Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:03 11/05/2009
TRONG XE KHÔNG THIẾT KẾ LOA ÂM THANH
Hai người đi đến nơi bán xe cũ, nhân viên bán hàng tiếp đãi nhiệt tình, nhưng một trong hai người ấy lấy trong túi ra một tấm thiệp, đưa cho người bán hàng coi, trên tấm thiệp viết: xin lỗi, chúng tôi bị câm điếc.
Nhân viên bán hàng bèn lấy một quyển sổ nhỏ, vừa đi vừa viết ưu điểm khác nhau của các loại xe, hai người khách đi sau nhìn bảng hiệu một chiếc xe nhỏ chở hàng cũ.
Lái ra đường chạy thử thì rất thỏa mãn, xem ra thì cuộc mua bán này thuận lợi, nhưng khi hai người khách trở lại nơi văn phòng thì bày tỏ chưa thỏa mãn.
Nhân viên bán hàng vội vàng viết lên quyển sổ nhỏ: “Có chỗ nào chưa vừa ý ?”
Khách hàng đón bút giấy và viết: “Không có thiết kế loa âm thanh.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Câm và điếc thì không nói và không nghe được, cho nên thiết kế loa âm thanh trong xe xem ra là thừa, nhưng sự đòi hỏi phải có loa âm thanh trong xe của hai người câm điếc –xét cho cùng- thì thật là chính đáng, bởi vì không phải chỉ có hai người câm điếc này ngồi xe mà thôi, nhưng còn có những người không câm không điếc ngồi xe nữa.
Có một vài người Ki-tô hữu khuyết tật nói rằng mình bị câm thì không thể nói Lời Chúa cho mọi người nghe được, hoặc nói mình bị điếc thì không cần phải đi nhà thờ dâng lễ vì cha giảng, ca đoàn hát, người khác đọc kinh thì mình không nghe được. Suy nghĩ như thế cũng có đúng một phần trăm, nhưng sai hết chín mươi chín phần trăm, tại sao vậy ?
Thưa, dù bản thân mình câm thì không nói được, nhưng người khác nghe được những gì tâm hồn của mình đang nói qua hành động cụ thể và thiết thực của mình; bản thân mình điếc không nghe được Lời Chúa qua bài giảng của linh mục khi dâng thánh lễ, nhưng mắt và tai tâm hồn sẽ nghe được tiếng Chúa qua những thái độ cử hành của linh mục trên bàn thờ, và lòng sốt sắng của người khác khi tham dự thánh lễ...
Có nhiều người Ki-tô hữu không bị câm điếc nhưng chưa lần nào họ trở thành cái loa âm thanh Lời Chúa cho mọi người, chưa lần nào chú tâm nghe Lời Chúa qua những bài giảng của linh mục hoặc nghe Lời Chúa qua cuộc sống của mình, họ bất hạnh hơn những người khuyết tật phần xác nhưng toàn vẹn phần linh hồn...
N2T |
Hai người đi đến nơi bán xe cũ, nhân viên bán hàng tiếp đãi nhiệt tình, nhưng một trong hai người ấy lấy trong túi ra một tấm thiệp, đưa cho người bán hàng coi, trên tấm thiệp viết: xin lỗi, chúng tôi bị câm điếc.
Nhân viên bán hàng bèn lấy một quyển sổ nhỏ, vừa đi vừa viết ưu điểm khác nhau của các loại xe, hai người khách đi sau nhìn bảng hiệu một chiếc xe nhỏ chở hàng cũ.
Lái ra đường chạy thử thì rất thỏa mãn, xem ra thì cuộc mua bán này thuận lợi, nhưng khi hai người khách trở lại nơi văn phòng thì bày tỏ chưa thỏa mãn.
Nhân viên bán hàng vội vàng viết lên quyển sổ nhỏ: “Có chỗ nào chưa vừa ý ?”
Khách hàng đón bút giấy và viết: “Không có thiết kế loa âm thanh.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Câm và điếc thì không nói và không nghe được, cho nên thiết kế loa âm thanh trong xe xem ra là thừa, nhưng sự đòi hỏi phải có loa âm thanh trong xe của hai người câm điếc –xét cho cùng- thì thật là chính đáng, bởi vì không phải chỉ có hai người câm điếc này ngồi xe mà thôi, nhưng còn có những người không câm không điếc ngồi xe nữa.
Có một vài người Ki-tô hữu khuyết tật nói rằng mình bị câm thì không thể nói Lời Chúa cho mọi người nghe được, hoặc nói mình bị điếc thì không cần phải đi nhà thờ dâng lễ vì cha giảng, ca đoàn hát, người khác đọc kinh thì mình không nghe được. Suy nghĩ như thế cũng có đúng một phần trăm, nhưng sai hết chín mươi chín phần trăm, tại sao vậy ?
Thưa, dù bản thân mình câm thì không nói được, nhưng người khác nghe được những gì tâm hồn của mình đang nói qua hành động cụ thể và thiết thực của mình; bản thân mình điếc không nghe được Lời Chúa qua bài giảng của linh mục khi dâng thánh lễ, nhưng mắt và tai tâm hồn sẽ nghe được tiếng Chúa qua những thái độ cử hành của linh mục trên bàn thờ, và lòng sốt sắng của người khác khi tham dự thánh lễ...
Có nhiều người Ki-tô hữu không bị câm điếc nhưng chưa lần nào họ trở thành cái loa âm thanh Lời Chúa cho mọi người, chưa lần nào chú tâm nghe Lời Chúa qua những bài giảng của linh mục hoặc nghe Lời Chúa qua cuộc sống của mình, họ bất hạnh hơn những người khuyết tật phần xác nhưng toàn vẹn phần linh hồn...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:04 11/05/2009
N2T |
11. Nếu tôi không nên thánh thì tôi không làm được gì cả.
(Thánh Dominic Savio)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:05 11/05/2009
N2T |
112. Không nên nổ lực để thành một người thành công, mà nên nổ lực để thành một người có giá trị.
Khi Phêrô đi làm Giám Mục
LM. Giuse Trương Đình Hiền
06:12 11/05/2009
Khi Phêrô đi làm Giám Mục
(Riêng tặng Em tôi ngày đi làm Giám Mục)
Từ bải biển Galilê,
Tiếng gọi nào đã đưa anh lên đường thưở ấy !
Để mẹ lại với tuổi già trống trải,
Xa cha cùng tấm lưới, chiếc thuyền câu !
Tiển chân anh, người vợ yêu với những giọt nước mắt u sầu
Mấy thằng bạn dân chài…vẫy tay thay cho lời giã biệt…
Anh ra đi mang theo cả trời thương da diết
Thương quê, thương người, thương kiếp sống nhỏ nhoi.
Tấm lưới, chiếc ghe, làm sao giải thoát thân phận tôi đòi ?
Thôi đành bỏ lại
để ra đi tìm cho được Vị Minh Quân Cứu Thế !
Và anh đã trở nên Tông Đồ như các sách Tin Mừng đã kể...
Chính Anrê, lại là người ngư phủ, bào huynh
Sau một ngày ở lại để tìm hiểu ngọn ngành
Đã quyết định dẫn em đến cùng diện kiến
Ngỡ ngàng làm sao, không lẽ đây, một Đấng Mêsia hiện diện ?
Một Rabbi mà “cù bơ cù bất” thế sao !
Hy vọng Thiên Sai đã mấy vạn thu rồi,
Nay đổ lại trên chính chàng vô danh “Thợ mộc” ?...
Thôi đã quyết, theo thì theo cho trót,
Dẫu mệt nhoài, đói khát, vẫn cùng đi.
Hiện tại bấp bênh, tương lai đen tối, lo gì,
Con đường hẹp, phúc khó nghèo,
Thấp thoáng cuối đường biết đâu là thập giá !
Sóng nước Biển Hồ bước chân nào vội vã,
Tưởng chừng như chìm xuống giữa đêm đen.
Bàn tay Thầy giữ chặt kẻ phàm hèn,
Để dẫn dắt đưa qua “bờ bên kia” trót lọt.
Rồi hôm nào trên Ta-Bo chót vót,
Cứ ngỡ rằng hạnh phúc chính là đây.
Đâu có hay, đường thập giá nối dài
Mà điểm hẹn sẽ là đau thương, chết chóc.
Mặc cho ai chối từ, quay lưng tìm lối khác
Phêrô nầy xin ở lại, dẫu lặn suối, trèo non.
Lời ban sự sống, xin theo mãi vẹn toàn
Cho dẫu biết tấm thân mang đầy khiếm khuyết….
Rồi đã đến những giờ đau thương, giã biệt
Bàn Tiệc Ly, ngỡ ngàng, Thầy cúi xuống rửa chân !
Con là ai, cát bụi phàm trần ?
Dám lãnh nhận nghĩa cử yêu thương tuyệt vời đến thế !
Có ai ngờ, nổi bi đát con đường thập giá
Đã dập vùi thân bé bỏng dại khờ
Vội vã chối Thầy như nổi sợ của trẻ thơ
Để theo mãi cuộc đời như dấu ấn của ăn năn sám hối !...
Rồi bình minh Ngày Thứ Nhất sao mà đến vội.
Xôn xao trong lòng, rộn rã bước chân vui
Đêm đen đã qua, Thầy sống lại rồi,
Đã lôi ai đó trở về từ cõi chết…
Rồi một sáng trên bờ hồ Ti-bê-ri- át
Vâng lệnh Thầy Phêrô lại buông lưới, ra khơi
Bữa điểm tâm đơn, mà lòng dạ bồi hồi
“Thầy biết hết mọi sự, Thầy biết con yêu mến…”
Con đường Phêrô đã chọn, đã đi và đã đến,
Vâng lệnh Thầy tới tận chỗ nước sâu
Cũng lại đồi cao, bóng dáng nhạt màu !
Trên thánh giá ngược, giống như Thầy,
Phêrô đã hát trọn bài ca hy tế…
(Riêng tặng Em tôi ngày đi làm Giám Mục)
Từ bải biển Galilê,
Tiếng gọi nào đã đưa anh lên đường thưở ấy !
Để mẹ lại với tuổi già trống trải,
Xa cha cùng tấm lưới, chiếc thuyền câu !
Tiển chân anh, người vợ yêu với những giọt nước mắt u sầu
Mấy thằng bạn dân chài…vẫy tay thay cho lời giã biệt…
Anh ra đi mang theo cả trời thương da diết
Thương quê, thương người, thương kiếp sống nhỏ nhoi.
Tấm lưới, chiếc ghe, làm sao giải thoát thân phận tôi đòi ?
Thôi đành bỏ lại
để ra đi tìm cho được Vị Minh Quân Cứu Thế !
Và anh đã trở nên Tông Đồ như các sách Tin Mừng đã kể...
Chính Anrê, lại là người ngư phủ, bào huynh
Sau một ngày ở lại để tìm hiểu ngọn ngành
Đã quyết định dẫn em đến cùng diện kiến
Ngỡ ngàng làm sao, không lẽ đây, một Đấng Mêsia hiện diện ?
Một Rabbi mà “cù bơ cù bất” thế sao !
Hy vọng Thiên Sai đã mấy vạn thu rồi,
Nay đổ lại trên chính chàng vô danh “Thợ mộc” ?...
Thôi đã quyết, theo thì theo cho trót,
Dẫu mệt nhoài, đói khát, vẫn cùng đi.
Hiện tại bấp bênh, tương lai đen tối, lo gì,
Con đường hẹp, phúc khó nghèo,
Thấp thoáng cuối đường biết đâu là thập giá !
Sóng nước Biển Hồ bước chân nào vội vã,
Tưởng chừng như chìm xuống giữa đêm đen.
Bàn tay Thầy giữ chặt kẻ phàm hèn,
Để dẫn dắt đưa qua “bờ bên kia” trót lọt.
Rồi hôm nào trên Ta-Bo chót vót,
Cứ ngỡ rằng hạnh phúc chính là đây.
Đâu có hay, đường thập giá nối dài
Mà điểm hẹn sẽ là đau thương, chết chóc.
Mặc cho ai chối từ, quay lưng tìm lối khác
Phêrô nầy xin ở lại, dẫu lặn suối, trèo non.
Lời ban sự sống, xin theo mãi vẹn toàn
Cho dẫu biết tấm thân mang đầy khiếm khuyết….
Rồi đã đến những giờ đau thương, giã biệt
Bàn Tiệc Ly, ngỡ ngàng, Thầy cúi xuống rửa chân !
Con là ai, cát bụi phàm trần ?
Dám lãnh nhận nghĩa cử yêu thương tuyệt vời đến thế !
Có ai ngờ, nổi bi đát con đường thập giá
Đã dập vùi thân bé bỏng dại khờ
Vội vã chối Thầy như nổi sợ của trẻ thơ
Để theo mãi cuộc đời như dấu ấn của ăn năn sám hối !...
Rồi bình minh Ngày Thứ Nhất sao mà đến vội.
Xôn xao trong lòng, rộn rã bước chân vui
Đêm đen đã qua, Thầy sống lại rồi,
Đã lôi ai đó trở về từ cõi chết…
Rồi một sáng trên bờ hồ Ti-bê-ri- át
Vâng lệnh Thầy Phêrô lại buông lưới, ra khơi
Bữa điểm tâm đơn, mà lòng dạ bồi hồi
“Thầy biết hết mọi sự, Thầy biết con yêu mến…”
Con đường Phêrô đã chọn, đã đi và đã đến,
Vâng lệnh Thầy tới tận chỗ nước sâu
Cũng lại đồi cao, bóng dáng nhạt màu !
Trên thánh giá ngược, giống như Thầy,
Phêrô đã hát trọn bài ca hy tế…
Thiên Chúa là Tình Yêu
LM. Anphong Trần Đức Phương
15:58 11/05/2009
THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU
(CHÚA NHẬT VI, MÙA PHỤC SINH, NĂM B)
Chúng ta có nhiều tên để xưng với “Thiên Chúa”: Thông thường chúng ta gọi Ngài là “Trời” hay “Thượng Đế” (Vua trên hết các vua; các vua trần gian được gọi là “Thiên Tử” “Con của Trời” ), Hoàng Thiên (Hoàng Thiên hữu nhãn, Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhân!), Đấng Tạo Hóa (vì Ngài dựng nên con người và muôn loài thụ tạo).
Trong Bài Đọc II (Gioan 4: 7-10) trong Thánh Lễ hôm nay, Thánh Gioan định nghĩa: “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Thiên Chúa chính là Tình Yêu. Bản tính Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình Yêu đời đời. Tình Yêu duy nhất trong Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần.”
Thiên Chúa Tình Yêu đã tạo dựng “Con người giống hình ảnh Chúa” (Khởi Nguyên 1: 27), đã tạo nên vũ trụ và muôn loài cho con người (Gioan 1: 1-3), và đã trở nên chính con người và ở giữa chúng ta (Gioan 1: 14) để sống và rao giảng Phúc Âm Tình Yêu cho con người, đã chịu mọi khổ đau, chịu chết để cứu chuộc con người.
Trong Bài Phúc Âm hôm nay (Gioan 15: 9-17), Chúa Giêsu bảo chúng ta: “Chúng con yêu thương nhau như chính Cha đã yêu thương chúng con!”
Nhưng yêu thương không phải ‘chỉ bằng lời nói, nhưng bằng chính việc làm’ (1Gioan 3:18). Khi chúng ta được chịu Phép Thánh Tẩy và được đầy tràn Chúa Thánh Thần ( Bài Đọc I Thánh Lễ hôm nay: Cv. 10: 25-26, 34-35, 44-48), chúng ta trở nên con cái Chúa, bạn hữu của Chúa, và ‘là dòng dõi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Chúa, để loan báo các kỳ công của Chúa…’(1 Phêrô 2: 9).
Như vậy, là các ‘tín hữu’, ‘Kitô hữu’, chúng ta có bổn phận thánh hóa bản thân và rao giảng Tình Yêu Chúa cho mọi người, để mọi người nhận biết Chúa và thờ phượng Chúa. Chúng ta phải đem Tình yêu Chúa và Đức tin vào thực hành trong việc phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo khó (Giacôbê, chương 2): “Đức Tin không có việc làm là Đức Tin chết!” “Yêu thương là phục vụ!” “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám hy sinh mạng sống cho người khác.” (Gioan 15: 13). Chính do “Tình Yêu Thiên Chúa thúc đẩy” (2 Corinto 5,14) mà có nhiều người đã hy sinh cả cuộc đời để trở nên các Linh Mục, Tu sĩ, Giáo dân đi khắp nơi trên thế giới loan truyền Tình Yêu Chúa bằng những công tác xã hội, y tế, văn hóa để phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật, những người bị xã hội bỏ rơi.
Mỗi khi bắt đầu một ngày mới, hay khởi đầu một công việc đạo đức, chúng ta thường đọc hay hát Kinh Chúa Thánh Thần để xin Chúa Thánh Thần “xuống tràn ngập lòng chúng ta…, đốt lửa kính mến Chúa trong lòng chúng ta …, yên ủi chúng ta làm những việc lành…” Chúng ta hãy đọc hay hát với tất cả tâm hồn chúng ta, tha thiết xin Thánh Thần Tình Yêu thánh hóa chúng ta, soi sáng cho chúng ta biết yêu thương, tha thứ, và phục vụ mọi người trong Tình Yêu Chúa. Khi chúng ta biết yêu thương và ‘phục vụ Chúa trong mọi người’ (Kinh Hòa Bình), chúng ta sẽ xây dựng được những gia đình sống hạnh phúc trong hòa hợp yêu thương giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái; chúng ta sẽ góp phần vào việc xây dựng hòa bình và yêu thương trên thế giới: giữa các chủng tộc, các tôn giáo, các dị biệt khác nhau do hoàn cảnh sinh sống. Vì “Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời. Đâu có lòng từ bi, ở đấy có ân sủng Người. Đâu có tình bác ái, thì Chúa chúc lành không ngơi. Đâu ý hợp tâm đầu, ở đấy chứa chan niềm vui… (“Đâu Có Tình Yêu Thương”, Vinh Hạnh).
(CHÚA NHẬT VI, MÙA PHỤC SINH, NĂM B)
Chúng ta có nhiều tên để xưng với “Thiên Chúa”: Thông thường chúng ta gọi Ngài là “Trời” hay “Thượng Đế” (Vua trên hết các vua; các vua trần gian được gọi là “Thiên Tử” “Con của Trời” ), Hoàng Thiên (Hoàng Thiên hữu nhãn, Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhân!), Đấng Tạo Hóa (vì Ngài dựng nên con người và muôn loài thụ tạo).
Trong Bài Đọc II (Gioan 4: 7-10) trong Thánh Lễ hôm nay, Thánh Gioan định nghĩa: “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Thiên Chúa chính là Tình Yêu. Bản tính Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình Yêu đời đời. Tình Yêu duy nhất trong Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần.”
Thiên Chúa Tình Yêu đã tạo dựng “Con người giống hình ảnh Chúa” (Khởi Nguyên 1: 27), đã tạo nên vũ trụ và muôn loài cho con người (Gioan 1: 1-3), và đã trở nên chính con người và ở giữa chúng ta (Gioan 1: 14) để sống và rao giảng Phúc Âm Tình Yêu cho con người, đã chịu mọi khổ đau, chịu chết để cứu chuộc con người.
Trong Bài Phúc Âm hôm nay (Gioan 15: 9-17), Chúa Giêsu bảo chúng ta: “Chúng con yêu thương nhau như chính Cha đã yêu thương chúng con!”
Nhưng yêu thương không phải ‘chỉ bằng lời nói, nhưng bằng chính việc làm’ (1Gioan 3:18). Khi chúng ta được chịu Phép Thánh Tẩy và được đầy tràn Chúa Thánh Thần ( Bài Đọc I Thánh Lễ hôm nay: Cv. 10: 25-26, 34-35, 44-48), chúng ta trở nên con cái Chúa, bạn hữu của Chúa, và ‘là dòng dõi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Chúa, để loan báo các kỳ công của Chúa…’(1 Phêrô 2: 9).
Như vậy, là các ‘tín hữu’, ‘Kitô hữu’, chúng ta có bổn phận thánh hóa bản thân và rao giảng Tình Yêu Chúa cho mọi người, để mọi người nhận biết Chúa và thờ phượng Chúa. Chúng ta phải đem Tình yêu Chúa và Đức tin vào thực hành trong việc phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo khó (Giacôbê, chương 2): “Đức Tin không có việc làm là Đức Tin chết!” “Yêu thương là phục vụ!” “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám hy sinh mạng sống cho người khác.” (Gioan 15: 13). Chính do “Tình Yêu Thiên Chúa thúc đẩy” (2 Corinto 5,14) mà có nhiều người đã hy sinh cả cuộc đời để trở nên các Linh Mục, Tu sĩ, Giáo dân đi khắp nơi trên thế giới loan truyền Tình Yêu Chúa bằng những công tác xã hội, y tế, văn hóa để phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật, những người bị xã hội bỏ rơi.
Mỗi khi bắt đầu một ngày mới, hay khởi đầu một công việc đạo đức, chúng ta thường đọc hay hát Kinh Chúa Thánh Thần để xin Chúa Thánh Thần “xuống tràn ngập lòng chúng ta…, đốt lửa kính mến Chúa trong lòng chúng ta …, yên ủi chúng ta làm những việc lành…” Chúng ta hãy đọc hay hát với tất cả tâm hồn chúng ta, tha thiết xin Thánh Thần Tình Yêu thánh hóa chúng ta, soi sáng cho chúng ta biết yêu thương, tha thứ, và phục vụ mọi người trong Tình Yêu Chúa. Khi chúng ta biết yêu thương và ‘phục vụ Chúa trong mọi người’ (Kinh Hòa Bình), chúng ta sẽ xây dựng được những gia đình sống hạnh phúc trong hòa hợp yêu thương giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái; chúng ta sẽ góp phần vào việc xây dựng hòa bình và yêu thương trên thế giới: giữa các chủng tộc, các tôn giáo, các dị biệt khác nhau do hoàn cảnh sinh sống. Vì “Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời. Đâu có lòng từ bi, ở đấy có ân sủng Người. Đâu có tình bác ái, thì Chúa chúc lành không ngơi. Đâu ý hợp tâm đầu, ở đấy chứa chan niềm vui… (“Đâu Có Tình Yêu Thương”, Vinh Hạnh).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vua Abdullah và Hoàng hậu của Jordan bất ngờ hướng dẫn Đức Thánh Cha thăm viếng nơi Chúa Giêsu chịu phép rửa
Bùi Hữu Thư
00:37 11/05/2009
Cùng đi với Đức Thánh Cha trên các bờ sông Jordan
BETHANY, Jordan, ngày 10, tháng 5, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI bất ngờ được Vua Jordan Abdullah tháp tùng trên các bờ sông Jordan.
Đức Thánh Cha, vào ngày thứ hai của chuyến thăm Đất Thánh dài hai tuần đã đến thăm điạ điểm Chúa Kitô chiụ phép rửa tại Bethany bên kia sông Jordan.
Dù không có trong chương trình nguyên thủy, ngài được tháp tùng bởi Vua Abdullah và Hoàng Hậu Rania ngự giá trên một đoàn xe Golf Cart dài. Nhà Vua ngồi cạnh Đức Thánh Cha, giải thích cho khách quý của mình các cuộc khảo cổ đang được đào bới tại vùng. Việc khám phá này được một uỷ ban Jordan trông nom.
Các nhà khảo cổ đã tìm được trên 20 nhà thờ, hang động, và giếng rửa tội trong vùng, cho thấy khu vực là một điạ điểm hành hương đông đảo vào thời kỳ đầu của Thiên Chúa giáo.
Bây giờ khu vực bỏ không, chỉ mở cửa một năm vài lần. Nhưng khu vực này được dự trù sẽ gia tăng các hoạt động: Vua Abdullah dự định cho xây năm nhà thờ Thiên Chúa giáo gần địa điểm được coi như là nơi sanh của Kitô giáo. Và một trong những kết quả đã ước lượng trước của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại đây là các khách hành hương sẽ tái khám phá ý nghiã của nơi này.
Sau khi thăm nơi rửa tội, phái đoàn nho nhỏ tiếp tục đến một nơi công cộng tại đây Đức Thánh Cha được hàng ngàn tín hữu đón chào. Đức Thánh Cha làm phép các tảng đá góc tường của hai nhà thờ Công Giáo sẽ được xây gần giòng sông lịch sử, một La Tinh và một Hy Lạp-Melkite.
Đức Thánh Cha giải thích, "Với một niềm hân hoan thiêng liêng tôi đến để làm phép đá tảng nền móng của hai nhà thờ Công Giáo sẽ được xây cạnh sông Jordan, một điạ điểm được đánh dấu bởi nhiều biến cố đáng ghi nhớ trong lịch sử Phúc Âm.”
Ngài tiếp, "Viên đá tảng của một nhà thờ là biểu tượng của Chúa Kitô. Giáo Hội dựa trên Chúa Kitô, được nuôi dưỡng bởi Người và không thể bị tách rời xa khỏi Người. Người là nền tảng của tất cả mọi cộng đồng Kitô, viên đá hằng sống bị thợ xây loại bỏ nhưng được chọn lựa và quý giá trước mắt Chúa như viên đá góc tường. Cùng với Người, chúng ta cũng là những tảng đá sống động được xây trong một ngôi nhà thiêng liêng, một nơi trú ngụ của Thiên Chúa."
Đức Thánh Cha nói, "Chúng ta hãy vui mừng vì biết rằng, hai thánh đường, một La Tinh và một Hy Lap - Melkite, sẽ được dùng để xây dựng một gia đình của Thiên Chuúa theo truyền thống của cả hai cộng đồng."
Các chức sắc tham dự nghi thức gồm có Gregorios III Laham, thượng phụ Antioch cho Giáo Hội Hy Lạp Melkite, tổng giám mục Fouad Twal, thượng phụ Latin ở Giêrusalem, thượng phụ về hưu Michel Sabbah, tổng giám mục Joseph Jules Zerey và giam mục Salim Sayegh.
BETHANY, Jordan, ngày 10, tháng 5, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI bất ngờ được Vua Jordan Abdullah tháp tùng trên các bờ sông Jordan.
Đức Thánh Cha, vào ngày thứ hai của chuyến thăm Đất Thánh dài hai tuần đã đến thăm điạ điểm Chúa Kitô chiụ phép rửa tại Bethany bên kia sông Jordan.
Dù không có trong chương trình nguyên thủy, ngài được tháp tùng bởi Vua Abdullah và Hoàng Hậu Rania ngự giá trên một đoàn xe Golf Cart dài. Nhà Vua ngồi cạnh Đức Thánh Cha, giải thích cho khách quý của mình các cuộc khảo cổ đang được đào bới tại vùng. Việc khám phá này được một uỷ ban Jordan trông nom.
Các nhà khảo cổ đã tìm được trên 20 nhà thờ, hang động, và giếng rửa tội trong vùng, cho thấy khu vực là một điạ điểm hành hương đông đảo vào thời kỳ đầu của Thiên Chúa giáo.
Bây giờ khu vực bỏ không, chỉ mở cửa một năm vài lần. Nhưng khu vực này được dự trù sẽ gia tăng các hoạt động: Vua Abdullah dự định cho xây năm nhà thờ Thiên Chúa giáo gần địa điểm được coi như là nơi sanh của Kitô giáo. Và một trong những kết quả đã ước lượng trước của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại đây là các khách hành hương sẽ tái khám phá ý nghiã của nơi này.
Sau khi thăm nơi rửa tội, phái đoàn nho nhỏ tiếp tục đến một nơi công cộng tại đây Đức Thánh Cha được hàng ngàn tín hữu đón chào. Đức Thánh Cha làm phép các tảng đá góc tường của hai nhà thờ Công Giáo sẽ được xây gần giòng sông lịch sử, một La Tinh và một Hy Lạp-Melkite.
Đức Thánh Cha giải thích, "Với một niềm hân hoan thiêng liêng tôi đến để làm phép đá tảng nền móng của hai nhà thờ Công Giáo sẽ được xây cạnh sông Jordan, một điạ điểm được đánh dấu bởi nhiều biến cố đáng ghi nhớ trong lịch sử Phúc Âm.”
Ngài tiếp, "Viên đá tảng của một nhà thờ là biểu tượng của Chúa Kitô. Giáo Hội dựa trên Chúa Kitô, được nuôi dưỡng bởi Người và không thể bị tách rời xa khỏi Người. Người là nền tảng của tất cả mọi cộng đồng Kitô, viên đá hằng sống bị thợ xây loại bỏ nhưng được chọn lựa và quý giá trước mắt Chúa như viên đá góc tường. Cùng với Người, chúng ta cũng là những tảng đá sống động được xây trong một ngôi nhà thiêng liêng, một nơi trú ngụ của Thiên Chúa."
Đức Thánh Cha nói, "Chúng ta hãy vui mừng vì biết rằng, hai thánh đường, một La Tinh và một Hy Lap - Melkite, sẽ được dùng để xây dựng một gia đình của Thiên Chuúa theo truyền thống của cả hai cộng đồng."
Các chức sắc tham dự nghi thức gồm có Gregorios III Laham, thượng phụ Antioch cho Giáo Hội Hy Lạp Melkite, tổng giám mục Fouad Twal, thượng phụ Latin ở Giêrusalem, thượng phụ về hưu Michel Sabbah, tổng giám mục Joseph Jules Zerey và giam mục Salim Sayegh.
Cuộc tông du Đất Thánh (7)
Vũ Văn An
03:40 11/05/2009
Tân Môsê
Ngày 9 tháng Năm, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tới viếng Vương Cung Thánh Đường Kỷ Niệm Môsê tại Núi Nebo, nơi, theo truyền thuyết, Chúa cho Môsê thấy Đất Hứa từ xa sau 40 năm lang thang trong hoang địa.
Điều George Weigel nhận định trên Neewsweek về chuyến đi của Đức Thánh Cha có tính Thánh Kinh quả rất đúng. Vì chính tại đây, Đức Giáo Hoàng cho rằng thật là thích hợp khi ngài khởi đầu cuộc tông du Đất Thánh từ ngọn núi Nebo, nơi Môsê được ngắm nhìn Đất Hứa từ xa, vào lúc cuối cuộc hành trình trần gian của ông. Điều này nhắc ta nhớ rằng cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đang tham dự cuộc hành hương muôn thuở của dân Chúa qua dòng lịch sử. Ngài mong ước rằng cuộc gặp gỡ hôm nay tại đỉnh núi này sẽ gợi hứng để ta đổi mới lòng yêu mến đối với qui điển Thánh Kinh.
Cha José Rodrígez Carballo, Tổng Thừa Tác Các Tu Sĩ Phanxicô đang sống tại Đất Thánh, người nghênh đón Đức Thánh Cha tại đây, thưa với ngài như sau: “Đức Thánh Cha không đơn độc trong cuộc hành trình này. Chúng con muốn được tháp tùng Đức Thánh Cha, hay đúng hơn, được theo chân ngài, như dân Do Thái xưa từng theo chân Môsê và được ông hướng dẫn. Ngày nay, chúng con vẫn cảm thấy mình như đang lang thang trong sa mạc và chúng con đang cần một ai đó dẫn dắt chúng con tới Chúa, một ai đó giúp chúng con biết Người như là người Cha đầy quan phòng và xót thương, như chính Chúa Giêsu Kitô đã mạc khải cho chúng ta. Thưa Đức Thánh Cha, chúng con phó thác chúng con cho Đức Thánh Cha trong cuộc hành trình này”.
Bồi đắp tiềm năng của lý trí nhân bản
Từ núi Nebo, Đức Thánh Cha tới Madaba gần đó để làm phép viên đá đầu tiên cho một đại học tân lập do Tòa Thượng Phụ Latinh tại Giêrusalem xây cất. Sau đó, ngài đi thăm Đền Thờ Hồi Giáo Hussein bin Talal và Viện Bảo Tàng Hashemite kế bên.
Trong một bài diễn văn tiếp đó với các nhà lãnh đạo Hồi Giáo, ngài nhấn mạnh đến việc sử dụng lý trí nhân bản làm cơ sở chung cho việc hợp tác giữa người Hồi Giáo và người Kitô Giáo. Ngài nói: “Thưa qúi bạn, hôm nay tôi muốn nhắc tới một trách vụ mà tôi từng đề cập tới nhiều lần và là trách vụ tôi tin chắc cả người Kitô hữu lẫn người Hồi Giáo đều có thể theo đuổi, nhất là trong các đóng góp liên hệ của họ đối với học thuật và việc nghiên cứu bác học, cũng như công vụ. Trách vụ đó chính là thách đố phải bồi đắp tiềm năng rộng lớn của lý trí nhân bản để phục vụ sự thiện, trong bối cảnh đức tin và chân lý”.
Ngài giải thích thêm: “quả thật, người Kitô hữu mô tả Thiên Chúa nhiều cách, nhưng một trong các cách đó là mô tả Người như một Lý Trí sáng tạo, một lý trí biết xếp sắp và huớng dẫn thế giới. Và Người phú bẩm cho chúng ta khả năng tham dự vào lý trí của Người và nhờ thế, có thể hành động phù hợp với điều thiện. Người Hồi Giáo thờ phượng Thiên Chúa, Đấng dựng nên trời và đất, Đấng đã lên tiếng với nhân loại. Và trong tư cách những người tin vào một Thiên Chúa duy nhất, chúng ta biết rằng lý trí nhân bản chính là quà phúc của Thiên Chúa. Quà phúc ấy vươn tới bình diện cao nhất khi nó thấm nhiễm ánh sáng chân lý của Người. Thực vậy, khi lý trí con người chịu khiêm hạ để đức tin thanh lọc mình, nó không thể nào ra suy yếu được; trái lại, sẽ trở nên vững mạnh để chống trả mọi kiêu căng và vươn cao hơn chính các giới hạn của mình”. Bằng cách đó, lý trí con người sẽ theo đuổi việc phục vụ nhân loại, “nói lên các khát vọng chung sâu xa nhất của chúng ta và mở rộng ra mãi, chứ không thao túng hay giam hãm cuộc tranh luận công cộng”
Đóng góp của tôn giáo
Đức Bênêđíctô XVI quả quyết rằng theo một tôn giáo cách đó “thay vì làm tâm trí ta ra nhỏ hẹp, nó sẽ mở rộng chân trời hiểu biết của con người”. Ngài còn cho rằng: “Nó sẽ bảo vệ xã hội dân sự khỏi những thái quá của cái tôi bất trị vốn có khuynh hướng tuyệt đối hóa cái hữu hạn và che bớt cái vô hạn; nó bảo đảm rằng tự do phải được thực thi song song với chân lý, và nó làm đẹp nền văn hóa bằng những thông tuệ liên quan tới bất cứ cái chân, cái thiện và cái mỹ nào”
Đức Giáo Hoàng nói thêm: Một cái hiểu như thế về lý trí đặt ra một thách đố lớn cho cả người Kitô Giáo lẫn người Hồi Giáo, và ngài thúc giục họ bỏ qua một bên các ý thích đặc thù để “trân quí cái khoái cảm sâu sắc của việc phục vụ ích chung, dù bản thân có mất mát”.
Để kết luận, Đức Giáo Hoàng nói rằng: “chúng ta nên nhớ rằng vì nhân phẩm chung của chúng ta đã phát sinh ra các nhân quyền phổ quát, nên các nhân quyền này có giá trị ngang nhau đối với mọi người, bất kể là đàn ông hay đàn bà, bất kể họ thuộc nhóm tôn giáo, xã hội hay sắc tộc nào. Về phương diện này, chúng ta cần ghi nhận rằng quyền tự do tôn giáo vượt quá vấn đề thờ phượng và phải bao gồm cả quyền được gia nhập một cách công bằng thị trường nhân dụng và các lãnh vực khác của đời sống dân chính”.
Tôn giáo có thể bị hủ hóa
Tại buổi lễ đặt viên đá đầu tiên cho đại học tân lập tại Madaba của Tòa Thượng Phụ Latinh tại Giêrusalem, Đức Giáo Hoàng nói rằng: “Dĩ nhiên, tôn giáo, giống như khoa học và kỹ thuật, triết học và mọi phát biểu khác trong cuộc tìm kiếm chân lý của chúng ta, có thể bị hủ hóa. Tôn giáo sẽ mất hết hình tượng khi bị buộc phải phục vụ sự ngu dốt hay thiên kiến, khinh miệt, bạo lực hay lạm dụng”.
Ngài cho biết khi điều trên xẩy ra, không những nó là một hủ hóa tôn giáo, mà còn là một hủ hóa chính tự do con người nữa, một “việc biến tâm trí thành hẹp hòi và mù quáng”.
Tuy nhiên, theo Đức Giáo Hoàng, “một hậu quả như thế không phải là điều không thể tránh được. Thực vậy, khi chúng ta chịu cổ vũ giáo dục, là chúng ta tuyên xưng lòng tín nhiệm của chúng ta đối với quà phúc tự do. Trái tim con người có thể ra chai đá do các giới hạn của môi trường, của tư lợi và đam mê. Nhưng mọi người cũng được kêu gọi tiến tới khôn ngoan và chính trực, tới việc biết chọn lựa một cách căn bản và hết sức quan trọng sự thiện thay vì sự ác, chân lý thay vì bất trung thực, và có thể được trợ giúp trong trách vụ này”.
Những người thờ phượng trung thành
Sau đó, tại đền thờ Hồi Giáo chính thức của Giođăng, ngôi đền thứ hai được ngài thăm viếng từ ngày lên ngôi giáo hoàng, sau ngôi đền tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Giáo Hoàng lại một lần nữa lên tiếng bênh vực tôn giáo đích thực.
Ngài cho hay: một điều khiến ta phải lo âu đó là việc càng ngày càng có nhiều người nằng nặc cho rằng tôn giáo không còn là “người xây dựng hợp nhất và hoà hợp nữa, không còn là biểu thức hiệp thông giữa con người và Thiên Chúa nữa. Thực thế, một số người còn dám quả quyết rằng tôn giáo nhất thiết là nguyên nhân gây chia rẽ trong thế giới chúng ta; và do đó, họ biện luận rằng càng ít quan tâm tới tôn giáo trong lãnh vực công càng hay”.
Nhưng dù nhìn nhận hiện đang có “những mâu thuẫn gây căng thẳng và chia rẽ giữa tín đồ các truyền thống tôn giáo khác nhau”, Đức Giáo Hoàng vẫn cho rằng “Phải chăng cũng có trường hợp chính sự thao túng có tính ý thức hệ đối với tôn giáo, đôi khi vì những mục tiêu chính trị, mới thực là chất xúc tác của căng thẳng và chia rẽ, và đôi lúc của bạo lực trong xã hội?”
Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Đối diện với tình huống trên, một tình huống trong đó các kẻ thù của tôn giáo không hẳn chỉ tìm cách giập tắt tiếng nói của tôn giáo mà còn thay thế tiếng nói đó bằng chính tiếng nói của họ nữa, thì các tín hữu cần phải cảm nhận sâu sắc sự trung thực đối với các nguyên tắc và niềm tin của mình. Ngày nay, người Hồi Giáo và người Kitô Giáo, chính vì sức nặng của lịch sử chung, dù đôi khi bị hoen ố bởi hiểu lầm, phải cố gắng làm sao cho người ta thấy và nhìn nhận mình là những người thờ phượng Thiên Chúa luôn trung thành với việc cầu nguyện, hăng say tuân giữ và sống theo lệnh truyền của Đấng Toàn Năng, nhân từ và xót thương, nhất quán trong việc làm chứng cho mọi điều chân và thiện, và luôn chú tâm tới nguồn cội và phẩm giá chung của mọi con người nhân bản, những chủ thể luôn đứng ở đỉnh cao trong kế sách sáng tạo của Thiên Chúa dành cho thế giới và lịch sử”.
Người Hồi Giáo biết ơn
Hoàng tử Ghazi Bin Talal cám ơn Đức Thánh Cha đã tới thăm đền thờ Hồi Giáo: “Nghĩa cử này càng đáng ghi nhớ vì sự kiện cuộc viếng thăm Giođăng lần này của ngài chủ yếu là một cuộc hành hương thiêng liêng tới Đất Thánh Kitô Giáo, và đặc biệt tới địa điểm Chúa Giêsu Kitô chịu phép rửa. […]Ấy thế nhưng ngài vẫn dành thì giờ trong thời khóa biểu dày đặc và nhiều mệt mỏi của ngài, quả là mệt mỏi đối với một người cỡ tuổi ngài, đến viếng đền thờ Vua Hussein, để tôn vinh người Hồi Giáo”.
Hoàng tử này vốn là người soạn thảo thông điệp “Lời Chung” của 138 học giả Hồi Giáo công bố để trả lời vụ bất ổn do hiểu lầm gây ra nhân bài diễn văn năm 2006 của Đức Thánh Cha tại Regensburg. Đối với các hiểu lầm ấy, vị hoàng tử Giođăng này quả quyết rằng người Hồi Giáo có trách nhiệm phải giải thích gương sáng của Mohammed, “trên hết bằng những việc làm của đức hạnh, bác ái, lòng đạo đức và thiện chí”.
Và ông lấy Giođăng làm điển hình cho việc người thuộc các tôn giáo khác nhau có thể chung sống hòa bình với nhau. Ông đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của người Kitô Giáo tại Giođăng, bởi theo ông, họ “không những luôn bảo vệ Giođăng mà còn không biết mệt mỏi và hết dạ yêu nước góp phần vào việc xây dựng Giođăng, đảm nhiệm những vai trò hàng đầu trong lãnh vực giáo dục, y tế, thương mãi, du lịch, canh nông, khoa học, văn hóa và nhiều lãnh vực khác. Bởi thế, tất cả những điều này nói lên rằng trong khi ngài tin rằng họ là những Kitô hữu đồng đạo của ngài, nhưng chúng tôi, chúng tôi biết rằng họ là đồng bào Giođăng của chúng tôi. Họ là một phần của xứ sở này cũng giống như lãnh thổ vậy”.
Vị hoàng tử này kết luận: “chúng tôi hy vọng rằng tinh thần hòa hợp liên tín ngưỡng đầy tính độc đáo Giođăng này sẽ là một gương sáng cho toàn thế giới”.
Bênh vực người Kitô Giáo Iraq
Cuối bài diễn văn với các nhà lãnh đạo Hồi Giáo, Đức Giáo Hoàng dành mấy lời đặc biệt chào mừng Đức Emmanuel III Delly, thượng phụ Baghdad. Ngài nói: “Sự hiện diện của thượng phụ khiến mọi người nhớ tới nước Iraq lân bang, mà nhiều công dân đã tìm được nơi tỵ nạn đầy niềm nở tại Giođăng này. Các cố gắng của cộng đồng quốc tế trong việc cổ vũ hòa bình và hoà giải, cùng với các cố gắng của các nhà lãnh đạo tại địa phương, phải được tiếp tục để mang hoa trái lại cho cuộc sống người dân Iraq”.
Đức Bênêđíctô XVI ngỏ lời cám ơn đối với những ai đang góp phần “thâm hậu hóa lòng tin tưởng lẫn nhau” và tái thiết đất nước bị chiến tranh tàn phá. Ngài nói tiếp: “Và một lần nữa, tôi khẩn khoản xin các nhà ngoại giao và cộng đồng quốc tế mà họ đại diện cùng với các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo tại địa phương làm mọi điều có thể làm được để đảm bảo cho cộng đồng Kitô giáo cổ xưa của mảnh đất cao quí ấy được hưởng quyền căn bản sống chung hòa bình với các đồng bào của họ”.
Người ta ước lượng có tới 20,000 Kitô hữu Iraq tị nạn tại Giođăng.
Trân quí các truyền thống Đông Phương
Chiều ngày 9 tháng Năm, Đức Giáo Hoàng đã tới đọc kinh chiều (Vespers) tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh George, theo Nghi Lễ Melkite Hy Lạp, và tại đây, ngài đã nói truyện với các vị lãnh đạo các giáo hội Công Giáo tại Cận Đông. Trong số các vị hiện diện, người ta thấy Đức Gregorios III Laham, Thượng Phụ Giáo Hội Melkite Hy Lạp tại Damascus, Tổng Giám Mục Hồi Hưu Georges El-Murr và Tổng GM Yasser Ayyach của Petra và Philadelphia, cà các vị lãnh đạo các Giáo Hội Maronite, Syrian, Armenian, Chaldean và Latinh. Tổng giám mục Benediktos Tsikoras của Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp cũng hiện diện.
Nhân dịp này, Đức Thánh Cha ngỏ lời thành thực cám ơn vì được “dịp may cầu nguyện với qúi vị và cảm nghiệm phần nào nét phong phú trong các truyền thống phụng vụ của qúi vị”. Ngài nói thêm: “Giáo Hội là một dân lữ hành và do đó, suốt trong nhiều thế kỷ, đã được đánh dấu bằng các biến cố lịch sử có tính lên khuôn, trong đó có những thời điểm tranh chấp thần học hay những giai đoạn chèn ép lẫn nhau. Tuy nhiên, cũng có những thời điểm khác đánh dấu bằng hòa giải, nhờ thế đã củng cố một cách tuyệt vời sự hiệp thông trong Giáo Hội. Lại cũng có những thời điểm phục hưng văn hóa phong phú, trong đó các Kitô hữu Đông Phương đóng góp một phần hết sức lớn lao”.
Theo Đức Giáo Hoàng, “Các Giáo Hội đặc thù trong lòng Giáo Hội phổ quát nói lên năng động tính trong cuộc lữ hành trần gian của Giáo Hội và biểu lộ cho mọi thành phần tín hữu thấy một kho tàng gồm nhiều truyền thống tâm linh, phụng vụ, và giáo hội học dẫn người ta tới sự tốt lành phổ quát của Chúa và thánh ý của Người, lôi kéo mọi người vào sự sống thần linh của Người”.
Ngài còn cho hay: “kho tàng cổ xưa nhưng vẫn sống động trong các truyền thống của các Giáo Hội Đông Phương làm phong phú Giáo Hội phổ quát và sẽ không bao giờ bị hiểu lầm như chỉ là một món đồ được người ta thụ động duy trì. Mọi Kitô hữu đều được mời gọi đáp ứng tích cực vào lệnh truyền của Chúa là đem người khác tới chỗ nhận biết và yêu mến Người”.
Để kết luận, Đức Thánh Cha bày tỏ “các cảm tình tôn kính lớn lao đối với toàn thể qúi vị đang quây quần cùng tôi vào buổi chiều hôm nay để cùng thờ phượng”. Ngài cũng tỏ lòng biết ơn đối với các lời cầu nguyện của họ; ngài hứa sẽ cầu nguyện cho họ và những người hiện được trao phó cho họ chăm sóc.
Hãnh diện làm người Ả Rập, Giođăng và Kitô Giáo
Cuộc tông du của Đức Bênêđíctô giúp người Công Giáo tại Giođăng trân quí hơn bản sắc làm “người Ảrập, Giođăng và Kitô Giáo” của họ. Đó là nhận định của Nader Twal, một hướng dẫn viên du lịch theo Kitô Giáo. Twal là một sinh viên Giođăng đã du học tại Rôma trong 7 năm và nói thạo tiếng Ý. Anh sinh tại Madaba, nơi Đức Giáo Hoàng tới làm phép viên đá đầu tiên cho một đại học tân lập sẽ được Tòa Thượng Phụ Latinh xây cất nay mai. Anh cùng một xứ đạo với Đức Fouad Twal, Thượng Phụ Giêrusalem, và cùng tên họ với ngài.
Theo anh, cuộc tông du này là một hỗ trợ rất mạnh cho người Kitô hữu tại đây. “Các Kitô hữu đang làm việc cho nền hành chánh công được phép tham dự Thánh Lễ với Đức Giáo Hoàng vào Chúa Nhật này, mặc dù ngày đó là ngày làm việc của họ. Đây là một quyết định của chính phủ nhằm cổ vũ người Kitô Giáo họp nhau lại để cùng chia sẻ. Quyết định của chính phủ này tăng cường điều chúng tôi vốn đề cập tại đây như là sống chung: ở đây, thực sự có sự tôn trọng nhau giữa người Kitô Giáo và người Hồi Giáo”.
Suy tư về tầm quan trọng của chuyến tông du đối với người Kitô hữu, một thiểu số nhỏ nhoi trpng một quốc gia đại đa số là Hồi Giáo hệ Sunni, Twal cho hay: “Trong tư cách một Kitô hữu, tôi luôn luôn nói mình là người Ảrập, Giođăng và Kitô Giáo. Người Kitô Giáo chúng tôi chỉ chiếm tối đa 3% [tổng số dân Giođăng], riêng người Công Giáo chỉ chiếm 1.5%. Trong cuộc viếng thăm này, chúng tôi nhìn ra sự yểm trợ đối với sự hiện diện của các Kitô hữu, những người vốn đã có mặt ở đây suốt 2,000 năm qua”.
Đối với Twal, việc Đức Giáo Hoàng tới bờ sông Giođăng vào hôm Chúa Nhật quả là một thời điểm có ý nghĩa biểu tượng lớn lao đối với tương lai của Kitô giáo tại Giođăng. Anh nhận định rằng địa điểm từng được coi như nguồn cội cho đức tin Kitô Giáo ấy, nơi Chúa Giêsu được Thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho, hiện ít được ai biết tới, hiện bị ngay Giáo Hội lãng quên. Việc Đức Giáo Hoàng tới đó đặt viên đá đầu tiên xây cất hai thánh đường, một dành cho người Công Giáo theo nghi lễ Latinh, một cho người Công Giáo theo nghi lễ Melkite Hy Lạp, là một cử chỉ khiến người ta lưu ý, vì đó là biến cố được 1,300 nhà báo chứng kiến. “Đó quả là lời mời gọi gửi tới Giáo Hội khắp thế giới”.
Ngày 9 tháng Năm, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tới viếng Vương Cung Thánh Đường Kỷ Niệm Môsê tại Núi Nebo, nơi, theo truyền thuyết, Chúa cho Môsê thấy Đất Hứa từ xa sau 40 năm lang thang trong hoang địa.
Điều George Weigel nhận định trên Neewsweek về chuyến đi của Đức Thánh Cha có tính Thánh Kinh quả rất đúng. Vì chính tại đây, Đức Giáo Hoàng cho rằng thật là thích hợp khi ngài khởi đầu cuộc tông du Đất Thánh từ ngọn núi Nebo, nơi Môsê được ngắm nhìn Đất Hứa từ xa, vào lúc cuối cuộc hành trình trần gian của ông. Điều này nhắc ta nhớ rằng cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đang tham dự cuộc hành hương muôn thuở của dân Chúa qua dòng lịch sử. Ngài mong ước rằng cuộc gặp gỡ hôm nay tại đỉnh núi này sẽ gợi hứng để ta đổi mới lòng yêu mến đối với qui điển Thánh Kinh.
Cha José Rodrígez Carballo, Tổng Thừa Tác Các Tu Sĩ Phanxicô đang sống tại Đất Thánh, người nghênh đón Đức Thánh Cha tại đây, thưa với ngài như sau: “Đức Thánh Cha không đơn độc trong cuộc hành trình này. Chúng con muốn được tháp tùng Đức Thánh Cha, hay đúng hơn, được theo chân ngài, như dân Do Thái xưa từng theo chân Môsê và được ông hướng dẫn. Ngày nay, chúng con vẫn cảm thấy mình như đang lang thang trong sa mạc và chúng con đang cần một ai đó dẫn dắt chúng con tới Chúa, một ai đó giúp chúng con biết Người như là người Cha đầy quan phòng và xót thương, như chính Chúa Giêsu Kitô đã mạc khải cho chúng ta. Thưa Đức Thánh Cha, chúng con phó thác chúng con cho Đức Thánh Cha trong cuộc hành trình này”.
Bồi đắp tiềm năng của lý trí nhân bản
Từ núi Nebo, Đức Thánh Cha tới Madaba gần đó để làm phép viên đá đầu tiên cho một đại học tân lập do Tòa Thượng Phụ Latinh tại Giêrusalem xây cất. Sau đó, ngài đi thăm Đền Thờ Hồi Giáo Hussein bin Talal và Viện Bảo Tàng Hashemite kế bên.
Trong một bài diễn văn tiếp đó với các nhà lãnh đạo Hồi Giáo, ngài nhấn mạnh đến việc sử dụng lý trí nhân bản làm cơ sở chung cho việc hợp tác giữa người Hồi Giáo và người Kitô Giáo. Ngài nói: “Thưa qúi bạn, hôm nay tôi muốn nhắc tới một trách vụ mà tôi từng đề cập tới nhiều lần và là trách vụ tôi tin chắc cả người Kitô hữu lẫn người Hồi Giáo đều có thể theo đuổi, nhất là trong các đóng góp liên hệ của họ đối với học thuật và việc nghiên cứu bác học, cũng như công vụ. Trách vụ đó chính là thách đố phải bồi đắp tiềm năng rộng lớn của lý trí nhân bản để phục vụ sự thiện, trong bối cảnh đức tin và chân lý”.
Ngài giải thích thêm: “quả thật, người Kitô hữu mô tả Thiên Chúa nhiều cách, nhưng một trong các cách đó là mô tả Người như một Lý Trí sáng tạo, một lý trí biết xếp sắp và huớng dẫn thế giới. Và Người phú bẩm cho chúng ta khả năng tham dự vào lý trí của Người và nhờ thế, có thể hành động phù hợp với điều thiện. Người Hồi Giáo thờ phượng Thiên Chúa, Đấng dựng nên trời và đất, Đấng đã lên tiếng với nhân loại. Và trong tư cách những người tin vào một Thiên Chúa duy nhất, chúng ta biết rằng lý trí nhân bản chính là quà phúc của Thiên Chúa. Quà phúc ấy vươn tới bình diện cao nhất khi nó thấm nhiễm ánh sáng chân lý của Người. Thực vậy, khi lý trí con người chịu khiêm hạ để đức tin thanh lọc mình, nó không thể nào ra suy yếu được; trái lại, sẽ trở nên vững mạnh để chống trả mọi kiêu căng và vươn cao hơn chính các giới hạn của mình”. Bằng cách đó, lý trí con người sẽ theo đuổi việc phục vụ nhân loại, “nói lên các khát vọng chung sâu xa nhất của chúng ta và mở rộng ra mãi, chứ không thao túng hay giam hãm cuộc tranh luận công cộng”
Đóng góp của tôn giáo
Đức Bênêđíctô XVI quả quyết rằng theo một tôn giáo cách đó “thay vì làm tâm trí ta ra nhỏ hẹp, nó sẽ mở rộng chân trời hiểu biết của con người”. Ngài còn cho rằng: “Nó sẽ bảo vệ xã hội dân sự khỏi những thái quá của cái tôi bất trị vốn có khuynh hướng tuyệt đối hóa cái hữu hạn và che bớt cái vô hạn; nó bảo đảm rằng tự do phải được thực thi song song với chân lý, và nó làm đẹp nền văn hóa bằng những thông tuệ liên quan tới bất cứ cái chân, cái thiện và cái mỹ nào”
Đức Giáo Hoàng nói thêm: Một cái hiểu như thế về lý trí đặt ra một thách đố lớn cho cả người Kitô Giáo lẫn người Hồi Giáo, và ngài thúc giục họ bỏ qua một bên các ý thích đặc thù để “trân quí cái khoái cảm sâu sắc của việc phục vụ ích chung, dù bản thân có mất mát”.
Để kết luận, Đức Giáo Hoàng nói rằng: “chúng ta nên nhớ rằng vì nhân phẩm chung của chúng ta đã phát sinh ra các nhân quyền phổ quát, nên các nhân quyền này có giá trị ngang nhau đối với mọi người, bất kể là đàn ông hay đàn bà, bất kể họ thuộc nhóm tôn giáo, xã hội hay sắc tộc nào. Về phương diện này, chúng ta cần ghi nhận rằng quyền tự do tôn giáo vượt quá vấn đề thờ phượng và phải bao gồm cả quyền được gia nhập một cách công bằng thị trường nhân dụng và các lãnh vực khác của đời sống dân chính”.
Tôn giáo có thể bị hủ hóa
Tại buổi lễ đặt viên đá đầu tiên cho đại học tân lập tại Madaba của Tòa Thượng Phụ Latinh tại Giêrusalem, Đức Giáo Hoàng nói rằng: “Dĩ nhiên, tôn giáo, giống như khoa học và kỹ thuật, triết học và mọi phát biểu khác trong cuộc tìm kiếm chân lý của chúng ta, có thể bị hủ hóa. Tôn giáo sẽ mất hết hình tượng khi bị buộc phải phục vụ sự ngu dốt hay thiên kiến, khinh miệt, bạo lực hay lạm dụng”.
Ngài cho biết khi điều trên xẩy ra, không những nó là một hủ hóa tôn giáo, mà còn là một hủ hóa chính tự do con người nữa, một “việc biến tâm trí thành hẹp hòi và mù quáng”.
Tuy nhiên, theo Đức Giáo Hoàng, “một hậu quả như thế không phải là điều không thể tránh được. Thực vậy, khi chúng ta chịu cổ vũ giáo dục, là chúng ta tuyên xưng lòng tín nhiệm của chúng ta đối với quà phúc tự do. Trái tim con người có thể ra chai đá do các giới hạn của môi trường, của tư lợi và đam mê. Nhưng mọi người cũng được kêu gọi tiến tới khôn ngoan và chính trực, tới việc biết chọn lựa một cách căn bản và hết sức quan trọng sự thiện thay vì sự ác, chân lý thay vì bất trung thực, và có thể được trợ giúp trong trách vụ này”.
Những người thờ phượng trung thành
Sau đó, tại đền thờ Hồi Giáo chính thức của Giođăng, ngôi đền thứ hai được ngài thăm viếng từ ngày lên ngôi giáo hoàng, sau ngôi đền tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Giáo Hoàng lại một lần nữa lên tiếng bênh vực tôn giáo đích thực.
Ngài cho hay: một điều khiến ta phải lo âu đó là việc càng ngày càng có nhiều người nằng nặc cho rằng tôn giáo không còn là “người xây dựng hợp nhất và hoà hợp nữa, không còn là biểu thức hiệp thông giữa con người và Thiên Chúa nữa. Thực thế, một số người còn dám quả quyết rằng tôn giáo nhất thiết là nguyên nhân gây chia rẽ trong thế giới chúng ta; và do đó, họ biện luận rằng càng ít quan tâm tới tôn giáo trong lãnh vực công càng hay”.
Nhưng dù nhìn nhận hiện đang có “những mâu thuẫn gây căng thẳng và chia rẽ giữa tín đồ các truyền thống tôn giáo khác nhau”, Đức Giáo Hoàng vẫn cho rằng “Phải chăng cũng có trường hợp chính sự thao túng có tính ý thức hệ đối với tôn giáo, đôi khi vì những mục tiêu chính trị, mới thực là chất xúc tác của căng thẳng và chia rẽ, và đôi lúc của bạo lực trong xã hội?”
Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Đối diện với tình huống trên, một tình huống trong đó các kẻ thù của tôn giáo không hẳn chỉ tìm cách giập tắt tiếng nói của tôn giáo mà còn thay thế tiếng nói đó bằng chính tiếng nói của họ nữa, thì các tín hữu cần phải cảm nhận sâu sắc sự trung thực đối với các nguyên tắc và niềm tin của mình. Ngày nay, người Hồi Giáo và người Kitô Giáo, chính vì sức nặng của lịch sử chung, dù đôi khi bị hoen ố bởi hiểu lầm, phải cố gắng làm sao cho người ta thấy và nhìn nhận mình là những người thờ phượng Thiên Chúa luôn trung thành với việc cầu nguyện, hăng say tuân giữ và sống theo lệnh truyền của Đấng Toàn Năng, nhân từ và xót thương, nhất quán trong việc làm chứng cho mọi điều chân và thiện, và luôn chú tâm tới nguồn cội và phẩm giá chung của mọi con người nhân bản, những chủ thể luôn đứng ở đỉnh cao trong kế sách sáng tạo của Thiên Chúa dành cho thế giới và lịch sử”.
Người Hồi Giáo biết ơn
Hoàng tử Ghazi Bin Talal cám ơn Đức Thánh Cha đã tới thăm đền thờ Hồi Giáo: “Nghĩa cử này càng đáng ghi nhớ vì sự kiện cuộc viếng thăm Giođăng lần này của ngài chủ yếu là một cuộc hành hương thiêng liêng tới Đất Thánh Kitô Giáo, và đặc biệt tới địa điểm Chúa Giêsu Kitô chịu phép rửa. […]Ấy thế nhưng ngài vẫn dành thì giờ trong thời khóa biểu dày đặc và nhiều mệt mỏi của ngài, quả là mệt mỏi đối với một người cỡ tuổi ngài, đến viếng đền thờ Vua Hussein, để tôn vinh người Hồi Giáo”.
Hoàng tử này vốn là người soạn thảo thông điệp “Lời Chung” của 138 học giả Hồi Giáo công bố để trả lời vụ bất ổn do hiểu lầm gây ra nhân bài diễn văn năm 2006 của Đức Thánh Cha tại Regensburg. Đối với các hiểu lầm ấy, vị hoàng tử Giođăng này quả quyết rằng người Hồi Giáo có trách nhiệm phải giải thích gương sáng của Mohammed, “trên hết bằng những việc làm của đức hạnh, bác ái, lòng đạo đức và thiện chí”.
Và ông lấy Giođăng làm điển hình cho việc người thuộc các tôn giáo khác nhau có thể chung sống hòa bình với nhau. Ông đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của người Kitô Giáo tại Giođăng, bởi theo ông, họ “không những luôn bảo vệ Giođăng mà còn không biết mệt mỏi và hết dạ yêu nước góp phần vào việc xây dựng Giođăng, đảm nhiệm những vai trò hàng đầu trong lãnh vực giáo dục, y tế, thương mãi, du lịch, canh nông, khoa học, văn hóa và nhiều lãnh vực khác. Bởi thế, tất cả những điều này nói lên rằng trong khi ngài tin rằng họ là những Kitô hữu đồng đạo của ngài, nhưng chúng tôi, chúng tôi biết rằng họ là đồng bào Giođăng của chúng tôi. Họ là một phần của xứ sở này cũng giống như lãnh thổ vậy”.
Vị hoàng tử này kết luận: “chúng tôi hy vọng rằng tinh thần hòa hợp liên tín ngưỡng đầy tính độc đáo Giođăng này sẽ là một gương sáng cho toàn thế giới”.
Bênh vực người Kitô Giáo Iraq
Cuối bài diễn văn với các nhà lãnh đạo Hồi Giáo, Đức Giáo Hoàng dành mấy lời đặc biệt chào mừng Đức Emmanuel III Delly, thượng phụ Baghdad. Ngài nói: “Sự hiện diện của thượng phụ khiến mọi người nhớ tới nước Iraq lân bang, mà nhiều công dân đã tìm được nơi tỵ nạn đầy niềm nở tại Giođăng này. Các cố gắng của cộng đồng quốc tế trong việc cổ vũ hòa bình và hoà giải, cùng với các cố gắng của các nhà lãnh đạo tại địa phương, phải được tiếp tục để mang hoa trái lại cho cuộc sống người dân Iraq”.
Đức Bênêđíctô XVI ngỏ lời cám ơn đối với những ai đang góp phần “thâm hậu hóa lòng tin tưởng lẫn nhau” và tái thiết đất nước bị chiến tranh tàn phá. Ngài nói tiếp: “Và một lần nữa, tôi khẩn khoản xin các nhà ngoại giao và cộng đồng quốc tế mà họ đại diện cùng với các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo tại địa phương làm mọi điều có thể làm được để đảm bảo cho cộng đồng Kitô giáo cổ xưa của mảnh đất cao quí ấy được hưởng quyền căn bản sống chung hòa bình với các đồng bào của họ”.
Người ta ước lượng có tới 20,000 Kitô hữu Iraq tị nạn tại Giođăng.
Trân quí các truyền thống Đông Phương
Chiều ngày 9 tháng Năm, Đức Giáo Hoàng đã tới đọc kinh chiều (Vespers) tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh George, theo Nghi Lễ Melkite Hy Lạp, và tại đây, ngài đã nói truyện với các vị lãnh đạo các giáo hội Công Giáo tại Cận Đông. Trong số các vị hiện diện, người ta thấy Đức Gregorios III Laham, Thượng Phụ Giáo Hội Melkite Hy Lạp tại Damascus, Tổng Giám Mục Hồi Hưu Georges El-Murr và Tổng GM Yasser Ayyach của Petra và Philadelphia, cà các vị lãnh đạo các Giáo Hội Maronite, Syrian, Armenian, Chaldean và Latinh. Tổng giám mục Benediktos Tsikoras của Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp cũng hiện diện.
Nhân dịp này, Đức Thánh Cha ngỏ lời thành thực cám ơn vì được “dịp may cầu nguyện với qúi vị và cảm nghiệm phần nào nét phong phú trong các truyền thống phụng vụ của qúi vị”. Ngài nói thêm: “Giáo Hội là một dân lữ hành và do đó, suốt trong nhiều thế kỷ, đã được đánh dấu bằng các biến cố lịch sử có tính lên khuôn, trong đó có những thời điểm tranh chấp thần học hay những giai đoạn chèn ép lẫn nhau. Tuy nhiên, cũng có những thời điểm khác đánh dấu bằng hòa giải, nhờ thế đã củng cố một cách tuyệt vời sự hiệp thông trong Giáo Hội. Lại cũng có những thời điểm phục hưng văn hóa phong phú, trong đó các Kitô hữu Đông Phương đóng góp một phần hết sức lớn lao”.
Theo Đức Giáo Hoàng, “Các Giáo Hội đặc thù trong lòng Giáo Hội phổ quát nói lên năng động tính trong cuộc lữ hành trần gian của Giáo Hội và biểu lộ cho mọi thành phần tín hữu thấy một kho tàng gồm nhiều truyền thống tâm linh, phụng vụ, và giáo hội học dẫn người ta tới sự tốt lành phổ quát của Chúa và thánh ý của Người, lôi kéo mọi người vào sự sống thần linh của Người”.
Ngài còn cho hay: “kho tàng cổ xưa nhưng vẫn sống động trong các truyền thống của các Giáo Hội Đông Phương làm phong phú Giáo Hội phổ quát và sẽ không bao giờ bị hiểu lầm như chỉ là một món đồ được người ta thụ động duy trì. Mọi Kitô hữu đều được mời gọi đáp ứng tích cực vào lệnh truyền của Chúa là đem người khác tới chỗ nhận biết và yêu mến Người”.
Để kết luận, Đức Thánh Cha bày tỏ “các cảm tình tôn kính lớn lao đối với toàn thể qúi vị đang quây quần cùng tôi vào buổi chiều hôm nay để cùng thờ phượng”. Ngài cũng tỏ lòng biết ơn đối với các lời cầu nguyện của họ; ngài hứa sẽ cầu nguyện cho họ và những người hiện được trao phó cho họ chăm sóc.
Hãnh diện làm người Ả Rập, Giođăng và Kitô Giáo
Cuộc tông du của Đức Bênêđíctô giúp người Công Giáo tại Giođăng trân quí hơn bản sắc làm “người Ảrập, Giođăng và Kitô Giáo” của họ. Đó là nhận định của Nader Twal, một hướng dẫn viên du lịch theo Kitô Giáo. Twal là một sinh viên Giođăng đã du học tại Rôma trong 7 năm và nói thạo tiếng Ý. Anh sinh tại Madaba, nơi Đức Giáo Hoàng tới làm phép viên đá đầu tiên cho một đại học tân lập sẽ được Tòa Thượng Phụ Latinh xây cất nay mai. Anh cùng một xứ đạo với Đức Fouad Twal, Thượng Phụ Giêrusalem, và cùng tên họ với ngài.
Theo anh, cuộc tông du này là một hỗ trợ rất mạnh cho người Kitô hữu tại đây. “Các Kitô hữu đang làm việc cho nền hành chánh công được phép tham dự Thánh Lễ với Đức Giáo Hoàng vào Chúa Nhật này, mặc dù ngày đó là ngày làm việc của họ. Đây là một quyết định của chính phủ nhằm cổ vũ người Kitô Giáo họp nhau lại để cùng chia sẻ. Quyết định của chính phủ này tăng cường điều chúng tôi vốn đề cập tại đây như là sống chung: ở đây, thực sự có sự tôn trọng nhau giữa người Kitô Giáo và người Hồi Giáo”.
Suy tư về tầm quan trọng của chuyến tông du đối với người Kitô hữu, một thiểu số nhỏ nhoi trpng một quốc gia đại đa số là Hồi Giáo hệ Sunni, Twal cho hay: “Trong tư cách một Kitô hữu, tôi luôn luôn nói mình là người Ảrập, Giođăng và Kitô Giáo. Người Kitô Giáo chúng tôi chỉ chiếm tối đa 3% [tổng số dân Giođăng], riêng người Công Giáo chỉ chiếm 1.5%. Trong cuộc viếng thăm này, chúng tôi nhìn ra sự yểm trợ đối với sự hiện diện của các Kitô hữu, những người vốn đã có mặt ở đây suốt 2,000 năm qua”.
Đối với Twal, việc Đức Giáo Hoàng tới bờ sông Giođăng vào hôm Chúa Nhật quả là một thời điểm có ý nghĩa biểu tượng lớn lao đối với tương lai của Kitô giáo tại Giođăng. Anh nhận định rằng địa điểm từng được coi như nguồn cội cho đức tin Kitô Giáo ấy, nơi Chúa Giêsu được Thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho, hiện ít được ai biết tới, hiện bị ngay Giáo Hội lãng quên. Việc Đức Giáo Hoàng tới đó đặt viên đá đầu tiên xây cất hai thánh đường, một dành cho người Công Giáo theo nghi lễ Latinh, một cho người Công Giáo theo nghi lễ Melkite Hy Lạp, là một cử chỉ khiến người ta lưu ý, vì đó là biến cố được 1,300 nhà báo chứng kiến. “Đó quả là lời mời gọi gửi tới Giáo Hội khắp thế giới”.
Đức giáo hoàng lên án chủ nghĩa bài Do thái và cầu nguyện cho sự hòa hợp giữa các tôn giáo
Phụng Nghi
18:21 11/05/2009
JERUSALEM (CNS) - Tới Israel, quốc gia trọng tâm cuộc hành hương vùng Đất Thánh của ngài, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã kết án chủ nghĩa bài Do thái và cầu nguyện cho một kỷ nguyên mới trong đó mọi người tin vào cùng một Thiên Chúa sẽ sống trong hòa bình, đối xử với nhau bằng niềm tôn trọng và công bằng.
Trong bài diễn từ khi tới phi trường Ben Gurion ở Tel Aviv, Đức giáo hoàng cầu nguyện để lời tiên tri Isaia được thực hiện và để mọi dân tộc trên thế giới sẽ đi trên đường lối của Chúa – “đường lối hòa bình và công chính, đường lối dẫn đưa đến hoà giải và hòa hợp.”
Tại phi trường, Đức giáo hoàng được chào đón bằng những cái bắt tay thân tình của Tổng thống Shimon Peres và Thủ tướng Benjamin Netanyahu cũng như những lời chúc mừng của các viên chức khác trong chính quyền, và của các đại diện những cộng đồng Thiên Chúa giáo, Do thái và Hồi giáo trong nước Israel.
Ngay lúc mới tới, vị giáo hoàng sinh trưởng tại nước Đức này đã tỏ lòng tưởng niệm 6 triệu người Do thái bị Đức Quốc xã sát hại trong Thế chiến II, và đã kết án chủ nghĩa bài Do thái còn đang tiếp tục tiềm ẩn khắp nơi trên thế giới.”
Ngài nói: “Điều đó không thể chấp nhận được.”
Đức giáo hoàng Bênêđictô nói với các nhà lãnh đạo: “Tôi đến đây, như rất nhiều người khác đã đến trước tôi, để cầu nguyện tại những nơi chốn thánh thiêng, để nguyện cầu đặc biệt cho hòa bình – hòa bình nơi đây trong vùng Đất Thánh, và hoà bình trên khắp thế giới.”
Đức giáo hoàng nói rằng tuy Jerusalem có nghĩa là “thành phố hòa bình”, nhưng bất hạnh thay “hàng bao thập niên qua, hòa bình đã lảng tránh một cách bi thảm những cư dân của vùng đất thánh thiêng này.”
Đức giáo hoàng Bênêđictô nói: “Con mắt của thế giới dõi nhìn vào các dân tộc nơi vùng đất này, những người đang tranh đấu để đạt thành một giải pháp lâu dài và công bằng cho những tranh chấp đã từng gây ra bao nhiêu thương đau.”
Cũng như đã phát biểu ở Jordan trong chặng đầu chuyến công du, Đức giáo hoàng Bênêđictô nói với người Israel rằng muốn có hòa bình và công lý trong khu vực này, phải cần đến lòng tôn trọng căn tính tôn giáo của mỗi người, đảm bảo cho họ được đi tới những địa điểm linh thánh của họ và công nhận quyền của cả người Israel lẫn người Palestine được sống trong an bình “nơi xứ sở quê hương của họ trong phạm vi các biên giới an toàn đã được quốc tế công nhận.”
Phát biểu tại phi trường, Tổng tống Peres nói với Đức giáo hoàng rằng ông thấy cuộc tông du của ngài là “một sứ mạng tinh thần quan trọng có ưu tiên cao nhất: một sứ mạng hòa bình, một sứ mạng gieo trồng hạt giống bao dung và nhổ bật rễ những đám cỏ dại của chủ nghĩa cuồng tín.”
Tổng thống nói: “Chúng tôi đã hòa hoãn được với Ai cập và Jordan, chúng tôi đang thương thuyết để hòa hoãn với người Palestine; chúng tôi cũng có thể đạt được một nền hòa bình toàn diện ở khu vực này trong một tương lai không xa.”
Ra tiễn Đức giáo hoàng tại phi trường ở Amman vào buổi sáng hôm đó, quốc vương Abdullah II nước Jordan nói: “Điều sống còn là phải biến công lý thành hiện thực cho tất cả những ai ngày nay đang chịu khổ đau, bất kể là vì bị chiếm đóng, bị tước đoạt hay không được tôn trọng.”
“Đã quá lâu vùng Trung Đông bị vướng mắc trong những cuộc xung đột. Đặc biệt là dân tộc Palestine đã chịu khổ đau vì bị chiếm đóng và tai họa do đó gây ra. Đã đến lúc tình cảnh này phải chấm dứt qua một cuộc dàn xếp để đảm bảo cho người Palestine quyền có được tự do, có được đất nước, và cho người Israel được công nhận cũng như sự an ninh cần thiết cho họ.”
Quốc vương nói: “Giải pháp hai quốc gia” – hoàn toàn độc lập và được công nhận, cho người Israel và người Palestine – được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chính là vì giải pháp này đưa ra được lời cam kết duy nhất cho một nền hòa bình trường cửu.”
Vào lúc khởi đầu cuộc viếng thăm Israel và lãnh địa Palestine, Đức giáo hoàng Bênêđictô cũng đưa ra cho các cộng đồng Thiên Chúa giáo trong khu vực này những lời khuyến khích đặc biệt:
"Vì các con đã là chứng nhân trung thành với Đấng rao truyền sự thứ tha và hòa giải, vì các con đã cam kết đề cao sự thánh thiêng của mỗi sinh mạng con người, nên các con có thể góp phần đặc biệt để chấm dứt những hận thù và chiến tranh đã từ lâu làm khổ cực vùng đất này.”
Trong một khu vực tiếp tục có những cuộc thiên cư của người theo đạo Thiên Chúa, Đức giáo hoàng nói với người Công giáo sống trong vùng Đất Thánh: “Cha nguyện cầu rằng sự tiếp tục hiện diện của các con ở Israel và các lãnh địa Palestine sẽ mang lại kết quả trong việc triển dương hòa bình và tương kính nơi tất cả mọi người đang sống nơi vùng đất của Tin Mừng.”
Trong bài diễn từ khi tới phi trường Ben Gurion ở Tel Aviv, Đức giáo hoàng cầu nguyện để lời tiên tri Isaia được thực hiện và để mọi dân tộc trên thế giới sẽ đi trên đường lối của Chúa – “đường lối hòa bình và công chính, đường lối dẫn đưa đến hoà giải và hòa hợp.”
Tại phi trường, Đức giáo hoàng được chào đón bằng những cái bắt tay thân tình của Tổng thống Shimon Peres và Thủ tướng Benjamin Netanyahu cũng như những lời chúc mừng của các viên chức khác trong chính quyền, và của các đại diện những cộng đồng Thiên Chúa giáo, Do thái và Hồi giáo trong nước Israel.
Ngay lúc mới tới, vị giáo hoàng sinh trưởng tại nước Đức này đã tỏ lòng tưởng niệm 6 triệu người Do thái bị Đức Quốc xã sát hại trong Thế chiến II, và đã kết án chủ nghĩa bài Do thái còn đang tiếp tục tiềm ẩn khắp nơi trên thế giới.”
Ngài nói: “Điều đó không thể chấp nhận được.”
Đức giáo hoàng Bênêđictô nói với các nhà lãnh đạo: “Tôi đến đây, như rất nhiều người khác đã đến trước tôi, để cầu nguyện tại những nơi chốn thánh thiêng, để nguyện cầu đặc biệt cho hòa bình – hòa bình nơi đây trong vùng Đất Thánh, và hoà bình trên khắp thế giới.”
Đức giáo hoàng nói rằng tuy Jerusalem có nghĩa là “thành phố hòa bình”, nhưng bất hạnh thay “hàng bao thập niên qua, hòa bình đã lảng tránh một cách bi thảm những cư dân của vùng đất thánh thiêng này.”
Đức giáo hoàng Bênêđictô nói: “Con mắt của thế giới dõi nhìn vào các dân tộc nơi vùng đất này, những người đang tranh đấu để đạt thành một giải pháp lâu dài và công bằng cho những tranh chấp đã từng gây ra bao nhiêu thương đau.”
Cũng như đã phát biểu ở Jordan trong chặng đầu chuyến công du, Đức giáo hoàng Bênêđictô nói với người Israel rằng muốn có hòa bình và công lý trong khu vực này, phải cần đến lòng tôn trọng căn tính tôn giáo của mỗi người, đảm bảo cho họ được đi tới những địa điểm linh thánh của họ và công nhận quyền của cả người Israel lẫn người Palestine được sống trong an bình “nơi xứ sở quê hương của họ trong phạm vi các biên giới an toàn đã được quốc tế công nhận.”
Phát biểu tại phi trường, Tổng tống Peres nói với Đức giáo hoàng rằng ông thấy cuộc tông du của ngài là “một sứ mạng tinh thần quan trọng có ưu tiên cao nhất: một sứ mạng hòa bình, một sứ mạng gieo trồng hạt giống bao dung và nhổ bật rễ những đám cỏ dại của chủ nghĩa cuồng tín.”
Tổng thống nói: “Chúng tôi đã hòa hoãn được với Ai cập và Jordan, chúng tôi đang thương thuyết để hòa hoãn với người Palestine; chúng tôi cũng có thể đạt được một nền hòa bình toàn diện ở khu vực này trong một tương lai không xa.”
Ra tiễn Đức giáo hoàng tại phi trường ở Amman vào buổi sáng hôm đó, quốc vương Abdullah II nước Jordan nói: “Điều sống còn là phải biến công lý thành hiện thực cho tất cả những ai ngày nay đang chịu khổ đau, bất kể là vì bị chiếm đóng, bị tước đoạt hay không được tôn trọng.”
“Đã quá lâu vùng Trung Đông bị vướng mắc trong những cuộc xung đột. Đặc biệt là dân tộc Palestine đã chịu khổ đau vì bị chiếm đóng và tai họa do đó gây ra. Đã đến lúc tình cảnh này phải chấm dứt qua một cuộc dàn xếp để đảm bảo cho người Palestine quyền có được tự do, có được đất nước, và cho người Israel được công nhận cũng như sự an ninh cần thiết cho họ.”
Quốc vương nói: “Giải pháp hai quốc gia” – hoàn toàn độc lập và được công nhận, cho người Israel và người Palestine – được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chính là vì giải pháp này đưa ra được lời cam kết duy nhất cho một nền hòa bình trường cửu.”
Vào lúc khởi đầu cuộc viếng thăm Israel và lãnh địa Palestine, Đức giáo hoàng Bênêđictô cũng đưa ra cho các cộng đồng Thiên Chúa giáo trong khu vực này những lời khuyến khích đặc biệt:
"Vì các con đã là chứng nhân trung thành với Đấng rao truyền sự thứ tha và hòa giải, vì các con đã cam kết đề cao sự thánh thiêng của mỗi sinh mạng con người, nên các con có thể góp phần đặc biệt để chấm dứt những hận thù và chiến tranh đã từ lâu làm khổ cực vùng đất này.”
Trong một khu vực tiếp tục có những cuộc thiên cư của người theo đạo Thiên Chúa, Đức giáo hoàng nói với người Công giáo sống trong vùng Đất Thánh: “Cha nguyện cầu rằng sự tiếp tục hiện diện của các con ở Israel và các lãnh địa Palestine sẽ mang lại kết quả trong việc triển dương hòa bình và tương kính nơi tất cả mọi người đang sống nơi vùng đất của Tin Mừng.”
Vài lời đáng ghi nhớ của ĐTC Bênêđictô XVI trong 3 ngày hành hương tại Jordan, 8-10.05.2009
Giuse Đặng Văn Kiếm
18:36 11/05/2009
1. ĐTC nói với các ký giả trên chuyến bay từ Rôma tới Amman, thủ đô Jordan: “Giáo Hội tuy không có quyền bính chính trị nhưng có một sức mạnh tinh thần và có thể góp phần vào tiến trình hòa bình” .
2. Đáp lời chào mừng của Quốc vương Abdullah II, ĐTC khẳng định: “Tự do tôn giáo chắc chắn là một quyền căn bản và tôi nồng nhiệt hy vọng, cầu nguyện để sự tôn trọng các quyền bất khả nhượng, cũng như tôn trọng phẩm giá của mỗi người nam nữ ngày càng được củng cố và bảo vệ…”.
3. Tại Trung Tâm Nữ Vương Hòa Bình Regina Pacis giữa thủ đô Amman, ĐTC gặp gỡ và chia sẻ với các bạn khuyết tật: “Chính nhờ Thập Giá mà Chúa Giêsu dẫn đưa chúng ta vào sự sống đời đời và khi làm như vậy, Chúa chỉ cho chúng ta con đường hướng về tương lai, con đường hy vọng dẫn đưa mỗi bước trên con đường dài của chúng ta, và nhờ đó chúng ta trở thành những người mang hy vọng và bác ái cho tha nhân” .
4. Cũng tại Trung Tâm Regina Pacis, ĐTC nêu lên những tiêu chuẩn thực hành cụ thể để mang lại sự hiệp nhất và an bình cho gia đình nhân loại: “… hòa bình được nảy sinh từ công lý, từ sự liêm chính và cảm thông; hòa bình nảy sinh từ sự khiêm tốn, tha thứ, từ ước muốn sâu xa sống trong hòa hợp như một thực tại duy nhất” .
5. Từ trên núi Nebo là nơi Thiên Chúa đã chỉ cho ông Môshê trông thấy Đất Hứa, sau khi dân Do Thái lang thang 40 năm trong sa mạc, ĐTC nhắc nhớ: “Tại đây, trên núi Nebo này, ký ức về Môshê mời gọi chúng ta ngước mắt lên để biết ơn, chiêm ngắm công trình toàn năng của Thiên Chúa trong quá khứ, nhưng đồng thời với niềm tin, cậy, chúng ta cũng nhìn về tương lai mà Chúa dành cho chúng ta và thế giới…”
6. Và ĐTC mời gọi: “Chúng ta cũng được mời gọi đồng hành với Chúa, thi hành sứ vụ của Ngài, làm chứng cho Tin Mừng về tình yêu đại đồng và lòng từ bi của Thiên Chúa...”
7. Tại khuôn viên Đại học Công giáo tương lai thành phố Madaba, Jordan, ĐTC nhắn nhủ các sinh viên hãy tận tụy thụ huấn trong tinh thần trách nhiệm về nghề nghiệp và luân lý: “Các bạn được kêu gọi trở thành những người xây dựng một xã hội công chính và an bình, gồm những dân tộc thuộc các tôn giáo và chủng tộc khác nhau. Những thực tại này không được dẫn tới chia rẽ, nhưng làm cho nhau được thêm phong phú”.
8. Trong Thánh lễ cử hành tại sân vận động thủ đô Amman,, ĐTC bày tỏ một nguyện ước: “Tôi cầu mong cho lòng can đảm của Chúa Kitô soi sáng và nâng đỡ những nỗ lực cho các tín hữu trong việc làm chứng cho đức tin Kitô hữu và duy trì sự hiện diện của Giáo hội giữa cuộc biến thiên tình cảnh xã hội trên mảnh đất cố cựu này”.
9. Rồi ĐTC mời gọi và cổ võ việc thực hành một lối sống can trường giữa xã hội phức tạp hôm nay: “Lòng trung thành với cội nguồn đức tin Kitô giáo, lòng trung thành với sứ mạng của Giáo hội tại Thánh điạ đòi hỏi anh chị em một thứ can đảm đặc biệt: can đảm của niềm xác tín phát sinh từ niềm tin bản thân, chứ không phải từ quy ước xã hội hay truyền thống gia đình; can đảm dấn thân vào cuộc đối thoại và hợp tác với các Kitô hữu khác trong việc phục vụ Tin mừng và giúp đỡ những người nghèo, những người tị nạn, những nạn nhân của những thiên tai và thảm hoạ; can đảm bắt những nhịp cầu để hỗ trợ cho cuộc gặp gỡ phong phú giữa những người khác tín ngưỡng và văn hoá” .
10. Và ĐTC nhấn mạnh: “Điều này cũng có nghĩa là làm chứng tá cho tình yêu thúc đẩy chúng ta dám hy sinh mạng sống mình để phục vụ tha nhân, và như vậy, chúng ta có thể đối chọi với não trạng của những kẻ bênh vực cho chính sách tàn sát dân lành vô tội”.
Sau khi cùng với Quốc vương và Hoàng hậu Jordan thăm viếng dòng sông Jordani, nơi Đức Giêsu chịu phép rửa bắt đầu sứ vụ 3 năm rao giảng, ĐTC lên đường tiếp tục cuộc hành hương tới Thánh Địa Do Thái và Palestine với ý hướng góp phần kiến tạo một nền hoà bình cho vùng đất liên hệ gắn bó tới Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, là 3 tôn giáo phát xuất từ một nguồn cội tổ phụ Abraham được Thiên Chúa tuyển chọn và chúc phúc.
2. Đáp lời chào mừng của Quốc vương Abdullah II, ĐTC khẳng định: “Tự do tôn giáo chắc chắn là một quyền căn bản và tôi nồng nhiệt hy vọng, cầu nguyện để sự tôn trọng các quyền bất khả nhượng, cũng như tôn trọng phẩm giá của mỗi người nam nữ ngày càng được củng cố và bảo vệ…”.
3. Tại Trung Tâm Nữ Vương Hòa Bình Regina Pacis giữa thủ đô Amman, ĐTC gặp gỡ và chia sẻ với các bạn khuyết tật: “Chính nhờ Thập Giá mà Chúa Giêsu dẫn đưa chúng ta vào sự sống đời đời và khi làm như vậy, Chúa chỉ cho chúng ta con đường hướng về tương lai, con đường hy vọng dẫn đưa mỗi bước trên con đường dài của chúng ta, và nhờ đó chúng ta trở thành những người mang hy vọng và bác ái cho tha nhân” .
4. Cũng tại Trung Tâm Regina Pacis, ĐTC nêu lên những tiêu chuẩn thực hành cụ thể để mang lại sự hiệp nhất và an bình cho gia đình nhân loại: “… hòa bình được nảy sinh từ công lý, từ sự liêm chính và cảm thông; hòa bình nảy sinh từ sự khiêm tốn, tha thứ, từ ước muốn sâu xa sống trong hòa hợp như một thực tại duy nhất” .
5. Từ trên núi Nebo là nơi Thiên Chúa đã chỉ cho ông Môshê trông thấy Đất Hứa, sau khi dân Do Thái lang thang 40 năm trong sa mạc, ĐTC nhắc nhớ: “Tại đây, trên núi Nebo này, ký ức về Môshê mời gọi chúng ta ngước mắt lên để biết ơn, chiêm ngắm công trình toàn năng của Thiên Chúa trong quá khứ, nhưng đồng thời với niềm tin, cậy, chúng ta cũng nhìn về tương lai mà Chúa dành cho chúng ta và thế giới…”
6. Và ĐTC mời gọi: “Chúng ta cũng được mời gọi đồng hành với Chúa, thi hành sứ vụ của Ngài, làm chứng cho Tin Mừng về tình yêu đại đồng và lòng từ bi của Thiên Chúa...”
7. Tại khuôn viên Đại học Công giáo tương lai thành phố Madaba, Jordan, ĐTC nhắn nhủ các sinh viên hãy tận tụy thụ huấn trong tinh thần trách nhiệm về nghề nghiệp và luân lý: “Các bạn được kêu gọi trở thành những người xây dựng một xã hội công chính và an bình, gồm những dân tộc thuộc các tôn giáo và chủng tộc khác nhau. Những thực tại này không được dẫn tới chia rẽ, nhưng làm cho nhau được thêm phong phú”.
8. Trong Thánh lễ cử hành tại sân vận động thủ đô Amman,, ĐTC bày tỏ một nguyện ước: “Tôi cầu mong cho lòng can đảm của Chúa Kitô soi sáng và nâng đỡ những nỗ lực cho các tín hữu trong việc làm chứng cho đức tin Kitô hữu và duy trì sự hiện diện của Giáo hội giữa cuộc biến thiên tình cảnh xã hội trên mảnh đất cố cựu này”.
9. Rồi ĐTC mời gọi và cổ võ việc thực hành một lối sống can trường giữa xã hội phức tạp hôm nay: “Lòng trung thành với cội nguồn đức tin Kitô giáo, lòng trung thành với sứ mạng của Giáo hội tại Thánh điạ đòi hỏi anh chị em một thứ can đảm đặc biệt: can đảm của niềm xác tín phát sinh từ niềm tin bản thân, chứ không phải từ quy ước xã hội hay truyền thống gia đình; can đảm dấn thân vào cuộc đối thoại và hợp tác với các Kitô hữu khác trong việc phục vụ Tin mừng và giúp đỡ những người nghèo, những người tị nạn, những nạn nhân của những thiên tai và thảm hoạ; can đảm bắt những nhịp cầu để hỗ trợ cho cuộc gặp gỡ phong phú giữa những người khác tín ngưỡng và văn hoá” .
10. Và ĐTC nhấn mạnh: “Điều này cũng có nghĩa là làm chứng tá cho tình yêu thúc đẩy chúng ta dám hy sinh mạng sống mình để phục vụ tha nhân, và như vậy, chúng ta có thể đối chọi với não trạng của những kẻ bênh vực cho chính sách tàn sát dân lành vô tội”.
Sau khi cùng với Quốc vương và Hoàng hậu Jordan thăm viếng dòng sông Jordani, nơi Đức Giêsu chịu phép rửa bắt đầu sứ vụ 3 năm rao giảng, ĐTC lên đường tiếp tục cuộc hành hương tới Thánh Địa Do Thái và Palestine với ý hướng góp phần kiến tạo một nền hoà bình cho vùng đất liên hệ gắn bó tới Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, là 3 tôn giáo phát xuất từ một nguồn cội tổ phụ Abraham được Thiên Chúa tuyển chọn và chúc phúc.
Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Giordani
Thuý Dung
23:43 11/05/2009
Chiều thứ Sáu 8 tháng 5, ĐTC Bênêđíctô 16 đã đến Amman, thủ đô Vương quốc Giordani, để bắt đầu chuyến viếng thăm mục vụ kéo dài 8 ngày tại Thánh Địa.
Tháp tùng ĐTC trong chuyến bay từ Rôma sang Amman, có 30 vị thuộc đoàn tùy tùng, trong đó có ĐHY quốc vụ khanh và Đức TGM Phụ tá, ĐHY Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, ĐHY Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô kiêm Chủ tịch Ủy ban liên lạc với Do thái giáo, và ĐHY Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn.
Trên chuyến bay, ĐTC khẳng định với các ký giả tháp tùng rằng hòa bình tại Trung Đông chỉ có thể đạt được nếu người ta có những lập trường thực sự hợp lý. Giáo Hội tuy không có quyền bính chính trị nhưng có một sức mạnh tinh thần và có thể góp phần vào tiến trình hòa bình.
ĐTC cũng cho biết ngài muốn khích lệ các tín hữu Kitô tiếp tục ở lại Thánh Địa và Trung Đông, nơi quê hương của mình.
Sau 4 giờ bay, ĐTC, đoàn tùy tùng và các ký giả đã tới Phi trường mang tên “Hoàng hậu Alia” ở thủ đô Amman lúc gần 2 giờ rưỡi chiều giờ địa phương. Thành phố cổ kính này hiện có 1 triệu rưỡi dân cư trong đó chỉ có 109 ngàn tín hữu Công Giáo.
Từ trên máy bay bước xuống, ĐTC đã được Quốc vương Abdullah II và hoàng hậu Rania đón tiếp, cùng với đại diện của giáo quyền và chính quyền. 21 phát đại bác nổ vang trước khi quốc thiều Vatican và Giordani được trổi lên, và đoàn quân danh dự diễn hành trước ĐTC và quốc vương.
Trong lời chào mừng ĐTC, Quốc vương Abdullah nói đến quyết tâm đối thoại giữa Hồi giáo và Công Giáo. Nhà vua đề cao tầm quan trọng của sự sống chung hòa bình giữa các tín hữu Hồi giáo và Kitô, đồng thời kêu gọi chống lại những kẻ xách động gây hấn.
Đáp lại, ĐTC nói rằng cuộc viếng thăm của ngài tại Giordani là cơ hội để ngài bày tỏ lòng tôn trọng sâu xa đối với cộng đoàn Hồi giáo. Ngài không quên nhắc đến việc công bố cách đây vài năm Sứ điệp Liên tôn tại Amman và ý nghĩa của Sứ điệp này trong việc cổ võ sự liên minh giữa các nền văn hóa của thế giới, bác bỏ những lời tiên đoán của những người coi bạo lực và xung đột là điều không thể tránh được.
Sau nghi thức đón tiếp tại Phi trường, ĐTC đã về Trung Tâm Regina Pacis, cách đó 22 cây số để gặp gỡ các bạn trẻ và các nhân viên phục hồi cho những người khuyết tật và giúp họ tái hội nhập vào đời sống xã hội.
Hàng ngàn người đứng sẵn ở bên ngoài trung tâm, tay cầm cờ Tòa Thánh và Giordani nồng nhiệt chào mừng ĐTC khi ngài đến vào lúc 3 giờ rưỡi chiều. Bất chấp vấn đề an ninh, ngài tiến lại bắt tay chào thăm đông đảo các tín hữu đứng chờ, trước khi tiến vào bên trong thánh đường.
ĐTC nói với anh chị em tại đây rằng: “Tôi đến đây với một ý hướng, một hy vọng: đó là cầu xin Chúa ban món quà quí giá là sự hiệp nhất và an bình, đặc biệt là cho miền Trung Đông. Hòa bình cho cá nhân, cho các cha mẹ và con cái, cho các cộng đoàn, hòa bình cho Jerusalem, cho Thánh Địa, cho toàn miền, hòa bình cho toàn thể gia đình nhân loại; hòa bình được nảy sinh từ công lý, từ sự liêm chính và cảm thông, hòa bình nảy sinh từ sự khiêm tốn, tha thứ, từ ước muốn sâu xa sống trong hòa hợp như một thực tại duy nhất”.
Sau đó ngài đã về Tòa Sứ Thần Tòa Thánh cách đó 19 cây số để nghỉ ngơi chốc lát, và hơn một giờ sau đó, ngài đến hoàng cung vào lúc gần 6 giờ chiều để viếng thăm xã giao quốc vương và hoàng hậu Giordani.
Lúc 7.15 sáng thứ Bẩy mùng 9-5 Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ riêng trong nhà nguyện của Tòa Sứ Thần Tòa Thánh trước khi rời Tòa Sứ Thần lúc 8.30 để đến núi Nebo nằm cách đó 42 cây số. Núi Nebo cao 806 mét, cách thủ đô Amman 25 cây số về hướng tây nam. Từ núi Nebo có thể trông thấy toàn cảnh Thánh Địa và miền Nam Giordania trải dài cho tới Biển Chết và sa mạc Giuđêa phía đông, cũng như thung lũng Giordan và các vùng núi vùng Giuđêa và Samaria. Những khi thời tiết tốt, người ta cũng có thể trông thấy thành phố Bếtlêhem và pháo đài của vua Herốt, thành phố Gierico và cả mái tròn mạ vàng của đền thờ hồi giáo Giêrusalem nữa. Theo truyền thống, núi Nebo là nơi Thiên Chúa đã chỉ cho ông Môshê trông thấy Đất Hứa, sau khi dân Do thái lang thang 40 năm trong sa mạc.
Trong bài diễn từ Đức Thánh Cha nói: “Giống như Môshê, chúng ta cũng được gọi đích danh, được kêu mời hằng ngày thực hiện cuộc xuất hành từ tội lỗi và nô lệ tiến đến sự sống và tự do, và chúng ta cũng nhận được một lời hứa không lay chuyển hướng dẫn hành trình của chúng ta.. Từ núi thánh này, Môshê hướng cái nhìn của chúng ta lên cao, tới sự thành toàn viên mãn mọi lời Thiên Chúa hứa trong Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha nói thêm: “Chúng ta biết rằng, giống như Môshê, có thể chúng ta không thấy sự thể hiện viên mãn kế hoạch của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta. Nhưng chúng ta tin chắc rằng khi chu toàn phận sự nhỏ bé của mình, trong niềm trung thành với ơn gọi mà mỗi người đã nhận lãnh, chúng ta sẽ giúp dọn thẳng đường của Chúa và đón chào bình minh Nước Trời.”
Rời Núi Nêbô, Đức Thánh Cha đã đến chủ sự lễ đặt viên đá đầu tiên xây đại học của Tòa Thượng Phụ Latinh Madaba. Hàng mấy ngàn tín hữu tụ tập chào đón Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha đặc biệt cám ơn và ca ngợi Quốc vương Giordani đã dành ưu tiên cho việc mở rộng và cải tiến việc giáo dục và Hoàng hậu Rania đặc biệt tích cực hoạt động trong lãnh vực này.
Kết thúc lễ nghi làm phép viên đá xây Đại học, Đức Thánh Cha đã đi thăm đền thờ Al Hussein Bin Talal, nằm cách đó 38 cây số. Đền thờ này đã được xây cất theo ước muốn của quốc vương Abdallah Đệ Nhị để tưởng niệm phụ vương, và đã được khánh thành ngày 12 tháng 4 năm 2006. Đền thờ được xây trên ngọn đồi cao nhất của công viên Amman, và có diện tích rộng 7.700 mét vuông, có thể chứa 6.000 tín hữu.
Sau khi thăm đền thờ Đức Thánh Cha đã gặp gỡ giới lãnh đạo Hồi giáo, ngoại giao đoàn và và viện trưởng các đại học toàn nước Giordania.
Hoàng thân Ghazi Bin Muhammed Bin Talal đã ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha. Hoàng thân là anh họ vua Abdallah II kiêm cố vấn tôn giáo, và là một trong 138 Ulema tức giới trí thức Hồi Giáo đã ký bức thư đề ngày 13 tháng 10 năm 2007 với tựa đề “Một tiếng nói chung giữa chúng tôi và các bạn” gửi Đức Thánh Cha và giới lãnh đạo kitô giáo để cùng thăng tiến hòa bình trên thế giới. Hoàng thân và phái đoàn các Ulema đã được Đức Thánh Cha tiếp đón tại Vaticăng ngày mùng 6 tháng 11 năm 2008.
Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha nói rằng chính vì gánh nặng của lịch sử chung được đánh dấu bởi quá nhiều hiểu lầm, cho nên người Hồi Giáo và các tín hữu Kitô phải làm sao để thế giới biết đến chúng ta như những người thờ phượng Thiên Chúa, chuyên tâm cầu nguyện, lắng nghe, tuân giữ, và sống theo các lệnh truyền của Đấng Toàn Năng, lân tuất; và kiên trì làm chứng cho những gì là đúng và chân thật.
Đức Thánh Cha nhận định rằng sự hợp tác của người Hồi Giáo và Kitô Giáo tại Jordani nêu lên một tấm gương đáng khích lệ và thuyết phục cho vùng này, và cố nhiên cho thế giới, cho sự đóng góp tích cực và sáng tạo cho xã hội hiện đại.
Trong khi bày tỏ lòng kính trọng đối với thế giới Hồi Giáo, Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng quá thường khi “có sự lèo lái tôn giáo theo ý thức hệ, thông thường cho các mục tiêu chính trị, tạo ra thảm họa thực sự dẫn đến căng thẳng và chia rẽ” giữa các tôn giáo.
Đức Thánh Cha đề cập cụ thể đến trường hợp các tín hữu Kitô Iraq và kêu gọi cộng đồng thế giới “làm mọi điều có thể để bảo đảm cộng đoàn Kitô cổ kính của miền đất đáng kính có quyền căn bản là được cùng tồn tại trong hòa bình với các công dân khác”.
Sau khi từ giã mọi người Đức Thánh Cha đã lên xe về Tòa Sứ Thần cách đó 12 cây số để dùng bữa trưa với đoàn tùy tùng, và nghỉ ngơi chốc lát trước khi đến nhà thờ chính tòa thánh Giorgio của Giáo Hội Công giáo Hy lạp Melkít để chủ sự buổi hát kinh chiều trọng thể với các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, và các phong trào giáo hội.
Buổi hát kinh chiều đã bắt đầu lúc 17.30. Trong bài huấn từ, Đức Thánh Cha đã nêu bật sức sinh động của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương và phần đóng góp qúy báu cho gia tài chung của Kitô giáo. Quảng diễn thánh vịnh 103 và đoạn thư gửi giáo đoàn Ephêxô, Đức Thánh Cha nói sức mạnh của Thiên Chúa và ánh sáng của Ngài luôn hướng dẫn chúng ta biết lựa chọn sự sống và chân lý.
Đức Thánh Cha đã khích lệ các linh mục tu sĩ nam nữ và người trẻ Giordani tươi vui làm chứng cho Tin Mừng của Chúa và góp phần vào việc xây dựng cuộc sống chung của dân nước Giordania.
Buổi hát kinh chiều đã kết thúc với phép lành tòa thánh của Đức Thánh Cha. Sau khi từ giã mọi người, Đức Thánh Cha đã trở về Tòa Sứ Thần đẽ dùng bữa tối, kết thúc ngày thứ hai chuyến viếng thăm Giordania.
Chúa Nhật 10/5 là ngày thứ ba Đức Thánh Cha viếng thăm nước Giorđani, nhưng là cơ hội đầu tiên để gặp gỡ cộng đoàn Dân Chúa tại quốc gia này cũng như các giáo đoàn lân cận trong Thánh lễ cử hành tại sân vận động thủ đô, với sự tham dự của khoảng 30 ngàn tín hữu. Đây là một con số đáng kể nếu biết rằng các tín hữu trong toàn quốc chỉ có 110 ngàn.
Tại Giorđani, các tín hữu công giáo dùng lịch phụng vụ chung với các giáo hội chính thống, vì thế hôm qua là Chúa Nhật thứ 4 phục sinh, ngày cầu cho ơn thiên triệu. Một bức ảnh to lớn của Chúa Giêsu Mục tử nhân lành đã đặt làm nền trên lễ đài. “Tạ ơn Chúa, chủng viện Beit Jala không còn chỗ để thu nhận thêm chủng sinh nữa”, đức thượng phụ Fouad Twal đã khôi hài nói như vậy khi giới thiệu cộng đồng Dân Chúa ở đầu thánh lễ, giữa những tiếng hò reo “Benedetto” của các bạn trẻ.
Trong bài giảng, dựa trên bài Tin mừng thuật lại Chúa Kitô là “mục tử nhân lành, hiến mạng sống vì đoàn chiên” (Ga 10,11), Đức Bênêđictô nói rằng: “Người kế vị thánh Phêrô muốn làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh để khích lệ anh chị em hãy kiên trì trong niềm tin, hy vọng và yêu mến, trung thành với truyền thống cố hữu và lịch sử chứng tá từ thời các thánh tông đồ. Cộng đoàn các Kitô hữu tại đây đã trải qua nhiều nỗi khó khăn và bấp bênh, nhưng anh chị em đừng bao giờ quên phẩm giá cao quý của mình phát sinh từ gia sản Kitô giáo, và đừng bỏ qua tình liên đới với các anh chị em đồng đạo ở khắp nơi”.
Đức Thánh Cha đã dành một đoạn dài trong bài giảng để trình bày vai trò của người phụ nữ nhân dịp Giáo hội địa phương dành năm nay làm “Năm của Gia đình”.
Vào ban chiều, đức Bênêđictô XVI đến Bêtania bên bờ sông Giorđanô, nơi thánh Gioan tiền hô làm phép rửa. Tại đây ngài làm phép viên đá đầu tiên cho các thánh đường của Giáo hội Latinh và Giáo hội Melkite.
Tháp tùng ĐTC trong chuyến bay từ Rôma sang Amman, có 30 vị thuộc đoàn tùy tùng, trong đó có ĐHY quốc vụ khanh và Đức TGM Phụ tá, ĐHY Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, ĐHY Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô kiêm Chủ tịch Ủy ban liên lạc với Do thái giáo, và ĐHY Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn.
Trên chuyến bay, ĐTC khẳng định với các ký giả tháp tùng rằng hòa bình tại Trung Đông chỉ có thể đạt được nếu người ta có những lập trường thực sự hợp lý. Giáo Hội tuy không có quyền bính chính trị nhưng có một sức mạnh tinh thần và có thể góp phần vào tiến trình hòa bình.
ĐTC cũng cho biết ngài muốn khích lệ các tín hữu Kitô tiếp tục ở lại Thánh Địa và Trung Đông, nơi quê hương của mình.
Sau 4 giờ bay, ĐTC, đoàn tùy tùng và các ký giả đã tới Phi trường mang tên “Hoàng hậu Alia” ở thủ đô Amman lúc gần 2 giờ rưỡi chiều giờ địa phương. Thành phố cổ kính này hiện có 1 triệu rưỡi dân cư trong đó chỉ có 109 ngàn tín hữu Công Giáo.
Từ trên máy bay bước xuống, ĐTC đã được Quốc vương Abdullah II và hoàng hậu Rania đón tiếp, cùng với đại diện của giáo quyền và chính quyền. 21 phát đại bác nổ vang trước khi quốc thiều Vatican và Giordani được trổi lên, và đoàn quân danh dự diễn hành trước ĐTC và quốc vương.
Trong lời chào mừng ĐTC, Quốc vương Abdullah nói đến quyết tâm đối thoại giữa Hồi giáo và Công Giáo. Nhà vua đề cao tầm quan trọng của sự sống chung hòa bình giữa các tín hữu Hồi giáo và Kitô, đồng thời kêu gọi chống lại những kẻ xách động gây hấn.
Đáp lại, ĐTC nói rằng cuộc viếng thăm của ngài tại Giordani là cơ hội để ngài bày tỏ lòng tôn trọng sâu xa đối với cộng đoàn Hồi giáo. Ngài không quên nhắc đến việc công bố cách đây vài năm Sứ điệp Liên tôn tại Amman và ý nghĩa của Sứ điệp này trong việc cổ võ sự liên minh giữa các nền văn hóa của thế giới, bác bỏ những lời tiên đoán của những người coi bạo lực và xung đột là điều không thể tránh được.
Sau nghi thức đón tiếp tại Phi trường, ĐTC đã về Trung Tâm Regina Pacis, cách đó 22 cây số để gặp gỡ các bạn trẻ và các nhân viên phục hồi cho những người khuyết tật và giúp họ tái hội nhập vào đời sống xã hội.
Hàng ngàn người đứng sẵn ở bên ngoài trung tâm, tay cầm cờ Tòa Thánh và Giordani nồng nhiệt chào mừng ĐTC khi ngài đến vào lúc 3 giờ rưỡi chiều. Bất chấp vấn đề an ninh, ngài tiến lại bắt tay chào thăm đông đảo các tín hữu đứng chờ, trước khi tiến vào bên trong thánh đường.
ĐTC nói với anh chị em tại đây rằng: “Tôi đến đây với một ý hướng, một hy vọng: đó là cầu xin Chúa ban món quà quí giá là sự hiệp nhất và an bình, đặc biệt là cho miền Trung Đông. Hòa bình cho cá nhân, cho các cha mẹ và con cái, cho các cộng đoàn, hòa bình cho Jerusalem, cho Thánh Địa, cho toàn miền, hòa bình cho toàn thể gia đình nhân loại; hòa bình được nảy sinh từ công lý, từ sự liêm chính và cảm thông, hòa bình nảy sinh từ sự khiêm tốn, tha thứ, từ ước muốn sâu xa sống trong hòa hợp như một thực tại duy nhất”.
Sau đó ngài đã về Tòa Sứ Thần Tòa Thánh cách đó 19 cây số để nghỉ ngơi chốc lát, và hơn một giờ sau đó, ngài đến hoàng cung vào lúc gần 6 giờ chiều để viếng thăm xã giao quốc vương và hoàng hậu Giordani.
Lúc 7.15 sáng thứ Bẩy mùng 9-5 Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ riêng trong nhà nguyện của Tòa Sứ Thần Tòa Thánh trước khi rời Tòa Sứ Thần lúc 8.30 để đến núi Nebo nằm cách đó 42 cây số. Núi Nebo cao 806 mét, cách thủ đô Amman 25 cây số về hướng tây nam. Từ núi Nebo có thể trông thấy toàn cảnh Thánh Địa và miền Nam Giordania trải dài cho tới Biển Chết và sa mạc Giuđêa phía đông, cũng như thung lũng Giordan và các vùng núi vùng Giuđêa và Samaria. Những khi thời tiết tốt, người ta cũng có thể trông thấy thành phố Bếtlêhem và pháo đài của vua Herốt, thành phố Gierico và cả mái tròn mạ vàng của đền thờ hồi giáo Giêrusalem nữa. Theo truyền thống, núi Nebo là nơi Thiên Chúa đã chỉ cho ông Môshê trông thấy Đất Hứa, sau khi dân Do thái lang thang 40 năm trong sa mạc.
Trong bài diễn từ Đức Thánh Cha nói: “Giống như Môshê, chúng ta cũng được gọi đích danh, được kêu mời hằng ngày thực hiện cuộc xuất hành từ tội lỗi và nô lệ tiến đến sự sống và tự do, và chúng ta cũng nhận được một lời hứa không lay chuyển hướng dẫn hành trình của chúng ta.. Từ núi thánh này, Môshê hướng cái nhìn của chúng ta lên cao, tới sự thành toàn viên mãn mọi lời Thiên Chúa hứa trong Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha nói thêm: “Chúng ta biết rằng, giống như Môshê, có thể chúng ta không thấy sự thể hiện viên mãn kế hoạch của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta. Nhưng chúng ta tin chắc rằng khi chu toàn phận sự nhỏ bé của mình, trong niềm trung thành với ơn gọi mà mỗi người đã nhận lãnh, chúng ta sẽ giúp dọn thẳng đường của Chúa và đón chào bình minh Nước Trời.”
Rời Núi Nêbô, Đức Thánh Cha đã đến chủ sự lễ đặt viên đá đầu tiên xây đại học của Tòa Thượng Phụ Latinh Madaba. Hàng mấy ngàn tín hữu tụ tập chào đón Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha đặc biệt cám ơn và ca ngợi Quốc vương Giordani đã dành ưu tiên cho việc mở rộng và cải tiến việc giáo dục và Hoàng hậu Rania đặc biệt tích cực hoạt động trong lãnh vực này.
Kết thúc lễ nghi làm phép viên đá xây Đại học, Đức Thánh Cha đã đi thăm đền thờ Al Hussein Bin Talal, nằm cách đó 38 cây số. Đền thờ này đã được xây cất theo ước muốn của quốc vương Abdallah Đệ Nhị để tưởng niệm phụ vương, và đã được khánh thành ngày 12 tháng 4 năm 2006. Đền thờ được xây trên ngọn đồi cao nhất của công viên Amman, và có diện tích rộng 7.700 mét vuông, có thể chứa 6.000 tín hữu.
Sau khi thăm đền thờ Đức Thánh Cha đã gặp gỡ giới lãnh đạo Hồi giáo, ngoại giao đoàn và và viện trưởng các đại học toàn nước Giordania.
Hoàng thân Ghazi Bin Muhammed Bin Talal đã ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha. Hoàng thân là anh họ vua Abdallah II kiêm cố vấn tôn giáo, và là một trong 138 Ulema tức giới trí thức Hồi Giáo đã ký bức thư đề ngày 13 tháng 10 năm 2007 với tựa đề “Một tiếng nói chung giữa chúng tôi và các bạn” gửi Đức Thánh Cha và giới lãnh đạo kitô giáo để cùng thăng tiến hòa bình trên thế giới. Hoàng thân và phái đoàn các Ulema đã được Đức Thánh Cha tiếp đón tại Vaticăng ngày mùng 6 tháng 11 năm 2008.
Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha nói rằng chính vì gánh nặng của lịch sử chung được đánh dấu bởi quá nhiều hiểu lầm, cho nên người Hồi Giáo và các tín hữu Kitô phải làm sao để thế giới biết đến chúng ta như những người thờ phượng Thiên Chúa, chuyên tâm cầu nguyện, lắng nghe, tuân giữ, và sống theo các lệnh truyền của Đấng Toàn Năng, lân tuất; và kiên trì làm chứng cho những gì là đúng và chân thật.
Đức Thánh Cha nhận định rằng sự hợp tác của người Hồi Giáo và Kitô Giáo tại Jordani nêu lên một tấm gương đáng khích lệ và thuyết phục cho vùng này, và cố nhiên cho thế giới, cho sự đóng góp tích cực và sáng tạo cho xã hội hiện đại.
Trong khi bày tỏ lòng kính trọng đối với thế giới Hồi Giáo, Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng quá thường khi “có sự lèo lái tôn giáo theo ý thức hệ, thông thường cho các mục tiêu chính trị, tạo ra thảm họa thực sự dẫn đến căng thẳng và chia rẽ” giữa các tôn giáo.
Đức Thánh Cha đề cập cụ thể đến trường hợp các tín hữu Kitô Iraq và kêu gọi cộng đồng thế giới “làm mọi điều có thể để bảo đảm cộng đoàn Kitô cổ kính của miền đất đáng kính có quyền căn bản là được cùng tồn tại trong hòa bình với các công dân khác”.
Sau khi từ giã mọi người Đức Thánh Cha đã lên xe về Tòa Sứ Thần cách đó 12 cây số để dùng bữa trưa với đoàn tùy tùng, và nghỉ ngơi chốc lát trước khi đến nhà thờ chính tòa thánh Giorgio của Giáo Hội Công giáo Hy lạp Melkít để chủ sự buổi hát kinh chiều trọng thể với các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, và các phong trào giáo hội.
Buổi hát kinh chiều đã bắt đầu lúc 17.30. Trong bài huấn từ, Đức Thánh Cha đã nêu bật sức sinh động của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương và phần đóng góp qúy báu cho gia tài chung của Kitô giáo. Quảng diễn thánh vịnh 103 và đoạn thư gửi giáo đoàn Ephêxô, Đức Thánh Cha nói sức mạnh của Thiên Chúa và ánh sáng của Ngài luôn hướng dẫn chúng ta biết lựa chọn sự sống và chân lý.
Đức Thánh Cha đã khích lệ các linh mục tu sĩ nam nữ và người trẻ Giordani tươi vui làm chứng cho Tin Mừng của Chúa và góp phần vào việc xây dựng cuộc sống chung của dân nước Giordania.
Buổi hát kinh chiều đã kết thúc với phép lành tòa thánh của Đức Thánh Cha. Sau khi từ giã mọi người, Đức Thánh Cha đã trở về Tòa Sứ Thần đẽ dùng bữa tối, kết thúc ngày thứ hai chuyến viếng thăm Giordania.
Chúa Nhật 10/5 là ngày thứ ba Đức Thánh Cha viếng thăm nước Giorđani, nhưng là cơ hội đầu tiên để gặp gỡ cộng đoàn Dân Chúa tại quốc gia này cũng như các giáo đoàn lân cận trong Thánh lễ cử hành tại sân vận động thủ đô, với sự tham dự của khoảng 30 ngàn tín hữu. Đây là một con số đáng kể nếu biết rằng các tín hữu trong toàn quốc chỉ có 110 ngàn.
Tại Giorđani, các tín hữu công giáo dùng lịch phụng vụ chung với các giáo hội chính thống, vì thế hôm qua là Chúa Nhật thứ 4 phục sinh, ngày cầu cho ơn thiên triệu. Một bức ảnh to lớn của Chúa Giêsu Mục tử nhân lành đã đặt làm nền trên lễ đài. “Tạ ơn Chúa, chủng viện Beit Jala không còn chỗ để thu nhận thêm chủng sinh nữa”, đức thượng phụ Fouad Twal đã khôi hài nói như vậy khi giới thiệu cộng đồng Dân Chúa ở đầu thánh lễ, giữa những tiếng hò reo “Benedetto” của các bạn trẻ.
Trong bài giảng, dựa trên bài Tin mừng thuật lại Chúa Kitô là “mục tử nhân lành, hiến mạng sống vì đoàn chiên” (Ga 10,11), Đức Bênêđictô nói rằng: “Người kế vị thánh Phêrô muốn làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh để khích lệ anh chị em hãy kiên trì trong niềm tin, hy vọng và yêu mến, trung thành với truyền thống cố hữu và lịch sử chứng tá từ thời các thánh tông đồ. Cộng đoàn các Kitô hữu tại đây đã trải qua nhiều nỗi khó khăn và bấp bênh, nhưng anh chị em đừng bao giờ quên phẩm giá cao quý của mình phát sinh từ gia sản Kitô giáo, và đừng bỏ qua tình liên đới với các anh chị em đồng đạo ở khắp nơi”.
Đức Thánh Cha đã dành một đoạn dài trong bài giảng để trình bày vai trò của người phụ nữ nhân dịp Giáo hội địa phương dành năm nay làm “Năm của Gia đình”.
Vào ban chiều, đức Bênêđictô XVI đến Bêtania bên bờ sông Giorđanô, nơi thánh Gioan tiền hô làm phép rửa. Tại đây ngài làm phép viên đá đầu tiên cho các thánh đường của Giáo hội Latinh và Giáo hội Melkite.
Top Stories
NEPAL: Dans un pays en pleine tourmente politique, l’Eglise catholique intervient dans le conflit qui oppose les écoles privées aux syndicats pro-maoïstes
Eglises d'Asie
16:44 11/05/2009
Alors que le gouvernement du Népal vit sa plus grave crise politique depuis 2006, avec la démission du Premier ministre Prachanda le 4 mai dernier et le retour des maoïstes dans l’opposition, l’Eglise émerge à peine d’un conflit de plusieurs mois qui a confronté les écoles privées – dont la célèbre institution St-Xavier de Katmandou – aux syndicats d’enseignants pro-maoïstes.
Dimanche 3 mai, après plusieurs jours de tractations, les représentants de différents syndicats d’enseignants (1) ont décidé la réouverture des écoles privées de la vallée de Katmandou (2). Les établissements scolaires avaient été fermés suite aux actions et mouvements de grève menés par le tout nouveau et très offensif Syndicat des enseignants des établissements scolaires du Népal (NISTU), pro-maoïste, en protestation contre le renvoi, en décembre dernier, de trois professeurs de l’Ecole St-Xavier, collège catholique du district de Lalitpur, près de Katmandou.
La veille, samedi 2 mai, l’Eglise catholique du Népal, qui adopte habituellement une attitude réservée, était intervenue pour la première fois de façon officielle dans le bras de fer qui opposait, depuis l’hiver dernier, l’institution tenue par les jésuites et les syndicats pro-maoïstes. Mgr Anthony Sharma, vicaire apostolique du Népal depuis 2007, avait tenu à affirmer « son soutien total à l’école St-Xavier en ces moments difficiles » et dit « condamner fermement cette attitude inqualifiable consistant à interrompre les études de milliers d’élèves » (3).
Le conflit avait éclaté en décembre 2008 lors du renvoi des enseignants de St-Xavier, tous trois membres du NISTU, au motif d’une violation du règlement de l’école. Il avait été rapidement alimenté par de nouvelles revendications des syndicats d’enseignants pro-maoïstes, dont la nationalisation des établissements privés, une demande qui est au programme du gouvernement maoïste depuis son accession au pouvoir il y a un an.
Après avoir empêché la tenue des cours par un sit-in devant l’école St-Xavier puis appelé l’ensemble des enseignants du secteur privé à la grève dans toute la vallée de Katmandou, région où l’enseignement privé est le plus implanté (4), la quinzaine d’enseignants de St-Xavier membres du NISTU avait déjà contraint l’établissement jésuite à fermer le 9 février « pour un temps indéterminé », sous la pression de revendications allant de l’augmentation des salaires à la réduction du temps de travail, en passant par la participation à la gestion de l’école.
Le 6 mars 2009, la grève s’étendait à toutes les écoles et pensionnats privés du Népal (plus de 9 000 établissements), toujours à l’appel du NISTU, afin de « [dénoncer] l’exploitation et l’esclavage dans les écoles privées ». Au-delà de la défense des trois enseignants, la revendication au cœur du mouvement de paralysie du système éducatif privé était devenue plus explicite: « Les dirigeants des écoles privés ne nous ont pas écoutés et ont défié le gouvernement », expliquait à la presse, Kumar Thapa, président du NISTU, ajoutant que les écoles privées pratiquaient la « commercialisation de l’éducation » et qu’une véritable justice sociale nécessitait la nationalisation des écoles privées et un système éducatif unique pour tout le pays (5).
A son tour, un syndicat d’enseignants, l’Association des écoles privées et pensionnats du Népal (PABSON), opposé aux militants pro-maoïstes, faisait valoir la qualité de l’enseignement dispensé par le secteur privé et rappelé le taux élevé de l’analphabétisme au Népal, bien que les écoles publiques soient gratuites. Le président du syndicat, Bhoj Bahadur Shah, appelait également les établissements privés à ne pas payer la « taxe d’éducation » de 5 %, récemment créée et « imposée de manière injustifiée [aux écoles privées] par le gouvernement maoïste ». En riposte immédiate, le ministre des Finances, Baburam Bhattarai, menaçait de graves sanctions les établissements qui ne paieraient pas ainsi que de priver leurs étudiants des examens pour leur diplôme de fin d’année (le cycle scolaire au Népal s’achève au printemps).
Depuis la création de l’établissement, c’était la première fois que l’école St-Xavier devait faire face à une action militante d’une telle ampleur, malgré l’augmentation impressionnante des grèves et manifestations au Népal depuis l’accession au pouvoir des maoïstes en 2008. Le célèbre collège jésuite avait ouvert en 1951, avec seulement 65 élèves, un an après la demande faite à la Compagnie de Jésus par le Premier ministre de l’époque, Mohun Shumsher Jung Bahadur Ran, d’ouvrir un établissement scolaire au Népal. L’école, devenue la plus réputée du pays, emploie aujourd’hui environ 90 enseignants locaux, sans compter les pères jésuites, dont la plupart sont d’origine indienne.
L’ensemble de l’Eglise catholique du Népal, devenue préfecture apostolique en 1996, dirige 27 écoles dans le pays, accueillant environ 17 000 élèves, essentiellement non chrétiens, étant donné la faible proportion de catholiques (environ 2,5 % de chrétiens, dont 7 000 baptisés catholiques).
La résolution du conflit par l’accord entre les syndicats, le 2 mai, et la réouverture des écoles, le 3 mai, a coïncidé cependant avec le début d’une autre crise, plus grave, touchant le gouvernement lui-même. Le dimanche 3 mai, le Premier ministre népalais et ancien chef de la guérilla maoïste, Prachanda, limogeait le chef de l’armée pour insubordination, dernière étape d’un long conflit opposant les maoïstes aux militaires, considérés par les anciens rebelles comme les partisans de la monarchie déchue. Mais ce nouveau « coup d’Etat » des maoïstes a fait imploser la fragile coalition les maintenant au pouvoir, dont l’alliance avec les communistes, lesquels ont quitté le gouvernement avec fracas à l’annonce du limogeage du général Katawal.
Le 4 mai, Prachanda démissionnait à son tour, marquant son désaccord envers le président du Népal Ram Badan Yadav qui venait de réintégrer le chef de l’armée. Depuis, le pays attend la formation d’un nouveau gouvernement, qui sera probablement formé du Parti du Congrès népalais, conservateur, et du Parti communiste, un duo qui a déjà montré son inefficacité et qui semble préfigurer une nouvelle période d’instabilité politique pour l’Etat himalayen.
Malgré les injonctions de l’ONU, qui appelle au calme et au maintien du processus de paix amorcé en 2006, les maoïstes, revenus dans l’opposition, ont menacé de plonger le pays dans le chaos et multiplient les manifestations, comme celle de lundi 11 mai à Katmandou où les affrontements entre manifestants et forces de police ont été très violents (6).
(1) Le comité comprenait des représentants du Lalitpur District Education Office (DEO), de l’Association des écoles et pensionnats du Népal pour Lalitpur (Lalitpur branch Private and Boarding Schools Organisation Nepal, PABSON), de la Higher Secondary Schools Association of Nepal (HISAN), de la Nepal Guardian’s Association (GAN), du Nepal Educational Republic Front et du Syndicat des enseignants des écoles d’Etat du Népal (Nepal Institutional School Teachers’ Unions, NISTU ou ISTU).
(2) Au Népal, le jour chômé de la semaine est le samedi.
(3) IANS, 2 mai 2009.
(4) Jusqu’à un temps récent, les catholiques n’étaient pas autorisés à quitter la vallée de Katmandou pour leur activité d’enseignement, autorisée par l’Etat (l’évangélisation étant interdite). Cette restriction explique la concentration des établissements privés dans la vallée, laquelle est également plus développée culturellement et économiquement.
(5) Hindustan Times, 6 mars 2009.
(6) Kathmandu Post, 11 mai 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 11 mai 2009)
Dimanche 3 mai, après plusieurs jours de tractations, les représentants de différents syndicats d’enseignants (1) ont décidé la réouverture des écoles privées de la vallée de Katmandou (2). Les établissements scolaires avaient été fermés suite aux actions et mouvements de grève menés par le tout nouveau et très offensif Syndicat des enseignants des établissements scolaires du Népal (NISTU), pro-maoïste, en protestation contre le renvoi, en décembre dernier, de trois professeurs de l’Ecole St-Xavier, collège catholique du district de Lalitpur, près de Katmandou.
La veille, samedi 2 mai, l’Eglise catholique du Népal, qui adopte habituellement une attitude réservée, était intervenue pour la première fois de façon officielle dans le bras de fer qui opposait, depuis l’hiver dernier, l’institution tenue par les jésuites et les syndicats pro-maoïstes. Mgr Anthony Sharma, vicaire apostolique du Népal depuis 2007, avait tenu à affirmer « son soutien total à l’école St-Xavier en ces moments difficiles » et dit « condamner fermement cette attitude inqualifiable consistant à interrompre les études de milliers d’élèves » (3).
Le conflit avait éclaté en décembre 2008 lors du renvoi des enseignants de St-Xavier, tous trois membres du NISTU, au motif d’une violation du règlement de l’école. Il avait été rapidement alimenté par de nouvelles revendications des syndicats d’enseignants pro-maoïstes, dont la nationalisation des établissements privés, une demande qui est au programme du gouvernement maoïste depuis son accession au pouvoir il y a un an.
Après avoir empêché la tenue des cours par un sit-in devant l’école St-Xavier puis appelé l’ensemble des enseignants du secteur privé à la grève dans toute la vallée de Katmandou, région où l’enseignement privé est le plus implanté (4), la quinzaine d’enseignants de St-Xavier membres du NISTU avait déjà contraint l’établissement jésuite à fermer le 9 février « pour un temps indéterminé », sous la pression de revendications allant de l’augmentation des salaires à la réduction du temps de travail, en passant par la participation à la gestion de l’école.
Le 6 mars 2009, la grève s’étendait à toutes les écoles et pensionnats privés du Népal (plus de 9 000 établissements), toujours à l’appel du NISTU, afin de « [dénoncer] l’exploitation et l’esclavage dans les écoles privées ». Au-delà de la défense des trois enseignants, la revendication au cœur du mouvement de paralysie du système éducatif privé était devenue plus explicite: « Les dirigeants des écoles privés ne nous ont pas écoutés et ont défié le gouvernement », expliquait à la presse, Kumar Thapa, président du NISTU, ajoutant que les écoles privées pratiquaient la « commercialisation de l’éducation » et qu’une véritable justice sociale nécessitait la nationalisation des écoles privées et un système éducatif unique pour tout le pays (5).
A son tour, un syndicat d’enseignants, l’Association des écoles privées et pensionnats du Népal (PABSON), opposé aux militants pro-maoïstes, faisait valoir la qualité de l’enseignement dispensé par le secteur privé et rappelé le taux élevé de l’analphabétisme au Népal, bien que les écoles publiques soient gratuites. Le président du syndicat, Bhoj Bahadur Shah, appelait également les établissements privés à ne pas payer la « taxe d’éducation » de 5 %, récemment créée et « imposée de manière injustifiée [aux écoles privées] par le gouvernement maoïste ». En riposte immédiate, le ministre des Finances, Baburam Bhattarai, menaçait de graves sanctions les établissements qui ne paieraient pas ainsi que de priver leurs étudiants des examens pour leur diplôme de fin d’année (le cycle scolaire au Népal s’achève au printemps).
Depuis la création de l’établissement, c’était la première fois que l’école St-Xavier devait faire face à une action militante d’une telle ampleur, malgré l’augmentation impressionnante des grèves et manifestations au Népal depuis l’accession au pouvoir des maoïstes en 2008. Le célèbre collège jésuite avait ouvert en 1951, avec seulement 65 élèves, un an après la demande faite à la Compagnie de Jésus par le Premier ministre de l’époque, Mohun Shumsher Jung Bahadur Ran, d’ouvrir un établissement scolaire au Népal. L’école, devenue la plus réputée du pays, emploie aujourd’hui environ 90 enseignants locaux, sans compter les pères jésuites, dont la plupart sont d’origine indienne.
L’ensemble de l’Eglise catholique du Népal, devenue préfecture apostolique en 1996, dirige 27 écoles dans le pays, accueillant environ 17 000 élèves, essentiellement non chrétiens, étant donné la faible proportion de catholiques (environ 2,5 % de chrétiens, dont 7 000 baptisés catholiques).
La résolution du conflit par l’accord entre les syndicats, le 2 mai, et la réouverture des écoles, le 3 mai, a coïncidé cependant avec le début d’une autre crise, plus grave, touchant le gouvernement lui-même. Le dimanche 3 mai, le Premier ministre népalais et ancien chef de la guérilla maoïste, Prachanda, limogeait le chef de l’armée pour insubordination, dernière étape d’un long conflit opposant les maoïstes aux militaires, considérés par les anciens rebelles comme les partisans de la monarchie déchue. Mais ce nouveau « coup d’Etat » des maoïstes a fait imploser la fragile coalition les maintenant au pouvoir, dont l’alliance avec les communistes, lesquels ont quitté le gouvernement avec fracas à l’annonce du limogeage du général Katawal.
Le 4 mai, Prachanda démissionnait à son tour, marquant son désaccord envers le président du Népal Ram Badan Yadav qui venait de réintégrer le chef de l’armée. Depuis, le pays attend la formation d’un nouveau gouvernement, qui sera probablement formé du Parti du Congrès népalais, conservateur, et du Parti communiste, un duo qui a déjà montré son inefficacité et qui semble préfigurer une nouvelle période d’instabilité politique pour l’Etat himalayen.
Malgré les injonctions de l’ONU, qui appelle au calme et au maintien du processus de paix amorcé en 2006, les maoïstes, revenus dans l’opposition, ont menacé de plonger le pays dans le chaos et multiplient les manifestations, comme celle de lundi 11 mai à Katmandou où les affrontements entre manifestants et forces de police ont été très violents (6).
(1) Le comité comprenait des représentants du Lalitpur District Education Office (DEO), de l’Association des écoles et pensionnats du Népal pour Lalitpur (Lalitpur branch Private and Boarding Schools Organisation Nepal, PABSON), de la Higher Secondary Schools Association of Nepal (HISAN), de la Nepal Guardian’s Association (GAN), du Nepal Educational Republic Front et du Syndicat des enseignants des écoles d’Etat du Népal (Nepal Institutional School Teachers’ Unions, NISTU ou ISTU).
(2) Au Népal, le jour chômé de la semaine est le samedi.
(3) IANS, 2 mai 2009.
(4) Jusqu’à un temps récent, les catholiques n’étaient pas autorisés à quitter la vallée de Katmandou pour leur activité d’enseignement, autorisée par l’Etat (l’évangélisation étant interdite). Cette restriction explique la concentration des établissements privés dans la vallée, laquelle est également plus développée culturellement et économiquement.
(5) Hindustan Times, 6 mars 2009.
(6) Kathmandu Post, 11 mai 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 11 mai 2009)
VIETNAM: Un rapport présenté au Conseil des droits de l’homme des Nations Unies à Genève dresse un tableau idéalisé de la liberté religieuse au Vietnam
Eglises d'Asie
16:46 11/05/2009
Le 8 mai dernier, un secrétaire d’Etat aux Affaires étrangères vietnamiennes, Pham Binh Minh, a exposé pendant 2 heures, devant le Conseil des droits de l’homme des Nations Unies réuni à Genève, la situation des droits de l’homme dans son pays. Il ne s’agissait pas là d’une initiative de la délégation vietnamienne, mais d’une obligation imposée par le décret adopté, le 18 juin 2007, par le Conseil des droits de l’homme. Celui-ci prévoit une série de mesures destinées à assurer l’application des droits de l’homme dans l’ensemble des pays du monde. L’une d’elles stipule qu’à partir de l’année 2009, chacune des 192 nations membres de l’organisation des Nations Unies, devra, à tour de rôle et périodiquement, présenter devant le Conseil un rapport sur l’état et l’évolution des droits de l’homme dans son propre pays, un rapport qui pourrait être soumis à la critique des autres nations et ONG concernées.
L’événement était très attendu dans le pays, où, depuis plus de deux semaines, les déclarations gouvernementales comme les articles de la presse officielle ont attiré l’attention de l’opinion publique sur cet événement. La diaspora vietnamienne, très sensible en ce domaine, s’est également manifestée: on comptait environ 500 représentants de la diaspora devant le siège des Nations Unies, le 8 mai 2009. Quelques-uns d’entre avaient pris place à l’intérieur du Conseil. La plupart manifestaient sur l’esplanade, devant le siège des Nations Unies, en faveur de la démocratie, pour la libération des prisonniers politiques, l’interruption de l’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux du Centre, etc.
Au Vietnam, dès le 21 avril, au nom des Affaires étrangères, Pham Binh Minh, avait présenté le rapport des droits de l’homme devant la presse nationale et internationale. Le 23 avril, le texte vietnamien intégral de 22 pages était disponible sur le site Internet des Affaires étrangères (1). Il a aussitôt été résumé et commenté par les principaux médias officiels. C’était en effet la première fois que les autorités officielles se livraient à un exercice de ce genre. On peut regretter que ce soit surtout un exercice d’autosatisfaction, si l’on excepte la mise en évidence de quelques défaillances, considérées comme les conséquences de la guerre. Le texte passe en revue un certain nombre de droits fondamentaux, sans relever aucune faille dans leur application: le fonctionnement démocratique des institutions, le droit de fonder des associations, le droit d’expression et la liberté de presse, les droits individuels, économiques, culturels et sociaux, etc. Le rapport insiste longuement sur la lutte contre la pauvreté engagée par l’Etat vietnamien.
Dans ce rapport volumineux, la place accordée à la description de la situation religieuse est en fin de compte assez restreinte. Une seule page lui est consacrée. Il y aurait aujourd’hui au Vietnam, 20 millions de croyants pour une population totale de 86 millions d’habitants. Cependant, le rapport ajoute que 80 % de la population mène une vie « religieuse », sans précisions complémentaires (2). En conséquence, l’Etat vietnamien considère « la croyance et la religion, comme un besoin légitime de l’homme et ne cesse de garantir l’exercice de la religion pour sa population ». Douze religions sont aujourd’hui reconnues par l’Etat, le bouddhisme, le catholicisme et le protestantisme étant celles qui comptent le plus de fidèles. Le rapport affirme ensuite que les croyants au Vietnam jouissent des conditions les plus favorables pour exercer leur religion. Les jours de fête rassemblent, dans les pagodes, les églises et les temples, des centaines de milliers de fidèles. Les anciens lieux de culte sont restaurés, de nouveaux sont construits. La formation du clergé est assurée. Nombreux sont les jeunes ecclésiastiques qui sont envoyés en formation dans des pays étrangers, comme les Etats-Unis, la France, l’Italie, l’Inde. Les organisations religieuses, selon les auteurs du rapport, peuvent mener des activités caritatives et apporter leur contribution dans les domaines de la santé et de la culture. Enfin, les représentants des différentes Eglises et religions participent sans difficulté aux divers rassemblements religieux internationaux.
Il n’y a aucune ombre au tableau et aucune allusion n’est faite aux divers conflits qui ont opposé, ces temps derniers, les autorités civiles et des religions comme le bouddhisme unifié (3), le catholicisme et certains groupes protestants. Ces différends n’ont pas seulement concerné les terrains et les propriétés religieuses accaparés par l’Etat, mais encore des questions touchant la société, comme l’éducation, l’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux du centre du pays, ou encore la liberté d’expression et de la presse, etc. De plus en plus, certaines instances religieuses apparaissent comme les porte-parole de la société civile.
Il est à souligner que, pour la rédaction de ce rapport sur les droits de l’homme, les auteurs n’ont pas consulté les responsables des grandes organisations religieuses, mais seulement les groupements dépendants directement ou indirectement du Front patriotique. Au début du rapport, sont énumérées les différentes associations consultées pour tracer ce tableau des droits de l’homme au Vietnam. Pour la question religieuse, seules deux organisations ont été entendues, à savoir l’instance directrice du bouddhisme patronné par l’Etat et le Comité d’union du catholicisme, qui n’est pas une association d’Eglise mais un organe du Front patriotique.
(1) On peut trouver l’intégralité du texte vietnamien de ce rapport sur les droits de l’homme sur le site des Affaires étrangères, mis en ligne le 23 avril 2009: http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns090423105036
(2) On n’identifie pas clairement les 20 % de Vietnamiens sans vie religieuse. Le Parti communiste lui-même, qui compte plusieurs millions d’adhérents, encourage le culte des ancêtres et des héros de la nation. Il y participe lui-même. Trente temples et lieux de culte sont ainsi consacrés au culte de Hô Chi Minh (voir EDA 464).
(3) A propos du bouddhisme unifié, partie de la communauté bouddhique refusant la mainmise du régime sur ses instances, voir, notamment, EDA 385, 395, 403.
(Source: Eglises d'Asie, 11 mai 2009)
L’événement était très attendu dans le pays, où, depuis plus de deux semaines, les déclarations gouvernementales comme les articles de la presse officielle ont attiré l’attention de l’opinion publique sur cet événement. La diaspora vietnamienne, très sensible en ce domaine, s’est également manifestée: on comptait environ 500 représentants de la diaspora devant le siège des Nations Unies, le 8 mai 2009. Quelques-uns d’entre avaient pris place à l’intérieur du Conseil. La plupart manifestaient sur l’esplanade, devant le siège des Nations Unies, en faveur de la démocratie, pour la libération des prisonniers politiques, l’interruption de l’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux du Centre, etc.
Au Vietnam, dès le 21 avril, au nom des Affaires étrangères, Pham Binh Minh, avait présenté le rapport des droits de l’homme devant la presse nationale et internationale. Le 23 avril, le texte vietnamien intégral de 22 pages était disponible sur le site Internet des Affaires étrangères (1). Il a aussitôt été résumé et commenté par les principaux médias officiels. C’était en effet la première fois que les autorités officielles se livraient à un exercice de ce genre. On peut regretter que ce soit surtout un exercice d’autosatisfaction, si l’on excepte la mise en évidence de quelques défaillances, considérées comme les conséquences de la guerre. Le texte passe en revue un certain nombre de droits fondamentaux, sans relever aucune faille dans leur application: le fonctionnement démocratique des institutions, le droit de fonder des associations, le droit d’expression et la liberté de presse, les droits individuels, économiques, culturels et sociaux, etc. Le rapport insiste longuement sur la lutte contre la pauvreté engagée par l’Etat vietnamien.
Dans ce rapport volumineux, la place accordée à la description de la situation religieuse est en fin de compte assez restreinte. Une seule page lui est consacrée. Il y aurait aujourd’hui au Vietnam, 20 millions de croyants pour une population totale de 86 millions d’habitants. Cependant, le rapport ajoute que 80 % de la population mène une vie « religieuse », sans précisions complémentaires (2). En conséquence, l’Etat vietnamien considère « la croyance et la religion, comme un besoin légitime de l’homme et ne cesse de garantir l’exercice de la religion pour sa population ». Douze religions sont aujourd’hui reconnues par l’Etat, le bouddhisme, le catholicisme et le protestantisme étant celles qui comptent le plus de fidèles. Le rapport affirme ensuite que les croyants au Vietnam jouissent des conditions les plus favorables pour exercer leur religion. Les jours de fête rassemblent, dans les pagodes, les églises et les temples, des centaines de milliers de fidèles. Les anciens lieux de culte sont restaurés, de nouveaux sont construits. La formation du clergé est assurée. Nombreux sont les jeunes ecclésiastiques qui sont envoyés en formation dans des pays étrangers, comme les Etats-Unis, la France, l’Italie, l’Inde. Les organisations religieuses, selon les auteurs du rapport, peuvent mener des activités caritatives et apporter leur contribution dans les domaines de la santé et de la culture. Enfin, les représentants des différentes Eglises et religions participent sans difficulté aux divers rassemblements religieux internationaux.
Il n’y a aucune ombre au tableau et aucune allusion n’est faite aux divers conflits qui ont opposé, ces temps derniers, les autorités civiles et des religions comme le bouddhisme unifié (3), le catholicisme et certains groupes protestants. Ces différends n’ont pas seulement concerné les terrains et les propriétés religieuses accaparés par l’Etat, mais encore des questions touchant la société, comme l’éducation, l’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux du centre du pays, ou encore la liberté d’expression et de la presse, etc. De plus en plus, certaines instances religieuses apparaissent comme les porte-parole de la société civile.
Il est à souligner que, pour la rédaction de ce rapport sur les droits de l’homme, les auteurs n’ont pas consulté les responsables des grandes organisations religieuses, mais seulement les groupements dépendants directement ou indirectement du Front patriotique. Au début du rapport, sont énumérées les différentes associations consultées pour tracer ce tableau des droits de l’homme au Vietnam. Pour la question religieuse, seules deux organisations ont été entendues, à savoir l’instance directrice du bouddhisme patronné par l’Etat et le Comité d’union du catholicisme, qui n’est pas une association d’Eglise mais un organe du Front patriotique.
(1) On peut trouver l’intégralité du texte vietnamien de ce rapport sur les droits de l’homme sur le site des Affaires étrangères, mis en ligne le 23 avril 2009: http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns090423105036
(2) On n’identifie pas clairement les 20 % de Vietnamiens sans vie religieuse. Le Parti communiste lui-même, qui compte plusieurs millions d’adhérents, encourage le culte des ancêtres et des héros de la nation. Il y participe lui-même. Trente temples et lieux de culte sont ainsi consacrés au culte de Hô Chi Minh (voir EDA 464).
(3) A propos du bouddhisme unifié, partie de la communauté bouddhique refusant la mainmise du régime sur ses instances, voir, notamment, EDA 385, 395, 403.
(Source: Eglises d'Asie, 11 mai 2009)
CHINE: Des catholiques apportent un soutien psychologique aux survivants du séisme du Sichuan tentés par le suicide
Eglises d'Asie
17:46 11/05/2009
Selon des psychologues chinois, entre 3 et 5 % des survivants du séisme qui a frappé le Sichuan il y a an souffrent de syndromes post-traumatiques. Sur ces 360 000 à 600 000 personnes, environ un dixième d’entre elles présentent des tendances suicidaires marquées. Les psychologues craignent que, le 12 mai ou dans les jours qui suivent la date anniversaire du séisme, certaines d’entre elles passent à l’acte, comme cela a déjà été constaté lors de fêtes traditionnelles chinoises liées à la famille. A Beichuan, l’une des localités les plus touchées par le séisme du 12 mai 2008, des équipes de bénévoles catholiques, dont des religieuses formées à cette fin, tentent d’apporter une aide psychologique aux survivants.
Un an après le séisme, qui fait près de 87 000 morts et disparus – dont un nombre important d’enfants, pris au piège dans des écoles mal construites (la secousse s’est produite peu avant 14h30, à une heure où les enfants étaient en classe) –, une partie des survivants vit toujours dans des préfabriqués et certains sont sans emploi. Les cicatrices laissées par le tremblement de terre sont toujours à vif, comme l’explique le P. Paul Han Qingping, directeur adjoint de l’organisation caritative catholique Jinde (1).
Basée à Shijiazhuang, dans le Hebei, Jinde avait dépêché sur les lieux du séisme une équipe de religieuses spécialisées dans l’aide médicale dès le 16 mai 2008. Cette équipe avait rejoint les considérables secours nationaux et internationaux alors mobilisés. Une fois la phase de l’aide d’urgence passée, la direction de Jinde a poursuivi son effort auprès des victimes du séisme, en envoyant sur place des équipes plus spécialement chargées de l’accompagnement psychologique (2).
En octobre dernier puis en avril de cette année, deux fonctionnaires relativement haut placés de Beichuan ont mis fin à leurs jours. La nouvelle a été diffusée par les médias locaux et nationaux et, bien que l’on ne sache pas exactement les motifs de leur suicide, il semble que les deux hommes, âgés respectivement de 33 et 40 ans, ne pouvaient arriver à faire le deuil de leurs enfants – chacun des deux avait perdu un fils, leur fils unique, dans la catastrophe. Selon une des religieuses catholiques envoyées dans la région par Jinde, ces deux cas ne sont pas isolés; elle a recueilli de nombreux témoignages faisant état de suicides par pendaison ou de survivants qui se sont jetés du haut d’une falaise ou d’un immeuble.
Le travail des religieuses consiste principalement à se tenir aux côtés des victimes et à leur apporter du réconfort et un témoignage d’amour, explique encore le P. Paul Han. Elles coordonnent leur action avec d’autres ONG présentes sur place et les autorités locales. En lien avec l’Institut de psychologie de l’Académie des sciences, elles ont formé des fonctionnaires locaux et des enseignants qui sont en contact quotidien avec les survivants. Le prêtre de Jinde précise que les religieuses se sont données pour règle de ne pas faire part de leur appartenance religieuse auprès des victimes qu’elles accompagnent, mais qu’au cours de ce travail, « il arrive bien souvent naturellement que notre foi soit explicitement évoquée ».
En Chine, le premier anniversaire du tremblement de terre est un sujet sensible. Pour tenter de couper court aux critiques, le gouvernement a publié, le 7 mai dernier, un premier bilan officiel du nombre d’élèves tués dans le séisme: 5 335 enfants; aucun nom, aucun détail n’accompagnaient cette liste. Les autorités ont indiqué qu’il n’y avait aucune raison de continuer à enquêter sur les raisons de l’écroulement des écoles, qui, en certains lieux, sont quasiment les seuls bâtiments à s’être effondrés. Les parents des victimes et des militants qui souhaitent que la lumière soit faite sur les responsabilités des fonctionnaires locaux et des entrepreneurs chargés de ces constructions, sont harcelés par la police. Par ailleurs, un an après le séisme, la région connaît un regain très notable de la natalité, le gouvernement ayant autorisé les familles ayant perdu un enfant à en avoir un autre.
(1) Ucanews, 11 mai 2009.
(1) Au 31 mars 2009, l’aide de Jinde Charities aux victimes du tremblement de terre du Sichuan s’élevait à 23,3 millions de yuans (2,5 millions d’euros), dont 93,5 % provenaient de dons réunis en Chine et hors de Chine (notamment du Saint-Siège et du réseau international des Caritas).
(Source: Eglises d'Asie, 11 mai 2009)
Un an après le séisme, qui fait près de 87 000 morts et disparus – dont un nombre important d’enfants, pris au piège dans des écoles mal construites (la secousse s’est produite peu avant 14h30, à une heure où les enfants étaient en classe) –, une partie des survivants vit toujours dans des préfabriqués et certains sont sans emploi. Les cicatrices laissées par le tremblement de terre sont toujours à vif, comme l’explique le P. Paul Han Qingping, directeur adjoint de l’organisation caritative catholique Jinde (1).
Basée à Shijiazhuang, dans le Hebei, Jinde avait dépêché sur les lieux du séisme une équipe de religieuses spécialisées dans l’aide médicale dès le 16 mai 2008. Cette équipe avait rejoint les considérables secours nationaux et internationaux alors mobilisés. Une fois la phase de l’aide d’urgence passée, la direction de Jinde a poursuivi son effort auprès des victimes du séisme, en envoyant sur place des équipes plus spécialement chargées de l’accompagnement psychologique (2).
En octobre dernier puis en avril de cette année, deux fonctionnaires relativement haut placés de Beichuan ont mis fin à leurs jours. La nouvelle a été diffusée par les médias locaux et nationaux et, bien que l’on ne sache pas exactement les motifs de leur suicide, il semble que les deux hommes, âgés respectivement de 33 et 40 ans, ne pouvaient arriver à faire le deuil de leurs enfants – chacun des deux avait perdu un fils, leur fils unique, dans la catastrophe. Selon une des religieuses catholiques envoyées dans la région par Jinde, ces deux cas ne sont pas isolés; elle a recueilli de nombreux témoignages faisant état de suicides par pendaison ou de survivants qui se sont jetés du haut d’une falaise ou d’un immeuble.
Le travail des religieuses consiste principalement à se tenir aux côtés des victimes et à leur apporter du réconfort et un témoignage d’amour, explique encore le P. Paul Han. Elles coordonnent leur action avec d’autres ONG présentes sur place et les autorités locales. En lien avec l’Institut de psychologie de l’Académie des sciences, elles ont formé des fonctionnaires locaux et des enseignants qui sont en contact quotidien avec les survivants. Le prêtre de Jinde précise que les religieuses se sont données pour règle de ne pas faire part de leur appartenance religieuse auprès des victimes qu’elles accompagnent, mais qu’au cours de ce travail, « il arrive bien souvent naturellement que notre foi soit explicitement évoquée ».
En Chine, le premier anniversaire du tremblement de terre est un sujet sensible. Pour tenter de couper court aux critiques, le gouvernement a publié, le 7 mai dernier, un premier bilan officiel du nombre d’élèves tués dans le séisme: 5 335 enfants; aucun nom, aucun détail n’accompagnaient cette liste. Les autorités ont indiqué qu’il n’y avait aucune raison de continuer à enquêter sur les raisons de l’écroulement des écoles, qui, en certains lieux, sont quasiment les seuls bâtiments à s’être effondrés. Les parents des victimes et des militants qui souhaitent que la lumière soit faite sur les responsabilités des fonctionnaires locaux et des entrepreneurs chargés de ces constructions, sont harcelés par la police. Par ailleurs, un an après le séisme, la région connaît un regain très notable de la natalité, le gouvernement ayant autorisé les familles ayant perdu un enfant à en avoir un autre.
(1) Ucanews, 11 mai 2009.
(1) Au 31 mars 2009, l’aide de Jinde Charities aux victimes du tremblement de terre du Sichuan s’élevait à 23,3 millions de yuans (2,5 millions d’euros), dont 93,5 % provenaient de dons réunis en Chine et hors de Chine (notamment du Saint-Siège et du réseau international des Caritas).
(Source: Eglises d'Asie, 11 mai 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
''Xin cho có những thợ gặt lành nghề, những mục tử như lòng Chúa mong ước''
+ ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
06:29 11/05/2009
Lời Chủ Chăm tháng 5.2009
Chúng ta sắp bước vào tháng 6, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tôn kính Thánh Tâm là cơ hội cho chúng ta chiêm ngắm tình yêu dịu hiền và khiêm nhường của Chúa, để xin Chúa uốn lòng chúng ta nên giống trái tim Chúa, và thể hiện tình yêu của Chúa trong đời sống gia đình cũng như trong mọi quan hệ xã hội.
Trong tháng này, vào ngày 19.6, tôi sẽ phong chức linh mục cho một số khá đông các thầy sau nhiều năm được đào tạo ở Đại chủng viện. Chắc chắn đây là niềm vui lớn cho tất cả gia đình giáo phận vì có thêm nhiều mục tử chăm sóc cho các cộng đoàn đang có nhu cầu mục vụ. Xin anh chị em cầu nguyện cách riêng cho các thầy tiến chức trong dịp này, để các thầy trở thành những linh mục đạo đức và nhiệt thành trong công tác mục vụ.
Đồng thời, ngày 19.6 cũng là ngày khai mạc Năm Linh Mục trong toàn thể Giáo Hội như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ấn định. Năm Linh Mục sẽ kéo dài từ 19.6.2009 đến 19.6.2010. Đức Thánh Cha thiết lập Năm Linh Mục nhằm thúc đẩy các linh mục sống thánh thiện hơn và cổ võ ơn gọi linh mục trên toàn thế giới.
Như anh chị em biết, từ nhiều năm nay, tại nhiều Giáo Hội địa phương, ơn gọi linh mục giảm sút trầm trọng. Các linh mục già yếu phải về hưu hoặc đã qua đời, đang khi đó, lại không có các linh mục trẻ tiếp nối công việc. Nhiều giáo xứ thiếu vắng linh mục trong nhiều năm, nhiều linh mục phải một mình đảm trách nhiều cộng đoàn nên không thể đáp ứng nhu cầu mục vụ cách thích đáng; do đó, đời sống đức tin của anh chị em giáo dân bị sa sút. Chính vì thế, hơn bao giờ hết, Giáo Hội cần có những người trẻ hăng say nhiệt thành dấn thân phụng sự Chúa và phục vụ con người trong đời sống linh mục. Chúng ta hãy tha thiết cầu xin Chúa ban cho Giáo Hội nhiều thợ gặt như Chúa đã dạy: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Anh em hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa.”
Tại Việt Nam nói chung và tại giáo phận Thành phố chúng ta nói riêng, vẫn có rất đông các bạn trẻ tha thiết với ơn gọi linh mục. Đây quả là hồng ân đặc biệt Chúa ban cho Giáo Hội Việt Nam và chúng ta hãy tạ ơn Chúa về hồng ân đó. Tuy nhiên, chúng ta cầu xin Chúa không những ban cho Giáo Hội nhiều thợ gặt mà còn cầu xin để có những thợ gặt lành nghề, những mục tử như lòng Chúa mong ước.
Mục tử như lòng Chúa mong ước là những mục tử có các đức tính nhân bản cần thiết và đời sống thiêng liêng sâu xa, nhất là đức Ai mục tử. Khi thiết lập Năm Linh Mục, Đức Thánh Cha Bênêđictô cũng nêu cao tấm gương thánh thiện của Thánh Gioan Maria Vianney cho các linh mục noi theo. Ngài là vị linh mục gắn bó mật thiết với Chúa trong đời sống cầu nguyện và chay tịnh, đồng thời hết sức nhiệt thành lo cho phần rỗi các linh hồn, đặc biệt qua việc giảng dạy giáo lý, cử hành bí tích Thánh Thể và bí tích Hoà giải. Chính nhờ đó, ngài đã biến một xứ đạo nhỏ bé và khô khan nguội lạnh trở thành trung tâm hành hương, thu hút không biết bao nhiêu người đến xưng tội, cầu nguyện và được ơn hoán cải. Ngày nay Giáo Hội rất cần những mục tử thánh thiện và mẫu mực như thế.
Mục tử như lòng Chúa mong ước còn là mục tử biết cập nhật hoá kiến thức và hiểu biết theo sự phát triển của thời đại, đồng thời nhạy bén trước các nhu cầu mục vụ mới phát sinh và tìm cách đáp trả. Để được như thế, cho dù bận rộn với công tác mục vụ, các linh mục phải biết dành thời giờ cho việc học hỏi nghiên cứu không những trong lãnh vực chuyên môn của mình mà cả những kiến thức liên hệ.
Như thế, trách nhiệm của các linh mục thật nặng nề. Cũng vì thế, anh chị em giáo dân cần phải nâng đỡ các linh mục đang phụ trách cộng đoàn của anh chị em. Nâng đỡ bằng lời cầu nguyện. Nâng đỡ bằng sự cộng tác chân thành. Công việc mục vụ không chỉ là việc riêng của linh mục mà còn là quyền lợi và trách nhiệm của tất cả anh chị em. Anh chị em hãy cùng với các linh mục xây dựng giáo xứ và cộng đoàn của mình trở thành một cộng đoàn hiệp nhất yêu thương, một cộng đoàn có khả năng loan báo Tin Mừng cho chính khu vực mà anh chị em đang sống.
Nguyện xin Thánh Tâm Chúa Giêsu chúc lành cho tất cả anh chị em.
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu,
Xin uốn lòng chúng con giống như Thánh Tâm Chúa.
Chúa Nhật IV PS, Kính nhớ Chúa Chiên nhân lành
Chúng ta sắp bước vào tháng 6, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tôn kính Thánh Tâm là cơ hội cho chúng ta chiêm ngắm tình yêu dịu hiền và khiêm nhường của Chúa, để xin Chúa uốn lòng chúng ta nên giống trái tim Chúa, và thể hiện tình yêu của Chúa trong đời sống gia đình cũng như trong mọi quan hệ xã hội.
Trong tháng này, vào ngày 19.6, tôi sẽ phong chức linh mục cho một số khá đông các thầy sau nhiều năm được đào tạo ở Đại chủng viện. Chắc chắn đây là niềm vui lớn cho tất cả gia đình giáo phận vì có thêm nhiều mục tử chăm sóc cho các cộng đoàn đang có nhu cầu mục vụ. Xin anh chị em cầu nguyện cách riêng cho các thầy tiến chức trong dịp này, để các thầy trở thành những linh mục đạo đức và nhiệt thành trong công tác mục vụ.
Đồng thời, ngày 19.6 cũng là ngày khai mạc Năm Linh Mục trong toàn thể Giáo Hội như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ấn định. Năm Linh Mục sẽ kéo dài từ 19.6.2009 đến 19.6.2010. Đức Thánh Cha thiết lập Năm Linh Mục nhằm thúc đẩy các linh mục sống thánh thiện hơn và cổ võ ơn gọi linh mục trên toàn thế giới.
Như anh chị em biết, từ nhiều năm nay, tại nhiều Giáo Hội địa phương, ơn gọi linh mục giảm sút trầm trọng. Các linh mục già yếu phải về hưu hoặc đã qua đời, đang khi đó, lại không có các linh mục trẻ tiếp nối công việc. Nhiều giáo xứ thiếu vắng linh mục trong nhiều năm, nhiều linh mục phải một mình đảm trách nhiều cộng đoàn nên không thể đáp ứng nhu cầu mục vụ cách thích đáng; do đó, đời sống đức tin của anh chị em giáo dân bị sa sút. Chính vì thế, hơn bao giờ hết, Giáo Hội cần có những người trẻ hăng say nhiệt thành dấn thân phụng sự Chúa và phục vụ con người trong đời sống linh mục. Chúng ta hãy tha thiết cầu xin Chúa ban cho Giáo Hội nhiều thợ gặt như Chúa đã dạy: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Anh em hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa.”
Tại Việt Nam nói chung và tại giáo phận Thành phố chúng ta nói riêng, vẫn có rất đông các bạn trẻ tha thiết với ơn gọi linh mục. Đây quả là hồng ân đặc biệt Chúa ban cho Giáo Hội Việt Nam và chúng ta hãy tạ ơn Chúa về hồng ân đó. Tuy nhiên, chúng ta cầu xin Chúa không những ban cho Giáo Hội nhiều thợ gặt mà còn cầu xin để có những thợ gặt lành nghề, những mục tử như lòng Chúa mong ước.
Mục tử như lòng Chúa mong ước là những mục tử có các đức tính nhân bản cần thiết và đời sống thiêng liêng sâu xa, nhất là đức Ai mục tử. Khi thiết lập Năm Linh Mục, Đức Thánh Cha Bênêđictô cũng nêu cao tấm gương thánh thiện của Thánh Gioan Maria Vianney cho các linh mục noi theo. Ngài là vị linh mục gắn bó mật thiết với Chúa trong đời sống cầu nguyện và chay tịnh, đồng thời hết sức nhiệt thành lo cho phần rỗi các linh hồn, đặc biệt qua việc giảng dạy giáo lý, cử hành bí tích Thánh Thể và bí tích Hoà giải. Chính nhờ đó, ngài đã biến một xứ đạo nhỏ bé và khô khan nguội lạnh trở thành trung tâm hành hương, thu hút không biết bao nhiêu người đến xưng tội, cầu nguyện và được ơn hoán cải. Ngày nay Giáo Hội rất cần những mục tử thánh thiện và mẫu mực như thế.
Mục tử như lòng Chúa mong ước còn là mục tử biết cập nhật hoá kiến thức và hiểu biết theo sự phát triển của thời đại, đồng thời nhạy bén trước các nhu cầu mục vụ mới phát sinh và tìm cách đáp trả. Để được như thế, cho dù bận rộn với công tác mục vụ, các linh mục phải biết dành thời giờ cho việc học hỏi nghiên cứu không những trong lãnh vực chuyên môn của mình mà cả những kiến thức liên hệ.
Như thế, trách nhiệm của các linh mục thật nặng nề. Cũng vì thế, anh chị em giáo dân cần phải nâng đỡ các linh mục đang phụ trách cộng đoàn của anh chị em. Nâng đỡ bằng lời cầu nguyện. Nâng đỡ bằng sự cộng tác chân thành. Công việc mục vụ không chỉ là việc riêng của linh mục mà còn là quyền lợi và trách nhiệm của tất cả anh chị em. Anh chị em hãy cùng với các linh mục xây dựng giáo xứ và cộng đoàn của mình trở thành một cộng đoàn hiệp nhất yêu thương, một cộng đoàn có khả năng loan báo Tin Mừng cho chính khu vực mà anh chị em đang sống.
Nguyện xin Thánh Tâm Chúa Giêsu chúc lành cho tất cả anh chị em.
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu,
Xin uốn lòng chúng con giống như Thánh Tâm Chúa.
Chúa Nhật IV PS, Kính nhớ Chúa Chiên nhân lành
Ngày Hiền Mẫu tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Bùi Hữu Thư
19:44 11/05/2009
Ngày Hiền Mẫu tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Arlington, Virginia, ngày 10/5/2009: Đã 7 năm qua, hàng năm giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã tổ chức ngày Lễ Mừng Các Bà Mẹ. Như thông lệ, công tác này được trao cho Đoàn Thanh Sinh Công thuộc giáo xứ đứng ra tổ chức với sự đóng góp của Đoàn Thiếu Nhi ThánhThể Thánh Tâm trong các màn vũ và kịch. Đương kim đoàn trưởng là cô Christine Hồ và Ban Tổ Chức gồm có: Chritine Hồ, Quỳnh, Dung Thanh, Tâm Mai, Vũ, Steve, Minh Phạm, Hải Hoàng. Đoàn được thành lập năm 2002 đến nay đã có 80 đoàn viên từ 18 tuổi đến 35 tuổi trong danh sách. Khoảng 40 anh chị em TSC đã lo lắng cho bữa tiệc, từ việc trang hoàng, thổi bong bóng, xếp chỗ ngồi, tập vở kịch Đức Mẹ Guadalupe, đến bán vé số, tập hát, soạn hình ảnh sinh hoạt và phỏng vấn các thiếu nhi về người Mẹ… Các anh chị đã đến nhà hàng từ lúc 4 giờ chiều để chuẩn bị.
Bữa tiệc mừng các Bà Mẹ được tổ chức tại nhà hàng Thần Tài tại Seven Corners. MC bữa tiệc là TSC Phạm Minh cũng là tân Đoàn Trưởng của Đoàn mới được bầu lên và sẽ nhậm chức vào tháng 7, 2009. Bữa tiệc có sự tham dự của Cha Trần Trung Liêm, OP, Bề Trên Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngoại từ Calgary Canada tới, cha xứ Nguyễn Đức Vượng, cha phó Ngô Văn Thích và cha phó Phó Quốc Luân cùng quý sơ Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt Fairfax, Virginia. Số thực khách khá đông ngồi gần hết nhà hàng, thực đơn do ông Ung Kim Lâm đề nghị rất ngon miệng. MC Minh điều khiển chương trình rất hoạt náo và đúng giờ.
Mở đầu chương trình là màn đồng ca hai bài: Thanh Sinh Công Hành Khúc “Tình Yêu Đáp Trả Tình Yêu” do cha Vượng sáng tác và bài “Tình Cha Nghiã Mẹ” của Nguyễn Duy với hai cha Vượng và cha Luân đồng ca với các em TSC. Sau lời giới thiệu và chào mừng của cha Vượng, cha bề trên phụ tỉnh Trần Trung Liêm đã chào mừng quan khách và làm phép của ăn.
Bé Minh Thơ mở đầu chương trình giúp vui với bản “Cầu Cho Cha mẹ” rồi đến màn vũ của Thiếu Nhi “Lời Ru cuả Mẹ” với Teresa Lê hướng dẫn. Sau màn xổ số lần thứ nhất là vở kịch “Đức Mẹ Gadalupe” với em Mario, một thanh niên Mễ Tây Cơ, không thạo tiếng Việt, nhưng đã gia nhập đoàn. Vở kịch do em sưu tầm và nhờ ông Bùi Hữu Thư phiên dịch. Em đóng vai linh mục còn em Luân đóng vai Juan Diego, một em gái khác đóng vai Đức Mẹ Guadalupe. Sau đó tất cả các em có mẹ hiện diện được mời lên nhận một bông hồng để tăng lại cho mẹ của mình với một cái ôm hôn và lời nói: “I love you.”
Liên khúc với ba em Khoa, Long và Thiên thật xuất sắc trong ba bản: “Nghiã Mẹ, Mồ Côi Mẹ, và Mẹ Tôi.” Một video clip do TSC thực hiện phỏng vấn các em thiếu nhi trong giáo xứ về người mẹ của họ. Màn chia sẻ tâm tình về những người mẹ đã khuất bóng tiếp theo với tâm sự của ông Bùi Hữu Thư về người mẹ hiền ông chỉ được chung sống vỏn vẹn có 13 năm, ông đã xa nhà vĩnh viễn năm 19 tuổi và khi bà qua đời ông không có mặt để chịu tang và chưa hề được báo hiếu, với em Ái Vy, tâm sự về một người bà đang hấp hối, một người bà đã làm lụng vất vả 7 ngày một tuần để dành tiền gửi về Viêt Nam nuôi mẹ con của em, và với em Luân chia sẻ về người mẹ yêu quý của mình.
Tiếp theo nhóm FSM đã trình bầy hai màn vũ thật ngoạn mục, rồi nhóm kịch Vũ Đăng trình diễn vở hài kịch “Ước Vọng Tương Lai” rất vui nhộn. Ca sĩ Nguyệt Anh được mời lên giúp vui, Nguyệt Anh mới giỗ đầy năm người Mẹ của mình. Cô cho hay phải cố gắng không nghĩ đến mẹ trong khi hát mới cầm được nước mắt. Sau lần số xố thứ hai, nhóm TMO (Too Many Oranges) gồm 6 em gái trình bầy một vũ khúc tân thời. Rồi Bạch Huệ, một ca sĩ của Đoàn Thanh Sinh Công đã hát bài “Tình Mẹ”, theo sau là một bài nhạc Rap với em Vũ Đạt.
Các TSC đã có nhiều lần tổng đợt, lên chương trình, kêu mời những người có tài năng về âm nhạc hoặc kể chuyện giúp vui cho ngày Hiền Mẫu. Cám em đặc biệt ngỏ lời cám ơn Cha Vượng và Cha Luân đã khuyến khích và hướng dẫn đoàn TSC tập đợt các bài hát, và các vở kịch. Các em cũng cám ơn tất cả giáo dân trong giáo xứ đặc biệt các hội đoàn đã ủng hộ cho đoàn TSC về tinh thần cũng như vật chất để giúp đoàn mỗi ngày một tiến mạnh hơn trong tinh thần phục vụ giáo hội và giáo xứ.
Bữa tiệc chấm dứt lúc 11 giờ tối.
TSC đón chào Cha Vượng |
Cha Vượng và TSC trên sân khấu |
Cha Trần Trung Liêm, OP chào mừng |
MC Phạm Minh điều khiển chương trình |
Các phụ huynh đua nhau chụp hình |
Màn Kịch Ước Vọng Tương Lai |
Các cha và sơ đang xem trình diễn |
Các Sơ đang trao giải thưởng xổ số |
Đoàn vũ TMO sắp trình diễn |
Thông Báo
Thư mời tham dự mừng lễ Sinh Nhật thứ 100,Ngọc khánh linh mục và Kim Khánh Giám Mục của Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ
Giáo phận Long Xuyên
06:03 11/05/2009
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trên Lưng Mẹ
Lm. Tâm Duy
06:20 11/05/2009
TRÊN LƯNG MẸ
Ảnh của Lm. Tâm Duy
Ai rằng công mẹ bằng non
Thực ra công mẹ lại còn lớn hơn.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền