Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên B. 13.5.2018
Lm Francis Lý văn Ca
04:34 08/05/2018
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, không với ý nghĩa Ngài lìa xa chúng ta nhưng Ngài không lệ thuộc vào một nhóm người, nhưng Ngài vẫn hiện diện với những ai chấp nhận Ngài. Giáo Hội, qua Chúa Thánh Thần hoạt động, tiếp tục công việc rao gỉảng Tin Mừng mà Chúa Giêsu đã bắt đầu và làm chứng tá Ngài vẫn hiện hữu. Trong thánh lễ, chúng ta lắng nghe Lời Ngài và được nuôi bằng chính Mình và Máu Ngài.
Lễ Thăng Thiên là lễ của niềm vui và hy vọng cho mỗi người trong chúng ta bằng chính cuộc sống chứng nhân của Tin Mừng Phục Sinh qua việc rao giảng Tin Mừng Sống Lại của Đấng đã phục sinh và thăng thiên. Mừng lễ Chúa Giêsu thăng thiên, chúng ta dường như được Giáo Hội Mẹ Thánh lữ hành nhắc nhở: Chúa Kitô khi hoàn tất chương trình cứu chuộc mà Thiên Chúa Cha đã giao phó thì Ngài trở về với Thiên Chúa Cha. Phần Giáo Hội lữ hành phải tiếp tục sứ vụ mà Chúa Giêsu đã khởi sự cho đến ngày Chúa lại đến lần thứ hai trong ngày thế mạt.
Với những tư tưởng để chuẩn bị tâm hồn cộng đoàn dân Chúa, giờ đây, chúng ta cùng hợp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ Mừng Chúa Giêsu Thăng Thiên với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Theo thánh sử Luca thì 40 ngày sau khi Chúa Giêsu sống lại ở giữa các tông đồ, Chúa đã chuẩn bị tâm hồn các tông đồ để nhận lãnh Thánh Linh. Chúa Thánh Linh sẽ hiện diện với Giáo Hội luôn mãi.
TRƯỚC BÀI II:
Sứ vụ của Đức Kitô là kiện toàn chương trình hoạch định của Thiên Chúa Cha một cách viên mãn và tất cả tạo vật đã được Đức Kitô cứu chuộc sẽ quy tụ trong thân thẻ Mình Mầu Nhiệm là Giáo Hội.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Những ngày sau khi sống lại, Chúa Giêsu thường hiện ra với các tông đồ, để an ủi các ông và chuẩn bị sứ vụ rao giảng Tin Mừng Sống lại.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu trao phó nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng cứu độ cho mỗi người trong chúng ta. Ngài hiện diện nơi chúng ta và hoạt động trong chúng ta qua Chúa Thánh Thần, do đó chúng ta có thể tin tưởng cầu xin Ngài những ơn cần thiết cho công việc rao giảng Tin Mừng:
1. Xin cho Đức Thánh Cha Phanxicô và triều đại Giáo Hoàng của Ngài được đầy khôn ngoan và ơn Thánh Thần để tiếp tục dẫn dắt Giáo Hội Lữ Hành trong Ngàn Năm Thứ Ba. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin Chúa Giêsu luôn hiện diện trong Giáo Hội để Giáo Hội đầy sức mạnh rao giảng Tin Mừng của tình yêu và vương quốc của Chúa cho mọi quốc gia, đa ngôn ngữ và sắc tộc trên toàn thế giới. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho Giáo Hội của từng địa phương luôn là chứng tá và khí cụ của Chúa đem Tin Mừng Phục Sinh cho những ai chưa biết Tin Mừng qua đời sống cầu nguyện, hiệp nhất, quảng đại và kiên nhẫn với tha nhân. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những ai đang chuẩn bị lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức, qua sự giúp đỡ của các Giảng Viên Giáo Lý, với sự cố gắng chuyên cần học hỏi họ sẽ xứng đáng lãnh nhận Thánh Linh Ngôi Ba Thiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Với ơn Chúa Thánh Thần tác động, xin cho chúng ta trở thành những chứng tá của Tin Mừng trong thế giới chúng ta đang sống. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
6. Qua sự cầu bầu của Hiền Mẫu Maria, xin cho những ai đã yên nghỉ được đoàn tụ với Mẹ trên trời trong nước Con Mẹ đã thiết lập dành cho những ai sống trung thành như Ngài đã hứa trước khi Thăng Thiên ngự bên hữu Cha Ngài. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục
Lạy Chúa Giêsu, qua sức mạnh của Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng con trên con đường lữ hành trần gian cho đến ngôi nhà vĩnh cửu nơi Chúa đang ngự bên hữu Chúa Cha. Chúa là đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.
Amen.
Chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, không với ý nghĩa Ngài lìa xa chúng ta nhưng Ngài không lệ thuộc vào một nhóm người, nhưng Ngài vẫn hiện diện với những ai chấp nhận Ngài. Giáo Hội, qua Chúa Thánh Thần hoạt động, tiếp tục công việc rao gỉảng Tin Mừng mà Chúa Giêsu đã bắt đầu và làm chứng tá Ngài vẫn hiện hữu. Trong thánh lễ, chúng ta lắng nghe Lời Ngài và được nuôi bằng chính Mình và Máu Ngài.
Lễ Thăng Thiên là lễ của niềm vui và hy vọng cho mỗi người trong chúng ta bằng chính cuộc sống chứng nhân của Tin Mừng Phục Sinh qua việc rao giảng Tin Mừng Sống Lại của Đấng đã phục sinh và thăng thiên. Mừng lễ Chúa Giêsu thăng thiên, chúng ta dường như được Giáo Hội Mẹ Thánh lữ hành nhắc nhở: Chúa Kitô khi hoàn tất chương trình cứu chuộc mà Thiên Chúa Cha đã giao phó thì Ngài trở về với Thiên Chúa Cha. Phần Giáo Hội lữ hành phải tiếp tục sứ vụ mà Chúa Giêsu đã khởi sự cho đến ngày Chúa lại đến lần thứ hai trong ngày thế mạt.
Với những tư tưởng để chuẩn bị tâm hồn cộng đoàn dân Chúa, giờ đây, chúng ta cùng hợp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ Mừng Chúa Giêsu Thăng Thiên với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Theo thánh sử Luca thì 40 ngày sau khi Chúa Giêsu sống lại ở giữa các tông đồ, Chúa đã chuẩn bị tâm hồn các tông đồ để nhận lãnh Thánh Linh. Chúa Thánh Linh sẽ hiện diện với Giáo Hội luôn mãi.
TRƯỚC BÀI II:
Sứ vụ của Đức Kitô là kiện toàn chương trình hoạch định của Thiên Chúa Cha một cách viên mãn và tất cả tạo vật đã được Đức Kitô cứu chuộc sẽ quy tụ trong thân thẻ Mình Mầu Nhiệm là Giáo Hội.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Những ngày sau khi sống lại, Chúa Giêsu thường hiện ra với các tông đồ, để an ủi các ông và chuẩn bị sứ vụ rao giảng Tin Mừng Sống lại.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu trao phó nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng cứu độ cho mỗi người trong chúng ta. Ngài hiện diện nơi chúng ta và hoạt động trong chúng ta qua Chúa Thánh Thần, do đó chúng ta có thể tin tưởng cầu xin Ngài những ơn cần thiết cho công việc rao giảng Tin Mừng:
1. Xin cho Đức Thánh Cha Phanxicô và triều đại Giáo Hoàng của Ngài được đầy khôn ngoan và ơn Thánh Thần để tiếp tục dẫn dắt Giáo Hội Lữ Hành trong Ngàn Năm Thứ Ba. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin Chúa Giêsu luôn hiện diện trong Giáo Hội để Giáo Hội đầy sức mạnh rao giảng Tin Mừng của tình yêu và vương quốc của Chúa cho mọi quốc gia, đa ngôn ngữ và sắc tộc trên toàn thế giới. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho Giáo Hội của từng địa phương luôn là chứng tá và khí cụ của Chúa đem Tin Mừng Phục Sinh cho những ai chưa biết Tin Mừng qua đời sống cầu nguyện, hiệp nhất, quảng đại và kiên nhẫn với tha nhân. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những ai đang chuẩn bị lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức, qua sự giúp đỡ của các Giảng Viên Giáo Lý, với sự cố gắng chuyên cần học hỏi họ sẽ xứng đáng lãnh nhận Thánh Linh Ngôi Ba Thiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Với ơn Chúa Thánh Thần tác động, xin cho chúng ta trở thành những chứng tá của Tin Mừng trong thế giới chúng ta đang sống. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
6. Qua sự cầu bầu của Hiền Mẫu Maria, xin cho những ai đã yên nghỉ được đoàn tụ với Mẹ trên trời trong nước Con Mẹ đã thiết lập dành cho những ai sống trung thành như Ngài đã hứa trước khi Thăng Thiên ngự bên hữu Cha Ngài. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục
Lạy Chúa Giêsu, qua sức mạnh của Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng con trên con đường lữ hành trần gian cho đến ngôi nhà vĩnh cửu nơi Chúa đang ngự bên hữu Chúa Cha. Chúa là đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.
Amen.
Chúa Giêsu lên trời
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
05:29 08/05/2018
Tin Mừng thuật lại hai sự kiện song hành: Chúa Giêsu lên trời và lệnh truyền rao giảng Tin Mừng. Sự kiện Chúa Giêsu lên trời, Tin Mừng thánh Maccô ghi lại rất vắn tắt: Chúa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Tin mừng Matthêu nói đến lệnh truyền: Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Theo sách Công vụ Tông đồ, Chúa Giêsu lên trời sau khi sống lại được 40 ngày, và nơi lên trời là núi Cây Dầu.
Thực ra sau khi Chúa Giêsu sống lại, Người đã lên trời rồi theo kiểu nói của Kinh Thánh, nghĩa là Người bước vào cõi vinh quang của Chúa Cha, Người ngự bên hữu Chúa Cha, mặc lấy vinh quang và quyền năng của Chúa Cha.
Trong 40 ngày sau sống lại, Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần để dạy dỗ và cũng cố đức tin của các Tông Đồ. Giáo hội đã được thiết lập nay được cũng cố để được sai đi. Như vậy sự kiện lên trời mà phụng vụ Giáo Hội kính nhớ hôm nay có ý nghĩa sâu xa. Nó chấm dứt thời gian Chúa hiện diện giữa nhân loại bằng thân xác, chấm dứt thời gian huấn luyện các Tông Đồ. Một thời điểm có tính cách quyết định của lịch sử cứu độ là Chúa Giêsu ban những giáo huấn cuối cùng,trao những chức vụ phải thi hành trong Giáo hội, chuẩn bị cho các Tông đồ thi hành sứ mạng chứng nhân của Đấng phục sinh trong thế giới.
Chúa Giêsu lên trời, những chữ lên trời bị chi phối bởi cách suy nghĩ có giới hạn của con người. Theo cách suy nghĩ đó, các biến cố xảy ra luôn luôn được gắn liền với các vị trí trong không gian. Thực ra trời đây không phải là một nơi và lên không có nghĩa là nơi đó ở trên cao. Lên trời ở đây không hiểu theo nghĩa địa lý vì trời hay thiên đàng là một trạng thái hơn là một nơi chốn. Con người đang sống trong không gian và thời gian nên định vị trí mọi sự theo hai trục đó. Trời ở đây không phải là một khoảng không gian rõ rệt, nhưng là một tình trạng (x. Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 659-667, 2794-2796) mà Chúa Giêsu đi vào trong đó để dẫn chúng ta theo.
Lên trời là giải thích theo ngôn ngữ bình dân của con người cho dễ hiểu. Theo quan niệm phổ biến của Thánh Kinh, trời là chỗ ở của thần minh, do đó cũng được dùng một cách tượng trưng để chỉ Thiên Chúa. Còn đất là nơi loài người cư ngụ. Ngày xưa khi Chúa Giêsu nhập thế thì gọi là ‘xuống trần’. Hôm nay Người trở lại với tình trạng vinh quang thì gọi là ‘lên trời’. “Đấng đã xuống cũng chính là Đấng đã lên cao hơn mọi tầng trời để làm cho vũ trụ được viên mãn” (Eph 4,10). Vì vậy “lên trời” đối với Chúa Giêsu không phải là một hành động bay đến một nơi trên chốn bồng lai tiên cảnh đầy mây, nhưng đó là tình trạng Người đã lấy lại vinh quang. Chúa lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha. Theo Thánh Kinh, ngự bên hữu nghĩa là đồng hàng trong danh dự, phẩm vị và quyền năng. Chúa Giêsu lên trời nghĩa là sau khi hoàn tất công cuộc cứu độ, Người lấy lại vinh quang, uy quyền và danh dự của một Thiên Chúa đồng hàng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Người lấy lại những sự ấy là vì đã tự nguyện trút bỏ nó khi vào trần gian để thực thi chương trình cứu độ. “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,6-7).
Điều cốt yếu mà Thánh kinh muốn dạy về mầu nhiệm Thăng Thiên là Đức Giêsu Kitô đã ra khỏi thế giới trần thế bị tội lỗi làm nhiễm độc và một ngày kia sẽ tiêu tan để tiến vào một thế giới mới, trong đó Thiên Chúa ngự trị tuyệt đối và vật chất đã biến đổi, đã thấm nhuần tinh thần. Người chính là “vị Thượng Tế thánh thiện, vẹn toàn, vô tội, tách biệt khỏi đám tội nhân và được nâng cao vượt các tầng trời” (x. Dt 7,26), và đã vào chính cõi trời, để đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta (x. Dt 9,25). Từ nay trở đi, Người sẽ hiện diện với chúng ta một cách vô hình. Với quyền năng của Chúa Thánh Thần, thân xác Chúa Giêsu đã được thần khí hoá và đi vào cõi vĩnh hằng của Chúa Cha. Sự hiện diện này thâm sâu hơn và hiệu năng hơn. Khi còn ở trong thân xác, Chúa Giêsu chỉ ở bên cạnh một số người thôi. Từ nay, với quyền năng Thánh Thần, Người sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người (x. Pl 2,10-11).
Chúa Giêsu lên trời, điều đó dạy cho chúng ta biết ngoài cõi đời này còn có một nơi chốn khác. Ngoài cuộc sống này còn có một cuộc sống khác. Ngoài những giá trị đời này còn có những giá trị khác. Con cá sinh ra trong con lạch nhỏ, rồi xuôi dòng nước ra sông lớn, nhưng mùa xuân đến, nó lại về nguồn như là trở về dòng sông quê hương. Con chim làm tổ trên kia, mùa đông nó vỗ cánh bay cả ngàn dặm về phương nam, nhưng khi xuân đến, nó lại tìm về tổ ấm ngày xưa. Làm sao các con vật đó biết đường quay về, trong khi chẳng có bản đồ, không người hướng dẫn? Vì Thiên Chúa đã đặt vào lòng chúng, con đường trở về. Và Ngài cũng không quên đặt vào lòng mỗi người chúng ta con đường cuộc sống và con đường trở về quê trời.
Trời không phải là một nơi chốn xác định, là một không gian vật lý có thể cân đo đong đếm. Nhưng trời là Thiên đàng, là chính sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, là chính Thiên Chúa Ba Ngôi.Lên trời không phải là bay bổng lên không gian, nhưng là chuyển đổi cấp độ sự sống, là bước vào sự sống siêu nhiên của Thiên Chúa. Lên trời không phải là vắng mặt, là xa cách nhưng lại là một hiện diện vô cùng phong phú, vô cùng mãnh liệt, ở bên cạnh tất cả mọi người, ở mọi nơi và ở mọi thời.
Chúa Giêsu lên trời, một cuộc tạm biệt chứ không ly biệt. Chia tay để rồi sẽ gặp lại nhau trong một tương quan mới.Chúa về trời gợi lên trong tâm hồn chúng ta một khát vọng quy hướng về Người và như thế đối với chúng ta không còn hạnh phúc nào lớn hơn là được ở trong Người, đón nhận sự sống sung mãn Người ban tặng. Nhận thức được niềm hạnh phúc ấy, đời sống cầu nguyện của chúng ta sẽ có một sự thú vị ngọt ngào. Nơi thiên cung, mọi đau khổ, bệnh tật, chiến tranh, khủng bố không còn nữa. Ở đó chỉ có thanh bình, công bằng, và hạnh phúc viên mãn, nhân phẩm và nhân vị con người hoàn toàn được phục hồi trong ánh sáng phục sinh của Chúa Kitô. Từ nay trở đi, Chúa Kitô Phục Sinh sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người.
Chúa Giêsu lên trời, đưa mọi người về trời với Người vì chúng ta là những chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Người. Thánh Phaolô trong bài đọc II (x.Ep 1,17-23) đã nói, Giáo hội là Hiền thê của Chúa Giêsu, Người là đầu và chúng ta là những chi thể. Khi Chúa Giêsu về trời là mỗi người cũng được chia sẻ thần tính của Người, đi vào một tình trạng kết hợp hoàn toàn mới mẻ với Người. Điều này không phải chỉ xảy ra sau khi ta chết, nhưng có thể thực hiện ngay trong đời sống trần thế như đời sống của nhiều tín hữu đã chứng minh: thánh Phaolô được đưa lên tầng trời thứ ba (x. 2Cr 12,2). Nhiều vị thánh như Phanxicô Assidi, Gioan Thánh Giá, Catarina de Sienna... cảm nghiệm trời trong những lần xuất thần; còn thánh Têrêsa Calcutta lại thấy trời giữa lòng xã hội với những con người khốn khổ, bệnh tật.
Tuy nhiên, trời không phải xây dựng trong mây trong gió, nhưng được xây dựng trong cuộc sống trần gian. Trời không phải là cõi mơ mộng viển vông, nhưng đã bắt đầu ngay trong thực tế cuộc đời hiện tại.
Chính vì thế mà hai thiên thần áo trắng đã bảo các môn đệ đừng đứng nhìn trời mãi làm chi, nhưng phải trở về mà lo chu toàn nhiệm vụ.
Chính vì thế mà trước khi lên trời, Chúa căn dặn các môn đệ hãy đi làm việc cho Nước Chúa. Sống và làm việc ở trần gian, đó là một nhiệm vụ phải chu toàn. Hoàn thành nhiệm vụ ở trần gian, đó là điều kiện để đạt tới hạnh phúc nước trời.
Chính Chúa Giêsu cũng đã chu toàn nhiệm vụ ở trần gian rồi mới lên trời. Nhiệm vụ đó là đi gieo Tin Mừng khắp nơi. Đi đến đâu là thi ân giáng phúc đến đó. Đi đến đâu là làm cho hạt yêu thương nảy mầm lên màu xanh sự sống đến đó.
Chúa Giêsu lên trời, mở ra sứ vụ mới cho các Tông đồ. Đó là khai trương công cuộc truyền giáo toàn cầu với lệnh truyền: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thọ tạo”. Nội dung của việc truyền giáo được chỉ định rõ ràng: “Làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy. Làm phép rửa cho họ.Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy truyền cho anh em”. Bảo chứng cho sứ vụ truyền giáo là: “Có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng”. Nhờ việc sai đi và uỷ quyền cho các Tông đồ, qua các Tông đồ rồi đến các môn đệ, Chúa Giêsu trở thành người sống đương thời với chúng ta “và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.
Chúa Giêsu lên trời, hướng chúng ta đến cái nhìn lên trời cao và cái nhìn về trần thế.
- Hướng lên trời cao để biết rằng quê hương vĩnh cửu của ta ở trên trời, nơi đó có Chúa Giêsu đang ngự bên hữu Chúa Cha, để ta biết “ái mộ những sự trên trời” và biết sống niềm hy vọng một ngày nào đó sẽ được trở về với nguồn cội của mình là thiên đàng vĩnh phúc.
- Hướng về trần thế để biết chu toàn bổn phận xây dựng cuộc sống trong giây phút và hoàn cảnh hiện tại của mỗi người, để biết thực thi sứ mạng loan báo Tin mừng mà Chúa đã trao phó với một thái độ tin tưởng là có Chúa luôn đồng hành.
Nếu bám vào một thứ vật chất nào đó, như những người nghiện ma túy, rượu bia, phim đồi trụy hay tìm thỏa mãn dục vọng, người ta có thể cảm thấy sung sướng như được lên trời trong giây lát. Nhưng đó không phải là trời thật sự vì chúng làm cho người ta bất an, lệ thuộc, tàn tạ, chết chóc. Còn khi vượt lên trên những vật chất, tham vọng, dục vọng, để gắn bó mật thiết với Chúa, chúng ta sẽ được Người chuyển thông sự sống kỳ diệu, hạnh phúc vô biên, niềm vui vô tận, quyền năng lạ lùng. Lúc đó chúng ta cảm thấy mình lên trời với tâm trí nhẹ nhàng, thanh thoát.
Lễ Chúa Giêsu lên trời, Giáo Hội chọn làm ngày Quốc tế Truyền thông. Ngày nay, các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội phát triển rất nhanh. Trong thế giới kỹ thuật số, Giáo Hội khuyến khích con cái mình vận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại nhất để thi hành sứ vụ loan báo Tin mừng.
