Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:05 18/05/2009
QUẢ BOM CHƯA NỔ
Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc không lâu, tài xế xe khách ở Luân Đôn phát hiện một hành khách, ôm trong lòng một cái bao đồ rất nặng.
- “Anh ôm cái gì trong bụng đó ?”
- “Một quả bom rơi bên cạnh nhà tôi nhưng chưa nổ, tôi phải đem nó đến đơn vị cảnh sát.”
- “Trời ạ, tại sao anh lại ôm thứ ấy trong người, mau đem bỏ nó dưới chỗ ngồi.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Ôm quả bom chưa nổ trong người hoặc bỏ nó dưới chỗ ngồi thì có khác gì nhau, khi quả bom mà nổ thì dù cho bỏ trong nhà thì nhà cũng sập, chứ đừng nói là bỏ dưới chỗ ngồi...
Tính nóng giận vội vàng thì như quả bom chưa nổ, dù ôm trong bụng hay nói toạc móng heo ra thì cũng đều làm tổn thương đến người khác, bởi vì nói ra trong lúc nóng giận thì thường là mất khôn và lời nói ít có giá trị thu phục lòng người ta.
Không nên dằn tính nóng giận trong lòng, bởi vì khi dằn không được nữa thì “nổ” tung làm bị thương hoặc giết tâm hồn của người khác; cũng không nên bộc lộ tính nóng giận của mình ra ngoài, bởi vì như thế thì không có người cộng tác với mình. Nhưng tốt nhất là cậy dựa vào ơn thánh của Chúa Giê-su, để mỗi ngày luyện tập tính nóng giận của mình thành tính dịu dàng, hiền từ và khiêm tốn như Ngài vậy.
Tính nóng giận thì như quả bom, hãy tháo ngòi nổ là kiêu ngạo khoe khoang và ích kỷ ra trước khi nó nổ, bằng cách suy niệm và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống của mình.
N2T |
Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc không lâu, tài xế xe khách ở Luân Đôn phát hiện một hành khách, ôm trong lòng một cái bao đồ rất nặng.
- “Anh ôm cái gì trong bụng đó ?”
- “Một quả bom rơi bên cạnh nhà tôi nhưng chưa nổ, tôi phải đem nó đến đơn vị cảnh sát.”
- “Trời ạ, tại sao anh lại ôm thứ ấy trong người, mau đem bỏ nó dưới chỗ ngồi.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Ôm quả bom chưa nổ trong người hoặc bỏ nó dưới chỗ ngồi thì có khác gì nhau, khi quả bom mà nổ thì dù cho bỏ trong nhà thì nhà cũng sập, chứ đừng nói là bỏ dưới chỗ ngồi...
Tính nóng giận vội vàng thì như quả bom chưa nổ, dù ôm trong bụng hay nói toạc móng heo ra thì cũng đều làm tổn thương đến người khác, bởi vì nói ra trong lúc nóng giận thì thường là mất khôn và lời nói ít có giá trị thu phục lòng người ta.
Không nên dằn tính nóng giận trong lòng, bởi vì khi dằn không được nữa thì “nổ” tung làm bị thương hoặc giết tâm hồn của người khác; cũng không nên bộc lộ tính nóng giận của mình ra ngoài, bởi vì như thế thì không có người cộng tác với mình. Nhưng tốt nhất là cậy dựa vào ơn thánh của Chúa Giê-su, để mỗi ngày luyện tập tính nóng giận của mình thành tính dịu dàng, hiền từ và khiêm tốn như Ngài vậy.
Tính nóng giận thì như quả bom, hãy tháo ngòi nổ là kiêu ngạo khoe khoang và ích kỷ ra trước khi nó nổ, bằng cách suy niệm và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống của mình.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:06 18/05/2009
N2T |
18. Các thánh, trước tòa Thiên Chúa càng tiến lên đường tu đức, thì càng phát giác mình hèn mọn quá đổi.
(Thánh Gregory)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:08 18/05/2009
N2T |
119. Phần lớn con người ta muốn thay đổi thế giới này, nhưng lại hiếm có người muốn thay đổi bản thân mình.
Khởi điểm cho một kỷ nguyên mới
Giuse Đinh Lập Liễm
15:46 18/05/2009
LỄ THĂNG THIÊN B
KHỞI ĐIỂM CHO MỘT KỶ NGUYÊN MỚI
+++
A. DẪN NHẬP
Hôm nay Giáo hội long trọng cử hành mầu nhiệm vinh quang Chúa lên trời. Thực sự, Chúa đã lên trời vinh quang ngự bên hữu Cha Ngài ngay khi sống lại mà ta không cảm nghiệm được. Ngày lễ hôm nay kết thúc cuộc sống trần gian của Đức Giêsu trước sự chứng kiến của các môn đệ. Đức Giêsu lên trời không có nghĩa là Ngài rời bỏ chúng ta, trái lại, Ngài còn hiện diện hơn lúc nào hết giữa chúng ta ngay từ hôm nay: ”Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế”.
Chúa về trời nhưng Ngài muốn Giáo hội – là cánh tay nối dài của Ngài - tiếp nối công cuộc cứu chuộc của Ngài cho đến ngày tận thế. Nếu Chúa nói với các môn đệ ngay vào lúc từ giã họ: ”Các con hãy là những chứng nhân của Thầy cho toàn thế giới”(Cv 1,8) thì ngày nay Giáo hội cũng phải là chứng nhân trung thành của Ngài trong việc rao giảng Tin mừng, đem Chúa đến cho mọi người mọi nơi.
Ngoài ra, Thánh lễ hôm nay cũng nhắc nhở chúng ta hướng lòng về trời là quê hương của chúng ta, nơi mà Đức Giêsu đã dọn sẵn và đang đón chờ chúng ta. Nhưng muốn về trời ta phải cố gắng sống đời chứng nhân cho tốt và chu toàn nhiệm vụ của mình theo thánh Chúa.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Cv 1.1-11
Thánh Luca mởi đầu sách Công vụ Tông đồ bằng cách tường thuật lại cho ông Thêôphilê việc Đức Giêsu trước khi giã biệt các Tông đồ đã trao ban cho họ những huấn lệnh cuối cùng và trọng trách tiếp nối công cuộc cứu độ của Ngài cho thế giới. Ngài còn hứa sẽ hiện diện với các ông cho đến ngày tận thế.
Ngày Đức Giêsu về trời không phải là kết thúc công việc của Ngài, nhưng việc Ngài về trời là một khúc quặt trong lịch sử cứu độ. Ngày Chúa về trời là một trang sử mới bắt đầu: Lịch sử của hoạt động Đức Giêsu hiện diện trong thế giới và Giáo hội cùng với sự hỗ trợ của Chúa Thánh Thần.
Vâng theo lời căn dặn của Đức Giêsu phục sinh, các Tông đồ họp lại trong nhà Tiệc ly để đón nhận lời Ngài đã hứa: Chúa Thánh Thần hiện xuống. Vì chưa nhận lãnh Chúa Thánh Thần nên các tông đồ chưa hiểu rõ những lời giảng dạy của Chúa, nhưng các ông sẽ hiểu rằng các ông được Chúa Kitô tuyển chọn để trở thành những chứng nhân của Ngài cho đến tận cùng thế giới.
+ Bài đọc 2: Ep 1, 17-23
Thần khí khôn ngoan mà thánh Phaolô cầu xin cho các tín hữu Êphsêsô phải soi lòng mở trí họ “hiểu biết” kế hoạch của Thiên Chúa thực hiện nơi Đức Giêsu Kitô. Không ai có thể tuyên xưng lời tối thượng của Đức Kitô mà không thán phục quyền năng lạ lùng của Thiên Chúa được biểu dương nơi Đấng chịu đóng đinh. Chính quyền năng ấy từ nay sẽ được thi thố nơi loài người để tạo nên một thân thể có Đức Kitô là Đầu và đạt đến sự viên mãn mà nhân loại hằng tìm kiếm. Tin vào ưu thế tuyệt đối của Đức Kitô, chính là ngay từ bây giờ góp phần vào sứ mạng của Hội thánh, là biết nhìn nhận một ý nghĩa và một nội dung cho niềm hy vọng. Trong viễn tượng này, mầu nhiệm Thăng Thiên làm cho ta hiểu rằng cùng với Đức Kitô, một kỷ nguyên mới đang được mở ra cho nhân loại.
(Jean Frisque, Hướng dẫn gặp gỡ Lời Chúa mỗi ngày, tr 124)
+ Bài Tin mừng: Mc 16,15-20
Trước khi về trời, Đức Giêsu còn hiện ra với Mười một Tông đồ để dạy dỗ các ông những điều sau cùng. Thánh Luca thuật lại những nét chính yếu về các huấn lệnh và chỉ thị của Đức Giêsu cho các ông. Theo đó, Đức Giêsu nhắc nhở cho các ông hai điều:
a) Ngài sai các ông loan báo Tin mừng: ”Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loại thọ tạo”.
b) Tin cậy giao phó cho các ông sứ mạng này, Đức Giêsu bảo đảm với các ông rằng Ngài sẽ mãi mãi trợ giúp họ, tăng cường lời giảng dạy của họ bằng những đặc sủng: làm phép lạ như trừ qủi, nói tiếng lạ, cầm rắn trong tay, chũa bệnh...
Các Tông đồ vâng lời Thầy, đi khắp nơi loan báo Tin mừng, và những lời hứa đã thành sự thật: ”Có Chúa cùng hành động với các ông, và củng cố lời giảng dạy bằng những phép lạ kèm theo”(Mc 16,20).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Sứ mạng loan báo Tin mừng
I. CHÚA GIÊSU VỀ TRỜI
1. Sự kiện:
Sau khi sống lại, Đức Giêsu còn ở lại trần gian 40 ngày, hiện ra với các môn đệ, dạy dỗ các ông nhiều điều mà trước đó Ngài chưa có thời giờ dạy hết. Hôm nay thánh sử Marcô cho chúng ta biết “Sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời, và ngự bên hữu Thiên Chúa”(Mc 16,19).
Bài Tin mừng Thánh lễ hôm nay của thánh Marcô thuật lại việc trước khi chấm dứt sứ mạng ở trần gian để về trời, Đức Giêsu đã trao cho các tông đồ sứ mạng tiếp tục công việc của Ngài là rao giảng Tin mừng cho muôn dân.
2. Ý nghĩa việc lên trời
Việc Đức Giêsu lên trời có hai ý nghĩa hay có hai cách hiểu:
- Khi sống lại Đức Giêsu đã được tôn vinh. Cuộc tôn vinh đó đã được diễn ra chính vào lúc Chúa sống lại, Chúa lên trời ngay, giác quan không thể cảm nghiệm được, chúng ta chỉ có thể nhận thức bằng con mắt đức tin. Và sau đó, Chúa đã hiện ra với các Tông đồ nhiều lần để củng cố niềm tin của họ trong một thời gian mà sách Công vụ tông đồ xác định là 40 ngày.
- Nhưng có một dữ kiện thứ hai có tính cách lịch sử, cảm nghiệm được dựa trên chứng cứ của những người tai nghe mắt thấy, như thánh Luca cho biết: ”Vài tuần sau lễ Vượt Qua, Đức Giêsu đã “được đưa lên trời” trước mặt các môn đệ”.
Mầu nhiệnm lên trời kêu gọi chúng ta nhìn nhận hai khía cạnh liện hệ nhưng riêng biệt nhau: Một bên là Đức Kitô được vinh quang ngay lúc Ngài sống lại; một bên là Đức Kitô ra đi sau một thời gian hiện ra nhiều lần. Đó là cuộc ra đi trở về với Chúa Cha mà các tông đồ được chứng kiến trên núi Cây Dầu. Vì thế, thánh Augustinô đã nói:”Đức Kitô trở về nơi tối cao, nhưng vẫn ơ lại với chúng ta. Và cũng như chúng ta, chúng ta ở dưới đất nhưng chúng ta đã ở bên Ngài”.
3. Trao phó sứ mạng loan báo Tin mừng
Trước khi “lên trời” không còn hiện diện hữu hình với các môn đệ, Đức Giêsu trao sứ mạng cho họ. Đức Giêsu, Đấng chỉ mới loan báo Tin mừng trong giới hạn là nước Israel, nay Ngài ủy thác cho các môn đệ nối tiếp sứ mạng loan báo của Ngài là loan báo Tin mừng khắp cùng trái đất. Vì thực hiện theo mệnh lệnh của Đức Giêsu nay đã ở trong vinh quang của Chúa Cha, các môn đệ sẽ có thể làm những gì mà xưa kia chính Đức Giêsu chưa làm được:”Ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn lao hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha”(Ga 14,12). Việc hơn ấy là nay họ sẽ ra đi loan báo Tin mừng khắp thế giới.
Vì thế, việc rao giảng của các Tông đồ phải mang lại cùng hiệu quả giống như việc rao giảng của Đức Giêsu. Ngài ban cho các ông nhiều quyền năng làm phép lạ. Nhưng chúng ta không nên hiểu từng chữ về câu nói rằng “các tông đồ có thể cầm được rắn trong tay và uống thuốc độc mà vẫn không sao”. Theo tâm lý của người Trung đông, lối nói cường điệu được người ta chấp nhận như một cách thức nhấn mạnh đến một điểm – thông qua quyền năng của Đức Giêsu, các môn đệ sẽ chiến thắng được tất cả mọi sự dữ.
II. TA Ở LẠI DƯỚI ĐẤT
1. Chúa muốn ta tiếp tục công cuộc cứu rỗi
Đức Giêsu muốn dùng Hội thánh cũng như chúng ta như đôi tay để tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Ngài, nghĩa là Hội thánh như một nối dài của Đức Giêsu. Cách đây hai ngàn năm, Đức Giêsu đã đi lại, đã nói, đã làm nhiều điều tốt đẹp cho người ta. Ngày nay, Ngài cũng muốn cho các hành động của Ngài được tiếp tục qua Giáo hội. Sứ mệnh của Đức Giêsu là một sứ mệnh thiêng liêng. Nhưng sứ mệnh đó cần được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động bên ngoài. Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi trao phó sứ mạng đó cho Giáo hội, Đức Giêsu muốn nó được thực thi trong một khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể. Nhờ những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của Giáo hội mà Đức Giêsu tiếp tục loan truyền chân lý, trao ban sự sống và dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu.
2. Chúng ta chia sẻ công cuộc cứu rỗi ấy
Đức Giêsu không bảo các môn đệ là hãy cứ ngồi chờ đó, mọi thọ tạo sẽ đến với các con ! Không. Ngài bảo:”Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ. Loan báo Tin mừng cho mọi loại thọ tạo”.
Đức Giêsu nhấn mạnh cho các môn đệ một tư tưởng là: hãy loan báo tin mừng cho “mọi loài thọ tạo”.
- Thọ tạo nghĩa là được Thiên Chúa dựng nên. Mọi loài thọ tạo là tất cả những gì được Thiên Chúa tạo dựng nên. Không phải chỉ là loài người, mà còn là loài động vật, đất đai, sông núi, bầu trời, tinh tú... Tóm lại là tất cả.
- Trong tất cả mọi loài đó, chỉ có loài người là vừa nghe vừa hiểu vừa cảm được. Cho nên loan báo Tin mừng cho loài người là có thể. Còn loan báo Tin mừng cho những loài khác, thì làm sao mà làm được ? Tôi nghĩ ra rằng tuy những loài ấy không thể đón nhận Tin mừng theo cách của loài người đón nhận, nhưng chúng cũng có thể hưởng nhờ lợi ích của những giá trị Tin mừng. Chính vì thế mà có những lời hô hào làm đẹp thiên nhiên, bảo vệ sinh vật, giữ sạch bầu khí quyển v.v.
- Rốt cuộc, loan báo Tin mừng mang một chiều kích rất bao la. Loan báo Tin mừng là sống vui bằng niềm tin của mình giữa mọi người khác, giữa thiên nhiên và giữa vũ trụ; đồng thời làm cho tất cả chung quanh mình đều tốt đẹp, vui tươi.
(Lm Carôlô, Sợi chỉ đỏ, năm B, tr 271)
3. Phương cách loan báo Tin mừng
a) Loan báo trực tiếp hay gián tiếp
Có những người trực tiếp đi rao giảng Tin mừng cho người ta, ví dụ các nhà truyền giáo chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, các Linh mục, họ có thể loan báo một cách trực tiếp. Còn hầu hết mọi người chúng ta không có khả năng loan báo trực tiếp mà chỉ bằng cách gián tiếp nhưng rất hữu hiệu như cầu nguyện, tham gia các hội đoàn, nâng đỡ các nhà truyền giáo, đóng góp vào qũy truyền giáo, nhất là bằng gương sáng.
b) Loan báo bằng cách sống đời thường
Chỉ có một cách loan báo Tin mừng thích hợp với mọi người, mọi nơi, mọi lúc, đó là loan báo bằng cách sống đời thường với châm ngôn: ”Các con là ánh sáng thế gian. Các con là muối đất. Các con là men trong bột”. Các cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên đã loan báo bằng cách này và đã được một tác giả cổ xưa mô tả và gửi cho ông Thêôphilê như sau:
“Các Kitô hữu không khác người ta về xứ sở, ngôn ngữ và tập quán trong đời sống. Họ không ở trong những thành phố riêng, không dùng ngôn ngữ lạ thường, cũng không sống một đời sống khác biệt. Giáo lý của họ không phải do một sự suy tư nào đó, hay do mối bận tâm của những con người ham tìm hiểu nghĩ ra. Họ không bảo trợ một hệ thống triết lý nào do loài người chủ xướng như một số người kia.
“Họ ở trong các thành phố văn minh cũng như bán khai, tùy theo số phận mỗi người đưa đẩy. Họ theo tập quán của dân địa phương trong cách ăn mặc và trong lối sống, mà vẫn cho thấy một nếp sống lạ lùng và ai cũng phải nhận là khó tin. Họ sống ở quê hương mình mà như người khách kiều cư. Họ có chung mọi thứ như công dân, nhưng phải gánh chịu đủ thứ như khách lữ hành. Miền đất lạ nào cũng là quê hương của họ, nhưng quê hương nào cũng là đất khách đối với họ. Họ lập gia đình và sinh con cái như mọi người, nhưng không phá thai. Họ ăn chung với nhau một bàn, nhưng không chồng chung vợ chạ”.
(Trích Các Bài đọc Kinh sách, tập 2, tr 354)
Truyện: Đọc Thánh kinh hằng ngày
Có một người Kitô hữu tầm thường, thấy bên cạnh mình có một người tự xưng mình là vô thần. Lòng nhiệt thành đã thúc đẩy họ tìm cách giới thiệu Chúa cho họ. Người này đi mua một cuốn Thánh kinh biếu cho người láng giềng ấy, hy vọng họ đọc và sẽ nhận ra Thiên Chúa. Người láng giềng vui vẻ đón nhận và hứa sẽ đọc..
Sau một thời gian, người Kitô hữu sang chơi nhà láng giềng. tình cờ thấy cuốn Thánh Kinh nằm trong sọt rác. Người Kitô hữu ngạc nhiên hỏi người láng giềng:
- Sao ông không đọc Kinh thánh ? Nếu đọc, ông sẽ nhận ra Thiên Chúa.
Người láng giềng lạnh nhạt trả lời:
- À suốt trong 10 năm qua, mỗi ngày tôi đều đọc cuộc sống của anh !!!
Câu chuyện kết thúc ở đây. Chúng ta hãy suy nghĩ về câu trả lời của người láng giềng vô thần ấy. Chúng ta hãy suy nghĩ xem, người vô thần ấy muốn nói gì ?
Có một bài viết ngắn về điều này:
“Tôi là cuốn sách Kinh thánh đối với người hàng xóm của tôi; người đó đọc tôi mỗi khi gặp tôi.
Hôm nay, anh ta đọc tôi trong ngôi nhà của tôi, ngày mai, anh ta đọc tôi trên đường phố.
Anh ta có thể là một người họ hàng, một người bạn, hoặc chỉ là một người quen biết sơ giao mà thôi.
Thậm chí anh ta có thể không biết tên tôi, tuy nhiên, anh ta vẫn đang đọc Kinh thánh qua cuộc đời của tôi” (Flor McCarthy).
c) Thành công hay thất bại
Trong việc loan báo Tin mừng, thành công hay kết quả đều do ân sủng của Chúa như Chúa đã nói: ”Không có Thầy các con không làm được gì”. Đúng là mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, nhưng Chúa không từ chối thiện chí của con người, Chúa muốn con người cộng tác làm việc, còn Chúa sẽ ban ơn cho. Cho nên, nhiều khi chúng ta thất bại trong việc loan báo Tin mừng vì cách làm chứng của chúng ta còn nghèo nàn quá, không có sức hấp dẫn người ta; có khi thay vì chúng ta là chứng nhân lại trở thành người phản chứng, có khi chúng ta là Kitô hữu lại trở thành phản Kitô. Tốt nhất phải làm gương sáng, vì trăm nghe không bằng một thấy:
Lời nói như gió lung lay,
Gương bày như tay lôi kéo.
III. NHƯNG LÒNG HƯỚNG VỀ TRỜI
Chúa về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha sau khi đã thi hành trọn vẹn sứ mạng đã được trao phó. Chúng ta còn ở lại dưới đất để tiếp nối chương trình cứu chuộc của Đức Kitô, và sau khi hoàn tất sứ mạng được trao phó chúng ta cũng sẽ được về trời với Ngài vì: ”Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng ở đó”(Ga 12,26). Công việc ở trần gian của chúng ta là mắt nhìn trời, chân đạp đất.
1. Mắt nhìn trời.
Sách Tông đồ công vụ kể rằng sau khi Đức Giêsu từ từ lên trời thì các môn đệ đưa mắt trông theo và cứ ngây ngất đứng nhìn về trời như thế, mãi cho đến khi có hai thiên thần từ đám mây hiện ra nhắc nhở cho các ông thì các ông mới hoàn hồn trở lại. Tại sao các môn đệ ngây ngất như vậy ? Chắc chắn là vì cảnh thiên đàng hấp dẫn lắm !
Chắc hẳn như vậy ! Trời hay thiên đàng là quê hương của ta, nơi ta đang trông ngóng như lời thánh Phalô đã nói với tín hữu Philipphê: ”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta”(Pl 3,20). Quê hương chúng ta ở trên trời, ở đó chúng ta sẽ được thấy Thiên Chúa nhãn tiền và được hạnh phúc vô cùng. Những người đã được nếm thử cảnh Hạnh phúc Thiên đàng nói lại cho chúng ta điều họ thử nghiệm như sau:
- Các tông đồ ngây ngất nhìn về trời khi Chúa được cất lên khỏi mặt đất, đến nỗi phải có hai thiên thần đến thức tỉnh các ông dậy (Cv 1,9-10).
- Ba tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan đã được thoáng thấy một chút vinh quang thiên đàng khi Đức Giêsu biến hình trên núi. Ba ông đó cũng say sưa ngây ngất đến nỗi xin Chúa cho mình cất lều ở lại mãi mãi trên ngọn núi đó (Mt 17,1tt).
- Thánh Phaolô khi được ngất trí đã thốt lên: ”Người ấy đã được nhấc lên đến tận tầng trời thứ ba. Và tôi biết rằng người ấy – hoặc trong thân xác hoặc ở ngoài thân xác, tôi không biết – đã được nhắc vào Thiên đàng và được nghe những lời khôn tả, người phàm không được phép nói lại”(2Cr 12,2-4).
- Ở Lộ đức, năm 1858 Đức Mẹ đã hiện ra với thánh nữ Bernadette, và ở Fatima, năm 1917. Đức Mẹ lại hiện ra với ba em Lucia, Phanxicô và Giaxinta. Các nhân chứng chỉ biết khen rằng Đức Mẹ đẹp lắm và luôn ao ước tới ngày được lên trời.
Đó là vài tia sáng yếu ớt giúp chúng ta thoáng thấy một phần nào cảnh tượng thiên đàng. Các nhân chứng chỉ thấy một chút hào quang mà đã say sưa ngây ngất, chỉ muốn sớm chết đi để được vào thiên đàng. Nếu thực sự được hưởng thiên đàng trọn vẹn thì hạnh phút ngây ngất đến chừng nào.
2. Chân đạp dất
Khi Đức Giêsu về trời, Ngài hứa sẽ đem chúng ta về với Ngài ở quê hương vĩnh cửu để hưởng phúc vô biên, nhưng không phải vì quê hương vĩnh viễn với hạnh phúc vô biên mà ta chỉ biết ngóng trông quê trời và sao lãng nhiệm vụ trần thế. Chúng ta còn phải xây dựng trần thế theo tinh thần Chúa Kitô.
Thiên đàng là quê hương vĩnh viễn của chúng ta, nhưng trần thế chính là con đường dẫn tới quê hương hạnh phúc đó. Chỉ đứng đó mà ngóng nhìn thiên đàng thì có lẽ không bao giờ ta tới thiên đàng được. Muốn tiến tới thiên đàng, thì trước hết phải đi hết con đường dương thế bằng cách chu toàn nhiệm vụ của mình ở đời này.
Để chuẩn bị về quê trời chúng ta hãy làm hai việc:
a) Loan báo Tin mừng cho muôn dân
Chúng ta hãy nhớ lại lời Chúa dạy: ”Các con đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy”(Mt 10,8). Trong ngày lễ Thăng Thiên hôm nay, chúng ta hãy nhắc lại sứ mạng loan báo Tin mừng của chúng ta. Chúa muốn Giáo hội và từng người chúng ta tiếp nối công việc cứu chuộc của Ngài. Chúng ta phải là cánh tay nối dài của Chúa, làm sao cho Tin mừng của Chúa phải được loan truyền cho đến tận cùng trái đất. “Hỡi những người Galilê, sao cứ đứng đó mãi nhìn trời”? Khi các thiên thần nhắc cho các môn đệ trở về với nhiệm vụ hằng ngày, thì cũng là nhắc các ông thi hành nghĩa vụ rao giảng Tin mừng mà Đức Giêsu cũng đã căn dặn một lần nữa cho các môn đệ trước khi Ngài về trời:”Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin mừng cho nhân loại”.
b) Chu toàn nghĩa vụ hằng ngày
Đời là một cuộc hành trình về đời sau, mà cuộc hành trình nào cũng gặp nhiều khó khăn, gian khổ, đòi hy sinh cố gắng không ngừng. Mỗi khi ta phải chiến đấu, phải vất vả hy sinh, hãy nghĩ tới thân phận con người, nghĩ tới cuộc đời chóng qua, nghĩ tới lời Chúa phán: ”Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, Lạy Chúa, là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi”(Mt 7,21). Muốn thi hành ý muốn của Thiên Chúa, chúng ta càng phải nỗ lực vượt qua sự ươn lười, yếu đuối của ta vì như Chúa nói:”Nước Trời đòi sự cố gắng, ai cố gắng thì mới chiếm được”(Mt 11,12).
Truyện: Chiếc kim may
Trong một tu viện nọ có một tu huynh sắp qua đời. Khi thấy anh em trong nhà quây quần bên mình, thì ngỏ ý:
- Xin anh em đưa cho tôi chìa khoá để vào Thiên đàng.
Nghe vậy, một anh em chạy đi lấy cuốn Kinh thánh trao cho tu huynh, nhưng ông ta lắc đầu.
Một anh em khác trao cho tu huynh cây thánh giá, một anh em nọ lại đem đến tràng hạt Mân côi. Nhưng tu huynh vẫn lắc đầu.
Thế rồi, một anh em kia chợt nhớ ra rằng suốt đời tu huynh ấy đã cặm cụi lo may vá áo dòng cho anh em, bèn chạy đi tìm cây kim may và đem đến cho người anh em sắp ly trần. Vừa trông thấy cây kim may đơn sơ nhỏ bé, vị tu huynh ngồi nhổm dậy, vươn tay ra đón nhận, mân mê cây kim may nhỏ bé, rồi nhẹ nhàng nằm xuống, nhắm mắt lìa trần, nụ cười vẫn lưu lại trên môi.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
KHỞI ĐIỂM CHO MỘT KỶ NGUYÊN MỚI
+++
A. DẪN NHẬP
Hôm nay Giáo hội long trọng cử hành mầu nhiệm vinh quang Chúa lên trời. Thực sự, Chúa đã lên trời vinh quang ngự bên hữu Cha Ngài ngay khi sống lại mà ta không cảm nghiệm được. Ngày lễ hôm nay kết thúc cuộc sống trần gian của Đức Giêsu trước sự chứng kiến của các môn đệ. Đức Giêsu lên trời không có nghĩa là Ngài rời bỏ chúng ta, trái lại, Ngài còn hiện diện hơn lúc nào hết giữa chúng ta ngay từ hôm nay: ”Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế”.
Chúa về trời nhưng Ngài muốn Giáo hội – là cánh tay nối dài của Ngài - tiếp nối công cuộc cứu chuộc của Ngài cho đến ngày tận thế. Nếu Chúa nói với các môn đệ ngay vào lúc từ giã họ: ”Các con hãy là những chứng nhân của Thầy cho toàn thế giới”(Cv 1,8) thì ngày nay Giáo hội cũng phải là chứng nhân trung thành của Ngài trong việc rao giảng Tin mừng, đem Chúa đến cho mọi người mọi nơi.
Ngoài ra, Thánh lễ hôm nay cũng nhắc nhở chúng ta hướng lòng về trời là quê hương của chúng ta, nơi mà Đức Giêsu đã dọn sẵn và đang đón chờ chúng ta. Nhưng muốn về trời ta phải cố gắng sống đời chứng nhân cho tốt và chu toàn nhiệm vụ của mình theo thánh Chúa.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Cv 1.1-11
Thánh Luca mởi đầu sách Công vụ Tông đồ bằng cách tường thuật lại cho ông Thêôphilê việc Đức Giêsu trước khi giã biệt các Tông đồ đã trao ban cho họ những huấn lệnh cuối cùng và trọng trách tiếp nối công cuộc cứu độ của Ngài cho thế giới. Ngài còn hứa sẽ hiện diện với các ông cho đến ngày tận thế.
Ngày Đức Giêsu về trời không phải là kết thúc công việc của Ngài, nhưng việc Ngài về trời là một khúc quặt trong lịch sử cứu độ. Ngày Chúa về trời là một trang sử mới bắt đầu: Lịch sử của hoạt động Đức Giêsu hiện diện trong thế giới và Giáo hội cùng với sự hỗ trợ của Chúa Thánh Thần.
Vâng theo lời căn dặn của Đức Giêsu phục sinh, các Tông đồ họp lại trong nhà Tiệc ly để đón nhận lời Ngài đã hứa: Chúa Thánh Thần hiện xuống. Vì chưa nhận lãnh Chúa Thánh Thần nên các tông đồ chưa hiểu rõ những lời giảng dạy của Chúa, nhưng các ông sẽ hiểu rằng các ông được Chúa Kitô tuyển chọn để trở thành những chứng nhân của Ngài cho đến tận cùng thế giới.
+ Bài đọc 2: Ep 1, 17-23
Thần khí khôn ngoan mà thánh Phaolô cầu xin cho các tín hữu Êphsêsô phải soi lòng mở trí họ “hiểu biết” kế hoạch của Thiên Chúa thực hiện nơi Đức Giêsu Kitô. Không ai có thể tuyên xưng lời tối thượng của Đức Kitô mà không thán phục quyền năng lạ lùng của Thiên Chúa được biểu dương nơi Đấng chịu đóng đinh. Chính quyền năng ấy từ nay sẽ được thi thố nơi loài người để tạo nên một thân thể có Đức Kitô là Đầu và đạt đến sự viên mãn mà nhân loại hằng tìm kiếm. Tin vào ưu thế tuyệt đối của Đức Kitô, chính là ngay từ bây giờ góp phần vào sứ mạng của Hội thánh, là biết nhìn nhận một ý nghĩa và một nội dung cho niềm hy vọng. Trong viễn tượng này, mầu nhiệm Thăng Thiên làm cho ta hiểu rằng cùng với Đức Kitô, một kỷ nguyên mới đang được mở ra cho nhân loại.
(Jean Frisque, Hướng dẫn gặp gỡ Lời Chúa mỗi ngày, tr 124)
+ Bài Tin mừng: Mc 16,15-20
Trước khi về trời, Đức Giêsu còn hiện ra với Mười một Tông đồ để dạy dỗ các ông những điều sau cùng. Thánh Luca thuật lại những nét chính yếu về các huấn lệnh và chỉ thị của Đức Giêsu cho các ông. Theo đó, Đức Giêsu nhắc nhở cho các ông hai điều:
a) Ngài sai các ông loan báo Tin mừng: ”Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loại thọ tạo”.
b) Tin cậy giao phó cho các ông sứ mạng này, Đức Giêsu bảo đảm với các ông rằng Ngài sẽ mãi mãi trợ giúp họ, tăng cường lời giảng dạy của họ bằng những đặc sủng: làm phép lạ như trừ qủi, nói tiếng lạ, cầm rắn trong tay, chũa bệnh...
Các Tông đồ vâng lời Thầy, đi khắp nơi loan báo Tin mừng, và những lời hứa đã thành sự thật: ”Có Chúa cùng hành động với các ông, và củng cố lời giảng dạy bằng những phép lạ kèm theo”(Mc 16,20).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Sứ mạng loan báo Tin mừng
I. CHÚA GIÊSU VỀ TRỜI
1. Sự kiện:
Sau khi sống lại, Đức Giêsu còn ở lại trần gian 40 ngày, hiện ra với các môn đệ, dạy dỗ các ông nhiều điều mà trước đó Ngài chưa có thời giờ dạy hết. Hôm nay thánh sử Marcô cho chúng ta biết “Sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời, và ngự bên hữu Thiên Chúa”(Mc 16,19).
Bài Tin mừng Thánh lễ hôm nay của thánh Marcô thuật lại việc trước khi chấm dứt sứ mạng ở trần gian để về trời, Đức Giêsu đã trao cho các tông đồ sứ mạng tiếp tục công việc của Ngài là rao giảng Tin mừng cho muôn dân.
2. Ý nghĩa việc lên trời
Việc Đức Giêsu lên trời có hai ý nghĩa hay có hai cách hiểu:
- Khi sống lại Đức Giêsu đã được tôn vinh. Cuộc tôn vinh đó đã được diễn ra chính vào lúc Chúa sống lại, Chúa lên trời ngay, giác quan không thể cảm nghiệm được, chúng ta chỉ có thể nhận thức bằng con mắt đức tin. Và sau đó, Chúa đã hiện ra với các Tông đồ nhiều lần để củng cố niềm tin của họ trong một thời gian mà sách Công vụ tông đồ xác định là 40 ngày.
- Nhưng có một dữ kiện thứ hai có tính cách lịch sử, cảm nghiệm được dựa trên chứng cứ của những người tai nghe mắt thấy, như thánh Luca cho biết: ”Vài tuần sau lễ Vượt Qua, Đức Giêsu đã “được đưa lên trời” trước mặt các môn đệ”.
Mầu nhiệnm lên trời kêu gọi chúng ta nhìn nhận hai khía cạnh liện hệ nhưng riêng biệt nhau: Một bên là Đức Kitô được vinh quang ngay lúc Ngài sống lại; một bên là Đức Kitô ra đi sau một thời gian hiện ra nhiều lần. Đó là cuộc ra đi trở về với Chúa Cha mà các tông đồ được chứng kiến trên núi Cây Dầu. Vì thế, thánh Augustinô đã nói:”Đức Kitô trở về nơi tối cao, nhưng vẫn ơ lại với chúng ta. Và cũng như chúng ta, chúng ta ở dưới đất nhưng chúng ta đã ở bên Ngài”.
3. Trao phó sứ mạng loan báo Tin mừng
Trước khi “lên trời” không còn hiện diện hữu hình với các môn đệ, Đức Giêsu trao sứ mạng cho họ. Đức Giêsu, Đấng chỉ mới loan báo Tin mừng trong giới hạn là nước Israel, nay Ngài ủy thác cho các môn đệ nối tiếp sứ mạng loan báo của Ngài là loan báo Tin mừng khắp cùng trái đất. Vì thực hiện theo mệnh lệnh của Đức Giêsu nay đã ở trong vinh quang của Chúa Cha, các môn đệ sẽ có thể làm những gì mà xưa kia chính Đức Giêsu chưa làm được:”Ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn lao hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha”(Ga 14,12). Việc hơn ấy là nay họ sẽ ra đi loan báo Tin mừng khắp thế giới.
Vì thế, việc rao giảng của các Tông đồ phải mang lại cùng hiệu quả giống như việc rao giảng của Đức Giêsu. Ngài ban cho các ông nhiều quyền năng làm phép lạ. Nhưng chúng ta không nên hiểu từng chữ về câu nói rằng “các tông đồ có thể cầm được rắn trong tay và uống thuốc độc mà vẫn không sao”. Theo tâm lý của người Trung đông, lối nói cường điệu được người ta chấp nhận như một cách thức nhấn mạnh đến một điểm – thông qua quyền năng của Đức Giêsu, các môn đệ sẽ chiến thắng được tất cả mọi sự dữ.
II. TA Ở LẠI DƯỚI ĐẤT
1. Chúa muốn ta tiếp tục công cuộc cứu rỗi
Đức Giêsu muốn dùng Hội thánh cũng như chúng ta như đôi tay để tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Ngài, nghĩa là Hội thánh như một nối dài của Đức Giêsu. Cách đây hai ngàn năm, Đức Giêsu đã đi lại, đã nói, đã làm nhiều điều tốt đẹp cho người ta. Ngày nay, Ngài cũng muốn cho các hành động của Ngài được tiếp tục qua Giáo hội. Sứ mệnh của Đức Giêsu là một sứ mệnh thiêng liêng. Nhưng sứ mệnh đó cần được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động bên ngoài. Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi trao phó sứ mạng đó cho Giáo hội, Đức Giêsu muốn nó được thực thi trong một khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể. Nhờ những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của Giáo hội mà Đức Giêsu tiếp tục loan truyền chân lý, trao ban sự sống và dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu.
2. Chúng ta chia sẻ công cuộc cứu rỗi ấy
Đức Giêsu không bảo các môn đệ là hãy cứ ngồi chờ đó, mọi thọ tạo sẽ đến với các con ! Không. Ngài bảo:”Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ. Loan báo Tin mừng cho mọi loại thọ tạo”.
Đức Giêsu nhấn mạnh cho các môn đệ một tư tưởng là: hãy loan báo tin mừng cho “mọi loài thọ tạo”.
- Thọ tạo nghĩa là được Thiên Chúa dựng nên. Mọi loài thọ tạo là tất cả những gì được Thiên Chúa tạo dựng nên. Không phải chỉ là loài người, mà còn là loài động vật, đất đai, sông núi, bầu trời, tinh tú... Tóm lại là tất cả.
- Trong tất cả mọi loài đó, chỉ có loài người là vừa nghe vừa hiểu vừa cảm được. Cho nên loan báo Tin mừng cho loài người là có thể. Còn loan báo Tin mừng cho những loài khác, thì làm sao mà làm được ? Tôi nghĩ ra rằng tuy những loài ấy không thể đón nhận Tin mừng theo cách của loài người đón nhận, nhưng chúng cũng có thể hưởng nhờ lợi ích của những giá trị Tin mừng. Chính vì thế mà có những lời hô hào làm đẹp thiên nhiên, bảo vệ sinh vật, giữ sạch bầu khí quyển v.v.
- Rốt cuộc, loan báo Tin mừng mang một chiều kích rất bao la. Loan báo Tin mừng là sống vui bằng niềm tin của mình giữa mọi người khác, giữa thiên nhiên và giữa vũ trụ; đồng thời làm cho tất cả chung quanh mình đều tốt đẹp, vui tươi.
(Lm Carôlô, Sợi chỉ đỏ, năm B, tr 271)
3. Phương cách loan báo Tin mừng
a) Loan báo trực tiếp hay gián tiếp
Có những người trực tiếp đi rao giảng Tin mừng cho người ta, ví dụ các nhà truyền giáo chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, các Linh mục, họ có thể loan báo một cách trực tiếp. Còn hầu hết mọi người chúng ta không có khả năng loan báo trực tiếp mà chỉ bằng cách gián tiếp nhưng rất hữu hiệu như cầu nguyện, tham gia các hội đoàn, nâng đỡ các nhà truyền giáo, đóng góp vào qũy truyền giáo, nhất là bằng gương sáng.
b) Loan báo bằng cách sống đời thường
Chỉ có một cách loan báo Tin mừng thích hợp với mọi người, mọi nơi, mọi lúc, đó là loan báo bằng cách sống đời thường với châm ngôn: ”Các con là ánh sáng thế gian. Các con là muối đất. Các con là men trong bột”. Các cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên đã loan báo bằng cách này và đã được một tác giả cổ xưa mô tả và gửi cho ông Thêôphilê như sau:
“Các Kitô hữu không khác người ta về xứ sở, ngôn ngữ và tập quán trong đời sống. Họ không ở trong những thành phố riêng, không dùng ngôn ngữ lạ thường, cũng không sống một đời sống khác biệt. Giáo lý của họ không phải do một sự suy tư nào đó, hay do mối bận tâm của những con người ham tìm hiểu nghĩ ra. Họ không bảo trợ một hệ thống triết lý nào do loài người chủ xướng như một số người kia.
“Họ ở trong các thành phố văn minh cũng như bán khai, tùy theo số phận mỗi người đưa đẩy. Họ theo tập quán của dân địa phương trong cách ăn mặc và trong lối sống, mà vẫn cho thấy một nếp sống lạ lùng và ai cũng phải nhận là khó tin. Họ sống ở quê hương mình mà như người khách kiều cư. Họ có chung mọi thứ như công dân, nhưng phải gánh chịu đủ thứ như khách lữ hành. Miền đất lạ nào cũng là quê hương của họ, nhưng quê hương nào cũng là đất khách đối với họ. Họ lập gia đình và sinh con cái như mọi người, nhưng không phá thai. Họ ăn chung với nhau một bàn, nhưng không chồng chung vợ chạ”.
(Trích Các Bài đọc Kinh sách, tập 2, tr 354)
Truyện: Đọc Thánh kinh hằng ngày
Có một người Kitô hữu tầm thường, thấy bên cạnh mình có một người tự xưng mình là vô thần. Lòng nhiệt thành đã thúc đẩy họ tìm cách giới thiệu Chúa cho họ. Người này đi mua một cuốn Thánh kinh biếu cho người láng giềng ấy, hy vọng họ đọc và sẽ nhận ra Thiên Chúa. Người láng giềng vui vẻ đón nhận và hứa sẽ đọc..
Sau một thời gian, người Kitô hữu sang chơi nhà láng giềng. tình cờ thấy cuốn Thánh Kinh nằm trong sọt rác. Người Kitô hữu ngạc nhiên hỏi người láng giềng:
- Sao ông không đọc Kinh thánh ? Nếu đọc, ông sẽ nhận ra Thiên Chúa.
Người láng giềng lạnh nhạt trả lời:
- À suốt trong 10 năm qua, mỗi ngày tôi đều đọc cuộc sống của anh !!!
Câu chuyện kết thúc ở đây. Chúng ta hãy suy nghĩ về câu trả lời của người láng giềng vô thần ấy. Chúng ta hãy suy nghĩ xem, người vô thần ấy muốn nói gì ?
Có một bài viết ngắn về điều này:
“Tôi là cuốn sách Kinh thánh đối với người hàng xóm của tôi; người đó đọc tôi mỗi khi gặp tôi.
Hôm nay, anh ta đọc tôi trong ngôi nhà của tôi, ngày mai, anh ta đọc tôi trên đường phố.
Anh ta có thể là một người họ hàng, một người bạn, hoặc chỉ là một người quen biết sơ giao mà thôi.
Thậm chí anh ta có thể không biết tên tôi, tuy nhiên, anh ta vẫn đang đọc Kinh thánh qua cuộc đời của tôi” (Flor McCarthy).
c) Thành công hay thất bại
Trong việc loan báo Tin mừng, thành công hay kết quả đều do ân sủng của Chúa như Chúa đã nói: ”Không có Thầy các con không làm được gì”. Đúng là mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, nhưng Chúa không từ chối thiện chí của con người, Chúa muốn con người cộng tác làm việc, còn Chúa sẽ ban ơn cho. Cho nên, nhiều khi chúng ta thất bại trong việc loan báo Tin mừng vì cách làm chứng của chúng ta còn nghèo nàn quá, không có sức hấp dẫn người ta; có khi thay vì chúng ta là chứng nhân lại trở thành người phản chứng, có khi chúng ta là Kitô hữu lại trở thành phản Kitô. Tốt nhất phải làm gương sáng, vì trăm nghe không bằng một thấy:
Lời nói như gió lung lay,
Gương bày như tay lôi kéo.
III. NHƯNG LÒNG HƯỚNG VỀ TRỜI
Chúa về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha sau khi đã thi hành trọn vẹn sứ mạng đã được trao phó. Chúng ta còn ở lại dưới đất để tiếp nối chương trình cứu chuộc của Đức Kitô, và sau khi hoàn tất sứ mạng được trao phó chúng ta cũng sẽ được về trời với Ngài vì: ”Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng ở đó”(Ga 12,26). Công việc ở trần gian của chúng ta là mắt nhìn trời, chân đạp đất.
1. Mắt nhìn trời.
Sách Tông đồ công vụ kể rằng sau khi Đức Giêsu từ từ lên trời thì các môn đệ đưa mắt trông theo và cứ ngây ngất đứng nhìn về trời như thế, mãi cho đến khi có hai thiên thần từ đám mây hiện ra nhắc nhở cho các ông thì các ông mới hoàn hồn trở lại. Tại sao các môn đệ ngây ngất như vậy ? Chắc chắn là vì cảnh thiên đàng hấp dẫn lắm !
Chắc hẳn như vậy ! Trời hay thiên đàng là quê hương của ta, nơi ta đang trông ngóng như lời thánh Phalô đã nói với tín hữu Philipphê: ”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta”(Pl 3,20). Quê hương chúng ta ở trên trời, ở đó chúng ta sẽ được thấy Thiên Chúa nhãn tiền và được hạnh phúc vô cùng. Những người đã được nếm thử cảnh Hạnh phúc Thiên đàng nói lại cho chúng ta điều họ thử nghiệm như sau:
- Các tông đồ ngây ngất nhìn về trời khi Chúa được cất lên khỏi mặt đất, đến nỗi phải có hai thiên thần đến thức tỉnh các ông dậy (Cv 1,9-10).
- Ba tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan đã được thoáng thấy một chút vinh quang thiên đàng khi Đức Giêsu biến hình trên núi. Ba ông đó cũng say sưa ngây ngất đến nỗi xin Chúa cho mình cất lều ở lại mãi mãi trên ngọn núi đó (Mt 17,1tt).
- Thánh Phaolô khi được ngất trí đã thốt lên: ”Người ấy đã được nhấc lên đến tận tầng trời thứ ba. Và tôi biết rằng người ấy – hoặc trong thân xác hoặc ở ngoài thân xác, tôi không biết – đã được nhắc vào Thiên đàng và được nghe những lời khôn tả, người phàm không được phép nói lại”(2Cr 12,2-4).
- Ở Lộ đức, năm 1858 Đức Mẹ đã hiện ra với thánh nữ Bernadette, và ở Fatima, năm 1917. Đức Mẹ lại hiện ra với ba em Lucia, Phanxicô và Giaxinta. Các nhân chứng chỉ biết khen rằng Đức Mẹ đẹp lắm và luôn ao ước tới ngày được lên trời.
Đó là vài tia sáng yếu ớt giúp chúng ta thoáng thấy một phần nào cảnh tượng thiên đàng. Các nhân chứng chỉ thấy một chút hào quang mà đã say sưa ngây ngất, chỉ muốn sớm chết đi để được vào thiên đàng. Nếu thực sự được hưởng thiên đàng trọn vẹn thì hạnh phút ngây ngất đến chừng nào.
2. Chân đạp dất
Khi Đức Giêsu về trời, Ngài hứa sẽ đem chúng ta về với Ngài ở quê hương vĩnh cửu để hưởng phúc vô biên, nhưng không phải vì quê hương vĩnh viễn với hạnh phúc vô biên mà ta chỉ biết ngóng trông quê trời và sao lãng nhiệm vụ trần thế. Chúng ta còn phải xây dựng trần thế theo tinh thần Chúa Kitô.
Thiên đàng là quê hương vĩnh viễn của chúng ta, nhưng trần thế chính là con đường dẫn tới quê hương hạnh phúc đó. Chỉ đứng đó mà ngóng nhìn thiên đàng thì có lẽ không bao giờ ta tới thiên đàng được. Muốn tiến tới thiên đàng, thì trước hết phải đi hết con đường dương thế bằng cách chu toàn nhiệm vụ của mình ở đời này.
Để chuẩn bị về quê trời chúng ta hãy làm hai việc:
a) Loan báo Tin mừng cho muôn dân
Chúng ta hãy nhớ lại lời Chúa dạy: ”Các con đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy”(Mt 10,8). Trong ngày lễ Thăng Thiên hôm nay, chúng ta hãy nhắc lại sứ mạng loan báo Tin mừng của chúng ta. Chúa muốn Giáo hội và từng người chúng ta tiếp nối công việc cứu chuộc của Ngài. Chúng ta phải là cánh tay nối dài của Chúa, làm sao cho Tin mừng của Chúa phải được loan truyền cho đến tận cùng trái đất. “Hỡi những người Galilê, sao cứ đứng đó mãi nhìn trời”? Khi các thiên thần nhắc cho các môn đệ trở về với nhiệm vụ hằng ngày, thì cũng là nhắc các ông thi hành nghĩa vụ rao giảng Tin mừng mà Đức Giêsu cũng đã căn dặn một lần nữa cho các môn đệ trước khi Ngài về trời:”Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin mừng cho nhân loại”.
b) Chu toàn nghĩa vụ hằng ngày
Đời là một cuộc hành trình về đời sau, mà cuộc hành trình nào cũng gặp nhiều khó khăn, gian khổ, đòi hy sinh cố gắng không ngừng. Mỗi khi ta phải chiến đấu, phải vất vả hy sinh, hãy nghĩ tới thân phận con người, nghĩ tới cuộc đời chóng qua, nghĩ tới lời Chúa phán: ”Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, Lạy Chúa, là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi”(Mt 7,21). Muốn thi hành ý muốn của Thiên Chúa, chúng ta càng phải nỗ lực vượt qua sự ươn lười, yếu đuối của ta vì như Chúa nói:”Nước Trời đòi sự cố gắng, ai cố gắng thì mới chiếm được”(Mt 11,12).
Truyện: Chiếc kim may
Trong một tu viện nọ có một tu huynh sắp qua đời. Khi thấy anh em trong nhà quây quần bên mình, thì ngỏ ý:
- Xin anh em đưa cho tôi chìa khoá để vào Thiên đàng.
Nghe vậy, một anh em chạy đi lấy cuốn Kinh thánh trao cho tu huynh, nhưng ông ta lắc đầu.
Một anh em khác trao cho tu huynh cây thánh giá, một anh em nọ lại đem đến tràng hạt Mân côi. Nhưng tu huynh vẫn lắc đầu.
Thế rồi, một anh em kia chợt nhớ ra rằng suốt đời tu huynh ấy đã cặm cụi lo may vá áo dòng cho anh em, bèn chạy đi tìm cây kim may và đem đến cho người anh em sắp ly trần. Vừa trông thấy cây kim may đơn sơ nhỏ bé, vị tu huynh ngồi nhổm dậy, vươn tay ra đón nhận, mân mê cây kim may nhỏ bé, rồi nhẹ nhàng nằm xuống, nhắm mắt lìa trần, nụ cười vẫn lưu lại trên môi.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
Bây giờ con về cùng Cha
LM. Anphong Trần Đức Phương
16:26 18/05/2009
BÂY GIỜ CON VỀ CÙNG CHA
(LỄ CHÚA GIÊSU VỀ TRỜI, NĂM B)
Lễ Chúa Giêsu Về Trời thường cũng được gọi là Lễ Thăng Thiên, và được mừng vào ngày Thứ Năm sau Chúa Nhật VI Phục Sinh, đúng 40 ngày sau khi Chúa Giêsu sống lại như Lời Thánh Kinh (công vụ 1:3); tuy nhiên vì lý do mục vụ, để thuận tiện cho mọi tín hữu có thể đi dâng Thánh Lễ, nhiều nơi đã được phép chuyển mừng vào ngày Chúa Nhật tiếp theo (Chúa Nhật VII Phục Sinh).
Trong Thánh Lễ hôm nay, qua các Bài Đọc I (Công vụ 1:1-11), Bài Đọc II (Ephesô 1:17-23, hoặc Ephesô 4:1-7, 11-13) và Bài Phúc Âm (Marcô 16: 15-20), các Thánh Sử đều ghi lại việc Chúa Giêsu được “rước về Trời”, sau khi Ngài đã ‘sống lại và hiện ra với các Thánh Tông Đồ, an ủi, nâng đỡ cùng giảng dạy thêm cho các Ngài ‘về Nước Trời’ trong vòng 40 ngày. Ngoài ra, trước khi được “Rước Về Trời”. Chúa Giêsu cũng hứa “vẫn ở lại với các Ngài mỗi ngày cho đến tận thế” (Matthêu 28:20), và sẽ ban Chúa Thánh Thần xuống (Gioan 14: 16…) trên các Ngài để thánh hóa và soi sáng cho các Ngài hiểu đầy đủ về mọi điều đã được ghi chép trong Thánh Kinh và những lời Chúa Giêsu đã giảng dạy (Gioan 14: 26); rồi Chúa Giêsu đã chúc lành cho các Ngài và truyền cho các Ngài “hãy ra đi khắp nơi làm chứng nhân cho Chúa, và rao giảng Phúc Âm Tình Thương của Chúa cho mọi người, mọi nơi.”(Marcô 16:15-16).
Lễ Chúa Giêsu Về Trời là niềm vui mừng phấn khởi cho mọi người chúng ta, vì Chúa Giêsu đã chịu nạn, chịu chết để cứu chuộc chúng ta, nhưng Người đã sống lại và về trời vinh hiển để mở đường về trời cho chúng ta. Con đường sự sống đã được mở sẵn cho chúng ta để ai đi theo con đường đó thì tới sự sống muôn đời, vì thế Chúa Giêsu đã nói: “Thày là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống…(Gioan 14:6).
Sau khi Chúa Giêsu về Trời, và sau khi Chúa Thánh Thần đã hiện xuống thánh hóa các Tông Đồ, các Ngài đã hăng hái, nhiệt thành đi rao giảng Lời Chúa và thành lập Hội Thánh. Từ ngày đó, dù bị các thế lực thế gian ở mọi thời và mọi nơi bách hại như Chúa Giêsu đã báo trước (Gioan 15:18-21), Giáo Hội đã không ngừng phát triển để đem Tin Mừng Tình Thương và Ơn Cứu Độ đến cho mọi người và mọi nơi, để những ai “tin thì được cứu rỗi” (Gioan 20:31).
Ngày nay, đến lượt chúng ta là những tín hữu của Chúa, chúng ta cũng phải là những ‘tông đồ nhiệt thành’, có nhiệm vụ tiếp tục rao giảng Phúc Âm Tình Thương của Chúa đến mọi nơi trên trái đất bằng nhiều phương tiện khác nhau, nhất là bằng chính đời sống tín hữu gương mẫu của chúng ta. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải tiếp tục sống như ‘những chứng nhân’ của Chúa (Công Vụ 1: 8) cho mọi người mà chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống hằng ngày: nơi gia đình, trong sở làm, xưởng thợ, ở thành thị cũng như chốn thôn quê.
Xin Chúa Giêsu Phục Sinh và đã về Trời vinh hiển chúc lành cho mọi người chúng ta, gia đình chúng ta, cho các công cuộc truyền giáo của Giáo Hội, và cho mỗi tín hữu chúng ta luôn được nhiệt thành rao giảng Phúc Âm Tình Thương của Chúa cho mọi người.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict XVI than trách sự dã man của thảm kịch Holocaust
Bùi Hữu Thư
02:28 18/05/2009
Đức Thánh Cha Benedict XVI than trách sự dã man của thảm kịch Holocaust
TEL AVIV, Do Thái ngày 15 tháng 5, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI một lần nữa cương quyết tố cáo Holocaust, chống lại các lời phê bình nói rằng ngài không trách cứ một cách đúng đắn thảm kịch này khi ngài đến viếng Đài Kỷ Niệm Yad Vashem của Do Thái.
Một trong các chặng ngừng của chuyến hành hương 5 ngày tại Do Thái của Đức Thánh Cha chấm dứt hôm nay trong khi ngài bay trở về Rôma, là chặng thăm đài kỷ niệm này nơi ngài đặt một vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân bị tiêu diệt và gặp gỡ các người còn sống sót của Holocaust.
Sau đó, ngài bị lên án bởi các nhà phê bình Do Thái là đã không dùng danh từ “sát nhân” trong bài diễn văn của ngài tại đây, và ngài cũng không đề cập đến quân phiệt Đức Quốc Xã.
Trong nghi thức từ biệt tại Phi Trường Quốc Tế Ben Gurion của thành phố Tel Aviv, Đức Thánh Cha dành một thời gian để tưởng nhớ lại toàn thể chuyến hành hương, và đặc biệt nhắc đến cuộc viếng thăm đài kỷ niệm Holocaust, ngài nói đó là “một trong những thời điểm long trọng nhất của chuyến viếng thăm Do Thái."
Ngài khẳng định, "Những cuộc gặp gỡ xúc động đó nhắc lại ký ức của chuyến viếng thăm của tôi cách đây ba năm tại trại tử thần Auschwitz, nơi biết bao nhiêu người Do Thái – những người mẹ, người cha, chồng, vợ, con trai, con gái, anh chị em và bạn hữu – bị tiêu diệt một cách dã man dưới một chính thể vô thần truyền bá một ý thức hệ chống Do Thái và hận thù."
Đức Thánh Cha tiếp: "Chương lịch sử khủng khiếp đó không bao giờ được quên lãng hay chối bỏ."
"Ngược lại, những ký ức đen tối đó phải tăng cường quyết chí của chúng ta là đến gần nhau hơn như những cành của cùng một thân cây Ôliu, được nuôi dưỡng bởi cùng một gốc rễ và được hiệp nhất trong tình yêu huynh đệ."
Một vài đại biểu Do Thái đã trách cứ Đức Thánh Cha vì đã không nhắc đến nguồn gốc Đức của ngài trong bài diễn từ tại Yad Vashem. Đức Thánh Cha đáp lại bằng cách lập lại bài diễn văn ngài đọc vào tháng 5 năm 2006 tại Auschwitz, nơi ngài có nói đến mối liên hệ này.
Vào dịp này Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích rằng ngài đã đến Auschwitz "như một đức con của dân Đức” và vì lý do đó “trước sự thật và quyền lợi chính đáng của tất cả những ai đã chịu đau đớn tại đây, là một bổn phận trước mặt Thiên Chúa.” Ngài kết án những tội phạm ghê tởm của triều đại khủng bố của Đức Quốc Xã.”
Bạn hữu
Trong bài diễn văn từ biệt hôm nay, đọc trước Tổng Thống Shimon Peres và Thủ Tướng Benjamin Netanyahu, Đức Thánh Cha cũng hứa hẹn lòng thiện chí của ngài đối với tất cả mọi dân nước.
Ngài khẳng định, "Tôi đến thăm quốc gia này như một người bạn của dân Do Thái, cũng như tôi là một người bạn của dân Paletin.”
Đức Thánh Cha bầy tỏ lòng tri ân về chuyến hành hương của ngài, và hy vọng sẽ có “hòa bình lâu bền dựa trên công lý” và “sự hòa giải và chữa lành chính thực” tại Đất Thánh.
Ngài khẳng định, "Đây là một miền đất phì nhiêu cho đại kết và đối thoại liên tôn,” và tôi cầu nguyện cho những nhân chứng tôn giáo phồn thịnh khác nhau trong miền sẽ kết hoa trái trong một sự gia tăng hỗ tương về hiểu biết và tôn kính lẫn nhau."
Đức Thánh Cha tiếp, "Chúng ta gặp gỡ như những người anh em, những người anh em trong nhiều thời điểm trong lịch sử chúng ta đã có những mối liên hệ căng thẳng, nhưng bây giờ đã cam kết vững vàng là sẽ xây dựng những nhịp cầu huynh đệ lâu bền."
Top Stories
INDE: Les responsables chrétiens se disent « satisfaits » du résultat des élections législatives
Eglises d'Asie
16:09 18/05/2009
Dès les résultats des élections législatives connus et la victoire du Parti du Congrès confirmée, les responsables des Eglises chrétiennes n’ont pas caché leur joie à voir reconduit à la tête de l’Union indienne une formation politique prônant la défense des valeurs laïques (secular) inscrites dans la Constitution de 1947. Ils ont interprété la victoire du Congrès comme un rejet du sectarisme et de la logique communautariste incarnés par le Parti du peuple indien (Bharatiya Janata Party, BJP), porte-drapeau de la droite nationaliste hindoue.
Le 16 mai, quelques heures après l’annonce des résultats, la Conférence des évêques catholiques d’Inde (CBCI) a publié un communiqué pour dire que l’Eglise était « satisfaite » que les électeurs indiens aient fait « le bon choix » en donnant une quasi-majorité à l’UPA (United Progressive Alliance), la formation menée par le Parti du Congrès. Les évêques ont déclaré faire « confiance » au nouveau gouvernement pour tenir la promesse faite durant la campagne électorale de préserver le pays de toute dérive sectaire et de ramener la sérénité au sein de la population, tout particulièrement les minorités religieuses. Les évêques catholiques ont rappelé que les chrétiens en Inde avaient toujours soutenu les partis politiques qui travaillaient au bien-être des pauvres et des opprimés et qu’avant ces élections, ils avaient appelé à élire des représentants favorables à un gouvernement qui défendrait les principes laïques du pays.
Pour le P. Hector D’Souza, supérieur des jésuites pour l’Asie du Sud, la victoire du Congrès est le signe de la maturité de la démocratie indienne. Avec un taux de participation de 60 % – en hausse par rapport aux précédentes législatives –, les Indiens ont choisi d’opter pour la stabilité, a-t-il indiqué, soulignant que, durant toute la campagne et les opérations électorales s’étalant sur un long mois, les sondages indiquaient que le BJP faisait pratiquement jeu égal avec le Congrès. La victoire de ce dernier apparaît donc comme une bonne surprise et l’on peut espérer que l’équipe au pouvoir à New Delhi se montrera désormais plus forte pour arrêter les atrocités et les persécutions commises contre des minorités religieuses, comme celles qui avaient pris pour cibles ces derniers mois les chrétiens en Orissa.
Selon le All Indian Christian Council (AICC), une organisation œcuménique, le rejet par les électeurs indiens des forces politiques prônant la division et le communautarisme est « ferme et complet ». De fait, la NDA (National Democratic Alliance), conduite par le BJP, n’a remporté que 160 sièges sur les 543 que compte le Lok Sabha, le Parlement fédéral. L’AICC a appelé le nouveau gouvernement à revenir aux fondements laïques de la politique indienne, tout en veillant à corriger certaines des « aberrations » du système, causes de « misères sans nom » et de « massacres sans précédent des minorités religieuses ». Les Indiens souhaitent vivre en paix, dans le respect de la dignité humaine, le progrès économique, la fraternité et la justice. « Ils ont en horreur les semeurs de haine et ceux qui défendent leurs intérêts particuliers au nom d’une idéologie », pouvait-on encore lire dans le communiqué de l’AICC.
Avec 262 élus, le Parti du Congrès et ses alliés sont à dix sièges de la majorité absolue à l’Assemblée, mais il ne sera pas difficile au parti de Sonia Gandhi de rassembler une majorité stable. La défaite du BJP ainsi que celle des communistes du Troisième Front – lequel n’a réussi à faire élire que 79 députés – augurent d’une législature où le Congrès devrait avoir les mains plus libres pour diriger le pays comme il l’entend. Dans la Chambre sortante, le Congrès gouvernait avec l’appui des communistes et avait dû différer certaines réformes combattues par ses alliés. Désormais, il sera tenu pour seul responsable si des violences interreligieuses se produisent sans être immédiatement sanctionnées; de même, dans un contexte de crise économique mondiale, la lutte contre la pauvreté constituera une des plus importantes priorités de l’équipe menée par Manmohan Singh, le Premier ministre actuel, qui devrait être reconduit à son poste.
(Source: Eglises d'Asie, 18 mai 2009)
Le 16 mai, quelques heures après l’annonce des résultats, la Conférence des évêques catholiques d’Inde (CBCI) a publié un communiqué pour dire que l’Eglise était « satisfaite » que les électeurs indiens aient fait « le bon choix » en donnant une quasi-majorité à l’UPA (United Progressive Alliance), la formation menée par le Parti du Congrès. Les évêques ont déclaré faire « confiance » au nouveau gouvernement pour tenir la promesse faite durant la campagne électorale de préserver le pays de toute dérive sectaire et de ramener la sérénité au sein de la population, tout particulièrement les minorités religieuses. Les évêques catholiques ont rappelé que les chrétiens en Inde avaient toujours soutenu les partis politiques qui travaillaient au bien-être des pauvres et des opprimés et qu’avant ces élections, ils avaient appelé à élire des représentants favorables à un gouvernement qui défendrait les principes laïques du pays.
Pour le P. Hector D’Souza, supérieur des jésuites pour l’Asie du Sud, la victoire du Congrès est le signe de la maturité de la démocratie indienne. Avec un taux de participation de 60 % – en hausse par rapport aux précédentes législatives –, les Indiens ont choisi d’opter pour la stabilité, a-t-il indiqué, soulignant que, durant toute la campagne et les opérations électorales s’étalant sur un long mois, les sondages indiquaient que le BJP faisait pratiquement jeu égal avec le Congrès. La victoire de ce dernier apparaît donc comme une bonne surprise et l’on peut espérer que l’équipe au pouvoir à New Delhi se montrera désormais plus forte pour arrêter les atrocités et les persécutions commises contre des minorités religieuses, comme celles qui avaient pris pour cibles ces derniers mois les chrétiens en Orissa.
Selon le All Indian Christian Council (AICC), une organisation œcuménique, le rejet par les électeurs indiens des forces politiques prônant la division et le communautarisme est « ferme et complet ». De fait, la NDA (National Democratic Alliance), conduite par le BJP, n’a remporté que 160 sièges sur les 543 que compte le Lok Sabha, le Parlement fédéral. L’AICC a appelé le nouveau gouvernement à revenir aux fondements laïques de la politique indienne, tout en veillant à corriger certaines des « aberrations » du système, causes de « misères sans nom » et de « massacres sans précédent des minorités religieuses ». Les Indiens souhaitent vivre en paix, dans le respect de la dignité humaine, le progrès économique, la fraternité et la justice. « Ils ont en horreur les semeurs de haine et ceux qui défendent leurs intérêts particuliers au nom d’une idéologie », pouvait-on encore lire dans le communiqué de l’AICC.
Avec 262 élus, le Parti du Congrès et ses alliés sont à dix sièges de la majorité absolue à l’Assemblée, mais il ne sera pas difficile au parti de Sonia Gandhi de rassembler une majorité stable. La défaite du BJP ainsi que celle des communistes du Troisième Front – lequel n’a réussi à faire élire que 79 députés – augurent d’une législature où le Congrès devrait avoir les mains plus libres pour diriger le pays comme il l’entend. Dans la Chambre sortante, le Congrès gouvernait avec l’appui des communistes et avait dû différer certaines réformes combattues par ses alliés. Désormais, il sera tenu pour seul responsable si des violences interreligieuses se produisent sans être immédiatement sanctionnées; de même, dans un contexte de crise économique mondiale, la lutte contre la pauvreté constituera une des plus importantes priorités de l’équipe menée par Manmohan Singh, le Premier ministre actuel, qui devrait être reconduit à son poste.
(Source: Eglises d'Asie, 18 mai 2009)
VIETNAM: Catholics and dissidents prevented to meet with the USCIRF
Emily Nguyen
16:15 18/05/2009
A delegation from US Committee for International Religious Freedom (USCIRF) has been in Vietnam for more than a week to meet with dissidents and Christians. However, Vietnam government has made its best effort to prevent such meetings.
As Vietnam continues to demonstrate a disturbing disregard for fundamental human rights, USCIRF has called on US State Department to re-designate Vietnam among the worst violators of religious freedom and demand the unconditional release of all prisoners of concern. Further, a USCIRF delegation led by Mr. Michel Cromatie has been in Vietnam since May 12 to meet with the political dissidents and Christians throughout Vietnam.
The USCIRF visitation has started with a meeting with Vietnam Deputy Prime Minister Pham Gia Khiem on May 12. Khiem reassured the USCRIF that “Vietnam always puts in every effort to make sure citizens’ religious rights are protected". However the statement made by this high ranking government official remains a far cry from reality. His government has been applying strict measures to prevent those who are on the delegation's list to be visited.
During their visit to Vietnam, the USCIRF delegation plans to meet with well-known activists who have been subjected to government ongoing harassment such as Le Khac Toan, Do Nam Hai, Dr. Nguyen Dan Que, Nguyen Van Dai, and Rev. Thich Quang Do of the Unified Vietnamese Buddhist Church. Also on the list are Father Nguyen Van Ly who is now serving time in prison for speaking out against the state policy, Hanoi Redemptorists, and Thai Ha defendants who were charged with criminal activities for participating in protest against Hanoi government's illegal use of the parish land and property.
Almost all people mentioned above have been talked to by the local police first to advise then to intimidate them about consequences for talking to the USCRIF. Dissidents like Nguyen Khac Toan, Do Nam Hai, and Dr. Nguyen Dan Que have all reportedly been harassed continually by the local police prior to the delegation's visit. These brave men, however, were able to sneak out from the tight control of the police in order to meet with the delegation to talk about human rights abuse in Vietnam.
Le Tran Luat, the dedicated attorney who defended the eight Thai Ha’s Catholic defendants in a trial last year, was supposed to be meeting with the USCIRF on May 16. However, he could not escape the iron grip of police watch in order to meet with the delegation as he has been anticipating. Though suffering from the most severe forms of persecution for his role as Catholic and human rights activist defender, Luat remains defiant even though his chance for practicing law again is now in jeopardy.
The delegation visit to the Hanoi Redemptorist superior Rev. Joseph Vu Khoi Phung and spokesman Peter Nguyen Van Khai, along with Thai Ha defendants didn't go on smoothly either. While they were talking with the USCIRF, local police, both uniformed and plain-clothed have been menacing outside the premise with only one obvious reason: to intimidate those who came to bare their souls on the religious rights abuse at Thai Ha within the past couple years.
In Son La province, notoriously known for government's severe rights abuse which seems to be spiraling out of control since the past two Christmas seasons, the intimidation tactics seem to be better planned and more organized than the rest of the country.
The local government has been preparing for the USCIRF's visit by summoning Catholic activists on May 16 evening to announce that only three persons, two of which are government officials (the third person is a Catholic but has been hospitalized for major illness whose chance to be discharged in time for the meeting is slim) are permitted to meet with the delegation, the rest of Christians are forbidden to contact the delegation. The chance for Son La Christians to be able to shed light into the harsh reality of religious freedom in their region is bleak, when in reality they are the ones who need help the most. Unless with massive intervention from outside, their freedom of religion, even their livelihood is in peril.
Local authorities in Son La have repeatedly argued that its people have no need for religious activities and that Vietnam needs to establish an autonomy Catholic Church, a copy of the one from China.
As Vietnam continues to demonstrate a disturbing disregard for fundamental human rights, USCIRF has called on US State Department to re-designate Vietnam among the worst violators of religious freedom and demand the unconditional release of all prisoners of concern. Further, a USCIRF delegation led by Mr. Michel Cromatie has been in Vietnam since May 12 to meet with the political dissidents and Christians throughout Vietnam.
The USCIRF visitation has started with a meeting with Vietnam Deputy Prime Minister Pham Gia Khiem on May 12. Khiem reassured the USCRIF that “Vietnam always puts in every effort to make sure citizens’ religious rights are protected". However the statement made by this high ranking government official remains a far cry from reality. His government has been applying strict measures to prevent those who are on the delegation's list to be visited.
Police during the visit of the delagation in Thai Ha |
Almost all people mentioned above have been talked to by the local police first to advise then to intimidate them about consequences for talking to the USCRIF. Dissidents like Nguyen Khac Toan, Do Nam Hai, and Dr. Nguyen Dan Que have all reportedly been harassed continually by the local police prior to the delegation's visit. These brave men, however, were able to sneak out from the tight control of the police in order to meet with the delegation to talk about human rights abuse in Vietnam.
Le Tran Luat, the dedicated attorney who defended the eight Thai Ha’s Catholic defendants in a trial last year, was supposed to be meeting with the USCIRF on May 16. However, he could not escape the iron grip of police watch in order to meet with the delegation as he has been anticipating. Though suffering from the most severe forms of persecution for his role as Catholic and human rights activist defender, Luat remains defiant even though his chance for practicing law again is now in jeopardy.
The delegation visit to the Hanoi Redemptorist superior Rev. Joseph Vu Khoi Phung and spokesman Peter Nguyen Van Khai, along with Thai Ha defendants didn't go on smoothly either. While they were talking with the USCIRF, local police, both uniformed and plain-clothed have been menacing outside the premise with only one obvious reason: to intimidate those who came to bare their souls on the religious rights abuse at Thai Ha within the past couple years.
In Son La province, notoriously known for government's severe rights abuse which seems to be spiraling out of control since the past two Christmas seasons, the intimidation tactics seem to be better planned and more organized than the rest of the country.
The local government has been preparing for the USCIRF's visit by summoning Catholic activists on May 16 evening to announce that only three persons, two of which are government officials (the third person is a Catholic but has been hospitalized for major illness whose chance to be discharged in time for the meeting is slim) are permitted to meet with the delegation, the rest of Christians are forbidden to contact the delegation. The chance for Son La Christians to be able to shed light into the harsh reality of religious freedom in their region is bleak, when in reality they are the ones who need help the most. Unless with massive intervention from outside, their freedom of religion, even their livelihood is in peril.
Local authorities in Son La have repeatedly argued that its people have no need for religious activities and that Vietnam needs to establish an autonomy Catholic Church, a copy of the one from China.
Tin Giáo Hội Việt Nam
140 em đã được lãnh bí tích Thêm Sức tại giáo xứ Vũ Hòa và Gia An
Lm Giacôbê Tạ Chúc
02:42 18/05/2009
PHAN THIẾT - Buổi sáng ngày 17 tháng 5 thật đẹp, một ngày chúa nhật thứ sáu Chúa Phục sinh. Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Giám mục Giáo phận Phan Thiết đã đến chủ sự thánh lễ ban Bí Tích Thêm sức cho 140 em thuộc Giáo xứ Gia-An và Vũ Hòa, giáo phận Phan Thiết.
Thật là một niềm vui lớn lao cho anh chị em giáo xứ Vũ hòa, vì đây là lần đầu tiên Giáo xứ hân hạnh được Đức Cha về Ban Bí tích Thêm sức. Cùng đồng tế trong thánh lễ còn có cha Gioanbaotixita Trần Văn Thuyết, hạt trưởng Hạt Đức Tánh. Trong bài giảng lễ, Đức cha chia sẻ Tin mừng Chúa nhật sáu phục sinh, Ngài nhấn mạnh đến đời sống bác ái của người Kitô hữu, tình thương mà lệnh Chúa truyền lại là đòi hỏi những người có đạo cần thực hiện trong suốt hành trình giữ đạo. Nếu không sống yêu thương thì không còn là người Kitô hữu nữa. Với các em lãnh nhận bí tích thêm sức, Ngài cũng kêu mời các em hãy sống theo lời hướng dẫn của Thần Khí, và chính Thần Khí sẽ giúp các em thực thi giới răn của chúa là anh em hãy thương yêu nhau.
Nguyện xin ơn của Chúa Thánh linh luôn hướng dẫn và gìn giữ đời sống đức tin của các em trong cuộc sống của mình.
Thật là một niềm vui lớn lao cho anh chị em giáo xứ Vũ hòa, vì đây là lần đầu tiên Giáo xứ hân hạnh được Đức Cha về Ban Bí tích Thêm sức. Cùng đồng tế trong thánh lễ còn có cha Gioanbaotixita Trần Văn Thuyết, hạt trưởng Hạt Đức Tánh. Trong bài giảng lễ, Đức cha chia sẻ Tin mừng Chúa nhật sáu phục sinh, Ngài nhấn mạnh đến đời sống bác ái của người Kitô hữu, tình thương mà lệnh Chúa truyền lại là đòi hỏi những người có đạo cần thực hiện trong suốt hành trình giữ đạo. Nếu không sống yêu thương thì không còn là người Kitô hữu nữa. Với các em lãnh nhận bí tích thêm sức, Ngài cũng kêu mời các em hãy sống theo lời hướng dẫn của Thần Khí, và chính Thần Khí sẽ giúp các em thực thi giới răn của chúa là anh em hãy thương yêu nhau.
Nguyện xin ơn của Chúa Thánh linh luôn hướng dẫn và gìn giữ đời sống đức tin của các em trong cuộc sống của mình.
Hội nghị Ủy Ban Mục Vụ Gia đình - HĐGMVN lần thứ I
LM Giuse Nguyễn Hữu An
05:44 18/05/2009
ĐÀ NẴNG - Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng, Chủ tịch UBMVGĐ, đã tổ chức Hội Nghị Lần Thứ Nhất tại TGM Đà Nẵng vào ngày 15-16.5.2009.
Xem hình ảnh
Có 30 tham dự viên là Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân. Đại diện UBMVGĐ của 15 Giáo phận, 3 Nữ Tu và 5 chuyên viên cùng một số khách mời của TGM Đà nẵng.
UBMVGĐ thuộc HĐGMVN, được thành lập từ Hội nghị thường niên HĐGMVN vào tháng 10.2007 tại Hà Nội. Sau gần 2 năm chuẩn bị, Đức Cha Chủ Tịch mới tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ I. Trong thư mời, Ngài nói đến mục đích cuộc gặp gỡ là để chuẩn bị cho chuyến Ad Limina của HĐGMVN vào cuối tháng 6.2009 và Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam sẽ khai mạc vào ngày 24.11.2009, cùng nhau bàn bạc và thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động Mục Vụ Gia Đình.
UBMVGĐ của Giáo phận Đà nẵng đón tiếp ân cần chu đáo. Xe TGM ra tận sân bay đón các tham dự viên. Các phòng nghĩ tại TGM và Nhà thờ Chính Toà Đà Nẵng.
Hội nghị khai mạc vào lúc 2giờ chiều ngày 15.5. Các tham dự viên tường trình hoạt động Mục Vụ Gia Đình tại các Giáo phận và sôi nổi thảo luận suốt buổi chiều, buổi tối 15 và sáng 16.5 về website, về Đại Hội Gia Đình Công Giáo Việt Nam tiêu biểu. Thánh lễ đồng tế sáng ngày 16 tại Nhà Nguyện TGM có thêm một số thành viên Hội Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Đà Nẵng tham dự. Tranh thủ giờ giải lao, chúng tôi ghé thăm đức Cha già FX Nguyễn Quang Sách đang hưu dưỡng tại TGM. Ngài đã qua tuổi 84, vui vẻ và vẫn minh mẫn kể đủ mọi chuyện ngày xưa và thảo luận nhiều tin tức thời cuộc đang xảy ra từng ngày.
Đức Cha Giuse chào đón quý tham dự viên trong thân tình ấm áp. Là Giám Mục trẻ năng động, nhiệt thành, làm việc nhanh có hiệu quả. Ngài cho biết, Uỷ Ban Giáo Dân bao quát sinh hoạt nhiều giới nên các Đức Giám Mục đã thiết lập thêm Uỷ Ban Gia Đình, Uỷ Ban Giới Trẻ. UBGĐ có nhiệm vụ hỗ trợ cho Ban Mục Vụ Gia Đình cấp Giáo phận được quý ĐGM quan tâm nhiều nhất, đóng vai trò quan trọng trong các nhiệm vụ của UBMVGĐ thuộc HĐGMVN. Đức Cha là tác giả của Logo UBMVGĐ. Hình ảnh Logo rõ ràng với 2 chữ G và Đ với 2 màu xanh sự sống và vàng cao quý. Thiên Chúa với đôi tay ôm ấp gia đình nhân loại trong vòng tay yêu thương ngàn đời. Thánh giá Chúa Giêsu là trung tâm tình yêu gia đình. Chính nhờ Người với Người và trong Người mà nhân loại đựơc yêu thương được cứu chuộc. Màu xanh là biểu tượng sự sống đựơc Thiên Chúa trao ban cho nhân loại. Màu vàng nói lên tính chất cao quý của sự sống.
Cha Lui Nguyễn Anh Tuấn, Tổng thư ký UBMVGĐ trình bày đề cương bài tổng kết “ Gia Đình Công Giáo Việt Nam, nữa thế kỷ nhìn lại”. Đại biểu của 15 Giáo phận: Sài gòn, Vĩnh long, Buôn Mê Thuộc, Đà lạt, Xuân lộc, Phan thiết, Nha trang, Quy Nhơn, Đà nẵng, Huế, Bùi chu, Hà Nội, Thanh Hoá, Hải phòng, đã đóng góp ý kiến và thông qua đề cương cho bài nhận định về Mục Vụ Gia Đình trong sinh hoạt của Giáo hội Việt nam từ những năm qua, chuẩn bị cho Năm Thánh 2010. Hội nghị thống nhất với nhau xin phép HĐGM tổ chức một ngày Đại Hội Gia Đình Công Giáo Việt Nam tiêu biểu vào dịp Lễ Thánh Gia năm 2010, trước ngày bế mạc Năm Thánh 2010.
Kết thúc Hội Nghị, Đức Cha Chủ tịch thông qua bức thư UBMVGĐ gửi Đức Cha Chủ Tịch và Quý Đức Cha thuộc HĐGMVN để tường trình. Nhiệm vụ đầu tiên của Uỷ Ban là làm gạch nối giữa các Ban MVGĐ các Giáo phận. Để xúc tiến vai trò này cách hiệu quả nhất trong hoàn cảnh hiện nay, Hội nghị thống nhất những công việc ưu tiên sau đây, xin kính trình quý Đức Cha.
- Thực hiện một website riêng cho công tác Mục vụ Gia đình, sẽ được khai sinh vào dịp Lễ Chúa Thăng Thiên năm 2009, Bổn mạng nghành Truyền Thông Công giáo. Có thể truy cập địa chỉ: http://www.ubgmgiadinh.org và đóng góp ý kiến chỉ vẽ thêm cho chúng con hoàn thiện phương tiện truyền thông tiện ích này theo địa chỉ: ubmv@ubgmgiadinh.org.
- Chúng con cũng mong ước được sử dụng lại các tài liệu về Mục Vụ Gia Đình do các giáo phận soạn thảo để thành lập Tủ Sách Gia Đình, đăng trên website hoặc có thể in ấn phổ biến cho tất cả các giáo phận trên toàn quốc. Chúng con sẽ xin phép cho từng trừơng hợp sau này.
- Chúng con cũng xin Quý Đức Cha cho thành lập hoặc cũng cố Ban Mục Vụ Gia Đình Giáo Phận, với tối thiểu là 5 thành viên, do một linh mục đứng đầu, và sự tham gia của các tu sĩ giáo dân nam nữ. Các linh mục đứng đầu Ban Mục Vụ Gia Đình các Giáo Phận sẽ đương nhiên là thành viên chính thức của UBMVGĐ/HĐGMVN.
- Quý Đức Cha có thể cử các linh mục, tu sĩ hay giáo dân đi chuyên tu về Mục Vụ Gia Đình tại Học Viện Gioan Phaolô II về gia đình tại Rôma. Trực tiếp qua địa chỉ: Istituto Giovanni-Paplo II, Piazza San Giovanni in Laterano, 4-00120 Citta Del Vatican, Roma, Italia, hoặc qua văn phòng UBMVGĐ/HĐGMVN (Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, luytuan@yahoo.com, Tổng Thư Ký Uỷ Ban.
Sau nghi thức bế mạc, Đức Cha Giuse mời tất cả các tham dự viên đi dự tiệc cưới Hoàng Gia tại Nhà Hàng King ‘ s Palace. Ngài đưa mọi nguời đi tham quan một vòng Thành Phố. Đà nẵng đang thay đổi từng ngày. Thành phố văn minh hiện đại ngày đêm được gió mát Sông Hàn thổi theo nhịp phát triển nhanh.
Qua Sông Hàn với Cầu Quay hiện đại, chúng tôi đến Ngũ hành sơn chiêm ngưỡng các nghệ nhân tạc tượng đá nổi tiếng Việt nam. Đến Đức Mẹ Sao Biển thuộc Dòng Phaolô Đà Nẵng cầu nguyện ít phút. Dọc bờ biển Non nước với đại lộ đang mở rộng, chúng tôi lên núi Bãi Bụt tham quan tưởng Phật khổng lồ đang xây dựng. Dự định đi cáp treo Bànà dài nhất Đông Nam Á nhưng không kịp giờ. Mọi người phải ra sân bay cho kịp chuyến bay về lại giáo xứ lo công việc mục vụ ngày Chúa nhật.
Chia tay Hội Nghị UBMVGĐ, các tham dự viên mang theo những thao thức Mục Vụ Gia Đình hôm nay.
Con Thiên Chúa làm người và thuộc về một gia đình là Thánh Gia. Chúa muốn có một tổ ấm, một mái gia đình, có cha có mẹ. Chấp nhận làm người là chấp nhận thuộc về một gia đình. Con Thiên Chúa đã lớn lên trong bầu khí gia đình. Mái nhà là trường học đầu tiên. Cha mẹ là thầy cô căn bản. Đức Giêsu lớn dần về mọi mặt trong Thánh Gia đạo hạnh. 30 năm sông dưới mái nhà Nazareth, Đức Giêsu đã thành một người chính chắn và trưởng thành, sẵn sàng lãnh nhận sứ vụ Chúa Cha trao phó. Thánh Giuse đã dắt trẻ Giêsu vào đời, hy sinh khuya sớm nắng mưa, ru trẻ Giêsu những đêm trăng rằm, dạy những bài học yêu thương tha nhân giúp người đơn côi. Đức Giêsu đã học nơi Thánh Giuse tinh thần lao động miệt mài, sự mau mắn thi hành thánh ý Thiên Chúa, lòng nhiệt thành chu toàn trách nhiệm đối với gia đình. Đức Giêsu học nơi Đức Mẹ nét đẹp hiền lành đơn sơ, tế nhị, tận tuỵ phục vụ, sự buông mình sống trong lòng tin phó thác và nhất là một đời sống cầu nguyện thâm trầm.
Nền tảng cho việc đào tạo lý trí và tình cảm của một con người là đạo đức. Trên nền móng đạo đức vững chắc, xây một ngôi nhà gia đình hạnh phúc. Nếp sống đạo đức của Thánh gia đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời Đức Giêsu. Người thừa hưởng nơi Thánh Giuse và Đức Mẹ lòng yêu mến lề luật, gắn bó với đền Thờ, thói quen siêng năng nghe và đọc Lời Chúa. Người học nơi cha mẹ tâm tình vâng phục thánh ý Chúa, thái độ hiền lành khiêm nhường, tinh thần phục vụ quên mình,sự chuyên chăm làm việc, sự ân cần âu yếm đối với con cái. Gia sản quý báu từ Thánh Gia bàng bạc trong những lời Người giảng dạy, trong đời sống của Người.
Gia đình thật quan trọng. Chính gia đình quyết định tương lai của trẻ thơ. Gia đình là vườn ươm. Hạt giống tuổi thơ lớn mạnh được là nhờ vườm ươm có đầy đủ nước, phân bón và ân cần chăm sóc. Gia đình là bầu khí quyển. Bầu khí có trong lành thì trẻ thơ mới phát triển được mọi mặt. Gia đình là con đường. Đường có ngay thẳng có định hướng thì tương lai trẻ mới tươi sáng không đi vào ngõ cụt cuộc đời.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hằng nhắc nhở về sự thánh thiêng của gia đình khi Ngài gọi gia đình là nền tảng của Giáo hội. Đức Thánh Cha Phaolô VI gọi gia đình là Cung Thánh của Giáo hội, là trường học đầu tiên của con cái mà cha mẹ là thầy cô.
Một gia đình mà cha mẹ, con cái siêng năng tham dự Thánh lễ, chuyên chăm kinh nguyện tại gia, biết dùng lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau thì đó chính là gia đình gương mẫu theo Thánh Gia. Từ gia đình tốt này sẽ trao tặng những người con hữu ích cho xã hội và giáo hội.
Đức Thánh Cha Piô XI trong Thông Điệp Về Giáo Dục Kitô Giáo đã dạy rằng: Nền giáo dục bền bỉ nhất và hữu hiệu nhất là nền giáo dục được nhận lãnh từ một gia đình Kitô giáo có quy cũ khuôn phép. Gương lành cha mẹ càng chiếu tỏ kết quả giáo dục càng lớn lao.
Đức Thánh Cha Gioan XXIII, trong một lá thư gởi cha mẹ nhân ngày mừng ngũ tuần của mình có đoạn “Thưa Ba Mẹ, hôm nay con được 50 tuổi. Chúa thương ban cho con nhiều chức tước trong Hôi thánh, được đi nhiều nơi, học nhiều sách, nhưng không có trường học nào dạy dỗ và làm ích cho con bằng hồi con được ngồi trên chân ba mẹ”.
Đức Hồng y F X Nguyễn Văn Thuận cũng từng viết: “Chủng viện thứ nhất, đệ tử viện thứ nhất, trường sư phạm thứ nhất là gia đình Công giáo. Không vị giám đốc tài ba nào, hay chuyên môn đến đâu có thể làm thay cha mẹ được. Nếu cơ sở bậc nhất ấy bị hỏng, tương lai Hội thánh và xã hội cũng rung rinh sụp đổ”.
Thánh Gia là một gia đình lý tưởng, đạo đức, yêu thương, hạnh phúc ngập tràn.
Nguyện xin Thánh Gia luôn nâng đỡ và trợ lực cho những hoạt động thiết thực của UBMVGĐ, hầu mang đến những hoa trái tốt lành cho mọi Gia Đình Công Giáo Việt Nam. Amen
Kim Ngọc 17.5.2009
Xem hình ảnh
Có 30 tham dự viên là Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân. Đại diện UBMVGĐ của 15 Giáo phận, 3 Nữ Tu và 5 chuyên viên cùng một số khách mời của TGM Đà nẵng.
UBMVGĐ thuộc HĐGMVN, được thành lập từ Hội nghị thường niên HĐGMVN vào tháng 10.2007 tại Hà Nội. Sau gần 2 năm chuẩn bị, Đức Cha Chủ Tịch mới tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ I. Trong thư mời, Ngài nói đến mục đích cuộc gặp gỡ là để chuẩn bị cho chuyến Ad Limina của HĐGMVN vào cuối tháng 6.2009 và Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam sẽ khai mạc vào ngày 24.11.2009, cùng nhau bàn bạc và thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động Mục Vụ Gia Đình.
UBMVGĐ của Giáo phận Đà nẵng đón tiếp ân cần chu đáo. Xe TGM ra tận sân bay đón các tham dự viên. Các phòng nghĩ tại TGM và Nhà thờ Chính Toà Đà Nẵng.
Hội nghị khai mạc vào lúc 2giờ chiều ngày 15.5. Các tham dự viên tường trình hoạt động Mục Vụ Gia Đình tại các Giáo phận và sôi nổi thảo luận suốt buổi chiều, buổi tối 15 và sáng 16.5 về website, về Đại Hội Gia Đình Công Giáo Việt Nam tiêu biểu. Thánh lễ đồng tế sáng ngày 16 tại Nhà Nguyện TGM có thêm một số thành viên Hội Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Đà Nẵng tham dự. Tranh thủ giờ giải lao, chúng tôi ghé thăm đức Cha già FX Nguyễn Quang Sách đang hưu dưỡng tại TGM. Ngài đã qua tuổi 84, vui vẻ và vẫn minh mẫn kể đủ mọi chuyện ngày xưa và thảo luận nhiều tin tức thời cuộc đang xảy ra từng ngày.
Đức Cha Giuse chào đón quý tham dự viên trong thân tình ấm áp. Là Giám Mục trẻ năng động, nhiệt thành, làm việc nhanh có hiệu quả. Ngài cho biết, Uỷ Ban Giáo Dân bao quát sinh hoạt nhiều giới nên các Đức Giám Mục đã thiết lập thêm Uỷ Ban Gia Đình, Uỷ Ban Giới Trẻ. UBGĐ có nhiệm vụ hỗ trợ cho Ban Mục Vụ Gia Đình cấp Giáo phận được quý ĐGM quan tâm nhiều nhất, đóng vai trò quan trọng trong các nhiệm vụ của UBMVGĐ thuộc HĐGMVN. Đức Cha là tác giả của Logo UBMVGĐ. Hình ảnh Logo rõ ràng với 2 chữ G và Đ với 2 màu xanh sự sống và vàng cao quý. Thiên Chúa với đôi tay ôm ấp gia đình nhân loại trong vòng tay yêu thương ngàn đời. Thánh giá Chúa Giêsu là trung tâm tình yêu gia đình. Chính nhờ Người với Người và trong Người mà nhân loại đựơc yêu thương được cứu chuộc. Màu xanh là biểu tượng sự sống đựơc Thiên Chúa trao ban cho nhân loại. Màu vàng nói lên tính chất cao quý của sự sống.
Cha Lui Nguyễn Anh Tuấn, Tổng thư ký UBMVGĐ trình bày đề cương bài tổng kết “ Gia Đình Công Giáo Việt Nam, nữa thế kỷ nhìn lại”. Đại biểu của 15 Giáo phận: Sài gòn, Vĩnh long, Buôn Mê Thuộc, Đà lạt, Xuân lộc, Phan thiết, Nha trang, Quy Nhơn, Đà nẵng, Huế, Bùi chu, Hà Nội, Thanh Hoá, Hải phòng, đã đóng góp ý kiến và thông qua đề cương cho bài nhận định về Mục Vụ Gia Đình trong sinh hoạt của Giáo hội Việt nam từ những năm qua, chuẩn bị cho Năm Thánh 2010. Hội nghị thống nhất với nhau xin phép HĐGM tổ chức một ngày Đại Hội Gia Đình Công Giáo Việt Nam tiêu biểu vào dịp Lễ Thánh Gia năm 2010, trước ngày bế mạc Năm Thánh 2010.
Kết thúc Hội Nghị, Đức Cha Chủ tịch thông qua bức thư UBMVGĐ gửi Đức Cha Chủ Tịch và Quý Đức Cha thuộc HĐGMVN để tường trình. Nhiệm vụ đầu tiên của Uỷ Ban là làm gạch nối giữa các Ban MVGĐ các Giáo phận. Để xúc tiến vai trò này cách hiệu quả nhất trong hoàn cảnh hiện nay, Hội nghị thống nhất những công việc ưu tiên sau đây, xin kính trình quý Đức Cha.
- Thực hiện một website riêng cho công tác Mục vụ Gia đình, sẽ được khai sinh vào dịp Lễ Chúa Thăng Thiên năm 2009, Bổn mạng nghành Truyền Thông Công giáo. Có thể truy cập địa chỉ: http://www.ubgmgiadinh.org và đóng góp ý kiến chỉ vẽ thêm cho chúng con hoàn thiện phương tiện truyền thông tiện ích này theo địa chỉ: ubmv@ubgmgiadinh.org.
- Chúng con cũng mong ước được sử dụng lại các tài liệu về Mục Vụ Gia Đình do các giáo phận soạn thảo để thành lập Tủ Sách Gia Đình, đăng trên website hoặc có thể in ấn phổ biến cho tất cả các giáo phận trên toàn quốc. Chúng con sẽ xin phép cho từng trừơng hợp sau này.
- Chúng con cũng xin Quý Đức Cha cho thành lập hoặc cũng cố Ban Mục Vụ Gia Đình Giáo Phận, với tối thiểu là 5 thành viên, do một linh mục đứng đầu, và sự tham gia của các tu sĩ giáo dân nam nữ. Các linh mục đứng đầu Ban Mục Vụ Gia Đình các Giáo Phận sẽ đương nhiên là thành viên chính thức của UBMVGĐ/HĐGMVN.
- Quý Đức Cha có thể cử các linh mục, tu sĩ hay giáo dân đi chuyên tu về Mục Vụ Gia Đình tại Học Viện Gioan Phaolô II về gia đình tại Rôma. Trực tiếp qua địa chỉ: Istituto Giovanni-Paplo II, Piazza San Giovanni in Laterano, 4-00120 Citta Del Vatican, Roma, Italia, hoặc qua văn phòng UBMVGĐ/HĐGMVN (Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, luytuan@yahoo.com, Tổng Thư Ký Uỷ Ban.
Sau nghi thức bế mạc, Đức Cha Giuse mời tất cả các tham dự viên đi dự tiệc cưới Hoàng Gia tại Nhà Hàng King ‘ s Palace. Ngài đưa mọi nguời đi tham quan một vòng Thành Phố. Đà nẵng đang thay đổi từng ngày. Thành phố văn minh hiện đại ngày đêm được gió mát Sông Hàn thổi theo nhịp phát triển nhanh.
Qua Sông Hàn với Cầu Quay hiện đại, chúng tôi đến Ngũ hành sơn chiêm ngưỡng các nghệ nhân tạc tượng đá nổi tiếng Việt nam. Đến Đức Mẹ Sao Biển thuộc Dòng Phaolô Đà Nẵng cầu nguyện ít phút. Dọc bờ biển Non nước với đại lộ đang mở rộng, chúng tôi lên núi Bãi Bụt tham quan tưởng Phật khổng lồ đang xây dựng. Dự định đi cáp treo Bànà dài nhất Đông Nam Á nhưng không kịp giờ. Mọi người phải ra sân bay cho kịp chuyến bay về lại giáo xứ lo công việc mục vụ ngày Chúa nhật.
Chia tay Hội Nghị UBMVGĐ, các tham dự viên mang theo những thao thức Mục Vụ Gia Đình hôm nay.
Con Thiên Chúa làm người và thuộc về một gia đình là Thánh Gia. Chúa muốn có một tổ ấm, một mái gia đình, có cha có mẹ. Chấp nhận làm người là chấp nhận thuộc về một gia đình. Con Thiên Chúa đã lớn lên trong bầu khí gia đình. Mái nhà là trường học đầu tiên. Cha mẹ là thầy cô căn bản. Đức Giêsu lớn dần về mọi mặt trong Thánh Gia đạo hạnh. 30 năm sông dưới mái nhà Nazareth, Đức Giêsu đã thành một người chính chắn và trưởng thành, sẵn sàng lãnh nhận sứ vụ Chúa Cha trao phó. Thánh Giuse đã dắt trẻ Giêsu vào đời, hy sinh khuya sớm nắng mưa, ru trẻ Giêsu những đêm trăng rằm, dạy những bài học yêu thương tha nhân giúp người đơn côi. Đức Giêsu đã học nơi Thánh Giuse tinh thần lao động miệt mài, sự mau mắn thi hành thánh ý Thiên Chúa, lòng nhiệt thành chu toàn trách nhiệm đối với gia đình. Đức Giêsu học nơi Đức Mẹ nét đẹp hiền lành đơn sơ, tế nhị, tận tuỵ phục vụ, sự buông mình sống trong lòng tin phó thác và nhất là một đời sống cầu nguyện thâm trầm.
