tế của Đức Giê-su, nhất là qua phụng vụ. Phụng vụ là việc kính thờ công khai và công cộng mà Đấng Cứu Chuộc chúng ta dâng lên Chúa Cha với tư cách là thủ lãnh, người đứng đầu Hội Thánh. Đó cũng là việc kính thờ do cộng đồng tín hữu dâng lên Đấng Lãnh Đạo mình và nhờ Người dâng lên Chúa Cha Hằng Hữu. Tắt một lời, đó là việc kính thờ trọn vẹn của Thân Thể Mầu Nhiệm Đức Giê-su Ki-tô, nghĩa là của Đấng Lãnh Đạo và các phần tử của Người”.
Về phương diện này, phụng vụ bắt đầu từ mầu nhiệm Đức Ki-tô và mầu nhiệm Hội Thánh. Hai mầu nhiệm này có liên quan mật thiết và tùy thuộc lẫn nhau. Hội Thánh là một cộng đồng huyền nhiệm được ví như các phần thân thể liên kết với đầu và trong trường hợp ở đây, đầu là Đức Ki-tô theo hình ảnh và kiểu nói thánh Phao-lô quen dùng. Nói khác đi, việc kính thờ theo phụng vụ được học thuyết về thân thể mầu nhiệm Chúa Ki-tô soi sáng và cuối cùng được chính Đức Ki-tô hướng dẫn.
Từ cách trình bầy vấn đề như trên phát sinh ra hiệu quả đầu tiên này là phải loại bỏ những câu định nghĩa có trong một số thủ bản phụng vụ trước kia chỉ chú ý đến các góc cạnh bên ngoài của việc thờ phượng. Trong thông điệp nói trên, ĐGH Pio XII đã không ngần ngại tuyên bố rằng những quan niệm như thế là còn thiếu sót.
“Thật hoàn toàn không đúng khi nhìn phụng vụ chỉ như một phần hoàn toàn ngoại tại và khả giác của việc thờ phượng hay chỉ như một lễ nghi trang trí. Cũng là một lầm lẫn không nhỏ, nếu chỉ coi đó như toàn bộ luật lệ và chỉ thị phải giữ để cử hành cho đúng theo nghi thức do lệnh của giáo quyền ban ra.
Phụng vụ không hệ tại vẻ long trọng và vui ta đẹp mắt bên ngoài, như đi rước tưng bừng, lễ phục lộng lẫy, đàn hát du dương. Phụng vụ là cái gì khác hơn là lễ nghi, dù long trọng vui tai đẹp mắt đến đâu đi nữa mà quan trọng là phải có hồn”.
Vì thế, cũng ĐGH Pio XII đòi buộc chủ tế, thừa tác viên và những người tham dự phải có lòng sốt sắng đạo đức thật sự, khi cử hành các lễ nghi phụng vụ. Làm đúng các nghi thức không thôi thì chưa đủ. Thiên Chúa đợi chờ các tín hữu dâng lòng mình làm lễ phẩm cùng một lúc với việc tôn thờ và lời cầu nguyện kết hợp với việc thờ phượng của Đức Ki-tô và của Hội Thánh. Nếu việc thờ phượng cần có những cử chỉ, thái độ bên ngoài vì tính xác thể và xã hội của con người thì như ĐGH nói : “Điểm cốt yếu của việc thờ phượng phải ở bên trong. Cần phải luôn luôn sống trong Đức Ki-tô, phải hoàn toàn tận tụy với Người để trong Người, cùng với Người và nhờ Người mà tôn vinh Cha trên trời. Hội Thánh muốn mọi tín hữu phủ phục dưới chân Chúa Cứu Thế để bày tỏ lòng mến yêu và cung kính Người”
Nếu nhìn qua bên ngoài thì hành vi phụng vụ chỉ là những nghi thức bên ngoài, nhưng trong tâm tưởng của Hội Thánh, phụng vụ chỉ có giá trị khi biểu lộ ra bên ngoài thái độ cầu nguyện bên trong. Quả thật, trong phụng vụ có hình thức biểu lộ việc cầu nguyện ra bên ngoài và mang tính cộng đồng, nhưng việc cầu nguyện này chỉ là cầu nguyện thật khi phát xuất tự đáy lòng.
Hơn nữa, còn phải nhấn mạnh đến luật này như nhiều thủ bản đề cao là phải có những điều kiện như Hội Thánh đòi hỏi từ nhiều thế kỷ qua, thì một hành vi nào đó mới được kể là phụng vụ. Đối với Hội Thánh, một cộng đoàn tín hữu hội họp, nghe những bài sách thánh, đọc hay hát các thánh vịnh, nói với Chúa qua miệng chủ tế hay đại diện cộng đoàn đọc những công thức cầu nguyện thu tóm các ý chỉ của mọi người, và còn hơn thế nữa mặc cho những thứ đó một bộ áo lễ nghi trang trọng, bấy nhiêu mà thôi thì vẫn chưa đủ. Còn phải có những điều kiện khác nữa. Những điều kiện này được nhắc lại trong huấn thị của Bộ Phụng Tự ngày 3.9.1958 như sau :
“ Những nghi thức do Đức Ki-tô hay Hội Thánh lập ra được thi hành nhân danh Đức Giê-su Ki-tô và Hội Thánh theo những sách phụng vụ được Tòa Thánh chuẩn nhận, do những người được ủy nhiệm một cách chính đáng thực hiện thì những nghi thức đó được kểi là phụng vụ.”
Những điều xác định trên đây về cơ chế, các sách và các thừa tác viên chính thức của phụng vụ cũng dễ hiểu, khi ta nghĩ đến mối bận tâm của Hội Thánh là cần phải bảo đảm sự chặt chẽ, thống nhất và nghiêm túc trong các buổi cử hành phụng vụ. Trước khi những điều mới nói có giá trị và hiệu lực của một khoản luật, nghĩa là trước khi công bố sách nguyện, sách lễ, sách nghi thức Rô-ma trước năm 1568, phụng vụ có vẻ lộn xộn. Một vài thói tục dịa phương, một vài điều bày đặt lố bịch trong các nghi thức và công thức cũng đủ che lấp cái chính yếu và cốt tủy của phụng vụ Rô-ma. Luther đã không hoàn toàn vô lý khi tố giác những điều mê tín ông chứng kiến và đòi quyền thanh lọc những điều quái gở đó ra khỏi lời cầu nguyện của Hội Thánh.
Hiện nay sau bốn thế kỷ tập quyền, xuất hiện một phong trào tản quyền.. Trong khóa I Công Dồng Va-ti-ca-nô II, các giám mục đã cứu xét những bất tiện do tình trạng hành chính lúc bấy giờ gây nên. Vì thế có hai nguyên tắc đã được đưa ra : một là sửa lại các sách phụng vụ, hai là các HĐGM địa phương có thẩm quyền thực hiện một số thích nghi và hoàn thành các bản dịch từ nay sẽ được đọc bằng tiếng bản quốc. Chương I Hiến Chế Phụng Vụ được biểu quyết vào cuối khóa I Công Đồng viết :
Khi không có gì nguy hại về đức tin và ích chung thì Hội Thánh không có ý áp đặt, dù trong phụng vụ một sự đồng nhất cố định. Ngược lại, Hội Thánh quý chuộng và bảo vệ những đặc tính và những giá trị tinh thần của các nòi giống và các dân tộc. Hội Thánh nhìn xem một cách thiện cảm tất cả nhũng gì trong tập quán của các dân tộc không gắn liền với mê tín và sai lạc và khi có thể thì bảo vệ và duy trì, đôi khi đi cả tới chỗ chấp nhận cho dùng trong phụng vụ, miễn là phù hợp với tinh thần phụng vụ đích thật và chân chính.”
Xem đấy thì nguyên tắc quyền hành tuyệt đối của Tòa Thánh như nói trong Huấn Thị năm 1568 và như mọi người chấp nhận cho đến thế kỷ XVI mà không đặt thành ván đề, thì nay có phần nới rộng hơn với huấn thị IV đề là Phụng Vụ Rô-ma Với Vấn Đề Hội Nhập Văn Hóa ban hành năm 1994, phụng vụ càng có điều kiện hơn để được thích nghi và sáng kiến cách rộng rãi hơn.
Như vây, từ nay cánh cửa phụng vụ được mở rộng cho tín hữu bước vào để đón nhận nguồn ơn phúc chứa chan, nhờ hiểu biết mà tham dự và cử hành phụng vụ một cách ý thức hơn thay vì đọc đủ các thứ kinh một cách máy móc để trám khoảng thời gian yên lặng ở nhà thờ mà không biết làm gì khác, và tham dự thánh lễ như những khán giả ”câm nín”. Nói thế không phải là coi nhẹ và phế bỏ việc đọc kinh. Đối với giáo dân Việt Nam, đọc kinh vẫn là cần thiết và hữu ích. Chỉ có điều là nên phân biệt cấp bậc. Các kinh đọc là á phụng vụ, còn thánh lễ, các bí tích, các giờ kinh phụng vụ mới là phụng vụ nên có giá trị cao trọng hơn.
Ngày nay giáo dân có được một may mắn rất lớn là có thể đọc sách nguyện như các linh mục bằng tiếng bản quốc cũng như đọc Kinh Thánh ở nhà thờ, tại tư gia hay bất cứ nơi nào thuận tiện bằng các bản địch Kinh Thánh đủ mọị kích cỡ và sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Thời nay là thời Kinh Thánh được đề cao và khuyến khích cũng như lời nhắc bảo rằng các sinh hoạt đạo dức phải thấm nhuần phụng vụ. Vấn đề là tìm hiểu và cử hành các việc thờ phượng theo ý nghĩa phụng vụ sau đây :
Phụng vụ, nguyên ngữ trong tiếng Hy-lạp là leitourgia gồm 2 từ gốc ghép lại : laos = dân chúng và ergon = công việc. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo số 1069 định nghĩa : “Danh từ Phụng Vụ, theo nguồn gốc, có nghĩa là “việc công khai”, “việc do dân và vì dân”.
Theo truyền thống Ki-tô giáo, danh từ này muốn nói :“Dân Thiên Chúa tham dự vào công trình của Thiên Chúa” (x. Ga 17,4). Qua Phụng Vụ, Ðức Ki-tô, Ðấng Cứu Chuộc và Thượng Tế, tiếp tục công trình cứu chuộc trong Hội Thánh, với Hội Thánh và qua Hội Thánh.” Cũng nên đọc thêm số 1070 : “Tân Ước sử dụng từ “Phụng Vụ” không những để chỉ nghi lễ phụng thờ Thiên Chúa (x. Cv 13,2; Lc 1,23) mà còn nói lên việc rao giảng Tin Mừng (x. Rm 15,16; Pl 2,14-17.30) và thực thi đức ái. Trong mọi trường hợp, Phụng Vụ nhắm đến hai mục tiêu rõ ràng : phục vụ Thiên Chúa và con người. Trong cử hành Phụng Vụ, Hội Thánh là nữ tỳ tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả, theo gương Chúa của mình là “vị lo việc tế tự duy nhất.” (x. Hr 8,2.6)
Như vậy, phụng vụ và đời sống phải ở trong thế liên hoàn, đan kết và ảnh hưởng lẫn nhau : phụng vụ đi từ đời sống lên tới Thiên Chúa rồi lại từ Thiên Chúa đi xuống loài người. Cuộc đời là chất liệu cho phụng vụ thao tác để làm thành nghệ phẩm và phụng vụ là mục tiêu cho cuộc đời nhắm tới để thành bài ca ngợi tình thương của Thiên Chúa, vẻ đẹp của vũ trụ và những công trình kỳ vĩ Thiên Chúa đã tạo dựng vì chúng ta và cho chúng ta.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:06 24/05/2023
71. Bạn có thể yên tâm đến trước mặt Thiên Chúa, bởi vì trước mặt Đức Chúa Con bạn có một người mẹ, trước mặt Đức Chúa Cha bạn có một vị là Đức Chúa Con: Đức Mẹ Ma-ri-a vì bạn mà biểu hiện rõ ràng lòng từ bi của Mẹ và Đức Chúa Con; Đức Chúa Con vì bạn mà biểu hiện rõ ràng các vết thương và cạnh nương long của Ngài và Đức Chúa Cha.
(Thánh Bernardus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:08 24/05/2023
58. SỨC NẶNG CỦA ĐẤT
Một địa chủ rất giàu có, cậy thế chiếm đất của một quả phụ ở kế bên. Một hôm, bà quả phụ đi đến trên phần đất của mình thì vừa đúng lúc gặp ông địa chủ, bà quả phụ nhẹ nhàng nói với ông ta:
- “Xin ông cho tôi lấy một nắm đất của tổ tiên để lại được chứ, không cần nhiều, chỉ cần bỏ đầy một bao này thôi.”
Địa chủ miễn cường bằng lòng, nói:
- “Được thôi, ta nghĩ ta có thể đáp ứng được yêu cầu ngu xuẩn của bà.”
Bà quả phụ sau khi lấy đất đầy bao thì nói:
- “Tôi lại muốn yêu cầu ông làm một việc tốt nữa, xin ông đem bao đất này bỏ trên lưng của tôi, được chứ?”
Địa chủ do dự chút xíu, sau đó nói ông ta không đồng ý, nhưng bà quả phụ hai ba lần cầu xin thì ông ta đã đồng ý. Nhưng ông ta không thể vác nổi bao đất ấy, ông ta kêu lên:
- “Thật lạ, tự nhiên ta không thể vác cái bao đất này, nó quả thật rất nặng.”
Lúc này, bà quả phụ đột nhiên nghiêm nét mặt nói với ông địa chủ:
- “Nếu một bao đất này quá nặng, sau này ông làm sao gánh vác tất cả đất của tôi chứ? Toàn bộ đất của tôi đại khái bỏ đầy hơn một trăm bao này đấy.”
Địa chủ bị lời lẽ của bà ta nói như thế thì choáng váng, lập tức đem tất cả đất thuộc về bà quả phụ trả lại cho bà.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 58:
Khi làm việc thì đừng quên mục đích cuối cùng của mình, như vậy thì chúng ta mới mãi mãi không phạm tội.
Mục đích sống ở đời này của chúng ta là nhận biết Thiên Chúa là cha nhân lành của mọi người, và mục đích cuối cùng của chúng ta là được kết hợp với Cha trên thiên đàng sau khi từ giã cõi đời này. Cho nên chúng ta cần phải sống như ý muốn của Cha trên trời, đó là yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người như chính mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một địa chủ rất giàu có, cậy thế chiếm đất của một quả phụ ở kế bên. Một hôm, bà quả phụ đi đến trên phần đất của mình thì vừa đúng lúc gặp ông địa chủ, bà quả phụ nhẹ nhàng nói với ông ta:
- “Xin ông cho tôi lấy một nắm đất của tổ tiên để lại được chứ, không cần nhiều, chỉ cần bỏ đầy một bao này thôi.”
Địa chủ miễn cường bằng lòng, nói:
- “Được thôi, ta nghĩ ta có thể đáp ứng được yêu cầu ngu xuẩn của bà.”
Bà quả phụ sau khi lấy đất đầy bao thì nói:
- “Tôi lại muốn yêu cầu ông làm một việc tốt nữa, xin ông đem bao đất này bỏ trên lưng của tôi, được chứ?”
Địa chủ do dự chút xíu, sau đó nói ông ta không đồng ý, nhưng bà quả phụ hai ba lần cầu xin thì ông ta đã đồng ý. Nhưng ông ta không thể vác nổi bao đất ấy, ông ta kêu lên:
- “Thật lạ, tự nhiên ta không thể vác cái bao đất này, nó quả thật rất nặng.”
Lúc này, bà quả phụ đột nhiên nghiêm nét mặt nói với ông địa chủ:
- “Nếu một bao đất này quá nặng, sau này ông làm sao gánh vác tất cả đất của tôi chứ? Toàn bộ đất của tôi đại khái bỏ đầy hơn một trăm bao này đấy.”
Địa chủ bị lời lẽ của bà ta nói như thế thì choáng váng, lập tức đem tất cả đất thuộc về bà quả phụ trả lại cho bà.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 58:
Khi làm việc thì đừng quên mục đích cuối cùng của mình, như vậy thì chúng ta mới mãi mãi không phạm tội.
Mục đích sống ở đời này của chúng ta là nhận biết Thiên Chúa là cha nhân lành của mọi người, và mục đích cuối cùng của chúng ta là được kết hợp với Cha trên thiên đàng sau khi từ giã cõi đời này. Cho nên chúng ta cần phải sống như ý muốn của Cha trên trời, đó là yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người như chính mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thánh Thần, Đấng Phù Trợ
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:21 24/05/2023
Thánh Thần, Đấng Phù Trợ
Suy Niệm Thánh Lễ Vọng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
(Ga 7, 37-39)
40 ngày sau Đại lễ Phục Sinh, Giáo hội long trọng cử hành mầu nhiệm cao cả Chúa về Trời, tiếp đến làm tuần chín ngày dâng lên Thiên Chúa Cha lời cầu xin cùng với Chúa Giêsu để Ngài đoái thương ban Thánh Thần xuống trên Giáo hội và trong thế giới: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến; lạy Đấng an ủi tuyệt vời, xin ngự đến… “
Chúng ta tự hỏi: Chúa Thánh Thần là ai hay là gì? Làm sao chúng ta có thể nhận biết Ngài? Bằng cách nào, chúng ta đến với Ngài và Ngài đến với chúng ta? Ngài tác động điều chi?
Chúa Thánh Thần là Ðấng Sáng Tạo, đến trợ giúp chúng ta. Ngài đã bước vào trong lịch sử, và như thế, Ngài nói với chúng ta trong cách thức mới. Ngài đến gặp chúng ta qua tạo vật. Ngài là Tình Yêu, là sự hiệp nhất, là Đấng dạy dỗ, nhắc nhớ và an ủi. Ngài mang đến cho chúng ta sự sống, tình yêu và sự tự do. Ngài là Đấng làm cho sống, chúng ta sống là sống sự sống của Chúa Thánh Thần. Tất cả mọi tạo vật đều khao khát Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần là Đấng sáng tạo
Câu đầu tiên trong Thánh Thi Kinh Chiều của ngày lễ Ngũ Tuần có viết : “Xin hãy đến, Lạy Chúa Thánh Thần, Ðấng sáng tạo...”. Chúa Thánh Thần là đấng tác sinh, Ngài làm cho chúng ta nhớ lại công cuộc tạo dựng vũ trụ thủa ban đầu, Thánh Thần Chúa bay lượn trên mặt nước trong cảnh hỗn mang (x. St 1,2).
