Phụng Vụ - Mục Vụ
Thân Hữu
Lm Vũdình Tường
03:50 04/05/2018
Tình thân hữu nói nên liên hệ mật thiết ta có với người nào đó. Mối liên hệ này sâu đặm hơn với tình bạn thông thường. Bạn học xưa hay bạn cùng sở làm là những người chúng ta gần gũi, gặp nhau thường xuyên chào hỏi nhưng không phải là người chúng ta có quan hệ một cách sâm đặm. Chia xẻ với nhau những điều thường xảy ra trong cuộc sống và không đi sâu vào cuộc đời riêng tư từng người. Thân hữu là người biết rõ đời tư của ta bởi do lòng tin chúng ta thổ lộ tâm tình riêng tư, khi vui cũng như lúc buồn. Họ và ta chia sẻ với nhau mọi cảm xúc vui buồn, hy vọng và lo âu trong cuộc sống và khi cần hy sinh họ sẵn sàng hy sinh cho tình thân hữu. Tâm tình Đức Kitô dành cho ta cao trọng và sâm đậm hơn liên hệ con người với con người bởi tình yêu Đức Kitô dành cho ta là tình yêu hy sinh vô vị lợi, không điều kiện kèm theo. Nếu có chỉ là ràng buộc tình yêu với tình yêu. Ràng buộc này mang lợi ích lại cho ta mà không mang lợi ích gì cho Đức Kitô bởi nơi Ngài trọn hảo, không còn chỗ nào bất toàn để có thể làm cho trọn hảo hơn. Vì thế ràng buộc Đức Kitô kêu gọi là ràng buộc giữa con người với nhau. Ngài coi mọi hành xử tốt lành ta dành cho anh chị em khác nhân Danh Ngài chính là làm cho Ngài. Điều này cho biết nơi Đức Kitô tuyệt hảo, không thể nào tốt hơn được nữa. Ngài không cần gì ngoài việc chúng ta coi trọng nhau, yêu thương nhau, dành tình cảm tốt lành đối xử với nhau. Vì thế điều kiện trở thành thân hữu của Đức Kitô là yêu mến anh chị em khác bởi yêu mến tha nhân vì Danh Đức Kitô là yêu mến chính Đức Kitô. Nơi họ có tình yêu và hình ảnh Đức Kitô và được Đức Kitô yêu mến. Đức Kitô thể hiện tình yêu đó qua việc hy sinh gánh tội đời, chịu chết trên thập giá để ban sự sống trường sinh cho những ai đón nhận Ngài với tâm tình yêu mến.
Dụ ngôn 'Cành và Cây Nho' Gn 15,1-8 nói lên sự liên hệ cần thiết và mật thiết giữa cành và thân. Cành lìa thân sẽ khô héo, cành lìa thân mang trồng nơi khác có thể sinh hoa trái nhưng không cùng hương vị như cành dính liền thân. Là môn đệ Đức Kitô cần phải sinh trái tốt lành như hoa trái cuộc đời trần thế Đức Kitô mang lại. Đức Kitô kêu gọi liên kết với Ngài vì nhiều lí do. Lí do thứ nhất là Ngài biết trong số những kẻ đi theo có người mang tâm tình phản bội và Ngài kêu gọi liên kết với Ngài để chống lại tâm tình phản bội. Thứ hai, môn đệ Đức Kitô chưa cởi mở thân thiện nhưng còn đóng kín, dù họ kính trọng Thầy Kitô nhưng họ cần có tâm tình cởi mở với nhau và với Đức Kitô từ đó dễ thông cảm nhau hơn, hiểu nhau nhiều hơn và yêu mến nhiều hơn. Thứ ba khi môn đệ cởi mở tâm tình họ học biết và hiểu biết cặn kẽ hơn về tình yêu Đức Kitô dành cho họ và cho nhân loại. Tình yêu đó dẫn đến việc nhận biết tình yêu Chúa Cha. Tình yêu hy sinh không điều kiện, hy sinh trọn vẹn với tất cả tấm lòng, hy sinh mạng sống, hy sinh với cả con tim mở rộng và điều này thể hiện qua việc lưỡi đòng đâm thâu qua tim Đức Kitô trên thập tự. Thứ tư, một trong số các môn đệ phản bội Đức Kitô bởi ông tin là một mình ông có thể đứng vững trong đời, không cần phải ràng buộc với tình yêu Chúa. Sau khi chia tay ông sớm nhận ra điều ông làm là sai, con đường đang đi là con đường dẫn đến diệt vong. Không hiểu vì tự ái, ngại, mất tin tưởng hay lí do nào đó, dù biết sai ông vẫn không quay đầu lại xin lỗi, giao hoà nhưng tiếp tục dấn bước vào con đường huỷ diệt.
Đức Kitô kêu gọi chúng ta là bạn hữu của Ngài. Không phải chúng ta chọn Đức Kitô mà chính Đức Kitô chọn chúng ta. Bởi nếu Ngài không chọn ta, có lẽ ta không biết có Ngài tồn tại để chọn Ngài. Chỉ điều này cũng đủ để chúng ta sống tâm tình tạ ơn, liên tục tạ ơn hàng ngày bởi được chọn làm thân hữu của Đức Kitô. Đức Kitô mặc khải cho chúng ta biết tình yêu Chúa, biết Chúa Cha và biết đại gia đình Kitô hữu. Quan trọng hơn cả là Ngài mặc khải cho biết tình yêu Chúa và tâm tình Chúa dành cho ta.
Đức Kitô trông đợi các môn đệ Ngài yêu thương nhau cùng tình yêu Ngài yêu mến Chúa Cha
Như Cha yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến anh em, hãy ở lại trong tình yêu Thầy c.1
Đón nhận tình yêu đó bằng hành động cụ thể, bằng hành động liên kết mật thiết với Đức Kitô và sống yêu thương tha nhân. Sống trong tâm tình yêu thương sẽ hưởng cuộc sống bình an trọn vẹn. Sống trọn hảo trong tình yêu Chúa là làm Sáng Danh Chúa. Làm Sáng Danh Chúa bằng cách thể hiện tình yêu Chúa qua cuộc sống hàng ngày và đó chính là chứng nhân trung thực của Đức Kitô Phục Sinh.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Dụ ngôn 'Cành và Cây Nho' Gn 15,1-8 nói lên sự liên hệ cần thiết và mật thiết giữa cành và thân. Cành lìa thân sẽ khô héo, cành lìa thân mang trồng nơi khác có thể sinh hoa trái nhưng không cùng hương vị như cành dính liền thân. Là môn đệ Đức Kitô cần phải sinh trái tốt lành như hoa trái cuộc đời trần thế Đức Kitô mang lại. Đức Kitô kêu gọi liên kết với Ngài vì nhiều lí do. Lí do thứ nhất là Ngài biết trong số những kẻ đi theo có người mang tâm tình phản bội và Ngài kêu gọi liên kết với Ngài để chống lại tâm tình phản bội. Thứ hai, môn đệ Đức Kitô chưa cởi mở thân thiện nhưng còn đóng kín, dù họ kính trọng Thầy Kitô nhưng họ cần có tâm tình cởi mở với nhau và với Đức Kitô từ đó dễ thông cảm nhau hơn, hiểu nhau nhiều hơn và yêu mến nhiều hơn. Thứ ba khi môn đệ cởi mở tâm tình họ học biết và hiểu biết cặn kẽ hơn về tình yêu Đức Kitô dành cho họ và cho nhân loại. Tình yêu đó dẫn đến việc nhận biết tình yêu Chúa Cha. Tình yêu hy sinh không điều kiện, hy sinh trọn vẹn với tất cả tấm lòng, hy sinh mạng sống, hy sinh với cả con tim mở rộng và điều này thể hiện qua việc lưỡi đòng đâm thâu qua tim Đức Kitô trên thập tự. Thứ tư, một trong số các môn đệ phản bội Đức Kitô bởi ông tin là một mình ông có thể đứng vững trong đời, không cần phải ràng buộc với tình yêu Chúa. Sau khi chia tay ông sớm nhận ra điều ông làm là sai, con đường đang đi là con đường dẫn đến diệt vong. Không hiểu vì tự ái, ngại, mất tin tưởng hay lí do nào đó, dù biết sai ông vẫn không quay đầu lại xin lỗi, giao hoà nhưng tiếp tục dấn bước vào con đường huỷ diệt.
Đức Kitô kêu gọi chúng ta là bạn hữu của Ngài. Không phải chúng ta chọn Đức Kitô mà chính Đức Kitô chọn chúng ta. Bởi nếu Ngài không chọn ta, có lẽ ta không biết có Ngài tồn tại để chọn Ngài. Chỉ điều này cũng đủ để chúng ta sống tâm tình tạ ơn, liên tục tạ ơn hàng ngày bởi được chọn làm thân hữu của Đức Kitô. Đức Kitô mặc khải cho chúng ta biết tình yêu Chúa, biết Chúa Cha và biết đại gia đình Kitô hữu. Quan trọng hơn cả là Ngài mặc khải cho biết tình yêu Chúa và tâm tình Chúa dành cho ta.
Đức Kitô trông đợi các môn đệ Ngài yêu thương nhau cùng tình yêu Ngài yêu mến Chúa Cha
Như Cha yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến anh em, hãy ở lại trong tình yêu Thầy c.1
Đón nhận tình yêu đó bằng hành động cụ thể, bằng hành động liên kết mật thiết với Đức Kitô và sống yêu thương tha nhân. Sống trong tâm tình yêu thương sẽ hưởng cuộc sống bình an trọn vẹn. Sống trọn hảo trong tình yêu Chúa là làm Sáng Danh Chúa. Làm Sáng Danh Chúa bằng cách thể hiện tình yêu Chúa qua cuộc sống hàng ngày và đó chính là chứng nhân trung thực của Đức Kitô Phục Sinh.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tranh luận về vấn đề cho người Tin Lành rước lễ: Đức Thánh Cha khuyên các Giám Mục Đức tìm kiếm một sự đồng tâm nhất trí
Đặng Tự Do
05:31 04/05/2018
Một nhóm các Giám mục Đức đã gặp nhau tại Vatican để có một cuộc thảo luận về đề xuất mục vụ liên quan đến việc cho phép người phối ngẫu Tin Lành của một người Công Giáo được Rước Lễ.
Trong cuộc họp diễn ra tại Vatican hôm thứ Năm 3 tháng 5, các quan chức cao cấp của Vatican và các thành viên của Hội Đồng Giám mục Đức đã tổ chức một cuộc thảo luận về một đề cương hướng dẫn mục vụ được Hội đồng Giám mục Đức công bố vào tháng Hai. Hội đồng Giám mục Đức vào thời điểm đó đã chuẩn y việc thảo ra các hướng dẫn, có khả năng mở rộng sự cho phép người phối ngẫu Tin Lành của một người Công Giáo được Rước Lễ.
Một bầu không khí thân ái và huynh đệ
Theo một tuyên bố từ Văn phòng báo chí Tòa Thánh, được phát hành sau khi cuộc gặp gỡ xảy ra, cuộc họp đã diễn ra trong một “bầu không khí thân ái và huynh đệ.”
Các Giám mục Đức đã được Đức Thánh Cha Phanxicô gọi đến Rôma sau khi “một số đáng kể” các Giám mục bày tỏ sự chống đối của họ đối với các hướng dẫn được đề xuất. Bảy Giám mục các giáo phận tại Đức đã lên tiếng kêu gọi Bộ Giáo lý Đức tin, Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Hiệp nhất Kitô giáo, và Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật làm sáng tỏ việc này.
Tìm một sự đồng tâm nhất trí
Trong cuộc đối thoại, diễn ra bằng tiếng Đức, Đức Tổng Giám Mục Luis Ladaria, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin giải thích rằng Đức Thánh Cha Phanxicô “đánh giá cao sự dấn thân đại kết của các Giám mục Đức” và yêu cầu các ngài tìm kiếm “một dàn xếp có thể đồng tâm nhất trí với nhau được”.
Tuyên bố của phòng báo chí Tòa Thánh nói rằng trong cuộc họp, nhiều quan điểm khác nhau đã được thảo luận, liên quan đến, chẳng hạn như, việc mở rộng sự cho phép Rước Lễ này liên quan thế nào đến Đức tin và việc chăm sóc mục vụ; sự liên quan đối với Giáo Hội phổ quát; và các khía cạnh pháp lý khác nhau của vấn đề. “Đức Tổng Giám Mục Ladaria sẽ thông báo cho Đức Thánh Cha về nội dung của buổi thảo luận”. Tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói.
Những ai có mặt trong cuộc họp
Cuộc họp hôm thứ Năm đã diễn ra tại trụ sở của Bộ Giáo Lý Đức Tin. Các giám mục Đức sau đây đã có mặt trong cuộc thảo luận: Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám mục Munich và Freising và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức; Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng giám mục Köln; Đức Giám Mục Felix Genn của Münster; Đức Giám Mục Karl Heinz Wiesemann, là Giám mục giáo phận Speyer và là chủ tịch ủy ban giáo lý của Hội Đồng Giám Mục Đức; Đức Giám Mục Rudolf Voderholzer, Giám mục Regensburg và là phó chủ tịch ủy ban giáo lý; Đức Giám Mục Gerhard Feige, Giám mục giáo phận Magdeburg và là chủ tịch Ủy ban Hội nghị đại kết Kitô Giáo; và Cha Hans Langendorfer, SJ, thư ký Hội đồng Giám mục Đức.
Về phía Tòa Thánh, ngoài Đức Tổng Giám Mục Ladaria, còn có Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ vũ Hiệp Nhất Kitô Giáo; Đức cha Markus Graulich, SDB, Tổng thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản lập pháp; và Cha Hermann Geissler, FSO, người đứng đầu văn phòng Bộ Giáo Lý Đức Tin.Source: Vatican News -Pope to German Bishops: find possibly unanimous arrangement
Trong cuộc họp diễn ra tại Vatican hôm thứ Năm 3 tháng 5, các quan chức cao cấp của Vatican và các thành viên của Hội Đồng Giám mục Đức đã tổ chức một cuộc thảo luận về một đề cương hướng dẫn mục vụ được Hội đồng Giám mục Đức công bố vào tháng Hai. Hội đồng Giám mục Đức vào thời điểm đó đã chuẩn y việc thảo ra các hướng dẫn, có khả năng mở rộng sự cho phép người phối ngẫu Tin Lành của một người Công Giáo được Rước Lễ.
Một bầu không khí thân ái và huynh đệ
Theo một tuyên bố từ Văn phòng báo chí Tòa Thánh, được phát hành sau khi cuộc gặp gỡ xảy ra, cuộc họp đã diễn ra trong một “bầu không khí thân ái và huynh đệ.”
Các Giám mục Đức đã được Đức Thánh Cha Phanxicô gọi đến Rôma sau khi “một số đáng kể” các Giám mục bày tỏ sự chống đối của họ đối với các hướng dẫn được đề xuất. Bảy Giám mục các giáo phận tại Đức đã lên tiếng kêu gọi Bộ Giáo lý Đức tin, Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Hiệp nhất Kitô giáo, và Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật làm sáng tỏ việc này.
Tìm một sự đồng tâm nhất trí
Trong cuộc đối thoại, diễn ra bằng tiếng Đức, Đức Tổng Giám Mục Luis Ladaria, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin giải thích rằng Đức Thánh Cha Phanxicô “đánh giá cao sự dấn thân đại kết của các Giám mục Đức” và yêu cầu các ngài tìm kiếm “một dàn xếp có thể đồng tâm nhất trí với nhau được”.
Tuyên bố của phòng báo chí Tòa Thánh nói rằng trong cuộc họp, nhiều quan điểm khác nhau đã được thảo luận, liên quan đến, chẳng hạn như, việc mở rộng sự cho phép Rước Lễ này liên quan thế nào đến Đức tin và việc chăm sóc mục vụ; sự liên quan đối với Giáo Hội phổ quát; và các khía cạnh pháp lý khác nhau của vấn đề. “Đức Tổng Giám Mục Ladaria sẽ thông báo cho Đức Thánh Cha về nội dung của buổi thảo luận”. Tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói.
Những ai có mặt trong cuộc họp
Cuộc họp hôm thứ Năm đã diễn ra tại trụ sở của Bộ Giáo Lý Đức Tin. Các giám mục Đức sau đây đã có mặt trong cuộc thảo luận: Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám mục Munich và Freising và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức; Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng giám mục Köln; Đức Giám Mục Felix Genn của Münster; Đức Giám Mục Karl Heinz Wiesemann, là Giám mục giáo phận Speyer và là chủ tịch ủy ban giáo lý của Hội Đồng Giám Mục Đức; Đức Giám Mục Rudolf Voderholzer, Giám mục Regensburg và là phó chủ tịch ủy ban giáo lý; Đức Giám Mục Gerhard Feige, Giám mục giáo phận Magdeburg và là chủ tịch Ủy ban Hội nghị đại kết Kitô Giáo; và Cha Hans Langendorfer, SJ, thư ký Hội đồng Giám mục Đức.
Về phía Tòa Thánh, ngoài Đức Tổng Giám Mục Ladaria, còn có Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ vũ Hiệp Nhất Kitô Giáo; Đức cha Markus Graulich, SDB, Tổng thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản lập pháp; và Cha Hermann Geissler, FSO, người đứng đầu văn phòng Bộ Giáo Lý Đức Tin.Source: Vatican News -Pope to German Bishops: find possibly unanimous arrangement
Thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta: Giám Mục tốt lành là người tỉnh thức, dấn thân và gần gũi với đoàn chiên
Giuse Thẩm Nguyễn
10:07 04/05/2018
Trong Thánh lễ sáng thứ Sáu 4 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài về những gì hình thành nên một giám mục chân thật, và nhấn mạnh đến những phẩm chất như tỉnh thức, gần gũi và dấn thân trong đời sống của đoàn chiên.
Sự mất phương hướng của dân Chúa.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra các suy tư của ngài dựa trên Bài đọc Một trích từ Sách Công Đồ Công Vụ, nói về việc Thánh Phêrô và các thánh tông đồ vì mong muốn các Kitô hữu tại Antiôkia được bình an, nên đã gởi thánh Phaolô và Banaba đến đó cùng hai người khác nữa. Những người có trách nhiệm coi sóc Giáo Hội ở Antiôkia đã tự tin cho rằng họ là những nhà thần học chính thống của đức tin, mà thực ra là họ đã làm cho người tín hữu mất phương hướng. Ngược lại, các tông đồ, tức là các giám mục ngày nay, củng cố họ trong đức tin.
Giám mục - người tỉnh thức, canh chừng và cùng đồng hành.
Đức Thánh Cha đã mô tả giám mục là “một người trông nom, người bảo vệ - một tuần canh biết cách canh chừng để bảo vệ đoàn chiên khỏi những bày sói tấn công.”
Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa Giêsu phân biệt giữa người mục tử thật và người chăn thuê, là người làm công ăn lương và không quan tâm nếu bày sói đến và ăn thịt con chiên.
Ngài nói rằng người mục tử chân thật là người tỉnh thức, dấn thân trong cuộc sống của đoàn chiên, không chỉ bảo vệ từng con chiên một, mà còn củng cố đức tin cho cả đoàn chiên. Nếu một con đi xa hay lạc đàn, người mục tử đi tìm để mang nó về. Người đó cùng đồng hành với đoàn chiên để không một con nào bị lạc.
Giám mục - người gần gũi với đoàn chiên của mình.
Đức Thánh Cha khơi lên hình ảnh giám mục nhân lành noi theo hình ảnh thánh tâm Chúa Kitô. Giám mục là người chăn dắt đoàn chiên, biết tên từng con, nghĩa là gần gũi với các con chiên.
Ngài nói rằng người tín hữu biết ai là giám mục không quan tâm lo lắng cho họ: đó là một giám mục luôn luôn bận rộn, rối tinh lên trong công việc, một doanh nhân, một người luôn tất bật với mọi thứ không tương hợp với sứ mạng của mình, đi đến đâu cũng xách vali hay đồ nghề trong tay và đại loại như thế.
Cộng đoàn dân Chúa biết rõ ai là mục tử khi người ấy gần gũi với họ, khi người ấy có thể canh chừng cho họ và trao ban cuộc sống mình cho họ. Ngài nhấn mạnh đến chữ “gần gũi”.
Đức Thánh Cha nêu ra mẫu gương của Thánh Turibius thành Mogrovejo để nói lên một giám mục chân thật phải như thế nào. Vị thánh Tây Ban Nha này đã chết trong một làng nhỏ của người dân bản địa trong vòng tay yêu thương của những tín hữu của ngài. Họ chơi nhạc “chirimia” một nhạc cụ gió để tiễn ngài an nghỉ ngàn thu.
Để kết luận, Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người cầu nguyện để Giáo Hội đừng thiếu những mục tử tốt lành, những mục tử biết làm việc, cầu nguyện, gần gũi với dân Chúa và biết cách trông nom đàn chiên.
Source: Vatican News - Pope at Mass: A good bishop is watchful, involved and close to his flock
Sự mất phương hướng của dân Chúa.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra các suy tư của ngài dựa trên Bài đọc Một trích từ Sách Công Đồ Công Vụ, nói về việc Thánh Phêrô và các thánh tông đồ vì mong muốn các Kitô hữu tại Antiôkia được bình an, nên đã gởi thánh Phaolô và Banaba đến đó cùng hai người khác nữa. Những người có trách nhiệm coi sóc Giáo Hội ở Antiôkia đã tự tin cho rằng họ là những nhà thần học chính thống của đức tin, mà thực ra là họ đã làm cho người tín hữu mất phương hướng. Ngược lại, các tông đồ, tức là các giám mục ngày nay, củng cố họ trong đức tin.
Giám mục - người tỉnh thức, canh chừng và cùng đồng hành.
Đức Thánh Cha đã mô tả giám mục là “một người trông nom, người bảo vệ - một tuần canh biết cách canh chừng để bảo vệ đoàn chiên khỏi những bày sói tấn công.”
Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa Giêsu phân biệt giữa người mục tử thật và người chăn thuê, là người làm công ăn lương và không quan tâm nếu bày sói đến và ăn thịt con chiên.
Ngài nói rằng người mục tử chân thật là người tỉnh thức, dấn thân trong cuộc sống của đoàn chiên, không chỉ bảo vệ từng con chiên một, mà còn củng cố đức tin cho cả đoàn chiên. Nếu một con đi xa hay lạc đàn, người mục tử đi tìm để mang nó về. Người đó cùng đồng hành với đoàn chiên để không một con nào bị lạc.
Giám mục - người gần gũi với đoàn chiên của mình.
Đức Thánh Cha khơi lên hình ảnh giám mục nhân lành noi theo hình ảnh thánh tâm Chúa Kitô. Giám mục là người chăn dắt đoàn chiên, biết tên từng con, nghĩa là gần gũi với các con chiên.
Ngài nói rằng người tín hữu biết ai là giám mục không quan tâm lo lắng cho họ: đó là một giám mục luôn luôn bận rộn, rối tinh lên trong công việc, một doanh nhân, một người luôn tất bật với mọi thứ không tương hợp với sứ mạng của mình, đi đến đâu cũng xách vali hay đồ nghề trong tay và đại loại như thế.
Cộng đoàn dân Chúa biết rõ ai là mục tử khi người ấy gần gũi với họ, khi người ấy có thể canh chừng cho họ và trao ban cuộc sống mình cho họ. Ngài nhấn mạnh đến chữ “gần gũi”.
Đức Thánh Cha nêu ra mẫu gương của Thánh Turibius thành Mogrovejo để nói lên một giám mục chân thật phải như thế nào. Vị thánh Tây Ban Nha này đã chết trong một làng nhỏ của người dân bản địa trong vòng tay yêu thương của những tín hữu của ngài. Họ chơi nhạc “chirimia” một nhạc cụ gió để tiễn ngài an nghỉ ngàn thu.
Để kết luận, Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người cầu nguyện để Giáo Hội đừng thiếu những mục tử tốt lành, những mục tử biết làm việc, cầu nguyện, gần gũi với dân Chúa và biết cách trông nom đàn chiên.
Source: Vatican News - Pope at Mass: A good bishop is watchful, involved and close to his flock
Đề xuất rước lễ liên phái của Hội Đồng Giám Mục Đức bị Tòa Thánh gửi trả lại
Vũ Văn An
17:19 04/05/2018
Theo tin của Elise Harris, thuộc CNA/EWNT News, tại cuộc họp ngày 3 tháng 5 ở Vatican, Đức Tổng Giám Mục Luis Ladaria, bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã thông báo rằng Đức Phanxicô muốn các giám mục Đức nhất trí với nhau về các đề xuất này.
Thực vậy, sau khi một số giám mục Đức xin ý kiến Tòa Thánh về đề xuất cho phép các người phối ngẫu không Công Giáo trong các cuộc kết hôn hỗn hợp được rước lễ, thẩm quyền cao cấp về tín lý đã gửi trả lại đề xuất này để các giám mục Đức đạt được một sự đồng thuận.
Sau 4 giờ hội họp giữa các giám mục Đức và các giới chức Vatican, một thông cáo của Tòa Thánh nói rằng Đức Tổng Giám Mục Luis Ladara nói với các Giám Mục Đức rằng Đức Giáo Hoàng “đánh giá cao tinh thần dấn thân cho đại kết của các giám mục Đức” và yêu cầu các ngài “trong tinh thần hiệp thông đại kết, tìm kiếm một quyết định đồng thuận bao nhiêu có thể”.
Người ta không rõ liệu “một quyết định đồng thuận bao nhiêu có thể” có yêu cầu hội đồng giám mục Đức phải hoàn toàn đồng loạt bỏ phiếu cho vấn đề này, hay chỉ đòi một quyết định gần như nhất trí, hay các giám mục chỉ được yêu cầu thảo luận vấn đề sâu xa hơn để có thể tự giải quyết vấn đề trước khi thẩm quyền trung ương can thiệp vào.
Tòa Thánh từ chối không bình luận về ý nghĩa của câu nói này.
Công bố cuối tuần qua, cuộc họp ngày 3 tháng 5 tiếp theo sau các phúc trình cho rằng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã bác bỏ một đề nghị của hội đồng giám mục Đức nhằm công bố các chỉ dẫn cho phép các người phối ngẫu không Công Giáo của những người Công Giáo được rước lễ trong một số hoàn cảnh giới hạn. Hội đồng từng bác bỏ các phúc trình này.
Hồi tháng 2, Đức Hồng Y Reinhard Marx của Munich và Freising, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đã tuyên bố hội đồng sẽ công bố một bản hướng dẫn mục vụ để giải thích việc các người phối ngẫu Thệ Phản của người Công Giáo được rước lễ “trong những trường hợp cá thể” và “dưới những điều kiện nhất định” miễn là họ “khẳng định đức tin Công Giáo đối với Phép Thánh Thể”.
Tuyên bố của Đức Hồng Y Marx liên quan tới một dự thảo đã được chấp thuận “sau một cuộc tranh luận gay gắt” trong hội nghị khoáng đại của Hội Đồng vào các ngày 19-22 tháng 2.
Bản thông cáo của Tòa Thánh nhận định rằng dù hơn 3 phần tư các giám mục Đức đã bỏ phiếu chấp thuận bản hướng dẫn, nhưng “một số không hẳn bình thường” của các vị bỏ phiếu, trong đó, có 7 giám mục giáo phận, “không cảm thấy mình có khả năng đồng thuận ,vì nhiều lý do khác nhau”.
Các vị giám mục trên đã viết thư cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, cho Hội Đồng Giáo Hoàng phụ trách việc Cổ Vũ Sự Hợp Nhất Kitô Giáo và Hội Đồng chuyên lo Các Bản Văn Luật Lệ, hỏi xem vấn đề cho người phối ngẫu Thệ Phản rước lễ có thể được quyết định ở cấp địa phương bởi một hội đồng giám mục quốc gia, hay đòi một quyết định của Giáo Hội phổ quát”.
Các vị ký lá thư mà không hội ý Đức Hồng Y Marx, bao gồm Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick của Bamberg; các Đức GM Gregor Hanke của Eichstätt; Konrad Zdarsa của Augsburg; Stefan Oster của Passau; Rudolf Voderholzer của Regensburg; Wolfgang Ipolt của Görlitz and Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của Cologne.
Đức Hồng Y Woelki là vị ký lá thư duy nhất có mặt trong cuộc họp ngày 3 tháng 5 tổ chức tại Vatican.
Các thành viên của phái đoàn Đức cũng bao gồm Đức Hồng Y Marx; các Đức Giám Mục Felix Genn của Munster; Karl-Heinz Wiesemann của Speyer, chủ tịch Ủy Ban Tín Lý của Hội Đồng Giám Mục Đức; Gerhard Feige của Magdeburg, chủ tịch Ùy Ban Đại Kết của Hội Đồng Giám Mục Đức; và linh mục Dòng Tên Hans Langendörfer, thư ký của Hội Đồng Giám Mục Đức.
Về phía Tòa Thánh, tham dự cuộc họp có Đức Tổng Giám Mục Ladaria; Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo; Đức Cha Markus Graulich, phó tổng thư ký Hội Đồng chuyên lo Các Bản Văn Luật Lệ; và cha Herman Geissler, một viên chức của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Trong cuộc họp này, một số câu hỏi đã được thảo luận, xoay quanh mối liên hệ giữa đức tin và việc chăm sóc mục vụ.
Đức Tổng Giám Mục Ladaria sẽ thông tri cho Đức Phanxicô về cuộc thảo luận trên mà theo Tòa Thánh đã diễn ra “trong bầu không khí thân hữu và huynh đệ”.
Thực vậy, sau khi một số giám mục Đức xin ý kiến Tòa Thánh về đề xuất cho phép các người phối ngẫu không Công Giáo trong các cuộc kết hôn hỗn hợp được rước lễ, thẩm quyền cao cấp về tín lý đã gửi trả lại đề xuất này để các giám mục Đức đạt được một sự đồng thuận.
Sau 4 giờ hội họp giữa các giám mục Đức và các giới chức Vatican, một thông cáo của Tòa Thánh nói rằng Đức Tổng Giám Mục Luis Ladara nói với các Giám Mục Đức rằng Đức Giáo Hoàng “đánh giá cao tinh thần dấn thân cho đại kết của các giám mục Đức” và yêu cầu các ngài “trong tinh thần hiệp thông đại kết, tìm kiếm một quyết định đồng thuận bao nhiêu có thể”.
Người ta không rõ liệu “một quyết định đồng thuận bao nhiêu có thể” có yêu cầu hội đồng giám mục Đức phải hoàn toàn đồng loạt bỏ phiếu cho vấn đề này, hay chỉ đòi một quyết định gần như nhất trí, hay các giám mục chỉ được yêu cầu thảo luận vấn đề sâu xa hơn để có thể tự giải quyết vấn đề trước khi thẩm quyền trung ương can thiệp vào.
Tòa Thánh từ chối không bình luận về ý nghĩa của câu nói này.
Công bố cuối tuần qua, cuộc họp ngày 3 tháng 5 tiếp theo sau các phúc trình cho rằng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã bác bỏ một đề nghị của hội đồng giám mục Đức nhằm công bố các chỉ dẫn cho phép các người phối ngẫu không Công Giáo của những người Công Giáo được rước lễ trong một số hoàn cảnh giới hạn. Hội đồng từng bác bỏ các phúc trình này.
Hồi tháng 2, Đức Hồng Y Reinhard Marx của Munich và Freising, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đã tuyên bố hội đồng sẽ công bố một bản hướng dẫn mục vụ để giải thích việc các người phối ngẫu Thệ Phản của người Công Giáo được rước lễ “trong những trường hợp cá thể” và “dưới những điều kiện nhất định” miễn là họ “khẳng định đức tin Công Giáo đối với Phép Thánh Thể”.
Tuyên bố của Đức Hồng Y Marx liên quan tới một dự thảo đã được chấp thuận “sau một cuộc tranh luận gay gắt” trong hội nghị khoáng đại của Hội Đồng vào các ngày 19-22 tháng 2.
Bản thông cáo của Tòa Thánh nhận định rằng dù hơn 3 phần tư các giám mục Đức đã bỏ phiếu chấp thuận bản hướng dẫn, nhưng “một số không hẳn bình thường” của các vị bỏ phiếu, trong đó, có 7 giám mục giáo phận, “không cảm thấy mình có khả năng đồng thuận ,vì nhiều lý do khác nhau”.
Các vị giám mục trên đã viết thư cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, cho Hội Đồng Giáo Hoàng phụ trách việc Cổ Vũ Sự Hợp Nhất Kitô Giáo và Hội Đồng chuyên lo Các Bản Văn Luật Lệ, hỏi xem vấn đề cho người phối ngẫu Thệ Phản rước lễ có thể được quyết định ở cấp địa phương bởi một hội đồng giám mục quốc gia, hay đòi một quyết định của Giáo Hội phổ quát”.
Các vị ký lá thư mà không hội ý Đức Hồng Y Marx, bao gồm Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick của Bamberg; các Đức GM Gregor Hanke của Eichstätt; Konrad Zdarsa của Augsburg; Stefan Oster của Passau; Rudolf Voderholzer của Regensburg; Wolfgang Ipolt của Görlitz and Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của Cologne.
Đức Hồng Y Woelki là vị ký lá thư duy nhất có mặt trong cuộc họp ngày 3 tháng 5 tổ chức tại Vatican.
Các thành viên của phái đoàn Đức cũng bao gồm Đức Hồng Y Marx; các Đức Giám Mục Felix Genn của Munster; Karl-Heinz Wiesemann của Speyer, chủ tịch Ủy Ban Tín Lý của Hội Đồng Giám Mục Đức; Gerhard Feige của Magdeburg, chủ tịch Ùy Ban Đại Kết của Hội Đồng Giám Mục Đức; và linh mục Dòng Tên Hans Langendörfer, thư ký của Hội Đồng Giám Mục Đức.
Về phía Tòa Thánh, tham dự cuộc họp có Đức Tổng Giám Mục Ladaria; Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo; Đức Cha Markus Graulich, phó tổng thư ký Hội Đồng chuyên lo Các Bản Văn Luật Lệ; và cha Herman Geissler, một viên chức của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Trong cuộc họp này, một số câu hỏi đã được thảo luận, xoay quanh mối liên hệ giữa đức tin và việc chăm sóc mục vụ.
Đức Tổng Giám Mục Ladaria sẽ thông tri cho Đức Phanxicô về cuộc thảo luận trên mà theo Tòa Thánh đã diễn ra “trong bầu không khí thân hữu và huynh đệ”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói các tu sĩ hãy dấn thân cầu nguyện, sống đơn nghèo và kiên tâm
Thanh Quảng sdb
19:15 04/05/2018
Đức Giáo Hoàng Phanxicô các tu sĩ hãy dấn thân cầu nguyện, sống đơn nghèo và kiên tâm
Nói chuyện với những tham dự viên của Hội nghị được Tòa Thánh triệu tập cho những ai đang sống ơn gọi hiến dâng, Đức Thánh Cha mời gọi tất cả các tu sĩ nam nữ hãy trau dồi một cam kết dấn thân theo Chúa.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các tu sĩ nam nữ đang tham dự Đại hội Quốc tế được Tòa Thánh triệu tập để học hỏi về cuộc sống tận hiến vào thứ Sáu vừa qua. Đức Thánh Cha đã không dùng bản văn đã dọn, nhưng Ngài đã bộc phát chia sẻ về sự cần thiết phải phân biệt sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần trong đời sống tu trì hôm nay.
ĐTC nhấn mạnh rằng Thánh Thần vừa là “tác giả của sự đa dạng” vừa là “người nối kết tình hợp nhất” trong Thân Thể Mầu nhiệm của Chúa Kitô, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập tới những điều mà Ngài tóm vào ba chữ P trong đời sống tu trì là: cầu nguyện, Thanh bần và nhẫn nhục (Ba chữ ‘của đời tu là: prayer (cầu nguyện), poverty (thanh bần) and patience (kiên tâm)).
Thứ nhất về Cầu nguyện ĐTC nói nghĩa là luôn luôn trở về với Chúa, người trước tiên kêu gọi chúng ta bỏ lại mọi sự mà bước theo Ngài. Cam kết cấp thiết này, theo như Đức Thánh Cha khẳng định thì có nghĩa là bỏ lại gia đình, sự nghiệp và mọi thứ mà chúng ta yêu quý. Đức Thánh Cha đã nêu lên mẫu gương Mẹ Têrêsa như là một điển hình về một nữ tu hiến dâng dành trọn vẹn thời giờ cho Chúa trong đời cầu nguyện, dù Mẹ phải đối phó với nhiều vấn đề và thách đố.
Thứ hai, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về đời sống khó nghèo, ĐTC nói sẽ không ích gì nếu không sống tinh thần khó nghèo trong đời tu. Quỷ dữ chen vào đời tu của chúng ta qua chiếc túi của chúng ta, và ĐTC quả quyết tinh thần nghèo khó bảo đảm cho chúng ta khỏi ràng buộc của thế tục để bổng bay lên bầu trời tự do và thanh thoát.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về tầm quan trọng của sự kiên trì nhẫn nại trước những đau khổ và khó khăn của thế giới chúng ta đang sống bao gồm cả việc khan hiếm thiếu các ơn gọi cho đời dâng hiến tu trì! Không có sự kiên tân ĐTC nói, chúng ta sẽ mệt mỏi và oho1 mặc cho ơn Chúa trong mộttâm trạng buông xuôi! Đức Thánh Cha nhớ lại cách thức Chúa gọi tổ phụ Ápraham và vợ ông là Sarah đã kiên tâm dù đã cao tuổi già vẫn đợi chờ lời hứa của Chúa. Cũng theo cách đó, ĐTC nói, qua sự kiên tâm, thanh bần và cầu nguyệnThiên Chúa sẽ chúc lành cho đời sống cá nhân và cộng đoàn của chúng ta.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Bà như hòm bia Thiên Chúa !
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:47 04/05/2018
Kinh cầu Đức Mẹ Maria có câu ca ngợi cầu xin : Đức Bà như hòm bia Thiên Chúa!
Hòm bia Thiên Chúa là gì vậy, và tại sao lại ca ngợi Đức Mẹ Maria như vậy?
Hòm bia Thiên Chúa, tiếng Do Thái : Aron habrit, là một cái hòm thánh nhiệm mầu của dân Do Thái. Hay cũng còn được gọi là Nhà Tạm.
Trong chiếc hòm nhiệm mầu này có hai tấm bảng bằng đá khắc ghi 10 Giới Răn của Thiên Chúa, mà ngày xưa Thiên Chúa trên núi thánh Sinai đã truyền cho dân qua thánh tiên tri Mose trên đường từ Aicập trở về đất Chúa hứa quê hương Do Thái. 10 Giới Răn đó được coi là Giao ước Thiên Chúa ký kết với dân Do Thái. Vì thế có tên là hòm bia giao ước.
Hòm bia giao ước theo Kinh Thánh thuật diễn tả: "Chúng phải làm một Hòm Bia bằng gỗ keo, dài một thước hai, rộng bảy tấc rưỡi và cao bảy tấc rưỡi.11 Ngươi sẽ lấy vàng ròng mà bọc, ngươi sẽ lấy vàng mà bọc cả trong lẫn ngoài. Ngươi sẽ làm trên đó một đường viền chung quanh bằng vàng.12 Ngươi sẽ đúc cho Hòm Bia bốn chiếc vòng bằng vàng và gắn vào bốn chân Hòm Bia: bên này hai vòng, bên kia hai vòng.13 Ngươi sẽ làm những cây đòn bằng gỗ keo bọc vàng.14 Ngươi sẽ xỏ đòn vào những vòng bên sườn Hòm Bia để khiêng.15 Đòn để xỏ vào vòng của Hòm Bia thì không được rút ra nữa.16 Ngươi sẽ đặt vào Hòm Bia Chứng Ước mà Ta sẽ ban cho ngươi.
17 Ngươi sẽ làm một cái nắp xá tội bằng vàng ròng, dài một thước hai, rộng bảy tấc rưỡi.18 Ngươi sẽ làm hai tượng thần hộ giá bằng vàng gò, ngươi sẽ làm các tượng ấy ở hai đầu nắp.19 Ngươi sẽ làm một tượng ở đầu này, một tượng ở đầu kia; ngươi sẽ làm các tượng thần hộ giá gắn liền với nắp, ở hai đầu.20 Các tượng thần hộ giá có cánh giương lên và phủ trên nắp. Hai tượng đối diện với nhau, cùng cúi mặt xuống nắp.21 Ngươi sẽ đậy nắp xá tội trên Hòm Bia, và ngươi sẽ đặt vào đó Chứng Ước mà Ta sẽ ban cho ngươi.22 Ở đó Ta sẽ gặp gỡ ngươi. Từ trên nắp, giữa hai tượng thần hộ giá đặt trên Hòm Bia Chứng Ước, Ta sẽ nói với ngươi tất cả những gì Ta truyền cho ngươi để ngươi nói lại cho con cái Ít-ra-en.„ ( Xh 25, 10-22)
Hòm Bia Giao ước là đền thánh của người Do Thái. Theo Tora kinh thánh của họ, Hòm bia thánh chứa đựng 10 Giới Răn Thiên Chúa được khiêng đặt trong Lều đền thờ khi còn đang lưu lạc trong sa mạc về đất Chúa hứa. Sau này Hòm bia được đưa đến đặt nơi vùng Silo ở khoảng gữa nước Do Thái.
Vua David đã rước Hòm bia thánh về Jerusalem lên trên núi Sion. Và khi đền thờ Jerusalem hoàn thành dưới thời vua Salomon Hòm bia được rước về đặt trong cung thánh đền thờ trên núi Moria, hay còn gọi là Núi đền thờ.
Hòm bia giao ước được đặt trong nơi cực thánh của đền thờ Jerusalem, và chỉ Vị Tư Tế thượng phẩm mỗi năm một lần vào ngày lễ Đền tội - Jom Kippur - được phép vào nơi đó nhân danh Thiên Chúa nói lời cầu nguyện , dâng tiến lễ vật cầu xin ơn tha thứ tội lỗi cho toàn dân.
Vào khoảng năm 1050 trước Chúa giáng sinh Hòm bia Giao Ước ( 1 Sách Các Vua 4) trong trận chiến ở Aphek bị quân Philitinh chiếm đoạt. Theo sách Samuel ( 1 Samuel 5) người Philitinh chiếm được Hòm bia giao ước từ tay người Do Thái, đã đem về Aschdod và đặt trong đền thờ kính Thần Dagon của họ. Nhưng sau khi nhiều biến cố bất ưng đem lại những bất hạnh hoạn nạn, bệnh tật xảy ra, người Philitinh đem Hòm bia Giao Ước đó trả lại cho người Do Thái. ( 1 Samuel 6).
Hòm bia được gìn giữ nhiều năm ở Kirjat-Jearim trên một ngọn đồi. Sau những năm lưu lạc sau cùng Hòm bia được rước đưa trở về Jerusalem như ngày trước.( 2 Samuel 7).
Vào khoảng năm 587-585 trước Chúa giáng sinh, Vua Nebukanezar II. chiếm Jerusalem bắt người Do Thái đi lưu đày bên Babylon. Đền thờ Jesusalem bị cướp phân tán, một phần lớn kho tàng đền thờ với cả Hòm bia giao ước bị phá hủy.
Sách kinh thánh Macabeo thuật lại, Tiên tri Jeremia trước khi Vua Nebukagdnezar đến xâm chiếm cướp Jerusalem, đã cho di dời Hòm bia giao ước cùng với bàn thờ tế lễ mang đi dấu trên núi Nebo trong một hang động.
„. Khi đến đó, ông Giê-rê-mi-a gặp thấy một cái nhà giống hình một cái hang; ông đưa Lều, Hòm Bia và bàn thờ dâng hương vào đấy, rồi bít cửa lại.6 Sau đó, một số người đồng hành với ông tính trở lại để ghi dấu đường, nhưng không tìm ra.7 Biết chuyện ấy, ông Giê-rê-mi-a trách mắng họ: "Nơi ấy chẳng ai được biết cho đến khi Thiên Chúa tập hợp dân lại và tỏ lòng thương xót họ.“ ( 2. Macabe 5-7)
Năm 63 sau Chúa giáng sinh, Tướng Pompejus của quân Roma tiến chiếm Jerusalem. Ông cho khám xét đền thờ Jerusalem để phát hiện nơi cực thánh tìm Hòm bia giao ước, và sau cùng đã cắt nghĩa Hòm bia giao ước đã mất không tìm thấy dấu vết ở đây.
Trải qua hơn 2000 năm nay, người ta nỗ lực đi tìm Hòm Bia Giao ước đã bị mất. Nhưng không có kết qủa thành công nào. Từ khi Hòm bia Giao ước bị biến mất nảy sinh nhiều huyền thoại cùng thần thoại cho rằng Hòm Bia Giao Ước vẫn còn tồn tại đâu đó. Năm 2009 Vị Thượng Phụ Abuna Pauolos, Giáo chủ của Chính Thống giáo Aethiopia đã cho biết“ Hòm Bia Giao Ước hiện ở bên Axum nước Aethopia, Phi châu. Từ hằng trăm năm nay Aethiopia là ngai nơi chốn của Hòm Bia Giao Ước. Chính Tôi đã nhìn ngắm Hòm Bia Giao Ước“.
Vị Thượng phụ Pauolos còn xác quyết:“ Sự thánh thiêng vẫn còn đó. Hòm bia Giao Ước không do con người làm ra. Đó là một mầu nhiệm“. Nhưng không có bằng chứng công khai về Hòm Bia giao ước thật sự đang ở bên Axum nước Aethopia, Phi Châu.
Cho tới bây giờ ngoài các bản văn tôn giáo Kinh Thánh, không có một bằng chứng chữ viết nào về sự hiện hữu của Hòm Bia Giao ước.
Thánh Gioan trong sách Khải Huyền nói về thị kiến đã nhìn thấy Hòm Bia Giao ước trên trời khi Giao ước mới thành hình. Đây là hình ảnh nói về sự hiện diện của Thiên Chúa, và chúc phúc lành của Ngài trên Giao Ước mới:
„ Đền Thờ Thiên Chúa ở trên trời mở ra, và Hòm Bia Giao Ước xuất hiện trong Đền Thờ. Và có ánh chớp, tiếng sấm tiếng sét, động đất và mưa đá lớn.“ ( KH 11,19).
Đức Mẹ Maria được ca ngợi là Hòm Bia Thiên Chúa của Giao ước mới. Giao ước cũ được biều dương qua Tấm bảng đá 10 giới răn Thiên Chúa.
Giao ước mới của Thiên Chúa với dân của ngài, với Giáo hội, là chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng mang đến cho con người chúng ta ơn cứu chuộc.
Hòm bia Giao ước cũ được bao bọc bằng vàng, bên trong chứa đựng Tấm bảng đá 10 điều răn của Thiên Chúa viết cho dân người Do Thái.
Cung lòng, tâm hồn Đức Mẹ Maria, người mẹ cưu mang sinh thành nuôi dưỡng Chúa Giêsu, được Thiên Chúa gìn giữ cho nguyên tuyền không mắc tội tổ tông truyền, đức tin của Đức Mẹ Maria hoàn toàn vâng theo ý Thiên Chúa nhiệm mầu, và sau cùng sau khi cuộc đời trên trần gian chấm dứt Đức Mẹ được đưa rước về trời cả hồn lẫn thân xác, là những trang điểm cao qúy trong sáng ngời của hòm Bia giao ước mới.
Đức Mẹ Maria không là Giao ước mới. Nhưng „Hòm bia cung lòng „Đức Mẹ Maria đã cưu mang thân xác con người Chúa Giêsu Kitô vào trong trần gian, Đấng thiết lập Giao Ước mới với dân Chúa, với Giáo hội.
Nơi trận chiến ngày xưa ở Aphek, Hòm bia Giao Ước cũ của dân Do Thái đã bị mất vào tay người Philitinh .
Ngày nay cũng có thể đánh mất Chúa Giêsu Kitô, Giao ước mới , nếu người tín hữu, Giáo hội bỏ quên Đức Mẹ Maria „ Hòm bia cưu mang chứa đựng Giao Ước mới“.
Tháng Hoa kính Đức Mẹ Maria.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hòm bia Thiên Chúa là gì vậy, và tại sao lại ca ngợi Đức Mẹ Maria như vậy?
Hòm bia Thiên Chúa, tiếng Do Thái : Aron habrit, là một cái hòm thánh nhiệm mầu của dân Do Thái. Hay cũng còn được gọi là Nhà Tạm.
Trong chiếc hòm nhiệm mầu này có hai tấm bảng bằng đá khắc ghi 10 Giới Răn của Thiên Chúa, mà ngày xưa Thiên Chúa trên núi thánh Sinai đã truyền cho dân qua thánh tiên tri Mose trên đường từ Aicập trở về đất Chúa hứa quê hương Do Thái. 10 Giới Răn đó được coi là Giao ước Thiên Chúa ký kết với dân Do Thái. Vì thế có tên là hòm bia giao ước.
Hòm bia giao ước theo Kinh Thánh thuật diễn tả: "Chúng phải làm một Hòm Bia bằng gỗ keo, dài một thước hai, rộng bảy tấc rưỡi và cao bảy tấc rưỡi.11 Ngươi sẽ lấy vàng ròng mà bọc, ngươi sẽ lấy vàng mà bọc cả trong lẫn ngoài. Ngươi sẽ làm trên đó một đường viền chung quanh bằng vàng.12 Ngươi sẽ đúc cho Hòm Bia bốn chiếc vòng bằng vàng và gắn vào bốn chân Hòm Bia: bên này hai vòng, bên kia hai vòng.13 Ngươi sẽ làm những cây đòn bằng gỗ keo bọc vàng.14 Ngươi sẽ xỏ đòn vào những vòng bên sườn Hòm Bia để khiêng.15 Đòn để xỏ vào vòng của Hòm Bia thì không được rút ra nữa.16 Ngươi sẽ đặt vào Hòm Bia Chứng Ước mà Ta sẽ ban cho ngươi.
17 Ngươi sẽ làm một cái nắp xá tội bằng vàng ròng, dài một thước hai, rộng bảy tấc rưỡi.18 Ngươi sẽ làm hai tượng thần hộ giá bằng vàng gò, ngươi sẽ làm các tượng ấy ở hai đầu nắp.19 Ngươi sẽ làm một tượng ở đầu này, một tượng ở đầu kia; ngươi sẽ làm các tượng thần hộ giá gắn liền với nắp, ở hai đầu.20 Các tượng thần hộ giá có cánh giương lên và phủ trên nắp. Hai tượng đối diện với nhau, cùng cúi mặt xuống nắp.21 Ngươi sẽ đậy nắp xá tội trên Hòm Bia, và ngươi sẽ đặt vào đó Chứng Ước mà Ta sẽ ban cho ngươi.22 Ở đó Ta sẽ gặp gỡ ngươi. Từ trên nắp, giữa hai tượng thần hộ giá đặt trên Hòm Bia Chứng Ước, Ta sẽ nói với ngươi tất cả những gì Ta truyền cho ngươi để ngươi nói lại cho con cái Ít-ra-en.„ ( Xh 25, 10-22)
Hòm Bia Giao ước là đền thánh của người Do Thái. Theo Tora kinh thánh của họ, Hòm bia thánh chứa đựng 10 Giới Răn Thiên Chúa được khiêng đặt trong Lều đền thờ khi còn đang lưu lạc trong sa mạc về đất Chúa hứa. Sau này Hòm bia được đưa đến đặt nơi vùng Silo ở khoảng gữa nước Do Thái.
Vua David đã rước Hòm bia thánh về Jerusalem lên trên núi Sion. Và khi đền thờ Jerusalem hoàn thành dưới thời vua Salomon Hòm bia được rước về đặt trong cung thánh đền thờ trên núi Moria, hay còn gọi là Núi đền thờ.
Hòm bia giao ước được đặt trong nơi cực thánh của đền thờ Jerusalem, và chỉ Vị Tư Tế thượng phẩm mỗi năm một lần vào ngày lễ Đền tội - Jom Kippur - được phép vào nơi đó nhân danh Thiên Chúa nói lời cầu nguyện , dâng tiến lễ vật cầu xin ơn tha thứ tội lỗi cho toàn dân.
Vào khoảng năm 1050 trước Chúa giáng sinh Hòm bia Giao Ước ( 1 Sách Các Vua 4) trong trận chiến ở Aphek bị quân Philitinh chiếm đoạt. Theo sách Samuel ( 1 Samuel 5) người Philitinh chiếm được Hòm bia giao ước từ tay người Do Thái, đã đem về Aschdod và đặt trong đền thờ kính Thần Dagon của họ. Nhưng sau khi nhiều biến cố bất ưng đem lại những bất hạnh hoạn nạn, bệnh tật xảy ra, người Philitinh đem Hòm bia Giao Ước đó trả lại cho người Do Thái. ( 1 Samuel 6).
Hòm bia được gìn giữ nhiều năm ở Kirjat-Jearim trên một ngọn đồi. Sau những năm lưu lạc sau cùng Hòm bia được rước đưa trở về Jerusalem như ngày trước.( 2 Samuel 7).
Vào khoảng năm 587-585 trước Chúa giáng sinh, Vua Nebukanezar II. chiếm Jerusalem bắt người Do Thái đi lưu đày bên Babylon. Đền thờ Jesusalem bị cướp phân tán, một phần lớn kho tàng đền thờ với cả Hòm bia giao ước bị phá hủy.
Sách kinh thánh Macabeo thuật lại, Tiên tri Jeremia trước khi Vua Nebukagdnezar đến xâm chiếm cướp Jerusalem, đã cho di dời Hòm bia giao ước cùng với bàn thờ tế lễ mang đi dấu trên núi Nebo trong một hang động.
„. Khi đến đó, ông Giê-rê-mi-a gặp thấy một cái nhà giống hình một cái hang; ông đưa Lều, Hòm Bia và bàn thờ dâng hương vào đấy, rồi bít cửa lại.6 Sau đó, một số người đồng hành với ông tính trở lại để ghi dấu đường, nhưng không tìm ra.7 Biết chuyện ấy, ông Giê-rê-mi-a trách mắng họ: "Nơi ấy chẳng ai được biết cho đến khi Thiên Chúa tập hợp dân lại và tỏ lòng thương xót họ.“ ( 2. Macabe 5-7)
Năm 63 sau Chúa giáng sinh, Tướng Pompejus của quân Roma tiến chiếm Jerusalem. Ông cho khám xét đền thờ Jerusalem để phát hiện nơi cực thánh tìm Hòm bia giao ước, và sau cùng đã cắt nghĩa Hòm bia giao ước đã mất không tìm thấy dấu vết ở đây.
Trải qua hơn 2000 năm nay, người ta nỗ lực đi tìm Hòm Bia Giao ước đã bị mất. Nhưng không có kết qủa thành công nào. Từ khi Hòm bia Giao ước bị biến mất nảy sinh nhiều huyền thoại cùng thần thoại cho rằng Hòm Bia Giao Ước vẫn còn tồn tại đâu đó. Năm 2009 Vị Thượng Phụ Abuna Pauolos, Giáo chủ của Chính Thống giáo Aethiopia đã cho biết“ Hòm Bia Giao Ước hiện ở bên Axum nước Aethopia, Phi châu. Từ hằng trăm năm nay Aethiopia là ngai nơi chốn của Hòm Bia Giao Ước. Chính Tôi đã nhìn ngắm Hòm Bia Giao Ước“.
Vị Thượng phụ Pauolos còn xác quyết:“ Sự thánh thiêng vẫn còn đó. Hòm bia Giao Ước không do con người làm ra. Đó là một mầu nhiệm“. Nhưng không có bằng chứng công khai về Hòm Bia giao ước thật sự đang ở bên Axum nước Aethopia, Phi Châu.
Cho tới bây giờ ngoài các bản văn tôn giáo Kinh Thánh, không có một bằng chứng chữ viết nào về sự hiện hữu của Hòm Bia Giao ước.
Thánh Gioan trong sách Khải Huyền nói về thị kiến đã nhìn thấy Hòm Bia Giao ước trên trời khi Giao ước mới thành hình. Đây là hình ảnh nói về sự hiện diện của Thiên Chúa, và chúc phúc lành của Ngài trên Giao Ước mới:
„ Đền Thờ Thiên Chúa ở trên trời mở ra, và Hòm Bia Giao Ước xuất hiện trong Đền Thờ. Và có ánh chớp, tiếng sấm tiếng sét, động đất và mưa đá lớn.“ ( KH 11,19).
Đức Mẹ Maria được ca ngợi là Hòm Bia Thiên Chúa của Giao ước mới. Giao ước cũ được biều dương qua Tấm bảng đá 10 giới răn Thiên Chúa.
Giao ước mới của Thiên Chúa với dân của ngài, với Giáo hội, là chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng mang đến cho con người chúng ta ơn cứu chuộc.
Hòm bia Giao ước cũ được bao bọc bằng vàng, bên trong chứa đựng Tấm bảng đá 10 điều răn của Thiên Chúa viết cho dân người Do Thái.
Cung lòng, tâm hồn Đức Mẹ Maria, người mẹ cưu mang sinh thành nuôi dưỡng Chúa Giêsu, được Thiên Chúa gìn giữ cho nguyên tuyền không mắc tội tổ tông truyền, đức tin của Đức Mẹ Maria hoàn toàn vâng theo ý Thiên Chúa nhiệm mầu, và sau cùng sau khi cuộc đời trên trần gian chấm dứt Đức Mẹ được đưa rước về trời cả hồn lẫn thân xác, là những trang điểm cao qúy trong sáng ngời của hòm Bia giao ước mới.
Đức Mẹ Maria không là Giao ước mới. Nhưng „Hòm bia cung lòng „Đức Mẹ Maria đã cưu mang thân xác con người Chúa Giêsu Kitô vào trong trần gian, Đấng thiết lập Giao Ước mới với dân Chúa, với Giáo hội.
Nơi trận chiến ngày xưa ở Aphek, Hòm bia Giao Ước cũ của dân Do Thái đã bị mất vào tay người Philitinh .
Ngày nay cũng có thể đánh mất Chúa Giêsu Kitô, Giao ước mới , nếu người tín hữu, Giáo hội bỏ quên Đức Mẹ Maria „ Hòm bia cưu mang chứa đựng Giao Ước mới“.
Tháng Hoa kính Đức Mẹ Maria.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Rạng Đông
Joseph Ngọc Phạm
08:29 04/05/2018
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Ban mai nắng rọi
trời hồng
Tình yêu nhân thế
vẫn nồng
nơi ta !
Khơi nguồn sống
khắp gần xa
Khúc vui
giai điệu ngân nga
đất trời !
(Trích thơ của Châu Nam Kim Minh)