Phụng Vụ - Mục Vụ
Khởi điểm cho một kỷ nguyên mới
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
01:27 18/05/2012
LỄ THĂNG THIÊN B
+++
A. DẪN NHẬP
Hôm nay Giáo hội long trọng cử hành mầu nhiệm vinh quang Chúa lên trời. Thực sự , Chúa đã lên trời vinh quang ngự bên hữu Cha Ngài ngay khi sống lại mà ta không cảm nghiệm được. Ngày lễ hôm nay kết thúc cuộc sống trần gian của Đức Giêsu trước sự chứng kiến của các môn đệ. Đức Giêsu lên trời không có nghĩa là Ngài rời bỏ chúng ta, trái lại, Ngài còn hiện diện hơn lúc nào hết giữa chúng ta ngay từ hôm nay :”Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế”.
Chúa về trời nhưng Ngài muốn Giáo hội – là cánh tay nối dài của Ngài - tiếp nối công cuộc cứu chuộc của Ngài cho đến ngày tận thế. Nếu Chúa nói với các môn đệ ngay vào lúc từ giã họ :”Các con hãy là những chứng nhân của Thầy cho toàn thế giới”(Cv 1,8) thì ngày nay Giáo hội cũng phải là chứng nhân trung thành của Ngài trong việc rao giảng Tin mừng, đem Chúa đến cho mọi người mọi nơi trên thế giới.
Ngoài ra, Thánh lễ hôm nay cũng nhắc nhở chúng ta hướng lòng về trời là quê hương của chúng ta, nơi mà Đức Giêsu đã dọn sẵn và đang đón chờ chúng ta. Nhưng muốn về trời ta phải cố gắng sống đời chứng nhân cho tốt và chu toàn nhiệm vụ của mình theo thánh ý Chúa.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Cv 1.1-11
Thánh Luca mở đầu sách Công vụ Tông đồ bằng cách tường thuật lại cho ông Thêôphilê việc Đức Giêsu trước khi giã biệt các Tông đồ đã trao ban cho họ những huấn lệnh cuối cùng và trọng trách tiếp nối công cuộc cứu độ của Ngài cho thế giới. Ngài còn hứa sẽ hiện diện với các ông cho đến ngày tận thế.
Ngày Đức Giêsu về trời không phải là kết thúc công việc của Ngài, nhưng việc Ngài về trời là một khúc quặt trong lịch sử cứu độ. Ngày Chúa về trời là một trang sử mới bắt đầu : Lịch sử của hoạt động Đức Giêsu hiện diện trong thế giới và Giáo hội cùng với sự hỗ trợ của Chúa Thánh Thần.
Vâng theo lời căn dặn của Đức Giêsu phục sinh , các Tông đồ họp lại trong nhà Tiệc ly để đón nhận lời Ngài đã hứa : Chúa Thánh Thần hiện xuống. Vì chưa nhận lãnh Chúa Thánh Thần nên các Tông đồ chưa hiểu rõ những lời giảng dạy của Chúa, nhưng các ông sẽ hiểu rằng các ông được Chúa Kitô tuyển chọn để trở thành những chứng nhân của Ngài cho đến tận cùng thế giới.
+ Bài đọc 2 : Ep 1, 17-23
Thần khí khôn ngoan mà thánh Phaolô cầu xin cho các tín hữu Êphsêsô phải soi lòng mở trí họ “hiểu biết” kế hoạch của Thiên Chúa thực hiện nơi Đức Giêsu Kitô. Không ai có thể tuyên xưng lời tối thượng của Đức Kitô mà không thán phục quyền năng lạ lùng của Thiên Chúa được biểu dương nơi Đấng chịu đóng đinh. Chính quyền năng ấy từ nay sẽ được thi thố nơi loài người để tạo nên một thân thể có Đức Kitô là Đầu và đạt đến sự viên mãn mà nhân loại hằng tìm kiếm. Tin vào ưu thế tuyệt đối của Đức Kitô, chính là ngay từ bây giờ góp phần vào sứ mạng của Hội thánh, là biết nhìn nhận một ý nghĩa và một nội dung cho niềm hy vọng. Trong viễn tượng này, mầu nhiệm Thăng Thiên làm cho ta hiểu rằng cùng với Đức Kitô, một kỷ nguyên mới đang được mở ra cho nhân loại.
(Jean Frisque, Hướng dẫn gặp gỡ Lời Chúa mỗi ngày, tr 124)
+ Bài Tin mừng : Mc 16,15-20
Trước khi về trời, Đức Giêsu còn hiện ra với Mười một Tông đồ để dạy dỗ các ông những điều sau cùng. Thánh Luca thuật lại những nét chính yếu về các huấn lệnh và chỉ thị của Đức Giêsu cho các ông. Theo đó, Đức Giêsu nhắc nhở cho các ông hai điều :
a) Ngài sai các ông loan báo Tin mừng :”Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loại thọ tạo”.
b) Tin cậy giao phó cho các ông sứ mạng này, Đức Giêsu bảo đảm với các ông rằng Ngài sẽ mãi mãi trợ giúp họ, tăng cường lời giảng dạy của họ bằng những đặc sủng : làm phép lạ như trừ qủi, nói tiếng lạ, cầm rắn trong tay, chũa bệnh...
Các Tông đồ vâng lời Thầy, đi khắp nơi loan báo Tin mừng, và những lời hứa đã thành sự thật :”Có Chúa cùng hành động với các ông, và củng cố lời giảng dạy bằng những phép lạ kèm theo”(Mc 16,20).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Sứ mạng loan báo Tin mừng
I. CHÚA GIÊSU VỀ TRỜI
1. Sự kiện :
Sau khi sống lại, Đức Giêsu còn ở lại trần gian 40 ngày, hiện ra với các môn đệ, dạy dỗ các ông nhiều điều mà trước đó Ngài chưa có thời giờ dạy hết. Hôm nay thánh sử Marcô cho chúng ta biết “Sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời, và ngự bên hữu Thiên Chúa”(Mc 16,19).
Bài Tin mừng Thánh lễ hôm nay của thánh Marcô thuật lại việc trước khi chấm dứt sứ mạng ở trần gian để về trời, Đức Giêsu đã trao cho các tông đồ sứ mạng tiếp tục công việc của Ngài là rao giảng Tin mừng cho muôn dân.
2. Ý nghĩa việc lên trời
Việc Đức Giêsu lên trời có hai ý nghĩa hay có hai cách hiểu :
- Khi sống lại Đức Giêsu đã được tôn vinh. Cuộc tôn vinh đó đã được diễn ra chính vào lúc Chúa sống lại, Chúa lên trời ngay, giác quan không thể cảm nghiệm được, chúng ta chỉ có thể nhận thức bằng con mắt đức tin. Và sau đó, Chúa đã hiện ra với các Tông đồ nhiều lần để củng cố niềm tin của họ trong một thời gian mà sách Công vụ tông đồ xác định là 40 ngày.
- Nhưng có một dữ kiện thứ hai có tính cách lịch sử, cảm nghiệm được dựa trên chứng cứ của những người tai nghe mắt thấy, như thánh Luca cho biết :”Vài tuần sau lễ Vượt Qua, Đức Giêsu đã “được đưa lên trời” trước mặt các môn đệ”.
Mầu nhiệnm lên trời kêu gọi chúng ta nhìn nhận hai khía cạnh liện hệ nhưng riêng biệt nhau : Một bên là Đức Kitô được vinh quang ngay lúc Ngài sống lại; một bên là Đức Kitô ra đi sau một thời gian hiện ra nhiều lần. Đó là cuộc ra đi trở về với Chúa Cha mà các Tông đồ được chứng kiến trên núi Cây Dầu. Vì thế, thánh Augustinô đã nói:”Đức Kitô trở về nơi tối cao, nhưng vẫn ở lại với chúng ta. Và cũng như chúng ta, chúng ta ở dưới đất nhưng chúng ta đã ở bên Ngài”.
3. Trao phó sứ mạng loan báo Tin mừng
Trước khi “lên trời” không còn hiện diện hữu hình với các môn đệ, Đức Giêsu trao sứ mạng cho họ. Đức Giêsu, Đấng chỉ mới loan báo Tin mừng trong giới hạn là nước Israel, nay Ngài ủy thác cho các môn đệ nối tiếp sứ mạng loan báo của Ngài là loan báo Tin mừng khắp cùng trái đất. Vì thực hiện theo mệnh lệnh của Đức Giêsu nay đã ở trong vinh quang của Chúa Cha, các môn đệ sẽ có thể làm những gì mà xưa kia chính Đức Giêsu chưa làm được:”Ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn lao hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha”(Ga 14,12). Việc hơn ấy là nay họ sẽ ra đi loan báo Tin mừng khắp thế giới.
Vì thế, việc rao giảng của các Tông đồ phải mang lại cùng hiệu quả giống như việc rao giảng của Đức Giêsu. Ngài ban cho các ông nhiều quyền năng làm phép lạ. Nhưng chúng ta không nên hiểu từng chữ về câu nói rằng “các Tông đồ có thể cầm được rắn trong tay và uống thuốc độc mà vẫn không sao”. Theo tâm lý của người Trung đông, lối nói cường điệu được người ta chấp nhận như một cách thức nhấn mạnh đến một điểm – thông qua quyền năng của Đức Giêsu, các môn đệ sẽ chiến thắng được tất cả mọi sự dữ.
II. TA Ở LẠI DƯỚI ĐẤT
1. Chúa muốn ta tiếp tục công cuộc cứu rỗi
Đức Giêsu muốn dùng Hội thánh cũng như chúng ta như đôi tay để tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Ngài, nghĩa là Hội thánh như một nối dài của Đức Giêsu. Cách đây hai ngàn năm, Đức Giêsu đã đi lại, đã nói, đã làm nhiều điều tốt đẹp cho người ta. Ngày nay, Ngài cũng muốn cho các hành động của Ngài được tiếp tục qua Giáo hội. Sứ mệnh của Đức Giêsu là một sứ mệnh thiêng liêng . Nhưng sứ mệnh đó cần được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động bên ngoài. Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi trao phó sứ mạng đó cho Giáo hội, Đức Giêsu muốn nó được thực thi trong một khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể. Nhờ những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của Giáo hội mà Đức Giêsu tiếp tục loan truyền chân lý, trao ban sự sống và dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu.
2. Chúng ta chia sẻ công cuộc cứu rỗi ấy
Đức Giêsu không bảo các môn đệ là hãy cứ ngồi chờ đó, mọi thọ tạo sẽ đến với các con ! Không . Ngài bảo:”Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ. Loan báo Tin mừng cho mọi loại thọ tạo”.
Đức Giêsu nhấn mạnh cho các môn đệ một tư tưởng là : hãy loan báo tin mừng cho “mọi loài thọ tạo”.
- Thọ tạo nghĩa là được Thiên Chúa dựng nên. Mọi loài thọ tạo là tất cả những gì được Thiên Chúa tạo dựng nên. Không phải chỉ là loài người, mà còn là loài động vật, đất đai, sông núi, bầu trời, tinh tú... Tóm lại là tất cả.
- Trong tất cả mọi loài đó, chỉ có loài người là vừa nghe vừa hiểu vừa cảm được. Cho nên loan báo Tin mừng cho loài người là có thể. Còn loan báo Tin mừng cho những loài khác, thì làm sao mà làm được ? Tôi nghĩ ra rằng tuy những loài ấy không thể đón nhận Tin mừng theo cách của loài người đón nhận, nhưng chúng cũng có thể hưởng nhờ lợi ích của những giá trị Tin mừng. Chính vì thế mà có những lời hô hào làm đẹp thiên nhiên, bảo vệ sinh vật, giữ sạch bầu khí quyển,
bảo vệ môi trường v.v.
- Rốt cuộc, loan báo Tin mừng mang một chiều kích rất bao la. Loan báo Tin mừng là sống vui bằng niềm tin của mình giữa mọi người khác, giữa thiên nhiên và giữa vũ trụ ; đồng thời làm cho tất cả chung quanh mình đều tốt đẹp, vui tươi (Lm Carôlô, Sợi chỉ đỏ, năm B, tr 271).
.
3. Phương cách loan báo Tin mừng
a) Loan báo trực tiếp hay gián tiếp
Có những người trực tiếp đi rao giảng Tin mừng cho người ta, ví dụ các nhà truyền giáo chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, các Linh mục, họ có thể loan báo một cách trực tiếp. Còn hầu hết mọi người chúng ta không có khả năng loan báo trực tiếp mà chỉ bằng cách gián tiếp nhưng rất hữu hiệu như cầu nguyện, tham gia các hội đoàn, nâng đỡ các nhà truyền giáo, đóng góp vào qũy truyền giáo, nhất là bằng gương sáng.
b) Loan báo bằng cách sống đời thường
Chỉ có một cách loan báo Tin mừng thích hợp với mọi người, mọi nơi, mọi lúc, đó là loan báo bằng cách sống đời thường với châm ngôn :”Các con là ánh sáng thế gian. Các con là muối đất. Các con là men trong bột”. Các cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên đã loan báo bằng cách này và đã được một tác giả cổ xưa mô tả và gửi cho ông Thêôphilê như sau :
“Các Kitô hữu không khác người ta về xứ sở, ngôn ngữ và tập quán trong đời sống. Họ không ở trong những thành phố riêng, không dùng ngôn ngữ lạ thường, cũng không sống một đời sống khác biệt. Giáo lý của họ không phải do một sự suy tư nào đó, hay do mối bận tâm của những con người ham tìm hiểu nghĩ ra. Họ không bảo trợ một hệ thống triết lý nào do loài người chủ xướng như một số người kia.
“Họ ở trong các thành phố văn minh cũng như bán khai, tùy theo số phận mỗi người đưa đẩy. Họ theo tập quán của dân địa phương trong cách ăn mặc và trong lối sống, mà vẫn cho thấy một nếp sống lạ lùng và ai cũng phải nhận là khó tin. Họ sống ở quê hương mình mà như người khách kiều cư. Họ có chung mọi thứ như công dân, nhưng phải gánh chịu đủ thứ như khách lữ hành. Miền đất lạ nào cũng là quê hương của họ, nhưng quê hương nào cũng là đất khách đối với họ. Họ lập gia đình và sinh con cái như mọi người, nhưng không phá thai. Họ ăn chung với nhau một bàn, nhưng không chồng chung vợ chạ”(Trích Các Bài đọc Kinh sách, tập 2, tr 354).
Truyện : Đọc Thánh kinh hằng ngày.
Có một người Kitô hữu tầm thường, thấy bên cạnh mình có một người tự xưng mình là vô thần. Lòng nhiệt thành đã thúc đẩy họ tìm cách giới thiệu Chúa cho họ. Người này đi mua một cuốn Thánh kinh biếu cho người láng giềng ấy, hy vọng họ đọc và sẽ nhận ra Thiên Chúa. Người láng giềng vui vẻ đón nhận và hứa sẽ đọc..
Sau một thời gian, người Kitô hữu sang chơi nhà láng giềng. tình cờ thấy cuốn Thánh Kinh nằm trong sọt rác. Người Kitô hữu ngạc nhiên hỏi người láng giềng :
- Sao ông không đọc Kinh thánh ? Nếu đọc, ông sẽ nhận ra Thiên Chúa.
Người láng giềng lạnh nhạt trả lời :
- À suốt trong 10 năm qua, mỗi ngày tôi đều đọc cuộc sống của anh !!!
Câu chuyện kết thúc ở đây. Chúng ta hãy suy nghĩ về câu trả lời của người láng giềng vô thần ấy. Chúng ta hãy suy nghĩ xem, người vô thần ấy muốn nói gì ?
Có một bài viết ngắn về điều này :
“Tôi là cuốn sách Kinh thánh đối với người hàng xóm của tôi; người đó đọc tôi mỗi khi gặp tôi.
Hôm nay, anh ta đọc tôi trong ngôi nhà của tôi, ngày mai, anh ta đọc tôi trên đường phố.
Anh ta có thể là một người họ hàng, một người bạn, hoặc chỉ là một người quen biết sơ giao mà thôi.
Thậm chí anh ta có thể không biết tên tôi, tuy nhiên, anh ta vẫn đang đọc Kinh thánh qua cuộc đời của tôi” (Flor McCarthy).
c) Thành công hay thất bại
Trong việc loan báo Tin mừng, thành công hay kết quả đều do ân sủng của Chúa như Chúa đã nói :”Không có Thầy các con không làm được gì”. Đúng là mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, nhưng Chúa không từ chối thiện chí của con người, Chúa muốn con người cộng tác làm việc, còn Chúa sẽ ban ơn cho. Cho nên, nhiều khi chúng ta thất bại trong việc loan báo Tin mừng vì cách làm chứng của chúng ta còn nghèo nàn quá, không có sức hấp dẫn người ta; có khi thay vì chúng ta là chứng nhân lại trở thành người phản chứng, có khi chúng ta là Kitô hữu lại trở thành phản Kitô. Tốt nhất phải làm gương sáng, vì trăm nghe không bằng một thấy :
Lời nói như gió lung lay,
Gương bày như tay lôi kéo.
III. NHƯNG LÒNG HƯỚNG VỀ TRỜI
Chúa về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha sau khi đã thi hành trọn vẹn sứ mạng đã được trao phó. Chúng ta còn ở lại dưới đất để tiếp nối chương trình cứu chuộc của Đức Kitô, và sau khi hoàn tất sứ mạng được trao phó chúng ta cũng sẽ được về trời với Ngài vì :”Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng ở đó”(Ga 12,26). Công việc ở trần gian của chúng ta là mắt nhìn trời, chân đạp đất.
1. Mắt nhìn trời
Sách Tông đồ công vụ kể rằng sau khi Đức Giêsu từ từ lên trời thì các môn đệ đưa mắt trông theo và cứ ngây ngất đứng nhìn về trời như thế, mãi cho đến khi có hai thiên thần từ đám mây hiện ra nhắc nhở cho các ông thì các ông mới hoàn hồn trở lại. Tại sao các môn đệ ngây ngất như vậy ? Chắc chắn là vì cảnh thiên đàng hấp dẫn lắm !
Chắc hẳn như vậy ! Trời hay thiên đàng là quê hương của ta, nơi ta đang trông ngóng như lời thánh Phalô đã nói với tín hữu Philipphê :”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta”(Pl 3,20). Quê hương chúng ta ở trên trời, ở đó chúng ta sẽ được thấy Thiên Chúa nhãn tiền và được hạnh phúc vô cùng. Những người đã được nếm thử cảnh Hạnh phúc Thiên đàng nói lại cho chúng ta điều họ thử nghiệm như sau :
- Các Tông đồ ngây ngất nhìn về trời khi Chúa được cất lên khỏi mặt đất, đến nỗi phải có hai thiên thần đến thức tỉnh các ông dậy (Cv 1,9-10).
- Ba Tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan đã được thoáng thấy một chút vinh quang thiên đàng khi Đức Giêsu biến hình trên núi. Ba ông đó cũng say sưa ngây ngất đến nỗi xin Chúa cho mình cất lều ở lại mãi mãi trên ngọn núi đó (Mt 17,1tt).
- Thánh Phaolô khi được ngất trí đã thốt lên :”Người ấy đã được nhấc lên đến tận tầng trời thứ ba. Và tôi biết rằng người ấy – hoặc trong thân xác hoặc ở ngoài thân xác, tôi không biết – đã được nhắc vào Thiên đàng và được nghe những lời khôn tả, người phàm không được phép nói lại”(2Cr 12,2-4).
- Ở Lộ đức, năm 1858 Đức Mẹ đã hiện ra với thánh nữ Bernadette, và ở Fatima, năm 1917. Đức Mẹ lại hiện ra với ba em Lucia, Phanxicô và Giaxinta. Các nhân chứng chỉ biết khen rằng Đức Mẹ đẹp lắm và luôn ao ước tới ngày được lên trời.
Đó là vài tia sáng yếu ớt giúp chúng ta thoáng thấy một phần nào cảnh tượng thiên đàng. Các nhân chứng chỉ thấy một chút hào quang mà đã say sưa ngây ngất , chỉ muốn sớm chết đi để được vào thiên đàng. Nếu thực sự được hưởng thiên đàng trọn vẹn thì hạnh phút ngây ngất đến chừng nào.
2. Chân đạp dất
Khi Đức Giêsu về trời, Ngài hứa sẽ đem chúng ta về với Ngài ở quê hương vĩnh cửu để hưởng phúc vô biên, nhưng không phải vì quê hương vĩnh viễn với hạnh phúc vô biên mà ta chỉ biết ngóng trông quê trời và sao lãng nhiệm vụ trần thế. Chúng ta còn phải xây dựng trần thế theo tinh thần Chúa Kitô.
Thiên đàng là quê hương vĩnh viễn của chúng ta, nhưng trần thế chính là con đường dẫn tới quê hương hạnh phúc đó. Chỉ đứng đó mà ngóng nhìn thiên đàng thì có lẽ không bao giờ ta tới thiên đàng được. Muốn tiến tới thiên đàng, thì trước hết phải đi hết con đường dương thế bằng cách chu toàn nhiệm vụ của mình ở đời này.
Để chuẩn bị về quê trời chúng ta hãy làm hai việc :
a) Loan báo Tin mừng cho muôn dân
Chúng ta hãy nhớ lại lời Chúa dạy :”Các con đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy”(Mt 10,8). Trong ngày lễ Thăng Thiên hôm nay, chúng ta hãy nhắc lại sứ mạng loan báo Tin mừng của chúng ta. Chúa muốn Giáo hội và từng người chúng ta tiếp nối công việc cứu chuộc của Ngài. Chúng ta phải là cánh tay nối dài của Chúa, làm sao cho Tin mừng của Chúa phải được loan truyền cho đến tận cùng trái đất.
“Hỡi những người Galilê, sao cứ đứng đó mãi nhìn trời”? Khi các thiên thần nhắc cho các môn đệ trở về với nhiệm vụ hằng ngày, thì cũng là nhắc các ông thi hành nghĩa vụ rao giảng Tin mừng mà Đức Giêsu cũng đã căn dặn một lần nữa cho các môn đệ trước khi Ngài về trời:”Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin mừng cho nhân loại”.
b) Chu toàn nghĩa vụ hằng ngày
Đời là một cuộc hành trình về đời sau, mà cuộc hành trình nào cũng gặp nhiều khó khăn, gian khổ, đòi hy sinh cố gắng không ngừng. Mỗi khi ta phải chiến đấu, phải vất vả hy sinh, hãy nghĩ tới thân phận con người, nghĩ tới cuộc đời chóng qua, nghĩ tới lời Chúa phán :”Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa , Lạy Chúa, là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi”(Mt 7,21).
Muốn thi hành ý muốn của Thiên Chúa, chúng ta càng phải nỗ lực vượt qua sự ươn lười, yếu đuối của ta vì như Chúa nói:”Nước Trời đòi sự cố gắng, ai cố gắng thì mới chiếm được”(Mt 11,12).
Truyện : Chiếc kim may.
Trong một tu viện nọ có một tu huynh sắp qua đời. Khi thấy anh em trong nhà quây quần bên mình, thì ngỏ ý :
- Xin anh em đưa cho tôi chìa khoá để vào Thiên đàng.
Nghe vậy, một anh em chạy đi lấy cuốn Kinh thánh trao cho tu huynh, nhưng ông ta lắc đầu.
Một anh em khác trao cho tu huynh cây thánh giá, một anh em nọ lại đem đến tràng hạt Mân côi. Nhưng tu huynh vẫn lắc đầu.
Thế rồi, một anh em kia chợt nhớ ra rằng suốt đời tu huynh ấy đã cặm cụi lo may vá áo dòng cho anh em, bèn chạy đi tìm cây kim may và đem đến cho người anh em sắp ly trần. Vừa trông thấy cây kim may đơn sơ nhỏ bé, vị tu huynh ngồi nhổm dậy, vươn tay ra đón nhận, mân mê cây kim may nhỏ bé, rồi nhẹ nhàng nằm xuống, nhắm mắt lìa trần, nụ cười vẫn lưu lại trên môi.
+++
A. DẪN NHẬP
Hôm nay Giáo hội long trọng cử hành mầu nhiệm vinh quang Chúa lên trời. Thực sự , Chúa đã lên trời vinh quang ngự bên hữu Cha Ngài ngay khi sống lại mà ta không cảm nghiệm được. Ngày lễ hôm nay kết thúc cuộc sống trần gian của Đức Giêsu trước sự chứng kiến của các môn đệ. Đức Giêsu lên trời không có nghĩa là Ngài rời bỏ chúng ta, trái lại, Ngài còn hiện diện hơn lúc nào hết giữa chúng ta ngay từ hôm nay :”Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế”.
Chúa về trời nhưng Ngài muốn Giáo hội – là cánh tay nối dài của Ngài - tiếp nối công cuộc cứu chuộc của Ngài cho đến ngày tận thế. Nếu Chúa nói với các môn đệ ngay vào lúc từ giã họ :”Các con hãy là những chứng nhân của Thầy cho toàn thế giới”(Cv 1,8) thì ngày nay Giáo hội cũng phải là chứng nhân trung thành của Ngài trong việc rao giảng Tin mừng, đem Chúa đến cho mọi người mọi nơi trên thế giới.
Ngoài ra, Thánh lễ hôm nay cũng nhắc nhở chúng ta hướng lòng về trời là quê hương của chúng ta, nơi mà Đức Giêsu đã dọn sẵn và đang đón chờ chúng ta. Nhưng muốn về trời ta phải cố gắng sống đời chứng nhân cho tốt và chu toàn nhiệm vụ của mình theo thánh ý Chúa.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Cv 1.1-11
Thánh Luca mở đầu sách Công vụ Tông đồ bằng cách tường thuật lại cho ông Thêôphilê việc Đức Giêsu trước khi giã biệt các Tông đồ đã trao ban cho họ những huấn lệnh cuối cùng và trọng trách tiếp nối công cuộc cứu độ của Ngài cho thế giới. Ngài còn hứa sẽ hiện diện với các ông cho đến ngày tận thế.
Ngày Đức Giêsu về trời không phải là kết thúc công việc của Ngài, nhưng việc Ngài về trời là một khúc quặt trong lịch sử cứu độ. Ngày Chúa về trời là một trang sử mới bắt đầu : Lịch sử của hoạt động Đức Giêsu hiện diện trong thế giới và Giáo hội cùng với sự hỗ trợ của Chúa Thánh Thần.
Vâng theo lời căn dặn của Đức Giêsu phục sinh , các Tông đồ họp lại trong nhà Tiệc ly để đón nhận lời Ngài đã hứa : Chúa Thánh Thần hiện xuống. Vì chưa nhận lãnh Chúa Thánh Thần nên các Tông đồ chưa hiểu rõ những lời giảng dạy của Chúa, nhưng các ông sẽ hiểu rằng các ông được Chúa Kitô tuyển chọn để trở thành những chứng nhân của Ngài cho đến tận cùng thế giới.
+ Bài đọc 2 : Ep 1, 17-23
Thần khí khôn ngoan mà thánh Phaolô cầu xin cho các tín hữu Êphsêsô phải soi lòng mở trí họ “hiểu biết” kế hoạch của Thiên Chúa thực hiện nơi Đức Giêsu Kitô. Không ai có thể tuyên xưng lời tối thượng của Đức Kitô mà không thán phục quyền năng lạ lùng của Thiên Chúa được biểu dương nơi Đấng chịu đóng đinh. Chính quyền năng ấy từ nay sẽ được thi thố nơi loài người để tạo nên một thân thể có Đức Kitô là Đầu và đạt đến sự viên mãn mà nhân loại hằng tìm kiếm. Tin vào ưu thế tuyệt đối của Đức Kitô, chính là ngay từ bây giờ góp phần vào sứ mạng của Hội thánh, là biết nhìn nhận một ý nghĩa và một nội dung cho niềm hy vọng. Trong viễn tượng này, mầu nhiệm Thăng Thiên làm cho ta hiểu rằng cùng với Đức Kitô, một kỷ nguyên mới đang được mở ra cho nhân loại.
(Jean Frisque, Hướng dẫn gặp gỡ Lời Chúa mỗi ngày, tr 124)
+ Bài Tin mừng : Mc 16,15-20
Trước khi về trời, Đức Giêsu còn hiện ra với Mười một Tông đồ để dạy dỗ các ông những điều sau cùng. Thánh Luca thuật lại những nét chính yếu về các huấn lệnh và chỉ thị của Đức Giêsu cho các ông. Theo đó, Đức Giêsu nhắc nhở cho các ông hai điều :
a) Ngài sai các ông loan báo Tin mừng :”Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loại thọ tạo”.
b) Tin cậy giao phó cho các ông sứ mạng này, Đức Giêsu bảo đảm với các ông rằng Ngài sẽ mãi mãi trợ giúp họ, tăng cường lời giảng dạy của họ bằng những đặc sủng : làm phép lạ như trừ qủi, nói tiếng lạ, cầm rắn trong tay, chũa bệnh...
Các Tông đồ vâng lời Thầy, đi khắp nơi loan báo Tin mừng, và những lời hứa đã thành sự thật :”Có Chúa cùng hành động với các ông, và củng cố lời giảng dạy bằng những phép lạ kèm theo”(Mc 16,20).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Sứ mạng loan báo Tin mừng
I. CHÚA GIÊSU VỀ TRỜI
1. Sự kiện :
Sau khi sống lại, Đức Giêsu còn ở lại trần gian 40 ngày, hiện ra với các môn đệ, dạy dỗ các ông nhiều điều mà trước đó Ngài chưa có thời giờ dạy hết. Hôm nay thánh sử Marcô cho chúng ta biết “Sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời, và ngự bên hữu Thiên Chúa”(Mc 16,19).
Bài Tin mừng Thánh lễ hôm nay của thánh Marcô thuật lại việc trước khi chấm dứt sứ mạng ở trần gian để về trời, Đức Giêsu đã trao cho các tông đồ sứ mạng tiếp tục công việc của Ngài là rao giảng Tin mừng cho muôn dân.
2. Ý nghĩa việc lên trời
Việc Đức Giêsu lên trời có hai ý nghĩa hay có hai cách hiểu :
- Khi sống lại Đức Giêsu đã được tôn vinh. Cuộc tôn vinh đó đã được diễn ra chính vào lúc Chúa sống lại, Chúa lên trời ngay, giác quan không thể cảm nghiệm được, chúng ta chỉ có thể nhận thức bằng con mắt đức tin. Và sau đó, Chúa đã hiện ra với các Tông đồ nhiều lần để củng cố niềm tin của họ trong một thời gian mà sách Công vụ tông đồ xác định là 40 ngày.
- Nhưng có một dữ kiện thứ hai có tính cách lịch sử, cảm nghiệm được dựa trên chứng cứ của những người tai nghe mắt thấy, như thánh Luca cho biết :”Vài tuần sau lễ Vượt Qua, Đức Giêsu đã “được đưa lên trời” trước mặt các môn đệ”.
Mầu nhiệnm lên trời kêu gọi chúng ta nhìn nhận hai khía cạnh liện hệ nhưng riêng biệt nhau : Một bên là Đức Kitô được vinh quang ngay lúc Ngài sống lại; một bên là Đức Kitô ra đi sau một thời gian hiện ra nhiều lần. Đó là cuộc ra đi trở về với Chúa Cha mà các Tông đồ được chứng kiến trên núi Cây Dầu. Vì thế, thánh Augustinô đã nói:”Đức Kitô trở về nơi tối cao, nhưng vẫn ở lại với chúng ta. Và cũng như chúng ta, chúng ta ở dưới đất nhưng chúng ta đã ở bên Ngài”.
3. Trao phó sứ mạng loan báo Tin mừng
Trước khi “lên trời” không còn hiện diện hữu hình với các môn đệ, Đức Giêsu trao sứ mạng cho họ. Đức Giêsu, Đấng chỉ mới loan báo Tin mừng trong giới hạn là nước Israel, nay Ngài ủy thác cho các môn đệ nối tiếp sứ mạng loan báo của Ngài là loan báo Tin mừng khắp cùng trái đất. Vì thực hiện theo mệnh lệnh của Đức Giêsu nay đã ở trong vinh quang của Chúa Cha, các môn đệ sẽ có thể làm những gì mà xưa kia chính Đức Giêsu chưa làm được:”Ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn lao hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha”(Ga 14,12). Việc hơn ấy là nay họ sẽ ra đi loan báo Tin mừng khắp thế giới.
Vì thế, việc rao giảng của các Tông đồ phải mang lại cùng hiệu quả giống như việc rao giảng của Đức Giêsu. Ngài ban cho các ông nhiều quyền năng làm phép lạ. Nhưng chúng ta không nên hiểu từng chữ về câu nói rằng “các Tông đồ có thể cầm được rắn trong tay và uống thuốc độc mà vẫn không sao”. Theo tâm lý của người Trung đông, lối nói cường điệu được người ta chấp nhận như một cách thức nhấn mạnh đến một điểm – thông qua quyền năng của Đức Giêsu, các môn đệ sẽ chiến thắng được tất cả mọi sự dữ.
II. TA Ở LẠI DƯỚI ĐẤT
1. Chúa muốn ta tiếp tục công cuộc cứu rỗi
Đức Giêsu muốn dùng Hội thánh cũng như chúng ta như đôi tay để tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Ngài, nghĩa là Hội thánh như một nối dài của Đức Giêsu. Cách đây hai ngàn năm, Đức Giêsu đã đi lại, đã nói, đã làm nhiều điều tốt đẹp cho người ta. Ngày nay, Ngài cũng muốn cho các hành động của Ngài được tiếp tục qua Giáo hội. Sứ mệnh của Đức Giêsu là một sứ mệnh thiêng liêng . Nhưng sứ mệnh đó cần được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động bên ngoài. Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi trao phó sứ mạng đó cho Giáo hội, Đức Giêsu muốn nó được thực thi trong một khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể. Nhờ những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của Giáo hội mà Đức Giêsu tiếp tục loan truyền chân lý, trao ban sự sống và dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu.
2. Chúng ta chia sẻ công cuộc cứu rỗi ấy
Đức Giêsu không bảo các môn đệ là hãy cứ ngồi chờ đó, mọi thọ tạo sẽ đến với các con ! Không . Ngài bảo:”Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ. Loan báo Tin mừng cho mọi loại thọ tạo”.
Đức Giêsu nhấn mạnh cho các môn đệ một tư tưởng là : hãy loan báo tin mừng cho “mọi loài thọ tạo”.
- Thọ tạo nghĩa là được Thiên Chúa dựng nên. Mọi loài thọ tạo là tất cả những gì được Thiên Chúa tạo dựng nên. Không phải chỉ là loài người, mà còn là loài động vật, đất đai, sông núi, bầu trời, tinh tú... Tóm lại là tất cả.
- Trong tất cả mọi loài đó, chỉ có loài người là vừa nghe vừa hiểu vừa cảm được. Cho nên loan báo Tin mừng cho loài người là có thể. Còn loan báo Tin mừng cho những loài khác, thì làm sao mà làm được ? Tôi nghĩ ra rằng tuy những loài ấy không thể đón nhận Tin mừng theo cách của loài người đón nhận, nhưng chúng cũng có thể hưởng nhờ lợi ích của những giá trị Tin mừng. Chính vì thế mà có những lời hô hào làm đẹp thiên nhiên, bảo vệ sinh vật, giữ sạch bầu khí quyển,
bảo vệ môi trường v.v.
- Rốt cuộc, loan báo Tin mừng mang một chiều kích rất bao la. Loan báo Tin mừng là sống vui bằng niềm tin của mình giữa mọi người khác, giữa thiên nhiên và giữa vũ trụ ; đồng thời làm cho tất cả chung quanh mình đều tốt đẹp, vui tươi (Lm Carôlô, Sợi chỉ đỏ, năm B, tr 271).
.
3. Phương cách loan báo Tin mừng
a) Loan báo trực tiếp hay gián tiếp
Có những người trực tiếp đi rao giảng Tin mừng cho người ta, ví dụ các nhà truyền giáo chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, các Linh mục, họ có thể loan báo một cách trực tiếp. Còn hầu hết mọi người chúng ta không có khả năng loan báo trực tiếp mà chỉ bằng cách gián tiếp nhưng rất hữu hiệu như cầu nguyện, tham gia các hội đoàn, nâng đỡ các nhà truyền giáo, đóng góp vào qũy truyền giáo, nhất là bằng gương sáng.
b) Loan báo bằng cách sống đời thường
Chỉ có một cách loan báo Tin mừng thích hợp với mọi người, mọi nơi, mọi lúc, đó là loan báo bằng cách sống đời thường với châm ngôn :”Các con là ánh sáng thế gian. Các con là muối đất. Các con là men trong bột”. Các cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên đã loan báo bằng cách này và đã được một tác giả cổ xưa mô tả và gửi cho ông Thêôphilê như sau :
“Các Kitô hữu không khác người ta về xứ sở, ngôn ngữ và tập quán trong đời sống. Họ không ở trong những thành phố riêng, không dùng ngôn ngữ lạ thường, cũng không sống một đời sống khác biệt. Giáo lý của họ không phải do một sự suy tư nào đó, hay do mối bận tâm của những con người ham tìm hiểu nghĩ ra. Họ không bảo trợ một hệ thống triết lý nào do loài người chủ xướng như một số người kia.
“Họ ở trong các thành phố văn minh cũng như bán khai, tùy theo số phận mỗi người đưa đẩy. Họ theo tập quán của dân địa phương trong cách ăn mặc và trong lối sống, mà vẫn cho thấy một nếp sống lạ lùng và ai cũng phải nhận là khó tin. Họ sống ở quê hương mình mà như người khách kiều cư. Họ có chung mọi thứ như công dân, nhưng phải gánh chịu đủ thứ như khách lữ hành. Miền đất lạ nào cũng là quê hương của họ, nhưng quê hương nào cũng là đất khách đối với họ. Họ lập gia đình và sinh con cái như mọi người, nhưng không phá thai. Họ ăn chung với nhau một bàn, nhưng không chồng chung vợ chạ”(Trích Các Bài đọc Kinh sách, tập 2, tr 354).
Truyện : Đọc Thánh kinh hằng ngày.
Có một người Kitô hữu tầm thường, thấy bên cạnh mình có một người tự xưng mình là vô thần. Lòng nhiệt thành đã thúc đẩy họ tìm cách giới thiệu Chúa cho họ. Người này đi mua một cuốn Thánh kinh biếu cho người láng giềng ấy, hy vọng họ đọc và sẽ nhận ra Thiên Chúa. Người láng giềng vui vẻ đón nhận và hứa sẽ đọc..
Sau một thời gian, người Kitô hữu sang chơi nhà láng giềng. tình cờ thấy cuốn Thánh Kinh nằm trong sọt rác. Người Kitô hữu ngạc nhiên hỏi người láng giềng :
- Sao ông không đọc Kinh thánh ? Nếu đọc, ông sẽ nhận ra Thiên Chúa.
Người láng giềng lạnh nhạt trả lời :
- À suốt trong 10 năm qua, mỗi ngày tôi đều đọc cuộc sống của anh !!!
Câu chuyện kết thúc ở đây. Chúng ta hãy suy nghĩ về câu trả lời của người láng giềng vô thần ấy. Chúng ta hãy suy nghĩ xem, người vô thần ấy muốn nói gì ?
Có một bài viết ngắn về điều này :
“Tôi là cuốn sách Kinh thánh đối với người hàng xóm của tôi; người đó đọc tôi mỗi khi gặp tôi.
Hôm nay, anh ta đọc tôi trong ngôi nhà của tôi, ngày mai, anh ta đọc tôi trên đường phố.
Anh ta có thể là một người họ hàng, một người bạn, hoặc chỉ là một người quen biết sơ giao mà thôi.
Thậm chí anh ta có thể không biết tên tôi, tuy nhiên, anh ta vẫn đang đọc Kinh thánh qua cuộc đời của tôi” (Flor McCarthy).
c) Thành công hay thất bại
Trong việc loan báo Tin mừng, thành công hay kết quả đều do ân sủng của Chúa như Chúa đã nói :”Không có Thầy các con không làm được gì”. Đúng là mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, nhưng Chúa không từ chối thiện chí của con người, Chúa muốn con người cộng tác làm việc, còn Chúa sẽ ban ơn cho. Cho nên, nhiều khi chúng ta thất bại trong việc loan báo Tin mừng vì cách làm chứng của chúng ta còn nghèo nàn quá, không có sức hấp dẫn người ta; có khi thay vì chúng ta là chứng nhân lại trở thành người phản chứng, có khi chúng ta là Kitô hữu lại trở thành phản Kitô. Tốt nhất phải làm gương sáng, vì trăm nghe không bằng một thấy :
Lời nói như gió lung lay,
Gương bày như tay lôi kéo.
III. NHƯNG LÒNG HƯỚNG VỀ TRỜI
Chúa về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha sau khi đã thi hành trọn vẹn sứ mạng đã được trao phó. Chúng ta còn ở lại dưới đất để tiếp nối chương trình cứu chuộc của Đức Kitô, và sau khi hoàn tất sứ mạng được trao phó chúng ta cũng sẽ được về trời với Ngài vì :”Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng ở đó”(Ga 12,26). Công việc ở trần gian của chúng ta là mắt nhìn trời, chân đạp đất.
1. Mắt nhìn trời
Sách Tông đồ công vụ kể rằng sau khi Đức Giêsu từ từ lên trời thì các môn đệ đưa mắt trông theo và cứ ngây ngất đứng nhìn về trời như thế, mãi cho đến khi có hai thiên thần từ đám mây hiện ra nhắc nhở cho các ông thì các ông mới hoàn hồn trở lại. Tại sao các môn đệ ngây ngất như vậy ? Chắc chắn là vì cảnh thiên đàng hấp dẫn lắm !
Chắc hẳn như vậy ! Trời hay thiên đàng là quê hương của ta, nơi ta đang trông ngóng như lời thánh Phalô đã nói với tín hữu Philipphê :”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta”(Pl 3,20). Quê hương chúng ta ở trên trời, ở đó chúng ta sẽ được thấy Thiên Chúa nhãn tiền và được hạnh phúc vô cùng. Những người đã được nếm thử cảnh Hạnh phúc Thiên đàng nói lại cho chúng ta điều họ thử nghiệm như sau :
- Các Tông đồ ngây ngất nhìn về trời khi Chúa được cất lên khỏi mặt đất, đến nỗi phải có hai thiên thần đến thức tỉnh các ông dậy (Cv 1,9-10).
- Ba Tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan đã được thoáng thấy một chút vinh quang thiên đàng khi Đức Giêsu biến hình trên núi. Ba ông đó cũng say sưa ngây ngất đến nỗi xin Chúa cho mình cất lều ở lại mãi mãi trên ngọn núi đó (Mt 17,1tt).
- Thánh Phaolô khi được ngất trí đã thốt lên :”Người ấy đã được nhấc lên đến tận tầng trời thứ ba. Và tôi biết rằng người ấy – hoặc trong thân xác hoặc ở ngoài thân xác, tôi không biết – đã được nhắc vào Thiên đàng và được nghe những lời khôn tả, người phàm không được phép nói lại”(2Cr 12,2-4).
- Ở Lộ đức, năm 1858 Đức Mẹ đã hiện ra với thánh nữ Bernadette, và ở Fatima, năm 1917. Đức Mẹ lại hiện ra với ba em Lucia, Phanxicô và Giaxinta. Các nhân chứng chỉ biết khen rằng Đức Mẹ đẹp lắm và luôn ao ước tới ngày được lên trời.
Đó là vài tia sáng yếu ớt giúp chúng ta thoáng thấy một phần nào cảnh tượng thiên đàng. Các nhân chứng chỉ thấy một chút hào quang mà đã say sưa ngây ngất , chỉ muốn sớm chết đi để được vào thiên đàng. Nếu thực sự được hưởng thiên đàng trọn vẹn thì hạnh phút ngây ngất đến chừng nào.
2. Chân đạp dất
Khi Đức Giêsu về trời, Ngài hứa sẽ đem chúng ta về với Ngài ở quê hương vĩnh cửu để hưởng phúc vô biên, nhưng không phải vì quê hương vĩnh viễn với hạnh phúc vô biên mà ta chỉ biết ngóng trông quê trời và sao lãng nhiệm vụ trần thế. Chúng ta còn phải xây dựng trần thế theo tinh thần Chúa Kitô.
Thiên đàng là quê hương vĩnh viễn của chúng ta, nhưng trần thế chính là con đường dẫn tới quê hương hạnh phúc đó. Chỉ đứng đó mà ngóng nhìn thiên đàng thì có lẽ không bao giờ ta tới thiên đàng được. Muốn tiến tới thiên đàng, thì trước hết phải đi hết con đường dương thế bằng cách chu toàn nhiệm vụ của mình ở đời này.
Để chuẩn bị về quê trời chúng ta hãy làm hai việc :
a) Loan báo Tin mừng cho muôn dân
Chúng ta hãy nhớ lại lời Chúa dạy :”Các con đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy”(Mt 10,8). Trong ngày lễ Thăng Thiên hôm nay, chúng ta hãy nhắc lại sứ mạng loan báo Tin mừng của chúng ta. Chúa muốn Giáo hội và từng người chúng ta tiếp nối công việc cứu chuộc của Ngài. Chúng ta phải là cánh tay nối dài của Chúa, làm sao cho Tin mừng của Chúa phải được loan truyền cho đến tận cùng trái đất.
“Hỡi những người Galilê, sao cứ đứng đó mãi nhìn trời”? Khi các thiên thần nhắc cho các môn đệ trở về với nhiệm vụ hằng ngày, thì cũng là nhắc các ông thi hành nghĩa vụ rao giảng Tin mừng mà Đức Giêsu cũng đã căn dặn một lần nữa cho các môn đệ trước khi Ngài về trời:”Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin mừng cho nhân loại”.
b) Chu toàn nghĩa vụ hằng ngày
Đời là một cuộc hành trình về đời sau, mà cuộc hành trình nào cũng gặp nhiều khó khăn, gian khổ, đòi hy sinh cố gắng không ngừng. Mỗi khi ta phải chiến đấu, phải vất vả hy sinh, hãy nghĩ tới thân phận con người, nghĩ tới cuộc đời chóng qua, nghĩ tới lời Chúa phán :”Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa , Lạy Chúa, là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi”(Mt 7,21).
Muốn thi hành ý muốn của Thiên Chúa, chúng ta càng phải nỗ lực vượt qua sự ươn lười, yếu đuối của ta vì như Chúa nói:”Nước Trời đòi sự cố gắng, ai cố gắng thì mới chiếm được”(Mt 11,12).
Truyện : Chiếc kim may.
Trong một tu viện nọ có một tu huynh sắp qua đời. Khi thấy anh em trong nhà quây quần bên mình, thì ngỏ ý :
- Xin anh em đưa cho tôi chìa khoá để vào Thiên đàng.
Nghe vậy, một anh em chạy đi lấy cuốn Kinh thánh trao cho tu huynh, nhưng ông ta lắc đầu.
Một anh em khác trao cho tu huynh cây thánh giá, một anh em nọ lại đem đến tràng hạt Mân côi. Nhưng tu huynh vẫn lắc đầu.
Thế rồi, một anh em kia chợt nhớ ra rằng suốt đời tu huynh ấy đã cặm cụi lo may vá áo dòng cho anh em, bèn chạy đi tìm cây kim may và đem đến cho người anh em sắp ly trần. Vừa trông thấy cây kim may đơn sơ nhỏ bé, vị tu huynh ngồi nhổm dậy, vươn tay ra đón nhận, mân mê cây kim may nhỏ bé, rồi nhẹ nhàng nằm xuống, nhắm mắt lìa trần, nụ cười vẫn lưu lại trên môi.
Ái mộ những sự trên trời
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
18:20 18/05/2012
LỄ THĂNG THIÊN
Thủ lãnh của một bộ tộc nằm hấp hối trên giường. Ông cho gọi ba người thân cận đến và nói:Ta phải chọn một người kế tục.Các ngươi hãy leo lên đỉnh núi thiêng liêng của chúng ta và mang về đây cho bộ tộc một món quà quý giá nhất.
Người thứ nhất mang về một thỏi vàng lớn. Người thứ hai mang về một viên ngọc quý. Người thứ ba trở về tay không.
Ngạc nhiên, vị tù trưởng hỏi: món quà quý giá của ngươi đâu?
Anh điềm tỉnh trả lời: khi tôi lên tới đỉnh núi, tôi thấy ở phía bên kia một vùng đất phì nhiêu màu mỡ, tại đó dân chúng có thể có một cuộc sống sung túc tốt đẹp.
Thủ lãnh nói: Ngươi sẽ nối nghiệp ta vì ngươi đã mang về món quà quý gía nhất là một viễn tượng tương lai tốt đẹp.
Chúa Giêsu về trời mở ra một viễn tượng tương lai tốt đẹp là hạnh phúc thiên đàng. Người đi trước mở đường và dẫn chúng ta lên theo Người.
Tin Mừng thuật lại hai sự kiện song hành: Chúa Giêsu lên trời và lệnh truyền rao giảng Tin Mừng. Sự kiện Chúa Giêsu lên trời, Tin Mừng thánh Maccô ghi lại rất vắn tắt: Chúa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Tin mừng Matthêu nói đến lệnh truyền: Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Còn theo sách Công vụ Tông đồ, Chúa Giêsu lên trời sau khi sống lại được 40 ngày, và nơi lên trời là núi Cây Dầu. Thực ra sau khi Chúa Giêsu sống lại, Người đã lên trời rồi theo kiểu nói của Kinh Thánh, nghĩa là Người bước vào cõi vinh quang của Chúa Cha, Người ngự bên hữu Chúa Cha, mặc lấy vinh quang và quyền năng của Chúa Cha. Trong 40 ngày sau sống lại, Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần để dạy dỗ và cũng cố đức tin của các Tông Đồ. Giáo hội đã được thiết lập nay được cũng cố để được sai đi. Như vậy sự kiện lên trời mà phụng vụ Giáo Hội kính nhớ hôm nay có ý nghĩa sâu xa. Nó chấm dứt thời gian Chúa hiện diện giữa nhân loại bằng thân xác, chấm dứt thời gian huấn luyện các Tông Đồ. Một thời điểm có tính cách quyết định của lịch sử cứu độ là Chúa Giêsu ban những giáo huấn cuối cùng,trao những chức vụ phải thi hành trong Giáo hội, chuẩn bị cho các Tông đồ thi hành sứ mạng chứng nhân của Đấng phục sinh trong thế giới.
Chúa Giêsu lên trời. Những chữ lên trời bị chi phối bơi cách suy nghĩ có giới hạn của chúng ta. Theo cách suy nghĩ đó,các biến cố xảy ra luôn luôn được gắn liền với các vị trí trong không gian. Thực ra trời đây không phải là một nơi và lên không có nghĩa là nơi đó ở trên cao. Lên trời ở đây không hiểu theo nghĩa địa lý vì trời hay thiên đàng là một trạng thái hơn là một nơi chốn. Chúng ta đang sống trong không gian và thời gian nên định vị trí mọi sự theo hai trục đó. Điều cốt yếu mà Thánh kinh muốn dạy về mầu nhiệm Thăng Thiên là Đức Kitô đã ra khỏi thế giới trần thế bị tội lỗi làm nhiễm độc và một ngày kia sẽ tiêu tan để tiến vào một thế giới mới,trong đó Thiên Chúa ngự trị tuyệt đối và vật chất đã biến đổi,đã thấm nhuần tinh thần.
Từ nay trở đi, Người sẽ hiện diện với chúng ta một cách vô hình. Với quyền năng của Chúa Thánh Thần, thân xác Chúa Giêsu đã được thần khí hoá và đi vào cõi vĩnh hằng của Chúa Cha. Sự hiện diện này thâm sâu hơn và hiệu năng hơn. Khi còn ở trong thân xác, Chúa Giêsu chỉ ở bên cạnh một số người thôi. Từ nay, với quyền năng Thánh Thần, Người sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người. Chúa Giêsu lên trời. Điều đó dạy ta biết ngoài cõi đời này còn có một nơi chốn khác. Ngoài cuộc sống này còn có một cuộc sống khác. Ngoài những giá trị đời này còn có những giá trị khác. Trời là nơi hạnh phúc không còn khổ đau. Trời là nơi cuộc sống vĩnh viễn không bị tiêu diệt. Trời là nơi tất cả mọi giá trị đạt đến mức tuyệt đối. Trời là nơi con người trở thành thần thánh, sống chung với thần thánh. Như thế trời là niềm hy vọng của con người. Con người không còn bị trói chặt vào trần gian. Định mệnh của con người không phải chỉ là đớn đau sầu khổ. Số phận con người không phải sinh ra để rồi tàn lụi. Trời cho con người một lối thoát. Trời mở ra cho con người một chân trời hạnh phúc. Trời cho con người cơ hội triển nở đến vô biên.Trời nâng cao địa vị con người. Có trời, con người không còn bị xếp ngang hàng với loài vật. Loài vật sinh ra để tàn lụi. Con người sinh ra để triển nở, để vượt qua số phận, để đạt tới địa vị con Thiên Chúa. Có trời, con người sẽ được nâng lên ngang hàng thần thánh. Con cá sinh ra trong con lạch nhỏ, rồi xuôi dòng nước ra sông lớn, nhưng mùa xuân đến, nó lại về nguồn như là trở về dòng sông quê hương. Con chim làm tổ trên kia, mùa đông nó vỗ cánh bay cả ngàn dặm về phương nam, nhưng khi xuân đến, nó lại tìm về tổ ấm ngày xưa. Làm sao các con vật đó biết đường quay về, trong khi chẳng có bản đồ, không người hướng dẫn? Vì Thiên Chúa đã đặt vào lòng chúng, con đường trở về. Và Ngài cũng không quên đặt vào lòng mỗi người chúng ta con đường cuộc sống và con đường trở về quê trời.
Tuy nhiên, trời không phải xây dựng trong mây trong gió, nhưng được xây dựng trong cuộc sống trần gian. Trời không phải là cõi mơ mộng viển vông, nhưng đã bắt đầu ngay trong thực tế cuộc đời hiện tại. Chính vì thế mà hai thiên thần áo trắng đã bảo các môn đệ đừng đứng nhìn trời mãi làm chi, nhưng phải trở về mà lo chu toàn nhiệm vụ. Chính vì thế mà trước khi lên trời, Chúa căn dặn các môn đệ hãy đi làm việc cho Nước Chúa. Sống và làm việc ở trần gian, đó là một nhiệm vụ phải chu toàn. Hoàn thành nhiệm vụ ở trần gian, đó là điều kiện để đạt tới hạnh phúc nước trời. Chính Chúa Giêsu cũng đã chu toàn nhiệm vụ ở trần gian rồi mới lên trời. Nhiệm vụ đó là đi gieo Tin Mừng khắp nơi. Đi đến đâu là thi ân giáng phúc đến đó. Đi đến đâu là làm cho hạt yêu thương nảy mầm lên màu xanh sự sống đến đó.
Người môn đệ của Chúa sống giữa trần gian, yêu mến trần gian, xây dựng trần gian. Vì trần gian là nơi Chúa sai ta đến làm việc.Tuy nhiên ta làm việc ở trần gian mà lòng vẫn hướng lên quê trời. Yêu mến trần gian vì nước trời. Yêu mến trần gian để biến trần gian thành nước trời. Sống giữa thế gian, chúng ta “ái mộ những sự trên trời” như lời kinh hạt: “Thứ năm thì ngắm, Ðức Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời”. Nhưng vẻ đẹp trên trời là vẻ đẹp của tâm hồn, tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, vẻ đẹp nghèo khó Phúc Âm, khiêm nhường, đơn sơ, thanh tịnh. Đây là vẻ đẹp và sự quyến rũ của nhân đức, một vẻ đẹp hoàn toàn khác với những vẻ đẹp và sự quyến rũ thuộc trái đất. Nhiều người đã bỏ ra hằng trăm, hàng ngàn, hàng vạn Mỹ kim để làm đẹp, để khoa trương sự giàu có và để được người khác ca tụng. Nhiều người không sợ trải qua những cuộc giải phẫu nguy hiểm, đau đớn cốt sao để thấy mình đẹp hơn, để thấy mình hơn người khác. Nhiều người đã sẵn sàng chấp nhận những thách đố lớn lao để chạy đua vào những chiếc ghế quyền lực. Nhưng ít ai bỏ ra một giờ, một ngày, một tuần, một tháng, hoặc một năm để lo tu sửa và chỉnh trang lại vẻ đẹp của tâm hồn.
Trên thực tế, tình yêu Thiên Chúa, tình yêu tha nhân, đức nghèo khó, đức đơn sơ, và đức trong sạch là những đòi hỏi rất cần thiết để đem lại hạnh phúc cho mỗi người, mỗi cộng đoàn, mỗi dân nước. Ðó là những gì cụ thể có thể giúp con người chiếm hữu được vĩnh hằng. Rất tiếc, đó cũng là những gì mà nhiều người từ khước, bởi vì chúng không phù hợp với nhãn quan và suy tư của con người.
Giáo Hội đã thôi thúc và khuyến khích mỗi Kitô hữu hãy tìm kiếm và yêu mến những sự trên trời. Cầu xin cho được ơn ái mộ là cầu xin Thánh Linh khai mở tâm hồn và trí tuệ để chúng ta có thể nhìn, và có thể hiểu được vẻ cao quí của những giá trị tinh thần ấy. Nhận thức về thế giới tâm linh là một nhận thức ngoài tầm hiểu biết của trí tuệ tự nhiên con người. Những gì thuộc về thần linh là thần linh. Con người cần được soi dọi và khai mở bởi sức mạnh huyền nhiệm của Thánh Thần. Chỉ khi nào trí óc ta, trái tim ta được Ngài khai mở, lúc ấy ta mới nhận ra, mới hiểu thấu thế nào là sự cao xa, dài rộng của vẻ đẹp tinh thần, của những giá trị đạo đức.
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa về trời, không chỉ để dọn chỗ mà còn là mở ra một viễn tượng hạnh phúc của trời cao.
“Xin cho chúng con ái mộ những sự trên trời”, để chúng con không bị chôn bám vào thế gian chóng qua và phù du này. Và để chúng con biết tìm kiếm những giá trị cao quí của tinh thần, và để chúng con yêu mến và sống với cuộc sống ấy. Vì đó là những gì mà chúng con có thể tìm kiếm, mua sắm và đem vào được nơi vĩnh hằng. Nơi mà chúng con sẽ gặp được Chúa là nguồn mạch sự sống, hoan lạc, và hạnh phúc viên mãn của chúng con. Amen
Thủ lãnh của một bộ tộc nằm hấp hối trên giường. Ông cho gọi ba người thân cận đến và nói:Ta phải chọn một người kế tục.Các ngươi hãy leo lên đỉnh núi thiêng liêng của chúng ta và mang về đây cho bộ tộc một món quà quý giá nhất.
Người thứ nhất mang về một thỏi vàng lớn. Người thứ hai mang về một viên ngọc quý. Người thứ ba trở về tay không.
Ngạc nhiên, vị tù trưởng hỏi: món quà quý giá của ngươi đâu?
Anh điềm tỉnh trả lời: khi tôi lên tới đỉnh núi, tôi thấy ở phía bên kia một vùng đất phì nhiêu màu mỡ, tại đó dân chúng có thể có một cuộc sống sung túc tốt đẹp.
Thủ lãnh nói: Ngươi sẽ nối nghiệp ta vì ngươi đã mang về món quà quý gía nhất là một viễn tượng tương lai tốt đẹp.
Chúa Giêsu về trời mở ra một viễn tượng tương lai tốt đẹp là hạnh phúc thiên đàng. Người đi trước mở đường và dẫn chúng ta lên theo Người.
Tin Mừng thuật lại hai sự kiện song hành: Chúa Giêsu lên trời và lệnh truyền rao giảng Tin Mừng. Sự kiện Chúa Giêsu lên trời, Tin Mừng thánh Maccô ghi lại rất vắn tắt: Chúa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Tin mừng Matthêu nói đến lệnh truyền: Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Còn theo sách Công vụ Tông đồ, Chúa Giêsu lên trời sau khi sống lại được 40 ngày, và nơi lên trời là núi Cây Dầu. Thực ra sau khi Chúa Giêsu sống lại, Người đã lên trời rồi theo kiểu nói của Kinh Thánh, nghĩa là Người bước vào cõi vinh quang của Chúa Cha, Người ngự bên hữu Chúa Cha, mặc lấy vinh quang và quyền năng của Chúa Cha. Trong 40 ngày sau sống lại, Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần để dạy dỗ và cũng cố đức tin của các Tông Đồ. Giáo hội đã được thiết lập nay được cũng cố để được sai đi. Như vậy sự kiện lên trời mà phụng vụ Giáo Hội kính nhớ hôm nay có ý nghĩa sâu xa. Nó chấm dứt thời gian Chúa hiện diện giữa nhân loại bằng thân xác, chấm dứt thời gian huấn luyện các Tông Đồ. Một thời điểm có tính cách quyết định của lịch sử cứu độ là Chúa Giêsu ban những giáo huấn cuối cùng,trao những chức vụ phải thi hành trong Giáo hội, chuẩn bị cho các Tông đồ thi hành sứ mạng chứng nhân của Đấng phục sinh trong thế giới.
Chúa Giêsu lên trời. Những chữ lên trời bị chi phối bơi cách suy nghĩ có giới hạn của chúng ta. Theo cách suy nghĩ đó,các biến cố xảy ra luôn luôn được gắn liền với các vị trí trong không gian. Thực ra trời đây không phải là một nơi và lên không có nghĩa là nơi đó ở trên cao. Lên trời ở đây không hiểu theo nghĩa địa lý vì trời hay thiên đàng là một trạng thái hơn là một nơi chốn. Chúng ta đang sống trong không gian và thời gian nên định vị trí mọi sự theo hai trục đó. Điều cốt yếu mà Thánh kinh muốn dạy về mầu nhiệm Thăng Thiên là Đức Kitô đã ra khỏi thế giới trần thế bị tội lỗi làm nhiễm độc và một ngày kia sẽ tiêu tan để tiến vào một thế giới mới,trong đó Thiên Chúa ngự trị tuyệt đối và vật chất đã biến đổi,đã thấm nhuần tinh thần.
Từ nay trở đi, Người sẽ hiện diện với chúng ta một cách vô hình. Với quyền năng của Chúa Thánh Thần, thân xác Chúa Giêsu đã được thần khí hoá và đi vào cõi vĩnh hằng của Chúa Cha. Sự hiện diện này thâm sâu hơn và hiệu năng hơn. Khi còn ở trong thân xác, Chúa Giêsu chỉ ở bên cạnh một số người thôi. Từ nay, với quyền năng Thánh Thần, Người sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người. Chúa Giêsu lên trời. Điều đó dạy ta biết ngoài cõi đời này còn có một nơi chốn khác. Ngoài cuộc sống này còn có một cuộc sống khác. Ngoài những giá trị đời này còn có những giá trị khác. Trời là nơi hạnh phúc không còn khổ đau. Trời là nơi cuộc sống vĩnh viễn không bị tiêu diệt. Trời là nơi tất cả mọi giá trị đạt đến mức tuyệt đối. Trời là nơi con người trở thành thần thánh, sống chung với thần thánh. Như thế trời là niềm hy vọng của con người. Con người không còn bị trói chặt vào trần gian. Định mệnh của con người không phải chỉ là đớn đau sầu khổ. Số phận con người không phải sinh ra để rồi tàn lụi. Trời cho con người một lối thoát. Trời mở ra cho con người một chân trời hạnh phúc. Trời cho con người cơ hội triển nở đến vô biên.Trời nâng cao địa vị con người. Có trời, con người không còn bị xếp ngang hàng với loài vật. Loài vật sinh ra để tàn lụi. Con người sinh ra để triển nở, để vượt qua số phận, để đạt tới địa vị con Thiên Chúa. Có trời, con người sẽ được nâng lên ngang hàng thần thánh. Con cá sinh ra trong con lạch nhỏ, rồi xuôi dòng nước ra sông lớn, nhưng mùa xuân đến, nó lại về nguồn như là trở về dòng sông quê hương. Con chim làm tổ trên kia, mùa đông nó vỗ cánh bay cả ngàn dặm về phương nam, nhưng khi xuân đến, nó lại tìm về tổ ấm ngày xưa. Làm sao các con vật đó biết đường quay về, trong khi chẳng có bản đồ, không người hướng dẫn? Vì Thiên Chúa đã đặt vào lòng chúng, con đường trở về. Và Ngài cũng không quên đặt vào lòng mỗi người chúng ta con đường cuộc sống và con đường trở về quê trời.
Tuy nhiên, trời không phải xây dựng trong mây trong gió, nhưng được xây dựng trong cuộc sống trần gian. Trời không phải là cõi mơ mộng viển vông, nhưng đã bắt đầu ngay trong thực tế cuộc đời hiện tại. Chính vì thế mà hai thiên thần áo trắng đã bảo các môn đệ đừng đứng nhìn trời mãi làm chi, nhưng phải trở về mà lo chu toàn nhiệm vụ. Chính vì thế mà trước khi lên trời, Chúa căn dặn các môn đệ hãy đi làm việc cho Nước Chúa. Sống và làm việc ở trần gian, đó là một nhiệm vụ phải chu toàn. Hoàn thành nhiệm vụ ở trần gian, đó là điều kiện để đạt tới hạnh phúc nước trời. Chính Chúa Giêsu cũng đã chu toàn nhiệm vụ ở trần gian rồi mới lên trời. Nhiệm vụ đó là đi gieo Tin Mừng khắp nơi. Đi đến đâu là thi ân giáng phúc đến đó. Đi đến đâu là làm cho hạt yêu thương nảy mầm lên màu xanh sự sống đến đó.
Người môn đệ của Chúa sống giữa trần gian, yêu mến trần gian, xây dựng trần gian. Vì trần gian là nơi Chúa sai ta đến làm việc.Tuy nhiên ta làm việc ở trần gian mà lòng vẫn hướng lên quê trời. Yêu mến trần gian vì nước trời. Yêu mến trần gian để biến trần gian thành nước trời. Sống giữa thế gian, chúng ta “ái mộ những sự trên trời” như lời kinh hạt: “Thứ năm thì ngắm, Ðức Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời”. Nhưng vẻ đẹp trên trời là vẻ đẹp của tâm hồn, tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, vẻ đẹp nghèo khó Phúc Âm, khiêm nhường, đơn sơ, thanh tịnh. Đây là vẻ đẹp và sự quyến rũ của nhân đức, một vẻ đẹp hoàn toàn khác với những vẻ đẹp và sự quyến rũ thuộc trái đất. Nhiều người đã bỏ ra hằng trăm, hàng ngàn, hàng vạn Mỹ kim để làm đẹp, để khoa trương sự giàu có và để được người khác ca tụng. Nhiều người không sợ trải qua những cuộc giải phẫu nguy hiểm, đau đớn cốt sao để thấy mình đẹp hơn, để thấy mình hơn người khác. Nhiều người đã sẵn sàng chấp nhận những thách đố lớn lao để chạy đua vào những chiếc ghế quyền lực. Nhưng ít ai bỏ ra một giờ, một ngày, một tuần, một tháng, hoặc một năm để lo tu sửa và chỉnh trang lại vẻ đẹp của tâm hồn.
Trên thực tế, tình yêu Thiên Chúa, tình yêu tha nhân, đức nghèo khó, đức đơn sơ, và đức trong sạch là những đòi hỏi rất cần thiết để đem lại hạnh phúc cho mỗi người, mỗi cộng đoàn, mỗi dân nước. Ðó là những gì cụ thể có thể giúp con người chiếm hữu được vĩnh hằng. Rất tiếc, đó cũng là những gì mà nhiều người từ khước, bởi vì chúng không phù hợp với nhãn quan và suy tư của con người.
Giáo Hội đã thôi thúc và khuyến khích mỗi Kitô hữu hãy tìm kiếm và yêu mến những sự trên trời. Cầu xin cho được ơn ái mộ là cầu xin Thánh Linh khai mở tâm hồn và trí tuệ để chúng ta có thể nhìn, và có thể hiểu được vẻ cao quí của những giá trị tinh thần ấy. Nhận thức về thế giới tâm linh là một nhận thức ngoài tầm hiểu biết của trí tuệ tự nhiên con người. Những gì thuộc về thần linh là thần linh. Con người cần được soi dọi và khai mở bởi sức mạnh huyền nhiệm của Thánh Thần. Chỉ khi nào trí óc ta, trái tim ta được Ngài khai mở, lúc ấy ta mới nhận ra, mới hiểu thấu thế nào là sự cao xa, dài rộng của vẻ đẹp tinh thần, của những giá trị đạo đức.
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa về trời, không chỉ để dọn chỗ mà còn là mở ra một viễn tượng hạnh phúc của trời cao.
“Xin cho chúng con ái mộ những sự trên trời”, để chúng con không bị chôn bám vào thế gian chóng qua và phù du này. Và để chúng con biết tìm kiếm những giá trị cao quí của tinh thần, và để chúng con yêu mến và sống với cuộc sống ấy. Vì đó là những gì mà chúng con có thể tìm kiếm, mua sắm và đem vào được nơi vĩnh hằng. Nơi mà chúng con sẽ gặp được Chúa là nguồn mạch sự sống, hoan lạc, và hạnh phúc viên mãn của chúng con. Amen
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict XVI kêu gọi nhân ngày Quốc Tế Gia Đình của Liên Hiệp Quốc
Bùi Hữu Thư
06:37 18/05/2012
Ngài nói công trình này phải nâng đỡ và kết hiệp các gia đình thay vì gây trở ngại
VATICAN, ngày 17 tháng 5, 2012 (Zenit.org).- Trong buổi triều kiến chung ngày thứ tư, Đức Thánh Cha ghi nhận về ngày Quốc Tế Gia Đình của Liên Hiệp Quốc (the United Nations’ International World Day of Families), được tổ chức ngày thứ ba. Chủ đề được Liên Hiệp Quốc chọn để đánh dấu ngày này là "gia đình và việc làm."
Đức Thánh Cha kêu gọi các gia đình hãy dùng việc làm không phải là một trở ngại cho gia đình, nhưng là một yếu tố kết hiệp đời sống gia đình. Ngài nói: "công việc làm không dược gây trở ngại cho gia đình, nhưng phải nâng đỡ và kết hiệp mọi người trong gia đình, và giúp cởi mở cho sự sống và bước vào mối tương quan với xã hội và Giáo Hội.”
Đức Thánh Cha cũng bầy tỏ niềm hy vọng là ngày Chúa Nhật phải được tất cả mọi người coi là "một ngày để nghỉ ngơi và cơ hội để tăng cường các mối liên hệ trong gia đình.”
Vào đầu tháng 6, Đức Thánh Cha sẽ đi Milan để tham dự Đại Hội các Gia Đình Thế Giới lần thứ 7 (7th World Meeting of Families). Chủ đề của đại hội này cũng đề cập đến vấn đề việc làm, và cũng là chủ đề cho việc tổ chức.
VATICAN, ngày 17 tháng 5, 2012 (Zenit.org).- Trong buổi triều kiến chung ngày thứ tư, Đức Thánh Cha ghi nhận về ngày Quốc Tế Gia Đình của Liên Hiệp Quốc (the United Nations’ International World Day of Families), được tổ chức ngày thứ ba. Chủ đề được Liên Hiệp Quốc chọn để đánh dấu ngày này là "gia đình và việc làm."
Đức Thánh Cha kêu gọi các gia đình hãy dùng việc làm không phải là một trở ngại cho gia đình, nhưng là một yếu tố kết hiệp đời sống gia đình. Ngài nói: "công việc làm không dược gây trở ngại cho gia đình, nhưng phải nâng đỡ và kết hiệp mọi người trong gia đình, và giúp cởi mở cho sự sống và bước vào mối tương quan với xã hội và Giáo Hội.”
Đức Thánh Cha cũng bầy tỏ niềm hy vọng là ngày Chúa Nhật phải được tất cả mọi người coi là "một ngày để nghỉ ngơi và cơ hội để tăng cường các mối liên hệ trong gia đình.”
Vào đầu tháng 6, Đức Thánh Cha sẽ đi Milan để tham dự Đại Hội các Gia Đình Thế Giới lần thứ 7 (7th World Meeting of Families). Chủ đề của đại hội này cũng đề cập đến vấn đề việc làm, và cũng là chủ đề cho việc tổ chức.
ĐTC: Mọi tiếng khóc than của nhân loại Thiên Chúa đều nghe thấy
Jos. Tú Nạc, NMS
08:21 18/05/2012
Tiếp tục bài giáo lý về việc cầu nguyện Ki-tô giáo thứ Tư 16/ 5, Đức Thánh Cha đã quay lại bài giáo huấn của Thánh Phao-lô Tông đồ, những lá thư của ông đã cho chúng ta thấy rằng “trong thực tế không có điều gì loài người khóc than mà không được nghe thấy bởi Thiên Chúa” và rằng “việc cầu nguyện không miễn chúng ta khỏi việc xét xử và đau khổ,” nhưng “cho phép chúng ta sống để đối phó bằng một sức mạnh mới, với một sự tự tin tương tự của chúa Giê-su.”
Dước đây là nguyên văn bài giáo lý:
Anh chị em thân mến, trong bài giáo lý vừa qua chúng ta đã phản ảnh về việc cầu nguyện trong Sách Công vụ Tông đồ, hôm nay tôi muốn bắt đầu nói về việc cầu nguyện trong những là thư của Thánh Phao-lô vị Tông đồ trước những Dân ngoại. Trước tiên tôi muốn lưu ý rằng đó là không một tai biến nào mà trong những lá thư của ông được giới thiệu bằng và kết thúc với những biểu đạt của việc cầu nguyện: chúng bắt đầu với lời tạ ơn và ngợi khen, và kết thúc với niềm hy vọng và ân sủng của Thiên Chúa dẫn đường của những cộng đồng đến với những điều được trình bày. Trong số những cách chào hỏi mở lời: “Thứ nhất, tôi xin được cảm ơn Chúa tôi qua Chúa Giê-su Ki-tô” (Rom. 1: 8), và lời mong muốn cuối cùng: “Ân sảng của Chúa Giê-su Ki-tô ở cùng với tất cả anh chị em” (1 Cor. 16: 23), nội dung những là thư của vị tông đồ được phát triển. sự phát triển đó là một lời nguyện được biểu đạt bằng những hình thức phong phú, chuyển đổi từ tạ ơn đến ban ơn, từ ngợi khen đến thỉnh cầu và can thiệp, từ bài hát ca tụng đến khẩn khoản nài xin: một trạng thái đa dạng của những biểu đạt đã chứng minh cách cầu nguyện bao hàm và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoàn cảnh của cuộc sống, cả hai cuộc sống cá nhân và cuộc sống cộng đồng.
Một yếu tố mà vị Tông đồ biểu lộ cho chúng ta hiểu rằng cầu nguyện không được coi một cách đơn giản như một việc thiện được thực hiện bởi chúng ta hướng về Thiên Chúa, như hành động riêng của chúng ta. Trên hết đó là món quà, hoa quả của sự sống, đích thực, đời sống – sự hiện diện được ban cho của Chúa Cha và Chúa Giê-su Ki-tô trong chúng ta. Trong Thánh Thư của ông gửi các tín hữu Roma, ông viết: “Hơn nữa, Thần Khí cũng đến để trợ giúp sự yếu đuối của chúng ta; vì chúng không biết cách cầu nguyện thế nào cho nên, nhưng chính Thần Khí nài xin với những tiếng rên xiết không tài tài nào diễn tả” (Rom. 8: 26). Và chúng ta biết đó là thực tế khi tông đồ nói chúng ta không biết cách cầu nguyện sao cho phải phép, chúng ta muốn cầu nguyện, mà Thiên Chúa thì lại ở xa, chúng ta không có lời lẽ, ngôn ngữ để tâm tình với Thiên Chúa, thậm chí không có tư tưởng. Chúng ta duy nhất chỉ có thể tự mình thổ lộ, tạo thời gian có thể dành để tiếp xúc với Thiên Chúa; chờ đợi Người giúp chúng ta thực sự đi vào đối thoại. Và Tông đồ nói, đây là thiếu lời lẽ, đây là sự vắng mặt của ngôn từ, nhưng đây là sự khao khát muốn được tiếp xúc với Thiên Chúa là lời cầu nguyện mà Thánh Thần không những hiểu, mà còn mang đến làm sáng tỏ trước Thiên Chúa. Sự yếu đuối này trước Thiên Chúa thông qua Thánh Thần trở nên lời nguyện đích thực, trao đổi với Thiên Chúa, thánh Thần là người thông ngôn để giúp chúng ta hiểu, thiên Chúa hiểu, chúng ta muốn nói gì.”
Trong cầu nguyện, chúng ta trải qua, nhiều hơn so với những chiều kích của sự tồn tại, sự yếu đuối của chúng ta, sự nghèo nàn của chúng ta, sự làm người của chúng ta, bởi vì chúng ta phải đối diện với quyền tuyệt đối và tối thượng của Thiên Chúa. Chúng ta càng thăng tiến bằng “lắng nghe và đối thoại với Thiên Chúa, để việc cầu nguyện trở nên hơi thở hàng ngày của linh hồn chúng ta, chúng ta càng lĩnh hội được ý thức về những hạn chế của chúng ta, không chỉ trước những tình huống thực tế mỗi ngày mà còn ở trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Vì lẽ đó sự đòi hỏi nảy sinh trong tâm hồn chúng ta để chúng ta phó thác nơi Người và tin cậy nơi Người ngày càng tăng, chúng ta hiểu, như Vị Tông đồ nói – rằng “chúng ta không biết cầu nguyện như thế nào cho phải” (Rom. 8: 26). Đó là Thánh Thần người mà giúp đỡ sự bất lực của chúng ta, khai sáng tâm trí của chúng ta và sưởi ấm tâm hồn chúng ta, hướng dẫn chúng ta quay về với Thiên Chúa. Đối với Thánh Phao-lô, trên hết tất cả cầu nguyện là công việc của Thánh Thần trong loài người chúng ta, người mà chấp nhận sự yếu đuối của chúng ta và biến đổi chúng ta từ những con người bị hạn chế trước những thứ vật chất để trở thành những con người thuộc tinh thần: trong Thư thứ Nhất gửi tín hữu Cô-rin-tô ông nói: “Chúng ta đã không nhận được thần trí của thế gian mà chúng ta nhận được Thần Khí xuất phát từ Thiên Chúa, để chúng ta có thể hiểu được những điều mà Thiên Chúa đã rộng mở ban cho chúng ta. Và chúng ta không nói về chúng với những lời đã được dạy dỗ bởi sự khôn ngoan loài người, mà là những lời được dạy bởi Thần Khí, việc mô tả những thực tế thuộc về thần trí bằng những thuật ngữ tâm linh” (2: 12-13). Qua sự sống của Người trong nhược điểm loài người chúng ta, Thánh Thần biến đổi chúng ta, nài xin cho chúng ta với những tiếng rên xiết không tài nào được và dẫn đưa chúng ta tới những đỉnh cao của Thiên Chúa (xem Rom. 8: 26).
Với sự hiện diện này của Thần Khí, sự hiệp nhất của chúng ta với Đức Ki-tô được đưa ra. Do bởi đó là Thần Khí của Con Một Thiên Chúa, trong điều mà chúng ta trở nên con cái. Thánh Phao-lô nói về Thần Khí của Đức Ki-tô (xem Rom. 8: 9) và không chỉ là Thần Khí của Thiên Chúa. Điều đó thật rõ ràng nếu Đức Ki-tô là con củaThiên Chúa, thần trí của Người cũng là thần trí của Thiên Chúa, thần trí của Đức Ki-tô, trở nên rất gần gũi với chúng ta trong Con Một Thiên Chúa và Con Một Thiên Hạ, Thần Khí của Thiên Chúa trở nên nhân loại và nhập vào chúng ta. Chúng ta có thể bước vào sự trao đổi của Thần Khí. Điều đó giống như nói rằng không chỉ Thiên Chúa Cha tự mình nhìn thấy được sự xuống thế làm người của Đức Chúa Con,, nhưng Thần Khí của Thiên Chúa hiển nhiên trong cuộc đời và công cuộc của Chúa Giê-su Ki-tô, người mà đã sống, đã bị đóng đinh, đã chết và đã sống lại. Vị Tông đồ nhắc nhở chúng ta rằng “không ai có thể nói, ‘Giê-su là Chúa’ ngoại trừ Thần Khí” (1 Cor. 12: 3). Vậy Thần Khí hướng dẫn chúng ta đến với Chúa Giê-su Ki-tô, để “chúng ta không còn sống, mà Chúa Giê-su sống trong chúng ta” (xem Gal. 2: 20). Trong bài giáo lý của Người về những giới răn, phản ảnh Phép Ban Thánh Thể, Thánh Ambrose phát biểu: “Những ai được say sưa bởi Thần Khí người đó được ổn định trong Đức Ki-tô” (5, 3, 17: PL 16, 450).Bây giờ tôi muốn nêu bật ba hậu quả trong đời sống Ki-tô giáo chúng ta không cho phép thần trí thế gian vận hành trong chúng ta mà chỉ Thần Khí Đức Ki-tô là ngyên tắc nội tại thuộc mọi hành động của chúng ta.
Trước hết, về việc cầu nguyện đem lại sự sống động bởi Thần Khí chúng ta có thể loại bỏ và chiến thắng mọi hình thức của sợ hãi hay nô lệ, trải nghiệm sự tự do đích thực của con cái Chúa. Thiếu lời cầu nguyện để ấp ủ để ấp ủ sự sống của chúng ta trong Đức Ki-tô mỗi ngày, trong sự thâm tình để phát triển một cách vững chắc chúng ta sống trong điều kiện được Thánh Phao-lô mô tả trong Thư gửi tín hữu Roma Chương 7: vì tôi không làm điều thiện tôi muốn, mà tôi làm điều ác tôi không muốn (xem Rom.7: 19). Đây là sự, biểu đạt xa lạ không thân thiện của con người, sự tàn phá tự do của chúng ta dành cho sự sống, cho tội nguyên thủy. chúng ta muốn tốt, chúng ta không làm và chúng ta lại làm những gì chúng ta không muốn, tội ác. Vị Tông đồ muốn cho chúng ta hiểu rằng đó không phải là trên hết tất cả ý đính của chúng ta để giải phóng chúng ta khỏi điểu kiện này, cũng không phải là quy luật, mà là Thần Khí. Và lúc “Ở đâu có Thần Khí của Chúa, ở đó có tự do” (2 Cor. 3: 17). Trong cầu nguyện chúng ta trải nghiệm tự do được ban cho bởi Thần Khí: tự do chân chính là sự tự do từ tội ác và tội lỗi dành cho cái thiện và cho sự sống, cho Thiên Chúa. Sự tự do của Thần Khí, Thánh Phê-rô tiếp tục, không bao giờ được nhận dạng cũng như với sự cho phép, hoặc với khả năng lựa chọn tội ác, mà với “hoa trái của Thần Khí là yêu thương, hoan hỉ, an bình, nhẫn nại, thân ái, hào phóng, hòa nhã, tự chủ.” (Gal. 5: 22). Đây là sự tự do đích thực, theo sau nỗi khát khao đức hạnh của chúng ta một cách chân thực, niềm hân hoan chân chính liên kết với Thiên Chúa và không bị lấn áp bởi những sự cố dẫn chúng ta vào những hướng khác.
Hậu quả thứ hai xảy ra trong đời sống chúng ta khi chúng ta cho phép Thần Khí của Đức Ki-tô hoạt động trong chúng ta đó là mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa trở nên sâu sắc đậm đà, rằng điều đó không bị tác động bởi thực tế hay tình huống nào. Chúng ta hiểu rằng với cầu nguyện chúng ta không được giải phóng khỏi xét xử, khổ đau, nhưng chúng ta có thể sống với chúng trong sự hiệp nhất với Đức Ki-tô, với cái nhìn cụ thể qua sự vinh quang của Người (`xem Rom. 8: 17). Nhiều khi, trong lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta đòi hỏi Thiên Chúa sự giải thoát khỏi tội lỗi tinh thần và thể xác, và làm như vậy với sự cậy tin mãnh liệt. Tuy nhiên chúng ta thường có cảm tưởng như không được lắng nghe, và để rồi chúng ta có nguy cơ mất sự tin cậy và kiên nhẫn. Trong thực tế, không có tiếng khóc than nào mà không được nghe thấy bởi Thiên Chúa, bằng sự bền bỉ và nguyện cầu thành khẩn, chúng ta cảm thông với Thánh Phao-lô rằng “những đau khổ của hiện tại này không phải là cái để so sánh với sự vinh quang được mặc khải cho chúng ta” (Rom. 8: 18). Cầu nguyện không miễn cho chúng ta khỏi xét xử và đau khổ, quả thực – như Thánh Phao-lô nói – “chúng ta cũng chẳng rên xiết tự lương tâm chúng ta khi chúng ta chờ đợi sự chấp thuận, sự cứu vớt thân xác chúng ta” (Rom. 8: 23), nhưng cho phép chúng ta sống và đối phó bằng một sức mạnh mới, với sự tin cậy tương tự của Chúa Giê-su – theo Thư gửi tín hữu Do Thái – “trong những ngày ấy, Người bị nhục hình, Người dâng lời cầu nguyện và khẩn khoản nài xin cùng những tiếng khóc than và nước mắt lên với người mà có thể cứu vớt Người khỏi cái chết và Người đã được nhậm lời vì sự tôn kính của Người” (5: 7). Sự đáp trả của Đức Chúa Cha với Đức Chúa Con cùng những tiếng khóc than và những giọt nước mắt cuả Người đã không được giải thoát ngay tức thì, khỏi thập giá, khỏi cái chết, nhưng đó là sự viên mãn tràn đầy hơn nhiều, một sự đáp trả sâu sắc hơn nhiều, qua thập giá và qua cái chết, Thiên Chúa đã trả lời bằng sự phục sinh của Đức Chúa Con, với một đời sống mới. Cầu nguyện được Thánh Thần làm cho sinh động cũng như dẫn dắt chúng ta sống với cuộc hành trình của đời sống mỗi ngày cùng với những xét xử và đau khổ của nó, trong chứa chan hy vọng và tin tưởng vào Thiên Chúa người mà đã trả lời y như trả lời Con Một của mình.
Cuối cùng, thứ ba là việc cầu nguyện của người có niềm tin tôn giáo cũng được mở ra những chiều kích của nhân loại và mọi loài thụ tạo, “vì muôn loài thụ tạo van64hao1 hức ngóng chờ sự mặc khải của con cái Chúa” (Rom. 8: 19). Điều này muốn nói rằng cầu nguyện được chống đỡ bởi Thần Khí của Đức Ki-tô nói trong những nơi sâu thẳm của sự sống chúng ta, không bao giờ tự nó khép kín, là không bao giờ chỉ cầu nguyện bản thân, mà phải được cởi mở để chia sẻ những đau thương của thời đại chúng ta, của tha nhân. Nó trở nên sự can thiệp giúp đỡ tha nhân, và sự giải thoát như vậy từ bản thân, dòng hy vọng cho mọi loài thụ tạo, một sự phô diễn nói lên tình yêu của Thiên Chúa rằng được tuôn đổ vào trong tâm hồn chúng ta qua Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta (xem Rom. 5: 5). Đây là dấu chỉ của việc cầu nguyện đích thực không phải dành cho bản thân. Và vì lẽ đó nó giải phóng chúng ta, vì lẽ đó nó giúp cứu chuộc thế gian.
Anh chị em thân mến, Thánh Phao-lô đã dạy chúng ta rằng bằng cầu nguyện của chúng ta, tự chúng ta phải cởi mở trước sự hiện diện và hành động của Thánh Thần, người mà cầu nguyện trong chúng ta với những tiếng rên xiết không tài nào diễn tả, để mang cúng ta gắn bó mật thiết với Thiên Chúa, với toàn tâm chúng ta và với mọi sự sống của chúng ta. Thần Khí của Đức Ki-tô trở thành sức mạnh cho lời nguyện cầu “yếu đuối” của chúng ta, là ánh sáng cho lời nguyện cầu “u ám” của chúng ta, ban cho chúng ta tự do nội tại chân chính, dạy chúng ta bằng sự đối mặt trước những xét xử của chúng ta, bằng sự tin tưởng tuyệt đối chúng ta không còn cô đơn, mở ra cho chúng ta tới những chân trời của nhân loại và sự sáng tạo “đó là sự rên xiết trong những đau đớn thai sinh” (Rom. 8: 22). Xin cảm ơn.
Dước đây là nguyên văn bài giáo lý:
Anh chị em thân mến, trong bài giáo lý vừa qua chúng ta đã phản ảnh về việc cầu nguyện trong Sách Công vụ Tông đồ, hôm nay tôi muốn bắt đầu nói về việc cầu nguyện trong những là thư của Thánh Phao-lô vị Tông đồ trước những Dân ngoại. Trước tiên tôi muốn lưu ý rằng đó là không một tai biến nào mà trong những lá thư của ông được giới thiệu bằng và kết thúc với những biểu đạt của việc cầu nguyện: chúng bắt đầu với lời tạ ơn và ngợi khen, và kết thúc với niềm hy vọng và ân sủng của Thiên Chúa dẫn đường của những cộng đồng đến với những điều được trình bày. Trong số những cách chào hỏi mở lời: “Thứ nhất, tôi xin được cảm ơn Chúa tôi qua Chúa Giê-su Ki-tô” (Rom. 1: 8), và lời mong muốn cuối cùng: “Ân sảng của Chúa Giê-su Ki-tô ở cùng với tất cả anh chị em” (1 Cor. 16: 23), nội dung những là thư của vị tông đồ được phát triển. sự phát triển đó là một lời nguyện được biểu đạt bằng những hình thức phong phú, chuyển đổi từ tạ ơn đến ban ơn, từ ngợi khen đến thỉnh cầu và can thiệp, từ bài hát ca tụng đến khẩn khoản nài xin: một trạng thái đa dạng của những biểu đạt đã chứng minh cách cầu nguyện bao hàm và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoàn cảnh của cuộc sống, cả hai cuộc sống cá nhân và cuộc sống cộng đồng.
Một yếu tố mà vị Tông đồ biểu lộ cho chúng ta hiểu rằng cầu nguyện không được coi một cách đơn giản như một việc thiện được thực hiện bởi chúng ta hướng về Thiên Chúa, như hành động riêng của chúng ta. Trên hết đó là món quà, hoa quả của sự sống, đích thực, đời sống – sự hiện diện được ban cho của Chúa Cha và Chúa Giê-su Ki-tô trong chúng ta. Trong Thánh Thư của ông gửi các tín hữu Roma, ông viết: “Hơn nữa, Thần Khí cũng đến để trợ giúp sự yếu đuối của chúng ta; vì chúng không biết cách cầu nguyện thế nào cho nên, nhưng chính Thần Khí nài xin với những tiếng rên xiết không tài tài nào diễn tả” (Rom. 8: 26). Và chúng ta biết đó là thực tế khi tông đồ nói chúng ta không biết cách cầu nguyện sao cho phải phép, chúng ta muốn cầu nguyện, mà Thiên Chúa thì lại ở xa, chúng ta không có lời lẽ, ngôn ngữ để tâm tình với Thiên Chúa, thậm chí không có tư tưởng. Chúng ta duy nhất chỉ có thể tự mình thổ lộ, tạo thời gian có thể dành để tiếp xúc với Thiên Chúa; chờ đợi Người giúp chúng ta thực sự đi vào đối thoại. Và Tông đồ nói, đây là thiếu lời lẽ, đây là sự vắng mặt của ngôn từ, nhưng đây là sự khao khát muốn được tiếp xúc với Thiên Chúa là lời cầu nguyện mà Thánh Thần không những hiểu, mà còn mang đến làm sáng tỏ trước Thiên Chúa. Sự yếu đuối này trước Thiên Chúa thông qua Thánh Thần trở nên lời nguyện đích thực, trao đổi với Thiên Chúa, thánh Thần là người thông ngôn để giúp chúng ta hiểu, thiên Chúa hiểu, chúng ta muốn nói gì.”
Trong cầu nguyện, chúng ta trải qua, nhiều hơn so với những chiều kích của sự tồn tại, sự yếu đuối của chúng ta, sự nghèo nàn của chúng ta, sự làm người của chúng ta, bởi vì chúng ta phải đối diện với quyền tuyệt đối và tối thượng của Thiên Chúa. Chúng ta càng thăng tiến bằng “lắng nghe và đối thoại với Thiên Chúa, để việc cầu nguyện trở nên hơi thở hàng ngày của linh hồn chúng ta, chúng ta càng lĩnh hội được ý thức về những hạn chế của chúng ta, không chỉ trước những tình huống thực tế mỗi ngày mà còn ở trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Vì lẽ đó sự đòi hỏi nảy sinh trong tâm hồn chúng ta để chúng ta phó thác nơi Người và tin cậy nơi Người ngày càng tăng, chúng ta hiểu, như Vị Tông đồ nói – rằng “chúng ta không biết cầu nguyện như thế nào cho phải” (Rom. 8: 26). Đó là Thánh Thần người mà giúp đỡ sự bất lực của chúng ta, khai sáng tâm trí của chúng ta và sưởi ấm tâm hồn chúng ta, hướng dẫn chúng ta quay về với Thiên Chúa. Đối với Thánh Phao-lô, trên hết tất cả cầu nguyện là công việc của Thánh Thần trong loài người chúng ta, người mà chấp nhận sự yếu đuối của chúng ta và biến đổi chúng ta từ những con người bị hạn chế trước những thứ vật chất để trở thành những con người thuộc tinh thần: trong Thư thứ Nhất gửi tín hữu Cô-rin-tô ông nói: “Chúng ta đã không nhận được thần trí của thế gian mà chúng ta nhận được Thần Khí xuất phát từ Thiên Chúa, để chúng ta có thể hiểu được những điều mà Thiên Chúa đã rộng mở ban cho chúng ta. Và chúng ta không nói về chúng với những lời đã được dạy dỗ bởi sự khôn ngoan loài người, mà là những lời được dạy bởi Thần Khí, việc mô tả những thực tế thuộc về thần trí bằng những thuật ngữ tâm linh” (2: 12-13). Qua sự sống của Người trong nhược điểm loài người chúng ta, Thánh Thần biến đổi chúng ta, nài xin cho chúng ta với những tiếng rên xiết không tài nào được và dẫn đưa chúng ta tới những đỉnh cao của Thiên Chúa (xem Rom. 8: 26).
Với sự hiện diện này của Thần Khí, sự hiệp nhất của chúng ta với Đức Ki-tô được đưa ra. Do bởi đó là Thần Khí của Con Một Thiên Chúa, trong điều mà chúng ta trở nên con cái. Thánh Phao-lô nói về Thần Khí của Đức Ki-tô (xem Rom. 8: 9) và không chỉ là Thần Khí của Thiên Chúa. Điều đó thật rõ ràng nếu Đức Ki-tô là con củaThiên Chúa, thần trí của Người cũng là thần trí của Thiên Chúa, thần trí của Đức Ki-tô, trở nên rất gần gũi với chúng ta trong Con Một Thiên Chúa và Con Một Thiên Hạ, Thần Khí của Thiên Chúa trở nên nhân loại và nhập vào chúng ta. Chúng ta có thể bước vào sự trao đổi của Thần Khí. Điều đó giống như nói rằng không chỉ Thiên Chúa Cha tự mình nhìn thấy được sự xuống thế làm người của Đức Chúa Con,, nhưng Thần Khí của Thiên Chúa hiển nhiên trong cuộc đời và công cuộc của Chúa Giê-su Ki-tô, người mà đã sống, đã bị đóng đinh, đã chết và đã sống lại. Vị Tông đồ nhắc nhở chúng ta rằng “không ai có thể nói, ‘Giê-su là Chúa’ ngoại trừ Thần Khí” (1 Cor. 12: 3). Vậy Thần Khí hướng dẫn chúng ta đến với Chúa Giê-su Ki-tô, để “chúng ta không còn sống, mà Chúa Giê-su sống trong chúng ta” (xem Gal. 2: 20). Trong bài giáo lý của Người về những giới răn, phản ảnh Phép Ban Thánh Thể, Thánh Ambrose phát biểu: “Những ai được say sưa bởi Thần Khí người đó được ổn định trong Đức Ki-tô” (5, 3, 17: PL 16, 450).Bây giờ tôi muốn nêu bật ba hậu quả trong đời sống Ki-tô giáo chúng ta không cho phép thần trí thế gian vận hành trong chúng ta mà chỉ Thần Khí Đức Ki-tô là ngyên tắc nội tại thuộc mọi hành động của chúng ta.
Trước hết, về việc cầu nguyện đem lại sự sống động bởi Thần Khí chúng ta có thể loại bỏ và chiến thắng mọi hình thức của sợ hãi hay nô lệ, trải nghiệm sự tự do đích thực của con cái Chúa. Thiếu lời cầu nguyện để ấp ủ để ấp ủ sự sống của chúng ta trong Đức Ki-tô mỗi ngày, trong sự thâm tình để phát triển một cách vững chắc chúng ta sống trong điều kiện được Thánh Phao-lô mô tả trong Thư gửi tín hữu Roma Chương 7: vì tôi không làm điều thiện tôi muốn, mà tôi làm điều ác tôi không muốn (xem Rom.7: 19). Đây là sự, biểu đạt xa lạ không thân thiện của con người, sự tàn phá tự do của chúng ta dành cho sự sống, cho tội nguyên thủy. chúng ta muốn tốt, chúng ta không làm và chúng ta lại làm những gì chúng ta không muốn, tội ác. Vị Tông đồ muốn cho chúng ta hiểu rằng đó không phải là trên hết tất cả ý đính của chúng ta để giải phóng chúng ta khỏi điểu kiện này, cũng không phải là quy luật, mà là Thần Khí. Và lúc “Ở đâu có Thần Khí của Chúa, ở đó có tự do” (2 Cor. 3: 17). Trong cầu nguyện chúng ta trải nghiệm tự do được ban cho bởi Thần Khí: tự do chân chính là sự tự do từ tội ác và tội lỗi dành cho cái thiện và cho sự sống, cho Thiên Chúa. Sự tự do của Thần Khí, Thánh Phê-rô tiếp tục, không bao giờ được nhận dạng cũng như với sự cho phép, hoặc với khả năng lựa chọn tội ác, mà với “hoa trái của Thần Khí là yêu thương, hoan hỉ, an bình, nhẫn nại, thân ái, hào phóng, hòa nhã, tự chủ.” (Gal. 5: 22). Đây là sự tự do đích thực, theo sau nỗi khát khao đức hạnh của chúng ta một cách chân thực, niềm hân hoan chân chính liên kết với Thiên Chúa và không bị lấn áp bởi những sự cố dẫn chúng ta vào những hướng khác.
Hậu quả thứ hai xảy ra trong đời sống chúng ta khi chúng ta cho phép Thần Khí của Đức Ki-tô hoạt động trong chúng ta đó là mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa trở nên sâu sắc đậm đà, rằng điều đó không bị tác động bởi thực tế hay tình huống nào. Chúng ta hiểu rằng với cầu nguyện chúng ta không được giải phóng khỏi xét xử, khổ đau, nhưng chúng ta có thể sống với chúng trong sự hiệp nhất với Đức Ki-tô, với cái nhìn cụ thể qua sự vinh quang của Người (`xem Rom. 8: 17). Nhiều khi, trong lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta đòi hỏi Thiên Chúa sự giải thoát khỏi tội lỗi tinh thần và thể xác, và làm như vậy với sự cậy tin mãnh liệt. Tuy nhiên chúng ta thường có cảm tưởng như không được lắng nghe, và để rồi chúng ta có nguy cơ mất sự tin cậy và kiên nhẫn. Trong thực tế, không có tiếng khóc than nào mà không được nghe thấy bởi Thiên Chúa, bằng sự bền bỉ và nguyện cầu thành khẩn, chúng ta cảm thông với Thánh Phao-lô rằng “những đau khổ của hiện tại này không phải là cái để so sánh với sự vinh quang được mặc khải cho chúng ta” (Rom. 8: 18). Cầu nguyện không miễn cho chúng ta khỏi xét xử và đau khổ, quả thực – như Thánh Phao-lô nói – “chúng ta cũng chẳng rên xiết tự lương tâm chúng ta khi chúng ta chờ đợi sự chấp thuận, sự cứu vớt thân xác chúng ta” (Rom. 8: 23), nhưng cho phép chúng ta sống và đối phó bằng một sức mạnh mới, với sự tin cậy tương tự của Chúa Giê-su – theo Thư gửi tín hữu Do Thái – “trong những ngày ấy, Người bị nhục hình, Người dâng lời cầu nguyện và khẩn khoản nài xin cùng những tiếng khóc than và nước mắt lên với người mà có thể cứu vớt Người khỏi cái chết và Người đã được nhậm lời vì sự tôn kính của Người” (5: 7). Sự đáp trả của Đức Chúa Cha với Đức Chúa Con cùng những tiếng khóc than và những giọt nước mắt cuả Người đã không được giải thoát ngay tức thì, khỏi thập giá, khỏi cái chết, nhưng đó là sự viên mãn tràn đầy hơn nhiều, một sự đáp trả sâu sắc hơn nhiều, qua thập giá và qua cái chết, Thiên Chúa đã trả lời bằng sự phục sinh của Đức Chúa Con, với một đời sống mới. Cầu nguyện được Thánh Thần làm cho sinh động cũng như dẫn dắt chúng ta sống với cuộc hành trình của đời sống mỗi ngày cùng với những xét xử và đau khổ của nó, trong chứa chan hy vọng và tin tưởng vào Thiên Chúa người mà đã trả lời y như trả lời Con Một của mình.
Cuối cùng, thứ ba là việc cầu nguyện của người có niềm tin tôn giáo cũng được mở ra những chiều kích của nhân loại và mọi loài thụ tạo, “vì muôn loài thụ tạo van64hao1 hức ngóng chờ sự mặc khải của con cái Chúa” (Rom. 8: 19). Điều này muốn nói rằng cầu nguyện được chống đỡ bởi Thần Khí của Đức Ki-tô nói trong những nơi sâu thẳm của sự sống chúng ta, không bao giờ tự nó khép kín, là không bao giờ chỉ cầu nguyện bản thân, mà phải được cởi mở để chia sẻ những đau thương của thời đại chúng ta, của tha nhân. Nó trở nên sự can thiệp giúp đỡ tha nhân, và sự giải thoát như vậy từ bản thân, dòng hy vọng cho mọi loài thụ tạo, một sự phô diễn nói lên tình yêu của Thiên Chúa rằng được tuôn đổ vào trong tâm hồn chúng ta qua Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta (xem Rom. 5: 5). Đây là dấu chỉ của việc cầu nguyện đích thực không phải dành cho bản thân. Và vì lẽ đó nó giải phóng chúng ta, vì lẽ đó nó giúp cứu chuộc thế gian.
Anh chị em thân mến, Thánh Phao-lô đã dạy chúng ta rằng bằng cầu nguyện của chúng ta, tự chúng ta phải cởi mở trước sự hiện diện và hành động của Thánh Thần, người mà cầu nguyện trong chúng ta với những tiếng rên xiết không tài nào diễn tả, để mang cúng ta gắn bó mật thiết với Thiên Chúa, với toàn tâm chúng ta và với mọi sự sống của chúng ta. Thần Khí của Đức Ki-tô trở thành sức mạnh cho lời nguyện cầu “yếu đuối” của chúng ta, là ánh sáng cho lời nguyện cầu “u ám” của chúng ta, ban cho chúng ta tự do nội tại chân chính, dạy chúng ta bằng sự đối mặt trước những xét xử của chúng ta, bằng sự tin tưởng tuyệt đối chúng ta không còn cô đơn, mở ra cho chúng ta tới những chân trời của nhân loại và sự sáng tạo “đó là sự rên xiết trong những đau đớn thai sinh” (Rom. 8: 22). Xin cảm ơn.
Đức Thánh Cha tiếp đoàn cuối cùng của Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ
LM Trần Đức Anh OP
08:55 18/05/2012
VATICAN. Sáng ngày 18-5-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến đoàn cuối cùng thuộc HĐGM Hoa Kỳ về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.
Nhân dịp này ngài kêu gọi Giáo Hội Công Giáo tại Mỹ đón nhận và vun trồng các gia sản văn hóa phong phú của nhiều nhóm di dân, đồng thời chống lại những mưu toan chia rẽ Giáo Hội.
Đoàn được ĐTC tiếp kiến gồm GM Công Giáo nghi lễ Đông phương gốc từ Ucraina, Rutheni, Canđê, Maronite, Melkite, v.v.. Cuộc tiếp kiến này kết thúc lịch trình kéo dài 6 tháng qua, tức là từ đầu tháng 11-2011.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nói: ”Ngày nay Giáo Hội tại Hoa Kỳ được kêu gọi đón nhận, tháp nhập và vun trồng gia sản phong phú về đức tin và văn hóa nơi nhiều nhóm di dân ở Mỹ, trong đó không những có các nghi lễ Đông phương của anh em, nhưng cả nơi đông đảo các tín hữu Hispanic, Á châu và Phi châu ngày càng gia tăng. Cần phải coi công tác mục vụ khó khăn thăng tiến sự hiệp thông giữa các nền văn hóa trong các Giáo Hội địa phương của anh em là điều có tầm quan trọng đặc biệt, khi anh em thi hành sứ vụ phục vụ sự hiệp nhất. Sự phục vụ hiệp thông này không những chỉ đòi tôn trọng sự khác biệt ngôn ngữ, thăng tiến các truyền thống lành mạnh và cung cấp các chương trình và dịch vụ xã hội, nhưng còn kêu gọi dấn thân tiếp tục rao giảng, huấn giáo và mục vụ nhắm khơi dậy nơi các tín hữu cảm thức hiệp thông sâu xa với nhau trong đức tin tông truyền và trách nhiệm của họ đối với sứ mạng của Giáo Hội tại Hoa Kỳ”.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng ”Quyết tâm cổ võ sự hiệp nhất trong cộng đoàn Công Giáo không những là điều cần thiết để đáp ứng những thách đố tích cực của công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng, nhưng còn để chống lại những thế lực làm băng hoại, chia rẽ trong nội bộ Giáo Hội. Sự chia rẽ này ngày càng trở thành một chướng ngại đối với sứ mạng của Giáo Hội tại Hoa Kỳ”.
ĐTC không quên ca ngợi cố gắng của các GM khuyến khích các tín hữu, một cách riêng rẽ hoặc trong các hội đoàn của Giáo Hội, cùng nhau tiến bước, nói chung một tiếng nói đối với những vấn đề cấp thiết của thời nay”.
Sau cùng, ĐTC đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với tấm gương trung thành và hy sinh của nhiều nữ tu ở Mỹ, và cùng với họ, ngài cầu nguyện để thời điểm phân định hiện nay mang lại hoa trái thiêng liêng dồi dào để hồi sinh và củng cố các cộng đoàn của nữ tu trong sự trung thành với Chúa Kitô và Giáo Hội, cũng như với đoàn sủng của vị sáng lập dòng”
Gần đây, Bộ giáo lý đức tin, với sự chấp thuận của ĐTC, đã yêu cầu cải tổ cơ cấu của Hội đồng lãnh đạo các nữ tu Hoa Kỳ, vì nhiều lần Hội đồng này đưa ra những lập trường không phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh và của các GM tại Hoa Kỳ (SD 18-5-2012)
Nhân dịp này ngài kêu gọi Giáo Hội Công Giáo tại Mỹ đón nhận và vun trồng các gia sản văn hóa phong phú của nhiều nhóm di dân, đồng thời chống lại những mưu toan chia rẽ Giáo Hội.
Đoàn được ĐTC tiếp kiến gồm GM Công Giáo nghi lễ Đông phương gốc từ Ucraina, Rutheni, Canđê, Maronite, Melkite, v.v.. Cuộc tiếp kiến này kết thúc lịch trình kéo dài 6 tháng qua, tức là từ đầu tháng 11-2011.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nói: ”Ngày nay Giáo Hội tại Hoa Kỳ được kêu gọi đón nhận, tháp nhập và vun trồng gia sản phong phú về đức tin và văn hóa nơi nhiều nhóm di dân ở Mỹ, trong đó không những có các nghi lễ Đông phương của anh em, nhưng cả nơi đông đảo các tín hữu Hispanic, Á châu và Phi châu ngày càng gia tăng. Cần phải coi công tác mục vụ khó khăn thăng tiến sự hiệp thông giữa các nền văn hóa trong các Giáo Hội địa phương của anh em là điều có tầm quan trọng đặc biệt, khi anh em thi hành sứ vụ phục vụ sự hiệp nhất. Sự phục vụ hiệp thông này không những chỉ đòi tôn trọng sự khác biệt ngôn ngữ, thăng tiến các truyền thống lành mạnh và cung cấp các chương trình và dịch vụ xã hội, nhưng còn kêu gọi dấn thân tiếp tục rao giảng, huấn giáo và mục vụ nhắm khơi dậy nơi các tín hữu cảm thức hiệp thông sâu xa với nhau trong đức tin tông truyền và trách nhiệm của họ đối với sứ mạng của Giáo Hội tại Hoa Kỳ”.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng ”Quyết tâm cổ võ sự hiệp nhất trong cộng đoàn Công Giáo không những là điều cần thiết để đáp ứng những thách đố tích cực của công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng, nhưng còn để chống lại những thế lực làm băng hoại, chia rẽ trong nội bộ Giáo Hội. Sự chia rẽ này ngày càng trở thành một chướng ngại đối với sứ mạng của Giáo Hội tại Hoa Kỳ”.
ĐTC không quên ca ngợi cố gắng của các GM khuyến khích các tín hữu, một cách riêng rẽ hoặc trong các hội đoàn của Giáo Hội, cùng nhau tiến bước, nói chung một tiếng nói đối với những vấn đề cấp thiết của thời nay”.
Sau cùng, ĐTC đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với tấm gương trung thành và hy sinh của nhiều nữ tu ở Mỹ, và cùng với họ, ngài cầu nguyện để thời điểm phân định hiện nay mang lại hoa trái thiêng liêng dồi dào để hồi sinh và củng cố các cộng đoàn của nữ tu trong sự trung thành với Chúa Kitô và Giáo Hội, cũng như với đoàn sủng của vị sáng lập dòng”
Gần đây, Bộ giáo lý đức tin, với sự chấp thuận của ĐTC, đã yêu cầu cải tổ cơ cấu của Hội đồng lãnh đạo các nữ tu Hoa Kỳ, vì nhiều lần Hội đồng này đưa ra những lập trường không phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh và của các GM tại Hoa Kỳ (SD 18-5-2012)
Tôi đi hành hương kính viếng Áo Thánh Chúa
Lm. Nguyễn Hữu Thy
17:48 18/05/2012
Tôi đi hành hương kính viếng Áo Thánh Chúa
Tunica Christi - Áo Thánh Chúa, chiếc áo mặc trong không có đường khâu của Chúa Giêsu, một di tích thánh quan trọng vào bậc nhất của Kitô giáo nói chung và của Giáo phận Trier (CHLB Đức) nói riêng, được trưng bày từ ngày 13.4. đến ngày 13.5.2012 cho các khách hành hương từ khắp giáo phận và khắp thế giới đến kính viếng nhân dịp kỷ niệm năm thứ 500 (1512-2012) Áo Thánh Chúa được trưng bày công khai.
Trong thời gian trưng bày này, hằng ngày và hằng giờ tại hàng trăm nhà thờ to nhỏ cũng như các nhà nguyện của các giáo xứ hay của các Tu Viện ở thành phố Trier, vốn được coi là „Roma thứ hai“, đều được liên tục cử hành Thánh Lễ cho các khách hành hương. Và lịch trình phân chia cử hành Thánh Lễ tại các nhà thờ cho các phái đoàn hành hương trong cũng như ngoài nước đã được bố trí từ cả năm trước đó.
Riêng 17 sắc dân công giáo ngoại kiều cư trú trong lãnh thổ Giáo phận Trier, trong đó có khoảng trên dưới 1000 người Công Giáo Việt Nam, được chia phiên hành hương kính viếng Áo Thánh Chúa vào lúc 13giờ30 ngày Chúa Nhật 6.5.2012. Khởi đầu là Thánh Lễ đồng tế tại nhà thờ St. Maximin dưới sự chủ tế của một vị Hồng Y đến từ Brasil, 6 Giám Mục và hơn 20 Linh Mục Tuyên Úy của các sắc dân ngoại kiều. Những bài hát và điệu nhạc du dương của các dân Đông Âu như Nga,Tiệp, Nam Tư và những nhịp trống và các giọng ca sôi động của các sắc dân Phi Châu và nhất là các Lời Nguyện Giáo Dân được trình bày bằng 17 ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau, đã thực sự làm cho tính chất và màu sắc sự hiệp nhất Kitô giáo trở nên hiện thực một cách độc đáo.
Và sau khi Thánh Lễ kết thúc vào khoảng hơn một giờ đồng hồ sau đó, toàn thể tín hữu hành hương xếp hàng thứ tự theo từng sắc dân tiến về nhà thờ chánh tòa Trier cách đó khoảng 300m, nơi Áo Thánh Chúa được trưng bày trong một lồng kính, để kính viếng và chiêm ngưỡng. Các tín hữu hành hương vừa đi vừa hát các bản thánh ca hoặc bằng tiếng Đức hoặc bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Đến cổng Porta Nigra, cổng thành vĩ đại và thời danh do hoàng đế Konstantin xây hầu như vẫn còn nguyên vẹn, thì đoàn rước dừng lại nghe bản Phúc Âm nói về Áo Thánh Chúa và sau đó lại tiếp tục tiến về nhà thờ chánh tòa. Tuy khoảng cách giữa nhà thờ St. Maximin và nhà thờ chánh tòa bình thường người ta đi bộ mất khoảng 10 phút, nhưng vì đoàn tín hữu hành hương quá đông và chỉ nhúc nhích từng bước một, nên vào ngày Chúa Nhật hôm ấy chúng tôi đã phải mất gần ba tiếng đồng hồ mới đến lượt được diễm phúc tiến gần bên tấm lồng kính trưng bày Áo Thánh Chúa. Tuy phải chen chúc và chờ đợi lâu để được tận mắt chiêm ngưỡng Tunica Christi như thế, hàng vạn khách hành hương vẫn kiên nhẫn và vui vẻ: hoặc cùng nhau hát các bài thánh ca hoặc vui cười trao đổi những câu chào hỏi hay làm quen thân thiện.
Cảm xúc dạt dào được tận mắt chiêm ngưỡng Tunica Christi:
Khi vừa bước chân vào nhà thờ chánh tòa người ta nhìn thấy hai tấm bảng lớn dựng ngay ở hai lối vào với hàng chữ bằng 3 thứ tiếng Đức, Anh và Pháp ngữ: „Stille, Bitte“; Silence, please, S.V.P.!“: Xin giữ im lặng! Nhưng trên thực tế, khi đã bước vào trong nhà thờ chánh tòa, tâm hồn mỗi tín hữu hành hường đều vô cùng xúc động và dạt dào cảm xúc khi nghĩ mình sắp sửa được diễm phúc chiêm ngắm chiếc Áo Thánh của Chúa, chiếc áo đã thấm đượm mồ hôi Chúa khi Người phải vất vả lao nhọc trong xưởng mộc để sinh nhai hay lúc lang thang trên các nẽo đường gồ ghề đầy sỏi đá để rao giảng Tin Mừng; vâng, chiếc áo đã che chở bảo vệ cho thân thể Chúa Giêsu trong bao năm trời trước các cơn nắng nóng hay mưa lạnh, v.v…, thì không ai bảo ai mọi người đều cảm thấy một bầu không khí linh thiêng đang bao trùm lấy họ và tự động im lặng hay lâm râm lần hạt, nên có lẽ sự nhắc bảo của hai tấm bảng kia không còn cần thiết nữa!
Riêng bản thân tôi, dù đã sống và làm việc ở CHLB Đức đã khá lâu rồi, nhưng đây là lần đầu tiên tôi mới được diễm phúc nhìn tận mắt chiếc Tunica Christi, chiếc Áo Thánh của Chúa. Lòng tôi vô cùng sung sướng và bồi hồi cảm động. Khi đứng bên lồng kính đựng Áo Thánh Chúa, tôi đã quan sát rất kỹ và nhìn thấy rằng, quả thực chiếc Tunica Christi hoàn toàn không có đường may, chỉ trừ chung quanh cổ áo cũng như gấu áo và hai đầu cánh tay áo mới có đường may mà thôi. Chiếc Áo Thánh của Chúa chắc chắn được dệt hay đan bằng vải thô, và có lẽ cũng vì bằng vải thô nên mới có thể tồn tại được trong hàng ngàn năm qua giữa sức ép và bao thay đổi khủng khiếp của thời tiết khắc nghiệt cũng như sự giằng co xâu xé của loài người. Tuy nhiên, một điều quá rõ ràng là các điều kiện của thời gian đã tác động không nhỏ đến chiếc áo, đã làm thay đổi và biến dạng hoàn toàn màu sắc cũng như chất vải của chiếc áo..
Vì thế, mới thoạt nhìn, người ta có cảm tưởng như chiếc áo được làm bằng vỏ cây được đập giập ra và may lại thành áo mặc. Và theo kích thước của chiếc Tunica Christi, người ta có thể phỏng đoán được chiều cao của chủ nhân chiếc áo vào khoảng từ 1,55m đến 1,60m, tùy theo cách mặc: sát, dưới đầu gối hay chạm mắt cá chân.
Khi được tận mắt nhìn ngắm và chiêm ngưỡng chiếc Áo Thánh, tôi nghĩ ngay đến chủ nhân của nó và cả người thợ đã kiên nhẫn và khéo tay đan dệt nên nó. Vâng, tôi cảm thấy Chúa Giêsu như đang mặc chiếc Tunica và đang hiện diện một cách hữu hình trước mắt tôi, và đồng thời tôi cũng nghĩ đến Mẹ Maria, Người Hiền Mẫu đã vất vả thức khuya dậy sớm ngồi trên khung cửi trong bao nhiêu ngày tháng để dệt nên được chiếc áo này cho Con Mẹ. Đầy dạt dào những liên tưởng và cảm nghĩ như thế, tôi cảm thấy lòng mình vô cùng thổn thức, xúc động và sung sướng.
Trong khi các bậc vua chúa trần gian ăn mặc lụa là gấm vóc, thì chính Đấng Cứu Thế, Thiên Chúa Làm Người và là Vua Cao Cả của toàn vũ trụ, lại hằng ngày phải khoác lên mình tấm áo quá thô sơ khó nghèo của tầng lớp lao động vô sản như vậy. Nhưng chiếc Tunica Christi không những là nhân chứng hùng hồn cho cuộc sống khó nghèo và thanh bạch của gia đình Na-da-rét năm xưa, mà chính điểm đặc thù của nó „từ trên xuống dưới không có đường khâu“ là biểu tượng quan trọng cho chính Chủ Nhân của nó: „Đức Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn là một“, cũng như của các tín hữu của Người: „Tất cả họ phải hợp nhất nên một, như chúng ta là một: Cha ở trong Con và Con ở trong Cha.“ Đó cũng là chủ đề chính mà giáo quyền Giáo phận Trier đã đề ra cho cuộc hành hương Áo Thánh Chúa năm 2012 này: „Und führe zusammen, was getrennt ist“: Và xin hợp nhất lại, những gì đang bị phân ly và chia rẽ.“
Kết quả cuộc hành hương:
Theo ban tổ chức cuộc hành hương vĩ đại này thì trong ba ngày cuối cùng của cuộc hành hương còn có trên 60.000 tín hữu từ khắp nơi tuôn về kính viếng Áo Thánh Chúa, và đã nâng tổng số khách hành hương trong suốt một tháng qua lên tới 545.000 người. Trong số khách hành hương này không những chỉ có các tín hữu Công Giáo, nhưng còn có rất đông các đoàn thể tín hữu Tin Lành và Chính Thống do các vị lãnh đạo tinh thần cao cấp của họ hướng dẫn công khai đến tham dự. So với các cuộc hành hương trước kia thì cuộc hành hương năm nay tuy thời gian chỉ giới hạn trong vòng một tháng chứ không kéo dài nhiều tháng như trước kia, mà số tín hữu đến kính viếng Áo Thánh Chúa lên cao như thế là hoàn toàn vượt sự ước định lúc đầu của ban tổ chức.
Đây là một thành quả vô cùng đáng khích lệ cho nguyện vọng và sự mong đợi tha thiết của ban tổ chức với chủ đề đã được nói trên. Trong bài giảng Thánh Lễ bế mạc cuộc hành hương vào ngày Chúa Nhật 13.5.2012, trước sự hiện diện của hàng vạn tính hữu hành hương, Đức Giám Mục Giáo Phận, Dr. Srephan Ackermann, đã phát biểu: „Chiếc Tunica Christi đã hướng đẫn tất cả khách hành hương trở về với khởi đầu đức tin của mình, trở về với nguồn cội mà chúng ta không bao giờ bỏ sót lại phía sau lưng như một lịch sử đã qua, đó là Đức Kitô! Chính nhờ nguồn cội này mà chúng ta sống và cũng từ nguồn này mà Giáo Hội luôn luôn phát triển không ngừng.“ Tiếp đến, ngài còn nói: „Sứ điệp Tin Mừng của Đức Kitô không hề là một giáo huấn xa lạ đối với nhân loại, nhưng là Lời nhằm tới chính cuộc sống của chúng ta và mở ra cho cuộc sống ấy những chân trời mới mẻ.“ Và trước đông đảo các đoàn thể tín hữu hành hương thuộc các giáo phái khác nhau từ các sắc dân và màu da khác nhau, Đức GM Ackermann khẳng định: „Với đức tin vào Đức Kitô, tôi không bao giờ lẻ loi một mình, nhưng được liên kết với một cộng đồng đông đảo các tín hữu khác.“
Vì thế, trên đường trở về nhà tôi đã thầm thì ý nguyện:
Lạy Chúa, xin dẹp tắt mọi hận thù, ghen ghét và bất khoan dung nơi mỗi chúng con. Xin Chúa liên kết và hợp nhất tất cả mọi tâm hồn lại với nhau trong một thế giới đầy yêu thương, đầy thông cảm và tha thứ lẫn cho nhau như Chúa hằng thiết tha mong muốn, hầu thế gian biết rằng chúng con thực sự là môn đệ của Chúa. Amen.
LM Nguyễn Hữu Thy
Trong thời gian trưng bày này, hằng ngày và hằng giờ tại hàng trăm nhà thờ to nhỏ cũng như các nhà nguyện của các giáo xứ hay của các Tu Viện ở thành phố Trier, vốn được coi là „Roma thứ hai“, đều được liên tục cử hành Thánh Lễ cho các khách hành hương. Và lịch trình phân chia cử hành Thánh Lễ tại các nhà thờ cho các phái đoàn hành hương trong cũng như ngoài nước đã được bố trí từ cả năm trước đó.
Riêng 17 sắc dân công giáo ngoại kiều cư trú trong lãnh thổ Giáo phận Trier, trong đó có khoảng trên dưới 1000 người Công Giáo Việt Nam, được chia phiên hành hương kính viếng Áo Thánh Chúa vào lúc 13giờ30 ngày Chúa Nhật 6.5.2012. Khởi đầu là Thánh Lễ đồng tế tại nhà thờ St. Maximin dưới sự chủ tế của một vị Hồng Y đến từ Brasil, 6 Giám Mục và hơn 20 Linh Mục Tuyên Úy của các sắc dân ngoại kiều. Những bài hát và điệu nhạc du dương của các dân Đông Âu như Nga,Tiệp, Nam Tư và những nhịp trống và các giọng ca sôi động của các sắc dân Phi Châu và nhất là các Lời Nguyện Giáo Dân được trình bày bằng 17 ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau, đã thực sự làm cho tính chất và màu sắc sự hiệp nhất Kitô giáo trở nên hiện thực một cách độc đáo.
Và sau khi Thánh Lễ kết thúc vào khoảng hơn một giờ đồng hồ sau đó, toàn thể tín hữu hành hương xếp hàng thứ tự theo từng sắc dân tiến về nhà thờ chánh tòa Trier cách đó khoảng 300m, nơi Áo Thánh Chúa được trưng bày trong một lồng kính, để kính viếng và chiêm ngưỡng. Các tín hữu hành hương vừa đi vừa hát các bản thánh ca hoặc bằng tiếng Đức hoặc bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Đến cổng Porta Nigra, cổng thành vĩ đại và thời danh do hoàng đế Konstantin xây hầu như vẫn còn nguyên vẹn, thì đoàn rước dừng lại nghe bản Phúc Âm nói về Áo Thánh Chúa và sau đó lại tiếp tục tiến về nhà thờ chánh tòa. Tuy khoảng cách giữa nhà thờ St. Maximin và nhà thờ chánh tòa bình thường người ta đi bộ mất khoảng 10 phút, nhưng vì đoàn tín hữu hành hương quá đông và chỉ nhúc nhích từng bước một, nên vào ngày Chúa Nhật hôm ấy chúng tôi đã phải mất gần ba tiếng đồng hồ mới đến lượt được diễm phúc tiến gần bên tấm lồng kính trưng bày Áo Thánh Chúa. Tuy phải chen chúc và chờ đợi lâu để được tận mắt chiêm ngưỡng Tunica Christi như thế, hàng vạn khách hành hương vẫn kiên nhẫn và vui vẻ: hoặc cùng nhau hát các bài thánh ca hoặc vui cười trao đổi những câu chào hỏi hay làm quen thân thiện.
Cảm xúc dạt dào được tận mắt chiêm ngưỡng Tunica Christi:
Riêng bản thân tôi, dù đã sống và làm việc ở CHLB Đức đã khá lâu rồi, nhưng đây là lần đầu tiên tôi mới được diễm phúc nhìn tận mắt chiếc Tunica Christi, chiếc Áo Thánh của Chúa. Lòng tôi vô cùng sung sướng và bồi hồi cảm động. Khi đứng bên lồng kính đựng Áo Thánh Chúa, tôi đã quan sát rất kỹ và nhìn thấy rằng, quả thực chiếc Tunica Christi hoàn toàn không có đường may, chỉ trừ chung quanh cổ áo cũng như gấu áo và hai đầu cánh tay áo mới có đường may mà thôi. Chiếc Áo Thánh của Chúa chắc chắn được dệt hay đan bằng vải thô, và có lẽ cũng vì bằng vải thô nên mới có thể tồn tại được trong hàng ngàn năm qua giữa sức ép và bao thay đổi khủng khiếp của thời tiết khắc nghiệt cũng như sự giằng co xâu xé của loài người. Tuy nhiên, một điều quá rõ ràng là các điều kiện của thời gian đã tác động không nhỏ đến chiếc áo, đã làm thay đổi và biến dạng hoàn toàn màu sắc cũng như chất vải của chiếc áo..
Vì thế, mới thoạt nhìn, người ta có cảm tưởng như chiếc áo được làm bằng vỏ cây được đập giập ra và may lại thành áo mặc. Và theo kích thước của chiếc Tunica Christi, người ta có thể phỏng đoán được chiều cao của chủ nhân chiếc áo vào khoảng từ 1,55m đến 1,60m, tùy theo cách mặc: sát, dưới đầu gối hay chạm mắt cá chân.
Khi được tận mắt nhìn ngắm và chiêm ngưỡng chiếc Áo Thánh, tôi nghĩ ngay đến chủ nhân của nó và cả người thợ đã kiên nhẫn và khéo tay đan dệt nên nó. Vâng, tôi cảm thấy Chúa Giêsu như đang mặc chiếc Tunica và đang hiện diện một cách hữu hình trước mắt tôi, và đồng thời tôi cũng nghĩ đến Mẹ Maria, Người Hiền Mẫu đã vất vả thức khuya dậy sớm ngồi trên khung cửi trong bao nhiêu ngày tháng để dệt nên được chiếc áo này cho Con Mẹ. Đầy dạt dào những liên tưởng và cảm nghĩ như thế, tôi cảm thấy lòng mình vô cùng thổn thức, xúc động và sung sướng.
Trong khi các bậc vua chúa trần gian ăn mặc lụa là gấm vóc, thì chính Đấng Cứu Thế, Thiên Chúa Làm Người và là Vua Cao Cả của toàn vũ trụ, lại hằng ngày phải khoác lên mình tấm áo quá thô sơ khó nghèo của tầng lớp lao động vô sản như vậy. Nhưng chiếc Tunica Christi không những là nhân chứng hùng hồn cho cuộc sống khó nghèo và thanh bạch của gia đình Na-da-rét năm xưa, mà chính điểm đặc thù của nó „từ trên xuống dưới không có đường khâu“ là biểu tượng quan trọng cho chính Chủ Nhân của nó: „Đức Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn là một“, cũng như của các tín hữu của Người: „Tất cả họ phải hợp nhất nên một, như chúng ta là một: Cha ở trong Con và Con ở trong Cha.“ Đó cũng là chủ đề chính mà giáo quyền Giáo phận Trier đã đề ra cho cuộc hành hương Áo Thánh Chúa năm 2012 này: „Und führe zusammen, was getrennt ist“: Và xin hợp nhất lại, những gì đang bị phân ly và chia rẽ.“
Kết quả cuộc hành hương:
Theo ban tổ chức cuộc hành hương vĩ đại này thì trong ba ngày cuối cùng của cuộc hành hương còn có trên 60.000 tín hữu từ khắp nơi tuôn về kính viếng Áo Thánh Chúa, và đã nâng tổng số khách hành hương trong suốt một tháng qua lên tới 545.000 người. Trong số khách hành hương này không những chỉ có các tín hữu Công Giáo, nhưng còn có rất đông các đoàn thể tín hữu Tin Lành và Chính Thống do các vị lãnh đạo tinh thần cao cấp của họ hướng dẫn công khai đến tham dự. So với các cuộc hành hương trước kia thì cuộc hành hương năm nay tuy thời gian chỉ giới hạn trong vòng một tháng chứ không kéo dài nhiều tháng như trước kia, mà số tín hữu đến kính viếng Áo Thánh Chúa lên cao như thế là hoàn toàn vượt sự ước định lúc đầu của ban tổ chức.
Đây là một thành quả vô cùng đáng khích lệ cho nguyện vọng và sự mong đợi tha thiết của ban tổ chức với chủ đề đã được nói trên. Trong bài giảng Thánh Lễ bế mạc cuộc hành hương vào ngày Chúa Nhật 13.5.2012, trước sự hiện diện của hàng vạn tính hữu hành hương, Đức Giám Mục Giáo Phận, Dr. Srephan Ackermann, đã phát biểu: „Chiếc Tunica Christi đã hướng đẫn tất cả khách hành hương trở về với khởi đầu đức tin của mình, trở về với nguồn cội mà chúng ta không bao giờ bỏ sót lại phía sau lưng như một lịch sử đã qua, đó là Đức Kitô! Chính nhờ nguồn cội này mà chúng ta sống và cũng từ nguồn này mà Giáo Hội luôn luôn phát triển không ngừng.“ Tiếp đến, ngài còn nói: „Sứ điệp Tin Mừng của Đức Kitô không hề là một giáo huấn xa lạ đối với nhân loại, nhưng là Lời nhằm tới chính cuộc sống của chúng ta và mở ra cho cuộc sống ấy những chân trời mới mẻ.“ Và trước đông đảo các đoàn thể tín hữu hành hương thuộc các giáo phái khác nhau từ các sắc dân và màu da khác nhau, Đức GM Ackermann khẳng định: „Với đức tin vào Đức Kitô, tôi không bao giờ lẻ loi một mình, nhưng được liên kết với một cộng đồng đông đảo các tín hữu khác.“
Vì thế, trên đường trở về nhà tôi đã thầm thì ý nguyện:
Lạy Chúa, xin dẹp tắt mọi hận thù, ghen ghét và bất khoan dung nơi mỗi chúng con. Xin Chúa liên kết và hợp nhất tất cả mọi tâm hồn lại với nhau trong một thế giới đầy yêu thương, đầy thông cảm và tha thứ lẫn cho nhau như Chúa hằng thiết tha mong muốn, hầu thế gian biết rằng chúng con thực sự là môn đệ của Chúa. Amen.
LM Nguyễn Hữu Thy
Có thể có ơn cứu độ nơi các tôn giáo chăng?
Lm. Gioan Phạm Quang Long
22:12 18/05/2012
Sống là đi tìm sự giải thoát. Trong dòng lịch sử, loài người đã thể hiện việc tìm kiếm đó qua các tôn giáo khác nhau. Các tôn giáo tiêu biểu cho khát vọng sâu xa đó của kiếp người. Có thể nói rằng: có bao nhiêu quan niệm về cứu rỗi, thì cũng có bấy nhiêu tôn giáo.
Vậy có thể có ơn cứu độ nơi các tôn giáo chăng?
Bài viết này sẽ trình bày những suy tư thần học về ơn cứu độ nơi các tôn giáo.
1. Ý niệm cứu độ
Cứu độ, theo nguyên ngữ Hy Lạp là sôzô, có nghĩa là được giải thoát khỏi một sự dữ có thể làm nguy hiểm đến tính mạng. Từ nghĩa thông thường đó mà người ta dùng để diễn tả kinh nghiệm tôn giáo: Thiên Chúa cứu rỗi loài người, thần minh cứu độ chúng sinh (1).
Người ta thường nghĩ cứu độ là giải thoát khỏi một thực tại tiêu cực. Tuy nhiên, sự cứu thoát này tự nó không phải là điều cốt yếu: nó chỉ là bước chuyển biến để đạt tới tình trạng viên mãn. Bởi vì, cứu độ có nghĩa là đạt tới sự viên mãn, trọn vẹn, đầy đủ, thực sự là chính mình, là hoàn thành hoá chính mình.
Nói chung, các tôn giáo quan niệm cứu độ là con người được đưa đến cùng đích của đời mình, giúp họ hoàn thành chính mình, tìm thấy thân phận của mình. Con người đang sống là một hữu thể chưa thành toàn, luôn luôn ao ước một cái gì hơn và một cái gì tốt hơn. “Theo kiểu nói của thánh Augustin, đối với một thụ tạo, Thiên Chúa là hạnh phúc, sung mãn, mục đích cuối cùng. Được thông hiệp với Ngài là được tất cả, là thiên đàng, là cứu độ. Kinh thánh dùng nhiều hình ảnh và ẩn dụ để diễn tả trạng thái được cứu độ: yến tiệc, hôn lễ, đời sống vĩnh hằng, bất tử, không còn bị huỷ hoại, ánh sáng, bình an, an toàn, toại nguyện, viên mãn, hài hoà với mọi thụ tạo, trở về nhà Cha, quê hương đích thực, hiển trị với Thiên Chúa, diện kiến Ngài, tham dự sự sống vĩnh hằng và nhiệm màu của Thiên Chúa, hiệp thông trọn vẹn với các thiên thần, anh chị em đồng loại và vũ trụ vật chất.” (2)
Để đạt được tình trạng như thế, tự sức con người không thể vươn tới được, mà phải cần sự tác động của thần linh. Theo Kitô giáo, ơn cứu độ được thực hiện trước tiên nơi con người Đức Giêsu Nazareth; nó đồng hoá với chính con người đó. Và để dự phần vào ơn cứu độ, cần phải tiến vào sự thông hiệp với Ngài. Kinh nghiệm cứu độ trực tiếp gắn liền với việc tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, là Đấng cứu độ.
2. Giáo lý cổ truyền: “Ngoài Giáo hội không có ơn cứu độ”
Trong bối cảnh tranh luận về giá trị của phép rửa trong các lạc giáo giữa thế kỷ thứ 3, thánh Syprien, giám mục thành Carthage, đã đưa ra câu châm ngôn trứ danh: “Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ”.
Thánh Augustin cũng đồng ý với Syprien. Hai vị thánh đã áp dụng thành ngữ này cho trường hợp của những người Kitô lìa bỏ Giáo hội mà theo các lạc giáo; lý do là vì họ phạm đến đức ái, nên đã mất ân sủng.
Một nhân vật khác là Fulgence, giám mục thành Ruspe, là người bảo toàn di sản của thánh Augustin, ra sức chống lại xu hướng lạc đạo. Ông đồng ý với thánh nhân cho rằng việc gia nhập Giáo hội Công giáo là điều kiện để được cứu độ. Ngoài Giáo hội có thể có phép rửa, nhưng phép rửa chỉ đem lại ơn ích bên trong Giáo hội mà thôi. Ai lãnh nhận phép rửa tội ngoài Giáo hội Công giáo là lãnh nhận một bí tích nguyên vẹn, nhưng người đó không được hưởng hiệu quả của bí tích là ơn cứu độ (3), bởi vì “Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ”.
Thành ngữ này thường bị tách rời khỏi bối cảnh lịch sử, đã chi phối truyền thống Kitô giáo cho đến thời Trung cổ và gần như đạt được tính chất tín lý. Các giáo phụ và các nhà thần học thời Trung cổ đã phổ quát hóa và đem thành ngữ ấy áp dụng vào trường hợp người Do Thái và lương dân. Trong một thế giới toàn tòng Kitô giáo, các ngài tưởng là mọi người trong thế giới đều đã nghe biết về Tin mừng, vì thế các ngài suy luận theo nghĩa đen và áp dụng chặt chẽ những lời Chúa Giêsu: “Ai tin và chịu phép rửa sẽ được ơn cứu độ; còn ai không tin sẽ bị kết án” (Mc 16,16). Không vào Giáo hội tức là đã từ chối Lời Chúa, và vì thế không thể được cứu rỗi.
Giáo thuyết này đã được huấn quyền phê chuẩn. Công đồng Latran IV (năm 1215) tuyên bố: “Chỉ có một Giáo hội toàn cầu: ở ngoài Giáo hội này, chẳng có ơn cứu độ” (Dz 802).
Năm 1302, trong tự sắc Unam sanctam, Đức Boniface VIII đã so sánh Giáo hội với tàu Noê, và khẳng định là không ai ở ngoài Giáo hội Công giáo hoặc thuộc Giáo hội Công giáo nhưng lại không vâng phục giám mục Roma mà có thể được cứu rỗi (Dz 870, 875).
Công đồng Firenze (năm 1442) trích dẫn và phê chuẩn luận đề của Fulgence de Ruspe: “Giáo hội Công giáo Rôma xác tín, tuyên xưng, và rao giảng rằng chẳng một ai trong những người ở bên ngoài Giáo hội Công giáo – không phải chỉ những người ngoại giáo mà cả những người Do thái giáo hay lạc giáo và ly giáo nữa – được tham dự vào cuộc sống vĩnh cửu, mà trái lại sẽ đi vào lửa đời đời đã dành sẵn cho cho ác quỉ và các sứ thần của nó, nếu như ít nhất trong giây phút cuối đời không gia nhập vào Giáo hội” (Dz 1351).
3. Quan niệm mới: Ơn cứu độ không biên giới
Nhờ việc khám phá ra châu Mỹ (1492), người châu Âu mới biết rằng rất nhiều dân tộc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ chưa hề nghe nói đến Đức Kitô. Phần lớn trong số họ đều thuộc về một tôn giáo khác. Vì thế, vấn đề đặt ra là quan niệm thế nào về số phận của những người ngoài Kitô giáo. Không thể giữ vững lập trường kết án và loại trừ như trước đây. Bởi vì, không ai có thể bị kết án nếu không cố ý phạm tội. Đức Piô IX viết: “Phải tin chắc rằng những người không biết đạo thật, nếu là vô tri bất khả thắng, thì không thể coi họ là có tội trước mặt Chúa vì sự vô tri đó”. (4)
Chúng ta có thể tìm hiểu xem Kinh thánh quan niệm thế nào về vấn đề này. Trong trình thuật về biến cố dâng trẻ Giêsu vào đền thánh, Tin mừng Luca viết: “Ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân; đó là ánh sáng soi chiếu mọi nước” (Lc 2,30-31).
Thánh Phaolô quả quyết: Thiên Chúa “muốn tất cả mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1 Tm 2,4). Khi nói về sự phán xét của Thiên Chúa, thánh nhân tin rằng phần thưởng được ban cho mọi người làm điều thiện sẽ giống nhau cho tất cả chứ không phân biệt gì: “Người sẽ ban vinh quang, danh dự và bình an cho tất cả những ai làm điều thiện, trước là người Do Thái, sau là người Hy Lạp, vì Thiên Chúa không thiên vị ai” (Rm 2,10-11).
Căn cứ vào ý định cứu độ phổ quát của Thiên Chúa, công đồng Vaticanô II dạy rằng: “Nếu biết thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ơn thánh, biết cố gắng chu toàn thánh ý Thiên Chúa trong hành động của mình theo sự hướng dẫn của tiếng lương tâm, thì cả những kẻ không biết đến Phúc âm của Đức Kitô và Giáo hội Người, nhưng lại không do lỗi mình, cũng có thể được cứu rỗi” (LG 16). Sự chu toàn thánh ý Thiên Chúa, được nói ở đây, có nghĩa là làm điều thiện và tránh điều ác, là gắn bó với sự thật, là hoà hợp giữa niềm tin và cuộc sống, là tuân theo lương tâm ngay thẳng.
Nơi khác, công đồng dạy: “Giáo hội Công giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo. Với lòng kính trọng chân thành, Giáo hội xét thấy những phương thức hành động và lối sống, những huấn giới và giáo thuyết kia, tuy có nhiều điểm khác với chủ trương mà Giáo hội duy trì, nhưng cũng thường đem lại ánh sáng của chân lý, chân lý chiếu soi hết mọi người” (NA 2).
Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô, trong thông điệp Redemtoris Missio, đề cập đến sự hiện diện phổ quát của Chúa Thánh Thần: “không phải chỉ ở trong những người thiện chí với tư cách cá nhân, mà còn ở trong xã hội và lịch sử, trong các dân tộc, các nền văn hóa, các tôn giáo – và tất cả điều đó luôn qui chiếu về Đức Kitô” (số 82).
Như thế, Thần Khí cũng có thể hoạt động ngoài các bí tích, và cả bên ngoài Giáo hội nữa. Và Thần Khí cũng có thể dùng những tôn giáo khác nhau làm khí cụ cứu rỗi cho tín đồ của mình trong mức độ chỉ một mình Ngài biết.
4. Vai trò của các tôn giáo trong chương trình cứu độ
Các tôn giáo có phải là những trung gian cứu độ cho các tín đồ của mình không? Các nhà thần học không nhất trí với nhau, và lập trường của họ có thể phân chia thành hai nhóm.
Nhóm thứ nhất, đại diện là Jean Daniélou và Henri de Lubac, chủ trương các tôn giáo chỉ là những hình thái biểu lộ việc con người đi tìm chính lộ. Nói cách khác, các tôn giáo không phải là dụng cụ cứu rỗi do Chúa thiết lập, mà chỉ là sản phẩm phát sinh từ tâm tình đạo giáo của con người. Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho tín đồ các tôn giáo, nhưng không qua trung gian các tôn giáo. Giá như các tôn giáo có vai trò gì trong chương trình cứu rỗi, thì vai trò đó chấm dứt khi Đức Kitô hoàn tất việc cứu rỗi.
Nhóm thứ hai, đại diện là Karl Rahner và Ramond Pannikkar, cho rằng các tôn giáo nằm trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa. Giáo lý và lễ nghi của các tôn giáo có thể ví như là những phương tiện Thiên Chúa dùng để ban ơn cứu rỗi cho các tín đồ. Các tôn giáo là những lối diễn tả có tính cách xã hội của con người với Thiên Chúa, nên có khả năng giúp tín đồ của họ tiếp nhận ân sủng. Như thế, mặc dù chúng còn chứa đựng những yếu tố bất toàn, nhưng các tôn giáo có thể có một giá trị cứu độ.
5. Kết luận
Trong chương trình của Thiên Chúa, bất cứ ai cũng có thể được cứu độ. Các tôn giáo có thể dẫn đưa con người đón nhận các phương thức cứu độ phù hợp với ý định của Thiên Chúa.
Vì thế, cần phải tránh thái độ quá khích, hay coi rẻ các tôn giáo khác. Trái lại, cần phải nhận định và đánh giá cho đúng những gì là chân thực, thánh thiện tiềm ẩn nơi các tôn giáo, cũng như phải nhận ra những dấu chỉ hoạt động của Chúa Thánh Thần, đang gieo rắc vô vàn mầm mống chân, thiện, mỹ nơi các tôn giáo.
Do đó, công cuộc truyền giáo không đồng nghĩa với việc chiêu mộ tín đồ, nhưng là nhằm làm triển nở các mầm mống đó tới mức sung mãn. Truyền giáo là làm cho các các tín đồ khác vượt qua chính mình, vượt qua các nền văn hóa và tôn giáo, để vươn lên tới Đấng Tuyệt Đối.
Lời nhận định sau đây của Benneth L. Woodward cũng đáng cho chúng ta tâm niệm: “Mẹ Teresa Calcutta, tuy là nữ tu thừa sai của Chúa Kitô, mẹ nhấn mạnh rằng Thiên Chúa muốn người Ấn giáo phải là một tín đồ Ấn giáo đạo hạnh, người Hồi giáo phải là một tín đồ Hồi giáo tốt lành, người Phật giáo phải là một phật tử hiền hòa”.
Đó phải là tinh thần của chúng ta khi sống trong một xã hội đa tôn giáo.
Chú thích
1. Xem Điển ngữ Thần học Thánh kinh, mục từ cứu rỗi trang 399.
2. P. Nguyễn Thái Hợp, OP, Đường vào thần học về các tôn giáo, Dấn thân – Houston 2004, trang 106.
3. Tham khảo Peter Neuner, Giáo hội học qua các tác giả, trang 124-125
4. Piô IX, diễn từ Singulari Quadam ngày 9-12-1854.
Vậy có thể có ơn cứu độ nơi các tôn giáo chăng?
1. Ý niệm cứu độ
Cứu độ, theo nguyên ngữ Hy Lạp là sôzô, có nghĩa là được giải thoát khỏi một sự dữ có thể làm nguy hiểm đến tính mạng. Từ nghĩa thông thường đó mà người ta dùng để diễn tả kinh nghiệm tôn giáo: Thiên Chúa cứu rỗi loài người, thần minh cứu độ chúng sinh (1).
Người ta thường nghĩ cứu độ là giải thoát khỏi một thực tại tiêu cực. Tuy nhiên, sự cứu thoát này tự nó không phải là điều cốt yếu: nó chỉ là bước chuyển biến để đạt tới tình trạng viên mãn. Bởi vì, cứu độ có nghĩa là đạt tới sự viên mãn, trọn vẹn, đầy đủ, thực sự là chính mình, là hoàn thành hoá chính mình.
Nói chung, các tôn giáo quan niệm cứu độ là con người được đưa đến cùng đích của đời mình, giúp họ hoàn thành chính mình, tìm thấy thân phận của mình. Con người đang sống là một hữu thể chưa thành toàn, luôn luôn ao ước một cái gì hơn và một cái gì tốt hơn. “Theo kiểu nói của thánh Augustin, đối với một thụ tạo, Thiên Chúa là hạnh phúc, sung mãn, mục đích cuối cùng. Được thông hiệp với Ngài là được tất cả, là thiên đàng, là cứu độ. Kinh thánh dùng nhiều hình ảnh và ẩn dụ để diễn tả trạng thái được cứu độ: yến tiệc, hôn lễ, đời sống vĩnh hằng, bất tử, không còn bị huỷ hoại, ánh sáng, bình an, an toàn, toại nguyện, viên mãn, hài hoà với mọi thụ tạo, trở về nhà Cha, quê hương đích thực, hiển trị với Thiên Chúa, diện kiến Ngài, tham dự sự sống vĩnh hằng và nhiệm màu của Thiên Chúa, hiệp thông trọn vẹn với các thiên thần, anh chị em đồng loại và vũ trụ vật chất.” (2)
Để đạt được tình trạng như thế, tự sức con người không thể vươn tới được, mà phải cần sự tác động của thần linh. Theo Kitô giáo, ơn cứu độ được thực hiện trước tiên nơi con người Đức Giêsu Nazareth; nó đồng hoá với chính con người đó. Và để dự phần vào ơn cứu độ, cần phải tiến vào sự thông hiệp với Ngài. Kinh nghiệm cứu độ trực tiếp gắn liền với việc tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, là Đấng cứu độ.
2. Giáo lý cổ truyền: “Ngoài Giáo hội không có ơn cứu độ”
Trong bối cảnh tranh luận về giá trị của phép rửa trong các lạc giáo giữa thế kỷ thứ 3, thánh Syprien, giám mục thành Carthage, đã đưa ra câu châm ngôn trứ danh: “Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ”.
Thánh Augustin cũng đồng ý với Syprien. Hai vị thánh đã áp dụng thành ngữ này cho trường hợp của những người Kitô lìa bỏ Giáo hội mà theo các lạc giáo; lý do là vì họ phạm đến đức ái, nên đã mất ân sủng.
Một nhân vật khác là Fulgence, giám mục thành Ruspe, là người bảo toàn di sản của thánh Augustin, ra sức chống lại xu hướng lạc đạo. Ông đồng ý với thánh nhân cho rằng việc gia nhập Giáo hội Công giáo là điều kiện để được cứu độ. Ngoài Giáo hội có thể có phép rửa, nhưng phép rửa chỉ đem lại ơn ích bên trong Giáo hội mà thôi. Ai lãnh nhận phép rửa tội ngoài Giáo hội Công giáo là lãnh nhận một bí tích nguyên vẹn, nhưng người đó không được hưởng hiệu quả của bí tích là ơn cứu độ (3), bởi vì “Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ”.
Thành ngữ này thường bị tách rời khỏi bối cảnh lịch sử, đã chi phối truyền thống Kitô giáo cho đến thời Trung cổ và gần như đạt được tính chất tín lý. Các giáo phụ và các nhà thần học thời Trung cổ đã phổ quát hóa và đem thành ngữ ấy áp dụng vào trường hợp người Do Thái và lương dân. Trong một thế giới toàn tòng Kitô giáo, các ngài tưởng là mọi người trong thế giới đều đã nghe biết về Tin mừng, vì thế các ngài suy luận theo nghĩa đen và áp dụng chặt chẽ những lời Chúa Giêsu: “Ai tin và chịu phép rửa sẽ được ơn cứu độ; còn ai không tin sẽ bị kết án” (Mc 16,16). Không vào Giáo hội tức là đã từ chối Lời Chúa, và vì thế không thể được cứu rỗi.
Giáo thuyết này đã được huấn quyền phê chuẩn. Công đồng Latran IV (năm 1215) tuyên bố: “Chỉ có một Giáo hội toàn cầu: ở ngoài Giáo hội này, chẳng có ơn cứu độ” (Dz 802).
Năm 1302, trong tự sắc Unam sanctam, Đức Boniface VIII đã so sánh Giáo hội với tàu Noê, và khẳng định là không ai ở ngoài Giáo hội Công giáo hoặc thuộc Giáo hội Công giáo nhưng lại không vâng phục giám mục Roma mà có thể được cứu rỗi (Dz 870, 875).
Công đồng Firenze (năm 1442) trích dẫn và phê chuẩn luận đề của Fulgence de Ruspe: “Giáo hội Công giáo Rôma xác tín, tuyên xưng, và rao giảng rằng chẳng một ai trong những người ở bên ngoài Giáo hội Công giáo – không phải chỉ những người ngoại giáo mà cả những người Do thái giáo hay lạc giáo và ly giáo nữa – được tham dự vào cuộc sống vĩnh cửu, mà trái lại sẽ đi vào lửa đời đời đã dành sẵn cho cho ác quỉ và các sứ thần của nó, nếu như ít nhất trong giây phút cuối đời không gia nhập vào Giáo hội” (Dz 1351).
3. Quan niệm mới: Ơn cứu độ không biên giới
Nhờ việc khám phá ra châu Mỹ (1492), người châu Âu mới biết rằng rất nhiều dân tộc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ chưa hề nghe nói đến Đức Kitô. Phần lớn trong số họ đều thuộc về một tôn giáo khác. Vì thế, vấn đề đặt ra là quan niệm thế nào về số phận của những người ngoài Kitô giáo. Không thể giữ vững lập trường kết án và loại trừ như trước đây. Bởi vì, không ai có thể bị kết án nếu không cố ý phạm tội. Đức Piô IX viết: “Phải tin chắc rằng những người không biết đạo thật, nếu là vô tri bất khả thắng, thì không thể coi họ là có tội trước mặt Chúa vì sự vô tri đó”. (4)
Chúng ta có thể tìm hiểu xem Kinh thánh quan niệm thế nào về vấn đề này. Trong trình thuật về biến cố dâng trẻ Giêsu vào đền thánh, Tin mừng Luca viết: “Ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân; đó là ánh sáng soi chiếu mọi nước” (Lc 2,30-31).
Thánh Phaolô quả quyết: Thiên Chúa “muốn tất cả mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1 Tm 2,4). Khi nói về sự phán xét của Thiên Chúa, thánh nhân tin rằng phần thưởng được ban cho mọi người làm điều thiện sẽ giống nhau cho tất cả chứ không phân biệt gì: “Người sẽ ban vinh quang, danh dự và bình an cho tất cả những ai làm điều thiện, trước là người Do Thái, sau là người Hy Lạp, vì Thiên Chúa không thiên vị ai” (Rm 2,10-11).
Căn cứ vào ý định cứu độ phổ quát của Thiên Chúa, công đồng Vaticanô II dạy rằng: “Nếu biết thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ơn thánh, biết cố gắng chu toàn thánh ý Thiên Chúa trong hành động của mình theo sự hướng dẫn của tiếng lương tâm, thì cả những kẻ không biết đến Phúc âm của Đức Kitô và Giáo hội Người, nhưng lại không do lỗi mình, cũng có thể được cứu rỗi” (LG 16). Sự chu toàn thánh ý Thiên Chúa, được nói ở đây, có nghĩa là làm điều thiện và tránh điều ác, là gắn bó với sự thật, là hoà hợp giữa niềm tin và cuộc sống, là tuân theo lương tâm ngay thẳng.
Nơi khác, công đồng dạy: “Giáo hội Công giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo. Với lòng kính trọng chân thành, Giáo hội xét thấy những phương thức hành động và lối sống, những huấn giới và giáo thuyết kia, tuy có nhiều điểm khác với chủ trương mà Giáo hội duy trì, nhưng cũng thường đem lại ánh sáng của chân lý, chân lý chiếu soi hết mọi người” (NA 2).
Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô, trong thông điệp Redemtoris Missio, đề cập đến sự hiện diện phổ quát của Chúa Thánh Thần: “không phải chỉ ở trong những người thiện chí với tư cách cá nhân, mà còn ở trong xã hội và lịch sử, trong các dân tộc, các nền văn hóa, các tôn giáo – và tất cả điều đó luôn qui chiếu về Đức Kitô” (số 82).
Như thế, Thần Khí cũng có thể hoạt động ngoài các bí tích, và cả bên ngoài Giáo hội nữa. Và Thần Khí cũng có thể dùng những tôn giáo khác nhau làm khí cụ cứu rỗi cho tín đồ của mình trong mức độ chỉ một mình Ngài biết.
4. Vai trò của các tôn giáo trong chương trình cứu độ
Các tôn giáo có phải là những trung gian cứu độ cho các tín đồ của mình không? Các nhà thần học không nhất trí với nhau, và lập trường của họ có thể phân chia thành hai nhóm.
Nhóm thứ nhất, đại diện là Jean Daniélou và Henri de Lubac, chủ trương các tôn giáo chỉ là những hình thái biểu lộ việc con người đi tìm chính lộ. Nói cách khác, các tôn giáo không phải là dụng cụ cứu rỗi do Chúa thiết lập, mà chỉ là sản phẩm phát sinh từ tâm tình đạo giáo của con người. Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho tín đồ các tôn giáo, nhưng không qua trung gian các tôn giáo. Giá như các tôn giáo có vai trò gì trong chương trình cứu rỗi, thì vai trò đó chấm dứt khi Đức Kitô hoàn tất việc cứu rỗi.
Nhóm thứ hai, đại diện là Karl Rahner và Ramond Pannikkar, cho rằng các tôn giáo nằm trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa. Giáo lý và lễ nghi của các tôn giáo có thể ví như là những phương tiện Thiên Chúa dùng để ban ơn cứu rỗi cho các tín đồ. Các tôn giáo là những lối diễn tả có tính cách xã hội của con người với Thiên Chúa, nên có khả năng giúp tín đồ của họ tiếp nhận ân sủng. Như thế, mặc dù chúng còn chứa đựng những yếu tố bất toàn, nhưng các tôn giáo có thể có một giá trị cứu độ.
5. Kết luận
Trong chương trình của Thiên Chúa, bất cứ ai cũng có thể được cứu độ. Các tôn giáo có thể dẫn đưa con người đón nhận các phương thức cứu độ phù hợp với ý định của Thiên Chúa.
Vì thế, cần phải tránh thái độ quá khích, hay coi rẻ các tôn giáo khác. Trái lại, cần phải nhận định và đánh giá cho đúng những gì là chân thực, thánh thiện tiềm ẩn nơi các tôn giáo, cũng như phải nhận ra những dấu chỉ hoạt động của Chúa Thánh Thần, đang gieo rắc vô vàn mầm mống chân, thiện, mỹ nơi các tôn giáo.
Do đó, công cuộc truyền giáo không đồng nghĩa với việc chiêu mộ tín đồ, nhưng là nhằm làm triển nở các mầm mống đó tới mức sung mãn. Truyền giáo là làm cho các các tín đồ khác vượt qua chính mình, vượt qua các nền văn hóa và tôn giáo, để vươn lên tới Đấng Tuyệt Đối.
Lời nhận định sau đây của Benneth L. Woodward cũng đáng cho chúng ta tâm niệm: “Mẹ Teresa Calcutta, tuy là nữ tu thừa sai của Chúa Kitô, mẹ nhấn mạnh rằng Thiên Chúa muốn người Ấn giáo phải là một tín đồ Ấn giáo đạo hạnh, người Hồi giáo phải là một tín đồ Hồi giáo tốt lành, người Phật giáo phải là một phật tử hiền hòa”.
Đó phải là tinh thần của chúng ta khi sống trong một xã hội đa tôn giáo.
Chú thích
1. Xem Điển ngữ Thần học Thánh kinh, mục từ cứu rỗi trang 399.
2. P. Nguyễn Thái Hợp, OP, Đường vào thần học về các tôn giáo, Dấn thân – Houston 2004, trang 106.
3. Tham khảo Peter Neuner, Giáo hội học qua các tác giả, trang 124-125
4. Piô IX, diễn từ Singulari Quadam ngày 9-12-1854.
Top Stories
Pope Benedict XVI Backs U.S. Bishops' Commitment To Immigration Reform
Latino Voices
08:49 18/05/2012
VATICAN CITY -- Pope Benedict XVI has praised the "great generosity" of American Catholics in welcoming new immigrants and backed the commitment of bishops in the United States to immigration reform.
Benedict on Friday held the last of a series of periodic meetings with American bishops over the past few months, saying the church must embrace "the rich patrimony of faith" from newly arrived Hispanic, Asian and African Catholics.
He acknowledged that immigration reform -- a hot button issue in the election campaign -- is a complex civil and political issue.
In his earlier meetings with the visiting U.S. bishops, Benedict has touched on other controversial issues that have featured in the presidential campaign, including condemning the gay marriage lobby and stressing the need for the Catholic Church to be free to pursue its religious teaching.
Benedict on Friday held the last of a series of periodic meetings with American bishops over the past few months, saying the church must embrace "the rich patrimony of faith" from newly arrived Hispanic, Asian and African Catholics.
He acknowledged that immigration reform -- a hot button issue in the election campaign -- is a complex civil and political issue.
In his earlier meetings with the visiting U.S. bishops, Benedict has touched on other controversial issues that have featured in the presidential campaign, including condemning the gay marriage lobby and stressing the need for the Catholic Church to be free to pursue its religious teaching.
Eternal City gives its own message to March for Life
Elizabeth Lev
08:51 18/05/2012
Multinational Group of 15,000 Gathered in Defense of Unborn
ROME, MAY 17, 2012 (Zenit.org).- The monumental ruins of the Colosseum loomed large over those gathering last Sunday for the second annual March for Life in Italy. But those darkened vestiges of an empire that reveled in death were brightened by the banners, balloons and songs of the marchers.
The Rome March for Life seemed like a triumphal parade of olden times, as it started down the Via dei Fori Imperiali, a road opened by Mussolini to review his military troops. The turnout was a victory in itself. The first March for Life in Italy, held in Desenzano near Lago di Garda on May 28, 2011, had drawn 600 people and only about 5,000 were expected last Saturday. Instead, an estimated 15,000 filled the road, much to the amazement of the tourists who were trying to get their photos of the Colosseum.
The route started along the Imperial Fora, built in the wake of military victories; the ruins of the temples to Mars the Avenger, Venus Genetrix and Emperor Trajan stood in impotent silence as families, religious sisters, clerics and many, many young people prayed, cheered and sang in the streets.
The Italians were out in force; lay organizations, religious orders, several of the Pontifical Universities in Rome stood side by side with the Catholic associations of pharmacists and doctors. Representatives of Parliamentarians for Life as well as senators also took to the streets. Roman Mayor Gianni Alemanno walked at the head of the march wearing the tricolored sash of his office over his Sunday morning stroll clothes. The march enjoyed the official patronage of the City of Rome and the mayor put 200 city buses at the disposal of those coming from outside the Eternal City.
Mayor Alemanno was immediately taken to task by his political opponents, who described the initiative as a demonstration of “extremists, racists and homophobes.” Unfortunately the limited and sterile vocabulary of the pro-abortion party seems to be unable to expand even in the rich Italian language. And, as usual, their data is wrong. The March for Life in the United States is the largest peaceful demonstration in the United States. In ancient Rome, a gathering of a quarter of a million people would come to brawl while watching the deadly chariot races in the Circus Maximus, but in the March for Life, the same number come together in prayer and celebration of life.
The ranks were swelled by many other nationalities. Cardinal Raymond Burke was joyously greeted not only by many young American university students but also by the Italians who were proud to claim him as one of their own. More than 200 people from Poland came down for the march, carrying flags bearing the beloved image of Blessed John Paul II in memory of his tireless efforts in defense of the unborn. Romanians, French, Spanish, Germans, Belgians, Hungarian, citizens of the Czech Republic and many others formed a European union of life, and there was even a young Nigerian who spoke on behalf of the first bioethical institute in his country and the fight for life in Africa.
The massive parade turned at Piazza Venezia, leaving behind the ruins of the pagan city for the vibrant beauty of Christian Rome. Walking along the route of the great saints of the Catholic Restoration, the cortege passed by the Gesu, once home to St. Ignatius, the Chiesa Nuova, built for St. Philip Neri, and St. Andrea della Valle home to St. Gaetano Thiene, founder of the Theatines and the saint of Providence -- all reminders that the Church has faced hard battles in the past.
But the march had its own saint to honor. One of the speakers was Gianna Emanuela Mola, daughter of St. Gianna Beretta Molla, an Italian pediatrician who refused an abortion after the discovery of a tumor on her uterus when she was pregnant with Gianna Emanuela. She gave birth to her daughter and died seven days later. Blessed John Paul II canonized her in 2004.
Italian abortion law is more stringent than that of the United States. Most Italians have never heard of a partial birth abortion, and upon learning of the practice, recoil in disbelief. Abortion was legalized in Italy on May 28, 1978, for the first trimester. Second trimester abortion is permitted only when the life of the woman would be at risk if the pregnancy is carried to term or the fetus carries genetic or other serious malformations that would put the mother at risk of serious psychological or physical consequences.
Abortions are performed for free in national hospitals as part of the state health plan, but also require a week waiting period between the medical authorization and the actual abortion.
While the Italians rejected a proposal to repeal the law in 1981, a far larger proportion (88%) refused an amendment aimed at removing restrictions.
Partially for this reason, the issue of abortion is not as strongly felt as in the United States, but also because the abortion industry/lobby of Planned Parenthood has only a small foothold here, operating under the name of l'Unione Italiana dei Centri di Educazione Matrimoniale e Prematrimoniale.
Energies didn’t flag, and spirits never sank during the two-mile walk through Rome’s beautiful streets to the Castel Sant’Angelo. Again, the city itself provided the perfect backdrop for the march. Crossing the bridge of angels, each holding an instrument of Christ’s passion, the giant Mausoleum of Hadrian seemed to await on the other side of the river, but a statue of the archangel Michael perched gently atop the tomb promised hope.
Placed there in memory of the great plague of 590, which claimed hundreds of lives until the prayers and petitions of the Roman people were answered by the vision of the archangel, it seemed that the angel, after 1.2 billion abortions since 1980, was a vision of peace for the unborn.
The Via della Conciliazione, or Road of Reconciliation, was the final stretch of the march for those who chose to attend a Mass celebrated by Cardinal Angelo Comastri, archpriest of the basilica. This wonderful morning closed with disciples of many nations gathered around the tomb of St Peter, the Prince of the Apostles who died to bring Christ’s message of love and life to a cynical empire.
The 2012 March for Life was the best Mother’s Day gift imaginable.
* * *
Elizabeth Lev teaches Christian art and architecture at Duquesne University’s Italian campus and University of St. Thomas’ Catholic Studies program. She is author of The Tigress of Forlì: Renaissance Italy's Most Courageous and Notorious Countess, Caterina Riario Sforza de' Medici.
ROME, MAY 17, 2012 (Zenit.org).- The monumental ruins of the Colosseum loomed large over those gathering last Sunday for the second annual March for Life in Italy. But those darkened vestiges of an empire that reveled in death were brightened by the banners, balloons and songs of the marchers.
The Rome March for Life seemed like a triumphal parade of olden times, as it started down the Via dei Fori Imperiali, a road opened by Mussolini to review his military troops. The turnout was a victory in itself. The first March for Life in Italy, held in Desenzano near Lago di Garda on May 28, 2011, had drawn 600 people and only about 5,000 were expected last Saturday. Instead, an estimated 15,000 filled the road, much to the amazement of the tourists who were trying to get their photos of the Colosseum.
The route started along the Imperial Fora, built in the wake of military victories; the ruins of the temples to Mars the Avenger, Venus Genetrix and Emperor Trajan stood in impotent silence as families, religious sisters, clerics and many, many young people prayed, cheered and sang in the streets.
The Italians were out in force; lay organizations, religious orders, several of the Pontifical Universities in Rome stood side by side with the Catholic associations of pharmacists and doctors. Representatives of Parliamentarians for Life as well as senators also took to the streets. Roman Mayor Gianni Alemanno walked at the head of the march wearing the tricolored sash of his office over his Sunday morning stroll clothes. The march enjoyed the official patronage of the City of Rome and the mayor put 200 city buses at the disposal of those coming from outside the Eternal City.
Mayor Alemanno was immediately taken to task by his political opponents, who described the initiative as a demonstration of “extremists, racists and homophobes.” Unfortunately the limited and sterile vocabulary of the pro-abortion party seems to be unable to expand even in the rich Italian language. And, as usual, their data is wrong. The March for Life in the United States is the largest peaceful demonstration in the United States. In ancient Rome, a gathering of a quarter of a million people would come to brawl while watching the deadly chariot races in the Circus Maximus, but in the March for Life, the same number come together in prayer and celebration of life.
The ranks were swelled by many other nationalities. Cardinal Raymond Burke was joyously greeted not only by many young American university students but also by the Italians who were proud to claim him as one of their own. More than 200 people from Poland came down for the march, carrying flags bearing the beloved image of Blessed John Paul II in memory of his tireless efforts in defense of the unborn. Romanians, French, Spanish, Germans, Belgians, Hungarian, citizens of the Czech Republic and many others formed a European union of life, and there was even a young Nigerian who spoke on behalf of the first bioethical institute in his country and the fight for life in Africa.
The massive parade turned at Piazza Venezia, leaving behind the ruins of the pagan city for the vibrant beauty of Christian Rome. Walking along the route of the great saints of the Catholic Restoration, the cortege passed by the Gesu, once home to St. Ignatius, the Chiesa Nuova, built for St. Philip Neri, and St. Andrea della Valle home to St. Gaetano Thiene, founder of the Theatines and the saint of Providence -- all reminders that the Church has faced hard battles in the past.
But the march had its own saint to honor. One of the speakers was Gianna Emanuela Mola, daughter of St. Gianna Beretta Molla, an Italian pediatrician who refused an abortion after the discovery of a tumor on her uterus when she was pregnant with Gianna Emanuela. She gave birth to her daughter and died seven days later. Blessed John Paul II canonized her in 2004.
Italian abortion law is more stringent than that of the United States. Most Italians have never heard of a partial birth abortion, and upon learning of the practice, recoil in disbelief. Abortion was legalized in Italy on May 28, 1978, for the first trimester. Second trimester abortion is permitted only when the life of the woman would be at risk if the pregnancy is carried to term or the fetus carries genetic or other serious malformations that would put the mother at risk of serious psychological or physical consequences.
Abortions are performed for free in national hospitals as part of the state health plan, but also require a week waiting period between the medical authorization and the actual abortion.
While the Italians rejected a proposal to repeal the law in 1981, a far larger proportion (88%) refused an amendment aimed at removing restrictions.
Partially for this reason, the issue of abortion is not as strongly felt as in the United States, but also because the abortion industry/lobby of Planned Parenthood has only a small foothold here, operating under the name of l'Unione Italiana dei Centri di Educazione Matrimoniale e Prematrimoniale.
Energies didn’t flag, and spirits never sank during the two-mile walk through Rome’s beautiful streets to the Castel Sant’Angelo. Again, the city itself provided the perfect backdrop for the march. Crossing the bridge of angels, each holding an instrument of Christ’s passion, the giant Mausoleum of Hadrian seemed to await on the other side of the river, but a statue of the archangel Michael perched gently atop the tomb promised hope.
Placed there in memory of the great plague of 590, which claimed hundreds of lives until the prayers and petitions of the Roman people were answered by the vision of the archangel, it seemed that the angel, after 1.2 billion abortions since 1980, was a vision of peace for the unborn.
The Via della Conciliazione, or Road of Reconciliation, was the final stretch of the march for those who chose to attend a Mass celebrated by Cardinal Angelo Comastri, archpriest of the basilica. This wonderful morning closed with disciples of many nations gathered around the tomb of St Peter, the Prince of the Apostles who died to bring Christ’s message of love and life to a cynical empire.
The 2012 March for Life was the best Mother’s Day gift imaginable.
* * *
Elizabeth Lev teaches Christian art and architecture at Duquesne University’s Italian campus and University of St. Thomas’ Catholic Studies program. She is author of The Tigress of Forlì: Renaissance Italy's Most Courageous and Notorious Countess, Caterina Riario Sforza de' Medici.
2012: Ireland carves a prayer for healing in stone
Vatican Radio
12:30 18/05/2012
It has been called ‘The Healing Stone’ and it will remain as a permanent reminder of the human toll of the abuse of children, a lasting memorial to the bravery and heroism of victims, a constant prayer for reconciliation within the Church in Ireland, carved in stone.
Fr Kevin Doran, Secretary General of IEC2012, told Emer McCarthy that “stone speaks of permanence. To say something is ‘carved in stone’ is to say that it is here to stay rather than just a passing thought. The stone represents the firm determination to work for healing and renewal.
Stone is highly symbolic in Irish culture. Megalithic monuments such as passage tombs, forts, dolmens, standing stones and stone circles are an integral part of Ireland’s landscape and testimony to past cultures, how they lived and how they worshipped. The first missionaries to Ireland understood this and used the medium to teach the Irish about Christ and his Gospel message, giving birth to the iconic Stone, or Celtic Crosses, tall monumental sculptures that narrate Christ’s life, death and resurrection and which can still be seen today. Moreover, when religious ceremonies were outlawed during Penal times (17th Century), Irish Catholics used stones from church ruins, with a simple cross carved on their top, to mark the rural locations for the clandestine celebration of the Eucharist. These became known as Mass rocks.
But, Fr. Doran adds, stone also has a deep significance in our Christian tradition: “The stone which covered the tomb of Jesus, symbolises both the end of His earthly existence and the fact of His Resurrection. We are conscious of the fact that, for many who have experienced abuse, either themselves or to a member of their family, the pain of abuse can sometimes be like a stone weighing heavily on them. It is a stone that, in some way or other needs to be rolled back so that they can be set free.”
The text of the prayer, which we be recited at the Opening ceremony by all participants, reads:
“Lord we are so sorry,
for what some of us did to your children,treated them so cruelly,
especially in their hour of need.We have left them with a life-long suffering,
this was not Your plan for them or us.Please help us to help them,
guide us, oh Lord. Amen”.
Work on the Healing Stone project began in early 2012. Following consultation with various people, including abuse survivors, it was agreed that the stone would be an appropriate symbol for the Congress.
Fr Doran concludes: “It is planned that after the Congress, the Stone will be given a more permanent home on an accessible site, where people can pause and pray, and so that there will be a permanent public reminder of our need never to take safeguarding for granted.”
Katholikentag meets in Germany
Vatican Radio
12:30 18/05/2012
The German Church is holding its bi-annual meeting, more commonly known as 'Katholikentag', in Mannheim, with over 30 thousand participants and guests assembled to discuss, worship, celebrate and share the current state of the Church in Pope Benedict XVI’s homeland. Before listening to a report from Jesuit Father Bernd Hagenkord who heads Vatican Radio’s German Programme and who’s currently in Mannheim, Veronica Scarisbrick shines the spotlight for a moment on this organisation as well as take a look at Pope Benedict’s recent words to the members of this organisation.
As we know from the 22-25 September 2011 Pope Benedict visited Germany. The choice of cities on this second visit back to the homeland included the nation’s capital Berlin ( this was his first official visit to the nation) , Erfurt the land of Luther and finally Freiburg, the city whose inhabitants decided in 1520 not to take part in the Reformation, proving their independence from outside influence. The city was not named Freiburg meaning “free borough” for nothing.
It was here in what is Catholic territory in the South West tip of Germany, ruled for centuries by the Catholic Habsburgs that he dedicated time to this lay organization which in Germany wields a lot of influence. Even Catholic members of Parliament adhere to it.
The Katholikentag then as it’s popularly referred to is an organisation called 'Zentralkomitee derr Deutschen Katholiken' , or 'Central Committee of German Catholics ' led by its President Mr Alois Gluck. A lay apostolate founded in 1952 which grew out of an earlier 19th century movement. One which seamlessly combines independence with loyalty to the Church, and commitment within the Church with social and political action.
While in Germany the Holy Father addressed representatives of this lay apostolate , speaking to them of new evangelization. On this occasion among the other issues he touched on was that of how high standards of living do not exclude poverty in human relations and poverty in the religious sphere.
But on Thursday Benedict XVI also addressed the current Katholikentag gathering in Mannheim. Picking up on new evangelization he began by quoting the motto of this meeting : “ Daring to begin afresh'. A renewal which stems from God, the Pope said must always follow a personal path which leads to God . We are called to grow in faith as well as live accordingly in our daily lives. But we are not alone or isolated from others. We believe together and within the community of the Church. The path to God begins for all faithful both within and with the Church .
This 98th Katholikentag, Benedict XVI went on to say is in a sense the first step towards the Year of Faith called to coincide with the 50th anniversary of the opening session of the Second Vatican Council .
Having touched there briefly on Pope Benedict’s words, we now bring you Jesuit Father Bernd Hagenkord’s report :
"The book containing all the events of this „Katholikentag“ is nearly 600 pages long, all 1.200 events show the breadth and length of the catholic Church in Germany. There are lectures and discussions, there are presentations and new initiatives, and as during every „Katholikentag“ the city is strewn with white tents, every one of them containing an initiative, parish, diocese, association, or other catholic organization. Ecumenism, mission, parish organization, moral theology, music, social responsibility: There seems to be no topic not represented here. The whole four day meeting is framed by liturgies and prayer-services.
A particular focus this year is local Church. For lack of money, of priests many parishes have had to be merged with other parishes, creating administrative units rather than living communities. So the focus is on how to make this work and how to bring to life this changing structure with new initiatives or ideas.
This meeting of Catholics shows the signs of the times. Alois Gluck, president of the German Catholics lay council which organizes the „Katholikentag“, comments during a press conference on the character of the event. It shows the signs of the times to the church as well as the contribution the Church can make to the society. The event wants to inspire all those coming here.
This seems to be a rather necessary thing, since the Church perceives itself as being in crisis. After the sex-abuse scandals and the loss of significant numbers of Catholics, many perceive the church as being stale or numb, without answers to today’s crisis or challenges. Therefore the title of the meeting is „Aufbruch“ - meaning departure as well as new start. The Church - hierarchy as well as laity - want to find a way out of what Alois Gluck called the inner blockade in many questions. The price to pay is to give up a lot of much-loved customs or structures. However, this is necessary to move the Church forward. How to do this: to discuss that is what this Katholikentag is for.
As we know from the 22-25 September 2011 Pope Benedict visited Germany. The choice of cities on this second visit back to the homeland included the nation’s capital Berlin ( this was his first official visit to the nation) , Erfurt the land of Luther and finally Freiburg, the city whose inhabitants decided in 1520 not to take part in the Reformation, proving their independence from outside influence. The city was not named Freiburg meaning “free borough” for nothing.
It was here in what is Catholic territory in the South West tip of Germany, ruled for centuries by the Catholic Habsburgs that he dedicated time to this lay organization which in Germany wields a lot of influence. Even Catholic members of Parliament adhere to it.
The Katholikentag then as it’s popularly referred to is an organisation called 'Zentralkomitee derr Deutschen Katholiken' , or 'Central Committee of German Catholics ' led by its President Mr Alois Gluck. A lay apostolate founded in 1952 which grew out of an earlier 19th century movement. One which seamlessly combines independence with loyalty to the Church, and commitment within the Church with social and political action.
While in Germany the Holy Father addressed representatives of this lay apostolate , speaking to them of new evangelization. On this occasion among the other issues he touched on was that of how high standards of living do not exclude poverty in human relations and poverty in the religious sphere.
But on Thursday Benedict XVI also addressed the current Katholikentag gathering in Mannheim. Picking up on new evangelization he began by quoting the motto of this meeting : “ Daring to begin afresh'. A renewal which stems from God, the Pope said must always follow a personal path which leads to God . We are called to grow in faith as well as live accordingly in our daily lives. But we are not alone or isolated from others. We believe together and within the community of the Church. The path to God begins for all faithful both within and with the Church .
This 98th Katholikentag, Benedict XVI went on to say is in a sense the first step towards the Year of Faith called to coincide with the 50th anniversary of the opening session of the Second Vatican Council .
Having touched there briefly on Pope Benedict’s words, we now bring you Jesuit Father Bernd Hagenkord’s report :
"The book containing all the events of this „Katholikentag“ is nearly 600 pages long, all 1.200 events show the breadth and length of the catholic Church in Germany. There are lectures and discussions, there are presentations and new initiatives, and as during every „Katholikentag“ the city is strewn with white tents, every one of them containing an initiative, parish, diocese, association, or other catholic organization. Ecumenism, mission, parish organization, moral theology, music, social responsibility: There seems to be no topic not represented here. The whole four day meeting is framed by liturgies and prayer-services.
A particular focus this year is local Church. For lack of money, of priests many parishes have had to be merged with other parishes, creating administrative units rather than living communities. So the focus is on how to make this work and how to bring to life this changing structure with new initiatives or ideas.
This meeting of Catholics shows the signs of the times. Alois Gluck, president of the German Catholics lay council which organizes the „Katholikentag“, comments during a press conference on the character of the event. It shows the signs of the times to the church as well as the contribution the Church can make to the society. The event wants to inspire all those coming here.
This seems to be a rather necessary thing, since the Church perceives itself as being in crisis. After the sex-abuse scandals and the loss of significant numbers of Catholics, many perceive the church as being stale or numb, without answers to today’s crisis or challenges. Therefore the title of the meeting is „Aufbruch“ - meaning departure as well as new start. The Church - hierarchy as well as laity - want to find a way out of what Alois Gluck called the inner blockade in many questions. The price to pay is to give up a lot of much-loved customs or structures. However, this is necessary to move the Church forward. How to do this: to discuss that is what this Katholikentag is for.
World Communications Day: “Silence and Word''
Vatican Radio
12:32 18/05/2012
"Silence and Word: path of evangelization" - that's the theme chosen by Pope Benedict XVI for the Church’s 46th World Day for Communications, celebrated each year on the Sunday before Pentecost - on Sunday May 20th this year.
The Pope traditionally releases his message for the occasion on January 24, the feast day of St. Francis de Sales, the patron saint of writers.But does this year's message represent a contradiction in terms?
Fr. Jean-Pierre Ruiz thinks not. He is a biblical scholar and Theology professor at St. John's University in New York, and he’s an expert in new media. He says the Pope’s choice of “silence and word” as a theme for evangelization and communication is “strangely eloquent…because we live in a world where words in a certain sense have become a cheapened commodity and where people say very often much less than they actually mean.”
Fr. Ruiz reminds us that “the Church has been about communicating not only by words, for a very long time – in fact, from the beginning.”
He explains “the Church’s liturgy for example is not just reading, it’s not just text, it’s not merely just what we say – it’s also the attitude of our bodies, it’s also sound without words in terms of instrumental liturgical music.”
“It involves the use of all of our senses: our sense of smell in terms of incense and the flowers used to decorate the sanctuary for the Eucharistic liturgy. So I think if we were to reduce communications to just mere words, I think we would be impoverished.”
In this program by Tracey McClure, we report on what Pope Benedict says in his Message for World Communications Day
The Pope traditionally releases his message for the occasion on January 24, the feast day of St. Francis de Sales, the patron saint of writers.But does this year's message represent a contradiction in terms?
Fr. Jean-Pierre Ruiz thinks not. He is a biblical scholar and Theology professor at St. John's University in New York, and he’s an expert in new media. He says the Pope’s choice of “silence and word” as a theme for evangelization and communication is “strangely eloquent…because we live in a world where words in a certain sense have become a cheapened commodity and where people say very often much less than they actually mean.”
Fr. Ruiz reminds us that “the Church has been about communicating not only by words, for a very long time – in fact, from the beginning.”
He explains “the Church’s liturgy for example is not just reading, it’s not just text, it’s not merely just what we say – it’s also the attitude of our bodies, it’s also sound without words in terms of instrumental liturgical music.”
“It involves the use of all of our senses: our sense of smell in terms of incense and the flowers used to decorate the sanctuary for the Eucharistic liturgy. So I think if we were to reduce communications to just mere words, I think we would be impoverished.”
In this program by Tracey McClure, we report on what Pope Benedict says in his Message for World Communications Day
Pope: Eastern Churches embody ''spiritual richness''
+ Pope Benedict XVI
12:33 18/05/2012
Pope Benedict XVI met with the final group of bishops from the United States coming to Rome on their ad limina visits. The 15 bishops were from the various Eastern Churches present in the United States.
In his remarks, the Pope pointed out the Eastern Churches, “embody in a unique way the ethnic, cultural and spiritual richness of the American Catholic community, past and present.”
He added that historically “the Church in America has struggled to recognize and incorporate this diversity, and has succeeded, not without difficulty, in forging a communion in Christ and in the apostolic faith which mirrors the catholicity which is an indefectible mark of the Church.”
Pope Benedict also said “the Church in America is called to embrace, incorporate and cultivate the rich patrimony of faith and culture present in America’s many immigrant groups, including not only those of your own rites, but also the swelling numbers of Hispanic, Asian and African Catholics.”
Below is the full text of Pope Benedict XVI’s full remarks:
Dear Brother Bishops,
I greet all of you with fraternal affection in the Lord. Our meeting today concludes the series of quinquennial visits of the Bishops of the United States of America ad limina Apostolorum. As you know, over these past six months I have wished to reflect with you and your Brother Bishops on a number of pressing spiritual and cultural challenges facing the Church in your country as it takes up the task of the new evangelization.
I am particularly pleased that this, our final meeting, takes place in the presence of the Bishops of the various Eastern Churches present in the United States, since you and your faithful embody in a unique way the ethnic, cultural and spiritual richness of the American Catholic community, past and present. Historically, the Church in America has struggled to recognize and incorporate this diversity, and has succeeded, not without difficulty, in forging a communion in Christ and in the apostolic faith which mirrors the catholicity which is an indefectible mark of the Church. In this communion, which finds its source and model in the mystery of the Triune God (cf. Lumen Gentium, 4), unity and diversity are constantly reconciled and enhanced, as a sign and sacrament of the ultimate vocation and destiny of the entire human family. Throughout our meetings, you and your Brother Bishops have spoken insistently of the importance of preserving, fostering and advancing this gift of Catholic unity as an essential condition for the fulfilment of the Church’s mission in your country. In this concluding talk, I would like simply to touch on two specific points which have recurred in our discussions and which, with you, I consider crucial for the exercise of your ministry of guiding Christ’s flock forward amid the difficulties and opportunities of the present moment.
I would begin by praising your unremitting efforts, in the best traditions of the Church in America, to respond to the ongoing phenomenon of immigration in your country. The Catholic community in the United States continues, with great generosity, to welcome waves of new immigrants, to provide them with pastoral care and charitable assistance, and to support ways of regularizing their situation, especially with regard to the unification of families. A particular sign of this is the long-standing commitment of the American Bishops to immigration reform. This is clearly a difficult and complex issue from the civil and political, as well as the social and economic, but above all from the human point of view. It is thus of profound concern to the Church, since it involves ensuring the just treatment and the defence of the human dignity of immigrants. In our day too, the Church in America is called to embrace, incorporate and cultivate the rich patrimony of faith and culture present in America’s many immigrant groups, including not only those of your own rites, but also the swelling numbers of Hispanic, Asian and African Catholics. The demanding pastoral task of fostering a communion of cultures within your local Churches must be considered of particular importance in the exercise of your ministry at the service of unity (cf. Directory for the Pastoral Ministry of Bishops, 63). This diaconia of communion entails more than simply respecting linguistic diversity, promoting sound traditions, and providing much-needed social programs and services. It also calls for a commitment to ongoing preaching, catechesis and pastoral activity aimed at inspiring in all the faithful a deeper sense of their communion in the apostolic faith and their responsibility for the Church’s mission in the United States. Nor can the significance of this challenge be underestimated: the immense promise and the vibrant energies of a new generation of Catholics are waiting to be tapped for the renewal of the Church’s life and the rebuilding of the fabric of American society.
This commitment to fostering Catholic unity is necessary not only for meeting the positive challenges of the new evangelization but also countering the forces of disgregation within the Church which increasingly represent a grave obstacle to her mission in the United States. I appreciate the efforts being made to encourage the faithful, individually and in the variety of ecclesial associations, to move forward together, speaking with one voice in addressing the urgent problems of the present moment. Here I would repeat the heartfelt plea that I made to America’s Catholics during my Pastoral Visit: “We can only move forward if we turn our gaze together to Christ” and thus embrace “that true spiritual renewal desired by the Council, a renewal which can only strengthen the Church in that holiness and unity indispensable for the effective proclamation of the Gospel in today’s world” (Homily in Saint Patrick’s Cathedral, New York, 19 April 2008).
In our conversations, many of you have spoken of your concern to build ever stronger relationships of friendship, cooperation and trust with your priests. At the present time, too, I urge you to remain particularly close to the men and women in your local Churches who are committed to following Christ ever more perfectly by generously embracing the evangelical counsels. I wish to reaffirm my deep gratitude for the example of fidelity and self-sacrifice given by many consecrated women in your country, and to join them in praying that this moment of discernment will bear abundant spiritual fruit for the revitalization and strengthening of their communities in fidelity to Christ and the Church, as well as to their founding charisms. The urgent need in our own time for credible and attractive witnesses to the redemptive and transformative power of the Gospel makes it essential to recapture a sense of the sublime dignity and beauty of the consecrated life, to pray for religious vocations and to promote them actively, while strengthening existing channels for communication and cooperation, especially through the work of the Vicar or Delegate for Religious in each Diocese. Dear Brother Bishops, it is my hope that the Year of Faith which will open on 12 October this year, the fiftieth anniversary of the convening of the Second Vatican Council, will awaken a desire on the part of the entire Catholic community in America to reappropriate with joy and gratitude the priceless treasure of our faith. With the progressive weakening of traditional Christian values, and the threat of a season in which our fidelity to the Gospel may cost us dearly, the truth of Christ needs not only to be understood, articulated and defended, but to be proposed joyfully and confidently as the key to authentic human fulfilment and to the welfare of society as a whole.
Now, at the conclusion of these meetings, I willingly join all of you in thanking Almighty God for the signs of new vitality and hope with which he has blessed the Church in the United States of America. At the same time I ask him to confirm you and your Brother Bishops in your delicate mission of guiding the Catholic community in your country in the ways of unity, truth and charity as it faces the challenges of the future. In the words of the ancient prayer, let us ask the Lord to direct our hearts and those of our people, that the flock may never fail in obedience to its shepherds, nor the shepherds in the care of the flock (cf. Sacramentarium Veronense, Missa de natale Episcoporum). With great affection I commend you, and the clergy, religious and lay faithful entrusted to your pastoral care, to the loving intercession of Mary Immaculate, Patroness of the United States, and I cordially impart my Apostolic Blessing as a pledge of joy and peace in the Lord.
In his remarks, the Pope pointed out the Eastern Churches, “embody in a unique way the ethnic, cultural and spiritual richness of the American Catholic community, past and present.”
He added that historically “the Church in America has struggled to recognize and incorporate this diversity, and has succeeded, not without difficulty, in forging a communion in Christ and in the apostolic faith which mirrors the catholicity which is an indefectible mark of the Church.”
Pope Benedict also said “the Church in America is called to embrace, incorporate and cultivate the rich patrimony of faith and culture present in America’s many immigrant groups, including not only those of your own rites, but also the swelling numbers of Hispanic, Asian and African Catholics.”
Below is the full text of Pope Benedict XVI’s full remarks:
Dear Brother Bishops,
I greet all of you with fraternal affection in the Lord. Our meeting today concludes the series of quinquennial visits of the Bishops of the United States of America ad limina Apostolorum. As you know, over these past six months I have wished to reflect with you and your Brother Bishops on a number of pressing spiritual and cultural challenges facing the Church in your country as it takes up the task of the new evangelization.
I am particularly pleased that this, our final meeting, takes place in the presence of the Bishops of the various Eastern Churches present in the United States, since you and your faithful embody in a unique way the ethnic, cultural and spiritual richness of the American Catholic community, past and present. Historically, the Church in America has struggled to recognize and incorporate this diversity, and has succeeded, not without difficulty, in forging a communion in Christ and in the apostolic faith which mirrors the catholicity which is an indefectible mark of the Church. In this communion, which finds its source and model in the mystery of the Triune God (cf. Lumen Gentium, 4), unity and diversity are constantly reconciled and enhanced, as a sign and sacrament of the ultimate vocation and destiny of the entire human family. Throughout our meetings, you and your Brother Bishops have spoken insistently of the importance of preserving, fostering and advancing this gift of Catholic unity as an essential condition for the fulfilment of the Church’s mission in your country. In this concluding talk, I would like simply to touch on two specific points which have recurred in our discussions and which, with you, I consider crucial for the exercise of your ministry of guiding Christ’s flock forward amid the difficulties and opportunities of the present moment.
I would begin by praising your unremitting efforts, in the best traditions of the Church in America, to respond to the ongoing phenomenon of immigration in your country. The Catholic community in the United States continues, with great generosity, to welcome waves of new immigrants, to provide them with pastoral care and charitable assistance, and to support ways of regularizing their situation, especially with regard to the unification of families. A particular sign of this is the long-standing commitment of the American Bishops to immigration reform. This is clearly a difficult and complex issue from the civil and political, as well as the social and economic, but above all from the human point of view. It is thus of profound concern to the Church, since it involves ensuring the just treatment and the defence of the human dignity of immigrants. In our day too, the Church in America is called to embrace, incorporate and cultivate the rich patrimony of faith and culture present in America’s many immigrant groups, including not only those of your own rites, but also the swelling numbers of Hispanic, Asian and African Catholics. The demanding pastoral task of fostering a communion of cultures within your local Churches must be considered of particular importance in the exercise of your ministry at the service of unity (cf. Directory for the Pastoral Ministry of Bishops, 63). This diaconia of communion entails more than simply respecting linguistic diversity, promoting sound traditions, and providing much-needed social programs and services. It also calls for a commitment to ongoing preaching, catechesis and pastoral activity aimed at inspiring in all the faithful a deeper sense of their communion in the apostolic faith and their responsibility for the Church’s mission in the United States. Nor can the significance of this challenge be underestimated: the immense promise and the vibrant energies of a new generation of Catholics are waiting to be tapped for the renewal of the Church’s life and the rebuilding of the fabric of American society.
This commitment to fostering Catholic unity is necessary not only for meeting the positive challenges of the new evangelization but also countering the forces of disgregation within the Church which increasingly represent a grave obstacle to her mission in the United States. I appreciate the efforts being made to encourage the faithful, individually and in the variety of ecclesial associations, to move forward together, speaking with one voice in addressing the urgent problems of the present moment. Here I would repeat the heartfelt plea that I made to America’s Catholics during my Pastoral Visit: “We can only move forward if we turn our gaze together to Christ” and thus embrace “that true spiritual renewal desired by the Council, a renewal which can only strengthen the Church in that holiness and unity indispensable for the effective proclamation of the Gospel in today’s world” (Homily in Saint Patrick’s Cathedral, New York, 19 April 2008).
In our conversations, many of you have spoken of your concern to build ever stronger relationships of friendship, cooperation and trust with your priests. At the present time, too, I urge you to remain particularly close to the men and women in your local Churches who are committed to following Christ ever more perfectly by generously embracing the evangelical counsels. I wish to reaffirm my deep gratitude for the example of fidelity and self-sacrifice given by many consecrated women in your country, and to join them in praying that this moment of discernment will bear abundant spiritual fruit for the revitalization and strengthening of their communities in fidelity to Christ and the Church, as well as to their founding charisms. The urgent need in our own time for credible and attractive witnesses to the redemptive and transformative power of the Gospel makes it essential to recapture a sense of the sublime dignity and beauty of the consecrated life, to pray for religious vocations and to promote them actively, while strengthening existing channels for communication and cooperation, especially through the work of the Vicar or Delegate for Religious in each Diocese. Dear Brother Bishops, it is my hope that the Year of Faith which will open on 12 October this year, the fiftieth anniversary of the convening of the Second Vatican Council, will awaken a desire on the part of the entire Catholic community in America to reappropriate with joy and gratitude the priceless treasure of our faith. With the progressive weakening of traditional Christian values, and the threat of a season in which our fidelity to the Gospel may cost us dearly, the truth of Christ needs not only to be understood, articulated and defended, but to be proposed joyfully and confidently as the key to authentic human fulfilment and to the welfare of society as a whole.
Now, at the conclusion of these meetings, I willingly join all of you in thanking Almighty God for the signs of new vitality and hope with which he has blessed the Church in the United States of America. At the same time I ask him to confirm you and your Brother Bishops in your delicate mission of guiding the Catholic community in your country in the ways of unity, truth and charity as it faces the challenges of the future. In the words of the ancient prayer, let us ask the Lord to direct our hearts and those of our people, that the flock may never fail in obedience to its shepherds, nor the shepherds in the care of the flock (cf. Sacramentarium Veronense, Missa de natale Episcoporum). With great affection I commend you, and the clergy, religious and lay faithful entrusted to your pastoral care, to the loving intercession of Mary Immaculate, Patroness of the United States, and I cordially impart my Apostolic Blessing as a pledge of joy and peace in the Lord.
Pope praises American nuns for their "fidelity and self-sacrifice" and the U.S. bishops for welcoming immigrants
Alessandro Speciale
15:44 18/05/2012
VATICAN CITY -- Pope Benedict XVI on Friday (May 18) expressed his "deep gratitude" to American nuns for their "fidelity and self-sacrifice," and he praised the U.S. bishops for their efforts to welcome immigrants.
The pontiff's comments on the sisters come just a month after the Vatican crackdown on the Leadership Conference of Women Religious, an umbrella group that represents most American nuns. The group was accused of not speaking out strongly enough against gay marriage, abortion and women's ordination.
Addressing a group of bishops from the United States who were in Rome for a regularly scheduled visit, Benedict said he hoped that the current phase of "discernment" would bear "abundant spiritual fruit" and revitalize women religious communities "in fidelity to Christ and the Church."
The pope called on the nuns to rediscover the "sublime dignity and beauty of the consecrated life" and stressed the need to strengthen communication between women religious and local church authorities.
In his speech to the bishops, Benedict also praised the church's "great generosity" towards immigrants in the United States.
He said the bishops' commitment to immigration reform was a "particular sign" of their efforts on behalf of immigrants, but conceded that it was a "difficult and complex issue" from the social, political and economical, as well as the human, point of view.
Concluding his address, Benedict seemed to echo the bishops' alarm over President Obama's policies, including the fight over the contraception mandate, saying that the American church faced the "threat of a season in which our fidelity to the Gospel may cost us dearly."
The pontiff's comments on the sisters come just a month after the Vatican crackdown on the Leadership Conference of Women Religious, an umbrella group that represents most American nuns. The group was accused of not speaking out strongly enough against gay marriage, abortion and women's ordination.
Addressing a group of bishops from the United States who were in Rome for a regularly scheduled visit, Benedict said he hoped that the current phase of "discernment" would bear "abundant spiritual fruit" and revitalize women religious communities "in fidelity to Christ and the Church."
The pope called on the nuns to rediscover the "sublime dignity and beauty of the consecrated life" and stressed the need to strengthen communication between women religious and local church authorities.
In his speech to the bishops, Benedict also praised the church's "great generosity" towards immigrants in the United States.
He said the bishops' commitment to immigration reform was a "particular sign" of their efforts on behalf of immigrants, but conceded that it was a "difficult and complex issue" from the social, political and economical, as well as the human, point of view.
Concluding his address, Benedict seemed to echo the bishops' alarm over President Obama's policies, including the fight over the contraception mandate, saying that the American church faced the "threat of a season in which our fidelity to the Gospel may cost us dearly."
Papal Address to US Bishops: ''The truth of Christ needs to be understood, articulated and defended''
+Pope Benedict XVI
15:46 18/05/2012
VATICAN CITY, MAY 18, 2012 - Here is a text of the address Benedict XVI gave today to U.S. bishop of Regions 14 and 15, in Rome for their ad limina visit.
Dear Brother Bishops,
I greet all of you with fraternal affection in the Lord. Our meeting today concludes the series of quinquennial visits of the Bishops of the United States of America ad limina Apostolorum. As you know, over these past six months I have wished to reflect with you and your Brother Bishops on a number of pressing spiritual and cultural challenges facing the Church in your country as it takes up the task of the new evangelization.
I am particularly pleased that this, our final meeting, takes place in the presence of the Bishops of the various Eastern Churches present in the United States, since you and your faithful embody in a unique way the ethnic, cultural and spiritual richness of the American Catholic community, past and present. Historically, the Church in America has struggled to recognize and incorporate this diversity, and has succeeded, not without difficulty, in forging a communion in Christ and in the apostolic faith which mirrors the catholicity which is an indefectible mark of the Church. In this communion, which finds its source and model in the mystery of the Triune God (cf.Lumen Gentium, 4), unity and diversity are constantly reconciled and enhanced, as a sign and sacrament of the ultimate vocation and destiny of the entire human family.
Throughout our meetings, you and your Brother Bishops have spoken insistently of the importance of preserving, fostering and advancing this gift of Catholic unity as an essential condition for the fulfillment of the Church’s mission in your country. In this concluding talk, I would like simply to touch on two specific points which have recurred in our discussions and which, with you, I consider crucial for the exercise of your ministry of guiding Christ’s flock forward amid the difficulties and opportunities of the present moment.
I would begin by praising your unremitting efforts, in the best traditions of the Church in America, to respond to the ongoing phenomenon of immigration in your country. The Catholic community in the United States continues, with great generosity, to welcome waves of new immigrants, to provide them with pastoral care and charitable assistance, and to support ways of regularizing their situation, especially with regard to the unification of families. A particular sign of this is the long-standing commitment of the American Bishops to immigration reform. This is clearly a difficult and complex issue from the civil and political, as well as the social and economic, but above all from the human point of view. It is thus of profound concern to the Church, since it involves ensuring the just treatment and the defense of the human dignity of immigrants.
In our day too, the Church in America is called to embrace, incorporate and cultivate the rich patrimony of faith and culture present in America’s many immigrant groups, including not only those of your own rites, but also the swelling numbers of Hispanic, Asian and African Catholics. The demanding pastoral task of fostering a communion of cultures within your local Churches must be considered of particular importance in the exercise of your ministry at the service of unity (cf. Directory for the Pastoral Ministry of Bishops, 63). This diaconia of communion entails more than simply respecting linguistic diversity, promoting sound traditions, and providing much-needed social programs and services. It also calls for a commitment to ongoing preaching, catechesis and pastoral activity aimed at inspiring in all the faithful a deeper sense of their communion in the apostolic faith and their responsibility for the Church’s mission in the United States. Nor can the significance of this challenge be underestimated: the immense promise and the vibrant energies of a new generation of Catholics are waiting to be tapped for the renewal of the Church’s life and the rebuilding of the fabric of American society.
This commitment to fostering Catholic unity is necessary not only for meeting the positive challenges of the new evangelization but also countering the forces of disgregation within the Church which increasingly represent a grave obstacle to her mission in the United States. I appreciate the efforts being made to encourage the faithful, individually and in the variety of ecclesial associations, to move forward together, speaking with one voice in addressing the urgent problems of the present moment. Here I would repeat the heartfelt plea that I made to America’s Catholics during my Pastoral Visit: "We can only move forward if we turn our gaze together to Christ" and thus embrace "that true spiritual renewal desired by the Council, a renewal which can only strengthen the Church in that holiness and unity indispensable for the effective proclamation of the Gospel in today’s world" (Homily in Saint Patrick’s Cathedral, New York, 19 April 2008).
In our conversations, many of you have spoken of your concern to build ever stronger relationships of friendship, cooperation and trust with your priests. At the present time, too, I urge you to remain particularly close to the men and women in your local Churches who are committed to following Christ ever more perfectly by generously embracing the evangelical counsels. I wish to reaffirm my deep gratitude for the example of fidelity and self-sacrifice given by many consecrated women in your country, and to join them in praying that this moment of discernment will bear abundant spiritual fruit for the revitalization and strengthening of their communities in fidelity to Christ and the Church, as well as to their founding charisms. The urgent need in our own time for credible and attractive witnesses to the redemptive and transformative power of the Gospel makes it essential to recapture a sense of the sublime dignity and beauty of the consecrated life, to pray for religious vocations and to promote them actively, while strengthening existing channels for communication and cooperation, especially through the work of the Vicar or Delegate for Religious in each Diocese.
Dear Brother Bishops, it is my hope that the Year of Faith which will open on 12 October this year, the fiftieth anniversary of the convening of the Second Vatican Council, will awaken a desire on the part of the entire Catholic community in America to reappropriate with joy and gratitude the priceless treasure of our faith. With the progressive weakening of traditional Christian values, and the threat of a season in which our fidelity to the Gospel may cost us dearly, the truth of Christ needs not only to be understood, articulated and defended, but to be proposed joyfully and confidently as the key to authentic human fulfillment and to the welfare of society as a whole.
Now, at the conclusion of these meetings, I willingly join all of you in thanking Almighty God for the signs of new vitality and hope with which he has blessed the Church in the United States of America. At the same time I ask him to confirm you and your Brother Bishops in your delicate mission of guiding the Catholic community in your country in the ways of unity, truth and charity as it faces the challenges of the future. In the words of the ancient prayer, let us ask the Lord to direct our hearts and those of our people, that the flock may never fail in obedience to its shepherds, nor the shepherds in the care of the flock (cf. Sacramentarium Veronense, Missa de natale Episcoporum). With great affection I commend you, and the clergy, religious and lay faithful entrusted to your pastoral care, to the loving intercession of Mary Immaculate, Patroness of the United States, and I cordially impart my Apostolic Blessing as a pledge of joy and peace in the Lord.
© Copyright 2012 - Libreria Editrice Vaticana
Dear Brother Bishops,
I greet all of you with fraternal affection in the Lord. Our meeting today concludes the series of quinquennial visits of the Bishops of the United States of America ad limina Apostolorum. As you know, over these past six months I have wished to reflect with you and your Brother Bishops on a number of pressing spiritual and cultural challenges facing the Church in your country as it takes up the task of the new evangelization.
I am particularly pleased that this, our final meeting, takes place in the presence of the Bishops of the various Eastern Churches present in the United States, since you and your faithful embody in a unique way the ethnic, cultural and spiritual richness of the American Catholic community, past and present. Historically, the Church in America has struggled to recognize and incorporate this diversity, and has succeeded, not without difficulty, in forging a communion in Christ and in the apostolic faith which mirrors the catholicity which is an indefectible mark of the Church. In this communion, which finds its source and model in the mystery of the Triune God (cf.Lumen Gentium, 4), unity and diversity are constantly reconciled and enhanced, as a sign and sacrament of the ultimate vocation and destiny of the entire human family.
Throughout our meetings, you and your Brother Bishops have spoken insistently of the importance of preserving, fostering and advancing this gift of Catholic unity as an essential condition for the fulfillment of the Church’s mission in your country. In this concluding talk, I would like simply to touch on two specific points which have recurred in our discussions and which, with you, I consider crucial for the exercise of your ministry of guiding Christ’s flock forward amid the difficulties and opportunities of the present moment.
I would begin by praising your unremitting efforts, in the best traditions of the Church in America, to respond to the ongoing phenomenon of immigration in your country. The Catholic community in the United States continues, with great generosity, to welcome waves of new immigrants, to provide them with pastoral care and charitable assistance, and to support ways of regularizing their situation, especially with regard to the unification of families. A particular sign of this is the long-standing commitment of the American Bishops to immigration reform. This is clearly a difficult and complex issue from the civil and political, as well as the social and economic, but above all from the human point of view. It is thus of profound concern to the Church, since it involves ensuring the just treatment and the defense of the human dignity of immigrants.
In our day too, the Church in America is called to embrace, incorporate and cultivate the rich patrimony of faith and culture present in America’s many immigrant groups, including not only those of your own rites, but also the swelling numbers of Hispanic, Asian and African Catholics. The demanding pastoral task of fostering a communion of cultures within your local Churches must be considered of particular importance in the exercise of your ministry at the service of unity (cf. Directory for the Pastoral Ministry of Bishops, 63). This diaconia of communion entails more than simply respecting linguistic diversity, promoting sound traditions, and providing much-needed social programs and services. It also calls for a commitment to ongoing preaching, catechesis and pastoral activity aimed at inspiring in all the faithful a deeper sense of their communion in the apostolic faith and their responsibility for the Church’s mission in the United States. Nor can the significance of this challenge be underestimated: the immense promise and the vibrant energies of a new generation of Catholics are waiting to be tapped for the renewal of the Church’s life and the rebuilding of the fabric of American society.
This commitment to fostering Catholic unity is necessary not only for meeting the positive challenges of the new evangelization but also countering the forces of disgregation within the Church which increasingly represent a grave obstacle to her mission in the United States. I appreciate the efforts being made to encourage the faithful, individually and in the variety of ecclesial associations, to move forward together, speaking with one voice in addressing the urgent problems of the present moment. Here I would repeat the heartfelt plea that I made to America’s Catholics during my Pastoral Visit: "We can only move forward if we turn our gaze together to Christ" and thus embrace "that true spiritual renewal desired by the Council, a renewal which can only strengthen the Church in that holiness and unity indispensable for the effective proclamation of the Gospel in today’s world" (Homily in Saint Patrick’s Cathedral, New York, 19 April 2008).
In our conversations, many of you have spoken of your concern to build ever stronger relationships of friendship, cooperation and trust with your priests. At the present time, too, I urge you to remain particularly close to the men and women in your local Churches who are committed to following Christ ever more perfectly by generously embracing the evangelical counsels. I wish to reaffirm my deep gratitude for the example of fidelity and self-sacrifice given by many consecrated women in your country, and to join them in praying that this moment of discernment will bear abundant spiritual fruit for the revitalization and strengthening of their communities in fidelity to Christ and the Church, as well as to their founding charisms. The urgent need in our own time for credible and attractive witnesses to the redemptive and transformative power of the Gospel makes it essential to recapture a sense of the sublime dignity and beauty of the consecrated life, to pray for religious vocations and to promote them actively, while strengthening existing channels for communication and cooperation, especially through the work of the Vicar or Delegate for Religious in each Diocese.
Dear Brother Bishops, it is my hope that the Year of Faith which will open on 12 October this year, the fiftieth anniversary of the convening of the Second Vatican Council, will awaken a desire on the part of the entire Catholic community in America to reappropriate with joy and gratitude the priceless treasure of our faith. With the progressive weakening of traditional Christian values, and the threat of a season in which our fidelity to the Gospel may cost us dearly, the truth of Christ needs not only to be understood, articulated and defended, but to be proposed joyfully and confidently as the key to authentic human fulfillment and to the welfare of society as a whole.
Now, at the conclusion of these meetings, I willingly join all of you in thanking Almighty God for the signs of new vitality and hope with which he has blessed the Church in the United States of America. At the same time I ask him to confirm you and your Brother Bishops in your delicate mission of guiding the Catholic community in your country in the ways of unity, truth and charity as it faces the challenges of the future. In the words of the ancient prayer, let us ask the Lord to direct our hearts and those of our people, that the flock may never fail in obedience to its shepherds, nor the shepherds in the care of the flock (cf. Sacramentarium Veronense, Missa de natale Episcoporum). With great affection I commend you, and the clergy, religious and lay faithful entrusted to your pastoral care, to the loving intercession of Mary Immaculate, Patroness of the United States, and I cordially impart my Apostolic Blessing as a pledge of joy and peace in the Lord.
© Copyright 2012 - Libreria Editrice Vaticana
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hai ngày thân hữu Giáo Xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
08:59 18/05/2012
Paris, Thứ bảy và chủ nhật, 12&13.05.2012, Giáo xứ Công giáo Việt nam đã tổ chức hai ngày hội chợ, thân hữu.
1. Ngày Kermesse Thân Hữu là một trong 14 ngày LỄ HỘI lớn hằng năm của Giáo xứ
Bảy lễ hội tôn giáo thiêng liêng : Các Thánh Tử Đạo Việt nam, Giáng sinh, Thánh gia, Lễ Lá, Phục Sinh, Hành Hương Lộ Đức.
Bốn lễ hội nặng tính chất văn hóa : Tết Trung Thu, Giao Thừa, Ngày Văn hóa và Diễn nguyện Thánh ca.
Ba lễ hội thiên rõ rệt về khía cạnh xã hội, bác ái : Tiệc Xuân Giáo xứ, Tiệc Liên đới Nghề nghiệp và Hai ngày Thân hữu.
1. Tháng 9&10 : tết trung thu
2. Tháng 11 : Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chung cho các Cộng Đoàn vùng Paris.
3. Tháng 12 : Lễ Giáng Sinh (20g00)
4. Tháng 12&01 : Lễ Thánh Gia - Mừng kỷ niệm Hôn phối và Thượng thọ
5. Tháng 02 : Thánh Lễ Giao Thừa (20g00)
6. Tháng 02 : Tiệc Xuân Giáo Xứ
7. Tháng 03 : Lễ thánh Giuse bổn mạngThánh Giuse,
8. Tháng 04 : Chúa Nhật Lễ Lá Thánh lễ chung các Cộng đoàn vùng Paris
9. Tháng 04 : Lễ Phục Sinh. Ngày Gia Nhập Giáo Hội của các Tân Tòng.
10. Tháng 04 : Ngày văn hóa
11. Tháng 05 : Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp kỳ X.
12. Tháng 05 : Hai Ngày Thân Hữu Giáo Xứ.
13. Tháng 05 & 06 : Ngày Diễn nguyện Thánh ca
14. Tháng 07 & 08 Đại hội hành hương lộ đức, quốc gia Pháp, Âu châu hay thế giới
2. HAI NGÀY KERMESSE đầu tiên vào những năm đầu 70 nhằm tạo dịp gặp gỡ pháp việt và cộng tác gây quỹ giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Việt Nam
HAI NGÀY KERMESSE là tên đã được dùng trong những lần tổ chức đầu tiên, dưới thời cha Nguyễn Quang Toán, để gây quỹ gửi về giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Việt nam.
Hai ngày Kermesse đầu tiên 03-04/06/1972 : Trong Dự Án Mục Vụ Giáo xứ năm 1972, Cha Giám Đốc Nguyễn Quang Toán đã nêu lên và ấn định ngày thực hiện những sinh hoạt xã hội cụ thể sau đây : « Để đáp ứng nhu cầu giúp đỡ nạn nhân chiến tranh và nạn nhân bão lụt, đặc biệt ở miền Trung, cần phát động chiến dịch ‘Ngày Cho Việt Nam’ (Journées pour le Vietnam). Chiến dịch đầu tiên được phát động vào Chúa nhật 18.04.1972. Tổ chức hai tối Văn Nghệ, 27 và 28.05.1972. Xin phép lạc quyên trước cửa nhà thờ các Giáo Xứ Pháp. Tổ chức Hai Ngày Kermesse có văn nghệ giúp vui vào cuối tuần 03-04.06.1972. Xin sự giúp đỡ về tài chánh từ các tổ chức Bác Ái, như Eglise en Détresse, Secours Catholique, Caritas Internationale… »
Hai ngày Kermesse 03-04/05/1975 : Trong bản báo cáo mục vụ niên khóa 1974-1975, có bản bá cáo riêng về những hoạt động xã hội như sau : Đáp lại lời kêu gọi của Hội ĐồngGiám Mục Việt Nam phổ biến ngày 12.02.1975 giúp đỡ nạn nhân chiến cuộc, các trẻ em mồ côi, và yểm trợ các tổ chức COREV và Caritas tại Việt Nam, Giáo Xứ đã phát động một chiến dịch kể từ tháng 3.1975, ‘kêu gọi lòng quảng đại của người Pháp, người ngoại quốc và của người Việt hải ngoai’. Chiến dịch này kết quả mỹ mãn. Cuối tháng 4.1975, Giáo Xứ đã chuyển về cho Đức Giám Mục Sài gòn 200.000NF. Chiến dịch này còn tiếp tục để giúp thương phế binh, các em mồ côi, những gia đình di tản vì chiến tranh… Chiến dịch này thành công một phần lớn là nhờ sự yểm trợ của Cơ quan Cứu Trợ Công Giáo (Secours Catholique) và nhờ lá thơ của Đức Cha D. Pézéril gửi đến các cha Quản Hạt Paris… Dưới sự bảo trợ của Đức Hồng Y Francois Marty, Tổng Giám Mục Paris, Giáo Xứ đã tổ chúc : -hai ngày Kermesse tại 71 đại lộ Denfert-Rochereau, Paris 14 (3 và 4.05.1975) ; - Thánh lễ đại trào ‘cầu cho hòa bình Việt Nam’ (4.5.75) tại nhà nguyện các nữ tu Notre Dame de Joie ; - một bữa ăn liên đới tại nhà hàng La Colombe và Vientiane ; - một tối văn nghệ tại số 3 rue de la Santé (do đoàn Sinh Viên Công Giáo chủ động).
3. HAI NGÀY THÂN HỮU từ những năm 80 nhằm tạo dịp gặp gỡ và cộng tác để gây quỹ xây dựng giáo xứ
Thời Cha Trương Đình Hoè (1977-1979) và cha Lương Tấn Hoàng (1979-1980), ngày Hội Chợ Kermesse không được tổ chức. Dưới thời Cha Mai Đức Vinh (1980-hôm nay), Hội Đồng Mục Vụ được bầu năm 1983 đã lấy lại sáng kiến tổ chức ngày hội chợ và tổ chức trong hai ngày, với một tên mới « HAI NGÀY THÂN HỮU ». Từ 1984 đến nay, hàng năm Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ phối hiệp với các Địa Điểm Mục Vụ và Các Hội Đoàn Mục Vụ liên tục tổ chức hai ngày thân hữu này, thường là vào tháng 5.
Hai ngày Thân Hữu 19-20/05/1984 : Báo Giáo xứ, số 3, ngày 01.04.1984 phổ biến đoạn tin quảng cáo cho Hai ngày Thân hữu : « HAI NGÀY THÂN HỮU của cộng đoàn ta năm nay dự định vào thứ bảy và chủ nhật 19-20/05/1984. Vé Tombola đã làm xong, xin quý ông bà và anh chị em mua mau, mua nhiều, để vừa ủng hộ sinh hoạt cộng đoàn, vừa cầu may. Chân thành ghi ơn người mua và cách riêng những người vận động và bán giúp vé Tombola. Ngoài ra, nếu quý bà và quý gia đình nào có thể giúp cho gian hàng bếp những món gia chánh khởi v, như : chả giò, bánh bao, bánh cam, cháo quảy, bánh bèo, bánh da lợn,v.v. … Xin rộng tâm giúp đỡ. Mọi sự xin liên lạc với cha Mai Đức Vinh. Chân thành cám ơn trước.
Hai ngày Thân hữu 12-13/05/2007 : Sau đây, mời bạn di một vòng thăm các gian hàng Hai ngày thân hữu 12 và 13/05/2007 tại Giáo Xứ Việt Nam Paris.
Ngày thứ bảy 12.05.2007, trời không tốt lắm. Buổi sáng trời âm u. Buổi chiều trời mưa lâm râm. Số người không đông như ban tổ chức dự liệu. Nhưng độc đáo là buổi chiều, nhiều gia đình, thay vì đi nhà hàng ăn cơm cuối tuần, đã ở lại dùng cơm chiều trong những tiệm ăn của hai ngày thân hữu Giáo Xứ.
Ngày chủ nhật, 13.05.2007, số người tương đối đông hơn. Khác với năm ngoái, 2006, năm mà mỗi gian hàng đều đề tên của địa điểm mục vụ hay đơn vị hội đoàn phụ trách ; năm nay, 2007, gian hàng nào cũng đề ‘GIAN HANG GIÁO XỨ ‘. Người tham dự, nếu không quen biết người bán hàng, sẽ khó nhận ra gian hàng nào là của Cergy, của Marne-La-Vallée, của Antonny, của Villiers-Le-Bel, của Ermont, của Sarcelles,...của Thân Hữu Taxi, của Đạo Binh Đức Mẹ, của Nhóm nhạc Dân tộc, của Phong trào Cursillo, của Hội các bà mẹ, của Nhóm Thư Viện, của Ban Báo Chí,...
Nhưng trong nhà, ngoài sân, hầm trên, hầm dưới, chỗ nào cũng có cửa hàng, cửa tiệm. Hàng gồm đủ loại : Hàng vải, hàng quần áo, hàng sách, hàng đồ chơi, hàng giầy dép, hàng tranh sơn mài, hàng quà tặng, hàng điểm trang, son phấn, hàng vidêô, cassettes, hàng CD, hàng sách tay, cây cảnh,... Tiệm có tiệm ăn, tiệm uống, tiệm chơi, tiệm ghi tên tham dự tĩnh huấn Cursillo, tiệm hoá trang, vẽ mặt,..
Tứ cổng giáo xứ, ba cây cờ ngũ hành phất phới bay, chào đón khách đến với giáo xứ trong hai ngày thân hữu. Cổng to cửa khép không cho xe vào. Cổng nhỏ mở rộng mời khách vô. Ngay cửa vào nhà, ba bốn cô chiêu đãi xinh xắn, duyên dáng mở cửa mời khách, gắn hoa và hướng dẫn vào hội chợ.
Phía sau bàn chiêu đãi là một không gian chờ đợi. Một hàng ghế được đặt kế cận nhau, để người đợi có thể ngồi chờ nhau, nói chuyện, hoặc xem hình ảnh, tin tức mới nhất của Giáo Xứ. Một ông bố người tây trẻ đang ẵm con cho bú sữa, đường như ông đang ngồi đọi vợ đi mua đồ ăn dưới tiệm thực phẩm. Bên cạnh ông, một ông bố trẻ việt nam đang ẵm con thơ ngủ. Một thanh niên đi ngang qua, nói nhỏ vào tai tôi : ‘Bác ơi, mấy bà đâu, không ẵm con, mà để mấy ông ?’ Tôi ghé tai anh : ‘Chắc cháu mới từ Việt Nam qua ! Bên Việt Nam có lẽ chưa quen cảnh những ông bố trẻ ẵm con thơ cho bú sữa, dỗ ngủ hay dẫn con đi học, đón con học về. Nhưng bên này những cảnh ấy càng ngày càng thấy nhiều và trở thành một cách sống quen thuộc.’
Quẹo theo tay trái, hai tiệm đồ ăn khác lúc nào cũng đông khách, mở cửa mời mọi người ghé qua hiệu sách của Giáo Xứ. Ba bà lịch thiệp mời và giới thiệu với mọi người những sách mà Giáo Xứ đã in ấn và phát hành, xuất bản, trong đó có 20 cuốn do chính Giáo Xứ biên soạn. Rời tiệm sách, hiệu bán cây cảnh do các em thiếu nhi phụ trách rất dễ thương với những chậu tía tô, kinh giới, húng, hành,..chỉ cần trả một đồng, khách sẽ có một cây trồng sẵn, ăn cả mùa hè.
14 giờ chủ nhật, Ban Du Ca đã cống hiến Cộng đoàn nmột chương trình văn nghệ rất phong phú, với những giọng hát truyền cảm và đượm tình, với những bài ca đời đạo quen thuộc và cảm kích. Ngày vui của Cộng đoàn như vui hơn với tiếng đàn, tiếng trống, tiếng kèn, tiếng ca của các anh chị em trong Ban Du Ca. Sinh hoạt độc đáo nhất của Hai Ngày Thân Hữu năm nay, có lẽ là điệu múa Tai Chi Chuan, vừa đẹp mắt, vừa duyên đáng, vừa khoẻ mạnh. Nhiều người đã tham dự, trong đó có Đức Ông Mai Đức Vinh và nhiều vị trong Ban Cố Vấn và Ban Thường Vụ của Hội Đồng Mục Vụ. 16 giờ, xổ số Tombôla do hai chị trách nhiệm đến từ Cộng Đoàn Marne-La-Vallée và các em thiếu nhi.
18 giờ trời về chiều, trước ít, sau nhiều, các gia đình từ từ chia tay, hẹn nhau năm tới.
4. HAI NGÀY THÂN HỮU 12-13/05/2012 nhằm gây quỹ tân trang cơ sở giáo xứ
Về tổ chức và sinh hoạt, hai ngày thân hữu 2012 không khác với hai ngày thân hữu năm 2007, hay những năm khác, đã được tổ chức từ 1999 ở địa chỉ hiện nay 38, rue des Epinettes, 75017 Paris. Đại cương thì 4 không gian rõ rệt đã được thiết kế :
Không gian thiêng liêng : Gồm nhà nguyện lớn để cử hành ba thánh lễ : 10 giờ, 11 giờ 30 và 17 giớ. Và nhà nguyện nhỏ để ai muốn có thể vào để cầu nguyện riêng hay chầu Mình Thánh. Một nhóm chuyên gia đã rủ nhau vào nhà nguyện nhỏ cầu nguyện cho hai người thân của hai chuyên gia vừa mới qua đời.
Không gian hàng chơi : Gồm 5 phòng với những trò chơi khác nhau, có cả caraoke, do các huynh trưởng Thiếu nhi Thánh thể tổ chức cho các em thiếu nhi.
Không gian hội chợ, sổ số Tombôla và văn nghệ : với khoảng ba chục quầy hàng, bày bán nhiều hàng và dịch vụ khác nhau, từ quần áo, dầy dép, đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, sách vở, băng hát, cây trái, đến mỹ phẩm, trang điểm, …
Trong một góc hội trường lớn này, trên sân khấu, từ 14 giờ, nhiều tiết mục văn nghệ, ca kịch, mở số Tombôla, đố vui để học, phỏng vấn các gian hàng, … đã được các đơn vị mục vụ trình diễn thay phiên nhau : Nhóm Nhạc Dân Tộc với hoà tấu đàn tranh « Bông Hồng Nhỏ », « Thiên bất túc », « Cả nhà thương nhau ». Cộng đoàn Villiers Le Bel kể truyện vui do Anh Thành. Cộng đoàn Marne La Vallée với Liên khúc Trái cây và hợp ca « Tình yêu, tình người ». Nhóm Du ca với màn vũ « Chung vầng trăng đợi », Ca đoàn Lê Bảo Tịnh với đơn ca do Thư Hương « Paris có gì lạ ? », độc tấu hồ cầm do Như Mai « Người ơi, người ở, đừng về », « Lý hoài xuân », « Lý cái mơn ». Phong trào Cursillo với « One man show » do Lê Văn Bửu. Hội Legio Mariae với đơn ca do Thu Cúc « Dấu chân » và hoạt cảnh « Duyên quê » do Nennie Ross, Thúy Vân, Kim Phượng.
Trời tạnh ráo và nắng sáng, nhưng khí hậu vẫn còn lạnh. Nhiều người phục vụ trên sân lớn và phòng chơi bị khí lạnh ảnh hưởng trông thấy. Nhưng vẫn tươi cười vui vẻ tiếp đãi khách hàng. Vài thanh niên thanh nữ vừa phục vụ vừa thầm thì :
« Gặp nhau, trao cho nhau Yêu Thương tình loài người
Gặp nhau trao cho nhau Tin Yêu đừng gian dối.
Gặp nhau trao cho nhau ánh mắt nhân loại này,
Tình Yêu Thương trao nhau xây đắp trên Tình Người ».
Có người lại lẩm bẩm :
« Mỗi năm ta có HAI NGÀY
Tháng năm THÂN HỮU chung tay chung tình
Làm cho giáo xứ đẹp xinh
Góp công, góp của, chúng mình dựng xây ».
Paris, ngày 18 tháng 05 năm 2012
Trần Văn Cảnh
Tân Ban Thường Vụ CĐCGVN TGP Sydney
Diệp Hải Dung
22:03 18/05/2012
Tối thứ Sáu 18/05/2012 tất cả các anh chị em Tân Hội Đồng Mục Vụ trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney nhiệm kỳ 2012 – 2015 đã đến hội trường nhà thờ St. Luke thuộc Giáo Đoàn Revesby tham dự cuộc bầu cữ Tân Ban Thường Vụ Cộng Đồng nhiệm kỳ 2012 – 2015.
Xem hình ảnh
Trước khi bầu cử Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời chào mừng tất cả anh chị em Tân Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney nhiệm kỳ 2012 – 2015 và nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả các anh chị em. Kế tiếp Cha Paul Văn Chi, Tuyên Úy Đặc Trách Bầu Cử ngỏ lời cám ơn các anh chị em trong các Giáo Đoàn đã sốt sắng bận rộn trong kỳ bầu cử suốt nguyên tháng nay bắt đầu từ ngày 21/04/2012 và Cha giới thiệu quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Nguyễn Văn Tuyết, và Cha Dương Thanh Liêm Giám sát, Cha Đặng Đình Nên và Sơ Miriam Vũ Lành Hải Thư Ký Ban Bầu Cử, Bác Cao Hương, Trưởng Ban Bầu Cử cùng với anh Nguyễn Văn Hóa, anh Phùng Hải Sơn, anh Dương Văn Quang, anh Hoàng Minh Hùng, chị Đinh Thị Nhung, chị Hà Kim Ly, chị Nguyễn Thị Hồng Vân, Chị Nguyễn Kim Ngân, chị Phạm Thị Hoài Thu.
Cuộc Bầu Cử có 2 phần, phần thứ nhất là Bầu Chủ Tịch Cộng Đồng, sau đó là Bầu Ban Chấp Hành của Ban Thường Vụ. Cha Paul Văn Chi mời Sơ Miriam Vũ Lành Hải tuyên đọc điều lệ Bầu Cử Cộng Đồng trong Quy Chế của CĐCGVN, được Đức Hồng Y Clancy phê chuẩn ngày 31.8.1988, và mọi người cùng Bầu Cử những thành viên mình tín nhiệm. Tổng cộng 124 thành viên trong Cộng Đồng.
Sau thủ tục bầu cử nhiều lần, Tân Hội Đồng Mục Vụ nhiệm kỳ 2012-2015 đã bỏ phiếu tín nhiệm anh Andrew Trần Anh Vũ trong chức vụ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney Nhiệm Kỳ 2012-2015. Anh xin cố gắng hy sinh tiếp tục với sứ vụ mà mọi người đã chọn anh phục vụ cho Cộng Đồng. Sau giờ giải lao là phần bầu Ban Chấp Hành của Ban Thường Vụ gồm Phó Chủ tịch Nội Vụ: anh Hoàng Đức Tính, Phó Chủ tịch Ngoại Vụ: anh Nguyễn Ngọc Khiêm, Phó Chủ tịch Kế Hoạch: anh Hà Pi Liến, Tổng Thư Ký: anh Trịnh Đình Lộc và Tổng Thủ Quỹ xin sẽ thông báo sau. Sau cùng Cha Paul Văn Chi thông báo ngày tháng Bầu Cử tại các Giáo Đoàn : Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Miller ngày Chúa Nhật 27/05/2012, BMV Mt.Prichard thứ Sáu 08/06/2012, BMV Cabramatta ngày Chúa Nhật 10/06/2012, BMV Georges Hall Chúa Nhật 27/05/2012, BMV Marrickville Chúa Nhật 17/06/2012, BMV Lakemba Thứ Bảy 19/05/2012, BMV Fairfiled Thứ Bảy 16/06/2012, BMV Revesby Chúa Nhật 17/06/2012.
Trong giờ Chầu Thánh Thể kết thúc buổi Bầu Cử Tân Ban Thường Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney do Cha Văn Chi chủ sự, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn chia sẻ với mọi người cuộc bầu cử Tân Ban Thường Vụ hôm nay. Cha chúc mừng anh Trần Anh Vũ Tân Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney và cám ơn các anh chị đã tích cực trong việc phục vụ mặc dù công việc khó khăn nhưng các anh chị em đã hy sinh và dấn thân phục vụ cho Cộng Đồng.
Sau đó mọi người cùng quỳ trước Thánh Thể Chúa Kitô cầu nguyện xin Thánh Thể Chúa chúc lành cho Cộng Đồng và Tân Hội Đồng Mục Vụ nhiêm kỳ 2012 –2015, đồng thời, mọi người trong Tân HĐMV đặc biệt cầu nguyện cho Cha Cố Đominicô Nguyễn Văn Đồi, Cựu Tuyên Úy Trưởng, nhân ngày giỗ 6 năm, cũng như cầu nguyện cho các thành viên HĐMV đã về với Chúa. Phiên họp Tân Hội Đồng Mục Vụ kết thúc lúc 9.30pm.
Xem hình ảnh
Trước khi bầu cử Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời chào mừng tất cả anh chị em Tân Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney nhiệm kỳ 2012 – 2015 và nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả các anh chị em. Kế tiếp Cha Paul Văn Chi, Tuyên Úy Đặc Trách Bầu Cử ngỏ lời cám ơn các anh chị em trong các Giáo Đoàn đã sốt sắng bận rộn trong kỳ bầu cử suốt nguyên tháng nay bắt đầu từ ngày 21/04/2012 và Cha giới thiệu quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Nguyễn Văn Tuyết, và Cha Dương Thanh Liêm Giám sát, Cha Đặng Đình Nên và Sơ Miriam Vũ Lành Hải Thư Ký Ban Bầu Cử, Bác Cao Hương, Trưởng Ban Bầu Cử cùng với anh Nguyễn Văn Hóa, anh Phùng Hải Sơn, anh Dương Văn Quang, anh Hoàng Minh Hùng, chị Đinh Thị Nhung, chị Hà Kim Ly, chị Nguyễn Thị Hồng Vân, Chị Nguyễn Kim Ngân, chị Phạm Thị Hoài Thu.
Cuộc Bầu Cử có 2 phần, phần thứ nhất là Bầu Chủ Tịch Cộng Đồng, sau đó là Bầu Ban Chấp Hành của Ban Thường Vụ. Cha Paul Văn Chi mời Sơ Miriam Vũ Lành Hải tuyên đọc điều lệ Bầu Cử Cộng Đồng trong Quy Chế của CĐCGVN, được Đức Hồng Y Clancy phê chuẩn ngày 31.8.1988, và mọi người cùng Bầu Cử những thành viên mình tín nhiệm. Tổng cộng 124 thành viên trong Cộng Đồng.
Sau thủ tục bầu cử nhiều lần, Tân Hội Đồng Mục Vụ nhiệm kỳ 2012-2015 đã bỏ phiếu tín nhiệm anh Andrew Trần Anh Vũ trong chức vụ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney Nhiệm Kỳ 2012-2015. Anh xin cố gắng hy sinh tiếp tục với sứ vụ mà mọi người đã chọn anh phục vụ cho Cộng Đồng. Sau giờ giải lao là phần bầu Ban Chấp Hành của Ban Thường Vụ gồm Phó Chủ tịch Nội Vụ: anh Hoàng Đức Tính, Phó Chủ tịch Ngoại Vụ: anh Nguyễn Ngọc Khiêm, Phó Chủ tịch Kế Hoạch: anh Hà Pi Liến, Tổng Thư Ký: anh Trịnh Đình Lộc và Tổng Thủ Quỹ xin sẽ thông báo sau. Sau cùng Cha Paul Văn Chi thông báo ngày tháng Bầu Cử tại các Giáo Đoàn : Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Miller ngày Chúa Nhật 27/05/2012, BMV Mt.Prichard thứ Sáu 08/06/2012, BMV Cabramatta ngày Chúa Nhật 10/06/2012, BMV Georges Hall Chúa Nhật 27/05/2012, BMV Marrickville Chúa Nhật 17/06/2012, BMV Lakemba Thứ Bảy 19/05/2012, BMV Fairfiled Thứ Bảy 16/06/2012, BMV Revesby Chúa Nhật 17/06/2012.
Trong giờ Chầu Thánh Thể kết thúc buổi Bầu Cử Tân Ban Thường Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney do Cha Văn Chi chủ sự, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn chia sẻ với mọi người cuộc bầu cử Tân Ban Thường Vụ hôm nay. Cha chúc mừng anh Trần Anh Vũ Tân Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney và cám ơn các anh chị đã tích cực trong việc phục vụ mặc dù công việc khó khăn nhưng các anh chị em đã hy sinh và dấn thân phục vụ cho Cộng Đồng.
Sau đó mọi người cùng quỳ trước Thánh Thể Chúa Kitô cầu nguyện xin Thánh Thể Chúa chúc lành cho Cộng Đồng và Tân Hội Đồng Mục Vụ nhiêm kỳ 2012 –2015, đồng thời, mọi người trong Tân HĐMV đặc biệt cầu nguyện cho Cha Cố Đominicô Nguyễn Văn Đồi, Cựu Tuyên Úy Trưởng, nhân ngày giỗ 6 năm, cũng như cầu nguyện cho các thành viên HĐMV đã về với Chúa. Phiên họp Tân Hội Đồng Mục Vụ kết thúc lúc 9.30pm.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tôn Giáo và cái ách cộng sản (8)
Bảo Giang
18:18 18/05/2012
Có thể nói là, sau khi nắm vững hai sự kiện: Mọi người, mọi nhà thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đã bị nghiền nát ra thành những mảnh vụn, vỡ, rời rạc, không còn nơi nào để nương tựa, cũng không còn chút khả năng nào kết tụ lại với nhau sau mùa đấu tố. Và biết chắc mọi nơi, mọi chốn, từ khu xóm, làng mạc đến từng góc đường, khu phố đã được cài đặt bằng những đôi mắt đảng, là những đôi mắt bệnh hoạn, không nhân tính, để người bước ra khỏi cửa là bị rình rập, theo dõi và bước vào trong nhà là gặp mật báo viên, Hồ chí Minh mới chính thức phát động việc thi hành chủ tuyết thứ hai trong sách Tam vô của cộng sản là Vô Tôn giáo.
Tuy thế, Hồ vẫn không dám đồng loạt tấn công vào tất cả các tôn giáo tại miền bắc, cũng không áp dụng cùng một phương cách đối phó. Nhưng đã lựa chọn, tuỳ theo phương cách tổ chức, sinh hoạt của các tôn giáo mà đề ra những cách áp dụng khác nhau.
A. Sách lược đối phó với đạo Thờ Thần, đạo Ông Bà.
Việt Nam là quốc gia theo đa thần giáo. Ngoài những tôn giáo có tổ chức mà nhân gian thường nói đến là Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài...tuyệt đại đa số ngưòi Việt Nam theo đạo Thờ Thần, đạo thờ Ông Bà.
Theo Tác gỉa Trần văn Giang, “ không có tài liệu nào ghi chép rõ ràng về thời điểm phát xuất “đạo” Thờ Thần, đạo thờ cúng Tổ tiên Ông bà ở Việt Nam. Có lẽ đạo thờ cúng Tổ tiên Ông bà bắt đầu phát triển cùng thời với đạo Thờ Thần ở Việt Nam vì tôn chỉ, nghi thức của hai “đạo” có rất nhiều điểm tương đồng”.
Điều này cũng dễ hiểu vì người Việt Nam được sinh ra trong tinh thần Đạo, nên sự khiêm cung là rất mực thước. Cha ông ta thờ thần Sông, thần Núi, thần Đất, Thần Trời…và thờ ngay chính gốc sinh ra mình là cha mẹ, ông bà tổ tiên nên truyền lại cho con cháu. Đây là một điều phúc cho đất nước vì khi thờ cúng đa thần và thờ cúng Ông Bà, Tổ Tiên đã giúp cho dân ta có một Tâm Phúc Gốc, là ăn ngay ở lành theo gương ông bà, và có tinh thần thương yêu, bao bọc lấy nhau mang trọn nghĩa đồng bào. Từ đó, rất dễ hòa đồng và chấp nhận tinh thần của các tôn giáo có hệ thống, tổ chức. Đặc biệt, ngưòi Việt Nam từ xưa không có lệ thờ thần vật, hay vọng thờ thần gian ác, gian dối, gây ra chém giết, thù oán lẫn nhau.
Đạo Thờ Thần, đạo thờ cúng Ông Bà thường theo truyền thống gia đình dòng tộc, làng xã truyền đời cho nhau giữ lấy việc tôn thờ thần linh và cúng bái ông bà, hơn là được xây dựng tổ chức thành hệ thống. Có thể nói, đây là một tôn giáo, hay “Đạo” không có giáo chủ, không có giáo quy và các giáo điều. Cũng không có các chức sắc chuyên lo về đạo lý, nhưng tinh thần đạo của người dân rất cao. Họ có niềm tin sâu sắc vào thần linh và vào cuộc sống ăn ngay ở lành. Về nơi thờ tự thì chả mấy làng, thôn xóm mà không có các Đình, Miếu để thờ thần và chả nhà nào mà không có bàn thờ Gia Tiên. Về nghi lễ trở thành đạo nghĩa thì khá đơn giản. Đó là những nén nhang, mâm hoa qủa cúng bái Ông Bà, Thần Linh. Dâng hương, nhang đèn cho người qúa cố trong lúc cư tang, hay vào những ngày đầu tháng, ngày rằm, để mong cầu cho một cuộc siêu thoát.
Với tinh thần này, Đình theo lệ làng, ngoài việc dùng để thờ vọng thần hoàng, còn là trung tâm sinh hoạt đời sống của dân làng trong các ngày hội, ngày lễ. Đình còn là nơi phân xử những tranh chấp, bất bình trong làng xã. Nơi họp hội, công bố những công việc có liên quan đến làng xã do các bậc tiên chỉ trong làng phụ trách, điều động. Đơn giản hơn, Đình ngoài việc dùng làm nơi thờ phụng, tế lễ, còn là nơi phát huy các sinh hoạt văn hóa, phong hóa trong xã hội Việt Nam. Ngôi Đình trong làng còn là biểu tượng sống, riêng biệt cho phong hoá của mỗi làng.
Khi cộng sản tràn đến, từ thập niên 30 thế kỷ trước, nhiều ngôi Đình linh thiêng của làng đã biến thành cái đình cho Việt Minh lạm dụng với nhiều mưu toan. Có nơi, “đội” đã mở ra những cuộc đấu tố, giết người ở ngay sân Đình. Trước đó, khi còn nằm trong hang ổ ở bờ lau bụi cỏ, Việt cộng cũng đã mò về giết hại nhiều hương chức ở trong làng, thân xác hoặc bản án về những ngưòi này cũng được treo lên ở trước cổng Đình, hay sân Đình trong mục đích khủng bố dân làng.
Sau này, những cuộc họp ở sân Đình biến thành nỗi kinh hoàng cho dân làng. Đình. Miếu, không còn là nơi trang nghiêm thờ phượng dành riêng cho đời sống tinh thần của làng nữa. Trái lại, Việt cộng đưa côn đồ vào chiếm Đình, phá bỏ Miếu với những lý do như bài trừ mê tín trong dân gian. Nhưng điều mà họ gọi là mê tín dị đoan trước chưa trừ được, Việt cộng đã đưa vào một loại mê tín cuồng sát mới. Họ thay những Bài Vị, Liễn thờ ở Đình, Miếu bằng cái hình của Hồ chí Minh. Ý bảo là từ đây nhà nước Việt cộng sẽ tạo ra trong xã hội một thứ đạo vô đạo mới mà Hồ chí Minh sẽ là thần. Thần trên tất cả các thần gian ác! Từ chủ đích này, đảng và nhà nước Việt cộng đã dồn hết tâm sức, triệt hạ Thần Linh của các tôn giáo khác trong nhân gian với mục đích: Triệt hạ niềm tin Lành, Thánh của tôn gíao trong xã hội. Phá huỷ nhiẹu di tích có liên can đến truyền thống văn hóa và tôn giáo trong chốn nhân gian, và xây dựng một nền văn hóa vô đạo, vô tín ngưỡng theo hệ Mác- Mao.
1. Triệt hạ tôn giáo, niềm tin Lành Thánh trong nhân gian.
Như trên tôi đã viết, Đạo thờ ông bà, hay truyền thống thờ cha kính mẹ trong các gia đình Việt Nam đã được chuyển hóa thành đời sống của đại gia đình và của xã hội. Tinh thần này chuyển hóa vào xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dần dần trờ thành cuộc sống và đạo lý của dân tộc. Rồi từ xã hội, tinh thần đạo thờ Thần, thờ Ông Bà, Tổ Tiên trở thành nền văn hóa, tạo thành một phong cách riêng trong lịch sử Việt. Hơn thế, trở thành một tôn giáo trong nhân gian. Người Việt Nam, dù có theo bất cứ một tôn giào nào thì tinh thần phụng thờ ông bà tổ tiên vẫn là gốc rễ trong cuộc sống của họ.
- Cuộc sống có gốc rễ nhân bản, thần linh ấy, đúng hay sai?
Theo tôi, dù nén nhang, mâm hoa qủa tuy không nói lên nhiều. Nhưng do ở lòng thành, tục lệ thắp nhang đèn trong các ngày giỗ chạp, tang hôn, hiều hỷ trên bàn thờ kính nhớ gia tiên, hay cầu cho người qúa cố được siêu thoát về cõi Vĩnh Hằng, về với Thần Thánh, Trời, Phật, về với Ông Bà là một nghi lể tốt lành. Sau này, trở thành bổn phận của con cháu đối với gia tiên. Trở thành Đạo làm người trong nền luân lý của xã hội Việt Nam. Rồi thành một nghi lễ đầy tôn nghiêm không thể nào thiếu trong cuộc sống của người có đạo. Tuyệt đối không phải là biểu hiệu của mê tín dị đoan.
Nay Hồ chí Minh, đã không biết đến đạo làm người trong lòng người dân Việt ( bản thân Y không một lần đốt cho cha mẹ mình một nén nhang) còn ra lệnh lệnh đập phá các ngôi đình trong làng. Triệt hạ những Đinh Chùa, Đền, Miếu thờ ỏ nông thôn. Phá đổ nhang đèn ở thành thị, rồi bạo hành các tôn giáo với những lời lẽ như là để bài trừ mê tín dị đoan thì hẳn nhiên chẳng ai dám tin rằng, đó là hành động của kẻ có đạo nghĩa. Trừ ra những kẻ vô đạo và xây dựng tổ chức vô đạo!
2. Mục đích việc phá hủy những di tích lịch sử có liên hệ đến truyèn thống văn hóa và Tôn giáo trong thời cộng sản là gì?
Sau ngày 30-4-75, nhiều ngươi di cư trước kia có dịp quay vế, thăm lại nơi sinh trưởng trên đất bắc. Họ chi thấy những ngôi làng tan hoang. Tan hoang không phải vì do dấu đạn bom, nhưng là do liềm búa đã đập nát, đạp đổ các ngôi Đình làng và Đền Miếu trước kia. Đó chính là nỗi mất mát lớn nhất của dân làng, của xóm thôn. Xa hơn, là của dân tộc. Bởi lẽ, mái nhà thì được xây dựng do công sức của một gia đình với thời gian năm, mười năm. Nhưng Đình Miếu Chùa Chiền, nhà thờ là sự đóng góp qua nhiều đời, nhiều thế hệ của dân làng và thôn xóm. Nay tất cả đã thành bình địa. Trước cảnh hoang phế này, người về thăm còn thấy cô đơn, trống vắng vì cội nguồn bị tàn phá. Người ở lại ra sao?
- Phà bỏ Đình Miều đi có lẽ cũng…hay ông ạ?
- Ông nói nghe còn lạ hơn.
- Cán bộ bảo thế, nhưng dân chúng lại đóan mò là để cho vừa lòng tàu! Dân mất Đình, Miếu, Ông Bà, người mất gốc thì dễ đồng hóa ông nhỉ?
Chẳng tìm ra nỗi đau nào hơn thế. Và cũng chẳng cần có thông tin quảng bá, xem ra người dân đã đọc được cả bụng dạ của nhà nước rồi. Tuy nhiên, biết chỉ là biết vậy. Không thể có phản ứng tích cực hơn. Riêng việc cho rằng Hồ chí Minh muốn xóa bỏ những di tích lịch sử, cổ truyền, mang tính tôn giáo, hay văn hóa của Việt Nam là để đưa dân ta vào vòng Hán hóa cho gọn nhẹ, không thuộc phạm vi bài viết này. Xin hẹn bạn đọc trong dịp khác.
Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, việc đập phá các đền miếu, Đình Chùa, đốt nhà thờ, triệt hạ niềm tin trong tôn giáo của Hồ chí Minh chính là một tai họa lớn cho dân tộc Việt Nam. Bởi lẻ, gía trị của tôn giáo trong nền văn hóa của Việt Nam có một vị thế, và một chổ đứng rất vững chắc trong xã hội, trong đời sống tinh thần của mọi cá nhân, mọi gia đình và ảnh hưởng trực tiếp vào đời sống xã hội. Nghỉa là, tôn giáo có một vị trí không thể thay thế. Nhờ tôn giáo, xã hội sẽ có được nếp sống lành mạnh, đạo nghĩa hơn. Bởi vì con người không phải chỉ sống vì miếng ăn theo lý luận của duy vật. Nhưng còn cần đến gía trị của tâm linh, tạo cho con người lối sống khác với những động vật hạ cấp theo kiểu của Mác.
Sự khác biệt này được chứng minh ngay ở trên bản thân của các cán bộ, đảng viên Việt cộng là những người trung thành với chủ nghĩa vô thần. Ai cũng biết, họ là những cán cộng suốt đời theo Hồ chí Minh sống đầy gian dối, đả phá, bài xích tôn giáo. Có rất nhiều kẻ trong số này đã đi tiên phong trong việc đập phá Chùa chiền, Đình, Miếu, nhà thờ theo chiêu bài, bài trừ mê tín dị đoan để nên quan cán nhớn, và đẩy dân chúng vào cảnh khốn cùng. Trớ trêu thay, đến lúc chết, họ lại không dùng cái búa, cái liềm để làm vật cúng kiếng, hay làm biểu tượng trên nấm mộ. Nhưng lại dùng nhang đèn, hoa trái, là những phẩm vật trong nghi lễ của người có đạo, để cúng tế lúc ra đi. Đến lạ!
3. Xây dựng một nền văn hóa vô đạo nghĩa.
Chủ nghĩa Mác- Lê-Mao là một học thuyết duy vật, vô thần, không có điểm tới của Sự Thật, Chân Lý. Chỉ có một thực hành trong gian dối. Mác coi tôn giáo như là thuốc phiện ru ngủ nhân dân. Hồ chí Minh thì coi đó là một thứ mê tín dị đoan nên cần phải tận diệt. Tại sao cộng sản ( Việt cộng) luôn luôn nhìn tôn giáo bằng ánh mắt hận thù?
Câu trả lời mà không một ai không biết là: Tôn Gíao từ khởi nguyên cho đến tận cùng là sự lành thánh, chân thật. Bất cứ một tôn giáo nào thì cũng đều đặt nền tảng cho con người trong sự ăn ngay ở lành, làm việc lành, tránh việc ác. Trong khi đó, giáo điều của cộng sản là tạo ra gian trá. Sống, tuyên truyền và thực hành trong gian dối. Đó là một thứ đạo vô đạo nghĩa, vô luân lý. Đặt nền tảng trên bạo hành ác tính. Từ đó, gian dối trở thành bản ngã và ngôn ngữ của họ. Xưa hay nay đều thế cả.
Một điểm khác nữa là, những người đi theo cộng sản, rồi gia nhập đảng cộng sản, nhất là vào thời gian đầu, hầu hết bị mắc lừa hay thuộc thành phần ít học xuất thân từ giai cấp công nông, Họ bi khích động, bị xô đẩy, dạt vào cuộc đấu tranh kiếm cơm manh áo chống lại phía chủ nhân, địa chủ hơn là có ý thức về chính trị xã hội. Trong hoàn cảnh Việt Nam lại được khóac thêm cái áo thực dân và phong kiến nữa. Sự kiện này, đẩy các đảng viên cộng sản đến hai điểm tiêu cực. Sợ hãi sự thật và thiếu sự hiểu biết về nhân bản và luân lý xã hội.
Để lấp đầy vào những điểm tiêu cực thiếu xót đó, và đi theo chủ trương xây dựng một xã hội độc tài chuyên chế, các đoàn đảng viên Việt cộng được rèn luyện lòng căm thù đối với những giai cấp của xã hội. Được đào tạo chuyên nghiệp bằng phương pháp cầm dao đấu tranh, để nên quan tước. Từ đó, cộng sản tạo cho họ một cái tâm lý hết sức tiêu cực và bi quan. Họ chỉ biết trung thành vô diều kiện đối với đảng, (để được chia cơm, bổng lộc và an toàn) trong mọi hành động cũng như ngôn từ, không có ngoại lệ, không có khoan nhượng. Từ sự kiện trung thành mù quáng vào mớ lý thuyết thuộc lòng để bảo vệ mình, cộng sản đã tạo ra những tai họa lớn, không phải cho họ. Nhưng là cho tổ quốc và dân tộc Việt Nam. Bằng chứng là:
Các đoàn đảng viên cộng sản trước kia đã lao đầu vào cuộc đấu tố thù hận để lập công, kể cả Hồ chí Minh, đã tạo ra cái chết cho hơn 170000 ngàn người Việt Nam, và phá tan hoang rất nhiều những di tích mang tính văn hóa cổ truyền và tôn giáo như các Đình, Chùa, Miếu, nhà thờ tại miền bắc Việt Nam trong những năm 1954-56. Nay nhìn lại, ai cũng phải kinh hãi, kể cả những quan án và những ngưòi ra lời đấu tố xưa kia. Từ cuộc đấu tố đó, cộng sản đã tạo ra sự ruồng, rỗng và giết chết sinh lực của xã hội. Tình nghĩa đồng bào, tình láng giềng trong xóm thôn, tình thương anh em, cha mẹ, vợ chồng, con cái trong gia đình. Việc làm này sẽ còn ảnh hưởng rất lâu dài trong xã hội Việt Nam.
Lớp cán bộ đi trước bị lầm lạc như thế. Lớp trẻ, trung niên ngày nay cũng không khá hơn. Không khá vì, tuy họ có học, có kiến thức xã hội hơn lớp trước. Nhưng từ lối giáo dục vô nhân bản của cộng sản, lớp cán bộ này chỉ khá hơn về những phương cách dối trá hơn là tử tế. Bằng chứng là, việc cưóp tài sản của các tôn giáo đã được tổ chức tinh vi hơn ( Vụ TKS, Thái Hà, Tam Tòa…). Nhưng sức sống của xã hội ngày thêm suy đồi. Những loại tội đại ác càng lúc càng gia tăng. Chỉ trong một ngày, nếu theo dõi những bản tin pháp luật của trang điện báo vnexpress.net. qúy vị sẽ phải rùng mình. Con giết cha mẹ, bạn trai giết ngưòi tình. Thầy đưa học sinh nữ tuổi vị thành niên vào nhà nghỉ. Và người ta giết nhau chỉ vì một cái va chạm nhỏ trên đường! Rõ ràng, chưa bao giờ nền đạo lý của dân tộc, và đạo đức xã hội lại băng hoại như thời cộng sản.
Tuy nhiên, nền luân lý trong xã hội Việt Nam bị băng hoại lại không có gì lạ. Bởi lẽ, người khai sáng ra cái chế độ, hay cái đạo ấy ở Việt Nam là Hồ chí Minh đã tạo ra hai sự nghiệp vĩ đại. Việc công thì đập phá Đền Miếu, Chùa Chiền, nhà thờ và triệt hạ niềm tin Lành Thánh của các tôn giáo, giết hại những vị chân tu, phỉ báng chân lý. Việc riêng thì hủ hóa Nông thị Xuân, hiếp em đến có bầu, sinh con rồi Hồ cho người bóp cổ chết, và quăng ra ngoài đường giả như một tai nạn lưu thông. Phạm những loại tội hình sự “ vĩ đại” ấy, Y đã không bi truy cứu, còn được nhà nước Việt cộng đế cao thành tích, trương biểu ngữ thành kinh tuyên truyền, “ sống và học tập theo gương bác Hồ vĩ đại”, Học tập cái kiểu ấy thì cái chế độ ấy làm gì có luân lý xã hội, làm gì có đạo nghĩa? Rồi cứ thế, hết lớp này đến lớp khác theo nhau học tập những cái gương ấy để nên quan, thành lãnh đạo thì luân lý đạo đức tìm đâu ra?
4. Kết qủa của sách lược triệt tiêu Tôn Giáo trong nhân gian.
1. Phần người dân.
Dưới áp lực nặng nề từ chế độ, dân đã bị khủng hoảng, mất niềm tin trong cuộc sống. Đến khi Đình mất, Miếu tan, nền móng văn hóa truyền thống trong làng thôn cũng không còn. Những ngày lễ trở thành những nổi cô đơn, trống vắng trong lòng ngưòi.Từ đó, dù không muốn, việc lễ lạc thờ cúng Ông bà, Tổ Tiên trở thành thứ yếu, lép vế. Ngưòi dân đứng trơ mắt ra để nhìn những cuộc tàn sát Đền, Miếu, gốc đa mà tưởng là chính thân mình đang bị chặt, chém.
Khi Miếu đổ, Đình tan, Việt cộng cho rằng cuộc tiêu diệt đạo Thờ Thần, thờ cúng Ông Bà trong dân chúng đã bị hạ gục và chẳng tốn mấy viên đạn của tầu. Kết quả, Miếu đổ, Đình bị tan nhưng tinh thần của tôn giáo, của đạo Thờ Thần, đạo Ông Bà vẫn vững như đồng. Bởi vì đạo là ở trong lòng người, nên nghi lễ cúng bái tổ tiên và dâng hoa qủa, lo việc hương khói cho các ngài, dù bị ngăn cấm, cũng không bao giờ chết trong lòng người. Nghĩa là, dù ngưòi dân Việt bị áp bức, trong bản lý lịch không còn ghi là theo đạo Ông Bà, hay tên của một tôn giáo có tổ chức nào đó, họ cũng không bao giờ bỏ Đạo của mình. Trái lại, họ tiếp tục sống và giữ đạo, vẫn một lòng tin tưởng vào Thần Linh và giữ Hương Khói, Hoa Qủa cho ông bà tổ tiên trong các dịp tang môn, hiếu hỉ, giỗ chạp hay các ngày lễ. Trên mắt môi họ vẫn còn một niềm tin tồn tại.
2. Về phiá cán cộng, nhà nước.
Mỉa mai thay, những kẻ đập phá, bạo hành các tôn giáo tưởng rằng mình đang đứng trên đỉnh vinh quang của cái liềm, cái búa bạo tàn khi theo và truyền đạo thờ Hồ. Kết qủa là thê lương tận cùng và đúng như lời trong Kinh Thánh đã viết: “khốn cho những kẻ giơ chân đạp mũi nhọn” ( Acts 9:5-6)
Trong bài, Phú Thọ: “Cả làng bị quả báo nhãn tiền vì đập phá Đình Chùa” có đoạn “Nhiều người cao tuổi trong làng cho biết, trước đây Phú Lạc cũng có phong trào bài trừ mê tín dị đoan, tuy nhiên việc thực hiện đã có sự "quá tay", khiến cả những công trình, kiến trúc không thuộc "mê tín dị đoan" vẫn bị phá hủy...
“Đến đầu xã Phú Lạc rẽ vào con đường dài thượt nhếch nhác, nham nhở rồi đi tiếp khoảng 1km là đến xóm "rùng rợn". Người ta gọi là xóm rùng rợn từ bao đời nay vì nơi này nổi tiếng với những câu chuyện như: Cả nhà đều điên, bốn mẹ con đều góa bụa… Những người dân ở đây cũng thừa nhận rằng đàn ông trong xóm ấy "ra đi" rất kỳ lạ. Thời đó có một người tên là Côn, làm cán bộ ở nhà xử lý giống. Sau khi phá đình chùa, một số thứ được chuyển về bếp ăn tập thể, trong đó có đầu của một pho tượng. Ông Côn vốn tính hay nghịch ngợm nên cho đầu của pho tượng vào bếp đun. Về sau ông Côn đã chết tắc tử. Hiện thế hệ con ông còn sống cũng. chịu nhiều chuyện đắng cay. Người thì tâm thần, người khuyết tật, gia đình thì lưu lạc...
“Đến bây giờ, người dân Phú Lạc vẫn kể về "thời vang bóng" của vị lãnh đạo xã tên L.V.H. Đằng sau những thành tích trong việc xây dựng địa phương, ông cũng là người tiên phong trong phong trào bài trừ mê tín dị đoan của những thập niên trước. Ông đã chết vì chứng suy thận cấp. Điều đáng lưu tâm là hiện nay nhiều thế hệ con cháu ông vẫn đang sống trong cảnh "sống dở chết dở". Vợ ông thì nằm liệt giường, con cái thì người tâm thần người thì li biệt”. Đức Thuận – PLXH
Đó là câu chuyện của nhân gian, tôi không mấy dám xác tin về những hậu qủa có tính cách nhãn tiền trong sự kiện cán bộ đảng viên Việt cộng đã “ báng bổ thần thánh” để rước lấy hậu quả khốc hại cho chính bản thân và dòng dõi của minh như câu chuyện về cán bộ tên Côn nào đó ở Phú Lạc, Phú Thọ. Nhưng có một sự thật vẩn đang xày ra trước mắt, trong từng ngày là, dù có tôn sùng sự gian dối của chủ nghĩa cộng sản do Hồ chí Minh lãnh đạo cách mấy, cán bộ đảng viên của nhà nước Việt cộng, từ trung ương cho đến địa phương đều rất sợ thần thánh của người có đạo. Nghĩa là, lúc gần chết đều run rẩy, chắp tay cầu đến thần linh, đều mong được hưởng hương khói, hoa trái của người còn sống cúng lễ hơn là ôm lấy cái búa cái liềm mà về với bác!.
Kể ra, đây là chuyện lạ hơn là khôi hài. Bởi lẽ, việc dâng hương và cúng hoa qủa, dù không có sách vở nào minh xác, nhưng ai cũng biết, đó là nghi lễ của những người có tín ngưỡng. Không phải là của những người vô thần. Trong khi đó, các đoàn đảng viên Việt cộng là những người theo thuyết Tam Vô. Kẻ thì đã từng tham gia vào phong trào đập Đình, phá Chùa, đốt Miếu, phá hoại tôn giáo và gọi đó là công tác đi bài trừ mê tín dị đoan. Kẻ thì điên cuồng đi cướp phà tài sản Chùa Chiền, của nhà thờ để chia nhau bổng lộc. Họ là những người sống theo bác, chết thì về với Mác Lê Mao, không về với Ông Bà, Thần Thánh. Tại sao người nhà, thân nhân, đồng chí của họ lại dùng Nhang Đèn, Hoa Quả là những phẩm vật trong lễ nghi của tôn giáo trong nhân gian mà cúng tế cho họ?
Kế đến, người cộng sản luôn cho tôn giáo là một thứ thuốc phiện ru ngủ. Họ đã theo Hồ phá bỏ đình chùa, đập miếu, đốt nhà thờ của nhân gian bằng cái búa, cắt cổ người có đạo bằng cái liềm. Rồi phá bỏ bình hương, bát nhang của người dân vì cho đó là những thứ loại thuộc về mê tín dị đoan. Nay họ chết, tại sao lại đốt nhang đèn, cúng hoa quả? Việc làm ấy thì giải thích làm sao đây? Mac - Lê chết làm gì có nhang có khói? Chỉ những người có đạo khi chết mới “mê tín” dùng đến nhang đèn hương khói cầu siêu thoát về với Ông Bà, Thần Thánh mà thôi. Chả lẽ các đoàn đảng viên cũng cần nhang khói? Cầu như thế thì họ sẽ đi đâu?
Câu hỏi này có phần mới mẻ, có làm phật lòng ai không? Tôi nghĩ rằng chẳng làm phiền lòng ai và cũng chẳng có ý phỉ báng một ai. Trái lại, sự thật phải trả về cho sự thật. Vì như tôi đây, Tôi là người công giáo. Khi tôi qua đời, trên mộ bia của tôi ngoài tên thánh, tên họ gọi ra, còn có một cây Thánh Gía, mà trong xuốt đời tôi tin theo. Tin theo trong niềm tin Lành Thánh. Nên trên mộ có đặt thêm một bát nhang, chân hương cho tôi thanh thoả ra đi cũng là lẽ thường. Vì tôi hằng mong muốn như thế. Phía anh em đạo hữu bên nhà Phật hay đạo Ông Bà cũng thế. Họ mang một Pháp danh, và chữ Vạn là biểu tượng trên phần mộ của họ. Và dĩ nhiên, bát nhang, hoa quả cho họ là điều phải lẽ. Nhưng đốt nhang, dâng hoa trái, câu siêu thoát cho một người cả đời phỉ báng tôn giáo, đập phá chùa chiền, triệt hạ nhà thờ, đập đổ lư hương, bát nhang ở Đình, Chùa thì rất lạ, nếu như không muốn nói là nom rất dị!
Ở đây tôi xin mở một dấu ngoặc là, khi viết về cách “dâng hương trái đạo” này, tôi không có ý mỉa mai những người theo cộng sản đã khuất, hay còn sống, trong việc họ thắp nhang, dâng hoa trái cho người đồng chí đã khuất, Nhưng muốn nói lên một sự thật rất thật là, việc làm này (thắp nhang dâng hoa trái) của họ trong trường hợp này, bề ngoài xem ra là không đúng. Bên trong thì hoàn toàn trái với ý nguyện của những người đã khuất. Bởi vì khi còn sống, họ theo đuổi lý tưởng Mác- Mao. Tôn thờ chủ nghĩa vô thần, chối bỏ sự hiện diện của thần linh. Nay họ chết, tại sao các đồng chí và người thân của họ lại ” áp đặt” lên mình họ chuyện mê tín dị đoan, đốt nhang, cúng hoa trái như thế? Có là bất công cho họ chăng?
Tôi không biết có là bất công hay không. Nhưng khi viết về vấn đề “ Tôn Giáo dưới ách cộng sản”, tôi không thể không viết rõ và phân tích về mục dâng cúng hoa trái, nhang đèn trong tang môn, hiếu hỷ, trong các dịp lễ, tết, là một trong những nghi lễ đầy tính thiêng liêng của những người có tín ngưỡng, có niềm tin sâu sắc vào thần linh. Đây không phải là một tục lệ trong nhân gian, tuy rất phổ quát trong cuộc sống của họ. Càng không bao giờ là một thứ hình thức của kẻ vô thần.
Theo đó, cái gì của tôn giáo thì nên trả về cho Tôn Giáo. Cái gì của thần linh thì trả về cho thần linh. Cái gì thuộc về bác đảng thì trả cho bác đảng. Cái gì của dân chúng thì trả về cho dân chúng. Có thế, xã hội mới được ổn định.
Kỳ sau: Hướng đối phó với các tôn giáo có tổ chức
Tuy thế, Hồ vẫn không dám đồng loạt tấn công vào tất cả các tôn giáo tại miền bắc, cũng không áp dụng cùng một phương cách đối phó. Nhưng đã lựa chọn, tuỳ theo phương cách tổ chức, sinh hoạt của các tôn giáo mà đề ra những cách áp dụng khác nhau.
A. Sách lược đối phó với đạo Thờ Thần, đạo Ông Bà.
Việt Nam là quốc gia theo đa thần giáo. Ngoài những tôn giáo có tổ chức mà nhân gian thường nói đến là Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài...tuyệt đại đa số ngưòi Việt Nam theo đạo Thờ Thần, đạo thờ Ông Bà.
Theo Tác gỉa Trần văn Giang, “ không có tài liệu nào ghi chép rõ ràng về thời điểm phát xuất “đạo” Thờ Thần, đạo thờ cúng Tổ tiên Ông bà ở Việt Nam. Có lẽ đạo thờ cúng Tổ tiên Ông bà bắt đầu phát triển cùng thời với đạo Thờ Thần ở Việt Nam vì tôn chỉ, nghi thức của hai “đạo” có rất nhiều điểm tương đồng”.
Điều này cũng dễ hiểu vì người Việt Nam được sinh ra trong tinh thần Đạo, nên sự khiêm cung là rất mực thước. Cha ông ta thờ thần Sông, thần Núi, thần Đất, Thần Trời…và thờ ngay chính gốc sinh ra mình là cha mẹ, ông bà tổ tiên nên truyền lại cho con cháu. Đây là một điều phúc cho đất nước vì khi thờ cúng đa thần và thờ cúng Ông Bà, Tổ Tiên đã giúp cho dân ta có một Tâm Phúc Gốc, là ăn ngay ở lành theo gương ông bà, và có tinh thần thương yêu, bao bọc lấy nhau mang trọn nghĩa đồng bào. Từ đó, rất dễ hòa đồng và chấp nhận tinh thần của các tôn giáo có hệ thống, tổ chức. Đặc biệt, ngưòi Việt Nam từ xưa không có lệ thờ thần vật, hay vọng thờ thần gian ác, gian dối, gây ra chém giết, thù oán lẫn nhau.
Đạo Thờ Thần, đạo thờ cúng Ông Bà thường theo truyền thống gia đình dòng tộc, làng xã truyền đời cho nhau giữ lấy việc tôn thờ thần linh và cúng bái ông bà, hơn là được xây dựng tổ chức thành hệ thống. Có thể nói, đây là một tôn giáo, hay “Đạo” không có giáo chủ, không có giáo quy và các giáo điều. Cũng không có các chức sắc chuyên lo về đạo lý, nhưng tinh thần đạo của người dân rất cao. Họ có niềm tin sâu sắc vào thần linh và vào cuộc sống ăn ngay ở lành. Về nơi thờ tự thì chả mấy làng, thôn xóm mà không có các Đình, Miếu để thờ thần và chả nhà nào mà không có bàn thờ Gia Tiên. Về nghi lễ trở thành đạo nghĩa thì khá đơn giản. Đó là những nén nhang, mâm hoa qủa cúng bái Ông Bà, Thần Linh. Dâng hương, nhang đèn cho người qúa cố trong lúc cư tang, hay vào những ngày đầu tháng, ngày rằm, để mong cầu cho một cuộc siêu thoát.
Với tinh thần này, Đình theo lệ làng, ngoài việc dùng để thờ vọng thần hoàng, còn là trung tâm sinh hoạt đời sống của dân làng trong các ngày hội, ngày lễ. Đình còn là nơi phân xử những tranh chấp, bất bình trong làng xã. Nơi họp hội, công bố những công việc có liên quan đến làng xã do các bậc tiên chỉ trong làng phụ trách, điều động. Đơn giản hơn, Đình ngoài việc dùng làm nơi thờ phụng, tế lễ, còn là nơi phát huy các sinh hoạt văn hóa, phong hóa trong xã hội Việt Nam. Ngôi Đình trong làng còn là biểu tượng sống, riêng biệt cho phong hoá của mỗi làng.
Khi cộng sản tràn đến, từ thập niên 30 thế kỷ trước, nhiều ngôi Đình linh thiêng của làng đã biến thành cái đình cho Việt Minh lạm dụng với nhiều mưu toan. Có nơi, “đội” đã mở ra những cuộc đấu tố, giết người ở ngay sân Đình. Trước đó, khi còn nằm trong hang ổ ở bờ lau bụi cỏ, Việt cộng cũng đã mò về giết hại nhiều hương chức ở trong làng, thân xác hoặc bản án về những ngưòi này cũng được treo lên ở trước cổng Đình, hay sân Đình trong mục đích khủng bố dân làng.
Sau này, những cuộc họp ở sân Đình biến thành nỗi kinh hoàng cho dân làng. Đình. Miếu, không còn là nơi trang nghiêm thờ phượng dành riêng cho đời sống tinh thần của làng nữa. Trái lại, Việt cộng đưa côn đồ vào chiếm Đình, phá bỏ Miếu với những lý do như bài trừ mê tín trong dân gian. Nhưng điều mà họ gọi là mê tín dị đoan trước chưa trừ được, Việt cộng đã đưa vào một loại mê tín cuồng sát mới. Họ thay những Bài Vị, Liễn thờ ở Đình, Miếu bằng cái hình của Hồ chí Minh. Ý bảo là từ đây nhà nước Việt cộng sẽ tạo ra trong xã hội một thứ đạo vô đạo mới mà Hồ chí Minh sẽ là thần. Thần trên tất cả các thần gian ác! Từ chủ đích này, đảng và nhà nước Việt cộng đã dồn hết tâm sức, triệt hạ Thần Linh của các tôn giáo khác trong nhân gian với mục đích: Triệt hạ niềm tin Lành, Thánh của tôn gíao trong xã hội. Phá huỷ nhiẹu di tích có liên can đến truyền thống văn hóa và tôn giáo trong chốn nhân gian, và xây dựng một nền văn hóa vô đạo, vô tín ngưỡng theo hệ Mác- Mao.
1. Triệt hạ tôn giáo, niềm tin Lành Thánh trong nhân gian.
Như trên tôi đã viết, Đạo thờ ông bà, hay truyền thống thờ cha kính mẹ trong các gia đình Việt Nam đã được chuyển hóa thành đời sống của đại gia đình và của xã hội. Tinh thần này chuyển hóa vào xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dần dần trờ thành cuộc sống và đạo lý của dân tộc. Rồi từ xã hội, tinh thần đạo thờ Thần, thờ Ông Bà, Tổ Tiên trở thành nền văn hóa, tạo thành một phong cách riêng trong lịch sử Việt. Hơn thế, trở thành một tôn giáo trong nhân gian. Người Việt Nam, dù có theo bất cứ một tôn giào nào thì tinh thần phụng thờ ông bà tổ tiên vẫn là gốc rễ trong cuộc sống của họ.
- Cuộc sống có gốc rễ nhân bản, thần linh ấy, đúng hay sai?
Theo tôi, dù nén nhang, mâm hoa qủa tuy không nói lên nhiều. Nhưng do ở lòng thành, tục lệ thắp nhang đèn trong các ngày giỗ chạp, tang hôn, hiều hỷ trên bàn thờ kính nhớ gia tiên, hay cầu cho người qúa cố được siêu thoát về cõi Vĩnh Hằng, về với Thần Thánh, Trời, Phật, về với Ông Bà là một nghi lể tốt lành. Sau này, trở thành bổn phận của con cháu đối với gia tiên. Trở thành Đạo làm người trong nền luân lý của xã hội Việt Nam. Rồi thành một nghi lễ đầy tôn nghiêm không thể nào thiếu trong cuộc sống của người có đạo. Tuyệt đối không phải là biểu hiệu của mê tín dị đoan.
Nay Hồ chí Minh, đã không biết đến đạo làm người trong lòng người dân Việt ( bản thân Y không một lần đốt cho cha mẹ mình một nén nhang) còn ra lệnh lệnh đập phá các ngôi đình trong làng. Triệt hạ những Đinh Chùa, Đền, Miếu thờ ỏ nông thôn. Phá đổ nhang đèn ở thành thị, rồi bạo hành các tôn giáo với những lời lẽ như là để bài trừ mê tín dị đoan thì hẳn nhiên chẳng ai dám tin rằng, đó là hành động của kẻ có đạo nghĩa. Trừ ra những kẻ vô đạo và xây dựng tổ chức vô đạo!
2. Mục đích việc phá hủy những di tích lịch sử có liên hệ đến truyèn thống văn hóa và Tôn giáo trong thời cộng sản là gì?
Sau ngày 30-4-75, nhiều ngươi di cư trước kia có dịp quay vế, thăm lại nơi sinh trưởng trên đất bắc. Họ chi thấy những ngôi làng tan hoang. Tan hoang không phải vì do dấu đạn bom, nhưng là do liềm búa đã đập nát, đạp đổ các ngôi Đình làng và Đền Miếu trước kia. Đó chính là nỗi mất mát lớn nhất của dân làng, của xóm thôn. Xa hơn, là của dân tộc. Bởi lẽ, mái nhà thì được xây dựng do công sức của một gia đình với thời gian năm, mười năm. Nhưng Đình Miếu Chùa Chiền, nhà thờ là sự đóng góp qua nhiều đời, nhiều thế hệ của dân làng và thôn xóm. Nay tất cả đã thành bình địa. Trước cảnh hoang phế này, người về thăm còn thấy cô đơn, trống vắng vì cội nguồn bị tàn phá. Người ở lại ra sao?
- Phà bỏ Đình Miều đi có lẽ cũng…hay ông ạ?
- Ông nói nghe còn lạ hơn.
- Cán bộ bảo thế, nhưng dân chúng lại đóan mò là để cho vừa lòng tàu! Dân mất Đình, Miếu, Ông Bà, người mất gốc thì dễ đồng hóa ông nhỉ?
Chẳng tìm ra nỗi đau nào hơn thế. Và cũng chẳng cần có thông tin quảng bá, xem ra người dân đã đọc được cả bụng dạ của nhà nước rồi. Tuy nhiên, biết chỉ là biết vậy. Không thể có phản ứng tích cực hơn. Riêng việc cho rằng Hồ chí Minh muốn xóa bỏ những di tích lịch sử, cổ truyền, mang tính tôn giáo, hay văn hóa của Việt Nam là để đưa dân ta vào vòng Hán hóa cho gọn nhẹ, không thuộc phạm vi bài viết này. Xin hẹn bạn đọc trong dịp khác.
Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, việc đập phá các đền miếu, Đình Chùa, đốt nhà thờ, triệt hạ niềm tin trong tôn giáo của Hồ chí Minh chính là một tai họa lớn cho dân tộc Việt Nam. Bởi lẻ, gía trị của tôn giáo trong nền văn hóa của Việt Nam có một vị thế, và một chổ đứng rất vững chắc trong xã hội, trong đời sống tinh thần của mọi cá nhân, mọi gia đình và ảnh hưởng trực tiếp vào đời sống xã hội. Nghỉa là, tôn giáo có một vị trí không thể thay thế. Nhờ tôn giáo, xã hội sẽ có được nếp sống lành mạnh, đạo nghĩa hơn. Bởi vì con người không phải chỉ sống vì miếng ăn theo lý luận của duy vật. Nhưng còn cần đến gía trị của tâm linh, tạo cho con người lối sống khác với những động vật hạ cấp theo kiểu của Mác.
Sự khác biệt này được chứng minh ngay ở trên bản thân của các cán bộ, đảng viên Việt cộng là những người trung thành với chủ nghĩa vô thần. Ai cũng biết, họ là những cán cộng suốt đời theo Hồ chí Minh sống đầy gian dối, đả phá, bài xích tôn giáo. Có rất nhiều kẻ trong số này đã đi tiên phong trong việc đập phá Chùa chiền, Đình, Miếu, nhà thờ theo chiêu bài, bài trừ mê tín dị đoan để nên quan cán nhớn, và đẩy dân chúng vào cảnh khốn cùng. Trớ trêu thay, đến lúc chết, họ lại không dùng cái búa, cái liềm để làm vật cúng kiếng, hay làm biểu tượng trên nấm mộ. Nhưng lại dùng nhang đèn, hoa trái, là những phẩm vật trong nghi lễ của người có đạo, để cúng tế lúc ra đi. Đến lạ!
3. Xây dựng một nền văn hóa vô đạo nghĩa.
Chủ nghĩa Mác- Lê-Mao là một học thuyết duy vật, vô thần, không có điểm tới của Sự Thật, Chân Lý. Chỉ có một thực hành trong gian dối. Mác coi tôn giáo như là thuốc phiện ru ngủ nhân dân. Hồ chí Minh thì coi đó là một thứ mê tín dị đoan nên cần phải tận diệt. Tại sao cộng sản ( Việt cộng) luôn luôn nhìn tôn giáo bằng ánh mắt hận thù?
Câu trả lời mà không một ai không biết là: Tôn Gíao từ khởi nguyên cho đến tận cùng là sự lành thánh, chân thật. Bất cứ một tôn giáo nào thì cũng đều đặt nền tảng cho con người trong sự ăn ngay ở lành, làm việc lành, tránh việc ác. Trong khi đó, giáo điều của cộng sản là tạo ra gian trá. Sống, tuyên truyền và thực hành trong gian dối. Đó là một thứ đạo vô đạo nghĩa, vô luân lý. Đặt nền tảng trên bạo hành ác tính. Từ đó, gian dối trở thành bản ngã và ngôn ngữ của họ. Xưa hay nay đều thế cả.
Một điểm khác nữa là, những người đi theo cộng sản, rồi gia nhập đảng cộng sản, nhất là vào thời gian đầu, hầu hết bị mắc lừa hay thuộc thành phần ít học xuất thân từ giai cấp công nông, Họ bi khích động, bị xô đẩy, dạt vào cuộc đấu tranh kiếm cơm manh áo chống lại phía chủ nhân, địa chủ hơn là có ý thức về chính trị xã hội. Trong hoàn cảnh Việt Nam lại được khóac thêm cái áo thực dân và phong kiến nữa. Sự kiện này, đẩy các đảng viên cộng sản đến hai điểm tiêu cực. Sợ hãi sự thật và thiếu sự hiểu biết về nhân bản và luân lý xã hội.
Để lấp đầy vào những điểm tiêu cực thiếu xót đó, và đi theo chủ trương xây dựng một xã hội độc tài chuyên chế, các đoàn đảng viên Việt cộng được rèn luyện lòng căm thù đối với những giai cấp của xã hội. Được đào tạo chuyên nghiệp bằng phương pháp cầm dao đấu tranh, để nên quan tước. Từ đó, cộng sản tạo cho họ một cái tâm lý hết sức tiêu cực và bi quan. Họ chỉ biết trung thành vô diều kiện đối với đảng, (để được chia cơm, bổng lộc và an toàn) trong mọi hành động cũng như ngôn từ, không có ngoại lệ, không có khoan nhượng. Từ sự kiện trung thành mù quáng vào mớ lý thuyết thuộc lòng để bảo vệ mình, cộng sản đã tạo ra những tai họa lớn, không phải cho họ. Nhưng là cho tổ quốc và dân tộc Việt Nam. Bằng chứng là:
Các đoàn đảng viên cộng sản trước kia đã lao đầu vào cuộc đấu tố thù hận để lập công, kể cả Hồ chí Minh, đã tạo ra cái chết cho hơn 170000 ngàn người Việt Nam, và phá tan hoang rất nhiều những di tích mang tính văn hóa cổ truyền và tôn giáo như các Đình, Chùa, Miếu, nhà thờ tại miền bắc Việt Nam trong những năm 1954-56. Nay nhìn lại, ai cũng phải kinh hãi, kể cả những quan án và những ngưòi ra lời đấu tố xưa kia. Từ cuộc đấu tố đó, cộng sản đã tạo ra sự ruồng, rỗng và giết chết sinh lực của xã hội. Tình nghĩa đồng bào, tình láng giềng trong xóm thôn, tình thương anh em, cha mẹ, vợ chồng, con cái trong gia đình. Việc làm này sẽ còn ảnh hưởng rất lâu dài trong xã hội Việt Nam.
Lớp cán bộ đi trước bị lầm lạc như thế. Lớp trẻ, trung niên ngày nay cũng không khá hơn. Không khá vì, tuy họ có học, có kiến thức xã hội hơn lớp trước. Nhưng từ lối giáo dục vô nhân bản của cộng sản, lớp cán bộ này chỉ khá hơn về những phương cách dối trá hơn là tử tế. Bằng chứng là, việc cưóp tài sản của các tôn giáo đã được tổ chức tinh vi hơn ( Vụ TKS, Thái Hà, Tam Tòa…). Nhưng sức sống của xã hội ngày thêm suy đồi. Những loại tội đại ác càng lúc càng gia tăng. Chỉ trong một ngày, nếu theo dõi những bản tin pháp luật của trang điện báo vnexpress.net. qúy vị sẽ phải rùng mình. Con giết cha mẹ, bạn trai giết ngưòi tình. Thầy đưa học sinh nữ tuổi vị thành niên vào nhà nghỉ. Và người ta giết nhau chỉ vì một cái va chạm nhỏ trên đường! Rõ ràng, chưa bao giờ nền đạo lý của dân tộc, và đạo đức xã hội lại băng hoại như thời cộng sản.
Tuy nhiên, nền luân lý trong xã hội Việt Nam bị băng hoại lại không có gì lạ. Bởi lẽ, người khai sáng ra cái chế độ, hay cái đạo ấy ở Việt Nam là Hồ chí Minh đã tạo ra hai sự nghiệp vĩ đại. Việc công thì đập phá Đền Miếu, Chùa Chiền, nhà thờ và triệt hạ niềm tin Lành Thánh của các tôn giáo, giết hại những vị chân tu, phỉ báng chân lý. Việc riêng thì hủ hóa Nông thị Xuân, hiếp em đến có bầu, sinh con rồi Hồ cho người bóp cổ chết, và quăng ra ngoài đường giả như một tai nạn lưu thông. Phạm những loại tội hình sự “ vĩ đại” ấy, Y đã không bi truy cứu, còn được nhà nước Việt cộng đế cao thành tích, trương biểu ngữ thành kinh tuyên truyền, “ sống và học tập theo gương bác Hồ vĩ đại”, Học tập cái kiểu ấy thì cái chế độ ấy làm gì có luân lý xã hội, làm gì có đạo nghĩa? Rồi cứ thế, hết lớp này đến lớp khác theo nhau học tập những cái gương ấy để nên quan, thành lãnh đạo thì luân lý đạo đức tìm đâu ra?
4. Kết qủa của sách lược triệt tiêu Tôn Giáo trong nhân gian.
1. Phần người dân.
Dưới áp lực nặng nề từ chế độ, dân đã bị khủng hoảng, mất niềm tin trong cuộc sống. Đến khi Đình mất, Miếu tan, nền móng văn hóa truyền thống trong làng thôn cũng không còn. Những ngày lễ trở thành những nổi cô đơn, trống vắng trong lòng ngưòi.Từ đó, dù không muốn, việc lễ lạc thờ cúng Ông bà, Tổ Tiên trở thành thứ yếu, lép vế. Ngưòi dân đứng trơ mắt ra để nhìn những cuộc tàn sát Đền, Miếu, gốc đa mà tưởng là chính thân mình đang bị chặt, chém.
Khi Miếu đổ, Đình tan, Việt cộng cho rằng cuộc tiêu diệt đạo Thờ Thần, thờ cúng Ông Bà trong dân chúng đã bị hạ gục và chẳng tốn mấy viên đạn của tầu. Kết quả, Miếu đổ, Đình bị tan nhưng tinh thần của tôn giáo, của đạo Thờ Thần, đạo Ông Bà vẫn vững như đồng. Bởi vì đạo là ở trong lòng người, nên nghi lễ cúng bái tổ tiên và dâng hoa qủa, lo việc hương khói cho các ngài, dù bị ngăn cấm, cũng không bao giờ chết trong lòng người. Nghĩa là, dù ngưòi dân Việt bị áp bức, trong bản lý lịch không còn ghi là theo đạo Ông Bà, hay tên của một tôn giáo có tổ chức nào đó, họ cũng không bao giờ bỏ Đạo của mình. Trái lại, họ tiếp tục sống và giữ đạo, vẫn một lòng tin tưởng vào Thần Linh và giữ Hương Khói, Hoa Qủa cho ông bà tổ tiên trong các dịp tang môn, hiếu hỉ, giỗ chạp hay các ngày lễ. Trên mắt môi họ vẫn còn một niềm tin tồn tại.
2. Về phiá cán cộng, nhà nước.
Mỉa mai thay, những kẻ đập phá, bạo hành các tôn giáo tưởng rằng mình đang đứng trên đỉnh vinh quang của cái liềm, cái búa bạo tàn khi theo và truyền đạo thờ Hồ. Kết qủa là thê lương tận cùng và đúng như lời trong Kinh Thánh đã viết: “khốn cho những kẻ giơ chân đạp mũi nhọn” ( Acts 9:5-6)
Trong bài, Phú Thọ: “Cả làng bị quả báo nhãn tiền vì đập phá Đình Chùa” có đoạn “Nhiều người cao tuổi trong làng cho biết, trước đây Phú Lạc cũng có phong trào bài trừ mê tín dị đoan, tuy nhiên việc thực hiện đã có sự "quá tay", khiến cả những công trình, kiến trúc không thuộc "mê tín dị đoan" vẫn bị phá hủy...
“Đến đầu xã Phú Lạc rẽ vào con đường dài thượt nhếch nhác, nham nhở rồi đi tiếp khoảng 1km là đến xóm "rùng rợn". Người ta gọi là xóm rùng rợn từ bao đời nay vì nơi này nổi tiếng với những câu chuyện như: Cả nhà đều điên, bốn mẹ con đều góa bụa… Những người dân ở đây cũng thừa nhận rằng đàn ông trong xóm ấy "ra đi" rất kỳ lạ. Thời đó có một người tên là Côn, làm cán bộ ở nhà xử lý giống. Sau khi phá đình chùa, một số thứ được chuyển về bếp ăn tập thể, trong đó có đầu của một pho tượng. Ông Côn vốn tính hay nghịch ngợm nên cho đầu của pho tượng vào bếp đun. Về sau ông Côn đã chết tắc tử. Hiện thế hệ con ông còn sống cũng. chịu nhiều chuyện đắng cay. Người thì tâm thần, người khuyết tật, gia đình thì lưu lạc...
“Đến bây giờ, người dân Phú Lạc vẫn kể về "thời vang bóng" của vị lãnh đạo xã tên L.V.H. Đằng sau những thành tích trong việc xây dựng địa phương, ông cũng là người tiên phong trong phong trào bài trừ mê tín dị đoan của những thập niên trước. Ông đã chết vì chứng suy thận cấp. Điều đáng lưu tâm là hiện nay nhiều thế hệ con cháu ông vẫn đang sống trong cảnh "sống dở chết dở". Vợ ông thì nằm liệt giường, con cái thì người tâm thần người thì li biệt”. Đức Thuận – PLXH
Đó là câu chuyện của nhân gian, tôi không mấy dám xác tin về những hậu qủa có tính cách nhãn tiền trong sự kiện cán bộ đảng viên Việt cộng đã “ báng bổ thần thánh” để rước lấy hậu quả khốc hại cho chính bản thân và dòng dõi của minh như câu chuyện về cán bộ tên Côn nào đó ở Phú Lạc, Phú Thọ. Nhưng có một sự thật vẩn đang xày ra trước mắt, trong từng ngày là, dù có tôn sùng sự gian dối của chủ nghĩa cộng sản do Hồ chí Minh lãnh đạo cách mấy, cán bộ đảng viên của nhà nước Việt cộng, từ trung ương cho đến địa phương đều rất sợ thần thánh của người có đạo. Nghĩa là, lúc gần chết đều run rẩy, chắp tay cầu đến thần linh, đều mong được hưởng hương khói, hoa trái của người còn sống cúng lễ hơn là ôm lấy cái búa cái liềm mà về với bác!.
Kể ra, đây là chuyện lạ hơn là khôi hài. Bởi lẽ, việc dâng hương và cúng hoa qủa, dù không có sách vở nào minh xác, nhưng ai cũng biết, đó là nghi lễ của những người có tín ngưỡng. Không phải là của những người vô thần. Trong khi đó, các đoàn đảng viên Việt cộng là những người theo thuyết Tam Vô. Kẻ thì đã từng tham gia vào phong trào đập Đình, phá Chùa, đốt Miếu, phá hoại tôn giáo và gọi đó là công tác đi bài trừ mê tín dị đoan. Kẻ thì điên cuồng đi cướp phà tài sản Chùa Chiền, của nhà thờ để chia nhau bổng lộc. Họ là những người sống theo bác, chết thì về với Mác Lê Mao, không về với Ông Bà, Thần Thánh. Tại sao người nhà, thân nhân, đồng chí của họ lại dùng Nhang Đèn, Hoa Quả là những phẩm vật trong lễ nghi của tôn giáo trong nhân gian mà cúng tế cho họ?
Kế đến, người cộng sản luôn cho tôn giáo là một thứ thuốc phiện ru ngủ. Họ đã theo Hồ phá bỏ đình chùa, đập miếu, đốt nhà thờ của nhân gian bằng cái búa, cắt cổ người có đạo bằng cái liềm. Rồi phá bỏ bình hương, bát nhang của người dân vì cho đó là những thứ loại thuộc về mê tín dị đoan. Nay họ chết, tại sao lại đốt nhang đèn, cúng hoa quả? Việc làm ấy thì giải thích làm sao đây? Mac - Lê chết làm gì có nhang có khói? Chỉ những người có đạo khi chết mới “mê tín” dùng đến nhang đèn hương khói cầu siêu thoát về với Ông Bà, Thần Thánh mà thôi. Chả lẽ các đoàn đảng viên cũng cần nhang khói? Cầu như thế thì họ sẽ đi đâu?
Câu hỏi này có phần mới mẻ, có làm phật lòng ai không? Tôi nghĩ rằng chẳng làm phiền lòng ai và cũng chẳng có ý phỉ báng một ai. Trái lại, sự thật phải trả về cho sự thật. Vì như tôi đây, Tôi là người công giáo. Khi tôi qua đời, trên mộ bia của tôi ngoài tên thánh, tên họ gọi ra, còn có một cây Thánh Gía, mà trong xuốt đời tôi tin theo. Tin theo trong niềm tin Lành Thánh. Nên trên mộ có đặt thêm một bát nhang, chân hương cho tôi thanh thoả ra đi cũng là lẽ thường. Vì tôi hằng mong muốn như thế. Phía anh em đạo hữu bên nhà Phật hay đạo Ông Bà cũng thế. Họ mang một Pháp danh, và chữ Vạn là biểu tượng trên phần mộ của họ. Và dĩ nhiên, bát nhang, hoa quả cho họ là điều phải lẽ. Nhưng đốt nhang, dâng hoa trái, câu siêu thoát cho một người cả đời phỉ báng tôn giáo, đập phá chùa chiền, triệt hạ nhà thờ, đập đổ lư hương, bát nhang ở Đình, Chùa thì rất lạ, nếu như không muốn nói là nom rất dị!
Ở đây tôi xin mở một dấu ngoặc là, khi viết về cách “dâng hương trái đạo” này, tôi không có ý mỉa mai những người theo cộng sản đã khuất, hay còn sống, trong việc họ thắp nhang, dâng hoa trái cho người đồng chí đã khuất, Nhưng muốn nói lên một sự thật rất thật là, việc làm này (thắp nhang dâng hoa trái) của họ trong trường hợp này, bề ngoài xem ra là không đúng. Bên trong thì hoàn toàn trái với ý nguyện của những người đã khuất. Bởi vì khi còn sống, họ theo đuổi lý tưởng Mác- Mao. Tôn thờ chủ nghĩa vô thần, chối bỏ sự hiện diện của thần linh. Nay họ chết, tại sao các đồng chí và người thân của họ lại ” áp đặt” lên mình họ chuyện mê tín dị đoan, đốt nhang, cúng hoa trái như thế? Có là bất công cho họ chăng?
Tôi không biết có là bất công hay không. Nhưng khi viết về vấn đề “ Tôn Giáo dưới ách cộng sản”, tôi không thể không viết rõ và phân tích về mục dâng cúng hoa trái, nhang đèn trong tang môn, hiếu hỷ, trong các dịp lễ, tết, là một trong những nghi lễ đầy tính thiêng liêng của những người có tín ngưỡng, có niềm tin sâu sắc vào thần linh. Đây không phải là một tục lệ trong nhân gian, tuy rất phổ quát trong cuộc sống của họ. Càng không bao giờ là một thứ hình thức của kẻ vô thần.
Theo đó, cái gì của tôn giáo thì nên trả về cho Tôn Giáo. Cái gì của thần linh thì trả về cho thần linh. Cái gì thuộc về bác đảng thì trả cho bác đảng. Cái gì của dân chúng thì trả về cho dân chúng. Có thế, xã hội mới được ổn định.
Kỳ sau: Hướng đối phó với các tôn giáo có tổ chức
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một tầm nhìn đại kết về vai trò của Đức Maria trong kế hoạch Thiên Chúa và trong hiệp thông các thánh (2)
Vũ Văn An
20:18 18/05/2012
2. Đức Maria trong trước tác giáo phụ
Nền thần học về Đức Maria, trong giáo hội sơ khai, quả chỉ là nền Kitô học, vì tập chú trực tiếp vào Chúa Kitô mới là điều dẫn tới việc nói về Trinh Nữ Maria như là Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Chúa Kitô và Mẹ Chúa Cứu Thế, Đấng cũng chính là Thiên Chúa. Ta có thể mạnh bạo nói rằng đó chính là chủ điểm từ buổi đầu, nhất là từ Thánh Irênê trở về sau (khoảng năm 180) cho tới Công Đồng Êphêsô (năm 431). Tôn xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) chỉ là cách để nói về Chúa Kitô (5).
Việc thụ thai đồng trinh là một trong các mầu nhiệm cứu chuộc vì đó là dấu chỉ “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Emmanuel). Thánh Irênê viết: “Chỉ có một Thánh Thần Thiên Chúa duy nhất ấy, Đấng… đã công bố rằng thời viên mãn của tư cách làm nghĩa tử đã đến, nước Thiên Chúa đã gần kề, và nước ấy đã hiện hữu giữa những con người nhân bản biết tin Đấng Emmanuel được sinh ra bởi Trinh Nữ” (6).
Việc thụ thai này cũng là dấu chỉ việc các Kitô hữu được sinh ra bởi “Mẹ Giáo Hội Đồng Trinh”. Thánh Augustinô (chết năm 430) viết: “Nhờ một phép lạ độc đáo, đầu của chúng ta đã được một trinh nữ sinh ra thế nào về thể chất, thì điều đó hẳn nhiên muốn nói các chi thể của Người cũng được Giáo Hội đồng trinh sinh ra thể ấy về thiêng liêng” (7).
Chính vì lý lẽ ấy, bất chấp sự dè dặt của một số người (8), giáo hội thời hậu tông đồ tin rằng việc thụ thai đồng trinh Chúa Giêsu chính là lời mời gọi Đức Maria trọn đời đồng trinh. Origen viết thế này: “Theo những người có suy nghĩ chín chắn về ngài, Đức Maria không hề có con cái nào khác ngoài Chúa Giêsu” (9).
Thời hậu Êphêsô, giáo hội dần dần coi hạn từ “Mẹ Thiên Chúa” như là một hình thức tán dương Đức Maria. Điều 6, kỳ họp 5 của Công Đồng Constantinốp 2 tuyên bố: “Đó chính là ý nghĩa đạo đức qua đó, thánh Công Đồng Canxêđoan đã tuyên xưng ngài là Mẹ Thiên Chúa” (10). Tuy nhiên, Thánh Augustinô đã phân biệt nhiều khía cạnh của tước hiệu Mẹ Thiên Chúa này, một việc phân biệt đã được các thế hệ về sau chấp nhận (11). Ngài viết: “Về mặt thiêng liêng, Đức Maria không phải là mẹ của đầu chúng ta, như là chính Chúa Cứu Thế. Trái lại, ngài được Người sinh ra cách thiêng liêng… Nhưng đàng khác, rõ ràng ngài là mẹ các chi thể của Người, đó chính là chúng ta… Về mặt thể lý, ngài là mẹ của chính đầu” (12).
Sự hiện hữu của bậc sống tận hiến nơi các phụ nữ đồng trinh trong giáo hội đã khiến Đức Maria, khuôn mẫu các nữ đồng trinh, được coi như nữ tu đầu hết. Thánh Anathaxiô (chết năm 373) viết cho các nữ trinh tận hiến như sau: “Ước chi cuộc đời Đức Maria, Đấng đã hạ sinh Thiên Chúa, trở thành hình ảnh để mỗi người trong tất cả chúng con sống đức đồng trinh của mình” (13). Còn Thánh Augustinô thì viết: “Ước chi chức phận làm mẹ của một trinh nữ thánh thiện trở thành vinh dự cho mọi trinh nữ thánh thiện” (14).
Chính Thánh Augustinô cũng là người đã quả quyết sự thánh thiện trọn vẹn của Đức Maria, nghĩa là việc ngài không có tội bản thân: “Vì lòng tôn kính phải có đối với Chúa, ở đây, khi bàn đến tội lỗi, tôi không muốn nêu bất cứ nghi vấn nào về ngài (Đức Maria)” (15).
Để chống lại Pelagius, Thánh Augustinô quả quyết rằng chính nhờ ơn thánh, mà Đức Maria không bao giờ phạm tội (16). Nhưng quan điểm của một số giáo phụ khác cho thấy vị giám mục của Hippo này không lập tức được mọi người tán thưởng. Thánh Xirilô thành Alexandria (chết năm 444) chẳng hạn viết rằng: “Qua chữ ‘lưỡi gươm’, ông Simêong muốn nói tới sự sắc bén và cường độ vũ bão của các đau khổ từng khiến Đức Maria nói ra các ý tưởng không thích đáng này, các ý tưởng cho thấy phiá xấu trong tâm trí đàn bà yếu đuối của ngài” (17).
Đàng khác, nền thần học của Thánh Augustinô có tác dụng khiến cho việc quả quyết Đức Maria vô nhiễm thai là điều không thể có được. Vì theo ngài, không một ai do kết hợp huyết nhục sinh ra, nghĩa là bất cứ người nào ngoại trừ Chúa Giêsu, tránh khỏi các vết nhơ của tội nguyên tổ. Ngài viết: “Đấng sinh ra bởi Chúa Thánh Thần và Trinh Nữ Maria thì hoàn toàn sạch bất cứ thứ tội gì, vì Người không thụ thai do kết quả của kết hợp tính dục. Ngay Giêrêmia và Gioan, dù được thánh hóa trong bụng mẹ, vẫn mắc tội nguyên tổ” (18).
Tuy nhiên, một số giáo phụ Hy Lạp ở thế kỷ thứ bẩy và thứ tám gần như đã nghĩ tới tín điều sau này, thuộc thời cận đại. Giám mục Anrê thành Crete (chết năm 740) viết: “Đức Maria, hoa trái đầu mùa, người mà trọn khối bột thối nát không hề trộn lẫn được” (19). Thánh Gioan Kim Khẩu (chết khoảng năm 749) đã đại diện cho các giáo phụ này đưa ra lời tuyên bố đáng lưu ý sau đây về “giấc ngủ” (dormitio) của Đức Maria: “Làm thế nào hư thối lại có thể đụng tới thân xác này, thân xác từng tiếp nhận chính Sự Sống ở trong mình? Không thể có bất cứ điều gì thuộc loại đó xứng hợp với linh hồn và thân xác này, linh hồn và thân xác đã cưu mang Thiên Chúa trong chính mình” (20).
Bất cứ lời kêu cầu Đức Maria nào đều phát xuất từ giới bình dân và đan viện. Như lời kinh hết sức phổ biến là kinh Trông Cậy (Sub Tuum… ): “Hỡi Mẹ Thiên Chúa, chúng con chạy đến xin lòng từ bi Mẹ che chở…” (21).
Ở Phương Đông, nhờ các lễ kính Đức Maria, việc cầu nguyện với ngài đã phát sinh ra nhiều ca vãn bất hủ không hề thấy nơi các giáo phụ Phương Tây, như ca khúc nổi tiếng Akathistos (22) mà, cho đến nay không ai rõ phát xuất từ năm nào, nhưng rất có thể là công trình của Romanus Melodus (chết khoảng năm 555). Thánh Ambrosiô (chết năm 397) cho ta một thoáng nhìn về sự dè dặt của Tây Phương trong lời suy niệm sau đây của ngài về Đức Maria dưới chân thánh giá: “Ngài không chờ đợi cái chết của Đấng là giá chuộc chúng ta, mà là chờ đợi ơn cứu rỗi của thế giới. Ngoài ra, vì biết rằng sự cứu chuộc thế giới phát xuất từ cái chết của Con mình, nên có lẽ ngài nghĩ rằng ngài phải thêm vào ơn phúc này một điều gì đó… Nhưng Chúa Giêsu đâu có cần sự giúp đỡ nào trong việc cứu rỗi mọi người chúng ta… Như thế, Người tiếp nhận tình âu yếm của một người mẹ chứ không tìm kiếm sự giúp đỡ của bất cứ ai khác” (23).
Nói tóm lại, ta có thể nói được rằng giáo hội thời các giáo phụ diễn dịch thành lời cầu nguyện và tôn kính các tuyên bố có tính Kitô Học của Thánh Irênê về Đức Maria, nữ trinh đầy vâng lời và là “cơ duyên của cứu rỗi” (cause of salvation). Thánh Irênê viết: “Đức Maria, một trinh nữ và là người vâng lời… đã trở thành cơ duyên của cứu rỗi cho chính ngài và cho cả nhân loại… Cái nút do bất tuân của Evà tạo ra đã được tháo gỡ bởi sự vâng lời của Đức Maria” (24). “Ngài (đức Maria) đã được thuyết phục để vâng lời Thiên Chúa, ngõ hầu Trinh Nữ Maria trở nên người bào chữa cho trinh nữ Evà” (25).
Các bản văn giáo phụ mà ta đang xem sét ở đây xem ra vượt xa các công đồng chung. Thực vậy, các bản văn này không dựa vào các công đồng, nhưng dựa vào Sách Thánh và đức tin tông truyền. Vả lại, cả khoảng cách giữa niềm tin của các vị và ngôn từ của Sách Thánh (như khi các vị quả quyết việc Đức Maria trọn đời đồng trinh) cũng được các vị coi là không đi ra ngoài Sách Thánh, vì các ngài tin chắc rằng Sách Thánh, trong toàn bộ tính của nó, vốn có tính thần khí (spiritual). Vì thế, việc trọn đời đồng trinh, cũng như thuật ngữ “đồng bản thể với Đức Chúa Cha”, chính là lời giải thích cho ngôn từ của Sách Thánh. Đó là cách các giáo phụ đọc Sách Thánh, kể cả các vị bị coi là chiểu tự (literalist) (26).
Nếu nói đến việc cầu nguyện cùng Đức Maria, lòng sùng kính bình dân thường đi trước học lý. Nhưng tại Tây Phương, lòng sùng kính bình dân ít len vào được việc cầu nguyện chính thức của dân Chúa, tức việc thờ phượng theo phụng vụ, là việc thờ phượng duy nhất áp dụng nguyên tắc “Luật cầu là luật tin” (lex orandi lex credendi). Ở đấy, các lễ kính Đức Maria không có tính xâm lấn và ép buộc, có lẽ vì nguồn gốc của chúng không được rõ ràng lắm chăng (27).
Tóm lại, lý do căn bản khiến các công đồng và giáo phụ nói tới Đức Maria phát xuất từ hai quan tâm sau đây:
a) Để có được một niềm tin “chính xác” (chính thống) vào Chúa Kitô, ta phải hướng lên Đức Maria cách nào đó khiến ta không xa rời Con của ngài, trái lại, coi ngài là thành phần của việc chiêm ngắm các mầu nhiệm của Chúa Giêsu.
b) Ta không được nói về Đức Maria bất cứ điều gì dù nhỏ nhặt đến đâu nhưng không nhất quán với vinh dự của Chúa Giêsu, nghĩa là với căn tính của Người vừa là người thật sự vừa là Thiên Chúa thật sự.
3. Đức Maria trong các ngoại thư
Trong thời kỳ qui điển Tân Ước đang được thiết lập vì hai mục đích: xác nhận thẩm quyền của tông truyền trong và trên giáo hội, và loại bỏ tất cả những gì xem ra xa lạ đối với kho tàng đức tin, một số sách khác cũng được các Kitô hữu soạn thảo, đọc và sao chép, dù sau cùng chúng đã bị bãi bỏ. Các sách này được gọi là “ngoại thư” (apocrypha), đúng ra là “dấu kín” (hidden), vì cho rằng chúng chuyển tải một giáo huấn chỉ dành cho một ít người, hoặc chỉ được đọc một cách tư riêng, chứ không công khai, và cuối cùng vì chúng có thể che dấu sự thật của Tin Mừng. Điều hiển nhiên là không phải mọi sách ngoại thư đều không chính thống. Đúng hơn, khi trả lời các vấn nạn của Kitô hữu trong các thế kỷ đầu, mỗi sách, theo cách thế riêng của mình, đã chuyển tải ý niệm này hay ý niệm nọ mà các Kitô hữu này vốn có về Chúa Giêsu Kitô, về các tông đồ của Người và cả về Mẹ của Người nữa. Một số ngoại thư này rất cổ xưa và rất có thể đã chứng thực được nhiều truyền thống Kitô Giáo từ thuở ban đầu (28).
Dù Đức Maria không phải là nhân vật quan trọng trong nhiều ngoại thư, ta vẫn không thể làm ngơ truyền thống ngoại thư này nếu ta muốn tìm hiểu Mẹ Chúa Giêsu theo các quan điểm lịch sử, thần học, và phụng vụ. Không những vì một số ngoại thư vốn là nguồn sơ khai duy nhất (dĩ nhiên cần được nghiên cứu và soi sáng) nói với ta về Đức Maria ngoài Thánh Kinh ra, nhưng còn là vì chúng nuôi dưỡng lòng đạo đức của người bình dân qua suốt dòng lịch sử của giáo hội.
Khi Cuốn Phúc Âm Đầu Hết Của Giacôbê (Jacobi Protevangelium, hậu bán thế kỷ thứ 2) nói với ta rằng Gioakim và Anna là tên của cha mẹ Đức Maria, liệu ta có cần phải bác bỏ điều đó như là thiếu căn cứ hay không? Tuy nhiên, không thiếu ngoại thư rất muốn biến Đức Maria thành nhân vật ma thuật, một điều hết sức xa lạ đối với đức tin và lòng đạo đức của người hiện đại chúng ta. Như truyện lúc ở trong đền thờ, bé gái Maria được chính các thiên thần nuôi ăn chẳng hạn (29) hay nhiều bản văn khác nhằm tạo nên một thứ thần thoại học thực sự về Đức Maria.
Khi văn chương ngoại thư cố gắng cung cấp các chi tiết để thoả mãn óc tò mò của tín hữu hay tìm cách hỗ trợ cho một khía cạnh nào đó của mầu nhiệm nhập thể chẳng hạn, thì nó không còn kính trong mầu nhiệm này nữa. Thí dụ, có bản văn cho rằng sự đồng trinh của Đức Maria đã được chính các bà đỡ chứng thực (30), thì điều này hiển nhiên đã vượt quá xa tính đơn sơ được các tin mừng dùng để mô tả việc sinh hạ thực sự nhưng hết sức lạ kỳ của Chúa Cứu Thế. Người Kitô hữu thuở ban đầu, do đó, hẳn đã thực hành một mức độ biện phân khá cao khi xét tới các dã sử loại này.
Nhưng không vì thế mà nền văn chương ngoại thư hoàn toàn vô ích. Vì các sách thánh của qui điển gần như im lặng, nên các ngoại thư, với ít nhiều óc tưởng tượng, đã cung cấp cho Kitô hữu thời đó nhiều dữ liệu thất truyền về Đức Maria. Phối hợp một vài truyền thống tìm thấy trong các trước tác này, ta có thể nói rằng theo chúng, Đức Maria thuộc dòng dõi Đavít và khi sinh ra không mắc bất cứ thứ tội nào (một tình trạng sau này được gọi là Vô Nhiễm Thai). Ngài là một bé gái phát triển sớm và sống các năm tháng thiếu thời trong đền thờ trước khi kết hôn với Thánh Giuse. Các ngoại thư sau đó tập chú vào biến cố truyền tin, việc Chúa Kitô sinh ra, việc trốn qua Ai Cập, nơi Đức Maria làm nhiều phép lạ, các biến cố trong cuộc sống của Chúa Giêsu, cả lúc thiếu thời lẫn lúc đã trưởng thành, trong đó Đức Maria có đóng một vai trò (như tại Cana chẳng hạn), và tiếp đến là cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu. Ngoài ra, một số ngoại thư còn cho rằng Đức Maria, chứ không phải một số phụ nữ khác, là người phụ nữ đầu tiên thấy Chúa Giêsu sống lại vào buổi sáng Phục Sinh; thế kỷ 14, Gregory Palamas sẽ quảng diễn điều này khi cho rằng ngài hiện diện lúc Con của ngài sống lại (31).
Văn chương ngoại thư nói rất ít chi tiết về dáng vẻ bề ngoài của Đức Maria, chỉ cho hay rằng ngài rạng rỡ. Trên bình diện tinh thần, ngài được phong cho nhiều nhân đức. Ngài dịu dàng, có ý tứ, và sốt mến. Trên hết, ngài biết dùng tài năng của mình để chuyên chăm làm việc bác ái. Nhưng văn chương này không bao giờ đả động tới bất cứ xúc cảm nhỏ nhặt nào của ngài đối với Thánh Giuse, dù thánh nhân là chồng của ngài; chỉ trừ một trường hợp: theo cuốn Lịch Sử Ông Giuse Thợ Mộc, ngài có khóc lúc thánh nhân qua đời (32). Dung mạo tâm lý học mà văn chương ngoại thư dành cho Đức Maria đôi khi biến ngài không hẳn thành phi nhân mà là siêu nhân.
Đến lúc đụng tới vấn đề vốn được xếp loại là “Transitus Mariae” (Sự ra đi của Đức Maria) nghĩa là nói tới lúc cuối đời của ngài (33), ngoại thư không còn nhất trí với nhau nữa. Các bản văn trước nhất, nghĩa là không sớm hơn thế kỷ thứ 6, chỉ nói đến việc ngài thiếp ngủ (dormitio), chứ không nói gì về việc mông triệu, dù là có hay không có việc phục sinh trước đó. Các giáo hội Chính Thống thích nói tới sự thiếp ngủ của Đức Maria hơn, còn giáo hội Công Giáo thì thích nói tới việc mông triệu của ngài (34). Nhưng trong tuyên bố của mình về mông triệu, Giáo Hội Công Giáo không trưng dẫn bất cứ bản văn ngoại thư nào. Dù trong thực tế, ngoại thư thường được sử dụng mà không được nhắc đến chính thức.
Một số trước tác ngoại thư nhấn mạnh tới thần tính của Chúa Kitô mà làm hại nhân tính của Người, một nhân tính gần như bị thu hút hoàn toàn đến mất dạng; do đó, đã phá sập sự quân bình tuyệt diệu trong Kitô học của các giáo phụ Canxêđoan. Các trước tác này, và các ý niệm do chúng chuyên chở, sau đó đã bị sử dụng bừa bãi, nhất là các ý niệm liên quan đến sự trong sạch của Đức Maria, các nhân đức của ngài, và các phép lạ gán cho ngài. Dần dà, ngài trở thành mẹ không phải chỉ là của Thiên Chúa nhập thể mà là của chính thần tính. Ngài hết còn chia sẻ thân phận làm người của ta. Như thế thử hỏi phải nói sao về nhân tính mà Con của ngài mang lấy đến độ chịu đau đớn trên thánh giá và trỗi dậy vào Ngày Phục Sinh?
II. Đức Maria trong Giáo Hội Trung Cổ
Từ đầu thời Trung Cổ trở đi, nền thần học và lòng tôn kính Đức Maria tập trung vào con người của ngài cả các thực tại thiên quốc lẫn các thực tại trần gian, và việc đó vừa tìm thấy nơi ngôn từ cũng như nơi các tước hiệu luôn có tính lưỡng diện. Nghĩa là, Đức Maria cùng một lúc vừa là trinh nữ vừa là Mẹ Thiên Chúa, vừa là chị vừa là mẹ, vừa là mẹ vừa là con gái, vừa là mẹ vừa là con Đấng Cứu Thế. Hai bản tính nơi Chúa Kitô được phản chiếu trong tính lưỡng thể ấy mà từ nay sẽ trở thành đặc trưng đối với lòng tôn kính Đức Maria và tạo ra một căng thẳng thần học thường xuyên. Lòng sùng kính Đức Maria trở thành yếu tố lên bản sắc cho đức tin Kitô Giáo thời đầu Trung Cổ; sau đó, nó trở thành một trong các nhân tố gây ra việc chia rẽ từ từ giữa Đông và Tây.
Việc khai triển nói trên thấy rõ trong các ngày lễ kính Đức Maria, là những ngày lễ mỗi ngày một trở nên quan trọng hơn. Những ngày lễ này có một chức năng giáo dục, nghĩa là đào luyện Kitô hữu về các nhân đức và về sinh hoạt trong Giáo Hội. Các thánh ca về Đức Maria nói lên ý hướng có tính giáo lý này nhằm tạo ra một lòng đạo đức biết nhậy cảm trước các khía cạnh thẩm mỹ của việc nhập thể, một khía cạnh được tượng trưng bởi vẻ đẹp, vẻ tốt lành và cao cả của chính Đức Maria (35).
Cuộc tranh chấp về tượng ảnh của hai thế kỷ thứ tám và thứ chín đem ra ánh sáng sự căng thẳng tiềm ẩn trong lòng sùng kính Đức Maria này: khi trở thành hình ảnh hoàn hảo của cái đẹp và nữ tính, người ta sợ Đức Maria sẽ biến đức tin vào Chúa Kitô thành việc thờ phượng chính mình một cách đầy ngẫu tượng. Do đó, nhiều qui luật khắt khe đã được đưa ra liên quan đến các ảnh tượng. Các ảnh tượng về Đức Maria được hợp thức hóa như các vật được tôn kính, chứ không phải để thờ lạy, vì việc thờ lạy chỉ dành riêng cho Ba Ngôi Thiên Chúa mà thôi (36).
Không như các giáo hội Đông Phương từng áp đặt các hạn chế đặc thù cho việc chế tạo ra ảnh tượng, giáo hội Tây Phương ít sử dụng các biện pháp giới hạn ấy. Dù vẫn duy trì các chủ đề thần học chính, tức việc hiển dương Mẹ Thiên Chúa và việc sùng kính Đấng Theotokos, lòng đạo đức của Tây Phương chấp nhận khá nhiều chủ đề có tính bình dân, văn hóa và nghệ thuật về Đức Maria, vô tình tạo ra một nền nghệ thuật giầu yếu tố thẩm mỹ hơn là nội dung và ý nghĩa.
Bắt đầu từ thế kỷ 11, càng ngày càng có nhiều trước tác nói về nền thần học và lòng sùng kính Đức Maria hơn, dẫn tới lời quả quyết sau đây: “nói về Đức Maria không bao giờ đủ” (De Maria nunquam satis) (37). Nhưng dù nhìn nhận rằng Đức Maria xứng đáng được tôn kính (dulia) hơn bất cứ vị thánh noà khác, ngài vẫn không thể là đối tượng của việc thờ phượng (latria). Lòng sùng kính ngài vì thế phải tùy thuộc sự thờ phượng Thiên Chúa.
Ba vấn đề vì thế trở thành quan tâm chính cho các nhà thần học về chủ đề Maria (38):
1. Vấn đề thứ nhất liên quan đến vị thế của Đức Maria đối với tội lỗi. Ngài có sinh ra trong tội lỗi như mọi tạo vật nhân bản khác, hay ngài sinh ra vô tội? Vấn đề vô nhiễm thai vì thế đã trở thành vấn đề thần học bao quát.
Vào thế kỷ thứ 12, Eadmer (chết năm 1124), thuộc Dòng Bênêđíctô, viết một khảo luận tựa là “Bàn Về Việc Tượng Thai Thánh Nữ Maria” trong đó ông ủng hộ ý niệm vô nhiễm thai. Trái lại, Thánh Anselm thành Canterbury có quan điểm ngược lại, giống Thánh Bernard thành Clairvaux (chết năm 1153) và Peter Abelard (chết năm 1142).
Qua thế kỷ 13, Thánh Albertô Cả (chết năm 1280) và Thánh Tôma Aquinô (chết năm 1274) nhấn mạnh đến khoảng phân cách giữa Chúa Giêsu và Đức Maria, và cho rằng Đức Maria được thanh tẩy lúc còn trong lòng mẹ nhưng lúc tượng thai, thì không vô tội. Các nhà thần học khác, nhất là Duns Scotus (chết năm 1308), thuộc Dòng Phanxicô, thì bênh vực luận đề vô nhiễm thai và cố gắng làm cho ý niệm này mỗi ngày được biết đến nhiều hơn, nhờ thế mà ngài có biệt danh là Tiến Sĩ Về Đức Maria.
Đến thế kỷ 15, John Gerson (chết năm 1429) đã củng cố các quan điểm của Duns Scotus; nhờ thế, Công Đồng Basel (1431-39), lần đầu tiên, đã xác định vô nhiễm thai như sau: “Chúng tôi xác định và tuyên bố rằng học lý theo đó Đức Trinh Nữ vinh hiển Maria, Mẹ Thiên Chúa, nhờ hiệu quả đặc biệt của ơn thánh dự phòng và tác động (preventive and operative), không bao giờ bị ô uế bởi tội nguyên tổ nhưng luôn luôn thánh thiện và không tì ố, là một học lý đạo hạnh, phù hợp với sự thờ phượng của Giáo Hội, với đức tin của Giáo Hội, với lý trí chính trực, và với sách thánh; học lý này phải được mọi người Công Giáo chấp nhận, bênh vực và tuyên xưng” (39).
Tuy nhiên, việc xác định trên không được nhìn nhận vì có sự chia rẽ giữa công đồng và đức giáo hoàng lúc đó. Nhưng khi các dè dặt dần dần giảm đi trong hai thế kỷ 14 và 15, thì việc hiển dương Đức Maria, nhờ được hỗ trợ bởi xác định trên, đã tôn ngài làm “Nữ vương thiên đàng, Mẹ Thiên Chúa hiển vinh, Trinh Nữ vô nhiễm, đáng được cảm tạ và ngợi khen” (40).
2. Vấn đề thứ hai từng tóm kết mọi quan tâm của thời Trung Cổ về Đức Maria là việc ngài về trời. Vì đã có ngày lễ Mông Triệu rồi, nên tín hữu hồi đó đặt câu hỏi: “Đức Maria mông triệu cách nào đây?” Theo Thánh Bernard thành Clairvaux và Thánh Albertô Cả, ngài về trời nhưng thân xác ngài thì không; ngài qua đời và được đưa tới thiên đình (empyrean), nơi cư ngụ trên cao của các thánh và nhân tính Chúa Kitô. Dù một số nhà thần học, như Fulbert thành Chartres (chết năm 1208) và Thánh Bernađinô thành Sienna (chết năm 1444), ra sức bênh vực ý niệm lên trời cả xác, khó mà nói được rằng đây là một chủ đề được thần học và lòng sùng kính Trung Cổ thừa nhận.
3. Vấn đề thứ ba là vai trò do Đức Maria đóng nhân danh các tín hữu cả ở dưới đất lẫn ở trên trời. Vấn đề này là do câu “đầy ơn phúc” trong Tin Mừng Luca 1:28 (41) đặt ra. Trong tư cách nữ vương thiên đàng, Đức Maria được coi là người chuyển giao các công phúc của Chúa Kitô cho các tín hữu; vào khoảng năm 1100, ý niệm này đã được phát biểu trong các ca khúc như Salve Regina (Lạy Nữ Vương) và Ave, Regina coelorum (Kính Chào Nữ Vương Thiên Đàng). Ngài quan tâm nhất tới những người tội tình nhất trên trần gian; ngài là mẹ hay thương xót (mater misericordiae), là niềm hy vọng của ta, và là đấng bào chữa ta. Kitô học Trung Cổ coi Chúa Kitô chủ yếu như một quan tòa bao nhiêu, thì Đức Maria trở nên “đấng giao hòa thế gian” bấy nhiêu (Thánh Anselm thành Canterbury), và ngay cả “đấng cứu vớt” nữa (Thánh Bridget của Thụy Điển, chết năm 1373; Denis, dòng Carthusian, chết năm 1471), dù các quan niệm này không được bất cứ tín lý nào hỗ trợ.
Người ta nghĩ rằng Đức Maria có thể tiếp nhận cho tín hữu nhiều ơn thánh, và cả Chúa Thánh Thần nữa; chính theo ý hướng này, ngài được xưng là đấng trung gian (mediatrix) hay đấng cộng tác (cooperatrix) (Thánh Bernard thành Clairvaux [42], Denis dòng Carthusian, John Gerson), nhưng dè dặt cho hay: ngài hoàn toàn tùy thuộc Chúa Kitô. Chính trong bầu không khí này, các ca khúc và lời cầu nguyện theo phụng vụ đã thành hình, cũng như Thánh Vịnh Đức Mẹ (thế kỷ 12), Giờ Kinh Đức Mẹ (của Đức Gioan XXII, chết năm 1334), Các Lời Than Thở Của Đức Mẹ (từ Thế kỷ 12 tới thế kỷ 14) và Giờ Kinh kính Bẩy Sự Thương Khó Đức Mẹ (có từ 1324).
Lòng sùng kính Đức Maria đặc biệt được phát triển trong phong trào đơn tu thời Trung Cổ và có đặc điểm phối hợp được cả tình yêu cung điện dành cho các công nương lẫn tình yêu huyền nhiệm dành cho Đức Mẹ. Đức Maria điển hình hóa khía cạnh phục vụ của đời sống Kitô giáo, một lãnh vực rất thích đáng để áp dụng tình yêu được lý tưởng hóa như trên. Đan viện Cluny là nơi khởi xướng lòng đạo đức này, một lòng đạo đức được Đấng Đáng Kính Phêrô (chết năm 1156) nhấn mạnh ở điểm: Đức Maria là mẹ của lòng thương xót đối với ta. Trong nhiều dòng đơn tu cũng như hiệp hội giáo dân, từ đan viện Cluny tới các tu viện Phanxicô và từ Hội Hiệp Sĩ tới hiệp hội Beguines, người ta cố gắng liên kết sinh hoạt yêu thương của Kitô giáo với lòng sùng kính Đức Maria để lòng thương xót này mang được các hình thức có hiệu quả.
Vào khoảng cuối thời Trung Cổ, một số khai triển thánh mẫu học, hơi xa lạ với nền thần học kinh viện, đã ủng hộ một lòng đạo hạnh đặt căn bản trên công phúc và tập chú vào Đức Maria, đấng mà từ nay đã trở thành chủ đề ưu hạng cho nghệ thuật tranh ảnh và kiến trúc, cho hành hương, tôn kính ảnh tượng, và các truyện hiện ra cũng như Đức Bà Đen (43). Các điều bị coi là thái quá này ngày càng trở nên phổ thông và ít bị thần học kiểm soát.
CHÚ THÍCH
Chương 1:
(1) Thánh Inhaxiô thành Antiokia (chết khoảng năm 117), Thư Êphêsô 18, 2 (SC 10bis, 87); xem Thư Mácnêxiô 11; Trallianô 9,1; Smyrnô 1,1-2.
(2) Thánh Irênê thành Lyons, Chứng Minh Lời Giảng Tông Đồ 33 (SC 406, 31)
(3) Thánh Irênê, Chống Lạc Giáo 1, 10.2, Bản tiếng Pháp của A. Rousseau (Paris: Cerf, 1984) 66.
(4) Chữ Hy Lạp ICHTHYS, “cá”, là các chữ đầu (trong tiếng Hy lạp) của tước hiệu “Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế”. Do đó, cá trở thành cách biểu tượng để gọi tên Chúa Kitô và là cách chơi chữ khắc của người xưa. Văn bia của Abercius có ghi: “Đức tin là hướng dẫn của tôi ở khắp nơi và là lương thực nuôi tôi ở khắp chốn: cá từ suối trường sinh, rất lớn và rất sạch, đã được thánh Nữ Trinh bắt được’. Văn bia của Pectorius: “Bạn đã tiếp nhận cá trong lòng bàn tay bạn”. Những bản khắc này đã được phiên dịch trong cuốn sách của L. Deiss: Springtime of the Liturgy: Liturgical Texts of the First Four Centuries (Collegeville: Liturgical Press, 1979) 260-2.
(5) Xem đoạn văn của Thánh Inhaxiô Thành Antokia: Thư Êphêsô 18, 2.
(6) Thánh Irêne, Chống Lạc Giáo 3, 24, 4 (Rousseau, 377)
(7) Thánh Augustinô, Holy Virginity 6,6; do R. Kearney dịch sang tiếng Anh, Marriage and Virginity (The Works of Saint Augustine I, 9; Hyde Park, N.Y.: New City Press, 1999) 71.
(8) Nhất là Tertulianô.
(9) Origen, Chú Giải Thánh Gioan 1,4 (SC 120, 71).
(10) DS 427; dịch trong ND 620/6.
(11) Nhất là trong dịp kỷ niệm 1,500 năm CĐ Êphêsô (1931) và dưới hình thức một ngày lễ (11 tháng 10) mà nay đã được đặt trở lại vào ngày truyền thống xưa là ngày 1 tháng 1.
(12). Thánh Augustinô, Holy Virginity 6,6
(13) Thánh Anataxiô, Thư Cho Các Trinh Nữ; xem RAM 31 (1955) 144-71.
(14) Thánh Augustinô, Holy Virginity 5,5
(15) Thánh Augustinô, Tự Nhiên và Ơn Thánh 36,42; bản dịch tiếng Anh của R.J. Teske, Answer to The Pelagians (The Works of Saint Augustine I, 23; Hyde Park, N.Y.: New City Press, 1997) 246.
(16) Vừa dẫn.
(17) Xem G. Joussard, “L’interprétation par Cyrille d’Alexandrie de la scène de Marie au pier de la Croix” trong tuyển tập Virgo immaculata (Rome, 1955) 32.
(18) Thánh Augustinô, Unfinished Work in Answer to Julian 4, 134; bản dịch tiếng Anh của R.J. Teske, Answer to the Pelagians, III (The Works of Saint Augustine I, 25; Hyde Park, N.Y.: New City Press, 1999) 500.
(19) Anrê thành Creta, Bài Giảng về Sinh Nhật Đức Maria 1 (PG 97:812A).
(20) Thánh Gioan Đamaxênô, Bài Giảng Thứ Hai về (Đức Maria) Thiếp Ngủ 3 (SC 80, 132-33).
(21) Bản papyrus tại thư viện John Rylands; có lẽ có trước CĐ Êphêsô (431).
(22) Người ta “không nên ngồi” (akathistos) khi hát 24 câu này. Đây là ít câu: “Kính chào! sự cứu chuộc toàn thể thế giới. Kính chào! Sự tốt lành của Chúa cho nhân loại” (V); “Kính chào! Đấng đã loại bỏ khỏi vương quốc Người kẻ thù của con người… Kính chào! Đấng cứu ta khỏi những nghi lễ ngoại đạo” (IX); “Kính chào! Tảng đá đã giải cơn khát trần đời… Kính chào! Thực phẩm thay thế manna” (XI). Bản dịch của G.G. Meersserman, O.O., The Acathistos Hymn: Hymn of Praise to the Mother of God (Fribourg, Switzerland: University Press, 1958) 39, 47, 51.
(23) Thánh Ambrôxiô thành Milan, Về Phúc Âm Thánh Luca 10, 132 (SC 52, 200); cũng xem Thư 63, 110 (PL 16: 1218C).
(24) Thánh Irênê, Chống Lạc Giáo 3, 22, 4 (Rousseau, 385-86).
(25) Vừa dẫn, 5, 19, 1 (Rousseau, 626).
(26) Thánh Gioan Kim Khẩu, một vị “chiểu tự” (literalist), từng viết: “luật này có giá trị khắp trong Sách Thánh: bất cứ khi nào Sách Thánh sử dụng phúng dụ (allegory), nó cũng đều giải thích phúng dụ ấy, ngõ hầu giữ cho những người yêu phúng dụ một cách bừa bãi khỏi ngây thơ sai lạc và ở chỗ nào cũng thấy nó” (Chú Giải Isaia 5,3).
(27) Tại Rôma, khoảng năm 700 có các lễ Truyền Tin, Thiếp Ngủ, Sinh Nhật, Thanh Tẩy. Phương Đông cử hành cả 4 lễ này nhưng thêm lễ ngày 9 tháng 12 kính việc Thánh Anna chịu thai Đức Maria. Về nguồn gốc lễ Thiếp Ngủ, nghiên cứu của Simon Claude cho ta một chút ánh sáng về nguồn gốc của nó: Dormition et Assomption de Marie, histoire des traditions anciennes (Paris: Beauchesne, 1995).
(28) Ta nên tránh việc xác định nền văn chương ngoại thư Kitô Giáo trong tương quan với qui điển Tân Ước, như thể nền văn chương này tạo nên một bộ tác phẩm cạnh tranh với hoặc chỉ bổ túc cho Tân Ước. Ngày nay, người ta có khuynh hướng coi nền văn chương này đúng hơn là hình thức viết của một thời kỳ đặc thù trong các truyền thống lịch sử hay một bộ dã sử không có được thế giá của qui điển thánh kinh.
(29) Xem Tin Mừng Đầu Hết Của Giacôbê 8, 1, trong W. Schneemelcher, chủ biên, New Testament Apocrypha I (Louisville: Westminster/John Knox Press, 1991)429; The Questions of Bartholomew II, 15 (đã dẫn, 544).
(30). Xem Tin Mừng Đầu Hết Của Giacôbê 20, 1 (Schneemelcher I, 434); Tin Mừng của Ngụy-Matthêu 13,4.
(31) Xem Gregory Palamas, Bài Giảng 18 về Các Phụ Nữ Mang Mộc Dược 5.
(32) Xem Lịch Sử Thánh Giuse Thợ Mộc 20,8.
(33) Xem Minoui, Dormition et Assomption (ghi chú 27 trên đây)
(34) Các bản văn này hiểu “thiếp ngủ” là sự qua đời của Đức Maria, có các tông đồ vây quanh, trong khi một thiên thần tiếp nhận linh hồn ngài và đưa linh hồn ngài về vinh quang, còn thân xác ngài nằm trong mồ. Trong khi “mông triệu”, tự nó, không hàm nghĩa sự qua đời của ngài, nhưng trên thực tế có thể xẩy ra sau sự qua đời này; tuy nhiên, nó nhấn mạnh tới việc cả hồn lẫn xác ngài được nâng lên hưởng vinh quang, mà không đề cập gì tới việc chôn cất.
(35) H. Gore, “Maria/Marienfrommigkeit”, TRE 22, 123-24.
(36) Ta sẽ trở lại chủ đề này ở chương 2.
(37) Lời quả quyết này từng được gán cho Thánh Bernard thành Clairvaux, nhưng không nhắc tới bất cứ đoạn văn minh nhiên nào. Nền thần học của Thánh Bernard về Đức Maria, nghịch lý thay, lại chỉ chú trọng tới đức khiêm nhường của mẹ Chúa Kitô hơn là sự hiển dương ngài. Dù sao, lời quả quyết này cũng đã mô tả được lòng sùng kính khá lan tràn vào thời này.
(38) Grote (ghi chú 35) 126-28.
(39) Mansi 29, 182f.; DTC 7/1. 1113.
(40) Đức Sixtô IV, Về Sự Vô Nhiễm Thai; bản văn trong DS 1400.
(41) Xem chú thích 9 chương 2.
(42) Xem Bài Giảng của ngài về Ngày Truyền Tin của Chúa (PL185/1:115ff); Bài Tán Tụng Về Trinh Nữ Diễm Phúc, Mẹ Thiên Chúa (PL 184: 1009ff. và 1020). Trong các bài này, Thánh Bernard ca ngợi Trinh Nữ Maria là Trinh Nữ Của Mọi Trinh Nữ, là Sự Khôn Ngoan, là Mẹ Tình Yêu Kiều Diễm, Mẹ Nhân Từ, Đức Bà (mi Domina hay Domina Mea), Hiền Thê, Mẹ Thiên Chúa, Đấng Trung Gian, Dầu Thơm Dịu Dàng, Hoa Hồng Trắng Khiết Trinh, Hoa Hồng Đỏ Đức Ái. Nhưng ngài có được các tước hiệu này là do Chúa Giêsu. Theo Thánh Bernard, ta chỉ có một mẹ trên trần gian cũng như chỉ có một Cha trên trời. Xem R. Winling, The Carmelites of Mazille, và A.-G. Hamman, Le Cantique des cantiques d’Origène à Saint Bernard (Paris: Desclée de Brouwer, 1983) 183-88.
(43) Xem Grote (chú thích 35)
(còn tiếp)
Nền thần học về Đức Maria, trong giáo hội sơ khai, quả chỉ là nền Kitô học, vì tập chú trực tiếp vào Chúa Kitô mới là điều dẫn tới việc nói về Trinh Nữ Maria như là Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Chúa Kitô và Mẹ Chúa Cứu Thế, Đấng cũng chính là Thiên Chúa. Ta có thể mạnh bạo nói rằng đó chính là chủ điểm từ buổi đầu, nhất là từ Thánh Irênê trở về sau (khoảng năm 180) cho tới Công Đồng Êphêsô (năm 431). Tôn xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) chỉ là cách để nói về Chúa Kitô (5).
Việc thụ thai đồng trinh là một trong các mầu nhiệm cứu chuộc vì đó là dấu chỉ “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Emmanuel). Thánh Irênê viết: “Chỉ có một Thánh Thần Thiên Chúa duy nhất ấy, Đấng… đã công bố rằng thời viên mãn của tư cách làm nghĩa tử đã đến, nước Thiên Chúa đã gần kề, và nước ấy đã hiện hữu giữa những con người nhân bản biết tin Đấng Emmanuel được sinh ra bởi Trinh Nữ” (6).
Việc thụ thai này cũng là dấu chỉ việc các Kitô hữu được sinh ra bởi “Mẹ Giáo Hội Đồng Trinh”. Thánh Augustinô (chết năm 430) viết: “Nhờ một phép lạ độc đáo, đầu của chúng ta đã được một trinh nữ sinh ra thế nào về thể chất, thì điều đó hẳn nhiên muốn nói các chi thể của Người cũng được Giáo Hội đồng trinh sinh ra thể ấy về thiêng liêng” (7).
Chính vì lý lẽ ấy, bất chấp sự dè dặt của một số người (8), giáo hội thời hậu tông đồ tin rằng việc thụ thai đồng trinh Chúa Giêsu chính là lời mời gọi Đức Maria trọn đời đồng trinh. Origen viết thế này: “Theo những người có suy nghĩ chín chắn về ngài, Đức Maria không hề có con cái nào khác ngoài Chúa Giêsu” (9).
Thời hậu Êphêsô, giáo hội dần dần coi hạn từ “Mẹ Thiên Chúa” như là một hình thức tán dương Đức Maria. Điều 6, kỳ họp 5 của Công Đồng Constantinốp 2 tuyên bố: “Đó chính là ý nghĩa đạo đức qua đó, thánh Công Đồng Canxêđoan đã tuyên xưng ngài là Mẹ Thiên Chúa” (10). Tuy nhiên, Thánh Augustinô đã phân biệt nhiều khía cạnh của tước hiệu Mẹ Thiên Chúa này, một việc phân biệt đã được các thế hệ về sau chấp nhận (11). Ngài viết: “Về mặt thiêng liêng, Đức Maria không phải là mẹ của đầu chúng ta, như là chính Chúa Cứu Thế. Trái lại, ngài được Người sinh ra cách thiêng liêng… Nhưng đàng khác, rõ ràng ngài là mẹ các chi thể của Người, đó chính là chúng ta… Về mặt thể lý, ngài là mẹ của chính đầu” (12).
Sự hiện hữu của bậc sống tận hiến nơi các phụ nữ đồng trinh trong giáo hội đã khiến Đức Maria, khuôn mẫu các nữ đồng trinh, được coi như nữ tu đầu hết. Thánh Anathaxiô (chết năm 373) viết cho các nữ trinh tận hiến như sau: “Ước chi cuộc đời Đức Maria, Đấng đã hạ sinh Thiên Chúa, trở thành hình ảnh để mỗi người trong tất cả chúng con sống đức đồng trinh của mình” (13). Còn Thánh Augustinô thì viết: “Ước chi chức phận làm mẹ của một trinh nữ thánh thiện trở thành vinh dự cho mọi trinh nữ thánh thiện” (14).
Chính Thánh Augustinô cũng là người đã quả quyết sự thánh thiện trọn vẹn của Đức Maria, nghĩa là việc ngài không có tội bản thân: “Vì lòng tôn kính phải có đối với Chúa, ở đây, khi bàn đến tội lỗi, tôi không muốn nêu bất cứ nghi vấn nào về ngài (Đức Maria)” (15).
Để chống lại Pelagius, Thánh Augustinô quả quyết rằng chính nhờ ơn thánh, mà Đức Maria không bao giờ phạm tội (16). Nhưng quan điểm của một số giáo phụ khác cho thấy vị giám mục của Hippo này không lập tức được mọi người tán thưởng. Thánh Xirilô thành Alexandria (chết năm 444) chẳng hạn viết rằng: “Qua chữ ‘lưỡi gươm’, ông Simêong muốn nói tới sự sắc bén và cường độ vũ bão của các đau khổ từng khiến Đức Maria nói ra các ý tưởng không thích đáng này, các ý tưởng cho thấy phiá xấu trong tâm trí đàn bà yếu đuối của ngài” (17).
Đàng khác, nền thần học của Thánh Augustinô có tác dụng khiến cho việc quả quyết Đức Maria vô nhiễm thai là điều không thể có được. Vì theo ngài, không một ai do kết hợp huyết nhục sinh ra, nghĩa là bất cứ người nào ngoại trừ Chúa Giêsu, tránh khỏi các vết nhơ của tội nguyên tổ. Ngài viết: “Đấng sinh ra bởi Chúa Thánh Thần và Trinh Nữ Maria thì hoàn toàn sạch bất cứ thứ tội gì, vì Người không thụ thai do kết quả của kết hợp tính dục. Ngay Giêrêmia và Gioan, dù được thánh hóa trong bụng mẹ, vẫn mắc tội nguyên tổ” (18).
Tuy nhiên, một số giáo phụ Hy Lạp ở thế kỷ thứ bẩy và thứ tám gần như đã nghĩ tới tín điều sau này, thuộc thời cận đại. Giám mục Anrê thành Crete (chết năm 740) viết: “Đức Maria, hoa trái đầu mùa, người mà trọn khối bột thối nát không hề trộn lẫn được” (19). Thánh Gioan Kim Khẩu (chết khoảng năm 749) đã đại diện cho các giáo phụ này đưa ra lời tuyên bố đáng lưu ý sau đây về “giấc ngủ” (dormitio) của Đức Maria: “Làm thế nào hư thối lại có thể đụng tới thân xác này, thân xác từng tiếp nhận chính Sự Sống ở trong mình? Không thể có bất cứ điều gì thuộc loại đó xứng hợp với linh hồn và thân xác này, linh hồn và thân xác đã cưu mang Thiên Chúa trong chính mình” (20).
Bất cứ lời kêu cầu Đức Maria nào đều phát xuất từ giới bình dân và đan viện. Như lời kinh hết sức phổ biến là kinh Trông Cậy (Sub Tuum… ): “Hỡi Mẹ Thiên Chúa, chúng con chạy đến xin lòng từ bi Mẹ che chở…” (21).
Ở Phương Đông, nhờ các lễ kính Đức Maria, việc cầu nguyện với ngài đã phát sinh ra nhiều ca vãn bất hủ không hề thấy nơi các giáo phụ Phương Tây, như ca khúc nổi tiếng Akathistos (22) mà, cho đến nay không ai rõ phát xuất từ năm nào, nhưng rất có thể là công trình của Romanus Melodus (chết khoảng năm 555). Thánh Ambrosiô (chết năm 397) cho ta một thoáng nhìn về sự dè dặt của Tây Phương trong lời suy niệm sau đây của ngài về Đức Maria dưới chân thánh giá: “Ngài không chờ đợi cái chết của Đấng là giá chuộc chúng ta, mà là chờ đợi ơn cứu rỗi của thế giới. Ngoài ra, vì biết rằng sự cứu chuộc thế giới phát xuất từ cái chết của Con mình, nên có lẽ ngài nghĩ rằng ngài phải thêm vào ơn phúc này một điều gì đó… Nhưng Chúa Giêsu đâu có cần sự giúp đỡ nào trong việc cứu rỗi mọi người chúng ta… Như thế, Người tiếp nhận tình âu yếm của một người mẹ chứ không tìm kiếm sự giúp đỡ của bất cứ ai khác” (23).
Nói tóm lại, ta có thể nói được rằng giáo hội thời các giáo phụ diễn dịch thành lời cầu nguyện và tôn kính các tuyên bố có tính Kitô Học của Thánh Irênê về Đức Maria, nữ trinh đầy vâng lời và là “cơ duyên của cứu rỗi” (cause of salvation). Thánh Irênê viết: “Đức Maria, một trinh nữ và là người vâng lời… đã trở thành cơ duyên của cứu rỗi cho chính ngài và cho cả nhân loại… Cái nút do bất tuân của Evà tạo ra đã được tháo gỡ bởi sự vâng lời của Đức Maria” (24). “Ngài (đức Maria) đã được thuyết phục để vâng lời Thiên Chúa, ngõ hầu Trinh Nữ Maria trở nên người bào chữa cho trinh nữ Evà” (25).
Các bản văn giáo phụ mà ta đang xem sét ở đây xem ra vượt xa các công đồng chung. Thực vậy, các bản văn này không dựa vào các công đồng, nhưng dựa vào Sách Thánh và đức tin tông truyền. Vả lại, cả khoảng cách giữa niềm tin của các vị và ngôn từ của Sách Thánh (như khi các vị quả quyết việc Đức Maria trọn đời đồng trinh) cũng được các vị coi là không đi ra ngoài Sách Thánh, vì các ngài tin chắc rằng Sách Thánh, trong toàn bộ tính của nó, vốn có tính thần khí (spiritual). Vì thế, việc trọn đời đồng trinh, cũng như thuật ngữ “đồng bản thể với Đức Chúa Cha”, chính là lời giải thích cho ngôn từ của Sách Thánh. Đó là cách các giáo phụ đọc Sách Thánh, kể cả các vị bị coi là chiểu tự (literalist) (26).
Nếu nói đến việc cầu nguyện cùng Đức Maria, lòng sùng kính bình dân thường đi trước học lý. Nhưng tại Tây Phương, lòng sùng kính bình dân ít len vào được việc cầu nguyện chính thức của dân Chúa, tức việc thờ phượng theo phụng vụ, là việc thờ phượng duy nhất áp dụng nguyên tắc “Luật cầu là luật tin” (lex orandi lex credendi). Ở đấy, các lễ kính Đức Maria không có tính xâm lấn và ép buộc, có lẽ vì nguồn gốc của chúng không được rõ ràng lắm chăng (27).
Tóm lại, lý do căn bản khiến các công đồng và giáo phụ nói tới Đức Maria phát xuất từ hai quan tâm sau đây:
a) Để có được một niềm tin “chính xác” (chính thống) vào Chúa Kitô, ta phải hướng lên Đức Maria cách nào đó khiến ta không xa rời Con của ngài, trái lại, coi ngài là thành phần của việc chiêm ngắm các mầu nhiệm của Chúa Giêsu.
b) Ta không được nói về Đức Maria bất cứ điều gì dù nhỏ nhặt đến đâu nhưng không nhất quán với vinh dự của Chúa Giêsu, nghĩa là với căn tính của Người vừa là người thật sự vừa là Thiên Chúa thật sự.
3. Đức Maria trong các ngoại thư
Trong thời kỳ qui điển Tân Ước đang được thiết lập vì hai mục đích: xác nhận thẩm quyền của tông truyền trong và trên giáo hội, và loại bỏ tất cả những gì xem ra xa lạ đối với kho tàng đức tin, một số sách khác cũng được các Kitô hữu soạn thảo, đọc và sao chép, dù sau cùng chúng đã bị bãi bỏ. Các sách này được gọi là “ngoại thư” (apocrypha), đúng ra là “dấu kín” (hidden), vì cho rằng chúng chuyển tải một giáo huấn chỉ dành cho một ít người, hoặc chỉ được đọc một cách tư riêng, chứ không công khai, và cuối cùng vì chúng có thể che dấu sự thật của Tin Mừng. Điều hiển nhiên là không phải mọi sách ngoại thư đều không chính thống. Đúng hơn, khi trả lời các vấn nạn của Kitô hữu trong các thế kỷ đầu, mỗi sách, theo cách thế riêng của mình, đã chuyển tải ý niệm này hay ý niệm nọ mà các Kitô hữu này vốn có về Chúa Giêsu Kitô, về các tông đồ của Người và cả về Mẹ của Người nữa. Một số ngoại thư này rất cổ xưa và rất có thể đã chứng thực được nhiều truyền thống Kitô Giáo từ thuở ban đầu (28).
Dù Đức Maria không phải là nhân vật quan trọng trong nhiều ngoại thư, ta vẫn không thể làm ngơ truyền thống ngoại thư này nếu ta muốn tìm hiểu Mẹ Chúa Giêsu theo các quan điểm lịch sử, thần học, và phụng vụ. Không những vì một số ngoại thư vốn là nguồn sơ khai duy nhất (dĩ nhiên cần được nghiên cứu và soi sáng) nói với ta về Đức Maria ngoài Thánh Kinh ra, nhưng còn là vì chúng nuôi dưỡng lòng đạo đức của người bình dân qua suốt dòng lịch sử của giáo hội.
Khi Cuốn Phúc Âm Đầu Hết Của Giacôbê (Jacobi Protevangelium, hậu bán thế kỷ thứ 2) nói với ta rằng Gioakim và Anna là tên của cha mẹ Đức Maria, liệu ta có cần phải bác bỏ điều đó như là thiếu căn cứ hay không? Tuy nhiên, không thiếu ngoại thư rất muốn biến Đức Maria thành nhân vật ma thuật, một điều hết sức xa lạ đối với đức tin và lòng đạo đức của người hiện đại chúng ta. Như truyện lúc ở trong đền thờ, bé gái Maria được chính các thiên thần nuôi ăn chẳng hạn (29) hay nhiều bản văn khác nhằm tạo nên một thứ thần thoại học thực sự về Đức Maria.
Khi văn chương ngoại thư cố gắng cung cấp các chi tiết để thoả mãn óc tò mò của tín hữu hay tìm cách hỗ trợ cho một khía cạnh nào đó của mầu nhiệm nhập thể chẳng hạn, thì nó không còn kính trong mầu nhiệm này nữa. Thí dụ, có bản văn cho rằng sự đồng trinh của Đức Maria đã được chính các bà đỡ chứng thực (30), thì điều này hiển nhiên đã vượt quá xa tính đơn sơ được các tin mừng dùng để mô tả việc sinh hạ thực sự nhưng hết sức lạ kỳ của Chúa Cứu Thế. Người Kitô hữu thuở ban đầu, do đó, hẳn đã thực hành một mức độ biện phân khá cao khi xét tới các dã sử loại này.
Nhưng không vì thế mà nền văn chương ngoại thư hoàn toàn vô ích. Vì các sách thánh của qui điển gần như im lặng, nên các ngoại thư, với ít nhiều óc tưởng tượng, đã cung cấp cho Kitô hữu thời đó nhiều dữ liệu thất truyền về Đức Maria. Phối hợp một vài truyền thống tìm thấy trong các trước tác này, ta có thể nói rằng theo chúng, Đức Maria thuộc dòng dõi Đavít và khi sinh ra không mắc bất cứ thứ tội nào (một tình trạng sau này được gọi là Vô Nhiễm Thai). Ngài là một bé gái phát triển sớm và sống các năm tháng thiếu thời trong đền thờ trước khi kết hôn với Thánh Giuse. Các ngoại thư sau đó tập chú vào biến cố truyền tin, việc Chúa Kitô sinh ra, việc trốn qua Ai Cập, nơi Đức Maria làm nhiều phép lạ, các biến cố trong cuộc sống của Chúa Giêsu, cả lúc thiếu thời lẫn lúc đã trưởng thành, trong đó Đức Maria có đóng một vai trò (như tại Cana chẳng hạn), và tiếp đến là cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu. Ngoài ra, một số ngoại thư còn cho rằng Đức Maria, chứ không phải một số phụ nữ khác, là người phụ nữ đầu tiên thấy Chúa Giêsu sống lại vào buổi sáng Phục Sinh; thế kỷ 14, Gregory Palamas sẽ quảng diễn điều này khi cho rằng ngài hiện diện lúc Con của ngài sống lại (31).
Văn chương ngoại thư nói rất ít chi tiết về dáng vẻ bề ngoài của Đức Maria, chỉ cho hay rằng ngài rạng rỡ. Trên bình diện tinh thần, ngài được phong cho nhiều nhân đức. Ngài dịu dàng, có ý tứ, và sốt mến. Trên hết, ngài biết dùng tài năng của mình để chuyên chăm làm việc bác ái. Nhưng văn chương này không bao giờ đả động tới bất cứ xúc cảm nhỏ nhặt nào của ngài đối với Thánh Giuse, dù thánh nhân là chồng của ngài; chỉ trừ một trường hợp: theo cuốn Lịch Sử Ông Giuse Thợ Mộc, ngài có khóc lúc thánh nhân qua đời (32). Dung mạo tâm lý học mà văn chương ngoại thư dành cho Đức Maria đôi khi biến ngài không hẳn thành phi nhân mà là siêu nhân.
Đến lúc đụng tới vấn đề vốn được xếp loại là “Transitus Mariae” (Sự ra đi của Đức Maria) nghĩa là nói tới lúc cuối đời của ngài (33), ngoại thư không còn nhất trí với nhau nữa. Các bản văn trước nhất, nghĩa là không sớm hơn thế kỷ thứ 6, chỉ nói đến việc ngài thiếp ngủ (dormitio), chứ không nói gì về việc mông triệu, dù là có hay không có việc phục sinh trước đó. Các giáo hội Chính Thống thích nói tới sự thiếp ngủ của Đức Maria hơn, còn giáo hội Công Giáo thì thích nói tới việc mông triệu của ngài (34). Nhưng trong tuyên bố của mình về mông triệu, Giáo Hội Công Giáo không trưng dẫn bất cứ bản văn ngoại thư nào. Dù trong thực tế, ngoại thư thường được sử dụng mà không được nhắc đến chính thức.
Một số trước tác ngoại thư nhấn mạnh tới thần tính của Chúa Kitô mà làm hại nhân tính của Người, một nhân tính gần như bị thu hút hoàn toàn đến mất dạng; do đó, đã phá sập sự quân bình tuyệt diệu trong Kitô học của các giáo phụ Canxêđoan. Các trước tác này, và các ý niệm do chúng chuyên chở, sau đó đã bị sử dụng bừa bãi, nhất là các ý niệm liên quan đến sự trong sạch của Đức Maria, các nhân đức của ngài, và các phép lạ gán cho ngài. Dần dà, ngài trở thành mẹ không phải chỉ là của Thiên Chúa nhập thể mà là của chính thần tính. Ngài hết còn chia sẻ thân phận làm người của ta. Như thế thử hỏi phải nói sao về nhân tính mà Con của ngài mang lấy đến độ chịu đau đớn trên thánh giá và trỗi dậy vào Ngày Phục Sinh?
II. Đức Maria trong Giáo Hội Trung Cổ
Từ đầu thời Trung Cổ trở đi, nền thần học và lòng tôn kính Đức Maria tập trung vào con người của ngài cả các thực tại thiên quốc lẫn các thực tại trần gian, và việc đó vừa tìm thấy nơi ngôn từ cũng như nơi các tước hiệu luôn có tính lưỡng diện. Nghĩa là, Đức Maria cùng một lúc vừa là trinh nữ vừa là Mẹ Thiên Chúa, vừa là chị vừa là mẹ, vừa là mẹ vừa là con gái, vừa là mẹ vừa là con Đấng Cứu Thế. Hai bản tính nơi Chúa Kitô được phản chiếu trong tính lưỡng thể ấy mà từ nay sẽ trở thành đặc trưng đối với lòng tôn kính Đức Maria và tạo ra một căng thẳng thần học thường xuyên. Lòng sùng kính Đức Maria trở thành yếu tố lên bản sắc cho đức tin Kitô Giáo thời đầu Trung Cổ; sau đó, nó trở thành một trong các nhân tố gây ra việc chia rẽ từ từ giữa Đông và Tây.
Việc khai triển nói trên thấy rõ trong các ngày lễ kính Đức Maria, là những ngày lễ mỗi ngày một trở nên quan trọng hơn. Những ngày lễ này có một chức năng giáo dục, nghĩa là đào luyện Kitô hữu về các nhân đức và về sinh hoạt trong Giáo Hội. Các thánh ca về Đức Maria nói lên ý hướng có tính giáo lý này nhằm tạo ra một lòng đạo đức biết nhậy cảm trước các khía cạnh thẩm mỹ của việc nhập thể, một khía cạnh được tượng trưng bởi vẻ đẹp, vẻ tốt lành và cao cả của chính Đức Maria (35).
Cuộc tranh chấp về tượng ảnh của hai thế kỷ thứ tám và thứ chín đem ra ánh sáng sự căng thẳng tiềm ẩn trong lòng sùng kính Đức Maria này: khi trở thành hình ảnh hoàn hảo của cái đẹp và nữ tính, người ta sợ Đức Maria sẽ biến đức tin vào Chúa Kitô thành việc thờ phượng chính mình một cách đầy ngẫu tượng. Do đó, nhiều qui luật khắt khe đã được đưa ra liên quan đến các ảnh tượng. Các ảnh tượng về Đức Maria được hợp thức hóa như các vật được tôn kính, chứ không phải để thờ lạy, vì việc thờ lạy chỉ dành riêng cho Ba Ngôi Thiên Chúa mà thôi (36).
Không như các giáo hội Đông Phương từng áp đặt các hạn chế đặc thù cho việc chế tạo ra ảnh tượng, giáo hội Tây Phương ít sử dụng các biện pháp giới hạn ấy. Dù vẫn duy trì các chủ đề thần học chính, tức việc hiển dương Mẹ Thiên Chúa và việc sùng kính Đấng Theotokos, lòng đạo đức của Tây Phương chấp nhận khá nhiều chủ đề có tính bình dân, văn hóa và nghệ thuật về Đức Maria, vô tình tạo ra một nền nghệ thuật giầu yếu tố thẩm mỹ hơn là nội dung và ý nghĩa.
Bắt đầu từ thế kỷ 11, càng ngày càng có nhiều trước tác nói về nền thần học và lòng sùng kính Đức Maria hơn, dẫn tới lời quả quyết sau đây: “nói về Đức Maria không bao giờ đủ” (De Maria nunquam satis) (37). Nhưng dù nhìn nhận rằng Đức Maria xứng đáng được tôn kính (dulia) hơn bất cứ vị thánh noà khác, ngài vẫn không thể là đối tượng của việc thờ phượng (latria). Lòng sùng kính ngài vì thế phải tùy thuộc sự thờ phượng Thiên Chúa.
Ba vấn đề vì thế trở thành quan tâm chính cho các nhà thần học về chủ đề Maria (38):
1. Vấn đề thứ nhất liên quan đến vị thế của Đức Maria đối với tội lỗi. Ngài có sinh ra trong tội lỗi như mọi tạo vật nhân bản khác, hay ngài sinh ra vô tội? Vấn đề vô nhiễm thai vì thế đã trở thành vấn đề thần học bao quát.
Vào thế kỷ thứ 12, Eadmer (chết năm 1124), thuộc Dòng Bênêđíctô, viết một khảo luận tựa là “Bàn Về Việc Tượng Thai Thánh Nữ Maria” trong đó ông ủng hộ ý niệm vô nhiễm thai. Trái lại, Thánh Anselm thành Canterbury có quan điểm ngược lại, giống Thánh Bernard thành Clairvaux (chết năm 1153) và Peter Abelard (chết năm 1142).
Qua thế kỷ 13, Thánh Albertô Cả (chết năm 1280) và Thánh Tôma Aquinô (chết năm 1274) nhấn mạnh đến khoảng phân cách giữa Chúa Giêsu và Đức Maria, và cho rằng Đức Maria được thanh tẩy lúc còn trong lòng mẹ nhưng lúc tượng thai, thì không vô tội. Các nhà thần học khác, nhất là Duns Scotus (chết năm 1308), thuộc Dòng Phanxicô, thì bênh vực luận đề vô nhiễm thai và cố gắng làm cho ý niệm này mỗi ngày được biết đến nhiều hơn, nhờ thế mà ngài có biệt danh là Tiến Sĩ Về Đức Maria.
Đến thế kỷ 15, John Gerson (chết năm 1429) đã củng cố các quan điểm của Duns Scotus; nhờ thế, Công Đồng Basel (1431-39), lần đầu tiên, đã xác định vô nhiễm thai như sau: “Chúng tôi xác định và tuyên bố rằng học lý theo đó Đức Trinh Nữ vinh hiển Maria, Mẹ Thiên Chúa, nhờ hiệu quả đặc biệt của ơn thánh dự phòng và tác động (preventive and operative), không bao giờ bị ô uế bởi tội nguyên tổ nhưng luôn luôn thánh thiện và không tì ố, là một học lý đạo hạnh, phù hợp với sự thờ phượng của Giáo Hội, với đức tin của Giáo Hội, với lý trí chính trực, và với sách thánh; học lý này phải được mọi người Công Giáo chấp nhận, bênh vực và tuyên xưng” (39).
Tuy nhiên, việc xác định trên không được nhìn nhận vì có sự chia rẽ giữa công đồng và đức giáo hoàng lúc đó. Nhưng khi các dè dặt dần dần giảm đi trong hai thế kỷ 14 và 15, thì việc hiển dương Đức Maria, nhờ được hỗ trợ bởi xác định trên, đã tôn ngài làm “Nữ vương thiên đàng, Mẹ Thiên Chúa hiển vinh, Trinh Nữ vô nhiễm, đáng được cảm tạ và ngợi khen” (40).
2. Vấn đề thứ hai từng tóm kết mọi quan tâm của thời Trung Cổ về Đức Maria là việc ngài về trời. Vì đã có ngày lễ Mông Triệu rồi, nên tín hữu hồi đó đặt câu hỏi: “Đức Maria mông triệu cách nào đây?” Theo Thánh Bernard thành Clairvaux và Thánh Albertô Cả, ngài về trời nhưng thân xác ngài thì không; ngài qua đời và được đưa tới thiên đình (empyrean), nơi cư ngụ trên cao của các thánh và nhân tính Chúa Kitô. Dù một số nhà thần học, như Fulbert thành Chartres (chết năm 1208) và Thánh Bernađinô thành Sienna (chết năm 1444), ra sức bênh vực ý niệm lên trời cả xác, khó mà nói được rằng đây là một chủ đề được thần học và lòng sùng kính Trung Cổ thừa nhận.
3. Vấn đề thứ ba là vai trò do Đức Maria đóng nhân danh các tín hữu cả ở dưới đất lẫn ở trên trời. Vấn đề này là do câu “đầy ơn phúc” trong Tin Mừng Luca 1:28 (41) đặt ra. Trong tư cách nữ vương thiên đàng, Đức Maria được coi là người chuyển giao các công phúc của Chúa Kitô cho các tín hữu; vào khoảng năm 1100, ý niệm này đã được phát biểu trong các ca khúc như Salve Regina (Lạy Nữ Vương) và Ave, Regina coelorum (Kính Chào Nữ Vương Thiên Đàng). Ngài quan tâm nhất tới những người tội tình nhất trên trần gian; ngài là mẹ hay thương xót (mater misericordiae), là niềm hy vọng của ta, và là đấng bào chữa ta. Kitô học Trung Cổ coi Chúa Kitô chủ yếu như một quan tòa bao nhiêu, thì Đức Maria trở nên “đấng giao hòa thế gian” bấy nhiêu (Thánh Anselm thành Canterbury), và ngay cả “đấng cứu vớt” nữa (Thánh Bridget của Thụy Điển, chết năm 1373; Denis, dòng Carthusian, chết năm 1471), dù các quan niệm này không được bất cứ tín lý nào hỗ trợ.
Người ta nghĩ rằng Đức Maria có thể tiếp nhận cho tín hữu nhiều ơn thánh, và cả Chúa Thánh Thần nữa; chính theo ý hướng này, ngài được xưng là đấng trung gian (mediatrix) hay đấng cộng tác (cooperatrix) (Thánh Bernard thành Clairvaux [42], Denis dòng Carthusian, John Gerson), nhưng dè dặt cho hay: ngài hoàn toàn tùy thuộc Chúa Kitô. Chính trong bầu không khí này, các ca khúc và lời cầu nguyện theo phụng vụ đã thành hình, cũng như Thánh Vịnh Đức Mẹ (thế kỷ 12), Giờ Kinh Đức Mẹ (của Đức Gioan XXII, chết năm 1334), Các Lời Than Thở Của Đức Mẹ (từ Thế kỷ 12 tới thế kỷ 14) và Giờ Kinh kính Bẩy Sự Thương Khó Đức Mẹ (có từ 1324).
Lòng sùng kính Đức Maria đặc biệt được phát triển trong phong trào đơn tu thời Trung Cổ và có đặc điểm phối hợp được cả tình yêu cung điện dành cho các công nương lẫn tình yêu huyền nhiệm dành cho Đức Mẹ. Đức Maria điển hình hóa khía cạnh phục vụ của đời sống Kitô giáo, một lãnh vực rất thích đáng để áp dụng tình yêu được lý tưởng hóa như trên. Đan viện Cluny là nơi khởi xướng lòng đạo đức này, một lòng đạo đức được Đấng Đáng Kính Phêrô (chết năm 1156) nhấn mạnh ở điểm: Đức Maria là mẹ của lòng thương xót đối với ta. Trong nhiều dòng đơn tu cũng như hiệp hội giáo dân, từ đan viện Cluny tới các tu viện Phanxicô và từ Hội Hiệp Sĩ tới hiệp hội Beguines, người ta cố gắng liên kết sinh hoạt yêu thương của Kitô giáo với lòng sùng kính Đức Maria để lòng thương xót này mang được các hình thức có hiệu quả.
Vào khoảng cuối thời Trung Cổ, một số khai triển thánh mẫu học, hơi xa lạ với nền thần học kinh viện, đã ủng hộ một lòng đạo hạnh đặt căn bản trên công phúc và tập chú vào Đức Maria, đấng mà từ nay đã trở thành chủ đề ưu hạng cho nghệ thuật tranh ảnh và kiến trúc, cho hành hương, tôn kính ảnh tượng, và các truyện hiện ra cũng như Đức Bà Đen (43). Các điều bị coi là thái quá này ngày càng trở nên phổ thông và ít bị thần học kiểm soát.
CHÚ THÍCH
Chương 1:
(1) Thánh Inhaxiô thành Antiokia (chết khoảng năm 117), Thư Êphêsô 18, 2 (SC 10bis, 87); xem Thư Mácnêxiô 11; Trallianô 9,1; Smyrnô 1,1-2.
(2) Thánh Irênê thành Lyons, Chứng Minh Lời Giảng Tông Đồ 33 (SC 406, 31)
(3) Thánh Irênê, Chống Lạc Giáo 1, 10.2, Bản tiếng Pháp của A. Rousseau (Paris: Cerf, 1984) 66.
(4) Chữ Hy Lạp ICHTHYS, “cá”, là các chữ đầu (trong tiếng Hy lạp) của tước hiệu “Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế”. Do đó, cá trở thành cách biểu tượng để gọi tên Chúa Kitô và là cách chơi chữ khắc của người xưa. Văn bia của Abercius có ghi: “Đức tin là hướng dẫn của tôi ở khắp nơi và là lương thực nuôi tôi ở khắp chốn: cá từ suối trường sinh, rất lớn và rất sạch, đã được thánh Nữ Trinh bắt được’. Văn bia của Pectorius: “Bạn đã tiếp nhận cá trong lòng bàn tay bạn”. Những bản khắc này đã được phiên dịch trong cuốn sách của L. Deiss: Springtime of the Liturgy: Liturgical Texts of the First Four Centuries (Collegeville: Liturgical Press, 1979) 260-2.
(5) Xem đoạn văn của Thánh Inhaxiô Thành Antokia: Thư Êphêsô 18, 2.
(6) Thánh Irêne, Chống Lạc Giáo 3, 24, 4 (Rousseau, 377)
(7) Thánh Augustinô, Holy Virginity 6,6; do R. Kearney dịch sang tiếng Anh, Marriage and Virginity (The Works of Saint Augustine I, 9; Hyde Park, N.Y.: New City Press, 1999) 71.
(8) Nhất là Tertulianô.
(9) Origen, Chú Giải Thánh Gioan 1,4 (SC 120, 71).
(10) DS 427; dịch trong ND 620/6.
(11) Nhất là trong dịp kỷ niệm 1,500 năm CĐ Êphêsô (1931) và dưới hình thức một ngày lễ (11 tháng 10) mà nay đã được đặt trở lại vào ngày truyền thống xưa là ngày 1 tháng 1.
(12). Thánh Augustinô, Holy Virginity 6,6
(13) Thánh Anataxiô, Thư Cho Các Trinh Nữ; xem RAM 31 (1955) 144-71.
(14) Thánh Augustinô, Holy Virginity 5,5
(15) Thánh Augustinô, Tự Nhiên và Ơn Thánh 36,42; bản dịch tiếng Anh của R.J. Teske, Answer to The Pelagians (The Works of Saint Augustine I, 23; Hyde Park, N.Y.: New City Press, 1997) 246.
(16) Vừa dẫn.
(17) Xem G. Joussard, “L’interprétation par Cyrille d’Alexandrie de la scène de Marie au pier de la Croix” trong tuyển tập Virgo immaculata (Rome, 1955) 32.
(18) Thánh Augustinô, Unfinished Work in Answer to Julian 4, 134; bản dịch tiếng Anh của R.J. Teske, Answer to the Pelagians, III (The Works of Saint Augustine I, 25; Hyde Park, N.Y.: New City Press, 1999) 500.
(19) Anrê thành Creta, Bài Giảng về Sinh Nhật Đức Maria 1 (PG 97:812A).
(20) Thánh Gioan Đamaxênô, Bài Giảng Thứ Hai về (Đức Maria) Thiếp Ngủ 3 (SC 80, 132-33).
(21) Bản papyrus tại thư viện John Rylands; có lẽ có trước CĐ Êphêsô (431).
(22) Người ta “không nên ngồi” (akathistos) khi hát 24 câu này. Đây là ít câu: “Kính chào! sự cứu chuộc toàn thể thế giới. Kính chào! Sự tốt lành của Chúa cho nhân loại” (V); “Kính chào! Đấng đã loại bỏ khỏi vương quốc Người kẻ thù của con người… Kính chào! Đấng cứu ta khỏi những nghi lễ ngoại đạo” (IX); “Kính chào! Tảng đá đã giải cơn khát trần đời… Kính chào! Thực phẩm thay thế manna” (XI). Bản dịch của G.G. Meersserman, O.O., The Acathistos Hymn: Hymn of Praise to the Mother of God (Fribourg, Switzerland: University Press, 1958) 39, 47, 51.
(23) Thánh Ambrôxiô thành Milan, Về Phúc Âm Thánh Luca 10, 132 (SC 52, 200); cũng xem Thư 63, 110 (PL 16: 1218C).
(24) Thánh Irênê, Chống Lạc Giáo 3, 22, 4 (Rousseau, 385-86).
(25) Vừa dẫn, 5, 19, 1 (Rousseau, 626).
(26) Thánh Gioan Kim Khẩu, một vị “chiểu tự” (literalist), từng viết: “luật này có giá trị khắp trong Sách Thánh: bất cứ khi nào Sách Thánh sử dụng phúng dụ (allegory), nó cũng đều giải thích phúng dụ ấy, ngõ hầu giữ cho những người yêu phúng dụ một cách bừa bãi khỏi ngây thơ sai lạc và ở chỗ nào cũng thấy nó” (Chú Giải Isaia 5,3).
(27) Tại Rôma, khoảng năm 700 có các lễ Truyền Tin, Thiếp Ngủ, Sinh Nhật, Thanh Tẩy. Phương Đông cử hành cả 4 lễ này nhưng thêm lễ ngày 9 tháng 12 kính việc Thánh Anna chịu thai Đức Maria. Về nguồn gốc lễ Thiếp Ngủ, nghiên cứu của Simon Claude cho ta một chút ánh sáng về nguồn gốc của nó: Dormition et Assomption de Marie, histoire des traditions anciennes (Paris: Beauchesne, 1995).
(28) Ta nên tránh việc xác định nền văn chương ngoại thư Kitô Giáo trong tương quan với qui điển Tân Ước, như thể nền văn chương này tạo nên một bộ tác phẩm cạnh tranh với hoặc chỉ bổ túc cho Tân Ước. Ngày nay, người ta có khuynh hướng coi nền văn chương này đúng hơn là hình thức viết của một thời kỳ đặc thù trong các truyền thống lịch sử hay một bộ dã sử không có được thế giá của qui điển thánh kinh.
(29) Xem Tin Mừng Đầu Hết Của Giacôbê 8, 1, trong W. Schneemelcher, chủ biên, New Testament Apocrypha I (Louisville: Westminster/John Knox Press, 1991)429; The Questions of Bartholomew II, 15 (đã dẫn, 544).
(30). Xem Tin Mừng Đầu Hết Của Giacôbê 20, 1 (Schneemelcher I, 434); Tin Mừng của Ngụy-Matthêu 13,4.
(31) Xem Gregory Palamas, Bài Giảng 18 về Các Phụ Nữ Mang Mộc Dược 5.
(32) Xem Lịch Sử Thánh Giuse Thợ Mộc 20,8.
(33) Xem Minoui, Dormition et Assomption (ghi chú 27 trên đây)
(34) Các bản văn này hiểu “thiếp ngủ” là sự qua đời của Đức Maria, có các tông đồ vây quanh, trong khi một thiên thần tiếp nhận linh hồn ngài và đưa linh hồn ngài về vinh quang, còn thân xác ngài nằm trong mồ. Trong khi “mông triệu”, tự nó, không hàm nghĩa sự qua đời của ngài, nhưng trên thực tế có thể xẩy ra sau sự qua đời này; tuy nhiên, nó nhấn mạnh tới việc cả hồn lẫn xác ngài được nâng lên hưởng vinh quang, mà không đề cập gì tới việc chôn cất.
(35) H. Gore, “Maria/Marienfrommigkeit”, TRE 22, 123-24.
(36) Ta sẽ trở lại chủ đề này ở chương 2.
(37) Lời quả quyết này từng được gán cho Thánh Bernard thành Clairvaux, nhưng không nhắc tới bất cứ đoạn văn minh nhiên nào. Nền thần học của Thánh Bernard về Đức Maria, nghịch lý thay, lại chỉ chú trọng tới đức khiêm nhường của mẹ Chúa Kitô hơn là sự hiển dương ngài. Dù sao, lời quả quyết này cũng đã mô tả được lòng sùng kính khá lan tràn vào thời này.
(38) Grote (ghi chú 35) 126-28.
(39) Mansi 29, 182f.; DTC 7/1. 1113.
(40) Đức Sixtô IV, Về Sự Vô Nhiễm Thai; bản văn trong DS 1400.
(41) Xem chú thích 9 chương 2.
(42) Xem Bài Giảng của ngài về Ngày Truyền Tin của Chúa (PL185/1:115ff); Bài Tán Tụng Về Trinh Nữ Diễm Phúc, Mẹ Thiên Chúa (PL 184: 1009ff. và 1020). Trong các bài này, Thánh Bernard ca ngợi Trinh Nữ Maria là Trinh Nữ Của Mọi Trinh Nữ, là Sự Khôn Ngoan, là Mẹ Tình Yêu Kiều Diễm, Mẹ Nhân Từ, Đức Bà (mi Domina hay Domina Mea), Hiền Thê, Mẹ Thiên Chúa, Đấng Trung Gian, Dầu Thơm Dịu Dàng, Hoa Hồng Trắng Khiết Trinh, Hoa Hồng Đỏ Đức Ái. Nhưng ngài có được các tước hiệu này là do Chúa Giêsu. Theo Thánh Bernard, ta chỉ có một mẹ trên trần gian cũng như chỉ có một Cha trên trời. Xem R. Winling, The Carmelites of Mazille, và A.-G. Hamman, Le Cantique des cantiques d’Origène à Saint Bernard (Paris: Desclée de Brouwer, 1983) 183-88.
(43) Xem Grote (chú thích 35)
(còn tiếp)
Văn Hóa
tình bạn trong đời
Sưu tầm
08:40 18/05/2012
- Dù đã sẵn sàng hay còn chưa chuẩn bị, nhưng rồi một ngày kia, chúng ta cũng phải chia tay thế giới này.
- Sẽ chẳng còn ánh mặt trời chói chang chào đón, sẽ chẳng còn một ngày mới bắt đầu bằng giọt nắng trong vắt của buổi bình minh.
- Sẽ không còn nữa những ngày xuân hiền hòa, ấm áp.
- Tiền bạc, danh vọng, quyền lực,… tất cả với ta cuối cùng cũng sẽ trở thành vô nghĩa. Còn ý nghĩa chăng là những gì ta tạo ra đối với thế giới này.
- Vậy điều gì là thật sự quan trọng lưu lại dấu ấn của ta trong cuộc sống ?
- Quan trọng không phải là những thứ bạn mang theo bên mình, mà là những gì bạn đã chân thành đóng góp cho tha nhân.
- Quan trọng không phải là những thứ bạn nhận được mà là những gì bạn đã cho đi.
- Quan trọng không phải là những thành công bạn đã có được trong cuộc đời, mà là ý nghĩa thanh cao của chúng.
- Quan trọng không phải là những thứ bạn học được, mà là những gì bạn đã truyền lại cho người khác.
- Quan trọng không còn là năng lực của bạn, mà chính là tính cách - là những gì mà bạn đã cư xử với mọi người xung quanh.
- Quan trọng là những khoảnh khắc cử chỉ, thái độ mà bạn đã vô tình hay cố ý khắc ghi trong lòng người khác, khi cùng chia sẻ với họ những lo âu, phiền muộn, khi bạn an ủi và làm yên lòng họ bằng cách riêng nào đó của mình, hay chỉ đơn giản là một nụ cười hoan hỹ hay một cái nắm tay, đỡ cho một người khỏi ngã.
- Quan trọng không chỉ là những ký ức, mà phải là ký ức về những người đã yêu thương bạn.
- Quan trọng đâu chỉ là bạn sẽ được mọi người nhớ đến trong bao lâu, mà là họ nhớ GÌ về bạn (tốt hay xấu).
- Quan trọng không phải là bạn quen biết thật nhiều người, mà là bao nhiêu người sẽ đau xót khi mất bạn trong đời.
- Vậy thì, bạn ơi, hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiểu biết. Bởi vì, chỉ có tình yêu thương, sự hiểu biết mới đem lại những điều kỳ diệu cho cuộc sống, bạn ạ.
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy Tư Lời Chúa Xuyên Qua Cuộc Sống
Trần Ngọc Mười Hai
17:24 18/05/2012
Chuyện phiếm đọc trong tuần Lễ Thăng Thiên năm B 24.06.2012
“Em ơi nếu mộng không thành thì sao?”
“Non cao đất rộng biết đâu mà tìm.”
(Lam Phương – Duyên Kiếp)
(Ga 15: 1-8)
Nếu trên đây, là câu hỏi của ai đó gửi đấng bậc một thời năng nổ, ở giáo phận Parramatta, Sydney, thì câu trả lời trước tiên là từ báo đài địa phương rất dễ tìm, như sau:
“Các chức sắc thuộc Giáo hội Công giáo vừa cất bỏ chức vụ linh mục của vị đương kim chánh xứ họ đạo Glenmore Park, Sydney sau khi ông tiết lộ với đài truyền hình số 7 của Úc là: ông đã lấy vợ trong âm thầm.
Lm Kevin Lee người từng là đấng bậc trụ trì giáo xứ Padre Pio cho biết: có khá nhiều linh mục đã và đang, cùng một lúc, sống những hai cuộc đời, thấy rất rõ. Và, ông biện luận: việc bó buộc linh mục Công giáo sống đời độc thân rồi ra cũng phải chấm dứt thôi.
Lm Kevin Lee nói: ông tin rằng Giáo hội Công giáo đã chọn thái độ làm ngơ trước sự kiện ông lập gia đình, bởi rõ ràng là ông chẳng giấu diếm gì về chuyện ông có quan hệ tình dục với một phụ nữ tên là Jsephina, mà ông có dịp gặp ở Phi-líp-pin vào dạo trước.
Báo chí tường thuật cho biết đấng bậc chủ quản Giáo phận Parramatta là Gm Anthony Fisher, OP đã chối bỏ nguồn tin cho rằng Lm K. Lee biết rõ nhiều linh mục đã và đang cùng một lúc có hai cuộc sống và Giáo hội Công giáo cũng biết rõ chuyện linh mục này đã có vợ.
Gm Anthony Fisher nói: “Như cha Kevin từng biết đến, vì ông đã có hành xử trái với luật đạo, nên ông không thể tiếp tục thi hành chức vụ linh mục được nữa; vì thế nên, tôi buộc lòng phải tìm một vị giám quản khác trông nom cho giáo xứ Padre Pio.”
Được biết, luật Giáo hội quyết rằng: các linh mục phải sống đời độc thân mãn đời mà không linh mục nào được phép lấy vợ.” (x. www.yahoo7News ngày 04.05.2012)
Chuyện linh mục tằng tịu với phụ nữ hoặc công khai sống với ai đó, có lẽ là chuyện thường ở huyện, bên trời Tây, ở đây đó. Nhưng bảo rằng, hiện có khá nhiều linh mục ở Sydney hay ở Úc vẫn làm thế, có khác nào nhắc nhở Hội thánh Chúa ở đây rằng các ngài nên coi lại luật buộc linh mục phải ở độc thân, nữa rồi.
Đó là việc đạo, của nhà Đạo. Thế còn, chuyện đời của người đời, thì sao? Trả lời cho vấn nạn này, thật không dễ. Cũng chẳng dễ, như câu ca mà nghệ sĩ nhà mình vẫn hát:
“Đường đời mịt mờ vạn nẻo về đâu,
Mong chờ duyên kiếp đưa lối bắc cầu.
Em ơi, nhắc lại phút xưa gặp nhau!
Trên đê vắng người lúc tan chợ chiều
Ngại ngùng mỗi lần anh đến tìm em
Má em ửng hồng vì quá thẹn thùng.”
(Lam Phương – bđd)
Bảo rằng, đa phần linh mục Công giáo hôm nay lại đã dám hành xử như cựu linh mục Kevin Lee ở Úc, e rằng khó mà có được thống kê chính xác, dù cứ 5 năm một lần, chính quyền Úc vẫn cứ đều đặn lập thống kê khá chính xác trên khắp nước. Tuy nhiên, kiếm tìm mà làm gì khi Giáo hội chẳng mấy bận tâm về những chuyện như thế. Những chuyện như thể bảo rằng giới truyền thông nay lại cứ thổi phồng câu chuyện, tường trình về tin tức…mình, rất như sau:
“Linh mục Kevin Lee nay đang sống ở Manila với ý trung nhân còn mới của mình và ông cho biết ông sống hạnh phúc, nhưng rất nhớ công việc mục vụ trước đây ông vẫn làm mỗi ngày. Được biết, lm Kevin Lee lần đầu gặp vợ là ở quán bán rượu mang tên “Shinjiu No Mori”, có nghĩa là “Khu Rừng Ngà Ngọc.” Tuần rồi, linh mục Lee có cho đài truyền hình số 7 của Úc biết là: ông đã cưới vợ cả năm nay rồi và chính ông từng dấy lên cuộc tranh luận về việc phải cho phép các linh mục được quyền lấy vợ. Đồng thời, ông cũng cho biết ông tin là giáo hội của ông thừa biết chuyện này nhưng chọn thái độ làm ngơ/phớt lờ như không biết, trong khi ông chẳng giấu diếm điều gì.” (x. mạng thông tin đã dẫn ngày 07.05.2012)
Nghe báo đài kể chuyện riêng tư của cựu linh mục mang tên Kevin Lee, có khác gì khi nghe thêm đoạn nhạc của Lam Phương có ca từ và tiết điệu như:
“Em ơi nhớ chăng thuở ấy
Mỗi khi bóng chiều xuống dần,
Em về trên quãng đường xa
Gặp nhau dù không dám cười
Nhìn nhau, nhìn nhau mà lòng vẫn vui.”
(Lam Phương – bđd)
“Nhìn nhau (mà) lòng vẫn vui” ư? Điều ấy, chắc chỉ có cựu linh mục ở trong cuộc là còn biết và nhớ chuyện ấy. Chứ, hỏi thành viên Hội thánh rất Công giáo ở Sydney hay toàn nước Úc về chuyện này, đã lấy gì làm chắc. Chưa chắc, là bởi: mới đây vị giám mục chủ quản giáo phận Parramatta, miền Tây Sydney là Gm Anthony Fisher OP, cũng đã về giáo xứ Glenmore Park, để thổ lộ tâm tình người mục tử rất chân chính và chân tình bằng bài chia sẻ như sau:
“Thưa anh chị em,
Tôi không biết phải nói thế nào với anh chị em về chuyện xảy ra với giáo phận trong tuần vừa qua. Một tuần không vui cho cả anh chị em và cả tôi nữa. Có vài người trong anh chị em có lẽ cũng lo buồn và giận dữ đến thế nào thì anh chị em cũng nên biết rằng tôi đây cũng như thế. Với tư cách là giám mục chủ quản, thoạt nghe tin về lối hành xử của cha Kevin Lee, tôi thấy xót xa cho anh chị em; và vốn là người anh em trong Chúa Kitô, tâm can tôi cũng bị xé nát cách nào đó như anh chị em. Tôi quyết tiếp tục nguyện cầu để đầu óc sáng suốt hầu giúp mọi người qua cơn thử thách này.
Nhiều vị gửi thư cho biết họ đã bị phản bội cách sao đó vì sự dối trá, giả hình cứ thế đổ lên đầu Hội thánh và hàng ngũ linh mục vì hành xử của một trong các linh mục của chúng ta đã vi phạm. Có vị lại nghĩ: lm Kevin Lee là người anh hùng dám chống lại chuyện bắt linh mục phải sống đời độc thân, anh hùng vì dám chống lại quyền bính và những ai lòng dạ hai mặt. Một số anh chị em khác lại đắn đo không biết có nên tin vào các lời báo cáo cũng như đồn đại không. Có vị lại nghĩ: lòng tin của mình đã bị tổn hại trong khi những người khác thấy chẳng mảy may hề hấn gì, hoặc có khi còn củng cố quyết tâm của mình ơn lên.
Dịp này, tôi muốn san sẻ với anh chị em đôi điều vì chưa có dịp nói chuyện nhiều với anh chị em. Tôi sẽ đề cập theo từng điểm, sau đây:
1. Tôi muốn nói, đây là dịp tốt để ta thấy rằng dù ta có nỗi đau và rẽ chia, nhưng anh chị em vẫn đến đây để cùng Hội thánh thông phần dự tiệc. Dù biết rằng mình vẫn có thể ném chiếc khăn bẩn vào mặt giáo hội hoặc bỏ đi nơi khác, nhưng anh chị em vẫn có mặt ở đây, để cùng nhau đến với Chúa. Đó là điểm son chứng tỏ sự trung thành và lòng độ lượng của chúng ta. Hôm nay, ta được nghe Tin Mừng thánh Gioan 15: 1-8 nhắc nhở rằng: nếu cắt bỏ đi bất cứ cành nào ra khỏi vườn nho Đức Kitô, thì ta sẽ trở thành cây khô không trái.
2. Trong lúc ta bị xôn xao vì chuyện cha Kevin Lee rời bỏ cộng đoàn, ta vẫn trân trọng công việc ngài làm trong thời gian ngài là cha chánh của xứ đạo này. Giả như có anh chị em nào nghi ngờ điều gì về tính hiệu lực các mầu nhiệm ngài thi hành, cũng xin biết cho rằng: Đức Kitô và Hội thánh dù có những người con lỗi phạm này khác, nhưng hiệu năng của các phép bí tích không tuỳ thuộc vào tính khả thi của linh mục.
3. Nay là dịp để ta suy nghĩ về lý lẽ và cớ sự dẫn đến thành công cũng như thất bại của đời độc thân linh mục hoặc về tiểu sử của linh mục nào đó cách riêng. Nói cho cùng, thì cách nào đó có thể nói được là chúng ta vẫn có những yếu điểm. Nhưng cho tôi nói thêm đôi điều về bản chất của những khám phá nói chung, phát hiện dạo gần đây.
Theo thống kê trên toàn quốc, thì hầu như dưới phân nửa số người Úc ở độ tuổi lập gia đình còn quyết tâm lập gia đình; hiện có dấu hiệu đáng kể cho thấy số người ở độc thân nay đang gia tăng. Đó là điều thách thức chúng ta, nhưng Hội thánh lâu nay dạy rằng đời sống hôn nhân hoặc độc thân sống một mình vẫn giúp ta nên thánh được hết, miễn ta sống sao cho tốt.
Kinh nghiệm của riêng tôi và của Hội thánh vẫn cho thấy là ta có thể sống đời độc thân một cách có hiệu quả và sinh hoa kết trái vẫn cho phép người tận hiến đời mình cho việc phục vụ Đức Kitô và Hội thánh của Ngài. Thêm vào đó, Hội thánh của ta công nhận rằng cả hai bí tích hôn phối và linh mục vẫn bổ túc cho nhau. Mỗi bí tích đều hoàn tất chức năng của mình đến suốt đời. Đời sống hôn nhân cũng như đời độc thân sống một mình không là chuyện dễ dàng và càng ngày càng có nhiều sức ép đáng sợ đổ dồn về đó. Điều khá ngộ, là: những người sống ở hai bên hàng rào đều cứ nghĩ cỏ vườn hàng xóm bao giờ cũng xanh cũng mướt hơn cỏ vườn nhà mình.
Ngày nay, ai cũng biết: khủng hoảng về đời sống hôn nhân vẫn lớn hơn đời độc thân, ở một mình. Nhiều người đã đầu hàng cùng thất bại như nhau. Có người chủ trương chung sống trước đã, sau đó nếu cần thì làm đám cưới ngoài nhà thờ, và họ cũng chỉ muốn có ít con hoặc chẳng muốn đứa con nào hết, cuối cùng đi đến ly dị. Nếu so sánh, ai cũng thấy rằng ngày nay số người chia tay ly dị vẫn nhiều hơn tình trạng giảm sút ơn kêu gọi.
Kể chuyện này, tôi cũng chẳng muốn đổ lỗi cho ai hết. Bởi ai cũng biết và cũng thương cho những người đã cố gắng tránh đổ vỡ nhưng không thành. Một phần của vấn đề là xã hội ta đang sống: hiện nay ta ít được sự hỗ trợ của bất cứ ai. Nhưng thật là đơn sơ chất phác nếu có người nghĩ rằng đời sống hôn nhân sẽ giải quyết sự suy giảm ơn ơn linh mục hoặc sức ép lên hàng giáo sĩ. Nhiều chỉ dẫn cũng cho thấy hàng giáo sĩ lập gia đình cũng đang chịu mức giảm sút cộng thêm đó, là khó khăn về chung thuỷ và bền bỉ trong chung sống và trong hàng giáo sĩ có vợ nay cũng có vấn đề đổ vỡ gia đình.
4. Về chuyện lạm dụng tình dục. Sự việc giáo sĩ có vấn đề về ấu dâm là chuyện khủng khiếp cần loại bỏ cho tương lai trong khi ta vẫn cứ dính líu với quá khứ và vẫn cố gắng giúp đỡ nạn nhân của sự việc. Thế nhưng, cho phép hàng giáo sĩ được lấy vợ không là giải pháp chữa trị được chuyện này và cũng không là giải đáp cho khủng hoảng ơn gọi mà ta gặp. Nhiều nghiên cứu/khảo sát cho thấykẻ xâm phạm ấu dâm đều có đời sống ở bất cứ đâu, có gia đình hoặc độc thân, giáo sĩ hoặc giáo dân cũng có vấn đề này.
5.Thiên Chúa chuyện trò với ta khi ta có nhu cầu hiện tại ngang qua Lời Ngài và bí tích. Thư thứ nhất thánh Gioan tông đồ đoạn 3 câu 18-24 có nói rõ: lòng tin và lòng mến không nên diễn tả bằng lời nói, nhưng bằng việc làm thực sự. Cũng thế, lòng tin và lòng mến vượt quá tình cảm, nên ta diễn tả tấm lòng của ta qua việc tuân giữ lệnh truyền của Chúa. Đôi lúc việc này mang đến niềm vui đích thực, đó là điều mà bài đọc 1 hôm nay gọi là “sự an ủi của Chúa Thánh Thần” (Cv 9: 26-313). Có lúc, lại đem đến cho ta những đổi thay đau đớn, điều mà Phúc Âm hôm nay gọi là “sự tỉa bỏ” (Ga 156: 1-8)Tuy nhiên, ta sẽ không sinh hoa kết trái được nếu tự mình dứt bỏ ra khỏi “Vườn Nho Đích Thực” của Đức Kitô và Hội thánh.
6. Về chuyện linh mục Kevin Lee, không có chuyện gọi là dứt bỏ hoặc trừng phạt nào hết, từ phía giáo phận Parramatta. Ngài không bị vạ tuyệt thông, cũng không bị tống cổ khỏi giáo phận. Nhưng ngài từ chối không liên lạc điện thoại với tôi và với văn phòng địa phận, cũng chẳng thông đạt với Giáo hội mà chỉ liên lạc với báo/đài. Bởi thế nên, tôi cũng bị sốc như anh chị em và biết rất ít về chuyện của ngài cho đến khi chuyện này xảy ra. Như anh chị em, tôi lo lắng cho phúc lợi của ngài và nay thì cả người phối ngẫu và tất cả những ai bị ảnh hưởng do các hành xử của ngài trong những ngày qua. Chúng ta đều biết rõ, là: theo luật Hội thánh và truyền thống giáo hội Công giáo thì không thể để Kevin Lee ở lại làm chánh xứ được nữa vì anh đã lập gia đình. Và chính anh đã rời bỏ thừa tác vụ và giáo xứ như anh muốn.
7. Cuối cùng, tôi muốn nói với anh chị em rằng số rất đông các linh mục và tu sĩ trong giáo phận của chúng ta vẫn cho đi rất độ lượng và phục vụ rất tốt. Tất cả đều là những người anh em trước sau như một, không có cái-gọi-là hai cuộc sống rất chống chõi. Thế nên, chúng ta vẫn phải tin tưởng vào hàng giáo sĩ và mọi người ở Miền Tây Sydney.
Xin cảm ơn Đức Ông Bob McGuckin là Tổng Đại diện giáo phận đã nhận lời làm giám quản giáo xứ vào lúc này. Cảm ơn cha phó địa phận Chris de Sousa đã kịp đến với giáo xứ ngay khi có tin về chuyện vừa qua. Và cha cũng đã hỗ trợ chúng ta rất mực. Sau thánh lễ, tôi cũng vui lòng tiếp chuyện và trả lời tất cả những câu hỏi của anh chị em. Và, nếu anh chị em có những vấn nạn gì cần được giải đáp, xin cứ cho biết tôi sẽ cố gắng để giúp anh chị em có thông tin chính xác. Mới đây, có nhiều anh chị đã đến nói với tôi rằng các vị ấy vẫn đang cầu nguyện cho anh chị em hết thảy. Tôi cũng xin mọi người trong cộng đoàn này hãy hợp cùng các giáo xứ khác vào thánh lễ hôm nay thêm lời nguyện cầu cho tất cả mọi người để rồi Lời Chúa nói trong Phúc Âm hôm nay : chúng ta có thể sinh hoa kết trái đạt niềm vui trong cuộc sống miên trường.” (x. www.Parramattadiocese.net Homelie 6/5/2012 của Gm Anthony Fisher OP oại giáo xứ Padre Pio ở Glenmore Park, Sydney)
Bài chia sẻ của đấng bậc chủ quản giáo phận, phải như thế. Không thể khác hơn. Như thế, còn là những lời khẳng định rất chính qui, mạch lời, không sai sót. Vấn đề, chỉ là phản ứng của người nghe cũng như người quan sát sự việc xảy ra với thế giới của người Công giáo ở Úc, hoặc giáo hội địa phương rất Sydney.
Nói chung thì, đã sống trong đời, dù đạo đức hay không đạo lý, vẫn luôn phấn đấu để sống cho ra sống. Sống cho ra con người với “tính bổn thiện”. Và, một khi đã phấn đấu thì bao giờ cũng có người thành công hoặc thất bại. Điều đó, tuỳ tầm nhìn của mỗi vị và tùy vị thế của người đang đứng đó nhìn sự việc. Chính vì vị thế và tầm nhìn ấy, có người gọi chuyện của cựu đấng bậc Kevin Lee là xì-căng-đan/tai tiếng, có người lại cho là hồi chuông báo động để Hội thánh Chúa phải thay đổi luật và lệ, vv..
Về chuyện phấn đấu, có người phấn đấu thoát khỏi rượu chè, cờ bạc, trai gái có người lại phấn đấu bỏ đi cơn giận dữ… Điều thấy rất rõ, là: xì-căng-đan/tai tiếng chẳng bao giờ xâm nhập vào được cuộc phấn đấu của bất cứ ai, cả khi người đó ngã gục. Chỉ là tai tiếng với xì-căng-đan khi ta tô thắm khuyết điểm của mình rồi gọi đó là nhân đức, hoặc khi ta cố gắng biện minh cho xét đoán lầm lạc của chính mình rồi thương-mại-hoá cho người khác để họ cũng như ta công nhận đó là sự thật, phải tin tưởng.
Sự việc của cựu đấng bậc Kevin Lee chỉ là một trong nhiều trường hợp vẫn xảy đến ở khắp nơi, vào mọi thời. Nơi và thời, mà hội thánh đây đó vẫn gặp chuyện muôn thuở. Dù có thế, cũng nên nói như nghệ sĩ Nguyễn Đức Quang từng viết thành nhạc bản, bảo rằng: “Không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn đề nữa rồi, hãy dùng bàn tay mà làm cho tươi mới…” Nay cũng thế, không phải là lúc để ta xa rời Hội thánh vì khác chính kiến, mà là thời điểm Hội thành vẫn cần bạn, cần tôi ta ở lại mà “làm cho tươi mới”. Hội thánh vẫn cần người làm mới nhiều thứ trong tình yêu, danh dự và tích cực.
Dựng xây trong tình thương yêu, là Lời của Đấng Thánh Hiền được trích dẫn, vẫn cứ bảo:
“Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy.
Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy,
anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy,
như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy
và ở lại trong tình thương của Người.
Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em
để anh em được hưởng niềm vui của Thầy,
và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.”
(Ga 15: 9-11)
Lời khuyên của Thày Chí Thánh rõ ràng là thế, mà sao vẫn có người còn nghi ngờ. Ngờ và nghi, đến độ có người vị còn đi hỏi “bậc thày” ở nơi khác. Khác chốn miền. Khác cung cách hành Đạo, nhưng cũng cùng một tâm tưởng hành đạo làm nguời, rất như sau:
“-Thưa Thầy, tôi không phải là người theo đạo Phật.
Xin Thầy chỉ dẫn cho phương pháp tu tập.
-Quí vị muốn phương pháp tu tập với mục đích gì và tại sao lại chọn chúng tôi để đặt câu hỏi?
-Tôi thấy cuộc đời này sao khổ quá. Như tôi đây cũng có trình độ học thức, có công ăn việc làm tốt, gia cảnh đầm ấm, nhưng vẫn thấy khổ tâm nhiều chuyện, nhiều lúc cảm thấy bất an đến độ ăn không ngon ngủ không yên, nhiều điều lo lắng, bực mình lắm!
Tôi muốn được an tâm nên đì tìm phương pháp tu tập để thoát khổ. Tôi chọn qúi Thầy để đặt câu hỏi, bởi tôi thường nhận các emails từ bạn bè ở Canada chuyển tới, với các bài viết tuy mang hình thức Phật giáo, nhưng nội dung hay quá, các bạn của tôi thấy có ích lợi nên chuyển cho tôi, mặc dù tôi không phải theo đạo Phật.
-Trên đời này, người nào không có tâm cố chấp, không có tâm phân biệt, không mang nặng hình thức thế gian thì người đó sống đời an lạc với hạnh phúc xuất thế gian.
- Kính xin Thầy giảng rõ hơn.
