Phụng Vụ - Mục Vụ
Nhận diện
Lm Vũđình Tường
04:39 14/05/2011
Không phải chỉ con người mới biết nhận diện mà con vật cũng rất giỏi trong việc nhận diện. Ai nuôi chó đều biết khi chủ về - chủ lớn hay chủ nhỏ - chó luôn vẫy đuôi chào. Kẻ lạ vào cùng cung cách đó chó lại sủa vang. Vì chó nhận diện đó là người lạ nên sủa vang.
Có lần tôi đến thăm người quen nhà đó có bầy gà dăm bảy chục con. Trên đường vào nhà đàn gà thấy tôi chúng ngừng bắt sâu bọ, mắt ngó cảnh giác đề phòng. Vào đến đầu ngõ chủ nhà nhận ra người quen vội đón. Thấy chủ nhà ra đàn gà cúc cúc gọi nhau đến vây quanh chủ. Con nào cũng nhìn chủ như mong chờ được ban cho thức ăn. Chủ đi đến đâu đàn gà theo đến đó. Không phải một hai con mà cả mấy chục con. Mấy cháu nhỏ nhà tôi thích đàn gà. Chúng reo vui, đứa chỉ tay nói thích con này; đứa lại thích con kia. Đàn gà vô tình không biết có người ước mong nhận nó để nuông chiều. Chiều lòng đám khách nhỏ chủ nhà xúc một lon lúa miệng kêu lên mấy tiếng cúc cúc, cả đàn gà nhận ra giọng quen thuộc chúng bu quanh sát chân và nhanh như cắt, con nọ, con kia cúi xuống mỏ lượm hạt lúa vàng nuốt trửng. Từng hạt, từng hạt được đám gà tranh nhau nhặt trong chốt lát hết sạch. Xong rồi chúng tản mạn trong vườn tiếp tục công việc bắt sâu bọ. Mấy đứa nhỏ con tôi cũng bắt chước chủ nhà miệng cũng kêu cúc cúc nhưng lũ gà làm thinh, không đáp ứng.
Quả thật câu Chúa nói: Chiên Ta thì nghe tiếng Ta cũng áp dụng cho các con vật khác như gà ta thì nghe tiếng ta, ta biết chúng và chúng nghe ta. Dân ta nghe tiếng ta, ta biết chúng và chúng nghe tiếng ta.
Bài Phúc âm hôm nay Chúa dùng dụ ngôn chủ chiên và đàn chiên. Chiên của chủ nghe tiếng chủ. Con người không hiểu tiếng chiên nói với nhau nhưng cứ nhìn cung cách chúng đáp trả tiếng chủ. Quan sát cách chúng nghe tiếng chủ người ta nhận biết chiên một lòng tin tưởng chủ chiên luôn chăm sóc, yêu quí, vỗ về từng con. Chúng không hề ghen tị chủ thương con này hơn con kia; chúng không so sánh chủ vỗ về con này hơn con nọ; chúng không tranh giành đứng bên phải hay bên trái chủ. Chúng không tranh nhau tìm cách gây cảm tình, tìm cách lấy lòng chủ để được yêu thương hơn; trái lại chúng luôn một lòng mến chủ và sẵn sàng nghe và bước theo chân chủ. Chủ rất thích đàn chiên, yêu mến từng con một và thường dành tình thương đặc biệt cho chiên đau yếu, bệnh tật. Khi có con chiên lạc đàn chủ sẵn sàng tìm kiếm. Tìm được chủ không trừng phạt nhưng âu yếm bồng về đàn.
Người chủ chiên đó chính là Đức Kitô Người tự nhận mình là chủ đàn chiên. Người chủ chiên này thương mến thương hết mực, thương hơn cả chính mạng sống mình. Chủ chiên Kitô thương chiên đến độ sẵn sàng hy sinh mạng sống cho chiên được an toàn, sẵn sàng thí mạng sống mình vì chiên, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chiên. Chủ chiên Kitô quan niệm chiên sống vì chiên nhận sự sống chủ ban. Chiên nào lìa đàn sớm muộn gì chiên đó cũng bị diệt vong. Đó là nỗi buồn làm tan nát lòng chủ. Dẫu buồn, dẫu có đủ quyền hành bắt chiên đó qui phục dưới chân nhưng chủ chiên Kitô tôn trọng chọn lựa riêng của từng chiên con mà không dùng quyền bính trong tay khắc phục, chế ngự chúng, nhưng mong chúng học khôn từ lầm lẫn. Mong chúng sớm nhận biết mình khờ dại, học để trở nên khôn.
Cách học biết mình khờ dại chính là cầu nguyện. Tâm tình cầu nguyện chân thành giúp chiên nhìn lại đời sống mình. Nhìn vào đời sống nội tâm, nhìn vào ngày vui đã qua để biết nhận ra ân phúc chủ chiên ban cho, tình yêu chủ chiên thực hiện và sự an toàn chủ chiên bao bọc. Trung thành với chủ chiên đòi hỏi hy sinh. Một trong những hy sinh đó là hy sinh tính ích kỉ, kiêu ngạo và tự do giả tạo để được hưởng tự do đích thật lớn hơn bội phần.
Chiên nào không nghe tiếng chủ không phải chủ ghét bỏ nó nhưng tự nó tách khỏi đàn chiên, tự nó chọn lựa lìa bỏ chủ. Tự nó ngăn cách mình với chủ. Ngăn cách dưới hình thức từ chối bước qua cửa chuồng chiên mà vào. Từ chối dưới hình thức tự nguyện chọn sống ngoài hoang địa. Chọn lối sống đó chiên tự cho mình là khôn hơn các chiên khác; chiên tự nhận mình tài hơn các chiên khác; chiên tự tin vào khả năng tồn tại của mình. Tất cả đều do ảnh hưởng của đám cỏ non mời mọc, của lí luận tự do quyến rũ và của bản tính kiêu ngạo chiều theo ý riêng mình.
Khi chọn lối sống như thế chiên luôn tìm cách bào chữa cho lập trường riêng chiên tự chọn. Một là đổ thừa do hoàn cảnh. Hai là đổ thừa vì bất mãn, ghen tị với tình yêu chủ. Tệ nhất là thái độ phản bội. Hoặc là không tin vào tình yêu chủ dành cho hoặc là muốn đặt mình vào vị trí chủ chiên. Khi tự nhận mình chức vụ chủ chiên. Người chủ đầy tham vọng này tìm cách tiêu diệt những ý tưởng khác với mình. Chung tư tưởng thì kết bè, kết phái. Nghịch tư tưởng thì tìm cách lung lạc hoặc tiêu huỷ. Lang sói, nanh vuốt phát sinh từ tham vọng
Dù lí luận thế nào thì chiên cũng không thể nào chối bỏ được tinh thần li khai, cách biệt, chia lìa. Chọn sống tách biệt, chia lìa chính là chọn tạo lập một đàn chiên li khai. Đàn chiên li khai khỏi lối sống, cách suy nghĩ và tình bác ái Kitô hữu. Nói cách khác chọn lối sống mà căn bản yêu thương, bác ái do trí óc con người tưởng tượng ra để định nghĩa, giải thích, lí luận bảo vệ lối sống ấy. Bản chất của con người là bất toàn nên mọi suy nghĩ của họ dù hợp lí đến đâu cũng tiềm ẩn điều bất toàn. Đặt đời sống trên một căn bản bất toàn chắc chắn sẽ không thể có đời sống vẹn toàn. Bất đồng trong tư tưởng hành động đúng ra giúp làm cho cuộc sống giầu hơn, phong phú hơn, chúng lại trở thành đố kị, chia rẽ. Chính bất toàn trên được nhận diện là khác biệt chính kiến và nhóm mạnh hơn sẵn sàng trở thành bầy lang sói ngày đêm rình rập cắn giết đàn chiên li khai.
TiengChuong.org
Có lần tôi đến thăm người quen nhà đó có bầy gà dăm bảy chục con. Trên đường vào nhà đàn gà thấy tôi chúng ngừng bắt sâu bọ, mắt ngó cảnh giác đề phòng. Vào đến đầu ngõ chủ nhà nhận ra người quen vội đón. Thấy chủ nhà ra đàn gà cúc cúc gọi nhau đến vây quanh chủ. Con nào cũng nhìn chủ như mong chờ được ban cho thức ăn. Chủ đi đến đâu đàn gà theo đến đó. Không phải một hai con mà cả mấy chục con. Mấy cháu nhỏ nhà tôi thích đàn gà. Chúng reo vui, đứa chỉ tay nói thích con này; đứa lại thích con kia. Đàn gà vô tình không biết có người ước mong nhận nó để nuông chiều. Chiều lòng đám khách nhỏ chủ nhà xúc một lon lúa miệng kêu lên mấy tiếng cúc cúc, cả đàn gà nhận ra giọng quen thuộc chúng bu quanh sát chân và nhanh như cắt, con nọ, con kia cúi xuống mỏ lượm hạt lúa vàng nuốt trửng. Từng hạt, từng hạt được đám gà tranh nhau nhặt trong chốt lát hết sạch. Xong rồi chúng tản mạn trong vườn tiếp tục công việc bắt sâu bọ. Mấy đứa nhỏ con tôi cũng bắt chước chủ nhà miệng cũng kêu cúc cúc nhưng lũ gà làm thinh, không đáp ứng.
Quả thật câu Chúa nói: Chiên Ta thì nghe tiếng Ta cũng áp dụng cho các con vật khác như gà ta thì nghe tiếng ta, ta biết chúng và chúng nghe ta. Dân ta nghe tiếng ta, ta biết chúng và chúng nghe tiếng ta.
Bài Phúc âm hôm nay Chúa dùng dụ ngôn chủ chiên và đàn chiên. Chiên của chủ nghe tiếng chủ. Con người không hiểu tiếng chiên nói với nhau nhưng cứ nhìn cung cách chúng đáp trả tiếng chủ. Quan sát cách chúng nghe tiếng chủ người ta nhận biết chiên một lòng tin tưởng chủ chiên luôn chăm sóc, yêu quí, vỗ về từng con. Chúng không hề ghen tị chủ thương con này hơn con kia; chúng không so sánh chủ vỗ về con này hơn con nọ; chúng không tranh giành đứng bên phải hay bên trái chủ. Chúng không tranh nhau tìm cách gây cảm tình, tìm cách lấy lòng chủ để được yêu thương hơn; trái lại chúng luôn một lòng mến chủ và sẵn sàng nghe và bước theo chân chủ. Chủ rất thích đàn chiên, yêu mến từng con một và thường dành tình thương đặc biệt cho chiên đau yếu, bệnh tật. Khi có con chiên lạc đàn chủ sẵn sàng tìm kiếm. Tìm được chủ không trừng phạt nhưng âu yếm bồng về đàn.
Người chủ chiên đó chính là Đức Kitô Người tự nhận mình là chủ đàn chiên. Người chủ chiên này thương mến thương hết mực, thương hơn cả chính mạng sống mình. Chủ chiên Kitô thương chiên đến độ sẵn sàng hy sinh mạng sống cho chiên được an toàn, sẵn sàng thí mạng sống mình vì chiên, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chiên. Chủ chiên Kitô quan niệm chiên sống vì chiên nhận sự sống chủ ban. Chiên nào lìa đàn sớm muộn gì chiên đó cũng bị diệt vong. Đó là nỗi buồn làm tan nát lòng chủ. Dẫu buồn, dẫu có đủ quyền hành bắt chiên đó qui phục dưới chân nhưng chủ chiên Kitô tôn trọng chọn lựa riêng của từng chiên con mà không dùng quyền bính trong tay khắc phục, chế ngự chúng, nhưng mong chúng học khôn từ lầm lẫn. Mong chúng sớm nhận biết mình khờ dại, học để trở nên khôn.
Cách học biết mình khờ dại chính là cầu nguyện. Tâm tình cầu nguyện chân thành giúp chiên nhìn lại đời sống mình. Nhìn vào đời sống nội tâm, nhìn vào ngày vui đã qua để biết nhận ra ân phúc chủ chiên ban cho, tình yêu chủ chiên thực hiện và sự an toàn chủ chiên bao bọc. Trung thành với chủ chiên đòi hỏi hy sinh. Một trong những hy sinh đó là hy sinh tính ích kỉ, kiêu ngạo và tự do giả tạo để được hưởng tự do đích thật lớn hơn bội phần.
Chiên nào không nghe tiếng chủ không phải chủ ghét bỏ nó nhưng tự nó tách khỏi đàn chiên, tự nó chọn lựa lìa bỏ chủ. Tự nó ngăn cách mình với chủ. Ngăn cách dưới hình thức từ chối bước qua cửa chuồng chiên mà vào. Từ chối dưới hình thức tự nguyện chọn sống ngoài hoang địa. Chọn lối sống đó chiên tự cho mình là khôn hơn các chiên khác; chiên tự nhận mình tài hơn các chiên khác; chiên tự tin vào khả năng tồn tại của mình. Tất cả đều do ảnh hưởng của đám cỏ non mời mọc, của lí luận tự do quyến rũ và của bản tính kiêu ngạo chiều theo ý riêng mình.
Khi chọn lối sống như thế chiên luôn tìm cách bào chữa cho lập trường riêng chiên tự chọn. Một là đổ thừa do hoàn cảnh. Hai là đổ thừa vì bất mãn, ghen tị với tình yêu chủ. Tệ nhất là thái độ phản bội. Hoặc là không tin vào tình yêu chủ dành cho hoặc là muốn đặt mình vào vị trí chủ chiên. Khi tự nhận mình chức vụ chủ chiên. Người chủ đầy tham vọng này tìm cách tiêu diệt những ý tưởng khác với mình. Chung tư tưởng thì kết bè, kết phái. Nghịch tư tưởng thì tìm cách lung lạc hoặc tiêu huỷ. Lang sói, nanh vuốt phát sinh từ tham vọng
Dù lí luận thế nào thì chiên cũng không thể nào chối bỏ được tinh thần li khai, cách biệt, chia lìa. Chọn sống tách biệt, chia lìa chính là chọn tạo lập một đàn chiên li khai. Đàn chiên li khai khỏi lối sống, cách suy nghĩ và tình bác ái Kitô hữu. Nói cách khác chọn lối sống mà căn bản yêu thương, bác ái do trí óc con người tưởng tượng ra để định nghĩa, giải thích, lí luận bảo vệ lối sống ấy. Bản chất của con người là bất toàn nên mọi suy nghĩ của họ dù hợp lí đến đâu cũng tiềm ẩn điều bất toàn. Đặt đời sống trên một căn bản bất toàn chắc chắn sẽ không thể có đời sống vẹn toàn. Bất đồng trong tư tưởng hành động đúng ra giúp làm cho cuộc sống giầu hơn, phong phú hơn, chúng lại trở thành đố kị, chia rẽ. Chính bất toàn trên được nhận diện là khác biệt chính kiến và nhóm mạnh hơn sẵn sàng trở thành bầy lang sói ngày đêm rình rập cắn giết đàn chiên li khai.
TiengChuong.org
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
05:48 14/05/2011
“Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa”
Như mưa đời phất phơ, chắc ta gần nhau chưa?
(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – Em HIền Như Ma Soeur)
(Mc 6: 3/Mt 27: 56; 28: 1)
Mới chỉ đưa em đi hay dắt em về dưới mưa thôi, mà nhà thơ đã lơ mơ cùng nghệ sĩ lại cứ bảo “nói năng chi cũng thừa”, thế là sao? Phải chăng, vì “cơn mưa đời phất phơ”, vẫn làm em hát mãi câu ca đầy thách thức: “chắc ta gần nhau chưa?”
Sự đời, kể cũng lạ. Lạ, đến hết biết. Và, hết hiểu nổi. Hiểu và biết, tâm hồn người nghệ sĩ cùng thi nhân, vẫn cứ lon ton/đon đả những đưa cùng đón em về dưới mưa, mà lòng thấy chưa gần. Để rồi lại bảo: “Em hiền như‘ma soeur”, giống hệt như: “Anh lành như mon frère”.
Thật ra, khi diễn tả đức tính thùy mị, dịu dàng của “người em” mà tác giả mô tả là “hiền như ma soeur”, thì không chắc đây có là cụm từ chỉ rõ nhân vật ấy là tu sĩ nam/nữ ở Đạo mình hay không! Bởi, bạn và tôi, hẳn ta vẫn nhớ ảnh hình người nữ tu chuyên trách chức giám thị của các trường tiểu học (còn gọi là “soeur surveillante”) với chiếc roi mây hay cây thước dài trong tay cứ đập xuống bàn, thì bầy em thơ có dạn dĩ cách mấy cũng phát khiếp, sẽ không còn cho bà là bậc nữ lưu hiền hoà nữa. Hoạ chăng, tác giả gọi “ma soeur” ở đây, là gọi và nói về người em nhỏ, đã ướt thấm đôi vai “ưu tình”, ở dưới mưa, vừa mới hát:
“Vai em tròn dưới mưa, ướt bao nhiêu cũng vừa
Như ưu tình đã xa, thấm linh hồn em yêu...”
(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)
Thật ra, thì: khi hát câu “em hiền như ma soeur” là hát và nói về người em nhỏ có hiền hay dữ cũng chẳng thành vấn đề. Vấn đề chỉ thành, khi người ca sĩ lại cứ gào thêm ngôn từ nghe đến sợ, như:
“Em hiền như ‘ma soeur’, vết thương ta bốn mùa
Trái tim ta bệnh hoạn, em yêu này em yêu..
Ta nhờ em ru ta, hãy ru tên vô đạo,
Hãy ru tên khờ khạo, em yêu này em yêu...”
(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)
Nói làm sao đây, khi người em nhỏ rất ‘ma soeur’ ấy vẫn không hiền như nhà thơ hay nghệ sĩ vẫn nghĩ? Hoặc, giả như người nhà Đạo lại cho rằng chính mình mới đích thực là đấng hiền lành, chân chất, rất đáng yêu, thì thế nào?
Nói thế, tức vấn đề sẽ đi vào ngõ cụt, thật khó rút. Bởi, nếu nhận định như trên, cần phải xét lại hoặc nghiên cứu cho kỹ mới được. Thôi thì, hôm nay, mời bạn và mời tôi, ta đi vào nghiên cứu với sưu tra, xem ý lực nào thực chính đáng. Trước khi đi vào chi tiết, tưởng cũng nên nghe truyện kể nhè nhẹ về bé em ở huyện nhà, đã thổ lộ:
“Sáng hôm ấy, bố mẹ thấy bé Bính tự dưng sách cặp về nhà dõng dạc tuyên bố một câu rất thực về sự thật, rằng:
-Ba me đừng hỏi sao hôm nay con lại quay về nhà, chẳng chịu học. Con có phép có tắc đàng hoàng hẳn hoi đấy!
-Thế cơ đấy, phép tắc là phép gì vậy?
-Dạ, con đã thưa với bà thầy rằng: nhà con vừa có thêm một em bé, ngay tức khắc bà thày bảo là: con có thể về nghỉ để vui niềm vui chung với gia đình mình…
-Ấy, mẹ mình sinh một lúc những hai em sinh đôi cơ! Con có nói với cô như thế không?
-Con có ngu gì đâu bố. Cái đó, con để dành cho tuần tới mới tuyến bố… hì hì.
Sinh đôi hay sinh ba, bé em vẫn là người em nhỏ Chúa tặng ban cho gia đình mình vui. Chả thế mà, hồi còn trẻ nhiều bé em thường vui hát bài ca sinh hoạt có câu thơ rất ư là ồn, rằng: “Càng đông, chúng ta càng vui nhiều. Càng vui nhiều càng thú nhiều. Càng đông, chúng ta càng vui nhiều, càng vui nhiều càng yêu…”
Vâng. Đúng như thế. Càng vui nhiều, ta lại càng yêu. Yêu, như yêu người em nhỏ “hiền như ma soeur”, hay “lành như mon frère” ở Nước Trời nhà Đạo rất tôn kính vẫn có câu Kinh Sách từng xác quyết, về anh/chị hoặc em của Chúa, như sau:
“Ông ấy không phải là bác thợ,
con bà Maria,
và anh em với Giacôbê, Giôsê, Giuđa và Simôn đó ư?
Và, các chị em của ông,
lại không ở giữa ta đây sao? "
(Mc 6: 3)
Được làm anh chị em của Đức Giêsu ở Nước Trời, hẳn đó phải là ân huệ từ trời ban cho mới được. Ân huệ ấy, nhà Đạo mình đều cảm nghiệm một cách thân thương. Bởi, có cảm nghiệm rất thân và rất thương như thế, nên các người anh/người chị trong cộng đoàn Hội thánh, đôi lúc cũng có những ưu tư nhè nhẹ, khá thắc mắc. Ưu tư, là ưu phiền tạo tâm tư sầu lắng như câu hát, ở dưới:
“Em mang hồn vô tội, đeo thánh giá huy hoàng
Còn ta nhiều sám hối mà sao vẫn hoang đàng..
Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa
Đưa em về dưới mưa, có nhau mà như xa...”
(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)
Ưu tư của nghệ sĩ/thi nhân ngoài Đạo khi xưa có thể là như thế. Tức, “có nhau mà như xa”. Còn ở đây, thắc mắc của bà con thành viên Hội thánh ở Nước Trời, lại khác hẳn. Khác, như lời hỏi han với han hỏi, lâu nay rày vẫn thấy:
“Mới đây, con có xem một cuốn phim tài liệu trên truyền hình thấy người thuyết minh đã nói như đinh đóng cột, về chuyện Đạo bảo rằng: Mẹ Maria có đến 5 người con. Đọc Kinh thánh, con thấy thánh Mác-cô cũng nói đến “anh em/chị em của Chúa Giêsu”. Không hiểu sao mấy người đi Đạo bạn con, lại vẫn bảo: Chúa Giêsu là Con Duy Nhất của Đức Mẹ. Trường hợp này, Cha giải thích sao đây? (Người hỏi là cư dân ở Sydney , lại vẫn không ghi tên mình)
Ghi hay không ghi tên tuổi ở thư từ, cũng chẳng thành chuyện. Bởi, hễ cứ hỏi là sẽ được đấng bậc phụ trách mục hỏi/đáp sẽ có lời giải mã. Và, đấng bậc giải mã hôm nay sẵn sàng đáp trả bất cứ lời nào có liên quan đến thần học Kinh thánh, như sau:
“Như anh/chị nói đó, trong Tân Ước cũng có một vài đoạn nói về các người anh hoặc chị em của Đức Giêsu, hoặc chỉ đơn giản nói về anh/em hoặc “các anh em của Chúa”. Nay, ta hãy xem xét về chuyện này, để không bị kết tội là nhắm mắt mà làm ngơ, không cứu xét.
Thánh Mátthêu kể lại rằng khi Đức đang giảng dạy tại Hội đường “ở xứ sở” của Ngài, thì dân chúng nói: “Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Ma-ri-a; anh em của ông không phải là các ông Gia-cô-bê, Giô-xếp, Si-môn và Giu-đa sao?56 Và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế?" (Mt 13: 55; Mc 6: 3; Mc 6: 1-3)
Rõ ràng, là: điều mà dân chúng nói đến không hẳn chỉ là anh em hoặc chị em của Đức Giêsu theo nghĩa rộng trong đó kể cả các tông đồ cũng được coi là anh em của Ngài, nhưng đúng hơn chính là bà con thân thuộc theo đúng nghĩa.
Về sau, khi doãn lại cảnh trí diễn ra trên thập giá, thánh Matthêu nói có nhiều phụ nữ có mặt ở đó, trong số này có “bà Ma-ri-a Mác-đa-la, bà Ma-ri-a mẹ các ông Gia-cô-bê và Giô-xếp, và bà mẹ các con ông Dê-bê-đê.” (Mt 27: 56). Như thế, rõ ràng điều này có nghĩa là thánh Giacôbê, Josê không phải là anh em của D(ức Giêsu, đúng hơn là con của hữ phụ khác có tên là Maria.
Thánh Gioan tiếp thêm chút ánh sáng cho vấn đề này. Mô tả cảnh trí nơi thập giá có Chúa, thánh sử viết: “Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala.” (Ga 19: 25)
Rất có thể là bà Maria này, vợ ông Clôpát, cũng vẫn là bà Maria, Mẹ của thánh Giacôbê và Jôsê. Như thánh sử Gioan có nói: Bà là chị của Mẹ Maria, thân mẫu của Chúa.
Điều này chứng minh tại sao thánh Giacôbê và Jôsê được biết là “anh/em” hoặc “các anh em” của Đức Giêsu. Như thế, các ngài là anh/em họ hoặc ít ra cũng là bà con gần nhất với Đức Chúa.
Bản dịch tiếng Anh qui chiếu nói về thánh Giacôbê và Jôsê là “anh/em” đúng hơn là “các anh em”. Xem thế thì đã rõ, đoạn Kinh thánh đây cho biết các vị này không phải là anh/em cho bằng là họ hàng gần với Đức Giêsu, thôi. Và, cụm từ “Các anh em” đã được Văn Bản Chuẩn Mực của Ấn Phẩm Công Giáo có Sửa Sang đã sử dụng là bản văn chính xác.
Cùng một ý hướng như thế, cụm từ “chị/em” được dùng để chỉ về bà Maria, vợ của Clôpát, trong quan hệ với Đức Mẹ không thể coi là chị/em ruột nhưng chỉ là người chị hoặc em theo nghĩa rộng của người bà con hoặc họ hàng rất gần, thôi.
Xem như thế, thì thánh Giacôbê và Jôsê không thể là anh em họ với Đức Giêsu cho bằng là bà con họ hàng thuộc nhánh nào đó. Cũng như khi thánh sử Mátthêu nói đến ông Simôn và Giuđa là các anh em của Đức Giêsu, phải hiểu rằng có thể các ngài là bà con họ hàng với Chúa, thôi. Cũng như thế, khi Tân Ước qui chiếu nói về các người “chị/em” của D(ức Giêsu, người đọc phải hiểu các vị này theo nghĩa như thế.
Để tóm kết, cũng nên qui chiếu sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cũng có viết: “Hội thánh luôn hiểu rằng các đoạn sách thánh đây không dẫn về những người con nào khác của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria. Thật ra, thì thánh Giacôbê và Jôsê , “anh/em của Đức Giêsu” là con của bà Maria khác, cũng là đồ đệ theo Chúa, mà thánh Mátthêu nói rõ: “Và, một bà khác cũng tên là Maria” (x. Mt: 27: 56; 28: 1). Tức các bà là họ hàng rất gần với Đức Giêsu, hiểu theo nghĩa của Cựu Ước .” (x. Sáng Thế Ký 13: 8; 14: 16 ; GLHTCG #500)
Ngoài các văn bản Kinh thánh như ta vừa xem xét, lý do rất vững chãi cho thấy tại sao Hội thánh lại dạy con dân mình rằng Đức Giêsu không có anh/em hoặc chị/em là lấy từ Thánh Truyền mà ra.
Ngay từ đầu, Hội thánh luôn tin tưởng và dạy dỗ con dân mình rằng Đức Maria đồng trinh vẹn toàn không chỉ vì Mẹ sinh ra Đức Giêsu thôi mà vì suốt đời Mẹ, Mẹ vẫn sống như thế. Mẹ không có quan hệ xác thịt với thánh cả Giuse vào lúc nào hết. Vì thế nên, Mẹ không có người con nào khác.
Chuyện này cũng rất ăn khớp với điều mà các nhà viết sách tu đức từng bày tỏ rằng nếu không, thì chuyện Mẹ có nhiều con khác sẽ không xứng hợp với cung lòng tinh tuyền vô nhiễm tội truyền của Đức Mẹ, tức cung lòng thánh thiêng được Chúa chọn làm nơi trú ngụ trong suốt thời gian Mẹ cưu mang.
Trong số cvác thánh Giáo phụ của Hội thánh, thánh Ambrôsiô , thánh Giêrônimô, thánh Âu Tinh, Êpiphanô và thánh Basiliô hoặc một số thánh cả khác đều đã quả quyết rằng tính chất đồng trinh của Đức Mẹ là điều xảy ra vĩnh viễn, suốt đời Mẹ. Thánh Basiliô có nói: “Bạn bè Đức Kitô không thể nào nhân nhượng được nếu như các ngài nghe được rằng Mẹ của Thiên Chúa lại chấm dứt không còn đồng trinh sạch sẽ nữa.” (x. Bài Giảng về Thế Hệ Đức Kitô Rất Thánh, #5).
Cũng theo Thánh truyền, thì Công Đồng Chung thứ 5 về Đại Kết tổ chức tại Constantinople năm 553 sau Công nguyên, đã tặng ban cho Đức Mẹ Maria tước hiệu là “Mẹ Đồng trinh vĩnh hằng”, tiếng Hy Lạp gọi là “Aeiparthenos. Và, đây là tín điều buộc mọi người Công giáo chúng ta phải tin thôi. (x. Lm John Flader, Question time, The Catholic Weekly 10/4/2011 , tr. 10)
Đụng vào vấn đề của niềm tin, mà lại phiếm, thật ra cũng không phải phép cho lắm. Nhưng phiếm ở đây, không có nghĩa là bàn chuyền “bá láp bá xàm” nhưng là dám bàn cả chuyện đứng đắn, nhưng theo hình thức lai rai, nhè nhẹ. Trong khuôn khổ thâm thấp của nhà Đạo ở chốn dân gian, rất không trang trọng. Không vụ hình thức. Thế mới gọi là phiếm. Là, một chút mạn đàm, chốn bình dân.
Bình dân đây, hoàn toàn không có nghĩa thấp hèn hoặc lèm bèm nmhư trong buổi “khilikhitô” cũng năng nổ, có luận và có bàn, nhưng không đưa đến một phản bác, xét lại hoặc ưu tư. Luận và bàn, ở đây, theo tính cách dân gian cho dễ hiểu, để còn tin và yêu, rất trân trọng. Có ý thức. Thánh minh, minh định và rào đón thế xong, nay xin mời bạn và mời tôi, ta đi vào địa hạt thơ văn người đời có những lời na ná của nghệ sĩ, từng khuyến khích:
“Đưa em về dưới mưa, chiếc xe lăn dốc già
Đưa em về dưới mưa, áo em bùn lưa thưa
Đưa em về dưới mưa, hỡi cô em bé nhỏ
ôi duyên tình đã qua, có bao giờ không xưa?”
(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)
Với thi nhân họ Nguyễn và nghệ sĩ lão gia họ Phạm, thì khi gọi “cô em bé nhỏ”, nào những “ma soeur, này ma soeur”, là các vị chỉ muốn nói về những “duyên tình nào đã qua”, có chuyện tình “nào (lại) không xưa”. Chuyện tình xưa, như chuyện dưới mưa. Cũng là “đeo thánh giá huy hoàng”, còn bản thân ta “nhiều sám hối”, mà “sao vẫn hoang đàng?”
Ngồi buồn phiếm “loạn” hôm nay, chắc bạn và tôi, ta không phải là thi nhân “hoang đàng” hoặc “sao đó”, nhưng chỉ là những người vẫnb “đeo thánh giá huy hoàng”, rất “sám hối”, dù “vô tội” hay vô số tội, vẫn cứ hát:
“Đưa em về dưới mưa,
nói năng chi cũng thừa.
Như mưa đời phất phơ,
chắc ta gần nhau chưa?”
(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)
Đưa nhau về dưới mưa, dù mưa đó có lưa thưa, phất phơ như cuộc đời của ai đó, hẳn người người sẽ nhắn nhau chỉ đôi câu, rất “không thừa”, nhưng tràn đầy ý nghĩa, đó là: “chắc ta gần nhau chưa”.
Đúng thế, trong cuộc đời của người và của nhà Đạo, vấn đề quan trọng cần lưu tâm /lưu ý hết mọi vị, vẫn luôn là “chắc ta gần nhau chưa”. “Gần” ở đây, chưa hẳn là gần gũi theo diện họ hàng/hang hốc, rất bà con. Mà, chữ “Gần” ở đây, vẫn có thể là sự “cận kề” rất thân quen, mật thiết. Như lời Thầy Chí Ái từng nhắc nhở, ở thánh kinh, rằng:
“Có kẻ thưa Người rằng:
"Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia,
tìm cách nói chuyện với Thầy."
Người bảo kẻ ấy rằng:
"Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?"
Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói:
"Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi.
Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi,
Đấng ngự trên trời,
người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi."
(Mt 12: 47-48)
Và hôm nay, qua luận phiếm về tính cách bà con/họ hàng của Chúa, “những người thi hành ý muốn của Cha”, vẫn còn đó câu hát của thi nhân ngoài Đạo cũng rất buồn: “Chắc ta gần nhau chưa?” Nói nôm na, thì sẽ bảo: nếu ta vẫn tự hào là người Công giáo, mà sao chưa xác tín lời dặn của Chúa, trích ở trên. Hay, ta cũng đã xác tín, nhưng vẫn hỏi một câu để đời, rằng: “Chắc ta gần nhau chưa?” Tức, chắc gì ta đã là “anh em của Đức Chúa”? Hỏi ở đây, hôm nay phải chăng là đã trả lời rồi, hỡi bạn và hỡi tôi, những người anh/người chị cũng “hiền như ma soeur”, hay rất “lành như mon frère”, của chúng mình!
Bần đạo nay không tin rằng: hỏi tức đã trả lời rồi. Bởi, nếu quả có thế, thì sao nhiều vị vẫn thích nghe nhạc bản có lời cứ ê a, mà rằng:
“Em hiền như ma soeur,
vết thương ta bốn mùa,
Trái tim ta bệnh hoạn,
ma soeur này ma soeur”…
(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)
Hát thì hát thế, nhưng vẫn cứ mong sự thật không phải thế hỡi bạn hiền, những “mes soeurs” hoặc “mes frères”, của tôi và của bạn, ở ngoài đời. Hoặc trong Đạo.
Trần Ngọc Mười Hai
Cũng ít hát câu
“em hiền như ma soeur”
vì rất sợ và không tin
em hiền như thế.
“Lạy Chúa tôi, vầng trăng cao giá lắm,”
“xin ban ơn, bằng cách sáng thêm lên!”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Ga 14: 1-12
Trăng cao giá, vẫn rất cần sáng thêm lên. Sáng thêm lên, để người người được soi tỏ mà hiểu rõ nỗi niềm huyền nhiệm Đức Chúa là Sự Sáng đích thực, rất hơn trăng.
Trình thuật hôm nay, thánh Gioan viết lên vần thơ/văn nói về “Vầng Trăng Giêsu, Đức-Chúa-của-Sự-Sáng Phục Sinh sáng láng, hơn sao trời. Sở dĩ thánh Gioan viết Tin Mừng theo cung cách rất khác biệt, vì thấy Tin Mừng Nhất Lãm đã diễn tả nhưng chưa làm nổi bật đủ đặc tính thánh thiêng rất Thiên Chúa của Đức Giêsu. Nói cách khác, theo thánh Gioan, Tin Mừng Nhầt Lãm ta đọc vẫn chưa hiện rõ đặc trưng cao giá sáng láng rất Thiên Chúa nơi Đức Giêsu. Với Tin Mừng thánh Gioan viết, Đức Giêsu là Đức Chúa rất “sáng thêm lên”, là bởi: nơi Ngài, vẫn đầy tràn Thánh Thần Chúa với sức sống Phục Sinh.
Qua Phục Sinh, Chúa trở về với Cha, để rồi Ngài sẽ gửi Thánh Thần Ngài đến thực hiện những gì Ngài vẫn làm cho ta, xưa nay. Thánh Thần Chúa, bên tiếng Hy Lạp gọi là “Paraclete”, Đấng Ủi An. Là, Ngôi Ba uy hùng dũng mạnh, luôn cận kề để thánh hoá, khích lệ và tạo nguồn hứng khởi cho mọi người. Paraclete, là Đấng Phù Trợ Ủi An -tác động như vị luật sư biện hộ cho ta ở trước toà- là Đấng luôn gần gũi ở cạnh bên hầu sáng soi mọi bị cáo. Ngài là vị Cố Vấn luôn trợ giúp trấn an những ai đau buồn sầu khổ, hoặc bối rối vì mất đi bạn bè/người thân, cần nhủ khuiyên.
Thật ra, mọi Kitô-hữu ít nhiều đều đã trải nghiệm có Đức Kitô là Đức Chúa Hộ Phù rất Ủi An nơi Tiệc Thánh. Khi cử hành Tiệc Thánh, tất cả đều đã cảm nghiệm rằng Ngài đang thực sự ở với chính mình. Nhờ sự hiện diện hiệp thông của Ngài, người người được Thánh Thần Chúa sáng soi, ban ơn. Thật ra, khi lĩnh nhận Mình Máu Chúa vào lòng, mọi Kitô-hữu đều cảm nhận là chính Thánh Thần Ngài đến với họ.
Hãy liên tưởng trường hợp của chú bé lớp 1 nọ, tung tăng chạy về nhà những tưởng rằng ngày đầu đi học về, thế nào mẹ hiền cũng hân hoan đón tận cửa. Nào ngờ, vào nhà chào hỏi mãi, chẳng thấy mẹ ở đâu. Chẳng ai lên tiếng trả lời bé. Chẳng ai hiện có mặt ở nhà, để bé khoe nhiều điều. Rõ ràng, bé nhận ra là nhà mình nay vắng bóng, hết mọi người. Nhà của bé trống trải cách lạ thường. Trống đến độ, lẽ ra bé chẳng nên về nhà, cứ ở lại trường chắc vui hơn. Hãy tưởng tượng một trường hợp khác, bé ở trường về đã thấy mẹ ở nhà, nhưng mẹ hiền chỉ hỏi han đôi câu cho xong chuyện rồi còn làm việc khác. Đấy, cũng là trường hợp nhà của bé có mẹ hiền luôn hiện diện, nhưng chưa tạo được hiệp thông. Cảm kích.
Hãy tưởng tuợng thêm tình huống khác, qua đó cho thấy bé em học ở trường về đã thấy mẹ đang chờ đón chạy ra đưa bé vào nhà. Và, mẹ hiền đã buông bỏ mọi thứ để ngồi xuống, ở với bé. Nghe bé kể chuyện trường, chuyện của bạn, khen bé ngoan hiền, học giỏi. Rồi lấy nước cho bé uống và cười vui với bé, rất khôn nguôi. Đó mới là hiện diện thật sự. Cứ thế, mẹ và con trao đổi với nhau về nhiều thứ. Về, những chuyện khiến cả hai thích thú, thấy rằng đời mình đã có hiệp thông. Trao đổi. Một hiệp thông linh thánh. Từ đó, ngày nào bé cũng thấy vui. Thấy đẹp trời. Đời bé quả là có ý nghĩa. Thế đó, là ân huệ từ Đức Chúa rất Ủi An đến với bé. Mẹ hiền của bé bỗng nhiên trở nên ân huệ của Thần Khí.
Là, dân con đi Đạo, tín hữu Đức Kitô cũng trải nghiệm tình thân thương đón nhận Thánh Thần Chúa Đấng Ủi An, giống như thế. Chí ít, cũng đã cảm nhận mình được Chúa ban Thần Khí của Ngài từ Đức Giêsu, khi lĩnh nhận Mình và Máu Chúa, qua hiệp thông. Lĩnh và nhận, như hiểu biết theo cung cách tự nhiên đầy năng-tính về những gì xảy ra giữa mình và Chúa. Những gì khiến mình thấy cuộc sống thật đáng sống.
Lĩnh nhận Thánh Thần Chúa Đấng Ủi An, còn có nghĩa như một thực thể đầy khích lệ. Như danh hoạ Van Gogh có lần đã diễn tả về một hiệp thông an ủi trên bản vẽ có bé em chập chững tập biết đi. Đi chưa vững, nên bé cứ lần chần, do dự. Chẳng dám bước mạnh, làm liều. Bước được vài bước, đã thấy cha mình ở không xa, đang mở rộng đôi tay chào đón bé vào lòng. Ảnh hình về tình thân thương của người cha trong tranh vẽ của Van Gogh khác gì tâm tình đầy Ủi An do Thánh Thần Chúa vẫn đón chào đàn con của Chúa.
Lm Gerard Manly Hopkins, một nhà thơ Dòng Tên người Anh, có lần cũng chia sẻ giải thích về Đấng Ủi An rất Paraclete trong thánh lễ. Ông san sẻ bằng ngôn từ thể thao rất “bóng chày crikdt kiểu Anh, như sau:
“Thông thường nhiều người vẫn dịch cụm từ “Paraclete” thành Đấng Dỗ dành, ủi an, nhưng Paraclete đượm ý nghĩa còn hơn cả dỗ dành an ủi nữa. Cụm từ này xuất từ tiếng Hy Lạp. Bên tiếng Anh, chẳng có có ngữ từ nào thích hợp để dịch như thế. Cả bên tiếng La tinh cũng vậy, không từ ngữ nào mang một ý nghĩa tương tự. Dịch là Đấng Dỗ dành/nhủ khuyên, vẫn chưa đủ. “Paraclete” thật ra còn là người dỗ dành, mừng chúc, rất khích lệ. Ngài là Đấng chuyên thuyết phục, cổ võ, khuấy động và cũng thúc giục, gọi mời hết mọi người. Ngài còn như cú thúc mạnh vào hông ta để ra lệnh cho ta vượt về phía trước. Là, tiếng vỗ ra hiệu cho diễn giả bắt đầu hoặc kết thúc. Là, tiếng loa kèn xuất quân trổi giọng với quân binh. “Paraclete”, là tâm tình gửi đến với tâm linh quyết gọi mời người người đến. Là, động thái của Đấng nhủ khuyên ta nên sống tử tế. Là, nhận thức xảy đến với tâm tư của chính tôi, như một sẻ chia, đạt tới đích, hệt như vận động viên cầm cây chày gỗ trong môn “cricket” trước các thanh chắn ngăn bóng trúng đích điểm khiến người cầm chày/gậy đã bắt đầu chạy hai đầu để ghi số lần chạy, trong khi đó mấy người khác cứ đứng đực ra đó hòng đối phó bằng dáng vẻ nghi ngờ, vẫn kêu lên: Ráng lên, Ráng lên! Paraclete vẫn là như thế. Là, như ai đó vẫn chúc mừng tinh thần thể tháo có ra dấu, có kêu lên, người người trong trận đấu đều phấn chấn làm mọi chuyện quyết đạt tới đích, vẫn vừa chạy vừa la lớn: Ráng lên, Ráng lên, chạy phía này!”
Khi đón nhận Mình Máu Chúa, ta như người cầm chày/gậy cùng nhắm bóng với Đức Giêsu. Ngài ban cho ta Thần Khí rất đích thực để làm được việc cần làm và còn hơn nữa. Ngài làm sống lên nơi ta, bằng năng lực của chính Ngài.
Trước mắt, Phụng vụ Hội thánh sẽ mừng kính Chúa Thăng thiên về với Cha, vào tuần tới. Về với Cha, nhưng Ngài vẫn để lại nơi ta Thánh Thần của Ngài, làm Đấng Ủi An vỗ về, ở với ta.
Cũng nên nhớ, là Thánh Thần Chúa không thể đơn phương làm một mình. Ngài sẽ khích lệ ta làm như thế trong quan hệ với mỗi người. Ta đươc giao trọng trách phụ giúp Thánh Thần Ngài bằng cách trở nên một thứ Paraclete với mỗi người.
Đôi lúc, ta cũng nên tự hỏi, là: đời mình, đã có ai được kể là kẻ ủi an, vỗ về và tăng năng lượng cho mình, không? Trong cuộc đời, hỏi rằng: chính mình có từng ủi an vỗ về và tăng năng lượng cho ai khác? Bởi, đây mới là cuộc sống đích thực của tín hữu Đức Kitô. Đây, mới đích thực là hiện thực giới răng mới của Đức Chúa: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu anh em.”
Tìm cách vỗ về và ủi an nhau. Trao cho nhau Thần KHí Chúa và năng lượng của Đức Kitô, việc đó mới quan trọng. Dù, mình đang chơi bóng chày cricket với bất cứ ai, cũng đừng nên nói với họ tiếng “Không”, “Hãy ngưng lại”, hoặc “Chờ đấy!” Nhưng hãy bảo: “Ráng lên, Ráng lên! Cứ thế mà chạy vụt về phía trước, sẽ vui luôn.”
Trong tinh thần cổ võ lẫn nhau, cũng nên ngâm tiếp câu thơ còn bỏ dở của thi sĩ họ Hàn, rằng:
“Lạy Chúa tôi, vầng trăng cao giá lắm,
Xin ban ơn, bằng cách sáng thêm lên.
Ánh thêm lên, cho không gian rất đẫm,
Linh hồn thơ mát rợn với hương nguyền.”
(Hàn Mặc Tử - Vầng Trăng)
Vầng trăng kia. Ánh sao nọ. Vẫn cứ sáng thêm lên. Sáng, bằng năng lượng Thánh Thần Chúa Phục Sinh vẫn cứ an ủi. Vỗ về. Để, người người được Chúa khuyến khích, sẽ còn sáng mãi, suốt đời mình. Ở muôn nơi.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
Như mưa đời phất phơ, chắc ta gần nhau chưa?
(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – Em HIền Như Ma Soeur)
(Mc 6: 3/Mt 27: 56; 28: 1)
Mới chỉ đưa em đi hay dắt em về dưới mưa thôi, mà nhà thơ đã lơ mơ cùng nghệ sĩ lại cứ bảo “nói năng chi cũng thừa”, thế là sao? Phải chăng, vì “cơn mưa đời phất phơ”, vẫn làm em hát mãi câu ca đầy thách thức: “chắc ta gần nhau chưa?”
Sự đời, kể cũng lạ. Lạ, đến hết biết. Và, hết hiểu nổi. Hiểu và biết, tâm hồn người nghệ sĩ cùng thi nhân, vẫn cứ lon ton/đon đả những đưa cùng đón em về dưới mưa, mà lòng thấy chưa gần. Để rồi lại bảo: “Em hiền như‘ma soeur”, giống hệt như: “Anh lành như mon frère”.
Thật ra, khi diễn tả đức tính thùy mị, dịu dàng của “người em” mà tác giả mô tả là “hiền như ma soeur”, thì không chắc đây có là cụm từ chỉ rõ nhân vật ấy là tu sĩ nam/nữ ở Đạo mình hay không! Bởi, bạn và tôi, hẳn ta vẫn nhớ ảnh hình người nữ tu chuyên trách chức giám thị của các trường tiểu học (còn gọi là “soeur surveillante”) với chiếc roi mây hay cây thước dài trong tay cứ đập xuống bàn, thì bầy em thơ có dạn dĩ cách mấy cũng phát khiếp, sẽ không còn cho bà là bậc nữ lưu hiền hoà nữa. Hoạ chăng, tác giả gọi “ma soeur” ở đây, là gọi và nói về người em nhỏ, đã ướt thấm đôi vai “ưu tình”, ở dưới mưa, vừa mới hát:
“Vai em tròn dưới mưa, ướt bao nhiêu cũng vừa
Như ưu tình đã xa, thấm linh hồn em yêu...”
(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)
Thật ra, thì: khi hát câu “em hiền như ma soeur” là hát và nói về người em nhỏ có hiền hay dữ cũng chẳng thành vấn đề. Vấn đề chỉ thành, khi người ca sĩ lại cứ gào thêm ngôn từ nghe đến sợ, như:
“Em hiền như ‘ma soeur’, vết thương ta bốn mùa
Trái tim ta bệnh hoạn, em yêu này em yêu..
Ta nhờ em ru ta, hãy ru tên vô đạo,
Hãy ru tên khờ khạo, em yêu này em yêu...”
(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)
Nói làm sao đây, khi người em nhỏ rất ‘ma soeur’ ấy vẫn không hiền như nhà thơ hay nghệ sĩ vẫn nghĩ? Hoặc, giả như người nhà Đạo lại cho rằng chính mình mới đích thực là đấng hiền lành, chân chất, rất đáng yêu, thì thế nào?
Nói thế, tức vấn đề sẽ đi vào ngõ cụt, thật khó rút. Bởi, nếu nhận định như trên, cần phải xét lại hoặc nghiên cứu cho kỹ mới được. Thôi thì, hôm nay, mời bạn và mời tôi, ta đi vào nghiên cứu với sưu tra, xem ý lực nào thực chính đáng. Trước khi đi vào chi tiết, tưởng cũng nên nghe truyện kể nhè nhẹ về bé em ở huyện nhà, đã thổ lộ:
“Sáng hôm ấy, bố mẹ thấy bé Bính tự dưng sách cặp về nhà dõng dạc tuyên bố một câu rất thực về sự thật, rằng:
-Ba me đừng hỏi sao hôm nay con lại quay về nhà, chẳng chịu học. Con có phép có tắc đàng hoàng hẳn hoi đấy!
-Thế cơ đấy, phép tắc là phép gì vậy?
-Dạ, con đã thưa với bà thầy rằng: nhà con vừa có thêm một em bé, ngay tức khắc bà thày bảo là: con có thể về nghỉ để vui niềm vui chung với gia đình mình…
-Ấy, mẹ mình sinh một lúc những hai em sinh đôi cơ! Con có nói với cô như thế không?
-Con có ngu gì đâu bố. Cái đó, con để dành cho tuần tới mới tuyến bố… hì hì.
Sinh đôi hay sinh ba, bé em vẫn là người em nhỏ Chúa tặng ban cho gia đình mình vui. Chả thế mà, hồi còn trẻ nhiều bé em thường vui hát bài ca sinh hoạt có câu thơ rất ư là ồn, rằng: “Càng đông, chúng ta càng vui nhiều. Càng vui nhiều càng thú nhiều. Càng đông, chúng ta càng vui nhiều, càng vui nhiều càng yêu…”
Vâng. Đúng như thế. Càng vui nhiều, ta lại càng yêu. Yêu, như yêu người em nhỏ “hiền như ma soeur”, hay “lành như mon frère” ở Nước Trời nhà Đạo rất tôn kính vẫn có câu Kinh Sách từng xác quyết, về anh/chị hoặc em của Chúa, như sau:
“Ông ấy không phải là bác thợ,
con bà Maria,
và anh em với Giacôbê, Giôsê, Giuđa và Simôn đó ư?
Và, các chị em của ông,
lại không ở giữa ta đây sao? "
(Mc 6: 3)
Được làm anh chị em của Đức Giêsu ở Nước Trời, hẳn đó phải là ân huệ từ trời ban cho mới được. Ân huệ ấy, nhà Đạo mình đều cảm nghiệm một cách thân thương. Bởi, có cảm nghiệm rất thân và rất thương như thế, nên các người anh/người chị trong cộng đoàn Hội thánh, đôi lúc cũng có những ưu tư nhè nhẹ, khá thắc mắc. Ưu tư, là ưu phiền tạo tâm tư sầu lắng như câu hát, ở dưới:
“Em mang hồn vô tội, đeo thánh giá huy hoàng
Còn ta nhiều sám hối mà sao vẫn hoang đàng..
Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa
Đưa em về dưới mưa, có nhau mà như xa...”
(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)
Ưu tư của nghệ sĩ/thi nhân ngoài Đạo khi xưa có thể là như thế. Tức, “có nhau mà như xa”. Còn ở đây, thắc mắc của bà con thành viên Hội thánh ở Nước Trời, lại khác hẳn. Khác, như lời hỏi han với han hỏi, lâu nay rày vẫn thấy:
“Mới đây, con có xem một cuốn phim tài liệu trên truyền hình thấy người thuyết minh đã nói như đinh đóng cột, về chuyện Đạo bảo rằng: Mẹ Maria có đến 5 người con. Đọc Kinh thánh, con thấy thánh Mác-cô cũng nói đến “anh em/chị em của Chúa Giêsu”. Không hiểu sao mấy người đi Đạo bạn con, lại vẫn bảo: Chúa Giêsu là Con Duy Nhất của Đức Mẹ. Trường hợp này, Cha giải thích sao đây? (Người hỏi là cư dân ở Sydney , lại vẫn không ghi tên mình)
Ghi hay không ghi tên tuổi ở thư từ, cũng chẳng thành chuyện. Bởi, hễ cứ hỏi là sẽ được đấng bậc phụ trách mục hỏi/đáp sẽ có lời giải mã. Và, đấng bậc giải mã hôm nay sẵn sàng đáp trả bất cứ lời nào có liên quan đến thần học Kinh thánh, như sau:
“Như anh/chị nói đó, trong Tân Ước cũng có một vài đoạn nói về các người anh hoặc chị em của Đức Giêsu, hoặc chỉ đơn giản nói về anh/em hoặc “các anh em của Chúa”. Nay, ta hãy xem xét về chuyện này, để không bị kết tội là nhắm mắt mà làm ngơ, không cứu xét.
Thánh Mátthêu kể lại rằng khi Đức đang giảng dạy tại Hội đường “ở xứ sở” của Ngài, thì dân chúng nói: “Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Ma-ri-a; anh em của ông không phải là các ông Gia-cô-bê, Giô-xếp, Si-môn và Giu-đa sao?56 Và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế?" (Mt 13: 55; Mc 6: 3; Mc 6: 1-3)
Rõ ràng, là: điều mà dân chúng nói đến không hẳn chỉ là anh em hoặc chị em của Đức Giêsu theo nghĩa rộng trong đó kể cả các tông đồ cũng được coi là anh em của Ngài, nhưng đúng hơn chính là bà con thân thuộc theo đúng nghĩa.
Về sau, khi doãn lại cảnh trí diễn ra trên thập giá, thánh Matthêu nói có nhiều phụ nữ có mặt ở đó, trong số này có “bà Ma-ri-a Mác-đa-la, bà Ma-ri-a mẹ các ông Gia-cô-bê và Giô-xếp, và bà mẹ các con ông Dê-bê-đê.” (Mt 27: 56). Như thế, rõ ràng điều này có nghĩa là thánh Giacôbê, Josê không phải là anh em của D(ức Giêsu, đúng hơn là con của hữ phụ khác có tên là Maria.
Thánh Gioan tiếp thêm chút ánh sáng cho vấn đề này. Mô tả cảnh trí nơi thập giá có Chúa, thánh sử viết: “Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala.” (Ga 19: 25)
Rất có thể là bà Maria này, vợ ông Clôpát, cũng vẫn là bà Maria, Mẹ của thánh Giacôbê và Jôsê. Như thánh sử Gioan có nói: Bà là chị của Mẹ Maria, thân mẫu của Chúa.
Điều này chứng minh tại sao thánh Giacôbê và Jôsê được biết là “anh/em” hoặc “các anh em” của Đức Giêsu. Như thế, các ngài là anh/em họ hoặc ít ra cũng là bà con gần nhất với Đức Chúa.
Bản dịch tiếng Anh qui chiếu nói về thánh Giacôbê và Jôsê là “anh/em” đúng hơn là “các anh em”. Xem thế thì đã rõ, đoạn Kinh thánh đây cho biết các vị này không phải là anh/em cho bằng là họ hàng gần với Đức Giêsu, thôi. Và, cụm từ “Các anh em” đã được Văn Bản Chuẩn Mực của Ấn Phẩm Công Giáo có Sửa Sang đã sử dụng là bản văn chính xác.
Cùng một ý hướng như thế, cụm từ “chị/em” được dùng để chỉ về bà Maria, vợ của Clôpát, trong quan hệ với Đức Mẹ không thể coi là chị/em ruột nhưng chỉ là người chị hoặc em theo nghĩa rộng của người bà con hoặc họ hàng rất gần, thôi.
Xem như thế, thì thánh Giacôbê và Jôsê không thể là anh em họ với Đức Giêsu cho bằng là bà con họ hàng thuộc nhánh nào đó. Cũng như khi thánh sử Mátthêu nói đến ông Simôn và Giuđa là các anh em của Đức Giêsu, phải hiểu rằng có thể các ngài là bà con họ hàng với Chúa, thôi. Cũng như thế, khi Tân Ước qui chiếu nói về các người “chị/em” của D(ức Giêsu, người đọc phải hiểu các vị này theo nghĩa như thế.
Để tóm kết, cũng nên qui chiếu sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cũng có viết: “Hội thánh luôn hiểu rằng các đoạn sách thánh đây không dẫn về những người con nào khác của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria. Thật ra, thì thánh Giacôbê và Jôsê , “anh/em của Đức Giêsu” là con của bà Maria khác, cũng là đồ đệ theo Chúa, mà thánh Mátthêu nói rõ: “Và, một bà khác cũng tên là Maria” (x. Mt: 27: 56; 28: 1). Tức các bà là họ hàng rất gần với Đức Giêsu, hiểu theo nghĩa của Cựu Ước .” (x. Sáng Thế Ký 13: 8; 14: 16 ; GLHTCG #500)
Ngoài các văn bản Kinh thánh như ta vừa xem xét, lý do rất vững chãi cho thấy tại sao Hội thánh lại dạy con dân mình rằng Đức Giêsu không có anh/em hoặc chị/em là lấy từ Thánh Truyền mà ra.
Ngay từ đầu, Hội thánh luôn tin tưởng và dạy dỗ con dân mình rằng Đức Maria đồng trinh vẹn toàn không chỉ vì Mẹ sinh ra Đức Giêsu thôi mà vì suốt đời Mẹ, Mẹ vẫn sống như thế. Mẹ không có quan hệ xác thịt với thánh cả Giuse vào lúc nào hết. Vì thế nên, Mẹ không có người con nào khác.
Chuyện này cũng rất ăn khớp với điều mà các nhà viết sách tu đức từng bày tỏ rằng nếu không, thì chuyện Mẹ có nhiều con khác sẽ không xứng hợp với cung lòng tinh tuyền vô nhiễm tội truyền của Đức Mẹ, tức cung lòng thánh thiêng được Chúa chọn làm nơi trú ngụ trong suốt thời gian Mẹ cưu mang.
Trong số cvác thánh Giáo phụ của Hội thánh, thánh Ambrôsiô , thánh Giêrônimô, thánh Âu Tinh, Êpiphanô và thánh Basiliô hoặc một số thánh cả khác đều đã quả quyết rằng tính chất đồng trinh của Đức Mẹ là điều xảy ra vĩnh viễn, suốt đời Mẹ. Thánh Basiliô có nói: “Bạn bè Đức Kitô không thể nào nhân nhượng được nếu như các ngài nghe được rằng Mẹ của Thiên Chúa lại chấm dứt không còn đồng trinh sạch sẽ nữa.” (x. Bài Giảng về Thế Hệ Đức Kitô Rất Thánh, #5).
Cũng theo Thánh truyền, thì Công Đồng Chung thứ 5 về Đại Kết tổ chức tại Constantinople năm 553 sau Công nguyên, đã tặng ban cho Đức Mẹ Maria tước hiệu là “Mẹ Đồng trinh vĩnh hằng”, tiếng Hy Lạp gọi là “Aeiparthenos. Và, đây là tín điều buộc mọi người Công giáo chúng ta phải tin thôi. (x. Lm John Flader, Question time, The Catholic Weekly 10/4/2011 , tr. 10)
Đụng vào vấn đề của niềm tin, mà lại phiếm, thật ra cũng không phải phép cho lắm. Nhưng phiếm ở đây, không có nghĩa là bàn chuyền “bá láp bá xàm” nhưng là dám bàn cả chuyện đứng đắn, nhưng theo hình thức lai rai, nhè nhẹ. Trong khuôn khổ thâm thấp của nhà Đạo ở chốn dân gian, rất không trang trọng. Không vụ hình thức. Thế mới gọi là phiếm. Là, một chút mạn đàm, chốn bình dân.
Bình dân đây, hoàn toàn không có nghĩa thấp hèn hoặc lèm bèm nmhư trong buổi “khilikhitô” cũng năng nổ, có luận và có bàn, nhưng không đưa đến một phản bác, xét lại hoặc ưu tư. Luận và bàn, ở đây, theo tính cách dân gian cho dễ hiểu, để còn tin và yêu, rất trân trọng. Có ý thức. Thánh minh, minh định và rào đón thế xong, nay xin mời bạn và mời tôi, ta đi vào địa hạt thơ văn người đời có những lời na ná của nghệ sĩ, từng khuyến khích:
“Đưa em về dưới mưa, chiếc xe lăn dốc già
Đưa em về dưới mưa, áo em bùn lưa thưa
Đưa em về dưới mưa, hỡi cô em bé nhỏ
ôi duyên tình đã qua, có bao giờ không xưa?”
(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)
Với thi nhân họ Nguyễn và nghệ sĩ lão gia họ Phạm, thì khi gọi “cô em bé nhỏ”, nào những “ma soeur, này ma soeur”, là các vị chỉ muốn nói về những “duyên tình nào đã qua”, có chuyện tình “nào (lại) không xưa”. Chuyện tình xưa, như chuyện dưới mưa. Cũng là “đeo thánh giá huy hoàng”, còn bản thân ta “nhiều sám hối”, mà “sao vẫn hoang đàng?”
Ngồi buồn phiếm “loạn” hôm nay, chắc bạn và tôi, ta không phải là thi nhân “hoang đàng” hoặc “sao đó”, nhưng chỉ là những người vẫnb “đeo thánh giá huy hoàng”, rất “sám hối”, dù “vô tội” hay vô số tội, vẫn cứ hát:
“Đưa em về dưới mưa,
nói năng chi cũng thừa.
Như mưa đời phất phơ,
chắc ta gần nhau chưa?”
(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)
Đưa nhau về dưới mưa, dù mưa đó có lưa thưa, phất phơ như cuộc đời của ai đó, hẳn người người sẽ nhắn nhau chỉ đôi câu, rất “không thừa”, nhưng tràn đầy ý nghĩa, đó là: “chắc ta gần nhau chưa”.
Đúng thế, trong cuộc đời của người và của nhà Đạo, vấn đề quan trọng cần lưu tâm /lưu ý hết mọi vị, vẫn luôn là “chắc ta gần nhau chưa”. “Gần” ở đây, chưa hẳn là gần gũi theo diện họ hàng/hang hốc, rất bà con. Mà, chữ “Gần” ở đây, vẫn có thể là sự “cận kề” rất thân quen, mật thiết. Như lời Thầy Chí Ái từng nhắc nhở, ở thánh kinh, rằng:
“Có kẻ thưa Người rằng:
"Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia,
tìm cách nói chuyện với Thầy."
Người bảo kẻ ấy rằng:
"Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?"
Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói:
"Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi.
Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi,
Đấng ngự trên trời,
người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi."
(Mt 12: 47-48)
Và hôm nay, qua luận phiếm về tính cách bà con/họ hàng của Chúa, “những người thi hành ý muốn của Cha”, vẫn còn đó câu hát của thi nhân ngoài Đạo cũng rất buồn: “Chắc ta gần nhau chưa?” Nói nôm na, thì sẽ bảo: nếu ta vẫn tự hào là người Công giáo, mà sao chưa xác tín lời dặn của Chúa, trích ở trên. Hay, ta cũng đã xác tín, nhưng vẫn hỏi một câu để đời, rằng: “Chắc ta gần nhau chưa?” Tức, chắc gì ta đã là “anh em của Đức Chúa”? Hỏi ở đây, hôm nay phải chăng là đã trả lời rồi, hỡi bạn và hỡi tôi, những người anh/người chị cũng “hiền như ma soeur”, hay rất “lành như mon frère”, của chúng mình!
Bần đạo nay không tin rằng: hỏi tức đã trả lời rồi. Bởi, nếu quả có thế, thì sao nhiều vị vẫn thích nghe nhạc bản có lời cứ ê a, mà rằng:
“Em hiền như ma soeur,
vết thương ta bốn mùa,
Trái tim ta bệnh hoạn,
ma soeur này ma soeur”…
(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)
Hát thì hát thế, nhưng vẫn cứ mong sự thật không phải thế hỡi bạn hiền, những “mes soeurs” hoặc “mes frères”, của tôi và của bạn, ở ngoài đời. Hoặc trong Đạo.
Trần Ngọc Mười Hai
Cũng ít hát câu
“em hiền như ma soeur”
vì rất sợ và không tin
em hiền như thế.
“Lạy Chúa tôi, vầng trăng cao giá lắm,”
“xin ban ơn, bằng cách sáng thêm lên!”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Ga 14: 1-12
Trăng cao giá, vẫn rất cần sáng thêm lên. Sáng thêm lên, để người người được soi tỏ mà hiểu rõ nỗi niềm huyền nhiệm Đức Chúa là Sự Sáng đích thực, rất hơn trăng.
Trình thuật hôm nay, thánh Gioan viết lên vần thơ/văn nói về “Vầng Trăng Giêsu, Đức-Chúa-của-Sự-Sáng Phục Sinh sáng láng, hơn sao trời. Sở dĩ thánh Gioan viết Tin Mừng theo cung cách rất khác biệt, vì thấy Tin Mừng Nhất Lãm đã diễn tả nhưng chưa làm nổi bật đủ đặc tính thánh thiêng rất Thiên Chúa của Đức Giêsu. Nói cách khác, theo thánh Gioan, Tin Mừng Nhầt Lãm ta đọc vẫn chưa hiện rõ đặc trưng cao giá sáng láng rất Thiên Chúa nơi Đức Giêsu. Với Tin Mừng thánh Gioan viết, Đức Giêsu là Đức Chúa rất “sáng thêm lên”, là bởi: nơi Ngài, vẫn đầy tràn Thánh Thần Chúa với sức sống Phục Sinh.
Qua Phục Sinh, Chúa trở về với Cha, để rồi Ngài sẽ gửi Thánh Thần Ngài đến thực hiện những gì Ngài vẫn làm cho ta, xưa nay. Thánh Thần Chúa, bên tiếng Hy Lạp gọi là “Paraclete”, Đấng Ủi An. Là, Ngôi Ba uy hùng dũng mạnh, luôn cận kề để thánh hoá, khích lệ và tạo nguồn hứng khởi cho mọi người. Paraclete, là Đấng Phù Trợ Ủi An -tác động như vị luật sư biện hộ cho ta ở trước toà- là Đấng luôn gần gũi ở cạnh bên hầu sáng soi mọi bị cáo. Ngài là vị Cố Vấn luôn trợ giúp trấn an những ai đau buồn sầu khổ, hoặc bối rối vì mất đi bạn bè/người thân, cần nhủ khuiyên.
Thật ra, mọi Kitô-hữu ít nhiều đều đã trải nghiệm có Đức Kitô là Đức Chúa Hộ Phù rất Ủi An nơi Tiệc Thánh. Khi cử hành Tiệc Thánh, tất cả đều đã cảm nghiệm rằng Ngài đang thực sự ở với chính mình. Nhờ sự hiện diện hiệp thông của Ngài, người người được Thánh Thần Chúa sáng soi, ban ơn. Thật ra, khi lĩnh nhận Mình Máu Chúa vào lòng, mọi Kitô-hữu đều cảm nhận là chính Thánh Thần Ngài đến với họ.
Hãy liên tưởng trường hợp của chú bé lớp 1 nọ, tung tăng chạy về nhà những tưởng rằng ngày đầu đi học về, thế nào mẹ hiền cũng hân hoan đón tận cửa. Nào ngờ, vào nhà chào hỏi mãi, chẳng thấy mẹ ở đâu. Chẳng ai lên tiếng trả lời bé. Chẳng ai hiện có mặt ở nhà, để bé khoe nhiều điều. Rõ ràng, bé nhận ra là nhà mình nay vắng bóng, hết mọi người. Nhà của bé trống trải cách lạ thường. Trống đến độ, lẽ ra bé chẳng nên về nhà, cứ ở lại trường chắc vui hơn. Hãy tưởng tượng một trường hợp khác, bé ở trường về đã thấy mẹ ở nhà, nhưng mẹ hiền chỉ hỏi han đôi câu cho xong chuyện rồi còn làm việc khác. Đấy, cũng là trường hợp nhà của bé có mẹ hiền luôn hiện diện, nhưng chưa tạo được hiệp thông. Cảm kích.
Hãy tưởng tuợng thêm tình huống khác, qua đó cho thấy bé em học ở trường về đã thấy mẹ đang chờ đón chạy ra đưa bé vào nhà. Và, mẹ hiền đã buông bỏ mọi thứ để ngồi xuống, ở với bé. Nghe bé kể chuyện trường, chuyện của bạn, khen bé ngoan hiền, học giỏi. Rồi lấy nước cho bé uống và cười vui với bé, rất khôn nguôi. Đó mới là hiện diện thật sự. Cứ thế, mẹ và con trao đổi với nhau về nhiều thứ. Về, những chuyện khiến cả hai thích thú, thấy rằng đời mình đã có hiệp thông. Trao đổi. Một hiệp thông linh thánh. Từ đó, ngày nào bé cũng thấy vui. Thấy đẹp trời. Đời bé quả là có ý nghĩa. Thế đó, là ân huệ từ Đức Chúa rất Ủi An đến với bé. Mẹ hiền của bé bỗng nhiên trở nên ân huệ của Thần Khí.
Là, dân con đi Đạo, tín hữu Đức Kitô cũng trải nghiệm tình thân thương đón nhận Thánh Thần Chúa Đấng Ủi An, giống như thế. Chí ít, cũng đã cảm nhận mình được Chúa ban Thần Khí của Ngài từ Đức Giêsu, khi lĩnh nhận Mình và Máu Chúa, qua hiệp thông. Lĩnh và nhận, như hiểu biết theo cung cách tự nhiên đầy năng-tính về những gì xảy ra giữa mình và Chúa. Những gì khiến mình thấy cuộc sống thật đáng sống.
Lĩnh nhận Thánh Thần Chúa Đấng Ủi An, còn có nghĩa như một thực thể đầy khích lệ. Như danh hoạ Van Gogh có lần đã diễn tả về một hiệp thông an ủi trên bản vẽ có bé em chập chững tập biết đi. Đi chưa vững, nên bé cứ lần chần, do dự. Chẳng dám bước mạnh, làm liều. Bước được vài bước, đã thấy cha mình ở không xa, đang mở rộng đôi tay chào đón bé vào lòng. Ảnh hình về tình thân thương của người cha trong tranh vẽ của Van Gogh khác gì tâm tình đầy Ủi An do Thánh Thần Chúa vẫn đón chào đàn con của Chúa.
Lm Gerard Manly Hopkins, một nhà thơ Dòng Tên người Anh, có lần cũng chia sẻ giải thích về Đấng Ủi An rất Paraclete trong thánh lễ. Ông san sẻ bằng ngôn từ thể thao rất “bóng chày crikdt kiểu Anh, như sau:
“Thông thường nhiều người vẫn dịch cụm từ “Paraclete” thành Đấng Dỗ dành, ủi an, nhưng Paraclete đượm ý nghĩa còn hơn cả dỗ dành an ủi nữa. Cụm từ này xuất từ tiếng Hy Lạp. Bên tiếng Anh, chẳng có có ngữ từ nào thích hợp để dịch như thế. Cả bên tiếng La tinh cũng vậy, không từ ngữ nào mang một ý nghĩa tương tự. Dịch là Đấng Dỗ dành/nhủ khuyên, vẫn chưa đủ. “Paraclete” thật ra còn là người dỗ dành, mừng chúc, rất khích lệ. Ngài là Đấng chuyên thuyết phục, cổ võ, khuấy động và cũng thúc giục, gọi mời hết mọi người. Ngài còn như cú thúc mạnh vào hông ta để ra lệnh cho ta vượt về phía trước. Là, tiếng vỗ ra hiệu cho diễn giả bắt đầu hoặc kết thúc. Là, tiếng loa kèn xuất quân trổi giọng với quân binh. “Paraclete”, là tâm tình gửi đến với tâm linh quyết gọi mời người người đến. Là, động thái của Đấng nhủ khuyên ta nên sống tử tế. Là, nhận thức xảy đến với tâm tư của chính tôi, như một sẻ chia, đạt tới đích, hệt như vận động viên cầm cây chày gỗ trong môn “cricket” trước các thanh chắn ngăn bóng trúng đích điểm khiến người cầm chày/gậy đã bắt đầu chạy hai đầu để ghi số lần chạy, trong khi đó mấy người khác cứ đứng đực ra đó hòng đối phó bằng dáng vẻ nghi ngờ, vẫn kêu lên: Ráng lên, Ráng lên! Paraclete vẫn là như thế. Là, như ai đó vẫn chúc mừng tinh thần thể tháo có ra dấu, có kêu lên, người người trong trận đấu đều phấn chấn làm mọi chuyện quyết đạt tới đích, vẫn vừa chạy vừa la lớn: Ráng lên, Ráng lên, chạy phía này!”
Khi đón nhận Mình Máu Chúa, ta như người cầm chày/gậy cùng nhắm bóng với Đức Giêsu. Ngài ban cho ta Thần Khí rất đích thực để làm được việc cần làm và còn hơn nữa. Ngài làm sống lên nơi ta, bằng năng lực của chính Ngài.
Trước mắt, Phụng vụ Hội thánh sẽ mừng kính Chúa Thăng thiên về với Cha, vào tuần tới. Về với Cha, nhưng Ngài vẫn để lại nơi ta Thánh Thần của Ngài, làm Đấng Ủi An vỗ về, ở với ta.
Cũng nên nhớ, là Thánh Thần Chúa không thể đơn phương làm một mình. Ngài sẽ khích lệ ta làm như thế trong quan hệ với mỗi người. Ta đươc giao trọng trách phụ giúp Thánh Thần Ngài bằng cách trở nên một thứ Paraclete với mỗi người.
Đôi lúc, ta cũng nên tự hỏi, là: đời mình, đã có ai được kể là kẻ ủi an, vỗ về và tăng năng lượng cho mình, không? Trong cuộc đời, hỏi rằng: chính mình có từng ủi an vỗ về và tăng năng lượng cho ai khác? Bởi, đây mới là cuộc sống đích thực của tín hữu Đức Kitô. Đây, mới đích thực là hiện thực giới răng mới của Đức Chúa: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu anh em.”
Tìm cách vỗ về và ủi an nhau. Trao cho nhau Thần KHí Chúa và năng lượng của Đức Kitô, việc đó mới quan trọng. Dù, mình đang chơi bóng chày cricket với bất cứ ai, cũng đừng nên nói với họ tiếng “Không”, “Hãy ngưng lại”, hoặc “Chờ đấy!” Nhưng hãy bảo: “Ráng lên, Ráng lên! Cứ thế mà chạy vụt về phía trước, sẽ vui luôn.”
Trong tinh thần cổ võ lẫn nhau, cũng nên ngâm tiếp câu thơ còn bỏ dở của thi sĩ họ Hàn, rằng:
“Lạy Chúa tôi, vầng trăng cao giá lắm,
Xin ban ơn, bằng cách sáng thêm lên.
Ánh thêm lên, cho không gian rất đẫm,
Linh hồn thơ mát rợn với hương nguyền.”
(Hàn Mặc Tử - Vầng Trăng)
Vầng trăng kia. Ánh sao nọ. Vẫn cứ sáng thêm lên. Sáng, bằng năng lượng Thánh Thần Chúa Phục Sinh vẫn cứ an ủi. Vỗ về. Để, người người được Chúa khuyến khích, sẽ còn sáng mãi, suốt đời mình. Ở muôn nơi.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
Nhân bản trong đời tu
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
12:28 14/05/2011
NHÂN BẢN TRONG ĐỜI TU
(Gợi ý tĩnh tâm tháng 5)
Dẫn nhập :
Để khẳng định tính chất ưu việt của đời tu cũng như đời sống “làm người” hoàn hảo của các tu sĩ, Đức Á Thánh GH Gioan-Phaolô II đã kêu gọi trong Tông Huấn “Đời Thánh Hiến” : “Cùng tất cả mọi người nam nữ muốn nghe tôi, tôi ao ước gửi đến một lời mời gọi : xin hãy tìm kiếm những con đường đưa đến Thiên Chúa hằng sống và chân thật, đặc biệt theo những đường lối mà đời thánh hiến đã vạch ra. Những người được thánh hiến chứng minh rằng “bất cứ ai theo Chúa Kitô, Con Người hoàn hảo, thì kẻ ấy cũng sẽ trở nên người hoàn hảo” (ĐTH số 108).
Nhưng, có đứng thực các tu sĩ luôn là những “người hoàn hảo” ?
Để trả lời cho vấn nạn đó, chúng ta thử đọc lại một tài liệu được ghi trong tập sách “Giáo dục nhân bản” của lm. F.X Nguyễn Hữu Tấn, Gs ĐCV Sài Gòn :
“Trong khoá họp của các phụ trách Dòng Nữ Miền Trung vào tháng 9 năm 1967, khi bàn đến vấn đề huấn luyện, người ta có đặt ra những câu hỏi thảo luận :
1. Phải chăng ngày nay chúng ta có phần nào lơ đãng trong việc thực hành các nhân đức tự nhiên như là : công bằng, trung thực, trung thành với lời hứa, lịch sự, vô tư…?
2. Phải chăng chính sự lơ đãng đó đưa tới sự thiếu tinh thần tu trì hiện nay ?
3. Phải chăng đó là một sự quên lãng, rằng tự nhiên có ảnh hưởng tới siêu nhiên ?
Rồi bản đức kết được ghi nhận theo từng câu hỏi :
1. Quả là có như thế. Và đó là một thực tại đáng buồn.
2. Đó là điều không còn nghi ngờ gì. Tinh thần tu hành không thể phát sinh trong một tâm hồn quanh quéo, bất công, đầy hiềm thù chống đối và từ chối mọi vẻ trang nhã. Ân sủng không phá huỷ thiên nhiên nhưng là nâng cao. Dĩ nhiên là một người có bản nhiên tốt thì dễ ăn sâu vào cuộc sống tu hành.
3. Đó không là một sự quên lãng mà là một sự khinh thường.
Như vậy, để trở nên một người tu sĩ hoàn hảo, chúng ta phải trở lại với “nguyên tắc vàng” mà cha bề trên Lành (Albert Delagnes) đã nhắn nhủ các chủng sinh :
“Các con muốn trở thành linh mục thánh thiện, trước tiên các con phải lo rèn luyện nên người lương thiện (honnête homme), trên cơ sở vững chắc ấy các con nỗ lực xây dựng con người Kitô hữu đạo đức (bon chrétien), rồi từ đó các con mới có triển vọng trở thành linh mục thánh đức (saint prêtre).
Chúng ta có thể thay hai từ “linh mục” bằng hai từ “tu sĩ” mà chắc chắn nội dung ý nghĩa sẽ không có gì thay đổi.
Câu chuyện của chúng ta hôm nay xin dừng lại ở bước đầu “người lương thiện” ; nói cách khác, phải huấn luyện “đời sống làm người”, đời sống nhân bản, như là một cơ sở nền tảng để xây dựng con người trưởng thành trong Đức Kitô, theo như cách quả quyết của Aldous Huxley : “Làm một người đầy đủ, điều hoà là một việc khó khăn, nhưng đó là công việc duy nhất của chúng ta. Người ta chỉ xin chúng ta một điều duy nhất nên một người : Một người, anh nghe rõ”
I. TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG NHÂN BẢN
Để xem thử con người ngày nay quan niệm nhân bản thế nào, xin được giới thiệu bài viết sau đây của blog Góc Phố đăng ngày 16/5/2009 :
Nhân Bản ! Bài học đầu tiên
Ngày Góc phố còn là học sinh cấp hai , Góc phố có được tham gia vào một nhóm gọi tắt là TSC .Bài học đầu tiên Góc Phố được học đó là " Nhân bản ".
- Vậy Nhân Bản là gì ?
Góc phố xin chia sẻ cùng các bạn hôm nay một chút về vấn đề này chắc rằng nó không xa lạ, nhưng nhiều người vẫn chưa nghĩ đến.
Trong tiếng Việt, những từ Hán Việt có chữ NHÂN bắt nguồn từ ba chữ NHÂN khác nhau trong tiếng Hán:
仁 nhân đạo: lòng nhân đạo
人 nhân bản, nhân văn, nhân loại . Nhưng nhân loại chỉ có nghĩa là loài người.
因 phép tính nhân. Nhân bản : từ một bản gốc tạo ra nhiều bản. Ví dụ photo copi. Nhân bản vô tính là NHÂN này.
Nhân Bản được định nghĩa là lấy con người làm gốc, lấy con người làm trọng. Một khía cạnh của Nhân Bản đó là học làm người .
- Thế thì tại sao chúng ta phải học làm người ?
Một học giả đã nói rằng :" Con người sinh ra vốn đã làm người nhưng chưa phải là người thật sự, muốn làm người phải học làm người."
- Vậy học làm người là như thế nào ?
Đó là học và tập để trở thành một con người thật sự, có trái tim biết yêu thương, biết suy nghĩ ,biết làm việc và tiến tới cái gọi là Chân - Thiện - Mỹ .
Nghĩa là hướng được họ tới cái đích chân, thiện, mỹ, cái đích này cũng là cái đích tối cao của cả loài người.
Không riêng một lĩnh vực nào, một khía cạnh nào mà con người lại không yêu cầu tính Chân - Thiện - Mỹ các bạn có thấy vậy không ?
Có lẽ chúng ta khá cầu toàn, song chính những điều đó lại làm cho chúng ta khác với những loài động, thực vật ..v.v
Bây giờ đâu đâu cũng có sách dạy học làm người .Nào là Quà Tặng Cuộc Sống , Những Tâm Hồn Cao Cả , Đắc Nhân Tâm , Tình Yêu và Cuộc Sống v.v
Chỉ bấy nhiêu thôi đủ thấy muốn thật sự là người không phải dễ .
Mỗi ngày, mỗi giây, mỗi việc chúng ta đều phải học. Để hoàn thiện mình hơn trong mọi lãnh vực ….
Vì kiến thức là vô tận chúng ta học mãi cũng không hết. Mỗi ngày chúng ta bổ sung một ít. Và cứ như vậy chúng ta học suốt đời cũng không hết.Không chỉ từ trường lớp mà còn có trường đời, với mọi người xung quanh.
Cuối cùng góc phố xin trích một câu chuyện để các bạn ngẫm nghĩ thêm về vấn đề :" Học làm người "
Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học, liền học Thạc sĩ, rồi lại học Tiến sĩ. Sau nhiều năm, cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.
Một hôm người đồ đệ này trở về, thưa với ngài Tinh Vân : “Bạch Sư Phụ nay con đã có học vị Tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa?” Ngài Tinh Vân bảo : “Học làm người”, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.
Ngài Tinh Vân cho rằng, bất luận là sĩ nông công thương, người ở tầng lớp nào có học tập là có tiến bộ, nay cùng chia sẻ với mọi người về những điều cần phải học.
Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn. Đối tượng mà mình nhận lỗi có thể là cha mẹ, bạn bè, mọi người trong xã hội, thậm chí nhận lỗi với con cái hay là người không tốt đối với mình, nhận lỗi như vậy bản thân chẳng mất mát gì, ngược lại còn thể hiện được sự độ lượng của bản thân. Học nhận lỗi là một điều rất tốt, là sự tu tập lớn.
Thứ hai “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta lại mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại dài lâu được, chứ cứng làm chi cho chịu thiệt thòi. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập. Người ta thường hình dung những người cố chấp, thì tấm lòng của họ, tính cách của họ rất lạnh, rất cứng y như một miếng sắt vậy. Nếu chúng ta có thể điều hòa hơi thở, điều hòa thân tâm, dần dần điều phục tâm như ngựa hoang, như vượn chuyền cành này khiến cho nó nhu hòa mềm mại, thì cuộc sống mới vui tươi hơn, mới lâu dài được.
Thứ ba “học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên biển lặng, lùi một bước thì biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không. Các vị muốn sống, muốn sinh tồn, muốn sinh mạng này thì cần phải biết nhẫn, có thể hiểu rõ những đúng sai, thiện ác, tốt xấu của thế gian, thậm chí chấp nhận nó.
Thứ tư “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu lẫn nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?
Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc va li, lúc cần dùng thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống lại không đặt xuống, cũng như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới có thể tự tại được.
Thứ sáu “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm bồ tát, tâm bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.
Thứ bảy “học sinh tồn”. Để sinh tồn chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh, thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu để với người thân.
Chúc bạn bè thân hữu cùng cố gắng!
II. ĐỀ NGHỊ MỘT SỐ THỰC HÀNH ĐỜI SỐNG NHÂN BẢN TRONG ĐỜI TU
- Tinh thần cộng đoàn : Bản chất của Giáo Hội là “cộng đoàn tính, Giáo Hội tính, Công giáo tính”. Vì thế, điều kiện tiên quyết để sống ơn gọi tu trì chính là phải chấp nhận và hoà nhập với cộng đoàn. Một người mang não trạng “chủ nghĩa cá nhân”, luôn lấy cái tôi làm thước đo cho mọi người, không thể sống và thăng tiến trong đời sống tu trì. Tuy nhiên, sống cộng đoàn, không có nghĩa là “lẫn trốn giữa cộng đoàn để giấu đi cái bản sắc riêng và không còn một nhân vị độc đáo, bản lĩnh. Hoà nhập với cộng đoàn nhưng không để cái tôi độc đáo của bình biến tan trong đó.
- Tinh thần sẻ chia : Luôn biết cho và nhận. Đóng kín trên cái tôi với một lối sống ích kỷ sẽ làm ghèo nàn và xói mòn nhân cách. Chia sẻ và đón nhận sẽ giúp sống và sống phong phú cũng như có thêm nhiều điều kiện và kinh nghiệm để thăng tiến. Sẻ chia cũng đồng nghĩa với cởi mở, cảm thông, yêu thương và phục vụ (serviable).
- Chấp nhận và tôn trọng đời sống cá nhân : Cộng đoàn là một tập thể bao gồm “bá nhân bá tánh” ; do đó, luôn biết mở lòng để lắng nghe và chấp nhận những khác biệt. Áp đặt ý muốn, lập trường và quan niệm của riêng mình lên kẻ khác là một điều ngược lại với tính nhân văn. Điều đó cũng có nghĩa luôn biết tôn trọng đời sống cá nhân của người khác, kính trọng những “mầu nhiệm” riêng tư mà chỉ một mình Thiên Chúa mới thấu hiểu. Bất cần và lãnh đạm đối với những khó khăn hay khổ đau của người khác là một điều đáng trách cũng giống như sự xoi mói, xúc phạm đến những “không gian nội tâm” sâu kín của người khác.
- Sự biểu hiện nhân bản từ những nhỏ nhặt đời thường : Để biểu hiện và thực hành những đức tính và chiều kích nhân bản trên, đời sống luôn phải toát ra một sự hoà hợp từ những biểu hiện bên ngoài : trang phục, cử chỉ, lời ăn tiếng nói…Tất cả đều phải mang “dáng đứng’ của sự trang nhã, lịch sự, tôn kính, thân thương, tế nhị…Một cuộ sống mà ở bất cứ nơi nào, từ nhà cơm tới nhà nguyện, từ phòng đọc sách tới toiltte, từ lúc hội họp đến chỗ nghỉ ngơi…đều toát lên một bầu khí tươi vui, hoà thuận, kính trọng, trang nhã…chắc chắn sẽ mang lại một cuộc sống tu trì hạnh phúc và được thăng tiến.
Kết : Để kết thúc bài chia sẻ hôm nay, xin mượn lời của ĐGH Piô XII nói với các cha dòng Cát Minh, nhân ngày kỷ niệm 25 năm thành lập học viện quốc tế của Dòng tại Rôma :
“Trong khi chờ đợi con người tu sĩ trẻ trở nên thành viên có nhân đức sáng ngời, thì họ phải luyện tập trở thành con người hoàn hảo trong những công tác thường nhật : vì làm sao con người có thể trèo lên tận đỉnh núi, nếu dưới đồng bằng họ đi chưa vững ? Vậy ước mong rằng vị tu sĩ rèn luyện và biểu dương qua cuộc sống một nghị lực thích ứng với tha nhân và tương quan xã hội, một thái độ cởi mở, một bộ điệu nhu mì, một tâm hồn trung thực và cũng ước mong rằng vị tu sĩ ấy tuân giữ lời hứa, làm chủ các ngôn hành của mình, biết kính trọng mọi người, giữ đức công bình, giữ đức nhẫn nhục…”
Ước mong sao tất cả chúng ta đều đã có được những “bước chân vững chắc ở dưới đồng bằng”, đó chính mà một cuộc sống “làm người hoàn hảo”, một “honnête homme”, để trên nền tảng vững chắc đó, chúng ta là những kẻ thuộc trọn về Thiên Chúa trong đời sống thánh hiến.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
(Gợi ý tĩnh tâm tháng 5)
Dẫn nhập :
Để khẳng định tính chất ưu việt của đời tu cũng như đời sống “làm người” hoàn hảo của các tu sĩ, Đức Á Thánh GH Gioan-Phaolô II đã kêu gọi trong Tông Huấn “Đời Thánh Hiến” : “Cùng tất cả mọi người nam nữ muốn nghe tôi, tôi ao ước gửi đến một lời mời gọi : xin hãy tìm kiếm những con đường đưa đến Thiên Chúa hằng sống và chân thật, đặc biệt theo những đường lối mà đời thánh hiến đã vạch ra. Những người được thánh hiến chứng minh rằng “bất cứ ai theo Chúa Kitô, Con Người hoàn hảo, thì kẻ ấy cũng sẽ trở nên người hoàn hảo” (ĐTH số 108).
Nhưng, có đứng thực các tu sĩ luôn là những “người hoàn hảo” ?
Để trả lời cho vấn nạn đó, chúng ta thử đọc lại một tài liệu được ghi trong tập sách “Giáo dục nhân bản” của lm. F.X Nguyễn Hữu Tấn, Gs ĐCV Sài Gòn :
“Trong khoá họp của các phụ trách Dòng Nữ Miền Trung vào tháng 9 năm 1967, khi bàn đến vấn đề huấn luyện, người ta có đặt ra những câu hỏi thảo luận :
1. Phải chăng ngày nay chúng ta có phần nào lơ đãng trong việc thực hành các nhân đức tự nhiên như là : công bằng, trung thực, trung thành với lời hứa, lịch sự, vô tư…?
2. Phải chăng chính sự lơ đãng đó đưa tới sự thiếu tinh thần tu trì hiện nay ?
3. Phải chăng đó là một sự quên lãng, rằng tự nhiên có ảnh hưởng tới siêu nhiên ?
Rồi bản đức kết được ghi nhận theo từng câu hỏi :
1. Quả là có như thế. Và đó là một thực tại đáng buồn.
2. Đó là điều không còn nghi ngờ gì. Tinh thần tu hành không thể phát sinh trong một tâm hồn quanh quéo, bất công, đầy hiềm thù chống đối và từ chối mọi vẻ trang nhã. Ân sủng không phá huỷ thiên nhiên nhưng là nâng cao. Dĩ nhiên là một người có bản nhiên tốt thì dễ ăn sâu vào cuộc sống tu hành.
3. Đó không là một sự quên lãng mà là một sự khinh thường.
Như vậy, để trở nên một người tu sĩ hoàn hảo, chúng ta phải trở lại với “nguyên tắc vàng” mà cha bề trên Lành (Albert Delagnes) đã nhắn nhủ các chủng sinh :
“Các con muốn trở thành linh mục thánh thiện, trước tiên các con phải lo rèn luyện nên người lương thiện (honnête homme), trên cơ sở vững chắc ấy các con nỗ lực xây dựng con người Kitô hữu đạo đức (bon chrétien), rồi từ đó các con mới có triển vọng trở thành linh mục thánh đức (saint prêtre).
Chúng ta có thể thay hai từ “linh mục” bằng hai từ “tu sĩ” mà chắc chắn nội dung ý nghĩa sẽ không có gì thay đổi.
Câu chuyện của chúng ta hôm nay xin dừng lại ở bước đầu “người lương thiện” ; nói cách khác, phải huấn luyện “đời sống làm người”, đời sống nhân bản, như là một cơ sở nền tảng để xây dựng con người trưởng thành trong Đức Kitô, theo như cách quả quyết của Aldous Huxley : “Làm một người đầy đủ, điều hoà là một việc khó khăn, nhưng đó là công việc duy nhất của chúng ta. Người ta chỉ xin chúng ta một điều duy nhất nên một người : Một người, anh nghe rõ”
I. TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG NHÂN BẢN
Để xem thử con người ngày nay quan niệm nhân bản thế nào, xin được giới thiệu bài viết sau đây của blog Góc Phố đăng ngày 16/5/2009 :
Nhân Bản ! Bài học đầu tiên
Ngày Góc phố còn là học sinh cấp hai , Góc phố có được tham gia vào một nhóm gọi tắt là TSC .Bài học đầu tiên Góc Phố được học đó là " Nhân bản ".
- Vậy Nhân Bản là gì ?
Góc phố xin chia sẻ cùng các bạn hôm nay một chút về vấn đề này chắc rằng nó không xa lạ, nhưng nhiều người vẫn chưa nghĩ đến.
Trong tiếng Việt, những từ Hán Việt có chữ NHÂN bắt nguồn từ ba chữ NHÂN khác nhau trong tiếng Hán:
仁 nhân đạo: lòng nhân đạo
人 nhân bản, nhân văn, nhân loại . Nhưng nhân loại chỉ có nghĩa là loài người.
因 phép tính nhân. Nhân bản : từ một bản gốc tạo ra nhiều bản. Ví dụ photo copi. Nhân bản vô tính là NHÂN này.
Nhân Bản được định nghĩa là lấy con người làm gốc, lấy con người làm trọng. Một khía cạnh của Nhân Bản đó là học làm người .
- Thế thì tại sao chúng ta phải học làm người ?
Một học giả đã nói rằng :" Con người sinh ra vốn đã làm người nhưng chưa phải là người thật sự, muốn làm người phải học làm người."
- Vậy học làm người là như thế nào ?
Đó là học và tập để trở thành một con người thật sự, có trái tim biết yêu thương, biết suy nghĩ ,biết làm việc và tiến tới cái gọi là Chân - Thiện - Mỹ .
Nghĩa là hướng được họ tới cái đích chân, thiện, mỹ, cái đích này cũng là cái đích tối cao của cả loài người.
Không riêng một lĩnh vực nào, một khía cạnh nào mà con người lại không yêu cầu tính Chân - Thiện - Mỹ các bạn có thấy vậy không ?
Có lẽ chúng ta khá cầu toàn, song chính những điều đó lại làm cho chúng ta khác với những loài động, thực vật ..v.v
Bây giờ đâu đâu cũng có sách dạy học làm người .Nào là Quà Tặng Cuộc Sống , Những Tâm Hồn Cao Cả , Đắc Nhân Tâm , Tình Yêu và Cuộc Sống v.v
Chỉ bấy nhiêu thôi đủ thấy muốn thật sự là người không phải dễ .
Mỗi ngày, mỗi giây, mỗi việc chúng ta đều phải học. Để hoàn thiện mình hơn trong mọi lãnh vực ….
Vì kiến thức là vô tận chúng ta học mãi cũng không hết. Mỗi ngày chúng ta bổ sung một ít. Và cứ như vậy chúng ta học suốt đời cũng không hết.Không chỉ từ trường lớp mà còn có trường đời, với mọi người xung quanh.
Cuối cùng góc phố xin trích một câu chuyện để các bạn ngẫm nghĩ thêm về vấn đề :" Học làm người "
Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học, liền học Thạc sĩ, rồi lại học Tiến sĩ. Sau nhiều năm, cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.
Một hôm người đồ đệ này trở về, thưa với ngài Tinh Vân : “Bạch Sư Phụ nay con đã có học vị Tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa?” Ngài Tinh Vân bảo : “Học làm người”, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.
Ngài Tinh Vân cho rằng, bất luận là sĩ nông công thương, người ở tầng lớp nào có học tập là có tiến bộ, nay cùng chia sẻ với mọi người về những điều cần phải học.
Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn. Đối tượng mà mình nhận lỗi có thể là cha mẹ, bạn bè, mọi người trong xã hội, thậm chí nhận lỗi với con cái hay là người không tốt đối với mình, nhận lỗi như vậy bản thân chẳng mất mát gì, ngược lại còn thể hiện được sự độ lượng của bản thân. Học nhận lỗi là một điều rất tốt, là sự tu tập lớn.
Thứ hai “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta lại mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại dài lâu được, chứ cứng làm chi cho chịu thiệt thòi. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập. Người ta thường hình dung những người cố chấp, thì tấm lòng của họ, tính cách của họ rất lạnh, rất cứng y như một miếng sắt vậy. Nếu chúng ta có thể điều hòa hơi thở, điều hòa thân tâm, dần dần điều phục tâm như ngựa hoang, như vượn chuyền cành này khiến cho nó nhu hòa mềm mại, thì cuộc sống mới vui tươi hơn, mới lâu dài được.
Thứ ba “học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên biển lặng, lùi một bước thì biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không. Các vị muốn sống, muốn sinh tồn, muốn sinh mạng này thì cần phải biết nhẫn, có thể hiểu rõ những đúng sai, thiện ác, tốt xấu của thế gian, thậm chí chấp nhận nó.
Thứ tư “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu lẫn nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?
Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc va li, lúc cần dùng thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống lại không đặt xuống, cũng như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới có thể tự tại được.
Thứ sáu “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm bồ tát, tâm bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.
Thứ bảy “học sinh tồn”. Để sinh tồn chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh, thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu để với người thân.
Chúc bạn bè thân hữu cùng cố gắng!
II. ĐỀ NGHỊ MỘT SỐ THỰC HÀNH ĐỜI SỐNG NHÂN BẢN TRONG ĐỜI TU
- Tinh thần cộng đoàn : Bản chất của Giáo Hội là “cộng đoàn tính, Giáo Hội tính, Công giáo tính”. Vì thế, điều kiện tiên quyết để sống ơn gọi tu trì chính là phải chấp nhận và hoà nhập với cộng đoàn. Một người mang não trạng “chủ nghĩa cá nhân”, luôn lấy cái tôi làm thước đo cho mọi người, không thể sống và thăng tiến trong đời sống tu trì. Tuy nhiên, sống cộng đoàn, không có nghĩa là “lẫn trốn giữa cộng đoàn để giấu đi cái bản sắc riêng và không còn một nhân vị độc đáo, bản lĩnh. Hoà nhập với cộng đoàn nhưng không để cái tôi độc đáo của bình biến tan trong đó.
- Tinh thần sẻ chia : Luôn biết cho và nhận. Đóng kín trên cái tôi với một lối sống ích kỷ sẽ làm ghèo nàn và xói mòn nhân cách. Chia sẻ và đón nhận sẽ giúp sống và sống phong phú cũng như có thêm nhiều điều kiện và kinh nghiệm để thăng tiến. Sẻ chia cũng đồng nghĩa với cởi mở, cảm thông, yêu thương và phục vụ (serviable).
- Chấp nhận và tôn trọng đời sống cá nhân : Cộng đoàn là một tập thể bao gồm “bá nhân bá tánh” ; do đó, luôn biết mở lòng để lắng nghe và chấp nhận những khác biệt. Áp đặt ý muốn, lập trường và quan niệm của riêng mình lên kẻ khác là một điều ngược lại với tính nhân văn. Điều đó cũng có nghĩa luôn biết tôn trọng đời sống cá nhân của người khác, kính trọng những “mầu nhiệm” riêng tư mà chỉ một mình Thiên Chúa mới thấu hiểu. Bất cần và lãnh đạm đối với những khó khăn hay khổ đau của người khác là một điều đáng trách cũng giống như sự xoi mói, xúc phạm đến những “không gian nội tâm” sâu kín của người khác.
- Sự biểu hiện nhân bản từ những nhỏ nhặt đời thường : Để biểu hiện và thực hành những đức tính và chiều kích nhân bản trên, đời sống luôn phải toát ra một sự hoà hợp từ những biểu hiện bên ngoài : trang phục, cử chỉ, lời ăn tiếng nói…Tất cả đều phải mang “dáng đứng’ của sự trang nhã, lịch sự, tôn kính, thân thương, tế nhị…Một cuộ sống mà ở bất cứ nơi nào, từ nhà cơm tới nhà nguyện, từ phòng đọc sách tới toiltte, từ lúc hội họp đến chỗ nghỉ ngơi…đều toát lên một bầu khí tươi vui, hoà thuận, kính trọng, trang nhã…chắc chắn sẽ mang lại một cuộc sống tu trì hạnh phúc và được thăng tiến.
Kết : Để kết thúc bài chia sẻ hôm nay, xin mượn lời của ĐGH Piô XII nói với các cha dòng Cát Minh, nhân ngày kỷ niệm 25 năm thành lập học viện quốc tế của Dòng tại Rôma :
“Trong khi chờ đợi con người tu sĩ trẻ trở nên thành viên có nhân đức sáng ngời, thì họ phải luyện tập trở thành con người hoàn hảo trong những công tác thường nhật : vì làm sao con người có thể trèo lên tận đỉnh núi, nếu dưới đồng bằng họ đi chưa vững ? Vậy ước mong rằng vị tu sĩ rèn luyện và biểu dương qua cuộc sống một nghị lực thích ứng với tha nhân và tương quan xã hội, một thái độ cởi mở, một bộ điệu nhu mì, một tâm hồn trung thực và cũng ước mong rằng vị tu sĩ ấy tuân giữ lời hứa, làm chủ các ngôn hành của mình, biết kính trọng mọi người, giữ đức công bình, giữ đức nhẫn nhục…”
Ước mong sao tất cả chúng ta đều đã có được những “bước chân vững chắc ở dưới đồng bằng”, đó chính mà một cuộc sống “làm người hoàn hảo”, một “honnête homme”, để trên nền tảng vững chắc đó, chúng ta là những kẻ thuộc trọn về Thiên Chúa trong đời sống thánh hiến.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Xin mở cửa công chính cho tôi
Lm. Phêrô Hồng Phúc
18:23 14/05/2011
Người Do Thái được gọi là dân du mục. Có lẽ vì lý do trước hết họ là một dân tộc được Chúa tuyển chọn riêng, và khởi đi từ dân tộc được tuyển chọn riêng ấy, là Abraham đã rời quê cha đất tổ đến miền đất hứa. Mặc dù miền đất hứa còn chưa định hình. Ông ra đi vì đức tin. Và chính đức tin ấy đã dẫn ông đến miền đất hứa. Vì vậy mà dân Do Thái luôn luôn nhắc đến tổ phụ Abraham – cha của các kẻ tin – người đã rời xứ sở của mình để ra đi theo tiếng gọi của Chúa.
Từ bước khởi thủy này của Abraham đưa đến một nghề nghiệp gắn liền với cuộc sống của người Do Thái, đó là nghề chăn nuôi. Với người Do Thái, đàn chiên là gia nghiệp của họ, là sự sống của họ và thậm chí còn là niềm vui, hạnh phúc của gia đình họ nữa. Đời sống du mục thực sự là thích hợp với những gì mà người dân Do Thái có nghề nghiệp trong tay. Họ đi từ đồng cỏ này tới đồng cỏ kia và họ thân thiết với đàn chiên như “bạn với bạn”. Chính trong bối cảnh này mà Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Ta là cửa chuồng chiên”(Ga 10,7). Hình ảnh này cho chúng ta thấy ba ý nghĩa:
Ý nghĩa thứ nhất là sự thân thuộc: Cửa chuồng chiên là để đi vào trong chuồng chiên. Đó chính là ngưỡng cửa. Bên ngoài là cả một cuộc đấu tranh sinh tồn. Còn bước qua cửa vào nhà là nơi nghỉ ngơi, dưỡng sức. Chúa xưng mình là cửa chuồng chiên, thân thuộc biết bao nhiêu;
Ý nghĩa thứ hai là Chúa hạ mình: Chúa hạ mình để làm tất cả những gì cho đàn chiên được an nghỉ.
Ý nghĩa thứ ba nhắc chúng ta nhớ lời Thánh vịnh: “ Xin mở cửa công chính cho tôi để tôi vào tạ ơn Đức Chúa” (Tv 118,19) người Kitô hữu qua Cửa Công chính là Đức Giêsu Kitô, Đấng trung gian duy nhất nối đất với trời để ta được sống đời đời.
Vì thế, Chúa vừa xưng mình là chủ chiên, vừa xưng mình là cửa chuồng chiên. Chúa Giêsu đưa chúng ta vào một ý nghĩa thâm sâu hơn và điều đó đã được nhắc đến trong Tin Mừng của thánh Gioan. Là chủ chiên không phải là ăn thịt chiên hay nhằm xén lông chiên, nhưng chủ chiên yêu thương và bảo vệ đàn chiên. Là cửa chuồng chiên để đàn chiên được an nghỉ và bổ dưỡng. Như vậy, điều mà Chúa Giê su nhắm đến trước hết là vì lợi ích và sự sống của đàn chiên. Một người chủ tốt lành không phải là chỉ nhắm đến thịt chiên và lông chiên, chỉ nhắm đến nguồn lợi của vật chất, nhưng trên hết là mối thâm thiết giữa chủ và đàn chiên để bảo vệ cho đàn chiên, tìm lấy hạnh phúc, niềm vui từ chính đàn chiên của mình. Điều đó lớn hơn là giá trị vật chất.
Một câu chuyện kể rằng, người cha kia đi lên miền sơn cước, ông thương người con gái ở nhà vì vắng bóng cha. Ông liền gửi về cho cô con gái một con Nhồng. Con Nhồng thuộc họ Sáo, có tên gọi khác là Sáo đá (Gracula religiosa). Nhồng hót rất hay, nó nói sỏi tiếng người và biết dùng địêu bộ, âm giọng để biểu lộ tình cảm vui buồn, hờn, giận. Người cha biết thế nên ông gửi về cho cô con gái yêu quí của mình được vui. Ông những tưởng rằng cô sẽ rất vui vẻ và niềm vui sẽ kéo dài. Bất ngờ ông nhận được một lá thư, cô con gái viết lên kể: “Bố ơi, bố cho con con Nhồng. Con thích lắm và con đã làm thịt nó nấu cháo. Cháo thì ăn ngon nhưng thịt thì dai lắm!”. Chúng ta hãy đặt mình vào cương vị của người cha, hẳn là ông sẽ lịm người đi vì thấy cô con gái đã không hiểu bức thông điệp của mình qua con Nhồng đó. Bởi lẽ ông muốn cô phải nghe được tiếng hót của con Nhồng, rằng cô có thể vui với nó như là một sứ điệp của tình yêu thương mà ông gửi về cho con gái. Cô con gái chỉ nhìn thấy giá trị vật chất, cô giết con Nhồng để nấu cháo !
Trở lại với mối tương quan chủ chiên và đàn chiên. Người chủ chiên tìm ở nơi đàn chiên một sự sống, một niềm vui, và một sự cảm thông đồng hành với đàn chiên. Niềm vui ấy còn lớn hơn cả lông chiên và thịt chiên, chỉ là những giá trị vật chất bé nhỏ. Chính ở điểm này mà chúng ta thấy Chúa Giêsu đã lấy hình ảnh giữa chủ chiên và đàn chiên để chúng ta nhận ra Thiên Chúa yêu thương, quan phòng và dẫn dắt chúng ta như thế nào. Nếu một ai đó đến với đàn chiên mà đi qua lối khác mà vào, đó là kẻ cướp, đó là kẻ trộm. Chiên không nghe tiếng kẻ ấy. Như vậy, một mối thân thiết, tương giao được đặt ra giữa chủ chiên với đàn chiên. Một cái ước lệ không thành văn, rằng “Chiên Ta thì nghe tiếng Ta” và “Chiên không nghe tiếng người lạ” (x.Ga 10, 4-5). Nếu chủ chiên chỉ tìm đến những lợi lộc vật chất thì không cảm nghiệm được niềm vui và hạnh phúc, bởi đàn chiên đã dành cho chủ chiên những gì mà ông cảm thấy: Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta. Vậy ngược lại, nếu đàn chiên không nghe tiếng chủ chiên mà nghe theo tiếng người lạ, để rồi kẻ trộm đến bắt ăn thịt và phá hủy thì chủ chiên đau lòng biết bao nhiêu. Vì vậy mối tương quan chủ chiên và đàn chiên hôm nay phải là mối tương quan hỗ tương. Chủ chiên thì quá biết đàn chiên, đã hy sinh tính mạng mình vì đàn chiên. Một điều mà chúng ta cảm thấy như là nghịch lý, bởi vì chủ chiên thì lớn hơn cả hàng trăm nghìn đàn chiên. Vậy mà ông lại dám hiến mạng sống mình vì con chiên. Một tình yêu được coi như là điên rồ. Bởi vì tình yêu không tính toán và tình yêu luôn đi bước trước là như vậy. Nhưng nếu một tình cao vời như thế mà nhận được sự hời hợt của đàn chiên, không phân biệt được chủ chiên với tiếng lạ. Đi theo người lạ để bị ăn thịt và sát hại thì chúng ta thử tưởng tượng xem chủ chiên sẽ đau buồn biết bao nhiêu. Vì vậy, “Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta”. Đó là những hợp từ không được tách lìa. Đó là những phạm trù đi vào trong triết lý của đời sống không được bóc tách. Đó là một mối tương quan đẹp đến mức có thể trở thành bài ca thiêng liêng. Đó là một mối tương quan trong cái đẹp và cái tốt ấy lại có thể diễn tả được một nét thần học giữa Thiên Chúa làm người với con người của chúng ta.
Hôm nay, mỗi người Kitô hữu được gọi là con chiên ngoan đạo và mỗi một mục tử chăn chiên là Chúa chiên chỉ có thể cho nhau bằng một mối tương quan như trong Tin Mừng Chúa đã tuyên bố: “Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta. Chúng không nghe tiếng người lạ” .
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Đã bao lần chúng con nghe tiếng lạ.
Chúng con ham thích sự mới lạ
và vì thế bao người trong chúng con đã hư mất.
Hôm nay Lời Chúa cảnh tỉnh cho chúng con
biết nhận ra tiếng Chúa chiên
và không nghe theo tiếng lạ.
Tiếng lạ của thời đại,
tiếng lạ của thời trang,
tiếng lạ của quảng cáo,
tiếng lạ của hưởng thụ,
tiếng lạ của đam mê
tiếng lạ của duy vật chất,
và tiếng lạ của những phong trào tục hóa
khiến cho chúng con bị lạc và bị sát hại.
Xin Chúa là Chúa chiên nhân lành đến với chúng con
và xin cho chúng con được qua cửa mà vào chuồng chiên,
nghe tiếng Chúa chiên
để đến đồng cỏ non xanh rì,
để được nghỉ ngơi bên dòng suối trong lành
trong ơn thánh của niềm vui Phục Sinh. Amen.
LM. Phêrô Hồng Phúc
Tôi không còn cô đơn
Lm Vũđình Tường
04:40 14/05/2011
Nhớ hồi còn nhỏ, lần đầu tiên mẹ dắt con đến trường. Vai đeo cặp mới, tay nắm chặt tay mẹ, hai mẹ con cùng bước. Vừa trông thấy cổng trường, cậu con trai nắm chặt lấy chân mẹ không muốn bước thêm. Miệng chàng méo xệch đi trông thật tội nghiệp. Bà mẹ hiểu ý con, luôn mồm: “Can đảm lên, đừng sợ”, “đi học vui lắm con”. “Con trai ai mà nhát vậy, người ta cười cho đấy”, rồi bà lập lại câu “Can đảm lên”. Cậu bé vững bụng bước đi chậm chạp. Bà mẹ lại tiếp “nhanh lên con, có gì mà phải sợ vậy, có mẹ đây”. Những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, thích thú được gặp bạn bè vui chơi trong những giờ nghỉ.
Trên con đường theo Chúa, các Tông Đồ trong những ngày đầu theo Ngài rao giảng cũng vậy. Tương tự như cậu bé mới cắp sách đến trường lần đầu tiên. Các ông theo Chúa nhưng trong bụng vẫn còn đầy lo lắng. Chúa Giêsu bao lần nhắn nhủ các ông: “Thầy đây, đừng sợ”. Không phải các ông không tin Chúa. Các ông tin Ngài nhưng các ông chưa hiểu Ngài. Vắng Chúa, các ông càng nhiều lo lắng, không tự tin ở mình. Có Chúa đi cùng các ông vững dạ hơn nhiều. Thánh sử Luca kể lại, Chúa gọi hai tông đồ Giacôbê và Gioan. Hai ông được gọi theo Chúa nhưng sợ hãi phát khiếp lên, Chúa Giêsu trấn an hai ông, Ngài nói: “Đừng sợ, từ nay các con sẽ là kẻ chài lưới người” (Lc 5:10). Trong cuộc đời đi rao giảng Tin Mừng các ông cũng bao lần hoảng sợ. Phúc Âm thuật lại có lần Chúa đi trên biển đến cùng các ông ban đêm, trông thấy Ngài đi trên mặt nước, họ tưởng là ma. Chúa Giêsu phán bảo: “Chính Thầy đây, đừng sợ” (Mc 6:50). Lần khác Chúa dẫn các ông lên núi, Ngài diện kiến Chúa Cha, nghe tiếng phán từ tầng mây, các ông sợ run nằm bẹp xuống đất. Chúa Giêsu chạm vào vai các ông và nói: “Hãy chỗi dậy, đừng sợ”.
Chúa Giêsu bao lần phán bảo các ông như thế. Ngoài ra Ngài còn cho sứ thần của Thiên Chúa đi báo tin. Các sứ thần cũng dùng tương tự những câu khuyến khích trên. Trong lần báo tin cho ông Zacaria vì lời cầu xin của ông được Thiên Chúa chúc phúc. Zacaria sợ run lên, Thiên sứ trấn an ông:
“Zacaria, đừng sợ vì lời khấn của ông được Thiên Chúa chấp nhận.”
Thực sự mà nói, có ai trên cõi đời này được nhìn Thiên Chúa hay Sứ thần của Ngài mà không sợ đâu. Ngay cả bà Maria, mẹ Thiên Chúa khi được Thiên Thần truyền tin cũng sợ bấn lên. Thiên sứ phải bảo:
“Bà Maria đừng sợ, vì bà đã được đặc sủng của Thiên Chúa.”
Nghe thế, càng sợ hơn, bà thưa:
“Việc đó xảy ra thế nào được”.
Điều này không phải Đức Mẹ không tin lời Thiên sứ, nhưng có lẽ Mẹ vẫn cảm thấy một cái gì không xứng đáng để làm mẹ Thiên Chúa.
Không phải các Tông Đồ Chúa sợ có một lần rồi thôi, sau khi Chúa sống lại, cửa nhà đóng kín vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến giữa các ông, các ông cũng sợ nhưng Ngài vội phán: “Thầy đây, đừng sợ”, rồi Ngài chúc bình an cho các ông. Trên đường theo Chúa, bao lần chúng ta cũng sợ hãi như thế. Chúa Giêsu không còn hiện diện bằng xương bằng thịt để nói rằng: “Đừng sợ”. Ta có thể tìm được Ngài trong mọi nơi, mọi chỗ, trong Nhà Nguyện, trong ngay tâm hồn ta. Trong cuộc hành trình về Đất Hứa, ta cũng có lúc không thấy Ngài, ta vẫn thấy bơ vơ, vẫn lo sợ, vẫn bán tín bán nghi, Chúa có giúp ta chăng ? Những lúc như thế là lúc Chúa nói với ta: “Đừng sợ, có Ta đây”. Thế sao ta không nghe tiếng Ngài. Tiếng Chúa ngày nay không còn vang vọng trong không trung, không còn vang vọng bên đồi vắng hay trên biển cả, hay qua các Thiên sứ nữa. Tiếng Chúa vang vọng ngay trong tâm hồn chúng ta. Ta chỉ nghe tiếng nói đó nếu chúng ta cố gắng lắng nghe tiếng đó. Lắng nghe bằng cách nào ? Bằng cầu nguyện, bằng bình tâm suy nghĩ lại biến cố vừa xảy ra, bằng thinh lặng và nhiều cách khác nữa.
Đi theo Chúa không phải là chúng ta không còn sợ chi. Không sợ đau, không sợ khổ, không sợ chết. Còn chứ, dù theo Chúa chúng ta vẫn là người, mà đã là người thì còn có cảm giác, còn biết vui, biết buồn, biết sợ khổ, sợ chết. Thiên Chúa cũng sẽ nói với ta: “Đừng sợ, có Thầy đây”. Thái độ đi theo Chúa của chúng ta có thể học hỏi từ Mẹ Maria đã bộc lộ bằng hai chữ “Xin Vâng”. Thái độ chấp nhận lời Ngài dầu không hiểu, dù lo lắng nhưng vẫn theo.
Lạy Chúa, con xin ơn biết theo Người, biết lắng nghe tiếng Ngài. Hai tiếng “đừng sợ,” Thầy sẽ nói với con mãi mãi. Câu: “có Thầy đây,” sẽ an ủi chúng con trên con đường dương thế, con sẽ không còn cô đơn vì lúc nào chúng con cũng được nghe câu khuyến khích thúc giục:”Tiến lên, đừng sợ, có Thầy đây, đừng sợ.”
TiengChuong.org
Trên con đường theo Chúa, các Tông Đồ trong những ngày đầu theo Ngài rao giảng cũng vậy. Tương tự như cậu bé mới cắp sách đến trường lần đầu tiên. Các ông theo Chúa nhưng trong bụng vẫn còn đầy lo lắng. Chúa Giêsu bao lần nhắn nhủ các ông: “Thầy đây, đừng sợ”. Không phải các ông không tin Chúa. Các ông tin Ngài nhưng các ông chưa hiểu Ngài. Vắng Chúa, các ông càng nhiều lo lắng, không tự tin ở mình. Có Chúa đi cùng các ông vững dạ hơn nhiều. Thánh sử Luca kể lại, Chúa gọi hai tông đồ Giacôbê và Gioan. Hai ông được gọi theo Chúa nhưng sợ hãi phát khiếp lên, Chúa Giêsu trấn an hai ông, Ngài nói: “Đừng sợ, từ nay các con sẽ là kẻ chài lưới người” (Lc 5:10). Trong cuộc đời đi rao giảng Tin Mừng các ông cũng bao lần hoảng sợ. Phúc Âm thuật lại có lần Chúa đi trên biển đến cùng các ông ban đêm, trông thấy Ngài đi trên mặt nước, họ tưởng là ma. Chúa Giêsu phán bảo: “Chính Thầy đây, đừng sợ” (Mc 6:50). Lần khác Chúa dẫn các ông lên núi, Ngài diện kiến Chúa Cha, nghe tiếng phán từ tầng mây, các ông sợ run nằm bẹp xuống đất. Chúa Giêsu chạm vào vai các ông và nói: “Hãy chỗi dậy, đừng sợ”.
Chúa Giêsu bao lần phán bảo các ông như thế. Ngoài ra Ngài còn cho sứ thần của Thiên Chúa đi báo tin. Các sứ thần cũng dùng tương tự những câu khuyến khích trên. Trong lần báo tin cho ông Zacaria vì lời cầu xin của ông được Thiên Chúa chúc phúc. Zacaria sợ run lên, Thiên sứ trấn an ông:
“Zacaria, đừng sợ vì lời khấn của ông được Thiên Chúa chấp nhận.”
Thực sự mà nói, có ai trên cõi đời này được nhìn Thiên Chúa hay Sứ thần của Ngài mà không sợ đâu. Ngay cả bà Maria, mẹ Thiên Chúa khi được Thiên Thần truyền tin cũng sợ bấn lên. Thiên sứ phải bảo:
“Bà Maria đừng sợ, vì bà đã được đặc sủng của Thiên Chúa.”
Nghe thế, càng sợ hơn, bà thưa:
“Việc đó xảy ra thế nào được”.
Điều này không phải Đức Mẹ không tin lời Thiên sứ, nhưng có lẽ Mẹ vẫn cảm thấy một cái gì không xứng đáng để làm mẹ Thiên Chúa.
Không phải các Tông Đồ Chúa sợ có một lần rồi thôi, sau khi Chúa sống lại, cửa nhà đóng kín vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến giữa các ông, các ông cũng sợ nhưng Ngài vội phán: “Thầy đây, đừng sợ”, rồi Ngài chúc bình an cho các ông. Trên đường theo Chúa, bao lần chúng ta cũng sợ hãi như thế. Chúa Giêsu không còn hiện diện bằng xương bằng thịt để nói rằng: “Đừng sợ”. Ta có thể tìm được Ngài trong mọi nơi, mọi chỗ, trong Nhà Nguyện, trong ngay tâm hồn ta. Trong cuộc hành trình về Đất Hứa, ta cũng có lúc không thấy Ngài, ta vẫn thấy bơ vơ, vẫn lo sợ, vẫn bán tín bán nghi, Chúa có giúp ta chăng ? Những lúc như thế là lúc Chúa nói với ta: “Đừng sợ, có Ta đây”. Thế sao ta không nghe tiếng Ngài. Tiếng Chúa ngày nay không còn vang vọng trong không trung, không còn vang vọng bên đồi vắng hay trên biển cả, hay qua các Thiên sứ nữa. Tiếng Chúa vang vọng ngay trong tâm hồn chúng ta. Ta chỉ nghe tiếng nói đó nếu chúng ta cố gắng lắng nghe tiếng đó. Lắng nghe bằng cách nào ? Bằng cầu nguyện, bằng bình tâm suy nghĩ lại biến cố vừa xảy ra, bằng thinh lặng và nhiều cách khác nữa.
Đi theo Chúa không phải là chúng ta không còn sợ chi. Không sợ đau, không sợ khổ, không sợ chết. Còn chứ, dù theo Chúa chúng ta vẫn là người, mà đã là người thì còn có cảm giác, còn biết vui, biết buồn, biết sợ khổ, sợ chết. Thiên Chúa cũng sẽ nói với ta: “Đừng sợ, có Thầy đây”. Thái độ đi theo Chúa của chúng ta có thể học hỏi từ Mẹ Maria đã bộc lộ bằng hai chữ “Xin Vâng”. Thái độ chấp nhận lời Ngài dầu không hiểu, dù lo lắng nhưng vẫn theo.
Lạy Chúa, con xin ơn biết theo Người, biết lắng nghe tiếng Ngài. Hai tiếng “đừng sợ,” Thầy sẽ nói với con mãi mãi. Câu: “có Thầy đây,” sẽ an ủi chúng con trên con đường dương thế, con sẽ không còn cô đơn vì lúc nào chúng con cũng được nghe câu khuyến khích thúc giục:”Tiến lên, đừng sợ, có Thầy đây, đừng sợ.”
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC tiếp kiến Học viện Hôn nhân và Gia đình Vatican
Lm Trần Đức Anh, OP
07:33 14/05/2011
VATICAN - Sáng 13-5, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tiếp kiến 350 tham dự viên Hội nghị do Học Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ở Roma về hôn nhân và gia đình, tổ chức nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Học Viện. Ngài cổ võ sự hiểu biết đúng đắn về vai trò của thân xác, sự kết hiệp giữa người nam và người nữ cũng như về đức khiết tịnh và tính dục.
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhắc đến nguồn gốc của thân xác trong bối cảnh sáng tạo của Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa và khẳng định rằng ”Chỉ khi nào nhìn nhận tình yêu nguyên thủy mang lại cho mình sự sống, thì con người mới có thể chấp nhận bản thân, có thểhòa giải chính mình với thiên nhiên và thế giới. Cuộc sáng tạo Eva theo sau cuộc sáng tạo Adam. Xác thể, nhận lãnh từ Thiên Chúa, được kêu gọi làm cho sự kết hợp giữa người nam và người nữ có thể diễn ra và thông truyền sự sống. Trước khi sa ngã, thân xác của Adam và Eva hoàn toàn ở trong tình trạng hòa hợp”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc lại rằng ”Sự kết hiệp thành một thân thể duy nhất trở nên cuộc kết hiệp trọn đời, để người nam và người nữ trở thành một tinh thần duy nhất... Dưới ánh sáng đó, nhân đức khiết tịnh mặc một ý nghĩa mới. Khiết tịnh không phải là phủ nhận khoái lạc và niềm vui sống, nhưng là một sự chấp nhận tình yêu như là một sự cảm thông sâu xa giữa hai người, nó đòi phải có thời gian và sự tôn trọng, như một con đường tiến về sự sung mãn và như tình yêu có khả năng sinh sản sự sống và quảng đại đón nhận sự sống mới được sinh ra”. Đức Thánh Cha nhận xét rằng ”dĩ nhiên thân xác cũng chứa đựng một ngôn ngữ tiêu cực, nó nói về sự đàn áp người khác, về ý muốn chiếm đoạt và khai thác người khác, nhưng ngôn ngữ này không thuộc về ý định nguyên thủy của Thiên Chúa, nhưng là kết quả của tội lỗi...
Trong bối cảnh này, có thảm trạng tính dục ngày nay bị khép kín trong cái vòng chật hẹp của thân xác và trong cảm xúc... Khi người ta tách rời thân xác ra khỏi ý nghĩa con thảo của nó, khỏi sự gắn bó với Đấng Tạo Hóa, thì thân xác sẽ nổi loạn chống lại con người, nó đánh mất khả năng biểu lộ sự hiệp thông và trở thành môi trường chiếm đoạt người khác” (SD 13-5-2011)
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhắc đến nguồn gốc của thân xác trong bối cảnh sáng tạo của Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa và khẳng định rằng ”Chỉ khi nào nhìn nhận tình yêu nguyên thủy mang lại cho mình sự sống, thì con người mới có thể chấp nhận bản thân, có thểhòa giải chính mình với thiên nhiên và thế giới. Cuộc sáng tạo Eva theo sau cuộc sáng tạo Adam. Xác thể, nhận lãnh từ Thiên Chúa, được kêu gọi làm cho sự kết hợp giữa người nam và người nữ có thể diễn ra và thông truyền sự sống. Trước khi sa ngã, thân xác của Adam và Eva hoàn toàn ở trong tình trạng hòa hợp”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc lại rằng ”Sự kết hiệp thành một thân thể duy nhất trở nên cuộc kết hiệp trọn đời, để người nam và người nữ trở thành một tinh thần duy nhất... Dưới ánh sáng đó, nhân đức khiết tịnh mặc một ý nghĩa mới. Khiết tịnh không phải là phủ nhận khoái lạc và niềm vui sống, nhưng là một sự chấp nhận tình yêu như là một sự cảm thông sâu xa giữa hai người, nó đòi phải có thời gian và sự tôn trọng, như một con đường tiến về sự sung mãn và như tình yêu có khả năng sinh sản sự sống và quảng đại đón nhận sự sống mới được sinh ra”. Đức Thánh Cha nhận xét rằng ”dĩ nhiên thân xác cũng chứa đựng một ngôn ngữ tiêu cực, nó nói về sự đàn áp người khác, về ý muốn chiếm đoạt và khai thác người khác, nhưng ngôn ngữ này không thuộc về ý định nguyên thủy của Thiên Chúa, nhưng là kết quả của tội lỗi...
Trong bối cảnh này, có thảm trạng tính dục ngày nay bị khép kín trong cái vòng chật hẹp của thân xác và trong cảm xúc... Khi người ta tách rời thân xác ra khỏi ý nghĩa con thảo của nó, khỏi sự gắn bó với Đấng Tạo Hóa, thì thân xác sẽ nổi loạn chống lại con người, nó đánh mất khả năng biểu lộ sự hiệp thông và trở thành môi trường chiếm đoạt người khác” (SD 13-5-2011)
Đức Thánh Cha tiếp kiến các vị Giám Đốc các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo
Lm Trần Đức Anh, OP
07:41 14/05/2011
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 14-5-2011, dành cho các vị Giám đốc toàn quốc các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi toàn thể Giáo Hội tái động viên để chu toàn sứ mạng truyền giảng Tin Mừng cứu độ.
Trong số hơn 100 vị Giám đốc về Roma tham dự khóa họp thường niên trong những ngày này, lần đầu tiên cũng có một đại diện của Giáo Hội tại Việt Nam, đó là Cha Ngô Quang Tuyên. Hội nghị diễn ra tại Trung Tâm Salesianum ở Roma và dành 2 ngày mùng 9 và 10-5-2011 để đào sâu linh đạo truyền giáo, trước khi dành những ngày kế tiếp để cứu xét các đơn xin và quyết định các tài khoản trợ giúp các xứ truyền giáo.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC đặc biệt chào thăm Đức TGM Fernando Filoni, tân Tổng trưởng Bộ truyền giáo và ĐHY Ivan Dias, tổng trưởng vừa mãn nhiệm, cũng như các chức sắc của Bộ. Ngài nêu bật sự cấp thiết phải loan báo niềm hy vọng lớn lao cho con người ngày nay.
ĐTC nói: “Thực vậy, những vấn đề mới và những thứ nô lệ mới đang nảy sinh trong thời đại ngày nay, ở thế giới thứ nhất sung túc và giàu có nhưng lại không chắc về tương lai, cũng như ở các nước đang lên, trong đó vì sự hoàn cầu hóa thường mang đặc tính theo đuổi lợi lộc, nên số dân nghèo, những người xuất cư, những người bị áp bức ngày càng gia tăng, và ánh sáng hy vọng bị tàn lụi”.
ĐTC cũng khẳng định rằng “Giáo Hội phải liên tục canh tân nỗ lực dấn thân mang Chúa Kitô, kéo dài sứ mạng cứu thế của Chúa, để Nước Chúa được hiển trị, Nước của công lý, an bình và tự do. Biến đổi thế giới theo chương trình của Thiên Chúa bằng sức mạnh đổi mới của Tin Mừng, đó chính là nghĩa vụ của toàn thể dân Chúa. Vì thế cần phải tiếp tục công trình rao giảng Tin Mừng với một nhiệt huyết hăng say mới mẻ, hân hoan loan báo Nước thiên Chúa đã đến trong Chúa Kitô...”.
ĐTC đặc biệt nhắc nhở mọi môn đệ và cộng đoàn của Chúa Kitô phải thực sự xác tín rằng “Lời Chúa là chân lý cứu độ mà con người thuộc mọi thời đại đang cần đến. Nếu xác tín đức tin ấy không ăn rễ sâu trong đời sống chúng ta, thì chúng ta không thể cảm thấy sự say mê và vẻ đẹp của việc loan báo Tin Mừng. Trong thực tế mỗi Kitô hữu phải cảm nhận sự cấp thiết làm việc để xây dựng Nước Thiên Chúa”.
Sau cùng, ĐTC nhấn mạnh rằng: “điều kiện cơ bản để loan báo Tin Mừng là để cho mình được Chúa Kitô hoàn toàn chiếm hữu, Ngài là Lời Thiên Chúa nhập thể, vì chỉ có ai chăm chú lắng nghe Ngôi Lời Nhập Thể, và kết hiệp thân tình với Chúa, thì mới có thể trở thành người loan báo về Chúa... Chỉ có những ai ăn rễ sâu xa nơi Chúa Kitô và Lời Ngài thì mới có khả năng không chiều theo cám dỗ biến công cuộc truyền giảng Tin Mừng thành một dự phóng chỉ có tính chất phàm nhân, xã hội, mà dấu nhẹm hoặc không nói vì về chiều kích siêu việt của ơn cứu độ do Thiên Chúa trao tặng trong Đức Kitô”.
Hiện nay có 4 Hội Giáo Hoàng truyền giáo là: Hội Truyền Bá đức tin, Hội thánh Phêrô Tông Đồ, Hội Nhi Đồng truyền giáo và sau cùng là Liên hiệp Giáo sĩ truyền giáo. 3 Hội đầu tiên đều có quyên tiền trợ giúp các hoạt động tại các nước truyền giáo, trong khi Hội thứ tư có mục đích động viên tinh thần truyền giáo của các linh mục và tu sĩ. Số tiền tài trợ của 3 Hội vừa nói vào khoảng 200 triệu mỹ kim mỗi năm. 4 Hội này hiện có một vị Chủ tịch là Đức TGM Piergiuseppe Vacchelli, cũng là Đồng Tổng thư ký của Bộ truyền giáo. (SD 14-5-2011)
Trong số hơn 100 vị Giám đốc về Roma tham dự khóa họp thường niên trong những ngày này, lần đầu tiên cũng có một đại diện của Giáo Hội tại Việt Nam, đó là Cha Ngô Quang Tuyên. Hội nghị diễn ra tại Trung Tâm Salesianum ở Roma và dành 2 ngày mùng 9 và 10-5-2011 để đào sâu linh đạo truyền giáo, trước khi dành những ngày kế tiếp để cứu xét các đơn xin và quyết định các tài khoản trợ giúp các xứ truyền giáo.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC đặc biệt chào thăm Đức TGM Fernando Filoni, tân Tổng trưởng Bộ truyền giáo và ĐHY Ivan Dias, tổng trưởng vừa mãn nhiệm, cũng như các chức sắc của Bộ. Ngài nêu bật sự cấp thiết phải loan báo niềm hy vọng lớn lao cho con người ngày nay.
ĐTC nói: “Thực vậy, những vấn đề mới và những thứ nô lệ mới đang nảy sinh trong thời đại ngày nay, ở thế giới thứ nhất sung túc và giàu có nhưng lại không chắc về tương lai, cũng như ở các nước đang lên, trong đó vì sự hoàn cầu hóa thường mang đặc tính theo đuổi lợi lộc, nên số dân nghèo, những người xuất cư, những người bị áp bức ngày càng gia tăng, và ánh sáng hy vọng bị tàn lụi”.
ĐTC cũng khẳng định rằng “Giáo Hội phải liên tục canh tân nỗ lực dấn thân mang Chúa Kitô, kéo dài sứ mạng cứu thế của Chúa, để Nước Chúa được hiển trị, Nước của công lý, an bình và tự do. Biến đổi thế giới theo chương trình của Thiên Chúa bằng sức mạnh đổi mới của Tin Mừng, đó chính là nghĩa vụ của toàn thể dân Chúa. Vì thế cần phải tiếp tục công trình rao giảng Tin Mừng với một nhiệt huyết hăng say mới mẻ, hân hoan loan báo Nước thiên Chúa đã đến trong Chúa Kitô...”.
ĐTC đặc biệt nhắc nhở mọi môn đệ và cộng đoàn của Chúa Kitô phải thực sự xác tín rằng “Lời Chúa là chân lý cứu độ mà con người thuộc mọi thời đại đang cần đến. Nếu xác tín đức tin ấy không ăn rễ sâu trong đời sống chúng ta, thì chúng ta không thể cảm thấy sự say mê và vẻ đẹp của việc loan báo Tin Mừng. Trong thực tế mỗi Kitô hữu phải cảm nhận sự cấp thiết làm việc để xây dựng Nước Thiên Chúa”.
Sau cùng, ĐTC nhấn mạnh rằng: “điều kiện cơ bản để loan báo Tin Mừng là để cho mình được Chúa Kitô hoàn toàn chiếm hữu, Ngài là Lời Thiên Chúa nhập thể, vì chỉ có ai chăm chú lắng nghe Ngôi Lời Nhập Thể, và kết hiệp thân tình với Chúa, thì mới có thể trở thành người loan báo về Chúa... Chỉ có những ai ăn rễ sâu xa nơi Chúa Kitô và Lời Ngài thì mới có khả năng không chiều theo cám dỗ biến công cuộc truyền giảng Tin Mừng thành một dự phóng chỉ có tính chất phàm nhân, xã hội, mà dấu nhẹm hoặc không nói vì về chiều kích siêu việt của ơn cứu độ do Thiên Chúa trao tặng trong Đức Kitô”.
Hiện nay có 4 Hội Giáo Hoàng truyền giáo là: Hội Truyền Bá đức tin, Hội thánh Phêrô Tông Đồ, Hội Nhi Đồng truyền giáo và sau cùng là Liên hiệp Giáo sĩ truyền giáo. 3 Hội đầu tiên đều có quyên tiền trợ giúp các hoạt động tại các nước truyền giáo, trong khi Hội thứ tư có mục đích động viên tinh thần truyền giáo của các linh mục và tu sĩ. Số tiền tài trợ của 3 Hội vừa nói vào khoảng 200 triệu mỹ kim mỗi năm. 4 Hội này hiện có một vị Chủ tịch là Đức TGM Piergiuseppe Vacchelli, cũng là Đồng Tổng thư ký của Bộ truyền giáo. (SD 14-5-2011)
Công bố Huấn thị áp dụng tự sắc Lễ nghi thức cũ Vatican
Lm Trần Đức Anh, OP
07:36 14/05/2011
VATICAN - Hôm 13-5, Ủy ban Tòa Thánh ”Ecclesia Dei” Giáo Hội của Thiên Chúa, đã công bố huấn thị ”Universae Ecclesiae”, Giáo Hội Hoàn Vũ, giúp giải thích và áp dụng đúng đắn Tự Sắc ”Summorum Pontificum”, Các Vị Giáo Hoàng, do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI công bố cách đây 4 năm về việc cử hành thánh lễ theo sách lễ do Đức Gioan XXIII ban hành năm 1962.
Huấn thị được công bố bằng 7 thứ tiếng là latinh, Ý, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, và Bồ đào nha, có kèm theo phần chú thích, nhắm khuyến khích các Giám Mục trên thế giới tiến hành việc áp dụng đúng đắn Tự Sắc của Đức Thánh Cha, tạo điều kiện dễ dàng cho việc cử hành thánh lễ 'theo thể thức ngoại thường'. Văn kiện này mang chữ ký ngày 30-4 năm nay của Đức Hồng Y William Levada, Chủ tịch Ủy ban ”Giáo Hội của Thiên Chúa”, cũng là Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, và vị Tổng thư ký của Ủy ban là Đức ông Guido Pozzo.
Huấn thị được Đức Thánh Cha phê chuẩn ngày 8-4 trước đó và đã được gửi tới tất cả các Hội Đồng Giám Mục trong những tuần lễ trước đây. Huấn thị gồm có 35 đoạn với ngôn ngữ đơn sơ dễ hiểu. Sau phần Dẫn Nhập (nn. 1-8) nhắc lại lịch sử Sách Lễ Roma năm 1962 và sách lễ mới do Đức Phaolô VI phê chuẩn năm 1970 sau cuộc cải tổ phụng vụ của Công Đồng Chung Vatican 2, Huấn thị tái khẳng định nguyên tắc cơ bản theo đó, đây là hai hình thức của phụng vụ Roma: hình thức bình thường theo sách lễ sau Công Đồng và hình thức ngoại thường theo sách lễ trước đó. Cả hai đều thuộc nghi lễ Roma duy nhất. Trong phần kế tiếp, Huấn thị xác định thẩm quyền của Ủy ban ”Giáo Hội của Thiên Chúa”, được Đức Thánh Cha ban quyền tài phán bình thường và đại diện về vấn đề cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ. Ủy ban có thẩm quyền xét xử những đơn khiếu nại chống lại quyết định của các Giám Mục đi ngược với các qui định Tự Sắc của Đức Thánh Cha.
Phần thứ ba gồm 23 đoạn, từ số 12 đến 35, gồm các qui luật liên quan đến thẩm quyền của Giám Mục giáo phận trong việc thi hành Huấn Thị; xác định thế nào là ”nhóm tín hữu ổn định” xin cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ, mà không cần phải xác định con số cần thiết là bao nhiêu tín hữu; Huấn thị cũng khuyến khích các chủng viện dạy cho các linh mục tương lai cách cử hành thánh lễ theo sách lễ cũ bằng tiếng la tinh; xác định việc cho phép cử hành thánh lễ theo các nghi thức cũ và sách nguyện cũ của các dòng tu.
Linh Mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh nhận xét rằng sau khi đọc xong Huấn Thị, người ta có cảm tưởng đây là một văn bản rất quân bình, nhắm tạo điều kiện thuận lợi theo chủ ý của Đức Thánh Cha, để sử dụng phụng vụ cũ một cách thanh thản, từ phía các Linh Mục và tín hữu cảm thấy ước muốn sử dụng các nghi thức này, để mưu ích thiêng liêng cho họ. Đồng thời Huấn thị cũng được lòng tín nhiệm nơi sự khôn ngoan mục tử của các Giám Mục linh hoạt và nhấn mạnh rất nhiều về tinh thần hiệp thông Giáo Hội, phải có nơi tất cả mọi người, từ các tín hữu tới các Linh Mục và Giám Mục, làm sao để mục tiêu hòa giải mà quyết định của ĐTC nhắm tới không bị cản trở hoặc ngăn chặn, nhưng có thể đạt tới dễ dàng” (SD 13-5-2011)
Huấn thị được công bố bằng 7 thứ tiếng là latinh, Ý, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, và Bồ đào nha, có kèm theo phần chú thích, nhắm khuyến khích các Giám Mục trên thế giới tiến hành việc áp dụng đúng đắn Tự Sắc của Đức Thánh Cha, tạo điều kiện dễ dàng cho việc cử hành thánh lễ 'theo thể thức ngoại thường'. Văn kiện này mang chữ ký ngày 30-4 năm nay của Đức Hồng Y William Levada, Chủ tịch Ủy ban ”Giáo Hội của Thiên Chúa”, cũng là Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, và vị Tổng thư ký của Ủy ban là Đức ông Guido Pozzo.
Huấn thị được Đức Thánh Cha phê chuẩn ngày 8-4 trước đó và đã được gửi tới tất cả các Hội Đồng Giám Mục trong những tuần lễ trước đây. Huấn thị gồm có 35 đoạn với ngôn ngữ đơn sơ dễ hiểu. Sau phần Dẫn Nhập (nn. 1-8) nhắc lại lịch sử Sách Lễ Roma năm 1962 và sách lễ mới do Đức Phaolô VI phê chuẩn năm 1970 sau cuộc cải tổ phụng vụ của Công Đồng Chung Vatican 2, Huấn thị tái khẳng định nguyên tắc cơ bản theo đó, đây là hai hình thức của phụng vụ Roma: hình thức bình thường theo sách lễ sau Công Đồng và hình thức ngoại thường theo sách lễ trước đó. Cả hai đều thuộc nghi lễ Roma duy nhất. Trong phần kế tiếp, Huấn thị xác định thẩm quyền của Ủy ban ”Giáo Hội của Thiên Chúa”, được Đức Thánh Cha ban quyền tài phán bình thường và đại diện về vấn đề cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ. Ủy ban có thẩm quyền xét xử những đơn khiếu nại chống lại quyết định của các Giám Mục đi ngược với các qui định Tự Sắc của Đức Thánh Cha.
Phần thứ ba gồm 23 đoạn, từ số 12 đến 35, gồm các qui luật liên quan đến thẩm quyền của Giám Mục giáo phận trong việc thi hành Huấn Thị; xác định thế nào là ”nhóm tín hữu ổn định” xin cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ, mà không cần phải xác định con số cần thiết là bao nhiêu tín hữu; Huấn thị cũng khuyến khích các chủng viện dạy cho các linh mục tương lai cách cử hành thánh lễ theo sách lễ cũ bằng tiếng la tinh; xác định việc cho phép cử hành thánh lễ theo các nghi thức cũ và sách nguyện cũ của các dòng tu.
Linh Mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh nhận xét rằng sau khi đọc xong Huấn Thị, người ta có cảm tưởng đây là một văn bản rất quân bình, nhắm tạo điều kiện thuận lợi theo chủ ý của Đức Thánh Cha, để sử dụng phụng vụ cũ một cách thanh thản, từ phía các Linh Mục và tín hữu cảm thấy ước muốn sử dụng các nghi thức này, để mưu ích thiêng liêng cho họ. Đồng thời Huấn thị cũng được lòng tín nhiệm nơi sự khôn ngoan mục tử của các Giám Mục linh hoạt và nhấn mạnh rất nhiều về tinh thần hiệp thông Giáo Hội, phải có nơi tất cả mọi người, từ các tín hữu tới các Linh Mục và Giám Mục, làm sao để mục tiêu hòa giải mà quyết định của ĐTC nhắm tới không bị cản trở hoặc ngăn chặn, nhưng có thể đạt tới dễ dàng” (SD 13-5-2011)
Dòng Đức Mẹ Lên Trời có Bề trên tổng quyền mới
Fx. Phan Dương
08:00 14/05/2011
ROMA - Sau gần 2 tuần cầu nguyện và cân nhắc, vào ngày 11 tháng 5 năm 2011, các tham dự viên của Tổng Tu Nghị Dòng Đức Mẹ Lên Trời, đang nhóm họp tại Roma, đã bầu Cha Benoît Grière làm Tổng Quyền mới.
Cha Benoît Grière trở thành Tổng Quyền thứ 10 của Dòng Đức Mẹ Lên Trời, sau Đấng Sáng Lập – Cha Emmanuel d’Alzon (1810-1880).
Cha Benoît Grière, người Pháp, sắp mừng sinh nhật lần thứ 53. Ngài là người kế vị cha Richard Lamoureux – người vừa hoàn thành hai nhiệm kỳ Tổng quyền trong Hội Dòng.
Hiện tại, Dòng Đức Mẹ Lên Trời có 834 tu sĩ và 45 tập sinh, 130 cộng đoàn và hiện diện tại 30 quốc gia của các châu lục.
Cha Benoît Grière sinh ngày 22 tháng 5 năm 1958 tại Chauny (miền Bắc, nước Pháp).
- Từ năm 1976-1985: Ngài hoàn thành chương trình y khoa tại thành phố Reims, đồng thời, bắt đầu chương trình triết học nhắm tới sứ vụ linh mục trong khuôn khổ đào tạo thuộc Groupes de formation universitaire (Nhóm đào tạo đại học) từ 1981 tới 1987.
- 1985-1986: làm nghiên cứu sinh tại ORSTOM, khoa dinh dưỡng.
- Từ năm 1987-1989: học thần học tại Đại Chủng viện Reims.
- Từ năm 1989-1993: học chương trình thần học tại Viện Đại học Công giáo Paris và nhận bằng thạc sĩ thần học. Ngài cũng là tiến sĩ y khoa (chuyên ngành Y học nhiệt đới – Sức khỏe và phát triển; chứng nhận về Dinh dưỡng – Sức khỏe cộng đồng).
- Năm 1991: vào Dòng Đức Mẹ Lên,
- Năm 1995: thụ phong linh mục tại Epernay
- Năm 1995: được cử đi Madagascar, làm điều phối viên y tế cho các giáo phận của Tulear.
- Năm 1998: gia nhập Ủy ban Đạo đức của Giáo Hội Công Giáo Madagascar.
- Năm 1999: dạy học tại Đại Chủng viện Fianarantsoa. Cha cũng là linh mục xứ, bác sĩ cho nhà tù và là người đứng đầu một trung tâm phục hồi dinh dưỡng.
- Năm 1999: trở về Pháp, làm Trợ tá giám tỉnh Tỉnh dòng Pháp và chịu trách nhiệm theo dõi tập đoàn Bayard Presse (thuộc Dòng Đức Mẹ Lên Trời).
- Từ năm 2005-2011: Giám tỉnh Tỉnh dòng Pháp.
- Ngày 21 tháng 5 năm 2011: Tổng hội bầu Ngài làm Bề Trên Tổng Quyền.
Tổng Tu nghị của Hội Dòng đang tiếp diễn và sẽ kết thúc vào ngày 23 tháng 5 năm 2011 tới, dưới sự chủ tọa của Cha Tân Tổng Quyền.
Cha Benoît Grière, người Pháp, sắp mừng sinh nhật lần thứ 53. Ngài là người kế vị cha Richard Lamoureux – người vừa hoàn thành hai nhiệm kỳ Tổng quyền trong Hội Dòng.
Hiện tại, Dòng Đức Mẹ Lên Trời có 834 tu sĩ và 45 tập sinh, 130 cộng đoàn và hiện diện tại 30 quốc gia của các châu lục.
Cha Benoît Grière sinh ngày 22 tháng 5 năm 1958 tại Chauny (miền Bắc, nước Pháp).
- Từ năm 1976-1985: Ngài hoàn thành chương trình y khoa tại thành phố Reims, đồng thời, bắt đầu chương trình triết học nhắm tới sứ vụ linh mục trong khuôn khổ đào tạo thuộc Groupes de formation universitaire (Nhóm đào tạo đại học) từ 1981 tới 1987.
- 1985-1986: làm nghiên cứu sinh tại ORSTOM, khoa dinh dưỡng.
- Từ năm 1987-1989: học thần học tại Đại Chủng viện Reims.
- Từ năm 1989-1993: học chương trình thần học tại Viện Đại học Công giáo Paris và nhận bằng thạc sĩ thần học. Ngài cũng là tiến sĩ y khoa (chuyên ngành Y học nhiệt đới – Sức khỏe và phát triển; chứng nhận về Dinh dưỡng – Sức khỏe cộng đồng).
- Năm 1991: vào Dòng Đức Mẹ Lên,
- Năm 1995: thụ phong linh mục tại Epernay
- Năm 1995: được cử đi Madagascar, làm điều phối viên y tế cho các giáo phận của Tulear.
- Năm 1998: gia nhập Ủy ban Đạo đức của Giáo Hội Công Giáo Madagascar.
- Năm 1999: dạy học tại Đại Chủng viện Fianarantsoa. Cha cũng là linh mục xứ, bác sĩ cho nhà tù và là người đứng đầu một trung tâm phục hồi dinh dưỡng.
- Năm 1999: trở về Pháp, làm Trợ tá giám tỉnh Tỉnh dòng Pháp và chịu trách nhiệm theo dõi tập đoàn Bayard Presse (thuộc Dòng Đức Mẹ Lên Trời).
- Từ năm 2005-2011: Giám tỉnh Tỉnh dòng Pháp.
- Ngày 21 tháng 5 năm 2011: Tổng hội bầu Ngài làm Bề Trên Tổng Quyền.
Tổng Tu nghị của Hội Dòng đang tiếp diễn và sẽ kết thúc vào ngày 23 tháng 5 năm 2011 tới, dưới sự chủ tọa của Cha Tân Tổng Quyền.
Vatican: bổ nhiệm mới tại Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Hữu
Tiền Hô
11:04 14/05/2011
Vatican: bổ nhiệm mới tại Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Hữu
VATICAN, 13 Tháng Năm 2011 (Zenit) - Vatican vừa bổ nhiệm hai vị trí cao cấp cho Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Hữu.
Bản thông cáo ngày hôm nay nói rằng, Đức Tổng Giám Mục José Octavio Ruiz Arenas được bổ nhiệm làm Tổng thư ký, và Đức Ông Graham Bell được đặt làm phó thư ký của Hội Đồng này.
Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas từng giữ chức Phó chủ tịch của Ủy Ban Giáo Hoàng Về Mỹ Latinh. Vị giám chức 66 tuổi này là một người gốc Colombia. Còn Đức ông Graham Bell thì từng giữ chức thư ký điều phối viên của Học viện Giáo hoàng về Sự Sống.
Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Hữu do Đức Tổng Giám Mục Salvatore Fisichella làm chủ tịch, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm ngài vào năm ngoái.
Tiền Hô
VATICAN, 13 Tháng Năm 2011 (Zenit) - Vatican vừa bổ nhiệm hai vị trí cao cấp cho Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Hữu.
Bản thông cáo ngày hôm nay nói rằng, Đức Tổng Giám Mục José Octavio Ruiz Arenas được bổ nhiệm làm Tổng thư ký, và Đức Ông Graham Bell được đặt làm phó thư ký của Hội Đồng này.
Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas từng giữ chức Phó chủ tịch của Ủy Ban Giáo Hoàng Về Mỹ Latinh. Vị giám chức 66 tuổi này là một người gốc Colombia. Còn Đức ông Graham Bell thì từng giữ chức thư ký điều phối viên của Học viện Giáo hoàng về Sự Sống.
Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Hữu do Đức Tổng Giám Mục Salvatore Fisichella làm chủ tịch, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm ngài vào năm ngoái.
Tiền Hô
Nga: Tòa Thượng Phụ Mạc-Tư-Khoa mong có ngày ''dọn dẹp'' Lenin
Phan Thịnh
13:18 14/05/2011
Mạc-Tư-Khoa, 12 Tháng Năm 2011 (AsiaNews) - Đức Cha Dmitri Smirnov - giám đốc phân bộ liên lạc với quân đội thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc-Tư-Khoa nói rằng, rồi sẽ có ngày nào đó người ta sẽ tình nguyện dọn sạch tất cả các tàn dư của "con quái vật" Lenin ra khỏi nước Nga.
Trong một thông điệp trên video-blog của ngài mà hãng tin Interfax đã chọn đăng lại, vị giám chức này kêu gọi hãy thiết lập những ngày Thứ Bảy trên khắp nước Nga để xóa bỏ tên của Vladimir Ilych Ulianov.
Ngài nói, "truyền thống của chúng tôi là loại bỏ các rác thải đã tích lũy qua mùa đông, do đó, đây là hoạt động hợp lý để loại bỏ tàn dư và dấu vết mang tên của con quái vật đó".
Sự tức giận của Đức cha Smirnov không chỉ dừng ở đó. Ngài còn muốn những hình nộm với "khuôn mặt của con quái vật" được đặt trong bảo tàng thì tốt hơn là đặt ngoài trời để chúng có thể bị bào mòn theo thời gian".
"Trước đây, nước Nga không bao giờ có một con quái vật như y", Đức Cha nói. Do đó, phải rửa sạch khỏi chúng ta "tên tuổi của y và của cả đồng bọn của y nữa", theo như cách mà nước Đức đã loại bỏ tên của Hitler và đồng bọn.
Để hướng tới việc "tẩy uế bầu khí tinh thần" của quốc gia, Đức Cha Smirnov cũng muốn loại bỏ tên của nhóm Bolshevik ra khỏi tất cả các đường phố, thành phố của Nga hiện nay.
Tuy nhiên, Đức giám mục này không nói bất cứ điều gì về một nhân vật lịch sử khác vốn gây tranh cãi trong công chúng Nga, cụ thể đó là Stalin.
Gần đây, Tổng thống Dmitri Medvedev cũng nổi lên ý tưởng phát động một chiến dịch bài trừ những gì thuộc về Stalin, bao gồm việc mở các văn khố từ thời Stalin đàn áp cũng như tổ chức tưởng niệm những nạn nhân do Stalin khủng bố.
Trong một thông điệp trên video-blog của ngài mà hãng tin Interfax đã chọn đăng lại, vị giám chức này kêu gọi hãy thiết lập những ngày Thứ Bảy trên khắp nước Nga để xóa bỏ tên của Vladimir Ilych Ulianov.
Ngài nói, "truyền thống của chúng tôi là loại bỏ các rác thải đã tích lũy qua mùa đông, do đó, đây là hoạt động hợp lý để loại bỏ tàn dư và dấu vết mang tên của con quái vật đó".
Sự tức giận của Đức cha Smirnov không chỉ dừng ở đó. Ngài còn muốn những hình nộm với "khuôn mặt của con quái vật" được đặt trong bảo tàng thì tốt hơn là đặt ngoài trời để chúng có thể bị bào mòn theo thời gian".
"Trước đây, nước Nga không bao giờ có một con quái vật như y", Đức Cha nói. Do đó, phải rửa sạch khỏi chúng ta "tên tuổi của y và của cả đồng bọn của y nữa", theo như cách mà nước Đức đã loại bỏ tên của Hitler và đồng bọn.
Để hướng tới việc "tẩy uế bầu khí tinh thần" của quốc gia, Đức Cha Smirnov cũng muốn loại bỏ tên của nhóm Bolshevik ra khỏi tất cả các đường phố, thành phố của Nga hiện nay.
Tuy nhiên, Đức giám mục này không nói bất cứ điều gì về một nhân vật lịch sử khác vốn gây tranh cãi trong công chúng Nga, cụ thể đó là Stalin.
Gần đây, Tổng thống Dmitri Medvedev cũng nổi lên ý tưởng phát động một chiến dịch bài trừ những gì thuộc về Stalin, bao gồm việc mở các văn khố từ thời Stalin đàn áp cũng như tổ chức tưởng niệm những nạn nhân do Stalin khủng bố.
Thần học xác thân phải hợp làm một với thần học tình yêu
Nguyễn Kim Ngân
16:03 14/05/2011
Thần học xác thân phải hợp làm một với thần học tình yêu
Tin Vaticăng (VIS) 05/13/11, từ ewtn.com
Trưa nay, ĐGH Biển Đức XVI tiếp đón các thành viên thuộc Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Nghiên Cứu về Hôn Nhân và Gia Đình..
ĐGH mở đầu diễn từ bằng việc nhắc nhở kỷ niệm 30 năm ngày Chân Phước Gioan Phaolô II thành lập Viện và Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình, cũng như đúng ngày 13 tháng 5 ba mươi năm trước đây xẩy ra biến cố ngài “bị ám sát tại Công Trường Thánh Phêrô.”
Kế tiếp, ĐGH gửi đến các thành viên một vài suy tư về việc “liên kết nền thần học xác thân làm một với nền thần học tình yêu nhằm tìm ra một con đường duy nhất cho nhân loại.”
Khi nhấn mạnh rằng “thân xác chính là nơi cư ngụ của tinh thần,” ĐGH ghi nhận rằng “trong ánh sáng này, ta có thể hiểu rằng thân xác ta không hề là một khối vật chất ù lì và nặng nề, mà là một thứ ngôn ngữ của tình yêu chân thực, nếu ta biết lắng nghe.”
Ngài giải thích rằng: “Thân xác nói cho ta về một thứ cội nguồn mà chính ta chưa hề thừa nhận. Chỉ khi nào nhận ra được tình yêu nguyên thủy vốn đem lại sức sống mà chính con người có thể đón nhận, thì khi đó con người mới có thể hòa giải được với thiên nhiên và với thế giới.”
Nói đến việc Thiện Chúa tạo dựng nguyên tổ loài người, ĐGH khẳng định rằng: “Trước khi sa ngã, thân xác của Adong và Evà đã ở trong một trạng thái hòa hợp trọn vẹn. Nó mang một thứ ngôn ngữ chính nó không hề tạo ra, một thứ ‘eros’ (tình ái) bắt nguồn từ bản nhiên mời gọi nó đón nhận lẫn nhau (vì cùng đến từ Tạo Hóa) ngõ hầu có thể trao ban cho nhau…Nhờ thế việc nên ‘một thịt một xương’ trở thành một kết hợp trọn đời, để cho người nam và người nữ có thể nên một trong tinh thần.” ĐGH nói tiếp: “Theo ý nghĩa này, đức thanh tịnh mặc lấy một ý nghĩa mới. Nó không phải là lời nói ‘không’ đối với các thú vui và niềm hân hoan của cuộc sống, mà là một lời nói ‘có’ lớn tiếng đối với tình yêu như là sự thông đạt sâu xa giữa hai nhân vị--điều này đòi hỏi thời gian và sự tương kính--như là con đường chung bước tiến về nguồn sung mãn, cũng như là tình yêu vốn có khả năng sản sinh ra sự sống, và quảng đại đón tiếp mầm sống mới vừa khai mở.”
ĐGH còn nói rằng: “Tuy vậy, thân xác cũng chứa chất một thứ ngôn ngữ tiêu cực. Nó nói cho ta về sự áp bức người khác, về khát vọng chiếm hữu và bóc lột người khác. Thế nhưng, ta biết rằng thứ ngôn ngữ này không hề nằm trong kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa, mà chỉ là hậu quả của tội lỗi. Khi tách khỏi ý nghĩa của người con hiền thảo, khỏi mối tương quan với Tạo Hóa, thân xác sẽ phản loạn chống lại con người, đánh mất khả năng biểu thị hiệp thông, để trở thành một nơi chốn diễn ra cảnh chiếm đoạt người khác. Phải chăng đó chính là cái thảm trạng của dục tính hôm nay vốn đang bị khóa chặt trong cái vòng luẩn quẩn của thân xác và nỗi xúc cảm, mà trong thực tế chỉ có thể được hoàn thành trong tiếng gọi hướng về một điều gì đó cao cả hơn.”
“Thiên Chúa ban tặng cho con người chúng ta một nẻo đường cứu độ dành cho thân xác, mà ngôn ngữ của nó được bảo tồn trong gia đình, nơi mà thần học xác thân quyện chặt với thần học tình yêu. Chính nơi đây, món quà hiến tặng bản thân qua hình ảnh ‘một thịt một xương’ được thực hiện trong tình yêu phu thê kết hợp vợ chồng nên một với nhau. Chính nơi đây, ta cảm nghiệm được kết quả của tình yêu, và thấy được sự sống liên kết các thế hệ lại với nhau. Chính trong gia đình, con người khám phá ra mối tương liên với nhau, không phải như những cá nhân độc lập và tự tạo, mà là như con cái, vợ chồng, và cha mẹ, lúc nào cũng mang căn tính là được mời gọi để yêu thương, để đón nhận nhau, và hiến thân cho nhau.”
ĐGH kết luận rằng: “Chính Thiên Chúa cũng mặc lấy thân xác, và qua đó, mạc khải chính bản thân Ngài cho tạ. Là Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã lãnh nhận xác thân của người con với lòng biết ơn Chúa Cha, lắng nghe lời Người, và hiến tặng chính thân xác mình cho ta, ngõ hầu có thể làm cho thân xác mới mẻ của Hội Thánh được triển nở.”
05/14/11
Nguyễn Kim Ngân
Tin Vaticăng (VIS) 05/13/11, từ ewtn.com
Trưa nay, ĐGH Biển Đức XVI tiếp đón các thành viên thuộc Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Nghiên Cứu về Hôn Nhân và Gia Đình..
ĐGH mở đầu diễn từ bằng việc nhắc nhở kỷ niệm 30 năm ngày Chân Phước Gioan Phaolô II thành lập Viện và Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình, cũng như đúng ngày 13 tháng 5 ba mươi năm trước đây xẩy ra biến cố ngài “bị ám sát tại Công Trường Thánh Phêrô.”
Kế tiếp, ĐGH gửi đến các thành viên một vài suy tư về việc “liên kết nền thần học xác thân làm một với nền thần học tình yêu nhằm tìm ra một con đường duy nhất cho nhân loại.”
Khi nhấn mạnh rằng “thân xác chính là nơi cư ngụ của tinh thần,” ĐGH ghi nhận rằng “trong ánh sáng này, ta có thể hiểu rằng thân xác ta không hề là một khối vật chất ù lì và nặng nề, mà là một thứ ngôn ngữ của tình yêu chân thực, nếu ta biết lắng nghe.”
Ngài giải thích rằng: “Thân xác nói cho ta về một thứ cội nguồn mà chính ta chưa hề thừa nhận. Chỉ khi nào nhận ra được tình yêu nguyên thủy vốn đem lại sức sống mà chính con người có thể đón nhận, thì khi đó con người mới có thể hòa giải được với thiên nhiên và với thế giới.”
Nói đến việc Thiện Chúa tạo dựng nguyên tổ loài người, ĐGH khẳng định rằng: “Trước khi sa ngã, thân xác của Adong và Evà đã ở trong một trạng thái hòa hợp trọn vẹn. Nó mang một thứ ngôn ngữ chính nó không hề tạo ra, một thứ ‘eros’ (tình ái) bắt nguồn từ bản nhiên mời gọi nó đón nhận lẫn nhau (vì cùng đến từ Tạo Hóa) ngõ hầu có thể trao ban cho nhau…Nhờ thế việc nên ‘một thịt một xương’ trở thành một kết hợp trọn đời, để cho người nam và người nữ có thể nên một trong tinh thần.” ĐGH nói tiếp: “Theo ý nghĩa này, đức thanh tịnh mặc lấy một ý nghĩa mới. Nó không phải là lời nói ‘không’ đối với các thú vui và niềm hân hoan của cuộc sống, mà là một lời nói ‘có’ lớn tiếng đối với tình yêu như là sự thông đạt sâu xa giữa hai nhân vị--điều này đòi hỏi thời gian và sự tương kính--như là con đường chung bước tiến về nguồn sung mãn, cũng như là tình yêu vốn có khả năng sản sinh ra sự sống, và quảng đại đón tiếp mầm sống mới vừa khai mở.”
ĐGH còn nói rằng: “Tuy vậy, thân xác cũng chứa chất một thứ ngôn ngữ tiêu cực. Nó nói cho ta về sự áp bức người khác, về khát vọng chiếm hữu và bóc lột người khác. Thế nhưng, ta biết rằng thứ ngôn ngữ này không hề nằm trong kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa, mà chỉ là hậu quả của tội lỗi. Khi tách khỏi ý nghĩa của người con hiền thảo, khỏi mối tương quan với Tạo Hóa, thân xác sẽ phản loạn chống lại con người, đánh mất khả năng biểu thị hiệp thông, để trở thành một nơi chốn diễn ra cảnh chiếm đoạt người khác. Phải chăng đó chính là cái thảm trạng của dục tính hôm nay vốn đang bị khóa chặt trong cái vòng luẩn quẩn của thân xác và nỗi xúc cảm, mà trong thực tế chỉ có thể được hoàn thành trong tiếng gọi hướng về một điều gì đó cao cả hơn.”
“Thiên Chúa ban tặng cho con người chúng ta một nẻo đường cứu độ dành cho thân xác, mà ngôn ngữ của nó được bảo tồn trong gia đình, nơi mà thần học xác thân quyện chặt với thần học tình yêu. Chính nơi đây, món quà hiến tặng bản thân qua hình ảnh ‘một thịt một xương’ được thực hiện trong tình yêu phu thê kết hợp vợ chồng nên một với nhau. Chính nơi đây, ta cảm nghiệm được kết quả của tình yêu, và thấy được sự sống liên kết các thế hệ lại với nhau. Chính trong gia đình, con người khám phá ra mối tương liên với nhau, không phải như những cá nhân độc lập và tự tạo, mà là như con cái, vợ chồng, và cha mẹ, lúc nào cũng mang căn tính là được mời gọi để yêu thương, để đón nhận nhau, và hiến thân cho nhau.”
ĐGH kết luận rằng: “Chính Thiên Chúa cũng mặc lấy thân xác, và qua đó, mạc khải chính bản thân Ngài cho tạ. Là Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã lãnh nhận xác thân của người con với lòng biết ơn Chúa Cha, lắng nghe lời Người, và hiến tặng chính thân xác mình cho ta, ngõ hầu có thể làm cho thân xác mới mẻ của Hội Thánh được triển nở.”
05/14/11
Nguyễn Kim Ngân
Lại một chuyện ngộ nghĩnh: Khi các đấng dân cử Công Giáo nói chuyện đạo!
Trần Mạnh Trác
17:19 14/05/2011
Cách đây một năm bà Nancy Pelosi còn là chủ tịch Hạ Viện, khi được hỏi rằng bà yêu thích 'lời' văn nào nhất, đã trả lời một cách ngộ nghĩnh như sau :"lời mà tôi yêu thích ấy hả? đó chính là Ngôi Lời, là Ngôi Lời. Và đó là tất cả mọi thứ. Và đó nói lên tất cả. Nếu các bạn tham khảo Kinh Thánh, các bạn hẳn biết chỗ tham khảo Tin Mừng về Ngôi Lời. "
Và để chứng minh chủ trương Phò Phá Thai của bà cũng không ngòai tầm giá trị của giáo lý Công Giáo bà nói thêm:
"Và Ngôi Lời là, chúng ta phải lên tiếng về chính sách công cộng sao cho phù hợp với giá trị của Ngôi Lời. Ngôi Lời. Quả là một từ đẹp khi bạn nghĩ về nó? Nó bao gồm tất cả mọi thứ. Ngôi Lời. Bạn có thể điền vào đó bất cứ điều gì bạn muốn."
Tưởng rằng một năm sau, khi bà Pelosi không còn nổi đình đám nữa, thì việc một vị chủ tịch Hạ Viện nói "chuyện đạo" sẽ là quá khứ...vậy mà:
Ngay hôm nay, trước thềm đền thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm ờ Washington DC, khi đọc diễn văn mãn khóa cho trường Đại Học Công Giáo 'Catholic University', ông tân chủ tịch Hạ Viện Boehner đã tuyên bố Đức Mẹ đã 'điện thọai' cho ông ...một cách gián tiếp!
Xin đừng ai nghĩ rằng tôi nói ngoa hay nói hành nói tỏi ông ta! đây này, chính lời đương sự kể trong nước mắt:
Lúc đó là năm 2006 sau khi đảng Cộng Hòa bầu cử để chọn lãnh tụ thiểu số, ông kể rằng sau khi đắc cử ông đã đi lễ lúc 7:00 g sáng và cầu nguyện xin một dấu chỉ soi sáng từ Đức Trinh Nữ Maria. Nhưng sau khi thất vọng vì không thấy một dấu hiệu nào cả, thì bỗng reng lên một cú điện thoại. Một huấn luyện viên football của thời trung học là Gerry Faust, lúc đó đã làm huấn luyện viên tại Notre Dame, gọi cho ông.
"Đó là ông bầu già Faust," Boehner nghẹn lời kể tiếp,"ông ta gọi để chúc tôi may mắn, và nói cho tôi nghe rằng tôi chắc chắn có dư khả năng để làm tròn chức vụ đó."
Ông nói tiếp :" Các bạn dư biết là tôi đã không bao giờ trực tiếp nhận được một cú điện thọai từ Đức Mẹ và tôi không nghĩ rằng sẽ có ngày Đức Mẹ làm như vậy, nhưng mà, tôi phải nói rằng việc tôi vừa kể là quá ư gần gũi. " ("but I got to tell you it was pretty darn close")
Cứ cho là như vậy đi, nhưng thử hỏi ông có bao giờ xin soi sáng để phục vụ dân nghèo không? Trước đây mấy ngày, khi được biết 'Catholic university' đã mời ông đọc diễn văn bế giảng, 80 giáo sư của các đại học Công Giáo trên tòan quốc, mà trong đó có tới 30 giáo sư tại chính trường 'Catholic University' đã gởi thư cho ông than phiền rằng hồ sơ bỏ phiếu của ông đã đi ngược với những lời giảng dạy của giáo hội, đó là "những người cầm quyền có nghĩa vụ về mặt đạo đức phải đặt các nhu cầu của người nghèo lên hàng ưu tiên."
Cụ thể, bức thư cho thấy những nỗ lực của Boehner trên ngân sách 2012 "đã phá bỏ những bảo vệ lâu đời cho các thành viên dễ bị tổn thương nhất trong xã hội," đặc biệt là các sản phụ và trẻ em
Không giống như những phản đối cách đây 2 năm khi trường Notre Dame mời TT Obama đọc diễn văn, cuộc phản đối lần này không đòi hỏi trường Đại học hủy giấy mời, tuy nhiên GS Stephen Schneck, giám đốc Viện nghiên cứu của trường đại về giáo học cho biết:
"Chúng tôi xem đây là cơ hội để giáo dục ông ta, đôn đốc ông hãy quan tâm đến người nghèo nhiều hơn nữa và thực hiện những nỗ lực nghiêm túc trong chính sách của ông."
Riêng GS Daniel K. Finn, giáo sư kinh tế học và thần học tại Đại học St John's ở Collegeville, Minn, thì nghĩ rằng ông Boehner "có vẻ là không có ý thức về những tác động" của các đề xuất ngân sách của Hạ viện, tuy nhiên GS cho biết một vị dân cử Công Giáo không có lựa chọn nào khác khi đứng trứơc vấn đề quyền lợi của người nghèo:
"Đó là một niềm tin Công giáo đã có từ lâu rằng chính phủ đóng một vai trò rất quan trọng và cần thiết trong việc hỗ trợ người nghèo. Đây không phải là một lựa chọn, " GS Finn trích dẫn lời của Đức Giáo hoàng Pius XI trong thông điệp" Quadragesimo Anno" " ("Trong những năm 40") ban hành năm 1913 khi Thế Giới đang ở trong cơn Đại Khủng Hỏang, trong đó đề cập trách nhiệm của xã hội với người nghèo.
GS Vincent J. Miller, khoa nghiên cứu tôn giáo tại Đại học Dayton, cho biết ông đã ký vào lá thư bởi vì ông lo ngại rằng nhiều chính trị gia coi những giáo huấn xã hội của giáo hội chỉ là những lời khuyên mà thôi, nhưng thực sự đó là những lệnh truyền.
"Sự Thật Bác Ái sẽ không bao giờ được thực hiện nếu chính những người Công Giáo cao cấp như ông Boehner không lưu ý đến những giáo huấn của giáo hội trong các họach định về chính sách. Nếu chúng tôi không nói lên điều này, thì hàng triệu người Công giáo khác có thể cũng nghĩ rằng các chính sách như thế là có thể chấp nhận được về mặt đạo đức."
Và để chứng minh chủ trương Phò Phá Thai của bà cũng không ngòai tầm giá trị của giáo lý Công Giáo bà nói thêm:
"Và Ngôi Lời là, chúng ta phải lên tiếng về chính sách công cộng sao cho phù hợp với giá trị của Ngôi Lời. Ngôi Lời. Quả là một từ đẹp khi bạn nghĩ về nó? Nó bao gồm tất cả mọi thứ. Ngôi Lời. Bạn có thể điền vào đó bất cứ điều gì bạn muốn."
Tưởng rằng một năm sau, khi bà Pelosi không còn nổi đình đám nữa, thì việc một vị chủ tịch Hạ Viện nói "chuyện đạo" sẽ là quá khứ...vậy mà:
Ngay hôm nay, trước thềm đền thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm ờ Washington DC, khi đọc diễn văn mãn khóa cho trường Đại Học Công Giáo 'Catholic University', ông tân chủ tịch Hạ Viện Boehner đã tuyên bố Đức Mẹ đã 'điện thọai' cho ông ...một cách gián tiếp!
Xin đừng ai nghĩ rằng tôi nói ngoa hay nói hành nói tỏi ông ta! đây này, chính lời đương sự kể trong nước mắt:
Lúc đó là năm 2006 sau khi đảng Cộng Hòa bầu cử để chọn lãnh tụ thiểu số, ông kể rằng sau khi đắc cử ông đã đi lễ lúc 7:00 g sáng và cầu nguyện xin một dấu chỉ soi sáng từ Đức Trinh Nữ Maria. Nhưng sau khi thất vọng vì không thấy một dấu hiệu nào cả, thì bỗng reng lên một cú điện thoại. Một huấn luyện viên football của thời trung học là Gerry Faust, lúc đó đã làm huấn luyện viên tại Notre Dame, gọi cho ông.
"Đó là ông bầu già Faust," Boehner nghẹn lời kể tiếp,"ông ta gọi để chúc tôi may mắn, và nói cho tôi nghe rằng tôi chắc chắn có dư khả năng để làm tròn chức vụ đó."
Ông nói tiếp :" Các bạn dư biết là tôi đã không bao giờ trực tiếp nhận được một cú điện thọai từ Đức Mẹ và tôi không nghĩ rằng sẽ có ngày Đức Mẹ làm như vậy, nhưng mà, tôi phải nói rằng việc tôi vừa kể là quá ư gần gũi. " ("but I got to tell you it was pretty darn close")
Cứ cho là như vậy đi, nhưng thử hỏi ông có bao giờ xin soi sáng để phục vụ dân nghèo không? Trước đây mấy ngày, khi được biết 'Catholic university' đã mời ông đọc diễn văn bế giảng, 80 giáo sư của các đại học Công Giáo trên tòan quốc, mà trong đó có tới 30 giáo sư tại chính trường 'Catholic University' đã gởi thư cho ông than phiền rằng hồ sơ bỏ phiếu của ông đã đi ngược với những lời giảng dạy của giáo hội, đó là "những người cầm quyền có nghĩa vụ về mặt đạo đức phải đặt các nhu cầu của người nghèo lên hàng ưu tiên."
Cụ thể, bức thư cho thấy những nỗ lực của Boehner trên ngân sách 2012 "đã phá bỏ những bảo vệ lâu đời cho các thành viên dễ bị tổn thương nhất trong xã hội," đặc biệt là các sản phụ và trẻ em
Không giống như những phản đối cách đây 2 năm khi trường Notre Dame mời TT Obama đọc diễn văn, cuộc phản đối lần này không đòi hỏi trường Đại học hủy giấy mời, tuy nhiên GS Stephen Schneck, giám đốc Viện nghiên cứu của trường đại về giáo học cho biết:
"Chúng tôi xem đây là cơ hội để giáo dục ông ta, đôn đốc ông hãy quan tâm đến người nghèo nhiều hơn nữa và thực hiện những nỗ lực nghiêm túc trong chính sách của ông."
Riêng GS Daniel K. Finn, giáo sư kinh tế học và thần học tại Đại học St John's ở Collegeville, Minn, thì nghĩ rằng ông Boehner "có vẻ là không có ý thức về những tác động" của các đề xuất ngân sách của Hạ viện, tuy nhiên GS cho biết một vị dân cử Công Giáo không có lựa chọn nào khác khi đứng trứơc vấn đề quyền lợi của người nghèo:
"Đó là một niềm tin Công giáo đã có từ lâu rằng chính phủ đóng một vai trò rất quan trọng và cần thiết trong việc hỗ trợ người nghèo. Đây không phải là một lựa chọn, " GS Finn trích dẫn lời của Đức Giáo hoàng Pius XI trong thông điệp" Quadragesimo Anno" " ("Trong những năm 40") ban hành năm 1913 khi Thế Giới đang ở trong cơn Đại Khủng Hỏang, trong đó đề cập trách nhiệm của xã hội với người nghèo.
GS Vincent J. Miller, khoa nghiên cứu tôn giáo tại Đại học Dayton, cho biết ông đã ký vào lá thư bởi vì ông lo ngại rằng nhiều chính trị gia coi những giáo huấn xã hội của giáo hội chỉ là những lời khuyên mà thôi, nhưng thực sự đó là những lệnh truyền.
"Sự Thật Bác Ái sẽ không bao giờ được thực hiện nếu chính những người Công Giáo cao cấp như ông Boehner không lưu ý đến những giáo huấn của giáo hội trong các họach định về chính sách. Nếu chúng tôi không nói lên điều này, thì hàng triệu người Công giáo khác có thể cũng nghĩ rằng các chính sách như thế là có thể chấp nhận được về mặt đạo đức."
Tây Ban Nha hạn chế các chiếu khán cho giới trẻ Pakistan xin đi dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Bùi Hữu Thư
17:43 14/05/2011
Chính quyền lo ngại có sự di cư bất hợp pháp
MADRID, Tây Ban Nha, ngày 13 tháng 5, 2011 (Zenit.org).- Người Pakistan muốn tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đã bầy tỏ sự bất mãn sau khi chính phủ Tây Ban Nha quyết định ngưng cấp chiếu khán thông hành cho những người hành hương từ quốc gia này.
Hãng thông tấn UCANews thông báo: Biện pháp này được ban tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới của chính quyền Tây Ban Nha ban hành để "tránh vấn đề có các vụ di cư bất hợp pháp."
Ban tổ chức đại hội cho hãng thông tấn ZENIT hay việc ngưng cấp phát này không phải là một sự từ chối không cấp chiếu khán, nhưng là sẽ có những sự điều tra kỹ lưỡng bởi chính quyền Tây Ban Nha đối với tất cả các chiếu khán.
Họ giải thích rằng chính phủ phải hết sức thận trọng khi cấp chiếu khán cho các cá nhân thuộc quốc gia này, vì trong quá khứ, họ đã có những hành động lạm dụng tại các biến cố quốc tế, đặc biệt là các Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới trước đây, khi toàn thể nhiều nhóm người đã ở lại quốc gia Tây Ban Nha bất hợp pháp.
Thực vậy, chính phủ rất cẩn thận về các chiếu khán cho tất cả mọi công dân Pakistan muốn đến Tây Ban Nha, kể cả những ai muốn tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào tháng 8.
Ban tổ chức nói rằng chính phủ đã cấp các chiếu khán miễn phí cho tất cả mọi người trẻ đến từ các quốc gia không thuộc về Khu Vực Schengen (khu vực bao gồm 15 quốc gia Au Châu không cần chiếu khán) để giúp cho chuyến thăm Madrid của họ được dễ dàng, nhưng Pakistan là trường hợp duy nhất vì tình hình bất an quốc tế hiện nay.
Một giới bảo trợ đáng tin cẩn
Giáo hội Công Giáo tại Pakistan đang thương lượng với tòa đại sứ Tây Ban Nha về vấn đề chiếu khán.
Vị tổng đại diện Tổng Giáo Phận Karachi, Pakistan, nói ngài đang xem xét một vài giáo xứ đặc biệt có trách nhiệm -- vị hành động lạm dụng -- về sự hạn chế các chiếu khán cho tất cả mọi người Công Giáo muốn đến Madrid.
Ngài nói: "Nhiều giáo xứ nhỏ đã chấp thuận cho một số người lạm dụng khiến cho tất cả mọi người Công Giáo bị ảnh hưởng.”
Pervez Roderick, thư ký Uỷ Ban Giới Trẻ Công Giáo Pakistan nói, tình hình chính trị, với ít cơ hội kiếm việc làm và lương bổng ít ỏi, là lý do tại sao nhiều người trẻ muốn ra khỏi nước này.
Ngài nói: "Tuy nhiên Giáo Hội Công Giáo là một cơ quan bảo trợ đáng tin cậy khi gửi các phái đoàn Pakistan tham dự các sinh hoạt quốc tế. Đa số các người hành hương được chúng tôi đề nghị đã trở về nước."
Uỷ Ban Giới Trẻ Công Giáo xác định việc tham gia của 12 người Công Giáo đến từ 6 giáo phận.
MADRID, Tây Ban Nha, ngày 13 tháng 5, 2011 (Zenit.org).- Người Pakistan muốn tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đã bầy tỏ sự bất mãn sau khi chính phủ Tây Ban Nha quyết định ngưng cấp chiếu khán thông hành cho những người hành hương từ quốc gia này.
Hãng thông tấn UCANews thông báo: Biện pháp này được ban tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới của chính quyền Tây Ban Nha ban hành để "tránh vấn đề có các vụ di cư bất hợp pháp."
Ban tổ chức đại hội cho hãng thông tấn ZENIT hay việc ngưng cấp phát này không phải là một sự từ chối không cấp chiếu khán, nhưng là sẽ có những sự điều tra kỹ lưỡng bởi chính quyền Tây Ban Nha đối với tất cả các chiếu khán.
Họ giải thích rằng chính phủ phải hết sức thận trọng khi cấp chiếu khán cho các cá nhân thuộc quốc gia này, vì trong quá khứ, họ đã có những hành động lạm dụng tại các biến cố quốc tế, đặc biệt là các Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới trước đây, khi toàn thể nhiều nhóm người đã ở lại quốc gia Tây Ban Nha bất hợp pháp.
Thực vậy, chính phủ rất cẩn thận về các chiếu khán cho tất cả mọi công dân Pakistan muốn đến Tây Ban Nha, kể cả những ai muốn tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào tháng 8.
Ban tổ chức nói rằng chính phủ đã cấp các chiếu khán miễn phí cho tất cả mọi người trẻ đến từ các quốc gia không thuộc về Khu Vực Schengen (khu vực bao gồm 15 quốc gia Au Châu không cần chiếu khán) để giúp cho chuyến thăm Madrid của họ được dễ dàng, nhưng Pakistan là trường hợp duy nhất vì tình hình bất an quốc tế hiện nay.
Một giới bảo trợ đáng tin cẩn
Giáo hội Công Giáo tại Pakistan đang thương lượng với tòa đại sứ Tây Ban Nha về vấn đề chiếu khán.
Vị tổng đại diện Tổng Giáo Phận Karachi, Pakistan, nói ngài đang xem xét một vài giáo xứ đặc biệt có trách nhiệm -- vị hành động lạm dụng -- về sự hạn chế các chiếu khán cho tất cả mọi người Công Giáo muốn đến Madrid.
Ngài nói: "Nhiều giáo xứ nhỏ đã chấp thuận cho một số người lạm dụng khiến cho tất cả mọi người Công Giáo bị ảnh hưởng.”
Pervez Roderick, thư ký Uỷ Ban Giới Trẻ Công Giáo Pakistan nói, tình hình chính trị, với ít cơ hội kiếm việc làm và lương bổng ít ỏi, là lý do tại sao nhiều người trẻ muốn ra khỏi nước này.
Ngài nói: "Tuy nhiên Giáo Hội Công Giáo là một cơ quan bảo trợ đáng tin cậy khi gửi các phái đoàn Pakistan tham dự các sinh hoạt quốc tế. Đa số các người hành hương được chúng tôi đề nghị đã trở về nước."
Uỷ Ban Giới Trẻ Công Giáo xác định việc tham gia của 12 người Công Giáo đến từ 6 giáo phận.
Đừng khuyến khích các cuộc cách mạng Ảrập
Vũ Văn An
19:48 14/05/2011
Theo tường trình ngày 5 tháng 5 vừa qua của CNA, Thượng Phụ Gregorios III, cầm đầu Giáo Hội Melkite Công Giáo Hy Lạp có trụ sở ở Syria, vừa lên tiếng cảnh cáo các nhà lãnh đạo Tây Phương đừng khuyến khích các cuộc cách mạng hiện đang làm rúng động vùng Trung Đông.
Trong một lá thư gửi các nhà lãnh đạo Tây Phương gần đây, Thượng Phụ giải thích rằng: “Các nước Ả Rập chưa sẵn sàng đối với các cuộc cách mạng, và ngay cả với nền dân chủ theo kiểu và mô thức Âu Châu. Nên tôi yêu cầu Tây Phương đừng khuyến khích các cuộc cách mạng một cách vô điều kiện đây đó trong thế giới Ả Rập”.
Tại nơi sinh quán của Thượng Phụ là Syria, các lực lượng chính phủ đã sát hại hàng trăm người biểu tình để đáp trả các cuộc phản kháng đang tiếp diễn của quần chúng. Nhưng theo Thượng Phụ, các yếu tố xã hội, tôn giáo và dân số có thể gây bất ổn và bạo động nếu các chế độ bị lật đổ thay vì cải cách. Ngài kêu gọi “biến đổi, chứ không cách mạng” và cho rằng các nhà lãnh đạo Tây Phương nên thúc đẩy cho có cải cách.
Nhà lãnh đạo tinh thần của 1.6 triệu người Công Giáo Melkite nêu ý kiến “Hãy yêu cầu các vị cầm đầu các quốc gia Ả Rập cố gắng đưa ra các phát triển thực sự, và yêu cầu họ đưa ra một kế hoạch rõ ràng, mạnh dạn. Nhưng đừng khuyến khích các cuộc cách mạng!... Các vị cầm đầu các quốc gia Ả Rập nên được mời và khuyến khích phát triển các cơ cấu dân chủ, tự do, và tôn trọng nhân quyền”. Ngài nói thêm: các nhà lãnh đạo Ả Rập cũng nên được “hỗ trợ trong việc phát huy các hệ thống phúc lợi y tế và xã hội và nhà ở” để làm nhẹ các khó khăn kinh tế đang châm ngòi cho nhiều cuộc cách mạng.
Thượng Phụ mô tả việc bất ổn của chính Syria như là “một tình thế bi thảm” đối với người liên hệ, một sự bất ổn đã đưa tới các cuộc phản đối công khai và phản ứng mỗi ngày một gia tăng bạo lực từ phía chính phủ của Tổng Thống Bashar al-Assad. Nhưng ngài bác bỏ ý niệm lật đổ chính phủ. Nhiều Kitô hữu Syria không ủng hộ các cuộc phản đối, vì sợ rằng một kết liễu đột ngột đối với chế độ Assad sẽ đẩy xứ sở vào sâu trong cuộc tranh chấp quyền lực có tính phe phái, giống như tình thế Iraq vậy.
Thượng Phụ nhận định rằng: “Tình thế đã trở nên tồi tệ hơn rồi: (đủ cả) tội ác có tổ chức, cướp bóc, sợ sệt, lẫn đồn thổi đe dọa đối với các giáo hội… Tất cả đang tạo ra ác mộng hãi hùng”.
Dưới chính phủ hiện nay, Syria đang cố gắng duy trì một thế cân bằng tế nhị giữa đa số Hồi Giáo và thiểu số Kitô Giáo của đất nước. Thượng Phụ mô tả xứ sở ngài như một “mô thức thế tục trung thành và cởi mở” và cho hay Damascus là “một trong những kinh thành quan trọng nhất nếu nói về sự hiện diện của Kitô Giáo tại thế giới Ả Rập”. Nhưng sự hiện diện này có thể kết thúc nếu xẩy ra một cuộc trống vắng quyền lực bất thình lình, khiến những người cực đoan Hồi Giáo và những người khác thừa cơ chiếm quyền kiểm soát đất nước. Ngài bảo: “Đứng trước những cơn khủng hoảng và cách mạng đẫm máu, các Kitô hữu đặc biệt là những người rất dễ bị thương tổn. Họ là các nạn nhân đầu tiên của những cuộc cách mạng này, nhất là ở Syria. Ngay sau chúng, lập tức có những đợt di dân mới”.
Thượng Phụ Gregorios cũng yêu cầu Tây Phương đặt ưu tiên hàng đầu cho diễn trình hòa bình giữa Do Thái và Palestine. Theo ngài, tương lai của Kitô giáo tại Trung Đông tùy thuộc kết quả của diễn trình này, một diễn trình hiện bị ngưng đọng từ năm ngoái, tiếp theo vấn đề các khu định cư của người Do Thái.
Các biến cố Bắc Phi đang gây ngạc nhiên cho Giáo Hội
Trong khi ấy, theo tin Zenit ngày 13 tháng 5, Đức Cha Mario Toso, hiện là thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình, cho hay: Giáo Hội hết sức ngạc nhiên trước các biến cố tại Bắc Phi và quyết định quốc tế sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp tại Libya. Tình hình tại Bắc Phi là một trong các chủ đề được Đức Cha Toso thảo luận trong cuộc họp báo diễn ra hôm Thứ Năm tại trụ sở của Hội Đồng. Cuộc họp báo được tổ chức để giới thiệu hội nghị ba ngày, bắt đầu ở Rôma, để kỷ niệm 50 năm ngày công bố Thông Điệp “Mẹ và Thầy” của Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII.
Đức cha Toso nhận định: “Có ai dự đoán được là sẽ có cuộc can thiệp của một số quốc gia ngay cả trước khi LHQ có nghị quyết?”. Theo ngài, “Học thuyết xã hội của Giáo Hội (chỉ) khuyến khích việc dùng các phương tiện hòa bình; đó là đường hướng được Giáo Hội cung hiến cho mọi người, cả giáo dân lẫn các nhà lãnh đạo các quốc gia. Các nhà lãnh đạo này có nhiệm vụ thẩm lượng những dụng cụ hòa bình này là những dụng cụ gì và xét xem chúng có hữu hiệu để đạt tới hoa bình hay không”. Giáo Hội, theo ngài, “không có các đạo quân hay oanh tạc cơ. Vũ khí của Giáo Hội là việc tin mừng hóa và đào tạo lương tâm” cũng như thúc đẩy mọi phương thế hòa bình, trong đó có phương thức ngoại giao, để xét xem liệu có thể đưa ra một giải pháp nào đó hay không cho cuộc tranh chấp và bất công.
Top Stories
Globalisation creates 'new forms of slavery': pope
AFP
15:57 14/05/2011
VATICAN CITY - Globalisation creates "new forms of slavery" by generating more poverty and oppression, Pope Benedict XVI said Saturday.
"Globalisation often characterised by profit-seeking increases the number of poor, migrants (and) the oppressed," he said as he met with delegates of the Superior Council of missionary societies at the Vatican.
"New problems and new forms of slavery appear in our era (in both) the well-off and rich world (which) suffers from uncertainty over its future" and in developing countries, he said.
"Globalisation often characterised by profit-seeking increases the number of poor, migrants (and) the oppressed," he said as he met with delegates of the Superior Council of missionary societies at the Vatican.
"New problems and new forms of slavery appear in our era (in both) the well-off and rich world (which) suffers from uncertainty over its future" and in developing countries, he said.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ khấn trọn đời sơ Thùy Linh fma tại Melbourne Úc Châu
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB
09:50 14/05/2011
HÀNH TRÌNH TÌNH YÊU - MỘT ĐỜI NGƯỜI
Chiều 14/5/2011 tại thánh đường St Margaret Mary’s Brunswick – Úc Châu, sơ Thùy Linh sau những chặng đường yêu thương phục vụ giới trẻ trong tinh thần Phúc Âm qua ơn đoàn sủng của cha thánh Gioan Bosco và Mẹ Maria Mazarello đã tiến lên tuyên đọc lời khấn vĩnh thệ, suốt đời phục vụ Chúa và Giáo hội trong ơn gọi Salesian trong dòng “Con Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu”, hôm nay tại Tam Hà Thủ Đức, Việt Nam, tỉnh dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ cũng tưng bừng kết thúc năm thánh 50 năm các sơ hiện diện tại quê hương đất nước Việt Nam.
Xem hình ảnh lễ khấn dòng
Chiều nay Đức cha Tim Costelloe một giám mục Salesian đã chủ sự Thánh lễ khấn dòng cùng đồng tế có Cha giám tỉnh dòng Salesian Úc Châu cùng đông đảo các linh mục dòng, triều, các sơ cùng bạn bè thân hữu tựu về hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho sơ một lời vĩnh thệ trọn đời chọn Chúa làm Đức Lang Quân, sống đời dâng hiến để phục vụ Chúa và giới trẻ...
Nhìn lại cuộc đời của sơ Thùy Linh: Hơn 40 năm trước một bé gái con của ông bà Nguyễn Hổ được sinh và lớn lên tại Sàigòn, Việt Nam rồi lại cùng gia đình cha mẹ đoàn tụ với gia đình người con cả Mỹ Linh tại Canberra vào 9/1990. Sẵn tính siêng học cô sinh viên năm xưa sau biến cố 1975, bất đắc dĩ phải học chui, vì cha là một sĩ quan cao cấp trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa nên Thùy Linh đã không được nhận vào đại học, ngày ngày cô lẻn vào các giảng đường học ké và đã từng bị khám phá ra tông tích và bị đuổi ra khỏi lớp! Chính nhờ sự ham học, nên khi định cư tại Canberra không bao lâu, Thùy Linh đã đủ trình độ Anh văn để theo học đại học và tốt nghiệp nghành Thông tin học năm 1993 với điểm ưu hạng và được nhận vào làm cho bộ Quốc Phòng Úc. Dù đi làm có tiền yên phận xây dựng hạnh phúc gia đình riêng tư, nhưng khát vọng tìm tòi nghiên cứu lúc nào cũng ắp đầy trong tâm tưởng, nên cô Thùy Linh tiếp tục học Honours bán thời và lại đậu ưu hạng và được học bổng học vị Tiến sĩ tại đại học Quốc gia Canberra, cũng như Đại học Wollongong và Monash tại Melbourne... Cô nữ sinh Thùy Linh đã chọn đại học Monash và dọn về Melbourne. Chỉ trong ba năm từ 1997-2001, cô đã hoàn tất văn bằng tiến sĩ và được đại học RMIT Melbourne nhận làm giảng viên về môn Vi tính. Có thể nói tương lai thật sáng lạn... Với nét thùy mị, duyên dáng lại lắm tài khéo như thi nhạc họa đã làm cho nhiều chàng trai ước mơ được sánh duyên đồng hành... Nhưng tiếng gọi trời cao vẫn âm vang mời gọi cô bước theo con đường ơn gọi theo Người tình Giêsu...
Cô đã bước vào tìm hiểu dòng Salesian và được nhận làm tập sinh năm 2003 và khấn lần đầu vào năm 2005. Vì tập viện kéo dài 2 năm nên sơ đành phải hy sinh ghế giảng viên đại học RMIT, sơ đành phải từ chức nghỉ việc... Bù lại Chúa đã thương sơ, an bài cho sơ được Đại học Công giáo Úc Châu nhận dạy học bán thời và sơ bắt đầu gắn bó với Đại học Công giáo (Australian Catholic University) từ 2005 cho tới bây giờ...
Trong thời gian tu trì, ngòai giờ dạy học, cuối tuần sơ luôn luôn dành giờ cho giới trẻ qua những sinh hoạt Thanh thiếu niên. Từ ngày linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng được bổ nhiệm về làm cha xứ tại Brunswick, sơ đã về phụ giúp vào cuối tuần, sơ đã sáng lập ra Đoàn Thanh Thiếu Niên Salesian, đào tạo và huấn luyện nhiều người trẻ để làm tông đồ cho tuổi trẻ đồng trang lứa. Với chủ đề “Savio mến Chúa, Vicuna yêu người” noi gương vị thánh trẻ Đaminh Saviô và Á thánh Vicuna, cả hai là học sinh dưới mái trường của các cha thày sơ Salesian... Đoàn Thanh Thiếu Niên Salesian sinh hoạt mỗi chiều Chúa nhật.
Với nhiều tài khéo: là họa sĩ, sơ đã vẽ những bức tranh thật đẹp, đặc biệt bức tranh hai con nai bên dòng suối theo ý nghĩa của Thánh vịnh và cũng là chủ đề “Niềm Khát Khao Thiên Thu” là khẩu hiệu cuộc đời hiến dâng của sơ. Trong Thánh lễ vĩnh khấn, là nhạc sĩ và là ca sĩ, sơ đã sáng tác nhiều bài hát suy tư về Tình Yêu, được tuyển chọn và phát hành trong cuốn CD với chủ đề “Eternal Yearning” “Niềm Khao Khát Thiên Thu”.
Trong thánh lễ đông đảo linh mục tu sĩ, giáo dân bạn bè Úc Việt hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho sơ. Trong bài giảng Đức Cha Tim đã chia sẻ một hành trình huyền nhiệm mà Chúa đã dẫn đưa một tớ nữ uyên thâm nhưng rất khiêm hạ của Chúa để phục vụ Chúa và đặc biệt cho giới trẻ.
Ba mẹ và anh chị em của sơ ở Hoa Kỳ không thể về tham dự ngày trọng đại này, trừ chị Mỹ Linh từ Canberra xuống và cô chú từ Texas Hoa Kỳ qua cùng với Cộng đồng Úc Việt Ý thuộc giáo xứ St Margaret Mary và nhiều thân hữu cũng như những người thân quen trong giao đình tham dự lễ khấn của sơ. Trong thánh lễ hai ca đoàn Salesian Úc và Don Bosco Việt nam cùng thay nhau hát những bài thánh ca Úc Việt thật sốt mến, một số bài do chính sơ sáng tác.
Nhiều người kháo láo với nhau: “Đúng thật Chúa chọn người tài sắc cho Chúa và cho mọi người!”
Sau Thánh lễ mọi người được mời vào hội trường giáo xứ chia sẻ bữa ăn chung vui cùng sơ với phần phụ diễn văn nghệ của Đoành Thanh Thiếu Niên và Ca đoàn Don Bosco.
Chiều 14/5/2011 tại thánh đường St Margaret Mary’s Brunswick – Úc Châu, sơ Thùy Linh sau những chặng đường yêu thương phục vụ giới trẻ trong tinh thần Phúc Âm qua ơn đoàn sủng của cha thánh Gioan Bosco và Mẹ Maria Mazarello đã tiến lên tuyên đọc lời khấn vĩnh thệ, suốt đời phục vụ Chúa và Giáo hội trong ơn gọi Salesian trong dòng “Con Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu”, hôm nay tại Tam Hà Thủ Đức, Việt Nam, tỉnh dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ cũng tưng bừng kết thúc năm thánh 50 năm các sơ hiện diện tại quê hương đất nước Việt Nam.
Xem hình ảnh lễ khấn dòng
Chiều nay Đức cha Tim Costelloe một giám mục Salesian đã chủ sự Thánh lễ khấn dòng cùng đồng tế có Cha giám tỉnh dòng Salesian Úc Châu cùng đông đảo các linh mục dòng, triều, các sơ cùng bạn bè thân hữu tựu về hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho sơ một lời vĩnh thệ trọn đời chọn Chúa làm Đức Lang Quân, sống đời dâng hiến để phục vụ Chúa và giới trẻ...
Nhìn lại cuộc đời của sơ Thùy Linh: Hơn 40 năm trước một bé gái con của ông bà Nguyễn Hổ được sinh và lớn lên tại Sàigòn, Việt Nam rồi lại cùng gia đình cha mẹ đoàn tụ với gia đình người con cả Mỹ Linh tại Canberra vào 9/1990. Sẵn tính siêng học cô sinh viên năm xưa sau biến cố 1975, bất đắc dĩ phải học chui, vì cha là một sĩ quan cao cấp trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa nên Thùy Linh đã không được nhận vào đại học, ngày ngày cô lẻn vào các giảng đường học ké và đã từng bị khám phá ra tông tích và bị đuổi ra khỏi lớp! Chính nhờ sự ham học, nên khi định cư tại Canberra không bao lâu, Thùy Linh đã đủ trình độ Anh văn để theo học đại học và tốt nghiệp nghành Thông tin học năm 1993 với điểm ưu hạng và được nhận vào làm cho bộ Quốc Phòng Úc. Dù đi làm có tiền yên phận xây dựng hạnh phúc gia đình riêng tư, nhưng khát vọng tìm tòi nghiên cứu lúc nào cũng ắp đầy trong tâm tưởng, nên cô Thùy Linh tiếp tục học Honours bán thời và lại đậu ưu hạng và được học bổng học vị Tiến sĩ tại đại học Quốc gia Canberra, cũng như Đại học Wollongong và Monash tại Melbourne... Cô nữ sinh Thùy Linh đã chọn đại học Monash và dọn về Melbourne. Chỉ trong ba năm từ 1997-2001, cô đã hoàn tất văn bằng tiến sĩ và được đại học RMIT Melbourne nhận làm giảng viên về môn Vi tính. Có thể nói tương lai thật sáng lạn... Với nét thùy mị, duyên dáng lại lắm tài khéo như thi nhạc họa đã làm cho nhiều chàng trai ước mơ được sánh duyên đồng hành... Nhưng tiếng gọi trời cao vẫn âm vang mời gọi cô bước theo con đường ơn gọi theo Người tình Giêsu...
Cô đã bước vào tìm hiểu dòng Salesian và được nhận làm tập sinh năm 2003 và khấn lần đầu vào năm 2005. Vì tập viện kéo dài 2 năm nên sơ đành phải hy sinh ghế giảng viên đại học RMIT, sơ đành phải từ chức nghỉ việc... Bù lại Chúa đã thương sơ, an bài cho sơ được Đại học Công giáo Úc Châu nhận dạy học bán thời và sơ bắt đầu gắn bó với Đại học Công giáo (Australian Catholic University) từ 2005 cho tới bây giờ...
Trong thời gian tu trì, ngòai giờ dạy học, cuối tuần sơ luôn luôn dành giờ cho giới trẻ qua những sinh hoạt Thanh thiếu niên. Từ ngày linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng được bổ nhiệm về làm cha xứ tại Brunswick, sơ đã về phụ giúp vào cuối tuần, sơ đã sáng lập ra Đoàn Thanh Thiếu Niên Salesian, đào tạo và huấn luyện nhiều người trẻ để làm tông đồ cho tuổi trẻ đồng trang lứa. Với chủ đề “Savio mến Chúa, Vicuna yêu người” noi gương vị thánh trẻ Đaminh Saviô và Á thánh Vicuna, cả hai là học sinh dưới mái trường của các cha thày sơ Salesian... Đoàn Thanh Thiếu Niên Salesian sinh hoạt mỗi chiều Chúa nhật.
Với nhiều tài khéo: là họa sĩ, sơ đã vẽ những bức tranh thật đẹp, đặc biệt bức tranh hai con nai bên dòng suối theo ý nghĩa của Thánh vịnh và cũng là chủ đề “Niềm Khát Khao Thiên Thu” là khẩu hiệu cuộc đời hiến dâng của sơ. Trong Thánh lễ vĩnh khấn, là nhạc sĩ và là ca sĩ, sơ đã sáng tác nhiều bài hát suy tư về Tình Yêu, được tuyển chọn và phát hành trong cuốn CD với chủ đề “Eternal Yearning” “Niềm Khao Khát Thiên Thu”.
Trong thánh lễ đông đảo linh mục tu sĩ, giáo dân bạn bè Úc Việt hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho sơ. Trong bài giảng Đức Cha Tim đã chia sẻ một hành trình huyền nhiệm mà Chúa đã dẫn đưa một tớ nữ uyên thâm nhưng rất khiêm hạ của Chúa để phục vụ Chúa và đặc biệt cho giới trẻ.
Ba mẹ và anh chị em của sơ ở Hoa Kỳ không thể về tham dự ngày trọng đại này, trừ chị Mỹ Linh từ Canberra xuống và cô chú từ Texas Hoa Kỳ qua cùng với Cộng đồng Úc Việt Ý thuộc giáo xứ St Margaret Mary và nhiều thân hữu cũng như những người thân quen trong giao đình tham dự lễ khấn của sơ. Trong thánh lễ hai ca đoàn Salesian Úc và Don Bosco Việt nam cùng thay nhau hát những bài thánh ca Úc Việt thật sốt mến, một số bài do chính sơ sáng tác.
Nhiều người kháo láo với nhau: “Đúng thật Chúa chọn người tài sắc cho Chúa và cho mọi người!”
Sau Thánh lễ mọi người được mời vào hội trường giáo xứ chia sẻ bữa ăn chung vui cùng sơ với phần phụ diễn văn nghệ của Đoành Thanh Thiếu Niên và Ca đoàn Don Bosco.
Giáo Xứ Ngãi Giao Giáo Phận Bà Rịa - Vũng Tàu
Lm. Lý Phan Sinh
07:43 14/05/2011
Giáo Xứ Ngãi Giao Hôm Qua, Hôm Nay và Ngày Mai
Sáng hôm nay, chúng tôi được báo thức lúc 4 giờ 30 để chuẩn bị hành trang lên đường đi tham dự lễ Khánh Thành “Tân Thánh Đường Dâng Kính Đức Maria, Thánh Mẫu La Vang, Ngãi Giao”. Nhà Thờ cũ trước đây chỉ là một dãy nhà lợp bằng tôn được cất trên một khu đất để làm nơi thờ phượng vào khoảng năm 1989 mãi cho đến hôm nay 12.5.2011.
Ngãi Giao HÔM QUA
Theo như chúng tôi được bíết, khi bổ nhiệm Cha Gioan Baotixita Nguyễn Đình Luận, làm Linh Mục Chánh Xứ của Ngãi Giao, Đức Cha Tôma Nguyễn văn Trâm, Giám Mục Chánh Tòa của Giáo Phận Bà Rịa, ước mong rằng Cha Luận sẽ xây dựng Nhà Thờ Ngãi Giao trong thời gian làm chính xứ. Cha Gioan Baotixita đã hứa với Đức Giám Mục của Giáo Phận là sẽ cố gắng xây xong trong thời gian phục vụ nơi đây. Hôm nay lời hứa đó đã hoàn tất khoảng 5 năm rưỡi: ‘Ngôi Nhà Cho Con Của Mẹ’ đã được Đức Cha Tôma Nguyễn văn Trâm, Giám Mục Giáo Phận Bà Rịa cung hiến: 12.5.2011.
Nhà Thờ Cũ
Thật đúng như lời chào mừng của Cha Gioan Baotixita Nguyễn Đình Luận, Chính Xứ Ngãi Giao đã diễn đạt, cho dù lời chào mừng rất ngắn gọn nhưng rất xúc tích và đầy đủ ý nghĩa: “Có được bầu khí tưng bừng nhộn nhịp hôm nay, đoàn chiên nhỏ bé và non nớt Ngãi Giao của chúng con, dù đến hôm nay cũng chỉ mới được 5 tuổi rưỡi, đã phải trải qua biết bao nhiêu trăn trở và cố gắng, nhưng đoàn chiên nhỏ của Đức Kitô luôn miệt mài phấn đấu với lòng tín thác vào tình thương của Cha trên trời qua sự bầu cử của Đức Maria Thánh Mẫu La Vang, chúng con đã hy sinh tất cả CHO DANH NGÀI ĐƯỢC HIỂN SÁNG”.
Nhìn sự rạng rỡ của Giáo Xứ với Ngôi Nhà Thờ Mới kiến trúc theo kiểu Á Đông rồi nhìn sang ngôi nhà thờ cũ vẫn còn hiện diện kế bên làm sao người giáo dân của Giáo Xứ có thể quên được những nỗi thăng trầm của Ngãi Giao HÔM QUA, HÔM NAY VÀ NGÀY MAI, nhất là của những thập niên trước ngày đất nước được thống nhất.
Đúng vậy, những thập niên trước năm 1975, khoảng chục gia đình công giáo từ Miền Trung đã theo chân những người đi làm ‘contract’ tới lập nghiệp nơi vùng đất Ngãi Giao nầy và Ngãi Giao lúc bấy giờ chỉ là những khu rừng rậm bao bọc bởi các đồn điền cao su như Bình Ba và Xa Bang…
Nhóm nhỏ giáo dân như lạc lỏng như đói khát cả tinh thần lẫn vật chất nơi vùng đất xa lạ của Ngãi Giao, những hạt giống đầu tiên yếu ớt được nẩy mầm và lớn lên nơi các xứ đạo Bình Giã và được sự dẫn dắt tinh thần của Cha Giuse, chánh xứ Bình Ba.
Mãi đến năm 1987, được sự chấp thuận của chính quyền, thánh lễ Giáng Sinh đầu tiên được tổ chức ngoài trời tại lô cao su của Ông Hồng Lan do cha phó Giáo Xứ Vinh Trung cử hành với con số giáo dân khoảng 200 người.
Rồi những năm của thập niên 1989, đoàn người từ Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và cả Miền Tây lũ lượt đổ về đây lập nghiệp, nhóm nhỏ giáo dân được tăng dần và lên đến 715 người. Vào năm 1992 Ngãi Giao được công nhận là một giáo họ biệt lập trực thuộc giáo xứ Vinh Hà. Một ngôi nhà nguyện nhỏ bé (8mx16m), bằng gỗ, tôn xi măng, không vách không cửa được dựng lên trên lô đất cao su do Ông Hồng Lan nhượng lại.
Ngôi nhà được dựng lên, tuy đơn sơ nghèo nàn nhưng cũng được coi như ĐIỂM HẸN giữa Chúa Kitô và anh em của Ngài. Vào năm 1992, xã Ngãi Giao được nâng lên thị trấn, bộ mặt của Ngãi Giao cũng thay đổi với đường xá nhà cửa khang trang. Nhóm nhỏ giáo dân và cả dân cư Ngãi Giao nhờ có tiền bồi thường do đất đai bị quy hoạch đã mau mắn xây dựng nhà cửa khang trang… Riêng chỉ có nhà của Ngài, mặc dù đã được các cha quản nhiệm tận tình săn sóc vẫn không có gì thay đổi, so với lúc ban đầu: một cái chòi xiêu vẹo không vách không cửa tọa lạc trên mảnh đất khoảng hơn ngàn mét vuông.
Tháng 7 năm 2005, Ngãi Giao có một linh mục phụ trách và giáo họ Ngãi Giao được Tòa Giám mục cất nhắc thành giáo xứ và được nhà nước công nhận. Những hạt giống Đức Tin sống âm thầm lâu nay giờ như được tăng thêm sức sống cùng nhau hướng về phía trước: Xây dựng và phát triển “Giáo Xứ Mới Ngãi Giao”. Các lớp giáo lý, các giới, các đoàn thể được tổ chức và củng cố, cùng sinh hoạt nhịp nhàng với sinh hoạt chung của Giáo Phận.
Tuy nhiên, môi trường của giáo xứ Ngãi Giao có những cá biệt so với các xứ đạo khác trong vùng: Ngãi Giao là nơi tập họp dân cư từ nhiều địa phương, từ nhiều thời điểm, từ nhiều tôn giáo khác nhau: Trước hết là dân bản địa Châu Ro, chịu ảnh hưởng của anh em Tin Lành, đến anh em Phật Giáo và số còn lại theo đạo ông bà hoặc không theo tôn giáo nào cả. Người công giáo thuộc giáo xứ Ngãi Giao sống rải rác khắp cả thị trấn và chỉ chiếm 20.2 % so với dân số của thị trấn là trên 20.000 người. Từ những cá biệt nầy cộng thêm với cảnh nghèo nàn của người dân thị trấn nói chung và giáo dân Ngãi Giao nói riêng, mọi sinh hoạt của giáo xứ mới gặp khá nhiều hạn chế, ngoài ra còn có thể nói đến 75% giáo dân Ngãi Giao là tân tòng! Từ môi trường ô hợp và nghèo nàn nầy đã phát sinh ra nhiều tệ nạn xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống đạo của giáo dân.
Bên cạnh việc củng cố và nuôi duỡng đời sống đức tin, giáo xứ cũng còn phải quan tâm đến việc xây dựng các cơ sở vật chất: Từng đồng tiền được dành dụm, từng mét đất được gom mua, thủ tục về đất đai, về giấy phép cho các cơ sở vật chất của giáo xứ được xúc tiến: nhà thờ, nhà xứ, nhà mục vụ, tượng đài, tường rào… và trong khi chờ đợi mọi thủ tục về giấy phép được hoàn tất, thì ngày 29.01.2008 thánh lễ làm phép Viên Đá đầu tiên xây nhà cho Ngài được tổ chức trọng thể. Cuối cùng thì ngày 29.07.2009 mọi thủ tục về giấy phép cũng đã hoàn tất. Ngày 19.08.2009, công việc xây nhà cho Đức Kitô được bắt đầu.
Sau 19 tháng miệt mài trong công việc, ngày 12.5.2011, Nhà của Ngài đã được xây dựng xong và giáo xứ Ngãi Giao rất vinh dự được Đức Giám Mục Giáo Phận đến chủ sự nghi lễ ‘Cung Hiến’ ngôi nhà nầy cho Thiên Chúa. Từ nay ngôi nhà nầy trở thành nhà của Thiên Chúa, là nơi để Thiên Chúa ở với loài người. Vì thế, từ lúc khởi sự xây dựng ngôi nhà nầy, giáo xứ đã xác định rõ là ‘Xây Nhà Cho Đức Kitô.
Nếu như, để ở với loài người, Thiên Chúa trước tiên đã mượn cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria và Đức Mẹ được Giáo Hội tung hô là Hòm Bia Thiên Chúa, là Lâu Đài vua Đavid thì ngôi nhà nầy cũng là một trong muôn ngàn ngôi nhà trên thế giới được xây dựng làm nơi gặp gỡ giữa con người với Thiên Chúa.
Xưa Đức Maria đã chuẩn bị hết sức chu đáo để đón Ngôi Lời vào cung lòng của Mẹ thế nào thì nay giáo xứ cũng đã tha thiết mời Mẹ cộng tác với họ trong công việc xây dựng ngôi nhà nầy cho Con của Mẹ.
Với niềm tin tưởng vào tình thương của Mẹ, vào cuối năm 2006, sau khi đã được Đức Giám Mục Giáo Phận cho phép, giáo xứ Ngãi Giao đã chọn Đấng Bảo Trợ là Đức Maria, Thánh Mẫu La Vang thay cho Thánh Phanxicô Xaviê lúc ban đầu. Vào tháng sáu năm 2007 đoàn con Ngãi Giao đã về thăm Mẹ tại Linh Địa La Vang và long trọng dâng giáo xứ cùng mọi ước nguyện cho Thánh Mẫu La Vang. Do đó, khi khởi sự xây dựng nhà cho Con của Mẹ, giáo dân đã xác tín rằng Mẹ đã đóng một vai trò rất tích cực trong Ngôi nhà nầy của Con Mẹ, từ khởi sự cho đến hoàn thành như ngày hôm nay. Muôn đời giáo dân Ngãi Giao luôn muốn cất cao lời cảm tạ: “Lạy Thánh Mẫu La Vang, chúng con kính chào Mẹ, chúng con ca tụng Mẹ, chúng con cám ơn Mẹ bây giờ và mãi mãi”.
Lời Cảm Tạ và Tri Ân về sự đồng hành của Mẹ La Vang được biểu lộ cách cụ thể qua việc Đức Giám Mục Giáo Phận làm phép tượng đài Đức Mẹ La Vang trước khi thánh lễ Cung Hiến Tân Thánh Đường Dâng Kính Đức Mẹ với Tước Hiệu Đức Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang của Giáo Xứ Ngãi Giao.
Đài Đức Mẹ La Vang
Tượng đài nầy được mô phỏng theo tượng đài Đức Mẹ ở Linh Địa La Vang. Ghi nhớ những ngày xưa trong thời cấm cách, Đức Mẹ đã viếng thăm, an ủi tổ tiên chúng ta nơi cánh rừng La Vang và theo tương truyền thì Đức Mẹ đã hứa với tổ tiên của chúng ta: Hễ ai đến bên Mẹ tại linh địa La Vang thì Con Mẹ và Mẹ sẽ không để kẻ ấy ra về tay không. Tin tưởng vào lời hứa của Mẹ, Giáo xứ Ngãi Giao đã thiết lập Đền Thờ Tôn Kính Đức Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang với niềm hy vọng Mẹ cũng sẽ đấn thăm từng người và tất cả mọi người đến nơi đây để kêu cầu Danh Mẹ ‘CHO DANH NGÀI ĐƯỢC HIỂN SÁNG’,
Ngãi Giao HÔM NAY
Trong bài giảng Đức Cha Tôma đã nói: “Nhà thờ là điểm tập trung của mọi thành phần tín hữu để cùng nhau biểu lộ những tâm tình tôn giáo. Bàn thờ được đặt nơi trung tâm của nhà thờ, nơi đây mọi người cùng với vị chủ tế dâng lên Thiên Chúa sự thờ phượng, lòng tôn kính và những tâm tình cầu xin, tạ lỗi và tri ân”.
Ngãi Giao HÔM QUA với lịch sử khó khăn trăm chiều đã phấn đấu và vươn lên không ngừng từ nhóm nhỏ với vài chục gia đình để xây dựng một CHÒI LÁ cho NGÔI NHÀ CỦA NGÀI ở rừng cao su tới NGÔI NHÀ THỜ CŨ, vẫn còn hiện hữu bên cạnh NGÔI NHÀ MỚI CỦA NGÀI HÔM NAY.
Nhìn lại lịch sử của giáo xứ từ nhóm nhỏ sống đùm bọc lẫn nhau và với thời gian và năm tháng cùng với sự hy sinh đóng góp của nhiều bàn tay khắp nơi, giáo xứ đã có một Đền Thánh Kính Đức Maria, Thánh Mẫu La Vang, có lẽ ngoài sự tượng của giáo dân trong giáo xứ. Đúng vậy, như phần trình bày ở trên, giáo dân Ngãi Giao rất nghèo, nhưng do sự ‘Khéo Léo’ của Cha Chính Xứ Jbt Nguyễn Đình Luận mà công trình xây cất đã hoàn thành tốt đẹp không những với Ngôi Đền Kính Dâng Đức Maria, Thánh Mẫu La Vang mà còn phải kể đến Linh Đài Đức Mẹ La Vang và một Nhà Xứ cũng như Nhà Sinh Hoạt Mục Vụ vừa mua nằm sát cạnh Nhà Thờ Mới và Nhà Xứ Cũ. Đó là Ngãi Giao HÔM NAY sẽ được Cha Jbt Nguyễn Đình Luận trao lại Linh mục Tân Chính Xứ Ngãi Giao Phêrô Nguyễn Thái Phúc vào tháng 7 năm 2011.
Ngãi Giao NGÀY MAI - Tương Lai
Ngãi Giao NGÀY MAI được bắt đầu sau ngày 8 thánh 7 năm 2011 khi Cha Luận bàn giao lại cho người kế nhiệm là Cha Phêrô Nguyễn Thái Phúc, Tân Chính Xứ Ngãi Giao và cũng khởi sự từ đó, Cha Tân Chính Xứ sẽ tiếp tục xây dựng NGÔI NHÀ CỦA NGÀI - GIÁO XỨ NGÃI GIAO - TRONG TƯƠNG LAI.
Hy vọng rằng toàn thể Dân Chúa của Giáo Xứ Ngãi Giao sẽ cộng tác đắc lực với Linh Mục Tân Chính Xứ để xây dựng tiếp ‘Ngôi Nhà Ngài’.
Như thế, mỗi người giáo dân trong giáo xứ vẫn là những ‘Viên Gạch của Nhà Ngài’, như lời Đức Cha Tôma đã chia sẻ trong thánh lễ Khánh Thành Ngôi Nhà Ngài:
”Hãy trở nên những viên đá thật sự sống động, mọi công trình dù to lớn hay nhỏ bé, nếu muốn đứng vững và phát triển đều phải quy hướng về Chúa Kitô để học bài học yêu thương, đùm bọc, chia sẻ và phục vụ lẫn nhau. Bàn thờ được cung hiến cho Thiên Chúa và từ đây hằng ngày nơi Thánh Đường và Bàn Thờ nầy, chúng ta cầu nguyện, cử hành thánh lễ, đón nhận Mình Thánh Chúa là Bánh Ban Sự Sống. Đón nhận tình yêu từ nơi Thiên Chúa và mọi người biết trao ban tình yêu đó cho những ai mình gặp gỡ trên đường đời và trong mọi ngõ ngách của cuộc sống”.
Ngãi Giao TƯƠNG LAI nằm trong bàn tay của những người con của giáo xứ và những thế hệ nối tiếp nhau… các Linh Mục của Chúa và Giáo Hội của NGÀI được sai đến phục vụ và chăm sóc ‘Nhà Của Ngài’ cùng với sự công tác hăng say và nhiệt tình của các Nam Nữ Tu Sĩ, Hội Đồng Mục Vụ, Các Đoàn Thể Công Giáo như Ca Đoàn, Thanh Niên, Thiếu Nhi… Mỗi người, mỗi gia đình phải là những ‘Viên Đá Sống Động’ tiếp tục nâng đỡ và đồng hành với Linh Mục Tân Chính Xứ để xây dựng tiếp ‘Nhiệm Thể Ngài ở Ngãi Giao’ và đồng thời ghi nhớ công ơn của ‘Cha Cựu Chính Xứ - Tiên Chính Xứ Ngãi Giao’ qua sự cầu nguyện trong tâm tình Tri Ân Sâu Xa vì với thời gian ‘kỷ lục’ chỉ hơn 5 năm đã hoàn thành một công trình Dâng Kính Đức Maria, Thánh Mẫu La Vang mà chắc chắn rằng không phải ai cũng có khả năng thực hiện được.
Thay Lời Kết
Mượn lại tâm tình chia sẻ hay lời nhắn nhủ của Đức Cha Tôma trong ngày lễ Khánh Thành Đền Thánh Tôn Kính Đức Maria Thánh Mẫu La Vang, Ngãi Giao thay cho lời kết:
Nhà Thờ Mới Ngãi Giao
“Mỗi tín hữu là những viên đá sống động được dùng để xây dựng Hội Thánh. Đời sống đức tin chân chính, đời sống luân lý trong sáng, đời sống tràn đầy yêu thương, lòng bác ái và gương sáng là chất liệu xây dựng Đền Thờ tâm hồn và Ngôi Thánh Đường được cung hiến hôm nay chỉ có giá trị khi những người được tập hợp nơi Đền Thờ nầy là những chứng nhân sống động của đức tin, đức ái và niềm hy vọng Kitô Giáo giữa lòng xã hội hôm nay”.
Kính chúc Cha Gioan Baotixita Luận và Phái Đoàn Giáo Dân của Giáo Xứ Ngãi Giao có được những ngày ‘ĐẦY ÂN SỦNG BÊN MẸ LA VANG’ trong chuyến Hành Hương La Vang để ‘Tạ Ơn Mẹ La Vang’ vào ngày 5.6.2011 không những cho Giáo Xứ mà cha chăm sóc mục vụ mà cũng Tạ Ơn cho quãng đời Linh Mục mà Cha đã phục vụ qua Thiên Chức Linh Mục trong 2 Giáo Phận ‘Xuân Lộc-Bà Rịa’ trong 38 năm để sau đó Cha sẽ về ‘Nghỉ Hưu’ với Gia Tộc ở Giáo Xứ Nghĩa Yên sau ngày 8.7.2011. Ngoài ra, theo như chúng tôi được biết, một thời gian sau đó, Cha Jbt Luận sẽ vào ‘Ẩn Mình’ trong Đan Viện Thánh Mẫu Khiết Tâm, Phước Lý’.
Có lẽ khi đã… ‘Trao Ban’ và… ‘Lãnh Nhận’ Cha Jbt Nguyễn Đình Luận có thể thốt lên lời: Con chỉ là ‘Dụng Cụ’ trong tay NGÀI và con đã hoàn tất những gì con có thể trong khả năng yếu hèn của con mặc dù con mỏi mệt do bệnh tật… qua ‘Thiên Chức Linh Mục’. Giờ đây, thưa NGÀI con ra đi trong AN BÌNH.
Ngãi Giao Ngày 12.5.2011
Ngãi Giao HÔM QUA
Theo như chúng tôi được bíết, khi bổ nhiệm Cha Gioan Baotixita Nguyễn Đình Luận, làm Linh Mục Chánh Xứ của Ngãi Giao, Đức Cha Tôma Nguyễn văn Trâm, Giám Mục Chánh Tòa của Giáo Phận Bà Rịa, ước mong rằng Cha Luận sẽ xây dựng Nhà Thờ Ngãi Giao trong thời gian làm chính xứ. Cha Gioan Baotixita đã hứa với Đức Giám Mục của Giáo Phận là sẽ cố gắng xây xong trong thời gian phục vụ nơi đây. Hôm nay lời hứa đó đã hoàn tất khoảng 5 năm rưỡi: ‘Ngôi Nhà Cho Con Của Mẹ’ đã được Đức Cha Tôma Nguyễn văn Trâm, Giám Mục Giáo Phận Bà Rịa cung hiến: 12.5.2011.
Nhà Thờ Cũ
Thật đúng như lời chào mừng của Cha Gioan Baotixita Nguyễn Đình Luận, Chính Xứ Ngãi Giao đã diễn đạt, cho dù lời chào mừng rất ngắn gọn nhưng rất xúc tích và đầy đủ ý nghĩa: “Có được bầu khí tưng bừng nhộn nhịp hôm nay, đoàn chiên nhỏ bé và non nớt Ngãi Giao của chúng con, dù đến hôm nay cũng chỉ mới được 5 tuổi rưỡi, đã phải trải qua biết bao nhiêu trăn trở và cố gắng, nhưng đoàn chiên nhỏ của Đức Kitô luôn miệt mài phấn đấu với lòng tín thác vào tình thương của Cha trên trời qua sự bầu cử của Đức Maria Thánh Mẫu La Vang, chúng con đã hy sinh tất cả CHO DANH NGÀI ĐƯỢC HIỂN SÁNG”.
Nhìn sự rạng rỡ của Giáo Xứ với Ngôi Nhà Thờ Mới kiến trúc theo kiểu Á Đông rồi nhìn sang ngôi nhà thờ cũ vẫn còn hiện diện kế bên làm sao người giáo dân của Giáo Xứ có thể quên được những nỗi thăng trầm của Ngãi Giao HÔM QUA, HÔM NAY VÀ NGÀY MAI, nhất là của những thập niên trước ngày đất nước được thống nhất.
Đúng vậy, những thập niên trước năm 1975, khoảng chục gia đình công giáo từ Miền Trung đã theo chân những người đi làm ‘contract’ tới lập nghiệp nơi vùng đất Ngãi Giao nầy và Ngãi Giao lúc bấy giờ chỉ là những khu rừng rậm bao bọc bởi các đồn điền cao su như Bình Ba và Xa Bang…
Nhóm nhỏ giáo dân như lạc lỏng như đói khát cả tinh thần lẫn vật chất nơi vùng đất xa lạ của Ngãi Giao, những hạt giống đầu tiên yếu ớt được nẩy mầm và lớn lên nơi các xứ đạo Bình Giã và được sự dẫn dắt tinh thần của Cha Giuse, chánh xứ Bình Ba.
Mãi đến năm 1987, được sự chấp thuận của chính quyền, thánh lễ Giáng Sinh đầu tiên được tổ chức ngoài trời tại lô cao su của Ông Hồng Lan do cha phó Giáo Xứ Vinh Trung cử hành với con số giáo dân khoảng 200 người.
Rồi những năm của thập niên 1989, đoàn người từ Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và cả Miền Tây lũ lượt đổ về đây lập nghiệp, nhóm nhỏ giáo dân được tăng dần và lên đến 715 người. Vào năm 1992 Ngãi Giao được công nhận là một giáo họ biệt lập trực thuộc giáo xứ Vinh Hà. Một ngôi nhà nguyện nhỏ bé (8mx16m), bằng gỗ, tôn xi măng, không vách không cửa được dựng lên trên lô đất cao su do Ông Hồng Lan nhượng lại.
Ngôi nhà được dựng lên, tuy đơn sơ nghèo nàn nhưng cũng được coi như ĐIỂM HẸN giữa Chúa Kitô và anh em của Ngài. Vào năm 1992, xã Ngãi Giao được nâng lên thị trấn, bộ mặt của Ngãi Giao cũng thay đổi với đường xá nhà cửa khang trang. Nhóm nhỏ giáo dân và cả dân cư Ngãi Giao nhờ có tiền bồi thường do đất đai bị quy hoạch đã mau mắn xây dựng nhà cửa khang trang… Riêng chỉ có nhà của Ngài, mặc dù đã được các cha quản nhiệm tận tình săn sóc vẫn không có gì thay đổi, so với lúc ban đầu: một cái chòi xiêu vẹo không vách không cửa tọa lạc trên mảnh đất khoảng hơn ngàn mét vuông.
Tháng 7 năm 2005, Ngãi Giao có một linh mục phụ trách và giáo họ Ngãi Giao được Tòa Giám mục cất nhắc thành giáo xứ và được nhà nước công nhận. Những hạt giống Đức Tin sống âm thầm lâu nay giờ như được tăng thêm sức sống cùng nhau hướng về phía trước: Xây dựng và phát triển “Giáo Xứ Mới Ngãi Giao”. Các lớp giáo lý, các giới, các đoàn thể được tổ chức và củng cố, cùng sinh hoạt nhịp nhàng với sinh hoạt chung của Giáo Phận.
Tuy nhiên, môi trường của giáo xứ Ngãi Giao có những cá biệt so với các xứ đạo khác trong vùng: Ngãi Giao là nơi tập họp dân cư từ nhiều địa phương, từ nhiều thời điểm, từ nhiều tôn giáo khác nhau: Trước hết là dân bản địa Châu Ro, chịu ảnh hưởng của anh em Tin Lành, đến anh em Phật Giáo và số còn lại theo đạo ông bà hoặc không theo tôn giáo nào cả. Người công giáo thuộc giáo xứ Ngãi Giao sống rải rác khắp cả thị trấn và chỉ chiếm 20.2 % so với dân số của thị trấn là trên 20.000 người. Từ những cá biệt nầy cộng thêm với cảnh nghèo nàn của người dân thị trấn nói chung và giáo dân Ngãi Giao nói riêng, mọi sinh hoạt của giáo xứ mới gặp khá nhiều hạn chế, ngoài ra còn có thể nói đến 75% giáo dân Ngãi Giao là tân tòng! Từ môi trường ô hợp và nghèo nàn nầy đã phát sinh ra nhiều tệ nạn xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống đạo của giáo dân.
Bên cạnh việc củng cố và nuôi duỡng đời sống đức tin, giáo xứ cũng còn phải quan tâm đến việc xây dựng các cơ sở vật chất: Từng đồng tiền được dành dụm, từng mét đất được gom mua, thủ tục về đất đai, về giấy phép cho các cơ sở vật chất của giáo xứ được xúc tiến: nhà thờ, nhà xứ, nhà mục vụ, tượng đài, tường rào… và trong khi chờ đợi mọi thủ tục về giấy phép được hoàn tất, thì ngày 29.01.2008 thánh lễ làm phép Viên Đá đầu tiên xây nhà cho Ngài được tổ chức trọng thể. Cuối cùng thì ngày 29.07.2009 mọi thủ tục về giấy phép cũng đã hoàn tất. Ngày 19.08.2009, công việc xây nhà cho Đức Kitô được bắt đầu.
Sau 19 tháng miệt mài trong công việc, ngày 12.5.2011, Nhà của Ngài đã được xây dựng xong và giáo xứ Ngãi Giao rất vinh dự được Đức Giám Mục Giáo Phận đến chủ sự nghi lễ ‘Cung Hiến’ ngôi nhà nầy cho Thiên Chúa. Từ nay ngôi nhà nầy trở thành nhà của Thiên Chúa, là nơi để Thiên Chúa ở với loài người. Vì thế, từ lúc khởi sự xây dựng ngôi nhà nầy, giáo xứ đã xác định rõ là ‘Xây Nhà Cho Đức Kitô.
Nếu như, để ở với loài người, Thiên Chúa trước tiên đã mượn cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria và Đức Mẹ được Giáo Hội tung hô là Hòm Bia Thiên Chúa, là Lâu Đài vua Đavid thì ngôi nhà nầy cũng là một trong muôn ngàn ngôi nhà trên thế giới được xây dựng làm nơi gặp gỡ giữa con người với Thiên Chúa.
Xưa Đức Maria đã chuẩn bị hết sức chu đáo để đón Ngôi Lời vào cung lòng của Mẹ thế nào thì nay giáo xứ cũng đã tha thiết mời Mẹ cộng tác với họ trong công việc xây dựng ngôi nhà nầy cho Con của Mẹ.
Với niềm tin tưởng vào tình thương của Mẹ, vào cuối năm 2006, sau khi đã được Đức Giám Mục Giáo Phận cho phép, giáo xứ Ngãi Giao đã chọn Đấng Bảo Trợ là Đức Maria, Thánh Mẫu La Vang thay cho Thánh Phanxicô Xaviê lúc ban đầu. Vào tháng sáu năm 2007 đoàn con Ngãi Giao đã về thăm Mẹ tại Linh Địa La Vang và long trọng dâng giáo xứ cùng mọi ước nguyện cho Thánh Mẫu La Vang. Do đó, khi khởi sự xây dựng nhà cho Con của Mẹ, giáo dân đã xác tín rằng Mẹ đã đóng một vai trò rất tích cực trong Ngôi nhà nầy của Con Mẹ, từ khởi sự cho đến hoàn thành như ngày hôm nay. Muôn đời giáo dân Ngãi Giao luôn muốn cất cao lời cảm tạ: “Lạy Thánh Mẫu La Vang, chúng con kính chào Mẹ, chúng con ca tụng Mẹ, chúng con cám ơn Mẹ bây giờ và mãi mãi”.
Lời Cảm Tạ và Tri Ân về sự đồng hành của Mẹ La Vang được biểu lộ cách cụ thể qua việc Đức Giám Mục Giáo Phận làm phép tượng đài Đức Mẹ La Vang trước khi thánh lễ Cung Hiến Tân Thánh Đường Dâng Kính Đức Mẹ với Tước Hiệu Đức Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang của Giáo Xứ Ngãi Giao.
Đài Đức Mẹ La Vang
Tượng đài nầy được mô phỏng theo tượng đài Đức Mẹ ở Linh Địa La Vang. Ghi nhớ những ngày xưa trong thời cấm cách, Đức Mẹ đã viếng thăm, an ủi tổ tiên chúng ta nơi cánh rừng La Vang và theo tương truyền thì Đức Mẹ đã hứa với tổ tiên của chúng ta: Hễ ai đến bên Mẹ tại linh địa La Vang thì Con Mẹ và Mẹ sẽ không để kẻ ấy ra về tay không. Tin tưởng vào lời hứa của Mẹ, Giáo xứ Ngãi Giao đã thiết lập Đền Thờ Tôn Kính Đức Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang với niềm hy vọng Mẹ cũng sẽ đấn thăm từng người và tất cả mọi người đến nơi đây để kêu cầu Danh Mẹ ‘CHO DANH NGÀI ĐƯỢC HIỂN SÁNG’,
Ngãi Giao HÔM NAY
Trong bài giảng Đức Cha Tôma đã nói: “Nhà thờ là điểm tập trung của mọi thành phần tín hữu để cùng nhau biểu lộ những tâm tình tôn giáo. Bàn thờ được đặt nơi trung tâm của nhà thờ, nơi đây mọi người cùng với vị chủ tế dâng lên Thiên Chúa sự thờ phượng, lòng tôn kính và những tâm tình cầu xin, tạ lỗi và tri ân”.
Ngãi Giao HÔM QUA với lịch sử khó khăn trăm chiều đã phấn đấu và vươn lên không ngừng từ nhóm nhỏ với vài chục gia đình để xây dựng một CHÒI LÁ cho NGÔI NHÀ CỦA NGÀI ở rừng cao su tới NGÔI NHÀ THỜ CŨ, vẫn còn hiện hữu bên cạnh NGÔI NHÀ MỚI CỦA NGÀI HÔM NAY.
Nhìn lại lịch sử của giáo xứ từ nhóm nhỏ sống đùm bọc lẫn nhau và với thời gian và năm tháng cùng với sự hy sinh đóng góp của nhiều bàn tay khắp nơi, giáo xứ đã có một Đền Thánh Kính Đức Maria, Thánh Mẫu La Vang, có lẽ ngoài sự tượng của giáo dân trong giáo xứ. Đúng vậy, như phần trình bày ở trên, giáo dân Ngãi Giao rất nghèo, nhưng do sự ‘Khéo Léo’ của Cha Chính Xứ Jbt Nguyễn Đình Luận mà công trình xây cất đã hoàn thành tốt đẹp không những với Ngôi Đền Kính Dâng Đức Maria, Thánh Mẫu La Vang mà còn phải kể đến Linh Đài Đức Mẹ La Vang và một Nhà Xứ cũng như Nhà Sinh Hoạt Mục Vụ vừa mua nằm sát cạnh Nhà Thờ Mới và Nhà Xứ Cũ. Đó là Ngãi Giao HÔM NAY sẽ được Cha Jbt Nguyễn Đình Luận trao lại Linh mục Tân Chính Xứ Ngãi Giao Phêrô Nguyễn Thái Phúc vào tháng 7 năm 2011.
Ngãi Giao NGÀY MAI - Tương Lai
Ngãi Giao NGÀY MAI được bắt đầu sau ngày 8 thánh 7 năm 2011 khi Cha Luận bàn giao lại cho người kế nhiệm là Cha Phêrô Nguyễn Thái Phúc, Tân Chính Xứ Ngãi Giao và cũng khởi sự từ đó, Cha Tân Chính Xứ sẽ tiếp tục xây dựng NGÔI NHÀ CỦA NGÀI - GIÁO XỨ NGÃI GIAO - TRONG TƯƠNG LAI.
Hy vọng rằng toàn thể Dân Chúa của Giáo Xứ Ngãi Giao sẽ cộng tác đắc lực với Linh Mục Tân Chính Xứ để xây dựng tiếp ‘Ngôi Nhà Ngài’.
Như thế, mỗi người giáo dân trong giáo xứ vẫn là những ‘Viên Gạch của Nhà Ngài’, như lời Đức Cha Tôma đã chia sẻ trong thánh lễ Khánh Thành Ngôi Nhà Ngài:
”Hãy trở nên những viên đá thật sự sống động, mọi công trình dù to lớn hay nhỏ bé, nếu muốn đứng vững và phát triển đều phải quy hướng về Chúa Kitô để học bài học yêu thương, đùm bọc, chia sẻ và phục vụ lẫn nhau. Bàn thờ được cung hiến cho Thiên Chúa và từ đây hằng ngày nơi Thánh Đường và Bàn Thờ nầy, chúng ta cầu nguyện, cử hành thánh lễ, đón nhận Mình Thánh Chúa là Bánh Ban Sự Sống. Đón nhận tình yêu từ nơi Thiên Chúa và mọi người biết trao ban tình yêu đó cho những ai mình gặp gỡ trên đường đời và trong mọi ngõ ngách của cuộc sống”.
Ngãi Giao TƯƠNG LAI nằm trong bàn tay của những người con của giáo xứ và những thế hệ nối tiếp nhau… các Linh Mục của Chúa và Giáo Hội của NGÀI được sai đến phục vụ và chăm sóc ‘Nhà Của Ngài’ cùng với sự công tác hăng say và nhiệt tình của các Nam Nữ Tu Sĩ, Hội Đồng Mục Vụ, Các Đoàn Thể Công Giáo như Ca Đoàn, Thanh Niên, Thiếu Nhi… Mỗi người, mỗi gia đình phải là những ‘Viên Đá Sống Động’ tiếp tục nâng đỡ và đồng hành với Linh Mục Tân Chính Xứ để xây dựng tiếp ‘Nhiệm Thể Ngài ở Ngãi Giao’ và đồng thời ghi nhớ công ơn của ‘Cha Cựu Chính Xứ - Tiên Chính Xứ Ngãi Giao’ qua sự cầu nguyện trong tâm tình Tri Ân Sâu Xa vì với thời gian ‘kỷ lục’ chỉ hơn 5 năm đã hoàn thành một công trình Dâng Kính Đức Maria, Thánh Mẫu La Vang mà chắc chắn rằng không phải ai cũng có khả năng thực hiện được.
Thay Lời Kết
Mượn lại tâm tình chia sẻ hay lời nhắn nhủ của Đức Cha Tôma trong ngày lễ Khánh Thành Đền Thánh Tôn Kính Đức Maria Thánh Mẫu La Vang, Ngãi Giao thay cho lời kết:
Nhà Thờ Mới Ngãi Giao
“Mỗi tín hữu là những viên đá sống động được dùng để xây dựng Hội Thánh. Đời sống đức tin chân chính, đời sống luân lý trong sáng, đời sống tràn đầy yêu thương, lòng bác ái và gương sáng là chất liệu xây dựng Đền Thờ tâm hồn và Ngôi Thánh Đường được cung hiến hôm nay chỉ có giá trị khi những người được tập hợp nơi Đền Thờ nầy là những chứng nhân sống động của đức tin, đức ái và niềm hy vọng Kitô Giáo giữa lòng xã hội hôm nay”.
Kính chúc Cha Gioan Baotixita Luận và Phái Đoàn Giáo Dân của Giáo Xứ Ngãi Giao có được những ngày ‘ĐẦY ÂN SỦNG BÊN MẸ LA VANG’ trong chuyến Hành Hương La Vang để ‘Tạ Ơn Mẹ La Vang’ vào ngày 5.6.2011 không những cho Giáo Xứ mà cha chăm sóc mục vụ mà cũng Tạ Ơn cho quãng đời Linh Mục mà Cha đã phục vụ qua Thiên Chức Linh Mục trong 2 Giáo Phận ‘Xuân Lộc-Bà Rịa’ trong 38 năm để sau đó Cha sẽ về ‘Nghỉ Hưu’ với Gia Tộc ở Giáo Xứ Nghĩa Yên sau ngày 8.7.2011. Ngoài ra, theo như chúng tôi được biết, một thời gian sau đó, Cha Jbt Luận sẽ vào ‘Ẩn Mình’ trong Đan Viện Thánh Mẫu Khiết Tâm, Phước Lý’.
Có lẽ khi đã… ‘Trao Ban’ và… ‘Lãnh Nhận’ Cha Jbt Nguyễn Đình Luận có thể thốt lên lời: Con chỉ là ‘Dụng Cụ’ trong tay NGÀI và con đã hoàn tất những gì con có thể trong khả năng yếu hèn của con mặc dù con mỏi mệt do bệnh tật… qua ‘Thiên Chức Linh Mục’. Giờ đây, thưa NGÀI con ra đi trong AN BÌNH.
Ngãi Giao Ngày 12.5.2011
Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney tĩnh tâm
Diệp Hải Dung
07:55 14/05/2011
SYDNEY - Sáng thứ Bảy 14/05/2011 Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Tổng Giáo Phận Sydney đã tổ chức buổi Tĩnh Tâm thường niên tại Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney. Khai mạc buổi tĩnh tâm, bà Trịnh Thị Hòa thay mặc Ban Tổ Chức chào mừng tất cả mọi người và đồng thời giới thiệu Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn Cựu Linh Hướng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney và Cha Toàn thuyết giảng đề tài “Lắng Nghe ”.
Xem hình ảnh
Cha nêu những tài liệu và dẫn chứng về đời sống trong gia đình, điều cần thiết là phải biết lắng nghe và cầu nguyện. Cha phát cho mỗi người một mảnh giấy và ghi vào trong đó những tật xấu và những tánh tốt sau đó phát biểu chia sẻ về những ưu khuyết điểm của mình. Sau giờ nghỉ giải lao Cha Dương Thanh Liêm thuyết giảng đề tài “Gia Đình Thánh Nữ Monica” Cha nói lên cái gương nổi bật nhất của Thánh nữ Monica là biết nhẫn nhịn khiêm nhường và hết lòng cầu nguyện tín thác vào Thiên Chúa để xin Chúa ban ơn thánh hóa người chồng và người con là Thánh Augustinô cải thiện lại đời sống quay trở về với Chúa. Kế tiếp là giờ hội thảo chia sẻ và mọi người nêu những ý kiến, những thắc mắc, Cha Dương Thanh Liêm đã trả lời giải đáp thỏa đáng.
Sau giờ dùng cơm trưa tại Trung Tâm, Cha Đặng Đình Nên Linh Hướng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney dâng Thánh lễ tạ ơn. Trong bài giảng Cha nói về gương nhân đức tuyệt vời nhất của Mẹ Maria khi nghe tin người chị họ là bà Elzabeth mang thai, liền tức tốc lên đường thăm viếng, dù biết rằng đường xá xa xôi và đang mang thai Đấng Cứu Thế, Mẹ Maria không quản ngại. Cha khuyên nhủ các bà mẹ luôn khiêm nhường và sống noi gương theo Mẹ Maria. Chấm dứt bài thuyết giảng là nghi thức tuyên hứa, tất cả mọi người cùng quỳ và tuyên hứa trước bàn thờ.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, bà Nguyễn Thị Kim Nhẫn lên ngỏ lời cám ơn Cha Cựu Linh Hướng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Dương Thanh Liêm, Cha Linh Hướng Đặng Đình Nên, đặc biệt cám ơn các vị Phu Quân đã hy sinh dấn thân nấu ẩm thực thay thế các chị các bà tĩnh tâm ngày hôm nay. Sau đó Thánh lễ kết thúc bế mạc ngày tĩnh tâm của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney.
Xem hình ảnh
Cha nêu những tài liệu và dẫn chứng về đời sống trong gia đình, điều cần thiết là phải biết lắng nghe và cầu nguyện. Cha phát cho mỗi người một mảnh giấy và ghi vào trong đó những tật xấu và những tánh tốt sau đó phát biểu chia sẻ về những ưu khuyết điểm của mình. Sau giờ nghỉ giải lao Cha Dương Thanh Liêm thuyết giảng đề tài “Gia Đình Thánh Nữ Monica” Cha nói lên cái gương nổi bật nhất của Thánh nữ Monica là biết nhẫn nhịn khiêm nhường và hết lòng cầu nguyện tín thác vào Thiên Chúa để xin Chúa ban ơn thánh hóa người chồng và người con là Thánh Augustinô cải thiện lại đời sống quay trở về với Chúa. Kế tiếp là giờ hội thảo chia sẻ và mọi người nêu những ý kiến, những thắc mắc, Cha Dương Thanh Liêm đã trả lời giải đáp thỏa đáng.
Sau giờ dùng cơm trưa tại Trung Tâm, Cha Đặng Đình Nên Linh Hướng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney dâng Thánh lễ tạ ơn. Trong bài giảng Cha nói về gương nhân đức tuyệt vời nhất của Mẹ Maria khi nghe tin người chị họ là bà Elzabeth mang thai, liền tức tốc lên đường thăm viếng, dù biết rằng đường xá xa xôi và đang mang thai Đấng Cứu Thế, Mẹ Maria không quản ngại. Cha khuyên nhủ các bà mẹ luôn khiêm nhường và sống noi gương theo Mẹ Maria. Chấm dứt bài thuyết giảng là nghi thức tuyên hứa, tất cả mọi người cùng quỳ và tuyên hứa trước bàn thờ.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, bà Nguyễn Thị Kim Nhẫn lên ngỏ lời cám ơn Cha Cựu Linh Hướng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Dương Thanh Liêm, Cha Linh Hướng Đặng Đình Nên, đặc biệt cám ơn các vị Phu Quân đã hy sinh dấn thân nấu ẩm thực thay thế các chị các bà tĩnh tâm ngày hôm nay. Sau đó Thánh lễ kết thúc bế mạc ngày tĩnh tâm của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney.
Kỳ thường huấn của Linh mục đoàn Phát Diệm
P. Nguyễn Xuân An
08:14 14/05/2011
PHÁT DIỆM - Ngày 10 và 11 tháng 5 năm 2011, nhân dịp tĩnh tâm tháng Năm, linh mục đoàn Phát Diệm đã tham dự kỳ thường huấn, với đề tài: Tông Huấn Verbum Domini, và Lectio Divina.
Xem hình ảnh
Năm 2011, giáo phận Phát Diệm kỷ niệm 110 năm thành lập. Để khơi dậy sức sống mới trong giáo phận, nhân dịp lễ kết thúc Năm Thánh của giáo hội Việt Nam, tổ chức tại Phát Diệm, 01-01-2011, Đức Giám Mục giáo phận đã khai mạc sinh hoạt năm 2011 của giáo phận với chủ đề: Sống Lời Chúa.
Thực hiện chủ đề này, cả giáo phận đang phát động phong trào đọc và sống Lời Chúa trong mọi gia đình. Cụ thể, Tòa Giám Mục đã in bộ sách Cầu Nguyện Với Phúc Âm Hằng Ngày, và bán trợ giá để các gia đình đều có thể mua được. Cho đến nay, đã có nhiều gia đình có sách, và cũng có nhiều người tình nguyện đến giúp các gia đình làm quen với việc xử dụng sách, và làm quen với việc cầu nguyện với Phúc Âm.
Chính vì chủ trương này mà đề tài thường huấn năm nay được chọn là: Tông Huấn Verbum Domini, và Lectio Divina.
Vị thuyết trình là Đức Ông Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, người con của giáo phận sau nhiều năm phục vụ tại Bộ Phụng Tự, nay về nghỉ tại Sài Gòn, nhưng vẫn sẵn sàng phục vụ Giáo Hội tại quê hương Việt Nam.
Qua sáu thuyết trình, Đức Ông đã giúp quý cha tham dự hiểu và nắm được cốt yếu của Tông Huấn, nhờ đó tự mình có thể đào sâu hơn và áp dụng vào đời sống. Đức Ông cũng dành thời gian để cùng với các tham dự viên ôn lại phương pháp Lectio Divina. Kết hợp tinh thần của Tông Huấn Verbum Domini với Lectio Divina, các tham dự viên sẽ có được một phương thế hữu hiệu để suy niệm và sống Lời Chúa, nhờ đó có sinh lực để phục vụ và trao tặng cho cộng đoàn.
Chiều và tối ngày 10-5, quý cha tĩnh tâm.
Sáng 11-5, Đức Cha, Đức Ông và quý cha đã hiệp dâng thánh lễ tại Nhà Thờ Chính Tòa cầu nguyện cho quý Đức Cha giỗ trong dịp này: Đức Cha Phaolô Bùi Chu Tạo (qua đời ngày 05-5-2001); Đức Cha Giuse Lê Quý Thanh (qua đời ngày 07-5-1974); Đức Cha Gioan Phan Đình Phùng (qua đời ngày 28-4-1944); Đức Cha Tađêô Lê Hữu Từ (qua đời ngày 24-4-1967).
Dựa vào lịch sử của giáo phận và cuộc đời của Đức Cha Phaolô Bùi Chu Tạo, Đức Cha Giuse quả quyết trong bài giảng: “Bàn tay của Thiên Chúa quan phòng vẫn luôn ở với chúng ta. Chính Chúa Kitô phục sinh vẫn luôn hiện diện với giáo phận Phát Diệm chúng ta trong tất cả mọi hoàn cảnh, mọi giai đoạn của lịch sử”.
Sau thánh lễ, Đức Cha, Đức Ông, quý cha và cộng đoàn viếng quý Đức Cha đang an nghỉ trong gian Cung thánh của Nhà Thờ.
Cuối kỳ thường huấn là những đúc kết và lưu ý mục vụ của Đức Cha Giuse. Quý cha nhận được Lịch sinh hoạt giáo phận tháng 5 và 6, trong đó có nhiều tin vui: cung hiến Nhà Thờ Quảng Nạp (23/5); cung hiến Nhà Thờ Uy Tế (20/6); làm phép Nhà Thờ họ Bình Trung, xứ Yên Vân (24/6) …Và các khóa học đàn, nhạc, khai giảng ngày 06/6 tại Tòa Giám Mục; khóa học cắt may, khai giảng ngày 15/6 tại Trung Tâm Mục Vụ …
Kỳ thường huấn kết thúc. Quý cha ra về trong sự trải rộng của ánh nắng buổi chiều hè, như dấu hiệu soi dẫn của Lời Chúa đang trải rộng trên mọi nẻo đường của cuộc sống, lòng rộn rã niềm vui vì vừa lãnh nhận được một điều quý giá.
Xem hình ảnh
Năm 2011, giáo phận Phát Diệm kỷ niệm 110 năm thành lập. Để khơi dậy sức sống mới trong giáo phận, nhân dịp lễ kết thúc Năm Thánh của giáo hội Việt Nam, tổ chức tại Phát Diệm, 01-01-2011, Đức Giám Mục giáo phận đã khai mạc sinh hoạt năm 2011 của giáo phận với chủ đề: Sống Lời Chúa.
Thực hiện chủ đề này, cả giáo phận đang phát động phong trào đọc và sống Lời Chúa trong mọi gia đình. Cụ thể, Tòa Giám Mục đã in bộ sách Cầu Nguyện Với Phúc Âm Hằng Ngày, và bán trợ giá để các gia đình đều có thể mua được. Cho đến nay, đã có nhiều gia đình có sách, và cũng có nhiều người tình nguyện đến giúp các gia đình làm quen với việc xử dụng sách, và làm quen với việc cầu nguyện với Phúc Âm.
Chính vì chủ trương này mà đề tài thường huấn năm nay được chọn là: Tông Huấn Verbum Domini, và Lectio Divina.
Vị thuyết trình là Đức Ông Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, người con của giáo phận sau nhiều năm phục vụ tại Bộ Phụng Tự, nay về nghỉ tại Sài Gòn, nhưng vẫn sẵn sàng phục vụ Giáo Hội tại quê hương Việt Nam.
Qua sáu thuyết trình, Đức Ông đã giúp quý cha tham dự hiểu và nắm được cốt yếu của Tông Huấn, nhờ đó tự mình có thể đào sâu hơn và áp dụng vào đời sống. Đức Ông cũng dành thời gian để cùng với các tham dự viên ôn lại phương pháp Lectio Divina. Kết hợp tinh thần của Tông Huấn Verbum Domini với Lectio Divina, các tham dự viên sẽ có được một phương thế hữu hiệu để suy niệm và sống Lời Chúa, nhờ đó có sinh lực để phục vụ và trao tặng cho cộng đoàn.
Chiều và tối ngày 10-5, quý cha tĩnh tâm.
Sáng 11-5, Đức Cha, Đức Ông và quý cha đã hiệp dâng thánh lễ tại Nhà Thờ Chính Tòa cầu nguyện cho quý Đức Cha giỗ trong dịp này: Đức Cha Phaolô Bùi Chu Tạo (qua đời ngày 05-5-2001); Đức Cha Giuse Lê Quý Thanh (qua đời ngày 07-5-1974); Đức Cha Gioan Phan Đình Phùng (qua đời ngày 28-4-1944); Đức Cha Tađêô Lê Hữu Từ (qua đời ngày 24-4-1967).
Dựa vào lịch sử của giáo phận và cuộc đời của Đức Cha Phaolô Bùi Chu Tạo, Đức Cha Giuse quả quyết trong bài giảng: “Bàn tay của Thiên Chúa quan phòng vẫn luôn ở với chúng ta. Chính Chúa Kitô phục sinh vẫn luôn hiện diện với giáo phận Phát Diệm chúng ta trong tất cả mọi hoàn cảnh, mọi giai đoạn của lịch sử”.
Sau thánh lễ, Đức Cha, Đức Ông, quý cha và cộng đoàn viếng quý Đức Cha đang an nghỉ trong gian Cung thánh của Nhà Thờ.
Cuối kỳ thường huấn là những đúc kết và lưu ý mục vụ của Đức Cha Giuse. Quý cha nhận được Lịch sinh hoạt giáo phận tháng 5 và 6, trong đó có nhiều tin vui: cung hiến Nhà Thờ Quảng Nạp (23/5); cung hiến Nhà Thờ Uy Tế (20/6); làm phép Nhà Thờ họ Bình Trung, xứ Yên Vân (24/6) …Và các khóa học đàn, nhạc, khai giảng ngày 06/6 tại Tòa Giám Mục; khóa học cắt may, khai giảng ngày 15/6 tại Trung Tâm Mục Vụ …
Kỳ thường huấn kết thúc. Quý cha ra về trong sự trải rộng của ánh nắng buổi chiều hè, như dấu hiệu soi dẫn của Lời Chúa đang trải rộng trên mọi nẻo đường của cuộc sống, lòng rộn rã niềm vui vì vừa lãnh nhận được một điều quý giá.
Thánh Lễ Mừng Kính Mẹ Maria tại TTHH Thánh Mẫu Tàpao
Hồng Hương
08:21 14/05/2011
PHAN THIẾT - Với tất cả lòng mến yêu và tôn kính Mẹ Maria, đặc biệt với biến cố kỉ niệm 94 năm ngày Mẹ hiện ra lần đầu tiên với 3 em nhỏ Phanxicô, Giaxinta và Lucia tại Fatima (Bồ Đào Nha), rất đông khách hành hương đã đến với TTHH Thánh Mẫu Tàpao để tham dự đêm diễn nguyện Đồng Hành Về Bên Mẹ tối ngày 12 và Thánh Lễ trọng thể do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, nguyên Giám mục GP Phan Thiết, chủ sự sáng ngày 13.5.2011.
Xem hình ảnh
Các thánh lễ liên tiếp được cử hành từ trưa ngày 12. Từng đoàn người lại hân hoan theo từng bậc thang lên kính Mẹ Tàpao trên linh đài. Suốt ngày đêm lúc nào Linh đài cũng chật cứng người đến cầu nguyện với Mẹ.
Trong giờ khấn Đức Mẹ và Thánh Lễ, trời râm và có gió mát, thật khác với cái nắng, nóng nực của những ngày trước. Ai cũng thầm tạ ơn Mẹ vì ơn lạ này, bởi với số lượng rất đông theo ước lượng của Ban Tổ chức có đến gần 20 ngàn người, nếu thời tiết khắc nghiệt như những ngày trước thì quả thật khách hành hương phải chịu khổ.
Đức Cha Phaolô, Đức Cha Nicôla và đoàn đồng tế gởi lời chào thăm đến cộng đoàn hành hương. Đức Cha Phaolô cũng chuyển lời chào của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đang đi công tác ở Rôma nên không thể hiện diện cùng cộng đoàn hôm nay. Thánh Lễ kỉ niệm 94 năm Mẹ hiện ra tại Fatima (1917 – 2011) long trọng được cử hành. Đức Cha chủ tế nhắc lại ba mệnh lệnh Mẹ ban cho nhân loại là: Cải thiện đời sống; Lần hạt Mân Côi; Tôn sùng Trái Tim Mẹ. Trong bài giảng lễ, nhân ngày hành hương kính Mẹ Tàpao, từ Phúc Âm Lc 1, 39 – 56, thuật lại việc Đức Mẹ đi thăm viếng bà Êlisabeth, Ngài mời gọi mọi người ngắm nhìn dung mạo và tâm hồn Mẹ, người tín hữu đệ nhất của Tân Ước trước mầu nhiệm đi viếng này, và đây là bài học quý giá cho cuộc đời tín hữu của chúng ta. Ngài nhấn mạnh và chia sẻ những thái độ tâm hồn của Đức Mẹ qua 3 điểm sau:
Mẹ là người có một Đức tin sâu thẳm.
Mẹ là người có tâm hồn nghèo khó tuyệt vời.
Mẹ là người có con tim tràn đầy tình chia sẻ.
Đức Cha chia sẻ: “Thiên Chúa tình yêu đang ở giữa lòng Mẹ. Tình yêu đó đang đốt nóng cõi lòng Mẹ, và mọi cử chỉ, hành động của Mẹ đều chan chứa tình yêu. Mầu nhiệm này cũng là biến cố có liên hệ đến cuộc sống của chúng ta hôm nay. Mỗi người tín hữu vẫn cưu mang Chúa trong cuộc đời đức tin của mình. Sống ở đâu chúng ta cần biết biểu lộ tình yêu để làm chứng cho Chúa ở trong chúng ta và chúng ta là môn đệ Chúa, mọi sự bắt nguồn từ tình yêu. Gia đình Kitô giáo nào cũng phải là mẫu mực của sự thuận hoà, đầm ấm vì có Chúa tình yêu luôn hiện diện trong gia đình của mình. Và đàng khác nhiệm vụ khẩn trương mà mỗi Kitô hữu không thể quên là phải biết giới thiệu Thiên Chúa Tình Yêu cho biết bao người thành tâm thiện chí muốn biết Chúa”.
Ngài kết thúc bài giảng với lời nhắn nhủ: “Chúng ta đến Tàpao xin nhiều ân huệ của Mẹ, xin đừng quên điều Chúa nhăn nhủ: Hãy loan báo Tin Mừng Tình Yêu cho người nghèo khó. Xin Mẹ ban cho chúng ta ân huệ đó”.
Sau phần hiệp lễ, Đức Cha làm phép nước và ảnh tượng và ban phép lành cho cộng đoàn.
Kết thúc thánh lễ, cha GB. Trần Văn Thuyết, Trưởng Ban Điều Hành Trung Tâm Tàpao, cám ơn Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý khách hành hương vì lòng yêu mến Đức Mẹ đã đến tham dự đêm diễn nguyện và Thánh lễ hôm nay thật đông đảo và trang trọng. Cách riêng, cha cám ơn Hội Dòng MTG Phan Thiết và ca đoàn Đồng Tiến đã phụ trách đêm diễn nguyện và phần hát lễ sốt sắng. Thay mặt TTHH Thánh Mẫu Tàpao, cha kính mời và hẹn gặp lại cộng đoàn trong ngày hành hương 13.6.2011 sắp đến để cùng với Mẹ Tàpao tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Xem hình ảnh
Các thánh lễ liên tiếp được cử hành từ trưa ngày 12. Từng đoàn người lại hân hoan theo từng bậc thang lên kính Mẹ Tàpao trên linh đài. Suốt ngày đêm lúc nào Linh đài cũng chật cứng người đến cầu nguyện với Mẹ.
Trong giờ khấn Đức Mẹ và Thánh Lễ, trời râm và có gió mát, thật khác với cái nắng, nóng nực của những ngày trước. Ai cũng thầm tạ ơn Mẹ vì ơn lạ này, bởi với số lượng rất đông theo ước lượng của Ban Tổ chức có đến gần 20 ngàn người, nếu thời tiết khắc nghiệt như những ngày trước thì quả thật khách hành hương phải chịu khổ.
Đức Cha Phaolô, Đức Cha Nicôla và đoàn đồng tế gởi lời chào thăm đến cộng đoàn hành hương. Đức Cha Phaolô cũng chuyển lời chào của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đang đi công tác ở Rôma nên không thể hiện diện cùng cộng đoàn hôm nay. Thánh Lễ kỉ niệm 94 năm Mẹ hiện ra tại Fatima (1917 – 2011) long trọng được cử hành. Đức Cha chủ tế nhắc lại ba mệnh lệnh Mẹ ban cho nhân loại là: Cải thiện đời sống; Lần hạt Mân Côi; Tôn sùng Trái Tim Mẹ. Trong bài giảng lễ, nhân ngày hành hương kính Mẹ Tàpao, từ Phúc Âm Lc 1, 39 – 56, thuật lại việc Đức Mẹ đi thăm viếng bà Êlisabeth, Ngài mời gọi mọi người ngắm nhìn dung mạo và tâm hồn Mẹ, người tín hữu đệ nhất của Tân Ước trước mầu nhiệm đi viếng này, và đây là bài học quý giá cho cuộc đời tín hữu của chúng ta. Ngài nhấn mạnh và chia sẻ những thái độ tâm hồn của Đức Mẹ qua 3 điểm sau:
Mẹ là người có một Đức tin sâu thẳm.
Mẹ là người có tâm hồn nghèo khó tuyệt vời.
Mẹ là người có con tim tràn đầy tình chia sẻ.
Đức Cha chia sẻ: “Thiên Chúa tình yêu đang ở giữa lòng Mẹ. Tình yêu đó đang đốt nóng cõi lòng Mẹ, và mọi cử chỉ, hành động của Mẹ đều chan chứa tình yêu. Mầu nhiệm này cũng là biến cố có liên hệ đến cuộc sống của chúng ta hôm nay. Mỗi người tín hữu vẫn cưu mang Chúa trong cuộc đời đức tin của mình. Sống ở đâu chúng ta cần biết biểu lộ tình yêu để làm chứng cho Chúa ở trong chúng ta và chúng ta là môn đệ Chúa, mọi sự bắt nguồn từ tình yêu. Gia đình Kitô giáo nào cũng phải là mẫu mực của sự thuận hoà, đầm ấm vì có Chúa tình yêu luôn hiện diện trong gia đình của mình. Và đàng khác nhiệm vụ khẩn trương mà mỗi Kitô hữu không thể quên là phải biết giới thiệu Thiên Chúa Tình Yêu cho biết bao người thành tâm thiện chí muốn biết Chúa”.
Ngài kết thúc bài giảng với lời nhắn nhủ: “Chúng ta đến Tàpao xin nhiều ân huệ của Mẹ, xin đừng quên điều Chúa nhăn nhủ: Hãy loan báo Tin Mừng Tình Yêu cho người nghèo khó. Xin Mẹ ban cho chúng ta ân huệ đó”.
Sau phần hiệp lễ, Đức Cha làm phép nước và ảnh tượng và ban phép lành cho cộng đoàn.
Kết thúc thánh lễ, cha GB. Trần Văn Thuyết, Trưởng Ban Điều Hành Trung Tâm Tàpao, cám ơn Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý khách hành hương vì lòng yêu mến Đức Mẹ đã đến tham dự đêm diễn nguyện và Thánh lễ hôm nay thật đông đảo và trang trọng. Cách riêng, cha cám ơn Hội Dòng MTG Phan Thiết và ca đoàn Đồng Tiến đã phụ trách đêm diễn nguyện và phần hát lễ sốt sắng. Thay mặt TTHH Thánh Mẫu Tàpao, cha kính mời và hẹn gặp lại cộng đoàn trong ngày hành hương 13.6.2011 sắp đến để cùng với Mẹ Tàpao tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Thường Huấn Linh Mục Giáo Phận Hưng Hóa
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
10:53 14/05/2011
HƯNG HÓA - Từ ngày 09-14/05/2011, các linh mục thuộc Giáo phận Hưng Hóa tập trung tại Trung tâm mục vụ Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ để tham dự tuần thường huấn. Theo thói quen, mỗi kỳ thường huấn Đức Giám mục Giáo phận mời một Giám mục hay một linh mục thuyết trình về một đề tài do chính ngài đề nghị. Năm nay, Đức cha Gioan Maria Vũ Tất, tân Giám mục Giáo phận, mời hai linh mục (một dòng và một triều) để chia sẻ về hai đề tài khác nhau nhưng lại có mối liên quan chặt chẽ trong đời sống Giáo Hội. Hai linh mục được mời giảng thường huấn, đó là:
- Cha Piô Ngô Phúc Hậu, người truyền giáo khá thành công tại Giáo phận Cần Thơ và cũng là tác giả của nhiều cuốn sách viết về truyền giáo. Ngài chia sẻ về chủ đề: Cộng đồng cơ bản.
- Cha Giuse Nguyễn Thiết Thắng, dòng Biển Đức, Hoa Kỳ chia sẻ về chủ đề: Phụng vụ Tu đức.
Với kinh nghiệm và lòng nhiệt thành truyền giáo, cha Piô Ngô Phúc Hậu đã đem lại cho linh mục đoàn Hưng Hóa một sự say mê lắng nghe lạ thường, thậm chí, còn đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác. Ngỡ ngàng vì phương thức truyền giáo. Ngỡ ngàng về bối cảnh truyền giáo. Ngỡ ngàng về nội dung truyền giáo...
Cha Piô giới thiệu cho các linh mục về kỹ năng truyền giáo thế nào cho người ta nghe được. Ngài giải thích với hoàn cảnh này thì đưa ra phương thức này mới có tác dụng và với hoàn cảnh kia lại phải đưa ra phương thức khác mới hiệu quả; với người này thì kể câu chuyện này, nhưng với người kia phải kể câu chuyện khác. Chẳng hạn như với người dự tòng thì chỉ kể chuyện Chúa Giêsu cho họ nghe. Với người có trình độ, chúng ta không chỉ nói có lý mà cần phải nói có tình nữa. Nhưng trong mọi sự, chúng ta cần phải tôn trọng họ cách tối đa vì trước mặt Chúa chúng ta đều là anh em với nhau.
Đặc biệt, cha Piô nói lên tầm quan trọng của việc truyền giáo trong Giáo phận Hưng Hóa này. Ngoài việc nâng cao nhận thức về truyền giáo, cha còn chia sẻ kinh nghiệm truyền giáo của mình để làm hành trang “lên đường” cho các linh mục tham dự.
Về đề tài Phụng vụ Tu đức, Cha Giuse Nguyễn Thiết Thắng chia sẻ rất hay qua cách thức cử hành bí tích nơi các linh mục. Là linh mục, chúng ta cần dâng lễ làm sao cho sốt sáng! Cử hành các bí tích thế nào để người tham dự nhận ra dấu chỉ vô hình nơi bí tích! Rao giảng Lời Chúa thế nào để người nghe không dừng lại nơi các linh mục mà phải gặp gỡ Chúa. Nội dung được cha Giuse trình bầy gồm ba điểm chính sau đây:
- Suy niệm Lời Chúa
- Cử hành phụng vụ
- Sống các mầu nhiệm qua phục vụ trong yêu thương
Với tâm tình của người con xa quê hương, hôm nay có dịp hội ngộ, cha Giuse đã trình bày đề tài cách nhiệt huyết. Hầu mong diễn đạt tốt nhất cho anh em linh mục ý thức được thiên chức linh mục cao cả như thế nào và sứ mạng được trao phó nặng nề ra làm sao. Vì thế, linh mục phải trở nên trong suốt dưới ánh sáng Tin Mừng và phải sống trọn mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu trong tin yêu và hi vọng.
Nhân dịp này, Đức cha Gioan Maria cũng bổ nhiệm cha Tổng Đại diện, đại diện vùng Phú Thọ, quí cha quản hạt, hội đồng tư vấn và một số ban khác trong Giáo phận. Trước khi bổ nhiệm, Đức cha cũng thăm dò ý kiến linh mục đoàn thông qua bỏ phiếu kín.
Đúng 14g00 ngày 13/4/2001, Đức cha đã bổ nhiệm cha Phêrô Phùng Văn Tôn làm Tổng đại diện, cha Antôn Nguyễn Gia Nhang làm đại diện vùng Phú Thọ, quí cha quản hạt kiêm tư vấn.
Vì thế, vào lúc 15g00 cùng ngày, trước giờ chầu Thánh Thể, quí cha vừa được bổ nhiệm phải tuyên xưng đức tin trước Đức giám mục Giáo phận và linh mục đoàn. Đặc biệt, quí cha đặt tay trên sách và nói: “Nguyện xin sách Phúc Âm mà tôi đặt tay đây chúc phúc cho tôi”. Hơn nữa, việc đặt tay trên sách Phúc Âm này còn nói lên tầm quan trọng của các chức vụ trong Giáo phận. Bầu khí thật linh thánh và trang trọng!
Nghi thức tuyên xưng xong, Đức cha Gioan chủ sự giờ chầu Thánh Thể cám ơn Chúa đã ban cho tuần thường huấn tốt đẹp, cách riêng với ngài, đây là lần đầu tiên với vai trò Giám mục chính tòa. Thật là cảm động khi thấy cả gia đình Giáo phận sum họp, một lòng một ý, chầu Chúa Giêsu Thánh Thể. Đúng như lời Thánh Vịnh 113,1 đã ghi:
“Thật là tốt đẹp lắm thay
Anh em ta được sum vầy bên nhau”.
Ước mong sự hiệp nhất và yêu thương trong Giáo phận luôn hiện diện nơi các linh mục, để cứ dấu này mà người ta nhận biết các linh mục là môn đệ của Chúa Giêsu.
Thánh lễ kính thánh Mathia tông đồ sáng ngày 14/5/2011 tại nhà nguyện Trung tâm Mục vụ đã kết thúc tuần thường huấn. Những gì thu lượm được trong những ngày thường huấn này các linh mục sẽ đem về nhiệm sở của mình và âm thầm gieo vãi lúc thuận tiện cũng như không thuận tiện. Chắc chắn hạt giống đức tin sẽ trổ bông kết trái và Hưng Hóa sẽ trở thành “miền đất hứa” cho việc truyền giáo và hứa hẹn cho mùa gặt bội thu.
- Cha Piô Ngô Phúc Hậu, người truyền giáo khá thành công tại Giáo phận Cần Thơ và cũng là tác giả của nhiều cuốn sách viết về truyền giáo. Ngài chia sẻ về chủ đề: Cộng đồng cơ bản.
- Cha Giuse Nguyễn Thiết Thắng, dòng Biển Đức, Hoa Kỳ chia sẻ về chủ đề: Phụng vụ Tu đức.
Cha Piô giới thiệu cho các linh mục về kỹ năng truyền giáo thế nào cho người ta nghe được. Ngài giải thích với hoàn cảnh này thì đưa ra phương thức này mới có tác dụng và với hoàn cảnh kia lại phải đưa ra phương thức khác mới hiệu quả; với người này thì kể câu chuyện này, nhưng với người kia phải kể câu chuyện khác. Chẳng hạn như với người dự tòng thì chỉ kể chuyện Chúa Giêsu cho họ nghe. Với người có trình độ, chúng ta không chỉ nói có lý mà cần phải nói có tình nữa. Nhưng trong mọi sự, chúng ta cần phải tôn trọng họ cách tối đa vì trước mặt Chúa chúng ta đều là anh em với nhau.
Đặc biệt, cha Piô nói lên tầm quan trọng của việc truyền giáo trong Giáo phận Hưng Hóa này. Ngoài việc nâng cao nhận thức về truyền giáo, cha còn chia sẻ kinh nghiệm truyền giáo của mình để làm hành trang “lên đường” cho các linh mục tham dự.
Về đề tài Phụng vụ Tu đức, Cha Giuse Nguyễn Thiết Thắng chia sẻ rất hay qua cách thức cử hành bí tích nơi các linh mục. Là linh mục, chúng ta cần dâng lễ làm sao cho sốt sáng! Cử hành các bí tích thế nào để người tham dự nhận ra dấu chỉ vô hình nơi bí tích! Rao giảng Lời Chúa thế nào để người nghe không dừng lại nơi các linh mục mà phải gặp gỡ Chúa. Nội dung được cha Giuse trình bầy gồm ba điểm chính sau đây:
- Suy niệm Lời Chúa
- Cử hành phụng vụ
- Sống các mầu nhiệm qua phục vụ trong yêu thương
Với tâm tình của người con xa quê hương, hôm nay có dịp hội ngộ, cha Giuse đã trình bày đề tài cách nhiệt huyết. Hầu mong diễn đạt tốt nhất cho anh em linh mục ý thức được thiên chức linh mục cao cả như thế nào và sứ mạng được trao phó nặng nề ra làm sao. Vì thế, linh mục phải trở nên trong suốt dưới ánh sáng Tin Mừng và phải sống trọn mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu trong tin yêu và hi vọng.
Nhân dịp này, Đức cha Gioan Maria cũng bổ nhiệm cha Tổng Đại diện, đại diện vùng Phú Thọ, quí cha quản hạt, hội đồng tư vấn và một số ban khác trong Giáo phận. Trước khi bổ nhiệm, Đức cha cũng thăm dò ý kiến linh mục đoàn thông qua bỏ phiếu kín.
Đúng 14g00 ngày 13/4/2001, Đức cha đã bổ nhiệm cha Phêrô Phùng Văn Tôn làm Tổng đại diện, cha Antôn Nguyễn Gia Nhang làm đại diện vùng Phú Thọ, quí cha quản hạt kiêm tư vấn.
Vì thế, vào lúc 15g00 cùng ngày, trước giờ chầu Thánh Thể, quí cha vừa được bổ nhiệm phải tuyên xưng đức tin trước Đức giám mục Giáo phận và linh mục đoàn. Đặc biệt, quí cha đặt tay trên sách và nói: “Nguyện xin sách Phúc Âm mà tôi đặt tay đây chúc phúc cho tôi”. Hơn nữa, việc đặt tay trên sách Phúc Âm này còn nói lên tầm quan trọng của các chức vụ trong Giáo phận. Bầu khí thật linh thánh và trang trọng!
Nghi thức tuyên xưng xong, Đức cha Gioan chủ sự giờ chầu Thánh Thể cám ơn Chúa đã ban cho tuần thường huấn tốt đẹp, cách riêng với ngài, đây là lần đầu tiên với vai trò Giám mục chính tòa. Thật là cảm động khi thấy cả gia đình Giáo phận sum họp, một lòng một ý, chầu Chúa Giêsu Thánh Thể. Đúng như lời Thánh Vịnh 113,1 đã ghi:
“Thật là tốt đẹp lắm thay
Anh em ta được sum vầy bên nhau”.
Ước mong sự hiệp nhất và yêu thương trong Giáo phận luôn hiện diện nơi các linh mục, để cứ dấu này mà người ta nhận biết các linh mục là môn đệ của Chúa Giêsu.
Thánh lễ kính thánh Mathia tông đồ sáng ngày 14/5/2011 tại nhà nguyện Trung tâm Mục vụ đã kết thúc tuần thường huấn. Những gì thu lượm được trong những ngày thường huấn này các linh mục sẽ đem về nhiệm sở của mình và âm thầm gieo vãi lúc thuận tiện cũng như không thuận tiện. Chắc chắn hạt giống đức tin sẽ trổ bông kết trái và Hưng Hóa sẽ trở thành “miền đất hứa” cho việc truyền giáo và hứa hẹn cho mùa gặt bội thu.
Đại hội liên đới nghề nghiệp tại giáo xứ VN Paris
Trần Văn Cảnh
10:51 14/05/2011
Được thành lập từ năm 2000, hằng năm, cứ vào ngày Lễ Lao Động quốc tế, cũng là ngày Lễ Thánh Giuse Thợ, phong trào Liên Đới Nghề Nghiệp có một ngày Đại Hội. Trong 11 năm qua, từ 2000 đến hết 2010, các Đại Hội đã được thực hiện như sau :
Năm nay, lịch làm việc có sự trùng hợp, ngày 01.05.2011 trùng vào chúa nhật đầu tháng, ngày lễ của Giới Trẻ. Do đó, Liên Đới Nghề Nghiệp đơn giản hóa Đại Hội Thường Niên, không tổ chức báo cáo, thuyết trình và trao đổi, mà chỉ có Thánh Lễ 11g 30 chung với cộng đoàn. Nhưng vẫn duy trì Bữa Cơm Liên Đới, tổ chức vào ngày thứ bảy 07.05.2011.
Trong báo Giáo xứ Việt Nam, số 272, tháng tư, 2011, giấy mời đã được phổ biến như sau :
KÍNH MỜI QUÝ ANH CHỊ TRONG LIÊN ĐỚI NGHỀ NGHIỆP
xếp thời giờ ưu tiên,
ĐI DÂNG THÁNH LỄ
Chúa nhật 01.05.2011 lúc 11g 30 để cầu nguyện chung « xin ơn thánh hóa đời sống lao động theo gương thánh Giuse ».
DỰ BỮA CƠM LIÊN ĐỚI
Trưa thứ bảy, 07.05.2011, 12 g tại nhà hàng China Town, 44, Ave d’Ivry, 75013 Paris. Vé ăn giá 35 euros, mục đích giúp Giáo Xứ tu bổ cơ sở. Xin hỏi vé nơi các Đại Diện mỗi ngành : Chuyên Gia, Doanh Thương, Dịch Vụ, Thân Hữu Taxi, Xây Dựng, hay nơi cha Vinh.
Vui mừng hạnh phúc lắm thay,
Anh em đồng nghiệp xum vầy bên nhau
Xem hình đại hội
1. Dâng Thánh Lễ « xin ơn thánh hóa đời sống lao động theo gương thánh Giuse »
Năm cha và hai thầy sáu vĩnh viễn đã đồng tế, cùng cử hành lễ Thánh Giuse Thợ với Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp và với Cộng Đoàn Giáo Xứ.
Đại diện các ngành LĐNN đọc sách thánh, đợc lời nguyện và dâng của lễ.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, lấy lại những ý tưởng chính của bài báo phổ biến trên báo Giáo Xứ từ tháng tư, Đức Ông Mai Đức Vinh đã chia sẻ về đề tài : « Gương sồng Lao Động của Thánh Giuse ». Hai đức tính, cũng là hai gương sáng mà Đức Ông muốn nêu lên nơi Thánh cả Giuse, và muốn mọi thành viên Liên Đới Nghề Nghiệp bắt chước là « Quí chuộng lao động » và « Thánh hóa công việc làm ». Ngài nói :
1. Quý chuộng đời sống lao động.
Thánh Giuse là người có đời sống nội tâm sâu xa …, nhưng cũng là người lao động, bôn ba vất vả với nghề thợ mộc để tiến thân và nuôi sống gia đình. Ngài không chỉ làm việc tại nhà, tại quê hương xứ sở mà còn làm việc tại xứ người, trong cảnh di cư tị nạn. Thời của ngài, nghề thợ mộc là 'nghề lao động vất vả, với búa, kìm, cưa, đục, tất cả là những dụng cụ thô sơ'.
Có thể nói Thánh Giuse đã quý trọng và vui sống công việc làm với hai bàn tay như lời dạy của Thánh Kinh :
Thánh Kinh tán dương công việc của đôi tay: 'Thiên Chúa chúc lành cho mọi công việc do tay người làm nên' (Đnl 28,12). Vì thế bạn 'đừng quên dâng lên Chúa đôi tay làm việc' (Đnl 33,11) và khấn xin Chúa củng cố việc tay bạn làm ra (Tv 89,17). Bạn hãy tâm niệm rằng: 'Đừng ỷ lại, ăn bám, nhưng quyết sống bằng đôi tay (Tv 127,2), bao lâu còn sống hãy làm tất cả những gì vừa tầm tay (Gv 9,10), ngay việc ruộng đất cũng đừng coi thường (kn 7,16), dù sáng đã đi gieo hạt, chiều đến vẫn tiếp tục làm việc chứ đừng vội nghỉ ngơi (Gv 11,6). Bạn hãy bắt chước những thợ thủ công: họ chăm chú làm việc, họ thức khuya dậy sớm để hoàn tất công việc cách toàn hảo, họ tin tưởng vào đôi tay của họ, người nào cũng khéo léo trong công việc của mình. Chính nhờ những công việc tay chân ầm thầm như vậy mà muôn dân ấm no và mọi công trình của nhân loại được hoàn tất (Hc 38,26-33).
2. Thánh hóa công việc làm:
Thánh Giuse trân trọng việc làm, cho dù việc làm không phải là mục đích của đời sống, mà chỉ là phương tiện cần thiết để phát huy tài năng, nuôi sống bản thân và gia đình, phục vụ anh em và nhất là làm vinh danh Thiên Chúa. Hiểu như thế nên thánh Giuse đã thánh hóa công việc làm của ngài, hay nói cách khác, ngài đã nên thánh trong công việc làm tay chân mỗi ngày. Đức giáo hoàng Piô XII lập lễ 'kính Thánh Giuse lao động vào chính ngày Quốc tế lao động mỗi năm, không nguyên nhằm ý đề cao giá trị lao động, nhưng chính yếu là mời gọi mọi người lao động biết thánh hóa công việc làm của mình', theo gương thánh Giuse và theo giáo huấn của Thánh Kinh.
Đọc thánh vịnh 103, 'chúng ta ca tụng Chúa đã tạo dựng và an bài vạn vật …, đã đặt mặt trăng để lo thời tiết, dạy mặt trời biết lặn đúng thời gian…, thì theo lệnh của Chúa và theo gương Chúa, 'con người cũng phải ra đi làm lụng', 'phải kiếm ra cơm bánh, rượu ngon từ ruộng vườn' … Do đó, chúng ta làm việc là chúng ta nối tiếp công việc của Thiên Chúa, chúng ta cộng tác với Ngài trong công trình sáng tạo… Ôi vinh dự và thánh thiện' (Tv 103). Như vậy, cũng như Thánh Giuse, bạn được mời gọi 'sống hãnh diện về công việc làm hiện nay của bạn, dù là việc tay chân, nhỏ bé, âm thầm…'; bạn được mời gọi 'cố gắng thánh hóa mọi công việc làm hay nỗ lực nên thánh trong đời sống lao động mỗi ngày'. Thiên Chúa đã chọn Thánh Giuse, người thợ mộc ẩn danh làm dưỡng phụ Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người, và bạn trăm năm của Đức Maria. Rồi, Thánh Giuse đã sống thánh thiện cũng chỉ với nghề đục đẽo, cưa, bào … để nuôi sông gia đình…' Cứ nỗ lực nên thánh trong việc làm rồi Đáng Khôn Ngoan sẽ nâng đỡ và hướng dẫn bạn sống chính trực trong công việc bạn làm' (Kn 10,9-10).
2. Bữa cơm Liên đới, giúp Giáo Xứ tu bổ cơ sở
Trong 12 năm sinh hoạt, khởi đầu từ 01.05.2000, Liên Đới Nghề Nghiệp đã tổ chức 11 bữa cơm thân hữu. 6 bữa dành gây quỹ giúp việc truyền giáo, 2 bữa giúp Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tổ chức Năm Thánh 2010, 1 bữa giúp việc bác ái ở Việt Nam, 1 bữa giúp Giáo Xứ mua máy in và, năm nay, 2011, một bữa giúp Giáo Xứ tu bổ cơ sở.
Mở đầu bữa cơm, trưa thứ bảy 07.05.2011, Đức Ông Mai Đức Vinh, qua lời chào mừng các thân hữu đến dự bữa cơm, đã xác định rõ ý muốn của các đại diện các ngành là dành tiền thâu được để giúp Giáo xứ tu bổ cơ sở.
Trong bữa cơm, có người hỏi : « Cơ sở Giáo Xứ khang trang như vậy, còn gì phải tu bổ » ? Một người cùng bàn, một thành viên xây dựng xin góo ý : « Theo sự hiểu biết hạn hẹp của mình, tôi xin mạo muội góp ý rằng : Hiểu theo nghĩa là bảo trì, công việc tu bổ cơ sở có rất nhiều. Hằng năm Ngành Xây Dựng đã cống hiến nhiều giờ làm việc để bảo trì và tu bổ các công việc mộc, các công việc điện, các công việc sơn, các công việc an ninh, các công việc vệ sinh, ống nước,…Hiểu theo nghĩa là tân trang, giáo xứ hiện đang phải lo liệu lắp đặt thang máy và tân trang lưu thông cho người khuyết tật, bắt buộc theo luật cơ sở công cộng tiếp đón công chúng ».
Người khác lại hoan nghênh mục tiêu tu bổ cơ sở. Đó là một anh taxi. Anh nói : « Em rất hoan hô ý tưởng của các anh, muốn góp phần tu bổ cơ sở giáo xứ. Hôm nay, em mua hẳn một bàn, mời các bạn bè đến dùng cơm, giúp quỹ tu bổ cơ sở giáo xứ. Trong nhà của mình, mỗi người, ai nấy đều phải tu bổ nhà cửa, nội thất của mình. Giáo xứ cũng vậy, mình phải nghĩ đến việc tu bổ cơ sở, bằng không cơ sở xuống cấp, hư hỏng, thiếu tiện nghi, vệ sinh thì không tốt ». « Xin hoan hô sự tích cực đóng góp và ý kiến xây dựng của anh ». Mấy người cùng bàn phát biểu.
16 bàn đầy thực khách, mỗi bàn 12 người. Vị chi tất cả có 192 người đã đến tham dự Bữa Cơm Liên Đới. Trách nhiệm tiếp đón và xếp bàn, Nhóm Taxi đã đến nhà hàng từ sớm, xếp chỗ, kiểm bàn. Hai người trưởng ban là anh CHIỂU và anh LẠC tươi cười tiếp đón mọi người.
Trong bữa tiệc, Nhóm Du Ca góp vui văn nghệ, làm mọi người vui vẻ, ăn uống ngon miệng hơn. Chen vào đó, nhiều màn tự nguyện góp vui, ca hát.
Độc đáo nhất là màn góp vui của các cha sinh viên. Trên một chục cha sinh viên đã rời bàn tiệc, ra hát giúp vui. Người đánh đàn, người ca hát. Bầu khí vui nhộn hẳn lên. Đức Ông cũng đứng lên, nhập nhóm các cha, và hát với các ngài. Khi các đại diên các ngành họp để quyết định có nên tổ chức bữa cơm liên đới hay không. Có người đã đưa ý kiến không nên tổ chức nữa, vì bận rộn cho các thành viên. Nhưng cũng có người đề nghị cứ tiếp tục tổ chức, vì đây hầu như là dịp hiếm có mà giáo xứ thoát ra ngoài khuôn khổ của mình, để tiếp đón và hòa đồng với những người chưa phải công giáo. Phải chăng đây là một hình thức truyền giáo bằng văn hóa và xã hội mà LĐNN đã đưa ra cho mình ? Phải chăng đây là một trong những biểu hiện mà cha sinh viên Trần Ngọc Anh muốn nói đến khi nghĩ rằng « Cần đem cho Giáo Hội Việt Nam một thực hiện truyền giáo xứng với nó ».
Báo Missions Etrangères de Paris, dành trọn tờ báo, số 461, tháng 05 năm 2011, để nói về các cha sinh viên với đầu đề : « Prêtres étudiants, un pont entre Paris et l’Asie ». Gần 100 cha sinh viên đang cư trú tại nhà các cha Thừa Sai và đi học ở Học Viện Công Giáo Paris. Những người trách nhiện liên hệ đều thấy rằng các cha sinh viên đã được hưởng một phép lạ, dẫu chậm, nhưng biến đổi sâu xa. Khi học và nhất là lúc làm tiểu luận ra trường, người ta thấy rằng đây quả thật là những con người có « định, tĩnh » và « an, lự » ; các vị đều có lòng tin, mà sự sâu xa tâm trí và chiều hướng giáo hội của họ phát triển song hành với óc phê phán, tạo ra một nguồn lực sáng tạo mới. Dùng văn hóa, văn nghệ làm một biểu lộ truyền giáo, phải chăng đó là một sáng kiến mới của một suy tư thần học ?
Cha giáo Laurent VILLEMIN bảo rằng : « Tiếp nhận Tin Mừng của Chúa Kytô có nghĩa là để Tin Mừng ấy chi phối mình hoàn toàn », « Học thần học trước tiên là để cho Tin Mừng chi phối tâm trí mình và tỏ lộ hết được những hậu quả của nó » và « Óc phê phán không phải là để phá vỡ, không phải là tiêu cực, nhưng là thực hiện cái khả năng của đức tin, là tạo nên cái mới ».
Tiếp theo các cha sinh viên, nhiều màn văn nghệ khác đã được các vị tham dự góp vui….
Về phần cuối bữa cơm, nhóm Xây Dựng góp vui bằng việc xố số.
Thấm thoát trời đã về chiều. Tiệc mãn dần.
Thấm thía thay câu thơ ghi trong giấy mời :
Vui mừng hạnh phúc lắm thay,
Anh em đồng nghiệp xum vầy bên nhau
Paris, ngày 14 th áng 05 năm 2011
Trần Văn Cảnh
Nhân ngày Truyền thống hội ngộ cựu Chủng Sinh - Tu Sĩ giáo hạt Phú Yên
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
12:35 14/05/2011
CHÚA CÓ VIỆC CẦN DÙNG
Nhân ngày Truyền thống hội ngộ cựu Chủng Sinh - Tu Sĩ giáo hạt Phú Yên
“Nếu có ai hỏi : “Tại sao các anh cởi lừa người ta ra”, thì cứ nói : “Chúa có việc cần dùng !” Hai người được sai liền ra đi và thấy y như Người đã nói. Các ông đang cởi dây lừa, thì những người chủ nói với các ông : “Tại sao các anh lại cởi lừa người ta ra ?” Hai ông đáp : “Chúa có việc cần dùng” (Lc 19, 31-34)
Anh chị em cựu chủng sinh, tu sĩ kính mến,
Chúng ta lại thêm một lần hội ngộ. Cuộc hội ngộ “truyền thống” của những người đã từng có chung “khoảng trời kỷ niệm đời tu” mà ngày Chúa Nhật IV Phục Sinh-Chúa Nhật Chúa Chiên Lành luôn là một thời điểm nhắc nhớ, khơi gợi đầy ý nghĩa.
Năm nay, tôi muốn chia sẻ cùng anh chị em một gợi ý nhỏ mà tôi chợt tìm thấy trong chính lời căn dặn của Chúa Giêsu dành cho các Tông đồ trong biến cố Ngài tiến vào thành thánh Giêrusalem để dấn thân vào cuộc khổ nạn cách đây gần 2000 năm : “CHÚA CÓ VIỆC CẦN DÙNG” (Lc 19,31).
Trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, quả thật, Chúa “có rất nhiều việc” cần dùng đến các phương tiện của nhân loại, cần dùng đến bàn tay cọng tác và sự quảng đại của mỗi người chúng ta. Đúng như một lời nhận xét truyền thống của Giáo Hội từ ngàn xưa : “Chúa dựng nên tôi mà không cần có tôi ; nhưng Chúa không thể cứu độ tôi, nếu tôi không cọng tác”. Ngay từ những trang đầu của lịch sử cứu rỗi, nếu những con người như Abraham, Giuse, Môsê, Đa-vít, Giêrêmia, Esther…đã khước từ lời đề nghị “cần dùng” của Chúa, thì chắc lịch sử thế giới sẽ không như ngày hôm nay. Cũng vậy, khi “đến thời viên mãn”, nếu tiếng “FIAT” không nở trên môi của người thôn nữ đồng trinh Maria, không âm thầm hiện thực nơi tâm hồn khiêm nhu vâng phục của chàng thợ mộc Giuse…thì không biết thế giới nầy được đón nhận món quà tặng vĩ đại của tình yêu Thiên Chúa chưa ?
Có một điều lạ lung và thú vị đó là Thiên Chúa thích dùng những “phương tiện bé nhỏ, tầm thường” để phục vụ cho các công trình vĩ đại của Ngài.
- Để làm một lãnh tụ giải thoát dân Ít-ra-en khỏi bàn tay độc tài của hoàng đế Pharaon, Chúa đã dung một Môsê ngọng nghịu.
- Để ban sức mạnh vô địch cho Samson, Chúa dùng những sợi tóc mỏng manh.
- Để chém đầu đại tướng Hôlêphê, Chúa dùng cánh tay liểu yếu đào tơ của một phụ nữ.
- Để chiến thắng trong cuộc đọ sức không cân bằng với chàng khổng lồ Goliat, Chúa dùng một chàng chăn chiên Đavit với vũ khí đơn sơ : tấm áo da cừu và chiếc ná với vài viên đá cuội…
Chính vì thế, chúng ta không lấy làm lạ khi Con Thiên Chúa xuống thế làm người, Ngài đã chọn sinh ra làm con trong một gia đình khó nghèo khiêm hạ ở làng quê Nadaret ; và khi công khai ra đi rao giảng Tin Mừng, Ngài đã chọn một số đông các tay thuyền chai vai u thịt bắp thất học bên bờ hồ Galilê cọng tác với Ngài và sau đó thay mặt Ngài thiết lập Hội Thánh giữa trần gian.
Và kể từ độ ấy, Thiên Chúa lại tiếp tục “cần dùng” đến bao con người nam nữ trãi qua muôn thế hệ để Tin Mừng Cứu độ được loan báo cho muôn dân và để Hội Thánh Chúa Kitô trở thành địa chỉ quy tụ muôn người trên thế giới.
- Để làm chứng cho tính ưu việt và khả thi của việc thực hành con đường Tám Mối Phúc, Thiên Chúa đã dùng đến một Phanxicô khó khăn thành Assisi.
- Để tạo mối dây hiệp nhất cho Giáo Hội trong một bối cảnh đầy nhiểu nhương rạn nứt, Thiên Chúa đã dung người nữ tu Catarina.
- Để đem lại sự thánh thiện và mẫu gương thuyết phục cho cuộc đời của các linh mục, Thiên Chúa đã dung một luinh mục nghèo thất học Gioan Maria Vianney.
- Để đem lại sự tươi mát, trẻ trung, hồn nhiên và sự thuyết phục của sứ điệp Tin Mừng cho thế giới, Chúa đã dung một nữ tu dòng kín mà cuộc đời chỉ võn vẹn 24 xuân xanh.
- Để đánh sập một hệ thống ý thức hệ quái ác và đem lại luồng gió mát của tự do và nhân bản cho nhân loại, niềm tin yêu và hy vọng cho Hội Thánh, Thiên Chúa đã dùng một Vị Mục Tử mà hành trang tinh thần và vũ khí duy nhất đó là hai tiếng “Đừng Sợ !”…
Và như thế, chúng ta có thể xác tín rằng, cho mãi đến ngày tận thế, Thiên Chúa vẫn “có việc cần dùng” đến mỗi một người trong nhân loại chúng ta. Ngài cần đến đôi tay chúng ta để xoa dịu những vết thương đau trên thân phận của nhiều người ; Ngài cần đến khối óc chúng ta để dựng xây Giáo Hội và thế giới mỗi ngày mỗi tươi đẹp hơn ; Ngài cần trái tim chúng ta để “Giới răn yêu thương của Ngài” được hiện thực mỗi ngày trong đời thường cuộc sống ; Ngài cần những gia đình Công Giáo thánh thiện thủy chung để làm chứng cho tính khả thi và ưu việt của Bí tích Hôn Phối ; Ngài cần những bước chân nhiệt thành, quảng đại của các bạn trẻ để ra đi xây dựng một thế giới mới trên nền tảng của Tin Mừng Tám Mối Phúc Thật ; Ngài cần những giáo dân khiêm nhường và đạo đức hăng say dấn thân phục vụ cộng đoàn để Giáo Hội của Ngài luôn là dấu chỉ của sự hiệp nhất và thánh thiện giữa trần gian…
Cách riêng, các bạn cựu chủng sinh-tu sĩ, Chúa Giêsu và Nhiệm Thể của Ngài đang rất cần các bạn, cho dù đôi lúc, các bạn đã có lần cảm thấy mình như những kẻ “Chúa không cần dùng đến” khi lìa xa mái ấm viện tu. Nếu cuộc đời và thân phận của các bạn giờ nầy chỉ thuộc thành phần của những giáo dân thật bình thường, ẩn khuất giữa bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả chải bương trong cuộc sống, một sự bình thường, lặng lẽ gần như một “chú lừa con” trong đô hội của ồn ào náo nhiệt, thì các bạn hãy tin rằng “Chúa đang cần đến nó”. Chúa cần các bạn hãy can đảm và khiêm nhu để Chúa “ngồi lên trên cuộc đời mình” để biểu tỏ vinh quang và quyền năng Chúa. Chúa đang cần bạn đưa Chúa vào trong “Giêrusalem của cuộc sống đời thường” để nơi đó Chúa tái hiện mầu nhiệm Tử Nạn Phục Sinh mang ơn cứu độ cho toàn thế giới.
Chúc quý bạn một Mùa Phục Sinh đầy hân hoan và chan hòa thánh đức và mãi mãi không quên lời dặn dò của Chúa dành cho mỗi một người trong tất cả chúng ta : “Chúa có việc cần dùng”.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Nhân ngày Truyền thống hội ngộ cựu Chủng Sinh - Tu Sĩ giáo hạt Phú Yên
“Nếu có ai hỏi : “Tại sao các anh cởi lừa người ta ra”, thì cứ nói : “Chúa có việc cần dùng !” Hai người được sai liền ra đi và thấy y như Người đã nói. Các ông đang cởi dây lừa, thì những người chủ nói với các ông : “Tại sao các anh lại cởi lừa người ta ra ?” Hai ông đáp : “Chúa có việc cần dùng” (Lc 19, 31-34)
Anh chị em cựu chủng sinh, tu sĩ kính mến,
Chúng ta lại thêm một lần hội ngộ. Cuộc hội ngộ “truyền thống” của những người đã từng có chung “khoảng trời kỷ niệm đời tu” mà ngày Chúa Nhật IV Phục Sinh-Chúa Nhật Chúa Chiên Lành luôn là một thời điểm nhắc nhớ, khơi gợi đầy ý nghĩa.
Năm nay, tôi muốn chia sẻ cùng anh chị em một gợi ý nhỏ mà tôi chợt tìm thấy trong chính lời căn dặn của Chúa Giêsu dành cho các Tông đồ trong biến cố Ngài tiến vào thành thánh Giêrusalem để dấn thân vào cuộc khổ nạn cách đây gần 2000 năm : “CHÚA CÓ VIỆC CẦN DÙNG” (Lc 19,31).
Trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, quả thật, Chúa “có rất nhiều việc” cần dùng đến các phương tiện của nhân loại, cần dùng đến bàn tay cọng tác và sự quảng đại của mỗi người chúng ta. Đúng như một lời nhận xét truyền thống của Giáo Hội từ ngàn xưa : “Chúa dựng nên tôi mà không cần có tôi ; nhưng Chúa không thể cứu độ tôi, nếu tôi không cọng tác”. Ngay từ những trang đầu của lịch sử cứu rỗi, nếu những con người như Abraham, Giuse, Môsê, Đa-vít, Giêrêmia, Esther…đã khước từ lời đề nghị “cần dùng” của Chúa, thì chắc lịch sử thế giới sẽ không như ngày hôm nay. Cũng vậy, khi “đến thời viên mãn”, nếu tiếng “FIAT” không nở trên môi của người thôn nữ đồng trinh Maria, không âm thầm hiện thực nơi tâm hồn khiêm nhu vâng phục của chàng thợ mộc Giuse…thì không biết thế giới nầy được đón nhận món quà tặng vĩ đại của tình yêu Thiên Chúa chưa ?
Có một điều lạ lung và thú vị đó là Thiên Chúa thích dùng những “phương tiện bé nhỏ, tầm thường” để phục vụ cho các công trình vĩ đại của Ngài.
- Để làm một lãnh tụ giải thoát dân Ít-ra-en khỏi bàn tay độc tài của hoàng đế Pharaon, Chúa đã dung một Môsê ngọng nghịu.
- Để ban sức mạnh vô địch cho Samson, Chúa dùng những sợi tóc mỏng manh.
- Để chém đầu đại tướng Hôlêphê, Chúa dùng cánh tay liểu yếu đào tơ của một phụ nữ.
- Để chiến thắng trong cuộc đọ sức không cân bằng với chàng khổng lồ Goliat, Chúa dùng một chàng chăn chiên Đavit với vũ khí đơn sơ : tấm áo da cừu và chiếc ná với vài viên đá cuội…
Chính vì thế, chúng ta không lấy làm lạ khi Con Thiên Chúa xuống thế làm người, Ngài đã chọn sinh ra làm con trong một gia đình khó nghèo khiêm hạ ở làng quê Nadaret ; và khi công khai ra đi rao giảng Tin Mừng, Ngài đã chọn một số đông các tay thuyền chai vai u thịt bắp thất học bên bờ hồ Galilê cọng tác với Ngài và sau đó thay mặt Ngài thiết lập Hội Thánh giữa trần gian.
Và kể từ độ ấy, Thiên Chúa lại tiếp tục “cần dùng” đến bao con người nam nữ trãi qua muôn thế hệ để Tin Mừng Cứu độ được loan báo cho muôn dân và để Hội Thánh Chúa Kitô trở thành địa chỉ quy tụ muôn người trên thế giới.
- Để làm chứng cho tính ưu việt và khả thi của việc thực hành con đường Tám Mối Phúc, Thiên Chúa đã dùng đến một Phanxicô khó khăn thành Assisi.
- Để tạo mối dây hiệp nhất cho Giáo Hội trong một bối cảnh đầy nhiểu nhương rạn nứt, Thiên Chúa đã dung người nữ tu Catarina.
- Để đem lại sự thánh thiện và mẫu gương thuyết phục cho cuộc đời của các linh mục, Thiên Chúa đã dung một luinh mục nghèo thất học Gioan Maria Vianney.
- Để đem lại sự tươi mát, trẻ trung, hồn nhiên và sự thuyết phục của sứ điệp Tin Mừng cho thế giới, Chúa đã dung một nữ tu dòng kín mà cuộc đời chỉ võn vẹn 24 xuân xanh.
- Để đánh sập một hệ thống ý thức hệ quái ác và đem lại luồng gió mát của tự do và nhân bản cho nhân loại, niềm tin yêu và hy vọng cho Hội Thánh, Thiên Chúa đã dùng một Vị Mục Tử mà hành trang tinh thần và vũ khí duy nhất đó là hai tiếng “Đừng Sợ !”…
Và như thế, chúng ta có thể xác tín rằng, cho mãi đến ngày tận thế, Thiên Chúa vẫn “có việc cần dùng” đến mỗi một người trong nhân loại chúng ta. Ngài cần đến đôi tay chúng ta để xoa dịu những vết thương đau trên thân phận của nhiều người ; Ngài cần đến khối óc chúng ta để dựng xây Giáo Hội và thế giới mỗi ngày mỗi tươi đẹp hơn ; Ngài cần trái tim chúng ta để “Giới răn yêu thương của Ngài” được hiện thực mỗi ngày trong đời thường cuộc sống ; Ngài cần những gia đình Công Giáo thánh thiện thủy chung để làm chứng cho tính khả thi và ưu việt của Bí tích Hôn Phối ; Ngài cần những bước chân nhiệt thành, quảng đại của các bạn trẻ để ra đi xây dựng một thế giới mới trên nền tảng của Tin Mừng Tám Mối Phúc Thật ; Ngài cần những giáo dân khiêm nhường và đạo đức hăng say dấn thân phục vụ cộng đoàn để Giáo Hội của Ngài luôn là dấu chỉ của sự hiệp nhất và thánh thiện giữa trần gian…
Cách riêng, các bạn cựu chủng sinh-tu sĩ, Chúa Giêsu và Nhiệm Thể của Ngài đang rất cần các bạn, cho dù đôi lúc, các bạn đã có lần cảm thấy mình như những kẻ “Chúa không cần dùng đến” khi lìa xa mái ấm viện tu. Nếu cuộc đời và thân phận của các bạn giờ nầy chỉ thuộc thành phần của những giáo dân thật bình thường, ẩn khuất giữa bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả chải bương trong cuộc sống, một sự bình thường, lặng lẽ gần như một “chú lừa con” trong đô hội của ồn ào náo nhiệt, thì các bạn hãy tin rằng “Chúa đang cần đến nó”. Chúa cần các bạn hãy can đảm và khiêm nhu để Chúa “ngồi lên trên cuộc đời mình” để biểu tỏ vinh quang và quyền năng Chúa. Chúa đang cần bạn đưa Chúa vào trong “Giêrusalem của cuộc sống đời thường” để nơi đó Chúa tái hiện mầu nhiệm Tử Nạn Phục Sinh mang ơn cứu độ cho toàn thế giới.
Chúc quý bạn một Mùa Phục Sinh đầy hân hoan và chan hòa thánh đức và mãi mãi không quên lời dặn dò của Chúa dành cho mỗi một người trong tất cả chúng ta : “Chúa có việc cần dùng”.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
“Gánh Đời Mẹ”, ngày hội Mừng Ngày Của Mẹ
Tạ Ân Phúc
12:56 14/05/2011
“Gánh Đời Mẹ”, ngày hội Mừng Ngày Của Mẹ
Sáng ngày 07/05/2011, Chương Trình Chuyên Đề thuộc Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn đã tổ chức ngày hội “MỪNG NGÀY CỦA MẸ” tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn nhằm tôn vinh những công lao khó nhọc của người dưỡng dục sinh thành và nhắc nhớ mọi người về đạo hiếu làm con trong đời sống xã hội hôm nay.
7 giờ sáng, trước khi đón tiếp quý quan khách và các tham dự viên về mừng Ngày Của Mẹ, Sr. Maria Hồng Quế, OP, đặc trách Chương Trình Chuyên Đề và các bạn trẻ trong Ban Tổ Chức đã cùng nhau dâng lên Chúa những lời kinh nguyện để cầu cho việc tổ chức được thành công trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Bên cạnh đó, Sr. cũng đã dặn dò các bạn trẻ sẽ trình bày những chia sẻ về mẹ và cầu xin Chúa Thánh Thần soi dẫn. Sau giây phút cầu nguyện, Ban Tổ Chức nhanh chóng trở về vị trí đã được phân công để bắt đầu công việc cho ngày hội. Ban tiếp tân đón tiếp và hướng dẫn khách mời cùng khán giả vào vị trí đã được sắp xếp trong hội trường. Trong túi hành trang, ngoài cánh thiệp, giấy, bút, mỗi tham dự viên còn được tặng quyển sách “Gánh Đời Mẹ” được trình bày thật đẹp mắt, là tuyển tập các tác phẩm được chọn lọc từ cuộc thi viết về Mẹ, chỉ mới vừa được in xong một vài ngày trước. Sau những giây phút ngập ngừng bên những tấm ảnh triển lãm về người mẹ với đôi gánh trên khắp nẻo đường đất nước của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong, các tham dự viên tiến vào hội trường và thoáng chốc, hội trường sức chứa 800 người đã đầy ắp, Sr. Hồng Quế phải kêu gọi các bạn trẻ nhường ghế cho những người lớn tuổi và chuyển sang ngồi các ghế được kê thêm.
Bắt đầu Ngày Của Mẹ, để diễn tả tâm tình mỗi con người đều có mẹ đều có cha, mỗi người đều có một tình yêu, và cũng tạo bầu khí vui tươi, sống động, tâm tình thân ái, cộng đoàn đã cùng nhau diễn tả những cử điệu qua bài hát mang tên “Tự Hỏi” và “Hai Bàn Tay Của Con Đây Con Múa Cho Mẹ Xem”. Cũng để diễn tả niềm vui của ngày hội, Cha Phanxixô Nguyễn Minh Thiệu, SDB. đã hướng dẫn làm băng reo: Chúc mừng - Ngày Mẹ. Ôi gánh - Đời Mẹ. Nuôi sống - Đời con.
“Ý niệm về mẹ thường không tách khỏi không gian, thời gian mà là vấn đề trường cửu bất diệt. Ý niệm về mẹ thường gắn liền với tình thương vô bờ bến, một thứ tình thương ngọt ngào sâu lắng, luôn hy sinh bản thân và theo con suốt cả cuộc đời, một tình thương mà người ta có thể thả mình bơi lội trong đó, mẹ là gốc rễ của mọi thứ tình. Giữa cuộc sống náo nhiệt ngày hôm nay, người ta thường chạy đua đường dài để kiếm cho mình những niềm vui và hạnh phúc chớp
nhoáng. Người ta vội vã lao vào cuộc đời với những mơ ước và niềm đam mê căng đầy bỏ lại sau lưng nhiều ân tình cao cả. Người ta vội đuổi theo tiền tài, danh vọng, địa vị và những ham muốn cuồng say mà lãng quên đạo hiếu làm con. Một ngày trong năm để vinh danh những người mẹ là lời nhắc nhớ người ta về một suối nguồn yêu thương bao la, về một cội nguồn chẳng hề phôi pha. Và đặc biệt, năm nay chúng con nhắc đến một cuộc đời luôn hy sinh âm thầm để gánh vác cả cuộc đời của con”. Đó chính là ý nghĩa của “Gánh Đời Mẹ”, chủ đề ngày hội Mừng Ngày Của Mẹ năm 2011, được 2 người dẫn chương trình Minh Khoa và Đông Quân giới thiệu vào đầu chương trình.
Sau khi cầu nguyện đầu giờ để vinh danh Thiên Chúa và cầu xin Ngài thánh hóa cho ngày hội, Sr. Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, đại diện Ban Tổ Chức đã giới thiệu quý khách mời. Đến với Ngày Của Mẹ có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm và Bà Cố mẹ ngài; Đức Viện Phụ Gioan Baotixita Trần Văn Chuyên, Đan viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý; Đức Ông Phanxicô Borgia Trần Văn Khả; Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Thư Ký của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình; Cha Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng, Giám Đốc Caritas Việt Nam; Cha Đaminh Nguyễn Văn Tòng, Trưởng Ban Mục vụ Gia đình Giáo phận Xuân Lộc; Cha Giuse Phan Trọng Quang, đặc trách tu sĩ Giáo Phận Phú Cường; Cha Nhạc Sĩ Xuân Thảo.
Trong Ngày Của Mẹ này không thể không nhắc đến các vị giám khảo của cuộc thi Viết Về Mẹ là anh Pio X Lê Hồng Bảo, Chủ biên chuyên san Vườn Ô Liu (đến từ Phan Rang, Ninh Thuận); Nhà Thơ Pm Cao Huy Hoàng, Chủ nhiệm chuyên trang Đồng Xanh Thơ (đến từ TP. Phan Thiết) và Nhà Thơ Lê Đình Bảng.
Xem hình Ngày Của Mẹ
Với các khách mời khác tôn giáo đến tham dự có: Mục sư Phạm Đình Nhẫn, Chủ tịch Hiệp hội Thông Công Tin Lành Việt Nam, Tổng Quản Nhiệm Hội Thánh Tin Lành Liên Hiệp Truyền Giáo và phu nhân Mục sư Dương Thị Minh Nguyệt; Đại Đức Thích Quang Thạnh, Chánh Thư ký Ban Phật Giáo Quốc Tế Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Tổng Thư Ký Viện Nguyên cứu Phật học Việt Nam; Đại Đức Thích Hoàng Tín, Ủy viên Hoằng Pháp Thành Hội Phật Giáo Tp. HCM; Sư cô Thích Nữ Hương Nhũ, Giảng viên Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Tp.HCM cùng nhiều ni sinh từ một số chùa ở Sài Gòn và Đồng Nai.
Ngoài ra, tham gia ngày hội còn có rất nhiều các bà mẹ, nhiều linh mục tu sĩ nam nữ, giáo dân đến từ nhiều giáo phận như Vinh, Hà Nội, Long Xuyên, Đà Lạt, Xuân Lộc, Ban Mê Thuột, Bà Rịa.
Tất cả các buổi họp mặt điều có lý do của nó, trong ngày hội Mừng Ngày Của Mẹ, Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình Tổng Giáo Phận Sài Gòn đã tuyên bố lý do, ngài nói: “Cũng như một cái cây, chúng ta không thể nhìn thấy rễ, Thượng Đế là nguồn cội của mọi tình phụ mẫu tử trên thế gian này cũng không ai thấy. Thế nhưng chúng ta chỉ thấy được những người mẹ, những người cha, cảm được tình thương vô biên qua tình mẫu tử, tình phụ tử”. Ngài cũng nói rằng chuẩn bị cho ngày tôn vinh người mẹ này, Chương Trình Chuyên Đề thuộc Ban Mục Vụ Gia Đình đã phải lên kế hoạch và thực hiện rất nhiều công việc từ mấy tháng qua, nhất là tổ chức cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ” để tìm kiếm chứng từ chia sẻ cho ngày hội.
“Ai chè đậu đen, nước dừa đường mía hông?”, “Ai đậu hủ hông?”, “Ve chai bán hông?”… Những giọng rao hàng lảnh lót lọt thỏm giữa không gian ồn ào xáo động của xe cộ tấp nập chính là phần minh họa cho nhạc phẩm “Gánh Hàng Rong” của Nhạc sĩ Lê Quốc Dũng do Ca sĩ Thanh Sử trình bày cùng với Nhóm múa Don Bosco minh họa các bà mẹ tảo tần ngược xuôi với những đôi quang gánh: “Trên con phố khuya có một người đang gánh hàng rong. Cơn mưa vẫn rơi tiếng rao buồn lạc lõng chơi vơi. Bao năm vẫn ngược xuôi lòng cay đắng xót xa ngậm ngùi. Mưa ơi mưa đừng rơi để mẹ về còn chút niềm vui…”
Gánh đời của người mẹ không chỉ là những đôi quang gánh trên vai nhưng còn nặng trĩu những gánh lo toan, chăm sóc cho cuộc sống của con từ vật chất đến tinh thần. Để tri ân tấm lòng của người mẹ, thể hiện đạo hiếu làm con, 156 tác phẩm của các thí sinh cuộc thi Viết Về Mẹ đã trải lòng vào những tác phẩm thơ, văn, video clip/powerpoint. Trong cuộc hội ngộ để Mừng Ngày Của Mẹ, các thí sinh đạt giải đã được Ban Tổ Chức trao giải thưởng bằng những kỷ niệm chương và hiện kim. Trong buổi thi chung kết ngày 09/04/2011, các tác phẩm dự thi và sự thể hiện của chính các tác giả đã mang lại sự xúc động cho Ban Tổ Chức và khán giả. Xúc động không phải bởi bài thơ quá hay, bài văn quá tuyệt, nhưng xúc động bởi những tình cảm chân thật, tràn đầy cảm xúc bằng tấm lòng yêu mẹ tha thiết. Những gương mặt tiêu biểu của cuộc thi đã trình bày lại những tác phẩm của mình trong ngày hội này. (Xin xem bài viết Tường Thuật buổi thi thuyết trình Viết Về Mẹ và bài viết Các tác phẩm Viết Về Mẹ đoạt giải cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ” )
Một trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất là em Nguyễn Vũ Hồng Kha, 16 tuổi, học lớp 9, em ở tận Giáo xứ Cây Rỏi, Giáo phận Quy Nhơn, đã vào Sài Gòn thi thuyết trình và đã đạt giải khuyến khích thể loại Thơ. Em trình bày tác phẩm “Đợi chim về” bằng chất giọng đậm nét Quy Nhơn. Trong một lần đi chăn bò sau khi đi học về, em phát hiện một tổ chim non, ngắm nhìn tổ chim và hình ảnh đôi chim cha mẹ dáo dát bay thảm thiết gọi con, em lại nghĩ đến cha mẹ mình và đó là cảm hứng sáng tác bài thơ.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy, hiện ở Hoa Kỳ đạt giải Nhì thể loại thơ qua tác phẩm “Bài Ca Ru”. Bài thơ viết về lời ru của mẹ, nhưng qua bài thơ đã kể tên của tất cả 12 người con trong gia đình cũng như nói lên tinh thần đoàn kết của những người con đó. Chị đã ủy quyền cho anh Nguyễn Tiến Đức là người em út thể hiện bài thơ. Anh đã trình bày bài thơ thông qua bài hát được nhạc sĩ Quốc Vinh phổ nhạc tặng cho gia đình dưới nền nhạc là tiếng sáo trúc véo von do người bạn đi cùng thổi đệm.
Một sinh viên sư phạm, bằng nét trẻ trung của mình, bằng tất cả tâm tình con thảo, đã chia sẻ: “hình ảnh cha mẹ của người này là núi Thái Sơn, với người kia là biển cả mênh mông, nhưng với tôi cha mẹ lại là hiện thân “Hai Thiên Thần của Thiên Chúa”, đó là em Têrêsa Lê Nhật Lam, bút hiệu Nhật Lam, 19 tuổi, người đạt giải Nhì thể loại Văn đã chia sẻ tác phẩm của mình trong ngày hội..
“Đã là một con người ai cũng cần có một trái tim, một trái tim tuy nhẹ lắm chỉ 270 gram thôi nhưng nó chứa đựng một sự sống, một số phận, một tình yêu. Đặt biệt hơn, khi quay ngược trái tim, đó là hình một ngọn lửa, lửa ở trong tim chứ chẳng ở đâu xa, có lửa chúng ta sẽ làm nên những điều vĩ đại như chồi non vẫn nhú mầm hy vọng trên đất cằn sỏi đá hoang sơ”. Tác giả Nguyễn Minh Chính đã chia sẻ trước cộng đoàn tác phẩm Video Clip đoạt giải nhì của mình “Ở lại nhé! Đừng Đi”.
“Lời mẹ trong đêm” là tác phẩm đạt giải Nhất thể loại Thơ của chị Lucia Vũ Thị Thanh Thủy, bút danh Vũ Thủy, một người khiếm thị. Chị cho hay đã viết bài thơ này vào cuối năm 2007, sau khi ca mổ mắt của người anh trai không thành công, trở thành người thứ hai bị mù hoàn toàn, còn chị bị mù vào năm 1993 do biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1. Càng thương anh trai bao nhiêu, chị càng thương mẹ bấy nhiêu vì trên vai mẹ càng chồng chất thêm nỗi buồn to lớn. Trước niềm tin phó thác và tin tưởng vào Thiên Chúa trong bao gian truân của mẹ, chị đã cảm nhận được những giọt kinh cầu nguyện trong đêm lặng lẽ của mẹ dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria theo năm tháng kết thành những chuỗi ngọc, luôn xin cho anh em chị được vuông tròn theo thánh ý Chúa.
Đoạt giải Nhất thể loại Văn là Sr. Têrêsa Lê Thị Thanh Hằng, Giáo phận Xuân Lộc với tác phẩm “Má ơi. con yêu Má!”. Bằng chất giọng rất ngọt ngào mà thanh thoát của một người trẻ, Sr. đã trình bày lại bài văn của mình, với sự hiện diện của má trong hội trường, một cách rất truyền cảm, lay động lòng người làm không ít người rơi lệ. Sr. kể về người mẹ bán buôn sớm hôm mưa nắng tử thưở nhỏ, kết hôn khi mười bảy tuổi, và lại càng vất vả hơn khi mưu sinh để nuôi những người con. Sr. vào nhà dòng khi mười sáu tuổi, lúc tuyên khấn lần đầu thì má được 40, trở thành bà cố trẻ trung, khi hai mẹ con đi với nhau người ta trêu là “Chị Cố”. Hoàn cảnh gia đình khó khăn đến nổi chỉ thấy mẹ mặc áo dài trong hình cưới, và chỉ thấy lại hình ảnh này khi Sr. tuyên khấn. Kết thúc bài chia sẻ, Sr. đã thể hiện tình cảm của mình trong xúc động trước mặt mọi người: “Má ơi, con yêu má nhiều lắm !”.
“Mẹ của tôi” của tác giả Lucia Lê Nguyễn Quỳnh Như là tác phẩm Video Clip đoạt giải Nhất. Em cho hay câu chuyện của em không có những sự việc phi thường, to lớn, vĩ đại nhưng có những tình tiết rất đơn giản, bình thường và vẫn thường diễn ra trong cuộc sống hàng ngày mà đôi khi chúng ta quên mất. Đoạn phim được dàn dựng từ những bức ảnh em chụp những công việc bình thường nhất của mẹ từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm để diễn tả sự hy sinh thầm lặng của một người mẹ trong gia đình.
Giờ giải lao sôi động, náo nhiệt với hơn 50 gánh hàng rong phục vụ cho các tham dự viên ngày hội trước hội trường. Đó là những món ăn dân dã với các bạn trẻ phục vụ trong trang phục đặc trưng Nam Bộ: từ bánh chưng, bánh giò, bánh gai, bánh ít đến ổi, xoài, mận… Tiền sảnh dường như quá tải khi phải phục vụ 800 người cùng một lúc với tiếng nói cười rộn rã.
Sư cô Thích Nữ Diệu Bảo chia sẻ tâm tình của người con “Mẹ ơi con muốn nói”. Xuất gia khi mới 8 tuổi, sư cô tâm sự rằng mình mãi mê phụng sự tha nhân nhưng có ít khi nghĩ về mẹ, đó thật sự là thiếu sót lớn. Giờ mẹ đã trên 60, nhưng vẫn phải làm việc để nuôi bản thân vì con cái ai cũng khó khăn, dù cơ cực nhưng mẹ không than trách con cái, chỉ mong con sống cho nên người. Trước khi đến với chương trình, sư cô đã điện thoại cho mẹ để nói rằng: “Má ơi, con thương má nhiều lắm. Con cũng xin lỗi rất nhiều vì có rất nhiều lần con làm cho má buồn”.
Mẹ là người mẹ duy nhất của mình, cho dù có bất cứ điều gì xảy ra đi chăng nữa. Đó là khẳng định của một người con bị bỏ rơi, em Nguyễn Trung Hiếu, 17 tuổi, thuộc mái ấm Văn Chương. Em đã chia sẻ về cuộc đời của mình, ba mẹ chia tay khi còn nhỏ, sống với bà đến 6 tuổi thì em và người anh phải tự bán vé số nuôi thân vì bà đã già yếu. Được một Sr. giới thiệu vào Mái ấm Văn Chương, cuộc sống hai anh em đỡ vất vả hơn, đầy đủ hơn. Ba em cũng đã đến thăm con, nhưng bị nhiễm HIV nên chỉ đứng nhìn từ cửa sổ rồi lặng lẽ bước đi, sau đó vài năm thì ba em mất. Vào dịp Tết năm 15 tuổi, em về thăm bà, đến mồng 2 Tết thì dì báo là tìm được mẹ, nhưng mẹ đã qua đời ở ngoài đường, em buồn khóc như xác không hồn, chỉ còn biết nắm tay mẹ lần cuối. Mong mỏi được một lần gặp mẹ, ôm lấy mẹ, được mẹ nói những lời yêu thương, nhưng giờ không còn có cơ hội nữa, em chỉ còn biết cầu xin cho linh hồn của mẹ được Chúa đưa về với Ngài. Được hỏi nếu được nói một câu với mẹ, em sẽ nói gì? Em nói rằng: “Con rất thương và nhớ mẹ, xin mẹ đừng rời xa con, con yêu mẹ nhiều lắm”. Một tâm hồn thật đẹp để khẳng định với mọi người rằng dù thế nào đi nữa mẹ vẫn mãi là mẹ và nhắc nhớ những ai còn mẹ hãy trân quý những gì mẹ đã dành cho mình.
Tiếp sau là hình ảnh đoạn video clip về mái ấm Văn Chương mà em Trung Hiếu đã sinh sống. Đây là mái ấm đang cưu mang 20 em, có gần 10 em từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi, các em lớn được tạo điều kiện đi học bên ngoài và có chuyên viên tâm lý hướng dẫn ngay tại mái ấm.
“Mẹ đi làm - Từ sáng sớm - Dậy thổi cơm - Mua thịt cá - Em kề má - Được mẹ thơm - Ơi mẹ ơi - Yêu mẹ lắm”, đó là lời đệm để bắt đầu ca khúc “Vẫn mãi là mẹ” của Linh Mục Thanh Yên do ca sĩ Tuyết Mai Ly trình bày.
Ngay từ đầu, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã hiện diện cùng ngày hội, ngài cũng đã nói lên tâm tình của mình trong ngày hội mà ngài cho là rất đặc biệt. Ngài đưa ra lời khích lệ Chương Trình Chuyên đề đã tổ chức ngày hội một cách công phu, phong phú và nhiều xúc cảm, không những chỉ là những chứng từ chia sẻ mà còn là văn thơ viết về mẹ. Ngài cho hay những người chia sẻ trong ngày hội không phải xuất phát từ cái đầu mà là từ trái tim, nói những gì từ đáy lòng mình, từ kinh nghiệm sống trong cuộc đời của mình và vì thế nó chạm vào trái tim mỗi người và tạo nên những cảm xúc vừa sâu lắng mà có lẽ mãnh liệt trong sự nhẹ nhàng của nó.
Ngài cho hay khi họp nhau để tôn vinh các bà mẹ, để bày tỏ lòng tri ân với các bà mẹ, thì sự tri ân và tôn vinh đó không chỉ để các bà mẹ hưởng, mà mọi người hưởng nhờ nhiều hơn vì đã được giáo dục về tình yêu thương, mà cụ thể nhất là lòng yêu thương, lòng biết ơn đối với đấng sinh thành ra mình. Khi tôn vinh như thế con người “được lớn lên trong tình yêu thương và được thêm xác tín rằng trong cuộc đời này cho dẫu càng ngày càng nhuốm màu sắc thực dụng, đến nỗi nhiều bạn trẻ không còn dám tin vào một tình yêu thanh khiết, một tình yêu biết hy sinh, một tình yêu quảng đại thực sự. Thế thì, sự hiện diện của những bà mẹ trong hội trường này và trên khắp đất nước này, trên khắp thế giới này vẫn nói với chúng ta rằng vẫn còn đó những tình yêu thương đích thực và hãy dám tin vào tình yêu và dám sống cho tình yêu”.
Ngài cũng chúc Chương Trình Chuyên Đề ngày càng công phu hơn, phong phú hơn và mang lại tác động sâu sắc hơn trong đời sống làm người cũng như đời sống đức tin. Ngài đã trao gánh hoa nhỏ nhỏ xinh xinh cho bà cố và trao hoa cho các bà mẹ.
Vở kịch “Gánh Đời Mẹ” của đạo diễn Thanh Sâm và Tuấn Khôi qua phần trình diễn của nhóm kịch Idecaf thể hiện những tình tiết gia đình rất quen thuộc với cuộc sống đời thường. Một bà mẹ Công Giáo có hai người con, người con trai lớn đã có vợ và có một đứa con nhỏ, nhưng vợ chồng bất hòa, vợ về nhà mẹ sinh sống, còn anh thì thất nghiệp sinh tật nhậu nhẹt, bia ôm. Người con gái kế của bà đang tuổi học nhưng lại không chuyên tâm lo học mà đua đòi thời trang, áo xanh, váy đỏ, tóc vàng, đàn đúm bạn bè, trốn học đi chơi. Trong một lần phát hiện em chuẩn bị hẹn hò bạn bè trốn học đi chơi, người anh dạy dỗ can ngăn em gái nhưng lại bị người em nói ra thói xấu nên đành buông xuôi để em gái trốn đi chơi.
Với suy nghĩ đời mình nghèo khó, tảo tần nuôi con khôn lớn bằng gánh ve chai khi chồng mất sớm, giờ đã khấm khá nhờ sớm hôm buôn bán vải vóc ngoài chợ nên bà muốn bù đắp cho con, không muốn con thua kém bạn bè, con nói gì bà cũng tin, xin gì bà cũng cho, dù bận rộn buôn bán nhưng về nhà bà còn lo toan cơm nước, nhà cửa, đưa đón cháu đi học… Và việc gì đến cũng đã đến, con gái bà bị đình chỉ việc học đã hai tuần nhưng bà không hề biết, nhờ ông trùm xứ đạo có người con học chung lớp với con bà sang báo tin nhưng bà không tin. Đến khi nhận được tin con gái cùng đám bạn đua xe gây tai nạn bị công an bắt, bà lại lo toan cho con gái đói lạnh… nhưng ông trùm đã nhân dịp này phụ giúp bà hòa giải vợ chồng người con lớn, dạy dỗ người con gái học hành đàng hoàng, nên người và trở về với đời sống tâm linh bằng các sinh hoạt nơi xứ đạo.
Hình ảnh của người mẹ luôn hy sinh cho con cái tất cả mọi thứ, vật chất và tinh thần, không chỉ cho con mà cả cho cháu. Khi người mẹ đã có tuổi, đã già nua, lúc ấy chúng ta nhìn mẹ, nghĩ về mẹ như thế nào? Đau xót thay, có khi chúng ta lại cảm thấy đó là một người thừa trong gia đình, một sự vướng víu cho chúng ta. Và cộng đoàn đã được xem đoạn video clip về sinh hoạt của các bà bị bỏ rơi đang sinh sống tại Viện Dưỡng Lão Tình Thương Suối Tiên (528 Suối Tiên, Cây Gáo, Trảng Bom, Đồng Nai). Đó là mái ấm tình thương đón nhận những mảnh đời già nua, neo đơn, nghèo khổ, hiện nay do 3 nữ tu Dòng Đa Minh Tam Hiệp phụ trách. Hiện diện trong Ngày của Mẹ, đã có một số các bà đến chung niềm vui và Sr. Isabella Nguyễn Thị Kim Hường, người phụ trách Viện Dưỡng Lão cho hay “họ là người nghèo nhất trong những người nghèo vì họ không một nơi nương tựa, không thân nhân, không tiền của”. Các dì cũng cảm nhận được rằng Chúa mang họ đến cho các dì nên các dì đã yêu thương và tận tình phục vụ. Chắc chắn rằng họ đã cảm nhận được tình thương của Chúa nên họ rất thương nhau, những người còn khỏe phục vụ những người yếu hơn nên các dì bớt thêm một khoản chi tiêu không phải thuê thêm người. Có những người bị bỏ ngay trước cổng chỉ còn da bọc xương, sau một thời gian được phục vụ họ đã bình thường trở lại. “Chúng con rất tạ ơn Chúa đã cho chúng cho một mái ấm để những mảnh đời không nơi nương tựa có giường nằm, có chỗ ăn nghỉ, sống chúng con nuôi, khi Chúa gọi về chúng con lo mọi sự nên họ cũng rất an tâm và cảm thấy hạnh phúc. Chính họ cảm thấy hạnh phúc nên chúng con cảm thấy hạnh phúc lây, vì khi chúng con hiến thân phục vụ thì Chúa nâng đỡ chúng con thật nhiều qua nhiều bàn tay quảng đại”.
Xúc động trước hoàn cảnh của Viện Dưỡng Lão như thế, tác giả Vũ Thị Thanh Thủy đã xin nhường phần thưởng đoạt giải nhất thể loại thơ của mình để tặng cho Viện Dưỡng Lão.
Chương trình được tiếp nối với tiết mục “Ai là người may mắn” với việc đấu giá 2 tác phẩm tượng dưới sự điều khiển khéo léo của anh Đào Quốc Thái, thành viên Ban Mục Vụ Doanh Nhân Công Giáo và sự phụ hoạ của Cha Phanxicô Nguyễn Minh Thiệu, SDB. Tác phẩm đầu tiên được trình bày mang tên Gánh Đời Mẹ do điêu khắc gia Hữu Thạo tạc. Đây là tác phẩm có giá trị nghệ thuật và có ý nghĩa trong ngày hội. Với giá khởi điểm là 5 triệu đồng, sau những phút đấu giá sôi nổi đầy thú vị và vui tươi, người may mắn mua được tác phẩm là chị Nguyễn Thị Phương Trang với số tiền 26 triệu đồng và số tiền này đã được trao cho các em mồ côi tại Mái Ấm Văn Chương để giúp phần nào cho đời sống của các em.
Tác phẩm thứ hai được đưa ra xin đóng góp là bức tượng Mẹ Nhân Lành của điêu khắc gia Văn Chương, được truyền cảm hứng từ lời cầu nguyện của tác giả. Bức tượng diễn tả hình tượng Đức Mẹ được cách điệu mang dáng dấp người phụ nữ Việt Nam trong xu thế hội nhập với trang phục áo tứ thân. Với đề nghị khởi điểm để đóng góp cho bức tượng là 15 triệu đồng, sau nhiều lần được nhiều người nâng giá để chuộc tượng, cuối cùng, anh Tôma Lưu Đức Thuần, ở Giáo xứ Bắc Hải, Hố Nai, tỉnh Đồng Nai đã đồng ý đóng góp 45 triệu đồng để chuộc tượng. Số tiền này được trao cho Viện Dưỡng Lão Suối Tiên để giúp cho đời sống của các cụ bà.
“Cánh cò cõng nắng cõng mưa, Mẹ tôi cõng cả bốn mùa gió sương”, đây là câu kết của bài hát Mẹ do nhạc sĩ Minh Đức sáng tác, được ca sĩ Xuân Trường trình bày.
Xen lẫn giữa những tiết mục trong ngày hội là những bài múa cử điệu trên những bài hát nói đến tình mẹ, tình gia đình như Ba Ngọn Nến Lung Linh, Gánh Hàng Rong… để mỗi tham dự viên không chỉ thụ động đón nhận tâm tình chia sẻ mà còn hoà vào không khí chung với bằng sự thoải mái, vui tươi.
Ngài hội kết thúc khi đồng hồ đã điểm 1 giờ chiều, chương trình thật đặc sắc với những điểm nhấn bất ngờ, tuy có những phút làm cho người ta rơi lệ nhưng nhìn chung làm cho những người tham dự thêm suy tư về trách nhiệm làm con của mình trong gia đình và các bà mẹ được thêm được nhiều niềm vui bất ngờ.
Để có được thành công cho ngày hội, Ban Tổ Chức đã lên chương trình từ trước Tết và từng bước thực hiện với rất nhiều buổi họp đưa ra tỉ mỉ các chi tiết diễn tiến của ngày hội, từ phục trang, sân khấu, triển lãm ảnh, ẩm thực… đến in sách, tặng quà... Trong tuần lễ cuối cùng, Ban Tổ Chức, chỉ với những thiện nguyện viên, đã chạy nước rút để hoàn chỉnh mọi công việc chuẩn bị cho Ngày Của Mẹ được tốt đẹp.
Ngày 13 tháng Năm, năm 2011,
Tạ Ân Phúc
Sáng ngày 07/05/2011, Chương Trình Chuyên Đề thuộc Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn đã tổ chức ngày hội “MỪNG NGÀY CỦA MẸ” tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn nhằm tôn vinh những công lao khó nhọc của người dưỡng dục sinh thành và nhắc nhớ mọi người về đạo hiếu làm con trong đời sống xã hội hôm nay.
Bắt đầu Ngày Của Mẹ, để diễn tả tâm tình mỗi con người đều có mẹ đều có cha, mỗi người đều có một tình yêu, và cũng tạo bầu khí vui tươi, sống động, tâm tình thân ái, cộng đoàn đã cùng nhau diễn tả những cử điệu qua bài hát mang tên “Tự Hỏi” và “Hai Bàn Tay Của Con Đây Con Múa Cho Mẹ Xem”. Cũng để diễn tả niềm vui của ngày hội, Cha Phanxixô Nguyễn Minh Thiệu, SDB. đã hướng dẫn làm băng reo: Chúc mừng - Ngày Mẹ. Ôi gánh - Đời Mẹ. Nuôi sống - Đời con.
“Ý niệm về mẹ thường không tách khỏi không gian, thời gian mà là vấn đề trường cửu bất diệt. Ý niệm về mẹ thường gắn liền với tình thương vô bờ bến, một thứ tình thương ngọt ngào sâu lắng, luôn hy sinh bản thân và theo con suốt cả cuộc đời, một tình thương mà người ta có thể thả mình bơi lội trong đó, mẹ là gốc rễ của mọi thứ tình. Giữa cuộc sống náo nhiệt ngày hôm nay, người ta thường chạy đua đường dài để kiếm cho mình những niềm vui và hạnh phúc chớp
Sau khi cầu nguyện đầu giờ để vinh danh Thiên Chúa và cầu xin Ngài thánh hóa cho ngày hội, Sr. Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, đại diện Ban Tổ Chức đã giới thiệu quý khách mời. Đến với Ngày Của Mẹ có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm và Bà Cố mẹ ngài; Đức Viện Phụ Gioan Baotixita Trần Văn Chuyên, Đan viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý; Đức Ông Phanxicô Borgia Trần Văn Khả; Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Thư Ký của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình; Cha Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng, Giám Đốc Caritas Việt Nam; Cha Đaminh Nguyễn Văn Tòng, Trưởng Ban Mục vụ Gia đình Giáo phận Xuân Lộc; Cha Giuse Phan Trọng Quang, đặc trách tu sĩ Giáo Phận Phú Cường; Cha Nhạc Sĩ Xuân Thảo.
Trong Ngày Của Mẹ này không thể không nhắc đến các vị giám khảo của cuộc thi Viết Về Mẹ là anh Pio X Lê Hồng Bảo, Chủ biên chuyên san Vườn Ô Liu (đến từ Phan Rang, Ninh Thuận); Nhà Thơ Pm Cao Huy Hoàng, Chủ nhiệm chuyên trang Đồng Xanh Thơ (đến từ TP. Phan Thiết) và Nhà Thơ Lê Đình Bảng.
Xem hình Ngày Của Mẹ
Với các khách mời khác tôn giáo đến tham dự có: Mục sư Phạm Đình Nhẫn, Chủ tịch Hiệp hội Thông Công Tin Lành Việt Nam, Tổng Quản Nhiệm Hội Thánh Tin Lành Liên Hiệp Truyền Giáo và phu nhân Mục sư Dương Thị Minh Nguyệt; Đại Đức Thích Quang Thạnh, Chánh Thư ký Ban Phật Giáo Quốc Tế Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Tổng Thư Ký Viện Nguyên cứu Phật học Việt Nam; Đại Đức Thích Hoàng Tín, Ủy viên Hoằng Pháp Thành Hội Phật Giáo Tp. HCM; Sư cô Thích Nữ Hương Nhũ, Giảng viên Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Tp.HCM cùng nhiều ni sinh từ một số chùa ở Sài Gòn và Đồng Nai.
Ngoài ra, tham gia ngày hội còn có rất nhiều các bà mẹ, nhiều linh mục tu sĩ nam nữ, giáo dân đến từ nhiều giáo phận như Vinh, Hà Nội, Long Xuyên, Đà Lạt, Xuân Lộc, Ban Mê Thuột, Bà Rịa.
Tất cả các buổi họp mặt điều có lý do của nó, trong ngày hội Mừng Ngày Của Mẹ, Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình Tổng Giáo Phận Sài Gòn đã tuyên bố lý do, ngài nói: “Cũng như một cái cây, chúng ta không thể nhìn thấy rễ, Thượng Đế là nguồn cội của mọi tình phụ mẫu tử trên thế gian này cũng không ai thấy. Thế nhưng chúng ta chỉ thấy được những người mẹ, những người cha, cảm được tình thương vô biên qua tình mẫu tử, tình phụ tử”. Ngài cũng nói rằng chuẩn bị cho ngày tôn vinh người mẹ này, Chương Trình Chuyên Đề thuộc Ban Mục Vụ Gia Đình đã phải lên kế hoạch và thực hiện rất nhiều công việc từ mấy tháng qua, nhất là tổ chức cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ” để tìm kiếm chứng từ chia sẻ cho ngày hội.
“Ai chè đậu đen, nước dừa đường mía hông?”, “Ai đậu hủ hông?”, “Ve chai bán hông?”… Những giọng rao hàng lảnh lót lọt thỏm giữa không gian ồn ào xáo động của xe cộ tấp nập chính là phần minh họa cho nhạc phẩm “Gánh Hàng Rong” của Nhạc sĩ Lê Quốc Dũng do Ca sĩ Thanh Sử trình bày cùng với Nhóm múa Don Bosco minh họa các bà mẹ tảo tần ngược xuôi với những đôi quang gánh: “Trên con phố khuya có một người đang gánh hàng rong. Cơn mưa vẫn rơi tiếng rao buồn lạc lõng chơi vơi. Bao năm vẫn ngược xuôi lòng cay đắng xót xa ngậm ngùi. Mưa ơi mưa đừng rơi để mẹ về còn chút niềm vui…”
Gánh đời của người mẹ không chỉ là những đôi quang gánh trên vai nhưng còn nặng trĩu những gánh lo toan, chăm sóc cho cuộc sống của con từ vật chất đến tinh thần. Để tri ân tấm lòng của người mẹ, thể hiện đạo hiếu làm con, 156 tác phẩm của các thí sinh cuộc thi Viết Về Mẹ đã trải lòng vào những tác phẩm thơ, văn, video clip/powerpoint. Trong cuộc hội ngộ để Mừng Ngày Của Mẹ, các thí sinh đạt giải đã được Ban Tổ Chức trao giải thưởng bằng những kỷ niệm chương và hiện kim. Trong buổi thi chung kết ngày 09/04/2011, các tác phẩm dự thi và sự thể hiện của chính các tác giả đã mang lại sự xúc động cho Ban Tổ Chức và khán giả. Xúc động không phải bởi bài thơ quá hay, bài văn quá tuyệt, nhưng xúc động bởi những tình cảm chân thật, tràn đầy cảm xúc bằng tấm lòng yêu mẹ tha thiết. Những gương mặt tiêu biểu của cuộc thi đã trình bày lại những tác phẩm của mình trong ngày hội này. (Xin xem bài viết Tường Thuật buổi thi thuyết trình Viết Về Mẹ và bài viết Các tác phẩm Viết Về Mẹ đoạt giải cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ” )
Một trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất là em Nguyễn Vũ Hồng Kha, 16 tuổi, học lớp 9, em ở tận Giáo xứ Cây Rỏi, Giáo phận Quy Nhơn, đã vào Sài Gòn thi thuyết trình và đã đạt giải khuyến khích thể loại Thơ. Em trình bày tác phẩm “Đợi chim về” bằng chất giọng đậm nét Quy Nhơn. Trong một lần đi chăn bò sau khi đi học về, em phát hiện một tổ chim non, ngắm nhìn tổ chim và hình ảnh đôi chim cha mẹ dáo dát bay thảm thiết gọi con, em lại nghĩ đến cha mẹ mình và đó là cảm hứng sáng tác bài thơ.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy, hiện ở Hoa Kỳ đạt giải Nhì thể loại thơ qua tác phẩm “Bài Ca Ru”. Bài thơ viết về lời ru của mẹ, nhưng qua bài thơ đã kể tên của tất cả 12 người con trong gia đình cũng như nói lên tinh thần đoàn kết của những người con đó. Chị đã ủy quyền cho anh Nguyễn Tiến Đức là người em út thể hiện bài thơ. Anh đã trình bày bài thơ thông qua bài hát được nhạc sĩ Quốc Vinh phổ nhạc tặng cho gia đình dưới nền nhạc là tiếng sáo trúc véo von do người bạn đi cùng thổi đệm.
Một sinh viên sư phạm, bằng nét trẻ trung của mình, bằng tất cả tâm tình con thảo, đã chia sẻ: “hình ảnh cha mẹ của người này là núi Thái Sơn, với người kia là biển cả mênh mông, nhưng với tôi cha mẹ lại là hiện thân “Hai Thiên Thần của Thiên Chúa”, đó là em Têrêsa Lê Nhật Lam, bút hiệu Nhật Lam, 19 tuổi, người đạt giải Nhì thể loại Văn đã chia sẻ tác phẩm của mình trong ngày hội..
“Đã là một con người ai cũng cần có một trái tim, một trái tim tuy nhẹ lắm chỉ 270 gram thôi nhưng nó chứa đựng một sự sống, một số phận, một tình yêu. Đặt biệt hơn, khi quay ngược trái tim, đó là hình một ngọn lửa, lửa ở trong tim chứ chẳng ở đâu xa, có lửa chúng ta sẽ làm nên những điều vĩ đại như chồi non vẫn nhú mầm hy vọng trên đất cằn sỏi đá hoang sơ”. Tác giả Nguyễn Minh Chính đã chia sẻ trước cộng đoàn tác phẩm Video Clip đoạt giải nhì của mình “Ở lại nhé! Đừng Đi”.
“Lời mẹ trong đêm” là tác phẩm đạt giải Nhất thể loại Thơ của chị Lucia Vũ Thị Thanh Thủy, bút danh Vũ Thủy, một người khiếm thị. Chị cho hay đã viết bài thơ này vào cuối năm 2007, sau khi ca mổ mắt của người anh trai không thành công, trở thành người thứ hai bị mù hoàn toàn, còn chị bị mù vào năm 1993 do biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1. Càng thương anh trai bao nhiêu, chị càng thương mẹ bấy nhiêu vì trên vai mẹ càng chồng chất thêm nỗi buồn to lớn. Trước niềm tin phó thác và tin tưởng vào Thiên Chúa trong bao gian truân của mẹ, chị đã cảm nhận được những giọt kinh cầu nguyện trong đêm lặng lẽ của mẹ dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria theo năm tháng kết thành những chuỗi ngọc, luôn xin cho anh em chị được vuông tròn theo thánh ý Chúa.
Đoạt giải Nhất thể loại Văn là Sr. Têrêsa Lê Thị Thanh Hằng, Giáo phận Xuân Lộc với tác phẩm “Má ơi. con yêu Má!”. Bằng chất giọng rất ngọt ngào mà thanh thoát của một người trẻ, Sr. đã trình bày lại bài văn của mình, với sự hiện diện của má trong hội trường, một cách rất truyền cảm, lay động lòng người làm không ít người rơi lệ. Sr. kể về người mẹ bán buôn sớm hôm mưa nắng tử thưở nhỏ, kết hôn khi mười bảy tuổi, và lại càng vất vả hơn khi mưu sinh để nuôi những người con. Sr. vào nhà dòng khi mười sáu tuổi, lúc tuyên khấn lần đầu thì má được 40, trở thành bà cố trẻ trung, khi hai mẹ con đi với nhau người ta trêu là “Chị Cố”. Hoàn cảnh gia đình khó khăn đến nổi chỉ thấy mẹ mặc áo dài trong hình cưới, và chỉ thấy lại hình ảnh này khi Sr. tuyên khấn. Kết thúc bài chia sẻ, Sr. đã thể hiện tình cảm của mình trong xúc động trước mặt mọi người: “Má ơi, con yêu má nhiều lắm !”.
“Mẹ của tôi” của tác giả Lucia Lê Nguyễn Quỳnh Như là tác phẩm Video Clip đoạt giải Nhất. Em cho hay câu chuyện của em không có những sự việc phi thường, to lớn, vĩ đại nhưng có những tình tiết rất đơn giản, bình thường và vẫn thường diễn ra trong cuộc sống hàng ngày mà đôi khi chúng ta quên mất. Đoạn phim được dàn dựng từ những bức ảnh em chụp những công việc bình thường nhất của mẹ từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm để diễn tả sự hy sinh thầm lặng của một người mẹ trong gia đình.
Giờ giải lao sôi động, náo nhiệt với hơn 50 gánh hàng rong phục vụ cho các tham dự viên ngày hội trước hội trường. Đó là những món ăn dân dã với các bạn trẻ phục vụ trong trang phục đặc trưng Nam Bộ: từ bánh chưng, bánh giò, bánh gai, bánh ít đến ổi, xoài, mận… Tiền sảnh dường như quá tải khi phải phục vụ 800 người cùng một lúc với tiếng nói cười rộn rã.
Sư cô Thích Nữ Diệu Bảo chia sẻ tâm tình của người con “Mẹ ơi con muốn nói”. Xuất gia khi mới 8 tuổi, sư cô tâm sự rằng mình mãi mê phụng sự tha nhân nhưng có ít khi nghĩ về mẹ, đó thật sự là thiếu sót lớn. Giờ mẹ đã trên 60, nhưng vẫn phải làm việc để nuôi bản thân vì con cái ai cũng khó khăn, dù cơ cực nhưng mẹ không than trách con cái, chỉ mong con sống cho nên người. Trước khi đến với chương trình, sư cô đã điện thoại cho mẹ để nói rằng: “Má ơi, con thương má nhiều lắm. Con cũng xin lỗi rất nhiều vì có rất nhiều lần con làm cho má buồn”.
Mẹ là người mẹ duy nhất của mình, cho dù có bất cứ điều gì xảy ra đi chăng nữa. Đó là khẳng định của một người con bị bỏ rơi, em Nguyễn Trung Hiếu, 17 tuổi, thuộc mái ấm Văn Chương. Em đã chia sẻ về cuộc đời của mình, ba mẹ chia tay khi còn nhỏ, sống với bà đến 6 tuổi thì em và người anh phải tự bán vé số nuôi thân vì bà đã già yếu. Được một Sr. giới thiệu vào Mái ấm Văn Chương, cuộc sống hai anh em đỡ vất vả hơn, đầy đủ hơn. Ba em cũng đã đến thăm con, nhưng bị nhiễm HIV nên chỉ đứng nhìn từ cửa sổ rồi lặng lẽ bước đi, sau đó vài năm thì ba em mất. Vào dịp Tết năm 15 tuổi, em về thăm bà, đến mồng 2 Tết thì dì báo là tìm được mẹ, nhưng mẹ đã qua đời ở ngoài đường, em buồn khóc như xác không hồn, chỉ còn biết nắm tay mẹ lần cuối. Mong mỏi được một lần gặp mẹ, ôm lấy mẹ, được mẹ nói những lời yêu thương, nhưng giờ không còn có cơ hội nữa, em chỉ còn biết cầu xin cho linh hồn của mẹ được Chúa đưa về với Ngài. Được hỏi nếu được nói một câu với mẹ, em sẽ nói gì? Em nói rằng: “Con rất thương và nhớ mẹ, xin mẹ đừng rời xa con, con yêu mẹ nhiều lắm”. Một tâm hồn thật đẹp để khẳng định với mọi người rằng dù thế nào đi nữa mẹ vẫn mãi là mẹ và nhắc nhớ những ai còn mẹ hãy trân quý những gì mẹ đã dành cho mình.
Tiếp sau là hình ảnh đoạn video clip về mái ấm Văn Chương mà em Trung Hiếu đã sinh sống. Đây là mái ấm đang cưu mang 20 em, có gần 10 em từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi, các em lớn được tạo điều kiện đi học bên ngoài và có chuyên viên tâm lý hướng dẫn ngay tại mái ấm.
“Mẹ đi làm - Từ sáng sớm - Dậy thổi cơm - Mua thịt cá - Em kề má - Được mẹ thơm - Ơi mẹ ơi - Yêu mẹ lắm”, đó là lời đệm để bắt đầu ca khúc “Vẫn mãi là mẹ” của Linh Mục Thanh Yên do ca sĩ Tuyết Mai Ly trình bày.
Ngay từ đầu, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã hiện diện cùng ngày hội, ngài cũng đã nói lên tâm tình của mình trong ngày hội mà ngài cho là rất đặc biệt. Ngài đưa ra lời khích lệ Chương Trình Chuyên đề đã tổ chức ngày hội một cách công phu, phong phú và nhiều xúc cảm, không những chỉ là những chứng từ chia sẻ mà còn là văn thơ viết về mẹ. Ngài cho hay những người chia sẻ trong ngày hội không phải xuất phát từ cái đầu mà là từ trái tim, nói những gì từ đáy lòng mình, từ kinh nghiệm sống trong cuộc đời của mình và vì thế nó chạm vào trái tim mỗi người và tạo nên những cảm xúc vừa sâu lắng mà có lẽ mãnh liệt trong sự nhẹ nhàng của nó.
Ngài cho hay khi họp nhau để tôn vinh các bà mẹ, để bày tỏ lòng tri ân với các bà mẹ, thì sự tri ân và tôn vinh đó không chỉ để các bà mẹ hưởng, mà mọi người hưởng nhờ nhiều hơn vì đã được giáo dục về tình yêu thương, mà cụ thể nhất là lòng yêu thương, lòng biết ơn đối với đấng sinh thành ra mình. Khi tôn vinh như thế con người “được lớn lên trong tình yêu thương và được thêm xác tín rằng trong cuộc đời này cho dẫu càng ngày càng nhuốm màu sắc thực dụng, đến nỗi nhiều bạn trẻ không còn dám tin vào một tình yêu thanh khiết, một tình yêu biết hy sinh, một tình yêu quảng đại thực sự. Thế thì, sự hiện diện của những bà mẹ trong hội trường này và trên khắp đất nước này, trên khắp thế giới này vẫn nói với chúng ta rằng vẫn còn đó những tình yêu thương đích thực và hãy dám tin vào tình yêu và dám sống cho tình yêu”.
Ngài cũng chúc Chương Trình Chuyên Đề ngày càng công phu hơn, phong phú hơn và mang lại tác động sâu sắc hơn trong đời sống làm người cũng như đời sống đức tin. Ngài đã trao gánh hoa nhỏ nhỏ xinh xinh cho bà cố và trao hoa cho các bà mẹ.
Vở kịch “Gánh Đời Mẹ” của đạo diễn Thanh Sâm và Tuấn Khôi qua phần trình diễn của nhóm kịch Idecaf thể hiện những tình tiết gia đình rất quen thuộc với cuộc sống đời thường. Một bà mẹ Công Giáo có hai người con, người con trai lớn đã có vợ và có một đứa con nhỏ, nhưng vợ chồng bất hòa, vợ về nhà mẹ sinh sống, còn anh thì thất nghiệp sinh tật nhậu nhẹt, bia ôm. Người con gái kế của bà đang tuổi học nhưng lại không chuyên tâm lo học mà đua đòi thời trang, áo xanh, váy đỏ, tóc vàng, đàn đúm bạn bè, trốn học đi chơi. Trong một lần phát hiện em chuẩn bị hẹn hò bạn bè trốn học đi chơi, người anh dạy dỗ can ngăn em gái nhưng lại bị người em nói ra thói xấu nên đành buông xuôi để em gái trốn đi chơi.
Với suy nghĩ đời mình nghèo khó, tảo tần nuôi con khôn lớn bằng gánh ve chai khi chồng mất sớm, giờ đã khấm khá nhờ sớm hôm buôn bán vải vóc ngoài chợ nên bà muốn bù đắp cho con, không muốn con thua kém bạn bè, con nói gì bà cũng tin, xin gì bà cũng cho, dù bận rộn buôn bán nhưng về nhà bà còn lo toan cơm nước, nhà cửa, đưa đón cháu đi học… Và việc gì đến cũng đã đến, con gái bà bị đình chỉ việc học đã hai tuần nhưng bà không hề biết, nhờ ông trùm xứ đạo có người con học chung lớp với con bà sang báo tin nhưng bà không tin. Đến khi nhận được tin con gái cùng đám bạn đua xe gây tai nạn bị công an bắt, bà lại lo toan cho con gái đói lạnh… nhưng ông trùm đã nhân dịp này phụ giúp bà hòa giải vợ chồng người con lớn, dạy dỗ người con gái học hành đàng hoàng, nên người và trở về với đời sống tâm linh bằng các sinh hoạt nơi xứ đạo.
Hình ảnh của người mẹ luôn hy sinh cho con cái tất cả mọi thứ, vật chất và tinh thần, không chỉ cho con mà cả cho cháu. Khi người mẹ đã có tuổi, đã già nua, lúc ấy chúng ta nhìn mẹ, nghĩ về mẹ như thế nào? Đau xót thay, có khi chúng ta lại cảm thấy đó là một người thừa trong gia đình, một sự vướng víu cho chúng ta. Và cộng đoàn đã được xem đoạn video clip về sinh hoạt của các bà bị bỏ rơi đang sinh sống tại Viện Dưỡng Lão Tình Thương Suối Tiên (528 Suối Tiên, Cây Gáo, Trảng Bom, Đồng Nai). Đó là mái ấm tình thương đón nhận những mảnh đời già nua, neo đơn, nghèo khổ, hiện nay do 3 nữ tu Dòng Đa Minh Tam Hiệp phụ trách. Hiện diện trong Ngày của Mẹ, đã có một số các bà đến chung niềm vui và Sr. Isabella Nguyễn Thị Kim Hường, người phụ trách Viện Dưỡng Lão cho hay “họ là người nghèo nhất trong những người nghèo vì họ không một nơi nương tựa, không thân nhân, không tiền của”. Các dì cũng cảm nhận được rằng Chúa mang họ đến cho các dì nên các dì đã yêu thương và tận tình phục vụ. Chắc chắn rằng họ đã cảm nhận được tình thương của Chúa nên họ rất thương nhau, những người còn khỏe phục vụ những người yếu hơn nên các dì bớt thêm một khoản chi tiêu không phải thuê thêm người. Có những người bị bỏ ngay trước cổng chỉ còn da bọc xương, sau một thời gian được phục vụ họ đã bình thường trở lại. “Chúng con rất tạ ơn Chúa đã cho chúng cho một mái ấm để những mảnh đời không nơi nương tựa có giường nằm, có chỗ ăn nghỉ, sống chúng con nuôi, khi Chúa gọi về chúng con lo mọi sự nên họ cũng rất an tâm và cảm thấy hạnh phúc. Chính họ cảm thấy hạnh phúc nên chúng con cảm thấy hạnh phúc lây, vì khi chúng con hiến thân phục vụ thì Chúa nâng đỡ chúng con thật nhiều qua nhiều bàn tay quảng đại”.
Xúc động trước hoàn cảnh của Viện Dưỡng Lão như thế, tác giả Vũ Thị Thanh Thủy đã xin nhường phần thưởng đoạt giải nhất thể loại thơ của mình để tặng cho Viện Dưỡng Lão.
Chương trình được tiếp nối với tiết mục “Ai là người may mắn” với việc đấu giá 2 tác phẩm tượng dưới sự điều khiển khéo léo của anh Đào Quốc Thái, thành viên Ban Mục Vụ Doanh Nhân Công Giáo và sự phụ hoạ của Cha Phanxicô Nguyễn Minh Thiệu, SDB. Tác phẩm đầu tiên được trình bày mang tên Gánh Đời Mẹ do điêu khắc gia Hữu Thạo tạc. Đây là tác phẩm có giá trị nghệ thuật và có ý nghĩa trong ngày hội. Với giá khởi điểm là 5 triệu đồng, sau những phút đấu giá sôi nổi đầy thú vị và vui tươi, người may mắn mua được tác phẩm là chị Nguyễn Thị Phương Trang với số tiền 26 triệu đồng và số tiền này đã được trao cho các em mồ côi tại Mái Ấm Văn Chương để giúp phần nào cho đời sống của các em.
Tác phẩm thứ hai được đưa ra xin đóng góp là bức tượng Mẹ Nhân Lành của điêu khắc gia Văn Chương, được truyền cảm hứng từ lời cầu nguyện của tác giả. Bức tượng diễn tả hình tượng Đức Mẹ được cách điệu mang dáng dấp người phụ nữ Việt Nam trong xu thế hội nhập với trang phục áo tứ thân. Với đề nghị khởi điểm để đóng góp cho bức tượng là 15 triệu đồng, sau nhiều lần được nhiều người nâng giá để chuộc tượng, cuối cùng, anh Tôma Lưu Đức Thuần, ở Giáo xứ Bắc Hải, Hố Nai, tỉnh Đồng Nai đã đồng ý đóng góp 45 triệu đồng để chuộc tượng. Số tiền này được trao cho Viện Dưỡng Lão Suối Tiên để giúp cho đời sống của các cụ bà.
“Cánh cò cõng nắng cõng mưa, Mẹ tôi cõng cả bốn mùa gió sương”, đây là câu kết của bài hát Mẹ do nhạc sĩ Minh Đức sáng tác, được ca sĩ Xuân Trường trình bày.
Xen lẫn giữa những tiết mục trong ngày hội là những bài múa cử điệu trên những bài hát nói đến tình mẹ, tình gia đình như Ba Ngọn Nến Lung Linh, Gánh Hàng Rong… để mỗi tham dự viên không chỉ thụ động đón nhận tâm tình chia sẻ mà còn hoà vào không khí chung với bằng sự thoải mái, vui tươi.
Ngài hội kết thúc khi đồng hồ đã điểm 1 giờ chiều, chương trình thật đặc sắc với những điểm nhấn bất ngờ, tuy có những phút làm cho người ta rơi lệ nhưng nhìn chung làm cho những người tham dự thêm suy tư về trách nhiệm làm con của mình trong gia đình và các bà mẹ được thêm được nhiều niềm vui bất ngờ.
Để có được thành công cho ngày hội, Ban Tổ Chức đã lên chương trình từ trước Tết và từng bước thực hiện với rất nhiều buổi họp đưa ra tỉ mỉ các chi tiết diễn tiến của ngày hội, từ phục trang, sân khấu, triển lãm ảnh, ẩm thực… đến in sách, tặng quà... Trong tuần lễ cuối cùng, Ban Tổ Chức, chỉ với những thiện nguyện viên, đã chạy nước rút để hoàn chỉnh mọi công việc chuẩn bị cho Ngày Của Mẹ được tốt đẹp.
Ngày 13 tháng Năm, năm 2011,
Tạ Ân Phúc
Giáo xứ ĐMHCG hạt Xóm Mới, Gò Vấp Dâng hoa Kính Đức Mẹ
Hoàng Trung Thành
20:44 14/05/2011
Dâng hoa kính Đức Mẹ trong tháng hoa là một hình thức đạo đức tốt đẹp của người công giáo Việt Nam.
Chiều thứ bảy 14.5.2014, giáo xứ ĐMHCG chúng con để thể hiện lòng yêu mến Đức Mẹ và đặc biệt hơn chúng con muốn nói lên tinh thần hiệp nhất giữa giới gia trưởng và hội hiền mẫu trong giáo xứ cùng nhau tập dợt để có một buổi dâng hoa lên Mẹ thật tốt đẹp và sốt sáng.
Xem hình ảnh
Hạnh phúc làm sao khi trong buổi dâng hoa này, ca đoàn gia trưởng gồm những người chồng trong giáo xứ cùng hát lên những bài thánh ca tôn vinh Mẹ và chị em hiền mẫu dâng lên Mẹ những điệu múa, những nén hương thơm ngát và những bông hoa tươi đẹp.
Rất đẹp và đượm tình thủy chung, chúng con đứng đây cùng hát lên hiệp cùng những điệu múa nhịp nhàng của các chị em hiền mẫu khiến chúng con và có lẽ cả cộng đoàn giáo xứ cũng cảm thấy xúc động trào dâng trong tâm hồn.
Ước mong sao từ buổi dâng hoa kính Đức Mẹ này, sẽ tác động lớn lao trên các gia đình để càng ngày thêm đạo đức thánh thiện hơn, nhờ đó gia đ2nh sẽ luôn là chiếc nôi ươm trồng ơn gọi cho giáo hội trong ngày lễ Chúa Chiên lành hôm nay.
Chiều thứ bảy 14.5.2014, giáo xứ ĐMHCG chúng con để thể hiện lòng yêu mến Đức Mẹ và đặc biệt hơn chúng con muốn nói lên tinh thần hiệp nhất giữa giới gia trưởng và hội hiền mẫu trong giáo xứ cùng nhau tập dợt để có một buổi dâng hoa lên Mẹ thật tốt đẹp và sốt sáng.
Xem hình ảnh
Hạnh phúc làm sao khi trong buổi dâng hoa này, ca đoàn gia trưởng gồm những người chồng trong giáo xứ cùng hát lên những bài thánh ca tôn vinh Mẹ và chị em hiền mẫu dâng lên Mẹ những điệu múa, những nén hương thơm ngát và những bông hoa tươi đẹp.
Rất đẹp và đượm tình thủy chung, chúng con đứng đây cùng hát lên hiệp cùng những điệu múa nhịp nhàng của các chị em hiền mẫu khiến chúng con và có lẽ cả cộng đoàn giáo xứ cũng cảm thấy xúc động trào dâng trong tâm hồn.
Ước mong sao từ buổi dâng hoa kính Đức Mẹ này, sẽ tác động lớn lao trên các gia đình để càng ngày thêm đạo đức thánh thiện hơn, nhờ đó gia đ2nh sẽ luôn là chiếc nôi ươm trồng ơn gọi cho giáo hội trong ngày lễ Chúa Chiên lành hôm nay.
Tin Đáng Chú Ý
Nhiều người bị sách nhiễu vì ký kiến nghị đòi tự do cho Cù Huy Hà Vũ
Thanh Phương/RFI
18:31 14/05/2011
Nhiều người bị sách nhiễu vì ký kiến nghị đòi tự do cho Cù Huy Hà Vũ
Trang mạng Bauxite Việt Nam cho biết : nhiều người ký tên thỉnh nguyện thư trả tự do cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong những ngày qua đã bị sách nhiễu dưới nhiều hình thức. Trong số này có tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM.
Theo thông tin từ Trang mạng Bauxitte Việt Nam ngày 14/05/11, nhiều người ký tên thỉnh nguyện thư trả tự do cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cho biết trong những ngày qua họ đã bị sách nhiễu dưới nhiều hình thức như : tra hỏi để biết người ký tên là tự nguyện ký hay bị người khác mượn tên ; nói công khai hoặc úp mở rằng ký tên thỉnh nguyện thư này là trái pháp luật ; gây áp lực để cơ quan hoặc công ty sa thải nhân viên đã ký vào thỉnh nguyện thư ; đòi phải viết đơn nói rõ tại sao hoặc ai xúi giục ký tên thỉnh nguyện thư.
Cũng theo trang mạng Bauxite Việt Nam, một số kẻ còn có hành động « xúc phạm các bậc lão thành cách mạng bằng cách đi dò hỏi xem ai viết văn bản hộ các cụ, chữ ký của các cụ có chính xác hay không, có ai đứng đằng sau “ký hộ” các cụ không ! »
Qua vụ này, ban điều hành trang mạng Bauxite Việt Nam khẳng định là : « Việc các công dân nhận thấy một vụ án oan sai và cùng nhau ký thỉnh nguyện trả tự do cho bị cáo – trường hợp tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ – là một hoạt động bình thường của một xã hội dân chủ, văn minh, pháp trị. Pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyệt nhiên không có điều khoản nào cấm công dân ký thỉnh nguyện thư loại đó. »
Bauxite Việt Nam tuyên bố không tán thành « cách hành xử bạo lực, kể cả hành xử theo lối đe dọa việc tự do biểu đạt ý kiến của các công dân. »
Trong số những người bị sách nhiễu vì ký tên thỉnh nguyện thư trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ, có tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM và là tác giả nhiều công trình nghiên cứu và dịch thuật có giá trị về văn học và triết học phương Tây .
Trong các trang nhật ký gởi cho Bauxite Việt Nam, Nguyễn Thị Từ Huy cho biết theo lệnh của công an, một cán bộ quản lý trường đã liên lạc với cô và yêu cầu viết một đơn gởi lên trường, trong đó nói rõ là cô đã ký vào kiến nghị, nhưng Từ Huy đã từ chối gặp viên cán bộ đó và cũng không viết đơn.
Bản kiến nghị trả tự do cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ do Bauxite Việt Nam khởi xướng và phát đi từ ngày 9/4/2011. Tính đến này 30/04/11, bản kiến nghị này đã thu được gần 1900 chữ ký.
Chủ quyền Biển Đông
Về quan hệ Việt Nam Trung Quốc, ngày 13/05/11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối việc chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam Trung Quốc ra lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông từ ngày 16/5 đến 1/8. Phía Việt Nam cho rằng đây là một hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Theo thông tấn xã Việt Nam, cũng hôm qua 13/05/11, một đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc để hỏi về thông tin theo đó, một tàu ngư chính của Trung Quốc tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa từ ngày 5 đến 25/05/11
Trang mạng Bauxite Việt Nam cho biết : nhiều người ký tên thỉnh nguyện thư trả tự do cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong những ngày qua đã bị sách nhiễu dưới nhiều hình thức. Trong số này có tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM.
Theo thông tin từ Trang mạng Bauxitte Việt Nam ngày 14/05/11, nhiều người ký tên thỉnh nguyện thư trả tự do cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cho biết trong những ngày qua họ đã bị sách nhiễu dưới nhiều hình thức như : tra hỏi để biết người ký tên là tự nguyện ký hay bị người khác mượn tên ; nói công khai hoặc úp mở rằng ký tên thỉnh nguyện thư này là trái pháp luật ; gây áp lực để cơ quan hoặc công ty sa thải nhân viên đã ký vào thỉnh nguyện thư ; đòi phải viết đơn nói rõ tại sao hoặc ai xúi giục ký tên thỉnh nguyện thư.
Cũng theo trang mạng Bauxite Việt Nam, một số kẻ còn có hành động « xúc phạm các bậc lão thành cách mạng bằng cách đi dò hỏi xem ai viết văn bản hộ các cụ, chữ ký của các cụ có chính xác hay không, có ai đứng đằng sau “ký hộ” các cụ không ! »
Qua vụ này, ban điều hành trang mạng Bauxite Việt Nam khẳng định là : « Việc các công dân nhận thấy một vụ án oan sai và cùng nhau ký thỉnh nguyện trả tự do cho bị cáo – trường hợp tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ – là một hoạt động bình thường của một xã hội dân chủ, văn minh, pháp trị. Pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyệt nhiên không có điều khoản nào cấm công dân ký thỉnh nguyện thư loại đó. »
Bauxite Việt Nam tuyên bố không tán thành « cách hành xử bạo lực, kể cả hành xử theo lối đe dọa việc tự do biểu đạt ý kiến của các công dân. »
Trong số những người bị sách nhiễu vì ký tên thỉnh nguyện thư trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ, có tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM và là tác giả nhiều công trình nghiên cứu và dịch thuật có giá trị về văn học và triết học phương Tây .
Trong các trang nhật ký gởi cho Bauxite Việt Nam, Nguyễn Thị Từ Huy cho biết theo lệnh của công an, một cán bộ quản lý trường đã liên lạc với cô và yêu cầu viết một đơn gởi lên trường, trong đó nói rõ là cô đã ký vào kiến nghị, nhưng Từ Huy đã từ chối gặp viên cán bộ đó và cũng không viết đơn.
Bản kiến nghị trả tự do cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ do Bauxite Việt Nam khởi xướng và phát đi từ ngày 9/4/2011. Tính đến này 30/04/11, bản kiến nghị này đã thu được gần 1900 chữ ký.
Chủ quyền Biển Đông
Về quan hệ Việt Nam Trung Quốc, ngày 13/05/11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối việc chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam Trung Quốc ra lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông từ ngày 16/5 đến 1/8. Phía Việt Nam cho rằng đây là một hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Theo thông tấn xã Việt Nam, cũng hôm qua 13/05/11, một đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc để hỏi về thông tin theo đó, một tàu ngư chính của Trung Quốc tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa từ ngày 5 đến 25/05/11
Văn Hóa
Nhạc phẩm ''Con Với Mẹ''
Phạm Trung
07:31 14/05/2011
Hân hạnh giới thiệu nhạc phẩm "Con Với Mẹ của Phạm Trung"