Phải khẳng định rằng, thế giới chúng ta đang sống là cộng cuộc của Chúa Thánh Thần, Ðấng sáng tạo. Nên Lễ Ngũ Tuần không chỉ là nguồn gốc của Giáo hội, nhưng còn là lễ của Giáo hội. Lễ Ngũ Tuần còn là lễ của tạo vật. Thế giới không tự mình hiện hữu; nhưng đến từ Thánh Thần sáng tạo của Thiên Chúa, đến từ Lời có sức sáng tạo của Thiên Chúa. Vì vậy, thế giới phản chiếu sự khôn ngoan của Thiên Chúa : “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, thanh không kể ra sự việc tay Ngài làm” (Tv 19,2). Đức cố Giáo hoàng Benedicto XVI nói : “Sự khôn ngoan này hé mở cho chúng ta thấy được điều gì đó về Thánh Thần sáng tạo của Thiên Chúa. Chúng ta phải nhìn tạo vật như là hồng ân được trao ban cho chúng ta, không phải để bị hủy diệt, nhưng để trở thành ngôi vườn của Thiên Chúa” (Trích bài giáo lý về Chúa Thánh Thần).
Ðứng trước những hình thức khác nhau của việc lạm dụng trái đất, “mọi tạo vật đang rên siết trong cơn đau đớn như lúc sinh nở. Nhưng không phải chỉ tạo vật mà thôi đâu, mà cả chúng ta nữa, tức là những kẻ đã được hưởng của đầu mùa của Thánh Thần, chúng ta cũng rên rỉ trong mình chúng ta khi mong Thánh Thần nhận làm nghĩa tử, và cứu chuộc thân xác chúng ta“. (Rm 8,22-24)
Chúa Thánh Thần là nguyên lý sự hiệp nhất
Nếu như tại Babel, sự ngạo mạn kiêu căng của con người nổi lên chống lại Thiên Chúa, gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài, tự sức riêng của mình muốn “xây một thành với một cây tháp mà ngọn nó chạm tới trời” (x. St 11,4). Hậu quả của hành động không cần đến Thiên Chúa là Thiên Chúa làm cho họ phân tán, bất đồng ngôn ngữ với nhau, khiến họ không thể hiểu nhau làm gì nữa. Thì Lễ Hiện Xuống, điều ngược lại đã xảy ra: nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ nói được ngôn ngữ mà tất cả mọi người thuộc các nền văn hóa nghe đều hiểu như tiếng thổ âm của mình (x. Cv 2,6). Mọi chia rẽ bất đồng được vượt thắng, không còn kiêu căng chống lại Thiên Chúa nữa, cũng không còn có sự khép kín đối với nhau, họ mở rộng lòng mình ra cho Thiên Chúa và tha nhân, giao thiệp với nhau bằng một ngôn ngữ mới, ngôn ngữ của tình yêu thương mà Thiên Chúa đã đổ vào lòng họ nhờ Chúa Thánh Thần (x. Rm 5,5). Chúa Thánh Thần thúc đẩy họ làm điều thiện, an ủi họ trong cảnh sầu khổ, hoán cải nội tâm và trao ban sức mạnh và khả năng mới, dẫn đưa họ tới chân lý vẹn toàn, yêu thương và hiệp nhất.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa Thánh Thần
Ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống là một cuộc thần hiện trong đó gió và lửa nhắc nhở chúng ta về tính siêu việt của Thiên Chúa. Ngài là suối bảy nguồn đa dạng về các ơn: ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết và ơn thông minh, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, ơn đạo đức và ơn kính sợ Chúa và tài năng như: tông đồ, làm tiên tri, nói tiếng mới lạ… làm cho mỗi người chúng ta trở nên phong phú và đa dạng.
Sự duy nhất là dấu chỉ rõ ràng về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong cộng đoàn tín hữu. Trong lời nguyện mở đầu của Thánh lễ vọng chiều nay, chúng ta cầu xin Chúa tuôn đổ Thánh Thần để “các dân tộc chia tuy ngôn ngữ bất đồng, được hiệp nhất cùng nhau mà tuyên xưng danh Chúa.” (Lời nguyện nhập lễ)
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Thánh Lễ Vọng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
(Ga 7, 37-39)
40 ngày sau Đại lễ Phục Sinh, Giáo hội long trọng cử hành mầu nhiệm cao cả Chúa về Trời, tiếp đến làm tuần chín ngày dâng lên Thiên Chúa Cha lời cầu xin cùng với Chúa Giêsu để Ngài đoái thương ban Thánh Thần xuống trên Giáo hội và trong thế giới: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến; lạy Đấng an ủi tuyệt vời, xin ngự đến… “
Chúng ta tự hỏi: Chúa Thánh Thần là ai hay là gì? Làm sao chúng ta có thể nhận biết Ngài? Bằng cách nào, chúng ta đến với Ngài và Ngài đến với chúng ta? Ngài tác động điều chi?
Chúa Thánh Thần là Ðấng Sáng Tạo, đến trợ giúp chúng ta. Ngài đã bước vào trong lịch sử, và như thế, Ngài nói với chúng ta trong cách thức mới. Ngài đến gặp chúng ta qua tạo vật. Ngài là Tình Yêu, là sự hiệp nhất, là Đấng dạy dỗ, nhắc nhớ và an ủi. Ngài mang đến cho chúng ta sự sống, tình yêu và sự tự do. Ngài là Đấng làm cho sống, chúng ta sống là sống sự sống của Chúa Thánh Thần. Tất cả mọi tạo vật đều khao khát Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần là Đấng sáng tạo
Câu đầu tiên trong Thánh Thi Kinh Chiều của ngày lễ Ngũ Tuần có viết : “Xin hãy đến, Lạy Chúa Thánh Thần, Ðấng sáng tạo...”. Chúa Thánh Thần là đấng tác sinh, Ngài làm cho chúng ta nhớ lại công cuộc tạo dựng vũ trụ thủa ban đầu, Thánh Thần Chúa bay lượn trên mặt nước trong cảnh hỗn mang (x. St 1,2).
Phải khẳng định rằng, thế giới chúng ta đang sống là cộng cuộc của Chúa Thánh Thần, Ðấng sáng tạo. Nên Lễ Ngũ Tuần không chỉ là nguồn gốc của Giáo hội, nhưng còn là lễ của Giáo hội. Lễ Ngũ Tuần còn là lễ của tạo vật. Thế giới không tự mình hiện hữu; nhưng đến từ Thánh Thần sáng tạo của Thiên Chúa, đến từ Lời có sức sáng tạo của Thiên Chúa. Vì vậy, thế giới phản chiếu sự khôn ngoan của Thiên Chúa : “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, thanh không kể ra sự việc tay Ngài làm” (Tv 19,2). Đức cố Giáo hoàng Benedicto XVI nói : “Sự khôn ngoan này hé mở cho chúng ta thấy được điều gì đó về Thánh Thần sáng tạo của Thiên Chúa. Chúng ta phải nhìn tạo vật như là hồng ân được trao ban cho chúng ta, không phải để bị hủy diệt, nhưng để trở thành ngôi vườn của Thiên Chúa” (Trích bài giáo lý về Chúa Thánh Thần).
Ðứng trước những hình thức khác nhau của việc lạm dụng trái đất, “mọi tạo vật đang rên siết trong cơn đau đớn như lúc sinh nở. Nhưng không phải chỉ tạo vật mà thôi đâu, mà cả chúng ta nữa, tức là những kẻ đã được hưởng của đầu mùa của Thánh Thần, chúng ta cũng rên rỉ trong mình chúng ta khi mong Thánh Thần nhận làm nghĩa tử, và cứu chuộc thân xác chúng ta“. (Rm 8,22-24)
Chúa Thánh Thần là nguyên lý sự hiệp nhất
Nếu như tại Babel, sự ngạo mạn kiêu căng của con người nổi lên chống lại Thiên Chúa, gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài, tự sức riêng của mình muốn “xây một thành với một cây tháp mà ngọn nó chạm tới trời” (x. St 11,4). Hậu quả của hành động không cần đến Thiên Chúa là Thiên Chúa làm cho họ phân tán, bất đồng ngôn ngữ với nhau, khiến họ không thể hiểu nhau làm gì nữa. Thì Lễ Hiện Xuống, điều ngược lại đã xảy ra: nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ nói được ngôn ngữ mà tất cả mọi người thuộc các nền văn hóa nghe đều hiểu như tiếng thổ âm của mình (x. Cv 2,6). Mọi chia rẽ bất đồng được vượt thắng, không còn kiêu căng chống lại Thiên Chúa nữa, cũng không còn có sự khép kín đối với nhau, họ mở rộng lòng mình ra cho Thiên Chúa và tha nhân, giao thiệp với nhau bằng một ngôn ngữ mới, ngôn ngữ của tình yêu thương mà Thiên Chúa đã đổ vào lòng họ nhờ Chúa Thánh Thần (x. Rm 5,5). Chúa Thánh Thần thúc đẩy họ làm điều thiện, an ủi họ trong cảnh sầu khổ, hoán cải nội tâm và trao ban sức mạnh và khả năng mới, dẫn đưa họ tới chân lý vẹn toàn, yêu thương và hiệp nhất.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa Thánh Thần
Ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống là một cuộc thần hiện trong đó gió và lửa nhắc nhở chúng ta về tính siêu việt của Thiên Chúa. Ngài là suối bảy nguồn đa dạng về các ơn: ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết và ơn thông minh, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, ơn đạo đức và ơn kính sợ Chúa và tài năng như: tông đồ, làm tiên tri, nói tiếng mới lạ… làm cho mỗi người chúng ta trở nên phong phú và đa dạng.
Sự duy nhất là dấu chỉ rõ ràng về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong cộng đoàn tín hữu. Trong lời nguyện mở đầu của Thánh lễ vọng chiều nay, chúng ta cầu xin Chúa tuôn đổ Thánh Thần để “các dân tộc chia tuy ngôn ngữ bất đồng, được hiệp nhất cùng nhau mà tuyên xưng danh Chúa.” (Lời nguyện nhập lễ)
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Thánh Thần, Đấng dạy dỗ và nhắc nhở
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:23 24/05/2023
Thánh Thần, Đấng dạy dỗ và nhắc nhở
Suy Niệm Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
(Ga 20, 19-23)
Khi đến giờ Ðức Giêsu qua khỏi thế gian này để về cùng Đức Chúa Cha, Người phán cùng các môn đệ nhiều điều. Người nói với họ về niềm tin, tình yêu và lòng mến (Ga 12, 44-50; 14, 1-6). Người trấn an các ông bằng cách để lại bình an cho họ, truyền dạy họ mến thương nhau, đồng thời kết hợp với Người như cành nho với thân nho, ở lại trong tình yêu của Chúa Cha (Ga 14; 15). Đặc biết là Người xin Chúa Cha ban cho các môn đệ “Đấng Phù Trợ khác ” (Ga 14, 16) để ở với các ông luôn mãi.
Và một lần nữa: “Thần Khí sự thật sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16, 13). Ngài sẽ không làm tất cả cùng một lúc, hoặc một lần cho mãi mãi, mà là khi có tình huống phát sinh. Trước khi dứt khoát từ giã các môn đệ lên Trời, Đấng Phục Sinh đã trấn an các môn đệ về sự trợ giúp của Đấng Bảo Trợ: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Ngài ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari cho đến tận cùng trái đất". (Cv 1, 8).
Chúa Giêsu nói : "Thánh Thần mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, sẽ dạy các con mọi sự và nhắc nhớ cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con" (Ga 14, 26). Ðây là điều Chúa Thánh Thần làm: Ngài dạy dỗ và nhắc nhớ điều Chúa Giêsu đã nói.
Thánh Thần dạy dỗ
Câu hỏi được đặt ra : Chúa Thánh Thần dạy chúng ta sự gì?
Chúa Giêsu cho chúng ta câu trả lời : Chúa Thánh Thần sẽ dạy chúng ta cách yêu mến Chúa và tuân giữ các giới răn của Chúa, để chúng ta khỏi yêu mến Chúa mà không giữ các giới răn của Chúa. Chúa Thánh Thần sẽ dạy chúng biết phải làm gì và làm từ đâu. Chính Chúa Giêsu nói: "Nếu các con yêu mến Thầy thì hãy tuân giữ các giới răn của Thầy" (Ga 14, 15). Chúa Thánh Thần nhắc nhở chúng ta rằng nếu không có tình yêu, thì làm gì cũng chỉ uổng công vô ích. Chúng ta không thể tạo ra tình yêu, vì chỉ có Thiên Chúa là Tình Yêu còn chúng ta là kẻ có tình yêu. Tình yêu là hồng ân do Chúa tặng ban. Chính Thánh Thần tình yêu đặt trong chúng ta tình yêu. Chính Ngài làm cho chúng ta cảm thấy được yêu mến và dạy chúng ta yêu mến. Ngài là "động cơ" đời sống liêng của chúng ta. Chúa Thánh Thần đốt lên trong tâm hồn người tín hữu lòng sốt sáng kính mến Chúa.
Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn
Ngoài việc dạy dỗ bảo ban, Chúa Thánh Thần còn hướng dẫn chúng ta như thánh Phaolô giải thích : "Những người được Chúa Thánh Thần hướng dẫn không sống theo xác thịt nhưng theo thần trí" (Rm 8,14). Đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta đi con đường tốt nhất cần theo. Vì thế, điều quan trọng là biết phân định tiếng nói của Thánh Thần và tiếng nói của ác thần.
Sách Công vụ Tông đồ cho chúng ta thấy một Giáo hội từng bước được “Thánh Thần hướng dẫn” những bước đầu tiên trong lịch sử. Sự hướng dẫn của Ngài được thực hiện không chỉ trong những quyết định lớn mà còn trong những điều nhỏ bé hơn. Phaolô và Timôthê muốn rao giảng phúc âm trong tỉnh Asia, nhưng “Thánh Thần ngăn cản họ”; họ chuẩn bị tiến về Bithynia, nhưng có lời chép rằng “Thần Khí Ðức Giêsu không cho phép” (Cv 16, 6). Chúa Thánh Thần đã thúc giục Giáo hội sơ khai rời khỏi Châu Á để hướng tới một lục địa mới, Châu Âu (x. Cv 16, 9). Thánh Phaolô đi xa đến mức tự xác định mình, trong các lựa chọn của mình, là “tù nhân của Thần Khí” (Cv 20, 22).
Khi các Tông đồ ở Giêrusalem phải quyết định chào đón những dân ngoại vào cộng đồng mà không buộc họ phải cắt bì và tuân thủ tất cả luật pháp Môise, được thúc đẩy và truyền đạt như thế nào? Nó được giải quyết bằng những lời mở đầu phi thường này: “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định …” (Cv 15, 28).
Chúa Thánh Thần không bao giờ nói với chúng ta rằng trong hành trình mọi sự đều thuận buồm xuôi gió. Không, Chúa Thánh Thần sửa chữa lỗi lầm của chúng ta, làm cho chúng ta lo buồn đau đớn, khóc lóc vì tội lỗi chúng ta. Ngài thúc giục chúng ta thay đổi, gia tăng sức mạnh để chúng ta chiến đấu chống lại sự gian dối và lối sống hai mặt, dù điều này đòi nhiều vất vả, chiến đấu trong nội tâm và hy sinh. Ác thần thúc đẩy chúng ta luôn làm điều chúng ta thích. Chúa Thánh Thần muốn chúng ta cùng nhau, đồng hành.
Chúa Thánh Thần là Đấng nhắc nhớ
Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ bao nhiều điều, nhưng vẫn còn bao điều cần phải nói, hiện thời họ không thể lĩnh hội được, họ đã nghe nhiều, nhưng hiểu chẳng được bao nhiêu, phải chờ Chúa Thần Thần đến (x. Ga 16,12). Chỉ khi có Chúa Thánh Thần, họ mới nhớ lại và hiều là vì Chúa Thánh Thần làm cho họ nhớ lại và hiểu.
Chính Chúa Thánh Thần thực hiện điều ấy, đưa con người từ tình trạng "nghe nói" đến sự nhận thức bản thân về Chúa Giêsu, đi vào trong tâm hồn. Như thế, Chúa Thánh Thần làm thay đổi cuộc sống: Ngài làm cho những tư tưởng của Chúa Giêsu trở thành những tư tưởng của người nghe. Và điều này nhắc nhớ cho chúng ta những lời của Chúa Giêsu.
Quả thật, nếu không có Thánh Thần nhắc nhớ thì đức tin trở thành điều bị quên lãng. “Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến; lạy Đấng an ủi tuyệt vời, xin ngự đến. Xin Ngài rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan, và chữa cho lành nơi thương tích. Uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng, chỉnh đốn lại chỗ trật đường…” (Ca tiếp liên). Nhất là lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, xin nhắc nhớ Chúa Giêsu cho chúng con, xin soi sáng tâm hồn chúng con.
Lạy Ðức Trinh Nữ Maria, đầy tràn Chúa Thánh Thần, xin đốt lên trong chúng con ước muốn cầu xin Chúa Thánh Thần. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
(Ga 20, 19-23)
Khi đến giờ Ðức Giêsu qua khỏi thế gian này để về cùng Đức Chúa Cha, Người phán cùng các môn đệ nhiều điều. Người nói với họ về niềm tin, tình yêu và lòng mến (Ga 12, 44-50; 14, 1-6). Người trấn an các ông bằng cách để lại bình an cho họ, truyền dạy họ mến thương nhau, đồng thời kết hợp với Người như cành nho với thân nho, ở lại trong tình yêu của Chúa Cha (Ga 14; 15). Đặc biết là Người xin Chúa Cha ban cho các môn đệ “Đấng Phù Trợ khác ” (Ga 14, 16) để ở với các ông luôn mãi.
Và một lần nữa: “Thần Khí sự thật sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16, 13). Ngài sẽ không làm tất cả cùng một lúc, hoặc một lần cho mãi mãi, mà là khi có tình huống phát sinh. Trước khi dứt khoát từ giã các môn đệ lên Trời, Đấng Phục Sinh đã trấn an các môn đệ về sự trợ giúp của Đấng Bảo Trợ: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Ngài ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari cho đến tận cùng trái đất". (Cv 1, 8).
Chúa Giêsu nói : "Thánh Thần mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, sẽ dạy các con mọi sự và nhắc nhớ cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con" (Ga 14, 26). Ðây là điều Chúa Thánh Thần làm: Ngài dạy dỗ và nhắc nhớ điều Chúa Giêsu đã nói.
Thánh Thần dạy dỗ
Câu hỏi được đặt ra : Chúa Thánh Thần dạy chúng ta sự gì?
Chúa Giêsu cho chúng ta câu trả lời : Chúa Thánh Thần sẽ dạy chúng ta cách yêu mến Chúa và tuân giữ các giới răn của Chúa, để chúng ta khỏi yêu mến Chúa mà không giữ các giới răn của Chúa. Chúa Thánh Thần sẽ dạy chúng biết phải làm gì và làm từ đâu. Chính Chúa Giêsu nói: "Nếu các con yêu mến Thầy thì hãy tuân giữ các giới răn của Thầy" (Ga 14, 15). Chúa Thánh Thần nhắc nhở chúng ta rằng nếu không có tình yêu, thì làm gì cũng chỉ uổng công vô ích. Chúng ta không thể tạo ra tình yêu, vì chỉ có Thiên Chúa là Tình Yêu còn chúng ta là kẻ có tình yêu. Tình yêu là hồng ân do Chúa tặng ban. Chính Thánh Thần tình yêu đặt trong chúng ta tình yêu. Chính Ngài làm cho chúng ta cảm thấy được yêu mến và dạy chúng ta yêu mến. Ngài là "động cơ" đời sống liêng của chúng ta. Chúa Thánh Thần đốt lên trong tâm hồn người tín hữu lòng sốt sáng kính mến Chúa.
Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn
Ngoài việc dạy dỗ bảo ban, Chúa Thánh Thần còn hướng dẫn chúng ta như thánh Phaolô giải thích : "Những người được Chúa Thánh Thần hướng dẫn không sống theo xác thịt nhưng theo thần trí" (Rm 8,14). Đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta đi con đường tốt nhất cần theo. Vì thế, điều quan trọng là biết phân định tiếng nói của Thánh Thần và tiếng nói của ác thần.
Sách Công vụ Tông đồ cho chúng ta thấy một Giáo hội từng bước được “Thánh Thần hướng dẫn” những bước đầu tiên trong lịch sử. Sự hướng dẫn của Ngài được thực hiện không chỉ trong những quyết định lớn mà còn trong những điều nhỏ bé hơn. Phaolô và Timôthê muốn rao giảng phúc âm trong tỉnh Asia, nhưng “Thánh Thần ngăn cản họ”; họ chuẩn bị tiến về Bithynia, nhưng có lời chép rằng “Thần Khí Ðức Giêsu không cho phép” (Cv 16, 6). Chúa Thánh Thần đã thúc giục Giáo hội sơ khai rời khỏi Châu Á để hướng tới một lục địa mới, Châu Âu (x. Cv 16, 9). Thánh Phaolô đi xa đến mức tự xác định mình, trong các lựa chọn của mình, là “tù nhân của Thần Khí” (Cv 20, 22).
Khi các Tông đồ ở Giêrusalem phải quyết định chào đón những dân ngoại vào cộng đồng mà không buộc họ phải cắt bì và tuân thủ tất cả luật pháp Môise, được thúc đẩy và truyền đạt như thế nào? Nó được giải quyết bằng những lời mở đầu phi thường này: “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định …” (Cv 15, 28).
Chúa Thánh Thần không bao giờ nói với chúng ta rằng trong hành trình mọi sự đều thuận buồm xuôi gió. Không, Chúa Thánh Thần sửa chữa lỗi lầm của chúng ta, làm cho chúng ta lo buồn đau đớn, khóc lóc vì tội lỗi chúng ta. Ngài thúc giục chúng ta thay đổi, gia tăng sức mạnh để chúng ta chiến đấu chống lại sự gian dối và lối sống hai mặt, dù điều này đòi nhiều vất vả, chiến đấu trong nội tâm và hy sinh. Ác thần thúc đẩy chúng ta luôn làm điều chúng ta thích. Chúa Thánh Thần muốn chúng ta cùng nhau, đồng hành.
Chúa Thánh Thần là Đấng nhắc nhớ
Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ bao nhiều điều, nhưng vẫn còn bao điều cần phải nói, hiện thời họ không thể lĩnh hội được, họ đã nghe nhiều, nhưng hiểu chẳng được bao nhiêu, phải chờ Chúa Thần Thần đến (x. Ga 16,12). Chỉ khi có Chúa Thánh Thần, họ mới nhớ lại và hiều là vì Chúa Thánh Thần làm cho họ nhớ lại và hiểu.
Chính Chúa Thánh Thần thực hiện điều ấy, đưa con người từ tình trạng "nghe nói" đến sự nhận thức bản thân về Chúa Giêsu, đi vào trong tâm hồn. Như thế, Chúa Thánh Thần làm thay đổi cuộc sống: Ngài làm cho những tư tưởng của Chúa Giêsu trở thành những tư tưởng của người nghe. Và điều này nhắc nhớ cho chúng ta những lời của Chúa Giêsu.
Quả thật, nếu không có Thánh Thần nhắc nhớ thì đức tin trở thành điều bị quên lãng. “Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến; lạy Đấng an ủi tuyệt vời, xin ngự đến. Xin Ngài rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan, và chữa cho lành nơi thương tích. Uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng, chỉnh đốn lại chỗ trật đường…” (Ca tiếp liên). Nhất là lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, xin nhắc nhớ Chúa Giêsu cho chúng con, xin soi sáng tâm hồn chúng con.
Lạy Ðức Trinh Nữ Maria, đầy tràn Chúa Thánh Thần, xin đốt lên trong chúng con ước muốn cầu xin Chúa Thánh Thần. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Ngước mắt lên trời
Lm. Minh Anh
14:10 24/05/2023
NGƯỚC MẮT LÊN TRỜI
“Chúa Giêsu ngước mắt lên trời và cầu nguyện!”.
George Muller nói, “Cám dỗ thường tình của Satan là khiến chúng ta từ bỏ việc đọc Lời Chúa và bỏ cầu nguyện! Nó làm đủ cách để chứng tỏ, đọc Lời Chúa là vô ích; cầu nguyện là vô tích sự. Sự thật là, để có thể yêu thích Lời Chúa, bạn phải tiếp tục đọc; và để có thể yêu thích cầu nguyện, bạn phải tiếp tục cầu nguyện! Cầu nguyện là ‘ngước mắt lên trời’, nói với Chúa, “Lạy Chúa, xin ban Lời, này con đang nghe!”. Sống động đến thế, sao bạn lại từ bỏ?”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Sống động đến thế, sao bạn lại từ bỏ?”. Cùng với khuyến cáo của Muller, một chi tiết của Lời Chúa hôm nay sẽ khiến chúng ta ngạc nhiên đến bất ngờ. Đó là, khi cầu nguyện với Chúa Cha, Chúa Giêsu ‘ngước mắt lên trời!’. ‘Ngước mắt lên trời’, Chúa Giêsu chiêm ngưỡng sự hiện diện huy hoàng của Cha trong một chiều kích mới mẻ, tuyệt đối lạ lẫm; một chiều kích mà mỗi người chúng ta cần cả một cuộc đời để khám phá. Đó là “chiều kích siêu việt” của Thiên Chúa!
Chúa Cha, Đấng siêu việt! “Siêu việt” là trên hết, trước hết và vô cùng. Ngài vượt trên mọi sự, Ngài “bất tử”; thế giới không chứa nổi Ngài, không phàm nhân nào hiểu hết Ngài. Siêu việt của Thiên Chúa còn là siêu việt của Ba Ngôi; tuy là Ba nhưng là Một! Quan hệ giữa Ba Ngôi là quan hệ hỗ tương sâu sắc tự bản chất của từng Ngôi. Và dẫu hai từ “bất tử” và “siêu việt” khá xa lạ, nhưng những khái niệm này cần được suy gẫm; ý nghĩa của chúng cần được nắm bắt. Bởi lẽ, hiểu được mối quan hệ nội tại của Ba Ngôi, chúng ta mới hiểu được ‘ảnh hưởng trực tiếp của nó’ đến mối quan hệ của mỗi chúng ta với Ngài. Chúng ta chia sẻ sự sống và tình yêu của Ngài; nghĩa là, sống chính sự sống và tình yêu của Thiên Chúa. Cùng Chúa Giêsu, bạn và tôi ‘ngước mắt lên trời’, chiêm ngưỡng sự uy nghi, vinh quang, quyền năng của Chúa Ba Ngôi!
Thật trùng hợp, bài đọc Công Vụ Tông Đồ cho thấy sự thông hiệp của chúng ta với Thiên Chúa khi chúng ta tin xác loài người ngày sau sống lại, tin các thiên thần và linh hồn bất tử. Như vậy, cùng với Phaolô và người Pharisêu, chúng ta không chỉ tin vào sự “bất tử” và “siêu việt” của Thiên Chúa, nhưng còn tin vào sự “bất tử” và “siêu việt” của chính mình. Thiên Chúa, đã thông ban Ngài cho những ai tin nhận Ngài, tin nhận Chúa Giêsu, Đấng họ nương thân! Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc, “Lạy Chúa Trời, xin giữ gìn con, vì bên Ngài, con đang ẩn náu!”.
Anh Chị em,
“Chúa Giêsu ngước mắt lên trời và cầu nguyện!”. Cùng Chúa Giêsu, chúng ta ‘ngước mắt lên trời’ và làm như Ngài; đồng thời, biết rằng, Thiên Chúa hiển vinh và siêu việt này đang đoái thương ngự xuống, ở lại và cắm lều trong linh hồn chúng ta. Ngài thiết lập quan hệ cá nhân bền bỉ với chúng ta. Ngài, Đấng tạo thành, ngàn trùng chí thánh; Đấng duy trì vạn vật, nhưng cũng là Đấng đang ở với tôi, trong tôi, đang yêu thương tôi! Vinh quang Ngài cửu trùng thăm thẳm không chứa nổi, nhưng lại đang ngự nơi sâu kín bí mật của tâm hồn tôi. Lời Chúa hôm nay mời gọi bạn và tôi thừa nhận sự hiện diện của Ngài, và ‘ngước mắt lên trời’, kính uý Ngài, yêu mến Ngài, Đấng đang sống trong mỗi người. “Sống động đến thế, sao bạn lại từ bỏ?”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, thế gian luôn kéo ghì con xuống, xin Thánh Thần đỡ nâng, giúp con ‘ngước mắt lên’, chiêm ngắm sự huy hoàng của Chúa. ‘Lạy Chúa, xin ban Lời, này con đang nghe!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Nhận lãnh Thánh Thần
Lm. Thái Nguyên
14:13 24/05/2023
NHẬN LẤY THÁNH THẦN
Chúa Nhật Đại Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống : Ga 20, 19-23
Suy niệm
Bốn mươi ngày sau Phục Sinh, Giáo hội cử hành mầu nhiệm Chúa lên Trời. Sau đó 10 ngày cử hành lễ Ngũ tuần, là Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Ngài là Đấng mà Đức Giêsu đã hứa. Ngài không chỉ hiện diện, dẫn dắt và canh tân Giáo hội, mà còn hoạt động ở mọi nơi mọi thời, trong mọi quốc gia, mọi nền văn hóa và tôn giáo, để không ngừng đổi mới con người và thế giới cho phù hợp với dự định của Thiên Chúa, và để qui tụ muôn loài dưới quyền một thủ lãnh là Đức kitô.
Sách Công Vụ thuật lại: sáng ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các tông đồ dưới hình lưỡi lửa. Lửa tượng trưng tình yêu và lòng nhiệt thành. Sau khi nhận lãnh Thánh Thần, các tông đồ đã mạnh dạn đi rao giảng Tin Mừng. Sau đó xảy ra một hiện tượng lạ, là đám đông dân chúng thuộc nhiều dân tộc khác nhau, ai cũng nghe và hiểu được lời rao giảng của các Tông đồ, như nghe chính ngôn ngữ của mình. Các ông cũng chỉ nói bằng tiếng Do thái, nhưng Chúa Thánh Thần giúp cho thính giả thuộc nhiều dân tộc khác nhau đều thấu hiểu.
Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện tháp Babel trong sách Sáng Thế: con cháu ông Noe kiêu ngạo muốn xây một tháp cao vút để tỏ ra mình hơn Thiên Chúa, không còn trận lục hồng thủy nào có thể lên tới được. Liền sau đó, Chúa khiến họ nói nhiều thứ tiếng, không ai hiểu ai nữa, đưa đến chia rẽ và hỗn loạn. Chính trong ngày Lễ Ngũ Tuần, qua việc ra rao giảng Tin Mừng mà Chúa Thánh Thần bắt đầu liên kết lại mọi người, thuộc mọi ngôn ngữ, màu da, sắc tộc, và văn hoá khác biệt. Ngài đã chữa lành vết thương của tháp Babel do sự cao ngạo của con người. Ngài làm con người hiểu nhau, gần nhau, sống tình thương mến nhau, và giúp Hội Thánh trở thành Hội Thánh của mọi dân tộc.
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống chính là lễ khai sinh một Hội Thánh truyền giáo, với một mệnh lệnh rõ ràng: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19).“Hãy đi loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15). Trong Tin Mừng hôm nay, Ðấng phục sinh nói với các môn đệ: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21). Đó là sứ mạng duy nhất mà Đức Giêsu nhận được từ Chúa Cha và truyền lại cho các môn đệ, nhằm qui tụ muôn dân, hiệp nhất muôn người, đem lại niềm vui ơn cứu độ cho nhân loại.
Do đó, truyền giáo không phải là một hoạt động tự nhiên, dựa vào nỗ lực của con người, mà là một sứ mạng siêu nhiên dựa vào ân sủng. Cũng như các môn đệ xưa, chúng ta phải được nhận lấy Chúa Thánh Thần, là hơi thở, là sức sống thần linh của chính Đức Giêsu phục sinh. Bí tích Thêm sức không phải là một nghi lễ ban ơn nhất thời, mà để làm cho chúng ta trở thành nhân chứng của Đức Kitô phục sinh, sẵn sàng lên đường và hành động theo sự soi dẫn của Thánh Linh.
Chúa Thánh Thần đã xuống trên các môn đệ và hoạt động trong Hội Thánh tiên khởi như thế nào thì ngày nay Ngài cũng đang tiếp tục thực hiện như thế. Biết bao biến cố trong lịch sử của đời sống Giáo Hội đã cho thấy sự bảo trợ mạnh mẽ của Ngài. Chính Ngài là Đấng điều khiển mọi công cuộc truyền giáo. Không có Ngài, Giáo Hội chỉ là một cơ cấu đơn thuần, một tổ chức như bao tổ chức khác.
Biết bao Kitô hữu đã đổi đời, đã trở nên những chứng nhân anh hùng, đã góp phần lớn lao để mở rộng Nước Chúa là nhờ sức mạnh của Thánh Thần. Ngài vẫn luôn hoạt động trong thế giới hôm nay, ngay trong các nền văn hóa, các tôn giáo; các phong trào cải thiện đời sống nhân sinh và xây dựng hòa bình; các tổ chức và hiệp hội nhằm nâng cao phẩm giá con người; nơi tất cả những ai có thiện chí, dám dấn thân phục vụ xã hội, góp phần kiến tạo một nền văn minh tình thương.
Giáo Hội có sứ mạng toàn cầu là hiệp nhất dân thánh Chúa. Nhưng hiệp nhất không phải là đồng bộ, mà trong sự khác biệt, không phải là thu gom vào một nhóm người mang tính cục bộ, hay để sống an toàn trong một cơ chế vững vàng. Nhưng hiệp nhất là hướng mọi người đến sự đồng tâm nhất trí để xây dựng thế giới hôm nay. Là Kitô hữu, mỗi người chúng ta đều được Chúa sai đi trong chính hoàn cảnh và bậc sống của mình. Hãy ý thức thi hành sứ mạng cao cả mà Chúa đang mong đợi.
Tin Mừng phải được rao giảng bằng mọi cách trong đời sống của chúng ta. Kinh Thánh đã được dịch ra 2.197 ngôn ngữ. Chúng ta còn cần dịch ra một thứ ngôn ngữ mà ai cũng hiểu, đó là ngôn ngữ của phục vụ và yêu thương. Phục vụ trong yêu thương là thái độ sống cơ bản của mọi tín hữu, để Chúa Thánh Thần có thể hành động nơi mỗi người chúng ta, hầu đem lại niềm vui ơn cứu độ cho con người.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Thánh Thần!
Đấng phù trợ cho đời sống chúng con,
Ngài nâng đỡ khi con thấy lo âu,
Ngài ủi an khi con thấy buồn sầu,
Ngài cứu giúp khi gặp cảnh bể dâu.
Chính Ngài là tình yêu hằng tuôn đổ,
cho con người sự sống mới đẹp tươi,
cho thế giới muôn loài được tái tạo,
ban muôn vàn ân phúc của trời cao.
Cho con biết buông mình theo ân sủng,
biết sống và hành động trong tình yêu:
yêu điều tốt đẹp ghét điều xấu xa.
quyết vượt qua những gì còn tăm tối,
khai đường và mở lối để vươn lên,
dám làm nên cuộc cách mạng đời mình.
Cho con đưa tình yêu vào cuộc sống,
và biết đưa cuộc sống vào tình yêu,
để từng giây phút con yêu,
làm nên cuộc đời con sống,
vì con biết rằng, Thiên Chúa Hằng Sống
cũng chính là Thiên Chúa Tình Yêu.
Xin thương đến nhân loại chúng con,
và ban cho một lễ Hiện Xuống mới,
một biến cố ân sủng hóa toàn cầu,
để mọi người được liên kết với nhau,
để thuận hòa an vui tràn khắp chốn,
để yêu thương hợp nhất khắp muôn nơi.
Xin biến đổi chúng con nên tông đồ,
để loan truyền danh thánh Đức Ki-tô,
là tình yêu trong cội nguồn chân thật,
là Mùa Xuân cứu độ cho thế trần. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vị Tổng Giám Mục bị đâm ngay trong phòng thánh nhưng thoát nạn một cách kỳ diệu
Đặng Tự Do
17:19 24/05/2023
Một người đàn ông 80 tuổi cầm dao đã cố ý giết chết Đức Tổng Giám Mục Faustino Armendáriz của Durango, Mễ Tây Cơ, vào ngày 21 tháng 5. Vụ tấn công diễn ra trong phòng thánh của nhà thờ sau Thánh lễ trưa Chúa Nhật.
Người đàn ông này sau đó đã bị chính quyền thành phố bắt giữ.
Sau khi thoát được âm mưu giết người bất ngờ này, Đức Tổng Giám Mục Armendáriz cảm ơn “Chúa, Đức Trinh Nữ Cực Thánh, Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và Các Thánh Tử Đạo, những người hôm nay trong ngày lễ của các Ngài, đã bảo vệ tôi khỏi bạo lực chống lại sự toàn vẹn về thể chất của tôi trong phòng áo của Nhà thờ của Durango.”
“Xin Chúa phù hộ cho tất cả mọi người vì những lời nói đoàn kết và những lời cầu nguyện của họ,” ngài nói.
Sau đó, nói chuyện với truyền thông địa phương, vị Giám Mục giải thích rằng sau khi kết thúc Thánh lễ, ngài đi đến phòng thánh, nơi thỉnh thoảng có người đến “để chào, để hỏi ý kiến, để trò chuyện.”
Ngài cho biết, trong khi ngài đang nói chuyện với một người nào đó, kẻ tấn công đã “thô bạo kéo tôi về phía bên trái” gằn giọng hỏi xem Armendáriz có phải là giám mục địa phương không.
“Cùng lúc đó, tôi có thể thấy rằng anh ta dang rộng cánh tay của mình ra, và tôi có thể nhìn thấy một vũ khí, một con dao, trong tay anh ta. Và anh ấy đã cố gắng đâm vào bụng tôi ở phần trên của xương sườn, và tôi cảm thấy đau nhói, nhưng tôi vẫn còn có thể cúi xuống để tránh nhát dao thứ hai và đẩy cánh tay của anh ấy xuống”
Người đang đứng nói chuyện với Đức Tổng Giám Mục trong phòng thánh đã can thiệp và ôm cứng kẻ tấn công trong khi la làng lên kêu gọi những người khác tiếp cứu.
Sau cuộc tấn công, vị Giám Mục đã có thể xác định chắc chắn rằng “không có sự xuyên thủng nào của vũ khí đâm xuyên qua bụng ngài, chỉ có chút đau,” là kết quả của nỗ lực đâm ngài nhưng thất bại.
Theo Đức Tổng Giám Mục Armendáriz, “ngoài việc con người này thiếu sức mạnh, tôi tin rằng có thứ gì đó siêu việt đã bảo vệ tôi.”
Đối với tổng giám mục của Durango, “đó là một vụ giết người có chủ ý,” và ngài thừa nhận rằng điều đó thật “đáng sợ” và “đáng buồn”.
Không hề có ác cảm với kẻ tấn công mình, vị Giám Mục chỉ ra rằng trong khi người đàn ông cố gắng làm hại mình, ông đã cầu nguyện “Chúa sẽ phù hộ cho anh ta”.
“Đối với tôi, dường như đó cũng là một cơ hội để thể hiện tình liên đới với những người đang đau khổ,” tổng giám mục nói, đồng thời than thở rằng “chúng ta dễ bị tổn thương và điều đó có thể xảy ra với bất kỳ ai” ở một đất nước đang phải chịu “sự tương đối hóa của công lý”. cũng như sự bất an và bạo lực.
Ngài chỉ ra: “Đây là một phần của tất cả kết cấu xã hội rách nát này, và trên hết là sự thiếu vắng các giá trị đạo đức và những tình huống mà người dân của chúng ta chắc chắn đang trải qua một cách ẩn danh.
Thị trưởng của Durango, José Antonio Ochoa, đã mô tả vụ việc là “một cuộc tấn công” mà từ đó tổng giám mục “may mắn thoát chết mà không hề hấn gì”.
Ochoa chỉ ra rằng anh ta đã chỉ thị cho cấp dưới của mình tăng gấp đôi “nỗ lực an ninh” trong khu vực.
“Chúng tôi sẽ chú ý đến nó,” ông nói và nói thêm: “Chúng tôi sẽ không cho phép loại sự việc này lặp lại.”
Thị trưởng lưu ý rằng Durango là một “trong năm thành phố an toàn nhất trong cả nước” Mễ Tây Cơ.
Source:Catholic News Agency
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ về vụ mưu sát Đức Tổng Giám Mục Faustino Armendáriz Jiménez
Đặng Tự Do
17:20 24/05/2023
Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ vào ngày 22 tháng 5 đã bày tỏ “tình đoàn kết và mạnh mẽ lên án cuộc tấn công chống lại Đức Tổng Giám Mục Faustino Armendáriz Jiménez.”
“Vào những thời điểm như thế này, điều quan trọng là chúng ta phải đoàn kết với nhau như một xã hội và tái khẳng định cam kết của chúng ta đối với các giá trị cơ bản là hòa bình, khoan dung và tôn trọng lẫn nhau,” các giám mục Mễ Tây Cơ cho biết.
Các giám mục cũng cảm ơn “Mẹ của chúng ta, Đức Trinh Nữ Guadalupe, đã bảo vệ người anh em của chúng tôi là Đức Tổng Giám Mục Faustino Armendáriz Jiménez; chúng tôi cầu xin Chúa ban cho chúng ta sự bình an mà chúng ta hằng mong ước và cầu nguyện cho sự hoán cải của những kẻ gây ra quá nhiều đau khổ cho xã hội.”
Hội Đồng Giám Mục cũng nhắc nhở rằng đây không phải là lần đầu tiên Đức Tổng Giám Mục Armendáriz lâm vào tình cảnh nguy hiểm.
Tháng 2 năm ngoái 2022, Đức Tổng Giám Mục Armendáriz đi ban phép Thêm Sức thì bị một nhóm tội phạm có tổ chức chặn lại. Chúng lấy hết những thứ có giá trị nhưng tha mạng cho ngài.
Source:Catholic News Agency
Linh mục thứ 9 bị thiệt mạng dưới chính quyền Mexico hiện tại
Đặng Tự Do
17:21 24/05/2023
Một linh mục Công Giáo đã bị giết ở bang Michoacan, miền tây Mễ Tây Cơ. Ngài là linh mục thứ chín bị giết dưới thời chính quyền của Tổng thống Andrés Manuel López Obrador.
Trung tâm Đa phương tiện Công Giáo của Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ đã xác định vị linh mục là Cha Javier García Villafaña, người vừa được bổ nhiệm đến giáo xứ Capacho ở Huandacareo chỉ một tháng trước đó.
Văn phòng công tố bang Michoacan cho biết thi thể của Cha García có nhiều vết thương do súng bắn và được tìm thấy bên trong một chiếc xe.
Vụ sát hại xảy ra một ngày sau khi Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ bày tỏ tình đoàn kết và lên án vụ tấn công Đức Tổng Giám Mục Faustino Armendáriz Jiménez, tổng giám mục của bang miền bắc Durango.
Vào hôm Chúa Nhật, một người đàn ông 80 tuổi đã cố đâm Đức Cha Armendáriz trong nhà thờ chính tòa Durango. Vị Tổng giám mục thoát nạn mà không bị thương.
Hội Đồng Giám Mục cho biết trong một tuyên bố rằng các ngài lên án vụ giết Cha García và kêu gọi các nhà chức trách tìm ra những kẻ chịu trách nhiệm.
“Đó là một lời nhắc nhở đau đớn về tình hình nghiêm trọng mà chúng ta phải đối mặt với tư cách là một xã hội, trong đó sự hiện diện của tội phạm có tổ chức giết người không gớm tay, và hề bị luật pháp trừng phạt tiếp tục đe dọa tính mạng và sự an toàn của rất nhiều người”
Trung tâm Đa phương tiện Công Giáo cho biết trong tuyên bố rằng Cha García bị bắn khi đang lái xe gần Capacho trên bờ hồ Cuitzeo.
Source:AP
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Niềm đam mê truyền giáo: lòng nhiệt thành tông đồ của người tín hữu. Nhân chứng: Thánh Anrê Kim Tae-gon
Vũ Văn An
18:49 24/05/2023
Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, thứ Tư, ngày 24 tháng 5 năm 2023, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý nói về niềm đam mê rao giảng Tin mừng của ngài, nhấn mạnh tới chứng tá của Thánh Anrê Kim Tae-gon. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh công bố
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Trong loạt bài giáo lý mà chúng ta đang đảm nhiệm, chúng ta đặt mình vào trường học của một số vị thánh, là những chứng nhân gương mẫu, dạy chúng ta lòng nhiệt thành tông đồ. Chúng ta hãy nhớ chúng ta đang nói về lòng nhiệt thành tông đồ, đó là điều chúng ta phải có để loan báo Tin Mừng.
Hôm nay chúng ta sẽ tìm được một tấm gương tuyệt vời của một vị thánh đam mê truyền giáo ở một vùng đất xa xôi, đó là Giáo hội Hàn Quốc. Chúng ta hãy nhìn vào vị tử đạo Đại Hàn và là linh mục đầu tiên, Thánh Anrê Kim Tae-gon.
Nhưng, linh mục đầu tiên của Hàn Quốc: anh chị em có biết điều gì không? Việc truyền giáo của Hàn Quốc được thực hiện bởi giáo dân! Chính giáo dân đã được rửa tội đã truyền bá đức tin, không có linh mục, vì không có các ngài. Rồi, sau đó... nhưng việc truyền giáo đầu tiên được thực hiện bởi giáo dân. Liệu chúng ta có khả năng làm một điều gì đó như thế chăng? Hãy nghĩ về nó: thật đáng lưu ý. Và đây là một trong những linh mục đầu tiên, Thánh Anrê. Cuộc đời của ngài đã và vẫn là một bằng chứng hùng hồn về việc loan báo Tin Mừng, về lòng nhiệt thành đối với việc này.
Khoảng 200 năm trước, đất nước Đại Hàn là nơi xảy ra một cuộc bách hại rất khốc liệt: các Kitô hữu bị bách hại và tiêu diệt. Vào thời điểm đó, tin vào Chúa Giêsu Kitô ở Hàn Quốc có nghĩa là sẵn sàng làm chứng cho đến chết. Một cách chuyên biệt từ gương của Thánh Anrê Kim, chúng ta có thể rút ra hai khía cạnh cụ thể trong cuộc đời của ngài.
Đầu tiên là cách ngài quen gặp các tín hữu. Trước bối cảnh rất đáng sợ, thánh nhân buộc phải tiếp cận các Kitô hữu một cách kín đáo, vì luôn có sự hiện diện của nhiều người khác, như thể họ đã nói chuyện với nhau từ lâu. Rồi, để xác nhận danh tính Kitô hữu của người đối thoại với mình, Thánh Anrê sẽ thực hiện các phương thế sau đây: thứ nhất, có một dấu hiệu nhận biết đã được thống nhất trước đó: “Cha sẽ gặp Kitô hữu này và họ sẽ có dấu hiệu này trên trang phục hoặc trên tay của họ.” “Và sau đó, ngài sẽ bí mật đặt câu hỏi—nhưng tất cả những câu hỏi này đều là những câu hỏi thầm thĩ thôi, hỉ?—“Ông có phải là môn đệ của Chúa Giêsu không?” Vì những người khác đang theo dõi cuộc nói chuyện, nên thánh nhân phải nói nhỏ giọng, chỉ nói một vài chữ, những chữ thiết yếu nhất. Vì vậy, đối với Thánh Anrê Kim, cụm từ tóm tắt toàn bộ danh tính của Kitô hữu là “môn đệ của Chúa Kitô”. “Ông có phải là môn đệ của Chúa Kitô không?”—nhưng bằng một giọng nhẹ nhàng vì điều đó rất nguy hiểm. Người theo Kitô giáo bị cấm ở đó.
Thật vậy, làm môn đệ của Chúa có nghĩa là đi theo Người, đi theo con đường của Người. Và Kitô hữu tự bản chất là người rao giảng và làm chứng cho Chúa Giêsu. Mọi cộng đồng Kitô hữu đều nhận được căn tính này từ Chúa Thánh Thần, và toàn thể Giáo hội cũng vậy, kể từ ngày Lễ Hiện Xuống (x. Công đồng Vat. II, Sắc lệnh Ad gentes, 2). Chính từ Chúa Thánh Thần này mà chúng ta nhận được niềm đam mê, niềm đam mê rao giảng Tin Mừng, lòng nhiệt thành tông đồ lớn lao này; đó là quà tặng của Chúa Thánh Thần, Đấng ban tặng. Và ngay cả khi bối cảnh xung quanh không thuận lợi—như bối cảnh Hàn Quốc của Thánh Anrê Kim—thì quà tặng này cũng không thay đổi; ngược lại, nó càng trở nên có giá trị hơn. Thánh Anrê Kim và các tín hữu Đại Hàn khác đã chứng tỏ rằng việc làm chứng cho Tin Mừng trong thời gian bị bách hại có thể mang lại nhiều hoa trái cho đức tin.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét thí dụ cụ thể thứ hai. Khi còn là chủng sinh, thánh Anrê đã phải tìm cách lén lút đón các linh mục truyền giáo từ nước ngoài. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, vì chế độ thời đó nghiêm cấm tất cả người nước ngoài vào lãnh thổ. Đó là lý do tại sao, trước đây, rất khó tìm được một linh mục có thể đến làm công việc truyền giáo: giáo dân đảm nhận việc truyền giáo.
Anh chị em hãy nghĩ về những gì Thánh Anrê đã làm - một lần, ngài đi bộ trong tuyết, không ăn đã quá lâu đến nỗi ngài kiệt sức ngã xuống đất, có nguy cơ bất tỉnh và chết cóng. Lúc ấy, ngài bỗng nghe có tiếng nói: “Hãy đứng dậy, bước đi!” Nghe thấy giọng nói đó, Thánh Anrê sực tỉnh, thoáng thấy có gì đó giống như bóng ai đang hướng dẫn mình.
Kinh nghiệm này của vị chứng nhân vĩ đại Hàn Quốc làm cho chúng ta hiểu một khía cạnh rất quan trọng của lòng nhiệt thành tông đồ; cụ thể là can đảm đứng dậy khi ngã xuống.
Nhưng các thánh có sa ngã không? Có! Thật vậy, từ thời xa xưa nhất. Anh chị em hãy nghĩ tới Thánh Phêrô: ngài đã phạm một tội lỗi lớn phải không? Nhưng ngài đã tìm được sức mạnh trong lòng thương xót của Chúa và đứng dậy trở lại. Và nơi Thánh Anrê, chúng ta thấy sức mạnh này: ngài đã ngã quỵ về thể xác nhưng ngài có sức mạnh để đi, đi, đi để mang thông điệp tiến về phía trước.
Bất kể hoàn cảnh có thể khó khăn đến đâu – và thực sự, đôi khi dường như không còn chỗ cho sứ điệp Tin Mừng – chúng ta không được bỏ cuộc và không được từ bỏ việc theo đuổi điều thiết yếu trong đời sống Kitô hữu của chúng ta: đó là rao giảng Tin Mừng.
Đấy là con đường. Và mỗi người chúng ta có thể tự nghĩ: “Còn tôi thì sao, tôi có thể rao giảng Tin Mừng bằng cách nào?” Nhưng anh chị em nhìn vào những người vĩ đại này và xem xét sự nhỏ bé của mình, chúng ta xem xét sự nhỏ bé của chúng ta: truyền giáo trong gia đình, truyền giáo cho bạn bè, nói về Chúa Giêsu – nhưng nói về Chúa Giêsu và truyền giáo với một trái tim tràn đầy niềm vui, tràn đầy sức mạnh. Và điều này được ban cho bởi Chúa Thánh Thần. Chúng ta hãy chuẩn bị đón nhận Chúa Thánh Thần trong Lễ Hiện Xuống sắp tới, và xin Người ban ơn đó, ơn can đảm tông đồ, ơn rao giảng Tin Mừng, luôn mang sứ điệp của Chúa Giêsu tiến bước. Cảm ơn anh chị em.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh ngọn lửa Đức Chúa Thánh Thần
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:35 24/05/2023
Hình ảnh ngọn lửa Đức Chúa Thánh Thần
Hằng năm Giáo Hội Công Giáo mừng kính trọng thể lễ Đức Chúa Thánh Thẩn hiện xuống, 50 ngày sau lễ Chúa Giêsu Kitô phục sinh.
Lễ mừng kính này có tên là lễ Ngũ Tuần,và có liên quan đến truyền thống của Do Thái giáo. Người Do Thái mừng lễ Ngũ tuần, vào thời điểm 50 ngày sau tuần lễ Bánh không men hay còn gọi là lễ Vượt Qua -Passach-lễ mừng dân Do Thái ngày xưa được Thiên Chúa cứu thoát khỏi cảnh nô lệ bên Ai Cập trở về quê hương đất nước Do Thái.
Kinh Thánh thuật lại biến cố ngày mừng lễ Ngũ Tuần năm xưa ở Jerusalem thời Giáo hội thuở ban đầu sau khi Chúa Giêsu sống lại rồi từ gĩa trần gian trở về trời:
“ Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi,2 bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp.3 Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một.4 Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho.” ( CV 2,1-4).
Thánh Thần Thiên Chúa được gửi sai đến với các Tông Đồ, với con người trần gian, không hiện thân là một người như Chúa Giêsu Kitô, nhưng là một hình lưỡi lửa.
Hình lưỡi lửa Thánh Thần Thiên Chúa mang lại hiệu qủa gì cho đời sống đức tin tinh thần đạo giáo người tín hữu?
Lửa chiếu tỏa hình ảnh sự gì huyền nhiệm linh thiêng.
Lửa là hình ảnh linh thiêng trong nhiều nền văn hóa. Nước vọt lên từ lòng đất. Nhưng lửa tỏa chiếu xuống từ trời cao. Lửa là cái gì thần thiêng thánh đức. Và trong nhiều nền văn hóa lửa còn là một vị Thần.
Khi hàn xì sắt thép, người thợ không chỉ rửa sạch chỗ sắp hàn bằng nước cho sạch, nhưng còn dùng lửa đốt hơ nóng chỗ đó cho sạch những hết những rỉ xét hay chất sơn keo cũ còn đóng ăn sâu cho sạch và sau đó mới đem chì, thép hàn gắn lại.
Người thợ kim loại luyện thép, đúc làm vàng nữ trang cũng trôi luyện vàng kim qúy bằng lửa nóng cháy cao độ tách những gì không là vàng, là kim loại ra khỏi, để chỉ còn lại vàng, kim loại tinh ròng. Trong lò đốt rác chất độc, lửa cháy nóng cực độ làm tan biến rác chất độc, sau cùng chỉ còn lại tro bụi.
Sức mạnh của Lửa thiêu đốt cái gì cũ dơ bẩn và mang đến sự sống mới tinh ròng.
Chúng ta cầu xin lửa Ðức Chúa Thánh Thần đến cháy sáng trong ta. Thiêu đốt những gì làm cản trở đời sống như sự lo âu buồn phiền, sự sợ hãi, đắng cay, thất vọng, ý nghĩ điều xấu xa tội lỗi, ý nghĩ tự ty mặc cảm yếu hèn. Khi những cản trở này tan biến, đời sống trở nên sáng sủa, trái tim trở nên trong sạch chân thành vui tươi.
Ánh Lửa biểu tượng hình ảnh sức sống vươn lên
Nhìn vào một em bé bạn trẻ ta bắt gặp ánh mắt trong sáng như lửa chiếu tỏa ánh sáng. Ai đang lúc giận dữ cũng có ánh mắt đỏ ngầu bừng nóng như lửa cháy. Khi đức cố Thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị xuất hiện đến với con người, nhất là với Bạn Trẻ, một làn sóng tưng bừng bùng lên lan tỏa như ánh lửa từ ngài phát tỏa ra. Làn sóng ánh lửa linh thiêng đó, như đốt cháy bừng sáng tâm hồn các Bạn trẻ đang có mặt ở đó lúc ngài xuất hiện.
Chúng ta cầu xin lửa Ðức Chúa Thánh Thần xuống đánh thức khơi lên sức sống, đốt cháy khơi dậy lòng phấn khởi vui tươi. Nhất là những khi tâm hồn đời sống như „ trống rỗng hết năng lượng, hết sức lực“.
Nhiều người trong đời sống chỉ lo biết mở cửa lòng, mở sức lực ra bên ngoài, làm tiêu hao lửa nhiệt huyết đời sống, đến nỗi than hồng cũng dịu tắt lịm luôn, chỉ còn lại tro tàn sự thất vọng chán chường buông xuông. Họ đã quên gìn giữ bảo vệ lửa tâm hồn đời sống mình.
Lễ Ðức Chúa Thánh Thần muốn nhắn nhủ, trong tận thâm sâu trái tim tâm hồn đốm than hồng sự sống còn đó. Từ đốm than hồng đó ngọn lửa sức sống được thổi vươn bùng lên cho gân cốt thể xác lẫn tinh thần.
Lửa Ðức Chúa Thánh Thần khơi bừng dậy đốm than hồng nằm tận sâu thẳm trong tâm hồn, mà ta tưởng như đã tàn lụi tắt lịm rồi. Lửa Chúa Thánh Thần mang đến sự nồng ấm và niềm vui cho sức sống tâm hồn vươn lên cao.
Ngọn Lửa ẩn chứa biểu tượng hình ảnh tinh thần nối kết
Buổi tối ngày cắm trại Bạn Trẻ thường hay tự tập bên đống lửa vừa sưởi ấm, vừa ca hát kể chuyện và cũng tìm thời giờ thư giãn sau một ngày sinh hoạt mệt nhọc. Ánh lửa bập bùng chiếu tỏa ánh sáng hơi nóng từ những thanh củi cháy bốc cao một vùng trời. Tâm hồn Bạn Trẻ cũng nóng bừng niềm vui phấn khởi dâng cao theo. Giờ phút bên ánh lửa trại họ cảm thấy gần gũi nhau. Lửa phát tỏa ánh sáng thu hút và liên kết họ lại bên nhau.
Vào những ngày chuẩn bị đón mừng lễ Ðức Chúa Thánh Thần hiện xuống mọi tâm hồn tín hữu xin lửa Chúa Thánh Thần chiếu sáng tập họp mọi người vào trong Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô. Một Giáo hội tình yêu và cầu nguyện.
Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy đến thay đổi bộ mặt trái đất chúng con!
“Accende lumen sensibus,
infunde amorem cordibus,
infirma nostri corporis
virtute firmans perpeti.”( Thánh ca Veni creator Spiritus)
“Cầu xin Chúa Thánh Thần, nguồn thiêng ân ái từ nhân. Hun đốt tim con tình yêu lai láng, cho lòng thao thức bên Chúa luôn.”
Mừng lễ Đức Chúa Thánh Thần
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm Giáo Hội Công Giáo mừng kính trọng thể lễ Đức Chúa Thánh Thẩn hiện xuống, 50 ngày sau lễ Chúa Giêsu Kitô phục sinh.
Lễ mừng kính này có tên là lễ Ngũ Tuần,và có liên quan đến truyền thống của Do Thái giáo. Người Do Thái mừng lễ Ngũ tuần, vào thời điểm 50 ngày sau tuần lễ Bánh không men hay còn gọi là lễ Vượt Qua -Passach-lễ mừng dân Do Thái ngày xưa được Thiên Chúa cứu thoát khỏi cảnh nô lệ bên Ai Cập trở về quê hương đất nước Do Thái.
Kinh Thánh thuật lại biến cố ngày mừng lễ Ngũ Tuần năm xưa ở Jerusalem thời Giáo hội thuở ban đầu sau khi Chúa Giêsu sống lại rồi từ gĩa trần gian trở về trời:
“ Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi,2 bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp.3 Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một.4 Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho.” ( CV 2,1-4).
Thánh Thần Thiên Chúa được gửi sai đến với các Tông Đồ, với con người trần gian, không hiện thân là một người như Chúa Giêsu Kitô, nhưng là một hình lưỡi lửa.
Hình lưỡi lửa Thánh Thần Thiên Chúa mang lại hiệu qủa gì cho đời sống đức tin tinh thần đạo giáo người tín hữu?
Lửa chiếu tỏa hình ảnh sự gì huyền nhiệm linh thiêng.
Lửa là hình ảnh linh thiêng trong nhiều nền văn hóa. Nước vọt lên từ lòng đất. Nhưng lửa tỏa chiếu xuống từ trời cao. Lửa là cái gì thần thiêng thánh đức. Và trong nhiều nền văn hóa lửa còn là một vị Thần.
Khi hàn xì sắt thép, người thợ không chỉ rửa sạch chỗ sắp hàn bằng nước cho sạch, nhưng còn dùng lửa đốt hơ nóng chỗ đó cho sạch những hết những rỉ xét hay chất sơn keo cũ còn đóng ăn sâu cho sạch và sau đó mới đem chì, thép hàn gắn lại.
Người thợ kim loại luyện thép, đúc làm vàng nữ trang cũng trôi luyện vàng kim qúy bằng lửa nóng cháy cao độ tách những gì không là vàng, là kim loại ra khỏi, để chỉ còn lại vàng, kim loại tinh ròng. Trong lò đốt rác chất độc, lửa cháy nóng cực độ làm tan biến rác chất độc, sau cùng chỉ còn lại tro bụi.
Sức mạnh của Lửa thiêu đốt cái gì cũ dơ bẩn và mang đến sự sống mới tinh ròng.
Chúng ta cầu xin lửa Ðức Chúa Thánh Thần đến cháy sáng trong ta. Thiêu đốt những gì làm cản trở đời sống như sự lo âu buồn phiền, sự sợ hãi, đắng cay, thất vọng, ý nghĩ điều xấu xa tội lỗi, ý nghĩ tự ty mặc cảm yếu hèn. Khi những cản trở này tan biến, đời sống trở nên sáng sủa, trái tim trở nên trong sạch chân thành vui tươi.
Ánh Lửa biểu tượng hình ảnh sức sống vươn lên
Nhìn vào một em bé bạn trẻ ta bắt gặp ánh mắt trong sáng như lửa chiếu tỏa ánh sáng. Ai đang lúc giận dữ cũng có ánh mắt đỏ ngầu bừng nóng như lửa cháy. Khi đức cố Thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị xuất hiện đến với con người, nhất là với Bạn Trẻ, một làn sóng tưng bừng bùng lên lan tỏa như ánh lửa từ ngài phát tỏa ra. Làn sóng ánh lửa linh thiêng đó, như đốt cháy bừng sáng tâm hồn các Bạn trẻ đang có mặt ở đó lúc ngài xuất hiện.
Chúng ta cầu xin lửa Ðức Chúa Thánh Thần xuống đánh thức khơi lên sức sống, đốt cháy khơi dậy lòng phấn khởi vui tươi. Nhất là những khi tâm hồn đời sống như „ trống rỗng hết năng lượng, hết sức lực“.
Nhiều người trong đời sống chỉ lo biết mở cửa lòng, mở sức lực ra bên ngoài, làm tiêu hao lửa nhiệt huyết đời sống, đến nỗi than hồng cũng dịu tắt lịm luôn, chỉ còn lại tro tàn sự thất vọng chán chường buông xuông. Họ đã quên gìn giữ bảo vệ lửa tâm hồn đời sống mình.
Lễ Ðức Chúa Thánh Thần muốn nhắn nhủ, trong tận thâm sâu trái tim tâm hồn đốm than hồng sự sống còn đó. Từ đốm than hồng đó ngọn lửa sức sống được thổi vươn bùng lên cho gân cốt thể xác lẫn tinh thần.
Lửa Ðức Chúa Thánh Thần khơi bừng dậy đốm than hồng nằm tận sâu thẳm trong tâm hồn, mà ta tưởng như đã tàn lụi tắt lịm rồi. Lửa Chúa Thánh Thần mang đến sự nồng ấm và niềm vui cho sức sống tâm hồn vươn lên cao.
Ngọn Lửa ẩn chứa biểu tượng hình ảnh tinh thần nối kết
Buổi tối ngày cắm trại Bạn Trẻ thường hay tự tập bên đống lửa vừa sưởi ấm, vừa ca hát kể chuyện và cũng tìm thời giờ thư giãn sau một ngày sinh hoạt mệt nhọc. Ánh lửa bập bùng chiếu tỏa ánh sáng hơi nóng từ những thanh củi cháy bốc cao một vùng trời. Tâm hồn Bạn Trẻ cũng nóng bừng niềm vui phấn khởi dâng cao theo. Giờ phút bên ánh lửa trại họ cảm thấy gần gũi nhau. Lửa phát tỏa ánh sáng thu hút và liên kết họ lại bên nhau.
Vào những ngày chuẩn bị đón mừng lễ Ðức Chúa Thánh Thần hiện xuống mọi tâm hồn tín hữu xin lửa Chúa Thánh Thần chiếu sáng tập họp mọi người vào trong Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô. Một Giáo hội tình yêu và cầu nguyện.
Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy đến thay đổi bộ mặt trái đất chúng con!
“Accende lumen sensibus,
infunde amorem cordibus,
infirma nostri corporis
virtute firmans perpeti.”( Thánh ca Veni creator Spiritus)
“Cầu xin Chúa Thánh Thần, nguồn thiêng ân ái từ nhân. Hun đốt tim con tình yêu lai láng, cho lòng thao thức bên Chúa luôn.”
Mừng lễ Đức Chúa Thánh Thần
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
24 giờ nghẹt thở, Nga mất 40 hệ thống pháo. Máy bay Nga, Mỹ chạm trán. NATO quyết trao F16 cho Kyiv
VietCatholic Media
03:05 24/05/2023
1. Nhận định về việc Nga mất 40 hệ thống pháo trong một ngày
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses 40 Artillery Systems in One Day: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết Nga mất 40 hệ thống pháo trong một ngày.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Lực lượng Nga đã mất 40 hệ thống pháo trong 24 giờ qua, quân đội Ukraine cho biết vào chiều thứ Ba.
Kể từ ngày 17 tháng 5, Mạc Tư Khoa đã mất gần 170 hệ thống pháo, theo số liệu cập nhật do Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine công bố hôm thứ Ba.
Hôm thứ Hai, Bộ Tổng tham mưu cho biết 20 hệ thống pháo binh của Nga đã bị phá hủy, với 29 thiệt hại được ghi nhận theo thống kê của Kyiv, được công bố vào Chúa Nhật. Điều này đưa tổng thiệt hại về pháo binh của Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện lên tới 3.318, trên tổng số do Bộ Tổng tham mưu Ukraine báo cáo.
Pháo binh và nguồn cung cấp của nó đã đóng một vai trò quan trọng trong các nỗ lực chiến tranh của cả 2 bên kể từ khi xung đột bùng nổ vào tháng 2 năm 2022.
“Cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành cuộc chiến bằng pháo binh”, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ cho biết hồi Tháng Giêng năm nay. Ukraine thường xuyên yêu cầu cung cấp pháo binh từ những người ủng hộ phương Tây.
Hoa Kỳ đã ưu tiên cung cấp pháo binh trong các đợt viện trợ quân sự của mình, bao gồm cả gói được hứa hẹn gần đây nhất do Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Lloyd Austin, công bố vào hôm Chúa Nhật. Bộ Quốc phòng cho biết trong một thông cáo báo chí rằng Hoa Kỳ sẽ cung cấp thêm đạn dược cho HIMARS - hay Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao - mà họ đã gửi tới Ukraine, cũng như nhiều loại đạn pháo 155ly và 105ly.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết tính đến ngày 21/5, Mỹ đã cung cấp hơn 160 khẩu pháo 155ly cũng như 72 khẩu 105ly và 38 HIMARS, cùng với hàng trăm hệ thống súng cối.
Vào ngày 8 tháng 4, Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, một cơ quan cố vấn của Hoa Kỳ, cho biết các lực lượng Nga đang sử dụng pháo binh để “bù đắp khả năng tấn công đã xuống cấp của họ”.
ISW cho biết các chiến binh của Mạc Tư Khoa “vẫn phụ thuộc nhiều vào pháo binh để bù đắp những thiếu sót chính” của lực lượng họ ở các khu vực khác.
Quân đội của Điện Cẩm Linh sử dụng hàng loạt pháo binh để “san bằng các khu định cư trước khi chiếm giữ chúng”, ISW cho biết, bù đắp cho những thất bại như thiếu lực lượng không quân và kỹ năng tấn công kém.
Cũng trong ngày thứ Ba, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine, Hanna Maliar, cho biết “số lượng các vụ pháo kích luôn ở mức cao” tại thành phố Bakhmut đang bị tranh chấp ác liệt của Ukraine. Lực lượng lính đánh thuê Wagner và Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã chiếm được khu định cư bị san bằng, nhưng Kyiv khẳng định giao tranh vẫn đang tiếp diễn.
“Chúng tôi có những bước tiến ở sườn phía bắc và phía nam của Bakhmut,” Maliar cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng giao tranh vẫn đang tiếp diễn ở các khu vực ngoại ô của thành phố.
Hôm thứ Ba, Bộ Quốc phòng Nga đã lặp lại tuyên bố khẳng định việc chiếm được Bakhmut, nói rằng Kyiv đã “chịu thất bại ở thành phố Artemovsk,” ám chỉ khu định cư có tên thời Liên Xô.
2. NATO cho biết đào tạo phi công Ukraine trên F-16 không thể khiến họ trở thành một bên trong cuộc xung đột
Tổng thư ký của liên minh Jens Stoltenberg cho biết việc hỗ trợ Ukraine bằng cách đào tạo phi công lái máy bay chiến đấu F-16 “không thể khiến NATO và các đồng minh của NATO trở thành một bên trong cuộc xung đột”.
Phát biểu với các phóng viên tại Brussels trước cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng Liên Hiệp Âu Châu, người đứng đầu liên minh hoan nghênh quyết định của một số đồng minh NATO bắt đầu đào tạo phi công Ukraine trên máy bay chiến đấu F16.
“Đây là một bước quan trọng, một phần sẽ cho phép chúng ta giao máy bay chiến đấu ở một số giai đoạn nhưng cũng gửi một tín hiệu rất rõ ràng rằng chúng ta sẽ ở đó lâu dài và Nga không thể chờ đợi chúng ta nản chí,” ông nói.
Stoltenberg nói tiếp rằng “quyền tự vệ được ghi trong hiến chương Liên Hiệp Quốc. Chúng ta giúp Ukraine duy trì quyền đó. Đó là quyền của chúng ta giúp họ bảo vệ luật pháp Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, chống chiến tranh xâm lược. Điều đó không khiến NATO và các đồng minh NATO tham gia vào cuộc xung đột, nhưng chúng ta đang hỗ trợ Ukraine tự vệ trước một cuộc chiến tranh xâm lược, một cuộc xâm lược tàn bạo của Putin.”
Tổng thống Joe Biden đã thông báo với các nhà lãnh đạo G7 hôm thứ Sáu rằng Hoa Kỳ ủng hộ nỗ lực chung với các đồng minh và đối tác để đào tạo phi công Ukraine trên máy bay thế hệ thứ tư, bao gồm cả F-16, một quan chức chính quyền cấp cao nói với CNN.
Sau khi Biden ủng hộ đào tạo phi công Ukraine lái máy bay F-16, Thứ trưởng Ngoại giao Nga đã cảnh báo các nước phương Tây về “rủi ro to lớn” nếu Ukraine được cung cấp máy bay chiến đấu F-16, hãng truyền thông nhà nước Nga TASS đưa tin hôm thứ Bảy.
“ Trong mọi trường hợp, điều này sẽ được tính đến trong tất cả các kế hoạch của chúng tôi và chúng tôi có tất cả các phương tiện cần thiết để đạt được các mục tiêu đã đề ra,” Alexander Grushko nói.
3. Một phần của Bakhmut vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine, quan chức an ninh quốc gia hàng đầu nói
Một phần của thành phố Bakhmut vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine, cố vấn an ninh quốc gia của nước này Oleksiy Danilov nói với CNN hôm thứ Ba.
“Nếu người Nga tin rằng họ đã chiếm được Bakhmut, tôi có thể nói rằng điều đó không đúng. Tính đến ngày hôm nay, một phần của Bakhmut vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chúng tôi,” Danilov nói với Phóng viên quốc tế cấp cao của CNN Frederik Pleitgen trong một cuộc phỏng vấn độc quyền hôm thứ Ba. “Tôi không thể nói tất cả, nhưng một phần của Bakhmut vẫn đang nằm dưới sự kiểm soát của chúng tôi.”
Danilov tiếp tục bảo vệ quyết định của Kyiv là giữ thành phố càng lâu càng tốt.
“Khi nói đến Bakhmut, đây là những quyết định được đưa ra ở cấp độ chiến lược. Công tác phòng thủ liên tục được kiểm soát tại các cuộc họp của Bộ Tổng tư lệnh. Chúng tôi hiểu lý do tại sao chúng tôi làm điều đó. Ở hướng Bakhmut, một số lượng lớn binh lính Nga đã thiệt mạng, không chỉ quân Wagner, mà cả lực lượng đặc nhiệm, lính dù và đại diện của các nhánh khác của quân đội Nga. Một lượng lớn thiết bị đã bị phá hủy, và họ đã sử dụng một lượng lớn đạn dược ở đó.”
“Đó là chiến dịch phòng thủ chiến lược của chúng tôi, đã thành công đối với chúng tôi, vì chúng tôi đã nắm giữ lãnh thổ trong 10 tháng, nơi chúng tôi tiêu diệt quân xâm lược hàng ngày,” ông nói thêm. “Họ không thể chiếm Bakhmut trong 10 tháng. Họ có thể khoe khoang về điều gì?”
Trùm Wagner, Yevgeny Prigozhin, tuyên bố vào cuối tuần qua rằng quân đội của ông đã chiếm được “tất cả các vùng lãnh thổ mà chúng tôi đã hứa sẽ chiếm được, đến từng cm vuông cuối cùng”. Tuy nhiên, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các lực lượng Ukraine vẫn giữ được “một phần thành phố”
Về thời điểm phản công được chờ đợi từ lâu của Ukraine, Danilov cho biết Tổng thống Volodymyr Zelenskiy sẽ có tiếng nói cuối cùng.
“Chúng tôi đang làm việc theo kế hoạch của mình, chúng tôi có kế hoạch. Chúng tôi nhận thức rõ ràng khi nào, ở đâu, như thế nào và những gì nên bắt đầu,” ông nói. “Quyết định cuối cùng tùy thuộc vào Tổng thống, và cuộc họp của Bộ Tổng Tham Mưu.”
Ông kết luận: “Khi quyết định được đưa ra, Nga chắc chắn sẽ cảm nhận được điều đó.”
4. Nga cho biết máy bay phản lực của họ đã chặn 2 máy bay của Không quân Hoa Kỳ ở Biển Baltic
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Ba cho biết hai máy bay của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã bị các máy bay phản lực của Nga chặn ở Biển Baltic gần biên giới Nga.
Trong khi đó, Ngũ Giác Đài đã hạ thấp mức độ nghiêm trọng của vụ việc và cho rằng đây là một “sự tương tác an toàn và chuyên nghiệp”.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết:
“Vào ngày 23 tháng 5 năm 2023, cơ quan kiểm soát không phận của Nga trên Biển Baltic đã phát hiện hai mục tiêu trên không tiếp cận Biên giới Nhà nước của Liên bang Nga”
“Để ngăn chặn vi phạm biên giới quốc gia của Liên bang Nga, một máy bay chiến đấu Su-27 của lực lượng phòng không Hạm đội Baltic đã được phóng lên không trung. Phi hành đoàn của máy bay chiến đấu Nga đã phân loại các mục tiêu trên không là hai máy bay ném bom chiến lược B-1B của Không quân Hoa Kỳ và việc nhanh chóng chiếm lĩnh vùng giám sát trên không đã được thực hiện.”
Bộ Quốc phòng Nga cho biết hoạt động này được thực hiện “tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc quốc tế về sử dụng không phận”.
Ngũ Giác Đài xác nhận rằng có một “sự tương tác” giữa hai máy bay ném bom B-1 của họ và các máy bay phản lực của Nga.