- Người đời thường mang hai cái bị. Một cái trước ngực chứa đầy lỗi lầm của người khác. Một cái sau lưng chứa đầy lỗi lầm của chính bản thân. Do đó, người đời thường bực bội, bất an trước các lỗi lầm quá dễ thấy của người khác. Trái lại, với các lỗi lầm của chính bản thân, người đời thường che giấu, không muốn ai thấy, chính mình cũng không thừa nhận, không nhận ra, cho nên khó khá được, cho nên khổ dài dài. Muốn hết khổ, muốn bớt khổ, người đời - dù theo tôn giáo nào - nên đổi vị trí của hai cái bị nói trên.
Khi nhận thấy chính bản thân cũng có quá nhiều khuyết điểm, nhược điểm, người đời chắc chắn không còn dám cất cao giọng chỉ trích nhục mạ người khác, cũng như không còn chỉ trích tôn giáo, tín ngưỡng của người khác đang theo.
-Kính cảm tạ lời chỉ giáo của Thầy. Thực hay quá. Nhưng riêng tôi, tôi không muốn đổi vị trí của hai cái bị đó thì sao, thưa Thầy?
-À, quí vị không muốn đổi vị trí của hai cái bị, thì quí vị đổi nội dung của chúng cũng được mà.
-Tôi chưa hiểu rõ ý của Thầy ?
-Nếu quí vị vẫn giữ vị trí của hai cái bị: Cái bị trước ngực qúi vị chứa đựng toàn là ưu điểm của người khác. Cái bị sau lưng quí vị chứa đựng toàn là ưu điểm của bản thân.
-Tôi vẫn chưa tỏ tường?
-À, khi đó quí vị sẽ thấy ưu điểm của người khác quá nhiều, lắm khi vượt trội hơn mình, mình thực ra chẳng bằng nhiều người lắm. Từ đó, mình bớt đi tánh phê phán, phỉ báng người khác, hãy thu mình lại, quan sát chính bản thân, quan sát chính bản tâm, mình sẽ được bình an ngay.
-Thực là quí hoá, tôi hiểu rồi. Kính chúc Thầy tâm luôn bình an. Kính cảm tạ.”
Theo thiển ý, cuộc đời con người không chỉ có mỗi hai cái bị mà thôi, nhưng rất nhiều. Mang được bao nhiêu bị, cái đó còn tuỳ. Tùy tâm tư và tâm tính của mỗi người, mà lựa chọn. Và một khi đã chọn lựa bất cứ thứ gì cho đời mình rồi, tưởng cũng nên quyết tâm theo nó cho đến cùng. Và chọn lựa nào cũng đều vô giá hết; nên sẽ không là chuyện lạ, khi thấy người khác không hành xử như mình.
Vậy nên, để mọi chuyện được thư giãn/dễ chịu, tưởng cũng nên nghe thêm ca từ cuối có câu hát rất nhè nhẹ, như sau:
“Em ơi phải chăng phút giây ngày ấy
Đôi tim ước mộng bấy lâu thành lời
Dù rằng đường đời ngăn cách tình ta
Phút giây ban đầu mãi không phai nhòa.”
(Lam Phương – bđd)
Hát nhè nhẹ như thế rồi, giờ đây mời bạn và mời tôi, ta cứ chọn lựa để rồi sẽ quyết tâm mà sống. Sống có tình có lý. Có anh có chị và có em trong cộng đoàn Hội thánh, rất Nước Trời.
Trần Ngọc Mười Hai
Cũng đã chọn và lựa từ lâu
mọi sự, cho đời mình.
để được vui.
Suốt cuộc đời.
Suy niệm Chúa Nhật Lễ Thăng Thiên Năm B 20.5.2012
“Hồn hỡi hồn, lên nữa, quá thinh gian,”
“Tìm tới chốn chiêm bao ngoài sự thực.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mc 16: 15-20
Hồn tìm chốn chiêm bao chờ đón Chúa lên cao, lên cao nữa, “quá thinh gian”. Ngoài sự thực. Sự rất thực, nay được thánh Máccô xác quyết ở trình thuật rất hôm nay.
Trình thuật thánh Máccô nay kể, khiến người đọc liên tưởng đến huyền thoại La Mã nói nhiều về Hoàng đế Caesar được thần thánh hoá, đã lui về chốn thiên đường, sau cái chết. Nhưng, Đức Chúa thực thụ của vũ trụ lại không là Caesar rất đế chế, mà là Đức Kitô đã Phục Sinh. Lại nữa, thăng thiên hôm nay lại cũng giống như Phục Sinh quang vinh năm nào, nếu ta nhìn từ góc độ nay đảo ngược. Bởi, Đức Giêsu đã trỗi dậy rời khỏi cõi chết, để rồi Ngài “cứ lên cao, lên cao nữa” hầu đi vào chốn “thinh gian” nghịch chống động thái chôn vùi, trì trệ. Suy cho kỹ, “chốn thinh gian” nay mang ý nghĩa của “vũ trụ vạn vật” rất bao la.
Ở nơi vũ trụ vạn vật, nay có động lực dũng mãnh với uy quyền trên con người. Nay, có niềm khích lệ để vững mãi trong khổ hạnh và linh thiêng hầu vững chãi vượt thắng mọi uy lực của thần thiêng. Để hoàn thành việc này, cũng cần đến ngoan cường, nên Đức Giêsu thực hiện điều này bằng việc thăng thiên đi vào chốn vũ trụ có Cha có Chúa, để Ngài rồi sẽ ban phát khôn ngoan/bình an cho thánh Hội, ở thế trần. Và từ đó, Hội thánh sẽ là không gian bảo bọc mọi người con khỏi sức mạnh vẫn đè bẹp, nhờ vào chúc lành của Đức Chúa nay thăng thiên đi vào vũ trụ vạn vật. Thực chất của sự việc nói lên một việc, là: nơi chúng ta, ơn đặc sủng không cần môi giới. Bởi, Đức Giêsu đã trực chỉ thẳng đến chúng ta và vũ trụ, cách trực tiếp.
Suy như thế, ta lại sẽ rút ra được nhận thức vẫn có từ hai bức thư của thánh Phaolô Tông đồ gửi giáo đoàn Colôsê và Êphêsô. Từ thư này, các nhà chú giải lại đã thắc mắc không biết thánh Phaolô có là tác giả của thư này hay không? Chừng như, cả hai thư được gửi vào thời khắc sau khi thánh nhân khuất dạng. Nhưng ý tứ trong thư là điều thánh nhân vẫn xác quyết. Và, để tránh mọi tranh luận/bàn cãi, hãy coi đây là thư do chính thánh nhân hoặc đệ tử mình viết qua tư cách của một Phaolô trẻ sau thời kỳ thánh nhân nổi danh. Nhất nhất các điều kể trong thư đều về Đức Giêsu “lên cao/lên cao nữa” để về với Cha.
Đức Chúa thăng thiên, là ảnh hình của vũ trụ vạn vật trong đó ta thấy được nhiều thứ chứ không chỉ mỗi việc “lên cao/lên cao” xảy đến, rất rõ ràng. Có được ảnh hình vũ trụ vạn vật rất “lên cao”, ta lại sẽ nhìn thẳng vào đó và thấy có vũ trụ. Vũ trụ, không theo nghĩa thể lý, vật chất, nhưng là thực tại trọn vẹn. Trọn vẹn tính vũ trụ vạn vật mà mỗi thành phần trong đó đều mang ảnh hình khác lạ khiến ta kinh ngạc, đến thích thú. Đức Chúa “lên cao/lên cao nữa” đi vào với vũ trụ là ảnh hình chính vũ trụ ấy đã để cho ta thấy trọn vẹn ý nghĩa “lên cao” của chính nó. Hãy nhìn Ngài “lên cao lên cao” mãi rồi sẽ thấy Ngài trổi dậy và cứ thế “lên cao” đi vào phần sâu thẳm và sâu sắc của “mọi sự”.
Cứ thử nhìn ảnh hình nào đó, tự khắc sẽ thấy ảnh hình ấy đang nhìn trở lại chính người nhìn. Tựa hồ khi ta ngắm bức truyền thần nổi tiếng “Mona Lisa” của Leonardo da Vinci, cứ nhìn mãi như thế, rồi ra ta sẽ thấy ảnh hình ấy cũng thấy được nhiều điều/nhiều “sự” ở nơi ta. Hệt như thế, khi ta nhìn ngắm Chúa “lên cao/lên cao” đi vào vũ-trụ chốn sâu thẳm, ta biết được là Ngài đang nhìn vào chốn thẳm sâu ở nơi ta. Và, Ngài thấy cả bản thể của ta. Cả sự việc, ta từ đâu đến? Ta làm được gì, từ đó. Và khi ấy, ta biết là Ngài đang nhìn vào chính tương lai của ta nữa.
Sách Công vụ kể rằng: đồ đệ Chúa, cứ mải chiêm ngưỡng sự việc Thày “lên cao/lên cao nữa” để rồi Thày cũng nhìn vào tương lai/mai ngày của các ngài, là Hội thánh. Chúa “lên cao/lên cao nữa”, chính là sự “khởi đầu” mà tiếng Do thái khi xưa không chỉ nói rõ một “khởi sự” của mọi sự thôi. Nhưng khởi đầu mọi sự, là năng lực vẫn tiến hành và diễn biến vào mọi lúc. Nơi vũ trụ vạn vật có Chúa nhập vào hồn, luôn có sự khởi đầu và năng lực rất mới mẻ.
Tư tưởng này, tiếng Hy Lạp dịch là “arche”, tức một “khởi sự” tương tự như khởi động một sự “lên cao/lên cao nữa” của Đức Chúa. Và, dân gian người người không thể có được sự ký thác rất mực vào với Chúa, nếu như người người lại cứ cột mình vào với bùn đất, chất nhiều dĩ vãng mà không khởi đầu “sự” gì mới mẻ, rất “khởi sự”.
Nếu phải diễn dịch sự kiện “khởi đầu mọi sự”, thì tốt hơn, ta nên dịch và diễn ý nghĩa của sự việc Chúa “lên cao/lên cao nữa” khi ta đã, đang và sẽ có một “khởi sự” nơi Ngài rồi thì ta cũng đã, đang và sẽ có Chúa làm điều gì đó rất mới, nơi “vũ trụ vạn vật”. Tựa như Tin Mừng thứ tư trong đó thánh Gioan khởi sự bằng những chữ, như: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa…” (Ga 1: 1) Điều này có nghĩa: ở đâu có sự khởi đầu, ở đó luôn có ý nghĩa: Đức Chúa Đấng Khởi Đầu đã nên Lời.
Đàng khác, khi Chúa “lên cao/lên cao nữa” đi vào với vũ trụ vạn vật, Ngài chính là sự “tràn đầy” hiểu theo cụm từ “Pleroma” tiếng Hy Lạp. Tràn Đầy, là sự viên mãn hoàn tất, rất đích thật. Khi xưa, dân con nhà Đạo thường dùng cụm từ này để kể về Lời tiên tri, do các ngôn sứ nói. Tức, những gì xảy đến với con người đều mang ý nghĩa tràn đầy, trọn vẹn nơi lời lẽ hoặc sự thể diễn ra trong quá khứ, nhưng lại mở ra sự tràn đầy/viên mãn mà chẳng ai đoán trước được. Chính đó là sự “hoàn thành”. Là, ứng nghịệm cách trọn vẹn, đầy tràn điều ngôn sứ khi xưa thường vẫn nói.
Tựa như Tin Mừng thánh Mát-thêu cũng trích dẫn 10 điều ứng nghiệm xảy đến đúng như lời tiên tri, khi trước. Ở đây nữa, Thiên Chúa vẫn trung thành với Lời Ngài từng hứa sẽ đổi mới tận thâm căn hết mọi sự, vì ta và cho ta. Vì ơn cứu độ Ngài dành để cho ta, cho hết mọi loài. Cuối cùng ra, đó là sự tràn đầy/viên mãn, tức: sự trọn vẹn của Thiên Chúa nay thành hiện thực.
Chúa “lên cao/lên cao nữa”, là Ngài khởi sự cùng đến với nhau mà tiếng Hy Lạp gọi là “Katallassein” mà bản tiếng Anh và tiếng Việt vẫn gọi là “giao hoà”. Kinh thánh tiếng Hy Lạp diễn ta sự việc này, bằng cụm từ “Allos”, tức “cái gì khác”, “không giống thế”, rất đa dạng. Tiếng Hy Lạp lại dùng cụm từ “Kata” để chỉ “theo như”, “cùng một hàng với”. Khi ta đã thấy mọi sự trong trời đất/vũ trụ “cùng đến với nhau” trong lúc duy trì sự khác biệt/đa dạng ở đó, thì đó là lúc ta có được sự “hài hoà” như một thứ “cầu vồng”.
Có thể là, ngày buổi đầu khi Đức Giêsu “lên cao/lên cao nữa” Ngài thẩm nhập đi vào với vũ trụ, chắc lúc ấy mọi người đều thấy “cầu vồng” tuyệt mỹ. Đó cũng là cảm nghiệm mà ông Nôê đã có khi cơn lụt đại hồng thủy đã qua đi. Đó, cũng là dấu chỉ về một giao ước, không chỉ mỗi giao và ước giữa Thiên Chúa và loài người thôi, mà còn là giao ước đã có giữa Thiên Chúa với và trong mỗi trụ cột nơi tạo dựng.
Cũng nên hiểu việc Chúa “lên cao/lên cao nữa” theo ngôn từ mà bản kinh sách tiếng Hy Lạp dùng qua cụm từ “Sunestiken” để diễn tả ý tưởng mang ý nghĩa: nơi Ngài, mọi sự được hiện thực “chung cùng nhau”, nhưng mọi sự vẫn ở trong nhau, gìn giữ nhau. Điều này còn có nghĩa: mọi sự đạt tới điểm là: mọi sự cứ thế vẫn cộng thêm, mà không đi ngược về vị trí cũ và không còn vỡ đổ nữa. Đây là điều chắc chắn. Qua sự việc “Chúa lên cao/lên cao nữa”, ta hiểu rằng mình có đi đâu, đến nơi nào đi nữa đều có Chúa lo toan, giữ trong đầu. Chắc chắn ta sẽ đạt tới đó, không còn quay lại chốn cũ nữa.
Chúa” lên cao/lên cao nữa”, còn là sự bình an im ắng của vũ trụ vạn vật. Bình an của Chúa vượt quá mọi hiểu biết nắm vững, bởi Thiên Chúa của Bình an đang ở với ta, và trong ta. Đó là ý nghĩa của lời chào “Shalom” tiếng Do thái có nghĩa: bình an cho anh em. Bình an cho sức khoẻ, cho tính tích cực và ơn cứu độ của anh em. Bình an, là sự hiện diện gần gũi với Chúa, được Chúa thăng thiên đem đến cho ta. Rõ ràng, sự bình an này đã và vẫn có ở cộng đoàn tín hữu của Chúa, như hoa trái của Thần Khí. Ta sống trong tin tưởng và tận hiến cho Chúa qua nguyện cầu cảm tạ, và biết được sự bình an không ai hiểu nổi.
Chúa “lên cao/lên cao nữa”, Ngài là Vị Trưởng Tử, như cụm từ Hy Lạp“Prototokos” từng diễn tả. Đức Giêsu là Đấng Trỗi dậy “ngay từ đầu”. Ngài là Hoa trái đầu của những ai còn thiếp ngủ. Bởi thế nên, ta trổi dậy cùng với Ngài, và trong Ngài. Và, mọi hoa trái của sự kiện Sống Lại nay thuộc về ta. Đức Giêsu và chỉ mình Ngài là Con Một Thiên Chúa. Nhờ Ngài và qua Ngài, ta được thẩm nhập vào với Ngài. Vì Ngài là Trưởng Tử, tức Đấng Bậc Đầu của đàn con của Thiên Chúa, có chúng ta. Về việc này, thánh Phaolô gọi đó là tình huống “tái tháp nhập” vào với Đấng đích thực là thế, ở mọi thời.
Ngài là thế, trong ý nghĩa tràn đầy của sự chúc lành, không hạn chế. Bằng vào sự kiện Ngài “lên cao/lên cao nữa” đi vào với vũ trụ, Đức Giêsu đã chúc lành cho vạn vật. Làm thế, là Ngài lại đã chúc tụng Thiên Chúa, có vũ trụ vạn vật nghe được tiếng Ngài. Và, Ngài cùng với vũ trụ, tất cả cùng nhau cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa. Và, Chúa đã làm thế. Làm thế, để ta được lên cao cùng với Chúa hầu cất tiếng ngợi ca cùng với Đức Chúa “lên cao/lên cao nữa”, rất thăng thiên. Nhân hiền. Cùng ngợi ca sự kiện “khởi đầu” đi vào làm hoà với vũ trụ, rất vạn vật.
Trong tâm tình ấy, ta lại sẽ ngâm lên lời thơ vang nhiều ý nghĩa, hát rằng:
“Hồn hỡi hồn, lên nữa, quá thinh gian,
Tìm tới chốn chiêm bao ngoài sự thực.
Mộng là mộng tràn trề muôn vạn ức,
Tình thơm tho như ngấn lệ còn nguyên.”
(Hàn Mặc Tử - Ngoài Vũ Trụ)
Là như thế, Đức Chúa nay lên cao lên cao vút, quá thinh gian. Để người người, tràn trề muôn vạn ức, vẫn rất tình. Tình thơm tho, có Chúa cho tháp nhập với Tình Cha-Con có Thánh Thần Chúa ở giữa, rất đích thật, một sự thực. Sư thực ấy, đàn con Chúa nay đã hiểu và đã giữ trong lòng, mãi mãi. Rất muôn đời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch
“Em ơi nếu mộng không thành thì sao?”
“Non cao đất rộng biết đâu mà tìm.”
(Lam Phương – Duyên Kiếp)
(Ga 15: 1-8)
Nếu trên đây, là câu hỏi của ai đó gửi đấng bậc một thời năng nổ, ở giáo phận Parramatta, Sydney, thì câu trả lời trước tiên là từ báo đài địa phương rất dễ tìm, như sau:
“Các chức sắc thuộc Giáo hội Công giáo vừa cất bỏ chức vụ linh mục của vị đương kim chánh xứ họ đạo Glenmore Park, Sydney sau khi ông tiết lộ với đài truyền hình số 7 của Úc là: ông đã lấy vợ trong âm thầm.
Lm Kevin Lee người từng là đấng bậc trụ trì giáo xứ Padre Pio cho biết: có khá nhiều linh mục đã và đang, cùng một lúc, sống những hai cuộc đời, thấy rất rõ. Và, ông biện luận: việc bó buộc linh mục Công giáo sống đời độc thân rồi ra cũng phải chấm dứt thôi.
Lm Kevin Lee nói: ông tin rằng Giáo hội Công giáo đã chọn thái độ làm ngơ trước sự kiện ông lập gia đình, bởi rõ ràng là ông chẳng giấu diếm gì về chuyện ông có quan hệ tình dục với một phụ nữ tên là Jsephina, mà ông có dịp gặp ở Phi-líp-pin vào dạo trước.
Báo chí tường thuật cho biết đấng bậc chủ quản Giáo phận Parramatta là Gm Anthony Fisher, OP đã chối bỏ nguồn tin cho rằng Lm K. Lee biết rõ nhiều linh mục đã và đang cùng một lúc có hai cuộc sống và Giáo hội Công giáo cũng biết rõ chuyện linh mục này đã có vợ.
Gm Anthony Fisher nói: “Như cha Kevin từng biết đến, vì ông đã có hành xử trái với luật đạo, nên ông không thể tiếp tục thi hành chức vụ linh mục được nữa; vì thế nên, tôi buộc lòng phải tìm một vị giám quản khác trông nom cho giáo xứ Padre Pio.”
Được biết, luật Giáo hội quyết rằng: các linh mục phải sống đời độc thân mãn đời mà không linh mục nào được phép lấy vợ.” (x. www.yahoo7News ngày 04.05.2012)
Chuyện linh mục tằng tịu với phụ nữ hoặc công khai sống với ai đó, có lẽ là chuyện thường ở huyện, bên trời Tây, ở đây đó. Nhưng bảo rằng, hiện có khá nhiều linh mục ở Sydney hay ở Úc vẫn làm thế, có khác nào nhắc nhở Hội thánh Chúa ở đây rằng các ngài nên coi lại luật buộc linh mục phải ở độc thân, nữa rồi.
Đó là việc đạo, của nhà Đạo. Thế còn, chuyện đời của người đời, thì sao? Trả lời cho vấn nạn này, thật không dễ. Cũng chẳng dễ, như câu ca mà nghệ sĩ nhà mình vẫn hát:
“Đường đời mịt mờ vạn nẻo về đâu,
Mong chờ duyên kiếp đưa lối bắc cầu.
Em ơi, nhắc lại phút xưa gặp nhau!
Trên đê vắng người lúc tan chợ chiều
Ngại ngùng mỗi lần anh đến tìm em
Má em ửng hồng vì quá thẹn thùng.”
(Lam Phương – bđd)
Bảo rằng, đa phần linh mục Công giáo hôm nay lại đã dám hành xử như cựu linh mục Kevin Lee ở Úc, e rằng khó mà có được thống kê chính xác, dù cứ 5 năm một lần, chính quyền Úc vẫn cứ đều đặn lập thống kê khá chính xác trên khắp nước. Tuy nhiên, kiếm tìm mà làm gì khi Giáo hội chẳng mấy bận tâm về những chuyện như thế. Những chuyện như thể bảo rằng giới truyền thông nay lại cứ thổi phồng câu chuyện, tường trình về tin tức…mình, rất như sau:
“Linh mục Kevin Lee nay đang sống ở Manila với ý trung nhân còn mới của mình và ông cho biết ông sống hạnh phúc, nhưng rất nhớ công việc mục vụ trước đây ông vẫn làm mỗi ngày. Được biết, lm Kevin Lee lần đầu gặp vợ là ở quán bán rượu mang tên “Shinjiu No Mori”, có nghĩa là “Khu Rừng Ngà Ngọc.” Tuần rồi, linh mục Lee có cho đài truyền hình số 7 của Úc biết là: ông đã cưới vợ cả năm nay rồi và chính ông từng dấy lên cuộc tranh luận về việc phải cho phép các linh mục được quyền lấy vợ. Đồng thời, ông cũng cho biết ông tin là giáo hội của ông thừa biết chuyện này nhưng chọn thái độ làm ngơ/phớt lờ như không biết, trong khi ông chẳng giấu diếm điều gì.” (x. mạng thông tin đã dẫn ngày 07.05.2012)
Nghe báo đài kể chuyện riêng tư của cựu linh mục mang tên Kevin Lee, có khác gì khi nghe thêm đoạn nhạc của Lam Phương có ca từ và tiết điệu như:
“Em ơi nhớ chăng thuở ấy
Mỗi khi bóng chiều xuống dần,
Em về trên quãng đường xa
Gặp nhau dù không dám cười
Nhìn nhau, nhìn nhau mà lòng vẫn vui.”
(Lam Phương – bđd)
“Nhìn nhau (mà) lòng vẫn vui” ư? Điều ấy, chắc chỉ có cựu linh mục ở trong cuộc là còn biết và nhớ chuyện ấy. Chứ, hỏi thành viên Hội thánh rất Công giáo ở Sydney hay toàn nước Úc về chuyện này, đã lấy gì làm chắc. Chưa chắc, là bởi: mới đây vị giám mục chủ quản giáo phận Parramatta, miền Tây Sydney là Gm Anthony Fisher OP, cũng đã về giáo xứ Glenmore Park, để thổ lộ tâm tình người mục tử rất chân chính và chân tình bằng bài chia sẻ như sau:
“Thưa anh chị em,
Tôi không biết phải nói thế nào với anh chị em về chuyện xảy ra với giáo phận trong tuần vừa qua. Một tuần không vui cho cả anh chị em và cả tôi nữa. Có vài người trong anh chị em có lẽ cũng lo buồn và giận dữ đến thế nào thì anh chị em cũng nên biết rằng tôi đây cũng như thế. Với tư cách là giám mục chủ quản, thoạt nghe tin về lối hành xử của cha Kevin Lee, tôi thấy xót xa cho anh chị em; và vốn là người anh em trong Chúa Kitô, tâm can tôi cũng bị xé nát cách nào đó như anh chị em. Tôi quyết tiếp tục nguyện cầu để đầu óc sáng suốt hầu giúp mọi người qua cơn thử thách này.
Nhiều vị gửi thư cho biết họ đã bị phản bội cách sao đó vì sự dối trá, giả hình cứ thế đổ lên đầu Hội thánh và hàng ngũ linh mục vì hành xử của một trong các linh mục của chúng ta đã vi phạm. Có vị lại nghĩ: lm Kevin Lee là người anh hùng dám chống lại chuyện bắt linh mục phải sống đời độc thân, anh hùng vì dám chống lại quyền bính và những ai lòng dạ hai mặt. Một số anh chị em khác lại đắn đo không biết có nên tin vào các lời báo cáo cũng như đồn đại không. Có vị lại nghĩ: lòng tin của mình đã bị tổn hại trong khi những người khác thấy chẳng mảy may hề hấn gì, hoặc có khi còn củng cố quyết tâm của mình ơn lên.
Dịp này, tôi muốn san sẻ với anh chị em đôi điều vì chưa có dịp nói chuyện nhiều với anh chị em. Tôi sẽ đề cập theo từng điểm, sau đây:
1. Tôi muốn nói, đây là dịp tốt để ta thấy rằng dù ta có nỗi đau và rẽ chia, nhưng anh chị em vẫn đến đây để cùng Hội thánh thông phần dự tiệc. Dù biết rằng mình vẫn có thể ném chiếc khăn bẩn vào mặt giáo hội hoặc bỏ đi nơi khác, nhưng anh chị em vẫn có mặt ở đây, để cùng nhau đến với Chúa. Đó là điểm son chứng tỏ sự trung thành và lòng độ lượng của chúng ta. Hôm nay, ta được nghe Tin Mừng thánh Gioan 15: 1-8 nhắc nhở rằng: nếu cắt bỏ đi bất cứ cành nào ra khỏi vườn nho Đức Kitô, thì ta sẽ trở thành cây khô không trái.
2. Trong lúc ta bị xôn xao vì chuyện cha Kevin Lee rời bỏ cộng đoàn, ta vẫn trân trọng công việc ngài làm trong thời gian ngài là cha chánh của xứ đạo này. Giả như có anh chị em nào nghi ngờ điều gì về tính hiệu lực các mầu nhiệm ngài thi hành, cũng xin biết cho rằng: Đức Kitô và Hội thánh dù có những người con lỗi phạm này khác, nhưng hiệu năng của các phép bí tích không tuỳ thuộc vào tính khả thi của linh mục.
3. Nay là dịp để ta suy nghĩ về lý lẽ và cớ sự dẫn đến thành công cũng như thất bại của đời độc thân linh mục hoặc về tiểu sử của linh mục nào đó cách riêng. Nói cho cùng, thì cách nào đó có thể nói được là chúng ta vẫn có những yếu điểm. Nhưng cho tôi nói thêm đôi điều về bản chất của những khám phá nói chung, phát hiện dạo gần đây.
Theo thống kê trên toàn quốc, thì hầu như dưới phân nửa số người Úc ở độ tuổi lập gia đình còn quyết tâm lập gia đình; hiện có dấu hiệu đáng kể cho thấy số người ở độc thân nay đang gia tăng. Đó là điều thách thức chúng ta, nhưng Hội thánh lâu nay dạy rằng đời sống hôn nhân hoặc độc thân sống một mình vẫn giúp ta nên thánh được hết, miễn ta sống sao cho tốt.
Kinh nghiệm của riêng tôi và của Hội thánh vẫn cho thấy là ta có thể sống đời độc thân một cách có hiệu quả và sinh hoa kết trái vẫn cho phép người tận hiến đời mình cho việc phục vụ Đức Kitô và Hội thánh của Ngài. Thêm vào đó, Hội thánh của ta công nhận rằng cả hai bí tích hôn phối và linh mục vẫn bổ túc cho nhau. Mỗi bí tích đều hoàn tất chức năng của mình đến suốt đời. Đời sống hôn nhân cũng như đời độc thân sống một mình không là chuyện dễ dàng và càng ngày càng có nhiều sức ép đáng sợ đổ dồn về đó. Điều khá ngộ, là: những người sống ở hai bên hàng rào đều cứ nghĩ cỏ vườn hàng xóm bao giờ cũng xanh cũng mướt hơn cỏ vườn nhà mình.
Ngày nay, ai cũng biết: khủng hoảng về đời sống hôn nhân vẫn lớn hơn đời độc thân, ở một mình. Nhiều người đã đầu hàng cùng thất bại như nhau. Có người chủ trương chung sống trước đã, sau đó nếu cần thì làm đám cưới ngoài nhà thờ, và họ cũng chỉ muốn có ít con hoặc chẳng muốn đứa con nào hết, cuối cùng đi đến ly dị. Nếu so sánh, ai cũng thấy rằng ngày nay số người chia tay ly dị vẫn nhiều hơn tình trạng giảm sút ơn kêu gọi.
Kể chuyện này, tôi cũng chẳng muốn đổ lỗi cho ai hết. Bởi ai cũng biết và cũng thương cho những người đã cố gắng tránh đổ vỡ nhưng không thành. Một phần của vấn đề là xã hội ta đang sống: hiện nay ta ít được sự hỗ trợ của bất cứ ai. Nhưng thật là đơn sơ chất phác nếu có người nghĩ rằng đời sống hôn nhân sẽ giải quyết sự suy giảm ơn ơn linh mục hoặc sức ép lên hàng giáo sĩ. Nhiều chỉ dẫn cũng cho thấy hàng giáo sĩ lập gia đình cũng đang chịu mức giảm sút cộng thêm đó, là khó khăn về chung thuỷ và bền bỉ trong chung sống và trong hàng giáo sĩ có vợ nay cũng có vấn đề đổ vỡ gia đình.
4. Về chuyện lạm dụng tình dục. Sự việc giáo sĩ có vấn đề về ấu dâm là chuyện khủng khiếp cần loại bỏ cho tương lai trong khi ta vẫn cứ dính líu với quá khứ và vẫn cố gắng giúp đỡ nạn nhân của sự việc. Thế nhưng, cho phép hàng giáo sĩ được lấy vợ không là giải pháp chữa trị được chuyện này và cũng không là giải đáp cho khủng hoảng ơn gọi mà ta gặp. Nhiều nghiên cứu/khảo sát cho thấykẻ xâm phạm ấu dâm đều có đời sống ở bất cứ đâu, có gia đình hoặc độc thân, giáo sĩ hoặc giáo dân cũng có vấn đề này.
5.Thiên Chúa chuyện trò với ta khi ta có nhu cầu hiện tại ngang qua Lời Ngài và bí tích. Thư thứ nhất thánh Gioan tông đồ đoạn 3 câu 18-24 có nói rõ: lòng tin và lòng mến không nên diễn tả bằng lời nói, nhưng bằng việc làm thực sự. Cũng thế, lòng tin và lòng mến vượt quá tình cảm, nên ta diễn tả tấm lòng của ta qua việc tuân giữ lệnh truyền của Chúa. Đôi lúc việc này mang đến niềm vui đích thực, đó là điều mà bài đọc 1 hôm nay gọi là “sự an ủi của Chúa Thánh Thần” (Cv 9: 26-313). Có lúc, lại đem đến cho ta những đổi thay đau đớn, điều mà Phúc Âm hôm nay gọi là “sự tỉa bỏ” (Ga 156: 1-8)Tuy nhiên, ta sẽ không sinh hoa kết trái được nếu tự mình dứt bỏ ra khỏi “Vườn Nho Đích Thực” của Đức Kitô và Hội thánh.
6. Về chuyện linh mục Kevin Lee, không có chuyện gọi là dứt bỏ hoặc trừng phạt nào hết, từ phía giáo phận Parramatta. Ngài không bị vạ tuyệt thông, cũng không bị tống cổ khỏi giáo phận. Nhưng ngài từ chối không liên lạc điện thoại với tôi và với văn phòng địa phận, cũng chẳng thông đạt với Giáo hội mà chỉ liên lạc với báo/đài. Bởi thế nên, tôi cũng bị sốc như anh chị em và biết rất ít về chuyện của ngài cho đến khi chuyện này xảy ra. Như anh chị em, tôi lo lắng cho phúc lợi của ngài và nay thì cả người phối ngẫu và tất cả những ai bị ảnh hưởng do các hành xử của ngài trong những ngày qua. Chúng ta đều biết rõ, là: theo luật Hội thánh và truyền thống giáo hội Công giáo thì không thể để Kevin Lee ở lại làm chánh xứ được nữa vì anh đã lập gia đình. Và chính anh đã rời bỏ thừa tác vụ và giáo xứ như anh muốn.
7. Cuối cùng, tôi muốn nói với anh chị em rằng số rất đông các linh mục và tu sĩ trong giáo phận của chúng ta vẫn cho đi rất độ lượng và phục vụ rất tốt. Tất cả đều là những người anh em trước sau như một, không có cái-gọi-là hai cuộc sống rất chống chõi. Thế nên, chúng ta vẫn phải tin tưởng vào hàng giáo sĩ và mọi người ở Miền Tây Sydney.
Xin cảm ơn Đức Ông Bob McGuckin là Tổng Đại diện giáo phận đã nhận lời làm giám quản giáo xứ vào lúc này. Cảm ơn cha phó địa phận Chris de Sousa đã kịp đến với giáo xứ ngay khi có tin về chuyện vừa qua. Và cha cũng đã hỗ trợ chúng ta rất mực. Sau thánh lễ, tôi cũng vui lòng tiếp chuyện và trả lời tất cả những câu hỏi của anh chị em. Và, nếu anh chị em có những vấn nạn gì cần được giải đáp, xin cứ cho biết tôi sẽ cố gắng để giúp anh chị em có thông tin chính xác. Mới đây, có nhiều anh chị đã đến nói với tôi rằng các vị ấy vẫn đang cầu nguyện cho anh chị em hết thảy. Tôi cũng xin mọi người trong cộng đoàn này hãy hợp cùng các giáo xứ khác vào thánh lễ hôm nay thêm lời nguyện cầu cho tất cả mọi người để rồi Lời Chúa nói trong Phúc Âm hôm nay : chúng ta có thể sinh hoa kết trái đạt niềm vui trong cuộc sống miên trường.” (x. www.Parramattadiocese.net Homelie 6/5/2012 của Gm Anthony Fisher OP oại giáo xứ Padre Pio ở Glenmore Park, Sydney)
Bài chia sẻ của đấng bậc chủ quản giáo phận, phải như thế. Không thể khác hơn. Như thế, còn là những lời khẳng định rất chính qui, mạch lời, không sai sót. Vấn đề, chỉ là phản ứng của người nghe cũng như người quan sát sự việc xảy ra với thế giới của người Công giáo ở Úc, hoặc giáo hội địa phương rất Sydney.
Nói chung thì, đã sống trong đời, dù đạo đức hay không đạo lý, vẫn luôn phấn đấu để sống cho ra sống. Sống cho ra con người với “tính bổn thiện”. Và, một khi đã phấn đấu thì bao giờ cũng có người thành công hoặc thất bại. Điều đó, tuỳ tầm nhìn của mỗi vị và tùy vị thế của người đang đứng đó nhìn sự việc. Chính vì vị thế và tầm nhìn ấy, có người gọi chuyện của cựu đấng bậc Kevin Lee là xì-căng-đan/tai tiếng, có người lại cho là hồi chuông báo động để Hội thánh Chúa phải thay đổi luật và lệ, vv..
Về chuyện phấn đấu, có người phấn đấu thoát khỏi rượu chè, cờ bạc, trai gái có người lại phấn đấu bỏ đi cơn giận dữ… Điều thấy rất rõ, là: xì-căng-đan/tai tiếng chẳng bao giờ xâm nhập vào được cuộc phấn đấu của bất cứ ai, cả khi người đó ngã gục. Chỉ là tai tiếng với xì-căng-đan khi ta tô thắm khuyết điểm của mình rồi gọi đó là nhân đức, hoặc khi ta cố gắng biện minh cho xét đoán lầm lạc của chính mình rồi thương-mại-hoá cho người khác để họ cũng như ta công nhận đó là sự thật, phải tin tưởng.
Sự việc của cựu đấng bậc Kevin Lee chỉ là một trong nhiều trường hợp vẫn xảy đến ở khắp nơi, vào mọi thời. Nơi và thời, mà hội thánh đây đó vẫn gặp chuyện muôn thuở. Dù có thế, cũng nên nói như nghệ sĩ Nguyễn Đức Quang từng viết thành nhạc bản, bảo rằng: “Không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn đề nữa rồi, hãy dùng bàn tay mà làm cho tươi mới…” Nay cũng thế, không phải là lúc để ta xa rời Hội thánh vì khác chính kiến, mà là thời điểm Hội thành vẫn cần bạn, cần tôi ta ở lại mà “làm cho tươi mới”. Hội thánh vẫn cần người làm mới nhiều thứ trong tình yêu, danh dự và tích cực.
Dựng xây trong tình thương yêu, là Lời của Đấng Thánh Hiền được trích dẫn, vẫn cứ bảo:
“Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy.
Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy,
anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy,
như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy
và ở lại trong tình thương của Người.
Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em
để anh em được hưởng niềm vui của Thầy,
và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.”
(Ga 15: 9-11)
Lời khuyên của Thày Chí Thánh rõ ràng là thế, mà sao vẫn có người còn nghi ngờ. Ngờ và nghi, đến độ có người vị còn đi hỏi “bậc thày” ở nơi khác. Khác chốn miền. Khác cung cách hành Đạo, nhưng cũng cùng một tâm tưởng hành đạo làm nguời, rất như sau:
“-Thưa Thầy, tôi không phải là người theo đạo Phật.
Xin Thầy chỉ dẫn cho phương pháp tu tập.
-Quí vị muốn phương pháp tu tập với mục đích gì và tại sao lại chọn chúng tôi để đặt câu hỏi?
-Tôi thấy cuộc đời này sao khổ quá. Như tôi đây cũng có trình độ học thức, có công ăn việc làm tốt, gia cảnh đầm ấm, nhưng vẫn thấy khổ tâm nhiều chuyện, nhiều lúc cảm thấy bất an đến độ ăn không ngon ngủ không yên, nhiều điều lo lắng, bực mình lắm!
Tôi muốn được an tâm nên đì tìm phương pháp tu tập để thoát khổ. Tôi chọn qúi Thầy để đặt câu hỏi, bởi tôi thường nhận các emails từ bạn bè ở Canada chuyển tới, với các bài viết tuy mang hình thức Phật giáo, nhưng nội dung hay quá, các bạn của tôi thấy có ích lợi nên chuyển cho tôi, mặc dù tôi không phải theo đạo Phật.
-Trên đời này, người nào không có tâm cố chấp, không có tâm phân biệt, không mang nặng hình thức thế gian thì người đó sống đời an lạc với hạnh phúc xuất thế gian.
- Kính xin Thầy giảng rõ hơn.
- Người đời thường mang hai cái bị. Một cái trước ngực chứa đầy lỗi lầm của người khác. Một cái sau lưng chứa đầy lỗi lầm của chính bản thân. Do đó, người đời thường bực bội, bất an trước các lỗi lầm quá dễ thấy của người khác. Trái lại, với các lỗi lầm của chính bản thân, người đời thường che giấu, không muốn ai thấy, chính mình cũng không thừa nhận, không nhận ra, cho nên khó khá được, cho nên khổ dài dài. Muốn hết khổ, muốn bớt khổ, người đời - dù theo tôn giáo nào - nên đổi vị trí của hai cái bị nói trên.
Khi nhận thấy chính bản thân cũng có quá nhiều khuyết điểm, nhược điểm, người đời chắc chắn không còn dám cất cao giọng chỉ trích nhục mạ người khác, cũng như không còn chỉ trích tôn giáo, tín ngưỡng của người khác đang theo.
-Kính cảm tạ lời chỉ giáo của Thầy. Thực hay quá. Nhưng riêng tôi, tôi không muốn đổi vị trí của hai cái bị đó thì sao, thưa Thầy?
-À, quí vị không muốn đổi vị trí của hai cái bị, thì quí vị đổi nội dung của chúng cũng được mà.
-Tôi chưa hiểu rõ ý của Thầy ?
-Nếu quí vị vẫn giữ vị trí của hai cái bị: Cái bị trước ngực qúi vị chứa đựng toàn là ưu điểm của người khác. Cái bị sau lưng quí vị chứa đựng toàn là ưu điểm của bản thân.
-Tôi vẫn chưa tỏ tường?
-À, khi đó quí vị sẽ thấy ưu điểm của người khác quá nhiều, lắm khi vượt trội hơn mình, mình thực ra chẳng bằng nhiều người lắm. Từ đó, mình bớt đi tánh phê phán, phỉ báng người khác, hãy thu mình lại, quan sát chính bản thân, quan sát chính bản tâm, mình sẽ được bình an ngay.
-Thực là quí hoá, tôi hiểu rồi. Kính chúc Thầy tâm luôn bình an. Kính cảm tạ.”
Theo thiển ý, cuộc đời con người không chỉ có mỗi hai cái bị mà thôi, nhưng rất nhiều. Mang được bao nhiêu bị, cái đó còn tuỳ. Tùy tâm tư và tâm tính của mỗi người, mà lựa chọn. Và một khi đã chọn lựa bất cứ thứ gì cho đời mình rồi, tưởng cũng nên quyết tâm theo nó cho đến cùng. Và chọn lựa nào cũng đều vô giá hết; nên sẽ không là chuyện lạ, khi thấy người khác không hành xử như mình.
Vậy nên, để mọi chuyện được thư giãn/dễ chịu, tưởng cũng nên nghe thêm ca từ cuối có câu hát rất nhè nhẹ, như sau:
“Em ơi phải chăng phút giây ngày ấy
Đôi tim ước mộng bấy lâu thành lời
Dù rằng đường đời ngăn cách tình ta
Phút giây ban đầu mãi không phai nhòa.”
(Lam Phương – bđd)
Hát nhè nhẹ như thế rồi, giờ đây mời bạn và mời tôi, ta cứ chọn lựa để rồi sẽ quyết tâm mà sống. Sống có tình có lý. Có anh có chị và có em trong cộng đoàn Hội thánh, rất Nước Trời.
Trần Ngọc Mười Hai
Cũng đã chọn và lựa từ lâu
mọi sự, cho đời mình.
để được vui.
Suốt cuộc đời.
Suy niệm Chúa Nhật Lễ Thăng Thiên Năm B 20.5.2012
“Hồn hỡi hồn, lên nữa, quá thinh gian,”
“Tìm tới chốn chiêm bao ngoài sự thực.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mc 16: 15-20
Hồn tìm chốn chiêm bao chờ đón Chúa lên cao, lên cao nữa, “quá thinh gian”. Ngoài sự thực. Sự rất thực, nay được thánh Máccô xác quyết ở trình thuật rất hôm nay.
Trình thuật thánh Máccô nay kể, khiến người đọc liên tưởng đến huyền thoại La Mã nói nhiều về Hoàng đế Caesar được thần thánh hoá, đã lui về chốn thiên đường, sau cái chết. Nhưng, Đức Chúa thực thụ của vũ trụ lại không là Caesar rất đế chế, mà là Đức Kitô đã Phục Sinh. Lại nữa, thăng thiên hôm nay lại cũng giống như Phục Sinh quang vinh năm nào, nếu ta nhìn từ góc độ nay đảo ngược. Bởi, Đức Giêsu đã trỗi dậy rời khỏi cõi chết, để rồi Ngài “cứ lên cao, lên cao nữa” hầu đi vào chốn “thinh gian” nghịch chống động thái chôn vùi, trì trệ. Suy cho kỹ, “chốn thinh gian” nay mang ý nghĩa của “vũ trụ vạn vật” rất bao la.
Ở nơi vũ trụ vạn vật, nay có động lực dũng mãnh với uy quyền trên con người. Nay, có niềm khích lệ để vững mãi trong khổ hạnh và linh thiêng hầu vững chãi vượt thắng mọi uy lực của thần thiêng. Để hoàn thành việc này, cũng cần đến ngoan cường, nên Đức Giêsu thực hiện điều này bằng việc thăng thiên đi vào chốn vũ trụ có Cha có Chúa, để Ngài rồi sẽ ban phát khôn ngoan/bình an cho thánh Hội, ở thế trần. Và từ đó, Hội thánh sẽ là không gian bảo bọc mọi người con khỏi sức mạnh vẫn đè bẹp, nhờ vào chúc lành của Đức Chúa nay thăng thiên đi vào vũ trụ vạn vật. Thực chất của sự việc nói lên một việc, là: nơi chúng ta, ơn đặc sủng không cần môi giới. Bởi, Đức Giêsu đã trực chỉ thẳng đến chúng ta và vũ trụ, cách trực tiếp.
Suy như thế, ta lại sẽ rút ra được nhận thức vẫn có từ hai bức thư của thánh Phaolô Tông đồ gửi giáo đoàn Colôsê và Êphêsô. Từ thư này, các nhà chú giải lại đã thắc mắc không biết thánh Phaolô có là tác giả của thư này hay không? Chừng như, cả hai thư được gửi vào thời khắc sau khi thánh nhân khuất dạng. Nhưng ý tứ trong thư là điều thánh nhân vẫn xác quyết. Và, để tránh mọi tranh luận/bàn cãi, hãy coi đây là thư do chính thánh nhân hoặc đệ tử mình viết qua tư cách của một Phaolô trẻ sau thời kỳ thánh nhân nổi danh. Nhất nhất các điều kể trong thư đều về Đức Giêsu “lên cao/lên cao nữa” để về với Cha.
Đức Chúa thăng thiên, là ảnh hình của vũ trụ vạn vật trong đó ta thấy được nhiều thứ chứ không chỉ mỗi việc “lên cao/lên cao” xảy đến, rất rõ ràng. Có được ảnh hình vũ trụ vạn vật rất “lên cao”, ta lại sẽ nhìn thẳng vào đó và thấy có vũ trụ. Vũ trụ, không theo nghĩa thể lý, vật chất, nhưng là thực tại trọn vẹn. Trọn vẹn tính vũ trụ vạn vật mà mỗi thành phần trong đó đều mang ảnh hình khác lạ khiến ta kinh ngạc, đến thích thú. Đức Chúa “lên cao/lên cao nữa” đi vào với vũ trụ là ảnh hình chính vũ trụ ấy đã để cho ta thấy trọn vẹn ý nghĩa “lên cao” của chính nó. Hãy nhìn Ngài “lên cao lên cao” mãi rồi sẽ thấy Ngài trổi dậy và cứ thế “lên cao” đi vào phần sâu thẳm và sâu sắc của “mọi sự”.
Cứ thử nhìn ảnh hình nào đó, tự khắc sẽ thấy ảnh hình ấy đang nhìn trở lại chính người nhìn. Tựa hồ khi ta ngắm bức truyền thần nổi tiếng “Mona Lisa” của Leonardo da Vinci, cứ nhìn mãi như thế, rồi ra ta sẽ thấy ảnh hình ấy cũng thấy được nhiều điều/nhiều “sự” ở nơi ta. Hệt như thế, khi ta nhìn ngắm Chúa “lên cao/lên cao” đi vào vũ-trụ chốn sâu thẳm, ta biết được là Ngài đang nhìn vào chốn thẳm sâu ở nơi ta. Và, Ngài thấy cả bản thể của ta. Cả sự việc, ta từ đâu đến? Ta làm được gì, từ đó. Và khi ấy, ta biết là Ngài đang nhìn vào chính tương lai của ta nữa.
Sách Công vụ kể rằng: đồ đệ Chúa, cứ mải chiêm ngưỡng sự việc Thày “lên cao/lên cao nữa” để rồi Thày cũng nhìn vào tương lai/mai ngày của các ngài, là Hội thánh. Chúa “lên cao/lên cao nữa”, chính là sự “khởi đầu” mà tiếng Do thái khi xưa không chỉ nói rõ một “khởi sự” của mọi sự thôi. Nhưng khởi đầu mọi sự, là năng lực vẫn tiến hành và diễn biến vào mọi lúc. Nơi vũ trụ vạn vật có Chúa nhập vào hồn, luôn có sự khởi đầu và năng lực rất mới mẻ.
Tư tưởng này, tiếng Hy Lạp dịch là “arche”, tức một “khởi sự” tương tự như khởi động một sự “lên cao/lên cao nữa” của Đức Chúa. Và, dân gian người người không thể có được sự ký thác rất mực vào với Chúa, nếu như người người lại cứ cột mình vào với bùn đất, chất nhiều dĩ vãng mà không khởi đầu “sự” gì mới mẻ, rất “khởi sự”.
Nếu phải diễn dịch sự kiện “khởi đầu mọi sự”, thì tốt hơn, ta nên dịch và diễn ý nghĩa của sự việc Chúa “lên cao/lên cao nữa” khi ta đã, đang và sẽ có một “khởi sự” nơi Ngài rồi thì ta cũng đã, đang và sẽ có Chúa làm điều gì đó rất mới, nơi “vũ trụ vạn vật”. Tựa như Tin Mừng thứ tư trong đó thánh Gioan khởi sự bằng những chữ, như: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa…” (Ga 1: 1) Điều này có nghĩa: ở đâu có sự khởi đầu, ở đó luôn có ý nghĩa: Đức Chúa Đấng Khởi Đầu đã nên Lời.
Đàng khác, khi Chúa “lên cao/lên cao nữa” đi vào với vũ trụ vạn vật, Ngài chính là sự “tràn đầy” hiểu theo cụm từ “Pleroma” tiếng Hy Lạp. Tràn Đầy, là sự viên mãn hoàn tất, rất đích thật. Khi xưa, dân con nhà Đạo thường dùng cụm từ này để kể về Lời tiên tri, do các ngôn sứ nói. Tức, những gì xảy đến với con người đều mang ý nghĩa tràn đầy, trọn vẹn nơi lời lẽ hoặc sự thể diễn ra trong quá khứ, nhưng lại mở ra sự tràn đầy/viên mãn mà chẳng ai đoán trước được. Chính đó là sự “hoàn thành”. Là, ứng nghịệm cách trọn vẹn, đầy tràn điều ngôn sứ khi xưa thường vẫn nói.
Tựa như Tin Mừng thánh Mát-thêu cũng trích dẫn 10 điều ứng nghiệm xảy đến đúng như lời tiên tri, khi trước. Ở đây nữa, Thiên Chúa vẫn trung thành với Lời Ngài từng hứa sẽ đổi mới tận thâm căn hết mọi sự, vì ta và cho ta. Vì ơn cứu độ Ngài dành để cho ta, cho hết mọi loài. Cuối cùng ra, đó là sự tràn đầy/viên mãn, tức: sự trọn vẹn của Thiên Chúa nay thành hiện thực.
Chúa “lên cao/lên cao nữa”, là Ngài khởi sự cùng đến với nhau mà tiếng Hy Lạp gọi là “Katallassein” mà bản tiếng Anh và tiếng Việt vẫn gọi là “giao hoà”. Kinh thánh tiếng Hy Lạp diễn ta sự việc này, bằng cụm từ “Allos”, tức “cái gì khác”, “không giống thế”, rất đa dạng. Tiếng Hy Lạp lại dùng cụm từ “Kata” để chỉ “theo như”, “cùng một hàng với”. Khi ta đã thấy mọi sự trong trời đất/vũ trụ “cùng đến với nhau” trong lúc duy trì sự khác biệt/đa dạng ở đó, thì đó là lúc ta có được sự “hài hoà” như một thứ “cầu vồng”.
Có thể là, ngày buổi đầu khi Đức Giêsu “lên cao/lên cao nữa” Ngài thẩm nhập đi vào với vũ trụ, chắc lúc ấy mọi người đều thấy “cầu vồng” tuyệt mỹ. Đó cũng là cảm nghiệm mà ông Nôê đã có khi cơn lụt đại hồng thủy đã qua đi. Đó, cũng là dấu chỉ về một giao ước, không chỉ mỗi giao và ước giữa Thiên Chúa và loài người thôi, mà còn là giao ước đã có giữa Thiên Chúa với và trong mỗi trụ cột nơi tạo dựng.
Cũng nên hiểu việc Chúa “lên cao/lên cao nữa” theo ngôn từ mà bản kinh sách tiếng Hy Lạp dùng qua cụm từ “Sunestiken” để diễn tả ý tưởng mang ý nghĩa: nơi Ngài, mọi sự được hiện thực “chung cùng nhau”, nhưng mọi sự vẫn ở trong nhau, gìn giữ nhau. Điều này còn có nghĩa: mọi sự đạt tới điểm là: mọi sự cứ thế vẫn cộng thêm, mà không đi ngược về vị trí cũ và không còn vỡ đổ nữa. Đây là điều chắc chắn. Qua sự việc “Chúa lên cao/lên cao nữa”, ta hiểu rằng mình có đi đâu, đến nơi nào đi nữa đều có Chúa lo toan, giữ trong đầu. Chắc chắn ta sẽ đạt tới đó, không còn quay lại chốn cũ nữa.
Chúa” lên cao/lên cao nữa”, còn là sự bình an im ắng của vũ trụ vạn vật. Bình an của Chúa vượt quá mọi hiểu biết nắm vững, bởi Thiên Chúa của Bình an đang ở với ta, và trong ta. Đó là ý nghĩa của lời chào “Shalom” tiếng Do thái có nghĩa: bình an cho anh em. Bình an cho sức khoẻ, cho tính tích cực và ơn cứu độ của anh em. Bình an, là sự hiện diện gần gũi với Chúa, được Chúa thăng thiên đem đến cho ta. Rõ ràng, sự bình an này đã và vẫn có ở cộng đoàn tín hữu của Chúa, như hoa trái của Thần Khí. Ta sống trong tin tưởng và tận hiến cho Chúa qua nguyện cầu cảm tạ, và biết được sự bình an không ai hiểu nổi.
Chúa “lên cao/lên cao nữa”, Ngài là Vị Trưởng Tử, như cụm từ Hy Lạp“Prototokos” từng diễn tả. Đức Giêsu là Đấng Trỗi dậy “ngay từ đầu”. Ngài là Hoa trái đầu của những ai còn thiếp ngủ. Bởi thế nên, ta trổi dậy cùng với Ngài, và trong Ngài. Và, mọi hoa trái của sự kiện Sống Lại nay thuộc về ta. Đức Giêsu và chỉ mình Ngài là Con Một Thiên Chúa. Nhờ Ngài và qua Ngài, ta được thẩm nhập vào với Ngài. Vì Ngài là Trưởng Tử, tức Đấng Bậc Đầu của đàn con của Thiên Chúa, có chúng ta. Về việc này, thánh Phaolô gọi đó là tình huống “tái tháp nhập” vào với Đấng đích thực là thế, ở mọi thời.
Ngài là thế, trong ý nghĩa tràn đầy của sự chúc lành, không hạn chế. Bằng vào sự kiện Ngài “lên cao/lên cao nữa” đi vào với vũ trụ, Đức Giêsu đã chúc lành cho vạn vật. Làm thế, là Ngài lại đã chúc tụng Thiên Chúa, có vũ trụ vạn vật nghe được tiếng Ngài. Và, Ngài cùng với vũ trụ, tất cả cùng nhau cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa. Và, Chúa đã làm thế. Làm thế, để ta được lên cao cùng với Chúa hầu cất tiếng ngợi ca cùng với Đức Chúa “lên cao/lên cao nữa”, rất thăng thiên. Nhân hiền. Cùng ngợi ca sự kiện “khởi đầu” đi vào làm hoà với vũ trụ, rất vạn vật.
Trong tâm tình ấy, ta lại sẽ ngâm lên lời thơ vang nhiều ý nghĩa, hát rằng:
“Hồn hỡi hồn, lên nữa, quá thinh gian,
Tìm tới chốn chiêm bao ngoài sự thực.
Mộng là mộng tràn trề muôn vạn ức,
Tình thơm tho như ngấn lệ còn nguyên.”
(Hàn Mặc Tử - Ngoài Vũ Trụ)
Là như thế, Đức Chúa nay lên cao lên cao vút, quá thinh gian. Để người người, tràn trề muôn vạn ức, vẫn rất tình. Tình thơm tho, có Chúa cho tháp nhập với Tình Cha-Con có Thánh Thần Chúa ở giữa, rất đích thật, một sự thực. Sư thực ấy, đàn con Chúa nay đã hiểu và đã giữ trong lòng, mãi mãi. Rất muôn đời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tháng Hoa
Diệp Hải Dung, (Australia)
21:20 18/05/2012
THÁNG HOA
Ảnh của Diệp Hải Dung, (Australia)
Trời tháng năm! chuyển mình vào hạ
Gió đong đưa câu kinh vãn Đức Bà
Chuông nhà thờ giục giã gọi tháng hoa
Đoàn con cái rộn ràng về với Mẹ.
(Trích thơ của Mic. Cao Danh Viện)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Diệp Hải Dung, (Australia)
Trời tháng năm! chuyển mình vào hạ
Gió đong đưa câu kinh vãn Đức Bà
Chuông nhà thờ giục giã gọi tháng hoa
Đoàn con cái rộn ràng về với Mẹ.
(Trích thơ của Mic. Cao Danh Viện)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền