Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy Niệm Lễ Chúa Ba Ngôi Năm – B
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
22:21 21/05/2018
Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần
(Mt 28, 16 - 20)
Sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta long trọng cử hành lễ Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, giúp chúng ta nhận biết sự hiện diện của Ba Ngôi bao trùm cả đời sống chúng ta và tôn thờ Một Thiên Chúa trong Ba Ngôi.
Bài giáo lý thuộc lòng
Thủa thiếu thời, trước khi bước vào Thánh lễ Chúa Nhật, sau phần Kinh Sáng Tối, mọi người lại cùng nhau cất lên : Bổn dạy những lẽ cần cho được rỗi linh hồn. Phần thứ I… bắt gặp câu :
Hỏi. Có mấy sự mầu nhiệm rất cần phải tin cho được rỗi linh hồn?
Thưa. Có Ba Sự Mầu Nhiệm này : một là sự Đức Chúa Trời Ba Ngôi...
Lớn lên tôi mới hiểu đây là Một trong Ba Mầu Nhiệm phải tin cho được rỗi linh hồn. Thảo nào, những câu hỏi mà người học ai cũng được hỏi và buộc phải trả lời chính xác là :
Hỏi. Có nhiều Đức Chúa Trời chăng ?
Thưa. Có một Đức Chúa Trời mà thôi.
H. Đức Chúa Trời có mấy Ngôi?
T. Đức Chúa Trời có Ba Ngôi : Ngôi Nhất là Cha. Ngôi Hai là Con : Ngôi Ba là Thánh Thần.
H. Ngôi Nhất là Cha, có phải Đức Chúa Trời chăng ?
T. Phải.
H. Ngôi Hai là Con, có phải Đức Chúa Trời chăng ?
T.Phải.
H.Ngôi Ba là Thánh Thần, có phải Đức Chúa Trời chăng ?
T. Phải.
H. Nếu vậy có phải ba Đức Chúa Trời chăng ?
T. Chẳng có, vì Ba Ngôi cũng một tính, một phép, vậy có một Đức Chúa Trời mà thôi.
H. Ba Ngôi, có Ngôi nào trước, Ngôi nào sau, Ngôi nào hơn, Ngôi nào kém chăng ?
T. Ba Ngôi cũng bằng nhau. (Sách Bổn Địa Phận Hà Nội tr. 11)
Điều thứ nhất. Đoạn thứ II. Phần I Sách Bổn nói trên là một bản tóm tắt tuyệt vời đầy đủ, dễ hiểu về Thiên Chúa là thực thể duy nhất hiện hữu trong Ba Ngôi Vị. Ba Ngôi bình đẳng, đồng tồn tại vĩnh cửu, tuy riêng biệt nhưng cùng một bản thể và một uy quyền ngang nhau, nên Ba Ngôi chỉ là một Thiên Chúa mà thôi.
Thiên Chúa hiện hữu trong Ba Ngôi
Khi bước vào khoa Thần học, tôi được dạy và đọc thấy các nhà thần học suy tư về Một Thiên Chúa có Ba Ngôi. Chúa Cha là Thiên Chúa độc nhất. Chúa Con sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con tự đời đời như một Nguyên lý duy nhất, Ba Ngôi nhưng là Một Thiên Chúa hòa quyện vào nhau một cách hoàn hảo trong Tình Yêu và hành động, cùng tác động trên thế giới.
Nhưng làm sao chúng ta có thể diễn tả hay thấu hiểu về Thiên Chúa Ba Ngôi này. Ai có thể giúp ta thấy được khuôn mặt thực của Thiên Chúa? Ai sẽ chỉ cho ta con đường để gặp gỡ Ngài? Thánh Augustinô viết : « Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được ». Phải, tự sức trí khôn con người là không thể. Phải nại đến Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, qua Người mầu nhiệm Thiên Chúa được vén mở, nhờ Người mà chúng ta biết có Một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Vị là Cha, Con và Thánh Thần.
Giáo lý về Chúa Ba Ngôi chứng tỏ cho chúng ta thấy cả Ba Ngôi Vị đều tỏ hiện vào lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa, « Chịu thanh tẩy xong, Ðức Giêsu liền lên khỏi nước; và này: trời mở ra, và Ngài thấy Thần khí Thiên Chúa đáp xuống như chim câu mà đến trên Ngài. Và này có tiếng tự trời phán: « Ngài là Con chí ái Ta, kẻ Ta đã sủng mộ » (Mt 3,16-17).
Thiên Chúa hiện hữu trong ba thân vị, luôn luôn yêu thương, và có mối giao hoà trọn vẹn giữa ba ngôi vị. Theo như cách diễn giải của thánh Augustinô trong Ba Ngôi Thiên Chúa: Cha, Con và Thánh Thần chính là Người yêu, Người được yêu và Tình Yêu. Thêm vào đó, theo Tiến sĩ Thomas Hopko, nếu Thiên Chúa không phải là Ba Ngôi, Chúa không thể trải nghiệm tình yêu thương trước khi Chúa tạo dựng các thực thể khác (con người) và yêu họ. Sáng thế ký 1 câu 26 chép rằng « Chúng ta hãy tạo nên con người theo hình ảnh chúng ta ».
Ba Ngôi trong đời sống Kitô giáo
Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại, sâu thẳm, không thể nào diễn tả được; tuy nhiên các giáo phụ đã tìm cách diễn tả nội dung chính yếu này và một trong những cách đó là Dấu Thánh Giá : Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Thường ngày, chúng ta làm Dấu Thánh Giá rất nhiều lần, khởi đầu ngày mới cho đến khi đi ngủ, bước vào nhà thờ cho đến lúc nhận lãnh phép lành, trước và sau khi ăn, khi đi ngang qua Thánh Giá, vườn thánh, trước cơn cám dỗ nguy hiểm … Dấu Thánh Giá bao trùm toàn thể xác và linh hồn; tất cả con người ta được thánh hiến nhân danh Một Chúa Ba Ngôi. Vì thế, Dấu Thánh Giá gói ghém lời tuyên xưng đức tin và nền tảng cầu nguyện của chúng ta. Đồng thời cũng là hành động Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến.
Hành động Đức Tin
Dấu Thánh Giá tóm lược Ba Mầu Nhiệm Cả trong Đạo Công Giáo
1 – Chúng ta vẽ Dấu Thánh Giá trên mình, vì Chúa Giêsu đã mặc lấy thân xác người phàm đến để cứu chuộc ta. Đây là mầu nhiệm Nhập Thể.
2 – Dấu Thánh Giá nhắc lại rằng Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã chết trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta. Đây là mầu nhiệm Cứu Chuộc. Thánh Giá là chiến thắng của Đức Giêsu trên sự dữ và ma quỉ. Chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa nhờ hy tế của Chúa Giêsu trên Thánh.
3 – Dấu mà chúng ta vẽ trên mình kèm theo lời đọc : « Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần ». Chúng ta khẳng định mầu định Thiên Chúa Ba Ngôi.
Hành động của Đức Cậy
Niềm hy vọng của chúng ta là về Trời như các thánh đã ái mộ những sự trên Trời. Chính vì Đức Giêsu đã đến trần gian để cứu độ chúng ta, nên chúng ta có thể về Trời. Khi vẽ trên mình Dấu Thánh Giá, chúng ta nhớ đến cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá để cứu chúng ta, Ngài đã mở cửa Trời cho chúng ta.
Vậy, chúng ta khẳng định với nhau rằng, cuộc sống lữ hành của chúng ta là đi về Trời nơi chúng ta hy vọng sẽ tới sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế.
Hành động Đức Mến
Thánh Giá gốm hai thanh gỗ ngang và dọc. Thanh dọc trình bầy tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa, thanh ngang diễn tả tình yêu của chúng ta đối với « tha nhân ».
Cần phải ghi nhận rằng khi được đưa lên khỏi đất, thanh dọc của cây Thánh Giá đỡ lấy thanh ngang : ngụ ý nói rằng tình yêu của chúng ta đối với tha nhân được « nâng đỡ » bởi tình yêu Thiên Chúa.
Nếu thanh dọc của cây Thánh Giá thiếu (tình yêu Thiên Chúa), thanh ngang bị bỏ nằm trên đất, không thể đưa lên khỏi đất. Ý muốn nói, trong hành động của đức Ái : « yêu tha nhân là yêu chính Chúa ».
Nhưng nếu có thanh dọc mà không có thanh ngang, (yêu tha nhân), hỏi rằng có còn là cây Thánh Giá nữa hay không ?
Hai điều cần thiết : là mến Chúa và yêu người ». Mỗi ngày chúng ta làm dấu trên mình nhiều lần : « Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần ». Ước gì chúng ta cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa Tình Yêu trong cuộc đời ta, để chúng ta không ngừng kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 28, 16 - 20)
Sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta long trọng cử hành lễ Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, giúp chúng ta nhận biết sự hiện diện của Ba Ngôi bao trùm cả đời sống chúng ta và tôn thờ Một Thiên Chúa trong Ba Ngôi.
Bài giáo lý thuộc lòng
Thủa thiếu thời, trước khi bước vào Thánh lễ Chúa Nhật, sau phần Kinh Sáng Tối, mọi người lại cùng nhau cất lên : Bổn dạy những lẽ cần cho được rỗi linh hồn. Phần thứ I… bắt gặp câu :
Hỏi. Có mấy sự mầu nhiệm rất cần phải tin cho được rỗi linh hồn?
Thưa. Có Ba Sự Mầu Nhiệm này : một là sự Đức Chúa Trời Ba Ngôi...
Lớn lên tôi mới hiểu đây là Một trong Ba Mầu Nhiệm phải tin cho được rỗi linh hồn. Thảo nào, những câu hỏi mà người học ai cũng được hỏi và buộc phải trả lời chính xác là :
Hỏi. Có nhiều Đức Chúa Trời chăng ?
Thưa. Có một Đức Chúa Trời mà thôi.
H. Đức Chúa Trời có mấy Ngôi?
T. Đức Chúa Trời có Ba Ngôi : Ngôi Nhất là Cha. Ngôi Hai là Con : Ngôi Ba là Thánh Thần.
H. Ngôi Nhất là Cha, có phải Đức Chúa Trời chăng ?
T. Phải.
H. Ngôi Hai là Con, có phải Đức Chúa Trời chăng ?
T.Phải.
H.Ngôi Ba là Thánh Thần, có phải Đức Chúa Trời chăng ?
T. Phải.
H. Nếu vậy có phải ba Đức Chúa Trời chăng ?
T. Chẳng có, vì Ba Ngôi cũng một tính, một phép, vậy có một Đức Chúa Trời mà thôi.
H. Ba Ngôi, có Ngôi nào trước, Ngôi nào sau, Ngôi nào hơn, Ngôi nào kém chăng ?
T. Ba Ngôi cũng bằng nhau. (Sách Bổn Địa Phận Hà Nội tr. 11)
Điều thứ nhất. Đoạn thứ II. Phần I Sách Bổn nói trên là một bản tóm tắt tuyệt vời đầy đủ, dễ hiểu về Thiên Chúa là thực thể duy nhất hiện hữu trong Ba Ngôi Vị. Ba Ngôi bình đẳng, đồng tồn tại vĩnh cửu, tuy riêng biệt nhưng cùng một bản thể và một uy quyền ngang nhau, nên Ba Ngôi chỉ là một Thiên Chúa mà thôi.
Thiên Chúa hiện hữu trong Ba Ngôi
Khi bước vào khoa Thần học, tôi được dạy và đọc thấy các nhà thần học suy tư về Một Thiên Chúa có Ba Ngôi. Chúa Cha là Thiên Chúa độc nhất. Chúa Con sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con tự đời đời như một Nguyên lý duy nhất, Ba Ngôi nhưng là Một Thiên Chúa hòa quyện vào nhau một cách hoàn hảo trong Tình Yêu và hành động, cùng tác động trên thế giới.
Nhưng làm sao chúng ta có thể diễn tả hay thấu hiểu về Thiên Chúa Ba Ngôi này. Ai có thể giúp ta thấy được khuôn mặt thực của Thiên Chúa? Ai sẽ chỉ cho ta con đường để gặp gỡ Ngài? Thánh Augustinô viết : « Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được ». Phải, tự sức trí khôn con người là không thể. Phải nại đến Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, qua Người mầu nhiệm Thiên Chúa được vén mở, nhờ Người mà chúng ta biết có Một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Vị là Cha, Con và Thánh Thần.
Giáo lý về Chúa Ba Ngôi chứng tỏ cho chúng ta thấy cả Ba Ngôi Vị đều tỏ hiện vào lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa, « Chịu thanh tẩy xong, Ðức Giêsu liền lên khỏi nước; và này: trời mở ra, và Ngài thấy Thần khí Thiên Chúa đáp xuống như chim câu mà đến trên Ngài. Và này có tiếng tự trời phán: « Ngài là Con chí ái Ta, kẻ Ta đã sủng mộ » (Mt 3,16-17).
Thiên Chúa hiện hữu trong ba thân vị, luôn luôn yêu thương, và có mối giao hoà trọn vẹn giữa ba ngôi vị. Theo như cách diễn giải của thánh Augustinô trong Ba Ngôi Thiên Chúa: Cha, Con và Thánh Thần chính là Người yêu, Người được yêu và Tình Yêu. Thêm vào đó, theo Tiến sĩ Thomas Hopko, nếu Thiên Chúa không phải là Ba Ngôi, Chúa không thể trải nghiệm tình yêu thương trước khi Chúa tạo dựng các thực thể khác (con người) và yêu họ. Sáng thế ký 1 câu 26 chép rằng « Chúng ta hãy tạo nên con người theo hình ảnh chúng ta ».
Ba Ngôi trong đời sống Kitô giáo
Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại, sâu thẳm, không thể nào diễn tả được; tuy nhiên các giáo phụ đã tìm cách diễn tả nội dung chính yếu này và một trong những cách đó là Dấu Thánh Giá : Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Thường ngày, chúng ta làm Dấu Thánh Giá rất nhiều lần, khởi đầu ngày mới cho đến khi đi ngủ, bước vào nhà thờ cho đến lúc nhận lãnh phép lành, trước và sau khi ăn, khi đi ngang qua Thánh Giá, vườn thánh, trước cơn cám dỗ nguy hiểm … Dấu Thánh Giá bao trùm toàn thể xác và linh hồn; tất cả con người ta được thánh hiến nhân danh Một Chúa Ba Ngôi. Vì thế, Dấu Thánh Giá gói ghém lời tuyên xưng đức tin và nền tảng cầu nguyện của chúng ta. Đồng thời cũng là hành động Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến.
Hành động Đức Tin
Dấu Thánh Giá tóm lược Ba Mầu Nhiệm Cả trong Đạo Công Giáo
1 – Chúng ta vẽ Dấu Thánh Giá trên mình, vì Chúa Giêsu đã mặc lấy thân xác người phàm đến để cứu chuộc ta. Đây là mầu nhiệm Nhập Thể.
2 – Dấu Thánh Giá nhắc lại rằng Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã chết trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta. Đây là mầu nhiệm Cứu Chuộc. Thánh Giá là chiến thắng của Đức Giêsu trên sự dữ và ma quỉ. Chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa nhờ hy tế của Chúa Giêsu trên Thánh.
3 – Dấu mà chúng ta vẽ trên mình kèm theo lời đọc : « Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần ». Chúng ta khẳng định mầu định Thiên Chúa Ba Ngôi.
Hành động của Đức Cậy
Niềm hy vọng của chúng ta là về Trời như các thánh đã ái mộ những sự trên Trời. Chính vì Đức Giêsu đã đến trần gian để cứu độ chúng ta, nên chúng ta có thể về Trời. Khi vẽ trên mình Dấu Thánh Giá, chúng ta nhớ đến cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá để cứu chúng ta, Ngài đã mở cửa Trời cho chúng ta.
Vậy, chúng ta khẳng định với nhau rằng, cuộc sống lữ hành của chúng ta là đi về Trời nơi chúng ta hy vọng sẽ tới sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế.
Hành động Đức Mến
Thánh Giá gốm hai thanh gỗ ngang và dọc. Thanh dọc trình bầy tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa, thanh ngang diễn tả tình yêu của chúng ta đối với « tha nhân ».
Cần phải ghi nhận rằng khi được đưa lên khỏi đất, thanh dọc của cây Thánh Giá đỡ lấy thanh ngang : ngụ ý nói rằng tình yêu của chúng ta đối với tha nhân được « nâng đỡ » bởi tình yêu Thiên Chúa.
Nếu thanh dọc của cây Thánh Giá thiếu (tình yêu Thiên Chúa), thanh ngang bị bỏ nằm trên đất, không thể đưa lên khỏi đất. Ý muốn nói, trong hành động của đức Ái : « yêu tha nhân là yêu chính Chúa ».
Nhưng nếu có thanh dọc mà không có thanh ngang, (yêu tha nhân), hỏi rằng có còn là cây Thánh Giá nữa hay không ?
Hai điều cần thiết : là mến Chúa và yêu người ». Mỗi ngày chúng ta làm dấu trên mình nhiều lần : « Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần ». Ước gì chúng ta cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa Tình Yêu trong cuộc đời ta, để chúng ta không ngừng kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Rước Kiệu Đức Mẹ Tổng Giáo Phận Adelaide - Nam Úc
Vietcatholic-Adelaide
02:49 21/05/2018
Duy trì truyền thống đạo đức tốt đẹp về việc tôn kính Đức Mẹ, hàng năm cứ vào tháng 5, tháng hoa Đức Mẹ, Tổng Giáo Phận Adelaide đều tổ chức rước kiệu Đức Mẹ để tất cả giáo hữu của toàn giáo phận có dịp cùng nhau hướng về Mẹ Maria qua cuộc rước kiệu đọc kinh, lần chuổi Mân Côi. Cuộc rước kiệu năm nay được tổ chức vào chiều Chúa Nhật ngày 20.5.2018, tại công viên Pilgrim Peace Park, South Parklands, ngay kế trung tâm thành phố.
Cuộc rước kiệu tôn kính Đức Mẹ năm nay cũng nhắc lại phép lạ Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức cách nay 160 năm với thánh nữ Bernadette.
Từ 01 giờ 30 chiều, giáo dân các giáo xứ và các cộng đoàn sắc tộc đã lần lượt tụ tập về công viên Pilgrim Peace Park để tham dự cuộc rước kiệu do Đức TGM Philip Wilson, TGM Tổng Giáo Phận Adelaide chủ sự cùng với Cha Tổng Đại Diện Philip Marshall, Cha Tony Telfor-Sharp phụ trách nghi lễ, các phó tế và rất đông linh mục quản nhiệm các giáo xứ, các tu sĩ nam nữ trong toàn tổng giáo phận Adelaide.
Theo thông tin từ BTC, thì Đức TGM Philip Wilson vì lý do sức khỏe không thể đi cùng rước trong đoàn, nhưng Ngài đã có mặt từ đầu trên lễ đài để hiệp thông với đoàn rước. Có khoảng 2000 người tham dự cuộc rước.
Các cộng đoàn thuộc các sắc tộc trong các bộ trang phục đủ kiểu, đủ màu sắc theo truyền thống của sắc tộc và với màu sắc rực rỡ trông rất đẹp mắt. Các bà, các cô của cộng đoàn Việt Nam mặc trang phục áo dài màu trắng, màu xanh thiên thanh, trông thật thanh thoát.
Cũng như các năm trước cộng đoàn Ấn Độ và Sri Lanka nổi bật với cây Thánh Giá lớn trên quả địa cầu với những chiếc dù đủ màu che bên trên trông rất độc đáo, đẹp mắt.
Cuộc rước khởi hành đúng 02 giờ 00 chiều sau khi mọi người đã vào đúng vị trí của giáo xứ mình, đã được phân chia theo bảng chỉ dẫn, có cọc tên cắm sẵn tên cộng đồng và giáo xứ. Đoàn rước kiệu tôn kính Đức Mẹ bắt đầu di chuyển từ bên mgoài vòng đai công viên hướng về phía trung tâm, trên đoạn đường dài khoảng hơn một cây số. Đi đầu là thánh giá nến cao, theo sau là đoàn lễ sinh trong đồng phục áo trắng, tiếp đến là Cha Philip Marshall Tổng Đại Diện và các linh mục trong tòa TGM, kế đó là kiệu Đức Mẹ do các em học sinh trường Christian Brothers College trong đồng phục màu tím phụ trách, bên cạnh các hiệp sĩ Thánh Mộ Núi Sinai áo choàng đen trong. Kế tiếp sau là các hiệp sĩ Thánh Mộ Chúa Giususalem rất nổi bật trong đồng phục áo choàng màu đen tuyền cho nữ và trắng cho nam với huy hiệu chữ thập vuông, đã làm tăng phần trang trọng cho cuộc rước. Sau cùng là cộng đoàn các giáo xứ, các cộng đồng sắc tộc với các cờ hiệu riêng có các linh mục quản nhiệm đi đầu, lần lượt kế tiếp nhau tiến về trung tâm theo thứ tự sắp xếp của BTC. Mọi người di chuyển trong trật tự trang nghiêm, sốt sắng vừa đi vừa lần chuổi Mân Côi, hát thánh ca, kèm theo những giây phút thinh lặng để suy niệm, cầu nguyện.
Để giúp mọi người có thể dễ dàng hiệp thông cầu nguyện một cách sốt sắng, BTC đã in và phát tờ chương trình (booklets) với đầy đủ các các kinh, các bài thánh ca. Năm chục kinh Kính Mừng (5 Sự Sáng) năm nay được đọc theo 5 ngôn ngữ khác nhau ở phần đầu, giữ nguyên phần tiếng Anh phần sau, theo thứ tự: Anh, Đại Hàn, Slovanian, Arabic, và tiếng Pháp.
Khi đoàn rước tiến gần đến lễ đài, tượng Đức Mẹ dừng lại để chờ tất cả đoàn rước tiến vào trong khu vực trung tâm. Sau khi tất cả đã vào vị trí và mọi người vào chỗ ngồi, các cờ hiệu được xếp theo vị trí dọc hai bên, tượng Đức Mẹ được cung nghinh kiệu lên đặt trước khán đài. Năm nay trên lễ đài có an vị thêm tượng Đức Mẹ Lộ Đức.
Giờ đây mọi người yên lặng, hướng về tượng Đức Mẹ để cầu nguyện trong ít phút, cùng nghe những bài thánh ca do ca đoàn Fructus Agustini thuộc giáo xứ Salisbury hợp xướng. Từ trên lễ đài Đức TGM Philip Wilson đã mở đầu với lới chào mừng và lời nguyện cầu cho hòa bình khắp mọi nơi trên thế giới. Tiếp sau đó là bài giảng của Cha Tổng Đại Diện Philip Marshall chia sẻ bài Tin Mừng của ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm nay. Từ khởi đầu tạo thành vũ trụ, khi dựng lên loài người, Chúa đã thổi sinh khí ban sự sống cho con người cũng như Chúa Phục Sinh đã mang thần khí cho các môn đệ qua việc Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Các môn đệ được ban thêm sức mạnh và hăng say trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho mọi người. Mỗi người chúng ta, trong cuộc sống, không ai tránh khỏi những khó khăn dù là người trẻ, hay người có gia đình, hoặc là linh mục tu sĩ. Nhưng Chúa đã dạy: Ai khát hãy đến cùng ta và uống, ai tin nơi Ta thì sẽ có nước như dòng sông. Chúng ta nên chạy đến với Chúa vì đó là nơi mình sẽ tìm được tình yêu thương. Hãy chọn Chúa và để Chúa chữa lành vết thương hồn xác cho mình. Như Mẹ Maria khi xưa đã xin vâng theo thánh ý Chúa, chúng ta cũng cầu xin Đức Mẹ cầu bầu Chúa cho chúng ta biết tìm đến với Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
XEM HÌNH – SEE PHOTOS
Sau bài giảng là phép lành Thánh Thể do Cha Tổng Đại Diện chủ sự là phần suy niệm do Soeur Jasmine Lawrence chia sẻ về Đức Mẹ Lộ Đức (Lourdes) nhân dịp kỷ niệm 160 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức với thánh nữ Bernadette vào năm 1858. Chính nới đây Mẹ đã cho thánh nữ biết Mẹ là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội với sứ điệp là hãy cầu nguyện và sám hối đền tội thay cho tội nhân. Thánh địa Lộ Đức hàng năm đã thu hút rất nhiều khách hành hương đến cầu nguyện với Đức Mẹ và đã được chữa lành bệnh tật cũng như được an ủi những lúc gian nan đau khổ. Qua việc lần chuỗi Mân Côi, chúng ta đến với Đức Mẹ và nhiều ơn lành sẽ đến từ lòng thương xót của Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ.
Sau cùng, Đức TGM đã cảm ơn BTC, cảm ơn các học sinh, ca đoàn và tất cả các tín hữu tham dự cuộc rước. Ngài cũng không quên cầu xin Chúa và Đức Mẹ phù hộ, che chở cho giáo phận và Ngài đã ban phép lành cho mọi người trước khi ra về.
Cuộc rước kiệu kính Đức Mẹ kết thúc lúc 03 giờ 50 chiều cùng ngày sau gần 2 tiếng cử hành các nghi thức tôn kính Đức Mẹ và Chầu Thánh Thể trong một buổi chiều se lạnh đầu mùa đông ở Nam Úc. Mọi người hân hoan ra về trong niềm tin yêu, cậy trông vào Thiên Chúa và Mẹ Maria
(VK tường thuật)
Cuộc rước kiệu tôn kính Đức Mẹ năm nay cũng nhắc lại phép lạ Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức cách nay 160 năm với thánh nữ Bernadette.
Từ 01 giờ 30 chiều, giáo dân các giáo xứ và các cộng đoàn sắc tộc đã lần lượt tụ tập về công viên Pilgrim Peace Park để tham dự cuộc rước kiệu do Đức TGM Philip Wilson, TGM Tổng Giáo Phận Adelaide chủ sự cùng với Cha Tổng Đại Diện Philip Marshall, Cha Tony Telfor-Sharp phụ trách nghi lễ, các phó tế và rất đông linh mục quản nhiệm các giáo xứ, các tu sĩ nam nữ trong toàn tổng giáo phận Adelaide.
Theo thông tin từ BTC, thì Đức TGM Philip Wilson vì lý do sức khỏe không thể đi cùng rước trong đoàn, nhưng Ngài đã có mặt từ đầu trên lễ đài để hiệp thông với đoàn rước. Có khoảng 2000 người tham dự cuộc rước.
Các cộng đoàn thuộc các sắc tộc trong các bộ trang phục đủ kiểu, đủ màu sắc theo truyền thống của sắc tộc và với màu sắc rực rỡ trông rất đẹp mắt. Các bà, các cô của cộng đoàn Việt Nam mặc trang phục áo dài màu trắng, màu xanh thiên thanh, trông thật thanh thoát.
Cũng như các năm trước cộng đoàn Ấn Độ và Sri Lanka nổi bật với cây Thánh Giá lớn trên quả địa cầu với những chiếc dù đủ màu che bên trên trông rất độc đáo, đẹp mắt.
Cuộc rước khởi hành đúng 02 giờ 00 chiều sau khi mọi người đã vào đúng vị trí của giáo xứ mình, đã được phân chia theo bảng chỉ dẫn, có cọc tên cắm sẵn tên cộng đồng và giáo xứ. Đoàn rước kiệu tôn kính Đức Mẹ bắt đầu di chuyển từ bên mgoài vòng đai công viên hướng về phía trung tâm, trên đoạn đường dài khoảng hơn một cây số. Đi đầu là thánh giá nến cao, theo sau là đoàn lễ sinh trong đồng phục áo trắng, tiếp đến là Cha Philip Marshall Tổng Đại Diện và các linh mục trong tòa TGM, kế đó là kiệu Đức Mẹ do các em học sinh trường Christian Brothers College trong đồng phục màu tím phụ trách, bên cạnh các hiệp sĩ Thánh Mộ Núi Sinai áo choàng đen trong. Kế tiếp sau là các hiệp sĩ Thánh Mộ Chúa Giususalem rất nổi bật trong đồng phục áo choàng màu đen tuyền cho nữ và trắng cho nam với huy hiệu chữ thập vuông, đã làm tăng phần trang trọng cho cuộc rước. Sau cùng là cộng đoàn các giáo xứ, các cộng đồng sắc tộc với các cờ hiệu riêng có các linh mục quản nhiệm đi đầu, lần lượt kế tiếp nhau tiến về trung tâm theo thứ tự sắp xếp của BTC. Mọi người di chuyển trong trật tự trang nghiêm, sốt sắng vừa đi vừa lần chuổi Mân Côi, hát thánh ca, kèm theo những giây phút thinh lặng để suy niệm, cầu nguyện.
Để giúp mọi người có thể dễ dàng hiệp thông cầu nguyện một cách sốt sắng, BTC đã in và phát tờ chương trình (booklets) với đầy đủ các các kinh, các bài thánh ca. Năm chục kinh Kính Mừng (5 Sự Sáng) năm nay được đọc theo 5 ngôn ngữ khác nhau ở phần đầu, giữ nguyên phần tiếng Anh phần sau, theo thứ tự: Anh, Đại Hàn, Slovanian, Arabic, và tiếng Pháp.
Khi đoàn rước tiến gần đến lễ đài, tượng Đức Mẹ dừng lại để chờ tất cả đoàn rước tiến vào trong khu vực trung tâm. Sau khi tất cả đã vào vị trí và mọi người vào chỗ ngồi, các cờ hiệu được xếp theo vị trí dọc hai bên, tượng Đức Mẹ được cung nghinh kiệu lên đặt trước khán đài. Năm nay trên lễ đài có an vị thêm tượng Đức Mẹ Lộ Đức.
Giờ đây mọi người yên lặng, hướng về tượng Đức Mẹ để cầu nguyện trong ít phút, cùng nghe những bài thánh ca do ca đoàn Fructus Agustini thuộc giáo xứ Salisbury hợp xướng. Từ trên lễ đài Đức TGM Philip Wilson đã mở đầu với lới chào mừng và lời nguyện cầu cho hòa bình khắp mọi nơi trên thế giới. Tiếp sau đó là bài giảng của Cha Tổng Đại Diện Philip Marshall chia sẻ bài Tin Mừng của ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm nay. Từ khởi đầu tạo thành vũ trụ, khi dựng lên loài người, Chúa đã thổi sinh khí ban sự sống cho con người cũng như Chúa Phục Sinh đã mang thần khí cho các môn đệ qua việc Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Các môn đệ được ban thêm sức mạnh và hăng say trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho mọi người. Mỗi người chúng ta, trong cuộc sống, không ai tránh khỏi những khó khăn dù là người trẻ, hay người có gia đình, hoặc là linh mục tu sĩ. Nhưng Chúa đã dạy: Ai khát hãy đến cùng ta và uống, ai tin nơi Ta thì sẽ có nước như dòng sông. Chúng ta nên chạy đến với Chúa vì đó là nơi mình sẽ tìm được tình yêu thương. Hãy chọn Chúa và để Chúa chữa lành vết thương hồn xác cho mình. Như Mẹ Maria khi xưa đã xin vâng theo thánh ý Chúa, chúng ta cũng cầu xin Đức Mẹ cầu bầu Chúa cho chúng ta biết tìm đến với Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
XEM HÌNH – SEE PHOTOS
Sau bài giảng là phép lành Thánh Thể do Cha Tổng Đại Diện chủ sự là phần suy niệm do Soeur Jasmine Lawrence chia sẻ về Đức Mẹ Lộ Đức (Lourdes) nhân dịp kỷ niệm 160 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức với thánh nữ Bernadette vào năm 1858. Chính nới đây Mẹ đã cho thánh nữ biết Mẹ là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội với sứ điệp là hãy cầu nguyện và sám hối đền tội thay cho tội nhân. Thánh địa Lộ Đức hàng năm đã thu hút rất nhiều khách hành hương đến cầu nguyện với Đức Mẹ và đã được chữa lành bệnh tật cũng như được an ủi những lúc gian nan đau khổ. Qua việc lần chuỗi Mân Côi, chúng ta đến với Đức Mẹ và nhiều ơn lành sẽ đến từ lòng thương xót của Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ.
Sau cùng, Đức TGM đã cảm ơn BTC, cảm ơn các học sinh, ca đoàn và tất cả các tín hữu tham dự cuộc rước. Ngài cũng không quên cầu xin Chúa và Đức Mẹ phù hộ, che chở cho giáo phận và Ngài đã ban phép lành cho mọi người trước khi ra về.
Cuộc rước kiệu kính Đức Mẹ kết thúc lúc 03 giờ 50 chiều cùng ngày sau gần 2 tiếng cử hành các nghi thức tôn kính Đức Mẹ và Chầu Thánh Thể trong một buổi chiều se lạnh đầu mùa đông ở Nam Úc. Mọi người hân hoan ra về trong niềm tin yêu, cậy trông vào Thiên Chúa và Mẹ Maria
(VK tường thuật)
Thánh Lễ tại nhà nguyện Santa Marta: Như Đức Maria, Giáo hội là phụ nữ và là một người mẹ
Đặng Tự Do
17:02 21/05/2018
Lễ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo Hội, đã được cử hành lần đầu tiên trong toàn thể Giáo Hội vào ngày thứ Hai 21 tháng 5. Lễ này được mừng vào ngày thứ Hai sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Trong bài giảng Thánh Lễ tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng Giáo Hội là phụ nữ và là một người mẹ và đức tính đầu tiên của một người mẹ là sự dịu dàng.
Khi thiếu vắng nữ tính, theo Đức Thánh Cha, Giáo Hội giống như “một tổ chức từ thiện, hay một đội bóng”; và khi trở thành “một Giáo hội nam tính”, thật đáng buồn là Giáo Hội trở thành “một Giáo Hội của những người nam cô đơn già nua”, “không có khả năng yêu thương, không có khả năng sinh hoa kết quả.”
Lễ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo Hội đã được thiết định hồi tháng Ba năm nay qua sắc lệnh Ecclesia Mater (“Mẹ Giáo Hội”) của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích. Chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định việc cử hành lễ này vào ngày thứ Hai ngay sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, để “khuyến khích sự phát triển ý thức từ mẫu của Giáo Hội trong các mục tử, các tu sĩ nam nữ và các tín hữu, cũng như sự tăng trưởng lòng đạo đức bình dân chân chính về Đức Maria.”
“Tính từ mẫu” của Đức Maria
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng trong Tin Mừng, Đức Maria luôn được mô tả là “Mẹ Chúa Giêsu,” thay vì đại danh từ “Bà” hay danh xưng “góa phụ của ông Giuse”: tính chất từ mẫu của Đức Mẹ được nhấn mạnh trong các sách Tin Mừng. Đây cũng là đặc tính đã được các Giáo Phụ của Giáo Hội ghi nhận ngay lập tức, và đặc tính này cũng được áp dụng cho Giáo Hội.
Giáo hội là nữ tính, bởi vì đó là “giáo hội” và “tân nương” [cả hai từ này đều là nữ tính về mặt ngữ pháp]: Giáo hội là nữ tính. Và Giáo hội là mẹ; Giáo hội mang lại sự sống. Giáo hội là cô dâu và là mẹ. Và các Giáo phụ đi xa hơn và khi nói rằng Giáo hội là hiền thê của Chúa Kitô và là Mẹ. Và với thái độ này đến từ Đức Maria, Mẹ của Giáo Hội, chúng ta có thể hiểu được chiều kích nữ tính của Giáo Hội. Nếu không có chiều kích đó, Giáo Hội đánh mất đi căn tính của mình và trở thành một tổ chức từ thiện hoặc một đội bóng đá, hay bất cứ điều gì, nhưng không phải là Giáo Hội.
Không phải một Giáo Hội của những người nam cô đơn già nua
Chỉ có một Giáo hội nữ tính mới có thể có những “thái độ hiệu quả,” theo thánh ý Thiên Chúa, Đấng đã chọn “được sinh ra bởi một người phụ nữ để dạy chúng ta con đường nữ tính.”
Điều quan trọng là Giáo Hội là một người phụ nữ, hành xử theo cung cách của một cô dâu và một người mẹ. Khi chúng ta quên điều này, Giáo hội trở thành nam tính. Khi không còn chiều kích nữ tính nữa, Giáo Hội buồn thay trở thành một hội thánh của những người nam cô đơn già nua, và những người sống trong sự cô lập này không có khả năng yêu thương, không có khả năng sinh sản. Không có nữ tính, Giáo Hội không tiến lên được - vì Giáo Hội phải là nữ tính. Và chiều kích nữ tính này đến từ Đức Maria, bởi vì Chúa Giêsu đã muốn như vậy.
Sự dịu dàng của một người mẹ
Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng đức tính chủ yếu và nổi bật của một người phụ nữ, là sự dịu dàng, như sự dịu dàng của Đức Maria, khi bà “sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ”. Đức Mẹ chăm sóc cho Hài Nhi Giêsu, với sự hiền lành và khiêm nhường, đó là những đức tính vĩ đại của các bà mẹ.
Một Giáo Hội là một người mẹ đi dọc theo con đường của sự dịu dàng. Giáo Hội ấy biết ngôn ngữ đầy khôn ngoan của sự vuốt ve, của sự im lặng, của ánh mắt biết xót thương, biết im lặng. Đó cũng phải là cốt cách của người tín hữu trong Giáo Hội. Những ai sống theo tinh thần này biết rằng mình như một người mẹ phải đi cùng một con đường này: đó là trở thành một người dịu dàng, thân ái, biết mỉm cười, và tràn đầy tình yêu.
Source: Vatican News - Pope Francis: The Church, like Mary, is woman and mother
Khi thiếu vắng nữ tính, theo Đức Thánh Cha, Giáo Hội giống như “một tổ chức từ thiện, hay một đội bóng”; và khi trở thành “một Giáo hội nam tính”, thật đáng buồn là Giáo Hội trở thành “một Giáo Hội của những người nam cô đơn già nua”, “không có khả năng yêu thương, không có khả năng sinh hoa kết quả.”
Lễ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo Hội đã được thiết định hồi tháng Ba năm nay qua sắc lệnh Ecclesia Mater (“Mẹ Giáo Hội”) của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích. Chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định việc cử hành lễ này vào ngày thứ Hai ngay sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, để “khuyến khích sự phát triển ý thức từ mẫu của Giáo Hội trong các mục tử, các tu sĩ nam nữ và các tín hữu, cũng như sự tăng trưởng lòng đạo đức bình dân chân chính về Đức Maria.”
“Tính từ mẫu” của Đức Maria
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng trong Tin Mừng, Đức Maria luôn được mô tả là “Mẹ Chúa Giêsu,” thay vì đại danh từ “Bà” hay danh xưng “góa phụ của ông Giuse”: tính chất từ mẫu của Đức Mẹ được nhấn mạnh trong các sách Tin Mừng. Đây cũng là đặc tính đã được các Giáo Phụ của Giáo Hội ghi nhận ngay lập tức, và đặc tính này cũng được áp dụng cho Giáo Hội.
Giáo hội là nữ tính, bởi vì đó là “giáo hội” và “tân nương” [cả hai từ này đều là nữ tính về mặt ngữ pháp]: Giáo hội là nữ tính. Và Giáo hội là mẹ; Giáo hội mang lại sự sống. Giáo hội là cô dâu và là mẹ. Và các Giáo phụ đi xa hơn và khi nói rằng Giáo hội là hiền thê của Chúa Kitô và là Mẹ. Và với thái độ này đến từ Đức Maria, Mẹ của Giáo Hội, chúng ta có thể hiểu được chiều kích nữ tính của Giáo Hội. Nếu không có chiều kích đó, Giáo Hội đánh mất đi căn tính của mình và trở thành một tổ chức từ thiện hoặc một đội bóng đá, hay bất cứ điều gì, nhưng không phải là Giáo Hội.
Không phải một Giáo Hội của những người nam cô đơn già nua
Chỉ có một Giáo hội nữ tính mới có thể có những “thái độ hiệu quả,” theo thánh ý Thiên Chúa, Đấng đã chọn “được sinh ra bởi một người phụ nữ để dạy chúng ta con đường nữ tính.”
Điều quan trọng là Giáo Hội là một người phụ nữ, hành xử theo cung cách của một cô dâu và một người mẹ. Khi chúng ta quên điều này, Giáo hội trở thành nam tính. Khi không còn chiều kích nữ tính nữa, Giáo Hội buồn thay trở thành một hội thánh của những người nam cô đơn già nua, và những người sống trong sự cô lập này không có khả năng yêu thương, không có khả năng sinh sản. Không có nữ tính, Giáo Hội không tiến lên được - vì Giáo Hội phải là nữ tính. Và chiều kích nữ tính này đến từ Đức Maria, bởi vì Chúa Giêsu đã muốn như vậy.
Sự dịu dàng của một người mẹ
Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng đức tính chủ yếu và nổi bật của một người phụ nữ, là sự dịu dàng, như sự dịu dàng của Đức Maria, khi bà “sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ”. Đức Mẹ chăm sóc cho Hài Nhi Giêsu, với sự hiền lành và khiêm nhường, đó là những đức tính vĩ đại của các bà mẹ.
Một Giáo Hội là một người mẹ đi dọc theo con đường của sự dịu dàng. Giáo Hội ấy biết ngôn ngữ đầy khôn ngoan của sự vuốt ve, của sự im lặng, của ánh mắt biết xót thương, biết im lặng. Đó cũng phải là cốt cách của người tín hữu trong Giáo Hội. Những ai sống theo tinh thần này biết rằng mình như một người mẹ phải đi cùng một con đường này: đó là trở thành một người dịu dàng, thân ái, biết mỉm cười, và tràn đầy tình yêu.
Source: Vatican News - Pope Francis: The Church, like Mary, is woman and mother
Khủng bố Hồi Giáo IS tấn công vào một nhà thờ Chính Thống Giáo tại thủ đô Chechen
Đặng Tự Do
17:33 21/05/2018
Chỉ một vài ngày sau vụ tấn công kinh hoàng tại Surabaya (Indonesia), quân khủng bố Hồi Giáo IS đã tấn công vào một nơi thờ phượng Kitô Giáo khác.
Trong một tuyên bố trên các mạng xã hội, bọn khủng bố Hồi Giáo IS tuyên bố chịu trách nhiệm về cuộc tấn công hôm thứ Bẩy 19 tháng 5 vào một nhà thờ Chính thống ở thủ đô Grozny của Chechen, khiến một tín hữu và hai cảnh sát viên bị thiệt mạng.
Được trang bị dao, búa và các thiết bị gây cháy, bốn tên khủng bố xông vào nhà thờ Tổng lãnh thiên thần Micae vào khoảng 3 giờ chiều, khi các tín hữu đang chuẩn bị buổi lễ tối. Bọn khủng bố đã cố gắng bắt một số giáo dân làm con tin, nhưng lực lượng an ninh đã can thiệp và sau một cuộc chạm súng ngắn ngủi, diễn ra bên ngoài nhà thờ, bốn tên khủng bố đã bị bắn chết. Tuy nhiên, một tín hữu và hai cảnh sát viên đã bị thiệt mạng.
Tổng thống Chechen là ông Ramzan Kadyrov, đã đến hiện trường. Ông cho biết, dựa vào các nguồn tin an ninh Chechen, ba trong bốn kẻ khủng bố đến từ một nước phương Tây, và tên cầm đầu bọn chúng đến từ tỉnh Ingushetia. Những kẻ tấn công đều còn rất trẻ, từ 18 đến 19 tuổi.
Giáo trưởng Hồi Giáo Ismail Berdiyev, chủ tịch trung tâm điều phối Hồi giáo Bắc Caucasus, lên án vụ tấn công này. Ông nói: “Vụ tấn công này được thực hiện trong tháng chay Ramadan để làm cho tình hình trở nên bất ổn.”
Vladimir Legoyda, người đứng đầu Bộ Thông tin Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga, cho biết cuộc tấn công là “một nỗ lực khác của những kẻ cực đoan giả danh Hồi giáo nhằm đẩy đưa các Kitô hữu và người Hồi giáo vào tình trạng hận thù lẫn nhau”.
Source: Asia News Islamic State claims attack on Grozny Orthodox church
Trong một tuyên bố trên các mạng xã hội, bọn khủng bố Hồi Giáo IS tuyên bố chịu trách nhiệm về cuộc tấn công hôm thứ Bẩy 19 tháng 5 vào một nhà thờ Chính thống ở thủ đô Grozny của Chechen, khiến một tín hữu và hai cảnh sát viên bị thiệt mạng.
Được trang bị dao, búa và các thiết bị gây cháy, bốn tên khủng bố xông vào nhà thờ Tổng lãnh thiên thần Micae vào khoảng 3 giờ chiều, khi các tín hữu đang chuẩn bị buổi lễ tối. Bọn khủng bố đã cố gắng bắt một số giáo dân làm con tin, nhưng lực lượng an ninh đã can thiệp và sau một cuộc chạm súng ngắn ngủi, diễn ra bên ngoài nhà thờ, bốn tên khủng bố đã bị bắn chết. Tuy nhiên, một tín hữu và hai cảnh sát viên đã bị thiệt mạng.
Tổng thống Chechen là ông Ramzan Kadyrov, đã đến hiện trường. Ông cho biết, dựa vào các nguồn tin an ninh Chechen, ba trong bốn kẻ khủng bố đến từ một nước phương Tây, và tên cầm đầu bọn chúng đến từ tỉnh Ingushetia. Những kẻ tấn công đều còn rất trẻ, từ 18 đến 19 tuổi.
Giáo trưởng Hồi Giáo Ismail Berdiyev, chủ tịch trung tâm điều phối Hồi giáo Bắc Caucasus, lên án vụ tấn công này. Ông nói: “Vụ tấn công này được thực hiện trong tháng chay Ramadan để làm cho tình hình trở nên bất ổn.”
Vladimir Legoyda, người đứng đầu Bộ Thông tin Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga, cho biết cuộc tấn công là “một nỗ lực khác của những kẻ cực đoan giả danh Hồi giáo nhằm đẩy đưa các Kitô hữu và người Hồi giáo vào tình trạng hận thù lẫn nhau”.
Source: Asia News Islamic State claims attack on Grozny Orthodox church
Đức Tổng Giám Mục Manyo Maeda của Osaka ngạc nhiên khi được tấn phong Hồng Y.
Đặng Tự Do
19:11 21/05/2018
Theo tin tưởng của nhiều người, các vị tân Hồng Y phải được tiếp xúc và thông báo trước khi Đức Thánh Cha chính thức loan báo với thế giới các ngài được tấn phong Hồng Y. Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Manyo Maeda của tổng giáo phận Osaka khẳng định một cách dứt khoát rằng ngài hoàn toàn không hề được biết trước và vô cùng ngạc nhiên khi hay tin mình sẽ được nâng lên hàng Hồng Y.
“Mọi người gửi email đến và gọi điện chúc mừng và nói rằng họ đã nhìn thấy thông báo,” Đức Hồng Y tân cử nói với phóng viên ucanews.com sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô công bố danh sách các tân Hồng Y tại Rôma vào ngày 20 tháng 5.
Đức Hồng Y nói rằng khi người đầu tiên gọi đến chúc mừng, “bản thân tôi không biết về việc công bố này và tôi không hề được tiếp xúc trước. Bản thân tôi không nghĩ rằng tôi là người phù hợp nhất để trở thành một Hồng Y, vì thế tôi vẫn thấy chuyện này khó tin quá.”
Đức Tổng Giám Mục Maeda là phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Nhật Bản (CBCJ). Ngài sinh ở tỉnh Nagasaki vào năm 1949 và được thụ phong linh mục tại Tổng Giáo Phận Nagasaki vào năm 1975. Sau khi phục vụ trong thời gian từ 2006 đến 2011 với tư cách tổng thư ký của CBCJ, ngài được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm giám mục giáo phận Hiroshima vào tháng Chín 2011. Tháng Tám năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài làm tổng giám mục Osaka.
Là người gốc Nagasaki, Đức Giám Mục Maeda đã tham gia mạnh mẽ vào phong trào hòa bình ở Hiroshima. Ngài cũng làm tham dự vào án phong chân phước cho các “Kitô hữu thầm lặng” là những người đã bị đày đến tỉnh Shimane, thuộc Hiroshima. Khi bùng nổ phong trào bài Kitô ở Nhật Bản 150 năm trước, khoảng 3,400 Kitô hữu từ Nagasaki bị lưu đày đến những nơi khác nhau trong cả nước, và hơn 600 người đã chết rũ tù. Nagasaki trước đây đã từng là cứ địa truyền giáo Đông Á và Đông Nam Á. Các thừa sai từ Âu Châu được đưa đến đây tham dự các khóa học về các ngôn ngữ Á Châu trước khi ra đi truyền giáo.
Đức Tổng Giám Mục Maeda có thể được gọi là người thừa kế chính thức cho các tông đồ ngư dân. Khi còn là một linh mục giáo xứ, ngài thường đi câu cá trên thuyền và treo các phướn đầy mầu sắc như một hiệu kỳ của các ngư dân mỗi khi bắt được nhiều cá.
Trong nhiều năm, ngài cũng tham gia vào các hoạt động giáo dục, đại kết, và chăm sóc cho người khuyết tật của Hội Đồng Giám Mục Nhật.
Đức Hồng Y tân cử cũng là một bậc thầy về thơ ngắn của Nhật Bản, thường được gọi là haiku và các vần thơ của ngài thường xuất hiện trong các bài giảng và bài viết.
Đức Tổng Giám Mục Maeda là vị Hồng Y thứ sáu của Nhật Bản, nhưng không giống như các vị Hồng Y Nhật trước đây, ngài đã không tham gia vào các hoạt động trong lãnh vực quốc tế.
Source - UCANews Japanese archbishop shocked by elevation to cardinal
“Mọi người gửi email đến và gọi điện chúc mừng và nói rằng họ đã nhìn thấy thông báo,” Đức Hồng Y tân cử nói với phóng viên ucanews.com sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô công bố danh sách các tân Hồng Y tại Rôma vào ngày 20 tháng 5.
Đức Hồng Y nói rằng khi người đầu tiên gọi đến chúc mừng, “bản thân tôi không biết về việc công bố này và tôi không hề được tiếp xúc trước. Bản thân tôi không nghĩ rằng tôi là người phù hợp nhất để trở thành một Hồng Y, vì thế tôi vẫn thấy chuyện này khó tin quá.”
Đức Tổng Giám Mục Maeda là phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Nhật Bản (CBCJ). Ngài sinh ở tỉnh Nagasaki vào năm 1949 và được thụ phong linh mục tại Tổng Giáo Phận Nagasaki vào năm 1975. Sau khi phục vụ trong thời gian từ 2006 đến 2011 với tư cách tổng thư ký của CBCJ, ngài được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm giám mục giáo phận Hiroshima vào tháng Chín 2011. Tháng Tám năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài làm tổng giám mục Osaka.
Là người gốc Nagasaki, Đức Giám Mục Maeda đã tham gia mạnh mẽ vào phong trào hòa bình ở Hiroshima. Ngài cũng làm tham dự vào án phong chân phước cho các “Kitô hữu thầm lặng” là những người đã bị đày đến tỉnh Shimane, thuộc Hiroshima. Khi bùng nổ phong trào bài Kitô ở Nhật Bản 150 năm trước, khoảng 3,400 Kitô hữu từ Nagasaki bị lưu đày đến những nơi khác nhau trong cả nước, và hơn 600 người đã chết rũ tù. Nagasaki trước đây đã từng là cứ địa truyền giáo Đông Á và Đông Nam Á. Các thừa sai từ Âu Châu được đưa đến đây tham dự các khóa học về các ngôn ngữ Á Châu trước khi ra đi truyền giáo.
Đức Tổng Giám Mục Maeda có thể được gọi là người thừa kế chính thức cho các tông đồ ngư dân. Khi còn là một linh mục giáo xứ, ngài thường đi câu cá trên thuyền và treo các phướn đầy mầu sắc như một hiệu kỳ của các ngư dân mỗi khi bắt được nhiều cá.
Trong nhiều năm, ngài cũng tham gia vào các hoạt động giáo dục, đại kết, và chăm sóc cho người khuyết tật của Hội Đồng Giám Mục Nhật.
Đức Hồng Y tân cử cũng là một bậc thầy về thơ ngắn của Nhật Bản, thường được gọi là haiku và các vần thơ của ngài thường xuất hiện trong các bài giảng và bài viết.
Đức Tổng Giám Mục Maeda là vị Hồng Y thứ sáu của Nhật Bản, nhưng không giống như các vị Hồng Y Nhật trước đây, ngài đã không tham gia vào các hoạt động trong lãnh vực quốc tế.
Source - UCANews Japanese archbishop shocked by elevation to cardinal
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Ban Truyền thông mừng bổn mạng
Văn Minh
08:05 21/05/2018
“Nhờ ơn Chúa Thánh Thần biến đổi mà mỗi người chúng ta được trở nên hoàn thiện hơn, biết ý thức trong việc xây dựng Giáo hội và loan báo Tin Mừng của Đức Kitô đến cho muôn người”.
Trên đây là lời chia sẻ của cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bạt, trong Thánh lễ mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống - bổn mạng Ban Truyền thông giáo xứ Vĩnh Hòa, diễn ra lúc 17g30 Chúa Nhật, ngày 20.05.2018.
Thánh lễ trọng thể do cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán - chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bạt, SCJ (Dòng linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu), cùng đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ đến hiệp dâng Thánh lễ.
Xem Hình
Đầu lễ, cha chủ tế mời gọi cộng đoàn hiệp dâng lời cầu nguyện cho anh em trong Ban Truyền thông trong giáo xứ được nhiều sức khỏe, tinh thần hăng say và lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô Phục sinh đến cho mọi người trên các phương tiện truyền thông của ngày hôm nay.
Bài giảng trong Thánh lễ, cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bạt chia sẻ: Qua mọi thời đại, chúng ta vẫn thấy một Giáo hội hiệp nhất và không ngừng phát triển, có được như vậy là nhờ ơn Chúa Thánh Thần đã hiệp nhất nên một, cũng nhờ Chúa Thánh Thần mà xưa kia các Tông đồ mới có lòng can đảm ra đi rao giảng Tin Mừng và làm chứng về Đức Kitô Phục sinh. Thật vậy, Chúa Thánh Thần là Đấng ban cho con người sự sống, và dẫn đưa chúng ta đi đến chân lý vẹn toàn. Đồng thời, giúp cho chúng ta phân biệt được thiện với ác, tốt và xấu. Nhờ đó, sẽ biến đổi mỗi người chúng ta được trở nên hoàn thiện hơn, biết ý thức trong việc xây dựng Giáo hội và loan báo Tin Mừng của Đức Kitô đến cho muôn người giữa lòng thế giới hôm nay.
Sau lời nguyện hiệp lễ, anh Gioan Baotixita Nguyễn Vĩnh Thân, Trưởng Ban Truyền thông, thay mặt lên ngỏ lời cảm ơn quý cha, quý cộng đoàn đã hiệp dâng Thánh lễ hôm nay được sốt sắng; và bó hoa tươi được vị đại diện dâng lên quý cha trong tâm tình cảm mến và tri ân. Nhân dịp này, anh Gioan Baoxixita cũng giới thiệu lên quý cha cùng cộng đoàn đôi nét về hoạt động của Ban Truyền thông trong năm qua. Ban Truyền thông đã đưa tin và sự kiện của giáo xứ lên trang (Web) tgpsaigon.net, giaohatphutho.org, gxvinhhoa.net, và vietcatholic.org, với tổng số 162 tin. Trong đó, tin giáo xứ Vĩnh Hòa được 102, bao gồm các ngày lễ mừng bổn mạng và những hoạt động của giáo xứ, giáo họ, và các Hội đoàn. Ngoài ra, các thành viên thường xuyên đi tham dự Thánh lễ vào tối thứ Ba đầu tháng trên TGP, tham gia câu lạc bộ Media, họp linh đạo vào tối thứ Ba tuần thứ Ba của giáo hạt…vv
Đáp từ, cha xứ thay mặt cộng đoàn phụng vụ có lời cảm ơn anh em trong Ban truyền thông đã tích cực phục vụ cách âm thầm, hy sinh thời gian của mình đi lấy tin, chụp hình, và viết bài đăng lên trang Web của giáo xứ trong thời gian qua được tốt đẹp, cách riêng, đối với ông cố Giuse Phạm Văn An, hàng ngày thâu (Audio) bài giảng trong Thánh lễ đưa lên trang Web, nhằm giúp cho những người đau yếu không thể đến được nhà thờ tham dự Thánh lễ được. Ngoài những công việc anh em đã làm, ngài cũng mong muốn anh em trong Ban Truyền thông hãy cố gắng hơn nữa trong việc đăng bài suy niệm hàng ngày trên trang Web trước 17g00 giờ ngày hôm trước, và đi tác nghiệp trong các giờ đọc kinh tối liên gia đình trong các giáo họ.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30. Sau Thánh lễ, quý cha cùng anh em trong Ban Truyền thông chụp chung tấm hình kỷ niệm ngay trên cung thánh.
Trên đây là lời chia sẻ của cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bạt, trong Thánh lễ mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống - bổn mạng Ban Truyền thông giáo xứ Vĩnh Hòa, diễn ra lúc 17g30 Chúa Nhật, ngày 20.05.2018.
Thánh lễ trọng thể do cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán - chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bạt, SCJ (Dòng linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu), cùng đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ đến hiệp dâng Thánh lễ.
Xem Hình
Đầu lễ, cha chủ tế mời gọi cộng đoàn hiệp dâng lời cầu nguyện cho anh em trong Ban Truyền thông trong giáo xứ được nhiều sức khỏe, tinh thần hăng say và lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô Phục sinh đến cho mọi người trên các phương tiện truyền thông của ngày hôm nay.
Bài giảng trong Thánh lễ, cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bạt chia sẻ: Qua mọi thời đại, chúng ta vẫn thấy một Giáo hội hiệp nhất và không ngừng phát triển, có được như vậy là nhờ ơn Chúa Thánh Thần đã hiệp nhất nên một, cũng nhờ Chúa Thánh Thần mà xưa kia các Tông đồ mới có lòng can đảm ra đi rao giảng Tin Mừng và làm chứng về Đức Kitô Phục sinh. Thật vậy, Chúa Thánh Thần là Đấng ban cho con người sự sống, và dẫn đưa chúng ta đi đến chân lý vẹn toàn. Đồng thời, giúp cho chúng ta phân biệt được thiện với ác, tốt và xấu. Nhờ đó, sẽ biến đổi mỗi người chúng ta được trở nên hoàn thiện hơn, biết ý thức trong việc xây dựng Giáo hội và loan báo Tin Mừng của Đức Kitô đến cho muôn người giữa lòng thế giới hôm nay.
Sau lời nguyện hiệp lễ, anh Gioan Baotixita Nguyễn Vĩnh Thân, Trưởng Ban Truyền thông, thay mặt lên ngỏ lời cảm ơn quý cha, quý cộng đoàn đã hiệp dâng Thánh lễ hôm nay được sốt sắng; và bó hoa tươi được vị đại diện dâng lên quý cha trong tâm tình cảm mến và tri ân. Nhân dịp này, anh Gioan Baoxixita cũng giới thiệu lên quý cha cùng cộng đoàn đôi nét về hoạt động của Ban Truyền thông trong năm qua. Ban Truyền thông đã đưa tin và sự kiện của giáo xứ lên trang (Web) tgpsaigon.net, giaohatphutho.org, gxvinhhoa.net, và vietcatholic.org, với tổng số 162 tin. Trong đó, tin giáo xứ Vĩnh Hòa được 102, bao gồm các ngày lễ mừng bổn mạng và những hoạt động của giáo xứ, giáo họ, và các Hội đoàn. Ngoài ra, các thành viên thường xuyên đi tham dự Thánh lễ vào tối thứ Ba đầu tháng trên TGP, tham gia câu lạc bộ Media, họp linh đạo vào tối thứ Ba tuần thứ Ba của giáo hạt…vv
Đáp từ, cha xứ thay mặt cộng đoàn phụng vụ có lời cảm ơn anh em trong Ban truyền thông đã tích cực phục vụ cách âm thầm, hy sinh thời gian của mình đi lấy tin, chụp hình, và viết bài đăng lên trang Web của giáo xứ trong thời gian qua được tốt đẹp, cách riêng, đối với ông cố Giuse Phạm Văn An, hàng ngày thâu (Audio) bài giảng trong Thánh lễ đưa lên trang Web, nhằm giúp cho những người đau yếu không thể đến được nhà thờ tham dự Thánh lễ được. Ngoài những công việc anh em đã làm, ngài cũng mong muốn anh em trong Ban Truyền thông hãy cố gắng hơn nữa trong việc đăng bài suy niệm hàng ngày trên trang Web trước 17g00 giờ ngày hôm trước, và đi tác nghiệp trong các giờ đọc kinh tối liên gia đình trong các giáo họ.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30. Sau Thánh lễ, quý cha cùng anh em trong Ban Truyền thông chụp chung tấm hình kỷ niệm ngay trên cung thánh.
Chung tay góp sức xây tượng đài Đức Mẹ La Vang và Bia Bát Phúc bên Do Thái
VietCatholic
16:02 21/05/2018
Chung tay góp sức xây tượng đài Đức Mẹ La Vang và Bia Bát Phúc bên Do Thái
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam, Đức TGM Giuse Nguyễn chí Linh, Chủ tịch Hội đồng GMVN, cùng với quí giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ cùng toàn thể anh chị em giáo dân thuộc các phái đoàn hành hương từ khắp nơi sẽ đến Do thái để Khánh thành tượng đài Đức Mẹ La Vang vào lúc 9 giờ sáng ngày 18 tháng 10 năm 2018. Tượng Đức Mẹ La Vang được đặt trên đỉnh đồi thôn Abu Gosh trong khuôn viên nhà thờ Hòm Giao Ước Thánh (the Church of the Ark of Covenant) thuộc Kyriat Yearim, ở Jerusalem, Do thái.
(*Xem tin về tượng Đức Mẹ La Vang tại nhà thờ Hòm Bia Thánh)
Tiếp đến Bia Tám Mối Phúc Thật bằng tiếng Việt Nam sẽ được Khánh thành vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng 10 năm 2018 trên đồi Bát Phúc (Mount of Beatitudes) ở Capernaum, Do thái.
(*Xem tin về Bia đá Tám Mối Phúc tại Beatitudes)
Đây là niềm mơ ước và hãnh diện của người Công Giáo Việt Nam vì từ đây “Hiến Chương Nước Trời” bằng tiếng Việt tức là Tám Phúc Thật trong bài giảng của Chúa Giêsu trên núi Bát Phúc (Mount of Beatitudes) sẽ hiện diện mãi mãi ở đây.
Là người Công Giáo, ai ai cũng biết rằng: 10 Điều Răn tức là 10 lề luật căn bản Thiên Chúa trao ban cho Moisen là giao ước giữa Thiên Chúa trước tiên với dân được tuyển chọn Israel và tiếp đến là cho tất cả mọi người tin vào Chúa Giêsu Kitô như lề luật căn bản cho niềm tin vào Thiên Chúa độc nhất, cho đời sống luân lý, đạo đức, và xã hội của loài người. Đức Mẹ La Vang từ đây cũng sẽ hiện diện với địa danh quan trọng nhà thờ Hòm Giao Ước Thánh trong Cựu Ước.
Tượng Đức Mẹ La Vang đang được thực hiện tại Việt Nam bằng loại đá cẩm thạch trắng mịn và tốt nhất tại Việt Nam. Tượng mới này cao gần 2 mét gồm cả bệ chân. Tượng Đức Mẹ La Vang đang được điêu khắc theo tiêu chuẩn mới của Hội Đồng Giám
Mục Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã hội ý với Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh để được chỉ dẫn và Linh mục Thư ký thuộc Ban Kiến Thiết Tượng cho Vương cung Thánh đường thuộc Trung tâm Hành Hương toàn quốc La Vang cho biết: “Tượng Đức Mẹ La Vang mới đã được chỉnh sửa cho có tính thần học hơn và bộc lộ tinh thần Việt hơn, tuy nhiên không thay đổi kiểu dáng như đang có”. Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh đã vui lòng đảm nhận vai trò giám sát trong tiến trình điêu khắc và hoàn thành tượng Mẹ La Vang tại Việt Nam.
Tại khung viên nhà thờ Hòm Giao Ước Thánh nơi dựng tượng Mẹ La Vang cũng sẽ xây dựng một Bàn Thờ bằng đá quí và ghế Chủ tế cho các đoàn hành hương tới thăm viếng và khi muốn cử hành thánh lễ.
Đức Mẹ La Vang sẽ đứng trực tiếp tại bàn đá trên đầu cột trụ thuộc di tích thuộc nhà thờ được xây vào thế kỷ V ở chính nơi này. Điều này mang một ý nghĩa vô cùng cao quí và lịch sử, vì nối kết Mẹ La Vang với di tích trực tiếp của nhà thờ Đức Mẹ Hòm Giao Ước cổ xưa.
Tấm đá trắng hiện đang sử dụng làm mặt bàn thờ cũng là di tích của ngôi nhà thờ cổ, hiện ở gần chỗ tượng Đức Mẹ đứng nên sẽ di chuyển tới gần tượng Đức Mẹ và nâng cao thêm thành 0m75, dùng làm bàn thờ. Những công tác này hiện đang được Cha Nguyễn Công Đoan, SJ, hiện là giáo sư Học Viện Thánh Kinh Jerusalem thực hiện.
Bia khắc lịch sử Mẹ La Vang để ghi nhớ sự tích Đức Mẹ hiện ra với người Công Giáo Việt Nam trong thời kỳ khó khăn bách hại đạo để cho du khách thăm viếng được hiểu về lịch sử Giáo hội Việt Nam. Một bia khắc tên Ân Nhân những người đã góp công sức hoàn thành tượng Mẹ La Vang, hai bia này sẽ đặt ở bờ tường sau lưng Đức Mẹ.
Nếu có đủ tiền, Ban tổ chức cũng mong muốn thực hiện một Màn hình điện tử hướng dẫn gao gồm thiết kế đường giây điện, máy điện toán, màn hình, thảo chương nhu liệu, dữ kiện… và nhất là chi phí tiền điện, internet, tiền cho công nhân bảo trì (ước tính dài hạn bảo trì ít nhất từ 10 tới 20 năm). Nếu làm được màn hình chỉ dẫn thì ta có thể cập nhật những tin tức về Giáo hội Việt Nam, hình ảnh và videos về các biến cố xẩy ra ở Việt Nam để giới thiệu cho những ai muốn tìm hiểu về Giáo hội và con người Việt Nam.
Như Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh đã nói với chúng tôi ngày 24/10/2017 như sau:
“Đây là một công trình lâu dài, cho nên phải làm thế nào cho vừa ý mọi tầng lớp, cần tham khảo rộng rãi để mọi người có ý kiến, và thậm chí là mọi người có thể đóng góp cách nọ cách kia, để cảm thấy rằng mình cũng có mặt trong biến cố này… Tôi cũng nghĩ rằng nếu như tổ chức được một chuyến hành hương lớn quy tụ được cả những người trong nước và những người Việt Nam ở khắp năm châu có mặt trong ngày này thì thật là tuyệt vời”.
(Xin nhấn vào link này để xem video Đức TGM Giuse trả lời về Tượng Đức Mẹ La Vang tại Thánh địa Do Thái)
Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh phát biểu như sau khi biết rằng sẽ khánh thành tượng Đức Mẹ La Vang và kinh Bát Phúc bên Do thái. Ngài nói:
“Tôi nghĩ đây là một tin vui. Đây là một cách giới thiệu Đức Mẹ và qua Đức Mẹ La Vang giới thiệu Giáo hội Việt Nam và đất nước Việt Nam cho toàn thế giới. Tôi đề nghị nên có thiết bị màn hình hiện đại chỉ dẫn và giới thiệu bằng nhiều thứ tiếng … Việc thực hiện này phải tôn tốn kém, nhưng tôi nghĩ rằng tốn kém thì anh em giáo dân chúng ta khắp thế giới có thể chung tay góp sức. Đây là cách mà đã đến lúc chúng ta phải giáo dục nhau và nhắc nhở nhau Giáo hội Việt Nam có kinh vắn tắt như thế này “Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con biết việc phải làm” thì tôi nghĩ rằng đây là việc phải làm ưu tiên, bởi vì có thể chúng ta phải hy sinh miếng ăn miếng mặc… và chắc là không đến nỗi như vậy, nhưng chúng ta phải cố thực hiện”.
(Xin nhấn vào link này để xem video Đức cha Hoàng Đức Oanh nói về Tượng Đức Mẹ La Vang tại Thánh địa Do Thái)
Dự trù chi phí cho tất cả các khoản chi tiêu trên đây ước tính là $50.000 mỹ kim.
Hiện tại chính chúng tôi đã đóng góp và những người thân hứa cho và có số tiền chừng $20.000 mỹ kim.
Do vậy, số tiền còn thiếu cho dự án, chúng tôi kêu gọi sự đóng góp của toàn thể quí linh mục, tu sĩ và quí ông bà, anh chị em Công Giáo Việt Nam ở khắp nơi để có thể mau chóng hoàn thành món quà: Tượng Mẹ La Vang và Bàn thờ, Bia Kinh Tám Mối Phúc thật và Màn hình hướng dẫn nơi Đất Thánh Do thái. Tùy lòng hảo tâm và tùy khả năng đóng góp -- dù là $10, $20 mỹ kim … hay $100 hay $1.000 đều được nồng nhiệt đón nhận.
Với những ai dâng vào Quỹ Tượng Mẹ La Vang $2000 mỹ kim trở lên sẽ được khắc tên trong Bảng Ân Nhân nơi tượng của Mẹ La Vang. Cũng vậy những ai dâng cúng từ $2000 trở lên vào Quỹ Kinh Tám Mối Phúc thật sẽ được khắc tên Bảng Ân Nhân nơi Bia Tám Mối Phúc thật để ghi nhớ muôn đời. Vì số chỗ viết tên trong Bảng Ân Nhân có hạn, ưu tiên cho những ai ghi danh sớm.
Mục đích quyên góp tiền là để thực hiện xong các dự án nêu trên mà thôi. Việc quyên góp sẽ bắt đầu từ ngày 20/5/2018 và sẽ đóng sổ vào ngày 15/7/2018, tức là chỉ trong hạn hơn 1 tháng rưỡi hay khi có đủ tiền thì sẽ đóng sổ Quỹ Quyên Góp này.
Xin quảng đại góp Quỹ xây Tượng Đài Mẹ La Vang và Bia Tám Mối Phúc bên Thánh Địa:
Gửi tiền qua Zelle:
Nếu quí vị quen banking dùng Iphone hay smartphone thì có thể chuyển tiền như sau:
- Dùng cell phone vào mở Bank App của mình
- Open Transfer / Send -- Rồi nhấn: Send Money with Zelle.
Sau đó điền vào send cho email: vietcatholictrip@yahoo.com Thế là xong, giản tiện.
Gửi chi phiếu check cá nhân xin đề tên VietCatholic và gửi về địa chỉ:
VietCatholic
P.O. Box. 2068
Garden Grove, CA 92842
Muốn sử dụng Paypal và các loại Credit Cards (rất bảo đảm) xin nhấn vào hình dưới này:
Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc email vietcatholic@gmail.com
(*Xem tin về tượng Đức Mẹ La Vang tại nhà thờ Hòm Bia Thánh)
Tiếp đến Bia Tám Mối Phúc Thật bằng tiếng Việt Nam sẽ được Khánh thành vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng 10 năm 2018 trên đồi Bát Phúc (Mount of Beatitudes) ở Capernaum, Do thái.
(*Xem tin về Bia đá Tám Mối Phúc tại Beatitudes)
Đây là niềm mơ ước và hãnh diện của người Công Giáo Việt Nam vì từ đây “Hiến Chương Nước Trời” bằng tiếng Việt tức là Tám Phúc Thật trong bài giảng của Chúa Giêsu trên núi Bát Phúc (Mount of Beatitudes) sẽ hiện diện mãi mãi ở đây.
Là người Công Giáo, ai ai cũng biết rằng: 10 Điều Răn tức là 10 lề luật căn bản Thiên Chúa trao ban cho Moisen là giao ước giữa Thiên Chúa trước tiên với dân được tuyển chọn Israel và tiếp đến là cho tất cả mọi người tin vào Chúa Giêsu Kitô như lề luật căn bản cho niềm tin vào Thiên Chúa độc nhất, cho đời sống luân lý, đạo đức, và xã hội của loài người. Đức Mẹ La Vang từ đây cũng sẽ hiện diện với địa danh quan trọng nhà thờ Hòm Giao Ước Thánh trong Cựu Ước.
Tượng Đức Mẹ La Vang đang được thực hiện tại Việt Nam bằng loại đá cẩm thạch trắng mịn và tốt nhất tại Việt Nam. Tượng mới này cao gần 2 mét gồm cả bệ chân. Tượng Đức Mẹ La Vang đang được điêu khắc theo tiêu chuẩn mới của Hội Đồng Giám
Tại khung viên nhà thờ Hòm Giao Ước Thánh nơi dựng tượng Mẹ La Vang cũng sẽ xây dựng một Bàn Thờ bằng đá quí và ghế Chủ tế cho các đoàn hành hương tới thăm viếng và khi muốn cử hành thánh lễ.
Đức Mẹ La Vang sẽ đứng trực tiếp tại bàn đá trên đầu cột trụ thuộc di tích thuộc nhà thờ được xây vào thế kỷ V ở chính nơi này. Điều này mang một ý nghĩa vô cùng cao quí và lịch sử, vì nối kết Mẹ La Vang với di tích trực tiếp của nhà thờ Đức Mẹ Hòm Giao Ước cổ xưa.
Tấm đá trắng hiện đang sử dụng làm mặt bàn thờ cũng là di tích của ngôi nhà thờ cổ, hiện ở gần chỗ tượng Đức Mẹ đứng nên sẽ di chuyển tới gần tượng Đức Mẹ và nâng cao thêm thành 0m75, dùng làm bàn thờ. Những công tác này hiện đang được Cha Nguyễn Công Đoan, SJ, hiện là giáo sư Học Viện Thánh Kinh Jerusalem thực hiện.
Bia khắc lịch sử Mẹ La Vang để ghi nhớ sự tích Đức Mẹ hiện ra với người Công Giáo Việt Nam trong thời kỳ khó khăn bách hại đạo để cho du khách thăm viếng được hiểu về lịch sử Giáo hội Việt Nam. Một bia khắc tên Ân Nhân những người đã góp công sức hoàn thành tượng Mẹ La Vang, hai bia này sẽ đặt ở bờ tường sau lưng Đức Mẹ.
Nếu có đủ tiền, Ban tổ chức cũng mong muốn thực hiện một Màn hình điện tử hướng dẫn gao gồm thiết kế đường giây điện, máy điện toán, màn hình, thảo chương nhu liệu, dữ kiện… và nhất là chi phí tiền điện, internet, tiền cho công nhân bảo trì (ước tính dài hạn bảo trì ít nhất từ 10 tới 20 năm). Nếu làm được màn hình chỉ dẫn thì ta có thể cập nhật những tin tức về Giáo hội Việt Nam, hình ảnh và videos về các biến cố xẩy ra ở Việt Nam để giới thiệu cho những ai muốn tìm hiểu về Giáo hội và con người Việt Nam.
“Đây là một công trình lâu dài, cho nên phải làm thế nào cho vừa ý mọi tầng lớp, cần tham khảo rộng rãi để mọi người có ý kiến, và thậm chí là mọi người có thể đóng góp cách nọ cách kia, để cảm thấy rằng mình cũng có mặt trong biến cố này… Tôi cũng nghĩ rằng nếu như tổ chức được một chuyến hành hương lớn quy tụ được cả những người trong nước và những người Việt Nam ở khắp năm châu có mặt trong ngày này thì thật là tuyệt vời”.
(Xin nhấn vào link này để xem video Đức TGM Giuse trả lời về Tượng Đức Mẹ La Vang tại Thánh địa Do Thái)
Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh phát biểu như sau khi biết rằng sẽ khánh thành tượng Đức Mẹ La Vang và kinh Bát Phúc bên Do thái. Ngài nói:
“Tôi nghĩ đây là một tin vui. Đây là một cách giới thiệu Đức Mẹ và qua Đức Mẹ La Vang giới thiệu Giáo hội Việt Nam và đất nước Việt Nam cho toàn thế giới. Tôi đề nghị nên có thiết bị màn hình hiện đại chỉ dẫn và giới thiệu bằng nhiều thứ tiếng … Việc thực hiện này phải tôn tốn kém, nhưng tôi nghĩ rằng tốn kém thì anh em giáo dân chúng ta khắp thế giới có thể chung tay góp sức. Đây là cách mà đã đến lúc chúng ta phải giáo dục nhau và nhắc nhở nhau Giáo hội Việt Nam có kinh vắn tắt như thế này “Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con biết việc phải làm” thì tôi nghĩ rằng đây là việc phải làm ưu tiên, bởi vì có thể chúng ta phải hy sinh miếng ăn miếng mặc… và chắc là không đến nỗi như vậy, nhưng chúng ta phải cố thực hiện”.
(Xin nhấn vào link này để xem video Đức cha Hoàng Đức Oanh nói về Tượng Đức Mẹ La Vang tại Thánh địa Do Thái)
Dự trù chi phí cho tất cả các khoản chi tiêu trên đây ước tính là $50.000 mỹ kim.
Do vậy, số tiền còn thiếu cho dự án, chúng tôi kêu gọi sự đóng góp của toàn thể quí linh mục, tu sĩ và quí ông bà, anh chị em Công Giáo Việt Nam ở khắp nơi để có thể mau chóng hoàn thành món quà: Tượng Mẹ La Vang và Bàn thờ, Bia Kinh Tám Mối Phúc thật và Màn hình hướng dẫn nơi Đất Thánh Do thái. Tùy lòng hảo tâm và tùy khả năng đóng góp -- dù là $10, $20 mỹ kim … hay $100 hay $1.000 đều được nồng nhiệt đón nhận.
Với những ai dâng vào Quỹ Tượng Mẹ La Vang $2000 mỹ kim trở lên sẽ được khắc tên trong Bảng Ân Nhân nơi tượng của Mẹ La Vang. Cũng vậy những ai dâng cúng từ $2000 trở lên vào Quỹ Kinh Tám Mối Phúc thật sẽ được khắc tên Bảng Ân Nhân nơi Bia Tám Mối Phúc thật để ghi nhớ muôn đời. Vì số chỗ viết tên trong Bảng Ân Nhân có hạn, ưu tiên cho những ai ghi danh sớm.
Mục đích quyên góp tiền là để thực hiện xong các dự án nêu trên mà thôi. Việc quyên góp sẽ bắt đầu từ ngày 20/5/2018 và sẽ đóng sổ vào ngày 15/7/2018, tức là chỉ trong hạn hơn 1 tháng rưỡi hay khi có đủ tiền thì sẽ đóng sổ Quỹ Quyên Góp này.
Xin quảng đại góp Quỹ xây Tượng Đài Mẹ La Vang và Bia Tám Mối Phúc bên Thánh Địa:
Gửi tiền qua Zelle:
Nếu quí vị quen banking dùng Iphone hay smartphone thì có thể chuyển tiền như sau:
- Dùng cell phone vào mở Bank App của mình
- Open Transfer / Send -- Rồi nhấn: Send Money with Zelle.
Sau đó điền vào send cho email: vietcatholictrip@yahoo.com Thế là xong, giản tiện.
Gửi chi phiếu check cá nhân xin đề tên VietCatholic và gửi về địa chỉ:
VietCatholic
P.O. Box. 2068
Garden Grove, CA 92842
Muốn sử dụng Paypal và các loại Credit Cards (rất bảo đảm) xin nhấn vào hình dưới này:
Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc email vietcatholic@gmail.com
Đức Thánh Cha bổ nhiệm đại diện không thường trú tại Việt Nam
Đặng Tự Do
16:07 21/05/2018
Trong thông cáo đưa ra vào hôm thứ Hai 21 tháng 5, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Singapore và đồng thời là Đại diện không thường trú của ngài tại Việt Nam.
Cho đến nay, Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski là Sứ Thần Tòa Thánh tại Zimbabwe.
Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski sinh ngày 2 tháng Hai năm 1963 tại Augustów Ba Lan. Ngài được thụ phong linh mục ngày 27 tháng Năm, 1989.
Ngài đã gia nhập ngành ngoại giao Tòa Thánh từ ngày 1 tháng Bẩy, 1995 và được tấn phong Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Phi Châu khi được bổ nhiệm Sứ Thần Tòa Thánh tại Zimbabwe vào ngày 25 tháng Ba, 2014. Ngài được tấn phong ngày 31 tháng Năm, 2014.
Khẩu hiệu giám mục của ngài là “Lumen Vitae Christus” (Chúa Kitô là Ánh sáng ban Sự sống).
Với bổ nhiệm này, Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski sẽ kế nhiệm Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli. Đức Cha Leopoldo Girelli sinh ngày 13 tháng Ba, 1953, nghĩa là hơn Đức Cha Marek Zalewski 10 tuổi, đã là Sứ Thần Tòa Thánh tại Singapore, Khâm Sứ Tòa Thánh tại Mã Lai Á, và đồng thời là Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam từ ngày 13 tháng Giêng, 2011 đến ngày 13 tháng Chín, 2017, là ngày ngài đã được bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel, và Palestine. Hai ngày sau đó, Tòa Thánh cũng bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli làm Sứ Thần Tòa Thánh tại đảo Síp (Cyprus).
Source: Catholic Hierarchy - Archbishop Marek Zalewski
Văn Hóa
Điều tra hay trừng tra? Một lần nữa nhìn lại Cha Teilhard de Chardin
Vũ Văn An
22:40 21/05/2018
Ngài ở trên Twitter và trên khắp Facebook; một nhà sản xuất Hoa Kỳ đang thực hiện một cuốn phim tài liệu về đời sống ngài, và một tài tử nổi danh của Anh đang viết một vở kịch về ngài. Âý thế nhưng, nhiều người vẫn không biết Cha Dòng Tên Pierre Teilhard de Chardin là ai.
Nhiều người ái mộ cha, cả học giả, khoa học gia lẫn nghệ sĩ, đang cố gắng thay đổi điều trên và đặt vị linh mục kiêm nhà cổ sinh vật học này trở lại ánh sáng nổi bật và chỗ đứng xứng đáng của ngài ở Vatican.
Sinh ngày 1 tháng 5 năm 1881, vị tu sĩ Dòng Tên này là một nhà địa chất và cổ sinh vật học nổi tiếng, người đã dự phần vào việc khám phá ra Người Bắc Kinh vào năm 1925. Khám phá này ủng hộ lý thuyết cho rằng các hữu thể nhân bản biến hóa từ nhiều dòng dõi ở các miền khác nhau.
Cảnh cáo
Tuy nhiên, các cố gắng của ngài nhằm tích nhập điều khoa học gợi ý về biến hóa với các chân lý đức tin dẫn đến việc ngăn cấm giảng dậy và xuất bản trong suốt sinh thời của ngài. Văn Phòng Thánh, tiền thân của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, năm 1962, 7 năm sau ngày ngài qua đời, đã ban hành một monitum – tức lời cảnh cáo chính thức, phần lớn áp dụng đối với các nhà đào tạo tại các chủng viện, vì cho rằng công trình của ngài chứa “nhiều hàm hồ nguy hiểm và nhiều sai lạc trầm trọng”.
Bản cảnh cáo này không bao giờ nói rõ các hàm hồ hoặc sai lạc này là những điều gì, và có lý thuyết cho rằng cuối cùng, đây chỉ là một thủ thuật có tính chính trị nhằm làm suy yếu ảnh hưởng to lớn của các ý nghĩ và viễn tượng của ngài trong các cuộc thảo luận tại Công Đồng Vatican II, khởi đầu từ năm 1962.
Trước cha Teilhard, Giáo Hội vốn tìm cách “bảo vệ Thiên Chúa, Đấng Tạo Dựng, chống lại ý niệm biến hóa, thế mà nay, cái ông Dòng Tên này lại nhìn thấy biến hóa trong chương trình của Thiên Chúa”, Đức Cha Melchor Sanchez de Toca, phó tổng thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa và là một chuyên gia về mối tương quan giữa khoa học và đức tin nói thế.
Đức Cha de Toca nói với Catholic News Service hồi đầu tháng Năm rằng cách tiếp cận của vị tu sĩ Dòng Tên này có tính khai phá vì “nó không đơn giản chỉ là việc hòa giải khoa học và đức tin; nó tích nhập, tạo ra một viễn kiến đơn nhất, toàn bộ vì trong quá khứ, đã có nguy cơ phân rẽ triệt để” hai điều này.
Theo Đức Cha, ngày nay monitum hoàn toàn lỗi thời vì không những nó không bao giờ ngăn cản được việc người ta nghiên cứu các trước tác của ngài, mà các nhà thần học ngày nay “có thể đưa ra các phán đoán hoàn cầu tốt hơn đối với các công trình của ngài” và chỉ ra các ý nghĩa chúng muốn nói và các điểm yếu của chúng. Đức cha nói rằng “Ngài là một nhà thơ và nhân chủng học có tài, chứ không hẳn là triết gia hoặc thần học gia tài ba”, đây là lý do có “một số hồ đồ trong các công trình của ngài”.
Tuy nhiên, viễn kiến tổng thể của Teilhard gây ảnh hưởng lớn đối với các nghị phụ Công Đồng trong văn kiện Gaudium et Spes, và mọi vị giáo hoàng gần đây, bắt đầu với Chân Phúc Phaolô VI, đã trích dẫn một cách thuận lợi các công trình của ngài. Đức Phanxicô thậm chí đã dành cho cha một ghi chú trong thông điệp Laudato Si’ của ngài, lồng vào một cảm thức về sự diễn biến thế giới đầy huyền nhiệm và đẹp đẽ, trong đó, số phận sau cùng của vũ trụ nằm trong sự viên mãn của Thiên Chúa.
Đức cha Sanchez xác nhận rằng Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, đứng đầu Hội Đồng Văn Hóa, đã đệ trình một đề nghị lên Đức Phanxicô xin ngài bãi bỏ monitum trên, sau khi ý tưởng này được bàn cãi trong đại hội toàn thể của Hội Đồng hồi tháng 11 năm 2017.
David Grumett, một nhà chuyên môn về Teilhard và là giảng sư thần học và đạo đức học lâu năm tại Đại Học Edinburgh, cho hay: dù việc bãi bỏ lệnh cấm chỉ có tính tượng trưng vào lúc này, nhưng nó vẫn đáng kể đối với thân nhân của Cha và nhiều hiệp hội đang cổ vũ việc nghiên cứu công trình của cha.
Một nhà khoa học không hẳn thần học gia
Grumett nói với CNS rằng ông hy vọng khám phá bất ngờ có tính lịch sử đầu năm nay của Paul Bentley, một tài tử người Anh từng có tiếng nhờ vai anh đóng trong Game of Thrones của HBO, sẽ khuyến khích việc bỏ lệnh cấm này và, ngược lại, giúp người ta lưu ý hơn tới những gì Teilhard có thể dạy cho người thời nay.
Bentley, người đã viết một vở kịch nói về cuộc điều tra của Vatican về vị linh mục và 6 mệnh đề ngài được yêu cầu ký nhận, đã tìm thấy các mệnh đề nguyên thủy này tại văn khố của Dòng Tên tại Rôma. Anh cũng tìm thấy các thư từ chưa được công bố giữa Cha và các bề trên của cha, cung cấp cho ta một cái hiểu đầy đủ hơn về suy nghĩ của ngài.
Grumett và Bentley là đồng tác giả một tham luận chi tiết hóa các khám phá này; nó sẽ được đăng trong số tháng Sáu của tờ Zygon: Journal of Religion and Science.
Tuy nhiên, theo Grumett, “chúng ta cần thông đạt việc này không những với các tạp chí học thuật” và với các đại học, mà với cả nền văn hóa đại chúng, như với xuất phẩm đang mong chờ của Bentley, “để giúp người ta hiểu ra rằng sứ điệp của cha vẫn còn liên quan” với thế giới rộng lớn, chứ không phải chỉ với các học giả và các Kitô hữu mà thôi.
Teilhard “muốn trung thành và trung tín với Giáo Hội, và ngài đã ký nhận các mệnh đề” cho dù ngài có do dự đối với mệnh đề thứ tư là mệnh đề nói rằng “toàn thể nhân loại có nguồn gốc từ một nguyên tổ, là Ađam”.
Grumett cho hay “Teilhard là một nhà cổ sinh vật học, làm việc với các hóa thạch (fossils) và ngài có nhiều bằng chứng về sự biến hóa sinh học chứng tỏ rằng hữu thể nhân bản đầu tiên phát sinh từ nhiều dòng dõi” chứ không phải từ một cặp duy nhất.
Ông nói “Ngài cũng coi tội nguyên tổ là một phần của mọi điều hiện hữu”, vì cho rằng sự vật cuối cùng cũng ra thồi nát hay xuống cấp. Teilhard quan niệm thiên đàng, hiểu như không có tội, nơi hoàn hảo, hiện hữu trong tương lai, “chứ không phải là nơi của quá khứ lịch sử” mà từ đó con người đã phải xa rời.
Grumett cho rằng có nhiều vấn đề trong việc đem thần học truyền thống và khoa học lại với nhau, vì biến hóa quả có ảnh hưởng đến việc “ta hiểu Ađam, Evà và thiên đàng ra sao”. Dù thế, sáu mệnh đề và các hành động sau đó của Teilhard cho thấy ngài luôn vâng lời Giáo Hội cho dù thấy việc này khó khăn.
Thiên Nhiên và Sáng Thế cùng một tác giả
Linh mục Dòng Tên Paul Mueller, bề trên cộng đoàn Dòng Tên tại Đài Thiên Văn Vatican và là nhà chuyên môn trong lãnh vực tôn giáo – khoa học, nói với CNS rằng các câu hỏi liên quan đến khoa học và đức tin không nên bị đóng khung thành “hoặc là... hoặc là” (“either-or”) như thể người ta buộc phải quyết định “trung thành” chỉ với một phía.
Trong một điện thư, cha viết “trung thành, cuối cùng, là trung thành với sự thật, và cả khoa học lẫn Giáo Hội đều theo đuổi sự thật”.
Cha Muller nhận định: cái hiểu hay giải thích của con người đối với hai nguồn này, tức “cuốn sách” thiên nhiên và cuốn sách Sáng Thế, “có giới hạn và bất toàn”.
Ngài nói thêm: “Cả hai ‘sách’ đều được viết bởi cùng một ‘tác giả’ là Thiên Chúa, nên cuối cùng, chúng không thể bất đồng, vì sự thật không thể mâu thuẫn với sự thật và Thiên Chúa không thể mâu thuẫn với Thiên Chúa”.
Mueller nhận định rằng “vì thế, nếu xem ra đối với chúng ta bất cứ điều gì đúng trong câu truyện Địa Đàng và Ađam Evà nhưng mâu thuẫn với bất cứ điều gì đúng trong lý thuyết biến hóa, thì đừng vội hoảng loạn. Nên kiên nhẫn. Tiếp tục nghiên cứu đi, tiếp tục quan sát, tiếp tục cầu nguyện. Hãy tin tưởng vào sự hợp nhất cuối cùng của sự thật”.
Mueller kết luận “chính những người không có niềm tin vào sự hợp nhất cuối cùng của sự thật kết cục đã bắt những người như Galileo và Teilhard ký nhận (các mệnh đề) và kết cục đã nhấn mạnh rằng khoa học chứng minh không có Thiên Chúa”.
Nhiều người ái mộ cha, cả học giả, khoa học gia lẫn nghệ sĩ, đang cố gắng thay đổi điều trên và đặt vị linh mục kiêm nhà cổ sinh vật học này trở lại ánh sáng nổi bật và chỗ đứng xứng đáng của ngài ở Vatican.
Sinh ngày 1 tháng 5 năm 1881, vị tu sĩ Dòng Tên này là một nhà địa chất và cổ sinh vật học nổi tiếng, người đã dự phần vào việc khám phá ra Người Bắc Kinh vào năm 1925. Khám phá này ủng hộ lý thuyết cho rằng các hữu thể nhân bản biến hóa từ nhiều dòng dõi ở các miền khác nhau.
Cảnh cáo
Tuy nhiên, các cố gắng của ngài nhằm tích nhập điều khoa học gợi ý về biến hóa với các chân lý đức tin dẫn đến việc ngăn cấm giảng dậy và xuất bản trong suốt sinh thời của ngài. Văn Phòng Thánh, tiền thân của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, năm 1962, 7 năm sau ngày ngài qua đời, đã ban hành một monitum – tức lời cảnh cáo chính thức, phần lớn áp dụng đối với các nhà đào tạo tại các chủng viện, vì cho rằng công trình của ngài chứa “nhiều hàm hồ nguy hiểm và nhiều sai lạc trầm trọng”.
Bản cảnh cáo này không bao giờ nói rõ các hàm hồ hoặc sai lạc này là những điều gì, và có lý thuyết cho rằng cuối cùng, đây chỉ là một thủ thuật có tính chính trị nhằm làm suy yếu ảnh hưởng to lớn của các ý nghĩ và viễn tượng của ngài trong các cuộc thảo luận tại Công Đồng Vatican II, khởi đầu từ năm 1962.
Trước cha Teilhard, Giáo Hội vốn tìm cách “bảo vệ Thiên Chúa, Đấng Tạo Dựng, chống lại ý niệm biến hóa, thế mà nay, cái ông Dòng Tên này lại nhìn thấy biến hóa trong chương trình của Thiên Chúa”, Đức Cha Melchor Sanchez de Toca, phó tổng thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa và là một chuyên gia về mối tương quan giữa khoa học và đức tin nói thế.
Đức Cha de Toca nói với Catholic News Service hồi đầu tháng Năm rằng cách tiếp cận của vị tu sĩ Dòng Tên này có tính khai phá vì “nó không đơn giản chỉ là việc hòa giải khoa học và đức tin; nó tích nhập, tạo ra một viễn kiến đơn nhất, toàn bộ vì trong quá khứ, đã có nguy cơ phân rẽ triệt để” hai điều này.
Theo Đức Cha, ngày nay monitum hoàn toàn lỗi thời vì không những nó không bao giờ ngăn cản được việc người ta nghiên cứu các trước tác của ngài, mà các nhà thần học ngày nay “có thể đưa ra các phán đoán hoàn cầu tốt hơn đối với các công trình của ngài” và chỉ ra các ý nghĩa chúng muốn nói và các điểm yếu của chúng. Đức cha nói rằng “Ngài là một nhà thơ và nhân chủng học có tài, chứ không hẳn là triết gia hoặc thần học gia tài ba”, đây là lý do có “một số hồ đồ trong các công trình của ngài”.
Tuy nhiên, viễn kiến tổng thể của Teilhard gây ảnh hưởng lớn đối với các nghị phụ Công Đồng trong văn kiện Gaudium et Spes, và mọi vị giáo hoàng gần đây, bắt đầu với Chân Phúc Phaolô VI, đã trích dẫn một cách thuận lợi các công trình của ngài. Đức Phanxicô thậm chí đã dành cho cha một ghi chú trong thông điệp Laudato Si’ của ngài, lồng vào một cảm thức về sự diễn biến thế giới đầy huyền nhiệm và đẹp đẽ, trong đó, số phận sau cùng của vũ trụ nằm trong sự viên mãn của Thiên Chúa.
Đức cha Sanchez xác nhận rằng Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, đứng đầu Hội Đồng Văn Hóa, đã đệ trình một đề nghị lên Đức Phanxicô xin ngài bãi bỏ monitum trên, sau khi ý tưởng này được bàn cãi trong đại hội toàn thể của Hội Đồng hồi tháng 11 năm 2017.
David Grumett, một nhà chuyên môn về Teilhard và là giảng sư thần học và đạo đức học lâu năm tại Đại Học Edinburgh, cho hay: dù việc bãi bỏ lệnh cấm chỉ có tính tượng trưng vào lúc này, nhưng nó vẫn đáng kể đối với thân nhân của Cha và nhiều hiệp hội đang cổ vũ việc nghiên cứu công trình của cha.
Một nhà khoa học không hẳn thần học gia
Grumett nói với CNS rằng ông hy vọng khám phá bất ngờ có tính lịch sử đầu năm nay của Paul Bentley, một tài tử người Anh từng có tiếng nhờ vai anh đóng trong Game of Thrones của HBO, sẽ khuyến khích việc bỏ lệnh cấm này và, ngược lại, giúp người ta lưu ý hơn tới những gì Teilhard có thể dạy cho người thời nay.
Bentley, người đã viết một vở kịch nói về cuộc điều tra của Vatican về vị linh mục và 6 mệnh đề ngài được yêu cầu ký nhận, đã tìm thấy các mệnh đề nguyên thủy này tại văn khố của Dòng Tên tại Rôma. Anh cũng tìm thấy các thư từ chưa được công bố giữa Cha và các bề trên của cha, cung cấp cho ta một cái hiểu đầy đủ hơn về suy nghĩ của ngài.
Grumett và Bentley là đồng tác giả một tham luận chi tiết hóa các khám phá này; nó sẽ được đăng trong số tháng Sáu của tờ Zygon: Journal of Religion and Science.
Tuy nhiên, theo Grumett, “chúng ta cần thông đạt việc này không những với các tạp chí học thuật” và với các đại học, mà với cả nền văn hóa đại chúng, như với xuất phẩm đang mong chờ của Bentley, “để giúp người ta hiểu ra rằng sứ điệp của cha vẫn còn liên quan” với thế giới rộng lớn, chứ không phải chỉ với các học giả và các Kitô hữu mà thôi.
Teilhard “muốn trung thành và trung tín với Giáo Hội, và ngài đã ký nhận các mệnh đề” cho dù ngài có do dự đối với mệnh đề thứ tư là mệnh đề nói rằng “toàn thể nhân loại có nguồn gốc từ một nguyên tổ, là Ađam”.
Grumett cho hay “Teilhard là một nhà cổ sinh vật học, làm việc với các hóa thạch (fossils) và ngài có nhiều bằng chứng về sự biến hóa sinh học chứng tỏ rằng hữu thể nhân bản đầu tiên phát sinh từ nhiều dòng dõi” chứ không phải từ một cặp duy nhất.
Ông nói “Ngài cũng coi tội nguyên tổ là một phần của mọi điều hiện hữu”, vì cho rằng sự vật cuối cùng cũng ra thồi nát hay xuống cấp. Teilhard quan niệm thiên đàng, hiểu như không có tội, nơi hoàn hảo, hiện hữu trong tương lai, “chứ không phải là nơi của quá khứ lịch sử” mà từ đó con người đã phải xa rời.
Grumett cho rằng có nhiều vấn đề trong việc đem thần học truyền thống và khoa học lại với nhau, vì biến hóa quả có ảnh hưởng đến việc “ta hiểu Ađam, Evà và thiên đàng ra sao”. Dù thế, sáu mệnh đề và các hành động sau đó của Teilhard cho thấy ngài luôn vâng lời Giáo Hội cho dù thấy việc này khó khăn.
Thiên Nhiên và Sáng Thế cùng một tác giả
Linh mục Dòng Tên Paul Mueller, bề trên cộng đoàn Dòng Tên tại Đài Thiên Văn Vatican và là nhà chuyên môn trong lãnh vực tôn giáo – khoa học, nói với CNS rằng các câu hỏi liên quan đến khoa học và đức tin không nên bị đóng khung thành “hoặc là... hoặc là” (“either-or”) như thể người ta buộc phải quyết định “trung thành” chỉ với một phía.
Trong một điện thư, cha viết “trung thành, cuối cùng, là trung thành với sự thật, và cả khoa học lẫn Giáo Hội đều theo đuổi sự thật”.
Cha Muller nhận định: cái hiểu hay giải thích của con người đối với hai nguồn này, tức “cuốn sách” thiên nhiên và cuốn sách Sáng Thế, “có giới hạn và bất toàn”.
Ngài nói thêm: “Cả hai ‘sách’ đều được viết bởi cùng một ‘tác giả’ là Thiên Chúa, nên cuối cùng, chúng không thể bất đồng, vì sự thật không thể mâu thuẫn với sự thật và Thiên Chúa không thể mâu thuẫn với Thiên Chúa”.
Mueller nhận định rằng “vì thế, nếu xem ra đối với chúng ta bất cứ điều gì đúng trong câu truyện Địa Đàng và Ađam Evà nhưng mâu thuẫn với bất cứ điều gì đúng trong lý thuyết biến hóa, thì đừng vội hoảng loạn. Nên kiên nhẫn. Tiếp tục nghiên cứu đi, tiếp tục quan sát, tiếp tục cầu nguyện. Hãy tin tưởng vào sự hợp nhất cuối cùng của sự thật”.
Mueller kết luận “chính những người không có niềm tin vào sự hợp nhất cuối cùng của sự thật kết cục đã bắt những người như Galileo và Teilhard ký nhận (các mệnh đề) và kết cục đã nhấn mạnh rằng khoa học chứng minh không có Thiên Chúa”.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tháng Hoa
Vũ Đình Huyến Lm.
07:58 21/05/2018
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)
Tháng hoa Mẹ gọi mời
Hãy nghe lời Chúa dạy
Sống chính trực thẳng ngay
Mỗi ngày say kinh hạt.
(KD)
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 21/05/2018: Sứ điệp của Đức Mẹ tại Lithuania và Ba Lan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:07 21/05/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong bài giảng Thánh Lễ tại nhà nguyện Santa Marta sáng Thứ Sáu 18 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyên cho các mục tử hãy “yêu mến, chăm sóc đoàn chiên và chuẩn bị mình sẵn sàng vác thập giá,” đừng phung phí thời gian can dự vào đời sống của những người khác.
Lời khuyên của Đức Thánh Cha được rút ra từ Phúc Âm của Thánh Gioan kể lại cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa Chúa Giêsu và Thánh Phêrô.
Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giêsu hỏi ông Simôn Phêrô: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Đức Giêsu nói với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy.”
Những lời đối đáp này được lặp lại tương tự như thế đến ba lần. Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Giêsu muốn hướng dẫn Thánh Phêrô trên một hành trình tâm lý để thấy mối liên hệ này: yêu mến Chúa nghĩa là “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy.” Và để chăm sóc chiên con của Thầy, người mục tử phải “chuẩn bị chính mình”, phải dám theo theo Thầy sẵn sàng vác thập giá.
Bước đầu tiên để trở thành môn đệ đích thực của Con Thiên Chúa là yêu mến. Đức Thánh Cha nói tiếp rằng chăm sóc và lo lắng cho đoàn chiên Chúa là một phần thiết yếu trong căn tính người mục tử.
Ngài nói:
“Căn tính của giám mục, linh mục chính là một mục tử.”
“Yêu mến Thầy, hãy chăm sóc chiên của Thầy và chuẩn bị mình. Yêu mến Thầy hơn tất cả những gì khác. Hãy yêu mến Thầy hết sức con có thể, nhưng hãy yêu mến Thầy. Đó là những gì Thiên Chúa đòi hỏi nơi các mục tử và tất cả chúng ta. ‘Hãy yêu mến Thầy’. Bước đầu tiên trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa là yêu mến.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các tín hữu rằng phần số của những ai đón nhận Chúa trọn vẹn là “tử đạo” và “vác thập giá” nghĩa là được đưa đến nơi họ không muốn đến. Nhưng đây là la bàn định hướng cho người mục tử.
“Hãy chuẩn bị cho những thử thách; hãy chuẩn bị bỏ lại sau lưng mọi thứ, để người khác có thể đến và làm những việc khác. Hãy chuẩn bị chính mình cho sự lãng quên trong cuộc đời này. Và họ sẽ mang anh em dọc theo những con đường đầy nhục nhã, đến độ tử vì đạo. Những người ca ngợi anh em, nói tốt về anh em khi anh em còn là một mục tử thì giờ đây sẽ nói xấu anh em, bởi vì người khác đã đến và được ưa chuộng hơn anh em. Hãy chuẩn bị vác thập giá khi người ta mang anh em tới những nơi mà anh em không muốn đến. Hãy yêu mến, chăm sóc đoàn chiên và chuẩn bị chính mình. Đây là tấm bản đồ chỉ đường, là la bàn của một mục tử.”
Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung đề cập đến điều cuối cùng là một cám dỗ phổ biến: đó là ước muốn can dự vào đời sống của những người khác chứ không hài lòng với việc chú tâm vào công việc của mình mà thôi.
“Hãy lo việc của mình đi và đừng dí mũi vào những công việc của người khác. Người mục tử yêu mến, chăm sóc cho đoàn chiên và chuẩn bị chính mình trước những thánh giá…Đừng phung phí thời gian lo những chuyện bao đồng, dù là những đồn thổi liên quan đến Hội Thánh đi chăng nữa. Hãy yêu mến, chăm sóc đàn chiên của Chúa và chuẩn bị mình để đừng sa chước cám dỗ.”
2. Các thị kiến Đức Mẹ hiện ra tại Lithuania và Ba Lan
Kính thưa quý vị và anh chị em.
Như tuần trước Như Ý đã trình bày, mặc dù người Công Giáo không bắt buộc phải tin vào bất kỳ mặc khải riêng nào, ngay cả những mặc khải riêng đã được Tòa Thánh công nhận, các cuộc hiện ra và thông điệp của Đức Mẹ đã được Giáo Hội chấp thuận để cổ vũ lòng sùng kính của người dân địa phương hay toàn thể Giáo Hội phổ quát. Sự chấp thuận này được thực hiện vì lợi ích của các tín hữu, khích lệ họ trên con đường tiến tới sự thánh thiện.
Sau đây là hai thị kiến Đức Mẹ hiện ra tại Lithuania và Ba Lan đã được Tòa Thánh công nhận.
Thị kiến Đức Mẹ hiện ra tại Siluva, Lithuania
Kính thưa quý vị và anh chị em.
Lithuania là nơi có cộng đồng Công Giáo lớn nhất ở vùng Baltic. Hơn 77 phần trăm trong số gần ba triệu cư dân của quốc gia này là người Công Giáo.
Tháng 9 năm 1993, Đức Gioan Phaolô II đã đến thăm vùng này.
Lithuania rộng 65,300 km2, tức chỉ bằng một phần năm của Việt Nam. Trong tổng số 2,824,000 dân, người Công Giáo chiếm 77.2%, sinh hoạt trong 8 giáo phận trong đó có 2 tổng giáo phận và một giáo phận quân đội. Giáo Hội tại Lithuania có 779 linh mục trong đó có 681 linh mục triều và 79 linh mục dòng; 4 phó tế vĩnh viễn, 145 nam tu sĩ, và 773 nữ tu.
Năm 1608, một nhóm trẻ em mục đồng được thị kiến Đức Mẹ đang khóc và ôm Chúa hài Nhi. Đức Mẹ rất buồn vì dân làng đã mất niềm tin Công Giáo. Sau thị kiến này, hầu hết cư dân trong làng đã trở lại với việc thực hành đức tin. Các cuộc hiện ra đã được Vatican công nhận vào ngày 17 tháng 8 năm 1775.
Thị kiến Đức Mẹ hiện ra tại Lezajsk, Ba Lan
Leżajsk là một thị trấn ở đông nam Ba Lan với 13,871 cư dân. Thị trấn này thuộc miền Voivodship từ năm 1999 và là thủ phủ của Quận Leżajsk.
Leżajsk nổi tiếng với nhà thờ và tu viện dòng Thánh Bernadine, được kiến trúc sư Antonio Pellacini xây dựng.
Năm 1578 một người tiều phu tên là Thomas Michalek đã được thị kiến Đức Mẹ trong rừng. Đức Mẹ yêu cầu xây dựng một nhà nguyện tại đây. Mẹ nói rằng, “Ta đã chọn nơi này. Ở đây, Nơi Con Mẹ sẽ được yêu thương và tôn kính và bất cứ ai kêu cầu sự can thiệp của Mẹ, sẽ nhận được ơn lành.”
Vào đầu triều Giáo Hoàng của ngài Đức Thánh Cha Grêgôriô thứ 13 đã đích thân phê chuẩn cuộc hiện ra vào năm 1752 sau khi lịch sử đã chứng minh những điều Đức Mẹ nói cùng ông Thomas Michalek.
Thật vậy, thưa quý vị và anh chị em,
Từ một làng quê hẻo lánh không ai biết đến, sau khi nhà thờ được xây dựng tại nơi Đức Mẹ chỉ điểm cho người tiều phu này, dòng người lũ lượt tuôn đến, biến Lezajsk thành một trung tâm hành hương lớn nhất Ba Lan thời đó đến mức Lezajsk bị Nghị Viện Habsburg sát nhập vào vùng Galicia thuộc Áo. Các cuộc chiến để tranh giành vùng này giữa Ba Lan, đế quốc Áo Hung tàn phá nặng nề vùng này nhiều lần nhưng ngôi nhà thờ vẫn đứng vững.
Trong Thế chiến II, đây là nơi du kích quân chống Đức Quốc Xã hoạt động rất tích cực trong khu vực, và vào ngày 28 tháng 5 năm 1943, người Đức đã bắn chết 43 cư dân của thị trấn.
Bất kể những thăn trầm của lịch sử ngôi nhà thờ vẫn đứng vững và dòng người vẫn không ngớt tìm đến với Đức Mẹ và ban nhiêu ơn lành hồn xác vẫn tiếp tục tuôn trào cho các tín hữu có lòng mộ mến.
3. Cầu xin cho sự hiệp nhất thực sự là mục tiêu của chúng ta
Trong Thánh lễ sáng thứ Năm, 17 tháng Năm, tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày các suy tư của ngài về sự hiệp nhất. Một loại là hiệp nhất “đích thực”, và loại kia là hiệp nhất “giả mạo”.
Bài đọc thứ nhất trích từ sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 23:6-11) và bài Phúc Âm theo Thánh Gioan (Ga 17:20-26) cho chúng ta thấy hai loại hiệp nhất này.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng một sự hiệp nhất giả tạo đã nối kết những người cùng buộc tội Thánh Phaolô lại với nhau. Nó giả mạo bởi vì nó dẫn đến sự chia rẽ, ngài nói. Những người Sađốc và người Biệt phái lúc đầu đồng tâm hiệp ý với nhau lên án Thánh Phaolô. Nhưng Thánh Phaolô đã lật ngửa lên “tảng đá chia rẽ họ” khi nhận xét rằng ngài bị đưa ra xét xử bởi vì “niềm hy vọng vào sự sống lại từ kẻ chết”.
Nhanh trí và đầy khôn ngoan của Thánh Thần, thánh nhân nói giữa công nghị rằng: “Thưa anh em, tôi là người biệt phái, con của người biệt phái, tôi bị xét xử vì niềm hy vọng và vì niềm tin vào sự sống lại”.
Nghe những lời này, sự bất đồng giữa những người tố cáo thánh nhân lập tức bộc lộ, họ bắt đầu tranh luận gay gắt và bất đồng với nhau vì sự hiệp nhất giữa họ chỉ là giả tạo. Bè Sađốc không tin có sự sống lại, cũng chẳng tin vào thần thánh; còn nhóm biệt phái lại tin tưởng tất cả những điều đó.
Trường hợp này cũng như trong Chúa Nhật Lễ Lá, cùng một đám người [đã từng tung hô Chúa] lại biến thành một đám đông cuồng nộ vô danh. Đức Thánh Cha gọi việc này là một “sự khai thác và cũng đồng thời là một sự khinh miệt con người bởi vì nó biến họ thành một đám đông cuồng nộ vô danh. Đây là một yếu tố thường tự lập lại. Chúng ta hãy suy tư về điều này. Trong Chúa Nhật Lễ Lá, mọi người tung hô Chúa: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến.” Rồi đến ngày Thứ Sáu sau đó, cũng lại đám dân ấy đã gào lên ‘Đóng đinh nó’. Chuyện gì đã xảy ra? Họ tẩy não mình, và đổi trắng thay đen mọi thứ. Họ đã trở thành một đám đông cuồng loạn chỉ biết hủy diệt.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng đây là một động lực nằm dưới mọi lời lên án, vu khống hay phỉ báng. Ngay cả ở các giáo xứ: “Khi hai hay ba người bắt đầu phê bình người khác và nói sau lưng ai đó. Họ tạo ra một sự hiệp nhất giả tạo để lên án người ta. Họ cảm thấy an toàn khi cùng nhau lên án người khác. Họ lên án người ta trong tâm trí mình trước khi có hành động cụ thể; rồi cuối cùng họ lại lên án lẫn nhau bởi vì họ chia rẽ. Như thế, thói nói xấu người khác là một hành vi giết người bởi vì nó hủy hoại con người, nó hủy hại danh tiếng của họ.”
Chúng ta hãy nghĩ đến sự cao cả mà chúng ta được mời gọi: đó là nên một với Chúa Giêsu và với Chúa Cha. Cùng đích của chúng ta phải là trở nên “những người nam nữ hiệp nhất với nhau, luôn cùng nhau tiến bước trên con đường hiệp nhất, không phải sự hiệp nhất giả tạo hay một sự hiệp nhất không có thực chất chỉ nhằm trỗi vượt hơn người ta, và lên án người khác, không phải sự hiệp nhất nhằm mưu cầu những thứ lợi lộc không phải của mình, những thứ lợi lộc thế gian hủy diệt con người của ma quỷ. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để luôn bước trên con đường của sự hiệp nhất đích thực.”