Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa luôn có mặt
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
04:19 23/05/2019
Chúa Nhật VI PHUC SINH, năm C
Ga 14,23 – 29
Đức Giêsu trong những lời trăn trối cuối cùng trong bữa Tiệc Ly, Người đã căn dặn các môn đệ :” Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy “ ( Ga 14,23 ). Những lời tâm huyết của Chúa Giêsu hôm nay vẫn là những lời trăn trối đầy yêu thương của Chúa đối với nhân loại, đối với mỗi người. Bởi vì, Chúa là Chúa chung của mọi người. Mỗi người đều được Chúa yêu thương, săn sóc vì Người đến cho chiên được sống và sống dồi dào ( Ga 10, 10 ).
Người ta có thuật lại câu chuyện về Gandhi, một Vị thánh sống của Ấn Độ, Ông rât ham Thánh Kinh, nghiền gẫm Kinh Thánh, một hôm Ông tới một Nhà thờ nhưng người ta đã ngăn cản Ông và nói Ông đến một Nhà thờ dành cho người da mầu. Từ đó Ông không bao giờ tới Nhà thờ nữa! Ngăn cản Gandhi tới Nhà thờ, một cách nào đó người ta đã cản Ông không được gặp gỡ Chúa để nghe Chúa nói, và dạy dỗ Ông hầu Ông có thể tuân giữ lời Chúa và dạy dỗ người khác tuân giữ lời của Chúa. Trong lời trăn trối cuối cùng ở Nhà Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã bộc rằng các Ông phải tuân giữ lời của Người, và Người nói với các Tông đồ rằng các Ông phải tuân giữ điều Chúa dạy và giảng lại cho mọi người những điều Chúa đã dạy các Ông. Người xác quyết ai giữ lời Người thì thuộc về Chúa. Rồi Chúa con dạy cho các Tông đồ biết, Thiên Chúa Cha sẽ ban Thánh Linh để soi sáng cho các Ông hiểu rõ hơn những điều, những phép lạ Người đã làm, những lời mà Người đã nói, đã dạy dỗ vv…Khi căn dặn các điều trên, Chúa ban bình an cho các Tông đồ :” …Thầy ban cho anh em bình an của Thầy “ ( Ga 14, 27 ). Chúa khẳng định bình an mà Người trao cho các Tông đồ là thứ bình an vĩnh viễn, chứ không phải là sự bình an giả tạo, mau qua thế gian thường trao cho nhau.
Vâng, bình an Chúa trao cho các Môn đệ, Tông đồ và ban cho ngay cả chúng ta là bình an bền vững, chân thực, sự bình an tin tưởng và phó thác nơi Người, vì tin rằng Chúa luôn hiện diện giữa chúng ta. Sụ bình an Chúa tặng ban là sự bình an giúp nhân loại, chúng ta luôn tin tưởng dù rằng có lúc chúng ta gặp thử thách, bão bùng, giông tố, khi gặp những khó khăn nghịch cảnh, hảy cả những bách hại vì đức tin.Đây là sự bình an mà mỗi người chúng ta luôn cảm nghiệm được khi chúng ta biết sống an bình trong tâm hồn, biết sống trong sạch :” Tay sạch lòng thanh “. Bình an của những tâm hồn nhỏ bé, tâm hồn của những người nghèo của Thiên Chúa, luôn biết lắng nghe và thực thi lời Chúa, luôn biết nói lời xin vâng như Đức Mẹ…Linh hồn tôi ngợi khen Chúa…Người đã nâng cao kẻ khiêm nhượng…
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết noi gương Đức Mẹ
luôn biết nói lời “ Xin Vâng “ làm theo ý Chúa và biết thực hành lời Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa nói :” Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy…”, có ý nghĩa gì ?
2.Lời của Chúa Giêsu hôm nay được Người nói ở đâu ?
3.Tại sao Chúa lại ban bình an cho các Tông đồ ?
4.Sự bình an Chúa ban có khác với bình an thế gian trao không ?
Ga 14,23 – 29
Đức Giêsu trong những lời trăn trối cuối cùng trong bữa Tiệc Ly, Người đã căn dặn các môn đệ :” Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy “ ( Ga 14,23 ). Những lời tâm huyết của Chúa Giêsu hôm nay vẫn là những lời trăn trối đầy yêu thương của Chúa đối với nhân loại, đối với mỗi người. Bởi vì, Chúa là Chúa chung của mọi người. Mỗi người đều được Chúa yêu thương, săn sóc vì Người đến cho chiên được sống và sống dồi dào ( Ga 10, 10 ).
Người ta có thuật lại câu chuyện về Gandhi, một Vị thánh sống của Ấn Độ, Ông rât ham Thánh Kinh, nghiền gẫm Kinh Thánh, một hôm Ông tới một Nhà thờ nhưng người ta đã ngăn cản Ông và nói Ông đến một Nhà thờ dành cho người da mầu. Từ đó Ông không bao giờ tới Nhà thờ nữa! Ngăn cản Gandhi tới Nhà thờ, một cách nào đó người ta đã cản Ông không được gặp gỡ Chúa để nghe Chúa nói, và dạy dỗ Ông hầu Ông có thể tuân giữ lời Chúa và dạy dỗ người khác tuân giữ lời của Chúa. Trong lời trăn trối cuối cùng ở Nhà Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã bộc rằng các Ông phải tuân giữ lời của Người, và Người nói với các Tông đồ rằng các Ông phải tuân giữ điều Chúa dạy và giảng lại cho mọi người những điều Chúa đã dạy các Ông. Người xác quyết ai giữ lời Người thì thuộc về Chúa. Rồi Chúa con dạy cho các Tông đồ biết, Thiên Chúa Cha sẽ ban Thánh Linh để soi sáng cho các Ông hiểu rõ hơn những điều, những phép lạ Người đã làm, những lời mà Người đã nói, đã dạy dỗ vv…Khi căn dặn các điều trên, Chúa ban bình an cho các Tông đồ :” …Thầy ban cho anh em bình an của Thầy “ ( Ga 14, 27 ). Chúa khẳng định bình an mà Người trao cho các Tông đồ là thứ bình an vĩnh viễn, chứ không phải là sự bình an giả tạo, mau qua thế gian thường trao cho nhau.
Vâng, bình an Chúa trao cho các Môn đệ, Tông đồ và ban cho ngay cả chúng ta là bình an bền vững, chân thực, sự bình an tin tưởng và phó thác nơi Người, vì tin rằng Chúa luôn hiện diện giữa chúng ta. Sụ bình an Chúa tặng ban là sự bình an giúp nhân loại, chúng ta luôn tin tưởng dù rằng có lúc chúng ta gặp thử thách, bão bùng, giông tố, khi gặp những khó khăn nghịch cảnh, hảy cả những bách hại vì đức tin.Đây là sự bình an mà mỗi người chúng ta luôn cảm nghiệm được khi chúng ta biết sống an bình trong tâm hồn, biết sống trong sạch :” Tay sạch lòng thanh “. Bình an của những tâm hồn nhỏ bé, tâm hồn của những người nghèo của Thiên Chúa, luôn biết lắng nghe và thực thi lời Chúa, luôn biết nói lời xin vâng như Đức Mẹ…Linh hồn tôi ngợi khen Chúa…Người đã nâng cao kẻ khiêm nhượng…
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết noi gương Đức Mẹ
luôn biết nói lời “ Xin Vâng “ làm theo ý Chúa và biết thực hành lời Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa nói :” Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy…”, có ý nghĩa gì ?
2.Lời của Chúa Giêsu hôm nay được Người nói ở đâu ?
3.Tại sao Chúa lại ban bình an cho các Tông đồ ?
4.Sự bình an Chúa ban có khác với bình an thế gian trao không ?
Bình an là kết quả của Tình yêu
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
04:25 23/05/2019
Chúa Nhật VI Phục sinh năm C
Hôm nay, khi suy niệm Tin Mừng của Chúa Kitô: “Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong Người ấy…. Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con… Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con hãy vui mừng vì Thầy về với Cha, bởi lẽ Cha trọng hơn Thầy”, tôi muốn nói tới sự cao quý của ơn bình an.
Nhưng để có được bình an trong cuộc đời, đòi ta phải tha thứ cho nhau. Nhưng tha thứ sẽ không thực hiện được nếu không có lòng yêu mến..
Người ta kể rằng, tại Ấn Độ, trong thời chiến giữa người Ấn giáo và người Hồi giáo, một lần nọ, một người đàn ông Ấn giáo đến gặp Mohandas Gandhi và kể rằng: Một người Hồi giáo đã giết chết con trai của ông. Trong cơn tức giận, ông đã giết chết người đàn ông Hồi giáo để trả thù cho con mình. Người đàn ông Ấn giáo cho biết tiếp: “Từ khi chuyện xảy ra, tôi không thể nào tìm thấy bình an”.
Gandhi suy nghĩ một lúc rồi nói: “Nếu đúng là sự bình an mà anh muốn, thì đây là điều cần thiết, anh phải làm. Người đàn ông đã bị giết cũng có một người con trai. Anh đã làm cho nó không có cha. Anh phải là cha của nó, nó phải là con trai của anh. Anh phải nuôi dạy nó như con riêng của mình, và phải là cha như cha thật của nó, dạy dỗ nó như một người Hồi giáo dạy con mình. Nếu làm được như thế, mới mong tìm được một chút bình an”.
Chúng ta không đề cập xem người đàn ông Ấn giáo có làm được điều mà Gandhi đã dạy hay không, hay lỗi lầm là của ai, bởi ai đã gây ra trước, cùng một hành động giết người, nhưng ai trong người Hồi và Ấn giáo mang tội nặng hơn.
Điều tôi muốn rút ra trong câu chuyện kể, đó là khi muốn có bình an, người ta phải tha thứ cho nhau. Biết bao cảnh huynh đệ tương tàng, biết bao nỗi oan khuất, căm thù, đổ máu… chỉ vì lòng người không thể tha thứ.
Nhân loại rất cần bình an. Mọi người đều hiểu bình an là vốn liếng quý giá trên mọi thứ của cải. Nhưng thực tế lại quá trớ trêu, vì chính nhân loại cũng lại là thủ phạm giết chết bình an một cách tàn nhẫn.
Nếu đã lỡ giết chết bình an, dù là tìm cách lấy lại bằng sự hối hận ăn năn thật lòng, may ra cũng chỉ “tìm lại được một chút bình an” mà thôi. Hóa ra người ta giết chết bình an thì dễ nhưng tìm lại bình an thì khó vô cùng.
Cả người Palestine lẫn người Israel, lòng khoan dung, tha thứ thiếu vắng, nên sự xung đột và bạo động diễn ra trong suốt nhiều năm. Bình an chưa có một ngày nào tại Trung đông, từ khi Palestine đòi đất của mình.
Không thể tha thứ mà chỉ muốn thi hành triệt để quyền lực của mình, nhà cầm quyền Trung Quốc đã làm khổ chính những đồng bào Công Giáo của mình, khi họ ra sức đe dọa và tấn công liên tục các nhà thờ, các giáo dân chân yếy tay mềm, không một tấc sắt.
Như vậy sự chiến bại, bây giờ không chỉ dừng lại ở chỗ quốc gia này hay quốc gia kia thất trận. Sự chiến bại ấy còn khủng khiếp hơn, vì đó chính là sự chiến bại của lương tâm và đạo đức con người.
Bao nhiêu quyền lực, bao nhiêu hệ thống chính trị, bao nhiều tỷ người trên thế giới, lại không thể bảo vệ một số ít anh chị em của mình, dù biết rõ, những anh chị em này không hề có tội. Họ phải sống trong đau khổ dằn vặt từng ngày vì họ là thiểu số, vì họ không thuộc dạng ưu tiên của hệ thống chánh trị.
Đó là chưa kể, biết bao nhiêu người khác, trên nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia lấy Hồi giáo, lấy Ấn giáo làm quốc giáo, vì niềm tin vào Thượng Đế, Tin nơi Thiên Chúa, đã đành chấp nhận để người ta tước mất tự do của mình.
Đâu chỉ có thế, bình an còn trở nên hiếm hoi trong đời sống cộng đồng hoặc của từng cá nhân trong cuộc sống hằng ngày khi những cá nhân ấy thiếu lòng yêu thương tha thứ.
Biết bao nhiêu cảnh trả thù, chém giết, ít là oán hận nhau, nhớ mãi lỗi lầm của nhau vẫn cứ diễn ra. Những kiểu nói “sống để bụng, chết đem theo” hay “không đội trời chung”… là những kiểu nói chất chứa sự thù oán mà không phải ít, nhưng nhiều lần chúng ta phải nghe...
Nó sẽ vô cùng tệ, nếu những lời ấy lại chính là lời diễn tả tâm hồn của bạn và tôi. Vì chúng ta là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi phải yêu thương, phải tha thứ, phải đón nhận, phải bắt chước Chúa Kitô mà không bao giờ chất chứa bất cứ sự hiềm khích nào trong lòng.
Suy nghĩ cho tới cùng, ta sẽ nhận ra rằng, hình như lịch sử loài người từ tạo thiên lập địa, chưa có một ngày bình an. Từ nguyên khởi, lúc mà con người còn chan chứa thứ hạnh phúc của trời cao, của thiên đàng, con người đã sát hại nhau. Lúc Cain giết chết Abel, đứa em trai của mình, chính là lúc Cain khai mạc lòng hận thù, bạo động tàn nhẫn của con người trên thế giới.
Đọc lại câu chuyện về những lần tha thứ của vua Đavít, chúng ta cảm thấy thèm khát lòng yêu thương quá. Đọc truyện vua Đavít, ta cũng cảm nhận lòng yêu thương sao mà đẹp tuyệt vời.
Chỉ cần một chút yêu thương, như một hạt muối bỏ vào cả một chén đầy hận thù, thế là nở ra cả một biển trời bình an. Vua Đavít đã làm được điều đó khi ông tha thứ cho người cha vợ của mình là vua Saul và đứa con trai ngỗ nghịch là Apsalon. Không phải tha một lần, nhưng Đavit đã tha rất nhiều lần, vì thế biển trời bình an xung quanh ông vốn đã rộng, lại cứ nở thêm, nở thêm…
Trở lại Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Chúa không nói: “Thầy chúc bình an cho các con”, nhưng lại nói: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy Ban bình an của Thầy cho các con”, “Thầy Ban…”, “Thầy để lại…” nghĩa là gì, nếu không là những kiểu nói của quà tặng, của ân huệ. Bình an chính là ơn Chúa ban nhưng không cho trần gian.
Nhưng có thật là Chúa đã ban bình an cho trần gian hay chẳng có Chúa, chẳng có bình an nào? Bình an đã được ban, vì sao thế giới cứ mãi ngụp lặn trong bất an, trong bóng tối tăm của thù hận, trong máu và sự chết của chiến tranh?
Đúng là một thử thách quá lớn cho đức tin chúng ta, vì có một khoảng cách quá xa giữa Lời Chúa với thực tế của thế giới và của bản thân từng người.
Thật ra Lời Chúa không hề mâu thuẫn. Vì chỉ trong một bản văn ngắn, có đến hai lần Chúa Giêsu đòi hỏi con người phải có lòng yêu mến. Trước khi ban bình an, Chúa nói: “Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở lại nơi Người ấy”. Cũng vậy, sau khi trao ban bình an, Chúa lại đòi: “Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con hãy vui mừng vì Thầy về với Cha”.
Như vậy có hai điều kiện trên hết mọi điều kiện để thế giới và để lòng người có sự bình an, đó là: “YÊU MẾN THẦY”; “GIỮ LỜI THẦY”.
Nhờ yêu mến và giữ lời Chúa Giêsu, ta được Chúa Cha và Chúa Con ngự trong lòng mình. Vì: “Chúng Ta sẽ đến và ở lại nơi người ấy”. Nơi nào có Chúa Cha, Chúa Con, thì cũng có Chúa Thánh Thần. Làm sao tâm hồn ta có thể hiềm thù, nổi loạn, chiến tranh, khủng bố khi lòng mình có Thiên Chúa Ba Ngôi, nguồn Bình An tuyệt đối, nguồn Bình An có sức cứu độ và đưa ta vào thế giới vô biên!
Lòng yêu mến mà con người cần phải có đối với Thiên Chúa, sẽ như một dòng chảy tất yếu: yêu Thiên Chúa đưa đến yêu con người. Khi có tình yêu, con người sẽ dễ tha thứ cho anh chị em của mình. Có tình yêu, có lòng tha thứ, chắc chắn sẽ không bao giờ thiếu vắng bình an. Đó là chưa kể, khi một tâm hồn bình an có Thiên Chúa ngự trị, tâm hồn ấy sẽ tràn đầy tình yêu, bất bạo động và rất khoan dung.
Bởi vậy, nếu ngày nào thế giới và mỗi con người trong thế giới chối từ Chúa, còn xua đẩy Lời của Người ra khỏi lòng mình, ngày ấy nhân loại vẫn còn đó nỗi chết chóc vì chiến tranh; lòng người vẫn còn đó thù hận vì mất bình an. Cá nhân này với cá nhân kia, tập thể này với tập thể kia, đảng phái này với đảng phái kia, quốc gia này với quốc gia kia… vẫn còn đó sự đối kháng, sự trả thù vì thiếu tha thứ.
Chính vì lý do thiếu vắng tình yêu và tha thứ này, ta hiểu được vì sao ơn bình an đã được Chúa ban, vẫn cứ xa vời. Ta cũng hiểu được vì sao từ thuở tạo thiên lập địa đến nay, nhân loại không có được một ngày bình an. Thế giới mãi sống trong đe dọa, lòng người cứ mãi sống trong sợ hãi, long đong.
Bạn và tôi là Kitô hữu, tức đã thuộc về Chúa Kitô. Bởi vậy, dù cho thế giới quanh mình có thế nào đi nữa, ta vẫn phải ưu tiên sống Lời Chúa và đặt lòng yêu mến Thiên Chúa của mình lên trên hết mọi sự.
Vì nếu, ngay cả người Kitô hữu mà còn không yêu mến và giữ Lời Chúa, thì làm sao có thể mong ước thế giới hết chiến tranh, loài người sống bình an, người với người tha thứ cho nhau?
Bạn và tôi cũng hãy ghi nhớ: khi bình an đã bị đánh, dẫu có tìm lại, cũng chỉ có thể “tìm lại được một chút bình an” mà thôi. Tấm gương tha thứ đến mức tuyệt vời của vua Đavit là bài học quý giá cho tất cả chúng ta. Vì nếu một Đavit, nhờ lòng tha thứ, mở ra cả một biển trời bình an, mỗi chúng ta biết tha thứ cho nhau, biển trời bình an ấy được nhân lên vô cùng nhiều.
Ngoài ra, ta còn phải cầu nguyện cho ơn bình an. Trước hết, xin Chúa ban cho chính lòng mình tràn ngập bình an, để sống với anh chị em xung quanh.
Sau nữa là xin Chúa tiếp tục tuôn đổ bình an cho thế giới, để nhân loại biết yêu thương và tha thứ cho nhau.
Xin Chúa hãy làm cho mọi người hiểu rằng, giết chết bình an thì dễ, nhưng để có bình an, khó lắm! Vì thế, nếu đã không nỗ lực để kiến tạo bình an, thì cũng đừng tìm cách chà đạp bình an của thế giới, của lòng người, nhất là đối với những người vô tội.
Hôm nay, khi suy niệm Tin Mừng của Chúa Kitô: “Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong Người ấy…. Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con… Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con hãy vui mừng vì Thầy về với Cha, bởi lẽ Cha trọng hơn Thầy”, tôi muốn nói tới sự cao quý của ơn bình an.
Nhưng để có được bình an trong cuộc đời, đòi ta phải tha thứ cho nhau. Nhưng tha thứ sẽ không thực hiện được nếu không có lòng yêu mến..
Người ta kể rằng, tại Ấn Độ, trong thời chiến giữa người Ấn giáo và người Hồi giáo, một lần nọ, một người đàn ông Ấn giáo đến gặp Mohandas Gandhi và kể rằng: Một người Hồi giáo đã giết chết con trai của ông. Trong cơn tức giận, ông đã giết chết người đàn ông Hồi giáo để trả thù cho con mình. Người đàn ông Ấn giáo cho biết tiếp: “Từ khi chuyện xảy ra, tôi không thể nào tìm thấy bình an”.
Gandhi suy nghĩ một lúc rồi nói: “Nếu đúng là sự bình an mà anh muốn, thì đây là điều cần thiết, anh phải làm. Người đàn ông đã bị giết cũng có một người con trai. Anh đã làm cho nó không có cha. Anh phải là cha của nó, nó phải là con trai của anh. Anh phải nuôi dạy nó như con riêng của mình, và phải là cha như cha thật của nó, dạy dỗ nó như một người Hồi giáo dạy con mình. Nếu làm được như thế, mới mong tìm được một chút bình an”.
Chúng ta không đề cập xem người đàn ông Ấn giáo có làm được điều mà Gandhi đã dạy hay không, hay lỗi lầm là của ai, bởi ai đã gây ra trước, cùng một hành động giết người, nhưng ai trong người Hồi và Ấn giáo mang tội nặng hơn.
Điều tôi muốn rút ra trong câu chuyện kể, đó là khi muốn có bình an, người ta phải tha thứ cho nhau. Biết bao cảnh huynh đệ tương tàng, biết bao nỗi oan khuất, căm thù, đổ máu… chỉ vì lòng người không thể tha thứ.
Nhân loại rất cần bình an. Mọi người đều hiểu bình an là vốn liếng quý giá trên mọi thứ của cải. Nhưng thực tế lại quá trớ trêu, vì chính nhân loại cũng lại là thủ phạm giết chết bình an một cách tàn nhẫn.
Nếu đã lỡ giết chết bình an, dù là tìm cách lấy lại bằng sự hối hận ăn năn thật lòng, may ra cũng chỉ “tìm lại được một chút bình an” mà thôi. Hóa ra người ta giết chết bình an thì dễ nhưng tìm lại bình an thì khó vô cùng.
Cả người Palestine lẫn người Israel, lòng khoan dung, tha thứ thiếu vắng, nên sự xung đột và bạo động diễn ra trong suốt nhiều năm. Bình an chưa có một ngày nào tại Trung đông, từ khi Palestine đòi đất của mình.
Không thể tha thứ mà chỉ muốn thi hành triệt để quyền lực của mình, nhà cầm quyền Trung Quốc đã làm khổ chính những đồng bào Công Giáo của mình, khi họ ra sức đe dọa và tấn công liên tục các nhà thờ, các giáo dân chân yếy tay mềm, không một tấc sắt.
Như vậy sự chiến bại, bây giờ không chỉ dừng lại ở chỗ quốc gia này hay quốc gia kia thất trận. Sự chiến bại ấy còn khủng khiếp hơn, vì đó chính là sự chiến bại của lương tâm và đạo đức con người.
Bao nhiêu quyền lực, bao nhiêu hệ thống chính trị, bao nhiều tỷ người trên thế giới, lại không thể bảo vệ một số ít anh chị em của mình, dù biết rõ, những anh chị em này không hề có tội. Họ phải sống trong đau khổ dằn vặt từng ngày vì họ là thiểu số, vì họ không thuộc dạng ưu tiên của hệ thống chánh trị.
Đó là chưa kể, biết bao nhiêu người khác, trên nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia lấy Hồi giáo, lấy Ấn giáo làm quốc giáo, vì niềm tin vào Thượng Đế, Tin nơi Thiên Chúa, đã đành chấp nhận để người ta tước mất tự do của mình.
Đâu chỉ có thế, bình an còn trở nên hiếm hoi trong đời sống cộng đồng hoặc của từng cá nhân trong cuộc sống hằng ngày khi những cá nhân ấy thiếu lòng yêu thương tha thứ.
Biết bao nhiêu cảnh trả thù, chém giết, ít là oán hận nhau, nhớ mãi lỗi lầm của nhau vẫn cứ diễn ra. Những kiểu nói “sống để bụng, chết đem theo” hay “không đội trời chung”… là những kiểu nói chất chứa sự thù oán mà không phải ít, nhưng nhiều lần chúng ta phải nghe...
Nó sẽ vô cùng tệ, nếu những lời ấy lại chính là lời diễn tả tâm hồn của bạn và tôi. Vì chúng ta là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi phải yêu thương, phải tha thứ, phải đón nhận, phải bắt chước Chúa Kitô mà không bao giờ chất chứa bất cứ sự hiềm khích nào trong lòng.
Suy nghĩ cho tới cùng, ta sẽ nhận ra rằng, hình như lịch sử loài người từ tạo thiên lập địa, chưa có một ngày bình an. Từ nguyên khởi, lúc mà con người còn chan chứa thứ hạnh phúc của trời cao, của thiên đàng, con người đã sát hại nhau. Lúc Cain giết chết Abel, đứa em trai của mình, chính là lúc Cain khai mạc lòng hận thù, bạo động tàn nhẫn của con người trên thế giới.
Đọc lại câu chuyện về những lần tha thứ của vua Đavít, chúng ta cảm thấy thèm khát lòng yêu thương quá. Đọc truyện vua Đavít, ta cũng cảm nhận lòng yêu thương sao mà đẹp tuyệt vời.
Chỉ cần một chút yêu thương, như một hạt muối bỏ vào cả một chén đầy hận thù, thế là nở ra cả một biển trời bình an. Vua Đavít đã làm được điều đó khi ông tha thứ cho người cha vợ của mình là vua Saul và đứa con trai ngỗ nghịch là Apsalon. Không phải tha một lần, nhưng Đavit đã tha rất nhiều lần, vì thế biển trời bình an xung quanh ông vốn đã rộng, lại cứ nở thêm, nở thêm…
Trở lại Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Chúa không nói: “Thầy chúc bình an cho các con”, nhưng lại nói: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy Ban bình an của Thầy cho các con”, “Thầy Ban…”, “Thầy để lại…” nghĩa là gì, nếu không là những kiểu nói của quà tặng, của ân huệ. Bình an chính là ơn Chúa ban nhưng không cho trần gian.
Nhưng có thật là Chúa đã ban bình an cho trần gian hay chẳng có Chúa, chẳng có bình an nào? Bình an đã được ban, vì sao thế giới cứ mãi ngụp lặn trong bất an, trong bóng tối tăm của thù hận, trong máu và sự chết của chiến tranh?
Đúng là một thử thách quá lớn cho đức tin chúng ta, vì có một khoảng cách quá xa giữa Lời Chúa với thực tế của thế giới và của bản thân từng người.
Thật ra Lời Chúa không hề mâu thuẫn. Vì chỉ trong một bản văn ngắn, có đến hai lần Chúa Giêsu đòi hỏi con người phải có lòng yêu mến. Trước khi ban bình an, Chúa nói: “Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở lại nơi Người ấy”. Cũng vậy, sau khi trao ban bình an, Chúa lại đòi: “Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con hãy vui mừng vì Thầy về với Cha”.
Như vậy có hai điều kiện trên hết mọi điều kiện để thế giới và để lòng người có sự bình an, đó là: “YÊU MẾN THẦY”; “GIỮ LỜI THẦY”.
Nhờ yêu mến và giữ lời Chúa Giêsu, ta được Chúa Cha và Chúa Con ngự trong lòng mình. Vì: “Chúng Ta sẽ đến và ở lại nơi người ấy”. Nơi nào có Chúa Cha, Chúa Con, thì cũng có Chúa Thánh Thần. Làm sao tâm hồn ta có thể hiềm thù, nổi loạn, chiến tranh, khủng bố khi lòng mình có Thiên Chúa Ba Ngôi, nguồn Bình An tuyệt đối, nguồn Bình An có sức cứu độ và đưa ta vào thế giới vô biên!
Lòng yêu mến mà con người cần phải có đối với Thiên Chúa, sẽ như một dòng chảy tất yếu: yêu Thiên Chúa đưa đến yêu con người. Khi có tình yêu, con người sẽ dễ tha thứ cho anh chị em của mình. Có tình yêu, có lòng tha thứ, chắc chắn sẽ không bao giờ thiếu vắng bình an. Đó là chưa kể, khi một tâm hồn bình an có Thiên Chúa ngự trị, tâm hồn ấy sẽ tràn đầy tình yêu, bất bạo động và rất khoan dung.
Bởi vậy, nếu ngày nào thế giới và mỗi con người trong thế giới chối từ Chúa, còn xua đẩy Lời của Người ra khỏi lòng mình, ngày ấy nhân loại vẫn còn đó nỗi chết chóc vì chiến tranh; lòng người vẫn còn đó thù hận vì mất bình an. Cá nhân này với cá nhân kia, tập thể này với tập thể kia, đảng phái này với đảng phái kia, quốc gia này với quốc gia kia… vẫn còn đó sự đối kháng, sự trả thù vì thiếu tha thứ.
Chính vì lý do thiếu vắng tình yêu và tha thứ này, ta hiểu được vì sao ơn bình an đã được Chúa ban, vẫn cứ xa vời. Ta cũng hiểu được vì sao từ thuở tạo thiên lập địa đến nay, nhân loại không có được một ngày bình an. Thế giới mãi sống trong đe dọa, lòng người cứ mãi sống trong sợ hãi, long đong.
Bạn và tôi là Kitô hữu, tức đã thuộc về Chúa Kitô. Bởi vậy, dù cho thế giới quanh mình có thế nào đi nữa, ta vẫn phải ưu tiên sống Lời Chúa và đặt lòng yêu mến Thiên Chúa của mình lên trên hết mọi sự.
Vì nếu, ngay cả người Kitô hữu mà còn không yêu mến và giữ Lời Chúa, thì làm sao có thể mong ước thế giới hết chiến tranh, loài người sống bình an, người với người tha thứ cho nhau?
Bạn và tôi cũng hãy ghi nhớ: khi bình an đã bị đánh, dẫu có tìm lại, cũng chỉ có thể “tìm lại được một chút bình an” mà thôi. Tấm gương tha thứ đến mức tuyệt vời của vua Đavit là bài học quý giá cho tất cả chúng ta. Vì nếu một Đavit, nhờ lòng tha thứ, mở ra cả một biển trời bình an, mỗi chúng ta biết tha thứ cho nhau, biển trời bình an ấy được nhân lên vô cùng nhiều.
Ngoài ra, ta còn phải cầu nguyện cho ơn bình an. Trước hết, xin Chúa ban cho chính lòng mình tràn ngập bình an, để sống với anh chị em xung quanh.
Sau nữa là xin Chúa tiếp tục tuôn đổ bình an cho thế giới, để nhân loại biết yêu thương và tha thứ cho nhau.
Xin Chúa hãy làm cho mọi người hiểu rằng, giết chết bình an thì dễ, nhưng để có bình an, khó lắm! Vì thế, nếu đã không nỗ lực để kiến tạo bình an, thì cũng đừng tìm cách chà đạp bình an của thế giới, của lòng người, nhất là đối với những người vô tội.
Trấn An
Lm Vũđình Tường
04:41 23/05/2019
Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm chia tay. Chào tạm biệt không khó mấy bởi vẫn còn hy vọng trong tương lai gần có ngày gặp lại. Nói lời vĩnh biệt khó hơn nhiều bởi ngày gặp lại xa vời vợi, không còn hứa hẹn. Đây chính là kinh nghiệm Đức Kitô và các môn đệ trải qua trong tuần cuối đời của Đức Kitô trên trần thế. Đức Kitô biết rõ thời gian Ngài giã từ trần thế để về cùng Chúa Cha rất gần, Ngài tâm sự với các môn đệ. Nhiều lần trước đó Ngài đã tâm sự cùng các ông nhưng hầu như các ông không mấy chú í. Lần này, Đức Kitô nói rõ hơn và hướng dẫn các ông cần phải làm gì để liên kết với Ngài. Lần tâm sự này cũng không khá hơn những lần khác là bao bởi các môn đệ không muốn việc chia tay xảy ra.
Đức Kitô vạch ra cho các môn đệ hai sự thật: Ngài sẽ chia tay tạm biệt các ông và cùng trong lúc đó Ngài hứa hiện diện cùng các ông. Điều này xem ra có vẻ nghịch lí và các ông không thể nào hiểu được. Làm thế nào Đức Kitô cùng một lúc vừa có thể vừa hiện diện, lại vừa vắng mặt. Vì thế Đức Kitô chỉ cho các ông cách làm thế nào nhận biết Ngài đang đồng hành cùng các ông.
Trước tiên Ngài nói đến tình yêu mến. Ai yêu mến Đức Kitô thì tuân giữ lời Ngài truyền dậy. Đức Kitô không đi nơi xa lạ nhưng là về cùng Chúa Cha. Vì thế ai yêu mến Đức Kitô sẽ được Chúa Cha yêu mến và ở trong nhà Chúa. Ở trong nhà Chúa sẽ gặp lại Đức Kitô (câu 23). Đó là cách thứ nhất liên kết với Đức Kitô.
Cách thứ hai để liên kết với Đức Kitô là qua Thánh Thần Chúa. Ai yêu mến Đức Kitô sẽ không cô đơn nơi trần thế nhưng có Thánh Thần Chúa ở cùng. Thánh Thần Chúa là món quà tuyệt vời Đức Kitô trao ban cho những ai tuân giữ lời Ngài. Thánh Thần sẽ hướng dẫn, chỉ bảo, giúp thông hiểu điều Đức Kitô truyền dậy. Nghe hướng dẫn của Thánh Thần chính là nghe lời của Đức Kitô (câu 26). Đối với Đức Kitô yêu mến Thiên Chúa và tuân giữ lời Chúa là hai sự việc không thể tách rời. Yêu mến mà thiếu hành động là yêu suông, hành động thiếu tình yêu là chiều theo í riêng.
Thứ ba, ai yêu mến Thiên Chúa sẽ nhận được bình an trong tâm hồn. Bình an của Đức Kitô trao tặng, không phải cho tất cả mọi người, mà ban riêng cho những ai yêu mến, thực hiện Lời Ngài (14,27). Ơn an bình Chúa ban không giúp giúp người đó tránh xa biến cố, đau khổ, bất an trong đời mà chính là biến người đó trở thành người mang bình an lại cho tha nhân. Biến họ trở thành người con người bình an, sống hiền lành, chân thật, tôn trọng sự sống mình và sự sống người khác. Cuộc tử nạn của Đức Kitô chính là sự dữ do con người tạo ra, qua sự dữ đó Đức Kitô mang ơn cứu độ cho nhân trần. Thiên Chúa yêu thương có thể biến đổi sự dữ thành sự lành, thành nguồn ơn cứu độ vì thế qua đau khổ, tang thương của ta kết hợp với Đức Kitô, Thiên Chúa sẽ biến chúng thành hào quang vinh hiển ca tụng Thiên Chúa và là nguồn ơn cứu độ chúng sinh. Chúng ta cầu xin biết sống yêu mến, thực hiện lời Chúa trong cuộc sống để qua hành động yêu thương người ta nhận biết và tin Thiên Chúa.
TiengChuong.org
Consolation
We all have experienced having to say farewell to our loved ones. Sometimes it is easy; others, not so. It is the experience Jesus and his apostles had on the last week prior to His Passion. Jesus knew that his time to give glory to the Father was imminent, and on the night before the Passion, Jesus had an intimate talk to His apostles. On several occasions before, Jesus told the apostles about his leaving. The apostles didn't take it seriously. This time, Jesus gave them instructions about what to do when He was not with them. It seemed that no matter how much Jesus said, it would not be enough for them, because they would never be ready to accept what they did not want to happen.
Jesus tried to show them two realities: He spoke about going away, and yet at the same time, he was always with them, as he has promised. For the apostles the two realities were contradictory, and they struggled hard to make sense of what Jesus said. To ease their fear and anxiety, Jesus gave them specific instructions that whenever they observed what He had told them they would have Him always.
First, Jesus told them He was not going anywhere, but he actually was going to the Father, and His going was for their advantage. Keeping His teaching means to meet Him at a different place, the Father's house. The benefit of keeping his teaching would not only show that, they loved him dearly, but they even experienced that the Father would love them, and make His home in them (verse.23).
Second, those who loved Jesus, would not be left alone in this world. Jesus would not physically be with them, but the Advocate, Whom Jesus sent to be their faithful companion on the journey would be. The benefit of having the Spirit, was that the apostles now had a new teacher, who would teach them more about God's love. The Spirit would not only remind them what Jesus had taught them, but also gradually open their minds and hearts to widen and deepen what they had learnt from Jesus. (verse 26). For Jesus, loving him means keeping his word, and there are inseparable.
Third, those who keep Jesus' teaching will receive peace. This special personal gift is not given to the world in general. It is given to each individual who makes His word active in the world (verse 14,27). God's peace may not prevent them from facing trouble or fear or the evil of this world. God's peace certainly made them to be peaceful people. They would prefer peace rather than violence, calm rather than anger, forgiveness rather than vengeance. God's peace accompanies the gift of the Spirit, and is reserved specifically for those who keep His word. Jesus' Passion was inflicted as an act of evil, yet through it God claimed salvation for mankind. Our loving God is able to draw goodness out of badness. Through His Spirit, our brokenness, loss, pain and sorrow in witnessing for Jesus, will be transformed to give glory to God. We pray to love Jesus and make His teaching real for others to embrace.
Đức Kitô vạch ra cho các môn đệ hai sự thật: Ngài sẽ chia tay tạm biệt các ông và cùng trong lúc đó Ngài hứa hiện diện cùng các ông. Điều này xem ra có vẻ nghịch lí và các ông không thể nào hiểu được. Làm thế nào Đức Kitô cùng một lúc vừa có thể vừa hiện diện, lại vừa vắng mặt. Vì thế Đức Kitô chỉ cho các ông cách làm thế nào nhận biết Ngài đang đồng hành cùng các ông.
Trước tiên Ngài nói đến tình yêu mến. Ai yêu mến Đức Kitô thì tuân giữ lời Ngài truyền dậy. Đức Kitô không đi nơi xa lạ nhưng là về cùng Chúa Cha. Vì thế ai yêu mến Đức Kitô sẽ được Chúa Cha yêu mến và ở trong nhà Chúa. Ở trong nhà Chúa sẽ gặp lại Đức Kitô (câu 23). Đó là cách thứ nhất liên kết với Đức Kitô.
Cách thứ hai để liên kết với Đức Kitô là qua Thánh Thần Chúa. Ai yêu mến Đức Kitô sẽ không cô đơn nơi trần thế nhưng có Thánh Thần Chúa ở cùng. Thánh Thần Chúa là món quà tuyệt vời Đức Kitô trao ban cho những ai tuân giữ lời Ngài. Thánh Thần sẽ hướng dẫn, chỉ bảo, giúp thông hiểu điều Đức Kitô truyền dậy. Nghe hướng dẫn của Thánh Thần chính là nghe lời của Đức Kitô (câu 26). Đối với Đức Kitô yêu mến Thiên Chúa và tuân giữ lời Chúa là hai sự việc không thể tách rời. Yêu mến mà thiếu hành động là yêu suông, hành động thiếu tình yêu là chiều theo í riêng.
Thứ ba, ai yêu mến Thiên Chúa sẽ nhận được bình an trong tâm hồn. Bình an của Đức Kitô trao tặng, không phải cho tất cả mọi người, mà ban riêng cho những ai yêu mến, thực hiện Lời Ngài (14,27). Ơn an bình Chúa ban không giúp giúp người đó tránh xa biến cố, đau khổ, bất an trong đời mà chính là biến người đó trở thành người mang bình an lại cho tha nhân. Biến họ trở thành người con người bình an, sống hiền lành, chân thật, tôn trọng sự sống mình và sự sống người khác. Cuộc tử nạn của Đức Kitô chính là sự dữ do con người tạo ra, qua sự dữ đó Đức Kitô mang ơn cứu độ cho nhân trần. Thiên Chúa yêu thương có thể biến đổi sự dữ thành sự lành, thành nguồn ơn cứu độ vì thế qua đau khổ, tang thương của ta kết hợp với Đức Kitô, Thiên Chúa sẽ biến chúng thành hào quang vinh hiển ca tụng Thiên Chúa và là nguồn ơn cứu độ chúng sinh. Chúng ta cầu xin biết sống yêu mến, thực hiện lời Chúa trong cuộc sống để qua hành động yêu thương người ta nhận biết và tin Thiên Chúa.
TiengChuong.org
Consolation
We all have experienced having to say farewell to our loved ones. Sometimes it is easy; others, not so. It is the experience Jesus and his apostles had on the last week prior to His Passion. Jesus knew that his time to give glory to the Father was imminent, and on the night before the Passion, Jesus had an intimate talk to His apostles. On several occasions before, Jesus told the apostles about his leaving. The apostles didn't take it seriously. This time, Jesus gave them instructions about what to do when He was not with them. It seemed that no matter how much Jesus said, it would not be enough for them, because they would never be ready to accept what they did not want to happen.
Jesus tried to show them two realities: He spoke about going away, and yet at the same time, he was always with them, as he has promised. For the apostles the two realities were contradictory, and they struggled hard to make sense of what Jesus said. To ease their fear and anxiety, Jesus gave them specific instructions that whenever they observed what He had told them they would have Him always.
First, Jesus told them He was not going anywhere, but he actually was going to the Father, and His going was for their advantage. Keeping His teaching means to meet Him at a different place, the Father's house. The benefit of keeping his teaching would not only show that, they loved him dearly, but they even experienced that the Father would love them, and make His home in them (verse.23).
Second, those who loved Jesus, would not be left alone in this world. Jesus would not physically be with them, but the Advocate, Whom Jesus sent to be their faithful companion on the journey would be. The benefit of having the Spirit, was that the apostles now had a new teacher, who would teach them more about God's love. The Spirit would not only remind them what Jesus had taught them, but also gradually open their minds and hearts to widen and deepen what they had learnt from Jesus. (verse 26). For Jesus, loving him means keeping his word, and there are inseparable.
Third, those who keep Jesus' teaching will receive peace. This special personal gift is not given to the world in general. It is given to each individual who makes His word active in the world (verse 14,27). God's peace may not prevent them from facing trouble or fear or the evil of this world. God's peace certainly made them to be peaceful people. They would prefer peace rather than violence, calm rather than anger, forgiveness rather than vengeance. God's peace accompanies the gift of the Spirit, and is reserved specifically for those who keep His word. Jesus' Passion was inflicted as an act of evil, yet through it God claimed salvation for mankind. Our loving God is able to draw goodness out of badness. Through His Spirit, our brokenness, loss, pain and sorrow in witnessing for Jesus, will be transformed to give glory to God. We pray to love Jesus and make His teaching real for others to embrace.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:04 23/05/2019
17. Nếu anh thực sự khát vọng mình nên thánh, thì anh phải cùng với Abraham rời bỏ quê hương của mình, rời bỏ những người thân thiết của anh, để đi nên nơi mà anh không quen biết. (Thánh Jerome)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:10 23/05/2019
20. THẦY THUỐC ĐIẾC
Có một thầy thuốc thính giác không tốt cho lắm đi đến khám bệnh cho một nhà nọ.
Bệnh nhân hỏi:
- “Hạt sen có thể trị bệnh được không ?”
Thầy thuốc trả lời:
- “Cháo gân không thể ăn được”.
Bệnh nhân lại hỏi cho rõ ràng hơn:
- “Còn thân sen thì sao ?”
Thầy thuốc nói:
- “Thịt muối cũng ăn chút ít thôi”.
Bệnh nhân chịu không nổi nên sừng sộ nói:
- “Lỗ tai của ông bị điếc rồi”.
Thầy thuốc trả lời:
- “Nếu bỏ thịt đùi đỏ vào trong, thì vẫn cần phải đề phòng bệnh hột xoài !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 20:
Điếc và câm thì thường đi đôi với nhau, nhưng nếu điếc mà không câm thì khổ cho bản thân và khổ cho người nghe.
Người biết mình điếc thì vẫn dễ...thở hơn là những người không biết mình bị điếc, họ dễ dàng nổi giận với mọi người vì họ không nghe được người ta nói, họ càng nổi giận hơn khi hiểu lầm người khác không thèm nghe mình nói. Đúng là khổ thật.
Nhưng ở đời còn có một thứ bệnh điếc nguy hiểm hơn, đó là người bị điếc trong tâm hồn.
Người tâm hồn bị điếc thì không nghe được lời cầu cứu của tha nhân: họ không có lòng thương xót; người tâm hồn bị điếc thì không nghe được lời khuyên bảo của người anh em: họ kiêu ngạo hơn cả người kiêu ngạo; người điếc tâm hồn thì không nghe được ý kiến xây dựng của cộng đoàn: họ cảm thấy lúc nào mình cũng có lý; người bị điếc tâm hồn thì luôn phê bình người khác và thích người khác tâng bốc mình: họ luôn cho rằng mình trỗi vượt trên mọi người...
Chúng ta cầu xin Đức Chúa Giê-su chữa bệnh điếc trong tâm hồn của mình, để chúng ta nghe được tiếng nói của Chúa qua tha nhân, đó chính là tiếng nói của bác ái...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Có một thầy thuốc thính giác không tốt cho lắm đi đến khám bệnh cho một nhà nọ.
Bệnh nhân hỏi:
- “Hạt sen có thể trị bệnh được không ?”
Thầy thuốc trả lời:
- “Cháo gân không thể ăn được”.
Bệnh nhân lại hỏi cho rõ ràng hơn:
- “Còn thân sen thì sao ?”
Thầy thuốc nói:
- “Thịt muối cũng ăn chút ít thôi”.
Bệnh nhân chịu không nổi nên sừng sộ nói:
- “Lỗ tai của ông bị điếc rồi”.
Thầy thuốc trả lời:
- “Nếu bỏ thịt đùi đỏ vào trong, thì vẫn cần phải đề phòng bệnh hột xoài !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 20:
Điếc và câm thì thường đi đôi với nhau, nhưng nếu điếc mà không câm thì khổ cho bản thân và khổ cho người nghe.
Người biết mình điếc thì vẫn dễ...thở hơn là những người không biết mình bị điếc, họ dễ dàng nổi giận với mọi người vì họ không nghe được người ta nói, họ càng nổi giận hơn khi hiểu lầm người khác không thèm nghe mình nói. Đúng là khổ thật.
Nhưng ở đời còn có một thứ bệnh điếc nguy hiểm hơn, đó là người bị điếc trong tâm hồn.
Người tâm hồn bị điếc thì không nghe được lời cầu cứu của tha nhân: họ không có lòng thương xót; người tâm hồn bị điếc thì không nghe được lời khuyên bảo của người anh em: họ kiêu ngạo hơn cả người kiêu ngạo; người điếc tâm hồn thì không nghe được ý kiến xây dựng của cộng đoàn: họ cảm thấy lúc nào mình cũng có lý; người bị điếc tâm hồn thì luôn phê bình người khác và thích người khác tâng bốc mình: họ luôn cho rằng mình trỗi vượt trên mọi người...
Chúng ta cầu xin Đức Chúa Giê-su chữa bệnh điếc trong tâm hồn của mình, để chúng ta nghe được tiếng nói của Chúa qua tha nhân, đó chính là tiếng nói của bác ái...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Chúa Nhật VI Phục Sinh - C-
Lm. Jude Siciliano, OP
14:34 23/05/2019
TĐCV 15: 1-2, 22-29; Tvịnh.66; Kh 21:10-14,22-23; Gioan 14: 23-29
Từ hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu nghe những bài đọc trích trong Kinh Thánh nói về Chúa Thánh Thần trong khi chúng ta sửa soạn đến ngày vọng Lễ Chúa Thánh Thần. Một khi chúng ta đi vào những Chúa Nhật sau lễ Chúa Thánh Thần, còn gọi là "Chúa Nhật thường niên", chúng ta sẽ nghe ít hơn về Chúa Thánh Thần. Thật đáng tiếc, vì Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sự sống, niềm tin và hăng say trong đời sống Kitô hữu. Hôm nay các bài đọc nói rõ là cộng đoàn Kitô hữu dựa vào Chúa Thánh Thần trong sức sống và hạnh phúc của họ. Chình Chúa Thánh Thần gây nên dòng nước nước rửa tội trong lòng chúng ta sôi động lên (như thường nói "Nước gây sôi nỗi") trong những lúc khó khăn trong đời sống. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng giúp chúng ta cầu nguyện. Không chỉ khuyến khích chúng ta cầu khẩn mà còn thêm lời than thở cầu xin trong lòng chúng ta, Chúa Thánh Thần không im lặng đâu. Trong khi Ngài tạo dựng, củng cố và gìn giữ giáo hội, không có gì có thể giới hạn được Chúa Thánh Thần trong bất kỳ lời kinh hay trong giáo hội. Cha Karl Rahner nói "Chúa Thánh Thần cũng hiện diện trong sự mầu nhiệm của cuộc sống hằng ngay ngoài lời cầu nguyện của tổ chức giáo hội Kitô giáo ...".
Có một Cha giảng nói: "Chúa Thánh Thần là động từ hơn là danh từ". Thiên Chúa không chỉ xem xét bản năng tạo tác đang thực hiện, Ngài còn là Đấng Tạo Dựng nên vạn vật để được cùng làm việc với chính tạo vật đó. Do vậy, chính Chúa Thánh Thần thức tỉnh chúng ta để nhận đúng được thế nào là sự bất công và tội lỗi. Ngài làm cho chúng ta dấn thân vào những việc ngoài khả năng bé nhỏ của chúng ta để làm những điều phải cho những người kém cõi và bị áp bức trong thế giới. Vì việc công chính này hình như chưa bao giờ được thực hiện, nên Chúa Thánh Thần, Đấng nuôi dưởng lời kinh nguyện của chúng ta làm cho chúng ta dấn thân vào công tác tạo dựng với Ngài để dựng nên một tạo vật mới. Xin lập lại: Chúa Thánh Thần là động từ hơn là danh từ.
Bài đọc thứ nhất có nguồn gốc từ những sự tranh cải trong giáo hội tiên khởi. Các Kitô hữu đầu tiên xuất thân từ người Do Thái giáo. Và chính Chúa Giêsu rao giảng tin mừng của Ngài theo hình ảnh và lời văn theo văn hóa của Do Thái. Nhưng Kitô giáo lan truyền quá nhanh, vượt ra khỏi nguồn gốc Do Thái, nên có sự tranh cải về việc có nên tiếp tục giữ lề luật của Môsê hay không. Hai quan điểm trái ngược nhau là:
- Thứ nhất: Những Kitô hữu mới đang theo luật Môsê có quan niệm của người Do Thái (sự phán xét).
- Thứ hai là: Kitô giáo đã được giải thoát khỏi những lề luật đó, nên lề luật Môsê không còn quan trọng trong niềm tin vào Chúa Giêsu.
Các quan điểm mâu thuẩn này được xuất hiện trong sách "sự phán xét" từ Giuđê đến cộng đoàn mới ở Antiokhia để rao giảng việc tuân giữ lề luật ông Môsê. Vấn đề nan giải đó được giải quyết bởi cộng đoàn ở Giêrusalem. Và giải đáp nói rõ là: "Chúa Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này..." Các nhà lãnh đạo giáo hội đã thay đổi luật lệ của hàng mấy thế kỷ trong chốc lát tỏ ra sự tín nhiệm vào Chúa Thánh Thần là Đấng tiếp tục hoạt động trong các ông. Lời chỉ dẫn họ đưa ra thật ngắn gọn và diễn tả sự tín nhiệm vào khả năng của cộng đoàn mới ở Antiokhia để đưa đến những chi tiết cụ thể làm sao sống theo lời giáo huấn của Chúa Giêsu. Nói cách khác là các tông đồ và các bô lão có niềm tin là điều gì Chúa Giêsu đã hứa với họ (xem phúc âm hôm nay) đã thật sự xãy ra: Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ, đang ở giữa họ "dạy dỗ anh em trong cộng đoàn trong mọi sự và sẽ nhắc anh em nhớ tất cả những điều Thầy đã nói với anh em".
Chúng ta cũng có thể tự tin là chúng ta không bị bỏ rơi trong mồ côi, không có sự dẫn dắt bởi sự hiện diện của Chúa Giêsu. Có nhiều dấu chỉ về sự hiện diện đó trong giáo hội mà các cha giảng có thể nêu lên. Nhưng, một cách thể hiện sự hiện diện và hướng dẫn của Chúa Giêsu ở giữa chúng ta đang có sẵn trong đời sống của những nhân chứng về đức tin. Những dấu chỉ đó cho chúng ta thấy rõ sự thật cụ thể là sức sống của Chúa Giêsu có thể xãy ra trong thời đại chúng ta. Những nhân chứng này chứng thật điều gì Chúa Giêsu đã hứa trong phúc âm hôm nay là Thánh Thần (Đấng Bảo Trợ) đã hứa sẽ "nhắc nhở" cho chúng ta nhớ những điều Chúa Giêsu đã dạy. Cha giảng có thể cho ví dụ cụ thể và đưa ra một ví dụ cụ thể về những nhân chứng như vậy - đó là những người hiện có những dấu chỉ thật sự là Chúa Thánh Thần đang thúc đẩy và nâng đỡ chúng ta sống trong Chúa Kitô. Những nhân chứng như thế thường "hướng dẫn" chúng ta qua đời sống của họ là làm sao sống tin mừng của Chúa Giêsu trong đời sống mình trong hiện tại. Khi nêu lên các gương mẫu đó, điều tốt nhất là nói lên cách sống hằng ngày để người Kitô hữu bình thường có thể thông hiệp sức sống của Chúa Thánh Thần mà chúng ta đang có.
Đến đây cha giảng nên cẩn thận: Có 3 chủ đề trong bài phúc âm hôm nay cần lưu ý:
- Thứ nhất: tình yêu là động lực kết hợp chúng ta với Thiên Chúa.
- Thứ 2: lời hứa sẽ có Chúa Thánh Thần.
- Thứ 3: sự bình an và niềm vui đến từ Chúa Giêsu trở về với Thiên Chúa.
Cả ba chủ đề có thể là quá nhiều cho quý cha giảng, để kỹ lưởng hơn, tốt nhất là nên chọn một trong ba chủ đề.
Bởi thế, để đón mừng lễ Chúa Thánh Thần, quý cha giảng có thể chú trọng tập trung đến sự việc Chúa Thánh Thần đến và việc Ngài làm trong giáo hội. Bài phúc âm hôm nay được viết cho cộng đoàn giáo hữu khoản năm 70 trong lúc có sự lùng bắt dữ dội. Các tông đồ và những nhân chứng cho Chúa Giêsu đã qua đời và không có ai trở lại. Đó là một cộng đoàn bị bách hại nhiều nên họ rất cần sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Nhờ thế họ sẽ được nâng đỡ với những dấu chỉ là Chúa Thánh Thần đang ở với họ. Đây là một ví dụ khác về sự nhân từ của Thiên Chúa, vì các môn đệ không xứng đáng lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là điều cần thiết cho đời sống đức tin của giáo hội, nên vì thế mà Thiên Chúa gởi Chúa Thánh Thần đến. Hôm nay chúng ta được biết qua Chúa Giêsu là Chúa Thánh Thần sẽ đến "nhân danh Chúa Giêsu" và vì thế sẽ liên kết chúng ta với đời sống của Chúa Giêsu. Chúa Thánh Thần cũng sẽ dạy chúng ta về việc phải kết hợp với đời sống Chúa Kitô nhiều hơn trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Với tất cả những hoạt động chủa Chúa Thánh Thần ở giữa chúng ta sẽ có nhiều dấu chỉ về cự hiện diện của Chúa Giêsu trong đời sống của giáo hội và những người làm nhân chứng ở trần gian.
Một chủ đề khác quý cha giảng có thể dùng là ơn bình an Chúa Giêsu để lại cho các môn đệ của Ngài. Từ “Shalom” của tiếng Do thái có rất nhiều ý nghĩa trong cộng đoàn Do thái. Người ta dùng từ Shalom để chào đón và cũng để chia tay. Đó là lời chúc cho sự hòa thuận trong cộng đoàn, chúc một đời sống không thiều thốn gì cả, hoàn toàn đầy đủ. Lối sống như thế này có thể được xãy ra với sự xuất hiện của Đấng Mêsia. Chúa Giêsu đem "bình an của Ngài" đến và tất cả những gì bao gồm theo đó cho các môn đệ của Ngài. Sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta cũng làm cho chúng ta ao ước cho tất cả mọi người đều được hưởng một nền hòa bình như vậy. Và vì thế các môn đệ được thúc đẩy đem bình an thật sự cho toàn thế giới. Người môn đệ ở nhà và ở ngoài phố thị, nên tạo ra sự hòa hợp lành mạnh và bền lâu trong đời sống cộng đoàn thay vì tạo sự chia rẻ và tranh chấp thường có trong cuộc sống.
Đôi khi, để tạo nên một cộng đoàn liên kết và thật sự lo lắng cho nhau, một cộng đoàn Shalom, người môn đệ có thể gây xáo trộn một cộng đoàn không liên kết và sống hời hợt bề ngoài để tạo nên một cộng đoàn thật sự cho các thành viên. Thí dụ như: một nhóm người cố gắng thay đổi điều kiện làm việc vất vả của các người thợ may ở các cửa hàng, hay ở các nước đang phát triễn có thể có những người gây xáo trộn đối với những người lợi dụng bóc lột công nhân qua các xí nghiệp sản xuất. Họ có thể bị cáo buộc là gây bất an cho sự sản xuất. Nhưng, thât ra, người môn đệ Chúa Kitô đang làm việc cho mọi người được hưởng sự bình an "Salom" và tất cả sẽ sống và tận hưởng cuộc sống dồi dào.
Như thế, nếu chúng ta trãi nghiệm được sự bình an và cam kết của Chúa Giêsu trong tiệc Thánh Thể hôm nay, chúng ta sẽ làm gì để cho sự bình an đó có thể xãy dến cho kẻ khác? Làm thế nào chúng ta có thể giúp họ trãi nghiệm một cuộc sống hoàn toàn đầy đủ? Cuộc sống của những người xung quanh chúng ta còn thiếu trãi nghiệm sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta hôm nay?
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
6th SUNDAY OF EASTER -C-
Acts 15: 1-2, 22-29; Psalm 67; Rev. 21:10-14,22-23; John 14: 23-29
We are beginning to hear more explicit mention of the Holy Spirit as we prepare for the vigil and feast of Pentecost. Once we enter the regular sequence of Sundays after Pentecost, known as "Ordinary Time", we will hear less explicit mention of the Spirit in our readings. What a shame, for it is the Spirit who gives life, conviction and passion to our Christian lives. It is clear from our readings today that the Christian community is indebted to the Spirit for its very existence and well-being. It is the Sprit who stirs up the waters of our baptism in us (as the spiritual says, "troubles the waters") at crucial stages of our lives. The Spirit is the animator of our prayers, not just encouraging us to pray, but groaning in prayer within us. The Spirit is not staid and sedate. While he/she creates, strengthens and preserves the church, there is no limiting, or enclosing the Spirit in any one creed or church. Karl Rahner says the Spirit is also to be found in, "a mysticism of everyday life outside a verbalized and institutionalized Christianity...."
As one preacher puts it, the Spirit is more verb than noun. God does not merely observe what creation is doing, but is both Creator and Participant in the very process of the universe. It is also the Holy Spirit who shakes us awake into awareness of injustice and sin. The Spirit causes us to get involved in the less-than-orderly task of making things right for the disadvantaged and abused of our world. And because this work of justice seems never to be done, it is the Spirit who nourishes us in prayer and keeps us committed to the task of being a co-creator with the Spirit of a new creation. To repeat: the Spirit is more verb than noun.
The first reading has its roots in a controversy in the early church. The earliest converts were from Judaism and Jesus himself couched his message in Jewish imagery and language. But Christianity spread rapidly beyond its Jewish origins and so controversy arose about whether, or not, to continue observing the Mosaic law. Two contrary points of view crystalized:
(1) New members were to observe the Mosaic practices (the view of the "Judaizers")
(2) Christianity was freed from such observances and they were not crucial to belief in Jesus.
These conflicting views emerge in the reading as the "Judaizers" come from Judea to the new community in Antioch to preach observance of the Mosaic code. The issue is settled by the community back in Jerusalem and their response is bold in its presumption: "It is the decision of the Holy Spirit and ours too, not to lay on you any burden beyond that which is strictly necessary...." The church leaders changed the custom of centuries in a sweeping move that expresses confidence in the Spirit’s active and ongoing presence with them. The guidelines they give are brief and exhibit trust in the ability of the new community in Antioch to come to its own specifics on how to live out the teaching of Jesus. In other words, the apostles and elders have confidence, that what Jesus promised them (in today’s Gospel), has truly happened: the Spirit, the Paraclete, was in their midst, "to instruct you in everything and remind you of all that I told you."
We too have the confidence of not having been left orphans devoid of Jesus’ guiding presence. There are many signs of this presence in our church that the preacher might use for illustrations, but one way his presence and guidance is available to us is in the lives of his faith-filled witnesses. They concretely show us that Jesus’ life is possible in our age. These witnesses also fulfill what Jesus promised in today’s Gospel; that the promised Spirit (Paraclete) would "remind" us of all that Jesus told us. The preacher should be concrete and give an example of such witnesses – those people who are sure signs that the Spirit continues to animate and inspire us with the life of Christ. Such witnesses also "instruct" us by their lives, how to live Jesus’ message in our day. It might be best when giving such examples to draw them from everyday life so that the ordinary Christian can feel Spirit-life is within our grasp.
A little caution here: there are three themes in today’s Gospel reading:
(1) love as the force that unites us to God;
(2) the promise of the Holy Spirit;
(3) the peace and joy that comes from Jesus’ return to God. All three would be too much for the preacher to cover adequately, it might be best to choose one.
Thus, in anticipation of Pentecost, the preacher might choose to focus on the coming and the role of the Spirit in the church. The community to whom this Gospel was written (circa 90) was at a crucial stage. The apostles and eye witnesses to Jesus were dead and still he had not returned. They were a persecuted community and needed his presence desperately. Thus, they would be encouraged by signs that his Spirit was still with him. Here is another example of the graciousness of God, for the disciples do not have to earn the Spirit. The Spirit is crucial for the living faith of the church and so God will give the Spirit. We learn from Jesus today that this Spirit will be sent "in Jesus’" name, and so will link us with the life of Jesus. The Spirit will also teach what we need to more fully incorporate the life of Christ in our daily lives. With these activities of the Spirit in our midst there will be ample signs of Jesus’ continued presence in the life of the church and the public witness of its members.
Another preaching focus might be the gift of peace that Jesus leaves with his disciples. This word ("shalom") has rich meaning in the Jewish community. It was used in greetings and partings – a wish for a life of harmony in God’s community; a life lacking nothing; a life of complete fullness. This life would be instituted with the arrival of the Messiah. Jesus brings his "peace" and all that it implies to his followers. The peace he gives us also stirs up in us a desire that such a peace be experienced by all and so the disciple is spurred to make this peace a reality in the world. Rather than being a source of contention or division, the disciple at home and in the market place works to create a healthy and life-sustaining harmony in the community.
And sometimes, to create a truly caring and healthy community, a community of shalom, the disciple may even have to disturb an unhealthy and superficial harmony so as to create one that is true for all members. For example, a group working to change unhealthy working conditions in sweat shops in the inner city, or a developing country might seem troublesome to those who gain from such oppressive labor practices. They might be accused of disturbing the peace. But the reality may be, that the disciple of Christ is really working so that all might enjoy his "shalom," all might live and enjoy fullness of life.
Thus, if we experience the peace and assurance of Jesus at this eucharistic celebration today, what will we do to make such a peace available to others? How can we help them experience a more complete life? What do the lives of those around us still lack so that they too can experience the peace Jesus offers us today?
Từ hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu nghe những bài đọc trích trong Kinh Thánh nói về Chúa Thánh Thần trong khi chúng ta sửa soạn đến ngày vọng Lễ Chúa Thánh Thần. Một khi chúng ta đi vào những Chúa Nhật sau lễ Chúa Thánh Thần, còn gọi là "Chúa Nhật thường niên", chúng ta sẽ nghe ít hơn về Chúa Thánh Thần. Thật đáng tiếc, vì Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sự sống, niềm tin và hăng say trong đời sống Kitô hữu. Hôm nay các bài đọc nói rõ là cộng đoàn Kitô hữu dựa vào Chúa Thánh Thần trong sức sống và hạnh phúc của họ. Chình Chúa Thánh Thần gây nên dòng nước nước rửa tội trong lòng chúng ta sôi động lên (như thường nói "Nước gây sôi nỗi") trong những lúc khó khăn trong đời sống. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng giúp chúng ta cầu nguyện. Không chỉ khuyến khích chúng ta cầu khẩn mà còn thêm lời than thở cầu xin trong lòng chúng ta, Chúa Thánh Thần không im lặng đâu. Trong khi Ngài tạo dựng, củng cố và gìn giữ giáo hội, không có gì có thể giới hạn được Chúa Thánh Thần trong bất kỳ lời kinh hay trong giáo hội. Cha Karl Rahner nói "Chúa Thánh Thần cũng hiện diện trong sự mầu nhiệm của cuộc sống hằng ngay ngoài lời cầu nguyện của tổ chức giáo hội Kitô giáo ...".
Có một Cha giảng nói: "Chúa Thánh Thần là động từ hơn là danh từ". Thiên Chúa không chỉ xem xét bản năng tạo tác đang thực hiện, Ngài còn là Đấng Tạo Dựng nên vạn vật để được cùng làm việc với chính tạo vật đó. Do vậy, chính Chúa Thánh Thần thức tỉnh chúng ta để nhận đúng được thế nào là sự bất công và tội lỗi. Ngài làm cho chúng ta dấn thân vào những việc ngoài khả năng bé nhỏ của chúng ta để làm những điều phải cho những người kém cõi và bị áp bức trong thế giới. Vì việc công chính này hình như chưa bao giờ được thực hiện, nên Chúa Thánh Thần, Đấng nuôi dưởng lời kinh nguyện của chúng ta làm cho chúng ta dấn thân vào công tác tạo dựng với Ngài để dựng nên một tạo vật mới. Xin lập lại: Chúa Thánh Thần là động từ hơn là danh từ.
Bài đọc thứ nhất có nguồn gốc từ những sự tranh cải trong giáo hội tiên khởi. Các Kitô hữu đầu tiên xuất thân từ người Do Thái giáo. Và chính Chúa Giêsu rao giảng tin mừng của Ngài theo hình ảnh và lời văn theo văn hóa của Do Thái. Nhưng Kitô giáo lan truyền quá nhanh, vượt ra khỏi nguồn gốc Do Thái, nên có sự tranh cải về việc có nên tiếp tục giữ lề luật của Môsê hay không. Hai quan điểm trái ngược nhau là:
- Thứ nhất: Những Kitô hữu mới đang theo luật Môsê có quan niệm của người Do Thái (sự phán xét).
- Thứ hai là: Kitô giáo đã được giải thoát khỏi những lề luật đó, nên lề luật Môsê không còn quan trọng trong niềm tin vào Chúa Giêsu.
Các quan điểm mâu thuẩn này được xuất hiện trong sách "sự phán xét" từ Giuđê đến cộng đoàn mới ở Antiokhia để rao giảng việc tuân giữ lề luật ông Môsê. Vấn đề nan giải đó được giải quyết bởi cộng đoàn ở Giêrusalem. Và giải đáp nói rõ là: "Chúa Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này..." Các nhà lãnh đạo giáo hội đã thay đổi luật lệ của hàng mấy thế kỷ trong chốc lát tỏ ra sự tín nhiệm vào Chúa Thánh Thần là Đấng tiếp tục hoạt động trong các ông. Lời chỉ dẫn họ đưa ra thật ngắn gọn và diễn tả sự tín nhiệm vào khả năng của cộng đoàn mới ở Antiokhia để đưa đến những chi tiết cụ thể làm sao sống theo lời giáo huấn của Chúa Giêsu. Nói cách khác là các tông đồ và các bô lão có niềm tin là điều gì Chúa Giêsu đã hứa với họ (xem phúc âm hôm nay) đã thật sự xãy ra: Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ, đang ở giữa họ "dạy dỗ anh em trong cộng đoàn trong mọi sự và sẽ nhắc anh em nhớ tất cả những điều Thầy đã nói với anh em".
Chúng ta cũng có thể tự tin là chúng ta không bị bỏ rơi trong mồ côi, không có sự dẫn dắt bởi sự hiện diện của Chúa Giêsu. Có nhiều dấu chỉ về sự hiện diện đó trong giáo hội mà các cha giảng có thể nêu lên. Nhưng, một cách thể hiện sự hiện diện và hướng dẫn của Chúa Giêsu ở giữa chúng ta đang có sẵn trong đời sống của những nhân chứng về đức tin. Những dấu chỉ đó cho chúng ta thấy rõ sự thật cụ thể là sức sống của Chúa Giêsu có thể xãy ra trong thời đại chúng ta. Những nhân chứng này chứng thật điều gì Chúa Giêsu đã hứa trong phúc âm hôm nay là Thánh Thần (Đấng Bảo Trợ) đã hứa sẽ "nhắc nhở" cho chúng ta nhớ những điều Chúa Giêsu đã dạy. Cha giảng có thể cho ví dụ cụ thể và đưa ra một ví dụ cụ thể về những nhân chứng như vậy - đó là những người hiện có những dấu chỉ thật sự là Chúa Thánh Thần đang thúc đẩy và nâng đỡ chúng ta sống trong Chúa Kitô. Những nhân chứng như thế thường "hướng dẫn" chúng ta qua đời sống của họ là làm sao sống tin mừng của Chúa Giêsu trong đời sống mình trong hiện tại. Khi nêu lên các gương mẫu đó, điều tốt nhất là nói lên cách sống hằng ngày để người Kitô hữu bình thường có thể thông hiệp sức sống của Chúa Thánh Thần mà chúng ta đang có.
Đến đây cha giảng nên cẩn thận: Có 3 chủ đề trong bài phúc âm hôm nay cần lưu ý:
- Thứ nhất: tình yêu là động lực kết hợp chúng ta với Thiên Chúa.
- Thứ 2: lời hứa sẽ có Chúa Thánh Thần.
- Thứ 3: sự bình an và niềm vui đến từ Chúa Giêsu trở về với Thiên Chúa.
Cả ba chủ đề có thể là quá nhiều cho quý cha giảng, để kỹ lưởng hơn, tốt nhất là nên chọn một trong ba chủ đề.
Bởi thế, để đón mừng lễ Chúa Thánh Thần, quý cha giảng có thể chú trọng tập trung đến sự việc Chúa Thánh Thần đến và việc Ngài làm trong giáo hội. Bài phúc âm hôm nay được viết cho cộng đoàn giáo hữu khoản năm 70 trong lúc có sự lùng bắt dữ dội. Các tông đồ và những nhân chứng cho Chúa Giêsu đã qua đời và không có ai trở lại. Đó là một cộng đoàn bị bách hại nhiều nên họ rất cần sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Nhờ thế họ sẽ được nâng đỡ với những dấu chỉ là Chúa Thánh Thần đang ở với họ. Đây là một ví dụ khác về sự nhân từ của Thiên Chúa, vì các môn đệ không xứng đáng lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là điều cần thiết cho đời sống đức tin của giáo hội, nên vì thế mà Thiên Chúa gởi Chúa Thánh Thần đến. Hôm nay chúng ta được biết qua Chúa Giêsu là Chúa Thánh Thần sẽ đến "nhân danh Chúa Giêsu" và vì thế sẽ liên kết chúng ta với đời sống của Chúa Giêsu. Chúa Thánh Thần cũng sẽ dạy chúng ta về việc phải kết hợp với đời sống Chúa Kitô nhiều hơn trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Với tất cả những hoạt động chủa Chúa Thánh Thần ở giữa chúng ta sẽ có nhiều dấu chỉ về cự hiện diện của Chúa Giêsu trong đời sống của giáo hội và những người làm nhân chứng ở trần gian.
Một chủ đề khác quý cha giảng có thể dùng là ơn bình an Chúa Giêsu để lại cho các môn đệ của Ngài. Từ “Shalom” của tiếng Do thái có rất nhiều ý nghĩa trong cộng đoàn Do thái. Người ta dùng từ Shalom để chào đón và cũng để chia tay. Đó là lời chúc cho sự hòa thuận trong cộng đoàn, chúc một đời sống không thiều thốn gì cả, hoàn toàn đầy đủ. Lối sống như thế này có thể được xãy ra với sự xuất hiện của Đấng Mêsia. Chúa Giêsu đem "bình an của Ngài" đến và tất cả những gì bao gồm theo đó cho các môn đệ của Ngài. Sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta cũng làm cho chúng ta ao ước cho tất cả mọi người đều được hưởng một nền hòa bình như vậy. Và vì thế các môn đệ được thúc đẩy đem bình an thật sự cho toàn thế giới. Người môn đệ ở nhà và ở ngoài phố thị, nên tạo ra sự hòa hợp lành mạnh và bền lâu trong đời sống cộng đoàn thay vì tạo sự chia rẻ và tranh chấp thường có trong cuộc sống.
Đôi khi, để tạo nên một cộng đoàn liên kết và thật sự lo lắng cho nhau, một cộng đoàn Shalom, người môn đệ có thể gây xáo trộn một cộng đoàn không liên kết và sống hời hợt bề ngoài để tạo nên một cộng đoàn thật sự cho các thành viên. Thí dụ như: một nhóm người cố gắng thay đổi điều kiện làm việc vất vả của các người thợ may ở các cửa hàng, hay ở các nước đang phát triễn có thể có những người gây xáo trộn đối với những người lợi dụng bóc lột công nhân qua các xí nghiệp sản xuất. Họ có thể bị cáo buộc là gây bất an cho sự sản xuất. Nhưng, thât ra, người môn đệ Chúa Kitô đang làm việc cho mọi người được hưởng sự bình an "Salom" và tất cả sẽ sống và tận hưởng cuộc sống dồi dào.
Như thế, nếu chúng ta trãi nghiệm được sự bình an và cam kết của Chúa Giêsu trong tiệc Thánh Thể hôm nay, chúng ta sẽ làm gì để cho sự bình an đó có thể xãy dến cho kẻ khác? Làm thế nào chúng ta có thể giúp họ trãi nghiệm một cuộc sống hoàn toàn đầy đủ? Cuộc sống của những người xung quanh chúng ta còn thiếu trãi nghiệm sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta hôm nay?
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
6th SUNDAY OF EASTER -C-
Acts 15: 1-2, 22-29; Psalm 67; Rev. 21:10-14,22-23; John 14: 23-29
We are beginning to hear more explicit mention of the Holy Spirit as we prepare for the vigil and feast of Pentecost. Once we enter the regular sequence of Sundays after Pentecost, known as "Ordinary Time", we will hear less explicit mention of the Spirit in our readings. What a shame, for it is the Spirit who gives life, conviction and passion to our Christian lives. It is clear from our readings today that the Christian community is indebted to the Spirit for its very existence and well-being. It is the Sprit who stirs up the waters of our baptism in us (as the spiritual says, "troubles the waters") at crucial stages of our lives. The Spirit is the animator of our prayers, not just encouraging us to pray, but groaning in prayer within us. The Spirit is not staid and sedate. While he/she creates, strengthens and preserves the church, there is no limiting, or enclosing the Spirit in any one creed or church. Karl Rahner says the Spirit is also to be found in, "a mysticism of everyday life outside a verbalized and institutionalized Christianity...."
As one preacher puts it, the Spirit is more verb than noun. God does not merely observe what creation is doing, but is both Creator and Participant in the very process of the universe. It is also the Holy Spirit who shakes us awake into awareness of injustice and sin. The Spirit causes us to get involved in the less-than-orderly task of making things right for the disadvantaged and abused of our world. And because this work of justice seems never to be done, it is the Spirit who nourishes us in prayer and keeps us committed to the task of being a co-creator with the Spirit of a new creation. To repeat: the Spirit is more verb than noun.
The first reading has its roots in a controversy in the early church. The earliest converts were from Judaism and Jesus himself couched his message in Jewish imagery and language. But Christianity spread rapidly beyond its Jewish origins and so controversy arose about whether, or not, to continue observing the Mosaic law. Two contrary points of view crystalized:
(1) New members were to observe the Mosaic practices (the view of the "Judaizers")
(2) Christianity was freed from such observances and they were not crucial to belief in Jesus.
These conflicting views emerge in the reading as the "Judaizers" come from Judea to the new community in Antioch to preach observance of the Mosaic code. The issue is settled by the community back in Jerusalem and their response is bold in its presumption: "It is the decision of the Holy Spirit and ours too, not to lay on you any burden beyond that which is strictly necessary...." The church leaders changed the custom of centuries in a sweeping move that expresses confidence in the Spirit’s active and ongoing presence with them. The guidelines they give are brief and exhibit trust in the ability of the new community in Antioch to come to its own specifics on how to live out the teaching of Jesus. In other words, the apostles and elders have confidence, that what Jesus promised them (in today’s Gospel), has truly happened: the Spirit, the Paraclete, was in their midst, "to instruct you in everything and remind you of all that I told you."
We too have the confidence of not having been left orphans devoid of Jesus’ guiding presence. There are many signs of this presence in our church that the preacher might use for illustrations, but one way his presence and guidance is available to us is in the lives of his faith-filled witnesses. They concretely show us that Jesus’ life is possible in our age. These witnesses also fulfill what Jesus promised in today’s Gospel; that the promised Spirit (Paraclete) would "remind" us of all that Jesus told us. The preacher should be concrete and give an example of such witnesses – those people who are sure signs that the Spirit continues to animate and inspire us with the life of Christ. Such witnesses also "instruct" us by their lives, how to live Jesus’ message in our day. It might be best when giving such examples to draw them from everyday life so that the ordinary Christian can feel Spirit-life is within our grasp.
A little caution here: there are three themes in today’s Gospel reading:
(1) love as the force that unites us to God;
(2) the promise of the Holy Spirit;
(3) the peace and joy that comes from Jesus’ return to God. All three would be too much for the preacher to cover adequately, it might be best to choose one.
Thus, in anticipation of Pentecost, the preacher might choose to focus on the coming and the role of the Spirit in the church. The community to whom this Gospel was written (circa 90) was at a crucial stage. The apostles and eye witnesses to Jesus were dead and still he had not returned. They were a persecuted community and needed his presence desperately. Thus, they would be encouraged by signs that his Spirit was still with him. Here is another example of the graciousness of God, for the disciples do not have to earn the Spirit. The Spirit is crucial for the living faith of the church and so God will give the Spirit. We learn from Jesus today that this Spirit will be sent "in Jesus’" name, and so will link us with the life of Jesus. The Spirit will also teach what we need to more fully incorporate the life of Christ in our daily lives. With these activities of the Spirit in our midst there will be ample signs of Jesus’ continued presence in the life of the church and the public witness of its members.
Another preaching focus might be the gift of peace that Jesus leaves with his disciples. This word ("shalom") has rich meaning in the Jewish community. It was used in greetings and partings – a wish for a life of harmony in God’s community; a life lacking nothing; a life of complete fullness. This life would be instituted with the arrival of the Messiah. Jesus brings his "peace" and all that it implies to his followers. The peace he gives us also stirs up in us a desire that such a peace be experienced by all and so the disciple is spurred to make this peace a reality in the world. Rather than being a source of contention or division, the disciple at home and in the market place works to create a healthy and life-sustaining harmony in the community.
And sometimes, to create a truly caring and healthy community, a community of shalom, the disciple may even have to disturb an unhealthy and superficial harmony so as to create one that is true for all members. For example, a group working to change unhealthy working conditions in sweat shops in the inner city, or a developing country might seem troublesome to those who gain from such oppressive labor practices. They might be accused of disturbing the peace. But the reality may be, that the disciple of Christ is really working so that all might enjoy his "shalom," all might live and enjoy fullness of life.
Thus, if we experience the peace and assurance of Jesus at this eucharistic celebration today, what will we do to make such a peace available to others? How can we help them experience a more complete life? What do the lives of those around us still lack so that they too can experience the peace Jesus offers us today?
Thánh Thần Và Chúng Tôi
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:39 23/05/2019
Chúa Nhật VI PS C
“Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23). Hạnh phúc thiên đàng là đây. Có Thiên Chúa ở cùng là điều mà Kitô hữu hằng khát khao. Trong Thánh lễ, điệp khúc: “Chúa ở cùng anh chị em – Và ở cùng cha” được cất lên những bốn lần: trước nghi thức khởi đầu Thánh lễ, trước khi đọc Tin Mừng, trước Kinh Tiền Tụng và trước khi chúc lành kết lễ. Có thể khẳng định rằng việc tuân giữ lời Chúa Kitô chính là chìa khóa để có hạnh phúc đích thực. Nội hàm của lời mà Chúa Kitô muốn nói ở đây chính là “tin vào Thiên Chúa và tin vào Người”, đồng thời thực hành “giới răn mới” mà Người long trọng truyền dạy (x.Ga 13,34-35; 14,1).
Cần thú nhận rằng nhiều lúc chúng ta thật khó phân biệt ý lời của Chúa Kitô với ý lời của người phàm. Ngay thánh Phaolô tông đồ cũng đã từng thú nhận rằng “hiện nay chúng ta thấy lờ mờ như thấy qua tấm gương” (x.1Cr 13,12). Chính Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Cha sai đến, cũng là Đấng mà Chúa Kitô ban tặng, sẽ giúp chúng ta hiểu đúng ý lời của Chúa Kitô để thực thi. “Thánh Thần và chúng tôi quyết định: Không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này: là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm” (Cv 15,28-29). Đây là lời công bố chính thức của Công đồng Giêrusalem, Công đồng đầu tiên của Hội Thánh thời các Tông đồ. Câu tuyên bố của các Tông đồ “Thánh Thần và chúng tôi quyết định…” một cách nào đó cho ta thấy trong quyết định ấy có phần của Thánh Thần và có phần của các ngài. Phần của Thánh Thần dĩ nhiên là chân lý tuyệt đối, còn phần của các tông đồ ít nhiều bị điều kiện hóa và khó tránh khỏi sự bất cập hoặc hạn chế mặt này, mặt kia. Vấn đề là chúng ta cần phân biệt đâu là phần của Thánh Thần và đâu là phần của các Tông đồ.
Tính bất cập, tương đối và bị điều kiện hóa của quyết định do phía các tông đồ có thể nói là đã lộ rõ khi các ngài dạy: “Kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết”. Chưa nói gì đến niềm tin còn bất cập về máu huyết của Do Thái giáo xưa, ở đây, chúng ta thấy các Tông đồ đã đưa ra một giải pháp mang tính thỏa hiệp, giải quyết tình thế. Để xây dựng sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu gốc lương dân và gốc Do Thái giáo, đặc biệt qua các bữa ăn, các Tông đồ đã truyền giữ tập tục kiêng cử về huyết cũng như thịt thú chết ngạt. Nhiều người dân Việt vốn thích món “tiết canh” chắc là phải bỏ mình lắm lắm! Còn về việc ăn thịt cúng thì chắc hẳn các Tông đồ không quên lời dạy của Thầy năm xưa: “Những gì bên ngoài vào trong con người thì không làm cho họ ra ô uế?” (x.Mc 7,14-23). Sau này chính Thánh Phaolô cũng đã từng minh định với tín hữu Côrintô rằng ăn thịt cúng hay không thì chẳng sao cả, miễn là đừng gây cớ vấp phạm cho những người đang còn non kém về lòng tin (x.1Cr 8,1-13).
Chúng ta cùng xem xét phần Thánh Thần chỉ dạy.
- Không đặt gánh nặng lên vai người anh em: Một trong những sứ mạng của Chúa Kitô khi đến thế gian là giải thoát con người khỏi vòng nô lệ thần dữ. Tiếp tục và hoàn thành sứ mạng của Chúa Kitô, Thánh Thần đã giải thoát chúng ta khỏi ách nặng nề của “chế độ lề luật”, khỏi “tinh thần nô lệ” mà việc bãi bỏ luật cắt bì của Cựu Ước là một điển hình. Từ đây, người Kitô hữu được mời gọi đến với Thiên Chúa trong tư cách những người con. Nhờ Thánh Thần và trong Thánh Thần chúng ta có thể thân thưa với Thiên Chúa “Abba” - “Cha ơi” (x.Rm 8,14-17).
Nhiều người đã xem Công đồng Vaticanô II như là một Lễ Hiện Xuống mới. Sở dĩ có cái nhìn này vì người ta không chỉ thấy Giáo Hội đã để cho Thánh Thần thúc đẩy mình ra khỏi tháp ngà cố thủ, để đến với thế giới mà còn thấy Giáo Hội đã gỡ bỏ nhiều ách nặng nề bấy lâu nay đang đè trên vai, trên cổ mình, khiến đoàn dân Chúa khó có thể sống tinh thần nghĩa tử với Thiên Chúa và khó sống tinh thần huynh đệ với nhau cách thực sự. Chúa Thánh Thần vẫn đang hoạt động cho đến ngày Chúa Kitô lại đến (x.Kh 22,17). Như thế, chắc hẳn vẫn còn đó nhiều gánh nặng đang kìm giữ chúng ta trong tinh thần nô lệ mà chúng ta cần phải gỡ bỏ cho nhau. Để được vậy, chúng ta, đoàn tín hữu, từ con chiên đến các mục tử, hãy tích cực mở rộng tâm hồn để đón nhận tác động của Chúa Thánh Thần, và dĩ nhiên, trên hết, trước hết cần phải biết nhạy bén với lời chỉ dạy của Thánh Thần qua các dấu chỉ thời đại.
- Tinh tuyền hóa niềm tin vào Thiên Chúa và lành mạnh hóa tương quan với nhau: Ẩn sâu dưới quyết định rằng phải kiêng ăn thịt đã cúng cho ngẫu tượng thì chúng ta nhận ra chân lý là “phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (x.Mt 4,10; Lc 4,8). Và qua lời truyền dạy rằng “tránh gian dâm” hay như một vài bản dịch khác là “không được kết hôn bất hợp luật”, thì chúng ta không chỉ thấy đó là một chỉ dẫn luân lý thuần túy trong đời hôn nhân, mà còn nhận ra một chân lý trong tương quan đồng loại, đó là tôn trọng quyền lợi của nhau trong sự hài hòa và trật tự khách quan. Cần phải tôn trọng, tuân giữ trật tự khách quan này ngay từ trong cái tế bào của xã hội, cái nền tảng của đời sống nhân loại đó là “hôn nhân – gia đình”.
Mạc khải đã nên trọn vẹn và hoàn hảo nơi cuộc đời và lời giảng dạy của Chúa Kitô. Một trong những sứ mạng của Chúa Thánh Thần là giúp chúng ta hiểu đúng lời mạc khải. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta hiểu lời Chúa Kitô đã long trọng tuyên bố năm xưa: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Môsê và sách các ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai giới răn ấy” (Mt 22,37-40).
Đã là người ai cũng mong đạt được hạnh phúc. Nhiều người có niềm tin và Kitô hữu chúng ta lại còn khát khao hạnh phúc vĩnh cửu. Và điều kiện như tất yếu để có hạnh phúc vĩnh tồn đó là thực thi lời của Chúa Kitô. Để thực thi lời của Chúa Kitô thì cần phải hiểu đúng lời của Người. Thực tế vẫn có đó sự lẫn lộn giữa lời của người phàm và lời của Đức Kitô. Không gì hơn hãy khẩn xin Chúa Thánh Thần ngự đến. Thánh Thần đã được ban tặng. Vấn đề còn lại là xin cho chúng ta có thái độ thức tỉnh và khiêm nhu để đón nhận tác động của Chúa Thánh Thần mà thôi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
“Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23). Hạnh phúc thiên đàng là đây. Có Thiên Chúa ở cùng là điều mà Kitô hữu hằng khát khao. Trong Thánh lễ, điệp khúc: “Chúa ở cùng anh chị em – Và ở cùng cha” được cất lên những bốn lần: trước nghi thức khởi đầu Thánh lễ, trước khi đọc Tin Mừng, trước Kinh Tiền Tụng và trước khi chúc lành kết lễ. Có thể khẳng định rằng việc tuân giữ lời Chúa Kitô chính là chìa khóa để có hạnh phúc đích thực. Nội hàm của lời mà Chúa Kitô muốn nói ở đây chính là “tin vào Thiên Chúa và tin vào Người”, đồng thời thực hành “giới răn mới” mà Người long trọng truyền dạy (x.Ga 13,34-35; 14,1).
Cần thú nhận rằng nhiều lúc chúng ta thật khó phân biệt ý lời của Chúa Kitô với ý lời của người phàm. Ngay thánh Phaolô tông đồ cũng đã từng thú nhận rằng “hiện nay chúng ta thấy lờ mờ như thấy qua tấm gương” (x.1Cr 13,12). Chính Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Cha sai đến, cũng là Đấng mà Chúa Kitô ban tặng, sẽ giúp chúng ta hiểu đúng ý lời của Chúa Kitô để thực thi. “Thánh Thần và chúng tôi quyết định: Không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này: là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm” (Cv 15,28-29). Đây là lời công bố chính thức của Công đồng Giêrusalem, Công đồng đầu tiên của Hội Thánh thời các Tông đồ. Câu tuyên bố của các Tông đồ “Thánh Thần và chúng tôi quyết định…” một cách nào đó cho ta thấy trong quyết định ấy có phần của Thánh Thần và có phần của các ngài. Phần của Thánh Thần dĩ nhiên là chân lý tuyệt đối, còn phần của các tông đồ ít nhiều bị điều kiện hóa và khó tránh khỏi sự bất cập hoặc hạn chế mặt này, mặt kia. Vấn đề là chúng ta cần phân biệt đâu là phần của Thánh Thần và đâu là phần của các Tông đồ.
Tính bất cập, tương đối và bị điều kiện hóa của quyết định do phía các tông đồ có thể nói là đã lộ rõ khi các ngài dạy: “Kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết”. Chưa nói gì đến niềm tin còn bất cập về máu huyết của Do Thái giáo xưa, ở đây, chúng ta thấy các Tông đồ đã đưa ra một giải pháp mang tính thỏa hiệp, giải quyết tình thế. Để xây dựng sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu gốc lương dân và gốc Do Thái giáo, đặc biệt qua các bữa ăn, các Tông đồ đã truyền giữ tập tục kiêng cử về huyết cũng như thịt thú chết ngạt. Nhiều người dân Việt vốn thích món “tiết canh” chắc là phải bỏ mình lắm lắm! Còn về việc ăn thịt cúng thì chắc hẳn các Tông đồ không quên lời dạy của Thầy năm xưa: “Những gì bên ngoài vào trong con người thì không làm cho họ ra ô uế?” (x.Mc 7,14-23). Sau này chính Thánh Phaolô cũng đã từng minh định với tín hữu Côrintô rằng ăn thịt cúng hay không thì chẳng sao cả, miễn là đừng gây cớ vấp phạm cho những người đang còn non kém về lòng tin (x.1Cr 8,1-13).
Chúng ta cùng xem xét phần Thánh Thần chỉ dạy.
- Không đặt gánh nặng lên vai người anh em: Một trong những sứ mạng của Chúa Kitô khi đến thế gian là giải thoát con người khỏi vòng nô lệ thần dữ. Tiếp tục và hoàn thành sứ mạng của Chúa Kitô, Thánh Thần đã giải thoát chúng ta khỏi ách nặng nề của “chế độ lề luật”, khỏi “tinh thần nô lệ” mà việc bãi bỏ luật cắt bì của Cựu Ước là một điển hình. Từ đây, người Kitô hữu được mời gọi đến với Thiên Chúa trong tư cách những người con. Nhờ Thánh Thần và trong Thánh Thần chúng ta có thể thân thưa với Thiên Chúa “Abba” - “Cha ơi” (x.Rm 8,14-17).
Nhiều người đã xem Công đồng Vaticanô II như là một Lễ Hiện Xuống mới. Sở dĩ có cái nhìn này vì người ta không chỉ thấy Giáo Hội đã để cho Thánh Thần thúc đẩy mình ra khỏi tháp ngà cố thủ, để đến với thế giới mà còn thấy Giáo Hội đã gỡ bỏ nhiều ách nặng nề bấy lâu nay đang đè trên vai, trên cổ mình, khiến đoàn dân Chúa khó có thể sống tinh thần nghĩa tử với Thiên Chúa và khó sống tinh thần huynh đệ với nhau cách thực sự. Chúa Thánh Thần vẫn đang hoạt động cho đến ngày Chúa Kitô lại đến (x.Kh 22,17). Như thế, chắc hẳn vẫn còn đó nhiều gánh nặng đang kìm giữ chúng ta trong tinh thần nô lệ mà chúng ta cần phải gỡ bỏ cho nhau. Để được vậy, chúng ta, đoàn tín hữu, từ con chiên đến các mục tử, hãy tích cực mở rộng tâm hồn để đón nhận tác động của Chúa Thánh Thần, và dĩ nhiên, trên hết, trước hết cần phải biết nhạy bén với lời chỉ dạy của Thánh Thần qua các dấu chỉ thời đại.
- Tinh tuyền hóa niềm tin vào Thiên Chúa và lành mạnh hóa tương quan với nhau: Ẩn sâu dưới quyết định rằng phải kiêng ăn thịt đã cúng cho ngẫu tượng thì chúng ta nhận ra chân lý là “phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (x.Mt 4,10; Lc 4,8). Và qua lời truyền dạy rằng “tránh gian dâm” hay như một vài bản dịch khác là “không được kết hôn bất hợp luật”, thì chúng ta không chỉ thấy đó là một chỉ dẫn luân lý thuần túy trong đời hôn nhân, mà còn nhận ra một chân lý trong tương quan đồng loại, đó là tôn trọng quyền lợi của nhau trong sự hài hòa và trật tự khách quan. Cần phải tôn trọng, tuân giữ trật tự khách quan này ngay từ trong cái tế bào của xã hội, cái nền tảng của đời sống nhân loại đó là “hôn nhân – gia đình”.
Mạc khải đã nên trọn vẹn và hoàn hảo nơi cuộc đời và lời giảng dạy của Chúa Kitô. Một trong những sứ mạng của Chúa Thánh Thần là giúp chúng ta hiểu đúng lời mạc khải. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta hiểu lời Chúa Kitô đã long trọng tuyên bố năm xưa: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Môsê và sách các ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai giới răn ấy” (Mt 22,37-40).
Đã là người ai cũng mong đạt được hạnh phúc. Nhiều người có niềm tin và Kitô hữu chúng ta lại còn khát khao hạnh phúc vĩnh cửu. Và điều kiện như tất yếu để có hạnh phúc vĩnh tồn đó là thực thi lời của Chúa Kitô. Để thực thi lời của Chúa Kitô thì cần phải hiểu đúng lời của Người. Thực tế vẫn có đó sự lẫn lộn giữa lời của người phàm và lời của Đức Kitô. Không gì hơn hãy khẩn xin Chúa Thánh Thần ngự đến. Thánh Thần đã được ban tặng. Vấn đề còn lại là xin cho chúng ta có thái độ thức tỉnh và khiêm nhu để đón nhận tác động của Chúa Thánh Thần mà thôi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Y như phim Tầu: Dòng Norbertine tìm lại được bí kíp làm bia sau 220 năm thất truyền
Đặng Tự Do
16:04 23/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tu viện Grimbergen của các cha dòng Nobertine đã được xây dựng vào năm 1128 và đã bị tấn công đốt cháy 3 lần.
Trước đây, Grimbergen là một vùng trù phú nhờ kỹ nghệ làm bia của các cha dòng Norbertine. Dân chúng trong vùng toàn tòng Công Giáo này có công ăn việc làm thường xuyên và bia Grimbergen của tu viện nổi tiếng đến mức đi vào cả trong các sách văn học.
Trong cuộc Cách mạng Pháp vào năm 1798, tu viện bị đốt phá, các tu sĩ phải lánh nạn ở các nơi khác. Bia Grimbergen chính cống thất truyền từ đó cho đến nay.
Tu viện Grimbergen sau đó đã được xây dựng lại nhưng theo thời gian cần phải được trùng tu. Cách đây 4 năm, trong khi dọn dẹp để chuẩn bị cho việc trùng tu, các tu sĩ tình cờ chú ý đến những cuốn sách rất lạ đã được các vị tiền bối dấu kín trong một lỗ nhỏ bên trong bức tường của thư viện. Cuốn sách được viết bằng tiếng Latinh và tiếng Đức cổ vào thế kỷ thứ 12 chính là bí kíp chế bia của các vị tiền bối trong nhà dòng.
Sau 4 năm mày mò làm thử, các tu sĩ giờ đây đã có thể khôi phục lại bia Grimbergen danh bất hư truyền.
Đại công ty bia Carlsberg, chuyên sản xuất các loại bia Grimbergen, nhưng chỉ là bia nhái lại, không phải chính gốc đã tức tốc liên lạc với nhà dòng để bàn phương án hợp tác.
Các ký giả sau khi được thử bia chính hiệu do nhà dòng làm ra nhận xét rằng “Bia chính cống có khác. Uống rồi thấy bia nhái nhạt nhẽo như nước bánh mì”.
Còn ông thị trưởng Chris Selleslagh thì mừng ra mặt trước triển vọng nay mai vùng đất này sẽ trù phú trở lại.
Trong khi đó cha bề trên Karel Stautemas hết lời tạ ơn Chúa và Đức Mẹ. Các tu sĩ đã vẽ hình một con Phượng Hoàng bên dưới có khẩu hiệu “ardet nec consumitur”, nghĩa là bị đốt cháy nhưng không hủy diệt.
Với các hợp đồng đã được ký với công ty Carlsberg và công ty Alken-Maes, nhà dòng sẽ có kinh phí để trùng tu và thực hiện các công việc bác ái.
Source:The Guardian
Đức Phanxicô cầu nguyện cho Giáo Hội Trung Hoa
Vũ Văn An
19:42 23/05/2019
Theo VaticanNews, trong buổi triều kiến chung thứ tư 22 tháng 5 vừa qua tại Công trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, sau khi kết thúc loạt bài giáo lý của ngài về Kinh Lạy Cha, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi mọi người hiện diện cầu nguyện cho các tín hữu của Trung Hoa nhân ngày lễ Kính Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, sẽ được cử hành vào ngày 24 tháng 5 tại Đền “Đức Mẹ Sheshan” ở Thượng Hải.
Sau đây là lời Đức Thánh Cha: “Thứ Sáu này, ngày 24 tháng 5, chúng ta sẽ cử hành Lễ Trinh Nữ Maria “phù Hộ Các Giáo Hữu”, được đặc biệt tôn kính ở Trung Hoa tại Đền “Đức Mẹ Sheshan”, gần Thượng Hải.
“Dịp hạnh phúc này cho phép tôi bầy tỏ sự gần gũi và tình âu yếm đặc biệt của tôi với mọi Kitô hữu ở Trung Hoa, giữa những gian khổ và khó khăn hằng ngày, vẫn tiếp tục duy trì đức tin, đức cậy và đức mến.
“Các tín hữu Trung Hoa thân yêu, xin Mẹ Trên Trời phù giúp anh chị em trở thành các nhân chứng của tình bác ái và huynh đệ, luôn liên kết trong hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ. Tôi cầu nguyện cho anh chị em và chúc lành cho anh chị em. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cùng Đức Mẹ. Kính mừng Maria...”
Giữa áp lực ngày một gia tăng
Nhân dịp này, Elise Harris của tạp chí Crux cho rằng bối cảnh việc lên tiếng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là các áp lực ngày càng gia tăng đối với thỏa thuận tạm thời ký hồi tháng 9 năm ngoái với Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa.
Nói với Tạp Chí Crux, Cha Bernardo Cervallera, chủ nhiệm Asia News và là một chuyên viên về Trung Hoa, cho rằng theo quan điểm của ngài, khi ngỏ lời với mọi người Công Giáo Trung Hoa, Đức Phanxicô muốn thúc đẩy sự hợp nhất giữa Giáo Hội hầm trú và giáo hội được nhà nước công nhận, bởi vì sau thỏa thuận tạm thời, chỉ ở rất ít nơi mới có các cố gắng hòa giải. Trong khi ở nhiều nơi khác có khi còn ngặt nghèo hơn cả lúc trước nữa. “Nên ngài thúc đẩy cho có sự hòa giải lớn hơn”.
Ai cũng biết thoả thuận tạm thời của Tòa Thánh với Trung Hoa nhằm cho phép cả Trung Hoa lẫn Tòa Thánh có tiếng nói trong việc bổ nhiệm các giám mục. Tuy nhiên, cho đến nay, chi tiết của thỏa thuận vẫn chưa được công bố. Chỉ một yếu tố được công bố rõ ràng đó là việc hợp thức hóa 7 giám mục trước đây bị Tòa Thành kết án tuyệt thông và do đó, nay họ chính thức được cai quản các giáo phận liên hệ.
Ngay khi được công bố, thoả thuận được một số người chào đón nồng nhiệt coi như một tiến triển. Thế nhưng nhiều người khác lên tiếng chỉ trích nặng nề. Những người này cho rằng Tòa Thánh đã dành quá nhiều quyền cho Đảng Cộng Sản Trung hoa và làm ngơ số phận các người Công Giáo bị tù đầy, tra tấn và nhiều hình thức bách hại khác chỉ vì trung thành với Tòa Thánh.
Nhà tranh đấu nhân quyền Trung Hoa, Chen Guangcheng, trong một tiểu luận tháng Mười Một năm 2018 viết cho tờ Public Discourse gọi thỏa thuận là “một cú tát vào mặt hàng triệu người Công Giáo và các tín hữu tôn giáo khác ở Trung Hoa từng chịu cuộc bách hại thực sự” dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản Trung Hoa.
Trong những tháng gần đây, áp lực đã gia tăng để Tòa Thánh cho công bố các điều khoản của thỏa thuận, với nhiều chuyên viên lý luận rằng giữ bí mật cho thỏa thuận khiến cho việc bách hại tôn giáo ở Trung Hoa tệ hơn, thay vì tốt hơn.
Đại sứ toàn quyền của Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo, Sam Brownback, phát biểu ở Hồng Kông tháng Ba vừa rồi, cho rằng thỏa thuận đã đem lại một tiền lệ tồi tàn để chính phủ can thiệp vào các cộng đồng tôn giáo khác, trong đó, có Phật Giáo Tây Tạng và các tín phái Kitô Giáo khác.
Đầu năm nay, cựu chiến lược gia của Tổng Thống Trump, Steve Bannon, nói với Crux rằng ông đang có kế hoạch kiện Tòa Thánh như một cách buộc Tòa Thánh phải công bố bản văn của thỏa thuận theo qui ước Vienna năm 1961 về Các Liên Hệ Ngoại Giao.
Bannon nói rằng “Có một diễn trình trong thỏa thuận đó...dẫn tới các liên hệ ngoại giao đầy đủ giữa Vatican và Đảng Cộng Sản Trung Hoa và điều này hất Hồng Kông, hất Đài Loan, hất hàng trăm triệu người Công Giáo ra khỏi xe buýt. Đây là điều quá đáng. Bạn không thể làm thế”.
Tương tự như thế, trong một cuộc phỏng vấn gần đây của Crux, nhà tranh đấu phụ nữ, Reggie Littlejohn, thuộc tổ chức Women’s Rights Without Frontiers, đang có mặt tại Trung Hoa để đấu tranh chống phá thai bó buộc và vận động giúp đỡ các qủa phụ bị bỏ rơi, nói rằng “Điều hữu ích cho mọi người là thỏa thuận được công bố công khai, vì ngay lúc này đây, chính phủ Trung Hoa đang sử dụng nó để thực sự bách hại người Công Giáo”.
Bà cho rằng vì các điều khoản của thỏa thuận không được công bố, nên các viên chức Trung Hoa “dùng sự bí mật này để nói rằng nó cho phép họ những điều mà tôi tin chắc không bao giờ được Tòa Thánh cho phép, nên theo tôi điều sẽ rất, rất hữu ích cho người Công Giáo ở Trung Hoa là công bố các (điều khoản của) thỏa thuận ấy”.
Bà bảo: một trong những điều “được cho phép đó” là việc phá hủy một số nhà thờ và đền Đức Mẹ.
Theo Asia News, tháng 10 năm 2018, chỉ 1 tháng sau khi thỏa thuận được ký kết, các nhà cầm quyền Trung Hoa đã phá sập 2 đền Đức Mẹ: Đức Mẹ Sầu Bi ở Dongergou (Shanxi), và Đức Mẹ Diễm Phúc hay còn được gọi là “Đức Mẹ Trên Núi” ở Anlong (Guizhou).
Hai địa điểm hành hương, được các cộng đồng hầm trú và chính thức lui tới, bị phá sập vì ở bên trong có “quá nhiều thánh giá và ảnh tượng”.
Một số quan sát viên khác hiện có mặt tại Trung Hoa nhấn mạnh rằng từ ngày có thỏa thuận, nhịp độ phá hủy ngày càng gia tăng.
Bà Littlejohn cho biết “Dưới thỏa thuận, từ trước đến nay, tôi không thấy ơn ích nào cho người Công Giáo. Chúng ta cần thấy thoả thuận nói gì mới có thể cố gắng ngăn chặn để những các vụ phá hủy hơn nữa không xẩy ra nhân danh thỏa thuận”.
Tháng Tư vừa qua, Đức Hồng Pietro Parolin nhấn mạnh rằng khi ký kết thỏa thuận, Tòa Thánh hy vọng nó “sẽ giúp, chứ không hạn chế tự do tôn giáo”.
Ngài nhấn mạnh việc cần phải kiên nhẫn và tập chú vào mục tiêu dài hạn; ngài nói: “chúng ta muốn sự việc phải được thực hiện tức khắc, nhưng sự việc trong lịch sử thay đổi rất chậm chạp. Đây là sự khôn ngoan của Tòa Thánh. Tòa Thánh không mong đợi các kết quả tức khắc mà là các kết quả trong bàn tay Thiên Chúa, cũng là các kết quả trong bàn tay chúng ta theo nghĩa chúng ta góp tay vào kế hoạch của Thiên Chúa”.
Tuy nhiên, bất chấp các phê phán trên đây, Cha Cervallera nói ngài rất hạnh phúc được nghe lời chào mừng của Đức Giáo Hoàng; cha tin rằng đây là một cử chỉ hết sức cần thiết đối với các người Công Giáo đang chật vật vì thỏa thuận.
Cha cho rằng dù không nhắc tới bất cứ việc bách hại chuyên biệt nào, nhưng việc nói đến thử thách mà nhiều người Công Giáo đang phải chịu hàng ngày đã được lắng nghe. Nhưng cha nghĩ nhấn mạnh lúc này vẫn là vấn đề hợp nhất người Công Giáo ở Trung Hoa. “Đây là điều quan trọng nhất đối với Đức PHanxicô”.
Cha nói: Đức Phanxicô muốn hỗ trợ và thúc đẩy người Công Giáo Trung Hoa hướng tới sự hợp nhất... vì ngay lúc này đây, người Trung Hoa vẫn đang chia rẽ. Trừ khi họ hợp nhất, họ sẽ không là bất cứ điều gì cả”.
Bài giảng xuất sắc và cảm động của vị Tổng Giám Mục da đen đầu tiên mang đến hy vọng cho thủ đô Hoa Kỳ
J.B. Đặng Minh An dịch
23:41 23/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm 21 tháng Năm, Đức Tổng Giám Mục Wilton Daniel Gregory đã chính thức nhậm chức Tổng Giám Mục thứ bảy của Hoa Thịnh Đốn trong một buổi phụng vụ long trọng tại Đền thánh quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội vào lúc 2 giờ chiều. Ngài là vị Tổng Giám Mục người da đen đầu tiên của tổng giáo phận thủ đô Hoa Kỳ.
Nhân thân của Đức Tân Tổng Giám mục cũng khá độc đáo. Ngài sinh ngày 7 tháng 12 năm 1947, năm nay 71 tuổi. Ngài là người con cả trong gia đình có 3 người con. Gia đình ngài không theo đạo Công Giáo. Cha mẹ ly dị từ khi ngài còn nhỏ. Ngài được bà ngoại chăm sóc cùng với hai người em gái. Năm 12 tuổi ngài mới được rửa tội. Nhưng ngay cả trước khi được rửa tội, ngài đã có chí muốn trở thành một linh mục Công Giáo.
Năm 26 tuổi, ngài được thụ phong linh mục. Ngày 31 tháng 10 năm 1983, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá Chicago. 10 năm sau đó, vị Giáo Hoàng Ba Lan lại bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Belleville. Trong sắc lệnh bổ nhiệm cuối cùng của mình trước khi về với Chúa, Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục Atlanta. Ngài giữ chức vụ này cho đến khi Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục Hoa Thịnh Đốn vào ngày 4 tháng Tư vừa qua.
Ngài đã từng là vị Giám Mục da đen đầu tiên giữ chức chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ từ năm 2001 đến 2004.
Nhà thờ Thánh Matthêu Tông đồ là nhà thờ chính tòa của Tổng Giám mục Hoa Thịnh Đốn. Tuy nhiên, trước con số đông đảo anh chị em giáo dân tham dự thánh lễ này, tổng giáo phận đã quyết định tổ chức thánh lễ khai mạc sứ vụ chủ chăn của Đức Tổng Giám Mục Gregory tại Đền thánh Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, là Nhà thờ Công Giáo lớn nhất ở Bắc Mỹ.
Tiếng vỗ tay từ cộng đoàn gồm hơn 3,000 tín hữu đã vang lên khắp Đền thánh Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội khi Đức Tổng Giám Mục Wilton xuất hiện trong cuộc rước long trọng với 8 Hồng Y, 50 giám mục, 300 linh mục và 100 phó tế, cũng như rất nhiều lần trong bài giảng thật xuất sắc của ngài, và một lần nữa sau khi Thánh lễ kết thúc, khi Đức Tân Tổng Giám mục ban phép lành đầu tiên cho gia đình đức tin mới của ngài.
Trong bài giảng, ngài nói:
Tôi đến với khoảnh khắc khiêm nhường gần như không thể diễn tả được này trong cuộc đời và sứ vụ của tôi với lòng biết ơn sâu sắc, với niềm vui khôn lường và niềm tin vững chắc rằng Chúa Phục sinh đã hướng dẫn mọi hành trình của tôi sẽ ở bên cạnh tôi khi tôi bắt đầu phục vụ dân Chúa tại Tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn với tư cách là một tín hữu, một người bạn và một mục tử.
Vào tháng 12 năm 1983, trong một nhà nguyện phụ của nhà thờ chính tòa Danh Thánh Chúa ở Chicago, tôi đã thực hiện một lời hứa long trọng sẽ sống trong sự kết hợp và vâng phục người kế vị thánh Phêrô. Tôi vui vẻ, sẵn sàng, thành tâm lặp lại lời hứa ấy hôm nay khi tôi chấp nhận việc bổ nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Tòa Giám Mục Hoa Thịnh Đốn phi thường này.
Trong những năm qua, tôi đã biết một các thân tình và ngưỡng mộ sâu sắc ba vị đã ở ngai tòa Thánh Phêrô trong suốt cuộc đời tôi với tư cách là một giám mục. Những tình cảm kính mến và trung thành này được nảy sinh ra từ lần gặp gỡ đầu tiên, và được nuôi dưỡng bởi sự thân ái và khôn ngoan của ba vị giáo hoàng này, mỗi người có những nét khác biệt nhưng gắn bó cùng nhau bởi đức tin và một tình yêu đích thực dành cho Giáo Hội của Chúa Kitô - mỗi người đều mang đến những ân sủng độc đáo làm phong phú hóa chúng ta như một gia đình Công Giáo toàn cầu.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã hiệu triệu Giáo Hội – từ Giáo Hội mà tôi muốn nói ở đây là tất cả những người đã được rửa tội. Ngài kêu gọi chúng ta hãy rời khỏi những giới hạn thoải mái của mình để gặp gỡ và đón tiếp những người nghèo, những người bị thiệt thòi và bị bỏ rơi, và đặt họ tại trung tâm của Giáo Hội Chúa Kitô. Bắt đầu từ hôm nay, đó là của nhiệm vụ của tôi ở đây tại Tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn này. Tôi cảm ơn Đức Thánh Cha vì thử thách chính đáng đó – nói đúng ra là một cơ hội - và tôi xin cam kết lòng trung thành, sự kính trọng và tình cảm huynh đệ của tôi với ngài một lần nữa. Tôi tự hào được kề vai sát cánh với ngài khi ngài cai quản và hướng dẫn Giáo Hội của Chúa Giêsu như một người có niềm tin sắt son và niềm vui dạt dào. Đức Thánh Cha Phanxicô thường kết thúc các thông điệp của ngài với lời yêu cầu chân thành xin chúng ta cầu nguyện cho ngài. Tôi bảo đảm với ngài những lời cầu nguyện của tôi hằng ngày và tôi yêu cầu tất cả anh chị em cũng hãy nhớ đến vị mục tử đáng kính này trong lời cầu nguyện của anh chị em.
Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, là đại diện của Đức Thánh Cha tại Hoa Kỳ, không làm giảm đi tính chất long trọng trong trách nhiệm đại sứ của mình, đã trở thành một người bạn đối với quốc gia chúng ta và là anh em với các giám mục Hoa Kỳ. Tôi biết ơn ngài cũng như sự hướng dẫn, tính nhân bản, sự bền đỗ và tinh thần hy vọng lan tỏa của ngài. Đức Tổng Giám Mục và tôi không chỉ chia sẻ sứ mệnh chung của Giáo Hội là loan báo Tin Mừng, nhưng còn chia sẻ thành phố tuyệt vời này, và chúng tôi trân trọng cả hai điều khó có thể diễn tả thành lời đó.
Đức Hồng Y Wuerl đã và vẫn là một người bạn thân ái và một anh em giám mục của tôi trong nhiều năm qua. Trên hết, ngài là một Kitô hữu chân thực đáng tôn quý, và tôi cảm ơn ngài một cách công khai và chân thành vì sự chào đón nồng nhiệt, thái độ hòa nhã, sự ủng hộ và quyết tâm của ngài.
Tôi xin chào và cảm ơn các vị khách quý từ văn phòng của tổng thống và tất cả các quan chức công quyền và dân cử có mặt ở đây. Tôi nồng nhiệt chào đón các anh em và bạn bè đại kết và liên tôn của chúng ta, mà sự tham dự của các vị nhắc nhở tất cả chúng ta các công việc đại kết và hợp tác liên tôn hết sức quan trọng và làm phong phú lẫn nhau.
Anh chị em giáo dân, nam nữ tu sĩ và các linh mục của Tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn đã mang đến cho tôi một sự chào đón trìu mến mà tôi rất biết ơn. Tôi đã đến để ngưỡng mộ và tôn trọng họ như một gia đình đức tin thực sự, và dấn thân với Giáo Hội địa phương và với những người lân cận của họ, sẵn sàng và thậm chí lo lắng để làm việc cùng nhau ngõ hầu có thể đưa Tin mừng đến với cộng đồng rộng lớn hơn và thế giới thông qua lời nói và hành động. Tôi mong muốn làm sâu sắc thêm sự gần gũi và tình yêu của tôi dành cho họ.
Chúng ta đang đứng tại một thời điểm quyết định đối với cộng đoàn đức tin tại địa phương này - trái tim của chúng ta tràn đầy hy vọng và háo hức. Lịch sử được truyền lại của Tổng giáo phận vĩ đại này là một ân sủng cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ. Nỗi buồn và sự xấu hổ gần đây của chúng ta không định nghĩa chúng ta; thay vào đó, chúng thúc đẩy và củng cố chúng ta để có thể đối mặt với ngày mai bằng một tinh thần bất khuất. Cùng nhau, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần củng cố chúng ta với ân sủng, sự bền đỗ và quyết tâm mà chỉ có chính Chúa Kitô mới có thể mang đến như một món quà qua sự hiện diện, bình an và lời hứa của Ngài.
Như chúng ta đã nghe trong bài Tin mừng được công bố hôm nay, Chúa Giêsu đã dành nhiều thời gian xung quanh các ngư dân, và Ngài có lý do chính đáng! Nơi họ, Ngài tìm thấy những người biết giá trị và sự hài lòng của công việc khó khăn và dài ngày, và họ cũng không né tránh. Ngài đã khôn ngoan chọn những môn đệ đầu tiên của mình trong số những người kiếm sống trên biển, chắc chắn Chúa chọn những cá nhân biết cách lèo lái những con thuyền và sử dụng những chiếc lưới của họ, nhưng Ngài cũng chú ý đến trí thông minh và sự tháo vát của họ để bảo đảm cho những mẻ lưới hàng ngày thường đòi hỏi sự khôn ngoan tinh tế. Ngài nhận ra sự kiên cường quyết liệt của họ trong ý chí hoàn thành công việc và cuối cùng chuyển hướng sự tập trung của họ từ những con cá sang các gia đình.
Các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu rõ ràng đã quen với những thăng trầm trong lối sống hàng hải của mình. Tuy nhiên, họ không quá ngạo mạn đến nỗi không biết sợ là gì khi biển cả, như thường lệ, bắt đầu dậy sóng. Họ có cả một sự tôn trọng lành mạnh lẫn một nỗi sợ hãi thực sự trước sức mạnh của giông tố và các con sóng đánh tới tấp vào họ. Khi tình hình lắng đọng, họ cảm thấy an toàn. Khi giông bão ập đến và họ hết còn cảm thấy có thể kiểm soát được tình hình hay môi trường xung quanh, họ trở nên sợ hãi. Cuộc sống trên biển tiếp tục là một ẩn dụ đáng cho chúng ta - những người có đức tin – phải chú ý.
Gần đây và trong một khoảng thời gian quá dài cho đến nay, chúng ta đã bị rúng động bởi một khoảnh khắc hỗn loạn bất thường trong hành trình đức tin của chúng ta. Làn sóng của những tiết lộ bất ổn đã khiến ngay cả những người can đảm nhất trong chúng ta cũng trở nên sợ hãi và thậm chí, đôi khi có thể nói là hoảng sợ. Chúng ta cũng vậy, giống như những môn đệ sợ hãi trước giông tố và các ngọn sóng đã kêu lên: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?” (Mk 4:38) Câu hỏi của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ ngày ấy cũng dành cho ta hôm nay: “Sao nhát thế? Tại sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?” (Mk 4:41)
Các môn đệ ngày ấy chắc phải cảm thấy đỏ mặt ngay lập tức và thậm chí xấu hổ vì lời trách mắng của Chúa. Trong nỗi âu lo của họ, họ đã quên mất rằng Chúa Giêsu Kitô thực sự đang ở trên thuyền với họ. Chính Đấng đã nuôi dưỡng vô số người với rất ít cá và bánh, đã phục hồi thị lực cho người mù, làm cho Lagiarô người bạn của mình sống lại từ cõi chết. Chính Người đã ở trên thuyền cùng với họ và, với một ít lời, ngắn ngủi trong một hơi thở, Ngài làm dịu giông gió và biển cả và Ngài khôi phục lại sự bình tĩnh của họ.
Trong khi tôi biết trong lòng mình - và tôi tin rằng anh chị em cũng biết trong trái tim mình - rằng Chúa Giêsu đang ở trên thuyền với chúng ta trong thời khắc khó khăn này, tôi thú nhận rằng tôi không có những lời nói có thể trấn an mọi tâm hồn, làm dịu đi mọi nỗi sợ, và giảm bớt mọi nỗi đau. Nhưng tôi có thể nhắc anh chị em – và đôi khi tôi phải tự nhắc nhở chính mình - rằng: Ngài đang ở đây. Ngài ở đây khi biển lặng, và Ngài ở đây trong mọi khoảnh khắc bất định, giận dữ, sợ hãi và xấu hổ. Ngài mời gọi chúng ta đặt niềm tin vào Ngài - không phải trong những câu trả lời hay trong những chương trình dễ hiểu và dễ dàng – nhưng là nơi Ngài và chỉ một mình Ngài mà thôi. Ngài sẽ làm cho Giáo Hội của mình bình tĩnh và ổn định không phải thông qua bất kỳ một mục tử nào. Thay vào đó, Ngài không muốn gì khác hơn là chúng ta hãy tin tưởng rằng Ngài sẽ đưa chúng ta trở lại bờ an toàn và thậm chí chúng ta còn được củng cố bởi những thử thách đã phải trải qua. Và Ngài luôn luôn làm như vậy.
Nếu thực sự chúng ta tin tưởng nhiều hơn vào Ngài và ít hơn vào chính mình, chúng ta phải thừa nhận những thất bại của chính chúng ta. Chúng tôi các giáo sĩ và hàng giáo phẩm không thể phủ nhận chúng tôi là nguồn gốc của cơn bão tố hiện tại này. Toàn thể Giáo Hội phải nhớ lại rằng tất cả chúng ta trước hết và trên hết thuộc về Chúa Kitô. Phẩm giá của chúng ta không được tìm thấy nơi số lượng, ảnh hưởng hoặc tài sản - nhưng nơi Ngài, là Đấng vẫn ở bên chúng ta ngay cả trong những thời khắc hỗn loạn nhất của cuộc đời.
Tôi toàn tâm ghi nhớ lời khuyên của Thánh Phêrô đối với những linh mục đầu tiên của Giáo Hội là đừng làm chúa tể đối với những người được giao phó cho mình, nhưng hãy là một tấm gương cho người dân của các ngài. Tấm gương mà tôi muốn đưa ra cho anh chị em là tấm gương của một người đầy niềm tin, hy vọng và niềm vui khi biết Chúa Giêsu Kitô đang ở trên chiếc thuyền này. Tôi muốn trở thành một mục tử chào đón, là người biết cười với anh chị em bất cứ khi nào chúng ta có thể cười, và là người biết khóc với anh chị em bất cứ khi nào chúng ta phải rơi lệ, và là người thành thật thú nhận lỗi lầm và thất bại của mình trước anh chị em khi tôi phải thừa nhận những sai lầm ấy, chứ không phải khi chúng đã được phanh phui ra.
Tôi bắt đầu diễn từ này, là bài giảng đầu tiên của tôi với tư cách là Tổng Giám Mục Hoa Thịnh Đốn bằng cách xác nhận lòng biết ơn và hy vọng của tôi. Tôi đã khám phá ra những đức tính đó trong cuộc sống của vô số những người rất yêu quý của tôi. Tôi dâng lời tán tụng Chúa vì cha mẹ tôi, Ethel và Wilton, là những người đã hợp tác với Chúa trong việc mang đến cho tôi hơi thở của cuộc sống. Xin cho giờ đây song thân tôi có thể được tận hưởng cuộc sống viên mãn. Tôi muốn dừng lại trong sự đánh giá cao và sự ngưỡng mộ sâu sắc đối với người bà yêu dấu của tôi, Etta Mae, một người phụ nữ có thể không có các bằng cấp khoa bảng nhưng trái tim tràn ngập tình yêu, trí tuệ và những lý lẽ mà bà đã quảng đại chia sẻ với hai người em của tôi - Elaine và Claudia - và tôi. Chắc không người anh nào có những người em tốt hơn và đáng yêu hơn những người em của tôi.
Danh sách dài gồm bạn bè, hàng xóm, thầy cô giáo và những người hướng dẫn cho tôi quá dài để cố gắng chia sẻ. Nhiều người trong số họ là các linh mục và giám mục đã định hình tôi và đưa ra các chứng tá cho tôi về tác vụ linh mục đích thực có thể và nên như thế nào.
Người dân Chicago vẫn tuyên bố tôi là một thành viên trong số họ và tôi vui mừng, tự hào chấp nhận sự chỉ định đó. Gia đình đức tin của tôi trong Giáo Phận Belleville đã giúp tôi khám phá ra rằng, khi được chăm sóc bằng một tình yêu thương từ ái, những hạt giống của Giáo Hội giống như những hạt giống của trái đất sẽ vươn lên dồi dào và mạnh mẽ trong các bối cảnh đa dạng - thành thị, nông thôn và thị trấn nhỏ. Người dân Nam Illinois đã giúp định hình tôi trong mọi khía cạnh của sứ vụ giám mục; thật vậy, đơn giản đó là nơi tôi đã học làm giám mục giáo phận, và kinh nghiệm đó vẫn là một phần trong mọi việc tốt tôi làm.
Và sau đó là tổng giáo phận Atlanta – là cộng đoàn được chúc phúc nơi tôi khám phá ra nguồn gốc, truyền thống và tình yêu của người miền Nam đã hỗ trợ tôi trong việc chuẩn bị cho thời điểm này. Tôi bảo đảm với tất cả mọi người rằng tôi không bao giờ quên được Georgia.
Cuối cùng, đối với các giám mục anh em của tôi, rất nhiều vị tôn vinh Giáo Hội địa phương này bằng sự hiện diện của các ngài và nâng đỡ tôi qua những lời cầu nguyện và tình huynh đệ, tôi xin gởi đến các anh em lời cảm ơn và sự kính trọng này. Trong gần 36 năm tôi đã là một thành viên của hàng giám mục, trong thời gian đó, như các anh em, tôi đã chứng kiến những niềm vui lớn và những nỗi buồn sâu sắc. Tôi cảm ơn các anh em thân mến, vì lòng tốt và sự hỗ trợ của anh em, đã thúc đẩy tôi yêu thương và dẫn dắt gia đình đức tin mới này với sự tận tụy và bền đỗ.
Tôi đã không bắt đầu bài giảng này với những biểu hiện của lòng biết ơn và tình yêu như thế đối với anh em vì e rằng trong phần kết luận này tôi mất đi cơ hội đề cập đến điều đó.
Hôm nay, những người bạn cũ và mới của tôi, gia đình tôi, anh em tôi ơi, chúng ta bắt đầu một hành trình cùng nhau trên những vùng biển đang đầy bão tố một cách không thể chối cãi được. Chúng ta được cảnh báo bởi lời khiển trách của Chúa Kitô đối với các môn đệ của Ngài rằng nỗi sợ hãi và sự hoang mang của họ không phải là sản phẩm của sự hỗn loạn xung quanh, nhưng là do sự thiếu niềm tin tiềm tàng vào Đấng đang hiện diện cụ thể ngay bên cạnh họ. Khi Chúa Giêsu Kitô, chỉ một lời, ngắn gọn trong một hơi thở, cuối cùng đưa chúng ta ra khỏi cơn bão do chính chúng ta tạo ra này, cầu xin sao cho Ngài không cảm thấy phải khiển trách chúng ta vì đã thể hiện sự thiếu niềm tin một cách tập thể vào Ngài, nhưng trái lại cảm thấy tự hào về sự bất khuất, và đức tin kiên định mà chúng ta không bao giờ đánh mất, vì Tin Mừng đã làm rõ rằng - và tôi tin, cũng như anh chị em cũng tin rằng - “Đấng mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh chưa từng bao giờ rời khỏi chúng ta!”
Hãy yên tâm về những lời cầu nguyện của tôi dành cho anh chị em ngay cả khi tôi yêu cầu anh chị em cầu nguyện cho tôi. Xin Chúa ban phép lành cho Tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn của chúng ta! Amen.
Thánh lễ có nhiều khoảnh khắc cảm động, như khi cầu nguyện bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt, tiếng Tagalog, tiếng Igbo, và tiếng Hoa.
Đức Tổng Giám Mục Wilton đã nhận những của lễ dâng lên bàn thờ từ hai người em của mình.
Source:Catholic Standard
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chúa Đó: Chứng từ đức tin thời Internet - bài 3
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
10:26 23/05/2019
Chúa Đó : Chứng từ đức tin thời Internet - bài 3
Cho tới hết năm 2018, nghĩ tới việc tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót, tôi chỉ bận tâm tới chuỗi kinh và việc tưởng niệm lúc ba giờ chiều. Mãi sau lễ Hiển Linh 2019, tôi mới quan tâm tìm nghe những bài giảng theo chủ đề này và rồi thấy mình bị cuốn theo một dòng chảy.
Thoạt đầu là hai vị cư sĩ Phật giáo đến xin được rửa tội. Rồi họ dẫn thêm một vị thứ ba và, tuần qua, một vị thứ tư. Tất cả đều trên dưới 70 tuổi. Người đứng đầu nhóm, chị Hai, sau nhiều năm nhiệt thành với pháp môn Tịnh độ đã gặp được pháp môn Nguyên thủy và vào cuối đời lại lôi cuốn các bạn đồng môn đi theo Chúa Giêsu: “Chúa ơi, không phải con đã bỏ Chúa nhưng chỉ vì chưa biết Chúa mà đã xa Chúa! Bây giờ Chúa đã đưa con về với Chúa, xin Chúa thương con!”
Nơi họ ở cách Tòa Giám mục gần 90 cây số. Nhà thờ giáo xứ cách nhà họ khoảng 30 cây số, đường vòng vo ngoắt ngoéo, phải đi xe ôm bất tiện, cho nên họ chọn đi thẳng về Qui Nhơn bằng hai chặng xe buýt. Do đó tôi không thể nào từ chối. Mỗi lần nghe nhắn tin, tôi liền thu xếp công việc để ưu tiên dành thời giờ giúp họ. Hơn nữa, ngay từ lần gặp đầu tiên, những chia sẻ của họ buộc tôi phải quan tâm. Tôi thấy rõ những người được ơn gặp Chúa cách tự phát qua Internet cuối chặng đường dài tìm kiếm, cũng như những người tin nhận Chúa khởi đi từ tâm tình tạ ơn sau khi được chữa lành thể chất hoặc tâm linh, tất cả đang gặp một số khó khăn nhất định về mục vụ và giáo lý. Các mục tử cần tìm hiểu kỹ để đáp ứng cách chính xác.
Với loạt bài này tôi không kể các câu chuyện theo trình tự thời gian nhưng sẽ đặt nổi các vấn đề để giúp độc giả, cách riêng là các hội viên Legio Mariae cùng suy nghĩ và tìm cách hưỏng ứng những ơn lành Thiên Chúa đang tuôn đổ cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Tôi rời dòng Cát Minh về lại giáo phận Qui Nhơn cách nay 12 năm. Do không phải lo gánh nặng mục vụ giáo xứ, tôi đã dấn thân tìm cách tiếp cận với anh chị em lương dân ở các huyện xã qua con đường dòng họ. Tôi đã kể một số kinh nghiệm này qua hai quyển “Về Với Cội Nguồn” (Nxb Phương Đông, 2013) và “Năm Mươi Năm Thờ Cúng Tổ Tiên” (Nxb Phương Đông, 2014). Qua sinh hoạt thân tình, tôi gặp lại những nét thân thương đã biết qua văn chương và những nỗ lực đáng ca ngợi của những người dân lương thiện (gọi tắt là “lương dân”, đúng theo nghĩa vua quan nhà Nguyễn đã dùng để phân biệt với “diếu dân” là “dân xấu”).
Tôi dành nhiều thời giờ và tâm huyết cho việc giao lưu gặp gỡ, vì thấy rõ nếu các trưởng tộc hoặc bô lão được ơn theo Chúa thì dần dần cả gia tộc sẽ nghiêng về với đạo Chúa. Thế nhưng sau mười hai năm vất vả, tôi chưa có được bất cứ một may mắn nào. Còn giờ đây thì các bài giảng và những chia sẻ từ Giáo điểm Tin Mừng đang đem lại cho Chúa hàng loạt những bô lão, những vị có ảnh hưởng trong các dòng họ và các môn phái.
Cả bốn vị nói trên đã kể cho tôi nghe nỗi lòng tha thiết của họ muốn chia sẻ Tin Mừng cho người nhà: người phối ngẫu cũng như con cháu.
- Khi con mở máy nghe giảng thì đứa con dâu đứng bán nước mía trước cửa. Hôm nọ một người khách hỏi: bà già nghe cái gì đó? Nó nói: “Nghe đi! Đạo là như vậy đó, ông cha là như vậy đó, chứ không phải như người ta xuyên tạc tầm bậy tầm bạ đâu.” Thì ra nó vừa bán nước mía vừa lắng tai nghe.
- Khi con lần chuỗi Mân côi thì đứa cháu ngoại ba tuổi rưỡi cứ sà vào lòng. Rồi nó thuộc kinh Kính Mừng lúc nào không hay. Trước đây cha nó bực bội vì con theo Chúa nhưng rồi một hôm con bé bảo: “Ba! Mở nhạc nho nhỏ, để cho bà ngoại cầu nguyện chớ!” Nó dõng dạc đọc nguyên kinh Kính Mừng rồi dang tay hô lớn: “Ta là Chúa đây! Hãy theo Ta!” Vừa qua con rể con đã đưa vợ con nó đi Măng Đen hành hương kính Đức Mẹ.
- Chồng con bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Con nghe chị Hai đây nói về Chúa, con mượn máy của chị về cho ổng nghe giảng. Ổng nghe một lúc rồi trả máy cho con. Thế nhưng tới lúc con nghe một mình thì ổng lại đứng ngoài cửa để lắng nghe. Bây giờ thì ổng chịu nghe rồi…
Chiều Chúa Nhật Chúa Chiên Lành hôm qua, tôi đến thăm một bà cụ 83 tuổi. Con gái cụ hỏi xin tôi một bảng kinh Lòng Chúa Thương Xót loại chữ lớn để cho mẹ đọc, nhưng rồi chị phải đi Sài Gòn không kịp đến lấy. Tôi đến tặng cụ, cụ rất mừng. Trước kia, cụ đã ngăn cản không cho con gái theo Chúa. Khi con gái đưa máy nghe giảng cho cụ, cụ cũng gạt đi. Thế nhưng giờ đây, khi tôi ghé thăm thì cụ vừa kết thúc việc cầu nguyện Lòng Chúa Thương Xót lúc ba giờ chiều. Cụ bảo tôi:
- Bây giờ có được cái máy nghe, tốt quá, làm bạn với nó cả ngày…
Tôi đã miệt mài hết thả lưới lại buông câu, chỉ mong tìm được cho Chúa một bô lão nhưng suốt mười hai năm đành lặp lại kinh nghiệm của các Tông đồ trên biển hồ Galilê, “vất vả thâu đêm chẳng bắt được con cá nào” (Ga 21,3). Không riêng tôi, nhiều năm qua hầu như cộng đồng Công Giáo Việt Nam cũng lâm vào cảnh tương tự. Tháng Sáu năm 2018, trên báo Người Việt có một bài viết của tác giả TN được nhiều người quan tâm chia sẻ với nhau, tựa đề “Số giáo dân tại Việt Nam không thay đổi suốt 43 năm” (https://www.nguoi-viet.com/). Vâng cả con thuyền của giới Công Giáo Việt Nam chứ chẳng riêng tôi.
Thế nhưng sáng nay chúng tôi đang định cho thuyền vào bờ giặt lưới, bỗng có ai đó đứng trên bờ gọi lớn:
- Này các chú, có bắt được gì không?
Không cố tình, nhưng hình như tất cả chúng tôi đều đã đồng thanh trả lời cộc lốc bực bội:
- Không!
Người lạ bảo:
- Thả lưới bên phải thuyền đi, có cá đấy!
Một người càu nhàu:
- Cứ thả xuống rồi kéo lên cho ông ta thấy để hết đứng trên bờ mà nói dóc.
Ngờ đâu, cá vẫy vùng muốn rách lưới, cả nhóm cùng xúm nhau kéo lên không nổi. Chợt có tiếng hô to:
- Này Phêrô, Chúa đó!
Tôi lặng người. Chuyện trong sách xưa giờ đây bỗng sờ sờ trước mắt. Cá, cá đến tận mép lưới, cá từ đâu mà lắm thế!
Này Gioan với Phêrô,
Cả chiêm niệm lẫn tông đồ trong tôi,
Ngước xem, đúng Chúa thật rồi!
Chúa ôi! cứ ngỡ,... Chúa ôi! thật là…
Bằng con đường chữa lành thể chất và tâm linh, Chúa mở cánh cửa ùa vào các gia đình, gia tộc và xã hội qua các vị bô lão… Xin tạ ơn và ngợi khen Lòng Chúa Thương Xót! Tạ ơn và chúc tụng đến muôn đời!
Đón xem bài 4: Những cơn mưa ân sủng.
Qui Nhơn, ngày 13-5-2019
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
Cho tới hết năm 2018, nghĩ tới việc tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót, tôi chỉ bận tâm tới chuỗi kinh và việc tưởng niệm lúc ba giờ chiều. Mãi sau lễ Hiển Linh 2019, tôi mới quan tâm tìm nghe những bài giảng theo chủ đề này và rồi thấy mình bị cuốn theo một dòng chảy.
Thoạt đầu là hai vị cư sĩ Phật giáo đến xin được rửa tội. Rồi họ dẫn thêm một vị thứ ba và, tuần qua, một vị thứ tư. Tất cả đều trên dưới 70 tuổi. Người đứng đầu nhóm, chị Hai, sau nhiều năm nhiệt thành với pháp môn Tịnh độ đã gặp được pháp môn Nguyên thủy và vào cuối đời lại lôi cuốn các bạn đồng môn đi theo Chúa Giêsu: “Chúa ơi, không phải con đã bỏ Chúa nhưng chỉ vì chưa biết Chúa mà đã xa Chúa! Bây giờ Chúa đã đưa con về với Chúa, xin Chúa thương con!”
Nơi họ ở cách Tòa Giám mục gần 90 cây số. Nhà thờ giáo xứ cách nhà họ khoảng 30 cây số, đường vòng vo ngoắt ngoéo, phải đi xe ôm bất tiện, cho nên họ chọn đi thẳng về Qui Nhơn bằng hai chặng xe buýt. Do đó tôi không thể nào từ chối. Mỗi lần nghe nhắn tin, tôi liền thu xếp công việc để ưu tiên dành thời giờ giúp họ. Hơn nữa, ngay từ lần gặp đầu tiên, những chia sẻ của họ buộc tôi phải quan tâm. Tôi thấy rõ những người được ơn gặp Chúa cách tự phát qua Internet cuối chặng đường dài tìm kiếm, cũng như những người tin nhận Chúa khởi đi từ tâm tình tạ ơn sau khi được chữa lành thể chất hoặc tâm linh, tất cả đang gặp một số khó khăn nhất định về mục vụ và giáo lý. Các mục tử cần tìm hiểu kỹ để đáp ứng cách chính xác.
Với loạt bài này tôi không kể các câu chuyện theo trình tự thời gian nhưng sẽ đặt nổi các vấn đề để giúp độc giả, cách riêng là các hội viên Legio Mariae cùng suy nghĩ và tìm cách hưỏng ứng những ơn lành Thiên Chúa đang tuôn đổ cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Tôi rời dòng Cát Minh về lại giáo phận Qui Nhơn cách nay 12 năm. Do không phải lo gánh nặng mục vụ giáo xứ, tôi đã dấn thân tìm cách tiếp cận với anh chị em lương dân ở các huyện xã qua con đường dòng họ. Tôi đã kể một số kinh nghiệm này qua hai quyển “Về Với Cội Nguồn” (Nxb Phương Đông, 2013) và “Năm Mươi Năm Thờ Cúng Tổ Tiên” (Nxb Phương Đông, 2014). Qua sinh hoạt thân tình, tôi gặp lại những nét thân thương đã biết qua văn chương và những nỗ lực đáng ca ngợi của những người dân lương thiện (gọi tắt là “lương dân”, đúng theo nghĩa vua quan nhà Nguyễn đã dùng để phân biệt với “diếu dân” là “dân xấu”).
Tôi dành nhiều thời giờ và tâm huyết cho việc giao lưu gặp gỡ, vì thấy rõ nếu các trưởng tộc hoặc bô lão được ơn theo Chúa thì dần dần cả gia tộc sẽ nghiêng về với đạo Chúa. Thế nhưng sau mười hai năm vất vả, tôi chưa có được bất cứ một may mắn nào. Còn giờ đây thì các bài giảng và những chia sẻ từ Giáo điểm Tin Mừng đang đem lại cho Chúa hàng loạt những bô lão, những vị có ảnh hưởng trong các dòng họ và các môn phái.
Cả bốn vị nói trên đã kể cho tôi nghe nỗi lòng tha thiết của họ muốn chia sẻ Tin Mừng cho người nhà: người phối ngẫu cũng như con cháu.
- Khi con mở máy nghe giảng thì đứa con dâu đứng bán nước mía trước cửa. Hôm nọ một người khách hỏi: bà già nghe cái gì đó? Nó nói: “Nghe đi! Đạo là như vậy đó, ông cha là như vậy đó, chứ không phải như người ta xuyên tạc tầm bậy tầm bạ đâu.” Thì ra nó vừa bán nước mía vừa lắng tai nghe.
- Khi con lần chuỗi Mân côi thì đứa cháu ngoại ba tuổi rưỡi cứ sà vào lòng. Rồi nó thuộc kinh Kính Mừng lúc nào không hay. Trước đây cha nó bực bội vì con theo Chúa nhưng rồi một hôm con bé bảo: “Ba! Mở nhạc nho nhỏ, để cho bà ngoại cầu nguyện chớ!” Nó dõng dạc đọc nguyên kinh Kính Mừng rồi dang tay hô lớn: “Ta là Chúa đây! Hãy theo Ta!” Vừa qua con rể con đã đưa vợ con nó đi Măng Đen hành hương kính Đức Mẹ.
- Chồng con bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Con nghe chị Hai đây nói về Chúa, con mượn máy của chị về cho ổng nghe giảng. Ổng nghe một lúc rồi trả máy cho con. Thế nhưng tới lúc con nghe một mình thì ổng lại đứng ngoài cửa để lắng nghe. Bây giờ thì ổng chịu nghe rồi…
Chiều Chúa Nhật Chúa Chiên Lành hôm qua, tôi đến thăm một bà cụ 83 tuổi. Con gái cụ hỏi xin tôi một bảng kinh Lòng Chúa Thương Xót loại chữ lớn để cho mẹ đọc, nhưng rồi chị phải đi Sài Gòn không kịp đến lấy. Tôi đến tặng cụ, cụ rất mừng. Trước kia, cụ đã ngăn cản không cho con gái theo Chúa. Khi con gái đưa máy nghe giảng cho cụ, cụ cũng gạt đi. Thế nhưng giờ đây, khi tôi ghé thăm thì cụ vừa kết thúc việc cầu nguyện Lòng Chúa Thương Xót lúc ba giờ chiều. Cụ bảo tôi:
- Bây giờ có được cái máy nghe, tốt quá, làm bạn với nó cả ngày…
Tôi đã miệt mài hết thả lưới lại buông câu, chỉ mong tìm được cho Chúa một bô lão nhưng suốt mười hai năm đành lặp lại kinh nghiệm của các Tông đồ trên biển hồ Galilê, “vất vả thâu đêm chẳng bắt được con cá nào” (Ga 21,3). Không riêng tôi, nhiều năm qua hầu như cộng đồng Công Giáo Việt Nam cũng lâm vào cảnh tương tự. Tháng Sáu năm 2018, trên báo Người Việt có một bài viết của tác giả TN được nhiều người quan tâm chia sẻ với nhau, tựa đề “Số giáo dân tại Việt Nam không thay đổi suốt 43 năm” (https://www.nguoi-viet.com/). Vâng cả con thuyền của giới Công Giáo Việt Nam chứ chẳng riêng tôi.
Thế nhưng sáng nay chúng tôi đang định cho thuyền vào bờ giặt lưới, bỗng có ai đó đứng trên bờ gọi lớn:
- Này các chú, có bắt được gì không?
Không cố tình, nhưng hình như tất cả chúng tôi đều đã đồng thanh trả lời cộc lốc bực bội:
- Không!
Người lạ bảo:
- Thả lưới bên phải thuyền đi, có cá đấy!
Một người càu nhàu:
- Cứ thả xuống rồi kéo lên cho ông ta thấy để hết đứng trên bờ mà nói dóc.
Ngờ đâu, cá vẫy vùng muốn rách lưới, cả nhóm cùng xúm nhau kéo lên không nổi. Chợt có tiếng hô to:
- Này Phêrô, Chúa đó!
Tôi lặng người. Chuyện trong sách xưa giờ đây bỗng sờ sờ trước mắt. Cá, cá đến tận mép lưới, cá từ đâu mà lắm thế!
Này Gioan với Phêrô,
Cả chiêm niệm lẫn tông đồ trong tôi,
Ngước xem, đúng Chúa thật rồi!
Chúa ôi! cứ ngỡ,... Chúa ôi! thật là…
Bằng con đường chữa lành thể chất và tâm linh, Chúa mở cánh cửa ùa vào các gia đình, gia tộc và xã hội qua các vị bô lão… Xin tạ ơn và ngợi khen Lòng Chúa Thương Xót! Tạ ơn và chúc tụng đến muôn đời!
Đón xem bài 4: Những cơn mưa ân sủng.
Qui Nhơn, ngày 13-5-2019
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vẫn Như Ông Bình Vôi
Phạm Trần
07:52 23/05/2019
Thời Nhân văn Giai phẩm 1956, Cụ Phan Khôi đã viết về sự tích “Ông bình vôi” :”…Cái bình vôi, vì nó sống lâu ngày, lòng nó đặc cứng, miệng nó bít lại, ngồi cũ rũ trên trần hoặc trên tường thành, cũng như pho tượng đất hoặc gỗ không nói năng, không nhúc nhích, thì người ta tôn thờ sùng bái mà gọi bằng ông.
Tôi viết cái bài khảo cứu nhỏ nầy cốt để cắt nghĩa mấy câu thơ của
Lê Đạt:
“Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi (1)
Càng sống càng tồi,
Càng sống càng bé lại.”
(1) Có nơi ghi “Y như một dãy bình vôi”
(bài thơ “Ông bình vôi” của Lê Đạt-Phong trào Nhân văn Giai phẩm 1956)
Đem truyện kể của Cụ Phan Khôi và bài thơ về “Ông bình vôi” của Nhà thơ Lê Đạt (tên khai sinh Đào Công Đạt, 1929-2008) thời Nhân văn Giai phẩm 1956 để soi vào đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), sau hơn 33 năm gọi là “Đổi mới” (1986-2019) thì cũng thấy có nhiều “ông Bình vôi” như thế.
Thứ nhất, Đảng vẫn tự áp đặt Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh đã thoái trào lên đầu dân để một mình cai trị độc tài, chống đa nguyên, đa đảng dù chưa bao giờ hỏi ý dân qua bỏ phiếu hay trưng cầu ý kiến.
Thứ hai, lãnh đạo miệng nói dân chủ nhưng chỉ “dân chủ trong đảng”. Dân chủ trong dân thì phải “xin-cho”.
Thứ ba, tuyên truyền nhân dân làm chủ nhưng nhà nước quản lý mọi thứ, đặc biệt về đất đai và các quyền tự do cơ bản của công dân. Dù Hiến pháp tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu tình, hội họp và tự do lập hội, nhưng nhà nước lại không cho tư nhân ra báo; tiếp tục trì hoãn trình Luật biểu tình do Bộ Công an soạn thảo ra Quốc hội với lý do “vì còn nhiều ý kiến khác nhau”. Dự Luật về Hội của Bộ Nội vụ cũng đã bị Chính phủ rút lại với lý do “vì việc chuẩn bị “chưa đảm bảo chất lượng” và “quá phức tạp.”
Thứ bốn, đảng hô hào xây dựng, chỉnh đốn đảng; cổ võ phong trào làm gương; sống là làm theo phong cách và đạo đức Hồ Chí Minh theo phương châm: cần, kiệm, liêm, chính và chí công vô tư, nhưng cán bộ, đảng viên vẫn nịnh trên nạt dưới; vẫn chạy chức chạy quyền; vẫn sống theo phong cách “không nhúc nhích” để “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” và tham nhũng tự do.
Thứ năm, Đảng và Nhà nước, vì sợ làm mất lòng đàn anh Trung Cộng, mà đã đàn áp không nương tay các cuộc biểu tình tự phát của dân, dù để lên án các hành động xâm lược lãnh thổ và lãnh hải và đàn áp ngư dân Việt Nam ở Biển Đông của Trung Cộng. Thậm chí Nhà nước còn ra lệnh cho Cộng an chìm, nổi đội nốt côn đổ tấn công cả những người dân, dù mới có ý định, hay tập hợp tri ân những người lính và công dân đã hy sinh trong các cuộc chiến đấu bảo vệ lãnh thổ tại Hoàng Sa năm 1974, Biên giới Việt-Trung từ 1979 đến 1989 và tại Gạc Ma (Trường Sa) năm 1988.
Thứ sáu, ngoài miệng tuyên truyền “hòa hợp” và “hòa giải” dân tộc nhưng đảng lại hành động gây chia rẽ và gây hận thù giữa kẻ thắng và người thua sau 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn do đảng CSVN chủ động (1945-1975).
Thứ bảy, tuy theo đuổi nền “Kinh tế thị trường” và đề cao vai trò của “kinh tế tư nhân” để hội nhập với thế giới, nhưng vẫn bám lấy cái đuôi “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” để bảo vệ quyền kiểm soát của chính phủ trên nền tảng kinh tế nhà nước, hay “doanh nghiệp nhà nước, DNNN”) phải giữ vai chủ đạo.
Nhưng DNNN lại là nơi quyền lợi của đảng và của các “nhóm lợi ích quyền thế” trong hệ thống cai trị được hưởng các đặc quyền đặc lợi về trụ sờ, đất đai, vay vốn và thuế đã gây ra những bất bình đẳng trong kinh doanh, và cũng là trung tâm đẻ ra tham nhũng và thua lỗ kéo dài.
BẰNG CHỨNG
Theo báo cáo trình Quốc hội của Kiểm toán Nhà nước về kết quả kiểm toán năm 2018 thì ” Hàng loạt doanh nghiệp nhà nước lỗ nặng, nợ hàng chục ngàn tỉ khó đòi”, báo Tuổi trẻ online đưa tin ngày 22/05 (2019)
Tuổi Trẻ viết chi tiết :”Theo Kiểm toán Nhà nước, lỗ lũy kế đến hết năm 2017 của Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí là 3.377 tỉ đồng; Công ty CP Nghe nhìn toàn cầu (AVG) thuộc MobiFone lỗ 73 tỉ đồng.
Từ thua lỗ, nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã âm vốn chủ sở hữu như Công ty CP Hóa dầu và xơ sợi dầu khí âm vốn 1.780 tỉ đồng, Công ty CP Đầu tư tài chính Công đoàn dầu khí VN 172 tỉ đồng và Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất 1.159 tỉ đồng.
Vì thua lỗ lớn, Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (SAMCO) phải giải thể Công ty TNHH Vận tải sông Sài Gòn.
Bên cạnh đó, nhiều khoản đầu tư, góp vốn ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty cũng thua lỗ. Ví dụ, Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) có 7 khoản đầu tư ngoài ngành lỗ lũy kế lớn. Công ty mẹ - PVOil đầu tư vào 11 đơn vị bị lỗ.
Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) cũng đầu tư vào 7 công ty, lỗ lũy kế 105 tỉ đồng. Công ty TNHH MTV Quản lý, kinh doanh nhà TP.HCM đầu tư vào 1 đơn vị, lỗ lũy kế tới 286 tỉ đồng.
Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) đầu tư vào 8 công ty liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác, lỗ lũy kế 315 tỉ đồng.”
Riêng về lãng phí đất đai, theo Tuổi Trẻ, “Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra một loạt những sai sót, yếu kém của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong quản lý và sử dụng đất công. Theo Kiểm toán Nhà nước, diện tích, số lượng cơ sở đất mà các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước được giao rất lớn. Song bản thân doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chưa chặt chẽ khiến nhiều diện tích đất chưa sử dụng, sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí.”
Kiểm toán cũng báo cáo:”Đặc biệt, nhiều hoạt động đầu tư ra nước ngoài của PVN (Vietnam Oil and Gas Group, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) không hiệu quả. 24 dự án tìm kiếm thăm dò phát triển dầu khí không thành công đã và đang hoàn thành thủ tục chấm dứt dự án (tổng chi phí 773 triệu USD), dự án Danan - Iran và dự án Junin 2 - Venezuela dừng, giãn tiến độ (660 triệu USD), 2 dự án tại Peru đang xin chủ trương chuyển nhượng (849 triệu USD).”
(theo báo Tuổi Trẻ online/ngày 22/05/2019)
Làm ăn lỗ chổng gọng lên như thế mà ông Nhị Lê, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản của đảng vẫn vênh váo bao che khi nói rằng:”Kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, nhưng 19 tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước tại sao cứ thua lỗ mãi? Đó là chuyện phải chỉnh đốn cả về tư duy và hành động.
Song nếu vì chuyện đó mà ai đó trong chúng ta hoang mang, phủ nhận vị thế, vai trò và đòi xóa bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, thì lại là một sự thất bại được báo trước.
Thậm chí một số người cổ xúy kinh tế tư nhân là chủ đạo, đó lại là một sai lầm, không chấp nhận được về mặt nguyên tắc. Tôi chưa thấy có quốc gia nào trên toàn cầu, ở bất cứ thể chế nào, dám vứt bỏ kinh tế nhà nước với vai trò cầm trịch hay điều tiết chủ yếu nền kinh tế quốc gia cả.” (trích Phỏng vấn của Zing.VN)
Như thế thấy rõ đảng càng kéo dài ngồi lỳ càng hỏng như Nhà Thơ Lê Đạt viết :
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi (1)
Càng sống càng tồi,
Càng sống càng bé lại.”
(1) Có nơi ghi “Y như một dãy bình vôi”
ĐI TIẾP ĐƯỜNG CŨ
Cũng với cái ý từ những “Ông Bình Vôi”, ta thử lân la vào lời ăn tiếng nói của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Trung ương 10 (Trong các ngày từ 15-18/05/2019) xem có gì mới không.
Theo nội dung thì :”Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII bàn về các nội dung: Đề cương các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; chuẩn bị cho việc chỉ đạo tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng.”
Ông Trọng nói:” Cùng với Báo cáo chính trị thì sẽ có Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và nhìn lại 30 năm (1991 - 2021) thực hiện Cương lĩnh, để làm nền, có cách nhìn toàn diện, tổng thể để chúng ta định hướng bàn về chiến lược, nhiệm vụ sắp tới để thực hiện có hiệu quả cương lĩnh. Trung ương đã quyết định chưa đặt vấn đề sửa đổi Cương lĩnh. Tôi nói rõ ý đó.”
Nhưng ý đó chẳng phải của riêng ông Trọng mà là của cả Hội đồng Lý luận Trung ương, “cơ quan tham mưu cho Đảng về các vấn đề lý luận chính trị, chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Xã hội, định hướng và hoạch định các chính sách, chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng Toàn quốc”, theo Bách khoa toàn thư mở.
Cơ quan này hiện có trên 44 người, do Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cầm đầu từ ngày 02/03/2018, thay ông Đinh Thế Huynh nghỉ bệnh dài hạn và thôi giữ chức Thường trực Bí thư.
Vậy những điểm cốt lõi của Cương Lĩnh 2011 viết gì ?
Trong đó có đoạn viết theo kiểu nhét chữ vào miệng dân rằng:”
Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.”
Nhưng bằng chứng “khát vọng của nhân dân ta” ở đất nào chui lên vậy ?
Về kinh tế, Văn kiện này ghi:”Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo….”
“…Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất.”
Về chính trị, Cương lĩnh viết rằng:”Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản….”
“….Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên...”
Như đã vạch ra trong Cương Lĩnh, những điều trên đây còn được ghi lại trong Điều 4 Hiến pháp 2013, theo đó, Khoản 1 viết:” Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Như vậy, rõ ràng là đảng đã tự viết ra điều mình muốn cả trong Cương lĩnh và Hiến pháp để bắt dân phải làm theo không qua bất cứ qúa trình lựa chọn hợp pháp và dân chủ nào.
Đó là độc tài, phản dân chủ và chống lại nguyện vọng chính đáng và đúng đắn của dân.
Vì như ông Trọng đã khẳng định”Trung ương đã quyết định chưa đặt vấn đề sửa đổi Cương lĩnh. Tôi nói rõ ý đó ” thì lại có những viên chức cao cấp trong đảng không biết muối mặt để ngợi ca ông Trọng hết lời.
Nhà báo Nhị Lê, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ qua lý luận của Trung ương đảng, là người nổi bật lên trong nhóm nịnh thần này.
Ông nói với báo điện tử Zing.VN :” Tầm tư duy chiến lược của Tổng bí thư, Chủ tịch nước là nhìn tận chân trời nhưng vẫn thấy được bước đi cụ thể dưới chân mình. Đó là tầm tư duy của người lãnh đạo, có thể tạo ra “thế nước, lòng dân, vận đảng”.
ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ LÀ GÌ ?
Rất tiếc, “tầm tư duy” của một người chưa khỏe hẳn sau cơn bạo bệnh như ông Trọng, sau chuyến thăm Kiên Giang ngày 14/4/2019, đã mở ra nhiều thách đố nhưng cũng rất mơ hồ cho đảng viên.
Ông nói trong Diễn văn khai mạc:”Như vậy, nói Đại hội XIII không phải chỉ cho đến năm 2026 (giai đoạn 2021 - 2026) mà phải có tầm nhìn chiến lược dài hơn, nhìn lại cả quá khứ và hướng tới tương lai. Bộ Chính trị đã cho định hướng mốc là đến năm 2026 là mốc kết thúc nhiệm kỳ Đại hội XIII, đến năm 2030 là mốc 100 năm thành lập Đảng và đến năm 2045 là mốc 100 năm thành lập nước.
Vậy chúng ta định hướng, hình dung ra nước ta vào năm 2030 sẽ là thế nào? Đến năm 2045, nước ta sẽ như thế nào? Đây là những vấn đề rất lớn, vô cùng khó.”
Có ai hình dung được không, hay ông Trọng, trước khi nghỉ hưu, dự đoán sau Đại hội XIII vào tháng 01/2021, đã đặt ra những bài toán khó giải cho mọi người. Ông đánh cuộc với Hội nghị 10:”Như vậy, lần này so với lần trước có cái khác là không chỉ nhìn trước mắt mà còn nhìn lâu dài, có nhìn về quá khứ để tổng kết cả quá trình. Tôi chỉ nói một ví dụ: Thời kỳ quá độ là thế nào? Đổi mới chính trị và đổi mới kinh tế là thế nào? Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không? Đổi mới chính trị là đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, nhân lực, phương thức, lề lối làm việc… hiểu cho đúng những cái đó.”
Nghe ông Trọng nói liền tù tì như thế hẳn đã có khối người chóng mặt, nhất là những ai ảo tưởng bị mê hoặc bời nhóm chữ “đổi mới chính trị”.
Ông Trọng là một chuyên gia “xây dựng đảng”, từng là Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương (sau đổi thành Ban Tuyên giáo) nên lời ăn tiếng nói của ông được chuẩn bị phải trong cái lồng quyền lực phục vụ đảng cầm quyền bất tận.
Do đó, khi giải thích “đổi mới chính trị” là đổi mới cái gì, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói trong Diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 10/Khóa đảng XI ngày 12/01/2015 như sau:
“Tiếp tục đi sâu phân tích làm rõ hơn các đề xuất liên quan đến vấn đề "đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế." Phải nắm vững và khẳng định: Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta, mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức công tác, lề lối làm việc, cải cách hành chính, chống tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu gây phiền hà cho dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.”
Cũng với nội dung này,theo bản tin của báo VNEXPRESS (10/04/019) thì :”Trả lời câu hỏi phải chăng định hướng xã hội chủ nghĩa đã nhạt dần? Tổng bí thư cho hay Việt Nam trước sau kiên định theo chủ nghĩa xã hội, đổi mới nhưng không đổi màu, nhiều thành phần kinh tế nhưng phải đi lên chủ nghĩa xã hội. Ông thông tin, cách đây hai hôm Tiểu ban văn kiện họp để chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 13, đã yêu cầu phải kiên định cương lĩnh, không ai được nói trái, làm trái cương lĩnh.”
Ông Trọng, người có bằng Tiên sỹ chuyên khoa “Xây dựng đảng” là một người cực kỳ bảo thủ, giáo điều, một tín đồ trung thành tuyệt đối với Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh.
Ông Trọng nói tiếp :"Kinh tế nhà nước là chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, các thành phần kinh tế phải bình đẳng, độc lập, tự chủ nhưng hội nhập quốc tế, hội nhập nhưng không được hòa tan.”
Như vậy, ông Trọng, người đã vắng mặt tại buổi họp khai mạc Quốc hội kỳ 7/Khóa XIV và cũng không có mặt trong đoàn Quốc hội viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng ngày 20/05 (2019), vẫn một mực muốn Việt Nam phải tiếp tục kiên định và tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Cộng sản, trong lăng kính “đổi mới chính trị” của những “ông Bình vôi”, giống như Thi Sỹ Lê Đạt đã viết:
Càng sống càng tồi,
Càng sống càng bé lại.”
Phạm Trần
(05/019)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thư Thánh Phaolô Và Chiều Kích Linh Đạo
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
08:03 23/05/2019
THƯ THÁNH PHAOLÔ VÀ CHIỀU KÍCH LINH ĐẠO
(Linh đạo Phaolô phần II - Khoá trình “Linh đạo cơ bản tt)
Chúng ta mới chỉ dừng lại nơi “ngưỡng cửa cuộc đời” của Thánh Phaolô; thật ra, trọng tâm linh đạo Phaolô lại nằm trong kho tàng các tâm thư của ngài, cũng là những tín thư mạc khải của Tân Ước[1], một “kho tàng đức tin” có tầm ảnh hưởng xuyên suốt trên đời sống đức tin của dân Kitô giáo.
Thật vậy, qua các tâm thư mà ngài để lại, cũng như qua các cộng đoàn Hội Thánh do ngài thiết lập và giáo dưỡng, có thể nói được, ngài đã làm vang vọng Tin Mừng của Chúa Giêsu, đã đưa Tin Mừng đó đi vào hiện thực và định hướng việc áp dụng cũng như phát triển “Kho tàng giáo lý đức tin” trong thế giới ngay từ thuở ban đầu và vẫn còn nguyên giá trị cho tới mãi hôm nay và ngàn sau.[2]
Đặc biệt, trong lãnh vực linh đạo, Thánh Phaolô đã mang lại cho Kitô giáo những chiều kích vượt trội, có khả năng thuyết phục và hấp dẫn nhiều người, nhiều nền văn hoá, dân tộc đón nhận Tin Mừng.[3]
Trước khi đi vào các nội dung học thuyết liên quan đến “linh đạo Phaolô”, chúng ta thử lược qua một số “thông tin cần thiết” về các thư của Thánh Phaolô:
A. TỔNG QUAN VỀ CÁC “THƯ” PHAOLÔ
1. Về tác giả và quy điển danh mục:
- Tác giả:
Theo sự nhất trí của các học giả Thánh Kinh đương đại, Thánh Phaolô là tác giả của “13 bức thư” (Corpus Paulinum)[4]. Trong số đó, có 7 bức thư (Còn được gọi là nhóm “homologoumena” hay “các thư đệ I Phaolô”)[5] do chính ngài tự tay biên soạn. Đó là các thư sau: Rôma, 1 và 2 Côrintô, Galata, Philipphê, 1 Têxalônica và Philêmon; và 6 bức thư được soạn tác dưới uy tín của ngài: Ephêsô, Côlôsê, 2 Têxalônica, 1 và 2 Timôtê và Titô.[6]
Người ta cho rằng 6 bức thư vừa đề cập không do thánh Phaolô trực tiếp “chắp bút” và thường được gọi “THỨ KINH PHAOLÔ (Deutero Paulines Letters)”[7], hay còn được gọi là nhóm “antilegomena” gồm “các thư đệ II” và “đệ III Phaolô”[8]. Nhóm “các thư đệ II” gồm có 3 bức thư (2 Tx, Ep, Cl) có thể do đồ đệ hoặc thư ký thuộc “trường phái Phaolô” soạn[9]; nhóm “các thư đệ III” gồm 3 bức thư (1 và 2 Tm, Tt) phần đông cho rằng các thư nầy không do Phaolô viết ra, thậm chí còn được xem là mạo danh.[10]
Riêng thư gởi tín hữu Do Thái (hoặc thư Híp-ri), ngày nay, sau nhiều nghiên cứu và biện giải, hầu hết đều cho rằng: tác giả hoàn toàn là một người khác không phải là thánh Phaolô.[11]
- Quy điển danh mục:
Danh mục các Thư Phaolô theo “Quy điển Công Giáo” hiện nay dựa vào bảng dịch VULGATA với các tiêu chí: Các “THƯ LỚN” (Thư dài) trước, “THƯ NHỎ” (Thư ngắn); “THƯ CHUNG” (dành cho cộng đoàn, tập thể) trước, “THƯ RIÊNG” (Dành cho cá nhân) sau.[12]
Sau đây là thứ tự các Thư Phaolô trong Quy điển hiện hành:
Rôma, 1 và 2 Côrintô, Ga-lát, Êphêsô, Philípphê, Côlôsê, 1 và 2 Thêsalônica, 1 và 2 Timôthê, Titô, Philêmôn.
2. Về thể loại:
a/. Văn phong tổng thể: “Thư Tín”.
Trong 27 tác phẩm Tân ước, thì ngoài 4 sách Tin Mừng, sách Công Vụ Tông Đồ, sách Khải Huyền, được trình bày theo thể loại văn chương riêng; còn 21 tác phẩm còn lại đều được xếp chung một thể loại: THƯ TÍN, với các đặc tính chủ yếu sau:
- Loại thư tín thông thường (Lettera, letter, lettre): với văn phong tự do, thân mật, có chủ đích cá nhân (gởi cho bạn bè, trao đổi công việc làm ăn, buôn bán…).
- Loại thư tín luận đề (Epistola, epistle, épitre): văn phong nặng tính văn chương, nghiên cứu, khảo luận chuyên đề, biện luận… nhằm đến nhân vật quan trọng hoặc để phổ biến rộng rãi trên diễn đàn chung của nhiều giới, bạn bè…
Các thư của Thánh Phaolô bao gồm cả hai đặc tính trên: vừa thân tình, gần gũi như chỗ riêng tư, vừa sâu sắc, chặt chẽ mang tính thần học; vừa bình dân dễ tiếp cận cho mọi người, vừa biện luận sắc bén mang tính sư phạm để dạy dỗ hướng dẫn các cộng đoàn mà nội dung chủ yếu xoay quanh mầu nhiệm Đức Ki-tô.[13]
b/. Văn phong phản ảnh nội dung: Trong khi “thư tín” là văn phong tổng thể và xuyên suốt được chọn để trình bày các thư, thì mỗi thư, đúng hơn, mỗi “nhóm thư” lại có một “phong cách riêng” được sử dụng để chuyển tải nội dung thích hợp.
Nếu nội dung căn cứ trên “đối tượng nhận thư” thì người ta phân biệt hai “nhóm thư”: “nhóm viết cho cộng đoàn” (Rm, 1 và 2 Cr, Gl, Ep, Pl, Cl, 1 và 2 Tx) và “nhóm viết cho cá nhân” (1 và 2 Tm, Plm, Tt).[14]
Tuy nhiên, phần đông các học giả Kinh Thánh thường căn cứ vào “nội dung tư tưởng đạo lý”, “nội dung trong hoàn cảnh đặc biệt” và “nội dung mang tính thời sự mục vụ” mà phân chia thành 3 nhóm thư sau:
- Các thư “lớn”, mang nội dung tư tưởng, đạo lý quan trọng, có giá trị văn chương và nhất là mang đậm nét riêng của thánh Phaolô. Viết trong chuyến truyền giáo III (53-58). Đó là các thư Rm, 1 và 2 Cr, Gl, 1 và 2 Tx.
- Các thư “ngục tù”: viết trong thời gian và hoàn cảnh Thánh nhân bị cầm tù lần I tại Rôma (61-63). Đó là các thư: Ep, Pl, Cl, Plm.
- Các thư “mục vụ”: nhằm trợ giúp, khuyên bảo 2 môn đệ của thánh Phaolô trong việc mục vụ và cai quản cộng đoàn. Đó là các thư: 1 và 2 Tm, Tt. 1 Tm và Tt viết sau khi được tự do (năm 65), còn 2 Tm, thì viết trong lần bị cầm tù thư II tại Rôma trước khi chịu tử đạo (66/67).[15]
3. Về cấu trúc cơ bản:
Tương tự như các “thư tín Tân Ước” khác ảnh hưởng nền văn chương thư tín cổ Hy-La, cấu trúc tổng quát của các Thư Phaolô bao gồm 4 phần chính: Đề thư, Tạ ơn, Quảng diễn (Thân thư) và Kết thư cùng với những cải biên, điều chỉnh sao cho phù hợp với nội dung, chủ đích và hoàn cảnh của thư.[16]
a. Đề thư (Praescriptum): Công thức mở đầu luôn bao gồm 2 yếu tố: Giới thiệu (nêu danh tánh người gửi (một hoặc nhiều người), người nhận (cá nhân hoặc công đoàn) và lời chào chúc.
Ví dụ:
- Cá nhân cho cá nhân: 1 tit 1,1-4: “Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Thiên Chúa và Tông Đồ của Đức Giê-su Ki-tô….Tôi gửi lời thăm anh Ti-tô, người con tôi thật sự sinh ra trong cùng một đức tin chung. Xin Thiên Chúa là Cha và xin Đức Giê-su Ki-tô, Đấng Cứu độ chúng ta, ban cho anh ân sủng và bình an”.
- Nhiều người cho nhiều người: 1 Tx 1,1: “Chúng tôi là Phaolô, Xin-va-nô và Ti-mô-thê, kính gửi Hội Thánh Thê-xa-lô-ni-ca ở trong Thiên Chúa Cha, và trong Chúa Giê-su Ki-tô. Chúc anh em được ân sủng và bình an.”
So với các văn sĩ, học giả ngoại giáo (Cicêron, Sênêca...), “công thức đề thư” của Phalô thường được khai triển dài hơn, rộng hơn. Đề thư Galat có 75 từ, đề thư Rôma có 93 từ.[17]
“Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Đức Ki-tô Giê-su; tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa. Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ của Người mà hứa trước trong Kinh Thánh. Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Nhưng xét như Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng. Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được đặc ân và chức vụ Tông Đồ, làm cho hết thảy các dân ngoại vâng phục Tin Mừng hầu danh Người được rạng rỡ. Trong số đó, có cả anh em, là những người đã được kêu gọi để thuộc về Đức Giê-su Ki-tô. Kính gửi tất cả anh em ở Rô-ma, những người được Thiên Chúa yêu thương, được kêu gọi làm dân thánh. Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và bình an.” (Rm 1,1-7)
b. Lời tạ ơn (eucharistein):
Nếu các thư cổ dành phần nầy để tri ân các vị Thần, thì với thư Phaolô, đây là phần dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và chúc tụng Ngài vì những “hoa trái của Tin Mừng dành cho người nhận thư”. Phần “Tạ Ơn” nầy, thường mang theo 3 chiều kích: “Chiều kích Phụng vụ” (lời vinh tụng, có khi là trọn 1 bài Thánh Thi), “chiều kích luân lý” (trung tín với đời sống và ơn gọi Kitô hữu), và “chiều kích cánh chung” (Đợi chờ ngày Chúa quang lâm)[18]:
“Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Ki-tô Giê-su. Quả vậy, trong Đức Ki-tô Giê-su, anh em đã trở nên phong phú về mọi phương diện, phong phú vì được nghe lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của Người. Thật thế, lời chứng về Đức Ki-tô đã ăn sâu vững chắc vào lòng trí anh em, khiến anh em không thiếu một ân huệ nào, trong lúc mong đợi ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mặc khải vinh quang của Người. Chính Người sẽ làm cho anh em nên vững chắc đến cùng, nhờ thế không ai có thể trách cứ được anh em trong Ngày của Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô. Thiên Chúa là Đấng trung thành, Người đã kêu gọi anh em đến hiệp thông với Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.” (1 Cr 1,4-9)
“Chúng tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa về tất cả anh em. Chúng tôi nhắc đến anh em trong lời cầu nguyện, và trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta, chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc anh em gánh vác vì lòng mến, và những gì anh em kiên nhẫn chịu đựng vì trông đợi Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô.
Thưa anh em là những người được Thiên Chúa thương mến, chúng tôi biết rằng Thiên Chúa đã chọn anh em, vì khi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em, thì không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà còn có quyền năng, có Thánh Thần, và một niềm xác tín sâu xa. Anh em biết, khi ở với anh em, chúng tôi đã sống thế nào để mưu ích cho anh em; còn anh em, anh em đã bắt chước chúng tôi và noi gương Chúa, khi đón nhận lời Chúa giữa bao nỗi gian truân với niềm vui do Thánh Thần ban: bởi vậy anh em đã nên gương cho mọi tín hữu ở miền Ma-kê-đô-ni-a và miền A-khai-a. Quả thế, từ nơi anh em, lời Chúa đã vang ra, không những ở Ma-kê-đô-ni-a và A-khai-a, mà đâu đâu người ta cũng nghe biết lòng tin anh em đặt vào Thiên Chúa, khiến chúng tôi không cần phải nói gì thêm nữa. Khi nói về chúng tôi, người ta kể lại chúng tôi đã được anh em tiếp đón làm sao, và anh em đã từ bỏ ngẫu tượng mà quay về với Thiên Chúa thế nào, để phụng sự Thiên Chúa hằng sống, Thiên Chúa thật, và chờ đợi Con của Người từ trời ngự đến, người Con mà Thiên Chúa đã cho trỗi dậy từ cõi chết, là Đức Giê-su, Đấng cứu chúng ta thoát cơn thịnh nộ đang đến.” (1 Tx 1,2-10)
“Chúc tụng Thiên Chúa
là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
Trong Đức Ki-tô,
từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc
cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần.
Trong Đức Ki-tô,
Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ,
để trước thánh nhan Người,
ta trở nên tinh tuyền thánh thiện,
nhờ tình thương của Người.
Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người,
Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử
nhờ Đức Giê-su Ki-tô,
để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời,
ân sủng Người ban tặng cho ta
trong Thánh Tử yêu dấu.
Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra
chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi
theo lượng ân sủng rất phong phú của Người.
Ân sủng này, Thiên Chúa đã rộng ban cho ta
cùng với tất cả sự khôn ngoan thông hiểu.
Người cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu:
thiên ý này là kế hoạch yêu thương
Người đã định từ trước trong Đức Ki-tô.
Đó là đưa thời gian tới hồi viên mãn
là quy tụ muôn loài trong trời đất
dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô.
Cũng trong Đức Ki-tô,
Thiên Chúa là Đấng làm nên mọi sự
theo quyết định và ý muốn của Người,
đã tiền định cho chúng tôi đây làm cơ nghiệp riêng
theo kế hoạch của Người,
để chúng tôi là những người đầu tiên
đặt hy vọng vào Đức Ki-tô,
chúng tôi ngợi khen vinh quang Người.
Trong Đức Ki-tô, cả anh em nữa
anh em đã được nghe lời chân lý
là Tin Mừng cứu độ anh em;
vẫn trong Đức Ki-tô,
một khi đã tin, anh em được đóng ấn Thánh Thần,
Đấng Thiên Chúa đã hứa.
Thánh Thần
là bảo chứng phần gia nghiệp của chúng ta,
chờ ngày dân riêng của Thiên Chúa được cứu chuộc,
để ngợi khen vinh quang Thiên Chúa.” (Ep 1,3-14)
c. Thân thư: Sứ điệp hay chủ đề của thư:
Công thức thông thường của phần nầy đó là: Giới thiệu cơ hội viết thư (“Tôi vui mừng vì...”, “Vậy tôi báo cho anh...”, “chắc chắn anh đã nghe nói...”. Tiếp đến là nội dung hoặc sứ điệp của thư thường chuyên chở các nội dung về tín lý và luân lý. Sau cùng là tóm tắt những điều đã viết và mở ra cơ hội sẽ viết tiếp hoặc đến thăm viếng.[19] Trong các thư Phaolô, phần nầy mở ra nhiều chủ đề với nhiều cách diễn tả nhưng nội dung tựu trung đó là “đưa giáo lý vào trong thực hành của đời sống đạo”[20]
“Thưa anh em, tôi muốn anh em biết là những gì xảy đến cho tôi thật ra đã giúp cho Tin Mừng được tiến triển, đến nỗi tại dinh vua quan cũng như ở mọi nơi khác, người ta đều hiểu rõ là chính vì Đức Ki-tô mà tôi mang xiềng xích. Vì thấy tôi bị xiềng xích, phần đông các anh em có lòng tin cậy vào Chúa đã tỏ ra bạo dạn hơn để rao giảng lời Thiên Chúa mà không chút sợ hãi. Đã hẳn, có những kẻ rao giảng về Đức Ki-tô vì lòng ganh tị và tranh chấp, song những người khác lại làm công việc đó vì ý ngay lành. Những người này làm vì bác ái, bởi họ biết rằng tôi được chỉ định để lo bênh vực Tin Mừng. Còn những người kia thì loan báo Đức Ki-tô vì tính ưa tranh giành, họ không có lòng ngay, tưởng làm như thế là gây thêm khổ cho tôi, trong lúc tôi bị xiềng xích. Nhưng không sao đâu! Dù thế nào đi nữa với ý lành hay ý xấu, cuối cùng Đức Ki-tô được rao giảng là tôi mừng. Và tôi sẽ còn mừng nữa, bởi vì tôi biết rằng điều ấy sẽ giúp cho tôi đạt được ơn cứu độ, nhờ lời cầu nguyện của anh em, và nhờ Thần Khí của Đức Giê-su Ki-tô phù trợ. Đó là điều tôi đợi chờ và hy vọng. Sẽ không có gì làm cho tôi phải hổ thẹn, trái lại tôi hoàn toàn vững tin. Bây giờ cũng như mọi lúc, Đức Ki-tô sẽ tỏ bày quyền uy cao cả của Người nơi thân xác tôi, dù tôi sống hay tôi chết: vì đối với tôi, sống là Đức Ki-tô, và chết là một mối lợi. Nếu sống ở đời này mà công việc của tôi được sinh hoa kết quả, thì tôi không biết phải chọn đàng nào. Vì tôi bị giằng co giữa hai đàng: ao ước của tôi là ra đi để được ở với Đức Ki-tô, điều này tốt hơn bội phần: nhưng ở lại đời này thì cần thiết hơn, vì anh em. Và tôi biết chắc rằng tôi sẽ ở lại và ở bên cạnh tất cả anh em để giúp anh em tấn tới và được hưởng niềm vui đức tin mang lại cho anh em. Như thế, trong Đức Ki-tô Giê-su, anh em càng có lý do để hãnh diện về tôi, khi tôi lại đến gặp anh em.” (Pl 1,12-26)
d. Kết thư (Subscriptio): Lời chào từ biệt.
Các thư Phaolô thường được kết thúc với các hình thức sau:
- Lời chào từ biệt: “Cho tôi gửi lời chào từng người một thuộc dân thánh trong Đức Ki-tô Giê-su. Các anh em đang ở với tôi gửi lời chào anh em.Mọi người thuộc dân thánh, nhất là những người phục vụ trong cung điện hoàng đế Xê-da, cũng gửi lời chào anh em.” (Pl 4,21-22)
- Vinh tụng ca: “Vinh danh Thiên Chúa, Đấng có quyền năng làm cho anh em được vững mạnh theo Tin Mừng tôi loan báo, khi rao giảng Đức Giê-su Ki-tô. Tin Mừng đó mặc khải mầu nhiệm vốn được giữ kín tự ngàn xưa nhưng nay lại được biểu lộ như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh. Theo lệnh của Thiên Chúa, Đấng hằng có đời đời, mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa. Chỉ mình Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí. Kính dâng Người mọi vinh quang đến muôn thuở muôn đời, nhờ Đức Giê-su Ki-tô. A-men.” (Rm 16,25-27)
- Yêu cầu: “Tất cả anh em hãy hôn chào nhau một cách thánh thiện. Nhân danh Chúa, tôi yêu cầu đọc thư này cho tất cả các anh em.” (1 Tx 5,26-27)
B. TẦM QUAN TRỌNG CỦA THƯ PHAOLÔ
1. Giá trị văn chương và công năng:
Theo đánh giá của các nhà chú giải Thánh Kinh, “thư tín” chính là loại “văn thể” có đặc tính chuyên chở, thể hiện tính chất riêng tư hơn cả; vì thế, các thư của Thánh Phaolô cũng được xem như những tài liệu hay nhất trong toàn bộ khối văn chương Tân Ước.[21]
Trong bối cảnh mục vụ của thời Giáo Hội mới khai sinh, các cộng đoạn Kitô hữu mới được thiết lập, thư tín chính là phương thế hữu dụng để liên lạc, truyền đạt giáo lý…như một hình thức “hiện diện”[22].
Thư cũng chính là thành phần cốt yếu được dùng để “đọc” trong các cử hành Phụng vụ và là khí cụ thích hợp cho việc loan báo Tin Mừng, mà tự thân, chính là việc “rao giảng bằng miệng”[23].
2. Giá trị xét theo chiều kích “Đạo lý, Thần học”:
Có thể nói được Thánh Phaolô chính là nhà “kiến trúc sư” vĩ đại nhất của “ngôi đền học thuyết Kitô giáo”; đến nổi ngài được gán cho danh xưng “người sáng lập Kitô giáo”[24].
Để đánh giá một cách trung thực và đầy đủ, chúng ta thử đọc lại những nhận xét sau đây của một “chuyên viên Phaolô”, linh mục thuộc tu hội Xuân Bích (PSS) Ronald D. Witherup:
“Tuy nhiên, không duy chỉ con số các thư sẽ chứng thực tầm mức ảnh hưởng của Phaolô. Tất cả các học giả đều thừa nhận rằng không một tác giả nào của Tân ước có sức tác động trên đức tin và thần học Kitô giáo hơn Phaolô. Ngài là người đã đóng góp cho Kitô giáo phần lớn từ vựng về đức tin. Ngài là người tiên phong viết sứ điệp “Tin Mừng” của Đức Giêsu-Kitô và công bố “chân lý” của Tin Mừng nầy. Các thư Phaolô trình bày cho ta về Ba Ngôi, về thập giá và phục sinh, về ơn cứu độ được thực hiện dứt khoát trong Đức Kitô Giêsu, về ơn công chính hoá nhờ đức tin, về ân sủng, về các bí tích (đặc biệt là phép Rửa, Thánh Thể và Hoà giải), về các nhân đức đối thần tin, cậy, mến, về những đòi hỏi của nền luân lý Kitô giáo, về niềm cậy trông vững vàng, về ngày viên thành của Nước Thiên Chúa, vv… Nói cách khác, các thư Phaolô là những văn liệu cực kỳ nền tảng đối với đức tin Kitô giáo. Tuy nhiên, Phaolô đã viết chúng trong tư cách một mục tử và đấng sáng lập giáo đoàn ước muốn giữ liên lạc với những người mà ngài rất mực yêu mến và muốn đối xử trong tư cách một người cha thiêng liêng cũng như một anh em Kitô hữu”.[25]
Đối với các cộng đoàn Kitô hữu sơ khai, các thư Phaolô chính là những “nền tảng vững chắc” để thiết dựng và củng cố đức tin, giúp cho các tín hữu từng bước “khám phá căn tính bản thân Đức Kitô và dẫn đưa họ vào đời sống Kitô hữu”[26].
3. Giá trị xét theo chiều kích “Linh đạo”.
Tác giả Alain Decaux đã nhận xét tóm tắt nội dung nầy như sau:
“Những thư của người trở thành những tư liệu duy nhất chứng tỏ cùng một lúc “một đời sống nội tâm phong phú, một loại thần bí diệu kỳ, và một khả năng tổng hợp thần tài”.[27]
Nhưng điều quan trọng hơn, chính những “gợi ý”, giáo lý và trải nghiệm tâm linh được Thánh Phaolô thuyên giải qua các tín thư của ngài đã trở thành những chìa khoá, những con đường, những động lực để muôn thế hệ Kitô hữu vận dụng vào con đường sống đức tin và nên thánh suốt 2000 năm nay. Những lời sau đây của Đức cha Michael Saltarelli, Giám mục Wilmington, đã viết trong thư mục vụ vào ngày 25-1-2008, nhân dịp “Năm Thánh Phaolô – 2008-2009” sẽ cho chúng ta thấy rõ điều khẳng định trên:
“Các thư của Thánh Phaolô cho chúng ta thấy một cá tính chủ động mãnh liệt. Văn liệu trong các thư của ngài cũng cho thấy việc ngài phấn đấu với tính nóng nảy của ngài. Dễ bị tổn thương, ngài có khuynh hướng răn đe, nhất là khi các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi không sống xứng hợp với Tin Mừng. Cuộc chiến đấu nội tâm của ngài cho chúng ta can đảm và sức mạnh để tiếp tục phấn đấu đối với tính tình và sự nóng nảy của chúng ta. Cùng với Thánh Phaolô, chúng ta chiến đấu một cuộc chiến anh hùng, cố gắng làm cho Tám Mối Phúc, các nhân đức đối thần và tự nhiên, các việc làm thương linh hồn và thương xác, và nhất là để Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần thống trị chúng ta. Chết cho chính mình và sống lại trong Đức Kitô, chúng ta ôm lấy Thánh Giá và nhớ rằng: “Đức ái chấp nhận tất cả, tin tất cả, hy vọng vào tất cả, chịu đựng tất cả. Đức ái không bao giờ mất được” (1 Cr 13,7-8).[28]
Chúng ta sẽ trở lại “chuyên đề” nầy cách đầy đủ hơn ở phần tiếp theo.
C. CÁC CHIỀU KÍCH LINH ĐẠO TRONG CÁC THƯ PHAOLÔ
Với kho tàng văn liệu phong phú, quả thật, các thư của Thánh Phaolô đã khơi gợi nhiều ý tưởng, nhiều cảm nhận, nhiều cách hiểu và vận dụng cho đời sống đức tin và cho hành trình hoàn thiện Kitô hữu.
Để có một cái nhìn mang tính “tổng hợp”, chúng ta thử lược qua ba cách tiếp cận “linh đạo Phaolô” mang tính truyền thống sau đây:
I. Linh đạo Phaolô trong “viễn tượng tam cấp”:
Xác thịt – Tinh thần – Thiên Chúa.
Con người cũ – Con người mới – Con người thuộc về Đức Kitô
Có lập luận cho rằng[29]: thật ra, quan niệm hay học thuyết linh đạo Phaolô chung quy cũng là khai triển nội dung “linh đạo Tin Mừng” mà nét chủ đạo đó là “chết đi cho con người cũ” hay “từ bỏ chính mình” để tiến tới “bước theo Chúa Kitô” và thiết lập đời sống liên kết mật thiết với Ngài.[30]
Vì thế, với quan niệm về linh đạo mang tính truyền thống nầy, hành trình hoàn thiện Kitô giáo bao giờ cũng trải qua các giai đoạn (tam cấp): khổ chế, luyện tập các nhân đức và kết hợp thần linh. Nói tới khổ chế (ascétique) là nói tới sự đối lập giữa “con người cũ và con người mới”, cuộc chiến đấu giữa “đời sống xác thịt” và “đời sống tinh thần”… để rồi dẫn tới những chọn lựa phương thế, những nhân tố cốt yếu để thiết dựng con người mới, đời sống thiêng linh. Từ đó sẽ đạt được hệ quả thiêng liêng và cũng là tiêu đích của con đường nên thánh: mối tương quan hay sự kết hợp giữa con người mới đó với Đức Kitô và trong Chúa Thánh Thần.[31]
Sau đây là “lược đồ tổng quát” về học thuyết linh đạo Phaolô (theo quan niệm trên) được phản ảnh qua nội dung các trích đoạn thư.
1. Con người cũ và cuộc cuộc chiến đấu nội tâm (giữa xác thịt và tinh thần).
- Không chủ quan, tránh né, nhưng nhận diện và đối diện với “bi kịch của thân phận”, cũng là những “bất toàn” của hiện sinh con người[32]:
“Tôi biết rằng sự thiện không ở trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi. Thật vậy, muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi.
Bởi đó tôi khám phá ra luật này: khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay. Theo con người nội tâm, tôi vui thích vì luật của Thiên Chúa; nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sẵn trong các chi thể tôi.
Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta!
Như vậy, nếu theo lý trí, thì tôi làm nô lệ luật của Thiên Chúa; nhưng theo xác thịt, thì tôi làm nô lệ luật của tội.” (Rm 7,18-24)
- Nhân tố chính của bi kịch: xác thịt, một thực tại luôn đối nghịch với Thiên Chúa.
“Thật vậy, hướng đi của tính xác thịt là sự phản nghịch cùng Thiên Chúa, vì tính xác thịt không phục tùng luật của Thiên Chúa, mà cũng không thể phục tùng được. Những ai bị tính xác thịt chi phối thì không thể vừa lòng Thiên Chúa. Nhưng anh em không bị tính xác thịt chi phối, mà được Thần Khí chi phối, bởi vì Thần Khí của Thiên Chúa ngự trong anh em. Ai không có Thần Khí của Đức Ki-tô, thì không thuộc về Đức Ki-tô. Nhưng nếu Đức Ki-tô ở trong anh em, thì dầu thân xác anh em có phải chết vì tội đã phạm, Thần Khí cũng ban cho anh em được sống, vì anh em đã được trở nên công chính. Lại nữa, nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới.
Vậy thưa anh em, chúng ta mang nợ, không phải mang nợ đối với tính xác thịt, để phải sống theo tính xác thịt. Vì nếu anh em sống theo tính xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ được sống.” (Rm 8,7-13).
Nhưng, rất cần lưu ý về phạm trù “xác thịt” mà Thánh Phaolô sử dụng trong thần học của ngài. Ngoài ý nghĩa tiêu cực, như một “lực lượng xấu” cần phải chiến đấu để khuất phục, loại trừ[33]; “xác thịt” còn có nghĩa “thân xác” một tạo vật được Thiên Chúa sáng tạo và được Ngôi Hai mặc lấy khi làm người; hoặc “xác thịt”, đơn giản được hiểu là “theo phương diện loài người”, hoặc, “với tư cách nhân loại”[34].
(Xem thêm: TỰ ĐIỂN Công Giáo, mục từ “XÁC THỊT”: Caro, Flesh, Chair, nhục thân)[35]
- Đáp án của “cuộc sống theo xác thịt và theo Thần khí” hoàn toàn khác nhau:
“Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy. Tôi bảo trước cho mà biết, như tôi đã từng bảo: những kẻ làm các điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa. Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế. Những ai thuộc về Đức Ki-tô Giê-su thì đã đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê.
Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước.” (Gl 5,19-25).
- Cuộc chiến đấu nội tâm của người Kitô hữu: Từ bỏ con người cũ và để Thần Khí đổi mới.
“Vì thế, anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện.” (Ep 4,22-24.)
“Vậy anh em hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới trong con người anh em: ấy là gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và tham lam; mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng. Chính vì những điều đó mà cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống trên những kẻ không vâng phục. Chính anh em xưa kia cũng ăn ở như thế, khi anh em còn sống giữa những người ấy. Nhưng nay, cả anh em nữa, hãy từ bỏ tất cả những cái đó: nào là giận dữ, nóng nảy, độc ác, nào là thoá mạ, ăn nói thô tục. Anh em đừng nói dối nhau, vì anh em đã cởi bỏ con người cũ với những hành vi của nó rồi, và anh em đã mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hoá, để được ơn thông hiểu.” (Cl 3,5-10).
“Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi.” (2 Cr 4,10).
“Anh em chẳng biết sao: trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em hãy chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng. Phàm là tay đua, thì phải kiêng kỵ đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư; trái lại chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát. Vậy tôi đây cũng chạy như thế, chứ không chạy mà không xác tín; tôi đấm như thế, chứ không phải đấm vào không khí. Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại.” (2 Cr 9,24-27).
- Con người cũ đó ngoài yếu tố “xác thịt” (phạm vi cá nhân), còn bị lôi kéo, áp lực bởi “tinh thần thế tục” và những người chọn sống theo đó:
“Phần chúng ta, chúng ta đã không lãnh nhận thần trí của thế gian, nhưng là Thần Khí phát xuất từ Thiên Chúa, để nhận biết những ân huệ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta.” (1 Cr 2,12).
“Anh em đã chết vì những sa ngã và tội lỗi của anh em. Xưa kia anh em đã sống trong đó, theo trào lưu của thế gian này, theo tên thủ lãnh nắm giữ quyền lực trên không trung, tên ác thần hiện đang hoạt động trên những kẻ không vâng phục. Tất cả chúng tôi xưa kia cũng thuộc hạng người đó, khi chúng tôi buông theo các đam mê của tính xác thịt, thi hành những ước muốn của tính xác thịt và của trí khôn. Bẩm sinh chúng tôi là những kẻ đáng chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, như những người khác.” (Ep 2,1-3)
- Chiến đấu với cả “lực lượng thần dữ” bằng sức mạnh của Thiên Chúa:
“Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ. Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao. Bởi đó, anh em hãy nhận lấy toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa; như thế, anh em có thể vận dụng toàn lực để đối phó và đứng vững trong ngày đen tối. Vậy hãy đứng vững: lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là sự công chính, chân đi giày là lòng hăng say loan báo tin mừng bình an; hãy luôn cầm khiên mộc là đức tin, nhờ đó anh em sẽ có thể dập tắt mọi tên lửa của ác thần. Sau cùng, hãy đội mũ chiến là ơn cứu độ và cầm gươm của Thần Khí ban cho, tức là Lời Thiên Chúa.” (Ep 6,11-17).
Những gợi ý về cuộc chiến đấu nội tâm giữa “xác thịt” và “tinh thần”, giữa “con người cũ” và “con người mới”, giữa “tinh thần thế tục” và “tinh thần Phúc âm”, giữa nhưng lôi kéo, cám dỗ của ma quỉ với sức tác động của Chúa Thánh Thần…của Thánh Phaolô dành cho các tín hữu, cho dân Chúa buổi sơ khai, vẫn còn đang được Hội Thánh tiếp tục đạo sâu áp dụng. Chúng ta có thể tìm gặp ý nghĩa nầy nơi tư tưởng về “PHÂN ĐỊNH” trong tông huấn gọi mời nên thánh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô:
“Điều này càng quan trọng hơn khi một cái gì mới mẻ xuất hiện trong đời sống chúng ta, bấy giờ chúng ta phải phân định xem liệu đó có phải là rượu mới do Thiên Chúa đem đến hay chỉ là một ảo ảnh lừa dối bởi tinh thần thế gian hoặc tinh thần của ma quỷ. Có những hoàn cảnh khác lại xảy ra điều ngược lại, khi những sức mạnh của sự dữ xui khiến ta đừng thay đổi, cứ giữ mọi sự y như thế, chọn thái độ bất động, khư khư chống lại mọi thay đổi. Như thế là ta đã ngăn chặn hoạt động của Thánh Thần. Chúng ta tự do, bằng sự tự do của Chúa Kitô, nhưng Người kêu gọi chúng ta xem xét những gì ở bên trong chúng ta - những ham muốn, lo lắng, sợ hãi và khát vọng - và những gì diễn ra xung quanh chúng ta - “những dấu chỉ của thời đại” - để nhận ra những con đường dẫn đến tự do hoàn toàn. “Hãy cân nhắc mọi sự; điều gì tốt thì giữ” (1 Tx 5,21). (GE 168)
2. Con người mới và cuộc tái sinh:
Tự sức con người, với sức nặng của “xác thịt”, không thể chiến thắng để trở nên một con người mới. Thần học về “ơn Cứu Độ” hay “linh đạo” của Thánh Phaolô tập chú triển khai về mối tương quan mật thiết của đời sống Kitô hữu với Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần nhờ cuộc “tái sinh của nhiệm tích Rửa Tội”. Đây chính là điểm tựa, là nền tảng của sự chiến thắng “tinh thần trên xác thịt”, “con người mới” trên “con người cũ”.[36]
- Cuộc vượt qua (từ con người cũ – xác thịt, sang con người mới – trong Đức Kitô) nhờ phép Rửa:
“Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.” (Rm 6,3-4).
- Cuộc chiến đấu nội tâm đó mang một tên mới: “Chịu đóng đinh cùng với Đức Kitô”, tham dự vào cuộc khổ nạn với Đức Kitô…
“Chúng ta biết rằng: con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Ki-tô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Quả thế, ai đã chết, thì thoát khỏi quyền của tội lỗi.” (Rm 6,6-7).
“Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi.” (2 Cr 4,10).
- “Đóng đinh con người cũ” đó chính là chiến đấu chống lại tội lỗi, tính hư tật xấu và thực hiện những việc lành phúc đức:
“Vậy anh em hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới trong con người anh em: ấy là gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và tham lam; mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng. Chính vì những điều đó mà cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống trên những kẻ không vâng phục. Chính anh em xưa kia cũng ăn ở như thế, khi anh em còn sống giữa những người ấy. Nhưng nay, cả anh em nữa, hãy từ bỏ tất cả những cái đó: nào là giận dữ, nóng nảy, độc ác, nào là thoá mạ, ăn nói thô tục. Anh em đừng nói dối nhau, vì anh em đã cởi bỏ con người cũ với những hành vi của nó rồi, và anh em đã mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hoá, để được ơn thông hiểu. Vậy không còn phải phân biệt Hy-lạp hay Do-thái, cắt bì hay không cắt bì, man di, mọi rợ, nô lệ, tự do, nhưng chỉ có Đức Ki-tô là tất cả và ở trong mọi người. Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Đức Ki-tô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân.” (Cl 3,5-15).
- Con người mới cũng là con người được tham dự vào cuộc phục sinh của Đức Kitô:
“Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa. Khi Đức Ki-tô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được xuất hiện với Người, và cùng Người hưởng phúc vinh quang.” (Cl 3,1-4).
- Con người mới được tái sinh nhờ phép Rửa sẽ được đưa vào hiệp thông với Đức Kitô trong nhiệm tích Thánh Thể:
“Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.” (1 Cr 11,23-26).
- Phép Rửa trao ban cho người Kitô hữu Thánh Thần để thuộc về một “thân thể duy nhất”:
“Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất.” (1 Cr 12,13).
- Đời sống mới trong Chúa Thánh Thần: là đời sống con cái Chúa, sống đích thực, vĩnh cửu.
“Vì nếu anh em sống theo tính xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ được sống.
Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: "Áp-ba! Cha ơi! " Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa.” (Rm 8,13-16).
- Chúa Thánh Thần chính là thầy dạy thiêng liêng, hướng dẫn cầu nguyện, tìm kiếm thánh ý Chúa:
“Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa.” (Rm 8,26-27)
- Chính Chúa Thánh Thần giúp thực thi Lề Luật cách trọn hảo để nên công chính:
“Thật vậy, luật của Thần Khí ban sự sống trong Đức Ki-tô Giê-su, đã giải thoát tôi khỏi luật của tội và sự chết. Điều mà Lề Luật không thể làm được, vì bị tính xác thịt làm cho ra suy yếu, thì Thiên Chúa đã làm: khi sai chính Con mình đến mang thân xác giống như thân xác tội lỗi chúng ta để đền tội chúng ta, Thiên Chúa đã lên án tội trong thân xác Con mình. Thiên Chúa làm như vậy, để sự công chính mà Luật đòi hỏi được hoàn toàn thực hiện nơi chúng ta, là những người không sống theo tính xác thịt, nhưng theo Thần Khí.” (Rm 8,2-4).
- Hoa quả của Thánh Thần cũng chính là “các nhân đức”:
“Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế.” (Gl 5,22).
- Vì thế, cuộc sống tốt lành thánh thiện chính là “không làm phiền lòng Chúa Thần”, đặc biệt, với những hành vi xúc phạm đến anh em:
“Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc. Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô. (Ep 4,30-32).
Tóm lại, trong cuộc chiến đấu trở nên con người mới, nhờ ân sủng của bí tích Rửa tội, được gọi mời bước đi trên nẻo đường mới của Chúa Thánh Thần, được từng ngày tham dự vào sự chết và sống lại của Đức Kitô, được kết hợp mất thiết với Ngài qua Thánh Thể và hiệp thông với anh em trong Nhiệm Thể…, người Kitô hữu nắm chắc con đường hoàn thiện: con đường thuộc trọn về Chúa Kitô, con đường tình yêu có thể vượt thắng mọi thách đố:
“Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? (…). Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.” (Rm 8,35.37-38)
3. Đời sống thuộc linh: sự hoàn thiện trong Đức Kitô.
Qua những gì chúng ta vừa lượt qua, có thể tóm tắt những thuyên giải cơ bản về con đường hoàn thiện của đời sống Kitô hữu, về đời sống mới trong Chúa Kitô và với Chúa Thánh Thần, qua các thư của Thánh Phaolô (cũng là quan niệm chung của Kitô giáo) đó là: sự hoàn thiện (và cả sự cứu độ) là kết quả của ơn thánh Chúa và sự cọng tác của con người.[37]
Riêng về “phía Thiên Chúa”, Thánh Phaolô gần như tập chú vào mầu nhiệm Đức Kitô: đĩnh điểm của sự hoàn thiện Kitô giáo chính là “kết hợp với Đức Kitô”[38]: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi.” (Gl 2,20).
(Riêng trong chiều kích “kết hợp với Đức Kitô”, chúng ta có thể đọc lại phần b/. Phaolô: Một cuộc đời “thuộc trọn về Chúa Kitô” trong tình yêu: trong bài 4: MỘT CUỘC ĐỜI MANG DẤU ẤN LINH ĐẠO)[39]
Trong khi đó, về phương diện con người, sự hoàn thiện Kitô giáo được Phaolô trình bày xuyên suốt qua nhiều bức thư, chính là không ngừng “bắt chước Đức Kitô”, mang lấy tâm tình của Đức Kitô, thực thi những giá trị của Tin Mừng được Phaolô cắt nghĩa bằng những ngôn ngữ khác:
“Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Ki-tô.” (1 Cr 11,1).
“Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giê-su.
Đức Giê-su Ki-tô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự.” (Pl 2,5-8)
“Xin cho anh em, nhờ lòng tin, được Đức Ki-tô ngự trong tâm hồn; xin cho anh em được bén rễ sâu và xây dựng vững chắc trên đức ái, để cùng toàn thể dân thánh, anh em đủ sức thấu hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu, và nhận biết tình thương của Đức Ki-tô, là tình thương vượt quá sự hiểu biết. Như vậy anh em sẽ được đầy tràn tất cả sự viên mãn của Thiên Chúa.” (Ep 3,17-19)
“Hỡi anh em, những người con bé nhỏ của tôi, mà tôi phải quặn đau sinh ra một lần nữa cho đến khi Đức Ki-tô được thành hình nơi anh em.” (Gl 4,19).
“Tình yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng tôi, vì chúng tôi nghĩ rằng: nếu một người đã chết thay cho mọi người, thì mọi người đều chết. Đức Ki-tô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình.” (2 Cr 5,14-15).
“Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa.” (Rm 14,8).
Từ những “định hướng tâm linh” chắc chắn và rõ ràng đó, hầu hết các thư Phaolô đều dẫn tới kết luận hoặc để xác tín về niềm tin vào Đức Kitô (phương diện tín lý), hoặc áp dụng thực hành các nhân đức (phương diện luân lý).[40]
“Anh em đừng nói dối nhau, vì anh em đã cởi bỏ con người cũ với những hành vi của nó rồi, và anh em đã mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hoá, để được ơn thông hiểu. Vậy không còn phải phân biệt Hy-lạp hay Do-thái, cắt bì hay không cắt bì, man di, mọi rợ, nô lệ, tự do, nhưng chỉ có Đức Ki-tô là tất cả và ở trong mọi người.
Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo.” (Cl 3,9-14).
“Vả lại, thưa anh em, anh em đã được chúng tôi dạy phải sống thế nào cho đẹp lòng Thiên Chúa, và anh em cũng đang sống như thế; vậy nhân danh Chúa Giê-su, chúng tôi xin, chúng tôi khuyên nhủ anh em hãy tấn tới nhiều hơn nữa. Hẳn anh em rõ chúng tôi đã lấy quyền Chúa Giê-su mà ra những chỉ thị nào cho anh em.
Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh, tức là xa lánh gian dâm, mỗi người hãy biết lấy cho mình một người vợ để sống cách thánh thiện và trong danh dự, chứ không buông theo đam mê dục vọng như dân ngoại, là những người không biết Thiên Chúa. Về điểm này, đừng ai làm tổn thương hay lừa dối người anh em mình, vì Chúa là Đấng trừng phạt tất cả những cái đó, như chúng tôi đã từng báo trước và cảnh cáo anh em. Thật vậy, Thiên Chúa đã không kêu gọi chúng ta sống ô uế, nhưng sống thánh thiện. Vậy ai khinh thường những lời dạy trên, thì không phải khinh thường một người phàm, nhưng khinh thường Thiên Chúa; Đấng hằng ban cho anh em Thánh Thần của Người.
Còn về tình huynh đệ, anh em không cần ai viết cho anh em, vì chính anh em đã được Thiên Chúa dạy phải thương yêu nhau, và anh em cũng đang làm như vậy cho tất cả các anh em trong toàn miền Ma-kê-đô-ni-a. Nhưng thưa anh em, tôi khuyên nhủ anh em hãy tiến tới nhiều hơn nữa. Hãy gắng giữ hoà khí, ai lo việc nấy và lao động bằng chính bàn tay của mình, như chính tôi đã truyền cho anh em. Như vậy, lối sống của anh em sẽ được người ngoài cảm phục, và anh em sẽ không cần nhờ đến ai.” (1 Tx 4,1-11)
“Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế. Những ai thuộc về Đức Ki-tô Giê-su thì đã đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê.
Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước. Chúng ta đừng có tìm hư danh, đừng khiêu khích nhau, đừng ganh tỵ nhau.” (Gl 5,22-26).
“Vậy, tôi là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau.” (Ep 4,1-3).
Tất cả những thực hành trên đều nằm trong định hướng “nên giống Chúa Kitô” trên nền tảng “chi thể phải giống với Đầu” trong cùng một “Nhiệm Thể”.[41]
Tóm lại, cho dù chỉ là một thoáng lược qua, chúng ta cũng thấy được, nội dung mang chiều kích linh đạo của các thư Phaolô thật là phong phú, đa dạng và rất nền tảng. Linh mục P. Pourrat đã đúc kết giáo huấn linh đạo trong các thư Phaolô bằng những lời sau:
“Việc chết đi cho chính mình đến độ sẵn sàng khước từ ngay cả những điều hợp pháp; đó chính là theo Chúa Giêsu dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, kết hiệp với Chúa Kitô bằng tình yêu, để Ngài sống trong chúng ta; đó cũng chính là noi gương Ngài bằng cách thực hành nhân đức Kitô giáo để càng ngày càng trung thành nên giống Ngài: đây là giáo huấn tu đức của Kinh thánh, cũng là quan niệm trọn lành Kitô giáo.”[42]
II. Linh đạo Phaolô qua 3 CHIỀU KÍCH: ĐỨC KITÔ – CHÚA THÁNH THẦN – HỘI THÁNH (Theo ĐGH Bênêđictô XVI)[43]:
Liên tiếp trong 4 cuộc triều yếu chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào các ngày: 25/10; 8/11; 15/11 và 22/11/2006, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã triển khai 4 chủ đề giáo lý về Thánh Phaolô:
- Bài giáo lý I ngày 25.10: THÁNH PHAOLÔ THÀNH TARSÔ
- Bài giáo lý II ngày 8.11: NHÃN QUAN MỚI CỦA THÁNH PHAOLÔ
- Bài giáo lý III ngày 15.11: THÁNH PHAOLÔ VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Bài giáo lý IV ngày 22.11: THÁNH PHAOLÔ VÀ GIÁO HỘI
Trong đó, Đức Bênêđictô dành Bài I để lược tóm về con người và cuộc đời của Thánh Phaolô và dành riêng 3 bài sau để trình bày khái quát học thuyết, tư tưởng của Phaolô qua các Thánh Thư.
Căn cứ vào cách trình bày “cái nhìn tổng quát” về thần học Phaolô của Đức Bênêđictô qua 3 bài giáo lý cũng là 3 điểm nhấn quan trọng rút ra từ nội dung của các Thánh Thư, chúng ta có thể chọn cách nhìn nầy áp dụng cho “nội dung linh đạo thư Phaolô” như sau:
1. Linh đạo “quy Kitô” (Mang chiều kích Kitô học):
Trong bài giáo lý “NHÃN QUAN MỚI CỦA THÁNH PHAOLÔ”[44], đức Bênêđictô nhấn mạnh chiều kích “Quy Kitô” (hay linh đạo Thư Phaolô mang chiều kích Kitô học).
Ngài đã giới thiệu lập luận nầy bằng những dòng mở đầu như sau:
“Trong những thư của ngài, sau danh xưng Thiên Chúa, xuất hiện hơn 500 lần, thì danh xưng được nhắc tới thường xuyên nhất là Đức Kitô (380 lần). Do đó, điều quan trọng là chúng ta nhận ra rằng Đức Giêsu Kitô có thể ảnh hưởng cách sâu đậm thế nào đến đời sống của một người, và như thế, cũng ảnh hưởng đến đời sống chúng ta. Thực ra, lịch sử cứu độ đạt đến cao điểm nơi Đức Giêsu Kitô, và do đó, Người là điểm phân biệt thật sự trong việc đối thoại với các tôn giáo khác.”.
(Để hiểu thêm về giáo lý thần học của Đức Bênêđictô về mầu nhiệm Chúa Giêsu, xin đọc thêm tác phẩm “ĐỨC GIÊSU NGƯỜI NA-DA-RÉT” của ngài)[45]
Từ nền tảng cốt lõi nầy, “linh đạo quy Kitô” nơi các thư Phaolô được Đức Bênêđictô nhấn mạnh các chiều kích sau:
1.1: Tin vào Đức Kitô:
a/. Tin vào Đức Kitô: con đường và là giá trị nền tảng của linh đạo:
Đức Bênêđictô lý giải:
“Trước hết, Thánh Phaolô giúp chúng ta hiểu giá trị căn bản và không thể thay thế được của Đức tin. Ngài viết trong thư gửi tín hữu Roma: “Thật vậy, chúng tôi tin rằng, người ta được nên công chính nhờ Đức tin, chứ không phải vì làm theo Lề luật” (3,28).
Đây là điều ngài viết trong thư gửi tín hữu Galate: “Người ta được nên công chính không nhờ làm theo Lề luật, nhưng nhờ Đức tin vào Đức Giêsu Kitô; nên ngay cả chúng ta cũng phải tin vào Ðức Giêsu Kitô, để được nên công chính nhờ Đức tin vào Ðức Kitô, và không phải nhờ làm theo Lề luật; vì không ai sẽ được nên công chính vì làm theo Lề luật” (2,16).
b/. Hệ quả tất yếu của “đức tin vào Đức Kitô”: Được nên công chính:
Theo chú giải của Đức Bênêđictô, “được nên công chính” tương đồng với chính sự thánh thiện:
“Được nên công chính” nghĩa là được trở thành chính trực, được sự công minh đầy thương xót của Thiên Chúa chấp nhận để được đi vào sự hiệp thông với Ngài, và nhờ đó có khả năng thiết lập một mối liên hệ đích thực hơn với tất cả anh em chúng ta: và điều này xảy ra dựa trên việc [Thiên Chúa] hoàn toàn tha thứ các tội lỗi của chúng ta.”
c/. Sự thánh thiện (Công chính) chủ yếu do ân sủng chứ không do việc làm:
Thánh Phaolô đã chứng thực ý nghĩa nầy xuyên qua chính “kinh nghiệm trở lại xương máu của Ngài” khi gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh:
“Thánh Phaolô công bố thật rõ ràng rằng điều kiện này của đời sống không tuỳ thuộc vào những việc lành chúng ta có thể làm, nhưng hoàn toàn tuỳ thuộc vào ân sủng của Thiên Chúa: Chúng ta “được trở nên công chính nhờ ân sủng của Thiên Chúa như một ân huệ, nhờ ơn cứu độ trong Đức Kitô Giêsu” (Rm 3,24). Bằng những lời này, Thánh Phaolô diễn tả nội dung cơ bản của sự trở lại của ngài, chiều hướng mới của đời sống ngài là hiệu quả của cuộc gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh.”
d/. Sự thánh thiện đích thực: một hướng đi mới từ Đức Kitô:
“Trước khi trở lại, Thánh Phaolô không phải là một con người xa lạ gì với Thiên Chúa hay Lề luật của Ngài. Trái lại, ngài là một người trung thành tuân giữ Lề luật đến độ cuồng tín. Tuy nhiên, trong ánh sáng của cuộc gặp gỡ Đức Kitô, ngài đã hiểu rằng với sự [cuồng tín] này, ngài đã chỉ tìm cách gầy dựng cho mình và sự công chính riêng của mình, và với tất cả sự công chính này, ngài đã chỉ sống cho chính mình.
Ngài đã ý thức rằng ngài tuyệt đối cần một hướng đi mới cho cuộc đời mình. Và chúng ta thấy hướng đi mới này được diễn tả bằng chính lời ngài: “Đời sống mà hiện nay tôi đang sống trong xác phàm là sống trong Đức tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu tôi và đã hiến chính Mình Người cho tôi” (Gl 2,20).
Cho nên, Thánh Phaolô không còn sống cho chính mình hay cho sự công chính của mình nữa. Ngài sống cho Đức Kitô và với Đức Kitô: bằng cách hiến chính mình, ngài không còn tìm kiếm hay gầy dựng cho chính mình nữa. Đó là sự công chính mới, hướng đi mới mà Chúa đã ban cho chúng ta qua Đức tin.”
1.2: Hiện thực hoá “đức tin vào Đức Kitô”: sống trong Đức Kitô:
a/. Từ phép rửa (chết-sống lại) tiến tới cuộc “sống trong Đức Kitô”:
“Căn tính Kitô hữu này bao gồm cách chính xác 2 yếu tố: việc tránh tự mình tìm kiếm chính mình, nhưng thay vào đó nhận lấy chính mình từ Đức Kitô và hiến dâng chính mình cùng với Đức Kitô; và như thế, chúng ta đích thân tham gia vào sự sống của chính Đức Kitô đến nỗi hầu như được đồng hoá với Người, và chia sẻ cả sự chết cũng như sự sống của Người. Đây là điều Thánh Phaolô viết trong thư gửi tín hữu Roma: “Tất cả chúng ta… đã được chịu Phép Rửa trong cái chết của Người… chúng ta đã cùng được mai táng với Người… chúng ta đã được kết hợp với Người… Vậy anh em cũng phải coi mình như đã chết đối với tội lỗi, và lại sống cho Thiên Chúa trong Đức Kitô Giêsu” (Rm 6,3-5.11).
Chính những lời cuối cùng này có tính chất triệu chứng: thực ra, đối với Thánh Phaolô, nói rằng các Kitô hữu được chịu Phép Rửa hoặc là tín hữu thì chưa đủ; mà điều quan trọng là phải nói rằng họ đang sống “trong Đức Giêsu Kitô” (x. Rm 8,1- 2.39; 12,5; 16,3.7.10; 1 Cr 1,2-3,…). Ở nơi khác, từ ngữ được đảo lộn lại và viết rằng: “Đức Kitô ở trong chúng ta/anh chị em” (Rm 8,10; 2 Cr 13,5) hay “trong tôi” (Gal 2,20).
b/. Sự liên kết mật thiết với Đức Kitô qua con đường khổ nạn:
“Sự đồng hoá cách hỗ tương giữa Đức Kitô và Kitô hữu, một đặc điểm của giáo huấn của Thánh Phaolô, làm cho bài giảng của ngài về Đức tin được hoàn hảo.
Trên thực tế, mặc dầu Đức tin kết hợp chúng ta với Đức Kitô cách mật thiết, Đức tin cũng nhấn mạnh sự khác biệt giữa chúng ta với Người; nhưng theo Thánh Phaolô, đời sống Kitô hữu cũng có một yếu tố mà chúng ta có thể gọi là “mầu nhiệm”, vì nó đòi hỏi một sự gắn bó chặt chẽ của chúng ta với Đức Kitô và của Đức Kitô với chúng ta. Theo nghĩa này, Thánh Tông Đồ đi xa hơn nữa đến nỗi diễn tả những đau khổ của chúng ta như là “những đau khổ của Đức Kitô” trong chúng ta (2 Cr 1,5), để chúng ta có thể “luôn [mang] trong thân xác sự chết của Chúa Giêsu, ngõ hầu sự sống của Chúa Giêsu cũng có thể được bày tỏ trong thân xác của chúng ta” (2 Cr 4,10).
1.3: Linh đạo “quy Kitô” và đời sống Kitô hữu hôm nay:
a/. Ơn gọi và đời sống Kitô hữu: chọn lựa duy nhất và cuối cùng: Đức Kitô:
“Quả thật, chính nhờ Thiên Chúa và chỉ nhờ ân sủng của Thiên Chúa mà chúng ta được làm Kitô hữu. Vì không có gì và không có ai có thể thay thế được Ngài, cho nên điều cần thiết là chúng ta không được tôn thờ bất cứ điều gì hay bất cứ ai ngoài Ngài. Không được để cho ngẫu tượng nào làm ô uế vũ trụ tinh thần của chúng ta, nếu không, thì thay vì vui hưởng sự tự do đã dành được, chúng ta sẽ lại rơi vào một hình thức nô lệ nhục nhã.”
Hơn nữa, sự lệ thuộc triệt để của chúng ta vào Đức Kitô và sự kiện “chúng ta ở trong Người” phải làm thấm nhuần trong chúng ta một thái độ hoàn toàn tín thác và niềm vui cao cả. Tóm lại, thực ra chúng ta phải kêu lên cùng với Thánh Phaolô: “Nếu Thiên Chúa về phe chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta được?” (Rm 8,31). Câu trả lời là không có gì và không ai “sẽ có thể tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8,39).
b/. Chọn lựa thuộc về Đức Kitô: giải pháp khả thi và niềm hy vọng vững chắc:
“Do đó, đời sống Kitô hữu chúng ta được đặt trên tảng đá vững chắc và an toàn nhất mà sức người có thể tưởng tượng được. Và từ đó, chúng ta rút ra tất cả nghị lực của mình, hoàn toàn đúng như Thánh Tông Đồ đã viết: “Tôi có thể làm được tất cả mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi” (Pl 4,13).
Do đó, chúng ta hãy đối diện với cuộc sống của chúng ta với những nỗi vui buồn của nó nhờ được nâng đỡ bởi những cảm tình nồng nhiệt này mà Thánh Phaolô đã ban tặng cho chúng ta. Qua việc có kinh nghiệm về những điều này, chúng ta sẽ nhận ra điều mà chính Thánh Tông Đồ đã viết là sự thật như thế nào: “Cha biết cha đã tin vào ai, và xác tín rằng, Người có thể bảo toàn vật ký thác của cha cho đến Ngày đó” (2 Tm 1,12), ngày chúng ta chắc chắn được gặp Đức Kitô, Vị Thẩm Phán, Đấng Cứu Độ thế gian và chúng ta.”
Có một điều chúng ta cần lưu ý thêm: Đức Kitô mà Thánh Phaolô tin, yêu, gắn kết hết mình và làm chứng, loan báo cách trọn hảo là một “Đức Kitô liên kết mật thiết với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, đã hiện diện thực sự trong lịch sử và đã được Thánh Kinh mạc khải.”. Chính Đức Giáo Hoàng đã lưu ý chân lý nầy trong tác phẩm “ĐỨC GIÊSU THÀNH NADARÉT” bằng những lời sau:
“Đây là bối cảnh mà chúng ta cần có để đọc câu kết trong Phần lời dẫn nhập của Tin Mừng Gioan. “Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,18). Chỉ trong Đức Giêsu, lời hứa về vị ngôn sứ mới được nên trọn vẹn.
Những gì xác thực về Môsê trong hình thức rời rạc, nay trở thành hiện thực nơi con người Đức Giêsu: Ngài sống trước mặt Thiên Chúa, không chỉ như một người bạn, nhưng như người Con. Ngài sống trong sự hiệp nhất thân tình nhất với Chúa Cha. Chúng ta phải bắt đầu từ đây, nếu thật sự chúng ta muốn hiểu nhân vật Giêsu như Tân Ước trình bày cho chúng ta. Những gì mà chúng ta được nghe thuật lại về những lời nói, hành động, đau khổ và vinh quang của Ngài neo chặt lại chỗ này. Đây là tâm điểm. Nếu chúng ta bỏ sót tâm điểm này, chúng ta sẽ thất bại trong việc nhận ra nhân vật Giêsu thật sự là ai, vì thế, nó trở nên tự mâu thuẫn, và cuối cùng trở thành khó hiểu.”[46]
2. Linh đạo “hướng Linh” (Mang chiều kích Thánh Linh học):
Sau khi nhắc lại vai trò của Chúa Thánh Thần được Thánh Luca giải trình trong sách Công Vụ Tông Đồ liên quan đến các hoạt động truyền giáo của Thánh Phaolô (cụ thể là 3 cuộc hành trình truyền giáo của ngài), Đức Benêđictô, qua bài giáo lý “THÁNH PHAOLÔ VÀ CHÚA THÁNH THẦN”[47], đã nhấn mạnh hoạt động của Chúa Thánh Thần được Thánh Phaolô khai triển trong các thư qua các chiều kích sau:
2.1: Chúa Thánh Thần và đời sống người Kitô hữu:
a/. Tác động của Chúa Thánh Thần trên hành động và con người Kitô hữu:
“Tuy nhiên, trong các thư của ngài, Thánh Phaolô cũng nói cho chúng ta về Chúa Thánh Thần từ một khía cạnh khác. Thánh nhân không kết thúc bằng cách chỉ diễn tả động lực và bình diện tích cực của Ngôi Ba Thiên Chúa, nhưng cũng phân tích sự hiện diện của Ngài trong đời sống của các Kitô hữu, là điều đánh dấu căn tính của họ.
Nói cách khác, trong suy tư của Thánh Phaolô về Chúa Thánh Thần, Thánh nhân không những giải thích ảnh hưởng của Ngài trên hành động của các Kitô hữu, mà còn trên con người của họ. Thật vậy, chính Thánh nhân là người đã nói rằng Thần Khí Thiên Chúa ngự trong chúng ta (x. Rm 8,9; 1 Cr 3,16) và rằng “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con Ngài vào lòng chúng ta” (Gl 4,6).
b/. Những hoạt động cụ thể của Chúa Thánh Thần trên con người:
Cho nên, theo ý kiến của Thánh Phaolô thì Chúa Thánh Thần tác động tận đáy lòng chúng ta. Đây là một số lời của ngài về đề tài này là đề tài có một ý nghĩa quan trọng: “Vì luật của Thần Khí ban sự sống trong Ðức Giêsu Kitô đã giải phóng tôi khỏi luật của tội lỗi và sự chết… Anh em đã không nhận được Thần Khí nô lệ làm cho anh em lại phải sợ hãi, nhưng anh em đã nhận Thần Khí làm nghĩa tử, bởi đó cho chúng ta kêu lên, ‘Abba! Cha ơi!’, chính Chúa Thánh Thần” (Rm 8,2.15) là Đấng nói trong chúng ta, bởi vì, như là con cái, chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là “Cha”.
c/. Hồng ân Chúa Thánh Thần qua bí tích Thánh tẩy và Thêm Sức:
“Như thế, chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng, ngay trước khi làm việc gì, người Kitô hữu đã có một nội tâm phong phú và hữu hiệu được Thiên Chúa ban cho qua Bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, một nội tâm đưa người ấy vào một liên hệ nghĩa tử khách quan và độc đáo với Thiên Chúa. Đó là giá trị cao quý nhất của chúng ta: không những chỉ là hình ảnh mà còn là con cái của Thiên Chúa. Và đó cũng là một lời mời gọi chúng ta sống xứng đáng là con cái, càng ngày càng ý thức rằng mình là nghĩa tử trong gia đình vĩ đại của Thiên Chúa. Đó là một lời mời gọi chúng ta biến đổi ân huệ khách quan này thành một thực thể chủ quan và quyết định cho cách chúng ta suy nghĩ, hành động và sống.”
d/. Chúa Thánh Thần thầy dạy cầu nguyện:
“Thánh Phaolô dạy chúng ta một điều quan trọng khác: ngài nói rằng không có cầu nguyện thật nếu Chúa Thánh Thần không hiện diện trong chúng ta. Thánh nhân viết: “Thần Khí cũng giúp đỡ chúng ta là những người yếu đuối; vì chúng ta không biết phải cầu nguyện thế nào cho phải, nhưng chính Thần Khí cầu nguyện thay cho chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Ðấng thấu suốt tâm can biết Thần Khí muốn gì, vì Ngài cầu bầu cho dân thánh theo ý của Thiên Chúa” (Rm 8,26-27).
Nói như thế cũng giống như nói rằng Chúa Thánh Thần, là Thần Khí của Chúa Cha và Chúa Con, từ nay trở đi thành linh hồn của linh hồn chúng ta, là nơi kín đáo nhất của con người chúng ta, mà từ đó phát sinh một sức thúc đẩy chúng ta cầu nguyện không ngừng với Thiên Chúa, mà ngay cả Lời Ngài chúng ta cũng không thể bắt đầu diễn giải được.” (…)
Đương nhiên điều này đòi hỏi một mức độ hiệp thông cao cả và sống còn với Chúa Thánh Thần. Đó là một lời mời gọi trở nên nhạy cảm hơn với, và chú ý hơn đến sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong chúng ta, để biến đổi sự hiện diện này thành cầu nguyện, để cảm thấy sự hiện diện này, và nhờ đó học cách cầu nguyện, thưa chuyện với Chúa Cha như con cái trong Chúa Thánh Thần.”
2.2: Chúa Thánh Thần: nguồn mạch tình yêu:
a/. Tình yêu – Bác ái: hoa quả đầu tiên của Chúa Thánh Thần:
“Còn một diện đặc thù khác về Chúa Thánh Thần mà Thánh Phaolô dạy chúng ta: đó là sự liên hệ của Ngài với tình yêu. Như Thánh Tông Đồ đã viết: “Hy vọng không làm chúng ta thất vọng, vì tình yêu của Thiên Chúa đã được đổ vào tâm hồn chúng ta, qua Chúa Thánh Thần mà Ngài đã ban cho chúng ta” (Rm 5,5).
Trong Thông điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu của tôi, tôi đã dẫn chứng một đoạn văn hùng hồn nhất của Thánh Augustinô: “Nếu bạn thấy bác ái, bạn thấy Chúa Ba Ngôi (số 19), và tôi đã giải thích tiếp: “Thực ra, Chúa Thánh Thần là sức mạnh nội tâm làm cho trái tim các tín hữu hoà hợp với Thánh Tâm Đức Kitô và đưa họ đến yêu thương người anh em như Đức Kitô đã yêu thương họ” (ibid). Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta chìm ngập trong nhịp điệu của Đời sống Thiên Chúa, đó là một Đời sống yêu thương, cho chúng ta được chia sẻ cách riêng mối liên hệ giữa Chúa Cha và Chúa Con.
Việc Thánh Phaolô đặt bác ái lên hàng đầu của những yếu tố làm thành hoa quả của Thần Khí không phải là không có ý nghĩa: “Hoa quả của Thần Khí là bác ái, vui mừng, bình an… (Gl 5,22).
b/. Chúa Thánh Thần: Tình yêu liên kết Ba Ngôi và mọi người:
“Và theo định nghĩa thì tình yêu liên kết trước hết với Chúa Thánh Thần là Đấng Sáng tạo nên sự hiệp thông trong cộng đoàn Kitô hữu, như chúng ta mượn lời của Thánh Phaolô mà nói khi mở đầu Thánh lễ: “Nguyện xin ân sủng của Ðức Giêsu Kitô, và tình yêu của Thiên Chúa Cha, cùng sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em” (2 Cr 13,14).
Tuy nhiên, hơn nữa, cũng đúng là Chúa Thánh Thánh khuyến khích chúng ta đan những mối liên hệ bác ái với tất cả mọi người. Cho nên, khi yêu thương, chúng ta dành chỗ cho Chúa Thánh Thần và cho Ngài thời giờ để bày tỏ Mình ra cách đầy đủ trong chúng ta.
Như vậy, chúng ta hiểu tại sao Thánh Phaolô đặt cạnh nhau 2 lời khuyên trong cùng một đoạn ở thư gửi tín hữu Rôma: “Hãy nhiệt thành với Thần Khí” và “đừng lấy ác báo ác” (Rm 12,11.17).
c/. Chúa Thánh Thần: sống hoàn thiện hôm nay và đích điểm trong tương lai:
“Sau cùng, theo Thánh Phaolô thì Chúa Thánh Thần là một số tiền đặt cọc quảng đại mà Chính Thiên Chúa trao ban cho chúng ta như là bảo chứng và đồng thời như một bảo đảm cho việc chúng ta được thừa tự trong tương lai (x. 2 Cr 1,22; 5,5; Ep 1,13-14).
Cho nên, chúng ta học được từ Thánh Phaolô rằng các hành động của Chúa Thánh Thần hướng đời sống chúng ta đến các giá trị cao quý của bác ái, vui mừng, hiệp thông và hy vọng. Công việc của chúng ta là cảm nghiệm điều này mỗi ngày, bằng cách tuân theo những thúc đẩy của Chúa Thánh Thần trong lòng mình, và giúp đỡ nhận thức của mình qua sự hướng dẫn rõ ràng của Thánh Tông Đồ.”
3. Linh đạo “Nhiệm Thể” (Mang chiều kích Giáo Hội học):
Có lẽ hơn ai hết, chính Thánh Phaolô là người đã trải nghiệm cách sâu sắc về mầu nhiệm Hội Thánh, về mối tương quan giữa người Kitô hữu và cộng đoàn Hội Thánh cũng như sứ mệnh của mỗi người cần phải thể hiện trong và với Hội Thánh.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô, qua bài giá lý “THÁNH PHAOLÔ VÀ GIÁO HỘI”[48], sẽ cho chỉ chúng ta những cảm nhận đầy xác tín và học thuyết sâu xa của Phaolô về Giáo Hội, đặc biệt trong chiều kích “linh đạo” phản ảnh qua các Thánh Thư.
3.1: Giáo Hội: Từ một kinh nghiệm sống:
a/. Giáo Hội: Điểm hẹn đầu tiên với Đức Kitô:
“Trước hết, chúng ta phải ghi nhận rằng cuộc tiếp xúc đầu tiên của ngài với Con Người Chúa Giêsu đã xảy ra qua chứng từ của cộng đồng Kitô hữu tại Giêrusalem. Đó là một cuộc tiếp xúc đầy sóng gió. Một khi đã gặp nhóm tín hữu mới này, ngài lập tức trở thành tên khủng bố dữ tợn đối với họ. Chính ngài công nhận điều này 3 lần trong nhiều Thư của ngài: “Tôi đã ngược đãi Giáo Hội của Thiên Chúa” (1 Cr 15,9; Gl 1,13; Pl 3,6), hầu như để trình bày cách đối xử của ngài là một tội ác tày trời nhất.
Lịch sử cho cho chúng ta thấy rằng người ta thường đến cùng Đức Kitô qua Giáo Hội! Theo một nghĩa nào đó, như chúng ta đã nói, điều đó cũng đúng đối với Thánh Phaolô, là người đã gặp Giáo Hội trước khi gặp Chúa Giêsu. Tuy nhiên, trong trường hợp của ngài, cuộc tiếp xúc đó bất lợi; nó thay vì đưa đến tình thân hữu lại đưa đến một cuộc thanh trừng tàn bạo.”
b/. Giáo Hội và Đức Kitô chỉ là một:
“Đối với Thánh Phaolô, sự gắn bó với Giáo Hội được xảy ra nhờ sự can thiệp trực tiếp của Đức Kitô, là Đấng trong lúc tự tỏ mình ra cho ngài trên đường Đamascô, đã đồng hoá mình với Giáo Hội và làm cho Thánh Phaolô hiểu rằng bắt bớ Giáo Hội là bắt bớ chính Người, là Đức Chúa.
Thực ra, Đấng Phục Sinh đã nói với Phaolô, kẻ bắt bớ Hội Thánh, rằng: “Saulô, Saulô, tại sao ngươi bắt bớ Ta?” (Cv 9,4). Khi bắt bớ Giáo Hội là Thánh nhân đang bắt bớ Đức Kitô.
Cho nên, Thánh Phaolô đã cùng một lượt vừa trở lại với Đức Kitô và vừa trở lại với Giáo Hội. Điều này giúp người ta hiểu tại sao Giáo Hội sau này hiện diện quá nhiều trong tư tưởng, trái tim và hoạt động của Thánh Phaolô.”
c/. Gắn bó với Giáo Hội là gắn bó với Đức Kitô:
“Nhưng ngài cảm thấy gắn bó với các cộng đồng mà ngài đã thiết lập không phải một cách lãnh đạm và quan liêu, mà một cách mãnh liệt và say mê. Thí dụ, ngài đã diễn tả những người Phipphê như là “những anh em mà tôi hằng thương mến và nhớ nhung, là niềm vui và triều thiên của tôi” (Pl 4,1).
Trong những dịp khác, ngài so sánh những cộng đồng khác với một thư giới thiệu độc nhất vô nhị: “Chính anh em là thư giới thiệu của chúng tôi, được viết trong tâm hồn chúng tôi, mà mọi người đều nhận ra và đọc được” (2 Cr 3,2).
Còn ở những lúc khác, ngài tỏ ra một mối tình đích thực không những là tình phụ tử mà còn là tình mẫu tử, như việc ngài quay về những người mà ngài nói với, khi gọi họ là: “Hỡi các người con bé nhỏ của tôi, mà tôi lại phải đau đớn sinh ra một lần nữa cho đến khi Ðức Kitô được thành hình nơi anh em” (Gl 4,19; x. 1 Cr 4, 14-15; 1 Tx 2,7-8).
3.2: Giáo Hội trong viễn tượng thần học, giáo lý:
a/. Thần học về “Giáo Hội Thân Thể Đức Kitô”:
“Thánh Phaolô cũng minh hoạ cho chúng ta trong các thư và giáo huấn của ngài về Giáo Hội như thế. Vậy, định nghĩa nguyên thuỷ của ngài về Giáo Hội là “Thân Thể Đức Kitô,” mà chúng ta không thấy trong những tác giả Kitô giáo khác của thế kỷ thứ nhất, là một định nghĩa thời danh (x. 1 Cr 12,27; Ep 4,12; 5,30; Cl 1,24).
Chúng ta tìm thấy gốc rễ sâu xa nhất của diễn tả kinh ngạc này về Giáo Hội trong Bí tích Mình Đức Kitô. Thánh Phaolô nói: “Chúng ta tuy nhiều nhưng chỉ là một tấm Bánh, một thân thể, vì tất cả chúng ta chia sẻ cùng một tấm Bánh này” (1 Cr 10,17). Trong cùng một Thánh Thể, Đức Kitô ban cho chúng ta Mình Người và biến chúng ta thành Thân Thể của Người. Về điều này, Thánh Phaolô đã nói với tín hữu Galat: “Tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô” (Gl 3,28). Bằng cách nói tất cả những lời này, Thánh Phaolô giúp chúng ta hiểu rằng không những chỉ có sự lệ thuộc của Giáo Hội vào Đức Kitô, mà còn có một hình thức tương đương và đồng hoá của Giáo Hội với Chính Đức Kitô.”
b/. Chi thể trong Thân thể:
“Cho nên, từ đó nảy sinh ra tính cao sang và cao quý của Giáo Hội, tức là, của tất cả chúng ta là những phần tử của Giáo Hội: từ việc chúng ta là chi thể của Đức Kitô, như một nối dài sự hiện diện cá nhân của Người trong thế giới. Và đương nhiên là từ đó nảy sinh ra nhiệm vụ của chúng ta là sống cho thật phù hợp với Đức Kitô.
Những lời khuyên của Thánh Phaolô về nhiều đặc sủng đem lại sự sống và cấu trúc cho cộng đồng Kitô hữu cũng được khai triển từ đó. Tất cả đều được bắt đầu từ một nguồn duy nhất, là Thần Khí của Chúa Cha và Chúa Con, vì biết rõ rằng trong Giáo Hội, không ai thiếu những đặc sủng này, bởi như Thánh Tông Đồ đã viết: “Sự biểu lộ của Thần Khí được ban cho mỗi người vì lợi ích chung” (1 Cr 12,7).
Tuy nhiên, điều quan trọng là tất cả các đặc sủng này cộng tác với nhau để xây dựng cộng đồng, chứ không trở thành động lực cho sự chia rẽ.
Về điểm này, Thánh Phaolô tự hỏi mình theo cách hùng biện: “Có phải Đức Kitô bị chia xẻ chăng?” (1 Cr 1,13). Ngài biết rõ và dạy chúng ta rằng cần phải “duy trì sự hiệp nhất trong Thần Khí, bằng mối dây hoà thuận. Chỉ có một thân thể, và một Thần Khí, như anh em đã được kêu mời trong một niềm hy vọng của ơn gọi anh em” (Ep 4,3-4).
c/. Giáo Hội và việc xây dựng hiệp nhất trong đa dạng:
“Hiển nhiên, nhấn mạnh đến nhu cầu hiệp nhất không có nghĩa là đời sống Giáo Hội cần phải được tiêu chuẩn hoá hay được san bằng theo một cách làm việc duy nhất. Ở chỗ khác, Thánh Phaolô dạy: “Đừng dập tắt Thần Khí” (1 Ts 5,19), nghĩa là, phải mở ra để dành chỗ cho động lực không thể thấy trước của những sự tỏ bày đặc sủng của Thần khí, Đấng luôn là nguồn mạch mới của nghị lực và sinh lực.
Nhưng nếu có một chủ trương mà Thánh Phaolô cương quyết đi theo là việc xây dựng lẫn nhau: “Hãy làm tất cả những việc ấy để xây dựng” (1 Cr 14,26). Tất cả phải đóng góp vào việc đan một tấm vải Giáo Hội một cách bằng phẳng, không những không có những miếng vá rời rạc, nhưng cũng không có lỗ thủng hay vết rách.”
d/. Giáo Hội là “Hiền Thê của Chúa Kitô”:
“Sau đó, còn có một thư của Thánh Phaolô trình bày Giáo Hội như là Hiền Thê của Đức Kitô (x. Ep 5,21-33).
Với cách trình bày này, Thánh Phaolô mượn một phép ẩn dụ tiên tri thời xưa coi dân Israel là Hiền Thê của Thiên Chúa của Giao Ước (x. Hs 2,4.21; Is 54,5-8). Ngài làm thế để diễn tả mối liên hệ mật thiết giữa Đức Kitô và Giáo Hội Người, cả theo nghĩa đối với Chúa thì Giáo Hội là đối tượng của tình yêu nồng nàn nhất, lẫn theo nghĩa tình yêu phải có tính hỗ tương, và cả chúng ta, là phần tử của Giáo Hội, phải tỏ ra một lòng chung thuỷ thiết tha đối với Người.”
e/. Cộng đoàn hiệp thông với Chúa và anh em:
“Vì thế, tóm lại, một tương quan hiệp thông đang bị đe doạ: một tương quan gọi là tương quan chiều dọc giữa Đức Chúa Giêsu Kitô và tất cả chúng ta, mà còn tương quan chiều ngang giữa tất cả những người khác nhau trong thế giới bởi sự kiện họ “kêu cầu Danh Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (1 Cr 1,2).
Đây là định nghĩa của chúng ta: chúng ta thuộc vào số những người kêu cầu Danh Đức Chúa Giêsu Kitô. Như thế chúng ta hiểu rõ ràng rằng chúng ta phải ao ước đến mức nào điều mà chính Thánh Phaolô ao ước khi viết cho tín hữu Côrinthô: “Nhưng nếu mọi người đều nói tiên tri, mà có người ngoại đạo hay người lạ đi vào, người đó sẽ bị thuyết phục bởi mọi người, và xét xử bởi mọi người. Những bí ẩn trong lòng người đó sẽ bị lộ ra, và như thế, người đó sẽ sấp mình xuống và thờ lạy Thiên Chúa, mà tuyên xưng rằng ‘Thật sự, Thiên Chúa ở giữa anh em” (1 Cr 14,24-25).
Những cuộc gặp gỡ phụng vụ của chúng ta cũng phải giống như thế, để một người không phải là Kitô hữu đến tham dự một trong những buổi tập họp của chúng ta cuối cùng cũng có thể nói: “Thiên Chúa thật sự ở cùng các bạn”. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta được giống như thế, trong sự hiệp thông với Đức Kitô và trong sự hiệp thông giữa chúng ta.”
III. Linh Đạo Phaolô qua “SÁU ĐIỂM NHẤN THỰC HÀNH”:
Chúng ta vừa lượt qua một số các phân tích về linh đạo Phaolô qua các Thánh Thư của ngài theo hai cái nhìn: một của Pierre Pourrat (Linh đạo trong viễn tượng Tam Cấp”) và một của Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô (Linh đạo với 3 chiều kích).
Để bổ túc cho những phân tích trên và hướng đến áp dụng thực hành, có lẽ chúng ta nên chọn lựa “chương trình mục vụ Năm Thánh Phaolô” của giáo phận Wilmington qua thư mục vụ của Đức cha Michael Saltarelli, Giám mục Wilmington, đã viết vào ngày 25-1-2008, trong đó ngài đưa ra 6 “điểm nhấn thực hành” giúp các tín hữu Công Giáo sửa soạn học tập và sống tinh thần của Thánh Phaolô trong Năm Thánh Phaolô.
Sau đây là tóm tắt các đề nghị thực hành “linh đạo Phaolô” trong nội dung bức thư trên[49]:
1. Hoán cải: “Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Ki-tô và được kết hợp với Người.” (Pl 3,8)[50]
“Thánh Phaolô là người đồng loã trong việc giết Thánh Stêphanô, vị tử vì đạo đầu tiên, mà chúng ta mừng lễ vào ngày 26-12. Sách Tông đồ Công vụ cho chúng ta biết rằng những kẻ ném đá Thánh Stêphanô đã “để áo choàng của họ dưới chân một thanh niên tên là Saulô” (Cv 7,58). (…)
Trong một tia sáng làm mù mắt, Chúa Phục Sinh đã đi thấu vào nội tâm con người của Saulô – mà từ nay được gọi là Phaolô – và đánh tan những kháng cự của ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của ngài hoàn toàn thay đổi, một metanoia,[1] biến ngài trở thành “đầy tớ” và “tông đồ” của Đức Chúa Giêsu Kitô (x. Rm 1,1)…(…)
Thần học gia và tác giả thời danh của Hội Thánh ở nước Anh, Đức Hồng Y Gioan Newman, đã suy niệm về việc Thánh Phaolô trở lại để sửa soạn cho ngài trong vai trò truyền giáo của mình: “… Sự tàn bạo và mù quáng, tính tự tin, cứng đầu, và giận dữ hung tợn của ngài chống lại những người tôn thờ Đấng Mêsia chính hiệu, sau đó đến cuộc trở lại lạ lùng của ngài, rồi thời gian kéo dài trước khi ngài được truyền chức cách trọng thể, trong thời gian ấy, ngài một mình suy niệm về tất cả những gì đã xảy ra, và dự trù cho tương lai - tất cả những điều ấy làm thành sự chuẩn bị đặc biệt cho vai trò rao giảng cho một thế giới bị hư mất và chết trong tội lỗi. Một mặt, nó cho ngài một cái nhìn thật xa đến những cách thế và các chương trình của Đấng Quan Phòng, và một mặt khác, vào hoạt động của tội lỗi trong lòng con người, và những cách thức suy nghĩ mà trong đó người ta có thể thực sự đào luyện tâm trí” [2].
Có quá nhiều truyện về Giáo Hội thời sơ khai có thể được bắt nguồn từ tâm hồn chiêm niệm và hăng say của Thánh Phaolô, được phát sinh từ sự kết hợp mật thiết với Đức Kitô Phục Sinh của ngài. Thánh Phaolô hiểu tội lỗi hoạt động thế nào trong bản tính con người, và Chúa Thánh Thần có thể biến đổi hoàn toàn thói quen hư đốn thế nào. Thánh Phaolô cũng hiểu đức ái ảnh hưởng đến não trạng của những người ngoài Kitô giáo và những người chống Kitô giáo ra sao để có thể dùng đức ái làm công cụ soi sáng tâm trí người khác.”
2. Sống Đức Kitô: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Nhiều vị Thánh vĩ đại đã xây dựng đời mình trên câu Galate 2,20 này: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi”. Nghe đi nghe lại những lời này trong suốt đời sống của chúng ta thì thật dễ nhưng thực ra chúng ta không bao giờ hiểu nổi tính chất cách mạng của câu này.
Đức Kitô sống trong chúng ta. Người muốn dùng diện mạo, giọng nói, và ngay cả cử chỉ của chúng ta để bày tỏ chính Người. Thánh Phaolô ý thức được sự yếu đuối của mình, sự giới hạn của trí khôn và cá tính của mình, cuộc vật lộn không tên với “cái gai đâm vào thịt ngài” (2 Cr 12,7). Nhưng ý thức khiêm nhường này về những yếu đối của ngài làm cho ngài thêm tín thác vào Đức Kitô: “Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng làm cho tôi được mạnh mẽ” (Pl 4,13). Sự hiểu biết của ngài về những yếu đuối của mình làm cho ngài mở lòng ra để đón nhận sự hiện diện và quyền năng của Đức Kitô trong ngài.
Khi chúng ta ý thức được sự hiện diện của Đức Kitô theo cách này, chúng ta có thể nhóm ngọn lửa này lên bằng nhiều cách: qua việc cầu nguyện, suy niệm, Thánh lễ và các bí tích, cùng thánh hoá các việc làm thường nhật của chúng ta [5], qua đời sống gia đình đầy niềm vui và hy sinh. Rồi ánh sáng của Đức Kitô sẽ toả ra cách tự nhiên từ chúng ta có thể trở thành ánh sáng chiếu soi nhiều hạng người khác nhau, dù họ là các tín hữu khác, hay những người thiện tâm sẽ đi trên đường đức tin hoặc họ là những người vô thần hay theo thuyết vô tri. Tất cả những người mà chúng ta gặp sẽ cảm thấy có một điều gì khác lạ nơí chúng ta và đưa họ đến việc tự mình đặt những câu hỏi có thể thay đổi đời sống và định mệnh của họ. (…)
…Hãy nghĩ đến Thánh Vincent de Paul và Thánh Louise de Marillac phục vụ người nghèo trên đường phố Paris. Hãy nghĩ đến Chân phước Đamien phục vụ những người phong hủi ở Molokai. Hãy nghĩ đến Chân phước Têrêxa thành Calcutta phục vụ những người khốn cùng và xấu xí nơi các đường phố trên thế giới ngay cả khi ngài can trường lèo lái đời mình vượt qua những giai đoạn khô khan của đời sống nội tâm của ngài. Hãy nghĩ đến gương mặt rạng ngời và vui tươi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong những chuyến tông du của ngài. Hãy nghĩ đến hàng triệu tín hữu Công Giáo qua nhiều thế kỷ đã sống bí tích Hôn Phối cách anh hùng và đã rạng chiếu Đức Kitô cho các thế hệ đi trước và sau họ. Tất cả các cuộc sống này đều là những minh chứng hùng hồn và cụ thể cho lời chứng của Thánh Phaolô rằng: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi”…
3. Cầu nguyện, Lời Chúa: “Lời của Thiên Chúa không thể bị xiềng xích” (2 Tm 2,9).
“Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viết trong diễn từ đọc trước Hội nghị Thế giới để kỷ niệm 40 năm Dei Verbum [7], Hiến chế về Mạc khải của Thiên Chúa của Công đồng Vaticanô II:
“Tôi muốn đặc biệt nhắc đến và đề nghị truyền thống cổ Lectio divina: chăm chú đọc Thánh Kinh đi kèm với cầu nguyện đem lại một cuộc đối thoại nội tâm, mà trong đó người đọc nghe Thiên Chúa nói và đáp lại lời Ngài với tâm hồn phó thác, rộng mở trong khi cầu nguyện (x. Dei Verbum, 25). Nếu được cổ vũ cách hiệu quả, tôi xác tín rằng, cách thực hành này sẽ đem lại cho Giáo Hội một mùa xuân mới về tâm linh. Như là một ưu điểm của Mục vụ Thánh Kinh, Lectio divina có thể được khuyến khích thêm nữa, cũng như việc dùng các phương pháp mới đã được suy nghĩ chín chắn và hợp với thời đại. Không bao giờ được quên rằng Lời Chúa là ngọn đèn soi bước và là ánh sáng chỉ đường ta đi” (x. Tv 119 (118),105).
Tôi xin nhắc lại lời ĐTC Bênêđictô khuyên người Công Giáo thực hành cách suy niệm Thánh Kinh theo Lectio divina mỗi ngày như là phương thế để đào sâu sự hiệp thông giữa chúng ta với Thiên Chúa và đạt được những hiểu biết tinh thần. “Nguyện cho Lời Đức Kitô ngự trị cách dồi dào trong anh em” (Cl 3,16). Việc cầu nguyện bằng suy niệm Thánh Kinh này vận dụng tư tưởng, óc tưởng tượng, tình cảm và ước muốn. Việc vận dụng những khả năng này của chúng ta làm cho việc hoán cải của lòng chúng ta thêm sâu đậm và củng cố quyết tâm đi theo Đức Kitô của chúng ta [8].
Chú tâm cách đặc biệt vào Lời Chúa chỉ cho chúng ta chân lý căn bản của Công Giáo trong câu chuyện trên đường Emmau của Thánh Luca [9]. Để thực sự thuộc về Thánh Kinh thì cũng phải đồng thời thực sự là bí tích và Thánh Thể. Bất cứ đầu tư nào để hiểu biết và cầu nguyện cách nào với Thánh Kinh cũng đồng thời là đầu tư vào một tham dự đầy đủ hơn, linh hoạt hơn và ý thức hơn vào Thánh lễ của Công Giáo và các phụng vụ bí tích.
Thánh Giêrônimô diễn tả sự kết hợp giữa Lời Chúa và Thánh Thể: “Thịt Chúa là của ăn thật và Máu Chúa là của uống thật; đây là điều tốt lành thật sự của chúng ta ở đời này: nuôi mình bằng thịt và uống máu Người không những chỉ trong Thánh Thể mà còn trong việc đọc Thánh Kinh. Quả thật, Lời Thiên Chúa được rút ra từ sự hiểu biết Thánh Kinh, là của ăn và thức uống thật sự của chúngt ta” [10]. (…)
Đương nhiên là Dei Verbum tiếp tục là nguồn tài liệu tốt nhất để hiểu cách Giáo Hội tiếp cận Thánh Kinh:
“Thánh Kinh và Thánh Truyền làm thành một Kho Tàng Thánh của Lời Chúa, được trao phó cho Giáo Hội. Bằng cách nắm vững kho tàng này, toàn thể dân thánh, kết hợp với các mục tử của mình, luôn trung thành với giáo huấn của các Tông đồ, trong đời sống cộng đồng, trong việc bẻ bánh và trong cầu nguyện (x. Cv 2,42), để rồi nhờ việc giữ lấy, thực hành và tuyên xưng gia tài Đức tin, nó trở thành một phần của cố gắng duy nhất chung của các giám mục và các tín hữu. Nhưng nhiệm vụ giải thích cách xác thực Lời Thiên Chúa được trao phó riêng cho Huấn quyền của Giáo Hội, mà quyền hành của Huấn quyền này được thực thi nhân danh Đức Chúa Giêsu Kitô. Chức năng giáo huấn này không ở trên Lời Chúa, nhưng phục vụ Lời Chúa, bằng cách chỉ dạy những gì đã được trao lại, lắng nghe những điều này cách đạo đức, gìn giữ cách cẩn thận và giải thích cách trung thành theo như Chúa đã truyền lại và nhờ sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, rút ra từ một kho tàng Đức tin duy nhất tất cả những điều mình trình bày để tin như là được Thiên Chúa mạc khải” (Dei Verbum, 10).
Sự phổ thông của các sách và phim ảnh gần đây, nhằm mục đích trình bày lịch sử Giáo Hội hoặc thách đố đức tin của chúng ta, được coi là lời cảnh tỉnh trong việc dạy Giáo lý để quảng bá sự hiểu biết về Thánh Kinh và học hỏi Thánh Kinh mỗi ngày, cũng như hiểu biết về giáo huấn của Công Giáo về Mạc khải theo những nguyên tắc Công Giáo về sự kết hợp và hoà hợp giữa Đức tin và Lý trí [12].”
4. Thánh giá của Đức Kitô: “Tôi nhất quyết rằng khi nào tôi còn ở cùng anh chị em, thì tôi sẽ không nói về một điều nào khác ngoài Chúa Giêsu và Đấng Chịu Đóng Đinh” (1 Cr 2,2).
“Thập giá của Đức Kitô nằm ngay ở trung tâm của mọi việc Thánh Phaolô làm. Ngài dạy chúng ta đương đầu với những khó khăn và đau khổ trong cuộc đời. Thánh Phaolô đã trải qua tất cả: bị từ bỏ, chịu tai hoạ, bị coi thường, đắm tàu, tù đày, và cuối cùng là tử vì đạo, được biểu tượng trong nghệ thuật bằng việc ngài cầm một thanh gươm [13].
Thánh Giá ảnh hưởng đến tất cả mọi liên quan đến Thánh Phaolô. Ngài nói: “Tôi giảng dạy về Đức Kitô và Đấng Chịu Đóng Đinh”. Thánh Giá đã biến đổi giáo huấn của ngài và cho phép ngài truyền giáo cho người khác bằng cách giúp họ giải thích ý nghĩa của sự đau khổ của chính họ. Ngài cũng dùng một câu lạ lùng: “Tôi tự hào trong Thánh Giá của Đức Kitô” (Gl 6,14). Ngài đặt Thánh Giá của Đức Kitô trên cám dỗ trở nên tự hào và kiêu căng. Thánh Giá là nguồn mạch thật sự của các hiệu quả của việc tông đồ. (…)
Cùng với Thánh Phaolô, chúng ta chiến đấu một cuộc chiến anh hùng, cố gắng làm cho Tám Mối Phúc, các nhân đức đối thần và tự nhiên, các việc làm thương linh hồn và thương xác, và nhất là để Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần thống trị chúng ta. Chết cho chính mình và sống lại trong Đức Kitô, chúng ta ôm lấy Thánh Giá và nhớ rằng: “Đức ái chấp nhận tất cả, tin tất cả, hy vọng vào tất cả, chịu đựng tất cả. Đức ái không bao giờ mất được” (1 Cr 13,7-8).
Thánh Giáo hoàng Clêmentê I trong thư của ngài gửi tín hữu Côrintô, đoạn 5[14], diễn tả Thánh Phaolô tiến bộ trong những phấn đấu này như thế nào: “Nhờ lòng nhiệt thành và những va chạm mà Thánh Phaolô chỉ cho chúng ta thấy con đường đến phần thưởng của sự kiên trì. Ngài bị xiềng xích 7 lần, bị lưu đày, bị ném đá; là một người tiền phong cả ở Đông phương lẫn Tây phương, ngài đã được tiếng tốt nhờ Đức Tin của mình. Ngài dạy sự công chính cho cả thế giới, và ngài đã đến tận cùng của thế giới Tây phương, ngài làm chứng trước mặt những người quyền thế; rồi ngài từ bỏ cõi đời này và được đưa về nơi thánh, một gương sáng ngoại hạng về sự chịu đựng”.
Thông điệp gần đây của Đức Thánh Cha Beneđictô XVI về Đức Cậy tựa đề Spe Salvi có nhiều trích dẫn về cách sống Đức Cậy của Thánh Phaolô khi ngài ở trong chốn lao tù [15] và cho chúng ta thấy sự linh hứng mà thủ bút của ngài cung cấp cho các Thánh sau này như Thánh Augustinô [16], Thánh Tử đạo Lê Bảo Tịnh, người Việt Nam (+1857) [17] và Thánh Giôsêphine Bakhita, một nữ tu người Phi Châu [18]…”
5. Thánh Thể và Giáo Hội: “Chén hồng phúc mà chúng ta chúc tụng không phải là sự dự phần vào Máu Đức Kitô sao? Tấm Bánh mà chúng ta bẻ ra không phải là sự dự phần vào Thân Thể Ðức Kitô sao?” (1 Cr 10,16).
“Một trong những hình ảnh cổ điển thuộc về Học thuyết Thánh Phaolô là hình ảnh Nhiệm Thể Đức Kitô là một sự hiệp thông của nhiều cá nhân với những đặc sủng và tài năng riêng để xây dựng Nhiệm Thể. Thánh Phaolô cho chúng ta thấy rằng Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch của sự hợp nhất, hoà đồng và hiệp thông của Nhiệm Thể. Việc chúng ta lãnh nhận Bí tích Thánh Thể cách kính cẩn là mồi lửa lớn của hoạt động truyền giáo, dẫn đưa chúng ta đến tận cùng trái đất như Thánh Phaolô.
Trong Thông điệp Ecclesia de Eucharistia năm 2003, ĐTC Gioan Phaolô II đã lồng những giáo huấn của Thánh Phaolô vào trong bài suy niệm của ngài về Thánh Thể:
“Lời của Thánh Tông Đồ Phaolô đưa chúng ta trở lại khung cảnh cảm động mà trong đó Bí tích Thánh Thể được sinh ra… Về phần ngài, Thánh Tông Đồ Phaolô nói rằng một cộng đồng Kitô hữu mà chia rẽ và coi thường người nghèo thì ‘không đáng tham dự vào Bữa Tiệc của Chúa’” (x. 1 Cr 11,17-22.27-34).
Công bố cái chết của Chúa ‘đến khi Người trở lại’ (1 Cr 11,26) đòi buộc tất cả những ai dự phần vào tiệc Thánh Thể phải quyết tâm thay đổi đời sống mình và làm cho đời sống một cách nào đó hoàn toàn là ‘đời sống Thánh Thể’” (số 20).
Học hỏi và cầu nguyện theo các thư của Thánh Phaolô về Bí tích Thánh Thể giúp chúng ta “nhóm lại sự kinh ngạc của chúng ta về Bí tích Thánh Thể” [20] và ý thức rằng mỗi Thánh lễ “có ý nghĩa phổ quát” [21]. Mỗi Thánh lễ được “cử hành trên Bàn thờ của Thế giới” [22]. Khi chúng ta nhóm lại ngọn lửa Đức tin vào Bí tích Thánh Thể của mình, chúng ta sẽ kính sợ và ngạc nhiên về chân lý của sự Hiện Diện Đích Thật, đời sống hôn nhân và gia đình của chúng ta cũng sẽ lại được bùng cháy trong Đức Kitô. Ơn gọi linh mục và tu trì sẽ được nhen nhúm lại. Một tinh thần truyền giáo và dạy Giáo lý cách hiệu quả trên mọi mức độ sẽ được khơi dậy. Như đã đề cập đến ở trên, một sự sùng kính Lời Linh Hứng của Thiên Chúa cũng được nhen nhúm lại, và kết quả sẽ là “một mùa xuân mới về tâm linh”. Chúng ta nhen nhúm lại một cách sống cụ thể việc tôn trọng sự sống và công bằng xã hội đối với người nghèo, tù nhân, ngoại kiều và các thai nhi đang còn trong bụng mẹ.” (…)
6. Truyền giáo: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16).
“…Tôi chắc chắn rằng một trong những mục đích của ĐTC Bênêđictô XVI khi công bố Năm Thánh Phaolô là để cho mỗi người Công Giáo đưa gương lên soi vào đời sống mình và tự hỏi: Tôi có quyết tâm và hăng say truyền bá Đức tin Công Giáo như Thánh Phaolô không? Có phải việc truyền bá Đức tin bằng gương sáng và bằng việc đối thoại với bằng hữu của chúng ta là điều chúng ta quan tâm đến không? [24]
Điều gì chúng ta có thể làm cách đặc biệt để truyền đạt một lòng yêu mến Chúa Giêsu và một sự hiểu biết về Đức tin của chúng ta trong trái tim và tâm trí của những người trẻ là tương lai của Giáo Hội chúng ta? Qua những ẩn dụ chứa đầy nghị lực và có tính cách thể thao của ngài, gương của Thánh Phaolô phải lôi cuốn giới trẻ cách đặc biệt, khuyến khích các em dùng nghị lực và lòng hăng say vào việc truyền bá Tin Mừng của Đức Kitô.
ĐTC Gioan Phaolô II luôn luôn nhắc nhở chúng ta rằng Đức tin Công Giáo của chúng ta chỉ có thể lớn lên khi chúng ta ý thức và tận tâm chia sẻ đức tin này với tha nhân. Đức Kitô sẽ nhìn đến mỗi người chúng ta với đôi mắt từ bi của Người khi phán xét riêng và hỏi rằng chúng ta đã cố gắng làm những gì trong cuộc đời mình để mời gọi người khác đến hiệp thông với Đức Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Người. Chúng ta có ngạc nhiên chút nào không khi ĐTC Gioan Phaolô II bắt đầu Thông điệp của ngài về hoạt động truyền giáo - Redemptoris Missio - năm 1990, bằng một lời nhắc đến Thánh Phaolô không? Ngài viết:
“Sứ vụ này của Đức Kitô, Đấng Cứu Thế, được trao phó cho Giáo Hội vẫn còn lâu lắm mới được hoàn thành. Khi mà thiên niên kỷ thứ hai sau khi Đức Kitô đến sắp hết, một cái nhìn tổng quát về nhân loại cho thấy rằng sứ vụ này mới chỉ bắt đầu và chúng ta phải quyết tâm hết lòng phục vụ nó. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng thúc đẩy chúng ta rao truyền công trình vĩ đại của Thiên Chúa: ‘Vì nếu tôi rao giảng Tin Mừng, thì không có lý do gì để tôi tự hào, mà đó là một nhiệm vụ tôi phải làm. Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!’ (1 Cr 9,16). Nhân danh toàn thể Giáo Hội, tôi cảm thấy có một nhiệm vụ khẩn thiết để nhắc lại lời kêu gào này của Thánh Phaolô”.
Chớ gì mỗi người chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 này cảm thấy có cùng một nhiệm vụ nhắc lại lời kêu gào của Thánh Phaolô. ĐTC Gioan Phaolô II đã chỉ cho chúng ta rằng tinh thần siêu nhiên và truyền giáo phải song hành với nhau và lời mời gọi nên thánh phổ quát được liên kết chặt chẽ với lời mời gọi truyền giáo phổ quát [25].
ĐTC Phaolô VI tóm tắt tâm hồn của Thánh Phaolô trong một đoạn của Tông huấn Evangelii Nuntiandi:
“Mẫu gương truyền giáo là Tông Đồ Phaolô đã viết những lời này trong thư gửi tín hữu Thessalônica, và cũng là chương trình cho tất cả chúng ta: ‘Chúng tôi đã yêu mến anh em tha thiết, đến nỗi sẵn sàng chia sẻ với anh em, không những chỉ Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả chính mình chúng tôi, vì anh em đã trở nên rất thân yêu đối với chúng tôi’ (1 Ts 2,8). Tình yêu này là gì? Tình yêu ấy phải hơn tình yêu của một vị thầy; đó là tình yêu của một người cha; và cũng là tình yêu của một người mẹ. Đó chính là tình yêu mà Chúa mong mỏi nơi mỗi người rao giảng Tin Mừng, nơi mỗi người xây dựng Giáo Hội. Một dấu hiệu của tình yêu là quan tâm ban phát chân lý và đưa người ta đến hợp nhất. Một dấu hiệu khác của tình yêu là một lòng tận tuỵ rao giảng Đức Chúa Giêsu Kitô, mà không hạn chế hay quay đầu trở lại” [26].(…)
Nguyện xin lửa mà Chúa Thánh Thần đã đổ xuống lòng Thánh Phaolô, làm cho lòng của ngài trở thành ngọn lửa soi sáng thế gian, đốt cháy lòng chúng ta để chúng ta trở thành những nhà truyền giáo sống động và hữu hiệu trong Năm Thánh Phaolô và suốt đời chúng ta.” (…)
Đức cha Michael Saltarelli, Giám mục Wilmington
Ghi chú (của bài viết trên):
[1] x. Roch A. Kereszty, Jesus Christ, Fundamentals of Christology (Staten Island, NY: Communio Books), 40.
[2] John Henry Newman, Parochial and Plain Sermons, Sermon 9, Việc trở Lại của Thánh Phaolô nhìn theo chức vụ của ngài, Lễ Thánh Phaolô Trở Lại,: Ignatius Press, 1997, p. 290-291.San Francisco
[5] x. Thư Mục vụ về Sự Thánh thiện trong Thế giới Làm việc (Pastoral Letter Holiness in the World of Work) của ĐGM Michael Saltarelli, ngày 30-8-2001, phát hành trên The Dialog và trên website của GP Wilmington: www.cdow.org.Thư Mục vụ này cũng được phát hành toàn quốc trên Origins dưới cùng một đề tài vào ngày 30-8-2001 (Vol. 31: No. 12), 217-220.
[7] Bản văn tiếng Anh của Dei Verbum. Những tài liệu khác của Giáo Hội được đề cập đến trong thư này có thể được tìm thấy bằng mục tìm kiếm của website Vatican: www.vatican.va/phome_en.htm
[8] x. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, 2708.
[9] x. Tông thư Mane Nobiscum Domine cho Năm Thánh Thể (tháng 10/2004 - tháng 10/2005) của ĐTC Gioan Phaolô II, ngày 7-10-2004.
[10] S. Hieronymous, Commentarius in Ecclesiasten, 313: CCL 72, 278 như được dẫn chứng ở Lineamenta cho Thượng Hội đồng Giám mục của Giáo Hội hoàn vũ về Lời Thiên Chúa trong Đời sống và Sứ vụ Giáo Hội, sẽ đươc tổ chức ở Roma từ 5 đến 26-10-2008.
[12] x. Thư Mục vụ Go and Teach: Facing the Challenges of Catechesis Today (Hãy Đi và Dạy: Đương đầu với những Thách đố của việc Dạy Giáo lý hôm nay) của ĐGM Michael Saltarelli, ngày 15-9-2005, được ấn hành trong The Dialog và trong website của GP Wilmington: www.cdow.org. Thư Mục vụ này cũng được phát hành toàn quốc trong Origins với tựa đề A Vision for Catechesis (Một Viễn tượng cho việc Dạy Giáo lý, ngày 27-10-2005 (Vol. 35: số 20), 329-334.
[13] x. 2 Cr 11,23-29.
[14] x. Bài đọc trong Kinh Nhật Tụng cho ngày 30/6 – Ngày Lễ Kính các Thánh Tử đạo Tiên khởi của Giáo hội Rôma.
[15] ĐTC Beneđictô XVI, Thông điệp Spe Salvi, số 4.
[16] ĐTC Bênêđictô XVI, Thông điệp Spe Salvi, số 33.
[17] ĐTC Bênêđictô XVI, Thông điệp Spe Salvi, số 37.
[18] ĐTC Bênêđictô XVI, Thông điệp Spe Salvi, số 3.
[20] ĐTC Gioan Phaolô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia năm 2003, số 6.
[21] ĐTC Gioan Phaolô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia năm 2003, số 8.
[22] ĐTC Gioan Phaolô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia năm 2003, số 8.
[24] x. Thư Mục vụ “Làm sao để giơ tay ra cho những người Công Giáo không còn giữ đạo ở nước Hoa Kỳ ngày nay” của ĐGM Michael Saltarelli, ngày 13-1-2000, được đăng trên The Dialog và trên website của GP Wilmington www.cdow.org. Thư Mục vụ này cũng được đăng trên toàn quốc trong Origins dưới nhan đề Làm sao để giơ tay ra cho những người Công Giáo không còn giữ đạo ở nước Hoa Kỳ ngày nay, ngày 27-1-2000 (Tập 29, số 32), 514-518.
[25] x. ĐTC Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptoris Missio, năm 1990, số 90.
[26] ĐTC Phaolô VI, Tông huấn Evangelii Nuntiandi, năm 1975, số 79.
~~~000~~~
KẾT:
Thật ra, các Thư của Thánh Phaolô là cả một “kho tàng giáo lý” đồ sộ mà suốt 2000 năm nay dân Chúa không ngừng học hỏi, đào sâu, suy niệm…
Được hình thành từ thuở ban đầu khai sinh Giáo Hội, cho dù mang đậm dấu vết của hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ cùng với những sắc thái riêng của yếu tố con người, văn hoá, thời sự mục vụ…, vì là những “bản văn mặc khải”, nên các thư Phaolô luôn chất chứa những giá trị linh đạo vượt thời gian và là ánh sáng dẫn đưa con đường hoàn thiện cho dân Chúa muôn nơi muôn thuở.
Hy vọng mỗi người, qua việc thực hành “Lectio Divina” trên những bản văn của Vị “Tông Đồ Dân Ngoại” sẽ luôn tìm thấy những ánh sáng dịu vời soi chiếu trên cuộc “lữ hành về nhà Cha”.
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
[1] Chantal Reynier, nguyên tác “POUR LIRE SAINT PAUL” nxb. Les Éditions du Cerf, 2008. Thiên Hựu và Xuân Hùng chuyển ngữ: ĐỂ ĐỌC THÁNH PHAOLÔ, NXB. Phương Đông 2017. Phần MỞ ĐẦU, tr. 7: “Các thư Phalô thuộc về Mặc Khải và vì thế cần thiết cho sự hiểu biết Đức Kitô. Được viết ở một thời kỳ nhất định nhưng chúng có giá trị cho mọi thời đại, không có nội dung nào khác ngoài sự kiện Đức Kitô”.
[2] Alain Decaux – Viện sĩ Hàn lâm Pháp: TRẺ SINH NON CỦA THIÊN CHÚA, Một tiểu sử về Thánh Phaolô, nxb Perrin-Desclée de Brouwer, bản dịch của Phạm Minh Thiện, Lưu hành nội bộ Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng, tr. 7: “Là nhà thư văn hùng vỹ. Là người thần kỳ làm kẻ khác hoán cải. Là kiến trúc sư của Ki-tô giáo – là người sáng tạo, như Rêmarút (Reimarus) đã nói thế vào thế kỷ XVIII, và người vô thần Nit-sơ (Nietzsche) lặp lại vào thế kỷ XIX -, người đã áp đặt cái nhìn của mình về Đức Kitô và đã hun đúc những luật pháp sẽ chi phối Giáo Hội, khá lâu trước khi các sách Tin Mừng được soạn ra”.
[3] Đức Hồng Y Carlo Maria Martini. Nguyên tác tiếng Ý “ IL Vangelo Di Paulo”. Tin Mừng theo Thánh Phaolô. Chuyển ngữ: Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O.cist. NXB. Tôn Giáo 2012. Tr. 47: “Khi nói về sự biến đổi của Phaolô, tôi qui chiếu đến sự sáng ngời và trong sáng xảy ra trong suốt cuộc đời mục vụ của ông. Điều nầy được phản ảnh trong các thư. Đọc các thư nầy, chúng ta được lôi cuốn bởi sự trong sáng và rực rỡ của tâm hồn ông. Ngay cả sau 2000 năm chúng ta vẫn cảm thấy đàng sau những lời được viết ra là một con người năng động, đầy gợi hứng, linh động”.
[4] Giuse Ngô Ngọc Khanh OFM. THƯ PHAOLÔ – VĂN CHƯƠNG VÀ NỘI DUNG. Lưu hành nội bộ. Học Viện Phanxicô 2016. Tr. 6: “Thuật nữ “Corpus Paulinum” nhằm chỉ 13 thư của Phaolô hoặc được gán cho Phaolô.”
[5] Ibid. Tr. 7: “Thuật ngữ nầy bao gồm hai từ “homo-giống nhau” và “logoumena-những gì được nói”, nhằm chỉ tất cả các học giả đều đồng tình rằng những thư nầy chắc chắn do chính Phaolô viết. Như thế, thuật ngữ nầy được dùng để chỉ nhóm các thư đệ I Phaolô. Nhóm nầy bao gồm 7 thư: Rm, 1&2 Cr, Gl, Pl, 1 Tx và Plm.”
[6] Lm. Mt. Nguyễn Khắc Hy S.S.: Bài 3: Thánh Phaolô viết bao nhiêu thư? Và Khi nào? Nguồn: http://www.memaria.org/default.aspx?LangID=0&tabId=580&ArticleID=20311&Page=1
[7] Ibid. Còn sáu thư còn lại (2 Thesalonica, Ephêsô, Côlôsê, 1 và 2 Timôtê và Titô) là đề tài tranh luận giữa những học giả Thánh Kinh về tác quyền, và họ gọi những thư này là Thứ Kinh (Deutero-Pauline letters).
[8] Giuse Ngô Ngọc Khanh OFM. THƯ PHAOLÔ – VĂN CHƯƠNG VÀ NỘI DUNG. Lưu hành nội bộ. Học Viện Phanxicô 2016. Tr. 8: “Thuật ngữ nầy bao gồm hai từ “anti-chống nhau” và “legomena-những gì được nói”, nhằm chỉ các nhà nghiên cứu không đồng nhất việc cho rằng các thư nầy do chính Phalô viết. Như thế, huật ngữ nầy được dùng để chỉ nhóm các thư đệ II và đệ III Phaolô. Nhóm nầy gồm 6 thư, được chia làm hai khối nhỏ:…”
[9] Ibid. Tr. 8: “Ở nhóm đệ II nầy, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng chính Phalô là tác giả, còn một số ít không đồng ý như thế, nhưng đều công nhận rằng các thư nầy thuộc về trường phái Phaolô, tức do các môn đệ của ngài viết”.
[10] Ibid. Tr. 8: “đối với nhóm thư đệ III nầy đa số học giả không công nhận các thư nầy do Phaolô viết ra, thậm chí còn được xem là “mạo danh”. (Xem thêm: Lm. Vinhsơn Phạm Xuân Hưng, OP. Dẫn nhập các thư Thánh Phaolô. Nguồn: Trang mạng Dòng Thừa Sai Đức Mẹ. Link: http://mfvietnam.org/dan-nhap-cac-thu-thanh-phaolo.html:
- Các thư do chính thánh Phaolô viết: 1 Tx, Gl, Pl, 1 và 2 Cr, Rm, Plm.
- Các thư do thánh Phaolô soạn, nhưng bị nghi ngờ: 2 Tx, Cl, Ep.
- Các thư bị coi là mạo danh: 1 và 2 Tm, Tt.
[11] Lm. Mt. Nguyễn Khắc Hy S.S.: Bài thứ 10: Có sách ghi Phaolô là tác giả thư gởi tín hữu Do thái, sao không thấy Giáo hội nói đến? Nguồn: http://www.memaria.org/default.aspx?LangID=0&tabId=580&ArticleID=2037:
“Một số sách xưa có ghi tên Phaolô là tác giả thư gởi tín hữu Do thái, nhưng ngày này phần lớn các nhà Thánh Kinh không tin như vậy. Trong phụng vụ của Giáo hội, chúng ta để ý là các bài đọc trong thánh lễ không còn để tên Phaolô là tác giả, mà chỉ đọc: “Bài trích thư gởi tín hữu Do thái.” Việc tìm hiểu tác giả là ai đã có nhiều tranh cải từ những thế kỉ đầu tiên. Giáo phụ Origen (chừng năm 185-254) cũng đã kết luận: “Chỉ có Thiên Chúa biết tác giả thư này là ai. (…). Ngày nay, các nhà Kinh thánh không tin Phaolô là tác giả vì: (1) hình thức và cấu trúc của thư này hoàn toàn khác với những thư khác của Phaolô; (2) những danh từ dùng cũng không trùng hợp với những danh từ Phaolô thường dùng; (3) cách trình bày lá thư giống như một tiểu luận về thần học hơn là một lá thư trình bày những ý kiến hay vấn nạn muốn nói như Phaolô thường viết; và cuối cùng (4) nội dung của thư này trình bày tư tưởng mà người ta không tìm thấy trong bất cứ thư nào của Phaolô (và ngay cả những thư khác của các tông đồ trong Tân Ước), chẳng hạn tư tưởng về chức Thượng tế của Chúa Giêsu Kitô.
Về độc giả của thư, chúng ta cũng không biết chính xác là ai. Điều ta biết chắc là nội dung thư nói và trích nhiều tư tưởng thần học trong Cựu Ước. Vì thế chúng ta có lý do để tin là độc giả của thư là những người Do thái theo Kitô giáo. Những từ “thư gởi tín hữu Do thái” được các giáo phụ thêm vào cuối thế ký thứ hai, vì tự lá thư không thấy gởi cho ai một cách cụ thể.
Tóm lại, chúng ta không biết ai là tác giả thư này, nhưng thư đã có ảnh hưởng lớn trong tư tưởng thần học của mọi Kitô hữu kể từ cuối thế kỷ thứ nhất.
[12] Lm. Vinhsơn Phạm Xuân Hưng, OP. Dẫn nhập các thư Thánh Phaolô. Nguồn: Trang mạng Dòng Thừa Sai Đức Mẹ. Link: http://mfvietnam.org/dan-nhap-cac-thu-thanh-phaolo.html (Xem thêm: Lm. Phan Tấn Thành, O.P. CÓ BAO NHIÊU TÁC PHẨM CỦA THÁNH PHAOLÔ ?: “Hiện nay, trong danh mục các thư của Thánh Phaolô, chúng ta đếm được 14 lá thư, theo thứ tự như sau: Rôma, 2 thư gửi Côrintô, Galát, Êphêsô, Philipphê, Côlôsê, 2 thư gửi Têxalônica, 2 thư gửi Timôtê, Titô, Philêmôn, Do Thái. Câu hỏi đầu tiên được nêu ra là: các thư vừa rồi được xếp theo thứ tự nào? Các học giả cho rằng chắc là không theo thứ tự thời gian rồi. Một ý kiến thông thường cho rằng dựa theo tiêu chuẩn vật lý, nghĩa là cái nào dài nhất thì đứng đầu (đó là thư Rôma), rồi đi xuống dần cho đến cái ngắn nhất. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng tiêu chuẩn này, thì phải dành chỗ cuối cùng cho thư gửi ông Philêmôn chứ sao lại đặt thư gửi Do Thái? Phải chăng tại vì có nghi vấn chung quanh lá thư này? Thực vậy, ngày nay, mọi người đều nhận rằng thư gửi Do Thái không do Thánh Phaolô viết ra, nhưng do một bàn tay khác, và thậm chí nó không phải là một lá thư cho bằng một bài giảng. Nói khác đi, các ấn bản chính thức chỉ nhìn nhận 13 thư của Thánh Phaolô. Nhưng các nhà phê bình sử học còn muốn đi xa hơn nữa: có người muốn rút con số đó xuống, có người muốn tăng con số lên.” Nguồn: https://www.nguoitinhuu.org/kienthuc/LmThanh/ghh11.html
[13] Lm. Vinhsơn Phạm Xuân Hưng, OP. Dẫn nhập các thư Thánh Phaolô. Nguồn: Trang mạng Dòng Thừa Sai Đức Mẹ. Link: http://mfvietnam.org/dan-nhap-cac-thu-thanh-phaolo.html: “Các tác phẩm của Thánh Phaolô mang đặc tính của cả hai loại trên: mang tính thân mật qua cách chào hỏi, khuyên bảo… (lettera); đồng có những giáo huấn, tranh luận, biện bác (epistola). Tất cả các thư của thánh Phaolô đều được viết do hoàn cảnh, do nhu cầu tín hữu đặt ra. Đó không phải là những tiểu luận thần học, mà là những câu giải đáp cho những hoàn cảnh cụ thể. Các thư này không hoàn toàn riêng tư, cũng không phải thuần tuý văn chương. Đó là những bài thuyết trình dành cho các độc giả cụ thể, rồi qua họ dành cho mọi Kitô hữu. Nội dung các thư bao gồm những điểm giáo lý căn bản xoay quanh trục Đức Kitô đã chết và sống lại để cứu độ nhân loại, nhằm mục đích huấn luyện các tín hữu, củng cố đức tin, sửa chữa những sai lầm yếu đuối. Các thư đưa ra hướng giải quyết những vấn đề do các cộng đoàn gây ra, chống lại những người truyền bá giáo lý sai lạc.”
[14] Giuse Ngô Ngọc Khanh OFM. THƯ PHAOLÔ – VĂN CHƯƠNG VÀ NỘI DUNG. Lưu hành nội bộ. Học Viện Phanxicô 2016. Tr. 6-7. (Xem thêm: P. Claude TASSIN: SAINT PAUL APOTRE DES NATIONS. CHAPITRE I PRÉSENTATION GÉNÉRALE: PAUL ET SES LETTRES.)
[15] Ibid. (Giuse Ngô Ngọc Khanh OFM.). Tr. 7. (Xem thêm: Lm. Vinhsơn Phạm Xuân Hưng, OP. Dẫn nhập các thư Thánh Phaolô. Nguồn: Trang mạng Dòng Thừa Sai Đức Mẹ. Link: http://mfvietnam.org/dan-nhap-cac-thu-thanh-phaolo.html)
[16] Ibid. Tr. 56: “Dù sử dụng hình thức thư tín thời cổ nhưng Phaolô thường điều chỉnh các phần trong thư. Những thay đổi đó có thể ở phần đề thư, phần thân thư, và phần lời chào kết thư, hoặc ở tất cả các phần của thư, tuỳ theo bối cảnh và mục đích viết thư”.
[17] Ibid. Tr. 56
[18] Ibid. Tr. 57.
[19] Ibid. Tr. 55-56
[20] Ibid. Tr. 57-58
[21] William Barclay. Thư gửi tín hữu Rôma. Nxb. Tôn giáo 2008. Phần “Dẫn Nhập”, tr. 5: “Trong Tân Ước không có nhóm tài liệu nào hay hơn các thư của Thánh Phaolô. Lý do là vì trong tất cả các hình thức văn chương thì thư từ thể hiện tính chất riêng tư hơn hết. Demetrius, một trong những nhà phê bình văn chương cổ Hy Lạp, đã viết: “Mỗi người bộc lộ tâm hồn mình qua thư từ. Chúng ta có thể hiểu được con người tác giả qua các hình thức văn chương, nhưng không có thể văn nào rõ hơn là các thư” (Demetrius, On style 227). Chúng ta biết nhiều về Thánh Phaolô vì Ngài để lại nhiều thư, trong đó Ngài đã dốc đổ lòng trí cho những người Ngài yêu mến, và qua đó, ngày nay chúng ta có thể hiểu được các vấn đề của Hội Thánh sơ khai mà con người vĩ đại đó phải đối đầu, thấy được nhịp tim yêu thương của Ngài đối với con người, ngay cả khi họ lầm lỗi, sai lạc”.
[22] Chantal Reynier, nguyên tác “POUR LIRE SAINT PAUL” nxb. Les Éditions du Cerf, 2008. Thiên Hựu và Xuân Hùng chuyển ngữ: ĐỂ ĐỌC THÁNH PHAOLÔ, NXB. Phương Đông 2017. Phần III. TÁC PHẨM THƯ TÍN, tr. 133: “Đối với Phaolô, thư là một phương tiện liên lạc với các cộng đoàn mà người đã thăm viếng hoặc thành lập. Nó là một hình thức hiện diện, hoặc sửa soạn cho người đến với cộng đoàn (vd. Rm 15,14-33; 1 Cr 4,14-21; 16,1-11; 2 Cr 2,1; 13,1-2; Cl 2,5…)
[23] Ibid. Tr. 133-134: “Trước tiên nó nhằm để đọc, cao giọng, cho những thành viên của cộng đoàn nghe. Đó chính là nguồn gốc việc dùng trong phụng vụ vốn là chính yếu trong Giáo Hội. “Sau khi anh em đọc thư nầy, xin liệu sao cho Giáo Hội Laodikia cũng được đọc nữa. Xin anh em cũng đọc thư của tôi gửi cho Giáo Hội Laođikia” (Cl 4,16). (…) Loại hình truyền thông nầy phù hợp với việc loan truyền Tin Mừng vốn bản thân nó diễn ra bằng sự rao giảng bằng miệng…”
[24] Ibid. Chương 3: DI SẢN PHARISÊU BỊ ĐÁNH ĐỔ,, tr. 59: “Thế lực tư tưởng của người lớn đến nổi người ta đã tưởng rằng Phalô là “người sáng lập Kitô giáo”. Thực tế, Phaolô không sáng chế ra Đức Kitô cũng như Giáo Hội. Người loan báo Phục Sinh bằng cách khai triển những hệ quả nhân linh và vũ trụ của biến cố lạ thường và bất ngờ nầy…”
[25] Ronald D. Witherup, PSS. THÁNH PHAOLÔ VÀ TÂN PHÚC ÂM HOÁ. Bản dịch Việt ngữ: Nguyễn Quý Khôi; Biên tập bản dịch: Lm. Lê Công Đức, PSS. NXB. Tôn Giáo 2018. Tr. 47
[26] Chantal Reynier, nguyên tác “POUR LIRE SAINT PAUL” nxb. Les Éditions du Cerf, 2008. Thiên Hựu và Xuân Hùng chuyển ngữ: ĐỂ ĐỌC THÁNH PHAOLÔ, NXB. Phương Đông 2017. Phần III. TÁC PHẨM THƯ TÍN, tr. 135: “Mục đích của những thư nầy là làm cho các cộng đoàn khám phá căn tính bản thân Đức Kitô và dẫn đưa họ vào đời sống Kitô hữu…Chúng diễn tả những khía cạnh khác về mặc khải Đức Kitô sống lại đã được uỷ thác cho Thánh Tông Đồ (Ep 3,1-13). Vì thế, các thư là nền tảng mà cộng đoàn xây dựng trên đó”.
[27] Alain Decaux – Viện sĩ Hàn lâm Pháp: TRẺ SINH NON CỦA THIÊN CHÚA, Một tiểu sử về Thánh Phaolô, nxb Perrin-Desclée de Brouwer, bản dịch của Phạm Minh Thiện, Lưu hành nội bộ Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng, tr. 362
[28] SĐD (Đức cha Michael Saltarelli, Giám mục Wilmington, thư mục vụ vào ngày 25-1-2008: HỌC VÀ SỐNG TINH THẦN THÁNH PHAOLÔ. Nguồn:
http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/NamThanhPhaolo/02HocHoiTinhThanPhaolo.htm
[29] Một trong những người đại diện cho “lập luận” nầy là cha Pierre Pourrat (1871-1957), người Pháp, thuộc tu hội Xuân Bích, nguyên là Bề Trên của Đại Chủng Viện Lyon. Luận điểm về linh đạo Phaolô được ngài trình bày trong tác phẩm Christian Spirituality.
[30] P. Pourrat. Christian Spirituality. London Bunrs Oates and Washbourne LTD. III. The Teaching of St. Paul. P. 16: “St. Paul, in accodance with the teaching of Jesus, enforces the two great laws of the spiriual life: the mortification of evil propensities, the abneget seipsum, and a life in constant union with Jesus Christ, who is to be the rule of ours thougths, feelings and actions, et sequatur Me.”
(Tạm dịch): “Tương hợp với giáo huấn của Chúa Giêsu, Thánh Phaolô đặt nặng hai quy luật chính của đời sống thiêng liêng: chết đi cho những tính hư tật xấu, abneget seipsum (hãy từ bỏ chính mình), và liên kết mật thiết với Chúa Giêsu Kitô, Đấng làm chủ mọi tư tưởng, cảm xúc và hành động, et sequatur Me (và theo Ta).”
[31] Ibid. P. 17: “Hence, to set forth the spiritual teaching of St. Paul is: (1) to describe his conception of the flesch, the old man, and to show its opposition to the spirit, the new man; (2) to explain what constitutes the spirit, the new man; (3) to point out the ascetic and mystical consequences of the connections between the spirit, the new man and the Holy Sprit and Jesus.”
(Tạm dịch): “Do đó, giáo huấn linh đạo của Thánh Phaolô căn cứ trên những điểm chính sau: (1) về đời sống xác thịt, con người cũ và sự đối lập với đời sống tinh thần, với con người mới; (2) về những nhân tố để thiết dựng đời sống tinh thần, con người mới; (3) về những hệ quả mang chiều kích tu đức và thần bí trong tương quan giữa đời sống tinh thần, con người mới với Chúa Thánh Thần và Chúa Giêsu.”
[32] William Barclay. Thư gửi tín hữu Rôma. Nxb. Tôn giáo 2008. Phần “GIẢI NGHĨA THƯ RÔMA – Hoàn cảnh con người”, tr. 109 – 112 (Tác giả nhấn mạnh đến 3 yếu tố bất toàn: Bất toàn tri thức: biết được nhưng chưa chắc làm được; bất toàn ý chí: muốn, quyết tâm thực hiện nhưng không thể: Kinh nghiệm Phêrô: “Dầu tôi phải chết với Thầy đi nữa, tôi sẽ chẳng chối Thầy đâu” (Mt 26,35); bất toàn chẩn đoán: bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác về bệnh nhưng bất lực cứu chữa…)
[33] P. Pourrat. Christian Spirituality. London Bunrs Oates and Washbourne LTD. III. The Teaching of St. Paul. P. 17: “The flesh, so far as we are here concerned, is nature as it actually exists, vitiated by sin, infected by concupiscence. It means man in the state wherein he was left by original sin. The tainted flesh, or concupiscence, becomes in turn the source of personal sin. It is also a principle of death, in constant rebellion against the spirit, and the will by itself without grace is powerless to hold it in check.”
(Tạm dịch): “Xác thịt, mà lâu nay chúng ta đề cập tới, là bản chất của một thực tại, bị tội lỗi làm cho băng hoại, bị ô nhiễm bởi dục vọng. Xác thịt cũng có nghĩa là tình trạng con người sau tội nguyên tổ. Xác thịt ô uế hay dục vọng đó chính là căn nguyên tội lỗi. Sự chết cũng từ đó mà ra, và trong cuộc nổi loạn liên tục chống lại tinh thần, nếu chỉ dùng ý chí mà không cậy nhờ ân sủng, sẽ không đủ sức ngăn chặn.”
[34] William Barclay. Thư gửi tín hữu Rôma. Nxb. Tôn giáo 2008. Phần “GIẢI NGHĨA THƯ RÔMA – Hoàn cảnh con người”, tr. 112 – 114: (Tóm tắt nội dung mà tác giả muốn nói):
- Xác thịt: nghĩa đen hoàn toàn, chỉ thân xác, xác phàm con người, nhục thể con người (Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể và cư ngụ giữa chúng ta - verbum caro factum est et habitavit in nobis – Ga 1,14).
- Xác thịt: được hiểu theo nghĩa “theo phương diện loài người”, “với tư cách nhân loại”: “Xét như một người phàm (kata sarka - theo xác thịt ), Đức Kitô xuất thân từ dòng dõi Đa-vít” (Rm 1,3)
- Xác thịt: “bản chất con người với tất cả sự yếu đuối, dễ phạm tội của nó…Xác thịt là phương diện thấp trong bản chất con người…Đối với Phaolô, xác thịt không phải là vấn đề thuộc thể, nhưng là một vấn đề thuộc linh…”.
[35] SĐD (HĐGMVN, Uỷ Ban Giáo lý Đức tin, Ban từ vựng Công Giáo, TỰ ĐIỂN Công Giáo, nxb. Tôn giáo 2016. Mục từ XÁC THỊT, Tr. 981): Xác: hình hài con người; thịt: phần mềm có thớ, bao quanh xương. Xác thịt có gốc tiếng Hipri là basar – được dịch sang tiếng Hy Lạp là sarx. Theo Thánh Phaolô, xác thịt chỉ một lực lượng sự dữ nơi con người, đối lập với Thiên Chúa và Thần Khí của Ngài (x. Rm 8,5-8). Nơi con người đã có sẵn một sự căn thẳng, một cuộc chiến đấu nào đó giữa tinh thần và xác thịt (x. GLHTCG 2516). “Tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối” (Mc 14,38). Những việc do tính xác thịt gây ra là: “dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tị, say sưa, chè chén và những điều khác giống như vậy” (Gl 5,19-21; GLHTCG 1852). Điều răn thứ chín cấm dục vọng của xác thịt (x. GLHTCG 2514)
[36] P. Pourrat. Christian Spirituality. London Bunrs Oates and Washbourne LTD. III. The Teaching of St. Paul. P. 21: “This idea of the spirit, the new man, according to st. Paul, will be further difined by a study of the relation which unite the christian regenerated in Baptism to the Holy Spirit and to Jesus Christ. It is here that we shall discover all the wealth and the beauty of the spritual doctrine of the great Apostle.”
(Tạm dịch): “Ý tưởng về (đời sống) tinh thần, hay con người mới, sẽ được Thánh Phaolô định nghĩa rõ hơn khi bàn về mối tương quan của người Kitô hữu với Chúa Thánh Thần và với Chúa Giêsu Kitô nhờ Bí tích Rửa tội. Chính tại đây, chúng ta sẽ khám phá tất cả sự phong phú và vẻ đẹp của học thuyết về linh đạo của vị Tông đồ vĩ đại.”
[37] P. Pourrat. Christian Spirituality. London Bunrs Oates and Washbourne LTD. III. The Teaching of St. Paul. P. 27:
“Christian life is the resul of a twofold co-operation: that of God, who makes us conformable to the image of His son; and our own, whereby we reproduce that image within us.”
(Tạm dịch): “Đời sống Kitô hữu là kết quả của một sự cọng tác lưỡng diện: một bên là của Thiên Chúa, Đấng làm cho chúng ta nên giống hình ảnh Chúa Con; một bên là chính chúng ta, khi tái tạo hình ảnh Chúa Con trong chính mình.”
[38] Phan Tấn Thành O.P. ĐỜI SỐNG TÂM LINH IV, CHIỀU KÍCH HUYỀN BÍ TRONG CÁC TÔN GIÁO. NXB. Phương Đông, 2015. Chương 6: Huyền bí Kitô giáo. Tr. 201: “Các học giả ghi nhận rằng thánh Phaolô không nói đến sự kết hiệp với Thiên Chúa cho bằng kết hiệp với Đức Kitô.”
[39] Lm. Giuse Trương Đình Hiền. THÁNH PHAOLÔ: MỘT CUỘC ĐỜI MANG DẤU ÂN LINH ĐẠO. b/. Phaolô: Một cuộc đời “thuộc trọn về Chúa Kitô” trong tình yêu:
“Kể từ khi bị “tiếng sét ái tình” quật ngã trên đường Đamát đó, cuộc đời Thánh Phaolô, trong cảm nhận và niềm xác tín của ngài, đó là cuộc đời hoàn toàn bị Đức Kitô chiếm đoạt: “bởi lẽ chính tôi đã được Đức Ki-tô Giê-su chiếm đoạt” (Pl 3,12); một sự “chiếm đoạt toàn diện, sâu xa” đến độ như ngài chia sẻ: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi “ (Gl 2,20).
Dĩ nhiên, đây không là một tình trạng “đánh mất nhân cách”, chỉ còn là “một hình nộm cho Chúa giật dây”; nhưng là một trạng thái kết hiệp tâm linh mà ở đó, Đức Kitô trở thành lẽ sống, trở thành nguyên uỷ, động lực và mục tiêu để Phaolô quy hướng mọi hoạt động của đời mình. (Xem thêm: Linh mục Phan Tấn Thành)
Và cái mối tương quan sâu đậm đó được Thánh Phaolô diễn tả bằng thuật ngữ “Trong Đức Kitô” (in Christo) mà người ta đếm được khoảng 160 lần trong các bức thư của ngài; đó là mối tương quan mang chiều kích “thần bí”; hay đúng nhất đó chính là mối tương quan của tình yêu như thánh nhân xác nhận trong thư Rôma và nhiều nơi khác:
“Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.” (Rm 8,35-39).
Cũng cần ghi nhận thêm rằng: việc “thuộc trọn về Đức Kitô trong tình yêu” trong kinh nghiệm tâm linh của thánh Phaolô luôn mang chiều kích “Vượt Qua”: gắn liền với cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô:
“Vì cũng như chúng ta chia sẻ muôn vàn nỗi khổ đau của Đức Ki-tô, thì nhờ Người, chúng ta cũng được chứa chan niềm an ủi” (2 Cr 1,5); Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. (4,10); Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian (Gl 6,14); Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Đức Ki-tô nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại. Chúng ta biết rằng: con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Ki-tô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Quả thế, ai đã chết, thì thoát khỏi quyền của tội lỗi. Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Ki-tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta.” (Rm 6,5-8)
[40] P. Pourrat. Christian Spirituality. London Bunrs Oates and Washbourne LTD. III. The Teaching of St. Paul. P. 30:
“St. Paul’ s epistles nearly always end in exhortations to the practice of Christian virtues. Indeed, commentators divide almost all of them into two parts: dogmatic and moral. ….”
(Tạm dịch): “Các thư tín của Thánh Phaolô gần như luôn luôn kết thúc bằng những huấn dụ thực hành các nhân đức Kitô giáo. Thật vậy, các nhà bình luận phân chia các huấn dụ nầy thành hai phần: tín lý và luân lý. …”
[41] Ibid. P. 27: “If the christian is incorporated into the Savior by divine grace, it is his duty to make his life conform with Christ' s and to imitate Him. The members who make up the mystical body of Christ would be unfaithful to their calling if they did not reproduce the likeness of their Head as perfectly as possible within themselfs.”
(Tạm dịch): “Khi người Kitô hữu được liên kết với Đấng Cứu Thế nhờ thiên ân, thì có bổn phận làm cho cuộc sống của mình phù hợp với Chúa Kitô và bắt chước Ngài. Các chi thể trong nhiệm thể của Chúa Kitô sẽ không trung thành với ơn gọi của mình nếu không làm cho chi thể giống với Đầu cách hoàn hảo nhất có thể.”
[42] SĐD. P. 32-33: “Mortification to the point of the renoucing more or less thoroughly even lawful things, following Jesus under the guidance of the Holy Spirit, union with Him by love, making Him live within us and the imitation of Him by the practice of christian virtue in such wise as to copy Him faithfully therein: this is ascetic teaching of the Scriptures, this is the its conception of christian perfection…”
[43] Phần nầy xin được lấy lại nguyên văn các phần chính trong các Bài Giảng của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, được Phạm Xuân Khôi chuyển dịch và đăng trên trang mạng của giáo phận Đà Lạt: Nguồn: http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/NamThanhPhaolo/GiaoLy01.htm
[44] Ibid. Nguồn: http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/NamThanhPhaolo/GiaoLy02.htm
[45] Joseph Ratzinger – ĐGH BÊNÊĐICTÔ XVI, Đức Giêsu Thành Nadarét, Tập I TỪ PHÉP RỬA TẠI SÔNG GIOĐAN ĐẾN BIẾN HÌNH. Biên dịch: Lm. Nguyễn Luật Khoa, OFM - Nữ tu Phạm Thị Huy, OP.
[46] SĐD, PHẦN GIỚI THIỆU, Tr. 12
[47] Ibid. Nguồn: http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/NamThanhPhaolo/GiaoLy03.htm
[48] Ibid. Nguồn: http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/NamThanhPhaolo/GiaoLy04.htm
[49] Giữ lại các điểm chính và thay đổi các “tiểu mục” cho phù hợp với bối cảnh của bài viết hôm nay. (Ghi chú của người soạn bài nầy. Lm. Giuse Trương Đình Hiền).
[50] Thay vì câu Kinh Thánh trên, trong bản văn sử dụng câu Kinh Thánh nầy: “Ta là Giêsu, người mà ngươi đang bách hại. Hãy đứng dậy và vào thành, ở đó ta sẽ cho ngươi biết ngươi phải làm gì” (Cv 9,5-6).
(Linh đạo Phaolô phần II - Khoá trình “Linh đạo cơ bản tt)
Chúng ta mới chỉ dừng lại nơi “ngưỡng cửa cuộc đời” của Thánh Phaolô; thật ra, trọng tâm linh đạo Phaolô lại nằm trong kho tàng các tâm thư của ngài, cũng là những tín thư mạc khải của Tân Ước[1], một “kho tàng đức tin” có tầm ảnh hưởng xuyên suốt trên đời sống đức tin của dân Kitô giáo.
Thật vậy, qua các tâm thư mà ngài để lại, cũng như qua các cộng đoàn Hội Thánh do ngài thiết lập và giáo dưỡng, có thể nói được, ngài đã làm vang vọng Tin Mừng của Chúa Giêsu, đã đưa Tin Mừng đó đi vào hiện thực và định hướng việc áp dụng cũng như phát triển “Kho tàng giáo lý đức tin” trong thế giới ngay từ thuở ban đầu và vẫn còn nguyên giá trị cho tới mãi hôm nay và ngàn sau.[2]
Đặc biệt, trong lãnh vực linh đạo, Thánh Phaolô đã mang lại cho Kitô giáo những chiều kích vượt trội, có khả năng thuyết phục và hấp dẫn nhiều người, nhiều nền văn hoá, dân tộc đón nhận Tin Mừng.[3]
Trước khi đi vào các nội dung học thuyết liên quan đến “linh đạo Phaolô”, chúng ta thử lược qua một số “thông tin cần thiết” về các thư của Thánh Phaolô:
A. TỔNG QUAN VỀ CÁC “THƯ” PHAOLÔ
1. Về tác giả và quy điển danh mục:
- Tác giả:
Theo sự nhất trí của các học giả Thánh Kinh đương đại, Thánh Phaolô là tác giả của “13 bức thư” (Corpus Paulinum)[4]. Trong số đó, có 7 bức thư (Còn được gọi là nhóm “homologoumena” hay “các thư đệ I Phaolô”)[5] do chính ngài tự tay biên soạn. Đó là các thư sau: Rôma, 1 và 2 Côrintô, Galata, Philipphê, 1 Têxalônica và Philêmon; và 6 bức thư được soạn tác dưới uy tín của ngài: Ephêsô, Côlôsê, 2 Têxalônica, 1 và 2 Timôtê và Titô.[6]
Người ta cho rằng 6 bức thư vừa đề cập không do thánh Phaolô trực tiếp “chắp bút” và thường được gọi “THỨ KINH PHAOLÔ (Deutero Paulines Letters)”[7], hay còn được gọi là nhóm “antilegomena” gồm “các thư đệ II” và “đệ III Phaolô”[8]. Nhóm “các thư đệ II” gồm có 3 bức thư (2 Tx, Ep, Cl) có thể do đồ đệ hoặc thư ký thuộc “trường phái Phaolô” soạn[9]; nhóm “các thư đệ III” gồm 3 bức thư (1 và 2 Tm, Tt) phần đông cho rằng các thư nầy không do Phaolô viết ra, thậm chí còn được xem là mạo danh.[10]
Riêng thư gởi tín hữu Do Thái (hoặc thư Híp-ri), ngày nay, sau nhiều nghiên cứu và biện giải, hầu hết đều cho rằng: tác giả hoàn toàn là một người khác không phải là thánh Phaolô.[11]
- Quy điển danh mục:
Danh mục các Thư Phaolô theo “Quy điển Công Giáo” hiện nay dựa vào bảng dịch VULGATA với các tiêu chí: Các “THƯ LỚN” (Thư dài) trước, “THƯ NHỎ” (Thư ngắn); “THƯ CHUNG” (dành cho cộng đoàn, tập thể) trước, “THƯ RIÊNG” (Dành cho cá nhân) sau.[12]
Sau đây là thứ tự các Thư Phaolô trong Quy điển hiện hành:
Rôma, 1 và 2 Côrintô, Ga-lát, Êphêsô, Philípphê, Côlôsê, 1 và 2 Thêsalônica, 1 và 2 Timôthê, Titô, Philêmôn.
2. Về thể loại:
a/. Văn phong tổng thể: “Thư Tín”.
Trong 27 tác phẩm Tân ước, thì ngoài 4 sách Tin Mừng, sách Công Vụ Tông Đồ, sách Khải Huyền, được trình bày theo thể loại văn chương riêng; còn 21 tác phẩm còn lại đều được xếp chung một thể loại: THƯ TÍN, với các đặc tính chủ yếu sau:
- Loại thư tín thông thường (Lettera, letter, lettre): với văn phong tự do, thân mật, có chủ đích cá nhân (gởi cho bạn bè, trao đổi công việc làm ăn, buôn bán…).
- Loại thư tín luận đề (Epistola, epistle, épitre): văn phong nặng tính văn chương, nghiên cứu, khảo luận chuyên đề, biện luận… nhằm đến nhân vật quan trọng hoặc để phổ biến rộng rãi trên diễn đàn chung của nhiều giới, bạn bè…
Các thư của Thánh Phaolô bao gồm cả hai đặc tính trên: vừa thân tình, gần gũi như chỗ riêng tư, vừa sâu sắc, chặt chẽ mang tính thần học; vừa bình dân dễ tiếp cận cho mọi người, vừa biện luận sắc bén mang tính sư phạm để dạy dỗ hướng dẫn các cộng đoàn mà nội dung chủ yếu xoay quanh mầu nhiệm Đức Ki-tô.[13]
b/. Văn phong phản ảnh nội dung: Trong khi “thư tín” là văn phong tổng thể và xuyên suốt được chọn để trình bày các thư, thì mỗi thư, đúng hơn, mỗi “nhóm thư” lại có một “phong cách riêng” được sử dụng để chuyển tải nội dung thích hợp.
Nếu nội dung căn cứ trên “đối tượng nhận thư” thì người ta phân biệt hai “nhóm thư”: “nhóm viết cho cộng đoàn” (Rm, 1 và 2 Cr, Gl, Ep, Pl, Cl, 1 và 2 Tx) và “nhóm viết cho cá nhân” (1 và 2 Tm, Plm, Tt).[14]
Tuy nhiên, phần đông các học giả Kinh Thánh thường căn cứ vào “nội dung tư tưởng đạo lý”, “nội dung trong hoàn cảnh đặc biệt” và “nội dung mang tính thời sự mục vụ” mà phân chia thành 3 nhóm thư sau:
- Các thư “lớn”, mang nội dung tư tưởng, đạo lý quan trọng, có giá trị văn chương và nhất là mang đậm nét riêng của thánh Phaolô. Viết trong chuyến truyền giáo III (53-58). Đó là các thư Rm, 1 và 2 Cr, Gl, 1 và 2 Tx.
- Các thư “ngục tù”: viết trong thời gian và hoàn cảnh Thánh nhân bị cầm tù lần I tại Rôma (61-63). Đó là các thư: Ep, Pl, Cl, Plm.
- Các thư “mục vụ”: nhằm trợ giúp, khuyên bảo 2 môn đệ của thánh Phaolô trong việc mục vụ và cai quản cộng đoàn. Đó là các thư: 1 và 2 Tm, Tt. 1 Tm và Tt viết sau khi được tự do (năm 65), còn 2 Tm, thì viết trong lần bị cầm tù thư II tại Rôma trước khi chịu tử đạo (66/67).[15]
3. Về cấu trúc cơ bản:
Tương tự như các “thư tín Tân Ước” khác ảnh hưởng nền văn chương thư tín cổ Hy-La, cấu trúc tổng quát của các Thư Phaolô bao gồm 4 phần chính: Đề thư, Tạ ơn, Quảng diễn (Thân thư) và Kết thư cùng với những cải biên, điều chỉnh sao cho phù hợp với nội dung, chủ đích và hoàn cảnh của thư.[16]
a. Đề thư (Praescriptum): Công thức mở đầu luôn bao gồm 2 yếu tố: Giới thiệu (nêu danh tánh người gửi (một hoặc nhiều người), người nhận (cá nhân hoặc công đoàn) và lời chào chúc.
Ví dụ:
- Cá nhân cho cá nhân: 1 tit 1,1-4: “Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Thiên Chúa và Tông Đồ của Đức Giê-su Ki-tô….Tôi gửi lời thăm anh Ti-tô, người con tôi thật sự sinh ra trong cùng một đức tin chung. Xin Thiên Chúa là Cha và xin Đức Giê-su Ki-tô, Đấng Cứu độ chúng ta, ban cho anh ân sủng và bình an”.
- Nhiều người cho nhiều người: 1 Tx 1,1: “Chúng tôi là Phaolô, Xin-va-nô và Ti-mô-thê, kính gửi Hội Thánh Thê-xa-lô-ni-ca ở trong Thiên Chúa Cha, và trong Chúa Giê-su Ki-tô. Chúc anh em được ân sủng và bình an.”
So với các văn sĩ, học giả ngoại giáo (Cicêron, Sênêca...), “công thức đề thư” của Phalô thường được khai triển dài hơn, rộng hơn. Đề thư Galat có 75 từ, đề thư Rôma có 93 từ.[17]
“Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Đức Ki-tô Giê-su; tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa. Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ của Người mà hứa trước trong Kinh Thánh. Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Nhưng xét như Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng. Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được đặc ân và chức vụ Tông Đồ, làm cho hết thảy các dân ngoại vâng phục Tin Mừng hầu danh Người được rạng rỡ. Trong số đó, có cả anh em, là những người đã được kêu gọi để thuộc về Đức Giê-su Ki-tô. Kính gửi tất cả anh em ở Rô-ma, những người được Thiên Chúa yêu thương, được kêu gọi làm dân thánh. Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và bình an.” (Rm 1,1-7)
b. Lời tạ ơn (eucharistein):
Nếu các thư cổ dành phần nầy để tri ân các vị Thần, thì với thư Phaolô, đây là phần dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và chúc tụng Ngài vì những “hoa trái của Tin Mừng dành cho người nhận thư”. Phần “Tạ Ơn” nầy, thường mang theo 3 chiều kích: “Chiều kích Phụng vụ” (lời vinh tụng, có khi là trọn 1 bài Thánh Thi), “chiều kích luân lý” (trung tín với đời sống và ơn gọi Kitô hữu), và “chiều kích cánh chung” (Đợi chờ ngày Chúa quang lâm)[18]:
“Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Ki-tô Giê-su. Quả vậy, trong Đức Ki-tô Giê-su, anh em đã trở nên phong phú về mọi phương diện, phong phú vì được nghe lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của Người. Thật thế, lời chứng về Đức Ki-tô đã ăn sâu vững chắc vào lòng trí anh em, khiến anh em không thiếu một ân huệ nào, trong lúc mong đợi ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mặc khải vinh quang của Người. Chính Người sẽ làm cho anh em nên vững chắc đến cùng, nhờ thế không ai có thể trách cứ được anh em trong Ngày của Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô. Thiên Chúa là Đấng trung thành, Người đã kêu gọi anh em đến hiệp thông với Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.” (1 Cr 1,4-9)
“Chúng tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa về tất cả anh em. Chúng tôi nhắc đến anh em trong lời cầu nguyện, và trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta, chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc anh em gánh vác vì lòng mến, và những gì anh em kiên nhẫn chịu đựng vì trông đợi Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô.
Thưa anh em là những người được Thiên Chúa thương mến, chúng tôi biết rằng Thiên Chúa đã chọn anh em, vì khi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em, thì không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà còn có quyền năng, có Thánh Thần, và một niềm xác tín sâu xa. Anh em biết, khi ở với anh em, chúng tôi đã sống thế nào để mưu ích cho anh em; còn anh em, anh em đã bắt chước chúng tôi và noi gương Chúa, khi đón nhận lời Chúa giữa bao nỗi gian truân với niềm vui do Thánh Thần ban: bởi vậy anh em đã nên gương cho mọi tín hữu ở miền Ma-kê-đô-ni-a và miền A-khai-a. Quả thế, từ nơi anh em, lời Chúa đã vang ra, không những ở Ma-kê-đô-ni-a và A-khai-a, mà đâu đâu người ta cũng nghe biết lòng tin anh em đặt vào Thiên Chúa, khiến chúng tôi không cần phải nói gì thêm nữa. Khi nói về chúng tôi, người ta kể lại chúng tôi đã được anh em tiếp đón làm sao, và anh em đã từ bỏ ngẫu tượng mà quay về với Thiên Chúa thế nào, để phụng sự Thiên Chúa hằng sống, Thiên Chúa thật, và chờ đợi Con của Người từ trời ngự đến, người Con mà Thiên Chúa đã cho trỗi dậy từ cõi chết, là Đức Giê-su, Đấng cứu chúng ta thoát cơn thịnh nộ đang đến.” (1 Tx 1,2-10)
“Chúc tụng Thiên Chúa
là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
Trong Đức Ki-tô,
từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc
cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần.
Trong Đức Ki-tô,
Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ,
để trước thánh nhan Người,
ta trở nên tinh tuyền thánh thiện,
nhờ tình thương của Người.
Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người,
Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử
nhờ Đức Giê-su Ki-tô,
để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời,
ân sủng Người ban tặng cho ta
trong Thánh Tử yêu dấu.
Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra
chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi
theo lượng ân sủng rất phong phú của Người.
Ân sủng này, Thiên Chúa đã rộng ban cho ta
cùng với tất cả sự khôn ngoan thông hiểu.
Người cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu:
thiên ý này là kế hoạch yêu thương
Người đã định từ trước trong Đức Ki-tô.
Đó là đưa thời gian tới hồi viên mãn
là quy tụ muôn loài trong trời đất
dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô.
Cũng trong Đức Ki-tô,
Thiên Chúa là Đấng làm nên mọi sự
theo quyết định và ý muốn của Người,
đã tiền định cho chúng tôi đây làm cơ nghiệp riêng
theo kế hoạch của Người,
để chúng tôi là những người đầu tiên
đặt hy vọng vào Đức Ki-tô,
chúng tôi ngợi khen vinh quang Người.
Trong Đức Ki-tô, cả anh em nữa
anh em đã được nghe lời chân lý
là Tin Mừng cứu độ anh em;
vẫn trong Đức Ki-tô,
một khi đã tin, anh em được đóng ấn Thánh Thần,
Đấng Thiên Chúa đã hứa.
Thánh Thần
là bảo chứng phần gia nghiệp của chúng ta,
chờ ngày dân riêng của Thiên Chúa được cứu chuộc,
để ngợi khen vinh quang Thiên Chúa.” (Ep 1,3-14)
c. Thân thư: Sứ điệp hay chủ đề của thư:
Công thức thông thường của phần nầy đó là: Giới thiệu cơ hội viết thư (“Tôi vui mừng vì...”, “Vậy tôi báo cho anh...”, “chắc chắn anh đã nghe nói...”. Tiếp đến là nội dung hoặc sứ điệp của thư thường chuyên chở các nội dung về tín lý và luân lý. Sau cùng là tóm tắt những điều đã viết và mở ra cơ hội sẽ viết tiếp hoặc đến thăm viếng.[19] Trong các thư Phaolô, phần nầy mở ra nhiều chủ đề với nhiều cách diễn tả nhưng nội dung tựu trung đó là “đưa giáo lý vào trong thực hành của đời sống đạo”[20]
“Thưa anh em, tôi muốn anh em biết là những gì xảy đến cho tôi thật ra đã giúp cho Tin Mừng được tiến triển, đến nỗi tại dinh vua quan cũng như ở mọi nơi khác, người ta đều hiểu rõ là chính vì Đức Ki-tô mà tôi mang xiềng xích. Vì thấy tôi bị xiềng xích, phần đông các anh em có lòng tin cậy vào Chúa đã tỏ ra bạo dạn hơn để rao giảng lời Thiên Chúa mà không chút sợ hãi. Đã hẳn, có những kẻ rao giảng về Đức Ki-tô vì lòng ganh tị và tranh chấp, song những người khác lại làm công việc đó vì ý ngay lành. Những người này làm vì bác ái, bởi họ biết rằng tôi được chỉ định để lo bênh vực Tin Mừng. Còn những người kia thì loan báo Đức Ki-tô vì tính ưa tranh giành, họ không có lòng ngay, tưởng làm như thế là gây thêm khổ cho tôi, trong lúc tôi bị xiềng xích. Nhưng không sao đâu! Dù thế nào đi nữa với ý lành hay ý xấu, cuối cùng Đức Ki-tô được rao giảng là tôi mừng. Và tôi sẽ còn mừng nữa, bởi vì tôi biết rằng điều ấy sẽ giúp cho tôi đạt được ơn cứu độ, nhờ lời cầu nguyện của anh em, và nhờ Thần Khí của Đức Giê-su Ki-tô phù trợ. Đó là điều tôi đợi chờ và hy vọng. Sẽ không có gì làm cho tôi phải hổ thẹn, trái lại tôi hoàn toàn vững tin. Bây giờ cũng như mọi lúc, Đức Ki-tô sẽ tỏ bày quyền uy cao cả của Người nơi thân xác tôi, dù tôi sống hay tôi chết: vì đối với tôi, sống là Đức Ki-tô, và chết là một mối lợi. Nếu sống ở đời này mà công việc của tôi được sinh hoa kết quả, thì tôi không biết phải chọn đàng nào. Vì tôi bị giằng co giữa hai đàng: ao ước của tôi là ra đi để được ở với Đức Ki-tô, điều này tốt hơn bội phần: nhưng ở lại đời này thì cần thiết hơn, vì anh em. Và tôi biết chắc rằng tôi sẽ ở lại và ở bên cạnh tất cả anh em để giúp anh em tấn tới và được hưởng niềm vui đức tin mang lại cho anh em. Như thế, trong Đức Ki-tô Giê-su, anh em càng có lý do để hãnh diện về tôi, khi tôi lại đến gặp anh em.” (Pl 1,12-26)
d. Kết thư (Subscriptio): Lời chào từ biệt.
Các thư Phaolô thường được kết thúc với các hình thức sau:
- Lời chào từ biệt: “Cho tôi gửi lời chào từng người một thuộc dân thánh trong Đức Ki-tô Giê-su. Các anh em đang ở với tôi gửi lời chào anh em.Mọi người thuộc dân thánh, nhất là những người phục vụ trong cung điện hoàng đế Xê-da, cũng gửi lời chào anh em.” (Pl 4,21-22)
- Vinh tụng ca: “Vinh danh Thiên Chúa, Đấng có quyền năng làm cho anh em được vững mạnh theo Tin Mừng tôi loan báo, khi rao giảng Đức Giê-su Ki-tô. Tin Mừng đó mặc khải mầu nhiệm vốn được giữ kín tự ngàn xưa nhưng nay lại được biểu lộ như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh. Theo lệnh của Thiên Chúa, Đấng hằng có đời đời, mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa. Chỉ mình Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí. Kính dâng Người mọi vinh quang đến muôn thuở muôn đời, nhờ Đức Giê-su Ki-tô. A-men.” (Rm 16,25-27)
- Yêu cầu: “Tất cả anh em hãy hôn chào nhau một cách thánh thiện. Nhân danh Chúa, tôi yêu cầu đọc thư này cho tất cả các anh em.” (1 Tx 5,26-27)
B. TẦM QUAN TRỌNG CỦA THƯ PHAOLÔ
1. Giá trị văn chương và công năng:
Theo đánh giá của các nhà chú giải Thánh Kinh, “thư tín” chính là loại “văn thể” có đặc tính chuyên chở, thể hiện tính chất riêng tư hơn cả; vì thế, các thư của Thánh Phaolô cũng được xem như những tài liệu hay nhất trong toàn bộ khối văn chương Tân Ước.[21]
Trong bối cảnh mục vụ của thời Giáo Hội mới khai sinh, các cộng đoạn Kitô hữu mới được thiết lập, thư tín chính là phương thế hữu dụng để liên lạc, truyền đạt giáo lý…như một hình thức “hiện diện”[22].
Thư cũng chính là thành phần cốt yếu được dùng để “đọc” trong các cử hành Phụng vụ và là khí cụ thích hợp cho việc loan báo Tin Mừng, mà tự thân, chính là việc “rao giảng bằng miệng”[23].
2. Giá trị xét theo chiều kích “Đạo lý, Thần học”:
Có thể nói được Thánh Phaolô chính là nhà “kiến trúc sư” vĩ đại nhất của “ngôi đền học thuyết Kitô giáo”; đến nổi ngài được gán cho danh xưng “người sáng lập Kitô giáo”[24].
Để đánh giá một cách trung thực và đầy đủ, chúng ta thử đọc lại những nhận xét sau đây của một “chuyên viên Phaolô”, linh mục thuộc tu hội Xuân Bích (PSS) Ronald D. Witherup:
“Tuy nhiên, không duy chỉ con số các thư sẽ chứng thực tầm mức ảnh hưởng của Phaolô. Tất cả các học giả đều thừa nhận rằng không một tác giả nào của Tân ước có sức tác động trên đức tin và thần học Kitô giáo hơn Phaolô. Ngài là người đã đóng góp cho Kitô giáo phần lớn từ vựng về đức tin. Ngài là người tiên phong viết sứ điệp “Tin Mừng” của Đức Giêsu-Kitô và công bố “chân lý” của Tin Mừng nầy. Các thư Phaolô trình bày cho ta về Ba Ngôi, về thập giá và phục sinh, về ơn cứu độ được thực hiện dứt khoát trong Đức Kitô Giêsu, về ơn công chính hoá nhờ đức tin, về ân sủng, về các bí tích (đặc biệt là phép Rửa, Thánh Thể và Hoà giải), về các nhân đức đối thần tin, cậy, mến, về những đòi hỏi của nền luân lý Kitô giáo, về niềm cậy trông vững vàng, về ngày viên thành của Nước Thiên Chúa, vv… Nói cách khác, các thư Phaolô là những văn liệu cực kỳ nền tảng đối với đức tin Kitô giáo. Tuy nhiên, Phaolô đã viết chúng trong tư cách một mục tử và đấng sáng lập giáo đoàn ước muốn giữ liên lạc với những người mà ngài rất mực yêu mến và muốn đối xử trong tư cách một người cha thiêng liêng cũng như một anh em Kitô hữu”.[25]
Đối với các cộng đoàn Kitô hữu sơ khai, các thư Phaolô chính là những “nền tảng vững chắc” để thiết dựng và củng cố đức tin, giúp cho các tín hữu từng bước “khám phá căn tính bản thân Đức Kitô và dẫn đưa họ vào đời sống Kitô hữu”[26].
3. Giá trị xét theo chiều kích “Linh đạo”.
Tác giả Alain Decaux đã nhận xét tóm tắt nội dung nầy như sau:
“Những thư của người trở thành những tư liệu duy nhất chứng tỏ cùng một lúc “một đời sống nội tâm phong phú, một loại thần bí diệu kỳ, và một khả năng tổng hợp thần tài”.[27]
Nhưng điều quan trọng hơn, chính những “gợi ý”, giáo lý và trải nghiệm tâm linh được Thánh Phaolô thuyên giải qua các tín thư của ngài đã trở thành những chìa khoá, những con đường, những động lực để muôn thế hệ Kitô hữu vận dụng vào con đường sống đức tin và nên thánh suốt 2000 năm nay. Những lời sau đây của Đức cha Michael Saltarelli, Giám mục Wilmington, đã viết trong thư mục vụ vào ngày 25-1-2008, nhân dịp “Năm Thánh Phaolô – 2008-2009” sẽ cho chúng ta thấy rõ điều khẳng định trên:
“Các thư của Thánh Phaolô cho chúng ta thấy một cá tính chủ động mãnh liệt. Văn liệu trong các thư của ngài cũng cho thấy việc ngài phấn đấu với tính nóng nảy của ngài. Dễ bị tổn thương, ngài có khuynh hướng răn đe, nhất là khi các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi không sống xứng hợp với Tin Mừng. Cuộc chiến đấu nội tâm của ngài cho chúng ta can đảm và sức mạnh để tiếp tục phấn đấu đối với tính tình và sự nóng nảy của chúng ta. Cùng với Thánh Phaolô, chúng ta chiến đấu một cuộc chiến anh hùng, cố gắng làm cho Tám Mối Phúc, các nhân đức đối thần và tự nhiên, các việc làm thương linh hồn và thương xác, và nhất là để Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần thống trị chúng ta. Chết cho chính mình và sống lại trong Đức Kitô, chúng ta ôm lấy Thánh Giá và nhớ rằng: “Đức ái chấp nhận tất cả, tin tất cả, hy vọng vào tất cả, chịu đựng tất cả. Đức ái không bao giờ mất được” (1 Cr 13,7-8).[28]
Chúng ta sẽ trở lại “chuyên đề” nầy cách đầy đủ hơn ở phần tiếp theo.
C. CÁC CHIỀU KÍCH LINH ĐẠO TRONG CÁC THƯ PHAOLÔ
Với kho tàng văn liệu phong phú, quả thật, các thư của Thánh Phaolô đã khơi gợi nhiều ý tưởng, nhiều cảm nhận, nhiều cách hiểu và vận dụng cho đời sống đức tin và cho hành trình hoàn thiện Kitô hữu.
Để có một cái nhìn mang tính “tổng hợp”, chúng ta thử lược qua ba cách tiếp cận “linh đạo Phaolô” mang tính truyền thống sau đây:
I. Linh đạo Phaolô trong “viễn tượng tam cấp”:
Xác thịt – Tinh thần – Thiên Chúa.
Con người cũ – Con người mới – Con người thuộc về Đức Kitô
Có lập luận cho rằng[29]: thật ra, quan niệm hay học thuyết linh đạo Phaolô chung quy cũng là khai triển nội dung “linh đạo Tin Mừng” mà nét chủ đạo đó là “chết đi cho con người cũ” hay “từ bỏ chính mình” để tiến tới “bước theo Chúa Kitô” và thiết lập đời sống liên kết mật thiết với Ngài.[30]
Vì thế, với quan niệm về linh đạo mang tính truyền thống nầy, hành trình hoàn thiện Kitô giáo bao giờ cũng trải qua các giai đoạn (tam cấp): khổ chế, luyện tập các nhân đức và kết hợp thần linh. Nói tới khổ chế (ascétique) là nói tới sự đối lập giữa “con người cũ và con người mới”, cuộc chiến đấu giữa “đời sống xác thịt” và “đời sống tinh thần”… để rồi dẫn tới những chọn lựa phương thế, những nhân tố cốt yếu để thiết dựng con người mới, đời sống thiêng linh. Từ đó sẽ đạt được hệ quả thiêng liêng và cũng là tiêu đích của con đường nên thánh: mối tương quan hay sự kết hợp giữa con người mới đó với Đức Kitô và trong Chúa Thánh Thần.[31]
Sau đây là “lược đồ tổng quát” về học thuyết linh đạo Phaolô (theo quan niệm trên) được phản ảnh qua nội dung các trích đoạn thư.
1. Con người cũ và cuộc cuộc chiến đấu nội tâm (giữa xác thịt và tinh thần).
- Không chủ quan, tránh né, nhưng nhận diện và đối diện với “bi kịch của thân phận”, cũng là những “bất toàn” của hiện sinh con người[32]:
“Tôi biết rằng sự thiện không ở trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi. Thật vậy, muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi.
Bởi đó tôi khám phá ra luật này: khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay. Theo con người nội tâm, tôi vui thích vì luật của Thiên Chúa; nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sẵn trong các chi thể tôi.
Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta!
Như vậy, nếu theo lý trí, thì tôi làm nô lệ luật của Thiên Chúa; nhưng theo xác thịt, thì tôi làm nô lệ luật của tội.” (Rm 7,18-24)
- Nhân tố chính của bi kịch: xác thịt, một thực tại luôn đối nghịch với Thiên Chúa.
“Thật vậy, hướng đi của tính xác thịt là sự phản nghịch cùng Thiên Chúa, vì tính xác thịt không phục tùng luật của Thiên Chúa, mà cũng không thể phục tùng được. Những ai bị tính xác thịt chi phối thì không thể vừa lòng Thiên Chúa. Nhưng anh em không bị tính xác thịt chi phối, mà được Thần Khí chi phối, bởi vì Thần Khí của Thiên Chúa ngự trong anh em. Ai không có Thần Khí của Đức Ki-tô, thì không thuộc về Đức Ki-tô. Nhưng nếu Đức Ki-tô ở trong anh em, thì dầu thân xác anh em có phải chết vì tội đã phạm, Thần Khí cũng ban cho anh em được sống, vì anh em đã được trở nên công chính. Lại nữa, nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới.
Vậy thưa anh em, chúng ta mang nợ, không phải mang nợ đối với tính xác thịt, để phải sống theo tính xác thịt. Vì nếu anh em sống theo tính xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ được sống.” (Rm 8,7-13).
Nhưng, rất cần lưu ý về phạm trù “xác thịt” mà Thánh Phaolô sử dụng trong thần học của ngài. Ngoài ý nghĩa tiêu cực, như một “lực lượng xấu” cần phải chiến đấu để khuất phục, loại trừ[33]; “xác thịt” còn có nghĩa “thân xác” một tạo vật được Thiên Chúa sáng tạo và được Ngôi Hai mặc lấy khi làm người; hoặc “xác thịt”, đơn giản được hiểu là “theo phương diện loài người”, hoặc, “với tư cách nhân loại”[34].
(Xem thêm: TỰ ĐIỂN Công Giáo, mục từ “XÁC THỊT”: Caro, Flesh, Chair, nhục thân)[35]
- Đáp án của “cuộc sống theo xác thịt và theo Thần khí” hoàn toàn khác nhau:
“Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy. Tôi bảo trước cho mà biết, như tôi đã từng bảo: những kẻ làm các điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa. Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế. Những ai thuộc về Đức Ki-tô Giê-su thì đã đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê.
Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước.” (Gl 5,19-25).
- Cuộc chiến đấu nội tâm của người Kitô hữu: Từ bỏ con người cũ và để Thần Khí đổi mới.
“Vì thế, anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện.” (Ep 4,22-24.)
“Vậy anh em hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới trong con người anh em: ấy là gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và tham lam; mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng. Chính vì những điều đó mà cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống trên những kẻ không vâng phục. Chính anh em xưa kia cũng ăn ở như thế, khi anh em còn sống giữa những người ấy. Nhưng nay, cả anh em nữa, hãy từ bỏ tất cả những cái đó: nào là giận dữ, nóng nảy, độc ác, nào là thoá mạ, ăn nói thô tục. Anh em đừng nói dối nhau, vì anh em đã cởi bỏ con người cũ với những hành vi của nó rồi, và anh em đã mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hoá, để được ơn thông hiểu.” (Cl 3,5-10).
“Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi.” (2 Cr 4,10).
“Anh em chẳng biết sao: trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em hãy chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng. Phàm là tay đua, thì phải kiêng kỵ đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư; trái lại chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát. Vậy tôi đây cũng chạy như thế, chứ không chạy mà không xác tín; tôi đấm như thế, chứ không phải đấm vào không khí. Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại.” (2 Cr 9,24-27).
- Con người cũ đó ngoài yếu tố “xác thịt” (phạm vi cá nhân), còn bị lôi kéo, áp lực bởi “tinh thần thế tục” và những người chọn sống theo đó:
“Phần chúng ta, chúng ta đã không lãnh nhận thần trí của thế gian, nhưng là Thần Khí phát xuất từ Thiên Chúa, để nhận biết những ân huệ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta.” (1 Cr 2,12).
“Anh em đã chết vì những sa ngã và tội lỗi của anh em. Xưa kia anh em đã sống trong đó, theo trào lưu của thế gian này, theo tên thủ lãnh nắm giữ quyền lực trên không trung, tên ác thần hiện đang hoạt động trên những kẻ không vâng phục. Tất cả chúng tôi xưa kia cũng thuộc hạng người đó, khi chúng tôi buông theo các đam mê của tính xác thịt, thi hành những ước muốn của tính xác thịt và của trí khôn. Bẩm sinh chúng tôi là những kẻ đáng chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, như những người khác.” (Ep 2,1-3)
- Chiến đấu với cả “lực lượng thần dữ” bằng sức mạnh của Thiên Chúa:
“Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ. Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao. Bởi đó, anh em hãy nhận lấy toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa; như thế, anh em có thể vận dụng toàn lực để đối phó và đứng vững trong ngày đen tối. Vậy hãy đứng vững: lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là sự công chính, chân đi giày là lòng hăng say loan báo tin mừng bình an; hãy luôn cầm khiên mộc là đức tin, nhờ đó anh em sẽ có thể dập tắt mọi tên lửa của ác thần. Sau cùng, hãy đội mũ chiến là ơn cứu độ và cầm gươm của Thần Khí ban cho, tức là Lời Thiên Chúa.” (Ep 6,11-17).
Những gợi ý về cuộc chiến đấu nội tâm giữa “xác thịt” và “tinh thần”, giữa “con người cũ” và “con người mới”, giữa “tinh thần thế tục” và “tinh thần Phúc âm”, giữa nhưng lôi kéo, cám dỗ của ma quỉ với sức tác động của Chúa Thánh Thần…của Thánh Phaolô dành cho các tín hữu, cho dân Chúa buổi sơ khai, vẫn còn đang được Hội Thánh tiếp tục đạo sâu áp dụng. Chúng ta có thể tìm gặp ý nghĩa nầy nơi tư tưởng về “PHÂN ĐỊNH” trong tông huấn gọi mời nên thánh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô:
“Điều này càng quan trọng hơn khi một cái gì mới mẻ xuất hiện trong đời sống chúng ta, bấy giờ chúng ta phải phân định xem liệu đó có phải là rượu mới do Thiên Chúa đem đến hay chỉ là một ảo ảnh lừa dối bởi tinh thần thế gian hoặc tinh thần của ma quỷ. Có những hoàn cảnh khác lại xảy ra điều ngược lại, khi những sức mạnh của sự dữ xui khiến ta đừng thay đổi, cứ giữ mọi sự y như thế, chọn thái độ bất động, khư khư chống lại mọi thay đổi. Như thế là ta đã ngăn chặn hoạt động của Thánh Thần. Chúng ta tự do, bằng sự tự do của Chúa Kitô, nhưng Người kêu gọi chúng ta xem xét những gì ở bên trong chúng ta - những ham muốn, lo lắng, sợ hãi và khát vọng - và những gì diễn ra xung quanh chúng ta - “những dấu chỉ của thời đại” - để nhận ra những con đường dẫn đến tự do hoàn toàn. “Hãy cân nhắc mọi sự; điều gì tốt thì giữ” (1 Tx 5,21). (GE 168)
2. Con người mới và cuộc tái sinh:
Tự sức con người, với sức nặng của “xác thịt”, không thể chiến thắng để trở nên một con người mới. Thần học về “ơn Cứu Độ” hay “linh đạo” của Thánh Phaolô tập chú triển khai về mối tương quan mật thiết của đời sống Kitô hữu với Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần nhờ cuộc “tái sinh của nhiệm tích Rửa Tội”. Đây chính là điểm tựa, là nền tảng của sự chiến thắng “tinh thần trên xác thịt”, “con người mới” trên “con người cũ”.[36]
- Cuộc vượt qua (từ con người cũ – xác thịt, sang con người mới – trong Đức Kitô) nhờ phép Rửa:
“Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.” (Rm 6,3-4).
- Cuộc chiến đấu nội tâm đó mang một tên mới: “Chịu đóng đinh cùng với Đức Kitô”, tham dự vào cuộc khổ nạn với Đức Kitô…
“Chúng ta biết rằng: con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Ki-tô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Quả thế, ai đã chết, thì thoát khỏi quyền của tội lỗi.” (Rm 6,6-7).
“Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi.” (2 Cr 4,10).
- “Đóng đinh con người cũ” đó chính là chiến đấu chống lại tội lỗi, tính hư tật xấu và thực hiện những việc lành phúc đức:
“Vậy anh em hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới trong con người anh em: ấy là gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và tham lam; mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng. Chính vì những điều đó mà cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống trên những kẻ không vâng phục. Chính anh em xưa kia cũng ăn ở như thế, khi anh em còn sống giữa những người ấy. Nhưng nay, cả anh em nữa, hãy từ bỏ tất cả những cái đó: nào là giận dữ, nóng nảy, độc ác, nào là thoá mạ, ăn nói thô tục. Anh em đừng nói dối nhau, vì anh em đã cởi bỏ con người cũ với những hành vi của nó rồi, và anh em đã mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hoá, để được ơn thông hiểu. Vậy không còn phải phân biệt Hy-lạp hay Do-thái, cắt bì hay không cắt bì, man di, mọi rợ, nô lệ, tự do, nhưng chỉ có Đức Ki-tô là tất cả và ở trong mọi người. Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Đức Ki-tô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân.” (Cl 3,5-15).
- Con người mới cũng là con người được tham dự vào cuộc phục sinh của Đức Kitô:
“Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa. Khi Đức Ki-tô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được xuất hiện với Người, và cùng Người hưởng phúc vinh quang.” (Cl 3,1-4).
- Con người mới được tái sinh nhờ phép Rửa sẽ được đưa vào hiệp thông với Đức Kitô trong nhiệm tích Thánh Thể:
“Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.” (1 Cr 11,23-26).
- Phép Rửa trao ban cho người Kitô hữu Thánh Thần để thuộc về một “thân thể duy nhất”:
“Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất.” (1 Cr 12,13).
- Đời sống mới trong Chúa Thánh Thần: là đời sống con cái Chúa, sống đích thực, vĩnh cửu.
“Vì nếu anh em sống theo tính xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ được sống.
Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: "Áp-ba! Cha ơi! " Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa.” (Rm 8,13-16).
- Chúa Thánh Thần chính là thầy dạy thiêng liêng, hướng dẫn cầu nguyện, tìm kiếm thánh ý Chúa:
“Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa.” (Rm 8,26-27)
- Chính Chúa Thánh Thần giúp thực thi Lề Luật cách trọn hảo để nên công chính:
“Thật vậy, luật của Thần Khí ban sự sống trong Đức Ki-tô Giê-su, đã giải thoát tôi khỏi luật của tội và sự chết. Điều mà Lề Luật không thể làm được, vì bị tính xác thịt làm cho ra suy yếu, thì Thiên Chúa đã làm: khi sai chính Con mình đến mang thân xác giống như thân xác tội lỗi chúng ta để đền tội chúng ta, Thiên Chúa đã lên án tội trong thân xác Con mình. Thiên Chúa làm như vậy, để sự công chính mà Luật đòi hỏi được hoàn toàn thực hiện nơi chúng ta, là những người không sống theo tính xác thịt, nhưng theo Thần Khí.” (Rm 8,2-4).
- Hoa quả của Thánh Thần cũng chính là “các nhân đức”:
“Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế.” (Gl 5,22).
- Vì thế, cuộc sống tốt lành thánh thiện chính là “không làm phiền lòng Chúa Thần”, đặc biệt, với những hành vi xúc phạm đến anh em:
“Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc. Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô. (Ep 4,30-32).
Tóm lại, trong cuộc chiến đấu trở nên con người mới, nhờ ân sủng của bí tích Rửa tội, được gọi mời bước đi trên nẻo đường mới của Chúa Thánh Thần, được từng ngày tham dự vào sự chết và sống lại của Đức Kitô, được kết hợp mất thiết với Ngài qua Thánh Thể và hiệp thông với anh em trong Nhiệm Thể…, người Kitô hữu nắm chắc con đường hoàn thiện: con đường thuộc trọn về Chúa Kitô, con đường tình yêu có thể vượt thắng mọi thách đố:
“Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? (…). Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.” (Rm 8,35.37-38)
3. Đời sống thuộc linh: sự hoàn thiện trong Đức Kitô.
Qua những gì chúng ta vừa lượt qua, có thể tóm tắt những thuyên giải cơ bản về con đường hoàn thiện của đời sống Kitô hữu, về đời sống mới trong Chúa Kitô và với Chúa Thánh Thần, qua các thư của Thánh Phaolô (cũng là quan niệm chung của Kitô giáo) đó là: sự hoàn thiện (và cả sự cứu độ) là kết quả của ơn thánh Chúa và sự cọng tác của con người.[37]
Riêng về “phía Thiên Chúa”, Thánh Phaolô gần như tập chú vào mầu nhiệm Đức Kitô: đĩnh điểm của sự hoàn thiện Kitô giáo chính là “kết hợp với Đức Kitô”[38]: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi.” (Gl 2,20).
(Riêng trong chiều kích “kết hợp với Đức Kitô”, chúng ta có thể đọc lại phần b/. Phaolô: Một cuộc đời “thuộc trọn về Chúa Kitô” trong tình yêu: trong bài 4: MỘT CUỘC ĐỜI MANG DẤU ẤN LINH ĐẠO)[39]
Trong khi đó, về phương diện con người, sự hoàn thiện Kitô giáo được Phaolô trình bày xuyên suốt qua nhiều bức thư, chính là không ngừng “bắt chước Đức Kitô”, mang lấy tâm tình của Đức Kitô, thực thi những giá trị của Tin Mừng được Phaolô cắt nghĩa bằng những ngôn ngữ khác:
“Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Ki-tô.” (1 Cr 11,1).
“Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giê-su.
Đức Giê-su Ki-tô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự.” (Pl 2,5-8)
“Xin cho anh em, nhờ lòng tin, được Đức Ki-tô ngự trong tâm hồn; xin cho anh em được bén rễ sâu và xây dựng vững chắc trên đức ái, để cùng toàn thể dân thánh, anh em đủ sức thấu hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu, và nhận biết tình thương của Đức Ki-tô, là tình thương vượt quá sự hiểu biết. Như vậy anh em sẽ được đầy tràn tất cả sự viên mãn của Thiên Chúa.” (Ep 3,17-19)
“Hỡi anh em, những người con bé nhỏ của tôi, mà tôi phải quặn đau sinh ra một lần nữa cho đến khi Đức Ki-tô được thành hình nơi anh em.” (Gl 4,19).
“Tình yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng tôi, vì chúng tôi nghĩ rằng: nếu một người đã chết thay cho mọi người, thì mọi người đều chết. Đức Ki-tô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình.” (2 Cr 5,14-15).
“Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa.” (Rm 14,8).
Từ những “định hướng tâm linh” chắc chắn và rõ ràng đó, hầu hết các thư Phaolô đều dẫn tới kết luận hoặc để xác tín về niềm tin vào Đức Kitô (phương diện tín lý), hoặc áp dụng thực hành các nhân đức (phương diện luân lý).[40]
“Anh em đừng nói dối nhau, vì anh em đã cởi bỏ con người cũ với những hành vi của nó rồi, và anh em đã mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hoá, để được ơn thông hiểu. Vậy không còn phải phân biệt Hy-lạp hay Do-thái, cắt bì hay không cắt bì, man di, mọi rợ, nô lệ, tự do, nhưng chỉ có Đức Ki-tô là tất cả và ở trong mọi người.
Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo.” (Cl 3,9-14).
“Vả lại, thưa anh em, anh em đã được chúng tôi dạy phải sống thế nào cho đẹp lòng Thiên Chúa, và anh em cũng đang sống như thế; vậy nhân danh Chúa Giê-su, chúng tôi xin, chúng tôi khuyên nhủ anh em hãy tấn tới nhiều hơn nữa. Hẳn anh em rõ chúng tôi đã lấy quyền Chúa Giê-su mà ra những chỉ thị nào cho anh em.
Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh, tức là xa lánh gian dâm, mỗi người hãy biết lấy cho mình một người vợ để sống cách thánh thiện và trong danh dự, chứ không buông theo đam mê dục vọng như dân ngoại, là những người không biết Thiên Chúa. Về điểm này, đừng ai làm tổn thương hay lừa dối người anh em mình, vì Chúa là Đấng trừng phạt tất cả những cái đó, như chúng tôi đã từng báo trước và cảnh cáo anh em. Thật vậy, Thiên Chúa đã không kêu gọi chúng ta sống ô uế, nhưng sống thánh thiện. Vậy ai khinh thường những lời dạy trên, thì không phải khinh thường một người phàm, nhưng khinh thường Thiên Chúa; Đấng hằng ban cho anh em Thánh Thần của Người.
Còn về tình huynh đệ, anh em không cần ai viết cho anh em, vì chính anh em đã được Thiên Chúa dạy phải thương yêu nhau, và anh em cũng đang làm như vậy cho tất cả các anh em trong toàn miền Ma-kê-đô-ni-a. Nhưng thưa anh em, tôi khuyên nhủ anh em hãy tiến tới nhiều hơn nữa. Hãy gắng giữ hoà khí, ai lo việc nấy và lao động bằng chính bàn tay của mình, như chính tôi đã truyền cho anh em. Như vậy, lối sống của anh em sẽ được người ngoài cảm phục, và anh em sẽ không cần nhờ đến ai.” (1 Tx 4,1-11)
“Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế. Những ai thuộc về Đức Ki-tô Giê-su thì đã đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê.
Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước. Chúng ta đừng có tìm hư danh, đừng khiêu khích nhau, đừng ganh tỵ nhau.” (Gl 5,22-26).
“Vậy, tôi là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau.” (Ep 4,1-3).
Tất cả những thực hành trên đều nằm trong định hướng “nên giống Chúa Kitô” trên nền tảng “chi thể phải giống với Đầu” trong cùng một “Nhiệm Thể”.[41]
Tóm lại, cho dù chỉ là một thoáng lược qua, chúng ta cũng thấy được, nội dung mang chiều kích linh đạo của các thư Phaolô thật là phong phú, đa dạng và rất nền tảng. Linh mục P. Pourrat đã đúc kết giáo huấn linh đạo trong các thư Phaolô bằng những lời sau:
“Việc chết đi cho chính mình đến độ sẵn sàng khước từ ngay cả những điều hợp pháp; đó chính là theo Chúa Giêsu dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, kết hiệp với Chúa Kitô bằng tình yêu, để Ngài sống trong chúng ta; đó cũng chính là noi gương Ngài bằng cách thực hành nhân đức Kitô giáo để càng ngày càng trung thành nên giống Ngài: đây là giáo huấn tu đức của Kinh thánh, cũng là quan niệm trọn lành Kitô giáo.”[42]
II. Linh đạo Phaolô qua 3 CHIỀU KÍCH: ĐỨC KITÔ – CHÚA THÁNH THẦN – HỘI THÁNH (Theo ĐGH Bênêđictô XVI)[43]:
Liên tiếp trong 4 cuộc triều yếu chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào các ngày: 25/10; 8/11; 15/11 và 22/11/2006, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã triển khai 4 chủ đề giáo lý về Thánh Phaolô:
- Bài giáo lý I ngày 25.10: THÁNH PHAOLÔ THÀNH TARSÔ
- Bài giáo lý II ngày 8.11: NHÃN QUAN MỚI CỦA THÁNH PHAOLÔ
- Bài giáo lý III ngày 15.11: THÁNH PHAOLÔ VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Bài giáo lý IV ngày 22.11: THÁNH PHAOLÔ VÀ GIÁO HỘI
Trong đó, Đức Bênêđictô dành Bài I để lược tóm về con người và cuộc đời của Thánh Phaolô và dành riêng 3 bài sau để trình bày khái quát học thuyết, tư tưởng của Phaolô qua các Thánh Thư.
Căn cứ vào cách trình bày “cái nhìn tổng quát” về thần học Phaolô của Đức Bênêđictô qua 3 bài giáo lý cũng là 3 điểm nhấn quan trọng rút ra từ nội dung của các Thánh Thư, chúng ta có thể chọn cách nhìn nầy áp dụng cho “nội dung linh đạo thư Phaolô” như sau:
1. Linh đạo “quy Kitô” (Mang chiều kích Kitô học):
Trong bài giáo lý “NHÃN QUAN MỚI CỦA THÁNH PHAOLÔ”[44], đức Bênêđictô nhấn mạnh chiều kích “Quy Kitô” (hay linh đạo Thư Phaolô mang chiều kích Kitô học).
Ngài đã giới thiệu lập luận nầy bằng những dòng mở đầu như sau:
“Trong những thư của ngài, sau danh xưng Thiên Chúa, xuất hiện hơn 500 lần, thì danh xưng được nhắc tới thường xuyên nhất là Đức Kitô (380 lần). Do đó, điều quan trọng là chúng ta nhận ra rằng Đức Giêsu Kitô có thể ảnh hưởng cách sâu đậm thế nào đến đời sống của một người, và như thế, cũng ảnh hưởng đến đời sống chúng ta. Thực ra, lịch sử cứu độ đạt đến cao điểm nơi Đức Giêsu Kitô, và do đó, Người là điểm phân biệt thật sự trong việc đối thoại với các tôn giáo khác.”.
(Để hiểu thêm về giáo lý thần học của Đức Bênêđictô về mầu nhiệm Chúa Giêsu, xin đọc thêm tác phẩm “ĐỨC GIÊSU NGƯỜI NA-DA-RÉT” của ngài)[45]
Từ nền tảng cốt lõi nầy, “linh đạo quy Kitô” nơi các thư Phaolô được Đức Bênêđictô nhấn mạnh các chiều kích sau:
1.1: Tin vào Đức Kitô:
a/. Tin vào Đức Kitô: con đường và là giá trị nền tảng của linh đạo:
Đức Bênêđictô lý giải:
“Trước hết, Thánh Phaolô giúp chúng ta hiểu giá trị căn bản và không thể thay thế được của Đức tin. Ngài viết trong thư gửi tín hữu Roma: “Thật vậy, chúng tôi tin rằng, người ta được nên công chính nhờ Đức tin, chứ không phải vì làm theo Lề luật” (3,28).
Đây là điều ngài viết trong thư gửi tín hữu Galate: “Người ta được nên công chính không nhờ làm theo Lề luật, nhưng nhờ Đức tin vào Đức Giêsu Kitô; nên ngay cả chúng ta cũng phải tin vào Ðức Giêsu Kitô, để được nên công chính nhờ Đức tin vào Ðức Kitô, và không phải nhờ làm theo Lề luật; vì không ai sẽ được nên công chính vì làm theo Lề luật” (2,16).
b/. Hệ quả tất yếu của “đức tin vào Đức Kitô”: Được nên công chính:
Theo chú giải của Đức Bênêđictô, “được nên công chính” tương đồng với chính sự thánh thiện:
“Được nên công chính” nghĩa là được trở thành chính trực, được sự công minh đầy thương xót của Thiên Chúa chấp nhận để được đi vào sự hiệp thông với Ngài, và nhờ đó có khả năng thiết lập một mối liên hệ đích thực hơn với tất cả anh em chúng ta: và điều này xảy ra dựa trên việc [Thiên Chúa] hoàn toàn tha thứ các tội lỗi của chúng ta.”
c/. Sự thánh thiện (Công chính) chủ yếu do ân sủng chứ không do việc làm:
Thánh Phaolô đã chứng thực ý nghĩa nầy xuyên qua chính “kinh nghiệm trở lại xương máu của Ngài” khi gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh:
“Thánh Phaolô công bố thật rõ ràng rằng điều kiện này của đời sống không tuỳ thuộc vào những việc lành chúng ta có thể làm, nhưng hoàn toàn tuỳ thuộc vào ân sủng của Thiên Chúa: Chúng ta “được trở nên công chính nhờ ân sủng của Thiên Chúa như một ân huệ, nhờ ơn cứu độ trong Đức Kitô Giêsu” (Rm 3,24). Bằng những lời này, Thánh Phaolô diễn tả nội dung cơ bản của sự trở lại của ngài, chiều hướng mới của đời sống ngài là hiệu quả của cuộc gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh.”
d/. Sự thánh thiện đích thực: một hướng đi mới từ Đức Kitô:
“Trước khi trở lại, Thánh Phaolô không phải là một con người xa lạ gì với Thiên Chúa hay Lề luật của Ngài. Trái lại, ngài là một người trung thành tuân giữ Lề luật đến độ cuồng tín. Tuy nhiên, trong ánh sáng của cuộc gặp gỡ Đức Kitô, ngài đã hiểu rằng với sự [cuồng tín] này, ngài đã chỉ tìm cách gầy dựng cho mình và sự công chính riêng của mình, và với tất cả sự công chính này, ngài đã chỉ sống cho chính mình.
Ngài đã ý thức rằng ngài tuyệt đối cần một hướng đi mới cho cuộc đời mình. Và chúng ta thấy hướng đi mới này được diễn tả bằng chính lời ngài: “Đời sống mà hiện nay tôi đang sống trong xác phàm là sống trong Đức tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu tôi và đã hiến chính Mình Người cho tôi” (Gl 2,20).
Cho nên, Thánh Phaolô không còn sống cho chính mình hay cho sự công chính của mình nữa. Ngài sống cho Đức Kitô và với Đức Kitô: bằng cách hiến chính mình, ngài không còn tìm kiếm hay gầy dựng cho chính mình nữa. Đó là sự công chính mới, hướng đi mới mà Chúa đã ban cho chúng ta qua Đức tin.”
1.2: Hiện thực hoá “đức tin vào Đức Kitô”: sống trong Đức Kitô:
a/. Từ phép rửa (chết-sống lại) tiến tới cuộc “sống trong Đức Kitô”:
“Căn tính Kitô hữu này bao gồm cách chính xác 2 yếu tố: việc tránh tự mình tìm kiếm chính mình, nhưng thay vào đó nhận lấy chính mình từ Đức Kitô và hiến dâng chính mình cùng với Đức Kitô; và như thế, chúng ta đích thân tham gia vào sự sống của chính Đức Kitô đến nỗi hầu như được đồng hoá với Người, và chia sẻ cả sự chết cũng như sự sống của Người. Đây là điều Thánh Phaolô viết trong thư gửi tín hữu Roma: “Tất cả chúng ta… đã được chịu Phép Rửa trong cái chết của Người… chúng ta đã cùng được mai táng với Người… chúng ta đã được kết hợp với Người… Vậy anh em cũng phải coi mình như đã chết đối với tội lỗi, và lại sống cho Thiên Chúa trong Đức Kitô Giêsu” (Rm 6,3-5.11).
Chính những lời cuối cùng này có tính chất triệu chứng: thực ra, đối với Thánh Phaolô, nói rằng các Kitô hữu được chịu Phép Rửa hoặc là tín hữu thì chưa đủ; mà điều quan trọng là phải nói rằng họ đang sống “trong Đức Giêsu Kitô” (x. Rm 8,1- 2.39; 12,5; 16,3.7.10; 1 Cr 1,2-3,…). Ở nơi khác, từ ngữ được đảo lộn lại và viết rằng: “Đức Kitô ở trong chúng ta/anh chị em” (Rm 8,10; 2 Cr 13,5) hay “trong tôi” (Gal 2,20).
b/. Sự liên kết mật thiết với Đức Kitô qua con đường khổ nạn:
“Sự đồng hoá cách hỗ tương giữa Đức Kitô và Kitô hữu, một đặc điểm của giáo huấn của Thánh Phaolô, làm cho bài giảng của ngài về Đức tin được hoàn hảo.
Trên thực tế, mặc dầu Đức tin kết hợp chúng ta với Đức Kitô cách mật thiết, Đức tin cũng nhấn mạnh sự khác biệt giữa chúng ta với Người; nhưng theo Thánh Phaolô, đời sống Kitô hữu cũng có một yếu tố mà chúng ta có thể gọi là “mầu nhiệm”, vì nó đòi hỏi một sự gắn bó chặt chẽ của chúng ta với Đức Kitô và của Đức Kitô với chúng ta. Theo nghĩa này, Thánh Tông Đồ đi xa hơn nữa đến nỗi diễn tả những đau khổ của chúng ta như là “những đau khổ của Đức Kitô” trong chúng ta (2 Cr 1,5), để chúng ta có thể “luôn [mang] trong thân xác sự chết của Chúa Giêsu, ngõ hầu sự sống của Chúa Giêsu cũng có thể được bày tỏ trong thân xác của chúng ta” (2 Cr 4,10).
1.3: Linh đạo “quy Kitô” và đời sống Kitô hữu hôm nay:
a/. Ơn gọi và đời sống Kitô hữu: chọn lựa duy nhất và cuối cùng: Đức Kitô:
“Quả thật, chính nhờ Thiên Chúa và chỉ nhờ ân sủng của Thiên Chúa mà chúng ta được làm Kitô hữu. Vì không có gì và không có ai có thể thay thế được Ngài, cho nên điều cần thiết là chúng ta không được tôn thờ bất cứ điều gì hay bất cứ ai ngoài Ngài. Không được để cho ngẫu tượng nào làm ô uế vũ trụ tinh thần của chúng ta, nếu không, thì thay vì vui hưởng sự tự do đã dành được, chúng ta sẽ lại rơi vào một hình thức nô lệ nhục nhã.”
Hơn nữa, sự lệ thuộc triệt để của chúng ta vào Đức Kitô và sự kiện “chúng ta ở trong Người” phải làm thấm nhuần trong chúng ta một thái độ hoàn toàn tín thác và niềm vui cao cả. Tóm lại, thực ra chúng ta phải kêu lên cùng với Thánh Phaolô: “Nếu Thiên Chúa về phe chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta được?” (Rm 8,31). Câu trả lời là không có gì và không ai “sẽ có thể tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8,39).
b/. Chọn lựa thuộc về Đức Kitô: giải pháp khả thi và niềm hy vọng vững chắc:
“Do đó, đời sống Kitô hữu chúng ta được đặt trên tảng đá vững chắc và an toàn nhất mà sức người có thể tưởng tượng được. Và từ đó, chúng ta rút ra tất cả nghị lực của mình, hoàn toàn đúng như Thánh Tông Đồ đã viết: “Tôi có thể làm được tất cả mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi” (Pl 4,13).
Do đó, chúng ta hãy đối diện với cuộc sống của chúng ta với những nỗi vui buồn của nó nhờ được nâng đỡ bởi những cảm tình nồng nhiệt này mà Thánh Phaolô đã ban tặng cho chúng ta. Qua việc có kinh nghiệm về những điều này, chúng ta sẽ nhận ra điều mà chính Thánh Tông Đồ đã viết là sự thật như thế nào: “Cha biết cha đã tin vào ai, và xác tín rằng, Người có thể bảo toàn vật ký thác của cha cho đến Ngày đó” (2 Tm 1,12), ngày chúng ta chắc chắn được gặp Đức Kitô, Vị Thẩm Phán, Đấng Cứu Độ thế gian và chúng ta.”
Có một điều chúng ta cần lưu ý thêm: Đức Kitô mà Thánh Phaolô tin, yêu, gắn kết hết mình và làm chứng, loan báo cách trọn hảo là một “Đức Kitô liên kết mật thiết với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, đã hiện diện thực sự trong lịch sử và đã được Thánh Kinh mạc khải.”. Chính Đức Giáo Hoàng đã lưu ý chân lý nầy trong tác phẩm “ĐỨC GIÊSU THÀNH NADARÉT” bằng những lời sau:
“Đây là bối cảnh mà chúng ta cần có để đọc câu kết trong Phần lời dẫn nhập của Tin Mừng Gioan. “Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,18). Chỉ trong Đức Giêsu, lời hứa về vị ngôn sứ mới được nên trọn vẹn.
Những gì xác thực về Môsê trong hình thức rời rạc, nay trở thành hiện thực nơi con người Đức Giêsu: Ngài sống trước mặt Thiên Chúa, không chỉ như một người bạn, nhưng như người Con. Ngài sống trong sự hiệp nhất thân tình nhất với Chúa Cha. Chúng ta phải bắt đầu từ đây, nếu thật sự chúng ta muốn hiểu nhân vật Giêsu như Tân Ước trình bày cho chúng ta. Những gì mà chúng ta được nghe thuật lại về những lời nói, hành động, đau khổ và vinh quang của Ngài neo chặt lại chỗ này. Đây là tâm điểm. Nếu chúng ta bỏ sót tâm điểm này, chúng ta sẽ thất bại trong việc nhận ra nhân vật Giêsu thật sự là ai, vì thế, nó trở nên tự mâu thuẫn, và cuối cùng trở thành khó hiểu.”[46]
2. Linh đạo “hướng Linh” (Mang chiều kích Thánh Linh học):
Sau khi nhắc lại vai trò của Chúa Thánh Thần được Thánh Luca giải trình trong sách Công Vụ Tông Đồ liên quan đến các hoạt động truyền giáo của Thánh Phaolô (cụ thể là 3 cuộc hành trình truyền giáo của ngài), Đức Benêđictô, qua bài giáo lý “THÁNH PHAOLÔ VÀ CHÚA THÁNH THẦN”[47], đã nhấn mạnh hoạt động của Chúa Thánh Thần được Thánh Phaolô khai triển trong các thư qua các chiều kích sau:
2.1: Chúa Thánh Thần và đời sống người Kitô hữu:
a/. Tác động của Chúa Thánh Thần trên hành động và con người Kitô hữu:
“Tuy nhiên, trong các thư của ngài, Thánh Phaolô cũng nói cho chúng ta về Chúa Thánh Thần từ một khía cạnh khác. Thánh nhân không kết thúc bằng cách chỉ diễn tả động lực và bình diện tích cực của Ngôi Ba Thiên Chúa, nhưng cũng phân tích sự hiện diện của Ngài trong đời sống của các Kitô hữu, là điều đánh dấu căn tính của họ.
Nói cách khác, trong suy tư của Thánh Phaolô về Chúa Thánh Thần, Thánh nhân không những giải thích ảnh hưởng của Ngài trên hành động của các Kitô hữu, mà còn trên con người của họ. Thật vậy, chính Thánh nhân là người đã nói rằng Thần Khí Thiên Chúa ngự trong chúng ta (x. Rm 8,9; 1 Cr 3,16) và rằng “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con Ngài vào lòng chúng ta” (Gl 4,6).
b/. Những hoạt động cụ thể của Chúa Thánh Thần trên con người:
Cho nên, theo ý kiến của Thánh Phaolô thì Chúa Thánh Thần tác động tận đáy lòng chúng ta. Đây là một số lời của ngài về đề tài này là đề tài có một ý nghĩa quan trọng: “Vì luật của Thần Khí ban sự sống trong Ðức Giêsu Kitô đã giải phóng tôi khỏi luật của tội lỗi và sự chết… Anh em đã không nhận được Thần Khí nô lệ làm cho anh em lại phải sợ hãi, nhưng anh em đã nhận Thần Khí làm nghĩa tử, bởi đó cho chúng ta kêu lên, ‘Abba! Cha ơi!’, chính Chúa Thánh Thần” (Rm 8,2.15) là Đấng nói trong chúng ta, bởi vì, như là con cái, chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là “Cha”.
c/. Hồng ân Chúa Thánh Thần qua bí tích Thánh tẩy và Thêm Sức:
“Như thế, chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng, ngay trước khi làm việc gì, người Kitô hữu đã có một nội tâm phong phú và hữu hiệu được Thiên Chúa ban cho qua Bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, một nội tâm đưa người ấy vào một liên hệ nghĩa tử khách quan và độc đáo với Thiên Chúa. Đó là giá trị cao quý nhất của chúng ta: không những chỉ là hình ảnh mà còn là con cái của Thiên Chúa. Và đó cũng là một lời mời gọi chúng ta sống xứng đáng là con cái, càng ngày càng ý thức rằng mình là nghĩa tử trong gia đình vĩ đại của Thiên Chúa. Đó là một lời mời gọi chúng ta biến đổi ân huệ khách quan này thành một thực thể chủ quan và quyết định cho cách chúng ta suy nghĩ, hành động và sống.”
d/. Chúa Thánh Thần thầy dạy cầu nguyện:
“Thánh Phaolô dạy chúng ta một điều quan trọng khác: ngài nói rằng không có cầu nguyện thật nếu Chúa Thánh Thần không hiện diện trong chúng ta. Thánh nhân viết: “Thần Khí cũng giúp đỡ chúng ta là những người yếu đuối; vì chúng ta không biết phải cầu nguyện thế nào cho phải, nhưng chính Thần Khí cầu nguyện thay cho chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Ðấng thấu suốt tâm can biết Thần Khí muốn gì, vì Ngài cầu bầu cho dân thánh theo ý của Thiên Chúa” (Rm 8,26-27).
Nói như thế cũng giống như nói rằng Chúa Thánh Thần, là Thần Khí của Chúa Cha và Chúa Con, từ nay trở đi thành linh hồn của linh hồn chúng ta, là nơi kín đáo nhất của con người chúng ta, mà từ đó phát sinh một sức thúc đẩy chúng ta cầu nguyện không ngừng với Thiên Chúa, mà ngay cả Lời Ngài chúng ta cũng không thể bắt đầu diễn giải được.” (…)
Đương nhiên điều này đòi hỏi một mức độ hiệp thông cao cả và sống còn với Chúa Thánh Thần. Đó là một lời mời gọi trở nên nhạy cảm hơn với, và chú ý hơn đến sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong chúng ta, để biến đổi sự hiện diện này thành cầu nguyện, để cảm thấy sự hiện diện này, và nhờ đó học cách cầu nguyện, thưa chuyện với Chúa Cha như con cái trong Chúa Thánh Thần.”
2.2: Chúa Thánh Thần: nguồn mạch tình yêu:
a/. Tình yêu – Bác ái: hoa quả đầu tiên của Chúa Thánh Thần:
“Còn một diện đặc thù khác về Chúa Thánh Thần mà Thánh Phaolô dạy chúng ta: đó là sự liên hệ của Ngài với tình yêu. Như Thánh Tông Đồ đã viết: “Hy vọng không làm chúng ta thất vọng, vì tình yêu của Thiên Chúa đã được đổ vào tâm hồn chúng ta, qua Chúa Thánh Thần mà Ngài đã ban cho chúng ta” (Rm 5,5).
Trong Thông điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu của tôi, tôi đã dẫn chứng một đoạn văn hùng hồn nhất của Thánh Augustinô: “Nếu bạn thấy bác ái, bạn thấy Chúa Ba Ngôi (số 19), và tôi đã giải thích tiếp: “Thực ra, Chúa Thánh Thần là sức mạnh nội tâm làm cho trái tim các tín hữu hoà hợp với Thánh Tâm Đức Kitô và đưa họ đến yêu thương người anh em như Đức Kitô đã yêu thương họ” (ibid). Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta chìm ngập trong nhịp điệu của Đời sống Thiên Chúa, đó là một Đời sống yêu thương, cho chúng ta được chia sẻ cách riêng mối liên hệ giữa Chúa Cha và Chúa Con.
Việc Thánh Phaolô đặt bác ái lên hàng đầu của những yếu tố làm thành hoa quả của Thần Khí không phải là không có ý nghĩa: “Hoa quả của Thần Khí là bác ái, vui mừng, bình an… (Gl 5,22).
b/. Chúa Thánh Thần: Tình yêu liên kết Ba Ngôi và mọi người:
“Và theo định nghĩa thì tình yêu liên kết trước hết với Chúa Thánh Thần là Đấng Sáng tạo nên sự hiệp thông trong cộng đoàn Kitô hữu, như chúng ta mượn lời của Thánh Phaolô mà nói khi mở đầu Thánh lễ: “Nguyện xin ân sủng của Ðức Giêsu Kitô, và tình yêu của Thiên Chúa Cha, cùng sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em” (2 Cr 13,14).
Tuy nhiên, hơn nữa, cũng đúng là Chúa Thánh Thánh khuyến khích chúng ta đan những mối liên hệ bác ái với tất cả mọi người. Cho nên, khi yêu thương, chúng ta dành chỗ cho Chúa Thánh Thần và cho Ngài thời giờ để bày tỏ Mình ra cách đầy đủ trong chúng ta.
Như vậy, chúng ta hiểu tại sao Thánh Phaolô đặt cạnh nhau 2 lời khuyên trong cùng một đoạn ở thư gửi tín hữu Rôma: “Hãy nhiệt thành với Thần Khí” và “đừng lấy ác báo ác” (Rm 12,11.17).
c/. Chúa Thánh Thần: sống hoàn thiện hôm nay và đích điểm trong tương lai:
“Sau cùng, theo Thánh Phaolô thì Chúa Thánh Thần là một số tiền đặt cọc quảng đại mà Chính Thiên Chúa trao ban cho chúng ta như là bảo chứng và đồng thời như một bảo đảm cho việc chúng ta được thừa tự trong tương lai (x. 2 Cr 1,22; 5,5; Ep 1,13-14).
Cho nên, chúng ta học được từ Thánh Phaolô rằng các hành động của Chúa Thánh Thần hướng đời sống chúng ta đến các giá trị cao quý của bác ái, vui mừng, hiệp thông và hy vọng. Công việc của chúng ta là cảm nghiệm điều này mỗi ngày, bằng cách tuân theo những thúc đẩy của Chúa Thánh Thần trong lòng mình, và giúp đỡ nhận thức của mình qua sự hướng dẫn rõ ràng của Thánh Tông Đồ.”
3. Linh đạo “Nhiệm Thể” (Mang chiều kích Giáo Hội học):
Có lẽ hơn ai hết, chính Thánh Phaolô là người đã trải nghiệm cách sâu sắc về mầu nhiệm Hội Thánh, về mối tương quan giữa người Kitô hữu và cộng đoàn Hội Thánh cũng như sứ mệnh của mỗi người cần phải thể hiện trong và với Hội Thánh.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô, qua bài giá lý “THÁNH PHAOLÔ VÀ GIÁO HỘI”[48], sẽ cho chỉ chúng ta những cảm nhận đầy xác tín và học thuyết sâu xa của Phaolô về Giáo Hội, đặc biệt trong chiều kích “linh đạo” phản ảnh qua các Thánh Thư.
3.1: Giáo Hội: Từ một kinh nghiệm sống:
a/. Giáo Hội: Điểm hẹn đầu tiên với Đức Kitô:
“Trước hết, chúng ta phải ghi nhận rằng cuộc tiếp xúc đầu tiên của ngài với Con Người Chúa Giêsu đã xảy ra qua chứng từ của cộng đồng Kitô hữu tại Giêrusalem. Đó là một cuộc tiếp xúc đầy sóng gió. Một khi đã gặp nhóm tín hữu mới này, ngài lập tức trở thành tên khủng bố dữ tợn đối với họ. Chính ngài công nhận điều này 3 lần trong nhiều Thư của ngài: “Tôi đã ngược đãi Giáo Hội của Thiên Chúa” (1 Cr 15,9; Gl 1,13; Pl 3,6), hầu như để trình bày cách đối xử của ngài là một tội ác tày trời nhất.
Lịch sử cho cho chúng ta thấy rằng người ta thường đến cùng Đức Kitô qua Giáo Hội! Theo một nghĩa nào đó, như chúng ta đã nói, điều đó cũng đúng đối với Thánh Phaolô, là người đã gặp Giáo Hội trước khi gặp Chúa Giêsu. Tuy nhiên, trong trường hợp của ngài, cuộc tiếp xúc đó bất lợi; nó thay vì đưa đến tình thân hữu lại đưa đến một cuộc thanh trừng tàn bạo.”
b/. Giáo Hội và Đức Kitô chỉ là một:
“Đối với Thánh Phaolô, sự gắn bó với Giáo Hội được xảy ra nhờ sự can thiệp trực tiếp của Đức Kitô, là Đấng trong lúc tự tỏ mình ra cho ngài trên đường Đamascô, đã đồng hoá mình với Giáo Hội và làm cho Thánh Phaolô hiểu rằng bắt bớ Giáo Hội là bắt bớ chính Người, là Đức Chúa.
Thực ra, Đấng Phục Sinh đã nói với Phaolô, kẻ bắt bớ Hội Thánh, rằng: “Saulô, Saulô, tại sao ngươi bắt bớ Ta?” (Cv 9,4). Khi bắt bớ Giáo Hội là Thánh nhân đang bắt bớ Đức Kitô.
Cho nên, Thánh Phaolô đã cùng một lượt vừa trở lại với Đức Kitô và vừa trở lại với Giáo Hội. Điều này giúp người ta hiểu tại sao Giáo Hội sau này hiện diện quá nhiều trong tư tưởng, trái tim và hoạt động của Thánh Phaolô.”
c/. Gắn bó với Giáo Hội là gắn bó với Đức Kitô:
“Nhưng ngài cảm thấy gắn bó với các cộng đồng mà ngài đã thiết lập không phải một cách lãnh đạm và quan liêu, mà một cách mãnh liệt và say mê. Thí dụ, ngài đã diễn tả những người Phipphê như là “những anh em mà tôi hằng thương mến và nhớ nhung, là niềm vui và triều thiên của tôi” (Pl 4,1).
Trong những dịp khác, ngài so sánh những cộng đồng khác với một thư giới thiệu độc nhất vô nhị: “Chính anh em là thư giới thiệu của chúng tôi, được viết trong tâm hồn chúng tôi, mà mọi người đều nhận ra và đọc được” (2 Cr 3,2).
Còn ở những lúc khác, ngài tỏ ra một mối tình đích thực không những là tình phụ tử mà còn là tình mẫu tử, như việc ngài quay về những người mà ngài nói với, khi gọi họ là: “Hỡi các người con bé nhỏ của tôi, mà tôi lại phải đau đớn sinh ra một lần nữa cho đến khi Ðức Kitô được thành hình nơi anh em” (Gl 4,19; x. 1 Cr 4, 14-15; 1 Tx 2,7-8).
3.2: Giáo Hội trong viễn tượng thần học, giáo lý:
a/. Thần học về “Giáo Hội Thân Thể Đức Kitô”:
“Thánh Phaolô cũng minh hoạ cho chúng ta trong các thư và giáo huấn của ngài về Giáo Hội như thế. Vậy, định nghĩa nguyên thuỷ của ngài về Giáo Hội là “Thân Thể Đức Kitô,” mà chúng ta không thấy trong những tác giả Kitô giáo khác của thế kỷ thứ nhất, là một định nghĩa thời danh (x. 1 Cr 12,27; Ep 4,12; 5,30; Cl 1,24).
Chúng ta tìm thấy gốc rễ sâu xa nhất của diễn tả kinh ngạc này về Giáo Hội trong Bí tích Mình Đức Kitô. Thánh Phaolô nói: “Chúng ta tuy nhiều nhưng chỉ là một tấm Bánh, một thân thể, vì tất cả chúng ta chia sẻ cùng một tấm Bánh này” (1 Cr 10,17). Trong cùng một Thánh Thể, Đức Kitô ban cho chúng ta Mình Người và biến chúng ta thành Thân Thể của Người. Về điều này, Thánh Phaolô đã nói với tín hữu Galat: “Tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô” (Gl 3,28). Bằng cách nói tất cả những lời này, Thánh Phaolô giúp chúng ta hiểu rằng không những chỉ có sự lệ thuộc của Giáo Hội vào Đức Kitô, mà còn có một hình thức tương đương và đồng hoá của Giáo Hội với Chính Đức Kitô.”
b/. Chi thể trong Thân thể:
“Cho nên, từ đó nảy sinh ra tính cao sang và cao quý của Giáo Hội, tức là, của tất cả chúng ta là những phần tử của Giáo Hội: từ việc chúng ta là chi thể của Đức Kitô, như một nối dài sự hiện diện cá nhân của Người trong thế giới. Và đương nhiên là từ đó nảy sinh ra nhiệm vụ của chúng ta là sống cho thật phù hợp với Đức Kitô.
Những lời khuyên của Thánh Phaolô về nhiều đặc sủng đem lại sự sống và cấu trúc cho cộng đồng Kitô hữu cũng được khai triển từ đó. Tất cả đều được bắt đầu từ một nguồn duy nhất, là Thần Khí của Chúa Cha và Chúa Con, vì biết rõ rằng trong Giáo Hội, không ai thiếu những đặc sủng này, bởi như Thánh Tông Đồ đã viết: “Sự biểu lộ của Thần Khí được ban cho mỗi người vì lợi ích chung” (1 Cr 12,7).
Tuy nhiên, điều quan trọng là tất cả các đặc sủng này cộng tác với nhau để xây dựng cộng đồng, chứ không trở thành động lực cho sự chia rẽ.
Về điểm này, Thánh Phaolô tự hỏi mình theo cách hùng biện: “Có phải Đức Kitô bị chia xẻ chăng?” (1 Cr 1,13). Ngài biết rõ và dạy chúng ta rằng cần phải “duy trì sự hiệp nhất trong Thần Khí, bằng mối dây hoà thuận. Chỉ có một thân thể, và một Thần Khí, như anh em đã được kêu mời trong một niềm hy vọng của ơn gọi anh em” (Ep 4,3-4).
c/. Giáo Hội và việc xây dựng hiệp nhất trong đa dạng:
“Hiển nhiên, nhấn mạnh đến nhu cầu hiệp nhất không có nghĩa là đời sống Giáo Hội cần phải được tiêu chuẩn hoá hay được san bằng theo một cách làm việc duy nhất. Ở chỗ khác, Thánh Phaolô dạy: “Đừng dập tắt Thần Khí” (1 Ts 5,19), nghĩa là, phải mở ra để dành chỗ cho động lực không thể thấy trước của những sự tỏ bày đặc sủng của Thần khí, Đấng luôn là nguồn mạch mới của nghị lực và sinh lực.
Nhưng nếu có một chủ trương mà Thánh Phaolô cương quyết đi theo là việc xây dựng lẫn nhau: “Hãy làm tất cả những việc ấy để xây dựng” (1 Cr 14,26). Tất cả phải đóng góp vào việc đan một tấm vải Giáo Hội một cách bằng phẳng, không những không có những miếng vá rời rạc, nhưng cũng không có lỗ thủng hay vết rách.”
d/. Giáo Hội là “Hiền Thê của Chúa Kitô”:
“Sau đó, còn có một thư của Thánh Phaolô trình bày Giáo Hội như là Hiền Thê của Đức Kitô (x. Ep 5,21-33).
Với cách trình bày này, Thánh Phaolô mượn một phép ẩn dụ tiên tri thời xưa coi dân Israel là Hiền Thê của Thiên Chúa của Giao Ước (x. Hs 2,4.21; Is 54,5-8). Ngài làm thế để diễn tả mối liên hệ mật thiết giữa Đức Kitô và Giáo Hội Người, cả theo nghĩa đối với Chúa thì Giáo Hội là đối tượng của tình yêu nồng nàn nhất, lẫn theo nghĩa tình yêu phải có tính hỗ tương, và cả chúng ta, là phần tử của Giáo Hội, phải tỏ ra một lòng chung thuỷ thiết tha đối với Người.”
e/. Cộng đoàn hiệp thông với Chúa và anh em:
“Vì thế, tóm lại, một tương quan hiệp thông đang bị đe doạ: một tương quan gọi là tương quan chiều dọc giữa Đức Chúa Giêsu Kitô và tất cả chúng ta, mà còn tương quan chiều ngang giữa tất cả những người khác nhau trong thế giới bởi sự kiện họ “kêu cầu Danh Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (1 Cr 1,2).
Đây là định nghĩa của chúng ta: chúng ta thuộc vào số những người kêu cầu Danh Đức Chúa Giêsu Kitô. Như thế chúng ta hiểu rõ ràng rằng chúng ta phải ao ước đến mức nào điều mà chính Thánh Phaolô ao ước khi viết cho tín hữu Côrinthô: “Nhưng nếu mọi người đều nói tiên tri, mà có người ngoại đạo hay người lạ đi vào, người đó sẽ bị thuyết phục bởi mọi người, và xét xử bởi mọi người. Những bí ẩn trong lòng người đó sẽ bị lộ ra, và như thế, người đó sẽ sấp mình xuống và thờ lạy Thiên Chúa, mà tuyên xưng rằng ‘Thật sự, Thiên Chúa ở giữa anh em” (1 Cr 14,24-25).
Những cuộc gặp gỡ phụng vụ của chúng ta cũng phải giống như thế, để một người không phải là Kitô hữu đến tham dự một trong những buổi tập họp của chúng ta cuối cùng cũng có thể nói: “Thiên Chúa thật sự ở cùng các bạn”. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta được giống như thế, trong sự hiệp thông với Đức Kitô và trong sự hiệp thông giữa chúng ta.”
III. Linh Đạo Phaolô qua “SÁU ĐIỂM NHẤN THỰC HÀNH”:
Chúng ta vừa lượt qua một số các phân tích về linh đạo Phaolô qua các Thánh Thư của ngài theo hai cái nhìn: một của Pierre Pourrat (Linh đạo trong viễn tượng Tam Cấp”) và một của Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô (Linh đạo với 3 chiều kích).
Để bổ túc cho những phân tích trên và hướng đến áp dụng thực hành, có lẽ chúng ta nên chọn lựa “chương trình mục vụ Năm Thánh Phaolô” của giáo phận Wilmington qua thư mục vụ của Đức cha Michael Saltarelli, Giám mục Wilmington, đã viết vào ngày 25-1-2008, trong đó ngài đưa ra 6 “điểm nhấn thực hành” giúp các tín hữu Công Giáo sửa soạn học tập và sống tinh thần của Thánh Phaolô trong Năm Thánh Phaolô.
Sau đây là tóm tắt các đề nghị thực hành “linh đạo Phaolô” trong nội dung bức thư trên[49]:
1. Hoán cải: “Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Ki-tô và được kết hợp với Người.” (Pl 3,8)[50]
“Thánh Phaolô là người đồng loã trong việc giết Thánh Stêphanô, vị tử vì đạo đầu tiên, mà chúng ta mừng lễ vào ngày 26-12. Sách Tông đồ Công vụ cho chúng ta biết rằng những kẻ ném đá Thánh Stêphanô đã “để áo choàng của họ dưới chân một thanh niên tên là Saulô” (Cv 7,58). (…)
Trong một tia sáng làm mù mắt, Chúa Phục Sinh đã đi thấu vào nội tâm con người của Saulô – mà từ nay được gọi là Phaolô – và đánh tan những kháng cự của ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của ngài hoàn toàn thay đổi, một metanoia,[1] biến ngài trở thành “đầy tớ” và “tông đồ” của Đức Chúa Giêsu Kitô (x. Rm 1,1)…(…)
Thần học gia và tác giả thời danh của Hội Thánh ở nước Anh, Đức Hồng Y Gioan Newman, đã suy niệm về việc Thánh Phaolô trở lại để sửa soạn cho ngài trong vai trò truyền giáo của mình: “… Sự tàn bạo và mù quáng, tính tự tin, cứng đầu, và giận dữ hung tợn của ngài chống lại những người tôn thờ Đấng Mêsia chính hiệu, sau đó đến cuộc trở lại lạ lùng của ngài, rồi thời gian kéo dài trước khi ngài được truyền chức cách trọng thể, trong thời gian ấy, ngài một mình suy niệm về tất cả những gì đã xảy ra, và dự trù cho tương lai - tất cả những điều ấy làm thành sự chuẩn bị đặc biệt cho vai trò rao giảng cho một thế giới bị hư mất và chết trong tội lỗi. Một mặt, nó cho ngài một cái nhìn thật xa đến những cách thế và các chương trình của Đấng Quan Phòng, và một mặt khác, vào hoạt động của tội lỗi trong lòng con người, và những cách thức suy nghĩ mà trong đó người ta có thể thực sự đào luyện tâm trí” [2].
Có quá nhiều truyện về Giáo Hội thời sơ khai có thể được bắt nguồn từ tâm hồn chiêm niệm và hăng say của Thánh Phaolô, được phát sinh từ sự kết hợp mật thiết với Đức Kitô Phục Sinh của ngài. Thánh Phaolô hiểu tội lỗi hoạt động thế nào trong bản tính con người, và Chúa Thánh Thần có thể biến đổi hoàn toàn thói quen hư đốn thế nào. Thánh Phaolô cũng hiểu đức ái ảnh hưởng đến não trạng của những người ngoài Kitô giáo và những người chống Kitô giáo ra sao để có thể dùng đức ái làm công cụ soi sáng tâm trí người khác.”
2. Sống Đức Kitô: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Nhiều vị Thánh vĩ đại đã xây dựng đời mình trên câu Galate 2,20 này: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi”. Nghe đi nghe lại những lời này trong suốt đời sống của chúng ta thì thật dễ nhưng thực ra chúng ta không bao giờ hiểu nổi tính chất cách mạng của câu này.
Đức Kitô sống trong chúng ta. Người muốn dùng diện mạo, giọng nói, và ngay cả cử chỉ của chúng ta để bày tỏ chính Người. Thánh Phaolô ý thức được sự yếu đuối của mình, sự giới hạn của trí khôn và cá tính của mình, cuộc vật lộn không tên với “cái gai đâm vào thịt ngài” (2 Cr 12,7). Nhưng ý thức khiêm nhường này về những yếu đối của ngài làm cho ngài thêm tín thác vào Đức Kitô: “Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng làm cho tôi được mạnh mẽ” (Pl 4,13). Sự hiểu biết của ngài về những yếu đuối của mình làm cho ngài mở lòng ra để đón nhận sự hiện diện và quyền năng của Đức Kitô trong ngài.
Khi chúng ta ý thức được sự hiện diện của Đức Kitô theo cách này, chúng ta có thể nhóm ngọn lửa này lên bằng nhiều cách: qua việc cầu nguyện, suy niệm, Thánh lễ và các bí tích, cùng thánh hoá các việc làm thường nhật của chúng ta [5], qua đời sống gia đình đầy niềm vui và hy sinh. Rồi ánh sáng của Đức Kitô sẽ toả ra cách tự nhiên từ chúng ta có thể trở thành ánh sáng chiếu soi nhiều hạng người khác nhau, dù họ là các tín hữu khác, hay những người thiện tâm sẽ đi trên đường đức tin hoặc họ là những người vô thần hay theo thuyết vô tri. Tất cả những người mà chúng ta gặp sẽ cảm thấy có một điều gì khác lạ nơí chúng ta và đưa họ đến việc tự mình đặt những câu hỏi có thể thay đổi đời sống và định mệnh của họ. (…)
…Hãy nghĩ đến Thánh Vincent de Paul và Thánh Louise de Marillac phục vụ người nghèo trên đường phố Paris. Hãy nghĩ đến Chân phước Đamien phục vụ những người phong hủi ở Molokai. Hãy nghĩ đến Chân phước Têrêxa thành Calcutta phục vụ những người khốn cùng và xấu xí nơi các đường phố trên thế giới ngay cả khi ngài can trường lèo lái đời mình vượt qua những giai đoạn khô khan của đời sống nội tâm của ngài. Hãy nghĩ đến gương mặt rạng ngời và vui tươi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong những chuyến tông du của ngài. Hãy nghĩ đến hàng triệu tín hữu Công Giáo qua nhiều thế kỷ đã sống bí tích Hôn Phối cách anh hùng và đã rạng chiếu Đức Kitô cho các thế hệ đi trước và sau họ. Tất cả các cuộc sống này đều là những minh chứng hùng hồn và cụ thể cho lời chứng của Thánh Phaolô rằng: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi”…
3. Cầu nguyện, Lời Chúa: “Lời của Thiên Chúa không thể bị xiềng xích” (2 Tm 2,9).
“Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viết trong diễn từ đọc trước Hội nghị Thế giới để kỷ niệm 40 năm Dei Verbum [7], Hiến chế về Mạc khải của Thiên Chúa của Công đồng Vaticanô II:
“Tôi muốn đặc biệt nhắc đến và đề nghị truyền thống cổ Lectio divina: chăm chú đọc Thánh Kinh đi kèm với cầu nguyện đem lại một cuộc đối thoại nội tâm, mà trong đó người đọc nghe Thiên Chúa nói và đáp lại lời Ngài với tâm hồn phó thác, rộng mở trong khi cầu nguyện (x. Dei Verbum, 25). Nếu được cổ vũ cách hiệu quả, tôi xác tín rằng, cách thực hành này sẽ đem lại cho Giáo Hội một mùa xuân mới về tâm linh. Như là một ưu điểm của Mục vụ Thánh Kinh, Lectio divina có thể được khuyến khích thêm nữa, cũng như việc dùng các phương pháp mới đã được suy nghĩ chín chắn và hợp với thời đại. Không bao giờ được quên rằng Lời Chúa là ngọn đèn soi bước và là ánh sáng chỉ đường ta đi” (x. Tv 119 (118),105).
Tôi xin nhắc lại lời ĐTC Bênêđictô khuyên người Công Giáo thực hành cách suy niệm Thánh Kinh theo Lectio divina mỗi ngày như là phương thế để đào sâu sự hiệp thông giữa chúng ta với Thiên Chúa và đạt được những hiểu biết tinh thần. “Nguyện cho Lời Đức Kitô ngự trị cách dồi dào trong anh em” (Cl 3,16). Việc cầu nguyện bằng suy niệm Thánh Kinh này vận dụng tư tưởng, óc tưởng tượng, tình cảm và ước muốn. Việc vận dụng những khả năng này của chúng ta làm cho việc hoán cải của lòng chúng ta thêm sâu đậm và củng cố quyết tâm đi theo Đức Kitô của chúng ta [8].
Chú tâm cách đặc biệt vào Lời Chúa chỉ cho chúng ta chân lý căn bản của Công Giáo trong câu chuyện trên đường Emmau của Thánh Luca [9]. Để thực sự thuộc về Thánh Kinh thì cũng phải đồng thời thực sự là bí tích và Thánh Thể. Bất cứ đầu tư nào để hiểu biết và cầu nguyện cách nào với Thánh Kinh cũng đồng thời là đầu tư vào một tham dự đầy đủ hơn, linh hoạt hơn và ý thức hơn vào Thánh lễ của Công Giáo và các phụng vụ bí tích.
Thánh Giêrônimô diễn tả sự kết hợp giữa Lời Chúa và Thánh Thể: “Thịt Chúa là của ăn thật và Máu Chúa là của uống thật; đây là điều tốt lành thật sự của chúng ta ở đời này: nuôi mình bằng thịt và uống máu Người không những chỉ trong Thánh Thể mà còn trong việc đọc Thánh Kinh. Quả thật, Lời Thiên Chúa được rút ra từ sự hiểu biết Thánh Kinh, là của ăn và thức uống thật sự của chúngt ta” [10]. (…)
Đương nhiên là Dei Verbum tiếp tục là nguồn tài liệu tốt nhất để hiểu cách Giáo Hội tiếp cận Thánh Kinh:
“Thánh Kinh và Thánh Truyền làm thành một Kho Tàng Thánh của Lời Chúa, được trao phó cho Giáo Hội. Bằng cách nắm vững kho tàng này, toàn thể dân thánh, kết hợp với các mục tử của mình, luôn trung thành với giáo huấn của các Tông đồ, trong đời sống cộng đồng, trong việc bẻ bánh và trong cầu nguyện (x. Cv 2,42), để rồi nhờ việc giữ lấy, thực hành và tuyên xưng gia tài Đức tin, nó trở thành một phần của cố gắng duy nhất chung của các giám mục và các tín hữu. Nhưng nhiệm vụ giải thích cách xác thực Lời Thiên Chúa được trao phó riêng cho Huấn quyền của Giáo Hội, mà quyền hành của Huấn quyền này được thực thi nhân danh Đức Chúa Giêsu Kitô. Chức năng giáo huấn này không ở trên Lời Chúa, nhưng phục vụ Lời Chúa, bằng cách chỉ dạy những gì đã được trao lại, lắng nghe những điều này cách đạo đức, gìn giữ cách cẩn thận và giải thích cách trung thành theo như Chúa đã truyền lại và nhờ sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, rút ra từ một kho tàng Đức tin duy nhất tất cả những điều mình trình bày để tin như là được Thiên Chúa mạc khải” (Dei Verbum, 10).
Sự phổ thông của các sách và phim ảnh gần đây, nhằm mục đích trình bày lịch sử Giáo Hội hoặc thách đố đức tin của chúng ta, được coi là lời cảnh tỉnh trong việc dạy Giáo lý để quảng bá sự hiểu biết về Thánh Kinh và học hỏi Thánh Kinh mỗi ngày, cũng như hiểu biết về giáo huấn của Công Giáo về Mạc khải theo những nguyên tắc Công Giáo về sự kết hợp và hoà hợp giữa Đức tin và Lý trí [12].”
4. Thánh giá của Đức Kitô: “Tôi nhất quyết rằng khi nào tôi còn ở cùng anh chị em, thì tôi sẽ không nói về một điều nào khác ngoài Chúa Giêsu và Đấng Chịu Đóng Đinh” (1 Cr 2,2).
“Thập giá của Đức Kitô nằm ngay ở trung tâm của mọi việc Thánh Phaolô làm. Ngài dạy chúng ta đương đầu với những khó khăn và đau khổ trong cuộc đời. Thánh Phaolô đã trải qua tất cả: bị từ bỏ, chịu tai hoạ, bị coi thường, đắm tàu, tù đày, và cuối cùng là tử vì đạo, được biểu tượng trong nghệ thuật bằng việc ngài cầm một thanh gươm [13].
Thánh Giá ảnh hưởng đến tất cả mọi liên quan đến Thánh Phaolô. Ngài nói: “Tôi giảng dạy về Đức Kitô và Đấng Chịu Đóng Đinh”. Thánh Giá đã biến đổi giáo huấn của ngài và cho phép ngài truyền giáo cho người khác bằng cách giúp họ giải thích ý nghĩa của sự đau khổ của chính họ. Ngài cũng dùng một câu lạ lùng: “Tôi tự hào trong Thánh Giá của Đức Kitô” (Gl 6,14). Ngài đặt Thánh Giá của Đức Kitô trên cám dỗ trở nên tự hào và kiêu căng. Thánh Giá là nguồn mạch thật sự của các hiệu quả của việc tông đồ. (…)
Cùng với Thánh Phaolô, chúng ta chiến đấu một cuộc chiến anh hùng, cố gắng làm cho Tám Mối Phúc, các nhân đức đối thần và tự nhiên, các việc làm thương linh hồn và thương xác, và nhất là để Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần thống trị chúng ta. Chết cho chính mình và sống lại trong Đức Kitô, chúng ta ôm lấy Thánh Giá và nhớ rằng: “Đức ái chấp nhận tất cả, tin tất cả, hy vọng vào tất cả, chịu đựng tất cả. Đức ái không bao giờ mất được” (1 Cr 13,7-8).
Thánh Giáo hoàng Clêmentê I trong thư của ngài gửi tín hữu Côrintô, đoạn 5[14], diễn tả Thánh Phaolô tiến bộ trong những phấn đấu này như thế nào: “Nhờ lòng nhiệt thành và những va chạm mà Thánh Phaolô chỉ cho chúng ta thấy con đường đến phần thưởng của sự kiên trì. Ngài bị xiềng xích 7 lần, bị lưu đày, bị ném đá; là một người tiền phong cả ở Đông phương lẫn Tây phương, ngài đã được tiếng tốt nhờ Đức Tin của mình. Ngài dạy sự công chính cho cả thế giới, và ngài đã đến tận cùng của thế giới Tây phương, ngài làm chứng trước mặt những người quyền thế; rồi ngài từ bỏ cõi đời này và được đưa về nơi thánh, một gương sáng ngoại hạng về sự chịu đựng”.
Thông điệp gần đây của Đức Thánh Cha Beneđictô XVI về Đức Cậy tựa đề Spe Salvi có nhiều trích dẫn về cách sống Đức Cậy của Thánh Phaolô khi ngài ở trong chốn lao tù [15] và cho chúng ta thấy sự linh hứng mà thủ bút của ngài cung cấp cho các Thánh sau này như Thánh Augustinô [16], Thánh Tử đạo Lê Bảo Tịnh, người Việt Nam (+1857) [17] và Thánh Giôsêphine Bakhita, một nữ tu người Phi Châu [18]…”
5. Thánh Thể và Giáo Hội: “Chén hồng phúc mà chúng ta chúc tụng không phải là sự dự phần vào Máu Đức Kitô sao? Tấm Bánh mà chúng ta bẻ ra không phải là sự dự phần vào Thân Thể Ðức Kitô sao?” (1 Cr 10,16).
“Một trong những hình ảnh cổ điển thuộc về Học thuyết Thánh Phaolô là hình ảnh Nhiệm Thể Đức Kitô là một sự hiệp thông của nhiều cá nhân với những đặc sủng và tài năng riêng để xây dựng Nhiệm Thể. Thánh Phaolô cho chúng ta thấy rằng Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch của sự hợp nhất, hoà đồng và hiệp thông của Nhiệm Thể. Việc chúng ta lãnh nhận Bí tích Thánh Thể cách kính cẩn là mồi lửa lớn của hoạt động truyền giáo, dẫn đưa chúng ta đến tận cùng trái đất như Thánh Phaolô.
Trong Thông điệp Ecclesia de Eucharistia năm 2003, ĐTC Gioan Phaolô II đã lồng những giáo huấn của Thánh Phaolô vào trong bài suy niệm của ngài về Thánh Thể:
“Lời của Thánh Tông Đồ Phaolô đưa chúng ta trở lại khung cảnh cảm động mà trong đó Bí tích Thánh Thể được sinh ra… Về phần ngài, Thánh Tông Đồ Phaolô nói rằng một cộng đồng Kitô hữu mà chia rẽ và coi thường người nghèo thì ‘không đáng tham dự vào Bữa Tiệc của Chúa’” (x. 1 Cr 11,17-22.27-34).
Công bố cái chết của Chúa ‘đến khi Người trở lại’ (1 Cr 11,26) đòi buộc tất cả những ai dự phần vào tiệc Thánh Thể phải quyết tâm thay đổi đời sống mình và làm cho đời sống một cách nào đó hoàn toàn là ‘đời sống Thánh Thể’” (số 20).
Học hỏi và cầu nguyện theo các thư của Thánh Phaolô về Bí tích Thánh Thể giúp chúng ta “nhóm lại sự kinh ngạc của chúng ta về Bí tích Thánh Thể” [20] và ý thức rằng mỗi Thánh lễ “có ý nghĩa phổ quát” [21]. Mỗi Thánh lễ được “cử hành trên Bàn thờ của Thế giới” [22]. Khi chúng ta nhóm lại ngọn lửa Đức tin vào Bí tích Thánh Thể của mình, chúng ta sẽ kính sợ và ngạc nhiên về chân lý của sự Hiện Diện Đích Thật, đời sống hôn nhân và gia đình của chúng ta cũng sẽ lại được bùng cháy trong Đức Kitô. Ơn gọi linh mục và tu trì sẽ được nhen nhúm lại. Một tinh thần truyền giáo và dạy Giáo lý cách hiệu quả trên mọi mức độ sẽ được khơi dậy. Như đã đề cập đến ở trên, một sự sùng kính Lời Linh Hứng của Thiên Chúa cũng được nhen nhúm lại, và kết quả sẽ là “một mùa xuân mới về tâm linh”. Chúng ta nhen nhúm lại một cách sống cụ thể việc tôn trọng sự sống và công bằng xã hội đối với người nghèo, tù nhân, ngoại kiều và các thai nhi đang còn trong bụng mẹ.” (…)
6. Truyền giáo: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16).
“…Tôi chắc chắn rằng một trong những mục đích của ĐTC Bênêđictô XVI khi công bố Năm Thánh Phaolô là để cho mỗi người Công Giáo đưa gương lên soi vào đời sống mình và tự hỏi: Tôi có quyết tâm và hăng say truyền bá Đức tin Công Giáo như Thánh Phaolô không? Có phải việc truyền bá Đức tin bằng gương sáng và bằng việc đối thoại với bằng hữu của chúng ta là điều chúng ta quan tâm đến không? [24]
Điều gì chúng ta có thể làm cách đặc biệt để truyền đạt một lòng yêu mến Chúa Giêsu và một sự hiểu biết về Đức tin của chúng ta trong trái tim và tâm trí của những người trẻ là tương lai của Giáo Hội chúng ta? Qua những ẩn dụ chứa đầy nghị lực và có tính cách thể thao của ngài, gương của Thánh Phaolô phải lôi cuốn giới trẻ cách đặc biệt, khuyến khích các em dùng nghị lực và lòng hăng say vào việc truyền bá Tin Mừng của Đức Kitô.
ĐTC Gioan Phaolô II luôn luôn nhắc nhở chúng ta rằng Đức tin Công Giáo của chúng ta chỉ có thể lớn lên khi chúng ta ý thức và tận tâm chia sẻ đức tin này với tha nhân. Đức Kitô sẽ nhìn đến mỗi người chúng ta với đôi mắt từ bi của Người khi phán xét riêng và hỏi rằng chúng ta đã cố gắng làm những gì trong cuộc đời mình để mời gọi người khác đến hiệp thông với Đức Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Người. Chúng ta có ngạc nhiên chút nào không khi ĐTC Gioan Phaolô II bắt đầu Thông điệp của ngài về hoạt động truyền giáo - Redemptoris Missio - năm 1990, bằng một lời nhắc đến Thánh Phaolô không? Ngài viết:
“Sứ vụ này của Đức Kitô, Đấng Cứu Thế, được trao phó cho Giáo Hội vẫn còn lâu lắm mới được hoàn thành. Khi mà thiên niên kỷ thứ hai sau khi Đức Kitô đến sắp hết, một cái nhìn tổng quát về nhân loại cho thấy rằng sứ vụ này mới chỉ bắt đầu và chúng ta phải quyết tâm hết lòng phục vụ nó. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng thúc đẩy chúng ta rao truyền công trình vĩ đại của Thiên Chúa: ‘Vì nếu tôi rao giảng Tin Mừng, thì không có lý do gì để tôi tự hào, mà đó là một nhiệm vụ tôi phải làm. Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!’ (1 Cr 9,16). Nhân danh toàn thể Giáo Hội, tôi cảm thấy có một nhiệm vụ khẩn thiết để nhắc lại lời kêu gào này của Thánh Phaolô”.
Chớ gì mỗi người chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 này cảm thấy có cùng một nhiệm vụ nhắc lại lời kêu gào của Thánh Phaolô. ĐTC Gioan Phaolô II đã chỉ cho chúng ta rằng tinh thần siêu nhiên và truyền giáo phải song hành với nhau và lời mời gọi nên thánh phổ quát được liên kết chặt chẽ với lời mời gọi truyền giáo phổ quát [25].
ĐTC Phaolô VI tóm tắt tâm hồn của Thánh Phaolô trong một đoạn của Tông huấn Evangelii Nuntiandi:
“Mẫu gương truyền giáo là Tông Đồ Phaolô đã viết những lời này trong thư gửi tín hữu Thessalônica, và cũng là chương trình cho tất cả chúng ta: ‘Chúng tôi đã yêu mến anh em tha thiết, đến nỗi sẵn sàng chia sẻ với anh em, không những chỉ Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả chính mình chúng tôi, vì anh em đã trở nên rất thân yêu đối với chúng tôi’ (1 Ts 2,8). Tình yêu này là gì? Tình yêu ấy phải hơn tình yêu của một vị thầy; đó là tình yêu của một người cha; và cũng là tình yêu của một người mẹ. Đó chính là tình yêu mà Chúa mong mỏi nơi mỗi người rao giảng Tin Mừng, nơi mỗi người xây dựng Giáo Hội. Một dấu hiệu của tình yêu là quan tâm ban phát chân lý và đưa người ta đến hợp nhất. Một dấu hiệu khác của tình yêu là một lòng tận tuỵ rao giảng Đức Chúa Giêsu Kitô, mà không hạn chế hay quay đầu trở lại” [26].(…)
Nguyện xin lửa mà Chúa Thánh Thần đã đổ xuống lòng Thánh Phaolô, làm cho lòng của ngài trở thành ngọn lửa soi sáng thế gian, đốt cháy lòng chúng ta để chúng ta trở thành những nhà truyền giáo sống động và hữu hiệu trong Năm Thánh Phaolô và suốt đời chúng ta.” (…)
Đức cha Michael Saltarelli, Giám mục Wilmington
Ghi chú (của bài viết trên):
[1] x. Roch A. Kereszty, Jesus Christ, Fundamentals of Christology (Staten Island, NY: Communio Books), 40.
[2] John Henry Newman, Parochial and Plain Sermons, Sermon 9, Việc trở Lại của Thánh Phaolô nhìn theo chức vụ của ngài, Lễ Thánh Phaolô Trở Lại,: Ignatius Press, 1997, p. 290-291.San Francisco
[5] x. Thư Mục vụ về Sự Thánh thiện trong Thế giới Làm việc (Pastoral Letter Holiness in the World of Work) của ĐGM Michael Saltarelli, ngày 30-8-2001, phát hành trên The Dialog và trên website của GP Wilmington: www.cdow.org.Thư Mục vụ này cũng được phát hành toàn quốc trên Origins dưới cùng một đề tài vào ngày 30-8-2001 (Vol. 31: No. 12), 217-220.