“Tôi hiểu rằng đó là một sự tương tác an toàn và chuyên nghiệp với máy bay Nga. Vì vậy, không có gì đáng kể để báo cáo về chuyện này,” Thư ký Báo chí Ngũ Giác Đài Không quân Brig. Tướng Pat Ryder cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba.
5. Tuyên truyền viên của Putin gợi ý các cuộc tấn công khủng bố chống lại phương Tây nhằm ngăn cản viện trợ cho Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Propagandist Floats Terrorist Attacks Against West Over Ukraine Aid”, nghĩa là “Tuyên truyền viên của Putin gợi ý các cuộc tấn công khủng bố chống lại phương Tây nhằm ngăn cản viện trợ cho Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một nhà phân tích truyền hình nhà nước Nga kêu gọi tấn công khủng bố chống lại phương Tây vì họ ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
Nhiều quốc gia phương Tây, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã cung cấp cho Ukraine hàng tỷ đô la viện trợ và vũ khí để giúp nước này đẩy lùi cuộc xâm lược của Nga theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin vào tháng 2 năm 2022, mà các nhà phê bình cho là vô cớ và phi lý. Viện trợ quân sự của phương Tây được tường trình đã giúp các lực lượng Ukraine lật ngược tình thế của cuộc chiến, cho phép họ tiến hành các cuộc phản công để giành lại lãnh thổ bị tạm chiếm và ngăn chặn Nga đạt được những thành tựu đáng kể.
Tuy nhiên, sự hỗ trợ này đã vấp phải sự lên án từ Mạc Tư Khoa khi các nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh cho rằng phương Tây đã vượt quá ranh giới bằng cách cung cấp cho Ukraine vũ khí mạnh mẽ, đặc biệt là những vũ khí cho phép quân đội của họ tiến hành các cuộc tấn công sâu bên trong Nga. Sự hỗ trợ đã thúc đẩy các mối đe dọa từ các nhà lãnh đạo và nhà phân tích Nga.
Mối đe dọa mới nhất đến từ nhà phân tích Igor Shishkin, giám đốc Viện các nước cựu Liên Xô, là người đã nói trong một lần xuất hiện trên truyền hình nhà nước Nga rằng “máu nên đổ” ở phương Tây vì sự ủng hộ của họ đối với Ukraine. Video về nhận xét của ông đã được dịch và đăng lên Twitter bởi nhà báo Julia Davis.
Shishkin cáo buộc phương Tây trở nên “trơ trẽn” hơn khi cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí mạnh hơn so với gói viện trợ ban đầu vì không có “sự trả đũa” nào từ phía Nga.
“Sức mạnh và nỗi sợ hãi là những thứ duy nhất hoạt động. Họ sẽ không dừng lại cho đến khi họ cảm thấy sợ hãi. Do đó, có hai lựa chọn,” ông ta nói. “Hoặc là hoàn thành thắng lợi chiến dịch quân sự đặc biệt. Nhưng nếu điều đó không thể thực hiện được ngay bây giờ vì một lý do nào đó, thì những kẻ tiếp sức cho Kiev phải bắt đầu chịu tổn thất ngay bây giờ.” Người Nga gọi thủ đô Ukraine là Kiev trong khi chính người Ukraine gọi là Kyiv.
Ông nói tiếp: “Nếu Pháp cung cấp vũ khí giết người Nga, máu sẽ đổ trên đường phố Pháp. Nếu Đức gửi xe tăng giết lính Nga, máu sẽ chảy trên đường phố Đức.”
Shishkin cho biết các cuộc tấn công này nên được tiến hành thông qua “các lực lượng ủy nhiệm”, gợi ý rằng một “chiến binh chống lại chủ nghĩa thực dân” có thể tiến hành các cuộc tấn công này thay mặt cho Mạc Tư Khoa mà không nêu tên bất kỳ tổ chức khủng bố cụ thể nào.
Ông chỉ nhận được phản hồi từ một nhà phân tích khác, Dmitry Lekuh, người thay vào đó đề nghị Nga nên tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân chống lại phương Tây như một hình thức trừng phạt khác.
“Nếu chúng ta tham gia vào những hành động này, chúng ta sẽ không tấn công giới tinh hoa. Nếu chúng ta trở thành một quốc gia khủng bố, điều đó sẽ có hại cho chúng ta chứ không phải cho họ. Nếu đột nhiên chúng ta cảm thấy mình giống như một quốc gia khủng bố, tôi thà đánh bom hạt nhân vào London,” ông nói.
Newsweek đã liên hệ qua email tới Bộ Ngoại giao Nga để bình luận.
Những người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga đã đưa ra một số lời đe dọa hoặc kêu gọi bạo lực chống lại phương Tây kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Luận điệu được sử dụng trên truyền hình nhà nước thường đi xa hơn so với luận điệu của các quan chức Nga, những người đã đưa ra những tín hiệu lẫn lộn về việc liệu họ có ủng hộ các hành động chống lại phương Tây hay không. Tuy nhiên, những phương tiện truyền thông này được coi là đi theo đường lối của Điện Cẩm Linh, vì nhà cầm quyền Nga đã đàn áp tất cả những người bất đồng chính kiến trong chiến tranh.
6. Nguyên soái không quân đã nghỉ hưu nhận định Nga sẽ phải 'lo lắng' về F-16 vì hai lý do
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Will Be 'Nervous' Over F-16s for Two Reasons: Retired Air Marshal”, nghĩa là “Nguyên soái không quân đã nghỉ hưu nhận định Nga sẽ phải 'lo lắng' về F-16 vì hai lý do.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Theo một cựu Thống chế Không quân Anh, Nga có lẽ “đã lo lắng” về khả năng tầm xa mới của Kyiv, đây có thể là một trong hai lợi ích chính của việc Ukraine có máy bay chiến đấu F-16.
Ukraine từ lâu đã kêu gọi các máy bay chiến đấu do phương Tây sản xuất từ những người ủng hộ quốc tế. Việc cung cấp máy bay phản lực F-16 cũng được đưa ra như một nghị trình hàng đầu và là trung tâm của một loạt các cuộc họp tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima vào cuối tuần.
Các máy bay chiến đấu do phương Tây sản xuất sẽ giúp nâng cấp đáng kể năng lực không quân của Ukraine. Quân đội Kyiv hiện đang vận hành các loại máy bay như máy bay chiến đấu hai động cơ MiG-29, và họ đã nhận được những chiếc máy bay phản lực thời Liên Xô này từ các quốc gia như Ba Lan và Slovakia. Tuy nhiên, việc trang bị cho lực lượng không quân Ukraine những máy bay phản lực nhanh hơn do phương Tây sản xuất trước đây đã bị coi là không thể bàn cãi.
Nhưng Tổng thống Joe Biden cho biết trong hội nghị thượng đỉnh ở Nhật Bản rằng Hoa Kỳ đang “khởi động một số nỗ lực chung mới với các đối tác của chúng tôi để đào tạo phi công Ukraine trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư như F-16.” Các quốc gia như Vương quốc Anh đã cam kết đào tạo quân nhân Ukraine về các máy bay chiến đấu tiên tiến của phương Tây.
Hôm thứ Bảy, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan nói rằng khi khóa huấn luyện diễn ra “trong những tháng tới, chúng tôi sẽ làm việc với các đồng minh của mình để xác định thời điểm máy bay sẽ được chuyển giao, ai sẽ giao và số lượng chúng”.
“Khi các phi công của chúng tôi biết về F-16 và khi những chiếc máy bay này xuất hiện trên bầu trời của chúng tôi, điều đó sẽ không chỉ quan trọng đối với Ukraine,” Zelenskiy nói trong một bài phát biểu tại Hiroshima. “Đây sẽ là một thời khắc lịch sử đối với toàn bộ cấu trúc an ninh ở Âu Châu và thế giới.”
Theo cựu chỉ huy cấp cao của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh và Thống chế Không quân Greg Bagwell, lợi ích của F-16 đối với Ukraine là gấp đôi. Ông nói với Newsweek rằng máy bay hiện đại hơn có “lợi ích chiến thuật” được trang bị hệ thống điện tử hàng không ưu việt, nhưng chúng cũng có thể đi kèm với các hệ thống vũ khí nâng cao.
Bagwell lập luận: “Giả sử rằng chúng được cung cấp cùng với máy bay, thì nó cũng mang đến một bộ hệ thống vũ khí hoàn toàn mới mà chúng có thể tích hợp và sử dụng, nhiều thứ trong số đó tinh vi hơn và có tầm bắn xa hơn những hệ thống mà người Ukraine đã có”.
Ngày 11 tháng 5, Bộ Quốc phòng Anh xác nhận đã gửi một số lượng hỏa tiễn hành trình tầm xa Storm Shadow không nói rõ là bao nhiêu tới Ukraine, trang bị cho quân đội Kyiv những hỏa tiễn tầm xa nhất cho đến nay. Đề cập đến những khả năng mới này, Bộ trưởng Quốc phòng Vương Quốc Anh Ben Wallace nhận định tầm hoạt động xa hơn của các lực lượng vũ trang Ukraine “sẽ thay đổi cách Nga có thể bố trí và chiến đấu bên trong Ukraine”.
Theo David Jordan, đồng giám đốc Viện Hàng không và Vũ trụ Freeman tại Đại học King's College London, Vương quốc Anh, những chiếc F-16 mà Ukraine nhận được có thể sẽ mang nhiều loại vũ khí không đối đất. AIM-120, hỏa tiễn không đối không tầm trung hoặc Đạn tấn công trực tiếp chung (JDAM) tầm mở rộng, cũng như hỏa tiễn chống bức xạ không đối đất AGM-88 HARM.
Tuy nhiên, các máy bay chiến đấu đa năng một động cơ, với tất cả các ưu điểm của chúng, cũng gây ra những vấn đề cho lực lượng không quân Ukraine. Việc đào tạo về F-16 cho tất cả các nhân viên tham gia cần có thời gian và phải đối mặt với một loạt các cân nhắc về hậu cần và bảo trì. Trong một tuyên bố được đăng lên Telegram vào sáng thứ Hai bởi Đại sứ quán Nga tại Hoa Kỳ, Đại sứ Mạc Tư Khoa tại Washington, Anatoly Antonov, cho biết “không có cơ sở hạ tầng cho việc sử dụng F-16 ở Ukraine, và không có số lượng phi công và nhân viên bảo trì cần thiết.”
Tuy nhiên, các chuyên gia lập luận rằng bất chấp sự cân nhắc này, việc cung cấp F-16 cho Ukraine là một cam kết dài hạn cần thiết để bảo vệ đất nước trong tương lai.
Bất chấp hàng loạt rào cản, “về lâu dài, nó sẽ xứng đáng,” Bagwell nói. “Nga sẽ lo lắng về những thay đổi đang diễn ra và ý nghĩa của nó đối với cách họ có thể chiến đấu.”
Ông cũng cho biết Ukraine sẽ sử dụng học thuyết quân sự phương Tây được thiết kế để chống lại Nga.
Bagwell cho biết việc cung cấp F-16 không phải là sự bảo đảm mặc nhiên cho việc Ukraine chiến thắng trong cuộc chiến. Tuy nhiên, Nga sẽ không còn có thể hoạt động như trước đây, buộc Mạc Tư Khoa phải thay đổi tính toán của mình và kết thúc bằng “việc lùi lại”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận qua email.
7. Nhóm Nga chống Putin nói tấn công Belgorod là một phần trong mục tiêu giải phóng nước Nga
Một nhóm người Nga chống Putin, tuyên bố đã vượt qua biên giới từ Ukraine và tấn công vùng Belgorod của Nga, cho biết mục tiêu của họ là “giải phóng hoàn toàn nước Nga”.
Quân đoàn Tự do cho Nga đã gọi cuộc tấn công ở khu vực Belgorod là “hoạt động gìn giữ hòa bình” trên Telegram hôm thứ Ba. Họ cho biết mục tiêu là tạo ra một “khu phi quân sự giữa Nga và Ukraine, để tiêu diệt các lực lượng an ninh phục vụ chế độ Putin và chứng minh cho người dân Nga thấy rằng có thể tạo ra các nhóm kháng chiến và chiến đấu chống lại chế độ Putin thành công..”
Quân đoàn Tự do, liên minh với quân đội Ukraine, cũng tuyên bố họ đã tiêu diệt một đại đội súng trường cơ giới của Quân đội Nga hôm thứ Ba, phá hủy các phương tiện bọc thép.
Quân đoàn Tình nguyện Nga, gọi tắt là RDK, một nhóm người Nga chống Putin thứ hai cũng tuyên bố đã tham gia vào các cuộc tấn công xuyên biên giới, đã đăng video lên Telegram vào thứ Ba cho thấy các chiến binh của họ ở bên trong khu vực Belgorod.
8. Thống đốc khu vực cho biết hoạt động chống khủng bố ở Belgorod đã kết thúc
Theo thống đốc khu vực Vyacheslav Gladkov, hoạt động chống khủng bố ở khu vực biên giới Belgorod của Nga đã kết thúc.
Gladkov cho biết trên Telegram hôm thứ Ba: “Quyết định đã được đưa ra nhằm hủy bỏ chế độ pháp lý của hoạt động chống khủng bố trên lãnh thổ của vùng Belgorod.
Trước đó, thống đốc Belgorod cho biết không có cuộc xâm nhập mới nào của các chiến binh vượt biên giới Ukraine vào quận Borisovsky của vùng Belgorod.
“Các báo cáo đến từ quận Borisovsky: làng Bogun-Gorodok, trang trại Lozovaya Rudka và làng Tsapovka. Theo thông tin của chúng tôi, đã có các cuộc pháo kích từ Lực lượng Vũ trang Ukraine, đã có các cuộc tấn công,” ông nói trên Telegram.
“Thật không may, chúng tôi bị thiệt hại. Một thường dân từ Kozinka đã chết dưới tay Lực lượng Vũ trang Ukraine,” Gladkov cho biết trên Telegram hôm thứ Ba. “Xin gửi lời chia buồn chân thành nhất tới tất cả gia đình và bạn bè. Tôi biết rằng vợ anh ấy đang ở trong bệnh viện của chúng tôi với những vết thương.”
Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết các chiến binh vượt biên từ Ukraine vào khu vực Belgorod phía tây của Nga hôm thứ Hai đã bị đẩy lùi vào lãnh thổ Ukraine.
Hôm thứ Hai, một nhóm công dân Nga chống Putin – những người có liên kết với quân đội Ukraine – đã nhận trách nhiệm về một cuộc tấn công ở khu vực Belgorod phía tây nam của Nga.
Trong một bài đăng trên Telegram, các nhóm tự gọi mình là “Quân đoàn Tự do cho nước Nga” và “Quân đoàn tình nguyện Nga” cho biết họ đã “giải phóng” một khu định cư ở vùng Belgorod, giáp Ukraine.
9. Thống đốc nói thiết bị nổ làm hỏng xe ở vùng Belgorod của Nga
Thống đốc khu vực Vyacheslav Gladkov cho biết một thiết bị nổ rơi từ máy bay không người lái đã làm hỏng một chiếc xe hơi ở vùng Belgorod của Nga vào cuối ngày thứ Ba.
Gladkov cho biết: “Ở Belgorod, một thiết bị nổ đã được thả xuống đường từ một máy bay không người lái. Theo thông tin ban đầu, không có thương vong. Có thiệt hại cho chiếc xe. Các dịch vụ khẩn cấp đang hoạt động ngay tại chỗ.”
10. Cựu giám đốc tình báo Ukraine nói nhà sản xuất hỏa tiễn Kinzhal đã 'lừa dối' Putin
Đại Tướng Valerii Zaluzhny, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Ukraine, cho biết trong đêm 15 rạng sáng 16 Tháng Năm, Nga đã tấn công từ ba góc độ bằng cách sử dụng hỏa tiễn trên không, trên biển và trên đất liền. Tất cả 18 hỏa tiễn Nga bắn vào Thủ đô Kyiv đều bị bắn hạ. Sỉ nhục lớn nhất đối với Putin là trong số 18 hỏa tiễn này có 6 hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal được Putin khoe khoang là không thể đánh bại vì nó bay ở tốc độ hơn 10 lần tốc độ âm thanh.
Trước sỉ nhục này, Putin ra lệnh truy tố tất cả các nhà khoa học phát triển hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal. Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Kinzhal Missile Makers 'Deceived' Putin, Says Ukrainian Ex-Intel Chief”, nghĩa là “Cựu giám đốc tình báo Ukraine nói nhà sản xuất hỏa tiễn Kinzhal đã 'lừa dối' Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Theo cựu giám đốc cơ quan tình báo nước ngoài của Ukraine, các nhà phát triển chương trình hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal, nghĩa là “Dao găm”, của Nga đã “lừa dối” Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Mykola Malomuzh, người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài của Ukraine cho đến năm 2010, nói với truyền thông Ukraine rằng các nhà phát triển đã quảng cáo hỏa tiễn này như một “siêu vũ khí”, nhưng hiệu quả của nó đã không đáp ứng được sự cường điệu này. Khả năng của nó cũng đã bị các nhà phân tích phương Tây nghi ngờ.
Điều này xảy ra sau khi Điện Cẩm Linh cho biết các nhà khoa học làm việc trong quá trình phát triển hệ thống hỏa tiễn Kinzhal đã bị bắt và sẽ phải đối mặt với “những cáo buộc rất nghiêm trọng” nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin.
Trong một bức thư ngỏ được công bố trực tuyến, các đồng nghiệp của Anatoly Maslov, Alexander Shiplyuk và Valery Zvegintsev đã phản đối việc bắt giữ “ba nhà khoa học khí động học xuất sắc”.
Bức thư từ các thành viên của Viện Cơ học Lý thuyết và Ứng dụng Khristianovich ở Siberia tại thành phố Novosibirsk cho biết ba người đàn ông đã bị bắt ngay cả trước khi Ukraine bắn hạ các hỏa tiễn Kinzhal vì bị nghi ngờ phản quốc. Shiplyuk bị bắt vào tháng 8 năm 2022 và Maslov bị chính quyền Nga giam giữ vào tháng 6, theo truyền thông nhà nước Nga.
Vụ bắt giữ Zvegintsev không được báo cáo trước đó, nhưng diễn ra vào ngày 7 tháng 4, theo Reuters, trích dẫn phương tiện truyền thông địa phương.
Nhà vật lý người Nga Dmitry Kolker, một nhà khoa học khác từ Novosibirsk, người đã bị bắt ở Siberia vào mùa hè năm ngoái vì tội phản quốc, được cho là đã chết vì bệnh ung thư giai đoạn cuối ở Mạc Tư Khoa sau khi được cơ quan an ninh Nga chuyển trại.
“Cả xã hội bị sốc và phẫn nộ” trước cái chết của ông, bức thư ngỏ viết.
Hệ thống hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal được Putin ca ngợi là “bất khả chiến bại trên thế giới”. Nga cho biết hỏa tiễn phóng từ trên không, còn được NATO định danh là “Killjoy”, có thể tăng tốc gấp 10 lần tốc độ âm thanh và có tầm bắn vượt quá 2.000 km, tương đương 1.250 dặm. Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây đã đặt câu hỏi về khả năng của Kinzhal và tên gọi của nó như một loại vũ khí siêu thanh.
