Phụng Vụ - Mục Vụ
Ba trong một : Đường, sự Thật, sự Sống
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
08:25 10/05/2020
Từ Saigon về Nha trang đây, có đường bay, đường thủy, đường sắt, đường bộ… Đường bộ là một con lộ rõ ràng, đường sắt là hai thanh ray song song. Còn đường thuỷ, đường hàng không thì không thấy rõ. Nhưng người ta vẫn gọi là đường. Vì thế đường không nhất thiết là con lộ hay thanh ray, mà quan trọng : đường là hướng. Hướng tới. Một con đường không có hướng tới là đường cụt. Nhà văn Nguyễn Công Hoan mô tả cuộc sống không hướng tiến trong tiểu thuyết mang tên Ngõ Cụt.
Vậy khi Đức Giêsu tự xưng mình là Đường, tuyên bố này có ý nghĩa gì? Và trong bài Tin Mừng hôm nay Ngài chẳng những nói mình là Đường mà còn nói thêm Ngài là sự Thật và là sự Sống nữa. Bộ ba đó liên hệ với nhau ra sao? Ta được gì khi tin vào lời nói này của Chúa?
1. Chúa Giêsu là Đường, nghĩa là gì?
Ngài là Đường tức là lối mở: Ngài mở ra cho chúng ta một lối thoát. Và hơn cả lối thoát, Ngài là đường, hướng chúng ta tới Chúa Cha. Nói đổi lời: Đường là trung gian, qua trung gian, ta sẽ gặp Chúa Cha. Ngôn ngữ Việt Nam có kiểu nói rất đẹp: nói đi đường nhưng cũng nói “đi” Đạo, tức theo Đạo: Đạo là đường, và Đạo Kitô tức là Đường Kitô, hay nói đổi lời Đức Kitô là Đường. Đức Phật chỉ dám nhận mình là người chỉ đường, như ngón tay chỉ mặt trời, chứ không dám tuyên bố mình là đường như Đức Giêsu. Đức Giêsu tuyên bố mình là Đường –và Ngài còn thêm là sự Thật và là sự Sống.
Đi riêng từng điểm : Đường – sự Thật – sự Sống, có lẽ ai cũng hiểu. Nhưng ba điểm đó gắn bó với nhau làm sao thì có lẽ đối với nhiều người chúng ta, không dễ trả lời. Và cũng có lẽ mỗi người trả lời một kiểu. Tôi tìm được lối trả lời khá mạch lạc hợp lý sau đây, xin chia sẻ:
Ba điểm này Chúa nói liền nhau, nên chắc phải tương quan với nhau chứ, và đây là mối tương quan : Chữ xuyên suốt cả ba là Đường. Đức Giêsu là Đường tức là hướng đi; là sự Thật tức là luật lệ : luật đi đường (đi đúng đường, đi đúng luật); là sự Sống tức sức lực của chúng ta : sức đi đường. Một chiếc xe hơi, không có xăng (sự sống) thì không lăn bánh được, không có đường thì cũng chẳng có hướng đi, và đi mà không theo theo luật (sự thật) thì dễ sa xuống hố. Cho dù là đi bằng đường bộ hay đường hàng không thì đường nào cũng có luật lệ của đường đó. Ngay cả hàng không, bay trên trời có vẻ tự do đó, nhưng cũng phải có những hành lang bay theo qui định của nhân viên không lưu. Khi đi không trúng luật sẽ dễ dẫn tới hoạ tai. Hai xe tránh nhau, mà không không theo luật tránh bên phải của Việt Nam mà ở Việt Nam cứ tránh nhau bên trái theo Nhật, Hôngkong là tông ngay lập tức !
Một chỗ khác, Đức Giêsu nói : Ai đi trong sự thật thì sẽ thấy ánh sáng. Ta có thể chuyển : Ai đi đường trúng luật thì sẽ trúng nơi, đi sai hướng sẽ lạc đường...
Năm trước có cuộc đua xe đạp cúp Truyền hình có chạy qua Nhatrang :
Có cuộc đua, đường đua nào có không đích tới đâu = đường.
Có đường đua nào mà không có luật lệ tổ chức = sự thật.
Có đường đua nào mà không có hỗ trợ tiếp sức = sự sống.
Đức Giêsu là cả ba, ba trong một, (3 in 1) trong quãng đường chúng ta về với Chúa Cha. Nghĩa là Đức Giêsu là Đường đi, là lối dẫn (sự Thật) và bổ sức (sự Sống). Vì thế tin vào Ngài và đi trong đường lối này là chúng ta an tâm.
2. Được biết Đức Kitô, chúng ta hơn rất nhiều người. Hơn ở chỗ nào?
-Sách Tư tưởng của Babylon có ghi câu này : “Con người sinh ra là bước trên một con đường. Đường dài hay ngắn khác nhau tùy người, nhưng cuối cùng vẫn là cái chết chờ đợi mỗi người và mọi người”. Cũng đi trên đường, nhưng đường dẫn tới cái chết là con đường cụt, ngõ cụt. Chúng ta có Đức Kitô, chúng ta không đi vào ngõ cụt. Hơn ở chỗ đó : Lòng các con đừng xao xuyến…
-Rồi chúng ta còn hơn ở chỗ là chúng ta biết rõ ai là vị Cứu Thế, không phải chờ đợi nữa. Một chàng trai Do thái giáo đến dự một buổi lễ của Công Giáo. Anh nghe giảng về lời dạy của Đức Kitô, tức Mesia, “Đấng Được Xức Dầu”. Khi đi về, anh hỏi vị giáo trưởng Do-thái của anh : Thưa thày, người Công Giáo nói Đức Mesia đã đến thế gian rồi, còn chúng ta thì nói chưa đến, chúng ta còn chờ đợi Ngài đến”. –Đúng vậy con ạ, vị giáo trưởng trả lời. Chúng ta đang chờ Đức Mêsia đến trần gian”. Chàng Do Thái hỏi thêm: “Sau này Đức Mêsia của chúng ta đến, ngài sẽ có gì giống với Đức Kitô của người Công Giáo không?
Chúng ta không biết vị giáo trưởng sẽ trả lời làm sao, nhưng chúng ta biết một điều là chúng ta, người Công Giáo không khắc khoải xao xuyến chờ đợi nữa. Đó là điều hơn của chúng ta khi tin vào Chúa Giêsu là Đường, Sự thật và sự Sống.
Có một bà già khi đau biết gần chết cho mời linh mục đến giúp đỡ. Để thử lòng tin của bà, linh mục hỏi : Bà sẽ làm gì nếu sau khi Chúa làm mọi sự cho bà, cuối cùng Chúa để bà hư mất…. Bà trả lời : Thưa cha, Chúa làm gì tùy Chúa muốn, nhưng nếu Chúa để con hư mất thì Chúa bị thiệt nhiều hơn con. Con chỉ mất một linh hồn, còn Chúa sẽ mất danh dự vì Lời của Chúa đã không thực hiện.
Lời của Chúa thì nhiều, nhưng lời : Ta là Đường, là sự Thật là sự Sống. phải là một lời chúng ta bám vào để về với Chúa Cha. Thánh Phaolô một người Do-thái gốc khi đã nhận biết Chúa Kitô (chứ không như những người Do-thái hiện nay đang chờ một Kitô nào khác) đã nói : “Tôi coi mọi sự là thua lỗ, bất lợi cả, trước cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô Chúa tôi, vì Người tôi sẵn sàng mất tất cả.” Và chúng ta nói thêm với Phaolô : vì chính Ngài là đường, dẫn ta đi đúng lối (sự thật) và nuôi dưỡng chúng ta trên đường đi (sự sống). đi đến cái đích mà mọi người chờ mong : Nhà Cha : nơi còn nhiều chỗ.
Ước chi Đức Kitô là Đường đi, và Luật đi đường là Luật Yêu Thương của Phúc m (tức là sự Thật), và của ăn đi đường là Mình Thánh Chúa (là sự Sống) mà chúng ta sẽ lãnh nhận trong thánh lễ, bộ ba đó làm chúng ta an tâm : vì chúng ta vững tin vào Ngài.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Vậy khi Đức Giêsu tự xưng mình là Đường, tuyên bố này có ý nghĩa gì? Và trong bài Tin Mừng hôm nay Ngài chẳng những nói mình là Đường mà còn nói thêm Ngài là sự Thật và là sự Sống nữa. Bộ ba đó liên hệ với nhau ra sao? Ta được gì khi tin vào lời nói này của Chúa?
1. Chúa Giêsu là Đường, nghĩa là gì?
Ngài là Đường tức là lối mở: Ngài mở ra cho chúng ta một lối thoát. Và hơn cả lối thoát, Ngài là đường, hướng chúng ta tới Chúa Cha. Nói đổi lời: Đường là trung gian, qua trung gian, ta sẽ gặp Chúa Cha. Ngôn ngữ Việt Nam có kiểu nói rất đẹp: nói đi đường nhưng cũng nói “đi” Đạo, tức theo Đạo: Đạo là đường, và Đạo Kitô tức là Đường Kitô, hay nói đổi lời Đức Kitô là Đường. Đức Phật chỉ dám nhận mình là người chỉ đường, như ngón tay chỉ mặt trời, chứ không dám tuyên bố mình là đường như Đức Giêsu. Đức Giêsu tuyên bố mình là Đường –và Ngài còn thêm là sự Thật và là sự Sống.
Đi riêng từng điểm : Đường – sự Thật – sự Sống, có lẽ ai cũng hiểu. Nhưng ba điểm đó gắn bó với nhau làm sao thì có lẽ đối với nhiều người chúng ta, không dễ trả lời. Và cũng có lẽ mỗi người trả lời một kiểu. Tôi tìm được lối trả lời khá mạch lạc hợp lý sau đây, xin chia sẻ:
Ba điểm này Chúa nói liền nhau, nên chắc phải tương quan với nhau chứ, và đây là mối tương quan : Chữ xuyên suốt cả ba là Đường. Đức Giêsu là Đường tức là hướng đi; là sự Thật tức là luật lệ : luật đi đường (đi đúng đường, đi đúng luật); là sự Sống tức sức lực của chúng ta : sức đi đường. Một chiếc xe hơi, không có xăng (sự sống) thì không lăn bánh được, không có đường thì cũng chẳng có hướng đi, và đi mà không theo theo luật (sự thật) thì dễ sa xuống hố. Cho dù là đi bằng đường bộ hay đường hàng không thì đường nào cũng có luật lệ của đường đó. Ngay cả hàng không, bay trên trời có vẻ tự do đó, nhưng cũng phải có những hành lang bay theo qui định của nhân viên không lưu. Khi đi không trúng luật sẽ dễ dẫn tới hoạ tai. Hai xe tránh nhau, mà không không theo luật tránh bên phải của Việt Nam mà ở Việt Nam cứ tránh nhau bên trái theo Nhật, Hôngkong là tông ngay lập tức !
Một chỗ khác, Đức Giêsu nói : Ai đi trong sự thật thì sẽ thấy ánh sáng. Ta có thể chuyển : Ai đi đường trúng luật thì sẽ trúng nơi, đi sai hướng sẽ lạc đường...
Năm trước có cuộc đua xe đạp cúp Truyền hình có chạy qua Nhatrang :
Có cuộc đua, đường đua nào có không đích tới đâu = đường.
Có đường đua nào mà không có luật lệ tổ chức = sự thật.
Có đường đua nào mà không có hỗ trợ tiếp sức = sự sống.
Đức Giêsu là cả ba, ba trong một, (3 in 1) trong quãng đường chúng ta về với Chúa Cha. Nghĩa là Đức Giêsu là Đường đi, là lối dẫn (sự Thật) và bổ sức (sự Sống). Vì thế tin vào Ngài và đi trong đường lối này là chúng ta an tâm.
2. Được biết Đức Kitô, chúng ta hơn rất nhiều người. Hơn ở chỗ nào?
-Sách Tư tưởng của Babylon có ghi câu này : “Con người sinh ra là bước trên một con đường. Đường dài hay ngắn khác nhau tùy người, nhưng cuối cùng vẫn là cái chết chờ đợi mỗi người và mọi người”. Cũng đi trên đường, nhưng đường dẫn tới cái chết là con đường cụt, ngõ cụt. Chúng ta có Đức Kitô, chúng ta không đi vào ngõ cụt. Hơn ở chỗ đó : Lòng các con đừng xao xuyến…
-Rồi chúng ta còn hơn ở chỗ là chúng ta biết rõ ai là vị Cứu Thế, không phải chờ đợi nữa. Một chàng trai Do thái giáo đến dự một buổi lễ của Công Giáo. Anh nghe giảng về lời dạy của Đức Kitô, tức Mesia, “Đấng Được Xức Dầu”. Khi đi về, anh hỏi vị giáo trưởng Do-thái của anh : Thưa thày, người Công Giáo nói Đức Mesia đã đến thế gian rồi, còn chúng ta thì nói chưa đến, chúng ta còn chờ đợi Ngài đến”. –Đúng vậy con ạ, vị giáo trưởng trả lời. Chúng ta đang chờ Đức Mêsia đến trần gian”. Chàng Do Thái hỏi thêm: “Sau này Đức Mêsia của chúng ta đến, ngài sẽ có gì giống với Đức Kitô của người Công Giáo không?
Chúng ta không biết vị giáo trưởng sẽ trả lời làm sao, nhưng chúng ta biết một điều là chúng ta, người Công Giáo không khắc khoải xao xuyến chờ đợi nữa. Đó là điều hơn của chúng ta khi tin vào Chúa Giêsu là Đường, Sự thật và sự Sống.
Có một bà già khi đau biết gần chết cho mời linh mục đến giúp đỡ. Để thử lòng tin của bà, linh mục hỏi : Bà sẽ làm gì nếu sau khi Chúa làm mọi sự cho bà, cuối cùng Chúa để bà hư mất…. Bà trả lời : Thưa cha, Chúa làm gì tùy Chúa muốn, nhưng nếu Chúa để con hư mất thì Chúa bị thiệt nhiều hơn con. Con chỉ mất một linh hồn, còn Chúa sẽ mất danh dự vì Lời của Chúa đã không thực hiện.
Lời của Chúa thì nhiều, nhưng lời : Ta là Đường, là sự Thật là sự Sống. phải là một lời chúng ta bám vào để về với Chúa Cha. Thánh Phaolô một người Do-thái gốc khi đã nhận biết Chúa Kitô (chứ không như những người Do-thái hiện nay đang chờ một Kitô nào khác) đã nói : “Tôi coi mọi sự là thua lỗ, bất lợi cả, trước cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô Chúa tôi, vì Người tôi sẵn sàng mất tất cả.” Và chúng ta nói thêm với Phaolô : vì chính Ngài là đường, dẫn ta đi đúng lối (sự thật) và nuôi dưỡng chúng ta trên đường đi (sự sống). đi đến cái đích mà mọi người chờ mong : Nhà Cha : nơi còn nhiều chỗ.
Ước chi Đức Kitô là Đường đi, và Luật đi đường là Luật Yêu Thương của Phúc m (tức là sự Thật), và của ăn đi đường là Mình Thánh Chúa (là sự Sống) mà chúng ta sẽ lãnh nhận trong thánh lễ, bộ ba đó làm chúng ta an tâm : vì chúng ta vững tin vào Ngài.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh lễ tại Santa Marta Chúa Nhật 10 tháng 5: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho Âu châu ngày càng hiệp nhất hơn trong tình huynh đệ
Đặng Tự Do
01:42 10/05/2020
Lúc 7 sáng thứ Năm 10 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Ngày 9 tháng Năm, 1985, Liên Hiệp Âu Châu đã chọn ngày 9 tháng Năm hàng năm là ngày Âu Châu. Trong khi đó, ngày 10 tháng Năm được xem là ngày chấm dứt thế giới chiến tranh lần thứ hai trên lục địa này. Do đó, trong thánh lễ, Đức Thánh Cha cầu nguyện cách riêng cho Âu Châu để lục địa này có thể phát triển một cách hiệp nhất trong sự đa dạng của nó.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Trong hai ngày qua, đã có hai lễ kỷ niệm: kỷ niệm 70 năm Tuyên bố Robert Schuman, khởi đầu Liên minh Âu châu, và tiếp theo là kỷ niệm kết thúc chiến tranh. Hôm nay chúng ta cầu xin Chúa cho Âu châu ngày càng hiệp nhất hơn trong tình huynh đệ, để tất cả các dân tộc có thể phát triển trong sự hiệp nhất mà vẫn giữ được sự đa dạng.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong ngày (Ga 14: 1-12), trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ “Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm những việc Thầy đã làm. Người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn, vì Thầy về với Cha.”
Phúc Âm: Ga 14, 1-12
“Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, nếu không, Thầy đã nói với các con rồi; Thầy đi để dọn chỗ cho các con. Và khi Thầy đã ra đi và dọn chỗ cho các con rồi, Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó. Thầy đi đâu, các con đã biết đường rồi”. Ông Tôma thưa Người rằng: “Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi?” Chúa Giêsu đáp: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy. Nếu các con biết Thầy, thì cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ các con biết và đã xem thấy Người”. Philipphê thưa: “Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha, và như thế là đủ cho chúng con”. Chúa Giêsu nói cùng ông rằng: “Thầy ở với các con bấy lâu rồi, thế mà con chưa biết Thầy ư, Philipphê? Ai thấy Thầy là xem thấy Cha, sao con lại nói “Xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha”? Con không tin rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy ư? Những điều Thầy nói với các con, không phải tự mình mà nói, nhưng chính Cha ở trong Thầy, Ngài làm mọi việc. Các con hãy tin rằng Thầy ở trong Cha, và Cha ở trong Thầy. Ít ra các con hãy tin vì các việc Thầy đã làm. Thật, Thầy bảo thật các con: Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm những việc Thầy đã làm. Người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn, vì Thầy về với Cha”.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta có thể nói đoạn văn này từ Phúc Âm Thánh Gioan cho chúng ta biết con đường tiếp cận với Chúa Cha. Chúa Cha luôn luôn hiện diện trong cuộc đời Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu cho chúng ta biết Chúa Cha quan tâm chăm sóc chúng ta và các tạo vật của Ngài. Và khi các môn đệ xin Ngài dạy cách cầu nguyện, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ Ngài kinh “Lạy Cha”. Chúa Giêsu luôn luôn quy hướng về Chúa Cha và trong bước này Ngài rất mạnh mẽ như thể Ngài đang mở cửa của quyền năng của lời cầu nguyện “Thầy ở trong Cha, và Cha ở trong Thầy. Ngài làm mọi việc.”
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến vai trò cầu thay nguyện giúp của Chúa Giêsu trước mặt Chúa Cha như được mô tả trong bài Tin Mừng (Ga 14: 1-12). Sau đó, Đức Thánh Cha tập trung vào những gì Thánh Phêrô mô tả về vai trò của các Tông đồ (Công vụ 6: 1-7). Điều này áp dụng cho vai trò của Người kế vị các Tông đồ, các Giám mục. Nhiệm vụ đầu tiên của các ngài, là cầu nguyện, sau đó là loan báo Lời Chúa.
Phần đầu tiên trong chương 14 Phúc Âm theo Thánh Gioan mô tả vai trò cầu thay nguyện giúp cho chúng ta của Chúa Giêsu trước mặt Chúa Cha. Nhiều lần Chúa Giêsu đã nói về việc Chúa Cha chăm sóc chúng ta. Chúa Giêsu mô tả Chúa Cha là Đấng chăm sóc chúng ta giống như Ngài chăm sóc những con chim trời và hoa huệ ngoài đồng.
Đức Thánh Cha đã nhắc lại rằng cầu nguyện cũng đòi hỏi sự can đảm và sự táo bạo cần thiết như khi rao giảng Tin Mừng. Ápraham và Môisê đưa ra các tấm gương cho chúng ta. Cả hai đã “đàm phán” với Chúa. Ápraham đã dám trả giá với Chúa khi Chúa nói với ông về những gì sẽ xảy ra với dân trong hai thành Sôđôm và Gômôrơ (x Sáng thế ký 18: 16-33), và Môise cũng đã từng thương lượng với Chúa khi Chúa muốn tiêu diệt dân Ngài và biến Môise thành nhà lãnh đạo của một quốc gia khác (xem Xh 32: 7-14).
Đức Thánh Cha sau đó đã chuyển chú ý sang Bài đọc đầu tiên, trong đó Thánh Phêrô được linh hứng để tạo ra một dịch vụ mới trong Giáo hội sau khi những người cải đạo nói tiếng Hy Lạp phàn nàn rằng các góa phụ của họ bị bỏ rơi. “Các môn đệ đã không có thời gian cho tất cả những điều này và Thánh Phêrô, được Thánh Thần Chúa soi sáng để, có thể nói là, ‘phát minh ra chức phó tế.
Điều này giải quyết được tình hình. Những người có nhu cầu có thể được chăm sóc tốt và, như Thánh Phêrô nói, các môn đệ có thể chuyên chăm cầu nguyện và rao giảng Lời Chúa.
Phân tích thêm về cuộc sống của cộng đoàn tiên khởi, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng nhiệm vụ chính của một giám mục là cầu nguyện. Vị Giám Mục phải “là người đầu tiên đến với Chúa Cha, với sự tự tin, táo bạo, mà Chúa Giêsu đã đề cập đến để vận động thay cho dân mình.”
“Nếu có những thứ khác lấy đi không gian để cầu nguyện thì có điều đó gì không đúng”. Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng chính Chúa là Đấng làm mọi sự, chúng ta làm rất ít. Chúa làm những việc trong Giáo hội của Ngài. Do đó, “chính lời cầu nguyện là điều làm cho Giáo hội tiến bộ.”
Thực tế này là như vậy bởi vì Chúa Giêsu đứng trước Cha và đã hứa rằng bất cứ điều gì anh em kêu cầu nhân danh Thầy, Thầy sẽ làm, để danh Cha được tôn vinh.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Giáo Hội tiến lên trong lời cầu nguyện can đảm, bởi vì Giáo Hội biết rằng nếu không có sự tiếp cận này với Chúa Cha, Giáo Hội không thể sống được.”
Source:Vatican NewsIl Papa: l'Europa sia unita e fraterna. La preghiera fa andare avanti la Chiesa
Ngày 9 tháng Năm, 1985, Liên Hiệp Âu Châu đã chọn ngày 9 tháng Năm hàng năm là ngày Âu Châu. Trong khi đó, ngày 10 tháng Năm được xem là ngày chấm dứt thế giới chiến tranh lần thứ hai trên lục địa này. Do đó, trong thánh lễ, Đức Thánh Cha cầu nguyện cách riêng cho Âu Châu để lục địa này có thể phát triển một cách hiệp nhất trong sự đa dạng của nó.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Trong hai ngày qua, đã có hai lễ kỷ niệm: kỷ niệm 70 năm Tuyên bố Robert Schuman, khởi đầu Liên minh Âu châu, và tiếp theo là kỷ niệm kết thúc chiến tranh. Hôm nay chúng ta cầu xin Chúa cho Âu châu ngày càng hiệp nhất hơn trong tình huynh đệ, để tất cả các dân tộc có thể phát triển trong sự hiệp nhất mà vẫn giữ được sự đa dạng.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong ngày (Ga 14: 1-12), trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ “Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm những việc Thầy đã làm. Người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn, vì Thầy về với Cha.”
Phúc Âm: Ga 14, 1-12
“Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, nếu không, Thầy đã nói với các con rồi; Thầy đi để dọn chỗ cho các con. Và khi Thầy đã ra đi và dọn chỗ cho các con rồi, Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó. Thầy đi đâu, các con đã biết đường rồi”. Ông Tôma thưa Người rằng: “Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi?” Chúa Giêsu đáp: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy. Nếu các con biết Thầy, thì cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ các con biết và đã xem thấy Người”. Philipphê thưa: “Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha, và như thế là đủ cho chúng con”. Chúa Giêsu nói cùng ông rằng: “Thầy ở với các con bấy lâu rồi, thế mà con chưa biết Thầy ư, Philipphê? Ai thấy Thầy là xem thấy Cha, sao con lại nói “Xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha”? Con không tin rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy ư? Những điều Thầy nói với các con, không phải tự mình mà nói, nhưng chính Cha ở trong Thầy, Ngài làm mọi việc. Các con hãy tin rằng Thầy ở trong Cha, và Cha ở trong Thầy. Ít ra các con hãy tin vì các việc Thầy đã làm. Thật, Thầy bảo thật các con: Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm những việc Thầy đã làm. Người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn, vì Thầy về với Cha”.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta có thể nói đoạn văn này từ Phúc Âm Thánh Gioan cho chúng ta biết con đường tiếp cận với Chúa Cha. Chúa Cha luôn luôn hiện diện trong cuộc đời Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu cho chúng ta biết Chúa Cha quan tâm chăm sóc chúng ta và các tạo vật của Ngài. Và khi các môn đệ xin Ngài dạy cách cầu nguyện, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ Ngài kinh “Lạy Cha”. Chúa Giêsu luôn luôn quy hướng về Chúa Cha và trong bước này Ngài rất mạnh mẽ như thể Ngài đang mở cửa của quyền năng của lời cầu nguyện “Thầy ở trong Cha, và Cha ở trong Thầy. Ngài làm mọi việc.”
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến vai trò cầu thay nguyện giúp của Chúa Giêsu trước mặt Chúa Cha như được mô tả trong bài Tin Mừng (Ga 14: 1-12). Sau đó, Đức Thánh Cha tập trung vào những gì Thánh Phêrô mô tả về vai trò của các Tông đồ (Công vụ 6: 1-7). Điều này áp dụng cho vai trò của Người kế vị các Tông đồ, các Giám mục. Nhiệm vụ đầu tiên của các ngài, là cầu nguyện, sau đó là loan báo Lời Chúa.
Phần đầu tiên trong chương 14 Phúc Âm theo Thánh Gioan mô tả vai trò cầu thay nguyện giúp cho chúng ta của Chúa Giêsu trước mặt Chúa Cha. Nhiều lần Chúa Giêsu đã nói về việc Chúa Cha chăm sóc chúng ta. Chúa Giêsu mô tả Chúa Cha là Đấng chăm sóc chúng ta giống như Ngài chăm sóc những con chim trời và hoa huệ ngoài đồng.
Đức Thánh Cha đã nhắc lại rằng cầu nguyện cũng đòi hỏi sự can đảm và sự táo bạo cần thiết như khi rao giảng Tin Mừng. Ápraham và Môisê đưa ra các tấm gương cho chúng ta. Cả hai đã “đàm phán” với Chúa. Ápraham đã dám trả giá với Chúa khi Chúa nói với ông về những gì sẽ xảy ra với dân trong hai thành Sôđôm và Gômôrơ (x Sáng thế ký 18: 16-33), và Môise cũng đã từng thương lượng với Chúa khi Chúa muốn tiêu diệt dân Ngài và biến Môise thành nhà lãnh đạo của một quốc gia khác (xem Xh 32: 7-14).
Đức Thánh Cha sau đó đã chuyển chú ý sang Bài đọc đầu tiên, trong đó Thánh Phêrô được linh hứng để tạo ra một dịch vụ mới trong Giáo hội sau khi những người cải đạo nói tiếng Hy Lạp phàn nàn rằng các góa phụ của họ bị bỏ rơi. “Các môn đệ đã không có thời gian cho tất cả những điều này và Thánh Phêrô, được Thánh Thần Chúa soi sáng để, có thể nói là, ‘phát minh ra chức phó tế.
Điều này giải quyết được tình hình. Những người có nhu cầu có thể được chăm sóc tốt và, như Thánh Phêrô nói, các môn đệ có thể chuyên chăm cầu nguyện và rao giảng Lời Chúa.
Phân tích thêm về cuộc sống của cộng đoàn tiên khởi, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng nhiệm vụ chính của một giám mục là cầu nguyện. Vị Giám Mục phải “là người đầu tiên đến với Chúa Cha, với sự tự tin, táo bạo, mà Chúa Giêsu đã đề cập đến để vận động thay cho dân mình.”
“Nếu có những thứ khác lấy đi không gian để cầu nguyện thì có điều đó gì không đúng”. Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng chính Chúa là Đấng làm mọi sự, chúng ta làm rất ít. Chúa làm những việc trong Giáo hội của Ngài. Do đó, “chính lời cầu nguyện là điều làm cho Giáo hội tiến bộ.”
Thực tế này là như vậy bởi vì Chúa Giêsu đứng trước Cha và đã hứa rằng bất cứ điều gì anh em kêu cầu nhân danh Thầy, Thầy sẽ làm, để danh Cha được tôn vinh.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Giáo Hội tiến lên trong lời cầu nguyện can đảm, bởi vì Giáo Hội biết rằng nếu không có sự tiếp cận này với Chúa Cha, Giáo Hội không thể sống được.”
Source:Vatican News
Ủy Ban Thần Học Quốc Tế: Tính hỗ tương giữa Đức Tin Và Các Bí Tích, 5
Vũ Văn An
01:47 10/05/2020
2.2. Sự hỗ tương giữa đức tin và các bí tích đức tin
a) Ánh sáng từ con đường đức tin của các môn đệ
42. [Tăng trưởng đức tin]. Thánh Phêrô, với tư cách là người phát ngôn của các môn đệ, khi trả lời câu hỏi của Chúa Giêsu, đã phát biểu câu tuyên xưng đức tin : “Thầy là Đấng Kitô” (Mc 8: 29 và các câu song song). Tuy nhiên, Thánh Phêrô phải làm cho đức tin ban đầu này trưởng thành vì khi Chúa Giêsu bắt đầu giải thích rằng Người là Đấng Thiên Sai theo cung cách Con Người chịu đau khổ, một Đấng Thiên Sai sẽ bị đóng đinh, Thánh Phêrô đã bác bỏ Người và Chúa Giêsu đã trách mắng ngài một cách nghiêm khắc (Mc 8:31 -33). Do đó, Thánh Phêrô phải nhận ra con đường để lớn lên trong đức tin, kết hợp việc ngài gắn bó vô điều kiện với Chúa Giêsu như Đấng Kitô với việc hiểu biết khía cạnh tín lý mà sự gắn bó này vốn hàm ngụ. Điều này không những chỉ liên quan đến Thánh Phêrô, mà còn phản ánh thực tại của mỗi tín hữu. Chính các tông đồ cũng đã chỉ cho chúng ta con đường qua lời thỉnh cầu của các ngài với Chúa; “Xin thầy gia tăng đức tin của chúng con” (Lk 17: 5). Thánh Phaolô cảnh báo cho ta về sự tăng trưởng dần dần này và phải trông cậy vào nó, vì nó đề cập đến “mức đức tin mà Thiên Chúa vốn ban cho từng người” (Rm 12: 3; xem 12: 6). Ngài cũng khuyên bảo các Kitô hữu ở Côrintô, những người được ngài coi như “con cái Chúa Kitô”, đen đến cho họ “sữa” thay vì thức ăn đặc (xem 1 Cr 3: 1-2). Thư gửi người Do Thái lặp lại điều này bằng cách nói với các thành viên của cộng đồng Kitô giáo (x. Dt 5: 11-14). Vượt quá các khái niệm sơ đẳng của tín lý và đức tin Kitô giáo, thức ăn đặc dành cho những tín hữu nào, trong đời sống Kitô hữu, biết thực hiện sự biện phân thiện và ác, những người mà toàn bộ cuộc sống được soi sáng bởi ánh sáng đức tin [47].
43. Các môn đệ và những người ái mộ khác của Chúa Giêsu, tức đám đông, đã nắm bắt được một điều đặc biệt trong con người của Chúa Giêsu trước Lễ Vượt Qua. Chúng ta được nghe nói tới “đức tin” một cách đặc biệt trong bối cảnh các vụ chữa lành. Các hiện tượng chúng ta thấy khá đa dạng: Chúa Giêsu thực hiện các phép lạ nhưng không minh nhiên đề cập tới đức tin (thí dụ: Mc 1: 14-45; 3: 1-6; 6: 33-44); nhờ đức tin của những người cầu thay cho người khác (Mc 2: 5; Lc 7: 28-29); dù chỉ có một đức tin yếu kém (Mc 9: 24); hay đúng là nhờ đức tin (Mc 5:34). Bằng nhiều cách, các môn đệ được khuyến khích lớn lên trong đức tin (Mt 6:30; 8:26; 14:31; 16: 8; 17:20), trong đức tin vào Thiên Chúa và vào quyền năng của Người (Mc 12:24) và trong việc hiểu tư thế độc đáo của Chúa Giêsu trong chương trình của Thiên Chúa (Ga 14: 1).
44. Cái chết của Chúa Giêsu khiến việc gắn bó ban đầu này của các môn đệ bị thử thách. Tất cả đều tản tác và chạy trốn (Mc 14:50). Các phụ nữ đến ngôi mộ rất sớm vào buổi sáng dự định xức xác Chúa (Mc 16: 1-2). Tuy nhiên, với tin mới lạ của phục sinh và hồng ơn Chúa Thánh Thần được hứa ban (Ga 14: 16-17, 26), đức tin của các môn đệ được củng cố, đến mức họ đã có thể khai tâm nhiều người khác và củng cố họ trong đức tin (Ga 21: 15-18; Lc 22,32). Lễ Ngũ tuần đánh dấu đỉnh cao cuộc hành trình đức tin của các môn đệ. Không những hoàn toàn gắn bó với Chúa Giêsu, chết và sống lại, như Chúa và là Con của Thiên Chúa hằng sống, mà các ngài còn trở thành những nhân chứng can đảm, đầy sự mạnh bạo (parresia), có khả năng nói về các công trình của Thiên Chúa và thông truyền đức tin bằng mọi ngôn ngữ, nhờ Chúa Thánh Thần. Giờ đây, các ngài sẽ là các nhân chứng, thậm chí là các vị tử đạo, tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Xức Dầu bị đóng đinh sống lại, Con Thiên Chúa hằng sống, Chúa tể kẻ sống và kẻ chết. Trong hình tượng đức tin này, việc gắn bó đầy tin tưởng vào Chúa Giêsu bao gồm nội dung tín lý về phục sinh và việc triển khai ý nghĩa của nó. Theo các nguồn hiện có, đoạn văn nói về đức tin vào sự phục sinh này không dễ hiểu cũng không tự động, nhất là đối với những người, như chúng ta, không có lợi điểm được Đấng Phục sinh hiện ra (Thánh Tôma: Ga 20: 24-29). Tình tiết Emmaus (Lc 24: 13-35) cung cấp một số manh mối quý giá để khai tâm người khác trên con đường đức tin [48]. Nhịp bước với những người, dù thất vọng, vẫn bày tỏ một quan tâm nào đó. Lắng nghe các mối quan tâm của họ và hoan nghinh họ. Tương phản họ một cách kiên nhẫn bằng ánh sáng của lịch sử cứu rỗi đuợc phản ảnh trong Kinh thánh, kích thích mong ước được biết nhiều hơn và tốt hơn kế hoạch của Thiên Chúa. Điều này mở đường cho một đức tin trưởng thành trong các chiều kích bí tích và giáo hội vốn của riêng đức tin.
45. [Cần biện phân một cách kiên nhẫn]. Kinh thánh, việc suy tư về lịch sử cứu rỗi, trình bầy vô số tình huống trong đó đức tin, như một thực tại năng động và quan yếu với đủ các tiến độ và thụt lùi, tự thấy nó trong nhiều vị thế, từ việc tìm kiếm lợi ích trông thấy, chỉ nhằm duy nhất lợi ích bản thân, tới việc cực kỳ quảng đại của tình yêu tuyên tín. Chúa Giêsu đã tuyệt đối bác bỏ thứ đạo đức giả hình (thí dụ, Mc 8:15), kêu gọi hoán cải và tin vào Tin Mừng (Mc 1: 15), nhưng Người đã nghinh đón cách hảo tâm rất nhiều người đến với Người mong được ơn cứu rỗi của Thiên Chúa cách nào đó. Vì lý do này, người ta phải đánh giá cao giá trị của đức tin chớm nở, đức tin đang trên đường chín mùi, tin rằng trong khao khát được biết Thiên Chúa không có việc loại bỏ các vấn nạn và các do dự chưa được giải quyết, đức tin không hoàn hảo gặp khó khăn trong việc gắn bó với tính tổng thể của nội dung mà Giáo hội vốn coi là mặc khải. Nhiệm vụ của mọi tác nhân mục vụ là giúp vào việc tăng trưởng đức tin, bất kể ở giai đoạn nào, để nó có thể khám phá toàn bộ khuôn mặt của Chúa Kitô và toàn bộ các yếu tố tín lý, vốn bao gồm việc gắn bó tin tưởng vào Chúa đã chết và đã sống lại. Vì sự đa dạng này, không đòi phải có cùng một đức tin cho mọi bí tích hoặc trong cùng những hoàn cảnh sống.
b) Các biến điệu (modulations) của đức tin
46. [Cần một số soi sáng]. Suy tư cổ điển về đức tin và các bí tích đã làm nổi bật việc nói tới cả tính bất khả thu hồi của hồng phúc Chúa Kitô (ex opere operato) lẫn các chuẩn bị (dispositions) cần thiết cho việc lãnh nhận thành hiệu và hữu hiệu các bí tích. Những điều khoản này sẽ bị hiểu lầm tận gốc rễ nếu chúng được coi như một loại trở ngại tùy tiện áp đặt để ngăn cản hoặc làm cho việc tiếp cận các bí tích trở nên khó khăn hơn. Chúng cũng không có bất cứ điều gì liên quan với “chủ nghĩa ưu tuyển” (elitism), một chủ nghĩa coi thường đức tin của người tầm thường. Nó chỉ đơn giản làm nổi bật các chuẩn bị nội tâm để các tín hữu lãnh nhận điều Chúa Kitô tự do ban cho chúng ta trong các bí tích. Nghĩa là, điều được biểu lộ trong các việc chuẩn bị này là việc điều chỉnh thỏa đáng giữa đức tin và các bí tích của đức tin: bởi chính bản chất của chúng, các bí tích của đức tin đòi phải có loại đức tin nào? Không mất đi những lợi ích đã thu lượm được trong diễn trình suy tư thần học, điều đáng làm là trình bầy các khía cạnh đa dạng của đức tin bản thân, và sau đó, trong các chương sau, biện phân cách chúng dự phần ra sao vào việc cử hành bí tích được hiểu như một cuộc gặp gỡ có tính đối thoại.
47. [Chiều kích thần học]. Nét đặc biệt của đức tin hệ ở sự kiện: nó được khắc ghi rõ ràng trong mối tương quan với Thiên Chúa. Thần học phân biệt các khía cạnh khác nhau bên trong một hành vi đức tin [49]. Đây là điểm khác nhau giữa việc “credere Deum”, tin Thiên Chúa, có ý nói đến yếu tố nhận thức (cognitive) của đức tin, nói đến điều được tin (fides quae). Điều thích đáng đối với đức tin là hướng về Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao đức tin có đặc tính qui thiên (theo-centric). Trong khi “Credere Deo”, tin vào Thiên Chúa, nói lên khía cạnh chính thức, lý do cho sự thuận ý tin theo. Thiên Chúa cũng là nguyên nhân khiến người ta tin (fides qua), vì vậy, đức tin có đặc tính thần học (theo-logical). Do đó, Thiên Chúa là đối tượng được tin và là lý do cho đức tin. Tuy nhiên, với những khía cạnh căn bản này, hành vi đức tin không được phản ảnh trong tính toàn vẹn của nó. Ngoài ra còn có việc “Credere in Deum”, tin đối với [toward] Thiên Chúa. Ở đây, khía cạnh ý chí (volitional) được biểu lộ rõ ràng hơn, với sự tích hợp hai khoảnh khắc trên đây; đức tin cũng bao gồm một ước muốn và một chuyển động hướng về Thiên Chúa, khởi đầu của một hành trình hướng về Thiên Chúa, một hành trình sẽ được hoàn thành trong cuộc gặp gỡ cánh chung với Người trong cuộc sống vĩnh cửu. Vì lý do này, đức tin có chiều kích thần-cánh chung (theo-eschatological). Hành vi đức tin trong tính toàn vẹn của nó giả thiết phải hội tụ cả ba khía cạnh. Điều này đặc biệt xảy ra trong thuật ngữ “in Deum", vốn bao gồm cả hai lãnh vực kia.
48. [Chiều kích Ba Ngôi]. Trong đức tin Kitô giáo, tin vào Thiên Chúa ngụ ý tin vào Chúa Giêsu Kitô như Chúa Con, nhờ Chúa Thánh Thần. Một cách đặc trưng, kinh tin kính lặp đi lặp lại ba lần “in Deum”, có ý chỉ mỗi một trong Ba Ngôi Thiên Chúa, cho thấy chiều kích Ba Ngôi. Công thức đề cập đến sự khác biệt với bất cứ hành vi nào khác của sự tin tưởng tương tự, thí dụ, tin tưởng ở một con người phàm trần [50]. Mối tương quan với Thiên Chúa Ba Ngôi được phân biệt với mối tương quan vốn được Người phát sinh hoặc tạo ra. In Deum credere nói lên hình tượng hoàn hảo của mối tương quan bản vị; nó bao gồm hy vọng và tình yêu [51], hoặc như Thánh Augustinô mô tả nó: “Hãy gắn bó bằng cách tin Thiên Chúa, Đấng làm điều tốt, để làm điều tốt bằng cách hợp tác với Người” [52]. Đây là hình thức đức tin chân thực, một đức tin bao gồm hai chiều kích đã được đề cập: tin Thiên Chúa và tin vào Thiên Chúa (Credere Deum và Credere Deo) [53]. Công thức “credo in Deum” không bị giản lược vào việc tuyên xưng và lời xác tín, nhưng là diễn trình hoán cải và phó thác, con đường đức tin của tín hữu. Chính chiều kích bản thân này đem lại cho kinh tin kính và các điều khác nhau của nó sự gắn bó. Điều này đặc biệt diễn ra một cách thâm hậu trong các cử hành bí tích, phù hợp với nhiệm cục của Chúa Thánh Thần [54], trong đó người ta tri nhận điều này: đức tin luôn luôn mang tính giáo hội [55]:
Trong việc cử hành các bí tích, Giáo hội truyền lại ký ức của mình đặc biệt qua việc tuyên xưng đức tin. Kinh tin kính không những chỉ liên quan đến việc tỏ sự thuận tình của mình đối với một bộ các sự thật trừu tượng; đúng hơn, khi được đọc lên, cả cuộc đời bị cuốn vào một hành trình hướng đến việc hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa hằng sống. Chúng ta có thể nói rằng trong kinh tin kính, các tín hữu được mời gọi đi vào mầu nhiệm được họ tuyên xưng và được biến đổi bởi nó [56].
49. Trong đức tin Ba Ngôi có ngụ ý mối tương quan bản thân của tín hữu với mỗi Ngôi trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhờ đức tin, Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta đến sự hiểu biết toàn bộ sự thật (Ga 16: 12-13). Không ai có thể tuyên xưng Chúa Giêsu là Chúa trừ trong Chúa Thánh Thần (1 Cô 12: 3). Do đó, Chúa Thánh Thần ngự trong tín hữu và ban năng lực để họ bước đi trong Chúa Thánh Thần hướng về Thiên Chúa, làm chứng cho đức tin của mình, truyền bá đức ái Kitô giáo, sống trong hy vọng, đạt tới sự chín mùi của tính viên mãn tín hữu, theo thước đo của Chúa Kitô (xem thư Êphêsô 4:13). Do đó, Chúa Thánh Thần hành động trong tín hữu cả trong chính hành vi tin có tính chủ quan, cũng như trong các nội dung được tin và, dĩ nhiên, trong năng động tính quan trọng mà đức tin đã in dấu nơi tín hữu. Tính năng động này ngụ ý một sự chiếm hữu sâu sắc hơn các Mối Phúc, một họa ảnh trái tim của Chúa Kitô và, do đó, của môn đệ [57]. Bằng các ơn phúc của Người, Chúa Thánh Thần củng cố tín hữu cá thể [58] và toàn thể Giáo hội. Nhờ đức tin, chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Chúa, là Con Thiên Chúa hằng sống; chúng ta trở thành môn đệ của Người, tiến bước trong sự phù hợp với Người (x. Rm 8, 29). Nhờ đức tin, và nhờ sự trung gian của Chúa Con và Chúa Thánh Thần, chúng ta biết kế hoạch của Thiên Chúa Cha, chúng ta bước vào tương quan với Người, chúng ta ca ngợi Người, chúng ta tán tụng Người và chúng ta vâng lời Người như những đứa con yêu dấu. Chúng ta lên đường thực hiện ý muốn của Người dành cho chúng ta, cho lịch sử và cho sáng thế.
50. [Phong trào Cải cách và ảnh hưởng của nó]. Cuộc Cải cách đã tạo ra một ảnh hưởng phải được đánh giá cao về tính trổi vượt của hành vi đức tin cá nhân so với việc tuyên xưng đức tin của giáo hội. Các đặc tính độc đáo nổi bật là việc tập trung đức tin vào việc công chính hóa riêng bản thân người ta, việc định phẩm hành vi đức tin như một sự chiếm hữu ơn thánh, và việc đồng nhất hóa sự chắc chắn của đức tin với sự chắc chắn của ơn cứu rỗi. Việc chủ quan hóa chân lý có xu hướng này cũng đã ảnh hưởng tới một phần của nền thần học về đức tin trong đạo Công Giáo gần đây, khi, dưới nhãn hiệu chủ nghĩa nhân vị, nó đã tiếp nhận xu hướng duy chủ quan đơn phương. Chính vì thế, trong những cách tiếp cận này, đức tin được mô tả ít như việc tuyên xưng hơn là mối tương quan bản thân của tín thác (tin vào một ai đó), và, ít nhất là về mặt xu hướng, trái ngược với đức tin tín lý (tin vào một điều gì đó).
51. [Fides qua: fides quae]. Nếu cuộc đối thoại của Thiên Chúa với con người có bản chất bí tích, một bản chất bao trùm trọn bộ mặc khải, thì đáp ứng, bằng đức tin, cũng phải có một luận lý học bí tích, được Chúa Thánh Thần thúc đẩy và làm cho khả hữu. Không thể có việc hiểu biết chủ quan về một mình đức tin (fides qua), không liên hệ gì tới chân lý đích thực về Thiên Chúa (fides quae), được lưu truyền trong mặc khải và được bảo tồn trong Giáo hội. Do đó, có một sự “thống nhất sâu sắc giữa hành vi nhờ đó chúng ta tin và nội dung được chúng ta thuận tình tin. Thánh tông đồ Phaolô giúp chúng ta đi vào thực tại này khi ngài viết: “Người ta tin bằng trái tim và họ tuyên xưng bằng miệng” (xem Rm 10:10) [59]. Chính các dấu hiệu bí tích về sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới và lịch sử đã truyền cảm hứng, phát biểu và giữ gìn đức tin. Trong quan niệm Kitô giáo, không thể nghĩ đến một đức tin mà không có việc phát biểu bí tích (đối đầu với việc tư riêng hóa duy chủ quan [subjectivist privatization]), cũng không thể có việc thực hành bí tích khi không có đức tin giáo hội (chống lại chủ thuyết duy nghi thức [ritualism]). Nơi nào đức tin loại bỏ việc đồng nhất hóa giữa việc tuyên xưng và đời sống của Giáo hội, đức tin này không còn là sự hòa nhập vào Chúa Kitô nữa. Đức tin bị tư riêng hóa và bất nhập thể của phái Ngộ đạo vốn hiện hữu xuyên suốt lịch sử Kitô giáo như một cơn cám dỗ [60]. Nhưng cũng thường có khuynh hướng ngược lại, tức một đức tin hướng ngoại, gắn bó bằng lời với việc tuyên xưng đức tin mà không chiếm hữu nó thông qua việc hiểu biết hoặc cầu nguyện bản thân. Việc tư riêng hóa duy chủ quan và chủ nghĩa duy nghi lễ là hai mối nguy hiểm mà đức tin Kitô giáo phải vượt qua bằng mọi giá [61].
52. [Bình đẳng căn bản của mọi tín hữu trong đức tin]. Đức tin bản thân của mỗi tín hữu có thể có các mức độ khác nhau cả về cường độ trong mối tương quan với Thiên Chúa Ba Ngôi lẫn mức độ nội dung của nó được làm cho minh nhiên. Vì là một mối tương quan có bản chất bản thân, đức tin vốn thuộc về năng động lực riêng của nó, tức khả năng phát triển trong cả hai chiều kích: trong kiến thức và việc chiếm hữu các sự thật của đức tin và tính nhất quán bên trong của nó, một mặt, và mặt khác, sự tự tin và quyết tâm định hướng trọn cuộc sống dựa vào mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa [62].
53. Trong lịch sử thần học, vấn đề mức tối thiểu không thể thiếu đã được nêu ra liên quan đến kiến thức phản chiếu nội dung của đức tin, cũng như vai trò của điều gọi là “đức tin mặc nhiên”. Các nhà thần học kinh viện đã cho thấy một việc đánh giá cao đối với đức tin của những người tầm thường (simplices, minores [đơn sơ, nhỏ bé]). Theo Thánh Tôma Aquinô, không phải ai cũng nên được yêu cầu phải có cùng một mức độ minh nhiên như nhau trong việc biết cách phản ảnh nội dung đức tin [63]. Sự khác biệt giữa đức tin “mặc nhiên” và đức tin “minh nhiên” có ý nói tới một số nội dung đức tin nào đó một là được bao gồm trong cùng một đức tin và, theo nghĩa đó, được an vị trong hành vi tin – tức mặc nhiên-; hoặc là được tin một cách đáng tin cậy và có ý thức (Actu cogitatum credere) – tức minh nhiên. Các tín hữu tầm thường không cần phải biết cách cung cấp một giải thích tri thức chi tiết về các phát triển Ba Ngôi hoặc cứu thế học. Đức tin mặc nhiên bao gồm thiên hướng nền tảng (fundamental predisposition) sẵn sàng đồng nhất hóa với đức tin của Giáo hội và hợp nhất với đức tin này [64].
54. [Kinh Tin Kính: Nội dung tối thiểu của đức tin]. Theo Thánh Tôma, mọi người đã được rửa tội có nghĩa vụ phải tin một cách minh nhiên các điều khoản của Kinh Tin Kính [65]. Do đó, sẽ không đủ nếu chỉ tin vào ý chí cứu rỗi chung của Thiên Chúa, nhưng còn phải tin vào sự nhập thể, vào cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Kitô, một điều chỉ có thể khả hữu nhờ đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Đây là đức tin “mà trong đó mọi người đạt được sự sống mới”, trong đó mọi Kitô hữu đều được rửa tội [66]. Vào thời các Giáo Phụ, quy tắc đức tin đóng một vai trò tương tự: đối với mọi tín hữu, nó có chức năng như một bản tóm tắt nội dung căn bản, cũng như hướng dẫn việc chứng thực các yếu tố ràng buộc của đức tin [67]. Thánh Tôma lập luận rằng kiến thức đức tin này không giả thiết phải có các kiến thức có trước, nhưng những người tầm thường cũng có thể tiếp cận được; hơn nữa, nhờ các lễ hội của năm phụng vụ, nội dung của nó được trình bày cho mọi người. Nghĩa vụ mọi chi thể của Giáo Hội phải có một đức tin minh nhiên vào kinh tin kính, xét về mặt tương liên, có nghĩa là sự công nhận phẩm giá bình đẳng của mọi Kitô hữu.
55. [Ghi chú về việc thiếu đức tin]. Trái ngược với đức tin không phải là việc ít kiến thức, mà là việc cố chấp bác bỏ một số sự thật của đức tin [68] và sự thờ ơ. Trong đường hướng này, Hugh thành St. Victor phân biệt rõ ràng hai nhóm. Có những tín hữu ít hiểu biết về đức tin và cũng không nổi bật về mối tương quan bản thân sâu sắc với Thiên Chúa, tuy nhiên, họ vẫn bám vào việc thuộc về cộng đồng giáo hội và đem đức tin của họ ra thực hành trong cuộc sống của họ [69]. Tuy nhiên, những người khác, chỉ là những tín hữu "cho có tên và theo tập quán". Những người này “nhận lãnh các bí tích cùng với các tín hữu khác, nhưng không hề nghĩ gì tới các thiện ích của đời sau” [70]. Ở đây, có ý nói tới một yếu tố quan trọng của đức tin Kitô giáo: liệu “các thiện ích đời sau có được mong đợi hay không” (xem Dt 11: 1), và liệu niềm hy vọng đầy tin tưởng này có đủ mạnh để hướng dẫn hành động của con người hay không.
Kỳ sau: c) Tính hỗ tương giữa Đức tin và các Bí tích
a) Ánh sáng từ con đường đức tin của các môn đệ
42. [Tăng trưởng đức tin]. Thánh Phêrô, với tư cách là người phát ngôn của các môn đệ, khi trả lời câu hỏi của Chúa Giêsu, đã phát biểu câu tuyên xưng đức tin : “Thầy là Đấng Kitô” (Mc 8: 29 và các câu song song). Tuy nhiên, Thánh Phêrô phải làm cho đức tin ban đầu này trưởng thành vì khi Chúa Giêsu bắt đầu giải thích rằng Người là Đấng Thiên Sai theo cung cách Con Người chịu đau khổ, một Đấng Thiên Sai sẽ bị đóng đinh, Thánh Phêrô đã bác bỏ Người và Chúa Giêsu đã trách mắng ngài một cách nghiêm khắc (Mc 8:31 -33). Do đó, Thánh Phêrô phải nhận ra con đường để lớn lên trong đức tin, kết hợp việc ngài gắn bó vô điều kiện với Chúa Giêsu như Đấng Kitô với việc hiểu biết khía cạnh tín lý mà sự gắn bó này vốn hàm ngụ. Điều này không những chỉ liên quan đến Thánh Phêrô, mà còn phản ánh thực tại của mỗi tín hữu. Chính các tông đồ cũng đã chỉ cho chúng ta con đường qua lời thỉnh cầu của các ngài với Chúa; “Xin thầy gia tăng đức tin của chúng con” (Lk 17: 5). Thánh Phaolô cảnh báo cho ta về sự tăng trưởng dần dần này và phải trông cậy vào nó, vì nó đề cập đến “mức đức tin mà Thiên Chúa vốn ban cho từng người” (Rm 12: 3; xem 12: 6). Ngài cũng khuyên bảo các Kitô hữu ở Côrintô, những người được ngài coi như “con cái Chúa Kitô”, đen đến cho họ “sữa” thay vì thức ăn đặc (xem 1 Cr 3: 1-2). Thư gửi người Do Thái lặp lại điều này bằng cách nói với các thành viên của cộng đồng Kitô giáo (x. Dt 5: 11-14). Vượt quá các khái niệm sơ đẳng của tín lý và đức tin Kitô giáo, thức ăn đặc dành cho những tín hữu nào, trong đời sống Kitô hữu, biết thực hiện sự biện phân thiện và ác, những người mà toàn bộ cuộc sống được soi sáng bởi ánh sáng đức tin [47].
43. Các môn đệ và những người ái mộ khác của Chúa Giêsu, tức đám đông, đã nắm bắt được một điều đặc biệt trong con người của Chúa Giêsu trước Lễ Vượt Qua. Chúng ta được nghe nói tới “đức tin” một cách đặc biệt trong bối cảnh các vụ chữa lành. Các hiện tượng chúng ta thấy khá đa dạng: Chúa Giêsu thực hiện các phép lạ nhưng không minh nhiên đề cập tới đức tin (thí dụ: Mc 1: 14-45; 3: 1-6; 6: 33-44); nhờ đức tin của những người cầu thay cho người khác (Mc 2: 5; Lc 7: 28-29); dù chỉ có một đức tin yếu kém (Mc 9: 24); hay đúng là nhờ đức tin (Mc 5:34). Bằng nhiều cách, các môn đệ được khuyến khích lớn lên trong đức tin (Mt 6:30; 8:26; 14:31; 16: 8; 17:20), trong đức tin vào Thiên Chúa và vào quyền năng của Người (Mc 12:24) và trong việc hiểu tư thế độc đáo của Chúa Giêsu trong chương trình của Thiên Chúa (Ga 14: 1).
44. Cái chết của Chúa Giêsu khiến việc gắn bó ban đầu này của các môn đệ bị thử thách. Tất cả đều tản tác và chạy trốn (Mc 14:50). Các phụ nữ đến ngôi mộ rất sớm vào buổi sáng dự định xức xác Chúa (Mc 16: 1-2). Tuy nhiên, với tin mới lạ của phục sinh và hồng ơn Chúa Thánh Thần được hứa ban (Ga 14: 16-17, 26), đức tin của các môn đệ được củng cố, đến mức họ đã có thể khai tâm nhiều người khác và củng cố họ trong đức tin (Ga 21: 15-18; Lc 22,32). Lễ Ngũ tuần đánh dấu đỉnh cao cuộc hành trình đức tin của các môn đệ. Không những hoàn toàn gắn bó với Chúa Giêsu, chết và sống lại, như Chúa và là Con của Thiên Chúa hằng sống, mà các ngài còn trở thành những nhân chứng can đảm, đầy sự mạnh bạo (parresia), có khả năng nói về các công trình của Thiên Chúa và thông truyền đức tin bằng mọi ngôn ngữ, nhờ Chúa Thánh Thần. Giờ đây, các ngài sẽ là các nhân chứng, thậm chí là các vị tử đạo, tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Xức Dầu bị đóng đinh sống lại, Con Thiên Chúa hằng sống, Chúa tể kẻ sống và kẻ chết. Trong hình tượng đức tin này, việc gắn bó đầy tin tưởng vào Chúa Giêsu bao gồm nội dung tín lý về phục sinh và việc triển khai ý nghĩa của nó. Theo các nguồn hiện có, đoạn văn nói về đức tin vào sự phục sinh này không dễ hiểu cũng không tự động, nhất là đối với những người, như chúng ta, không có lợi điểm được Đấng Phục sinh hiện ra (Thánh Tôma: Ga 20: 24-29). Tình tiết Emmaus (Lc 24: 13-35) cung cấp một số manh mối quý giá để khai tâm người khác trên con đường đức tin [48]. Nhịp bước với những người, dù thất vọng, vẫn bày tỏ một quan tâm nào đó. Lắng nghe các mối quan tâm của họ và hoan nghinh họ. Tương phản họ một cách kiên nhẫn bằng ánh sáng của lịch sử cứu rỗi đuợc phản ảnh trong Kinh thánh, kích thích mong ước được biết nhiều hơn và tốt hơn kế hoạch của Thiên Chúa. Điều này mở đường cho một đức tin trưởng thành trong các chiều kích bí tích và giáo hội vốn của riêng đức tin.
45. [Cần biện phân một cách kiên nhẫn]. Kinh thánh, việc suy tư về lịch sử cứu rỗi, trình bầy vô số tình huống trong đó đức tin, như một thực tại năng động và quan yếu với đủ các tiến độ và thụt lùi, tự thấy nó trong nhiều vị thế, từ việc tìm kiếm lợi ích trông thấy, chỉ nhằm duy nhất lợi ích bản thân, tới việc cực kỳ quảng đại của tình yêu tuyên tín. Chúa Giêsu đã tuyệt đối bác bỏ thứ đạo đức giả hình (thí dụ, Mc 8:15), kêu gọi hoán cải và tin vào Tin Mừng (Mc 1: 15), nhưng Người đã nghinh đón cách hảo tâm rất nhiều người đến với Người mong được ơn cứu rỗi của Thiên Chúa cách nào đó. Vì lý do này, người ta phải đánh giá cao giá trị của đức tin chớm nở, đức tin đang trên đường chín mùi, tin rằng trong khao khát được biết Thiên Chúa không có việc loại bỏ các vấn nạn và các do dự chưa được giải quyết, đức tin không hoàn hảo gặp khó khăn trong việc gắn bó với tính tổng thể của nội dung mà Giáo hội vốn coi là mặc khải. Nhiệm vụ của mọi tác nhân mục vụ là giúp vào việc tăng trưởng đức tin, bất kể ở giai đoạn nào, để nó có thể khám phá toàn bộ khuôn mặt của Chúa Kitô và toàn bộ các yếu tố tín lý, vốn bao gồm việc gắn bó tin tưởng vào Chúa đã chết và đã sống lại. Vì sự đa dạng này, không đòi phải có cùng một đức tin cho mọi bí tích hoặc trong cùng những hoàn cảnh sống.
b) Các biến điệu (modulations) của đức tin
46. [Cần một số soi sáng]. Suy tư cổ điển về đức tin và các bí tích đã làm nổi bật việc nói tới cả tính bất khả thu hồi của hồng phúc Chúa Kitô (ex opere operato) lẫn các chuẩn bị (dispositions) cần thiết cho việc lãnh nhận thành hiệu và hữu hiệu các bí tích. Những điều khoản này sẽ bị hiểu lầm tận gốc rễ nếu chúng được coi như một loại trở ngại tùy tiện áp đặt để ngăn cản hoặc làm cho việc tiếp cận các bí tích trở nên khó khăn hơn. Chúng cũng không có bất cứ điều gì liên quan với “chủ nghĩa ưu tuyển” (elitism), một chủ nghĩa coi thường đức tin của người tầm thường. Nó chỉ đơn giản làm nổi bật các chuẩn bị nội tâm để các tín hữu lãnh nhận điều Chúa Kitô tự do ban cho chúng ta trong các bí tích. Nghĩa là, điều được biểu lộ trong các việc chuẩn bị này là việc điều chỉnh thỏa đáng giữa đức tin và các bí tích của đức tin: bởi chính bản chất của chúng, các bí tích của đức tin đòi phải có loại đức tin nào? Không mất đi những lợi ích đã thu lượm được trong diễn trình suy tư thần học, điều đáng làm là trình bầy các khía cạnh đa dạng của đức tin bản thân, và sau đó, trong các chương sau, biện phân cách chúng dự phần ra sao vào việc cử hành bí tích được hiểu như một cuộc gặp gỡ có tính đối thoại.
47. [Chiều kích thần học]. Nét đặc biệt của đức tin hệ ở sự kiện: nó được khắc ghi rõ ràng trong mối tương quan với Thiên Chúa. Thần học phân biệt các khía cạnh khác nhau bên trong một hành vi đức tin [49]. Đây là điểm khác nhau giữa việc “credere Deum”, tin Thiên Chúa, có ý nói đến yếu tố nhận thức (cognitive) của đức tin, nói đến điều được tin (fides quae). Điều thích đáng đối với đức tin là hướng về Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao đức tin có đặc tính qui thiên (theo-centric). Trong khi “Credere Deo”, tin vào Thiên Chúa, nói lên khía cạnh chính thức, lý do cho sự thuận ý tin theo. Thiên Chúa cũng là nguyên nhân khiến người ta tin (fides qua), vì vậy, đức tin có đặc tính thần học (theo-logical). Do đó, Thiên Chúa là đối tượng được tin và là lý do cho đức tin. Tuy nhiên, với những khía cạnh căn bản này, hành vi đức tin không được phản ảnh trong tính toàn vẹn của nó. Ngoài ra còn có việc “Credere in Deum”, tin đối với [toward] Thiên Chúa. Ở đây, khía cạnh ý chí (volitional) được biểu lộ rõ ràng hơn, với sự tích hợp hai khoảnh khắc trên đây; đức tin cũng bao gồm một ước muốn và một chuyển động hướng về Thiên Chúa, khởi đầu của một hành trình hướng về Thiên Chúa, một hành trình sẽ được hoàn thành trong cuộc gặp gỡ cánh chung với Người trong cuộc sống vĩnh cửu. Vì lý do này, đức tin có chiều kích thần-cánh chung (theo-eschatological). Hành vi đức tin trong tính toàn vẹn của nó giả thiết phải hội tụ cả ba khía cạnh. Điều này đặc biệt xảy ra trong thuật ngữ “in Deum", vốn bao gồm cả hai lãnh vực kia.
48. [Chiều kích Ba Ngôi]. Trong đức tin Kitô giáo, tin vào Thiên Chúa ngụ ý tin vào Chúa Giêsu Kitô như Chúa Con, nhờ Chúa Thánh Thần. Một cách đặc trưng, kinh tin kính lặp đi lặp lại ba lần “in Deum”, có ý chỉ mỗi một trong Ba Ngôi Thiên Chúa, cho thấy chiều kích Ba Ngôi. Công thức đề cập đến sự khác biệt với bất cứ hành vi nào khác của sự tin tưởng tương tự, thí dụ, tin tưởng ở một con người phàm trần [50]. Mối tương quan với Thiên Chúa Ba Ngôi được phân biệt với mối tương quan vốn được Người phát sinh hoặc tạo ra. In Deum credere nói lên hình tượng hoàn hảo của mối tương quan bản vị; nó bao gồm hy vọng và tình yêu [51], hoặc như Thánh Augustinô mô tả nó: “Hãy gắn bó bằng cách tin Thiên Chúa, Đấng làm điều tốt, để làm điều tốt bằng cách hợp tác với Người” [52]. Đây là hình thức đức tin chân thực, một đức tin bao gồm hai chiều kích đã được đề cập: tin Thiên Chúa và tin vào Thiên Chúa (Credere Deum và Credere Deo) [53]. Công thức “credo in Deum” không bị giản lược vào việc tuyên xưng và lời xác tín, nhưng là diễn trình hoán cải và phó thác, con đường đức tin của tín hữu. Chính chiều kích bản thân này đem lại cho kinh tin kính và các điều khác nhau của nó sự gắn bó. Điều này đặc biệt diễn ra một cách thâm hậu trong các cử hành bí tích, phù hợp với nhiệm cục của Chúa Thánh Thần [54], trong đó người ta tri nhận điều này: đức tin luôn luôn mang tính giáo hội [55]:
Trong việc cử hành các bí tích, Giáo hội truyền lại ký ức của mình đặc biệt qua việc tuyên xưng đức tin. Kinh tin kính không những chỉ liên quan đến việc tỏ sự thuận tình của mình đối với một bộ các sự thật trừu tượng; đúng hơn, khi được đọc lên, cả cuộc đời bị cuốn vào một hành trình hướng đến việc hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa hằng sống. Chúng ta có thể nói rằng trong kinh tin kính, các tín hữu được mời gọi đi vào mầu nhiệm được họ tuyên xưng và được biến đổi bởi nó [56].
49. Trong đức tin Ba Ngôi có ngụ ý mối tương quan bản thân của tín hữu với mỗi Ngôi trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhờ đức tin, Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta đến sự hiểu biết toàn bộ sự thật (Ga 16: 12-13). Không ai có thể tuyên xưng Chúa Giêsu là Chúa trừ trong Chúa Thánh Thần (1 Cô 12: 3). Do đó, Chúa Thánh Thần ngự trong tín hữu và ban năng lực để họ bước đi trong Chúa Thánh Thần hướng về Thiên Chúa, làm chứng cho đức tin của mình, truyền bá đức ái Kitô giáo, sống trong hy vọng, đạt tới sự chín mùi của tính viên mãn tín hữu, theo thước đo của Chúa Kitô (xem thư Êphêsô 4:13). Do đó, Chúa Thánh Thần hành động trong tín hữu cả trong chính hành vi tin có tính chủ quan, cũng như trong các nội dung được tin và, dĩ nhiên, trong năng động tính quan trọng mà đức tin đã in dấu nơi tín hữu. Tính năng động này ngụ ý một sự chiếm hữu sâu sắc hơn các Mối Phúc, một họa ảnh trái tim của Chúa Kitô và, do đó, của môn đệ [57]. Bằng các ơn phúc của Người, Chúa Thánh Thần củng cố tín hữu cá thể [58] và toàn thể Giáo hội. Nhờ đức tin, chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Chúa, là Con Thiên Chúa hằng sống; chúng ta trở thành môn đệ của Người, tiến bước trong sự phù hợp với Người (x. Rm 8, 29). Nhờ đức tin, và nhờ sự trung gian của Chúa Con và Chúa Thánh Thần, chúng ta biết kế hoạch của Thiên Chúa Cha, chúng ta bước vào tương quan với Người, chúng ta ca ngợi Người, chúng ta tán tụng Người và chúng ta vâng lời Người như những đứa con yêu dấu. Chúng ta lên đường thực hiện ý muốn của Người dành cho chúng ta, cho lịch sử và cho sáng thế.
50. [Phong trào Cải cách và ảnh hưởng của nó]. Cuộc Cải cách đã tạo ra một ảnh hưởng phải được đánh giá cao về tính trổi vượt của hành vi đức tin cá nhân so với việc tuyên xưng đức tin của giáo hội. Các đặc tính độc đáo nổi bật là việc tập trung đức tin vào việc công chính hóa riêng bản thân người ta, việc định phẩm hành vi đức tin như một sự chiếm hữu ơn thánh, và việc đồng nhất hóa sự chắc chắn của đức tin với sự chắc chắn của ơn cứu rỗi. Việc chủ quan hóa chân lý có xu hướng này cũng đã ảnh hưởng tới một phần của nền thần học về đức tin trong đạo Công Giáo gần đây, khi, dưới nhãn hiệu chủ nghĩa nhân vị, nó đã tiếp nhận xu hướng duy chủ quan đơn phương. Chính vì thế, trong những cách tiếp cận này, đức tin được mô tả ít như việc tuyên xưng hơn là mối tương quan bản thân của tín thác (tin vào một ai đó), và, ít nhất là về mặt xu hướng, trái ngược với đức tin tín lý (tin vào một điều gì đó).
51. [Fides qua: fides quae]. Nếu cuộc đối thoại của Thiên Chúa với con người có bản chất bí tích, một bản chất bao trùm trọn bộ mặc khải, thì đáp ứng, bằng đức tin, cũng phải có một luận lý học bí tích, được Chúa Thánh Thần thúc đẩy và làm cho khả hữu. Không thể có việc hiểu biết chủ quan về một mình đức tin (fides qua), không liên hệ gì tới chân lý đích thực về Thiên Chúa (fides quae), được lưu truyền trong mặc khải và được bảo tồn trong Giáo hội. Do đó, có một sự “thống nhất sâu sắc giữa hành vi nhờ đó chúng ta tin và nội dung được chúng ta thuận tình tin. Thánh tông đồ Phaolô giúp chúng ta đi vào thực tại này khi ngài viết: “Người ta tin bằng trái tim và họ tuyên xưng bằng miệng” (xem Rm 10:10) [59]. Chính các dấu hiệu bí tích về sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới và lịch sử đã truyền cảm hứng, phát biểu và giữ gìn đức tin. Trong quan niệm Kitô giáo, không thể nghĩ đến một đức tin mà không có việc phát biểu bí tích (đối đầu với việc tư riêng hóa duy chủ quan [subjectivist privatization]), cũng không thể có việc thực hành bí tích khi không có đức tin giáo hội (chống lại chủ thuyết duy nghi thức [ritualism]). Nơi nào đức tin loại bỏ việc đồng nhất hóa giữa việc tuyên xưng và đời sống của Giáo hội, đức tin này không còn là sự hòa nhập vào Chúa Kitô nữa. Đức tin bị tư riêng hóa và bất nhập thể của phái Ngộ đạo vốn hiện hữu xuyên suốt lịch sử Kitô giáo như một cơn cám dỗ [60]. Nhưng cũng thường có khuynh hướng ngược lại, tức một đức tin hướng ngoại, gắn bó bằng lời với việc tuyên xưng đức tin mà không chiếm hữu nó thông qua việc hiểu biết hoặc cầu nguyện bản thân. Việc tư riêng hóa duy chủ quan và chủ nghĩa duy nghi lễ là hai mối nguy hiểm mà đức tin Kitô giáo phải vượt qua bằng mọi giá [61].
52. [Bình đẳng căn bản của mọi tín hữu trong đức tin]. Đức tin bản thân của mỗi tín hữu có thể có các mức độ khác nhau cả về cường độ trong mối tương quan với Thiên Chúa Ba Ngôi lẫn mức độ nội dung của nó được làm cho minh nhiên. Vì là một mối tương quan có bản chất bản thân, đức tin vốn thuộc về năng động lực riêng của nó, tức khả năng phát triển trong cả hai chiều kích: trong kiến thức và việc chiếm hữu các sự thật của đức tin và tính nhất quán bên trong của nó, một mặt, và mặt khác, sự tự tin và quyết tâm định hướng trọn cuộc sống dựa vào mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa [62].
53. Trong lịch sử thần học, vấn đề mức tối thiểu không thể thiếu đã được nêu ra liên quan đến kiến thức phản chiếu nội dung của đức tin, cũng như vai trò của điều gọi là “đức tin mặc nhiên”. Các nhà thần học kinh viện đã cho thấy một việc đánh giá cao đối với đức tin của những người tầm thường (simplices, minores [đơn sơ, nhỏ bé]). Theo Thánh Tôma Aquinô, không phải ai cũng nên được yêu cầu phải có cùng một mức độ minh nhiên như nhau trong việc biết cách phản ảnh nội dung đức tin [63]. Sự khác biệt giữa đức tin “mặc nhiên” và đức tin “minh nhiên” có ý nói tới một số nội dung đức tin nào đó một là được bao gồm trong cùng một đức tin và, theo nghĩa đó, được an vị trong hành vi tin – tức mặc nhiên-; hoặc là được tin một cách đáng tin cậy và có ý thức (Actu cogitatum credere) – tức minh nhiên. Các tín hữu tầm thường không cần phải biết cách cung cấp một giải thích tri thức chi tiết về các phát triển Ba Ngôi hoặc cứu thế học. Đức tin mặc nhiên bao gồm thiên hướng nền tảng (fundamental predisposition) sẵn sàng đồng nhất hóa với đức tin của Giáo hội và hợp nhất với đức tin này [64].
54. [Kinh Tin Kính: Nội dung tối thiểu của đức tin]. Theo Thánh Tôma, mọi người đã được rửa tội có nghĩa vụ phải tin một cách minh nhiên các điều khoản của Kinh Tin Kính [65]. Do đó, sẽ không đủ nếu chỉ tin vào ý chí cứu rỗi chung của Thiên Chúa, nhưng còn phải tin vào sự nhập thể, vào cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Kitô, một điều chỉ có thể khả hữu nhờ đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Đây là đức tin “mà trong đó mọi người đạt được sự sống mới”, trong đó mọi Kitô hữu đều được rửa tội [66]. Vào thời các Giáo Phụ, quy tắc đức tin đóng một vai trò tương tự: đối với mọi tín hữu, nó có chức năng như một bản tóm tắt nội dung căn bản, cũng như hướng dẫn việc chứng thực các yếu tố ràng buộc của đức tin [67]. Thánh Tôma lập luận rằng kiến thức đức tin này không giả thiết phải có các kiến thức có trước, nhưng những người tầm thường cũng có thể tiếp cận được; hơn nữa, nhờ các lễ hội của năm phụng vụ, nội dung của nó được trình bày cho mọi người. Nghĩa vụ mọi chi thể của Giáo Hội phải có một đức tin minh nhiên vào kinh tin kính, xét về mặt tương liên, có nghĩa là sự công nhận phẩm giá bình đẳng của mọi Kitô hữu.
55. [Ghi chú về việc thiếu đức tin]. Trái ngược với đức tin không phải là việc ít kiến thức, mà là việc cố chấp bác bỏ một số sự thật của đức tin [68] và sự thờ ơ. Trong đường hướng này, Hugh thành St. Victor phân biệt rõ ràng hai nhóm. Có những tín hữu ít hiểu biết về đức tin và cũng không nổi bật về mối tương quan bản thân sâu sắc với Thiên Chúa, tuy nhiên, họ vẫn bám vào việc thuộc về cộng đồng giáo hội và đem đức tin của họ ra thực hành trong cuộc sống của họ [69]. Tuy nhiên, những người khác, chỉ là những tín hữu "cho có tên và theo tập quán". Những người này “nhận lãnh các bí tích cùng với các tín hữu khác, nhưng không hề nghĩ gì tới các thiện ích của đời sau” [70]. Ở đây, có ý nói tới một yếu tố quan trọng của đức tin Kitô giáo: liệu “các thiện ích đời sau có được mong đợi hay không” (xem Dt 11: 1), và liệu niềm hy vọng đầy tin tưởng này có đủ mạnh để hướng dẫn hành động của con người hay không.
Kỳ sau: c) Tính hỗ tương giữa Đức tin và các Bí tích
Ngày Liên Minh Âu Châu - Đức Hồng Y Hollerich kêu gọi Liên Minh Âu Châu hãy cùng nhau đương đầu với cơn đại dịch và chống lại chủ nghĩa dân tộc
Thanh Quảng sdb
05:43 10/05/2020
Ngày Liên Minh Âu Châu - Đức Hồng Y Hollerich kêu gọi Liên Minh Âu Châu (EU) hãy cùng nhau đương đầu với cơn đại dịch và chống lại chủ nghĩa dân tộc
Trong ngày Liên Minh Âu Châu, Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich kêu gọi các nhà lãnh đạo trong Liên Minh Âu Châu hãy đoàn kết cùng nhau đương đầu với cơn đại dịch Covid-19 và trào lưu chủ nghĩa dân tộc đang tái hồi sinh.
Hôm nay ngày 9/5/2020 đánh dấu ngày Châu Âu kỷ niệm 70 năm bản Tuyên ngôn kêu gọi Âu châu Liên đới với nhau của ông Bộ trưởng Ngoại giao Schuman người Pháp, diễn đọc giữa lúc Âu châu đang rối bời trước hiểm họa bị tàn phá, đưa tới việc thành lập Liên Minh Âu Châu.
Nhân dịp này, Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich đã dành nguyên một ngày ở tỉnh Schengen thuộc nước Luxembourg, nơi bản tuyên cáo được ký kết vào ngày 9 tháng 5 năm 1950. Ngài đã thắp nên ngọn nến cầu nguyện "cho tương lai của Liên Minh Châu Âu và mọi người dân trong Liên Minh, đặc biệt trong bối cảnh của cơn đại dịch Covid-19 hiện nay.
Trước những hệ lụy do cơn đại dịch Covid-19 hoành hành gây ra khắp nơi trên thế giới, Đức Hồng Y chủ tịch của Hội đồng Giám mục Liên Minh Châu Âu (COMECE) kêu gọi các nhà lãnh đạo Liên Minh Châu Âu (EU) hãy đoàn kết lại để giúp những nơi và những người đang gặp khó khăn.
Lễ kỷ niệm Liên Minh Âu Châu
Trong cuộc phỏng vấn của nữ ký giả Bernadette Reis với Đức Hồng Y Hollerich cho biết Ngày châu Âu 2020 năm nay là một ngày kỷ niệm đặc biệt... Đức Hồng Y nói: Nếu bạn nhìn lại quá trình hội nhập của Liên Minh Châu Âu, chúng ta phải biết ơn tiền nhân của chúng ta đã có sáng kiến liên đới xây dựng lục địa này.
Đâm rễ sâu trong Kitô giáo
Đức Hồng Y Hollerich cảnh báo những lo âu đang len lỏi vào châu Âu, đặc biệt trước cơn đại dịch Covid-19. Nỗi sợ các nước đóng cửa biên giới, sẽ dấy lên chủ nghĩa dân tộc mới mà trên thực tế, đó là một chủ nghĩa quốc gia vị kỷ.
Ngài kêu gọi Châu Âu hãy hướng nhìn về những người sáng lập và nguồn gốc Kitô giáo của họ. Vì các ngài đã được cảm hứng từ niềm tin Kitô giáo để hòa giải, để tha thứ cho nhau và cùng nhau vui sống…
Nguy cơ khủng hoảng
Đức Hồng Y Hollerich cho biết trước thời khắc khó khăn này là cơ hội nhìn lại và quyết tâm vươn lên như Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi “Hãy thực hiện các giấc mơ của những người thành lập ra Liên Minh Châu Âu”.
Đức Hồng Y nói ngài gặp nhiều chính trị gia, bày tỏ lòng biết ơn Đức Thánh Cha Phanxicô về những đóng góp và nỗ lực của Ngài dành cho Liên minh! Đức Hồng Y cũng cho biết mỗi ngày là một cơ hội Thượng Đế ban tặng để chúng ta làm việc thiện, vun góp niềm hy vọng và dựng xây tình đoàn kết.
Mở lại biên giới
Đức Hồng Y Hollerich cũng nêu rõ Châu Âu sẽ có vấn đề về biên giới, cả trong khu vực Schengen và biên giới bên ngoài của Liên Minh Châu Âu (EU).
ĐHY nói việc đóng cửa biên giới nội bộ có tác động lớn đến mọi người. Người dân vùng này, nước nọ chỉ khép kín vào nội bộ ranh giới của mình, họ không muốn vươn mình ra chia sẻ hay giúp đỡ láng riềng bên cạnh nữa! Đó là những hệ lụy khá tiêu cực tại nhiều quốc gia, khi đóng cửa các biên giới…
Đức Hồng Y Hollerich than thở: Thật không thể tin được rằng những người coi châu Âu là thiên đường của hòa bình, của đoàn kết - những người tin vào lý thuyết của chúng ta - đã bị chết trong khi cố gắng tìm vào thiên đường châu Âu này! Vì thế Đức Hồng Y Hollerich kết luận, Liên Minh Châu Âu cần phải đặt trọng tâm vào việc nâng đỡ những ai yếu hèn và túng nghèo...
Trong ngày Liên Minh Âu Châu, Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich kêu gọi các nhà lãnh đạo trong Liên Minh Âu Châu hãy đoàn kết cùng nhau đương đầu với cơn đại dịch Covid-19 và trào lưu chủ nghĩa dân tộc đang tái hồi sinh.
Hôm nay ngày 9/5/2020 đánh dấu ngày Châu Âu kỷ niệm 70 năm bản Tuyên ngôn kêu gọi Âu châu Liên đới với nhau của ông Bộ trưởng Ngoại giao Schuman người Pháp, diễn đọc giữa lúc Âu châu đang rối bời trước hiểm họa bị tàn phá, đưa tới việc thành lập Liên Minh Âu Châu.
Nhân dịp này, Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich đã dành nguyên một ngày ở tỉnh Schengen thuộc nước Luxembourg, nơi bản tuyên cáo được ký kết vào ngày 9 tháng 5 năm 1950. Ngài đã thắp nên ngọn nến cầu nguyện "cho tương lai của Liên Minh Châu Âu và mọi người dân trong Liên Minh, đặc biệt trong bối cảnh của cơn đại dịch Covid-19 hiện nay.
Trước những hệ lụy do cơn đại dịch Covid-19 hoành hành gây ra khắp nơi trên thế giới, Đức Hồng Y chủ tịch của Hội đồng Giám mục Liên Minh Châu Âu (COMECE) kêu gọi các nhà lãnh đạo Liên Minh Châu Âu (EU) hãy đoàn kết lại để giúp những nơi và những người đang gặp khó khăn.
Lễ kỷ niệm Liên Minh Âu Châu
Trong cuộc phỏng vấn của nữ ký giả Bernadette Reis với Đức Hồng Y Hollerich cho biết Ngày châu Âu 2020 năm nay là một ngày kỷ niệm đặc biệt... Đức Hồng Y nói: Nếu bạn nhìn lại quá trình hội nhập của Liên Minh Châu Âu, chúng ta phải biết ơn tiền nhân của chúng ta đã có sáng kiến liên đới xây dựng lục địa này.
Đâm rễ sâu trong Kitô giáo
Đức Hồng Y Hollerich cảnh báo những lo âu đang len lỏi vào châu Âu, đặc biệt trước cơn đại dịch Covid-19. Nỗi sợ các nước đóng cửa biên giới, sẽ dấy lên chủ nghĩa dân tộc mới mà trên thực tế, đó là một chủ nghĩa quốc gia vị kỷ.
Ngài kêu gọi Châu Âu hãy hướng nhìn về những người sáng lập và nguồn gốc Kitô giáo của họ. Vì các ngài đã được cảm hứng từ niềm tin Kitô giáo để hòa giải, để tha thứ cho nhau và cùng nhau vui sống…
Nguy cơ khủng hoảng
Đức Hồng Y Hollerich cho biết trước thời khắc khó khăn này là cơ hội nhìn lại và quyết tâm vươn lên như Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi “Hãy thực hiện các giấc mơ của những người thành lập ra Liên Minh Châu Âu”.
Đức Hồng Y nói ngài gặp nhiều chính trị gia, bày tỏ lòng biết ơn Đức Thánh Cha Phanxicô về những đóng góp và nỗ lực của Ngài dành cho Liên minh! Đức Hồng Y cũng cho biết mỗi ngày là một cơ hội Thượng Đế ban tặng để chúng ta làm việc thiện, vun góp niềm hy vọng và dựng xây tình đoàn kết.
Mở lại biên giới
Đức Hồng Y Hollerich cũng nêu rõ Châu Âu sẽ có vấn đề về biên giới, cả trong khu vực Schengen và biên giới bên ngoài của Liên Minh Châu Âu (EU).
ĐHY nói việc đóng cửa biên giới nội bộ có tác động lớn đến mọi người. Người dân vùng này, nước nọ chỉ khép kín vào nội bộ ranh giới của mình, họ không muốn vươn mình ra chia sẻ hay giúp đỡ láng riềng bên cạnh nữa! Đó là những hệ lụy khá tiêu cực tại nhiều quốc gia, khi đóng cửa các biên giới…
Đức Hồng Y Hollerich than thở: Thật không thể tin được rằng những người coi châu Âu là thiên đường của hòa bình, của đoàn kết - những người tin vào lý thuyết của chúng ta - đã bị chết trong khi cố gắng tìm vào thiên đường châu Âu này! Vì thế Đức Hồng Y Hollerich kết luận, Liên Minh Châu Âu cần phải đặt trọng tâm vào việc nâng đỡ những ai yếu hèn và túng nghèo...
67 Giám Mục Brazil lên tiếng: Thương vong vì coronavirus quá kinh hoàng, hệ thống y tế sụp đổ
Đặng Tự Do
05:51 10/05/2020
Tính cho đến sáng Chúa Nhật 10 tháng Năm, tử vong toàn thế giới đã lên đến 279,467 người, trong số 4,084,372 trường hợp nhiễm coronavirus.
Tại Ba Tây, hay còn gọi là Barzil, theo các con số chính thức do chính quyền đưa ra, tử vong đã lên đến 10,106 người, trong số 148,931 trường hợp nhiễm coronavirus.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố vừa được thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc công bố, 65 Giám Mục và 2 vị Giám Quản Tông Tòa cho biết thương vong vì coronavirus thực sự rất quá kinh hoàng, vượt xa con số được chính quyền báo cáo vì hệ thống y tế đã sụp đổ, nhiều người chết tại nhà vì không còn chỗ trong bệnh viện.
Tuyên bố của các Giám Mục cho biết như sau:
“Chúng tôi, các Giám mục trong vùng Amazon, trước sự lây lan không thể kiểm soát của Covid 19 ở Brazil, đặc biệt là ở Amazon, bày tỏ mối quan ngại sâu xa của chúng tôi và yêu cầu sự quan tâm lớn hơn từ chính phủ liên bang và tiểu bang đối với căn bệnh này, đang lan rộng càng lúc càng khốc liệt trong khu vực này.”
Bản tuyên bố của các Giám Mục có tựa đề: “Tuyên bố của các Giám Mục Brazil trong vùng Amazon về tình hình của các dân tộc và các khu rừng trong thời đại dịch Covid-19” được ký bởi 65 Giám mục và 2 vị Giám Quản Tông Tòa của sáu vùng thuộc Hội đồng Giám mục Brazil, gọi tắt là CNBB, cũng như của Chủ tịch Ủy ban Giám mục đặc biệt về vùng Amazon, là Đức Hồng Y Claudio Hummes.
Các vị Giám Mục nói tiếp rằng:
“Người dân Amazon cần sự quan tâm đặc biệt từ chính quyền để cuộc sống của họ không bị xâm phạm thêm. Tỷ lệ tử vong tại đây là một trong những mức cao nhất trong cả nước, và xã hội đã chứng kiến sự sụp đổ của các hệ thống y tế tại các thành phố lớn như Manaus và Belém. Các số liệu thống kê được cung cấp bởi các phương tiện truyền thông không tương ứng với thực tế. Nhiều người có triệu chứng rõ ràng của bệnh chết tại nhà mà không được chăm sóc y tế và không thể nào đến được bệnh viện”.
Do đó, các Giám mục nhắc lại trách nhiệm của các cơ quan công quyền trong việc hỗ trợ các khu vực dễ bị tổn thương nhất của dân chúng: người bản địa, người quilombola và các cộng đồng truyền thống khác trong các khu rừng nơi có nguy cơ rất cao vì thiếu các điều kiện y tế.
“Các số liệu thật đáng báo động trong các khu vực có tỷ lệ bệnh viện thấp nhất trong cả nước”.
Ngoài dân số sống trong rừng, những người sống ở vùng ngoại ô đô thị cũng phải đối mặt với đại dịch, và điều kiện sống của họ càng trở nên tồi tệ hơn do thiếu vệ sinh cơ bản, nhà ở đàng hoàng, thực phẩm và việc làm.
“Họ là người di cư, người tị nạn, người bản địa đô thị, công nhân công nghiệp, người giúp việc gia đình, những người sống bằng các công việc phi chính thức và không có bảo hiểm sức khỏe. Nghĩa vụ của Nhà nước là bảo đảm các quyền được quy định trong hiến pháp liên bang bằng cách đưa ra các điều kiện tối thiểu để họ có thể vượt qua thời điểm nghiêm trọng này”.
Tài liệu tố cáo rằng việc khai thác và phá rừng đã gia tăng đáng báo động trong những năm gần đây, được tạo điều kiện bằng việc nới lỏng các cuộc thanh tra do tình hình dịch bệnh, cũng như “bởi các bài phát biểu chính trị vẫn đang diễn ra của chính phủ liên bang nhằm chống lại việc bảo vệ môi trường và các khu vực bản địa, là điều đã được Hiến pháp Liên bang bảo vệ (232 và 232)”.
Các Giám mục cảnh báo rằng: “Với việc Amazon ngày càng bị tàn phá, các đại dịch tiếp theo sắp đến, có thể còn tệ hơn những gì chúng ta đang trải qua”.
Một nguyên nhân khác gây lo ngại là sự gia tăng bạo lực ở nông thôn, tăng 23% so với năm 2018. Năm 2019, theo dữ liệu từ báo cáo “Xung đột trên cánh đồng Brazil 2019” của Ủy ban Mục vụ Đất đai, 84% các vụ giết người trên toàn quốc, và 73% các vụ ám sát đã diễn ra ở Amazon.
Các Giám mục của Amazon Brazil kết luận lưu ý bằng cách thúc giục Giáo hội và toàn xã hội phải có các biện pháp khẩn cấp về các vấn đề như tăng cường các chính sách công cộng, đặc biệt là Hệ thống Y tế; bác bỏ các bài phát biểu nhằm làm mất uy tín các chiến lược khoa học; áp dụng các biện pháp hạn chế đối với sự xâm nhập của người dân vào tất cả các vùng lãnh thổ bản địa, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm coronavirus cho người bản địa; thực hiện các thử nghiệm trên người dân bản địa để áp dụng các biện pháp cách ly cần thiết; cung cấp các thiết bị bảo vệ cá nhân, với số lượng đầy đủ và với các hướng dẫn chính xác để sử dụng; bảo vệ các nhân viên y tế làm việc trên mặt trận y tế; bảo đảm an ninh lương thực cho người dân bản địa và dân cư truyền thống ở Amazon; tăng cường các biện pháp kiểm tra chống phá rừng và khai thác; bảo đảm sự tham gia của xã hội dân sự, các phong trào xã hội và đại diện của các cộng đồng truyền thống trong các không gian cho các cuộc thảo luận chính trị.
Source:Fides
Giải pháp mới ba năm sau khi Đức Thánh Cha ra tối hậu thư cho các linh mục Ahiara, Nigeria
Đặng Tự Do
16:12 10/05/2020
Một Giám Mục người Nigeria đã bị cản trở không thể tiếp nhận Giáo phận Ahiara trong nhiều năm qua, cuối cùng đã được bổ nhiệm làm Giám mục của Ekwulobia, hy vọng chấm dứt một cuộc khủng hoảng làm rung chuyển Giáo hội tại quốc gia đông dân nhất châu Phi.
Đức Cha Peter Ebere Okpaleke đã được Đức Giáo Hoàng Đức Bênêđíctô XVI bổ nhiệm làm Giám Mục Ahiara vào năm 2012, nhưng một nhóm linh mục và giáo dân đã quyết liệt chống lại việc bổ nhiệm này, chỉ vì ngài thuộc về một nhóm sắc tộc khác với họ, dẫn đến một tình trạng tiến thoái lưỡng nan kéo dài nhiều năm khiến ngài không thể tiếp nhận giáo phận.
Hôm 29 tháng Tư vừa qua, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập Giáo phận Ekwulobia mới tinh từ lãnh thổ của giáo phận Awka. Ngày 3 tháng Năm, Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố tiếp một quyết định thứ hai là bổ nhiệm Đức Cha Okpaleke làm giám mục tiên khởi của giáo phận mới tinh này.
Các báo cáo nói rằng vị Giám Mục đã được đón nhận trong giáo phận mới của mình, và thánh lễ nhận tòa của ngài có sự tham dự của thống đốc bang Anambra và một số Giám Mục, mặc dù việc tham dự bị hạn chế rất nhiều do đại dịch coronavirus.
Hàng ngàn tín hữu không thể tham dự sự kiện này vì những hạn chế của chính phủ đã có thể theo dõi Thánh lễ thông qua việc livestream trên Facebook.
Trong bài giảng, Đức Cha Okpaleke nói rằng ngài sẽ tập trung phần lớn sứ vụ của mình vào gia đình, vì đó là nền tảng của Giáo Hội Công Giáo và là nơi phát sinh những ơn gọi mới.
Trình bày các suy tư của ngài về về tác động của COVID-19 giữa các tín hữu, Đức Cha nói:
“Sự nhạy cảm và cam kết mới đối với lợi ích của Dân Chúa trong cộng đồng của chúng ta là cần thiết. Chúng ta cần cam kết làm chứng cho Tin Mừng và Giáo hội như một gia đình. Do đó, cần phải đầu tư thời gian, sức lực, cảm xúc vào sự hiệp nhất này của gia đình.”
“Chúa muốn nhắc nhở chúng ta rằng Giáo hội, chủ yếu là sự hiệp nhất của Dân Chúa,” Đức Cha Okpaleke nói.
Vào ngày 8 tháng 6 năm 2017, trong một diễn biến chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ra một tối hậu thư buộc các linh mục của giáo phận Ahiara trong thời hạn 30 ngày phải viết thư lên Đức Thánh Cha chấp nhận vị giám mục hoặc bị huyền chức. Yêu cầu đã được Đức Hồng Y Fernando Filoni, lúc bấy giờ là tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc truyền đạt cho các linh mục của giáo phận Ahiara trong một lá thư đề ngày 24 tháng 6 năm 2014.
Được biết, hầu hết các linh mục từ giáo phận đã tuân thủ tối hậu thư của Giáo hoàng, viết thư của họ cho Đức Phanxicô.
Tuy nhiên, thật khó để xác định chính xác có bao nhiêu linh mục trả lời. Tòa Thánh đưa ra một con số là 110 vị. Những người ủng hộ Đức Giám Mục Okpaleke tuyên bố 157 trong số 200 linh mục đã gửi thư trả lời. Sự khác biệt về số lượng này có thể được giải thích một phần bởi các linh mục xuất thân từ Ahiara được thụ phong cho các giáo phận khác hoặc các dòng tu cũng đáp ứng yêu cầu của Đức Giáo Hoàng.
Bất chấp những lá thư, Đức Cha Okpaleke không bao giờ có thể đặt chân đến Ahiara vì những chống đối của anh chị em giáo dân bị một số người sách động.
Một tuyên bố được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo giáo dân của giáo phận nhấn mạnh rằng Đức Giám Mục Okpaleke “không có chỗ trong giáo phận Ahiara.”
Tình hình này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống của Giáo Hội trong khu vực. Không có tân linh mục được thụ phong, không có trẻ em được chịu phép Thêm Sức... nên cuối cùng để thoát ra được tình thế khó khăn này, tháng Hai năm 2018, Đức Cha Okpaleke đã từ chức Giám mục Ahiara với một lá thư trong đó ngài nói rằng “không còn có lợi cho Giáo hội” nếu ngài khăng khăng giữ vị trí của mình.
Ngày thứ Hai 19 tháng Hai, 2018, Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Okpaleke.
Giáo phận Ahiara là một trong những giáo phận Công Giáo lớn nhất tại Nigeria, với khoảng 400,000 người Công Giáo trong tổng số 500,000 dân. Tại đây cũng sản sinh nhiều ơn gọi đời sống linh mục và tu trì.
Các giáo sĩ Ahiara đã không chấp nhận Đức Cha Okpaleke, một thành viên của bộ lạc Igbo phía đông nam, và phàn nàn rằng người Mbaise ở địa phương đã không được bổ nhiệm làm giám mục.
Đức Thánh Cha không có ý định bổ nhiệm một giám mục mới cho giáo phận Ahiara, và bổ nhiệm một Giám Quản Tông Tòa mới, là Đức Cha Lucius lwejuru Ugorji, Giám mục Umuahia, và ban cho ngài tất cả các năng quyền của một Đấng Bản Quyền.
Đức Thánh Cha nói thêm đồng hành trong lời cầu nguyện với giáo phận Ahiara trong giai đoạn mới này của cuộc sống Giáo hội tại đây, hy vọng rằng với vị Giám Quản Tông Tòa mới, Giáo hội địa phương sẽ hồi phục sức sống của mình và không bao giờ phải chịu đựng những hành động làm tổn thương Nhiệm Thể Chúa Kitô như thế.
Source:Crux
Tổng giáo phận Manila nghiêm cấm giải tội trực tuyến
Đặng Tự Do
16:13 10/05/2020
Tại Nam Hàn, tính cho đến Chúa Nhật 10 tháng Năm, 256 người đã chết trong tổng số 10,840 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Trong hơn nửa tháng qua, số trường hợp nhiễm bệnh mới không tới 20 người mỗi ngày và không có trường hợp tử vong.
Các nhà thờ, do đó, đã được mở cửa trở lại vào đầu tháng Năm. Tại giáo phận Andong, một trong những vùng có nhiều trường hợp nhiễm bệnh, các Thánh lễ cũng đã được tái tục và trong một thời gian ngắn sắp tới luật giữ ngày Chúa Nhật được khôi phục trở lại. Các linh mục Nam Hàn đang cử hành nhiều Thánh lễ hơn bình thường để giảm số người tham dự trong một thánh lễ. Đồng thời, anh chị em giáo dân được khuyến khích tham dự các Thánh lễ hàng ngày nếu vì lý do nào đó giáo xứ không thể sắp xếp cho họ tham dự Thánh lễ Chúa Nhật.
Tại Đài Loan, Tổng giáo phận Đài Bắc đã tái tục các Thánh lễ Chúa Nhật từ ngày 10 tháng Năm sau khi đình chỉ trong gần hai tháng vì đại dịch Covid-19 bùng phát.
Tổng giáo phận, có trụ sở tại thủ đô của Đài Loan, đã tuyên bố vào ngày 4 tháng Năm rằng các giáo xứ đang tái tục lại các Thánh lễ hàng ngày trong tuần và các ngày lễ Chúa Nhật. Tất cả các Thánh lễ có công chúng tham dự đã bị đình chỉ từ ngày 20 tháng Ba.
Tuy nhiên, Ngày hội Truyền giáo của Tổng giáo phận dự kiến vào ngày 23 tháng Năm, một ngày trước lễ Đức Mẹ Xà Sơn, và cũng là ngày cầu nguyện cho Giáo Hội tại Hoa Lục, đã bị hoãn lại. Một ngày khác và địa điểm mới sẽ được công bố sau đó, tổng giáo phận cho biết trong một thông báo.
Các thánh lễ có công chúng tham dự sẽ được tổ chức trong các điều kiện tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn khoảng cách xã hội và các quy tắc được thiết lập toàn cầu khác để tránh nhiễm trùng coronavirus.
Mỗi thánh lễ trong nhà sẽ chỉ có 100 người tham gia, những người tham dự cần ghi danh trước.
Tổng giáo phận đề nghị cử hành thánh lễ ngoài trời nhiều hơn vì lợi ích của người dân. Người đi lễ được yêu cầu duy trì một khoảng cách an toàn ngoài trời.
Giáo dân bị bệnh giống như sốt hoặc các triệu chứng khác của Covid-19 được miễn nghĩa vụ tham dự các Thánh lễ Chúa Nhật.
Trong khi trao “bình an” trong Thánh lễ, người Công Giáo được yêu cầu tránh bắt tay. Thay vào đó, họ nên cúi đầu hoặc thể hiện các hình thức tôn trọng lẫn nhau khác, thông báo cho biết.
Tổng giáo phận cũng yêu cầu các giáo sĩ và những người giúp đỡ các ngài trong Thánh Lễ làm sạch tay bằng chất lỏng có cồn trước khi trao Mình Thánh Chúa.
Đài Loan đã ghi nhận 440 trường hợp dương tính với coronavirus và 19 trường hợp tử vong. Không có trường hợp nhiễm bệnh mới nào được xác nhận kể từ ngày 13 tháng Tư.
Tại Phi Luật Tân, tử vong đã lên đến 704 người, trong số 10,610 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong những ngày qua, số trường hợp tử vong có khuynh hướng giảm, mặc dù con số lên xuống thất thường giao động từ 10 đến 30 người trong một ngày. Số trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận trung bình là 150 trường hợp tính từ đầu tháng Tư đến nay.
Con số tuy không nhiều, tuy nhiên, nhiều người bi quan cho rằng sau những xung đột liên tục với hàng giáo phẩm, tổng thống Rodrigo Duterte sẽ nhân dịp này đình chỉ các thánh lễ trong một thời gian rất dài, có lẽ phải đến đầu tháng Bẩy may ra các Thánh lễ mới được tái tục.
Trong một thông báo được loan tải cả trên web site của Tòa Thánh, Đức Cha Broderick Pabillo, Giám Quản Tông Tòa của tổng giáo phận Manila, đã mạnh mẽ chỉ trích cách “giải tội trực tuyến” mà nhiều linh mục đang thực hiện tại tổng giáo phận này.
Ngài nói rằng quyết định này là nhằm “bảo vệ ấn tín tòa giải tội và sự thành tâm trong việc xưng tội”, và nhấn mạnh rằng bí tích Hoà Giải đòi hỏi một cuộc đối thoại cá nhân giữa linh mục và hối nhân.
Tuy nhiên, Đức Cha Pabillo cho biết, các ứng dụng giao tiếp từ xa và điện thoại có thể được sử dụng để cung cấp các lời khuyên về tâm linh hay ban phép lành.
Các linh mục được khuyến khích sử dụng các phương tiện truyền thông này để giúp hướng dẫn một người ăn năn tội cách trọn.
Ăn năn tội cách trọn xảy ra khi một người “bày tỏ niềm tin và tình yêu của Thiên Chúa lên trên tất cả mọi thứ và quyết tâm thực hiện Bí tích hoà giải càng sớm càng tốt. Trong trường hợp đó tất cả tội lỗi của anh ấy/cô ấy, thậm chí là các tội nặng, đều được tha.”
“Ăn năn tội cách trọn luôn luôn là một phần của truyền thống Công Giáo của chúng ta”, Đức cha Pabillo nói. “Thiên Chúa luôn hiện diện với chúng ta, ngay cả khi Bí tích Hòa giải là không thể thực hiện được.”
Tổng giáo phận Manila hôm thứ Tư đã ban hàng những giao thức mới cho các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự, bao gồm cả việc xưng tội.
Các hướng dẫn đã được ban hành để giúp các giáo xứ chuẩn bị cho thời gian mà các Thánh lễ và nghi lễ công cộng sẽ được cho phép.
Giao thức của Tổng giáo phận yêu cầu cả linh mục và hối nhân trong tòa giải tội đều phải đeo khẩu trang.
Tổng giáo phận cũng thấy rằng các tòa giải tội nhỏ thường được sử dụng trong các giáo xứ sẽ cần phải được “cấu hình lại” để cho phép khoảng cách xã hội. Nếu điều này không thể làm được, Bí tích Hòa giải có thể được tổ chức bên ngoài tòa giải tội, duy trì khoảng cách một mét giữa hối nhân và cha giải tội.
Source:Vatican News
Sứ điệp từ Đền thánh Fatima: Khát khao thiên đàng với Phanxicô
Vũ Văn An
16:52 10/05/2020
Tháng năm này, Fatima thách thức bạn thực hiện một cuộc hành hương chủ yếu hơn: một nẻo đường nội tâm có thể đưa bạn đi xa ngay trong chính bản thân bạn, hướng về đền thánh sâu thẳm nhất ở trong bạn nơi Thiên Chúa hiện diện vì bạn. Làm bạn trở thành một người hành hương bằng trái tim là cố gắng sống nội tâm điều mà kinh nghiệm hành hương tạo ra và hoàn tất. Fatima đang mời gọi bạn, hàng ngày. Và xin bạn mỗi đêm hãy đặt một cây nến thắp sáng ở cửa sổ nhà bạn.
Bằng cách nhắc lại trình thuật của chị Lucia về cuộc hiện ra hồi tháng Năm, chúng ta hãy tìm hiểu xem Thiên Chúa tôn trọng tự do của con người đến mức nào và đâu là cách được Người chọn để mặc khải chính Người. Hôm nay, bạn hãy cố gắng khao khát thiên đàng, với Phanxicô.
Tháng Năm này, Fatima mời gọi bạn trở thành một người hành hương bằng trái tim. Hôm nay, bạn hãy cố gắng khao khát thiên đàng, với Phanxicô.
“Lạy Chúa, con tin, con thờ lạy, con hy vọng, và con yêu mến Chúa. Con xin Chúa tha thứ cho những người không tin, không thờ lạy, không hy vọng và không yêu mến Chúa”.
Fatima vẫn đang thách thức bạn thực hành cuộc hành hương nội tâm vào tháng Năm này. Fatima mời gọi bạn tự biến mình thành một người hành hương bằng trái tim. Chỉ khi bạn bước đi trên con đường tâm hồn mình với tinh thần của một người hành hương, nghĩa là, nếu bạn âm thầm bắt đầu lắng nghe, bạn sẽ nghe trong nó điều khao khát nhất của con người: vĩnh cửu. Nếu không, trái tim bạn sẽ thế chấp bạn cho một thời cứ thế trôi đi nhưng bạn sẽ khó thoát khỏi cuộc sống giống như làm nô lệ cho nó. Bạn hãy tĩnh lặng rút vào tâm hồn mình.
Trong tĩnh lặng, bạn hãy lắng nghe câu hỏi này: bạn có háo hức làm bạn cạn kiệt trong các hoạt động và lo lắng hàng ngày, như thể bạn cũng chỉ có giá trị y hệt như kết quả của các hoạt động và lo lắng của bạn không? Hay bạn đang nuôi dưỡng trong tâm hồn niềm khao khát một cuộc sống khác ngoài cuộc sống này?
Bạn có giá trị hơn thế nhiều, vô cùng nhiều hơn tất cả những gì bạn có thể hoàn thành, đạt được hoặc chinh phục được.
Nhưng chỉ khi nào bạn làm cho bạn trở thành một người hành hương bằng trái tim, đi qua trái tim bạn một cách tự do quan yếu, một tự do cho phép bạn xác định được các giọng nói đang vang vọng bên trong nó, bạn mới có thể phát hiện ra một giọng nói thân mật hơn, thanh thản và nhẹ nhàng hơn, một giọng nói đang thì thầm nói với bạn rằng bạn đang sống trên trái đất nhưng số phận của bạn là thiên đàng.
Bạn có nghĩ về thiên đàng không? Bạn có khao khát thiên đàng không? Bạn có muốn thiên đàng không? Hoặc thậm chí bạn không đặt câu hỏi vì bạn tránh suy nghĩ về cái chết đến mức bạn không còn có thể nghĩ về những gì diễn ra tiếp theo sau đó nữa? Bạn hãy nhớ lại phần mở đầu của cuộc đối thoại giữa Đức Bà rực rỡ hơn Mặt Trời và các mục đồng bé nhỏ, như Chị Lucia đã kể lại trong Hồi Ký của chị:
Đức Mẹ đã nói với chúng tôi:
• Các con đừng sợ. Mẹ sẽ không làm hại các con.
•Mẹ từ đâu đến?
• Mẹ đến từ thiên đàng.
• Lucia hỏi: Con cũng sẽ lên thiên đàng chứ?
• Đúng, con sẽ lên.
• Và Jaxinta?
• Cả em đó cũng sẽ lên.
• Còn Phanxicô?
• Em ấy cũng sẽ lên đó, nhưng em ấy phải đọc nhiều chuỗi Mân côi»
Bé Phanxicô được cho hay: để lên thiên đàng, em phải đọc nhiều chuỗi mân côi. Không phải vì em là con trai, cũng không phải để đền tội. Đúng hơn, đó là dấu chỉ con đường phải theo để lớn lên trong tình thân mật với Thiên Chúa, theo con đường giữ im lặng và chiêm niệm của Người, cho đến khi đạt được sự hoàn thành toàn diện nhân tính của người ta trên thiên đàng, được thấy nhan Thiên Chúa nhãn tiền. Đây là bước đầu tiên để đạt được cách nên thánh riêng của mình. Không có những vị thánh như nhau, những cách lên thiên đàng như nhau. Mỗi người là thánh phù hợp với chính mình. Bạn hãy lắng nghe điều Lucia nói:
“Chúng tôi nói với Phanxicô mọi điều Đức Mẹ đã nói. Em đã vui mừng khôn xiết và bày tỏ niềm hạnh phúc em cảm thấy khi nghe lời hứa rằng em sẽ được lên thiên đàng.
Đặt tay lên ngực, em kêu lên: ‘Ôi, lạy Đức Mẹ yêu mến! Con sẽ đọc nhiều tràng mân côi như Đức Mẹ muốn!’
Và từ đó trở đi, em tạo thói quen rời xa chúng tôi, như thể để đi dạo. Khi chúng tôi gọi em và hỏi em đang làm gì, em giơ tay lên và cho tôi xem chuỗi mân côi của em».
Lớn lên trong tình thân mật với Thiên Chúa, Phanxicô tiến xa trong cách cầu nguyện của em: đó là một cuộc sống lớn lên hướng về thiên đàng. Chúng ta hãy quay trở lại với cuốn Hồi ký của Chị Lucia:
“Rất thường xuyên, chúng tôi ngạc nhiên thấy em núp sau một bức tường hoặc một bụi dâu đen, nơi em đã khéo léo lẻn vào để quỳ xuống và cầu nguyện, hay “nghĩ”, như lời em nói, “về Chúa chúng ta, Đấng đang buồn rầu vì quá nhiều tội lỗi”. Nếu tôi hỏi em:
• Phanxicô ơi, tại sao em không nói để chị cùng cầu nguyện với em, và cả Jaxinta nữa?
• Thì em trả lời ‘em thích cầu nguyện một mình, để em có thể nghĩ và an ủi Chúa chúng ta, Đấng đang rất buồn rầu!»
Bạn hãy lắng nghe điều chị Lucia kể về những ngày cuối cùng của Phanxicô, hạnh phúc vì biết chắc được lên thiên đàng:
“Ngày trước khi chết, em nói với tôi:
• Chị thấy đấy! Em đang bệnh rất nặng; Sẽ không lâu nữa trước khi em được lên thiên đàng. Ở trên thiên đàng, chắc chắn em sẽ nhớ chị rất nhiều. Ước chi Đức Mẹ cũng sẽ sớm đưa chị đến đó! – Chị sẽ không còn nhớ em! Cứ tưởng tượng đi! Và chị ở ngay đó với Chúa và Đức Mẹ! Các ngài rất tốt lành!
• Đúng! Có lẽ, chị sẽ không nhớ.
Đêm đó tôi nói lời chia tay với em.
• Tạm biệt, Phanxicô! Nếu em lên Thiên đàng tối nay, đừng quên chị khi em lên đó, em có nghe chị nói không?
• Không, em sẽ không quên. Chị hãy biết chắc như thế.
Rồi, nắm lấy bàn tay phải của tôi, em ôm nó thật lâu, nhìn tôi mà nước mắt lưng tròng.
• Em có muốn thêm điều gì nữa không? - Tôi hỏi em, nước mắt cũng chảy dài trên má.
• Không - em trả lời với giọng thật thấp, khá khắc phục. Khi cảnh tượng trở nên quá cảm động, dì tôi bảo tôi rời khỏi phòng.
• Tạm biệt, Phanxicô nhé! Cho đến khi chúng ta gặp nhau trên thiên đàng, tạm biệt em!
•Tạm biệt chị! Cho đến khi chúng ta gặp nhau trên thiên đàng!
Thiên đàng đã tới gần. Em bay về Thiên đàng vào ngày hôm sau trong vòng tay của Mẹ trên trời. »
Trong một vài tình tiết của Tin Mừng, có những người tới gần Chúa Giêsu tỏ ước muốn được sống đời đời vốn có trong tâm hồn con người. Một số người hỏi Người: “Tôi phải làm gì để đạt được sự sống đời đời?” Câu trả lời nổi bật nhất, vốn lên khuôn cho hai nghìn năm văn minh, là câu mà Người dành cho một thầy dạy Lề Luật: ngoài việc khuyên ông tuân thủ các điều răn, Người kể với ông câu chuyện dụ ngôn về Người Samaritanô nhân lành, một dụ khôn khiến mọi người trở thành hàng xóm của mọi người khác.
Thánh Mátthêu truyền đạt đến chúng ta lời cảnh báo của Chúa Giêsu về nguy cơ chúng ta chọn giải pháp tuyệt đối hóa sự sống trần gian | Mt 6:19-21:
“Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi. Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó”.
Nếu bạn sẵn sàng thực sự chấp nhận mình là người hành hương vào tháng Năm này, bạn sẽ thấy tận đáy lòng mình niềm khao khát thiên đàng, được ngắm nhìn thánh nhan Thiên Chúa mãi mãi. Bạn sẽ nhìn nhận sự chắc chắn này: nhà Cha là chân trời cuối cùng của cuộc hành hương của bạn trên trần gian và bạn sẽ hiểu tỷ lệ hợp tình hợp lý và ý nghĩa của những điều trần thế. Và thậm chí cái chết cũng sẽ cho bạn thấy một khuôn mặt khác, tươi sáng và yên bình hơn.
+”Lạy Chúa, Chúa sống trong tận cùng trái tim con
và Chúa kêu gọi con mở tháng Năm đóng kín này, trở thành một người hành hương bằng trái tim và gặp Chúa ở đó.
Con lặng lẽ chiêm ngưỡng cuộc sống và cái chết của em Phanxicô, người đã vượt qua thế gian này lòng khao khát thiên đàng để được ngắm nhìn thánh nhan Chúa và an ủi trái tim Chúa.
Sự tự do và chính trực quên mình nhờ đó em sống trên trái đất này thực đẹp đẽ xiết bao!
Và đẹp đẽ xiết bao là sự thân mật trong đó em đã lớn lên cùng Chúa hướng tới sự sống vĩnh cửu!
Và đẹp đẽ xiết bao là sự bình an, tin tưởng, tình người hoàn toàn nhất trong đó em đã chết!
Xin Chúa lắng nghe tiếng nói ngạc nhiên và sám hối của con, thầm khao khát cõi vĩnh hằng.
Xin Chúa tha thứ cho con vì con đã lừa dối chính con khi đặt trái tim con vào những kho báu trần gian
vì con đã giải thích sai các ưu tiên của cuộc sống, như cuộc khủng hoảng hiện nay đang phơi bày:
Con phục tùng phù du, không nhận ra giá trị vĩnh cửu.
Xin Chúa đốt lên trong trái tim con, giống như trong trái tim Thánh Phanxicô Marto, niềm khao khát thiên đàng
và ý chí khắc ghi nó trên trái đất, như người Samaritanô nhân lành trong dụ ngôn.
Con là một người hành hương bằng trái tim, giống như Phanxicô, con đang khao khát được ngắm nhìn thánh nhan Chúa trên thiên đàng.
Con muốn đi hành hương bằng trái tim vào trái tim Mẹ Chúa, cũng là Mẹ con, Đức Mẹ Mân côi Fatima.
Trong trái tim Mẹ, Chúa sẽ chờ đợi trái tim con và tháng Năm này, cách xa Nhà nguyện nhỏ,
Con tự làm cho con thành một người hành hương bằng trái tim: Con sẽ theo trái tim của con và trong trái tim vô nhiễm Mẹ, con sẽ lắng nghe nhịp đập xót thương của trái tim Chúa. Amen.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử, Amen
Lạy Mẹ thiên đàng, xin Mẹ lắng nghe những lời khẩn nài của một thế giới đang đối diện với hoạn nạn. Xin Mẹ đáp trả tiếng khóc than của người nghèo và người bệnh, xin Mẹ ban an ủi và hy vọng cho tất cả những người đau khổ, ban sức mạnh và cảm thương cho tất cả những người chăm sóc và làm việc. Xin Mẹ đem lại hòa bình cho thế giới. Trong trái tim vô nhiễm của Mẹ, xin Mẹ trở thành nơi nương tựa và đường đến với Chúa cho tất cả con cái của Mẹ.
Lạy Đức Mẹ Mân côi Fatima, xin Mẹ cầu cho chúng con.
Lạy các thánh Phanxicô và Jaxinta Marto, xin cầu cho chúng con”.
Bạn hãy đặt một ngọn nến thắp sáng ở cửa sổ nhà bạn vào tối hôm nay, hãy để nó trở thành dấu hiệu cho thấy trong nhà bạn có một người hành hương Fatima bằng trái tim. Đức Mẹ chăm sóc bạn trên đường đi. Bạn hãy giữ trong tim bạn niềm khao khát thiên đàng. Hẹn gặp bạn vào ngày mai.
Bằng cách nhắc lại trình thuật của chị Lucia về cuộc hiện ra hồi tháng Năm, chúng ta hãy tìm hiểu xem Thiên Chúa tôn trọng tự do của con người đến mức nào và đâu là cách được Người chọn để mặc khải chính Người. Hôm nay, bạn hãy cố gắng khao khát thiên đàng, với Phanxicô.
Tháng Năm này, Fatima mời gọi bạn trở thành một người hành hương bằng trái tim. Hôm nay, bạn hãy cố gắng khao khát thiên đàng, với Phanxicô.
“Lạy Chúa, con tin, con thờ lạy, con hy vọng, và con yêu mến Chúa. Con xin Chúa tha thứ cho những người không tin, không thờ lạy, không hy vọng và không yêu mến Chúa”.
Fatima vẫn đang thách thức bạn thực hành cuộc hành hương nội tâm vào tháng Năm này. Fatima mời gọi bạn tự biến mình thành một người hành hương bằng trái tim. Chỉ khi bạn bước đi trên con đường tâm hồn mình với tinh thần của một người hành hương, nghĩa là, nếu bạn âm thầm bắt đầu lắng nghe, bạn sẽ nghe trong nó điều khao khát nhất của con người: vĩnh cửu. Nếu không, trái tim bạn sẽ thế chấp bạn cho một thời cứ thế trôi đi nhưng bạn sẽ khó thoát khỏi cuộc sống giống như làm nô lệ cho nó. Bạn hãy tĩnh lặng rút vào tâm hồn mình.
Trong tĩnh lặng, bạn hãy lắng nghe câu hỏi này: bạn có háo hức làm bạn cạn kiệt trong các hoạt động và lo lắng hàng ngày, như thể bạn cũng chỉ có giá trị y hệt như kết quả của các hoạt động và lo lắng của bạn không? Hay bạn đang nuôi dưỡng trong tâm hồn niềm khao khát một cuộc sống khác ngoài cuộc sống này?
Bạn có giá trị hơn thế nhiều, vô cùng nhiều hơn tất cả những gì bạn có thể hoàn thành, đạt được hoặc chinh phục được.
Nhưng chỉ khi nào bạn làm cho bạn trở thành một người hành hương bằng trái tim, đi qua trái tim bạn một cách tự do quan yếu, một tự do cho phép bạn xác định được các giọng nói đang vang vọng bên trong nó, bạn mới có thể phát hiện ra một giọng nói thân mật hơn, thanh thản và nhẹ nhàng hơn, một giọng nói đang thì thầm nói với bạn rằng bạn đang sống trên trái đất nhưng số phận của bạn là thiên đàng.
Bạn có nghĩ về thiên đàng không? Bạn có khao khát thiên đàng không? Bạn có muốn thiên đàng không? Hoặc thậm chí bạn không đặt câu hỏi vì bạn tránh suy nghĩ về cái chết đến mức bạn không còn có thể nghĩ về những gì diễn ra tiếp theo sau đó nữa? Bạn hãy nhớ lại phần mở đầu của cuộc đối thoại giữa Đức Bà rực rỡ hơn Mặt Trời và các mục đồng bé nhỏ, như Chị Lucia đã kể lại trong Hồi Ký của chị:
Đức Mẹ đã nói với chúng tôi:
• Các con đừng sợ. Mẹ sẽ không làm hại các con.
•Mẹ từ đâu đến?
• Mẹ đến từ thiên đàng.
• Lucia hỏi: Con cũng sẽ lên thiên đàng chứ?
• Đúng, con sẽ lên.
• Và Jaxinta?
• Cả em đó cũng sẽ lên.
• Còn Phanxicô?
• Em ấy cũng sẽ lên đó, nhưng em ấy phải đọc nhiều chuỗi Mân côi»
Bé Phanxicô được cho hay: để lên thiên đàng, em phải đọc nhiều chuỗi mân côi. Không phải vì em là con trai, cũng không phải để đền tội. Đúng hơn, đó là dấu chỉ con đường phải theo để lớn lên trong tình thân mật với Thiên Chúa, theo con đường giữ im lặng và chiêm niệm của Người, cho đến khi đạt được sự hoàn thành toàn diện nhân tính của người ta trên thiên đàng, được thấy nhan Thiên Chúa nhãn tiền. Đây là bước đầu tiên để đạt được cách nên thánh riêng của mình. Không có những vị thánh như nhau, những cách lên thiên đàng như nhau. Mỗi người là thánh phù hợp với chính mình. Bạn hãy lắng nghe điều Lucia nói:
“Chúng tôi nói với Phanxicô mọi điều Đức Mẹ đã nói. Em đã vui mừng khôn xiết và bày tỏ niềm hạnh phúc em cảm thấy khi nghe lời hứa rằng em sẽ được lên thiên đàng.
Đặt tay lên ngực, em kêu lên: ‘Ôi, lạy Đức Mẹ yêu mến! Con sẽ đọc nhiều tràng mân côi như Đức Mẹ muốn!’
Và từ đó trở đi, em tạo thói quen rời xa chúng tôi, như thể để đi dạo. Khi chúng tôi gọi em và hỏi em đang làm gì, em giơ tay lên và cho tôi xem chuỗi mân côi của em».
Lớn lên trong tình thân mật với Thiên Chúa, Phanxicô tiến xa trong cách cầu nguyện của em: đó là một cuộc sống lớn lên hướng về thiên đàng. Chúng ta hãy quay trở lại với cuốn Hồi ký của Chị Lucia:
“Rất thường xuyên, chúng tôi ngạc nhiên thấy em núp sau một bức tường hoặc một bụi dâu đen, nơi em đã khéo léo lẻn vào để quỳ xuống và cầu nguyện, hay “nghĩ”, như lời em nói, “về Chúa chúng ta, Đấng đang buồn rầu vì quá nhiều tội lỗi”. Nếu tôi hỏi em:
• Phanxicô ơi, tại sao em không nói để chị cùng cầu nguyện với em, và cả Jaxinta nữa?
• Thì em trả lời ‘em thích cầu nguyện một mình, để em có thể nghĩ và an ủi Chúa chúng ta, Đấng đang rất buồn rầu!»
Bạn hãy lắng nghe điều chị Lucia kể về những ngày cuối cùng của Phanxicô, hạnh phúc vì biết chắc được lên thiên đàng:
“Ngày trước khi chết, em nói với tôi:
• Chị thấy đấy! Em đang bệnh rất nặng; Sẽ không lâu nữa trước khi em được lên thiên đàng. Ở trên thiên đàng, chắc chắn em sẽ nhớ chị rất nhiều. Ước chi Đức Mẹ cũng sẽ sớm đưa chị đến đó! – Chị sẽ không còn nhớ em! Cứ tưởng tượng đi! Và chị ở ngay đó với Chúa và Đức Mẹ! Các ngài rất tốt lành!
• Đúng! Có lẽ, chị sẽ không nhớ.
Đêm đó tôi nói lời chia tay với em.
• Tạm biệt, Phanxicô! Nếu em lên Thiên đàng tối nay, đừng quên chị khi em lên đó, em có nghe chị nói không?
• Không, em sẽ không quên. Chị hãy biết chắc như thế.
Rồi, nắm lấy bàn tay phải của tôi, em ôm nó thật lâu, nhìn tôi mà nước mắt lưng tròng.
• Em có muốn thêm điều gì nữa không? - Tôi hỏi em, nước mắt cũng chảy dài trên má.
• Không - em trả lời với giọng thật thấp, khá khắc phục. Khi cảnh tượng trở nên quá cảm động, dì tôi bảo tôi rời khỏi phòng.
• Tạm biệt, Phanxicô nhé! Cho đến khi chúng ta gặp nhau trên thiên đàng, tạm biệt em!
•Tạm biệt chị! Cho đến khi chúng ta gặp nhau trên thiên đàng!
Thiên đàng đã tới gần. Em bay về Thiên đàng vào ngày hôm sau trong vòng tay của Mẹ trên trời. »
Trong một vài tình tiết của Tin Mừng, có những người tới gần Chúa Giêsu tỏ ước muốn được sống đời đời vốn có trong tâm hồn con người. Một số người hỏi Người: “Tôi phải làm gì để đạt được sự sống đời đời?” Câu trả lời nổi bật nhất, vốn lên khuôn cho hai nghìn năm văn minh, là câu mà Người dành cho một thầy dạy Lề Luật: ngoài việc khuyên ông tuân thủ các điều răn, Người kể với ông câu chuyện dụ ngôn về Người Samaritanô nhân lành, một dụ khôn khiến mọi người trở thành hàng xóm của mọi người khác.
Thánh Mátthêu truyền đạt đến chúng ta lời cảnh báo của Chúa Giêsu về nguy cơ chúng ta chọn giải pháp tuyệt đối hóa sự sống trần gian | Mt 6:19-21:
“Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi. Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó”.
Nếu bạn sẵn sàng thực sự chấp nhận mình là người hành hương vào tháng Năm này, bạn sẽ thấy tận đáy lòng mình niềm khao khát thiên đàng, được ngắm nhìn thánh nhan Thiên Chúa mãi mãi. Bạn sẽ nhìn nhận sự chắc chắn này: nhà Cha là chân trời cuối cùng của cuộc hành hương của bạn trên trần gian và bạn sẽ hiểu tỷ lệ hợp tình hợp lý và ý nghĩa của những điều trần thế. Và thậm chí cái chết cũng sẽ cho bạn thấy một khuôn mặt khác, tươi sáng và yên bình hơn.
+”Lạy Chúa, Chúa sống trong tận cùng trái tim con
và Chúa kêu gọi con mở tháng Năm đóng kín này, trở thành một người hành hương bằng trái tim và gặp Chúa ở đó.
Con lặng lẽ chiêm ngưỡng cuộc sống và cái chết của em Phanxicô, người đã vượt qua thế gian này lòng khao khát thiên đàng để được ngắm nhìn thánh nhan Chúa và an ủi trái tim Chúa.
Sự tự do và chính trực quên mình nhờ đó em sống trên trái đất này thực đẹp đẽ xiết bao!
Và đẹp đẽ xiết bao là sự thân mật trong đó em đã lớn lên cùng Chúa hướng tới sự sống vĩnh cửu!
Và đẹp đẽ xiết bao là sự bình an, tin tưởng, tình người hoàn toàn nhất trong đó em đã chết!
Xin Chúa lắng nghe tiếng nói ngạc nhiên và sám hối của con, thầm khao khát cõi vĩnh hằng.
Xin Chúa tha thứ cho con vì con đã lừa dối chính con khi đặt trái tim con vào những kho báu trần gian
vì con đã giải thích sai các ưu tiên của cuộc sống, như cuộc khủng hoảng hiện nay đang phơi bày:
Con phục tùng phù du, không nhận ra giá trị vĩnh cửu.
Xin Chúa đốt lên trong trái tim con, giống như trong trái tim Thánh Phanxicô Marto, niềm khao khát thiên đàng
và ý chí khắc ghi nó trên trái đất, như người Samaritanô nhân lành trong dụ ngôn.
Con là một người hành hương bằng trái tim, giống như Phanxicô, con đang khao khát được ngắm nhìn thánh nhan Chúa trên thiên đàng.
Con muốn đi hành hương bằng trái tim vào trái tim Mẹ Chúa, cũng là Mẹ con, Đức Mẹ Mân côi Fatima.
Trong trái tim Mẹ, Chúa sẽ chờ đợi trái tim con và tháng Năm này, cách xa Nhà nguyện nhỏ,
Con tự làm cho con thành một người hành hương bằng trái tim: Con sẽ theo trái tim của con và trong trái tim vô nhiễm Mẹ, con sẽ lắng nghe nhịp đập xót thương của trái tim Chúa. Amen.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử, Amen
Lạy Mẹ thiên đàng, xin Mẹ lắng nghe những lời khẩn nài của một thế giới đang đối diện với hoạn nạn. Xin Mẹ đáp trả tiếng khóc than của người nghèo và người bệnh, xin Mẹ ban an ủi và hy vọng cho tất cả những người đau khổ, ban sức mạnh và cảm thương cho tất cả những người chăm sóc và làm việc. Xin Mẹ đem lại hòa bình cho thế giới. Trong trái tim vô nhiễm của Mẹ, xin Mẹ trở thành nơi nương tựa và đường đến với Chúa cho tất cả con cái của Mẹ.
Lạy Đức Mẹ Mân côi Fatima, xin Mẹ cầu cho chúng con.
Lạy các thánh Phanxicô và Jaxinta Marto, xin cầu cho chúng con”.
Bạn hãy đặt một ngọn nến thắp sáng ở cửa sổ nhà bạn vào tối hôm nay, hãy để nó trở thành dấu hiệu cho thấy trong nhà bạn có một người hành hương Fatima bằng trái tim. Đức Mẹ chăm sóc bạn trên đường đi. Bạn hãy giữ trong tim bạn niềm khao khát thiên đàng. Hẹn gặp bạn vào ngày mai.
Đức Thánh Cha chia sẻ trong giờ kinh trưa Chúa nhật: Tưởng mình là cái rốn vũ trụ sẽ không đạt được niềm vui
Thanh Quảng sdb
19:36 10/05/2020
Đức Thánh Cha chia sẻ trong giờ kinh trưa Chúa Nhật: 'Tưởng mình là cái rốn vũ trụ sẽ không đạt được niềm vui'
Trong buổi triều yết vào trưa Chúa Chúa Nhật 10/5/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô suy niệm về lời tạ từ của Chúa Giêsu, được đọc trong lễ Chúa Nhật tuần thứ Năm sau lễ Phục sinh.
Đức Thánh Cha đặt ra những vấn nạn: Làm thế nào chúng ta có thể sống cuộc sống mà không quá sợ sệt lo lắng? Làm sao chúng ta có thể chắc chắn được rằng chúng ta đang đi đúng đường đúng hướng?
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Buổi triều yết được phát sóng trực tuyến từ Thư viện Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đọc kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” và mời các tín hữu đừng bao giờ tuyệt vọng, nhưng hãy tin tưởng và phó thác vào Chúa Giêsu, vì Chúa luôn ở bên chúng ta và Chúa sửa soạn cho chúng ta một chỗ trên thiên đàng.
Đức Thánh Cha tập trung bài giáo lý của ngài vào đoạn Tin mừng của Chúa Nhật hôm nay (Ga 14: 1-12), trong đó, chúng ta nghe những tâm tình chia ly của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc cuối cùng trước Cuộc Khổ Nạn, Chúa Giêsu trấn an các môn sinh “Lòng các con chớ rúng động… Hãy tin vào Thầy”.
Chúa cũng đang nói những lời tương tự như vậy với chúng ta, nhưng làm thế nào để trái tim chúng ta không bị chao đảo?
'Hãy tin vào Thầy'
Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa đề ra hai phương thuốc cho người tín hữu chúng ta đó là: Hãy tin vào Thầy.
Chúa biết trong cuộc sống, nỗi lo lắng nhất, nỗi thống khổ nhất phát sinh ra từ cảm giác vô vọng, cô đơn và không có sinh lực để đối diện với các vấn đề… Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chúng ta không thể vượt qua các nỗi thống khổ này một mình, đặc biệt một khi những khó khăn cứ tăng vọt lên…
Vì vậy mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta phải có niềm tin vào Ngài, xác tín rằng Ngài hằng ở bên chúng ta, chúng ta hãy phó thác chính mình cho Ngài.
Trong nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở
Đức Thánh Cha tiếp tục: Phương thuốc thứ hai Chúa chỉ cho chúng ta, các tín hữu của Chúa khi gặp những khó khăn là lời Chúa hứa: Trong nhà Cha Ta có nhiều chỗ… Ta đi chuẩn bị và Ta sẽ trở lại đón các con...
Đây là hứa nước Thiên đàng mà Chúa Giêsu đoan hứa cho mọi người chúng ta. Đức Thánh Cha chỉ cho chúng ta ý thức là chúng ta sống có một mục đích và có một đích điểm để về... Và chúng ta đang chờ về nơi cao quang ấy. Nơi đó chúng ta được tham dự vào đời sống vĩnh cửu, để sống trường sinh trong niềm vui hoan lạc, trong sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa và với những người khác, một nơi không còn nước mắt, oán thù chia rẽ và tranh chấp!...
Ta là Đường
Đức Thánh Cha kết luận những suy tư của mình bằng nêu ra con đường Chúa dậy để ta tiến về Thiên đàng.
Đức Thánh Cha quả quyết chính Chúa Giêsu đã phán: “Ta là đường”, nghĩa là Chúa là con đường dẫn về thiên đàng, chúng ta cần phải sống mối tương quan với Chúa, rập khuôn theo Chúa và bước đi theo Chúa.
Chắc hẳn con đường dẫn các Kitô hữu về Thiên đàng, không phải là những con đường quyền lực, độc đoán của thế gian; ngược lại là con đường Giêsu, con đường yêu thương, khiêm nhu, cầu nguyện, và tin cậy mến...
Con đường đó không tập trung vào chính mình như là cái “rốn của vũ trụ” mà Chúa Giêsu mới là trung tâm của cuộc đời ta.
Ngày Hiền mẫu
Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nhắc nhớ hôm nay là Ngày Hiền Mẫu, Ngài mời gọi tất cả hãy cầu nguyện cho nhưng người mẹ trần thế của chúng ta còn sống cũng như đã qua đời…
Trong buổi triều yết vào trưa Chúa Chúa Nhật 10/5/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô suy niệm về lời tạ từ của Chúa Giêsu, được đọc trong lễ Chúa Nhật tuần thứ Năm sau lễ Phục sinh.
Đức Thánh Cha đặt ra những vấn nạn: Làm thế nào chúng ta có thể sống cuộc sống mà không quá sợ sệt lo lắng? Làm sao chúng ta có thể chắc chắn được rằng chúng ta đang đi đúng đường đúng hướng?
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Buổi triều yết được phát sóng trực tuyến từ Thư viện Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đọc kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” và mời các tín hữu đừng bao giờ tuyệt vọng, nhưng hãy tin tưởng và phó thác vào Chúa Giêsu, vì Chúa luôn ở bên chúng ta và Chúa sửa soạn cho chúng ta một chỗ trên thiên đàng.
Đức Thánh Cha tập trung bài giáo lý của ngài vào đoạn Tin mừng của Chúa Nhật hôm nay (Ga 14: 1-12), trong đó, chúng ta nghe những tâm tình chia ly của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc cuối cùng trước Cuộc Khổ Nạn, Chúa Giêsu trấn an các môn sinh “Lòng các con chớ rúng động… Hãy tin vào Thầy”.
Chúa cũng đang nói những lời tương tự như vậy với chúng ta, nhưng làm thế nào để trái tim chúng ta không bị chao đảo?
'Hãy tin vào Thầy'
Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa đề ra hai phương thuốc cho người tín hữu chúng ta đó là: Hãy tin vào Thầy.
Chúa biết trong cuộc sống, nỗi lo lắng nhất, nỗi thống khổ nhất phát sinh ra từ cảm giác vô vọng, cô đơn và không có sinh lực để đối diện với các vấn đề… Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chúng ta không thể vượt qua các nỗi thống khổ này một mình, đặc biệt một khi những khó khăn cứ tăng vọt lên…
Vì vậy mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta phải có niềm tin vào Ngài, xác tín rằng Ngài hằng ở bên chúng ta, chúng ta hãy phó thác chính mình cho Ngài.
Trong nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở
Đức Thánh Cha tiếp tục: Phương thuốc thứ hai Chúa chỉ cho chúng ta, các tín hữu của Chúa khi gặp những khó khăn là lời Chúa hứa: Trong nhà Cha Ta có nhiều chỗ… Ta đi chuẩn bị và Ta sẽ trở lại đón các con...
Đây là hứa nước Thiên đàng mà Chúa Giêsu đoan hứa cho mọi người chúng ta. Đức Thánh Cha chỉ cho chúng ta ý thức là chúng ta sống có một mục đích và có một đích điểm để về... Và chúng ta đang chờ về nơi cao quang ấy. Nơi đó chúng ta được tham dự vào đời sống vĩnh cửu, để sống trường sinh trong niềm vui hoan lạc, trong sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa và với những người khác, một nơi không còn nước mắt, oán thù chia rẽ và tranh chấp!...
Ta là Đường
Đức Thánh Cha kết luận những suy tư của mình bằng nêu ra con đường Chúa dậy để ta tiến về Thiên đàng.
Đức Thánh Cha quả quyết chính Chúa Giêsu đã phán: “Ta là đường”, nghĩa là Chúa là con đường dẫn về thiên đàng, chúng ta cần phải sống mối tương quan với Chúa, rập khuôn theo Chúa và bước đi theo Chúa.
Chắc hẳn con đường dẫn các Kitô hữu về Thiên đàng, không phải là những con đường quyền lực, độc đoán của thế gian; ngược lại là con đường Giêsu, con đường yêu thương, khiêm nhu, cầu nguyện, và tin cậy mến...
Con đường đó không tập trung vào chính mình như là cái “rốn của vũ trụ” mà Chúa Giêsu mới là trung tâm của cuộc đời ta.
Ngày Hiền mẫu
Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nhắc nhớ hôm nay là Ngày Hiền Mẫu, Ngài mời gọi tất cả hãy cầu nguyện cho nhưng người mẹ trần thế của chúng ta còn sống cũng như đã qua đời…
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hãy Hòa Giải Người Chết Trước Cái Đã Rồi Mới Nói Đến Chuyện Hòa Giải Người Sống
Nguyễn Văn Nghệ
08:32 10/05/2020
Hãy Hòa Giải Người Chết Trước Cái Đã Rồi Mới Nói Đến Chuyện Hòa Giải Người Sống
Lâu nay chúng ta thường nghe “bên thắng cuộc” rêu rao chuyện hòa giải hòa hợp dân tộc. Nhưng đã 45 năm trôi qua công cuộc hòa giải hòa hợp dân tộc cũng chẳng đi tới đâu. Ngay cả người chết còn chưa được hòa giải hòa hợp, huống chi người còn sống.
Mùa thu năm 1997, anh em sinh viên Công Giáo của Viện Đại học Huế tổ chức đi hành hương Linh địa La Vang (Quảng Trị).Ngoài sinh viên Công Giáo còn có nhiều sinh viên không Công Giáo tham gia. Đoàn hành hương được sự hướng dẫn của Linh mục Lê Viết Phục- Dòng Chúa Cứu Thế. Sau khi đoàn hành hương rời La Vang, đoàn đã đến thăm nhà thờ Trí Bưu và tham quan Thành cổ Quảng Trị. Đứng trên Đài Tưởng niệm Thành cổ Quảng Trị, tôi đã đại diện sinh viên giới thiệu ý nghĩa của Đài Tưởng niệm và nhân đó tôi cũng giới thiệu về cuộc chiến khốc liệt tranh giành cứ điểm Thành cổ giữa quân đội giải phóng và quân đội Việt Nam Cộng Hòa vào Mùa Hè năm 1972. Trong Thành cổ và vùng đất xung quanh Thành cổ có biết bao nhiêu chiến sĩ của cả hai bên đã nằm xuống. Tôi cũng giới thiệu thêm là tôi có người anh thứ bốn trong gia đình tên là Nguyễn Hạnh, sinh năm 1949, nhập ngũ ngày 27/01/1972, số quân 69/157.715. Sau khi mãn khóa huấn luyện được thuyên chuyển về Đại đội 3, Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến ngày 28/04/1972 đã hy sinh ngay trong Thành cổ vào ngày 09/10/1972 do bị đạn pháo kích.
Sau khi thuyết minh xong, tôi đề nghị tất cả sinh viên hát một bài hát để cầu cho tất cả các chiến sĩ của cả hai bên sớm được siêu thoát. Thì ngay lúc ấy có một cán bộ quản lý di tích Thành cổ lên tiếng: Không! Ở đây chỉ tưởng nhớ chiến sĩ cách mạng mà thôi!
Tôi liền lên tiếng: Dạ thưa chú! Khi sống còn phân biệt chiến sĩ áo đen (ám chỉ chiến sĩ giải phóng), chiến sĩ áo xanh (ám chỉ chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa)khi đã nằm xuống chẳng còn ai áo đen, áo xanh cả, chỉ còn chiến sĩ “áo trắng” mà thôi. Vậy chúng ta tiếc gì mà không tưởng niệm tất cả hương hồn những chiến sĩ của cả hai bên một lời kinh!
Nghe xong tất cả sinh viên cùng vỗ tay. Sau đó chúng tôi cùng hát một bài hát cầu xin Thiên Chúa thương đến những linh hồn của các chiến sĩ của cả hai bên đã nằm xuống được về cõi vĩnh hằng.
Dưới dòng sông Thạch Hãn cũng có biết bao chiến sĩ của cả hai bên đã nằm lại dưới đáy sông (Cách nhà tôi một nhà có anh Võ Đua, sinh năm 1955, TĐ 6/TQLC đã bỏ mình dưới dòng sông Thạch Hãn năm 1974). Khi tưởng nhớ những người đã nằm xuống dưới lòng sông Thạch Hãn trong chiến tranh, nhà thơ Lê Bá Dương cũng phân biệt rạch ròi: “Đò xuôi Thạch Hãn, ơi chèo nhẹ!/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm”. Nhà thơ Lê Bá Dương chỉ tưởng nhớ đến “bạn tôi” là các chiến sĩ giải phóng mà thôi!
Gần đây, cứ đến ngày 19/01 là ngày tưởng nhớ các tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa với quân Trung Quốc để bảo vệ biển đảo, đã bị những người mất lương tri ngăn cản, phá rối buổi lễ tưởng niệm.
Trong những năm gần đây, nhiều cán bộ cộng sản sống gần khu vực tôi cư trú cũng cúng cô hồn chiến sĩ. Khi thắp nhang họ đã vái như sau: “Xin mời các bác “địch” thì ra, mời các bác “ta” thì vào”.
Người Việt luôn có truyền thống bao dung, vị tha. Đối với người chết thì “nghĩa tử, nghĩa tận”; “tử giả biệt luận”, cho nên dù ở chiến tuyến nào, dù chết cách nào đi nữa, mọi người đều mong muốn những người đã khuất đều “nhứt thiết siêu thăng thượng đài” (Văn tế thập loại chúng sinh- Nguyễn Du).
Với người cộng sản, mang nặng tư tưởng đấu tranh giai cấp cho nên với người chết, họ cũng chia ra chiến tuyến: địch- ta.
Người chết mà còn chưa được hòa giải hòa hợp thì nói chi đến người còn sống!
Nguyễn Văn Nghệ
Diên Khánh- Khánh Hòa
Lâu nay chúng ta thường nghe “bên thắng cuộc” rêu rao chuyện hòa giải hòa hợp dân tộc. Nhưng đã 45 năm trôi qua công cuộc hòa giải hòa hợp dân tộc cũng chẳng đi tới đâu. Ngay cả người chết còn chưa được hòa giải hòa hợp, huống chi người còn sống.
Sau khi thuyết minh xong, tôi đề nghị tất cả sinh viên hát một bài hát để cầu cho tất cả các chiến sĩ của cả hai bên sớm được siêu thoát. Thì ngay lúc ấy có một cán bộ quản lý di tích Thành cổ lên tiếng: Không! Ở đây chỉ tưởng nhớ chiến sĩ cách mạng mà thôi!
Tôi liền lên tiếng: Dạ thưa chú! Khi sống còn phân biệt chiến sĩ áo đen (ám chỉ chiến sĩ giải phóng), chiến sĩ áo xanh (ám chỉ chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa)khi đã nằm xuống chẳng còn ai áo đen, áo xanh cả, chỉ còn chiến sĩ “áo trắng” mà thôi. Vậy chúng ta tiếc gì mà không tưởng niệm tất cả hương hồn những chiến sĩ của cả hai bên một lời kinh!
Nghe xong tất cả sinh viên cùng vỗ tay. Sau đó chúng tôi cùng hát một bài hát cầu xin Thiên Chúa thương đến những linh hồn của các chiến sĩ của cả hai bên đã nằm xuống được về cõi vĩnh hằng.
Dưới dòng sông Thạch Hãn cũng có biết bao chiến sĩ của cả hai bên đã nằm lại dưới đáy sông (Cách nhà tôi một nhà có anh Võ Đua, sinh năm 1955, TĐ 6/TQLC đã bỏ mình dưới dòng sông Thạch Hãn năm 1974). Khi tưởng nhớ những người đã nằm xuống dưới lòng sông Thạch Hãn trong chiến tranh, nhà thơ Lê Bá Dương cũng phân biệt rạch ròi: “Đò xuôi Thạch Hãn, ơi chèo nhẹ!/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm”. Nhà thơ Lê Bá Dương chỉ tưởng nhớ đến “bạn tôi” là các chiến sĩ giải phóng mà thôi!
Gần đây, cứ đến ngày 19/01 là ngày tưởng nhớ các tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa với quân Trung Quốc để bảo vệ biển đảo, đã bị những người mất lương tri ngăn cản, phá rối buổi lễ tưởng niệm.
Trong những năm gần đây, nhiều cán bộ cộng sản sống gần khu vực tôi cư trú cũng cúng cô hồn chiến sĩ. Khi thắp nhang họ đã vái như sau: “Xin mời các bác “địch” thì ra, mời các bác “ta” thì vào”.
Người Việt luôn có truyền thống bao dung, vị tha. Đối với người chết thì “nghĩa tử, nghĩa tận”; “tử giả biệt luận”, cho nên dù ở chiến tuyến nào, dù chết cách nào đi nữa, mọi người đều mong muốn những người đã khuất đều “nhứt thiết siêu thăng thượng đài” (Văn tế thập loại chúng sinh- Nguyễn Du).
Với người cộng sản, mang nặng tư tưởng đấu tranh giai cấp cho nên với người chết, họ cũng chia ra chiến tuyến: địch- ta.
Người chết mà còn chưa được hòa giải hòa hợp thì nói chi đến người còn sống!
Nguyễn Văn Nghệ
Diên Khánh- Khánh Hòa
Tài Liệu - Sưu Khảo
Các Đại Học Mỹ phải chấm dứt bao che cho đảng cộng sản Trung Quốc
Emily Nguyễn
16:33 10/05/2020
Trên tờ National Review số ra ngày 6 tháng Năm, hai giáo sư R. Richard Geddes và Barry Strauss có bài nhận định về sự thâm nhập và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong các đại học Mỹ.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
American Universities Must Stop Covering for the Chinese Communist Party
R. Richard Geddes và Barry Strauss
Các Đại Học Mỹ phải chấm dứt bao che cho đảng cộng sản Trung Quốc
Trước mức độ đánh lạc hướng và thụ động của nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc mà nhiều người đã bàn luận trong đại dịch này, câu hỏi đáng được nêu ra là cuộc khủng hoảng COVID-19 có liên quan như thế nào với chủ nghĩa cộng sản và ý thức hệ Mác – Lênin, là nền tảng của nó.
Phần lớn nền giáo dục đại học Hoa Kỳ ngày nay, hoàn toàn chẳng đề cập đến một chút nào trong các tường thuật chính mạch. Một thành kiến cánh tả được ghi nhận rõ ràng trong các trường đại học và cao đẳng, đặc biệt là ở những người tự coi mình là thành phần tinh anh của xã hội, đang đào tạo ra những sinh viên được trang bị một cách nghèo nàn trong việc nhận biết những hành vi như thế của cộng sản. Để thấy vấn đề bao quát hơn, cần lưu ý rằng môn lịch sử đóng một vai trò nhỏ hơn trong hệ thống giáo dục trung học so với trước đây, và môn công dân giáo dục đã biến mất.
Ngày nay trong giới hàn lâm, người ta có nhiều khả năng được nghe về sự cướp đoạt của chủ nghĩa tư bản hơn là sự tàn phá của chủ nghĩa cộng sản. Việc tự hào xưng mình là người Marxist đã trở thành xu hướng từ lâu. Một cuộc thăm dò gần đây kết luận rằng mười người Mỹ thì có 4 người ủng hộ một thứ xã hội chủ nghĩa hay các chính sách xã hội nào đó. Một cuộc thăm dò khác kết luận rằng 1/3 thiếu niên thiên niên kỷ mới này ủng hộ chủ nghĩa cộng sản. Một cuộc thăm dò ý kiến năm 2016 cho thấy Karl Marx rất có khả năng được đưa vào sách giáo khoa trong các lớp học của những trường đại học Hoa Kỳ hơn là Adam Smith.
Dường như không có lịch sử về thất bại kinh tế, không có nhà tù và trại lao động cưỡng bức, chiến tranh xâm lược, không có sự lật đổ nào có thể xâm nhập vào cơ cấu đang thịnh hành của hệ thống giáo dục Đại Học Hoa Kỳ. Dường như không có gì có thể làm lung lay một niềm tin cứng cỏi hoặc một sự mù quáng vô tâm như vậy. Ngày nay, quang cảnh bao quát trong các trường đại học là sự lan rộng toàn cầu của COVID-19 không gì khác hơn là một sự kiện tự nhiên đáng tiếc, chứ không phải do sự đàn áp, tham nhũng, và nói dối thẳng thừng của chế độ Trung Quốc. Không ai bị đổ lỗi, và chắc chắn cũng không đổ lỗi được bất kỳ hệ tư tưởng chính trị cụ thể nào. Hoặc nếu có một ý thức hệ nào bị đổ lỗi, thì đó không phải là chủ nghĩa cộng sản. Giáo sư đã về hưu của MIT là Noam Chomsky đã đổ lỗi cho đại dịch về sự thất bại của chủ nghĩa tư bản.
Hành vi gần đây của Trung Quốc thật đáng ghê tởm. Các bác sĩ Trung Quốc đã xác định việc lây lan từ người sang người sớm nhất là vào giữa tháng 12 năm 2019. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc cứ tiếp tục phủ nhận không hề có sự truyền bệnh như vậy trong nhiều tuần lễ. Tình báo Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc che giấu mức độ bùng phát và không thông báo đầy đủ số lượng các trường hợp lây nhiễm và số thương vong. Họ đã không cách ly Vũ Hán cho đến tận 23 tháng Giêng, sau khi hàng triệu người đã đến Trung Quốc để dự lễ đón Tết Nguyên đán và toả đi khắp nơi trên toàn cầu.
Theo tờ New York Times, kể từ ngày 1 tháng Giêng, đã có 430,000 người vào Hoa Kỳ thông qua các chuyến bay trực tiếp từ Trung Quốc,. Đó chỉ là nước Mỹ. Ảnh hưởng trên toàn cầu thật thảm khốc: Các khoa học gia trong một nghiên cứu gần đây đã khám phá ra rằng các trường hợp coronavirus có thể đã giảm 95% nếu Trung Quốc đã có phản ứng sớm hơn ba tuần.
Làm thế nào nhà chức trách Trung Quốc có thể hành động vô trách nhiệm, và khinh thường sự an khang của kẻ khác đến như vậy? Câu trả lời là Trung Quốc vẫn còn là một chế độ cộng sản chuyên chế, nơi người dân Trung Quốc cũng nằm trong số những nạn nhân khốn khổ nhất của họ. Toàn nhân loại hiện đang phải trả giá. Một số chính phủ dân chủ có thể đã bị che mắt và xử sự sai lầm trong phản ứng ban đầu của mình đối với virus. Đúng vậy, nhiều chính phủ dân chủ quả thật có làm điều đó. Tuy nhiên, những người tố giác, trình báo chính xác và gây xôn xao dư luận đã nhanh chóng buộc phải có sự thay đổi. Nó lại không được như vậy dưới chế độ Cộng sản, nơi những người tố giác biến mất một cách bí ẩn.
Trung Quốc rất tàn nhẫn trong nhiệm vụ đánh cắp nghiên cứu, kiểm soát thông tin và giành được sự chấp thuận. họ đã phân phối các ngân quỹ có mục tiêu cho các học giả được lựa chọn một cách có chiến lược trong các trường đại học Mỹ (như đã thấy trong các cáo buộc năm nay tại Đại học Harvard và Đại học Florida), đã thành lập Viện Khổng Tử trong các khuôn viên đại học để truyền bá tư tưởng Marxist, và tham gia vào một chiến dịch tuyên truyền toàn cầu - một cách tinh vi, với nỗ lực dựa trên dữ liệu, được hỗ trợ bởi một cuộc tấn công bằng truyền thông xã hội khổng lồ - để thể hiện mình là một đấng cứu tinh trên toàn thế giới, chứ không phải là một nhà nước có rất nhiều điều phải giải thích.
Việc tố cáo chủ nghĩa cộng sản được nhường cho những người bị giới tinh hoa và hàn lâm xem là không khôn khéo, lạc hậu hoặc thậm chí là phân biệt chủng tộc. Việc chỉ trích chế độ cộng sản Trung Quốc không nên bị xem là sự chỉ trích người dân, và chủ nghĩa cộng sản không nên được quyền làm tới chỉ vì mọi người sợ bị gọi là kẻ phân biệt chủng tộc.
Mặc dù chế độ Trung Quốc đã được một số người tín nhiệm vì đã đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo, uy tín ấy thuộc về chính người dân Trung Quốc, những người đã dám nghĩ dám làm và siêng năng. Chế độ này chỉ đơn thuần thoát ra khỏi mấy thập niên của các kế hoạch kinh tế xã hội đầy thảm hại. Sự áp bức vẫn còn tồn tại, đặc biệt đối với những người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, những người đấu tranh bảo vệ quyền tự do dân sự ở Hồng Kông và những người trung ngôn khắp nơi ở Trung Quốc.
Mặc dù những hành động ác độc của chế độ Trung Quốc đôi khi bị các giáo sư và ban giám đốc các đại học lên án, nhưng thường thì những đường giây liên kết đến hệ tư tưởng hỗ trợ những hành động này lại bị bỏ qua. Nhiều học giả vẫn bỏ qua mối liên hệ này.
Đã đến lúc các nhà giáo dục đại học và sinh viên của họ phải thảo luận một cách cởi mở về những sai lầm của chủ nghĩa Marx trong thực tiễn và những thiệt hại to lớn mà nó đã gây ra. Chúng ta cần một cuộc tranh luận không có giới hạn, tự do và cởi mở về những giá trị so sánh của chủ nghĩa cộng sản đối với chủ nghĩa tư bản. Nếu không là bây giờ thì đến khi nào?
Nếu sau một cuộc tranh luận như vậy mà sinh viên Mỹ sau khi rời bỏ trường đại học trở nên đối nghịch với chủ nghĩa tư bản, thì cứ cho là như vậy. Nhưng đừng bao giờ để họ đạt đến kết luận đó mà không nghiên cứu trước về thực tế chết người của những gì cộng sản đã tạo ra cho toàn nhân loại.
R. Richard Geddes là giáo sư thỉnh giảng tại Viện American Enterprise Ins. Ông cũng là giáo sư môn phân tích chính sách và quản lý tại Đại học Cornell, nơi Barry Strauss là giáo sư Lịch sử và Edith M. Bowmar là giáo sư môn Khoa học Nhân Văn
Source:National ReviewAmerican Universities Must Stop Covering for the Chinese Communist Party
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
American Universities Must Stop Covering for the Chinese Communist Party
R. Richard Geddes và Barry Strauss
Các Đại Học Mỹ phải chấm dứt bao che cho đảng cộng sản Trung Quốc
Trước mức độ đánh lạc hướng và thụ động của nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc mà nhiều người đã bàn luận trong đại dịch này, câu hỏi đáng được nêu ra là cuộc khủng hoảng COVID-19 có liên quan như thế nào với chủ nghĩa cộng sản và ý thức hệ Mác – Lênin, là nền tảng của nó.
Phần lớn nền giáo dục đại học Hoa Kỳ ngày nay, hoàn toàn chẳng đề cập đến một chút nào trong các tường thuật chính mạch. Một thành kiến cánh tả được ghi nhận rõ ràng trong các trường đại học và cao đẳng, đặc biệt là ở những người tự coi mình là thành phần tinh anh của xã hội, đang đào tạo ra những sinh viên được trang bị một cách nghèo nàn trong việc nhận biết những hành vi như thế của cộng sản. Để thấy vấn đề bao quát hơn, cần lưu ý rằng môn lịch sử đóng một vai trò nhỏ hơn trong hệ thống giáo dục trung học so với trước đây, và môn công dân giáo dục đã biến mất.
Ngày nay trong giới hàn lâm, người ta có nhiều khả năng được nghe về sự cướp đoạt của chủ nghĩa tư bản hơn là sự tàn phá của chủ nghĩa cộng sản. Việc tự hào xưng mình là người Marxist đã trở thành xu hướng từ lâu. Một cuộc thăm dò gần đây kết luận rằng mười người Mỹ thì có 4 người ủng hộ một thứ xã hội chủ nghĩa hay các chính sách xã hội nào đó. Một cuộc thăm dò khác kết luận rằng 1/3 thiếu niên thiên niên kỷ mới này ủng hộ chủ nghĩa cộng sản. Một cuộc thăm dò ý kiến năm 2016 cho thấy Karl Marx rất có khả năng được đưa vào sách giáo khoa trong các lớp học của những trường đại học Hoa Kỳ hơn là Adam Smith.
Dường như không có lịch sử về thất bại kinh tế, không có nhà tù và trại lao động cưỡng bức, chiến tranh xâm lược, không có sự lật đổ nào có thể xâm nhập vào cơ cấu đang thịnh hành của hệ thống giáo dục Đại Học Hoa Kỳ. Dường như không có gì có thể làm lung lay một niềm tin cứng cỏi hoặc một sự mù quáng vô tâm như vậy. Ngày nay, quang cảnh bao quát trong các trường đại học là sự lan rộng toàn cầu của COVID-19 không gì khác hơn là một sự kiện tự nhiên đáng tiếc, chứ không phải do sự đàn áp, tham nhũng, và nói dối thẳng thừng của chế độ Trung Quốc. Không ai bị đổ lỗi, và chắc chắn cũng không đổ lỗi được bất kỳ hệ tư tưởng chính trị cụ thể nào. Hoặc nếu có một ý thức hệ nào bị đổ lỗi, thì đó không phải là chủ nghĩa cộng sản. Giáo sư đã về hưu của MIT là Noam Chomsky đã đổ lỗi cho đại dịch về sự thất bại của chủ nghĩa tư bản.
Hành vi gần đây của Trung Quốc thật đáng ghê tởm. Các bác sĩ Trung Quốc đã xác định việc lây lan từ người sang người sớm nhất là vào giữa tháng 12 năm 2019. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc cứ tiếp tục phủ nhận không hề có sự truyền bệnh như vậy trong nhiều tuần lễ. Tình báo Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc che giấu mức độ bùng phát và không thông báo đầy đủ số lượng các trường hợp lây nhiễm và số thương vong. Họ đã không cách ly Vũ Hán cho đến tận 23 tháng Giêng, sau khi hàng triệu người đã đến Trung Quốc để dự lễ đón Tết Nguyên đán và toả đi khắp nơi trên toàn cầu.
Theo tờ New York Times, kể từ ngày 1 tháng Giêng, đã có 430,000 người vào Hoa Kỳ thông qua các chuyến bay trực tiếp từ Trung Quốc,. Đó chỉ là nước Mỹ. Ảnh hưởng trên toàn cầu thật thảm khốc: Các khoa học gia trong một nghiên cứu gần đây đã khám phá ra rằng các trường hợp coronavirus có thể đã giảm 95% nếu Trung Quốc đã có phản ứng sớm hơn ba tuần.
Làm thế nào nhà chức trách Trung Quốc có thể hành động vô trách nhiệm, và khinh thường sự an khang của kẻ khác đến như vậy? Câu trả lời là Trung Quốc vẫn còn là một chế độ cộng sản chuyên chế, nơi người dân Trung Quốc cũng nằm trong số những nạn nhân khốn khổ nhất của họ. Toàn nhân loại hiện đang phải trả giá. Một số chính phủ dân chủ có thể đã bị che mắt và xử sự sai lầm trong phản ứng ban đầu của mình đối với virus. Đúng vậy, nhiều chính phủ dân chủ quả thật có làm điều đó. Tuy nhiên, những người tố giác, trình báo chính xác và gây xôn xao dư luận đã nhanh chóng buộc phải có sự thay đổi. Nó lại không được như vậy dưới chế độ Cộng sản, nơi những người tố giác biến mất một cách bí ẩn.
Trung Quốc rất tàn nhẫn trong nhiệm vụ đánh cắp nghiên cứu, kiểm soát thông tin và giành được sự chấp thuận. họ đã phân phối các ngân quỹ có mục tiêu cho các học giả được lựa chọn một cách có chiến lược trong các trường đại học Mỹ (như đã thấy trong các cáo buộc năm nay tại Đại học Harvard và Đại học Florida), đã thành lập Viện Khổng Tử trong các khuôn viên đại học để truyền bá tư tưởng Marxist, và tham gia vào một chiến dịch tuyên truyền toàn cầu - một cách tinh vi, với nỗ lực dựa trên dữ liệu, được hỗ trợ bởi một cuộc tấn công bằng truyền thông xã hội khổng lồ - để thể hiện mình là một đấng cứu tinh trên toàn thế giới, chứ không phải là một nhà nước có rất nhiều điều phải giải thích.
Việc tố cáo chủ nghĩa cộng sản được nhường cho những người bị giới tinh hoa và hàn lâm xem là không khôn khéo, lạc hậu hoặc thậm chí là phân biệt chủng tộc. Việc chỉ trích chế độ cộng sản Trung Quốc không nên bị xem là sự chỉ trích người dân, và chủ nghĩa cộng sản không nên được quyền làm tới chỉ vì mọi người sợ bị gọi là kẻ phân biệt chủng tộc.
Mặc dù chế độ Trung Quốc đã được một số người tín nhiệm vì đã đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo, uy tín ấy thuộc về chính người dân Trung Quốc, những người đã dám nghĩ dám làm và siêng năng. Chế độ này chỉ đơn thuần thoát ra khỏi mấy thập niên của các kế hoạch kinh tế xã hội đầy thảm hại. Sự áp bức vẫn còn tồn tại, đặc biệt đối với những người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, những người đấu tranh bảo vệ quyền tự do dân sự ở Hồng Kông và những người trung ngôn khắp nơi ở Trung Quốc.
Mặc dù những hành động ác độc của chế độ Trung Quốc đôi khi bị các giáo sư và ban giám đốc các đại học lên án, nhưng thường thì những đường giây liên kết đến hệ tư tưởng hỗ trợ những hành động này lại bị bỏ qua. Nhiều học giả vẫn bỏ qua mối liên hệ này.
Đã đến lúc các nhà giáo dục đại học và sinh viên của họ phải thảo luận một cách cởi mở về những sai lầm của chủ nghĩa Marx trong thực tiễn và những thiệt hại to lớn mà nó đã gây ra. Chúng ta cần một cuộc tranh luận không có giới hạn, tự do và cởi mở về những giá trị so sánh của chủ nghĩa cộng sản đối với chủ nghĩa tư bản. Nếu không là bây giờ thì đến khi nào?
Nếu sau một cuộc tranh luận như vậy mà sinh viên Mỹ sau khi rời bỏ trường đại học trở nên đối nghịch với chủ nghĩa tư bản, thì cứ cho là như vậy. Nhưng đừng bao giờ để họ đạt đến kết luận đó mà không nghiên cứu trước về thực tế chết người của những gì cộng sản đã tạo ra cho toàn nhân loại.
R. Richard Geddes là giáo sư thỉnh giảng tại Viện American Enterprise Ins. Ông cũng là giáo sư môn phân tích chính sách và quản lý tại Đại học Cornell, nơi Barry Strauss là giáo sư Lịch sử và Edith M. Bowmar là giáo sư môn Khoa học Nhân Văn
Source:National Review
VietCatholic TV
67 Giám Mục Brazil lên tiếng: Thương vong vì coronavirus quá kinh hoàng, hệ thống y tế sụp đổ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:50 10/05/2020
1. 67 Giám Mục Brazil lên tiếng: Thương vong vì coronavirus quá kinh hoàng, hệ thống y tế sụp đổ
Tính cho đến sáng Chúa Nhật 10 tháng Năm, tử vong toàn thế giới đã lên đến 279,467 người, trong số 4,084,372 trường hợp nhiễm coronavirus.
Tại Ba Tây, hay còn gọi là Barzil, theo các con số chính thức do chính quyền đưa ra, tử vong đã lên đến 10,106 người, trong số 148,931 trường hợp nhiễm coronavirus.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố vừa được thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc công bố, 65 Giám Mục và 2 vị Giám Quản Tông Tòa cho biết thương vong vì coronavirus thực sự rất quá kinh hoàng, vượt xa con số được chính quyền báo cáo vì hệ thống y tế đã sụp đổ, nhiều người chết tại nhà vì không còn chỗ trong bệnh viện.
Tuyên bố của các Giám Mục cho biết như sau:
“Chúng tôi, các Giám mục trong vùng Amazon, trước sự lây lan không thể kiểm soát của Covid 19 ở Brazil, đặc biệt là ở Amazon, bày tỏ mối quan ngại sâu xa của chúng tôi và yêu cầu sự quan tâm lớn hơn từ chính phủ liên bang và tiểu bang đối với căn bệnh này, đang lan rộng càng lúc càng khốc liệt trong khu vực này.”
Bản tuyên bố của các Giám Mục có tựa đề: “Tuyên bố của các Giám Mục Brazil trong vùng Amazon về tình hình của các dân tộc và các khu rừng trong thời đại dịch Covid-19” được ký bởi 65 Giám mục và 2 vị Giám Quản Tông Tòa của sáu vùng thuộc Hội đồng Giám mục Brazil, gọi tắt là CNBB, cũng như của Chủ tịch Ủy ban Giám mục đặc biệt về vùng Amazon, là Đức Hồng Y Claudio Hummes.
Các vị Giám Mục nói tiếp rằng:
“Người dân Amazon cần sự quan tâm đặc biệt từ chính quyền để cuộc sống của họ không bị xâm phạm thêm. Tỷ lệ tử vong tại đây là một trong những mức cao nhất trong cả nước, và xã hội đã chứng kiến sự sụp đổ của các hệ thống y tế tại các thành phố lớn như Manaus và Belém. Các số liệu thống kê được cung cấp bởi các phương tiện truyền thông không tương ứng với thực tế. Nhiều người có triệu chứng rõ ràng của bệnh chết tại nhà mà không được chăm sóc y tế và không thể nào đến được bệnh viện”.
Do đó, các Giám mục nhắc lại trách nhiệm của các cơ quan công quyền trong việc hỗ trợ các khu vực dễ bị tổn thương nhất của dân chúng: người bản địa, người quilombola và các cộng đồng truyền thống khác trong các khu rừng nơi có nguy cơ rất cao vì thiếu các điều kiện y tế.
“Các số liệu thật đáng báo động trong các khu vực có tỷ lệ bệnh viện thấp nhất trong cả nước”.
Ngoài dân số sống trong rừng, những người sống ở vùng ngoại ô đô thị cũng phải đối mặt với đại dịch, và điều kiện sống của họ càng trở nên tồi tệ hơn do thiếu vệ sinh cơ bản, nhà ở đàng hoàng, thực phẩm và việc làm.
“Họ là người di cư, người tị nạn, người bản địa đô thị, công nhân công nghiệp, người giúp việc gia đình, những người sống bằng các công việc phi chính thức và không có bảo hiểm sức khỏe. Nghĩa vụ của Nhà nước là bảo đảm các quyền được quy định trong hiến pháp liên bang bằng cách đưa ra các điều kiện tối thiểu để họ có thể vượt qua thời điểm nghiêm trọng này”.
Tài liệu tố cáo rằng việc khai thác và phá rừng đã gia tăng đáng báo động trong những năm gần đây, được tạo điều kiện bằng việc nới lỏng các cuộc thanh tra do tình hình dịch bệnh, cũng như “bởi các bài phát biểu chính trị vẫn đang diễn ra của chính phủ liên bang nhằm chống lại việc bảo vệ môi trường và các khu vực bản địa, là điều đã được Hiến pháp Liên bang bảo vệ (232 và 232)”.
Các Giám mục cảnh báo rằng: “Với việc Amazon ngày càng bị tàn phá, các đại dịch tiếp theo sắp đến, có thể còn tệ hơn những gì chúng ta đang trải qua”.
Một nguyên nhân khác gây lo ngại là sự gia tăng bạo lực ở nông thôn, tăng 23% so với năm 2018. Năm 2019, theo dữ liệu từ báo cáo “Xung đột trên cánh đồng Brazil 2019” của Ủy ban Mục vụ Đất đai, 84% các vụ giết người trên toàn quốc, và 73% các vụ ám sát đã diễn ra ở Amazon.
Các Giám mục của Amazon Brazil kết luận lưu ý bằng cách thúc giục Giáo hội và toàn xã hội phải có các biện pháp khẩn cấp về các vấn đề như tăng cường các chính sách công cộng, đặc biệt là Hệ thống Y tế; bác bỏ các bài phát biểu nhằm làm mất uy tín các chiến lược khoa học; áp dụng các biện pháp hạn chế đối với sự xâm nhập của người dân vào tất cả các vùng lãnh thổ bản địa, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm coronavirus cho người bản địa; thực hiện các thử nghiệm trên người dân bản địa để áp dụng các biện pháp cách ly cần thiết; cung cấp các thiết bị bảo vệ cá nhân, với số lượng đầy đủ và với các hướng dẫn chính xác để sử dụng; bảo vệ các nhân viên y tế làm việc trên mặt trận y tế; bảo đảm an ninh lương thực cho người dân bản địa và dân cư truyền thống ở Amazon; tăng cường các biện pháp kiểm tra chống phá rừng và khai thác; bảo đảm sự tham gia của xã hội dân sự, các phong trào xã hội và đại diện của các cộng đồng truyền thống trong các không gian cho các cuộc thảo luận chính trị.
Source:Fides
Thánh lễ tại Santa Marta Chúa Nhật 10 tháng 5: Đức Thánh Cha cho Âu châu ngày càng hiệp nhất hơn trong tình huynh đệ
Lúc 7 sáng thứ Năm 10 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Ngày 9 tháng Năm, 1985, Liên Hiệp Âu Châu đã chọn ngày 9 tháng Năm hàng năm là ngày Âu Châu. Trong khi đó, ngày 10 tháng Năm được xem là ngày chấm dứt thế giới chiến tranh lần thứ hai trên lục địa này. Do đó, trong thánh lễ, Đức Thánh Cha cầu nguyện cách riêng cho Âu Châu để lục địa này có thể phát triển một cách hiệp nhất trong sự đa dạng của nó.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Trong hai ngày qua, đã có hai lễ kỷ niệm: kỷ niệm 70 năm Tuyên bố Robert Schuman, khởi đầu Liên minh Âu châu, và tiếp theo là kỷ niệm kết thúc chiến tranh. Hôm nay chúng ta cầu xin Chúa cho Âu châu ngày càng hiệp nhất hơn trong tình huynh đệ, để tất cả các dân tộc có thể phát triển trong sự hiệp nhất mà vẫn giữ được sự đa dạng.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong ngày (Ga 14: 1-12), trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ “Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm những việc Thầy đã làm. Người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn, vì Thầy về với Cha.”
Phúc Âm: Ga 14, 1-12
“Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, nếu không, Thầy đã nói với các con rồi; Thầy đi để dọn chỗ cho các con. Và khi Thầy đã ra đi và dọn chỗ cho các con rồi, Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó. Thầy đi đâu, các con đã biết đường rồi”. Ông Tôma thưa Người rằng: “Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi?” Chúa Giêsu đáp: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy. Nếu các con biết Thầy, thì cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ các con biết và đã xem thấy Người”. Philipphê thưa: “Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha, và như thế là đủ cho chúng con”. Chúa Giêsu nói cùng ông rằng: “Thầy ở với các con bấy lâu rồi, thế mà con chưa biết Thầy ư, Philipphê? Ai thấy Thầy là xem thấy Cha, sao con lại nói “Xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha”? Con không tin rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy ư? Những điều Thầy nói với các con, không phải tự mình mà nói, nhưng chính Cha ở trong Thầy, Ngài làm mọi việc. Các con hãy tin rằng Thầy ở trong Cha, và Cha ở trong Thầy. Ít ra các con hãy tin vì các việc Thầy đã làm. Thật, Thầy bảo thật các con: Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm những việc Thầy đã làm. Người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn, vì Thầy về với Cha”.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta có thể nói đoạn văn này từ Phúc Âm Thánh Gioan cho chúng ta biết con đường tiếp cận với Chúa Cha. Chúa Cha luôn luôn hiện diện trong cuộc đời Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu cho chúng ta biết Chúa Cha quan tâm chăm sóc chúng ta và các tạo vật của Ngài. Và khi các môn đệ xin Ngài dạy cách cầu nguyện, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ Ngài kinh “Lạy Cha”. Chúa Giêsu luôn luôn quy hướng về Chúa Cha và trong bước này Ngài rất mạnh mẽ như thể Ngài đang mở cửa của quyền năng của lời cầu nguyện “Thầy ở trong Cha, và Cha ở trong Thầy. Ngài làm mọi việc.”
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến vai trò cầu thay nguyện giúp của Chúa Giêsu trước mặt Chúa Cha như được mô tả trong bài Tin Mừng (Ga 14: 1-12). Sau đó, Đức Thánh Cha tập trung vào những gì Thánh Phêrô mô tả về vai trò của các Tông đồ (Công vụ 6: 1-7). Điều này áp dụng cho vai trò của Người kế vị các Tông đồ, các Giám mục. Nhiệm vụ đầu tiên của các ngài, là cầu nguyện, sau đó là loan báo Lời Chúa.
Phần đầu tiên trong chương 14 Phúc Âm theo Thánh Gioan mô tả vai trò cầu thay nguyện giúp cho chúng ta của Chúa Giêsu trước mặt Chúa Cha. Nhiều lần Chúa Giêsu đã nói về việc Chúa Cha chăm sóc chúng ta. Chúa Giêsu mô tả Chúa Cha là Đấng chăm sóc chúng ta giống như Ngài chăm sóc những con chim trời và hoa huệ ngoài đồng.
Đức Thánh Cha đã nhắc lại rằng cầu nguyện cũng đòi hỏi sự can đảm và sự táo bạo cần thiết như khi rao giảng Tin Mừng. Ápraham và Môisê đưa ra các tấm gương cho chúng ta. Cả hai đã “đàm phán” với Chúa. Ápraham đã dám trả giá với Chúa khi Chúa nói với ông về những gì sẽ xảy ra với dân trong hai thành Sôđôm và Gômôrơ (x Sáng thế ký 18: 16-33), và Môise cũng đã từng thương lượng với Chúa khi Chúa muốn tiêu diệt dân Ngài và biến Môise thành nhà lãnh đạo của một quốc gia khác (xem Xh 32: 7-14).
Đức Thánh Cha sau đó đã chuyển chú ý sang Bài đọc đầu tiên, trong đó Thánh Phêrô được linh hứng để tạo ra một dịch vụ mới trong Giáo hội sau khi những người cải đạo nói tiếng Hy Lạp phàn nàn rằng các góa phụ của họ bị bỏ rơi. “Các môn đệ đã không có thời gian cho tất cả những điều này và Thánh Phêrô, được Thánh Thần Chúa soi sáng để, có thể nói là, ‘phát minh ra chức phó tế.
Điều này giải quyết được tình hình. Những người có nhu cầu có thể được chăm sóc tốt và, như Thánh Phêrô nói, các môn đệ có thể chuyên chăm cầu nguyện và rao giảng Lời Chúa.
Phân tích thêm về cuộc sống của cộng đoàn tiên khởi, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng nhiệm vụ chính của một giám mục là cầu nguyện. Vị Giám Mục phải “là người đầu tiên đến với Chúa Cha, với sự tự tin, táo bạo, mà Chúa Giêsu đã đề cập đến để vận động thay cho dân mình.”
“Nếu có những thứ khác lấy đi không gian để cầu nguyện thì có điều đó gì không đúng”. Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng chính Chúa là Đấng làm mọi sự, chúng ta làm rất ít. Chúa làm những việc trong Giáo hội của Ngài. Do đó, “chính lời cầu nguyện là điều làm cho Giáo hội tiến bộ.”
Thực tế này là như vậy bởi vì Chúa Giêsu đứng trước Cha và đã hứa rằng bất cứ điều gì anh em kêu cầu nhân danh Thầy, Thầy sẽ làm, để danh Cha được tôn vinh.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Giáo Hội tiến lên trong lời cầu nguyện can đảm, bởi vì Giáo Hội biết rằng nếu không có sự tiếp cận này với Chúa Cha, Giáo Hội không thể sống được.”
Source:Vatican News
Khúc quanh mới ba năm sau khi Đức Thánh Cha ra tối hậu thư cho các linh mục Ahiara, Nigeria
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:09 10/05/2020
1. Hồi kết của vụ đại nghịch bất đạo nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội tại Nigeria
Một Giám Mục người Nigeria đã bị cản trở không thể tiếp nhận Giáo phận Ahiara trong nhiều năm qua, cuối cùng đã được bổ nhiệm làm Giám mục của Ekwulobia, hy vọng chấm dứt một cuộc khủng hoảng làm rung chuyển Giáo hội tại quốc gia đông dân nhất châu Phi.
Đức Cha Peter Ebere Okpaleke đã được Đức Giáo Hoàng Đức Bênêđíctô XVI bổ nhiệm làm Giám Mục Ahiara vào năm 2012, nhưng một nhóm linh mục và giáo dân đã quyết liệt chống lại việc bổ nhiệm này, chỉ vì ngài thuộc về một nhóm sắc tộc khác với họ, dẫn đến một tình trạng tiến thoái lưỡng nan kéo dài nhiều năm khiến ngài không thể tiếp nhận giáo phận.
Hôm 29 tháng Tư vừa qua, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập Giáo phận Ekwulobia mới tinh từ lãnh thổ của giáo phận Awka. Ngày 3 tháng Năm, Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố tiếp một quyết định thứ hai là bổ nhiệm Đức Cha Okpaleke làm giám mục tiên khởi của giáo phận mới tinh này.
Các báo cáo nói rằng vị Giám Mục đã được đón nhận trong giáo phận mới của mình, và thánh lễ nhận tòa của ngài có sự tham dự của thống đốc bang Anambra và một số Giám Mục, mặc dù việc tham dự bị hạn chế rất nhiều do đại dịch coronavirus.
Hàng ngàn tín hữu không thể tham dự sự kiện này vì những hạn chế của chính phủ đã có thể theo dõi Thánh lễ thông qua việc livestream trên Facebook.
Trong bài giảng, Đức Cha Okpaleke nói rằng ngài sẽ tập trung phần lớn sứ vụ của mình vào gia đình, vì đó là nền tảng của Giáo Hội Công Giáo và là nơi phát sinh những ơn gọi mới.
Trình bày các suy tư của ngài về về tác động của COVID-19 giữa các tín hữu, Đức Cha nói:
“Sự nhạy cảm và cam kết mới đối với lợi ích của Dân Chúa trong cộng đồng của chúng ta là cần thiết. Chúng ta cần cam kết làm chứng cho Tin Mừng và Giáo hội như một gia đình. Do đó, cần phải đầu tư thời gian, sức lực, cảm xúc vào sự hiệp nhất này của gia đình.”
“Chúa muốn nhắc nhở chúng ta rằng Giáo hội, chủ yếu là sự hiệp nhất của Dân Chúa,” Đức Cha Okpaleke nói.
Vào ngày 8 tháng 6 năm 2017, trong một diễn biến chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ra một tối hậu thư buộc các linh mục của giáo phận Ahiara trong thời hạn 30 ngày phải viết thư lên Đức Thánh Cha chấp nhận vị giám mục hoặc bị huyền chức. Yêu cầu đã được Đức Hồng Y Fernando Filoni, lúc bấy giờ là tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc truyền đạt cho các linh mục của giáo phận Ahiara trong một lá thư đề ngày 24 tháng 6 năm 2014.
Được biết, hầu hết các linh mục từ giáo phận đã tuân thủ tối hậu thư của Giáo hoàng, viết thư của họ cho Đức Phanxicô.
Tuy nhiên, thật khó để xác định chính xác có bao nhiêu linh mục trả lời. Tòa Thánh đưa ra một con số là 110 vị. Những người ủng hộ Đức Giám Mục Okpaleke tuyên bố 157 trong số 200 linh mục đã gửi thư trả lời. Sự khác biệt về số lượng này có thể được giải thích một phần bởi các linh mục xuất thân từ Ahiara được thụ phong cho các giáo phận khác hoặc các dòng tu cũng đáp ứng yêu cầu của Đức Giáo Hoàng.
Bất chấp những lá thư, Đức Cha Okpaleke không bao giờ có thể đặt chân đến Ahiara vì những chống đối của anh chị em giáo dân bị một số người sách động.
Một tuyên bố được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo giáo dân của giáo phận nhấn mạnh rằng Đức Giám Mục Okpaleke “không có chỗ trong giáo phận Ahiara.”
Tình hình này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống của Giáo Hội trong khu vực. Không có tân linh mục được thụ phong, không có trẻ em được chịu phép Thêm Sức... nên cuối cùng để thoát ra được tình thế khó khăn này, tháng Hai năm 2018, Đức Cha Okpaleke đã từ chức Giám mục Ahiara với một lá thư trong đó ngài nói rằng “không còn có lợi cho Giáo hội” nếu ngài khăng khăng giữ vị trí của mình.
Ngày thứ Hai 19 tháng Hai, 2018, Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Okpaleke.
Giáo phận Ahiara là một trong những giáo phận Công Giáo lớn nhất tại Nigeria, với khoảng 400,000 người Công Giáo trong tổng số 500,000 dân. Tại đây cũng sản sinh nhiều ơn gọi đời sống linh mục và tu trì.
Các giáo sĩ Ahiara đã không chấp nhận Đức Cha Okpaleke, một thành viên của bộ lạc Igbo phía đông nam, và phàn nàn rằng người Mbaise ở địa phương đã không được bổ nhiệm làm giám mục.
Đức Thánh Cha không có ý định bổ nhiệm một giám mục mới cho giáo phận Ahiara, và bổ nhiệm một Giám Quản Tông Tòa mới, là Đức Cha Lucius lwejuru Ugorji, Giám mục Umuahia, và ban cho ngài tất cả các năng quyền của một Đấng Bản Quyền.
Đức Thánh Cha nói thêm đồng hành trong lời cầu nguyện với giáo phận Ahiara trong giai đoạn mới này của cuộc sống Giáo hội tại đây, hy vọng rằng với vị Giám Quản Tông Tòa mới, Giáo hội địa phương sẽ hồi phục sức sống của mình và không bao giờ phải chịu đựng những hành động làm tổn thương Nhiệm Thể Chúa Kitô như thế.
Source:Crux
2. Tình hình của các Giáo Hội tại Á Châu. Tổng giáo phận nghiêm cấm giải tội trực tuyến
Tại Nam Hàn, tính cho đến Chúa Nhật 10 tháng Năm, 256 người đã chết trong tổng số 10,840 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Trong hơn nửa tháng qua, số trường hợp nhiễm bệnh mới không tới 20 người mỗi ngày và không có trường hợp tử vong.
Các nhà thờ, do đó, đã được mở cửa trở lại vào đầu tháng Năm. Tại giáo phận Andong, một trong những vùng có nhiều trường hợp nhiễm bệnh, các Thánh lễ cũng đã được tái tục và trong một thời gian ngắn sắp tới luật giữ ngày Chúa Nhật được khôi phục trở lại. Các linh mục Nam Hàn đang cử hành nhiều Thánh lễ hơn bình thường để giảm số người tham dự trong một thánh lễ. Đồng thời, anh chị em giáo dân được khuyến khích tham dự các Thánh lễ hàng ngày nếu vì lý do nào đó giáo xứ không thể sắp xếp cho họ tham dự Thánh lễ Chúa Nhật.
Tại Đài Loan, Tổng giáo phận Đài Bắc đã tái tục các Thánh lễ Chúa Nhật từ ngày 10 tháng Năm sau khi đình chỉ trong gần hai tháng vì đại dịch Covid-19 bùng phát.
Tổng giáo phận, có trụ sở tại thủ đô của Đài Loan, đã tuyên bố vào ngày 4 tháng Năm rằng các giáo xứ đang tái tục lại các Thánh lễ hàng ngày trong tuần và các ngày lễ Chúa Nhật. Tất cả các Thánh lễ có công chúng tham dự đã bị đình chỉ từ ngày 20 tháng Ba.
Tuy nhiên, Ngày hội Truyền giáo của Tổng giáo phận dự kiến vào ngày 23 tháng Năm, một ngày trước lễ Đức Mẹ Xà Sơn, và cũng là ngày cầu nguyện cho Giáo Hội tại Hoa Lục, đã bị hoãn lại. Một ngày khác và địa điểm mới sẽ được công bố sau đó, tổng giáo phận cho biết trong một thông báo.
Các thánh lễ có công chúng tham dự sẽ được tổ chức trong các điều kiện tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn khoảng cách xã hội và các quy tắc được thiết lập toàn cầu khác để tránh nhiễm trùng coronavirus.
Mỗi thánh lễ trong nhà sẽ chỉ có 100 người tham gia, những người tham dự cần ghi danh trước.
Tổng giáo phận đề nghị cử hành thánh lễ ngoài trời nhiều hơn vì lợi ích của người dân. Người đi lễ được yêu cầu duy trì một khoảng cách an toàn ngoài trời.
Giáo dân bị bệnh giống như sốt hoặc các triệu chứng khác của Covid-19 được miễn nghĩa vụ tham dự các Thánh lễ Chúa Nhật.
Trong khi trao “bình an” trong Thánh lễ, người Công Giáo được yêu cầu tránh bắt tay. Thay vào đó, họ nên cúi đầu hoặc thể hiện các hình thức tôn trọng lẫn nhau khác, thông báo cho biết.
Tổng giáo phận cũng yêu cầu các giáo sĩ và những người giúp đỡ các ngài trong Thánh Lễ làm sạch tay bằng chất lỏng có cồn trước khi trao Mình Thánh Chúa.
Đài Loan đã ghi nhận 440 trường hợp dương tính với coronavirus và 19 trường hợp tử vong. Không có trường hợp nhiễm bệnh mới nào được xác nhận kể từ ngày 13 tháng Tư.
Tại Phi Luật Tân, tử vong đã lên đến 704 người, trong số 10,610 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong những ngày qua, số trường hợp tử vong có khuynh hướng giảm, mặc dù con số lên xuống thất thường giao động từ 10 đến 30 người trong một ngày. Số trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận trung bình là 150 trường hợp tính từ đầu tháng Tư đến nay.
Con số tuy không nhiều, tuy nhiên, nhiều người bi quan cho rằng sau những xung đột liên tục với hàng giáo phẩm, tổng thống Rodrigo Duterte sẽ nhân dịp này đình chỉ các thánh lễ trong một thời gian rất dài, có lẽ phải đến đầu tháng Bẩy may ra các Thánh lễ mới được tái tục.
Trong một thông báo được loan tải cả trên web site của Tòa Thánh, Đức Cha Broderick Pabillo, Giám Quản Tông Tòa của tổng giáo phận Manila, đã mạnh mẽ chỉ trích cách “giải tội trực tuyến” mà nhiều linh mục đang thực hiện tại tổng giáo phận này.
Ngài nói rằng quyết định này là nhằm “bảo vệ ấn tín tòa giải tội và sự thành tâm trong việc xưng tội”, và nhấn mạnh rằng bí tích Hoà Giải đòi hỏi một cuộc đối thoại cá nhân giữa linh mục và hối nhân.
Tuy nhiên, Đức Cha Pabillo cho biết, các ứng dụng giao tiếp từ xa và điện thoại có thể được sử dụng để cung cấp các lời khuyên về tâm linh hay ban phép lành.
Các linh mục được khuyến khích sử dụng các phương tiện truyền thông này để giúp hướng dẫn một người ăn năn tội cách trọn.
Ăn năn tội cách trọn xảy ra khi một người “bày tỏ niềm tin và tình yêu của Thiên Chúa lên trên tất cả mọi thứ và quyết tâm thực hiện Bí tích hoà giải càng sớm càng tốt. Trong trường hợp đó tất cả tội lỗi của anh ấy/cô ấy, thậm chí là các tội nặng, đều được tha.”
“Ăn năn tội cách trọn luôn luôn là một phần của truyền thống Công Giáo của chúng ta”, Đức cha Pabillo nói. “Thiên Chúa luôn hiện diện với chúng ta, ngay cả khi Bí tích Hòa giải là không thể thực hiện được.”
Tổng giáo phận Manila hôm thứ Tư đã ban hàng những giao thức mới cho các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự, bao gồm cả việc xưng tội.
Các hướng dẫn đã được ban hành để giúp các giáo xứ chuẩn bị cho thời gian mà các Thánh lễ và nghi lễ công cộng sẽ được cho phép.
Giao thức của Tổng giáo phận yêu cầu cả linh mục và hối nhân trong tòa giải tội đều phải đeo khẩu trang.
Tổng giáo phận cũng thấy rằng các tòa giải tội nhỏ thường được sử dụng trong các giáo xứ sẽ cần phải được “cấu hình lại” để cho phép khoảng cách xã hội. Nếu điều này không thể làm được, Bí tích Hòa giải có thể được tổ chức bên ngoài tòa giải tội, duy trì khoảng cách một mét giữa hối nhân và cha giải tội.
Source:Vatican News