Chủ đề của Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2018 là “Tin giả và một nền báo chí vì hòa bình: Sự thật sẽ giải thoát anh em!”. Tin giả là những thông tin sai lạc dựa trên những dữ liệu không tồn tại hoặc bị bóp méo để lừa dối và thao túng độc giả. Tin giả thường dẫn đến việc làm mất uy tín của người khác, trình bày những người ấy như kẻ thù, thậm chí như ma quỷ, và nung nấu lòng căm thù họ. Tin giả là một dấu chỉ của thái độ thiếu khoan dung, quá nhạy cảm, kiêu căng và thù hận.
Chứng kiến tình hình tin giả đang lan rộng trong một thế giới chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi sự thay đổi nhanh chóng các kỹ thuật truyền thông, ĐGH Phanxicô muốn đưa ra một sứ điệp để cộng tác với mọi người trong nỗ lực ngăn chặn sự lan rộng của tin giả, đồng thời tái khám phá phẩm giá của báo chí cũng như trách nhiệm của các nhà báo trong việc truyền đạt sự thật.
Thuốc giải độc hiệu nghiệm nhất cho vi khuẩn giả dối là luôn biết thanh lọc mình trong sự thật. Theo Kitô giáo, sự thật không chỉ là điều được đưa ra ánh sáng sau khi bị che giấu, mà là nơi chúng ta có thể dựa vào để cuộc đời của ta không bị sụp đổ. Và nơi đó chính là Đức Kitô, như lời Ngài xác định: “Ta là sự thật” (Ga 14, 6). Và sự thật này sẽ cho ta được tự do: “Sự thật sẽ giải thoát anh em” (Ga 8,32). Thuốc giải độc hiệu nghiệm nhất cho vi khuẩn giả dối chính là kết hiệp với Đức Kitô và thực hiện Lời Ngài.
Các nhà báo có trách nhiệm và sứ mạng rất lớn trong việc bảo vệ tin tức. Sứ mạng này đòi hỏi họ phải luôn ý thức rằng: Thông tin cho người khác chính là đào tạo người khác, vì thế các nhà báo phải luôn quảng bá sự thiện, tạo ra lòng tin, mở đường cho sự hiệp thông và hoà bình.
Truyền thông chính là chia sẻ niềm vui Tin mừng cứu độ. Truyền thông có đặc điểm là khiêm tốn, nhẹ nhàng, nên mọi sự cho mọi người và xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ yêu thương. Từ đó giúp con người nhận ra tình yêu của Chúa. Đây là sứ vụ Chúa trao phó cho mỗi người tín hữu trong thời đại hôm nay.
Cảm tạ Thiên Chúa đã ban những phương tiện truyền thông hiện đại.
Ước mong mỗi người tín hữu biết sử dụng các phương tiện truyền thông với đức tin, trong sự tuân phục sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, góp phần loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô.
Thực ra sau khi Chúa Giêsu sống lại, Người đã lên trời rồi theo kiểu nói của Kinh Thánh, nghĩa là Người bước vào cõi vinh quang của Chúa Cha, Người ngự bên hữu Chúa Cha, mặc lấy vinh quang và quyền năng của Chúa Cha.
Trong 40 ngày sau sống lại, Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần để dạy dỗ và cũng cố đức tin của các Tông Đồ. Giáo hội đã được thiết lập nay được cũng cố để được sai đi. Như vậy sự kiện lên trời mà phụng vụ Giáo Hội kính nhớ hôm nay có ý nghĩa sâu xa. Nó chấm dứt thời gian Chúa hiện diện giữa nhân loại bằng thân xác, chấm dứt thời gian huấn luyện các Tông Đồ. Một thời điểm có tính cách quyết định của lịch sử cứu độ là Chúa Giêsu ban những giáo huấn cuối cùng,trao những chức vụ phải thi hành trong Giáo hội, chuẩn bị cho các Tông đồ thi hành sứ mạng chứng nhân của Đấng phục sinh trong thế giới.
Chúa Giêsu lên trời, những chữ lên trời bị chi phối bởi cách suy nghĩ có giới hạn của con người. Theo cách suy nghĩ đó, các biến cố xảy ra luôn luôn được gắn liền với các vị trí trong không gian. Thực ra trời đây không phải là một nơi và lên không có nghĩa là nơi đó ở trên cao. Lên trời ở đây không hiểu theo nghĩa địa lý vì trời hay thiên đàng là một trạng thái hơn là một nơi chốn. Con người đang sống trong không gian và thời gian nên định vị trí mọi sự theo hai trục đó. Trời ở đây không phải là một khoảng không gian rõ rệt, nhưng là một tình trạng (x. Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 659-667, 2794-2796) mà Chúa Giêsu đi vào trong đó để dẫn chúng ta theo.
Lên trời là giải thích theo ngôn ngữ bình dân của con người cho dễ hiểu. Theo quan niệm phổ biến của Thánh Kinh, trời là chỗ ở của thần minh, do đó cũng được dùng một cách tượng trưng để chỉ Thiên Chúa. Còn đất là nơi loài người cư ngụ. Ngày xưa khi Chúa Giêsu nhập thế thì gọi là ‘xuống trần’. Hôm nay Người trở lại với tình trạng vinh quang thì gọi là ‘lên trời’. “Đấng đã xuống cũng chính là Đấng đã lên cao hơn mọi tầng trời để làm cho vũ trụ được viên mãn” (Eph 4,10). Vì vậy “lên trời” đối với Chúa Giêsu không phải là một hành động bay đến một nơi trên chốn bồng lai tiên cảnh đầy mây, nhưng đó là tình trạng Người đã lấy lại vinh quang. Chúa lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha. Theo Thánh Kinh, ngự bên hữu nghĩa là đồng hàng trong danh dự, phẩm vị và quyền năng. Chúa Giêsu lên trời nghĩa là sau khi hoàn tất công cuộc cứu độ, Người lấy lại vinh quang, uy quyền và danh dự của một Thiên Chúa đồng hàng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Người lấy lại những sự ấy là vì đã tự nguyện trút bỏ nó khi vào trần gian để thực thi chương trình cứu độ. “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,6-7).
Điều cốt yếu mà Thánh kinh muốn dạy về mầu nhiệm Thăng Thiên là Đức Giêsu Kitô đã ra khỏi thế giới trần thế bị tội lỗi làm nhiễm độc và một ngày kia sẽ tiêu tan để tiến vào một thế giới mới, trong đó Thiên Chúa ngự trị tuyệt đối và vật chất đã biến đổi, đã thấm nhuần tinh thần. Người chính là “vị Thượng Tế thánh thiện, vẹn toàn, vô tội, tách biệt khỏi đám tội nhân và được nâng cao vượt các tầng trời” (x. Dt 7,26), và đã vào chính cõi trời, để đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta (x. Dt 9,25). Từ nay trở đi, Người sẽ hiện diện với chúng ta một cách vô hình. Với quyền năng của Chúa Thánh Thần, thân xác Chúa Giêsu đã được thần khí hoá và đi vào cõi vĩnh hằng của Chúa Cha. Sự hiện diện này thâm sâu hơn và hiệu năng hơn. Khi còn ở trong thân xác, Chúa Giêsu chỉ ở bên cạnh một số người thôi. Từ nay, với quyền năng Thánh Thần, Người sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người (x. Pl 2,10-11).
Chúa Giêsu lên trời, điều đó dạy cho chúng ta biết ngoài cõi đời này còn có một nơi chốn khác. Ngoài cuộc sống này còn có một cuộc sống khác. Ngoài những giá trị đời này còn có những giá trị khác. Con cá sinh ra trong con lạch nhỏ, rồi xuôi dòng nước ra sông lớn, nhưng mùa xuân đến, nó lại về nguồn như là trở về dòng sông quê hương. Con chim làm tổ trên kia, mùa đông nó vỗ cánh bay cả ngàn dặm về phương nam, nhưng khi xuân đến, nó lại tìm về tổ ấm ngày xưa. Làm sao các con vật đó biết đường quay về, trong khi chẳng có bản đồ, không người hướng dẫn? Vì Thiên Chúa đã đặt vào lòng chúng, con đường trở về. Và Ngài cũng không quên đặt vào lòng mỗi người chúng ta con đường cuộc sống và con đường trở về quê trời.
Trời không phải là một nơi chốn xác định, là một không gian vật lý có thể cân đo đong đếm. Nhưng trời là Thiên đàng, là chính sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, là chính Thiên Chúa Ba Ngôi.Lên trời không phải là bay bổng lên không gian, nhưng là chuyển đổi cấp độ sự sống, là bước vào sự sống siêu nhiên của Thiên Chúa. Lên trời không phải là vắng mặt, là xa cách nhưng lại là một hiện diện vô cùng phong phú, vô cùng mãnh liệt, ở bên cạnh tất cả mọi người, ở mọi nơi và ở mọi thời.
Chúa Giêsu lên trời, một cuộc tạm biệt chứ không ly biệt. Chia tay để rồi sẽ gặp lại nhau trong một tương quan mới.Chúa về trời gợi lên trong tâm hồn chúng ta một khát vọng quy hướng về Người và như thế đối với chúng ta không còn hạnh phúc nào lớn hơn là được ở trong Người, đón nhận sự sống sung mãn Người ban tặng. Nhận thức được niềm hạnh phúc ấy, đời sống cầu nguyện của chúng ta sẽ có một sự thú vị ngọt ngào. Nơi thiên cung, mọi đau khổ, bệnh tật, chiến tranh, khủng bố không còn nữa. Ở đó chỉ có thanh bình, công bằng, và hạnh phúc viên mãn, nhân phẩm và nhân vị con người hoàn toàn được phục hồi trong ánh sáng phục sinh của Chúa Kitô. Từ nay trở đi, Chúa Kitô Phục Sinh sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người.
Chúa Giêsu lên trời, đưa mọi người về trời với Người vì chúng ta là những chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Người. Thánh Phaolô trong bài đọc II (x.Ep 1,17-23) đã nói, Giáo hội là Hiền thê của Chúa Giêsu, Người là đầu và chúng ta là những chi thể. Khi Chúa Giêsu về trời là mỗi người cũng được chia sẻ thần tính của Người, đi vào một tình trạng kết hợp hoàn toàn mới mẻ với Người. Điều này không phải chỉ xảy ra sau khi ta chết, nhưng có thể thực hiện ngay trong đời sống trần thế như đời sống của nhiều tín hữu đã chứng minh: thánh Phaolô được đưa lên tầng trời thứ ba (x. 2Cr 12,2). Nhiều vị thánh như Phanxicô Assidi, Gioan Thánh Giá, Catarina de Sienna... cảm nghiệm trời trong những lần xuất thần; còn thánh Têrêsa Calcutta lại thấy trời giữa lòng xã hội với những con người khốn khổ, bệnh tật.
Tuy nhiên, trời không phải xây dựng trong mây trong gió, nhưng được xây dựng trong cuộc sống trần gian. Trời không phải là cõi mơ mộng viển vông, nhưng đã bắt đầu ngay trong thực tế cuộc đời hiện tại.
Chính vì thế mà hai thiên thần áo trắng đã bảo các môn đệ đừng đứng nhìn trời mãi làm chi, nhưng phải trở về mà lo chu toàn nhiệm vụ.
Chính vì thế mà trước khi lên trời, Chúa căn dặn các môn đệ hãy đi làm việc cho Nước Chúa. Sống và làm việc ở trần gian, đó là một nhiệm vụ phải chu toàn. Hoàn thành nhiệm vụ ở trần gian, đó là điều kiện để đạt tới hạnh phúc nước trời.
Chính Chúa Giêsu cũng đã chu toàn nhiệm vụ ở trần gian rồi mới lên trời. Nhiệm vụ đó là đi gieo Tin Mừng khắp nơi. Đi đến đâu là thi ân giáng phúc đến đó. Đi đến đâu là làm cho hạt yêu thương nảy mầm lên màu xanh sự sống đến đó.
Chúa Giêsu lên trời, mở ra sứ vụ mới cho các Tông đồ. Đó là khai trương công cuộc truyền giáo toàn cầu với lệnh truyền: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thọ tạo”. Nội dung của việc truyền giáo được chỉ định rõ ràng: “Làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy. Làm phép rửa cho họ.Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy truyền cho anh em”. Bảo chứng cho sứ vụ truyền giáo là: “Có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng”. Nhờ việc sai đi và uỷ quyền cho các Tông đồ, qua các Tông đồ rồi đến các môn đệ, Chúa Giêsu trở thành người sống đương thời với chúng ta “và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.
Chúa Giêsu lên trời, hướng chúng ta đến cái nhìn lên trời cao và cái nhìn về trần thế.
- Hướng lên trời cao để biết rằng quê hương vĩnh cửu của ta ở trên trời, nơi đó có Chúa Giêsu đang ngự bên hữu Chúa Cha, để ta biết “ái mộ những sự trên trời” và biết sống niềm hy vọng một ngày nào đó sẽ được trở về với nguồn cội của mình là thiên đàng vĩnh phúc.
- Hướng về trần thế để biết chu toàn bổn phận xây dựng cuộc sống trong giây phút và hoàn cảnh hiện tại của mỗi người, để biết thực thi sứ mạng loan báo Tin mừng mà Chúa đã trao phó với một thái độ tin tưởng là có Chúa luôn đồng hành.
Nếu bám vào một thứ vật chất nào đó, như những người nghiện ma túy, rượu bia, phim đồi trụy hay tìm thỏa mãn dục vọng, người ta có thể cảm thấy sung sướng như được lên trời trong giây lát. Nhưng đó không phải là trời thật sự vì chúng làm cho người ta bất an, lệ thuộc, tàn tạ, chết chóc. Còn khi vượt lên trên những vật chất, tham vọng, dục vọng, để gắn bó mật thiết với Chúa, chúng ta sẽ được Người chuyển thông sự sống kỳ diệu, hạnh phúc vô biên, niềm vui vô tận, quyền năng lạ lùng. Lúc đó chúng ta cảm thấy mình lên trời với tâm trí nhẹ nhàng, thanh thoát.
Lễ Chúa Giêsu lên trời, Giáo Hội chọn làm ngày Quốc tế Truyền thông. Ngày nay, các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội phát triển rất nhanh. Trong thế giới kỹ thuật số, Giáo Hội khuyến khích con cái mình vận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại nhất để thi hành sứ vụ loan báo Tin mừng.
Chủ đề của Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2018 là “Tin giả và một nền báo chí vì hòa bình: Sự thật sẽ giải thoát anh em!”. Tin giả là những thông tin sai lạc dựa trên những dữ liệu không tồn tại hoặc bị bóp méo để lừa dối và thao túng độc giả. Tin giả thường dẫn đến việc làm mất uy tín của người khác, trình bày những người ấy như kẻ thù, thậm chí như ma quỷ, và nung nấu lòng căm thù họ. Tin giả là một dấu chỉ của thái độ thiếu khoan dung, quá nhạy cảm, kiêu căng và thù hận.
Chứng kiến tình hình tin giả đang lan rộng trong một thế giới chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi sự thay đổi nhanh chóng các kỹ thuật truyền thông, ĐGH Phanxicô muốn đưa ra một sứ điệp để cộng tác với mọi người trong nỗ lực ngăn chặn sự lan rộng của tin giả, đồng thời tái khám phá phẩm giá của báo chí cũng như trách nhiệm của các nhà báo trong việc truyền đạt sự thật.
Thuốc giải độc hiệu nghiệm nhất cho vi khuẩn giả dối là luôn biết thanh lọc mình trong sự thật. Theo Kitô giáo, sự thật không chỉ là điều được đưa ra ánh sáng sau khi bị che giấu, mà là nơi chúng ta có thể dựa vào để cuộc đời của ta không bị sụp đổ. Và nơi đó chính là Đức Kitô, như lời Ngài xác định: “Ta là sự thật” (Ga 14, 6). Và sự thật này sẽ cho ta được tự do: “Sự thật sẽ giải thoát anh em” (Ga 8,32). Thuốc giải độc hiệu nghiệm nhất cho vi khuẩn giả dối chính là kết hiệp với Đức Kitô và thực hiện Lời Ngài.
Các nhà báo có trách nhiệm và sứ mạng rất lớn trong việc bảo vệ tin tức. Sứ mạng này đòi hỏi họ phải luôn ý thức rằng: Thông tin cho người khác chính là đào tạo người khác, vì thế các nhà báo phải luôn quảng bá sự thiện, tạo ra lòng tin, mở đường cho sự hiệp thông và hoà bình.
Truyền thông chính là chia sẻ niềm vui Tin mừng cứu độ. Truyền thông có đặc điểm là khiêm tốn, nhẹ nhàng, nên mọi sự cho mọi người và xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ yêu thương. Từ đó giúp con người nhận ra tình yêu của Chúa. Đây là sứ vụ Chúa trao phó cho mỗi người tín hữu trong thời đại hôm nay.
Cảm tạ Thiên Chúa đã ban những phương tiện truyền thông hiện đại.
Ước mong mỗi người tín hữu biết sử dụng các phương tiện truyền thông với đức tin, trong sự tuân phục sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, góp phần loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô.
Nên một trong Thiên Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:12 08/05/2018
Chúa Nhật VII Phục Sinh năm – B
(Ga 17, 11b - 19)
Bước vào Chúa Nhật thứ VII, Chúa Nhật cuối cùng mùa Phục Sinh, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta chuẩn bị tâm hồn mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống như lời Đức Giêsu đã hứa với các môn đệ trong bữa tiệc ly trước khi về trời là không bỏ chúng ta mồ côi, Người sẽ gửi Chúa Thánh Thần là Đấng Bầu Chữa đến.
Khi đến giờ rời bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ nhiều điều, toàn bộ Phúc Âm thánh Gioan chương 17 là một bằng chứng. Sau một loạt diễn từ ly biệt, được kết thúc bằng kinh nguyện vô cùng cảm động Chúa Giêsu dâng lên Cha. Kinh nguyện mở đầu bằng lời khẩn cầu danh Cha, ca tụng Ngôi Cha và Ngôi Con (Ga 17, 1-5). Thứ đến là xin "Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha" (Ga 17, 1). Và sau cung là lời cầu xin cho các môn đệ.
Xin cho chúng nên một
Chúa Giêsu thấu hiểu những yếu đuối mỏng giòn của các môn đệ, nên Người tha thiết cầu xin Cha cho họ được hiệp nhất trong tin yêu, để các ông có thể thi hành sứ mạng rao giảng tin mừng Nước Thiên Chúa, một sứ mạng vô cùng khó khăn và đầy những thử thách. Các ông phải tự mình đương đầu với những khó khăn ở trong thế gian, mặc dù sống giữa thế gian, nhưng không thuộc về thế gian, hoạt động của các ông phải qui hướng về thế giới khác. Đó là lý do khiến Chúa Giêsu cầu nguyện : "Xin cho họ nên một như Cha ở trong con và con ở trong Cha" (Ga 17, 21). Nhờ "sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần", được ràng buộc "bởi sợi dây bình an", tất cả họ sẽ "duy trì sự hiệp nhất của Thần khí... Chỉ có một Thân mình và một Thần khí " (Ep 4, 3 - 4), giúp họ đồng lòng hợp ý với nhau.
Vì muốn nhân loại kết hiệp ở trong Thiên Chúa, nên đã sai Con Ngài đến thế gian để thánh hiến họ trong chân lý. Khi đầu thai trong lòng Trinh Nữ Maria, Chúa Giêsu đã thực hiện một sự hiệp thông đầy kinh ngạc giữa bản tính Thiên Chúa với bản tính loài người "Đức Giêsu Kitô, là Thiên Chúa thật và là người thật" (Kinh Tin Kính). Trong cuộc Thương Khó, Người đã xuống ngục tổ tông, nhà tù giam hãm chúng ta để giải thoát và đưa chúng ta lên cùng Thiên Chúa.
Chúa Giêsu ban vinh quang cho các môn đệ : "Con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con" (Ga 17, 22). Vinh quang ở đây là Chúa Thánh Thần, Đấng liên kết con người với Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã ban cho họ vinh quang khi nói, "Hãy lãnh nhận lấy Chúa Thánh Thần" (Ga 20, 22). Chúa Giêsu đã nhận được vinh quang khi mặc lấy bản tính loài người chúng ta, bản tính đã được tôn vinh trong Thánh Thần. Vinh quang Người đã có "trước khi tạo thành thế gian" (Ga 17,5) liên kết nhân loại nên một trong Chúa. Vì thế, Chúa Giêsu nói: "Lạy Cha, vinh quang mà Cha đã ban cho con, con đã ban cho chúng, để họ nên một như chúng ta là một" (Ga 17,22).
Xin Cha gìn giữ chúng
Trong suốt thời gian ở giữa các môn đệ, Chúa Giêsu đã trung thành gìn giữ họ. Khi trở về cùng Cha, Người không vắng mặt, Người cầu xin Cha cho họ, để họ giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, là Cha và Con và Thánh Thần.