[7] Bản văn tiếng Anh của Dei Verbum. Những tài liệu khác của Giáo Hội được đề cập đến trong thư này có thể được tìm thấy bằng mục tìm kiếm của website Vatican: www.vatican.va/phome_en.htm
[8] x. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, 2708.
[9] x. Tông thư Mane Nobiscum Domine cho Năm Thánh Thể (tháng 10/2004 - tháng 10/2005) của ĐTC Gioan Phaolô II, ngày 7-10-2004.
[10] S. Hieronymous, Commentarius in Ecclesiasten, 313: CCL 72, 278 như được dẫn chứng ở Lineamenta cho Thượng Hội đồng Giám mục của Giáo Hội hoàn vũ về Lời Thiên Chúa trong Đời sống và Sứ vụ Giáo Hội, sẽ đươc tổ chức ở Roma từ 5 đến 26-10-2008.
[12] x. Thư Mục vụ Go and Teach: Facing the Challenges of Catechesis Today (Hãy Đi và Dạy: Đương đầu với những Thách đố của việc Dạy Giáo lý hôm nay) của ĐGM Michael Saltarelli, ngày 15-9-2005, được ấn hành trong The Dialog và trong website của GP Wilmington: www.cdow.org. Thư Mục vụ này cũng được phát hành toàn quốc trong Origins với tựa đề A Vision for Catechesis (Một Viễn tượng cho việc Dạy Giáo lý, ngày 27-10-2005 (Vol. 35: số 20), 329-334.
[13] x. 2 Cr 11,23-29.
[14] x. Bài đọc trong Kinh Nhật Tụng cho ngày 30/6 – Ngày Lễ Kính các Thánh Tử đạo Tiên khởi của Giáo hội Rôma.
[15] ĐTC Beneđictô XVI, Thông điệp Spe Salvi, số 4.
[16] ĐTC Bênêđictô XVI, Thông điệp Spe Salvi, số 33.
[17] ĐTC Bênêđictô XVI, Thông điệp Spe Salvi, số 37.
[18] ĐTC Bênêđictô XVI, Thông điệp Spe Salvi, số 3.
[20] ĐTC Gioan Phaolô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia năm 2003, số 6.
[21] ĐTC Gioan Phaolô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia năm 2003, số 8.
[22] ĐTC Gioan Phaolô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia năm 2003, số 8.
[24] x. Thư Mục vụ “Làm sao để giơ tay ra cho những người Công Giáo không còn giữ đạo ở nước Hoa Kỳ ngày nay” của ĐGM Michael Saltarelli, ngày 13-1-2000, được đăng trên The Dialog và trên website của GP Wilmington www.cdow.org. Thư Mục vụ này cũng được đăng trên toàn quốc trong Origins dưới nhan đề Làm sao để giơ tay ra cho những người Công Giáo không còn giữ đạo ở nước Hoa Kỳ ngày nay, ngày 27-1-2000 (Tập 29, số 32), 514-518.
[25] x. ĐTC Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptoris Missio, năm 1990, số 90.
[26] ĐTC Phaolô VI, Tông huấn Evangelii Nuntiandi, năm 1975, số 79.
~~~000~~~
KẾT:
Thật ra, các Thư của Thánh Phaolô là cả một “kho tàng giáo lý” đồ sộ mà suốt 2000 năm nay dân Chúa không ngừng học hỏi, đào sâu, suy niệm…
Được hình thành từ thuở ban đầu khai sinh Giáo Hội, cho dù mang đậm dấu vết của hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ cùng với những sắc thái riêng của yếu tố con người, văn hoá, thời sự mục vụ…, vì là những “bản văn mặc khải”, nên các thư Phaolô luôn chất chứa những giá trị linh đạo vượt thời gian và là ánh sáng dẫn đưa con đường hoàn thiện cho dân Chúa muôn nơi muôn thuở.
Hy vọng mỗi người, qua việc thực hành “Lectio Divina” trên những bản văn của Vị “Tông Đồ Dân Ngoại” sẽ luôn tìm thấy những ánh sáng dịu vời soi chiếu trên cuộc “lữ hành về nhà Cha”.
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
[1] Chantal Reynier, nguyên tác “POUR LIRE SAINT PAUL” nxb. Les Éditions du Cerf, 2008. Thiên Hựu và Xuân Hùng chuyển ngữ: ĐỂ ĐỌC THÁNH PHAOLÔ, NXB. Phương Đông 2017. Phần MỞ ĐẦU, tr. 7: “Các thư Phalô thuộc về Mặc Khải và vì thế cần thiết cho sự hiểu biết Đức Kitô. Được viết ở một thời kỳ nhất định nhưng chúng có giá trị cho mọi thời đại, không có nội dung nào khác ngoài sự kiện Đức Kitô”.
[2] Alain Decaux – Viện sĩ Hàn lâm Pháp: TRẺ SINH NON CỦA THIÊN CHÚA, Một tiểu sử về Thánh Phaolô, nxb Perrin-Desclée de Brouwer, bản dịch của Phạm Minh Thiện, Lưu hành nội bộ Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng, tr. 7: “Là nhà thư văn hùng vỹ. Là người thần kỳ làm kẻ khác hoán cải. Là kiến trúc sư của Ki-tô giáo – là người sáng tạo, như Rêmarút (Reimarus) đã nói thế vào thế kỷ XVIII, và người vô thần Nit-sơ (Nietzsche) lặp lại vào thế kỷ XIX -, người đã áp đặt cái nhìn của mình về Đức Kitô và đã hun đúc những luật pháp sẽ chi phối Giáo Hội, khá lâu trước khi các sách Tin Mừng được soạn ra”.
[3] Đức Hồng Y Carlo Maria Martini. Nguyên tác tiếng Ý “ IL Vangelo Di Paulo”. Tin Mừng theo Thánh Phaolô. Chuyển ngữ: Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O.cist. NXB. Tôn Giáo 2012. Tr. 47: “Khi nói về sự biến đổi của Phaolô, tôi qui chiếu đến sự sáng ngời và trong sáng xảy ra trong suốt cuộc đời mục vụ của ông. Điều nầy được phản ảnh trong các thư. Đọc các thư nầy, chúng ta được lôi cuốn bởi sự trong sáng và rực rỡ của tâm hồn ông. Ngay cả sau 2000 năm chúng ta vẫn cảm thấy đàng sau những lời được viết ra là một con người năng động, đầy gợi hứng, linh động”.
[4] Giuse Ngô Ngọc Khanh OFM. THƯ PHAOLÔ – VĂN CHƯƠNG VÀ NỘI DUNG. Lưu hành nội bộ. Học Viện Phanxicô 2016. Tr. 6: “Thuật nữ “Corpus Paulinum” nhằm chỉ 13 thư của Phaolô hoặc được gán cho Phaolô.”
[5] Ibid. Tr. 7: “Thuật ngữ nầy bao gồm hai từ “homo-giống nhau” và “logoumena-những gì được nói”, nhằm chỉ tất cả các học giả đều đồng tình rằng những thư nầy chắc chắn do chính Phaolô viết. Như thế, thuật ngữ nầy được dùng để chỉ nhóm các thư đệ I Phaolô. Nhóm nầy bao gồm 7 thư: Rm, 1&2 Cr, Gl, Pl, 1 Tx và Plm.”
[6] Lm. Mt. Nguyễn Khắc Hy S.S.: Bài 3: Thánh Phaolô viết bao nhiêu thư? Và Khi nào? Nguồn: http://www.memaria.org/default.aspx?LangID=0&tabId=580&ArticleID=20311&Page=1
[7] Ibid. Còn sáu thư còn lại (2 Thesalonica, Ephêsô, Côlôsê, 1 và 2 Timôtê và Titô) là đề tài tranh luận giữa những học giả Thánh Kinh về tác quyền, và họ gọi những thư này là Thứ Kinh (Deutero-Pauline letters).
[8] Giuse Ngô Ngọc Khanh OFM. THƯ PHAOLÔ – VĂN CHƯƠNG VÀ NỘI DUNG. Lưu hành nội bộ. Học Viện Phanxicô 2016. Tr. 8: “Thuật ngữ nầy bao gồm hai từ “anti-chống nhau” và “legomena-những gì được nói”, nhằm chỉ các nhà nghiên cứu không đồng nhất việc cho rằng các thư nầy do chính Phalô viết. Như thế, huật ngữ nầy được dùng để chỉ nhóm các thư đệ II và đệ III Phaolô. Nhóm nầy gồm 6 thư, được chia làm hai khối nhỏ:…”
[9] Ibid. Tr. 8: “Ở nhóm đệ II nầy, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng chính Phalô là tác giả, còn một số ít không đồng ý như thế, nhưng đều công nhận rằng các thư nầy thuộc về trường phái Phaolô, tức do các môn đệ của ngài viết”.
[10] Ibid. Tr. 8: “đối với nhóm thư đệ III nầy đa số học giả không công nhận các thư nầy do Phaolô viết ra, thậm chí còn được xem là “mạo danh”. (Xem thêm: Lm. Vinhsơn Phạm Xuân Hưng, OP. Dẫn nhập các thư Thánh Phaolô. Nguồn: Trang mạng Dòng Thừa Sai Đức Mẹ. Link: http://mfvietnam.org/dan-nhap-cac-thu-thanh-phaolo.html:
- Các thư do chính thánh Phaolô viết: 1 Tx, Gl, Pl, 1 và 2 Cr, Rm, Plm.
- Các thư do thánh Phaolô soạn, nhưng bị nghi ngờ: 2 Tx, Cl, Ep.
- Các thư bị coi là mạo danh: 1 và 2 Tm, Tt.
[11] Lm. Mt. Nguyễn Khắc Hy S.S.: Bài thứ 10: Có sách ghi Phaolô là tác giả thư gởi tín hữu Do thái, sao không thấy Giáo hội nói đến? Nguồn: http://www.memaria.org/default.aspx?LangID=0&tabId=580&ArticleID=2037:
“Một số sách xưa có ghi tên Phaolô là tác giả thư gởi tín hữu Do thái, nhưng ngày này phần lớn các nhà Thánh Kinh không tin như vậy. Trong phụng vụ của Giáo hội, chúng ta để ý là các bài đọc trong thánh lễ không còn để tên Phaolô là tác giả, mà chỉ đọc: “Bài trích thư gởi tín hữu Do thái.” Việc tìm hiểu tác giả là ai đã có nhiều tranh cải từ những thế kỉ đầu tiên. Giáo phụ Origen (chừng năm 185-254) cũng đã kết luận: “Chỉ có Thiên Chúa biết tác giả thư này là ai. (…). Ngày nay, các nhà Kinh thánh không tin Phaolô là tác giả vì: (1) hình thức và cấu trúc của thư này hoàn toàn khác với những thư khác của Phaolô; (2) những danh từ dùng cũng không trùng hợp với những danh từ Phaolô thường dùng; (3) cách trình bày lá thư giống như một tiểu luận về thần học hơn là một lá thư trình bày những ý kiến hay vấn nạn muốn nói như Phaolô thường viết; và cuối cùng (4) nội dung của thư này trình bày tư tưởng mà người ta không tìm thấy trong bất cứ thư nào của Phaolô (và ngay cả những thư khác của các tông đồ trong Tân Ước), chẳng hạn tư tưởng về chức Thượng tế của Chúa Giêsu Kitô.
Về độc giả của thư, chúng ta cũng không biết chính xác là ai. Điều ta biết chắc là nội dung thư nói và trích nhiều tư tưởng thần học trong Cựu Ước. Vì thế chúng ta có lý do để tin là độc giả của thư là những người Do thái theo Kitô giáo. Những từ “thư gởi tín hữu Do thái” được các giáo phụ thêm vào cuối thế ký thứ hai, vì tự lá thư không thấy gởi cho ai một cách cụ thể.
Tóm lại, chúng ta không biết ai là tác giả thư này, nhưng thư đã có ảnh hưởng lớn trong tư tưởng thần học của mọi Kitô hữu kể từ cuối thế kỷ thứ nhất.
[12] Lm. Vinhsơn Phạm Xuân Hưng, OP. Dẫn nhập các thư Thánh Phaolô. Nguồn: Trang mạng Dòng Thừa Sai Đức Mẹ. Link: http://mfvietnam.org/dan-nhap-cac-thu-thanh-phaolo.html (Xem thêm: Lm. Phan Tấn Thành, O.P. CÓ BAO NHIÊU TÁC PHẨM CỦA THÁNH PHAOLÔ ?: “Hiện nay, trong danh mục các thư của Thánh Phaolô, chúng ta đếm được 14 lá thư, theo thứ tự như sau: Rôma, 2 thư gửi Côrintô, Galát, Êphêsô, Philipphê, Côlôsê, 2 thư gửi Têxalônica, 2 thư gửi Timôtê, Titô, Philêmôn, Do Thái. Câu hỏi đầu tiên được nêu ra là: các thư vừa rồi được xếp theo thứ tự nào? Các học giả cho rằng chắc là không theo thứ tự thời gian rồi. Một ý kiến thông thường cho rằng dựa theo tiêu chuẩn vật lý, nghĩa là cái nào dài nhất thì đứng đầu (đó là thư Rôma), rồi đi xuống dần cho đến cái ngắn nhất. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng tiêu chuẩn này, thì phải dành chỗ cuối cùng cho thư gửi ông Philêmôn chứ sao lại đặt thư gửi Do Thái? Phải chăng tại vì có nghi vấn chung quanh lá thư này? Thực vậy, ngày nay, mọi người đều nhận rằng thư gửi Do Thái không do Thánh Phaolô viết ra, nhưng do một bàn tay khác, và thậm chí nó không phải là một lá thư cho bằng một bài giảng. Nói khác đi, các ấn bản chính thức chỉ nhìn nhận 13 thư của Thánh Phaolô. Nhưng các nhà phê bình sử học còn muốn đi xa hơn nữa: có người muốn rút con số đó xuống, có người muốn tăng con số lên.” Nguồn: https://www.nguoitinhuu.org/kienthuc/LmThanh/ghh11.html
[13] Lm. Vinhsơn Phạm Xuân Hưng, OP. Dẫn nhập các thư Thánh Phaolô. Nguồn: Trang mạng Dòng Thừa Sai Đức Mẹ. Link: http://mfvietnam.org/dan-nhap-cac-thu-thanh-phaolo.html: “Các tác phẩm của Thánh Phaolô mang đặc tính của cả hai loại trên: mang tính thân mật qua cách chào hỏi, khuyên bảo… (lettera); đồng có những giáo huấn, tranh luận, biện bác (epistola). Tất cả các thư của thánh Phaolô đều được viết do hoàn cảnh, do nhu cầu tín hữu đặt ra. Đó không phải là những tiểu luận thần học, mà là những câu giải đáp cho những hoàn cảnh cụ thể. Các thư này không hoàn toàn riêng tư, cũng không phải thuần tuý văn chương. Đó là những bài thuyết trình dành cho các độc giả cụ thể, rồi qua họ dành cho mọi Kitô hữu. Nội dung các thư bao gồm những điểm giáo lý căn bản xoay quanh trục Đức Kitô đã chết và sống lại để cứu độ nhân loại, nhằm mục đích huấn luyện các tín hữu, củng cố đức tin, sửa chữa những sai lầm yếu đuối. Các thư đưa ra hướng giải quyết những vấn đề do các cộng đoàn gây ra, chống lại những người truyền bá giáo lý sai lạc.”
[14] Giuse Ngô Ngọc Khanh OFM. THƯ PHAOLÔ – VĂN CHƯƠNG VÀ NỘI DUNG. Lưu hành nội bộ. Học Viện Phanxicô 2016. Tr. 6-7. (Xem thêm: P. Claude TASSIN: SAINT PAUL APOTRE DES NATIONS. CHAPITRE I PRÉSENTATION GÉNÉRALE: PAUL ET SES LETTRES.)
[15] Ibid. (Giuse Ngô Ngọc Khanh OFM.). Tr. 7. (Xem thêm: Lm. Vinhsơn Phạm Xuân Hưng, OP. Dẫn nhập các thư Thánh Phaolô. Nguồn: Trang mạng Dòng Thừa Sai Đức Mẹ. Link: http://mfvietnam.org/dan-nhap-cac-thu-thanh-phaolo.html)
[16] Ibid. Tr. 56: “Dù sử dụng hình thức thư tín thời cổ nhưng Phaolô thường điều chỉnh các phần trong thư. Những thay đổi đó có thể ở phần đề thư, phần thân thư, và phần lời chào kết thư, hoặc ở tất cả các phần của thư, tuỳ theo bối cảnh và mục đích viết thư”.
[17] Ibid. Tr. 56
[18] Ibid. Tr. 57.
[19] Ibid. Tr. 55-56
[20] Ibid. Tr. 57-58
[21] William Barclay. Thư gửi tín hữu Rôma. Nxb. Tôn giáo 2008. Phần “Dẫn Nhập”, tr. 5: “Trong Tân Ước không có nhóm tài liệu nào hay hơn các thư của Thánh Phaolô. Lý do là vì trong tất cả các hình thức văn chương thì thư từ thể hiện tính chất riêng tư hơn hết. Demetrius, một trong những nhà phê bình văn chương cổ Hy Lạp, đã viết: “Mỗi người bộc lộ tâm hồn mình qua thư từ. Chúng ta có thể hiểu được con người tác giả qua các hình thức văn chương, nhưng không có thể văn nào rõ hơn là các thư” (Demetrius, On style 227). Chúng ta biết nhiều về Thánh Phaolô vì Ngài để lại nhiều thư, trong đó Ngài đã dốc đổ lòng trí cho những người Ngài yêu mến, và qua đó, ngày nay chúng ta có thể hiểu được các vấn đề của Hội Thánh sơ khai mà con người vĩ đại đó phải đối đầu, thấy được nhịp tim yêu thương của Ngài đối với con người, ngay cả khi họ lầm lỗi, sai lạc”.
[22] Chantal Reynier, nguyên tác “POUR LIRE SAINT PAUL” nxb. Les Éditions du Cerf, 2008. Thiên Hựu và Xuân Hùng chuyển ngữ: ĐỂ ĐỌC THÁNH PHAOLÔ, NXB. Phương Đông 2017. Phần III. TÁC PHẨM THƯ TÍN, tr. 133: “Đối với Phaolô, thư là một phương tiện liên lạc với các cộng đoàn mà người đã thăm viếng hoặc thành lập. Nó là một hình thức hiện diện, hoặc sửa soạn cho người đến với cộng đoàn (vd. Rm 15,14-33; 1 Cr 4,14-21; 16,1-11; 2 Cr 2,1; 13,1-2; Cl 2,5…)
[23] Ibid. Tr. 133-134: “Trước tiên nó nhằm để đọc, cao giọng, cho những thành viên của cộng đoàn nghe. Đó chính là nguồn gốc việc dùng trong phụng vụ vốn là chính yếu trong Giáo Hội. “Sau khi anh em đọc thư nầy, xin liệu sao cho Giáo Hội Laodikia cũng được đọc nữa. Xin anh em cũng đọc thư của tôi gửi cho Giáo Hội Laođikia” (Cl 4,16). (…) Loại hình truyền thông nầy phù hợp với việc loan truyền Tin Mừng vốn bản thân nó diễn ra bằng sự rao giảng bằng miệng…”
[24] Ibid. Chương 3: DI SẢN PHARISÊU BỊ ĐÁNH ĐỔ,, tr. 59: “Thế lực tư tưởng của người lớn đến nổi người ta đã tưởng rằng Phalô là “người sáng lập Kitô giáo”. Thực tế, Phaolô không sáng chế ra Đức Kitô cũng như Giáo Hội. Người loan báo Phục Sinh bằng cách khai triển những hệ quả nhân linh và vũ trụ của biến cố lạ thường và bất ngờ nầy…”
[25] Ronald D. Witherup, PSS. THÁNH PHAOLÔ VÀ TÂN PHÚC ÂM HOÁ. Bản dịch Việt ngữ: Nguyễn Quý Khôi; Biên tập bản dịch: Lm. Lê Công Đức, PSS. NXB. Tôn Giáo 2018. Tr. 47
[26] Chantal Reynier, nguyên tác “POUR LIRE SAINT PAUL” nxb. Les Éditions du Cerf, 2008. Thiên Hựu và Xuân Hùng chuyển ngữ: ĐỂ ĐỌC THÁNH PHAOLÔ, NXB. Phương Đông 2017. Phần III. TÁC PHẨM THƯ TÍN, tr. 135: “Mục đích của những thư nầy là làm cho các cộng đoàn khám phá căn tính bản thân Đức Kitô và dẫn đưa họ vào đời sống Kitô hữu…Chúng diễn tả những khía cạnh khác về mặc khải Đức Kitô sống lại đã được uỷ thác cho Thánh Tông Đồ (Ep 3,1-13). Vì thế, các thư là nền tảng mà cộng đoàn xây dựng trên đó”.
[27] Alain Decaux – Viện sĩ Hàn lâm Pháp: TRẺ SINH NON CỦA THIÊN CHÚA, Một tiểu sử về Thánh Phaolô, nxb Perrin-Desclée de Brouwer, bản dịch của Phạm Minh Thiện, Lưu hành nội bộ Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng, tr. 362
[28] SĐD (Đức cha Michael Saltarelli, Giám mục Wilmington, thư mục vụ vào ngày 25-1-2008: HỌC VÀ SỐNG TINH THẦN THÁNH PHAOLÔ. Nguồn:
http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/NamThanhPhaolo/02HocHoiTinhThanPhaolo.htm
[29] Một trong những người đại diện cho “lập luận” nầy là cha Pierre Pourrat (1871-1957), người Pháp, thuộc tu hội Xuân Bích, nguyên là Bề Trên của Đại Chủng Viện Lyon. Luận điểm về linh đạo Phaolô được ngài trình bày trong tác phẩm Christian Spirituality.
[30] P. Pourrat. Christian Spirituality. London Bunrs Oates and Washbourne LTD. III. The Teaching of St. Paul. P. 16: “St. Paul, in accodance with the teaching of Jesus, enforces the two great laws of the spiriual life: the mortification of evil propensities, the abneget seipsum, and a life in constant union with Jesus Christ, who is to be the rule of ours thougths, feelings and actions, et sequatur Me.”
(Tạm dịch): “Tương hợp với giáo huấn của Chúa Giêsu, Thánh Phaolô đặt nặng hai quy luật chính của đời sống thiêng liêng: chết đi cho những tính hư tật xấu, abneget seipsum (hãy từ bỏ chính mình), và liên kết mật thiết với Chúa Giêsu Kitô, Đấng làm chủ mọi tư tưởng, cảm xúc và hành động, et sequatur Me (và theo Ta).”
[31] Ibid. P. 17: “Hence, to set forth the spiritual teaching of St. Paul is: (1) to describe his conception of the flesch, the old man, and to show its opposition to the spirit, the new man; (2) to explain what constitutes the spirit, the new man; (3) to point out the ascetic and mystical consequences of the connections between the spirit, the new man and the Holy Sprit and Jesus.”
(Tạm dịch): “Do đó, giáo huấn linh đạo của Thánh Phaolô căn cứ trên những điểm chính sau: (1) về đời sống xác thịt, con người cũ và sự đối lập với đời sống tinh thần, với con người mới; (2) về những nhân tố để thiết dựng đời sống tinh thần, con người mới; (3) về những hệ quả mang chiều kích tu đức và thần bí trong tương quan giữa đời sống tinh thần, con người mới với Chúa Thánh Thần và Chúa Giêsu.”
[32] William Barclay. Thư gửi tín hữu Rôma. Nxb. Tôn giáo 2008. Phần “GIẢI NGHĨA THƯ RÔMA – Hoàn cảnh con người”, tr. 109 – 112 (Tác giả nhấn mạnh đến 3 yếu tố bất toàn: Bất toàn tri thức: biết được nhưng chưa chắc làm được; bất toàn ý chí: muốn, quyết tâm thực hiện nhưng không thể: Kinh nghiệm Phêrô: “Dầu tôi phải chết với Thầy đi nữa, tôi sẽ chẳng chối Thầy đâu” (Mt 26,35); bất toàn chẩn đoán: bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác về bệnh nhưng bất lực cứu chữa…)
[33] P. Pourrat. Christian Spirituality. London Bunrs Oates and Washbourne LTD. III. The Teaching of St. Paul. P. 17: “The flesh, so far as we are here concerned, is nature as it actually exists, vitiated by sin, infected by concupiscence. It means man in the state wherein he was left by original sin. The tainted flesh, or concupiscence, becomes in turn the source of personal sin. It is also a principle of death, in constant rebellion against the spirit, and the will by itself without grace is powerless to hold it in check.”
(Tạm dịch): “Xác thịt, mà lâu nay chúng ta đề cập tới, là bản chất của một thực tại, bị tội lỗi làm cho băng hoại, bị ô nhiễm bởi dục vọng. Xác thịt cũng có nghĩa là tình trạng con người sau tội nguyên tổ. Xác thịt ô uế hay dục vọng đó chính là căn nguyên tội lỗi. Sự chết cũng từ đó mà ra, và trong cuộc nổi loạn liên tục chống lại tinh thần, nếu chỉ dùng ý chí mà không cậy nhờ ân sủng, sẽ không đủ sức ngăn chặn.”
[34] William Barclay. Thư gửi tín hữu Rôma. Nxb. Tôn giáo 2008. Phần “GIẢI NGHĨA THƯ RÔMA – Hoàn cảnh con người”, tr. 112 – 114: (Tóm tắt nội dung mà tác giả muốn nói):
- Xác thịt: nghĩa đen hoàn toàn, chỉ thân xác, xác phàm con người, nhục thể con người (Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể và cư ngụ giữa chúng ta - verbum caro factum est et habitavit in nobis – Ga 1,14).
- Xác thịt: được hiểu theo nghĩa “theo phương diện loài người”, “với tư cách nhân loại”: “Xét như một người phàm (kata sarka - theo xác thịt ), Đức Kitô xuất thân từ dòng dõi Đa-vít” (Rm 1,3)
- Xác thịt: “bản chất con người với tất cả sự yếu đuối, dễ phạm tội của nó…Xác thịt là phương diện thấp trong bản chất con người…Đối với Phaolô, xác thịt không phải là vấn đề thuộc thể, nhưng là một vấn đề thuộc linh…”.
[35] SĐD (HĐGMVN, Uỷ Ban Giáo lý Đức tin, Ban từ vựng Công Giáo, TỰ ĐIỂN Công Giáo, nxb. Tôn giáo 2016. Mục từ XÁC THỊT, Tr. 981): Xác: hình hài con người; thịt: phần mềm có thớ, bao quanh xương. Xác thịt có gốc tiếng Hipri là basar – được dịch sang tiếng Hy Lạp là sarx. Theo Thánh Phaolô, xác thịt chỉ một lực lượng sự dữ nơi con người, đối lập với Thiên Chúa và Thần Khí của Ngài (x. Rm 8,5-8). Nơi con người đã có sẵn một sự căn thẳng, một cuộc chiến đấu nào đó giữa tinh thần và xác thịt (x. GLHTCG 2516). “Tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối” (Mc 14,38). Những việc do tính xác thịt gây ra là: “dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tị, say sưa, chè chén và những điều khác giống như vậy” (Gl 5,19-21; GLHTCG 1852). Điều răn thứ chín cấm dục vọng của xác thịt (x. GLHTCG 2514)
[36] P. Pourrat. Christian Spirituality. London Bunrs Oates and Washbourne LTD. III. The Teaching of St. Paul. P. 21: “This idea of the spirit, the new man, according to st. Paul, will be further difined by a study of the relation which unite the christian regenerated in Baptism to the Holy Spirit and to Jesus Christ. It is here that we shall discover all the wealth and the beauty of the spritual doctrine of the great Apostle.”
(Tạm dịch): “Ý tưởng về (đời sống) tinh thần, hay con người mới, sẽ được Thánh Phaolô định nghĩa rõ hơn khi bàn về mối tương quan của người Kitô hữu với Chúa Thánh Thần và với Chúa Giêsu Kitô nhờ Bí tích Rửa tội. Chính tại đây, chúng ta sẽ khám phá tất cả sự phong phú và vẻ đẹp của học thuyết về linh đạo của vị Tông đồ vĩ đại.”
[37] P. Pourrat. Christian Spirituality. London Bunrs Oates and Washbourne LTD. III. The Teaching of St. Paul. P. 27:
“Christian life is the resul of a twofold co-operation: that of God, who makes us conformable to the image of His son; and our own, whereby we reproduce that image within us.”
(Tạm dịch): “Đời sống Kitô hữu là kết quả của một sự cọng tác lưỡng diện: một bên là của Thiên Chúa, Đấng làm cho chúng ta nên giống hình ảnh Chúa Con; một bên là chính chúng ta, khi tái tạo hình ảnh Chúa Con trong chính mình.”
[38] Phan Tấn Thành O.P. ĐỜI SỐNG TÂM LINH IV, CHIỀU KÍCH HUYỀN BÍ TRONG CÁC TÔN GIÁO. NXB. Phương Đông, 2015. Chương 6: Huyền bí Kitô giáo. Tr. 201: “Các học giả ghi nhận rằng thánh Phaolô không nói đến sự kết hiệp với Thiên Chúa cho bằng kết hiệp với Đức Kitô.”
[39] Lm. Giuse Trương Đình Hiền. THÁNH PHAOLÔ: MỘT CUỘC ĐỜI MANG DẤU ÂN LINH ĐẠO. b/. Phaolô: Một cuộc đời “thuộc trọn về Chúa Kitô” trong tình yêu:
“Kể từ khi bị “tiếng sét ái tình” quật ngã trên đường Đamát đó, cuộc đời Thánh Phaolô, trong cảm nhận và niềm xác tín của ngài, đó là cuộc đời hoàn toàn bị Đức Kitô chiếm đoạt: “bởi lẽ chính tôi đã được Đức Ki-tô Giê-su chiếm đoạt” (Pl 3,12); một sự “chiếm đoạt toàn diện, sâu xa” đến độ như ngài chia sẻ: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi “ (Gl 2,20).
Dĩ nhiên, đây không là một tình trạng “đánh mất nhân cách”, chỉ còn là “một hình nộm cho Chúa giật dây”; nhưng là một trạng thái kết hiệp tâm linh mà ở đó, Đức Kitô trở thành lẽ sống, trở thành nguyên uỷ, động lực và mục tiêu để Phaolô quy hướng mọi hoạt động của đời mình. (Xem thêm: Linh mục Phan Tấn Thành)
Và cái mối tương quan sâu đậm đó được Thánh Phaolô diễn tả bằng thuật ngữ “Trong Đức Kitô” (in Christo) mà người ta đếm được khoảng 160 lần trong các bức thư của ngài; đó là mối tương quan mang chiều kích “thần bí”; hay đúng nhất đó chính là mối tương quan của tình yêu như thánh nhân xác nhận trong thư Rôma và nhiều nơi khác:
“Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.” (Rm 8,35-39).
Cũng cần ghi nhận thêm rằng: việc “thuộc trọn về Đức Kitô trong tình yêu” trong kinh nghiệm tâm linh của thánh Phaolô luôn mang chiều kích “Vượt Qua”: gắn liền với cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô:
“Vì cũng như chúng ta chia sẻ muôn vàn nỗi khổ đau của Đức Ki-tô, thì nhờ Người, chúng ta cũng được chứa chan niềm an ủi” (2 Cr 1,5); Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. (4,10); Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian (Gl 6,14); Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Đức Ki-tô nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại. Chúng ta biết rằng: con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Ki-tô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Quả thế, ai đã chết, thì thoát khỏi quyền của tội lỗi. Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Ki-tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta.” (Rm 6,5-8)
[40] P. Pourrat. Christian Spirituality. London Bunrs Oates and Washbourne LTD. III. The Teaching of St. Paul. P. 30:
“St. Paul’ s epistles nearly always end in exhortations to the practice of Christian virtues. Indeed, commentators divide almost all of them into two parts: dogmatic and moral. ….”
(Tạm dịch): “Các thư tín của Thánh Phaolô gần như luôn luôn kết thúc bằng những huấn dụ thực hành các nhân đức Kitô giáo. Thật vậy, các nhà bình luận phân chia các huấn dụ nầy thành hai phần: tín lý và luân lý. …”
[41] Ibid. P. 27: “If the christian is incorporated into the Savior by divine grace, it is his duty to make his life conform with Christ' s and to imitate Him. The members who make up the mystical body of Christ would be unfaithful to their calling if they did not reproduce the likeness of their Head as perfectly as possible within themselfs.”
(Tạm dịch): “Khi người Kitô hữu được liên kết với Đấng Cứu Thế nhờ thiên ân, thì có bổn phận làm cho cuộc sống của mình phù hợp với Chúa Kitô và bắt chước Ngài. Các chi thể trong nhiệm thể của Chúa Kitô sẽ không trung thành với ơn gọi của mình nếu không làm cho chi thể giống với Đầu cách hoàn hảo nhất có thể.”
[42] SĐD. P. 32-33: “Mortification to the point of the renoucing more or less thoroughly even lawful things, following Jesus under the guidance of the Holy Spirit, union with Him by love, making Him live within us and the imitation of Him by the practice of christian virtue in such wise as to copy Him faithfully therein: this is ascetic teaching of the Scriptures, this is the its conception of christian perfection…”
[43] Phần nầy xin được lấy lại nguyên văn các phần chính trong các Bài Giảng của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, được Phạm Xuân Khôi chuyển dịch và đăng trên trang mạng của giáo phận Đà Lạt: Nguồn: http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/NamThanhPhaolo/GiaoLy01.htm
[44] Ibid. Nguồn: http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/NamThanhPhaolo/GiaoLy02.htm
[45] Joseph Ratzinger – ĐGH BÊNÊĐICTÔ XVI, Đức Giêsu Thành Nadarét, Tập I TỪ PHÉP RỬA TẠI SÔNG GIOĐAN ĐẾN BIẾN HÌNH. Biên dịch: Lm. Nguyễn Luật Khoa, OFM - Nữ tu Phạm Thị Huy, OP.
[46] SĐD, PHẦN GIỚI THIỆU, Tr. 12
[47] Ibid. Nguồn: http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/NamThanhPhaolo/GiaoLy03.htm
[48] Ibid. Nguồn: http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/NamThanhPhaolo/GiaoLy04.htm
[49] Giữ lại các điểm chính và thay đổi các “tiểu mục” cho phù hợp với bối cảnh của bài viết hôm nay. (Ghi chú của người soạn bài nầy. Lm. Giuse Trương Đình Hiền).
[50] Thay vì câu Kinh Thánh trên, trong bản văn sử dụng câu Kinh Thánh nầy: “Ta là Giêsu, người mà ngươi đang bách hại. Hãy đứng dậy và vào thành, ở đó ta sẽ cho ngươi biết ngươi phải làm gì” (Cv 9,5-6).
Văn Hóa
Về việc một cô giáo bị tạm đuổi việc
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
23:06 23/05/2019
Trong bài Đại biểu Quốc hội: "Thầy cô bây giờ sợ cả động vào người học sinh" đăng trên laodong.vn ngày 21/05/2019, có đoạn như sau:
"Đại biểu Bùi Văn Phương (Đoàn Ninh Bình) bày tỏ nhiều trăn trở về các vấn đề “nóng” của ngành giáo dục, trong đó có việc giáo dục chạy theo thành tích, không cho học sinh “quyền” được lưu ban.
Ông nói: “Sao bây giờ giáo viên cái gì cũng sợ, đánh giá điểm thấp thì sợ học sinh buồn, cho các cháu lưu ban thì sợ cháu bị tổn thương. Thầy cô không dám đụng gì đến học trò vì sợ mạng xã hội chỉ trích…
Tôi rất băn khoăn, chẳng lẽ cha ông ta giáo dục thế hệ trước chẳng tốt hay sao. Phải chăng đổi mới là cứ phải làm khác cũ. Chúng ta ngược lại xem cha ông ta giáo dục thế nào. Ông cha ta chọn thầy cho con là phải “hay chữ dữ đòn”, yêu thương con là "yêu cho roi cho vọt".
Thế rồi thế hệ chúng ta đi học, ở lớp lưu ban là chuyện bình thường. Có bạn lưu ban 2,3 năm, tốt nghiệp cấp 2,3 tỉ lệ thấp là chuyện bình thường; nhiều trường chỉ 60- 80% tốt nghiệp. Các thầy cô trách phạt học sinh nhưng vẫn tình cảm, vẫn yêu thương vì trách phạt là đúng, là bài học cho chúng ta hôm nay…” (https://laodong.vn/giao-duc/dai-bieu-quoc-hoi-thay-co-bay-gio-so-ca-dong-vao-nguoi-hoc-sinh-734539.ldo).
1. TÓM TẮT CÂU CHUYỆN.
- Một ngày của tháng 1.2019, cô giáo Lê Thị Quy, chủ nhiệm lớp 9B trường trung học cơ sở Tô Hiệu, Thường Tín, Hà Nội phạt một học sinh nam (là một trong năm học sinh thuộc dạng "quậy" của lớp) quỳ.
- Sự kiện ấy đã qua đi như bao sự kiện trong cuộc sống này cứ tuần tư trôi xa, trôi xa.
- Bỗng dưng một ngày đầu tháng 5.2019, bức hình ai đó chụp em học sinh quỳ quay lưng về phía máy ảnh, quay mặt về hướng cô giáo, còn cô giáo đang ngồi tại ghế của mình và đang giảng bài, bay "tung tăng" trên trang mạng xã hội.
- Thế là ngày 11.5.2019 phòng Giáo dục Thường Tín chỉ đạo Hiệu trưởng trường Tô Hiệu đình chỉ công tác giảng dạy của cô giáo Quy.
- Ngày 13.5.2019, Hiệu trưởng trường Tô Hiệu đã quyết định tạm cấm cô giáo Quy dạy học một tuần.
- Thời gian này nhà trường và phòng Giáo Dục "mở rộng điều tra" với tất cả học sinh của lớp 9B về hành vi của cô giáo.
- Ngành Gáo dục cho rằng, cô giáo xúc phạm danh dự học trò.
- Sau một tuần bị đuổi việc, là thời điểm hết hạn bị đuổi, cô Quy vẫn chưa thể đế trường. Cô bị sốc nặng vì chấn thương tâm lý.
- Cho đến ngày 22.5.2019, cô Quy vẫn còn nằm bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp, Thanh Trì, Hà Nội để điều trị.
2. Ý KIẾN RIÊNG.
- Kể từ đây, nếu TÂM HUYẾT có còn sót lại chút nào trong lòng những người thầy, thì những người thầy sẽ tự tay giết chết chính tâm huyết của mình.
Họ sẽ chẳng bao giờ dám HẾT MÌNH làm bất cứ điều gì để dạy, để uốn nắn, để sửa lỗi, để trao ban kiến thức, để tạo một nếp sống có đạo đức, để dẫn các em vào tương lai của các em và của dân tộc này bằng con đường công chính.
Hết mình làm chi mà phải rước họa vào thân!
- Người ta cho rằng, cô giáo xúc phạm danh dự học trò "quậy". Nhưng người ta xúc phạm cô giáo còn nặng nề gấp bội lần hơn, khi người ta công khai điều tra cô giáo của các em nơi chính các em, và công khai cho cả quốc gia này biết việc tạm đuổi việc cô giáo.
Rồi đây, ngày kia, nếu trở lại với nghề, cô giáo có còn đủ thể diện, đủ tự tin, đừng nói là để dạy, mà chỉ là để nhìn, để hiện diện, để nói với học trò của mình và học trò của cả trường??
Có thể từ đây người ta đã thui chột khả năng giảng dạy của người giáo viên!
- Không biết các học trò đã hiểu cách đầy đủ hai chữ "nhân cách", hay chỉ có thể dừng lại ở suy nghĩ rằng, mình là kẻ được bênh vực, là "cái rốn" của xã hội, là "trung tâm đặc biệt" của cuộc đời này, là thành phần mà dù ở khía cạnh nào cũng "bất khả động chạm đến"?...
- Nếu học trò không thể hiểu hết ý nghĩa lớn lao về nhân cách mà các em cần phải có, thì hành động phạt cô giáo tất yếu trở thành lời khuyến khích nguy hiểm: Các em có quyền tiếp tục thực hiện những kiểu "quậy", những kiểu phá phách mà các em đã từng thực hiện nó. Vì cuối cùng, các em vẫn là người đúng. Chỉ có cô giáo, người đã từng phạt các em, mới có lỗi. Có lỗi mới bị phạt nghỉ việc!
- Đất nước tôi ngày mai sẽ ra sao khi mà xã hội "đẻ ra" một thế hệ giáo viên không còn "TẬN TỤY" vì không dám tận tụy?
Sẽ ra sao khi mà hết lớp lớp học trò này đến lớp lớp học trò khác được bảo vệ "NHÂN CÁCH" bằng việc "hạ bệ" nhân cách của người lãnh trách nhiệm giáo dục chúng?
- Xin cám ơn các nhà giáo dục đã đặt dấu ấn về một nền giáo dục đúng nghĩa trên cuộc đời tôi.
Xin cám ơn các nhà giáo dục. Nhờ họ, mà đất nước tôi, dẫu vẫn nghèo, vẫn lạc hậu, lại giàu NHÂN CÁCH. Nó là quốc bảo đã tồn tại tự ngàn đời, qua vô vàn các thế hệ. Nó mới đúng là vẻ đẹp trên mọi vẻ của xã hội loài người.
Xin cám ơn các nhà giáo dục chân chính, vì dù phải trả giá, phải đánh đổi, phải chịu trăm ngàn áp lực, vẫn không muốn bỏ nghề, vẫn giữ lương tâm mình thẳng tắp như cây tùng, cây bách.
Chính nhờ khối lương tâm tùng - bách ấy, giữa một xã hội đầy biến động, bon chen, giành giật, gian trá..., vẫn còn nhiều tâm hồn thánh thiện...!
3. VÀI CÂU CHUYỆN THỰC TẾ.
Em tôi là giáo viên của một trường trung học phổ thông. Có lần, trong khi nói chuyện, chúng tôi đề cập vấn đề giáo dục, em tôi kể lại những nỗi buồn trong công tác giáo dục, do chính học trò của mình gây nên. Chẳng hạn:
- Trong một buổi đầu năm học mới, khi em tôi bắt đầu say sưa giảng, thì bỗng dưng, một học sinh nổi tiếng phá phách, từ chiếc bàn cuối lớp, lừng lững tiến về phía bục giảng.
Em tôi lên tiếng: "Em đi đâu đấy?". "Thưa thầy, em nhặt rác cho lớp sạch". Nói xong cậu học trò khom xuống lượm mẩu giấy nhỏ rồi đi thẳng ra ngoài lớp bỏ giấy. Chừng năm phút sau, cậu học trò lại lừng lững bước vào lớp. Đến gần chỗ em tôi đang đứng, cậu học trò lễ phép: "Xin phép thầy cho em vào lớp".
- Lâu lâu cậu học trò lại lấy điện thoại chụp hình bảng đen đã được ghi bài học, hoặc thu âm những lời giảng. Em làm thế không nhằm nâng cao kiến thức học tập, bởi tất cả các điểm số của em đều dưới trung bình. Em chỉ muốn phá bầu khí học tập của lớp và đe thầy giáo khiến thầy không dám nói bất cứ điều gì mà em không thích.
- Một lần khác, cũng đúng vào lúc em tôi đang giảng bài, cậu học trò lại đi từ cuối lớp lên phía bảng đen bật đèn. Năm phút sau, em lại lên tắt đèn. Em tôi hỏi tại sao bật rồi lại tắt, cậu học trò trả lời tỉnh bơ, nhưng lễ phép: "Thưa thầy, ánh sáng đèn chói bảng, em không ghi chép được".
- Có lần, sau khi em tôi lau bảng xong, nhưng còn sót một ít dòng chữ ở góc bảng. Đợi đúng lúc em tôi hút vào bài giảng, cậu học trò "thân thương" lại đi từ cuối lớp lên bục giảng: "Xin thầy cho em lau bảng cho sạch để có chỗ thầy viết".
- Rồi em lại đi nhặt nhạnh ở đâu nhiều mồ hóng (có người gọi là bồ hóng) và mạng nhện, đem treo trên cánh quạt trần của lớp học. Khi cánh quạt quay, mang theo tất cả những thứ đen đũi ấy lòng thòng quay theo, khiến tất cả các học sinh trong lớp đều phải chú ý.
- Mọi môn học, em chỉ có một quyển tập để viết chung tất cả. Nói đúng hơn, em không cần học. Tập vỡ chỉ là cho có mà thôi. Thích thì em viết vào. Không thích thì em ngồi đó, hoặc tìm cách chọc phá bạn bè...
Cứ như thế mà cậu học trò có không biết bao nhiêu chiêu trò để phá bỉnh các tiết học...
Các đồng nghiệp của em tôi đều ngao ngán khi nhắc đến tên em. Tiết nào mà các thầy cô phải lên lớp của cậu học trò này, họ đều phải tự nhủ: Mình phải gồng lên, phải chịu đựng, phải làm lơ, xem như em ấy không có trong lớp.
Đứa học trò "quậy" một cách "lễ phép" ấy đã trở thành gánh nặng cho các thầy cô phải đứng lớp, không làm gì được, không dám làm bất cứ điều gì với em... Nói cho đúng, các thầy cô sợ em theo nhiều nghĩa!
Em tôi kết luận: "Chúng em bây giờ là thầy giáo, chứ có phải làm thầy giáo đâu anh! Chúng em bị giảm thiểu, nói nặng hơn là, bị tước mất quyền làm một người thầy chân chính, nhiệt tâm từ lâu rồi!".
Thưa các thầy cô, tôi hiểu các thầy cô bị nhiều áp lực. Tôi thương những giáo viên hằng ngày phải đối diện với những học trò cá biệt như thế. Họ sẽ vô cùng khó xử. Phạt không dám. La mắng buổi sáng, buổi chiều đã có thể có clip nhảy múa trên internet. Họ hoàn toàn bất lực trước chính học trò của mình...
"Đại biểu Bùi Văn Phương (Đoàn Ninh Bình) bày tỏ nhiều trăn trở về các vấn đề “nóng” của ngành giáo dục, trong đó có việc giáo dục chạy theo thành tích, không cho học sinh “quyền” được lưu ban.
Ông nói: “Sao bây giờ giáo viên cái gì cũng sợ, đánh giá điểm thấp thì sợ học sinh buồn, cho các cháu lưu ban thì sợ cháu bị tổn thương. Thầy cô không dám đụng gì đến học trò vì sợ mạng xã hội chỉ trích…
Tôi rất băn khoăn, chẳng lẽ cha ông ta giáo dục thế hệ trước chẳng tốt hay sao. Phải chăng đổi mới là cứ phải làm khác cũ. Chúng ta ngược lại xem cha ông ta giáo dục thế nào. Ông cha ta chọn thầy cho con là phải “hay chữ dữ đòn”, yêu thương con là "yêu cho roi cho vọt".
Thế rồi thế hệ chúng ta đi học, ở lớp lưu ban là chuyện bình thường. Có bạn lưu ban 2,3 năm, tốt nghiệp cấp 2,3 tỉ lệ thấp là chuyện bình thường; nhiều trường chỉ 60- 80% tốt nghiệp. Các thầy cô trách phạt học sinh nhưng vẫn tình cảm, vẫn yêu thương vì trách phạt là đúng, là bài học cho chúng ta hôm nay…” (https://laodong.vn/giao-duc/dai-bieu-quoc-hoi-thay-co-bay-gio-so-ca-dong-vao-nguoi-hoc-sinh-734539.ldo).
1. TÓM TẮT CÂU CHUYỆN.
- Một ngày của tháng 1.2019, cô giáo Lê Thị Quy, chủ nhiệm lớp 9B trường trung học cơ sở Tô Hiệu, Thường Tín, Hà Nội phạt một học sinh nam (là một trong năm học sinh thuộc dạng "quậy" của lớp) quỳ.
- Sự kiện ấy đã qua đi như bao sự kiện trong cuộc sống này cứ tuần tư trôi xa, trôi xa.
- Bỗng dưng một ngày đầu tháng 5.2019, bức hình ai đó chụp em học sinh quỳ quay lưng về phía máy ảnh, quay mặt về hướng cô giáo, còn cô giáo đang ngồi tại ghế của mình và đang giảng bài, bay "tung tăng" trên trang mạng xã hội.
- Thế là ngày 11.5.2019 phòng Giáo dục Thường Tín chỉ đạo Hiệu trưởng trường Tô Hiệu đình chỉ công tác giảng dạy của cô giáo Quy.
- Ngày 13.5.2019, Hiệu trưởng trường Tô Hiệu đã quyết định tạm cấm cô giáo Quy dạy học một tuần.
- Thời gian này nhà trường và phòng Giáo Dục "mở rộng điều tra" với tất cả học sinh của lớp 9B về hành vi của cô giáo.
- Ngành Gáo dục cho rằng, cô giáo xúc phạm danh dự học trò.
- Sau một tuần bị đuổi việc, là thời điểm hết hạn bị đuổi, cô Quy vẫn chưa thể đế trường. Cô bị sốc nặng vì chấn thương tâm lý.
- Cho đến ngày 22.5.2019, cô Quy vẫn còn nằm bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp, Thanh Trì, Hà Nội để điều trị.
2. Ý KIẾN RIÊNG.
- Kể từ đây, nếu TÂM HUYẾT có còn sót lại chút nào trong lòng những người thầy, thì những người thầy sẽ tự tay giết chết chính tâm huyết của mình.
Họ sẽ chẳng bao giờ dám HẾT MÌNH làm bất cứ điều gì để dạy, để uốn nắn, để sửa lỗi, để trao ban kiến thức, để tạo một nếp sống có đạo đức, để dẫn các em vào tương lai của các em và của dân tộc này bằng con đường công chính.
Hết mình làm chi mà phải rước họa vào thân!
- Người ta cho rằng, cô giáo xúc phạm danh dự học trò "quậy". Nhưng người ta xúc phạm cô giáo còn nặng nề gấp bội lần hơn, khi người ta công khai điều tra cô giáo của các em nơi chính các em, và công khai cho cả quốc gia này biết việc tạm đuổi việc cô giáo.
Rồi đây, ngày kia, nếu trở lại với nghề, cô giáo có còn đủ thể diện, đủ tự tin, đừng nói là để dạy, mà chỉ là để nhìn, để hiện diện, để nói với học trò của mình và học trò của cả trường??
Có thể từ đây người ta đã thui chột khả năng giảng dạy của người giáo viên!
- Không biết các học trò đã hiểu cách đầy đủ hai chữ "nhân cách", hay chỉ có thể dừng lại ở suy nghĩ rằng, mình là kẻ được bênh vực, là "cái rốn" của xã hội, là "trung tâm đặc biệt" của cuộc đời này, là thành phần mà dù ở khía cạnh nào cũng "bất khả động chạm đến"?...
- Nếu học trò không thể hiểu hết ý nghĩa lớn lao về nhân cách mà các em cần phải có, thì hành động phạt cô giáo tất yếu trở thành lời khuyến khích nguy hiểm: Các em có quyền tiếp tục thực hiện những kiểu "quậy", những kiểu phá phách mà các em đã từng thực hiện nó. Vì cuối cùng, các em vẫn là người đúng. Chỉ có cô giáo, người đã từng phạt các em, mới có lỗi. Có lỗi mới bị phạt nghỉ việc!
- Đất nước tôi ngày mai sẽ ra sao khi mà xã hội "đẻ ra" một thế hệ giáo viên không còn "TẬN TỤY" vì không dám tận tụy?
Sẽ ra sao khi mà hết lớp lớp học trò này đến lớp lớp học trò khác được bảo vệ "NHÂN CÁCH" bằng việc "hạ bệ" nhân cách của người lãnh trách nhiệm giáo dục chúng?
- Xin cám ơn các nhà giáo dục đã đặt dấu ấn về một nền giáo dục đúng nghĩa trên cuộc đời tôi.
Xin cám ơn các nhà giáo dục. Nhờ họ, mà đất nước tôi, dẫu vẫn nghèo, vẫn lạc hậu, lại giàu NHÂN CÁCH. Nó là quốc bảo đã tồn tại tự ngàn đời, qua vô vàn các thế hệ. Nó mới đúng là vẻ đẹp trên mọi vẻ của xã hội loài người.
Xin cám ơn các nhà giáo dục chân chính, vì dù phải trả giá, phải đánh đổi, phải chịu trăm ngàn áp lực, vẫn không muốn bỏ nghề, vẫn giữ lương tâm mình thẳng tắp như cây tùng, cây bách.
Chính nhờ khối lương tâm tùng - bách ấy, giữa một xã hội đầy biến động, bon chen, giành giật, gian trá..., vẫn còn nhiều tâm hồn thánh thiện...!
3. VÀI CÂU CHUYỆN THỰC TẾ.
Em tôi là giáo viên của một trường trung học phổ thông. Có lần, trong khi nói chuyện, chúng tôi đề cập vấn đề giáo dục, em tôi kể lại những nỗi buồn trong công tác giáo dục, do chính học trò của mình gây nên. Chẳng hạn:
- Trong một buổi đầu năm học mới, khi em tôi bắt đầu say sưa giảng, thì bỗng dưng, một học sinh nổi tiếng phá phách, từ chiếc bàn cuối lớp, lừng lững tiến về phía bục giảng.
Em tôi lên tiếng: "Em đi đâu đấy?". "Thưa thầy, em nhặt rác cho lớp sạch". Nói xong cậu học trò khom xuống lượm mẩu giấy nhỏ rồi đi thẳng ra ngoài lớp bỏ giấy. Chừng năm phút sau, cậu học trò lại lừng lững bước vào lớp. Đến gần chỗ em tôi đang đứng, cậu học trò lễ phép: "Xin phép thầy cho em vào lớp".
- Lâu lâu cậu học trò lại lấy điện thoại chụp hình bảng đen đã được ghi bài học, hoặc thu âm những lời giảng. Em làm thế không nhằm nâng cao kiến thức học tập, bởi tất cả các điểm số của em đều dưới trung bình. Em chỉ muốn phá bầu khí học tập của lớp và đe thầy giáo khiến thầy không dám nói bất cứ điều gì mà em không thích.
- Một lần khác, cũng đúng vào lúc em tôi đang giảng bài, cậu học trò lại đi từ cuối lớp lên phía bảng đen bật đèn. Năm phút sau, em lại lên tắt đèn. Em tôi hỏi tại sao bật rồi lại tắt, cậu học trò trả lời tỉnh bơ, nhưng lễ phép: "Thưa thầy, ánh sáng đèn chói bảng, em không ghi chép được".
- Có lần, sau khi em tôi lau bảng xong, nhưng còn sót một ít dòng chữ ở góc bảng. Đợi đúng lúc em tôi hút vào bài giảng, cậu học trò "thân thương" lại đi từ cuối lớp lên bục giảng: "Xin thầy cho em lau bảng cho sạch để có chỗ thầy viết".
- Rồi em lại đi nhặt nhạnh ở đâu nhiều mồ hóng (có người gọi là bồ hóng) và mạng nhện, đem treo trên cánh quạt trần của lớp học. Khi cánh quạt quay, mang theo tất cả những thứ đen đũi ấy lòng thòng quay theo, khiến tất cả các học sinh trong lớp đều phải chú ý.
- Mọi môn học, em chỉ có một quyển tập để viết chung tất cả. Nói đúng hơn, em không cần học. Tập vỡ chỉ là cho có mà thôi. Thích thì em viết vào. Không thích thì em ngồi đó, hoặc tìm cách chọc phá bạn bè...
Cứ như thế mà cậu học trò có không biết bao nhiêu chiêu trò để phá bỉnh các tiết học...
Các đồng nghiệp của em tôi đều ngao ngán khi nhắc đến tên em. Tiết nào mà các thầy cô phải lên lớp của cậu học trò này, họ đều phải tự nhủ: Mình phải gồng lên, phải chịu đựng, phải làm lơ, xem như em ấy không có trong lớp.
Đứa học trò "quậy" một cách "lễ phép" ấy đã trở thành gánh nặng cho các thầy cô phải đứng lớp, không làm gì được, không dám làm bất cứ điều gì với em... Nói cho đúng, các thầy cô sợ em theo nhiều nghĩa!
Em tôi kết luận: "Chúng em bây giờ là thầy giáo, chứ có phải làm thầy giáo đâu anh! Chúng em bị giảm thiểu, nói nặng hơn là, bị tước mất quyền làm một người thầy chân chính, nhiệt tâm từ lâu rồi!".
Thưa các thầy cô, tôi hiểu các thầy cô bị nhiều áp lực. Tôi thương những giáo viên hằng ngày phải đối diện với những học trò cá biệt như thế. Họ sẽ vô cùng khó xử. Phạt không dám. La mắng buổi sáng, buổi chiều đã có thể có clip nhảy múa trên internet. Họ hoàn toàn bất lực trước chính học trò của mình...
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Rạng Đông
Vũ Đình Huyến Lm.
21:42 23/05/2019
RẠNG ĐÔNG
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)
Bình minh cho đến chiều tà
Vinh danh Thiên Chúa một ngày hồng ân.
(nđc phóng ngữ)
From the rising of the sun
to the going down of the same
The Lord’s name is to be praised
(Psalm 113)
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)
Bình minh cho đến chiều tà
Vinh danh Thiên Chúa một ngày hồng ân.
(nđc phóng ngữ)
From the rising of the sun
to the going down of the same
The Lord’s name is to be praised
(Psalm 113)