Tuần trước, quân đội Ukraine cho biết họ đã bắn hạ thành công 6 chiếc Kinzhal được bắn trong một cuộc tấn công qua đêm. Kyiv trước đó cho biết họ đã đánh chặn một chiếc Kinzhal bằng cách sử dụng hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất, nhưng Nga phủ nhận.
Malomuzh cho biết các nhà khoa học đã bị bắt sau khi một cuộc tấn công bằng Kinzhal không gây ra thiệt hại như dự kiến.
Các nhà phát triển Kinzhal đã “xác định rõ ràng” Kinzhal là một “siêu vũ khí không tồn tại”, Malomuzh cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Hai, đồng thời nói thêm rằng họ “thực sự đã lừa dối Putin”.
Các báo cáo về các cuộc tấn công Kinzhal bị chặn lại cho thấy các cuộc tấn công “đã kết thúc trong thất bại hoàn toàn,” Malomuzh nói với hãng tin TSN của Ukraine. “Vì vậy, số phận của những nhà phát triển hỏa tiễn siêu thanh này cũng sẽ kết thúc trong sự thất bại hoàn toàn, bởi vì họ đã làm suy yếu cơ sở chiến lược về khả năng chiến đấu của Nga,” ông Malomuzh nói thêm.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga và Viện Khristianovich để nhận xét qua email.
Trong bức thư ngỏ, đồng nghiệp của ba nhà khoa học cho biết họ “biết mỗi người trong số họ là một người yêu nước và một người tử tế, những người không có khả năng làm những gì mà cơ quan điều tra nghi ngờ họ”.
“Chúng tôi không chỉ lo sợ cho số phận của các đồng nghiệp của mình,” bức thư ngỏ tiếp tục. “Chúng tôi chỉ không hiểu làm thế nào để tiếp tục làm công việc của mình.”
Kinzhal đã được Putin tiết lộ vào năm 2018 như một phần của gói vũ khí tiên tiến và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết vào tháng 8 năm 2022 rằng hỏa tiễn này đã thể hiện “những đặc điểm tuyệt vời” của nó ở Ukraine.
Chuyên gia quân sự David Hambling trước đây đã nói với Newsweek rằng một hỏa tiễn siêu thanh thực sự sẽ rất khó bị hệ thống phòng không đánh chặn, nhưng nhấn mạnh rằng “tất cả các dấu hiệu cho thấy Kinzhal chỉ đơn giản là một hỏa tiễn đạn đạo phóng từ trên không” với khả năng điều chỉnh hướng đi rất hạn chế.
Giao tranh ác liệt ở Bakhmut, trực thăng Nga bị bắn rớt. Ukraine chắc chắn có F-16, Nga dọa hạt nhân
VietCatholic Media
15:58 24/05/2023
1. Giao tranh ác liệt ở ngoại ô Bakhmut. Trực thăng yểm trợ cho quân Nga bị bắn rớt
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư 24 tháng Năm, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các lực lượng Nga đang tập trung nỗ lực chính vào các hướng Kupiansk, Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Maryinka, là những nơi đã diễn ra 26 cuộc giao tranh trong 24 giờ qua.
Thứ trưởng Hanna Maliar đặc biệt lưu ý rằng, trong ngày qua, quân Nga đã pháo kích tàn bạo vào khu vực Zaporizhzhia đến 102 lần. 23 khu định cư ở vùng Zaporizhzhia đã bị ảnh hưởng.
“Đối phương đã tiến hành 102 cuộc tấn công trong ngày qua: ba cuộc không kích, bảy cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và 92 cuộc tấn công bằng pháo,” cô nói.
23 khu định cư đã bị đối phương tấn công thuộc về các quận Polohy và Vasylivka, tiêu biểu như Huliaipole, Orikhiv, Mala Tokmachka, Charivne, Stepove, Zaliznychne, và những nơi khác.
Đáp lại, các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh Ukraine đã đánh trúng 3 sở chỉ huy quân xâm lược, 4 cụm vũ khí và khí tài quân sự, một kho đạn dược, 2 đơn vị pháo binh đang ở vị trí khai hỏa và 3 mục tiêu quan trọng khác.
Lực lượng Không quân Ukraine đã tiến hành 15 cuộc tấn công vào các khu vực có binh sĩ và thiết bị quân sự của đối phương, trong đó có 3 cuộc tấn công nhằm vào các hệ thống hỏa tiễn phòng không.
Trong 24 giờ qua, 400 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 3 xe tăng, 5 xe thiết giáp, 21 hệ thống pháo, 5 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt. Đặc biệt, một máy bay trực thăng yểm trợ cho quân Nga rút lui ở vùng ngoại ô thành phố Bakhmut đã bị bắn rơi.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 24 Tháng Năm, 204.760 quân Nga tại Ukraine đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 3.792 xe tăng, 7.424 xe thiết giáp, 3.339 hệ thống pháo, 570 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 327 hệ thống phòng không, 309 máy bay, 296 máy bay trực thăng, 2.871 máy bay không người lái, 1.015 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.146 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 440 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Việc chuyển giao F-16 cho Ukraine sẽ được thảo luận tại cuộc họp định dạng Ramstein tiếp theo
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Tướng Patrick Ryder cho biết, một cuộc họp định dạng Ramstein khác sẽ được dành cho việc tăng cường khả năng phòng không của Ukraine, cung cấp đạn dược, cũng như thảo luận về việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-16.
“Tại nhóm liên lạc này, giống như những nhóm khác, tất cả sẽ bắt đầu với việc Ukraine cung cấp thông tin tổng quan về tình hình an ninh hiện tại ở đó và nhu cầu cấp thiết nhất của họ là gì. Và vì vậy tôi hy vọng rằng hệ thống phòng không trên mặt đất sẽ tiếp tục là chủ đề thảo luận ưu tiên, cũng như đạn dược để bảo đảm, một lần nữa, rằng – họ có thể duy trì cuộc chiến. Và sau đó cũng sẽ có một cuộc thảo luận về huấn luyện F-16,” ông nói.
Ông cũng lưu ý rằng việc đào tạo phi công Ukraine sẽ diễn ra bên ngoài Ukraine, tại các địa điểm ở Âu Châu. Chúng tôi sẽ thảo luận “về thời điểm khóa đào tạo sẽ bắt đầu, những máy bay phản lực đó sẽ được cung cấp như thế nào, ai sẽ cung cấp chúng.”
3. Nga di tản dân thường ở Belgorod sau các cuộc tấn công
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Evacuates Its Civilians in Belgorod After Attacks”, nghĩa là “Nga di tản dân thường ở Belgorod sau các cuộc tấn công.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Chín ngôi làng ở vùng Belgorod của Nga đã được di tản sau một loạt vụ tấn công hôm thứ Hai, và thống đốc cảnh báo những thường dân chạy trốn rằng chưa an toàn để quay trở lại.
“Việc làm sạch lãnh thổ của Bộ Quốc phòng cùng với các cơ quan thực thi pháp luật vẫn tiếp tục. Chúng tôi sẽ ngay lập tức thông báo cho cư dân và tôi sẽ công bố trên mạng xã hội của mình khi an toàn để quay trở lại,” Thống đốc Vyacheslav Gladkov cho biết như trên.
Belgorod đã trải qua các cuộc xung đột ngắn kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh xâm lược Ukraine, nhưng các cuộc giao tranh gần đây trong khu vực được coi là một trong những cuộc giao tranh lớn nhất trong 15 tháng chiến tranh. Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh cho biết lực lượng an ninh Nga đã đụng độ với quân nổi dậy ở ít nhất ba địa điểm trong khu vực Belgorod bắt đầu từ thứ Sáu trước khi leo thang vào thứ Hai.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng chính quyền đã giết hơn 70 người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine được cho là đã vượt biên vào khu vực của Nga, nhưng Newsweek không thể xác minh độc lập thông tin này. Kyiv đã phủ nhận có liên quan đến các cuộc tấn công và hai nhóm người Nga đã nói rằng họ chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công này và xác định là những người bất đồng chính kiến Nga.
Theo hãng tin AP, hãng tin RBK của Nga đưa tin rằng thị trấn Graivoron của Belgorod đã hứng chịu “đạn pháo dữ dội” vào đầu ngày thứ Hai, trong khi Kozinka gần đó bị tấn công bằng súng cối và hỏa tiễn sau đó. Theo AP, quân nổi dậy đi trên 10 xe thiết giáp và quân số không được tiết lộ đã được cho là chịu trách nhiệm về các vụ tấn công.
Gladkov sau đó cho biết một phụ nữ lớn tuổi từ Kozinka đã chết trong quá trình di tản, trong khi hàng chục dân thường được cho là bị thương trong các cuộc tấn công.
Theo Gladkov, các ngôi nhà và tòa nhà chính phủ đã bị máy bay không người lái tấn công trong cuộc giao tranh ở Belgorod, nơi được coi là trung tâm quân sự của lực lượng Putin.
Hai nhóm chống chính phủ Nga đã nhận trách nhiệm về các vụ tấn công—Quân đoàn tình nguyện Nga và Quân đoàn Tự do cho nước Nga—đã tuyên bố rằng họ đang chiến đấu bên phía Ukraine.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết Kyiv tin rằng những người bất đồng chính kiến Nga đứng sau các cuộc tấn công.
“Đây là những người Nga yêu nước muốn thay đổi chế độ chính trị trong nước,” Maliar nói trên kênh truyền hình Ukraine.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov suy luận mà không có bằng chứng rằng những kẻ tấn công đến từ Ukraine.
“Tàn quân của những người theo chủ nghĩa dân tộc đã bị đẩy lùi về lãnh thổ Ukraine, nơi họ tiếp tục bị tấn công bằng hỏa lực cho đến khi bị tiêu diệt hoàn toàn,” Konashenkov nói, theo hãng truyền thông nhà nước Nga Tass. “Hơn 70 phần tử khủng bố Ukraine, 4 phương tiện chiến đấu bọc thép và 5 xe bán tải đã bị tiêu diệt.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
4. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:
Nghiên cứu đáng tin cậy của các nhà báo độc lập Nga cho thấy rằng từ Tháng Giêng đến tháng 5 năm 2023, các tòa án quân sự Nga đã giải quyết 1.053 trường hợp binh sĩ vắng mặt không phép – nhiều hơn cả năm 2022.
Quân đội Nga đã đấu tranh để thực thi kỷ luật trong hàng ngũ của mình trong suốt các hoạt động ở Ukraine, nhưng các vấn đề của họ rất có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi buộc phải huy động lực lượng dự bị kể từ tháng 10 năm 2022.
Dữ liệu của tòa án cho thấy rằng hầu hết những người bị kết tội tự ý vắng mặt hiện đang bị trừng phạt bằng án treo, nghĩa là họ có thể được triển khai lại cho 'chiến dịch quân sự đặc biệt'.
Những nỗ lực của Nga nhằm cải thiện kỷ luật tập trung vào việc trừng phạt làm gương những binh lính bị kỷ luật và thúc đẩy lòng nhiệt thành yêu nước, thay vì giải quyết nguyên nhân gốc rễ khiến binh lính vỡ mộng.
5. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ đánh giá rằng Nhóm Wagner 'kiệt sức' không có khả năng chiến đấu ngoài Bakhmut
Lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner khó có thể tiếp tục chiến đấu bên ngoài Bakhmut theo một đánh giá của Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, được đưa ra trong bối cảnh các báo cáo gây tranh cãi về việc liệu thành phố đã bị chiếm giữ hay chưa.
Lãnh đạo của Wagner, Yevgeny Prigozhin, hôm thứ Bảy cho biết lực lượng của ông ta đã chiếm thành phố Bakhmut trong một tuyên bố bị lực lượng vũ trang Ukraine bác bỏ, và cho biết giao tranh vẫn tiếp diễn. Kyiv thừa nhận phần lớn quân đội đang ở ngoại ô thành phố.
Hôm thứ Hai, lực lượng vũ trang Ukraine nói rằng “đối phương tiếp tục dẫn đầu các hành động tấn công” và rằng “cuộc chiến giành thành phố Bakhmut vẫn tiếp tục.” Kyiv trước đây đã nói rằng việc nắm giữ thành phố của họ đã bị giảm xuống một phần nhỏ ở phía tây nam Bakhmut xung quanh đường cao tốc TO504.
Nhóm lính đánh thuê Wagner có thể đã bảo vệ biên giới hành chính phía tây của thành phố trong khi các lực lượng Ukraine đang ưu tiên phản công ở vùng ngoại ô, tổ chức tư vấn cho biết trong bản cập nhật hôm Chúa Nhật.
Các lực lượng của Mạc Tư Khoa có thể sẽ cần thêm quân tiếp viện để giữ thành phố và các sườn của nó “với cái giá phải trả là các hoạt động ở các hướng khác”.
ISW nói rằng sau nhiều tháng chiến đấu trong đô thị, lực lượng Wagner đã gần đạt đến đỉnh điểm— là thời điểm mà họ không thể tiến xa hơn nữa—và “không chắc” rằng Wagner có thể tiếp tục chiến đấu bên ngoài thành phố “ở tình trạng cạn kiệt hiện tại.”
Lực lượng Wagner có lẽ đã gần đến đỉnh điểm khi họ chiến đấu trong thành phố nhưng vẫn có thể tiếp tục cuộc chiến nhờ sự hỗ trợ từ các lực lượng chính quy của Nga, ISW cho biết.
Blogger quân sự nổi tiếng và cựu chỉ huy Nga Igor Girkin nói rằng các lực lượng Nga đã “kiệt sức”, cũng như quân đội Wagner, những người mà ông nói đã dừng lại ở ngoại ô thành phố và “bò” đến biên giới của thành phố.
“Bây giờ chúng ta nên chờ đợi động thái quay trở lại từ đối phương,” anh ấy nói trong một bài đăng, trong đó anh ấy mô tả chiến thắng được tuyên bố là “Pyrrhic”, nghĩa là một chiến thắng mà tổn thất lớn đến mức cũng không khá gì hơn là thua, và “không xứng đáng với công sức và tiền bạc bỏ ra cho nó.”
Prigozhin đã nói rằng ông sẽ rút quân vào ngày 25 tháng 5, điều đó có nghĩa là các lực lượng thông thường của Nga sẽ “thậm chí khó có khả năng” theo đuổi các hoạt động tấn công, ISW cho biết.
“Hiện vẫn chưa rõ liệu Prigozhin có thực sự rút lực lượng của mình khỏi Bakhmut hay không,” tổ chức tư vấn cho biết, “nhưng một số blogger đang suy đoán rằng Prigozhin sẽ đưa Wagner vào một chiến tuyến 'quan trọng' khác vào cuối tháng.”
Newsweek đã gửi email cho dịch vụ báo chí của Wagner để bình luận.
6. Các nước Liên minh Âu Châu đã cung cấp 220.000 quả đạn pháo cho Ukraine
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu cho biết các nước thuộc Liên minh Âu Châu đã cung cấp 220.000 quả đạn pháo cho Ukraine theo một kế hoạch mang tính bước ngoặt được đưa ra cách đây hai tháng nhằm tăng cường cung cấp đạn dược cho Kyiv để giúp chống lại cuộc xâm lược của Nga.
Theo Josep Borrell, các quốc gia Liên Hiệp Âu Châu cũng đã cung cấp 1.300 hỏa tiễn theo kế hoạch và đang trên đà đạt được mục tiêu cung cấp 1 triệu viên đạn trong vòng một năm, mặc dù một số quốc gia Liên Hiệp Âu Châu đã tránh xác nhận mục tiêu đó là khả thi. Ông đã nói với các phóng viên:
Những ngày, tuần và tháng tới sẽ mang tính quyết định chiến lược trong cuộc chiến ở Ukraine.
Các chính phủ Liên Hiệp Âu Châu đã đồng ý kế hoạch đạn dược vào tháng 3 sau khi Kyiv cảnh báo rằng họ đang rất cần đạn pháo khi cuộc xâm lược của Nga trở thành một cuộc chiến tranh tiêu hao dữ dội, với hàng nghìn quả đạn được bắn ra mỗi ngày.
7. Ukraine cần bao nhiêu chiếc F-16 để thắng cuộc chiến? Không nhiều như bạn nghĩ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “How Many F-16s Does Ukraine Need To Win The War? Not as Many as You Think”, nghĩa là “Ukraine cần bao nhiêu chiếc F-16 để thắng cuộc chiến? Không nhiều như bạn nghĩ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Ukraine có thể chỉ cần vài chục máy bay phản lực F-16 do Mỹ sản xuất, phù hợp với con số phi công được đào tạo để vận hành chúng, để tạo ra sự khác biệt quyết định trong cuộc chiến trên không ở quốc gia bị chiến tranh tàn phá này, các chuyên gia nói với Newsweek.
Ukraine từ lâu đã kêu gọi các máy bay chiến đấu do phương Tây sản xuất, đây sẽ là sự nâng cấp đáng kể so với kho máy bay thời Liên Xô như MiG-29 và Su-27. Một số quốc gia, chẳng hạn như Ba Lan và Slovakia, đã tặng một số MiG-29 cho Ukraine, nhưng các chuyên gia gọi việc chuyển giao các máy bay MiG chỉ là sự tăng cường năng lực không quân của Ukraine, thay vì thay đổi cuộc chơi.
Chưa có quốc gia nào thực hiện bước nhảy vọt trong việc cung cấp những chiếc F-16 một động cơ, đa chức năng, mà các nhà phân tích cho rằng đây là lựa chọn máy bay khả dĩ nhất so với các lựa chọn khác, chẳng hạn như Gripen của Thụy Điển hoặc Rafale của Pháp. F-16 được nhiều lực lượng không quân phương Tây sử dụng, đó là một lý do khiến các chuyên gia cho rằng đây là lựa chọn tốt hơn so với các máy bay chiến đấu tương đương khác.
Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Kyiv đang tiến gần hơn đến mục tiêu của mình khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gia tăng những lời kêu gọi của ông về một “liên minh máy bay chiến đấu”.
Vào Tháng Giêng, Kyiv cho biết họ sẽ cần khoảng 200 chiếc F-16 để bảo vệ bầu trời của mình. Tuy nhiên, các chuyên gia gợi ý rằng Ukraine có thể không cần nhiều như họ đã yêu cầu để tăng cường sức mạnh không quân của mình một cách có ý nghĩa.
“Với sự chênh lệch giữa các phi đội máy bay hiện tại, bất kỳ chiếc F-16 nào cũng sẽ tạo ra sự khác biệt,” theo Thiếu tướng Không quân đã nghỉ hưu Andrew Curtis. “Tuy nhiên, để mang tính quyết định, người Ukraine sẽ cần hàng chục chiếc F-16 hoạt động thành thạo”, cựu sĩ quan cấp cao của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh nói với Newsweek, đồng thời cho biết thêm điều này có vẻ khó xảy ra trong năm nay.
