Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”
Ông Giu-đa, không phải Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, tại sao Thầy phải tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ mình ra cho thế gian?” Đức Giê-su đáp: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy. Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.”
Đó là lời Chúa
11. Các con sẽ được hết những điều các con xin Mẹ nhờ sự lần chuỗi Mân Côi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Huyện quan bái kiến thượng cấp.
Chuyện công vừa bàn luận xong thì thượng quan hỏi:
- “Nghe nói quý huyện vừa xuất hiện một loại khỉ, không biết cái đầu của chúng nó lớn bao nhiêu?”
Huyện quan vội vàng trả lời:
- “Khỉ lớn thì có đại nhân lớn như thế.”
Đột nhiên nghĩ lại câu nói ấy thật là vô lễ, vừa sợ vừa hối hận nên vội vàng khom lưng nói tiếp:
- “Khỉ nhỏ có tiện chức lớn như vầy”.
(Tiếu lâm quảng ký)
Suy tư 79:
Khỉ lớn thì có đại nhân, khỉ nhỏ thì có tiện chức, thế là huề cả làng, bởi vì quan to quan nhỏ đều khỉ cả.
Con người là con người chứ không phải là con khỉ, dù có những người tóc tai lông lá dài như khỉ thì họ vẫn là con người; tuy nhiên lại có một vài người là con người hẳn hoi nhưng tâm tính thì là…khỉ:
- Người có tâm vọng động không tĩnh, nay nói thế này mai nói thế kia, làm mất tình đoàn kết giữa anh chị em với nhau, đó là tâm động của khỉ.
- Người thích ngồi chỗ này nhảy qua chỗ kia, lấy chuyện của người này nói cho người khác nghe, đó là tâm vọng động của khỉ.
- Người thích bắt chước học làm sang, dù gia đình nghèo không đủ ăn, họ thích khoe khoang cái không có của mình, đó là tâm vọng tưởng của khỉ.
Các loại người trên đây mặc dù là con người nhưng lại có cái tâm của khỉ, mặc dù họ mặc áo thụng lưng đai đàng hoàng.
Hạnh phúc nhất là được làm người, cho nên hãy lấy cái tâm của người mà đối nhân xử thế, bằng không, đến ngày phán xét thì bọn khỉ sẽ tố cáo chúng ta trước mặt Thiên Chúa đấy, chúng nó sẽ tố cáo như thế này: “Chúa dựng nên chúng con là loài khỉ, nên chúng con sống như khỉ thì không có gì phải nói; còn họ (người có tâm khỉ), Chúa dựng nên làm con người sung sướng quá, hạnh phúc quá, nhưng họ lại có cái tâm khỉ như chúng con làm những chuyện thất nhơn ác đức quá…”
Ai có tâm khỉ thì coi chừng đấy nhé !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
TÔN THỜ MỘT THỨ GÌ ĐÓ ÍT HƠN CHÚA
“Thần linh mặc lốt người phàm đã xuống với chúng ta!”.
“Tội thờ ngẫu tượng là tội tôn thờ bất cứ thứ gì chỉ nên được sử dụng, hoặc sử dụng Bất Cứ Thứ Gì chỉ nên được tôn thờ!”. Những lời của thánh Augustinô đưa J. McMath đi đến một kết luận, “Điều mà tôi sẽ cho đi bất cứ thứ gì để có được, và không nhận bất cứ thứ gì để ai đó đổi lấy nó; đó là Thiên Chúa của tôi. Tôi không bao giờ ‘tôn thờ một thứ gì đó ít hơn Chúa!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, phụng vụ Lời Chúa hôm nay tiết lộ một sự thật rất hiển nhiên, nhưng lại là một sự thật khá bất ngờ; rằng, con người luôn có xu hướng ‘tôn thờ một thứ gì đó ít hơn Chúa!’.
Phải, con người luôn có xu hướng ‘tôn thờ một thứ gì đó ít hơn Chúa!’. Một phong trào, một hệ tư tưởng, một cá nhân… có thể có một địa vị ‘gần như thần thánh’, vốn đòi hỏi; và đôi khi, nhận được một lòng sùng bái vốn chỉ một mình Thiên Chúa mới đáng có! Thờ ngẫu tượng là tội căn bản, cội rễ các tội. Chính sức hấp dẫn của một thực tế nào đó có thể là chất xúc tác để người ta coi nó như thần thánh. Sở dĩ, những người Lycaonia sùng bái Phaolô và Barnaba, là vì họ chưa được soi sáng; họ cần được điều chỉnh về các quan niệm đang có, các hành vi đang làm.
Trong Tin Mừng hôm nay, đối với những ai theo Ngài, Chúa Giêsu thừa nhận một nhu cầu liên tục cần được hướng dẫn, soi sáng bởi một ‘Ai đó’. Ngài nói với các môn đệ trước khi chia tay, “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy các con mọi điều và sẽ làm cho các con nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với các con”. Chính Thánh Thần sẽ dẫn dắt để ngăn ngừa chúng ta khỏi rơi vào những ngẫu tượng, ‘tôn thờ một thứ gì đó ít hơn Chúa’; chính Thánh Thần giúp chúng ta biết đánh giá sâu sắc hơn về tương quan cần thiết mỗi người phải có với Chúa Giêsu, hầu có thể dõi bước theo Ngài trên hành trình về cùng Cha!
Anh Chị em,
“Thần linh mặc lốt người phàm đã xuống với chúng ta!”. Dẫu không công khai la lên những lời này như những người Lycaonia; nhưng khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là thần thánh hoá những gì làm cho mình vui thoả, dễ chịu. Nó dẫn chúng ta đến một lối sống buông thả khi chọn thoả hiệp với các giá trị thế tục; đó là những ‘ngẫu tượng’ khiến chúng ta tròn xoe đôi mắt, thán phục, mê mải; để rồi mụ mẫm, ngơ khờ sùng bái. Thuyết tương đối và chủ nghĩa tiêu thụ đang âm thầm hoặc công khai quyến rũ chúng ta. Nó đầy hấp lực và tinh vi khiến chúng ta đi theo mà không biết; để rồi, vô tình phá đổ các giá trị cao đẹp, linh thánh. Chúa Giêsu thấy trước điều đó; vì thế, Ngài đã ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta. Ngài là món quà vĩ đại, là Thiên Chúa, và là Thầy Dạy tâm linh. Ước gì chúng ta biết đón nhận và yêu quý quà tặng này; đồng thời, ngoan nguỳ với Ngài, hầu không dễ dàng buông mình cho việc ‘tôn thờ một thứ gì đó ít hơn Chúa!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ‘tôn thờ một thứ gì đó ít hơn Chúa’ thường làm con già đi và mỏi mệt. Xin Thánh Thần Chúa sưởi ấm linh hồn con, trả lại cho nó sự trẻ trung và sống động!”, Amen
(Tgp. Huế)
“Thật đáng tiếc khi mọi người lại trút sự thất vọng của họ lên các nhà thờ,” Cha Peter Damian Harris, Cha Sở tại Nhà thờ Công Giáo Rất Thánh Mân Côi tại 3671 Milam, Houston, nói.
Khi anh chị em giáo dân đến nhà thờ lúc 8 giờ sáng thứ Hai để họp, họ nhìn thấy những khẩu hiệu phò phá thai được vẽ nguệch ngoạc trên lối vào chính của nhà thờ và một cửa phụ.
Vì sự việc, nhà thờ đã thay đổi giờ làm việc. Nhà thờ sẽ mở 30 phút trước khi xưng tội và thánh lễ, rồi đóng lại ngay sau đó.
“Rất đáng tiếc, nhưng tôi thà thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết, khi phải đối phó với nguy cơ bị ai đó đến phá hoại không gian thiêng liêng của chúng tôi,” Cha Harris nói.
Ngài tin rằng vụ phá hoại tại nhà thờ có liên quan đến hành vi phá hoại tại hai Nhà thờ Công Giáo ở Katy.
“Chắc chắn, đó là kết quả của vụ rò rỉ tài liệu của Tối Cao Pháp Viện vào tuần trước.”
Ngài cho biết hai nhà thờ bị phá hoại ở Katy là St. Bartholemew và St Elizabeth Anne Seaton.
Cha Harris nhấn mạnh rằng: “Tại các nhà thờ khác, ai đó đã cố gắng xúc phạm Thánh Thể.”
Ngài muốn nói điều này với bất cứ ai xúc phạm các nhà thờ
“Bạn nên vào trong, cầu nguyện hay trò chuyện, chứ đừng cố gắng xúc phạm không gian thiêng liêng của chúng tôi. Điều này sẽ không ngăn cản chúng tôi, nó càng thúc đẩy chúng tôi tiếp tục trở thành nhân chứng cho Chúa Kitô và thế giới,” Cha Harris nói.
Tưởng cũng nên nhắc lại: Trong một diễn biến đáng kinh ngạc, tổ chức tin tức Politico vào tối thứ Hai đã công bố bản thảo bị rò rỉ về quyết định của Tòa án Tối cao được mong đợi rất nhiều trong vụ phá thai ở Mississippi, Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson.
Bản dự thảo dài 98 trang, được viết bởi thẩm phán bảo thủ Samuel A. Alito Jr., là một tài liệu đáng chú ý vì nó tiết lộ rằng đa số năm thẩm phán sẵn sàng lật ngược hai quyết định mang tính bước ngoặt đã định hình luật phá thai và chính trị quốc gia trong nhiều thập kỷ. Đó là phán quyết Roe kiện Wade, hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc vào năm 1973, và Planned Parenthood kiện Casey, nhằm khẳng định phán quyết Roe vào năm 1992.
Sau vụ rò rĩ này, hàng loạt các nhà thờ Công Giáo đã bị tấn công.
Source:Fox News
Tòa Thượng Phụ Chính thống Nga nhấn mạnh rằng các lệnh trừng phạt mà Ủy ban Âu Châu có kế hoạch áp đặt lên Thượng phụ Kirill sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động của ông và đời sống của Giáo hội Nga theo bất kỳ cách nào.
“Đối với Đức Thượng phụ, tôi nghĩ rằng không có biện pháp trừng phạt nào ngăn cản ngài tiếp tục các hoạt động của mình, nhằm củng cố xã hội Nga, nhằm mục đích chăm sóc mục vụ cho toàn bộ đàn chiên nhiều triệu người của Giáo hội Chính thống Nga và nhằm đạt được hòa bình giữa các dân tộc Slavic huynh đệ càng sớm càng tốt”, Tổng Giám Mục Hilarion, người đứng đầu Ủy ban Đối Ngoại Thánh Công Đồng Nga, cho biết trong chương trình Giáo hội và Thế giới trên Russia-24 TV.
Theo ông, những phát biểu của vị giáo chủ được phương Tây nhìn nhận qua lăng kính tuyên truyền đang được thực hiện trên các phương tiện truyền thông, và các chính trị gia phương Tây không thể đưa ra đánh giá đầy đủ về những phát biểu này.
“Do đó, nếu họ áp đặt các biện pháp trừng phạt, tất nhiên đây là quyền của họ, chúng tôi không thể tác động điều này theo bất kỳ cách nào, nhưng những lệnh trừng phạt này sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống của Giáo Hội Chính thống Nga theo bất kỳ cách nào,” Tổng Giám Mục Hilarion nói.
Người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga, Thượng phụ Kirill, đã nằm trong số những cá nhân sẽ bị đưa vào vòng trừng phạt thứ sáu của Liên minh Âu Châu.
Các nguồn tin cho biết bản dự thảo của vòng trừng phạt thứ sáu đã được gửi đến các đại sứ các quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu để xem xét và sẽ được thông qua vào tuần tới.
Theo một báo cáo năm 2006 được Forbes công bố vào năm 2020, Kirill, người ủng hộ nồng nhiệt cuộc chiến ở Ukraine, có tài sản lên đến 4 tỷ đô la.
Ở Nga có một tạp chí nổi tiếng chuyên theo đuổi các phóng sự điều tra về các nhà tài phiệt Nga làm ăn phi pháp. Đó là tờ Novaya Gazeta. Tạp chí do Dmitri Muratov, người đoạt giải Nobel làm chủ biên, trong đó các ký giả bị ám sát chết gần hết, mới nhất là cô Anna Politkovskaja qua đời vào ngày 5 tháng 4 vừa qua. Novaya Gazeta ước tính vào năm 2019 rằng Thượng Phụ Kirill có một khối tài sản từ 4 đến 8 tỷ đô la.
Các số liệu không được xác minh và trong mọi trường hợp không thể xác minh được. Tài sản cá nhân đáng kể này là kết quả của việc nhà nước Nga miễn thuế đối với một phần đáng kể thuốc lá và bia được Chính Thống Giáo Nga nhập khẩu từ nước ngoài về bán tại Nga. Ngài Thượng phụ còn bị cáo buộc là người đứng tên cho những tài sản của Putin, Lavrov và những người khác.
Source:Interfax
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #189: Magic vs. Faith”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số # 189: Phép thuật và Đức tin”.
Cô ta đã dính líu với yoga, các đạo sư, các học viên phù thủy và ma thuật trong hơn mười năm. Nhờ ân điển của Thiên Chúa, cô đã có một kinh nghiệm sâu sắc về Chúa Giêsu và điều đó đã thay đổi cuộc đời cô. Đôi mắt của cô ấy được mở ra trước cái ác mà cô ấy đã tham gia và cô ấy ngừng tất cả các thực hành huyền bí. Cô trở lại với đức tin Công Giáo với một lòng nhiệt thành và niềm tin mới.Nhưng những con quỷ của bói toán, những người hầu như vẫn ẩn nấp, giờ đã biến sự hiện diện của chúng trở nên xấu xa. Sau nhiều tháng thực hiện các đợt trừ tà, cô ấy đã khá hơn nhiều, mặc dù vẫn chưa hoàn toàn được giải thoát. Những con quỷ vẫn quyết tâm đeo bám.
Cô ấy đang dần dần được thanh lọc và chữa lành, bong tróc các lớp bên trong hết lớp này đến lớp khác. Gần đây, cô ấy đã nhận được một cái nhìn sâu sắc, đặc biệt khiến tôi chú ý. Cô ấy nói với tôi rằng cô ấy nhận ra rằng, trong khi cô ấy đã ngừng tất cả những thực hành huyền bí và ma thuật này, cô ấy vẫn có một cách thế đầy ma thuật tiềm ẩn khi tiếp cận đời sống tâm linh.
Ví dụ, khi cầu nguyện cho ai đó, đôi khi cô ấy sẽ gửi trực tiếp “năng lượng chữa lành” của mình vào người đó hơn là cầu xin Chúa giúp họ. Khi lo lắng về ai đó hoặc điều gì đó, cô ấy có thể cố gắng “hình dung” câu trả lời cho sự lo lắng, cố gắng phân tích điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, thay vì cầu xin Chúa quan tâm đến nó. Đôi khi cô thấy mình đang sử dụng “con mắt thứ ba” huyền bí của mình để cố gắng “nhìn thấy” hoặc biết điều gì đó về mặt tâm linh. Sau đó, cô ấy nói, “Tôi nhận ra rằng tôi vẫn đang cố gắng kiểm soát các tình huống. Tôi nhận ra rằng tôi có một vấn đề với sự tin tưởng thực sự vào Chúa.”
Cô ấy nói thêm, “Vấn đề cốt lõi là thực sự tin cậy vào Chúa - vào sự toàn năng và tình yêu của Ngài dành cho tôi.” Cô ấy nói, “Khi tôi bắt đầu thực hành việc hoàn toàn phó thác cho sự quan phòng của Chúa như một đứa trẻ, tôi thực sự cảm thấy thoát khỏi kiểu suy nghĩ ma thuật này. Đây là lúc ma quỷ dường như ở xa tôi nhất.”
Sự khác biệt giữa niềm tin và phép thuật là cơ bản. Kitô hữu tin cậy nơi Thiên Chúa và khiêm nhường nhận ra rằng mọi ân sủng đều đến từ Thiên Chúa, theo ý muốn của Ngài. Người thực hành ma thuật và những điều huyền bí cố gắng kiểm soát các lực lượng tâm linh và truy cập kiến thức ẩn, nghĩa là cố gắng tự mình đạt được sức mạnh và lợi ích mong muốn.
Sự thấu hiểu của cô ấy là một ân sủng lớn lao khác từ Chúa. Tôi hài lòng vì cô ấy đã đón nhận ân sủng này. Nó cho thấy rằng sự giải phóng hoàn toàn của cô ấy đang tiến gần hơn một bước nữa.
Source:Catholic Exorcisms
Lúc 10g sáng Chúa Nhật 15 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ và nghi thức tuyên thánh cho 10 Chân Phước là Titus Brandsma; Lazzaro, detto Devasahayam; César de Bus; Luigi Maria Palazzolo; Giustino Maria Russolillo; Charles de Foucauld; Maria Rivier; Maria Francesca di Gesù Rubatto; Maria di Gesù Santocanale; Maria Domenica Mantovani.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Đầu tiên, là những từ “Như Thầy đã yêu anh em”. Chúa Giêsu đã yêu chúng ta như thế nào? Thưa: Yêu cho đến cùng, trao ban món quà là toàn bộ chính Ngài. Thật xúc động khi nghĩ rằng Ngài đã nói những lời này vào đêm tối tăm đó, khi bầu không khí trong phòng Tiệc ly là một niềm xúc động và lo lắng sâu sắc. Niềm xúc động sâu sắc, vì Thầy sắp vĩnh biệt các môn đệ của mình; lo lắng vì Ngài đã nói rằng một trong số họ sẽ phản bội Ngài. Chúng ta có thể tưởng tượng nỗi buồn tràn ngập trong lòng Chúa Giêsu, cũng như những đám mây đen đang tụ lại trong lòng các môn đệ, và sự cay đắng của họ khi thấy Giuđa, người sau khi nhận tấm bánh do Thầy nhúng cho, đã rời phòng để bước vào đêm đen phản bội. Tuy nhiên, ngay vào giờ bị phản bội, Chúa Giêsu đã tái khẳng định tình yêu của Ngài dành cho chính Giuđa. Giữa bóng tối và thử thách của cuộc đời, điều quan trọng nhất trên tất cả là: Thiên Chúa yêu thương chúng ta.
Anh chị em thân mến, xin cho sứ điệp này là cốt lõi của đức tin chúng ta và trong tất cả những cách chúng ta thể hiện điều đó: “… không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta”(1 Ga 4:10). Chúng ta đừng bao giờ quên điều này. Khả năng và công lao của chúng ta không phải là điều trọng tâm, mà là tình yêu thương của Thiên Chúa, một tình yêu vô điều kiện, nhưng không và bất kể chúng ta có xứng đáng hay không. Cuộc sống Kitô hữu của chúng ta bắt đầu không phải với tín lý và việc làm tốt, nhưng với sự kinh ngạc nảy sinh khi nhận ra rằng chúng ta được yêu thương, trước bất kỳ đáp trả nào từ phía chúng ta. Trong khi thế giới thường xuyên cố gắng thuyết phục chúng ta rằng chúng ta chỉ được đánh giá cao vì những gì chúng ta có thể tạo ra, thì Tin Mừng nhắc nhở chúng ta về chân lý thực sự của cuộc sống: chúng ta được yêu thương. Một nhà văn tâm linh đương thời đã nói như thế này: “Rất lâu trước khi bất kỳ con người nào nhìn thấy chúng ta, chúng ta đã được nhìn bằng đôi mắt yêu thương của Thiên Chúa. Rất lâu trước khi có ai nghe thấy chúng ta khóc hay cười, chúng ta đã được lắng nghe bởi Thiên Chúa của chúng ta, Đấng là đôi tai cho chúng ta. Rất lâu trước khi có bất kỳ người nào nói chuyện với chúng ta trên thế giới này, chúng ta đã được nói chuyện bằng tiếng nói của tình yêu vĩnh cửu” (H. Nouwen, Cuộc sống của Người Được Yêu ). Chúa yêu chúng ta trước; Ngài đợi chờ chúng ta; Ngài vẫn yêu mến chúng ta. Đây là căn tính của chúng ta: chúng ta là những người thân yêu của Thiên Chúa. Đây là sức mạnh của chúng ta: chúng ta được Chúa yêu thương.
Việc đón nhận chân lý này phải đi đôi với một sự hoán cải trong quan niệm mà chúng ta thường nghĩ về sự thánh thiện. Đôi khi, do quá nhấn mạnh nỗ lực làm việc thiện, chúng ta đã tạo ra một lý tưởng thánh thiện dựa quá mức trên bản thân, những nhân đức anh hùng cá nhân, khả năng từ bỏ, sẵn sàng hy sinh bản thân để đạt được phần thưởng. Đôi khi, điều này có thể xuất hiện như một cách nhìn nhận cuộc sống và sự thánh thiện quá “lạc loài”. Chúng ta đã biến sự thánh thiện thành một mục tiêu không thể đạt được. Chúng ta đã tách nó ra khỏi cuộc sống hàng ngày, thay vì tìm kiếm nó và đón nhận nó trong thói quen hàng ngày của chúng ta, trong khói bụi đường phố, trong những thử thách của cuộc sống thực và, theo lời của Thánh Têrêsa thành Avila với các chị em của mình, “trong số những nồi niêu xoong chảo”. Trở thành môn đệ của Chúa Giêsu và thăng tiến trên con đường nên thánh có nghĩa là trước hết hãy để cho mình được biến đổi bởi quyền năng của tình yêu Thiên Chúa. Chúng ta đừng bao giờ quên vai trò ưu việt của Thiên Chúa so với bản thân chúng ta, vai trò vượt trội của Thánh Linh trên sức riêng của chúng ta, và vai trò quyết định của ân sủng trên các việc lành phúc đức của chúng ta. Vì đôi khi chúng ta coi trọng bản thân, sức riêng và công lao hơn. Không, Thiên Chúa, Thánh Linh và ân sủng ưu việt hơn bản thân, sức riêng, và công lao của chúng ta.
Tình yêu mà chúng ta nhận được từ Chúa là sức mạnh biến đổi cuộc sống của chúng ta. Tình yêu ấy mở rộng trái tim của chúng ta và cho phép chúng ta yêu thương. Vì lý do này, Chúa Giêsu nói - đây là yếu tố thứ hai – “Như Thầy đã yêu anh em, anh em cũng phải yêu thương nhau”. Từ “như” đó không chỉ là một lời mời gọi noi gương tình yêu của Chúa Giêsu; nó còn cho chúng ta biết rằng chúng ta có thể yêu, chỉ vì Người đã yêu chúng ta, bởi vì Người đổ vào trái tim chúng ta Thần khí của chính Người, Thần khí của sự thánh thiện, tình yêu chữa lành và biến đổi. Nhờ đó, chúng ta có thể đưa ra quyết định và thực hiện những công việc yêu thương trong mọi tình huống và đối với mọi anh chị em mà chúng ta gặp gỡ, bởi vì bản thân chúng ta được yêu thương và chúng ta có khả năng để yêu thương. Như bản thân tôi được yêu, vì vậy tôi có thể yêu người khác. Tình yêu mà tôi ban tặng được kết hợp với tình yêu của Chúa Giêsu dành cho tôi. “Như” Ngài yêu tôi, vì thế tôi có thể yêu người khác. Cuộc sống của người Kitô hữu chỉ đơn giản vậy thôi. Đừng làm cho nó phức tạp hơn với rất nhiều thứ. Nó chỉ đơn giản vậy thôi.
Trong thực tế, sống tình yêu này có ý nghĩa là gì? Trước khi ban cho chúng ta điều răn này, Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ; rồi, sau khi trao cho chúng ta điều răn ấy, người đã trao ban chính mình trên gỗ thánh giá. Yêu có nghĩa là: phục vụ và hiến dâng mạng sống. Phục vụ nghĩa là không đặt lợi ích của mình lên hàng đầu: là loại bỏ khỏi hệ thống của chúng ta chất độc của lòng tham và tính cạnh tranh; là chống lại căn bệnh ung thư của sự thờ ơ và con sâu của sự tự quy chiếu; là chia sẻ những đặc sủng và ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Cụ thể, chúng ta nên tự hỏi bản thân, “Tôi làm được gì cho người khác?” Đó là ý nghĩa của tình yêu, là sự bao bọc cuộc sống hàng ngày của chúng ta trong tinh thần phục vụ, với tình yêu thương khiêm tốn và không tìm kiếm bất kỳ sự đền bồi nào.
Kế đó, là trao ban cuộc sống của chính mình. Điều này không chỉ đơn giản là cung cấp một cái gì đó của chúng ta cho người khác; nhưng là mang lại cho họ chính con người của chúng ta. Tôi thường hỏi những người tìm kiếm lời khuyên của tôi xem họ có bố thí không. Và nếu họ có bố thí, thì họ có chạm vào tay của người nhận hay đơn giản là ném của bố thí xuống, để khỏi nhiễm trùng. Những người đó thường đỏ mặt và nói không. Và tôi hỏi liệu khi bố thí, họ nhìn vào mắt người đó hay nhìn theo hướng khác. Họ nói không. Hãy chạm và nhìn, hãy chạm và nhìn vào xác thịt của Chúa Kitô đang đau khổ trong anh chị em của chúng ta. Điều này rất quan trọng; nó là ý nghĩa của việc trao ban cuộc sống của một người.
Sự thánh thiện không chỉ bao gồm một vài cử chỉ anh hùng, nhưng là nhiều hành động yêu thương nhỏ nhặt hàng ngày. “Anh chị em có được kêu gọi sống đời thánh hiến không? Rất nhiều người trong số anh chị em có mặt ở đây hôm nay! Hãy nên thánh bằng cách thực hiện cam kết của anh chị em với niềm vui. Anh chị em đã có gia đình chưa? Hãy nên thánh bằng cách yêu thương và chăm sóc chồng hoặc vợ của mình, như Chúa Giêsu Kitô đối với Hội Thánh. Anh chị em có làm việc để kiếm sống không? Hãy nên thánh bằng cách lao động liêm chính và khéo léo để phục vụ anh chị em của mình, hãy đấu tranh vì công lý cho đồng đội của mình, để họ không còn phải sống trong tình trạng không có việc làm, để họ luôn nhận được một mức lương công bằng. Anh chị em là cha mẹ hay ông bà? Hãy nên thánh bằng cách kiên nhẫn dạy những người nhỏ bé cách theo Chúa Giêsu. Hãy nói cho tôi biết, anh chị em có phải là người có chức có quyền không? Hôm nay có rất nhiều người có thẩm quyền ở đây! Hãy nên thánh bằng cách làm việc vì lợi ích chung và từ bỏ tư lợi (Gaudete et Exsultate, 14). Đây là con đường nên thánh, và nó thật đơn giản! Hãy thấy Chúa Giêsu luôn luôn hiện diện nơi người khác.
Để phục vụ Tin Mừng và anh chị em của chúng ta, hãy cống hiến cuộc sống của chúng ta mà không mong đợi được hồi đáp bất cứ điều gì, bất kỳ vinh quang thế gian nào: đây là một bí mật và đó là ơn gọi của chúng ta. Đó là cách những người bạn đồng hành của chúng ta được tuyên thánh ngày nay đã sống, theo sự thánh thiện của họ. Bằng cách nhiệt thành đón nhận ơn gọi của họ - với tư cách là linh mục, với tư cách là nữ tu thánh hiến, với tư cách là giáo dân - họ đã cống hiến cuộc đời mình cho Tin Mừng. Họ đã khám phá ra một niềm vui không gì sánh được và họ đã trở thành những phản chiếu sáng chói cho Chúa của lịch sử. Vì đó là điều mà một vị thánh là: một sự phản chiếu chói sáng của Chúa của lịch sử. Mong chúng ta cố gắng để làm được như vậy. Con đường nên thánh không bị ngăn cản; con đường ấy là phổ quát và nó bắt đầu với Phép Rửa. Chúng ta hãy cố gắng dõi theo con đường đó, vì mỗi người chúng ta đều được kêu gọi nên thánh, một hình thức thánh thiện của riêng chúng ta. Sự thánh thiện luôn là “nguyên bản”, như Chân phước Carlo Cutis từng nói: nó không phải là bản sao, mà là “bản gốc”, của tôi, của bạn, tất cả của chúng ta. Nó là duy nhất của riêng chúng tôi. Quả thật, Chúa có kế hoạch yêu thương mọi người. Ngài có ước mơ cho cuộc đời anh chị em, cho cuộc đời tôi, cho cuộc đời của mỗi chúng ta. Tôi có thể nói gì nữa? Hãy theo đuổi ước mơ đó với niềm vui.
Anh chị em thân mến,
Trước khi kết thúc buổi cử hành Thánh Thể này, tôi xin kính chào và cám ơn tất cả anh chị em: quý Hồng Y, quý Giám mục, quý tu sĩ, quý tu sĩ nam nữ, đặc biệt là quý vị thuộc gia đình thiêng liêng của các vị Tân Thánh, và toàn thể các tín hữu, Dân trung tín của Thiên Chúa, đã tụ họp về đây từ nhiều nơi trên thế giới.
Tôi chào các phái đoàn chính thức của một số nước, đặc biệt là Ngài Tổng thống Cộng hòa Ý. Thật đáng mừng khi thấy rằng, với chứng tá Phúc Âm của mình, các vị Thánh này đã cổ vũ cho sự phát triển tinh thần và xã hội của các quốc gia tương ứng của các ngài cũng như của toàn thể gia đình nhân loại. Trong khi điều đáng buồn là khoảng cách thế giới ngày càng lớn, cũng như căng thẳng và chiến tranh gia tăng, cầu xin các vị Thánh mới truyền cảm hứng cho các giải pháp về sự gần gũi với nhau và các phương thế đối thoại, đặc biệt là trong trái tim và tâm trí của những người nắm giữ các vị trí có trách nhiệm lớn và những ai được kêu gọi trở thành những tác nhân của hòa bình, chứ không phải là chiến tranh.
Xin kính chào tất cả anh chị em, những khách hành hương cũng như những ai đã theo dõi thánh lễ này qua các phương tiện truyền thông.
Và bây giờ, chúng ta hãy hướng về Đức Trinh Nữ Maria, để Mẹ có thể giúp chúng ta vui mừng noi gương các Thánh mới.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Xem Hình
Đúng 10 giờ mọi người trong tập trung trước tượng đài Đức Mẹ. Cha Paul Văn Chi điều hợp hướng dẫn mọi nguời dâng giờ đền tạ lên Đức Mẹ, nguyện cầu xin Mẹ ban ơn cho bản thân, cho gia đình, Quê Hương Việt Nam, và Cộng Đồng. Kế tiếp đội dâng hoa, dâng lên trước tượng đài Mẹ những đóa hoa tươi thắm và nghinh đón Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher Tổng Giáo Phận Sydney. Ngài dâng hương kiệu Thánh tượng Hiền Mẫu La Vang và kiệu cung nghinh Thánh tượng Hiền Mẫu La Vang về hội trường Chúa Chiên Lành, vì thời tiết xấu, nên Ban Tuyên Úy và Hội Đồng Mục Mục không dâng Lễ Đại Trào tại Lễ đài ngoài trời. Cuộc rườc kiệu rất long trọng và trang nghiêm gồm các Hội đoàn Legio Mariae, Phong Trào Tôn Nữ Vương, Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Liên Đoàn Thiếu Thánh Thể, quý Sơ qúy Thầy, Thiếu Nhi Cung Thánh, đội Thánh Vũ và đoàn Phụng Vụ. Tất cả mọi người đều dâng lên Mẹ đóa Hoa Mân Côi Mùa Mừng nguyện cầu cho Cộng Đồng, cho Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam.
Trong bài giảng Đức TGM nói về bài Phúc Âm hôm Chúa Giêsu đã ban cho nhân loại một điều răn mới đó là Yêu Thương và Đức TGM cũng nhắc đến tình yêu thương của Đức Mẹ đã hiện ra ở La Vang, đặc biệt Đức Mẹ chính là Mẹ của Lòng Thương Xót qua tình yêu của Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Mẹ
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Cha Tuyên uý Trưởng Bùi Sơn Lâm tuyên đọc Sắc Lệnh Phép Lành Ơn Toàn Xá của Tòa Thánh Vatican, tiếng La Tinh và Cha Paul Văn Chi đọc lại bằng tiếng Việt, sau đó anh Andrew Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney ngỏ lời chào mừng cám ơn Đức Tổng Giám Mục, quý Cha và mọi người đã đến Trung Tâm tham dự Lễ mừng kính Ngày Thánh Mẫu. Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm cũng ngỏ lời cám ơn Đức Tổng Giám Mục và tất cả mọi người đã dành thời gian quý báu đến trung tâm tham dự hành hương Ngày Thánh Mẫu. Đức Tổng Giám Mục cũng đáp lời cám ơn quý Cha và mọi người, đồng thời Ngài ban Phép Lành Ơn Toàn Xá, Ngài đọc bằng tiếng Việt.
Thánh lễ kết thúc mọi người ở lại trung tâm dùng bữa ăn nhẹ do Cộng Đồng khoản đãi và xem thưởng lãm văn nghệ do Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh phụ trách trình diễn.
Diệp Hải Dung
Trà Vinh, 1921-1988
Cha Charles De Foucauld (Pháp, 1858-1916) được phong Chân Phước 13-11-2005 và phong Hiển Thánh vào 15.5.2022. Nhiều người VN đã theo Dòng của Cha. Trong đó có Đức TGM Nguyễn Kim Điền. Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền là người VN đầu tiên theo tu Dòng Tiểu Đệ (1955) và cũng là người dầu tiên trong Dòng được chọn làm giám mục (1960). Khẩu hiệu Giám Mục Ngài chọn là ‘‘Mọi sự cho mọi người’’ (Omnia omnibus). Trong khi lý tưởng của Dòng Lm. Charles de Foucault là sống và phục vụ người nghèo theo tinh thần : ‘‘Hiện diện với Chúa và hiện diện với nhân loại’’. Một vinh dự cho Giáo Hội Việt Nam và của Dòng Tiểu Đệ.
Cả đời và nhất là sau 1975, ĐTGM Nguyễn Kim Điền đã làm tròn nhiệm vụ người chủ chăn, như lời phát biểu của ngài trong thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới ở Roma (1971) và còn ghi lại trong bức tâm thư gửi cho linh mục tu sỹ và giáo dân Huế : Đã có những giám mục chịu chết vì bênh vực quyền lợi Hội Thánh. Nhưng ngày nay có giám mục nào dám chịu chết để bênh vực quyền lợi con người không? (Thư mục vụ 19-10-1985). Hơn nữa, cũng trong thư này, Ngài còn xác định quyết tâm : ‘‘Như các Tông Đồ ngày xưa và các Thánh Tử Đạo trải qua các đời, tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn luật pháp của con người.’’ Đáng thán phục con người quả cảm cao thượng, nên gương sáng cho thế hệ hôm nay.
TRÊN ĐƯỜNG THEO CHÚA
Phần đầu cuộc đời của ĐC Nguyễn Kim Điền theo thời gian từ đi tu tới làm linh mục, đuợc ghi nhận là người đạo đức, khiêm tốn, xuất sắc. Phần sau, từ khi chọn tu Dòng Tiểu Đệ đến làm giám mục, ĐC càng nổi bật hơn nữa, một người rất mực chân tu và cương nghị trong chức vụ tông đồ. Hai điểm nổi bật trong đời tu của ngài là say mê Thánh Thể và sống khó nghèo. Chầu Thánh Thể là cử chỉ thân tình với Chúa, là lẽ sống, sức mạnh và là lý tưởng cuộc sống. Con đường chứng nhân Tin Mừng giữa người nghèo, ước nguyện trở thành anh em của mọi người trong cái tầm thường bình dị của cuộc sống để chia sẻ thông cảm với những người bị bỏ quên.
Đức Cha Philipphê Nguyễn Kim Điền sinh ngày 21-3-1921, tại Long Đức, Trà Vinh. Cụ thân sinh là viên chức trong hội đồng giáo xứ. Năm 1928, gia đình chuyển về sinh sống ở Gia Định. Năm 1985, tại Gia Định, bà cố ngài qua đời, nhưng ĐC không được về dự đám táng. Năm 1930, chú Philipphê Điền nhập tu chủng viện Sàigòn. Thụ phong linh mục ngày 21-9-1947. Sau đó, được bổ nhiệm làm giáo sư chủng viện Sàigòn. Đến năm 1949, Cha làm giám đốc chủng viện.
Năm 1955, với hoài bão chia sẻ với người nghèo, Cha Điền xin gia nhập Dòng Tiểu Đệ của Cha Charles de Foucault. Chủng viện Sàigòn hết sức bỡ ngỡ và kính phục về quyết định tu dòng của cha giám đốc. Cha được gởi sang làm tập sinh bên sa mạc Sahara, bên Phi Châu. Nơi đây, Cha Charles de Foucault sống tu rất khổ hạnh và qua đời. Sau thời gian tu luyện ở El-Abiodh (Sahara) và Saint Maximin, ngày 12-11-1956, Cha Điền chính thức nhận ‘‘Áo Dòng Tiểu Đệ Phúc Âm’’. Trong nhật ký, Cha ghi : Tôi tạ lỗi cùng hết thảy, vì đã đặt mọi người trước sự đã rồi, nhận áo dòng với Paul và đồng tuyên khấn tại hang toại đạo thánh nữ Domitille, trước mặt ĐC de Provenchère, Cha Voillaume, Chị Madeleine, Chị Jeanne và 10 Chị Tiểu Muội khác. Thú thật nghi lễ này và niềm phúc lạc kia đã vượt ngoài sự ước đoán của tôi. Tôi chỉ biết vâng theo.
Năm 1957 Cha Điền trở về VN, sống ẩn dật chung với anh em, lúc ở Bàn Cờ, đạp xe ba bánh, quanh khu chợ Cầu Muối, hay làm khu khuân vác ở bến tàu. Có thời gian cha lên Kata giúp đồng bào thượng, ở Di Linh. Thời gian ở Sàigòn, tiếng thơm và lòng đạo đức của linh mục khó nghèo này, được nhiều người biết, nên cha được mời giảng phòng cho nhiều dòng tu, chủng viện, ngay cho cả tuần tĩnh tâm của các linh mục Sàigòn.
Từ 1959-1960 : về Bình Thủy, Cần Thơ, cha dựng một căn nhà lá, trách nhiệm hướng dẫn anh em mới nhập dòng. Nhật ký tháng 2-1957, ngài viết về những ngày đầu ở Cần Thơ : Hôm ấy là ngày 7-2, một xe nhỏ đưa bốn anh em Minh, Tân, Tạo và tôi từ Sàigòn về Cần Thơ và bỏ chúng tôi trước căn nhà trống, không vách cửa, cất vội trên thửa đất nhà chung. Với vài mảnh ván mang từ Bảo Lộc về, chúng tôi dựng tạm một bàn thờ để dâng thánh lễ. Qua ngày sau, chúng tôi thuê đất trồng trọt, sửa soạn lại nhà cửa. Sau một tuần nhà huynh đệ được hoàn thành. Từ đây, người Tiểu Đệ Phúc Âm Nguyễn Kim Điền rao giảng bằng đời sống giữa đồng bào nghèo với nghề đạp xích lô và xe ba bánh.
Anh em Tiểu Đệ đang vui trong nếp sống đơn sơ, khó nghèo. Hôm ấy, anh em đang kéo lưới bắt cá ven sông, Cha Điền nhận được điện thư chọn ngài làm Giám Mục. Đó là ngày 24-11-1960, đánh dấu GHVN đã trưởng thành, Tòa Thánh thiết lập 3 giáo tỉnh tại VN : Hànội, Huế và Sàigòn. ĐGH Gioan 23, đã chọn và đặt cử Cha Philipphê Điền làm Giám Mục Cần Thơ, thay ĐC Nguyễn Văn Bình lên làm TGM Sàigòn. Ngày 22-1-1961, ĐC thụ phong giám mục tại nhà thờ chính tòa Sàigòn. Và nhận chức cai quản giáo phận Cần Thơ, ngày 3-4-1961. Bút ký ngày 8-12-1960, việc được chọn làm giám mục, ngài cho là tin buồn, và viết : ‘‘Hôm nay tôi báo cho anh chị em biết một tin buồn : tôi được chọn làm giám mục Cần Thơ thế ĐC Bình trở thành TGM Sàigòn, vì HĐGM được thiết lập tại VN... Một Tiểu Đệ được chọn làm giám mục. Chân thành mà nói tôi khổ tâm và không thể hiểu nổi. Đại diện giáo quyền nói rằng tôi không thể khước từ. Tôi xin chấp nhận sứ mệnh này như lời mời đón nhận Thánh Giá... Anh em thân mến, hãy cầu nguyện hơn bao giờ hết cho tôi lúc này. Mong anh chị em hiểu rằng tôi mãi mãi là một tiểu đệ của anh chị em. Lại thêm một lần đơn độc.’’
TRÁCH NHIỆM, BỔN PHẬN VÀ THỬ THÁCH
Từ 11-1963, sau cuộc đảo chính, ĐTGM Martino Ngô Đình Thục phải sống lưu vong. Ngày 30-9-1964 Tòa thánh đặt cử ĐC Nguyễn Kim Điền làm giám quản giáo phận Huế. Và ngày 11-3-1968, Ngài được bổ nhiệm làm TGM Huế. Tình hình chiến tranh ngày càng ác liệt. Huế trải qua ba lần khói lửa điêu tàn, Tết Mậu Thân (1968) và mùa hè đỏ lửa (1972) và biến cố 1975. Đức Cha luôn tại chỗ, và đứng ra tổ chức cứu trợ đồng bào không phân biệt tôn giáo.
Sau 1975, cộng sản đã gán ghép và coi ‘‘người Công Giáo là công dân hạng hai’’. Đặc biệt về mặt tư tưởng, trước chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền, ĐTGM đã lên tiếng bênh vực : Quyền tự do tín ngưỡng : trong hai thư 19-4-1977, và 24-4-1977, ghi lại những lời tuyên bố trong hai buổi tham khảo ý kiến và di chúc gởi tổng giáo phận Huế, 19-10-1985.
. Quyền tự do đào tạo linh mục. Các thư ngày 17-5-1979, và ngày 15-12-1979.
. Quyền tự do đi lại. Thư 10-1981 (hành hương La Vang), thư ngày 25-3-1988 (đi Roma ad limina).
. Quyền tự do tư tưởng và thông tin. Thư ngày 3-7-1986 về buổi làm việc với công an nhà nước về vụ bề trên Dòng MTG Thừa Sai Trương Thị Lý.
. Sự nguy cơ của Giáo Hội. Thư ngày 19-10-1983 gửi Lm Nguyễn Thế Vịnh, và thư gửi cho tổng Giáo Phận Huế
. Nhân quyền, quyền được hiến pháp nhà nước bảo vệ. Thư gửi chủ tịch quốc hội, ngày 11-4-1986.
Những gì xảy ra sau 1975?
1.Trung tâm hành hương La Vang là cái gai của chính quyền. Từ 8-1981, công an bắt đầu cấm hành hương La Vang. Tháng Tư-1981, ĐC viết thư cho giáo dân, cổ võ lòng sùng kính Đức Mẹ và tổ chức hành hương La Vang vào tháng 5 và tháng 8. Sau các cuộc hành hương này, ĐC bị công an hạch tội 4 lần và gán ghép tội : không xin phép, và chống lại, không thi hành quyết nghị tôn giáo 297 của nhà nước. Sau đó, được biết tháng 10-1981, nhà nước không cho phép ĐC qua Roma tham dự họp đại hội do Bộ Truyền Giáo tổ chức (13-10-1981), vì lý do ‘‘không tích cực với cách mạng’’.
Từ đây, công an tìm cách ngăn chận không cho ai đến kính viếng hay cầu kinh. Điển hình ba trường hợp sau :
- Ngày 12 và 14-8-1982, công an chận giáo dân họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp do một cha Dòng CCT hướng dẫn.
- Ngày 20-11-1982, mười chủng sinh đi hành hương La Vang, bị bắt và kết án tù ba năm.
- Ngày 13-8-1987, Cha Nguyễn Văn Lý và Cha Nguyễn Văn Hoàng dẫn một số giáo dân từ Đốc Sơ, Huế ra hành hương La Vang bị công an chận lại bắt trở về.
2. Cộng sản âm mưu lập ‘‘Giáo Hội Tự Trị’’.
Từ 10 đến 14-11-1984, Đại hội ‘‘Các người Công Giáo yêu nước’’ đã họp tại Hà Nội, với 299 đại biểu toàn quốc. Hà Nội có 25 người, Miền Nam có 38, Huế chỉ có Lm. Nguyễn Văn Bính. Bản điều lệ được toàn thể chấp nhận. Một ủy ban chỉ đạo gồm 75 người. ĐC đã ngăn cấm Cha Bính. Nhưng cha này cứ đi. Nên ĐC đã treo chén cha Bính.
Các Giám Mục VN rất dè dặt về việc thành lập ủy ban này, ‘‘nhưng phần đông không dám ra mặt’’ (Actualité Religieuse dans le monde, N. 21, Mars 1985). ĐTGM Philipphê Điền nghĩ rằng trong những vấn đề quan trọng, GH phải chối bỏ tất cả hợp tác có nguy hiểm cho GH trong tương lai. Nên ngài công khai lên tiếng chống đối việc thành lập ủy ban này. ĐC dã viết lá thư phản đối vụ này, gừi Lm. Nguyễn Thế Vịnh, chủ tịch Ủy ban chuẩn bị đại hội này (19-10-1983).
3. Chủng viện Hoan Thiện bị đóng cửa vào tháng 12-1979.
Từ 1977, nhiều quyết định của nhà nước gây khó khăn sự sống còn của các chủng viện : hạn chế đi lại, áp đặt hộ khẩu, công tác thủy lợi, chứng mình nhân dân ‘‘công dân tốt’’. Chương trình và giáo sư do nhà nước kiểm soát... Ủy ban nhân dân Bình Trị Thiên ban hành hai sắc lệnh : số 284/Qd/NC (ngày 16-3-1979) và số 2342/QD/UB (ngày 13-12-1979) : chủng viện Hoan Thiện bị hoán đổi thành trường của nhà nước. Mặc dầu bị phản đối, ngày 19-12-1979 chủng viện bị tịch thu.
4. Trường hợp hai nữ tu Trương Thị Lý và Trương Thị Nông.
Trên đường về Sàigòn, ngày 17-10-1985, công an Bình trị Thiên đã lục soát túi và bắt một số thư trong túi của nữ tu Trương Thị Lý, bề trên dòng MTG Thừa Sai Huế và nữ tu Trương Thị Nông, cùng đi. Đồng thời công an đột nhập trụ sở Dòng ở 55 Trần Phú và Đoàn Hữu Trưng, tịch thu sách vở và tư trang. Hai chị bị kết án tội ‘‘gián điệp’’. Chị Lý bị giam 8 tháng, Chị Nông 10 tháng. ĐC Điền lên tiếng xác nhận hai nữ tu này có trách nhiệm chuyển thư của ngài. Những thư này hoàn toàn thông tin và thuần túy tôn giáo. Hai nữ tu này chỉ là người thừa lệnh. ĐC cho rằng đây là một bắt bớ tôn giáo, vi phạm nhân quyền và tôi rất làm vinh dự nhận lãnh tất cả biện pháp xữ lý vì tôn giáo vì nhân quyền (Thư số 7/86 TTGMH, 3-7-1986).
CHỨNG NHÂN ANH HÙNG CỦA CHÚA KITÔ (2Tm 2,3)
Trước thái độ cứng rắn này, công an đã làm khó dễ, dọa nạt, tìm cách hạn chế sinh hoạt mục vụ Giám mục của Ngài. Ngày 11-4-1984, ĐC viết thư cho Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Quốc Hội cho biết ngài bị công an Bình Trị Thiên gọi đi làm việc trong 120 ngày, với sở công an từ 5-4-1988 đến 15-10-1984. Nội dung những ngày làm việc về ba cáo trạng : chống đối quyền hành nhà nước, có thái độ phản động, và tỏ ra lòng tự kiêu quá đáng. ĐC bị quản thúc tại nhà, không có quyền đi lại trong giáo phận. Trong thư gửi giáo phận, 19-10-1985, ĐC viết : Tuy nhiên, nếu luật pháp đi ngược với ý Trời, chà đạp các quyền của con người, trong đó quyền tối thượng, thì như trong biên bản làm với công an Bình Trị Thiên ngày 15-10-1984, tôi đã khẳng định : ‘‘Như các thánh Tông Đồ ngày xưa và các thánh Tử Đạo trải qua các đời, tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn luật pháp con người.’’ Dĩ nhiên hậu quả sẽ là tù tội và chết chóc... Giờ đây, chỉ còn một việc là tôi tha thiết xin anh chị em cám ơn Chúa với tôi, đồng thời tăng thêm và tiếp tục cầu cho tôi được tuyệt đối trung thành với Chúa và trung thành cho đến hơi thở cuối cùng…
Ngày 3-7-1966, ngài viết thơ cho UB ND thành phố Huế về lý do thông tin cho Tòa Thánh và HĐ GM VN : ‘‘Là con cái của GH và với cương vị TGM, tôi có quyền và bổn phận thông báo tin tức về sinh hoạt địa phận, tin tức anh em... cho Tòa Thánh. Đây là quyền làm người của tôi và cũng là thi hành bổn phận giám mục của tôi. Nếu nhà nước cho việc này là phạm luật pháp nhà nước, thì tôi cho rằng tôi bị bách hại vì lý do tôn giáo và là nạn nhân của việc không tôn trọng nhân quyền.
Thư thứ ba gửi cho giáo phận, viết 17-10-1984, phổ biến 21-10-1984, sau 120 ngày ‘‘làm việc’’ ĐC viết : Mặc dầu tôi không xứng đáng, nhưng Thần Khí khuyến cáo tôi rằng xiềng xích và gian truân đang chờ đợi tôi. Nhưng mạng sống tôi, tôi coi thật chẳng đáng giá gì, miễn sao tôi đi hết chặng đường, chu toàn chức vụ tôi nhận từ Chúa Giêsu, là long trọng làm chứng cho Tin Mừng về ân sủng của Thiên Chúa (Cv 20, 23-24).
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG
ĐC bị quản thúc tại tòa giám mục vì không chịu nhượng bộ đòi hỏi của chính quyền. Dĩ nhiên không được phục hồi quyền công dân. Tháng 5-1987, ĐC vẫn không được ra khỏi thành phố Huế. Lá thư cuối cùng ngày 25-3-1988, Ngài viết cho tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, về những khó khăn mục vụ : Với tư cách là TGM Huế, tôi có phận sự thăm viếng các Giám Mục thuộc giáo khu của tôi. Tôi có trách nhiệm vùng đất từ Lăng Cô đến Đồng Hới. Thế mà từ 1984, sau khi bị làm việc 120 ngày, tôi không được ra khỏi chu vi thành phố, để ban phép Thêm Sức và để thăm viếng con chiên theo bổn phận chính yếu của một Giám Mục. Từ tháng 5-1987, tôi tưởng được hồi phục mọi quyền công dân. Ngờ đâu trong thực tế, tôi vẫn không được ra khỏi thành phố Huế để hoàn tất bổn phận một Giám Mục. Làm sao tôi có thể thuyết phục được những người Công Giáo dưới quyền tôi về chính sách tự do của chính phủ? Thư gửi đi. Không có trả lời. Và sau đó ĐC được Chúa gọi về trời thưởng công xứng đáng.
Tháng 7-1988, ĐTGM được phép vào Sàigòn chữa bệnh, nhưng Ngài cảm thấy e ngại lo lắng, nên ngài xin trú tại tòa giám mục Sàigòn, có bác sỹ riêng. Trước khi qua đời một tuần, vì tình trạng sức khỏe yếu kém và sa xút trầm trọng, ĐTGM Nguyễn Kim Điền được đưa vào bệnh viện Nguyễn Trãi (4-6-1988), rồi chuyển qua Thống Nhất (7-6) và sau cùng vào Chợ Rẫy.
ĐC qua đời tại bệnh viện Chợ Rẫy, thứ Tư 8-8-988, lúc 12g20, vì bệnh tim. Trước đây, ĐC có bệnh thận, máu cao và đau nhức cột sống. ĐC qua đời 10 ngày trước khi đại lễ phong Thánh cho 117 Anh Hùng TĐ VN, bên Roma (19-6-1988). ĐC hưởng thọ 67 tuổi, với 41 năm linh mục và 25 năm giám mục, trong đó 22 năm phục vụ giáo phận Huế. Được biết ngày 6-6-1988, Bộ Truyền Giáo nhận được thư của ĐC Điền xin Tòa Thánh giúp nếu ngài được phép sang Âu châu chữa bệnh. Bộ Truyền Giáo trả lời thuận. Chưa kịp, thì ĐC qua đời (8-6-1988). Trong thời gian ở bệnh viện và bên giường lúc qua đời, người em của ĐC là nữ tu dòng MTG Chọ Quán là Nguyễn Thị Thủy (Dì Sáu) luôn có mặt.
THÁNH LẼ AN TÁNG
Linh cữu của Đức TGM chuyển từ nhà thương Chợ Rẫy về quàn tại tỏa tổng giám mục Sàigòn. Ngay tại đây có thánh lễ đồng tế, vào 5 giờ chiều. Sáng thứ bảy, 11-6, di quan ngài được rước ra nhà thờ chính tòa Sàigòn để làm lễ. ĐTGM Nguyễn Văn Bình chủ lễ, cùng với 8 Giám Mục, một Đan Viện, và 300 linh mục đồng tế. Sau lễ, xe tang chở linh cữu về Huế. Trên đường về, nghỉ tại đèo Cù Mông. Về đến Lăng Cô, lúc 4 giờ chiều 12-6. Hai bên đường giáo dân ứng trực đọc kinh kính viếng. Tới Đá Bạc có đoàn xe đạp hộ tống và đến Phú Bài có đoàn xe honda tiếp nối. Lúc 18g, xe tang tới An Cựu, thắp đuốc và đoàn rước vĩ đãi về tòa tổng giám mục. Các linh mục tu sỹ làm giờ canh thức. Sáng 13-6, giáo phận phục tang. Các giáo xứ lần lượt đến kính viếng. Chiều, 5g, di quan đến nhà thờ chính tòa Huế. Từ đây, mỗi giờ có một thánh lễ cho đến 24 giờ ngày 14-6. Giáo dân khắp nơi kéo về nhà thờ Phú Cam, để dự lễ an táng vào 15-6. Thánh lễ bắt đầu 9 giờ. ĐTGM Nguyễn Văn Bình chủ lễ, cùng đồng tế có 8 Đức Cha và hơn 100 linh mục. Nhà thờ dẹp hết ghế để đại diện các xứ có chỗ vào trong nhà thờ. Còn dân chúng đứng ngoài. Thánh lễ, điếu văn... chấm dứt vào lúc 11 giờ. Sau đó, quan tài rước qua bên phải phía trong nhà thờ để chôn cất. Nhưng vì giáo dân quá sùng bái, mãi 3 giờ chiều mới hạ huyệt. Tang lễ thật nghiêm trang và cảm động, chưa bao giờ thấy ở Huế.
Viết lại đôi nét về ĐTGM Nguyễn Kim Điền, trong những ngày chào mừng Thánh Charles de Foucault. Nhận thấy nơi Đức Cha, người con của Thánh Nhân, có nhiều điểm giống nhau : Khó nghèo và luôn tranh đấu cho công bằng xã hội. Với niềm hy vọng và nguyện xin ‘‘Kẻ gieo trong đau thương sẽ gặt hái trong vui mừng’’. Bởi vì ĐC đã làm tròn sứ mệnh được trao phó : ‘‘Anh em sẽ nhận sức mạnh Thần Khí của Người ngự xuống trên anh em. Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp miền Giudê, Samaria và cho đến tận cùng trái đất’’ (Cv 1, 7-8).
Theo Lm. Paul Cheval, bạn dòng và cùng khấn một lượt với Ngài đã chứng minh : ĐTGM Philipphê Nguyễn Kim Điền đã hiến dâng cả mạng sống như là chủ chăn giám mục vẫn luôn là Tiểu Đệ, để phục vụ cho chân lý và công bình trong những hoàn cảnh khó khăn của quê hương Việt Nam. Sau 1975, dư luận trong và ngoài nước, ai cũng biết đến tinh thần hy sinh bất khuất của ĐTGM Nguyễn Kim Điền. Như ngày 19-6-1985, phân khoa đại học Tuebingen, bên Đức, đã trao tặng ĐTGM Nguyễn Kim Điền bằng tiến sỹ danh dự, vì Ngài đã chứng minh cuộc sống của mình qua nhiều thử thách gian lao trong sự nghiệp phụng vụ quê hương và Giáo Hội. ĐC bị phao vu kết án là gián điệp cho ngoại bang. ĐC Điền vắng mặt trong buổi nhận bằng, nên ĐC phụ tá Franz Josef Kuehnle, giáo phận Stutgart Rottenburg, đại diện nhận thay (Báo Sự Thật, cơ quan ngôn luận Hội Công Giáo VN tại Đức Số 3, 1-1986, tr.3).
Tài liệu viết bài
- Nguyệt san DCÂC, số 54. 11-1986, ttr. 21-23. Thư của Đ.TGM Nguyễn Kim Điền. Viết năm 1985 và 1986.
- Nguyệt san DCÂC, số 75. 10-1988, tr. 15. Lễ an táng Đ. TGM Nguyễn Kim Điền
- LM Hồng Phúc. Kính nhờ ĐC Nguyễn Kim Điền. DCÂC, số 76. 11-1988, ttr. 25-27.
- Lm Paul Đào. Chứng nhân tử đạo : Tranh đấu cho tự do tôn giáo. DCÂC. Số 231, 1-2002. ttr. 28-31.
- Eglise d’Asie, số 49, 15-6-1988.
Quanh năm người Công Giáo có các lễ hội, mùa nào lễ hội ấy, như mùa Vọng, Giáng Sinh, mùa Chay, Tuần Thánh, Phục Sinh, Chầu Lượt. Ngày xưa bối cảnh thôn làng, nên lịch phụng vụ gắn liền lịch đồng áng, nương nhau mà vận hành. Cứ tới tháng 5, người giáo dân nôn nao hái hoa tươi ‘Dâng Hoa Đức Bà’, biểu lộ đức tin Công Giáo. Câu ca sau là chu kỳ việc đạo tại thôn làng.
Tháng Giêng ăn Tết ở nhà
Tháng Hai ngắm đứng, tháng Ba ra mùa
Tháng Tư, tập trống rước hoa
Ở đây xin nói đến Lễ Hội Dâng Hoa (LHDH) diễn ra rộn ràng trong suốt tháng 5 tại các nhà thờ VN.
Dậy “con hoa” những bài Vãn Dâng Hoa (VDH) là do một bà thành thạo thuộc lòng lời và bộ điệu từ bái đầu đến nhịp bước. Xưa, gõ nhịp bằng trống khẩu cầm chầu chứ không có đàn. Hoa chỉ là hoa dại mọc bên đường, đâu có tiệm bông như bên này. Xứ nào cũng có một liếp trồng huệ hay thược để cắm bàn thờ vào chúa nhật hay lễ lớn.
Đọc lại trang sử gần đây sẽ biết rõ nội dung VDH
Chưa tìm ra lai lịch rõ lịch sử VDH, nhưng xin ghi ‘Lòng đạo đức bình dân, cổ truyền’ của giáo dân VN tại các xứ đạo. Một dân tộc nặng lòng mẹ-con, yêu thi ca.
Trong Tháng 5 tây, quen gọi là ‘Tháng Hoa Đức Bà’ thì trong các họ nhà xứ và trong nhiều họ lẻ, tối nào bổn đạo cũng đến nhà thờ mà đâng hoa kính Đức Bà. Lại các tối thứ bảy và trước ngày lễ trọng trong tháng ấy thì rước hoa cùng kiệu tượng ảnh Đức Bà. Trong những làng to, thường có tượng Đức Bà, một tuần lễ 2 lần. Song những họ nhỏ, có khi đến tối dâng hoa đổi lượt, một tối có, một tối không. (Sách Sử Địa Phận Trung Phú Nhai đường, 1916, tr. 223)
“Dân Việt vốn ưa ca hát. Tiếng Việt vốn có nhạc tính phong phú, ngay trong những lời kinh nguyện Nhật tụng cũng là những cung điệu trầm bổng, nhịp nhàng. Cao hơn một bậc nữa là những cung ngân nga khi đọc các sách Thánh. Những điệu bi ai mùa thương khó, những bài ve vãn dâng Đức Bà. Tất cả đều thấm nhuần hồn nhạc, lời thơ cổ truyền dân tộc và sống động đức tin. Sốt sắng và đặc sắc hơn hết là những bài Vãn Dâng Hoa, tổng hợp được ba nghệ thuật : thi, vũ, nhạc trong niềm kính mến Đức Mẹ”. (Võ Long Tê, Lịch sử văn học CG VN, Saigon, 1965, tr. 195)
Theo Tiến Dũng, trong tài liệu (in roneo) viết: “Những bài ca tôn giáo cổ, có loại VDH và vài ba bài vãn sinh nhật. Các bài này có đủ tính cách nghệ thuật, lời từ đều là thơ, thơ song thất lục bát, lục bát…Về phương diện âm nhạc, một vài bài vãn có hình thức hay cách xếp đặt như những bản nhạc cổ điển Âu châu. Thí dụ bài văn tứ cành chia làm 3 phần:
a) Giáo đầu như exposition, ouverture
b) Chính phần dâng hoa, còn chia làm 4 cành. Tương đương với 4 mùa hoa nở, mỗi cành còn có cảnh tiến hoa, dâng hoa và than.
c) Sau 4 cành có đoạn tổng kết gọi là Tạ như Finale. (Nguyễn Khắc Xuyên. Tiến trình Thánh nhạc VN, 1991, t.39)
Trong bài ‘Vãn Hoa Dâng Kính Mẹ (gxdaminh.net) bố cục như sau:
- Khai Hoa: 33 câu: Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần, Đức Mẹ và chư Thánh
- Ngũ bái : 25 câu: Dâng hoa : 18 câu
+năm sắc Hoa : 22 câu: Hoa 5 sắc (đỏ, trắng, vàng, tím, xanh).
Bảy Loại Hoa:14 câu (Qùy, Sen, Lê, Cúc, Mai, Lan và Mẫu Đơn
+ Diễn ý hoa đã dâng:18 câu
Xin trích dẫn đôi ba câu VDH minh chứng cho các nhận xét trên.
-Đền vàng qùy trước dâng hoa
Trông lên tháp báu thấy tòa Ba Ngôi
Mười hai nhân đức gương soi
Kính thân Đức Mẹ đời đời ngửa trông
(Nghinh Hoa Tụng Kỳ Chương (NHTKC) c. 29-32)
- Đức Bà thờ Chúa một bề
Hoa qùy chăm chắm hướng về thái dương
Tội nguyên không nhiễm, khác thường
Hoa xen trên nước chẳng vương bùn lầm
Lòng đầy thánh sủng giáng lâm
Hoa lê tuyết đượm mùi thơm khác vời
Tuổi cao phúc đức càng dầy
Lạ lùng hoa cúc nở ngày vãn thâu
(VDH, NHTKC. 65-72)
- Con cúi đầu
Tấu lạy Mẹ
Con là kẻ con cháu E-và
Chốn khách đày hầu khỏi sa đắm sa…
Trông Bà vạn sự sa-ga
Là Mẹ thật nguoi ta
Xưa Chúa Lời
Sai con người
Xuống thế gian chuộc tội dân
Ngự trong lòng Thánh Mẫu thân đồng thân
(Lm Trần Lục. ‘Bài Vãn Dâng Hoa’
(Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Gíao VN. Tập Miền thơ huấn ca. Saigon, 2009, tr. 119)
Kiệu hoa liên xứ, thường hai xứ kế bên. Luân phiên làm chủ nhà lo kiệu có tượng Đức Mẹ di sau cùng. Đoàn rước kéo dài mấy cây số. Hết cả buổi chiều. Mỗi xứ làm nhiều kiệu hoa của các họ lẻ. Kết thúc bằng ‘Dâng Hoa’. Lúc về thường nhá nhem tối. Phải đốt đuốc. Vừa đi vừa nhắc nhau hay ôn lại VDH
Nhiều nhạc sỹ Công Giáo VN nổi tiếng đã sáng tác thánh ca, rập theo VDH
-Nguyễn khắc Xuyên có :‘Ca vịnh về Đức Mẹ’ (1940)
- Hải Linh : ‘Dâng Hoa’. (1939)
- ĐHY Trịnh văn Căn viết tập ‘Vãn Dâng Hoa’
- Hoài Đức: ‘Tiến Hoa Năm Sắc’
- Lm Phêrô Phạm Trạch Thiện: ‘Bước vào đền thánh’. ‘Trước lúc dâng’. ‘Vãn Rosa’
- Nhạc sỹ Duy Tân : “Dâng Hoa Năm Sắc” “Đây Tháng Hoa” (x. Báo GXVN số 353, Mai 2019, tr.5)
-Lm nhạc sỹ Nguyễn Sang, Gp. Mỹ Tho, sáng tác và xuất bản DVD các bài hát về Đức Mẹ, dùng làm ‘VDH’ phổ biến khắp nơi
- Nhạc sư Phạm Văn Huyến và nhạc sỹ Vũ Đình Ân (Hoa Kỳ, 2003) : Liên Ca Khúc Dâng Hoa Đức Bà: Gồm 7 phần:
1) Kính Chào Mẹ: Dâng Mẹ.
2) Tiến Hương: Nén Hương Đoàn Con Dâng
3) Tiến Nến : Bài Ca Dâng Mẹ
4) Tiến Chuỗi Mân Côi: Lời Kinh Mân Côi
5) Tiến Hoa: Tiến Hoa Năm Sắc
6) Thánh Vũ: Hương Hoa Dâng Mẹ
7) Kết Hoa: Maria Nữ Vương
Liên ca khúc này đã được trình diễn tại tu viện Đắc Lộ và xứ Tân Thành VN, năm 2003. Xin trích đoạn lời trong phần I: Kính chào Mẹ: Dâng Mẹ:
Mẹ ơi, nay doàn con tiến dâng hoa tươi xinh
Và lòng tôn kính yêu Mẹ luôn mãi trong suốt đời con
Thành tâm, con hiệp dâng tiến lên ngàn hoa tươi xinh
Trọn đời con sống như ngàn hoa tiếng hoa dâng Mẹ
… Xin dâng lên Mẹ tuổi hồng thơ bé
Xin dâng lên Mẹ tình yêu thanh xuân
Xin dâng lên Mẹ an vui tuổi già
Xin dâng lên Mẹ cả đời con
(josephhuyen@gmail.com)
Các nhà in, in và phổ biến các VDH:
- Nhà in Tân Định : ‘Vãn Dâng Hoa’
- Nhà in Nazareth Hồng Kông : ‘Đức Chúa Bà Tự Tích Vãn’
- Nhà in Qui Nhơn: ‘Hát Vãn Dâng Hoa’, 1929
- Đaminh Thiện Bản. Bùi Chu: In lại “VDH” (1963)
- Nhà Sách Phúc Hải, Phú Nhuận: In lại “VDH” (1960)
Hiện nay ‘Dâng Hoa’ được duy trì và mở rộng
Ngày nay khác xưa nhiều từ lời văn lẫn điệu múa, biến chất. Nhưng vẫn còn giữ được bản sắc dân tộc. Bản văn viết theo “lịch sử cộng đoàn” hay các bản thánh ca thâu bang video
Tại GXVN Paris : có phát hành 2 băng nhạc ‘Vãn Dâng Hoa’. Rất thô sơ (Tiến trình Thánh nhạc VN, 1991, t.39). Mới đây do Giới trẻ Alphata có 8 em ‘dâng hoa’ theo băng nhạc video. Công phu đáng khen.
Tại các giáo phận Miền Bắc, như Phát Diệm, Bùi Chu, Bắc Ninh, Thái Bìng, Hà Nội, Dòng MTG, Dòng Mân Côi. Tại các giáo phận tại miền Nam gốc Bắc, Như Long Xuyên, Xuân Lộc.Trong tháng 5 có nơi có tới 200 ‘con hoa’ y phục một màu ‘dâng hoa’, tuyệt đẹp. Kèm theo ‘Phường trống hỗn hợp nam-nữ’, trải dài và rộng trên sân thảm đỏ. Người xem thán phục tài tình lượn quanh rất lớp lang.
LHDH sinh động trong tháng Năm như khơi động từ chiều sâu đức tin, diễn tả trong chiều rộng, bát ngát thênh thang của mùa màng thời vụ. LHDH tập hợp muôn hình muôn vẻ.
Đức Bà thờ Chúa một bề
Hoa qùy chăm chắm hướng về thái dương
Tội nguyên không nhiễm khác thường
Hoa sen trên nước chẳng vương bùn lầm
Lòng đầy thánh sủng giáng lâm
Hoa lê tuyết đượm mùi thơm khác vời
Tuổi cao phúc đức càng dầy
Lạ lùng hoa cúc nở ngày vãn thâu
Tòa cao thần thánh kinh chầu
Hoa mai đỉnh núi nở đầu trăm hoa
Muôn loài cảm mến âu ca
Hoa đơn phú qúy gần xa xum vầy
Các ơn Chúa phó trong tay
Hoa lan vương giả hương bay ngạt ngào
(NHTKC 65-78)
Chỉ thị và hướng dẫn của Giáo Hội, duy trì nếp sống đạo bình dân dân tộc
Công đồng Vatican II xác định : ‘Các tín hữu hãy nhớ lòng tôn sùng chân thành không hệ tại tình cảm chóng qua và vô bổ. Cũng không hệ tại sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin ấy dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta.
(Hiến chế về Giáo Hội, số 67)
Bộ Phụng Tự Kỷ Luật Bí Tích, năm 2001, đề nghị giữ lại ‘Ngắm 15 Sự Thương Khó, kiệu bắt đóng đanh, tháo đanh, dâng hạt, táng xác, than mồ. Vì đó là lòng đạo đức dân gian vốn qúi của VN.
Lễ Hội Dâng Hoa và Văn Hóa Việt Nam
Trong dân gian, nhiều nét sinh hoạt phảng phất LHDH. Lời thơ câu hát thấm nhuần vẻ đẹp lòng sùng kính Đức Mẹ lúc nào không hay biết. Rõ ràng đạo vào đời, đâu bỡ ngỡ hay thực tế.
Màu hoa trải dài trên quê hương, xinh đẹp và đầy yêu thương. Ngôn ngữ thi ca âm nhạc từ cửa miêng, con tim toát ra. Chung lời nguyện dạt dào và chung lòng mến chân tình.
Nhớ một mùa hoa nơi quê hương
Tháng hoa về dạo gót
Trên đồng lúa chín vàng
Trong ánh nắng huy hòang
Mang theo bao nguồn sống
Tháng hoa về sống lại mùa xuân
…rực rỡ
…ước nguyện một lời thề
…ngào ngạt
…yêu mến Mẹ nhân lành
…thánh thót
Nước VN yêu mến Mẹ trăm bề
Già với trẻ tưng bừng trong nao nức
Dâng hoa hương đượm ướp mối tình quê
(Lm Đỗ Minh Lý, 1923-2003,
‘Dâng hoa trong vườn Kinh Thánh’. 1965)
VDH ảnh hưởng tới nhạc đời, biến bản nhạc pha lẫn đạo-đời. Nét nổi bật không ai hay. Bên cạnh VDH có giọng hát trữ tình. Như: Khúc hát dâng hoa, Hương hoa dâng Mẹ và Mùa Hoa về rồi. 3 bài của Mai Thiên Vân và Tiến Đạt
Mùa Hoa về rồi muôn hoa xinh con hái dâng Mẹ
Mùa Hoa về rồi, hương thơm bay trước nhan Mẹ
Hoa hồng rực rỡ bao ý thơ
Hoa vàng nhẹ rung dưới ánh trăng
Nghe hồn trào dâng chứa chan bao nhiêu ân tình
Ave Maria kính tiến muôn màu hoa
(Mùa Hoa về rồi)
- Loài hoa không vỡ của Phạm Mạnh Cương
Một loài hoa không vỡ
Đó là loài hoa nở trong vườn yêu
Một loài hoa sớm nở
Nhưng không chóng già, đời hoa vẫn mặn mà
(Loài hoa không vỡ)
- Bông hoa năm sắc của Diệu Hiền
Lời kết.
LHDH đã nhen nhúm trở thành trình diễn âm nhạc về y phục, diện mạo và điệu múa dân gian đẹp mắt. Mãi mãi là một phần di sản tinh hoa truyền thống Công Giáo đạo đức. VDH phát xuất từ lâu. Ông cha sớm vận dụng văn hóa nghệ thuật làm phương tiện ‘tải đạo’, dùng thi ca, âm nhạc, vũ đạo diễn tả đức tin. Lòng đạo ấy xuyên suốt bao thế kỷ vẫn tồn tại sinh hoa kết trái. Không thể nói là nông cạn tầm thường. Đó là ‘lòng đạo dân gian’ cần duy trì phát triển cho phong phú hơn. LHDH mãi mãi là một cung cách diễn tả lòng con thảo với Mẹ Maria hiền từ.
Đến với LHDH, bên cạnh và bên trên những nhu cầu tự nhiên, người ta còn tìm kiếm thỏa mãn nhu cầu tâm linh, thiêng liêng nữa. Một tâm tình đạo hạnh, một va chạm thăng hoa bay bổng thông qua cảm xúc, thẩm mỹ. Lúc ấy, đức tin thấm đẫm vào lễ hội, thành hơi thở dạt dào trong máu thịt cộng đoàn. Từ chuyển dịch văn hóa đến tiếp biến văn hóa và phát triển văn hóa để phục vụ đức tin phải là công dụng lâu dài, bền bỉ và thánh thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Khắc Xuyên. Tiến trình Thánh nhạc VN, Ziên Hồng. USA.1991.
- Lê Đình Bảng. Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Gíao VN. Tập Miền thơ trong kinh nguyện. Saigon, 2009
- Báo Giáo Xứ Việt Nam. số 353, Mai 2019
Dù rất cảm phục Léon Bloy, nhưng ngay buổi đầu mới gặp nhà văn sau này trở thành cha đỡ đầu của mình, Raissa Maritain vẫn không thể không lưu ý đến cảnh nghèo của Ông. Bà kể lại rằng trong các bữa ăn tại nhà Léon Bloy, nhà văn thường xuất hiện với “chiếc áo khoác cẩn thận đóng cúc tới tận cổ. Phần lớn vì không có cổ áo sơ mi lên quá đó; hoàn toàn hiển nhiên là ông không mặc sơ mi” (1).
Cảnh nghèo
Chính Léon Bloy nói về cảnh nghèo của mình cho vị hôn thê nghe: “Em biết anh bất hạnh nhưng em không biết anh bất hạnh đến chừng nào. Anh muốn và anh phải không giấu em điều gì cả.
"Anh sẽ giải thích cho em khi anh mạnh mẽ hơn, nghĩa là lúc anh bớt tràn ngập bởi sầu khổ. Anh hoàn toàn không có tiền bạc và anh phải có ít tiền vào hôm đó... Anh không bao giờ có thể gửi chỉ trừ những món tiền nhỏ, và do đó lúc nào anh cũng phải bắt đầu lại. Anh không có phương tiện, và anh không kiếm được gì... Do đó, ngày nào anh cũng phải tìm một thứ tạm thời mới, cho dù anh có thể chết vì nó. Điều này bao gồm việc phải vô vọng tới lui Paris, các cố gắng ghê gớm để có được điều này điều nọ, sỉ nhục, mệt mỏi và lo âu đến chết đi được mà rất ít người, anh cam đoan với em, dám có can đảm chịu đựng. A, hạnh phúc thay những kẻ ở trên đời này bảo đảm có bánh ăn hàng ngày, nghĩa là mọi điều cần thiết cho sự sống cơ thể...
"Em Jeanne thân yêu, trong rất nhiều năm, kể từ ngày sinh ra đời, anh chưa bao giờ có gì ngoài đau khổ. Đặc biệt trong suốt 10 năm qua, anh hầu như lúc nào cũng phải chịu đói, lạnh, nóng, mệt lử, buồn thấu sương, và cô đơn lạnh lùng...
"Khi cả ngày không phải ngược xuôi, dù không muốn, anh vẫn có ý nghĩ đáng sợ này ‘ngày mai kiếm đâu ra tiền đây... Làm thế nào giữ mình khỏi chết đói đêm nay đây? Phải làm yên lòng ông chủ nhà ra sao, người anh chưa trả tiền trọ và là người, nếu ông thấy thích đáng, dám đè bẹp anh bằng những sỉ nhục thóa mạ?’ Thành thử em thấy, nỗi thống khổ này ám ảnh anh mạnh đến nỗi quản bút rơi khỏi tay anh và anh không còn biết phải sắp xếp tư tuởng của anh ra sao nữa” (2).
Điều lạ là anh chàng văn sĩ nghèo rớt mồng tơi ấy lại được một người đẹp Đan Mạch, con nhà gia giáo, ít nhất cũng có của ăn của để, đem lòng yêu thương và lấy làm chồng. Đó chính là Johanne Molbech, cháu ruột nhà sử học, ngữ học, thi sĩ và giáo sư văn chương của triết gia Søren Kierkegaard, Christian Molbech, và là con gái của Christian Knud Frederik Molbech, một thi sĩ và nhà soạn kịch nổi tiếng. Gia đình Johanne sống hạnh phúc tại Copenhague.
Nhưng theo Natacha Galpérine (3), chắt của nhà văn, đến năm 24 tuổi, Johanne ngỏ lời với Cha muốn đi du lịch, tự mình muốn tự kiếm sống ở ngoại quốc. Thoạt đầu, người cha không chấp nhận. Nhưng ít lâu sau, Johanne lại xin cha một lần nữa và lần này người cha chấp nhận và hứa cùng đi với Johanne tới Paris, tại đây ông sẽ trao phó Johanne cho một ký túc xá để trau dồi tiếng Pháp, điều kiện đầu tiên để thực hiện các dự án sau này.
Thế là mùa hè 1883, Johanne vào ký túc xá Thệ phản của Mademoiselle Brian ở Paris. Nhờ cha quen biết rộng tại Paris, Johanne lui tới nhiều “salon” tại đây, nhất là với vợ chồng François Coppée, nhờ thế, biết rất nhiều văn sĩ và danh nhân. Cũng chính bà Coppée đã tháp tùng Johanne qua London tháng 4 năm 1884 và giới thiệu Johanne với rất nhiều văn nhân nghệ sĩ của Anh. Johanne ở lại London 4 năm, thoạt đầu rất thích đất Anh vì khung cảnh thiên nhiên ở đây và ngôn ngữ Anh gần gũi với Johanne, nhưng sau khi Cha mất năm 1888, Johanne mỗi lúc càng thấy Anh thiếu chiều sâu trong các sản phẩm nghệ thuật của họ, thiếu cơi mở tinh thần trong các phong hóa của họ và thiếu yếu tố tuyệt đối trong tôn giáo của họ. Nên theo lời khuyên của mục sư Tarrant, Johanne quay trở lại Paris.
Theo Galpérine, 4 ngày sau khi trở lại đó, Johanne gặp Léon Bloy lần đầu, ngày 19 tháng 8 năm 1889, tại nhà Mademoiselle Read. Đó là một người đàn ông xa lạ, có dáng dấp nặng trĩu, nét mặt rầu rĩ. Thì ra ông ta mới chịu tang người bạn văn của mình, Villiers de l’Isle-Adam. Nhận định của Johanne: “chính dưới bóng tử thần mà chúng tôi gặp nhau lần đầu. Chàng đi qua đường tôi và tôi có cảm tưởng chàng không phải là người qua đường tầm thường” (4).
Ngày hôm sau, Johanne lại gặp Léon Bloy lần nữa, lần này tại “salon” của Francois Coppée, lúc đó đã là thành viên của Hàn Lâm Viện Pháp và vốn quen biết Bloy từ năm 1876. Tò mò trước con người được Coppée mô tả như con hổ đói với cặp mắt lớn hiền dịu nhưng với Johanne là một con người thầm lặng và cô đơn, Johanne hỏi “người ấy là ai?” thì được trả lời: “ông ấy hả, ông ấy là một người ăn mày”. Nhưng ngay lập tức, Johanne nhủ thầm “Tôi có linh cảm một bất công to lớn và lập tức trái tim tôi bay về phía người đàn ông này...” (5). Jacques Maritain thì sau này, khi thuật lại biến cố, cho rằng Johanne còn nhủ thầm thêm “tôi sẽ cưới chàng”.
Sau đó họ gặp nhau thường xuyên hơn. Và Léon đã giúp Johanne gia nhập đạo Công Giáo ngày 19 tháng 3 năm 1890. Galpérine cho rằng “không còn gì chống lại cuộc hôn nhân của họ, nếu không là sự thận trọng sơ đẳng nhất ngăn cản một người đàn ông không có khả năng kiếm sinh kế”. Trong lá thư đầu tiên gửi cho mẹ của Johanne ngày 10 tháng 10 năm 1889, Léon Bloy viết rằng “con hoàn toàn nghèo, và dù rất yêu Cô Johanne, con chỉ có thể đem lại cho cô những niềm hy vọng không chắc chắn. Con chỉ có thể làm tình huống của cô mong manh hơn nếu con có diễm phúc và vinh dự rất lớn được cưới cô”.
Thành thử theo Galpérine, chính Johanne là người quyết định tiến tới hôn nhân với Léon. Nàng đi tìm Léon và nói với chàng: “Anh hoàn toàn kiệt sức vì buồn rầu và thiếu thốn. Rõ ràng anh đang tự giết anh. Vậy mà em cần anh... và anh có công trình phải làm. Chúng ta hãy cưới nhau không do dự dù chỉ một phút. Em khao khát chia sẻ cái nghèo của anh... Thiên Chúa đã ném chúng ta đứa này vào đứa kia, Người muốn kết hợp chúng ta, em tin chắc điều này và Người sẽ không bỏ rơi chúng ta” (6).
Lễ cưới của họ diễn ra ngày 27 tháng 5 năm 1890 tại nhà thờ Saint-Lambert de Vaurigard.
Dù Jeanne đem vào cuộc sống chung 4 ngàn phật lăng của mẹ cho, gia đình Bloy liên tiếp sống trong cảnh nghèo cùng cực. Đọc Galpérine, người chắt của họ, dù tác phẩm này nhấn mạnh đến công trình văn chương của hai người, ta cũng hiểu cái nghèo cùng cực này ra sao. Galpérine nhắc tới “sự bất an toàn thường xuyên về vật chất”. Phần lớn phải sống nhờ sự giúp đỡ của bạn bè như tiền thuê nhà đầu tiên được Henry de Groux dùng khoản trợ cấp của Bộ Mỹ Thuật trả cho. Vì bênh vực Tailharde, Bloy mất việc làm ở Gil Blas, ông viết: “điều này có nghĩa 0 phật lăng 0 xu, kể từ hôm nay, đối với vợ, các con và tôi”. Những lúc khác, ông viết “tôi trở về nhà trong một trạng thái tâm hồn kinh hoàng, sau khi đã tiêu hai xu cuối cùng để mua bó hoa cho Jeannes tội nghiệp của tôi”.
Cái nghèo của Bloy được nhiều người biết, đến nỗi một người Mạc Tư Khoa, ông hoàng Ouroussof gửi, biếu 300 phật lăng. Nhưng không thấm thía chi, để dọn nhà, Jeanne tính đến chuyện bán chiếc ghim cài bằng kim cương, tặng phẩm của gia đình khi kết hôn. Nhưng sau cùng, may được gia đình Maud ở Anh, nơi Jeanne vốn làm gia sư trước đây, thanh toán giùm.
Năm 1895 được Galpérine và chính gia đình Bloy coi là năm kinh hoàng vì trong năm này khi dọn nhà khỏi phố Alésia để tạm trú tại ngõ hẹp Coeur-de-Vey gần đó, đứa con trai André mới có 11 tháng của họ qua đời ngày 26 tháng Giêng. Để chôn cất con, Léon Bloy phải cậy nhờ vào lòng tốt của ông chủ nhà ở phố Alésia. Nơi họ tạm trú quá dơ dáy và mặc dù ông hết sức cố gắng khiếu nại với nhà cầm quyền nhưng không ai lưu ý, gia đình ông phải sống tại đây trong 6 tháng. Nhờ vận động với Bộ Ngoại Giao, gia đình nhận được ngân khoản 500 phật lăng mới trả đủ tiền thuê để thoát khỏi “túp lều dịch hạch và kinh hoàng”.
Đứa con trai thứ hai ra đời ngày 24 tháng 9, đặt tên là Pierre, tưởng đem lại niềm vui vô tận. Không ngờ đến tháng 11, Jeanne ngã bệnh nặng, khiến Léon phải viết cho de Groux: “tôi chết cuồng vì buồn rầu, vì mệt mỏi và kinh hoàng! Đã hơn 60 tiếng đồng hồ tôi gần như một mình chăm sóc hai con nhỏ và mẹ chúng, không ăn uống, không ngủ nghỉ, trĩu nặng đau đớn và không tiền bạc”. Số là Jeanne bệnh nặng gần chết phải vào bệnh viện 5 tuần. Chính trong năm tuần này, Pierre đã qua đời. Em đã được trao cho Viện Tiêu Chuẩn (Institut Normal), cho một bà vú nuôi từ thiện tại một vùng quê, xa khỏi Paris. Chỉ tám ngày sau, tức ngày 10 tháng 12, năm 1895, em qua đời. Em được chôn cất nhưng mộ em không được chúc lành. Léon Bloy buồn đến nỗi bỏ luôn cả việc viết Nhật Ký hầu như từ đó đến hết năm 1896.
Trọn cái năm kinh hoàng 1895 ấy được ông đưa vào phần thứ hai của cuốn La Femme Pauvre và dĩ nhiên nhân vật chính là Jeanne.
Năm cuối cùng thế kỷ 19, gia đình trở về Copenhague, sống ở đấy 17 tháng. Đan Mạch không làm ông thoải mái vì bầu khí Thệ Phản. Muốn trở về Paris, ông phải nhờ khoản ứng trước của Valette, chủ nhà xuất bản Mercure, cho tác phẩm Fils de Louis XVI sẽ xuất bản sau đó.
Ngày 19 tháng 11 năm 1901, ông ghi Nhật ký “Ngày kỷ niệm lần thứ 42 của Jeanne. Tôi đau khổ vì hôm nay không thể tặng gì cho Jeanne nhân ngày sinh nhật của nàng”.
Lý do của cảnh nghèo
Cái nghèo cứ bám riết gia đình Léon Bloy. Ngày 12 tháng 4 năm 1904, nhờ tiền ứng trước của nhà xuất bản Mercure, gia đình dọn tới Montmartre. Lần dọn nhà thứ 13. Và đây là lần dọn nhà thoải mái hơn cả. Khởi đầu cho một thời kỳ được mệnh danh là thời kỳ của “Những Tình Bạn Lớn” vì gặp hai gia đình sau này trở thành con đỡ đầu là Jacques và Raissa Maritain và vợ chồng văn sĩ Hòa Lan Pierre Van der Meer de Walcheren.
Trong lá thư gửi cho vị hôn thê đã trích dẫn trên đây, Bloy viết rằng “Anh thường bị tố cáo là lười biếng. Có lẽ đúng như thế. Thế nhưng há không ngạc nhiên hay sao khi anh đã có thể viết được một vài cuốn sách trong thời gian khốn đốn đó?”.
Nhưng sách ông viết không bán được. Galpérine đưa hai thí dụ: cuốn La Femme Pauvre do nhà Mercure de France của Valette ấn hành năm 1897 với 2,000 bản mà mãi tới đầu tháng 4 năm 1913 mới bán hết. Cuốn Le Mendiant Ingrat in năm 1898, với 1,200 bản mà 10 năm sau vẫn còn đủ để nhà Mercure mua lại mang bán.
Chính vì thế Thi sĩ Jehan Rictus, bạn của Léon Bloy, thấy cảnh nghèo của ông “giầy cũ đinh đụng cả bàn chân còn quần áo thì đầy bụi với mầu thành quách”, đã khuyên ông, với sự đồng lõa của Alfred Vallette, viết một loại sách khác với loại sách ông đang viết, dưới một tên giả. Theo Rictus, vì sự ngoan cố đặt không đúng chỗ của mình, Léon Bloy đã “kết án vợ con vào cảnh khốn cùng”.
Đề nghị ấy làm Jeanne Bloy phải viết cho Rictus: “Rictus thân mến của tôi! Tôi nhận được thư anh khi vắng mặt chồng tôi và tôi không cản được mình hồi âm ngay lập tức, vì điều làm đau lòng chồng tôi cũng làm tôi đau lòng [...] Anh biết cho rằng chúng tôi chỉ lệ thuộc một mình Thiên Chúa mà thôi, không những Léon có quyền mà còn có bổn phận lôi kéo người thân của mình vào con đường sáng láng là cảnh nghèo hoàn toàn, Thiên Chúa, Đấng nuôi sống chúng tôi không cần bất cứ ai để tiếp tục bảo vệ chúng tôi [...] Chỉ có một cách hành động hữu hiệu cho Léon Bloy là cầu nguyện cho anh ấy duy trì được Đức Vâng Lời” (7)
Chính Léon cũng viết cho Rictus: “Anh viết cho tôi 4 trang giận dữ và vô nghĩa [...] Anh đổ lỗi cho tôi điều làm tôi vinh dự và anh trách cứ tôi vì tôi nghèo. Anh vốn đọc sách của tôi, anh vốn phổ biến cho tôi, anh nói anh thương tôi, nhưng anh vẫn chưa hiểu tôi là người Công Giáo! Thật khủng khiếp”.
Hiếm người đồng thời nào hiểu Léon Bloy như linh mục Bros, một trong ba linh mục nghèo ở Paris năng lui tới với gia đình Bloy vì cảm phục văn tài của ông. Theo Galpérine, cha Bros nhận định về gia đình Bloy như sau: “Bloy và vợ của ông bận tâm đến cuộc sống siêu nhiên và sống đức tin của họ một cách trọn vẹn. Sự khốn khổ sâu sắc mà họ phải vật lộn không tách họ khỏi Thiên Chúa, nhưng liên kết họ với một mình Người. Sự cô lập của họ với những cư dân của Lagny do hoàn cảnh vật chất của họ gây ra cũng nhiều như 'tính tuyệt đối' trong tinh thần Kitô giáo của họ.
"Lagny lúc đó là một thị trấn giống như bao thị trấn khác ở vùng ngoại ô Paris, dân cư là những nhân viên làm việc ở Paris và những người chủ cửa hàng, nói chung, những nhà tư sản nhỏ có suy nghĩ nhưng sống thu mình vào chính họ [...] Léon Bloy là người nghèo và tuyệt đối. Sự hiểu lầm là điều chết người [...] Đối với chúng tôi là bạn bè của ông, chúng tôi biết rằng Thiên Chúa tự hòa lẫn Người vào cuộc đời đau khổ của ông, ông đọc Kinh thánh và tìm thấy ở đó một khái niệm về lịch sử, giống như Bossuet, ông tin vào một sự quan phòng mầu nhiệm ẩn dưới các biến cố. Cầu nguyện đối với ông là một sự tiếp xúc với Thiên Chúa. Vợ chồng ông Bloy cảm thấy được hướng dẫn một cách siêu nhiên, họ chờ đợi sự mặc khải và phép lạ [...] Ngoài ra, trong cơn túng quẫn, cả gia đình đã đến nghĩa trang, cầu nguyện bên những ngôi mộ của người nghèo và tôi thường nhận thấy rằng hành động tự tin này đã được đền đáp bằng một sự trợ giúp bất ngờ. Nơi Léon Bloy, chúng ta không tìm kiếm nhà học giả hay nhà thần học; ông là một người đam mê đầy trực giác... Chúng tôi hiểu những tiếng la hét thóa mạ của ông: ông vốn phải chịu đựng một sự khốn cùng đáng thương; nhưng chiều sâu đức tin của ông, việc ông tìm kiếm Thiên Chúa trong mầu nhiệm đau thương và nghèo đói, lòng tin tưởng của ông vào hành động vô hình của Thiên Chúa trên thế giới vẫn là một chứng từ tuyệt vời mà chúng ta phải thu thập” (8).
Ông tự gọi mình là người ăn mày và là người ăn mày vô ơn. Trong cuốn “Le Mendiant Ingrat” (người ăn mày vô ơn) xuất bản năm 1895, ông tự hào viết ở trang đầu:
“Tôi là kẻ ăn mày và nghèo khốn, Tv 39.
Khốn cho kẻ không ăn mày!
Không có gì vĩ đại hơn ăn mày.
Thiên Chúa ăn mày. Các Thiên thần ăn mày. Các vị vua, các nhà tiên tri và các vị thánh ăn mày.
Người chết ăn mày.
Tất cả những gì trong Vinh quang và Ánh sáng ăn mày.
Tại sao mọi người lại muốn tôi không được vinh danh mình vì là một người ăn mày, và hơn nữa còn là ‘kẻ ăn mày vô ơn’?
Phần đầu tiên và khủng khiếp nhất của cuộc đời tôi được kể lại trong cuốn Le Désespéré.
Đây là bốn năm cuối cùng xem ra có vẻ khá đen tối.
Tôi nghĩ rằng mình làm tốt khi công bố một số suy nghĩ mà hàng ngày sự khốn khổ của tôi đã đề nghị với tôi.
Theo quan điểm của riêng nền văn học Pháp, không phải là điều vô ích khi người ta biết thế hệ của những kẻ bại trận vào năm 1870 đã cư xử ra sao với một nhà văn kiêu hãnh, không muốn tự đánh đĩ mình” (9).
Quan điểm về cảnh nghèo
Kẻ ăn mày vô ơn, vì theo Emmanuel Godo (10), ông cho rằng của bố thí là một đền bù phần nào cho các hiếp đáp mà ông phải chịu. Thực vậy, khi một người vô danh gửi cho ông 20 phật lăng ngày 24 tháng 12, năm 1904, ông viết cho họ:
“Ông thân mến, tôi bắt đầu bằng việc ôm hôn ông một cách rất trìu mến, nếu ông cho phép. Tôi sẽ không cám ơn ông, trước nhất vì ông nói với tôi rằng việc ấy làm ông mếch lòng, sau đó vì tôi không biết cám ơn. Khi người ta làm cho tôi điều gì, tôi khen ngợi họ, bất kể họ là ai, vì đã làm một cử chỉ đầy bác ái như thế, vì xác tín rằng đó là một ân sủng qúy báu họ đã nhận được. Ông thân mến, ông phải hiểu suy nghĩ của tôi. Một vinh dự và một hạnh phúc to lớn là được mời gọi đền bù phần nào sự bất công to lớn tôi đang phải chịu. Ông tưởng ông đã gửi cho tôi 20 phật lăng. Nhưng không biết sự giầu có của ông, thực tế, ông đã gửi cho tôi 20 triệu. Sự lầm lẫn này không xẩy ra nơi một nhà tư bản. Phải nghèo mới lầm lẫn như vậy” (11).
Ở một chỗ khác, ông viết: “sáng nay, ở nhà thờ, một ý nghĩa độc đáo xuất hiện, tôi không biết do đâu: ‘này anh nghèo, anh đang tìm tiền bạc. Chẳng có gì đơn giản hơn. Hãy tìm đến người nhà giầu này hay người nhà giầu nọ và nói một cách có uy quyền: hãy nói với họ, tôi cần điều này và điều này sẽ được trao cho anh. Đây không phải là chuyện xin xỏ, mà là đòi hỏi. Há mọi sự không thuộc về anh hay sao” (L. Bloy, Le Mendiant ingrat, p. 129. Ghi chú ngày 8 tháng Giêng, 1895).
Tiến xa hơn nữa, ông tự coi mình là người có sứ mệnh bênh vực người nghèo: Trong cuốn Dernières colonnes de l’Église, ông viết:
“Niềm xác tín rất sâu sắc và không gì lay chuyển được của tôi là tôi sẵn sàng trở thành nhân chứng của Thiên Chúa, người bạn rất chắc chắn của Thiên Chúa người nghèo và người bị áp bức, khi đến giờ, và không có gì có thể thắng được lời kêu gọi này. Tôi có vinh dự vô song và lạ lùng trở thành cần thiết cho Đấng vốn không cần đến ai, và tôi đã được ướp muối bằng nỗi đau cho suốt cuộc hành trình dài. Văn chương, điều mà tôi không sống nhờ và không phải là đối tượng của tôi, từ lâu đối với tôi chỉ như một công cụ nào đó của nỗi thống khổ của tôi, trong khi chờ đợi ngày của tôi đến. Nhưng hình thức đặc biệt, khía cạnh mong muốn, loại thiết yếu của cuộc khổ nạn của tôi, là Cảnh khốn cùng” (Thư gửi Louis Montchal, Nhật Ký, ngày 16 tháng 1 năm 1895).
Chữ cảnh khốn cùng là chúng tôi dịch chữ La Misère. Léon Bloy phân biệt nó với cảnh nghèo (pauvreté): “Cảnh nghèo tụ tập người ta, cảnh khốn cùng cô lập họ, vì cảnh nghèo là của Chúa Giêsu, cảnh khốn cùng là của Chúa Thánh Thần. Cảnh nghèo là điều tương đối, thiếu điều dư thừa. Cảnh khốn cùng là điều tuyệt đối, thiếu điều cần thiết. Cảnh nghèo bị đóng đinh, cảnh khốn cùng là chính thập giá. Chúa Giêsu vác Thánh giá, chính là cảnh nghèo vác cảnh khốn cùng. Chúa Giêsu trên Thánh giá, chính là cảnh nghèo rỉ máu trên cảnh khốn cùng” (12).
Triết lý của Léon Bloy về người nghèo và cảnh nghèo, như trên đã nói, soáy khá sâu vào mầu nhiệm lịch sử. Robert Ziegler ( https://journals.openedition.org/studifrancesi/294) nhận định rằng chính từ vị dẫn dắt tinh thần của ông, Cha Tardif de Moidrey, người đã đưa ông tới với Đức Mẹ La Salette hồi tháng 8 năm 1879, mà Léon Bloy rút tỉa được ý niệm về một đại số học phổ quát (universal algebra), một hệ thống giải thích toàn diện “mật mã” lịch sử: Cảnh nghèo, khi được thánh hiến bằng việc chấp nhận một đau khổ tuyệt đối, là điều sẽ đẩy nhanh “việc xuất hiện của Đấng nghèo hoàn toàn, nơi Người tóm lược mọi điều ghê tởm tuyệt diệu nhất của cảnh khốn cùng” (13).
Nhân vật Clotilde của Léon Bloy trong La Femme Pauvre “hiểu rằng... Người Đàn Bà chỉ hiện hữu thực sự với điều kiện không đau đớn, không chỗ trú, không bạn bè, không chồng con, và chỉ như thế nàng mới có thể buộc Đấng Cứu Vớt nàng tới” (14).
Vì thế, theo Ziegler, người nghèo của Bloy là những người đẩy nhanh ngày chung cục. Tuy nhiên, Léon Bloy không hề ca ngợi cảnh nghèo. Thực vậy, theo Godo (15), với Bloy, cảnh nghèo là nỗi kinh hoàng, là nhơ nhớp, là xúc phạm, là xấu xí và ghê tởm. Chỉ có điều, đồng thời nó duy trì nơi con người điều chủ yếu hơn cả. Cảnh nghèo là mất phẩm giá và là phẩm giá, là thiếu thốn và triều thiên, là tai tiếng và hứa hẹn: Bloy là nhà văn của chữ và này.
Từ cảnh nghèo này, Bloy đã giơ cao ngọn cờ. Ông là nhà văn khốn cùng, người có thể kiếm tiền bằng tài năng và thiên phú của mình nhưng đã chọn sống trung thành với chân lý vốn “kết án” ông vào vị thế không thoải mái. Cảnh nghèo là cống nạp phải trả để bước vào sự sống của Thiên Chúa và đau khổ là thể nền của Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến (16).
Chính vì thế, theo Godo, Bloy không trình bầy cảnh nghèo như một tệ nạn phải đánh đổ vì ông biết cuộc chiến đấu chống cảnh khốn cùng là bộ mặt khác của việc thánh thiêng hóa sự giầu có và là việc tự vinh danh quyền lực của tiền bạc. Với một thế kỷ chỉ đong đo mọi sự bằng tiền bạc, ông chú tâm nói đến sự vĩ đại của cảnh nghèo, ví mồ hôi của người nghèo như mồ hôi máu của Chúa Kitô trong vườn Diệtsimani.
Thực vậy, trong The Pilgrim of the Absolu, các tr. 181-183, ông đề cập tới hệ thống kỹ nghệ mà người Anh vốn gọi là “sweatshop”, tức hệ thống mồ hôi, tổ chức việc làm hợp lý, hình thức tân nô lệ nhằm hạ phẩm giá con người. Sự kinh hoàng này đạt tới tuyệt đối với việc sử dụng trẻ em làm việc, những đứa trẻ mà Chúa Giêsu bảo phải để các em đến với Người. Ông viết:
“Nhưng là mồ hôi nào? Trời đất, theo sau chữ này, không thể nào không nghĩ tới Diệtsimani, không nghĩ đến việc Môsê, người muốn toàn bộ Ai Cập trào máu để hình dung trước các cơn đau đớn dữ dằn lúc chết của Con Thiên Chúa. Có phải Người, Đấng đã gánh lấy tất cả những nỗi buồn có thể tưởng tượng được và tất cả những nỗi buồn không thể tưởng tượng được, lúc đó đã đổ mồ hôi máu theo kiểu này hay không? Mồ hôi máu như một hệ thống! Mồ hôi máu của Chúa Giêsu dự định trở thành đối tác thầm lặng của các nạn đói và thảm sát! … […]
"Thánh sử Luca đã nghe Mồ hôi máu của Chúa Giêsu Kitô rơi xuống đất, từng giọt một. Tiếng động này quá nhẹ, không đủ đánh thức các môn đệ đang ngủ, hẳn đã được các chòm sao xa nhất nghe thấy và đã đặc biệt thay đổi hành trình lang thang của chúng. Chúng ta phải nghĩ gì về âm thanh, nhẹ nhàng và ít được lắng nghe hơn, của vô số bước chân những trẻ em tội nghiệp đi làm nhiệm vụ đau buồn và khốn khổ của chúng do những kẻ đáng nguyền rủa đòi hỏi, nhưng tất cả đều không hề hay biết và những người khác cũng không hề hay biết, là các em đang tiến về phía người anh trai của các em trong Vườn Hấp Hối, người kêu gọi các em và chờ đợi các em trong vòng tay đẫm máu của Người? Sinite pueros venire ad me. Talium est enim regnum Dei (Hãy để các trẻ nhỏ đến ới Thầy. Sinite pueros venire ad me. Talium est enim regnum Dei .Vì nước Thiên Chúa là như thế)".
Ông nói, sự nghèo khó, “chẳng khác gì Người Phối Ngẫu của Con Thiên Chúa, và khi đám cưới vàng của nàng diễn ra, những người đi chân đất và cơ cực sẽ chạy đến từ tận cùng trái đất, để chứng kiến nó” (tr. 184). Điều này dễ hiểu, vì theo Bloy, “Thiên Chúa là Người Nghèo từ trong yếu tính và nghèo một cách tuyệt vời” (17).
Ông nói tới nghĩa địa người nghèo và nghĩa địa chó nhà giầu, những “tên đểu giả” dành cho chó má nhà mình những ngôi mộ hoành tráng, trong khi không cho “anh em” nghèo sắp chết của mình dù là một xu. Chính vì thế ông bảo giầu có là một sỉ nhục đối với Thiên Chúa, Đấng trong yếu tính vốn nghèo và nghèo một cách triệt để.
Về khía cạnh này, David Bentley Hart, người viết dẫn nhập cho cuốn The Pilgrim of the Absolute do Cluny Media tái bản năm 2017, viết như sau:
“Không có yếu tố nào trong tư tưởng của Bloy thuần túy có tính kinh thánh hơn niềm xác tín của ông rằng tình yêu thực sự đối với người nghèo phải được phát biểu, trong số những điều khác, như việc lên án kiên quyết đối với những người giàu có. Ở đây, ông đã chứng tỏ mình là người thừa kế không chỉ đối với các nhà tiên tri của Israel, với những lời tố cáo đinh tai của họ đối với những kẻ giàu có trấn lột, mà còn đối với các tác giả Tin Mừng và các Tông đồ. Tất nhiên, văn hóa Kitô giáo đã dành phần tốt hơn của hai thiên niên kỷ để cần mẫn tránh né ý nghĩa thẳng thừng của rất nhiều tuyên bố Tân ước về trạng thái tinh thần của những người giàu có, và từ chối thừa nhận mối quan tâm ít nhiều độc hữu của Chúa Kitô dành cho những người ptōchoi, những người nghèo khổ cùng cực. Đối với Bloy, sự cố ý quên này có lẽ là tai tiếng lớn nhất trong lịch sử Kitô giáo; và ông đã tiếp nhận một lối tu từ học đối với những người giàu có, mà dù rất dữ dội, vẫn không đáng sợ hơn ngôn ngữ của Tân Ước: lời tiên tri của kinh Magnificat về sự triệt hạ đáng đời những người có đặc quyền (Lc 1:53); Sự cấm đoán minh nhiên của Chúa Kitô về việc thu tích của cải trần thế (Mt 6:19-20); mệnh lệnh của Người rằng các môn đệ của Người phải bán hết tài sản của mình (Lc 12:33); việc đoan chắc của Người rằng không ai bám lấy của cải mình có thể là môn đệ của Người (Lc 14:33); những thiếu thốn mà Người hứa sẽ giáng xuống những người giàu có trong thời đại sắp tới (Lc 6: 24–25; xem 16:25); Những lời buộc tội gay gắt của Thánh Giacôbê đối với người giàu như những kẻ đàn áp người nghèo, giờ đây phải đối diện với cơn thịnh nộ của Thiên Chúa (Gcb 1: 9–11; 2: 5–7; 5: 1–6); và vv.
Đối với Bloy, việc người giàu có tìm cách vào Nước Trời thực sự chỉ có xác suất như việc con lạc đà chui qua lỗ kim; và hơn một lần ông đã vẽ những bức chân dung tâm lý hài hước về các Kitô hữu giầu có hoàn toàn tin chắc rằng Thiên Chúa thực sự yêu mến họ và bất cứ tuyên bố biểu kiến nào trong Kinh thánh nói ngược lại đều bị hiểu lầm hoặc bị bóp méo trong khi lưu truyền. Một trong những nhận xét dí dỏm có tính tạt axit tuyệt vời nhất nhưng cực kỳ gây xúc động trong bộ sách này là gợi ý của ông rằng những người xây dựng Tháp Babel tìm cách làm mưa làm gió trên thiên đường không chỉ bằng cách leo lên tận ngưỡng cửa của nó, mà chủ yếu còn bay cao trên "các thiên thần trần truồng" ở đường phố bên dưới. Đối với tâm tư của Bloy, cái tên khinh thường hạ cấp nhất mà ông có thể gán cho ác quỷ là Le Bourgeois [tên Tư sản]— Tên Tư Sản Đời Đời, trên thực tế, vốn là kẻ giết người từ thuở ban đầu. Thành thật mà nói, ngôn ngữ của ông đôi khi nghiêng về một loại thuyết nhị nguyên kiểu Manikêô hoặc thuyết ngộ đạo, với dàn diễn viên phong phú trong các vai Archons (*) của niên kỷ này, mà dưới quyền lực của họ, toàn bộ vũ trụ mòn mỏi trong dày vò và bóng tối. Theo suy nghĩ của ông, sự giàu có không cân xứng của một số ít người may mắn, nhờ bòn rút từ sức lao động và các nguồn lực chung, không phải là quyền của họ, cả khi nó có thể cũng là sản phẩm của sự cần cù và khéo léo của họ; tệ hơn thế, theo mức độ nó không tới tay người nghèo, thì nguyên tuyền nó chỉ là ăn cắp và sát hại. Đây là một chủ trương đạo đức, không phải kinh tế; Bloy không nói như thể sự giàu có của thế giới chỉ là một loại số lượng cố định, hay như thể sự thừa thãi của một người nhất thiết là sự thiếu thốn của người khác; ông chỉ tin rằng những người giàu có và giữ của cải cho riêng mình, ngay cả khi những người nghèo tiếp tục đau khổ và chết chóc, trong mắt Thiên Chúa là những kẻ giết anh chị em của mình.
Chỉ theo nghĩa này, ông đã tuyên bố rằng niềm vui của người giàu là nỗi đau khổ của người nghèo, và—trích dẫn một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất của ông — vàng của người giàu là máu của người nghèo, chảy qua các định chế và bất động sản của một số ít người có tài sản. Sự giàu có lớn là chủ nghĩa ma cà rồng cuối cùng, phổ biến nhất trong số những kẻ ăn thịt người. Tuy nhiên, Bloy nói, từ vọng nhìn ma quái của thời đại này, nghèo đói là nỗi xấu hổ lớn lao nhất, một tội lỗi thực sự khôn lường; và vì vậy, Chúa Kitô khi trở thành một con người cũng mặc lấy cảnh nghèo thực sự về vật chất của những người bị lãng quên và bị bóc lột, và do đó cũng mặc lấy “tội lỗi” của tất cả mọi người nam nữ. Trong lối hiểu của ông về dụ ngôn Người Giầu Có và Ladarô, Ladarô chính là Chúa Kitô, bị để mặc cho chết trong cát bụi, chỉ được lũ chó xót thương. Và sự huyền bí về cảnh nghèo này đã cho thấy những chiều sâu thẳm nhất trong đức tin của Bloy. Quan trọng hơn, bức tranh của ông về xã hội của chúng ta như một nền kinh tế Satan đòi hy sinh, được nuôi dưỡng bằng máu không ngừng tuôn đổ của người cùng khổ - dù gây kinh ngạc như nó có thể gây ra do cường độ mãnh liệt tuyệt đối của nó - là một biểu thức không những của “thiên tài căm thù” của ông, mà còn là biểu thức của năng lực yêu thương một cách anh hùng của ông. Và điều này quả đúng như thế”.
______________________________________________________________________________________
(*) Trong ngộ đạo thuyết, "Archons" là những người xây dựng vũ trụ vật chất. Trong phái Manikêô, "archons" là người cai trị một lãnh vực trong "Vương quốc bóng tối".
Ghi Chú
(1) We Have Been Friends, 106
(2) The Pilgrim of the Absolute, 26-28
(3) Jeanne et Léon Bloy, Une Écriture à Quatre Mains, Cerf (2017)
(4) Dẫn nhập vào Lettres à sa Fiancée, trích dẫn trong Correspondance Léon Bloy/Johanne Molbech (1889-1890), Paris, Classiques Garnier, 2010, p. 289.
(5) Ibid., p. 290
(6) Trích dẫn bởi J. Bollery, t. II, p. 351
(7) Jeanne et Léon Bloy, Une Écriture à Quatre Mains, Cerf (2017) (p. 147)
(8) Ibid. p. 140
(9) Léon Bloy, Le Mendiant ingrat, Journal de l'auteur, 1892-1895, collection XIX, p. 5
(10) Emmanuel Godo, Léon Bloy, Les Éditions du Cerf, 2017
(11) L. Bloy, L'Invendable, p. 552.
(12) Xem Patrick Kéchichian, https://doi.org/10.3917/commun.255.0106
(13) L. Bloy, Le Désespéré cit., p. 178.
(14) L. Bloy, La Femme pauvre, Paris, Mercure de France, 1971, p. 392.
(15) Emmanuel Godo, Léon Bloy, Les Éditions du Cerf, 2017
(16) L. Bloy, Le Mendiant ingrat, p. 77. Thư ngày 16 tháng 2, 1894.
(17) L. Bloy, L'Invendable, p. 643. Thư gửi Philippe Raoux ngày 12 tháng 5, 1907
1. Ngày thứ 80 của cuộc chiến là một ngày kinh hoàng với người Nga. Ông Zelenskiy tự hỏi sao họ phải làm như thế
Những nỗ lực của quân đội Nga để giành ít nhất một chiến thắng nào đó vào ngày thứ 80 của cuộc chiến toàn diện thật là điên rồ. Ông Zelenskiy đã cho biết như trên trong một video gởi quốc dân đồng bào vào tối thứ Bẩy 14 tháng 5.
“Tình hình ở Donbas vẫn rất khó khăn. Quân đội Nga vẫn đang cố gắng thể hiện ít nhất một số chiến thắng. Vào ngày thứ 80 của cuộc xâm lược toàn diện, nó đặc biệt điên rồ” khi tính đến số thương vong của quân Nga trong ngày.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết hôm thứ Bảy, Lực lượng liên quân của Ukraine đã đẩy lùi 12 cuộc tấn công của Nga diễn ra ở sáu địa điểm trong vùng Donbas.
Quân đội Nga đã cẩn thận huy động tối đa hỏa lực, sử dụng máy bay chiến đấu, nhiều hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, pháo hạng nặng, xe tăng, súng cối của nhiều đơn vị khác nhau. Họ cẩn thận đến mức bắn hỏa tiễn và ném bom bừa bãi vào cả các cơ sở hạ tầng dân sự và các khu dân cư yên bình, trước khi tung bộ binh tấn công. Dù thế, tất cả các cuộc tấn công đều bị bẻ gãy và thương vong của quân Nga trong ngày thứ 80 được ghi nhận là cao nhất từ đầu tháng 5 đến nay, nâng tổng số lính Nga tử trận tại Ukraine lên đến 27.200 người.
Trong ngày thứ Bẩy 15 tháng 5, tính đến 21 giờ, Lực lượng liên quân đã phá hủy 8 xe tăng, 5 hệ thống pháo, 9 xe thiết giáp và 5 công binh của Nga.
Ông Zelenskiy tự hỏi sao người Nga phải làm như thế.
Tổng thống cảm ơn tất cả những người giữ vững phòng tuyến và đưa các vùng Donbas, Pryazovia và Kherson đến các chiến thắng tương tự như đang xảy ra hiện nay ở vùng Kharkiv. “Từng bước, chúng ta đang buộc những người chiếm đóng rời khỏi quê hương của chúng ta. Chúng ta cũng sẽ khiến họ phải rời khỏi vùng biển Ukraine,” Ông Zelenskiy nói đầy tin tưởng.
Hoa Kỳ cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có một cuộc điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu vào hôm thứ Sáu, trong đó ông kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Ukraine. Thiếu tướng John Kirby, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, đã cho biết như trên, và nhấn mạnh rằng trong suốt gần 80 ngày của cuộc chiến, quân Nga không chiếm được một thành phố nào, ngoại trừ Kherson. Có lẽ, đã đến lúc người Nga nhận ra các nỗ lực của họ là vô vọng và dừng lại để không ai phải hy sinh vô ích.
Tướng Kirby cho biết đây là lần đầu tiên phía Nga chấp thuận đối thoại với Hoa Kỳ qua đường dây nói. Ông nói: “Điều gì đã thúc đẩy họ thay đổi suy nghĩ, và cởi mở với đối thoại, tôi không nghĩ rằng chúng tôi biết chắc chắn. Cuộc trò chuyện kéo dài một giờ là rất chuyên nghiệp”
Tướng Kirby nói thêm rằng không có vấn đề nào được vượt qua.
“Bản thân cuộc gọi không giải quyết cụ thể bất kỳ vấn đề cấp bách nào hoặc dẫn đến sự thay đổi trực tiếp trong những gì người Nga đang làm hoặc đang nói”. Tuy nhiên, Tướng Kirby cho biết Austin hy vọng cuộc gọi sẽ “đóng vai trò là bàn đạp cho các cuộc trò chuyện trong tương lai”.
Trong thời gian gần đây, Nga liên tục tố cáo Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu mượn tay Ukraine trong một cuộc chiến ủy nhiệm. Tuy nhiên, chính họ đã từ chối yêu cầu ngưng bắn của Ukraine, và Hoa Kỳ.
2. Chiến cuộc tại Ukraine sẽ kết thúc trước cuối năm
Hầu hết các hoạt động chiến đấu tích cực sẽ kết thúc vào cuối năm nay và Ukraine sẽ giành lại quyền kiểm soát đối với các vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng.
“Sẽ có các chuyển biến đáng kể vào phần hai của tháng Tám. Hầu hết các hoạt động chiến đấu tích cực sẽ kết thúc vào cuối năm nay. Kết quả là, chúng tôi sẽ tái tạo sức mạnh của Ukraine trên tất cả các vùng lãnh thổ mà chúng tôi đã mất bao gồm Donbas và Crimea”, Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine Kyrylo Budanov nói với Sky News trong một cuộc phỏng vấn.
Budanov cũng cho biết một cuộc đảo chính để loại bỏ Vladimir Putin đang được tiến hành ở Nga và nhà lãnh đạo Nga đang bị bệnh ung thư nặng.
Budanov lưu ý rằng Ukraine có thông tin tình báo tuyệt vời từ Nga.
“Chúng tôi biết mọi thứ về kẻ thù của mình. Chúng tôi biết về kế hoạch của họ chính xác như họ đang được thực hiện”.
Ông nói rằng ông không ngạc nhiên trước sự thất bại của Nga trong cuộc chiến.
“Âu Châu coi Nga là một mối đe dọa lớn. Họ sợ sự hung hãn của nó. Chúng tôi đã chiến đấu chống lại Nga trong tám năm và có thể nói rằng cường quốc Nga được tin tưởng rộng rãi này chỉ là một huyền thoại. Nó không mạnh mẽ như thế đâu. Đó là chỉ là một đám ô hợp có vũ khí trong tay,” Budanov nói.
3. Quân đội Nga tìm cách chiếm Sievierodonetsk và cắt đứt đường cao tốc Lysychansk-Bakhmut.
“Chúng tôi đang chuẩn bị sẵn sàng cho hai cuộc tấn công lớn của quân Nga vào Sievierodonetsk và vào đường cao tốc Lysychansk-Bakhmut từ Popasna và Bilohorivka. Người Nga cần một trung tâm khu vực cho một chiến thắng, và đường cao tốc - để cắt đứt khu vực này khỏi kết nối với các khu vực khác, tức là bao vây nó, Thống Đốc Miền Luhansk Serhiy Haidai cho biết như trên.
Đồng thời, người Nga lại chuẩn bị vượt sông Siversky Donets ở Bilohorivka, nơi họ đã nhiều lần thảm bại trong cố gắng xây dựng một cầu phao vượt sông.
“Một số kẻ ngốc cuối cùng đã hiểu tại sao họ lại được gửi đến đó, và cả tiểu đoàn từ chối hành quân. Nhưng các tân binh sẽ sớm đến đó. 2.500 đơn vị thiết bị hạng nặng đã hướng đến chúng tôi từ các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng trước đây,” Haidai nói thêm.
Trong khi đó, ông lưu ý, vùng Luhansk không còn sự sống nhưng vẫn tồn tại: không có các dịch vụ tiện ích, người dân không ra khỏi nơi trú ẩn, không có thông tin liên lạc di động. Cuộc di tản đã được tiếp tục trong khu vực. Vào ngày 14 tháng 5, 25 người đã được đưa ra khỏi Sievierodonetsk và Vrubivka.
Như đã đưa tin, khu vực Luhansk đang bị quân đội Nga tấn công liên tục. Nhiều ngôi nhà, cơ sở hạ tầng, cơ sở giáo dục bị phá hủy, và tất cả các bệnh viện đều bị hư hại.
Ông Serhiy Haidai cho biết hơn 40.000 thường dân ở lại khu vực, từ chối di tản.
Những kẻ xâm lược đã dự định sẽ chiếm toàn bộ vùng Luhansk vào ngày 9 tháng 5 để lập công dâng lên Putin, nhưng cuối cùng đã thảm bại.
4. Tin Tình Báo của Vương Quốc Anh về chiến sự tại Ukraine
Chính quyền quân sự-dân sự do Nga áp đặt ở Kherson thông báo họ sẽ yêu cầu Nga đưa Vùng Kherson vào Liên bang Nga. Một phần trọng tâm trong kế hoạch xâm lược ban đầu của Nga có khả năng cao là sử dụng các cuộc trưng cầu dân ý gian lận để đặt phần lớn các khu vực của Ukraine dưới chính quyền thân Nga lâu dài.
Thực tế là Nga chỉ thành công trong việc áp đặt một ban lãnh đạo địa phương thân Nga ở Kherson cho thấy sự thất bại trong cuộc xâm lược của Nga đối với các mục tiêu chính trị của họ ở Ukraine.
Nếu Nga thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập ở Kherson, Nga chắc chắn sẽ thao túng kết quả để cho thấy là đa số dân ủng hộ việc rời bỏ Ukraine, Các công dân ở khu vực Kherson hầu chắc là sẽ tiếp tục thể hiện sự phản đối của họ đối với sự chiếm đóng của Nga.
5. Zelenskiy chào mừng phái đoàn Thượng viện Hoa Kỳ do Lãnh đạo thiểu số McConnell dẫn đầu đến Kyiv
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã gặp phái đoàn Thượng viện Hoa Kỳ do Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Mitch McConnell dẫn đầu tại Kyiv, Ukraine, ngày 14/5.
Zelenskiy cho biết trên tài khoản Instagram của mình rằng chuyến thăm “là một tín hiệu mạnh mẽ về sự ủng hộ của lưỡng đảng đối với Ukraine từ Quốc hội Hoa Kỳ và người dân Hoa Kỳ.”
Ông nói thêm: “Cảm ơn sự lãnh đạo của các bạn đã giúp đỡ chúng tôi trong cuộc đấu tranh không chỉ vì đất nước của chúng tôi, mà còn vì các giá trị dân chủ và tự do. Chúng tôi thực sự đánh giá cao sự trợ giúp này.”
Zelenskiy cũng “bày tỏ hy vọng rằng Thượng viện Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng thông qua một gói tài trợ bổ sung để hỗ trợ người dân Ukraine, vốn đã được xem xét tại Hạ viện và tăng từ 33 tỷ USD lên 39,6 tỷ USD”.
6. Ông Zelenskiy kêu gọi Hoa Kỳ chính thức công nhận Nga là 'quốc gia khủng bố' trong cuộc gặp với các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã gặp các thượng nghị sĩ Mỹ hôm thứ Bảy và kêu gọi Hoa Kỳ chính thức công nhận Nga là một “quốc gia khủng bố”.
Trong bài phát biểu hàng đêm với quốc dân đồng bào, Ông Zelenskiy nói:
“Hôm nay tôi đã hội đàm với phái đoàn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ do Lãnh đạo phe thiểu số Cộng hòa tại Thượng viện Mitchell McConnell dẫn đầu tại Kyiv. Tôi tin rằng chuyến thăm này một lần nữa thể hiện sức mạnh của sự ủng hộ lưỡng đảng đối với nhà nước của chúng ta, sức mạnh của mối quan hệ giữa hai quốc gia Ukraine và Hoa Kỳ.”
Các cuộc thảo luận về việc Mỹ hỗ trợ Ukraine và thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga cũng diễn ra trong cuộc họp, theo ông Zelenskiy.
“Tôi bày tỏ lòng biết ơn về quyết định lịch sử trong việc gia hạn chương trình Lend Lease. Tôi kêu gọi chính thức công nhận Nga là một quốc gia khủng bố “, Zelenskiy nói.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký thành luật Đạo luật cho Ukraine thuê quốc phòng năm 2022 vào ngày 9 tháng 5. Luật mới, nới lỏng một số yêu cầu đối với Hoa Kỳ trong việc cho Ukraine mượn hoặc cho thuê thiết bị quân sự, được thông qua với đa số lưỡng đảng tại Hạ viện Hoa Kỳ và Thượng viện. Các nhà tài trợ cho biết luật này trao cho Biden thẩm quyền rộng hơn nhiều để giúp Ukraine tự vệ trước Nga và giải quyết cách Mỹ có thể đưa vũ khí đến Ukraine nhanh hơn.
Tổng thống Ukraine cũng nhấn mạnh trong bài phát biểu hàng đêm về an ninh lương thực, một vấn đề mà ông nói rằng ông giải quyết “hàng ngày”.
“Ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới nhận ra rằng Nga, bằng cách phong tỏa Hắc Hải cho chúng ta và tiếp tục cuộc chiến này, khiến hàng chục quốc gia khác có nguy cơ xảy ra khủng hoảng giá cả trên thị trường lương thực và thậm chí là nạn đói”, Zelenskiy nói. Ông nói: “Đây là một động lực khác để liên minh phản chiến của chúng ta hành động cùng nhau một cách quyết đoán hơn.
1. 3 Nhà thờ Công Giáo bị phá hoại bởi những kẻ cực đoan
“Thật đáng tiếc khi mọi người lại trút sự thất vọng của họ lên các nhà thờ,” Cha Peter Damian Harris, Cha Sở tại Nhà thờ Công Giáo Rất Thánh Mân Côi tại 3671 Milam, Houston, nói.
Khi anh chị em giáo dân đến nhà thờ lúc 8 giờ sáng thứ Hai để họp, họ nhìn thấy những khẩu hiệu phò phá thai được vẽ nguệch ngoạc trên lối vào chính của nhà thờ và một cửa phụ.
Vì sự việc, nhà thờ đã thay đổi giờ làm việc. Nhà thờ sẽ mở 30 phút trước khi xưng tội và thánh lễ, rồi đóng lại ngay sau đó.
“Rất đáng tiếc, nhưng tôi thà thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết, khi phải đối phó với nguy cơ bị ai đó đến phá hoại không gian thiêng liêng của chúng tôi,” Cha Harris nói.
Ngài tin rằng vụ phá hoại tại nhà thờ có liên quan đến hành vi phá hoại tại hai Nhà thờ Công Giáo ở Katy.
“Chắc chắn, đó là kết quả của vụ rò rỉ tài liệu của Tối Cao Pháp Viện vào tuần trước.”
Ngài cho biết hai nhà thờ bị phá hoại ở Katy là St. Bartholemew và St Elizabeth Anne Seaton.
Cha Harris nhấn mạnh rằng: “Tại các nhà thờ khác, ai đó đã cố gắng xúc phạm Thánh Thể.”
Ngài muốn nói điều này với bất cứ ai xúc phạm các nhà thờ
“Bạn nên vào trong, cầu nguyện hay trò chuyện, chứ đừng cố gắng xúc phạm không gian thiêng liêng của chúng tôi. Điều này sẽ không ngăn cản chúng tôi, nó càng thúc đẩy chúng tôi tiếp tục trở thành nhân chứng cho Chúa Kitô và thế giới,” Cha Harris nói.
Tưởng cũng nên nhắc lại: Trong một diễn biến đáng kinh ngạc, tổ chức tin tức Politico vào tối thứ Hai đã công bố bản thảo bị rò rỉ về quyết định của Tòa án Tối cao được mong đợi rất nhiều trong vụ phá thai ở Mississippi, Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson.
Bản dự thảo dài 98 trang, được viết bởi thẩm phán bảo thủ Samuel A. Alito Jr., là một tài liệu đáng chú ý vì nó tiết lộ rằng đa số năm thẩm phán sẵn sàng lật ngược hai quyết định mang tính bước ngoặt đã định hình luật phá thai và chính trị quốc gia trong nhiều thập kỷ. Đó là phán quyết Roe kiện Wade, hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc vào năm 1973, và Planned Parenthood kiện Casey, nhằm khẳng định phán quyết Roe vào năm 1992.
Sau vụ rò rĩ này, hàng loạt các nhà thờ Công Giáo đã bị tấn công.
Source:Fox News
2. Tổng thống Duda nói Ba Lan phải đòi Nga bồi thường vì vụ thảm sát Katyn
Ba Lan phải kêu gọi các tổ chức tư pháp quốc tế truy cứu trách nhiệm của Nga, với tư cách là nước kế thừa Liên Xô, đối với vụ thảm sát Katyn. Warsaw phải nhận được việc chi trả bồi thường của Mạc Tư Khoa.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã đưa ra lập trường trên khi gặp gỡ gia đình các nạn nhân vụ thảm sát Katyn.
“Tôi không nghi ngờ gì rằng nhà nước Nga ngày nay phải gánh chịu trách nhiệm kế thừa về tội ác Katyn. Và nếu ngày hôm nay chúng ta phải nộp đơn kiện ai, thì đó là nhà nước Nga. Và tôi tin rằng đây là con đường phải tiến hành,” tổng thống Duda nhấn mạnh.
Ông nói thêm rằng ông cảm thấy có bổn phận đạo đức và lịch sử trước những người Ba Lan là phải “canh tân nỗ lực truy cứu tội ác và xác định danh tính của những người chịu trách nhiệm trước tư pháp quốc tế”.
Tội ác của Katyn là vụ hành quyết của lực lượng an ninh NKVD gần làng Katyn vào năm 1940 đối với hơn 22.000 sĩ quan Ba Lan và các thành viên khác của chính quyền Ba Lan. Các vụ hành quyết tương tự cũng diễn ra gần Tver, Kharkiv, Kyiv và Minsk. Trong một thời gian dài, sử học Liên Xô phủ nhận việc giết người Ba Lan bởi các cơ quan đặc nhiệm của Liên Xô, thay vào đó đổ lỗi cho quân Đức. Đức Quốc xã vạch trần tội ác của NKVD với thế giới vào tháng 4 năm 1943. Mãi đến năm 1990, Liên Xô mới thừa nhận trách nhiệm về tội ác này. Tuy nhiên, Nga vẫn từ chối bàn giao cho Ba Lan phần lớn tài liệu lưu trữ liên quan đến cái gọi là vụ Katyn.
Ủy ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan thường xuyên thúc giục các chính quyền Ba Lan đưa ra ánh sáng vụ Katyn và đòi Nga bồi thường thỏa đáng cho các nạn nhân. Tuy nhiên, chính quyền Ba Lan đã không dám làm mất lòng Nga. Cuộc chiến tại Ukraine có lẽ đã khiến các nhà lãnh đạo Ba Lan can đảm hơn trong các chính sách đối với Nga.
3. Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa tuyên bố các lệnh trừng phạt đối với Thượng phụ Kirill sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động của ông theo bất kỳ cách nào
Tòa Thượng Phụ Chính thống Nga nhấn mạnh rằng các lệnh trừng phạt mà Ủy ban Âu Châu có kế hoạch áp đặt lên Thượng phụ Kirill sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động của ông và đời sống của Giáo hội Nga theo bất kỳ cách nào.
“Đối với Đức Thượng phụ, tôi nghĩ rằng không có biện pháp trừng phạt nào ngăn cản ngài tiếp tục các hoạt động của mình, nhằm củng cố xã hội Nga, nhằm mục đích chăm sóc mục vụ cho toàn bộ đàn chiên nhiều triệu người của Giáo hội Chính thống Nga và nhằm đạt được hòa bình giữa các dân tộc Slavic huynh đệ càng sớm càng tốt”, Tổng Giám Mục Hilarion, người đứng đầu Ủy ban Đối Ngoại Thánh Công Đồng Nga, cho biết trong chương trình Giáo hội và Thế giới trên Russia-24 TV.
Theo ông, những phát biểu của vị giáo chủ được phương Tây nhìn nhận qua lăng kính tuyên truyền đang được thực hiện trên các phương tiện truyền thông, và các chính trị gia phương Tây không thể đưa ra đánh giá đầy đủ về những phát biểu này.
“Do đó, nếu họ áp đặt các biện pháp trừng phạt, tất nhiên đây là quyền của họ, chúng tôi không thể tác động điều này theo bất kỳ cách nào, nhưng những lệnh trừng phạt này sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống của Giáo Hội Chính thống Nga theo bất kỳ cách nào,” Tổng Giám Mục Hilarion nói.
Người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga, Thượng phụ Kirill, đã nằm trong số những cá nhân sẽ bị đưa vào vòng trừng phạt thứ sáu của Liên minh Âu Châu.
Các nguồn tin cho biết bản dự thảo của vòng trừng phạt thứ sáu đã được gửi đến các đại sứ các quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu để xem xét và sẽ được thông qua vào tuần tới.
Theo một báo cáo năm 2006 được Forbes công bố vào năm 2020, Kirill, người ủng hộ nồng nhiệt cuộc chiến ở Ukraine, có tài sản lên đến 4 tỷ đô la.
Ở Nga có một tạp chí nổi tiếng chuyên theo đuổi các phóng sự điều tra về các nhà tài phiệt Nga làm ăn phi pháp. Đó là tờ Novaya Gazeta. Tạp chí do Dmitri Muratov, người đoạt giải Nobel làm chủ biên, trong đó các ký giả bị ám sát chết gần hết, mới nhất là cô Anna Politkovskaja qua đời vào ngày 5 tháng 4 vừa qua. Novaya Gazeta ước tính vào năm 2019 rằng Thượng Phụ Kirill có một khối tài sản từ 4 đến 8 tỷ đô la.
Các số liệu không được xác minh và trong mọi trường hợp không thể xác minh được. Tài sản cá nhân đáng kể này là kết quả của việc nhà nước Nga miễn thuế đối với một phần đáng kể thuốc lá và bia được Chính Thống Giáo Nga nhập khẩu từ nước ngoài về bán tại Nga. Ngài Thượng phụ còn bị cáo buộc là người đứng tên cho những tài sản của Putin, Lavrov và những người khác.
Source:Interfax
4. Nhật ký trừ tà số # 189: Phép thuật và Đức tin
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #189: Magic vs. Faith”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số # 189: Phép thuật và Đức tin”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Cô ta đã dính líu với yoga, các đạo sư, các học viên phù thủy và ma thuật trong hơn mười năm. Nhờ ân điển của Thiên Chúa, cô đã có một kinh nghiệm sâu sắc về Chúa Giêsu và điều đó đã thay đổi cuộc đời cô. Đôi mắt của cô ấy được mở ra trước cái ác mà cô ấy đã tham gia và cô ấy ngừng tất cả các thực hành huyền bí. Cô trở lại với đức tin Công Giáo với một lòng nhiệt thành và niềm tin mới.
Nhưng những con quỷ của bói toán, những người hầu như vẫn ẩn nấp, giờ đã biến sự hiện diện của chúng trở nên xấu xa. Sau nhiều tháng thực hiện các đợt trừ tà, cô ấy đã khá hơn nhiều, mặc dù vẫn chưa hoàn toàn được giải thoát. Những con quỷ vẫn quyết tâm đeo bám.
Cô ấy đang dần dần được thanh lọc và chữa lành, bong tróc các lớp bên trong hết lớp này đến lớp khác. Gần đây, cô ấy đã nhận được một cái nhìn sâu sắc, đặc biệt khiến tôi chú ý. Cô ấy nói với tôi rằng cô ấy nhận ra rằng, trong khi cô ấy đã ngừng tất cả những thực hành huyền bí và ma thuật này, cô ấy vẫn có một cách thế đầy ma thuật tiềm ẩn khi tiếp cận đời sống tâm linh.
Ví dụ, khi cầu nguyện cho ai đó, đôi khi cô ấy sẽ gửi trực tiếp “năng lượng chữa lành” của mình vào người đó hơn là cầu xin Chúa giúp họ. Khi lo lắng về ai đó hoặc điều gì đó, cô ấy có thể cố gắng “hình dung” câu trả lời cho sự lo lắng, cố gắng phân tích điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, thay vì cầu xin Chúa quan tâm đến nó. Đôi khi cô thấy mình đang sử dụng “con mắt thứ ba” huyền bí của mình để cố gắng “nhìn thấy” hoặc biết điều gì đó về mặt tâm linh. Sau đó, cô ấy nói, “Tôi nhận ra rằng tôi vẫn đang cố gắng kiểm soát các tình huống. Tôi nhận ra rằng tôi có một vấn đề với sự tin tưởng thực sự vào Chúa.”
Cô ấy nói thêm, “Vấn đề cốt lõi là thực sự tin cậy vào Chúa - vào sự toàn năng và tình yêu của Ngài dành cho tôi.” Cô ấy nói, “Khi tôi bắt đầu thực hành việc hoàn toàn phó thác cho sự quan phòng của Chúa như một đứa trẻ, tôi thực sự cảm thấy thoát khỏi kiểu suy nghĩ ma thuật này. Đây là lúc ma quỷ dường như ở xa tôi nhất.”
Sự khác biệt giữa niềm tin và phép thuật là cơ bản. Kitô hữu tin cậy nơi Thiên Chúa và khiêm nhường nhận ra rằng mọi ân sủng đều đến từ Thiên Chúa, theo ý muốn của Ngài. Người thực hành ma thuật và những điều huyền bí cố gắng kiểm soát các lực lượng tâm linh và truy cập kiến thức ẩn, nghĩa là cố gắng tự mình đạt được sức mạnh và lợi ích mong muốn.
Sự thấu hiểu của cô ấy là một ân sủng lớn lao khác từ Chúa. Tôi hài lòng vì cô ấy đã đón nhận ân sủng này. Nó cho thấy rằng sự giải phóng hoàn toàn của cô ấy đang tiến gần hơn một bước nữa.
Source:Catholic Exorcisms
1. Tình báo Anh: Nga đã kiệt quệ rồi, cả tháng nữa cũng không vực dậy nổi.
Bản tin của tình báo cho thấy Nga đã kiệt quệ, cả tháng nữa cũng không vực dậy nổi. Đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ bản tin của tình báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh.
Cuộc tấn công Donbas của Nga đã mất đà và tụt hậu đáng kể so với kế hoạch. Mặc dù đã có những tiến bộ ban đầu ở quy mô nhỏ, Nga đã không đạt được những lợi ích đáng kể về lãnh thổ trong tháng qua trong khi mức độ tổn thất cao vẫn kéo dài liên tục. Hiện có khả năng là Nga đã bị thiệt hại một phần ba lực lượng tác chiến trên bộ mà nước này đã tung ra hồi tháng Hai.
Những sự chậm trễ này gần như chắc chắn sẽ trở nên trầm trọng hơn do tình trạng mất đi các thiết bị hỗ trợ quan trọng như thiết bị bắc cầu và các máy bay không người lái do thám, giám sát và tình báo. Thiết bị bắc cầu của Nga đã bị thiếu hụt trong suốt cuộc xung đột, làm chậm và hạn chế khả năng tấn công. Các máy bay không người lái của Nga rất quan trọng đối với nhận thức chiến thuật và chỉ đạo pháo binh, nhưng lại rất dễ bị tổn thương bởi các khả năng phòng không của Ukraine.
Các lực lượng của Nga ngày càng bị hạn chế bởi khả năng tác chiến suy giảm, tinh thần chiến đấu tiếp tục xuống thấp và giảm hiệu quả chiến đấu. Nhiều khả năng trong số những năng lực này không thể nhanh chóng được thay thế hoặc tái tạo, và có thể tiếp tục cản trở các hoạt động của Nga ở Ukraine. Trong điều kiện hiện tại, Nga khó có thể tăng tốc một cách đáng kể tốc độ tấn công trong vòng 30 ngày tới.
Trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao NATO tại Berlin vào hôm Chúa Nhật, ngày 15/5, Phó Tổng thư ký NATO Mircea Geoană bày tỏ tin tưởng vững chắc rằng Ukraine sẽ thắng Nga.
“Bản lĩnh của người dân Ukraine, sự hỗ trợ thiết thực và tài chính từ các đồng minh và đối tác, cùng sự ủng hộ rộng rãi của công chúng trên toàn Âu Châu và trên thế giới sẽ giúp Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến tàn khốc do Liên bang Nga khởi xướng,” Phó Tổng thư ký NATO cho biết như trên.
Ông nói với các vị Ngoại trưởng: “Hôm nay chúng ta sẽ tập trung vào những diễn biến mới nhất ở Ukraine. Cuộc xâm lược tàn bạo của Nga đang mất đà. Và với sự hỗ trợ đáng kể từ Đồng minh và các đối tác hàng tỷ đô la, hỗ trợ quân sự, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ nhân đạo, chúng ta biết rằng với sự dũng cảm của quân dân Ukraine và với sự giúp đỡ của chúng ta, Ukraine có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này “, ông nói.
Ông cũng chúc mừng Ukraine đã giành chiến thắng trong cuộc thi Eurovision Song.
“Tôi muốn chúc mừng Ukraine đã chiến thắng trong cuộc thi Eurovision. Và đây không phải là điều tôi đang nói một cách chiếu lệ. Bởi vì ngày hôm qua chúng ta đã thấy sự ủng hộ to lớn của công chúng khắp Âu Châu và Úc Châu cho sự dũng cảm… Tất nhiên bài hát rất hay, thật hay. Vì vậy, thông điệp mà chúng tôi muốn gửi tới ông Putin là ông đã bắt đầu cuộc chiến tàn bạo và tàn ác nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và có lẽ ông đã thực sự ngạc nhiên trước sự dũng cảm của người dân Ukraine và sự đoàn kết của giới chính trị phương Tây. Tôi đang nói rằng chúng tôi đoàn kết. Chúng tôi mạnh mẽ, và sẽ tiếp tục giúp Ukraine chiến thắng trong cuộc chiến này”, Geoană nói.
2. Bộ Tư lệnh Hạm đội Hắc Hải rút hầu hết các tàu về căn cứ ở Crimea
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết hầu hết các tàu của Nga đã được rút về các căn cứ ở Crimea bị tạm chiếm. Chỉ còn hai tầu đang tuần tra trên biển cả. Diễn biến này xảy ra sau khi nhiều tầu, đáng kể nhất là soái hạm Mạc Tư Khoa đã bị bắn chìm.
Tuy nhiên, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cảnh báo là điều này không làm giảm nguy cơ tấn công hỏa tiễn vào các khu vực của Ukraine.
“Một nhóm hải quân của lực lượng đối phương đã để lại hai tàu tuần tra, số còn lại được đại tu và tiếp tế tại các căn cứ ở Crimea. Nhưng điều này không làm giảm mối đe dọa về một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và một cuộc đổ bộ tuyệt vọng của lính dù Nga”
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết quân Nga không tiến hành các hành động tấn công trên bộ nhưng đã bắn Smerch MLRS vào thành phố Mykolayiv đêm thứ Bẩy 14 tháng 5. Các cơ sở hạ tầng ngoại ô bị tấn công, nhưng không ai bị thương.
Các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh Ukraine đã tấn công các vị trí của đối phương 36 lần. Tổn thất của địch đang được làm rõ.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine lưu ý rằng một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang rình rập ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.
“Những kẻ phản quốc, không đủ năng lực được bổ nhiệm, không có khả năng giải quyết các vấn đề hành chính và kinh tế. Việc cung cấp cho khu vực những nguồn cung cấp thực phẩm, nhiên liệu, thuốc men, v.v. không còn tạo ra ảo tưởng về sự thịnh vượng. Bản thân các cộng tác viên của Nga đang tìm cách trốn tránh trách nhiệm và bàn giao trách nhiệm cho người khác, rồi bỏ trốn đến Crimea.”
Trước đó, Vadym Denysenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, nói ông tin rằng Nga sẽ không đưa các tàu chiến của Hạm đội Hắc Hải đến vùng biển Odessa cho đến khi Nga lắp đặt hệ thống phòng không trên đảo Zmiinyi.
Vào ngày 13 tháng 5, bốn tàu và hai tàu ngầm mang hơn 30 hỏa tiễn hành trình Kalibr đã được phát hiện ở Hắc Hải.
3. Tổng thống mới của Hungary lên án Putin ngay trong lễ nhậm chức
Trong một diễn biến bất ngờ, Tổng thống mới của Hungary hay còn gọi là Hung Gia Lợi, là bà Katalin Novak đã lên án cuộc xâm lược của Putin tại lễ nhậm chức hôm thứ Bảy. Bà cũng bày tỏ sự ủng hộ việc Ukraine gia nhập EU.
“Chúng tôi lên án hành động xâm lược của Putin, cuộc xâm lược vũ trang vào một quốc gia có chủ quyền. Chúng tôi vĩnh viễn nói không với mọi nỗ lực nhằm khôi phục Liên bang Xô viết”, Novak nói, đồng thời lưu ý rằng cuộc chiến ở Ukraine cũng “chống lại chúng tôi những người Hungary yêu chuộng hòa bình “và nói thêm rằng Hungary yêu cầu các tội ác chiến tranh phải được điều tra và trừng phạt.
Bà nói: “Hungary sẽ không từ bỏ chủ quyền của mình và ủng hộ Ukraine gia nhập cộng đồng các nước Âu Châu.
Trong bài phát biểu của mình, Novak nói rằng chuyến đi đầu tiên của cô sẽ đưa cô đến Ba Lan, trong một cử chỉ rõ ràng để hàn gắn mối quan hệ với Warsaw.
Việc Hungary từ chối gửi các lô hàng vũ khí đến nước láng giềng Ukraine và phản đối việc Liên minh Âu Châu cấm vận nhập khẩu dầu của Nga đã ảnh hưởng đến quan hệ giữa Budapest và Warsaw.
Novak, cựu nghị sĩ đảng Fidesz và là đồng minh của Thủ tướng Viktor Orban, đã được bầu vào vị trí tổng thống theo nghi thức vào tháng 3, ngay trước khi Orban giành được một chiến thắng vang dội khác trong cuộc bầu cử vào ngày 3/4.
Tổng thống phụ nữ đầu tiên của Hungary, Novak đã từng là phó chủ tịch Fidesz và là bộ trưởng các vấn đề gia đình trong chính phủ trước đây của Orban.
4. Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến Ukraine, ngoại trưởng Đức nói
Trong cuộc họp báo kết thúc sau cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao G7 tại Berlin hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock cho biết Nga phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do cuộc chiến do họ gây ra ở Ukraine.
“Nga phải chịu trách nhiệm về thiệt hại lớn do cuộc chiến này gây ra,” Baerbock nói và nhấn mạnh rằng “Nga hoàn toàn chịu trách nhiệm, không chỉ về cuộc chiến này, là điều trái với luật pháp quốc tế, mà còn đối với tất cả những thiệt hại, cũng rất là lớn ở chính nước Nga”.
Việc lấy tiền của Nga bị phong tỏa bởi các lệnh trừng phạt để trả cho những thiệt hại do chiến tranh của Nga gây ra là hợp pháp ở Canada, như Bộ trưởng Ngoại giao Canada Melanie Joly đã chỉ ra hôm thứ Bảy. Baerbock giải thích rằng khung pháp lý của Âu Châu khiến việc sử dụng các tài sản bị tịch thu trở nên khó khăn hơn.
Baerbock nói: “Khi chúng tôi đưa mọi người vào danh sách trừng phạt, chúng tôi đã phải và đang phải đưa ra lời giải thích cho họ, để những lý chứng ấy cũng có giá trị trước Tòa án Công lý Âu Châu. Và điều đó càng được áp dụng triệt để hơn trong trường hợp này, nếu chúng ta quyết định như thế. Tất nhiên nó phải đứng vững trước pháp luật của chúng ta; chúng ta đang bảo vệ luật pháp quốc tế”.
5. Thành phố Odesa của Ukraine cảnh báo về mìn sát bờ biển
Hội đồng thành phố Odesa đã cảnh báo cư dân về những thuỷ lôi nổi ngay gần một trong những bãi biển của thành phố.
Hội đồng cho biết: “Nằm cách bờ hàng chục mét, nó không gây ra mối đe dọa trực tiếp, nhưng một lần nữa nó nhắc nhở về sự nguy hiểm của việc bơi lội và các hoạt động sử dụng khác của vùng nước ven biển.”
Thành phố cảng bên bờ Hắc Hải cho biết các thủy lôi này sẽ được giải quyết bởi công binh nhưng nói với người dân rằng “vì sự an toàn của chính các bạn, các bạn không nên đến gần các bãi biển, đừng sử dụng tàu thủy, bơi lội càng nguy hiểm hơn”.
Hội đồng thành phố cho biết mối đe dọa về các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vẫn còn.
6. Ukraine xây dựng bệnh viện mới chăm sóc sức khoẻ cho người dân
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết ít nhất 64 bệnh viện của Ukraine đã bị phá hủy kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược. Đây là con số do họ xác minh được. Thực tế, số bệnh viện bị phá hủy cao hơn gấp nhiều lần.
Tiến sĩ Jarno Habicht, đại diện WHO tại Ukraine cho biết: “Các cuộc tấn công vào các cơ sở chăm sóc sức khỏe là vi phạm luật nhân đạo quốc tế, nhưng là một chiến thuật phổ biến đáng lo ngại của người Nga – Họ phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng, nhưng tệ hơn, họ phá hủy hy vọng. Họ tước đi sự chăm sóc vốn đã dễ bị tổn thương của những người thường là đang phải đối diện giữa sự sống và cái chết. Chăm sóc sức khỏe không phải - và không bao giờ nên - là mục tiêu bị tấn công.”
Ukraine đã cáo buộc Nga đánh bom các bệnh viện và cơ sở y tế, bao gồm bệnh viện trẻ em và phụ sản ở thành phố Mariupol bị bao vây, theo cách mà một quan chức thành phố gọi là “tội ác chiến tranh không thể biện minh được”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyi thị sát tòa nhà mới được xây dựng của Trung tâm Y tế Khoa học và Thực hành về Tim mạch Nhi và Phẫu thuật Tim của Bộ Y tế tại Kyiv. Việc hoàn thành tòa nhà được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Quốc gia “Kiến thiết Lớn” do Nguyên thủ quốc gia khởi xướng.
Trong chuyến thăm cơ sở y tế, Tổng thống đã nói chuyện với bệnh nhân 12 tuổi Vladislav Honcharuk, người đã trốn cùng gia đình trong một tầng hầm ở làng Demydiv, Vùng Kyiv, trong hơn hai tuần, và chạy trốn các đợt pháo kích của kẻ thù. Do sống trong hoàn cảnh khó khăn nên cậu bé đã đổ bệnh. Cậu hiện đang chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật sẽ do giám đốc Trung tâm Ilya Yemets tiến hành. Volodymyr Zelenskiy chúc Vladislav hồi phục nhanh chóng và bày tỏ sự tin tưởng rằng cậu bé sẽ vượt qua được bạo bệnh
1. Tuyên bố của Đức Cha Michael Fisher
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sáng Chúa Nhật 15 tháng 5, Đức Cha Michael Fisher, Giám Mục giáo phận Buffalo, New York đã ra tuyên bố, toàn văn như sau:
Điều không may đã trở thành chuyện quá phổ biến ở đất nước này giờ lại thể hiện bộ mặt xấu xa ghê tởm của nó ở Buffalo khi chúng ta biết được rằng 10 linh hồn vô tội đã mất mạng tại đây.
Thay mặt cho Giáo phận Buffalo, tôi, với lời lẽ mạnh mẽ nhất, lên án hành động hoàn toàn vô nghĩa này và cầu nguyện cho các nạn nhân và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi hành động hèn nhát này.
Cầu xin Chúa nhân lành hướng dẫn chúng ta khi chúng ta cầu nguyện để xã hội của chúng ta lấy lại sự tôn trọng đối với sự sống và chấm dứt hành động bi thảm và hèn hạ này trong thành phố xinh đẹp này của chúng ta. Tôi khuyến khích tất cả những người Công Giáo và tất cả những người có đức tin hãy cùng nhau cầu nguyện cho các nạn nhân và cho hòa bình.
Tai họa của bạo lực súng đạn vô nghĩa đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người trên khắp đất nước chúng ta, và thay đổi cuộc sống của vô số những người nam nữ và trẻ em vô tội, phải đến hồi kết thúc.
2. FBI cho biết: 10 người thiệt mạng trong vụ tấn công có động cơ chủng tộc tại siêu thị Buffalo
10 người thiệt mạng và 3 người khác bị thương khi một người đàn ông nổ súng tại một siêu thị ở Buffalo, New York, chính quyền cho biết hôm thứ Bảy. Cảnh sát cho biết kẻ xả súng, hiện đang bị giam giữ, đã bị buộc tội giết người mà các viên chức gọi là tội ác thù hận và là một trường hợp thực hiện chủ nghĩa cực đoan bạo lực với động cơ chủng tộc.
Cảnh sát trưởng Quận Erie John Garcia nói: “Đây hoàn toàn là một tội ác. Đây là một tội ác căm thù có động cơ chủng tộc thẳng thừng từ một người nào đó bên ngoài cộng đồng của chúng tôi.”
Ủy viên cảnh sát Buffalo Joseph Gramaglia cho biết tại một cuộc họp báo diễn biến của vụ việc bi thảm này như sau: Vào khoảng 2:30 chiều thứ Bẩy 14 tháng 5 theo giờ địa phương, một thanh niên da trắng 18 tuổi rời khỏi xe của mình tại ngôi chợ Tops Friendlyt. Gramaglia cho biết nghi phạm “được trang bị vũ khí hạng nặng” và có mũ bảo hiểm chiến thuật và các trang bị khác. Cảnh sát cho biết anh ta cũng có một chiếc máy ảnh và đang phát trực tiếp lên các mạng xã hội vụ nổ súng.
Nghi phạm đã bắn 4 người trong bãi đậu xe khiến 3 người thiệt mạng, trước khi y bước vào cửa hàng. Khi bước vào bên trong, y bắt gặp một cảnh sát đã nghỉ hưu của Buffalo đang làm việc trong cửa hàng trong vai trò là một nhân viên bảo vệ. Gramaglia cho biết, viên cảnh sát đã bắn nhiều phát đạn trúng vào kẻ tình nghi, nhưng chúng không ảnh hưởng đến y do trang bị chiến thuật của y. Nghi phạm sau đó đã giết người bảo vệ, cho đến nay vẫn chưa được nêu tên.
Gramaglia cho biết nghi phạm cuối cùng đã quay trở lại phía trước cửa hàng và chạm trán với cảnh sát. Anh ta kề súng vào cổ khi nhìn thấy cảnh sát, nhưng các cảnh sát đã yêu cầu anh ta bỏ súng xuống và đầu hàng. Sau đó anh ta bị bắt giam.
Biện lý quận Erie John Flynn cho biết nghi phạm, Payton Gendron, đã bị buộc tội giết người ở cấp độ một, tội danh giết người nghiêm trọng nhất theo luật New York. Dù bị bắt quả tang như thế Gendron nhất quyết không nhận tội.
Một phiên điều trần trọng tội đã được lên kế hoạch vào ngày 19 tháng 5.
Cảnh sát New York hiện đang điều tra các cáo buộc khủng bố đi kèm với cáo buộc giết người. Tại một cuộc họp báo trước đó, Flynn cho biết nghi phạm không có tiền án và không có trong hồ sơ của các cơ quan thực thi pháp luật biết.
Flynn cho biết hung thủ Gendron đến từ Conklin, New York, cách Buffalo khoảng 3 tiếng rưỡi lái xe. Các quan chức cho biết vẫn chưa rõ lý do tại sao anh ta lại chọn địa điểm này.
FBI nhận định vụ việc đang được coi là một tội ác thù hận và một vụ cực đoan bạo lực có động cơ chủng tộc. Các quan chức đã không đi vào chi tiết về lý do tại sao họ đưa ra quyết định đó, nhưng cho biết bằng chứng cho thấy một số biểu hiển “thù địch chủng tộc.”
Một nguồn tin thực thi pháp luật nói với CBS News rằng nghi phạm được cho là đã hét lên những lời chế nhạo chủng tộc trong vụ xả súng. Một nguồn tin cũng cho biết tay súng này có ghi một lời miệt thị chủng tộc trên vũ khí của mình. Nghi phạm được cho là đã đăng một tuyên ngôn đầy căm thù lên mạng xã hội với các ngôn ngữ phân biệt chủng tộc.
Cảnh sát nói: “Chúng tôi sẽ không dừng lại cho đến khi mọi đầu mối được điều tra, cho đến khi mọi bằng chứng được phân tích, và cho đến khi chúng tôi hiểu cách thức và lý do tại sao thảm kịch và tội ác khủng khiếp này lại xảy ra”
Các quan chức tại cuộc họp báo cho biết 11 trong số 13 nạn nhân là người Mỹ gốc Phi. Trong bốn người thiệt mạng có một người là nhân viên cửa hàng.
Tổng thống Biden cũng đã ra một tuyên bố lên án vụ xả súng “kinh hoàng”. Ông nói “Đệ nhất phu nhân và tôi đang cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ, và trái tim trên khắp đất nước này đang hướng về người dân Buffalo.”
Vụ việc ở Buffalo là vụ xả súng hàng loạt khét tiếng mới nhất được thúc đẩy bởi những gì nhà chức trách nói là hận thù chủng tộc. Vào năm 2020, FBI đã nâng mức đánh giá của mình về mối đe dọa do các phần tử cực đoan bạo lực có động cơ chủng tộc ở Mỹ lên “ưu tiên đe dọa quốc gia”, ngang bằng với mức độ đe dọa do các tổ chức khủng bố nước ngoài gây ra cho đất nước. Giám đốc FBI Christopher Wray nói với Quốc hội vào tháng 11 năm 2019 rằng phần lớn các cuộc tấn công như vậy “được thúc đẩy bởi chủ nghĩa da trắng thượng đẳng”.
3. John Allen: Vụ bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân cho thấy Trung Quốc không hiểu được Giáo Hội Công Giáo
Liên quan đến việc Trung Quốc bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, John Allen, ký giả kỳ cựu chuyên về Vatican của tờ Crux, có bài bình luận nhan đề “Zen arrest suggests China just doesn’t get the Catholic Church”, nghĩa là “Vụ bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân cho thấy Trung Quốc không hiểu được Giáo Hội Công Giáo.” Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Trước ngày 24 tháng 2, có khả năng, tuy rất mong manh, rằng Mạc Tư Khoa có thể thành công trong việc đưa ra một khiếu nại rằng cộng đồng nói tiếng Nga ở các khu vực Donetsk và Luhansk, miền đông Ukraine có những bất bình chính đáng với Kyiv, và nỗ lực giành quyền tự trị của họ có thể hưởng được ít nhất là một mức độ hợp pháp về mặt luân lý.Tuy nhiên, một khi Putin đã chọn súng đạn thay cho thuyết phục bằng cách phát động một cuộc xâm lược tổng lực, thì cơ hội đó đã bị mất. Cuộc tấn công không chỉ phản tác dụng về mặt quân sự mà còn tạo ra sự ủng hộ chưa từng có trên toàn cầu đối với Ukraine bất chấp kỷ lục của nước này tại Donbass trên thực tế có thể là gì.
Bài học ở đây là quyền lực cứng thường là kẻ thù của quyền lực mềm, đôi khi biến kẻ thù của bạn thành kẻ tử vì đạo và chính bạn thành kẻ xấu xa tồi tệ.
Bắc Kinh nhận thấy mình đang phải đối mặt với những hệ lụy của bài học đó ngày hôm nay, mặc dù trong một phạm vi nhỏ hẹp hơn, sau vụ bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân 90 tuổi hôm thứ Tư vì cáo buộc vi phạm đạo luật an ninh của Hương Cảng, cụ thể là “thông đồng với lực lượng nước ngoài”.
Nếu Trung Quốc chú ý đến, họ sẽ nhận ra rằng trong vài năm qua, Đức Hồng Y Quân ngày càng bị gạt ra ngoài lề trong triều đại giáo hoàng Phanxicô vì những lời chỉ trích gay gắt của ngài đối với thỏa thuận giữa Vatican và Bắc Kinh về việc bổ nhiệm các giám mục; cũng như mối quan hệ ngày càng tăng của ngài với những người khác, cụ thể là với các nhà phê bình nổi tiếng chống lại Đức Phanxicô, nổi bật nhất là Đức Tổng Giám Mục người Ý Carlo Maria Viganò.
Câu chuyện nổi tiếng là Đức Hồng Y Quân đã đến Rôma vào tháng 10 năm 2020 để cố gắng gây ảnh hưởng đến việc Đức Phanxicô lựa chọn một giám mục mới cho Hương Cảng. Sự bùng nổ xảy ra sau khi có tin đồn rằng kế hoạch bổ nhiệm Đức Giám Mục Phụ Tá Giuse Hạ Chí Thành (Ha Chi-shing - 夏志誠) đã bị rút lại vì ngài bị chụp ảnh trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, cho thấy một hình thức khác của Vatican trước sự nhạy cảm của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Quân thậm chí không thể gặp được Đức Giáo Hoàng, điều đó cho thấy rằng ngài đang bị phong tỏa một cách hiệu quả. Việc Vatican gia hạn thỏa thuận với Trung Quốc vì sự phản đối rõ ràng của ngài đã xác nhận quan điểm này.
Dấu hiệu không hài lòng đó của Đức Giáo Hoàng xuất hiện trong bối cảnh Đức Hồng Y Quân gọi đường lối của Vatican đối với Trung Quốc là “bệnh hoạn”, và buộc tội rằng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, đã nói “một loạt những lời dối trá mà không chớp mắt”.
Dấu hiệu không hài lòng đó cũng xuất hiện sau khi có những biểu hiện cho thấy sự không hài lòng của Đức Hồng Y Quân với thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican đã chuyển thành sự phản kháng chống Đức Phanxicô ở các khu vực khác. Ví dụ, Đức Hồng Y Quân là người ký vào một bức thư ngỏ do Đức Tổng Giám Mục Viganò viết vào tháng 5 năm 2020, tuyên bố rằng đại dịch coronavirus đang bị thao túng để áp đặt các chế độ độc tài của chính phủ trên toàn thế giới.
“Việc áp đặt các biện pháp phi đạo đức này là một khúc dạo đầu đáng lo ngại cho việc nhận ra một chính phủ thế giới nằm ngoài tầm kiểm soát của mọi người,” lá thư tuyên bố, đồng thời khẳng định rằng “với lý do quét sạch vi-rút, nhiều thế kỷ văn minh Kitô có thể bị xóa sổ” và “chế độ chuyên chế công nghệ đáng sợ” có thể được thiết lập.
Những người ký tên khác bao gồm cựu tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y Gerhard Müller và Đức Tổng Giám Mục hiệu tòa của Riga, là Đức Hồng Y Janis Pujats, cả hai vị đều không có tên trong danh sách những người được yêu thích trong triều đại giáo hoàng này.
Do đó, thật hợp lý khi cho rằng nếu Trung Quốc không làm gì, Đức Hồng Y Quân có thể vẫn không quan trọng trong việc định hình các chính sách của Giáo hoàng và chỉ được ưa chuộng trong giới bảo thủ sâu sắc với những cái rìu để mài dũa với vị giáo hoàng này trên nhiều phương diện. Nói cách khác, Bắc Kinh sẽ không phải lo lắng nhiều, ít nhất là chừng nào Rôma còn giữ nguyên đường lối như hiện nay.
Tuy nhiên, giờ đây, Đức Thánh Cha Phanxicô không thể bỏ mặc Đức Hồng Y Quân, bởi vì việc bắt giữ ngài (và bất cứ điều gì tiếp theo có thể xảy ra sau khi ngài bị truy tố và thậm chí có thể bị tống giam) sẽ tạo ra sự cảm thông và những hành động thay mặt Đức Hồng Y Quân trên toàn thế giới.
Cuối ngày thứ Tư, Vatican đã đưa ra một tuyên bố nói rằng “Tòa thánh đã nhận được tin tức về vụ bắt giữ Đức Hồng Y Quân với sự quan tâm, và đang theo dõi diễn biến của tình hình với sự chú ý cao độ”.
Benedict Rogers của Hong Kong Watch gọi vụ bắt giữ là “kinh khủng không thể tin được”, trong khi Sam Brownback, cựu Đại sứ Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế và thuộc đảng Cộng hòa, cùng với nhà hoạt động Dân chủ Katrina Swett, nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã “xuống đến một mức thấp mới” qua hành động của nó chống lại vị Hồng Y ở tuổi 90.
Giả sử rằng các quan chức Trung Quốc có ý định tiếp tục các cáo buộc, thì đây không phải chỉ là phản ứng một lần mà là bước mở đầu cho một chiến dịch toàn cầu, trong đó các nhà lãnh đạo Công Giáo ở tất cả các cấp sẽ bị áp lực phải đóng vai chính. Trên thực tế, Đức Hồng Y Quân sẽ trở thành Hồng Y József Mindszenty, là vị giám mục người Hung Gia Lợi bị Liên Xô bắt giam và sau đó bị lưu đày trong đại sứ quán Hoa Kỳ ở Budapest, là một nguyên nhân linh hứng cho người Công Giáo trong Chiến tranh Lạnh.
Bất kể tất cả các luận điệu của họ đưa ra chống lại các Giám Mục, những người Công Giáo trên khắp thế giới không vui lòng nhìn thấy các Giám Mục của họ bị quăng bên trong song sắt sau các phiên tòa nặng phần trình diễn chỉ vì những xác tín chính trị của các ngài.
Để bắt đầu, hiệu quả ròng gần như chắc chắn sẽ là việc đầu tư cho Đức Hồng Y Quân với thẩm quyền đạo đức lớn hơn và có tiếng nói lớn hơn trong các cuộc đối thoại Công Giáo toàn cầu. Chắc chắn là nếu ngày hôm nay Đức Hồng Y Quân có chuyến công du tới Rôma, thì không thể nào tưởng tượng được rằng Đức Giáo Hoàng sẽ không tìm thấy chỗ trống cho ngài trên lịch của mình.
Nói rộng hơn, trong vụ Đức Hồng Y Quân, nếu Bắc Kinh kết hợp tính toán sai lầm ban đầu của mình với nỗ lực cố tìm ra cho được ngài có tội gì đó, thì điều này sẽ gây áp lực lên Vatican để xem xét lại toàn bộ chính sách đối với Trung Quốc, đặc biệt là đối với thỏa thuận về bổ nhiệm giám mục.
Nếu đưa một vị Hồng Y vào tù là cách Trung Quốc thể hiện sự cân nhắc song phương của họ đối với Vatican, thì tư duy tiếp theo của Tòa Thánh sẽ là: chính xác thì thỏa thuận này đã thu được những gì, điều gì có thể biện minh cho việc nhường cho Trung Quốc một sự kiểm soát đáng kể đối với việc bổ nhiệm lãnh đạo Công Giáo của đất nước?
Các nhà phê bình, bao gồm cả Đức Hồng Y Quân, thường nói rằng Vatican không hiểu Trung Quốc. Tuy nhiên, vụ bắt giữ Đức Hồng Y dường như chứng tỏ rằng có một xu hướng bình đẳng và đối lập đó là Trung Quốc không hiểu Vatican, hoặc, về vấn đề này, Giáo Hội Công Giáo quá lớn đối với họ.
Source:Crux