Chúa Giêsu đến thế gian để hoàn thành sứ mạng mà Chúa Cha đã trao, đến lượt các môn đệ, họ cũng được trao cho một sứ mạng (x. Ga 13, 1). Chúa Giêsu không xin Cha đưa họ ra khỏi thế gian, nhưng xin gìn giữ họ khỏi những hiểm nguy của thế gian (x. Ga 17, 15). Vì nếu đưa họ ra khỏi thế gian thì sứ mạng tông đồ của họ chấm dứt. Xin Cha gìn giữ họ khỏi bị thế gian lây nhiễm, và thánh hoá họ trong sự thật (x. Ga 17, 17), xin cho họ được tràn đầy thần chân lý. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu làm sáng tỏ : "Chúng không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian" (Ga 17,16).
Chúa Giêsu xuống tận vực thẳm của con người để kéo con người lên vì : "Thiên Chúa là Tình Yêu". Đây là tột đỉnh của Mạc Khải. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu thôi thúc chúng ta hiệp nhất với Thiên Chúa, và trong vinh quang đầy quyền thế Chúa Giêsu không ngừng cầu nguyện và gìn giữ để : "Không một ai trong chúng bị mất" (Ga 17,12).
Xin thánh hiến họ
Lời khẳng định trên cho thấy Chúa Giêsu và các môn đệ không thuộc về thế gian. Để hoạt động trên thế gian và trong thế gian, mà không liên can đến thế gian, nghĩa là được miễn dịch khỏi thế gian, các môn đệ cần phải được hiến thánh (x. Ga 17-19).
Khi muốn bảo vệ các môn đệ khỏi Sự Dữ trong thế gian, Chúa Giêsu đã tự thánh hiến chính mình, Người nhấn mạnh đến tầm quan trọng là "viên mãn trong Thiên Chúa" khi "ở trong tình yêu". Nguồn gốc của sự thánh hiến này là trung thành với Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Chúa Cha, Đấng tự hiến chính mình. Người ban Chúa Thánh Thần cho họ và xin cho họ sớm đạt được điều Người cầu xin. Chúa Thánh Thần là sự hiệp nhất của Chúa Cha và Chúa Con, liên kết tâm hồn họ với Chúa Cha, kết hợp trái tim tội lỗi của chúng ta với Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế. "Con đã ban lời Cha cho chúng, và thế gian đã ghét chúng, vì chúng không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian" (Ga 17, 14). Họ đã nhận được Lời, từ "Logos", Ngôi Lời của Thiên Chúa, đã trở thành nhục thể và ở giữa chúng ta (Ga 1, 14).
"Lời Cha là chân lý "(Ga 11, 14). Bản chất của Lời là ở với Chúa Cha, đó là chân lý. Kể từ khi Người cho họ tham dự vào sứ mạng của Chúa Con (x. Ga 10, 36 và Ga 17, 18), họ cũng phải tham gia vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Người đã chọn và cắt đặt họ để họ sinh nhiều hoa trái. Đức Giêsu được thánh hiến trong sự thật. Người cũng xin Chúa Cha thánh hiến họ "trong sự thật". Sự thánh hiến này không phải là bên ngoài nhưng nó là sự thật, sâu sắc, thực sự.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã cầu xin cho chúng con được hiệp nhất. Xin cho chúng con biết thể hiện tinh thần hiệp nhất giữa chúng con bằng sự biết cộng tác với nhau trong những việc làm chung, để xây dựng nhiệm thể cộng đoàn nhỏ bé, trong tình huynh đệ tương thân tương ái. Chúng con tin tưởng vào lời Chúa hứa mà chúng con đã đọc trước bài Tin Mừng, đó là được ở với Chúa đến muôn đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Ga 17, 11b - 19)
Bước vào Chúa Nhật thứ VII, Chúa Nhật cuối cùng mùa Phục Sinh, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta chuẩn bị tâm hồn mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống như lời Đức Giêsu đã hứa với các môn đệ trong bữa tiệc ly trước khi về trời là không bỏ chúng ta mồ côi, Người sẽ gửi Chúa Thánh Thần là Đấng Bầu Chữa đến.
Khi đến giờ rời bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ nhiều điều, toàn bộ Phúc Âm thánh Gioan chương 17 là một bằng chứng. Sau một loạt diễn từ ly biệt, được kết thúc bằng kinh nguyện vô cùng cảm động Chúa Giêsu dâng lên Cha. Kinh nguyện mở đầu bằng lời khẩn cầu danh Cha, ca tụng Ngôi Cha và Ngôi Con (Ga 17, 1-5). Thứ đến là xin "Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha" (Ga 17, 1). Và sau cung là lời cầu xin cho các môn đệ.
Xin cho chúng nên một
Chúa Giêsu thấu hiểu những yếu đuối mỏng giòn của các môn đệ, nên Người tha thiết cầu xin Cha cho họ được hiệp nhất trong tin yêu, để các ông có thể thi hành sứ mạng rao giảng tin mừng Nước Thiên Chúa, một sứ mạng vô cùng khó khăn và đầy những thử thách. Các ông phải tự mình đương đầu với những khó khăn ở trong thế gian, mặc dù sống giữa thế gian, nhưng không thuộc về thế gian, hoạt động của các ông phải qui hướng về thế giới khác. Đó là lý do khiến Chúa Giêsu cầu nguyện : "Xin cho họ nên một như Cha ở trong con và con ở trong Cha" (Ga 17, 21). Nhờ "sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần", được ràng buộc "bởi sợi dây bình an", tất cả họ sẽ "duy trì sự hiệp nhất của Thần khí... Chỉ có một Thân mình và một Thần khí " (Ep 4, 3 - 4), giúp họ đồng lòng hợp ý với nhau.
Vì muốn nhân loại kết hiệp ở trong Thiên Chúa, nên đã sai Con Ngài đến thế gian để thánh hiến họ trong chân lý. Khi đầu thai trong lòng Trinh Nữ Maria, Chúa Giêsu đã thực hiện một sự hiệp thông đầy kinh ngạc giữa bản tính Thiên Chúa với bản tính loài người "Đức Giêsu Kitô, là Thiên Chúa thật và là người thật" (Kinh Tin Kính). Trong cuộc Thương Khó, Người đã xuống ngục tổ tông, nhà tù giam hãm chúng ta để giải thoát và đưa chúng ta lên cùng Thiên Chúa.
Chúa Giêsu ban vinh quang cho các môn đệ : "Con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con" (Ga 17, 22). Vinh quang ở đây là Chúa Thánh Thần, Đấng liên kết con người với Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã ban cho họ vinh quang khi nói, "Hãy lãnh nhận lấy Chúa Thánh Thần" (Ga 20, 22). Chúa Giêsu đã nhận được vinh quang khi mặc lấy bản tính loài người chúng ta, bản tính đã được tôn vinh trong Thánh Thần. Vinh quang Người đã có "trước khi tạo thành thế gian" (Ga 17,5) liên kết nhân loại nên một trong Chúa. Vì thế, Chúa Giêsu nói: "Lạy Cha, vinh quang mà Cha đã ban cho con, con đã ban cho chúng, để họ nên một như chúng ta là một" (Ga 17,22).
Xin Cha gìn giữ chúng
Trong suốt thời gian ở giữa các môn đệ, Chúa Giêsu đã trung thành gìn giữ họ. Khi trở về cùng Cha, Người không vắng mặt, Người cầu xin Cha cho họ, để họ giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, là Cha và Con và Thánh Thần.
Chúa Giêsu đến thế gian để hoàn thành sứ mạng mà Chúa Cha đã trao, đến lượt các môn đệ, họ cũng được trao cho một sứ mạng (x. Ga 13, 1). Chúa Giêsu không xin Cha đưa họ ra khỏi thế gian, nhưng xin gìn giữ họ khỏi những hiểm nguy của thế gian (x. Ga 17, 15). Vì nếu đưa họ ra khỏi thế gian thì sứ mạng tông đồ của họ chấm dứt. Xin Cha gìn giữ họ khỏi bị thế gian lây nhiễm, và thánh hoá họ trong sự thật (x. Ga 17, 17), xin cho họ được tràn đầy thần chân lý. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu làm sáng tỏ : "Chúng không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian" (Ga 17,16).
Chúa Giêsu xuống tận vực thẳm của con người để kéo con người lên vì : "Thiên Chúa là Tình Yêu". Đây là tột đỉnh của Mạc Khải. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu thôi thúc chúng ta hiệp nhất với Thiên Chúa, và trong vinh quang đầy quyền thế Chúa Giêsu không ngừng cầu nguyện và gìn giữ để : "Không một ai trong chúng bị mất" (Ga 17,12).
Xin thánh hiến họ
Lời khẳng định trên cho thấy Chúa Giêsu và các môn đệ không thuộc về thế gian. Để hoạt động trên thế gian và trong thế gian, mà không liên can đến thế gian, nghĩa là được miễn dịch khỏi thế gian, các môn đệ cần phải được hiến thánh (x. Ga 17-19).
Khi muốn bảo vệ các môn đệ khỏi Sự Dữ trong thế gian, Chúa Giêsu đã tự thánh hiến chính mình, Người nhấn mạnh đến tầm quan trọng là "viên mãn trong Thiên Chúa" khi "ở trong tình yêu". Nguồn gốc của sự thánh hiến này là trung thành với Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Chúa Cha, Đấng tự hiến chính mình. Người ban Chúa Thánh Thần cho họ và xin cho họ sớm đạt được điều Người cầu xin. Chúa Thánh Thần là sự hiệp nhất của Chúa Cha và Chúa Con, liên kết tâm hồn họ với Chúa Cha, kết hợp trái tim tội lỗi của chúng ta với Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế. "Con đã ban lời Cha cho chúng, và thế gian đã ghét chúng, vì chúng không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian" (Ga 17, 14). Họ đã nhận được Lời, từ "Logos", Ngôi Lời của Thiên Chúa, đã trở thành nhục thể và ở giữa chúng ta (Ga 1, 14).
"Lời Cha là chân lý "(Ga 11, 14). Bản chất của Lời là ở với Chúa Cha, đó là chân lý. Kể từ khi Người cho họ tham dự vào sứ mạng của Chúa Con (x. Ga 10, 36 và Ga 17, 18), họ cũng phải tham gia vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Người đã chọn và cắt đặt họ để họ sinh nhiều hoa trái. Đức Giêsu được thánh hiến trong sự thật. Người cũng xin Chúa Cha thánh hiến họ "trong sự thật". Sự thánh hiến này không phải là bên ngoài nhưng nó là sự thật, sâu sắc, thực sự.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã cầu xin cho chúng con được hiệp nhất. Xin cho chúng con biết thể hiện tinh thần hiệp nhất giữa chúng con bằng sự biết cộng tác với nhau trong những việc làm chung, để xây dựng nhiệm thể cộng đoàn nhỏ bé, trong tình huynh đệ tương thân tương ái. Chúng con tin tưởng vào lời Chúa hứa mà chúng con đã đọc trước bài Tin Mừng, đó là được ở với Chúa đến muôn đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Thi ca suy niệm Chúa nhật tuần 7 Phục Sinh
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:59 08/05/2018
(Ga 17, 11b-19)
HỢP NHẤT
Giê-su ngước mắt nguyện cầu,
Lạy Cha chí thánh, khấu đầu khấn van.
Những người Cha đã trao ban,
Kết đoàn hợp nhất, chung đàn chiên con.
Xin Cha gìn giữ chúng con,
Không ai bị mất, héo hon loại trừ.
Trừ ra môn đệ thoái hư,
Trọn lời Kinh Thánh, riêng tư phản Thầy.
Khi còn dưới thể tỏ bày,
Vui mừng phấn khởi, khi Thầy ra đi.
Những điều Con đã thực thi,
Từ Cha ban xuống, phát huy rạng ngời.
Chúng còn hiện diện trong đời,
Người ta ghét bỏ, một thời gian nan
Vì chúng không thuộc thế gian,
Xin Cha thánh hóa, ban tràn ân thiêng.
Chúa Giêsu tha thiết cầu nguyện cùng Chúa Cha để xin cho chúng ta được ơn hợp nhất nên một. Chúa không cầu xin để cất nhắc con cái ra khỏi thế gian mà vẫn sống trong thế gian, nhưng không ai bị hư mất. Sống giữa thế gian là sống giữa một xã hội xô bồ. Chúng ta phải chiến đấu từng ngày với những cơn cám dỗ, những khó khăn và phải phấn đấu không ngừng.
Không ai có thể bảo đảm được rằng mình sẽ luôn đứng vững và sống thánh thiện. Cuộc đời mỗi ngày là một thách thức mới và những nhu cầu đòi hỏi mới. Ai có thể nói, tôi bấy nhiêu tuổi rồi, tôi vẫn kiên vững trong niềm tin, trong sạch trong việc làm, dịu hiền trong các cư xử, thật thà trong mọi lời nói và trong trắng trong tâm hồn. Hãy ý tứ! Chúng ta cần cầu nguyện luôn để được đứng vững trước mặt Chúa.
Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta sống giữa thế gian mà không bị nhiễm tội thế gian. Chúa biết trước các môn đệ của Chúa sẽ phải đối diện với muôn vàn thách thức ở đời. Chúa không còn hiện diện bên cạnh để nâng đỡ và ủi an. Chúa đã xin Chúa Cha sai Thánh Thần Chân Lý đến để phù trợ. Chúa quan tâm đến sự hợp nhất giữa anh em, sự kiên trì trong niềm tin và bảo toàn trong sự thật. Chúa không cầu nguyện để họ khỏi bị đau khổ và bắt bớ nhưng cầu cho họ được sự kiên trì.
Giáo Hội Công Giáo cũng đã trải qua biết bao thăng trầm. Nhiều cuộc chia rẽ đưa đến phân biệt Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương, ly giáo, Chính Thống Giáo, thệ phản Tin Lành có trên 700 Giáo phái khác nhau, rồi các nhóm riêng tư muốn tự lập trong Giáo Hội. Sự hợp nhất nên một rất quan trọng. Giáo Hội muốn hợp nhất nhưng con người lại không muốn. Ai cũng khư khư nghĩ mình là đúng nhất, tốt nhất và truyền thống nhất. Để rồi tự tách mình ra khỏi thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Chúng ta hãy nhìn về Chúa Kitô, Ngài chính là trung tâm điểm của thế giới.
Chúng ta cứ tiếp tục truyền rao lời chân lý của Chúa trong bất cứ hoàn cảnh nào. Mỗi người có cách rao giảng và sống lời Chúa riêng biệt. Truyện kể có một bà cụ già sống dưới chế độ vô thần đã viết thơ cho cháu ở Hoa Kỳ. Lá thơ nào bà cũng viết Phúc âm. Cháu nghĩ là lời khuyên của bà ngầm chứa điều gì. Sau đã nhận ra rằng bà có ý viết và cho người kiểm duyệt được đọc. Biết đâu lời Chúa sẽ thay đổi tâm hồn của họ.
Chúng ta đang sống trong một thế giới hưởng thụ. Rất khó để nhận ra đâu là chân lý và đâu là sự dữ vì xã hội bị dẫn đi vào con đường tục hóa. Hãy cầu nguyện để chúng ta vững vàng trong niềm tin. Tiếp tục sống chứng nhân cho chân lý giữa dòng đời.
THỨ HAI, TUẦN 7 PHỤC SINH
(Ga 16, 29-33).
CAN ĐẢM
Bây giờ Thầy nói rõ ràng,
Không dùng ẩn dụ, mở đàng thâm sâu,
Chúng con hiểu biết từ đầu,
Lời Thầy thấu hiểu, nhiệm mầu dụ ngôn.
Phụng thờ Thiên Chúa kính tôn,
Từ Cha xuất phát, tinh khôn mọi điều.
Này giờ đã đến sớm chiều,
Các con tản mác, ngã liều chốn đây.
Tông đồ bỏ mặc mình Thầy ,
Một mình đối diện, cả bầy kẻ gian.
Chúa Cha hiện diện thương ban,
Ủi an nâng đỡ, gian nan sá gì.
Bao nhiêu đau khổ đọa trì,
Các con can đảm, khắc ghi lời Thầy,
Ơn trên phụ giúp đong đầy,
Chính Thầy đã thắng, dựng xây Nước Trời.
THỨ BA, TUẦN 7 PHỤC SINH
(Ga 17, 1-11a).
VINH HIỂN
Giê-su ngước mắt lên trời,
Nguyện cầu cùng Chúa, đôi lời ngợi ca.
Xin làm vinh hiển Con Cha,
Giờ này đã đến, đây là phúc ân.
Con ban sự sống gian trần,
Mọi người nhận biết, triều thần quang vinh.
Thiên Chúa chân thật vô hình,
Đấng Cha sai đến, quang minh rạng ngời.
Chu toàn công việc trần đời,
Chính Cha trao phó, Ngôi Lời độ nhân.
Chúa Con mời gọi canh tân,
Nhiệt thành tuân giữ, xả thân cứu đời.
Chúng con lãnh nhận ơn trời,
Đi làm nhân chứng, ra khơi vẫy vùng.
Nhân danh Thiên Chúa cửu trùng,
Kính tôn vinh hiển, vô cùng cao sang.
THỨ TƯ, TUẦN 7 PHỤC SINH
(Ga 17, 11b-19).
ĐOÀN KẾT
Nguyện cầu cùng Chúa chí nhân,
Lạy Cha hằng hữu, triều thần thánh nhan.
Xin Cha gìn giữ thương ban,
Chúng con nên một, kết đoàn yêu thương.
Chính Thầy nơi chỗ tựa nương,
Dìu đưa dẫn dắt, bước đường tin yêu.
Thầy về cõi sống huyền siêu,
Chúng con mong ước, thiên triều trời cao.
Nay còn dưới thế truyền rao,
Những điều Thầy dậy, biết bao nhiệm mầu.
Ra làm nhân chứng từ đầu,
Thế gian ghen ghét, khổ sầu bủa vây.
Xua trừ bắt bớ thù gây,
Người đời bách hại, vì Thầy chính danh.
Van xin cầu khấn ơn lành,
Xin Cha thánh hóa, chân thành kính tôn.
THỨ NĂM, TUẦN 7 PHỤC SINH
(Ga 17, 20-26).
NÊN MỘT
Hết lòng cầu nguyện thâu đêm,
Tâm tình kết hợp, êm đềm bên Cha.
Cầu cho tất cả chúng ta,
Kết tình nên một, ngợi ca Chúa Trời.
Con ban vinh hiển cao vời,
Từ Cha chia sẻ, Ngôi Lời dấu yêu.
Chúng Ta là một huyền siêu,
Cha Con hợp nhất, thiên triều quang vinh.
Chúa Con yêu mến trọn tình,
Như Cha thương mến, hết mình vì Con.
Một lòng tôn kính sắt son,
Yêu thương trung tín, vuông tròn chữ tâm.
Chúng con theo Chúa âm thầm,
Hồn thiêng chiêm ngưỡng, quang lâm rạng ngời,
Lạy Cha công chính cao vời,
Danh Cha cả sáng, muôn đời ngợi khen.
THỨ SÁU, TUẦN 7 PHỤC SINH
(Ga 21, 15-19).
YÊU MẾN
Si-mon con mến Thầy không?
Thưa Thầy, con mến, chưa thông trả lời.
Ba lần câu hỏi gọi mời,
Phê-rô bối rối, dậy khơi trong lòng.
Thưa rằng yêu mến tinh trong,
Thầy trao chăm sóc, trong vòng đàn chiên,
Chiên con chiên mẹ gắn liền,
Chăm nom săn sóc, mọi miền Thầy trao.
Chu toàn sứ mệnh truyền rao,
Đứng đầu Hội Thánh, gian lao khôn lường.
Đáp tình gắn bó yêu thương,
Vai mang thánh giá, theo đường Chúa đi.
Dù cho gian khó ngại chi,
Thập hình chịu chết, cũng vì tình yêu.
Nhiệm mầu tình Chúa cao siêu,
Vòng hoa vinh thắng, thiên triều ánh quang.
THỨ BẢY, TUẦN 7 PHỤC SINH
(Ga 21, 20-25).
CHỨNG NHÂN
Gio-an môn đệ theo sau,
Phê-rô quay lại, nhìn nhau tò mò.
Tâm hồn bối rối lắng lo,
Thưa Thầy ai sẽ so đo nộp Thầy.
Tông đồ môn đệ quanh đây,
Mỗi người một hướng, dựng xây Nước Trời.
Gio-an theo Chúa trọn đời,
Tuổi già thánh đức, rạng ngời tín trung.
Cả đời nhân chứng oai hùng,
Tin Mừng rao giảng, khắp vùng nhân gian.
Khắc ghi lời Chúa trao ban,
Rao truyền chân lý, tràn lan mọi miền.
Yêu thương vững chí trung kiên,
Thưởng công vinh phúc, triều thiên Nước Trời.
Tình yêu Thiên Chúa cao vời,
Tuôn tràn ân sủng, cho người dấu yêu.
Chúa về trời
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
14:24 08/05/2018
Chúa Nhật Lễ Thăng Thiên
Mc 16, 15 – 20
Hôm nay, Giáo Hội hân hoan mừng lễ Thăng Thiên. Chúa về trời để dọn chỗ trước cho chúng ta, Đức Giêsu trao cho chúng ta sứ mạng làm chứng cho Ngài giữa thế gian và loan báo Tin Mừng cho các dân tộc.
Trước khi Chúa siêu thăng về trời, Ngài đã ra lệnh cho các môn đệ “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin mừng cho mọi tạo vật “ ( Mc 16, 15 ). Chúa về trời là về với Thiên Chúa Cha. Chúng ta là con cái của Ngài.Chúng ta tin vào Ngài, chính Ngài đã nói :” Ai tin vào Ta thì dù có chết cũng sống lại “ và “ Ta đi để dọn chỗ cho các ngươi “. Do đó, đích đến của mỗi người Kitô hữu chúng ta là Nước Trời. Cuộc hành trình đức tin đi về quê trời là cuộc hành trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên nhẫn, phải can đảm, vững mạnh, kiên quyết vượt thắng tội lỗi, đích đến là ở bên kia, là phía trước, thật gần nhưng cũng rất xa xôi.Nên, những bước chân gần gũi của chúng ta là đến với anh em ở mọi nơi, ở khắp cùng thế giới, những bước chân rao giảng Tin mừng, loan báo Đức Kitô. Phúc Âm mà chúng ta được Hội Thánh và chính Chúa sai đi là gieo rắc tình yêu.Tin mừng là chính Chúa yêu thương thế gian, yêu thương con người. Tin mừng là chính ai tin thì sẽ được lãnh nhận bí tích rửa tội, sẽ được cứu độ. Phúc Âm đó là Chúa ban cho chúng ta Lời để loan báo tình thương và ban cho chúng ta quyền năng làm phép lạ, và đến với mọi hạng người, không phân biệt bất cứ ai, bất cứ người nào bởi vì bất cứ ai tin cũng được Chúa đón nhận, được Chúa cứu độ.
Người Galilê xưa cứ nhìn lên trời để hy vọng dõi theo Chúa về trời. Thực tế là không chỉ nhìn lên trời, nhưng người Kitô hữu hãy hăng say đi loan báo Tin mừng, vì thế giới còn biết bao người chưa nhận biết Chúa đúng như lời Chúa nói :” Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt “. Chúa về trời, nhưng Ngài vẫn hiện diện với chúng ta, với nhân loại cho đến ngày tận thế.Chúa về trời, Ngài dùng miệng lưỡi của chúng ta để loan báo Tin Mừng, dùng đôi tay của chúng ta để giúp đỡ con người, để thi ân cho người khác, dùng đôi chân của chúng ta để đến với những con người nghèo khổ vv…Chúa về trời nhưng người vẫn luôn muốn :” Xin cho chúng nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha “. Chúa về trời nhưng Ngài vẫn luôn mong ước :”…để những người Cha ban co Con cũng ở đấy với Con “ ( Ga 17, 24 ).
Lễ Thăng Thiên là một trong những lễ trọng đại nhất của người Công Giáo chúng ta. Chính vì thế, chúng ta có thể dùng hình ảnh của các vận động viện chuyền ngọn lửa thiêng trong một cuộc chạy tiếp sức để ngọn lửa được châm và cháy rực lên trong suốt cuộc thi đấu của Olympic hay một thế vận hội nào của thế giới.
Chúa Giêsu Phục Sinh trước khi về trời đã trao cho các môn đệ, cho Hội Thánh ngọn lửa đức tin, ngọn lửa của công cuộc truyền giáo, và các tông đồ, các môn đệ cùng tất cả Giáo Hội tiếp tục công việc cứu thế của Chúa cho đến ngày tận thế.
Đức Giêsu Kitô đã dạy các môn sinh của Ngài :” Các con là muối ướp cho đời, nếu muối nhạt, thì chẳng còn cách gì làm cho mặn lại được, nó trở thành vô dụng, chỉ còn nước ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó . Các con là ánh sáng cho toàn thế giới, là thành phố xây trên núi…Cũng thế, ánh sáng của các con phải chiếu sáng lên trước mặt thiên hạ, để họ nhìn xem những việc thiện chúng con làm mà ngợi khen Cha các con ở trên trời “ ( Mt 5, 13-16 ).
“ Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, xin cho cộng đoàn chúng con biết hoan hỷ vui mừng mà dâng lời cảm tạ, vì hôm nay,Con Một Chúa đã lên trời vinh hiển.Là Thủ Lãnh, Người đã đi trước mở đường rước chúng con vào Nước Chúa khiến chúng con là những chi thể của Người nắm chắc phần hy vọng sẽ cùng Người hưởng phúc vinh quang. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời “. Amen. ( Lời nguyện Nhập lễ Thăng Thiên ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa về trời để làm gì ?
2.Sứ mạng Chúa trao cho Hội Thánh là gì ?
3.Lễ Thăng Thiên là lễ thế nào đối với chúng ta ?
4.Sống lại, Chúa đã ở với các môn đệ bao lâu ? Rồi Ngài đi đâu ?
5.Tại sao lại ví công cuộc truyền giáo giống như một cuộc chuyền lửa tiếp sức ?
Mc 16, 15 – 20
Hôm nay, Giáo Hội hân hoan mừng lễ Thăng Thiên. Chúa về trời để dọn chỗ trước cho chúng ta, Đức Giêsu trao cho chúng ta sứ mạng làm chứng cho Ngài giữa thế gian và loan báo Tin Mừng cho các dân tộc.
Trước khi Chúa siêu thăng về trời, Ngài đã ra lệnh cho các môn đệ “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin mừng cho mọi tạo vật “ ( Mc 16, 15 ). Chúa về trời là về với Thiên Chúa Cha. Chúng ta là con cái của Ngài.Chúng ta tin vào Ngài, chính Ngài đã nói :” Ai tin vào Ta thì dù có chết cũng sống lại “ và “ Ta đi để dọn chỗ cho các ngươi “. Do đó, đích đến của mỗi người Kitô hữu chúng ta là Nước Trời. Cuộc hành trình đức tin đi về quê trời là cuộc hành trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên nhẫn, phải can đảm, vững mạnh, kiên quyết vượt thắng tội lỗi, đích đến là ở bên kia, là phía trước, thật gần nhưng cũng rất xa xôi.Nên, những bước chân gần gũi của chúng ta là đến với anh em ở mọi nơi, ở khắp cùng thế giới, những bước chân rao giảng Tin mừng, loan báo Đức Kitô. Phúc Âm mà chúng ta được Hội Thánh và chính Chúa sai đi là gieo rắc tình yêu.Tin mừng là chính Chúa yêu thương thế gian, yêu thương con người. Tin mừng là chính ai tin thì sẽ được lãnh nhận bí tích rửa tội, sẽ được cứu độ. Phúc Âm đó là Chúa ban cho chúng ta Lời để loan báo tình thương và ban cho chúng ta quyền năng làm phép lạ, và đến với mọi hạng người, không phân biệt bất cứ ai, bất cứ người nào bởi vì bất cứ ai tin cũng được Chúa đón nhận, được Chúa cứu độ.
Người Galilê xưa cứ nhìn lên trời để hy vọng dõi theo Chúa về trời. Thực tế là không chỉ nhìn lên trời, nhưng người Kitô hữu hãy hăng say đi loan báo Tin mừng, vì thế giới còn biết bao người chưa nhận biết Chúa đúng như lời Chúa nói :” Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt “. Chúa về trời, nhưng Ngài vẫn hiện diện với chúng ta, với nhân loại cho đến ngày tận thế.Chúa về trời, Ngài dùng miệng lưỡi của chúng ta để loan báo Tin Mừng, dùng đôi tay của chúng ta để giúp đỡ con người, để thi ân cho người khác, dùng đôi chân của chúng ta để đến với những con người nghèo khổ vv…Chúa về trời nhưng người vẫn luôn muốn :” Xin cho chúng nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha “. Chúa về trời nhưng Ngài vẫn luôn mong ước :”…để những người Cha ban co Con cũng ở đấy với Con “ ( Ga 17, 24 ).
Lễ Thăng Thiên là một trong những lễ trọng đại nhất của người Công Giáo chúng ta. Chính vì thế, chúng ta có thể dùng hình ảnh của các vận động viện chuyền ngọn lửa thiêng trong một cuộc chạy tiếp sức để ngọn lửa được châm và cháy rực lên trong suốt cuộc thi đấu của Olympic hay một thế vận hội nào của thế giới.
Chúa Giêsu Phục Sinh trước khi về trời đã trao cho các môn đệ, cho Hội Thánh ngọn lửa đức tin, ngọn lửa của công cuộc truyền giáo, và các tông đồ, các môn đệ cùng tất cả Giáo Hội tiếp tục công việc cứu thế của Chúa cho đến ngày tận thế.
Đức Giêsu Kitô đã dạy các môn sinh của Ngài :” Các con là muối ướp cho đời, nếu muối nhạt, thì chẳng còn cách gì làm cho mặn lại được, nó trở thành vô dụng, chỉ còn nước ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó . Các con là ánh sáng cho toàn thế giới, là thành phố xây trên núi…Cũng thế, ánh sáng của các con phải chiếu sáng lên trước mặt thiên hạ, để họ nhìn xem những việc thiện chúng con làm mà ngợi khen Cha các con ở trên trời “ ( Mt 5, 13-16 ).
“ Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, xin cho cộng đoàn chúng con biết hoan hỷ vui mừng mà dâng lời cảm tạ, vì hôm nay,Con Một Chúa đã lên trời vinh hiển.Là Thủ Lãnh, Người đã đi trước mở đường rước chúng con vào Nước Chúa khiến chúng con là những chi thể của Người nắm chắc phần hy vọng sẽ cùng Người hưởng phúc vinh quang. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời “. Amen. ( Lời nguyện Nhập lễ Thăng Thiên ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa về trời để làm gì ?
2.Sứ mạng Chúa trao cho Hội Thánh là gì ?
3.Lễ Thăng Thiên là lễ thế nào đối với chúng ta ?
4.Sống lại, Chúa đã ở với các môn đệ bao lâu ? Rồi Ngài đi đâu ?
5.Tại sao lại ví công cuộc truyền giáo giống như một cuộc chuyền lửa tiếp sức ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta: Đừng đối thoại với ma quỷ là tên đại bịp
Giuse Thẩm Nguyễn
11:38 08/05/2018
Trong Thánh lễ sáng thứ Ba 08 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về cách đối phó với ma quỷ, là kẻ dù đã bị đánh bại và đang giẫy chết vẫn còn nguy hiểm. Đừng bao giờ đến gần và nói chuyện với nó: vì nó biết cách dụ dỗ và giống như con chó điên bị xích, nó sẽ cắn con nếu con đến gần và vỗ vào nó.
Đức Thánh Cha đã nói về tài quyến rũ của ma quỷ và cách đối phó với nó khi bình luận về bài Tin Mừng trong ngày, trong đó Thánh Gioan thuật lại những lời Chúa nói rằng “thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử rồi.”
Ngài nhấn mạnh rằng ngay cả khi ma quỷ đã bị đánh bại và đang giãy chết, nó vẫn có sức mạnh và khả năng tài tình để quyến rũ. Nó hứa hẹn đủ mọi thứ, nó mang cho chúng ta nhiều món quà đóng gói đẹp mắt nhưng không cho biết bên trong là cái gì.
Giãy chết nhưng vẫn nguy hiểm.
Đức Thánh Cha đã so sánh ma quỷ với con cá sấu đang giãy chết mà những người thợ săn khuyên chúng ta đừng có tới gần vì nó vẫn có thể quật chúng ta chết bằng cái đuôi của nó. Vì thế, ma quỷ rất nguy hiểm, những đề nghị của nó hoàn toàn gian dối và chúng ta lại ngu dại tin vào nó.
Đức Thánh Cha mô tả ma quỷ là cha của dối trá, nó nói hay lắm, nó có thể ca hát để đánh lừa và dù là kẻ thua cuộc nó lại múa may giống như người chiến thắng. Ánh sáng của nó lấp lánh như pháo hoa, bùng sáng rồi vụt tắt trong giây lát. Trong khi đó, ánh sáng của Thiên Chúa thì “dịu dàng và bền vững muôn đời.”
Đừng bao giờ nói chuyện với ma quỷ.
Đức Thánh Cha nói rằng ma quỷ biết cách quyến rũ chúng ta vì thói phù hoa và tò mò của chúng ta và chúng ta lại thích có mọi thứ, thế là rơi vào cám dỗ. Dù biết rằng một ý nghĩ, một ước muốn hay một động thái nào đó là nguy hiểm, chúng ta vẫn cứ ở đó, vẫn cứ sấn tới với ma quỷ là con chó điên dù bị xích, nó vẫn có thể cắn chúng ta.
Đức Thánh Cha khuyên chúng ta đừng giống như bà E-và cứ tưởng mình là một nhà “thần học vĩ đại” có thể đối thoại với ma quỷ và rồi đã sa ngã. Ngài nói rằng chúng ta không bao giờ được nói chuyện với ma quỷ bởi vì nó sẽ thắng, nó thông minh hơn chúng ta. Trái lại, Chúa Giêsu trong sa mạc đã dùng Lời Chúa để đối lại với ma quỷ, để xua đuổi chúng, có lúc nó hỏi tên Người nhưng Người không thèm trả lời nó.
Cầu nguyện, tỉnh thức và chay tịnh.
Đức Thánh Cha đã nhắc lại lời khuyên của Chúa Giêsu là hãy cầu nguyện, tỉnh thức, thống hối và chay tịnh. Chúng ta cũng phải làm như thế, và đừng bao giờ nói chuyện với ma quỷ. Trong giây phút bị cám dỗ, chúng ta hãy chạy đến cùng Mẹ, như một đứa con chạy đến cùng mẹ mình lúc sợ hãi. Đức Thánh Cha nói rằng theo các nhà thần bí người Nga, trong những lúc nguy biến tinh thần, chúng ta hãy tìm nương tựa dưới tà áo của Mẹ Thiên Chúa.
Source: Vatican News Pope at Mass: Don't dialogue with the devil, the great liar
Đức Thánh Cha đã nói về tài quyến rũ của ma quỷ và cách đối phó với nó khi bình luận về bài Tin Mừng trong ngày, trong đó Thánh Gioan thuật lại những lời Chúa nói rằng “thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử rồi.”
Ngài nhấn mạnh rằng ngay cả khi ma quỷ đã bị đánh bại và đang giãy chết, nó vẫn có sức mạnh và khả năng tài tình để quyến rũ. Nó hứa hẹn đủ mọi thứ, nó mang cho chúng ta nhiều món quà đóng gói đẹp mắt nhưng không cho biết bên trong là cái gì.
Giãy chết nhưng vẫn nguy hiểm.
Đức Thánh Cha đã so sánh ma quỷ với con cá sấu đang giãy chết mà những người thợ săn khuyên chúng ta đừng có tới gần vì nó vẫn có thể quật chúng ta chết bằng cái đuôi của nó. Vì thế, ma quỷ rất nguy hiểm, những đề nghị của nó hoàn toàn gian dối và chúng ta lại ngu dại tin vào nó.
Đức Thánh Cha mô tả ma quỷ là cha của dối trá, nó nói hay lắm, nó có thể ca hát để đánh lừa và dù là kẻ thua cuộc nó lại múa may giống như người chiến thắng. Ánh sáng của nó lấp lánh như pháo hoa, bùng sáng rồi vụt tắt trong giây lát. Trong khi đó, ánh sáng của Thiên Chúa thì “dịu dàng và bền vững muôn đời.”
Đừng bao giờ nói chuyện với ma quỷ.
Đức Thánh Cha nói rằng ma quỷ biết cách quyến rũ chúng ta vì thói phù hoa và tò mò của chúng ta và chúng ta lại thích có mọi thứ, thế là rơi vào cám dỗ. Dù biết rằng một ý nghĩ, một ước muốn hay một động thái nào đó là nguy hiểm, chúng ta vẫn cứ ở đó, vẫn cứ sấn tới với ma quỷ là con chó điên dù bị xích, nó vẫn có thể cắn chúng ta.
Đức Thánh Cha khuyên chúng ta đừng giống như bà E-và cứ tưởng mình là một nhà “thần học vĩ đại” có thể đối thoại với ma quỷ và rồi đã sa ngã. Ngài nói rằng chúng ta không bao giờ được nói chuyện với ma quỷ bởi vì nó sẽ thắng, nó thông minh hơn chúng ta. Trái lại, Chúa Giêsu trong sa mạc đã dùng Lời Chúa để đối lại với ma quỷ, để xua đuổi chúng, có lúc nó hỏi tên Người nhưng Người không thèm trả lời nó.
Cầu nguyện, tỉnh thức và chay tịnh.
Đức Thánh Cha đã nhắc lại lời khuyên của Chúa Giêsu là hãy cầu nguyện, tỉnh thức, thống hối và chay tịnh. Chúng ta cũng phải làm như thế, và đừng bao giờ nói chuyện với ma quỷ. Trong giây phút bị cám dỗ, chúng ta hãy chạy đến cùng Mẹ, như một đứa con chạy đến cùng mẹ mình lúc sợ hãi. Đức Thánh Cha nói rằng theo các nhà thần bí người Nga, trong những lúc nguy biến tinh thần, chúng ta hãy tìm nương tựa dưới tà áo của Mẹ Thiên Chúa.
Source: Vatican News Pope at Mass: Don't dialogue with the devil, the great liar
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi Video Thông điệp đến cho Đại hội đang họp bàn về 'những hình thức nô lệ ngày nay'
Thanh Quảng sdb
19:59 08/05/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi Video Thông điệp đến cho Đại hội đang họp bàn về 'những hình thức nô lệ ngày nay'
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi Đại hội hãy cố gắng giải quyết nguyên nhân tận gốc rễ của nạn buôn người - mà ĐTC mô tả như là một tội ác chống lại nhân loại - và thúc đẩy phát triển con người trong viễn ảnh xây dựng một xã hội mới dựa trên tự do, công lý và hòa bình.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video đến cho một Đại hội đang bàn về chế độ nô lệ hiện đại, được triệu tập từ ngày 5-8 tháng 5 năm 2018 tại Buenos Aires, Argentina. Đại hội này được Tổng Giáo Phận Chính Thống giáo Buenos Aires tổ chức và được Viện Patenarch Athenagoras ở Berkely, California tài trợ. Diễn đàn qui tụ nhiều chuyên gia từ nhiều tầng lớp trong xã hội như các học giả, những người hoạch định các chính sách, các nhà bảo vệ và các nhà thần học, để giải quyết vấn đề nô lệ hiện đại và đề xuất các giải pháp cho vấn nạn này. Đại hội là một sự tiếp nối công việc đã đượcThương phụ Bartholomew, người lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống và Tổng Giám Mục Canterbury, Justin Welby, hai nhà lãnh đạo của hai Giáo hội này đã triệu tập một hội nghị tương tự ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2017.
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu với một minh họa tổng quát của vấn đề mà những tham dự viên đang phải đối diện. Sau khi liệt kê một số hình thức nô lệ trong thế giới ngày nay, chẳng hạn như buôn bán người, khai thác bóc lột sức lao động công nhân qua việc xiết nợ và khai thác tình dục, Đức Thánh Cha đã đưa ra một nhãn quan làm cho mọi người tham dự thán phục.
Số liệu thống kê đáng ngạc nhiên
“Theo một số thống kê gần đây, có hơn 40 triệu người nam và đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, đang chịu cảnh nô lệ. Giả tỷ nếu gom họ vào sống trong một thành phố, thì đây là một con số không lồ, nó gấp bốn lần dân số của thành phố Buenos Aires và Greater Buenos Aires. ”
Tội ác chống lại nhân loại
Mô tả việc áp đặt một chế độ nô lệ hiện đại như một tội ác chống lại nhân loại, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi “hãy phá tan bức màn này” hầu làm cho mọi người nhận thức ra được nguyên nhân của mọi vấn đề và đau khổ mà nó gây ra, cho dù những nạn nhân này đang làm việc trong các băng nhóm tội phạm, hoặc tiêu thụ hàng hóa thương mại được sản xuất qua chế độ nô lệ hầu mang lại lợi nhuận tài chính do các phe nhóm.
Nguyên nhân sâu sa
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chìa khóa để giải quyết vấn đề nô lệ nằm trong việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ và cải thiện tình trạng của các quốc gia nơi đang dung thứ các thể chế nô lệ!
“Không đủ chỉ nêu tên các quốc gia và các tổ chức quốc tế áp dụng chính sách đặc biệt khắc nghiệt đang khai thác con người, mà không được giải quyết và nhổ tận căn nguồn gốc sâu thẳm nhất của vấn nạn. Khi các nước nghèo khổ cùng cực đang bị bạo hành và tham nhũng lũng đoạn thì không phải là kinh tế, pháp lý hay những cơ sở hạ tầng cơ bản có thể giải quyết được vấn nạn của họ mà là một nền an ninh hoặc những quyền thiết yếu tối căn bản mà họ cần có. Giải quyết được điều này thì việc các tên cầm đầu tội ác thủ lợi tất yếu cũng sẽ bị đào thải và xa thải!”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi Đại hội hãy cố gắng giải quyết nguyên nhân tận gốc rễ của nạn buôn người - mà ĐTC mô tả như là một tội ác chống lại nhân loại - và thúc đẩy phát triển con người trong viễn ảnh xây dựng một xã hội mới dựa trên tự do, công lý và hòa bình.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video đến cho một Đại hội đang bàn về chế độ nô lệ hiện đại, được triệu tập từ ngày 5-8 tháng 5 năm 2018 tại Buenos Aires, Argentina. Đại hội này được Tổng Giáo Phận Chính Thống giáo Buenos Aires tổ chức và được Viện Patenarch Athenagoras ở Berkely, California tài trợ. Diễn đàn qui tụ nhiều chuyên gia từ nhiều tầng lớp trong xã hội như các học giả, những người hoạch định các chính sách, các nhà bảo vệ và các nhà thần học, để giải quyết vấn đề nô lệ hiện đại và đề xuất các giải pháp cho vấn nạn này. Đại hội là một sự tiếp nối công việc đã đượcThương phụ Bartholomew, người lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống và Tổng Giám Mục Canterbury, Justin Welby, hai nhà lãnh đạo của hai Giáo hội này đã triệu tập một hội nghị tương tự ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2017.
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu với một minh họa tổng quát của vấn đề mà những tham dự viên đang phải đối diện. Sau khi liệt kê một số hình thức nô lệ trong thế giới ngày nay, chẳng hạn như buôn bán người, khai thác bóc lột sức lao động công nhân qua việc xiết nợ và khai thác tình dục, Đức Thánh Cha đã đưa ra một nhãn quan làm cho mọi người tham dự thán phục.
Số liệu thống kê đáng ngạc nhiên
“Theo một số thống kê gần đây, có hơn 40 triệu người nam và đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, đang chịu cảnh nô lệ. Giả tỷ nếu gom họ vào sống trong một thành phố, thì đây là một con số không lồ, nó gấp bốn lần dân số của thành phố Buenos Aires và Greater Buenos Aires. ”
Tội ác chống lại nhân loại
Mô tả việc áp đặt một chế độ nô lệ hiện đại như một tội ác chống lại nhân loại, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi “hãy phá tan bức màn này” hầu làm cho mọi người nhận thức ra được nguyên nhân của mọi vấn đề và đau khổ mà nó gây ra, cho dù những nạn nhân này đang làm việc trong các băng nhóm tội phạm, hoặc tiêu thụ hàng hóa thương mại được sản xuất qua chế độ nô lệ hầu mang lại lợi nhuận tài chính do các phe nhóm.
Nguyên nhân sâu sa
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chìa khóa để giải quyết vấn đề nô lệ nằm trong việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ và cải thiện tình trạng của các quốc gia nơi đang dung thứ các thể chế nô lệ!
“Không đủ chỉ nêu tên các quốc gia và các tổ chức quốc tế áp dụng chính sách đặc biệt khắc nghiệt đang khai thác con người, mà không được giải quyết và nhổ tận căn nguồn gốc sâu thẳm nhất của vấn nạn. Khi các nước nghèo khổ cùng cực đang bị bạo hành và tham nhũng lũng đoạn thì không phải là kinh tế, pháp lý hay những cơ sở hạ tầng cơ bản có thể giải quyết được vấn nạn của họ mà là một nền an ninh hoặc những quyền thiết yếu tối căn bản mà họ cần có. Giải quyết được điều này thì việc các tên cầm đầu tội ác thủ lợi tất yếu cũng sẽ bị đào thải và xa thải!”
Ngày Giới Trẻ Thế Giới giống Thế Vận Hội nhưng với 1 ngân sách 1000 lần ít hơn
Vũ Văn An
20:25 08/05/2018
Nữ Ký Giả Inés San Martín của tạp chí Crux, vừa cho hay một nghiên cứu mới của Paulina Guzik và Cecilia O’Reilly, những người từng giúp tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow, Ba Lan, chứng tỏ rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới, theo bất cứ loại tiêu chuẩn nào, cũng là một biến cố lớn. Phát động bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1985, nó đã trở thành một trong những biến cố thường xuyên lớn nhất trên hành tinh, có lẽ chỉ thua Thế Vận Hội và Giải Túc Cầu Thế Giới về kích cỡ và tầm quan trọng, chưa tính đến các hệ lụy hậu cần.
Một biến cố cỡ ấy hiển nhiên không bỗng chốc diễn ra, nó đòi 2 tới 3 năm để lên kế hoạch, và rồi nhiều tháng hoạt động cật lực lúc gần tới ngày khai mạc. Lần tổ chức tại Krakow, Ba Lan, năm 2016 được coi là biến cố lớn nhất ở Âu Châu cho đến nay trong thế kỷ 21.
Lẽ dĩ nhiên, những cuộc tụ tập đại qui mô như thế không hẳn nhất định vẻ vang, chúng cũng có thể kết thúc trong thảm hại, thất bại ê chề, nếu nhiều người không lưu ý tới các chi tiết đủ loại, dù rất tầm thường. Hai người trong số những người có trách nhiệm ở Krakow là Paulina Guzik, người Ba Lan, và Cecilia O’Reilly, người Mỹ. Hai người này, có lúc, đã dành 20 giờ một ngày trong nhiều tháng để mọi chuyện được êm xuôi.
Hai người vừa viết 1 cuốn sách, được trình bầy như một “trường hợp điển hình” kể lại kinh nghiệm của họ và cung cấp nhiều tài nguyên cho các nhà tổ chức tương lai. Crux gần đây đã nói chuyện với Guzik về điều họ muốn đạt được qua cuốn sách này.
Crux: Tại sao hai chị quyết định viết cuốn Ngày Giới Trẻ Thế Giới Krakow Năm 2016, Biến Cố Âu Châu Lớn Nhất của Thế Kỷ 21?
Guzik: Chúng tôi hợp ý viết cuốn sách này đúng vào ngày Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Krakow kết thúc! Ngày Giới Trẻ Thế Giới che dấu một nghịch lý: nó quả thực là biến cố lớn nhất trên thế giới, và bạn phải bảo đảm để mọi chuyện được êm xuôi, để người trẻ hài lòng, Đức Giáo Hoàng hài lòng, Giáo Hội hài lòng, chính phủ hài lòng, mọi người hài lòng! Rất nhiều người liên hệ, chứ không phải sao? Đồng thời, ủy ban tổ chức lại chẳng có kinh nghiệm gì. Đúng thế, Tòa Thánh cho bạn một số chỉ dẫn, nhưng các chỉ dẫn này có tính mục vụ, không hẳn hậu cần, tổ chức, tài chánh hay truyền thông.
Nên phải bắt đầu từ đâu đây? Nhờ hỏi han những người đã ở đó trước, và có can đảm nói cho chúng tôi hay điều gì xuôi chẩy điều gì không, để chúng tôi không lặp lại cùng các lỗi lầm.
Một cách chuyên biệt, Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2011 tại Madrid có viết một trường hợp điển hình hết sức hữu ích, cả đối với chúng tôi.
Nên chúng tôi quyết định tiếp tục truyền thống ấy, và tổng hợp mọi kiến thức đã thu thập được trong suốt biến cố tại Krakow, và chuyển cho Panama cũng như bất cứ nhà tổ chức các biến cố đại qui mô nào trong tương lai cho Giáo Hội. Ngoài ra, Cecilia cũng đóng góp các kinh nghiệm từ Cuộc Họp Mặt Các Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia năm 2015, nơi chị ấy là phối trí viên truyền thông quốc tế.
Một số kết luận thì như nhau, nhưng một số có khác nhau, vì có sự thay đổi nhiều trong 7 năm: truyền thông xã hội, nghiệp vụ truyền thông và nhiều khía cạnh khác. Chúng tôi cảm thấy cần phải cập nhật hóa.
Các chị có tiếp xúc với các nhà tổ chức ở Panama không? Họ có sẵn lòng tiếp nhận việc học hỏi từ kinh nghiệm của các chị không?
Dạ, có. Chúng tôi trình bầy với họ cuốn sách của chúng tôi, trao nó cho Đại Sứ Panama bên cạnh Tòa Thánh, và Bà trao 1 bản cho ủy ban. Mấy ngày sau, chúng tôi nhận được 1 điện thư từ Victor Chang, Tổng Thư Ký Ngày Giới Trẻ Thế Giới Panama năm 2019, nói rằng: “Cám ơn các bạn đã gửi sách, nó thực sự hữu ích đối với chúng tôi”. Đây là điều khích lệ và tưởng thưởng hơn cả sau khi viết cuốn sách, vì chúng tôi viết chỉ vì mục đích này.
Chúng tôi cũng trao 1 bản cho Cha João Chagas, Giám Đốc Phòng Tuổi Trẻ của Thánh Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống, với hy vọng rằng khi chúng ta biết ai là nhà tổ chức sau Panama, ngài sẽ đề nghị cuốn sách này cho họ.
Chúng tôi biết rằng các thành viên của ủy ban tổ chức rất bận bịu, nên họ có thể nghĩ: “tôi không có thì giờ đọc sách!”. Nhưng thực ra, tình hình khác hẳn. Đọc cuốn sách sẽ tiết kiệm được nhiều thì giờ, tiền bạc và cố gắng. Khi bạn đối đầu với một vấn đề nghiêm trọng hay 1 cuộc khủng hoảng, và bạn không biết phải làm gì, bạn có thể mở cuốn sách và đọc lại một chương của nó.
Chúng tôi đã làm thế với cuốn trường hợp điển hình của Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2011: nếu chúng tôi không biết phải truyền đạt vấn đề tài chánh ra sao, chúng tôi đi tham khảo cuốn sách. Nếu chúng tôi không biết phải tổ chức ra sao phòng truyền thông, chúng tôi cũng đã tham khảo cuốn sách. Một điều y hệt cũng sẽ xẩy ra với cuốn sách này: Panama sẽ tìm thấy các kinh nghiệm hữu ích phải xử lý ra sao với các phóng viên ngoại quốc, hay phải tổ chức ra sao vấn đề hậu cần cho các phương tiện truyền thông.
Năm nay, Giáo Hội tập chú cao độ vào tuổi trẻ, với 1 Thượng Hội Đồng vào tháng Mười. Các chị nghĩ việc truyền thông đối với Thượng Hội Đồng hiện ra sao từ trước đến nay?
Tôi nghĩ việc thực sự hỏi người trẻ để biết họ cần gì là một ý tưởng tuyệt vời. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã 81 tuổi, và ngài vẫn với tay ra với giới trẻ đang sống trong một thế giới hoàn toàn khác với thế giới của ngài, hỏi xem họ mong đợi gì nơi Giáo Hội, và thực sự đưa việc này vào xem xét cho các văn kiện sau này của Giáo Hội, thì quả là một chuyện tuyệt vời. Đây quả là một dấu hiệu cho thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một nhà lãnh đạo vĩ đại.
Với cuộc gặp gỡ tiền Thượng Hội Đồng diễn ra tại Rôma trước Lễ Phục Sinh, tôi thấy sự phấn chấn của giới trẻ, phấn chấn vì họ được coi như một thành phần trong diễn trình tạo quyết định của Giáo Hội. Trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới cấp giáo phận năm 2018, Đức Giáo Hoàng thúc giục: hãy trao trách nhiệm cho giới trẻ, để họ quyết định, và họ cảm thấy họ là một phần của Giáo Hội. Với tôi, chiến lược này rất chói sáng, cả dưới góc độ kinh nghiệm Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Việc có khả năng nói cho chính họ trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới, việc có khả năng thấy Giáo Hội trẻ trung và sinh động chung quanh họ quả có ảnh hưởng lớn đối với ơn gọi của họ, đời sống họ và các lựa chọn trong đời sống họ, việc mà các cuộc thăm dò sau Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã chứng tỏ. Ngày Giới Trẻ Thế Giới tăng cường đức tin của họ, làm họ gần gũi Chúa Kitô hơn, họ công khai nhìn nhận điều này.
Ta hãy nhớ rằng chính tuổi trẻ tổ chức biến cố, vì không có họ, sẽ không có các biến cố chính, không có các bài giáo lý, không có Đại Hội Tuổi Trẻ. Chúng tôi hy vọng một điều y hệt sẽ diễn ra tại Thượng Hội Đồng.
Chị là một giáo sư tại Giáo Hoàng Đại Học Gioan Phaolô ở Krakow. Sau tài liệu của cuộc gặp gỡ tiền Thượng Hội Đồng, một số người nêu câu hỏi tại sao chúng ta phải lắng nghe giới trẻ vì họ không biết gì về nền thần học và đời sống của Giáo Hội. Chị muốn nói gì với những người này?
Quan điểm của những người “thậm chí không bận tâm tới việc lắng nghe giới trẻ” theo ý kiến tôi hoàn toàn không thích đáng và thậm chí nực cười. Nếu ta không lắng nghe, người trẻ sẽ quay lưng lại với chúng ta! Thực tế, trong tư cách giáo sư, hàng ngày, tôi thấy việc lắng nghe và trao trách nhiệm cho giới trẻ thực sự hữu hiệu như thế nào.
Tôi xin đơn cử 1 thí dụ. Các sinh viên của tôi điều hành 1 kênh truyền hình, tựa là JP2TV, chuyên sản xuất các câu chuyện liên quan tới việc chuẩn bị và cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới, trong sự hợp tác với chi nhánh vùng của Truyền Hình Ba Lan. Các chương trình của họ tốt đến nỗi, sau biến cố, Truyền Hình Ba Lan ở Warsaw – cơ quan truyền hình lớn nhất trong nước, đã yêu cầu JP2TV sản xuất trọn chương trình biểu diễn cho kênh nhằm mô tả thành quả của Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2016.
Thoạt đầu, các sinh viên hoàn toàn lo sợ, họ nói “Làm sao chúng tôi làm được điều đó trên kênh quốc gia?” Nhưng cho họ cơ hội, dạy họ cách thực hiện, trợ giúp họ và hướng dẫn họ, đã được họ đền đáp. Họ sản xuất 11 kỳ truyền hình một cách rất chuyên nghiệp, và vươn tới 1 triệu người trẻ trên trang Facebook của họ chưa kể số khán giả trên truyền hình. Đây quả là 1 điển hình của Tân Phúc Âm Hóa, vươn tay ra với người trẻ qua người trẻ. Bạn hãy tưởng tượng 1 người 40 tuổi mà còn xem chương trình, huống chi 1 người mới 15 tuổi!
Đôi khi nói đến việc mời gọi giới trẻ, ta thường chỉ chú ý tới những vấn đề nóng bỏng như tính dục chẳng hạn. Nhưng cốt lõi đức tin là Chúa Kitô, chị có nghĩ người trẻ còn đáp ứng Chúa Kitô không?
Câu hỏi của chị quả lớn. Và cách duy nhất để biết câu trả lời là... hỏi chính người trẻ về các vấn đề này. Ở Krakow, chúng tôi thuê một cơ quan thăm dò; họ thực hiện 2 cuộc thăm dò nơi giới trẻ, một cuộc về động lực khiến họ đến với Ngày Giới Trẻ Thế Giới, và cuộc thứ hai về việc họ đã đem được những gì về nhà họ.
Chỉ có 44 phần trăm trả lời rằng họ muốn gặp người khác, trong khi 32 phần trăm muốn khám phá Ba Lan. Nhưng sau đây là những con số lớn nhất: 75 phần trăm “muốn tìm thấy chính tôi qua Chúa Giêsu Kitô”. Sau Ngày Giới Trẻ Thế Giới, 63 phần trăm nói Ngày Giới Trẻ Thế Giới giúp họ tăng cường mối tương quan của họ với Thiên Chúa; 96 phần trăm nói sinh hoạt được thực hành nhiều nhất tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới là cầu nguyện, và đối với quá bán, Ngày Giới Trẻ Thế Giới giúp họ tăng cường cam kết của họ với Giáo Hội.
Thành thử, tôi không nghĩ họ không ý thức được đâu là cốt lõi của Kitô Giáo. Nhiều người trẻ thực sự rất khôn ngoan và được giáo dục tốt, và đây là cách chúng ta nên nhìn vào người trẻ Công Giáo ngày nay. Họ hoàn toàn ý thức được các thách đố, và họ không sợ hỏi những câu hỏi khó trả lời. Thành thử, có, họ có hỏi những câu hỏi về ngừa thai, vai trò người đàn bà và giáo dân trong Giáo Hội hay các bằng hữu đồng tính luyến ái của họ, nhưng bạn có mong là họ đừng hỏi không?
Sống trong một xã hội tân tiến, chường mặt cho đủ thứ thách đố và đe dọa của xã hội này, điều thực sự khiến ta lo lắng là họ không hỏi những câu hỏi đó. Cám ơn Chúa họ đã hỏi, nhờ thế, chúng ta có thể trả lời và giải thích khá nhiều. Và bạn nên nhớ, không bao giờ có câu hỏi xấu, chỉ có những câu trả lời xấu...
Năm nay, chúng ta cũng có cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới, vốn là một biến cố giống như Ngày Giới Trẻ Thế Giới về tầm cỡ. Chị có lời khuyên gì cho các nhà tổ chức không?
Mẩu khuyên đầu tiên có thể là: hãy có một khung tưởng có tính quốc tế. Đúng là biến cố diễn ra tại xứ sở bạn, trên lãnh thổ chuyên biệt của bạn, nhưng nhiều người khác, thậm chí cả thế giới, nên được hưởng ích lợi của nó.
Không dễ gì có được một viễn tượng quốc tế khi bạn ngồi ở một chỗ, bất cứ là ở Dublin hay Panama City hay Krakow, các phương tiện truyền thông địa phương vẫn không ngừng hỏi bạn các câu hỏi về hậu cần và bạn thì tiếp tục quên rằng chẳng bao lâu khoảng 1,500 đại diện các phương tiện truyền thông quốc tế sẽ tới hỏi bạn những câu hỏi mà bạn cần phải chuẩn bị cho vì cả thế giới đang quan sát bạn. Nên, khung tưởng (mindset) hay viễn tượng quốc tế chắc chắn là một điều chủ yếu, và kiến thức của những người đã từng làm điều này trước đó cũng là điều bạn cần xem xét.
Lời khuyên nữa là: cậy nhờ các thiện nguyện viên, nhưng phải có sẵn các nhà cố vấn nữa. Các biến cố như Ngày Giới Trẻ Thế Giới và cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới phức tạp y như các Thế Vận Hội, nhưng với ngân sách 1,000 lần nhỏ hơn! Bạn cần phải thực sự khôn khéo trong việc tổ chức nó, kể cả việc thuê các chuyên viên trong nhiều lãnh vực khác nhau, không những chỉ lãnh vực truyền thông, mà cả lãnh vực hậu cần, chuyên chở, IT, tài chánh và bảo trợ...
Điều cũng quan trọng là nghĩ trước các vấn đề có thể có. Bạn thực sự cần một kế hoạch khi biến cố rơi vào khủng hoảng. Càng gần tới ngày của biến cố, bạn càng bận bịu hơn và càng nhiều vấn đề xuất hiện hơn. Nếu ít nhất bạn đã có nửa số vấn đề này sẵn trong kế hoạch vừa nói và biết phải giải quyết nhanh chóng ra sao, thì chắc bạn sẽ yên ổn. Nếu không có 1 kế hoạch như thế, bạn sẽ cảm thấy rất lúng túng. Dublin hiển nhiên không còn mấy thì giờ, nhưng họ vẫn còn có thể nghĩ đến nó. Họ có thể lên kế hoạch cho việc truyền thông và thông điệp thực sự họ muốn có để gửi cho thế giới. Panama còn nhiều thì giờ hơn, nhưng vẫn tốt để họ lên kế hoạch một cách thích đáng và chuẩn bị đầy đủ.
Một biến cố cỡ ấy hiển nhiên không bỗng chốc diễn ra, nó đòi 2 tới 3 năm để lên kế hoạch, và rồi nhiều tháng hoạt động cật lực lúc gần tới ngày khai mạc. Lần tổ chức tại Krakow, Ba Lan, năm 2016 được coi là biến cố lớn nhất ở Âu Châu cho đến nay trong thế kỷ 21.
Lẽ dĩ nhiên, những cuộc tụ tập đại qui mô như thế không hẳn nhất định vẻ vang, chúng cũng có thể kết thúc trong thảm hại, thất bại ê chề, nếu nhiều người không lưu ý tới các chi tiết đủ loại, dù rất tầm thường. Hai người trong số những người có trách nhiệm ở Krakow là Paulina Guzik, người Ba Lan, và Cecilia O’Reilly, người Mỹ. Hai người này, có lúc, đã dành 20 giờ một ngày trong nhiều tháng để mọi chuyện được êm xuôi.
Hai người vừa viết 1 cuốn sách, được trình bầy như một “trường hợp điển hình” kể lại kinh nghiệm của họ và cung cấp nhiều tài nguyên cho các nhà tổ chức tương lai. Crux gần đây đã nói chuyện với Guzik về điều họ muốn đạt được qua cuốn sách này.
Crux: Tại sao hai chị quyết định viết cuốn Ngày Giới Trẻ Thế Giới Krakow Năm 2016, Biến Cố Âu Châu Lớn Nhất của Thế Kỷ 21?
Guzik: Chúng tôi hợp ý viết cuốn sách này đúng vào ngày Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Krakow kết thúc! Ngày Giới Trẻ Thế Giới che dấu một nghịch lý: nó quả thực là biến cố lớn nhất trên thế giới, và bạn phải bảo đảm để mọi chuyện được êm xuôi, để người trẻ hài lòng, Đức Giáo Hoàng hài lòng, Giáo Hội hài lòng, chính phủ hài lòng, mọi người hài lòng! Rất nhiều người liên hệ, chứ không phải sao? Đồng thời, ủy ban tổ chức lại chẳng có kinh nghiệm gì. Đúng thế, Tòa Thánh cho bạn một số chỉ dẫn, nhưng các chỉ dẫn này có tính mục vụ, không hẳn hậu cần, tổ chức, tài chánh hay truyền thông.
Nên phải bắt đầu từ đâu đây? Nhờ hỏi han những người đã ở đó trước, và có can đảm nói cho chúng tôi hay điều gì xuôi chẩy điều gì không, để chúng tôi không lặp lại cùng các lỗi lầm.
Một cách chuyên biệt, Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2011 tại Madrid có viết một trường hợp điển hình hết sức hữu ích, cả đối với chúng tôi.
Nên chúng tôi quyết định tiếp tục truyền thống ấy, và tổng hợp mọi kiến thức đã thu thập được trong suốt biến cố tại Krakow, và chuyển cho Panama cũng như bất cứ nhà tổ chức các biến cố đại qui mô nào trong tương lai cho Giáo Hội. Ngoài ra, Cecilia cũng đóng góp các kinh nghiệm từ Cuộc Họp Mặt Các Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia năm 2015, nơi chị ấy là phối trí viên truyền thông quốc tế.
Một số kết luận thì như nhau, nhưng một số có khác nhau, vì có sự thay đổi nhiều trong 7 năm: truyền thông xã hội, nghiệp vụ truyền thông và nhiều khía cạnh khác. Chúng tôi cảm thấy cần phải cập nhật hóa.
Các chị có tiếp xúc với các nhà tổ chức ở Panama không? Họ có sẵn lòng tiếp nhận việc học hỏi từ kinh nghiệm của các chị không?
Dạ, có. Chúng tôi trình bầy với họ cuốn sách của chúng tôi, trao nó cho Đại Sứ Panama bên cạnh Tòa Thánh, và Bà trao 1 bản cho ủy ban. Mấy ngày sau, chúng tôi nhận được 1 điện thư từ Victor Chang, Tổng Thư Ký Ngày Giới Trẻ Thế Giới Panama năm 2019, nói rằng: “Cám ơn các bạn đã gửi sách, nó thực sự hữu ích đối với chúng tôi”. Đây là điều khích lệ và tưởng thưởng hơn cả sau khi viết cuốn sách, vì chúng tôi viết chỉ vì mục đích này.
Chúng tôi cũng trao 1 bản cho Cha João Chagas, Giám Đốc Phòng Tuổi Trẻ của Thánh Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống, với hy vọng rằng khi chúng ta biết ai là nhà tổ chức sau Panama, ngài sẽ đề nghị cuốn sách này cho họ.
Chúng tôi biết rằng các thành viên của ủy ban tổ chức rất bận bịu, nên họ có thể nghĩ: “tôi không có thì giờ đọc sách!”. Nhưng thực ra, tình hình khác hẳn. Đọc cuốn sách sẽ tiết kiệm được nhiều thì giờ, tiền bạc và cố gắng. Khi bạn đối đầu với một vấn đề nghiêm trọng hay 1 cuộc khủng hoảng, và bạn không biết phải làm gì, bạn có thể mở cuốn sách và đọc lại một chương của nó.
Chúng tôi đã làm thế với cuốn trường hợp điển hình của Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2011: nếu chúng tôi không biết phải truyền đạt vấn đề tài chánh ra sao, chúng tôi đi tham khảo cuốn sách. Nếu chúng tôi không biết phải tổ chức ra sao phòng truyền thông, chúng tôi cũng đã tham khảo cuốn sách. Một điều y hệt cũng sẽ xẩy ra với cuốn sách này: Panama sẽ tìm thấy các kinh nghiệm hữu ích phải xử lý ra sao với các phóng viên ngoại quốc, hay phải tổ chức ra sao vấn đề hậu cần cho các phương tiện truyền thông.
Năm nay, Giáo Hội tập chú cao độ vào tuổi trẻ, với 1 Thượng Hội Đồng vào tháng Mười. Các chị nghĩ việc truyền thông đối với Thượng Hội Đồng hiện ra sao từ trước đến nay?
Tôi nghĩ việc thực sự hỏi người trẻ để biết họ cần gì là một ý tưởng tuyệt vời. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã 81 tuổi, và ngài vẫn với tay ra với giới trẻ đang sống trong một thế giới hoàn toàn khác với thế giới của ngài, hỏi xem họ mong đợi gì nơi Giáo Hội, và thực sự đưa việc này vào xem xét cho các văn kiện sau này của Giáo Hội, thì quả là một chuyện tuyệt vời. Đây quả là một dấu hiệu cho thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một nhà lãnh đạo vĩ đại.
Với cuộc gặp gỡ tiền Thượng Hội Đồng diễn ra tại Rôma trước Lễ Phục Sinh, tôi thấy sự phấn chấn của giới trẻ, phấn chấn vì họ được coi như một thành phần trong diễn trình tạo quyết định của Giáo Hội. Trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới cấp giáo phận năm 2018, Đức Giáo Hoàng thúc giục: hãy trao trách nhiệm cho giới trẻ, để họ quyết định, và họ cảm thấy họ là một phần của Giáo Hội. Với tôi, chiến lược này rất chói sáng, cả dưới góc độ kinh nghiệm Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Việc có khả năng nói cho chính họ trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới, việc có khả năng thấy Giáo Hội trẻ trung và sinh động chung quanh họ quả có ảnh hưởng lớn đối với ơn gọi của họ, đời sống họ và các lựa chọn trong đời sống họ, việc mà các cuộc thăm dò sau Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã chứng tỏ. Ngày Giới Trẻ Thế Giới tăng cường đức tin của họ, làm họ gần gũi Chúa Kitô hơn, họ công khai nhìn nhận điều này.
Ta hãy nhớ rằng chính tuổi trẻ tổ chức biến cố, vì không có họ, sẽ không có các biến cố chính, không có các bài giáo lý, không có Đại Hội Tuổi Trẻ. Chúng tôi hy vọng một điều y hệt sẽ diễn ra tại Thượng Hội Đồng.
Chị là một giáo sư tại Giáo Hoàng Đại Học Gioan Phaolô ở Krakow. Sau tài liệu của cuộc gặp gỡ tiền Thượng Hội Đồng, một số người nêu câu hỏi tại sao chúng ta phải lắng nghe giới trẻ vì họ không biết gì về nền thần học và đời sống của Giáo Hội. Chị muốn nói gì với những người này?
Quan điểm của những người “thậm chí không bận tâm tới việc lắng nghe giới trẻ” theo ý kiến tôi hoàn toàn không thích đáng và thậm chí nực cười. Nếu ta không lắng nghe, người trẻ sẽ quay lưng lại với chúng ta! Thực tế, trong tư cách giáo sư, hàng ngày, tôi thấy việc lắng nghe và trao trách nhiệm cho giới trẻ thực sự hữu hiệu như thế nào.
Tôi xin đơn cử 1 thí dụ. Các sinh viên của tôi điều hành 1 kênh truyền hình, tựa là JP2TV, chuyên sản xuất các câu chuyện liên quan tới việc chuẩn bị và cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới, trong sự hợp tác với chi nhánh vùng của Truyền Hình Ba Lan. Các chương trình của họ tốt đến nỗi, sau biến cố, Truyền Hình Ba Lan ở Warsaw – cơ quan truyền hình lớn nhất trong nước, đã yêu cầu JP2TV sản xuất trọn chương trình biểu diễn cho kênh nhằm mô tả thành quả của Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2016.
Thoạt đầu, các sinh viên hoàn toàn lo sợ, họ nói “Làm sao chúng tôi làm được điều đó trên kênh quốc gia?” Nhưng cho họ cơ hội, dạy họ cách thực hiện, trợ giúp họ và hướng dẫn họ, đã được họ đền đáp. Họ sản xuất 11 kỳ truyền hình một cách rất chuyên nghiệp, và vươn tới 1 triệu người trẻ trên trang Facebook của họ chưa kể số khán giả trên truyền hình. Đây quả là 1 điển hình của Tân Phúc Âm Hóa, vươn tay ra với người trẻ qua người trẻ. Bạn hãy tưởng tượng 1 người 40 tuổi mà còn xem chương trình, huống chi 1 người mới 15 tuổi!
Đôi khi nói đến việc mời gọi giới trẻ, ta thường chỉ chú ý tới những vấn đề nóng bỏng như tính dục chẳng hạn. Nhưng cốt lõi đức tin là Chúa Kitô, chị có nghĩ người trẻ còn đáp ứng Chúa Kitô không?
Câu hỏi của chị quả lớn. Và cách duy nhất để biết câu trả lời là... hỏi chính người trẻ về các vấn đề này. Ở Krakow, chúng tôi thuê một cơ quan thăm dò; họ thực hiện 2 cuộc thăm dò nơi giới trẻ, một cuộc về động lực khiến họ đến với Ngày Giới Trẻ Thế Giới, và cuộc thứ hai về việc họ đã đem được những gì về nhà họ.
Chỉ có 44 phần trăm trả lời rằng họ muốn gặp người khác, trong khi 32 phần trăm muốn khám phá Ba Lan. Nhưng sau đây là những con số lớn nhất: 75 phần trăm “muốn tìm thấy chính tôi qua Chúa Giêsu Kitô”. Sau Ngày Giới Trẻ Thế Giới, 63 phần trăm nói Ngày Giới Trẻ Thế Giới giúp họ tăng cường mối tương quan của họ với Thiên Chúa; 96 phần trăm nói sinh hoạt được thực hành nhiều nhất tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới là cầu nguyện, và đối với quá bán, Ngày Giới Trẻ Thế Giới giúp họ tăng cường cam kết của họ với Giáo Hội.
Thành thử, tôi không nghĩ họ không ý thức được đâu là cốt lõi của Kitô Giáo. Nhiều người trẻ thực sự rất khôn ngoan và được giáo dục tốt, và đây là cách chúng ta nên nhìn vào người trẻ Công Giáo ngày nay. Họ hoàn toàn ý thức được các thách đố, và họ không sợ hỏi những câu hỏi khó trả lời. Thành thử, có, họ có hỏi những câu hỏi về ngừa thai, vai trò người đàn bà và giáo dân trong Giáo Hội hay các bằng hữu đồng tính luyến ái của họ, nhưng bạn có mong là họ đừng hỏi không?
Sống trong một xã hội tân tiến, chường mặt cho đủ thứ thách đố và đe dọa của xã hội này, điều thực sự khiến ta lo lắng là họ không hỏi những câu hỏi đó. Cám ơn Chúa họ đã hỏi, nhờ thế, chúng ta có thể trả lời và giải thích khá nhiều. Và bạn nên nhớ, không bao giờ có câu hỏi xấu, chỉ có những câu trả lời xấu...
Năm nay, chúng ta cũng có cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới, vốn là một biến cố giống như Ngày Giới Trẻ Thế Giới về tầm cỡ. Chị có lời khuyên gì cho các nhà tổ chức không?
Mẩu khuyên đầu tiên có thể là: hãy có một khung tưởng có tính quốc tế. Đúng là biến cố diễn ra tại xứ sở bạn, trên lãnh thổ chuyên biệt của bạn, nhưng nhiều người khác, thậm chí cả thế giới, nên được hưởng ích lợi của nó.
Không dễ gì có được một viễn tượng quốc tế khi bạn ngồi ở một chỗ, bất cứ là ở Dublin hay Panama City hay Krakow, các phương tiện truyền thông địa phương vẫn không ngừng hỏi bạn các câu hỏi về hậu cần và bạn thì tiếp tục quên rằng chẳng bao lâu khoảng 1,500 đại diện các phương tiện truyền thông quốc tế sẽ tới hỏi bạn những câu hỏi mà bạn cần phải chuẩn bị cho vì cả thế giới đang quan sát bạn. Nên, khung tưởng (mindset) hay viễn tượng quốc tế chắc chắn là một điều chủ yếu, và kiến thức của những người đã từng làm điều này trước đó cũng là điều bạn cần xem xét.
Lời khuyên nữa là: cậy nhờ các thiện nguyện viên, nhưng phải có sẵn các nhà cố vấn nữa. Các biến cố như Ngày Giới Trẻ Thế Giới và cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới phức tạp y như các Thế Vận Hội, nhưng với ngân sách 1,000 lần nhỏ hơn! Bạn cần phải thực sự khôn khéo trong việc tổ chức nó, kể cả việc thuê các chuyên viên trong nhiều lãnh vực khác nhau, không những chỉ lãnh vực truyền thông, mà cả lãnh vực hậu cần, chuyên chở, IT, tài chánh và bảo trợ...
Điều cũng quan trọng là nghĩ trước các vấn đề có thể có. Bạn thực sự cần một kế hoạch khi biến cố rơi vào khủng hoảng. Càng gần tới ngày của biến cố, bạn càng bận bịu hơn và càng nhiều vấn đề xuất hiện hơn. Nếu ít nhất bạn đã có nửa số vấn đề này sẵn trong kế hoạch vừa nói và biết phải giải quyết nhanh chóng ra sao, thì chắc bạn sẽ yên ổn. Nếu không có 1 kế hoạch như thế, bạn sẽ cảm thấy rất lúng túng. Dublin hiển nhiên không còn mấy thì giờ, nhưng họ vẫn còn có thể nghĩ đến nó. Họ có thể lên kế hoạch cho việc truyền thông và thông điệp thực sự họ muốn có để gửi cho thế giới. Panama còn nhiều thì giờ hơn, nhưng vẫn tốt để họ lên kế hoạch một cách thích đáng và chuẩn bị đầy đủ.
Top Stories
Il 19 giugno si apre il Giubileo della canonizzazione dei martiri vietnamiti
Asia-News
09:45 08/05/2018
L’annuncio dato dall’arcivescovo di Hue, presidente della Conferenza episcopale. Si concluderà il 24 novembre, festa dei 117 martiri vietnamiti. Il folto gruppo è solo una piccola parte dei 300mila uccisi per la fede durante la dinastia Nguyễn. Vi sono martiri anche oggi, sotto il comunismo. Le celebrazioni di apertura avverranno in tre luoghi storici: Sở Kiện, nella provincia di Hà Nam (nord); il santuario di La Vang, nella provincia di Quang Tri (centro); il centro di pellegrinaggio The Ba Giồng, nella provincia di Tiền Giang (sud). Vivere lo spirito dei martiri e visitare malati e prigionieri.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – La Conferenze episcopale vietnamita ha annunciato che il 19 giugno prossimo avrà inizio uno speciale Giubileo per i 30 anni dalla canonizzazione dei 117 martiri vietnamiti. Le celebrazioni dureranno fino al 24 novembre 2018, giorno in cui si festeggiano quei martiri.
Mons. Joseph Nguyễn Chí Linh, arcivescovo di Hue e presidente della Conferenza episcopale, ha spiegato: “Durante la visita ad limina nel marzo 2018, noi vescovi vietnamiti abbiamo chiesto al Tribunale supremo della segnatura apostolica il permesso di tenere un Giubileo in occasione dei 30 anni dalla canonizzazione dei 117 martiri ed è stato approvato”.
I 117 martiri – compresi 96 vietnamiti, 11 spagnoli e 10 francesi, sono stati beatificati da san Giovanni Paolo II in piazza san Pietro il 19 giugno 1988. Al tempo, essa è stata la beatificazione con il maggior numero di martiri, superando il numero dei 103 martiri coreani, beatificati in Corea del Sud nel 1984. Tale numero è stato superato solo quando il papa polacco ha canonizzato i 120 martiri cinesi nel 2000.
La persecuzione contro i cristiani è scoppiata in Vietnam quasi in contemporanea con il primo annuncio del Vangelo verso la metà del 16mo secolo. Ma ha raggiunto il suo picco durante la dinastia dei Nguyễn, l’ultima famiglia dinastica vietnamita. Il loro dominio è durato per 143 anni, a partire dal 1802, quando l’imperatore Gia Long è asceso al trono, dopo aver sconfitto la dinastia Tây Sơn. Durante quel periodo sono stati uccisi più di 300mila cattolici vietnamiti.
Una certa diminuzione della persecuzione è avvenuta quando i francesi hanno occupato l’intera nazione nel 1886. Ma con l’era comunista vi sono state altre ondate di persecuzione. Fino ad oggi, la Chiesa in Vietnam non ha avuto la possibilità di raccogliere dati sull’esatto numero di persone uccise e di persone imprigionate per la loro fede durante il periodo comunista, che dura tuttora. Oltre alla persecuzione violenta, vi è pure un gran numero di cattolici che sono discriminati e marginalizzati a causa della loro fede.
Le cerimonie di apertura del Giubileo si terranno in tre luoghi storici in diverse province ecclesiastiche: Hà Nội, Huế and Sàigòn.
La cerimonia per l’arcidiocesi di Hanoi e altre nove diocesi del Nord, avrà luogo nella basilica minore di Nostra Signora dell’Immacolata Concezione a Sở Kiện, nella provincia di Hà Nam. La basilica è stata costruita 135 anni fa; Sở Kiện è la patria di due martiri: p. Peter Truong Van Thi e il fratello Peter Truong Van Duong.
Per l’arcidiocesi di Hue e altre cinque diocesi del Vietnam centrale, è stata scelto il centro di pellegrinaggio di Nostra Signora di La Vang, nella provincia di Quang Tri. Qui la Madonna è apparsa per consolare alcuni fedeli in fuga nella giungla, che ripararsi dalle persecuzioni di 220 anni fa.
Nel Sud, i cattolici di Ho Chi Minh City (Saigon) e altre 10 diocesi sono invitati a radunarsi nel centro di pellegrinaggio The Ba Giồng, nella provincia di Tiền Giang. Questo paese è la patria di migliaia di martiri nel 18mo e 19mo secolo.
Mons. Nguyễn ha invitato fin d’ora i fedeli a “vivere lo spirito dei martiri” come testimoni di Dio e del Vangelo nell’ambiente contemporaneo.
Il prelato ha anche suggerito di visitare persone in difficoltà, malati, prigionieri, anziani, soli, disabili come parte di un pellegrinaggio verso Cristo. Egli ha sottolineato che le persone “dovrebbero ridurre le spese in cose che non sono necessarie per aiutare i poveri o i religiosi e le strutture sociali, impegnandosi in attività per il bene comune della comunità”.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – La Conferenze episcopale vietnamita ha annunciato che il 19 giugno prossimo avrà inizio uno speciale Giubileo per i 30 anni dalla canonizzazione dei 117 martiri vietnamiti. Le celebrazioni dureranno fino al 24 novembre 2018, giorno in cui si festeggiano quei martiri.
Mons. Joseph Nguyễn Chí Linh, arcivescovo di Hue e presidente della Conferenza episcopale, ha spiegato: “Durante la visita ad limina nel marzo 2018, noi vescovi vietnamiti abbiamo chiesto al Tribunale supremo della segnatura apostolica il permesso di tenere un Giubileo in occasione dei 30 anni dalla canonizzazione dei 117 martiri ed è stato approvato”.
I 117 martiri – compresi 96 vietnamiti, 11 spagnoli e 10 francesi, sono stati beatificati da san Giovanni Paolo II in piazza san Pietro il 19 giugno 1988. Al tempo, essa è stata la beatificazione con il maggior numero di martiri, superando il numero dei 103 martiri coreani, beatificati in Corea del Sud nel 1984. Tale numero è stato superato solo quando il papa polacco ha canonizzato i 120 martiri cinesi nel 2000.
La persecuzione contro i cristiani è scoppiata in Vietnam quasi in contemporanea con il primo annuncio del Vangelo verso la metà del 16mo secolo. Ma ha raggiunto il suo picco durante la dinastia dei Nguyễn, l’ultima famiglia dinastica vietnamita. Il loro dominio è durato per 143 anni, a partire dal 1802, quando l’imperatore Gia Long è asceso al trono, dopo aver sconfitto la dinastia Tây Sơn. Durante quel periodo sono stati uccisi più di 300mila cattolici vietnamiti.
Una certa diminuzione della persecuzione è avvenuta quando i francesi hanno occupato l’intera nazione nel 1886. Ma con l’era comunista vi sono state altre ondate di persecuzione. Fino ad oggi, la Chiesa in Vietnam non ha avuto la possibilità di raccogliere dati sull’esatto numero di persone uccise e di persone imprigionate per la loro fede durante il periodo comunista, che dura tuttora. Oltre alla persecuzione violenta, vi è pure un gran numero di cattolici che sono discriminati e marginalizzati a causa della loro fede.
Le cerimonie di apertura del Giubileo si terranno in tre luoghi storici in diverse province ecclesiastiche: Hà Nội, Huế and Sàigòn.
La cerimonia per l’arcidiocesi di Hanoi e altre nove diocesi del Nord, avrà luogo nella basilica minore di Nostra Signora dell’Immacolata Concezione a Sở Kiện, nella provincia di Hà Nam. La basilica è stata costruita 135 anni fa; Sở Kiện è la patria di due martiri: p. Peter Truong Van Thi e il fratello Peter Truong Van Duong.
Per l’arcidiocesi di Hue e altre cinque diocesi del Vietnam centrale, è stata scelto il centro di pellegrinaggio di Nostra Signora di La Vang, nella provincia di Quang Tri. Qui la Madonna è apparsa per consolare alcuni fedeli in fuga nella giungla, che ripararsi dalle persecuzioni di 220 anni fa.
Nel Sud, i cattolici di Ho Chi Minh City (Saigon) e altre 10 diocesi sono invitati a radunarsi nel centro di pellegrinaggio The Ba Giồng, nella provincia di Tiền Giang. Questo paese è la patria di migliaia di martiri nel 18mo e 19mo secolo.
Mons. Nguyễn ha invitato fin d’ora i fedeli a “vivere lo spirito dei martiri” come testimoni di Dio e del Vangelo nell’ambiente contemporaneo.
Il prelato ha anche suggerito di visitare persone in difficoltà, malati, prigionieri, anziani, soli, disabili come parte di un pellegrinaggio verso Cristo. Egli ha sottolineato che le persone “dovrebbero ridurre le spese in cose che non sono necessarie per aiutare i poveri o i religiosi e le strutture sociali, impegnandosi in attività per il bene comune della comunità”.
Jubilee marking the canonisation of Vietnamese martyrs to open on 19 June
Asia-News
09:46 08/05/2018
The archbishop of Huế and president of the Bishops’ Conference made the announcement. The event will end on 24 November, feast day of the 117 Vietnamese martyrs, who were part of the 300,000 Christians killed under the Nguyễn dynasty. There are also martyrs today, under communism. The opening celebrations will take place in three historical locations: Sở Kiện, in the northern province of Hà Nam; La Vang shrine, in the central province of Quảng Tri; and the Ba Giồng pilgrimage centre, in the southern province of Tiền Giang. The goal is to experience the spirit of the martyrs and visit sick and prisoners.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – The Catholic Bishops’ Conference of Vietnam (CBCV) has just announced that the 30th anniversary of the canonisation of 117 Vietnamese martyrs will be celebrated starting on 19 June until 24 November 2018, the feast day of the martyrs.
“During their ad limina in March 2018, Vietnamese bishops asked The Supreme Tribunal of the Apostolic Signatura for the permission to hold a Jubilee on the occasion of 30th Year of the canonisation of 117 martyrs”. Their request “has been approved,” said Mgr Giuse (Joseph) Nguyễn Chí Linh, archbishop of Huế, and president of the Vietnamese Bishops' Conference.
Saint Pope John Paul II beatified the 117 Vietnamese martyrs on 19 June 1988 in St Peter's Square. The group included 96 Vietnamese, 11 Spanish and 10 French. Up to that time, that was the single largest number of martyrs beatified at a single occasion, surpassing the 103 Korean martyrs beatified in Korea in 1984. This record was only broken when the Polish pope beatified 120 Chinese martyrs in 2000.
Anti-Christian persecution broke out almost immediately when the Gospel was proclaimed in Vietnam in the mid-16th century. However, it reached a peak under the Nguyễn Dynasty – Vietnam’s last ruling family. Their rule lasted a total of 143 years, beginning in 1802, when Emperor Gia Long ascended to the throne after defeating the Tây Sơn dynasty. During this period, more than 300,000 Vietnamese Catholics were killed.
A gradual lessening of persecution occurred when the French occupied the whole of the country by 1886. But waves of more terrible persecution occurred again during the communist era. So far, the Church in Vietnam has not yet been able to count the exact number of people killed, and the number of people imprisoned for their beliefs during the current communist era, not to mention the large number of Catholics discriminated and marginalised because of their faith.
The Jubilee’s opening ceremonies will take place at three separate historical sites in three ecclesiastical provinces: Hà Nội, Huế and Sàigòn.
The opening ceremony for the Archdiocese of Hanoi and nine dioceses in the northern Vietnam will take place in the Minor Basilica of Our Lady of the Immaculate Conception in Sở Kiện, Hà Nam Province. The Basilica was built 135 years ago in the hometown of two martyrs – Father Peter Truong Van Thi and Brother Peter Truong Van Duong.
Our Lady of La Vang Pilgrimage Centre in Quảng Trị Province – where Our Lady appeared to console the faithful who had fled to the jungle to avoid waves of persecution 220 years ago – was chosen to host the opening ceremony for the Archdiocese of Huế and the five dioceses in central Vietnam.
Catholics in Sàigòn Archdiocese and ten dioceses in southern Vietnam have been invited to come to the Ba Giồng Pilgrimage Centre in Tiền Giang Province for the opening ceremony of the Jubilee. Tiền Giang is the hometown of thousands of 18th and 19th century martyrs.
Mgr Joseph Nguyễn called on believers to “live the martyr's spirit” in today's environment and bear witness to God and the Gospel. The prelate encourages them to visit people living in distress, illness, imprisonment, old age, loneliness, disability as part of a pilgrimage to Christ.
He said that people should “reduce their spending on unnecessary things to help the poor, the religious and welfare bodies as well as engage in activities for the common good of their community.”
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – The Catholic Bishops’ Conference of Vietnam (CBCV) has just announced that the 30th anniversary of the canonisation of 117 Vietnamese martyrs will be celebrated starting on 19 June until 24 November 2018, the feast day of the martyrs.
“During their ad limina in March 2018, Vietnamese bishops asked The Supreme Tribunal of the Apostolic Signatura for the permission to hold a Jubilee on the occasion of 30th Year of the canonisation of 117 martyrs”. Their request “has been approved,” said Mgr Giuse (Joseph) Nguyễn Chí Linh, archbishop of Huế, and president of the Vietnamese Bishops' Conference.
Saint Pope John Paul II beatified the 117 Vietnamese martyrs on 19 June 1988 in St Peter's Square. The group included 96 Vietnamese, 11 Spanish and 10 French. Up to that time, that was the single largest number of martyrs beatified at a single occasion, surpassing the 103 Korean martyrs beatified in Korea in 1984. This record was only broken when the Polish pope beatified 120 Chinese martyrs in 2000.
Anti-Christian persecution broke out almost immediately when the Gospel was proclaimed in Vietnam in the mid-16th century. However, it reached a peak under the Nguyễn Dynasty – Vietnam’s last ruling family. Their rule lasted a total of 143 years, beginning in 1802, when Emperor Gia Long ascended to the throne after defeating the Tây Sơn dynasty. During this period, more than 300,000 Vietnamese Catholics were killed.
A gradual lessening of persecution occurred when the French occupied the whole of the country by 1886. But waves of more terrible persecution occurred again during the communist era. So far, the Church in Vietnam has not yet been able to count the exact number of people killed, and the number of people imprisoned for their beliefs during the current communist era, not to mention the large number of Catholics discriminated and marginalised because of their faith.
The Jubilee’s opening ceremonies will take place at three separate historical sites in three ecclesiastical provinces: Hà Nội, Huế and Sàigòn.
The opening ceremony for the Archdiocese of Hanoi and nine dioceses in the northern Vietnam will take place in the Minor Basilica of Our Lady of the Immaculate Conception in Sở Kiện, Hà Nam Province. The Basilica was built 135 years ago in the hometown of two martyrs – Father Peter Truong Van Thi and Brother Peter Truong Van Duong.
Our Lady of La Vang Pilgrimage Centre in Quảng Trị Province – where Our Lady appeared to console the faithful who had fled to the jungle to avoid waves of persecution 220 years ago – was chosen to host the opening ceremony for the Archdiocese of Huế and the five dioceses in central Vietnam.
Catholics in Sàigòn Archdiocese and ten dioceses in southern Vietnam have been invited to come to the Ba Giồng Pilgrimage Centre in Tiền Giang Province for the opening ceremony of the Jubilee. Tiền Giang is the hometown of thousands of 18th and 19th century martyrs.
Mgr Joseph Nguyễn called on believers to “live the martyr's spirit” in today's environment and bear witness to God and the Gospel. The prelate encourages them to visit people living in distress, illness, imprisonment, old age, loneliness, disability as part of a pilgrimage to Christ.
He said that people should “reduce their spending on unnecessary things to help the poor, the religious and welfare bodies as well as engage in activities for the common good of their community.”
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bối cảnh vụ đàn áp tà giáo Đức Chúa Trời Mẹ tại Việt Nam
Nguyễn Tiến Đạt
18:11 08/05/2018
Năm 1978, Đặng Tiểu Bình tung ra chương trình ‘Bốn hiện đại hóa’ và khích lệ dân chúng dán những ‘Đại tự báo’ để tố cáo những đau khổ do cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng kéo dài trong suốt 10 năm từ ngày 16 tháng 5 năm 1966 tới tháng 10/1976. Đặng Tiểu Bình gọi đó là “10 năm hỗn loạn”, “10 năm thảm họa” với tổng cộng 1.5 đến 1.8 triệu người bị giết chết hay tự sát.
Trong bối cảnh xoa dịu những đau khổ trong xã hội sau cuộc Cách mạng Văn hóa đẫm máu, các tôn giáo tại Trung Quốc được hưởng một thời kỳ yên hàn và phát triển. Đặc biệt, sau cuộc cách mạng lật đổ cộng sản tại Liên xô và Đông Âu, cộng sản Trung Quốc chọn một thái độ mềm dẻo hơn với tôn giáo để tránh công phẫn của dân chúng.
Trong bối cảnh đó, Pháp Luân Công, được nhiều người mô tả như một môn khí công, một “phong trào tâm linh”, một “hệ thống tu luyện” cổ truyền Trung Quốc, hay như một hình thức tôn giáo của Trung Quốc; đã được ông Lý Hồng Chí giảng dạy công khai ở Đông Bắc Trung Quốc vào năm 1992.
Ban đầu Pháp Luân Công nhận được sự hỗ trợ đáng kể của các giới chức Trung Quốc. Năm 1995, theo lời mời của đại sứ Trung Quốc ở Pháp, ông Lý Hồng Chí mở khoá Pháp Luân Công ngay tại đại sứ quán Trung Quốc ở Paris. Sau đó, ông còn được mời sang giảng dạy ở Thụy Điển, Hoa Kỳ, Canada, Úc, New Zealand, Đức, Thụy Sĩ và Singapore.
Đến cuối thập niên 1990, khi đã hoàn hồn sau cuộc cách mạng lật đổ cộng sản tại Liên xô và Đông Âu, khi đã lấy lại được sự tự tin, và đứng trước sự phát triển nhanh chóng của các tôn giáo, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu có một cái nhìn khác về tôn giáo. Họ quay lại với cái quan điểm truyền thống của cộng sản: xem các tôn giáo như một mối đe dọa tiềm tàng.
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc khởi xướng một chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc và tuyên truyền bôi lọ trên nhiều mặt môn tu luyện này, coi Pháp Luân Công như một “tổ chức tà giáo” đe dọa sự ổn định xã hội.
Pháp Luân Công đã bị dùng như một tiền đề cho cuộc đàn áp tất cả các tôn giáo cho đến ngày nay.
Trong hai tuần qua, nhà cầm quyền Việt Nam mở một cuộc tấn công trên quy mô toàn quốc chống lại tà giáo Đức Chúa Trời Mẹ theo đúng bài bản của Trung Quốc trong vụ Pháp Luân Công. Đây chỉ là tiền đề để nhà cầm quyền tăng cường sự quản lý đối với người dân, đối với các tôn giáo, và lèo lái một luồng dư luận tiêu cực về các tôn giáo nói chung, nói theo từ ngữ của cộng sản là “chuẩn bị dư luận”, trước khi đưa ra các quyết định ăn cướp các tài sản của tất cả các tôn giáo và các nghị định bóp nghẹt tự do tôn giáo.
Tà giáo Đức Chúa Trời Mẹ
Hội Đồng Quốc Gia Các Giáo Hội Kitô Nam Hàn coi tà giáo Đức Chúa Trời Mẹ thường được biết với tên gọi Hội Thánh Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Thế giới là một tà giáo tôn thờ Satan, và là một tà giáo hết sức nguy hiểm.
Tà giáo này có một khả năng lôi cuốn rất đáng kinh ngạc. Các tài liệu của Hội Đồng Quốc Gia Các Giáo Hội Kitô Nam Hàn không hề nhắc đến một thứ “nước thánh” nào như các cơ quan an ninh của Việt Nam tố cáo. Tuy nhiên, khả năng lôi cuốn của họ đối với người Nam Hàn, trong số những thứ khác, phải kể đến con số hàng trăm ngàn người Triều Tiên, kể cả những kẻ ít học nhất và kể cả những người phụ nữ, nói theo kiểu trào phúng của nhà văn Vũ Trọng Phụng là những “người đàn bà có một nhan sắc của một người đàn ông xấu trai” được xuất cảnh qua Mỹ và các nước phương Tây theo diện kết hôn với người bản xứ.
Giáo chủ của tà giáo này là bà Jang Gil-ja, một người phạm thượng dám coi mình là Đức Chúa Trời Mẹ.
Tà giáo này xuất phát từ một nhóm Tin Lành quá khích do Ahn Sahng-hong thành lập. Ahn Sahng-hong sinh ngày 13 tháng Giêng năm 1918 tại một ngôi làng nhỏ bé tại huyện Myeongdeok-ri, tỉnh North Jeolla, trong thời kỳ bị Nhật Bản chiếm đóng. Cả cha lẫn mẹ đều là người Hàn quốc theo Phật Giáo. Năm 1954, ở tuổi 36, ông ta theo Tin Lành Cơ Đốc Phục Lâm.
Tháng Ba 1962, ông bị Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm trục xuất sau những tranh cãi gay gắt về vấn đề thánh giá và các ảnh tượng trong nhà thờ. Theo Ahn Sahng-hong, tôn thờ thánh giá và các ảnh tượng trong nhà thờ là tôn thờ ngẫu tượng. 23 người trong Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm tại Incheon bỏ đi với ông.
Ngày 28 tháng Tư 1964, Ahn Sahng-hong tuyên bố thành lập giáo phái mới gọi là Witnesses of Jesus Church of God (Hội Thánh Đức Chúa Trời các chứng nhân của Chúa Giêsu) tại Busan.
Ngày 24 tháng Hai 1985, Ahn Sahng-hong bị nhồi máu cơ tim đang khi ăn trưa. Ông được đưa vào nhà thương. Tuy nhiên, trên đường đi cấp cứu, Ahn Sahng-hong lại bị thêm tai biến mạch máu não. Ngày hôm sau, 25 tháng Hai, 1985 ông qua đời tại nhà thương Công Giáo Maryknoll của thành phố Busan bỏ lại người vợ và 3 đứa con.
Sau cái chết bất ngờ của Ahn Sahng-hong, tranh chấp nổi lên trong giáo phái của Ahn Sahng-hong. Tà giáo Đức Chúa Trời Mẹ là một nhóm tách ra từ giáo phái của Ahn Sahng-hong.
Trong khi giáo phái của Ahn Sahng-hong có thể được coi là một giáo phái Tin Lành dù có những quan điểm cực đoan, chúng ta cần khẳng định rằng cái gọi là “Hội Thánh Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Thế giới” thực chất là là một tà giáo tôn thờ Satan vì dám phạm thượng xưng mình là Thiên Chúa.
Ngày nay tà phái này có đến 450 nhà thờ tại Nam Hàn và 6,000 nhà thờ tại 175 quốc gia khác với hơn 2 triệu tín đồ.
Trong bối cảnh xoa dịu những đau khổ trong xã hội sau cuộc Cách mạng Văn hóa đẫm máu, các tôn giáo tại Trung Quốc được hưởng một thời kỳ yên hàn và phát triển. Đặc biệt, sau cuộc cách mạng lật đổ cộng sản tại Liên xô và Đông Âu, cộng sản Trung Quốc chọn một thái độ mềm dẻo hơn với tôn giáo để tránh công phẫn của dân chúng.
Trong bối cảnh đó, Pháp Luân Công, được nhiều người mô tả như một môn khí công, một “phong trào tâm linh”, một “hệ thống tu luyện” cổ truyền Trung Quốc, hay như một hình thức tôn giáo của Trung Quốc; đã được ông Lý Hồng Chí giảng dạy công khai ở Đông Bắc Trung Quốc vào năm 1992.
Ban đầu Pháp Luân Công nhận được sự hỗ trợ đáng kể của các giới chức Trung Quốc. Năm 1995, theo lời mời của đại sứ Trung Quốc ở Pháp, ông Lý Hồng Chí mở khoá Pháp Luân Công ngay tại đại sứ quán Trung Quốc ở Paris. Sau đó, ông còn được mời sang giảng dạy ở Thụy Điển, Hoa Kỳ, Canada, Úc, New Zealand, Đức, Thụy Sĩ và Singapore.
Đến cuối thập niên 1990, khi đã hoàn hồn sau cuộc cách mạng lật đổ cộng sản tại Liên xô và Đông Âu, khi đã lấy lại được sự tự tin, và đứng trước sự phát triển nhanh chóng của các tôn giáo, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu có một cái nhìn khác về tôn giáo. Họ quay lại với cái quan điểm truyền thống của cộng sản: xem các tôn giáo như một mối đe dọa tiềm tàng.
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc khởi xướng một chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc và tuyên truyền bôi lọ trên nhiều mặt môn tu luyện này, coi Pháp Luân Công như một “tổ chức tà giáo” đe dọa sự ổn định xã hội.
Pháp Luân Công đã bị dùng như một tiền đề cho cuộc đàn áp tất cả các tôn giáo cho đến ngày nay.
Trong hai tuần qua, nhà cầm quyền Việt Nam mở một cuộc tấn công trên quy mô toàn quốc chống lại tà giáo Đức Chúa Trời Mẹ theo đúng bài bản của Trung Quốc trong vụ Pháp Luân Công. Đây chỉ là tiền đề để nhà cầm quyền tăng cường sự quản lý đối với người dân, đối với các tôn giáo, và lèo lái một luồng dư luận tiêu cực về các tôn giáo nói chung, nói theo từ ngữ của cộng sản là “chuẩn bị dư luận”, trước khi đưa ra các quyết định ăn cướp các tài sản của tất cả các tôn giáo và các nghị định bóp nghẹt tự do tôn giáo.
Tà giáo Đức Chúa Trời Mẹ
Hội Đồng Quốc Gia Các Giáo Hội Kitô Nam Hàn coi tà giáo Đức Chúa Trời Mẹ thường được biết với tên gọi Hội Thánh Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Thế giới là một tà giáo tôn thờ Satan, và là một tà giáo hết sức nguy hiểm.
Tà giáo này có một khả năng lôi cuốn rất đáng kinh ngạc. Các tài liệu của Hội Đồng Quốc Gia Các Giáo Hội Kitô Nam Hàn không hề nhắc đến một thứ “nước thánh” nào như các cơ quan an ninh của Việt Nam tố cáo. Tuy nhiên, khả năng lôi cuốn của họ đối với người Nam Hàn, trong số những thứ khác, phải kể đến con số hàng trăm ngàn người Triều Tiên, kể cả những kẻ ít học nhất và kể cả những người phụ nữ, nói theo kiểu trào phúng của nhà văn Vũ Trọng Phụng là những “người đàn bà có một nhan sắc của một người đàn ông xấu trai” được xuất cảnh qua Mỹ và các nước phương Tây theo diện kết hôn với người bản xứ.
Giáo chủ của tà giáo này là bà Jang Gil-ja, một người phạm thượng dám coi mình là Đức Chúa Trời Mẹ.
Tà giáo này xuất phát từ một nhóm Tin Lành quá khích do Ahn Sahng-hong thành lập. Ahn Sahng-hong sinh ngày 13 tháng Giêng năm 1918 tại một ngôi làng nhỏ bé tại huyện Myeongdeok-ri, tỉnh North Jeolla, trong thời kỳ bị Nhật Bản chiếm đóng. Cả cha lẫn mẹ đều là người Hàn quốc theo Phật Giáo. Năm 1954, ở tuổi 36, ông ta theo Tin Lành Cơ Đốc Phục Lâm.
Tháng Ba 1962, ông bị Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm trục xuất sau những tranh cãi gay gắt về vấn đề thánh giá và các ảnh tượng trong nhà thờ. Theo Ahn Sahng-hong, tôn thờ thánh giá và các ảnh tượng trong nhà thờ là tôn thờ ngẫu tượng. 23 người trong Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm tại Incheon bỏ đi với ông.
Ngày 28 tháng Tư 1964, Ahn Sahng-hong tuyên bố thành lập giáo phái mới gọi là Witnesses of Jesus Church of God (Hội Thánh Đức Chúa Trời các chứng nhân của Chúa Giêsu) tại Busan.
Ngày 24 tháng Hai 1985, Ahn Sahng-hong bị nhồi máu cơ tim đang khi ăn trưa. Ông được đưa vào nhà thương. Tuy nhiên, trên đường đi cấp cứu, Ahn Sahng-hong lại bị thêm tai biến mạch máu não. Ngày hôm sau, 25 tháng Hai, 1985 ông qua đời tại nhà thương Công Giáo Maryknoll của thành phố Busan bỏ lại người vợ và 3 đứa con.
Sau cái chết bất ngờ của Ahn Sahng-hong, tranh chấp nổi lên trong giáo phái của Ahn Sahng-hong. Tà giáo Đức Chúa Trời Mẹ là một nhóm tách ra từ giáo phái của Ahn Sahng-hong.
Trong khi giáo phái của Ahn Sahng-hong có thể được coi là một giáo phái Tin Lành dù có những quan điểm cực đoan, chúng ta cần khẳng định rằng cái gọi là “Hội Thánh Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Thế giới” thực chất là là một tà giáo tôn thờ Satan vì dám phạm thượng xưng mình là Thiên Chúa.
Ngày nay tà phái này có đến 450 nhà thờ tại Nam Hàn và 6,000 nhà thờ tại 175 quốc gia khác với hơn 2 triệu tín đồ.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Kinh Tiền Tụng Phục Sinh nhấn mạnh điều gì?
Nguyễn Trọng Đa
08:43 08/05/2018
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con đã nhận thấy rằng Kinh Tiền Tụng Phục Sinh là hơi khác so với các Kinh Tiền Tụng khác. Kinh Tiền Tụng Phục Sinh mở đầu như thế này: “Lạy Chúa, chúng con tuyên xưng Chúa mọi lúc, nhất là trong đêm (ngày, mùa) cực thánh này, chúng con càng hãnh diện tung hô Chúa, khi Đức Ki-tô đã được hiến tế làm Chiên Vượt Qua của chúng con, thật là chính đáng, phải đạo và đem lại ơn cứu độ cho chúng con”. Tuy nhiên, Kinh Tiền Tụng khác mở đầu như sau: “Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con, thật là chính đáng, phải đạo và đem lại ơn cứu độ cho chúng con” (cả hai đều là bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam). Tại sao lời thưa với Chúa (trong Kinh Tiền Tụng Phục Sinh là “Lạy Chúa”, và trong Kinh Tiền Tụng khác là “Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu”) là khác nhau? Một số phiên bản của các sách Nghi thức Trung Quốc là không khác biệt, các lời thưa với Chúa là như nhau. Liệu điều này là sai chăng? Trong khi đó, con đã tự hỏi tại sao không có rảy nước thánh trong phụng vụ Vọng Phục Sinh do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự. Xin cha bình luận về việc này cho con hiểu? - D. Z., Bắc Kinh, Trung Quốc.
Đáp: Về việc rảy nước thánh trong lễ Vọng Phục sinh tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô: Trong khi tôi không có tư cách làm chưởng nghi, tôi chỉ có thể cho rằng việc rảy nước thánh được bỏ qua, do các lý do thực tế. Bất cứ ai biết kích thước của nhà thờ vĩ đại này đều biết phải mất bao lâu để đi lên và đi xuống lối đi chính. Ngay cả khi Đức Thánh Cha rảy nước thánh từ bàn thờ chính, nước thánh thậm chí sẽ không đến được các vị đồng tế đứng gần nhất, nhưng sẽ rơi xuống nền nhà. Vì vậy, đây sẽ không chính xác là lời nhắc nhở tốt nhất đến nước rửa tội. Cuối cùng, tôi nghĩ rằng nghi thức rảy nước thánh có thể được tránh, nhằm tôn trọng tuổi cao và sự khó khăn của Đức Thánh Cha khi lên xuống các bậc thang cấp.
Về các Kinh Tiền Tụng Phục Sinh: Đối với phần lớn lịch sử Hội Thánh, chỉ có một Kinh Tiền Tụng Phục Sinh, vốn với một số điều chỉnh nhỏ, là Kinh Tiền Tụng tương ứng với Kinh Tiền Tụng Phục Sinh I hiện nay.
Trong Kinh Tiền Tụng này, bản gốc Latinh có một biến thể nhỏ trong phần mở đầu so với hầu hết các Kinh Tiền Tụng khác.
Trong bản dịch đầu tiên bằng Anh ngữ, sự khác biệt nhỏ này không được diễn tả nhưng luôn được dịch là: “Lạy Cha toàn năng và Thiên Chúa hằng hữu, chúng con tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo...”. Do ảnh hưởng của phiên bản tiếng Anh trên các bản dịch khác, có thể đây là lý do tại sao không có sự phân biệt trong văn bản tiếng Hoa. Tôi nghĩ rằng độc giả của chúng ta sẽ tha thứ cho tôi, nếu tôi không bình luận thêm về công lao của một bản dịch phụng vụ bằng tiếng Hoa.
Bản dịch Anh ngữ mới nhất và chính xác hơn sẽ nắm bắt được sự khác biệt. Do đó, đa số các Kinh Tiền Tụng bắt đầu với: “Thật là chính đáng và phải đạo, bổn phận của chúng con và vì sự cứu rỗi của chúng con, chúng con tạ ơn cha mọi lúc mọi nơi, Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng và hằng hữu”.
Mặt khác, Kinh Tiền Tụng Phục sinh mở đầu: “Lạy Chúa, chúng con tuyên xưng Chúa mọi lúc,
nhất là trong đêm (ngày, mùa) cực thánh này, chúng con càng hãnh diện tung hô Chúa khi Đức Ki-tô đã được hiến tế làm Chiên Vượt Qua của chúng con, thật là chính đáng, phải đạo và đem lại ơn cứu
độ cho chúng con” (xem I Cr 5: 7) (Bản dịch Việt ngữ, như trên).
Nguyên nhân của sự khác biệt này, tôi xin đề nghị, là sự mong ước nhấn mạnh tầm quan trọng của mùa Phục Sinh, như là một thời điểm đặc biệt và duy nhất trong năm.
Sự mong ước này có lẽ đã dẫn tác giả vô danh của Kinh Tiền Tụng thực hiện một vài thay đổi trong phần mở đầu thông thường của nó. Đến lượt nó, điều này đòi hỏi một số điều chỉnh văn phong để giữ sự cân bằng cần thiết trong các âm tiết, theo các quy tắc của thuật hùng biện và bố cục Latinh. Các thay đổi này cũng cho phép Kinh được hát theo giai điệu truyền thống nữa.
Trong Sách Lễ hiện tại, bốn bản văn bổ sung đã được thêm vào Kinh Tiền Tụng Phục Sinh gốc. Điều này đã được thực hiện cơ bản, bằng cách để nguyên các cụm từ mở đầu và kết thúc của Kinh Tiền Tụng gốc, trong khi mở rộng sứ điệp của phần trung tâm để đưa vào các sắc thái khác liên quan đến mằu nhiệm Phục Sinh.
Trong phần đầu của mỗi Kinh Tiền Tụng, lời diễn tả được trích dẫn ở trên từ I Cr, 5: 7, một cách nào đó là cái trục, mà chung quanh nó cả năm Kinh Tiền suy đi gẫm lại.
Phần cuối của năm Kinh Tiền Tụng có nguyên nhân để chiếu sáng toàn bộ thời gian 50 ngày của mùa Phục Sinh: niềm vui Phục Sinh kéo dài đến mọi nơi trên thế giới và cho tất cả mọi người. Phần kết này, mặc dù nó có nguồn gốc cổ đại, đã biến mất khỏi Kinh Tiền Tụng Phục Sinh của Sách lễ thời thánh Giáo Hoàng Piô V, vốn sử dụng cùng một phần kết như trong phần còn lại của cả năm. Tuy nhiên, nó phần nào được bảo tồn trong Kinh Tiền Tụng của Lễ Hiện Xuống, và bây giờ được phục hồi cho cả mùa Phục sinh.
Kinh Tiền Tụng Phục Sinh I, sau khi nhắc lại thần học của Chúa Kitô như là Đấng Vượt Qua của chúng ta, gọi Ngài là “là Chiên thật đã xoá bỏ tội trần gian”. Mặc dù Chúa Kitô không được gọi là “con Chiên thật” trong bất kỳ phần nào của Kinh Thánh, cụm từ này phản ánh thần học của Thánh Gioan, mà trong đó Chúa Kitô (ánh sáng thật, bánh mì thật, và cây nho thật), qua cái chết và sự sống lại của Ngài, hoàn thành và thay thế hình ảnh ngôn sứ biểu tượng của Chiên Vượt Qua.
Chủ đề chính của Kinh Tiền Tụng II là không phải Chúa Kitô cách trực tiếp, nhưng là những người được tháp nhập vào đời sống mới trong Chúa Kitô. Chúng ta là con cái sự sáng (xem Lc 16: 8 và I Tx 5: 5) và với sự sống lại của Ngài, các cửa Nước Trời mở ra cho chúng ta.
Trong Kinh Tiền Tụng III, có tựa đề “Đức Ki-tô vẫn sống và chuyển cầu cho ta”, chúng ta chiêm ngắm Chúa của chúng ta trong ba khía cạnh của mầu nhiệm, khi Ngài hiến thân, bênh vực chúng ta trước tòa Chúa, không còn chết nữa và vẫn sống luôn mãi. Kinh Tiền Tụng này phản ánh trước tiên mọi yếu tố thần học của Thư gửi tín hữu Hipri và Sách Khải Huyền.
"Việc phục hưng vũ trụ nhờ mầu nhiệm vượt qua”, nhan đề của Kinh Tiền Tụng IV, chứa ba lời tuyên bố: tình trạng xưa cũ bị hủy diệt; toàn thể những gì bị loại bỏ đều được đổi mới; và sự sống nguyên vẹn được phục hồi cho chúng ta trong Chúa Ki-tô. Do đó, công việc của Chúa Kitô không chỉ là sửa chữa tinh trạng xưa cũ, mà còn là điều gì đó dẫn đến sự hoàn thành viên mãn nữa.
Cuối cùng, Kinh Tiền Tụng V, “Đức Ki-tô là linh mục và là của lễ”, tán dương Ngài là linh mục, của lễ và bàn thờ, xem điều này như là sự hoàn thành dứt khoát của tất cả những gì mà các hy lễ Cựu Ước đã được tiên báo. Kinh Tiền Tụng này đặc biệt lấy cảm hứng từ Thư gửi tín hữu Hipri (2:17; 10:12; 13:10).
Vì vậy, thông qua các Kinh Tiền Tụng Phục Sinh, Hội Thánh cung cấp cho chúng ta một thần học phong phú, vốn sẽ dẫn chúng ta đến sống niềm vui Phục Sinh trong suốt cả năm. (Zenit.org 8-5-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Con đã nhận thấy rằng Kinh Tiền Tụng Phục Sinh là hơi khác so với các Kinh Tiền Tụng khác. Kinh Tiền Tụng Phục Sinh mở đầu như thế này: “Lạy Chúa, chúng con tuyên xưng Chúa mọi lúc, nhất là trong đêm (ngày, mùa) cực thánh này, chúng con càng hãnh diện tung hô Chúa, khi Đức Ki-tô đã được hiến tế làm Chiên Vượt Qua của chúng con, thật là chính đáng, phải đạo và đem lại ơn cứu độ cho chúng con”. Tuy nhiên, Kinh Tiền Tụng khác mở đầu như sau: “Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con, thật là chính đáng, phải đạo và đem lại ơn cứu độ cho chúng con” (cả hai đều là bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam). Tại sao lời thưa với Chúa (trong Kinh Tiền Tụng Phục Sinh là “Lạy Chúa”, và trong Kinh Tiền Tụng khác là “Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu”) là khác nhau? Một số phiên bản của các sách Nghi thức Trung Quốc là không khác biệt, các lời thưa với Chúa là như nhau. Liệu điều này là sai chăng? Trong khi đó, con đã tự hỏi tại sao không có rảy nước thánh trong phụng vụ Vọng Phục Sinh do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự. Xin cha bình luận về việc này cho con hiểu? - D. Z., Bắc Kinh, Trung Quốc.
Đáp: Về việc rảy nước thánh trong lễ Vọng Phục sinh tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô: Trong khi tôi không có tư cách làm chưởng nghi, tôi chỉ có thể cho rằng việc rảy nước thánh được bỏ qua, do các lý do thực tế. Bất cứ ai biết kích thước của nhà thờ vĩ đại này đều biết phải mất bao lâu để đi lên và đi xuống lối đi chính. Ngay cả khi Đức Thánh Cha rảy nước thánh từ bàn thờ chính, nước thánh thậm chí sẽ không đến được các vị đồng tế đứng gần nhất, nhưng sẽ rơi xuống nền nhà. Vì vậy, đây sẽ không chính xác là lời nhắc nhở tốt nhất đến nước rửa tội. Cuối cùng, tôi nghĩ rằng nghi thức rảy nước thánh có thể được tránh, nhằm tôn trọng tuổi cao và sự khó khăn của Đức Thánh Cha khi lên xuống các bậc thang cấp.
Về các Kinh Tiền Tụng Phục Sinh: Đối với phần lớn lịch sử Hội Thánh, chỉ có một Kinh Tiền Tụng Phục Sinh, vốn với một số điều chỉnh nhỏ, là Kinh Tiền Tụng tương ứng với Kinh Tiền Tụng Phục Sinh I hiện nay.
Trong Kinh Tiền Tụng này, bản gốc Latinh có một biến thể nhỏ trong phần mở đầu so với hầu hết các Kinh Tiền Tụng khác.
Trong bản dịch đầu tiên bằng Anh ngữ, sự khác biệt nhỏ này không được diễn tả nhưng luôn được dịch là: “Lạy Cha toàn năng và Thiên Chúa hằng hữu, chúng con tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo...”. Do ảnh hưởng của phiên bản tiếng Anh trên các bản dịch khác, có thể đây là lý do tại sao không có sự phân biệt trong văn bản tiếng Hoa. Tôi nghĩ rằng độc giả của chúng ta sẽ tha thứ cho tôi, nếu tôi không bình luận thêm về công lao của một bản dịch phụng vụ bằng tiếng Hoa.
Bản dịch Anh ngữ mới nhất và chính xác hơn sẽ nắm bắt được sự khác biệt. Do đó, đa số các Kinh Tiền Tụng bắt đầu với: “Thật là chính đáng và phải đạo, bổn phận của chúng con và vì sự cứu rỗi của chúng con, chúng con tạ ơn cha mọi lúc mọi nơi, Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng và hằng hữu”.
Mặt khác, Kinh Tiền Tụng Phục sinh mở đầu: “Lạy Chúa, chúng con tuyên xưng Chúa mọi lúc,
nhất là trong đêm (ngày, mùa) cực thánh này, chúng con càng hãnh diện tung hô Chúa khi Đức Ki-tô đã được hiến tế làm Chiên Vượt Qua của chúng con, thật là chính đáng, phải đạo và đem lại ơn cứu
độ cho chúng con” (xem I Cr 5: 7) (Bản dịch Việt ngữ, như trên).
Nguyên nhân của sự khác biệt này, tôi xin đề nghị, là sự mong ước nhấn mạnh tầm quan trọng của mùa Phục Sinh, như là một thời điểm đặc biệt và duy nhất trong năm.
Sự mong ước này có lẽ đã dẫn tác giả vô danh của Kinh Tiền Tụng thực hiện một vài thay đổi trong phần mở đầu thông thường của nó. Đến lượt nó, điều này đòi hỏi một số điều chỉnh văn phong để giữ sự cân bằng cần thiết trong các âm tiết, theo các quy tắc của thuật hùng biện và bố cục Latinh. Các thay đổi này cũng cho phép Kinh được hát theo giai điệu truyền thống nữa.
Trong Sách Lễ hiện tại, bốn bản văn bổ sung đã được thêm vào Kinh Tiền Tụng Phục Sinh gốc. Điều này đã được thực hiện cơ bản, bằng cách để nguyên các cụm từ mở đầu và kết thúc của Kinh Tiền Tụng gốc, trong khi mở rộng sứ điệp của phần trung tâm để đưa vào các sắc thái khác liên quan đến mằu nhiệm Phục Sinh.
Trong phần đầu của mỗi Kinh Tiền Tụng, lời diễn tả được trích dẫn ở trên từ I Cr, 5: 7, một cách nào đó là cái trục, mà chung quanh nó cả năm Kinh Tiền suy đi gẫm lại.
Phần cuối của năm Kinh Tiền Tụng có nguyên nhân để chiếu sáng toàn bộ thời gian 50 ngày của mùa Phục Sinh: niềm vui Phục Sinh kéo dài đến mọi nơi trên thế giới và cho tất cả mọi người. Phần kết này, mặc dù nó có nguồn gốc cổ đại, đã biến mất khỏi Kinh Tiền Tụng Phục Sinh của Sách lễ thời thánh Giáo Hoàng Piô V, vốn sử dụng cùng một phần kết như trong phần còn lại của cả năm. Tuy nhiên, nó phần nào được bảo tồn trong Kinh Tiền Tụng của Lễ Hiện Xuống, và bây giờ được phục hồi cho cả mùa Phục sinh.
Kinh Tiền Tụng Phục Sinh I, sau khi nhắc lại thần học của Chúa Kitô như là Đấng Vượt Qua của chúng ta, gọi Ngài là “là Chiên thật đã xoá bỏ tội trần gian”. Mặc dù Chúa Kitô không được gọi là “con Chiên thật” trong bất kỳ phần nào của Kinh Thánh, cụm từ này phản ánh thần học của Thánh Gioan, mà trong đó Chúa Kitô (ánh sáng thật, bánh mì thật, và cây nho thật), qua cái chết và sự sống lại của Ngài, hoàn thành và thay thế hình ảnh ngôn sứ biểu tượng của Chiên Vượt Qua.
Chủ đề chính của Kinh Tiền Tụng II là không phải Chúa Kitô cách trực tiếp, nhưng là những người được tháp nhập vào đời sống mới trong Chúa Kitô. Chúng ta là con cái sự sáng (xem Lc 16: 8 và I Tx 5: 5) và với sự sống lại của Ngài, các cửa Nước Trời mở ra cho chúng ta.
Trong Kinh Tiền Tụng III, có tựa đề “Đức Ki-tô vẫn sống và chuyển cầu cho ta”, chúng ta chiêm ngắm Chúa của chúng ta trong ba khía cạnh của mầu nhiệm, khi Ngài hiến thân, bênh vực chúng ta trước tòa Chúa, không còn chết nữa và vẫn sống luôn mãi. Kinh Tiền Tụng này phản ánh trước tiên mọi yếu tố thần học của Thư gửi tín hữu Hipri và Sách Khải Huyền.
"Việc phục hưng vũ trụ nhờ mầu nhiệm vượt qua”, nhan đề của Kinh Tiền Tụng IV, chứa ba lời tuyên bố: tình trạng xưa cũ bị hủy diệt; toàn thể những gì bị loại bỏ đều được đổi mới; và sự sống nguyên vẹn được phục hồi cho chúng ta trong Chúa Ki-tô. Do đó, công việc của Chúa Kitô không chỉ là sửa chữa tinh trạng xưa cũ, mà còn là điều gì đó dẫn đến sự hoàn thành viên mãn nữa.
Cuối cùng, Kinh Tiền Tụng V, “Đức Ki-tô là linh mục và là của lễ”, tán dương Ngài là linh mục, của lễ và bàn thờ, xem điều này như là sự hoàn thành dứt khoát của tất cả những gì mà các hy lễ Cựu Ước đã được tiên báo. Kinh Tiền Tụng này đặc biệt lấy cảm hứng từ Thư gửi tín hữu Hipri (2:17; 10:12; 13:10).
Vì vậy, thông qua các Kinh Tiền Tụng Phục Sinh, Hội Thánh cung cấp cho chúng ta một thần học phong phú, vốn sẽ dẫn chúng ta đến sống niềm vui Phục Sinh trong suốt cả năm. (Zenit.org 8-5-2018)
Nguyễn Trọng Đa