Nền tảng cho việc đào tạo lý trí và tình cảm của một con người là đạo đức. Trên nền móng đạo đức vững chắc, xây một ngôi nhà gia đình hạnh phúc. Nếp sống đạo đức của Thánh gia đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời Đức Giêsu. Người thừa hưởng nơi Thánh Giuse và Đức Mẹ lòng yêu mến lề luật, gắn bó với đền Thờ, thói quen siêng năng nghe và đọc Lời Chúa. Người học nơi cha mẹ tâm tình vâng phục thánh ý Chúa, thái độ hiền lành khiêm nhường, tinh thần phục vụ quên mình,sự chuyên chăm làm việc, sự ân cần âu yếm đối với con cái. Gia sản quý báu từ Thánh Gia bàng bạc trong những lời Người giảng dạy, trong đời sống của Người.
Gia đình thật quan trọng. Chính gia đình quyết định tương lai của trẻ thơ. Gia đình là vườn ươm. Hạt giống tuổi thơ lớn mạnh được là nhờ vườm ươm có đầy đủ nước, phân bón và ân cần chăm sóc. Gia đình là bầu khí quyển. Bầu khí có trong lành thì trẻ thơ mới phát triển được mọi mặt. Gia đình là con đường. Đường có ngay thẳng có định hướng thì tương lai trẻ mới tươi sáng không đi vào ngõ cụt cuộc đời.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hằng nhắc nhở về sự thánh thiêng của gia đình khi Ngài gọi gia đình là nền tảng của Giáo hội. Đức Thánh Cha Phaolô VI gọi gia đình là Cung Thánh của Giáo hội, là trường học đầu tiên của con cái mà cha mẹ là thầy cô.
Một gia đình mà cha mẹ, con cái siêng năng tham dự Thánh lễ, chuyên chăm kinh nguyện tại gia, biết dùng lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau thì đó chính là gia đình gương mẫu theo Thánh Gia. Từ gia đình tốt này sẽ trao tặng những người con hữu ích cho xã hội và giáo hội.
Đức Thánh Cha Piô XI trong Thông Điệp Về Giáo Dục Kitô Giáo đã dạy rằng: Nền giáo dục bền bỉ nhất và hữu hiệu nhất là nền giáo dục được nhận lãnh từ một gia đình Kitô giáo có quy cũ khuôn phép. Gương lành cha mẹ càng chiếu tỏ kết quả giáo dục càng lớn lao.
Đức Thánh Cha Gioan XXIII, trong một lá thư gởi cha mẹ nhân ngày mừng ngũ tuần của mình có đoạn “Thưa Ba Mẹ, hôm nay con được 50 tuổi. Chúa thương ban cho con nhiều chức tước trong Hôi thánh, được đi nhiều nơi, học nhiều sách, nhưng không có trường học nào dạy dỗ và làm ích cho con bằng hồi con được ngồi trên chân ba mẹ”.
Đức Hồng y F X Nguyễn Văn Thuận cũng từng viết: “Chủng viện thứ nhất, đệ tử viện thứ nhất, trường sư phạm thứ nhất là gia đình Công giáo. Không vị giám đốc tài ba nào, hay chuyên môn đến đâu có thể làm thay cha mẹ được. Nếu cơ sở bậc nhất ấy bị hỏng, tương lai Hội thánh và xã hội cũng rung rinh sụp đổ”.
Thánh Gia là một gia đình lý tưởng, đạo đức, yêu thương, hạnh phúc ngập tràn.
Nguyện xin Thánh Gia luôn nâng đỡ và trợ lực cho những hoạt động thiết thực của UBMVGĐ, hầu mang đến những hoa trái tốt lành cho mọi Gia Đình Công Giáo Việt Nam. Amen
Kim Ngọc 17.5.2009
Giáo xứ Cần Kiệm thuộc giáo phận Hưng Hóa mừng kỉ niệm 4 năm thánh hiến nhà thờ
Gioan Chu Văn Thiết
14:35 18/05/2009
HƯNG HÓA - Để kỉ niệm 4 năm cung hiến thánh đường, 1 năm giáo xứ có linh mục, giáo xứ Cần Kiệm thuộc giáo phận Hưng Hóa đã tổ chức lễ mừng long trọng và cuối tuần qua.
Xem hình ảnh
Vào lúc 7g sáng ngày Chúa Nhật 17-5-2009, giáo dân có cuộc đi rước kiệu kính Đức Mẹ và sau đó là thánh lễ do chính Đức Giám Mục của Giáo Phận chủ sự.
Vào tối ngày hôm trước thứ Bảy ngày 16-5-2009 mặc dù trời mưa rất to, đường lầy lội nhưng giáo dân của giáo xứ vẫn tập trung các đoàn hội ngay ngắn xếp hàng dưới trời mưa to để rước kiệu Đức Mẹ đi hết quãng đường gần 2km làm cho nhân dân đứng xem phải cảm phục. Một cuộc rước trang nghiêm chưa từng thấy.
Xem hình ảnh
Vào lúc 7g sáng ngày Chúa Nhật 17-5-2009, giáo dân có cuộc đi rước kiệu kính Đức Mẹ và sau đó là thánh lễ do chính Đức Giám Mục của Giáo Phận chủ sự.
Vào tối ngày hôm trước thứ Bảy ngày 16-5-2009 mặc dù trời mưa rất to, đường lầy lội nhưng giáo dân của giáo xứ vẫn tập trung các đoàn hội ngay ngắn xếp hàng dưới trời mưa to để rước kiệu Đức Mẹ đi hết quãng đường gần 2km làm cho nhân dân đứng xem phải cảm phục. Một cuộc rước trang nghiêm chưa từng thấy.
Thánh lễ giỗ 19 năm Đức Cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn
BBT TGP Hà Nội
16:08 18/05/2009
HÀ NỘI - Lúc 18 giờ chiều ngày 18/5/2009, tại Nhà thờ Chính Toà Hà Nội, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt và quý Cha đã long trọng cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Ngày Về Nhà Cha.
Đức hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn sinh ngày 19/03/1921, đúng ngày lễ kính thánh Giuse, do đó nhận thánh Giuse làm bổn mạng. Quê làng Bút Đông, xã Trát Bút (nay là xã Châu Giang), huyện Duy Tiên, Hà Nam.
Bút Đông là một giáo xứ lớn được hình thành từ lâu đời nằm ở mạn Tây sông Hồng đối diện với Phố Hiến. Bút Đông là một làng lớn có khoảng 3.000 nhân khẩu lương giáo sống hòa đồng. Bút Đông, từ lâu đời đã có nhiều cơ sở Công giáo: chủng viện Hoàng Nguyên, dòng Mến Thánh giá Bái Vàng. Bút Đông, nơi cư trú của linh mục thừa sai thông thái Théophane Vénard (tên Việt là VEN, 1829-1861) là giáo sư chủng viện Hoàng Nguyên và dịch giả cuốn Phúc Âm đầu tiên cho giáo dân người Việt, là thánh Tử Đạo.
Bút Đông là quê hương của nhiều vị linh mục và của hai Giám mục Giuse Nguyễn Tùng Cương - giáo phận Hải Phòng và Giuse Maria Trịnh Chính Trực - giáo phận Buôn Mê Thuột, và của vị Hồng Y thứ hai của giáo hội Công giáo tại Việt Nam - Giuse Maria Trịnh Văn Căn.
Việc dâng mình đi tu của cậu Trịnh Văn Căn diễn tiến đơn giản mà dứt khoát. Hôm ấy, hai mẹ con vào thăm Cha Xứ, tình cờ gặp Thầy Phêrô Nguyễn Đức Tín. Thầy hỏi cậu Căn có muốn theo Thầy không? Thế là cậu theo Thầy!
Hôm sau, 29-06-1929, mẹ tiễn con đến cầu Hòa Mạc, con theo Thầy xuống Nam Định tá túc thụ giáo với linh mục Xứ Nam Định Pédebidau (tên VN: Hóa).
Năm sau, 1930, Thầy Phêrô Tín chịu chức linh mục, về giúp xứ Kẻ Vôi, đưa cậu đệ tử theo, cho học trường Thường Tín. Năm 1931, cậu Căn đỗ bằng Sơ học Yếu lược Pháp-Việt. Từ đấy cậu bắt đầu cuộc sống học tập tu trì tại trường Tập Hà Nội trong 3 năm.
Đầu niên khóa 1934-1935, vào Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên, đời linh mục Binet (Cố Ninh) làm Giám đốc, trong 5 năm. Sau 5 năm giúp xứ Yên Mỹ, một xứ đạo nhỏ trải dài bên sông Hồng, năm 1941 Thầy Trịnh Văn Căn được gọi về học Đại chủng viện Liễu Giai do các linh mục Xuân Bích điều hành dưới quyền linh mục Giám đốc Palliard (Lý).
Ngày 19-12-1946, chiến tranh chống Pháp toàn quốc bùng nổ, Đại chủng viện đóng cửa, Thầy Trịnh Văn Căn tản cư về quê Bút Đông rồi lên Đại Ơn với Cha Phêrô Tín một thời gian.
Khoảng tháng 03-1947, Thầy tìm đường lên Hà Nội trở về Đại chủng viện.
Bấy giờ Giám mục Hà Nội là Đức cha Francois Chaize (Thịnh ) gửi Thầy Trịnh Văn Căn và vài thầy khác vào lớp Thần học ở dòng Chúa Cứu thế tại ấp Thái Hà, dưới quyền linh mục Giám đốc Gagnon (Nhân) học nhờ một năm. Đầu năm học 1948 Đại chủng viện giáo phận đón nhận đông đảo các sinh viên trở về học tại số 40 phố Nhà Chung Hà Nội, linh mục Vuillard (Cố Huy) làm Giám đốc.
Những năm đầu trong sứ vụ linh mục
Ngày 03-12-1949 tại nhà thờ Chính tòa Hà Nội, Đức Giám mục Chaize đã long trọng truyền chức linh mục cho Thầy Giuse Trịnh Văn Căn cùng với các Thầy Hoàng Quốc Chương, Nguyễn Tùng Cương, và Đỗ Tông. Đây là khóa phong chức đặc cách vì hoàn cảnh đặc biệt trong chiến tranh.
Tân linh mục Giuse Trịnh Văn Căn được bổ nhiệm về xứ Hàm Long, làm phó cho Linh mục Chánh xứ Giuse Trịnh Như Khuê. Hai vị hiểu nhau, tín nhiệm nhau cho tới khi hai vị lần lượt được thăng Giám mục.
Ngày 15-08-1950 linh mục Trịnh Như Khuê được Tòa Thánh cử làm Giám mục Hà Nội thì linh mục Trịnh Văn Căn cũng rời Hàm Long lên tòa Giám mục nhận chức Thư ký của tân Giám mục. Qua năm sau, 1951, kiêm luôn Phó xứ nhà thờ Chính tòa, kiêm luôn phó Giám đốc trường Trung học Dũng Lạc, Giám đốc là linh mục Phêrô Nguyễn Huy Mai.
Ngày 15-08-1950 linh mục Trịnh Như Khuê được Tòa Thánh cử làm Giám mục Hà Nội thì linh mục Trịnh Văn Căn cũng rời Hàm Long lên tòa Giám mục nhận chức Thư ký của tân Giám mục. Qua năm sau, 1951, kiêm luôn Phó xứ nhà thờ Chính tòa (Chánh xứ là linh mục Nguyễn Huy Mai), kiêm luôn phó Giám đốc trường Trung học Dũng Lạc, Giám đốc là linh mục Phêrô Nguyễn Huy Mai.[1]
Chánh xứ nhà thờ Chính tòa
Tháng 08-1952 linh mục Chánh xứ Nguyễn Huy Mai được bổ nhiệm Giám đốc Tiểu chủng viện Piô XII, linh mục Trịnh Văn Căn lên Chánh xứ kiêm Tổng quản miền Hà Nội. Với cương vị Chánh xứ, linh mục Trịnh Văn Căn thực hiện nhiều công trình. Có hai công trình lớn:
Xây nhà nguyện trong khuôn viên bệnh viện Phủ Doãn (nay là Bệnh viện Việt-Đức). Ngày 01-05-1958 Đức Giám mục Trịnh Như Khuê chủ sự lễ nghi khánh thành.
Một công trình lớn và khó khăn nữa là trùng tu sửa chữa nhà thờ Chính tòa Hà Nội. Đây là ngôi thánh đường cổ kính được xây cất từ năm 1884 (hoàn thành năm 1888) dưới thời Đức Cha Puginier (Phước, 1835-1892).
Để khắc phục phần nào sự khó khăn về kinh phí tu sửa, linh mục Chánh xứ có sáng kiến tổ chức xổ số trong giáo xứ. Phát hành 100.000 vé, mỗi vé 5 đồng. Các hội đoàn, giáo dân, thiếu nhi trong giáo xứ tích cực hưởng ứng ủng hộ. Vé bán sạch. Ngày mở số 15-08-1953 diễn tiến tốt đẹp tại trường ThánhMẫu, 31 phố Nhà Chung Hà Nội. Nhiều người trúng giải đã tặng lại cho quỹ trùng tu nhà thờ.
Công việc đang tiến hành thì một biến chuyển lớn của đất nước: hiệp định Genève ra đời. Một số đông giáo dân trong ban trùng tu kiến thiết nhà thờ di chuyển vào Nam, kể cả linh mục cũng ra đi 100 người trong số 180 linh mục của giáo phận. Cha Giuse Trịnh Văn Căn ở lại Hà Nội bám sát giáo dân, phục vụ giáo phận và vẫn bình tĩnh tiếp tục công trình trùng tu sửa chữa nhà thờ.
Thời gian làm giám mục (1963 - 1979)
Ngày 02-06-1963, lễ Hiện Xuống, một sự kiện bất ngờ xảy ra tại nhà thờ Lớn, người ta chứng kiến lễ nghi tấn phong Giám mục cho linh mục Giuse Trịnh Văn Căn do Đức Tổng Giám mục Trịnh Như Khuê chủ lễ. Mọi người bỡ ngỡ vì không được thông báo gì cả.
Hôm sau, 03-06-1963, Toà Tổng Giám mục Hà Nội ra thông cáo cho giáo phận, trong đó nêu lý do vội vàng truyền chức cho Đức cha phó vì Đức Tổng Giám mục bỗng nhiên đôi mắt bị lòa, có thể bị mù.(Theo ĐC. Nguyễn Văn Sang, trong “Kỷ niệm về Đức Hồng Y Giuse- Maria Trịnh Văn Căn”, 1990, tr. 23-24).
Khẩu hiệu Giám Mục: "Thương yêu - Vui mừng - Bình an"
Tham dự Hội đồng Giám mục thế giới
Ngày 21-09-1974, Đức cha Giuse Maria Trịnh Văn Căn rời Hà Nội sang Roma, thay mặt Đức Tổng Giám mục Hà Nội, tham dự Hội đồng Giám mục thế giới, khai mạc ngày 27-09-1974. Đây là sự kiện đặc biệt vì lần đầu tiên sau 20 năm chiến tranh Giáo hội miền Bắc không có điều kiện liên lạc thường xuyên chính thức với Tòa Thánh Roma.
Trong bài diễn văn khai mạc, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đặc biệt chào mừng Đức Tổng Giám mục phó của giáo phận Hà Nội. Vào sáng ngày 03-10-1974 Đức Tổng Giám mục Giuse Maria Trịnh Văn Căn đã đọc bài tham luận trình bày vắn tắt 4 điểm về tình hình hoạt động của Giáo hội miền Bắc.
Trong chuyến đi họp Roma này: sau khi bế mạc, ngày 26-10-1974 Đức cha Trịnh Văn Căn đến trụ sở Trung ương Dòng Phanxicô ở Roma thăm cha Tổng Phục vụ Constantin Koser và ngỏ ý xin vào dòng Ba Phanxicô. Cha Tổng Phục vụ đón tiếp và miễn chuẩn cho Đức cha khỏi qua năm "Tập" theo luật Dòng và nhận lời khấn của Đức cha, đồng thời ủy quyền cho Đức cha lập dòng Ba Phanxicô trong giáo phận của Đức cha.
Cũng trong chuyến phó hội Roma này, Đức cha Trịnh Văn Căn được niềm vui bất ngờ gặp lại bà thân mẫu tại Roma sau 20 năm cách biệt. Kể từ tháng 03-1947, Thầy Trịnh Văn Căn rời Bút Đông tìm đường lên Hà Nội về lại Đại chủng viện, đến khi được thụ phong linh mục, 1949, bà cụ ở miền quê Bút Đông xa xôi không thể lên Hà Nội dự lễ của con mình. Có một thời gian ngắn, khoảng 1952, làng Bút Đông bị Pháp ném bom, cơ ngơi bị bình địa, cụ ông đã qua đời, cụ bà phải lên Hà Nội với cô con gái. Năm 1954 bà cụ phải theo con gái - Cô Miều – di chuyển vào Nam. Bà cụ tưởng không còn gặp lại con trai duy nhất được nữa. Hôm ấy, 19-10-1974 bà cụ từ Sàigòn bay qua Roma gặp mặt Đức cha Trịnh Văn Căn, do sự sắp xếp của Đức ông Hasseler, người Đức, Giám đốc Caritas quốc tế chịu mọi phí tổn. Phần thưởng xứng đáng đối với bà cụ, một bà mẹ Việt Nam, Công giáo, suốt cuộc đời chấp nhận hy sinh cho chồng, dâng hiến con trai duy nhất cho Giáo hội. Ngày 25-10-1974 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tiếp đón bà cụ tại phòng khách và chụp hình kỷ niệm.
Từ Tổng Giám mục Hà Nội đến Hồng Y
Ngày 06-08-1978 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tạ thế, Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê sang Roma dự cuộc bầu tân Giáo Hoàng là Đức Gioan-Phaolô I. Rồi kế tiếp dự bầu cử Đức Gioan- Phaolô II.
Về Hà Nội, Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê qua đời đột ngột ngày 27-11-1978. Đức Tổng Giám mục phó Giuse Maria Trịnh Văn Căn với quyền kế vị, lập tức trở thành Tổng Giám mục Chính toà Hà Nội.
Ngày 02-05-1979, tức là chỉ 6 tháng sau khi kế nhiệm, Ngài đã được Tòa Thánh vinh thăng Hồng Y. Trung tuần tháng 09-1979, Đức cha lên đường sang Roma nhận mũ Hồng Y.
Ngày 30-06-1979, tại thánh đường Phaolô VI ở Roma Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II trao mũ đỏ cho tân Hồng Y Trịnh Văn Căn, ngày 02-07-1979 lễ trao nhẫn Hồng Y. Ngày 08-07-1979 tân Hồng Y đến nhận nhà thờ Maria in Via, theo tục lệ của Tòa Thánh.
Ngày 31-07-1979 Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn về đến Hà Nội bình an.
Từ 1963 với cương vị Tổng Giám mục phó, 1978 với cương vị Tổng Giám mục, 1979 với cương vị Hồng Y Giáo chủ Hà Nội cho đến ngày tạ thế, trải qua 27 năm dài lãnh đạo giáo phận Hà Nội, Đức cha Giuse Maria Trịnh Văn Căn đã thực hiện những công trình thật ý nghĩa cho giáo phận, trong hoàn cảnh thật khó khăn.
Về Thánh nhạc
Tuy lớn tuổi, Đức cha vẫn quyết tâm học đàn. Ngài đã thành công. Có một công trình lớn là sưu tầm, chỉnh lý, bổ sung, hệ thống hóa và phổ biến rộng rãi những bài văn cổ dâng hoa. Đức cha là người đầu tiên bỏ nhiều công sức ghi nhạc, sửa lời những bài văn quý tản mát, mai một theo thời gian, xuất bản được 7 bộ dâng hoa và một số bài hát dâng hoa đi đôi với các bài văn. Đây là tư liệu đáng trân trọng cho những ai nghiên cứu âm nhạc dân tộc và sự hội nhập văn hóa của Công giáo Việt Nam vào dòng âm nhạc dân tộc.
Từ năm 1973, Ngài dịch những bài hát tiếng La tinh sang tiếng Việt, xuất bản 3 tập Thánh Ca I, II, III vào năm 1976 và tập IV 1987. Năm 1989 xuất bản cuốn "Học đàn, học nhạc, học hát".
Đây là sự thể hiện những nỗ lực của Đức cha muốn đóng góp phần nhỏ của mình vào nền Thánh nhạc Việt Nam và khuyến khích cho phát triển.
Dịch Kinh Thánh
Năm 1972, Đức cha khởi công dịch Tân ước. Công việc dịch thuật tiến hành trong hoàn cảnh khó khăn đủ thứ và trong những ngày chiến tranh khủng khiếp. Ngài âm thầm lặng lẽ miệt mài làm việc thâu đêm đều đặn. Năm 1975 xuất bản được 5.000 cuốn. Đây là lần đầu tiên sau chiến tranh sách đạo được ấn hành phổ biến cho giáo dân.
Năm 1981, một tổ chức từ thiện ngoại quốc bảo trợ tái bản 50.000 cuốn làm quà tặng Ngài lên chức Hồng Y ở Roma về.
Năm 1978 Đức cha tiếp tục chuẩn bị dịch Cựu Ước. Nhận tin Tòa Thánh thăng chức Hồng Y, Đức cha sang Roma nhận chức, trở về nước Ngài tranh thủ thì giờ miệt mài dịch thuật, hoàn thành được bản thảo. Đường hướng chủ trương dịch Tân ước và Cựu ước của Đức cha là hạn chế sử dụng chú thích điển cố. Tìm mọi cách diễn đạt lời Chúa bằng ngôn ngữ thông thường, vận dụng lời văn bình dị của người bình dã đơn sơ chất phác. Như vậy, tư tưởng trong Cựu và Tân ước đi sâu vào tâm hồn người vốn mộc mạc khó nghèo. Cuối năm 1988 bản dịch Cựu ước hoàn thành.
Hình thành Hội đồng Giám mục Việt Nam
Hoàn cảnh mới của đất nước sau 1975 đưa đến một nhu cầu mới của Giáo hội, phù hợp với ước vọng chung của các Giám mục toàn quốc là thành lập Hội đồng Giám mục của nước Việt Nam thống nhất.
Sự thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam manh nha từ 1976 trong dịp Đức Tổng Giám mục Trịnh Như Khuê đi Roma nhận chức Hồng Y trở về. Nhưng mãi đến năm 1979 khi Đức Tổng giám mục Trịnh Văn Căn đi Roma nhận chức Hồng Y trở về, Ngài khẩn trương tiếp xúc với chính quyền và ban Tôn giáo trung ương để thu xếp công việc, được Thủ tướng chính phủ chấp thuận.
Ngày 03-01-1980. Đức Hồng Y đưa đơn chính thức xin phép Nhà nước cho các Giám mục Việt Nam được tập trung “Cấm phòng” ở Hà Nội, họp trù bị.
Từ 24-04 đến 01-05-1980, có 33 Giám mục trong cả nước về Hà Nội dự đại hội thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đại hội thông qua Ủy ban Thường vụ gồm Chủ tịch là Đức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn, hai phó Chủ tịch là Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình (1910-1995) và ĐứcTổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền (1921-1988). Đức cha Giuse Nguyễn Tùng Cương làm Tổng Thư ký, Hội đồng Giám mục gửi thư chung cho toàn giáo dân Việt Nam và hải ngoại.
Sau khi ra đời, Hội đồng Giám mục Việt Nam được chính phủ Việt Nam cho phép hai phái đoàn gồm 25 Giám mục qua Liên Xô, Hungari rồi qua Roma. Từ đó chính phủ Việt Nam còn cho phép mở 06 chủng viện trong cả nước, in ấn sách đạo v.v...
Trong 27 năm làm Giám mục, Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn đã truyền chức cho nhiều vị Giám mục miền Bắc:
1/. Đức cha Phan Thế Hinh, Giám mục Hưng Hóa, ngày 14-11-1977.
2/. Đức cha Nguyễn Thiện Khuyến, Giám mục phó Phát Diệm, 24-11-1977.
3/. Đức cha Nguyễn Tùng Cương, Giám mục Hải Phòng, 18-02-1979
4/. Đức cha Trần Xuân Hạp, Giám mục Vinh, 04-03-1979.
5/. Đức cha Vũ Duy Nhất, Giám mục Bùi Chu, 08-08-1979.
6/. Đức cha Đinh Bính, Giám mục Thái Bình, 08-12-1979.
7/. Đức cha Nguyễn Văn Sang, Giám mục phó Hà Nội, 22-04-1981.
8/. Đức cha Nguyễn Văn Yến, Giám mục phó Phát Diệm, 16-12-1988.
9/. Đức cha Nguyễn Quang Tuyến. Giám mục phó Bắc Ninh, 25-01-1989.
Tháng 06-1988: Đức Hồng Y kiêm Giám quản Tông toà Tổng giáo phận Huế sau khi Đức Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền qua đời.
Đầu 1990, Giám quản Tông tòa thêm 3 giáo phận Hưng Hóa, Thái Bình và Thanh Hóa.
Cuộc đời Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn, có 3 công trình do Ngài khởi xướng hoặc tác tạo:
* Thứ nhất là việc khởi xướng thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam có ý nghĩa lớn lao là kết hợp được các Giám mục trong một tổ chức để phối hợp công cuộc mục vụ cho có kết quả, đồng thời đặt cơ sở cho những hoạt động hữu hiệu khác trong tương lai.
* Thứ hai là việc xin Đức Giáo Hoàng phong Hiển thánh cho các vị Chân phúc Tử đạo Việt Nam. Vấn đề phức tạp và tế nhị này cuối cùng đã được giải quyết với ý nghĩa thuần túy tôn giáo. Hằng năm vào ngày 24 tháng 11 lễ kính các thánh Tử đạo Việt Nạm được cử hành trong sinh hoạt bình thường của đạo Công giáo.
* Công trình thứ ba là dịch toàn bộ Kinh Thánh ra tiếng Việt và ấn hành nhiều lần.
Vĩnh biệt …
Chiều 15-05-1990, Đức Hồng Y lên lớp dạy cho sinh viên Đại chủng viện Hà Nội theo thời khóa biểu. 19 giờ không thấy Ngài dùng cơm tối…
Đúng 20 giờ 30 Đức Hồng Y qua đời vì bệnh nhồi máu cơ tim và áp huyết đột ngột. Đức Hồng Y hưởng thọ 69 tuổi. Ngài là vị Hồng Y thứ hai của Giáo hội Việt Nam trong 11 năm.
Lễ an táng cử hành long trọng sáng ngày 23-05-1990 do Đức Hồng Y Roger Etchegaray đặc sứ của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II cử sang Hà Nội chiều ngày 22-05-1990.
Đức hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn sinh ngày 19/03/1921, đúng ngày lễ kính thánh Giuse, do đó nhận thánh Giuse làm bổn mạng. Quê làng Bút Đông, xã Trát Bút (nay là xã Châu Giang), huyện Duy Tiên, Hà Nam.
Bút Đông là một giáo xứ lớn được hình thành từ lâu đời nằm ở mạn Tây sông Hồng đối diện với Phố Hiến. Bút Đông là một làng lớn có khoảng 3.000 nhân khẩu lương giáo sống hòa đồng. Bút Đông, từ lâu đời đã có nhiều cơ sở Công giáo: chủng viện Hoàng Nguyên, dòng Mến Thánh giá Bái Vàng. Bút Đông, nơi cư trú của linh mục thừa sai thông thái Théophane Vénard (tên Việt là VEN, 1829-1861) là giáo sư chủng viện Hoàng Nguyên và dịch giả cuốn Phúc Âm đầu tiên cho giáo dân người Việt, là thánh Tử Đạo.
Bút Đông là quê hương của nhiều vị linh mục và của hai Giám mục Giuse Nguyễn Tùng Cương - giáo phận Hải Phòng và Giuse Maria Trịnh Chính Trực - giáo phận Buôn Mê Thuột, và của vị Hồng Y thứ hai của giáo hội Công giáo tại Việt Nam - Giuse Maria Trịnh Văn Căn.
Việc dâng mình đi tu của cậu Trịnh Văn Căn diễn tiến đơn giản mà dứt khoát. Hôm ấy, hai mẹ con vào thăm Cha Xứ, tình cờ gặp Thầy Phêrô Nguyễn Đức Tín. Thầy hỏi cậu Căn có muốn theo Thầy không? Thế là cậu theo Thầy!
Hôm sau, 29-06-1929, mẹ tiễn con đến cầu Hòa Mạc, con theo Thầy xuống Nam Định tá túc thụ giáo với linh mục Xứ Nam Định Pédebidau (tên VN: Hóa).
Năm sau, 1930, Thầy Phêrô Tín chịu chức linh mục, về giúp xứ Kẻ Vôi, đưa cậu đệ tử theo, cho học trường Thường Tín. Năm 1931, cậu Căn đỗ bằng Sơ học Yếu lược Pháp-Việt. Từ đấy cậu bắt đầu cuộc sống học tập tu trì tại trường Tập Hà Nội trong 3 năm.
Đầu niên khóa 1934-1935, vào Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên, đời linh mục Binet (Cố Ninh) làm Giám đốc, trong 5 năm. Sau 5 năm giúp xứ Yên Mỹ, một xứ đạo nhỏ trải dài bên sông Hồng, năm 1941 Thầy Trịnh Văn Căn được gọi về học Đại chủng viện Liễu Giai do các linh mục Xuân Bích điều hành dưới quyền linh mục Giám đốc Palliard (Lý).
Ngày 19-12-1946, chiến tranh chống Pháp toàn quốc bùng nổ, Đại chủng viện đóng cửa, Thầy Trịnh Văn Căn tản cư về quê Bút Đông rồi lên Đại Ơn với Cha Phêrô Tín một thời gian.
Khoảng tháng 03-1947, Thầy tìm đường lên Hà Nội trở về Đại chủng viện.
Bấy giờ Giám mục Hà Nội là Đức cha Francois Chaize (Thịnh ) gửi Thầy Trịnh Văn Căn và vài thầy khác vào lớp Thần học ở dòng Chúa Cứu thế tại ấp Thái Hà, dưới quyền linh mục Giám đốc Gagnon (Nhân) học nhờ một năm. Đầu năm học 1948 Đại chủng viện giáo phận đón nhận đông đảo các sinh viên trở về học tại số 40 phố Nhà Chung Hà Nội, linh mục Vuillard (Cố Huy) làm Giám đốc.
Những năm đầu trong sứ vụ linh mục
Ngày 03-12-1949 tại nhà thờ Chính tòa Hà Nội, Đức Giám mục Chaize đã long trọng truyền chức linh mục cho Thầy Giuse Trịnh Văn Căn cùng với các Thầy Hoàng Quốc Chương, Nguyễn Tùng Cương, và Đỗ Tông. Đây là khóa phong chức đặc cách vì hoàn cảnh đặc biệt trong chiến tranh.
Tân linh mục Giuse Trịnh Văn Căn được bổ nhiệm về xứ Hàm Long, làm phó cho Linh mục Chánh xứ Giuse Trịnh Như Khuê. Hai vị hiểu nhau, tín nhiệm nhau cho tới khi hai vị lần lượt được thăng Giám mục.
Ngày 15-08-1950 linh mục Trịnh Như Khuê được Tòa Thánh cử làm Giám mục Hà Nội thì linh mục Trịnh Văn Căn cũng rời Hàm Long lên tòa Giám mục nhận chức Thư ký của tân Giám mục. Qua năm sau, 1951, kiêm luôn Phó xứ nhà thờ Chính tòa, kiêm luôn phó Giám đốc trường Trung học Dũng Lạc, Giám đốc là linh mục Phêrô Nguyễn Huy Mai.
Ngày 15-08-1950 linh mục Trịnh Như Khuê được Tòa Thánh cử làm Giám mục Hà Nội thì linh mục Trịnh Văn Căn cũng rời Hàm Long lên tòa Giám mục nhận chức Thư ký của tân Giám mục. Qua năm sau, 1951, kiêm luôn Phó xứ nhà thờ Chính tòa (Chánh xứ là linh mục Nguyễn Huy Mai), kiêm luôn phó Giám đốc trường Trung học Dũng Lạc, Giám đốc là linh mục Phêrô Nguyễn Huy Mai.[1]
Chánh xứ nhà thờ Chính tòa
Tháng 08-1952 linh mục Chánh xứ Nguyễn Huy Mai được bổ nhiệm Giám đốc Tiểu chủng viện Piô XII, linh mục Trịnh Văn Căn lên Chánh xứ kiêm Tổng quản miền Hà Nội. Với cương vị Chánh xứ, linh mục Trịnh Văn Căn thực hiện nhiều công trình. Có hai công trình lớn:
Xây nhà nguyện trong khuôn viên bệnh viện Phủ Doãn (nay là Bệnh viện Việt-Đức). Ngày 01-05-1958 Đức Giám mục Trịnh Như Khuê chủ sự lễ nghi khánh thành.
Một công trình lớn và khó khăn nữa là trùng tu sửa chữa nhà thờ Chính tòa Hà Nội. Đây là ngôi thánh đường cổ kính được xây cất từ năm 1884 (hoàn thành năm 1888) dưới thời Đức Cha Puginier (Phước, 1835-1892).
Để khắc phục phần nào sự khó khăn về kinh phí tu sửa, linh mục Chánh xứ có sáng kiến tổ chức xổ số trong giáo xứ. Phát hành 100.000 vé, mỗi vé 5 đồng. Các hội đoàn, giáo dân, thiếu nhi trong giáo xứ tích cực hưởng ứng ủng hộ. Vé bán sạch. Ngày mở số 15-08-1953 diễn tiến tốt đẹp tại trường ThánhMẫu, 31 phố Nhà Chung Hà Nội. Nhiều người trúng giải đã tặng lại cho quỹ trùng tu nhà thờ.
Công việc đang tiến hành thì một biến chuyển lớn của đất nước: hiệp định Genève ra đời. Một số đông giáo dân trong ban trùng tu kiến thiết nhà thờ di chuyển vào Nam, kể cả linh mục cũng ra đi 100 người trong số 180 linh mục của giáo phận. Cha Giuse Trịnh Văn Căn ở lại Hà Nội bám sát giáo dân, phục vụ giáo phận và vẫn bình tĩnh tiếp tục công trình trùng tu sửa chữa nhà thờ.
Thời gian làm giám mục (1963 - 1979)
Ngày 02-06-1963, lễ Hiện Xuống, một sự kiện bất ngờ xảy ra tại nhà thờ Lớn, người ta chứng kiến lễ nghi tấn phong Giám mục cho linh mục Giuse Trịnh Văn Căn do Đức Tổng Giám mục Trịnh Như Khuê chủ lễ. Mọi người bỡ ngỡ vì không được thông báo gì cả.
Hôm sau, 03-06-1963, Toà Tổng Giám mục Hà Nội ra thông cáo cho giáo phận, trong đó nêu lý do vội vàng truyền chức cho Đức cha phó vì Đức Tổng Giám mục bỗng nhiên đôi mắt bị lòa, có thể bị mù.(Theo ĐC. Nguyễn Văn Sang, trong “Kỷ niệm về Đức Hồng Y Giuse- Maria Trịnh Văn Căn”, 1990, tr. 23-24).
Khẩu hiệu Giám Mục: "Thương yêu - Vui mừng - Bình an"
Tham dự Hội đồng Giám mục thế giới
Ngày 21-09-1974, Đức cha Giuse Maria Trịnh Văn Căn rời Hà Nội sang Roma, thay mặt Đức Tổng Giám mục Hà Nội, tham dự Hội đồng Giám mục thế giới, khai mạc ngày 27-09-1974. Đây là sự kiện đặc biệt vì lần đầu tiên sau 20 năm chiến tranh Giáo hội miền Bắc không có điều kiện liên lạc thường xuyên chính thức với Tòa Thánh Roma.
Trong bài diễn văn khai mạc, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đặc biệt chào mừng Đức Tổng Giám mục phó của giáo phận Hà Nội. Vào sáng ngày 03-10-1974 Đức Tổng Giám mục Giuse Maria Trịnh Văn Căn đã đọc bài tham luận trình bày vắn tắt 4 điểm về tình hình hoạt động của Giáo hội miền Bắc.
Trong chuyến đi họp Roma này: sau khi bế mạc, ngày 26-10-1974 Đức cha Trịnh Văn Căn đến trụ sở Trung ương Dòng Phanxicô ở Roma thăm cha Tổng Phục vụ Constantin Koser và ngỏ ý xin vào dòng Ba Phanxicô. Cha Tổng Phục vụ đón tiếp và miễn chuẩn cho Đức cha khỏi qua năm "Tập" theo luật Dòng và nhận lời khấn của Đức cha, đồng thời ủy quyền cho Đức cha lập dòng Ba Phanxicô trong giáo phận của Đức cha.
Cũng trong chuyến phó hội Roma này, Đức cha Trịnh Văn Căn được niềm vui bất ngờ gặp lại bà thân mẫu tại Roma sau 20 năm cách biệt. Kể từ tháng 03-1947, Thầy Trịnh Văn Căn rời Bút Đông tìm đường lên Hà Nội về lại Đại chủng viện, đến khi được thụ phong linh mục, 1949, bà cụ ở miền quê Bút Đông xa xôi không thể lên Hà Nội dự lễ của con mình. Có một thời gian ngắn, khoảng 1952, làng Bút Đông bị Pháp ném bom, cơ ngơi bị bình địa, cụ ông đã qua đời, cụ bà phải lên Hà Nội với cô con gái. Năm 1954 bà cụ phải theo con gái - Cô Miều – di chuyển vào Nam. Bà cụ tưởng không còn gặp lại con trai duy nhất được nữa. Hôm ấy, 19-10-1974 bà cụ từ Sàigòn bay qua Roma gặp mặt Đức cha Trịnh Văn Căn, do sự sắp xếp của Đức ông Hasseler, người Đức, Giám đốc Caritas quốc tế chịu mọi phí tổn. Phần thưởng xứng đáng đối với bà cụ, một bà mẹ Việt Nam, Công giáo, suốt cuộc đời chấp nhận hy sinh cho chồng, dâng hiến con trai duy nhất cho Giáo hội. Ngày 25-10-1974 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tiếp đón bà cụ tại phòng khách và chụp hình kỷ niệm.
Từ Tổng Giám mục Hà Nội đến Hồng Y
Ngày 06-08-1978 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tạ thế, Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê sang Roma dự cuộc bầu tân Giáo Hoàng là Đức Gioan-Phaolô I. Rồi kế tiếp dự bầu cử Đức Gioan- Phaolô II.
Về Hà Nội, Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê qua đời đột ngột ngày 27-11-1978. Đức Tổng Giám mục phó Giuse Maria Trịnh Văn Căn với quyền kế vị, lập tức trở thành Tổng Giám mục Chính toà Hà Nội.
Ngày 02-05-1979, tức là chỉ 6 tháng sau khi kế nhiệm, Ngài đã được Tòa Thánh vinh thăng Hồng Y. Trung tuần tháng 09-1979, Đức cha lên đường sang Roma nhận mũ Hồng Y.
Ngày 30-06-1979, tại thánh đường Phaolô VI ở Roma Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II trao mũ đỏ cho tân Hồng Y Trịnh Văn Căn, ngày 02-07-1979 lễ trao nhẫn Hồng Y. Ngày 08-07-1979 tân Hồng Y đến nhận nhà thờ Maria in Via, theo tục lệ của Tòa Thánh.
Ngày 31-07-1979 Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn về đến Hà Nội bình an.
Từ 1963 với cương vị Tổng Giám mục phó, 1978 với cương vị Tổng Giám mục, 1979 với cương vị Hồng Y Giáo chủ Hà Nội cho đến ngày tạ thế, trải qua 27 năm dài lãnh đạo giáo phận Hà Nội, Đức cha Giuse Maria Trịnh Văn Căn đã thực hiện những công trình thật ý nghĩa cho giáo phận, trong hoàn cảnh thật khó khăn.
Về Thánh nhạc
Tuy lớn tuổi, Đức cha vẫn quyết tâm học đàn. Ngài đã thành công. Có một công trình lớn là sưu tầm, chỉnh lý, bổ sung, hệ thống hóa và phổ biến rộng rãi những bài văn cổ dâng hoa. Đức cha là người đầu tiên bỏ nhiều công sức ghi nhạc, sửa lời những bài văn quý tản mát, mai một theo thời gian, xuất bản được 7 bộ dâng hoa và một số bài hát dâng hoa đi đôi với các bài văn. Đây là tư liệu đáng trân trọng cho những ai nghiên cứu âm nhạc dân tộc và sự hội nhập văn hóa của Công giáo Việt Nam vào dòng âm nhạc dân tộc.
Từ năm 1973, Ngài dịch những bài hát tiếng La tinh sang tiếng Việt, xuất bản 3 tập Thánh Ca I, II, III vào năm 1976 và tập IV 1987. Năm 1989 xuất bản cuốn "Học đàn, học nhạc, học hát".
Đây là sự thể hiện những nỗ lực của Đức cha muốn đóng góp phần nhỏ của mình vào nền Thánh nhạc Việt Nam và khuyến khích cho phát triển.
Dịch Kinh Thánh
Năm 1972, Đức cha khởi công dịch Tân ước. Công việc dịch thuật tiến hành trong hoàn cảnh khó khăn đủ thứ và trong những ngày chiến tranh khủng khiếp. Ngài âm thầm lặng lẽ miệt mài làm việc thâu đêm đều đặn. Năm 1975 xuất bản được 5.000 cuốn. Đây là lần đầu tiên sau chiến tranh sách đạo được ấn hành phổ biến cho giáo dân.
Năm 1981, một tổ chức từ thiện ngoại quốc bảo trợ tái bản 50.000 cuốn làm quà tặng Ngài lên chức Hồng Y ở Roma về.
Năm 1978 Đức cha tiếp tục chuẩn bị dịch Cựu Ước. Nhận tin Tòa Thánh thăng chức Hồng Y, Đức cha sang Roma nhận chức, trở về nước Ngài tranh thủ thì giờ miệt mài dịch thuật, hoàn thành được bản thảo. Đường hướng chủ trương dịch Tân ước và Cựu ước của Đức cha là hạn chế sử dụng chú thích điển cố. Tìm mọi cách diễn đạt lời Chúa bằng ngôn ngữ thông thường, vận dụng lời văn bình dị của người bình dã đơn sơ chất phác. Như vậy, tư tưởng trong Cựu và Tân ước đi sâu vào tâm hồn người vốn mộc mạc khó nghèo. Cuối năm 1988 bản dịch Cựu ước hoàn thành.
Hình thành Hội đồng Giám mục Việt Nam
Hoàn cảnh mới của đất nước sau 1975 đưa đến một nhu cầu mới của Giáo hội, phù hợp với ước vọng chung của các Giám mục toàn quốc là thành lập Hội đồng Giám mục của nước Việt Nam thống nhất.
Sự thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam manh nha từ 1976 trong dịp Đức Tổng Giám mục Trịnh Như Khuê đi Roma nhận chức Hồng Y trở về. Nhưng mãi đến năm 1979 khi Đức Tổng giám mục Trịnh Văn Căn đi Roma nhận chức Hồng Y trở về, Ngài khẩn trương tiếp xúc với chính quyền và ban Tôn giáo trung ương để thu xếp công việc, được Thủ tướng chính phủ chấp thuận.
Ngày 03-01-1980. Đức Hồng Y đưa đơn chính thức xin phép Nhà nước cho các Giám mục Việt Nam được tập trung “Cấm phòng” ở Hà Nội, họp trù bị.
Từ 24-04 đến 01-05-1980, có 33 Giám mục trong cả nước về Hà Nội dự đại hội thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đại hội thông qua Ủy ban Thường vụ gồm Chủ tịch là Đức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn, hai phó Chủ tịch là Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình (1910-1995) và ĐứcTổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền (1921-1988). Đức cha Giuse Nguyễn Tùng Cương làm Tổng Thư ký, Hội đồng Giám mục gửi thư chung cho toàn giáo dân Việt Nam và hải ngoại.
Sau khi ra đời, Hội đồng Giám mục Việt Nam được chính phủ Việt Nam cho phép hai phái đoàn gồm 25 Giám mục qua Liên Xô, Hungari rồi qua Roma. Từ đó chính phủ Việt Nam còn cho phép mở 06 chủng viện trong cả nước, in ấn sách đạo v.v...
Trong 27 năm làm Giám mục, Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn đã truyền chức cho nhiều vị Giám mục miền Bắc:
1/. Đức cha Phan Thế Hinh, Giám mục Hưng Hóa, ngày 14-11-1977.
2/. Đức cha Nguyễn Thiện Khuyến, Giám mục phó Phát Diệm, 24-11-1977.
3/. Đức cha Nguyễn Tùng Cương, Giám mục Hải Phòng, 18-02-1979
4/. Đức cha Trần Xuân Hạp, Giám mục Vinh, 04-03-1979.
5/. Đức cha Vũ Duy Nhất, Giám mục Bùi Chu, 08-08-1979.
6/. Đức cha Đinh Bính, Giám mục Thái Bình, 08-12-1979.
7/. Đức cha Nguyễn Văn Sang, Giám mục phó Hà Nội, 22-04-1981.
8/. Đức cha Nguyễn Văn Yến, Giám mục phó Phát Diệm, 16-12-1988.
9/. Đức cha Nguyễn Quang Tuyến. Giám mục phó Bắc Ninh, 25-01-1989.
Tháng 06-1988: Đức Hồng Y kiêm Giám quản Tông toà Tổng giáo phận Huế sau khi Đức Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền qua đời.
Đầu 1990, Giám quản Tông tòa thêm 3 giáo phận Hưng Hóa, Thái Bình và Thanh Hóa.
Cuộc đời Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn, có 3 công trình do Ngài khởi xướng hoặc tác tạo:
* Thứ nhất là việc khởi xướng thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam có ý nghĩa lớn lao là kết hợp được các Giám mục trong một tổ chức để phối hợp công cuộc mục vụ cho có kết quả, đồng thời đặt cơ sở cho những hoạt động hữu hiệu khác trong tương lai.
* Thứ hai là việc xin Đức Giáo Hoàng phong Hiển thánh cho các vị Chân phúc Tử đạo Việt Nam. Vấn đề phức tạp và tế nhị này cuối cùng đã được giải quyết với ý nghĩa thuần túy tôn giáo. Hằng năm vào ngày 24 tháng 11 lễ kính các thánh Tử đạo Việt Nạm được cử hành trong sinh hoạt bình thường của đạo Công giáo.
* Công trình thứ ba là dịch toàn bộ Kinh Thánh ra tiếng Việt và ấn hành nhiều lần.
Vĩnh biệt …
Chiều 15-05-1990, Đức Hồng Y lên lớp dạy cho sinh viên Đại chủng viện Hà Nội theo thời khóa biểu. 19 giờ không thấy Ngài dùng cơm tối…
Đúng 20 giờ 30 Đức Hồng Y qua đời vì bệnh nhồi máu cơ tim và áp huyết đột ngột. Đức Hồng Y hưởng thọ 69 tuổi. Ngài là vị Hồng Y thứ hai của Giáo hội Việt Nam trong 11 năm.
Lễ an táng cử hành long trọng sáng ngày 23-05-1990 do Đức Hồng Y Roger Etchegaray đặc sứ của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II cử sang Hà Nội chiều ngày 22-05-1990.
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Giáo Phận San Bernardino và Giáo Phận San Diego
Trần Ngọc Thể
22:49 18/05/2009
SAN BERNARDINO - Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Giáo Phận San Bernardino và Giáo Phận San Diego
- Mừng kính trọng thể ngày Mẹ Muôn Hoa.
- Cung nghinh thánh tượng Đức Mẹ Fatima.
- Hân hoan chào mừng Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt, sứ thần Tòa Thánh tại Costa Rica, miền trung Châu Mỹ.
Tháng 5 là tháng cây cối trổ lá đơm hoa, ngàn hoa muôn màu, muôn sắc, cùng với màu xanh tươi của lá trải lên mặt đất một thảm màu đẹp mắt vui tươi. Đối với người Công Giáo tháng 5 là tháng dành riêng tôn vinh Đức Maria. Đặc biệt hơn với Giáo Hội Việt Nam, tháng hoa dâng Mẹ đã đi vào tâm khảm của từng giáo hữu với những tâm tình rất ý nhị và sâu sắc.
Tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó, Đền Thánh Đức Mẹ Dâng Con ở Corona đã tổ chức trọng thể ngày tôn vinh Mẹ Muôn Hoa năm 2009 vào sáng Chúa Nhật ngày 10 tháng 5 vừa qua, cùng ngày xã hội Hoa Kỳ chọn là ngày Hiền Mẫu. Thời tiết những ngày cuối tuần qua tại miền Nam Cali thật đẹp và thích hợp cho những sinh hoạt ngoài trời. Trong khuôn viên rộng gần 4 mẫu của Đền Thánh được trang hoàng cờ bay phất phới, một căn lều rất rộng xếp nhiều ngàn ghế và 1 lễ đài trên cao trang hoàng rất đẹp, nhiều ngàn giáo dân quy tụ về lễ đài trong số đó có hàng ngàn Bà Mẹ trên tay cầm những cành hoa huệ nhiều màu sắc để chờ dâng lên Mẹ Maria mà quên rằng chính mình hôm nay cũng được con cháu vinh danh và tặng hoa.