Mặc dù các tính toán xoay quanh việc có bao nhiêu phi công Ukraine được đào tạo có thể bay trên bầu trời, nhưng nếu Ukraine có từ 24 đến 30 chiếc F-16 thôi cũng sẽ “tạo ra sự khác biệt đáng kể đối với năng lực của Ukraine”, David Jordan, đồng giám đốc Viện Hàng không và Vũ trụ Freeman tại King's College London nói với Newsweek.
Hai chục máy bay “có thể không giúp họ chiến thắng trong cuộc chiến trên không”, nhưng chúng sẽ mang lại cho Kyiv lợi thế trước lực lượng Nga nếu các phi công của Mạc Tư Khoa “thể hiện trình độ kỹ năng bay, chiến đấu và lập kế hoạch thấp hơn” như chúng ta thấy hiện nay.
Ukraine có khả năng cần tới 100 chiếc F-16, nhưng “chắc chắn phải có tới 60 chiếc để bắt đầu”, cựu Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh và Nguyên soái Không quân Greg Bagwell nói với Newsweek.
Tuy nhiên, lực lượng không quân của Kyiv sẽ cần nhiều máy bay hơn mức có thể chủ động bay cùng một lúc, các chuyên gia nhấn mạnh. Các máy bay chiến đấu không thể hoạt động liên tục mà không được bảo dưỡng, và việc Ukraine có thể sử dụng F-16 chủ yếu phụ thuộc vào số lượng phi công hiện có và mức độ đào tạo mà họ đã nhận được.
Cựu sĩ quan quân đội Anh Frank Ledwidge nói với Newsweek rằng các phi công Ukraine có thể lái máy bay F-16 trong vòng vài tháng, nhưng quân đội Kyiv sẽ mất nhiều thời gian hơn để tối đa hóa tác động mà bất kỳ nền tảng mới nào của phương Tây có thể có.
Tòa Bạch Ốc cho biết họ sẽ không chặn việc xuất khẩu F-16 của các nước Âu Châu hỗ trợ Ukraine, CNN đưa tin hôm thứ Sáu. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sau đó đã xác nhận trong hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima rằng Washington đang “khởi động một số nỗ lực mới chung với các đối tác của chúng tôi để đào tạo phi công Ukraine trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư như F-16”.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak và nhà lãnh đạo Hà Lan Mark Rutte đã đồng ý “xây dựng một liên minh quốc tế để cung cấp cho Ukraine khả năng chiến đấu trên không, hỗ trợ mọi thứ từ đào tạo đến mua máy bay phản lực F-16”, một phát ngôn viên của Phố Downing cho biết hồi đầu tháng 5.
Hôm thứ Bảy, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan nói rằng khi khóa huấn luyện diễn ra “trong những tháng tới, chúng tôi sẽ làm việc với các đồng minh của mình để xác định thời điểm máy bay sẽ được chuyển giao, ai sẽ giao và số lượng chúng”.
Các báo cáo mới nổi hôm thứ Ba, trích dẫn nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh Âu Châu, Josep Borrell, cho biết “việc đào tạo phi công cho F-16 đã bắt đầu ở một số quốc gia”, bao gồm cả Ba Lan. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ba Lan để xin bình luận qua email.
Nếu Kyiv nhận được máy bay phản lực do Mỹ sản xuất, họ “không có khả năng mạo hiểm với F-16 trong các hoạt động phản công hoặc tấn công, ít nhất là trong trường hợp đầu tiên,” Curtis nói. Ông nói thêm, chúng có thể được sử dụng để tăng cường khả năng hỏa tiễn đất đối không hiện có của Ukraine và bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu của đất nước khỏi các cuộc tấn công có chủ đích.
Các chuyên gia cho biết có một số phiên bản F-16 và Ukraine có thể sẽ nhận được một mẫu cũ hơn. Tuy nhiên, điều này có thể đi kèm với vũ khí tầm xa hơn, tiên tiến hơn, có thể bao gồm hỏa tiễn không đối không tầm trung AIM-120 hoặc hỏa tiễn chống bức xạ không đối đất AGM-88 HARM.
Bagwell cho biết thêm, có thể có sự đánh giá lại về số lượng F-16 mà Ukraine có thể nhận được sau khi các đợt chuyển giao đầu tiên được giao.
Các chuyên gia cho rằng, việc cung cấp F-16 sẽ đánh dấu cam kết lâu dài hơn trong việc trang bị cho các lực lượng vũ trang của Ukraine so với các gói viện trợ quân sự trước đây.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko đã đáp trả khả năng Ukraine nhận F-16 vào thứ Bảy, nói rằng điều này sẽ mang đến “rủi ro to lớn” cho các nước phương Tây có liên quan, theo truyền thông nhà nước Nga.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine để bình luận qua email.
8. Đại sứ quán Nga tại Na Uy đã chỉ trích chuyến thăm dự kiến của một hàng không mẫu hạm Mỹ tới Oslo là một hành động phô trương vũ lực “phi lý và có hại”.
Hàng không mẫu hạm USS Gerald R Ford dài 337 mét dự kiến cập cảng thủ đô Na Uy trong tuần này. Phát ngôn nhân Đại sứ quán Nga Timur Chekanov đã phản ứng trước diễn biến này.
Ông ta nói: “Không có vấn đề nào ở miền Bắc đòi hỏi một giải pháp quân sự, cũng như không có vấn đề nào cần sự can thiệp từ bên ngoài. Xét rằng Oslo thừa nhận rằng Nga không gây ra mối đe dọa quân sự trực tiếp nào đối với Na Uy, những màn phô trương vũ lực như vậy có vẻ phi lý và có hại.”
Hàng không mẫu hạm hạng nhất là tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân với khả năng chuyên chở lên đến hơn 100.000 tấn.
Hải quân Hoa Kỳ đã thông báo vào đầu tháng 5 rằng con tàu đã rời Norfolk trong “lần triển khai chiến đấu đầu tiên”, sau đợt triển khai ngắn hơn hai tháng vào mùa thu năm 2022. Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Bjorn Arild Gram nói với hãng tin NTB:
Việc một hàng không mẫu hạm mới hiện đang thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới vùng biển Na Uy là rất tích cực cho sự hợp tác của chúng tôi với người Mỹ.
Mối quan hệ giữa thành viên NATO là Na Uy và Nga - quốc gia Scandinavia có chung đường biên giới - đã xấu đi nghiêm trọng sau cuộc xâm lược Ukraine.
9. Reuters báo cáo rằng cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã nói với hãng thông tấn nhà nước RIA rằng, vũ khí mà Ukraine nhận được từ những người ủng hộ phương Tây càng có sức tàn phá lớn thì nguy cơ “ngày tận thế hạt nhân” càng cao.
RIA dẫn lời Medvedev, nói rằng việc Kyiv phủ nhận có liên quan đến vụ tấn công vũ trang ở khu vực biên giới Belgorod của Nga là “dối trá”.
Dmitry Anatolyevich Medvedev sinh ngày 14 tháng 9, năm 1965. Ông ta được bầu làm tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2008. Ông phục vụ một nhiệm kỳ duy nhất và được kế nhiệm bởi Putin sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Medvedev sau đó được Putin bổ nhiệm làm thủ tướng. Ông từ chức cùng với phần còn lại của chính phủ vào ngày 15 tháng Giêng năm 2020 để cho phép Putin thực hiện những thay đổi sâu rộng về hiến pháp; ông được kế nhiệm bởi Mikhail Mishustin vào ngày 16 tháng Giêng năm 2020. Cùng ngày, Putin bổ nhiệm Medvedev vào chức vụ mới là phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia.
Medvedev thường được đánh giá là một người có chừng mực, cân bằng và tự do hơn so với người tiền nhiệm Vladimir Putin, là người cũng được bổ nhiệm làm thủ tướng trong nhiệm kỳ tổng thống của Medvedev. Chương trình nghị sự hàng đầu của Medvedev trên cương vị tổng thống là một chương trình hiện đại hóa trên diện rộng, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế và xã hội Nga, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc của nước này vào dầu mỏ và khí đốt. Trong nhiệm kỳ của mình, Medvedev cũng phát động chiến dịch chống tham nhũng, mặc dù sau đó chính ông ta bị buộc tội tham nhũng hạng gộc.
Tuy nhiên, trong cuộc chiến tại Ukraine, người ta càng ngày càng thấy ông ta có những phát biểu điên cuồng, đặc biệt là luận điệu thường xuyên đe dọa thế giới bằng vũ khí hạt nhân.
10. Tòa Bạch Ốc yêu cầu trả tự do tức khắc cho phóng viên Mỹ bị giam ở Nga
Tòa Bạch Ốc nhắc lại rằng nhà báo Mỹ Evan Gershkovich “không nên bị giam giữ chút nào” sau thông tin nhà báo Wall Street Journal bị giam giữ trước khi xét xử ở Nga đã được gia hạn thêm ba tháng.
John Kirby của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ nói rằng ông biết tin tức về sự gia hạn giam giữ đó “Tôi không biết liệu Tòa Bạch Ốc có phản ứng chính thức về việc này hay không ngoại trừ việc nói rằng ông ấy nên không bị giam giữ gì cả.”
“Làm báo không có tội. Chúng tôi đã nói điều này trước đây. Anh ta cần được thả ra ngay lập tức. Đó vẫn là quan điểm của Tổng thống Biden. Đó vẫn là quan điểm của chính quyền. Và chúng tôi vẫn đang làm việc rất, rất chăm chỉ để xem liệu chúng tôi có thể đưa anh ấy về nhà với gia đình nơi anh ấy thuộc về hay không. Anh ấy không nên bị giam giữ, chắc chắn việc gia hạn giam giữ này là vô lý”, Tướng Kirby nói.
Bộ Ngoại giao kêu gọi Nga ngay lập tức thả anh ta và người Mỹ bị giam giữ khác, Paul Whelan. Phát ngôn nhân Matthew Miller gọi những cáo buộc chống lại Gershkovich là vô căn cứ.
Kirby cho biết Hoa Kỳ muốn tiếp cận lãnh sự với Gershkovich, mà người Nga đã từ chối hai yêu cầu trong tháng này. Ông nói những chuyến thăm này rất quan trọng để nói chuyện trực tiếp với Gershkovich và xem anh ấy thế nào.
“Thật khó để biết chính xác lý do tại sao họ từ chối nó. Đó có thể chỉ là ác cảm — bạn biết đấy, ác cảm với Hoa Kỳ, ác cảm với báo chí tự do, hoặc có thể có một lý do pháp lý nào đó mà họ đang cố gắng gán ghép,” Kirby nói.
Miller cũng thừa nhận rằng cha mẹ của Gershkovich đã có mặt ở Mạc Tư Khoa, nhưng cho biết Mỹ không giúp họ đến Nga vì Bộ Ngoại giao đang khuyến cáo công dân Mỹ không nên đến nước này.
Miller nói: “Cá nhân tôi chỉ có thể tưởng tượng việc nhìn thấy con mình bị giam giữ ở nước ngoài khó khăn như thế nào, đặc biệt là bị giam giữ một cách sai trái, và vì vậy tôi chắc chắn sẽ không chỉ trích bất kỳ phụ huynh nào muốn gặp con mình.
Bàng hoàng: ĐTGM Mexico bị đâm trong nhà thờ chính tòa, thoát nạn kỳ diệu. Một LM không qua khỏi
VietCatholic Media
17:18 24/05/2023
1. Vị Tổng Giám Mục bị đâm ngay trong phòng thánh nhưng thoát nạn một cách kỳ diệu
Một người đàn ông 80 tuổi cầm dao đã cố ý giết chết Đức Tổng Giám Mục Faustino Armendáriz của Durango, Mễ Tây Cơ, vào ngày 21 tháng 5. Vụ tấn công diễn ra trong phòng thánh của nhà thờ sau Thánh lễ trưa Chúa Nhật.
Người đàn ông này sau đó đã bị chính quyền thành phố bắt giữ.
Sau khi thoát được âm mưu giết người bất ngờ này, Đức Tổng Giám Mục Armendáriz cảm ơn “Chúa, Đức Trinh Nữ Cực Thánh, Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và Các Thánh Tử Đạo, những người hôm nay trong ngày lễ của các Ngài, đã bảo vệ tôi khỏi bạo lực chống lại sự toàn vẹn về thể chất của tôi trong phòng áo của Nhà thờ của Durango.”
“Xin Chúa phù hộ cho tất cả mọi người vì những lời nói đoàn kết và những lời cầu nguyện của họ,” ngài nói.
Sau đó, nói chuyện với truyền thông địa phương, vị Giám Mục giải thích rằng sau khi kết thúc Thánh lễ, ngài đi đến phòng thánh, nơi thỉnh thoảng có người đến “để chào, để hỏi ý kiến, để trò chuyện.”
Ngài cho biết, trong khi ngài đang nói chuyện với một người nào đó, kẻ tấn công đã “thô bạo kéo tôi về phía bên trái” gằn giọng hỏi xem Armendáriz có phải là giám mục địa phương không.
“Cùng lúc đó, tôi có thể thấy rằng anh ta dang rộng cánh tay của mình ra, và tôi có thể nhìn thấy một vũ khí, một con dao, trong tay anh ta. Và anh ấy đã cố gắng đâm vào bụng tôi ở phần trên của xương sườn, và tôi cảm thấy đau nhói, nhưng tôi vẫn còn có thể cúi xuống để tránh nhát dao thứ hai và đẩy cánh tay của anh ấy xuống”
Người đang đứng nói chuyện với Đức Tổng Giám Mục trong phòng thánh đã can thiệp và ôm cứng kẻ tấn công trong khi la làng lên kêu gọi những người khác tiếp cứu.
Sau cuộc tấn công, vị Giám Mục đã có thể xác định chắc chắn rằng “không có sự xuyên thủng nào của vũ khí đâm xuyên qua bụng ngài, chỉ có chút đau,” là kết quả của nỗ lực đâm ngài nhưng thất bại.
Theo Đức Tổng Giám Mục Armendáriz, “ngoài việc con người này thiếu sức mạnh, tôi tin rằng có thứ gì đó siêu việt đã bảo vệ tôi.”
Đối với tổng giám mục của Durango, “đó là một vụ giết người có chủ ý,” và ngài thừa nhận rằng điều đó thật “đáng sợ” và “đáng buồn”.
Không hề có ác cảm với kẻ tấn công mình, vị Giám Mục chỉ ra rằng trong khi người đàn ông cố gắng làm hại mình, ông đã cầu nguyện “Chúa sẽ phù hộ cho anh ta”.
“Đối với tôi, dường như đó cũng là một cơ hội để thể hiện tình liên đới với những người đang đau khổ,” tổng giám mục nói, đồng thời than thở rằng “chúng ta dễ bị tổn thương và điều đó có thể xảy ra với bất kỳ ai” ở một đất nước đang phải chịu “sự tương đối hóa của công lý”. cũng như sự bất an và bạo lực.
Ngài chỉ ra: “Đây là một phần của tất cả kết cấu xã hội rách nát này, và trên hết là sự thiếu vắng các giá trị đạo đức và những tình huống mà người dân của chúng ta chắc chắn đang trải qua một cách ẩn danh.
Thị trưởng của Durango, José Antonio Ochoa, đã mô tả vụ việc là “một cuộc tấn công” mà từ đó tổng giám mục “may mắn thoát chết mà không hề hấn gì”.
Ochoa chỉ ra rằng anh ta đã chỉ thị cho cấp dưới của mình tăng gấp đôi “nỗ lực an ninh” trong khu vực.
“Chúng tôi sẽ chú ý đến nó,” ông nói và nói thêm: “Chúng tôi sẽ không cho phép loại sự việc này lặp lại.”
Thị trưởng lưu ý rằng Durango là một “trong năm thành phố an toàn nhất trong cả nước” Mễ Tây Cơ.
Source:Catholic News Agency
2. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ về vụ mưu sát Đức Tổng Giám Mục Faustino Armendáriz Jiménez
Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ vào ngày 22 tháng 5 đã bày tỏ “tình đoàn kết và mạnh mẽ lên án cuộc tấn công chống lại Đức Tổng Giám Mục Faustino Armendáriz Jiménez.”
“Vào những thời điểm như thế này, điều quan trọng là chúng ta phải đoàn kết với nhau như một xã hội và tái khẳng định cam kết của chúng ta đối với các giá trị cơ bản là hòa bình, khoan dung và tôn trọng lẫn nhau,” các giám mục Mễ Tây Cơ cho biết.
Các giám mục cũng cảm ơn “Mẹ của chúng ta, Đức Trinh Nữ Guadalupe, đã bảo vệ người anh em của chúng tôi là Đức Tổng Giám Mục Faustino Armendáriz Jiménez; chúng tôi cầu xin Chúa ban cho chúng ta sự bình an mà chúng ta hằng mong ước và cầu nguyện cho sự hoán cải của những kẻ gây ra quá nhiều đau khổ cho xã hội.”
Hội Đồng Giám Mục cũng nhắc nhở rằng đây không phải là lần đầu tiên Đức Tổng Giám Mục Armendáriz lâm vào tình cảnh nguy hiểm.
Tháng 2 năm ngoái 2022, Đức Tổng Giám Mục Armendáriz đi ban phép Thêm Sức thì bị một nhóm tội phạm có tổ chức chặn lại. Chúng lấy hết những thứ có giá trị nhưng tha mạng cho ngài.
Source:Catholic News Agency
3. Linh mục thứ 9 bị thiệt mạng dưới chính quyền hiện tại
Một linh mục Công Giáo đã bị giết ở bang Michoacan, miền tây Mễ Tây Cơ. Ngài là linh mục thứ chín bị giết dưới thời chính quyền của Tổng thống Andrés Manuel López Obrador.
Trung tâm Đa phương tiện Công Giáo của Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ đã xác định vị linh mục là Cha Javier García Villafaña, người vừa được bổ nhiệm đến giáo xứ Capacho ở Huandacareo chỉ một tháng trước đó.
Văn phòng công tố bang Michoacan cho biết thi thể của Cha García có nhiều vết thương do súng bắn và được tìm thấy bên trong một chiếc xe.
Vụ sát hại xảy ra một ngày sau khi Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ bày tỏ tình đoàn kết và lên án vụ tấn công Đức Tổng Giám Mục Faustino Armendáriz Jiménez, tổng giám mục của bang miền bắc Durango.
Vào hôm Chúa Nhật, một người đàn ông 80 tuổi đã cố đâm Đức Cha Armendáriz trong nhà thờ chính tòa Durango. Vị Tổng giám mục thoát nạn mà không bị thương.
Hội Đồng Giám Mục cho biết trong một tuyên bố rằng các ngài lên án vụ giết Cha García và kêu gọi các nhà chức trách tìm ra những kẻ chịu trách nhiệm.
“Đó là một lời nhắc nhở đau đớn về tình hình nghiêm trọng mà chúng ta phải đối mặt với tư cách là một xã hội, trong đó sự hiện diện của tội phạm có tổ chức giết người không gớm tay, và hề bị luật pháp trừng phạt tiếp tục đe dọa tính mạng và sự an toàn của rất nhiều người”
Trung tâm Đa phương tiện Công Giáo cho biết trong tuyên bố rằng Cha García bị bắn khi đang lái xe gần Capacho trên bờ hồ Cuitzeo.
Source:AP