Phụng Vụ - Mục Vụ
Việc làm
Lm Vũđình Tường
06:29 23/05/2012
Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Ga 20, 19-23
Nói đến Thánh Thần mà không nói đến việc làm; đến công việc của Thánh Thần là một thiếu sót. Công việc chính của Thánh Thần là sáng tạo và đổi mới tâm hồn các tín hữu. Đổi mới và sáng tạo phát xuất từ tâm hồn lan ra bên ngoài như thế toàn thể con người trở thành tạo vật mới trong Đức Kitô Phục Sinh. Họ trở nên con cái sự sống lại, con cái sự sáng, con cái Đức Kitô Phục Sinh nên thừa hưởng sự sống đời đời của Đức Kitô.
Thánh Thần Thiên Chúa không đến để làm thay, làm dùm mà là hướng dẫn, khuyến khích, tác động tâm hồn các tín hữu để họ trở nên tạo vât mới. Hướng dẫn không phải theo ý riêng, muốn sao được vậy, mà là hướng dẫn theo khuôn mẫu Đức Kitô đã vạch ra trong cuộc đời rao giảng của Ngài nơi trần thế. Nói cách khác Lời Chúa là đèn soi giúp con người đổi mới. Thánh Thần Thiên Chúa giúp sưởi ấm tâm hồn, làm chất xúc tác thúc đẩy con người đó mạnh dạn tiến đến đổi mới bằng cách sống thể hiện Lời Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Công việc của Thánh Thần là giúp Kitô hữu trở thành con người mới, không phải chỉ một lần mà đổi mới mỗi ngày trong suốt cuộc đời của họ nơi trần thế. Ngày nào thiếu đổi mới là ngày đó còn thiếu sót. Một ngày thiếu sống Lời Chúa ngày đó việc đổi mới bị đình chỉ, một khi không đổi mới có nghĩa là con người cũ lại tái xuất hiện. Đời sống nội tâm của Kitô hữu không phát triển đều hoà vì tình trạng nay sống Lời Chúa mai không. Hôm nay Lời Chúa sưởi ấm tâm hồn, ngày mai để nguội lạnh nên đời sống nội tâm lúc nóng, lúc lạnh, lúc tiến, lúc thoái tạo nên tình trạng dậm chân tại chỗ, không tiến cũng chẳng lui đó chính kinh nghiệm nhiều người vấp phải. Việc đổi mới cần làm liên tục, nhẹ nhàng, kiên tâm bền chí mới có kết quả xác thực. Việc đổi mới cần thể hiện mỗi ngày trong cuộc sống và kéo dài trọn đời người bởi Lời Chúa là đèn soi, từ bỏ đèn sẽ bước đi trong đêm tối, trong tối tăm và sẽ bị vấp ngã. Từ bỏ con người cũ để trở thành con người mới. Từ bỏ nếp sống cũ để trở thành con cái Thiên Chúa là điều dễ dàng, dễ thực hiện, nhưng kiên tâm trong việc từ bỏ, trung thành trong việc đổi mới hàng ngày là điều nhiều Kitô hữu không thực hành được vì Lời Chúa chưa thực sự bám rễ sâu trong tâm hồn. Một tâm hồn trưởng thành là tâm hồn thấy thiếu thốn, bất an nếu ngày đó thiếu được đón nhận lời Chúa. Lời Chúa được dùng làm thực phẩm tâm linh hàng ngày. Một ngày nhịn là một ngày đói.
Là con cái Thiên Chúa chúng ta sống trong tình yêu Chúa. Tình yêu Chúa biến chúng ta thành anh chị em trong đại gia đình Giáo Hội Chúa nơi trần gian. Chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha nhờ tác động của Thánh Thần hướng dẫn. Vì là con nên đồng hưởng chiến thắng vinh quang của Đức Kitô, Đấng sống lại từ cõi chết. Là con Thiên Chúa chúng ta tự hào là không cám dỗ nào mà không thắng được vì chúng ta không chiến thắng đơn độc nhưng nhờ sức mạnh Phục Sinh chúng ta chiến thắng được tất cả các sự dữ, các cám dỗ, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Thánh Thần giúp chúng ta kết hợp với sức mạnh Lời Chúa. Thánh Thần hướng dẫn chúng ta đi trên con đường lành thánh. Thánh Thần ban sức mạnh Lời Chúa cho chúng ta khi chúng ta kêu cầu tới Ngài. Tất cả những điều trên thực hiện được nhờ vào cuộc tử nạn và sống lại của Đức Kitô. Sức mạnh Phục Sinh chiến thắng tất cả mọi khó khăn, thử thách nơi trần gian kể cả sự chết cũng bất lực trước sức mạnh Phục Sinh.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Ga 20, 19-23
Nói đến Thánh Thần mà không nói đến việc làm; đến công việc của Thánh Thần là một thiếu sót. Công việc chính của Thánh Thần là sáng tạo và đổi mới tâm hồn các tín hữu. Đổi mới và sáng tạo phát xuất từ tâm hồn lan ra bên ngoài như thế toàn thể con người trở thành tạo vật mới trong Đức Kitô Phục Sinh. Họ trở nên con cái sự sống lại, con cái sự sáng, con cái Đức Kitô Phục Sinh nên thừa hưởng sự sống đời đời của Đức Kitô.
Thánh Thần Thiên Chúa không đến để làm thay, làm dùm mà là hướng dẫn, khuyến khích, tác động tâm hồn các tín hữu để họ trở nên tạo vât mới. Hướng dẫn không phải theo ý riêng, muốn sao được vậy, mà là hướng dẫn theo khuôn mẫu Đức Kitô đã vạch ra trong cuộc đời rao giảng của Ngài nơi trần thế. Nói cách khác Lời Chúa là đèn soi giúp con người đổi mới. Thánh Thần Thiên Chúa giúp sưởi ấm tâm hồn, làm chất xúc tác thúc đẩy con người đó mạnh dạn tiến đến đổi mới bằng cách sống thể hiện Lời Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Công việc của Thánh Thần là giúp Kitô hữu trở thành con người mới, không phải chỉ một lần mà đổi mới mỗi ngày trong suốt cuộc đời của họ nơi trần thế. Ngày nào thiếu đổi mới là ngày đó còn thiếu sót. Một ngày thiếu sống Lời Chúa ngày đó việc đổi mới bị đình chỉ, một khi không đổi mới có nghĩa là con người cũ lại tái xuất hiện. Đời sống nội tâm của Kitô hữu không phát triển đều hoà vì tình trạng nay sống Lời Chúa mai không. Hôm nay Lời Chúa sưởi ấm tâm hồn, ngày mai để nguội lạnh nên đời sống nội tâm lúc nóng, lúc lạnh, lúc tiến, lúc thoái tạo nên tình trạng dậm chân tại chỗ, không tiến cũng chẳng lui đó chính kinh nghiệm nhiều người vấp phải. Việc đổi mới cần làm liên tục, nhẹ nhàng, kiên tâm bền chí mới có kết quả xác thực. Việc đổi mới cần thể hiện mỗi ngày trong cuộc sống và kéo dài trọn đời người bởi Lời Chúa là đèn soi, từ bỏ đèn sẽ bước đi trong đêm tối, trong tối tăm và sẽ bị vấp ngã. Từ bỏ con người cũ để trở thành con người mới. Từ bỏ nếp sống cũ để trở thành con cái Thiên Chúa là điều dễ dàng, dễ thực hiện, nhưng kiên tâm trong việc từ bỏ, trung thành trong việc đổi mới hàng ngày là điều nhiều Kitô hữu không thực hành được vì Lời Chúa chưa thực sự bám rễ sâu trong tâm hồn. Một tâm hồn trưởng thành là tâm hồn thấy thiếu thốn, bất an nếu ngày đó thiếu được đón nhận lời Chúa. Lời Chúa được dùng làm thực phẩm tâm linh hàng ngày. Một ngày nhịn là một ngày đói.
Là con cái Thiên Chúa chúng ta sống trong tình yêu Chúa. Tình yêu Chúa biến chúng ta thành anh chị em trong đại gia đình Giáo Hội Chúa nơi trần gian. Chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha nhờ tác động của Thánh Thần hướng dẫn. Vì là con nên đồng hưởng chiến thắng vinh quang của Đức Kitô, Đấng sống lại từ cõi chết. Là con Thiên Chúa chúng ta tự hào là không cám dỗ nào mà không thắng được vì chúng ta không chiến thắng đơn độc nhưng nhờ sức mạnh Phục Sinh chúng ta chiến thắng được tất cả các sự dữ, các cám dỗ, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Thánh Thần giúp chúng ta kết hợp với sức mạnh Lời Chúa. Thánh Thần hướng dẫn chúng ta đi trên con đường lành thánh. Thánh Thần ban sức mạnh Lời Chúa cho chúng ta khi chúng ta kêu cầu tới Ngài. Tất cả những điều trên thực hiện được nhờ vào cuộc tử nạn và sống lại của Đức Kitô. Sức mạnh Phục Sinh chiến thắng tất cả mọi khó khăn, thử thách nơi trần gian kể cả sự chết cũng bất lực trước sức mạnh Phục Sinh.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Người không mặt
Lm Vũđình Tường
06:30 23/05/2012
Chúa Nhật 7 Mùa Phục Sinh năm B
Mc 16, 15-20
Người không mặt là ai? Sao lại có người lạ thế? Người không mặt là người đồng hành trên con đường ta đi; người đó khi thì đi trước ta, có lúc bước sau ta hoặc ngay cả trong ta. Người không mặt có thể làm được việc lạ kì như thế vì không chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện và giới hạn của con người và cũng hoàn toàn không bị điều kiện không gian và thời gian kiềm chế, phong toả. Người không mặt biết rất rõ về ta nhưng ta biết rất ít về họ. Người không mặt có nhiệm vụ loan tin, không phải tin của chính họ mà họ được sai đi để loan tin.
Kinh Thánh nhiều lần nhắc đến sự hiện hữu của người không mặt. Nhất là trong đoạn Kinh Thánh tường thuật về việc bà Maria thụ thai và việc ngôi mộ trống. Kinh Thánh thuật lại thánh Giuse gặp người này trong giấc mộng. Diễn tả là giấc mộng bởi người này xuất hiện rồi biến mất không để lại dấu tích. Nếu coi đây là cuộc gặp gỡ người ta sẽ nhắc đến bằng chứng, dữ kiện. Làm sao có thể tìm kiếm được bằng chứng giấc mộng. Dù diễn tả là giấc mộng nhưng ông Giuse hoàn toàn tin tưởng và mau mắn thi hành điều nghe như giấc mộng. Người này nói với ông Giuse là đừng sợ nhận bà Maria là người bạn đường vì bà cưu mang hài nhi Giêsu là do ý định của Đấng Đầy Quyền Năng. Lần nữa người không mặt lại đến với Giuse cũng trong giấc mộng nhắn bảo hãy mang con trẻ đi trốn sang Ai Cập vì có kẻ quyền thế tìm cách hãm hại con trẻ. Sự việc xảy ra đúng như thế khi Hêrôđê hạ chiếu chỉ giết tất cả các trẻ trai tính từ 3 tuổi trở xuống để chắc chắn ông giết kẻ có thể cướp ngai vàng. Cũng lại người không mặt đến với Giuse bảo thời gian di tản đã mãn, hãy đem con trẻ Giêsu về quê quán.
Đoạn Kinh Thánh diễn tả về mộ trống diễn tả người muôn mặt rõ hơn. Hai người mặc áo trắng, không phải là ban đêm hay trong giấc mộng mà là giữa thanh thiên bạch nhật. Họ bảo các bà sáng sớm tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, các bà thăm mộ Thầy mình từ sáng sớm. Thất vọng, hãi hùng, hoảng sợ, cửa mộ đã mở, mất xác, không thấy đâu nữa. Trong lúc vừa kinh ngạc, vừa ngơ ngác hai người mặc áo trắng hỏi các bà sao lại tìm kẻ sống nơi mộ chết. Không phải một tiếng, một âm mà là một cuộc đối thoại dài để cho biết không phải các bà nghe lầm, đoán sai mà tất cả đều nghe cuộc đối thoại dài. Đức Kitô chịu đóng đinh đã sống lại như lời Người đã phán. Ngài đã sống lại. Ngài không còn ở đây nữa. Hãy đi báo tin cho môn đệ Ngài và Ngài sẽ gặp họ tại Galilêa. Mat 28,5-7
Môn đệ Đức Kitô không tin lời các bà tường thuật nhưng khi sự việc xảy ra đúng như những gì các bà đã nói lúc đó các ông không còn gì để phản bác. Trái lại lòng các ông tràn ngập niềm vui vì đã nhìn thấy Thầy.
Không phải chỉ có các bà may mắn gặp người không mặt mà ngay cả các tông đồ Đức Kitô đều gặp người không mặt khi các ông chứng kiến việc Đức Kitô từ giã các ông trước khi Ngài về trời. Sự kiện Ngài về trời làm các ông kinh ngạc đến độ đứng như trời trồng mắt đăm đăm nhìn trời. Hai người không mặt, mặc áo dài trắng tinh xuất hiện thắc mắc hỏi các ông. Hỡi người Galilê sao còn đứng đó nhìn trời cao. Đức Kitô đã về trời và Người cũng sẽ xuất hiện cùng cách Người lên trời. Acts 1,10
Kinh Thánh ghi lại nhiều lần, nhiều biến cố khác nhau sự xuất hiện của người không mặt nhằm xác định một thực tại là bên cạnh mỗi người chúng ta đều có người không mặt cùng đồng hành trong cuộc sống. Đức Trinh Nữ gặp người không mặt. Ông Giuse cha nuôi Đức Kitô thực hành điều người không mặt dậy bảo. Hai tiên tri Simêon và Anna nghe tiếng người không mặt gặp được hài nhi Giêsu trong đền thánh. Ba nhà thông thái phương đông hay còn gọi là ba vua gặp tiếng phán bảo của người không mặt đi hướng khác về quê quán mình an toàn. Các bà Maria, Maria Madelena và Gioana đàm thoại với hai người mặc áo trắng và thi hành điều các ngài nhắc bảo. Các tông đồ Đức Kitô được người không mặt nhắc bảo.
Ai trong chúng ta cũng tin đời mỗi người thật huyền diệu và là một mầu nhiệm nhưng không phải ai cũng tin tiếng nói nhiệm mầu của người không mặt. Người không mặt cùng đồng nhắc nhở.Tiếng nói nói của người không mặt nhỏ nhẹ như hơi thở, mờ ảo như sương khuya và nhẹ nhàng như tiếng gió thoảng trong giấc mơ. Những ai lắng nghe tiếng nói đó tìm được sự khôn ngoan đời này và đời sau.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mc 16, 15-20
Người không mặt là ai? Sao lại có người lạ thế? Người không mặt là người đồng hành trên con đường ta đi; người đó khi thì đi trước ta, có lúc bước sau ta hoặc ngay cả trong ta. Người không mặt có thể làm được việc lạ kì như thế vì không chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện và giới hạn của con người và cũng hoàn toàn không bị điều kiện không gian và thời gian kiềm chế, phong toả. Người không mặt biết rất rõ về ta nhưng ta biết rất ít về họ. Người không mặt có nhiệm vụ loan tin, không phải tin của chính họ mà họ được sai đi để loan tin.
Kinh Thánh nhiều lần nhắc đến sự hiện hữu của người không mặt. Nhất là trong đoạn Kinh Thánh tường thuật về việc bà Maria thụ thai và việc ngôi mộ trống. Kinh Thánh thuật lại thánh Giuse gặp người này trong giấc mộng. Diễn tả là giấc mộng bởi người này xuất hiện rồi biến mất không để lại dấu tích. Nếu coi đây là cuộc gặp gỡ người ta sẽ nhắc đến bằng chứng, dữ kiện. Làm sao có thể tìm kiếm được bằng chứng giấc mộng. Dù diễn tả là giấc mộng nhưng ông Giuse hoàn toàn tin tưởng và mau mắn thi hành điều nghe như giấc mộng. Người này nói với ông Giuse là đừng sợ nhận bà Maria là người bạn đường vì bà cưu mang hài nhi Giêsu là do ý định của Đấng Đầy Quyền Năng. Lần nữa người không mặt lại đến với Giuse cũng trong giấc mộng nhắn bảo hãy mang con trẻ đi trốn sang Ai Cập vì có kẻ quyền thế tìm cách hãm hại con trẻ. Sự việc xảy ra đúng như thế khi Hêrôđê hạ chiếu chỉ giết tất cả các trẻ trai tính từ 3 tuổi trở xuống để chắc chắn ông giết kẻ có thể cướp ngai vàng. Cũng lại người không mặt đến với Giuse bảo thời gian di tản đã mãn, hãy đem con trẻ Giêsu về quê quán.
Đoạn Kinh Thánh diễn tả về mộ trống diễn tả người muôn mặt rõ hơn. Hai người mặc áo trắng, không phải là ban đêm hay trong giấc mộng mà là giữa thanh thiên bạch nhật. Họ bảo các bà sáng sớm tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, các bà thăm mộ Thầy mình từ sáng sớm. Thất vọng, hãi hùng, hoảng sợ, cửa mộ đã mở, mất xác, không thấy đâu nữa. Trong lúc vừa kinh ngạc, vừa ngơ ngác hai người mặc áo trắng hỏi các bà sao lại tìm kẻ sống nơi mộ chết. Không phải một tiếng, một âm mà là một cuộc đối thoại dài để cho biết không phải các bà nghe lầm, đoán sai mà tất cả đều nghe cuộc đối thoại dài. Đức Kitô chịu đóng đinh đã sống lại như lời Người đã phán. Ngài đã sống lại. Ngài không còn ở đây nữa. Hãy đi báo tin cho môn đệ Ngài và Ngài sẽ gặp họ tại Galilêa. Mat 28,5-7
Môn đệ Đức Kitô không tin lời các bà tường thuật nhưng khi sự việc xảy ra đúng như những gì các bà đã nói lúc đó các ông không còn gì để phản bác. Trái lại lòng các ông tràn ngập niềm vui vì đã nhìn thấy Thầy.
Không phải chỉ có các bà may mắn gặp người không mặt mà ngay cả các tông đồ Đức Kitô đều gặp người không mặt khi các ông chứng kiến việc Đức Kitô từ giã các ông trước khi Ngài về trời. Sự kiện Ngài về trời làm các ông kinh ngạc đến độ đứng như trời trồng mắt đăm đăm nhìn trời. Hai người không mặt, mặc áo dài trắng tinh xuất hiện thắc mắc hỏi các ông. Hỡi người Galilê sao còn đứng đó nhìn trời cao. Đức Kitô đã về trời và Người cũng sẽ xuất hiện cùng cách Người lên trời. Acts 1,10
Kinh Thánh ghi lại nhiều lần, nhiều biến cố khác nhau sự xuất hiện của người không mặt nhằm xác định một thực tại là bên cạnh mỗi người chúng ta đều có người không mặt cùng đồng hành trong cuộc sống. Đức Trinh Nữ gặp người không mặt. Ông Giuse cha nuôi Đức Kitô thực hành điều người không mặt dậy bảo. Hai tiên tri Simêon và Anna nghe tiếng người không mặt gặp được hài nhi Giêsu trong đền thánh. Ba nhà thông thái phương đông hay còn gọi là ba vua gặp tiếng phán bảo của người không mặt đi hướng khác về quê quán mình an toàn. Các bà Maria, Maria Madelena và Gioana đàm thoại với hai người mặc áo trắng và thi hành điều các ngài nhắc bảo. Các tông đồ Đức Kitô được người không mặt nhắc bảo.
Ai trong chúng ta cũng tin đời mỗi người thật huyền diệu và là một mầu nhiệm nhưng không phải ai cũng tin tiếng nói nhiệm mầu của người không mặt. Người không mặt cùng đồng nhắc nhở.Tiếng nói nói của người không mặt nhỏ nhẹ như hơi thở, mờ ảo như sương khuya và nhẹ nhàng như tiếng gió thoảng trong giấc mơ. Những ai lắng nghe tiếng nói đó tìm được sự khôn ngoan đời này và đời sau.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Họp báo trình bày về Đại Hội Các Gia Đình Thế Giới 2012
Lã Thụ Nhân
08:24 23/05/2012
Họp báo trình bày về Đại Hội Các Gia Đình Thế Giới 2012
Vatican City (VIS, AsiaNews) – Hôm 22/05/2012, Đức Hồng Y Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình; Đức Hồng Y Angelo Scola, Tổng Giám Mục của Milan, Ý và Giáo sư Pierpaolo Donati, giáo sư Khoa Xã hội học của Đại học Bologna, Ý đã chủ trì cuộc họp báo được tổ chức tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh để giới thiệu Đại Hội Các Gia Đình Thế Giới lần thứ bảy, sẽ diễn ra tại Milan từ ngày 30/05 đến ngày 03/06 với chủ đề: "Gia Đình: Công Việc và Mừng Lễ".
Đức Hồng y Antonelli chú trọng phần phát biểu của mình về các công tác chuẩn bị cho sự kiện sắp tới, vốn được Đức Thánh Cha công bố khi kết thúc Đại Hội Các Gia Đình Thế Giới kỳ trước được tổ chức tại Mexico City vào năm 2009. Trong suốt ba năm qua, Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình đã họp với Tổng Giám Mục Milan và các cộng sự thân cận nhất của ngài vào những dịp khác nhau để phối hợp những nỗ lực của họ nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ Milan.
Đức Hồng Y đã liệt kê một số các sáng kiến bước đầu do Hội đồng của ngài tổ chức, chúng bao gồm: phiên dịch các bài giáo lý sang các ngôn ngữ Ý, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Hungary, Rumani, Ả Rập và Nga (tại Việt Nam, Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã phiên dịch sang Việt ngữ và đưa lên trang chủ http://www.ubmvgiadinh.org/); Hội thảo quốc tế với chủ đề "Gia đình Kitô giáo là Chủ thể của Loan Báo Tin Mừng" (Rôma 2009) ; Hội nghị khoáng đại lần thứ 19 của Hội Đồng về chủ đề "Quyền của Trẻ sơ sinh" (Rôma 2010); Hội thảo quốc tế với các hiệp hội phò sự sống (Rôma 2010); Đại hội quốc tế về "Gia đình Kitô giáo là Chủ thể của Loan Báo Tin Mừng" (Rôma 2010) , Hội nghị khoáng đại lần thứ 20 của Hội Đồng được tổ chức tại Rôma năm 2011, trùng với Kỷ niệm 30 năm công bố Tông huấn “Về các bổn phận của Gia đình” Familiaris Consortio (FC) và cũng là kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình.
Đức Hồng y Antonelli cũng trình bày về "Enchiridion" (Bản Tóm Tắt), một sổ tay tập hợp các giáo huấn mới nhất của Tòa Thánh về chủ đề gia đình và sự sống con người, từ những năm cuối cùng của triều giáo hoàng Đức Gioan Phaolô II và từ khi bắt đầu triều giáo hoàng của Đức Bênêđictô XVI đến nay. Đức Hồng y giải thích: "Mục đích của ấn phẩm là để cung cấp một phương tiện tư vấn hữu ích cho các thừa tác viên mục vụ, các hiệp hội, các phong trào phò sự sống và phò gia đình, các học giả, các nhà giáo và các chính trị gia. Nó bao hàm một loạt các đối tượng bao gồm: thần học và nhân chủng học về gia đình... hôn nhân liên tôn, quy định về truyền sinh, nhân khẩu học, luân lý về sự sống từ lúc thụ thai đến lúc qua đời theo cách tự nhiên, y đức, các quyền của trẻ vị thành niên... gia đình là chủ thể truyền giáo... và chú ý đến giáo luật về các tình huống bất thường".
Một quyển sách khác mang tên "Gia Đình, Nguồn Lực của Xã Hội" cũng được trình bày trong cuộc họp báo. Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình cho biết: "Nó chứa đựng nghiên cứu mới, rọi ánh sáng vào những đóng góp khác nhau, tích cực và tiêu cực, các hình thức khác nhau của gia đình và chung sống trong xã hội". Cuốn sách là kết quả của cuộc nghiên cứu được tiến hành trên mẫu đại diện người dân Ý trong độ tuổi từ 30 đến 55 (3.500 cuộc phỏng vấn được thực hiện trong năm 2011) do Đức Hồng Y Angelo Scola, Tổng Giám Mục của Milan chủ trì.
Về phần mình, Đức Hồng Y Scola lưu ý rằng chủ đề của cuộc gặp Milan là để "cùng nhau đưa ra ba khía cạnh cơ bản của đời sống hàng ngày của con người - gia đình, công việc và phần còn lại - làm nổi bật hai đặc điểm lớn... của kinh nghiệm nhân loại trên toàn thế giới: tính đơn nhất của các cá nhân và sự thật là họ luôn ở trong mối tương quan với tha nhân. Như vậy Đại Hội Các Gia Đình Thế Giới lần thứ bảy này giải thích tầm quan trọng lâu đời của những vấn đề này, và thời điểm lịch sử cụ thể hiện nay".
Đức Tổng Giám Mục của Milan cho hay thêm: "Gia đình được thành lập dựa trên hôn nhân chung thủy giữa một người nam và một người nữ, mở ra cho sự sống và vượt trên tất cả các phát triển văn hóa ảnh hưởng đến nó, gia đình vẫn tác động đến chính mình như là phương cách tốt nhất để truyền sinh và nuôi dạy con cái. Trong gia đình, con trẻ... nhìn thấy tương lai đầy hứa hẹn. Từ thời thơ ấu, tất cả chúng ta khám phá ra ý nghĩa của công việc, trước tiên là việc học ở trường và chúng như là một nghề nghiệp. Thông qua công việc... chúng ta phát triển các mối quan hệ xã hội phức tạp... Chúng ta khám phá ra hương vị để xây dựng, ... nhưng trên hết chúng ta có được một cảm giác tin tưởng lẫn nhau, đó là chất gắn kết quan trọng của sự chung sống trong nhân loại.
Ngài nói thêm: "Cuộc sống áp đặt nhịp điệu của nó. Nó đòi hỏi chúng ta thiết lập một thứ tự giữa tình cảm gia đình và công việc. Để làm điều này, chúng ta được sự giúp đỡ của phần còn lại, vốn đánh dấu nhịp điệu của cuộc sống .... Mừng lễ chính là tột đỉnh của phần còn lại, nhưng không sử dụng và chia sẻ thời gian và không gian vốn là một nguồn vui. Con người trở nên hòa giải với chính mình, với tha nhân và với Thiên Chúa. Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các truyền thống tôn giáo đã luôn luôn sử dụng việc mừng lễ".
Cuối cùng, Đức Hồng Y Scola của Milan nói về sự quan tâm về Đại Hội Các Gia Đình Thế Giới lần thứ bảy được khơi dậy trong giới truyền thông. Ngài cho hay gia đình là trọng tâm của sự chú ý bởi vì nó là một "nguồn lực không thể thiếu, một ‘vốn xã hội’ đòi hỏi những chính sách cụ thể, có lẽ cũng là kết quả của cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng mà chúng ta đang trải qua". Ngài cũng cung cấp một số thống kê về đại hội sắp tới, và lưu ý rằng dự kiến có hơn một triệu tín hữu sẽ tham dự Thánh Lễ của Đức Thánh Cha, và 300.000 người trong Lễ Hội các Chứng từ; dự kiến khoảng 50 ngàn người có mặt tại Hội chợ quốc tế gia đình, bao gồm hơn 100 gian hàng; 6.900 sinh viên ghi danh tham gia Hội nghị Quốc tế Thần học và Mục vụ, hơn một nửa đến từ ngoài nước Ý (Nam Mỹ, châu Âu và châu Phi). Trong số này, 900 người trẻ đã tham gia "Đại Hội Giới Trẻ"
Các dữ liệu khác xác nhận sự mong đợi cao dành cho Đại Hội: cho đến nay có 1.023 ký giả được cấp thẻ (1/3 đến từ ngoài nước Ý), 2.200 bài báo tường thuật tính từ ngày 01/01, 633.639 lượt viếng thăm trang web chính thức của Đại Hội là www.family2012.com: 331.042 lượt khách truy cập vào các trang, 2.178.263 lượt xem trang. Và thêm nữa, có 14.148 bạn bè (friends) của trang Facebook, tổng lưu lượng người dùng đạt được mỗi tuần là 213.200 người, có 4.451.959 người hâm mộ (fans). Các quốc gia đại diện trong số các khách truy cập của trang web là: Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Brazil, Pháp, Hoa Kỳ, Mêxico, Argentina, Ba Lan. Có 1.368 người theo dõi trên twitter, 100.327 người xem trên YouTube.
