“Con không xin Cha đem họ ra khỏi thế gian, nhưng xin gìn giữ họ cho khỏi sự dữ!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Càng cận kề những giờ sau hết trên trần gian, trái tim Chúa Giêsu càng thổn thức, nặng lòng với các môn đệ của Ngài. Qua Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan ghi lại những cảm xúc và những âu lo của Chúa Giêsu; càng tha thiết với Cha, Ngài càng da diết với những kẻ Chúa Cha trao cho Ngài! Sự ‘da diết và thiết tha’ nơi Ngài, cũng là những gì chúng ta sẽ cảm nhận trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay.
Biết mình sắp từ giã cõi thế mà về cùng Cha, Chúa Giêsu bồi hồi đau đáu với các môn đệ. Ở đây, dường như Ngài chỉ ưu tiên quan tâm một điều: ‘những kẻ Ngài yêu’; Ngài nài van Chúa Cha, xin Cha gìn giữ họ, những kẻ còn trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian, “Xin hãy gìn giữ những kẻ Cha đã ban cho Con trong danh Cha”; “Để họ được nên một như Chúng Ta là Một!”; “Con không xin Cha đem họ ra khỏi thế gian, nhưng xin gìn giữ họ cho khỏi sự dữ!”.
“Xin gìn giữ họ cho khỏi sự dữ!”. Đây cũng là lời cầu nguyện Chúa Giêsu dạy các môn đệ, dạy chúng ta trong Kinh Lạy Cha, “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con khỏi sự dữ!”. Qua đó, Ngài nhìn nhận sự dữ vốn đang có mặt cũng như đang hoành hành trong thế giới, nơi con cái Ngài đang đương đầu; đó là những thế lực chống lại Tin Mừng, chống lại những kẻ được sai đi loan báo Nước Thiên Chúa qua mọi thời. Trước hết, những ‘vũ khí mềm’; đó là các cám dỗ. Cám dỗ sẽ khiến cho người môn đệ phân tâm, họ sẽ tìm kiếm sự dễ chịu hoặc một nơi nghỉ ngơi cho thể xác và tâm hồn; những mời mọc quyến rũ có thể khiến người môn đệ mải mê tìm kiếm những thứ dưới đất hơn là khát khao những sự trên trời. Tiếp đến, những ‘vũ khí cứng’; đó là vu khống, lăng nhục và bách hại. Cũng trong đêm biệt ly, Luca ghi lại lời Ngài nói với Phêrô, “Simon, Simon, kìa Satan đã xin được sàng các con như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho con, để con khỏi mất đức tin!”. Về sau, Phêrô cũng cảnh báo những người mà ngài ‘da diết và thiết tha’ rằng, “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự!”. Như vậy, nỗi sợ mất đức tin là điều dễ hiểu.
Thật trùng hợp, bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay, một lần nữa, cho thấy những tâm tình ‘da diết và thiết tha’ của Phaolô, một người nhận thức sâu sắc về thực tế của ác thần. Với những kỳ mục lãnh đạo Hội Thánh Êphêsô, Phaolô nói, “Phần tôi, tôi biết rằng, sau khi tôi đi rồi, sẽ có những sói dữ đột nhập giữa anh em, chúng không dung tha đoàn chiên; và ngay giữa anh em, cũng sẽ có những kẻ ăn nói xảo trá nổi dậy để lôi kéo các môn đồ theo họ”. Như Chúa Giêsu, Phaolô biết, đức tin của các tín hữu ngài sẽ bị thử thách và bách hại.
Anh Chị em,
Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha cho các môn đệ, cho chúng ta khỏi mất đức tin; Phaolô, Phêrô cầu xin cho các tín hữu khỏi lung lạc đức tin; và hẳn, Thomas C. Clark cũng tìm kiếm Chúa để vượt qua đêm tối đức tin… Phần chúng ta, hãy về lại phòng Tiệc Ly, nghe cho được những tiếng lòng thổn thức; hãy trầm mình dưới chân thập giá trên đồi Calvariô! Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu với nhịp đập trong trái tim đầy thao thức của Ngài vẫn đang vang lên tới tận Chúa Cha cho chúng ta. Ngài đang nài nỉ Chúa Cha cho chúng ta giữ vững đức tin và được hiệp nhất. Hiệp nhất Ngài muốn không phải là đoàn kết nhưng là nối kết trong tình yêu, trong sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa. Bởi lẽ, chúng ta rất dễ mỗi người mỗi ngả; ‘ngả an toàn’, ‘ngả dễ chịu’, ‘ngả thoả hiệp’. Ngài biết chúng ta thật mong manh, yếu đuối; vì thế, Ngài van xin Cha gìn giữ chúng ta khỏi ác thần và khỏi ‘tinh thần thế tục’ của thế gian vốn đang lôi kéo và mê hoặc người môn đệ. Bao lâu còn sống, chúng ta còn phải vật lộn, chiến đấu chống lại sức mạnh thế trần này, trước hết, trong chính bản thân mình. Tự sức chúng ta không thể chiến thắng ‘vũ khí mềm’ hay ‘vũ khí cứng’ nếu không cậy dựa vào Chúa Giêsu và Thánh Thần Ngài, không sống trong Ngài. Chính vì thế, mỗi ngày Ngài ban Lời, ngõ hầu chỉ đường cho chúng ta về với Ngài; ban Thịt Máu, ngõ hầu chúng ta có đủ sức mạnh thần linh mà chiến đấu.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, tạ ơn Chúa, vì hôm nay Chúa cho con biết Chúa vốn quá ‘da diết và thiết tha’ với con; xin cho con biết ‘tha thiết’ gắn bó với Chúa; nhờ đó, có thể yêu mến Chúa một cách ‘diết da’ hơn”, Amen.
( Tgp. Huế)
Thần lực của Thiên Chúa
Đức Hồng Y Carlo Martini nói: “Kinh nghiệm của Lễ Hiện Xuống (Cv 2,3-13), chính là Tin Mừng truyền thông”. Truyền thông là làm cho con người có khả năng để nghe để hiểu, có khả năng để loan báo và có khả năng để chuyển thông một sứ điệp. Trong ngày Lễ Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần đã khai thông mọi tương giao, phá vỡ bức tường đã bị đóng kín từ sự kiện tháp Babel. Tin Mừng được các Tông đồ truyền thông, mang tin vui đến cho mọi người.
Năm Thánh 2000, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận giảng tuần tĩnh tâm cho Giáo Triều Rôma, trong bài giảng “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần”, ngài kể về tác động của Chúa Thánh Thần như một ân ban chuyển thông ánh sáng và niềm tin cho anh chị em người Hmong.
“Chúa Thánh Thần sống và hoạt động trong trái tim những kẻ nghèo nàn và khiêm hạ, trong tâm hồn đạo đức bình dân, trong tình liên đới, trong đau khổ. Ngài ở đó như trạng sư và thông dịch các ứớc muốn và lời cầu xin của chúng ta.
Tôi còn nhớ câu chuyện này.
Một ngày nọ, một cha sở miền Bắc Việt Nam thấy có một nhóm người dân tộc thiểu số Hmong muốn đến gặp ngài. Cha hỏi họ:
-Anh chị em từ đâu đến?
-Chúng con từ Lai Châu, (nơi quân đội Pháp đã thua trận Điện Biên Phủ năm 1954). Chúng con đã vượt núi rừng đi bộ suốt 6 ngày nay.
-Lạy Chúa tôi! Để làm gì vậy?
-Chúng con muốn được rửa tội ngay bây giờ.
- Không thể được! Không có một linh mục hay giáo lý viên nào cả trong vùng của anh chị em, anh chị em không biết gì về đạo hay kinh nguyện, thì làm sao chịu phép Rửa tội được.
- Chúng con đã học tất cả từ một đài phát thanh phát đi từ Phi luật tân.
-Mà đài phát thanh nào? Đâu có đài phát thanh Công Giáo nào có chương trình bằng thổ ngữ của anh chị em đâu!”
-Đó là đài phát thanh “Chân Lý”.
-Một đài phát thanh GH Công Giáo, và bây giờ anh chị em lặn lội đến đây để xin trở thành Công Giáo. Thật là điều lạ!
-Vị linh mục thật cảm kích bỗng thốt lên: Đây là một lễ Hiện Xuống mới. Đây chính là tác động của Chúa Thánh Thần!
Rồi cha lại hỏi nhóm người Hmong: Anh chị em có thể ở lại đây lâu hơn không?
-Thưa cha, không thể được. Chúng con chỉ đem theo 14 ngày cơm: 12 ngày đi đường và 2 ngày học hỏi và đọc kinh cầu nguyện.
Cả nhóm đã được rửa tội và chịu phép Thêm sức, rồi được dự Thánh lễ đầu tiên trong đời và được rước Mình Thánh Chúa.
-Anh chị em sẽ không có Thánh Lễ nào nữa, anh chị em không có nhà thờ. Anh chị em sẽ làm thế nào?
-Ban chiều tối, chúng con tụ họp nhau từng hai ba gia đình để nghe đài phát thanh và cầu nguyện chung và cùng nhau học hỏi về đạo. Ngày Chúa Nhật, chúng con ra ruộng cày cấy, nhưng đúng 9 giờ 30, chúng con ngưng làm việc thả trâu tự do ăn cỏ và chúng con dự Thánh Lễ qua đài phát thanh Chân Lý phát từ Manila. Một Lễ Hiện Xuống mới của thế kỷ XX.” (Chứng Nhân Hy Vọng, trang 235-237).
Hiến chế Tín lý về Mạc khải của CĐ Vaticanô II viết: “Mạc Khải là việc Thiên Chúa ‘Truyền Thông Chính Mình’ cho nhân loại” (DV 6). Với biến cố Hiện Xuống, việc truyền thông của Thiên Chúa được hoàn tất nơi Đức Kitô và tiếp tục được nối dài trong Giáo Hội nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần. Lễ Hiện Xuống khai mở những “kênh truyền thông” mới. Vì thế, “Giáo Hội Công Giáo nhận thấy mình có bổn phận dùng các phương tiện truyền thông xã hội để loan báo ơn cứu độ và dạy con người biết sử dụng chúng cho đúng đắn” (Inter Mirifica, số 3). Giáo hội mời gọi các tín hữu hãy vận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại để loan báo Tin Mừng cho con người ngày nay, làm cho họ trở thành môn đệ của Đức Giêsu Kitô, Đấng là đường, sự thật và sự sống. Chúa Thánh Thần là linh hồn Giáo Hội. Ngài tác động và canh tân Giáo Hội thực thi sứ vụ loan Tin Mừng: “Giáo Hội canh tân và thanh tẩy chính mình không bao giờ ngừng dưới hoạt động của Chúa Thánh Thần” (Vui mừng và Hy vọng, 21). Sách Công Vụ Tông Đồ đã minh chứng hùng hồn về điều ấy.
Suốt mùa Phục Sinh, các bài đọc 1 được trích trong sách Công Vụ Tông Đồ.
Một nhà chú giải Thánh Kinh đã gợi hứng đổi Công Vụ Tông Đồ thành Công Vụ của Chúa Thánh Thần. Bốn sách Tin Mừng là Phúc Âm của Chúa Giêsu, còn Công Vụ Tông Đồ chính là Phúc Âm của Chúa Thánh Thần.
Sách Công Vụ Tông Đồ là một trong những tài liệu lịch sử quý giá nhất của Thánh Kinh. Đó là lịch sử hiện hữu duy nhất của Kitô giáo được viết ra trước thế kỷ thứ III. Nhờ đó chúng ta biết rõ sự lớn dậy của Kitô giáo ở Palestina hay về công cuộc Truyền Giáo tại Syria, Tiểu Á, Hylạp và Rôma. Bình minh của một kỷ nguyên mới bắt đầu ló dạng.
Giáo Hội đã sống tuổi thanh xuân của mình giữa lòng Đế quốc Rôma. Giáo Hội đối diện với ba thách đố lớn là Do thái giáo, chính trị Rôma và triết học Hy lạp. Giáo Hội phải bung ra khỏi Do thái giáo, hội nhập vào triết học Hylạp để lan rộng trên toàn đế quốc Rôma. Chỉ với những người dân chài Galilê ít học, chỉ với một Phaolô nhiệt thành, thế mà Giáo Hội lớn mạnh không ngừng trước bao thử thách thời đại.
Chính Chúa Thánh Thần đã không ngừng dẫn dắt Giáo Hội. Đúng như lời Thánh Irênê đã nói: "Ở đâu có Thánh Linh của Đức Kitô ở đó có Hội Thánh. Ở đâu có Hội Thánh ở đó có Thánh linh và ân sủng".
Sách Công Vụ Tông Đồ trình bày lịch sử dưới ánh sáng đức tin. Sau khi Phó tế Stêphanô bị ném đá thì khởi đầu cuộc bắt bớ rộng lớn chống Giáo Hội ở Giêrusalem. Cộng đoàn Kitô hữu ở đây bị phân tán, nhiều tín hữu thoát khỏi đô thị đi tìm nơi ẩn náu. Họ đi tới đâu là rao giảng Tin Mừng tại đó. Chính đây là lúc câu nói thời danh của văn hào Tertuliano được ứng nghiệm "Máu các Thánh Tử Đạo là hạt giống làm nảy sinh các Kitô hữu". Các cộng đoàn Diaspora được thành lập. Họ hội nhập vào văn hoá địa phương để rao giảng Tin Mừng.
Kinh nghiệm sống đức tin của cộng đoàn tín hữu sơ khai là bài học quý giá cho chúng ta. Họ bị nhận chìm trong gian truân thử thách, nhưng chính lúc ấy họ cảm nhận sự hiện diện và hoạt động mãnh liệt của Chúa Thánh Thần. Như ngọn gió cuốn bay những hạt giống để rồi hạt giống lại gieo mầm sống mới ở nơi khác, ngọn gió Chúa Thánh Thần qua những cơn bách hại cũng mang lại những hiệu qủa lạ lùng. Càng bị bách hại Giáo Hội càng lớn mạnh không ngừng.
Đọc lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam; sau sắc dụ cấm đạo của vua Cảnh Thịnh, các cuộc bắt đạo gay gắt khiến cho những người tín hữu ở các vùng Quảng Trị, Cổ Vưu, Thạch Hãn, Hạnh Hoa chạy vào rừng núi La Vang để trốn tránh. Đức Mẹ đã hiện ra an ủi, trợ giúp. La Vang đã trở thành trung tâm hành hương của Giáo Hội Việt Nam. Các chỉ dụ cấm đạo dưới thời vua Minh Mạng, Tự Đức đã phân tán các cộng đoàn Kitô hữu. Họ xuôi vào Nam trốn tránh, đến vùng đất mới, rừng thiêng nước độc. Họ khai khẩn điền địa và lập nên những cộng đoàn mới. Nhờ đó, khi các vị Thừa Sai đến Truyền Giáo, hạt giống Đức Tin được nảy mầm và phát triển nhanh chóng.
Như hạt giống gieo xuống đất và chờ đợi, những cơn mưa đầu mùa tuôn đổ, hạt giống âm thầm đón nhận sức sống, nảy mầm, bén rễ, lớn nhanh. Những cộng đoàn tín hữu đang sống đức tin thầm lặng đã gặp được các chủ chăn nên lớn mạnh và nhiều giáo xứ đã được thành lập. Chỉ trong nhãn giới đức tin, chúng ta mới nhận ra sức tác động mãnh liệt Chúa Thánh Thần. Trong mọi thử thách, Giáo Hội luôn có Chúa Thánh Thần nâng đỡ. Trong mọi biến cố đau thương, Giáo Hội luôn có Chúa Thánh Thần an ủi dẫn dắt. Mỗi biến cố xảy đến trong cuộc đời đều là lời mời gọi, lời nhắn nhũ, lời cảnh báo. Đi tìm Thánh Ý Chúa, con người cần biết giải mã các biến cố ấy trong ánh sáng đức tin.
Ngày nay, có lẽ không còn những cơn bắt bớ và bách hại như xưa. Thế nhưng, những gian nan, những thử thách vẫn không thiếu trong đời sống đức tin. Thời đại hôm nay là thời đại xẻ núi lấp sông, vượt trùng dương, chinh phục không gian, xa lộ thông tin, kỹ thuật số, toàn cầu hoá...Nhưng xã hội hôm nay đang bị tục hoá với muôn ngàn cám dỗ ngọt ngào tinh vi của ma quỹ. Xã hội đang đánh mất chiều kích siêu hình, không còn cảm thức về tội lỗi. Giáo Hội phải đối diện với một xã hội mà như triết gia hiện sinh Jean Paul Sartre đã nói: "Thiên Chúa phải chết để cho con người được tự do". Người ta đang xây dựng một xã hội không có Thiên Chúa, tôn giáo bị tách ra khỏi xã hội. Con người mãi mê chạy theo lối sống hưởng thụ thực dụng, cá nhân chủ nghĩa. Như thế người Kitô hữu phải sống và diễn tả niềm tin của mình như thế nào đây?
Lời Chúa chiếu ánh sáng soi đường. Chúa Giêsu đã loan báo: "Đấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con" (Ga 14, 26). Khi được Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn thiêng trong đời, chúng ta sẽ yêu mến Chúa, được Chúa Cha và Chúa Giêsu ngự đến trong tâm hồn (Ga 14,21), được Chúa ban sự bình an tuyệt vời, bình an không như thế gian ban tặng (Ga 14,27). Chúa Thánh Thần chính là chìa khoá mở ra cuộc sống mới trong Đức Kitô. Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, chúng ta làm được mọi sự trong ân sủng Đức Kitô. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta sống Tin Mừng, vượt qua các thách đố thời đại như cộng đoàn tín hữu sơ khai đã vượt qua mọi trở ngại để loan báo và mở rộng Nước Chúa.
Chúa Thánh Thần luôn bảo đảm cho sự nguyên vẹn của mạc khải. Ngài dẫn dắt Giáo Hội ngay giữa những kênh truyền thông mới mẻ của thế giới kỹ thuật số hôm nay. Kitô hữu phải là con người biết lắng nghe, lắng nghe Thiên Chúa và lắng nghe con người để qua sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông, sứ điệp Tin mừng được lan xa. Các phương tiện truyền thông xã hội như sách báo, phim ảnh, thi ca, nghệ thuật, sân khấu, tuồng kịch, thánh nhạc, kiến trúc, hội họa, truyền thanh, truyền hình, internet…đều có tầm ảnh hưởng lớn đối với công cuộc truyền thông Tin Mừng trong thời đại hôm nay.
ĐTC Phanxicô ban hành Sứ điệp Ngày Quốc tế Truyền thông 2021 với chủ đề “Đến mà xem”. ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã chia sẻ về sứ điệp này. Ngài nói: Từ góc độ của người làm truyền thông, “Đến mà xem” là lời mời gọi hoạt động truyền thông phải phản ánh đúng thực tại như nó là. Đức Giáo Hoàng bày tỏ lòng biết ơn những nhà báo, người quay phim, người biên tập đã đến tận nơi để xem và kể lại những gì họ thấy, dù phải đối diện với nguy hiểm và có người phải hi sinh tính mạng. Nhờ họ và nhờ những bản tin như thế, cả thế giới thức tỉnh trước những nỗi đau của hằng triệu người nghèo, trước sự tàn khốc của chiến tranh và dịch bệnh, trước sự tàn phá của nạn buôn người…Đồng thời, trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, chúng ta phải đối diện với vấn đề nhức nhối là nạn tin giả ở mọi mức độ và trong mọi lãnh vực. Đó là những bản tin được sáng chế trong phòng làm việc chứ không đến tận nơi, gặp gỡ những con người cụ thể để nắm bắt tình hình thực tế. Đó còn là những thông tin bị bóp méo và lèo lái theo chủ đích riêng của cá nhân hay phe nhóm. Nhận định này không nhằm mục đích lên án internet và mạng xã hội, nhưng để mời gọi mọi người phải trung thực và có tinh thần trách nhiệm trong công tác truyền thông. Vì thế Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh: “Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với việc truyền thông, với thông tin chúng ta chia sẻ, với sự kiểm soát tin giả (fake news) bằng cách phơi bày sự giả dối của nó. Tất cả chúng ta đều phải là chứng nhân của chân lý: đi, thấy, và chia sẻ”… “Đến mà xem” trở thành lời chất vấn chúng ta trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. Ngày nay, nếu người ta đến mà xem, họ sẽ thấy gì nơi mỗi chúng ta, nơi cộng đoàn Hội Thánh? Họ có thấy nơi chúng ta đời sống người môn đệ chân chính của Chúa Giêsu không, hay ngược lại? Họ có thấy nơi Hội Thánh hình ảnh cộng đoàn yêu thương như Chúa dạy không, hay ngược lại? (x.hdgmvietnam.com)
Khởi đi từ Chúa Thánh Thần, cả một sức sống mới được khai mở và bừng lên trong Giáo hội. Các Tông đồ ra đi loan báo Tin Mừng. Trước ngày lễ Hiện Xuống, các môn đệ co cụm lại trong căn phòng then cài khóa ổ, nhưng một khi đã đón nhận Thánh Thần, các ông không thể sống như cũ được nữa: căn phòng được mở toang và môn đệ can đảm bước tới vùng ngoại biên là những vùng địa lý xa xôi, “đi, thấy và chia sẻ” đem Tin Mừng cứu rỗi cho mọi người. Đó chính là mùa Hiện Xuống đầu tiên làm nên sức sống mới lạ trong Giáo hội. Lễ Hiện Xuống thường được gọi là “ngày khai sinh của Giáo hội” tựa như lễ quốc khánh của một quốc gia. Chúa Thánh Thần đã làm cho sứ mệnh của Đức Kitô được hoàn thành và thời kỳ Tân Ước được thực hiện. Chúa Thánh Thần là Tình Yêu, là Đấng ban sự sống, thánh hóa, hướng dẫn, soi sáng, phù trợ, hiệp nhất. Chúa Thánh Thần là ngọn gió thổi các cánh buồm của Giáo hội hướng đến đại dương của “những kênh truyền thông mới” trong thời đại hôm nay.
Mỗi người Kitô hữu được sinh ra nhờ phép rửa ở trong lòng Giáo hội và được xức dầu thánh một cách đặc biệt trong Bí tích Thêm sức, được lãnh nhận Chúa Thánh Thần để thông phần sứ mạng làm chứng của Giáo hội.Trong Bí tích Thêm Sức nhận lãnh, không những các ơn Chúa Thánh Thần, mà là chính Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta như một sức mạnh từ trên cao, như là “Thần lực của Thiên Chúa”. Đó là sức mạnh của Tình yêu mạnh hơn sự chết biểu lộ nơi Sự Sống lại của Chúa Giêsu, sức mạnh của Chân Lý và Sự Thật. Đó là sức mạnh cuốn hút của cái Đẹp không phai tàn của Thiên Chúa, của cái Đẹp thần linh tiềm ẩn trong mọi cái đẹp đích thực.
Mùa xuân làm cho vạn vật bừng dậy màu xanh sự sống, Thần Khí làm cho mọi tâm hồn tràn đầy sức sống mới. Gioan Tẩy Giả "nhảy mừng trong lòng mẹ". Đức Maria hát lên bài ca Magnificat. Các Mục đồng hớn hở đi Bêlem. Các Tông Đồ trở nên những con người mới. Các Thánh Tử Đạo hiên ngang tiến ra pháp trường. Và chúng ta cũng được trở nên con cái Thiên Chúa, sống chứng nhân tình yêu trong nền văn hóa của thời đại kỹ thuật số, can đảm loan báo Tin Mừng Phục Sinh trên mọi nẻo đường phục vụ.
PHÚC ÂM: Ga 17, 20-26
“Xin cho chúng nên một”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện rằng: “Con không cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng còn cho tất cả những kẻ, nhờ lời chúng mà tin vào Con, để mọi người nên một, cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con. Con đã ban cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để chúng nên một như Chúng Ta là một. Con ở trong chúng, và Cha ở trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một và để thế gian biết rằng Cha đã sai Con, và Con đã yêu mến chúng như Cha đã yêu mến Con. Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu mến Con trước khi tạo thành thế gian. Lạy Cha công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng Con biết Cha, và những người này cũng biết rằng Cha đã sai Con. Con đã tỏ cho chúng biết danh Cha, và Con sẽ còn tỏ cho chúng nữa, để tình Cha yêu Con ở trong chúng, và Con cũng ở trong chúng nữa”.
Đó là lời Chúa.
(Ga 20, 19-23)
40 ngày sau Đại lễ Phục Sinh, Giáo hội long trọng cử hành mầu nhiệm cao cả Chúa về Trời, tiếp đến làm tuần chín ngày dâng lên Thiên Chúa Cha lời cầu xin cùng với Chúa Giêsu để Ngài đoái thương ban Thánh Thần xuống trên Giáo hội và trong thế giới : "Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến; lạy Đấng an ủi tuyệt vời, xin ngự đến... "
Lễ Chúa Thánh Thần khai sinh Giáo Hội
Chúa Thánh Thần chưa đến, các Tông Đồ cửa đóng then cài trong nhà Tiệc Ly, nay Chúa Thánh Thần đến, “tựa như gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp” (x. Cv 2,1). Tiếng động bất thình lình phát ra và các lưỡi lửa chia ra đậu trên đầu từng Tông Ðồ, cửa mở toang, kết quả là “tất cả đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần” (Cv 2, 4). Nhờ Chúa Thánh Thần tác động, các ông ra đi làm chứng về Chúa Giêsu, Giáo Hội được khai sinh từ đây.
Công Đồng Vatican II nhận định rằng : “Chúa Thánh Thần thông truyền cho Giáo Hội toàn thể chân lý. Ngài thống nhất Giáo Hội bằng kết hiệp và phục vụ. Ngài xây dựng và dẫn dắt Giáo Hội bằng nhiều ân sủng khác nhau theo phẩm trật và đoàn sủng” (LG. 4), Ngài “là linh hồn làm sống động những định chế trong Giáo Hội và đổ vào lòng các tín hữu cùng một tinh thần truyền giáo đã thúc đẩy chính Chúa Kitô” (LG. 4). Từ Chúa Kitô, tới các Tông Đồ, đến Giáo Hội và toàn thế giới: dưới hành động của Chúa Thánh Thần tiến trình hợp nhất toàn cầu trong chân lý và yêu thương có thể và phải trải rộng ra. Đúng như lời Chúa Giêsu nói : “Thánh Thần làm chứng về Ta, nhưng các ngươi, các ngươi cũng sẽ làm chứng” (Ga, 15, 16t). Với ơn của Chúa Thánh Thần, những người trước kia cảm thấy bơ vơ như trẻ mồ côi, giờ đây được tràn đầy sức mạnh và cảm thấy đủ khả năng thi hành sứ mạng được trao phó.
Chúa Thánh Thần, Đấng an ủi trong lúc lệ rơi
Tình hình Giáo Hội hiện nay, nhà thờ vắng người, thậm trí có nhà thờ không người đến, ngay cả Đền thờ Thánh Phêrô cũng có giờ cầu nguyện thật ít người, chỉ có mình Đức Thánh Cha, vì lý do tránh lây nhiễm trong đại dịch. Nhưng không vì thế mà vơi lời cầu nguyện. Trái lại, khắp mọi gia đình, cộng đoàn, dòng tu… đều vang lên lời cầu xin tha thiết lên Chúa là sự nghỉ ngơi trong cảnh lầm than, là niềm an ủi trong lúc lệ rơi.
Thế giới, đã và đang bị kiệt quệ bởi đại dịch coronavirus và vẫn đang tiếp diễn. Người ta thấy nhiều cảnh thật bi ai trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Có người đã chết cô đơn, không có người thân, tại bệnh viện cũng như tại nhà thờ và nghĩa trang, đôi khi chỉ được an táng sơ sài, thậm chí chết không còn đất để chôn, không còn củi để thiêu, khiến người còn sống không khỏi đau lòng. Vì lệnh cách ly tại chỗ để ngăn chặn sự lây lan của virus không cho phép các thành viên gia đình đến chăm sóc người thân đang bị nhiễm bệnh, chết không thể an táng.
Trong tình cảnh bi thương hiện nay, khi toàn thế giới chìm trong khổ đau và lo lắng, đất thấm lệ rơi, rất cần đến Đấng An Ủi là Chúa Thánh Thần. Người đến để an ủi các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế, tình nguyện viên, là những người đang ở tuyến đầu trong tình trạng khẩn cấp chống dịch. Họ không chỉ là bác sỹ, họ còn là chiến sỹ, là những người hùng đang vất vả ngày đêm, căng mình trong cuộc chống dịch, đang liều mạng sống của mình để cứu những mạng sống khác. Hơn ai hết, họ cần đến sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Phải khẳng định rằng, thế giới đang cần Chúa Thánh Thần là Đấng an ủi. Lạy Đấng an ủi tuyệt vời, xin ngự đến!
Chúa Thánh Thần, Đấng đổi mới tâm hồn và canh tân bộ mặt trái đất
Trong xã hội của chúng ta sống hiện nay rất cần một sự khởi động đổi mới về tinh thần. Chúng ta không thể sống được nếu không có lương thực, nhưng không chỉ cần có lương thực, mà còn phải thuốc chữa bệnh nữa.
Đại dịch Covid 19 ập đến hơn một năm qua làm cho thế giới chao đảo với biến thể của nó. Nhưng con người sẽ vượt qua được bằng sự đổi mới tâm hồn, đề xuất các nước chia sẻ vaccine cho nhau, nhất là trợ giúp các nước nghèo.
Thế giới đã kiệt quệ bởi đại dịch vẫn đang tiếp diễn này đòi hỏi mỗi người chúng ta phải cảnh giác và có trách nhiệm, không chỉ đói và khát cuộc sống bình thường trở lại: nhưng chúng ta cần những tầm nhìn mới, ngôn ngữ mới để nhân loại đạt được ước mơ.
Có Chúa Thánh Thần, Đấng soi sáng tâm hồn. Ngài sẽ soi sáng tâm trí các nhà nghiên cứu khoa học, giúp họ sớm tìm ra những giải pháp hiệu quả để khống chế được virus này. Có Chúa Thánh Thần, Ngài sẽ lay động lương tâm những nhà hảo tâm thay vì đầu tư cho việc phát triển vũ khí, thì dùng thúc đẩy nghiên cứu hiệu quả, nhằm ngăn chặn những thảm họa tương tự trong tương lai.
Có Chúa Thánh Thần, Ngài sẽ nâng đỡ những nhà lãnh đạo các quốc gia, để họ khôn ngoan cùng nhau ngồi lại, quan tâm, quảng đại, giúp đỡ những người đang thiếu những điều cần thiết căn bản cho cuộc sống, và đề ra được các giải pháp xã hội và kinh tế với tầm nhìn xa và với tình liên đới.
Sau khi Chúa Giêsu về Trời, Các thánh Tông Đồ đã qui tụ bên Đức Maria để cầu xin Chúa Thánh Thần hiện xuống. Noi gương Mẹ Maria cùng Các Thánh Tông Đồ, chúng ta cũng tha thiết khấn xin Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến; lạy Đấng an ủi tuyệt vời, xin ngự đến. Xin Ngài rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan, và chữa cho lành nơi thương tích. Uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng, chỉnh đốn lại chỗ trật đường… (Ca tiếp liên). Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
(Gợi ý giảng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống)
Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi Ba trong Ba Ngôi. Vai trò của Ngài là thánh hoá. Ngài là nguồn mạch tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Từ khi Chúa Giê-su về trời, Chúa Thánh Thần như là nguồn mạch chính yếu cho Giáo Hội, cho thời đại, cho mỗi chúng ta với nhiệm vụ hướng dẫn, bào chữa, an ủi,…Tuy nhiên, hình như Chúa Thánh Thần đã bị lãng quên trong tâm thức con người. Vì thế, Giáo Hội dùng ngày hôm nay để giúp chúng ta ôn lại giáo lý về Chúa Thánh Thần để nhớ đến Ngài và yêu mến Ngài.
Các bài đọc trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống hôm nay cho chúng ta nhìn thấy các khía cạnh khác nhau của Ngôi Ba Thiên Chúa. Trong bài đọc I, Sách Công vụ Tông đồ tường thuật Thánh Thần hiện xuống và đậu lại trên các Tông-đồ qua hình ảnh của cơn gió mạnh, hình lưỡi lửa, và sự kiện nói tiếng lạ. Trong bài đọc II, Thánh Phaolô đề cập đến những công việc của Thánh Thần làm nơi mỗi cá nhân và toàn thể Giáo Hội. Ngài nhấn mạnh đến sự hiệp nhất trong cùng một Đức tin, một Phép Rửa, và một tình yêu; vì tất cả đều hoạt động trong cùng một Thánh Thần. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nhấn mạnh đến vai trò của Thánh Thần trong việc sở hữu bình an và quyền tha thứ cho con người. Sau đây, chúng ta có thể nói rõ hơn về các hoạt động của Chúa Thánh Thần đối con người.
Trước tiên, nơi bài đọc 1 cho chúng ta biết những điều xảy ra trong ngày lễ Ngũ Tuần: hình ảnh thứ nhất ‘tiếng gió mạnh’: “Khi đến ngày lễ Các Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp.” (Cv 2, 1-2) Trong tiếng Do-thái cũng như Hy-lạp, họ chỉ có một danh từ dùng cho cả Thánh Thần lẫn gió: ruah trong tiếng Do-thái, và pneuma trong tiếng Hy-lạp. Vì thế, Thánh Thần được đồng nhất với gió. Gió muốn thổi đâu thì thổi. Gió có tác dụng làm mát và xua đi mọi bụi bặm. Với vai trò là gió, Chúa Thánh Thần cũng sẽ làm mát cõi lòng nóng giận; tẩy sạch mọi vết nhơ tội lỗi nơi cõi lòng mỗi người.
Hình ảnh thứ hai là ‘lưỡi lửa’: "Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một." (Cv 2, 3). Sách Khải Huyền đồng hóa Thánh Thần với lửa (Dt 4,5). Mattheu nói tới việc chịu Phép Rửa bởi Thánh Thần và lửa (Mt 3,11; Lc 3,16). Khi nói đến lửa là nói đến sự tỏa sáng, nấu nướng, sưởi ấm, thanh luyện “lửa dùng để luyện kim như thử vàng (1Pr 1,7); Cột Lửa cũng dùng để soi sáng cho dân Israel biết đường đi (Xh 13, 21),…Thánh Thần được đồng hóa là ngọn lửa để sưởi ấm lòng người và soi sáng cho con người nhận ra sự thật, đường đi, và xua tan bóng đêm tội lỗi; đốt cháy những ‘rác thải’ tội lỗi, những thói hư tật xấu, những hờn ghen ích kỷ, những tham lam vô cảm,…
Sự kiện thứ 3 là ‘nói tiếng lạ’: "Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho. Lúc đó, tại Jerusalem, có những người Do-thái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở về. Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình. Họ sửng sốt, thán phục và nói: "Những người đang nói đó không phải là người Galilee cả ư? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta?" (Cv 2, 4-8). Trong tiếng Hy-lạp, danh từ dùng để chỉ cái lưỡi (gnôssa) cũng được dùng để chỉ các ngôn ngữ khác nhau, nhưng chỉ dùng ở số nhiều (gnôssai). Khi dùng danh từ ở số nhiều, nó cũng có ý nghĩa là nói tiếng lạ. Biến cố nói tiếng là do quyền lực của Chúa Thánh Thần. Ngài làm vai trò là “phiên dịch” lời các Tông đồ nói trong trí óc khán giả, để chỉ một ngôn ngữ các ông nói ra bằng tiếng Aramaic, mọi người đều hiểu theo ngôn ngữ của họ. Họ nói: "chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa." (Cv 2, 11). Có thể nói ngay rằng nhờ Chúa Thánh Thần, các Tông đồ đã nói từ trái tim, nói lời yêu thương, nói lời cảm hoá khiến mọi người có thể hiểu, cảm nghiệm, hiểu và tin theo.
Tiếp sang bài đọc 2, Thánh Phaolô giúp chúng ta nắm rõ công việc của Chúa Thánh Thần cách thiết thực: thứ nhất, Ngài hướng dẫn nhận ra sự thật và tất cả mọi sự thật, vì Ngài là Thần Chân Lý. Sự thật trên hết mọi sự thật là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa. Thánh Phaolô quả quyết: "Chẳng có ai ở trong Thánh Thần của Thiên Chúa mà lại nói: “Giêsu là đồ khốn kiếp!” Cũng không ai có thể nói rằng: "Đức Giêsu là Chúa," nếu người ấy không ở trong Thánh Thần.” (1Cr 12, 3b). Thứ đến, Thánh Thần ban cho mỗi tín hữu các đặc sủng khác nhau; nhưng tất cả các đặc sủng Thánh Thần ban là cho việc xây dựng Nhiệm Thể Đức Kitô là Giáo Hội: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa.”(1 Cr 12, 4-5); Thứ ba, Thánh Thần hiệp nhất và liên kết tất cả trong cùng một Phép Rửa, một đức tin, và một tình yêu: “Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung. Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Kitô cũng vậy. Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu Phép Rửa trong cùng một Thánh Thần để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thánh Thần duy nhất.”(1 Cr 12, 6-13).
Nơi bài Phúc Âm, chúng ta bắt gặp một sự bình an đích thực từ Chúa Giê-su Phục sinh “Bình an cho anh em.” Đức Giê-su cũng thổi hơi và ban Thánh Thần cho các môn đệ để nhờ Ngài các môn đệ chiến thắng sợ hãi và bóng tối bao trùm. Sau khi Chúa Giê-su chịu chết, sự sợ hãi bao trùm toàn thể các Tông đồ, nhưng sự hiện diện của Chúa Phục sinh ngang qua việc trao ban sự bình an cũng như Chúa Thánh Thần, các ngài đã được trấn an và tràn đầy sức mạnh. Bên cạnh đó, việc trao ban Chúa Thánh Thần của Chúa Giê-su cho các Tông đồ có vai trò hết sức quan trọng trong việc tha thứ các tội của con người. Nơi các điều kiện để xưng tội nên, Chúa Thánh Thần giữ vai trò nòng cốt để giúp con người chúng ta nhận ra sự thật qua việc Xét mình. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta ăn năn và dốc lòng chừa tội. Khi xưng tội, Chúa Thánh Thần giúp hối nhân thú tội nơi tòa cáo giải. Nói cách khác, Chúa Thánh Thần có vai trò chủ chốt cho con người trước khi đến và sau khi ra khỏi Toà Cáo Giải. Tuy nhiên, chúng ta cần biết đâu là những ơn ban cụ thể của Chúa Thánh Thần?
Thật vậy, khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần, con người đón nhận Bảy Ơn Cả cao trọng như sau: Ơn thứ nhất là Khôn Ngoan, giúp ta phân biết điều phải, điều trái. Ơn thứ hai là Hiểu Biết, giúp ta hiểu biết sâu xa hơn những điều Chúa và Giáo Hội dậy. Ơn thứ ba là Biết Lo Liệu, giúp ta phải giải quyết mọi khó khăn trong đời sống. Ơn thứ tư là Sức Mạnh, giúp ta chu toàn việc bổn phận và vượt qua mọi khó khăn. Ơn thứ năm là Thông Minh, giúp ta nhận ra thánh ý Chúa. Ơn thứ sáu là Ðạo Ðức, giúp ta tin yêu Chúa và giúp đỡ anh em. Ơn thứ bảy là Kính Sợ Thiên Chúa, giúp ta tôn kính sự công bằng và quyền phép Chúa và sợ làm phiền lòng Ngài.
Mặt khác, ngoài Bảy ơn cả trên, mỗi ki-tô hữu chúng ta còn đón nhận được mười hai Hoa Quả Chúa Thánh Thần (Gl 5, 22.23a-25) khi chúng ta sống trong Ngài và Ngài sống trong ta: Hoa quả thứ nhất là Bác Ái, giúp ta làm mọi việc vì mến Chúa. Hoa quả thứ hai là Vui Vẻ, giúp ta nhận biết lòng nhân từ của Chúa. Hoa quả thứ ba là Bình An, kết quả của niềm vui, làm cho ta được thư thái. Hoa quả thứ tư là Kiên Nhẫn, giúp ta chịu đựng những nghịch cảnh ở đời và những đau khổ do sự chết gây nên. Hoa quả thứ năm là Nhân Từ, thôi thúc ta làm sự lành cho mọi người. Hoa quả thứ sáu là Hòa Nhã, phát sinh do lòng nhân từ trong lời nói và trong việc làm. Hoa quả thứ bay là Nhẫn Nại, làm ta kiên nhẫn chịu đựng lâu dài dù không có những khích lệ bên ngoài. Hoa quả thứ tám là Hiền Lành, kìm hãm nóng giận. Hoa quả thứ chín là Tin Tưởng, giúp ta trung thành, thẳng thắn trong những giao tế với mọi người. Hoa quả thứ mười là Nhã Nhặn, làm phát sinh điều độ, chừng mực trong hành động bền ngoài. Hoa quả thứ mười một là Tiết Ðộ, chế ngự những dục vọng. Hoa quả thứ mười hai là Trong Sạch, giúp canh phòng ngũ quan để chúng không trở nên dịp tội cho ta; giúp ta coi thân xác mình và thân xác người khác như đền thờ Chúa Thánh Thần.
Quả thật, với những ơn ban của Chúa Thánh Thần vừa được nêu trên, ước mong mỗi ki-tô hữu chúng ta đón nhận được tất cả trong sự khiêm tốn và cầu nguyện để trở nên những chứng nhân loan bao Tin mừng, chứng nhân sự thật giữa một xã hội gian dối, chứng nhân của niềm hy vọng giữa cơn lốc dữ dội của đại dịch Covid, chứng nhân của niềm vui giữa thế giới đầy u buồn và chán nản,…Chỉ có Chúa Thánh Thần mới là linh hồn hay là chủ chốt cho những chứng nhân này. Do đó, nhờ các hoạt động của Chúa Thánh Thần trong con người và với con người, mỗi ki-tô hữu sẽ luôn luôn tươi mới, tràn đầy sự khôn ngoan và sức mạnh nhằm trở nên những tác nhân truyền giáo cho nhân loạn hôm nay.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
34. Trên thiên đàng, vĩ đại mà không thể đánh giá, giàu có mà không có trắc lượng, vĩnh viễn mà không có chung kết.
(Thánh Gregory)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người thích ăn bớt, bạn bè thân thiết có việc gì thì hắn ta làm hay không làm cũng đều đòi mọi người chung tiền nhậu nhẹt, nhưng hắn ta thì một xu cũng không bỏ ra, lại còn ăn bớt những đồng tiền thừa khi mua cơm rượu.
Diêm vương hận hắn ta lương tâm quá hắc ám bèn bắt hắn ta đến âm phủ, nhốt trong ngục tối để chịu tội.
Nhưng hắn ta vừa vào trong ngục thì vội vàng la lớn:
- “Căn phòng này quá tối, lại còn có mấy người ở đây nữa, mau chung tiền lại làm cái cửa sổ, cho sáng sáng một chút.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 50:
Nhà tù trên mặt đất và hỏa ngục đều giống nhau một điểm là mất tự do.
Nhà thờ trên mặt đất và thiên đàng đều giống nhau một điểm là có Đức Chúa Giê-su hiện diện.
Mọi người Ki-tô hữu trên thế gian đều giống nhau một điểm là sống bác ái.
Nhà tù, dù cho có nhiều cửa sổ để “sáng sáng một chút” thì vẫn cứ là nhà tù, là nơi giam cầm những tội nhân; nhà thờ, dù là nhà thờ bằng tranh vách đất thì cũng có Đức Chúa Giê-su hiện diện nơi bí tích Thánh Thể.
Khi người Ki-tô hữu hiểu điều ấy cách sâu xa, thì sẽ không bỏ thánh lễ ngày thường cũng như thánh lễ ngày chúa nhật được, bởi vì không ai dại gì tình nguyện đem mình và kho báu vô giá bỏ vào ngồi trong nhà tù…
Ai có tai thì nghe và hiểu…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đánh dấu lễ kỷ niệm ngày 18 tháng 5, người viết tiểu sử giáo hoàng nói rằng giáo huấn của vị Thánh Giáo Hoàng vẫn còn phù hợp sau hơn một thế kỷ ngài chào đời ở Wadowice, Ba Lan.
Tác giả của cuốn “Chứng nhân hy vọng”, một cuốn tiểu sử tuyệt vời về vị Giáo hoàng Ba Lan, đã được xuất bản năm 1999, nhận xét rằng:
“Đức Gioan-Phaolô II hiểu rằng vấn đề lớn lao đối với tương lai nhân loại trong thế kỷ 21 và hơn thế nữa là khái niệm về con người nhân bản là điều sẽ hình thành văn hóa và xã hội.
Phải chăng chúng ta chỉ đơn thuần là những bó ham muốn, và phải chăng tự do chỉ đơn thuần là sự thỏa mãn những ham muốn đó? Hay chúng ta được tạo ra để thực hiện quyền tự do lớn hơn: đó là tự do tìm kiếm những chân lý được xây dựng trong thế giới và trong chúng ta và sống cuộc đời của chúng ta theo những chân lý đó?”
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tên khai sinh là Karol Wojtyła, sinh ngày 18 tháng 5 năm 1920, sống sót sau thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Ba Lan và giúp lãnh đạo cuộc kháng chiến của Giáo hội chống lại chế độ cộng sản áp bức sau đó.
Được bầu làm giáo hoàng vào năm 1978, ngài đã lãnh đạo Giáo hội trong 26 năm cho đến khi ngài qua đời vào năm 2005. Trong 455 năm trước đó, tất cả các vị Giáo Hoàng đều là người Ý. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên sau thời kỳ ấy không phải là người Ý. Ngài đã thực hiện nhiều chuyến tông du nước ngoài hơn tất cả các giáo hoàng trước ngài cộng lại và ban hành 14 thông điệp.
“Giáo huấn của Đức Gioan-Phaolô II phản ánh niềm xác tín, mà ngài đã giúp viết vào Hiến chế Mục vụ của Công đồng Vatican II về Giáo hội trong Thế giới Hiện đại. Đó là trong Chúa Giêsu Kitô, chúng ta gặp được những sự thật sâu sắc nhất về Thiên Chúa và về chính mình”, Tiến sĩ Weigel nói.
“Đó là sứ điệp trung tâm mà Giáo hội phải đưa ra cho thế giới, nếu đó là Giáo hội của Tân Phúc âm hóa mà Đức Gioan Phaolô II đã công bố”.
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông đã đưa ra các bình luận trê để trả lời các câu hỏi của Văn phòng Truyền thông Đối ngoại của Hội đồng Giám mục Ba Lan.
Trong khi đó, Viện Văn hóa Thánh Gioan Phaolô II, thuộc Khoa Triết học tại Đại Học Angelicum ở Rôma, đang khởi động một chương trình kéo dài một năm dành cho sinh viên sau đại học.
Học viện được thành lập tại Angelicum, chính thức được gọi là Đại học Giáo hoàng Thánh Tôma Aquina, nhân kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của vị thánh Giáo Hoàng vào năm 2020. Đây là ngôi trường Đức Gioan Phaolô II đã theo học sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tuyển sinh vào chương trình mới bắt đầu vào ngày kỷ niệm sinh nhật của Đức Gioan Phaolô II. George Weigel là một trong các giáo sư của chương trình này.
Phát biểu với giới truyền thông Ba Lan, Weigel cho biết: “ Tôi háo hức trở thành một phần của sáng kiến quan trọng này, tôi hy vọng sẽ giúp các sinh viên 'nhìn' thế giới qua những ý tưởng và lời dạy của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, thay vì chỉ nhìn ngài như một con người gương mẫu”.
“Tất nhiên, ngài rất gương mẫu, nhưng ngài cũng đã có một phân tích sâu sắc về cuộc khủng hoảng của nền văn minh ngày nay, và phân tích đó đáng được nghiên cứu kỹ lưỡng”.
Source:Catholic News Agency
Theo VaticanNews, trong buổi yết kiến chung ngày 19 tháng 5 tại Sân San Damaso, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về cầu nguyện, hôm nay ngài nhấn mạnh đến các trở ngại của việc cầu nguyện: chia trí, cảm thấy khô khan, uể oải.
Sau đây là trọn bài giáo lý của ngài dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Tiếp tục đường hướng sách Giáo lý, trong bài giáo lý này chúng ta đề cập đến kinh nghiệm sống của việc cầu nguyện, cố gắng chỉ ra một số khó khăn rất phổ biến, cần được nhận diện và vượt qua. Cầu nguyện không dễ dàng: nhiều khó khăn tự xuất hiện trong cầu nguyện. Cần phải biết chúng, nhận ra chúng và vượt qua chúng.
Vấn đề đầu tiên xuất hiện đối với những người cầu nguyện là sự chia trí (xem Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2729). Anh chị em bắt đầu cầu nguyện nhưng rồi tâm trí anh chị em ra thơ thẩn, nó thơ thẩn khắp nơi; lòng anh chị em ở đây, trí anh chị em ở đó… chia trí khỏi việc cầu nguyện. Cầu nguyện thường cùng tồn tại với chia trí. Thật vậy, tâm trí con người khó có thể tập trung lâu vào một ý nghĩ. Tất cả chúng ta hằng trải qua cơn lốc hình ảnh và ảo ảnh trong một chuyển động miên viễn, đi kèm với chúng ta ngay cả trong khi ngủ. Và tất cả chúng ta đều biết làm theo khuynh hướng rối loạn này là điều không tốt chút nào.
Cuộc chiến để đạt được và duy trì được sự tập trung không chỉ liên quan đến việc cầu nguyện mà thôi. Nếu một ai đó không đạt được một mức độ tập trung đầy đủ, thì không thể học tập thuận lợi, cũng như không thể làm việc tốt được. Các vận động viên nhận thức được rằng các cuộc thi đấu sẽ không thắng chỉ nhờ rèn luyện thể chất mà còn nhờ vào kỷ luật tinh thần: trên hết là khả năng tập trung và luôn tập chú.
Chia trí không có tội, nhưng ta phải chiến đấu với nó. Trong di sản đức tin của chúng ta, có một nhân đức thường bị lãng quên, nhưng hiện diện rất nhiều trong Tin Mừng. Nó được gọi là "tỉnh thức". Và Chúa Giêsu dạy, “Hãy tỉnh thức. Hãy cầu nguyện ”. Sách Giáo lý đề cập đến điều đó một cách minh nhiên trong lời dạy của nó về việc cầu nguyện (xem số 2730). Chúa Giêsu thường kêu gọi các môn đệ lưu ý tới bổn phận phải có một cuộc sống tỉnh táo, được hướng dẫn bởi ý nghĩ này là sớm muộn gì Người cũng sẽ trở lại, giống như chàng rể từ đám cưới hoặc một người chủ từ một cuộc hành trình trở về. Nhưng vì chúng ta không biết ngày và giờ Người trở lại, nên mọi phút giây đời chúng ta đều quý giá và không nên lãng phí vào những những cơn chia trí. Vào một khoảnh khắc chúng ta không biết, tiếng nói của Chúa chúng ta sẽ vang lên: vào ngày đó, phúc thay những tôi tớ Người thấy siêng năng, luôn tập chú vào điều thực sự quan trọng. Họ không đi tha thẩn đuổi theo mọi lôi cuốn đến trước tâm trí họ, mà cố gắng đi theo con đường đúng, làm điều tốt và thực thi nhiệm vụ của mình. Chia trí là thế này: trí tưởng tượng đi tha thẩn, đi tha thẩn và tiếp tục đi tha thẩn… Thánh Têrêsa quen gọi trí tưởng tượng đi tha thẩn trong lúc cầu nguyện này là “bà điên trong nhà”; nó giống như một bà điên dẫn anh chị em đi đây đi đó… Chúng ta phải ngăn chặn nó và lồng nó lại, một cách chăm chú.
Những lúc khô khan cũng cần được bàn luận. Sách Giáo lý mô tả nó như sau: “Trái tim xa cách Thiên Chúa, không còn hứng thú với những ý nghĩ, hoài niệm và tâm tình, kể cả các tâm tình thiêng liêng. Đây là lúc chúng ta chỉ còn lấy đức tin mà gắn bó với Chúa Giêsu trong cơn hấp hối và trong mồ của Người” (số 2731). Sự khô khan khiến chúng ta nghĩ đến Thứ Sáu Tuần Thánh, vào ban đêm, và Thứ Bảy Tuần Thánh, cả ngày: Chúa Giêsu không ở đó, Người ở trong mồ; Chúa Giêsu đã chết, chúng ta ở một mình. Và đó là ý nghĩ làm nảy sinh sự khô khan. Thường thì chúng ta không biết đâu là lý do của sự khô khan: điều đó có thể phụ thuộc vào chính chúng ta, nhưng cũng phụ thuộc vào Thiên Chúa, Đấng cho phép một số tình huống trong đời sống bên ngoài hoặc bên trong. Hoặc, đôi khi, có thể là một cơn đau đầu hoặc một vấn đề của gan khiến chúng ta không thể bước vào việc cầu nguyện. Thường thì chúng ta không thực sự biết lý do. Các bậc thầy linh đạo mô tả kinh nghiệm đức tin như một sự luân phiên liên tục giữa những lúc được an ủi và những lúc phiền muộn; có những lúc mọi sự đều dễ dàng, trong khi những lúc khác lại được đánh dấu bằng sự nặng nề. Rất thường, khi gặp một người bạn, chúng ta nói, "Bạn có khỏe không?" - "Hôm nay tôi xuống tinh thần". Chúng ta rất thường "xuống tinh thần", hay nói đúng hơn chúng ta không có cảm xúc chi, không có sự an ủi, chúng ta không thể làm gì. Đó là những ngày xám xịt... và còn rất nhiều những ngày như thế trong cuộc sống! Nhưng điều nguy hiểm là có một trái tim xám xịt: khi “cảm giác xuống tinh thần” này chạm đến trái tim và làm nó sinh bệnh… và có những người sống với một trái tim xám xịt. Điều này thật khủng khiếp: người ta không thể cầu nguyện, người ta không thể cảm thấy được an ủi với một trái tim xám xịt! Hoặc, người ta không thể thoát ra khỏi sự khô khan thiêng liêng với một trái tim xám xịt. Trái tim phải cởi mở và sáng sủa, để ánh sáng của Chúa có thể chiếu vào. Và nếu ánh sáng Chúa không chiếu vào, hãy đợi nó, một cách hy vọng. Nhưng đừng đóng sập nó lại bằng màu xám xịt.
Rồi, một điều khác nữa là sự lười biếng uể oải, một khuyết điểm khác, một thói hư khác, vốn là một cám dỗ thực sự chống lại việc cầu nguyện và nói chung, chống lại đời sống Kitô hữu, lại là một vấn đề khác. Lưòi biếng uể oải là “một hình thức suy nhược do thiếu khổ chế, chểnh mảng canh thức, lơ là đời sống nội tâm” (2733). Đó là một trong bảy "tội trọng" bởi vì, được thúc đẩy bởi sự tự phụ, nó có thể dẫn đến cái chết của linh hồn.
Vậy chúng ta có thể làm gì trong cái chuỗi thay nhau mà đến của hứng thú và chán nản này? Người ta phải học cách luôn tiến về phía trước. Sự tiến bộ thực sự trong đời sống thiêng liêng không hệ ở việc nhân thừa các lúc ngất trí nhưng có thể kiên trì trong những lúc khó khăn: anh chị em hãy bước đi, bước đi, và tiếp tục bước đi… và nếu anh chị em mệt thì dừng lại một chút rồi bắt đầu bước đi lại. Nhưng với sự kiên trì. Chúng ta hãy nhớ dụ ngôn của Thánh Phanxicô về niềm vui hoàn hảo: khả năng của một tu sĩ không được đo lường bằng những may mắn bất tận từ Thiên đàng trút xuống, mà bằng những bước đi đều đặn, ngay cả khi người ta không được nhìn nhận, ngay cả khi người ta bị ngược đãi, thậm chí, khi mọi sự đã mất đi hương vị ban đầu. Mọi vị thánh đều đã trải qua “thung lũng tối tăm” này, và chúng ta đừng coi là tai tiếng nếu đọc nhật ký của họ, chúng ta thấy các tường thuật về những buổi tối cầu nguyện không hồn, thiếu nhiệt tình. Chúng ta phải học để biết nói: “Lạy Thiên Chúa của con, dù xem ra như Chúa đang làm mọi điều để khiến con không còn tin Chúa nữa, con vẫn tiếp tục cầu nguyện với Chúa”. Các tín hữu không bao giờ ngừng cầu nguyện! Đôi khi có thể giống với kiểu cầu nguyện của Gióp, người không chấp nhận việc Thiên Chúa đối xử bất công với mình, đã phản đối và đòi phán sét Người. Nhưng, rất thường xuyên, ngay việc phản đối trước mặt Thiên Chúa cũng là một cách cầu nguyện hoặc như bà già nhỏ bé kia từng nói, “giận Thiên Chúa cũng là một cách cầu nguyện”, vì nhiều lần đứa con giận người cha: đó là một cách liên hệ với người cha; vì nó nhận ông là “cha”, nên nó mới tức giận…
Và cả chúng ta nữa, những người kém thánh thiện và kiên nhẫn hơn Gióp, cũng biết rằng cuối cùng, cuối thời kỳ phiền muộn này, trong đó chúng ta đã cất những tiếng khóc thầm lên Trời và nhiều lần hỏi "tại sao?" Thiên Chúa sẽ trả lời chúng ta. Đừng quên kiểu cầu nguyện bằng cách hỏi “tại sao?”. Đó là kiểu cầu nguyện của những đứa trẻ khi chúng bắt đầu không hiểu sự việc, điều mà các nhà tâm lý học gọi là “giai đoạn tại sao”, vì đứa trẻ cứ hỏi bố, “Bố ơi, tại sao? Bố ơi, tại sao? Bố ơi, tại sao? ” Nhưng hãy cẩn thận: nó không chịu nghe câu trả lời của cha nó. Người cha bắt đầu trả lời, nhưng nó cắt ngang bằng câu “Tại sao?”. Nó chỉ muốn cha nó chú ý đến nó; và khi chúng ta giận Thiên Chúa một chút và bắt đầu hỏi tại sao, chúng ta đang lôi kéo trái tim của Cha chúng ta hướng tới các khốn cùng của chúng ta, hướng tới những khó khăn của chúng ta, hướng tới cuộc sống của chúng ta. Nhưng đúng, anh chị em hãy can đảm nói với Thiên Chúa: “Nhưng tại sao?”. Vì đôi khi, tức giận đôi chút tốt cho bạn, vì nó đánh thức lại mối liên hệ cha với con trai, cha với con gái mà chúng ta phải có với Thiên Chúa. Và Người sẽ chấp nhận ngay cả những phát biểu cọc cằn và cay đắng nhất của chúng ta bằng tình yêu của một người cha, và sẽ coi chúng như một hành vi đức tin, như một lời cầu nguyện. Cảm ơn anh chị em.
Ông Joe Biden luôn tự hào mình là người Công Giáo rất sùng đạo nhưng lại công khai ủng hộ phá thai hơn cả những vị tổng thống không Công Giáo. Trước gương mù tỏ tường này, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ dự định trong kỳ họp khoáng đại vào tháng 6 tới, sẽ thảo luận viễn ảnh đưa ra một tuyên bố về việc rước lễ của các chính trị gia phò phá thai cũng như “phò” nhiều vấn đề khác mâu thuẫn gay gắt với giáo huấn của Hội Thánh.
Trước khi có cuộc thảo luận này, Đức Tổng Giám Mục José Horacio Gómez, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã viết một lá thư xin ý kiến của Bộ Giáo Lý Đức Tin. Thư phúc đáp của Đức Hồng Y Luis Ladaria đã gây xôn xao cho dư luận tại Hoa Kỳ, đặc biệt là sau khi nhân vật khét tiếng phò phá thai, Nancy Pelosi tuyên bố rất hài lòng với lá thư của Đức Hồng Y Luis Ladaria.
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, có một bài nhận định đăng trên tờ First Things ngày 19 tháng 5, 2021.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
By George Weigel
Một sự can thiệp vô cùng không may từ Rôma
Vào ngày 7 tháng 5, Đức Hồng Y Luis Ladaria, SJ, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã gửi một bức thư cho Đức Tổng Giám Mục José Gomez, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ. Nhìn chung, bức thư đó nhằm mục đích ngăn cản vô thời hạn một tuyên bố chung của các giám mục Hoa Kỳ về sự mạch lạc của bí tích Thánh Thể trong Giáo hội, đặc biệt liên hệ đến việc rước lễ của các quan chức Công Giáo đồng lõa với tội ác luân lý nghiêm trọng là phá thai: một vấn đề gần đây được đề cập đến rất hùng hồn bởi Đức Cha Thomas Paprocki của Springfield, Illinois; Đức Cha Thomas Olmsted của Phoenix; Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver; và Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco.
Thư Đức Hồng Y Ladaria bao gồm những tuyên bố không tự minh nhiên, một phần vì chúng xem ra không nhất quán với những gì Bộ Giáo Lý Đức Tin do ngài đứng đầu đã từng dạy vào năm 2002 trong “Lưu ý Tín lý,” có tựa đề “Sự tham gia của người Công Giáo trong Đời sống Chính trị”.
Ví dụ, lá thư của vị Hồng Y gửi cho Đức Tổng Giám Mục Gomez thúc giục các giám mục Hoa Kỳ tiến hành một cuộc “đối thoại” để “họ có thể đồng ý với tư cách là một Hội Đồng Giám Mục rằng việc ủng hộ những luật lệ phò lựa chọn là không tương thích với giáo huấn Công Giáo”. Tại sao lại cần có một cuộc đối thoại như thế? Tại lễ tấn phong của mình, các giám mục tuyên thệ long trọng đề cao giáo huấn của Giáo hội. Và như Lưu ý Tín lý năm 2002, khi trích dẫn thông điệp Evangelium Vitae (Tin Mừng Sự Sống) năm 1995 của Đức Gioan Phaolô II, đã nói “những người trực tiếp tham gia vào việc xây dựng luật pháp có ‘nghĩa vụ nghiêm trọng và rõ ràng là phải chống lại’ bất kỳ luật lệ nào tấn công sự sống con người. Đối với các chính trị gia, cũng như đối với mọi người Công Giáo, không thể cổ vũ những luật đó hoặc bỏ phiếu cho chúng”.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y viết rằng các giám mục nên “thảo luận và đồng ý” với giáo huấn đó. Có gì để “thảo luận” ở đây? Và nếu, chẳng may, một số giám mục thực sự không đồng ý với giáo huấn đó, thì tại sao sự từ khước của họ — hoặc thậm chí những hiểu lầm của họ về những tác động của nó — lại có thể ngăn cản phần lớn các giám mục chấp nhận giáo huấn đó không được tái khẳng định và sau đó áp dụng giáo huấn đó? Công Đồng Nicê thứ nhất đã không chờ cho những giám mục ủng hộ Ariô “đồng ý” rồi mới dạy sự thật về thần tính của Chúa Kitô. Công Đồng Êphêsô cũng đã không chờ đợi sự đồng ý của Nestoriô và các giám mục theo bè rối Nestoriô đồng ý trước khi giảng dạy sự thật rằng Đức Mẹ có thể được gọi một cách chính đáng là Theotokos, Mẹ Thiên Chúa. Sự thật không thể bị đánh đổi để giành được sự nhất trí, phải không nào?
Một khi “thỏa thuận” giữa các giám mục về chân lý cơ bản của đức tin Công Giáo đã đạt được, Đức Hồng Y lại kêu gọi các giám mục địa phương phải “tham gia đối thoại với các chính trị gia Công Giáo trong địa phận của mình” như một “phương cách để hiểu bản chất các quan điểm và mức độ lĩnh hội giáo huấn Công Giáo của họ. Có lẽ Đức Hồng Y không biết rằng điều này đã được thực hiện. Có lẽ Đức Hồng Y không biết rằng vấn đề, tiêu biểu là, không phải các chính trị gia “ủng hộ phò lựa chọn” hiểu sai những gì Giáo hội dạy mà là họ [hiểu rất rõ nhưng] bác bỏ những giáo huấn đó - và vẫn khăng khăng thể hiện mình như những người Công Giáo nghiêm túc trong sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội. (Tuyên bố như vậy bây giờ là một chi tiết thường xuyên trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc.) Có rất ít những gì là không rõ ràng ở đây, và tiếp tục “đối thoại” sẽ chẳng làm sáng tỏ bao nhiêu bất cứ điều gì.
Đức Hồng Y cũng lo ngại rằng bất kỳ “chính sách quốc gia nào về sự xứng đáng cho sự hiệp thông Thánh Thể” phải thể hiện “sự đồng thuận thực sự của các giám mục về vấn đề này”. Nhưng, một lần nữa, điều đó có nghĩa là một số các giám mục ít có cảm thức cấp bách về việc phải bảo vệ sự thật, áp dụng nó, và nhờ đó khôi phục tính mạch lạc Thánh Thể của Giáo hội, lại đâm ra là những người quyết định giai điệu cho tất cả các giám mục còn lại. Đây không phải là kiểu “đồng thuận” mà Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã tìm kiếm khi ngài nỗ lực hoạt động để Công đồng Vatican II thông qua Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo với tỷ số lớn nhất có thể. Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục biết rằng Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre và những người cực đoan khác sẽ không bao giờ chấp nhận một tuyên bố như vậy, nhưng ngài không sẵn sàng trao cho họ quyền phủ quyết tuyên bố ấy dưới danh nghĩa “đồng thuận”. Tại sao ngày nay quyền phủ quyết như vậy lại được trao cho một số ít những người cực đoan trong Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ?
Lời kêu gọi của Đức Hồng Y Tổng trưởng rằng “mọi nỗ lực... phải được thực hiện” để “đối thoại” với “các Hội Đồng Giám Mục khác khi chính sách này được hình thành” cũng là một điều khó hiểu. Liệu Đức Hồng Y Ladaria có thực sự tin rằng một cuộc “đối thoại” với một Hội Đồng Giám Mục Đức không quan tâm gì đến việc bội giáo và đang quay cuồng bên bờ ly giáo sẽ tạo ra những kết quả tốt đẹp ở Hoa Kỳ? Nếu vậy, sẽ rất lý thú khi biết điều đó sẽ xảy ra như thế nào.
Chiến lược mà Đức Hồng Y Ladaria thúc giục trong lá thư của ngài sao chép các yếu tố chính trong cách tiếp cận của McCarrick đối với các chính trị gia Mỹ ủng hộ việc phá thai. Tôi tin rằng Đức Hồng Y Ladaria đã không biết về điều đó, nhưng dù thế nào đi nữa, cách tiếp cận chậm chạp, tẻ nhạt đối với một cuộc khủng hoảng mà ngài thúc giục các giám mục Hoa Kỳ đang bị đánh giá rất thấp.
Source:First Things
Đức Hồng Y Ngoại trưởng bày tỏ quan ngại của ĐTC và Tòa thánh trước sự leo thang bạo lực giữa Israel và Hamas.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha và Tòa thánh “rất quan ngại” về những gì đang xảy ra ở Đất Thánh, nơi cuộc chiến leo thang bạo lực giữa Israel và Hamas.
ĐHY Ngoại giao Vatican, Hồng Y Pietro Parolin, bày tỏ lo ngại và Ngài nhấn mạnh tới sự cấp thiết một thỏa hiệp ngưng bắn và ĐHY bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình leo thang bạo lực "bất chấp những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm đưa ra một lệnh ngừng bắn".
Tàn phá và chết chóc
“Xung đột chỉ mang lại sự đổ nát cũng như những cái chết bi thương mà Đức Hồng Y Parolin nhắc lại lời Đức Thánh Cha Phanxicô, trong buổi đọc kinh “Lạy Nữ Vương” hôm Chúa Nhật về những trẻ em bị giết trong cuộc xung đột này.
Giải pháp một lãnh thổ hai quốc gia
Khi báo giới hỏi ĐHY liệu Tòa thánh có đóng vai trò hòa giải giữa Israel và Palestine hay không, nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican nói: “Đối với tôi, dù đôi bên không muốn có bất kỳ sự can thiệp nào, nhưng chắc chắn, chúng ta phải thực hiện bất kỳ hành động nào có thể giúp dẫn đến ngừng bắn, chấm dứt xung đột lâu dài, đi đến một giải pháp một đất nước hai quốc gia”.
Hướng đi của Liên Hiệp Châu Âu
Đức Hồng Y Parolin cũng cho biết ngài mong chờ cuộc gặp gỡ vào thứ Bảy giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Bà chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu, Ursula von der Leyen, và ngài cùng họp mặt...
ĐHY cho biết đây sẽ là một cơ hội để thảo luận về cuộc khủng hoảng này. “Chắc chắn, tôi cũng sẽ nói chuyện với Bà chủ tịch về vấn đề Israel và Palestine. Chúng tôi sẽ phải hợp lực để ngăn chặn cuộc khủng hoảng này”.
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết Cha Tổng Đại Diện giáo phận Tuyên Hóa (Xuanhua, 宣化) đã lên tiếng tố cáo việc phong chức linh mục cho một giáo phận ma, không hề có trên bản đồ của Giáo Hội Công Giáo.
Tuyên Hóa, cách Bắc Kinh 180 km về phía tây bắc, là một thành phố có lịch sử lâu dài và có vị trí quân sự quan trọng.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 14 tháng 5, Cha Tổng Đại Diện Simon Trương Kiến Lâm (Zhang Jianlin, 张建林) cho biết cái gọi là “giáo phận Trương Gia Khẩu” là “một giáo phận bất hợp pháp, không được Tòa Thánh công nhận”. Vị tổng đại diện giáo phận Tuyên Hoá nói rằng lễ truyền chức linh mục diễn ra vào ngày 11 tháng 5 vừa qua là “bất hợp pháp” và không thể được Giáo hội công nhận.
Bình tĩnh trích dẫn từng chữ của Bộ Giáo luật, Cha Trương Kiến Lâm cho biết bọn cầm quyền Trung Quốc đã hình thành nên cái gọi là giáo phận Trương Gia Khẩu chồng lên giáo phận Tuyên Hóa, trong mưu toan lũng đoạn Giáo Hội địa phương.
Cha Trương Kiến Lâm thẳng thắn chỉ ra rằng Giám Mục quốc doanh Quách Kim Tài (Guo Jincai, 郭金才) là một giám mục được tấn phong trái phép, trước đây đã bị vạ tuyệt thông, nhưng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho hòa giải với Giáo hội, đã hành động trái với giáo luật Công Giáo và trái với tình Hiệp thông Giáo hội.
Thật vậy, giám mục bản quyền của giáo phận Tuyên Hóa là Đức Cha Augustinô Thôi Thái. Ngài là người duy nhất có quyền phong chức cho các linh mục tại Tuyên Hóa. Đức Cha Thôi Thái sinh năm 1950, được thụ phong linh mục vào năm 1990. Ngày 7 tháng Tư, 2013 ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phó với ý định kế vị Đức Cha Tôma Triệu Khắc Huân (Zhao Ke-xun, 趙克勛)cai quản giáo phận Tuyên Hoá. Đức Cha Tôma Triệu Khắc Huân năm nay đã 91 tuổi, và sau nhiều năm vào tù ra khám, lại phải sống trong tình trạng bị quản thúc.
Ngay từ trước khi được bổ nhiệm Giám Mục, cụ thể là từ năm 2007, Đức Cha Thôi Thái đã liên tục bị bọn cầm quyền sách nhiễu. Tuy chưa bao giờ bị đưa ra xét xử, ngài không ngừng bị bắt, giam giữ trái phép, đôi khi ngài bị nhốt trong những trung tâm giam giữ bí mật; hoặc nhẹ nhất là bị quản thúc tại gia.
Hôm 19 tháng Sáu năm ngoái, 2020, vào ngày Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, công an Trung Quốc đã đến nhà bắt Đức Cha Thôi Thái đi biệt tích. Cho đến nay, không ai biết chúng giam giữ ngài tại đâu.
Giám Mục quốc doanh Quách Kim Tài đã lợi dụng tình cảnh này của giáo phận Tuyên Hóa để tiến hành sắc phong cho những người đã xuất khỏi các chủng viện khác, và cả những người bị rối loạn tâm thần và đạo đức, cũng như những thành phần được coi là tệ nạn xã hội.
Việc tiến hành phong chức ồ ạt trong những ngày này là nhằm hình thành nên giáo phận ma Trương Gia Khẩu. Linh mục quốc doanh Vương Chân Quý (Wang Zhengui, 王振贵) được báo cáo sẽ được tấn phong “Giám Mục tiên khởi” của giáo phận ma Trương Gia Khẩu.
Theo các nguồn tin ở địa phương, Linh mục quốc doanh Vương Chân Quý được giao nhiệm vụ chuẩn bị một cộng đồng linh mục lớn trước Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh sắp tới, cũng sẽ diễn ra tại Trương Gia Khẩu.
Giám Mục quốc doanh Quách Kim Tài đã thể hiện mối quan tâm lớn đối với việc tuân theo các lệnh truyền của chính phủ hơn là của Giáo hội, phớt lờ mối quan hệ với các giám mục Tuyên Hóa, là những người được Tòa thánh công nhận, nhưng bị Đảng coi là những tên “tội phạm”.
Source:Asia News
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng trong bối cảnh các nỗ lực gọi là “cải tạo” lan rộng ở một khu vực của Trung Quốc - nơi mà Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Trump đã xác định là nơi xảy ra tội ác diệt chủng - hàng trăm giáo sĩ Hồi giáo đã bị bắt giữ vì nghi ngờ theo “chủ nghĩa cực đoan”, mặc dù có rất ít bằng chứng về bất kỳ hành vi nào khác ngoài những hành vi thông thường của một imam.
Ước tính có khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị giam giữ trong hàng trăm “trại cải tạo” ở khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc.
Bên trong các trại, người Duy Ngô Nhĩ được cho là phải chịu lao động cưỡng bức, tra tấn và tuyên truyền chính trị. Bên ngoài các trại, người Duy Ngô Nhĩ bị theo dõi bởi lực lượng cảnh sát đông đảo và công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
Trung Quốc đã nhiều lần gán ghép các hoạt động văn hóa và tôn giáo của người Duy Ngô Nhĩ với chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa ly khai. Chính phủ đã có lúc phủ nhận các trại này không tồn tại, nhưng sau đó đã quay sang bảo vệ các hành động của mình như một phản ứng hợp lý đối với mối đe dọa an ninh quốc gia.
BBC gần đây đã trích dẫn một nghiên cứu mới cho thấy Trung Quốc đã giam giữ hơn 600 imams và các nhân vật tôn giáo Hồi giáo khác trong khu vực kể từ năm 2014. Số lượng án tù đã tăng đáng kể kể từ năm 2017, với ít nhất 200,000 người vào tù trong 2 năm 2017-2018.
Theo nghiên cứu từ Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ, ít nhất một nửa trong số 630 giáo sĩ được xác nhận là đã bị giam giữ đã bị kết án tù ít nhất 5 năm.
Người Duy Ngô Nhĩ có thể bị bắt và giam giữ theo luật chống khủng bố mơ hồ của Trung Quốc.
Một báo cáo từ Viện Chính sách Chiến lược Australia cho thấy hơn 15,000 nhà thờ Hồi giáo đã bị hư hại hoặc phá bỏ trong khu vực kể từ năm 2018.
Cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với Tân Cương cũng bao gồm việc ép buộc các phụ nữ phải lắp dụng cụ tránh thai, thậm chí phải phá thai và triệt sản.
Báo cáo gần đây từ New York Times ghi lại hàng chục cáo buộc từ những phụ nữ Duy Ngô Nhĩ, những người nói rằng họ bị giới chức gây sức ép buộc phải phá thai, triệt sản hoặc chấp nhận các biện pháp tránh thai.
Tỷ lệ sinh trong khu vực đã giảm mạnh. Vào tháng 9 năm 2020, chính quyền Tân Cương thừa nhận rằng tỷ lệ sinh ở đó đã giảm gần một phần ba trong năm 2018, phần lớn nguyên nhân là do “thực hiện tốt hơn chính sách kế hoạch hóa gia đình”.
Source:Catholic News Agency
Cha Kevin O'Brien, Hiệu trưởng Đại học Santa Clara, đã có những hành vi không phù hợp trong bữa ăn tối không chính thức với các sinh viên tốt nghiệp. Tỉnh Dòng Tên địa phương đã ra phán quyết như trên dẫn đến việc Cha O'Brien thông báo rằng ngài sẽ từ chức hiệu trưởng trường Đại học Dòng Tên ở California. Ngài đã tham gia một chương trình ngoại trú để giải quyết các vấn đề cá nhân bao gồm nghiện rượu và căng thẳng.
Cha O'Brien là hiệu trưởng trường Đại học Santa Clara ở khu vực San Jose từ năm 2019. Ngài chủ sự Thánh lễ một ngày trước khi nhậm chức của ông Joe Biden ngày 20 tháng Giêng tại Nhà thờ Thánh Matthêu ở Washington DC. Theo báo cáo, vị linh mục đã biết gia đình Biden ít nhất 15 năm, kể từ khi còn phục vụ tại Đại học Georgetown. Cha O'Brien trước đây đã chủ trì một thánh lễ cho Biden và gia đình ông ta trong cả hai năm 2009 và 2013, khi Biden tuyên thệ nhậm chức phó tổng thống.
John M. Sobrato, chủ tịch hội đồng quản trị của trường Đại học Santa Clara, cho biết trong một thông báo ngày 12 tháng 5 rằng một cuộc điều tra độc lập được tiến hành thay mặt cho Dòng Tên ở Miền Tây Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng Cha O'Brien “có những hành vi, chủ yếu xảy ra giữa các cuộc trò chuyện, trong một loạt các bữa ăn tối thân mật với các sinh viên tốt nghiệp, những hành vi này không phù hợp với các giao thức và ranh giới của Dòng Tên đã được thiết lập”.
Sobrato cho biết Cha O'Brien đã thông báo với các ủy viên về ý định từ chức của ngài vào ngày 9 tháng 5 và hội đồng quản trị đã chấp nhận đơn từ chức của ngài vào ngày 10 tháng 5. Hội đồng quản trị sẽ ngay lập tức bắt đầu quá trình tìm kiếm người kế nhiệm ông, Sobrato nói.
Source:Catholic News Agency
Tổng Giám mục Salvatore Cordileone của San Francisco đã phản hồi gay gắt với chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi. Bà ta nói rằng rất hài lòng với quan điểm của Vatican về vấn đề rước lễ của các chính trị gia ủng hộ phá thai. Cách nói của bà Pelosi là nhằm tạo ra hiểu nhầm như thể giờ đây Tòa Thánh đã chấp nhận hành động phá thai.
Đức Tổng Giám Mục Cordileone chỉ ra rằng Đức Hồng Y Luis Ladaria, mà bà Pelosi trích dẫn, đã khuyến khích các giám mục Hoa Kỳ tuân theo hướng dẫn nêu trong một lá thư năm 2004 của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, theo đó các chính trị gia kiên trì ủng hộ việc phá thai không nên rước lễ. Đức Tổng Giám Mục nói: “Chính vì lý do này mà tôi rất vui khi biết rằng chủ tịch Hạ Viện Pelosi nói rằng bà ấy “rất hài lòng với lá thư của Vatican”. Ngài nói thêm rằng bình luận công khai của Pelosi “làm dấy lên hy vọng rằng có thể đạt được tiến bộ trong vấn đề nghiêm trọng nhất này”.
Phản hồi của Đức Tổng Giám Mục Cordileone, được ban hành vào ngày 17 tháng 5, rõ ràng là một thách thức khác đối với Pelosi, người chắc chắn không có ý định bày tỏ sự ủng hộ của bà ta đối với quan điểm mà Đức Hồng Y Ratzinger đưa ra vào năm 2004. Bà chủ tịch thường nói rằng bà ta sẽ “sử dụng sự phán xét của riêng tôi” về việc có nên rước lễ hay không. Như Đức Tổng Giám Mục Cordileone đã chỉ ra, lá thư Ratzinger nói rằng nếu một người Công Giáo nổi tiếng từ chối lời khuyên của giám mục, “vị giám mục phải tuyên bố rằng cá nhân đó không được rước lễ”.
Đầu tháng này, tổng giám mục đã đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ, đòi phải có các kỷ luật về giáo luật đối với các chính trị gia như Pelosi. Bà ta là thuộc tổng giáo phận của ngài. Ngài nói: “Tôi run sợ rằng nếu tôi không thẳng thắn thách thức những người Công Giáo dưới quyền chăm sóc mục vụ của tôi, những người chủ trương phá thai, cả tôi và họ sẽ phải trả lời với Chúa về máu những người vô tội”.
Source:Catholic World News
Linh mục Suresh Mathew, Dòng Phan Sinh, Biên tập viên tạp chí Indian Currents do Giáo hội điều hành, đã làm một thống kê các linh mục, thuộc giáo phận hay Dòng tu của 117 linh mục đã qua đời trong những ngày từ ngày 10 tháng 4 đến ngày 14 tháng 5.
Cha Mathew nói với UCA News ngày 15 tháng 5 rằng: “Danh sách chắc không đầy đủ, vì số người tăng mà chúng tôi không hay chưa nhận được thông tin gì về các linh mục đã chết trong đợt thứ hai này.”
Trong số 117 linh mục được liệt kê, 48 linh mục thuộc các dòng tu khác nhau, trong đó Dòng Tên đứng đầu danh sách với 19 cha.
Cha còn cho biết số người chết sẽ tăng lên khi có thêm thông tin từ 174 giáo phận ở Ấn Độ.
Cha Mathew nói: “Ngay cả danh sách ban đầu cũng đã báo động vì chúng tôi chỉ có khoảng 30.000 linh mục; mà nếu bốn người chết hàng ngày, thì đó là một vấn đề rất đáng quan tâm đối với Giáo hội...
Nhiều linh mục tử vong, vì dấn thân mục vụ và vì không có đủ máy móc chăm sóc y tế kịp thời!... Đây là một tình huống khủng khiếp!
Danh sách các linh mục đã qua đời bao gồm các linh mục thuộc các Giáo hội và các giáo phận Công Giáo theo nghi lễ Công Giáo Ấn Độ - Latin, Syro-Malabar và Syro-Malankara.
Giám mục Gerald Almeida của Địa phận Jabalpur ở Tiểu bang Madhya Pradesh phát biểu: “Nhiều linh mục chết vì thiếu các thiết bị y tế. Đây thực là một tình huống bi thương!”
Kể từ giữa tháng 4, Ấn Độ đã có hơn 300.000 trường hợp nhiễm bệnh mới mỗi ngày, các bệnh viện đang phải vật lộn để khắc phục tình trạng thiếu giường, oxy và thuốc quan trọng.
Những người đau yếu đã nằm la liệt ở các hành lang trong các bệnh viện, trong khi nhiều người đã tử vong khi còn trong xe cứu thương hay đang chờ bên ngoài bệnh viện để được chăm sóc y tế.
Đức cha Almeida cho hay Giáo hội Ấn đang triển khai chương trình chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân Covid như ngài nói: “Tôi rất sốc khi biết rằng rất nhiều linh mục đã chết! trong khi các linh mục và ơn gọi linh mục đang khan hiếm trong đất nước này!”
“Tôi nhìn nhận rằng các linh mục và tu sĩ nam nữ của chúng tôi đối diện với cái chết, và tôi cam đoan với họ rằng họ không đơn độc, chúng tôi cùng đồng hành với họ. Tất cả chúng ta phải đảm bảo rằng sức khỏe tinh thần của chúng ta được bảo vệ và duy trì mạnh mẽ để vượt qua được thiên tai hiểm độc này."
Đức Giám Mục Giáo phận Jabalpur là Đức Giám cha Almeida đã thiết lập một trung tâm cách ly đặc biệt dành cho các linh mục và tu sĩ để đảm bảo việc điều trị và tạo niềm tin cho họ.
Ít nhất có 26 nữ tu và 14 linh mục đang điều trị trong trung tâm cách ly này, nơi đó có 4 y tá túc trực để chăm sóc và một bác sĩ viếng thăm họ hàng ngày.
Tất cả các linh mục và tu sĩ được thông báo ngay lập tức, nếu họ bị sốt nhẹ hoặc đau đầu hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác. Những người được phát hiện dương tính với Covid-19 được chuyển đến trung tâm cách ly, nơi đó có trang bị các phương tiện y tế cơ bản và máy trợ thở oxy.
Giám mục Almeida nói: “Chúng tôi chỉ chuyển những bệnh nhân nguy kịch đến các bệnh viện chuyên khoa, còn chúng tôi cố gắng chăm sóc anh chị em chúng tôi cho đến khi họ bình phục.”
Nhiều linh mục đã liều mạng đến thăm các gia đình và tổ chức các nghi lễ trong Tuần Thánh vừa qua!
Đức Cha đã mở trung tâm săn sóc này, sau khi một trong những linh mục của ngài chết trong đợt Covid-19 đầu tiên vào năm ngoái.
Đức Cha cho hay: Một nữ tu qua đời trong giáo phận đã không báo cáo với tòa giám mục để được điều trị. Hầu hết mọi người chết, vì họ không được chăm sóc thích hợp trong giai đoạn đầu!
Một linh mục Công Giáo cao cấp không muốn nêu tên cho biết sức khỏe tâm linh của nhiều linh mục tu sĩ bị rúng động! Đây là một vấn đề lớn của các linh mục, "mặc dù nguyên nhân cái chết của họ là do lây nhiễm đại dịch."
“Hầu hết các linh mục rất đau buồn vì bị cô lập trong những tình huống như thế này. Liên lạc công khai của họ bị hạn chế trong thời gian cô lập... Mặc dù được đào tạo nhiều năm cho công việc mục vụ, nhưng họ được yêu cầu không được tiếp xúc với ai... Điều đó đã gây sốc cho nhiều linh mục!” Cha ấy chia sẻ với UCA News vào ngày 15 tháng 5.
Tổ chức Y tế Thế giới đã mô tả tình hình Covid-19 ở Ấn Độ là "rất đáng lo ngại" sau khi quốc gia này báo cáo 3.980 trường hợp tử vong và 326.000 trường hợp nhiễm bệnh mới vào ngày 14 tháng 5.
Bản tin của tờ The Pillar ngày 18 tháng 5 cho hay: Giám mục tân cử của Hồng Kông, Cha Stephen Chow, Dòng Tên, cho biết Giáo hội ở Hồng Kông cần phải vượt qua sự chia rẽ nội bộ và bảo tồn quyền tự do tôn giáo của mình. Cha Chow phát biểu hôm thứ Ba trong một cuộc họp báo, ngay sau khi việc bổ nhiệm ngài được Vatican công bố vào thứ Hai.
Cha Chow nói, Hồng Kông “là nơi tôi thực sự yêu mến, nơi tôi sinh ra và là nơi tôi đã lớn lên”. Vị giám mục tân cử cũng xác nhận rằng thoạt đầu ngài đã từ chối việc bổ nhiệm, trích dẫn quan điểm thoạt đầu của ngài là giám mục nên là một linh mục của giáo phận Hồng Kông.
“Một trong những mối quan tâm của tôi là giám mục giáo phận tốt hơn nên xuất thân từ [trong số] các linh mục giáo phận… và tôi không cảm thấy bản thân mình được kêu gọi làm giám mục”.
“Sau khi tôi thảo luận và biện phân với Cha Bề trên Cả của tôi ở Rome, và chúng tôi tin rằng đó không phải là lúc dành cho tôi, không phải là ơn gọi của tôi, vì vậy tôi đã nói‘ không ’. Đó là vào tháng mười hai. Không phải Mùa Chay, như một số tường thuật đã nói ”.
“Sau một vài cố gắng, chúng tôi đã nói không, việc này không dành cho tôi, và chúng tôi tin rằng ai đó từ các linh mục giáo phận nên đảm nhiệm. Dù sao thì, thực sự đây không phải là về tôi".
“Là một tu sĩ Dòng Tên, tôi phải vâng phục Đức Thánh Cha, và cuối cùng Đức Thánh Cha đã đích tay viết một điều gì đó rằng ngài đồng ý rằng tôi nên làm giám mục và tôi đã đọc lá thư - bằng tiếng Ý, nhưng tôi không biết tiếng Ý đâu nhá, nó đã được dịch cho tôi - vì vậy đối với tôi đó là một dấu hiệu, đủ là một dấu hiệu, cho thấy tôi nên đảm nhận [vai trò]".
Giáo phận đã không có người lãnh đạo thường trực trong hơn hai năm, kể từ cái chết hồi tháng Giêng năm 2019 của Đức Cha Michael Yeung Ming-cheung.
Lễ phong giám mục cho Cha Chow dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 4 tháng 12, vào cuối năm nay. Giáo phận xác nhận, cho đến lúc đó, Đức Hồng Y John Tong Hon vẫn tiếp tục trong vai trò giám quản tông tòa.
Vị giám mục tân cử thừa nhận rằng có sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng Công Giáo khác nhau trong giáo phận, bao gồm cả các chia rẽ giữa những người Công Giáo trẻ, thường liên quan chặt chẽ với các phong trào ủng hộ dân chủ, và những người Công Giáo lớn tuổi ít háo hức với việc Giáo hội bị coi như đối kháng chính trị với chính phủ.
“Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đi với những người trẻ, đồng hành với họ bằng sự tương cảm, để chúng ta lại có thể bước đi gần nhau hơn một lần nữa”.
Khi được hỏi về ước muốn của ngài trở thành cầu nối giữa các cộng đồng khác nhau trong giáo phận, Cha Chow nói: “Bây giờ tôi phải đặt lời nói vào hành động”.
“Điều đó không dễ dàng gì, tôi đã và đang cố gắng làm điều đó, ngay cả trong các trường học”.
“Hai năm trước, ở Hồng Kông, cộng đồng trường học của tôi bị chia rẽ nặng. Vì vậy, làm thế nào để mang lại sự hàn gắn... nó cần rất nhiều. Và tôi không nói rằng tôi từng thành công, nhưng tôi cố gắng hết sức, đồng thời lắng nghe, tương cảm, là điều thực sự rất quan trọng”.
Cha Chow cho biết hôm thứ Ba rằng Giáo hội đang và sẽ độc lập khỏi sự kiểm soát của nhà nước.
Ngài nói: “Tự do tôn giáo là nhân quyền căn bản. Chúng ta muốn nhắc nhớ điều đó trong các cuộc đối thoại của chúng ta với chính phủ, để nó không bị lãng quên”.
Trong hai năm qua, Hồng Kông đã chứng kiến các cuộc biểu tình lan rộng chống lại sự can thiệp của đại lục vào chính quyền của khu hành chính đặc biệt, bắt đầu bằng luật dẫn độ năm 2019, luật này sẽ cho phép trục xuất về đại lục các người Hồng Kông bị tố cáo mắc một số tội. Dự luật đó đã bị hủy bỏ sau nhiều năm biểu tình và bất ổn lan rộng, nhưng vào tháng 7 năm ngoái, chính quyền Bắc Kinh đã áp dụng Luật An ninh Quốc gia sâu rộng đối với Hồng Kông, kết tội hình nhiều hình thức tự do ngôn luận.
Một số người Công Giáo nổi tiếng, bao gồm doanh nhân tỷ phú và nhà xuất bản Jimmy Lai, đã bị bắt và bỏ tù vì tham gia biểu tình.
Tuy nhiên, Cha Chow xác nhận rằng ngài đã tham dự một lễ tưởng niệm công khai về vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm ngoái. Hồng Kông là lãnh thổ Trung Quốc duy nhất được phép tổ chức các biến cố như vậy. Năm ngoái, đám đông đã tụ tập gần công viên Victoria của Hồng Kông để tưởng nhớ cái chết của hàng nghìn người biểu tình, những người đã tụ tập để yêu cầu việc cải tổ chính phủ ở Bắc Kinh vào năm 1989, bất chấp các nỗ lực của cảnh sát nhằm hủy bỏ biến cố hàng năm này.
Cha Chow không cho biết liệu ngài có tham dự một biến cố tương tự trong năm nay hay không; ngài chỉ nhận định rằng điều đó còn tùy các đòi hỏi pháp lý.
Ngài nói, “Có nhiều cách để tưởng niệm: trong quá khứ, tôi đã đi dự một buổi biểu tình công cộng. Nhưng có những lúc tôi không thể đến đó. Vì vậy, tôi cầu nguyện cho Trung Quốc và cho mọi người đã chết vào năm 1989".
Cha Chow từ chối bình luận về tình hình của Giáo hội ở đại lục trong cuộc họp báo của ngài, xem ra ngài muốn nhấn mạnh rằng Giáo phận Hồng Kông là một trường hợp khác.
Ngài nói, “Tôi không nghĩ bình luận về những vấn đề này liên quan đến Trung Quốc, một điều tôi không hiểu lắm, là khôn ngoan đối với tôi. Tôi không có đủ thông tin và kiến thức".
Cha Chow nói thêm rằng ngài không "sợ" bình luận về tình hình ở đại lục nhưng nói, "Tôi tin rằng thận trọng vốn là một nhân đức”.
Trong khi đó, Selina Cheng của tờ Hong Kong Free Press, cũng tường thuật cuộc họp báo trên, cho hay: vị Giám Mục tân cử nói rằng Giáo Hội sẽ “hợp tác một cách thụ động” vào chính trị trong khi thành phố vật lộn với các hậu quả của nhiều tháng biểu tình và áp dụng luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh (xem https://hongkongfp.com/2021/05/18/new-leader-of-hong-kongs-400000-catholics-says-church-will-passive).
Với quyết định duyệt xét lại vụ việc, các thẩm phán sẽ quan tâm tới vấn đề liệu có lật ngược một phần trọng tâm của phán quyết mang tính bước ngoặt, một mục tiêu theo đuổi lâu dài của những người bảo thủ có niềm tin tôn giáo hay không.
Trở về quá khứ, người ta chưa quên tòa án lần đầu tiên công bố quyền được phá thai theo hiến pháp của phụ nữ trong quyết định của Roe kiện Wade năm 1973, và sau đó được tái khẳng định vào năm 1992. Các phán quyết đó cho biết các tiểu bang không thể cấm phá thai trước khả năng tồn tại của thai nhi bên ngoài tử cung, thường được các bác sĩ xem là từ 24 đến 28 tuần. Luật Mississippi chủ trương cấm phá thai sớm hơn nhiều. Tuy nhiên, lệnh cấm này đã bị các tòa án cấp dưới ngăn chặn vì không phù hợp với tiền lệ của Tòa án Tối cao vốn bảo vệ quyền của phụ nữ được phá thai trước khi thai nhi có thể tồn tại bên ngoài tử cung của sản phụ.
Căn cứ vào các nguồn của Reuters và AP, trang mạng Newsmax cho biết, những người phản đối việc phá thai thả giàn hy vọng Tòa án Tối cao sẽ thu hẹp hoặc lật ngược quyết định của Roe kiện Wade.
Được biết cơ chế Tối cao Pháp viện Mỹ đã thay đổi từ tỷ lệ đa số bảo thủ 5-4 sang 6-3 sau khi Thượng viện bỏ phiếu chấp thuận sự đề cử bà thẩm phán Amy Coney Barrett của Tổng thống Donald Trump vào Tòa án Tối cao cuối năm ngoái.
Tưởng cũng cần biết là luật của tiểu bang Mississippi năm 2018, giống như những luật khác tương tự thuộc các bang do Đảng Cộng hòa lãnh đạo thông qua, vốn được ban hành với đầy đủ điều kiện về phương diện luật pháp cũng như những kiến thức thông thường, và vì thế đã trở thành một thách thức trực tiếp đối với Roe kiện Wade.
Sau khi Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson, phòng khám phá thai duy nhất ở Mississippi bị tiểu bang khởi kiện với cố gắng ngăn chặn hoạt động sát nhân của tổ chức này, một thẩm phán liên bang vào năm 2018 đã ra phán quyết chống lại vụ khởi kiện. Trong khi ấy, tòa phúc thẩm vòng 5 của Hoa Kỳ có trụ sở tại New Orleans vào năm 2019 cũng đưa ra kết luận tương tự, khiến tiểu bang kháng cáo lên Tòa án tối cao.
Đấy là lý do khiến cơ chế Pháp lý cao cấp này với tỉ lệ áp đảo về số Thẩm Phán bảo thủ 6/3 không thể làm khác.
Tự thân hành vi sát hại thai nhi đã là một tội ác…
Đối với bất cứ ai còn có nhân tính, đều không thể nhắm mắt, bưng tai trước chủ trương hủy diệt sự sống của con người ngay từ khi còn là một bào thai trong lòng mẹ. Dù được che đậy, ngụy trang dưới danh xưng mỹ miều nào khác thì thực chất nó cũng chỉ là một tội ác kinh hoàng, vượt trên tất cả những tội ác thường được nghe nói tới.
Nó góp phần hủy diệt những tình cảm cao quý nhất của con người. Bởi vì nó đụng chạm tới thứ tình cảm thiêng liêng tột cùng của nhân loại. Đó là TÌNH MẪU TỬ!
Trong một bài viết cách nay khoảng ngót một năm, chúng tôi có đề cập một phụ nữ Hoa Kỳ tên Margret Sanger, sáng lập viên tổ hợp Planned Parenthood (tên đầy đủ là Planned Parenthood Federation of America, Inc). Nó ra đời từ năm 1942 với hàng chục ngàn cơ sở có mặt trên khắp lãnh thổ Mỹ và cho tới nay đã sát hại hàng chục triệu thai nhi vô tội!
Tổ hợp này thường được hỗ trợ tích cực trong những giai đoạn nước Mỹ đặt dưói sự cầm quyền của đảng Dân Chủ, nhất là trong 16 năm dưới thời các ông Clinton và Obama là Tổng Thống. Riêng với ông Clinton, đây cũng là thời điểm ông gặp phản ứng quyết liệt của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ triều đại Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.
Người ta được cho biết, ngoài nỗ lực bành trướng hoạt động của cơ sở tại nhiều tiểu bang trên toàn nước Mỹ, tổ hợp Planned Parenthood Federation of America, Inc. còn nuôi tham vọng mở rộng bàn tay can thiệp sâu vào các cơ cấu trong các chính quyền trên khắp thế giới. Để dễ dàng thuyết phục nhân tâm, tổ hợp mệnh danh điều gọi là hỗ trợ cụ thể cho các cặp vợ chồng trong việc điều hòa sinh sản, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình trong đời sống lứa đôi và nhất là trên đường dài tránh được những rủi ro về hiểm họa của nạn nhân mãn cho các nước bán khai.
… ẩn sâu đàng sau, nó còn là một âm mưu diệt chủng!
Những người ủng hộ các cuộc nổi dậy của phong trào BLM –kể cả tập thể người Mỹ da đen- ít ai hiểu rằng ngay từ đầu thế kỷ trước đã có những nhóm quá khích, kỳ thị màu da, đến nỗi nảy sinh ác ý diệt chủng tận căn, nhắm vào các sắc dân thiểu số, cách riêng người da đen! Nó được ngụy trang dưới nhiều chiêu bài như “phòng bệnh”. “điều hòa sinh sản”, “tránh mang thai dị tật” “bảo vệ nữ quyền” v.v… Trong khi thực chất chỉ giản dị là giập tắt đi sự sống của con người ngay từ khi còn là một bào thai nằm trong bụng mẹ. Điều những người da đen và các sắc dân thiểu số khác không hề biết: chính họ đã trở thành đối tượng cho một chính sách diệt chủng âm thầm, từ từ được che giấu tinh vi dười những viện độc dược bọc đường!
Tiêu biểu cho những ác nhân bẩm sinh này là nhân vật nữ tên Margret Sanger, người sáng lập tổ hợp ngụy danh Kế Hoạch Hóa Gia Đình mà chúng tôi đã có dịp nhắc tới
Để hiểu rõ hơn về bộ mặt thật sát nhân của tổ hợp giết người công khai Planned Parenthood, chúng ta cần nghe lại những tiết lộ của bà Abby Johnson khi nhân vật này được mời lên tiếng tại Đại Hội đảng Cộng Hòa hồi cuối tháng 8 năm 2020 vừa qua.
Được biết bà Johnson từng là cựu Giám Đốc của tổ hợp nhiều năm thời ông Clinton tại vị. Định mệnh đã an bài, sắp đặt cho cả hai nhiệm kỳ của vị Tổng Thống khắc tinh các thai nhi vô tội, rơi vào gần trọn thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 (1993-2001). Điều này rất quan trọng vì đây là thập niên chót chuẩn bị bước qua ngàn năm thứ ba, thời điểm Liên Hiệp Quốc -với sự thúc đẩy và hứa hẹn hỗ trợ tích cực của chính quyền Dân Chủ Hoa Kỳ-, đang có kế hoặch lớn liên quan tới ý đồ hạn chế mức sinh xuất của con người trên toàn thế giới, đặc biệt các quốc gia kém mở mang, với dự kiến ngăn chặn điều lo âu gọi là nạn nhân mãn, không đủ miếng ăn!
Năm khởi đầu nhiệm kỳ I của ông Clinton cũng là năm khai diễn Hội nghị Dân số & Phát triển thế giới tại Cairo (Thủ đô Ai Cập). Sự chọn lựa Cairo để tổ chức hội nghị cho thấy địa phương, vùng miền cần cắt giảm sinh xuất mà kế hoạch nhắm tới trong ngàn năm thứ ba, không ngoài các quốc gia, các châu lục kém phát triển. Cụ thể là các nước nghèo.
Tâm tình bà Abby Johnson.
Trước sự theo dõi của các đại biểu đảng Cộng Hòa trước mặt, cả triệu khán thính giả trên khắp Hoa Kỳ và thế giới qua các hệ thống truyền thông quốc tế, câu chuyện kinh hoàng do bà Johnson thuật lại về thủ thuật man rợ và con số khổng lồ những thai nhi bị cắt, nạo, phá thai chỉ riêng trong phạm vi tổ hợp Planned Parenthood đã lớn lao, khủng khiếp như thế nào!
Người cựu Giám Đốc của Planned Parenthood sau khi rời bỏ tổ hợp này đã trở thành một trong những người phò sinh nhiệt thành. Bà có nhiều cơ hội nói về sứ mạng bảo vệ thai nhi khỏi
lâm vào nguy cơ bị sát hại hàng loạt cách tàn nhẫn. Sau khi xuất hiện trong cuốn phim “Unplanned” (Phi-Kế-Hoạch-Hóa), danh tính bà và những chuyện bà kể lại trong nỗi ngậm ngùi, xót xa đã tạo thành cơn bão lớn trong thế giới bảo vệ sự sống thai nhi và làm rúng động những trái tim lân tuất của hàng triệu con người.
Bà kể lại trường hợp được tuyển dụng vào tổ hợp Planned Parenthood, nơi làm việc trước. Tại đây bà đã nghe nói về nhân vật Magret Sanger được vinh danh là người có công hàng đầu trong việc sáng lập Planned Parenthood mà mục đích chính là để lần hồi hủy diệt những sắc dân ít người, cụ thể là dân da đen mà một số dân Mỹ trắng “thượng đẳng” vốn không ưa! Sau khi được thăng cấp, bà có dịp nhìn thấy sự thật là con số trẻ em bị phá tăng gấp đôi hàng năm. Khi bà lên tiếng dò hỏi về chuyện tổ hợp có dự tính đến việc ngăn ngừa làn sóng mang thai ngoài ý muốn không thì được cho biết là càng phá thai nhiều tổ hợp càng kiếm được thêm nhiều tiền, hàm ý, những người của tổ hợp như bà cũng được hưởng!
Và, giọt nước cuối đã làm tràn ly: bà nhận ra tất cả những nghi ngờ về hoạt động tại hạ tầng cơ sở Planned Parenthood khi được yêu cầu phụ tá cho một cuộc phá thai.
Bà nói:
“Quả thật tôi không hề được chuẩn bị cho những gì tôi nhìn thấy trên màn hình: một thai nhi vùng vẫy chống lại cách tuyệt vọng để mong thoát khỏi sức hút” từ cỗ máy hủy diệt sự sống!. Bà Johnson tâm sự, trọn đời bà sẽ không bao giờ quên được điều bác sĩ nói “Beam me up, Scotty”. Hình ảnh cuối cùng còn đọng lại trong trí nhớ mệt mỏi của bà là một hình hài méo mó bị cuốn vào vòng xoáy quanh cung lòng người mẹ trước khi bị lực hút mất tăm mất tích!
Johnson giải thích lý do vì sao bà miễn cưỡng phải kể lại những chi tiết đau lòng như thế chỉ để lưu ý một điều: với hầu hết mọi người, phá thai là một cái gì trừu tượng, mơ hồ không rõ rệt. Họ khó có thể tự mình cưu mang một cái gì đó quá man rợ. “Riêng với tôi, phá thai là có thật đến nỗi tôi nghe được tiếng (nói) của thai nhi bị hủy diệt, và ngửi được cả mùi vị của nó”.
Theo LifeSiteNews, trước khi nói chuyện tại Đại Hội đảng Cộng Hòa, bà Johnson đã dự cảm một áp lực to lớn thúc đẩy bà phải thực hiện một diễn từ với nội dung Phò Sự Sống đầy nhiệt tình, thật khích động và đáng ghi nhớ hơn tất cả bao giờ. Johnson cho hay, bà hy vọng khán thính giả sẽ hiểu và bắt đầu nhìn ra sự thật
Tệ trạng phá thai đã chứng tỏ là một cuộc khủng hoảng kinh thiên động địa, được ước tính khoảng 57 triệu thai nhi đã bị triệt hủy đời sống khi còn đang được ấp ủ trong cung lòng người mẹ thân yêu của các em. Nhiều nhà bảo thủ đã không ngần ngại coi tệ nạn phá thai là một cuộc tàn sát hàng loạt hết sức kinh hoàng. Những thế hệ trẻ mai ngày nhìn lại chuyện phá thai sẽ không khỏi nghĩ tới những tay ghiền sát nhân như Hitler, Stalin coi chuyện giết người như một thú chơi tiêu khiển của họ!
Riêng bà Abby Johnson đã có sẵn một chương trình hành động. Theo bà, ngay lúc này, những ai còn tha thiết tới tương lai giới trẻ và tiền đồ đất nước này cần phải ủng hộ Tổng Thống Donald Trump vì ông là người quan tâm nhiều nhất tới nhu cầu bảo vệ sự sống của thai nhi hơn tất cả ai khác trong số những vị Tổng Thống trước ông.
Trong lời cuối trước khi kết thúc bài diễn từ, bà Johnson nhấn mạnh: một điều gì đó thúc đẩy và cột buộc quí bạn phải cấp thời hành động. Hãy tự mình cất cao tiếng nói, kêu điện thoại, đến gõ cửa từng nhà, mạnh dạn nói cho hàng xóm, láng giềng, thân bằng quyến thuộc, nhắc nhở mọi người về thảm họa diệt chủng đối với người da đen và các sắc dân thiểu số.
ViệtCatholicNews nói gì về chuyện này?
Trong chương trình thời sự phát hình cách đây không lâu, VietCatholicNews cho hay: đông đảo Tín hữu Công Giáo, Tin Lành Hoa Kỳ, bao gồm cả các sắc dân thiểu số, trong đó có người da đen đã ký tên vào một lá thư vạch trần mưu đồ diệt chủng của Planned Parenthood nhắm vào cộng đồng người da đen trong khi bề ngoài tổ hợp nói là ủng hộ nhóm Black Lives Matter. Điều này cũng phơi bày cho công luận thấy bảng hiệu “Planned Parenthood” gián tiếp khơi gợi công luận nghĩ tới chiêu bài mệnh danh “Kế Hoạch Hóa Gia Đình”, một danh xưng hoa mỹ khi thực chất chỉ là một tổ hợp của một loại lò sát sinh nhằm triệt hủy hàng loạt những em bé từ lúc mới hoài thai trong lòng mẹ cho đến giai đoạn cuối trước ngày sinh.
Bản tin cho biết Planned Parenthood thường chọn những khu vực cư ngụ đông đảo dân da đen với thâm ý thúc đẩy và khuyến dụ những phụ nữ, nhất là những cô gái lỡ dại mang bầu tìm tới để được giúp phá thai bằng tiền trợ cấp, dĩ nhiên với những chiêu bài nhân đạo. Nhưng cây kim bọc giẻ lâu ngày cũng lòi ra. Ngày nay, chiêu bài gian trá này đã bị chính người dân da đen phát giác ra sự thật phũ phàng là hành vi phá thai do Margret Sanger chủ trương khi sáng lập tổ hợp Planned Parenthood không chỉ với mục tiêu coi dịch vụ phá thai như một hành vi đơn thuần để bòn rút tiền thuế của nhân dân Hoa Kỳ mà thực chất còn nhắm vào chính sách man rợ do khối lực chính trị bất lương nào đó chủ trương nhằm diệt chủng sắc dân da đen hiện chiếm khoảng 13% dân số Mỹ. Với tỷ lệ tương đối thấp, thế mà theo thống kê con số thai nhi người da đen bị phá lớn gấp 5 lần thai nhi người da trắng. Điều này đã bùng bốc một cơn phẫn nộ trong giới những nhà lập pháp và hành pháp hoa Kỳ gốc da đen.
Vẫn theo bản tin trên youtube của VietCatholicNews, trong số những người ký tên phản kháng tổ hợp Planned Parenthood mới đây có Thượng Nghị Sĩ đảng Dân Chủ bang Lousiana Lydia Jackson, Dân Biểu James White đảng Cộng Hòa bang Texas và Bộ trưởng Tư Pháp John Hill bang Indiana.
Vài suy nghĩ rời của người viết
Trở lại với bản tin của Reuters và AP được trang mạng Newsmax chuyển tải hôm Thứ Hai 21-5 vừa qua về việc Tối Cao Pháp Viện Mỹ đồng ý xem xét khả năng hủy bỏ phán quyết của Roe kiện Wade năm 1973 về sự kiện hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc, cho tới giây phút này, người ta chưa rõ kết quả sẽ ra sao.
Nhìn lại những bước đi thiếu định hướng trong nửa năm qua, mà có người ví von với loài động vật không xương sống của cơ chế lập pháp tối cao với tỷ lệ thành phần bảo thủ áp đảo 6/3, công luận không khỏi hoang mang, lo ngại.
Tính từ năm 1973 đến nay, 2021, đã gần tròn nửa thế kỷ. Tuy không dài, mới phân nửa kiếp người. Nhưng nếu nhìn vào con số thai nhi bị bức tử khi chưa kịp nhìn thấy ánh mặt trời lên tới hàng nhiều chục triệu trong 48 năm qua, là con người mấy ai không động tâm đau xót?
Biết bao giòng nước đã chảy qua cầu?
Trong ngót 50 năm qua, đã có bao nhiêu cuộc xuống đường của những người khuông phò sự sống, đấu tranh chống lại thứ văn hóa chết chóc?
Dân tộc Việt vốn là một dân tộc hiếu hòa, đa tín ngưỡng. Mỗi cá nhân, mỗi tôn giáo có những cách biểu đạt niềm tin riêng của mình. Nhưng tất cả đều có một điểm chung là cùng theo đuổi mục tiêu “khuyến thiện trừng ác” có nghĩa là khuyến khích người tin làm điều lành và xa tránh, chống lại điều xấu, điều ác.
Nói riêng về đặc tính tôn trọng sự sống, tín đồ Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo hay Đạo Tổ Tiên gần như hoàn toàn thống nhất với nhau. Nếu trong Thập Điều của Thiên Chúa Giáo nhấn manh tới giới răn “chớ giết người” thì trong các Giới của nhà Phật cũng đặt “Giới Sát” vào vị trí rất quan trọng.
Như thế, những công dân gốc Việt trên đất nước này đang nghĩ gì và sẽ phải hành động ra sao để hỗ trợ cho phản ứng được coi là khởi đầu tích cực của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ?
Nam California, một ngày đầu hạ tuần tháng 5 năm 2021
Bà Périer kết thúc tiểu sử của em trai mình ở đấy. T. S. Eliot trong phần dẫn nhập cho bản dịch Anh ngữ cuốn Pensées của nhà E.P. Dutton & Co., Inc. xuất bản năm 1958, nhấn mạnh biến cố diễn ra năm 1654, lúc Blaise Pascal trải qua một kinh nghiệm huyền nhiệm và được ông ghi lại trên giấy và khâu vào áo khoác. Người ta chỉ tìm thấy tờ giấy này sau khi ông qua đời với nội dung như sau:
“Năm ơn thánh 1654.
Thứ Hai, 23 tháng 11, lễ Thánh Clêmentê, Giáo Hoàng Tử Đạo, và các thánh khác trong Hạnh Tử Đạo,
Vọng lễ Thánh Chrysôgônô, Tử đạo và các thánh khác.
Từ khoảng 10 giờ 30 đêm tới 12 giờ 30 đêm.
Lửa
‘Thiên Chúa của Ápraham, Thiên Chúa của Ixaác, Thiên Chúa của Giacóp’, chứ không phải của các triết gia và học giả.
Chắc chắn, chắc chắn, tận đáy lòng, hân hoan, bình an.
Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô.
Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô.
Thiên Chúa của Thầy và Thiên Chúa của anh em
‘Thiên Chúa của mẹ cũng là Thiên Chúa của con’.
Thế giới bị lãng quên, và mọi sự trừ Thiên Chúa.
Chỉ có thể tìm thấy Người qua các cách được giảng dậy trong các sách Tin Mừng.
Sự vĩ đại của linh hồn con người.
‘Lạy Cha là Đấng công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng con, con đã biết Cha’.
Hân hoan, hân hoan, hân hoan, khóc vì hân hoan.
Tôi đã tự cắt đứt khỏi Người.
Chúng đã bỏ Ta là mạch nước trường sinh.
Lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa bỏ rơi con?
Đừng để con bị cắt đứt khỏi Chúa bao giờ!
‘Mà sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô’
Lạy Chúa Giêsu Kitô.
Lạy Chúa Giêsu Kitô.
Tôi đã cắt đứt khỏi Người, tôi đã xa lánh Người, bác bỏ Người, đóng đinh Người.
Đừng để con bị cắt đứt khỏi Người!
Chỉ có thể giữ được Người theo những cách được giảng dạy trong Tin Mừng.
Từ bỏ dịu ngọt và hoàn toàn.
Hòan toàn tùng phục Chúa Giêsu Kitô và vị linh hướng của tôi.
Hân hoan mãi mãi đổi lấy một ngày cố gắng dưới đất.
Con sẽ không quên lời Chúa phán. Amen
Từ lúc ấy trở đi, ông liên hệ nhiều hơn với Tu viện Port-Royal, có thể gọi là trụ sở của Phong trào Jansenism, một thứ dị giáo theo quan điểm chính thống Công Giáo, và là nơi em gái ông vốn tu trì. Pascal đứng hẳn về phía chủ thuyết Jansenius để chống lại Dòng Tên, qua 18 Lá Thư Gửi Người Ở Tỉnh, một tác phẩm trình bầy một lối văn xuôi làm “nền cho văn phong cổ điển Pháp, và tính bút chiến không ai địch nổi kể cả Demosthenes, Cicero, hay Swift”.
Tuy nhiên, Eliot cho rằng sẽ không công bằng khi cho rằng các Lá Thư Gửi Người Ở Tỉnh công kích Dòng Tên. Chúng chỉ công kích khoa giải nghi học (casuistry) của Dòng Tên, đại biểu bởi Escobar và Molina, mà thôi, một khoa bị coi là nới lỏng các đòi hỏi nghiêm ngặt của Tòa Giải Tội.
Theo Eliot, không nên coi các bức thư này là khảo luận thần học, vì quả tình, Pascal không phải là một thần học gia chuyên nghiệp. Tuy nhiên, với tư cách bút chiến, chúng là “công trình của một trong các đầu óc toán học tinh tế nhất mọi thời, và của một người thế tục nói với, không phải các nhà thần học, mà là thế giới nói chung, tất cả những người có học vấn cũng như rất nhiều người kém học vấn hơn trong hàng ngũ giáo dân Pháp; và với công chúng này, chúng tạo được một thành công đáng ngạc nhiên”.
Các Suy Tưởng
Còn về tác phẩm sau này có tên là Pensées (Các Suy Tưởng), Eliot cho rằng, Pascal khởi đầu vào năm 1660. Mục tiêu là bênh vực Kitô giáo, một thứ Hộ Giáo rõ ràng, trình bầy các lý do để thuyết phục trí hiểu.
Như đã nói, Pascal không phải là một thần học gia cũng không phải là một triết gia có hệ thống. Ông là một người có thiên tài mênh mông về khoa học, và cùng một lúc, là một tâm lý gia và luân lý gia tự nhiên. Là một nghệ sĩ văn chương tài ba, sách của ông cũng là cuốn tự truyện của ông về phương diện tâm linh viết bằng một văn phong hết sức có bản ngã. Trên hết, ông là người của các đam mê mạnh mẽ; và đam mê trí thức muốn biết sự thật của ông được tăng cường nhờ việc ông không hài lòng chút nào với cuộc sống con người nếu không tìm được một giải thích thiêng liêng cho nó.
Pensées chỉ là những ghi chép ban đầu cho một công trình chính ông không hoàn thành. Trong cuốn Port-Royal, Sainte-Beuve ví nó như “tòa tháp mà các viên đá đã được chồng lên nhau, nhưng chưa được kết với nhau bằng xi-măng, và cấu trúc chưa hoàn thành”.
Dù thế, nó vẫn “chiếm một vị trí độc đáo trong lịch sử văn chương Pháp và trong lịch sử suy tư tôn giáo”. Theo Eliot, phương pháp của Pascal là phương pháp của một tín hữu thông minh. Thực vậy, nhà tư tưởng Kitô giáo, tức người cố gắng, một cách hữu thức hay vô thức, giải thích cho mình trình tự dẫn đến cao điểm đức tin, chứ không phải là nhà hộ giáo công khai, luôn khởi diễn bằng việc bác bỏ và loại trừ. Ông thấy thế giới là thế này thế nọ, ông thấy nó không thể giải thích bằng bất cứ lý thuyết nào không có tính tôn giáo; trong số các tôn giáo, ông thấy Kitô giáo, và là Kitô giáo Công Giáo, giải thích được thế giới một cách thỏa đáng nhất, nhất là đối với thế giới luân lý; và do đó, vì các lý do mà Đức Hồng Y Newman gọi là “mạnh mẽ và đồng quy”, ông thấy ông nhất thiết phải cam kết với tín điều Nhập Thể. Đối với người không tin, phương pháp này không hay vì người không tin ít khi quan tâm đến việc giải thích thế giới cho chính họ, ít khi quan tâm đến khía cạnh bất trật tự của thế giới.
Phải nói rằng Pascal là một người thế gian sống giữa những nhà khổ hạnh, và là một nhà khổ hạnh sống giữa những người thế gian: ông vừa có nhận thức về tính thế gian lẫn cái đam mê đối với lối sống khổ hạnh; nơi ông, hai thế giới này hoà lẫn thành một toàn bộ có tính cá thể. Phần lớn con người có đầu óc lười lĩnh, không biết tò mò, chạy theo những chuyện phù vân và lãnh đạm trong cảm xúc, và do đó, thiếu khả năng đối với cả hoài nghi lẫn đức tin; và khi một người bình thường tự cho mình là kẻ hoài nghi hay không tin tưởng, thì thường đó chỉ là một bộ tịch giả tạo, che dấu xu hướng không muốn suy nghĩ bất cứ điều gì cho tới kết luận.
Trái với giải thích của một số người cho rằng việc ông phân tích một cách sáng suốt các điểm yếu của con người chứng tỏ trước đây ông vốn là một người không tin, thực ra, việc phân tích này rất khách quan vì các điểm yếu ấy chính là những thời khắc có tính yếu tính trong tiến bộ của một linh hồn trí thức, giống như đêm đen vốn là giai đoạn chủ yếu trong hành trình của nhà huyền nhiệm Kitô giáo, một bản dạo đầu đưa tới niềm vui đức tin.
Eliot cho rằng ảnh hưởng của phái Jansenism thấy rõ ở phần đầu cuốn Pensées của Pascal qua việc ông nhấn mạnh tới tình trạng sa đoạ và vô vọng của con người trong việc phân tích tuyệt diệu các động lực và lo lắng của họ.
Eliot cũng nhận định rằng “mặc dù ông đem vào công trình này cùng những khí lực như khi nói đến khoa học, nhưng ông không tự trình bầy mình như một nhà khoa học. Dường như ông không muốn nói với độc giả: tôi là một trong những nhà khoa học sáng chói nhất thời đại; tôi hiểu nhiều vấn đề luôn mầu nhiệm đối với các bạn, và qua khoa học, tôi đã đến với đức tin; do đó, các bạn, những người chưa được dẫn đạo vào khoa học nên có đức tin nếu tôi đã có. Ông hoàn toàn ý thức được sự khác nhau của vấn đề chủ đề; và sự phân biệt nổi tiếng của ông giữa tinh thần hình học (esprit de géometrie) và tinh thần tinh tế (esprit de finesse) là điều ta cần xem xét. Chính sự kết hợp của nhà khoa học, chính nhân quân tử (honnête homme), và bản chất tôn giáo với một khao khát Thiên Chúa cháy bỏng đã làm Pascal thành độc đáo”.
Đối với Eliot, “ai đọc cuốn sách này sẽ ngay lập tức nhận ra tính mảnh vụn của nó; nhưng chỉ với một nghiên cứu nào đó, họ sẽ tri nhận điều này: tính mảnh vụn chỉ ở trong cách diễn tả hơn là ở trong tư tưởng. ‘Các tư tưởng’ không thể tách biệt khỏi nhau và được trích dẫn như những tư tưởng tự chúng đã hoàn hảo. Câu ‘trái tim có những lý lẽ mà lý trí không hề biết’ được trích dẫn không biết bao nhiêu lần và thường bị trích dẫn không đúng mục tiêu! Vì đây không hề là một tuyên dương ‘trái tim’ hơn ‘đầu óc’, một suy tôn điều vô lý (unreason). Theo từ vựng của Pascal, trái tim thực sự hữu lý nếu nó là trái tim thực sự. Với ông, trong các vấn đề thần học, trọn nhân cách đều can dự vào.
“Chúng ta không thể hiểu rõ bất cứ thành phần nào, dù chúng mảnh vụn bao nhiêu, nếu không hiểu cái toàn bộ. Thí dụ, chủ yếu là việc ông phân tích ba trật tự: trật tự tự nhiên, trât tự tâm trí, và trật tự đức ái. Ba trật tự này có tính bất liên tục (discontinuous); trật tự cao hơn không hàm chứa trong trật tự thấp hơn như trong lý thuyết biến hóa. Trong sự phân biệt này, ông cung ứng nhiều điều để thế giới hiện đại suy tư”.
Trong bản dịch Pensées của Ông do Nhà Penguin Books xuất bản năm 1966, Tiến sĩ A.J. Krailsheimer cho rằng 300 năm sau khi qua đời, Pascal được tưởng niệm không hẳn vì thiên tài khoa học, một phần có lẽ vì các nhà khoa học hiện nay bận nghĩ đến tương lai nhiều hơn. Ông được tưởng niệm nhiều hơn như một tác giả được nhiều người sùng mộ, được “xếp vào hàng những người có sách luôn bán chạy hơn hết của thế giới”.
Về cuốn Pensées, tiến sĩ Krailsheimer cho hay: khi thấy cháu gái được chữa lành cách lạ lùng vào ngày 25 tháng 3 năm 1655, trong khi vẫn tiếp tục viết các Thư Gửi Người ở Tỉnh (đến lá thứ 11, ông nói chuyện trực tiếp với các cha Dòng Tên), Pascal bắt đầu thu thập tài liệu về phép lạ nhằm để viết cuốn Bênh Vực Kitô Giáo của ông, cuốn sau này mang tên Pensées. Đến năm 1658, công trình này tiến xa đủ để ông diễn thuyết tại Port-Royal, trình bầy phương pháp và các luận điểm chính của ông.
Điều được tiến sĩ Krailsheimer nhấn mạnh là chính những mảnh vụn, những tờ giấy rời được Pascal dùng ghi lại các tư tưởng chợt lóe lên trong bộ óc thiên tài của ông. Hình chụp những mảnh rời này đã được trưng bầy nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày ông qua đời tại Paris. Tiến sĩ cho rằng đây là “tài liệu thật cảm động cho thấy sự vội vã hối hả Pascal dùng để ghi các tư tưởng xuống trước khi chúng vuột mất, những sửa chữa và bôi bỏ, việc sắp xếp ở nhiều mảnh dưới hình thức thi ca chứ không phải tản văn, và cùng khắp là cái năng động tính và cái dòng chẩy mạnh mẽ các chữ viết tay của một thiên tài”.
Pascal viết trên những khổ giấy lớn, ghi xuống bất cứ tư tưởng mới nào thuộc bất cứ chủ đề nào xuất hiện trong đầu, chỉ phân biệt bằng một hàng kẻ. Khoảng trước năm 1659, ông bắt đầu sắp xếp có hệ thống các tư tưởng dành cho cuốn Hộ Giáo: ông cắt các tờ giấy theo các tư tưởng thành tố làm nên cuốn sách, sắp xếp chúng thành 28 tựa đề và cột chúng lại với nhau. Nhưng sau đó, vì bệnh hoạn, ông phải ngưng công việc này. Nên, chỉ có các mảnh 1 đến 382 là được ông sắp xếp. Các mảnh 383-829 không được ông sắp xếp, các mảnh 830-912 phần lớn về các phép lạ, tuy cũng bao gồm nhiều chủ đề khác. Các mảnh 913-969 là các ghi chép có tính bản thân hay bản thảo cho các Thư Gửi Người Ở Tỉnh.
Tiến sĩ Karen Attar của Đại học London (https://talkinghumanities.blogs.sas.ac.uk/2020/06/18/pascals-jottings-in-defence-of-christianity-turns-350), cho biết thêm: Khi cộng đoàn Port-Royal hiệu đính để xuất bản cuốn Pensées lần đầu tiên năm 1670, họ đã bỏ đi nhiều mảnh và sắp xếp các mảnh còn lại một cách gắn bó để phù hợp với ý muốn của họ là cổ vũ chính nghĩa Jansenist, chứ không theo cách phân chia của chính Pascal như ta biết hiện nay. Cuối thế kỷ 17, cháu trai của Pascal là Louis Périer đã dán các mảnh nguyên thủy vào một cuốn album. Tuy nhiên, thứ tự của Périer cũng có vấn đề ở chỗ ông đã tự ý cắt các mảnh giấy riêng biệt thành nhiều mảnh để dán vào chỗ trống trong cuốn album...
Bản tại School of Advanced Study của Đại Học London được Tiến Sĩ Attar giới thiệu là bản xuất bản năm 1844 của Prosper Fauguère (1810-87), xuất phát từ một phúc trình của triết gia Victor Cousin năm 1842 có nhắc đến công trình của Périer và yêu cầu một ấn bản dựa theo bản vừa nói. Do đó, ấn bản của Faugère “lần đầu tiên phù hợp với các bản chép tay nguyên thủy và phần lớn chưa được công bố”. Tuy nhiên, công trình của Faugère sau đó đã bị thay thế bởi công trình của Léon Brunschwicg Zacharie Tourneur (1904 rồi 1938-1942) và Louis Lafuma (1951-1964).
Theo Tiến sĩ Krailsheimer, hiện có đến nửa tá cách sắp xếp khác nhau. Cách sắp xếp trong bản dịch của ông gồm 4 phần: Phần đầu gồm 27 tiểu đề do chính Pascal sắp xếp và đặt tên, phần 2 gồm các mảnh chưa được Pascal sắp xếp, phần 3 gồm các mảnh nói về phép lạ và phần 4 gồm các mảnh không có trong bản chép tay nguyên thủy, trong đó có mảnh nói tới đêm “Lửa”.
Hậu quả là khi tham chiếu số mảnh, người đọc nên lưu ý số mảnh đó là của ấn bản nào.
Tiến sĩ Krailsheimer cho rằng “mục đích của Pensées có tính tích cực và phổ quát hơn các Lá Thư Gửi Người Ở Tỉnh: đem con người tới Thiên Chúa qua Chúa Kitô, trong Giáo Hội Công Giáo. Pensées không phải là một khảo luận của phe Jansenist, nhưng, như người ta vốn nghĩ, nó cho thấy các dấu ấn chịu ảnh hưởng rõ ràng của Thánh Augustinô...” nhất là sự tương phản rõ nét giữa con người trong trạng thái sa ngã và trong trạng thái ơn thánh. Đặc điểm của học thuyết Augustinô, theo tiến sĩ Krailsheimer, là bản tính con người, vì sự sa ngã, sa đọa đến nỗi chỉ có sự can thiệp trực tiếp của ơn thánh Thiên Chúa, qua trung gian ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, mới giúp con người làm được điều tốt và được cứu rỗi.
Phái Jansenist có thể còn đi xa hơn bằng cách tin vào thuyết định mệnh: chỉ được cứu rỗi những ai được Thiên Chúa chọn lựa và số này không nhiều. Nhưng mặc dù thực hành nhiều nhiệm nhặt như của phái này, Pascal không hẳn là thành viên của nhóm, ít nhất về mặt tư tưởng.
Hai cực trong luận điểm của Pascal cho thấy điều ấy: “sự khốn khổ của con người không có Thiên Chúa / Hạnh phúc của con người có Thiên Chúa. Nói cách khác, Bản nhiên sa đoạ, được chứng minh bởi chính bản nhiên / Có Đấng Cứu Chuộc, được chứng minh bởi Kinh Thánh (mảnh 6 trong bản dịch của tiến sĩ Krailsheimer). Ở đây, ta thấy việc nhấn mạnh của học thuyết Augustinô về sự sa đọa của bản nhiên đi liền với phương thuốc đầy hứa hẹn.
Trái với Eliot, tiến sĩ Krailsheimer cho rằng qua Pensées, Pascal muốn bộc lộ sự thật về chính mình. Ông nói với một người rành rõi với lối sống xã hội, thành thạo với thế giới thượng lưu, với các trò giải trí quen thuộc như săn bắn, đánh bài, khiêu vũ, và quần vợt, hiểu biết các khám phá mới của khoa học đương thời...
Tuy nhiên, giống như Eliot, tiến sĩ Krailsheimer cũng cho rằng “toàn bộ ý niệm bênh vực Kitô giáo dựa cả vào sự tương phản đã nhắc trên đây giữa trạng thái bản nhiên và trạng thái ơn thánh lẫn ý niệm của Pascal về 3 trật tự”.
Ý niệm trên khởi thủy bắt nguồn từ toán học, và Pascal sử dụng nó vào nhiều bối cảnh khác trước khi áp dụng vào tôn giáo. Các đường thẳng, các hình vuông và các khối (hay x, x², x³) không thể cộng vào với nhau được vì thuộc ba bậc khác nhau thế nào, thì trong lãnh vực nhận thức của con người cũng vậy những gì thuộc thân xác (các giác quan), thuộc trí khôn (lý trí) và thuộc trái tim cũng thuộc ba trật tự khác nhau mà ta cần phân biệt để tránh lầm lẫn. Trong viễn ảnh của Pascal, trái tim là máng chuyển thích đáng của nhận thức trực giác, để nắm được các nguyên lý đầu tiên vốn có tính tiền thuần lý (pre-rational) và chấp nhận các mệnh đề siêu thuần lý (supra-rational) cũng như các biểu thức xúc cảm và thẩm mỹ. Mảnh cần để hiểu ý niệm này là mảnh 110 trong bản dịch Krailsheimer.
Trong phạm vi tôn giáo, trái tim là nơi ở và nơi nhận đức ái và chỉ trong nối kết này, ta mới có thể coi nó như một cơ năng thượng đẳng. Vì trong mọi vụ việc tự nhiên, mỗi trật tự này đều có vai trò để đóng mà trật tự kia không thể áp dụng được.
Điển hình là việc Descartes cho rằng có thể dùng lý trí thuần túy để chứng minh trong thiên nhiên không hề có khoảng chân không, do đó, đã ủng hộ các tin tưởng của phái Aristốt và Kinh viện nói chung, những người chuyên dựa niềm tin của họ vào thế giá các vĩ nhân và truyền thống cả hàng thế kỷ hơn là vào lý trí. Đối với Pascal, một hiện tượng vật lý phải được khảo sát bằng phương tiện vật lý, nghĩa là chứng cớ của giác quan, bằng cách đọc những gì dụng cụ ghi được. Một khi các sự kiện đã được thiết lập, lúc ấy, lẽ tất nhiên lý trí phải phân tích và lên qui luật, cũng như lý trí phải đưa ra các giả thuyết để các giác quan thử nghiệm. Cả trong hai trường hợp, trái tim không đóng được vai trò nào có tính quyết định. Còn trong các vấn đề siêu nhiên, các giác quan hoàn toàn bất lực và quả là ảo tưởng sỗ sàng khi con người gán những lời sau cùng cho lý trí.
Ông vốn cho rằng từ cái đống lý lẽ thuần lý, người ta không thể rút ra dù chỉ là một tia đức ái. Hình ảnh chiếc giếng có thể soi sáng phần nào: chỉ bao giờ chiếc khoan khoan đủ sâu thì cái vỏ lý trí và thói quen mới mỏng đủ để triều ơn thánh Thiên Chúa vọt lên. Pascal không phải là nhà giả kim (alchemist) có thể hoán chuyển các yếu tố, mà chỉ là người tìm vàng, phá mìn các chướng ngại vĩ đại để lộ ra kho báu.
Pascal tin rằng chỉ có lý trí mới thuyết phục được lý trí thấy mình bất cập. Ông loại bỏ có hệ thống những chống đỡ con người thường dùng để hỗ trợ các ảo tưởng của họ. Các giá trị trân qúy được ông trình bầy như chỉ là những nhượng bộ tưởng tượng, võ đoán cho thuận tiện hay thiên kiến của một thời. Các liên hệ và định chế nhân bản đều bất nhất, các bản năng được coi là tự nhiên có thể bị thay đổi hoàn toàn, và thói quen đóng một vai trò thống trị trong đời ta đến nỗi có thể được coi là bản nhiên thứ hai (mảnh 126). Chính lý trí cũng chỉ có thể hành động từ các tư liệu thô do bản năng hay các giác quan cung cấp, không hề có bảo đảm. Mọi sự đều bất nhất, tương đối, không chắc chắn.
Xác định thân phận con người như “bất nhất, buồn nản, lo âu” (Mảnh 24), Pascal dành trọn tiết nói về Giải Khuây (Diversion) để chứng minh con người cố gắng ra sao trong việc kiểm soát sự buồn nản, lo âu của mình. Bao lâu con người không phải suy nghĩ, họ có thể tiếp tục sống, bị đánh thuốc mê bởi sinh hoạt, vốn tự nó vô nghĩa, nhưng căng thẳng đủ để tiêu hao năng lực của họ. Các triết gia, đi tìm sự thiện tối cao, cũng chả thành công gì hơn những người tầm thường vốn chỉ mưu cầu hạnh phúc. Từ đó, Pascal lý luận rằng, dù thực sự bất hạnh như thế, con người sẽ không hối hả đi tìm một thứ hạnh phúc khó thấy nếu từ một chỗ nào đó trong chính họ, vốn không có một tia sáng hạnh phước đã có nào: nơi một hữu thể bất toàn người ta chỉ có thể tìm thấy sự bất toàn, và nếu con người không tìm mục đích của họ ở ngoài chính họ, vấn đề của họ không bao giờ được giải quyết.
Thành thử điều đơn giản là con người phải lắng nghe Thiên Chúa. Dù khó tin đối với một tạo vật mất tinh thần và bé bỏng đến thế, Thiên Chúa vẫn không những có thể mà còn sẵn sàng kết hợp với họ.
Tiến sĩ Krailsheimer cho rằng những điểm trên khá có tính xúc cảm nhưng sức mạnh tấn công chính phát sinh từ lý trí, bị Pascal phơi bày các yếu điểm một cách không thương tiếc. Chính trong giai đoạn này, ông mời người đọc ít nhất lên đường đi tìm chân lý, dù rất có thể không tìm ra, vì việc này hữu lý hơn là ở lỳ trong cảnh dửng dưng.
Hơn nữa, chỉ trong Chúa Kitô cái nghịch lý khốn khổ và cao cả mới được giải quyết. “Biết Thiên Chúa mà không có Chúa Kitô không những không thể mà còn vô ích nữa” (mảnh 191). Do đó, chủ nghĩa duy thần tự nhiên (deism), tức tôn giáo của các triết gia, đối với Pascal, gần xa rời Kitô giáo như chính chủ nghĩa vô thần (mảnh 449). Chính tư tưởng và một mình tư tưởng tạo nên sự vĩ đại của con người, và do đó, quyền lợi và bổn phận của lý trí là khảo sát các sự kiện thuộc thân phận con người. Sự nghịch lý và tính nhị nguyên trong bản chất ta là bí ẩn mà tôn giáo đích thực có thể và phải giải đáp. Tín lý Sa Ngã, không thể tách biệt với các tín lý Nhập Thể và Cứu Chuộc, đối với Pascal, là giải đáp duy nhất khả hữu. Không có Sa Ngã, con người vẫn có thể hạnh phúc, không có Cứu Chuộc, con người chỉ có thể mãi khốn khổ, còn trong Nhập Thể, Thiên Chúa tự mạc khải Người ra trong hình thức duy nhất có thể hiểu được đối với một tạo vật có hiểu biết hữu hạn, cân bằng một cách mong manh giữa vô cùng nhỏ nhoi và vô cùng lớn lao. Nhờ tham dự vào nhân tính, Chúa Kitô thánh hóa một trạng thái không hẳn của thú vật mà cũng không hẳn của thiên thần, mà là của cả hai. Con người sẽ không bao giờ nên giống thần minh, như lời hứa của con rắn; Thiên Chúa đã trở thành người phàm và hạnh phúc là bước theo Chúa Kitô, vừa là Thiên Chúa vừa là người phàm.
Phần sau của Pensées liên quan đến việc bênh vực tín lý thần học về cuộc Sa Ngã và Cứu Chuộc bằng các chứng cớ khác nhau của Kinh Thánh và nhiều nguồn khác. Như phần lớn các người thời ông, Pascal tiếp nhận theo nghĩa đen các trình thuật Môsê về lịch sử con người và theo ông, cuộc Sa Ngã là một biến cố lịch sử, được chứng thực bởi những người viết trong một chuỗi tiếp xúc không gián đoạn với nguyên tổ của nhân loại. Ông hết sức có ấn tượng trước sự sống còn hết sức bền bỉ của dân tộc Do Thái, coi nó như dấu chỉ rõ ràng ơn quan phòng của Thiên Chúa, chứ không thể giải thích cách nào khác hơn thế được. Ơn quan phòng này được ông giải thích như sau: dân tộc được mạc khải và ủy thác niềm hy vọng thiên sai vừa bác bỏ Đấng Thiên Sai khi Người đến vừa được bảo tồn để chứng thực cho một truyền thống hết sức chủ yếu đối với Kitô giáo.
Kỳ tới: Phương pháp Hộ giáo của Pascal
Cha sinh trưởng tại Vinh, khởi đầu ơn gọi tu trì từ năm 1942. 14 năm sau, Giáo Phận gửi ngài qua du học tại Hoa Kỳ. Cha thụ phong LM năm 1961 tại Ohio và được cử làm Tuyên Úy cho Hội Sinh Viên Việt Nam trong khi vẫn tiếp tục con đường học vấn.
Năm 1968 Cha tốt nghiệp Tiến Sĩ Triết Lý Khoa Học tại Đại học St. John, New York. Năm 1969, Cha qua Anh du học. Năm 1973 Tốt nghiệp Tiến Sĩ về Văn Hoá và Lịch Sử Á Đông tại Đại Học London, Anh Quốc.
Dưới cái nhìn của các du sinh viên Việt Nam thời ấy, cha Đức Minh là một Giáo sĩ thông minh, lanh lợi trái hẳn với lối sống đơn giản, khiêm hạ của ngài. Với riêng tôi, cha Giáo còn có một trí nhớ tuyệt luân. Ngài thường chia sẻ với tôi nhiều chuyện về những giai thoại nói lên tinh thần quật cường của đồng bào Nghệ-Tĩnh trước cuộc di cư năm 1954 và sau đó. Thuở sinh thời nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, tôi có nhiều dịp cùng anh tới thăm cha tại nhà hoặc mời ngài ra ngoài để nhân đấy hỏi han cha về những chi tiết chưa thông tỏ, liên quan tới phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Trảng Đình và sau đó là cuộc khởi nghĩa kinh thiên động địa ở Ba Làng.
Cha quen biết Linh Mục Nguyễn Việt Cường từng là bạn tù của cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, tác giả thi phẩm Hoa Địa Ngục thuở cha Cường còn là một chủng sinh. Sau khi ra tù, thày Cường trở lại chủng viện tiếp tục tu học và sau mấy năm được thụ phong Linh Mục. Khoảng năm 2006/07, cha Cường qua Mỹ ghé thăm Cha Giáo Đức Minh. Sau khi ngài cho tin, tôi và anh Thiện đã ghé nhà cha Minh đón hai cha ra nhà hàng dùng bữa trưa, nhân tiện để hai người bạn tù thăm hỏi, đàm đạo với nhau.
Cũng nhờ trí nhớ và những am hiểu của Cha Giáo, tôi biết được gốc gác, hành trạng của khá nhiều nhân sĩ, trí thức Công Giáo từng có chân trong Liên Đoàn Công Giáo Vinh, vốn là một tổ chức được họ Hồ vì nể nang uy tín của Đức Cha Lê Hữu Từ công khai cấp giấy phép hoạt động. Chính từ cái nôi mang danh nghĩa Liên Đoàn này, cuộc nổi dậy có một không hai thời ấy đã nổ ra làm rung chuyển chế độ độc tài CS.
Bản thân tôi đã từng gặp hai nhân vật gốc Nghệ Tĩnh, vì bị săn đuổi đã phải trốn chạy tìm về vùng tự trị Bùi Chu, Phát Diệm tá túc vào những năm đầu thập niên 50. Đó là các ông Bùi Quang Nga, bút danh Văn Ngọc và ông Châu Xuân Phan. Cả hai ông đã một thời được Đức Giám Mục Phêrô Phạm Ngọc Chi cử làm đầu tỉnh cai quản khu tự trị Bùi Chu.
Sau ngày ký kết Hiệp Định Genève 20-7-1954, đất nước bị chia đôi, đại gia đình tôi bỏ cộng sản di cư vào niềm Nam. Tại đây, tôi gặp lại ông Bùi Quang Nga. Ít lâu sau sau ông đắc cử trở thành Dân Biểu trong Quốc Hội Lập Hiến thời cụ Ngô Đình Diệm, Tổng thống sáng lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, mở ra một thời kỳ vàng son cho dân tộc Việt. Cũng dịp này, tôi được biết tới người thứ hai cũng xuất thân gốc Nghệ Tĩnh, từng là một trong những thủ lãnh của Liên Đoàn Công Giáo Vinh. Cũng như nhiều đồng hương cùng cảnh ngộ, đương sự bị cộng sản săn đuổi gắt gao phải trốn ra Bắc. Đó là cụ Đỗ La Lam trong vai trò Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút nhật báo Cách Mạng Quốc Gia ở thủ đô Sàigòn.
Sau ngày mất miền Nam qua Hoa Kỳ tị nạn, tôi gặp lại cụ Đỗ và trở thành người thân trong một trường hợp khá hi hữu. Con gái lớn của tôi và thứ nữ cụ Đỗ La Lam trở thành chị em dâu. Gia đình thông gia chúng tôi, và cũng là thông gia cụ Đỗ, hiện ở Costa Mesa. Trong đám hỏi, đám cưới cháu Đỗ La Phương Chi, thứ nữ nhà họ Đỗ, chúng tôi nhận ra nhau.
Do những chuyện tình cờ trong đời sống, 15 năm trước, một người bạn bên Đức gửi cho tôi bản thảo cuốn hồi ký “Cuộc Phiêu Lưu Của Một Gia Đình Nông Dân”, tác giả là Thập Lang, để nhờ tôi đọc và viết Lời Tựa*.
Nhân vật chính trong hồi ký là hậu duệ của một trong những khuôn mặt lãnh đạo đã bị án tử trong cuộc nổi dậy ở Ba Làng thập niên 50 thế kỷ trước. Càng đọc tôi càng bị lôi cuốn vào những tình tiết bất ngờ của câu chuyện. Trong một đoạn, tác giả nói tới những danh tính Phạm Tuyên, Bùi Quang Nga, Đỗ La Lam. Riêng cụ Đỗ, phát giác trong hồi ký khiến tôi không khỏi giật mình thảng thốt khi được biết họ tên thật của cụ là Đậu Quang Tâm, một khuôn mặt đấu tranh được tác giả đánh giá rất cao về nhân cách và tài năng trong hàng ngũ lãnh đạo thanh niên Công Giáo lúc bấy giờ.
Ngày nay cụ Lam đã được Chúa gọi về. Nhưng ngay thuở sinh thời cụ, dù câu chuyện đã được công khai hóa trong một cuốn hồi ký, sớm muộn nhiều người cũng sẽ biết, nhưng vì quý mến và tôn trọng cụ, tôi chưa hề một lần nói ra sự thật này. Hôm nay cụ đã ra người thiên cổ. Sau lần trao đổi với Cha Giáo về chuyện thay tên đổi họ của một nhân vật không xa lạ với ngài, tôi thấy có bổn phận mở miệng, như một cách vinh danh muộn một anh hùng dân tộc của một thời trong quá khứ đau thương của dân tộc.
Sau này khi có dịp tìm hiểu thêm về dòng họ Đậu vùng Nghệ Tĩnh, tôi nhận ra không phải chỉ trong cuộc nổi dậy ở Ba Làng mới xuất hiện nhiều nhân vật mang họ Đậu đầy bản lĩnh mà ngay trong cuộc đấu tranh hiện nay, cụ thể là nhìn vào danh sách những sinh viên Công Giáo và Tin Lành gốc Nghệ-Tĩnh bị cộng sản bắt rồi kết án tù trong mấy năm gần đây, hẳn độc giả nhận ra trong đó không thiếu những chàng trai họ Đậu**.
Đọc qua tiểu sử tóm gọn của Cha Đức Minh, tôi thấy tự bằng lòng với mình.
Trong khi hầu như tất cả mọi giáo dân đều có thói quen dùng danh xưng “Đức Ông” để xưng hô hay nói về ngài, thì như một phản ứng từ vô thức, cá nhân tôi lại rất tâm đắc với danh xưng “Cha Giáo”. Tự thâm tâm, tôi linh cảm thấy dường như chính bản thân ngài cũng hài lòng với cung cách xưng hô “Cha/Con, Thày/Trò” thân mật ấy.
Cũng như đa số giáo dân quen biết Cha Giáo, cá nhân tôi kính trọng và quý mến cha không phải chỉ vì ngài là người thông minh, ham học hỏi, có hai bằng Tiến sĩ từ hai Quốc gia hàng đầu thế giới là Mỹ và Anh (mà để tỏ lòng trân quý, người xưa thường mệnh danh những nhân vật đạt được vị thế tương tự là “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên”), nhưng còn vì sau khi hội đủ điều kiện tối thiết về tài năng cũng như học vị, cha đã dành trọn xấp xỉ ba thập niên dài, -chính xác là 29 năm tròn (từ 1975 đến 2004) để dốc hết tâm lực chia sẻ kiến thức đạo đời cho nhiều thế hệ Linh Mục hôm qua và hôm nay tại các đại chủng viện trong Giáo Hội Hoa Kỳ. Trong nhiều lần trao đổi với anh em, cha luôn bày tỏ niềm tiếc nuối không giây phút nào nguôi: vì hoàn cảnh khó khăn, cay nghiệt của đất nước dưới chế độ cộng sản vô thần, cha đã không có cơ hội tìm về chốn cũ để trực tiếp đóng góp phần mình vào công cuộc xây dựng Giáo Hội và Quê Hương. Tuy vậy, dù không thực hiện được mộng lớn, Cha Giáo vẫn không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để gửi tiền bạc và phương tiện về giúp đỡ những giáo xứ những họ đạo nghèo.
Một đặc điểm đáng kính nể khác là ngay sau khi rời phấn bảng, rời giảng đường các đại học, cha vui vẻ trở về với thiên chức của người Mục Tử trực tiếp chăn giắt đoàn chiên ở nhiều giáo xứ kh ác nhau. Tại những nơi này, cha luôn vui vẻ, không nề hà đảm nhận các chức vị khiêm tốn như Phó Xứ hoặc Quản nhiệm các Cộng đoàn Việt Nam liên tiếp từ năm 1991 cho tới năm 2007 khi đã hồi hưu.
Dù trên nguyên tắc đã về hưu, nhưng với tâm trạng của một Mục tử còn nặng lòng với giáo dân, -nói theo ngôn ngữ nhà đạo- là “còn nhớ mùi chiên”, trong hơn 10 năm hưu dưỡng cha vẫn cố gắng tìm nơi cư trú gần các Giáo Đường trong địa hạt Quận Cam để tiện dâng Thánh Lễ hàng ngày, tiếp tay các Linh Mục trao ban các Bí Tích cho giáo dân hoặc các bệnh nhân, đặc biệt trong những dịp Lễ Trọng.
Là một thành viên trong Nhóm Gioan Tiền Hô và nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân mà hầu hết anh chị em đều là người thân cận với Cha Giáo, trong hầu hết các dịp đặc biệt như Tết Nguyên Đán, Lễ Kính Thánh Thomas More, bổn mạng DĐGD, Thánh Gioan Tiền Hô, gần như chưa bao giờ tôi thấy vắng mặt Cha Giáo.
Đêm nay, gục đầu bên bàn phiếm, ngồi viết những giòng này để mừng Cha Giáo nhân kỷ niệm 60 năm Linh mục của ngài, nhớ lại những lần tham dự Lễ Tang, Lễ Giỗ, Lễ Kỷ Niệm Hôn nhân 25 năm, 50, 60 năm tại tư gia hay tại Thánh Đường của bạn bè thân sơ, dường như lần nào tôi cũng gặp cha, khi là Chủ tế, khi là Phụ tế.
Trong trí nhớ mỏi mòn của tôi, tôi chưa quên được ít nhất có ba buổi tối trong các Thánh Lễ Giỗ cầu cho linh hồn Thomas More nhà thơ Nguyễn Chí Thiện được tổ chức tại tư gia một cặp vợ chồng trẻ có sự hiện diện của hai Linh Mục là Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng, nguyên Bề Trên DCCT từ Việt Nam qua và Cha Giáo Giuse Nguyễn Đức Minh.
Nét đặc biệt của những Thánh Lễ bất bình thường này là do hai LM cùng Chủ Sự với số tham dự viên vỏn vẹn chỉ có 8/9 người bao gồm hai vợ chồng chủ nhà. Cả hai cha và những người tham dự ngồi quây quần diện đối diện quanh một chiếc bàn dài dùng làm Bàn Thánh. Nét đặc thù đáng ghi nhớ khác là trong số 8/9 tham dự viên, có hai người không cùng tôn giáo. Một trong hai vị này lại là người đưa đón Cha Giáo Đức Minh.
Trước khi kết thúc bài viết vội vã vào phút chót này để mừng 60 năm Linh Mục Cha Giáo, người viết cố gắng ghi lại những lời phát biểu dí dỏm của cha sau đây tại Hội trường nhật báo Người Việt nhiều năm trước.
Đọc bài “Tất cả là Hồng Ân” của Khánh Linh, khi tác giả đề cập tinh thần hòa đồng tôn giáo của cha Giuse Đức Minh, gợi nhớ cho tôi tới buổi sinh hoạt của báo Người Việt vinh danh GS Nguyễn Ngọc Bích và Phu nhân –GS Đào Thị Hợi-, cách nay hơn một thập niên.
Những tiết lộ bất ngờ của cha Đức Minh khi ngài được mời lên phát biểu trong buổi sinh hoạt hôm ấy đã tạo nên một bầu không khí tưng bừng, náo nhiệt với những tràng pháo tay tưởng chừng làm nổ tung hội trường.
Mở đầu phần phát biểu, Linh mục Giuse Nguyễn Đức Minh cho hay:
“Sự hiện diện của tôi chiều nay không phải do lời mời chung chung qua thông tri của nhật báo Người Việt, mà do hai vị khách mời danh dự của Người Việt là Giáo sự Nguyễn Ngọc Bích và người bạn đời của anh là chị Đào Thị Hợi”.
Hướng tầm mắt về cặp GS Bích/Hợi trên hàng ghế đầu kèm theo một cử chỉ chào kính, LM Đức Minh tười cười, vui vẻ nói tiếp:
-Xin hai vị Giáo sư cho phép tôi được dùng lại hai danh xưng thân mật là “anh”, là “chị” từ ngót nửa thế kỷ trước, khi chúng ta cùng là du sinh viên tình cờ gặp gỡ và quen biết sinh hoạt với nhau tại xứ sở này.
Tiếp theo những lời mở đầu úp mở, ý nhị ấy, cha kể cho mọi người nghe về những giai thoại trong mối tương quan giữa một bên là một Giáo sĩ, Tuyên Úy Hội Ái Hữu Sinh Viên Công Giáo tại Mỹ và bên kia là những sinh viên không cùng niềm tin từ miền nam Việt Nam, cùng nhau … “đem chuông đi đấm xứ người” của một thời đã xa.
Câu chuyện xoay quanh “cây đinh” của buổi sinh hoạt bữa ấy là cặp đôi GS Nguyễn Ngọc Bích và Đào Thị Hợi.
Sau khi hết lời ca ngợi tài năng, đức độ và bản tính hiếu khách của GS Nguyễn Ngọc Bích thuở còn là sinh viên, sống đơn độc trong một căn hộ ở miền đông Mỹ quốc, từng được anh chị em sinh viên từ khắp nơi mặc nhiên coi như quán trọ bên đường, mỗi khi có dịp hội hè hoặc tình cờ ghé ngang, ngài nói tiếp:
“Có vài chi tiết khá lạ lùng hiếm ai biết đến.
Nhớ lại thời ấy, hầu hết anh chị em chúng tôi với tấm lòng rộng mở, không phân biệt lương giáo, chỉ bằng vào một điểm chung duy nhất là đều xuất thân từ miền Nam Việt Nam Tự Do, cùng sát cánh sinh hoạt bên nhau.
Là người trong cuộc, tôi xin tiết lộ cùng bà con một điều rất khó tin nhưng là sự thật.
Là một Linh mục, tôi được trao phó vai trò Tuyên Úy Hội Ái Hữu Sinh Viên Công Giáo trong các niên khóa 1963/64/65 thế kỷ trước. Lúc bấy giờ, Hội có ra một tờ báo mang tên Chuông Việt.
Ấy vậy mà điều tréo cẳng ngỗng là Chủ Bút của Chuông Việt lại là một người ngoài Công Giáo. Và người đó là ai các bạn biết không?. Xin thưa, người đó chính là GS Nguyễn Ngọc Bích, người được Nhật báo Người Việt vinh danh hôm nay.”
Một tràng pháo tay kéo dài bất tận cùng với tiếng nói cười oà vỡ, rung chuyển Hội trường, sau tiết lộ hi hữu của vị LM già. Chờ cho không khí buổi sinh hoạt lắng xuống, LM cựu Tuyên Úy Hội Ái Hữu Sinh viên Công Giáo một thời tại Mỹ nói tiếp:
“Chuyện lạ chưa hết đâu, thưa quý vị và các bạn.
GS Bích không chỉ được bầu chọn làm Chủ bút tờ Chuông Việt. Hơn thế, ông còn được tuyệt đại đa số Sinh viên Công Giáo khi ấy dồn phiếu cho ông vào chức vụ Phó Chủ Tịch Hội”.
LM Đức Minh chưa kịp dứt lời thì hội trường đã nhất loạt vang lên những tràng pháo tay tán thưởng. Cha nói tiếp.
“Lẽ ra thày Bích được bàu làm Chủ Tịch chứ không phải Phó Chủ Tịch”.
Cử tọa tỏ dấu ngạc nhiên, mọi cặp mắt hướng về diễn giả chờ đợi.
Đưa mắt nhìn bao quát cử tọa hiện diện, cha nói.
“Lý do vì anh Âu Ngọc Hồ, Chủ Tịch tiền nhiệm nhận thấy những khó khăn vì những thủ tục nhiêu khê trong khi tiếp xúc với các cơ sở trong Giáo Hội Công Giáo Mỹ để vận động chuyện này chuyện nọ thường gây nhiều khó khăn, trở ngại cho một Chủ Tịch không phải Công Giáo.
Do đó, vào cuối nhiệm kỳ, anh Âu Ngọc Hồ đã đưa đề nghị sửa Nội Qui.
Và vì thế Thày Bích của chúng ta mất chức Chủ Tịch mà chỉ được làm Phó thôi!”
Miền nam California rạng sáng Thứ Tư, 19-5-2021
* Đáp lời yêu cầu của người bạn bên Đức, nhận được bản thảo tôi đã dành thì giờ đọc kỹ tập hồi ký và cẩn thận viết một bài tựa nghiêm túc rồi gửi qua Đức để anh bạn chuyển cho tác giả. Nhưng bẵng đi mấy năm không nghe tin hơi gì. Cho đến một chiều cuối năm 2013, tôi nhận được thư anh bạn cùng với tập sách mới in còn thơm mùi giấy mực. Sách dày 628 trang. Bìa trước, bìa sau trình bày trang nhã. Hậu cảnh bìa trước tràn qua ôm bìa sau là cảnh núi đồi xanh ngắt. Bìa trước nổi bật lên ngôi Thánh Đường mà tôi được cho biết là nơi đã nổ ra cuộc nổi dậy vào những năm đầu hậu bán thế kỷ 20. Trong thư anh bạn chuyển lời xin lỗi của tác giả vì nội dung sách được chỉnh sửa nhiều, thu gọn cho bớt số trang và chỉ in giới hạn, nên không tiện giữ lại Lời Tựa của tôi.
*Theo dõi thời sự liên quan tới tình hình đấu tranh trong nước, hẳn độc giả chưa quên, cách đây mấy năm một nhóm sinh viên Công Giáo và Tin Lành thuộc Giáo Phận Vinh đã bị cộng sản săn bắt và truy tố ra tòa lãnh án. Trong số có anh Đức và anh Đậu Văn Dương. Sau khi ra tù, anh Đức được bảo lãnh qua Mỹ cách đây vài năm. Riêng anh Đậu Văn Dương, hồi cuối tháng 4 đầu tháng 5 vừa qua mới được can thiệp qua tị nạn và hiện hai anh đang tạm cư ở San Jose, miền bắc California. Trong một dịp trao đổi. chuyện trò với tôi, hai anh đều mong mỏi có dịp qua miền nam California để diện kiến Cha Giáo Đức Minh.
1. Nữ tu Công Giáo Miến Điện cho biết tôn thờ Thánh Thể đã cho chị sức mạnh để quỳ gối trước cảnh sát
Hình ảnh Sơ Ann Rose Nu Tawng quỳ gối trước cảnh sát kêu gọi họ đừng sử dụng bạo lực chống lại người biểu tình đã thu hút sự chú ý của thế giới sau cuộc đảo chính quân sự của Miến Điện.
Hôm thứ Năm, Sơ Nu Tawng cho rằng Chúa Thánh Thần đã thúc giục sơ quỳ giữa cảnh sát và những người biểu tình và sơ đã lấy sức mạnh của mình từ những lời cầu nguyện trước Thánh Thể.
“Tôi cảm nhận sâu sắc những hành động của Chúa Thánh Thần”, sơ nói với các nhà báo tại Rôma thông qua cuộc gọi video từ Miến Điện.
Phát biểu bằng tiếng Miến Điện qua lời dịch trực tiếp của một linh mục và một chủng sinh Miến Điện vào ngày 13 tháng 5, sơ nói rằng lời cầu nguyện là nền tảng cơ bản để nâng đỡ sơ trong thời gian khó khăn này của đất nước.
“Ngay cả khi chúng tôi đang trải qua thời điểm bị bức hại, lời cầu nguyện đã thực sự giúp tôi thốt lên được những lời tán tụng ngợi khen”.
“Lời cầu nguyện trong việc chầu Mình Thánh Chúa đã cho tôi sức mạnh này. Từ đó, tôi rút ra sức mạnh để giúp đỡ mọi người và hành động như vậy”.
Sơ Ann Rose Nu Tawng là thành viên của Dòng Nữ tu Thánh Phanxicô Xaviê ở miền bắc Miến Điện. Đoạn video sơ quỳ gối trước các viên chức cảnh sát ở thành phố Myitkyina hôm 8 tháng Ba đã khiến Đức Giáo Hoàng xúc động.
“Tôi cũng muốn được quỳ trên đường phố Miến Điện và nói: 'hãy dừng bạo lực lại.' Tôi cũng muốn căng hai cánh tay tôi ra và nói: 'xin cho đối thoại thắng thế'“ Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói hôm 17 tháng 3.
Myitkyina, thủ phủ của bang Kachin, đã trải qua một số bạo lực tồi tệ nhất khi lực lượng an ninh tiếp tục đàn áp những người phản đối cuộc đảo chính quân sự ngày 1 tháng 2.
Sơ Nu Tawng nói rằng sơ coi việc quỳ gối là một “cử chỉ hòa giải” cũng là cách thể hiện sự tha thứ cho kẻ thù.
Sơ cho biết, ngày 8 tháng 3 là lần thứ hai Sơ quỳ gối trước cảnh sát như thế. Sau ngày hôm đó, Sơ cũng đã giúp đưa những người biểu tình bị thương đến bệnh viện.
“Trong ba tháng, hơn 800 người chết. Tôi rất lo lắng về tương lai”.
Phát biểu trong buổi ra mắt cuốn sách mới, “Hãy giết tôi, chứ đừng giết người”, gần đây được xuất bản bằng tiếng Ý bởi Editrice Missionaria Italiana, sơ bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Thánh Cha Phanxicô vì ngài đã nhiều lần lên tiếng về tình hình ở Miến Điện.
Source:Catholic News Agency
2. Bốn Kitô hữu Indonesia bị khủng bố sát hại.
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại cho biết hôm 11 tháng 5, khủng bố Hồi giáo đã giết chết 4 tín hữu ở khu vực Poso, trung tâm đảo Sulawesi của Indonesia. Các nhà chức trách cho rằng vụ tấn công là do tổ chức Mujahideen ở miền đông Indonesia, một nhóm theo chủ nghĩa cực đoan có liên hệ với bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Các nạn nhân gồm hai người đàn ông và hai phụ nữ thuộc nhóm dân tộc Toraja địa phương, trong đó có một bà mẹ và người con trai bị chặt đầu tại một cánh đồng của gia đình họ. Trong khi đó, thi thể của hai người khác được tìm thấy cách đó 2 km. Hồi tháng 11 năm ngoái 2020, tổ chức Mujah cũng sát hại và chặt đầu 4 Ki-tô hữu tại các làng ở Lemban Tongoa.
Văn phòng của Tổng thống Joko Widodo đã lên án vụ sát hại dã man này, đồng thời hứa sẽ bắt những kẻ khủng bố liên quan đến vụ tấn công.
Mục sư Jetroson Rense, người đứng đầu Hội đồng Tin lành ở miền trung Sulawesi, yêu cầu chính phủ thực hiện các biện pháp nhanh chóng để bảo đảm an toàn cho cư dân Poso: “Các nhà chức trách phải bắt giữ những kẻ có tội và đưa họ ra trước công lý.”
Mục sư Jacky Manuputty, Tổng Thư ký của Hội đồng Tin Lành nhấn mạnh rằng những kẻ khủng bố sử dụng các biện pháp tàn bạo như chặt đầu để đe dọa những người nông dân của Poso, và đuổi họ khỏi đất nông nghiệp của họ.
Source:Asia News
3. Cha sở Công Giáo duy nhất tại miền Gaza lo lắng về chiến tranh Israel - Palestine
Linh mục Gabriel Romanelli, cha sở Công Giáo duy nhất tại miền Gaza, lo sợ rằng cả hai phía Hamas và Israel đều tỏ ra cứng nhắc trong lập trường của mình và căng thẳng lan rộng từ Jerusalem tới cả các miền khác ở Thánh địa, nhất là tại miền Gaza.
Cha Gabriel Romanelli, người Argentina và thuộc Tu hội Ngôi Lời Nhập Thể, và giáo xứ Công Giáo tại Gaza chỉ còn lại 133 tín hữu.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho trang mạng Terrasanta.net, cha cho biết hiện thời không có người bị thương hoặc thiệt hại trong khuôn khổ xứ đạo Công Giáo tại Thành Phố Gaza. “Sự gia tăng bạo lực này xảy đến trong lúc đời sống bình thường trở lại từ một tuần nay trong giáo xứ, sau các biện pháp giới nghiêm và hạn chế nhắm chống đại dịch Covid-19. Hiện thời chỉ còn giới nghiêm từ nửa đêm đến bình minh. Các cửa tiệm đã được mở lại, các nhóm cầu nguyện, các em giúp lễ và các hoạt động khác của xứ đạo trở lại bình thường... Nhưng rồi hôm 10 tháng 5, cuộc sống tại Gaza đột nhiên bị ngưng lại vì sự trao đổi hỏa tiễn và bom đạn giữa Hamas và Israel. Chúng tôi đã nghe các vụ dội bom suốt đêm.”
Cha Romanelli nói thêm rằng: “Rất tiếc, hai bên đều tỏ ra những lập trường cứng nhắc. Israel tuyên bố không thể dung thứ để cho các hỏa tiễn phóng tới Jerusalem và Tel Aviv. Sự trả đũa của phe này kéo theo sự trả thù của phe kia. Chúng tôi đang đợi một trận mưa các phản ứng. Chúng tôi đã quen với chiến tranh tại Gaza này, thường chúng tôi chỉ nghe thấy tiếng của những tên lửa ban đêm. Nay những vụ này xảy ra cả giữa ban ngày. Thực là một dấu hiệu xấu. Ði ra ngoài bằng xe hơi để viếng thăm các bệnh nhân, người nghèo và các giáo dân, nay trở thành một điều nguy hiểm”.
Trong cuộc phỏng vấn, cha sở Romanelli cho biết trong thời bị giới nghiêm vì Covid-19, giáo xứ vẫn duy trì liên lạc với các giáo dân một cách tiềm thể, trực tuyến, qua những cuộc thảo luận, các lớp học, trò chơi và thậm chí cả xổ số trực tuyến. Các mối liên lạc được củng cố đến độ 86% các giáo dân Công Giáo, hơn 100 tín hữu Chính thống, đã tham dự tất cả các lễ nghi Tuần thánh mới đây. Nhờ kinh nghiệm đó, chúng tôi đã biết động viên tốt đẹp hơn. Một điều có vẻ mâu thuận, đó là tôi phải nói rằng kỳ đại dịch này là một thời kỳ “hạnh phúc”, vì ít là nó giữ cho chiến tranh tránh xa. Nhưng nay chúng tôi nhận thấy rằng dân chúng ở Gaza ngày càng nản chí, nhất là nơi những người trẻ”.
Source:Terra Santa
Lúc 10g sáng Chúa Nhật 16 tháng 5, cùng với các tín hữu Công Giáo Miến Điện đang ở Roma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ Chúa Thăng Thiên tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Biến cố này là cơ hội thức tỉnh thế giới về thảm trạng nhân dân Miến Điện đang trải qua, từ sau cuộc đảo chánh của quân đội tại nước này. Cha Maurice Moe Aung, thuộc dòng Thừa sai Ðức tin ở Rôma, đã đưa ra lập trường trên. Cha đã đến Rôma cách đây 30 năm để học triết và thần học trước khi trở về quê hương Miến Điện. Trong những năm gần đây, cha Maurice làm phó xứ Mẹ Thiên Ân ở Ponte Galeria gần Roma.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vatican, cha Maurice cho biết hiện nay có 700,000 tín hữu Công Giáo tại Miến Điện, tương đương với 5% dân số. Năm 1962, khi chính quyền quân sự nước này chạy theo chủ nghĩa xã hội, tất cả các cơ cấu của Giáo Hội Công Giáo bị quốc hữu hóa, các thừa sai nước ngoài bị trục xuất, và các linh mục bản xứ phải tự mình đảm trách công cuộc truyền giảng Tin mừng, với một ý thức trách nhiệm lớn. Mãi đến năm 2005 mới có một đại hội Công Giáo toàn quốc Miến Điện lần đầu tiên.
Cha nói: “Chúng tôi bị bách hại và trở nên nghèo. Chúng tôi không có tiếng nói... Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Miến Điện năm 2017 là ánh sáng cho đất nước, đó là một chứng tá đức tin, có ảnh hưởng lớn về mặt xã hội, nói lên sự quan tâm của Đức Thánh Cha đối với nhân dân Miến Điện. Cuộc viếng thăm đó cũng thực là một đại lễ về đối thoại liên tôn. Chỉ sau cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha, Công Giáo mới thực sự được quí chuộng tại đây.
Cha Maurice cũng cho biết những người Miến Điện tại Italia phần lớn là các sinh viên, có nhiều nữ tu người Miến Điện và cũng có những giáo dân làm việc tại Italia.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Trước hết, chúng ta phải giữ đức tin. Chúng ta cần phải giữ vững niềm tin kẻo lại phải chịu đau buồn hoặc lao vào nỗi tuyệt vọng của những kẻ không còn lối thoát. Trong Tin Mừng, Thánh Gioan cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu, trước khi thốt ra lời cầu nguyện, “đã ngước mắt lên trời”.(Ga 17: 1). Trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời, Chúa Giêsu bị đè nặng bởi nỗi thống khổ trước viễn cảnh cuộc khổ nạn của Người, ý thức về đêm tối mà Người sắp phải chịu đựng, cảm thấy bị phản bội và bị bỏ rơi. Tuy nhiên, trong cùng một khoảnh khắc ấy, Người nhìn lên trời. Chúa Giêsu ngước mắt nhìn lên Chúa Cha. Ngài không cam chịu điều ác; Người không để mình bị đau buồn lấn át; Người không rút lui vào sự cay đắng của kẻ bại trận và thất vọng; thay vào đó, Người nhìn lên thiên đường. Đây cũng chính là lời khuyên mà Người đã dành cho các môn đệ: khi Giêrusalem bị quân đội xâm chiếm, và dân chúng đang chạy trốn trong nỗi sợ hãi và giữa sự tàn phá, Người bảo họ “hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì ơn cứu chuộc đang đến gần” (Lc. 21:28). Giữ vững đức tin là giữ cho cái nhìn của chúng ta hướng lên trời, dù ở đây trên trái đất này, những trận chiến vẫn đang diễn ra và máu những người vô tội vẫn tiếp tục đổ. Giữ vững đức tin là không chịu khuất phục trước luận lý của hận thù và báo oán, nhưng luôn chăm chú nhìn vào Thiên Chúa tình yêu, Đấng kêu gọi chúng ta trở thành anh chị em với nhau.
Cầu nguyện dẫn chúng ta đến sự tin cậy nơi Chúa ngay cả trong những lúc khó khăn. Nó giúp chúng ta hy vọng khi mọi thứ dường như vô vọng và nó tiếp sức cho chúng ta trong những cuộc đấu tranh hàng ngày. Cầu nguyện không phải là sự rút lui, trốn chạy khi đối mặt với các vấn đề. Thay vào đó, nó là vũ khí duy nhất mà chúng ta sử dụng để giữ cho tình yêu và hy vọng tồn tại giữa vũ khí của cái chết. Thật không dễ dàng để ngước nhìn khi chúng ta đang bị tổn thương, nhưng niềm tin giúp chúng ta chống lại sự cám dỗ để quay lại với chính mình. Chúng ta có thể muốn phản đối, kêu gào với Chúa trong nỗi đau của chúng ta. Chúng ta đừng sợ làm như vậy, vì đây cũng là lời cầu nguyện. Một người phụ nữ lớn tuổi từng nói với các cháu của mình: “Giận Chúa cũng có thể là một hình thức cầu nguyện”; sự khôn ngoan của người công chính và người đơn sơ, cho ta biết khi nào nên ngước mắt lên trong những lúc khó khăn… Đôi khi, đó là lời cầu nguyện mà Chúa nghe nhiều hơn những lời cầu nguyện khác, vì nó xuất phát từ một trái tim bị thương và Chúa luôn nghe tiếng kêu của con người và lau khô nước mắt của họ. Anh chị em thân mến, hãy cứ nhìn lên trời. Hãy giữ vững niềm tin!
Thứ hai, hãy gìn giữ sự hiệp nhất. Chúa Giêsu xin Chúa Cha gìn giữ sự hiệp nhất giữa các môn đệ, để họ “hoàn toàn nên một” (Ga 17:21), một gia đình, trong đó tình yêu và tình huynh đệ ngự trị. Ngài biết điều gì trong lòng các môn đệ; Ngài đã từng chứng kiến họ tranh luận về việc ai là người vĩ đại nhất, ai là người phải chịu trách nhiệm chính. Đây là một căn bệnh chết người: căn bệnh của sự chia rẽ. Chúng ta trải nghiệm điều đó trong tâm hồn mình, bởi vì chúng ta bị chia rẽ bên trong; chúng ta cảm nghiệm điều đó trong các gia đình và cộng đồng, giữa các dân tộc, ngay cả trong Giáo hội. Tội lỗi chống lại sự đoàn kết có rất nhiều: đố kỵ, ghen ghét, theo đuổi lợi ích cá nhân hơn là lợi ích chung, xu hướng phán xét người khác. Những xung đột nhỏ đó của chúng ta tìm thấy sự phản ánh trong những xung đột lớn, giống như cuộc xung đột mà đất nước của anh chị em đang trải qua trong những ngày này. Một khi các lợi ích đảng phái và khát vọng lợi nhuận và quyền lực lên nắm quyền, xung đột và chia rẽ chắc chắn sẽ nổ ra. Lời kêu gọi cuối cùng mà Chúa Giêsu đưa ra trước Lễ Vượt Qua của Ngài là lời kêu gọi hiệp nhất. Vì sự chia rẽ là của ma quỷ, nó là kẻ chia rẽ vĩ đại và kẻ nói dối vĩ đại, kẻ luôn tạo ra sự chia rẽ.
Chúng ta được mời gọi để giữ sự hiệp nhất, thực hiện nghiêm chỉnh lời khẩn cầu chân thành này của Chúa Giêsu với Chúa Cha: hoàn toàn nên một, trở thành một gia đình, tìm can đảm sống trong tình bạn, tình yêu và tình huynh đệ. Chúng ta có nhu cầu lớn lao nào, đặc biệt là ngày nay, về tình huynh đệ! Tôi biết rằng một số tình huống chính trị và xã hội lớn hơn chúng ta. Tuy nhiên, cam kết đối với hòa bình và tình huynh đệ luôn đến từ bên dưới: mỗi người, trong những việc nhỏ, có thể đóng vai trò của mình. Mỗi người trong số các bạn có thể cố gắng, trong những việc nhỏ nhặt, trở thành người xây dựng tình huynh đệ, người gieo mầm tình huynh đệ, người làm việc để xây dựng lại những gì đã đổ vỡ hơn là khơi dậy bạo lực. Chúng ta cũng được kêu gọi để làm điều này với tư cách là một Giáo hội; chúng ta hãy thúc đẩy đối thoại, tôn trọng người khác, quan tâm đến anh chị em của chúng ta, hiệp thông! Chúng ta không thể cho phép một lối suy nghĩ đảng phái xâm nhập vào Giáo hội, một lối suy nghĩ gây chia rẽ, đặt mỗi cá nhân lên vị trí đầu tiên, trong khi gạt những người khác sang một bên. Điều này rất hủy diệt: nó hủy hoại gia đình, Giáo hội, xã hội và tất cả mọi người trong chúng ta.
Cuối cùng, và thứ ba, chúng ta được kêu gọi để giữ gìn chân lý. Chúa Giêsu xin Chúa Cha thánh hiến các môn đệ trong chân lý vì họ sẽ được sai đi khắp thế giới để thi hành sứ vụ của Người. Giữ gìn chân lý không có nghĩa là bảo vệ các ý tưởng, trở thành người bảo vệ một hệ thống học thuyết và giáo điều, nhưng là gắn bó với Chúa Kitô và tận tụy với Tin Mừng của Người. Đối với Thánh Sử Gioan, chân lý là chính Chúa Kitô, là sự mặc khải về tình yêu của Chúa Cha. Chúa Giêsu cầu nguyện rằng các môn đồ của Ngài, mặc dù sống trong thế gian, sẽ không tuân theo các tiêu chuẩn của thế gian này. Họ không để mình bị các ngẫu tượng lôi kéo, nhưng giữ tình bạn với Người; họ không bẻ cong Phúc Âm theo lối suy nghĩ của con người và thế gian, nhưng bảo tồn thông điệp của Người một cách toàn vẹn. Giữ chân lý có nghĩa là trở thành một ngôn sứ trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, nói cách khác là được thánh hiến cho Tin Mừng và làm chứng cho điều đó ngay cả khi điều đó có nghĩa là đi ngược lại với não trạng thời đại. Đôi khi, Kitô hữu chúng ta muốn thỏa hiệp, nhưng Tin Mừng yêu cầu chúng ta phải kiên định với chân lý và sự thật, hiến mạng sống của mình cho người khác. Giữa chiến tranh, bạo lực và hận thù, lòng trung thành với Tin Mừng và ý chí kiến tạo hòa bình đòi hỏi phải có sự dấn thân, thông qua các lựa chọn xã hội và chính trị, cho dù gặp nguy cơ đối với tính mạng của mình. Chỉ bằng cách này, mọi thứ mới có thể thay đổi. Chúa không thích những người thờ ơ. Ngài muốn chúng ta được thánh hiến trong chân lý và trong vẻ đẹp của Tin Mừng, để chúng ta có thể làm chứng cho niềm vui của nước Chúa ngay cả trong đêm tối của những đau buồn, ngay cả khi sự dữ dường như chiếm ưu thế.
Anh chị em thân mến, hôm nay tôi ước ao được đặt lên bàn thờ Chúa những đau khổ của dân Người và cùng anh chị em cầu nguyện xin Chúa hoán cải mọi tâm hồn thành những trái tim bình an. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu giúp chúng ta giữ vững đức tin, ngay cả trong những lúc khó khăn, để trở thành những người xây dựng sự hiệp nhất và liều mạng vì chân lý của Tin Mừng. Xin đừng đánh mất hy vọng: ngay cả hôm nay, Chúa Giêsu đang cầu bầu trước mặt Chúa Cha, Người đứng trước mặt Chúa Cha trong lời cầu nguyện của mình. Trong lời cầu nguyện, Ngài chỉ cho Chúa Cha thấy những vết thương mà Ngài đã trả cho ơn cứu rỗi của chúng ta. Trong lời cầu nguyện này, Chúa Giêsu chuyển cầu cho tất cả chúng ta, cầu xin Cha gìn giữ chúng ta khỏi kẻ ác và giải thoát chúng ta khỏi quyền lực của ma quỷ.
Source:Libreria Editrice Vaticana
1. Trung Quốc: Phong chức linh mục cho giáo phận ma: Tâm thần, tệ nạn xã hội cũng được thụ phong
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết Cha Tổng Đại Diện giáo phận Tuyên Hóa (Xuanhua, 宣化) đã lên tiếng tố cáo việc phong chức linh mục cho một giáo phận ma, không hề có trên bản đồ của Giáo Hội Công Giáo.
Tuyên Hóa, cách Bắc Kinh 180 km về phía tây bắc, là một thành phố có lịch sử lâu dài và có vị trí quân sự quan trọng.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 14 tháng 5, Cha Tổng Đại Diện Simon Trương Kiến Lâm (Zhang Jianlin, 张建林) cho biết cái gọi là “giáo phận Trương Gia Khẩu” là “một giáo phận bất hợp pháp, không được Tòa Thánh công nhận”. Vị tổng đại diện giáo phận Tuyên Hoá nói rằng lễ truyền chức linh mục diễn ra vào ngày 11 tháng 5 vừa qua là “bất hợp pháp” và không thể được Giáo hội công nhận.
Bình tĩnh trích dẫn từng chữ của Bộ Giáo luật, Cha Trương Kiến Lâm cho biết bọn cầm quyền Trung Quốc đã hình thành nên cái gọi là giáo phận Trương Gia Khẩu chồng lên giáo phận Tuyên Hóa, trong mưu toan lũng đoạn Giáo Hội địa phương.
Cha Trương Kiến Lâm thẳng thắn chỉ ra rằng Giám Mục quốc doanh Quách Kim Tài (Guo Jincai, 郭金才) là một giám mục được tấn phong trái phép, trước đây đã bị vạ tuyệt thông, nhưng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho hòa giải với Giáo hội, đã hành động trái với giáo luật Công Giáo và trái với tình Hiệp thông Giáo hội.
Thật vậy, giám mục bản quyền của giáo phận Tuyên Hóa là Đức Cha Augustinô Thôi Thái. Ngài là người duy nhất có quyền phong chức cho các linh mục tại Tuyên Hóa. Đức Cha Thôi Thái sinh năm 1950, được thụ phong linh mục vào năm 1990. Ngày 7 tháng Tư, 2013 ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phó với ý định kế vị Đức Cha Tôma Triệu Khắc Huân (Zhao Ke-xun, 趙克勛)cai quản giáo phận Tuyên Hoá. Đức Cha Tôma Triệu Khắc Huân năm nay đã 91 tuổi, và sau nhiều năm vào tù ra khám, lại phải sống trong tình trạng bị quản thúc.
Ngay từ trước khi được bổ nhiệm Giám Mục, cụ thể là từ năm 2007, Đức Cha Thôi Thái đã liên tục bị bọn cầm quyền sách nhiễu. Tuy chưa bao giờ bị đưa ra xét xử, ngài không ngừng bị bắt, giam giữ trái phép, đôi khi ngài bị nhốt trong những trung tâm giam giữ bí mật; hoặc nhẹ nhất là bị quản thúc tại gia.
Hôm 19 tháng Sáu năm ngoái, 2020, vào ngày Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, công an Trung Quốc đã đến nhà bắt Đức Cha Thôi Thái đi biệt tích. Cho đến nay, không ai biết chúng giam giữ ngài tại đâu.
Giám Mục quốc doanh Quách Kim Tài đã lợi dụng tình cảnh này của giáo phận Tuyên Hóa để tiến hành sắc phong cho những người đã xuất khỏi các chủng viện khác, và cả những người bị rối loạn tâm thần và đạo đức, cũng như những thành phần được coi là tệ nạn xã hội.
Việc tiến hành phong chức ồ ạt trong những ngày này là nhằm hình thành nên giáo phận ma Trương Gia Khẩu. Linh mục quốc doanh Vương Chân Quý (Wang Zhengui, 王振贵) được báo cáo sẽ được tấn phong “Giám Mục tiên khởi” của giáo phận ma Trương Gia Khẩu.
Theo các nguồn tin ở địa phương, Linh mục quốc doanh Vương Chân Quý được giao nhiệm vụ chuẩn bị một cộng đồng linh mục lớn trước Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh sắp tới, cũng sẽ diễn ra tại Trương Gia Khẩu.
Giám Mục quốc doanh Quách Kim Tài đã thể hiện mối quan tâm lớn đối với việc tuân theo các lệnh truyền của chính phủ hơn là của Giáo hội, phớt lờ mối quan hệ với các giám mục Tuyên Hóa, là những người được Tòa thánh công nhận, nhưng bị Đảng coi là những tên “tội phạm”.
Source:Asia News
2. Hàng trăm giáo sĩ Hồi giáo đã bị giam giữ ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng trong bối cảnh các nỗ lực gọi là “cải tạo” lan rộng ở một khu vực của Trung Quốc - nơi mà Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Trump đã xác định là nơi xảy ra tội ác diệt chủng - hàng trăm giáo sĩ Hồi giáo đã bị bắt giữ vì nghi ngờ theo “chủ nghĩa cực đoan”, mặc dù có rất ít bằng chứng về bất kỳ hành vi nào khác ngoài những hành vi thông thường của một imam.
Ước tính có khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị giam giữ trong hàng trăm “trại cải tạo” ở khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc.
Bên trong các trại, người Duy Ngô Nhĩ được cho là phải chịu lao động cưỡng bức, tra tấn và tuyên truyền chính trị. Bên ngoài các trại, người Duy Ngô Nhĩ bị theo dõi bởi lực lượng cảnh sát đông đảo và công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
Trung Quốc đã nhiều lần gán ghép các hoạt động văn hóa và tôn giáo của người Duy Ngô Nhĩ với chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa ly khai. Chính phủ đã có lúc phủ nhận các trại này không tồn tại, nhưng sau đó đã quay sang bảo vệ các hành động của mình như một phản ứng hợp lý đối với mối đe dọa an ninh quốc gia.
BBC gần đây đã trích dẫn một nghiên cứu mới cho thấy Trung Quốc đã giam giữ hơn 600 imams và các nhân vật tôn giáo Hồi giáo khác trong khu vực kể từ năm 2014. Số lượng án tù đã tăng đáng kể kể từ năm 2017, với ít nhất 200,000 người vào tù trong 2 năm 2017-2018.
Theo nghiên cứu từ Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ, ít nhất một nửa trong số 630 giáo sĩ được xác nhận là đã bị giam giữ đã bị kết án tù ít nhất 5 năm.
Người Duy Ngô Nhĩ có thể bị bắt và giam giữ theo luật chống khủng bố mơ hồ của Trung Quốc.
Một báo cáo từ Viện Chính sách Chiến lược Australia cho thấy hơn 15,000 nhà thờ Hồi giáo đã bị hư hại hoặc phá bỏ trong khu vực kể từ năm 2018.
Cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với Tân Cương cũng bao gồm việc ép buộc các phụ nữ phải lắp dụng cụ tránh thai, thậm chí phải phá thai và triệt sản.
Báo cáo gần đây từ New York Times ghi lại hàng chục cáo buộc từ những phụ nữ Duy Ngô Nhĩ, những người nói rằng họ bị giới chức gây sức ép buộc phải phá thai, triệt sản hoặc chấp nhận các biện pháp tránh thai.
Tỷ lệ sinh trong khu vực đã giảm mạnh. Vào tháng 9 năm 2020, chính quyền Tân Cương thừa nhận rằng tỷ lệ sinh ở đó đã giảm gần một phần ba trong năm 2018, phần lớn nguyên nhân là do “thực hiện tốt hơn chính sách kế hoạch hóa gia đình”.
Source:Catholic News Agency
3. Linh mục chủ sự Thánh lễ nhậm chức ở Biden đã phải từ chức
Cha Kevin O'Brien, Hiệu trưởng Đại học Santa Clara, đã có những hành vi không phù hợp trong bữa ăn tối không chính thức với các sinh viên tốt nghiệp. Tỉnh Dòng Tên địa phương đã ra phán quyết như trên dẫn đến việc Cha O'Brien thông báo rằng ngài sẽ từ chức hiệu trưởng trường Đại học Dòng Tên ở California. Ngài đã tham gia một chương trình ngoại trú để giải quyết các vấn đề cá nhân bao gồm nghiện rượu và căng thẳng.
Cha O'Brien là hiệu trưởng trường Đại học Santa Clara ở khu vực San Jose từ năm 2019. Ngài chủ sự Thánh lễ một ngày trước khi nhậm chức của ông Joe Biden ngày 20 tháng Giêng tại Nhà thờ Thánh Matthêu ở Washington DC. Theo báo cáo, vị linh mục đã biết gia đình Biden ít nhất 15 năm, kể từ khi còn phục vụ tại Đại học Georgetown. Cha O'Brien trước đây đã chủ trì một thánh lễ cho Biden và gia đình ông ta trong cả hai năm 2009 và 2013, khi Biden tuyên thệ nhậm chức phó tổng thống.
John M. Sobrato, chủ tịch hội đồng quản trị của trường Đại học Santa Clara, cho biết trong một thông báo ngày 12 tháng 5 rằng một cuộc điều tra độc lập được tiến hành thay mặt cho Dòng Tên ở Miền Tây Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng Cha O'Brien “có những hành vi, chủ yếu xảy ra giữa các cuộc trò chuyện, trong một loạt các bữa ăn tối thân mật với các sinh viên tốt nghiệp, những hành vi này không phù hợp với các giao thức và ranh giới của Dòng Tên đã được thiết lập”.
Sobrato cho biết Cha O'Brien đã thông báo với các ủy viên về ý định từ chức của ngài vào ngày 9 tháng 5 và hội đồng quản trị đã chấp nhận đơn từ chức của ngài vào ngày 10 tháng 5. Hội đồng quản trị sẽ ngay lập tức bắt đầu quá trình tìm kiếm người kế nhiệm ông, Sobrato nói.
Source:Catholic News Agency
4. Đức Tổng Giám Mục Cordileone trả lời thử thách của Pelosi
Tổng Giám mục Salvatore Cordileone của San Francisco đã phản hồi gay gắt với chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi. Bà ta nói rằng rất hài lòng với quan điểm của Vatican về vấn đề rước lễ của các chính trị gia ủng hộ phá thai. Cách nói của bà Pelosi là nhằm tạo ra hiểu nhầm như thể giờ đây Tòa Thánh đã chấp nhận hành động phá thai.
Đức Tổng Giám Mục Cordileone chỉ ra rằng Đức Hồng Y Luis Ladaria, mà bà Pelosi trích dẫn, đã khuyến khích các giám mục Hoa Kỳ tuân theo hướng dẫn nêu trong một lá thư năm 2004 của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, theo đó các chính trị gia kiên trì ủng hộ việc phá thai không nên rước lễ. Đức Tổng Giám Mục nói: “Chính vì lý do này mà tôi rất vui khi biết rằng chủ tịch Hạ Viện Pelosi nói rằng bà ấy “rất hài lòng với lá thư của Vatican”. Ngài nói thêm rằng bình luận công khai của Pelosi “làm dấy lên hy vọng rằng có thể đạt được tiến bộ trong vấn đề nghiêm trọng nhất này”.
Phản hồi của Đức Tổng Giám Mục Cordileone, được ban hành vào ngày 17 tháng 5, rõ ràng là một thách thức khác đối với Pelosi, người chắc chắn không có ý định bày tỏ sự ủng hộ của bà ta đối với quan điểm mà Đức Hồng Y Ratzinger đưa ra vào năm 2004. Bà chủ tịch thường nói rằng bà ta sẽ “sử dụng sự phán xét của riêng tôi” về việc có nên rước lễ hay không. Như Đức Tổng Giám Mục Cordileone đã chỉ ra, lá thư Ratzinger nói rằng nếu một người Công Giáo nổi tiếng từ chối lời khuyên của giám mục, “vị giám mục phải tuyên bố rằng cá nhân đó không được rước lễ”.
Đầu tháng này, tổng giám mục đã đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ, đòi phải có các kỷ luật về giáo luật đối với các chính trị gia như Pelosi. Bà ta là thuộc tổng giáo phận của ngài. Ngài nói: “Tôi run sợ rằng nếu tôi không thẳng thắn thách thức những người Công Giáo dưới quyền chăm sóc mục vụ của tôi, những người chủ trương phá thai, cả tôi và họ sẽ phải trả lời với Chúa về máu những người vô tội”.
Source:Catholic World News