Đúng 11giờ30 nghi lễ bắt đầu bằng đội Dâng Hoa do các em Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách thật nhịp nhàng, tiếp theo là phần cung nghinh thánh tượng Đức Mẹ Fatima chung quanh khu vực Đền Thánh và Thánh Lễ Đồng Tế do Đức TGM Phêrô chủ tế và giảng thuyết. Ngày Đại Lễ Tôn Vinh Mẹ Muôn Hoa đã kết thúc vào lúc hơn 2 giờ chiều với nét mặt hân hoan ra về của nhiều ngàn người, trong khi Đức TGM Phêrô lại gấp rút di chuyển lên nhà thờ Đức Mẹ Thánh Tâm ở San Diego. Theo lời Ban tổ chức thì hơn hai ngàn giáo dân cũng đã quy tụ ở đây dàn chào ngài theo nghi lễ đón tiếp vị sứ thần Tòa Thánh. Đúng 4 giờ chiều xe chở Đức TGM vừa vào exit đã được xe của Ban tổ chức và xe cảnh sát chớp đèn mở đường, tất cả 4 con đường chung quanh khu vực cảnh sát đã đặt rào cản, giáo dân đứng hai bên hô vang chào mừng sứ thần Tòa Thánh, xe vừa vào đến đầu nhà thờ thì 1 tràng pháo dài nổ dòn tan. Đức TGM mặc phẩm phục đưa tay vẫy chào mọi người và theo sự hướng dẫn của Cha Việt cùng quý Cha tiến vào nhà xứ, sau khoảng 20 phút gặp riêng với hội đồng Linh Mục Việt Nam Giáo Phận San Diego ngài bước ra để cùng giáo dân rước kiệu Đức Mẹ Fatima chung quanh khu vực nhà thờ. Nhiều Hội Đoàn đã xếp hàng thứ tự trông thật đẹp và cũng dễ nhận diện. Thí dụ Hội Các Bà Mẹ Công Giáo của Cộng Đoàn này mặc đồng phục áo dài màu xanh thì quàng khăn trắng, Hội CBMCG của Cộng Đoàn khác mặc đồng phục trắng lại quàng khăn xanh…
Nhiêu Cộng Đoàn trong Giáo Phận đã đi tham dự ngày Đại Lễ, cách sắp xếp của Ban tổ chức gợi lại trong lòng người viết cả một vùng trời kỷ niệm về những sinh hoạt của giáo dân vùng Cái Sắn thuộc Giáo Phận Long Xuyên và giáo dân vùng Hố Nai thuộc Giáo Phận Xuân Lộc trước năm 1975, nhiều người bản xứ thuộc nhiều sắc tộc cũng đứng nhìn với khuôn mặt ngỡ ngàng thích thú. Như đã dự tính được số người tham dự, Ban tổ chức có đặt 1 màn ảnh lớn bên hội trường và hệ thống âm thanh bên ngoài nhà thờ, nhưng giáo dân lại chỉ muốn chen vào nhà thờ để tận mắt tham dự Thánh Lễ do Đức TGM chủ tế và thuyết giảng vì đây là lần đầu Đức TGM công du mục vụ ở Giáo Phận San Diego, rất nhiều người ngạc nhiên vì chưa bao giờ nghe nhắc đến tên của ngài. Theo phẩm trật của Giáo Hội Công Giáo, ngài là Tổng Giám Mục, sứ thần Tòa Thánh, mang tên họ hoàn toàn Việt Nam, nhưng lại không có tên trong hàng Giáo Phẩm Việt Nam, vì ngài đã được gởi đi du học bên Rôma từ khi còn rất trẻ.
Trong Thánh Lễ đại trào Lòng Chúa Thương Xót tại hội trường Đại Học Long Beach hôm Chúa Nhật ngày 19 tháng 4 vừa qua, trước gần 7 ngàn giáo dân ngồi chật hội trường và các phòng họp, kể cả các hành lang. Đức Giám Mục Phó Tổng Giáo Phận Los Angeles đã phát biểu: “Rất vinh dự được đón tiếp và dâng Thánh Lễ đồng tế với Đức Tổng Giám Mục Pierre vì Ngài là sứ thần Toà Thánh ngay tại quê hương tôi.”
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam rất vinh dự và tự hào khi được tiếp đón ngài. Bác sĩ Võ Đình Hữu, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt vùng Pomona và các vùng phụ cận, người đã từng hoạt động Cộng Đồng gần 30 năm qua phát biểu: “Trong hơn 20 năm làm nhiệm vụ ngoại giao cho Tòa Thánh Vatican ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, ngoài thiên chức vinh danh Thiên Chúa trên trời, ngài còn làm vẻ vang hình ảnh người Việt Nam ở mỗi quốc gia mà ngài phục vụ. Sự hiểu biết sâu rộng về ngoại giao, ngài còn đạo mạo, chững chạc về đạo đức, tư cách, đi đến đâu cũng được đón tiếp trọng vọng, khác hẳn với nhiều cán bộ cao cấp ngoại giao của chính quyền Cộng Sản Việt Nam, được gởi đến nhiều quốc gia thiếu tư cách, đạo đức, làm những việc xấu, để cho người bản xứ quốc gia đó cái nhìn thiếu thiện cảm với người Việt Nam…”
Là người đi theo Đức TGM trong suốt lộ trình mục vụ chuyến công du lần này, người viết không còn ngạc nhiên khi sau mỗi Thánh Lễ giáo dân vây quanh ngài, người lớn thì xin chụp hình lưu niệm, các cháu thiếu niên thì cố chen vào để chỉ xin chữ ký.
Ngày cuối chuyến công du mục vụ ở Miền Nam Cali tại Đền Thánh Đức Mẹ Dâng Con ở Riverside, Đức Tổng Gíam Mục đã:
- hướng dẫn hội thảo vào lúc 9 giờ
- Chủ tế và thuyết giảng thánh lễ lúc 11 giờ 30
- Sau trưa vào lúc 2 giờ 15, Ngài vội lên đường đi San Diego dâng thánh lễ cho CĐVN tại Giáo Phận San Diego
- Tối về dùng bữa tối và sáng hôm sau 8 giờ ra phi trường Los Angeles đi Rôma.
- Mừng kính trọng thể ngày Mẹ Muôn Hoa.
- Cung nghinh thánh tượng Đức Mẹ Fatima.
- Hân hoan chào mừng Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt, sứ thần Tòa Thánh tại Costa Rica, miền trung Châu Mỹ.
Tháng 5 là tháng cây cối trổ lá đơm hoa, ngàn hoa muôn màu, muôn sắc, cùng với màu xanh tươi của lá trải lên mặt đất một thảm màu đẹp mắt vui tươi. Đối với người Công Giáo tháng 5 là tháng dành riêng tôn vinh Đức Maria. Đặc biệt hơn với Giáo Hội Việt Nam, tháng hoa dâng Mẹ đã đi vào tâm khảm của từng giáo hữu với những tâm tình rất ý nhị và sâu sắc.
Tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó, Đền Thánh Đức Mẹ Dâng Con ở Corona đã tổ chức trọng thể ngày tôn vinh Mẹ Muôn Hoa năm 2009 vào sáng Chúa Nhật ngày 10 tháng 5 vừa qua, cùng ngày xã hội Hoa Kỳ chọn là ngày Hiền Mẫu. Thời tiết những ngày cuối tuần qua tại miền Nam Cali thật đẹp và thích hợp cho những sinh hoạt ngoài trời. Trong khuôn viên rộng gần 4 mẫu của Đền Thánh được trang hoàng cờ bay phất phới, một căn lều rất rộng xếp nhiều ngàn ghế và 1 lễ đài trên cao trang hoàng rất đẹp, nhiều ngàn giáo dân quy tụ về lễ đài trong số đó có hàng ngàn Bà Mẹ trên tay cầm những cành hoa huệ nhiều màu sắc để chờ dâng lên Mẹ Maria mà quên rằng chính mình hôm nay cũng được con cháu vinh danh và tặng hoa.
Đúng 11giờ30 nghi lễ bắt đầu bằng đội Dâng Hoa do các em Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách thật nhịp nhàng, tiếp theo là phần cung nghinh thánh tượng Đức Mẹ Fatima chung quanh khu vực Đền Thánh và Thánh Lễ Đồng Tế do Đức TGM Phêrô chủ tế và giảng thuyết. Ngày Đại Lễ Tôn Vinh Mẹ Muôn Hoa đã kết thúc vào lúc hơn 2 giờ chiều với nét mặt hân hoan ra về của nhiều ngàn người, trong khi Đức TGM Phêrô lại gấp rút di chuyển lên nhà thờ Đức Mẹ Thánh Tâm ở San Diego. Theo lời Ban tổ chức thì hơn hai ngàn giáo dân cũng đã quy tụ ở đây dàn chào ngài theo nghi lễ đón tiếp vị sứ thần Tòa Thánh. Đúng 4 giờ chiều xe chở Đức TGM vừa vào exit đã được xe của Ban tổ chức và xe cảnh sát chớp đèn mở đường, tất cả 4 con đường chung quanh khu vực cảnh sát đã đặt rào cản, giáo dân đứng hai bên hô vang chào mừng sứ thần Tòa Thánh, xe vừa vào đến đầu nhà thờ thì 1 tràng pháo dài nổ dòn tan. Đức TGM mặc phẩm phục đưa tay vẫy chào mọi người và theo sự hướng dẫn của Cha Việt cùng quý Cha tiến vào nhà xứ, sau khoảng 20 phút gặp riêng với hội đồng Linh Mục Việt Nam Giáo Phận San Diego ngài bước ra để cùng giáo dân rước kiệu Đức Mẹ Fatima chung quanh khu vực nhà thờ. Nhiều Hội Đoàn đã xếp hàng thứ tự trông thật đẹp và cũng dễ nhận diện. Thí dụ Hội Các Bà Mẹ Công Giáo của Cộng Đoàn này mặc đồng phục áo dài màu xanh thì quàng khăn trắng, Hội CBMCG của Cộng Đoàn khác mặc đồng phục trắng lại quàng khăn xanh…
Nhiêu Cộng Đoàn trong Giáo Phận đã đi tham dự ngày Đại Lễ, cách sắp xếp của Ban tổ chức gợi lại trong lòng người viết cả một vùng trời kỷ niệm về những sinh hoạt của giáo dân vùng Cái Sắn thuộc Giáo Phận Long Xuyên và giáo dân vùng Hố Nai thuộc Giáo Phận Xuân Lộc trước năm 1975, nhiều người bản xứ thuộc nhiều sắc tộc cũng đứng nhìn với khuôn mặt ngỡ ngàng thích thú. Như đã dự tính được số người tham dự, Ban tổ chức có đặt 1 màn ảnh lớn bên hội trường và hệ thống âm thanh bên ngoài nhà thờ, nhưng giáo dân lại chỉ muốn chen vào nhà thờ để tận mắt tham dự Thánh Lễ do Đức TGM chủ tế và thuyết giảng vì đây là lần đầu Đức TGM công du mục vụ ở Giáo Phận San Diego, rất nhiều người ngạc nhiên vì chưa bao giờ nghe nhắc đến tên của ngài. Theo phẩm trật của Giáo Hội Công Giáo, ngài là Tổng Giám Mục, sứ thần Tòa Thánh, mang tên họ hoàn toàn Việt Nam, nhưng lại không có tên trong hàng Giáo Phẩm Việt Nam, vì ngài đã được gởi đi du học bên Rôma từ khi còn rất trẻ.
Trong Thánh Lễ đại trào Lòng Chúa Thương Xót tại hội trường Đại Học Long Beach hôm Chúa Nhật ngày 19 tháng 4 vừa qua, trước gần 7 ngàn giáo dân ngồi chật hội trường và các phòng họp, kể cả các hành lang. Đức Giám Mục Phó Tổng Giáo Phận Los Angeles đã phát biểu: “Rất vinh dự được đón tiếp và dâng Thánh Lễ đồng tế với Đức Tổng Giám Mục Pierre vì Ngài là sứ thần Toà Thánh ngay tại quê hương tôi.”
Đức TGM Tốt và ông Võ Đình Hữu |
Là người đi theo Đức TGM trong suốt lộ trình mục vụ chuyến công du lần này, người viết không còn ngạc nhiên khi sau mỗi Thánh Lễ giáo dân vây quanh ngài, người lớn thì xin chụp hình lưu niệm, các cháu thiếu niên thì cố chen vào để chỉ xin chữ ký.
Ngày cuối chuyến công du mục vụ ở Miền Nam Cali tại Đền Thánh Đức Mẹ Dâng Con ở Riverside, Đức Tổng Gíam Mục đã:
- hướng dẫn hội thảo vào lúc 9 giờ
- Chủ tế và thuyết giảng thánh lễ lúc 11 giờ 30
- Sau trưa vào lúc 2 giờ 15, Ngài vội lên đường đi San Diego dâng thánh lễ cho CĐVN tại Giáo Phận San Diego
- Tối về dùng bữa tối và sáng hôm sau 8 giờ ra phi trường Los Angeles đi Rôma.
Hình ảnh Dâng Hoa và Lễ Giới Trẻ tại Giáo Xứ Thánh Marcô Inala Úc Châu
Peter Khoa Phạm
23:51 18/05/2009
Xem hình ảnh dâng hoa
Thánh Lễ Giới Trẻ Chúa Nhật ngày 17 tháng 5 với chủ đề ‘Yêu Người’. "Thiên Chúa là tình yêu và ai sống trong tình yêu thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa đến và ở trong người đó. Có Chúa ở cùng người đó sẽ là chứng nhân trung tín của Đức Kitô." Các bạn trẻ phụ trách việc phụng vụ và lời nguyện trong thánh lễ.
Tám chữ được dán lên 8 trái tim nhỏ tạo thành hình một trái tim lớn trên tường sau bàn thờ nhắc đến 8 nhân đức cần hiện diện trong tình bạn: Xót Thương, Biết Ơn, Nhân Ái, Nhẫn Nại, Kiên Tâm, Tử Tế, Tha Thứ và Khiêm Nhường.
Kinh Lậy Cha phỏng theo hình thức đối thoại theo tinh thần trẻ trung, gây nhiều hứng thú, ngạc nhiên, tạo chú ý cho cộng đoàn.
Xem hình ảnh Lễ Giới Trẻ
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thư ngỏ số 3 gửi các Đại Biểu Quốc Hội khóa 12
GS Nguyễn Huệ Chi
02:14 18/05/2009
Việt Nam ngày 17 tháng 05 năm 2009
Vì tính cấp bách của vấn đề mà tiếp theo Thư Ngỏ số 2, thư ngỏ này lại được gửi tới quý vị ngay trước kỳ họp ngày 20 tháng 5 năm 2009 này.
Cùng với bản Kiến nghị mang hơn một nghìn tám trăm chữ ký và những lá thư ngỏ trước, Thư ngỏ này chỉ mong thêm một lần gợi ý với quý vị: sẽ đến họp không chỉ với một tinh thần quán triệt nhiệm vụ xây dựng một Nhà nước Pháp quyền, mà còn có trong tay những bằng chứng cụ thể về nguyện vọng và ý chí của đông đảo người dân Việt trước vấn đề nóng bỏng của đất nước, giúp quý vị thực thi quyền hạn của mình trong khung khổ pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kính thưa quý vị,
Hẳn quý vị đều biết chủ đề của thư ngỏ này vẫn là câu chuyện bauxite ở Tây Nguyên.
Xin tóm lược tình hình thành mấy điều để quý vị dễ theo dõi.
1) Từ cuối năm 2008, dự án khai thác bauxite được công khai hóa với tin tức Dự án Tân Rai chính thức làm lễ khởi công tổ hợp nhà máy sản xuất Alumin vào ngày 18/11/2008 và sau đó là sự xuất hiện loạt bài phản biện của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn. Cho tới thời điểm đó, đại đa số nhân dân mới biết là trên đất nước ta có cái dự án bauxite đồ sộ này. Nhưng trên thực tế, dự án này đã được ký tắt với Trung Quốc từ khá lâu trước đó, cụ thể là từ năm 2001 với bản Tuyên bố chung do ông Nông Đức Mạnh ký với ông Hồ Cẩm Đào. Sự việc này có nghĩa là suốt hai khóa Quốc Hội XI và XII những người đại biểu chính thức của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước chưa hề được báo cáo để phê chuẩn và nếu cần thì luật hóa. Ông Nông Đức Mạnh từng là Chủ tịch Quốc Hội liền hai khóa, người thường xuyên nói tới khẩu hiệu dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra thực sự đã hoàn toàn làm ngơ, vô hiệu hóa khẩu hiệu đó.
2) Nhưng dẫu sao sự công khai chủ trương khai thác bauxite cũng có mặt có lợi. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi hai lần thư tới những người có chức trách cao nhất, phân tích mối nguy hại của chủ trương đó. Đặc biệt qua hai lá thư của Đại tướng, nhân dân được biết là ngay từ thời khối SEV (hoặc còn gọi là COMECON) cũng đã dự định khai thác bauxite ở Tây Nguyên Việt Nam, mà chỉ vì những nguy hiểm về kỹ thuật và an toàn môi trường mà khối SEV chân thành khuyên Việt Nam không thực hiện chủ trương đó. Lá thư của Đại tướng cũng nhắc đến vị trí chiến lược của Tây Nguyên, là điều sau đó còn được Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên nhắc lại và được đề cập rất rành mạch trong thư của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh: “[…] nay lại để Trung Quốc khai thác bauxit ở Cao nguyên Trung phần thì sẽ có năm, bảy ngàn hoặc hơn một vạn công nhân hay quân nhân Trung Quốc đến cư trú và hoạt động tại đây, sẽ hình thành một “thị trấn Trung Hoa”, một “căn cứ quân sự” trên địa bàn chiến lược vô cùng xung yếu của chúng ta (vũ khí đưa vào thì không khó gì). Phía Bắc nước ta, trên biển Trung Quốc có căn cứ hải quân hùng mạnh, phía Tây Nam nước ta Trung Quốc có căn cứ lục quân trang bị đầy đủ thì độc lập, chủ quyền mà chúng ta đã phải đổi bằng hàng triệu sinh mạng cùng xương máu sẽ như thế nào?!”
3) Những thư của các tướng lĩnh nói trên rất quan trọng, nhưng còn trên dạng chiến lược, và phải đợi những lá thư và bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, người có vị trí không thấp trong Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) thì dư luận mới thấy rõ toàn diện các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật văn hóa, xã hội và an ninh của vấn đề. Loạt bài của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn đã làm dấy lên cuộc thảo luận chưa từng có trên các phương tiện truyền thông, kể cả các phương tiện chính thống nhất. Và tập đoàn TKV đành phải tổ chức một cuộc gọi là hội thảo khoa học tại khách sạn Melia. Nhân dân ta thừa biết giá trị của những hội thảo theo lối đánh bóng mạ kền như thế, nên hoàn toàn không bị bất ngờ khi thấy ngay trong Hội thảo có cả đại diện Công ty Trung Quốc Chalco, có những kết luận mơ hồ quanh co kiểu không làm bauxite bằng mọi giá (Hoàng Trung Hải), và nhất là cuộc phản công sau Hội thảo của Đoàn Văn Kiển chủ tịch TKV với lời lẽ mang rặt đầu óc cờ bạc đặt 50/50 vào canh bạc bauxite Tây Nguyên!
4) Để chứng tỏ đó không phải là một nguy cơ nằm trong hoang tưởng của nhiều người mà là nguy cơ có thực, đã có nhiều nhà báo tìm đến tận nơi để viết tường trình. Vietnamnet ngày 14-4-2009 nói tới 20 dãy nhà tập thể dành cho công nhân Trung Quốc ở khu mỏ Tân Rai và quang cảnh hoạt động nhộn nhịp mua bán của đám công nhân nói tiếng Hoa đang sinh sống ở đây. Trang mạng Sài Gòn tiếp thị ngày 15-4-2009 nói những đợt công nhân Trung Quốc đầu tiên đổ bộ vào Tân Rai từ tháng Mười một năm 2008, mới đầu khoảng 700 người, nhưng vào những thời điểm làm nước rút, số lượng có thể lên đến 2.000 người. Cũng theo các báo trên, công nhân người Việt ở đây rất ít. Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV News) cho biết riêng ở Đắc Nông, ở nơi đang xây dựng nhà máy luyện alumin Nhân Cơ do Tập đoàn Chalco Trung Quốc trúng thầu chính, vào thời gian cao điểm có thể có 2.000 người Trung Quốc làm việc tại đây, điều sau đó được lãnh đạo Công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ cải chính trên Vietnamnet ngày 26-4-2009 rằng con số nêu chưa chính xác, bởi vào thời gian cao điểm, trên công trường xây dựng nhà máy chỉ có gần 3.000 lao động làm việc mà thôi (!!!). (!!!). Gần đây nhất, báo chí đưa tin: các công ty của Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên bị phạt vì không thực hiện đúng quy định đưa lao động của mình vào làm việc (Báo Sài Gòn tiếp thị ngày 12-05-2009), có nghĩa là chúng ta đã không quản lý được nhân thân những người lao động gốc Trung Quốc, hay nói trắng ra là lao động chui. Nếu không gọi đấy là nguy cơ tiềm ẩn thì phải gọi là gì?
5) Bổ sung vào nguy cơ vừa nói ở trước là một thực trạng khiến công nhân người Hoa sẽ có điều kiện để cư trú vô thời hạn:“Dự án Tân Rai chính thức làm lễ khởi công tổ hợp nhà máy sản xuất Alumin vào ngày 18/11/2008. Thời gian khai thác của dự án này dự tính kéo dài trong 98 năm, trữ lượng bauxite ở Tân Rai có thể trên 700 triệu tấn. Nếu khai thác 600.000 tấn/năm thì thời gian khai thác của riêng vùng Tân Rai sẽ kéo dài 45 năm, và nếu mở rộng vùng mỏ bauxite ra Bảo Lộc, lên Di Linh thì thời hạn khai thác có thể lên tới 150 năm”.
6) Chưa hết! Mới vừa cách nay chưa đến một tuần, cộng đồng dân mạng Internet còn phát hiện một vụ việc kinh thiên động địa: Bộ Thương mại, nay là Bộ Công thương, đã ký kết xây dựng một trang mạng chung với truyền thông Trung Quốc có cả phần tiếng Việt và tiếng Hoa với danh nghĩa là để đưa tin về việc hợp tác kinh tế Việt-Trung. Đứng ra khai trương trang mạng này có cả ba vị đứng đầu Đảng và Nhà nước hai nước, Hồ Cẩm Đào, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Minh Triết. Chỉ sau ít lâu thì nhiều bài được phát trên trang tiếng Việt mang tên miền Việt Nam lại đưa những tin xuyên tạc rất thậm tệ đối với Việt Nam mà không có cách gì xóa nổi, giản đơn là vì máy chủ do phía Trung Quốc nắm giữ. Điều đó lý giải sự xấc xược của viên Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang lên diễn đàn xỉ vả giới trí thức Việt Nam ở trong và ngoài nước, những người đã ký tên vào bản Kiến nghị yêu cầu dừng chủ trương bauxite, là “kém xây dựng, hoàn toàn dựa trên những thông tin sai lệch, dựng chuyện, […] thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức phản động lợi dụng”.
7) Cũng gây bất bình không kém là thái độ của hai đại biểu Quốc Hội Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng Chính phủ) và Nguyễn Phú Trọng (Chủ tịch Quốc hội). Rất gần đây, ông Nguyễn Tấn Dũng tới thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau khi nghe Đại tướng nhắc lại yêu cầu trong thư về chủ trương làm bauxite ở Tây Nguyên, đã long trọng hứa “Chính phủ xin tiếp thu và nghiên cứu ý kiến của Đại tướng”. Vậy nhưng ngày hôm sau, khi tiếp xúc với cử tri Hải Phòng, ông đã quên ngay lời hứa với Đại tướng hôm trước và dõng dạc tuyên bố: “Nhà nước sẽ đưa việc khai thác bauxite thành một ngành công nghiệp lớn”. Còn ông Nguyễn Phú Trọng thì đã làm cho cử tri theo dõi tình hình đất nước trên mạng hết sức bất mãn và phiền lòng vì những lời lẽ khó hiểu và không hợp với cương vị của mình: “Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào quy mô, tầm cỡ của các dự án. Trong khi đó, quy mô mỗi dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn 600 triệu đôla”, “[...] Dự án chỉ mới đang thí điểm, chưa đâu vào đâu …” (!?)
Thưa quý vị đại biểu Quốc hội,
Chúng tôi thành thực xin lỗi quý vị vì đã tóm tắt không thật ngắn gọn một tình hình quá dài, sự nguy cấp có thể dẫn dân tộc ta tới một cuộc đời nô lệ trong chế độ thuộc địa kiểu nửa cũ nửa mới dưới ách của những người đồng chí không trung thực, làm rùng mình bất kỳ ai đang theo dõi cái lưỡi bò liếm sạch vùng biển Đông cho tới sát Indonesia, đang theo dõi những cuộc khiêu khích phiêu lưu trên biển Đông kích thích chính quyền Hoa Kỳ phải điều động hai phi đội máy bay tiêm kích tàng hình tới vùng này…
Chúng tôi kêu gọi quý vị đại biểu tại kỳ họp này hãy đưa vấn đề bauxite Tây Nguyên đặt lên bàn nghị sự và đi tới một nghị quyết có tính toán toàn diện đến việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên; cụ thể là:
a) Yêu cầu Chính phủ cho ngưng toàn bộ dự án khai thác bauxite, sản xuất alumin hiện đang có với mọi đối tác: Australia, Nga, Trung Quốc, v.v. tại đây cũng như mọi nơi khác trên lãnh thổ chúng ta. Hãy để cho thế hệ sau, 25 - 30 năm nữa, với trình độ kỹ thuật cao hơn, trở lại xem xét khả năng khai thác bauxite, sản xuất alumin;
b) Thành lập một Ủy ban nghiên cứu đường hướng phát triển kinh tế cho Tây Nguyên với sự hợp tác của nhiều lãnh vực chuyên môn và giữa các nhà trí thức trong và ngoài nước.
Chúng tôi kêu gọi quý vị yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương phải ra điều trần, đồng thời ra một nghị quyết cách chức vị Bộ trưởng không xứng đáng của Bộ này. Đó là phép nước và cũng là để thực hiện đúng luật truyền thông của Việt Nam.
Quý vị là đại biểu Quốc Hội, tức là thành viên của một tổ chức quốc gia tiên tiến – một hình thức tổ chức đã được thử thách trong nhiều thế kỷ qua và đã từng giúp cho nước Anh, nước Pháp và Hoa Kỳ cùng biết bao quốc gia dân chủ khác thành những địa chỉ dân tộc hùng mạnh, con người hạnh phúc, cuộc sống mỗi ngày một thêm bình yên đáng sống trong nguyên lý đồng thuận. Phần lớn quý vị cũng lại là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, xin quý vị hãy giữ thanh danh và thể diện cho chính đảng đó để hành động có ích nhất cho dân tộc Việt Nam đã đau khổ quá lâu!
Xin chúc quý vị an khang và thành đạt cùng với dân tộc!
GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn Phạm Toàn, GSTS Nguyễn Thế Hùng
Vì tính cấp bách của vấn đề mà tiếp theo Thư Ngỏ số 2, thư ngỏ này lại được gửi tới quý vị ngay trước kỳ họp ngày 20 tháng 5 năm 2009 này.
Cùng với bản Kiến nghị mang hơn một nghìn tám trăm chữ ký và những lá thư ngỏ trước, Thư ngỏ này chỉ mong thêm một lần gợi ý với quý vị: sẽ đến họp không chỉ với một tinh thần quán triệt nhiệm vụ xây dựng một Nhà nước Pháp quyền, mà còn có trong tay những bằng chứng cụ thể về nguyện vọng và ý chí của đông đảo người dân Việt trước vấn đề nóng bỏng của đất nước, giúp quý vị thực thi quyền hạn của mình trong khung khổ pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kính thưa quý vị,
Hẳn quý vị đều biết chủ đề của thư ngỏ này vẫn là câu chuyện bauxite ở Tây Nguyên.
Xin tóm lược tình hình thành mấy điều để quý vị dễ theo dõi.
1) Từ cuối năm 2008, dự án khai thác bauxite được công khai hóa với tin tức Dự án Tân Rai chính thức làm lễ khởi công tổ hợp nhà máy sản xuất Alumin vào ngày 18/11/2008 và sau đó là sự xuất hiện loạt bài phản biện của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn. Cho tới thời điểm đó, đại đa số nhân dân mới biết là trên đất nước ta có cái dự án bauxite đồ sộ này. Nhưng trên thực tế, dự án này đã được ký tắt với Trung Quốc từ khá lâu trước đó, cụ thể là từ năm 2001 với bản Tuyên bố chung do ông Nông Đức Mạnh ký với ông Hồ Cẩm Đào. Sự việc này có nghĩa là suốt hai khóa Quốc Hội XI và XII những người đại biểu chính thức của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước chưa hề được báo cáo để phê chuẩn và nếu cần thì luật hóa. Ông Nông Đức Mạnh từng là Chủ tịch Quốc Hội liền hai khóa, người thường xuyên nói tới khẩu hiệu dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra thực sự đã hoàn toàn làm ngơ, vô hiệu hóa khẩu hiệu đó.
2) Nhưng dẫu sao sự công khai chủ trương khai thác bauxite cũng có mặt có lợi. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi hai lần thư tới những người có chức trách cao nhất, phân tích mối nguy hại của chủ trương đó. Đặc biệt qua hai lá thư của Đại tướng, nhân dân được biết là ngay từ thời khối SEV (hoặc còn gọi là COMECON) cũng đã dự định khai thác bauxite ở Tây Nguyên Việt Nam, mà chỉ vì những nguy hiểm về kỹ thuật và an toàn môi trường mà khối SEV chân thành khuyên Việt Nam không thực hiện chủ trương đó. Lá thư của Đại tướng cũng nhắc đến vị trí chiến lược của Tây Nguyên, là điều sau đó còn được Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên nhắc lại và được đề cập rất rành mạch trong thư của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh: “[…] nay lại để Trung Quốc khai thác bauxit ở Cao nguyên Trung phần thì sẽ có năm, bảy ngàn hoặc hơn một vạn công nhân hay quân nhân Trung Quốc đến cư trú và hoạt động tại đây, sẽ hình thành một “thị trấn Trung Hoa”, một “căn cứ quân sự” trên địa bàn chiến lược vô cùng xung yếu của chúng ta (vũ khí đưa vào thì không khó gì). Phía Bắc nước ta, trên biển Trung Quốc có căn cứ hải quân hùng mạnh, phía Tây Nam nước ta Trung Quốc có căn cứ lục quân trang bị đầy đủ thì độc lập, chủ quyền mà chúng ta đã phải đổi bằng hàng triệu sinh mạng cùng xương máu sẽ như thế nào?!”
3) Những thư của các tướng lĩnh nói trên rất quan trọng, nhưng còn trên dạng chiến lược, và phải đợi những lá thư và bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, người có vị trí không thấp trong Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) thì dư luận mới thấy rõ toàn diện các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật văn hóa, xã hội và an ninh của vấn đề. Loạt bài của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn đã làm dấy lên cuộc thảo luận chưa từng có trên các phương tiện truyền thông, kể cả các phương tiện chính thống nhất. Và tập đoàn TKV đành phải tổ chức một cuộc gọi là hội thảo khoa học tại khách sạn Melia. Nhân dân ta thừa biết giá trị của những hội thảo theo lối đánh bóng mạ kền như thế, nên hoàn toàn không bị bất ngờ khi thấy ngay trong Hội thảo có cả đại diện Công ty Trung Quốc Chalco, có những kết luận mơ hồ quanh co kiểu không làm bauxite bằng mọi giá (Hoàng Trung Hải), và nhất là cuộc phản công sau Hội thảo của Đoàn Văn Kiển chủ tịch TKV với lời lẽ mang rặt đầu óc cờ bạc đặt 50/50 vào canh bạc bauxite Tây Nguyên!
4) Để chứng tỏ đó không phải là một nguy cơ nằm trong hoang tưởng của nhiều người mà là nguy cơ có thực, đã có nhiều nhà báo tìm đến tận nơi để viết tường trình. Vietnamnet ngày 14-4-2009 nói tới 20 dãy nhà tập thể dành cho công nhân Trung Quốc ở khu mỏ Tân Rai và quang cảnh hoạt động nhộn nhịp mua bán của đám công nhân nói tiếng Hoa đang sinh sống ở đây. Trang mạng Sài Gòn tiếp thị ngày 15-4-2009 nói những đợt công nhân Trung Quốc đầu tiên đổ bộ vào Tân Rai từ tháng Mười một năm 2008, mới đầu khoảng 700 người, nhưng vào những thời điểm làm nước rút, số lượng có thể lên đến 2.000 người. Cũng theo các báo trên, công nhân người Việt ở đây rất ít. Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV News) cho biết riêng ở Đắc Nông, ở nơi đang xây dựng nhà máy luyện alumin Nhân Cơ do Tập đoàn Chalco Trung Quốc trúng thầu chính, vào thời gian cao điểm có thể có 2.000 người Trung Quốc làm việc tại đây, điều sau đó được lãnh đạo Công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ cải chính trên Vietnamnet ngày 26-4-2009 rằng con số nêu chưa chính xác, bởi vào thời gian cao điểm, trên công trường xây dựng nhà máy chỉ có gần 3.000 lao động làm việc mà thôi (!!!). (!!!). Gần đây nhất, báo chí đưa tin: các công ty của Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên bị phạt vì không thực hiện đúng quy định đưa lao động của mình vào làm việc (Báo Sài Gòn tiếp thị ngày 12-05-2009), có nghĩa là chúng ta đã không quản lý được nhân thân những người lao động gốc Trung Quốc, hay nói trắng ra là lao động chui. Nếu không gọi đấy là nguy cơ tiềm ẩn thì phải gọi là gì?
5) Bổ sung vào nguy cơ vừa nói ở trước là một thực trạng khiến công nhân người Hoa sẽ có điều kiện để cư trú vô thời hạn:“Dự án Tân Rai chính thức làm lễ khởi công tổ hợp nhà máy sản xuất Alumin vào ngày 18/11/2008. Thời gian khai thác của dự án này dự tính kéo dài trong 98 năm, trữ lượng bauxite ở Tân Rai có thể trên 700 triệu tấn. Nếu khai thác 600.000 tấn/năm thì thời gian khai thác của riêng vùng Tân Rai sẽ kéo dài 45 năm, và nếu mở rộng vùng mỏ bauxite ra Bảo Lộc, lên Di Linh thì thời hạn khai thác có thể lên tới 150 năm”.
6) Chưa hết! Mới vừa cách nay chưa đến một tuần, cộng đồng dân mạng Internet còn phát hiện một vụ việc kinh thiên động địa: Bộ Thương mại, nay là Bộ Công thương, đã ký kết xây dựng một trang mạng chung với truyền thông Trung Quốc có cả phần tiếng Việt và tiếng Hoa với danh nghĩa là để đưa tin về việc hợp tác kinh tế Việt-Trung. Đứng ra khai trương trang mạng này có cả ba vị đứng đầu Đảng và Nhà nước hai nước, Hồ Cẩm Đào, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Minh Triết. Chỉ sau ít lâu thì nhiều bài được phát trên trang tiếng Việt mang tên miền Việt Nam lại đưa những tin xuyên tạc rất thậm tệ đối với Việt Nam mà không có cách gì xóa nổi, giản đơn là vì máy chủ do phía Trung Quốc nắm giữ. Điều đó lý giải sự xấc xược của viên Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang lên diễn đàn xỉ vả giới trí thức Việt Nam ở trong và ngoài nước, những người đã ký tên vào bản Kiến nghị yêu cầu dừng chủ trương bauxite, là “kém xây dựng, hoàn toàn dựa trên những thông tin sai lệch, dựng chuyện, […] thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức phản động lợi dụng”.
7) Cũng gây bất bình không kém là thái độ của hai đại biểu Quốc Hội Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng Chính phủ) và Nguyễn Phú Trọng (Chủ tịch Quốc hội). Rất gần đây, ông Nguyễn Tấn Dũng tới thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau khi nghe Đại tướng nhắc lại yêu cầu trong thư về chủ trương làm bauxite ở Tây Nguyên, đã long trọng hứa “Chính phủ xin tiếp thu và nghiên cứu ý kiến của Đại tướng”. Vậy nhưng ngày hôm sau, khi tiếp xúc với cử tri Hải Phòng, ông đã quên ngay lời hứa với Đại tướng hôm trước và dõng dạc tuyên bố: “Nhà nước sẽ đưa việc khai thác bauxite thành một ngành công nghiệp lớn”. Còn ông Nguyễn Phú Trọng thì đã làm cho cử tri theo dõi tình hình đất nước trên mạng hết sức bất mãn và phiền lòng vì những lời lẽ khó hiểu và không hợp với cương vị của mình: “Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào quy mô, tầm cỡ của các dự án. Trong khi đó, quy mô mỗi dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn 600 triệu đôla”, “[...] Dự án chỉ mới đang thí điểm, chưa đâu vào đâu …” (!?)
Thưa quý vị đại biểu Quốc hội,
Chúng tôi thành thực xin lỗi quý vị vì đã tóm tắt không thật ngắn gọn một tình hình quá dài, sự nguy cấp có thể dẫn dân tộc ta tới một cuộc đời nô lệ trong chế độ thuộc địa kiểu nửa cũ nửa mới dưới ách của những người đồng chí không trung thực, làm rùng mình bất kỳ ai đang theo dõi cái lưỡi bò liếm sạch vùng biển Đông cho tới sát Indonesia, đang theo dõi những cuộc khiêu khích phiêu lưu trên biển Đông kích thích chính quyền Hoa Kỳ phải điều động hai phi đội máy bay tiêm kích tàng hình tới vùng này…
Chúng tôi kêu gọi quý vị đại biểu tại kỳ họp này hãy đưa vấn đề bauxite Tây Nguyên đặt lên bàn nghị sự và đi tới một nghị quyết có tính toán toàn diện đến việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên; cụ thể là:
a) Yêu cầu Chính phủ cho ngưng toàn bộ dự án khai thác bauxite, sản xuất alumin hiện đang có với mọi đối tác: Australia, Nga, Trung Quốc, v.v. tại đây cũng như mọi nơi khác trên lãnh thổ chúng ta. Hãy để cho thế hệ sau, 25 - 30 năm nữa, với trình độ kỹ thuật cao hơn, trở lại xem xét khả năng khai thác bauxite, sản xuất alumin;
b) Thành lập một Ủy ban nghiên cứu đường hướng phát triển kinh tế cho Tây Nguyên với sự hợp tác của nhiều lãnh vực chuyên môn và giữa các nhà trí thức trong và ngoài nước.
Chúng tôi kêu gọi quý vị yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương phải ra điều trần, đồng thời ra một nghị quyết cách chức vị Bộ trưởng không xứng đáng của Bộ này. Đó là phép nước và cũng là để thực hiện đúng luật truyền thông của Việt Nam.
Quý vị là đại biểu Quốc Hội, tức là thành viên của một tổ chức quốc gia tiên tiến – một hình thức tổ chức đã được thử thách trong nhiều thế kỷ qua và đã từng giúp cho nước Anh, nước Pháp và Hoa Kỳ cùng biết bao quốc gia dân chủ khác thành những địa chỉ dân tộc hùng mạnh, con người hạnh phúc, cuộc sống mỗi ngày một thêm bình yên đáng sống trong nguyên lý đồng thuận. Phần lớn quý vị cũng lại là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, xin quý vị hãy giữ thanh danh và thể diện cho chính đảng đó để hành động có ích nhất cho dân tộc Việt Nam đã đau khổ quá lâu!
Xin chúc quý vị an khang và thành đạt cùng với dân tộc!
GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn Phạm Toàn, GSTS Nguyễn Thế Hùng
Rạn nứt lớn trong nội bộ Trung ương CSVN vì cơ chế ém tin - bảo vệ chính trị nội bộ
Lê Sáng
02:20 18/05/2009
Theo nguồn tin từ nội bộ của Cộng sản Việt Nam mà chúng tôi biết được, hiện đang có rạn nứt lớn trong trung ương CSVN vì cơ chế ém tin. Cơ chế ém tin là một cơ chế có từ khi hình thành nhà nước Cộng sản. Theo cơ chế này tuỳ từng cấp đảng viên mà được tiếp cận với các tin khác nhau. Cùng là UVTƯ cùng có quyền tiêp cận tin, nhưng tuỳ từng trường hợp lại được tiếp cận tin trước hay sau. Các uỷ viên thường trực của các cơ quan đảng thường trực giữa các kỳ họp hội nghị trung ương được tiếp cận tin tức thời. Các uỷ viên không nằm trong số này được tiếp cận tin tại các kỳ họp đại hội…
Đã xảy ra trường hợp các quan chức Cộng sản lợi dụng cơ chế này để ém tin, hoặc chỉ thông tin vào thời điểm có lợi nhất cho cá nhân hay phe nhóm của mình. Điển hình của việc này là đại dự án Bô-xít Tây Nguyên. Các quan chức chủ trương và hưởng lợi lớn từ đại dự án này thì dựa vào các câu chữ chung chung mơ hồ trong các văn kiện đại hôi TƯCS các khoá trước rồi ngấm ngầm thực hiện cho đến khi triển khai vẫn nằm trong bí mật… Chỉ khi người dân phải di rời và chứng kiến các đại công trường cùng với hàng ngàn công nhân Trung Quốc trên cao nguyên nhuốm đỏ góc trời, báo chí nước ngoài lên tiếng… Một vài nhà báo tự do hay một vài nhà báo vượt rào lên tiếng, rồi các nhà khoa học lên tiếng… Các quan chức Cộng sản đã về hưu mới biết mà lên tiếng … Nhân dân, nhà khoa học, một vài quan chức nhà nước lên tiếng chỉ trích cơ chế ém thông tin trong đảng Cộng sản đã bị lợi dụng trong vụ việc này… Các đảng viên Cộng sản cũng bắt đầu lên tiếng về việc phải có thông tin rộng rãi hơn cho những vấn đề mang tính toàn xã hội … Phải giới hạn qui chế ém thông tin nhân danh việc bảo vệ an ninh, bảo vệ chính trị nội bộ …
Trong nội bộ Cộng sản Việt Nam, chúng vẫn cho phát hành “Bản tin nội bộ” “Thông báo nội bộ” thuộc tài liệu mật, chỉ phổ biến trong nội bộ, cho đảng viên các cấp… Nhưng có vẻ như các cấp đảng viên không mấy tin tưởng vào tính chất thời sự, trung thực của các bản tin này… Cho nên mặc dù chúng được nhận nhiều tin tức hơn người dân, nhưng vẫn có luồng tin “Truyền miệng” và đảng viên Cộng sản luôn dỏng tai để tiếp nhận và xử lý các tin tức từ nguồn này …
Có thể nói Cộng sản là tập đoàn độc tài tập thể, độc tài luân lưu… Chính việc truyền tay nhau thực hiện độc tài quyền lực trong nội bộ đảng làm cho bộ mặt độc tài của Cộng sản khác với các thể chế độc tài quân sự ở Châu Phi … Việc che dấu bộ mặt độc tài tinh vi này làm cho công luận thế giới ít chỉ trích tính chất độc tài của Cộng sản hơn các thể chế độc tài quân sự Châu Phi. Trong khi độc tài Cộng sản nguy hiểm hơn độc tài quân sự kiểu Phi Châu rất nhiều…
Các chức vụ đứng đầu trong nội bộ đảng, nhà nước Cộng sản được luân lưu truyền tay nhau … Những kẻ tiếp nối cầm quyền luôn là “con tin” của nhiều phe nhóm, nhiều chính sách… Phải điều hoà được với các thế lực Cộng sản kỳ cựu già nua đã nghỉ hưu với cá thế lực đương quyền, và cả với các thế lực đang chờ kế vị … Đã có các trường hợp tranh chấp quyền lợi giữa thế lực đương quyền và thế lực chờ kế vị, vì kẻ đương quyền sắp nghỉ hưu này tìm mọi cách vơ vét trước khi nghỉ … Còn những kẻ chờ kế vị thì cảm thấy bất bình vì nhận ra khi lên tiếp quản quyền lực, không còn nguồn lợi nào đáng kể …
Qui chế hoạt động của Tổng Bí Thư ĐCSVN mặc dù được đem ra bàn thảo xây dựng từ lâu, nhưng đến nay chưa ra đời… Ý định xây dựng một UBKT độc lập do đại hội bầu ra, bao gồm những người không phải là UVTƯ để giám sát các UVTƯ và việc thực thi các nghị quyết TƯ mặc dù được đề xuất từ đại hội 7 – 8 nhưng đến nay vẫn trên giấy ở giai đoạn đồ án… Có điều đặc biệt là kỳ đại hôi TƯCS vừa qua, Trung Quốc công khai can thiệp vào các ý định này thông qua việc Hồ Cẩm Đào phát biểu cảnh báo đảng Cộng sản Việt Nam đã đi quá xa với các nguyên tắc lãnh đạo CSCN … Trong khi đó có nhiều lão thành CSTQ lại lên tiếng ca ngợi CSVN và nói rằng CSTQ nên học tập tư duy đổi mới, dân chủ hoá trong đảng của Cộng sản Việt Nam.
Gần đây, một cựu uỷ viên TƯCSVN hai khoá liên tục - Tên Cộng sản bồi bút Hữu Thọ lại lên tiếng đòi cơ chế giám sát độc lập trong đảng (http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=160876&ChannelID=2) - Cần nói thêm Hữu Thọ lúc đương quyền nổi tiếng là kẻ bồi bút, cơ hội, chưa từng dám có các ý kiến trái chiều, hoặc thường đưa các ý kiến trái chiều mang tính chất tự bộc lộ sự phi lý để TƯ dễ bề gạt bỏ… Việc Hữu Thọ lên tiếng và được báo chí bồi bút Cộng sản đăng tải là dấu hiệu cho thấy đây là vấn đề lớn …
Theo giới quan sát phân tích chính trị độc lập tại Hà Nội có rạn nứt lớn trong trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Số bảo thủ vẫn dùng các thủ pháp truyền thống, qui kết việc đòi hỏi dân chủ hoá trong đảng, thực hiện quyền được nhận tin và thông tin của đảng viên là các bước đi nguy hiểm. xa rời nguyên tắc tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong tình hình phức tạp hiện nay… Nhưng nhóm chống đối thì cho rằng việc ém tin, áp dụng tuỳ tiện cơ chế bảo mật, cơ chế đảng lãnh đạo đã làm cho tham nhũng thêm trầm trọng. Họ đòi phải có cơ chế để giám sát việc hiểu, việc thực hiện các nghị quyết của đảng…
Các cơ chế “đặt hạng mục bí mật” – “bảo vệ chính trị nội bộ” – “Xử lý tin trước khi thông tin” – “tiếp cận tin theo cấp bậc, chức vụ” … của Cộng sản thời chiến tỏ ra có hiệu quả trong việc lừa bịp dư luận đổi trắng thay đen … Nhưng trong thời bình, nó bị quan chức Cộng sản lợi dụng để tham nhũng… Và tham nhũng thì không thể có ăn chia đều … Nên nội bộ Cộng sản lục đục … Đây là dấu hiệu cho thấy bản thân đảng viên Cộng sản đã đụng phải và nhận ra tính chất phi lý của các cơ chế quản lý xã hội Cộng sản chủ nghĩa… Nếu không thay đổi nó đe doạ sự tồn vong chế độ. Họ đòi phải sửa đổi cơ chế một cách hữu hiệu, chứ không phải vá víu tạm bợ một cách vô hiệu như trong thời gian qua. Nhưng nếu thay đổi hữu hiệu thì đương nhiên phải thay từ hiến pháp mà trước tiên là thay điều 4 hiến pháp. Mà nếu thế thì như Nguyên Minh Triết nói: Bỏ điều 4 hiến pháp là chúng ta tự sát.
Rạn nứt trong nội bộ trung ương Cộng sản Việt Nam về cơ chế ém tin, cơ chế giám sát quyền lực thực chất là vấn đề bế tắc trong lý luận về nhà nước và pháp luật Cộng sản. Giải quyết được nó cũng đồng nghĩa với việc khai tử chế độ Cộng sản. Thế là rạn nứt, mâu thuẫn trong nội bộ Cộng sản trở thành mâu thuẫn đối kháng. Dùng ngay triết học Mác-Lênin người ta cũng thấy nó chỉ ra rằng: Quân cờ đômino đầu tiên sắp đổ, hay cách mạng sắp nổ ra ở mắt xích yếu nhất.
Đã xảy ra trường hợp các quan chức Cộng sản lợi dụng cơ chế này để ém tin, hoặc chỉ thông tin vào thời điểm có lợi nhất cho cá nhân hay phe nhóm của mình. Điển hình của việc này là đại dự án Bô-xít Tây Nguyên. Các quan chức chủ trương và hưởng lợi lớn từ đại dự án này thì dựa vào các câu chữ chung chung mơ hồ trong các văn kiện đại hôi TƯCS các khoá trước rồi ngấm ngầm thực hiện cho đến khi triển khai vẫn nằm trong bí mật… Chỉ khi người dân phải di rời và chứng kiến các đại công trường cùng với hàng ngàn công nhân Trung Quốc trên cao nguyên nhuốm đỏ góc trời, báo chí nước ngoài lên tiếng… Một vài nhà báo tự do hay một vài nhà báo vượt rào lên tiếng, rồi các nhà khoa học lên tiếng… Các quan chức Cộng sản đã về hưu mới biết mà lên tiếng … Nhân dân, nhà khoa học, một vài quan chức nhà nước lên tiếng chỉ trích cơ chế ém thông tin trong đảng Cộng sản đã bị lợi dụng trong vụ việc này… Các đảng viên Cộng sản cũng bắt đầu lên tiếng về việc phải có thông tin rộng rãi hơn cho những vấn đề mang tính toàn xã hội … Phải giới hạn qui chế ém thông tin nhân danh việc bảo vệ an ninh, bảo vệ chính trị nội bộ …
Trong nội bộ Cộng sản Việt Nam, chúng vẫn cho phát hành “Bản tin nội bộ” “Thông báo nội bộ” thuộc tài liệu mật, chỉ phổ biến trong nội bộ, cho đảng viên các cấp… Nhưng có vẻ như các cấp đảng viên không mấy tin tưởng vào tính chất thời sự, trung thực của các bản tin này… Cho nên mặc dù chúng được nhận nhiều tin tức hơn người dân, nhưng vẫn có luồng tin “Truyền miệng” và đảng viên Cộng sản luôn dỏng tai để tiếp nhận và xử lý các tin tức từ nguồn này …
Có thể nói Cộng sản là tập đoàn độc tài tập thể, độc tài luân lưu… Chính việc truyền tay nhau thực hiện độc tài quyền lực trong nội bộ đảng làm cho bộ mặt độc tài của Cộng sản khác với các thể chế độc tài quân sự ở Châu Phi … Việc che dấu bộ mặt độc tài tinh vi này làm cho công luận thế giới ít chỉ trích tính chất độc tài của Cộng sản hơn các thể chế độc tài quân sự Châu Phi. Trong khi độc tài Cộng sản nguy hiểm hơn độc tài quân sự kiểu Phi Châu rất nhiều…
Các chức vụ đứng đầu trong nội bộ đảng, nhà nước Cộng sản được luân lưu truyền tay nhau … Những kẻ tiếp nối cầm quyền luôn là “con tin” của nhiều phe nhóm, nhiều chính sách… Phải điều hoà được với các thế lực Cộng sản kỳ cựu già nua đã nghỉ hưu với cá thế lực đương quyền, và cả với các thế lực đang chờ kế vị … Đã có các trường hợp tranh chấp quyền lợi giữa thế lực đương quyền và thế lực chờ kế vị, vì kẻ đương quyền sắp nghỉ hưu này tìm mọi cách vơ vét trước khi nghỉ … Còn những kẻ chờ kế vị thì cảm thấy bất bình vì nhận ra khi lên tiếp quản quyền lực, không còn nguồn lợi nào đáng kể …
Qui chế hoạt động của Tổng Bí Thư ĐCSVN mặc dù được đem ra bàn thảo xây dựng từ lâu, nhưng đến nay chưa ra đời… Ý định xây dựng một UBKT độc lập do đại hội bầu ra, bao gồm những người không phải là UVTƯ để giám sát các UVTƯ và việc thực thi các nghị quyết TƯ mặc dù được đề xuất từ đại hội 7 – 8 nhưng đến nay vẫn trên giấy ở giai đoạn đồ án… Có điều đặc biệt là kỳ đại hôi TƯCS vừa qua, Trung Quốc công khai can thiệp vào các ý định này thông qua việc Hồ Cẩm Đào phát biểu cảnh báo đảng Cộng sản Việt Nam đã đi quá xa với các nguyên tắc lãnh đạo CSCN … Trong khi đó có nhiều lão thành CSTQ lại lên tiếng ca ngợi CSVN và nói rằng CSTQ nên học tập tư duy đổi mới, dân chủ hoá trong đảng của Cộng sản Việt Nam.
Gần đây, một cựu uỷ viên TƯCSVN hai khoá liên tục - Tên Cộng sản bồi bút Hữu Thọ lại lên tiếng đòi cơ chế giám sát độc lập trong đảng (http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=160876&ChannelID=2) - Cần nói thêm Hữu Thọ lúc đương quyền nổi tiếng là kẻ bồi bút, cơ hội, chưa từng dám có các ý kiến trái chiều, hoặc thường đưa các ý kiến trái chiều mang tính chất tự bộc lộ sự phi lý để TƯ dễ bề gạt bỏ… Việc Hữu Thọ lên tiếng và được báo chí bồi bút Cộng sản đăng tải là dấu hiệu cho thấy đây là vấn đề lớn …
Theo giới quan sát phân tích chính trị độc lập tại Hà Nội có rạn nứt lớn trong trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Số bảo thủ vẫn dùng các thủ pháp truyền thống, qui kết việc đòi hỏi dân chủ hoá trong đảng, thực hiện quyền được nhận tin và thông tin của đảng viên là các bước đi nguy hiểm. xa rời nguyên tắc tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong tình hình phức tạp hiện nay… Nhưng nhóm chống đối thì cho rằng việc ém tin, áp dụng tuỳ tiện cơ chế bảo mật, cơ chế đảng lãnh đạo đã làm cho tham nhũng thêm trầm trọng. Họ đòi phải có cơ chế để giám sát việc hiểu, việc thực hiện các nghị quyết của đảng…
Các cơ chế “đặt hạng mục bí mật” – “bảo vệ chính trị nội bộ” – “Xử lý tin trước khi thông tin” – “tiếp cận tin theo cấp bậc, chức vụ” … của Cộng sản thời chiến tỏ ra có hiệu quả trong việc lừa bịp dư luận đổi trắng thay đen … Nhưng trong thời bình, nó bị quan chức Cộng sản lợi dụng để tham nhũng… Và tham nhũng thì không thể có ăn chia đều … Nên nội bộ Cộng sản lục đục … Đây là dấu hiệu cho thấy bản thân đảng viên Cộng sản đã đụng phải và nhận ra tính chất phi lý của các cơ chế quản lý xã hội Cộng sản chủ nghĩa… Nếu không thay đổi nó đe doạ sự tồn vong chế độ. Họ đòi phải sửa đổi cơ chế một cách hữu hiệu, chứ không phải vá víu tạm bợ một cách vô hiệu như trong thời gian qua. Nhưng nếu thay đổi hữu hiệu thì đương nhiên phải thay từ hiến pháp mà trước tiên là thay điều 4 hiến pháp. Mà nếu thế thì như Nguyên Minh Triết nói: Bỏ điều 4 hiến pháp là chúng ta tự sát.
Rạn nứt trong nội bộ trung ương Cộng sản Việt Nam về cơ chế ém tin, cơ chế giám sát quyền lực thực chất là vấn đề bế tắc trong lý luận về nhà nước và pháp luật Cộng sản. Giải quyết được nó cũng đồng nghĩa với việc khai tử chế độ Cộng sản. Thế là rạn nứt, mâu thuẫn trong nội bộ Cộng sản trở thành mâu thuẫn đối kháng. Dùng ngay triết học Mác-Lênin người ta cũng thấy nó chỉ ra rằng: Quân cờ đômino đầu tiên sắp đổ, hay cách mạng sắp nổ ra ở mắt xích yếu nhất.
Công an ngăn chặn Ks Đỗ Nam Hải và một số vị khác gặp phái đoàn Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ
Phóng viên Khối 8406
02:30 18/05/2009
SAIGÒN - Như chúng ta đã biết, Uỷ Ban Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ đã từ Hà Nội vào Sàigòn và đã hẹn gặp Ks Đỗ Nam Hải tại khách sạn Omni, nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10, quận Phú Nhuận vào 12g30 trưa ngày thứ bảy 16/5/2009. Để ngăn chặn cuộc gặp gỡ này, Công an Sài Gòn đã làm như sau: 9 giờ 00 sáng ngày 15/5, họ phái đại uý công an Nguyễn Hoàng Việt, là công an khu vực phường 9 quận Phú Nhuận, đem giấy mời của công an quận Phú Nhuận đến trao cho anh Hải. Nội dung giấy mời như sau: “Kính mời ông Đỗ Nam Hải, chỗ ở: số 441 Nguyễn Kiệm-P9-PN, đúng 8g00 ngày 16/5/2009 có mặt tại công an quận Phú Nhuận để làm việc về việc vi phạm luật công nghệ thông tin. Khi đến xin đem theo giấy mời này và gặp ông Long (an ninh). Yêu cầu ông Hải có mặt đúng thời gian và địa điểm nói trên. Trưởng CA Quận PN (đã ký và đóng dấu): Thượng Tá Võ Hoàng Nghĩa”.
Khi nhận được giấy mời, anh Hải đã ghi vào phần cuống của giấy mời là phần được gửi trả lại cơ quan ban hành như sau: “Đã nhận, nhưng tôi phản đối giấy mời phi pháp này và cương quyết không đi làm việc”. Anh cũng nói với anh công an cầm giấy tới: “Anh hãy về nói với cấp trên của anh rằng ngày mai là ngày thứ Bảy, đáng lẽ anh và các công an khác được nghỉ làm việc. Thế nhưng các anh vẫn phải làm việc là vì mục đích sai trái của các cấp trên anh, tức Bộ Công An, là muốn ngăn chặn tôi đến gặp Uỷ Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ. Tôi nói trước rằng tôi sẽ không đến làm việc với các anh, mà tôi cứ đi gặp Uỷ Ban Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ. Các anh ngăn chặn tôi thì chỉ làm cho Uỷ Ban này thấy rõ bộ mặt chà đạp nhân quyền và quyền tự do con người của nhà nước CSVN này mà thôi. Và nếu Uỷ Ban này không gặp được tôi tại khách sạn thì họ biết rằng lý do duy nhất là tôi bị chính Bộ công an ngăn chặn”.
Sáng thứ 7, 16/5/2009, vào lúc 8g30 sáng, anh đang ăn sáng tại một tiệm ăn gần sân bay TSN với một cháu trai 5 tuổi thì đám công an ập tới buộc anh phải về công an Quận Phú Nhuận làm việc như đã mời. Anh yêu cầu họ để anh đưa đứa cháu 5 tuổi về nhà giao cho bố mẹ nó rồi anh sẽ đến trụ sở công an. Nhưng họ nhất quyết từ chối, anh kháng cự lại vì sợ điều này ảnh hưởng tai hại đến tâm lý của đứa cháu. Họ liền tống anh và đứa cháu lên xe taxi để đưa về trụ sở công an. Anh bị giữ ở đây suốt 13 tiếng rưỡi, từ 8g30 sáng đến 10g00 đêm. Trong khoảng thời gian này, họ không làm việc gì với anh cả, vì mục đích của họ chỉ là ngăn cản anh gặp phái đoàn của Uỷ Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ như đã hẹn vào 12g30 trưa tại khách sạn Omni. Họ nói với anh: “Lần trước anh đã gặp ông đại sứ rồi thì lần này anh gặp phái đoàn làm gì nữa?”
Không gặp được Ks Đỗ Nam Hải, phái đoàn đã đến gặp Bs Nguyễn Đan Quế tại tư gia. Anh Hải đã báo cho Bs Quế rằng nếu phái đoàn đến nơi hẹn mà không gặp được anh thì điều đó có nghĩa anh đã bị công an ngăn chặn trước đó. Vì thế, Toà Đại sứ, Toà Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam và phái đoàn đã được thông tin đầy đủ về hành vi vi phạm nhân quyền cách bỉ ổi và hèn hạ này của Nhà nước CSVN. Phái đoàn cho Bs Quế biết họ đã gặp được Lm Vũ Khởi Phụng và Lm Nguyễn Văn Khải dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội. Họ cũng cho biết họ đã hẹn với Ls Lê Trần Luật nhưng anh Luật đã không đến được.
Vào sáng Chúa nhật, 17/5, Ks Đỗ Nam Hải đang ăn sáng gần sân bay Tân Sơn Nhất thì công an lại đến yêu cầu anh về trụ sở công an Phú Nhuận. Anh nói: “Sáng nay, tôi bận đi đá banh, tôi không đến được”. Họ đồng ý để anh đi đá banh và yêu cầu anh đá banh xong thì về đồn. Trong khi anh đá banh thì họ đứng canh ở ngoài. Sở dĩ họ phải canh giữ anh kỹ như vậy là vì phái đoàn Tự do Tôn giáo Quốc tế vẫn còn quanh quần ở Sàigòn đến hết ngày Chúa nhật, nên họ rất sợ anh Hải lại đến gặp họ.
Ngoài việc ngăn cản ông Đỗ Nam Hải, ba người khác cũng bị công an cản trở là các bà Lư Thị Thu Duyên, Lư Thị Thu Trang và Vũ Thanh Phương.
Theo nguồn tin trên “Ngày 15/5/2009, khoảng 6g30 sáng, hai chị em Thu Duyên và Thu Trang ở Gò Vấp chở nhau ra bến xe Vũng Tàu để Thu Trang về Vũng Tàu dự đám giỗ bà nội. Nhưng vừa ra tới đường Phan Văn Trị cách nhà khoảng 1 km thì bị công an phường chặn lại. Hai cô hỏi lý do tại sao lại chặn hai cô, họ trả lời: “Ngày hôm nay hai cô không được phép đi đâu cả ngoài việc đi chợ”. Hai cô trả lời: “Chúng tôi đi đâu đó là quyền của chúng tôi. Các anh ngăn chặn là các anh chà đạp quyền tự do chính đáng của người dân”. Thấy các cô cương quyết không chịu trở về nhà, họ liền gọi điện thoại kêu một chiếc xe hơi của công an tới. Thế là công an xông vào bẻ quặt tay hai cô lại, khiêng hai cô tống lên xe hơi chở về đồn công an phường 1 - quận Gò Vấp, nằm trên đường Lê Quang Định gần chợ Gò Vấp. Họ yêu cầu hai cô xuống xe vào đồn làm việc. Nhưng hai cô nói: “Các anh ngăn chặn quyền tự do đi lại, bắt cóc chúng tôi giữa đường và cưỡng bức chúng tôi về đây là hoàn toàn vi phạm luật của chính nhà nước các anh. Vả lại, chúng tôi không có chuyện gì sai trái để phải làm việc với các anh cả”. Hai cô không chịu vào đồn công an làm việc, nhưng biết rằng có muốn về nhà cũng chẳng về được với họ. Để phản đối hành vi sai trái bỉ ổi này, hai cô ngồi lại trên xe, có công an canh gác chung quanh không cho hai cô đi đâu. Hai cô ngồi trên xe suốt từ sáng đến chiều, họ không hề cung cấp nước uống hay đồ ăn, khiến hai cô uống hết nước đem theo thì đành chịu khát và chịu đói suốt ngày. Trong thời gian “bị tù” trên xe này, hai cô đã được anh Đỗ Hiếu đài RFA, anh Hồng Hà đài Tiếng Nước Tôi, chị Bảo Khánh đài Việt Nam Sydney Radio và anh Phan Đình Minh chương trình Cánh Đồng Mây thuộc Radio Saigon Dallas phỏng vấn.
Đến 6 giờ 30 chiều, họ yêu cầu hai cô ra về, nhưng hai cô không chịu về. Hai cô yêu cầu họ cho biết lý do gì khiến họ chặn đường hai cô lại và bắt về đồn công an suốt ngày như vậy. Họ nói: “Vì chúng tôi gửi giấy mời hai cô đến đây làm việc ngày hôm nay mà mấy cô không chịu đến”. Hai cô nói: “Chúng tôi không hề nhận được giấy mời nào cả”. Thế là họ vào và trở ra đưa cho hai cô 4 giấy mời, mỗi người nhận hai giấy mời: một giấy mời làm việc vào 7 giờ 30 sáng ngày 15/5 và một giấy mời làm việc vào 7 giờ 30 sáng ngày 16/5. Nhưng đúng là họ giấu đầu hở đuôi: Giấy mời ngày 15/5 đề 7 giờ 30 bắt đầu làm việc, thế mà 6 giờ 30 sáng họ đã chặn xe và bắt cóc hai cô về đồn làm việc! Chưa tới giờ bắt đầu làm việc mà họ đã bắt cóc hai cô về đồn vì lý do hai cô không chịu đến làm việc! Và khi về đồn thì họ chẳng bắt hai cô làm việc gì cả mà để hai cô ngồi trên xe suốt ngày. Thế nghĩa là thế nào?
Cuối cùng, khoảng 7 giờ 00 tối hai cô mới lên đường trở về nhà. Chỉ tội nghiệp cho ba cháu bé đang bị bệnh của Thu Duyên, đứa lớn nhất mới học lớp 1, bị bỏ mặc ở nhà cho bà ngoại chăm sóc suốt ngày mà không được báo trước. Thu Duyên còn cho biết: khi về nhà, cô thấy bên cạnh những công an chìm đóng chốt gần nhà cô, còn có cả những người nghiện hút mà đồng bào trong xóm đều biết.
Chắc chắn chẳng ai không đoán ra tại sao họ lại hành động như thế: chỉ vì đoán rằng hai cô có hẹn với Uỷ Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, nên đã ngăn chặn hai cô bằng cách bắt cóc giữa đường. Họ chà đạp quyền con người một cách trắng trợn như thế, thế mà các lãnh đạo bộ Chính trị và lãnh đạo nhà nước lúc nào cũng bô bô tuyên bố: Việt Nam luôn luôn tôn trọng quyền làm người của người dân.”
Còn trường hợp bà Vũ Thanh Phương thì nguồn tin trên cho hay “Để đề phòng cô Vũ Thanh Phương, một phụ nữ tranh đấu cho dân oan, gặp phái đoàn Uỷ Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, công an cũng đã đóng chốt bao vây quanh nhà cô từ sớm tới khuya, bắt đầu từ ngày 14/5. Ban tối, khi cô ra khỏi nhà, dù khuya, cô cũng “được” có người đi theo “bảo vệ an ninh”, có lẽ họ cũng sợ cô trốn đi đâu từ ban tối để hôm sau gặp phái đoàn. Và công an khu vực của cô cũng đến tận nhà, lúc cô không có nhà, để yêu cầu người nhà khuyên can cô đừng đi gặp bất cứ một phái đoàn nào, đồng thời cũng đưa giấy mời cô đến công an phường 4 quận Phú Nhuận làm việc vào 8 giờ 00 sáng ngày 16/5.”
Ngày 12/5, ông Nguyễn Khắc Toàn, một người đấu tranh dân chủ ở Hà Nội tuy Công an CSVN tìm cách ngăn chặn nhưng ông đã đến gặp phái đoàn USCIRF.
“Tôi nhận được giấy mời thẩm vấn của Sở Công an Hà Nội trùng với giờ và ngày gặp phái đoàn, tức 1 giờ 30 chiều ngày 12/6. Buổi chiều thứ ba, tôi đã đến khách sạn Metropole một tiếng rưỡi đồng hồ trứơc buổi gặp để tránh sự bao vây và ngăn cản của Công an.” Ông Toàn nói trong một cuộc phỏng vấn. “Tôi đã trao đổi với đoàn về tình hình tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền tại Việ tNam trong một tiếng đồng hồ.
Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ là một định chế do cả chính phủ và quốc hội đồng thành lập và chỉ định thành viên theo một đạo luật. Những năm qua, Uỷ Ban này đều đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt vì vẫn còn đàn áp tôn giáo nghiêm trọng.
Giáo dân Thái Hà lên tiếng đòi Công lý và Sự Thật |
Sáng thứ 7, 16/5/2009, vào lúc 8g30 sáng, anh đang ăn sáng tại một tiệm ăn gần sân bay TSN với một cháu trai 5 tuổi thì đám công an ập tới buộc anh phải về công an Quận Phú Nhuận làm việc như đã mời. Anh yêu cầu họ để anh đưa đứa cháu 5 tuổi về nhà giao cho bố mẹ nó rồi anh sẽ đến trụ sở công an. Nhưng họ nhất quyết từ chối, anh kháng cự lại vì sợ điều này ảnh hưởng tai hại đến tâm lý của đứa cháu. Họ liền tống anh và đứa cháu lên xe taxi để đưa về trụ sở công an. Anh bị giữ ở đây suốt 13 tiếng rưỡi, từ 8g30 sáng đến 10g00 đêm. Trong khoảng thời gian này, họ không làm việc gì với anh cả, vì mục đích của họ chỉ là ngăn cản anh gặp phái đoàn của Uỷ Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ như đã hẹn vào 12g30 trưa tại khách sạn Omni. Họ nói với anh: “Lần trước anh đã gặp ông đại sứ rồi thì lần này anh gặp phái đoàn làm gì nữa?”
Không gặp được Ks Đỗ Nam Hải, phái đoàn đã đến gặp Bs Nguyễn Đan Quế tại tư gia. Anh Hải đã báo cho Bs Quế rằng nếu phái đoàn đến nơi hẹn mà không gặp được anh thì điều đó có nghĩa anh đã bị công an ngăn chặn trước đó. Vì thế, Toà Đại sứ, Toà Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam và phái đoàn đã được thông tin đầy đủ về hành vi vi phạm nhân quyền cách bỉ ổi và hèn hạ này của Nhà nước CSVN. Phái đoàn cho Bs Quế biết họ đã gặp được Lm Vũ Khởi Phụng và Lm Nguyễn Văn Khải dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội. Họ cũng cho biết họ đã hẹn với Ls Lê Trần Luật nhưng anh Luật đã không đến được.
Vào sáng Chúa nhật, 17/5, Ks Đỗ Nam Hải đang ăn sáng gần sân bay Tân Sơn Nhất thì công an lại đến yêu cầu anh về trụ sở công an Phú Nhuận. Anh nói: “Sáng nay, tôi bận đi đá banh, tôi không đến được”. Họ đồng ý để anh đi đá banh và yêu cầu anh đá banh xong thì về đồn. Trong khi anh đá banh thì họ đứng canh ở ngoài. Sở dĩ họ phải canh giữ anh kỹ như vậy là vì phái đoàn Tự do Tôn giáo Quốc tế vẫn còn quanh quần ở Sàigòn đến hết ngày Chúa nhật, nên họ rất sợ anh Hải lại đến gặp họ.
Ngoài việc ngăn cản ông Đỗ Nam Hải, ba người khác cũng bị công an cản trở là các bà Lư Thị Thu Duyên, Lư Thị Thu Trang và Vũ Thanh Phương.
Theo nguồn tin trên “Ngày 15/5/2009, khoảng 6g30 sáng, hai chị em Thu Duyên và Thu Trang ở Gò Vấp chở nhau ra bến xe Vũng Tàu để Thu Trang về Vũng Tàu dự đám giỗ bà nội. Nhưng vừa ra tới đường Phan Văn Trị cách nhà khoảng 1 km thì bị công an phường chặn lại. Hai cô hỏi lý do tại sao lại chặn hai cô, họ trả lời: “Ngày hôm nay hai cô không được phép đi đâu cả ngoài việc đi chợ”. Hai cô trả lời: “Chúng tôi đi đâu đó là quyền của chúng tôi. Các anh ngăn chặn là các anh chà đạp quyền tự do chính đáng của người dân”. Thấy các cô cương quyết không chịu trở về nhà, họ liền gọi điện thoại kêu một chiếc xe hơi của công an tới. Thế là công an xông vào bẻ quặt tay hai cô lại, khiêng hai cô tống lên xe hơi chở về đồn công an phường 1 - quận Gò Vấp, nằm trên đường Lê Quang Định gần chợ Gò Vấp. Họ yêu cầu hai cô xuống xe vào đồn làm việc. Nhưng hai cô nói: “Các anh ngăn chặn quyền tự do đi lại, bắt cóc chúng tôi giữa đường và cưỡng bức chúng tôi về đây là hoàn toàn vi phạm luật của chính nhà nước các anh. Vả lại, chúng tôi không có chuyện gì sai trái để phải làm việc với các anh cả”. Hai cô không chịu vào đồn công an làm việc, nhưng biết rằng có muốn về nhà cũng chẳng về được với họ. Để phản đối hành vi sai trái bỉ ổi này, hai cô ngồi lại trên xe, có công an canh gác chung quanh không cho hai cô đi đâu. Hai cô ngồi trên xe suốt từ sáng đến chiều, họ không hề cung cấp nước uống hay đồ ăn, khiến hai cô uống hết nước đem theo thì đành chịu khát và chịu đói suốt ngày. Trong thời gian “bị tù” trên xe này, hai cô đã được anh Đỗ Hiếu đài RFA, anh Hồng Hà đài Tiếng Nước Tôi, chị Bảo Khánh đài Việt Nam Sydney Radio và anh Phan Đình Minh chương trình Cánh Đồng Mây thuộc Radio Saigon Dallas phỏng vấn.
Đến 6 giờ 30 chiều, họ yêu cầu hai cô ra về, nhưng hai cô không chịu về. Hai cô yêu cầu họ cho biết lý do gì khiến họ chặn đường hai cô lại và bắt về đồn công an suốt ngày như vậy. Họ nói: “Vì chúng tôi gửi giấy mời hai cô đến đây làm việc ngày hôm nay mà mấy cô không chịu đến”. Hai cô nói: “Chúng tôi không hề nhận được giấy mời nào cả”. Thế là họ vào và trở ra đưa cho hai cô 4 giấy mời, mỗi người nhận hai giấy mời: một giấy mời làm việc vào 7 giờ 30 sáng ngày 15/5 và một giấy mời làm việc vào 7 giờ 30 sáng ngày 16/5. Nhưng đúng là họ giấu đầu hở đuôi: Giấy mời ngày 15/5 đề 7 giờ 30 bắt đầu làm việc, thế mà 6 giờ 30 sáng họ đã chặn xe và bắt cóc hai cô về đồn làm việc! Chưa tới giờ bắt đầu làm việc mà họ đã bắt cóc hai cô về đồn vì lý do hai cô không chịu đến làm việc! Và khi về đồn thì họ chẳng bắt hai cô làm việc gì cả mà để hai cô ngồi trên xe suốt ngày. Thế nghĩa là thế nào?
Cuối cùng, khoảng 7 giờ 00 tối hai cô mới lên đường trở về nhà. Chỉ tội nghiệp cho ba cháu bé đang bị bệnh của Thu Duyên, đứa lớn nhất mới học lớp 1, bị bỏ mặc ở nhà cho bà ngoại chăm sóc suốt ngày mà không được báo trước. Thu Duyên còn cho biết: khi về nhà, cô thấy bên cạnh những công an chìm đóng chốt gần nhà cô, còn có cả những người nghiện hút mà đồng bào trong xóm đều biết.
Chắc chắn chẳng ai không đoán ra tại sao họ lại hành động như thế: chỉ vì đoán rằng hai cô có hẹn với Uỷ Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, nên đã ngăn chặn hai cô bằng cách bắt cóc giữa đường. Họ chà đạp quyền con người một cách trắng trợn như thế, thế mà các lãnh đạo bộ Chính trị và lãnh đạo nhà nước lúc nào cũng bô bô tuyên bố: Việt Nam luôn luôn tôn trọng quyền làm người của người dân.”
Còn trường hợp bà Vũ Thanh Phương thì nguồn tin trên cho hay “Để đề phòng cô Vũ Thanh Phương, một phụ nữ tranh đấu cho dân oan, gặp phái đoàn Uỷ Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, công an cũng đã đóng chốt bao vây quanh nhà cô từ sớm tới khuya, bắt đầu từ ngày 14/5. Ban tối, khi cô ra khỏi nhà, dù khuya, cô cũng “được” có người đi theo “bảo vệ an ninh”, có lẽ họ cũng sợ cô trốn đi đâu từ ban tối để hôm sau gặp phái đoàn. Và công an khu vực của cô cũng đến tận nhà, lúc cô không có nhà, để yêu cầu người nhà khuyên can cô đừng đi gặp bất cứ một phái đoàn nào, đồng thời cũng đưa giấy mời cô đến công an phường 4 quận Phú Nhuận làm việc vào 8 giờ 00 sáng ngày 16/5.”
Ngày 12/5, ông Nguyễn Khắc Toàn, một người đấu tranh dân chủ ở Hà Nội tuy Công an CSVN tìm cách ngăn chặn nhưng ông đã đến gặp phái đoàn USCIRF.
“Tôi nhận được giấy mời thẩm vấn của Sở Công an Hà Nội trùng với giờ và ngày gặp phái đoàn, tức 1 giờ 30 chiều ngày 12/6. Buổi chiều thứ ba, tôi đã đến khách sạn Metropole một tiếng rưỡi đồng hồ trứơc buổi gặp để tránh sự bao vây và ngăn cản của Công an.” Ông Toàn nói trong một cuộc phỏng vấn. “Tôi đã trao đổi với đoàn về tình hình tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền tại Việ tNam trong một tiếng đồng hồ.
Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ là một định chế do cả chính phủ và quốc hội đồng thành lập và chỉ định thành viên theo một đạo luật. Những năm qua, Uỷ Ban này đều đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt vì vẫn còn đàn áp tôn giáo nghiêm trọng.
''Đỉnh cao trí tuệ'' vô trách nhiệm, vô đạo đức, bất nhân, gian manh và xảo trá!
Đỗ Hữu Nghiêm
02:34 18/05/2009
Chế độ xã hội ở Việt Nam ngày nay càng tồn tại lâu, và người ta càng sống lâu, người ta càng tiếp tục chứng kiến CSVN làm nhiều hành động thể hiện tính ngu muội, cố chấp, vá víu, “đánh bùn sang ao”, phản lại tiến bộ chính đáng của con người và xã hội:
Trong khi khối Liên Xô và Đông Âu đã biết mở mắt khước từ chủ nghĩa Cộng Sản, sau 70 năm khống chế, thì Đảng Cộng sản Việt Nam nằm trong vòng ảnh hưởng Trung quốc, vẫn bảo thủ một chủ nghĩa lỗi thời và từ đó ngăn chặn công cuộc dân chủ hóa và đổi mới ở các lãnh vực khác.
Người ta lầm tưởng là kinh tế quyết định mọi sự, nhưng thực sự mọi cuộc đổi mới kinh tế phải đi liền với mọi mặt cải cách xã hội chính trị. Nếu có tiến bộ kinh tế mà không có điều chính đồng bộ uyển chuyển về các mặt khác của xã hội, thì xã hội sẽ đi đến bế tắc. Chuyên chế độc tài toàn trị đơn nguyên là nguyên nhân cơ bản của mọi nguyên nhân.
Ta thử lược qua mấy mặt của xã hội Việt Nam ngày nay. Ngoại trừ một số tiến bộ cũ thể do đóng góp của các thành phần khác trong xã hội, người ta thấy những hậu quả như sau:
Học Tập Cải Tạo
Sai lầm trong chính sách cơ bản là biến đổi công việc học tập cải tạo chính trị ngắn hạn và chính đáng cần thiết cho dân, quân, cán chính VNCH thành một hành động hận thù, bất nhân, tàn bạo kéo dài của VNDCCH. Từ tàn bạo và dối trá đó, CSVN đã kích động thêm hận thù - như đâm lao thì phải theo lao - thay vì ccần ủng có tính nhân bản và tình đoàn kết toàn dân hai miền đã từ lâu vào cảnh đau khổ triền miền vì chiến tranh.
Chính sách sai lầm đó đã dẫn đến cuộc vượt biên đau khổ, nhục nhã và bất đắc dĩ sang các nước của biết bao nhiêu người VN dưới nhiều hình thức: ODP, HO, PIP… Cộng đồng người Việt hải ngoại đã một thời gian lâu dài bị coi là phản động. Lúc tình hình VN thay đổi, thì Việt kiều lại được coi là người yêu nước, là khúc ruột ngàn dặm, khi họ gửi tiền và đem tài ba về giúp nước.
Những biến đỗi vũ bão và những tiết lộ sau đó về thực chất chế độ CS ở Liên Xô và Đông Âu từ chung quanh năm 1990 vẫn không mở mắt những người CSVN, dù người CSVN đã xây dựng chế độ được 15 năm.
Sợ “Diễn Biến Hòa Bình”: Cảnh Giác Không Đúng Chỗ
Khi cộng đồng hải ngoại tiếp xúc với các luồng tiến bộ khác nhau trên thế giới và chia sẻ những quan sát và hiều biết đó cho những người ở trong nước, thì chính Đảng Cộng sản muốn ngăn chặn tiến bộ, che mắt dân trong nuớc để lừqa dối dân chúng, củng cố chế độ bằng khóm từ chống “diễn biến hòa bình”. Sợ diễn biến hòa bình có nghĩa là bịt mắt sợ ma tiến bộ!
Ngoại Giao Bị Bao Vây Và Phân Hóa
Vì bị cộng đồng thế giới cô lập từ 1975 đến 1990, đúng vào thời điểm chế độ Cộng sản tại Liên Xô và Đông Âu tan rã, cộng đồng hải ngoại Việt Nam dần dần hính thành, thì nền ngoại giao của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hầu như bị tê liệt.
Nhân viên ngoại giao chỉ còn thực sự hoạt động ở một số nước nghèo đói ở Phi Châu và mấy nước còn thuộc chế độ cộng sản Liên Xô. Nhiều người làm ngành ngoại thiếu tư cách như buôn lậu á phiện Úc châu, Canada…), ngà voi, sừng tê (Phi châu..), xuất khẩu lao động (Mã Lai,…), phụ nữ trai gái vị thành niên (Cam Pu Chea, Trung quốc, Hàn quốc, Đại Loan,…), trồng cần sa (Anh quốc, Mỹ, Canada,…) lấy tiền, bài bạc, và buôn lậu đồ la, ăn cắp mỹ phẩm (Nhật Bản, …). Người Việt Nam trong cộng đồng tiến bộ thế giới làm sao còn hãnh diện về quốc gia của mình!
Ở các nước tiền tiến Tây Phương, hoạt động ngoại giao của Việt Nam ngày nay đồng nghĩa với làm tình báo gián điệp trong cộng đồng người Việt hải ngoại và vận động tài chánh cho đất nước!
Giáo Dục Cải Cách Lòng Vòng
Giáo dục là chìa khóa đầu tiên để đào tạo con người, xây dựng xã hội mới về kiến thức và tư cách đạo đức Nhưng chế độ chuyên chế độc tài toàn trị kiểu mafia đã không cho phép cải cách giáo dục triệt để. Biết bao sáng kiến đề nghị cải cách giáo dục không có kết quả vì người ta lẩn tránh cải cách quasn trọng tiên quyết nền tảng là cải cách chế đồ chủ trương nền giáo dục đó.
Chìa khóa của mọi cải cách có thể thực hiện được là một xã hội khai phóng thông thoáng dân chủ, tạo điều kiện cho sự hình thành và uốn nắn con người về tri thức và đạo đức. Thiếu lòng kính trọng những tầng lớp có giáo dục, có trí thức thực sự, thì khó đạo tạo những người có năng lực thật sự. Nhu cầu đồng bộ hóa về bằng cấp và tiêu chuẩn học vấn đã tạo ra tệ nạn mua bằng, giả bang, thi hộ, gian xảo ỏ nhiều cấp và lãnh vực xã hội.
Tham Nhũng Tràn Lan
Tầng lớp đảng viên và quân nhân của chế độ thiếu đào tạo giáo dục chính đáng, đế có ý thức về trách nhiệm và về tinh thần phục vụ công ích, đã tha hồ tham nhũng, nhất là họ đã được nắm quyền trong hoàn cảnh chế độ chuyên chế và hầu hết xuất thân từ hoàn cảnh xã hội nghèo khổ, thiếu thốn trước kia.
Mạnh ai nấy tham nhũng tràn lan ở các địa phương, ớ các cấp, các ngành. Hầu như không thuốc chữa nếu không thay đổi giới cầm quyền và từ bỏ những cơ hội tăng thêm nạn tham ô bằng các nấc và biện pháp mạo danh là quản lý hành chánh và pháp luật!
Người ta biện minh cho tham nhũng, bằng cách nói rằng xã hội nào chả thế! Nhưng sao không can đảm nói rằng người ta bê bối như thế, nhưng đất nước tôi không tiêu cực như vậy!
Lực Lượng Võ Trang Bảo Vệ Một Đảng, Chứ Không Phải Là Một Quân Đội Quốc Gia.
Chế độ quân sự được tổ chức kiểu mafia để bảo vệ một nhóm người. Cứ xem những người được tuyển dụng để biết họ xuất xứ từ đâu (nhiều thanh viên trộm cướp, xi ma, du đãng… được tuyển dụng vào quân đội, công an…). Thực sự nếu các thành phần xã hội, tôn giáo, … khác nhau được tuyển lựa, thì hàng ngũ quân đội hay công an đó mới là những người đại diện chân chính cho quốc gia.
Hành động của chính quyền và công an trong vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà tại Hà Nội là thí dụ điền hình, biếu trưng thực sự cho tư cách của giới cầm quyền và quân đội CHXNCNVN
Sinh Hoạt Chính Trị Bế Tắc
Vì chỉ có một đảng cộng sản, nên chỉ có một khuôn khổ tổ chức xã hội. Người ta nhân danh là một đảng thống nhất, nhưng thực chất vẫn là một nhóm người thiếu sáng kiến và đào tạo, thiếu những khuôn mẫu uyển chuyển cho xã hội, mỗi khi cần đáp ứng với nhu cầu trong tình thế mới.
Các cơ chế quốc gia không hoạt động đùng chức năng: nhà nuớc, quốc hội, cơ quan, đoàn thề, mặt trận tổ quốc, tòa án,… không có thực quyền ngoài chuyên chính của Đảng.
Luật pháp được lập ra để biện minh, hay che đậy hoạt động của Đảng chứ không phải để điều hòa xã hội và bảo vệ quyền lợi của dân. Bí mật quốc gia bị lam dụng để che đậy những hành động mờ ám phương hại đến quyền lợi nhân dân và công ích quốc gia.
Tệ Nạn Xã Hội Gia Tăng
Không cần thiên vị chủ quan, người ta thấy vì thiếu giáo dục và phán đoán lành mạnh, xã hội Việt Nam ngày nay bị đe dọa bởi nhiều loại tệ nạn khiếp sợ, có ảnh hưởng lâu dài cho đất nước Việt Nam. Người ta khó lòng kể xiết và mô tả đầy đủ các tệ nạn đó.
Chí nhắc đền một số tệ nạn mà báo chí và công luận, truyền thông thế giới nói đến như: tệ buôn bán ma túy, trồng lậu cần sa á phiện, nạn phá thai, nan buôn bán trẻ trai gái vĩ thành niên mãi dâm, xuất khẩu lao động vô trách nhiệm kiểu “đem con bỏ chợ”. HIV/AIDS, buôn lậu nhiều loại sản vật, nạn đành bài bạc, nghiện rượu say sưa,…
Điều đáng báo động là nhiều tệ nạn xã hội đó đã lan tràn đến tầng lớp cầm quyền và đảng viên!
Một xã hội như vậy, mà khốn thay, chưa mở mắt được những giới có trách nhiệm cầm quyền ở Xã Hội Việt Nam ngày nay, mà họ vẫn tự đắc tự phụ cho mình là “Đỉnh Cao Trí Tuệ”!
Oakland, CA ngày 17.5.2009
Trong khi khối Liên Xô và Đông Âu đã biết mở mắt khước từ chủ nghĩa Cộng Sản, sau 70 năm khống chế, thì Đảng Cộng sản Việt Nam nằm trong vòng ảnh hưởng Trung quốc, vẫn bảo thủ một chủ nghĩa lỗi thời và từ đó ngăn chặn công cuộc dân chủ hóa và đổi mới ở các lãnh vực khác.
Người ta lầm tưởng là kinh tế quyết định mọi sự, nhưng thực sự mọi cuộc đổi mới kinh tế phải đi liền với mọi mặt cải cách xã hội chính trị. Nếu có tiến bộ kinh tế mà không có điều chính đồng bộ uyển chuyển về các mặt khác của xã hội, thì xã hội sẽ đi đến bế tắc. Chuyên chế độc tài toàn trị đơn nguyên là nguyên nhân cơ bản của mọi nguyên nhân.
Ta thử lược qua mấy mặt của xã hội Việt Nam ngày nay. Ngoại trừ một số tiến bộ cũ thể do đóng góp của các thành phần khác trong xã hội, người ta thấy những hậu quả như sau:
Học Tập Cải Tạo
Sai lầm trong chính sách cơ bản là biến đổi công việc học tập cải tạo chính trị ngắn hạn và chính đáng cần thiết cho dân, quân, cán chính VNCH thành một hành động hận thù, bất nhân, tàn bạo kéo dài của VNDCCH. Từ tàn bạo và dối trá đó, CSVN đã kích động thêm hận thù - như đâm lao thì phải theo lao - thay vì ccần ủng có tính nhân bản và tình đoàn kết toàn dân hai miền đã từ lâu vào cảnh đau khổ triền miền vì chiến tranh.
Chính sách sai lầm đó đã dẫn đến cuộc vượt biên đau khổ, nhục nhã và bất đắc dĩ sang các nước của biết bao nhiêu người VN dưới nhiều hình thức: ODP, HO, PIP… Cộng đồng người Việt hải ngoại đã một thời gian lâu dài bị coi là phản động. Lúc tình hình VN thay đổi, thì Việt kiều lại được coi là người yêu nước, là khúc ruột ngàn dặm, khi họ gửi tiền và đem tài ba về giúp nước.
Những biến đỗi vũ bão và những tiết lộ sau đó về thực chất chế độ CS ở Liên Xô và Đông Âu từ chung quanh năm 1990 vẫn không mở mắt những người CSVN, dù người CSVN đã xây dựng chế độ được 15 năm.
Sợ “Diễn Biến Hòa Bình”: Cảnh Giác Không Đúng Chỗ
Khi cộng đồng hải ngoại tiếp xúc với các luồng tiến bộ khác nhau trên thế giới và chia sẻ những quan sát và hiều biết đó cho những người ở trong nước, thì chính Đảng Cộng sản muốn ngăn chặn tiến bộ, che mắt dân trong nuớc để lừqa dối dân chúng, củng cố chế độ bằng khóm từ chống “diễn biến hòa bình”. Sợ diễn biến hòa bình có nghĩa là bịt mắt sợ ma tiến bộ!
Ngoại Giao Bị Bao Vây Và Phân Hóa
Vì bị cộng đồng thế giới cô lập từ 1975 đến 1990, đúng vào thời điểm chế độ Cộng sản tại Liên Xô và Đông Âu tan rã, cộng đồng hải ngoại Việt Nam dần dần hính thành, thì nền ngoại giao của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hầu như bị tê liệt.
Nhân viên ngoại giao chỉ còn thực sự hoạt động ở một số nước nghèo đói ở Phi Châu và mấy nước còn thuộc chế độ cộng sản Liên Xô. Nhiều người làm ngành ngoại thiếu tư cách như buôn lậu á phiện Úc châu, Canada…), ngà voi, sừng tê (Phi châu..), xuất khẩu lao động (Mã Lai,…), phụ nữ trai gái vị thành niên (Cam Pu Chea, Trung quốc, Hàn quốc, Đại Loan,…), trồng cần sa (Anh quốc, Mỹ, Canada,…) lấy tiền, bài bạc, và buôn lậu đồ la, ăn cắp mỹ phẩm (Nhật Bản, …). Người Việt Nam trong cộng đồng tiến bộ thế giới làm sao còn hãnh diện về quốc gia của mình!
Ở các nước tiền tiến Tây Phương, hoạt động ngoại giao của Việt Nam ngày nay đồng nghĩa với làm tình báo gián điệp trong cộng đồng người Việt hải ngoại và vận động tài chánh cho đất nước!
Giáo Dục Cải Cách Lòng Vòng
Giáo dục là chìa khóa đầu tiên để đào tạo con người, xây dựng xã hội mới về kiến thức và tư cách đạo đức Nhưng chế độ chuyên chế độc tài toàn trị kiểu mafia đã không cho phép cải cách giáo dục triệt để. Biết bao sáng kiến đề nghị cải cách giáo dục không có kết quả vì người ta lẩn tránh cải cách quasn trọng tiên quyết nền tảng là cải cách chế đồ chủ trương nền giáo dục đó.
Chìa khóa của mọi cải cách có thể thực hiện được là một xã hội khai phóng thông thoáng dân chủ, tạo điều kiện cho sự hình thành và uốn nắn con người về tri thức và đạo đức. Thiếu lòng kính trọng những tầng lớp có giáo dục, có trí thức thực sự, thì khó đạo tạo những người có năng lực thật sự. Nhu cầu đồng bộ hóa về bằng cấp và tiêu chuẩn học vấn đã tạo ra tệ nạn mua bằng, giả bang, thi hộ, gian xảo ỏ nhiều cấp và lãnh vực xã hội.
Tham Nhũng Tràn Lan
Tầng lớp đảng viên và quân nhân của chế độ thiếu đào tạo giáo dục chính đáng, đế có ý thức về trách nhiệm và về tinh thần phục vụ công ích, đã tha hồ tham nhũng, nhất là họ đã được nắm quyền trong hoàn cảnh chế độ chuyên chế và hầu hết xuất thân từ hoàn cảnh xã hội nghèo khổ, thiếu thốn trước kia.
Mạnh ai nấy tham nhũng tràn lan ở các địa phương, ớ các cấp, các ngành. Hầu như không thuốc chữa nếu không thay đổi giới cầm quyền và từ bỏ những cơ hội tăng thêm nạn tham ô bằng các nấc và biện pháp mạo danh là quản lý hành chánh và pháp luật!
Người ta biện minh cho tham nhũng, bằng cách nói rằng xã hội nào chả thế! Nhưng sao không can đảm nói rằng người ta bê bối như thế, nhưng đất nước tôi không tiêu cực như vậy!
Lực Lượng Võ Trang Bảo Vệ Một Đảng, Chứ Không Phải Là Một Quân Đội Quốc Gia.
Chế độ quân sự được tổ chức kiểu mafia để bảo vệ một nhóm người. Cứ xem những người được tuyển dụng để biết họ xuất xứ từ đâu (nhiều thanh viên trộm cướp, xi ma, du đãng… được tuyển dụng vào quân đội, công an…). Thực sự nếu các thành phần xã hội, tôn giáo, … khác nhau được tuyển lựa, thì hàng ngũ quân đội hay công an đó mới là những người đại diện chân chính cho quốc gia.
Hành động của chính quyền và công an trong vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà tại Hà Nội là thí dụ điền hình, biếu trưng thực sự cho tư cách của giới cầm quyền và quân đội CHXNCNVN
Sinh Hoạt Chính Trị Bế Tắc
Vì chỉ có một đảng cộng sản, nên chỉ có một khuôn khổ tổ chức xã hội. Người ta nhân danh là một đảng thống nhất, nhưng thực chất vẫn là một nhóm người thiếu sáng kiến và đào tạo, thiếu những khuôn mẫu uyển chuyển cho xã hội, mỗi khi cần đáp ứng với nhu cầu trong tình thế mới.
Các cơ chế quốc gia không hoạt động đùng chức năng: nhà nuớc, quốc hội, cơ quan, đoàn thề, mặt trận tổ quốc, tòa án,… không có thực quyền ngoài chuyên chính của Đảng.
Luật pháp được lập ra để biện minh, hay che đậy hoạt động của Đảng chứ không phải để điều hòa xã hội và bảo vệ quyền lợi của dân. Bí mật quốc gia bị lam dụng để che đậy những hành động mờ ám phương hại đến quyền lợi nhân dân và công ích quốc gia.
Tệ Nạn Xã Hội Gia Tăng
Không cần thiên vị chủ quan, người ta thấy vì thiếu giáo dục và phán đoán lành mạnh, xã hội Việt Nam ngày nay bị đe dọa bởi nhiều loại tệ nạn khiếp sợ, có ảnh hưởng lâu dài cho đất nước Việt Nam. Người ta khó lòng kể xiết và mô tả đầy đủ các tệ nạn đó.
Chí nhắc đền một số tệ nạn mà báo chí và công luận, truyền thông thế giới nói đến như: tệ buôn bán ma túy, trồng lậu cần sa á phiện, nạn phá thai, nan buôn bán trẻ trai gái vĩ thành niên mãi dâm, xuất khẩu lao động vô trách nhiệm kiểu “đem con bỏ chợ”. HIV/AIDS, buôn lậu nhiều loại sản vật, nạn đành bài bạc, nghiện rượu say sưa,…
Điều đáng báo động là nhiều tệ nạn xã hội đó đã lan tràn đến tầng lớp cầm quyền và đảng viên!
Một xã hội như vậy, mà khốn thay, chưa mở mắt được những giới có trách nhiệm cầm quyền ở Xã Hội Việt Nam ngày nay, mà họ vẫn tự đắc tự phụ cho mình là “Đỉnh Cao Trí Tuệ”!
Oakland, CA ngày 17.5.2009
Thách đố của Giáo hội trong Sứ mạng Ngôn sứ
Jo. Lưu Ngọc Quỳnh CSsR
02:49 18/05/2009
Đã là Ngôn sứ Giáo hội luôn phải chu toàn ba sứ vụ hàng đầu của mình là nói Lời của Thiên Chúa, nói lên sự thật và phải đứng về phía những người nghèo khó, thấp cổ bé miệng để bảo vệ cho họ. Song trên thực tế, không dễ gì lúc nào Giáo hội cũng có thể chu toàn trọn vẹn ba sứ vụ cao cả này.
Trước hết, chúng ta thấy rõ nhu cầu khẩn thiết và luôn câu thúc Giáo hội phải làm là rao giảng Lời của Thiên Chúa, làm “đầy tớ của Lời”. Nhưng trong bối cảnh xã hội đầy biến động và phức tạp như hôm nay; một bối cảnh mà dường như người ta không còn muốn nghe theo lời chỉ dạy của Giáo hội; một bối cảnh mà ngay tại những nước có nguồn gốc Ki tô giáo lâu đời như ở Châu Âu, giờ đây xem ra chẳng còn mấy chút bận tâm về Ki tô giáo nữa thì sứ mạng rao giảng Lời của Thiên Chúa quả không dễ tí nào. Đây cũng chính là một trong những mối bận tâm hàng đầu của Đức Cố Giáo hoàng Gio an Phao lồ II:
“Cho dù trong những nước đã được rao giảng Tin Mừng từ nhiều thế kỷ, giờ đây không còn hiện hữu một “xã hội Kitô giáo ”.. . ngày nay, chúng ta phải can đảm đối diện với một hoàn cảnh đang trở thành đa dạng mãi và đòi hỏi, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hậu quả là sự trà trộn mới mẻ và không ổn định của các dân tộc và văn hoá...Chúng ta phải thắp sáng lên trong chúng ta động lực của những khởi đầu và cho phép chúng ta tràn ngập sự hăng say của việc rao giảng Tin Mừng”.
Chính vì ý thức rõ sứ lệnh cam go này và rất nhạy bén về vị trí, vai trò, sức mạnh khủng khiếp của hệ thống mạng lưới thông tin toàn cầu cũng như của các phương tiện truyền thông đại chúng mà trong thông điệp nhân ngày truyền thông thế giới lần thứ 35, tại Rôma, Ngài đòi hỏi Giáo hội phải:
“tích cực sáng tạo” để công bố Tin Mừng qua hệ thống mạng lưới toàn cầu, phát sóng qua vệ tinh nhân tạo và trong các ngành truyền thông khác, những người làm việc trong các ngành truyền thông phải có trách nhiệm Ngôn sứ”.
Ngay trong Sollicitudo Rei Socialis, số 41 cũng nhấn mạnh:
“Việc hoàn thành thừa tác vụ rao giảng Tin Mừng là thành phần của sứ vụ Ngôn sứ của Giáo hội, cùng với sự tố giác những sự dữ bất công. Nhưng nên nhấn mạnh rằng việc rao giảng luôn quan trọng hơn việc tố giác, và việc tố giác không bỏ qua việc rao giảng, vì việc rao giảng là nền tảng của sự thật và là sức lực của động cơ cao nhất.” Và “ Việc trình bày sứ điệp của Tin Mừng không phải là một sự đóng góp tuỳ tiện, đó là bổn phận thuộc về Giáo hội, do Chúa Giê su uỷ nhiệm, ngõ hầu nhân loại có thể tin và được cứu rỗi” (Evangelii, Nuntiande, N.5).
Song trong thực tế, sứ vụ rao giảng Tin Mừng, đặc biệt tại các nước Châu á, và tái rao giảng Tin Mừng cho các quốc gia Châu Âu đang gặp muôn vàn khó khăn, không dễ gì một sớm một chiều có thể thực hiện được.
Thứ đến, sứ vụ Ngôn sứ đòi buộc Giáo hội phải luôn đứng về phía những người nghèo, những kẻ thấp cổ bé miệng, những kẻ không có chút quyền lực trong tay. Đây cũng là một trong những thách đố nhức nhối luôn đặt ra cho Giáo hội và về điểm này, chúng ta phải thành thực với nhau là Giáo hội đã phải chịu không ít tai tiếng về những sự im lặng đáng sợ trong những khoản khắc quyết định của lịch sử.
Đức Cố Giáo hoàng Phao lồ VI, trong Profession de la foi du Peuple de Dieu, đã tập chú đến sứ vụ này khi Ngài viết:
“Tuy không ngừng nhắc nhở con cái mình họ không có chỗ ở vĩnh viễn nơi trần gian này, Giáo hội luôn thúc ép họ lo cho lợi ích trần thế của mình, cổ võ công lý hoà bình và tình huynh đệ giữa con người, quảng đại và giúp đỡ anh em mình; nhất là những kẻ nghèo và vô phúc nhất” . Còn Đức giám mục Mc Carrick thì Ngài không ngần ngại kêu gọi “Giáo hội tại các quốc gia như Hoa kỳ phải can đảm thành thật và kiên trì ủng hộ người nghèo.”
Đặc biệt với Năm thánh 2000, Hội đồng Giáo hoàng về công lý hoà bình đã kêu gọi các nước giàu xoá nợ cho các nước nghèo và đã được các nước giàu hưởng ứng. Còn Đức Cố Giáo hoàng Gioan Phao lô II, trong cuộc họp mặt với 155 vị hồng y, do Ngài triệu tập về Vatican, ngày 21.05.2001, lại còn đi xa hơn khi Ngài tuyên bố Giáo hội không chỉ là Giáo hội của người nghèo mà còn thực sự là một Giáo hội nghèo:
“Giáo hội trở nên chứng nhân sự nghèo khó; từ Giáo hội cho người nghèo và tiến tới một Giáo hội hoàn toàn nghèo nữa. Đây chúng ta có lẽ chạm tới vấn đề nổi lửa nhất và cũng là vấn đề khẩn thiết nhất cho việc phúc âm hoá trong ngàn năm mới. Chỉ một Giáo hội nghèo mới có thể thành một Giáo hội truyền giáo, và chỉ Giáo hội truyền giáo mới cần thiết cho Giáo hội nghèo”.
Và trong thực tế, nhiều vị thừa sai của Giáo hội đã không ngừng dấn thân cho quyền lợi của những người nghèo, nhiều lúc chấp nhận hy sinh luôn cả mạng sống của mình. Các giám mục tại Tổng đại hội giám mục châu mỹ la tinh nhóm họp ở Medellin, tháng 9.1968, và lần thứ III tại Puebla đã công khai lên tiếng:
"Giám mục đoàn châu Mỹ la tinh không thể dửng dưng trước những bất công xã hội khủng khiếp hiện có tại châu Mỹ la tinh và đang cầm giữ đa số dân tộc chúng tôi trong cảnh nghèo khổ rất nhiều khi gần với cảnh cùng quẫn không còn gì là xứng với con người nữa…Khi chúng ta dấn thân gắn bó với người nghèo, chúng ta lên án cái nghèo tột độ đi ngược lại tinh thần Phúc âm, cái nghèo mà biết bao đám người phải chịu trên Lục địa chúng ta. Vì vậy, chúng ta nỗ lực tìm hiểu và tố cáo các cơ cấu trong guồng máy phát sinh cái nghèo đó".
Bên cạnh đó, có nhiều tiếng nói lên án nhiều Giáo hội chẳng những đã không giúp người nghèo mà lại còn liên kết với những thế lực giàu có để đàn áp bóc lột những người nghèo. Các giám mục Philippine đã không ngần ngại lên tiếng “Giáo hội sao lãng trách nhiệm với người nghèo đã góp phần dẫn tới những cuộc nổi loạn chống chính phủ.” Còn Đức giám mục Francisco Claver thì mạnh mẽ thẳng thắng hơn “Chúng ta có thể kết luận rằng, người nghèo không đứng về phía Giáo hội bởi vì Giáo hội không có mặt ở giữa họ.” Đặc biệt, Gustavo, Gutierrez đã mạnh mẽ tố cáo:
"Giáo hội đã cấu kết với hệ thống xã hội hiện hành. Nhiều nơi, Giáo hội góp phần vào việc tạo nên một "trật tự theo tinh thần Ki tô giáo", còn lấy chiêu bài thần thiêng để đánh bóng cho tình cảm con người bị tước quyền làm người, là nạn nhân của thứ bạo động thô bạo nhất, bạo động của kẻ mạnh thế đàn áp người thấp cổ bé miệng. Giáo hội cơ chế nhận sự che chở của giai cấp xã hội đặc quyền đặc lợi, giai cấp bảo vệ cho xã hội tư bản hiện hành tại Châu Mỹ la tinh…Lập trường không làm chính trị chỉ là một mưu mẹo nhằm giữ y nguyên tình trạng hiện hành…Giáo hội phải làm Ngôn sứ mà lên tiếng tố cáo bất cứ tình trạng nào làm cho con người bị tước đoạt nhân phẩm, bất ngược tình trạng nào đi ngược lại tình huynh đệ, sự công bằng và sự tự do…Giáo hội phải đi đến tận căn của hiện trạng, chứ không dừng lại ở việc báo động và xử lý một vài hậu quả".
Sau cùng, Ngôn sứ phải là người nói sự thật, sẵn sằng làm chứng cho sự thật. Chúng ta vừa phân tích ở trên về tình trạng khủng hoảng sự thật trong xã hội hiện nay. Nếu vị Ngôn sứ mà không dám nói lên tiếng nói của sự thật thì còn ai dám bảo vệ sự thật nữa. Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào Giáo hội cũng cho toàn tốt sứ mệnh này; nhất là trong hai cuộc thế chiến tàn khốc của thế kỷ qua, khi những kẻ tài phiệt phát động chiến tranh và tàn sát dã man những người vô tội; đặc biệt là những người Do thái trong thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây, có thể nói Giáo hội đã chu toàn khá tốt sứ mạng này, bất chấp sự chống đối thù nghịch của nhiều thế lực tài phiệt đang tìm cách chống phá. Nhiều vị thủ lãnh trong Giáo hội đã mạnh mẽ lên án chiến tranh, và những kẻ nhân danh tôn giáo để phát động chiến tranh, những kẻ tìm cách trục lợi bất chính.
Trong đại hội quốc tế lần thứ 18 vào ngày 2.9.2000, tại Rôma, trước 4000 khoa học gia, Đức Cố Giáo hoàng Gioan Phao lồ II đã không ngần ngại bày tỏ lập trường của Giáo hội về những vấn đề gai góc, liên quan đến đạo đức sinh học. Ngài nói:
“sinh sản vô tính không thể chấp nhận được về mặt luân lý, mọi thủ thuật nhằm thương mại hoá các bộ phận của con người hay xem chúng như những vật đổi chác, mua bán đều không được chấp nhận về mặt luân lý, vì sử dụng thân thể như một đồ vật là xúc phạm đến phẩm giá con người.”
Còn Đức giám mục Juan Jose Gerardi đã bị đánh 14 gậy vào đầu cho đến chết vào đêm 26.04.1988, một ngày sau khi Ngài đệ trình lên quốc hội bản tố cáo tội ác diệt chủng của quân đội Guatemala trong suốt 36 năm qua: 150.000 người bị sát hại và 50.000 người bị mất tích. Cũng vì thái độ cương quyết của Giáo hội về những vấn đề liên quan đến đạo đức sinh học mà ngày 8.7.2000, ba ngàn người đồng tính luyến ái đã đổ về Rôma, được sự hỗ trợ của Hoa kỳ và nhiều nước Tây ây mà cụ thể là những chủ nhân tài phiệt chuyên sản xuất những dụng cụ và thuốc ngừa thai, đã diễu hành, thách thức và làm những trò ô nhục, trơ trẽn, bỉ ổi ngay tại thủ phủ của Giáo hội.
Sự thật cho dù có phũ phàng, chua chát trước sau vẫn là sự thật. Nhưng để có đủ can đảm để nói sự thật và dám chết cho sự thật không phải là điều ai ai cũng làm được và làm tốt, nhất là trong bối cảnh hiện tại của dân tộc Việt nam chúng ta.
Trước hết, chúng ta thấy rõ nhu cầu khẩn thiết và luôn câu thúc Giáo hội phải làm là rao giảng Lời của Thiên Chúa, làm “đầy tớ của Lời”. Nhưng trong bối cảnh xã hội đầy biến động và phức tạp như hôm nay; một bối cảnh mà dường như người ta không còn muốn nghe theo lời chỉ dạy của Giáo hội; một bối cảnh mà ngay tại những nước có nguồn gốc Ki tô giáo lâu đời như ở Châu Âu, giờ đây xem ra chẳng còn mấy chút bận tâm về Ki tô giáo nữa thì sứ mạng rao giảng Lời của Thiên Chúa quả không dễ tí nào. Đây cũng chính là một trong những mối bận tâm hàng đầu của Đức Cố Giáo hoàng Gio an Phao lồ II:
“Cho dù trong những nước đã được rao giảng Tin Mừng từ nhiều thế kỷ, giờ đây không còn hiện hữu một “xã hội Kitô giáo ”.. . ngày nay, chúng ta phải can đảm đối diện với một hoàn cảnh đang trở thành đa dạng mãi và đòi hỏi, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hậu quả là sự trà trộn mới mẻ và không ổn định của các dân tộc và văn hoá...Chúng ta phải thắp sáng lên trong chúng ta động lực của những khởi đầu và cho phép chúng ta tràn ngập sự hăng say của việc rao giảng Tin Mừng”.
Chính vì ý thức rõ sứ lệnh cam go này và rất nhạy bén về vị trí, vai trò, sức mạnh khủng khiếp của hệ thống mạng lưới thông tin toàn cầu cũng như của các phương tiện truyền thông đại chúng mà trong thông điệp nhân ngày truyền thông thế giới lần thứ 35, tại Rôma, Ngài đòi hỏi Giáo hội phải:
“tích cực sáng tạo” để công bố Tin Mừng qua hệ thống mạng lưới toàn cầu, phát sóng qua vệ tinh nhân tạo và trong các ngành truyền thông khác, những người làm việc trong các ngành truyền thông phải có trách nhiệm Ngôn sứ”.
Ngay trong Sollicitudo Rei Socialis, số 41 cũng nhấn mạnh:
“Việc hoàn thành thừa tác vụ rao giảng Tin Mừng là thành phần của sứ vụ Ngôn sứ của Giáo hội, cùng với sự tố giác những sự dữ bất công. Nhưng nên nhấn mạnh rằng việc rao giảng luôn quan trọng hơn việc tố giác, và việc tố giác không bỏ qua việc rao giảng, vì việc rao giảng là nền tảng của sự thật và là sức lực của động cơ cao nhất.” Và “ Việc trình bày sứ điệp của Tin Mừng không phải là một sự đóng góp tuỳ tiện, đó là bổn phận thuộc về Giáo hội, do Chúa Giê su uỷ nhiệm, ngõ hầu nhân loại có thể tin và được cứu rỗi” (Evangelii, Nuntiande, N.5).
Song trong thực tế, sứ vụ rao giảng Tin Mừng, đặc biệt tại các nước Châu á, và tái rao giảng Tin Mừng cho các quốc gia Châu Âu đang gặp muôn vàn khó khăn, không dễ gì một sớm một chiều có thể thực hiện được.
Thứ đến, sứ vụ Ngôn sứ đòi buộc Giáo hội phải luôn đứng về phía những người nghèo, những kẻ thấp cổ bé miệng, những kẻ không có chút quyền lực trong tay. Đây cũng là một trong những thách đố nhức nhối luôn đặt ra cho Giáo hội và về điểm này, chúng ta phải thành thực với nhau là Giáo hội đã phải chịu không ít tai tiếng về những sự im lặng đáng sợ trong những khoản khắc quyết định của lịch sử.
Đức Cố Giáo hoàng Phao lồ VI, trong Profession de la foi du Peuple de Dieu, đã tập chú đến sứ vụ này khi Ngài viết:
“Tuy không ngừng nhắc nhở con cái mình họ không có chỗ ở vĩnh viễn nơi trần gian này, Giáo hội luôn thúc ép họ lo cho lợi ích trần thế của mình, cổ võ công lý hoà bình và tình huynh đệ giữa con người, quảng đại và giúp đỡ anh em mình; nhất là những kẻ nghèo và vô phúc nhất” . Còn Đức giám mục Mc Carrick thì Ngài không ngần ngại kêu gọi “Giáo hội tại các quốc gia như Hoa kỳ phải can đảm thành thật và kiên trì ủng hộ người nghèo.”
Đặc biệt với Năm thánh 2000, Hội đồng Giáo hoàng về công lý hoà bình đã kêu gọi các nước giàu xoá nợ cho các nước nghèo và đã được các nước giàu hưởng ứng. Còn Đức Cố Giáo hoàng Gioan Phao lô II, trong cuộc họp mặt với 155 vị hồng y, do Ngài triệu tập về Vatican, ngày 21.05.2001, lại còn đi xa hơn khi Ngài tuyên bố Giáo hội không chỉ là Giáo hội của người nghèo mà còn thực sự là một Giáo hội nghèo:
“Giáo hội trở nên chứng nhân sự nghèo khó; từ Giáo hội cho người nghèo và tiến tới một Giáo hội hoàn toàn nghèo nữa. Đây chúng ta có lẽ chạm tới vấn đề nổi lửa nhất và cũng là vấn đề khẩn thiết nhất cho việc phúc âm hoá trong ngàn năm mới. Chỉ một Giáo hội nghèo mới có thể thành một Giáo hội truyền giáo, và chỉ Giáo hội truyền giáo mới cần thiết cho Giáo hội nghèo”.
Và trong thực tế, nhiều vị thừa sai của Giáo hội đã không ngừng dấn thân cho quyền lợi của những người nghèo, nhiều lúc chấp nhận hy sinh luôn cả mạng sống của mình. Các giám mục tại Tổng đại hội giám mục châu mỹ la tinh nhóm họp ở Medellin, tháng 9.1968, và lần thứ III tại Puebla đã công khai lên tiếng:
"Giám mục đoàn châu Mỹ la tinh không thể dửng dưng trước những bất công xã hội khủng khiếp hiện có tại châu Mỹ la tinh và đang cầm giữ đa số dân tộc chúng tôi trong cảnh nghèo khổ rất nhiều khi gần với cảnh cùng quẫn không còn gì là xứng với con người nữa…Khi chúng ta dấn thân gắn bó với người nghèo, chúng ta lên án cái nghèo tột độ đi ngược lại tinh thần Phúc âm, cái nghèo mà biết bao đám người phải chịu trên Lục địa chúng ta. Vì vậy, chúng ta nỗ lực tìm hiểu và tố cáo các cơ cấu trong guồng máy phát sinh cái nghèo đó".
Bên cạnh đó, có nhiều tiếng nói lên án nhiều Giáo hội chẳng những đã không giúp người nghèo mà lại còn liên kết với những thế lực giàu có để đàn áp bóc lột những người nghèo. Các giám mục Philippine đã không ngần ngại lên tiếng “Giáo hội sao lãng trách nhiệm với người nghèo đã góp phần dẫn tới những cuộc nổi loạn chống chính phủ.” Còn Đức giám mục Francisco Claver thì mạnh mẽ thẳng thắng hơn “Chúng ta có thể kết luận rằng, người nghèo không đứng về phía Giáo hội bởi vì Giáo hội không có mặt ở giữa họ.” Đặc biệt, Gustavo, Gutierrez đã mạnh mẽ tố cáo:
"Giáo hội đã cấu kết với hệ thống xã hội hiện hành. Nhiều nơi, Giáo hội góp phần vào việc tạo nên một "trật tự theo tinh thần Ki tô giáo", còn lấy chiêu bài thần thiêng để đánh bóng cho tình cảm con người bị tước quyền làm người, là nạn nhân của thứ bạo động thô bạo nhất, bạo động của kẻ mạnh thế đàn áp người thấp cổ bé miệng. Giáo hội cơ chế nhận sự che chở của giai cấp xã hội đặc quyền đặc lợi, giai cấp bảo vệ cho xã hội tư bản hiện hành tại Châu Mỹ la tinh…Lập trường không làm chính trị chỉ là một mưu mẹo nhằm giữ y nguyên tình trạng hiện hành…Giáo hội phải làm Ngôn sứ mà lên tiếng tố cáo bất cứ tình trạng nào làm cho con người bị tước đoạt nhân phẩm, bất ngược tình trạng nào đi ngược lại tình huynh đệ, sự công bằng và sự tự do…Giáo hội phải đi đến tận căn của hiện trạng, chứ không dừng lại ở việc báo động và xử lý một vài hậu quả".
Sau cùng, Ngôn sứ phải là người nói sự thật, sẵn sằng làm chứng cho sự thật. Chúng ta vừa phân tích ở trên về tình trạng khủng hoảng sự thật trong xã hội hiện nay. Nếu vị Ngôn sứ mà không dám nói lên tiếng nói của sự thật thì còn ai dám bảo vệ sự thật nữa. Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào Giáo hội cũng cho toàn tốt sứ mệnh này; nhất là trong hai cuộc thế chiến tàn khốc của thế kỷ qua, khi những kẻ tài phiệt phát động chiến tranh và tàn sát dã man những người vô tội; đặc biệt là những người Do thái trong thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây, có thể nói Giáo hội đã chu toàn khá tốt sứ mạng này, bất chấp sự chống đối thù nghịch của nhiều thế lực tài phiệt đang tìm cách chống phá. Nhiều vị thủ lãnh trong Giáo hội đã mạnh mẽ lên án chiến tranh, và những kẻ nhân danh tôn giáo để phát động chiến tranh, những kẻ tìm cách trục lợi bất chính.
Trong đại hội quốc tế lần thứ 18 vào ngày 2.9.2000, tại Rôma, trước 4000 khoa học gia, Đức Cố Giáo hoàng Gioan Phao lồ II đã không ngần ngại bày tỏ lập trường của Giáo hội về những vấn đề gai góc, liên quan đến đạo đức sinh học. Ngài nói:
“sinh sản vô tính không thể chấp nhận được về mặt luân lý, mọi thủ thuật nhằm thương mại hoá các bộ phận của con người hay xem chúng như những vật đổi chác, mua bán đều không được chấp nhận về mặt luân lý, vì sử dụng thân thể như một đồ vật là xúc phạm đến phẩm giá con người.”
Còn Đức giám mục Juan Jose Gerardi đã bị đánh 14 gậy vào đầu cho đến chết vào đêm 26.04.1988, một ngày sau khi Ngài đệ trình lên quốc hội bản tố cáo tội ác diệt chủng của quân đội Guatemala trong suốt 36 năm qua: 150.000 người bị sát hại và 50.000 người bị mất tích. Cũng vì thái độ cương quyết của Giáo hội về những vấn đề liên quan đến đạo đức sinh học mà ngày 8.7.2000, ba ngàn người đồng tính luyến ái đã đổ về Rôma, được sự hỗ trợ của Hoa kỳ và nhiều nước Tây ây mà cụ thể là những chủ nhân tài phiệt chuyên sản xuất những dụng cụ và thuốc ngừa thai, đã diễu hành, thách thức và làm những trò ô nhục, trơ trẽn, bỉ ổi ngay tại thủ phủ của Giáo hội.
Sự thật cho dù có phũ phàng, chua chát trước sau vẫn là sự thật. Nhưng để có đủ can đảm để nói sự thật và dám chết cho sự thật không phải là điều ai ai cũng làm được và làm tốt, nhất là trong bối cảnh hiện tại của dân tộc Việt nam chúng ta.
Sơn La chuẩn bị đón tiếp đoàn công tác của Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ như thế nào?
Phóng viên Hà Nội
03:06 18/05/2009
SƠN LA - Nhân đợt thăm Việt Nam của Ủy ban Tự do tôn giáo Hoa Kỳ đến tỉnh Sơn La, UBND tỉnh này đã chuẩn bị cho việc che chắn hết sức công phu.
Sơn La vốn nổi tiếng với danh hiệu “Nhà nước tự trị về tôn giáo” ở Việt Nam. Ở đây giáo dân không hề được có quyền tự do tín ngưỡng. Các nơi có giáo dân đã được nhà nước Sơn La “chiếu cố” rất nhiều trong những ngày lễ trọng như Giáng sinh, Phục sinh… Thậm chí, một chủ tịch UBND phường cũng có thể ra quyết định giới nghiêm để cấm giáo dân đi lại trong ngày lễ.
Ngày lễ Phục sinh, cha xứ đến thăm giáo dân đã bị nhà cầm quyền cho cả đám xã hội đen chặn đường. Cả tỉnh Sơn La không có một nơi thờ tự. Nhiều lần giáo dân đã làm đơn xin được hưởng quyền tự do tối thiểu của mình nhưng đã được trả lời trắng trợn: “Sơn La không có nhu cầu tôn giáo”.
Nhiều biện pháp đã được chính quyền Sơn La áp dụng để ngăn chặn tự do tôn giáo, dù những biện pháp đó trái ngược hoàn toàn với hiến pháp, pháp luật. Chẳng hạn, cả khu phố có một ít giáo dân, họ cho họp toàn thể người dân lại lấy ý kiến, bỏ phiếu kín để ra một cái gọi là “hương ước” nhằm cấm người công giáo tập trung đọc kinh, cầu nguyện.
Tối 16/5/2009 một số giáo dân, trong đó có gia đình ông Trịnh Văn Đài và Trịnh Văn Chinh đã được các cấp chính quyền từ cấp tổ dân phố trở lên mời họp để “nghe thông báo những nội dung chỉ đạo của UBND TP Sơn La và phường Quyết Thắng”.
Nội dung thông báo của các cấp chính quyền là: “Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ đến Sơn La chỉ gặp có 3 người: Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và ông Trịnh Xuân Thủy. Do vậy, những người dù là theo tôn giáo có muốn cũng không được gặp phái đoàn. Ai tự động đến gặp phái đoàn là không được, là vi phạm pháp luật”.
“Việc ông Thủy hiện nay đang ốm có gặp được phái đoàn hay không là việc của ông Thủy, còn sau đó, đoàn muốn gặp ai là việc của đoàn, những người khác không được đến. Chỗ gặp ở đâu hiện chưa được xác định”.
Các cấp cầm quyền Sơn La thừa biết, Ủy ban Tự do tôn giáo Hoa Kỳ đến Việt Nam để tìm hiểu thực chất vấn đề tự do tôn giáo ở Sơn La, việc họ cấm các giáo dân tiếp xúc với phái đoàn là nhằm bưng bít sự thật về tôn giáo tại đây.
Họ cũng thừa biết, ông Trịnh Xuân Thủy hiện đang đi điều trị bệnh ở xa, việc có về để gặp được phái đoàn hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Tuy biết vậy, họ vẫn tìm cách cấm các giáo dân gặp gỡ trực tiếp để phái đoàn hiểu được thực tế vấn đề tôn giáo tại Sơn La hiện nay.
Thậm chí, ông Trịnh Xuân Thủy có về kịp thì việc ông có được gặp phái đoàn hay không và gặp gỡ cách nào cũng còn là một ẩn số mà nhà cầm quyền Sơn La đang nắm giữ.
Mời các bạn nghe buổi họp “quán triệt” thông báo chỉ đạo của UBND Sơn La tối 16/5/2009 với ông Trịnh Văn Đài – giáo dân tại Thành phố Sơn La.
Sơn La ngày 16/5/2009
Sơn La vốn nổi tiếng với danh hiệu “Nhà nước tự trị về tôn giáo” ở Việt Nam. Ở đây giáo dân không hề được có quyền tự do tín ngưỡng. Các nơi có giáo dân đã được nhà nước Sơn La “chiếu cố” rất nhiều trong những ngày lễ trọng như Giáng sinh, Phục sinh… Thậm chí, một chủ tịch UBND phường cũng có thể ra quyết định giới nghiêm để cấm giáo dân đi lại trong ngày lễ.
Ngày lễ Phục sinh, cha xứ đến thăm giáo dân đã bị nhà cầm quyền cho cả đám xã hội đen chặn đường. Cả tỉnh Sơn La không có một nơi thờ tự. Nhiều lần giáo dân đã làm đơn xin được hưởng quyền tự do tối thiểu của mình nhưng đã được trả lời trắng trợn: “Sơn La không có nhu cầu tôn giáo”.
Nhiều biện pháp đã được chính quyền Sơn La áp dụng để ngăn chặn tự do tôn giáo, dù những biện pháp đó trái ngược hoàn toàn với hiến pháp, pháp luật. Chẳng hạn, cả khu phố có một ít giáo dân, họ cho họp toàn thể người dân lại lấy ý kiến, bỏ phiếu kín để ra một cái gọi là “hương ước” nhằm cấm người công giáo tập trung đọc kinh, cầu nguyện.
Tối 16/5/2009 một số giáo dân, trong đó có gia đình ông Trịnh Văn Đài và Trịnh Văn Chinh đã được các cấp chính quyền từ cấp tổ dân phố trở lên mời họp để “nghe thông báo những nội dung chỉ đạo của UBND TP Sơn La và phường Quyết Thắng”.
Nội dung thông báo của các cấp chính quyền là: “Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ đến Sơn La chỉ gặp có 3 người: Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và ông Trịnh Xuân Thủy. Do vậy, những người dù là theo tôn giáo có muốn cũng không được gặp phái đoàn. Ai tự động đến gặp phái đoàn là không được, là vi phạm pháp luật”.
“Việc ông Thủy hiện nay đang ốm có gặp được phái đoàn hay không là việc của ông Thủy, còn sau đó, đoàn muốn gặp ai là việc của đoàn, những người khác không được đến. Chỗ gặp ở đâu hiện chưa được xác định”.
Các cấp cầm quyền Sơn La thừa biết, Ủy ban Tự do tôn giáo Hoa Kỳ đến Việt Nam để tìm hiểu thực chất vấn đề tự do tôn giáo ở Sơn La, việc họ cấm các giáo dân tiếp xúc với phái đoàn là nhằm bưng bít sự thật về tôn giáo tại đây.
Họ cũng thừa biết, ông Trịnh Xuân Thủy hiện đang đi điều trị bệnh ở xa, việc có về để gặp được phái đoàn hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Tuy biết vậy, họ vẫn tìm cách cấm các giáo dân gặp gỡ trực tiếp để phái đoàn hiểu được thực tế vấn đề tôn giáo tại Sơn La hiện nay.
Thậm chí, ông Trịnh Xuân Thủy có về kịp thì việc ông có được gặp phái đoàn hay không và gặp gỡ cách nào cũng còn là một ẩn số mà nhà cầm quyền Sơn La đang nắm giữ.
Mời các bạn nghe buổi họp “quán triệt” thông báo chỉ đạo của UBND Sơn La tối 16/5/2009 với ông Trịnh Văn Đài – giáo dân tại Thành phố Sơn La.
Sơn La ngày 16/5/2009
Ai chống đối nhà nước CHXHCN?
Phạm Văn Hải
05:54 18/05/2009
Vừa hay nhà riêng Luật sư Lê Trần Luật lại bị khám xét, tịch thu máy tính, tài liệu. Lại manh nha ý định đưa anh ta vào tội "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam". Anh Luật có phạm vào điều luật 88 của bộ luật hình sự không?
Cho dù luật pháp Việt Nam còn nhiều vướng mắc (như lời ông thủ tướng Dũng đã nói), thì với hiểu biết của một luật sư, anh Luật chẳng dại gì mà để dính vào cái điều khoản ấy.
Dựa vào đâu mà người ta hô hoán rằng anh vào cái tội "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam" ?
Vì bào chữa cho giáo dân Thái Hà? Đó là công việc của nghề luật sư, anh Luật không bào chữa thì làm gì? Đứng ra kết tội họ à?
-Vì anh "tàng trữ" hồ sơ của doanh nhân Phạm Bá Hải, ký giả Trương Minh Đức... ? Không riêng gì các luật sư cần lưu trữ những tài liệu có liên quan đến tội phạm, luật pháp để phục vụ cho chuyên môn của mình. Tôi là một công dân bình thường vẫn có quyền đó, quyền được hiểu biết!
Thôi không bàn chuyện anh Luật có chống đối nhà nước hay không. Giả sử cá nhân tôi - một công dân Việt Nam - đứng ra hô lên: "Tôi chống đối nhà nước CHXHCN Việt Nam nè!"
- Mày ngon! Dám chống cả nhà nước cộng sản nữa!
- Mày ngu! Muốn xộ khám hả?
Tôi không ngon, mà cũng chẳng ngu! Vì còn chưa biết tôi chống về chuyện gì mà.
Nếu nhà nước này có những chủ trương, chính sách đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, của quốc gia, tôi sẽ chống đối và chống đối đến cùng.
Nhà nước Cộng sản Việt Nam có phải là một thực thể tuyệt đối, không bao giờ sai lầm?
Những chuyện trước 1975 như Nhân Văn Giai Phẩm, Cải cách ruộng đất, Thảm sát Mậu Thân... vẫn còn đó.
Những chuyện sau 1975 còn nhức nhối hơn nhiều: Đánh tư sản, Trại tù cải tạo, Cấm chợ ngăn sông, Thuyền nhân tị nạn...
Mới đây, thành phố Đà Nẵng vừa bổ nhiệm chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa và phát động phong trào dự thi viết về biển đảo. Tại sao không làm việc này từ 34 năm trước, khi Internet còn chưa phổ biến, có phải là ưu thế về chủ quyền trong chuyện tranh chấp sẽ mạnh hơn nhiều so với bây giờ hay không?
Năm 2007, khi tôi vận động biểu tình chống Bắc Kinh trên mạng, một em sinh viên đã email nói với tôi: "Sao em search trên Google thấy nó cũng có nói Hoàng Sa là của Trung Quốc?". Đây là hậu quả của việc bưng bít thông tin về Hoàng Sa của nhà nước sau 1975. Em sinh viên ấy nói cũng không sai, nếu trước 12/2007 thì khác. Bây giờ, lên Google search sẽ thấy rất nhiều kết quả, video và hình ảnh về các cuộc biểu tình, những dòng chữ "Hoàng Sa là của Việt Nam!", "Trường Sa là của Việt Nam"... đã tràn ngập trên các trang tìm kiếm. Đó chính là nhờ tinh thần mạnh mẽ của giới sinh viên, trí thức, nhà báo, văn nghệ sỹ, cựu chiến binh... và đồng bào yêu nước ở hải ngoại kết hợp cùng sức mạnh của Internet.
Nếu không có Internet, sinh viên không xuống đường ở Sài Gòn và Hà Nội cuối năm 2007 và đầu năm 2008, không rộ lên phong trào phản đối nghị quyết Tam Sa của các blogger... liệu nhà nước có bổ nhiệm chủ tịch huyện Hoàng Sa và phát động của thi biển đảo năm 2009 hay không? Còn quy kết những người biểu tình vào tội chống đối nhà nước không?
Vai trò của nhà nước rất lớn, mỗi chính sách, chiến lược đều ảnh hưởng đến hàng chục triệu người, tác động qua nhiều thế hệ.
Nhân Văn-Giai Phẩm, Cải cách ruộng đất, Thảm sát Mậu Thân, Đánh tư sản, Trại tù cải tạo, 10 năm cấm chợ ngăn sông, Thuyền nhân tỵ nạn, Hoàng Sa... từng ấy sai lầm gây hậu quả thế nào cho đất nước? Ai chịu trách nhiệm? Ai ra tòa?
Tôi không phản đối, anh im lặng, mọi người né tránh... để rồi các thế hệ sau lại tặc lưỡi kể thêm một vài sai lầm nữa (có thể mang tên bauxite Tây Nguyên chẳng hạn).
Tại sao không ngăn chặn từ đầu, để đất nước này, để các thế hệ đi sau không phải trả giá cho những sai lầm mang tên "Nhà nước CHXHCN Việt Nam"?
Cho dù luật pháp Việt Nam còn nhiều vướng mắc (như lời ông thủ tướng Dũng đã nói), thì với hiểu biết của một luật sư, anh Luật chẳng dại gì mà để dính vào cái điều khoản ấy.
Dựa vào đâu mà người ta hô hoán rằng anh vào cái tội "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam" ?
Vì bào chữa cho giáo dân Thái Hà? Đó là công việc của nghề luật sư, anh Luật không bào chữa thì làm gì? Đứng ra kết tội họ à?
-Vì anh "tàng trữ" hồ sơ của doanh nhân Phạm Bá Hải, ký giả Trương Minh Đức... ? Không riêng gì các luật sư cần lưu trữ những tài liệu có liên quan đến tội phạm, luật pháp để phục vụ cho chuyên môn của mình. Tôi là một công dân bình thường vẫn có quyền đó, quyền được hiểu biết!
Thôi không bàn chuyện anh Luật có chống đối nhà nước hay không. Giả sử cá nhân tôi - một công dân Việt Nam - đứng ra hô lên: "Tôi chống đối nhà nước CHXHCN Việt Nam nè!"
- Mày ngon! Dám chống cả nhà nước cộng sản nữa!
- Mày ngu! Muốn xộ khám hả?
Tôi không ngon, mà cũng chẳng ngu! Vì còn chưa biết tôi chống về chuyện gì mà.
Nếu nhà nước này có những chủ trương, chính sách đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, của quốc gia, tôi sẽ chống đối và chống đối đến cùng.
Nhà nước Cộng sản Việt Nam có phải là một thực thể tuyệt đối, không bao giờ sai lầm?
Những chuyện trước 1975 như Nhân Văn Giai Phẩm, Cải cách ruộng đất, Thảm sát Mậu Thân... vẫn còn đó.
Những chuyện sau 1975 còn nhức nhối hơn nhiều: Đánh tư sản, Trại tù cải tạo, Cấm chợ ngăn sông, Thuyền nhân tị nạn...
Mới đây, thành phố Đà Nẵng vừa bổ nhiệm chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa và phát động phong trào dự thi viết về biển đảo. Tại sao không làm việc này từ 34 năm trước, khi Internet còn chưa phổ biến, có phải là ưu thế về chủ quyền trong chuyện tranh chấp sẽ mạnh hơn nhiều so với bây giờ hay không?
Năm 2007, khi tôi vận động biểu tình chống Bắc Kinh trên mạng, một em sinh viên đã email nói với tôi: "Sao em search trên Google thấy nó cũng có nói Hoàng Sa là của Trung Quốc?". Đây là hậu quả của việc bưng bít thông tin về Hoàng Sa của nhà nước sau 1975. Em sinh viên ấy nói cũng không sai, nếu trước 12/2007 thì khác. Bây giờ, lên Google search sẽ thấy rất nhiều kết quả, video và hình ảnh về các cuộc biểu tình, những dòng chữ "Hoàng Sa là của Việt Nam!", "Trường Sa là của Việt Nam"... đã tràn ngập trên các trang tìm kiếm. Đó chính là nhờ tinh thần mạnh mẽ của giới sinh viên, trí thức, nhà báo, văn nghệ sỹ, cựu chiến binh... và đồng bào yêu nước ở hải ngoại kết hợp cùng sức mạnh của Internet.
Nếu không có Internet, sinh viên không xuống đường ở Sài Gòn và Hà Nội cuối năm 2007 và đầu năm 2008, không rộ lên phong trào phản đối nghị quyết Tam Sa của các blogger... liệu nhà nước có bổ nhiệm chủ tịch huyện Hoàng Sa và phát động của thi biển đảo năm 2009 hay không? Còn quy kết những người biểu tình vào tội chống đối nhà nước không?
Vai trò của nhà nước rất lớn, mỗi chính sách, chiến lược đều ảnh hưởng đến hàng chục triệu người, tác động qua nhiều thế hệ.
Nhân Văn-Giai Phẩm, Cải cách ruộng đất, Thảm sát Mậu Thân, Đánh tư sản, Trại tù cải tạo, 10 năm cấm chợ ngăn sông, Thuyền nhân tỵ nạn, Hoàng Sa... từng ấy sai lầm gây hậu quả thế nào cho đất nước? Ai chịu trách nhiệm? Ai ra tòa?
Tôi không phản đối, anh im lặng, mọi người né tránh... để rồi các thế hệ sau lại tặc lưỡi kể thêm một vài sai lầm nữa (có thể mang tên bauxite Tây Nguyên chẳng hạn).
Tại sao không ngăn chặn từ đầu, để đất nước này, để các thế hệ đi sau không phải trả giá cho những sai lầm mang tên "Nhà nước CHXHCN Việt Nam"?
Học giả Nguyễn Huệ Chi trả lời phỏng vấn báo Yomiuri về vấn đề bâu xít.
Nguyễn Huệ Chi/Yomiuri
07:06 18/05/2009
Học giả Nguyễn Huệ Chi trả lời phỏng vấn báo Yomiuri về vấn đề bâu xít.
1. Tại sao ông phản đối dự án khai thác bâu-xit tại Tây Nguyên ?
Không phải chỉ riêng tôi mà bất kỳ người Việt có lương tri nào cũng phản đối, vì đây là một dự án chưa thấy đem lại lợi ích gì cho đất nước mà nguy cơ tàn phá môi trường, tiêu diệt hệ sinh thái phong phú, và để lại những hậu quả nghiêm trọng về nguồn nước độc hại cho không chỉ riêng Tây Nguyên mà cả một vùng đồng bằng rộng lớn phía Nam Việt Nam, và không phải chỉ trong dăm mười năm mà trong ba bốn mươi năm hoặc lâu hơn thế, thì đã rành rành ra đấy. Đáng nói hơn nữa là nó đảo lộn đời sống của đồng bào người Thượng, thêm nhiều tập quán văn hóa lâu đời của nhiều tộc người Tây Nguyên rồi sẽ bị xóa bỏ. Sẽ nguy hiểm đến thế nào nếu người các dân tộc ở đây không còn không gian truyền thống để sinh hoạt và không còn duy trì được bản sắc văn hóa của mình? Anh tôi, nhà dân tộc học Từ Chi trước đây gần 20 năm đã cảnh báo việc đưa người Kinh lên thâm nhập Tây Nguyên, sẽ làm biến chất cái làng cổ truyền Tây Nguyên qua việc “tập thể hóa” đất đai du canh của họ, đẩy người bản địa vào tận chân núi, lại “soán” luôn Ông “Giàng” (Yang) mà họ thờ phụng hàng bao nhiêu đời, thay vào đấy bằng một thứ chủ nghĩa vô thần cực đoan kỳ cục mà đến bây giờ người Kinh, ngay cả những vị quan chức cấp tối cao, tôi mạnh dạn mà nói thế, cũng không sao “đeo đẳng” mãi được nữa! Một tình trạng đến thế mà còn kéo dài thì nhất định trước sau sẽ xảy ra “sự cố”. Rất tiếc, điều anh tôi cảnh báo đã bị các nhà chính trị bỏ ngoài tai và như ta thấy, cách đây một số năm đã được chứng thực tại Tây Nguyên. Nay, người ta lại đang làm một chuyện tàn phá mới đối với Tây Nguyên mà vẫn tuyệt nhiên không chịu rút ra bài học không xa, có gốc gác là sự thiếu hiểu biết và thiếu thật lòng tôn trọng văn hóa Tây Nguyên. Họ chỉ biết có cái lợi thiển cận mà cái lợi ấy cũng rất mơ hồ, và nếu dùng công thức 50/50 như lời ông Đoàn Văn Kiển Tập đoàn Than khoáng sản thì còn là vô trách nhiệm! Đem đất nước và dân tộc ra mà thử nghiệm mà về kinh tế chỉ có thể trông mong hòa trong khi về tất cả các mặt khác lại không hòa mà thua trắng, chỉ có đám “đỏ đen” chứ có ai trung thực và yêu nước mà lại chịu đựng nổi lối tư duy cờ bạc đó? Cái hậu họa dứt khoát sẽ đến ngay nhãn tiền. Vì nghĩ thế, tôi và một số anh em tâm huyết đã phản đối dự án này.
2. Một số người cho rằng sự hiện diện của Trung Quốc tại Tây Nguyên chính là nguyên nhân để họ phản đối dự án này. Theo ý kiến cá nhân ông, tại sao họ lai coi đó là một sự đe dọa?
Câu hỏi này không rõ. “Họ” mà quý báo nói đây là ai? Nếu là đại đa số nhân dân Việt Nam thì xin quý báo điều tra thêm trong thực tiễn. Còn nếu là những người trí thức và công dân ký tên trong “Kiến nghị” thì nội dung “Kiến nghị” đã nói cụ thể; chúng tôi lo ngại ở 4 điểm:
1. Việc lập dự án khai thác bauxite mới được công khai hóa từ cuối năm 2008 nhưng trên thực tế lại đã được ký tắt với Trung Quốc từ khá lâu trước đó mà chưa đưa ra Quốc hội phê chuẩn. Nghĩa là đối với chúng tôi, việc ký với ai cũng là quan trọng nhưng còn không kém quan trọng là nó có được tiến hành hợp pháp hay không. Tại sao lại có chuyện như vậy ở một đất nước từ lâu đã có Hiến pháp và gần đây còn ban hành hàng loạt bộ luật được Quốc hội thông qua? Đó là điều không thể lý giải. Một việc làm không hợp pháp được nhắm mắt làm ngơ thì bao nhiêu việc nữa sẽ khiến cho việc điều hành đất nước này trở nên lộn xộn, không minh bạch, xa lạ với quỹ đạo phát triển như mọi nước đã và đang đi[1] (Mới đây, ngày 4-5-2009, trả lời đông đảo cử tri Hà Nội yêu cầu đưa vấn đề khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên ra Quốc hội phê chuẩn và giám sát “như ý kiến của nhiều nhà khoa học và chuyên gia”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Phú Trọng có nói: “Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào quy mô, tầm cỡ của các dự án. Trong khi đó, quy mô mỗi dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn 600 triệu đôla”. Ông còn nói thêm: “Dự án chỉ mới đang thí điểm, chưa đâu vào đâu” (xem http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/05/845582/). Trong khi đó thì mạng truyền thông Trung Quốc lại xác nhận các công ty của họ đã đổ vào Tây Nguyên những khoản tiền hết sức lớn, và họ đã bắt đầu thi công từng phần của dự án chứ không phải là “chưa ra đâu vào đâu” như ông Trọng nói (xem: http://www.youyiguan.com/bbs/viewthread.php?tid=20527). Mặt khác, tuy chia ra từng dự án thì quy mô ở Tân Rai và Nhân Cơ nhỏ thật nhưng xét tổng thể cả quy hoạch bauxite Tây Nguyên hẳn phải nói là rất lớn! Báo “Du lịch” ngày 13-4-2009 đăng bài của một phóng viên lên điều tra tận nơi cho biết: “Dự án Tân Rai chính thức làm lễ khởi công tổ hợp nhà máy sản xuất Alumin vào ngày 18/11/2008. Thời gian khai thác của dự án này dự tính kéo dài trong 98 năm, trữ lượng bauxite ở Tân Rai có thể trên 700 triệu tấn. Nếu khai thác 600.000 tấn/năm thì thời gian khai thác của riêng vùng Tân Rai sẽ kéo dài 45 năm, và nếu mở rộng vùng mỏ bauxite ra Bảo Lộc, lên Di Linh thì thời hạn khai thác có thể lên tới 150 năm”. Cớ sao ta không trình Quốc hội trên Dự án tổng thể khai thác bauxite ở toàn vùng Tây Nguyên mà lại chia nhỏ ra từng dự án con để phán xét quy mô của mỗi cái là nhỏ? Hơn nữa, trong 5 tiêu chí của một dự án “cần phải đưa trình Quốc hội xét duyệt” theo Nghị quyết số 66/QH 11 ngày 29-6-2006 thì có tiêu chí thứ 4 ghi rõ “Dự án, công trình đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh”; Tây Nguyên ai cũng đều biết là “mái nhà Đông Dương” mà không đáng xếp vào tiêu chí thứ 4 sao? Hãy nghe Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói: “Nay lại để Trung Quốc khai thác bauxit ở Cao nguyên Trung phần thì sẽ có năm, bảy ngàn hoặc hơn một vạn công nhân hay quân nhân Trung Quốc đến cư trú và hoạt động tại đây, sẽ hình thành một “thị trấn Trung Hoa”, một “căn cứ quân sự” trên địa bàn chiến lược vô cùng xung yếu của chúng ta (vũ khí đưa vào thì không khó gì). Phía Bắc nước ta, trên biển Trung Quốc có căn cứ hải quân hùng mạnh, phía Tây Nam nước ta (Cao nguyên) Trung Quốc có căn cứ lục quân trang bị đầy đủ thì độc lập, chủ quyền mà chúng ta đã phải đổi bằng hàng triệu sinh mạng cùng xương máu sẽ như thế nào?!” (trích “Thư gửi BCT ĐCSVN và TT CPVN”). Cũng chính Kết luận số 245-TB/TW của Bộ Chính trị ĐCSVN do Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang thông báo ngày 24-4-2009 có nói rõ: “Tây Nguyên là khu vực nhạy cảm, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh, quốc phòng cho cả trước mắt và lâu dài, đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa”. Kết luận ấy chứng tỏ Bộ Chính trị biết vị thế Tây Nguyên trọng yếu như thế nào.
Tôi không phải là người có thói quen thích theo dõi nhân sự của một đảng cầm quyền, cũng không thích nghe lời bàn tán xầm xì của dư luận, chỉ biết làm chuyên môn và tôn trọng những ai là đại diện cho quyền lực của đất nước, nhưng trước việc này cũng không khỏi băn khoăn: hình như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chính là một Ủy viên trong Bộ Chính trị Đảng CS thì phải. Sao ông lại trả lời cử tri của mình lạ vậy? Người ta có cảm tưởng như đại biểu Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đang… cãi lại Ủy viên BCT Nguyễn Phú Trọng, hay cũng có thể luận giải theo một hướng khác, rằng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng muốn “giải thích lại” thực chất ý nghĩ của Ủy viên BCT Nguyễn Phú Trọng. Mong sao đó đều là những cảm giác nhầm lẫn (Được biết thêm chiều hôm qua, 14-4-2009, trong lời kết luận phiên họp của UBTVQH, ông Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị Chính phủ “chuẩn bị một báo cáo chuyên đề riêng về chủ trương khai thác bô-xít Tây Nguyên để cung cấp đầy đủ thông tin tới các đại biểu Quốc hội”. Có thế chứ. Xin ghi nhận chuyển biến đó và hãy cứ chờ đợi, lắng nghe ý kiến của các vị. Tuy nhiên, nếu Quốc hội chỉ nghe mà không thảo luận và biểu quyết thì thưa ông Trọng, đó chẳng phải là điều người dân mong đợi).
Còn ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì phải nói là càng lạ nữa. Trong buổi sáng 7-5-2009 đến thăm sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân ngày kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, trước lời khuyên thẳng thắn của Đại tướng về việc nên dừng dự án bauxite, ông nói gọn ghẽ: “Chính phủ xin tiếp thu và nghiên cứu ý kiến của Đại tướng”, các báo mừng rỡ loan tin, vậy mà cách một hôm sau, tiếp xúc với cử tri Hải Phòng, ông lại đã dõng dạc tuyên bố: Nhà nước sẽ đưa việc khai thác bauxite thành một ngành công nghiệp lớn!? Ô hay, chỉ mới qua một ngày một đêm thôi, mà cả một Chính phủ chứ có phải cá nhân ông đâu, đã “tiếp thu và nghiên cứu” xong ý kiến của vị Đại tướng nhanh thế a? Thế thì con ông và cháu ông sẽ hiểu vấn đề đạo lý và lễ nghĩa trong xã hội Việt Nam là gì? Chuyện giáo dục bằng “gương người lớn” mà không quan trọng ư? Ông có nhớ câu chuyện cổ tích về một người bố cho ông nội ăn cơm trong gáo dừa thay bát cho khỏi vỡ, vì ông nội tay đã run, và đứa con nhìn thấy liền học theo, cũng chuẩn bị sẵn hai cái gáo dừa mẻ để dành về sau cho bố mẹ, hay không? Đó là chưa nói ông đang là “tấm gương” cho cả nước nhìn vào kia mà!)
2. Ai cũng biết Trung Quốc rất cần nhôm để chạy đua trong ngành tên lửa và hàng không vũ trụ, để thực hiện những tham vọng không sao dò lường hết của họ. Từ lâu họ đã ký hợp đồng khai thác thứ quặng này ở nhiều nước và xúc tiến khai thác quy mô ngay cả trên đất nước họ. Khốn nỗi công nghệ của họ chưa đạt độ an toàn môi sinh cao, lại do những nhà thầu tư nhân thậm chí là những cai đầu dài vô học di cư bất hợp pháp chạy đua khai thác, đã gây ra những tai họa khủng khiếp ở lục địa Đen khiến cả thế giới đều lo lắng, và họ cũng đã phải đóng cửa rất nhiều mỏ quặng bauxite ở ngay trên đất nước họ[2 ] (Theo GS Nguyễn Ngọc Trân trong bài “Khai thác bauxite Tây Nguyên: 3 vấn đề, 3 kiến nghị” công bố ngày 8-4-2009 thì “Gần đây thôi, Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa 100 mỏ bô-xít vì gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Mỏ bô-xit Nhữ An đã bị đóng cửa sau một năm hoạt động vì nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, cùng nhiều chứng bệnh lạ xuất hiện. Nước này cũng ra quy định các doanh nghiệp khai thác bô-xit chính quy phải trả lại hiện trạng đất đai như ban đầu sau 4 năm khai thác, nếu không đáp ứng tiêu chuẩn này sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn” (Xem: http://www.tuanvietnam.net/news/InTin.aspx?alias=thongtindachieu&msgid=6620). Cũng xin xem Dương Danh Dy: “Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm môi trường klhi khai thác bauxit tại một vài nơi ở Trung quốc” (http://www.bauxitevietnam.info/tulieu/081128_timhieuonhiemotq.htm)). Thế thì làm sao mà tin họ được chứ! Thế mà lại ký hiệp ước mời họ đến khai thác bauxite trên đất nước mình, có phải là đã chuyển gánh nặng ô nhiễm tại đất nước Trung Hoa mênh mông sang mảnh đất Việt Nam bé nhỏ, để 84 triệu nhân dân Việt Nam gánh chịu thay cho 1 tỷ 3 dân của họ hay không? Sao lại có chuyện lạ đời đến thế? Ai, người Trung Hoa hay người Việt, đã tính chuyện lạ đời như thế?
3. Giới chuyên môn thừa biết đặc điểm quặng bauxite ở Việt Nam đòi hỏi một kỹ thuật khai thác khác với khai thác quặng bauxite ở Trung Quốc[3] (Xem thêm bài “Vấn đề công nghệ và môi trường trong khai thác bauxite ở Tây Nguyên” của GS TS Nguyễn Thanh Sơn trên báo “Tia sáng” ngày 4-5-2009 (http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=76&News=2825&CategoryID=3). Thế mà ta lại du nhập công nghệ khai thác bauxite Trung Quốc vào Việt Nam kể cả du nhập nhà máy của họ. Lấy gì bảo đảm rằng những công nghệ khai thác ấy thích hợp với yêu cầu kỹ thuật khai thác bauxite của chúng ta, bớt tốn kém và đưa lại hiệu quả? Những gì người Trung Quốc đã làm ở châu Phi, nơi mà ngay cả ở nhiều mỏ đồng họ cũng phải cuốn xéo, chẳng là bài học đáng học hay sao? Tại sao cứ phải “cố đấm ăn xôi” (mà đã chắc đâu có xôi để ăn) như vậy?
4. Việc đưa công nhân Trung Quốc vào Tây Nguyên cũng là cả một vấn nạn khiến chúng tôi lo lắng. Tuy thông báo 245-TB/TW của BCT Đảng Cộng sản vừa rồi có nói “chưa chủ trương bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài”, và có chỉ thị về việc “sử dụng người lao động địa phương”, điều này có làm yên lòng chúng tôi ít nhiều, nhưng báo chí của Việt Nam trước đấy đều cho biết kể từ cuối năm 2008, các Công ty Trung Quốc đã đưa công nhân vào làm việc ở Tân Rai – và đưa vào nhiều rồi. Thế nghĩa là ông chủ có thể “chưa sẵn sàng dọn cỗ” nhưng đã có các loại “bất tốc chi khách” – khách không mời mà đến. Lạ lùng hơn nữa là những người ngoại quốc này còn làm việc một cách bất hợp pháp tại Việt Nam vì nhiều người trong số đó đến nước chúng tôi bằng visa du lịch chứ không phải visa làm việc – họ đâu được phép chuyển đổi từ “khách du lịch” sang “công nhân khai mỏ”?! Đối phó với các loại “khách” này sẽ ra sao, trong khi người Việt còn thất nghiệp và đi nhiều nước kiếm việc làm? Phải chăng là mình đã tự làm khó cho mình (nên nhớ xét về tỷ lệ, mật độ dân số ở Việt Nam hiện đã gấp đôi Trung Quốc)?
3. Xin được hỏi ông với người Việt thì Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào ( kẻ thù cũ, kẻ thù tiềm ẩn, đối thủ hay người anh lớn?)
Chúng tôi coi nhân dân Trung Quốc là bạn như mọi dân tộc khác ở gần cũng như ở xa Việt Nam. Chúng tôi nghĩ, nhân dân Việt Nam cần học hỏi mọi đức tính tốt đẹp của nhân dân Trung Quốc và củng cố mối quan hệ láng giềng giữa hai nước thật tốt. Đó là điều kiện để cả hai dân tộc cùng phát triển trong hòa bình, trong xu thế của nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu hóa hiện nay. Nhưng giai cấp thống trị Trung Hoa đủ các mầu sắc từ sắc vàng các triều đại xưa đến sắc đỏ triều đại nay thì luôn luôn có dã tâm bành trướng, không phải chỉ bành trướng sang Việt Nam mà còn sang nhiều nước láng giềng, chuyện này lịch sử đã và vẫn đang còn ghi chép. Chỉ hai sự kiện này là đủ để hiểu “tim đen” của các “đồng chí Trung Quốc”: năm 1956, lợi dụng lúc quân Pháp rút khỏi Hoàng Sa, chính quyền miền Nam Việt Nam chưa tiếp quản kịp, Trung Quốc liền tức tốc cho quân ra chiếm; năm 1974, biết tình thế nguy cấp của chính quyền Sài Gòn, Trung Quốc cũng tức tốc thực hiện chiến thuật cũ, chiếm trọn cả quần đảo Hoàng Sa. Đó là thời của vũ lực. Nay đã sang thời kỳ mới, xâm lăng bằng kinh tế và văn hóa, tiêu diệt bà con láng giềng bằng gây ô nhiễm… Bởi thế, trong huyết quản con người Việt Nam vẫn sẵn có ý thức cảnh giác với mọi nguy cơ và phương thức xâm lược, và luôn luôn tự củng cố nội lực bằng tinh thần đoàn kết rộng rãi, điều ấy là dễ hiểu[4] (Mới đây thôi giới blogger Việt Nam mới phát hiện một vụ việc có thể nói là tày trời: Bộ Thương mại, nay là Bộ Công thương, đã ký kết xây dựng một trang mạng chung với truyền thông Trung Quốc có cả phần tiếng Việt và tiếng Hoa để đưa tin về việc hợp tác kinh tế việt-Trung. Ngày khai trương có mặt cả 3 vị đứng đầu Đảng và Nhà nước hai bên là đồng chí Hồ, đồng chí Nông và đồng chí Nguyễn, cùng kích hoạt cho trang mạng đi vào hoạt động. Nhưng hỡi ôi, chỉ sau ít lâu thì mới biết, nhiều bài được phát trên trang tiếng Việt mang tên miền Việt Nam lại đưa những tin xuyên tạc rất thậm tệ đối với Việt Nam. Hỏi đến những người chủ trì trang mạng ở Bộ Công thương thì họ đành lắc đầu, không có cách gì để xóa, bởi một lẽ giản đơn là máy chủ do phía Trung Quốc nắm giữ. Cho đến chiều ngày 14-5 ông Cục trưởng Cục Thương mại điện tử Bộ Công thương nói với báo giới “đã gỡ xuống rồi” và Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cũng báo về rằng tin xấu đã được “bóc”, nhưng bất cứ ai lên mạng www.vietnamchina.gov.vn vẫn thấy chúng trơ gan nằm lỳ ở đấy. Trang mạng “Bauixite Việt Nam” của chúng tôi đã kịp thời loan báo điều này trong bài “Giao trứng cho ác”, có hình ảnh cả ba đồng chí lãnh đạo tươi cười đứng sát bên nhau trong ngày khởi động cái phương tiện truyền thông gây tai vạ chết người cho dân tộc chúng ta (xin xem: http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/010110A/uggc:/=2fjjj.onhkvgrivrganz.vasb/lxvra/090513_tvnbgehatpubnp.ugz); còn “Blog Lê Tuấn Huy” thì nêu vấn đề hình như đã chạm tới bản chất: “Đồng tiền và chủ quyền” (http://blog.360.yahoo.com/blog-bfvqsbM9frIQmHcPB6d2QS4LkA–?cq=1&p=895); và “Blog Osin” gọi đó là “Giao trứng cho Trung Quốc” (http://www.blogosin.org/?p=898). Thử hỏi, với những chuyện chơi khăm kiểu đó, các “đồng chí Trung Quốc” thực hiên “16 chữ vàng” với Đảng Việt Nam có thật là “lòng vàng” hay không, hay là chỉ “lòng vàng” với Đảng mà “dạ tối thui” với đất nước và nhân dân này? Ngoài ra, dù gì đi nữa, dù vô tình hay cố ý, ngây thơ hay dại dột, thì vẫn cứ nhất thiết phải truy cứu hình sự: người nào ở cấp nào đã bị kẻ khác “làm xiếc” và người nào ở cấp nào là Lê Chiêu Thống trong trường hợp giao truyền thông cho Trung Quốc “nắm gáy”?).
4. Các ông đang kiến nghị gì từ phiá chính phủ?
“Kiến nghị” đề ngày 12 tháng Tư năm 2009 của chúng tôi yêu cầu Chính phủ hãy dừng toàn bộ việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, có tổ chức giám sát chặt chẽ, và đưa dự án khai thác đó ra thông qua Quốc hội để Quốc hội xem xét thấu đáo tính chất tiền khả thi của nó, sau đó phê chuẩn hoặc bác bỏ là toàn quyền của Quốc hội. Nhưng cũng trong “Kiến nghị”, chúng tôi lại cũng khẩn thiết kêu gọi Quốc hội hãy “thấu suốt được tinh thần của đại đa số dân chúng không muốn dự án này tiếp tục vì tất cả những hệ lụy nặng nề của nó” để Quốc hội có quyết định hợp lý hợp tình.
5. Các Ông kêu gọi mọi người tham gia hoạt động của mình bằng cách nào?
Thực ra chúng tôi không kêu gọi mọi người tham gia ký vào “Kiến nghị” mà lúc đầu chỉ gửi e-mail đến 15 người bạn nhờ góp ý tư vấn cho mình. Không ngờ đây vốn là một mối quan ngại đã nung nấu sẵn trong tâm can nhiều người chỉ chờ dịp là bùng phát, nên “Kiến nghị” được nhiệt liệt hưởng ứng, người này truyền cho người kia, rốt cuộc đến chiều ngày 16 (sau 4 ngày) thì đã có 133 người ghi tên vào danh sách, trong đó có rất nhiều nhà khoa học hàng đầu, văn nghệ sĩ tiêu biểu ở trong nước cũng như ngoài nước. Và cho đến nay con số đã trên 1.000 người. Tuy nhiên, quan điểm nhất quán trước sau của chúng tôi là muốn cho Nhà nước thấy sự thành tâm của mình, đây không phải là một việc gì khuất tất, nên những ai muốn ghi tên phải có đủ thông tin về nhân thân và về địa chỉ cư trú cụ thể. Vì thế, trong danh sách gửi lên cũng chỉ mới chọn lọc được 400 người và sắp tới sẽ có thêm 200 người nữa; những người còn lại phải bổ sung một số thông tin còn thiếu thì mới được gửi tiếp[5] (Hiện nay, Danh sách đợt 3 đến con số 600 đã công bố, chúng tôi sắp công bố Danh sách đợt 4 để gửi lên Nhà nước, đến hơn 1.000 người. Tiến độ có chậm trễ so với lượng người đăng ký (quá chậm trễ là khác) vì chúng tôi đều làm việc “tay trái”).
6. Theo dự kiến sẽ có một cuộc tụ họp trong hòa bình vào ngày 23/4 để bày tỏ sự phản đối đối với việc tiến hành dự án. Xin được hỏi lý do gì đã khiến cho cuộc tụ họp ấy không diễn ra ?
Chúng tôi không biết đó là dự kiến của ai, riêng chúng tôi không hề đề xuất dự kiến này.
7. Xin cho biết kế hoạch tương lai của các ông là gì ?
Việc lưu truyền bản “Kiến nghị” trên các trang mạng kể từ ngày 12-4-2009 làm cho ba người soạn thảo chúng tôi liên tiếp nhận được một số lượng e-mail hưởng ứng không sao trả lời xuể. Vì thế, đến ngày 22-4-2009 thì chúng tôi đành phải lập một Blog “Bauxite Việt Nam” (http://vn.myblog.yahoo.com/huechivn2009) để tiếp nhận thông tin từ khắp bốn phương. Nhưng rồi số lượng người truy cập cũng nhiều đến mức quá tải, đến ngày 28-4-2009 đã có hơn 41 vạn lượt người vào xem. Thế là đến ngày 27 tháng Tư năm 2009 chúng tôi lại phải chuyển đổi từ blog sang Website “Bauxite Việt Nam” (http://www.bauxitevietnam.info) do một số anh em tâm huyết đứng ra điều hành. Đến nay mới chỉ qua một ngày mà đã có hơn 36.000 lượt người truy cập[6] (Tính đến chiều 14-5-2009 đã có trên 40 vạn lượt người vào xem trang mạng của chúng tôi. Sở dĩ nói một cách phỏng đoán thế thôi vì tự nhiên trang mạng bauxitevietnam.info đang yên lành bỗng gặp “trục trặc”, vào mạng vẫn được, song upload thì không được nữa, và số lượng người truy cập hiển thị trên trang web cũng bị xóa. Ai mà lo ngại ảnh hưởng của trang mạng vốn tuân thủ nghiêm chỉnh phép nước của chúng tôi thế nhỉ? Chắc đây phải là “kẻ địch”, “mưu toan phá hoại đất nước”, nói như Thông cáo báo chí ngày 28-4-2009 của Bộ Công thương).
8. Cũng có những quốc gia khác như Mỹ đang cân nhắc khai thác khoáng sản tại Việt Nam. Các ông có phản đối người Mỹ tới Việt Nam không ? Nếu không tại sao ông lại kiến nghị như vậy.
Chúng tôi không hề phản đối người Mỹ tới Việt Nam đặt quan hệ bình thường về nhiều mặt. Trái lại, việc củng cố mối quan hệ Việt-Mỹ giúp cho Việt Nam phát triển là một yêu cầu tối cần thiết. Nhưng nếu người Mỹ đến chỉ để khai thác bauxite ở Tây Nguyên thì mọi vấn đề đang đặt ra về môi sinh, về văn hóa, về lợi nhuận… vẫn như thế, có khác gì đâu. Chúng tôi không kỳ thị các công ty Trung Quốc, mặc dù công nghệ Trung Quốc chắc chắn là kém xa Mỹ – và đã từng để lại nhiều hệ lụy nặng nề cho đất nước chúng tôi như các nhà máy mía đường Trung Quốc mà Nhà nước chúng tôi từng nhập về cách đây hàng chục năm làm cho ngành mía đường Việt Nam thua lỗ chỏng gọng vì dây chuyền công nghệ cũ mèm. Người nhập kiếm được một món béo bở, tất nhiên, còn dân chúng phải è cổ ra gánh chịu mọi hậu quả, ai mà chả thấy[7] (Ngay chính một trang mạng của Trung Quốc 中军网 www.milchina.com 日期:2009-5-6 10:14:12 来源: 编辑:中军编辑 3984582, trong bài “Cuộc cạnh tranh bô-xít Tây Nguyên giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ” cũng thừa nhận chính sách đưa các dây chuyền công nghệ đã bỏ đi cũng như các công nghệ lạc hậu của Trung Quốc vào đầu tư tại Nam Trung Bộ Việt Nam từ lâu đã gây ra ô nhiễm tệ hại và làm cho người Việt Nam thêm nghi ngại Trung Quốc, “Nếu không phân tích vấn đề sâu sắc và có thái độ tự mình phản tỉnh, từ góc độ bản thân tiến hành kiểm thảo tìm ra mấu chốt… chúng ta sẽ ngã lộn nhào xuống hố”). Vấn đề mà chúng tôi quan tâm là phải bảo vệ sự an bình của Tây Nguyên bằng mọi giá, hơn nữa cũng phải bớt dần đi cái lối làm kinh tế theo kiểu cứ moi khoáng sản lên để bán. Cái đó là một biện pháp “bóc ngắn cắn dài” chỉ làm cho kinh tế Việt Nam ngày càng tụt hậu so với nền kinh tế các nước hiện đại.
9. Theo ông thì các công ty Việt Nam ký hợp đồng với công ty Trung Quốc khi nào vậy?
Việc này không có báo chí nào đưa, có lẽ cũng là điều cấm kỵ sao đó nên tôi không thể trả lời quý báo chính xác được. Trên ba số báo mạng Vietnamnet bằng tiếng Anh ra các ngày 23-09-2004, 14-10-2005 và 02-11-2005 có nhắc rằng dự án ký kết đã được duyệt, số tiền là bao nhiêu bao nhiêu, nhưng lại không hề ghi rõ ngày tháng hai bên đặt bút ký. Có lẽ “lề đường bên phải” phải dùng đến loại giày riêng, buộc báo chí phải “gọt” hết những con số thòi ra như vậy cho “vừa giày”. Chỉ biết đến nay, theo trang mạng BBC, Công ty Chinalco đã đưa người vào khai thác ở Tây Nguyên rồi[8] (Trong “Thư ngỏ” số 2 gửi lên các vị đứng đầu cơ quan quyền lực Nhà nước ngày 7-5-2009, chúng tôi đã tra tìm được các “bản ghi nhớ” ký với nhau giữa các công ty TQ và Việt Nam từ 2001 đến 2007; như vậy, câu trả lời này đã được bổ sung cụ thể và rõ ràng).
10. Cho tới thời điểm hiện tại, theo ông được biết, đã có bao nhiêu công nhân Trung Quốc đang làm việc ở công trường?
Đây cũng là một “bí mật nhà nước” mà báo chí không được phép để lộ. Trên Vietnamnet ngày 14-4-2009 có nói tới 20 dãy nhà tập thể dành cho công nhân Trung Quốc ở khu mỏ Tân Rai và quang cảnh hoạt động nhộn nhịp mua bán của đám công nhân nói tiếng Hoa đang sinh sống ở đây, chứ không nói rõ số lượng bao nhiêu. Tất nhiên 20 dãy nhà kia chỉ là nhà cho công nhân làm việc cơ bắp chứ chuyên gia kỹ sư Trung Quốc thì đều ở các ngôi nhà ngoài thị trấn. Tuy vậy cũng trong bài báo ấy lại có để lộ rằng: theo lời một chủ quán ăn là Phượng thì số lượng công nhân Trung Quốc ở khu mỏ vào khoảng 800 người. Còn theo trang mạng “Sài Gòn tiếp thị” ngày 15-4-2009 thì những đợt công nhân Trung Quốc đầu tiên đã đổ bộ vào Tân Rai từ tháng Mười một năm 2008, mới đầu khoảng 700 người, nhưng vào những thời điểm làm nước rút, số lượng có thể lên đến 2.000 người. Cần chú ý thêm là cũng theo các báo trên, công nhân người Việt ở đây rất ít; quá ít người dân địa phương được nhận vào làm. Riêng ở Đắc Nông, tức ở khu mỏ bauxite Nhân Cơ, nơi hiện đang xúc tiến mạnh việc xây dựng nhà máy luyện alumin Nhân Cơ do Tập đoàn Chalco Trung Quốc trúng thầu chính, thì theo báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV News) vào thời gian cao điểm có thể có 2.000 người Trung Quốc làm việc tại đây (trích lời ông Bùi Quang Tiến, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ – TKV), nhưng sau đó, ông Ngô Tố Ninh, lãnh đạo Công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ – TKV lại đã cải chính rằng con số nêu trên là chưa chính xác, bởi vào thời gian cao điểm, trên công trường xây dựng nhà máy chỉ có gần 3.000 lao động làm việc mà thôi (Vietnamnet ngày 26-4-2009). Chỉ chừng đó cũng đủ thấy một chuyện không có gì ghê gớm cả mà đối với thông tin truyền thông Việt Nam vẫn là cả một trò… “ú tim”. Trong khi ở Tân Rai người ta không nhận công nhân người Việt thì liệu 3.000 công nhân tại Nhà máy alumin Nhân cơ do Tập đoàn Chalco cai quản có được bao nhiêu người Việt? Muốn điều tra cho rõ điều này chắc phải có một đội ngũ các nhà xã hội học chịu khó xin phép đến Nhân Cơ hỏi chuyện từng người bằng tiếng Hoa, tiếng Việt, hoặc bằng tiếng của người dân tộc bản địa rồi cứ thế làm một phép cộng tỉ mỉ mới biết đích thực có bao nhiêu trong số 3.000 công nhân kia là người Việt Nam[9] (Không phải chỉ ở Tây Nguyên, rất nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, công nhân Trung Quốc đã sang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, công trường đông đặc. Xin xem bài “Lao động phổ thông nước ngoài đổ vào Việt Nam” của Cầm Văn Kình và Đăng Nam trên báo “Tuổi trẻ” ngày 16-4-2009 và trên trang mạng http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=311388; và các bài: “Người Quảng Tây ở Quảng Nam” trên báo “Sài Gòn tiếp thị” 5-5-2009 (http://www.sgtt.com.vn/Detail29.aspx?ColumnId=29&newsid=50976&fld=HTMG/2009/0505/50976); “Thợ Việt - Trung đón tết trên công trường thủy điện” trên báo “Quảng Nam” ngày 19-1-2009 (http://baoquangnam.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=16125&Itemid=202)).
CSVN còn nắm được bao nhiêu quyền định đoạt trong vụ khai thác Bauxite?
Alfonso Hoàng Gia Bảo
14:40 18/05/2009
Khi bắt đầu nổ ra vụ bauxite Tây Nguyên cuối năm 2008 chúng ta tưởng đơn giản đó chỉ là sự sai lầm thường thấy trong các chế độ độc tài trong khi đề ra các chính sách, đảng và nhà nước không bao giờ thèm đếm xỉa gì đến lợi ích quốc gia cũng như ý kiến người dân.
Thế nhưng từ đó đến nay, nhất là kể từ khi cơn đại phản kháng bùng nổ dữ dội suốt tháng qua, nhưng cho đến giờ phút này các lãnh đạo vẫn tỏ thái độ ‘bình chân như vại’ dửng dưng với mọi ý kiến chống đối bất kẻ họ gồm những ai uy tín ra sao, tình thế đã khiến nhiều người đang phải ‘điều chỉnh’ lại cách nhìn về nó.
1. Trước tiên, thay vì tiếp tục mỏi mòn trông đợi một “quyết định sáng suốt” từ lãnh đạo, chúng ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ “liệu có phải quyền quyết định ngưng khai thác Bauxite đã chẳng còn thuộc về VN ta?”
Còn gì phũ phàng hơn đối với người dân một quốc gia độc lập như VN mà lại phải nghe một câu hỏi hoài nghi về năng lực của chính phủ mình nặng nề đến như vậy?
Nhưng nếu nhớ lại thì mới cách nay chưa đầy 40 năm khi Nga tàu Mỹ chưa đồng thuận với nhau, họ đã biến VN ta thành bãi chiến trường, dùng máu thịt người Việt mình làm lá chắn bảo vệ dân chúng đất nước và cả cái ý thức hệ mà họ đang đeo đuổi.
Đến lúc ‘mặc cả’ với nhau được rồi, trong khi dân chúng miền Nam khốn đốn vì bị Mỹ bỏ rơi, thì miền Bắc lại tiếp tục rơi vào giữa hai lằn đạn Nga Tàu. Rốt cục VN mình chẳng có miền nào chiến thắng miền nào hết, mà chỉ có cuộc chiến Cambodge, biên giới với TQ, sự sợ hãi, đói nghèo, hận thù v.v…. tất cả đã khiến cho toàn thể dân tộc tiếp tục phải làm “kẻ bại trận” ít nhất là cho mãi đến cuối thập niên 80.
Về chính trị, từ ngày đất nước được tiếng là “thống nhất” đến nay là 34 năm, đã có không biết ty tỷ chữ “Độc Lập” được treo khắp các cơ quan, trên đủ loại giấy tờ. Ấy vậy mà mới chỉ năm 2008 vừa qua khi em sinh viên Lê Minh Phiếu viết thư gởi chủ tịch UB Olympic Quốc tế phản đối nhà cầm TQ lợi dụng việc quảng bá rước đuốc thế vận hội đã cho tô đỏ cả hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa trên website của họ, em này liền bị TQ trừng phạt thẳng tay, bị từ chối không cho chạm tay vào ngọn đuốc Olympic.
Càng đau đớn hơn khi biết rằng sự việc trên lại diễn ra ngay giữa lòng Sàigòn, thành phố lớn nhất nước rành rành là của VN chứ chẳng phải nơi nào mơ hồ, ấy vậy mà nhà cầm quyền từng “đánh tan hai đế quốc sừng sỏ” mặc dù biết rõ đầu đuôi câu chuyện, nhưng tất cả đều câm lặng trước cảnh một em công dân sáng giá của mình bị phía TQ trù dập, bị bỏ rơi. Cuối cùng vì quá bất mãn, tự ái dân tộc nổi lên Lê Minh Phiếu đã đề nghị được xuống xe dọc đường lặng lẽ tự đi về nhà trên đường rước đuốc tối ngày 29/4/2008.
Nay trước vấn nạn Bauxite cũng lại có dính dáng đến “đàn anh” TQ. Những ai còn nhớ chuyện rước đuốc mà Lê Minh Phiếu từng gặp phải hơn một năm về trước, tuy nhỏ nhưng lại ẩn chứa một nỗi nhục quốc thể lớn lao, hẳn chẳng thể nào dám còn tin rằng nhà cầm quyền VN chúng ta có toàn quyền quyết định việc khai thác bauxite, vì lợi lộc của nó đem lại cho TQ chắc chắn không thể nhỏ hơn vụ Lê Minh Phiếu !
Cách nay 100 năm, khi bước sang thế kỷ 20 VN ta mặc dù cũng đã phải bắt đầu một thế kỷ mới với nhiều loại “kẻ thù” Pháp, Nhật, Mỹ, Nga đang chờ đợi phí atrước, nhưng xem chừng tình thế VN khi ấy cũng chưa đến nỗi hiểm nghèo như bây giờ.
Bởi những “kẻ thù” trên chẳng ai ở cạnh chúng ta, chủ nghĩa thực dân hay đế quốc cũng chỉ có thời, nên VN chưa đến nỗi phải lâm vào cảnh “họa vô đơn chí” như với kẻ thù Bắc Kinh hiện nay, mà ngoài lý do ở sát nách TQ, nguy hiểm hơn cả, chính là việc đảng Csvn đã tự nguyện làm đơn xin gia nhập vào cái quĩ đạo bay của Bắc Kinh tại cuộc gặp cao cấp Việt Trung Thành Đô (Tứ Xuyên) tháng 9/1990, mà ông chủ lớn đường bay nhất còn sót lại của chủ nghĩa cộng sản này từ lâu đã có tiếng là ‘bá quyền’. [1]
Hậu quả nhãn tiền của việc hàng phục này đã cho phép TQ thoải mái hợp thức pháp chuyện gậm nhấm dần đất nước chúng ta mà chẳng phải cần mang tiếng là “đế quốc xâm lược sừng sỏ” như Pháp, Nhật, Mỹ ở thế kỷ trước nữa.
Tham vọng bàng trướng của TQ nay đang được Bắc Kinh cho lột xác để lộ rõ nguyên hình quỉ dữ ngoài biển Đông bất chấp tất cả mọi luật lệ quốc tế, chính là căn cứ xác thực nhất để chúng ta tin rằng thác Bản Giốc và Ải Nam Quan cũng đã lọt vào tay TQ. Một sự suy diễn hoàn toàn không phải là nói càn bừa, bởi có kẻ gian tham nào nay còn đang rất muốn chiếm nốt túi bạc của nhà anh hàng xóm mà hắn ta lại chịu bỏ qua việc cuỗm túi vàng, với kim cương của họ khi đã có cơ hội trước đó?
Tiếng là “đồng minh” nhưng cái thế của đảng Csvn hiện nay thực chất chỉ là kẻ sắp chết đuối vớ được cái phao do chủ tàu Bắc Kinh quẳng xuống cho mượn sau khi cơn thủy chấn Đông Âu nhấn chìm hết hơn 2/3 khối cộng sản đúng 20 năm về trước từng khiến Hà Nội sợ sốt vó. Có sự lệ thuộc nào mà lại không phải trả bằng cái giá của sự độc lập?
Bình thường bản năng sinh tồn đúng là không cho phép bất cứ ai khi lâm vào cảnh chơi với giữa biển khơi dám buông tay khỏi cái phao cứu sinh, trừ phi họ biết rằng chỉ có chết mới cứu sống được thân nhân họ, như vô khối chuyện thương tâm về người Việt vượt biên sau biến cố 30/4/1975.
2. Từ thực tế bế tắc của đảng Csvn hiện nay, câu hỏi thứ hai là “liệu đảng csvn có dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh không?”
Thật đáng buồn là cho đến nay vẫn chẳng ai thấy được chút ánh sáng nào ở cuối con đường hầm quan hệ VN-TQ dù chỉ là leo lét.
Trong số các lý do khiến Csvn vẫn phải tiếp tục ‘bám váy’ TQ để nhận được sự ‘bảo kê’ về chính trị, không loại trừ có cả những mắc mứu thuộc vào loại ‘thâm cung bí sử’ giữa từng cá nhân trong giới lãnh đạo ‘chóp bu’ Csvn với phía TQ và được giữ bí mật để dùng điều khiển họ.
Người Tàu có tới những tam thập lục kế. Thời Hồ Chí Minh có lẽ do tinh thần trọng vô sản còn mạnh nên ông Hồ mới chỉ bị vướng “mỹ nhân kế” có con cùng một phụ nữa TQ suốt mấy chục năm dân VN hoàn toàn không hay biết gì cho mãi đến gần đây. Còn nay giữa thời buổi thêm kim tiền ngự trị, các ông như Mạnh, Dũng, Trọng liệu có còn được an toàn hay cũng đã bán rẻ linh hồn cho Bắc Kinh?
+ Việc ông Nguyễn Tấn Dũng trước đây tỏ ra rất “hờ hững” với vị bauxite nhưng sau chuyến công du Bắc Kinh hồi cuối năm ngoái bỗng dưng nhanh chóng trở cờ mạnh miệng tuyên bố đó là “chủ trương lớn” cho đến nay vẫn còn điều khó hiểu với nhiều người, cho ta thấy mọi sự phức tạp và rối rắm đều có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa các lãnh đạo VN với TQ.
+ Áp lực của nó chắc hẳn không hề nhỏ nên sau ngày ngộ ra chân lý “chủ trương lớn” ông thủ tướng đã tỏ rõ sự ‘chai lỳ’ của mình trước công luận. Thậm chí bất chấp cả đạo lý khi mới hôm trước 7/5 ông ta đã long trọng hứa “Chính phủ xin tiếp thu và nghiên cứu ý kiến của Đại tướng” nhưng ngay hôm sau, khi tiếp xúc với cử tri Hải Phòng, ông đã phủi ngay lời hứa ấy bằng một tuyên bố dõng dạc “Nhà nước sẽ đưa việc khai thác bauxite thành một ngành công nghiệp lớn”.
+ Với ông Nguyễn Phú Trọng cũng tỏ ra rất mâu thuẫn với chính mình bằng những lời lẽ hết sức ‘ba phải’: “Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào quy mô, tầm cỡ của các dự án. Trong khi đó, quy mô mỗi dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn 600 triệu đôla” , thế nhưng lúc khác lại bảo “Dự án chỉ mới đang thí điểm, chưa đâu vào đâu …” (!?)
+ Cuối cùng là sự im lặng của ông tổng bí thư họ Nông mới còn đáng ngại hơn. Lẽ ra là người đầu tiên đặt bút ký ngay từ chuyến đi Băc Kinh năm 2001, nay chính ông này phải lên tiếng giải thích (hoặc ít ra cũng bằng thông báo của bộ chính trị) với sự im lặng ấy không biết ông ta mới chỉ mắc tội hèn hay đã thực sự trở thành thuộc hạ của Bắc Kinh, đang đại diện họ để cai trị 87 triệu VN ta?
3. Vận nước mới đang đến rất gần !
Mặc dù đảng csvn đang ra sức đè nén mọi nỗi bức xúc của dân chúng, nhưng thực tế cho thấy cỗ xe bauxite chắc chắn khó mà có thể thể dừng lại. Không thể dừng nhưng lại không thể nghiền nát dân tộc, thì kẻ nằm dưới bánh xe lịch sử Bauxite chắc chắn không còn ai khác ngoài đảng Csvn.
Vì suốt mấy chục năm qua nay chúng ta lại đang được chứng kiến một sự đồng thuận lớn lao chưa từng có trong xã hội. Nhiều ngàn người đặc biệt là giới trí thức, một số đảng viên, tướng lĩnh cùng hàng ngàn người dân đang sẵn sàng chờ hiệu lệnh từ ai hoặc nhóm nhân sĩ nào đó đáng tin cậy.
Gần đây trên trang Vietnambauxite.info chúng tôi có đọc được Thư phúc đáp của Ban khởi xướng bản kiến nghị 17/4 về thư ngỏ mời hiệp thông [3] qua đó các giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng đã từ chối khéo lời mời hiệp thông của LM Lê Quang Uy DCCT. Mặc dù chưa thể nhận lời đề nghị vì vài lý do nhưng qua lời lẽ nêu trong thư “Thiết tưởng hai dòng người đang leo núi, tuy không cùng leo một lúc; hai đoàn người đi làm từ thiện, tuy không cùng làm công tác tại một địa chỉ; nhưng lúc nào những người leo núi và những người làm từ thiện cũng nhớ tới nhau, như thế đối với họ và đối với chúng ta hẳn là đã đủ ấm lòng.” Tuy nhiên ai đọc cũng dễ dàng nhận ra rằng điều kiện để hình thành nên những khối liên minh đấu tranh như vậy luôn sẵn sàng trong tầm tay của cả hai phía.
Hiện nay giáo hội công giáo và nhóm trí thức bauxitevietnam.info đúng là không leo chung một con dốc nhưng rất có thể một lúc nào đó không còn xa trong tương lai, chẳng hẹn hò ‘rủ rê’ như vừa rồi mà lại cùng gặp nhau trên đỉnh núi cũng nên?
Dẫu sao, vụ bauxite đang là cơ hội hiếm hoi để dân VN mình thử lại cái lòng can đảm mà bà Dương Thu Hương từng bảo đã bị cạn kiệt sau ngày 30/4/75 khiến cho sợi thần kinh phản kháng của của dân tộc cũng đã bị bại liệt hoàn toàn, nên chẳng còn ai dám đứng ra chống lại những điều chướng tai gai mắt do đảng csvn lộng hành khắp nơi bấy lâu nay.
Cuối cùng, không còn nghi ngờ gì nữa, đúng như nhận định của một blogger viết “đảng Csvn đang tự đào hố chôn mình” [4] vì khởi sự một dự án hệ trọng tầm cỡ quốc gia như vậy, nay lại lòi ra những sự bế tắc cho thấy họ đã ‘bán đứng’ nó cho TQ từ lâu để rồi nay phải ‘trắng tay’ đứng nhìn tình thế bị đẩy đưa mà chẳng có cách nào kiểm soát được tình hình như ý muốn an dân được nữa.
Ghi chú:
[1] Hồi ký Trần Quang Cơ
(http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=236879&mpage=1&key=)
[2] Đi rước đuốc Olympic nhưng không được cầm đuốc
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=77764&print=yes
[3] Thư phúc đáp của Ban khởi xướng bản kiến nghị 17/4 về thư ngỏ mời hiệp thông http://bauxitevietnam.info/thongbao/090512_traloilmlequanguy.htm
[4] BÔ-XÍT TÂY NGUYÊN: HUYỆT MỘ TRIỀU ĐẠI CỘNG SẢN TỰ ĐÀO CHÔN MÌNH http://blog.360.yahoo.com/blog-3nSnXHoyc6MG6rBbPObhArrRuSj7PxNtyxUSwMmDRQ--?cq=1
Sàigòn, 18/5/2009
Thế nhưng từ đó đến nay, nhất là kể từ khi cơn đại phản kháng bùng nổ dữ dội suốt tháng qua, nhưng cho đến giờ phút này các lãnh đạo vẫn tỏ thái độ ‘bình chân như vại’ dửng dưng với mọi ý kiến chống đối bất kẻ họ gồm những ai uy tín ra sao, tình thế đã khiến nhiều người đang phải ‘điều chỉnh’ lại cách nhìn về nó.
1. Trước tiên, thay vì tiếp tục mỏi mòn trông đợi một “quyết định sáng suốt” từ lãnh đạo, chúng ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ “liệu có phải quyền quyết định ngưng khai thác Bauxite đã chẳng còn thuộc về VN ta?”
Còn gì phũ phàng hơn đối với người dân một quốc gia độc lập như VN mà lại phải nghe một câu hỏi hoài nghi về năng lực của chính phủ mình nặng nề đến như vậy?
Nhưng nếu nhớ lại thì mới cách nay chưa đầy 40 năm khi Nga tàu Mỹ chưa đồng thuận với nhau, họ đã biến VN ta thành bãi chiến trường, dùng máu thịt người Việt mình làm lá chắn bảo vệ dân chúng đất nước và cả cái ý thức hệ mà họ đang đeo đuổi.
Đến lúc ‘mặc cả’ với nhau được rồi, trong khi dân chúng miền Nam khốn đốn vì bị Mỹ bỏ rơi, thì miền Bắc lại tiếp tục rơi vào giữa hai lằn đạn Nga Tàu. Rốt cục VN mình chẳng có miền nào chiến thắng miền nào hết, mà chỉ có cuộc chiến Cambodge, biên giới với TQ, sự sợ hãi, đói nghèo, hận thù v.v…. tất cả đã khiến cho toàn thể dân tộc tiếp tục phải làm “kẻ bại trận” ít nhất là cho mãi đến cuối thập niên 80.
Về chính trị, từ ngày đất nước được tiếng là “thống nhất” đến nay là 34 năm, đã có không biết ty tỷ chữ “Độc Lập” được treo khắp các cơ quan, trên đủ loại giấy tờ. Ấy vậy mà mới chỉ năm 2008 vừa qua khi em sinh viên Lê Minh Phiếu viết thư gởi chủ tịch UB Olympic Quốc tế phản đối nhà cầm TQ lợi dụng việc quảng bá rước đuốc thế vận hội đã cho tô đỏ cả hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa trên website của họ, em này liền bị TQ trừng phạt thẳng tay, bị từ chối không cho chạm tay vào ngọn đuốc Olympic.
Càng đau đớn hơn khi biết rằng sự việc trên lại diễn ra ngay giữa lòng Sàigòn, thành phố lớn nhất nước rành rành là của VN chứ chẳng phải nơi nào mơ hồ, ấy vậy mà nhà cầm quyền từng “đánh tan hai đế quốc sừng sỏ” mặc dù biết rõ đầu đuôi câu chuyện, nhưng tất cả đều câm lặng trước cảnh một em công dân sáng giá của mình bị phía TQ trù dập, bị bỏ rơi. Cuối cùng vì quá bất mãn, tự ái dân tộc nổi lên Lê Minh Phiếu đã đề nghị được xuống xe dọc đường lặng lẽ tự đi về nhà trên đường rước đuốc tối ngày 29/4/2008.
Nay trước vấn nạn Bauxite cũng lại có dính dáng đến “đàn anh” TQ. Những ai còn nhớ chuyện rước đuốc mà Lê Minh Phiếu từng gặp phải hơn một năm về trước, tuy nhỏ nhưng lại ẩn chứa một nỗi nhục quốc thể lớn lao, hẳn chẳng thể nào dám còn tin rằng nhà cầm quyền VN chúng ta có toàn quyền quyết định việc khai thác bauxite, vì lợi lộc của nó đem lại cho TQ chắc chắn không thể nhỏ hơn vụ Lê Minh Phiếu !
Cách nay 100 năm, khi bước sang thế kỷ 20 VN ta mặc dù cũng đã phải bắt đầu một thế kỷ mới với nhiều loại “kẻ thù” Pháp, Nhật, Mỹ, Nga đang chờ đợi phí atrước, nhưng xem chừng tình thế VN khi ấy cũng chưa đến nỗi hiểm nghèo như bây giờ.
Bởi những “kẻ thù” trên chẳng ai ở cạnh chúng ta, chủ nghĩa thực dân hay đế quốc cũng chỉ có thời, nên VN chưa đến nỗi phải lâm vào cảnh “họa vô đơn chí” như với kẻ thù Bắc Kinh hiện nay, mà ngoài lý do ở sát nách TQ, nguy hiểm hơn cả, chính là việc đảng Csvn đã tự nguyện làm đơn xin gia nhập vào cái quĩ đạo bay của Bắc Kinh tại cuộc gặp cao cấp Việt Trung Thành Đô (Tứ Xuyên) tháng 9/1990, mà ông chủ lớn đường bay nhất còn sót lại của chủ nghĩa cộng sản này từ lâu đã có tiếng là ‘bá quyền’. [1]
Hậu quả nhãn tiền của việc hàng phục này đã cho phép TQ thoải mái hợp thức pháp chuyện gậm nhấm dần đất nước chúng ta mà chẳng phải cần mang tiếng là “đế quốc xâm lược sừng sỏ” như Pháp, Nhật, Mỹ ở thế kỷ trước nữa.
Tham vọng bàng trướng của TQ nay đang được Bắc Kinh cho lột xác để lộ rõ nguyên hình quỉ dữ ngoài biển Đông bất chấp tất cả mọi luật lệ quốc tế, chính là căn cứ xác thực nhất để chúng ta tin rằng thác Bản Giốc và Ải Nam Quan cũng đã lọt vào tay TQ. Một sự suy diễn hoàn toàn không phải là nói càn bừa, bởi có kẻ gian tham nào nay còn đang rất muốn chiếm nốt túi bạc của nhà anh hàng xóm mà hắn ta lại chịu bỏ qua việc cuỗm túi vàng, với kim cương của họ khi đã có cơ hội trước đó?
Tiếng là “đồng minh” nhưng cái thế của đảng Csvn hiện nay thực chất chỉ là kẻ sắp chết đuối vớ được cái phao do chủ tàu Bắc Kinh quẳng xuống cho mượn sau khi cơn thủy chấn Đông Âu nhấn chìm hết hơn 2/3 khối cộng sản đúng 20 năm về trước từng khiến Hà Nội sợ sốt vó. Có sự lệ thuộc nào mà lại không phải trả bằng cái giá của sự độc lập?
Bình thường bản năng sinh tồn đúng là không cho phép bất cứ ai khi lâm vào cảnh chơi với giữa biển khơi dám buông tay khỏi cái phao cứu sinh, trừ phi họ biết rằng chỉ có chết mới cứu sống được thân nhân họ, như vô khối chuyện thương tâm về người Việt vượt biên sau biến cố 30/4/1975.
2. Từ thực tế bế tắc của đảng Csvn hiện nay, câu hỏi thứ hai là “liệu đảng csvn có dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh không?”
Thật đáng buồn là cho đến nay vẫn chẳng ai thấy được chút ánh sáng nào ở cuối con đường hầm quan hệ VN-TQ dù chỉ là leo lét.
Trong số các lý do khiến Csvn vẫn phải tiếp tục ‘bám váy’ TQ để nhận được sự ‘bảo kê’ về chính trị, không loại trừ có cả những mắc mứu thuộc vào loại ‘thâm cung bí sử’ giữa từng cá nhân trong giới lãnh đạo ‘chóp bu’ Csvn với phía TQ và được giữ bí mật để dùng điều khiển họ.
Người Tàu có tới những tam thập lục kế. Thời Hồ Chí Minh có lẽ do tinh thần trọng vô sản còn mạnh nên ông Hồ mới chỉ bị vướng “mỹ nhân kế” có con cùng một phụ nữa TQ suốt mấy chục năm dân VN hoàn toàn không hay biết gì cho mãi đến gần đây. Còn nay giữa thời buổi thêm kim tiền ngự trị, các ông như Mạnh, Dũng, Trọng liệu có còn được an toàn hay cũng đã bán rẻ linh hồn cho Bắc Kinh?
+ Việc ông Nguyễn Tấn Dũng trước đây tỏ ra rất “hờ hững” với vị bauxite nhưng sau chuyến công du Bắc Kinh hồi cuối năm ngoái bỗng dưng nhanh chóng trở cờ mạnh miệng tuyên bố đó là “chủ trương lớn” cho đến nay vẫn còn điều khó hiểu với nhiều người, cho ta thấy mọi sự phức tạp và rối rắm đều có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa các lãnh đạo VN với TQ.
+ Áp lực của nó chắc hẳn không hề nhỏ nên sau ngày ngộ ra chân lý “chủ trương lớn” ông thủ tướng đã tỏ rõ sự ‘chai lỳ’ của mình trước công luận. Thậm chí bất chấp cả đạo lý khi mới hôm trước 7/5 ông ta đã long trọng hứa “Chính phủ xin tiếp thu và nghiên cứu ý kiến của Đại tướng” nhưng ngay hôm sau, khi tiếp xúc với cử tri Hải Phòng, ông đã phủi ngay lời hứa ấy bằng một tuyên bố dõng dạc “Nhà nước sẽ đưa việc khai thác bauxite thành một ngành công nghiệp lớn”.
+ Với ông Nguyễn Phú Trọng cũng tỏ ra rất mâu thuẫn với chính mình bằng những lời lẽ hết sức ‘ba phải’: “Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào quy mô, tầm cỡ của các dự án. Trong khi đó, quy mô mỗi dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn 600 triệu đôla” , thế nhưng lúc khác lại bảo “Dự án chỉ mới đang thí điểm, chưa đâu vào đâu …” (!?)
+ Cuối cùng là sự im lặng của ông tổng bí thư họ Nông mới còn đáng ngại hơn. Lẽ ra là người đầu tiên đặt bút ký ngay từ chuyến đi Băc Kinh năm 2001, nay chính ông này phải lên tiếng giải thích (hoặc ít ra cũng bằng thông báo của bộ chính trị) với sự im lặng ấy không biết ông ta mới chỉ mắc tội hèn hay đã thực sự trở thành thuộc hạ của Bắc Kinh, đang đại diện họ để cai trị 87 triệu VN ta?
3. Vận nước mới đang đến rất gần !
Mặc dù đảng csvn đang ra sức đè nén mọi nỗi bức xúc của dân chúng, nhưng thực tế cho thấy cỗ xe bauxite chắc chắn khó mà có thể thể dừng lại. Không thể dừng nhưng lại không thể nghiền nát dân tộc, thì kẻ nằm dưới bánh xe lịch sử Bauxite chắc chắn không còn ai khác ngoài đảng Csvn.
Vì suốt mấy chục năm qua nay chúng ta lại đang được chứng kiến một sự đồng thuận lớn lao chưa từng có trong xã hội. Nhiều ngàn người đặc biệt là giới trí thức, một số đảng viên, tướng lĩnh cùng hàng ngàn người dân đang sẵn sàng chờ hiệu lệnh từ ai hoặc nhóm nhân sĩ nào đó đáng tin cậy.
Gần đây trên trang Vietnambauxite.info chúng tôi có đọc được Thư phúc đáp của Ban khởi xướng bản kiến nghị 17/4 về thư ngỏ mời hiệp thông [3] qua đó các giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng đã từ chối khéo lời mời hiệp thông của LM Lê Quang Uy DCCT. Mặc dù chưa thể nhận lời đề nghị vì vài lý do nhưng qua lời lẽ nêu trong thư “Thiết tưởng hai dòng người đang leo núi, tuy không cùng leo một lúc; hai đoàn người đi làm từ thiện, tuy không cùng làm công tác tại một địa chỉ; nhưng lúc nào những người leo núi và những người làm từ thiện cũng nhớ tới nhau, như thế đối với họ và đối với chúng ta hẳn là đã đủ ấm lòng.” Tuy nhiên ai đọc cũng dễ dàng nhận ra rằng điều kiện để hình thành nên những khối liên minh đấu tranh như vậy luôn sẵn sàng trong tầm tay của cả hai phía.
Hiện nay giáo hội công giáo và nhóm trí thức bauxitevietnam.info đúng là không leo chung một con dốc nhưng rất có thể một lúc nào đó không còn xa trong tương lai, chẳng hẹn hò ‘rủ rê’ như vừa rồi mà lại cùng gặp nhau trên đỉnh núi cũng nên?
Dẫu sao, vụ bauxite đang là cơ hội hiếm hoi để dân VN mình thử lại cái lòng can đảm mà bà Dương Thu Hương từng bảo đã bị cạn kiệt sau ngày 30/4/75 khiến cho sợi thần kinh phản kháng của của dân tộc cũng đã bị bại liệt hoàn toàn, nên chẳng còn ai dám đứng ra chống lại những điều chướng tai gai mắt do đảng csvn lộng hành khắp nơi bấy lâu nay.
Cuối cùng, không còn nghi ngờ gì nữa, đúng như nhận định của một blogger viết “đảng Csvn đang tự đào hố chôn mình” [4] vì khởi sự một dự án hệ trọng tầm cỡ quốc gia như vậy, nay lại lòi ra những sự bế tắc cho thấy họ đã ‘bán đứng’ nó cho TQ từ lâu để rồi nay phải ‘trắng tay’ đứng nhìn tình thế bị đẩy đưa mà chẳng có cách nào kiểm soát được tình hình như ý muốn an dân được nữa.
Ghi chú:
[1] Hồi ký Trần Quang Cơ
(http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=236879&mpage=1&key=)
[2] Đi rước đuốc Olympic nhưng không được cầm đuốc
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=77764&print=yes
[3] Thư phúc đáp của Ban khởi xướng bản kiến nghị 17/4 về thư ngỏ mời hiệp thông http://bauxitevietnam.info/thongbao/090512_traloilmlequanguy.htm
[4] BÔ-XÍT TÂY NGUYÊN: HUYỆT MỘ TRIỀU ĐẠI CỘNG SẢN TỰ ĐÀO CHÔN MÌNH http://blog.360.yahoo.com/blog-3nSnXHoyc6MG6rBbPObhArrRuSj7PxNtyxUSwMmDRQ--?cq=1
Sàigòn, 18/5/2009
Người Việt Nam bây giờ cần đề phòng "chó dữ CA cắn"!
Yêu Sự Thật
17:54 18/05/2009
Ngày nay, thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đâu đâu cũng thấy có những lời cảnh báo chó cắn, hoặc cảnh giác mùa chó cắn, đề phòng tai nạn chó cắn, coi chừng chó cắn, nhập viện vì chó cắn, chết vì chó cắn, báo động mùa chó cắn, mẹo tránh bị chó cắn, coi chừng chó cắn, báo động tình trạng chó cắn, vv và vv…. Nhiều gia đình nuôi chó cũng cảnh báo cho khách biết “nhà có chó dữ”.
Khi nghe hoặc xem được những thông tin như vậy, mọi người ai ai cũng đề phòng mỗi khi nhìn thấy chó, nhất là khi đến nhà ai đó có việc gì, trước hết phải tìm hiểu xem nhà ấy có chó hay không? Khi đặt chân vào ngõ luôn luôn đề phòng chó cắn, vì mọi người ai cũng sợ chó.
Mỗi khi chủ chó dắt chó đi dạo phải đeo cho con chó cái rọ vào mõm để nó khỏi cắn người khác. Ngay cả chó nghiệp vụ khi dắt đi người ta cũng đeo cho nó một cái rọ mõm để tránh xẩy ra tai nạn do chó cắn.
Sau khi đọc bài “Khi Công an làm cẩu xực, một linh mục bị công an cắn”, mới đọc nhan đề tôi hiểu là “chó cảnh sát” (khuyển cảnh), tôi nghĩ là chuyện khôi hài chỉ đọc cho vui, không ngờ “chuyện thật như bịa” Khi đọc hết bài tôi thấy quá nực cười, tôi mới biết nội dung của bài viết đưa thông tin “công an xã Đọi Sơn cắn linh mục”.
Đó là Cha Giuse Trần Bình Trọng hiện đang coi sóc giáo xứ Bút Đông, thuộc xã Châu Giang, Duy Tiên, Hà Nam, kiêm giáo xứ Đồng Bào, Động Linh, Mang Sơn, Yên Mỹ, Ngọc Thị, Lảnh Trì và giáo xứ Dưỡng Thọ. Giáo họ Trung Tín thuộc giáo xứ Dưỡng Thọ, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam.
Nhà thờ giáo họ Trung Tín đã bị chiếm dụng từ năm 1960. Nên Cha đến thăm để tìm cách nâng đỡ và đưa giáo họ này đi lên.
Khi ngài đến thăm giáo họ Trung Tín mà ngài đang coi sóc, ngài nghĩ khu đất của nhà thờ họ lẻ, có ai nuôi chó đâu mà đề phòng. Hơn nữa trên các phương tiện truyền thông đại chúng, chưa bao giờ có một lời cảnh báo, “đề phòng công an cắn” mà chỉ có cảnh báo “đề phòng chó cắn”, nên cha cũng chẳng cần đề phòng, vì vậy mới bị công an cắn.
Chó là loài vật được thuần hoá từ bao đời nay, nó rất gần gũi với con người, ai ai cũng biết, nhà nhà đều nuôi chó, ông chủ mỗi khi ăn xong lại vứt cho nó miếng xương, nên nó rất trung thành với chủ. Nhưng khi gặp người lạ là nó cắn liền, không phân biệt già trẻ, chức vụ, chính lúc đó chúng thể hiện thú tính của chúng.
Cha Giuse Trần Bình Trọng đến thăm giáo họ Trung Tín, bị viên công an xã Đọi Sơn cắn vào tay, khi làm việc với trưởng CA xã thì ông ta đưa ra luận điệu hết sức phi lý: “xin cụ thông cảm, vì khu vực của viên công an kia phụ trách có nhiều SIDA nghiện hút tập trung, cho nên thấy khách lạ đến là giữ xe”. Thấy người lạ đến là giữ xe, sinh sự. Không khác gì một con chó được ăn đã trung thành với chủ, thấy người lạ đến là xô ra cắn, không phân biệt người tốt người xấu, không phân biệt người ngay, kẻ gian.
Khi nghe hoặc xem được những thông tin như vậy, mọi người ai ai cũng đề phòng mỗi khi nhìn thấy chó, nhất là khi đến nhà ai đó có việc gì, trước hết phải tìm hiểu xem nhà ấy có chó hay không? Khi đặt chân vào ngõ luôn luôn đề phòng chó cắn, vì mọi người ai cũng sợ chó.
Mỗi khi chủ chó dắt chó đi dạo phải đeo cho con chó cái rọ vào mõm để nó khỏi cắn người khác. Ngay cả chó nghiệp vụ khi dắt đi người ta cũng đeo cho nó một cái rọ mõm để tránh xẩy ra tai nạn do chó cắn.
Sau khi đọc bài “Khi Công an làm cẩu xực, một linh mục bị công an cắn”, mới đọc nhan đề tôi hiểu là “chó cảnh sát” (khuyển cảnh), tôi nghĩ là chuyện khôi hài chỉ đọc cho vui, không ngờ “chuyện thật như bịa” Khi đọc hết bài tôi thấy quá nực cười, tôi mới biết nội dung của bài viết đưa thông tin “công an xã Đọi Sơn cắn linh mục”.
Đó là Cha Giuse Trần Bình Trọng hiện đang coi sóc giáo xứ Bút Đông, thuộc xã Châu Giang, Duy Tiên, Hà Nam, kiêm giáo xứ Đồng Bào, Động Linh, Mang Sơn, Yên Mỹ, Ngọc Thị, Lảnh Trì và giáo xứ Dưỡng Thọ. Giáo họ Trung Tín thuộc giáo xứ Dưỡng Thọ, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam.
Nhà thờ giáo họ Trung Tín đã bị chiếm dụng từ năm 1960. Nên Cha đến thăm để tìm cách nâng đỡ và đưa giáo họ này đi lên.
Khi ngài đến thăm giáo họ Trung Tín mà ngài đang coi sóc, ngài nghĩ khu đất của nhà thờ họ lẻ, có ai nuôi chó đâu mà đề phòng. Hơn nữa trên các phương tiện truyền thông đại chúng, chưa bao giờ có một lời cảnh báo, “đề phòng công an cắn” mà chỉ có cảnh báo “đề phòng chó cắn”, nên cha cũng chẳng cần đề phòng, vì vậy mới bị công an cắn.
Chó là loài vật được thuần hoá từ bao đời nay, nó rất gần gũi với con người, ai ai cũng biết, nhà nhà đều nuôi chó, ông chủ mỗi khi ăn xong lại vứt cho nó miếng xương, nên nó rất trung thành với chủ. Nhưng khi gặp người lạ là nó cắn liền, không phân biệt già trẻ, chức vụ, chính lúc đó chúng thể hiện thú tính của chúng.
Cha Giuse Trần Bình Trọng đến thăm giáo họ Trung Tín, bị viên công an xã Đọi Sơn cắn vào tay, khi làm việc với trưởng CA xã thì ông ta đưa ra luận điệu hết sức phi lý: “xin cụ thông cảm, vì khu vực của viên công an kia phụ trách có nhiều SIDA nghiện hút tập trung, cho nên thấy khách lạ đến là giữ xe”. Thấy người lạ đến là giữ xe, sinh sự. Không khác gì một con chó được ăn đã trung thành với chủ, thấy người lạ đến là xô ra cắn, không phân biệt người tốt người xấu, không phân biệt người ngay, kẻ gian.
Dọn đường cho ''chủ trương lớn của Đảng''
Hoa Lan
21:09 18/05/2009
Trước làng sóng mạnh mẽ của dư luận phản đối dự án khai thác bauxite. Đảng cộng sản đã đi một nước cờ quen thuộc là tỏ ra tiếp thu ý kiến công luận. Cao điểm của trò diễn tuồng là kết luận về bauxite của bộ chính trị khiến không ít người cảm thấy hân hoan hy vọng. Tuy nhiên đó chỉ là thủ pháp chính trị thông thường mà đảng vẫn xài trong suốt những năm tháng họ chiếm quyền.
Những động thái gần đây cho thấy đảng cộng sản Việt Nam đang quyết tâm dọn đường cho dự án khai thác bauxite Tây nguyên, cái mà họ đã nâng tầm thành "chủ trương lớn của đảng và nhà nước". Những ai đặt niềm tin vào cộng sản phen này lại bị một cú shock nặng!
Thứ nhất là cái kết luận về vụ bauxite của bộ chính trị cũng chỉ chứ đựng một cách nói mà hiểu sao cũng được. Trong toàn bộ kết luận trên, tất cả cũng chỉ cách nói lòng vòng những yêu cầu mà ai cũng biết và nói rất nhiều. Nhưng tuyệt nhiên không có dòng nào nói về việc dừng khai thác. Nội dung chính trong kết luận đó luôn là tìm cách nào để làm cho bằng được dự án.
Thứ hai, trong suốt quá trình phản ứng lại dư luận. Không ít lần đảng đã cử đại diện ra tuyên chiến trực tiếp với ai muốn phán bác dự án này, trong đó có cả thủ tướng. Những tuyên bố đại loại như đây là "chủ trương lớn của đảng" hay gần đây là việc chụp mũ nâng quan điểm của thứ trưởng Bộ công thương với các nhà trí thức.
Thứ ba, Bộ TNMT gần đây trực tiếp thị sát dự án theo kiểu cởi ngựa xem hoa. Không biết cái đoàn này dùng tiền dân đi du lịch kiểu này thì họ nắm được gì? Ai cũng biết rằng, đi thực tế là cách đem đến cho nhà khoa học những đánh giá cảm tính nhằm mục đích kiểm chứng số liệu đã khảo sát và được nghiên cứu tỉ mỉ. Vậy mà mấy ông quan này sau khi dòm dòm ngó ngó đã phán những câu có vẻ chân lý lắm. Cái cách nói của đám cán bộ cao cấp cộng sản để hợp thức hoá các quyết định mà họ đã ban ra. Chuyến đi TN của ông bộ trưởng bộ TNMT nhắm mục đích diễn tuồng đó. Mọi động thái của họ đều nhằm mục đích chứng tỏ rằng họ đã đích thân xem xét cẩn thận và sâu sát tình hình, đừng ai có ý kiến ra vào nữa!
Thứ tư, việc chính phủ từ chối lập báo cáo riêng cho dự án bauxite theo yêu cầu của UBTVQH trong kỳ họp thứ V là điều không thể xem thường. Điều đó cho thấy chính phủ không đếm xỉa gì đến cái yê cầu của cơ quan có quyền lực cao nhất nước đứng về phương diện hiến pháp. Từ việc đồng ý sẽ làm báo cáo riêng của ông Phúc (chủ nhiệm VPCP) cho đến việc ông phó thủ tướng Hải chỉ đạo làm chung trong báo cáo kinh tế xã hội đã cho thấy đảng đứng trên QH. Họ cũng thừa biết đây chỉ là ý kiến của một vài cá nhân lẻ tẻ trong Quốc hội đã từng lên tiếng về bauxite trong thời gian qua chứ không phải của cả QH. Vì QH cũng là họ, là chính quyền, là đảng.
Thứ năm, quyền lực mà nhiều người vẫn còn kỳ vọng có thể làm đối trọng với đảng trong vụ khai thác bauxite chính là Quốc hội. Nhưng xem ra hy vọng đó đã được đặt không đúng chổ. Đầu tiên là ông Trọng, chủ tịch Quốc hội luôn tránh né việc quốc hội kiểm tra và giám sát dự án bauxite khi cử tri yêu cầu. Tiếp đó nhiều bộ phận trong QH nói gần nói xa là họ không kham được chuyện đó vì đã "ẳm em thì khỏi xay lúa". Hoá ra cái Quốc hội này được lập ra chỉ để giải quyết một số việc thôi, còn lại không phải chuyện của họ?!
Nhưng cú đấm nặng nhất vào mặt những người đặt niềm tin vào cơ quan này chính là tuyên bố xanh rờn của ông Chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đoàn chiều 18/5 rằng " QH ủng hộ chủ trương khai thác bauxite". Quốc hội rồi đây chắc cũng sẽ làm vài động tác giả góp ý lèo phèo những thứ mà đứa trẻ lên 5 cũng làm được, sau đó sẽ "bấm nút" đồng ý 100% theo đúng "bổn phận" của mình. Bởi đơn giản, họ là quái thai của đảng.
Có lẽ trong một xã hội mà niềm tin, hy vọng hay công lý trở nên là những thứ quá hiếm hoi và xa xỉ. Chỉ một chút ban phát nhỏ nhoi vô lý của đảng cộng sản cũng khiến người ta có ảo giác hạnh phúc ngập tràn và cố bám lấy để mà sống, để mà hy vọng? Người ta biết mình đang bị dối lừa mà vẫn phải tin?
Tại sao đảng cộng sản lại phải chịu lùi bước bởi dư luận quần chúng? Đối tượng phục vụ của họ đâu phải là tổ quốc, là nhân dân. Đối tượng mà họ nhắm đến là sự tồn vong của chế độ, của một nhóm quyền lực trong đảng. Hưng vong của dân tộc, của tổ quốc? Đó không phải là trách nhiệm của họ, họ đang thừa hưởng đất nước này và họ sẽ khai thác nó đến tận xương tuỷ để phục vụ cho nhóm đặc quyền của họ. Biết đâu sau này khi họ phá đã tan vùng cao nguyên Việt Nam rồi quay lại lên tiếng...sửa sai và lại được tung hô là sáng suốt và biết lắng nghe không chừng. Thật căm giận cái đảng cầm quyền tàn ác, đáng thương cho một dân tộc bị đọa đày!
Kêu gọi cộng sản nhượng bộ, thức tỉnh ư? Điều đó chẳng khác nào kêu gọi kẻ cướp hãy làm việc thiện! Hãy đứng lên đòi quyền lợi cho chính mình, dân tộc Việt Nam!
Những động thái gần đây cho thấy đảng cộng sản Việt Nam đang quyết tâm dọn đường cho dự án khai thác bauxite Tây nguyên, cái mà họ đã nâng tầm thành "chủ trương lớn của đảng và nhà nước". Những ai đặt niềm tin vào cộng sản phen này lại bị một cú shock nặng!
Thứ nhất là cái kết luận về vụ bauxite của bộ chính trị cũng chỉ chứ đựng một cách nói mà hiểu sao cũng được. Trong toàn bộ kết luận trên, tất cả cũng chỉ cách nói lòng vòng những yêu cầu mà ai cũng biết và nói rất nhiều. Nhưng tuyệt nhiên không có dòng nào nói về việc dừng khai thác. Nội dung chính trong kết luận đó luôn là tìm cách nào để làm cho bằng được dự án.
Thứ hai, trong suốt quá trình phản ứng lại dư luận. Không ít lần đảng đã cử đại diện ra tuyên chiến trực tiếp với ai muốn phán bác dự án này, trong đó có cả thủ tướng. Những tuyên bố đại loại như đây là "chủ trương lớn của đảng" hay gần đây là việc chụp mũ nâng quan điểm của thứ trưởng Bộ công thương với các nhà trí thức.
Thứ ba, Bộ TNMT gần đây trực tiếp thị sát dự án theo kiểu cởi ngựa xem hoa. Không biết cái đoàn này dùng tiền dân đi du lịch kiểu này thì họ nắm được gì? Ai cũng biết rằng, đi thực tế là cách đem đến cho nhà khoa học những đánh giá cảm tính nhằm mục đích kiểm chứng số liệu đã khảo sát và được nghiên cứu tỉ mỉ. Vậy mà mấy ông quan này sau khi dòm dòm ngó ngó đã phán những câu có vẻ chân lý lắm. Cái cách nói của đám cán bộ cao cấp cộng sản để hợp thức hoá các quyết định mà họ đã ban ra. Chuyến đi TN của ông bộ trưởng bộ TNMT nhắm mục đích diễn tuồng đó. Mọi động thái của họ đều nhằm mục đích chứng tỏ rằng họ đã đích thân xem xét cẩn thận và sâu sát tình hình, đừng ai có ý kiến ra vào nữa!
Thứ tư, việc chính phủ từ chối lập báo cáo riêng cho dự án bauxite theo yêu cầu của UBTVQH trong kỳ họp thứ V là điều không thể xem thường. Điều đó cho thấy chính phủ không đếm xỉa gì đến cái yê cầu của cơ quan có quyền lực cao nhất nước đứng về phương diện hiến pháp. Từ việc đồng ý sẽ làm báo cáo riêng của ông Phúc (chủ nhiệm VPCP) cho đến việc ông phó thủ tướng Hải chỉ đạo làm chung trong báo cáo kinh tế xã hội đã cho thấy đảng đứng trên QH. Họ cũng thừa biết đây chỉ là ý kiến của một vài cá nhân lẻ tẻ trong Quốc hội đã từng lên tiếng về bauxite trong thời gian qua chứ không phải của cả QH. Vì QH cũng là họ, là chính quyền, là đảng.
Thứ năm, quyền lực mà nhiều người vẫn còn kỳ vọng có thể làm đối trọng với đảng trong vụ khai thác bauxite chính là Quốc hội. Nhưng xem ra hy vọng đó đã được đặt không đúng chổ. Đầu tiên là ông Trọng, chủ tịch Quốc hội luôn tránh né việc quốc hội kiểm tra và giám sát dự án bauxite khi cử tri yêu cầu. Tiếp đó nhiều bộ phận trong QH nói gần nói xa là họ không kham được chuyện đó vì đã "ẳm em thì khỏi xay lúa". Hoá ra cái Quốc hội này được lập ra chỉ để giải quyết một số việc thôi, còn lại không phải chuyện của họ?!
Nhưng cú đấm nặng nhất vào mặt những người đặt niềm tin vào cơ quan này chính là tuyên bố xanh rờn của ông Chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đoàn chiều 18/5 rằng " QH ủng hộ chủ trương khai thác bauxite". Quốc hội rồi đây chắc cũng sẽ làm vài động tác giả góp ý lèo phèo những thứ mà đứa trẻ lên 5 cũng làm được, sau đó sẽ "bấm nút" đồng ý 100% theo đúng "bổn phận" của mình. Bởi đơn giản, họ là quái thai của đảng.
Có lẽ trong một xã hội mà niềm tin, hy vọng hay công lý trở nên là những thứ quá hiếm hoi và xa xỉ. Chỉ một chút ban phát nhỏ nhoi vô lý của đảng cộng sản cũng khiến người ta có ảo giác hạnh phúc ngập tràn và cố bám lấy để mà sống, để mà hy vọng? Người ta biết mình đang bị dối lừa mà vẫn phải tin?
Tại sao đảng cộng sản lại phải chịu lùi bước bởi dư luận quần chúng? Đối tượng phục vụ của họ đâu phải là tổ quốc, là nhân dân. Đối tượng mà họ nhắm đến là sự tồn vong của chế độ, của một nhóm quyền lực trong đảng. Hưng vong của dân tộc, của tổ quốc? Đó không phải là trách nhiệm của họ, họ đang thừa hưởng đất nước này và họ sẽ khai thác nó đến tận xương tuỷ để phục vụ cho nhóm đặc quyền của họ. Biết đâu sau này khi họ phá đã tan vùng cao nguyên Việt Nam rồi quay lại lên tiếng...sửa sai và lại được tung hô là sáng suốt và biết lắng nghe không chừng. Thật căm giận cái đảng cầm quyền tàn ác, đáng thương cho một dân tộc bị đọa đày!
Kêu gọi cộng sản nhượng bộ, thức tỉnh ư? Điều đó chẳng khác nào kêu gọi kẻ cướp hãy làm việc thiện! Hãy đứng lên đòi quyền lợi cho chính mình, dân tộc Việt Nam!
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Phân Ưu cùng qúi Cha Vũ Hoàng Phúc và Vũ Hải Đăng trước sự ra đi của Ông Cố
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
21:21 18/05/2009
PHÂN ƯU
Ông Cố GB. Vũ Năng Phụng,
thân phụ của LM. Vũ Hoàng Phúc, DCCT và LM Vũ Hải Đăng, Tu Đoàn Nhà Chúa,
qua đời vào lúc 7g42' ngày Thứ Hai, 18-5-09 ở Việt Nam,
Hưởng thọ 79 tuổi.
Thánh Lễ An Táng sẽ được cử hành vào ngày Thứ Sáu 22-5-09, tại Nhà Thờ Đắc Lộ, Sài Gòn.
Thay mặt cho Liên Đoàn, xin chân thành phân ưu với hai Cha và gia quyến.
Xin Thiên Chúa vì lượng nhân từ, sớm cho hương hồn ông Cố Gioan Baotixita về hưởng nhan Thánh Chúa trên thiên quốc.
* Nếu muốn liên lạc với gia đình, xin email cho Cha Hải Đăng: haidang@priest.com.
Thành kính phân ưu,
Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN HK
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Bướm Mùa Xuân
Lê Trị
06:13 18/05/2009
CÁNH BƯỚM MÙA XUÂN
Ảnh của Lê Trị
Bướm bay vì hoa nở ?
Hoa nở vì bướm bay ?
Hương sắc vốn có thật
Tình ý nào ai hay !
(Trích thơ của Lê Hân)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Didascalia Apostolorum – Distribution of Communion
Nguyễn Trọng Đa
15:07 18/05/2009
Didascalia Apostolorum
Sách Giáo lý các Tông đồ. Là một cuốn chuyên khảo bằng tiếng Hi Lạp về luân lý và tín lý, mà truyền thống cho rằng do các thánh Tông đồ soạn ra. Có lẽ phần lớn do một giám mục Syria viết trong thế kỷ thứ ba. Nó tạo thành phần đầu của Hiến chương Tông đồ, nghĩa là tám cuốn sách đầu tiên của các Tông đồ. Cuốn sách bàn về việc chăm lo các hối nhân, bổn phận của giáo sĩ và giáo dân, và bảo vệ đức tin chống lại lạc giáo. Cuốn sách này thường được gọi là nỗ lực đầu tiên của Bộ giáo luật.
Dies Irae
Bài hát Dies Irae, bài hát “Ngày phẫn nộ”. Ca tiếp liên bắt đầu với chữ “Ngày phẫn nộ” hát trong thánh lễ cầu hồn. Lời bài hát được viết vào thế kỷ 13 do Thomas Celano, nhà viết tiểu sử của thánh Phanxicô Átxidi; có hàng trăm bản dịch trong nhiều ngôn ngữ. Nhưng chưa có sách ghi nhận tác giả hoặc nguồn gốc của giai điệu bình ca bài hát. Trong số các nhạc sĩ phổ nhạc cho bài thơ này có Cherubini, Verdi, Bruneau, Gounod, Berlioz, và Mozart.
Dietary Laws
Quy định thực phẩm. Là qui định liên quan đến thực phẩm trong mọi tôn giáo xưa và nay, nhất là nơi người Do Thái giáo. Trong truyền thống Do Thái giáo, các luật này được ghi kỹ trong Cựu Ước (Lv 11; Đnl 14). Chúng có thể được xếp thành ba nhóm: gia súc hoặc dã thú, chim và cá. Trong số các gia súc và dã thú, chúng phải đáp ứng hai điều kiện mới được ăn: 1. có móng guốc chẻ ra rõ ràng; 2. là động vật nhai lại. Như thế heo bị loại trừ ra, bởi vì heo không là động vật nhai lại. Trong số loài chim, Kinh thánh cấm một số bằng tên gọi và một số hiện vẫn chưa xác định được. Nói chung, chim săn mồi là bị cấm ăn. Người Do Thái giáo sùng đạo chỉ ăn các chim “sạch”, như gà, ngỗng và gà tây. Về cá, luật chung nói rằng chỉ có các lòai cá có vây và có vảy mới được ăn; do đó, sò, tôm, cua và lươn là không được ăn.
Difference
Sự khác biệt. Nói chung, sự khác biệt là sự khác nhau hoặc không giống nhau giữa hai hay nhiều vật thể.
Difference, Accidental
Sự khác biệt tùy thể. Sự đa dạng giữa các vật là một đặc tính không thiết yếu; cũng là sự đa dạng trong một mức độ nào đó của sự hòan hảo, mà không có khác biệt trong chủng lọai, chẳng hạn các dị biệt giữa nhiều giống người hay sắc tộc người.
Difference, Analogical
Sự khác biệt lọai suy. Là sự không giống nhau trong sự hòan hảo nào đó, mà có phần giống và phần không giống với sự hòan hảo khác được đem ra so sánh, chẳng hạn sự khác biệt giữa kiến thức nơi con người, vốn là cảm giác và lý trí, và nơi động vật chỉ là cảm giác mà thôi.
Difference, Essential
Sự khác biệt cốt yếu. Là sự không giống nhau trong lọai hữu thể, khi một hòan hảo nào đó không có nơi lọai hữu thể khác được đem ra so sánh. Chẳng hạn các thuộc tính tòan tri và tòan năng chỉ có nơi Chúa, chứ không có nơi bất cứ thụ tạo nào khác.
Dignitatis Humanae
Tuyên ngôn Dignitatis Humanae, Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo của Công đồng chung Vatican II. Mục đích của tuyên ngôn này là sự tự do tôn giáo để tin Chúa, thờ phượng Chúa, và phụng sự Chúa theo lương tâm của mình. Có hai khía cạnh của sự tự do này, như được giải thích trong văn kiện: sự tự do khỏi bị ép buộc trong ánh sáng của lý trí, dựa vào phẩm giá mỗi người như một nhân vị, và sự tự do giữ đạo và truyền giáo dựa vào mặc khải của Chúa. Lực đẩy chính của văn kiện là khẳng định quyền thiên linh, đó là “Quyền tự do của Giáo Hội là nguyên tắc căn bản cho mọi liên lạc giữa Giáo Hội và chính quyền cũng như toàn thể cơ cấu dân sự" (Ngày 7-12-1965).
Dignity
Phẩm chất, phẩm giá. Là sự tuyệt vời đáng được công nhận và ca ngợi trong một con người hoặc một vật. Cao cả nhất về phẩm giá chính là Chúa, vì sự trổi vượt trên mọi lòai thụ tạo là cơ sở cho việc thờ phượng Chúa. (Từ nguyên Latinh dignitas, xứng đáng, phẩm giá.)
Dilation
Phát biểu công khai. Là nói công khai và đầy đủ, như khi lên án chính thức một chức sắc Giáo hội. (Từ nguyên Latinh dilatio, hõan lại; từ chữ dilatare, lan rộng ra.)
Dilemma
Song luận, song đề, lưỡng đề. Sự lựa chọn giữa hai khả năng chọn đều là không thể tránh hoặc không mong muốn. Chúa Kitô đã hơn một lần đối mặt với các kẻ chống đối Ngài với một song luận, ví dụ “Nếu tôi dựa thế Beelzebub (Bê-en-dê-bun) mà trừ quỷ, thì đệ tử các ông dựa thế ai mà trừ? Bởi vậy, chính họ sẽ xét xử các ông. Còn nếu tôi dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông" (Mt 12:27-28).
Dismissorial Letters
Thư giới thiệu, thư ủy nhiệm, chứng thư. Là chứng thư mà Đức Giáo hòang, Giám mục hay Bề trên Dòng gửi cho cấp dưới, nói rằng người có tên trong thư có thể được truyền chức, hay tấn phong. Các thư như thế cho thấy rằng mọi điều kiện theo luật Giáo hội yêu cầu đã được đáp ứng thỏa mãn bởi người có tên trong thư, và người viết thư đề nghị truyền chức thánh cho người ấy.
Diocesan Council
Hội đồng giáo phận. Là một nhóm tín hữu dưới quyền một Giám mục, cộng tác với ngài trong việc phục vụ các nhu cầu của giáo phận. Như Công đồng chung Vatican II quyết định, “Trong mỗi giáo phận, phải hết sức liệu sao cho có những hội đồng cố vấn gồm các giáo sĩ, tu sĩ cùng cộng tác thích hợp với giáo dân để giúp cho hoạt động tông đồ của Giáo Hội hoặc trong việc rao truyền Phúc Âm và thánh hóa, hoặc trong các công cuộc từ thiện bác ái, xã hội hay các hoạt động khác.” Quyền của Hội đồng giáo phận chỉ là quyền tư vấn, tôn trọng quyền của Giám mục, vì ngài có quyền chấp nhận hoặc không thông qua các quyết định của một hội đồng giáo phận. Hơn nữa, “Những hội đồng cố vấn này có thể giúp phối hợp hoạt động của các hội đoàn cũng như của các công cuộc tông đồ của giáo dân đang khi vẫn tôn trọng bản chất riêng và quyền tự trị của mỗi hội đoàn" (Sắc lệnh về Tông đồ giáo dân Apostolicam Actuositatem, 26).
Diocesan Patron
Thánh bổn mạng giáo phận. Là vị thánh, thiên thần hay một thuộc tính đặc biệt của Chúa làm bổn mạng cho một giáo phận. Đó là một danh hiệu thánh, nhờ đó mọi người trong giáo phận được nhận dạng, và họ được thánh hiến trong vinh hạnh này. Lễ bổn mạng của mỗi giáo phận có các chỉ định phụng vụ cho Giám mục hay các linh mục phải tuân theo.
Diocesan Synod
Công nghị giáo phận. Là một hội nghị trong mỗi giáo phận, do đấng bản quyền triệu tập, của mọi mục tử và các bề trên triều và Dòng, để thảo luận các vấn đề liên quan đến giáo sĩ và giáo dân của giáo phận. Các công nghị giáo phận, theo Bộ Giáo luật (1918), cần được tổ chức ít nhất cứ 10 năm một lần.
Diocese
Giáo phận. Là lãnh thổ mà vị Giám mục thi hành thẩm quyền tùy chức của mình. Chỉ có Đức Giáo hòang có quyền thành lập các giáo phận, thay đổi giới hạn, phân chia, hợp nhất hoặc xóa bỏ các giáo phận mà thôi. (Từ nguyên Hi Lạp dioik_sis, quản trị, khu vực hành chính.)
Diplomatic Corps
Ngoại giao đoàn. Là đại diện chính thức của các quốc gia bên cạnh Tòa thánh. Họ thường là đại sứ, nhưng cũng có thể là công sứ, bí thư thứ nhất, hoặc quan chức khác có ủy nhiệm thư đặc biệt.
Diptych
Tranh bộ đôi. Là hai bức tranh bằng kim lọai, ngà hoặc gỗ, được lắp sát vào nhau. Đôi khi mặt trong được phủ bằng lớp sáp để có thể viết chữ lên đó. Vào thời Giáo hội sơ khai, một mặt chứa tên các người đang sống, còn mặt kia chứa tên người đã qua đời để cầu nguyện cho họ trong phụng vụ. Trong số người đang sống là tên của Giáo hòang, Giám mục, và các nhân vật đạo đời có thế giá. Từ các tranh bộ đôi của người đã qua đời phát sinh tiểu sử của người đã qua đời. Tranh bộ đội vẫn được sử dụng trong một số phụng vụ Đông phương, chẳng hạn nơi người công giáo Syria. (Từ nguyên Hi Lạp diptycha, một cặp tranh.)
Direction, Spiritual
Linh hướng. Là sự hướng dẫn thiêng liêng cho một người khi người này tự ý tìm sự dẫn dắt để tiến trên đời sống thiêng liêng. Nhu cầu linh hướng cho người cố gắng sống thánh thiện được công nhận trong chiều dài lịch sử của Giáo hội. Trong cốt yếu, linh hướng là sự trợ giúp tích cực mà một người nhận từ người khác, khi người nầy có khả năng đặc biệt, qua giáo dục, kinh nghiệm hoặc sự thánh thiện bản thân, để có thể phân định ý Chúa trong việc thực thi nhân đức Kitô giáo.
Direct Line
Trực hệ. Là quan hệ máu thịt như tổ tiên và hậu duệ, cụ thể là cố, ông, cha, con, cháu… Trực hệ cũng có thể liên quan đến hôn thuộc, nghĩa là trực hệ từ hôn nhân hợp pháp.
Direct Suicide
Tự tử trực tiếp. Tự giết mình bằng ý định phải chết, hoặc cái chết như là mục đích của hành động hoặc cái chết như một phương tiện để đạt mục đích nào đó. Đây luôn là tội trọng, vì người này có đủ khả năng để chấp thuận hòan tòan ý mình. Thường được xem là giống với tội tuyệt vọng hoàn tòan.
Dirge
Bài ca Dirge, Ai ca. Là một bài ca được gọi tên theo chữ đầu Dirige, Domine, Deus Meus (Tv 5:9 Lạy Chúa, xin lấy đức công chính của Ngài mà hướng dẫn con). Đây là điệp ca trong Giờ kinh cầu cho tín hữu quá cố, là bài ai ca long trọng tại lễ tang với tiếng khóc than của nó. (Từ nguyên Latinh dirige, xin hướng dẫn con.)
Diriment Impediment
Ngăn trở vô hiệu hóa, ngăn trở triệt hủy. Là một điều kiện, hoàn cảnh hay tình huống làm cho một hành động trở nên vô hiệu và vô giá trị trong hiệu quả nhắm tới của nó. Như thế dây hôn phối hiện tại vô hiệu hóa tất cả các nỗ lực đi vào kết hôn lần hai.
Disarmament
Giải trừ binh bị, tài giảm binh bị. Là hành động giải giáp vũ khí, hoặc chính sách giảm việc chế tạo vũ khí quân sự của một quốc gia vì lợi ích hòa bình khu vực hay hòa bình thế giới. Chính sách này được Công đồng chung Vatican II mạnh mẽ bênh vực: “Vì hòa bình phải phát sinh từ niềm tin tưởng lẫn nhau giữa các dân tộc, chứ không là thứ hòa bình cưỡng ép giữa các dân tộc do sự sợ hãi khí giới của nhau. Nên tất cả cần phải cố gắng chặn đứng cuộc chạy đua võ trang. Muốn cho sự tài giảm binh bị thực sự bắt đầu, thì việc tài giảm này không phải là việc làm của một bên, nhưng phải được cả đôi bên thỏa thuận với những bảo đảm thực sự và hữu hiệu" (Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay, Gaudium et Spes, 82).
Discalced
Đi chân đất. Là từ ngữ dùng cho tu sĩ các dòng nam và dòng nữ không mang giày, mà đi chân đất, như Dòng Cát Minh Đi Chân đất. dòng Âu Tinh, và Tu sỉ Dòng Thánh Giá. Tập tục này được thánh Phanxicô Átxidi và thánh nữ Clara đưa vào Tây Phương như một hình thức khổ hạnh. (Từ nguyên Latinh discalceatus, chân đất.)
Discernment Of Spirits
Nhận định thần loại. Là khả năng phân biệt liệu một ý tưởng hay một xung động trong linh hồn là phát sinh từ Thánh linh hay ác qủy. Nó có thể là một hành vi của nhân đức khôn ngoan, hoặc một quà đặc biệt của ơn siêu nhiên, hoặc của cả hai. Trong nhưng người có ý hướng nghiêm túc làm theo ý Chúa, Thánh linh được nhận biết qua tâm hồn bình an và sự sẵn sàng cho sự hy sinh, mà một tư tưởng hoặc một ước muốn phát sinh trong linh hồn. Trong khi đó ác thần gây ra xáo động cho tâm trí và xu hướng buông thả cho mình. Một hiệu quả đối nghịch được cả Thánh linh và ác thần tạo ra cho người có tội. (Từ nguyên Latinh discernere, phân biệt giữa hai, quyết định, xác định.)
Disciple
Môn đệ, môn đồ, đồ đệ. Là một người đang hoặc đã được huấn luyện. Trong Tân Ước, từ ngữ này mô tả bất cứ người nào tuân theo lời dạy của Chúa Kitô (Mt 10:1). Trong sứ vụ công khai của Chúa, chữ “môn đệ” được dùng cho 12 người được Chúa chọn riêng sống bên Ngài, nhưng trong sách Công Vụ Tông đồ (Cv) “môn đệ” luôn được quy chiếu cho các thánh Tông đồ. (Cv 1:26). (Từ nguyên Latinh discipulus, đồ đệ, môn đệpupil, follower.)
Discipline
Kỷ luật, hành xác, sửa phạt. Là sự huấn luyện có hệ thống về thể xác, tâm trí, tinh thần, luân lý dưới sự chỉ đạo của một người có quyền. Từ ngữ sửa phạt cũng áp dụng cho trật tự được duy trì bởi những người được huấn luyện, dù là tự ý hay bị ép buộc bởi người khác. Nó cũng có nghĩa là sự hành xác, một phương tiện đền tội được các tu sĩ sống khổ hạnh thực hiện từ thời Giáo hội sơ khai, ví dụ đánh bằng roi. Ngòai ra, còn có nghĩa là sự sửa phạt, qua đó Giáo hội dùng quyền của mình để đặt ra sự sửa phạt tinh thần, và từ ngữ còn có thể quy chiếu đến bất cứ luật hay chỉ thị nào do Giáo hội đặt ra để dẫn dắt các tín hữu. (Từ nguyên Latinh disciplina, chĩ dẫn, sự hiểu biết.)
Discrimination
Phân biệt, phân tách, tách biệt, kỳ thị, phân biệt đối xử. Trong triết học, là sức mạnh của tâm trí để phân biệt rõ ràng giữa hai vật, dù là thực tế hay khái niệm, và phân biệt đúng sai trong các vấn đề luân lý. Kết quả là sự phân tách hay tách biệt giữa các vật mà tâm trí nhận biết, xem chúng khác nhau ra sao. Trong ngôn ngữ phổ thông, sự kỳ thị có nghĩa là đối xử với ai hoặc vật gì theo thành kiến hoặc thiên kiến. (Từ nguyên Latinh discriminare, phân biệt.)
Discursive Prayer
Cầu nguyện suy lý, tâm nguyện, cầu nguyện phân tán, cầu nguyện tản mác. Là hình thức cầu nguyện trong đó các suy tư của tâm trí là tích cực hơn so với tình cảm của ý chí. Nó được gọi là suy lý, bởi vì tâm nguyện là hành vi của tâm trí, dẫn đi từ một sự thật đến sự hiểu biết một sự thật khác, hoặc về cùng một đối tượng hoặc khác đối tượng.
Disestablishment
Tách Giáo hội ra khỏi Nhà nước. Là việc tách một giáo hội khỏi các quyền lợi, đặc quyền hoặc vị thế như là một quốc giáo trong một quốc gia. Từ ngữ được đặc biệt áp dụng cho việc tách Giáo hội Anh giáo khỏi Nhà nước, vì giáo hội này nhận sự hỗ trợ của chính phủ thông qua thuế của công dân Anh bất phân tín ngưỡng. Tiến trình tách giáo hội khỏi Nhà nước vẫn đang diễn tiến trong Khối Thịnh vượng chung của Anh.
Dismas
Dismas, tên trộm lành Dismas, người gian phi Dismas sám hối. Là tên được cho là của người trộm lành, người chịu đóng đinh cùng với Chúa Kitô và được Chúa hứa sẽ ở với Chúa trên Thiên đàng (Lc 23:39-43). Một phần của thập giá, mà Dismas bị đóng đinh trên đó, được cho là bảo quản ở nhà thờ Thánh giá (Santa Croce) tại Roma, và Dismas là bổn mạng của các người bị kết án tử hình.
Dismissal
Sa thải, cách chức, khai trừ. Là việc khai trừ cách hợp pháp một thành viên của Dòng tu, vì người này phạm tội trọng công khai. Việc sa thải hay khai trừ có thể hoặc là tự động, nếu quy chiếu theo luật, hoặc là pháp lý, nếu nó đi theo một tiến trình chính thức về cảnh cáo và sự từ chối sửa đổi.
Disparity Of Worship
Bất đồng tín ngưỡng, khác tín ngưỡng, khác đạo. Đây là một ngăn trở triệt hủy cho hôn nhân, trừ phi có phép chuẩn khi một bên là công giáo và một bên là người chưa rửa tội.
Dispensation
Miễn chuẩn. Là việc nới lỏng luật Giáo hội trong một trường hợp đặc biệt. Nó không phải là việc xóa bỏi luật hoặc miễn tuân giữ luật, nhưng là việc cho phép nới lỏng sự tuân giữ luật, hoặc tạm thời hay thường xuyên, của cấp có thẩm quyền vì lý do chính đáng. Đức Giáo hòang có thể miễn chuẩn cho mọi luật của Giáo hội, còn các chức sắc khác có thể miễn chuẩn các luật mà người tiền nhiệm đã thông qua. Và chỉ các chức sắc này có thể miễn chuẩn luật của cấp bề trên, khi các vị này được trao quyền bởi cơ quan luật của Giáo hội hay bởi một sự ủy quyền đặc biệt. (Từ nguyên Latinh dispensatio, phân phát, quản lý, tha, miễn cho: từ chữ dis- + pendere, cân nhắc: dispendere, xem xét, cân nhắc.)
Disposition
Chuẩn bị, bố trí, sẵn lòng, tính khí. Một khả năng hoặc một điều kiện cần thiết cho một người để thực hiện một hành vi. Thường được áp dụng cho các điều kiện cần có để ban hoặc nhận lãnh các bí tích, chẳng hạn tình trạng ân sủng cần có để nhận bí tích Thánh thể hoặc sự sám hối chân thành để lãnh bí tích hòa giải.
Dispositive Sign
Dấu hiệu sẵn sàng. Là từ ngữ áp dụng đặc biệt cho ấn tích, vì nó trao quyền cho tín hữu trong tương quan với một số hành vi thờ phượng, và gián tiếp để tiếp nhận (hay gia tăng) ơn thánh hóa và các ơn hiện sủng bền vững.
Disputa, La
Bức tranh La Disputa, Bức tranh “Tranh luận về Bí tích Thánh Thể”. Là một bức tranh tường ở Vatican do họa sĩ Raphael (1483-1520) vẽ, được xem là một trong các kiệt tác của danh họa này. Bức tranh vẽ Giáo hội chiến đấu và Giáo hội khải hòan, có chân dung các thánh, các thánh tiến sĩ, và giáo dân tham gia cuộc tranh luận. Trong cuộc tranh luận, thiên đàng mở ra, cho thấy Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần lở lửng trên Ngài và Chúa Cha chúc lành cho Ngài, khi Ngài tự hiến mình làm lễ hy sinh để chuộc tội lòai người.
Disputation
Tranh luận, thảo luận, khảo luận, bàn cãi. Là cuộc tranh luận kinh viện chính thức, khởi nguồn trong các đại học Trung cổ ở châu Âu. Chủ đề tranh luận thường được nêu ra sẵn và cuộc tranh luận được hướng dẫn theo một thủ tục truyền thống hoặc đã được chấp thuận. Được liên kết từ nhiều năm với các trường phái thần học, khảo luận thường được xem như là một phần của buổi lễ, và thường tổ chức vào dịp mừng một lễ lớn nào đó trong đạo.
Disputed Question
Vấn đề được tranh luận. Là một vấn đề chưa được dàn xếp hoặc đáng đuợc bàn cãi trong triết học hay thần hoc; là một luận đề đã được khẳng định nghiêm túc và được bác bỏ bởi các bên chống đối nhau. Trong học thuyết kinh viện, vấn đề được tranh luận (Quaestiones Disputatae) là chủ đề thường xuyên được tranh luận và làm thành tòan bộ của văn chương thánh thời Trung cổ, ví dụ trong số đó có các trước tác của thánh Tôma Aquinas.
Dissent, Doctrinal
Bất đồng tín lý. Là thuyết nói rằng người Công giáo tuyên tín có thể không đồng ý với một giáo huấn chính thức của Giáo hội Công giáo, và trong thực tế nên bất đồng ý kiến để cho quyền lợi của Giáo hội được tiến hơn. Thuyết này dựa vào một trong nhiều tiền đề sai lầm, chẳng hạn Duy tân thuyết, vốn phủ nhận rằng đức tin là sự đồng ý của tâm trí với chân lý mặc khải của Chúa, hoặc thần học quá trình, vốn mặc nhiên công nhận một Thượng đế tiến hóa và do đó một sự thật luôn thay đổi. Nhưng thường sự bất đồng tín lý áp dụng cho một số học thuyết của luân lý Kitô giáo, vốn mặc dầu là đúng không thể sai lầm, bởi vì do huấn quyền thông thường phổ quát của Giáo hội định tín, nhưng đã không định tín một cách trọng thể.
Dissenters
Người bất đồng ý kiến, người biệt giáo. Là một từ ngữ lăng nhục dùng cho những người bất đồng trong các vấn đề tín lý và thực hành đã được Quốc giáo Anh Giáo chấp thuận. Kể từ khỏang năm 1850 từ ngữ được đổi thành tên lịch sự hơn, đó là “Non-conformists" (Người không theo Quốc giáo Anh Giáo)
Dissidents
Người ly khai. Là một tên dùng trong văn chương thần học để phân biệt với các Kitô hữu Đông phương không hiệp thông với Roma. Tuy nhiên, phụng vụ của họ thường rất gần giống với phụng vụ của các Giáo hội Công giáo theo truyền thống Đông phương.
Dissimulation
Che giấu, che đậy, lẩn tránh. Là hành vi che giấu ý nghĩ hoặc ý định thật của một người, là một hành vi có thể được phép về luân lý vì một mục đích tương đối tốt. Bởi vì bí mật là phải giữ, nên việc giữ bí mật đôi khi đòi hỏi sự che giấu, nhưng lẽ tất nhiên không được lừa gạt.
Dissolution Of Marriage
Tháo gỡ dây hôn phối. Là việc tháo gỡ dây tự nhiên trong hôn phối, vốn không phải là bí tích, như trong trường hợp Đặc ân thánh Phaolô, khi một trong hai người đi vào bí tích hôn phối. Cũng còn là sự tháo gỡ một hôn phối chưa được hòan hợp qua sự giao hợp tự nhiên, sau khi kết hôn.
Distinction
Riêng biệt, minh bạch, khác biệt. Là sự thiếu giống nhau giữa hai người hay vật, ý tưởng hay lời nói.
Distinction, Logical
Sự phân biệt theo luận lý. Là sự khác biệt giữa các vật tùy thuộc vào tư tưởng và không có nơi bản thân sự vật, bởi vì không có đa nguyên thật sự trong chính sự vật được nghĩ tới. Nó có thể là một sự phân biệt hoàn tòan trong tâm trí (theo tên, danh nghĩa), như sự phân biệt giữa Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế và Đấng Cứu chuộc. Hoặc nó có thể là sự phân biệt ảo (siêu hình), như sự khác biệt giữa các thuộc tính của Chúa, vốn thật sự là một trong Chúa, nhưng đủ phong phú để giới thiệu nhiều mặt của một hữu thể cho tâm trí con người hiểu.
Distinctive Sign
Dấu hiệu đặc thù, dấu hiệu đặc trưng. Là một từ ngữ áp dụng cho ấn tích, vì nó phân biệt người đã rửa tội với người chưa rửa tội, người đã chịu phép thêm sức và người chưa chịu phép thêm sức, người đã truyền chức thánh với người không có chức thánh. Như thế đặc tính này nhận dạng họ trước mặt Chúa và nói lên đặc thù của họ tùy theo bí tích họ nhận lãnh.
Distraction
Đãng trí, xao lãng, gián đoạn. Là sự chia trí khỏi một chủ đề có trước đến một chủ đề khác. Sự xao lãng trong cầu nguyện có thể là hữu ý hay vô tình. Sự xao lãng là chủ ý khi không có cố gắng đủ để duy trì việc mình suy nghĩ trước mặt Chúa. Nếu không, dù là kéo dài hay thường xuyên ra sao, sự đãng trí này đều là vô tình. Đãng trí chủ ý có thể là tội nhẹ. Tuy nhiên, cốt yếu của sự đãng trí có tội không nằm trong sự chú ý của tâm trí bị rút ra khỏi tư tưởng đặc biệt nào trong khi cầu nguyện, nhưng là nằm trong sự không quan tâm đến Chúa. (Từ nguyên Latinh distrahere, rút ra.)
Distribution Of Communion
Giáo hữu rước lễ. Là việc cho giáo dân rước lễ. Giáo dân rước lễ, hoặc bằng quỳ gối, và “không cần dấu hiệu nào khác về tôn kính Mình Thánh Chúa được đòi hỏi tỏ lộ ra”, hoặc đứng, và trong trường hợp này dấu hiệu tôn kính cần được thực hiện trước khi rước Mình Thánh Chúa.