Vatican City (VIS, AsiaNews) – Hôm 22/05/2012, Đức Hồng Y Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình; Đức Hồng Y Angelo Scola, Tổng Giám Mục của Milan, Ý và Giáo sư Pierpaolo Donati, giáo sư Khoa Xã hội học của Đại học Bologna, Ý đã chủ trì cuộc họp báo được tổ chức tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh để giới thiệu Đại Hội Các Gia Đình Thế Giới lần thứ bảy, sẽ diễn ra tại Milan từ ngày 30/05 đến ngày 03/06 với chủ đề: "Gia Đình: Công Việc và Mừng Lễ".
Đức Hồng y Antonelli chú trọng phần phát biểu của mình về các công tác chuẩn bị cho sự kiện sắp tới, vốn được Đức Thánh Cha công bố khi kết thúc Đại Hội Các Gia Đình Thế Giới kỳ trước được tổ chức tại Mexico City vào năm 2009. Trong suốt ba năm qua, Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình đã họp với Tổng Giám Mục Milan và các cộng sự thân cận nhất của ngài vào những dịp khác nhau để phối hợp những nỗ lực của họ nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ Milan.
Đức Hồng Y đã liệt kê một số các sáng kiến bước đầu do Hội đồng của ngài tổ chức, chúng bao gồm: phiên dịch các bài giáo lý sang các ngôn ngữ Ý, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Hungary, Rumani, Ả Rập và Nga (tại Việt Nam, Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã phiên dịch sang Việt ngữ và đưa lên trang chủ http://www.ubmvgiadinh.org/); Hội thảo quốc tế với chủ đề "Gia đình Kitô giáo là Chủ thể của Loan Báo Tin Mừng" (Rôma 2009) ; Hội nghị khoáng đại lần thứ 19 của Hội Đồng về chủ đề "Quyền của Trẻ sơ sinh" (Rôma 2010); Hội thảo quốc tế với các hiệp hội phò sự sống (Rôma 2010); Đại hội quốc tế về "Gia đình Kitô giáo là Chủ thể của Loan Báo Tin Mừng" (Rôma 2010) , Hội nghị khoáng đại lần thứ 20 của Hội Đồng được tổ chức tại Rôma năm 2011, trùng với Kỷ niệm 30 năm công bố Tông huấn “Về các bổn phận của Gia đình” Familiaris Consortio (FC) và cũng là kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình.
Đức Hồng y Antonelli cũng trình bày về "Enchiridion" (Bản Tóm Tắt), một sổ tay tập hợp các giáo huấn mới nhất của Tòa Thánh về chủ đề gia đình và sự sống con người, từ những năm cuối cùng của triều giáo hoàng Đức Gioan Phaolô II và từ khi bắt đầu triều giáo hoàng của Đức Bênêđictô XVI đến nay. Đức Hồng y giải thích: "Mục đích của ấn phẩm là để cung cấp một phương tiện tư vấn hữu ích cho các thừa tác viên mục vụ, các hiệp hội, các phong trào phò sự sống và phò gia đình, các học giả, các nhà giáo và các chính trị gia. Nó bao hàm một loạt các đối tượng bao gồm: thần học và nhân chủng học về gia đình... hôn nhân liên tôn, quy định về truyền sinh, nhân khẩu học, luân lý về sự sống từ lúc thụ thai đến lúc qua đời theo cách tự nhiên, y đức, các quyền của trẻ vị thành niên... gia đình là chủ thể truyền giáo... và chú ý đến giáo luật về các tình huống bất thường".
Một quyển sách khác mang tên "Gia Đình, Nguồn Lực của Xã Hội" cũng được trình bày trong cuộc họp báo. Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình cho biết: "Nó chứa đựng nghiên cứu mới, rọi ánh sáng vào những đóng góp khác nhau, tích cực và tiêu cực, các hình thức khác nhau của gia đình và chung sống trong xã hội". Cuốn sách là kết quả của cuộc nghiên cứu được tiến hành trên mẫu đại diện người dân Ý trong độ tuổi từ 30 đến 55 (3.500 cuộc phỏng vấn được thực hiện trong năm 2011) do Đức Hồng Y Angelo Scola, Tổng Giám Mục của Milan chủ trì.
Về phần mình, Đức Hồng Y Scola lưu ý rằng chủ đề của cuộc gặp Milan là để "cùng nhau đưa ra ba khía cạnh cơ bản của đời sống hàng ngày của con người - gia đình, công việc và phần còn lại - làm nổi bật hai đặc điểm lớn... của kinh nghiệm nhân loại trên toàn thế giới: tính đơn nhất của các cá nhân và sự thật là họ luôn ở trong mối tương quan với tha nhân. Như vậy Đại Hội Các Gia Đình Thế Giới lần thứ bảy này giải thích tầm quan trọng lâu đời của những vấn đề này, và thời điểm lịch sử cụ thể hiện nay".
Đức Tổng Giám Mục của Milan cho hay thêm: "Gia đình được thành lập dựa trên hôn nhân chung thủy giữa một người nam và một người nữ, mở ra cho sự sống và vượt trên tất cả các phát triển văn hóa ảnh hưởng đến nó, gia đình vẫn tác động đến chính mình như là phương cách tốt nhất để truyền sinh và nuôi dạy con cái. Trong gia đình, con trẻ... nhìn thấy tương lai đầy hứa hẹn. Từ thời thơ ấu, tất cả chúng ta khám phá ra ý nghĩa của công việc, trước tiên là việc học ở trường và chúng như là một nghề nghiệp. Thông qua công việc... chúng ta phát triển các mối quan hệ xã hội phức tạp... Chúng ta khám phá ra hương vị để xây dựng, ... nhưng trên hết chúng ta có được một cảm giác tin tưởng lẫn nhau, đó là chất gắn kết quan trọng của sự chung sống trong nhân loại.
Ngài nói thêm: "Cuộc sống áp đặt nhịp điệu của nó. Nó đòi hỏi chúng ta thiết lập một thứ tự giữa tình cảm gia đình và công việc. Để làm điều này, chúng ta được sự giúp đỡ của phần còn lại, vốn đánh dấu nhịp điệu của cuộc sống .... Mừng lễ chính là tột đỉnh của phần còn lại, nhưng không sử dụng và chia sẻ thời gian và không gian vốn là một nguồn vui. Con người trở nên hòa giải với chính mình, với tha nhân và với Thiên Chúa. Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các truyền thống tôn giáo đã luôn luôn sử dụng việc mừng lễ".
Cuối cùng, Đức Hồng Y Scola của Milan nói về sự quan tâm về Đại Hội Các Gia Đình Thế Giới lần thứ bảy được khơi dậy trong giới truyền thông. Ngài cho hay gia đình là trọng tâm của sự chú ý bởi vì nó là một "nguồn lực không thể thiếu, một ‘vốn xã hội’ đòi hỏi những chính sách cụ thể, có lẽ cũng là kết quả của cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng mà chúng ta đang trải qua". Ngài cũng cung cấp một số thống kê về đại hội sắp tới, và lưu ý rằng dự kiến có hơn một triệu tín hữu sẽ tham dự Thánh Lễ của Đức Thánh Cha, và 300.000 người trong Lễ Hội các Chứng từ; dự kiến khoảng 50 ngàn người có mặt tại Hội chợ quốc tế gia đình, bao gồm hơn 100 gian hàng; 6.900 sinh viên ghi danh tham gia Hội nghị Quốc tế Thần học và Mục vụ, hơn một nửa đến từ ngoài nước Ý (Nam Mỹ, châu Âu và châu Phi). Trong số này, 900 người trẻ đã tham gia "Đại Hội Giới Trẻ"
Các dữ liệu khác xác nhận sự mong đợi cao dành cho Đại Hội: cho đến nay có 1.023 ký giả được cấp thẻ (1/3 đến từ ngoài nước Ý), 2.200 bài báo tường thuật tính từ ngày 01/01, 633.639 lượt viếng thăm trang web chính thức của Đại Hội là www.family2012.com: 331.042 lượt khách truy cập vào các trang, 2.178.263 lượt xem trang. Và thêm nữa, có 14.148 bạn bè (friends) của trang Facebook, tổng lưu lượng người dùng đạt được mỗi tuần là 213.200 người, có 4.451.959 người hâm mộ (fans). Các quốc gia đại diện trong số các khách truy cập của trang web là: Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Brazil, Pháp, Hoa Kỳ, Mêxico, Argentina, Ba Lan. Có 1.368 người theo dõi trên twitter, 100.327 người xem trên YouTube.
Dầu nào có thể được sử dụng lúc xức dầu khẩn cấp?
Nguyễn Trọng Đa
08:27 23/05/2012
Dầu nào có thể được sử dụng lúc xức dầu khẩn cấp?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư Phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.
Hỏi: Liệu một linh mục có thể dùng dầu parafin tại bệnh viện để rửa tội khẩn cấp, làm phép Thêm sức khẩn cấp và Xức dầu khẩn cấp cho bệnh nhân không? Đây là loại dầu không động vật thường được tìm thấy trong các bệnh viện một cách dễ dàng. Tôi tin rằng nó được chưng cất từ dầu mỏ. Liệu ba bí tích trên có thành sự khi được ban bởi dầu này không, bởi vì dầu đúng cách là không có sẵn trong trường hợp khẩn cấp? Câu hỏi thứ hai là, nếu việc làm phép dầu là đơn giản với kinh “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, vì các công thức làm phép dầu không có sẵn khi khẩn cấp, thì việc ban bí tích cho người bệnh nặng có thành sự không? - J.T., Đài Loan
Đáp: Có nhiều vấn đề liên quan ở đây.
Trước tiên, những loại dầu nào cần được nói tới? Dành cho các bí tích, Giáo Hội Công Giáo làm phép ba loại dầu riêng biệt trong Thánh Lễ Truyền Dầu ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Dầu dự tòng (OS) được sử dụng cho nghi thức bổ sung không cần thiết của bí tích rửa tội. Dầu bệnh nhân (OI) tạo nên chất thể của bí tích xức dầu bệnh nhân. Và Dầu thánh hiến (SC), vốn là chất thể thiết yếu của bí tích Thêm sức và cũng được sử dụng trong các nghi thức bổ sung của bí tích rửa tội, Bí tích Truyền chức và một số nghi thức khác, chẳng hạn cung hiến nhà thờ hay bàn thờ.
Thành phần cơ bản của hai loại dầu đầu tiên là dầu ô liu; chỉ có công thức làm phép mới phân biệt hai dầu này. Dầu thánh hiến là một hỗn hợp của dầu ô liu và nhựa.
Trong ba dầu này, chỉ trong trường hợp của dầu bệnh nhân, có thể sử dụng dầu khác, với việc linh mục làm phép dầu trong trường hợp khẩn cấp. ĐTC Phaolô VI nói về khả năng này trong Tông hiến Sacram Unctione Infirmorum năm 1972. Đề cập đến chất thể của bí tích, ĐTC nói:
"Hơn nữa, bởi vì dầu ôliu, vốn cho đến nay đã được quy định cho việc ban bí tích thành sự, là không thể kiếm được hoặc khó kiếm được ở một số nơi trên thế giới, chúng tôi tuyên lệnh, theo yêu cầu của nhiều Giám mục, rằng trong tương lai, tùy theo trường hợp, dầu của bất cứ loại nào khác cũng có thể được sử dụng, miễn là nó được chiết từ thực vật, bởi vì nó gần giống như chất liệu được chỉ định trong Kinh Thánh”.
Ngài cũng cho phép các linh mục làm phép dầu này trong trường hợp khẩn cấp. Qui định này sau đó được đưa vào Điều 999 của Bộ Giáo Luật (Bản dịch Việt ngữ của Bộ Giáo Luật do các Linh Mục sau đây thực hiện: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh), vốn xác định những người có thể làm phép dầu:
“Ngoài Giám Mục ra, những người có thể làm phép dầu để dùng vào việc xức dầu là:
1. những người được Giáo Luật đồng hóa với Giám Mục giáo phận;
2. khi khẩn thiết, thì bất cứ Linh Mục nào cũng được, tuy chỉ giới hạn trong chính lần cử hành bí tích này.
Ðiều 1000: (1) Sự xức dầu phải cử hành nghiêm chỉnh cùng với những lời đọc, theo thứ tự và cách thức đã quy định trong sách phụng vụ. Tuy nhiên, khi khẩn thiết, chỉ xức dầu trên trán hay trên một phần khác của thân thể cũng đủ; nhưng phải đọc trọn vẹn mô thức của Bí Tích.
(2) Thừa tác viên phải xức dầu bằng chính tay của mình, trừ khi có lý do quan trọng khuyên nên dùng một dụng cụ.”
Trong các trường hợp mà linh mục đã làm phép dầu cho một tình huống cụ thể, số 22 của Luật Chăm Sóc Mục Vụ Bệnh Nhân quy định: "Nếu có bất kỳ lượng dầu còn lại sau khi cử hành bí tích, nó phải được thấm vào vải bông (bông xơ) và đốt cháy."
Không giống như trường hợp của bí tích xức dầu bệnh nhân, Điều 880 § 2 nói; “Dầu dùng trong Bí Tích Thêm Sức phải được thánh hiến bởi Giám Mục, cả khi Bí Tích được một Linh Mục ban."
Có các qui định ít đặc biệt hơn liên quan đến dầu dự tòng, bởi vì dầu này là không thiết yếu cho bí tích, và trong trường hợp khẩn cấp, chỉ cần Rửa tội với nước và công thức Chúa Ba Ngôi. Đồng thời, nghi thức dự liệu khả năng thực hiện tất cả các nghi lễ trong một hình thức vắn gọn.
Nếu một người lãnh bí tích rửa tội khẩn cấp và sau đó còn sống, các nghi thức rửa tội bổ sung (xức dầu thánh, mang áo trắng, và cầm nến rửa tội) thường được thực hiện vào một ngày thuận tiện trong một nhà thờ hay nhà nguyện.
Vì vậy, xin trả lời các câu hỏi cụ thể của người đọc:
- Dầu parafin là không thích hợp như là chất thể hợp lệ cho bất cứ bí tích nào. Nếu dầu ô liu là không có sẵn để xức dầu bệnh nhân, dầu thực vật khác có thể được sử dụng. Dầu thánh hiến và dầu dự tòng phải được làm phép bởi Giám mục. Vì thế, bổn phận của linh mục chánh xứ và tuyên úy bệnh viện là luôn sẵn sàng có ba loại dầu phù hợp, để sử dụng khi cần.
- Chỉ có dầu bệnh nhân có thể được làm phép bởi một linh mục trong trường hợp khẩn cấp. Một trong ba công thức để làm phép dầu phải được sử dụng thích hợp, để đảm bảo tính hiệu lực. Công thức thứ ba, trong trường hợp đặc biệt, là ngắn gọn nhất: "Xin Chúa + chúc phúc cho dầu này và anh/chị N., để dầu có thề mang lại cho anh/chị sự phù trợ." Sẽ là không đủ để làm phép dầu một cách chung chung, mà không đề cập đến nội dung của bí tích xức dầu bệnh nhân. (Zenit.org 22-5-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư Phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.
Đáp: Có nhiều vấn đề liên quan ở đây.
Trước tiên, những loại dầu nào cần được nói tới? Dành cho các bí tích, Giáo Hội Công Giáo làm phép ba loại dầu riêng biệt trong Thánh Lễ Truyền Dầu ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Dầu dự tòng (OS) được sử dụng cho nghi thức bổ sung không cần thiết của bí tích rửa tội. Dầu bệnh nhân (OI) tạo nên chất thể của bí tích xức dầu bệnh nhân. Và Dầu thánh hiến (SC), vốn là chất thể thiết yếu của bí tích Thêm sức và cũng được sử dụng trong các nghi thức bổ sung của bí tích rửa tội, Bí tích Truyền chức và một số nghi thức khác, chẳng hạn cung hiến nhà thờ hay bàn thờ.
Thành phần cơ bản của hai loại dầu đầu tiên là dầu ô liu; chỉ có công thức làm phép mới phân biệt hai dầu này. Dầu thánh hiến là một hỗn hợp của dầu ô liu và nhựa.
Trong ba dầu này, chỉ trong trường hợp của dầu bệnh nhân, có thể sử dụng dầu khác, với việc linh mục làm phép dầu trong trường hợp khẩn cấp. ĐTC Phaolô VI nói về khả năng này trong Tông hiến Sacram Unctione Infirmorum năm 1972. Đề cập đến chất thể của bí tích, ĐTC nói:
"Hơn nữa, bởi vì dầu ôliu, vốn cho đến nay đã được quy định cho việc ban bí tích thành sự, là không thể kiếm được hoặc khó kiếm được ở một số nơi trên thế giới, chúng tôi tuyên lệnh, theo yêu cầu của nhiều Giám mục, rằng trong tương lai, tùy theo trường hợp, dầu của bất cứ loại nào khác cũng có thể được sử dụng, miễn là nó được chiết từ thực vật, bởi vì nó gần giống như chất liệu được chỉ định trong Kinh Thánh”.
Ngài cũng cho phép các linh mục làm phép dầu này trong trường hợp khẩn cấp. Qui định này sau đó được đưa vào Điều 999 của Bộ Giáo Luật (Bản dịch Việt ngữ của Bộ Giáo Luật do các Linh Mục sau đây thực hiện: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh), vốn xác định những người có thể làm phép dầu:
“Ngoài Giám Mục ra, những người có thể làm phép dầu để dùng vào việc xức dầu là:
1. những người được Giáo Luật đồng hóa với Giám Mục giáo phận;
2. khi khẩn thiết, thì bất cứ Linh Mục nào cũng được, tuy chỉ giới hạn trong chính lần cử hành bí tích này.
Ðiều 1000: (1) Sự xức dầu phải cử hành nghiêm chỉnh cùng với những lời đọc, theo thứ tự và cách thức đã quy định trong sách phụng vụ. Tuy nhiên, khi khẩn thiết, chỉ xức dầu trên trán hay trên một phần khác của thân thể cũng đủ; nhưng phải đọc trọn vẹn mô thức của Bí Tích.
(2) Thừa tác viên phải xức dầu bằng chính tay của mình, trừ khi có lý do quan trọng khuyên nên dùng một dụng cụ.”
Trong các trường hợp mà linh mục đã làm phép dầu cho một tình huống cụ thể, số 22 của Luật Chăm Sóc Mục Vụ Bệnh Nhân quy định: "Nếu có bất kỳ lượng dầu còn lại sau khi cử hành bí tích, nó phải được thấm vào vải bông (bông xơ) và đốt cháy."
Không giống như trường hợp của bí tích xức dầu bệnh nhân, Điều 880 § 2 nói; “Dầu dùng trong Bí Tích Thêm Sức phải được thánh hiến bởi Giám Mục, cả khi Bí Tích được một Linh Mục ban."
Có các qui định ít đặc biệt hơn liên quan đến dầu dự tòng, bởi vì dầu này là không thiết yếu cho bí tích, và trong trường hợp khẩn cấp, chỉ cần Rửa tội với nước và công thức Chúa Ba Ngôi. Đồng thời, nghi thức dự liệu khả năng thực hiện tất cả các nghi lễ trong một hình thức vắn gọn.
Nếu một người lãnh bí tích rửa tội khẩn cấp và sau đó còn sống, các nghi thức rửa tội bổ sung (xức dầu thánh, mang áo trắng, và cầm nến rửa tội) thường được thực hiện vào một ngày thuận tiện trong một nhà thờ hay nhà nguyện.
Vì vậy, xin trả lời các câu hỏi cụ thể của người đọc:
- Dầu parafin là không thích hợp như là chất thể hợp lệ cho bất cứ bí tích nào. Nếu dầu ô liu là không có sẵn để xức dầu bệnh nhân, dầu thực vật khác có thể được sử dụng. Dầu thánh hiến và dầu dự tòng phải được làm phép bởi Giám mục. Vì thế, bổn phận của linh mục chánh xứ và tuyên úy bệnh viện là luôn sẵn sàng có ba loại dầu phù hợp, để sử dụng khi cần.
- Chỉ có dầu bệnh nhân có thể được làm phép bởi một linh mục trong trường hợp khẩn cấp. Một trong ba công thức để làm phép dầu phải được sử dụng thích hợp, để đảm bảo tính hiệu lực. Công thức thứ ba, trong trường hợp đặc biệt, là ngắn gọn nhất: "Xin Chúa + chúc phúc cho dầu này và anh/chị N., để dầu có thề mang lại cho anh/chị sự phù trợ." Sẽ là không đủ để làm phép dầu một cách chung chung, mà không đề cập đến nội dung của bí tích xức dầu bệnh nhân. (Zenit.org 22-5-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Tòa Thánh sắp công bố ''Nguyên tắc để xác minh các cuộc hiện ra và thị kiến''.
Tiền Hô
09:19 23/05/2012
Tòa Thánh sắp công bố "Nguyên tắc để xác minh các cuộc hiện ra và thị kiến".
Qua những thị kiến, mặc khải và các thông điệp linh thánh, lịch sử Giáo Hội Công Giáo trở nên bí ẩn bởi những điều huyền nhiệm ấy. Kể từ khi các cuộc hiện ra của Đức Mẹ ở Fatima, Lộ Đức ... được Đức Giáo Hoàng công nhận chính thức, các giám mục và các nhà thần học từ khắp nơi trên thế giới đã thấy rằng mình đang chiến đấu với những hiện tượng siêu nhiên. Một câu hỏi luôn bỏ ngỏ là: "Dựa vào đâu để xác thực những chuyện đó?". Vatican đã có câu trả lời và sắp công bố với thế giới.
Chìa khóa để phân tích những trường hợp như thế này chính là một văn kiện mang tên "Nguyên tắc thủ tục để xác minh HIỆN RA và THỊ KIẾN". Văn kiện này đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI phê chuẩn vào năm 1978, nhưng trong nhiều năm qua, chỉ có các giám mục và các chuyên gia mới có thể tiếp cận được văn kiện. Một trong những lý do là vì văn kiện này chỉ có bản chính thức duy nhất bằng tiếng Latinh.
Nhưng điều này có vẻ sẽ thay đổi, vì trong vài ngày tới đây, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin sẽ công bố bản dịch văn kiện này sang tiếng Ý, Tây Ban Nha, Đức, Anh và Pháp. Tất cả các bản dịch đó sẽ là bản chính thức và sau cùng. Thực tế, Nhà Xuất Bản Vatican và nhật báo Quan Sát Viên Rôma (L'Osservatore Romano) đã từng trích lục văn kiện để đăng các trên các bài báo của họ.
Quả thực, văn kiện này là một cẩm nang (vade mecum) chỉ dẫn các bước để thực thi khi có một người nào đó tiếp nhận được một cuộc hiện ra. Thông thường, trước hết là giám mục địa phương - chứ không phải là Vatican - tiến hành điều tra về hiện tượng. Tòa Thánh chỉ cử các chuyên gia và các nhà điều tra khoa học can thiệp trong trường hợp cá biệt và cực đoan.
Dù vậy, mỗi năm Giáo triều Rôma vẫn nhận được một số hồ sơ liên quan đến thị kiến. Những trải nghiệm được mô tả trong các hồ sơ ấy cực kỳ đa dạng và hầu như các trường hợp ấy đều đã được gửi đến cấp giáo phận. Câu chuyện về các thị kiến này truyền đi nhanh chóng giữa các tín hữu nhờ internet, và ngày nay người ta dễ dàng thực hiện các cuộc hành hương tự phát. Điều này đặt ra một thách thức thực sự đối với thẩm quyền của Giáo Hội.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã chia sẻ mối quan tâm này trong Tông Huấn "Lời Chúa" (Verbum Domini) sau Thượng Hội Đồng Giám Mục (*). Trong Tông Huấn này, ngài công nhận sự cần thiết để "giúp đỡ các tín hữu phân biệt rõ Lời Thiên Chúa với những mạc khải riêng" mà vai trò "không phải là bổ sung Mạc Khải chung cục của Đức Kitô, mà là giúp sống đầy đủ hơn vào một thời điểm nào đó của lịch sử".
Nguyên tắc này cung cấp cả tiêu chí "tích cực" và tiêu chí "tiêu cực" để đánh giá độ tin cậy của các hiện tượng lạ thường. Mục tiêu chính là để bảo vệ đức tin của giáo dân và ngăn chặn sự loan truyền thông tin ngẫu hứng mà không quan tâm đến những giáo huấn của Giáo Hội hoặc trực tiếp gây ra sự tranh cãi.
Việc điều tra nghiêm ngặt một cuộc hiện ra là điều then chốt để đảm bảo vững chắc luân lý của hiện tượng đó. Quan trọng, "thị nhân" phải là người cân bằng tâm sinh lý, trung thực, chân thành, liêm khiết và vâng lời các đấng có thẩm quyền trong Giáo Hội và họ có thể quay về đời sống đức tin bình thường như bao người khác. Ngoài ra, các thị nhân không trải qua các rối loạn tâm thần hoặc kích động tổng thể.
Việc cải giáo không đủ để đảm bảo đó là một cuộc hiện ra, mặc dù có mang lại "hoa trái tâm linh phong phú, và dư dật". Các thông điệp mà thị nhân nhận được phải tương ứng với giáo lý của Giáo Hội. Độ tin cậy của một cuộc hiện ra sẽ giảm sút nếu nó rõ ràng có liên quan đến việc vụ lợi vật chất hay những hành vi vô đạo đức mà chính thị nhân hoặc người được họ truyền đạt thực hiện trong hoặc sau cuộc hiện ra.
Nhiệm vụ của mỗi giám mục bản quyền là phải thận trọng thu thập thông tin và hành động nhằm giải quyết hoặc ngăn chặn kịp thời hành vi thờ phượng sai lạc, lên án những giáo lý sai trái và phòng ngừa những chủ thuyết không phù hợp hoặc dị đoan. Còn nếu biến cố đó quả thật mang yếu tố linh thánh, giám mục có quyền cho phép giáo dân biểu thị lòng sùng kính.
Nguyên tắc này không chỉ áp dụng cho các biến cố đăc biệt mà có thể áp dụng trong mọi trường hợp. Thật thú vị khi nguyên tắc này được công bố trong bối cảnh mà Vatican vừa thiết lập một ủy ban quốc tế điều tra các cuộc hiện ra của Đức Mẹ bên Mễ Du. Đây là một hiện tượng nổi tiếng thế giới với hàng ngàn giáo dân quan tâm và cũng có không ít người chỉ trích. (La stampa, 22 Tháng Năm 2012)
(*) Tông Huấn Lời Chúa (bản Việt Ngữ) có tại: http://liendoanconggiao.net/images/stories/liendoan/giaohoi/vankien/TongHuanLoiChuaVerbumDomini_DGHBenedictoXVI.pdf
Tiền Hô
Qua những thị kiến, mặc khải và các thông điệp linh thánh, lịch sử Giáo Hội Công Giáo trở nên bí ẩn bởi những điều huyền nhiệm ấy. Kể từ khi các cuộc hiện ra của Đức Mẹ ở Fatima, Lộ Đức ... được Đức Giáo Hoàng công nhận chính thức, các giám mục và các nhà thần học từ khắp nơi trên thế giới đã thấy rằng mình đang chiến đấu với những hiện tượng siêu nhiên. Một câu hỏi luôn bỏ ngỏ là: "Dựa vào đâu để xác thực những chuyện đó?". Vatican đã có câu trả lời và sắp công bố với thế giới.
Chìa khóa để phân tích những trường hợp như thế này chính là một văn kiện mang tên "Nguyên tắc thủ tục để xác minh HIỆN RA và THỊ KIẾN". Văn kiện này đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI phê chuẩn vào năm 1978, nhưng trong nhiều năm qua, chỉ có các giám mục và các chuyên gia mới có thể tiếp cận được văn kiện. Một trong những lý do là vì văn kiện này chỉ có bản chính thức duy nhất bằng tiếng Latinh.
Nhưng điều này có vẻ sẽ thay đổi, vì trong vài ngày tới đây, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin sẽ công bố bản dịch văn kiện này sang tiếng Ý, Tây Ban Nha, Đức, Anh và Pháp. Tất cả các bản dịch đó sẽ là bản chính thức và sau cùng. Thực tế, Nhà Xuất Bản Vatican và nhật báo Quan Sát Viên Rôma (L'Osservatore Romano) đã từng trích lục văn kiện để đăng các trên các bài báo của họ.
Quả thực, văn kiện này là một cẩm nang (vade mecum) chỉ dẫn các bước để thực thi khi có một người nào đó tiếp nhận được một cuộc hiện ra. Thông thường, trước hết là giám mục địa phương - chứ không phải là Vatican - tiến hành điều tra về hiện tượng. Tòa Thánh chỉ cử các chuyên gia và các nhà điều tra khoa học can thiệp trong trường hợp cá biệt và cực đoan.
Dù vậy, mỗi năm Giáo triều Rôma vẫn nhận được một số hồ sơ liên quan đến thị kiến. Những trải nghiệm được mô tả trong các hồ sơ ấy cực kỳ đa dạng và hầu như các trường hợp ấy đều đã được gửi đến cấp giáo phận. Câu chuyện về các thị kiến này truyền đi nhanh chóng giữa các tín hữu nhờ internet, và ngày nay người ta dễ dàng thực hiện các cuộc hành hương tự phát. Điều này đặt ra một thách thức thực sự đối với thẩm quyền của Giáo Hội.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã chia sẻ mối quan tâm này trong Tông Huấn "Lời Chúa" (Verbum Domini) sau Thượng Hội Đồng Giám Mục (*). Trong Tông Huấn này, ngài công nhận sự cần thiết để "giúp đỡ các tín hữu phân biệt rõ Lời Thiên Chúa với những mạc khải riêng" mà vai trò "không phải là bổ sung Mạc Khải chung cục của Đức Kitô, mà là giúp sống đầy đủ hơn vào một thời điểm nào đó của lịch sử".
Nguyên tắc này cung cấp cả tiêu chí "tích cực" và tiêu chí "tiêu cực" để đánh giá độ tin cậy của các hiện tượng lạ thường. Mục tiêu chính là để bảo vệ đức tin của giáo dân và ngăn chặn sự loan truyền thông tin ngẫu hứng mà không quan tâm đến những giáo huấn của Giáo Hội hoặc trực tiếp gây ra sự tranh cãi.
Việc điều tra nghiêm ngặt một cuộc hiện ra là điều then chốt để đảm bảo vững chắc luân lý của hiện tượng đó. Quan trọng, "thị nhân" phải là người cân bằng tâm sinh lý, trung thực, chân thành, liêm khiết và vâng lời các đấng có thẩm quyền trong Giáo Hội và họ có thể quay về đời sống đức tin bình thường như bao người khác. Ngoài ra, các thị nhân không trải qua các rối loạn tâm thần hoặc kích động tổng thể.
Việc cải giáo không đủ để đảm bảo đó là một cuộc hiện ra, mặc dù có mang lại "hoa trái tâm linh phong phú, và dư dật". Các thông điệp mà thị nhân nhận được phải tương ứng với giáo lý của Giáo Hội. Độ tin cậy của một cuộc hiện ra sẽ giảm sút nếu nó rõ ràng có liên quan đến việc vụ lợi vật chất hay những hành vi vô đạo đức mà chính thị nhân hoặc người được họ truyền đạt thực hiện trong hoặc sau cuộc hiện ra.
Nhiệm vụ của mỗi giám mục bản quyền là phải thận trọng thu thập thông tin và hành động nhằm giải quyết hoặc ngăn chặn kịp thời hành vi thờ phượng sai lạc, lên án những giáo lý sai trái và phòng ngừa những chủ thuyết không phù hợp hoặc dị đoan. Còn nếu biến cố đó quả thật mang yếu tố linh thánh, giám mục có quyền cho phép giáo dân biểu thị lòng sùng kính.
Nguyên tắc này không chỉ áp dụng cho các biến cố đăc biệt mà có thể áp dụng trong mọi trường hợp. Thật thú vị khi nguyên tắc này được công bố trong bối cảnh mà Vatican vừa thiết lập một ủy ban quốc tế điều tra các cuộc hiện ra của Đức Mẹ bên Mễ Du. Đây là một hiện tượng nổi tiếng thế giới với hàng ngàn giáo dân quan tâm và cũng có không ít người chỉ trích. (La stampa, 22 Tháng Năm 2012)
(*) Tông Huấn Lời Chúa (bản Việt Ngữ) có tại: http://liendoanconggiao.net/images/stories/liendoan/giaohoi/vankien/TongHuanLoiChuaVerbumDomini_DGHBenedictoXVI.pdf
Tiền Hô
Luôn cởi mở đối với việc tìm kiếm Thiên Chúa và các giá trị siêu việt
Linh Tiến Khải
11:18 23/05/2012
Một số nhận định của bác sĩ Rocco Bellantone, trưởng phân khoa Y khoa và giải phẫu thuộc đại học Công giáo Thánh Tâm Roma, nhân kỷ niệm 50 năm thành lập.
Ngày 3-5-2012, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã viếng thăm Đại học công giáo Thánh Tâm Gemelli, nhân kỷ niệm 50 thành lập trường Y khoa và giải phẫu thuộc đại học này. Đại học và bệnh viện Genelli mang tên vị sáng lập là cha Agostino Gemelli, dòng Phanxicô. Đại học và bệnh viện nổi tiếng vì đã chữa trị cho Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolo II nhiều lần. Cơ sở giáo dục cao đẳng này có hơn 700 nhà nghiên cứu dấn thân hoạt động tại 35 học viện, mỗi năm có hơn 1.500 công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế nổi tiếng nhất. Có 46 nhà nghiên cứu của Đại học công giáo này được xếp vào số 300 nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất Italia. Đại học công giáo Thánh Tâm Gemelli hiện có 5.000 sinh viên.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã cảnh giác chống lại nền văn hóa duy thực nghiệm, loại bỏ vấn nạn về Thiên Chúa ra khỏi các thảo luận khoa học, và ngài chống lại quan niệm hễ những gì có thể thực hiện được trên bình diện khoa học thì đều hơp lý. Đức Thánh Cha nhắc đến các khám phá ngày càng nhiều và tối tân trong lãnh vực khoa học, nhưng con người ngày nay tuy giầu về phương tiện, nhưng lại không giầu về mục tiêu. Họ thường chịu ảnh hưởng của chủ trương thu hẹp và tương đối hóa, dẫn đưa tới việc đánh mất đi ý nghĩa của sự vật, hầu như bị chóa mắt vì hiệu năng của kỹ thuật, mà quên đi chân trời cơ bản là câu hỏi về ý nghĩa, để rồi gạt bỏ chiều kích siêu việt. Trong bối cảnh đó, tư tưởng trở nên yếu đuối và lãnh vực luân lý đạo đức trở nên nghèo nàn hơn, che phủ việc tham chiếu các quy luật về giá trị. Căn cội phong phú của nền văn hóa và sự tiến bộ của Âu châu dường như bị quên lãng, trong đó có sự tìm kiếm sự tuyệt đối, tìm kiếm Thiên Chúa.
Đứng trước tình trạng trên đây Đức Thánh Cha khẳng định rằng: ”Điều quan trọng là nền văn hóa phải tái khám phá sức mạnh của ý nghĩa và năng động của siêu việt, nói tắt một lời, là quyết liệt cởi mở đối với chân trời của sự tìm kiếm Thiên Chúa.
Trong chiều hướng này, Đức Thánh Cha ca ngợi Đại học Công Giáo Thánh Tâm dấn thân mạnh mẽ trong lãnh việc nghiên cứu. Ngài nói: ”Sự tìm kiếm Thiên Chúa trở nên phong phú đối với trí tuệ, là men của văn hóa, là động cơ thăng tiến một nền nhân bản đích thực, việc nghiên cứu không dừng lại ở bề mặt. Các bạn thân mến, các bạn hãy luôn để cho mình được hướng dẫn nhờ sự khôn ngoan đến từ trên cao, từ một kiến thức được đức tin soi sáng, và nhớ rằng sự khôn ngoan đòi phải có sự hăng say và những vất vả trong việc nghiên cứu...”
Đức Thánh Cha cũng nhận xét thêm rằng: ”Không có tiến bộ nào, nhất là về mặt văn hóa, được nuôi dưỡng bằng sự lập lại suông, nhưng đòi phải có một sự bắt đầu luôn luôn mới mẻ. Ngoài ra, nó cũng đòi phải có thái độ sẵn sàng đối với sự đối chiếu và đối thoại, mở rộng trí tuệ và làm chứng về sự phong phú của gia sản đức tin. Đại học Công Giáo ở Roma ngày nay được kêu gọi trở thành một tổ chức gương mẫu, không thu hẹp việc học hỏi vào sự tìm kiếm thành công về kinh tế, nhưng mở rộng nhãn giới về một dự phóng, trong đó ơn trí tuệ tìm hiểu và phát triển các hồng ân của thế giới được tạo dựng, vượt lên trên một quan niệm duy sản xuất, duy lợi ích về cuộc sống”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của bác sĩ Rocco Bellantone, trưởng phân khoa Y khoa và giải phẫu thuộc đại học Công giáo Thánh Tâm Roma, nhân kỷ niệm 50 thành lập, và ”Ngày nghiên cứu” do phân khoa tổ chức lấn đầu tiên về đề tài ”Một đời cho việc nghiên cứu, nghiên cứu cho sự sống”.
Hỏi: Thưa giáo sư Bellantone, chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, một thần học gia một giáo sư đại học, có ý nghĩa gì trong dịp cử hành 50 năm thành lập phân khoa Y khoa và giải phẫu tại Đại học công giáo Thánh Tâm Gemelli?
Đáp: Ngoài các xúc động mà mỗi kitô hữu đều có khi được Đức Thánh Cha đến thăm, sự hiện diện của Đức Thánh Cha nhắc nhớ chúng tôi ý thức được trách nhiệm của phân khoa Y khoa và giải phẫu của đại học Thánh Tâm, được thành lập cách đây 50 năm nhằm đáp ứng các nhu cầu của người đau khổ hơn là để xóa bỏ các tật bệnh. Và phân khoa phải tiếp tục chứng minh cho thấy rằng không có xung khắc giữa đức tin và lý trí.
Hỏi: Khoa học kiếm tìm sự thật nhưng trong lãnh vực y khoa, có những khó khăn và các nghi ngờ dễ biến thành các vấn đề luân lý sinh học. Việc nghiên cứu y khoa trong một đại học công giáo có tầm quan trọng nào, thưa giáo sư?
Đáp: Khoa học là một dụng cụ hiểu biết các mầu nhiệm của thiên nhiên. Nhưng trách nhiệm mà chúng ta có đối với khoa học là nghiên cứu, nhưng dưới sự hướng dẫn của luân lý đạo đức, coi con người như là một cứu cánh chứ không phải là một phương tiện. Vì thế chúng tôi không nhắm chủ trương duy kỹ thuật bằng mọi giá, mà chú ý tới con người khổ đau, chú ý tới việc bảo vệ sự sống con người trong tất cả mọi hình thái của nó, để cùng nhau tìm chiến thắng các lý do gây ra chết chóc. Là các bác sĩ công giáo có nghĩa là hoạt động với lòng thương xót, mà thánh Toma Aquino cho là đồng cảm với nỗi khổ đau của người khác như là nỗi khổ đau của chính mình. Thực hành y khoa khoa học tiên tiến không đủ: mà phải biết chú ý tới con người đang đau khổ nữa.
Hỏi: Phân khoa Y khoa có lẽ đã bị lu mờ một chút bởi danh tiếng của nhà thương đa khoa Gemelli, một trung tâm tuyệt diệu trong việc săn sóc các bệnh nhân. Một đại học mà có một nhà thương riêng có tầm quan trọng nào thưa giáo sư?
Đáp: Chúng tôi hãnh diện về điều này: mục địch thứ nhất của việc giảng dậy của đại học là lý thuyết, nhưng cũng bao gồm việc thực hành nữa. Các sinh viên của chúng tôi có 1.700 bệnh nhân hằng ngày để họ có thể quan sát và thực hành phần lý thuyết họ đã học. Điều này dẫn đưa tới các kết qủa hiển nhiên trong nhà thương, cả khi có lúc việc nghiên cứu trong phân khoa của chúng tôi có bị ở trong bóng mờ đi nữa. Đây đã là một trong các lý do khiến chúng tôi tổ chức lần đầu tiên ”Ngày nghiên cứu”: để chứng minh và quảng bá cho thấy các kết quả to lớn mà chúng tôi đã đạt được trong việc nghiên cứu. Chỉ cần nghĩ tới sự kiện trong danh sách các nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất Italia đã có 46 người thuộc đại học Thánh Tâm Gemelli. Đại học của chúng tôi đứng hàng thứ hai tại Italia, sau nhà thương San Raffaele của Milano. Tôi cũng xin lưu ý là nhân viên của chúng tôi nắm giữ ba vai trò: chúng tôi có 700 người vừa là bác sĩ, vừa là các nhà nghiên cứu vừa là giáo sư.
Hỏi: Giáo sư có thể đơn cử một thí dụ đặc biệt về việc nghiên cứu y khoa như kể trên đây hay không?
Đáp: Tôi không đi vào các chi tiết, vì sợ có thể quên ai đó, nhưng chỉ lưu ý rằng chúng tôi nghiên cứu rất nhiều các tế bào gốc. Từ các tế bào máu của cuống rốn và của nhau chúng tôi đã đạt được các kết qủa quan trọng trên bình diện nhà thương cũng như trên bình diện nền tảng. Chúng tôi chống lại việc sát hại phôi thai người để lấy các tế bào gốc - thực ra thì các thí nghiệm loại này đã không bao giờ đạt được kết qủa - nhưng chúng tôi cũng đánh đổ quan niệm cổ xưa cho rằng các bác sĩ công giáo chống lại việc nghiên cứu các tế bào gốc, vì bị ngăn chận bởi tín lý của Giáo Hội. Cũng nên nhớ rằng nhà thương đa khoa Gemelli là nhà thương có nhiều bệnh nhân ung thư nhất, và việc nghiên cứu của chúng tôi rất lưu tâm tới căn bệnh này. Chúng tôi cũng chú ý tới lãnh vực phân tử di truyền: việc cộng tác với tổ chức Telethon, mà chúng tôi đã dành giải thưởng Gioan Phaolô II đầu tiên cho tổ chức này, là một điểm mạnh của nỗ lực nói trên.
Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư là một bác sĩ phẫu thuật, giáo sư nghiêm cứu lãnh vực này như thế nào?
Đáp: Việc nghiên cứu của tôi có các thời gian ngắn hơn, và đa số gắn liền với các kỹ thuật. Đã có một cuộc cách mạng trong ngành giải phẫu trong các thập niên 1920: từ kỹ thuật giải phẫu bằng việc mổ ngực hay mổ bụng người ta đã chuyển sang kỹ thuật nội chẩn, đem lại các kết qủa tốt hơn và giảm các nguy hiểm. Nhưng đây là một nghiên cứu không được báo chí và các phương tiện truyền thông nói tới, mặc dù đã có các kết qủa quan trọng giúp giảm số tử vong đối với một số các cuộc giải phẫu, hay ngày càng cho phép giải phẫu các bệnh nhân lớn tuổi. Có một vài cuộc giải phẫu xưa kia cần phải mổ dài 15 cm, thì ngày nay với phương pháp mới chỉ cần mở hai hay bốn chỗ khoảng 2 cm. Tôi nghĩ tới các bệnh như đau dạ tràng, hay đau tuyến giáp trạng, mà chúng tôi đã có các cuộc giải phẫu đầu tiên và đã có các trường hợp nổi tiếng trên thế giới.
(Avvenire 3-5-2012)
Ngày 3-5-2012, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã viếng thăm Đại học công giáo Thánh Tâm Gemelli, nhân kỷ niệm 50 thành lập trường Y khoa và giải phẫu thuộc đại học này. Đại học và bệnh viện Genelli mang tên vị sáng lập là cha Agostino Gemelli, dòng Phanxicô. Đại học và bệnh viện nổi tiếng vì đã chữa trị cho Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolo II nhiều lần. Cơ sở giáo dục cao đẳng này có hơn 700 nhà nghiên cứu dấn thân hoạt động tại 35 học viện, mỗi năm có hơn 1.500 công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế nổi tiếng nhất. Có 46 nhà nghiên cứu của Đại học công giáo này được xếp vào số 300 nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất Italia. Đại học công giáo Thánh Tâm Gemelli hiện có 5.000 sinh viên.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã cảnh giác chống lại nền văn hóa duy thực nghiệm, loại bỏ vấn nạn về Thiên Chúa ra khỏi các thảo luận khoa học, và ngài chống lại quan niệm hễ những gì có thể thực hiện được trên bình diện khoa học thì đều hơp lý. Đức Thánh Cha nhắc đến các khám phá ngày càng nhiều và tối tân trong lãnh vực khoa học, nhưng con người ngày nay tuy giầu về phương tiện, nhưng lại không giầu về mục tiêu. Họ thường chịu ảnh hưởng của chủ trương thu hẹp và tương đối hóa, dẫn đưa tới việc đánh mất đi ý nghĩa của sự vật, hầu như bị chóa mắt vì hiệu năng của kỹ thuật, mà quên đi chân trời cơ bản là câu hỏi về ý nghĩa, để rồi gạt bỏ chiều kích siêu việt. Trong bối cảnh đó, tư tưởng trở nên yếu đuối và lãnh vực luân lý đạo đức trở nên nghèo nàn hơn, che phủ việc tham chiếu các quy luật về giá trị. Căn cội phong phú của nền văn hóa và sự tiến bộ của Âu châu dường như bị quên lãng, trong đó có sự tìm kiếm sự tuyệt đối, tìm kiếm Thiên Chúa.
Đứng trước tình trạng trên đây Đức Thánh Cha khẳng định rằng: ”Điều quan trọng là nền văn hóa phải tái khám phá sức mạnh của ý nghĩa và năng động của siêu việt, nói tắt một lời, là quyết liệt cởi mở đối với chân trời của sự tìm kiếm Thiên Chúa.
Trong chiều hướng này, Đức Thánh Cha ca ngợi Đại học Công Giáo Thánh Tâm dấn thân mạnh mẽ trong lãnh việc nghiên cứu. Ngài nói: ”Sự tìm kiếm Thiên Chúa trở nên phong phú đối với trí tuệ, là men của văn hóa, là động cơ thăng tiến một nền nhân bản đích thực, việc nghiên cứu không dừng lại ở bề mặt. Các bạn thân mến, các bạn hãy luôn để cho mình được hướng dẫn nhờ sự khôn ngoan đến từ trên cao, từ một kiến thức được đức tin soi sáng, và nhớ rằng sự khôn ngoan đòi phải có sự hăng say và những vất vả trong việc nghiên cứu...”
Đức Thánh Cha cũng nhận xét thêm rằng: ”Không có tiến bộ nào, nhất là về mặt văn hóa, được nuôi dưỡng bằng sự lập lại suông, nhưng đòi phải có một sự bắt đầu luôn luôn mới mẻ. Ngoài ra, nó cũng đòi phải có thái độ sẵn sàng đối với sự đối chiếu và đối thoại, mở rộng trí tuệ và làm chứng về sự phong phú của gia sản đức tin. Đại học Công Giáo ở Roma ngày nay được kêu gọi trở thành một tổ chức gương mẫu, không thu hẹp việc học hỏi vào sự tìm kiếm thành công về kinh tế, nhưng mở rộng nhãn giới về một dự phóng, trong đó ơn trí tuệ tìm hiểu và phát triển các hồng ân của thế giới được tạo dựng, vượt lên trên một quan niệm duy sản xuất, duy lợi ích về cuộc sống”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của bác sĩ Rocco Bellantone, trưởng phân khoa Y khoa và giải phẫu thuộc đại học Công giáo Thánh Tâm Roma, nhân kỷ niệm 50 thành lập, và ”Ngày nghiên cứu” do phân khoa tổ chức lấn đầu tiên về đề tài ”Một đời cho việc nghiên cứu, nghiên cứu cho sự sống”.
Hỏi: Thưa giáo sư Bellantone, chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, một thần học gia một giáo sư đại học, có ý nghĩa gì trong dịp cử hành 50 năm thành lập phân khoa Y khoa và giải phẫu tại Đại học công giáo Thánh Tâm Gemelli?
Đáp: Ngoài các xúc động mà mỗi kitô hữu đều có khi được Đức Thánh Cha đến thăm, sự hiện diện của Đức Thánh Cha nhắc nhớ chúng tôi ý thức được trách nhiệm của phân khoa Y khoa và giải phẫu của đại học Thánh Tâm, được thành lập cách đây 50 năm nhằm đáp ứng các nhu cầu của người đau khổ hơn là để xóa bỏ các tật bệnh. Và phân khoa phải tiếp tục chứng minh cho thấy rằng không có xung khắc giữa đức tin và lý trí.
Hỏi: Khoa học kiếm tìm sự thật nhưng trong lãnh vực y khoa, có những khó khăn và các nghi ngờ dễ biến thành các vấn đề luân lý sinh học. Việc nghiên cứu y khoa trong một đại học công giáo có tầm quan trọng nào, thưa giáo sư?
Đáp: Khoa học là một dụng cụ hiểu biết các mầu nhiệm của thiên nhiên. Nhưng trách nhiệm mà chúng ta có đối với khoa học là nghiên cứu, nhưng dưới sự hướng dẫn của luân lý đạo đức, coi con người như là một cứu cánh chứ không phải là một phương tiện. Vì thế chúng tôi không nhắm chủ trương duy kỹ thuật bằng mọi giá, mà chú ý tới con người khổ đau, chú ý tới việc bảo vệ sự sống con người trong tất cả mọi hình thái của nó, để cùng nhau tìm chiến thắng các lý do gây ra chết chóc. Là các bác sĩ công giáo có nghĩa là hoạt động với lòng thương xót, mà thánh Toma Aquino cho là đồng cảm với nỗi khổ đau của người khác như là nỗi khổ đau của chính mình. Thực hành y khoa khoa học tiên tiến không đủ: mà phải biết chú ý tới con người đang đau khổ nữa.
Hỏi: Phân khoa Y khoa có lẽ đã bị lu mờ một chút bởi danh tiếng của nhà thương đa khoa Gemelli, một trung tâm tuyệt diệu trong việc săn sóc các bệnh nhân. Một đại học mà có một nhà thương riêng có tầm quan trọng nào thưa giáo sư?
Đáp: Chúng tôi hãnh diện về điều này: mục địch thứ nhất của việc giảng dậy của đại học là lý thuyết, nhưng cũng bao gồm việc thực hành nữa. Các sinh viên của chúng tôi có 1.700 bệnh nhân hằng ngày để họ có thể quan sát và thực hành phần lý thuyết họ đã học. Điều này dẫn đưa tới các kết qủa hiển nhiên trong nhà thương, cả khi có lúc việc nghiên cứu trong phân khoa của chúng tôi có bị ở trong bóng mờ đi nữa. Đây đã là một trong các lý do khiến chúng tôi tổ chức lần đầu tiên ”Ngày nghiên cứu”: để chứng minh và quảng bá cho thấy các kết quả to lớn mà chúng tôi đã đạt được trong việc nghiên cứu. Chỉ cần nghĩ tới sự kiện trong danh sách các nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất Italia đã có 46 người thuộc đại học Thánh Tâm Gemelli. Đại học của chúng tôi đứng hàng thứ hai tại Italia, sau nhà thương San Raffaele của Milano. Tôi cũng xin lưu ý là nhân viên của chúng tôi nắm giữ ba vai trò: chúng tôi có 700 người vừa là bác sĩ, vừa là các nhà nghiên cứu vừa là giáo sư.
Hỏi: Giáo sư có thể đơn cử một thí dụ đặc biệt về việc nghiên cứu y khoa như kể trên đây hay không?
Đáp: Tôi không đi vào các chi tiết, vì sợ có thể quên ai đó, nhưng chỉ lưu ý rằng chúng tôi nghiên cứu rất nhiều các tế bào gốc. Từ các tế bào máu của cuống rốn và của nhau chúng tôi đã đạt được các kết qủa quan trọng trên bình diện nhà thương cũng như trên bình diện nền tảng. Chúng tôi chống lại việc sát hại phôi thai người để lấy các tế bào gốc - thực ra thì các thí nghiệm loại này đã không bao giờ đạt được kết qủa - nhưng chúng tôi cũng đánh đổ quan niệm cổ xưa cho rằng các bác sĩ công giáo chống lại việc nghiên cứu các tế bào gốc, vì bị ngăn chận bởi tín lý của Giáo Hội. Cũng nên nhớ rằng nhà thương đa khoa Gemelli là nhà thương có nhiều bệnh nhân ung thư nhất, và việc nghiên cứu của chúng tôi rất lưu tâm tới căn bệnh này. Chúng tôi cũng chú ý tới lãnh vực phân tử di truyền: việc cộng tác với tổ chức Telethon, mà chúng tôi đã dành giải thưởng Gioan Phaolô II đầu tiên cho tổ chức này, là một điểm mạnh của nỗ lực nói trên.
Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư là một bác sĩ phẫu thuật, giáo sư nghiêm cứu lãnh vực này như thế nào?
Đáp: Việc nghiên cứu của tôi có các thời gian ngắn hơn, và đa số gắn liền với các kỹ thuật. Đã có một cuộc cách mạng trong ngành giải phẫu trong các thập niên 1920: từ kỹ thuật giải phẫu bằng việc mổ ngực hay mổ bụng người ta đã chuyển sang kỹ thuật nội chẩn, đem lại các kết qủa tốt hơn và giảm các nguy hiểm. Nhưng đây là một nghiên cứu không được báo chí và các phương tiện truyền thông nói tới, mặc dù đã có các kết qủa quan trọng giúp giảm số tử vong đối với một số các cuộc giải phẫu, hay ngày càng cho phép giải phẫu các bệnh nhân lớn tuổi. Có một vài cuộc giải phẫu xưa kia cần phải mổ dài 15 cm, thì ngày nay với phương pháp mới chỉ cần mở hai hay bốn chỗ khoảng 2 cm. Tôi nghĩ tới các bệnh như đau dạ tràng, hay đau tuyến giáp trạng, mà chúng tôi đã có các cuộc giải phẫu đầu tiên và đã có các trường hợp nổi tiếng trên thế giới.
(Avvenire 3-5-2012)
ĐTC: Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần dậy chúng ta kêu lên ”Abba, Cha ơi!” khi cầu nguyện
Linh Tiến Khải
11:20 23/05/2012
Kitô giáo không phải là một tôn giáo của sự sợ hãi, mà là tôn giáo của lòng tin tưởng và của tình yêu thương đối với Thiên Chúa Cha, là Đấng yêu thương chúng ta. Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần dậy chúng ta kêu lên ”Abba, Cha ơi!” khi cầu nguyện.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với hơn 50.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 23-5-2012. Ngoài các đoàn hành hương Bắc Mỹ và Âu châu còn có các đoàn hành hương Á châu như Ấn Độ, Philippines và Nam Hàn. Từ Phi châu có đoàn hành hương đảo Mauritius. Trong khi từ châu Mỹ Latinh có tín hữu các nước Argentina, El Salvador, Mêhicô và Brasil.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha tiếp tục đề tài lời cầu nguyện theo các thư của thánh Phaolô. Thánh Phaolô là bậc thầy cầu nguyện lớn lao dậy chúng ta hướng tới Thiên Chúa với các từ vựng trìu mến của con cái bằng cách gọi Thiên Chúa là ”Abba, Cha ơi”. Đó đã là điều Chúa Giêsu làm; cả trong lúc thê thảm nhất trong cuộc sống dương thế của Người, Chúa Giêsu đã không bao giờ đánh mất sự tin tưởng nơi Thiên Chúa Cha, và đã luôn luôn khẩn nài Người với sự thân tình của Con yêu dấu. Trong vườn Giệtsêmani, khi cảm thấy nỗi âu lo của cái chết, lời cầu của Người là ”Abba, Cha ơi! Mọi sự đều có thể, xin cất chén này xa con! Nhưng xin đừng theo ý Con, mà theo ý Cha” (Mc 14,36).
