Thứ nhất, Ngài chỉ còn ở trần gian một thời gian ngắn.
Thứ hai, Ngài đến từ Chúa Cha và sẽ trở về cùng Chúa Cha. Hiện nay chúng ta biết Đức Kitô ra đi bằng con đường thập giá.
Thứ ba, Đức Kitô loan báo Juda phản bội (Gn 13,21), và tất cả các môn đệ đều tỏ ra yếu đuối khi đối diện với đau khổ, bắt bớ.
Thứ tư, trong gian truân, Phêrô sẽ chối không biết Đức Kitô là ai.
Biết rõ bị phản bội, chối bỏ, Đức Kitô không hề giận dữ, hằn học, trách móc. Trái lại Ngài nói về lòng mến. Ngài nói về tình yêu để Vinh Danh Chúa Cha và nói về tình yêu Ngài dành riêng cho các môn đệ (Gn 13,1). Ngài yêu mến môn đệ thiết tha, nhưng yêu mến Chúa Cha trên tất cả, hơn cả chính sự sống mình. Với Chúa Cha, Đức Kitô Vinh Danh Chúa Cha. Với môn đệ, Đức Kitô ban cho các ông ân sủng đoàn tụ qua bữa Tiệc Li, hiện nay được biết đến là Bí Tích Thánh Thể.
Các tông đồ nghe biết những gì sắp xảy ra cho Đức Kitô, nhưng các ông không thể hiểu làm sao việc hy sinh chết đau khổ trên thập giá lại có thể mang Vinh Danh cho Chúa Cha và mang Vinh Danh cho chính Đức Kitô.
Có lần Philip hỏi Đức Kitô xin cho các ông gặp Chúa Cha. Đức Kitô đáp:
'Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha.... Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy' Gn 14,9
Ở một nơi khác Đức Kitô xác định: 'Tôi và Chúa Cha là một' Gn 10,31.
Đức Kitô chính là hình ảnh của Chúa Cha. Tình yêu của Đức Kitô cũng là tình yêu của Chúa Cha. Bởi cùng một nguồn tình yêu nên không thể tách rời tình yêu Chúa Cha ra khỏi tình yêu Đức Kitô. Nếu có tách rời thì cũng ví như sợi tóc chẻ đôi, cùng bản tính, cùng nguồn gốc, cùng mục đích. Đức Kitô vừa là tình yêu của chính Chúa Cha vừa là con đường dẫn Kitô hữu đến với Chúa Cha. Vì thế làm Vinh Danh Chúa Cha cũng chính là làm Vinh Danh Chúa Con.
Đức Kitô cũng cho biết tình yêu chân thành đòi buộc hy sinh. Yêu chân thành và hy sinh gắn bó mật thiết không thể phân li, chia lìa. Đức Kitô thể hiện tình yêu chân chính đó trên thập giá. Ngài là Đấng duy nhất dùng chính mạng sống mình để ban sự sống trường sinh cho nhân loại. Ngài cũng là Đấng duy nhất dùng chính Mình và Máu Mình thành mối giây liên kết Kitô hữu với chính Ngài khi Kitô hữu tụ họp để cùng bẻ bánh, đầu mối của mọi liên kết Kitô hữu.
Cha mẹ thường để tiền tài, vật chất làm của hồi môn cho con cái. Đức Kitô không để lại của cải, vật chất, nhưng để lại sự sống trường sinh và ơn bình an vĩnh cửu cho Kitô hữu. Ngài còn hướng dẫn cách thức để cầm giữ, bảo vệ ơn bình an vĩnh cửu bằng cách
'Yêu thương tha nhân như chính Thầy yêu thương anh em'.
Khi thực hành điều răn yêu thương Đức Kitô truyền dậy, Kitô hữu nhận được sự sống trường sinh và ơn bình an vĩnh cửu.
Yêu mà thiếu hy sinh là yêu một cách thoáng qua, thông thường. Ví dụ như ta yêu một bông hoa, cánh bướm, giọt sương trên lá, buổi sáng bình minh. Yêu chân thành đòi hy sinh và đây chính là điều Đức Kitô kêu gọi môn đệ thực hành trong cuộc sống. Chính hy sinh, tận hiến biến tình yêu Kitô hữu trở thành mối tình đặc biệt, phát xuất tự con tim yêu mến.
Yêu thương chính là con đường thập giá. Thực hiện công việc thường ngày với tâm tình yêu mến, hy sinh chính là vui lòng vác thập giá đời mình. Đây chính là thực hiện tình yêu Đức Kitô nói đến. Vác thập giá cách miễn cưỡng vẫn không tránh khỏi đau khổ, trái lại còn làm cho đau khổ tăng lên gấp bội. Vui lòng đón nhận thập giá với tất cả tâm tình, ngay trong trường hợp đòi hy sinh lớn, sầu thương chất ngất, nhưng vui lòng đón nhận chính là thể hiện điều Đức Kitô kêu gọi Kitô hữu
'Hãy yêu mến nhau như thầy yêu anh em' Gn 13,35.
Điều răn này là một phần của cuộc giã biệt. Chúng ta coi chia tay như là việc chia lìa, ra đi. Đức Kitô coi việc chia tay chính là tụ họp, là vắng mặt một thời gian ngắn trước khi đoàn tụ vĩnh viễn. Ngài trở về, đoàn tụ cùng Chúa Cha và Kitô hữu bước theo chân Đức Kitô để cùng đoàn tụ với Đức Kitô. Việc đoàn tụ đầu tiên chính là gặp gỡ nhau trong tiệc 'Bẻ Bánh - Tiệc Li' qua sự kết hợp của Chúa Thánh Thần.
Mỗi lần Kitô hữu tụ họp tham dự Thánh Thể chính là gặp lại Đức Kitô Phục Sinh không phải bằng con mắt thường nhưng bằng tâm linh, lòng yêu mến. Lời kêu gọi 'Hãy Theo Ta' giờ đây được thay thế bằng điều răn mới: 'Hãy yêu thương nhau như chính Thầy yêu thương anh em'.
Chúng ta cùng hỗ trợ nhau thực hiện điều răn mới: Yêu Thương.
TiengChuong.org
The Glorification of God
Everyone has a secret. We know something about our friends, and the rest is unknown. We know that Judas was unaware of what Jesus told the others about what would happen to Him. After Judas had gone, Jesus plainly explained to the apostles: a/ that His time on earth was going to be completed, and that He came from God and would return to God. We now know Jesus completed His earthly journey on the cross. b/ Jesus knew who was about to betray Him and that upset Him greatly (John 13,21). c/ Peter would publicly deny knowing Jesus, and that the other apostles would run away when He was arrested. Jesus expressed no displeasure or the frustration of the disloyalty the apostles; instead He expressed His boundless love for the Father and His perfect love for the apostles (Jn 13,1). To the Father, Jesus gave Him glory, and to the apostles Jesus gave them His love, which was manifested through the Last Supper, now known as the Eucharist. The apostles heard and saw what were happening to Jesus, but they failed to understand how Jesus' horrible death on the cross would first give glory to the Father and then glorify Himself.
He once told Philip when he asked to see the Father, Jesus replied:
'To have seen me is to have seen the Father' (Jn 14:9);
and again elsewhere Jesus said:
The Father and I are one' (Jn 10:30).
Jesus is the spitting image of the Father, and His Father's love is also His. The love of the Father and the love of Jesus is inseparable. He is the way leading to the Father. His love aims first to give glory to the Father, and second to gloryfy Himself. Jesus asks His disciples to adopt His way of love- giving glory to the Father and help others to give glory to God. Jesus loves His disciples dearly, but He loves the Father above all things, even more than his own life. He accepts death, a horrible death on the cross, to give glory to the Father.
For Jesus, true love requires sacrifice. They are united. He displayed His love on the Cross. He is the only One Who died and was resurrected to become the spiritual food and drink to feed His disciples. Parents give wealth to their children and that is all they could do. Jesus gives His disciples not wealth, but the eternal love and peace and He also shows them the way how to achieve these things. By adopting His way of love, 'Love one another as I have loved you'.
Love which requires no sacrifice is an ordinary love. Self- sacrificial love for God and for others is the way of God and that makes God's way outstanding. True love requires action and sacrifice. Any act of sacrifice, no matter how big or small, is a good act. Simple sacrifices can apply to our daily tasks; a special sacrifice requires a greater effort, and sometimes it costs dearly. In His case, it costs His life. Jesus had given His whole life to save us from the power of darkness. He told us to learn from Him, to love each other as He had loved us, and that doing so would make us to true disciple. (Jn 13:35). This commandment was a part of the farewell address Jesus gave to His disciples. For us, a farewell is an act of separation, of going away; for Jesus, a farewell is an act of love, and of unification. It is simply a short separation, before the permanent union is taking place. The union is the work of the Holy Spirit that Jesus would send to unite those who gather in His Name. The call to 'follow' becomes the adoption of His love.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi.”
Ông Tô-ma nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao biết được đường?” Đức Giê-su đáp : “Chính Thầy là con đường là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.”
Đó là lời Chúa
9. Mẹ sẽ đưa ra khỏi lửa luyện tội những ai đã trung thành đọc kinh chuỗi Mân Côi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngọc hoàng đại đế sai Chung Quỳ (1) xuống trần gian bắt quỷ, nhưng không ngờ quỷ ở dương gian nhiều hơn quỷ ở âm phủ, lại rất dữ dằn. Những con quỷ này thấy Chung Quỳ đến bắt mình thì cùng nhau vây Chung Quỳ lại, quỷ lỗ mãng lấy bảo kiếm, quỷ khéo mồm ôm lấy chân, quỷ đòi nợ thì bíu ủng chụp nón.v.v…làm cho Chung Quỳ không cách gì trổ tài pháp thuật được.
Lúc ấy đột nhiên có một hòa thượng mập ú đang ưỡn cái bụng bự đi đến, vịn vai Chung Quỳ và nói:
- “Tướng quân bắt quỷ mà sao lại lúng túng thế?”
Chung Quỳ nói:
- “Không ngờ quỷ dương gian khó bắt quá”.
Hòa thượng mập ù nói:
- “Đừng lo, để tôi bắt quỷ thế cho ngài”.
Hòa thượng nói xong thì cười ha ha với tụi quỷ và há to miệng rống lên một tiếng, nuốt tất cả quỷ vào trong bụng. Chung Quỳ lấy làm kinh dị, nói:
- “Sư phụ đúng là thần thông quảng đại”.
Hòa thượng đáp:
- “Ngài không biết đó thôi, những tên nghiệt quỷ như thế này rất nhiều, không thể nói đạo lý với chúng nó, không thể nói chuyện tình cảm với chúng nó, chỉ có cách là nuốt nó vào trong bụng mà thôi”.
(Tiếu lâm quảng ký)
Suy tư 77:
Thường thì quỷ trong địa ngục nhiều hơn quỷ ở trần gian, nhưng quỷ trong địa ngục thì sợ Chúa sợ Mẹ, sợ luôn cả những người chuyên tâm cầu nguyện, rước lễ, đọc kinh và sống tốt lành. Quỷ ở trần gian dù không thần thông quảng đại như quỷ trong địa ngục, nhưng chẳng sợ ai cả, ngay cả Chúa và Mẹ chúng nó cũng không sợ, thì Chung Quỳ là cái thá gì chứ?
Vậy thì quỷ ở trần gian là quỷ nào mà ghê gớm vậy? Đó là những người có lòng kiêu ngạo như quỷ trong hỏa ngục, cộng thêm với tính tự mãn nữa nên coi ai không ra gì; đó là những người có lòng tham lam, cộng thêm với tính keo kiệt nữa, nên trở thành nỗi thống khổ của người khác; đó là những người có lòng ghen ghét, cộng thêm với tính đố kỵ nữa, nên trở thành sự chia rẻ của cộng đoàn tập thể…
Với hòa thượng mập ú thì loại người này cần phải tiêu diệt gấp mà không thèm nói đạo lý với họ. Nhưng đối với Thiên Chúa thì những người này đều là con cái của Ngài, cho nên Ngài dùng đủ mọi cách mọi thế để cảm hóa lòng họ cho đến khi nào họ quyết tâm từ chối tình yêu của Ngài mới thôi.
Quỷ trên trần gian rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến người khác, chỉ có cầu nguyện, tha thứ và hy sinh mới cảm hóa được họ mà thôi.
(1) Tên vị thần trừ quỷ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
VỚI ĐỘ CHÍNH XÁC KHÔNG THỂ SAI LẦM
“Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Từ lâu, Ngài đã đi con đường đó trước!”; vì thế, Chúa Giêsu rất đáng tin cậy để chúng ta hỏi đường! “Hãy theo tôi!” là cách dễ nhất để chỉ đường! Trong Tin Mừng hôm nay, Tôma hỏi, “Làm sao chúng con biết được đường đi?”; Chúa Giêsu đáp, “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống!”, Ngài tự cho mình là câu trả lời ‘với độ chính xác không thể sai lầm!’.
“Hãy theo Tôi!”. Chính nhờ mối quan hệ cá nhân nồng nàn của chúng ta với Chúa Kitô, mà chúng ta biết Ngài, yêu Ngài và sẵn sàng đi theo Ngài. Đây là cách chắc chắn nhất, an toàn nhất để vượt qua thế giới khó hiểu này. Chỉ cần giữ mối tương quan với Ngài luôn bền chặt, hệ thống chỉ đường ‘GPS Giêsu’ sẽ chỉ cho chúng ta lộ trình để đạt đến đích nhanh nhất. Không chỉ là người dẫn đường, Ngài còn “là Đường”. Như vậy, bất cứ khi nào ngờ vực, bất cứ khi nào rối bời hay ngã lòng… hãy tự hỏi, ‘Tôi có còn bước đi trên đường Giêsu hay tôi đã đi trệch?’, ‘Đâu là đường Ngài đã đi, và sẽ chỉ cho tôi?’. Tắt một lời, dán mắt cố định vào Ngài, một ‘Thiết Bị’ chỉ đường ‘với độ chính xác không thể sai lầm!’.
“Hãy tin Tôi”. Chúa Giêsu ban cho những ai theo Ngài một lẽ thật vững chắc đến nỗi không gì có thể khiến họ dao động. Không chỉ “là Đường”, Ngài còn là “Sự Thật!”. Thánh Phêrô đã từng tuyên bố, “Ngoài Ngài ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ!”. Với “Sự Thật” Giêsu, chúng ta có câu trả lời cho mọi nan đề! An ủi biết bao khi có Chúa Giêsu là Chân Lý trong một thế giới thường gây mệt mỏi, một thế giới mà thuyết tương đối đang khiến nhiều người mất phương hướng; hay ít nữa, chao đảo, ngả nghiêng!
“Hãy đến với Tôi!”. Chúa Giêsu là nguồn sức sống. Có Ngài, cuộc sống sẽ không bao giờ buồn tẻ. Không chỉ là cuộc sống, Ngài còn là “Sự Sống”, một sự sống đem lại hạnh phúc ở đời này, và cả hạnh phúc đời sau. Một khi có mối tương giao mãnh liệt với Chúa Kitô, Kitô hữu sống cuộc sống viên mãn, hạnh phúc; một cuộc sống đang hướng về cuộc sống miên viễn trên trời.
Nhưng Đấng “Là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” đó là ai? Phaolô, trong bài đọc hôm nay, đưa ra một câu trả lời hùng hồn và đầy đủ nhất. Ngài là Con Thiên Chúa, là Lời Cứu Độ, là Đấng Chúa Cha sai xuống trần, Đấng hoàn tất những gì Chúa Cha đã hứa với các tổ phụ và các ngôn sứ; cũng là Đấng được Thiên Chúa cho sống lại từ cõi chết, là Thái Tử của Cha như lời Thánh Vịnh đáp ca công bố, “Con là Con của Cha, ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con!”.
Anh Chị em,
“Từ lâu, Ngài đã đi con đường đó trước!”. Đường Giêsu đã đi có khi dẫn chúng ta lên tận đỉnh núi Taborê, có khi là triền Núi Sọ; nhưng chắc chắn một điều, đi trên đường Giêsu, chúng ta sẽ không bao giờ lạc lối, và nhất là được no thoả ân sủng, tình yêu và hoan lạc. Nhờ Lời Chúa và Thánh Thể, tương quan giữa chúng ta với Ngài ngày càng sâu sắc và mãnh liệt. Lời Chúa mời gọi chúng ta phó mình cho Chúa Giêsu, dán mắt vào Ngài, dính kết với Ngài! Và như thế, chắc chắn chúng ta sẽ được giải thoát khỏi mọi cảm giác phiền muộn, lo lắng và luôn đi đúng hướng, được no thoả trên mọi nẻo đường. Ngài đã sống lại và nay, ở bên chúng ta như “người bạn mới”; Ngài đã rảo qua những nẻo đường, mang nhân loại trên chính mình, mang nó vượt qua cái chết; và cũng mang nó đến “một nơi ở mới”, đến cung lòng Cha, để chúng ta được ở với Ngài. “Ngài là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” ‘với độ chính xác không thể sai lầm!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa là Mục Tử, xin cho con biết dán mắt vào Chúa; biết lặng thinh đủ để nghe rõ tiếng Ngài. Nhờ đó, con không sợ lạc đường, và cũng không sợ những gì xảy ra trên đường!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi đoàn viên của các đoàn thể trong xã hội, mỗi quân nhân thuộc các binh chủng trong quân đội… đều có phù hiệu riêng. Nhìn vào phù hiệu hoặc trang phục, người ta biết ngay người đó thuộc đoàn thể hoặc binh chủng nào.
Các môn đệ Chúa Giê-su cũng có phù hiệu riêng, nhìn vào phù hiệu hay dấu hiệu nầy, người ta sẽ nhận ra họ là môn đệ thật của Ngài.
Phù hiệu đó thế nào?
Chúa Giê-su cho ta câu trả lời chính xác nhất: Phù hiệu đó là lòng yêu mến. Ngài nói: “Căn cứ vào dấu hiệu nầy mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là các con yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Như thế, nếu kẻ nào không thương mến tha nhân thực lòng, người đó chưa phải là môn đệ thật của Chúa Giê-su.
Người môn đệ giả
Có người nằm mơ thấy mình lìa bỏ đời nầy sang thế giới bên kia. Được biết thánh Phê-rô giữ cửa thiên đàng rất nghiêm ngặt, xét hỏi kỹ càng trước khi cho vào, nên anh ta mang theo đầy đủ giấy tờ cần thiết.
Vừa gặp thánh Phê-rô, anh liền xuất trình đủ thứ giấy tờ để chứng minh mình là người Công Giáo, từ chứng thư rửa tội, thêm sức cho đến hôn phối… Anh hy vọng với những chứng từ nầy, thánh Phê-rô sẽ mở cửa thiên đàng cho anh ngay. Nào ngờ, thánh nhân lại lắc đầu từ chối.
Anh ngạc nhiên hỏi: “Thưa Ngài, con còn thiếu gì nữa chăng? Con cũng xin thưa là ngày nào con cũng đọc kinh lần hạt; con không bỏ lễ Chúa nhật bao giờ, không gian tham trộm cắp, không rượu chè bài bạc... Bấy nhiêu không đủ để được vào thiên đàng sao?”
Thánh Phê-rô trả lời:
“Thiên đàng chỉ đón nhận những môn đệ thật của Chúa Giê-su. Ai không mang phù hiệu người môn đệ Chúa Giê-su thì không được vào.”
Người ấy hỏi: “Phù hiệu nào vậy, thưa Ngài?”
Thánh Phê-rô đáp: “Thế con không nhớ lời Chúa dạy sao: “Căn cứ vào dấu hiệu nầy mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là các con yêu thương nhau” (Ga 13,35). Nếu chưa có lòng thương mến nhau thì con chưa phải là người môn đệ thật của Chúa.”
“Ngoài ra, qua dụ ngôn phán xét cuối cùng, Chúa Giê-su cũng khẳng định điều nầy: Ai có lòng yêu thương giúp đỡ người khác, kẻ ấy là người được Chúa Cha chúc phúc và được mời gọi vào hưởng phúc thiên đàng. Trái lại, ai không có lòng yêu thương, không quan tâm giúp đỡ người khác… sẽ bị lên án là quân bị nguyền rủa và phải mang án phạt đời đời trong hỏa ngục” (xem Mt 25, 34-46).
Lạy Chúa Giê-su,
Trước khi lìa xa các môn đệ để nộp mình chịu chết, Chúa trăn trối lại những lời tâm huyết: "Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa thôi. Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau.”
Xin giúp chúng con ghi sâu vào lòng điều răn yêu thương Chúa dạy và quyết tâm thực hiện mỗi ngày, nhờ đó, chúng con thật sự trở nên môn đệ của Chúa và đáng được Chúa ban thưởng hạnh phúc đời đời. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự lễ phong thánh đầu tiên trong hơn hai năm vào cuối tuần này.
Mười vị sẽ được Giáo Hội Công Giáo chính thức công nhận là thánh vào ngày 15 tháng 5. Trong số đó có một số nhân vật nổi tiếng, như Charles de Foucauld, Titus Brandsma, và Devasahayam Pillai.
Ít được biết đến hơn là bốn phụ nữ lãnh đạo Công Giáo sẽ được phong thánh cùng với họ. Mỗi phụ nữ thành lập các dòng tu đã phát triển trên toàn thế giới và có ảnh hưởng lâu dài đến Giáo hội.
Dưới đây là câu chuyện về bốn người phụ nữ thánh thiện này, tất cả đều được có tên thánh là Maria.
Marie Rivier
Khi Cách mạng Pháp buộc các tu viện và tu viện trên khắp nước Pháp phải đóng cửa và các linh mục và nữ tu tử đạo dưới thời Triều đại Khủng bố, người phụ nữ Pháp 28 tuổi này đã thành lập một dòng tu vào năm 1796.
Marie Rivier thành lập Dòng Nữ tu Hiển dung Đức Maria, chuyên chăm lo việc giáo dục đức tin cho các cô gái trẻ. Hội dòng nhận được sự chấp thuận chính thức vào năm 1801 và mở rộng trên khắp nước Pháp.
Rivier đã phải vật lộn trong suốt thời thơ ấu của mình từ căn bệnh suy nhược khiến các khớp của cô bị sưng tấy và tay chân của cô bị teo lại. Theo Bộ Tuyên Thánh, cô hầu như không thể đứng vững nếu không có sự trợ giúp của nạng. Vấn đề sức khỏe của cô cũng cản trở khả năng bước vào đời sống tu trì của cô, nhưng Rivier vẫn kiên trì và giúp giáo dục những phụ nữ thất nghiệp trong giáo xứ của cô trước khi thành lập hội dòng.
Trong vòng vài thập kỷ sau khi Rivier qua đời vào năm 1838, Dòng Nữ tu của Đức Maria đã lan sang Canada và Hoa Kỳ. Ngày nay các chị đã có mặt khắp năm châu.
Maria Francesca của Chúa Giêsu, nhủ danh Anna Maria Rubatto
Maria Francesca của Chúa Giêsu là vị sáng lập một dòng truyền giáo vào thế kỷ 19. Sơ đã vượt Đại Tây Dương bảy lần bằng thuyền để thiết lập một tổ chức của các chị em Capuchin ở Uruguay, Á Căn Đình và Brazil.
Vị Nữ tu này là người Ý, gốc ở tỉnh Turin, tên khai sinh là Anna Maria Rubatto, chào đời năm 1844. Cô mất mẹ khi mới 4 tuổi và mất cha khi cô 19 tuổi.
Cô làm việc như một người hầu và trau dồi tâm linh sâu sắc, đến nhà thờ hàng ngày để cầu nguyện. Nhưng cô đã không khám phá ra thiên chức của mình cho đến khi cô 40 tuổi.
Một ngày nọ khi cô đang rời khỏi một nhà thờ, cô nghe thấy tiếng kêu của một công nhân xây dựng bị thương bởi một hòn đá rơi từ giàn giáo xuống đầu anh ta. Maria đã giúp rửa và điều trị vết thương cho anh. Cô phát hiện ra rằng tòa nhà anh đang làm việc là một tu viện. Vị bề trên dòng Capuchin đang giám sát việc xây dựng tu viện đã mời cô tham gia với tư cách là thành viên sáng lập và sau đó là cấp trên đầu tiên của Viện các nữ tu dòng ba của Capuchin ở Loano.
Chỉ trong vòng bảy năm, Mẹ Maria đã đi đến Nam Mỹ để tìm những ngôi nhà mới khi dòng tu của bà ngày càng phát triển. Ngày nay, các chị em được gọi là Chị em Capuchin của Mẹ Rubatto và hiện diện ở Eritrea, Ethiopia, Kenya, và các quốc gia khác trên khắp Nam Mỹ, Âu Châu và Phi Châu.
Maria Domenica Mantovani
Maria Domenica Mantovani từng là Bề trên tổng quyền đầu tiên của Học viện Các Chị Em Nhỏ của Thánh Gia, do cô đồng sáng lập để phục vụ người nghèo, trẻ mồ côi và bệnh tật.
Năm 24 tuổi, cô đã khấn trọn trong ngày Lễ Trọng Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Trinh Nữ Maria trước tượng đài Đức Mẹ Lộ Đức ở quê hương Castelletto di Brenzone, miền bắc nước Ý.
Cô đồng sáng lập Dòng Nữ tu Thánh Gia năm 1892, ở tuổi 29, cùng với Chân phước Giuseppe Nascimbeni, một linh mục đã hướng dẫn tinh thần cho cô từ khi cô 15 tuổi.
Giữ chức vụ bề trên của dòng trong hơn 40 năm, Mantovani đã viết các hiến pháp của dòng và giám sát việc mở nhiều cuộc tu viện.
Trước khi bà qua đời vào năm 1934, Dòng Nữ Tu Thánh Gia đã phát triển với số lượng 1.200 chị em hiện diện trong 150 tu viện ở Ý và nước ngoài.
Source:Catholic News Agency
Để đối phó với những lời đe dọa bạo lực từ những kẻ hoạt động ủng hộ phá thai, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đang mời gọi những người Công Giáo trên khắp đất nước cùng ăn chay và lần hạt vào thứ Sáu, ngày 13 tháng 5, lễ Đức Mẹ Fatima.
Đức Tổng Giám Mục William Lori của Baltimore, Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Các Hoạt động Vì Sự sống, và Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện cho sự hoán cải trái tim và đầu óc của những người ủng hộ phá thai, cũng như việc đảo ngược phán quyết Roe kiện Wade, vào năm 1973 theo đó Tòa án Tối cao đã hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc.
Đức Cha Lori và Đức Cha Gomez cũng khuyến khích cầu nguyện cho “một cam kết mới trong việc xây dựng một nước Mỹ, nơi trẻ em được chào đón, nâng niu và chăm sóc; nơi những người cha, người mẹ được khích lệ và tiếp thêm sức mạnh; và nơi hôn nhân và gia đình được công nhận và ủng hộ như những nền tảng thực sự của một xã hội phát triển và lành mạnh”.
Các giám mục cũng kêu gọi những lời cầu nguyện cho Hoa Kỳ, “cho sự toàn vẹn của hệ thống tư pháp của chúng ta, và tất cả các nhánh của chính phủ hãy tận tâm tìm kiếm lợi ích chung và bảo vệ phẩm giá và quyền của con người, từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên.”
Cuối cùng, Đức Tổng Giám Mục Lori và Đức Tổng Giám Mục Gomez đã cầu xin “Sự cầu bầu và hướng dẫn của Đức Mẹ khi Giáo hội tiếp tục đồng hành với các bà mẹ và gia đình có nhu cầu, đồng thời tiếp tục quảng bá các lựa chọn thay thế cho việc phá thai, và tìm cách tạo ra một nền văn hóa sự sống.”
Những người ủng hộ phá thai hợp pháp đã tổ chức các cuộc biểu tình sau tiết lộ ngày 2 tháng 5 về ý kiến dự thảo bị rò rỉ từ Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, cho thấy rằng tòa án đã sẵn sàng lật ngược vụ Roe kiện Wade và Planned Parenthood kiện Casey.
Nếu phán quyết cuối cùng của Tối Cao Pháp Viện đứng vững, vấn đề hợp pháp hóa phá thai sẽ quay trở lại các tiểu bang, và cho đến nay hơn một chục tiểu bang do Đảng Cộng Hòa nắm đã cắt bỏ phần lớn việc phá thai, hoặc hoàn toàn cấm phá thai.
Đã có những lời đe dọa bạo lực từ một số nhân vật trực tuyến, bao gồm cả nhóm Ruth Sent Us, nhóm này đã đe dọa làm gián đoạn các Thánh lễ Công Giáo vào Ngày của Mẹ và “đốt Thánh Thể”.
Việc phá hoại Thánh lễ quy mô lớn và thiệt hại về tài sản vẫn chưa thành hiện thực, mặc dù đã có một số trường hợp phá hoại và cố gắng đốt phá được báo cáo khắp cả nước tại các giáo xứ và các trung tâm trợ giúp mang thai, và những người biểu tình đã làm gián đoạn ít nhất hai Thánh lễ cuối tuần trước tại các nhà thờ lớn của Thành phố New York và Los Angeles.
Source:Catholic News Agency
Đức Cha David J. Malloy của Rockford và là chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã kêu gọi cầu nguyện và theo đuổi công lý.
Dưới đây là toàn văn tuyên bố của Đức Cha Malloy:
“Tin tức đáng báo động về vụ bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân ngày 11 tháng 5 tại Hương Cảng do vai trò quản lý quỹ nhân đạo dành cho những người biểu tình trong quá khứ cho thấy xu hướng ngày càng tồi tệ đối với các quyền tự do cơ bản và nhân quyền ở Hương Cảng. Vị mục tử kiên định và là người ủng hộ mạnh mẽ cho dân chủ và công lý này đã bị bắt cùng với những người được ủy thác khác của một quỹ chi trả chi phí pháp lý và y tế cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ, một quỹ đã bị giải tán vào mùa thu năm 2021. Vì sự ủng hộ của Đức Hồng Y Quân cho những điều này và những người biểu tình, ngài đang bị buộc tội 'thông đồng với lực lượng nước ngoài.' Theo luật an ninh quốc gia được ban hành vào tháng 6 năm 2020, 'ly khai, lật đổ và cấu kết với các lực lượng nước ngoài' là tội phạm có thể bị trừng phạt với mức án lên đến tù chung thân. Vì vậy, mặc dù Hồng Y Quân đã được tại ngoại nhưng tình hình của ngài vẫn rất bấp bênh.
Văn phòng báo chí của Vatican cho biết hôm thứ Tư, 'Tòa thánh đã biết được thông tin đáng lo ngại về vụ bắt giữ Đức Hồng Y Quân và đang theo dõi diễn biến của tình hình với sự chú ý cao độ.' Cùng với Tòa Thánh, tôi bày tỏ sự quan tâm sâu xa đến số phận của Đức Hồng Y Quân và những người khác có chung tình trạng khó khăn hiện tại của ngài. Tôi mời tất cả những người có thiện chí cầu nguyện cho sự an toàn của họ và cầu xin cho công lý có thể thắng. "
Source:USCCB
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, gọi tắt là PIME, đã đăng bài nhận định sau của Cha Gianni Criveller, một nhà truyền giáo PIME và chuyên gia về Trung Quốc, người đã làm việc với Đức Hồng Y Quân trong một thời gian dài tại Hương Cảng. Bài viết của ngài có nhan đề “Cardinal Zen's arrest and the new dark clouds over Hong Kong”, nghĩa là “Vụ bắt giữ Đức Hồng Y Quân và những đám mây đen mới trên Hương Cảng”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Vào ngày 11 tháng 5 năm 2022, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân “lương tâm của Hương Cảng” bị bắt. Đối với những người như tôi, những người đã trải qua những năm tháng khó khăn bên cạnh vị Hồng Y, đó là một ngày buồn không thể nào quên.Đức Hồng Y đã 90 tuổi đã cảm nhận sự già yếu vì tuổi tác của mình. Ngài sống khiêm nhường trong cư xá của những tu sĩ Salêdiêng ở Hương Cảng, là một linh mục trong số những người khác, không có bóng râm của những thứ xa hoa và đặc quyền. Ngài là một người dũng cảm, người cha cao quý của phong trào dân chủ, người lãnh đạo của cả một cộng đồng công dân. Việc bắt giữ Đức Hồng Y Quân là một hành động hoàn toàn mang tính chính trị, phô trương, đáng sợ và tôi thậm chí dám nói là rất phi nhân tính. Liệu người ta có thể bắt giữ một người đàn ông 90 tuổi mà hàng triệu người trên thế giới ngưỡng mộ và kính trọng không?
Đức Hồng Y Quân được tại ngoại, đó là một sự nhẹ nhõm về mặt con người cho chúng ta bởi vì chúng ta không phải tưởng tượng cảnh ngài ở trong phòng giam. Nhưng sức ép không thể chịu đựng được của vụ bắt giữ vẫn còn: sẽ có một phiên tòa xét xử, những cáo buộc đầy thù hận nhằm làm mất uy tín của một người cao quý và quảng đại. Và chúng ta không thể quên rằng nhiều người bạn dân chủ của chúng ta vẫn ở trong tù vì lý tưởng tự do của họ. Vụ bắt giữ diễn ra cùng với các thành viên nổi bật khác của phong trào ủng hộ dân chủ, bao gồm ba phụ nữ có danh tiếng Ngô Ái Nghi (Margaret Ng, 吳靄儀), Hà Tú Lan (Cyd Ho, 何秀蘭)), và Hà Vận Thi (Denise Ho, 何韻詩)
Đức Hồng Y Quân bị buộc tội thông đồng với các thế lực ngoại bang. Bản cáo trạng dựa trên trách nhiệm chính thức của ngài trong việc thành lập quỹ “ngày 12 tháng 6”, gọi tắt là quỹ 612. Quỹ này được tạo ra để trợ giúp pháp lý, tài chính, tâm lý và hỗ trợ y tế cho những người bị thương, bị bắt, bị tấn công hoặc bị đe dọa bạo lực trong các cuộc biểu tình dân chủ bắt đầu vào ngày 12 tháng 6 năm 2019 và kết thúc vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, với sự ra đời của Luật An ninh Quốc gia. Quỹ được sử dụng để thu thập các khoản đóng góp, bao gồm cả từ nước ngoài. Nhưng nó đã bị đình chỉ hoạt động sau khi Luật An ninh Quốc gia ra đời. Và do đó, nó là một sự áp dụng hồi tố của một luật giết chết tự do.
Vụ bắt giữ là một danh thiếp khủng khiếp đối với Tân Đặc Khu Trưởng Hương Cảng Lý Gia Siêu (John Lee, 李家超) người chịu trách nhiệm giới thiệu chế độ cảnh sát trị ở Hương Cảng - người đã được bầu với 99% phiếu bầu của ủy ban bầu cử đặc biệt vào ngày 8 tháng 5. Ngày 1 tháng 7 tới đây, Lý mới nhậm chức, nhưng người ta biết rõ rằng ông ta, hay đúng hơn là Bắc Kinh, đã nắm quyền. Trong vụ bắt giữ khét tiếng này (chúng ta vẫn đang nói về Đức Hồng Y Quân), tôi nghĩ cũng có điều gì đó gây ra sự bất mãn đối với bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam Cheng Yuet-ngor, 林鄭月娥), vị Đặc Khu Trưởng Hương Cảng khét tiếng trước ông ta, là người có cùng đức tin Công Giáo với Đức Hồng Y Quân.
Kể từ năm 2003, Đức Hồng Y Quân được gọi là “lương tâm của Hương Cảng”: một nhà lãnh đạo ở một thành phố đang tìm kiếm cho mình một con đường dẫn đến tự do và dân chủ hơn nữa, được quy định trong Luật Cơ bản quản lý Hương Cảng. Chúng ta đã thấy ngài cùng với mọi người trên đường phố, trong quảng trường, trong nhà tù, trong Công viên Victoria - một mục tử bên cạnh mọi người. Hàng triệu công dân đã xuống đường ở Hương Cảng, và Đức Hồng Y Quân đồng hành với họ, trong số họ, trước mặt họ. Một phong trào của người dân, những người trẻ tuổi, những người đòi hỏi được tự do, được trở thành nhân vật chính cho số phận của chính mình.
Hàn Quốc có Đức Hồng Y Stêphanô Kim: người cha của quê hương, là người đã cứu đất nước khỏi sức mạnh quân sự bằng cách đón những người biểu tình bị cảnh sát đe dọa vào thánh đường vào năm 1987. Phi Luật Tân có Đức Hồng Y Jaime Sin, người đã kêu gọi người dân bênh vực Cory Aquino, là người được bầu làm tổng thống thay cho nhà độc tài Ferdinand Marcos vào năm 1986. Hương Cảng có Đức Hồng Y Quân: “lương tâm của Hong Kong.”
Việc bắt giữ Đức Hồng Y Quân càng làm dày thêm những đám mây đen đáng ngại trên khắp Hương Cảng. Nó không thể khá hơn trong những tháng và năm tới. Nó sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều trước khi nó có thể trở nên tốt hơn. Mô hình kiểm soát cực đoan của chế độ đã được thực hiện ở Trung Quốc: trước tiên loại bỏ kẻ thù chính trị; rồi kẻ thù kinh tế; rồi kẻ thù văn hóa; và cuối cùng là các tôn giáo. Những tháng và năm khó khăn hơn nữa đang chờ đợi Giáo Hội Công Giáo ở Hương Cảng. Trước một số quyết định lịch sử đẫm máu, người dân tuyệt vời của Hương Cảng sẽ khó có thể sống trong tự do và dân chủ.
Source:Asia News
Edward Pentin, ký giả thường trực của tờ National Catholic Register vừa có bài viết nhan đề “Cardinal Zen’s Arrest Will Test the Vatican’s Agreement With Communist China”, nghĩa là “Vụ bắt giữ của Hồng Y Zen là phép thử đối với thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc cộng sản”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Vụ bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân và bốn nhà hoạt động ủng hộ dân chủ hôm thứ Tư với cáo buộc “thông đồng với các thế lực nước ngoài” đặt ra một thách thức trực tiếp đối với Tòa Thánh và hiệu quả của những nỗ lực gây tranh cãi gần đây nhằm hợp tác chặt chẽ hơn với Bắc Kinh.Tòa Thánh đã đưa ra một tuyên bố ngắn gọn vào chiều thứ Tư cho biết họ đã “lo lắng trước tin tức về vụ bắt giữ của Đức Hồng Y Quân và đang theo dõi tình hình một cách hết sức chú ý.”
Vị giám mục hiệu tòa 90 tuổi của Hương Cảng đã được thả khỏi nơi giam giữ vào cuối ngày thứ Tư nhưng chỉ được cảnh sát cho tại ngoại, và như thế vẫn phải đối mặt với các cáo buộc đang chờ truy tố.
Đức Hồng Y Quân là người thẳng thắn chỉ trích sự cai trị chuyên quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và việc bắt giữ ngài diễn ra chỉ 3 năm rưỡi sau khi Tòa Thánh ký một thỏa thuận tạm thời bí mật và gây tranh cãi với Bắc Kinh nhằm hợp pháp hóa việc bổ nhiệm các giám mục.
Thỏa thuận, mà Đức Hồng Y coi là “sự phản bội” đối với Giáo hội thầm lặng trung thành với Rôma, đã được gia hạn vào cuối năm 2020. Những phát triển mới nhất sẽ kiểm tra tính hiệu quả của những thỏa thuận đó và liệu chúng có thực sự cung cấp cho Tòa Thánh bất kỳ quyền thương lượng thực sự nào hay không. Vatican luôn lập luận rằng sự kiên nhẫn là cần thiết trước khi những thỏa thuận này có kết quả và thật là đáng chú ý để xem Tòa Thánh sẽ phản ứng như thế nào khi Đức Hồng Y bị truy tố. Việc bắt giữ ngài cũng là một thử nghiệm quan trọng đối với người kế nhiệm hiện tại của ngài, Đức Cha Stêphanô Châu Thủ Nhân (Chow Sau-yan, 周守仁 ), người lãnh đạo giáo phận từ tháng 12 năm ngoái.
Đức Hồng Y đã bị bắt cùng với 4 người khác vì điều hành một quỹ hiện đã bị giải tán để bảo vệ những người bị bắt vì các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ.
“Quỹ cứu trợ nhân đạo 612”, được thành lập vào năm 2019, đã quyên góp được hơn 32 triệu đô la cho những người bị ảnh hưởng, nhưng cảnh sát Hương Cảng đã đóng quỹ này vào năm ngoái theo luật an ninh quốc gia của lãnh thổ có hiệu lực vào năm 2020.
Đức Hồng Y Quân và chính phủ Hoa Kỳ đã chỉ trích luật an ninh quốc gia làm xói mòn các quyền tự do dân sự và chính trị mà Bắc Kinh đã hứa với Hương Cảng theo thỏa thuận “một quốc gia, hai hệ thống” khi lãnh thổ này được trả lại từ tay người Anh để Trung Quốc cai trị vào năm 1997.
Tất cả năm người bị bắt đều là thành viên của “Quỹ cứu trợ nhân đạo 612” và bao gồm luật sư kiêm chính trị gia cao cấp nổi tiếng Ngô Ái Nghi (Margaret Ng, 吳靄儀), nhà hoạt động và ca sĩ nhạc pop Hà Vận Thi (Denise Ho, 何韻詩), cựu Dân biểu Hà Tú Lan (Cyd Ho, 何秀蘭); học giả và nhà hoạt động Hứa Bảo Cường (Hui Po Keung, 许宝强).
Các nguồn tin ở Hương Cảng đã nói với tờ Register rằng học giả Hứa Bảo Cường đã chuẩn bị lên chuyến bay từ Hương Cảng đến Đức vào hôm thứ Ba, nhưng đã bị chặn lại. Tất cả năm người đã bị buộc tội “thông đồng với các lực lượng nước ngoài.”
“Đây là những người được kính trọng nhất trong phong trào dân chủ và đó là một liên minh thực sự,” Mark Simon, một người bạn và là cựu cộng sự kinh doanh của Jimmy Lai, một thương gia Công Giáo bị bỏ tù vào năm ngoái vì vi phạm luật an ninh quốc gia chỉ vì tham gia ủng hộ các cuộc biểu tình dân chủ.
Simon nói với tờ Register rằng để bắt ba trong số năm vị này “đặc biệt là Đức Hồng Y Quân, xét vì những hệ quả đối với Vatican,” cần “phải có sự phê chuẩn của Bắc Kinh”, và vì thế, những gì diễn ra cho chúng ta thấy là Bắc Kinh không quan tâm chuyện gì đang xảy ra hoặc ai đang nắm quyền. Nói cách khác, họ không quan tâm đến một khởi đầu mới dành cho tân Đặc Khu Trưởng Hương Cảng.
Lý Gia Siêu (John Lee, 李家超) là tân Đặc Khu Trưởng, người đứng đầu chính quyền Hương Cảng, là cựu giám đốc an ninh Hương Cảng và là người ủng hộ trung thành của Bắc Kinh. Lý Gia Siêu được tường trình là không được lòng dân do ông đã đàn áp những người biểu tình trong các cuộc tuần hành phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi vào năm 2019 (các cuộc biểu tình là lý do cho luật an ninh quốc gia), việc bổ nhiệm Lý vào cuối tuần qua đã được nhiều người nhìn thấy như là cách Bắc Kinh siết chặt thuộc địa cũ của Anh. Ông ta sẽ đảm nhận quyền hành của mình vào tháng Bảy.
Benedict Rogers, người sáng lập tổ chức phi chính phủ Hong Kong Watch, lên án vụ bắt giữ, nói với CNA rằng họ “không nghi ngờ gì rằng Bắc Kinh có ý định tăng cường đàn áp các quyền và tự do cơ bản ở Hương Cảng.”
Bạn bè của vị Đức Hồng Y này đã nói với tờ Register rằng ngài đã tiên liệu bị bắt từ lâu và không sợ số phận của mình dưới bàn tay của những nhà cầm quyền độc tài, do Bắc Kinh lãnh đạo hiện đang điều hành Hương Cảng.
Source:National Catholic Register
Theo tin CWN, ngày 11 tháng 5, 2022, dự luật Women’s Health Protection Act of 2022 [Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ năm 2022] (S.4132) đã bị đánh bại tại Thượng viện Hoa Kỳ với tỷ lệ 49-51, trong khi cần tới 60 phiếu mới được thông qua.
Dự luật trên đã được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua ngày 24 tháng 9, 2021, với số phiếu 218-211 nhưng đã bị Thượng viện bác bỏ lần đầu hồi tháng 3 năm nay với số phiếu 46-48. Theo National Right to LifeNews (https://www.nationalrighttolifenews.org/2022/03/senate-rejects-cloture-on-the-democrats-abortion-on-demand-without-limits-bill), nếu dự luật này được Thượng viện thông qua, nó sẽ chính thức biến phá thai thành luật và chính sách liên bang và sẽ bác bỏ mọi luật lệ tiểu bang hiện hành.
Dịp đó, Carol Tobias, chủ tịch National Right to Life (Quyền Sống Toàn quốc) cho rằng, “Luật có ảnh hưởng sâu rộng này chà đạp ý muốn của nhân dân Hoa Kỳ và đe dọa đời sống của phụ nữ và trẻ chưa sinh”. Bà nói rằng, “cái gọi là ‘Women’s Health Protection Act’ nên được gọi là ‘đạo luật phá thai không hạn chế cho tới lúc sinh’. Nó sẽ đưa ra nhiều thay đổi triệt để, bao gồm việc nới rộng việc người nập thuế tài trợ việc phá thai, và loại bỏ các đòi hỏi phải cung cấp cho người đàn bà thông tin về việc phát triển của đứa con chưa sinh của mình để bà có thể có quyết định sáng suốt”.
Tobias nói tiếp, “luật này cho thấy Đảng Dân Chủ cứng ngắc và bất khoan dung ra sao về việc phá thai”. Trong số các điều khoản bảo vệ mà dự luật này muốn phá bỏ, ta thấy:
• Hầu như mọi hạn chế Liên Bang về việc người nộp thuế tài trợ phá thai;
• Các luật bảo vệ lương tâm cho phép các chuyên gia y tế không buộc phải cung cấp dịch vụ phá thai;
• Các đòi hỏi phải cung cấp cho các phụ nữ kiếm cách phá thai các thông tin chuyên biệt liên quan tới đứa con chưa sinh của họ;
• Luật buộc phải có thời gian suy nghĩ (chờ đợi);
• Luật đòi phải có sự đồng ý của cha mẹ hay thông báo cho cha mẹ đối với vị thành niên tìm cách phá thai;
• Luật hạn chế việc thực hiện phá thai phải do các y sĩ có giấy phép;
• Các ngăn cấm phá thai có chọn lựa sau 20 tuần khi đứa con chưa sinh biết cảm thấy đau đớn;
• Các đòi hỏi phải cung cấp cho phụ nữ thông tin hay các phương thức thay thế phá thai;
• Các ngăn cấm phá thai để chọn phái tính, và các vụ phá thai dựa trên chẩn đoán khuyết tật, trong đó có hội chứng Down.
Jennifer Popik, J.D., giám đốc Luật Lệ Liên Bang của National Right to Life, nói rằng “luật lệ này sẽ dẹp bỏ gần như mọi luật lệ bảo vệ hiện hành của các tiểu bang. Ngoài ra, nó cũng ngăn cấm các tiểu bang thông qua các đạo luật bảo vệ mới trong tương lai, dù là các luật lệ được Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ cho là được phép theo hiến pháp”.
Popik nói tiếp, “với dự luật này, phá thai chọn lựa sẽ trở thành thủ tục phải được làm cho dễ dàng, không bao giờ được trì hoãn, ngăn cản dù ở mức độ nhỏ nhặt nhất”.
Lần này, Thượng viện bác bỏ với tỷ số 49-51. Nhân dịp này, Đức Tổng Giám Mục William Lori of Baltimore, chủ tịch Ủy Ban Các Sinh Hoạt Phò Sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã ra một tuyên bố với nội dung như sau:
Hôm nay, Thượng viện Hoa Kỳ đã thất bại trong việc thúc đẩy Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ, S. 4132. Dự luật này sẽ áp đặt việc phá thai theo yêu cầu trên toàn quốc ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ thông qua luật liên bang và sẽ loại bỏ các luật bảo vệ sự sống ở mọi bình diện chính phủ - - bao gồm việc thông báo cho cha mẹ đối với trẻ em gái vị thành niên, sự đồng ý có hiểu biết và các biện pháp bảo vệ sức khỏe hoặc an toàn nơi các cơ sở phá thai. S. 4132 cũng buộc mọi người Hoa Kỳ ủng hộ việc phá thai trong nước và ở nước ngoài bằng tiền thuế của họ và cũng có khả năng buộc các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các chuyên gia thực hiện, hỗ trợ và / hoặc giới thiệu việc phá thai chống lại niềm tin sâu sắc của họ, cũng như buộc người sử dụng lao động và công ty bảo hiểm phải bảo hiểm hoặc trả tiền cho việc phá thai.
Đức Tổng Giám Mục William E. Lori của Baltimore, chủ tịch Ủy ban các hoạt động phò sinh của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ và Đức Hồng Y Timothy M. Dolan ở New York, chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo, đã đưa ra tuyên bố sau:
“‘Đạo luật bảo vệ sức khỏe phụ nữ ’(S. 4132) là một biện pháp hoàn toàn bất công và cực đoan sẽ áp đặt phá thai theo yêu cầu trên toàn quốc ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ thông qua luật liên bang. Chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi cuộc bỏ phiếu của Thượng viện để thông qua dự luật này đã thất bại lần thứ hai trong vòng chưa đầy ba tháng. Dự luật này nhấn mạnh rằng phá thai tự chọn, bao gồm cả phá thai tự chọn cho thai kỳ cuối cùng, là 'quyền con người' và 'chăm sóc sức khỏe phụ nữ' - điều cần được quảng bá, tài trợ và tôn vinh. S. 4132 cực đoan hơn nhiều so với Roe v. Wade. Nó sẽ làm mất hiệu lực của các luật được ủng hộ rộng rãi nhằm bảo vệ phụ nữ và trẻ em chưa sinh khỏi ngành kỹ nghệ phá thai vô đạo đức, sẽ buộc tất cả người Mỹ ủng hộ việc phá thai ở đây và ở nước ngoài bằng tiền thuế của họ, và tìm cách buộc các bệnh viện tôn giáo và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thực hiện phá thai trái với niềm tin của họ.
“Hơn 60 triệu trẻ em chưa sinh đã mất mạng vì phá thai, và vô số phụ nữ phải chịu những tổn thương về thể chất và tinh thần khi phá thai. Dự luật cấp tiến này sẽ thêm hàng triệu trẻ em nữa vào con số bi thảm đó. Là một quốc gia được xây dựng dựa trên sự công nhận rằng mỗi con người đều được Tạo hóa ban tặng cho những quyền bất khả xâm phạm đối với sự sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc, chúng tôi khẩn cầu Quốc hội ngừng thúc đẩy việc phá thai như một giải pháp cho nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái, và thay vào đó, áp dụng chính sách công hoàn toàn tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho các quyền này cũng như nhu cầu của cả bà mẹ lẫn đứa trẻ. ”
- Ông Jean Bouchet, sử gia Pháp đã viết kỹ hơn: Ta nhìn lại và rút tỉa ở cuộc đời tiên sinh một bài học qúi giá về lòng tin tưởng ở sức mạnh của chí cương quyết. Sự tin tưởng ấy chiến thắng tất cả mọi trở lực, miễn là nó bền bỉ và quả quyết. Thật là đẹp đẽ cuộc đời cần cù của tiên sinh, cuộc đời đem vinh dự về cho làng mạc quê hương và cho cả nước VN, nơi tiên sinh đã để lại nhiều công trình, nỗ lực lớn lao... Cuộc đời của tiên sinh tóm trong mấy chữ: bác học, tâm thuật và khiêm nhượng’’. (Jean Bouchot, Petrus Ký, savant et patriote cochinchinois. Nguyên Hương dịch: Petrus Trương Vĩnh Ký, một học giả Nam Kỳ, Saigon 1925 tr. 171)
- Tác giả Nguyên Hương cho rằng: Petrus Ký là tín đồ mộ đạo, nhưng không say mê cuồng tín, yêu nước nhưng trước thực trạng bi đát của nước nhà Trương Vĩnh Ký sáng suốt như ước đoán được những ngày tàn tạ suy vong khó tránh được cho xứ sở, nếu không kịp thời báo nguy. (Nguyên Hương. Petrus Trương Vĩnh Ký. Văn Hóa Tập San. tập XIV, tr. 1713)
- Ông Hồ Hữu Tường ghi nhận: Riêng đối với nhà trí thức Trương Vĩnh Ký, chuyến đi Pháp đánh dấu một cái quanh trọng đại trong tâm tình. Ở Pháp ông đã tiếp cận với nhiều nhà trí thức và xuyên qua những nhân vật này ông làm quen với những trào lưu tư tưởng tiến bộ u Châu. Là con chiên ngoan đạo, Trương Vĩnh Ký được vạch mây mù mà thấy được Thiên Chúa giáo nguyên thủy. Qua Mặc dù những tác phẩm về Thiên Chúa giáo nguyên thủy bị Tòa Thánh Vatican cấm đọc. Nhưng ông đã lén đọc và tiêm nhiễm cái tinh thần phục vụ đại chúng bình dân và nghèo khổ, mà Đức Giêsu và 12 Tông Đồ khi lập giáo đã truyền bá. Đây là một cuộc thay đổi âm thầm trong tâm tư. (Hồ hữu Tường, thuyết trình tại Trung Tâm Văn Bút Sàigòn, 28-7-1974).
- Quan thông ngôn Lê Phát Đạt gặp Petrus Ký sống trong cảnh thanh bần đã khoe tài làm giàu của mình, Petrus Ký khuyên: ‘‘Này cháu ơi, chớ vội vui mừng. Đương lúc vui, nên gẫm mà buồn lần lần đi. Đến khi nguy khốn dễ đuổi tan sầu não. Trong khổ cực, là biết nghĩ đến vui mừng, thì hãy vui. Việc gì cũng có trả có vay’’. (Hồ Hữu Tường, Hiện tượng Trương Vĩnh Ký, Bách Khoa Giai Phẩm, số 414, 1974).
Qua những nhận xét trên, trong bài này trình bày về Trương Vĩnh Ký là nhân chứng về sống đức tin trong thời kỳ bách đạo.
ĐẦU XANH ĐÃ VƯƠNG TỘI TÌNH GÌ?
Bà Nguyễn Thị Châu, người Cái Mơn, Vĩnh Long, là thân mẫu của nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837-1898) lập gia đình với ông Trương Chánh Thi, trở lại đạo Công Giáo và là võ quan dưới triều Minh Mạng, trấn đóng biên giới Cao Miên. Từ ngày lấy chồng, một mình ở nhà nuôi con. Con gái lớn mất khi còn nhỏ, trong thời gian chồng đi lính xa. Khi chồng về thì con gái đầu lòng đã chết mà chưa kịp đặt tên. Rút kinh nghiệm, lần này khi trả phép ông dặn vợ đặt tên cho những người con kế là: Sử, Ký, Đại, Việt. Vì thế, bà có hai con trai tiếp là Trương Chánh Sử và Trương Vĩnh Ký.
Ông Thi đã được cố Hòa, linh mục Thừa Sai đã dạy giáo lý, rửa tội và kết duyên nên nghĩa vợ chồng qua phép hôn phối. Chú rể đã 30 tuổi, cô dâu mới 18 xuân xanh. Một sự giằng co quyết liệt trong con người ông Thi là: Đã là quan thì phải bỏ đạo. Đây ông lại theo đạo lấy một tín đồ đạo gốc. Vì thế viên sỹ quan này là cái gai trong triều đình bấy giờ.
Trương Vĩnh Ký sinh ngày 06-12-1837, tại Cái Mơn, Vĩnh Long. Tên rửa tội là Jean Baptiste, tên thêm sức là Petrus. Vừa mới lọt lòng mẹ, bé chưa kịp khóc, thì Cái Mơn đã chìm trong mùa lửa cháy. Lửa bốc cháy khắp nơi, nên mẹ bé chỉ kịp vơ vội chiếc áo của chồng cuốn cho con, chạy xuống chiếc xuồng nhỏ theo ông bà ngoại chạy thoát quân lính triều đình truy bắt. Sau một ngày, ông ngoại dựng tạm chiếc lều tre trên bãi đất trống cho mẹ con thơ nương thân. Trong căn lều này, bé đã khóc 9 ngày 9 đêm. Cả nhà chỉ còn biết cầu nguyện. Ông ngoại của bé đã chuẩn bị cho bé chiếc quan tài bằng gỗ mít. Tới ngày thứ 10, bé im tiếng khóc. Được tin vợ sanh, ông Thi về thăm, thấy con ông ôm con khóc lặng người. Thời kỳ này, Minh Mạng ra 3 chỉ dụ ngày 06-01-1833, và ngày 25-01-1836 nhằm: ’’triệt hạ tận gốc tín đồ Gia Tô’’; và chỉ dụ ’’sát tả’’ ngày 05-06-1938. (Trương Vĩnh Ký, bi kịch muôn đời. Chương 1)
Năm Ký lên 3, bố về thăm và trước khi đi, ông xin ông ngoại đổi tên con là Trương Vĩnh Ký thay vì có chữ lót như Trương Chánh Ký. Không ngờ đó là lần cuối cha con vĩnh biệt nhau.
Năm 1840, mới lên 3 tuổi, Ký mang trên đầu 3 chiếc khăn tang: tháng 2, bà ngoại mất vì kiết lỵ. Tháng 6, ông ngoại bị lính triều đình đập vồ vào đầu, óc phụt ra ngoài, xác bị ném xuống rạch Cái Mơn. Tháng 9, đầu thời Thiệu Trị, bãi bỏ việc bảo hộ Cao Miên, và do sắc chỉ cấm đạo buộc binh lính, quan chức trong triều bỏ đạo. Lãnh binh Trương Chánh Thi về qui ẩn tại Cái Mơn và qua đời tại đây. Ông về vào đúng lúc làng quê đổ nát, tan tành, 20 người bị chém đầu, bị treo cổ, bị cột đá buông sông Cổ Chiên, 3 người bị lăng trì.
LỚN LÊN TRONG ĐỨC TIN
Đang lúc dân chúng tán loạn, Bà Châu ẵm vội hai anh em Sử-Ký chạy thoát khỏi vòng lửa đạn. Bà Châu tay dắt bé Sử, 4 tuổi, bên hông ẵm bé Ký. Ba mẹ con chạy dọc theo bờ rạch, thì có ông lão giả dạng chài lưới, gọi với rồi chở ba mẹ con đến một đống rơm ở đầu thôn. Ông bắt 3 người chui vào đấy. Ba mẹ con ở trong đó 3 ngày 3 đêm. Ngày ngày ông lén lút đem dúi cho giỏ cơm với mắm tép rang mặn. Sau khi tình hình yên ổn, ông đem ba mẹ con về dựng lều trên nền đất tro tàn đổ nát của thôn làng cũ. Mẹ góa con côi sống qua ngày. Ông lão chài kia bà đã nhận ra không ai xa lạ đó là thầy đồ Học, người Phật giáo và trí thức, không chịu ra làm quan. Ông mở lớp dạy trẻ con trong làng, về chữ thánh hiền. Những ngày êm ả này, có thày giảng tên Tám lui tới dạy kinh bổn. Còn anh em Sử đến nhà thày Học để học chữ. Ở nhà bà Châu dạy con về tục ngữ ca dao bằng những bài hát ru con. (sđd. Chương 2 và 3)
Đầu thời vua Thiệu Trị, việc ‘‘sát tả’’ giảm. Dân chúng dễ thở hơn. Gia đình bà Châu thật hạnh phúc. Cậu Sử khôn ngoan lanh lợi. Ký thông minh, sáng suốt trước mọi vấn đề. Đó là điều an ủi cho bà Châu. Thày Học thuyết phục bà Châu đem được Sử lên tỉnh Vĩnh Long học. Ký ở nhà vùi đầu vào thùng sách của bố để lại. Vì xưa bố là quan văn mà phải hành sự như là quan võ. Trong thùng sách có cuốn Thánh Kinh bằng tiếng La tinh, Ký không đọc được. Nhưng may quá thày Tám dạy Ký học Latin, trong 6 tháng Ký đã đọc và hiểu hết. Linh mục Thừa Sai Charles Emil Bouilleveaux Long (1823-1913) từ Paris đến phục vụ tại Cái Mơn, và nhờ Ký dạy tiếng Việt và sau này chính Cha đem Ký vào học ở tu viện Cái Nhum, vì chưa có chủng viện đào tạo.
Sóng gió lại đến, một hôm họ Cái Nhum bị bao vây, giáo dân hoảng sợ đem ảnh tượng chôn dưới đất, trong chum vại, đút vào bụi rậm ngoài vườn tược. Chủng viện Cái Nhum bị lục soát. Cố Long và Ký chạy thoát dọc theo bờ rạch, đi tới gần trưa mới thấy được chiếc xuồng, gọi vào xin chở qua bên kia sông Cổ Chiên. Xuồng vừa tới bờ, thì có một viên quan chạy tới để nhận hai ‘‘tà đạo’’. Ngay lúc ấy, Ký nhận ra viên sỹ quan là bố của hai người bạn học cùng lớp của thày Học. Viên sỹ quan già suy tư, nhìn trời và bày mưu bảo hai người nhảy xuống sông, đồng thời viên sỹ quan hô to.. bắt lấy.. bắt lấy. Nhưng không có ai nhảy theo. Thế là cha Long và Ký bơi thoát qua bên kia sông. Những lúc tán loạn ấy, bà Châu một mình chạy bán sống bán chết mặt chúi xuống bùn. Như nhiều lần trước, khi trở về nhà bà chỉ còn là đống tro tàn (sđd. Chương 8).
Năm 1848, trải qua một tháng trên đường đầy hiểm trở, nhiều lần tưởng chết, toàn ngủ bờ ngủ bụi, hay trong các chòi vịt, không dám vào nhà ai. Một lần ở trong vườn hoang, cha Long bị sốt rét, không chăn mền, nhờ một người trong xóm cho được cùi rơm, làm mồi lửa sưởi ấm cho cha. Sau cùng cố Long đã đưa Petrus Ký và 9 chủng sinh khác qua tới Pinalu, trung tâm truyền giáo ở Đông Dương, cách Nam Vang 6 dặm. Đây là nơi gặp gỡ nhiều chủng sinh các nước Á châu: Thái, Miên, Tàu, Lào, Triều Tiên. Cha Hòa làm giám đốc. Lớp học có 25 người, Ký học luôn đứng đầu lớp.
Năm 1852, sau 4 năm học, các Thừa Sai đã khám phá ra Ký là một thiên tài và chọn Ký gửi qua học bên Paulo Pénang, ở Mã Lai. Cùng đi có Vương Thừa Vũ người Trung Hoa, và Malachai người Xiêm. Ký là người nhỏ con nhất, lại mang nhiều sách nặng nhất. Giao thông khó khăn, đi băng rừng vượt núi qua ngả Xiêm mới tới được Mã Lai. Tới Pénang, Thừa Sai Dominique Lefebvre (1810-1865) ra tận bến tàu đón ba chủng sinh. Cha Lefebvre đã tới VN năm 1835, bị bắt giam rồi bị trục xuất về Pháp. Rồi từ Pháp cha đi Roma, về Ma Cao để trở lại Pénang. Ở Pénang Ký mải mê đọc sách trong thư viện, nhiều lần tới khuya quên ăn, chính cha Lefebvre dẫn vào bếp xin cơm cho Ký ăn. Những bài anh đọc tới lần thứ hai là kể như đã thuộc. Nhờ vậy, Ký thông thạo thêm 14 thứ tiếng. Ký đã được giải thưởng 100 bảng Anh do toàn quyền người Anh ở Pénang treo giải thưởng viết bằng tiếng Latin. Được tiền thưởng Ký ra chợ mua 8 sấp vải Bombay để dành tặng mẹ. Nhưng Ký nghĩ là không biết đem vải về mẹ có may mặc hay lại đem cho người khác. Vì khi ở bên nhà, lúc anh Sử tặng mẹ sấp vải thô dệt tay, mẹ không may, mẹ đem tặng cho bà cụ trong xóm. Nếu có mua được mớ tép, kho lên, mẹ húp chút nước, còn tép lại để cho hai con ăn. Ký nhớ, khi bà cụ ấy mất, mẹ qua viếng thấy bộ quần áo mới bà cụ mặc khi nằm xuống là vải mẹ tặng. Lúc ấy mẹ nói: cả đời thiếm ấy, khi nằm xuống mới có bộ quần áo mới. Đối với mẹ ‘‘cho là được’’. Ký còn định mua thêm như thuốc bắc, sâm cao ly... Nhưng Ký hoàn toàn thất vọng vì bà đã ra đi trước khi nhận quà của con, năm 1857.
Những năm ở Pénang, ai cũng công nhận Petrus Ký là thần đồng trong những bạn đồng khóa. Vì thế Ký được chọn đi La Mã học. Và mặc dù tinh hình chỉ dụ sát tả mới ban hành ngày 07-06-1857, ngày càng gắt gao tại VN, và nhiều cạm bẫy, Petrus Ký vẫn xin về thụ tang mẹ. Vì tội bất hiếu là tội nặng hơn các tội. Đấy là lý do Ký xin về, để che dấu muốn sống những ‘‘ngày trên thánh giá’’ như mọi người trong làng nước (sđd. Chương 15).
Năm 1858, cùng về VN với Petrus ký có Phan Thanh Long người Gia Định và Lê Huy Tốn người Ninh Bình. Tàu ghé Hạ Châu rồi mới về Bến Nghé (Saigon). Nghe tin Ký về, nhiều tác giả đến tặng sách. Ký mang về 11 thùng sách.
HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN
Lần về cũng gian truân như khi đi, đất nước đang tràn ngập khói lửa vì lệnh cấm đạo. Hải cảng lớn không vào được, tàu đành ghé Cần Giờ. Ba học sinh và 11 thùng sách của Ký được chú Ba Cần Giờ chở đi trốn sâu vào rừng đước. Một lúc sau, chú cho thuyền tạt vào một chòi lá cao hơn mặt nước độ một thước. Nơi đây có cả bàn thờ Chúa. Ba người thở phào nhẹ nhõm, tắm rửa và đọc kinh chung. Chú Ba dọn cá nướng như ‘‘cả nước đón mừng ba cậu về’’. Trong bữa cơm, chú Ba kể mình ở Chợ Quán. Nhà bị đốt sạch như bao gia đình khác, chú đem Chúa ra đây thờ. Giáo dân chết như rạ. Chú Ba dặn ba thanh niên: Các chú về giữa thời loạn. Thánh giá đặt đầy giữa đường coi chừng đi qua dẫm lên, là chết. Chặt đầu, treo ngay ở chợ. Ban ngày đi tỏ vẻ phân vân, e dè, dò đường là.. coi như rồi. Đi đêm dễ hơn, đèn tù mù ít ai thấy rõ mặt.
Phan Thanh Long muốn về nhà trước, chiều lòng chú Ba chở Long cặp thuyền ở một khúc vắng, để Long về Gia Định. Ngay sau đó chú Ba nghe nhiều tiếng huyên náo. Thì ra vừa đi không xa, Phan Thanh Long bị bắt, đầu bị chặt treo ở ngoài chợ (Chương 17). Chú Ba thuê ghe chở Ký về Rạch Giá, từ đây về Long Xuyên. Sách vở để lại chòi vịt của chú Ba Cần Giờ. Trên ghe về Long Xuyên, Ký phải giả vờ làm người đau bụng đắp mền rên la mới qua được 6 điếm canh. Và sau cùng Ký về được đến Cái Mơn, không còn nhà thờ và chủng viện. Tất cả đều đổ nát. Vui mừng Ký gặp lại anh Sử vào buồi chiều, gần tối. Sử kể lại cho em về những ngày cuối của mẹ. Và lặp lại lời mẹ dặn: Đất nước này tổ tiên tạo lập, để lại phải giữ. Nhà mình đạo gốc, gì cũng không được bỏ đạo. Chúa sẽ cứu rỗi linh hồn hai con. Sử lúc ấy đã có vợ và 2 con. Sử khuyên em nên trở lại La Mã học như các Thừa Sai mong đợi. Ký trả lời: Em quyết về. Có thể đây là lần đầu tiên em không vâng lời các Thừa Sai. Dẫu mẹ không còn trên đời này, nhưng còn Quê Hương. Quê Hương mình trù phú lắm. Tổ tiên mình chạy dạt về đây, gặp hòn cù lao sình lầy, vô chủ. Nhưng có nước ngọt. Chịu cực trăm bề chịu khổ nghìn bề để tạo lập vùng đất mới cho con cháu... Anh đừng thất vọng; Em hoàn toàn không muốn làm linh mục, làm nhà truyền giáo. Em thấy mình không hợp với cương vị thiêng liêng mà Chúa ban. Em có đọc kỹ những chỉ dụ sát tả của nhà vua. Chúa cứu thoát em khỏi chết lần này. Em nghĩ, có chết, em sẽ chết trên đất nước mình, quê hương mình (Sđd. Chương 18).
Năm 1859, vui nhất là Ký gặp lại Thầy Học, Thừa Sai Hòa. Hai người đã khai tâm cho anh hồi còn nhỏ. Cha Hòa kể lại nhũng vụ tử đạo ở Cái Mơn, trong những ngày Ký không có nhà: Một hôm lính ập vào bắt thánh trùm họ Emmanuel Lê Văn Phụng, thánh linh mục Phêrô Đoàn Công Quý, điệu hai vị ra trước bàn thờ, lột trần trước nhà tạm, chém mỗi người 5 nhát gươm. Cùng bị bắt có 32 giáo dân (sđd. Chương 20).
Sau khi ở Penang về, Ký bỏ áo nhà tu. Thừa sai Hòa nhờ Petrus Ký dạy học tại chủng (tu) viện Cái Nhum, trong xứ Cái Mơn. Nhà thờ và tu viện đều mới được cất lại bằng tre, cây tạp, và lá dừa nước. Sáng anh tự nấu cơm ăn với mắm kho, chiều về thăm mộ mẹ. Tối anh chong đèn dầu soạn bài. Với phương pháp sư phạm mới, anh dạy tiếng Pháp và tiếng Latinh. Chủng sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Học hành mà thầy trò học sống hồi hộp lo sợ. Khi nào có ám hiệu báo động thì cả lớp quơ vội vàng giấy mực... chạy.
Một hôm trong thân mật, Thừa Sai Hòa lại đặt vấn đề với Petrus Ký là chọn anh gửi đi học bên La Mã. Nhưng Petrus Ký rất mực từ chối, viện lý do: con buồn, nhưng con không thể nào bỏ quê hương xứ sở mà đi đâu được. La Mã không có sức thu hút đối với con. Quê hương con nghèo, lạc hậu quá. Dân quê khốn khổ, khốn nạn quá. Vua quan kiêu căng và bạc nhược, đẩy dân chúng tới khốn cùng bạc nhược. Thừa sai Hòa khó mà làm thay đổi được quyết định của học trò ngoan đạo này. Ngài nói: Bây giờ thì cha hiểu được nền tảng xã hội VN mà con đã giảng cho cha. Đó là sự can thiệp của ông bà, quyền hành của người cha và lòng hiếu thảo của con cái.
Ngày 09-12-1858, tu viện Cái Nhum bốc cháy, nhà thờ Cái Mơn bị đốt. Trương Vĩnh Ký tìm đường chạy ra khỏi Cái Mơn. Chạy suốt đêm, mệt quá, tới sáng anh dừng lại trước căn nhà ven bờ sông Hàm Luông. May quá, chủ nhà đã lớn tuổi cho trú ngụ, tiếp đón và cho ăn uống tử tế. Chủ nhà tên là Quản Phụng bạn cùng đi lính và làm việc với bố Trương Vĩnh Ký bên Nam Vang. Đêm lửa cháy đó, Cái Mơn có 14 hương chức bị bắt. Hai nữ tu là Marthe Lành và Ngọt bị bắt giam. Ở nhà Quản Phụng ít bữa, vì sợ mình là ‘‘người có đạo’’ sẽ bị quan quân lùng bắt mà liên lụy đến chủ nhà, nên Petrus Ký xin đi khỏi nhà chủ (sđd. Chương 20).
Vừa ra khỏi nhà thì gặp đám lính đang rượt đuổi bốn tín đồ ‘‘Gia Tô’’ ở ngã ba Cây Gáo. Bốn người bị lột trần truồng, cột dây ở hai chân cho bò kéo ngược về chợ Tân Trụ. Sợ quá, anh trèo lên cây thị nhìn xuống thấy người ta bằm bốn người anh hùng tử đạo ra nhiều khúc. Người bu xem rất đông, nhưng không ai trong bốn người than khóc kêu ca. Không chịu nổi cảnh đau thương, anh vừa trụt xuống khỏi cây thị, thì bị bắt ngay. Quan quận là Trần Lĩnh ra lệnh trói anh vào gốc cây mận đầy kiến. Tới tối, nghe có tiếng người đến gần, anh nhắm mắt chờ một mũi gươm, một nhát vồ. Trần Lĩnh không giết mà cởi trói cho anh. Anh ngạc nhiên vì ông mới ra lệnh trói anh, bây giờ lại thả. Quan nói: Chạy đi. Ta không lệnh trói cậu thì quan huyện trói ta. Nhưng ta không thuộc bọn họ. Chiều hôm sau anh đi theo bờ rạch ra sông Hàm Luông rồi về sông Tiền. Nhiều ngày sau anh không ngờ mình lại vượt qua cái chết nhờ một người tốt như vậy.
Đang chờ thuê thuyền đi Bến Nghé, tìm lại 11 thùng sách gửi khi mới về nước, nhưng lại sợ ‘‘kẻ gian’’. Đứng mệt người, run sợ, thì có chiếc thuyền lan nhỏ rê vào bờ, cho quá giang. Chủ thuyền mời anh xuống. Rụt rè lo sợ bước vào khoang thuyền, anh thấy trong thuyền có bàn thờ Chúa. Qua tâm sự, biết người lái thuyền là cụ già 87 tuổi. Sau khi vợ con bị lính triều đình giết hết và đốt sạch nhà cửa. Ông đã dùng thuyền làm nhà ở và đón tiếp những tín hữu lánh nạn như Petrus Ký. Ông gọi lính triều đình là ‘‘quân Giuđa’’. Mỗi tháng ông giúp 5, 7 người thoát cảnh bắt bớ. Ông đã giúp anh tìm được nhà chú Ba Cần Giờ, có lều vịt. Nhưng chú Ba cũng bị giết. Chỉ còn người con trai 13 tuổi sống sót. Cậu bé tên Lo đã kể cho Ký hay, có một ông Trùm ở Chợ Quán bị giết vì khi đào vườn thấy Thánh Giá chôn giấu ở vườn sau nhà.
Petrus Ký được người tín cẩn dẫn đường trở về Chợ Quán bằng ghe nhỏ. Chợ Quán bị đốt đi đốt lại tới 6 lần, bị ruồng bắt và truy đuổi. Nhưng rồi nhà vẫn mọc lên, các Thừa Sai và tín hũu lại lục tục kéo nhau về. Từng nhà từng nhà, họ âm thầm giữ đạo. Trong một căn nhà lụp xụp, Petrus Ký gặp Thừa Sai Dominique Lefebvre, Ký tròn xoe mắt nhìn cha. Cha ôm Ký:
- Cha không nghĩ còn gặp lại con.
- Con cũng nghĩ không có ngày này.
Đêm ấy, hai cha con ngồi trên tấm giát tre, bên ấm trà, trước ngọn đèn tù mù. Ký nhìn cha:
- Vì sao cha trở lại nơi cha từng bị bắt, bị tống ngục và cũng là nơi ở chủng viện Pénang cha khuyên con đừng về. Cha Lefebvre từ tốn trả lời:
- Bổn phận của con là học. Bổn phận của cha là truyền giáo. Mỗi người phải hiểu rõ. Chúa cho con trí thông minh. Chúa muốn con phải làm nhiều việc cho đạo Thánh của Người. Còn cha đã hết thời đi học. Bổn phận cha là tới những nơi con chiên khổ cực cơ hàn nhất, bị giày xéo khốn cực nhất. Và Đức Giáo Hoàng Leo XIII khuyên cha trở lại đây, tiếp tục làm bổn phận của một thiên sứ.
- Thưa cha, con thấy tình hình nước con ngày càng căng thẳng. Các cha Thừa Sai và giáo dân đang là nạn nhân oan uổng của triều đình. Nhất là sau khi hạm đội Pháp nổ sùng chiếm Đà Nẵng.
Cha Lefebvre chậm rãi tiếp lời:
- Cha rất lo cho con, hãy còn chưa muộn, nếu con quyết định đi La Mã. Cha sẽ lo liệu cho con. Khi nào đất nước yên hàn con sẽ về.
Trương Vĩnh Ký nhìn cha nói:
- Thưa cha, dẫu thế nào đi nữa, con vẫn muốn ở lại đất nước con.
Một lần nữa, linh mục thừa sai này lại bất lực trước một thanh niên ngoan nết và ngoan đạo. Cha Lefebvre sau làm Giám Mục đầu tiên của Tây Đàng Trong (Sàigòn) từ năm 1844 tới 1863, và qua đời tại Marseille, ngày 30-04-1865 (sđd. Chương 21).
Tình hình trong đất liền thật gắt gao vì quân triều đình truy bắt gắt gao, Petrus Ký ra tạm lánh ra trú ngụ trong một chiếc lều lá ở Cần Giờ. Nhưng cũng không ổn, anh lại trở về sống chui rúc dưới hầm trong căn nhà lá ở Bến Nghé (nay là đường Nguyễn Huệ). Trong giai đoạn này, Thánh Linh mục Lê Văn Lộc và hàng chục giáo dân bị xử trảm, ở Trường Thi (nay là đường Hai Bà Trưng). Các Thừa Sai lại có dịp nhắc lại việc Petrus Ký đi La Mã, và thu xếp cho một sỹ quan hải quân Pháp chở đi. Ký khôn khéo từ chối.
Năm 1859, súng nổ ở Vũng Táu, rồi quân Pháp chiếm Gia Định. Thừa Sai Lefebvre giới thiệu Petrus Ký làm thông ngôn để giải quyết tranh chấp Pháp-Việt bằng thương lượng hơn là bằng súng đạn. Từ đây Petrus Ký làm hai việc song song, vừa quảng bá chữ quốc ngữ vừa bảo vệ quyền lợi dân tộc bằng tài ba ngoại giao (sđd. Chương 22).
THÀNH TÂM ĐẾN GIÂY PHÚT CUỐI ĐỜI
Cuối đời ông bị bệnh khái huyết, chính bà Thọ là vợ đã sắc thuốc và chăm sóc ông những ngày cuối. Những ngày trên giường bệnh, Petrus Ký cho gọi các con lại bên cạnh trăn trối, ông khuyên các con đừng vào dân Pháp, nước VN sẽ mất đi một công dân nếu một người trong các con nhập quốc tịch Pháp’’ (Le Vietnam perdra un citoyen, si l’un de vous adopte la nationalité française. x. Trương Vĩnh Lễ, Vietnam, Où est la vérité, tr; 33). Rồi hôm ấy chờ cho con cháu ngủ say, ông nói với bà Thọ:
- Sinh lão tử qui, không ai qua khỏi. Ở tuổi này tôi nghĩ tới trở về với Chúa cũng không sớm sủa gì nữa.
Bà Thọ nói:
- Chẳng ai sống đời được, có điều sống được ngày nào cho con cháu chúng mừng ngày đó. Chỉ mong ông cố thuốc thang và bớt làm việc. Đời ông, tôi chưa thấy lúc nào ông được nghỉ ngơi.
- Tôi thấy mình chưa làm việc được bao nhiêu... Nhưng coi lại, quả tôi cũng đã hết sức rồi. Sinh ra giữa thời loạn..., không phải không có lúc tôi mất phương, lạc hướng. Đó chính là lúc dễ ngộ nhận, dễ lầm lẫn nhất. Lầm lẫn trong nhà thì còn hy vọng con cháu tha thứ, chứ lầm lẫn việc đại sự của nước, của dân thì ai mà tha thứ cho. Với lại, dù ai rộng lượng khoan dung thì lương tâm mình làm thẩm phán lấy chính mình, sẽ không bao giờ để mình được thanh thản.
- Trước mặt Chúa tôi luôn thấy mình thành tâm, thành tâm ngay cả khi mình lầm lẫn. Tôi hiểu, người đời sinh lão tử qui, đường đi nước bước vắn vỏi lắm, nhưng ai có phận nấy, hễ nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã.
- Thôi ông à, ở đời ăn dễ, ở khó. Mọi việc để Chúa phán xét. Nghĩ ngợi nhiều thêm bệnh.
- Mọi việc tôi làm còn lưu lại đó. Việc đúng việc sai hãy để cho đời phán xét. Đời này chưa thì đời sau tiếp tục. Trong sáng như cụ Nguyễn Du mà còn phải kêu lên không biết 300 năm sau có ai hiểu được mình, huống hồ thân tôi. Nếu tôi có ra đi trước, bà nhắc các con cháu là gia tài cả đời tôi cần mẫn, chăm chút để lại cho chúng toàn là sách. Hãy giữ gìn, hãy nâng niu và hãy trao lại cho người biết qúi trọng nó (Năm 1958, sách đã trao tặng Viện Khảo Cổ Sàigòn).
Ông cố rán nói thêm: Con người sống không có sách, thật khó mà thoát khỏi cảnh ngu muội. Con người ngu muội khó mơ ước tới xã hôi văn minh, xã hội dân chủ, tự do.
Tới đây cơn bệnh hoành hành, làm ông ho rũ rợi. Ông ôm ngực, và lại ho từng tràng dài... Xong cơn họ, ông ngồi thở, như hụt hơi. Hôm ấy, như thường lệ, bà Thọ canh xong siêu thuốc, bưng lên hy vọng... Thì thấy ông gục mặt xuống mặt bàn, tay không rời quản bút, trên những trang tự điển của nhà văn Pháp Emile Littré (1801-1881) tặng, sách đang mở ở trang 465. Tay trái ông giữ cuốn ‘‘Bình Sanh’’. Tay phải vẫn cầm chặt cán bút, đầu ngòi bút chúc xuống, óng ánh sắc mực. Nhìn ông như đang làm việc, và như vừa ‘‘mới chợp mắt một tý’’.
Lấy hết can đảm, bà Thọ lay ông. Nhưng ông không dậy nữa. Chén thuốc cuối cùng đã rớt xuống bàn làm nhòe cả những trang sách. Bà Thọ lắc đầu: Ông ấy sống thuộc đời. Ông ấy đã ra đi thuộc Chúa. Hôm ấy là ngày 01-09-1898. Có mặt trong lúc này có các học trò là Trương Minh Ký, Diệp Văn Cương. Bạn là Huỳnh Tînh Của. Và vừa là học trò vừa là con rể Nguyễn Trọng Quản. Trương Minh Ký nói với bà Thọ: Thưa bác, bọn cháu, những môn sinh của thầy, xin cố gắng tiếp nối công trình thầy đang dang dở. Nhưng công trình của thầy đều vượt ra khỏi tầm tay của họ. Nó quá đồ sộ, mà trí thức đám học trò vẫn còn quá thấp so vớ bộ óc khổng lồ của thầy mình.
Trương Minh Ký người học trò trung thành nhất đã tìm được và đọc được trong ‘‘Cuốn sổ bình sanh’’, Trương Vĩnh Ký có ghi:
‘‘Quanh năm quẩn quẩn lối đường dài
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời
Học thức gởi tên con mọt sách
Công danh rốt cuộc cái quan tài
Dạo hòn lũ kiến men chân bước
Bồ xối con sùng chăc lưỡi hoài
Cuốn sổ bình sanh công với tội
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai’’
Và ông đã xin được khắc trên phần mộ bằng tiếng La tinh:
Xin hãy thương tôi, ít nhất là những bạn hữu tôi !
Kiến thức con người, có nó là nguồn sống.
Những ai sống và tin tôi, sẽ không phải chết đời đời.
(GS. Nguyễn Văn Trung dịch. Ba câu này còn tại nhà mồ Trương Vĩnh Ký)
Di ảnh đáng qúi của Trương Vĩnh Ký là đi đâu ông cũng mặc quốc phục Việt Nam.
--------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo
- Hoàng Lại Giang, Trương Vĩnh Ký Bi kịch muôn đời. Truyện danh nhân.
Nhà xuất bản Văn Hóa và Thông Tin, Việt Nam, 07/2001.
- CAO THẾ DUNG,
. Trương Vĩnh Ký thân thế và hình trạng.
. Trương Vĩnh Ký trở về con đường văn hóa, văn học.
dân Chúa Âu Châu, số 191, 09-1998, ttr. 23-31.
Phạm Bá Nha
1. Công lý tức khắc sau khi lính Nga vừa bắn thường dân vô tội
Ukraine đã thông báo về việc binh sĩ Nga đầu tiên bị xét xử trong cái chết của một người đàn ông 62 tuổi ở vùng Sumy của Ukraine, theo một thông báo vừa được văn phòng tổng công tố nước này công bố.
Văn phòng Tổng công tố cho biết họ đã đệ trình cáo trạng chống lại Vadim Shishimarin, thuộc đơn vị quân đội 32010 thuộc Sư đoàn xe tăng Kantemirov số 4 của khu vực Mạc Tư Khoa.
Cuộc điều tra cáo buộc thanh niên 21 tuổi người Nga đã giết một người dân 62 tuổi không có vũ khí đang đi xe đạp ven đường ở làng Chupakhivka, vùng Sumy vào ngày 28 tháng 2.
Theo tuyên bố, các lực lượng Nga đã lái xe vào làng trên một chiếc xe bị đánh cắp với bánh xe bị thủng.
Trên đường đi, họ thấy một người đàn ông trở về nhà, và nói chuyện điện thoại. Một trong những chỉ huy người Nga đã ra lệnh cho trung sĩ Vadim Shishimarin giết người dân thường này vì lo ngại anh ta sẽ báo cáo họ với quân đội Ukraine. Các công tố viên cáo buộc rằng Shishimarin đã bắn nhiều phát súng qua cửa sổ xe hơi từ một khẩu súng trường Kalashnikov vào đầu người dân.
Chứng kiến tất cả những hành động này, quân Ukraine ẩn nấp gần đó, đã xả súng tới tấp vào chiếc xe hơi của quân Nga. Shishimarin bị thương và bắt sống. Các quân nhân Nga khác trên xe hơi đã tử trận.
“Shishimarin hiện đang bị giam giữ. Các công tố viên, và điều tra viên SBU đã thu thập đủ bằng chứng về việc anh ta tham gia vào việc vi phạm luật lệ, và phong tục chiến tranh, kết hợp với tội cố ý giết người. Anh ta phải đối mặt với án tù từ 10 đến 15 năm hoặc chung thân.”
Nếu bị kết tội, Shishimarin sẽ không nằm trong danh sách trao đổi tù binh. Anh ta phải ở Ukraine thọ án.
2. Cảm tử Ukraine phá hủy một kho đạn lớn của Nga. 14 xe tăng bị phá hủy
Trong bản báo cáo sáng thứ Năm 12 tháng 5, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết:
“Lực lượng phòng thủ Ukraine tiếp tục tấn công quân xâm lược trong khu vực trách nhiệm của Cụm tác chiến, và chiến thuật phía Đông. Đặc biệt, trong ngày 11/5, quân đội phát xít Nga đã thực hiện 5 cuộc tấn công. Pháo binh của chúng ta đã chặn đứng các đợt tấn công. Ngoài ra, quân cảm tử Ukraine đã phá hủy một kho đạn lớn, và một đài quan sát”
Quân trú phòng Ukraine đã tiêu diệt tới 250 quân xâm lược, và phá hủy sáu xe tăng, một xe chiến đấu bộ binh, hai thiết giáp, và hai xe chiến đấu bọc thép.
Trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 11 tháng 5, Lực lượng vũ trang Ukraine đã loại bỏ khoảng 26.350 binh sĩ Nga. Họ cũng phá hủy 1.187 xe tăng Nga, 2.856 xe chiến đấu bọc thép, 528 hệ thống pháo, 185 hệ thống hỏa tiễn phóng loạt, 87 hệ thống tác chiến phòng không, 199 máy bay, 160 trực thăng, 1.997 phương tiện cơ giới, và tàu chở nhiên liệu, 12 tàu / thuyền, 390 máy bay không người lái xe, 41 đơn vị đặc nhiệm, và 94 hỏa tiễn hành trình.
Các lực lượng phòng thủ Ukraine đã đẩy lùi 9 cuộc tấn công của quân Nga tại Donbas.
Vào ngày 11 tháng 5, các binh sĩ của Lực lượng Liên quân đã đẩy lùi thành công chín cuộc tấn công của đối phương. Đặc biệt, quân trú phòng Ukraine đã tiêu diệt tám xe tăng của Nga, sáu xe chiến đấu bọc thép, năm xe cơ giới, và một súng phòng không.
Các đơn vị phòng không Ukraine cũng bắn hạ 4 máy bay không người lái Orlan10 của Nga.
3. Tướng hàng đầu của Mỹ nói: Việc Nga sử dụng vũ khí siêu thanh ở Ukraine không phải là “thay đổi cuộc chơi”
Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley cho biết việc Nga sử dụng vũ khí siêu thanh ở Ukraine không có “tác động thực sự đáng kể hoặc thay đổi cuộc chơi” trong phiên điều trần của Tiểu ban Chuẩn Chi Quốc phòng Hạ Viện.
“Ngoài tốc độ của vũ khí, liên quan đến tác dụng của nó đối với một mục tiêu nhất định, cho đến nay chúng tôi không thấy những tác động thực sự đáng kể hoặc thay đổi trò chơi với việc cung cấp một số lượng nhỏ siêu âm thanh mà người Nga đã sử dụng,” Milley nói.
Hôm thứ Ba, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết, Nga đã phóng từ 10 đến 12 hỏa tiễn siêu thanh chống lại Ukraine cho đến nay.
Milley xác nhận đây là lần đầu tiên vũ khí siêu thanh được sử dụng trong chiến đấu, và ông nói rằng Bộ Quốc phòng đã phân tích từng cuộc tấn công siêu thanh, nhưng nói thêm rằng ông chỉ có thể trình bày chi tiết trong một phiên họp chuyên biệt.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng cho biết tại phiên điều trần rằng, ông đồng tình với Milley, và ông không nghĩ rằng việc Tổng thống Nga Putin sử dụng siêu âm thanh sẽ “khiến ông ấy sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân”.
Đề cập đến siêu âm thanh, Bộ trưởng Lloyd Austin nói: “Tôi nghĩ ông ta đang cố gắng tạo ra một hiệu ứng cụ thể với việc sử dụng vũ khí đó, và như Tham mưu trưởng đã chỉ ra, nó di chuyển với tốc độ khiến rất khó để can thiệp. Nhưng nó không phải là một thứ thay đổi cuộc chơi.”
Trước đó trong phiên điều trần, Austin cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định chia sẻ thông tin tình báo với các đồng minh, và đối tác của Mỹ liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Austin nói: “Điều đó đã tạo ra sự tin tưởng giữa các đồng minh của chúng ta theo cách có ý nghĩa hơn, và sự tin tưởng đó cho phép chúng ta tạo ra sự thống nhất cao hơn”.
Austin nói rằng chia sẻ thông tin tình báo là “một yếu tố quan trọng” trong việc thúc đẩy sự thống nhất đó, mà ông hy vọng sẽ tiếp tục.
4. Tổng thống Zelenskiy khẳng định: Chúng ta sẽ giải phóng đất đai, và nhân dân chúng ta
Trước các chiến thắng dồn dập trên chiến trường, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyđã có một diễn từ rất lạc quan gởi quốc dân đồng bào vào tối thứ Tư 11 tháng 5. Ông nói:
Hỡi người Ukraine!
Những người không thể bị đánh bại của đất nước chúng tôi!
Chúng tôi có một loạt tin tức quan trọng - rõ ràng là tích cực cho sự phòng thủ của chúng ta.
Trước hết: Hạ viện của Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu cho một gói hỗ trợ mới, và quan trọng cho nhà nước của chúng ta, và nền dân chủ toàn cầu. Gần 40 tỷ đô la. Một cuộc bỏ phiếu thứ hai sẽ sớm được tổ chức tại Thượng viện Hoa Kỳ. Quyết định này, sau đó sẽ được Tổng thống Biden ký, và có hiệu lực.
Tôi biết ơn người dân Hoa Kỳ, và tất cả bạn bè của chúng ta trong Quốc hội, và Chính quyền vì sự ủng hộ của họ.
Điểm tích cực ở đây chính xác là gì? Các khoản tiền này sẽ được sử dụng nhanh nhất có thể, và không phải qua hệ thống hành chánh rườm rà để củng cố quốc phòng Ukraine. Trước hết, đó là vũ khí, và đạn dược cho chúng ta, trang thiết bị. Nhưng không chỉ có vậy. Nó cũng là sự hỗ trợ cho việc điều tra tội ác chiến tranh của Liên bang Nga, là những kẻ chiếm đóng, và hỗ trợ cho công tác ngoại giao, và hơn thế nữa.
Quyết định thứ hai cũng quan trọng, và thậm chí mang tính lịch sử. Đây là bản cập nhật của chương trình Lend-Lease nổi tiếng của Mỹ. Những người nhớ rõ lịch sử đều biết rằng Lend-Lease là một trong những điều kiện tiên quyết quan trọng cho chiến thắng của Đồng minh trong Thế chiến thứ hai. Hỗ trợ Lend-Lease từ Hoa Kỳ cho Vương quốc Anh, và Liên Xô đã thay đổi đáng kể cán cân quyền lực ở Âu Châu. Người Âu Châu sau đó đã nhận được nhiều loại sản phẩm dưới hình thức Lend-Lease - từ máy bay đến xe tải, từ nhiên liệu hàng không đến các phương tiện liên lạc. Hơn thế nữa, các đài phát thanh của Mỹ, và những thứ khác được cung cấp theo chế độ Lend-Lease đã có tác dụng với người dân Liên Xô rất lâu sau chiến tranh. Trong nhiều thập kỷ. Nước Đức của Hitler, ngay cả với tất cả các nguồn lực trong các lãnh thổ bị chiếm đóng, cũng không thể làm gì để chống lại tiềm năng này của Đồng minh dựa trên năng lực sản xuất của Mỹ.
Và không phải ngẫu nhiên mà Đạo luật cho thuê phòng thủ dân chủ Ukraine mới được ký vào ngày 9 tháng 5. Cá nhân tôi biết ơn Tổng thống Biden về sự ủng hộ này, về quyết định này, và về tính biểu tượng như vậy.
Bởi vì chúng ta hiện đang bảo vệ tự do, và quyền sống cho tất cả các quốc gia tự do trong cuộc chiến chống lại chế độ chuyên chế, mối đe dọa không nhỏ đối với Âu Châu so với 80 năm trước.
Nói một cách đơn giản, Lend-Lease là một kế hoạch cung cấp cho chúng ta mọi thứ chúng tôi cần để phòng thủ. Mặc dù về mặt hình thức nó giống như một khoản cho vay, nhưng trên thực tế, nó mang lại nhiều lợi nhuận nên gọi nó là một khoản cho vay là không chính xác.
Thứ nhất, chúng ta sẽ được tiếp cận với các loại vũ khí, đạn dược, thiết bị hiện đại, và chúng ta không cần phải tìm kiếm các phương án để chi trả cho tất cả.
Thứ hai, bây giờ Tổng thống Hoa Kỳ sẽ không cần sự phê chuẩn của Quốc hội về sự trợ giúp mà ông ta cung cấp. Điều này sẽ tăng tốc độ giao hàng, và còn một điều nữa nên nói riêng. Ukraine liên tục thảo luận về việc bảo đảm an ninh cho chính mình, và bạn bè của chúng tôi theo một cách rất thực chất. Cuộc họp G7 vào ngày 8 tháng 5, trong đó nhà nước của chúng ta lần đầu tiên tham dự ở cấp lãnh đạo. Chúng tôi đang đàm phán với các quốc gia hàng đầu thế giới để mang lại niềm tin cho Ukraine về an ninh trong nhiều thập kỷ tới.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhà nước chúng ta có thể có những bảo đảm như vậy. Không phải điều gì đó trong bản ghi nhớ, không phải là mong muốn tuyên bố về một số loại tất nhiên, mà là những bảo đảm cụ thể. Không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý, mà còn được viết ra rõ ràng: chính xác cái gì, chính xác là ai, và làm thế nào, những điều đó chính xác bảo đảm cho chúng ta. Tạ ơn Chúa.
Tất nhiên, tất cả những điều này sẽ không hiệu quả trong một hoặc vài ngày. Nhưng tôi chắc chắn rằng tháng Năm này sẽ có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử Ukraine.
Vâng, quân đội Nga vẫn đang ở trên đất của chúng ta. Những kẻ phản quốc mà nhà nước Nga coi là cộng tác viên đưa ra những tuyên bố về hoành tráng coi trời bằng vung với sự ngu ngốc hoành tráng, như đã được mô tả trong cuốn “Trái tim của con chó”. Nhưng dù quân xâm lược có cao rao họ thế nào đi chăng nữa thì điều đó cũng chẳng có nghĩa lý gì. Họ không có cơ hội. Tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ giải phóng đất đai, và con người của chúng ta. Nhân tiện, hôm nay trong giao tiếp với sinh viên các trường đại học Pháp, tôi cảm thấy rất tin tưởng vào câu hỏi của họ., và với sự hỗ trợ mới từ Hoa Kỳ, với Lend-Lease, với tất cả sự giúp đỡ mà chúng tôi nhận được từ Vương quốc Anh, và Liên minh Âu Châu, từ Canada, Nhật Bản, Úc – nói không ngoa, là từ toàn bộ thế giới tự do - điều đó sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta.
Hôm nay tôi cũng đã nói chuyện với Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Về hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine, hợp tác năng lượng, và các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga. Từng bước, chúng tôi đang làm mọi thứ để làm cho kẻ xâm lược bị tổn thương nhiều nhất bởi sự xâm lược này.
Tuy nhiên, nói về sự giúp đỡ của các đối tác, chúng ta không được quên rằng chiến thắng có được trực tiếp bởi những người Ukraine đang chiến đấu. Bởi tất cả những người đánh bại kẻ thù, và củng cố quốc phòng.
Mới hôm qua, 404 quân nhân của Các lực lượng vũ trang Ukraine đã được trao tặng các phần thưởng cấp nhà nước.
Danh hiệu Anh hùng Ukraine được truy tặng cho Đại tá Ihor Bedzay, Cục trưởng Cục An ninh Hàng không - Thanh tra-Phi công cao cấp Bộ Tư lệnh Hải quân. Tổng cộng, hơn 13.000 quân nhân của chúng ta đã nhận được các phần thưởng của nhà nước trong cuộc chiến toàn diện.
Điều này chắc chắn thể hiện sự dũng cảm của tất cả các quân nhân phòng vệ của chúng ta.
Tôi biết ơn mỗi người trong số họ! Rất biết ơn.
Vinh quang vĩnh cửu cho tất cả những ai chiến đấu cho tự do!
Hồi ức vĩnh cửu cho tất cả những người đã hy sinh cuộc sống của họ cho chúng ta, cho tất cả mọi người. Cho Ukraine!
Niềm tự hào cho Ukraine!
1. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã được tại ngoại hầu tra
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã được tại ngoại vài giờ sau khi ngài bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giữ.
Các báo cáo xuất hiện ngay sau khi Vatican nói rằng họ lo ngại khi nghe tin về vụ bắt giữ vị Hồng Y 90 tuổi vào ngày 11 tháng 5.
Tờ Financial Times đưa tin, vị Hồng Y đã được tại ngoại từ đồn cảnh sát Sài Loan(Chai Wan, 柴灣) của Hương Cảng vào cuối ngày thứ Tư.
Theo báo cáo, Đức Giám Mục hiệu tòa của Hương Cảng đã bị bắt giữ với vai trò là người được ủy thác của Quỹ Cứu trợ Nhân đạo 612, là quỹ đã giúp những người biểu tình ủng hộ dân chủ trả các khoản phí pháp lý của họ.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân là một người ủng hộ công khai phong trào đòi dân chủ ở Hương Cảng.
Vào năm 2020, một Luật An ninh Quốc gia sâu rộng có hiệu lực, đã hình sự hóa các quyền tự do dân sự được bảo vệ trước đây dưới các tiêu đề “dụ dỗ” và “thông đồng với nước ngoài”.
Reuters đưa tin rằng Đức Hồng Y Quân và bốn người khác, bao gồm ngôi sao nhạc pop Canada-Hong Kong Hà Vận Thi (Denise Ho, 何韻詩),học giả Hứa Bảo Cường (Hui Po Keung, 许宝强), và các nhà lập pháp đối lập cũ Ngô Ái Nghi (Margaret Ng, 吳靄儀) và Hà Tú lan (Cyd Ho, 何秀蘭)) - đã bị bắt vì bị cáo buộc “thông đồng với các thế lực nước ngoài”.
Trước khi luật được thực thi, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân và nhiều người Công Giáo, đã cảnh báo rằng nó có thể được sử dụng để bịt miệng Giáo Hội ở Hương Cảng.
Điều khốn nạn nhất trong vụ bắt giữ Đức Hồng Y Quân là kẻ ký lệnh bắt ngài là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam Cheng Yuet-ngor, 林鄭月娥), một người Công Giáo.
2. Đức Thánh Cha Phanxicô gặp vợ của những người lính Ukraine chiến đấu để bảo vệ Mariupol
Sáng thứ Tư 11 tháng Năm, sau buổi tiếp kiến chung, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp vợ của hai binh sĩ Ukraine, là những người hiện đang chiến đấu để bảo vệ thành phố Mariupol bị bao vây.
Ngài đã an ủi các phụ nữ Ukraine, Kateryna Prokopenko, 27 tuổi và Yulya Fedosiuk, 29 tuổi trong bối cảnh quân Nga tấn công tàn bạo vào nhà máy thép Azovstal. Trong hai ngày liên tiếp 10 và 11 tháng 5, quân Nga đã thực hiện 34 và sau đó là 38 vụ không kích vào nhà máy này. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết, hôm thứ Tư 11 tháng 5, quân Nga đã thả bom xăng đốt cháy nhà máy để thiêu sống các chiến binh Ukraine, trước khi cho xe tăng càn qua khu vực. Bất kể, những trò kinh hoàng này, vẫn còn các chiến binh sống sót và quân Nga vẫn chưa chiếm được nhà máy.
Prokopenko đã kết hôn với Trung tá Denis Prokopenko, là người hiện đang lãnh đạo lực lượng cuối cùng của Ukraine tại pháo đài Azovstal ở thành phố cảng Mariupol.
“Đức Thánh Cha là hy vọng cuối cùng của chúng con. Chúng con hy vọng rằng ngài có thể cứu mạng sống của họ. Xin đừng để họ chết”, Kateryna Prokopenko nói với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một đoạn video ngắn về cuộc gặp kéo dài 5 phút của họ.
Sau buổi tiếp kiến, Prokopenko nói với các nhà báo tại quảng trường Thánh Phêrô: “Chúng tôi hy vọng rằng cuộc gặp gỡ này sẽ mang lại cho chúng tôi cơ hội cứu sống họ”.
“Bây giờ chúng tôi chỉ còn biết trông mong vào các hành động từ Đức Giáo Hoàng, từ phái đoàn của ngài. Và những người lính của chúng tôi đã sẵn sàng để được di tản đến một nước thứ ba. Họ sẵn sàng hạ vũ khí trong trường hợp phải di tản sang nước thứ ba”.
Fedosiuk, người đã kết hôn với quân nhân Ukraine, Trung sĩ Arseniy Fedosiuk, cho biết trong một cuộc phỏng vấn video do tờ báo La Repubblica của Ý ghi lại rằng họ đã nói với giáo hoàng về tình trạng khắc nghiệt trong nhà máy thép Azovstal, nơi chồng họ đang chiến đấu.
“Chúng tôi đã nói với Đức Giáo Hoàng rằng 700 binh sĩ của chúng tôi bị thương. Họ bị hoại tử, cắt cụt chi, thịt thối rữa, và nhiều người trong số họ đã chết. Chúng tôi không thể chôn họ. Chúng tôi không thể chôn họ theo truyền thống Kitô giáo và chúng tôi xin Đức Giáo Hoàng giúp chúng tôi,” cô nói.
Theo tờ Corriere della Sera, các phụ nữ Ukraine cũng trao cho Giáo hoàng hai bức thư.
Bức thư đầu tiên được ký bởi Tổng Giám Mục Onufriy của Chính Thống Giáo Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, người được bầu là Tổng Giám Mục Chính thống của Kyiv và Toàn Ukraine vào năm 2014. Trong bức thư, ông đã kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin để các chiến binh Azovstal ra đi.
Bức thư thứ hai là từ chính những người phụ nữ, những người đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng gặp gỡ họ “hãy đến Ukraine và nói chuyện với Putin”.
“Chúng tôi yêu cầu Đức Giáo Hoàng giúp đỡ chúng tôi. Chúng tôi yêu cầu Đức Giáo Hoàng là bên thứ ba của cuộc chiến này và để họ đi qua hành lang xanh, và ngài nói với chúng tôi rằng ngài sẽ cầu nguyện cho chúng tôi và ngài đang làm mọi thứ có thể được”, Fedosiuk nói.
3. Ngoại trưởng Tòa Thánh chuẩn bị sang Kyiv tuần tới
Ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, chuẩn bị đến Kyiv, thủ đô Ukraine, vào giữa tuần tới để gặp gỡ các vị lãnh đạo tại nước này.
Trích thuật nguồn tin thông thạo, mạng Crux cho biết cuộc viếng thăm này mới được xác nhận gần đây và còn vài chi tiết cần xác định. Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng dự kiến gặp Ngoại trưởng Ukraine, ông Dmytro Kuleba, vào thứ Sáu, 20 tháng Năm tới đây.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher sẽ lưu lại Ukraine hai ngày, nhưng vì không có máy bay tới nước này, nên ngài sẽ mất thêm một ngày đi và một ngày về, qua ngả Ba Lan. Cuộc viếng thăm này đã dự định từ lâu, dự kiến trước lễ Phục sinh, nhưng vì Đức Tổng Giám Mục bị nhiễm Covid-19, nên chuyến đi bị hoãn lại.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã được Tổng thống Volodymyr Zelenskiy mời nhiều lần viếng thăm Ukraine, và cả Đức Tổng Giám Mục trưởng Shevchuk của Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương. Ngài tỏ ra sẵn sàng, nhưng chưa có điều kiện, nhất là chưa có viễn tượng, theo đó cuộc viếng thăm của ngài có thể góp phần cải tiến tình hình tại Ukraine. Đức Thánh Cha đã nói trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho báo “Người đưa tin chiều” (Corriere della sera), ở Ý: “Chuyến đi này sẽ vô nghĩa, nếu ngày hôm sau chiến tranh lại tiếp tục như trước”.
Sự hiện diện sắp tới của Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng tại Kyiv trong hoàn cảnh hiện nay là một dấu hiệu chứng tỏ Đức Thánh Cha quan tâm đến tiến trình hòa bình tại Ukraine.
4. Tiến sĩ George Weigel: Nền Ngoại Giao Của Vatican Tạo Được Sự Khác Biệt
Ngày 25 tháng 6 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, tổng trưởng Quan Hệ Với Các Dân Nước của Tòa thánh – nói nôm na là “bộ trưởng ngoại giao của Vatican” - đã nói trong một cuộc họp báo rằng ngài và các đồng nghiệp của mình không tin rằng việc Vatican lên tiếng công khai về cuộc đàn áp lớn đang được tiến hành ở Hương Cảng có thể tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào”. Tôi xin phép không đồng ý. Việc Vatican lên tiếng bênh vực các quyền cơ bản của con người như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do báo chí ở Hương Cảng thực sự có thể tạo ra sự khác biệt. Hãy để tôi chỉ ra các phương cách.
Nó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn về mặt tinh thần và nâng cao dũng khí của những người Công Giáo Hương Cảng can đảm như Jimmy Lai, người bạn của tôi, hiện đang ngồi tù, và luật sư ủng hộ dân chủ cao quý, Martin Lee. Những người đàn ông này thực sự thắc mắc tại sao âm thanh của sự im lặng lại thịnh hành ở Rôma trong khi họ đang bị bắt bớ, truy tố và bỏ tù vì sống theo chân lý được Chúa, mà họ tin theo, dạy bảo; và cũng được dạy bởi Giáo hội mà họ yêu mến.
Nó sẽ tạo ra một sự khác biệt đáng kể đối với những người Công Giáo bất khuất ở cả Hương Cảng và Trung Quốc đại lục. Nhiều người trong số những người nam nữ dũng cảm này cảm thấy bị thẩm quyền trung ương của Giáo hội bỏ rơi, và họ tự hỏi tại sao. Họ hiểu rằng điều mà bọn cầm quyền cộng sản Trung Quốc muốn không phải là “đối thoại” với Vatican mà là sự phục tùng hoàn toàn của Giáo Hội Công Giáo đối với nhà nước Trung Quốc do Đảng Cộng sản thống trị; và đối với chương trình “Trung Quốc hóa” tất cả các tôn giáo. Họ không chấp nhận quan điểm cho rằng việc đầu quân cho những kẻ độc tài toàn trị như Tập Cận Bình cuối cùng sẽ cải thiện tình hình của họ, bởi vì họ biết rằng cuộc đấu tranh của họ, giống như cuộc đấu tranh của Giáo hội ở Trung và Đông Âu sau Thế chiến thứ hai, là một trò chơi có tổng bằng không: Nghĩa là ai đó sẽ thắng, và ai đó sẽ thua.
Nó sẽ tạo ra sự khác biệt cho tương lai của việc truyền giáo ở Trung Quốc. Chế độ cộng sản Trung Quốc không bất tử. Khi điều đó diễn ra, và chắc chắn sẽ xảy ra, Trung Quốc sẽ trở thành cánh đồng truyền giáo Kitô lớn nhất kể từ khi người Âu Châu đến vùng Tây bán cầu này vào thế kỷ 16. Lợi thế so sánh sẽ nằm ở những cộng đồng Kitô Giáo chống lại chế độ tồi tệ đã sụp đổ, chứ không nằm ở những cộng đồng đã cố gắng tìm một chỗ ngồi chung với những kẻ không muốn đồng bàn với ai. Ngay sau nhận xét của Đức Tổng Giám Mục Gallagher, National Review đã đưa ra những nhận xét này: “Trong tương lai, khi Trung Quốc là một quốc gia tự do, người dân sẽ nhìn lại không có gì khác ngoài sự ghê tởm đối với vô số tập đoàn, tổ chức và những người nổi tiếng của Mỹ đã giúp tạo ra sự cai trị độc đoán dưới một số quan niệm sai lầm đến mức ngu xuẩn rằng người dân Trung Quốc hoàn toàn bằng lòng để sống vô thời hạn mà không có các quyền tự do cơ bản mà chúng ta đã coi là đương nhiên trong hơn 200 năm qua”. Không một nhà ngoại giao Vatican nào lại muốn sự khinh miệt tương tự rơi vào Giáo Hội Công Giáo.
Nó sẽ tạo ra sự khác biệt trong việc khôi phục thẩm quyền đạo đức của Tòa thánh trong nền chính trị thế giới. Vatican không có quyền lực thực sự, như thế giới hiểu về quyền lực. Năng lực của Tòa Thánh trong việc định hình các sự kiện, dù ở hậu trường hay trên bàn đàm phán quốc tế, hoàn toàn phụ thuộc vào đòn bẩy đạo đức mà Tòa Thánh có thể áp dụng, đặc biệt là trong những tình huống khó khăn và dường như đầy chông gai. Nhờ chứng tá táo bạo trước công chúng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đòn bẩy đạo đức như vậy đã là công cụ để định hình cuộc cách mạng lương tâm chuẩn bị và làm nên cuộc Cách mạng năm 1989 ở Đông Trung Âu. Thẩm quyền luân lý của Vatican cũng rất quan trọng trong việc chống lại những nỗ lực của chính quyền Clinton nhằm tuyên bố phá thai theo yêu cầu là một nhân quyền cơ bản của con người tại Hội nghị Thế giới về Dân số và Phát triển ở Cairo năm 1994. Trong cả hai trường hợp, nói một cách mạnh dạn, công khai và mạnh mẽ tạo ra sự khác biệt thực sự, và biến việc giảng dạy đạo đức thành đòn bẩy đạo đức và chính trị. Nếu bài học đó đã bị lãng quên ở Vatican thế kỷ 21, thì nó cần phải được xem xét lại.
Nó sẽ tạo ra sự khác biệt trong việc quảng bá học thuyết xã hội của Giáo hội, vốn thường là vấn đề đối với các lớp học hơn là ở các quảng trường công cộng. Giáo hội phản kháng ở Hương Cảng và Trung Quốc không nhận tín hiệu từ John Locke và Thomas Paine; họ đang sống những nguyên lý cơ bản của học thuyết xã hội Công Giáo và sự hiểu biết về mối quan hệ đúng đắn giữa Giáo hội và nhà nước. Tất nhiên, học thuyết xã hội đó có những ứng dụng vượt xa biên giới Trung Quốc. Nhưng nếu nó dường như bị các nhà chức trách cao nhất của Giáo hội phớt lờ trong những trường hợp khó khăn nhất, thì nó bị giới hạn trong giới học thuật mà thôi.
Nó sẽ tạo ra sự khác biệt khi đưa Luca 22:32 vào cuộc sống trong Giáo hội đương đại. Chúa đã hướng dẫn Phêrô “củng cố” các anh em của mình. Những người anh em của Phêrô ở Hương Cảng không cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh bởi Phêrô và những người cộng tác thân cận nhất của ngài ở Vatican ngày nay. Họ cảm thấy điều gì đó hoàn toàn ngược lại. Và đó có lẽ là lý do nghiêm trọng nhất tại sao Tòa thánh nên xem xét lại những âm thanh của sự im lặng đối với Hương Cảng và thực sự là toàn bộ Trung Quốc.
1. Quân Ukraine đánh sập ít nhất 2 cầu phao gần Bilohorivka, khiến quân Nga lúng túng
Trong 24 giờ qua, quân Ukraine hai lần ngăn chặn thành công nỗ lực của người Nga để vượt sông Siverskyi Donets ở khu vực Luhansk, bằng cách làm nổ tung hai cây cầu phao gần Bilohorivka.
Một hình ảnh vệ tinh do công ty tình báo không gian địa lý BlackSky thu thập cho thấy một cây cầu phao của Nga bắc qua sông vào ngày 10 tháng 5 đã bị sập ngay sau khi một trận địa pháo của Ukraine tấn công khu vực xung quanh.
Người ta nhìn thấy khói bốc lên từ bờ phía tây của sông Siverskyi Donets ở một đầu của cây cầu. Ở bờ phía đông, các đám cháy dữ dội, và khói cũng được nhìn thấy, bao quanh các phương tiện quân sự của Nga đã băng qua sông. Xe tăng và thiết giáp của Nga hốt hoảng quay lại nhưng không kịp vì cầu phao đã bị cắt đứt. Các phương tiện này nằm chịu trận cho quân Ukraine liên tục bắn phá bằng hỏa tiễn vác trên vai.
Video máy bay không người lái đang lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội, được định vị địa lý, và tính xác thực của nó được CNN xác minh, cho thấy hậu quả của các cuộc tấn công. Các cuộc tấn công của quân đội đã phá hủy cây cầu, và một nửa cây cầu bị chìm dưới sông.
Các bức ảnh bổ sung lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội, cũng được chụp bởi một máy bay không người lái, cho thấy người Nga đã cố gắng dựng lên một cây cầu phao thứ hai bắc qua sông. Cây cầu đó cũng bị người Ukraine cùng với một số phương tiện quân sự cho nổ tung.
Đi ngang qua các địa hình của Ukraine - đặc biệt là các con sông - đã nhiều lần chứng minh là một cơn ác mộng hậu cần của người Nga, cản trở các bước tiến quân sự của Nga trong nhiều tuần, trên nhiều vùng của Ukraine. Ở những vùng xa xôi hẻo lánh hơn, hoặc những nơi có cầu bị nổ, người Nga sử dụng cầu phao.
Những cây cầu này đã nhiều lần bị quân Ukraine nhắm tới, và cho nổ tung.
CNN trước đó đã đưa tin cây cầu xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 8 tháng Năm.
Serhiy Hayday, quản lý quân sự khu vực Luhansk, cho biết hôm thứ Tư rằng người Nga đang tiếp tục cố gắng xây dựng những cây cầu bắc qua sông Siverskyi Donets. Ông cũng nói rằng người Ukraine đã nhiều lần cho nổ tung
2. Nga cáo buộc Ukraine tấn công vào Belgorod khiến một thường dân Nga thiệt mạng
Theo các nhà chức trách Nga, lần đầu tiên, một dân thường ở Nga được tường trình đã thiệt mạng, do các cuộc pháo kích xuyên biên giới từ phía Ukraine.
Thống đốc vùng Belgorod, Vyacheslav Gladkov, nói rằng “một người đã thiệt mạng trong cuộc pháo kích vào làng Solokhi.”
Solokhi là một ngôi làng cách biên giới Ukraine mười cây số.
“Người dân của làng Solokhi sẽ được đưa đến nơi an toàn, dưới sự lãnh đạo của người đứng đầu huyện, Vladimir Pertsev, và người đứng đầu Bộ Tình trạng Khẩn cấp khu vực, Sergey Potapov,” Gladkov nói.
Khu vực Belgorod đã chứng kiến một số vụ nổ trong những tuần gần đây, có vẻ là do hỏa tiễn, và bom gây ra. Ukraine không xác nhận, cũng không phủ nhận chịu trách nhiệm đối với các vụ nổ.
Tuần trước, Gladkov cho biết năm ngôi nhà đã bị phá hủy ở một ngôi làng khác, tên là Nekhoteevka.
“Hôm nay chỉ còn dưới 30 người trong khu định cư,” ông ta nói. “Chúng tôi đã di tản hầu hết mọi người đến nơi an toàn.”
3. 3 ngày sau khi cô kết hôn bên trong Azovstal, người lính Ukraine này đã trở thành góa phụ
Họ sát cánh chiến đấu trong nhà máy thép Azovstal bị bao vây ở Mariupol, hai binh sĩ Ukraine trong số hàng trăm người không chịu đầu hàng. Và vào ngày 5 tháng 5, Valeria, và Andrew đã kết hôn.
Ba ngày sau, Andrew bị giết, theo một bài đăng trên Facebook của Valeria hôm thứ Tư.
Bài đăng bao gồm các bức ảnh chụp cả hai kết hôn trong một boongke mặc đồng phục của họ, và ảnh của cặp vợ chồng trước khi phải chia tay vĩnh viễn.
Bài đăng trên Facebook cũng bao gồm một thông điệp từ Valeria:
“Anh đã là chồng hợp pháp của em trong ba ngày. Và vĩnh viễn anh là tình yêu của em.
Anh yêu, người chồng chu đáo của em.
Anh đã, và đang là người giỏi nhất.
Tất cả những gì em còn lại chỉ là những người bạn, gia đình yêu thương của anh, và những kỷ niệm về quãng thời gian hạnh phúc bên nhau”.
Cô đã hứa với anh rằng cô sẽ sống sót sau cuộc bao vây, và sống cho tình yêu của hai người họ.
4. Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk nói về tình hình tại Azovstal: Chúng tôi đang tìm kiếm phương án khả thi
Ukraine đang tìm kiếm một phương án khả thi để giải quyết tình huống nguy cấp với các binh sĩ Trung đoàn Azov bị mắc kẹt tại nhà máy thép Azovstal ở Mariupol. Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết như trên trong bối cảnh quân Nga tấn công tàn bạo vào nhà máy thép Azovstal. Trong hai ngày liên tiếp 10 và 11 tháng 5, quân Nga đã thực hiện 34 và sau đó là 38 vụ không kích vào nhà máy này. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết, hôm thứ Tư 11 tháng 5, quân Nga đã thả bom xăng đốt cháy nhà máy để thiêu sống các chiến binh Ukraine, trước khi cho xe tăng càn qua khu vực. Bất kể, những trò kinh hoàng này, vẫn còn các chiến binh sống sót và quân Nga vẫn chưa chiếm được nhà máy.
“Hiện tại, không thể giải phóng Azovstal bằng các biện pháp quân sự. Quân trú phòng Azovstal không muốn đầu hàng. Đó là điều đáng được trân trọng. Người Nga không đồng ý với yêu cầu đưa họ ra ngoài. Đây là một thực tế, nhưng nó không phải là bất ngờ từ người Nga”, Vereshchuk nói.
Bà nói rằng chính phủ đang nghiên cứu các phương án khác nhau, và không có phương án nào là lý tưởng.
“Nhưng chúng tôi không tìm kiếm một lựa chọn lý tưởng, mà là một lựa chọn khả thi. Bước đầu tiên, chúng tôi đề nghị người Nga trao đổi như sau: Chúng tôi đưa những người bị thương nặng từ Azovstal dọc theo một hành lang nhân đạo. Thay vào đó, chúng tôi bàn giao các tù binh Nga theo các quy tắc tiêu chuẩn về trao đổi tù binh.”
Bà nói thêm rằng vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào, các cuộc đàm phán đang được tiến hành.
Vào ngày 7 tháng 5, Vereshchuk nói rằng tất cả phụ nữ, trẻ em, và người già đã được di tản khỏi nhà máy Azovstal, và một phần của hoạt động nhân đạo Mariupol đã hoàn thành.
Người Nga liên tục pháo kích vào nhà máy thép bằng đủ loại vũ khí, kể cả máy bay, và pháo hải quân. Quân đội Ukraine, bao gồm hàng trăm người bị thương, đang chống trả các cuộc tấn công liên tục. Tình trạng thiếu thuốc men trầm trọng, và mọi người đang chết trong đau đớn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng chính quyền Ukraine đang nghiên cứu các phương án ngoại giao để cứu quân đội Ukraine bị mắc kẹt tại nhà máy thép Azovstal và thề rằng nếu quân Nga giết các binh sĩ Ukraine tại đó, mọi cố gắng thương thảo sẽ chấm dứt tức khắc.
5. Tổng thống Zelenskiy nói với sinh viên Paris: Chiến tranh sẽ kết thúc khi Ukraine lấy lại mọi thứ
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã tuyên bố rằng cuộc chiến với Nga sẽ kết thúc khi Ukraine giành lại được lãnh thổ, con người, hòa bình, tự do, và sự lựa chọn của mình.
Ông Zelenskiy đã phát biểu như trên tại cuộc họp trực tuyến với sinh viên các trường đại học Pháp.
“Chiến tranh sẽ chỉ kết thúc đối với người dân Ukraine khi chúng tôi nhận lại được những gì thuộc về mình. Đúng thế. Tôi công khai nói: chúng tôi không cần gì khác… Chúng tôi muốn trả lại hòa bình cho đất nước của chúng tôi, cho vùng đất của chúng tôi.”
Ông nói thêm rằng người Ukraine muốn được trả lại đất đai, con người của họ, theo ý muốn của họ, cũng như quyền tự do, và quyền lựa chọn.
“Nga dần dần lấy đi, chiếm hết các quyền của chúng tôi: quyền có đất, quyền được lựa chọn, và cuối cùng là quyền được sống,” tổng thống nói, và nói thêm rằng “chúng tôi đang đấu tranh cho cuộc sống của mình”
Volodymyr Zelenskiy nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiện diện của Nga tại bàn đàm phán, và theo cách nói của ông, “hiểu được rằng không thể tránh khỏi sự trừng phạt vì cuộc xâm lược, và khả năng hạn chế, cũng như các sai lầm lớn trong các bước đi của họ, điều sẽ, và đã dẫn đến một tương lai thảm khốc của họ về văn hóa, ý thức, và nhà nước, nhưng đó là quyết định của họ”.
Ông giải thích rằng những điều ông nói nên được hiểu là một cuộc đối thoại, không phải là một tối hậu thư.
“Vì hòa bình ở Ukraine, chúng tôi sẵn sàng nói chuyện để không quá muộn, bởi vì với mỗi Bucha, với mỗi Mariupol, với mỗi bước đi như vậy, với mỗi thành phố nơi có hàng chục những mồ chôn tập thể, hãm hiếp, và đau khổ, với mỗi bước đi như vậy của người Nga, các cơ hội, và mong muốn về các giải pháp ngoại giao cho vấn đề này đang bị mất đi”
Vào ngày 24 tháng 2, Liên bang Nga đã phát động một giai đoạn mới của cuộc chiến chống Ukraine - một cuộc xâm lược toàn diện, với quân xâm lược Nga pháo kích, và ném bom các thị trấn, và làng mạc yên bình ở Ukraine, phá hủy cơ sở hạ tầng, tra tấn, và giết hại dân thường.
Cuộc hội đàm mặt đối mặt cuối cùng giữa phái đoàn Ukraine, và Nga diễn ra tại Istanbul vào ngày 29 tháng 3. Phái đoàn Ukraine đã đưa ra một số đề xuất nhằm chấm dứt chiến tranh, trong đó có việc ký kết một thỏa thuận quốc tế về bảo đảm an ninh cho Ukraine.
Ngày 16/4, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết, nếu quân đội Nga loại bỏ quân đội Ukraine đang bảo vệ Mariupol, điều đó sẽ chấm dứt bất kỳ cuộc đàm phán nào với Nga.
6. Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden đã yêu cầu Tổng thống Nga Putin chấm dứt “cuộc chiến vô nghĩa” chống lại Ukraine.
Trong một bức thư vừa được công bố, Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden đã yêu cầu Tổng thống Nga Putin chấm dứt “cuộc chiến vô nghĩa” chống lại Ukraine.
Bà viết:
“Ông. Putin, xin hãy chấm dứt cuộc chiến vô nghĩa, và tàn bạo này.”
Bà chia sẻ ấn tượng của mình khi giao tiếp với những người tị nạn Ukraine ở Slovakia, và Rumani cũng như những người di tản ở Uzhhorod, đồng thời nói về cuộc gặp gỡ của bà với Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska.
“Bạn không thể đi vào một vùng chiến sự, và đi ra mà không thấy có sự thay đổi. Bạn không cần phải nhìn thấy bằng mắt mình nỗi buồn vì bạn có thể cảm nhận nó bằng trái tim mình. Điều đau lòng là nó ám ảnh khuôn mặt của con người,” bà Biden nói khi mô tả về những bà mẹ Ukraine mà cô đã gặp. Cô lưu ý rằng những bà mẹ thoát khỏi cuộc chiến thiếu tiếng cười, một ngôn ngữ chung của phụ nữ.
Theo Biden, những người mẹ Ukraine tại các trường học ở Rumani, và Slovakia mà bà đến thăm đã kể cho bà nghe về “sự khủng khiếp của những quả bom rơi đêm này qua đêm khác khi họ tìm những nơi ẩn náu trong chuyến hành trình về phía tây”.
“Nhiều người đã phải sống những ngày không có thức ăn, và ánh sáng mặt trời, bị giam giữ trong các tầng hầm dưới lòng đất,” bà nói thêm, kể lại một số trường hợp cụ thể.
Bà Biden cũng nói rằng bà Zelenska đã phải để lại những đứa con của mình, để đến thăm bà, và “yêu cầu sự giúp đỡ cho người dân đất nước của cô ấy.”
“Cô ấy không yêu cầu tôi thức ăn, quần áo hay vũ khí. Cô ấy yêu cầu tôi giúp cô ấy chăm sóc sức khỏe tinh thần cho tất cả những người đang chịu ảnh hưởng của cuộc chiến vô nghĩa, và tàn bạo của Vladimir Putin”, Biden nói.
Zelenska cũng nói với Biden “về những vụ hãm hiếp phụ nữ, và trẻ em, và nhiều trẻ em đã chứng kiến cảnh người ta bị bắn chết, nhà cửa bị đốt cháy”.
1. Các người phụ nữ được phong thánh cuối tuần này là ai?
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự lễ phong thánh đầu tiên trong hơn hai năm vào cuối tuần này.
Mười người sẽ được Giáo Hội Công Giáo chính thức công nhận là thánh vào ngày 15 tháng 5. Trong số đó có một số nhân vật nổi tiếng, như Charles de Foucauld, Titus Brandsma, và Devasahayam Pillai.
Ít được biết đến hơn là bốn phụ nữ lãnh đạo Công Giáo sẽ được phong thánh cùng với họ. Mỗi phụ nữ thành lập các dòng tu đã phát triển trên toàn thế giới và có ảnh hưởng lâu dài đến Giáo hội.
Dưới đây là câu chuyện về bốn người phụ nữ thánh thiện này, tất cả đều được có tên thánh là Maria.
Marie Rivier
Khi Cách mạng Pháp buộc các tu viện và tu viện trên khắp nước Pháp phải đóng cửa và các linh mục và nữ tu tử đạo dưới thời Triều đại Khủng bố, người phụ nữ Pháp 28 tuổi này đã thành lập một dòng tu vào năm 1796.
Marie Rivier thành lập Dòng Nữ tu Hiển dung Đức Maria, chuyên chăm lo việc giáo dục đức tin cho các cô gái trẻ. Hội dòng nhận được sự chấp thuận chính thức vào năm 1801 và mở rộng trên khắp nước Pháp.
Rivier đã phải vật lộn trong suốt thời thơ ấu của mình từ căn bệnh suy nhược khiến các khớp của cô bị sưng tấy và tay chân của cô bị teo lại. Theo Bộ Tuyên Thánh, cô hầu như không thể đứng vững nếu không có sự trợ giúp của nạng. Vấn đề sức khỏe của cô cũng cản trở khả năng bước vào đời sống tu trì của cô, nhưng Rivier vẫn kiên trì và giúp giáo dục những phụ nữ thất nghiệp trong giáo xứ của cô trước khi thành lập hội dòng.
Trong vòng vài thập kỷ sau khi Rivier qua đời vào năm 1838, Dòng Nữ tu của Đức Maria đã lan sang Canada và Hoa Kỳ. Ngày nay các chị đã có mặt khắp năm châu.
Maria Francesca của Chúa Giêsu, nhủ danh Anna Maria Rubatto
Maria Francesca của Chúa Giêsu là vị sáng lập một dòng truyền giáo vào thế kỷ 19. Sơ đã vượt Đại Tây Dương bảy lần bằng thuyền để thiết lập một tổ chức của các chị em Capuchin ở Uruguay, Á Căn Đình và Brazil.
Vị Nữ tu này là người Ý, gốc ở tỉnh Turin, tên khai sinh là Anna Maria Rubatto, chào đời năm 1844. Cô mất mẹ khi mới 4 tuổi và mất cha khi cô 19 tuổi.
Cô làm việc như một người hầu và trau dồi tâm linh sâu sắc, đến nhà thờ hàng ngày để cầu nguyện. Nhưng cô đã không khám phá ra thiên chức của mình cho đến khi cô 40 tuổi.
Một ngày nọ khi cô đang rời khỏi một nhà thờ, cô nghe thấy tiếng kêu của một công nhân xây dựng bị thương bởi một hòn đá rơi từ giàn giáo xuống đầu anh ta. Maria đã giúp rửa và điều trị vết thương cho anh. Cô phát hiện ra rằng tòa nhà anh đang làm việc là một tu viện. Vị bề trên dòng Capuchin đang giám sát việc xây dựng tu viện đã mời cô tham gia với tư cách là thành viên sáng lập và sau đó là cấp trên đầu tiên của Viện các nữ tu dòng ba của Capuchin ở Loano.
Chỉ trong vòng bảy năm, Mẹ Maria đã đi đến Nam Mỹ để tìm những ngôi nhà mới khi dòng tu của bà ngày càng phát triển. Ngày nay, các chị em được gọi là Chị em Capuchin của Mẹ Rubatto và hiện diện ở Eritrea, Ethiopia, Kenya, và các quốc gia khác trên khắp Nam Mỹ, Âu Châu và Phi Châu.
Maria Domenica Mantovani
Maria Domenica Mantovani từng là Bề trên tổng quyền đầu tiên của Học viện Các Chị Em Nhỏ của Thánh Gia, do cô đồng sáng lập để phục vụ người nghèo, trẻ mồ côi và bệnh tật.
Năm 24 tuổi, cô đã khấn trọn trong ngày Lễ Trọng Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Trinh Nữ Maria trước tượng đài Đức Mẹ Lộ Đức ở quê hương Castelletto di Brenzone, miền bắc nước Ý.
Cô đồng sáng lập Dòng Nữ tu Thánh Gia năm 1892, ở tuổi 29, cùng với Chân phước Giuseppe Nascimbeni, một linh mục đã hướng dẫn tinh thần cho cô từ khi cô 15 tuổi.
Giữ chức vụ bề trên của dòng trong hơn 40 năm, Mantovani đã viết các hiến pháp của dòng và giám sát việc mở nhiều cuộc tu viện.
Trước khi bà qua đời vào năm 1934, Dòng Nữ Tu Thánh Gia đã phát triển với số lượng 1.200 chị em hiện diện trong 150 tu viện ở Ý và nước ngoài.
Source:Catholic News Agency
2. Các giám mục Hoa Kỳ kêu gọi ăn chay và cầu nguyện để đáp lại các mối đe dọa của các nhóm ủng hộ phá thai
Để đối phó với những lời đe dọa bạo lực từ những kẻ hoạt động ủng hộ phá thai, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đang mời gọi những người Công Giáo trên khắp đất nước cùng ăn chay và lần hạt vào thứ Sáu, ngày 13 tháng 5, lễ Đức Mẹ Fatima.
Đức Tổng Giám Mục William Lori của Baltimore, Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Các Hoạt động Vì Sự sống, và Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện cho sự hoán cải trái tim và đầu óc của những người ủng hộ phá thai, cũng như việc đảo ngược phán quyết Roe kiện Wade, vào năm 1973 theo đó Tòa án Tối cao đã hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc.
Đức Cha Lori và Đức Cha Gomez cũng khuyến khích cầu nguyện cho “một cam kết mới trong việc xây dựng một nước Mỹ, nơi trẻ em được chào đón, nâng niu và chăm sóc; nơi những người cha, người mẹ được khích lệ và tiếp thêm sức mạnh; và nơi hôn nhân và gia đình được công nhận và ủng hộ như những nền tảng thực sự của một xã hội phát triển và lành mạnh”.
Các giám mục cũng kêu gọi những lời cầu nguyện cho Hoa Kỳ, “cho sự toàn vẹn của hệ thống tư pháp của chúng ta, và tất cả các nhánh của chính phủ hãy tận tâm tìm kiếm lợi ích chung và bảo vệ phẩm giá và quyền của con người, từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên.”
Cuối cùng, Đức Tổng Giám Mục Lori và Đức Tổng Giám Mục Gomez đã cầu xin “Sự cầu bầu và hướng dẫn của Đức Mẹ khi Giáo hội tiếp tục đồng hành với các bà mẹ và gia đình có nhu cầu, đồng thời tiếp tục quảng bá các lựa chọn thay thế cho việc phá thai, và tìm cách tạo ra một nền văn hóa sự sống.”
Những người ủng hộ phá thai hợp pháp đã tổ chức các cuộc biểu tình sau tiết lộ ngày 2 tháng 5 về ý kiến dự thảo bị rò rỉ từ Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, cho thấy rằng tòa án đã sẵn sàng lật ngược vụ Roe kiện Wade và Planned Parenthood kiện Casey.
Nếu phán quyết cuối cùng của Tối Cao Pháp Viện đứng vững, vấn đề hợp pháp hóa phá thai sẽ quay trở lại các tiểu bang, và cho đến nay hơn một chục tiểu bang do Đảng Cộng Hòa nắm đã cắt bỏ phần lớn việc phá thai, hoặc hoàn toàn cấm phá thai.
Đã có những lời đe dọa bạo lực từ một số nhân vật trực tuyến, bao gồm cả nhóm Ruth Sent Us, nhóm này đã đe dọa làm gián đoạn các Thánh lễ Công Giáo vào Ngày của Mẹ và “đốt Thánh Thể”.
Việc phá hoại Thánh lễ quy mô lớn và thiệt hại về tài sản vẫn chưa thành hiện thực, mặc dù đã có một số trường hợp phá hoại và cố gắng đốt phá được báo cáo khắp cả nước tại các giáo xứ và các trung tâm trợ giúp mang thai, và những người biểu tình đã làm gián đoạn ít nhất hai Thánh lễ cuối tuần trước tại các nhà thờ lớn của Thành phố New York và Los Angeles.
Source:Catholic News Agency
3. Bốn thống đốc khu vực của Nga đồng loạt từ chức
Bốn thống đốc khu vực của Nga đã đồng loạt từ chức khi Nga đang chuẩn bị cho tác động của các lệnh trừng phạt kinh tế.
Người đứng đầu các vùng Tomsk, Saratov, Kirov và Mari El tuyên bố rời nhiệm sở ngay lập tức, trong khi người đứng đầu vùng Ryazan cho biết ông sẽ không tranh cử nhiệm kỳ nữa. Các cuộc bầu cử cho cả năm khu vực dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 9.
Các thống đốc khu vực của Nga được dân bầu nhưng phụ thuộc về mặt chính trị vào Điện Cẩm Linh. Các thống đốc không được Putin yêu thích thường xuyên bị cách chức.
Một số thống đốc vừa từ chức đại diện cho các khu vực mà đảng cầm quyền Nước Nga Thống Nhất có tỷ lệ phiếu bầu rất yếu trong các cuộc bầu cử quốc hội năm ngoái.
Trong thời gian vừa qua, các vị thống đốc này thường loan báo tin tức các tướng lãnh Nga, và các sĩ quan cấp tá trong khu vực của họ bị tử trận tại Ukraine. Ít nhất 12 vị tướng của Nga được tường trình đã tử trận tại Ukraine. Mạc Tư Khoa thường im lặng trước những cái chết này.
Đến nay vẫn chưa rõ lý do bốn thống đốc khu vực của Nga đã đồng loạt từ chức. Có thể là vì áp lực của Putin, nhưng cũng có thể họ muốn tách biệt khỏi Putin để tránh các lệnh trừng phạt ngày càng được mở rộng của Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ.
https://www.theguardian.com/world/live/2022/may/10/russia-ukraine-war-live-news-russian-troops-trying-to-storm-azovstal-steel-plant-says-kyiv- us-plan-40bn-aid-package-new-Updates # top-of-blog