Ngay từ những bước đầu con đường của mình, Giáo Hội tiếp nhận lời khẩn cầu này làm của mình, nhất là trong lời kinh Lậy Cha, trong đó chúng ta nói lên hằng ngày: ”Lậy Cha chúng con... xin cho ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 6,9.10). Trong các thư của thánh Phaolô chúng ta tìm thấy các lời ”Abba, Cha ơi” hai lần. Trong thư gửi tín hữu Galát người viết: ”Để chứng thực anh em là con cái. Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: ”Abba, Cha ơi!” (Gl 4,6). Ở giữa bài ca chúc tụng Thần Khí là chương 8 thư gửi giáo đoàn Roma, thánh Phaolô khẳng định: ”Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên Abba, Cha ơi!” (Rm 8,15). Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:
Kitô giáo không phải là một tôn giáo của sự sơ hãi, mà là tôn giáo của lòng tin tưởng và của tình yêu thương đối với Thiên Chúa Cha, là Đấng yêu thương chúng ta. Hai khẳng định sâu xa trên đây nói với chúng ta về việc gửi và nhận lãnh Thánh Thần, ơn của Chúa Phục Sinh, khiến cho chúng ta trở thành con Thiên Chúa trong Đức Kitô, Con duy nhất, và đặt để chúng ta vào trong một tương quan thân tình con thảo với Thiên Chúa, tương quan của lòng tin tưởng sâu xa, như của các trẻ em; một tương quan giống tương quan của Chúa Giêsu, cả khi có nguồn gốc và bề dầy khác nhau: Chúa Giêsu là Con vĩnh cửu của Thiên Chúa, Đấng đã nhập thể làm người, trái lai chúng ta trở thành con trong Người, trong thời gian, qua đức tin và các Bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, nhờ đó chúng ta được nhận chìm vào trong Mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô. Chúa Thánh Thần là ơn qúy báu và cần thiết khiến cho chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa, Đấng thực hiện việc nhận làm nghĩa tử, mà chúng ta tất cả là loài người được mời gọi, như thánh Phaolô khẳng định trong thư gửi tín hữu Ephêxô: ”Trong Đức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thành nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người. Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử, nhờ Đức Giêsu Kitô” (Ep 1,4-5),
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Có lẽ con người ngày nay không nhận thức ra vẻ đẹp, sự cao cả và niềm an ủi sâu xa chứa đựng trong từ ”cha” mà chúng ta dùng để thưa lên với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện, bởi vì gương mặt người cha ngày nay thường không hiện diện đủ, và thường không tich cực trong cuộc sống thường ngày. Sự thiếu vắng người cha, vấn đề của một người cha không hiện diện trong cuộc sống của trẻ em là một vấn đề lớn của thời đại chúng ta, vì thế khó mà hiểu được trong sự sâu thẳm của nó Thiên Chúa là Cha có nghĩa là gì đối với chúng ta. Từ chính Chúa Giêsu, từ tương quan con thảo của Người với Thiên Chúa chúng ta có thể học được là cha có nghĩa gì, đâu là bản chất đích thực của Thiên Chúa Cha, Đấng ngự trên trời... Chúng ta hãy nghĩ tới lời Chúa Giêsu nói trong bài giảng trên núi: ”Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con. Như vậy các con mới được trở nên con cái của Cha các con, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,44-45). Chính tình yêu của Chúa Giêsu, Con duy nhất, Đấng đã tự hiến mình trên thập giá, vén mở cho chúng ta thấy bản tính đích thực của Thiên Chúa Cha. Người là Tình Yêu, và cả chúng ta trong lời cầu nguyện của con cái, chúng ta cũng được bước vào trong qũy đạo tình yêu này của Thiên Chúa, Đấng thanh tẩy các ước mong của chúng ta, thanh tẩy các thái độ bị ghi dấu bởi sự khép kín, tự đủ và ích kỷ của con người cũ.
Đề cập tới hai chiều kích chức làm Cha của Thiên Chúa Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta có thể nói rằng nơi Thiên Chúa việc làm Cha mang hai chiều kích. Trước hết, Thiên Chúa là Cha chúng ta, bởi vì Người là Đấng Tạo Hóa. Mỗi người trong chúng ta, mỗi người nam và người nữ, là một phép lạ của Thiên Chúa, được Người muốn và được Người hiểu biết một cách cá nhân. Trong sách Sáng Thế khi nói rằng con người đã được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa (St 1,27), là người ta muốn diễn tả chính thực tại này: Thiên Chúa là Cha chúng ta, đối với Người chúng ta không phải là những kẻ vô danh, không bản vị, nhưng chúng ta có một tên gọi. Có một lời trong Thánh Vịnh luôn đánh động tôi, khi tôi cầu nguyện: đó là ”Bàn tay Chúa đã nhào nặn nên con”. Trong các lời này mỗi người trong chúng ta có thể diễn tả tương quan riêng tư cá nhân của mình với Thiên Chúa. Tay Chúa đã nắn con nên hình nên dạng. Chúa đã nghĩ tới con, đã tạo dựng con và muốn có con. Nhưng điều này cũng chưa đủ. Thần Khí của Chúa Kitô còn mở ra cho chúng ta một chiều kích thứ hai trong chức làm Cha của Thiên Chúa nữa, vượt xa hơn sự tạo dựng, bởi vì Chúa Giêsu là ”Con” trong nghĩa tràn đầy, của ”chính bản tính Thiên Chúa Cha”, như chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính. Khi trở thành người như chúng ta, với sự Nhập Thể, Cái Chết và sự Sống Lại, đến phiên Người Chúa Giêsu tiếp nhận chúng ta trong nhân tính của Người và trong chính chức là Con của Người, và như thế chúng ta cũng có thể bước vào trong việc đặc biệt tùy thuộc Thiên Chúa. Chăc chắn việc là con Thiên Chúa của chúng ta không có cùng sự tràn đầy của Chúa Giêsu: chúng ta phải ngày càng trở thành con nhiều hơn, trong suốt con đường cuộc sống kitô của chúng ta, bằng cách lớn lên trong con đường theo Chúa Kitô, trong sự hiệp thông với Người để ngày càng bước sâu một cách thân tình hơn vào trong tương quan tình yêu với Thiên Chúa Cha, là Đấng nâng đỡ cuộc sống chúng ta. Thực tại nền tảng này được mở ra cho chúng ta, khi chúng ta rộng mở chính mình cho Chúa Thánh Thần, và Người khiến cho chúng ta hướng về Thiên Chúa bằng cách thưa với Người ”Abba, Cha ơi!”
Trong thư gửi tín hữu Galát thánh Phaolô khẳng định rằng Thần Khí kêu lên trong chúng ta ”Abba, Cha ơi!”. Còn trong thư gửi giáo đoàn Roma Thần Khí nói rằng chúng ta kêu lên ”Abba, Cha ơi!”. Qua đó thánh Phaolô muốn làm cho chúng ta hiểu rằng lời cầu kitô không bao giờ xảy ra trong một chiều từ chúng ta tới Thiên Chúa, nó không phải là một hành động của chúng ta, mà diễn tả một tương quan hai chiều, trong đó Thiên Chúa tác động trước: chính Thánh Thần kêu lên trong chúng ta, và chúng ta có thể kêu lên, bởi vì có sự thúc đẩy đến từ Chúa Thánh Thần. Chúng ta không thể cầu nguyện, nếu ước muốn Thiên Chúa, sự kiện là con Thiên Chúa không được viết trong nơi sâu thẳm của trái tim chúng ta. Từ khi con người khôn ngoan hiện hữu nó đã luôn kiếm tìm Thiên Chúa và nói chuyện với Người, bởi vì Thiên Chúa đã khắc ghi chính Người trong tim chúng ta. Như thế sáng kiến đầu tiên là của Thiên Chúa, rồi với phép Thánh Tẩy Thiên Chúa lại tác động trong chúng ta và Thánh Thần hoạt động trong chúng ta và là người đâu tiên cầu nguyện để chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Abba, Cha ơi.
Tuy nhiên lời cầu nguyện không chỉ có chiều kich cá nhân, nhưng bao giờ cũng mang chiều kích cộng đồng nữa. Đức Thánh Cha nói:
Khi chúng ta hướng tới Thiên Chúa Cha trong căn phòng nội tâm, trong thinh lặng và cầm trí, chúng ta không bao giờ lẻ loi một mình. Ai nói chuyện với Thiên Chúa không bao giờ lẻ loi. Chúng ta đang ở trong lời cầu nguyện lớn của Giáo Hội, chúng ta là phần của một bản hòa tấu vĩ đại, mà cộng đoàn kitô sống rải rác khắp nơi trên thế giới tấu lên Thiên Chúa. Chắc chắn là các nhạc công và các nhạc cụ khác nhau - và đây là một yếu tố của sự phong phú - nhưng tấu khúc ca tụng là một và trong sự hòa hợp. Như thế mỗi lần chúng ta kêu lên ”Abba, Cha ơi!” là toàn Giáo Hội, toàn sự hiệp thông của các người cầu nguyện nâng đỡ lời khẩn cầu của chúng ta, và lời khẩn cầu của chúng ta là lời khẩn cầu của toàn Giáo Hội.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Croat, Tchèques, Slovac, Lituani và Ý. Chào các bạn tre người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha ước mong ơn Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần luôn nâng đỡ và dưỡng nuôi cuộc sống đức tin của cộng đoàn kitô. Ngài nhắn nhủ các bạn trẻ luôn đặt để việc kiếm tìm Thiên Chúa và tình yêu đối với Chúa trên hết mọi sự. Ngài xin Chúa Thánh Thần trợ giúp và an ủi các người đau yếu trong những lúc cần thiết nhất và cho sự hiệp nhất giữa các cặp vợ chồng mới cưới ngày càng sâu đậm hơn. Sau cùng ngài cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với hơn 50.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 23-5-2012. Ngoài các đoàn hành hương Bắc Mỹ và Âu châu còn có các đoàn hành hương Á châu như Ấn Độ, Philippines và Nam Hàn. Từ Phi châu có đoàn hành hương đảo Mauritius. Trong khi từ châu Mỹ Latinh có tín hữu các nước Argentina, El Salvador, Mêhicô và Brasil.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha tiếp tục đề tài lời cầu nguyện theo các thư của thánh Phaolô. Thánh Phaolô là bậc thầy cầu nguyện lớn lao dậy chúng ta hướng tới Thiên Chúa với các từ vựng trìu mến của con cái bằng cách gọi Thiên Chúa là ”Abba, Cha ơi”. Đó đã là điều Chúa Giêsu làm; cả trong lúc thê thảm nhất trong cuộc sống dương thế của Người, Chúa Giêsu đã không bao giờ đánh mất sự tin tưởng nơi Thiên Chúa Cha, và đã luôn luôn khẩn nài Người với sự thân tình của Con yêu dấu. Trong vườn Giệtsêmani, khi cảm thấy nỗi âu lo của cái chết, lời cầu của Người là ”Abba, Cha ơi! Mọi sự đều có thể, xin cất chén này xa con! Nhưng xin đừng theo ý Con, mà theo ý Cha” (Mc 14,36).
Ngay từ những bước đầu con đường của mình, Giáo Hội tiếp nhận lời khẩn cầu này làm của mình, nhất là trong lời kinh Lậy Cha, trong đó chúng ta nói lên hằng ngày: ”Lậy Cha chúng con... xin cho ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 6,9.10). Trong các thư của thánh Phaolô chúng ta tìm thấy các lời ”Abba, Cha ơi” hai lần. Trong thư gửi tín hữu Galát người viết: ”Để chứng thực anh em là con cái. Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: ”Abba, Cha ơi!” (Gl 4,6). Ở giữa bài ca chúc tụng Thần Khí là chương 8 thư gửi giáo đoàn Roma, thánh Phaolô khẳng định: ”Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên Abba, Cha ơi!” (Rm 8,15). Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:
Kitô giáo không phải là một tôn giáo của sự sơ hãi, mà là tôn giáo của lòng tin tưởng và của tình yêu thương đối với Thiên Chúa Cha, là Đấng yêu thương chúng ta. Hai khẳng định sâu xa trên đây nói với chúng ta về việc gửi và nhận lãnh Thánh Thần, ơn của Chúa Phục Sinh, khiến cho chúng ta trở thành con Thiên Chúa trong Đức Kitô, Con duy nhất, và đặt để chúng ta vào trong một tương quan thân tình con thảo với Thiên Chúa, tương quan của lòng tin tưởng sâu xa, như của các trẻ em; một tương quan giống tương quan của Chúa Giêsu, cả khi có nguồn gốc và bề dầy khác nhau: Chúa Giêsu là Con vĩnh cửu của Thiên Chúa, Đấng đã nhập thể làm người, trái lai chúng ta trở thành con trong Người, trong thời gian, qua đức tin và các Bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, nhờ đó chúng ta được nhận chìm vào trong Mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô. Chúa Thánh Thần là ơn qúy báu và cần thiết khiến cho chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa, Đấng thực hiện việc nhận làm nghĩa tử, mà chúng ta tất cả là loài người được mời gọi, như thánh Phaolô khẳng định trong thư gửi tín hữu Ephêxô: ”Trong Đức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thành nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người. Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử, nhờ Đức Giêsu Kitô” (Ep 1,4-5),
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Có lẽ con người ngày nay không nhận thức ra vẻ đẹp, sự cao cả và niềm an ủi sâu xa chứa đựng trong từ ”cha” mà chúng ta dùng để thưa lên với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện, bởi vì gương mặt người cha ngày nay thường không hiện diện đủ, và thường không tich cực trong cuộc sống thường ngày. Sự thiếu vắng người cha, vấn đề của một người cha không hiện diện trong cuộc sống của trẻ em là một vấn đề lớn của thời đại chúng ta, vì thế khó mà hiểu được trong sự sâu thẳm của nó Thiên Chúa là Cha có nghĩa là gì đối với chúng ta. Từ chính Chúa Giêsu, từ tương quan con thảo của Người với Thiên Chúa chúng ta có thể học được là cha có nghĩa gì, đâu là bản chất đích thực của Thiên Chúa Cha, Đấng ngự trên trời... Chúng ta hãy nghĩ tới lời Chúa Giêsu nói trong bài giảng trên núi: ”Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con. Như vậy các con mới được trở nên con cái của Cha các con, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,44-45). Chính tình yêu của Chúa Giêsu, Con duy nhất, Đấng đã tự hiến mình trên thập giá, vén mở cho chúng ta thấy bản tính đích thực của Thiên Chúa Cha. Người là Tình Yêu, và cả chúng ta trong lời cầu nguyện của con cái, chúng ta cũng được bước vào trong qũy đạo tình yêu này của Thiên Chúa, Đấng thanh tẩy các ước mong của chúng ta, thanh tẩy các thái độ bị ghi dấu bởi sự khép kín, tự đủ và ích kỷ của con người cũ.
Đề cập tới hai chiều kích chức làm Cha của Thiên Chúa Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta có thể nói rằng nơi Thiên Chúa việc làm Cha mang hai chiều kích. Trước hết, Thiên Chúa là Cha chúng ta, bởi vì Người là Đấng Tạo Hóa. Mỗi người trong chúng ta, mỗi người nam và người nữ, là một phép lạ của Thiên Chúa, được Người muốn và được Người hiểu biết một cách cá nhân. Trong sách Sáng Thế khi nói rằng con người đã được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa (St 1,27), là người ta muốn diễn tả chính thực tại này: Thiên Chúa là Cha chúng ta, đối với Người chúng ta không phải là những kẻ vô danh, không bản vị, nhưng chúng ta có một tên gọi. Có một lời trong Thánh Vịnh luôn đánh động tôi, khi tôi cầu nguyện: đó là ”Bàn tay Chúa đã nhào nặn nên con”. Trong các lời này mỗi người trong chúng ta có thể diễn tả tương quan riêng tư cá nhân của mình với Thiên Chúa. Tay Chúa đã nắn con nên hình nên dạng. Chúa đã nghĩ tới con, đã tạo dựng con và muốn có con. Nhưng điều này cũng chưa đủ. Thần Khí của Chúa Kitô còn mở ra cho chúng ta một chiều kích thứ hai trong chức làm Cha của Thiên Chúa nữa, vượt xa hơn sự tạo dựng, bởi vì Chúa Giêsu là ”Con” trong nghĩa tràn đầy, của ”chính bản tính Thiên Chúa Cha”, như chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính. Khi trở thành người như chúng ta, với sự Nhập Thể, Cái Chết và sự Sống Lại, đến phiên Người Chúa Giêsu tiếp nhận chúng ta trong nhân tính của Người và trong chính chức là Con của Người, và như thế chúng ta cũng có thể bước vào trong việc đặc biệt tùy thuộc Thiên Chúa. Chăc chắn việc là con Thiên Chúa của chúng ta không có cùng sự tràn đầy của Chúa Giêsu: chúng ta phải ngày càng trở thành con nhiều hơn, trong suốt con đường cuộc sống kitô của chúng ta, bằng cách lớn lên trong con đường theo Chúa Kitô, trong sự hiệp thông với Người để ngày càng bước sâu một cách thân tình hơn vào trong tương quan tình yêu với Thiên Chúa Cha, là Đấng nâng đỡ cuộc sống chúng ta. Thực tại nền tảng này được mở ra cho chúng ta, khi chúng ta rộng mở chính mình cho Chúa Thánh Thần, và Người khiến cho chúng ta hướng về Thiên Chúa bằng cách thưa với Người ”Abba, Cha ơi!”
Trong thư gửi tín hữu Galát thánh Phaolô khẳng định rằng Thần Khí kêu lên trong chúng ta ”Abba, Cha ơi!”. Còn trong thư gửi giáo đoàn Roma Thần Khí nói rằng chúng ta kêu lên ”Abba, Cha ơi!”. Qua đó thánh Phaolô muốn làm cho chúng ta hiểu rằng lời cầu kitô không bao giờ xảy ra trong một chiều từ chúng ta tới Thiên Chúa, nó không phải là một hành động của chúng ta, mà diễn tả một tương quan hai chiều, trong đó Thiên Chúa tác động trước: chính Thánh Thần kêu lên trong chúng ta, và chúng ta có thể kêu lên, bởi vì có sự thúc đẩy đến từ Chúa Thánh Thần. Chúng ta không thể cầu nguyện, nếu ước muốn Thiên Chúa, sự kiện là con Thiên Chúa không được viết trong nơi sâu thẳm của trái tim chúng ta. Từ khi con người khôn ngoan hiện hữu nó đã luôn kiếm tìm Thiên Chúa và nói chuyện với Người, bởi vì Thiên Chúa đã khắc ghi chính Người trong tim chúng ta. Như thế sáng kiến đầu tiên là của Thiên Chúa, rồi với phép Thánh Tẩy Thiên Chúa lại tác động trong chúng ta và Thánh Thần hoạt động trong chúng ta và là người đâu tiên cầu nguyện để chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Abba, Cha ơi.
Tuy nhiên lời cầu nguyện không chỉ có chiều kich cá nhân, nhưng bao giờ cũng mang chiều kích cộng đồng nữa. Đức Thánh Cha nói:
Khi chúng ta hướng tới Thiên Chúa Cha trong căn phòng nội tâm, trong thinh lặng và cầm trí, chúng ta không bao giờ lẻ loi một mình. Ai nói chuyện với Thiên Chúa không bao giờ lẻ loi. Chúng ta đang ở trong lời cầu nguyện lớn của Giáo Hội, chúng ta là phần của một bản hòa tấu vĩ đại, mà cộng đoàn kitô sống rải rác khắp nơi trên thế giới tấu lên Thiên Chúa. Chắc chắn là các nhạc công và các nhạc cụ khác nhau - và đây là một yếu tố của sự phong phú - nhưng tấu khúc ca tụng là một và trong sự hòa hợp. Như thế mỗi lần chúng ta kêu lên ”Abba, Cha ơi!” là toàn Giáo Hội, toàn sự hiệp thông của các người cầu nguyện nâng đỡ lời khẩn cầu của chúng ta, và lời khẩn cầu của chúng ta là lời khẩn cầu của toàn Giáo Hội.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Croat, Tchèques, Slovac, Lituani và Ý. Chào các bạn tre người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha ước mong ơn Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần luôn nâng đỡ và dưỡng nuôi cuộc sống đức tin của cộng đoàn kitô. Ngài nhắn nhủ các bạn trẻ luôn đặt để việc kiếm tìm Thiên Chúa và tình yêu đối với Chúa trên hết mọi sự. Ngài xin Chúa Thánh Thần trợ giúp và an ủi các người đau yếu trong những lúc cần thiết nhất và cho sự hiệp nhất giữa các cặp vợ chồng mới cưới ngày càng sâu đậm hơn. Sau cùng ngài cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
1 triệu người sẽ tham dự thánh lễ với Đức Thánh Cha tại Milano
LM. Trần Đức Anh OP
11:21 23/05/2012
VATICAN. 1 triệu người sẽ tham dự thánh lễ với ĐTC Biển Đức 16 nhân dịp bế mạc Đại hội các gia đình Công Giáo thế giới kỳ 7 tại Milano.
Sáng 22-5-2012, ĐHY Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, đã mở cuộc họp báo tại Vatican về Đại hội các gia đình Công Giáo thế giới kỳ 7 sẽ tiến hành tại Milano từ ngày 30-5 đến 3-6 tới đây với chủ đề ”Gia đình: lao động và mừng lễ”.
Hiện diện trên bàn chủ tọa cuộc họp báo còn có ĐHY Angelo Scola, TGM giáo phận Milano và giáo sư Pierpaolo Donati, giảng dạy môn xã hội học về gia đình tại đại học Bologna.
ĐHY Antonnelli cho biết một vài con số về Đại hội các gia đình thế giới ở Milano, theo đó có 6.900 người, trong đó có 900 thiếu niên sẽ tham dự Hội nghị thần học mục vụ, với 104 diễn giả đến từ 27 quốc gia. Sau hội nghị đó có lối 300 ngàn người sẽ tham dự buổi sinh hoạt tối thứ bẩy, 2-6 với ĐTC tại phi trường Parco Nord ở mạn bắc Milano, gọi là cuộc gặp gỡ cầu nguyện, chứng từ và lễ hội; sau cùng có khoảng 1 triệu tín hữu sẽ tham dự thánh lễ bế mạc đại hội do ĐTC cử hành cũng tại phi trường du lịch vừa nói. Các gia đình tham dự Đại hội này đến từ hơn 90 quốc gia. Ngoài ra, có 1.500 ký giả Italia và quóc tế đăng ký để theo dõi và tường thuật các sinh hoạt của Đại Hội.
Tin từ Việt Nam cho biết ĐHY Phạm Minh Mẫn, TGM Sàigòn và Đức Cha Phụ tá Nguyễn Văn Khảm, cùng với một số giáo dân Việt Nam sẽ tham dự 2 sinh hoạt chót của Đại hội: tối thứ bẩy và sáng chúa nhật 3-6-2012. Một số LM, nữ tu và giáo dân Việt Nam sẽ tham dự cả 3 ngày Hội nghị thần học mục vụ trước đó.
ĐHY Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình cũng loan báo việc công bố cuốn Sưu tập (Enchiridion) thu thập các giáo huấn gần đây nhất của Tòa Thánh về gia đình và sự sống con người: cụ thể là những văn kiện giáo huấn về gia đình trong những năm cuối đời và của triều đại ĐTC Biển Đức 16, từ ngày 17-5 năm 2005 đến 31-12 năm 2011. Cuốn Sưu tập này nối tiếp cuốn thuộc loại này về gia đình được công bố năm 2000 và cập nhật năm 2004.
Trong cuộc họp báo, ĐHY Scola đã diễn giải về ý nghĩa đề tài Đại Hội các gia đình Công Giáo thế giới kỳ 7 ”Gia đình: lao động và mừng lễ”.
Ngài cũng cho biết trong 3 ngày Hội nghị thần học mục vụ, gần 1 ngàn thiếu nhi và thiếu niên thuộc các lứa tuổi khác nhau, con cái của các tham dự viên Hội nghị, sẽ đào sâu bằng nhiều cách và dưới nhiều hình thức các chủ đề về thế hệ, căn tính, sự khác biệt, sự hỗ tương và trách nhiệm xã hội.
Sau cùng, giáo sư Pierpaolo Donati, đã giới thiệu cuốn sách mới tựa đề ”Gia đình nguồn tài nguyên của xã hội” (La famiglia risorsa della società, il Mulino, Bologna, 2012). Tác phẩm này nhắm trả lời cho một câu hỏi cơ bản: gia đình còn là một nguồn tài nguyên cho con người và xã hội hay không, hay chỉ là một điều rớt lại từ quá khứ, cản trở sự giải thoát cho cá nhân và việc thực hiện một xã hội tự do, bình đẳng và hạnh phúc hơn”.
Cuốn sách trả lời cho câu hỏi trên đây bằng một cuộc điều tra đặc sắc, về mặt lý thuyết cũng như về thực nghiệm, với các bằng chứng rõ ràng.
Phần thứ nhất trong cuốn sách trình bày những kiến thức hiện nay trên bình diện quốc tế về những vấn nạn vừa nói. Phần thứ hai trình bày kết quả cuộc nghiên cứu khoa học, dựa trên một mẫu đại diện trong dân Italia, tuổi từ 30 đến 55, qua 2.500 cuộc phỏng vấn trong năm 2011.
Cuộc điều nghiên cho thấy sự xa rời gia đình truyền thống, tức là cặp nam nữ ổn định và hiệp nhất bằng mối liên kết công khai và có con cái, không cải tiến cuộc sống của con người, nhưng còn làm cho nó đồi tệ thêm. Người ta cũng nhận thấy rằng các gia đình ổn định với từ hai người con trở lên, là những gia đình hạnh phúc nhất và ủng hộ xã hội nhiều nhất” (SD 22-5-2012)
Sáng 22-5-2012, ĐHY Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, đã mở cuộc họp báo tại Vatican về Đại hội các gia đình Công Giáo thế giới kỳ 7 sẽ tiến hành tại Milano từ ngày 30-5 đến 3-6 tới đây với chủ đề ”Gia đình: lao động và mừng lễ”.
Hiện diện trên bàn chủ tọa cuộc họp báo còn có ĐHY Angelo Scola, TGM giáo phận Milano và giáo sư Pierpaolo Donati, giảng dạy môn xã hội học về gia đình tại đại học Bologna.
ĐHY Antonnelli cho biết một vài con số về Đại hội các gia đình thế giới ở Milano, theo đó có 6.900 người, trong đó có 900 thiếu niên sẽ tham dự Hội nghị thần học mục vụ, với 104 diễn giả đến từ 27 quốc gia. Sau hội nghị đó có lối 300 ngàn người sẽ tham dự buổi sinh hoạt tối thứ bẩy, 2-6 với ĐTC tại phi trường Parco Nord ở mạn bắc Milano, gọi là cuộc gặp gỡ cầu nguyện, chứng từ và lễ hội; sau cùng có khoảng 1 triệu tín hữu sẽ tham dự thánh lễ bế mạc đại hội do ĐTC cử hành cũng tại phi trường du lịch vừa nói. Các gia đình tham dự Đại hội này đến từ hơn 90 quốc gia. Ngoài ra, có 1.500 ký giả Italia và quóc tế đăng ký để theo dõi và tường thuật các sinh hoạt của Đại Hội.
Tin từ Việt Nam cho biết ĐHY Phạm Minh Mẫn, TGM Sàigòn và Đức Cha Phụ tá Nguyễn Văn Khảm, cùng với một số giáo dân Việt Nam sẽ tham dự 2 sinh hoạt chót của Đại hội: tối thứ bẩy và sáng chúa nhật 3-6-2012. Một số LM, nữ tu và giáo dân Việt Nam sẽ tham dự cả 3 ngày Hội nghị thần học mục vụ trước đó.
ĐHY Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình cũng loan báo việc công bố cuốn Sưu tập (Enchiridion) thu thập các giáo huấn gần đây nhất của Tòa Thánh về gia đình và sự sống con người: cụ thể là những văn kiện giáo huấn về gia đình trong những năm cuối đời và của triều đại ĐTC Biển Đức 16, từ ngày 17-5 năm 2005 đến 31-12 năm 2011. Cuốn Sưu tập này nối tiếp cuốn thuộc loại này về gia đình được công bố năm 2000 và cập nhật năm 2004.
Trong cuộc họp báo, ĐHY Scola đã diễn giải về ý nghĩa đề tài Đại Hội các gia đình Công Giáo thế giới kỳ 7 ”Gia đình: lao động và mừng lễ”.
Ngài cũng cho biết trong 3 ngày Hội nghị thần học mục vụ, gần 1 ngàn thiếu nhi và thiếu niên thuộc các lứa tuổi khác nhau, con cái của các tham dự viên Hội nghị, sẽ đào sâu bằng nhiều cách và dưới nhiều hình thức các chủ đề về thế hệ, căn tính, sự khác biệt, sự hỗ tương và trách nhiệm xã hội.
Sau cùng, giáo sư Pierpaolo Donati, đã giới thiệu cuốn sách mới tựa đề ”Gia đình nguồn tài nguyên của xã hội” (La famiglia risorsa della società, il Mulino, Bologna, 2012). Tác phẩm này nhắm trả lời cho một câu hỏi cơ bản: gia đình còn là một nguồn tài nguyên cho con người và xã hội hay không, hay chỉ là một điều rớt lại từ quá khứ, cản trở sự giải thoát cho cá nhân và việc thực hiện một xã hội tự do, bình đẳng và hạnh phúc hơn”.
Cuốn sách trả lời cho câu hỏi trên đây bằng một cuộc điều tra đặc sắc, về mặt lý thuyết cũng như về thực nghiệm, với các bằng chứng rõ ràng.
Phần thứ nhất trong cuốn sách trình bày những kiến thức hiện nay trên bình diện quốc tế về những vấn nạn vừa nói. Phần thứ hai trình bày kết quả cuộc nghiên cứu khoa học, dựa trên một mẫu đại diện trong dân Italia, tuổi từ 30 đến 55, qua 2.500 cuộc phỏng vấn trong năm 2011.
Cuộc điều nghiên cho thấy sự xa rời gia đình truyền thống, tức là cặp nam nữ ổn định và hiệp nhất bằng mối liên kết công khai và có con cái, không cải tiến cuộc sống của con người, nhưng còn làm cho nó đồi tệ thêm. Người ta cũng nhận thấy rằng các gia đình ổn định với từ hai người con trở lên, là những gia đình hạnh phúc nhất và ủng hộ xã hội nhiều nhất” (SD 22-5-2012)
Top Stories
Chine: Interview du cardinal Joseph Zen Ze-kiun: Des clés pour mieux comprendre la situation de l’Eglise en Chine
Eglises d'Asie
10:25 23/05/2012
A l’approche du 24 mai, journée de prière pour l’Eglise en Chine, Eglises d’Asie a rencontré le cardinal Joseph Zen Ze-kiun, évêque émérite de Hongkong, de passage à Paris pour participer à ‘la nuit des témoins’ à l’invitation de l’Aide à l’Eglise en Détresse.
Eglises d’Asie: Le 24 mai, le pape Benoît XVI appelle les catholiques du monde entier à unir leurs prières à celles de tous les catholiques de Chine. Pouvez-vous nous dire la signification que revêt cet appel sur les plans spirituel, ecclésial et politique ?
Cardinal Zen Ze-kiun : Le Saint-Père croit véritablement au pouvoir de la prière. Très récemment, le 18 avril, lors de l’audience générale du mercredi place Saint-Pierre, Benoît XVI a parlé de la prière en faisant référence à l’Eglise primitive. Evoquant le passage des Actes des apôtres où Pierre et Jean ont été arrêtés pour avoir réalisé des miracles puis ont été relâchés, le Saint-Père a rappelé que les membres de l’Eglise primitive ne se sont pas mis à discuter entre eux de ce qu’il fallait faire, des manœuvres à mettre en place, de la manière dont ils devaient faire face à ce qu’il faut appeler une persécution ; ils se sont mis à prier, à prier ensemble, afin d’être en mesure de rendre témoignage de la vérité. Prier pour avoir le courage de dire la vérité et de témoigner de la résurrection de notre Seigneur Jésus-Christ. En se référant ainsi aux Actes des apôtres, le Saint-Père indique la place qu’il donne à la prière et invite tout un chacun à faire de même.
Peut-on appliquer cette référence à l’Eglise primitive persécutée à l’Eglise catholique en Chine aujourd’hui ?
Oui, c’est plus qu’évident. La persécution se fait même de plus en plus réelle et concrète. Il n’y a sur ce point aucune amélioration de la part du gouvernement. Ils recourent à des méthodes d’autant plus dangereuses qu’elles sont plus adroites, car ils ne font pas que menacer les personnes, ils les induisent en tentation. Ils ne veulent pas faire des martyrs, ils veulent produire des renégats. Pour l’Eglise, c’est donc bien pire. Ils ont les moyens de tenter les personnes, qu’elles soient bonnes, timides ou faibles, et de les amener à leur obéir. Ces moyens sont l’argent bien sûr, mais aussi le prestige, les honneurs ou une position dans la société. Face à cela, le Saint-Père a institué la journée de prière du 24 mai ; c’est un fait unique et inédit qui dit bien à quel point le souci de l’Eglise en Chine habite le pape Benoît XVI.
Quelle est la signification de cette journée de prière sur un plan ecclésial ?
Le Saint-Père s’inquiète pour l’Eglise en Chine au sujet de laquelle il dispose d’une information particulièrement détaillée. Jusqu’en 2000, l’usage était que la Congrégation pour l’évangélisation des peuples et la Secrétairerie d’Etat se réunissent une fois par an ou tous les deux ans pour faire le point sur l’Eglise de Chine. Ces réunions se faisaient en présence d’évêques de Hongkong, Macao et Taiwan, ainsi que de quelques membres de congrégations ou d’instituts religieux. La dernière réunion de ce type avait eu lieu en 2000 et elle s’est déroulée en présence du cardinal Ratzinger. Le cardinal écoutait très attentivement, il a une très bonne mémoire et il connaît donc bien la situation en Chine. Aujourd’hui qu’il est devenu pape, il sait encore mieux à quel point cette situation est devenue encore plus difficile.
Sur les blogs tenus par des catholiques en Chine, on a pu lire que la Commission pour l’Eglise en Chine qui se réunit désormais tous les ans au Vatican depuis 2007, ne pouvait pas vraiment comprendre la situation, étant donné qu’aucun de ses membres ne venait du continent chinois. Que répondriez-vous à ces bloggeurs ?
Comment se pourrait-il que des catholiques de Chine continentale siègent à cette commission vaticane ? Les catholiques en Chine appartiennent soit à la partie « clandestine » de l’Eglise, soit à la partie « officielle » de l’Eglise. S’agissant des « clandestins », leur qualificatif dit bien leur réalité : du fait de leur « clandestinité », ils ne peuvent pas sortir du pays. Comment donc un évêque « clandestin » pourrait-il venir à Rome siéger dans cette commission ? Si d’aventure un tel évêque parvenait jusqu’à Rome, le gouvernement chinois lui interdirait de revenir en Chine. Quant aux « officiels », si ce sont des personnalités qui sont du côté de l’Eglise, ils sont dans la même situation que les « clandestins ». Ils ne peuvent pas voyager à l’étranger et, s’ils obtiennent un passeport, ils ne peuvent participer à de telles rencontres car le gouvernement chinois sait tout et ils auront de sérieux problèmes une fois revenus en Chine. Ainsi, ce ne sont que les personnes qui ne sont pas très « bonnes », je veux dire qui ne sont pas très fidèles à l’Eglise mais qui sont plus fidèles au gouvernement, qui sont autorisées à voyager à l’étranger. Le problème est que ces personnes ne peuvent pas dire la vérité ou qu’elles ne veulent pas dire toute la vérité. Elles ne sont plus de notre côté et on ne peut donc décemment les inviter à prendre part aux travaux de cette commission.
Ceci dit, les membres de la Commission vaticane pour l’Eglise en Chine connaissent parfaitement la situation de l’Eglise en Chine. Ils vont en Chine, ils y ont des contacts, ils suivent la situation depuis des années, des décennies même. La Commission est donc parfaitement informée. La difficulté n’est pas là. Elle est plutôt dans le fait que cette commission n’est que consultative. Ses membres n’ont pour seul pouvoir que celui de la parole et d’apporter leurs conseils au Saint-Siège. C’est le Vatican qui a le pouvoir d’agir.
D’un point de vue politique, quelle est précisément la signification de la journée de prière du 24 mai ?
Pour les gens d’Eglise, savoir que l’Eglise universelle prie pour eux ce jour-là est quelque chose d’extrêmement important. C’est un puissant réconfort. D’autant plus que ce 24 mai correspond au jour où l’on célèbre la mémoire liturgique de la Vierge Marie, Secours des chrétiens. En Chine, il existe plusieurs sanctuaires mariaux mais le plus célèbre est celui de Shanghai, à Sheshan. L’air que l’on respire à Shanghai est un peu plus libre qu’ailleurs en Chine. De plus, Shanghai tient une place particulière dans l’Eglise de Chine. C’est le lieu où s’est tenu le premier synode de l’Eglise de Chine, en 1924, et c’est à Sheshan que le nonce d’alors, Mgr Constantini, a mené l’ensemble des évêques pour consacrer l’Eglise de Chine à la Vierge Marie, Auxiliaire des chrétiens. C’est donc la Vierge Marie qui défend les catholiques et le pape des dangers qui les guettent qui est ici honorée. C’est la Vierge qui a été invoquée à Lépante ou à Vienne assiégée par les musulmans. C’est la Vierge qui a été invoquée lorsque Napoléon a fait prisonnier le pape. C’est la Vierge qui défend les chrétiens qui est invoquée à Sheshan.
En 2007, lorsque le pape Benoît XVI a publié sa Lettre aux catholiques de Chine, la réaction du gouvernement chinois a été négative. Pékin ne voulait pas admettre que le Saint-Siège insinue que l’Eglise en Chine était persécutée par les autorités civiles. Par exemple, après la publication de la lettre papale, nous avons voulu à Hongkong organiser un pèlerinage à Shanghai. Mais les autorités chinoises ne nous ont pas autorisés à le faire. Depuis cette date, durant tout le mois de mai, tous les pèlerinages à Sheshan sont interdits aux groupes qui ne sont pas de Shanghai. Cela signifie bien que le gouvernement est très mécontent que l’on puisse signifier que l’Eglise en Chine est persécutée.
Vous dites que la Commission vaticane pour l’Eglise en Chine est importante mais qu’elle n’est pas en mesure de décider des actions concrètes. Que voulez-vous dire ?
Cette commission est effectivement très importante. Vous devez réaliser que durant trois jours, la totalité de la tête de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples et la totalité de la tête de la Secrétairerie d’Etat cessent tout travail pour se réunir du matin au soir autour de questions concernant l’Eglise de Chine. C’est dire l’importance que le Saint-Père accorde au travail de cette commission. Vous ajoutez cinq évêques (de Hongkong, Macao et Taiwan), dix experts issus des congrégations et instituts missionnaires, plus le préfet de la Congrégation pour la doctrine de la foi ainsi qu’un ou deux spécialistes du droit canon. C’est vraiment très important. Mais l’organisation du Saint-Siège fait que la voix d’une telle commission est seulement consultative. Nous donnons notre opinion et celle-ci est transmise au Saint-Père. L’exécution des décisions ressort des dicastères romains et, dans le cas présent, de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples. Si nos conseils ne sont pas suivis d’effets, alors nos conseils sont inutiles.
Dites-vous que les conseils donnés par la commission ne sont pas suivis ?
Oui. Je suis au regret de dire que parfois seuls les conseils d’un expert ont été suivis tandis que les autres ont été ignorés. L’objet de mon propos n’est pas ici de personnaliser une polémique qui est sur la place publique depuis longtemps déjà. Tout le monde sait qu’à plusieurs reprises, j’ai pris position contre les vues défendues par le P. Jeroom Heyndrickx, CICM. Ses idées tout comme l’interprétation qu’il donne de la lettre de 2007 du pape Benoît XVI sont mal situées. Le problème est que la Congrégation pour l’évangélisation des peuples a durant des années écouté le P. Heyndrickx et lui seul. Avec la nomination par Benoît XVI d’un nouveau préfet, en la personne du cardinal Fernando Filoni, et d’un nouveau secrétaire, en la personne de Mgr Savio Hon Tai-fai, les choses pourront peut-être changer.
Quels changements escomptez-vous ?
Encore une fois, nul besoin de personnaliser ce dossier. Il ne s’agit pas de juger les personnes mais de jauger à partir de quels critères l’on fonde une politique. Aujourd’hui, depuis 2007, les critères sont clairs : ils ont été posés par la lettre du Saint-Père aux catholiques de Chine. La lettre est claire, elle est publique et elle est disponible en différentes langues. Tout le monde peut donc s’y référer. Or j’estime que la Congrégation pour l’évangélisation des peuples et le P. Heyndrickx n’ont pas respecté cette lettre en en donnant une interprétation biaisée.
La lettre du pape est un modèle d’équilibre entre les principes de l’Eglise, de l’Eglise une, sainte, catholique et apostolique, et un nécessaire souci pastoral envers les personnes qui ont commis des erreurs, et même envers le gouvernement chinois. Mais la netteté des propos du pape n’est pas appréciée par tous dans l’Eglise où les héritiers de ce qu’on a appelé à l’Ostpolitik sont toujours présents. Pour ces héritiers, le maître mot est le « compromis ».
Aujourd’hui, où en sommes-nous précisément ?
En comparaison de 2007, la situation s’est détériorée du fait justement de ce souci permanent du compromis. Un exemple : à l’approche de la Huitième Assemblée nationale des représentants catholiques, la Commission vaticane pour l’Eglise en Chine avait obtenu que le communiqué qui rend compte de ses travaux soit particulièrement clair, dans le sens il était dit aux évêques de Chine que leur participation à cette Huitième Assemblée n’était pas possible. Le gouvernement chinois avait déjà par deux fois repoussé la tenue de cette assemblée. On pouvait donc espérer que les évêques réagiraient et auraient le courage de ne pas céder aux pressions de Pékin. Bien sûr, on ne pouvait sans doute pas espérer un retournement complet de situation, mais il était envisageable que l’on assiste à cette occasion au début de quelque chose de nouveau, à un sursaut de fidélité à Rome des évêques « officiels ». Au moins une partie d’entre eux aurait refusé les pressions de Pékin. La difficulté est que des instructions, sinon contradictoires du moins accommodantes, ont été données depuis Rome. Concrètement, des évêques chinois ont approché le Saint-Siège pour demander ce qu’ils devaient faire, ils ont argué du fait que leur situation était difficile et délicate, et il leur a été répondu : « Nous comprenons, nous comprenons. » Il a sans doute suffi d’un seul évêque à qui une telle réponse a été faite. En Chine, les choses se savent vite. Le gouvernement l’a donc su et il s’est engouffré dans la faille pour mener à bien cette Huitième Assemblée, sachant qu’à Rome « ils comprendraient ».
Si seulement le Saint-Siège avait alors exprimé une seule voix, disant aux évêques chinois que, quelle que soit la difficulté de leur situation et les pressions qu’ils subissaient, ils ne devaient pas prendre part à cette assemblée, les choses se seraient passées différemment et le gouvernement n’aurait sans doute pas oser pousser son avantage.
Dans ce contexte, comment comprendre les nominations épiscopales en Chine aujourd’hui et les difficultés lors des cérémonies d’ordination des nouveaux évêques ?
Dans le communiqué publié à l’issue de la dernière réunion de la Commission vaticane pour l’Eglise en Chine, nous avons tenté d’aborder ces questions. Il y a trois cas de figure.
Premièrement, en cas d’ordination illégitime, les choses sont claires : Rome ne peut accepter qu’un évêque soit ordonné en-dehors du consentement du pape. Cela s’est pourtant passé en novembre 2010 puis à deux nouvelles occasions en 2011. En novembre 2010, la Secrétairerie d’Etat a réagi par un communiqué aux termes choisis. En 2011, la nouvelle équipe que Benoît XVI avait nommée à la tête de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples (le cardinal Filoni et Mgr Savio Hon Tai-fai) était déjà en place et le communiqué du Saint-Siège a été encore plus explicite puisque la peine d’excommunication n’était plus seulement une menace mais une réalité. Le droit canon existe, il définit les comportements qui entraînent une peine d’excommunication, il a été appliqué.
Deuxièmement, le cas de la nomination d’un évêque approuvé par Rome et accepté par Pékin. Certaines personnes sont très satisfaites de ce cas de figure : « Voici un évêque nommé par Rome qui est accepté par Pékin ! » Je me permets d’exprimer mes doutes. Est-ce bien là la réalité ? Je m’en réjouirais si c’était le cas, mais, lorsque deux entités qui ont des vues divergentes se mettent d’accord pour nommer une personne, cela veut dire qu’elles ont accepté des compromis. Il faut se poser la question de savoir qui fait des concessions. Est-ce le gouvernement chinois qui a accepté le candidat de Rome, ou Rome qui a accepté le candidat de Pékin ? Je crains que ce soit le Saint-Siège qui ait accepté de faire des concessions. Si c’est le cas, alors de telles nominations ne sont pas bonnes pour le bien de l’Eglise. Bien entendu, c’est le pape qui nomme les évêques. Mais vous connaissez la manière dont fonctionne le Saint-Siège : pour l’Eglise en Chine, c’est la Congrégation pour l’évangélisation des peuples qui présente au Saint-Père les noms des évêques à nommer. Mon avis est que les années passées, la Congrégation pour l’évangélisation des peuples a accepté trop de compromis. La conséquence est qu’en Chine, nous avons trop d’évêques qui ne sont pas de bons évêques.
Troisièmement, le cas d’un évêque approuvé par Rome et accepté par Pékin mais dont l’ordination se déroule en présence d’un ou de plusieurs évêques illégitimes ou frappés d’une peine d’excommunication. Si ces évêques prennent part à ces cérémonies d’ordination de leur plein gré, quelle mauvaise foi de leur part ! On peut penser que c’est le gouvernement qui les envoie, qui les contraint à y aller, dans le but de créer de la division, du désordre. Mais alors, que de difficultés ajoutées à une Eglise qui n’en manque pas ! Poser de tels actes en violation évidente du droit canon ne doit pas rester sans conséquence, sauf à créer plus de confusion parmi le peuple des fidèles.
Quelle espérance gardez-vous pour cette Eglise ?
Pour tout ce qui concerne l’Eglise en Chine, nous avons à considérer trois entités : l’Eglise de Chine elle-même, le gouvernement chinois et le Saint-Siège. Il y a quelques années, nous pouvions faire montre d’un certain optimisme. Et c’est avec cet optimisme à l’esprit que la lettre du pape a été écrite en 2007. Cet optimisme était nourri du fait que, lorsque la Chine a entamé sa politique d’ouverture fin 1979, parmi les évêques âgés encore en place et qui avaient été nommés de manière illégitime, nombreux sont ceux qui, à la faveur des nouvelles facilités de communication avec Rome, ont approché le Saint-Siège pour demander pardon et rentrer dans la communion avec l’Eglise universelle. Le Saint-Siège a été très généreux, tout en étant prudent et en menant des enquêtes précises sur ces évêques. L’avis des évêques « clandestins » a été demandé et, le plus souvent, ces évêques ont été légitimés avec l’accord des évêques « clandestins ». Pour ces évêques repentants, il a fallu faire preuve de courage pour approcher ainsi le Saint-Siège car il est évident que le gouvernement avait eu vent de leur démarche. En dépit du danger, ces évêques ont agi pour le bien de l’Eglise et le gouvernement ne les a pas sanctionnés.
Les années passant, Rome a été dans l’obligation de nommer de nouveaux évêques, de jeunes évêques. Au sein de la partie « officielle » de l’Eglise, les évêques sont « élus ». Ces élections sont manipulées par le gouvernement. Mais on peut penser que le gouvernement ne cherche pas à ajouter des problèmes supplémentaires à ceux qu’il doit déjà gérer par ailleurs. Il ne cherche donc pas nécessairement à faire « élire » les pires candidats à l’épiscopat. Ce ne sont sans doute pas les meilleurs qui sont choisis, mais pas les plus mauvais non plus. Du côté du Saint-Siège, la même générosité s’est exprimée et ces jeunes candidats à l’épiscopat ont le plus souvent été acceptés par le pape. Et il faut ajouter que ces jeunes candidats ne voulaient pas accepter la charge d’évêque sans être nommés par le pape. Eux-aussi donc ont su faire preuve de courage.
C’est dans ce contexte que le Saint-Père a écrit sa lettre de 2007 : lorsque les évêques font preuve de courage, les autorités chinoises sont suffisamment intelligentes pour ne pas sévir et, lorsque le Saint-Siège fait preuve de générosité, il renforce le courage des évêques chinois. Cependant, certains ont dit qu’il y avait une contradiction dans la politique du Saint-Siège : le pape nomme des évêques « officiels » qui sont en même temps membres de l’Association patriotique des catholiques chinois, une organisation incompatible avec la doctrine catholique. Avant la lettre du pape de 2007, il était sous-entendu que les évêques n’avaient rien à faire avec cette association incompatible avec la foi catholique. Après la lettre du pape, les choses ont été clarifiées : le pape écrit que les évêques ne doivent pas être liés à cet organisme. Pourtant, depuis 2007, rien ne s’est passé. C’est tout simplement le fruit des années passés où la Congrégation pour l’évangélisation des peuples a fait passer aux évêques chinois des messages contradictoires ou, à tout le moins, les incitant à penser qu’un certain degré de compromission avec Pékin était envisageable. Aujourd’hui, les équipes en place au Saint-Siège ont changé certes, mais nous continuons de vivre sur cet héritage. La conséquence est qu’aujourd’hui, je vois moins d’espoir pour la partie « officielle » de l’Eglise en Chine qu’il y a cinq ans, lorsque la lettre du pape a été publiée. Je vois des évêques moins courageux qu’autrefois, des « opportunistes » ainsi que Mgr Savio Hon Tai-fai l’a écrit.
Le changement d’équipe à la tête de la Chine, prévu à l’automne 2012, peut-il apporter du nouveau de ce point de vue ?
Personne ne peut être sûr de rien à propos de la Chine. La Chine est mystérieuse et imprévisible. Je vous l’ai dit : si, il y a quelques années, je pouvais me montrer plus optimiste au sujet de l’Eglise, aujourd’hui je suis pessimiste. Notre foi nous apprend toutefois à demeurer dans l’espérance. Humainement, je place mon espoir dans les catholiques, les fidèles laïcs. Peut-être pas les plus jeunes générations qui n’ont pas une foi ancrée au plus profond d’elles-mêmes, mais les générations anciennes, parce qu’elles ont traversé des épreuves terribles et ont su conserver la foi à travers ces épreuves, et qui sauront faire passer à l’Eglise ce dont elle a besoin pour survivre aux difficultés présentes.
S’agissant des communautés « clandestines », il faut dire que là aussi, les politiques erronées du Saint-Siège ont fait beaucoup de dégâts. Les héritiers de l’Ostpolitik au Vatican, par la recherche permanente du compromis avec le pouvoir en place, n’ont pas accordé suffisamment d’importance aux communautés « clandestines » ; ils les ont négligées, voire même considérées comme une gêne. Le résultat, c’est, par exemple, l’évêque de Baoding qui a été encouragé à quitter les rangs des « clandestins » pour rejoindre les « officiels ». Après tant d’années en prison, lui qui était considéré comme un héros n’a semé que la confusion et la désunion au sein du diocèse. Quelle tristesse !
Je ne veux pas qu’il y ait de malentendus dans mes propos. Lorsque je dis que le Saint-Siège n’a pas agi comme il aurait dû agir, beaucoup de gens vont comprendre que c’est le Saint-Père que je mets en cause. Ils ont tort. C’est tout le contraire. J’ai toute confiance dans le Saint-Père et chaque catholique doit garder toute sa confiance dans le Saint-Père. Le Saint-Père est extrêmement patient et si ses collaborateurs n’ont pas toujours œuvré avec toute la sagacité nécessaire, le pape a fini par agir et a changé l’équipe qui, à la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, suit les affaires de l’Eglise en Chine.
(Source: Eglises d'Asie - 23 mai 2012 )
Eglises d’Asie: Le 24 mai, le pape Benoît XVI appelle les catholiques du monde entier à unir leurs prières à celles de tous les catholiques de Chine. Pouvez-vous nous dire la signification que revêt cet appel sur les plans spirituel, ecclésial et politique ?
Cardinal Zen Ze-kiun : Le Saint-Père croit véritablement au pouvoir de la prière. Très récemment, le 18 avril, lors de l’audience générale du mercredi place Saint-Pierre, Benoît XVI a parlé de la prière en faisant référence à l’Eglise primitive. Evoquant le passage des Actes des apôtres où Pierre et Jean ont été arrêtés pour avoir réalisé des miracles puis ont été relâchés, le Saint-Père a rappelé que les membres de l’Eglise primitive ne se sont pas mis à discuter entre eux de ce qu’il fallait faire, des manœuvres à mettre en place, de la manière dont ils devaient faire face à ce qu’il faut appeler une persécution ; ils se sont mis à prier, à prier ensemble, afin d’être en mesure de rendre témoignage de la vérité. Prier pour avoir le courage de dire la vérité et de témoigner de la résurrection de notre Seigneur Jésus-Christ. En se référant ainsi aux Actes des apôtres, le Saint-Père indique la place qu’il donne à la prière et invite tout un chacun à faire de même.
Peut-on appliquer cette référence à l’Eglise primitive persécutée à l’Eglise catholique en Chine aujourd’hui ?
Oui, c’est plus qu’évident. La persécution se fait même de plus en plus réelle et concrète. Il n’y a sur ce point aucune amélioration de la part du gouvernement. Ils recourent à des méthodes d’autant plus dangereuses qu’elles sont plus adroites, car ils ne font pas que menacer les personnes, ils les induisent en tentation. Ils ne veulent pas faire des martyrs, ils veulent produire des renégats. Pour l’Eglise, c’est donc bien pire. Ils ont les moyens de tenter les personnes, qu’elles soient bonnes, timides ou faibles, et de les amener à leur obéir. Ces moyens sont l’argent bien sûr, mais aussi le prestige, les honneurs ou une position dans la société. Face à cela, le Saint-Père a institué la journée de prière du 24 mai ; c’est un fait unique et inédit qui dit bien à quel point le souci de l’Eglise en Chine habite le pape Benoît XVI.
Quelle est la signification de cette journée de prière sur un plan ecclésial ?
Le Saint-Père s’inquiète pour l’Eglise en Chine au sujet de laquelle il dispose d’une information particulièrement détaillée. Jusqu’en 2000, l’usage était que la Congrégation pour l’évangélisation des peuples et la Secrétairerie d’Etat se réunissent une fois par an ou tous les deux ans pour faire le point sur l’Eglise de Chine. Ces réunions se faisaient en présence d’évêques de Hongkong, Macao et Taiwan, ainsi que de quelques membres de congrégations ou d’instituts religieux. La dernière réunion de ce type avait eu lieu en 2000 et elle s’est déroulée en présence du cardinal Ratzinger. Le cardinal écoutait très attentivement, il a une très bonne mémoire et il connaît donc bien la situation en Chine. Aujourd’hui qu’il est devenu pape, il sait encore mieux à quel point cette situation est devenue encore plus difficile.
Sur les blogs tenus par des catholiques en Chine, on a pu lire que la Commission pour l’Eglise en Chine qui se réunit désormais tous les ans au Vatican depuis 2007, ne pouvait pas vraiment comprendre la situation, étant donné qu’aucun de ses membres ne venait du continent chinois. Que répondriez-vous à ces bloggeurs ?
Comment se pourrait-il que des catholiques de Chine continentale siègent à cette commission vaticane ? Les catholiques en Chine appartiennent soit à la partie « clandestine » de l’Eglise, soit à la partie « officielle » de l’Eglise. S’agissant des « clandestins », leur qualificatif dit bien leur réalité : du fait de leur « clandestinité », ils ne peuvent pas sortir du pays. Comment donc un évêque « clandestin » pourrait-il venir à Rome siéger dans cette commission ? Si d’aventure un tel évêque parvenait jusqu’à Rome, le gouvernement chinois lui interdirait de revenir en Chine. Quant aux « officiels », si ce sont des personnalités qui sont du côté de l’Eglise, ils sont dans la même situation que les « clandestins ». Ils ne peuvent pas voyager à l’étranger et, s’ils obtiennent un passeport, ils ne peuvent participer à de telles rencontres car le gouvernement chinois sait tout et ils auront de sérieux problèmes une fois revenus en Chine. Ainsi, ce ne sont que les personnes qui ne sont pas très « bonnes », je veux dire qui ne sont pas très fidèles à l’Eglise mais qui sont plus fidèles au gouvernement, qui sont autorisées à voyager à l’étranger. Le problème est que ces personnes ne peuvent pas dire la vérité ou qu’elles ne veulent pas dire toute la vérité. Elles ne sont plus de notre côté et on ne peut donc décemment les inviter à prendre part aux travaux de cette commission.
Ceci dit, les membres de la Commission vaticane pour l’Eglise en Chine connaissent parfaitement la situation de l’Eglise en Chine. Ils vont en Chine, ils y ont des contacts, ils suivent la situation depuis des années, des décennies même. La Commission est donc parfaitement informée. La difficulté n’est pas là. Elle est plutôt dans le fait que cette commission n’est que consultative. Ses membres n’ont pour seul pouvoir que celui de la parole et d’apporter leurs conseils au Saint-Siège. C’est le Vatican qui a le pouvoir d’agir.
D’un point de vue politique, quelle est précisément la signification de la journée de prière du 24 mai ?
Pour les gens d’Eglise, savoir que l’Eglise universelle prie pour eux ce jour-là est quelque chose d’extrêmement important. C’est un puissant réconfort. D’autant plus que ce 24 mai correspond au jour où l’on célèbre la mémoire liturgique de la Vierge Marie, Secours des chrétiens. En Chine, il existe plusieurs sanctuaires mariaux mais le plus célèbre est celui de Shanghai, à Sheshan. L’air que l’on respire à Shanghai est un peu plus libre qu’ailleurs en Chine. De plus, Shanghai tient une place particulière dans l’Eglise de Chine. C’est le lieu où s’est tenu le premier synode de l’Eglise de Chine, en 1924, et c’est à Sheshan que le nonce d’alors, Mgr Constantini, a mené l’ensemble des évêques pour consacrer l’Eglise de Chine à la Vierge Marie, Auxiliaire des chrétiens. C’est donc la Vierge Marie qui défend les catholiques et le pape des dangers qui les guettent qui est ici honorée. C’est la Vierge qui a été invoquée à Lépante ou à Vienne assiégée par les musulmans. C’est la Vierge qui a été invoquée lorsque Napoléon a fait prisonnier le pape. C’est la Vierge qui défend les chrétiens qui est invoquée à Sheshan.
En 2007, lorsque le pape Benoît XVI a publié sa Lettre aux catholiques de Chine, la réaction du gouvernement chinois a été négative. Pékin ne voulait pas admettre que le Saint-Siège insinue que l’Eglise en Chine était persécutée par les autorités civiles. Par exemple, après la publication de la lettre papale, nous avons voulu à Hongkong organiser un pèlerinage à Shanghai. Mais les autorités chinoises ne nous ont pas autorisés à le faire. Depuis cette date, durant tout le mois de mai, tous les pèlerinages à Sheshan sont interdits aux groupes qui ne sont pas de Shanghai. Cela signifie bien que le gouvernement est très mécontent que l’on puisse signifier que l’Eglise en Chine est persécutée.
Vous dites que la Commission vaticane pour l’Eglise en Chine est importante mais qu’elle n’est pas en mesure de décider des actions concrètes. Que voulez-vous dire ?
Cette commission est effectivement très importante. Vous devez réaliser que durant trois jours, la totalité de la tête de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples et la totalité de la tête de la Secrétairerie d’Etat cessent tout travail pour se réunir du matin au soir autour de questions concernant l’Eglise de Chine. C’est dire l’importance que le Saint-Père accorde au travail de cette commission. Vous ajoutez cinq évêques (de Hongkong, Macao et Taiwan), dix experts issus des congrégations et instituts missionnaires, plus le préfet de la Congrégation pour la doctrine de la foi ainsi qu’un ou deux spécialistes du droit canon. C’est vraiment très important. Mais l’organisation du Saint-Siège fait que la voix d’une telle commission est seulement consultative. Nous donnons notre opinion et celle-ci est transmise au Saint-Père. L’exécution des décisions ressort des dicastères romains et, dans le cas présent, de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples. Si nos conseils ne sont pas suivis d’effets, alors nos conseils sont inutiles.
Dites-vous que les conseils donnés par la commission ne sont pas suivis ?
Oui. Je suis au regret de dire que parfois seuls les conseils d’un expert ont été suivis tandis que les autres ont été ignorés. L’objet de mon propos n’est pas ici de personnaliser une polémique qui est sur la place publique depuis longtemps déjà. Tout le monde sait qu’à plusieurs reprises, j’ai pris position contre les vues défendues par le P. Jeroom Heyndrickx, CICM. Ses idées tout comme l’interprétation qu’il donne de la lettre de 2007 du pape Benoît XVI sont mal situées. Le problème est que la Congrégation pour l’évangélisation des peuples a durant des années écouté le P. Heyndrickx et lui seul. Avec la nomination par Benoît XVI d’un nouveau préfet, en la personne du cardinal Fernando Filoni, et d’un nouveau secrétaire, en la personne de Mgr Savio Hon Tai-fai, les choses pourront peut-être changer.
Quels changements escomptez-vous ?
Encore une fois, nul besoin de personnaliser ce dossier. Il ne s’agit pas de juger les personnes mais de jauger à partir de quels critères l’on fonde une politique. Aujourd’hui, depuis 2007, les critères sont clairs : ils ont été posés par la lettre du Saint-Père aux catholiques de Chine. La lettre est claire, elle est publique et elle est disponible en différentes langues. Tout le monde peut donc s’y référer. Or j’estime que la Congrégation pour l’évangélisation des peuples et le P. Heyndrickx n’ont pas respecté cette lettre en en donnant une interprétation biaisée.
La lettre du pape est un modèle d’équilibre entre les principes de l’Eglise, de l’Eglise une, sainte, catholique et apostolique, et un nécessaire souci pastoral envers les personnes qui ont commis des erreurs, et même envers le gouvernement chinois. Mais la netteté des propos du pape n’est pas appréciée par tous dans l’Eglise où les héritiers de ce qu’on a appelé à l’Ostpolitik sont toujours présents. Pour ces héritiers, le maître mot est le « compromis ».
Aujourd’hui, où en sommes-nous précisément ?
En comparaison de 2007, la situation s’est détériorée du fait justement de ce souci permanent du compromis. Un exemple : à l’approche de la Huitième Assemblée nationale des représentants catholiques, la Commission vaticane pour l’Eglise en Chine avait obtenu que le communiqué qui rend compte de ses travaux soit particulièrement clair, dans le sens il était dit aux évêques de Chine que leur participation à cette Huitième Assemblée n’était pas possible. Le gouvernement chinois avait déjà par deux fois repoussé la tenue de cette assemblée. On pouvait donc espérer que les évêques réagiraient et auraient le courage de ne pas céder aux pressions de Pékin. Bien sûr, on ne pouvait sans doute pas espérer un retournement complet de situation, mais il était envisageable que l’on assiste à cette occasion au début de quelque chose de nouveau, à un sursaut de fidélité à Rome des évêques « officiels ». Au moins une partie d’entre eux aurait refusé les pressions de Pékin. La difficulté est que des instructions, sinon contradictoires du moins accommodantes, ont été données depuis Rome. Concrètement, des évêques chinois ont approché le Saint-Siège pour demander ce qu’ils devaient faire, ils ont argué du fait que leur situation était difficile et délicate, et il leur a été répondu : « Nous comprenons, nous comprenons. » Il a sans doute suffi d’un seul évêque à qui une telle réponse a été faite. En Chine, les choses se savent vite. Le gouvernement l’a donc su et il s’est engouffré dans la faille pour mener à bien cette Huitième Assemblée, sachant qu’à Rome « ils comprendraient ».
Si seulement le Saint-Siège avait alors exprimé une seule voix, disant aux évêques chinois que, quelle que soit la difficulté de leur situation et les pressions qu’ils subissaient, ils ne devaient pas prendre part à cette assemblée, les choses se seraient passées différemment et le gouvernement n’aurait sans doute pas oser pousser son avantage.
Dans ce contexte, comment comprendre les nominations épiscopales en Chine aujourd’hui et les difficultés lors des cérémonies d’ordination des nouveaux évêques ?
Dans le communiqué publié à l’issue de la dernière réunion de la Commission vaticane pour l’Eglise en Chine, nous avons tenté d’aborder ces questions. Il y a trois cas de figure.
Premièrement, en cas d’ordination illégitime, les choses sont claires : Rome ne peut accepter qu’un évêque soit ordonné en-dehors du consentement du pape. Cela s’est pourtant passé en novembre 2010 puis à deux nouvelles occasions en 2011. En novembre 2010, la Secrétairerie d’Etat a réagi par un communiqué aux termes choisis. En 2011, la nouvelle équipe que Benoît XVI avait nommée à la tête de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples (le cardinal Filoni et Mgr Savio Hon Tai-fai) était déjà en place et le communiqué du Saint-Siège a été encore plus explicite puisque la peine d’excommunication n’était plus seulement une menace mais une réalité. Le droit canon existe, il définit les comportements qui entraînent une peine d’excommunication, il a été appliqué.
Deuxièmement, le cas de la nomination d’un évêque approuvé par Rome et accepté par Pékin. Certaines personnes sont très satisfaites de ce cas de figure : « Voici un évêque nommé par Rome qui est accepté par Pékin ! » Je me permets d’exprimer mes doutes. Est-ce bien là la réalité ? Je m’en réjouirais si c’était le cas, mais, lorsque deux entités qui ont des vues divergentes se mettent d’accord pour nommer une personne, cela veut dire qu’elles ont accepté des compromis. Il faut se poser la question de savoir qui fait des concessions. Est-ce le gouvernement chinois qui a accepté le candidat de Rome, ou Rome qui a accepté le candidat de Pékin ? Je crains que ce soit le Saint-Siège qui ait accepté de faire des concessions. Si c’est le cas, alors de telles nominations ne sont pas bonnes pour le bien de l’Eglise. Bien entendu, c’est le pape qui nomme les évêques. Mais vous connaissez la manière dont fonctionne le Saint-Siège : pour l’Eglise en Chine, c’est la Congrégation pour l’évangélisation des peuples qui présente au Saint-Père les noms des évêques à nommer. Mon avis est que les années passées, la Congrégation pour l’évangélisation des peuples a accepté trop de compromis. La conséquence est qu’en Chine, nous avons trop d’évêques qui ne sont pas de bons évêques.
Troisièmement, le cas d’un évêque approuvé par Rome et accepté par Pékin mais dont l’ordination se déroule en présence d’un ou de plusieurs évêques illégitimes ou frappés d’une peine d’excommunication. Si ces évêques prennent part à ces cérémonies d’ordination de leur plein gré, quelle mauvaise foi de leur part ! On peut penser que c’est le gouvernement qui les envoie, qui les contraint à y aller, dans le but de créer de la division, du désordre. Mais alors, que de difficultés ajoutées à une Eglise qui n’en manque pas ! Poser de tels actes en violation évidente du droit canon ne doit pas rester sans conséquence, sauf à créer plus de confusion parmi le peuple des fidèles.
Quelle espérance gardez-vous pour cette Eglise ?
Pour tout ce qui concerne l’Eglise en Chine, nous avons à considérer trois entités : l’Eglise de Chine elle-même, le gouvernement chinois et le Saint-Siège. Il y a quelques années, nous pouvions faire montre d’un certain optimisme. Et c’est avec cet optimisme à l’esprit que la lettre du pape a été écrite en 2007. Cet optimisme était nourri du fait que, lorsque la Chine a entamé sa politique d’ouverture fin 1979, parmi les évêques âgés encore en place et qui avaient été nommés de manière illégitime, nombreux sont ceux qui, à la faveur des nouvelles facilités de communication avec Rome, ont approché le Saint-Siège pour demander pardon et rentrer dans la communion avec l’Eglise universelle. Le Saint-Siège a été très généreux, tout en étant prudent et en menant des enquêtes précises sur ces évêques. L’avis des évêques « clandestins » a été demandé et, le plus souvent, ces évêques ont été légitimés avec l’accord des évêques « clandestins ». Pour ces évêques repentants, il a fallu faire preuve de courage pour approcher ainsi le Saint-Siège car il est évident que le gouvernement avait eu vent de leur démarche. En dépit du danger, ces évêques ont agi pour le bien de l’Eglise et le gouvernement ne les a pas sanctionnés.
Les années passant, Rome a été dans l’obligation de nommer de nouveaux évêques, de jeunes évêques. Au sein de la partie « officielle » de l’Eglise, les évêques sont « élus ». Ces élections sont manipulées par le gouvernement. Mais on peut penser que le gouvernement ne cherche pas à ajouter des problèmes supplémentaires à ceux qu’il doit déjà gérer par ailleurs. Il ne cherche donc pas nécessairement à faire « élire » les pires candidats à l’épiscopat. Ce ne sont sans doute pas les meilleurs qui sont choisis, mais pas les plus mauvais non plus. Du côté du Saint-Siège, la même générosité s’est exprimée et ces jeunes candidats à l’épiscopat ont le plus souvent été acceptés par le pape. Et il faut ajouter que ces jeunes candidats ne voulaient pas accepter la charge d’évêque sans être nommés par le pape. Eux-aussi donc ont su faire preuve de courage.
C’est dans ce contexte que le Saint-Père a écrit sa lettre de 2007 : lorsque les évêques font preuve de courage, les autorités chinoises sont suffisamment intelligentes pour ne pas sévir et, lorsque le Saint-Siège fait preuve de générosité, il renforce le courage des évêques chinois. Cependant, certains ont dit qu’il y avait une contradiction dans la politique du Saint-Siège : le pape nomme des évêques « officiels » qui sont en même temps membres de l’Association patriotique des catholiques chinois, une organisation incompatible avec la doctrine catholique. Avant la lettre du pape de 2007, il était sous-entendu que les évêques n’avaient rien à faire avec cette association incompatible avec la foi catholique. Après la lettre du pape, les choses ont été clarifiées : le pape écrit que les évêques ne doivent pas être liés à cet organisme. Pourtant, depuis 2007, rien ne s’est passé. C’est tout simplement le fruit des années passés où la Congrégation pour l’évangélisation des peuples a fait passer aux évêques chinois des messages contradictoires ou, à tout le moins, les incitant à penser qu’un certain degré de compromission avec Pékin était envisageable. Aujourd’hui, les équipes en place au Saint-Siège ont changé certes, mais nous continuons de vivre sur cet héritage. La conséquence est qu’aujourd’hui, je vois moins d’espoir pour la partie « officielle » de l’Eglise en Chine qu’il y a cinq ans, lorsque la lettre du pape a été publiée. Je vois des évêques moins courageux qu’autrefois, des « opportunistes » ainsi que Mgr Savio Hon Tai-fai l’a écrit.
Le changement d’équipe à la tête de la Chine, prévu à l’automne 2012, peut-il apporter du nouveau de ce point de vue ?
Personne ne peut être sûr de rien à propos de la Chine. La Chine est mystérieuse et imprévisible. Je vous l’ai dit : si, il y a quelques années, je pouvais me montrer plus optimiste au sujet de l’Eglise, aujourd’hui je suis pessimiste. Notre foi nous apprend toutefois à demeurer dans l’espérance. Humainement, je place mon espoir dans les catholiques, les fidèles laïcs. Peut-être pas les plus jeunes générations qui n’ont pas une foi ancrée au plus profond d’elles-mêmes, mais les générations anciennes, parce qu’elles ont traversé des épreuves terribles et ont su conserver la foi à travers ces épreuves, et qui sauront faire passer à l’Eglise ce dont elle a besoin pour survivre aux difficultés présentes.
S’agissant des communautés « clandestines », il faut dire que là aussi, les politiques erronées du Saint-Siège ont fait beaucoup de dégâts. Les héritiers de l’Ostpolitik au Vatican, par la recherche permanente du compromis avec le pouvoir en place, n’ont pas accordé suffisamment d’importance aux communautés « clandestines » ; ils les ont négligées, voire même considérées comme une gêne. Le résultat, c’est, par exemple, l’évêque de Baoding qui a été encouragé à quitter les rangs des « clandestins » pour rejoindre les « officiels ». Après tant d’années en prison, lui qui était considéré comme un héros n’a semé que la confusion et la désunion au sein du diocèse. Quelle tristesse !
Je ne veux pas qu’il y ait de malentendus dans mes propos. Lorsque je dis que le Saint-Siège n’a pas agi comme il aurait dû agir, beaucoup de gens vont comprendre que c’est le Saint-Père que je mets en cause. Ils ont tort. C’est tout le contraire. J’ai toute confiance dans le Saint-Père et chaque catholique doit garder toute sa confiance dans le Saint-Père. Le Saint-Père est extrêmement patient et si ses collaborateurs n’ont pas toujours œuvré avec toute la sagacité nécessaire, le pape a fini par agir et a changé l’équipe qui, à la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, suit les affaires de l’Eglise en Chine.
(Source: Eglises d'Asie - 23 mai 2012 )
Vatican publishes fake visionaries rules
Adelaide Now
15:09 23/05/2012
FACED with modern-day claims of visions of the Virgin Mary and apparitions of long-dead saints, the Vatican published rules overnight to verify religious supernatural phenomena.
The criteria for judging presumed apparitions date to 1978, but are being published now after the rise of the internet saw claims of visions spread quickly around the world, drawing millions of cult followers.
The text, published on the Congregation for the Doctrine of the Faith website, lays out guidelines to help distinguish those who have experienced real apparitions from con artists seeking fame, or financial or sexual gain.
Whether the claims have any basis in reality is judged largely on the claimant's character, with "positive criteria" such as "honesty and rectitude of moral life" weighed against negative elements such as "a search for profit".
Bishops are warned against people who swear to have witnessed the supernatural but have "psychological disorders or psychopathic tendencies" or have committed "gravely immoral acts" during their vision.
One of the most famous cases currently being inspected by the Vatican is the supposed apparitions of the Virgin Mary to six local Catholics in Medjugorje, Bosnia, who claim she has been appearing to them once a month since childhood.
In 2009 Pope Benedict XVI defrocked Tomislav Vlasic, the visionaries' former "spiritual director", for mysticism, manipulation and exaggerating the claims - as well as secretly fathering a child with a nun.
The criteria for judging presumed apparitions date to 1978, but are being published now after the rise of the internet saw claims of visions spread quickly around the world, drawing millions of cult followers.
The text, published on the Congregation for the Doctrine of the Faith website, lays out guidelines to help distinguish those who have experienced real apparitions from con artists seeking fame, or financial or sexual gain.
Whether the claims have any basis in reality is judged largely on the claimant's character, with "positive criteria" such as "honesty and rectitude of moral life" weighed against negative elements such as "a search for profit".
Bishops are warned against people who swear to have witnessed the supernatural but have "psychological disorders or psychopathic tendencies" or have committed "gravely immoral acts" during their vision.
One of the most famous cases currently being inspected by the Vatican is the supposed apparitions of the Virgin Mary to six local Catholics in Medjugorje, Bosnia, who claim she has been appearing to them once a month since childhood.
In 2009 Pope Benedict XVI defrocked Tomislav Vlasic, the visionaries' former "spiritual director", for mysticism, manipulation and exaggerating the claims - as well as secretly fathering a child with a nun.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chương trình tiếp sức Mùa Thi 2012 Sinh viên Công giáo Hà Nội
SVCG Hà Nội
10:17 23/05/2012
TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI
THƯ NGỎ
CHƯƠNG TRÌNH "TIẾP SỨC MÙA THI NĂM 2012''
Kính gửi: Quý Cha, quý vị ân nhân, quý vị phụ huynh, quý anh chị cựu sinh viên, các em thí sinh và toàn thể quý cộng đoàn!
Với mong muốn tạo tâm lý thoải mái và giúp giảm bớt kinh tế cho gia đình các em thí sinh từ các vùng miền về Hà Nội tham dự kỳ thi đại học. Năm nay, Hội sinh viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội tiếp tục tổ chức chương trình "Tiếp sức mùa thi''. Đây là một việc làm bác ái của Hội sinh viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội đã được triển khai thực hiện từ năm 2001.
Và để chương trình năm nay đạt được hiệu quả cao nhất, chúng con rất mong nhận được sự ủng hộ về tinh thần cũng như vật chất từ quý Cha, quý vị ân nhân, quý vị phụ huynh, quý anh chị cựu để chúng con giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của sinh viên Công giáo cũng như tạo được tình liên đới giữa các anh chị em tham gia chương trình ý nghĩa này.
Chương trình cụ thể như sau:
I. Cách thức thực hiện:
- Đón tiếp các thí sinh tại các bến xe trong hai đợt thi đại học tại Hà Nội.
- Sắp xếp chỗ nghỉ ngơi, sinh hoạt cho các em thí sinh tại các nhà xứ hoặc các tư gia.
- Đưa đón thí sinh đến các điểm thi.
- Kết thúc đợt thi đưa thí sinh ra bến xe, hướng dẫn thí sinh ra xe về quê.
- Liên lạc với các em sau khi các em về tới nhà.
II. Thời gian tiếp sức:
- Tổ chức tiếp sức cho các em thí sinh trong hai đợt thi đại học:
- Đợt 1: Từ ngày 02 đến ngày 05 tháng 07 năm 2012.
- Đợt 2: Từ ngày 07 đến ngày 10 tháng 07 năm 2012.
III. Địa điểm tiếp sức:
- Tổ chức tiếp sức cho các em thí sinh thi tại các khu vực: khu vực nội thành Hà Nội, Sơn Tây, Sóc Sơn, Xuân Hòa (Vĩnh Phúc), Xuân Mai, Thạch Thất, Thái Nguyên, Việt Trì (Phú Thọ), TP Nam Định, TP Thái Bình, TP Thanh Hóa, TP Phủ Lý (Hà Nam). ..
IV. Thời gian đón tiếp thí sinh:
- Tại bến xe Giáp Bát và bến xe Yên Nghĩa:
+ Đợt 1: Từ 6h30 đến 12h30 ngày 02 tháng 07 năm 2012.
+ Đợt 2: Từ 6h30 đến 12h30 ngày 07 tháng 07 năm 2012.
- Tại bến xe Mỹ Đình, bến xe Gia Lâm và bến xe Lương Yên:
+ Đợt 1: Từ 7h00 đến 15h00 ngày 02 tháng 07 năm 2012.
+ Đợt 2: Từ 7h00 đến 15h00 ngày 07 tháng 07 năm 2012.
V. Đặc điểm nhận biết tại các bến xe:
Tại các bến xe có treo băng zôn in dòng chữ:
"HỘI SINH VIÊN CÔNG GIÁO TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI
TIẾP SỨC MÙA THI 2012''
VI. Kinh phí
Kinh phí cho mỗi em thí sinh đi theo chương trình "Tiếp sức mùa thi'' năm nay: 450.000vnd/ một thí sinh/ một đợt.
- Số tiền trên sẽ được sử dụng để chi tiêu cho một thí sinh trong một đợt thi, cụ thể:
+ Chi phí ăn uống, đi lại, phòng trọ, điện nước.
+ Chi phí phát sinh.
Trên đây là nội dung cụ thể chương trình "Tiếp sức mùa thi 2012'' của Hội sinh viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội, chúng con kính mong Quý Cha cùng cộng tác giúp đỡ và thông báo rộng rãi trong giáo xứ về chương trình này để quý phụ huynh, các em thí sinh được biết.
Xin quý Cha tập hợp số lượng và gửi danh sách các em thí sinh đăng ký trước ngày 10/06/2012 để công tác chuẩn bị của chúng con được chu đáo hơn, nhằm phục vụ các em thí sinh một cách hiệu quả nhất trong kỳ thi quan trọng này.
Chúng con xin chân thành cảm tạ!
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2012
TM. Hội SVCG TGP Hà Nội
Linh Mục Đặc Trách; Gioan Lê Trọng Cung
Mọi ý kiến xin liên hệ:
Giuse Nguyễn Văn Chuyên - Trưởng Hội: 0985.080.115
Phaolô Phạm Quốc Sử - Phó Hội: 0915.406.398
Têrêsa Trần Thị Kiều - Thư ký: 0916.001.795
Mọi sự ủng hộ xin gửi về:
Lm. Gioan Lê Trọng Cung
Đ/c: 40 Nhà Chung, Hoàn Kiếm, Hà Nội
SĐT: 0904.251.626
Hoặc tài khoản:
Chủ TK: Lê Trọng Cung
Số TK: 0297.0406.0003.664
Ngân hàng VIB, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Chủ TK: Nguyễn Văn Chuyên
Số TK: 0300.0937.2438
Ngân hàng Sacombank, Chi nhánh Hải Dương
Website: sinhvientgphanoi.com
Email: hoi.svcgtgphanoi@gmail.com
SVCG TGP HN
Giải Bóng đá các đội bóng đá trẻ Việt Nam trong tiểu bang Florida
Joseph Nguyễn Long
11:12 23/05/2012
MIAMI - Tiểu bang Florida là một tiểu bang nắng ấm với những bãi biển thật đẹp và thơ mộng nổi tiếng về du lịch. Người Việt Nam định cư ở tiểu bang này không đông và không tập trung như ở California hoặc Texas. Họ làm nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng phần lớn mở tiệm Nails vì dễ kiếm sống hơn. Mặc dù bận rộn với cuộc sống và kế sinh nhau, nhưng nhiều bạn trẻ vẫn dành thời gian chơi thể thao với môn bóng đá là thích hợp hơn cả vì điều kiện thời tiết thuận lợi.
Xem hình ảnh
Hằng năm, vào khoảng tháng Năm, các đội bóng đá Việt nam trong tiểu bang có cơ hội gặp nhau tranh tài để nâng cao tài năng và chia sẻ. Năm nay, cuộc tranh tài được đội bóng đá của Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami đăng cai diễn ra tại sân vận động gần nhà thờ. Có tất cả 7 đội tham gia: CĐ Đức Mẹ Lavang, Miami, West Palm Beach, Orlando, Jac, Fort Myers, và Tampa. Các đội bốc thăm, chia bảng và tranh tài trong một ngày từ sáng tới chiều. Mặc dầu trời tháng Năm bắt đầu nóng, nhưng cầu thủ của các đội đã thi đấu hết mình với sự cổ vũ của những khán giả nhà.
Sau các trận đá loại, hai đội CĐ Đức Mẹ Lavang và Miami đã lọt vào chung kết. Trận đấu diễn ra thật sôi nổi, hào hứng với kết quả 1-1. Hai đội đá thêm giờ, nhưng vẫn không có tỉ số và trọng tài đã cho đá phạt đền. Kết quả đội CĐ Đức Mẹ Lavang đã đoạt chức vô địch sau khi đá thắng phạt đền.
Xem hình ảnh
Hằng năm, vào khoảng tháng Năm, các đội bóng đá Việt nam trong tiểu bang có cơ hội gặp nhau tranh tài để nâng cao tài năng và chia sẻ. Năm nay, cuộc tranh tài được đội bóng đá của Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami đăng cai diễn ra tại sân vận động gần nhà thờ. Có tất cả 7 đội tham gia: CĐ Đức Mẹ Lavang, Miami, West Palm Beach, Orlando, Jac, Fort Myers, và Tampa. Các đội bốc thăm, chia bảng và tranh tài trong một ngày từ sáng tới chiều. Mặc dầu trời tháng Năm bắt đầu nóng, nhưng cầu thủ của các đội đã thi đấu hết mình với sự cổ vũ của những khán giả nhà.
Sau các trận đá loại, hai đội CĐ Đức Mẹ Lavang và Miami đã lọt vào chung kết. Trận đấu diễn ra thật sôi nổi, hào hứng với kết quả 1-1. Hai đội đá thêm giờ, nhưng vẫn không có tỉ số và trọng tài đã cho đá phạt đền. Kết quả đội CĐ Đức Mẹ Lavang đã đoạt chức vô địch sau khi đá thắng phạt đền.
Tường trình chuyến viếng thăm của ĐGM Giuse Nguyễn Năng tại San Jose California.
Nguyễn Long Thao
12:48 23/05/2012
SAN JOSE, California - Mỗi lần có tin một Ðức Giám Mục Việt Nam nào đến thăm San Jose, Cộng Ðồng Dân Chúa ở đây lại tỏ ra hân hoan trông đợi được gặp vị chủ chiên để biểu lộ tinh thần hiệp thông với giáo hội mẹ tại quê nhà. Tin ĐGM Nguyễn Năng viếng thăm San Jose đã được loan truyền rộng rãi giữa các giáo dân gốc Phát Diệm cách đây hơn một tháng. Họ nao nức vì kể từ năm 2003 đến nay, họ mới có dịp đón tiếp một vị chủ chăn giáo phận.
Hình ảnh tiệc mừng ĐGM Giuse Nguyễn Năng tại San José
Hình ảnh ĐGM Giuse Nguyễn Năng thăm giáo xứ Saint Maria Goretti, San José
Đôi Nét Về Lịch Sử Giáo Phận Phát Diệm
Giáo phận Phát Diệm Bắc giáp giáo phận Hà Nội, Ðông giáp giáo phận Bùi Chu, Tây giáp giáo phận Thanh Hóa, Nam giáp Biển Ðông. Diện tích giáo phận: 1,787 km2. Tuy là giáo phận lâu đời có bề dầy lịch sử trên 100 năm, nhưng về kinh tế thì giáo phận Phát Diệm rất nghèo đa số làm nghề nông đường xá giáo thông khó khăn nên khó phát triển.
1. Vài Niên Đại Đáng Ghi Nhớ Về Giáo Phận Phát Diệm:
- 1627: cha P. Marques và Alexandre de Rhodes đặt khởi điểm cho việc rao giảng Tin Mừng tại vùng Hảo Nho, Phát Diệm
- 1707-1712: các cha dòng Tên phuc vụ tại vùng Phát Diệm, xây dựng được 34 nhà thờ và nhà nguyện với 4,540 giáo hữu.
- 1875-1899: cụ Sáu Trần Lục và giáo dân xây dựng 10 công trình đồ sộ tại khu vực nhà thờ chính tòa ngày nay. Ðây là công trình kiến trúc Á Ðông độc đáo nhất của Giáo Hội Việt Nam còn tồn tại.
- 2-4-1901: Ðức Lêô XIII, ban chiếu thư thành lập giáo phận Phát Diệm, do Ðức cha Alexandre J.P. Marcou Thành coi sóc. Khi mới thành lập, giáo phận gồm: 48 linh mục Việt, 21 thừa sai Pháp, 112 thầy giảng, 18 đại chủng sinh, 145 tiểu chủng sinh và 85,000 giáo dân.
- 3-12-1924: các giáo phận được đổi tên theo địa bàn hành chính, nơi đặt tòa giám mục, nên giáo phận Thanh đổi thành giáo phận tông tòa Phát Diệm.
- 1932: Tòa Thánh lấy một phần đất thuộc giáo phận Phát Diệm để thành lập giáo phận mới lấy tên giáo phận Thanh Hóa.
- 1933: Ðức cha G.B. Nguyễn Bá Tòng là giám mục người Việt Nam đầu tiên coi sóc giáo phận tông tòa Phát Diệm, khởi điểm cho Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
- 1960, Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, và nâng các giáo phận hiệu tòa ở Việt Nam lên hàng chính tòa. Giáo phận Phát Diệm thuộc giáo tỉnh Hà Nội, Ðức cha Phaolô Bùi Chu Tạo được bổ nhiệm làm giám mục chính tòa đầu tiên tại Phát Diệm.
- Từ năm 1933 đến nay 8 Giám Mục Việt Nam cai quản giáo phận gồm ĐGM Nguyễn Bá Tòng, ĐGM Gioan Maria Phan Ðình Phùng, ĐGM Tađêô Lê Hữu Từ, ĐGM Phaolô Bùi Chu Tạo, ĐGM Phụ tá Giuse Lê Quý Thanh, ĐGM Phó Giuse Nguyễn Thiện Khuyến (qua đời), ĐGM Giuse Nguyễn Văn Yến (hưu dưỡng), ĐGM Giuse Nguyễn Năng.
2. Đôi nét tiểu sử Đức Giám mục Giuse Nguyễn Năng;
- Sinh ngày 24.11.1953 tại Phúc Nhạc, Yên Khánh, Ninh Bình, Gp. Phát Diệm.
- 1954-1973: Gia đình định cư tại Gx.Phúc Nhạc Gia Kiệm, rồi về Gx.Bạch Lâm.
- 196-1970: Tu học tại Tiểu Chủng Viện Thánh Giuse,
- 1970-1977: Tu học tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt, Khoá 13.
- 1977-1988: Giúp gia đình ở Gx. Bạch Lâm Gia Kiệm và giúp các chủng sinh
- 1989-1990: Giúp xứ Thuận Hoà, Biên Hoà
- 09.06.1990: Thụ phong Linh mục tại Xuân Lộc.
- 1990-1998: Chính Xứ Thuận Hoà, Biên Hoà’
- 1998-2002: Du học Roma, đậu Tiến sĩ Thần học Tín lý.
- 2003-2005: Đặc trách Chủng sinh Xuân Lộc.
- 2006-2009: Giám Đốc Đại Chủng Viện Xuân Lộc.
- 25/7/2009: được bổ nhiệm làm Giám Mục Chính Toà Phát Diệm với khẩu hiệu “Hiệp thông và Phục vụ”, được vinh dự là Giám Mục thứ 100 của hàng Giám mục Việt Nam và là Giám Mục thứ 13 của GHHV Piô X. Lễ tấn phong Giám Mục: 8g30 thứ ba 8/9/2009 tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm.
Những Ngày Chuẩn Bị
Cách đây hơn một tháng, tin ĐGM Nguyễn Năng đến thăm Hoa Kỳ đã được loan truyền cách rộng rãi, nhất là giữa giáo dân gốc Phát Diệm. Các Linh Mục Việt Nam đặc trách Giáo Xứ hoặc Cộng Ðoàn Việt Nam tại San Jose và Hội Đồng Hương Phát Diệm đã thảo luận và sắp xếp một lịch trình viếng thăm thích hợp với thời giờ của Ðức Cha.
• Ngày thứ Năm 17/5: tới San José, chào thăm các cha giáo phận Phát Diệm
• Ngày thứ Sáu 18/5: gặp đông hương giáo xứ Phúc Nhạc
• Ngày thứ Bảy 19/5 lúc 5g30 chiều dâng thánh lễ tại giáo xứ Saint Patrick
• Chúa Nhật 20/5, lúc 8g00 sáng dâng thánh lễ tại giáo xứ Maria Goretti.
• Chúa Nhật 20/5, lúc 6g30 chiều, đồng hương Phát diệm và thân hữu tổ chức tiệc mừng Đức Cha.
• Ngày thứ Hai 21/5, gặp Đức Cha McGrath.
Thánh Lễ Tại Giáo Xứ Việt Nam Saint Patrick Ngày 19 Tháng 5.
Thời tiết San Jose trong ngày Thứ Bảy 19 tháng Năm chan hòa ánh nắng. Một rừng người từ khắp nơi vùng Vịnh San Francisco đổ về nhà thờ Saint Patrick của giáo xứ Việt Nam San Jose để dự thánh lễ Chúa Lên Trời đồng thời đón tiếp Ðức Giám Mục giáo phận Phát Diệm.
Ðúng 5giờ 30 chiều Thứ Bảy 19 tháng 6 năm 2012 Ðức Cha Giuse Năng từ cuối nhà thờ St. Patrick bước lên cung thánh. Nhà thờ tuy rộng nhưng không còn một chỗ trống. Mọi người hướng về phía Đức Cha với vẻ mặt hân hoan chào đón.
Sau khi Ðức Cha bước lên bàn thờ, Cha Huỳnh Lợi, chánh xứ Giáo Xứ St. Patrick- ngỏ lời kính chào và giới thiệu Đức Cha. Toàn thể giáo dân đã vỗ tay râm ran hoan hô Đức Giám Mục Phát Diệm.
Ðức Cha vắn tắt ngỏ lời chào mừng toàn thể cộng đồng dân Chúa và bắt đầu cử hành thánh lễ. Cùng đồng tế với Ðức Cha hôm nay có Linh Mục Huỳnh Lợi – Chính Xứ St. Patrick, LM. Nguyễn Vũ- Phụ Tá Chính Xứ, LM. Nguyễn Hiện Thư Ký ĐGM, LM Đinh Lễ từ Sàigon đang viếng thăm Hoa Kỳ, thầy Sáu Trần Văn Thọ.
Trong phần chia sẻ Tin Mừng, ĐGM Nguyễn Năng đã khai triển thật sâu sắc về ý nghĩa ngày lễ Chúa Lên Trời và Ngài kết luận mọi người theo Chúa phải có đời sống truyền giáo để không phải một cá nhân, mà tất cả mọi người cùng về trời với Chúa.
Qua cung cách và nội dung diễn giảng, ai cũng nhận thấy đây là một Giám Mục trí thức. Việc Tòa Thánh bổ nhiệm Ngài làm Giám Mục quả là một điều sáng suốt và may mắn cho giáo phận Phát Diệm vì sau thời gian gần 50 năm, mọi sinh hoạt của giáo phận gần như bị tê liệt. Nay thì giáo phận đang bừng lên sức sống, đang cần những mục tử thánh thiện tài đức, chèo lái con thuyền giáo phận giữa xã hội có nhiều biến chuyển tích cực về kinh tế nhưng sa sút nghiêm trọng về mặt đạo đức xã hội.
Thánh Lễ Tại Giáo Xứ Thánh Maria Goretti – San Jose Ngày 20 Tháng 5
Sau khi cử hành thánh lễ tại nhà thờ Saint Patrick của Giáo Xứ Việt Nam vào chiều thứ Bảy, sáng nay, Chúa Nhật 20 tháng 5, Ðức Giám Mục Giáo Phận Phát Diệm Giuse đã đến viếng thăm cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại giáo xứ thánh Maria Goretti và cử hành thánh lễ mừng Chúa Lên Trời vào lúc 8 giờ sáng.
Vừa tiến bước lên cung thánh giữa tiếng hát rộn rã của ca đoàn, Đức Ông Đỗ Văn Đĩnh đọc diễn văn chào mừng Đức Giám Mục:
Trọng kính Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám Mục giáo phận Phát Diệm,
Kính thưa qúy tu sĩ nam nữ
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa:
Hôm nay con thay mặt cho cha chính xứ Steve Brown hân hạnh chào đón Đức Cha và qúy cha Nguyễn Văn Hiện của Tòa Giám Mục Phát Diệm.
Thật là một niềm vinh dự lớn lao cho Cộng Đoàn Việt Nam thuộc Giáo Xứ Thánh Maria Goretti của chúng con được đón tiếp một trong những vị chủ chăn của Giáo Hội Việt Nam, Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Năng- Giám Mục Giáo Phận Phát Diệm.
Con còn nhớ cách nay 9 năm về trước, năm 2003, cũng vào ngày lễ Chúa Lên Trời, cộng đoàn Việt Nam thuộc giáo xứ thánh Maria Goretti đã được hân hoan đón tiếp Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, nguyên Giám Mục Phát Diệm.
Hôm nay chúng con lại hân hoan được đón chào Đức Cha Giuse Nguyễn Năng vị mục tử cai quản một giáo phận có một lịch sử lâu dài trong dòng sinh mệnh Giáo Hội Việt Nam, với trên dưới 160,000 tín hữu. Đức Cha lại là vị Giám Mục thứ 100 của hàng Giáo Phậm Việt Nam, là vị Giám Mục thứ 13 xuất thân từ Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt, là Giám Mục Việt Nam thứ 8 cúa Giáo Phận Phát Diệm.
Trong tâm tình và kỷ niệm ấy, xin cộng đoàn, qúy cha, quý tu sĩ nam nữ chào mừng Đức Cha bằng một tràng pháo tay thật lớn và sau đó xin Đức Cha cùng cộng đồng dân Chúa cùng dâng thánh lễ mừng Chúa Lên Trời.
Thánh lễ kết thúc lúc 9 giờ sáng Đức Giám Mục Phát Diệm đã được giáo dân kính tặng bó hoa, biểu lộ lòng quý mến và hiệp thông với Giáo Hội Mẹ tại quê nhà mà một lần ở đó họ đã được lãnh nhận đức tin. Trước khi ban phép lành, Đức Cha đã cám ơn giáo dân San Jose và kính chúc mọi người được sự bình an của Chúa.
Sau thánh lễ giáo dân trong nhà thờ ồ ạt kéo nhau ra cuối nhà thờ đón chào Đức Cha. Ai cũng muốn đứng gần Đức Cha để thưa với Ngài một vài câu chuyện ngắn ngủi. Mấy chục điện thoại di động cứ thi nhau chụp hình gia đình mình đứng với Đức Cha. Một cảnh làm tôi xúc động nhất là thấy một cụ bà đứng phía sau Đức Cha. Cụ không nói, mắt cứ nhìn Đức Cha với vẻ mặt chan chứa yêu thương, cứ để những giọt nước mắt ngắn dài chảy trên gò má.
Ðức Cha rời khuôn viên nhà thờ Maria Goretti lúc 9 giờ 30 sáng để rồi lại vội vã đi Berkeley tham dự lễ phát văn bằng Tiến Sĩ cho cha Mai Văn Vọng là Linh Mục Phát Diệm được giáo phận cử sang du học cách đây mấy năm. Thật là một niềm an ủi và vinh dự cho cha Vọng vì trong giờ phút đáng ghi nhớ nhất của cuộc đời đã có mặt của người cha chung giáo phận, biết vui cái vui của con cái, biết buồn cái buồn của con cái.
Bữa Tiệc Chào Mừng Đức Cha Tại Nhà Hàng Phú Lâm:
Bữa tiệc do Hội Đồng Hương Phát Diệm tổ chức đã diễn ra vào vào lúc 6 giờ 30 chiều ngày Chúa Nhật 20 tháng 5 năm 2012 tại nhà hàng Phú Lâm trên đường Story, thành phố San Jose. Khoảng trên 500 người Công Giáo gốc Phát Diệm và thân hữu cư ngụ tại các thành phố San Jose, Oakland, Monterrey đã về đây dự tiệc để được gặp gỡ và chào mừng Đức Cha.
Bước vào nhà hàng, cảm giác đầu tiên của người viết là vô cùng ngạc nhiên khi thấy số người tham dự thật đông đảo, ăn mặc đẹp đẽ và trên khuôn mặt ai cũng nở những nụ cười rạng rỡ đầy tình thân ái. Quê quán họ ngày xưa ở đâu, tôi không biết, có lẽ Lưu Phương, có thể Hướng Đạo, nhưng tất cả đều là con cháu của các bậc tổ tiên mà ngày xưa là giáo dân của Cụ Sáu, của Đức Cha Tòng, Đức Cha Lê Hữu Từ. Họ gồm đủ mọi thành phần xã hội: già có, trẻ có, thương gia, bác sĩ, luật sư, nha sĩ, kỹ sư, giáo sư, kể cả các Linh Mục và các vị có uy tín trong cộng đồng. Họ đến đây tất cả chỉ vì lòng yêu mến, gắn bó và tri ân giáo phận tại quê nhà mà một lần ở đó họ đã được diễm phúc gia nhập Giáo Hội Công Giáo, được thừa kế một đức tin kiên vững và hào hùng của các bậc tổ tiên là các Thánh Tử Đạo Việt Nam, như bà Thánh Đê quê ở Phúc Nhạc.
Trong phần Khai Mạc cha Phan Thế Lực, tuyên uý Hội Đồng Hương Phát Diệm, đã lên sân khấu thay mặt cho giáo dân Phát Diệm và thân hữu chào mừng Đức Cha và chúc chuyến thăm viếng của Đức Cha tại Hoa Kỳ gặt hái được nhiều thành quả.
Điểm nổi bật nhất trong bữa tiệc hôm nay là lúc Đức Cha đã lên sân khấu để trình bày về hiện tình giáo phận Phát Diệm. Đức Cha đã cho giáo dân hải ngoại biết những điểm chính sau đây:
1. Về tình hình tổng quát: Số giáo dân trong giáo phận hiện nay là vào khoảng trên dưới 160,000 người,. Trước năm 1980, số linh mục chi còn 35 vị, đa số là già yếu và bệnh tật. Sau năm 1980, chính quyền cởi mở hơn, số linh mục bắt đầu gia tăng. Tính tới năm 2012, số linh mục là 73, kể cả các vị già yếu và một số du học tại Âu Châu và Mỹ Châu. Số giáo xứ là 73 trong đó có một giáo xứ người Mường có khoảng trên 3000 giáo dân. Giáo xứ này có điểm đặc biệt là có đức tin kiên vững, nhưng không có nhà thờ. Giáo Phận đang nỗ lực xây nhà thờ cho họ nhưng công trình xây dựng tiến hành rất chậm vì giáo phận thiếu tài chánh. Tại họ đạo Phát Vinh mới thành lập, đất thì có mà giáo phận không có tiền để xây nhà thờ. Về số chủng sinh, tại Đại Chủng Viện Hà Nội, giáo phận Phát Diệm có trên 50 thầy. Tại Đại Chủng Viện Xuân Lộc, giáo phận Phát Diệm cũng gửi được 10 thầy. Ơn kêu gọi nam nữ tu sĩ rất dồi dào. Vì số du khách
đến thăm nhà thờ chính tòa Phát Diệm ngày càng đông nên giáo phận đang tiến hành dự án xây dựng trung tâm tạm trú cho khách du lịch. Trung tâm này dù không đạt được tiêu chuẩn quốc tế, nhưng cũng sẽ có đủ phương tiện để du khách sống thoải mái trong những ngày đi thăm di tích văn hóa quần thể nhà thờ Phát Diệm. Nhà Truyền Thông Phát Diệm cũng sẽ được thiết kế để trưng bày các di tích vô cùng qúy giá của giáo phận như bút tích của cha Trần Lục. Ngài cũng hân hoan cho giáo dân biết là Tòa Thánh đã ban ơn đại xá cho những ai đến viếng nhà thờ chính tòa Phát Diệm.
2. Về tình hình tự do tôn giáo: Đức Cha đã không né tránh vấn đề tại giáo phận Phát Diệm. Ngài cho biết hiện nay vấn đề tự do tôn giáo tại Phát Diệm có được cởi mở hơn. Tuy nhiên, ngài cũng đã khẳng định vói chính quyền rằng chúng tôi cần có nhiều tự do tôn giáo hơn. Ngài nêu bằng chứng cụ thể là trong tháng 4 vừa qua, khi ngài truyền chức linh mục cho 6 thầy phó tế, Ngài đã không xin phép mà chỉ thông báo cho chính quyền biết là có lễ truyền chức.
3. Về vấn đề xã hội: Cùng với cả nước, đời sông kinh tế của giáo dân Phát Diệm có khả quan hơn. Nhưng đồng thời, cũng này sinh các tệ nạn xã hội ở mức độ rất đáng quan ngại. Nền đạo đức trong giới trẻ đang là mối ưu tư hàng đầu của Đức Cha và toàn thể giáo phận. Đức Cha đã không ngại khi phải nói Việt Nam xếp hàng thứ ba trên thế giới về nạn phát thai. Vấn đề này đang là mối ưu tư rất lớn của Đức Cha. Ngài nêu bằng chứng cụ thể là thời gian qua, các nữ tu
các người có thiện chí trong điạ phận đã đi thu lượm được trên 2000 thai nhi bị phá, bị vất ở bờ sông, xó bụi. Người của giáo phận đã đem chôn các thai nhi đó tại một nghiã trang tại xứ Tôn Đạo. Giáo phận cũng đang xây một cơ sở để các phụ nữ lỡ có thai tạm trú để họ đừng phá thai và nếu sinh con mà không nuôi được, thì giáo phận sẽ đứng ra nuôi như một cô nhi viện. Đức Cha cũng kể là giáo phận còn phải nâng đỡ các phụ nữ mang thai của giáo phận khác. Những nạn nhân xã hội này không dám về quê, sợ bị tai tiếng, các đấng bản quyền nhờ giáo phận Phát Diệm nâng đỡ họ, nhưng đồng thời giáo phận Phát Diệm cũng phải nhờ các giáo phận khác lo cho các thiếu nữ mang thai mà không dám về quê.
Phần trình bày hiện tình giáo phận kéo dài độ 15 phút. Cả nhà hàng im bặt để nghe Đức Cha nói đến những điều lạc quan và bi quan của giáo phận. Trên khuôn mặt ai cũng lộ rõ vẻ ưu tư cho hoàn cảnh xã hội của giáo phận. Đồng thời, ai cũng cảm thấy thổn thức nhớ lại những kỷ niệm năm xưa tại quê nhà. Sau cùng, Đức Cha đã đại diện cho các Linh Mục và toàn thể giáo dân tại Phát Diệm chúc bình an, thịnh vượng đến mọi người trong bữa tiệc.
Gần cuối bữa tiệc, Đức cha hiểu rõ tâm tư của giáo dân là muốn một lần được thưa chuyện cùng vị chủ chăn. Ngài đã đến từng bàn tiệc để chính thức một lần cám ơn mọi người đã hỗ giáo phận trong công tác gây quỹ vừa qua vào năm 2011 tại San Jose để chăm lo sức khoẻ cho các cha già đau yếu. Đến bàn tiệc nào, Đức Cha cũng được nghe những câu tự giới thiệu thân thương như:
“ Đức Cha ơi, ngày xưa con ở xứ Hướng Ðạo, con ở xứ Cồn Thoi, con ở Tự Tân, con ở Vinh Trung, con ở Phát Ngoại v.v…”
Trước mỗi câu giới thiệu như thế, Đức Cha nắm chặt lấy tay giáo dân như muốn nói lên tâm tình yêu thương của Ngài đối với những giáo dân đang sống xa giáo hội mẹ. Ngài vui vẻ kể lại hiện tình xứ đạo tại Phát Diệm bây giờ ra sao. Với những cụ ông cụ bà, Đức Cha không quên chúc sức khoẻ đến các cụ. Với các anh chi thanh thiếu niên, Đức Cha không quên chúc họ thành công và mời mọi người về thăm giáo phận nhà.
Đức Cha ra về lúc 10 giờ đêm, để rồi ngày mai, Thứ Hai 21 tháng 5 Ngài đến thăm Đức Cha Patrick McGrath, Giám Mục giáo phận San Jose.
Sau 5 ngày viếng thăm San Jose, thời gian tuy ngắn ngủi nhưng Đức Cha đã để lại trong tâm tư giáo dân San Jose nhiều kỷ niệm thật khó quên. Đó là hình ảnh một người Cha bao dung thánh thiện, khiêm tốn, yêu thương đàn chiên trong nước cũng như hải ngoại. Và chúng tôi có thể khẳng định một điều mà không hề sợ bị sai lầm rằng chuyến viếng thăm của Đức Cha, tuy ngắn ngủi, nhưng đã ghi sâu trong lòng giáo dân San Jose một tâm tình "Hiệp Thông và PhụcVụ".
Hình ảnh tiệc mừng ĐGM Giuse Nguyễn Năng tại San José
Hình ảnh ĐGM Giuse Nguyễn Năng thăm giáo xứ Saint Maria Goretti, San José
Đôi Nét Về Lịch Sử Giáo Phận Phát Diệm
1. Vài Niên Đại Đáng Ghi Nhớ Về Giáo Phận Phát Diệm:
- 1627: cha P. Marques và Alexandre de Rhodes đặt khởi điểm cho việc rao giảng Tin Mừng tại vùng Hảo Nho, Phát Diệm
- 1707-1712: các cha dòng Tên phuc vụ tại vùng Phát Diệm, xây dựng được 34 nhà thờ và nhà nguyện với 4,540 giáo hữu.
- 1875-1899: cụ Sáu Trần Lục và giáo dân xây dựng 10 công trình đồ sộ tại khu vực nhà thờ chính tòa ngày nay. Ðây là công trình kiến trúc Á Ðông độc đáo nhất của Giáo Hội Việt Nam còn tồn tại.
- 2-4-1901: Ðức Lêô XIII, ban chiếu thư thành lập giáo phận Phát Diệm, do Ðức cha Alexandre J.P. Marcou Thành coi sóc. Khi mới thành lập, giáo phận gồm: 48 linh mục Việt, 21 thừa sai Pháp, 112 thầy giảng, 18 đại chủng sinh, 145 tiểu chủng sinh và 85,000 giáo dân.
- 3-12-1924: các giáo phận được đổi tên theo địa bàn hành chính, nơi đặt tòa giám mục, nên giáo phận Thanh đổi thành giáo phận tông tòa Phát Diệm.
- 1932: Tòa Thánh lấy một phần đất thuộc giáo phận Phát Diệm để thành lập giáo phận mới lấy tên giáo phận Thanh Hóa.
- 1933: Ðức cha G.B. Nguyễn Bá Tòng là giám mục người Việt Nam đầu tiên coi sóc giáo phận tông tòa Phát Diệm, khởi điểm cho Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
- 1960, Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, và nâng các giáo phận hiệu tòa ở Việt Nam lên hàng chính tòa. Giáo phận Phát Diệm thuộc giáo tỉnh Hà Nội, Ðức cha Phaolô Bùi Chu Tạo được bổ nhiệm làm giám mục chính tòa đầu tiên tại Phát Diệm.
- Từ năm 1933 đến nay 8 Giám Mục Việt Nam cai quản giáo phận gồm ĐGM Nguyễn Bá Tòng, ĐGM Gioan Maria Phan Ðình Phùng, ĐGM Tađêô Lê Hữu Từ, ĐGM Phaolô Bùi Chu Tạo, ĐGM Phụ tá Giuse Lê Quý Thanh, ĐGM Phó Giuse Nguyễn Thiện Khuyến (qua đời), ĐGM Giuse Nguyễn Văn Yến (hưu dưỡng), ĐGM Giuse Nguyễn Năng.
2. Đôi nét tiểu sử Đức Giám mục Giuse Nguyễn Năng;
- 1954-1973: Gia đình định cư tại Gx.Phúc Nhạc Gia Kiệm, rồi về Gx.Bạch Lâm.
- 196-1970: Tu học tại Tiểu Chủng Viện Thánh Giuse,
- 1970-1977: Tu học tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt, Khoá 13.
- 1977-1988: Giúp gia đình ở Gx. Bạch Lâm Gia Kiệm và giúp các chủng sinh
- 1989-1990: Giúp xứ Thuận Hoà, Biên Hoà
- 09.06.1990: Thụ phong Linh mục tại Xuân Lộc.
- 1990-1998: Chính Xứ Thuận Hoà, Biên Hoà’
- 1998-2002: Du học Roma, đậu Tiến sĩ Thần học Tín lý.
- 2003-2005: Đặc trách Chủng sinh Xuân Lộc.
- 2006-2009: Giám Đốc Đại Chủng Viện Xuân Lộc.
- 25/7/2009: được bổ nhiệm làm Giám Mục Chính Toà Phát Diệm với khẩu hiệu “Hiệp thông và Phục vụ”, được vinh dự là Giám Mục thứ 100 của hàng Giám mục Việt Nam và là Giám Mục thứ 13 của GHHV Piô X. Lễ tấn phong Giám Mục: 8g30 thứ ba 8/9/2009 tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm.
Những Ngày Chuẩn Bị
Cách đây hơn một tháng, tin ĐGM Nguyễn Năng đến thăm Hoa Kỳ đã được loan truyền cách rộng rãi, nhất là giữa giáo dân gốc Phát Diệm. Các Linh Mục Việt Nam đặc trách Giáo Xứ hoặc Cộng Ðoàn Việt Nam tại San Jose và Hội Đồng Hương Phát Diệm đã thảo luận và sắp xếp một lịch trình viếng thăm thích hợp với thời giờ của Ðức Cha.
• Ngày thứ Năm 17/5: tới San José, chào thăm các cha giáo phận Phát Diệm
• Ngày thứ Sáu 18/5: gặp đông hương giáo xứ Phúc Nhạc
• Ngày thứ Bảy 19/5 lúc 5g30 chiều dâng thánh lễ tại giáo xứ Saint Patrick
• Chúa Nhật 20/5, lúc 8g00 sáng dâng thánh lễ tại giáo xứ Maria Goretti.
• Chúa Nhật 20/5, lúc 6g30 chiều, đồng hương Phát diệm và thân hữu tổ chức tiệc mừng Đức Cha.
• Ngày thứ Hai 21/5, gặp Đức Cha McGrath.
Thánh Lễ Tại Giáo Xứ Việt Nam Saint Patrick Ngày 19 Tháng 5.
Ðúng 5giờ 30 chiều Thứ Bảy 19 tháng 6 năm 2012 Ðức Cha Giuse Năng từ cuối nhà thờ St. Patrick bước lên cung thánh. Nhà thờ tuy rộng nhưng không còn một chỗ trống. Mọi người hướng về phía Đức Cha với vẻ mặt hân hoan chào đón.
Sau khi Ðức Cha bước lên bàn thờ, Cha Huỳnh Lợi, chánh xứ Giáo Xứ St. Patrick- ngỏ lời kính chào và giới thiệu Đức Cha. Toàn thể giáo dân đã vỗ tay râm ran hoan hô Đức Giám Mục Phát Diệm.
Ðức Cha vắn tắt ngỏ lời chào mừng toàn thể cộng đồng dân Chúa và bắt đầu cử hành thánh lễ. Cùng đồng tế với Ðức Cha hôm nay có Linh Mục Huỳnh Lợi – Chính Xứ St. Patrick, LM. Nguyễn Vũ- Phụ Tá Chính Xứ, LM. Nguyễn Hiện Thư Ký ĐGM, LM Đinh Lễ từ Sàigon đang viếng thăm Hoa Kỳ, thầy Sáu Trần Văn Thọ.
Trong phần chia sẻ Tin Mừng, ĐGM Nguyễn Năng đã khai triển thật sâu sắc về ý nghĩa ngày lễ Chúa Lên Trời và Ngài kết luận mọi người theo Chúa phải có đời sống truyền giáo để không phải một cá nhân, mà tất cả mọi người cùng về trời với Chúa.
Thánh Lễ Tại Giáo Xứ Thánh Maria Goretti – San Jose Ngày 20 Tháng 5
Sau khi cử hành thánh lễ tại nhà thờ Saint Patrick của Giáo Xứ Việt Nam vào chiều thứ Bảy, sáng nay, Chúa Nhật 20 tháng 5, Ðức Giám Mục Giáo Phận Phát Diệm Giuse đã đến viếng thăm cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại giáo xứ thánh Maria Goretti và cử hành thánh lễ mừng Chúa Lên Trời vào lúc 8 giờ sáng.
Vừa tiến bước lên cung thánh giữa tiếng hát rộn rã của ca đoàn, Đức Ông Đỗ Văn Đĩnh đọc diễn văn chào mừng Đức Giám Mục:
Kính thưa qúy tu sĩ nam nữ
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa:
Hôm nay con thay mặt cho cha chính xứ Steve Brown hân hạnh chào đón Đức Cha và qúy cha Nguyễn Văn Hiện của Tòa Giám Mục Phát Diệm.
Thật là một niềm vinh dự lớn lao cho Cộng Đoàn Việt Nam thuộc Giáo Xứ Thánh Maria Goretti của chúng con được đón tiếp một trong những vị chủ chăn của Giáo Hội Việt Nam, Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Năng- Giám Mục Giáo Phận Phát Diệm.
Con còn nhớ cách nay 9 năm về trước, năm 2003, cũng vào ngày lễ Chúa Lên Trời, cộng đoàn Việt Nam thuộc giáo xứ thánh Maria Goretti đã được hân hoan đón tiếp Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, nguyên Giám Mục Phát Diệm.
Trong tâm tình và kỷ niệm ấy, xin cộng đoàn, qúy cha, quý tu sĩ nam nữ chào mừng Đức Cha bằng một tràng pháo tay thật lớn và sau đó xin Đức Cha cùng cộng đồng dân Chúa cùng dâng thánh lễ mừng Chúa Lên Trời.
Thánh lễ kết thúc lúc 9 giờ sáng Đức Giám Mục Phát Diệm đã được giáo dân kính tặng bó hoa, biểu lộ lòng quý mến và hiệp thông với Giáo Hội Mẹ tại quê nhà mà một lần ở đó họ đã được lãnh nhận đức tin. Trước khi ban phép lành, Đức Cha đã cám ơn giáo dân San Jose và kính chúc mọi người được sự bình an của Chúa.
Ðức Cha rời khuôn viên nhà thờ Maria Goretti lúc 9 giờ 30 sáng để rồi lại vội vã đi Berkeley tham dự lễ phát văn bằng Tiến Sĩ cho cha Mai Văn Vọng là Linh Mục Phát Diệm được giáo phận cử sang du học cách đây mấy năm. Thật là một niềm an ủi và vinh dự cho cha Vọng vì trong giờ phút đáng ghi nhớ nhất của cuộc đời đã có mặt của người cha chung giáo phận, biết vui cái vui của con cái, biết buồn cái buồn của con cái.
Bữa Tiệc Chào Mừng Đức Cha Tại Nhà Hàng Phú Lâm:
Bước vào nhà hàng, cảm giác đầu tiên của người viết là vô cùng ngạc nhiên khi thấy số người tham dự thật đông đảo, ăn mặc đẹp đẽ và trên khuôn mặt ai cũng nở những nụ cười rạng rỡ đầy tình thân ái. Quê quán họ ngày xưa ở đâu, tôi không biết, có lẽ Lưu Phương, có thể Hướng Đạo, nhưng tất cả đều là con cháu của các bậc tổ tiên mà ngày xưa là giáo dân của Cụ Sáu, của Đức Cha Tòng, Đức Cha Lê Hữu Từ. Họ gồm đủ mọi thành phần xã hội: già có, trẻ có, thương gia, bác sĩ, luật sư, nha sĩ, kỹ sư, giáo sư, kể cả các Linh Mục và các vị có uy tín trong cộng đồng. Họ đến đây tất cả chỉ vì lòng yêu mến, gắn bó và tri ân giáo phận tại quê nhà mà một lần ở đó họ đã được diễm phúc gia nhập Giáo Hội Công Giáo, được thừa kế một đức tin kiên vững và hào hùng của các bậc tổ tiên là các Thánh Tử Đạo Việt Nam, như bà Thánh Đê quê ở Phúc Nhạc.
Điểm nổi bật nhất trong bữa tiệc hôm nay là lúc Đức Cha đã lên sân khấu để trình bày về hiện tình giáo phận Phát Diệm. Đức Cha đã cho giáo dân hải ngoại biết những điểm chính sau đây:
1. Về tình hình tổng quát: Số giáo dân trong giáo phận hiện nay là vào khoảng trên dưới 160,000 người,. Trước năm 1980, số linh mục chi còn 35 vị, đa số là già yếu và bệnh tật. Sau năm 1980, chính quyền cởi mở hơn, số linh mục bắt đầu gia tăng. Tính tới năm 2012, số linh mục là 73, kể cả các vị già yếu và một số du học tại Âu Châu và Mỹ Châu. Số giáo xứ là 73 trong đó có một giáo xứ người Mường có khoảng trên 3000 giáo dân. Giáo xứ này có điểm đặc biệt là có đức tin kiên vững, nhưng không có nhà thờ. Giáo Phận đang nỗ lực xây nhà thờ cho họ nhưng công trình xây dựng tiến hành rất chậm vì giáo phận thiếu tài chánh. Tại họ đạo Phát Vinh mới thành lập, đất thì có mà giáo phận không có tiền để xây nhà thờ. Về số chủng sinh, tại Đại Chủng Viện Hà Nội, giáo phận Phát Diệm có trên 50 thầy. Tại Đại Chủng Viện Xuân Lộc, giáo phận Phát Diệm cũng gửi được 10 thầy. Ơn kêu gọi nam nữ tu sĩ rất dồi dào. Vì số du khách
2. Về tình hình tự do tôn giáo: Đức Cha đã không né tránh vấn đề tại giáo phận Phát Diệm. Ngài cho biết hiện nay vấn đề tự do tôn giáo tại Phát Diệm có được cởi mở hơn. Tuy nhiên, ngài cũng đã khẳng định vói chính quyền rằng chúng tôi cần có nhiều tự do tôn giáo hơn. Ngài nêu bằng chứng cụ thể là trong tháng 4 vừa qua, khi ngài truyền chức linh mục cho 6 thầy phó tế, Ngài đã không xin phép mà chỉ thông báo cho chính quyền biết là có lễ truyền chức.
3. Về vấn đề xã hội: Cùng với cả nước, đời sông kinh tế của giáo dân Phát Diệm có khả quan hơn. Nhưng đồng thời, cũng này sinh các tệ nạn xã hội ở mức độ rất đáng quan ngại. Nền đạo đức trong giới trẻ đang là mối ưu tư hàng đầu của Đức Cha và toàn thể giáo phận. Đức Cha đã không ngại khi phải nói Việt Nam xếp hàng thứ ba trên thế giới về nạn phát thai. Vấn đề này đang là mối ưu tư rất lớn của Đức Cha. Ngài nêu bằng chứng cụ thể là thời gian qua, các nữ tu
Phần trình bày hiện tình giáo phận kéo dài độ 15 phút. Cả nhà hàng im bặt để nghe Đức Cha nói đến những điều lạc quan và bi quan của giáo phận. Trên khuôn mặt ai cũng lộ rõ vẻ ưu tư cho hoàn cảnh xã hội của giáo phận. Đồng thời, ai cũng cảm thấy thổn thức nhớ lại những kỷ niệm năm xưa tại quê nhà. Sau cùng, Đức Cha đã đại diện cho các Linh Mục và toàn thể giáo dân tại Phát Diệm chúc bình an, thịnh vượng đến mọi người trong bữa tiệc.
Gần cuối bữa tiệc, Đức cha hiểu rõ tâm tư của giáo dân là muốn một lần được thưa chuyện cùng vị chủ chăn. Ngài đã đến từng bàn tiệc để chính thức một lần cám ơn mọi người đã hỗ giáo phận trong công tác gây quỹ vừa qua vào năm 2011 tại San Jose để chăm lo sức khoẻ cho các cha già đau yếu. Đến bàn tiệc nào, Đức Cha cũng được nghe những câu tự giới thiệu thân thương như:
“ Đức Cha ơi, ngày xưa con ở xứ Hướng Ðạo, con ở xứ Cồn Thoi, con ở Tự Tân, con ở Vinh Trung, con ở Phát Ngoại v.v…”
Đức Cha ra về lúc 10 giờ đêm, để rồi ngày mai, Thứ Hai 21 tháng 5 Ngài đến thăm Đức Cha Patrick McGrath, Giám Mục giáo phận San Jose.
Sau 5 ngày viếng thăm San Jose, thời gian tuy ngắn ngủi nhưng Đức Cha đã để lại trong tâm tư giáo dân San Jose nhiều kỷ niệm thật khó quên. Đó là hình ảnh một người Cha bao dung thánh thiện, khiêm tốn, yêu thương đàn chiên trong nước cũng như hải ngoại. Và chúng tôi có thể khẳng định một điều mà không hề sợ bị sai lầm rằng chuyến viếng thăm của Đức Cha, tuy ngắn ngủi, nhưng đã ghi sâu trong lòng giáo dân San Jose một tâm tình "Hiệp Thông và PhụcVụ".
Cộng Đoàn CGVN tại Aarhus, Đan-mạch, dâng hoa kính Mẹ Nữ Vương Hòa Bình
Nguyễn Mai
06:59 23/05/2012
ĐAN MẠCH - Giáo Hội hàng năm vẫn dành riêng tháng 5 và tháng 10 để kính tôn Đức Mẹ. Riêng tại Việt Nam, lòng sùng kính đó đã trải dài theo năm tháng, truyền qua bao thế hệ, quen thuộc, thân thương đến nỗi - tháng 5 nhiều khi chỉ còn được gọi ngắn gọn là ”tháng hoa”.
Việc dâng hoa kính Đức Mẹ đã được nâng lên thành một nghi thức, với những cung điệu và quy luật - mà các cụ xưa gọi là ”vãn dâng hoa”. ”Vãn dâng hoa” là hát theo thể lối quan họ để ca tụng Đức Mẹ, cùng với việc dâng lên 7 loại hoa tượng trưng (quỳ, sen, lê, cúc, mai, lan và mẫu đơn), có đủ 5 màu (đỏ: tinh thần hy sinh; trắng: lòng thanh khiết; vàng: đức tín trung; tím: việc ăn năn hối cải; và xanh: niềm hy vọng) và kết thúc bằng việc dâng hồn xác trong tay Mẹ.
Hình thức dâng hoa chỉ thực sự trọn vẹn khi ý nghĩa nội tâm sâu xa không bị coi nhẹ. Vậy Mẹ chờ đợi và mong muốn gì qua việc làm đó của chúng ta?
Hình: Khánh Hải
Dù bạn là bông hồng kiêu sa, tôi chỉ là bông cỏ đồng nội tâm thường: dù bạn là một bông lan rực rỡ, tôi lại là mẫu đơn khiêm hạ: tất cả đều vô nghĩa, vì Mẹ chỉ khát khao bạn và tôi hãy trở thành những bông hoa tươi thắm sắc màu hy sinh, can đảm, tha thứ, đón nhận lẫn nhau, noi gương Mẹ để thưa lời xin vâng với Chúa trong mọi tình huống của kiếp phù sinh. Mỗi người chúng ta là một bông hoa cá biệt được hồng ân Thiên Chúa gieo trồng và vun xới để trở thành một bó hoa duy nhất, hòa điệu trong vườn hoa cộng đoàn. Bạn là một thành viên tài giỏi ư? Đừng tự phụ: hãy phục vụ hết mình đi, sự tài giỏi của bạn càng được nâng cao và quý trọng bên sự kém cỏi của tôi. Bạn tự cho mình là bất tài ư? Đừng ngại: hãy dấn thân đi, bạn có đơn độc đâu, những người có khả năng sẽ đỡ nâng bạn. Bạn cô đơn ư? Đừng buồn: hãy lăn xả vào đi, quanh bạn còn bao vòng tay, bao trái tim sẵn sàng mở rộng chờ đón bạn. Một bó hoa sẽ tuyệt vời khi được kết hợp hài hòa giũa muôn sắc màu khác nhau.
Việc cung nghinh Thánh Tượng Đức Mẹ đến các gia đình trong cộng đoàn và qua những lần dâng hoa tại nhà thờ giáo xứ Århus trong tháng 5 năm nay, đã ghi tạc vào lòng tôi một cảm nghiệm sâu xa, là qua các biến cố xảy đến cho mọi người - từ cha đến con - đều được Mẹ đón nhận như một đóa hoa đẹp ý Mẹ, qua đó Mẹ dạy bảo và ban ơn cho chúng ta biết đồng cảm và đồng hành với nhau, biết mến yêu, tháo bỏ mọi bất đồng và chia rẽ, để thực thi lời Đức Yêsu trong Bữa Tiệc Ly: ”hãy yêu thương nhau, như Thày đã yêu thương chúng con” (Yoan 15, 12)
Mẹ đã cảm nhận và đã sống ơn an bình của Chúa Con khi nhập-thể và nhập-thế: chúng con xưng tụng mẹ là Nữ Vương Hoà Bình, xin Mẹ đỡ nâng và làm cho chúng con luôn là những dụng cụ an bình của Chúa.
Hình thức dâng hoa chỉ thực sự trọn vẹn khi ý nghĩa nội tâm sâu xa không bị coi nhẹ. Vậy Mẹ chờ đợi và mong muốn gì qua việc làm đó của chúng ta?
Hình: Khánh Hải
Dù bạn là bông hồng kiêu sa, tôi chỉ là bông cỏ đồng nội tâm thường: dù bạn là một bông lan rực rỡ, tôi lại là mẫu đơn khiêm hạ: tất cả đều vô nghĩa, vì Mẹ chỉ khát khao bạn và tôi hãy trở thành những bông hoa tươi thắm sắc màu hy sinh, can đảm, tha thứ, đón nhận lẫn nhau, noi gương Mẹ để thưa lời xin vâng với Chúa trong mọi tình huống của kiếp phù sinh. Mỗi người chúng ta là một bông hoa cá biệt được hồng ân Thiên Chúa gieo trồng và vun xới để trở thành một bó hoa duy nhất, hòa điệu trong vườn hoa cộng đoàn. Bạn là một thành viên tài giỏi ư? Đừng tự phụ: hãy phục vụ hết mình đi, sự tài giỏi của bạn càng được nâng cao và quý trọng bên sự kém cỏi của tôi. Bạn tự cho mình là bất tài ư? Đừng ngại: hãy dấn thân đi, bạn có đơn độc đâu, những người có khả năng sẽ đỡ nâng bạn. Bạn cô đơn ư? Đừng buồn: hãy lăn xả vào đi, quanh bạn còn bao vòng tay, bao trái tim sẵn sàng mở rộng chờ đón bạn. Một bó hoa sẽ tuyệt vời khi được kết hợp hài hòa giũa muôn sắc màu khác nhau.
Việc cung nghinh Thánh Tượng Đức Mẹ đến các gia đình trong cộng đoàn và qua những lần dâng hoa tại nhà thờ giáo xứ Århus trong tháng 5 năm nay, đã ghi tạc vào lòng tôi một cảm nghiệm sâu xa, là qua các biến cố xảy đến cho mọi người - từ cha đến con - đều được Mẹ đón nhận như một đóa hoa đẹp ý Mẹ, qua đó Mẹ dạy bảo và ban ơn cho chúng ta biết đồng cảm và đồng hành với nhau, biết mến yêu, tháo bỏ mọi bất đồng và chia rẽ, để thực thi lời Đức Yêsu trong Bữa Tiệc Ly: ”hãy yêu thương nhau, như Thày đã yêu thương chúng con” (Yoan 15, 12)
Mẹ đã cảm nhận và đã sống ơn an bình của Chúa Con khi nhập-thể và nhập-thế: chúng con xưng tụng mẹ là Nữ Vương Hoà Bình, xin Mẹ đỡ nâng và làm cho chúng con luôn là những dụng cụ an bình của Chúa.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những nạn nhân của chế độ CSVN
Hà minh Thảo
16:59 23/05/2012
Ngày 30.04.1975, người cộng sản tuyên truyền ‘Việt Nam đã hòa bình’… Sau 37 năm xã hội chủ nghĩa, người Việt vẫn bị bắt cóc và khủng bố… Hòa bình không chỉ là không chiến tranh, nhưng Hòa bình còn phải được xây dựng trên nền tảng Chân lý, Công bằng, Tự do và Bác ái.
1. Các thanh niên vô tội bị bắt bất hợp pháp.
Ngày 17.05.2012, gia đình bốn thanh niên Công giáo thuộc giáo phận Vinh đã nhận được tin báo về phiên tòa tại Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An sắp tới dành cho những người này. Đây là một phiên tòa ô nhục do bạo quyền để xét xử người vô tội. Nếu có tội thì sao những kẻ đi bắt không dám mặc sắc phục công an chứng tỏ là đại diện công quyền, không có lệnh bắt và bị bắt vì hành vi gì như luật Việt Nam quy định.
Các nạn nhân là :
- Antôn Đậu Văn Dương, 24 tuổi, sinh viên trường Cao đẳng Du lịch – Thương mại Nghệ An, và Phêrô Trần Hữu Đức, 24 tuổi, sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt–Đức, Nghệ An, bị bắt ngày 02.08.2011 ;
- Antôn Chu Mạnh Sơn, 23 tuổi, sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh, bị bắt ngày 03.08.2011 ;
- Gioan Baotixita Hoàng Phong, 25 tuổi, cựu sinh viên vừa tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, bị bắt ngày 29.12.2011.
Tất cả hiện đang bị tạm giam tại trại giam Nghi Kim, Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
« Cả 9 (số người bị bắt trong cùng một đợt) thanh niên Công giáo này đều là những người con hiếu thảo trong gia đình, hăng say trong các hoạt động của Giáo hội tại các Giáo xứ nơi cư trú hay nơi tạm trú để đi học và đi làm. Họ dấn thân trong các phong trào bảo vệ sự sống thuộc Tổng Giáo phận Hà nội Giáo phận Vinh… » (trích Thông cáo Báo chí số 3/2011 của Truyền thông Chúa Cứu Thế ngày11.08.2011 : ‘Công an phải thả ngay những thanh niên Công giáo đã bị bắt cóc’).
Ngày 05.08.2011, khi trả lời phỏng vấn của Khánh An, phóng viên Đài truyền thanh Á châu Tự do, Luật sư Lê Quốc Quân, Trưởng ban liên lạc của Cộng đoàn Doanh nhân Trí thức Công giáo, nói (tóm lược) : « Có thể đây là một chính sách mang tính chất bắt giữ hay đàn áp khá rõ ràng đối với người dân, đặc biệt là người Công Giáo. Họ đã bắt giam lại cha Nguyễn Văn Lý già và đang bị bệnh nặng. Sau đó, là việc y án đối với TS. Cù Huy Hà Vũ và cấm các cha Dòng Chúa Cứu Thế xuất cảnh vì công tác mục vụ. Những anh em trẻ bị bắt đều là người Công Giáo, trí thức đã tốt nghiệp đại học và đang là những doanh nhân. Họ rất tích cực cộng tác với Dòng Chúa Cứu Thế và tham gia các hoạt động bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật, như ký vào đơn phản đối việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên hoặc ký đòi trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ. »
2. Trường hợp điển hình các cuộc thăm người vô tội bị giam.
Trên mạng TNCG ngày 30.11.2011, Bút Quèn viết (tóm lược) : « Sáng ngày 30.11.2011, bố mẹ anh Chu Mạnh Sơn đã được gặp mặt anh tại trại trạm giam Nghi Kim sau hơn 3 tháng Anh bị bắt đi và giam giữ chẳng rõ lý do.
Cuộc gặp dưới sự giám sát của cả chục an ninh điều tra. Bác Nghiêm, bố anh Sơn, cho biết: Tình hình sức khỏe của Sơn tuy có gầy hơn nhưng vẫn ổn. Sơn nói “Hàng ngày, ngoài việc bị gọi lên hỏi cung, con luôn cầu nguyện, lần hạt, cậy trông, phó thác vào Thiên Chúa và Mẹ Maria, xin bố mẹ yên tâm. Con xin lỗi bố mẹ vì được bố mẹ nuôi nấng khôn lớn mà chưa giúp được gì”. (đây là một trong những ý chí của những thanh niên công giáo bị bắt trong dịp này).
Nghe lời tâm tư nghẹn ngào của con, bác Nghiêm động viên và khuyên con “là một người đàn ông, con phải biết cứng rắn, biết ngước nhìn Thánh Giá và những đau khổ Chúa Giêsu để vượt qua tất cả, kể cả có phải chết. Ở ngoài, gia đình và rất nhiều anh em bạn bè quan tâm và ủng hộ”. (Đây là một lời khuyên bảo, động viên đầy tinh thần trách nhiệm bậc phụ huynh đối với con cái mình. Thay vì khuyên bảo con là nhắm mặt chấp nhận để được hưởng cái tự do nửa vời và giả tạo kia thì bác làm ngược lại, khuyên con mình phải can đảm. Đây cũng là lời khuyên bảo, động viên đầy ý nghĩa, ý chí đối với người đang bị giam giữ như anh Sơn. Dù là một người dân quê mùa chân chất nhưng bố mẹ anh Sơn cũng hiểu được giá trị sự tôn trong pháp luật, sự thật – công lý trong cuộc sống).
Trước các điều tra viên, Sơn đã cho bố mẹ biết anh không có tội gì để phải ký nhận, trước sau như một. Trong dịp gặp này, anh Sơn đã đề nghị điều tra viên tên Thành trả lại hai bộ chuỗi hạt của anh, đó là vật linh thiêng quý giá anh luôn theo mình. Nếu không trả cho Sơn thì trả lại cho bố mẹ, nhưng họ đã không trả. Ngoài ra các điều tra viên còn cho Sơn và bố mẹ anh biết là họ đã ký tiếp một lệnh tạm giam khác.
Buổi gặp kéo dài khoảng 20 phút thì bị các điều tra viên cắt ngang và lôi anh Sơn vào vì không thỏa mãn việc họ yêu cầu bố mẹ anh Sơn làm trước khi gặp. Bác Nghiêm kể: “trước lúc vào gặp, cán bộ Thành đề nghị hai Bác vào khuyên con khai nhận mọi hành vi phạm tội để được nhà nước khoan hồng nhưng bác Nghiêm đã làm họ thất vọng khi trả lời “Con tôi vô tội, còn nếu có tội xin các anh cứ làm đúng theo luật pháp”.
3. Gia đình các thanh niên vô tội bất bình luật sư bào chữa.
Một ngày sau khi gặp gỡ lần đầu ba thân chủ của mình đang bị giam giữ tại Vinh, ngày 18.05.2012, luật sư bào chữa Lê Đặng Tùng đã có những phát biểu trên đài BBC khiến cho gia đình của các thanh niên này bất bình và lên tiếng phản đối khi ông nói rằng các thanh niên này đã nhận tội và xin được khoan hồng.
Luật sư Tùng thuật lại các thanh niên này đã không nhận thức được hành vi của mình là đúng hay sai nhưng sau khi bị bắt và được giải thích thì đều nhận thức đó là các hành vi sai trái và đề nghị luật sư tận dụng các quy định của pháp luật để xin giảm nhẹ án hầu sớm đoàn tụ gia đình. Theo ông thì hành vi mà các thân chủ ông làm là rải truyền đơn đòi đa nguyên đa đảng, và chống lại các quy định đường lối đảng cộng sản Việt Nam và phủ nhận cuộc bầu cử Quốc hội khóa 13.
Nghe những lời phát biểu này, ông Trần Đức Trường, cha anh Trần Hữu Đức nói: « Gia đình khẳng định con cái không có những chuyện như thế. Nếu như luật sư nói như vậy thì gia đình cần suy nghĩ, nghiên cứu và có thể mời luật sư khác ». Ông Chu Văn Nghiêm, cha anh Chu Mạnh Sơn, bức xúc bày tỏ:
« Tôi khẳng định rằng con tôi không làm điều gì sai. Con tôi là người rất ngoan đạo, đẹp đời ». Ông cho biết đã trả tiền luật sư một nửa, bây giờ, ông nhất quyết sẽ không trả thêm tiền và sẽ tìm luật sư thay thế.
Trong bản tin RFA ngày 20.05.2012, phóng viên Việt Hà liên hệ với luật sư Lê Quốc Quân, thành viên ban công lý và hòa bình giáo phận Vinh, tư vấn các vấn đề pháp luật cho gia đình các thanh niên bị giam giữ về những lời phát biểu này. Luật sư Quân cho biết ông không hài lòng những phát biểu này và bất ngờ về những nhận định đó vì :
- Về đạo đức thì luật sư ít khi trả lời trước khi diễn ra phiên tòa, đặc biệt họ về các hành vi của các bị can chỉ biết khi đọc hồ sơ ;
- Về nghề nghiệp chuyên môn, cá nhân tôi cho rằng giả sử những hành vi mà luật sư Tùng nói là đúng, thì không vi phạm pháp luật Việt Nam và không vi phạm luật pháp quốc tế. Việt Nam đã ký kết các công ước quốc tế về dân quyền, nhân quyền, do đó, họ hoàn toàn không vi phạm các công ước đó.
Ngôn ngữ luật sư Tùng có vẻ như của công an hoặc một cán bộ đứng hẳn về phía buộc tội hoặc chứng minh tội phạm chứ không phải không của một người bào chữa. Nếu các thanh niên này đã thừa nhận mình sai trái và xin được khoan hồng như lời luật sư Tùng thì còn chi cần luật sư bào chữa.
Cuối cùng, hai luật sư Trần Thu Nam, Trưởng Văn phòng Luật sư Tín Việt và Vương Thị Thanh thuộc Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã được cấp giấy chứng nhận bào chữa cho các thanh niên này. Tuy nhiên, sau khi các luật sư Nam, Thanh và Tùng trao đổi với nhau để thống nhất bào chữa cho các bạn trẻ theo hướng vô tội thì các gia đình quyết định vẫn giữ lại luật sư Lê Đặng Tùng.
4. Hệ thống hiệu lực Pháp luật tại Việt Nam.
Bốn thanh niên này bị cáo buộc đã vi phạm điều 88 bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng họ chỉ hành động theo điều 69 Hiến pháp cho phép : « Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật ».
Ngoài ra, điều 19 của Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia năm 1982 quy định : « Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới ».
Luật Việt Nam số 41/2005/QH11 ngày 14.06.2005 về việc tham gia thực hiện các điều ước quốc tế quy định các Việt Nam tôn trọng các điều ước quốc tế.
5. Các vận động can thiệp cho những người vô tội.
a./ Ngày 13.03.2013, nhiều tổ chức quốc tế đã gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng để bày tỏ lo ngại của năm thanh niên Công giáo (Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh, và Paulus Lê Văn Sơn) đã bị giam giữ trên 6 tháng và chưa có chỉ dấu nào được thả. Việc giam giữ ‘vi phạm Điều 7 của Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị, mô tả về sự hành hạ và tàn bạo, việc đối xử vô nhân đạo và làm mất phẩm giá; cũng như Điều 10 quy định về việc đối xử nhân đạo khi bị giam giữ’.
Các tổ chức ký vào lá thư là ACAT France, Access Now, Article 19, Electronic Frontier Foundation, Front Line Defenders, Index on Censorship, Media Defence - Southeast Asia, Media Legal Defence Initiative và Southeast Asian Press Alliance.
b./ Ngày 21.05.2012, qua kháng thư phản đối việc giam cầm và xét xử, Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền chúng tôi:
1- Cực lực lên án việc công an đã bắt các bị can một cách mờ ám,
2- Cực lực lên án việc công an và viện kiểm sát, trong tiến trình giam giữ, đã không cho các bị can được liên hệ với luật sư (điều 59 Luật TTHS*) và với gia đình (đ. 89 Luật TTHS).
3- Cực lực lên án việc công an quy kết các em vi phạm điều 88 Bộ Luật Hình sự không qua bằng chứng thu thập được mà chỉ qua lời khai được ghi trong trại tạm giam.
4- Mạnh mẽ tuyên bố rằng các em sinh viên sắp ra tòa (cùng với 13 thanh niên còn lại đang bị giam giữ) là những công dân tốt lành, từng tham gia các hoạt động xã hội (bảo vệ sự sống, chăm sóc kẻ mồ côi), từng tham gia các hoạt động yêu nước (biểu tình chống Trung Quốc tháng 6-8/2011, viết blog bày tỏ các quan điểm dân chủ). Họ đồng thời là những giáo dân Công giáo nhiệt thành, biết sống đức tin một cách can đảm và chân thực.
5- Mạnh mẽ tuyên bố rằng vụ án và phiên tòa này là hành động trấn áp của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đối với Giáo phận Vinh là cộng đoàn Công giáo có truyền thống bất khuất.
6- Tha thiết kêu gọi toàn thể Đồng bào Việt Nam, toàn thể Ki-tô hữu Việt Nam, toàn thể các chính phủ và các cơ quan nhân quyền quốc tế tiếp tục đòi lại tự do và công lý cho các sinh viên sắp bị đưa ra tòa, không thể để cho đảng và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tiếp tục khinh bỉ nhân quyền, chà đạp công lý, trấn áp nhân dân, coi thường công luận.
TTHS*= Tố tụng Hình sự.
c./ Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch, ngày 22.05.2012, đưa ra lời kêu gọi Chính quyền Việt Nam nên trả tự do ngay cho 4 nhà hoạt động Công giáo bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước và phiên tòa xét xử sẽ khai diễn ngày 24.05.2012. Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Á châu, phát biểu với Ban Việt ngữ đài VOA :
« Chúng tôi hết sức quan tâm về việc 4 nhà hoạt động Công giáo này bị bắt và bị đưa ra xét xử. Thật đáng xấu hổ cho chính quyền Việt Nam khi đưa họ ra tòa chỉ vì họ đã bày tỏ quan điểm. Việc truy tố 4 nhà hoạt động này chứng tỏ rằng Việt Nam coi thường quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận của công dân.
Bốn thanh niên thuộc cộng đồng Công giáo Vinh bị bắt từ năm ngoái là những gương mặt tích cực tham gia các công tác thiện nguyện xã hội như vận động phụ nữ không nạo phá thai, tình nguyện giúp trẻ mồ côi và những nạn nhân bị thiên tai.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói Hà Nội thường áp dụng Điều 88 bộ luật hình sự về tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ để tùy tiện bỏ tù những bloggers, những nhà phê bình, và các nhà hoạt động ».
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vô Thường Và Vĩnh Cữu
Trầm Tĩnh Nguyện, Việt-Nam
21:32 23/05/2012
VÔ THƯỜNG VÀ VĨNH CỬU
Ảnh của Trầm Tĩnh Nguyện, Việt-Nam
Chỉ là một giây thôi
Giữa muôn nghìn giây trôi
Vô thường thành vĩnh cửu
Tạ ơn Trời, ơn đời.
(Trầm Tĩnh Nguyện)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Trầm Tĩnh Nguyện, Việt-Nam
Chỉ là một giây thôi
Giữa muôn nghìn giây trôi
Vô thường thành vĩnh cửu
Tạ ơn Trời, ơn đời.
(Trầm Tĩnh Nguyện)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền