Phụng Vụ - Mục Vụ
Cánh Cửa Nhỏ, Con Đường Hẹp
LM. Giuse Trương Đình Hiền
16:42 02/05/2020
(Chúa Nhật 4 Ps (Năm A 2020), Chúa Nhật Chúa Chiên Lành Ngày Quốc Tế Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi Linh Mục-Tu Sĩ)
Đúng là “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, nghìn năm chưa dễ đã ai quên” (Thế Lữ).
Nếu sách Công Vụ Tông Đồ trong những ngày nầy cho chúng ta sống lại “cái thuở ban đầu hồn nhiên và thánh thiện của Hội Thánh Chúa Ki-tô”, thì cũng ở nơi những trang “nhật ký” tuyệt vời nầy, bao nhiêu hình ảnh và chứng từ sống động của Phêrô, của các Tông đồ, của Stêphanô, của Philipphê, của các Ki-tô hữu thời sơ khai, của Vị Tông đồ “ngã ngựa trên đường Đa-mát” – Phaolô…, càng làm cho chúng ta cảm nhận sự hiện diện thân thương và đầy quyền năng Thánh Thần của Đức Ki-tô, Vị mục Tử nhân lành đang chăm sóc “đoàn chiên bé nhỏ” mà Ngài mới chính thức thiết lập trên trần gian, sau khi Ngài từ cõi chết sống lại, nhất là kể từ biến cố Lễ Ngũ Tuần, khi Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Thật vậy, ngay từ Bài đọc 1, cộng đoàn chúng ta đã nghe vang lên sang sảng bài giảng hùng hồn của chàng ngư phủ Phêrô để “làm chứng” về Người Mục Tử Giêsu, một người mà trong những ngày nầy, khắp Giêrusalem và vùng Palestina, đang là tâm điểm của những câu chuyện, những bản tin sốt dẻo có một không hai trong lịch sử con người: “Xin toàn thể nhà Israel hãy nhận biết chắc rằng: Thiên Chúa đã tôn Ðức Giêsu mà anh em đã đóng đinh, lên làm Chúa và làm Ðấng Kitô”.
Mà không chỉ dừng lại ở những “chứng từ” để thuyết phục về một Đức Kitô phục sinh từ cõi chết, Phêrô còn vạch ra một con đường, một giải pháp để những kẻ tin vào Đức Kitô, kể từ đây, được quy tụ thành một đàn chiên được cứu độ, được chăm sóc bởi người Mục Tử. Con đường đó, giải pháp đó chính là Nhiệm tích Rửa Tội, là “cánh cửa” để thuộc về Đàn chiên Kitô: “mỗi người trong anh em hãy chịu phép rửa nhân danh Ðức Giêsu Kitô để được tha tội; và anh em nhận lãnh ơn Thánh Thần. Vì chưng, đó là lời hứa cho anh em, con cái anh em, và mọi người sống ở phương xa mà Chúa là Thiên Chúa chúng ta sẽ kêu gọi đến”.
Và đây là dấu chỉ đầu tiên của đàn chiên bước vào “cánh cửa Giêsu” ngang qua bí tích Rửa tội: Vậy những kẻ chấp nhận lời ngài giảng, đều chịu phép rửa, và ngày hôm ấy có thêm chừng ba ngàn người gia nhập đạo.
Vâng, Đức Kitô chính là cánh cửa chuồng chiên. Tin Mừng thánh Gioan hôm nay đã khẳng định như thế: “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu” (Ga 10,9). Đức Kitô dùng hình ảnh “cửa” và hành vi “qua cửa” trong những lời khi Ngài sắp bước vào cuộc khổ nạn, khi Ngài thấy trước “hầu hết các môn đồ” sắp sửa “xẻ đàn tan nghé” vì đối diện với thập giá, khi Ngài nhận ra trong lòng của Giuđa đang trỗi dậy một mưu đồ bội phản để khước từ “lời chân lý của thầy Giêsu và quyết chọn những đồng bạc của mấy ông tư tế...”.
Và như thế, cho dù không phải là một dự báo tiêu cực, thì chắc chắn, trong cái nhìn xuyên suốt thời gian và không gian của một Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự sống, Đức Kitô phải thấy có quá nhiều người sẽ không thèm chọn “cánh cửa Giêsu”, cũng như Ađam, Eva thay vì chọn Lời Thiên Chúa đã “vươn tay chọn trái cấm ngon lành” !
Mà có sai đâu ! Khi buổi chiều thê lương trên đồi Sọ gần tắt nắng, khi những ồn ào của âm thanh sỉ nhục và cuồng nộ vẫn còn vang vọng bên lưng đồi, khi các người tử tội đang quằn quại chiến đấu với tử thần trong những phút giây hiếm hoi sau hết...thì chỉ một người duy nhất đã chọn “cánh cửa Giêsu” bằng những lời van xin cụ thể: “Ông Giêsu ơi ! Khi Ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi” (Lc 23,32)...Và “cánh cửa Giêsu”, “cánh cửa của Nước Trời, của ơn Cứu độ” đã chính thức mở ra kể từ sau lời nguyện cầu đầy niềm tin hoán cải đó: “Hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta”.
Nhưng lạ lùng thay. Cứ tưởng mọi “cánh cửa sự sống” đều đóng lại khi bóng đêm của Ngày Thứ Sáu Canvê buông xuống, khi xác thân người tử tội Giêsu được tháo xuống và liệm táng trong mồ. Nhưng không. Kể từ lời hứa “mở cửa thiên đàng cho người kẻ trộm có lòng ăn năn”, nhất là kể từ buổi bình minh “Ngày Thứ Nhất trong tuần”, khi “cánh cửa mộ” niêm phong người chết đã mở tung, Đức Kitô sống lại từ cõi chết, thì không phải chỉ có một người “kẻ trộm bị đóng đinh bên hữu”, mà tất cả những ai tin vào Ngài, những ai chấp nhận bước qua “cánh cửa Giêsu”, cánh cửa của sự thương khó, sự chết và sự sống lại của Ngài, sẽ được đưa vào cõi sống. Chính thánh Phêrô đã tiếp tục thuyết minh chân lý nền tảng nầy (qua bức thư thứ nhất của ngài) khi các Kitô hữu đã hình thành và quy tụ thành những đàn chiên đông đảo: “Chính Người đã gánh vác tội lỗi chúng ta nơi thân xác Người trên cây khổ giá, để một khi đã chết cho tội lỗi, chúng ta sống cho sự công chính; nhờ vết thương của Người, anh em đã được chữa lành. Xưa kia, anh em như những chiên lạc, nhưng giờ đây, anh em đã trở về cùng vị mục tử và Ðấng canh giữ linh hồn anh em.”
Sau hai ngàn năm, xem ra “Cánh cửa Giêsu” vẫn chưa phải là “đồ cỗ” để phải bị vất vào sọt rác của thời gian ! Bằng chứng là mỗi mừa Phục Sinh trên khắp thế giới, có hàng trăm ngàn người gia nhập Kitô giáo trong đêm Vọng Phục Sinh; trong đó phải kể đến Ngài Tony Blair, khi vừa thôi chức vụ thủ tướng vương quốc Anh, đã quyết chọn “cánh cửa Giêsu” để đi hết những ngày còn lại với người bạn đời.
Nhưng phải công nhận rằng: thế giới hôm nay có quá nhiều cánh cửa hấp dẫn và bắt mắt lạ kỳ đang mở toang để cám dỗ, chào mời, khiến sự chọn lựa của bao người luôn bị đặt trước một thử thách không nhỏ; và đã có nhiều người xa dần “cánh cửa Giêsu” để ào ạt chọn vào “cánh cửa của Satan”, được khéo ngụy trang dưới bao nhiêu hình thức dễ thương bắt mắt.
Dù sao, ở giữa lòng Hội Thánh, thời nào Chúa cũng cho mọc lên những vì sao lấp lánh. Cuối thế kỷ 20, ngôi sao “Têrêsa Calcutta” rực sáng giữa bầu trời thế giới để chiếu dọi muôn người tìm đến “Cánh cửa Giêsu” qua con đường khiêm tốn, khó nghèo để phục vụ những người dưới đáy cùng xã hội. Đầu thế kỷ 21, Đức Gioan-Phaolô II, rồi trong những ngày nầy, khi đại dịch Covid-19 đang trong những ngày đỉnh điểm, có biết bao linh mục, nữ tu đã quên mình phục vụ và đã chết trong lặng lẽ cô đơn, nhưng đã để lại những di sản tinh thần quý giá giúp cho bao nhiêu con người tìm thấy “cánh cửa Giêsu” và mạnh mẽ can đảm chọn vào cánh cửa khó khăn nầy nhưng cũng đầy tin yêu hy vọng nầy.
Phải chăng, đó là những con người “chọn những đường đi hẹp…cho thế gian bừng nở hoa hồng”, như lời bài thơ của một ai đó để lại khi viếng nhà thơ Trần Dần, nạn nhân của phong trào “Nhân Văn Giai Phẩm”, mất hơn chục năm trước (1997):
Những con người
chọn những đường đi hẹp
sẽ dẫn tới bao la …
Về bên Chúa
có nhiều điều để nói …
Những lời ấy
âm vang dội lại …
Cho thế gian
bừng nở hoa hồng.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau và cho những ai đang dấn thân sống trong chức linh mục và đời thánh hiến mãi mãi trung thành chọn “cánh cửa nhỏ - con đường hẹp” của Chúa Giêsu, của Tin Mừng” để cho dù có phải mất mát thiệt thòi hay lao đao lận đận một cách nào đó, thì luôn hãy nhớ rằng: cánh cửa nhỏ đó, con đường hẹp đó sẽ “dẫn tới bao la...về bên Chúa...và sẽ “cho thế gian bừng nở hoa hồng”.
Trương Đình Hiền
Đúng là “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, nghìn năm chưa dễ đã ai quên” (Thế Lữ).
Nếu sách Công Vụ Tông Đồ trong những ngày nầy cho chúng ta sống lại “cái thuở ban đầu hồn nhiên và thánh thiện của Hội Thánh Chúa Ki-tô”, thì cũng ở nơi những trang “nhật ký” tuyệt vời nầy, bao nhiêu hình ảnh và chứng từ sống động của Phêrô, của các Tông đồ, của Stêphanô, của Philipphê, của các Ki-tô hữu thời sơ khai, của Vị Tông đồ “ngã ngựa trên đường Đa-mát” – Phaolô…, càng làm cho chúng ta cảm nhận sự hiện diện thân thương và đầy quyền năng Thánh Thần của Đức Ki-tô, Vị mục Tử nhân lành đang chăm sóc “đoàn chiên bé nhỏ” mà Ngài mới chính thức thiết lập trên trần gian, sau khi Ngài từ cõi chết sống lại, nhất là kể từ biến cố Lễ Ngũ Tuần, khi Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Thật vậy, ngay từ Bài đọc 1, cộng đoàn chúng ta đã nghe vang lên sang sảng bài giảng hùng hồn của chàng ngư phủ Phêrô để “làm chứng” về Người Mục Tử Giêsu, một người mà trong những ngày nầy, khắp Giêrusalem và vùng Palestina, đang là tâm điểm của những câu chuyện, những bản tin sốt dẻo có một không hai trong lịch sử con người: “Xin toàn thể nhà Israel hãy nhận biết chắc rằng: Thiên Chúa đã tôn Ðức Giêsu mà anh em đã đóng đinh, lên làm Chúa và làm Ðấng Kitô”.
Mà không chỉ dừng lại ở những “chứng từ” để thuyết phục về một Đức Kitô phục sinh từ cõi chết, Phêrô còn vạch ra một con đường, một giải pháp để những kẻ tin vào Đức Kitô, kể từ đây, được quy tụ thành một đàn chiên được cứu độ, được chăm sóc bởi người Mục Tử. Con đường đó, giải pháp đó chính là Nhiệm tích Rửa Tội, là “cánh cửa” để thuộc về Đàn chiên Kitô: “mỗi người trong anh em hãy chịu phép rửa nhân danh Ðức Giêsu Kitô để được tha tội; và anh em nhận lãnh ơn Thánh Thần. Vì chưng, đó là lời hứa cho anh em, con cái anh em, và mọi người sống ở phương xa mà Chúa là Thiên Chúa chúng ta sẽ kêu gọi đến”.
Và đây là dấu chỉ đầu tiên của đàn chiên bước vào “cánh cửa Giêsu” ngang qua bí tích Rửa tội: Vậy những kẻ chấp nhận lời ngài giảng, đều chịu phép rửa, và ngày hôm ấy có thêm chừng ba ngàn người gia nhập đạo.
Vâng, Đức Kitô chính là cánh cửa chuồng chiên. Tin Mừng thánh Gioan hôm nay đã khẳng định như thế: “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu” (Ga 10,9). Đức Kitô dùng hình ảnh “cửa” và hành vi “qua cửa” trong những lời khi Ngài sắp bước vào cuộc khổ nạn, khi Ngài thấy trước “hầu hết các môn đồ” sắp sửa “xẻ đàn tan nghé” vì đối diện với thập giá, khi Ngài nhận ra trong lòng của Giuđa đang trỗi dậy một mưu đồ bội phản để khước từ “lời chân lý của thầy Giêsu và quyết chọn những đồng bạc của mấy ông tư tế...”.
Và như thế, cho dù không phải là một dự báo tiêu cực, thì chắc chắn, trong cái nhìn xuyên suốt thời gian và không gian của một Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự sống, Đức Kitô phải thấy có quá nhiều người sẽ không thèm chọn “cánh cửa Giêsu”, cũng như Ađam, Eva thay vì chọn Lời Thiên Chúa đã “vươn tay chọn trái cấm ngon lành” !
Mà có sai đâu ! Khi buổi chiều thê lương trên đồi Sọ gần tắt nắng, khi những ồn ào của âm thanh sỉ nhục và cuồng nộ vẫn còn vang vọng bên lưng đồi, khi các người tử tội đang quằn quại chiến đấu với tử thần trong những phút giây hiếm hoi sau hết...thì chỉ một người duy nhất đã chọn “cánh cửa Giêsu” bằng những lời van xin cụ thể: “Ông Giêsu ơi ! Khi Ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi” (Lc 23,32)...Và “cánh cửa Giêsu”, “cánh cửa của Nước Trời, của ơn Cứu độ” đã chính thức mở ra kể từ sau lời nguyện cầu đầy niềm tin hoán cải đó: “Hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta”.
Nhưng lạ lùng thay. Cứ tưởng mọi “cánh cửa sự sống” đều đóng lại khi bóng đêm của Ngày Thứ Sáu Canvê buông xuống, khi xác thân người tử tội Giêsu được tháo xuống và liệm táng trong mồ. Nhưng không. Kể từ lời hứa “mở cửa thiên đàng cho người kẻ trộm có lòng ăn năn”, nhất là kể từ buổi bình minh “Ngày Thứ Nhất trong tuần”, khi “cánh cửa mộ” niêm phong người chết đã mở tung, Đức Kitô sống lại từ cõi chết, thì không phải chỉ có một người “kẻ trộm bị đóng đinh bên hữu”, mà tất cả những ai tin vào Ngài, những ai chấp nhận bước qua “cánh cửa Giêsu”, cánh cửa của sự thương khó, sự chết và sự sống lại của Ngài, sẽ được đưa vào cõi sống. Chính thánh Phêrô đã tiếp tục thuyết minh chân lý nền tảng nầy (qua bức thư thứ nhất của ngài) khi các Kitô hữu đã hình thành và quy tụ thành những đàn chiên đông đảo: “Chính Người đã gánh vác tội lỗi chúng ta nơi thân xác Người trên cây khổ giá, để một khi đã chết cho tội lỗi, chúng ta sống cho sự công chính; nhờ vết thương của Người, anh em đã được chữa lành. Xưa kia, anh em như những chiên lạc, nhưng giờ đây, anh em đã trở về cùng vị mục tử và Ðấng canh giữ linh hồn anh em.”
Sau hai ngàn năm, xem ra “Cánh cửa Giêsu” vẫn chưa phải là “đồ cỗ” để phải bị vất vào sọt rác của thời gian ! Bằng chứng là mỗi mừa Phục Sinh trên khắp thế giới, có hàng trăm ngàn người gia nhập Kitô giáo trong đêm Vọng Phục Sinh; trong đó phải kể đến Ngài Tony Blair, khi vừa thôi chức vụ thủ tướng vương quốc Anh, đã quyết chọn “cánh cửa Giêsu” để đi hết những ngày còn lại với người bạn đời.
Nhưng phải công nhận rằng: thế giới hôm nay có quá nhiều cánh cửa hấp dẫn và bắt mắt lạ kỳ đang mở toang để cám dỗ, chào mời, khiến sự chọn lựa của bao người luôn bị đặt trước một thử thách không nhỏ; và đã có nhiều người xa dần “cánh cửa Giêsu” để ào ạt chọn vào “cánh cửa của Satan”, được khéo ngụy trang dưới bao nhiêu hình thức dễ thương bắt mắt.
Dù sao, ở giữa lòng Hội Thánh, thời nào Chúa cũng cho mọc lên những vì sao lấp lánh. Cuối thế kỷ 20, ngôi sao “Têrêsa Calcutta” rực sáng giữa bầu trời thế giới để chiếu dọi muôn người tìm đến “Cánh cửa Giêsu” qua con đường khiêm tốn, khó nghèo để phục vụ những người dưới đáy cùng xã hội. Đầu thế kỷ 21, Đức Gioan-Phaolô II, rồi trong những ngày nầy, khi đại dịch Covid-19 đang trong những ngày đỉnh điểm, có biết bao linh mục, nữ tu đã quên mình phục vụ và đã chết trong lặng lẽ cô đơn, nhưng đã để lại những di sản tinh thần quý giá giúp cho bao nhiêu con người tìm thấy “cánh cửa Giêsu” và mạnh mẽ can đảm chọn vào cánh cửa khó khăn nầy nhưng cũng đầy tin yêu hy vọng nầy.
Phải chăng, đó là những con người “chọn những đường đi hẹp…cho thế gian bừng nở hoa hồng”, như lời bài thơ của một ai đó để lại khi viếng nhà thơ Trần Dần, nạn nhân của phong trào “Nhân Văn Giai Phẩm”, mất hơn chục năm trước (1997):
Những con người
chọn những đường đi hẹp
sẽ dẫn tới bao la …
Về bên Chúa
có nhiều điều để nói …
Những lời ấy
âm vang dội lại …
Cho thế gian
bừng nở hoa hồng.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau và cho những ai đang dấn thân sống trong chức linh mục và đời thánh hiến mãi mãi trung thành chọn “cánh cửa nhỏ - con đường hẹp” của Chúa Giêsu, của Tin Mừng” để cho dù có phải mất mát thiệt thòi hay lao đao lận đận một cách nào đó, thì luôn hãy nhớ rằng: cánh cửa nhỏ đó, con đường hẹp đó sẽ “dẫn tới bao la...về bên Chúa...và sẽ “cho thế gian bừng nở hoa hồng”.
Trương Đình Hiền
Chúa Nhật Chúa Chiên Lành: Mang Lấy Mùi Chiên
Lm. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
16:45 02/05/2020
Mỗi năm khi mừng lễ Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, chúng ta hầu như ai cũng nghĩ ngay đến hình ảnh Chúa Giesu nét mặt nhân từ, một tay âu yếm bồng ẵm con chiên lạc, tay kia chống gậy mục tử hiên ngang đối diện với sói dữ. Đó là hình ảnh quen thuộc giúp chúng ta mường tường ta chân dung của vị Mục Tử Nhân Lành Giêsu. Người mục tử sẵn sàng bỏ 99 con chiên trong đàn để tìm kiếm cho được một con chiên đi lạc (x. Lc 15, 4-6). Người mục tử yêu quý đàn chiên đến độ sẵn sàng thí mạng để bảo vệ cho chúng (x. Ga 10, 11). Kể từ khi Đức Jorge Bergoglio trở thành Giám Mục Rôma, kế vị Tông tòa Thánh Phêrô, thế giới như bắt gặp một hình ảnh khác khắc họa phẩm tính cao đẹp của vị Mục Tử Tối Cao Giêsu: Mục tử mang lấy mùi chiên. Đó cũng là ý cầu nguyện mà Giáo Hội đồng thanh dâng lên Thiên Chúa trong này thế giới cầu cho ơn thiên triệu.
Trước hết là sự chú ý của dư luận đối với cây thánh giá giám mục của đức Phanxicô. Khác với các thánh giá của những vị tiền nhiệm và của các giám mục khác trên thế giới, cây thánh giá nhỏ bằng thép mạ bạc của Đức Thánh Cha Phanxicô khắc hình người mục tử ốm yếu gày gò vác trên vai con chiên, phía sau là những con chiên khác, tất cả đều quy hướng về mục tử của chúng, phía bên trên có hình chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần đang ngự xuống trên mục tử và đoàn chiên. Quyết định tiếp tục mang cây thánh giá đơn giản này trên ngực, cây thánh giá mà Đức Thánh Cha đã gắn bó từ lúc ngài mới được tấn phong giám mục, cho thấy ngài muốn tiếp tục đường lối thi hành tác vụ mục tử như thời còn ở quê hương Á Căn Đình của ngài: Chăn dắt đoàn chiên trong khiêm tốn và bằng tình thương. Điều này như càng sáng tỏ hơn khi Đức Thánh Cha kêu gọi các linh mục hãy trở nên các mục tử mang lấy mùi chiên. Rất nhiều người đã không ngần ngại cho rằng đây là một trong những phát biểu giàu ý nghĩa nhất của Đức Phanxicô. Thực ra Đức Phanxicô chỉ nhắc lại chân lý Tin Mừng liên quan đến vị Mục Tử nhân lành là Đức Giêsu Kitô. Giữa người mục tử nhân lành và chiên của ngài, luôn là sự gần gũi thân tình. “Tôi chính là Mục Tử nhân lành, tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi. Chiên của tôi nghe tiếng tôi. Tôi biết chúng và chúng theo tôi. Và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (x. Ga 10, 11-15).
Từ xưa, các nghệ sĩ cổ đại cũng đã nắm bắt được chân lý này nên dùng các tác phẩm nghệ thuật để nói lên chân lý đó. Ví như tác giả bức tượng “Mục tử” bằng đá cẩm thạch trắng có niên đại thế kỷ thứ III đang được trưng bày tại Viện Bảo Tàng Vaticanô đã diễn tả sự gần gũi đến mức hòa đồng giữa mục đồng và con chiên. Các nhà nghiên cứu mỹ thuật phát hiện ra điểm đặc biệt nơi mái tóc của cậu bé mục đồng và bộ lông của chú cừu con mà cậu đang vác trên vai. Mái tóc của chủ và và bộ long của vật gần như hòa quyện nên một. Không có sự khác biệt nào về đường nét mỹ thuật. Dụng ý này của tác giả dĩ nhiên không phải để tả thực nhưng là để diễn nghĩa. Trên thực tế, làm gì có ai sở hữu mái tóc giống y trang một bộ lông cừu? Do đó, nét tương đồng vừa được nói đến chính là nghệ thuật tượng hình cho một người mục tử chân chính: gắn bó, gần gũi, yêu thương và hóa mình nên con chiên. “Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1, 29).
Hôm nay, nhân ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, ngày cầu cho ơn thiên triệu, chúng ta không chỉ cầu nguyện để xin Chúa ban thêm nhiều mục tử đến chăm sóc đoàn chiên của Chúa. Nhưng trên hết chúng ta cầu nguyện để các mục tử ngày càng trở nên giống Chúa hơn: Mục tử không ngại dấn thân, không ngại mang lấy mùi chiên. Mục tử nhân lành luôn ở gần chiên để biết chiên đang cần gì. Mục tử nhân lành thậm chí hóa mình thành chiên để dễ dàng cảm thông và chia sẻ ưu tư của con chiên. Chúng ta cũng cầu nguyện để các bạn trẻ can đảm đáp lại lời mời gọi “Hãy theo thầy” của Chúa (x. Mt 4, 19). Với tâm tình đó, chúng ta cùng đọc lại thông điệp ngày cầu cho ơn thiên triệu của Đức Thánh Cha Phanxicô năm 2019 để nhận ra chính mình cũng đã nhiều lần nhiều cách thoái thác trước ơn Chúa kêu mời và lắng nghe bài hát “Đến Để Phục Vụ” như một mời nhắc nhở dành cho những môn đệ đang bước theo Thầy Giêsu vị Mục Tử Nhân Lành không được quên đi lý tưởng hiến mình trong yêu thương phục vụ.
“Chúa không muốn chúng ta cam chịu mỗi ngày sống và suy nghĩ rằng xét cho cùng, chẳng có gì đáng chúng ta hăng say dấn thân và dập tắt những băn khoăn ray rứt trong con tim tìm kiếm những con đường mới cho hành trình của chúng ta... Ơn gọi, xét cho cùng, là một lời Chúa mời gọi chúng ta đừng dừng lại trên bờ với lưới cầm trong tay, trái lại hãy theo Chúa dọc theo con đường Chúa muốn dành cho chúng ta, cho hạnh phúc của chúng ta và cho thiện ích của những người ở cạnh chúng ta… Dĩ nhiên, đón nhận lời hứa ấy đòi chúng ta phải cản đảm chọn lựa. Các môn đệ đầu tiên, khi nghe Chúa gọi tham gia vào một giấc mơ lớn hơn, họ đã “bỏ thuyền bỏ lưới ngay và đi theo Chúa” (x. Mt 1,18).
Đường link bài hát: ĐẾN ĐỂ PHỤC VỤ
https://www.youtube.com/watch?v=3qEc7lF69_o
Trước hết là sự chú ý của dư luận đối với cây thánh giá giám mục của đức Phanxicô. Khác với các thánh giá của những vị tiền nhiệm và của các giám mục khác trên thế giới, cây thánh giá nhỏ bằng thép mạ bạc của Đức Thánh Cha Phanxicô khắc hình người mục tử ốm yếu gày gò vác trên vai con chiên, phía sau là những con chiên khác, tất cả đều quy hướng về mục tử của chúng, phía bên trên có hình chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần đang ngự xuống trên mục tử và đoàn chiên. Quyết định tiếp tục mang cây thánh giá đơn giản này trên ngực, cây thánh giá mà Đức Thánh Cha đã gắn bó từ lúc ngài mới được tấn phong giám mục, cho thấy ngài muốn tiếp tục đường lối thi hành tác vụ mục tử như thời còn ở quê hương Á Căn Đình của ngài: Chăn dắt đoàn chiên trong khiêm tốn và bằng tình thương. Điều này như càng sáng tỏ hơn khi Đức Thánh Cha kêu gọi các linh mục hãy trở nên các mục tử mang lấy mùi chiên. Rất nhiều người đã không ngần ngại cho rằng đây là một trong những phát biểu giàu ý nghĩa nhất của Đức Phanxicô. Thực ra Đức Phanxicô chỉ nhắc lại chân lý Tin Mừng liên quan đến vị Mục Tử nhân lành là Đức Giêsu Kitô. Giữa người mục tử nhân lành và chiên của ngài, luôn là sự gần gũi thân tình. “Tôi chính là Mục Tử nhân lành, tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi. Chiên của tôi nghe tiếng tôi. Tôi biết chúng và chúng theo tôi. Và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (x. Ga 10, 11-15).
Từ xưa, các nghệ sĩ cổ đại cũng đã nắm bắt được chân lý này nên dùng các tác phẩm nghệ thuật để nói lên chân lý đó. Ví như tác giả bức tượng “Mục tử” bằng đá cẩm thạch trắng có niên đại thế kỷ thứ III đang được trưng bày tại Viện Bảo Tàng Vaticanô đã diễn tả sự gần gũi đến mức hòa đồng giữa mục đồng và con chiên. Các nhà nghiên cứu mỹ thuật phát hiện ra điểm đặc biệt nơi mái tóc của cậu bé mục đồng và bộ lông của chú cừu con mà cậu đang vác trên vai. Mái tóc của chủ và và bộ long của vật gần như hòa quyện nên một. Không có sự khác biệt nào về đường nét mỹ thuật. Dụng ý này của tác giả dĩ nhiên không phải để tả thực nhưng là để diễn nghĩa. Trên thực tế, làm gì có ai sở hữu mái tóc giống y trang một bộ lông cừu? Do đó, nét tương đồng vừa được nói đến chính là nghệ thuật tượng hình cho một người mục tử chân chính: gắn bó, gần gũi, yêu thương và hóa mình nên con chiên. “Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1, 29).
Hôm nay, nhân ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, ngày cầu cho ơn thiên triệu, chúng ta không chỉ cầu nguyện để xin Chúa ban thêm nhiều mục tử đến chăm sóc đoàn chiên của Chúa. Nhưng trên hết chúng ta cầu nguyện để các mục tử ngày càng trở nên giống Chúa hơn: Mục tử không ngại dấn thân, không ngại mang lấy mùi chiên. Mục tử nhân lành luôn ở gần chiên để biết chiên đang cần gì. Mục tử nhân lành thậm chí hóa mình thành chiên để dễ dàng cảm thông và chia sẻ ưu tư của con chiên. Chúng ta cũng cầu nguyện để các bạn trẻ can đảm đáp lại lời mời gọi “Hãy theo thầy” của Chúa (x. Mt 4, 19). Với tâm tình đó, chúng ta cùng đọc lại thông điệp ngày cầu cho ơn thiên triệu của Đức Thánh Cha Phanxicô năm 2019 để nhận ra chính mình cũng đã nhiều lần nhiều cách thoái thác trước ơn Chúa kêu mời và lắng nghe bài hát “Đến Để Phục Vụ” như một mời nhắc nhở dành cho những môn đệ đang bước theo Thầy Giêsu vị Mục Tử Nhân Lành không được quên đi lý tưởng hiến mình trong yêu thương phục vụ.
“Chúa không muốn chúng ta cam chịu mỗi ngày sống và suy nghĩ rằng xét cho cùng, chẳng có gì đáng chúng ta hăng say dấn thân và dập tắt những băn khoăn ray rứt trong con tim tìm kiếm những con đường mới cho hành trình của chúng ta... Ơn gọi, xét cho cùng, là một lời Chúa mời gọi chúng ta đừng dừng lại trên bờ với lưới cầm trong tay, trái lại hãy theo Chúa dọc theo con đường Chúa muốn dành cho chúng ta, cho hạnh phúc của chúng ta và cho thiện ích của những người ở cạnh chúng ta… Dĩ nhiên, đón nhận lời hứa ấy đòi chúng ta phải cản đảm chọn lựa. Các môn đệ đầu tiên, khi nghe Chúa gọi tham gia vào một giấc mơ lớn hơn, họ đã “bỏ thuyền bỏ lưới ngay và đi theo Chúa” (x. Mt 1,18).
Đường link bài hát: ĐẾN ĐỂ PHỤC VỤ
https://www.youtube.com/watch?v=3qEc7lF69_o
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:28 02/05/2020
13. Thánh Giá là nguồn gốc của tất cả ân sủng thánh, là gộp lại tất cả căn nguyên các thánh sủng.
(Thánh Lê-o I giáo hoàng)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:33 02/05/2020
9. VIẾT DƯỚI TÊN CỦA HẮN
Có một người thư sinh đi du ngoạn đến chùa Phật. Đi đến nhà ở phía tây, hòa thượng ở đó rất khách sáo với ông ta nên ông ta rất giận, ông ta lại đến nhà ở phía đông, nhìn thấy hòa thượng ở đây đang niệm kinh, bèn hỏi:
- “Ngài sám hối giùm cho ai đó?”
Hòa thường trả lời:
- “Khi rảnh rỗi thì tôi học những kinh góp nhặt, nếu gặp người hành thiện bố thí, tôi liền đem nó viết dưới tên của họ.”
Người thư sinh nghe xong bèn gõ mạnh trên đầu hòa thượng, hòa thượng không hiểu, hỏi:
- “Tôi có tội gì?”
Thư sinh đáp:
- “Mới rồi ông đầu trọc nhà bên phía tây thật đáng ghét, đem tất cả mấy người đánh ngài viết dưới tên của ông ta !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 9:
Làm hòa thượng ở nhà bên tây hay nhà bên đông thì đều giống nhau, hoặc ở chùa này hay chùa khác thì cũng là hòa thượng, có khác chăng là tính tình của mỗi người không giống nhau mà thôi...
Làm linh mục giáo phận (linh mục triều) hay làm linh mục dòng (bất cứ dòng nào) thì cũng là linh mục, có khác nhau chăng là tính tình của mỗi linh mục mà thôi.
Có linh mục tính tình nóng nảy cộc cằn dù họ là linh mục của dòng, có linh mục hiền lành điều độ dù các ngài là linh mục triều, người giáo dân thì không cần phân biệt ai là linh mục dòng hay là linh mục triều, nhưng họ căn cứ vào mức độ phục vụ và khiêm tốn của một linh mục mà biết các ngài vì ai mà phục vụ. Nếu vì Thiên Chúa và các linh hồn mà phục vụ, thì linh mục ấy phải là người hiền lành khiêm tốn và nhiệt thành với bổn phận của mình; nếu vì cá nhân mình mà phục vụ, thì linh mục ấy có thái độ kiêu căng, hưởng thụ và miễn cưỡng khi thi hành bổn phận của mình...
Người ta ngán ngẫm khi nhắc đến tên linh mục này linh mục nọ, bởi vì các vị ấy không có tinh thần khiêm tốn và phục vụ, đó chính là một nỗi đau cho Giáo Hội trong công việc truyền giáo vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người thư sinh đi du ngoạn đến chùa Phật. Đi đến nhà ở phía tây, hòa thượng ở đó rất khách sáo với ông ta nên ông ta rất giận, ông ta lại đến nhà ở phía đông, nhìn thấy hòa thượng ở đây đang niệm kinh, bèn hỏi:
- “Ngài sám hối giùm cho ai đó?”
Hòa thường trả lời:
- “Khi rảnh rỗi thì tôi học những kinh góp nhặt, nếu gặp người hành thiện bố thí, tôi liền đem nó viết dưới tên của họ.”
Người thư sinh nghe xong bèn gõ mạnh trên đầu hòa thượng, hòa thượng không hiểu, hỏi:
- “Tôi có tội gì?”
Thư sinh đáp:
- “Mới rồi ông đầu trọc nhà bên phía tây thật đáng ghét, đem tất cả mấy người đánh ngài viết dưới tên của ông ta !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 9:
Làm hòa thượng ở nhà bên tây hay nhà bên đông thì đều giống nhau, hoặc ở chùa này hay chùa khác thì cũng là hòa thượng, có khác chăng là tính tình của mỗi người không giống nhau mà thôi...
Làm linh mục giáo phận (linh mục triều) hay làm linh mục dòng (bất cứ dòng nào) thì cũng là linh mục, có khác nhau chăng là tính tình của mỗi linh mục mà thôi.
Có linh mục tính tình nóng nảy cộc cằn dù họ là linh mục của dòng, có linh mục hiền lành điều độ dù các ngài là linh mục triều, người giáo dân thì không cần phân biệt ai là linh mục dòng hay là linh mục triều, nhưng họ căn cứ vào mức độ phục vụ và khiêm tốn của một linh mục mà biết các ngài vì ai mà phục vụ. Nếu vì Thiên Chúa và các linh hồn mà phục vụ, thì linh mục ấy phải là người hiền lành khiêm tốn và nhiệt thành với bổn phận của mình; nếu vì cá nhân mình mà phục vụ, thì linh mục ấy có thái độ kiêu căng, hưởng thụ và miễn cưỡng khi thi hành bổn phận của mình...
Người ta ngán ngẫm khi nhắc đến tên linh mục này linh mục nọ, bởi vì các vị ấy không có tinh thần khiêm tốn và phục vụ, đó chính là một nỗi đau cho Giáo Hội trong công việc truyền giáo vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh lễ tại Santa Marta 2/5/2020: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nhà cầm quyền
Đặng Tự Do
01:37 02/05/2020
Lúc 7 sáng thứ Bẩy mùng 2 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những nhà cầm quyền, xin Thiên Chúa giúp đỡ những người cai trị, cho họ được hiệp nhất trong thời kỳ khủng hoảng vì thiện ích của người dân.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những người cai trị, là những người có trách nhiệm chăm sóc người dân của họ trong những thời khắc khủng hoảng này: các nguyên thủ quốc gia, tổng thống, thủ tướng, những người đứng đầu chính phủ, các nhà lập pháp, các thị trưởng, các chủ tịch các vùng... cầu xin Chúa giúp họ và ban cho họ sức mạnh, bởi vì công việc của họ không dễ dàng. Chúng ta cũng cầu xin rằng khi có sự khác biệt giữa họ với nhau, họ hiểu rằng trong thời kỳ khủng hoảng, họ phải hết sức đoàn kết vì lợi ích của mọi người, bởi vì sự đoàn kết luôn đem lại những thiện ích vượt trội hơn so với xung đột.
Hôm nay, Thứ Bảy, 2 tháng Năm, 300 nhóm cầu nguyện sẽ kết hiệp với chúng ta trong lời cầu nguyện. Họ được gọi là “madrugadores”, là tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là những người dậy sớm. Họ là những người thức dậy sớm để cầu nguyện, dâng hiến những giờ đầu tiên của mình cho lời cầu nguyện lên cùng Thiên Chúa. Họ đang tham gia với chúng ta hôm nay, ngay giờ này.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về Bài Đọc Một trong ngày, trích từ Sách Tông đồ Công vụ (CV 9: 31-42) tường thuật về việc cộng đồng Kitô giáo tiên khởi được củng cố và an ủi ra sao bởi Chúa Thánh Thần, và đã tăng trưởng về số lượng.
Bài Ðọc I: Cv 9, 31-42
“Hội thánh được tổ chức và đầy ơn an ủi của Thánh Thần”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, Hội Thánh được bình an trong khắp miền Giuđêa, Galilêa và Samaria, sống trong sự kính sợ Chúa, được tổ chức và đầy ơn an ủi của Thánh Thần.
Phêrô đi khắp các miền, đến với các thánh đang ở Lyđa. Ở đó ngài gặp một người tên là Ênêa, bị bất toại đã liệt giường suốt tám năm. Phêrô nói với anh ta: “Ênêa, Chúa Giêsu Kitô chữa anh lành bệnh; hãy chỗi dậy và dẹp giường đi”. Lập tức anh ta đứng lên. Tất cả dân cư ở Lyđa và Sarôna thấy vậy, đều trở lại cùng Chúa.
Tại Gióppê, có một nữ môn đồ tên là Tabitha, nghĩa là Sơn Dương. Bà làm nhiều việc lành và hay bố thí. Xảy ra trong những ngày ấy bà lâm bệnh mà chết; người ta rửa xác bà, rồi đặt trên lầu. Vì Lyđa ở gần Gióppê, các môn đồ nghe tin Phêrô đang ở đó, liền sai hai người đến xin ngài rằng: “Xin ngài hãy mau đến với chúng tôi”. Phêrô chỗi dậy đi với họ. Ðến nơi, người ta dẫn ngài lên lầu; tất cả các quả phụ bao quanh ngài, khóc nức nở, chỉ cho ngài xem các áo trong áo ngoài mà chị Sơn Dương may cho họ. Phêrô bảo mọi người ra ngoài, rồi quỳ gối cầu nguyện, và quay mặt về phía thi thể mà nói: “Tabitha, hãy chỗi dậy”. Bà liền mở mắt, thấy Phêrô và ngồi dậy. Phêrô đưa tay đỡ bà đứng dậy, rồi gọi các thánh, và các quả phụ đến, và chỉ cho thấy bà đã sống lại. Cả thành Gióppê hay biết việc ấy, nên nhiều người tin vào Chúa. Phêrô lưu lại Gióppê nhiều ngày tại nhà Simon thợ thuộc da.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Bài Đọc Một bắt đầu như thế này: “Trong những ngày ấy, Hội Thánh được bình an trong khắp miền Giuđêa, Galilêa và Samaria, sống trong sự kính sợ Chúa, được tổ chức và đầy ơn an ủi của Thánh Thần và đã tăng số lượng.” Đó là một thời bình an, và Giáo hội phát triển. Giáo hội được bình an, được Chúa Thánh Thần an ủi. Đó là thời gian tốt đẹp. Sau đó, là sự chữa lành Ênêa khiến cư dân ở Lyđa và Sarôna thấy vậy đều trở lại cùng Chúa. Phêrô cũng làm tăng thêm các tín hữu tại Gióppê sau khi làm cho bà Tabitha sống lại từ trong kẻ chết. Tất cả những việc này được thực hiện trong thời bình.
Nhưng có những lúc, Giáo Hội không được bình an. Trong thời sơ khai của Giáo hội đã xảy ra những lần bách hại, những lúc khó khăn, những lúc khiến các tín hữu rơi vào khủng hoảng. Thời khủng hoảng. Và thời điểm khủng hoảng là những gì Tin Mừng của Thánh Gioan nói với chúng ta hôm nay. Đoạn Tin Mừng này là sự kết thúc của cả một phần trước đó, bắt đầu từ phép lạ hóa bánh ra nhiều, khi dân chúng muốn tôn Chúa Giêsu lên làm vua, Chúa Giêsu lui vào thanh vắng để cầu nguyện, họ không tìm thấy Người vào ngày hôm sau, nên họ đi tìm Người, và họ khi họ gặp Người, Chúa Giêsu trách móc họ rằng họ chỉ tìm kiếm những của ăn hư nát chứ không phải những lời ban sự sống đời đời và tất cả câu chuyện đó kết thúc ở đây. Họ nói với Người: “Hãy cho chúng tôi bánh này”, và Chúa Giêsu giải thích rằng bánh Người sẽ cho họ là Mình Máu Thánh của chính Người.
Tại thời điểm đó, nhiều môn đệ của Chúa Giêsu, sau khi nghe những lời này thì lẩm bẩm rằng: “Lời này chói tai quá! Ai nghe được!”. Chúa Giêsu nói rằng những ai không ăn Mình và Máu của Người thì sẽ không có sự sống đời đời. Chúa Giêsu cũng nói: “Ai ăn thịt và uống máu Ta, thì được sống muôn đời, và Ta sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết.” Đây là những điều mà Chúa Giêsu đã nói và “lời này chói tai quá. Một cái gì đó không ổn ở đây. Người đàn ông này đã vượt quá giới hạn.” Đây là một khoảnh khắc của cuộc khủng hoảng. Có những khoảnh khắc của hòa bình và những khoảnh khắc khủng hoảng. Chúa Giêsu biết rằng các môn đệ đang lẩm bẩm những gì. Ở đây có sự phân biệt giữa các môn đệ và các tông đồ. Các môn đệ đi theo ngài gồm 72 người, hay hơn nữa, còn các tông đồ chỉ có nhóm Mười Hai. Thật ra, Chúa Giêsu đã biết ngay từ đầu ai là những người không tin và ai là người sẽ phản bội mình. Và vì thế, khi đối mặt với cuộc khủng hoảng này, Ngài nhắc nhở họ: “Bởi đó, Ta bảo các ngươi rằng: Không ai có thể đến với Ta, nếu không được Cha Ta ban cho”. Chúa Cha lôi cuốn chúng ta đến với Chúa Giêsu. Và đó là cách giải quyết khủng hoảng.
Và từ bấy giờ có nhiều môn đệ rút lui không còn theo Người nữa. Họ lui ra xa. “Người đàn ông này có chút nguy hiểm, một chút đáng sợ. Nhưng những giáo lý của ông ấy thì OK, ông ấy là một con người tốt đấy, giảng hay và chữa lành được người ta, nhưng khi họ nhận ra những điều kỳ lạ thì xin lỗi nhé, chúng tôi phải ra đi.” Các môn đệ trên đường Emmau cũng hành động như thế vào buổi sáng Phục sinh: ‘À vâng, có một điều kỳ lạ: những người phụ nữ nói rằng ngôi mộ... nhưng chuyện này không xong’, họ nói, ‘chúng ta hãy đi sớm vì binh sĩ sẽ đến và đóng đinh chúng ta’. Những người lính giữ mộ cũng đã làm như thế: họ đã nhìn thấy sự thật, nhưng sau đó họ thích bán bí mật của họ lấy tiền hơn là nói lên sự thật, vì họ bảo nhau rằng “chúng ta hãy hãy chắc chắn chúng ta không dính líu vào vào những câu chuyện như thế này làm chi, nguy hiểm lắm”.
Một khoảnh khắc khủng hoảng là một khoảnh khắc của sự lựa chọn, đó là một khoảnh khắc đặt chúng ta trước những quyết định mà chúng ta phải đưa ra. Mọi người trong cuộc sống đã và sẽ có những khoảnh khắc khủng hoảng. Khủng hoảng gia đình, khủng hoảng hôn nhân, khủng hoảng xã hội, khủng hoảng công việc, nhiều thứ khủng hoảng... Đại dịch này cũng là thời kỳ khủng hoảng xã hội.
Làm thế nào để phản ứng trong thời điểm khủng hoảng đó? Tại thời điểm đó, nhiều môn đệ đã rút lui và không bao giờ đi với Chúa Giêsu nữa. Chúa Giêsu quyết định đặt câu hỏi với các tông đồ. Người nói với Nhóm Mười Hai: “Cả các con, các con có muốn bỏ đi không?” Simon Phêrô thưa Người: “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa”. Phêrô tuyên xưng, thay mặt cho nhóm Mười Hai, rằng Chúa Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa, là Con của Thiên Chúa. Lời tuyên xưng đầu tiên - “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” - và ngay lập tức Chúa Giêsu bắt đầu giải thích về cuộc thương khó sẽ đến. Phêrô ngăn Chúa Giêsu lại: “Đừng, không được đâu Chúa ơi. Đừng!”. Và Chúa Giêsu quở trách ông. Nhưng Phêrô đã trưởng thành hơn một chút và ông không cãi lại. Phêrô không hiểu những gì Chúa Giêsu nói “ăn thịt Ta và uống máu Ta”: ông không hiểu. Nhưng ông tin vào Thầy. Tin tưởng. Và vì tin tưởng, ông đã có thể đưa ra lời tuyên xưng thứ hai này: “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời.”
Điều này giúp chúng ta, tất cả chúng ta, sống những khoảnh khắc khủng hoảng. Ở đất nước tôi có một câu ngạn ngữ này: “Khi bạn đang cưỡi ngựa và bạn phải vượt qua một con sông, xin đừng đổi ngựa giữa sông.” Trong thời gian khủng hoảng, hãy kiên vững trong đức tin. Những người bỏ đi, là những kẻ đổi ngựa, họ tìm kiếm một sư phụ khác không quá khó khi họ nói chuyện với ông ta. Trong thời kỳ khủng hoảng cần phải có sự bền đỗ, im lặng; trụ lại nơi chúng ta đang đứng, dừng lại. Đây không phải là lúc để thay đổi. Đó là giây phút của lòng trung thành, trung thành với Chúa, trung thành với những điều chúng ta đã làm trước đây. Bên cạnh đó, đây là thời điểm hoán cải bởi vì lòng trung tín sẽ truyền cảm hứng cho chúng ta thực hiện một số thay đổi hướng thiện, chứ không phải xa rời điều thiện.
Có những khoảnh khắc bình yên và cũng có những khoảnh khắc khủng hoảng. Kitô hữu chúng ta phải học cách sống trong cả hai trường hợp. Cả hai. Một số Giáo Phụ nói rằng khoảnh khắc khủng hoảng giống như đi qua ngọn lửa để trở nên mạnh mẽ hơn. Xin Chúa gởi Chúa Thánh Thần đến với chúng ta để dạy chúng ta biết cách chống lại những cám dỗ trong thời kỳ khủng hoảng, để biết cách trung thành với đức tin, trong niềm hy vọng sẽ được sống những giây phút bình an. Anh chị em hãy nghĩ về những khủng hoảng của chúng ta: khủng hoảng gia đình, khủng hoảng khu phố, khủng hoảng công ăn việc làm, khủng hoảng xã hội, khủng hoảng trên thế giới, khủng hoảng trong nước... nhiều khủng hoảng, rất nhiều khủng hoảng.
Source:Vatican NewsIl Papa: Dio aiuti i governanti, siano uniti nei momenti di crisi per il bene dei popoli
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những nhà cầm quyền, xin Thiên Chúa giúp đỡ những người cai trị, cho họ được hiệp nhất trong thời kỳ khủng hoảng vì thiện ích của người dân.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những người cai trị, là những người có trách nhiệm chăm sóc người dân của họ trong những thời khắc khủng hoảng này: các nguyên thủ quốc gia, tổng thống, thủ tướng, những người đứng đầu chính phủ, các nhà lập pháp, các thị trưởng, các chủ tịch các vùng... cầu xin Chúa giúp họ và ban cho họ sức mạnh, bởi vì công việc của họ không dễ dàng. Chúng ta cũng cầu xin rằng khi có sự khác biệt giữa họ với nhau, họ hiểu rằng trong thời kỳ khủng hoảng, họ phải hết sức đoàn kết vì lợi ích của mọi người, bởi vì sự đoàn kết luôn đem lại những thiện ích vượt trội hơn so với xung đột.
Hôm nay, Thứ Bảy, 2 tháng Năm, 300 nhóm cầu nguyện sẽ kết hiệp với chúng ta trong lời cầu nguyện. Họ được gọi là “madrugadores”, là tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là những người dậy sớm. Họ là những người thức dậy sớm để cầu nguyện, dâng hiến những giờ đầu tiên của mình cho lời cầu nguyện lên cùng Thiên Chúa. Họ đang tham gia với chúng ta hôm nay, ngay giờ này.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về Bài Đọc Một trong ngày, trích từ Sách Tông đồ Công vụ (CV 9: 31-42) tường thuật về việc cộng đồng Kitô giáo tiên khởi được củng cố và an ủi ra sao bởi Chúa Thánh Thần, và đã tăng trưởng về số lượng.
Bài Ðọc I: Cv 9, 31-42
“Hội thánh được tổ chức và đầy ơn an ủi của Thánh Thần”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, Hội Thánh được bình an trong khắp miền Giuđêa, Galilêa và Samaria, sống trong sự kính sợ Chúa, được tổ chức và đầy ơn an ủi của Thánh Thần.
Phêrô đi khắp các miền, đến với các thánh đang ở Lyđa. Ở đó ngài gặp một người tên là Ênêa, bị bất toại đã liệt giường suốt tám năm. Phêrô nói với anh ta: “Ênêa, Chúa Giêsu Kitô chữa anh lành bệnh; hãy chỗi dậy và dẹp giường đi”. Lập tức anh ta đứng lên. Tất cả dân cư ở Lyđa và Sarôna thấy vậy, đều trở lại cùng Chúa.
Tại Gióppê, có một nữ môn đồ tên là Tabitha, nghĩa là Sơn Dương. Bà làm nhiều việc lành và hay bố thí. Xảy ra trong những ngày ấy bà lâm bệnh mà chết; người ta rửa xác bà, rồi đặt trên lầu. Vì Lyđa ở gần Gióppê, các môn đồ nghe tin Phêrô đang ở đó, liền sai hai người đến xin ngài rằng: “Xin ngài hãy mau đến với chúng tôi”. Phêrô chỗi dậy đi với họ. Ðến nơi, người ta dẫn ngài lên lầu; tất cả các quả phụ bao quanh ngài, khóc nức nở, chỉ cho ngài xem các áo trong áo ngoài mà chị Sơn Dương may cho họ. Phêrô bảo mọi người ra ngoài, rồi quỳ gối cầu nguyện, và quay mặt về phía thi thể mà nói: “Tabitha, hãy chỗi dậy”. Bà liền mở mắt, thấy Phêrô và ngồi dậy. Phêrô đưa tay đỡ bà đứng dậy, rồi gọi các thánh, và các quả phụ đến, và chỉ cho thấy bà đã sống lại. Cả thành Gióppê hay biết việc ấy, nên nhiều người tin vào Chúa. Phêrô lưu lại Gióppê nhiều ngày tại nhà Simon thợ thuộc da.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Bài Đọc Một bắt đầu như thế này: “Trong những ngày ấy, Hội Thánh được bình an trong khắp miền Giuđêa, Galilêa và Samaria, sống trong sự kính sợ Chúa, được tổ chức và đầy ơn an ủi của Thánh Thần và đã tăng số lượng.” Đó là một thời bình an, và Giáo hội phát triển. Giáo hội được bình an, được Chúa Thánh Thần an ủi. Đó là thời gian tốt đẹp. Sau đó, là sự chữa lành Ênêa khiến cư dân ở Lyđa và Sarôna thấy vậy đều trở lại cùng Chúa. Phêrô cũng làm tăng thêm các tín hữu tại Gióppê sau khi làm cho bà Tabitha sống lại từ trong kẻ chết. Tất cả những việc này được thực hiện trong thời bình.
Nhưng có những lúc, Giáo Hội không được bình an. Trong thời sơ khai của Giáo hội đã xảy ra những lần bách hại, những lúc khó khăn, những lúc khiến các tín hữu rơi vào khủng hoảng. Thời khủng hoảng. Và thời điểm khủng hoảng là những gì Tin Mừng của Thánh Gioan nói với chúng ta hôm nay. Đoạn Tin Mừng này là sự kết thúc của cả một phần trước đó, bắt đầu từ phép lạ hóa bánh ra nhiều, khi dân chúng muốn tôn Chúa Giêsu lên làm vua, Chúa Giêsu lui vào thanh vắng để cầu nguyện, họ không tìm thấy Người vào ngày hôm sau, nên họ đi tìm Người, và họ khi họ gặp Người, Chúa Giêsu trách móc họ rằng họ chỉ tìm kiếm những của ăn hư nát chứ không phải những lời ban sự sống đời đời và tất cả câu chuyện đó kết thúc ở đây. Họ nói với Người: “Hãy cho chúng tôi bánh này”, và Chúa Giêsu giải thích rằng bánh Người sẽ cho họ là Mình Máu Thánh của chính Người.
Tại thời điểm đó, nhiều môn đệ của Chúa Giêsu, sau khi nghe những lời này thì lẩm bẩm rằng: “Lời này chói tai quá! Ai nghe được!”. Chúa Giêsu nói rằng những ai không ăn Mình và Máu của Người thì sẽ không có sự sống đời đời. Chúa Giêsu cũng nói: “Ai ăn thịt và uống máu Ta, thì được sống muôn đời, và Ta sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết.” Đây là những điều mà Chúa Giêsu đã nói và “lời này chói tai quá. Một cái gì đó không ổn ở đây. Người đàn ông này đã vượt quá giới hạn.” Đây là một khoảnh khắc của cuộc khủng hoảng. Có những khoảnh khắc của hòa bình và những khoảnh khắc khủng hoảng. Chúa Giêsu biết rằng các môn đệ đang lẩm bẩm những gì. Ở đây có sự phân biệt giữa các môn đệ và các tông đồ. Các môn đệ đi theo ngài gồm 72 người, hay hơn nữa, còn các tông đồ chỉ có nhóm Mười Hai. Thật ra, Chúa Giêsu đã biết ngay từ đầu ai là những người không tin và ai là người sẽ phản bội mình. Và vì thế, khi đối mặt với cuộc khủng hoảng này, Ngài nhắc nhở họ: “Bởi đó, Ta bảo các ngươi rằng: Không ai có thể đến với Ta, nếu không được Cha Ta ban cho”. Chúa Cha lôi cuốn chúng ta đến với Chúa Giêsu. Và đó là cách giải quyết khủng hoảng.
Và từ bấy giờ có nhiều môn đệ rút lui không còn theo Người nữa. Họ lui ra xa. “Người đàn ông này có chút nguy hiểm, một chút đáng sợ. Nhưng những giáo lý của ông ấy thì OK, ông ấy là một con người tốt đấy, giảng hay và chữa lành được người ta, nhưng khi họ nhận ra những điều kỳ lạ thì xin lỗi nhé, chúng tôi phải ra đi.” Các môn đệ trên đường Emmau cũng hành động như thế vào buổi sáng Phục sinh: ‘À vâng, có một điều kỳ lạ: những người phụ nữ nói rằng ngôi mộ... nhưng chuyện này không xong’, họ nói, ‘chúng ta hãy đi sớm vì binh sĩ sẽ đến và đóng đinh chúng ta’. Những người lính giữ mộ cũng đã làm như thế: họ đã nhìn thấy sự thật, nhưng sau đó họ thích bán bí mật của họ lấy tiền hơn là nói lên sự thật, vì họ bảo nhau rằng “chúng ta hãy hãy chắc chắn chúng ta không dính líu vào vào những câu chuyện như thế này làm chi, nguy hiểm lắm”.
Một khoảnh khắc khủng hoảng là một khoảnh khắc của sự lựa chọn, đó là một khoảnh khắc đặt chúng ta trước những quyết định mà chúng ta phải đưa ra. Mọi người trong cuộc sống đã và sẽ có những khoảnh khắc khủng hoảng. Khủng hoảng gia đình, khủng hoảng hôn nhân, khủng hoảng xã hội, khủng hoảng công việc, nhiều thứ khủng hoảng... Đại dịch này cũng là thời kỳ khủng hoảng xã hội.
Làm thế nào để phản ứng trong thời điểm khủng hoảng đó? Tại thời điểm đó, nhiều môn đệ đã rút lui và không bao giờ đi với Chúa Giêsu nữa. Chúa Giêsu quyết định đặt câu hỏi với các tông đồ. Người nói với Nhóm Mười Hai: “Cả các con, các con có muốn bỏ đi không?” Simon Phêrô thưa Người: “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa”. Phêrô tuyên xưng, thay mặt cho nhóm Mười Hai, rằng Chúa Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa, là Con của Thiên Chúa. Lời tuyên xưng đầu tiên - “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” - và ngay lập tức Chúa Giêsu bắt đầu giải thích về cuộc thương khó sẽ đến. Phêrô ngăn Chúa Giêsu lại: “Đừng, không được đâu Chúa ơi. Đừng!”. Và Chúa Giêsu quở trách ông. Nhưng Phêrô đã trưởng thành hơn một chút và ông không cãi lại. Phêrô không hiểu những gì Chúa Giêsu nói “ăn thịt Ta và uống máu Ta”: ông không hiểu. Nhưng ông tin vào Thầy. Tin tưởng. Và vì tin tưởng, ông đã có thể đưa ra lời tuyên xưng thứ hai này: “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời.”
Điều này giúp chúng ta, tất cả chúng ta, sống những khoảnh khắc khủng hoảng. Ở đất nước tôi có một câu ngạn ngữ này: “Khi bạn đang cưỡi ngựa và bạn phải vượt qua một con sông, xin đừng đổi ngựa giữa sông.” Trong thời gian khủng hoảng, hãy kiên vững trong đức tin. Những người bỏ đi, là những kẻ đổi ngựa, họ tìm kiếm một sư phụ khác không quá khó khi họ nói chuyện với ông ta. Trong thời kỳ khủng hoảng cần phải có sự bền đỗ, im lặng; trụ lại nơi chúng ta đang đứng, dừng lại. Đây không phải là lúc để thay đổi. Đó là giây phút của lòng trung thành, trung thành với Chúa, trung thành với những điều chúng ta đã làm trước đây. Bên cạnh đó, đây là thời điểm hoán cải bởi vì lòng trung tín sẽ truyền cảm hứng cho chúng ta thực hiện một số thay đổi hướng thiện, chứ không phải xa rời điều thiện.
Có những khoảnh khắc bình yên và cũng có những khoảnh khắc khủng hoảng. Kitô hữu chúng ta phải học cách sống trong cả hai trường hợp. Cả hai. Một số Giáo Phụ nói rằng khoảnh khắc khủng hoảng giống như đi qua ngọn lửa để trở nên mạnh mẽ hơn. Xin Chúa gởi Chúa Thánh Thần đến với chúng ta để dạy chúng ta biết cách chống lại những cám dỗ trong thời kỳ khủng hoảng, để biết cách trung thành với đức tin, trong niềm hy vọng sẽ được sống những giây phút bình an. Anh chị em hãy nghĩ về những khủng hoảng của chúng ta: khủng hoảng gia đình, khủng hoảng khu phố, khủng hoảng công ăn việc làm, khủng hoảng xã hội, khủng hoảng trên thế giới, khủng hoảng trong nước... nhiều khủng hoảng, rất nhiều khủng hoảng.
Source:Vatican News
Trong tình huynh đệ, các nhà đứng đầu các tôn giáo kêu gọi một ngày cầu nguyện chung
Thanh Quảng sdb
06:20 02/05/2020
Trong tình huynh đệ, các nhà đứng đầu các tôn giáo kêu gọi một ngày cầu nguyện chung
Để đối phó với cơn đại dịch Covid-19, Ủy ban Liên tôn gồm các vị cầm đầu các tôn giáo kêu gọi một ngày cầu nguyện chung với nhau, đồng tâm cầu xin Thên Chúa giúp chặn đứng cơn đại dịch cho thế giới.
(Tin tức Vatican)
Trong khi thừa nhận ra vai trò quan trọng của Y khoa trong việc chống lại căn bệnh quái ác này, Ủy ban Liên tôn mời gọi chúng ta không quên tìm sự trợ giúp nơi Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, khi chúng ta phải đối diện với một đại họa nghiêm trọng như hiện nay.
Ủy ban Liên tôn được thành lập nhằm làm thăng tiến tình huynh đệ của con người với nhau
Để kêu gọi hòa chung Ngày cầu nguyện toàn cầu này, Ủy ban cho hay mỗi người chúng ta dù ở bất cứ nơi nào và tin theo bất cứ một tôn giáo, niềm tin hoặc giáo phái nào đi nữa, tất cả được mời gọi khẩn cầu với Đấng Tối Cao, với Thiên Chúa xin Ngài giúp thế giới chúng ta vượt qua được cơn đại dịch này, cứu chúng ta khỏi thảm cảnh hiện nay!
Lời mời gọi của Ủy ban mang một tầm quan trọng, xin Chúa soi dẫn các nhà Y khoa tìm ra thuốc chữa trị và diệt được con vi khuẩn quái ác gây ra cơn đại dịch này, hầu trả lại cho thế giới chúng ta sống sư an nguy và thanh thản bình an…
Một ngày dành riêng để cầu nguyện chung
Ủy ban đề nghị ngày thứ Năm 14 tháng 5 tới là một ngày ăn chay, làm việc lành bác ái, cầu nguyện cho nhu cầu bình an cho toàn nhân loại.
Trong thông cáo, Ủy ban mời gọi tất cả các nhà lãnh đạo của mọi tôn giáo trên khắp thế giới đáp lại lời mời gọi này, cùng nhau khẩn xin Thiên Chúa toàn năng bảo vệ thế giới, giúp chúng ta vượt qua được cơn đại dịch này, hầu sự bình an, sức khỏe và an vui thịnh vượng được thắng vượt cơn đại dịch này! Và thế giới của chúng ta đang sống sẽ được trở lại một nếp sống an hòa, thế giới chúng ta sống sẽ tốt đẹp hơn, dạt dào tình huynh đệ hơn bao giờ hết!
Ủy ban kêu gọi nâng cao tình huynh đệ
Ủy ban Liên tôn được thành lập vào năm ngoái nhằm phát huy và đề xuất các tài liệu cụ thể về tình huynh đệ của con người, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô và Đại Đạo Trưởng Sheikh Ahmed el-Tayeb của Al-Azhar, ký kết nhân chuyến Tông du của Đức Thánh Cha tới các quốc gia nằm trong Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất vào tháng 2 năm 2019.
Một phần vụ trong bản Giao ước đó là Ủy ban Liên tôn sẽ tổ chức các Đại hội nhằm qui tụ tất cả các nhà lãnh đạo của mọi tôn giáo trên thế giới này nhằm hỗ trợ và chia sẻ các giá trị trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau và tìm kiếm hòa bình. Như đã giải thích trên trang mạng của Ủy ban, Uỷ ban Liên tôn mong muốn nhóm họp một Đại hội, hầu đáp ứng lại những thách đố phức tạp trong các cộng đồng của mọi tín ngưỡng trong tinh thần cởi mở, cảm thông và đối thoại.
Để đối phó với cơn đại dịch Covid-19, Ủy ban Liên tôn gồm các vị cầm đầu các tôn giáo kêu gọi một ngày cầu nguyện chung với nhau, đồng tâm cầu xin Thên Chúa giúp chặn đứng cơn đại dịch cho thế giới.
(Tin tức Vatican)
Trong khi thừa nhận ra vai trò quan trọng của Y khoa trong việc chống lại căn bệnh quái ác này, Ủy ban Liên tôn mời gọi chúng ta không quên tìm sự trợ giúp nơi Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, khi chúng ta phải đối diện với một đại họa nghiêm trọng như hiện nay.
Ủy ban Liên tôn được thành lập nhằm làm thăng tiến tình huynh đệ của con người với nhau
Để kêu gọi hòa chung Ngày cầu nguyện toàn cầu này, Ủy ban cho hay mỗi người chúng ta dù ở bất cứ nơi nào và tin theo bất cứ một tôn giáo, niềm tin hoặc giáo phái nào đi nữa, tất cả được mời gọi khẩn cầu với Đấng Tối Cao, với Thiên Chúa xin Ngài giúp thế giới chúng ta vượt qua được cơn đại dịch này, cứu chúng ta khỏi thảm cảnh hiện nay!
Lời mời gọi của Ủy ban mang một tầm quan trọng, xin Chúa soi dẫn các nhà Y khoa tìm ra thuốc chữa trị và diệt được con vi khuẩn quái ác gây ra cơn đại dịch này, hầu trả lại cho thế giới chúng ta sống sư an nguy và thanh thản bình an…
Một ngày dành riêng để cầu nguyện chung
Ủy ban đề nghị ngày thứ Năm 14 tháng 5 tới là một ngày ăn chay, làm việc lành bác ái, cầu nguyện cho nhu cầu bình an cho toàn nhân loại.
Trong thông cáo, Ủy ban mời gọi tất cả các nhà lãnh đạo của mọi tôn giáo trên khắp thế giới đáp lại lời mời gọi này, cùng nhau khẩn xin Thiên Chúa toàn năng bảo vệ thế giới, giúp chúng ta vượt qua được cơn đại dịch này, hầu sự bình an, sức khỏe và an vui thịnh vượng được thắng vượt cơn đại dịch này! Và thế giới của chúng ta đang sống sẽ được trở lại một nếp sống an hòa, thế giới chúng ta sống sẽ tốt đẹp hơn, dạt dào tình huynh đệ hơn bao giờ hết!
Ủy ban kêu gọi nâng cao tình huynh đệ
Ủy ban Liên tôn được thành lập vào năm ngoái nhằm phát huy và đề xuất các tài liệu cụ thể về tình huynh đệ của con người, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô và Đại Đạo Trưởng Sheikh Ahmed el-Tayeb của Al-Azhar, ký kết nhân chuyến Tông du của Đức Thánh Cha tới các quốc gia nằm trong Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất vào tháng 2 năm 2019.
Một phần vụ trong bản Giao ước đó là Ủy ban Liên tôn sẽ tổ chức các Đại hội nhằm qui tụ tất cả các nhà lãnh đạo của mọi tôn giáo trên thế giới này nhằm hỗ trợ và chia sẻ các giá trị trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau và tìm kiếm hòa bình. Như đã giải thích trên trang mạng của Ủy ban, Uỷ ban Liên tôn mong muốn nhóm họp một Đại hội, hầu đáp ứng lại những thách đố phức tạp trong các cộng đồng của mọi tín ngưỡng trong tinh thần cởi mở, cảm thông và đối thoại.
Pakistan: Không tin gì hết thì bị bách hại, tin 50% thì bị chặt đầu
Đặng Tự Do
16:02 02/05/2020
Bộ trưởng Pakistan về các vấn đề quốc hội đã kêu gọi chặt đầu những người phạm tội báng bổ.
“Chặt đầu là hình phạt thích đáng duy nhất cho những người nhạo báng Tiên tri Muhammad,” Ali Muhammad Khan đã tweet bằng tiếng Urdu.
Khan đã đưa ra hàng loạt những bình luận gây tranh cãi để đáp lại các báo cáo mâu thuẫn rằng những người Hồi Giáo Ahmadis đã được quyền cử đại diện vào một Hội đồng Các Nhóm Thiểu số mới thành lập.
Những người Hồi Giáo Ahmadis là đối tượng bị bách hại bởi cả người Hồi Giáo Sunni lẫn người Hồi Giáo Shiite vì họ không tin rằng Muhammad là nhà tiên tri cuối cùng.
Rabwah Times, một ấn phẩm truyền thông kỹ thuật số độc lập chuyên đăng các phúc trình về các nhóm thiểu số tại Pakistan, lần đầu tiên báo cáo rằng Thủ tướng Imran Khan đã đồng ý cho những người Hồi Giáo Ahmadis có đại diện trong hội đồng.
Báo cáo này, cũng được phát sóng bởi các kênh truyền hình địa phương, đã gây ra các chiến dịch truyền thông hận thù nhắm vào cộng đồng thiểu số Ahmadi.
Nhiều tweets trên Twitter lên án chính phủ vì đã đưa người Ahmadis vào hội đồng. Nhiều người yêu cầu những người Hồi Giáo Ahmadis phải bị tuyên bố là những kẻ bội giáo.
Trong một tuyên bố trên truyền hình vào ngày 30 tháng Tư, Thủ tướng Imran Khan đã bác bỏ các báo cáo trên các phương tiện truyền thông rằng người Ahmadis sẽ có đại diện trong Hội đồng Các Nhóm Thiểu số.
“Không có quyết định nào như vậy đã được đưa ra bởi nội các.” Imran Khan bác bỏ tin này và nói thêm rằng đó là một “chủ đề nhạy cảm không nên chạm vào.”
Hôm 28 tháng Tư, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là USCIRF, đã đưa Pakistan vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì các hành vi xâm phạm tự do tôn giáo có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng.
Trong một tuyên bố vào ngày 13 tháng 4, USCIRF cho biết họ quan ngại đặc biệt trước các báo cáo rằng viện trợ lương thực đã không đến tay những người theo Ấn Giáo và Kitô giáo trong bối cảnh Covid-19 lan rộng ở Pakistan. Đa số người dân Pakistan không có công ăn việc làm ổn định. Họ sống theo kiểu tay làm hàm nhai, không có bất cứ một thứ an sinh xã hội nào. Tình trạng cô lập trong suốt tháng Tư đã khiến nhiều người lâm vào tình cảnh đói kém. Các tổ chức phi chính phủ và cả các tổ chức chính phủ đã tận dụng tình hình này để buộc các tín hữu thiểu số phải cải đạo sang Hồi Giáo nếu không muốn chết đói.
Source:UCANPakistan minister calls for beheading of blasphemers
“Chặt đầu là hình phạt thích đáng duy nhất cho những người nhạo báng Tiên tri Muhammad,” Ali Muhammad Khan đã tweet bằng tiếng Urdu.
Khan đã đưa ra hàng loạt những bình luận gây tranh cãi để đáp lại các báo cáo mâu thuẫn rằng những người Hồi Giáo Ahmadis đã được quyền cử đại diện vào một Hội đồng Các Nhóm Thiểu số mới thành lập.
Những người Hồi Giáo Ahmadis là đối tượng bị bách hại bởi cả người Hồi Giáo Sunni lẫn người Hồi Giáo Shiite vì họ không tin rằng Muhammad là nhà tiên tri cuối cùng.
Rabwah Times, một ấn phẩm truyền thông kỹ thuật số độc lập chuyên đăng các phúc trình về các nhóm thiểu số tại Pakistan, lần đầu tiên báo cáo rằng Thủ tướng Imran Khan đã đồng ý cho những người Hồi Giáo Ahmadis có đại diện trong hội đồng.
Báo cáo này, cũng được phát sóng bởi các kênh truyền hình địa phương, đã gây ra các chiến dịch truyền thông hận thù nhắm vào cộng đồng thiểu số Ahmadi.
Nhiều tweets trên Twitter lên án chính phủ vì đã đưa người Ahmadis vào hội đồng. Nhiều người yêu cầu những người Hồi Giáo Ahmadis phải bị tuyên bố là những kẻ bội giáo.
Trong một tuyên bố trên truyền hình vào ngày 30 tháng Tư, Thủ tướng Imran Khan đã bác bỏ các báo cáo trên các phương tiện truyền thông rằng người Ahmadis sẽ có đại diện trong Hội đồng Các Nhóm Thiểu số.
“Không có quyết định nào như vậy đã được đưa ra bởi nội các.” Imran Khan bác bỏ tin này và nói thêm rằng đó là một “chủ đề nhạy cảm không nên chạm vào.”
Hôm 28 tháng Tư, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là USCIRF, đã đưa Pakistan vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì các hành vi xâm phạm tự do tôn giáo có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng.
Trong một tuyên bố vào ngày 13 tháng 4, USCIRF cho biết họ quan ngại đặc biệt trước các báo cáo rằng viện trợ lương thực đã không đến tay những người theo Ấn Giáo và Kitô giáo trong bối cảnh Covid-19 lan rộng ở Pakistan. Đa số người dân Pakistan không có công ăn việc làm ổn định. Họ sống theo kiểu tay làm hàm nhai, không có bất cứ một thứ an sinh xã hội nào. Tình trạng cô lập trong suốt tháng Tư đã khiến nhiều người lâm vào tình cảnh đói kém. Các tổ chức phi chính phủ và cả các tổ chức chính phủ đã tận dụng tình hình này để buộc các tín hữu thiểu số phải cải đạo sang Hồi Giáo nếu không muốn chết đói.
Source:UCAN
Trung tâm Nghiên cứu Pew: 1 phần 4 người Hoa Kỳ cho hay covid-19 củng cố đức tin của họ
Vũ Văn An
19:09 02/05/2020
Đại dịch Covid-19 đang biến đổi hầu như mọi khía cạnh đời sống công cộng của người Hoa Kỳ. Nó cũng đụng tới phần nội tâm nhất của họ: đức tin tôn giáo và các thói quen thờ phượng của họ.
Theo Trung Tâm Nghiên cứu Pew, một số người Hoa Kỳ cho hay đức tin tôn giáo của họ vững mạnh hơn nhờ việc bùng phát Covid-19, dù đại đa số những người đi nhà thờ ở Hoa Kỳ cho biết cộng đoàn của họ đã ngưng các buổi thờ phượng thường xuyên đối với công chúng. Những người Hoa Kỳ, theo lịch sử vốn thuộc các Giáo Hội Thệ Phản da đen, phần lớn có xu hướng nói rằng đức tin của họ được tăng cường.
Một phần tư người trưởng thành Hoa Kỳ (24%) nói rằng đức tin của họ vững mạnh thêm nhân đại dịch coronavirus, trong khi chỉ có 2% nói đức tin của họ yếu đi. Đa số nói đức tin của họ không thay đổi mấy (47%) hay vấn đề không áp dụng vì họ không phải là người có tôn giáo (26%).
Ý kiến về vấn đề này thay đổi tùy theo thống thuộc tôn giáo của người trả lời và họ sùng đạo như thế nào. Các Kitô hữu có xu hướng hơn các nhóm tôn giáo khác trong cuộc thăm dò này nói đức tin của họ trở nên mạnh mẽ hơn do kết quả của đại dịch, một cảm quan được báo cáo bởi 56% người Thệ Phản trong truyền thống da đen, cũng như bởi 4 trên 10 người Tin Lành (42%) và gần 1 phần 4 người Công Giáo (27%) và người Thệ phản chính dòng (22%).
Người Do Thái giáo, đàng khác, là những người nhiều xác suất nói rằng đức tin của họ không thay đổi mấy (69%) hay câu hỏi không áp dụng vào họ vì họ không phải là người có tôn giáo (22%) hơn là nói đức tin của họ vững mạnh hơn (7%). Trong số những người không thống thuộc tôn giáo nào, gần 1 phần 4 nói đức tin của họ không thay đổi mấy (26%), trong khi đa số nói họ không phải là người có tôn giáo (65%).
Những người Hoa Kỳ có lòng đạo hơn cả, nghĩa là những người năng cầu nguyện và tham dự các buổi lễ, và xếp tôn giáo vào hàng ưu tiên cao, có xác suất khá cao hơn những người khác trong việc nói rằng đức tin của họ vững mạnh hơn do việc bùng phát coronavirus. Nói cách khác, việc tự tường trình được vững mạnh hơn trong đức tin rõ ràng nhất trong nhóm người vốn sẵn đã có lòng đạo cao rồi.
Thí dụ, năm ngoái, 46% người trưởng thành Hoa Kỳ nào nói họ tham dự các buổi lễ tôn giáo ít nhất 1 hay 2 lần mỗi tháng đều cho hay đức tin của họ được củng cố, so với 1 phần 4 (26%) những người chỉ tham dự các buổi lễ này ít lần trong 1 năm và 11% những người ít tham dư hay không bao giờ tham dự cả. Nhưng ngay trong số những người không có lòng đạo bao nhiêu, rất ít người nói đức tin của họ yếu đi. Thay vào đó, phần lớn nói mức độ đức tin của họ không thay đổi mấy hay câu hỏi không áp dụng vào họ vì họ không tự coi mình là người có tôn giáo.
Cũng có các dị biệt về câu hỏi này xét theo giống nòi hay sắc tộc, phái tính và tuổi tác. Nói chung, nhiều người Hoa Kỳ Da Đen hơn người Hoa Kỳ da trắng hay người Hoa Kỳ nói tiếng Tây Ban Nha nói đức tin của họ lớn mạnh hơn do việc bùng phát coronavirus; đàn bà và những người lớn tuổi có xác suất nói điều này hơn đàn ông và người trẻ.
Phần lớn những người đi nhà thờ nói rằng cộng đoàn của họ đóng cửa đối với công chúng và cho các buổi lễ lên trực tuyến.
Chưa rõ là liệu đức tin vững mạnh thêm mà một số người Hoa Kỳ nói họ cảm nhận được có diễn dịch thành việc tham dự các buổi lễ nhiều hơn không, vì phần lớn các nơi thờ phượng đã đóng cửa do chính sách giữ khoảng cách xã hội. Thực vậy, trong số những người trưởng thành Hoa Kỳ nói họ tham dự các buổi lễ tôn giáo ít nhất 1 hay 2 lần mỗi tháng, chỉ có 3% nói cộng đoàn của họ vẫn tổ chức các buổi lễ có tín hữu tham dự. Đại đa số (91%) nói cộng đoàn của họ đã ngưng các buổi lễ tôn giáo công cộng, và 5% nói họ không biết cộng đoàn của họ làm gì.
Nếu ta nhìn không những vào những người tham dự thường xuyên mà vào mọi người trưởng thành Hoa Kỳ, thì vẫn chỉ có 3% nói tín hữu vẫn đích thân tụ tập tham dự các buổi lễ tôn giáo tại cộng đoàn của họ hay tại nơi thờ phượng nơi họ thường đến. Gần 1 nửa nói các nơi thờ phượng của họ đã ngưng các buổi lễ công cộng, và 45% nói họ không tham dự các buổi lễ hay không biết các nơi thờ phượng của họ làm gì.
Đại đa số các Kitô hữu đi nhà thờ, tức những người tham dự các buổi thờ phượng ít nhất mỗi tháng 1 lần, tường trình rằng cộng đoàn của họ đã đóng cửa, trong đó, 9 trên 10 người hoặc hơn là Thệ Phản Tin Lành (92%), Công Giáo (94%) và Thệ Phản chính dòng (96%). Một đa số hơi nhỏ hơn những người thuộc truyền thống Thệ Phản Da Đen nói nhà thờ của họ đóng cửa do Covid-19 (79%).
Rất ít tín hữu thuộc bất cứ truyền thống nào nói rằng người ta vẫn còn đích thân tụ họp tại các nơi thờ phượng của họ. Điều này thay đổi từ 1% người Công Giáo tới 7% người Thệ Phản thuộc các Giáo Hội Da Đen. Dù được lồng vào mẫu đầy đủ của cuộc thăm dò, nhưng các nhóm không phải là Kitô giáo không được phân tích riêng rẽ do các giới hạn về tầm cỡ của mẫu thăm dò.
Các tín hữu có thể không thực sự đích thân ngồi ở các hàng ghế vào mỗi Chúa, nhưng các nơi thờ phượng của họ có xác suất cao phát trực tuyến hay thu hình các buổi lễ để họ cập nhật theo phương thức ảo. Trong số những người trưởng thành Hoa Kỳ cho rằng mình tham dự các buổi lễ tôn giáo ít nhất vào tháng rồi, 82% nói rằng nơi thờ phượng mà họ rất thường lui tới có phát trực tuyến hay thu hình các buổi lễ để tín hũu có thể xem trực tuyến hay trên truyền hình. Vào khoảng 1 người trên 8 (12%) nói rằng nơi thờ phượng thường xuyên của họ không làm như thế, trong khi số còn lại nói họ không biết (5%).
Hơn 8 người trong số 10 Kitô hữu đi nhà thờ nói nơi thờ phượng họ năng lui tới nhất đã chiếu trực tuyến hay ghi hình các buổi lễ: họ là 92% người Tin Lành và 86% người Thệ Phản chính dòng. Đa số người Công Giáo (79%) và Thệ Phản thuộc truyền thống Da Đen (73%) nói các buổi lệ tôn giáo của họ được chiếu trực tuyến.
57% những người lớn từng tham dự các buổi lễ tôn giáo ít nhất mỗi tháng 1 lần nói rằng họ coi các buổi lễ tôn giáo trên trực tuyến hay trên truyền hình vì đại dịch coronavirus.
Theo Trung Tâm Nghiên cứu Pew, một số người Hoa Kỳ cho hay đức tin tôn giáo của họ vững mạnh hơn nhờ việc bùng phát Covid-19, dù đại đa số những người đi nhà thờ ở Hoa Kỳ cho biết cộng đoàn của họ đã ngưng các buổi thờ phượng thường xuyên đối với công chúng. Những người Hoa Kỳ, theo lịch sử vốn thuộc các Giáo Hội Thệ Phản da đen, phần lớn có xu hướng nói rằng đức tin của họ được tăng cường.
Một phần tư người trưởng thành Hoa Kỳ (24%) nói rằng đức tin của họ vững mạnh thêm nhân đại dịch coronavirus, trong khi chỉ có 2% nói đức tin của họ yếu đi. Đa số nói đức tin của họ không thay đổi mấy (47%) hay vấn đề không áp dụng vì họ không phải là người có tôn giáo (26%).
Ý kiến về vấn đề này thay đổi tùy theo thống thuộc tôn giáo của người trả lời và họ sùng đạo như thế nào. Các Kitô hữu có xu hướng hơn các nhóm tôn giáo khác trong cuộc thăm dò này nói đức tin của họ trở nên mạnh mẽ hơn do kết quả của đại dịch, một cảm quan được báo cáo bởi 56% người Thệ Phản trong truyền thống da đen, cũng như bởi 4 trên 10 người Tin Lành (42%) và gần 1 phần 4 người Công Giáo (27%) và người Thệ phản chính dòng (22%).
Người Do Thái giáo, đàng khác, là những người nhiều xác suất nói rằng đức tin của họ không thay đổi mấy (69%) hay câu hỏi không áp dụng vào họ vì họ không phải là người có tôn giáo (22%) hơn là nói đức tin của họ vững mạnh hơn (7%). Trong số những người không thống thuộc tôn giáo nào, gần 1 phần 4 nói đức tin của họ không thay đổi mấy (26%), trong khi đa số nói họ không phải là người có tôn giáo (65%).
Những người Hoa Kỳ có lòng đạo hơn cả, nghĩa là những người năng cầu nguyện và tham dự các buổi lễ, và xếp tôn giáo vào hàng ưu tiên cao, có xác suất khá cao hơn những người khác trong việc nói rằng đức tin của họ vững mạnh hơn do việc bùng phát coronavirus. Nói cách khác, việc tự tường trình được vững mạnh hơn trong đức tin rõ ràng nhất trong nhóm người vốn sẵn đã có lòng đạo cao rồi.
Thí dụ, năm ngoái, 46% người trưởng thành Hoa Kỳ nào nói họ tham dự các buổi lễ tôn giáo ít nhất 1 hay 2 lần mỗi tháng đều cho hay đức tin của họ được củng cố, so với 1 phần 4 (26%) những người chỉ tham dự các buổi lễ này ít lần trong 1 năm và 11% những người ít tham dư hay không bao giờ tham dự cả. Nhưng ngay trong số những người không có lòng đạo bao nhiêu, rất ít người nói đức tin của họ yếu đi. Thay vào đó, phần lớn nói mức độ đức tin của họ không thay đổi mấy hay câu hỏi không áp dụng vào họ vì họ không tự coi mình là người có tôn giáo.
Cũng có các dị biệt về câu hỏi này xét theo giống nòi hay sắc tộc, phái tính và tuổi tác. Nói chung, nhiều người Hoa Kỳ Da Đen hơn người Hoa Kỳ da trắng hay người Hoa Kỳ nói tiếng Tây Ban Nha nói đức tin của họ lớn mạnh hơn do việc bùng phát coronavirus; đàn bà và những người lớn tuổi có xác suất nói điều này hơn đàn ông và người trẻ.
Phần lớn những người đi nhà thờ nói rằng cộng đoàn của họ đóng cửa đối với công chúng và cho các buổi lễ lên trực tuyến.
Chưa rõ là liệu đức tin vững mạnh thêm mà một số người Hoa Kỳ nói họ cảm nhận được có diễn dịch thành việc tham dự các buổi lễ nhiều hơn không, vì phần lớn các nơi thờ phượng đã đóng cửa do chính sách giữ khoảng cách xã hội. Thực vậy, trong số những người trưởng thành Hoa Kỳ nói họ tham dự các buổi lễ tôn giáo ít nhất 1 hay 2 lần mỗi tháng, chỉ có 3% nói cộng đoàn của họ vẫn tổ chức các buổi lễ có tín hữu tham dự. Đại đa số (91%) nói cộng đoàn của họ đã ngưng các buổi lễ tôn giáo công cộng, và 5% nói họ không biết cộng đoàn của họ làm gì.
Nếu ta nhìn không những vào những người tham dự thường xuyên mà vào mọi người trưởng thành Hoa Kỳ, thì vẫn chỉ có 3% nói tín hữu vẫn đích thân tụ tập tham dự các buổi lễ tôn giáo tại cộng đoàn của họ hay tại nơi thờ phượng nơi họ thường đến. Gần 1 nửa nói các nơi thờ phượng của họ đã ngưng các buổi lễ công cộng, và 45% nói họ không tham dự các buổi lễ hay không biết các nơi thờ phượng của họ làm gì.
Đại đa số các Kitô hữu đi nhà thờ, tức những người tham dự các buổi thờ phượng ít nhất mỗi tháng 1 lần, tường trình rằng cộng đoàn của họ đã đóng cửa, trong đó, 9 trên 10 người hoặc hơn là Thệ Phản Tin Lành (92%), Công Giáo (94%) và Thệ Phản chính dòng (96%). Một đa số hơi nhỏ hơn những người thuộc truyền thống Thệ Phản Da Đen nói nhà thờ của họ đóng cửa do Covid-19 (79%).
Rất ít tín hữu thuộc bất cứ truyền thống nào nói rằng người ta vẫn còn đích thân tụ họp tại các nơi thờ phượng của họ. Điều này thay đổi từ 1% người Công Giáo tới 7% người Thệ Phản thuộc các Giáo Hội Da Đen. Dù được lồng vào mẫu đầy đủ của cuộc thăm dò, nhưng các nhóm không phải là Kitô giáo không được phân tích riêng rẽ do các giới hạn về tầm cỡ của mẫu thăm dò.
Các tín hữu có thể không thực sự đích thân ngồi ở các hàng ghế vào mỗi Chúa, nhưng các nơi thờ phượng của họ có xác suất cao phát trực tuyến hay thu hình các buổi lễ để họ cập nhật theo phương thức ảo. Trong số những người trưởng thành Hoa Kỳ cho rằng mình tham dự các buổi lễ tôn giáo ít nhất vào tháng rồi, 82% nói rằng nơi thờ phượng mà họ rất thường lui tới có phát trực tuyến hay thu hình các buổi lễ để tín hũu có thể xem trực tuyến hay trên truyền hình. Vào khoảng 1 người trên 8 (12%) nói rằng nơi thờ phượng thường xuyên của họ không làm như thế, trong khi số còn lại nói họ không biết (5%).
Hơn 8 người trong số 10 Kitô hữu đi nhà thờ nói nơi thờ phượng họ năng lui tới nhất đã chiếu trực tuyến hay ghi hình các buổi lễ: họ là 92% người Tin Lành và 86% người Thệ Phản chính dòng. Đa số người Công Giáo (79%) và Thệ Phản thuộc truyền thống Da Đen (73%) nói các buổi lệ tôn giáo của họ được chiếu trực tuyến.
57% những người lớn từng tham dự các buổi lễ tôn giáo ít nhất mỗi tháng 1 lần nói rằng họ coi các buổi lễ tôn giáo trên trực tuyến hay trên truyền hình vì đại dịch coronavirus.
Đức Hồng Y Sarah bác bỏ kiểu rước lễ mua mang về
Vũ Văn An
20:54 02/05/2020
Nữ ký giả Inés San Martín của tạp chí Crux vừa loan tin kiểu rước lễ “mua mang về” (take-out) giống như kiểu người ta ngồi ở nhà đặt mua hàng trực tuyến, rồi người cung cấp gói hàng trong bao kiện, gửi qua bưu điện hay hãng chuyển hàng đến cho người đặt mua.
Sở dĩ có sáng kiến như trên vì nghe đâu việc mở cửa các nhà thờ cho tín hữu tham dự Thánh Lễ công cộng đang gặp nhiều trở ngại vì sợ rằng hình thức rước lễ hiện nay là một trong những phương cách lây nhiễm coronavirus đáng ngại.
Thực vậy, theo Martín, các Giám Mục khắp Âu Châu và ở Hoa Kỳ đang thảo luận việc cử hành lại Thánh Lễ cho tín hữu tham dự nhưng chưa biết phải làm sao để phân phối việc rước lễ, bị coi là “có nguy cơ lây nhiễm cao”.
Nhưng Đức Hồng Y Robert Sarah, bộ trưởng Bộ Phụng thờ Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích, cảnh cáo rằng cách nào thì cách nhưng không được “phạm thánh tới Thánh Thể”. Ngài cho hay “không ai bị từ chối phép giải tội và rước lễ” nên, mặc dù tín hữu không thể tham dự Thánh Lễ, nhưng nếu một linh mục được yêu cầu ban hai bí tích ấy, ngài phải thoả mãn.
Ở Ý, trước hiện tượng không có thánh lễ đã lâu, tờ La Stampa tường trình rằng đã có người đề nghị nên xem xét việc rước lễ “mua mang về”: Mình Thánh được đặt trong một bao nhựa, được một linh mục truyền phép và để ở một ngăn kệ cho tín hữu đến lấy.
Đức Hồng Y Sarah nói với tờ Nuova Bussola Quotidiana, rằng “Không, không, không. Tuyệt đối không thể như thế, Thiên Chúa đáng được tôn kính, ông không thể đặt Người trong một cái bao. Tôi không biết ai nghĩa ra thứ phi lý này, nhưng nếu đúng là việc bị tước mất Thánh Thể chắc chắn là một niềm đau, thì người ta vẫn không thể thương thảo việc phải rước lễ ra sao. Chúng ta lãnh nhận việc rước lễ một cách xứng đáng, xứng với vị Thiên Chúa đến với chúng ta... Thánh Thể phải được đối xử bằng đức tin, chúng ta không thể đối xử với Thánh Thể như một vật tầm thường, chúng ta đâu có ở trong siêu thị. Hoàn toàn điên rồ".
Có người cho Đức Hồng Y hay ở Đức, người ta đã làm như thế rồi. Ngài trả lời: “bất hạnh thay, nhiều điều được làm ở Đức vốn không phải là Công Giáo, nhưng điều này đâu có nghĩa ta phải bắt chước họ”.
Đức Hồng Y Sarah, sau đó, nói rằng gần đây, ngài có nghe một Giám Mục nói rằng trong tương lai, sẽ không có hội họp Thánh Thể nữa, nghĩa là có Thánh Lễ nhưng không có phụng vụ Thánh Thể, mà chỉ còn phụng vụ Lời Chúa thôi. Nhưng theo ngài, “đó là Thệ Phản”.
Đức Hồng Y Sarah nhấn mạnh thêm rằng Thánh Thể không phải là “một quyền lợi hay bổn phận” mà là một hồng ân Thiên Chúa tự ý ban cho chúng ta mà chúng ta phải tiếp nhận một cách “tôn kính và yêu thương”.
Người Công Giáo vốn tin sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể sau khi linh mục truyền phép bánh và rượu. Theo Đức Hồng Y Sarah, trong hình Thánh Thể là một con người, và “không ai nghinh đón một con người được họ yêu thương trong một chiếc bao hay một cách bất xứng. Đáp ứng trước sự thiếu thốn Thánh Thể không thể nào là việc phạm thánh cho được. Đây thực sự là một vấn đề thuộc đức tin, nếu chúng ta tin Thánh Thể, chúng ta không thể đối xử với nó cách bất xứng”.
Về việc các Thánh Lễ hiện đang được cho lên trực tuyến trong lúc có đại dịch coronavirus, Đức Hồng Y Sarah cho rằng người Công Giáo không thể “làm quen với việc này” vì “Thiên Chúa là Đấng nhập thể, Người là thịt và máu, Người đâu phải là một thực tại ảo”. Hơn nữa, theo ngài, nó còn làm sai lạc các linh mục, vì các ngài chỉ nên nhìn lên Thiên Chúa trong khi cử hành Thánh Lễ chứ không nhìn máy hình, như thể phụng vụ là một “màn trình diễn”.
Sở dĩ có sáng kiến như trên vì nghe đâu việc mở cửa các nhà thờ cho tín hữu tham dự Thánh Lễ công cộng đang gặp nhiều trở ngại vì sợ rằng hình thức rước lễ hiện nay là một trong những phương cách lây nhiễm coronavirus đáng ngại.
Thực vậy, theo Martín, các Giám Mục khắp Âu Châu và ở Hoa Kỳ đang thảo luận việc cử hành lại Thánh Lễ cho tín hữu tham dự nhưng chưa biết phải làm sao để phân phối việc rước lễ, bị coi là “có nguy cơ lây nhiễm cao”.
Nhưng Đức Hồng Y Robert Sarah, bộ trưởng Bộ Phụng thờ Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích, cảnh cáo rằng cách nào thì cách nhưng không được “phạm thánh tới Thánh Thể”. Ngài cho hay “không ai bị từ chối phép giải tội và rước lễ” nên, mặc dù tín hữu không thể tham dự Thánh Lễ, nhưng nếu một linh mục được yêu cầu ban hai bí tích ấy, ngài phải thoả mãn.
Ở Ý, trước hiện tượng không có thánh lễ đã lâu, tờ La Stampa tường trình rằng đã có người đề nghị nên xem xét việc rước lễ “mua mang về”: Mình Thánh được đặt trong một bao nhựa, được một linh mục truyền phép và để ở một ngăn kệ cho tín hữu đến lấy.
Đức Hồng Y Sarah nói với tờ Nuova Bussola Quotidiana, rằng “Không, không, không. Tuyệt đối không thể như thế, Thiên Chúa đáng được tôn kính, ông không thể đặt Người trong một cái bao. Tôi không biết ai nghĩa ra thứ phi lý này, nhưng nếu đúng là việc bị tước mất Thánh Thể chắc chắn là một niềm đau, thì người ta vẫn không thể thương thảo việc phải rước lễ ra sao. Chúng ta lãnh nhận việc rước lễ một cách xứng đáng, xứng với vị Thiên Chúa đến với chúng ta... Thánh Thể phải được đối xử bằng đức tin, chúng ta không thể đối xử với Thánh Thể như một vật tầm thường, chúng ta đâu có ở trong siêu thị. Hoàn toàn điên rồ".
Có người cho Đức Hồng Y hay ở Đức, người ta đã làm như thế rồi. Ngài trả lời: “bất hạnh thay, nhiều điều được làm ở Đức vốn không phải là Công Giáo, nhưng điều này đâu có nghĩa ta phải bắt chước họ”.
Đức Hồng Y Sarah, sau đó, nói rằng gần đây, ngài có nghe một Giám Mục nói rằng trong tương lai, sẽ không có hội họp Thánh Thể nữa, nghĩa là có Thánh Lễ nhưng không có phụng vụ Thánh Thể, mà chỉ còn phụng vụ Lời Chúa thôi. Nhưng theo ngài, “đó là Thệ Phản”.
Đức Hồng Y Sarah nhấn mạnh thêm rằng Thánh Thể không phải là “một quyền lợi hay bổn phận” mà là một hồng ân Thiên Chúa tự ý ban cho chúng ta mà chúng ta phải tiếp nhận một cách “tôn kính và yêu thương”.
Người Công Giáo vốn tin sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể sau khi linh mục truyền phép bánh và rượu. Theo Đức Hồng Y Sarah, trong hình Thánh Thể là một con người, và “không ai nghinh đón một con người được họ yêu thương trong một chiếc bao hay một cách bất xứng. Đáp ứng trước sự thiếu thốn Thánh Thể không thể nào là việc phạm thánh cho được. Đây thực sự là một vấn đề thuộc đức tin, nếu chúng ta tin Thánh Thể, chúng ta không thể đối xử với nó cách bất xứng”.
Về việc các Thánh Lễ hiện đang được cho lên trực tuyến trong lúc có đại dịch coronavirus, Đức Hồng Y Sarah cho rằng người Công Giáo không thể “làm quen với việc này” vì “Thiên Chúa là Đấng nhập thể, Người là thịt và máu, Người đâu phải là một thực tại ảo”. Hơn nữa, theo ngài, nó còn làm sai lạc các linh mục, vì các ngài chỉ nên nhìn lên Thiên Chúa trong khi cử hành Thánh Lễ chứ không nhìn máy hình, như thể phụng vụ là một “màn trình diễn”.
Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn Thiên triệu lần thứ 57 trên thế giới
Thanh Quảng sdb
23:11 02/05/2020
Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn Thiên triệu lần thứ 57 trên thế giới
Hàng năm Giáo hội hoàn vũ dành ngày 3 tháng 5 để cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Năm nay đánh dấu là lần thứ 57, nhưng trong hoàn cảnh đại dịch nên một số nước trên thế giới có những cách khác nhau để thể hiện ngày này.
(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)
Chúa Nhật thứ tư sau lễ Phục sinh, thường được gọi là Chúa Nhật Chúa chiên lành, năm nay là Ngày cầu cho ơn gọi thế giới lần nguyện thứ 57. Trong ngày này, các tín hữu được mời gọi cầu nguyện cho ơn gọi linh mục, tu sĩ, và cầu nguyện đặc biệt cho những ứng sinh muốn dấn thân trong ơn gọi... Trong ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu này đã được Đức Thánh Giáo hoàng Phaolô VI khởi xướng vào năm 1963.
Theo chủ đích của năm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi một văn thư ngày 8 tháng 3, trong đó, ngài mời gọi toàn thể Giáo hội hãy suy ngẫm về bốn việc chính mà người mục tử cần làm: lòng nhân từ, lòng biết ơn, sự khích lệ và tâm tình ngợi khen. Đức Thánh Cha cũng đã nhấn mạnh bốn điểm chính này trong Thư gửi cho các linh mục vào tháng 8 năm ngoái.
Trong tình thế của cơn đại dịch Covid-19 lan tràn trên khắp thế giới, các Giáo hội địa phương đã có những cách thế khác nhau để kỷ niệm và thể hiện ngày này.
Tại Tây Ban Nha
Kitô hữu ở Tây Ban Nha được mời tham dự thánh lễ và cầu nguyện trực tuyến tại nhà, vì cơn đại dịch không cho phép tới thánh đường. Họ được yêu cầu, cầu xin Chúa kêu gọi và thúc đẩy nhiều người trẻ đáp lại lời ‘xin vâng’, dấn thân theo ơn kêu gọi của Chúa.
Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha (CEE) đã đưa ra yêu cầu này trong một tuyên bố chung với Hiệp Hội Giáo dân (CEDIS) và Hội Truyền giáo Giáo hoàng.
Giải thích về chủ đề của năm nay: Chúa Giêsu đang sống và mong muốn bạn sống và làm chứng tá cho Ngài ngay trong cơn đại dịch này.
Thánh Lễ Chúa Nhật ngày 3/5 sẽ được phát tuyến trên TV do Đức cha Jesús Vidal, Giám Mục Phụ Tá của Madrid chủ sự.
Tại Colombia
Để chuẩn bị cho Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn Thiên triệu, Ủy ban Phụng vụ và Ủy ban Tu sĩ thuộc Hội đồng Giám mục Colombia (CEC) đã đưa ra một tài liệu để giúp công việc của những người quảng bá ơn gọi.
Giám đốc của Ủy ban Giáo dân và Đời sống thánh hiến, Cha Manuel Hernando Vega León, giải thích mục đích của tài liệu này như sau: chúng tôi hy vọng mọi người sẽ quảng bá và cổ súy ơn gọi trong tâm tình cầu nguyện và hành động... Chúng tôi hy vọng Thiên Chúa nhận lời khẩn nguyện mà ban cho chúng ta nhiều ơn gọi để phục vụ Giáo hội Chúa và mọi người.
Tài liệu này cũng bao hàm bức thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết cho Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu thế giới lần thứ 57, hướng dẫn các cuộc hội thảo, các giờ cầu nguyện và suy ngẫm về trách vụ của linh mục tu sĩ...
Giáo hội Colombia đã bắt đầu các hoạt động chuẩn bị cho Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu cả tuần từ 27 tháng 4 cho đến 3 tháng 5.
Tại Đức
Tại Đức, Ngày cầu nguyện cho ơn gọi thế giới năm nay được diễn ra dưới hình thức một cuộc cầu nguyện kéo dài 24 giờ, bắt đầu từ 2/5 và kế thúc vào hết ngày 3 tháng 5. Giờ cầu nguyện liên nỉ này được Trung tâm Mục vụ Giáo dục của Hội đồng Giám mục Đức tổ chức.
Chủ đề của “giờ thả lưới” rút từ đoạn của Phúc âm thánh Luca ghi lại việc Chúa Giêsu mời gọi thánh Phêrô và các đồng nghiệp của ông hãy thả lưới xuống mạn thuyền mà bắt cá, sau cả một đêm vất vả mà không bắt được con cá nào!
Cha Michael Mass, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Mục Giáo dục cắt nghĩa sáng kiến cầu nguyện này… Dù các Kitô hữu hay một người không thể canh thức suốt 24 giờ, nhưng sẽ có nhiều người nối tiếp nhau thực hiện trong suốt 24 giờ!
Những ai muốn tham gia chương trình cầu nguyện 24 giờ này, được khuyến khích đăng ký tại https://www.werft-die-netze-aus.de/#start
Tại Bồ Đào Nha
Trong một tin nhắn video được gửi vào ngày 29 tháng 4, Đức cha Manuel da Silva Coleues Linda của Giáo phận Porto đã mời gọi những người trẻ hãy dấn thân theo ơn gọi cao quí này. Ngài đã gửi đi một thông điệp như là một phần của Tuần lễ cầu nguyện cho ơn thiên triệu được diễn ra từ 27 tháng 4 - 3 tháng 5.
Đức Giám Mục Coleues Linda giải thích rằng Chúa Giêsu không chỉ giới hạn công việc của Ngài vào việc rao giảng mà thôi, mà Ngài còn thu hút mọi người đến với Ngài và thể hiện các công việc do tình thương bác ái thúc đẩy… Ngày nay những người trẻ được mời gọi đóng góp vai trò họ có thể đóng góp trong Giáo hội, đặc biệt, trước một thế giới lạnh lùng vô cảm của con người, như đang đóng chặt trái tim con người trước những tiếng kêu xin nâng đỡ của tha nhân…
Tại Ái-len
Trong một tuyên bố được đưa ra trước Ngày Cầu nguyện cho Ơn Thiên triệu, Đức Tổng Giám Mục Alphonsus Cullinan, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ái-len đã mời gọi mọi người hãy cầu nguyện cho ơn gọi.
Ngài nói: Chúng ta hiệp ý với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong việc cầu nguyện và cổ súy cho ơn gọi. Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hãy can đảm đáp lại lời ‘xin vâng’, để dấn thân theo Chúa Kitô. Lời cầu nguyện chân thành của tôi cho tất cả những ai đang phục vụ trong giáo phận được can đảm ‘xin vâng’, trước lời kêu gọi của Chúa!
Về vấn đề này, Cha Willie Purcel, Ủy viên Ơn gọi của Quốc gia, cho biết: Trong những ngày đại dịch này khi con người bị cách ly và cô lập, chúng ta có nhiều cơ hội để thân thưa với Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta. Đối với các linh mục tu sĩ, đang làm mục vụ trong giáo phận, đây là một thời gian hiếm quý để cầu nguyện và suy tư sâu sắc hơn về ơn Chúa kêu gọi anh em, và anh em hãy quảng đại thưa vâng trước lời kêu gọi đó.
Thánh lễ vào Chúa Nhật 3/5/2020 sẽ được Đức cha Cullinan chủ tế và Cha Purcel đồng tế và sẽ được trực tuyến trên truyền hình RTÉ số 1 lúc 11 giờ sáng, giờ địa phương.
Hàng năm Giáo hội hoàn vũ dành ngày 3 tháng 5 để cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Năm nay đánh dấu là lần thứ 57, nhưng trong hoàn cảnh đại dịch nên một số nước trên thế giới có những cách khác nhau để thể hiện ngày này.
(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)
Chúa Nhật thứ tư sau lễ Phục sinh, thường được gọi là Chúa Nhật Chúa chiên lành, năm nay là Ngày cầu cho ơn gọi thế giới lần nguyện thứ 57. Trong ngày này, các tín hữu được mời gọi cầu nguyện cho ơn gọi linh mục, tu sĩ, và cầu nguyện đặc biệt cho những ứng sinh muốn dấn thân trong ơn gọi... Trong ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu này đã được Đức Thánh Giáo hoàng Phaolô VI khởi xướng vào năm 1963.
Theo chủ đích của năm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi một văn thư ngày 8 tháng 3, trong đó, ngài mời gọi toàn thể Giáo hội hãy suy ngẫm về bốn việc chính mà người mục tử cần làm: lòng nhân từ, lòng biết ơn, sự khích lệ và tâm tình ngợi khen. Đức Thánh Cha cũng đã nhấn mạnh bốn điểm chính này trong Thư gửi cho các linh mục vào tháng 8 năm ngoái.
Trong tình thế của cơn đại dịch Covid-19 lan tràn trên khắp thế giới, các Giáo hội địa phương đã có những cách thế khác nhau để kỷ niệm và thể hiện ngày này.
Tại Tây Ban Nha
Kitô hữu ở Tây Ban Nha được mời tham dự thánh lễ và cầu nguyện trực tuyến tại nhà, vì cơn đại dịch không cho phép tới thánh đường. Họ được yêu cầu, cầu xin Chúa kêu gọi và thúc đẩy nhiều người trẻ đáp lại lời ‘xin vâng’, dấn thân theo ơn kêu gọi của Chúa.
Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha (CEE) đã đưa ra yêu cầu này trong một tuyên bố chung với Hiệp Hội Giáo dân (CEDIS) và Hội Truyền giáo Giáo hoàng.
Giải thích về chủ đề của năm nay: Chúa Giêsu đang sống và mong muốn bạn sống và làm chứng tá cho Ngài ngay trong cơn đại dịch này.
Thánh Lễ Chúa Nhật ngày 3/5 sẽ được phát tuyến trên TV do Đức cha Jesús Vidal, Giám Mục Phụ Tá của Madrid chủ sự.
Tại Colombia
Để chuẩn bị cho Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn Thiên triệu, Ủy ban Phụng vụ và Ủy ban Tu sĩ thuộc Hội đồng Giám mục Colombia (CEC) đã đưa ra một tài liệu để giúp công việc của những người quảng bá ơn gọi.
Giám đốc của Ủy ban Giáo dân và Đời sống thánh hiến, Cha Manuel Hernando Vega León, giải thích mục đích của tài liệu này như sau: chúng tôi hy vọng mọi người sẽ quảng bá và cổ súy ơn gọi trong tâm tình cầu nguyện và hành động... Chúng tôi hy vọng Thiên Chúa nhận lời khẩn nguyện mà ban cho chúng ta nhiều ơn gọi để phục vụ Giáo hội Chúa và mọi người.
Tài liệu này cũng bao hàm bức thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết cho Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu thế giới lần thứ 57, hướng dẫn các cuộc hội thảo, các giờ cầu nguyện và suy ngẫm về trách vụ của linh mục tu sĩ...
Giáo hội Colombia đã bắt đầu các hoạt động chuẩn bị cho Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu cả tuần từ 27 tháng 4 cho đến 3 tháng 5.
Tại Đức
Tại Đức, Ngày cầu nguyện cho ơn gọi thế giới năm nay được diễn ra dưới hình thức một cuộc cầu nguyện kéo dài 24 giờ, bắt đầu từ 2/5 và kế thúc vào hết ngày 3 tháng 5. Giờ cầu nguyện liên nỉ này được Trung tâm Mục vụ Giáo dục của Hội đồng Giám mục Đức tổ chức.
Chủ đề của “giờ thả lưới” rút từ đoạn của Phúc âm thánh Luca ghi lại việc Chúa Giêsu mời gọi thánh Phêrô và các đồng nghiệp của ông hãy thả lưới xuống mạn thuyền mà bắt cá, sau cả một đêm vất vả mà không bắt được con cá nào!
Cha Michael Mass, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Mục Giáo dục cắt nghĩa sáng kiến cầu nguyện này… Dù các Kitô hữu hay một người không thể canh thức suốt 24 giờ, nhưng sẽ có nhiều người nối tiếp nhau thực hiện trong suốt 24 giờ!
Những ai muốn tham gia chương trình cầu nguyện 24 giờ này, được khuyến khích đăng ký tại https://www.werft-die-netze-aus.de/#start
Tại Bồ Đào Nha
Trong một tin nhắn video được gửi vào ngày 29 tháng 4, Đức cha Manuel da Silva Coleues Linda của Giáo phận Porto đã mời gọi những người trẻ hãy dấn thân theo ơn gọi cao quí này. Ngài đã gửi đi một thông điệp như là một phần của Tuần lễ cầu nguyện cho ơn thiên triệu được diễn ra từ 27 tháng 4 - 3 tháng 5.
Đức Giám Mục Coleues Linda giải thích rằng Chúa Giêsu không chỉ giới hạn công việc của Ngài vào việc rao giảng mà thôi, mà Ngài còn thu hút mọi người đến với Ngài và thể hiện các công việc do tình thương bác ái thúc đẩy… Ngày nay những người trẻ được mời gọi đóng góp vai trò họ có thể đóng góp trong Giáo hội, đặc biệt, trước một thế giới lạnh lùng vô cảm của con người, như đang đóng chặt trái tim con người trước những tiếng kêu xin nâng đỡ của tha nhân…
Tại Ái-len
Trong một tuyên bố được đưa ra trước Ngày Cầu nguyện cho Ơn Thiên triệu, Đức Tổng Giám Mục Alphonsus Cullinan, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ái-len đã mời gọi mọi người hãy cầu nguyện cho ơn gọi.
Ngài nói: Chúng ta hiệp ý với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong việc cầu nguyện và cổ súy cho ơn gọi. Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hãy can đảm đáp lại lời ‘xin vâng’, để dấn thân theo Chúa Kitô. Lời cầu nguyện chân thành của tôi cho tất cả những ai đang phục vụ trong giáo phận được can đảm ‘xin vâng’, trước lời kêu gọi của Chúa!
Về vấn đề này, Cha Willie Purcel, Ủy viên Ơn gọi của Quốc gia, cho biết: Trong những ngày đại dịch này khi con người bị cách ly và cô lập, chúng ta có nhiều cơ hội để thân thưa với Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta. Đối với các linh mục tu sĩ, đang làm mục vụ trong giáo phận, đây là một thời gian hiếm quý để cầu nguyện và suy tư sâu sắc hơn về ơn Chúa kêu gọi anh em, và anh em hãy quảng đại thưa vâng trước lời kêu gọi đó.
Thánh lễ vào Chúa Nhật 3/5/2020 sẽ được Đức cha Cullinan chủ tế và Cha Purcel đồng tế và sẽ được trực tuyến trên truyền hình RTÉ số 1 lúc 11 giờ sáng, giờ địa phương.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Những ngôi mộ tình thương của lính Việt Nam Cộng Hòa
BBC / Bùi Thư
11:55 02/05/2020
Những ngôi 'mộ tình thương' của lính Việt Nam Cộng Hòa
BBC -- tháng 5 2020 -- Đã 45 năm trôi qua, nhiều quân nhân VNCH tử trận còn nằm lại nơi rừng thiêng nước độc hoặc bị lãng quên trong nghĩa trang hoang tàn.
Buổi sáng trước ngày 30/4, thị xã nhỏ ở tỉnh Bình Thuận trở lại nhộn nhịp sau khi chỉ thị cách ly xã hội chống dịch Covid-19 được nới lỏng.
Ở cổng chào đi vào thị xã, dòng chữ đỏ "Nhiệt liệt chào mừng ngày giải phóng Miền Nam…" bằng đèn LED đập vào mắt người đi đường. Trên phố, bên cạnh những khẩu hiệu kêu gọi phòng dịch là cờ và băng rôn nhắc nhớ lễ kỷ niệm "Ngày đại thắng".
Một góc lặng lẽ khác, các bà sơ, những người không thân thích đang chăm sóc những ngôi mộ màu xanh giữa nghĩa trang mênh mông. Đó là những mộ phần của lính VNCH, mộ được xây chỉn chu, có cắm nhiều hoa cúc vàng rực, khói nhang tỏa ra dưới ánh nắng mai thơm ngát.
20 năm đưa người về từ miền hoang phế
Bà sơ là giám đốc một mái ấm tình thương tiếp chuyện phóng viên BBC News Tiếng Việt qua điện thoại, kể rằng năm 1975, bà mới là nữ tu 20-21 tuổi, đến giờ vẫn không quên cuộc vật đổi sao dời.
"Các ngài chết trong chiến trận, rồi thời cuộc đổi thay, mộ các ngài bị bỏ hoang. Tôi cùng các sơ ở đây quy tập về, khâm liệm tươm tất, mồ mả đàng hoàng," bà chia sẻ.
Năm 2000, bà cùng các sơ tại mái ấm tình thương bắt đầu quy tập các mộ phần vô danh hoặc những ngôi mộ không có người chăm sóc, trẻ sơ sinh tử vong về chôn cất trong khu nghĩa trang. Đến năm 2003, bà phát hiện các khu nghĩa trang hoang phế của quân đội Việt Nam Cộng Hòa và một hành trình mới bắt đầu.
"Chúng tôi quy tập mộ cho những người tứ cố vô thân, chứ không chỉ quân nhân VNCH. Xung quanh đây có những nghĩa trang cũ. Tôi đến đó, thấy mồ mả hoang lạnh. Có những nơi xói lở hoặc bị đào bới khiến xương cốt lộ ra, rất xót xa," bà kể. "Đa phần là mộ vô danh. Chỉ một số ít có bia hoặc có thẻ bài thì mới xác định danh tính được."
"Khi đưa các ngài về đây, chúng tôi tổ chức tang lễ trang trọng," bà nói. Các ngôi mộ ở đây đều có màu xanh, và được đặt tên là "mộ tình thương". Nhiều "mộ tình thương" là của quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, có hàng trăm ngôi mộ như vậy được cải táng. Một số khác là mộ những người không bà con thân thích, chết trong thời loạn lạc chiến tranh và cả sau này.
Phía trước các "mộ tình thương" của quân nhân VNCH thường có kèm chữ viết tắt biểu thị nghĩa trang mà họ được táng trước khi đưa về đây.
Sau khi các ngôi mộ được cải táng về nơi mới, nhiều người thân đã tìm đến viếng. "Một số gia đình tìm đến viếng, họ ngỏ ý đóng góp, nhưng chúng tôi không nhận. Với người nghèo, chúng tôi không nhận đâu," bà tâm sự. Tất nhiên là với một trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, lại lo cả chuyện hậu sự cho tha nhân thì rất cần sự hỗ trợ.
"Ở đây luôn có khói nhang, có hoa và người thăm viếng," bà nói khi đứng giữa những ngôi mộ màu xanh được đặt tên là "mộ tình thương". Đa phần "mộ tình thương" là của tử sĩ VNCH, có hàng trăm ngôi mộ như vậy được cải táng về đây. Một số khác là mộ những người không bà con thân thích, chết trong thời loạn lạc chiến tranh và cả sau này.
Thỉnh thoảng có người thân ghé đến thăm, họ nhang khói, cầu khấn rồi gửi lại tiền nhưng các sơ không nhận. "Khi chúng tôi cải táng một ngôi mộ lính VNCH, thấy có rễ cây đi xuyên qua đầu," bà kể. "Sau vài ngày thì con trai người đó vào thăm, cậu ta kể đêm nào cũng nằm mơ thấy cha mình bị ai đó đâm xuyên qua đầu, chỉ mới hết cách đây vài hôm. Thế là cậu ta đi kiếm, rốt cuộc đã gặp chúng tôi và tìm được mộ của cha cậu ấy."
Hài cốt lính VNCH: "39 năm, anh em nằm dưới nền đất lạnh"
Người Việt trẻ gọi 30/4 là 'một biến cố buồn'
"Chúng tôi không lấy tiền của các gia đình nghèo, dù rất cần nguồn tài trợ để tiếp tục công việc," bà chia sẻ. "Có ông ấy từ Canada về tìm được người thân, sau đó tài trợ cho trung tâm để thực hiện tiếp việc cải táng. Chỉ có các bà sơ và trẻ con thì đâu có thể làm được."
Ở các khu vực xa hơn còn nhiều nghĩa trang cũ nằm trong các dự án bất động sản, đang được phân lô bán nền.
Những con người đã ra đi trong "cuộc chiến 10.000 ngày", họ chết trong bom đạn, trong khói súng. Sau khi được các sơ và người thân tìm kiếm hài cốt, họ mới thực sự được an nghỉ. Họ nằm bên nhau, bốn bề cây cối, núi đồi chở che. Những ân oán của cõi dương gian không còn quấy rầy họ.
"Tôi mong một ngày mồ mả của các ngài hết cảnh hoang phế, điêu tàn và được phép mang các ngài về đây trước khi người ta san ủi. Nhìn mồ mả hoang tàn, không ai thắp cho một nén nhang, rất đau lòng," bà nói.
"Vì đâu hận thù vẫn còn ở lại?"
Chiến tranh Việt Nam, một trong những cuộc chiến tranh thảm khốc nhất thế kỷ XX, để lại mất mát cho tất cả các bên. Quân nhân tử trận, dù là của Việt Nam cộng sản, Việt Nam Cộng Hòa hay Mỹ thì đều còn rất nhiều người mất tích, nằm lại nơi rừng sâu, hoặc dưới những ngôi mộ vô danh.
Tuy nhiên, trong khi hai nhóm kia được các nhà nước tổ chức kiếm tìm với nguồn tài lực, vật lực, công nghệ đồ sộ thì những quân nhân VNCH tử trận, ở về phía bên thua cuộc và chính thể mà họ phụng sự không còn nữa, bị đẩy ra bên lề của các mối quan tâm dòng chính.
Các cuộc tìm kiếm hài cốt lính VNCH hoặc quy tập, sửa sang mộ phần ở các nghĩa trang bị bỏ hoang thường được tiến hành trong thầm lặng, lễ tưởng niệm được tổ chức kín đáo, tránh sự để ý của chính quyền.
Cho đến hôm nay, 45 năm đã trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, những nỗi lo sợ vẫn còn ám ảnh nhiều quân nhân, người thân trong hành trình tìm kiếm hài cốt. Rất nhiều nỗ lực tiếp cận của BBC News Tiếng Việt đã bất thành do nhân vật lo ngại gặp phiền phức.
Có rất nhiều những uẩn ức, những nỗi niềm trong các cuộc kiếm tìm. Bà sơ ở Bình Thuận đã khóc khi nói về thân phận những người lính trong các mộ phần ở nghĩa trang bị bỏ hoang. "Các ngài có người chết từ năm 1960, có người chết sau đó. Hơn nửa thế kỷ rồi, phải có ai chăm sóc chứ," bà chia sẻ.
Năm 2007, nhà thơ Linh Phương, người từng được biết đến với bài thơ "Để trả lời một câu hỏi" được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bài hát "Kỷ vật cho em" rất nổi tiếng, đã viết những dòng đầy day dứt:
Những người lính Bắc Việt chết- đều được trở về nhà
Những người lính Mỹ chết- đều được trở về Tổ quốc
Những người lính Việt Nam Cộng Hòa chết - vẫn còn nằm nơi rừng thiêng- nước độc
Trong cuộc trò chuyện với BBC News Tiếng Việt hôm 28/4, nhà thơ Linh Phương, cũng là một cựu thủy quân lục chiến, chia sẻ: "Cho đến bây giờ, tôi vẫn rất đau xót khi nghĩ về chuyện đó, nghĩ về những đồng đội chưa trở về dù chỉ là nắm xương khô. Đau xót, buồn tủi lắm."
Nhà thơ Linh Phương nói ông đau xót khi nghĩ về những đồng đội còn nằm lại nơi chiến trường xưa
Sau 45 năm, nước mắt của ông vẫn đầy qua điện thoại khi nói về thân phận của các cựu quân nhân VNCH: "Sau chiến tranh, tôi phải đi cải tạo, rồi đi lang bạt khắp các tỉnh thành để kiếm sống, không có điều kiện gặp lại đồng đội còn sống, cũng không thể cùng anh em đi tìm kiếm những người đã tử trận. Tôi làm bài thơ này là trong niềm tâm sự đó, chứ không phải về một trường hợp cụ thể nào," ông ngậm ngùi kể về chặng đời buồn tủi của chính ông cũng như thân phận của các đồng đội.
Các nghĩa trang cũ của VNCH vốn là đề tài "nhạy cảm" tại Việt Nam sau năm 1975. Tại Đồng Nai, Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa trước đây đã được chính quyền mới đổi tên thành Nghĩa trang nhân dân Bình An. Như một cử chỉ biểu thị thiện chí hòa giải, từng có quan chức Việt Nam tới viếng nghĩa trang này.
Nhưng những ngôi mộ bị bỏ hoang nằm phơi dưới nắng, những người cựu quân nhân VNCH là hiện thân bi kịch của một cuộc chiến tưởng chừng như đã trôi vào quá khứ xa lắc. Nhưng thực ra, vết thương của nó vẫn hiện diện trong mọi ngõ ngách, trên từng phận người và trên bình diện quốc gia.
Một vết chém xẻ ngang mình đất nước, cắt chia những con người Việt Nam, đẩy họ đứng về những chiến tuyến khác nhau. Để rồi, suốt 45 năm sau khi tiếng súng ngưng bặt, người ta vẫn còn ngại nhau, e dè nhau, nghi kị nhau.
Bài thơ "Tôi xin được hỏi đồng bào của tôi" của nhà thơ Linh Phương kết thúc bằng câu hỏi tu từ:
"Ba mươi hai năm cuộc chiến trôi qua
Vì đâu hận thù vẫn còn ở lại?"
Câu hỏi của ông từ 13 năm trước, đến bây giờ vẫn chưa có câu trả lời, cũng như số phận các đồng đội ông vẫn còn nơi rừng thiêng nước độc, 45 năm sau khi cuộc chiến trôi qua.
(Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52497351)
BBC -- tháng 5 2020 -- Đã 45 năm trôi qua, nhiều quân nhân VNCH tử trận còn nằm lại nơi rừng thiêng nước độc hoặc bị lãng quên trong nghĩa trang hoang tàn.
Buổi sáng trước ngày 30/4, thị xã nhỏ ở tỉnh Bình Thuận trở lại nhộn nhịp sau khi chỉ thị cách ly xã hội chống dịch Covid-19 được nới lỏng.
Ở cổng chào đi vào thị xã, dòng chữ đỏ "Nhiệt liệt chào mừng ngày giải phóng Miền Nam…" bằng đèn LED đập vào mắt người đi đường. Trên phố, bên cạnh những khẩu hiệu kêu gọi phòng dịch là cờ và băng rôn nhắc nhớ lễ kỷ niệm "Ngày đại thắng".
Một góc lặng lẽ khác, các bà sơ, những người không thân thích đang chăm sóc những ngôi mộ màu xanh giữa nghĩa trang mênh mông. Đó là những mộ phần của lính VNCH, mộ được xây chỉn chu, có cắm nhiều hoa cúc vàng rực, khói nhang tỏa ra dưới ánh nắng mai thơm ngát.
20 năm đưa người về từ miền hoang phế
Bà sơ là giám đốc một mái ấm tình thương tiếp chuyện phóng viên BBC News Tiếng Việt qua điện thoại, kể rằng năm 1975, bà mới là nữ tu 20-21 tuổi, đến giờ vẫn không quên cuộc vật đổi sao dời.
"Các ngài chết trong chiến trận, rồi thời cuộc đổi thay, mộ các ngài bị bỏ hoang. Tôi cùng các sơ ở đây quy tập về, khâm liệm tươm tất, mồ mả đàng hoàng," bà chia sẻ.
Năm 2000, bà cùng các sơ tại mái ấm tình thương bắt đầu quy tập các mộ phần vô danh hoặc những ngôi mộ không có người chăm sóc, trẻ sơ sinh tử vong về chôn cất trong khu nghĩa trang. Đến năm 2003, bà phát hiện các khu nghĩa trang hoang phế của quân đội Việt Nam Cộng Hòa và một hành trình mới bắt đầu.
"Chúng tôi quy tập mộ cho những người tứ cố vô thân, chứ không chỉ quân nhân VNCH. Xung quanh đây có những nghĩa trang cũ. Tôi đến đó, thấy mồ mả hoang lạnh. Có những nơi xói lở hoặc bị đào bới khiến xương cốt lộ ra, rất xót xa," bà kể. "Đa phần là mộ vô danh. Chỉ một số ít có bia hoặc có thẻ bài thì mới xác định danh tính được."
"Khi đưa các ngài về đây, chúng tôi tổ chức tang lễ trang trọng," bà nói. Các ngôi mộ ở đây đều có màu xanh, và được đặt tên là "mộ tình thương". Nhiều "mộ tình thương" là của quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, có hàng trăm ngôi mộ như vậy được cải táng. Một số khác là mộ những người không bà con thân thích, chết trong thời loạn lạc chiến tranh và cả sau này.
Phía trước các "mộ tình thương" của quân nhân VNCH thường có kèm chữ viết tắt biểu thị nghĩa trang mà họ được táng trước khi đưa về đây.
Sau khi các ngôi mộ được cải táng về nơi mới, nhiều người thân đã tìm đến viếng. "Một số gia đình tìm đến viếng, họ ngỏ ý đóng góp, nhưng chúng tôi không nhận. Với người nghèo, chúng tôi không nhận đâu," bà tâm sự. Tất nhiên là với một trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, lại lo cả chuyện hậu sự cho tha nhân thì rất cần sự hỗ trợ.
"Ở đây luôn có khói nhang, có hoa và người thăm viếng," bà nói khi đứng giữa những ngôi mộ màu xanh được đặt tên là "mộ tình thương". Đa phần "mộ tình thương" là của tử sĩ VNCH, có hàng trăm ngôi mộ như vậy được cải táng về đây. Một số khác là mộ những người không bà con thân thích, chết trong thời loạn lạc chiến tranh và cả sau này.
Thỉnh thoảng có người thân ghé đến thăm, họ nhang khói, cầu khấn rồi gửi lại tiền nhưng các sơ không nhận. "Khi chúng tôi cải táng một ngôi mộ lính VNCH, thấy có rễ cây đi xuyên qua đầu," bà kể. "Sau vài ngày thì con trai người đó vào thăm, cậu ta kể đêm nào cũng nằm mơ thấy cha mình bị ai đó đâm xuyên qua đầu, chỉ mới hết cách đây vài hôm. Thế là cậu ta đi kiếm, rốt cuộc đã gặp chúng tôi và tìm được mộ của cha cậu ấy."
Hài cốt lính VNCH: "39 năm, anh em nằm dưới nền đất lạnh"
Người Việt trẻ gọi 30/4 là 'một biến cố buồn'
"Chúng tôi không lấy tiền của các gia đình nghèo, dù rất cần nguồn tài trợ để tiếp tục công việc," bà chia sẻ. "Có ông ấy từ Canada về tìm được người thân, sau đó tài trợ cho trung tâm để thực hiện tiếp việc cải táng. Chỉ có các bà sơ và trẻ con thì đâu có thể làm được."
Ở các khu vực xa hơn còn nhiều nghĩa trang cũ nằm trong các dự án bất động sản, đang được phân lô bán nền.
Những con người đã ra đi trong "cuộc chiến 10.000 ngày", họ chết trong bom đạn, trong khói súng. Sau khi được các sơ và người thân tìm kiếm hài cốt, họ mới thực sự được an nghỉ. Họ nằm bên nhau, bốn bề cây cối, núi đồi chở che. Những ân oán của cõi dương gian không còn quấy rầy họ.
"Tôi mong một ngày mồ mả của các ngài hết cảnh hoang phế, điêu tàn và được phép mang các ngài về đây trước khi người ta san ủi. Nhìn mồ mả hoang tàn, không ai thắp cho một nén nhang, rất đau lòng," bà nói.
"Vì đâu hận thù vẫn còn ở lại?"
Chiến tranh Việt Nam, một trong những cuộc chiến tranh thảm khốc nhất thế kỷ XX, để lại mất mát cho tất cả các bên. Quân nhân tử trận, dù là của Việt Nam cộng sản, Việt Nam Cộng Hòa hay Mỹ thì đều còn rất nhiều người mất tích, nằm lại nơi rừng sâu, hoặc dưới những ngôi mộ vô danh.
Tuy nhiên, trong khi hai nhóm kia được các nhà nước tổ chức kiếm tìm với nguồn tài lực, vật lực, công nghệ đồ sộ thì những quân nhân VNCH tử trận, ở về phía bên thua cuộc và chính thể mà họ phụng sự không còn nữa, bị đẩy ra bên lề của các mối quan tâm dòng chính.
Các cuộc tìm kiếm hài cốt lính VNCH hoặc quy tập, sửa sang mộ phần ở các nghĩa trang bị bỏ hoang thường được tiến hành trong thầm lặng, lễ tưởng niệm được tổ chức kín đáo, tránh sự để ý của chính quyền.
Cho đến hôm nay, 45 năm đã trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, những nỗi lo sợ vẫn còn ám ảnh nhiều quân nhân, người thân trong hành trình tìm kiếm hài cốt. Rất nhiều nỗ lực tiếp cận của BBC News Tiếng Việt đã bất thành do nhân vật lo ngại gặp phiền phức.
Có rất nhiều những uẩn ức, những nỗi niềm trong các cuộc kiếm tìm. Bà sơ ở Bình Thuận đã khóc khi nói về thân phận những người lính trong các mộ phần ở nghĩa trang bị bỏ hoang. "Các ngài có người chết từ năm 1960, có người chết sau đó. Hơn nửa thế kỷ rồi, phải có ai chăm sóc chứ," bà chia sẻ.
Năm 2007, nhà thơ Linh Phương, người từng được biết đến với bài thơ "Để trả lời một câu hỏi" được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bài hát "Kỷ vật cho em" rất nổi tiếng, đã viết những dòng đầy day dứt:
Những người lính Bắc Việt chết- đều được trở về nhà
Những người lính Mỹ chết- đều được trở về Tổ quốc
Những người lính Việt Nam Cộng Hòa chết - vẫn còn nằm nơi rừng thiêng- nước độc
Trong cuộc trò chuyện với BBC News Tiếng Việt hôm 28/4, nhà thơ Linh Phương, cũng là một cựu thủy quân lục chiến, chia sẻ: "Cho đến bây giờ, tôi vẫn rất đau xót khi nghĩ về chuyện đó, nghĩ về những đồng đội chưa trở về dù chỉ là nắm xương khô. Đau xót, buồn tủi lắm."
Nhà thơ Linh Phương nói ông đau xót khi nghĩ về những đồng đội còn nằm lại nơi chiến trường xưa
Sau 45 năm, nước mắt của ông vẫn đầy qua điện thoại khi nói về thân phận của các cựu quân nhân VNCH: "Sau chiến tranh, tôi phải đi cải tạo, rồi đi lang bạt khắp các tỉnh thành để kiếm sống, không có điều kiện gặp lại đồng đội còn sống, cũng không thể cùng anh em đi tìm kiếm những người đã tử trận. Tôi làm bài thơ này là trong niềm tâm sự đó, chứ không phải về một trường hợp cụ thể nào," ông ngậm ngùi kể về chặng đời buồn tủi của chính ông cũng như thân phận của các đồng đội.
Các nghĩa trang cũ của VNCH vốn là đề tài "nhạy cảm" tại Việt Nam sau năm 1975. Tại Đồng Nai, Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa trước đây đã được chính quyền mới đổi tên thành Nghĩa trang nhân dân Bình An. Như một cử chỉ biểu thị thiện chí hòa giải, từng có quan chức Việt Nam tới viếng nghĩa trang này.
Nhưng những ngôi mộ bị bỏ hoang nằm phơi dưới nắng, những người cựu quân nhân VNCH là hiện thân bi kịch của một cuộc chiến tưởng chừng như đã trôi vào quá khứ xa lắc. Nhưng thực ra, vết thương của nó vẫn hiện diện trong mọi ngõ ngách, trên từng phận người và trên bình diện quốc gia.
Một vết chém xẻ ngang mình đất nước, cắt chia những con người Việt Nam, đẩy họ đứng về những chiến tuyến khác nhau. Để rồi, suốt 45 năm sau khi tiếng súng ngưng bặt, người ta vẫn còn ngại nhau, e dè nhau, nghi kị nhau.
Bài thơ "Tôi xin được hỏi đồng bào của tôi" của nhà thơ Linh Phương kết thúc bằng câu hỏi tu từ:
"Ba mươi hai năm cuộc chiến trôi qua
Vì đâu hận thù vẫn còn ở lại?"
Câu hỏi của ông từ 13 năm trước, đến bây giờ vẫn chưa có câu trả lời, cũng như số phận các đồng đội ông vẫn còn nơi rừng thiêng nước độc, 45 năm sau khi cuộc chiến trôi qua.
(Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52497351)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thế giới bừng tỉnh trước thực tế phũ phàng từ Trung cộng
Emily Nguyễn
03:01 02/05/2020
Hôm 30 tháng Tư, ký giả Therese Shaheen của tờ National Review có bài tường thuật nhan đề “The World Is Awaking to the Ugly Realities of the Chinese Regime” – “Thế giới bừng tỉnh trước thực tế phũ phàng từ Trung cộng”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ của Emily Nguyễn.
Đầu tháng này, nhà hàng McDonald tại Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông phía nam Trung Quốc, đã buộc phải gỡ bỏ tấm biển cấm người da đen không được phép vào. Khi gỡ bỏ tấm biển, McDonald, đã nói với NBC News trong một tuyên bố rằng biển báo đó “không tiêu biểu cho những giá trị bao gồm mọi người của chúng tôi.”
Lời tuyên bố này nghe giống như một điều chắc chắn phải có: đó là một sản phẩm từ phòng truyền thông của công ty đã được mời tới để sửa chữa thiệt hại. Và mặc dù chúng ta có thể chấp nhận rằng bản thân tập đoàn McDonald có thể không phân biệt chủng tộc, nhưng biển cấm này, chẳng may thay, lại tiêu biểu cho các giá trị của Trung Quốc.
Như ký giả Jim Geraghty của National Review đã ghi nhận, sự việc này là một thí dụ về nạn bài ngoại và kỳ thị chủng tộc hiện đang được phơi bày tại Trung Quốc. Hiện tượng này không phải là mới đối với Trung Quốc, nhưng chính quyền tại đây hiện có thêm động lực để dựa vào nó, bởi vì nó hỗ trợ cho chiến dịch phối hợp của nhà nước để làm chệch hướng việc thiên hạ đổ lỗi cho quốc gia này trong đại dịch coronavirus toàn cầu.
Có khá nhiều bằng chứng về hiện tượng này. Một phúc trình gần đây của hãng Reuters ghi nhận rằng Bộ Ngoại giao số nước Phi châu gần đây đã mời các đại sứ Trung Quốc đến để bày tỏ sự quan ngại đối với việc công dân của họ đang bị ngược đãi ở Trung Quốc. Có những người mang hộ chiếu từ các nước Phi châu hiện vẫn bị Trung Quốc chặn xét một cách quá đáng. Nhiều người âm tính với coronavirus vẫn bị buộc phải cách ly 30 ngày. Người nước ngoài từ một loạt các quốc gia với hồ sơ bệnh lý tốt vẫn bị từ chối không cho vào các cửa hàng buôn bán và các cơ sở khác chỉ vì họ là người nước ngoài.
Phần lớn những chuyện này đang diễn ra tại Quảng Châu, nơi có những khu vực gọi là “Tiểu Phi” vì có lượng người nhập cư Phi châu lớn nhất tại Trung Quốc. Ở một mức độ nào đó, di dân từ Phi châu vào Trung Quốc vốn là sản phẩm phụ do nỗ lực của Tập Cận Bình trong việc xây dựng một mạng lưới đầu tư cơ sở hạ tầng và thương mại toàn cầu, mang lại cho chế độ một lợi thế địa chính trị thấy rõ là hơn hẳn các nước phương Tây tại các nước đang phát triển. Người Ghana, Nigeria và những di dân khác khi đến Trung Quốc đều hí hửng tận dụng cơ hội trong công ăn việc làm và giáo dục mà Trung Quốc cung cấp. Nhưng nhiều người trong số họ đã học được một bài học đắt giá về lòng tốt có giới hạn của đất nước.
Trên thực tế, sự ngược đãi của Trung Quốc đối với những nhóm dân thiểu số nước ngoài đã phản ảnh cách chính phủ Trung Quốc đối xử với công dân của mình. Người Duy Ngô Nhĩ tức nhóm thiểu số Hồi giáo đang bị giam giữ trong những nhà giam khổng lồ được gọi một cách hoa mỹ là các trại cải tạo nhằm mục đích tước bỏ bản sắc tôn giáo và sắc tộc của họ. Có nhiều người phải chịu lao động cưỡng bức. Ở Tây Tạng, nơi bị Trung Quốc áp bức kể từ khi cộng sản bắt đầu lên nắm quyền vào năm 1949, mọi thứ còn trở nên tồi tệ hơn dưới thời Tập Cận Bình: Năm ngoái, tổ chức Freedom House đã gọi Tây Tạng là lãnh thổ ít có tự do thứ hai trên khắp trái đất, chỉ sau xứ sở hoang tàn sau chiến tranh là Syria.
Lẽ đương nhiên, sự phân biệt đối xử như vậy chính là hậu quả đáng tiếc do sự thống trị của người Hán, hiện chiếm hơn 90% dân số Trung Quốc cũng là nhóm thống trị xã hội. (Nếu so sánh, nhóm thiểu số người Duy Ngô Nhĩ chẳng hạn, chiếm ít hơn 1 phần trăm dân số Trung Quốc). Dân tộc Hán, với 1.3 tỷ người, là nhóm thiếu số lớn nhất không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới. Sự ác cảm, áp bức và phân biệt đối xử đối với các nhóm dân tộc thiểu số ở một quốc gia bởi nhóm đa số chiếm ưu thế như vậy quả là đáng tiếc nhưng không đáng ngạc nhiên, và không phải là điều khác thường đối với Trung Quốc.
Phản ứng của Bắc Kinh đối với những người chí trích, là cho rằng tất cả những lối đối xử này là những nỗ lực nhằm nhấn chìm họ, trong khi vận dụng mọi cách để làm nổi bật lịch sử phân biệt chủng tộc của chính nước Mỹ. Nhưng đó là điểm chính: Những tội lỗi trong lịch sử của chúng ta được ghi chép kỹ lưỡng và điều này cho biết mọi khía cạnh của chính sách công cộng của chúng ta. Nền tự do báo chí và các tổ chức khác giương cao những hành động của chúng ta cho thế giới nhìn biết. Không có gì bí ẩn về cách đất nước chúng ta tiếp tục đối phó với những ảnh hưởng của sự phân biệt đối xử được thể chế hóa đã tồn tại gần hai thế kỷ sau khi thành lập đất nước, và trong suốt một thế kỷ sau khi chúng ta chiến đấu để chấm dứt nạn kỳ thị.
Nói cách khác, có một sự khác biệt về chất trong khuôn mẫu hành xử của Trung Quốc vượt quá cả vấn đề sắc tộc. Dĩ nhiên, sự phân biệt chủng tộc của người Trung cộng là điều khủng khiếp rồi. Nhưng điều này cho thấy một vấn đề xa hơn nữa là chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, đang nổi lên như là đặc điểm xác định kỷ nguyên Tập Cận Bình.
Ở Hồng Kông, dân tộc Hán chiếm tỷ lệ dân số tương đương như trên đại lục, và chiếm 97% dân số Đài Loan. Cả người Hồng Kông lẫn Đài Loan đều phải chịu đựng những đau khổ không kém dưới bàn tay của họ Tập vì điều đó.
Và 400 triệu người đa số là người Hán hiện sống với dưới 5 đô la một ngày ở những vùng ngoại biên của các siêu đô thị Trung Quốc. Họ là những người phải đối mặt với sự phân biệt đối xử tàn tệ từ giới tinh hoa đô thị. Họ cũng phải chịu đựng một thứ chủ nghĩa sô-vanh không kém phần ác liệt.
Theo một nghĩa nào đó, khoảng cách giữa người giàu ở thành phố và người nghèo ở khu vực nông thôn tại Trung Quốc đã được thể chế hóa thông qua hệ thống đăng ký “hộ khẩu” nội bộ vốn có từ bấy lâu nay, giúp ngăn chặn việc di chuyển giữa các khu vực và tạo ra không gì khác hơn là một hệ thống giai cấp về kinh tế. Mặc dù Tập Cận Bình đã dành ưu tiên cho việc cải cách hộ khẩu để tạo cơ hội lớn hơn cho việc di dân và thịnh vượng hoá đô thị, hệ thống này vẫn tiếp tục củng cố sự phân hoá giữa những gì thành phố có và nông thôn không có. Khi nhóm cư dân thành thị trở nên giàu có hơn và hội nhập toàn cầu theo quan điểm của họ, sự khinh thường mà họ thường thể hiện đối với những người khác biệt với họ- dù là từ Phi Châu hay nông thôn Trung Quốc - đều trở nên rõ rệt hơn.
Chủ nghĩa Sô-vanh thời Tập Cận Bình đang bắt đầu tạo ra một phản ứng nghịch trên toàn thế giới. Một thí dụ là sự nguội lạnh đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường, là nỗ lực của họ Tập- như đã nói ở trên- nhằm cố giành cho được chỗ đứng trên thị trường nước ngoài. Nhiều dự án đã khiến cho các nước bản địa gánh nợ quá mức. Trong một thí dụ khác, hải cảng chiến lược ở Sri Lanka đã phải nhượng lại cho Trung Quốc khi gánh nặng nợ nần trở nên quá cao. Các chính trị gia ở Sri Lanka, Malaysia và nhiều quốc gia khác đã thay đổi lập trường ủng hộ sáng kiến trước đó vì những gì họ thấy chỉ là chiến thuật ngoại giao trên những món nợ quá kỳ thị của Trung Quốc.
Phản ứng nghịch này đang xuất hiện ngay cả ở các nước Âu châu trước đây đã từng cho rằng Trung Quốc là đối thủ đầy tiềm năng của chính quyền Trump. Thí dụ như tại Thụy Điển, có vài thành phố đã chấm dứt quan hệ kết nghĩa chị em với các đối tác Trung Quốc, và nước này đã đóng cửa các Học viện Khổng Tử, giáng một đòn quyết liệt vào một trong những hoạt động tuyên truyền cho quyền lực mềm của Bắc Kinh. Các nhà lãnh đạo Âu châu, kể cả tổng thư ký NATO Jens Stoltenburg và tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cũng đã kêu gọi làm rõ hơn về cách Bắc Kinh xử lý đại dịch coronavirus và đẩy lùi chiến dịch Trung Quốc tung ra nhắm làm chệch hướng việc quy lỗi cho họ.
Nói tóm lại, thế giới cuối cùng dường như đang hồi phục sau mối quan hệ nồng thắm kéo dài hàng mấy thập niên với Trung Quốc, với đỉnh cao là sự trỗi dậy của Tập Cận Bình, kẻ ban đầu được xem là một nhà cải cách, người sẽ đưa Trung Quốc lên sân khấu quốc tế như một diễn viên có trách nhiệm và bình đẳng. Bản chất thực sự của chế độ cộng sản này đang trở nên minh bạch hơn và nhân loại trên thế giới không thích những gì họ đang nhìn thấy: sự đối xử khủng khiếp đối với các dân tộc thiểu số và người nghèo ở nông thôn; sự can thiệp rõ rệt vào cuộc bầu cử tổng thống gần đây của Đài Loan; thái độ hung hãn đối với Hồng Kông trong lúc thoả thuận “một quốc gia, hai hệ thống” bị gỡ bỏ một cách có hệ thống và những nhà lãnh đạo dân chủ bị bắt giữ hoặc biến mất; sự bạo ngược của nền kinh tế mới nổi thông qua chính sách ngoại giao cho vay nợ; và bây giờ rất có thể là một đại dịch toàn cầu đã gây ra bởi sự cẩu thả của Trung Quốc.
Lần đầu tiên kể từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn 30 năm về trước, thế giới đã thức tỉnh trước những thực tại xấu xa này, và nếu có bất cứ điều gì tốt đẹp nảy sinh từ kỷ nguyên địa chính trị đầy chao đảo này, thì có thể là chỉ có như thế thôi. Từ đây hy vọng rằng một hành động quyết liệt hơn để chống lại Bắc Kinh sẽ đến.
Source:National ReviewThe World Is Awaking to the Ugly Realities of the Chinese Regime
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ của Emily Nguyễn.
Đầu tháng này, nhà hàng McDonald tại Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông phía nam Trung Quốc, đã buộc phải gỡ bỏ tấm biển cấm người da đen không được phép vào. Khi gỡ bỏ tấm biển, McDonald, đã nói với NBC News trong một tuyên bố rằng biển báo đó “không tiêu biểu cho những giá trị bao gồm mọi người của chúng tôi.”
Lời tuyên bố này nghe giống như một điều chắc chắn phải có: đó là một sản phẩm từ phòng truyền thông của công ty đã được mời tới để sửa chữa thiệt hại. Và mặc dù chúng ta có thể chấp nhận rằng bản thân tập đoàn McDonald có thể không phân biệt chủng tộc, nhưng biển cấm này, chẳng may thay, lại tiêu biểu cho các giá trị của Trung Quốc.
Như ký giả Jim Geraghty của National Review đã ghi nhận, sự việc này là một thí dụ về nạn bài ngoại và kỳ thị chủng tộc hiện đang được phơi bày tại Trung Quốc. Hiện tượng này không phải là mới đối với Trung Quốc, nhưng chính quyền tại đây hiện có thêm động lực để dựa vào nó, bởi vì nó hỗ trợ cho chiến dịch phối hợp của nhà nước để làm chệch hướng việc thiên hạ đổ lỗi cho quốc gia này trong đại dịch coronavirus toàn cầu.
Có khá nhiều bằng chứng về hiện tượng này. Một phúc trình gần đây của hãng Reuters ghi nhận rằng Bộ Ngoại giao số nước Phi châu gần đây đã mời các đại sứ Trung Quốc đến để bày tỏ sự quan ngại đối với việc công dân của họ đang bị ngược đãi ở Trung Quốc. Có những người mang hộ chiếu từ các nước Phi châu hiện vẫn bị Trung Quốc chặn xét một cách quá đáng. Nhiều người âm tính với coronavirus vẫn bị buộc phải cách ly 30 ngày. Người nước ngoài từ một loạt các quốc gia với hồ sơ bệnh lý tốt vẫn bị từ chối không cho vào các cửa hàng buôn bán và các cơ sở khác chỉ vì họ là người nước ngoài.
Phần lớn những chuyện này đang diễn ra tại Quảng Châu, nơi có những khu vực gọi là “Tiểu Phi” vì có lượng người nhập cư Phi châu lớn nhất tại Trung Quốc. Ở một mức độ nào đó, di dân từ Phi châu vào Trung Quốc vốn là sản phẩm phụ do nỗ lực của Tập Cận Bình trong việc xây dựng một mạng lưới đầu tư cơ sở hạ tầng và thương mại toàn cầu, mang lại cho chế độ một lợi thế địa chính trị thấy rõ là hơn hẳn các nước phương Tây tại các nước đang phát triển. Người Ghana, Nigeria và những di dân khác khi đến Trung Quốc đều hí hửng tận dụng cơ hội trong công ăn việc làm và giáo dục mà Trung Quốc cung cấp. Nhưng nhiều người trong số họ đã học được một bài học đắt giá về lòng tốt có giới hạn của đất nước.
Trên thực tế, sự ngược đãi của Trung Quốc đối với những nhóm dân thiểu số nước ngoài đã phản ảnh cách chính phủ Trung Quốc đối xử với công dân của mình. Người Duy Ngô Nhĩ tức nhóm thiểu số Hồi giáo đang bị giam giữ trong những nhà giam khổng lồ được gọi một cách hoa mỹ là các trại cải tạo nhằm mục đích tước bỏ bản sắc tôn giáo và sắc tộc của họ. Có nhiều người phải chịu lao động cưỡng bức. Ở Tây Tạng, nơi bị Trung Quốc áp bức kể từ khi cộng sản bắt đầu lên nắm quyền vào năm 1949, mọi thứ còn trở nên tồi tệ hơn dưới thời Tập Cận Bình: Năm ngoái, tổ chức Freedom House đã gọi Tây Tạng là lãnh thổ ít có tự do thứ hai trên khắp trái đất, chỉ sau xứ sở hoang tàn sau chiến tranh là Syria.
Lẽ đương nhiên, sự phân biệt đối xử như vậy chính là hậu quả đáng tiếc do sự thống trị của người Hán, hiện chiếm hơn 90% dân số Trung Quốc cũng là nhóm thống trị xã hội. (Nếu so sánh, nhóm thiểu số người Duy Ngô Nhĩ chẳng hạn, chiếm ít hơn 1 phần trăm dân số Trung Quốc). Dân tộc Hán, với 1.3 tỷ người, là nhóm thiếu số lớn nhất không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới. Sự ác cảm, áp bức và phân biệt đối xử đối với các nhóm dân tộc thiểu số ở một quốc gia bởi nhóm đa số chiếm ưu thế như vậy quả là đáng tiếc nhưng không đáng ngạc nhiên, và không phải là điều khác thường đối với Trung Quốc.
Phản ứng của Bắc Kinh đối với những người chí trích, là cho rằng tất cả những lối đối xử này là những nỗ lực nhằm nhấn chìm họ, trong khi vận dụng mọi cách để làm nổi bật lịch sử phân biệt chủng tộc của chính nước Mỹ. Nhưng đó là điểm chính: Những tội lỗi trong lịch sử của chúng ta được ghi chép kỹ lưỡng và điều này cho biết mọi khía cạnh của chính sách công cộng của chúng ta. Nền tự do báo chí và các tổ chức khác giương cao những hành động của chúng ta cho thế giới nhìn biết. Không có gì bí ẩn về cách đất nước chúng ta tiếp tục đối phó với những ảnh hưởng của sự phân biệt đối xử được thể chế hóa đã tồn tại gần hai thế kỷ sau khi thành lập đất nước, và trong suốt một thế kỷ sau khi chúng ta chiến đấu để chấm dứt nạn kỳ thị.
Nói cách khác, có một sự khác biệt về chất trong khuôn mẫu hành xử của Trung Quốc vượt quá cả vấn đề sắc tộc. Dĩ nhiên, sự phân biệt chủng tộc của người Trung cộng là điều khủng khiếp rồi. Nhưng điều này cho thấy một vấn đề xa hơn nữa là chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, đang nổi lên như là đặc điểm xác định kỷ nguyên Tập Cận Bình.
Ở Hồng Kông, dân tộc Hán chiếm tỷ lệ dân số tương đương như trên đại lục, và chiếm 97% dân số Đài Loan. Cả người Hồng Kông lẫn Đài Loan đều phải chịu đựng những đau khổ không kém dưới bàn tay của họ Tập vì điều đó.
Và 400 triệu người đa số là người Hán hiện sống với dưới 5 đô la một ngày ở những vùng ngoại biên của các siêu đô thị Trung Quốc. Họ là những người phải đối mặt với sự phân biệt đối xử tàn tệ từ giới tinh hoa đô thị. Họ cũng phải chịu đựng một thứ chủ nghĩa sô-vanh không kém phần ác liệt.
Theo một nghĩa nào đó, khoảng cách giữa người giàu ở thành phố và người nghèo ở khu vực nông thôn tại Trung Quốc đã được thể chế hóa thông qua hệ thống đăng ký “hộ khẩu” nội bộ vốn có từ bấy lâu nay, giúp ngăn chặn việc di chuyển giữa các khu vực và tạo ra không gì khác hơn là một hệ thống giai cấp về kinh tế. Mặc dù Tập Cận Bình đã dành ưu tiên cho việc cải cách hộ khẩu để tạo cơ hội lớn hơn cho việc di dân và thịnh vượng hoá đô thị, hệ thống này vẫn tiếp tục củng cố sự phân hoá giữa những gì thành phố có và nông thôn không có. Khi nhóm cư dân thành thị trở nên giàu có hơn và hội nhập toàn cầu theo quan điểm của họ, sự khinh thường mà họ thường thể hiện đối với những người khác biệt với họ- dù là từ Phi Châu hay nông thôn Trung Quốc - đều trở nên rõ rệt hơn.
Chủ nghĩa Sô-vanh thời Tập Cận Bình đang bắt đầu tạo ra một phản ứng nghịch trên toàn thế giới. Một thí dụ là sự nguội lạnh đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường, là nỗ lực của họ Tập- như đã nói ở trên- nhằm cố giành cho được chỗ đứng trên thị trường nước ngoài. Nhiều dự án đã khiến cho các nước bản địa gánh nợ quá mức. Trong một thí dụ khác, hải cảng chiến lược ở Sri Lanka đã phải nhượng lại cho Trung Quốc khi gánh nặng nợ nần trở nên quá cao. Các chính trị gia ở Sri Lanka, Malaysia và nhiều quốc gia khác đã thay đổi lập trường ủng hộ sáng kiến trước đó vì những gì họ thấy chỉ là chiến thuật ngoại giao trên những món nợ quá kỳ thị của Trung Quốc.
Phản ứng nghịch này đang xuất hiện ngay cả ở các nước Âu châu trước đây đã từng cho rằng Trung Quốc là đối thủ đầy tiềm năng của chính quyền Trump. Thí dụ như tại Thụy Điển, có vài thành phố đã chấm dứt quan hệ kết nghĩa chị em với các đối tác Trung Quốc, và nước này đã đóng cửa các Học viện Khổng Tử, giáng một đòn quyết liệt vào một trong những hoạt động tuyên truyền cho quyền lực mềm của Bắc Kinh. Các nhà lãnh đạo Âu châu, kể cả tổng thư ký NATO Jens Stoltenburg và tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cũng đã kêu gọi làm rõ hơn về cách Bắc Kinh xử lý đại dịch coronavirus và đẩy lùi chiến dịch Trung Quốc tung ra nhắm làm chệch hướng việc quy lỗi cho họ.
Nói tóm lại, thế giới cuối cùng dường như đang hồi phục sau mối quan hệ nồng thắm kéo dài hàng mấy thập niên với Trung Quốc, với đỉnh cao là sự trỗi dậy của Tập Cận Bình, kẻ ban đầu được xem là một nhà cải cách, người sẽ đưa Trung Quốc lên sân khấu quốc tế như một diễn viên có trách nhiệm và bình đẳng. Bản chất thực sự của chế độ cộng sản này đang trở nên minh bạch hơn và nhân loại trên thế giới không thích những gì họ đang nhìn thấy: sự đối xử khủng khiếp đối với các dân tộc thiểu số và người nghèo ở nông thôn; sự can thiệp rõ rệt vào cuộc bầu cử tổng thống gần đây của Đài Loan; thái độ hung hãn đối với Hồng Kông trong lúc thoả thuận “một quốc gia, hai hệ thống” bị gỡ bỏ một cách có hệ thống và những nhà lãnh đạo dân chủ bị bắt giữ hoặc biến mất; sự bạo ngược của nền kinh tế mới nổi thông qua chính sách ngoại giao cho vay nợ; và bây giờ rất có thể là một đại dịch toàn cầu đã gây ra bởi sự cẩu thả của Trung Quốc.
Lần đầu tiên kể từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn 30 năm về trước, thế giới đã thức tỉnh trước những thực tại xấu xa này, và nếu có bất cứ điều gì tốt đẹp nảy sinh từ kỷ nguyên địa chính trị đầy chao đảo này, thì có thể là chỉ có như thế thôi. Từ đây hy vọng rằng một hành động quyết liệt hơn để chống lại Bắc Kinh sẽ đến.
Source:National Review
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đôi tai thính giác.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:21 02/05/2020
Thiên Chúa tạo dựng thú vật và con người trong công trình sáng tạo theo như Kinh thánh diễn tả thuật lại ( St 1,1-31) có sự sống và các cơ quan thân thể. Mỗi thứ giống loại đều có thân xác hình thể cơ quan tương xứng hợp với giống loài đó. Một trong những cơ quan hệ trọng là đôi tai để nghe.
Đôi tai được Đấng Tạo Hóa tạo dựng theo một cấu trúc như chiếc cần ăng-ten thu hút làn sóng âm thanh bên ngoài, nó được gắn liền nơi hai bên phải và trái phần thủ cấp (đầu) của thân thể con người cũng như của loài thú động vật.
Đôi tai không chỉ hệ trọng cho sự sống được phát triển, nhưng còn tạo ra sự cân bằng, nét đẹp hài hòa cho thân thể nơi người cùng nơi thú động vật nữa.
Ngoài ra, đôi tai còn có chức năng điều hòa sức sống vị trí của thân thể được thăng bằng không bị nghiêng lệch chao đảo. Nên khi đôi tai, ít là nơi con người, bị bệnh có vấn đề không nghe được, hay nghe không rõ, sẽ gây ra sự choáng váng chóng mặt cho người đó.
Đôi tai để nghe bắt làn sóng, nhưng hệ thần kinh nhỏ li ti của đôi tai nằm ẩn sâu bên dưới làn da sàng lọc những âm thanh, tiếng động được thu nhận vào. Vì thế ngay nơi một em bé mới sinh ra, mắt chưa nhìn rõ, nhưng em đã có đôi tai nghe thật thính diệu kỳ. Em phân biệt được tiếng cha mẹ em, nhất là tiếng của người mẹ. Em nhận ra tiếng mẹ em ngay, cho dù mẹ em còn ở xa em.
Người lớn thanh thiên thiếu nữ bạn trẻ, ngay từ lúc họ yêu nhau, tìm gặp được nhau rồi thành lập gia đình với nhau, họ cũng có đôi tai thính với nhau. Họ thính tai nhận ra tiếng của nhau rất nhạy, dù người bạn đường chỉ nói nhỏ hoặc ngắn. Họ bắt được làn sóng âm thanh tiếng nói của nhau rất bén nhậy.
Khả năng nhậy cảm của đôi tai không chỉ nơi con người, mà còn cả nơi thú động vật nữa. Những con thú vật ngay từ lúc nhỏ thơ bé đã có khả năng nhận ra tiếng của mẹ nó rồi.
Khả năng nhậy bén của đôi tai nghe bắt được âm thanh làn sóng tiếng động quen biết cùng tinh vi nhỏ nhẹ đó, gọi là trực giác. Khả năng trực giác đó mang lại cho người cùng thú vật sự bình an hạnh phúc mạnh khoẻ, vì cảm nhận mình được tin tưởng, được gìn giữ bảo vệ yêu thương, hay đoán biết trước nguy cơ để đề phòng.
Chúa Giêsu dùng hình ảnh đoàn chiên thú vật có đôi tai thính giác nhậy bén nhận nghe ra tiếng của người chăn dắt chúng ra đồng cỏ kiếm thức ăn nuôi sống:
„ Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra.4 Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh.“ ( Ga 10, 3-4) để nói về mối tương quan mật thiết tràn đầy sự tin tưởng giữa người Mục Tử nhân lành, như cha mẹ và con cái mình. Hình ảnh nầy Chúa Giêsu muốn nói đến chính Ngài là người mục tử nhân lành chăm lo đến đời sống tinh thần của đoàn chiên con người. Người Mục tử nhân lành có đôi tai thính gía nhậy bén cho đoàn chiên của mình, và đoàn chiên cũng có đôi tai thính nhậy bén phân biệt nhận ra tiếng của người chăn dắt săn sóc chúng. Và chúng đi theo sự hướng dẫn của chủ chúng.
Thật là một hình ảnh chan chứa tình tự yêu thương của một bầu không khí nếp sống bình an, vui vẻ khoẻ mạnh.
Trong đời sống chúng ta ai cũng mong muốn có được không khí nếp sống như vậy. Nhưng để có được đôi tai thính giác nhậy bén, con người cần được giáo dục huấn luyện khởi đầu từ nơi cha mẹ. Con người cần có cha mẹ để tâm lắng nghe con mình. Từ mẫu gương tình yêu thương để tai lắng nghe của cha mẹ, chúng ta học được nếp sống có đôi tai thính giác nhậy bén cho người khác, cho môi trường sống chung quanh.
Những tiếng nói yêu thương vỗ về, những lời an ủi khuyến khích đầy niềm tin tưởng góp phần rất lớn cùnng hệ trọng làm cho đôi tai thính giác trở nên nhậy bén.
Đoàn chiên cảm nhận được bình an trên đồng cỏ thức ăn cho đời sống. Vì được người chăn đắt dẫn đến chỗ có lương thực cần thiết cho đời sống.
Trong phúc âm, Chúa Giêsu, hình ảnh người Mục Tử nhân lành, đoan hứa ban cho nhiều hơn chỉ là thức ăn nơi đồng cỏ xanh tươi.
Trong đời sống con người chúng ta không chỉ cần có lương thực thức ăn tươi tốt cho thân xác bao tử được no đầy, cùng cần thiết. Nhưng họ còn cần nhiều hơn nữa để có đời sống được bình an, có niềm vui hạnh phúc.
Con người cần nhiều hơn tình yêu thương săn sóc của người khác cùng đồng hành sát cánh bên cạnh trong mọi hoàn cảnh.
Họ cảm thấy bình an hạnh phúc khi nghe được những tiếng nói tích cực tốt đẹp, khơi vực dậy lòng can đảm.
Tiếng nói nhỏ nhẹ, chan hòa tình yêu thương trong tâm hồn phát tỏa từ Thiên Chúa, Đấng sinh thành, chăm sóc nuôi dưỡng con người, để cho họ tìm được đồng cỏ xanh tươi bình an cho đời sống.
Con người cần có đôi tai thính giác nhậy bén cho những tiếng nói đó.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đôi tai được Đấng Tạo Hóa tạo dựng theo một cấu trúc như chiếc cần ăng-ten thu hút làn sóng âm thanh bên ngoài, nó được gắn liền nơi hai bên phải và trái phần thủ cấp (đầu) của thân thể con người cũng như của loài thú động vật.
Đôi tai không chỉ hệ trọng cho sự sống được phát triển, nhưng còn tạo ra sự cân bằng, nét đẹp hài hòa cho thân thể nơi người cùng nơi thú động vật nữa.
Ngoài ra, đôi tai còn có chức năng điều hòa sức sống vị trí của thân thể được thăng bằng không bị nghiêng lệch chao đảo. Nên khi đôi tai, ít là nơi con người, bị bệnh có vấn đề không nghe được, hay nghe không rõ, sẽ gây ra sự choáng váng chóng mặt cho người đó.
Đôi tai để nghe bắt làn sóng, nhưng hệ thần kinh nhỏ li ti của đôi tai nằm ẩn sâu bên dưới làn da sàng lọc những âm thanh, tiếng động được thu nhận vào. Vì thế ngay nơi một em bé mới sinh ra, mắt chưa nhìn rõ, nhưng em đã có đôi tai nghe thật thính diệu kỳ. Em phân biệt được tiếng cha mẹ em, nhất là tiếng của người mẹ. Em nhận ra tiếng mẹ em ngay, cho dù mẹ em còn ở xa em.
Người lớn thanh thiên thiếu nữ bạn trẻ, ngay từ lúc họ yêu nhau, tìm gặp được nhau rồi thành lập gia đình với nhau, họ cũng có đôi tai thính với nhau. Họ thính tai nhận ra tiếng của nhau rất nhạy, dù người bạn đường chỉ nói nhỏ hoặc ngắn. Họ bắt được làn sóng âm thanh tiếng nói của nhau rất bén nhậy.
Khả năng nhậy cảm của đôi tai không chỉ nơi con người, mà còn cả nơi thú động vật nữa. Những con thú vật ngay từ lúc nhỏ thơ bé đã có khả năng nhận ra tiếng của mẹ nó rồi.
Khả năng nhậy bén của đôi tai nghe bắt được âm thanh làn sóng tiếng động quen biết cùng tinh vi nhỏ nhẹ đó, gọi là trực giác. Khả năng trực giác đó mang lại cho người cùng thú vật sự bình an hạnh phúc mạnh khoẻ, vì cảm nhận mình được tin tưởng, được gìn giữ bảo vệ yêu thương, hay đoán biết trước nguy cơ để đề phòng.
Chúa Giêsu dùng hình ảnh đoàn chiên thú vật có đôi tai thính giác nhậy bén nhận nghe ra tiếng của người chăn dắt chúng ra đồng cỏ kiếm thức ăn nuôi sống:
„ Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra.4 Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh.“ ( Ga 10, 3-4) để nói về mối tương quan mật thiết tràn đầy sự tin tưởng giữa người Mục Tử nhân lành, như cha mẹ và con cái mình. Hình ảnh nầy Chúa Giêsu muốn nói đến chính Ngài là người mục tử nhân lành chăm lo đến đời sống tinh thần của đoàn chiên con người. Người Mục tử nhân lành có đôi tai thính gía nhậy bén cho đoàn chiên của mình, và đoàn chiên cũng có đôi tai thính nhậy bén phân biệt nhận ra tiếng của người chăn dắt săn sóc chúng. Và chúng đi theo sự hướng dẫn của chủ chúng.
Thật là một hình ảnh chan chứa tình tự yêu thương của một bầu không khí nếp sống bình an, vui vẻ khoẻ mạnh.
Trong đời sống chúng ta ai cũng mong muốn có được không khí nếp sống như vậy. Nhưng để có được đôi tai thính giác nhậy bén, con người cần được giáo dục huấn luyện khởi đầu từ nơi cha mẹ. Con người cần có cha mẹ để tâm lắng nghe con mình. Từ mẫu gương tình yêu thương để tai lắng nghe của cha mẹ, chúng ta học được nếp sống có đôi tai thính giác nhậy bén cho người khác, cho môi trường sống chung quanh.
Những tiếng nói yêu thương vỗ về, những lời an ủi khuyến khích đầy niềm tin tưởng góp phần rất lớn cùnng hệ trọng làm cho đôi tai thính giác trở nên nhậy bén.
Đoàn chiên cảm nhận được bình an trên đồng cỏ thức ăn cho đời sống. Vì được người chăn đắt dẫn đến chỗ có lương thực cần thiết cho đời sống.
Trong phúc âm, Chúa Giêsu, hình ảnh người Mục Tử nhân lành, đoan hứa ban cho nhiều hơn chỉ là thức ăn nơi đồng cỏ xanh tươi.
Trong đời sống con người chúng ta không chỉ cần có lương thực thức ăn tươi tốt cho thân xác bao tử được no đầy, cùng cần thiết. Nhưng họ còn cần nhiều hơn nữa để có đời sống được bình an, có niềm vui hạnh phúc.
Con người cần nhiều hơn tình yêu thương săn sóc của người khác cùng đồng hành sát cánh bên cạnh trong mọi hoàn cảnh.
Họ cảm thấy bình an hạnh phúc khi nghe được những tiếng nói tích cực tốt đẹp, khơi vực dậy lòng can đảm.
Tiếng nói nhỏ nhẹ, chan hòa tình yêu thương trong tâm hồn phát tỏa từ Thiên Chúa, Đấng sinh thành, chăm sóc nuôi dưỡng con người, để cho họ tìm được đồng cỏ xanh tươi bình an cho đời sống.
Con người cần có đôi tai thính giác nhậy bén cho những tiếng nói đó.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thông Báo
Phân ưu: Hiền thê của Thầy Sáu Phaolo Lý Trọng Song qua đời tại London
LM Simon Nguyễn Đức Thắng
09:55 02/05/2020
117 BOW COMMON LANE, LONDON E3 4AU
Tel: (0044) 207 987 3477
Email: Bowcommon@rcdow.org.uk
Website: www.cdcgvietnamlondon.org
CỘNG ĐOÀN Công Giáo VIỆT NAM TẠI LONDON, ANH QUỐC
nhận được Cáo Phó:
Hiền thê của Thầy Sáu Phaolo Lý Trọng Song
Là cô Martha Nguyễn Thị Đông
Sinh ngày 29 tháng 5 năm 1932 tại Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Đã được Chúa gọi về lúc 12 giờ 15 trưa ngày thứ ba 14 tháng 4 năm 2020
Tại London, Anh Quốc
Hưởng thọ 87 tuổi.
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Thứ Hai ngày 04 tháng 05 năm 2020
Thánh Lễ Cầu Hồn lúc 20:00 (giờ London, 15:00 giờ Washington DC) tại Nhà thờ của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam London.
Xin kính mời qúy vị tham dự trực tuyến qua trang mạng của Nhà thờ Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại London:
http://www.cdcgvietnamlondon.org/tructiep
Thứ Ba ngày 05 tháng 05 năm 2020
Nghi Thức Hỏa Táng lúc 15:30 (giờ London, 10:30 giờ Washington DC) tại Mortlake
Crematorium, Kew Meadow Path, Townmead Road, Richmond TW9 4EN
Cộng Đoàn chúng con xin chân thành chia buồn cùng Thầy Sáu Phaolo Lý Trọng Song và đại gia đình Tang Quyến trước sự ra đi của người thân yêu.
Hợp ý cùng Tang Quyến, chúng con cầu xin Thiên Chúa cho linh hồn Cô Martha được về hưởng hạnh phúc Thiên Đàng.
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
BAN ĐẠI DIỆN CỘNG ĐOÀN
Linh mục Simon Nguyễn Đức Thắng, Tuyên Uý
Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Tâm, Phụ Tá
Ông Phêrô Hồ Đình Lượng, Chủ Tịch
Ông Phêrô Nguyễn Văn Trung, Phó Chủ Tịch
Ông Antôn Phạm Văn Chương, Trưởng Ban Xã Hội
Bà Matta Trần Thị Mai, Thủ quỷ
Ông Antôn Phan Hoàng Anh, Trưởng Ban Sinh Hoạt và Giới Trẻ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cây Sồi Fatima
Lê Trị
21:36 02/05/2020
CÂY SỒI FATIMA
Ảnh của Lê Trị
Xin cho con được làm cây Sồi Fatima
Để van nài Mẹ, để xin với Mẹ
Tư bề đang nguy khốn !
Thế giới đang bất an !
Toàn dân đang lầm than !
Cúi xin Mẹ che chở!
(Trích thơ của Trần Đình Phan Tiến)
Ảnh của Lê Trị
Xin cho con được làm cây Sồi Fatima
Để van nài Mẹ, để xin với Mẹ
Tư bề đang nguy khốn !
Thế giới đang bất an !
Toàn dân đang lầm than !
Cúi xin Mẹ che chở!
(Trích thơ của Trần Đình Phan Tiến)
VietCatholic TV
Tin vui giữa thời đại dịch: Giáo Hội có thêm hai Hồng Y đẳng Giám Mục. ĐTC cầu cho các nhà cầm quyền
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:08 02/05/2020
Đức Thánh Cha nâng hai Hồng Y lên hàng Hồng Y Giám Mục
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã quyết định nâng hai vị Hồng Y Beniamino Stella và Luis Tagle lên hàng Hồng Y Giám Mục.
Đức Hồng Y Stella là tổng trưởng Bộ Giáo Sĩ. Đức Hồng Y Tagle là tổng trưởng mới được bổ nhiệm của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc. Việc hai vị được nâng lên hàng Hồng Y Giám Mục khẳng định vị thế của các ngài trong số các nhân vật hàng đầu của Vatican.
Trong thông báo công bố hôm 1 tháng 5, Vatican cũng cho biết Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Ilson de Jesus Montanari, thư ký của Bộ Giám Mục, làm Phó Nhiếp Chính. Trong vai trò đó, ngài sẽ hỗ trợ cho Đức Hồng Y Kevin Farrell, hiện là Nhiếp Chính của Tòa Thánh, nghĩa người có nhiệm vụ giám sát việc chăm sóc tài sản của Vatican trong giai đoạn sau cái chết, hoặc quyết định từ chức của Đức Giáo Hoàng, cho đến khi một vị Giáo Hoàng mới kế vị.
Các Hồng Y được chia làm ba đẳng: Hồng Y Phó Tế, Hồng Y Linh Mục và Hồng Y Giám Mục. Thông thường, các vị đang coi sóc các giáo phận và tổng giáo phận khi được tấn phong Hồng Y thì thuộc đẳng Hồng Y Linh Mục. Nói thí dụ, trong một công nghị tấn phong Hồng Y sắp tới, khi Đức Thánh Cha quyết định phong Hồng Y cho các Đức Tổng Giám Mục ở Hà Nội, Huế hay Sàigòn thì ngài thuộc đẳng Hồng Y Linh Mục. Trong khi các vị đang làm việc tại giáo triều Rôma thì thuộc đẳng Phó Tế, sau đó một vài năm mới lên Hồng Y Linh Mục và Hồng Y Giám Mục. Mặc dù sự phân biệt chủ yếu có tính nghi lễ, các Hồng Y Giám Mục là những vị tham gia Niên trưởng Hồng Y Đoàn, là người sẽ chủ trì Cơ Mật Viện bầu tân Giáo Hoàng.
Trước đó, vào năm 1965, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã quyết định rằng một Thượng Phụ của một Giáo Hội Công Giáo Đông phương, khi được nâng lên hàng Hồng Y, thì lập tức thuộc đẳng Hồng Y Giám Mục. Ba Đức Thượng Phụ Đông phương hiện là Hồng Y Giám Mục là Đức Hồng Y Antonios Naguib (Coptic), Bechara Rai (Maronite) và Louis Raphael Sako (Chanđê).
Theo truyền thống, Giáo Hội Latinh chỉ có sáu Hồng Y Giám Mục, mỗi vị được chỉ định vào một nhà thờ hiệu toà của một trong những giáo phận ngoại ô cổ đại bên ngoài Rôma. Nhưng vào năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã vượt qua tiền lệ đó và nâng lên hàng Hồng Y Giám Mục bốn vị khác là Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh; Fernando Filoni, lúc đó là tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc; Marc Ouellet, bộ trưởng Bộ Giám Mục; và Leonardo Sandri, bộ trưởng bộ Các Giáo hội Đông phương.
Quyết định mới nhất của Đức Giáo Hoàng về việc nâng lên hàng Hồng Y Giám Mục có lẽ được thúc đẩy bởi tình trạng cao niên của các vị Hồng Y Giám Mục hiện nay. Năm trong số sáu Hồng Y Giám Mục đã ngoài 85 tuổi: Đức Hồng Y Re (86), Sodano (92), Arinze (87), Bertone (85) và Saraiva Martins (88).
Đức Hồng Y Stella, với tư cách là Hồng Y Giám Mục, sẽ nhận nhà thờ hiệu tòa là nhà thờ Porto-Santa Rufina, một trong những nhà thờ ngoại ô truyền thống của Rôma, đã bị bỏ trống sau cái chết của Đức Hồng Y Roger Etchegary vào tháng 9 năm ngoái. Đức Hồng Y Tagle vẫn giữ nguyên nhà thờ hiệu tòa của ngài là nhà thờ San Felice da Cantalice a Centocelle, chưa từng trao cho một Hồng Y Giám Mục nào.
Thánh lễ tại Santa Marta 2/5/2020: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nhà cầm quyền
Lúc 7 sáng thứ Bẩy mùng 2 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những nhà cầm quyền, xin Thiên Chúa giúp đỡ những người cai trị, cho họ được hiệp nhất trong thời kỳ khủng hoảng vì thiện ích của người dân.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những người cai trị, là những người có trách nhiệm chăm sóc người dân của họ trong những thời khắc khủng hoảng này: các nguyên thủ quốc gia, tổng thống, thủ tướng, những người đứng đầu chính phủ, các nhà lập pháp, các thị trưởng, các chủ tịch các vùng... cầu xin Chúa giúp họ và ban cho họ sức mạnh, bởi vì công việc của họ không dễ dàng. Chúng ta cũng cầu xin rằng khi có sự khác biệt giữa họ với nhau, họ hiểu rằng trong thời kỳ khủng hoảng, họ phải hết sức đoàn kết vì lợi ích của mọi người, bởi vì sự đoàn kết luôn đem lại những thiện ích vượt trội hơn so với xung đột.
Hôm nay, Thứ Bảy, 2 tháng Năm, 300 nhóm cầu nguyện sẽ kết hiệp với chúng ta trong lời cầu nguyện. Họ được gọi là “madrugadores”, là tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là những người dậy sớm. Họ là những người thức dậy sớm để cầu nguyện, dâng hiến những giờ đầu tiên của mình cho lời cầu nguyện lên cùng Thiên Chúa. Họ đang tham gia với chúng ta hôm nay, ngay giờ này.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về Bài Đọc Một trong ngày, trích từ Sách Tông đồ Công vụ (CV 9: 31-42) tường thuật về việc cộng đồng Kitô giáo tiên khởi được củng cố và an ủi ra sao bởi Chúa Thánh Thần, và đã tăng trưởng về số lượng.
Bài Ðọc I: Cv 9, 31-42
“Hội thánh được tổ chức và đầy ơn an ủi của Thánh Thần”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, Hội Thánh được bình an trong khắp miền Giuđêa, Galilêa và Samaria, sống trong sự kính sợ Chúa, được tổ chức và đầy ơn an ủi của Thánh Thần.
Phêrô đi khắp các miền, đến với các thánh đang ở Lyđa. Ở đó ngài gặp một người tên là Ênêa, bị bất toại đã liệt giường suốt tám năm. Phêrô nói với anh ta: “Ênêa, Chúa Giêsu Kitô chữa anh lành bệnh; hãy chỗi dậy và dẹp giường đi”. Lập tức anh ta đứng lên. Tất cả dân cư ở Lyđa và Sarôna thấy vậy, đều trở lại cùng Chúa.
Tại Gióppê, có một nữ môn đồ tên là Tabitha, nghĩa là Sơn Dương. Bà làm nhiều việc lành và hay bố thí. Xảy ra trong những ngày ấy bà lâm bệnh mà chết; người ta rửa xác bà, rồi đặt trên lầu. Vì Lyđa ở gần Gióppê, các môn đồ nghe tin Phêrô đang ở đó, liền sai hai người đến xin ngài rằng: “Xin ngài hãy mau đến với chúng tôi”. Phêrô chỗi dậy đi với họ. Ðến nơi, người ta dẫn ngài lên lầu; tất cả các quả phụ bao quanh ngài, khóc nức nở, chỉ cho ngài xem các áo trong áo ngoài mà chị Sơn Dương may cho họ. Phêrô bảo mọi người ra ngoài, rồi quỳ gối cầu nguyện, và quay mặt về phía thi thể mà nói: “Tabitha, hãy chỗi dậy”. Bà liền mở mắt, thấy Phêrô và ngồi dậy. Phêrô đưa tay đỡ bà đứng dậy, rồi gọi các thánh, và các quả phụ đến, và chỉ cho thấy bà đã sống lại. Cả thành Gióppê hay biết việc ấy, nên nhiều người tin vào Chúa. Phêrô lưu lại Gióppê nhiều ngày tại nhà Simon thợ thuộc da.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Bài Đọc Một bắt đầu như thế này: “Trong những ngày ấy, Hội Thánh được bình an trong khắp miền Giuđêa, Galilêa và Samaria, sống trong sự kính sợ Chúa, được tổ chức và đầy ơn an ủi của Thánh Thần và đã tăng số lượng.” Đó là một thời bình an, và Giáo hội phát triển. Giáo hội được bình an, được Chúa Thánh Thần an ủi. Đó là thời gian tốt đẹp. Sau đó, là sự chữa lành Ênêa khiến cư dân ở Lyđa và Sarôna thấy vậy đều trở lại cùng Chúa. Phêrô cũng làm tăng thêm các tín hữu tại Gióppê sau khi làm cho bà Tabitha sống lại từ trong kẻ chết. Tất cả những việc này được thực hiện trong thời bình.
Nhưng có những lúc, Giáo Hội không được bình an. Trong thời sơ khai của Giáo hội đã xảy ra những lần bách hại, những lúc khó khăn, những lúc khiến các tín hữu rơi vào khủng hoảng. Thời khủng hoảng. Và thời điểm khủng hoảng là những gì Tin Mừng của Thánh Gioan nói với chúng ta hôm nay. Đoạn Tin Mừng này là sự kết thúc của cả một phần trước đó, bắt đầu từ phép lạ hóa bánh ra nhiều, khi dân chúng muốn tôn Chúa Giêsu lên làm vua, Chúa Giêsu lui vào thanh vắng để cầu nguyện, họ không tìm thấy Người vào ngày hôm sau, nên họ đi tìm Người, và họ khi họ gặp Người, Chúa Giêsu trách móc họ rằng họ chỉ tìm kiếm những của ăn hư nát chứ không phải những lời ban sự sống đời đời và tất cả câu chuyện đó kết thúc ở đây. Họ nói với Người: “Hãy cho chúng tôi bánh này”, và Chúa Giêsu giải thích rằng bánh Người sẽ cho họ là Mình Máu Thánh của chính Người.
Tại thời điểm đó, nhiều môn đệ của Chúa Giêsu, sau khi nghe những lời này thì lẩm bẩm rằng: “Lời này chói tai quá! Ai nghe được!”. Chúa Giêsu nói rằng những ai không ăn Mình và Máu của Người thì sẽ không có sự sống đời đời. Chúa Giêsu cũng nói: “Ai ăn thịt và uống máu Ta, thì được sống muôn đời, và Ta sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết.” Đây là những điều mà Chúa Giêsu đã nói và “lời này chói tai quá. Một cái gì đó không ổn ở đây. Người đàn ông này đã vượt quá giới hạn.” Đây là một khoảnh khắc của cuộc khủng hoảng. Có những khoảnh khắc của hòa bình và những khoảnh khắc khủng hoảng. Chúa Giêsu biết rằng các môn đệ đang lẩm bẩm những gì. Ở đây có sự phân biệt giữa các môn đệ và các tông đồ. Các môn đệ đi theo ngài gồm 72 người, hay hơn nữa, còn các tông đồ chỉ có nhóm Mười Hai. Thật ra, Chúa Giêsu đã biết ngay từ đầu ai là những người không tin và ai là người sẽ phản bội mình. Và vì thế, khi đối mặt với cuộc khủng hoảng này, Ngài nhắc nhở họ: “Bởi đó, Ta bảo các ngươi rằng: Không ai có thể đến với Ta, nếu không được Cha Ta ban cho”. Chúa Cha lôi cuốn chúng ta đến với Chúa Giêsu. Và đó là cách giải quyết khủng hoảng.
Và từ bấy giờ có nhiều môn đệ rút lui không còn theo Người nữa. Họ lui ra xa. “Người đàn ông này có chút nguy hiểm, một chút đáng sợ. Nhưng những giáo lý của ông ấy thì OK, ông ấy là một con người tốt đấy, giảng hay và chữa lành được người ta, nhưng khi họ nhận ra những điều kỳ lạ thì xin lỗi nhé, chúng tôi phải ra đi.” Các môn đệ trên đường Emmau cũng hành động như thế vào buổi sáng Phục sinh: ‘À vâng, có một điều kỳ lạ: những người phụ nữ nói rằng ngôi mộ... nhưng chuyện này không xong’, họ nói, ‘chúng ta hãy đi sớm vì binh sĩ sẽ đến và đóng đinh chúng ta’. Những người lính giữ mộ cũng đã làm như thế: họ đã nhìn thấy sự thật, nhưng sau đó họ thích bán bí mật của họ lấy tiền hơn là nói lên sự thật, vì họ bảo nhau rằng “chúng ta hãy hãy chắc chắn chúng ta không dính líu vào vào những câu chuyện như thế này làm chi, nguy hiểm lắm”.
Một khoảnh khắc khủng hoảng là một khoảnh khắc của sự lựa chọn, đó là một khoảnh khắc đặt chúng ta trước những quyết định mà chúng ta phải đưa ra. Mọi người trong cuộc sống đã và sẽ có những khoảnh khắc khủng hoảng. Khủng hoảng gia đình, khủng hoảng hôn nhân, khủng hoảng xã hội, khủng hoảng công việc, nhiều thứ khủng hoảng... Đại dịch này cũng là thời kỳ khủng hoảng xã hội.
Làm thế nào để phản ứng trong thời điểm khủng hoảng đó? Tại thời điểm đó, nhiều môn đệ đã rút lui và không bao giờ đi với Chúa Giêsu nữa. Chúa Giêsu quyết định đặt câu hỏi với các tông đồ. Người nói với Nhóm Mười Hai: “Cả các con, các con có muốn bỏ đi không?” Simon Phêrô thưa Người: “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa”. Phêrô tuyên xưng, thay mặt cho nhóm Mười Hai, rằng Chúa Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa, là Con của Thiên Chúa. Lời tuyên xưng đầu tiên - “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” - và ngay lập tức Chúa Giêsu bắt đầu giải thích về cuộc thương khó sẽ đến. Phêrô ngăn Chúa Giêsu lại: “Đừng, không được đâu Chúa ơi. Đừng!”. Và Chúa Giêsu quở trách ông. Nhưng Phêrô đã trưởng thành hơn một chút và ông không cãi lại. Phêrô không hiểu những gì Chúa Giêsu nói “ăn thịt Ta và uống máu Ta”: ông không hiểu. Nhưng ông tin vào Thầy. Tin tưởng. Và vì tin tưởng, ông đã có thể đưa ra lời tuyên xưng thứ hai này: “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời.”
Điều này giúp chúng ta, tất cả chúng ta, sống những khoảnh khắc khủng hoảng. Ở đất nước tôi có một câu ngạn ngữ này: “Khi bạn đang cưỡi ngựa và bạn phải vượt qua một con sông, xin đừng đổi ngựa giữa sông.” Trong thời gian khủng hoảng, hãy kiên vững trong đức tin. Những người bỏ đi, là những kẻ đổi ngựa, họ tìm kiếm một sư phụ khác không quá khó khi họ nói chuyện với ông ta. Trong thời kỳ khủng hoảng cần phải có sự bền đỗ, im lặng; trụ lại nơi chúng ta đang đứng, dừng lại. Đây không phải là lúc để thay đổi. Đó là giây phút của lòng trung thành, trung thành với Chúa, trung thành với những điều chúng ta đã làm trước đây. Bên cạnh đó, đây là thời điểm hoán cải bởi vì lòng trung tín sẽ truyền cảm hứng cho chúng ta thực hiện một số thay đổi hướng thiện, chứ không phải xa rời điều thiện.
Có những khoảnh khắc bình yên và cũng có những khoảnh khắc khủng hoảng. Kitô hữu chúng ta phải học cách sống trong cả hai trường hợp. Cả hai. Một số Giáo Phụ nói rằng khoảnh khắc khủng hoảng giống như đi qua ngọn lửa để trở nên mạnh mẽ hơn. Xin Chúa gởi Chúa Thánh Thần đến với chúng ta để dạy chúng ta biết cách chống lại những cám dỗ trong thời kỳ khủng hoảng, để biết cách trung thành với đức tin, trong niềm hy vọng sẽ được sống những giây phút bình an. Anh chị em hãy nghĩ về những khủng hoảng của chúng ta: khủng hoảng gia đình, khủng hoảng khu phố, khủng hoảng công ăn việc làm, khủng hoảng xã hội, khủng hoảng trên thế giới, khủng hoảng trong nước... nhiều khủng hoảng, rất nhiều khủng hoảng.
Source:Vatican News
Linh mục Trung Hoa: Hiện tình đau thương của Hội Thánh tại Hoa Lục sau đại dịch
Giáo Hội Năm Châu
16:05 02/05/2020
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, vừa công bố bài viết sau đây của một linh mục Trung Quốc về tình trạng của Giáo Hội tại Hoa Lục trong những ngày này. Tác giả của bài viết là linh mục Sơn Nhân (Shanren-山人). Bài viết của ngài có tựa đề “Than có màu trắng” - 煤球是白的.
Để hiểu được những vấn đề do Cha Sơn Nhân đề cập đến chúng tôi muốn lưu ý quý vị và anh chị em một số diễn biến hiện nay rất bất lợi cho Giáo Hội tại Hoa Lục.
Trong cố gắng dấu diếm những thất bại và các tổn thất kinh hoàng trong đại dịch coronavirus kinh hoàng tại Hồ Bắc, Khoa Giáo Trung ương của bọn cầm quyền Trung Quốc cho rằng coronavirus là do quân đội Mỹ gây ra. Đảng Cộng sản Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình đã đưa ra các biện pháp thông minh và sáng tạo không những cứu được Trung Quốc mà còn cả thế giới.
Các phương tiện truyền thông tại Trung Quốc ca ngợi bọn cầm quyền cộng sản đi xa đến mức coi bọn lãnh đạo cộng sản như các vị thần minh thật sự, là những “đấng” cứu tinh của loài người. Đó là bối cảnh của làn sóng triệt hạ thánh giá kinh hoàng đang diễn ra tại Trung Quốc.
Bản tiếng Hoa có thể xem tại đây, và đây là bản tiếng Anh. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
煤球是白的 - Than có màu trắng
Bất cứ khi nào tôi muốn viết một bài báo, trước hết tôi luôn nghĩ về tựa đề của bài báo. Tôi chắc chắn không phải là người dựa vào tiêu đề để thu hút sự chú ý của độc giả và tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ làm điều đó, tuy nhiên, tôi luôn dành nhiều thời gian cho việc này. Tiêu đề “Than có màu trắng” này xuất hiện trong đầu tôi ngày hôm qua, nhưng tôi không có đủ thời gian để viết dài hơn. Một lý do khác là bây giờ không có nhiều điều để viết: cuộc sống dường như bế tắc như vậy, không còn gì có thể thay đổi. Chẳng phải những gì chúng ta thấy ngày nay thật quá vô lý đó sao?
Vào ngày 12 tháng Tư, Chúa Nhật Phục Sinh, một tín hữu đã gửi cho tôi một bức ảnh cho thấy thánh giá phía trên một nhà thờ trong giáo phận Tân Hương (Xinxiang -新乡) thuộc tỉnh Hà Nam (Henan -河南), đã bị triệt hạ vào đúng ngày Chúa Nhật Phục Sinh. Thánh giá đó và nhà thờ đó có lịch sử gần 100 năm. Các tín hữu yêu cầu tôi viết một điều đó về chuyện này! Những gì tôi nghĩ: thực sự không có gì để viết! Không phải là tôi không cảm thấy tức giận nữa. Vấn đề là nhiều người có thể nói: tức giận mà làm gì? Hơn nữa, nếu bạn tức giận về điều đó, bạn cũng bị coi là phạm tội hình sự!
Bây giờ khi một thập tự giá bị triệt hạ, tất cả các Kitô hữu phải bình tĩnh và mỉm cười. Trên thực tế, chỉ vài ngày trước, thánh giá của một nhà thờ cổ đại tại giáo phận An Huy (Anhui – 安徽) đã bị triệt hạ, và không một ai dám nhắc đến điều đó!
“公教文明”与被拆的十字架 - Tờ Văn Minh Kitô và việc triệt hạ thánh giá
Một ngày, Tờ Văn Minh Kitô ( Civiltà Cattolica - 公教文明)xuất bản một bài báo được viết bởi Cha Lombardi về “Lịch sử của mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Trung Quốc”. Tôi chỉ đủ thời gian để đọc qua một lần thì bài viết đã bị xóa khỏi internet. Đó thực sự là một mối ân hận rất lớn cho tôi khi không kịp chép lại bài đó. Về kết luận của bài báo đó, tôi đã đưa ra một số bình luận nhỏ được trích dẫn trong bài viết của mình: [kết luận về bài viết của Cha Lombardi là] này “Nếu ý nghĩa và tinh thần của Hiệp định ký ngày 22 tháng Chín năm 2018 được hiểu một cách chính xác và tích cực, sự ủng hộ và hiệp thông của các tín hữu Công Giáo Trung Quốc và tất cả Dân Chúa với Đức Giáo Hoàng có thể cung cấp một sự đóng góp quý báu để tiếp tục một cuộc hành trình đã bắt đầu, sinh hoa kết quả ngày càng vững chắc”. Nhận xét cá nhân của tôi có một kết thúc buồn, nếu bạn đào sâu ý nghĩa của những gì được viết. Để có một giải thích chính xác và tích cực về ý nghĩa và tinh thần của Thỏa thuận tạm thời này, chúng ta phải hỗ trợ lẫn nhau và phải thống nhất. Chỉ bằng cách này, người ta mới có thể đóng góp vào tiến trình của Thỏa thuận và từ đây có được một hoa trái ngày càng vững chắc. Do đó, việc xem xét và chấp nhận hành động triệt hạ thánh giá như một sự kiện hàng ngày, vì thế, dường như là đóng góp lớn duy nhất mà tín hữu Công Giáo Trung Quốc và tất cả Dân Chúa có thể thực hiện để tiếp tục Hiệp định!
祈求宽恕 - Cầu xin tha thứ
Tôi vô tình nghe bài giảng của Cha Phí Kế Sinh (Fei Jisheng - 费继生) với một nhóm các linh mục. Bài giảng có tựa đề “Suy tư trong một giai đoạn khó khăn”. Ý kiến của các tín hữu Trung Quốc với bài giảng này rất tích cực. Cha Phí Kế Sinh là một diễn giả hùng hồn, ngài cũng biết cách trích dẫn Kinh Thánh một cách đúng lúc, vì vậy các tín hữu rất trân trọng bài giảng của ngài. Sau khi nghe bài suy niệm của Cha Phí Kế Sinh, tôi quyết định viết bài này và tiêu đề “Cầu xin tha thứ” (“祈求宽恕”) nổi lên gần như ngay lập tức. Suy tư của ngài nói chính xác về tâm tình mà chúng ta, trong tư cách là các Kitô hữu, phải có đối với việc triệt hạ thánh giá của các cơ quan chính phủ. Lý luận của ngài rất đơn giản: trước hết, mọi việc xảy ra đều do Chúa muốn; thứ hai, thông qua điều này, Thiên Chúa dạy các tín hữu của mình nhận ra tội lỗi của họ; bởi vì, cuối cùng, chính những tội lỗi của Giáo hội đã gây ra những sự kiện này. Kết luận là người ta không nên phàn nàn, mà nên ăn năn! Đây là bản tóm tắt hời hợt của tôi về suy tư sâu sắc của Cha Phí Kế Sinh. Tôi không biết liệu có ai có một tình cảm tương tự như tôi hay không khi nghe bài giảng này, nhưng theo tôi, những lời này có khả năng gây hiểu lầm rất tai hại.
Trong nhận thức chung, than là màu đen, nhưng bây giờ mọi người đang được giáo dục để nói rằng nó là màu trắng. Để làm cho mọi người tin rằng than là màu trắng, chúng ta tiến hành với nhiều diễn đạt, qua lời nói và qua các bích chương. Những lý do được đưa ra bởi các cơ quan chính phủ để triệt hạ thánh giá luôn luôn rất đa dạng, nhưng các Kitô hữu có thực sự cần phải tìm lý do tại sao thánh giá bị triệt hạ hay không? Bởi vì liệu họ còn có thể tiếp tục tuyên bố rằng than vốn có màu đen?
Trong bí tích xưng tội, liệu tôi có phải chịu trách nhiệm về tội lỗi của người khác không, và liệu tôi có còn trách nhiệm phải phán xét và đưa ra sự thật về bản chất của tội ác không?
方方日记 - Nhật ký của Phương Phương (Fang Fang -方方)
Các giá trị của xã hội Trung Quốc hoàn toàn hỗn loạn, và điều này có thể thấy từ những lời chỉ trích cay nghiệt đối với nhật ký của Phương Phương. Một số người nhỏ mọn bắt đầu tìm kiếm các bài phát biểu cũ của Giáo sư Lương Diên Bình (Liang Yanping - 梁延平) của Đại học Hồ Bắc, tố cáo giáo sư này và đòi trường đại học của cô phải có biện pháp nghiêm khắc chống lại cô. Và điều này, chỉ bởi vì cô ấy đã ủng hộ bài báo của Phương Phương. Ấn tượng người ta cố gây cho mọi người là Phương Phương và Giáo sư Lương là hai kẻ đồng lõa với nhau. Họ đồng ý với nhau, chỉ vì họ ủng hộ công lý và tình nhân loại.
Từ khi nào công lý và nhân loại trở nên ít quan trọng hơn chế độ? Thánh giá tượng trưng cho đức tin Kitô giáo bị triệt hạ, và các Kitô hữu không những không thể ngăn chặn hành động này, mà thậm chí họ còn không thể chống lại nó. Chấp nhận chuyện đó bây giờ dường như là điều duy nhất được cho phép!
Than có mầu trắng là một lời nói dối và một trò đùa. Theo một số người nói: “ Không có lời nói dối nào mà bạn không dám nói; không có giới hạn nào mà bạn không dám vượt qua, và không ai biết có bao nhiêu người vẫn chưa bị hy sinh”. Thành ra, đây là một trò đùa rất buồn!
Source:Asia NewsChinese priest: Civiltà Cattolica and demolished crosses
Để hiểu được những vấn đề do Cha Sơn Nhân đề cập đến chúng tôi muốn lưu ý quý vị và anh chị em một số diễn biến hiện nay rất bất lợi cho Giáo Hội tại Hoa Lục.
Trong cố gắng dấu diếm những thất bại và các tổn thất kinh hoàng trong đại dịch coronavirus kinh hoàng tại Hồ Bắc, Khoa Giáo Trung ương của bọn cầm quyền Trung Quốc cho rằng coronavirus là do quân đội Mỹ gây ra. Đảng Cộng sản Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình đã đưa ra các biện pháp thông minh và sáng tạo không những cứu được Trung Quốc mà còn cả thế giới.
Các phương tiện truyền thông tại Trung Quốc ca ngợi bọn cầm quyền cộng sản đi xa đến mức coi bọn lãnh đạo cộng sản như các vị thần minh thật sự, là những “đấng” cứu tinh của loài người. Đó là bối cảnh của làn sóng triệt hạ thánh giá kinh hoàng đang diễn ra tại Trung Quốc.
Bản tiếng Hoa có thể xem tại đây, và đây là bản tiếng Anh. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
煤球是白的 - Than có màu trắng
Bất cứ khi nào tôi muốn viết một bài báo, trước hết tôi luôn nghĩ về tựa đề của bài báo. Tôi chắc chắn không phải là người dựa vào tiêu đề để thu hút sự chú ý của độc giả và tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ làm điều đó, tuy nhiên, tôi luôn dành nhiều thời gian cho việc này. Tiêu đề “Than có màu trắng” này xuất hiện trong đầu tôi ngày hôm qua, nhưng tôi không có đủ thời gian để viết dài hơn. Một lý do khác là bây giờ không có nhiều điều để viết: cuộc sống dường như bế tắc như vậy, không còn gì có thể thay đổi. Chẳng phải những gì chúng ta thấy ngày nay thật quá vô lý đó sao?
Vào ngày 12 tháng Tư, Chúa Nhật Phục Sinh, một tín hữu đã gửi cho tôi một bức ảnh cho thấy thánh giá phía trên một nhà thờ trong giáo phận Tân Hương (Xinxiang -新乡) thuộc tỉnh Hà Nam (Henan -河南), đã bị triệt hạ vào đúng ngày Chúa Nhật Phục Sinh. Thánh giá đó và nhà thờ đó có lịch sử gần 100 năm. Các tín hữu yêu cầu tôi viết một điều đó về chuyện này! Những gì tôi nghĩ: thực sự không có gì để viết! Không phải là tôi không cảm thấy tức giận nữa. Vấn đề là nhiều người có thể nói: tức giận mà làm gì? Hơn nữa, nếu bạn tức giận về điều đó, bạn cũng bị coi là phạm tội hình sự!
Bây giờ khi một thập tự giá bị triệt hạ, tất cả các Kitô hữu phải bình tĩnh và mỉm cười. Trên thực tế, chỉ vài ngày trước, thánh giá của một nhà thờ cổ đại tại giáo phận An Huy (Anhui – 安徽) đã bị triệt hạ, và không một ai dám nhắc đến điều đó!
“公教文明”与被拆的十字架 - Tờ Văn Minh Kitô và việc triệt hạ thánh giá
Một ngày, Tờ Văn Minh Kitô ( Civiltà Cattolica - 公教文明)xuất bản một bài báo được viết bởi Cha Lombardi về “Lịch sử của mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Trung Quốc”. Tôi chỉ đủ thời gian để đọc qua một lần thì bài viết đã bị xóa khỏi internet. Đó thực sự là một mối ân hận rất lớn cho tôi khi không kịp chép lại bài đó. Về kết luận của bài báo đó, tôi đã đưa ra một số bình luận nhỏ được trích dẫn trong bài viết của mình: [kết luận về bài viết của Cha Lombardi là] này “Nếu ý nghĩa và tinh thần của Hiệp định ký ngày 22 tháng Chín năm 2018 được hiểu một cách chính xác và tích cực, sự ủng hộ và hiệp thông của các tín hữu Công Giáo Trung Quốc và tất cả Dân Chúa với Đức Giáo Hoàng có thể cung cấp một sự đóng góp quý báu để tiếp tục một cuộc hành trình đã bắt đầu, sinh hoa kết quả ngày càng vững chắc”. Nhận xét cá nhân của tôi có một kết thúc buồn, nếu bạn đào sâu ý nghĩa của những gì được viết. Để có một giải thích chính xác và tích cực về ý nghĩa và tinh thần của Thỏa thuận tạm thời này, chúng ta phải hỗ trợ lẫn nhau và phải thống nhất. Chỉ bằng cách này, người ta mới có thể đóng góp vào tiến trình của Thỏa thuận và từ đây có được một hoa trái ngày càng vững chắc. Do đó, việc xem xét và chấp nhận hành động triệt hạ thánh giá như một sự kiện hàng ngày, vì thế, dường như là đóng góp lớn duy nhất mà tín hữu Công Giáo Trung Quốc và tất cả Dân Chúa có thể thực hiện để tiếp tục Hiệp định!
祈求宽恕 - Cầu xin tha thứ
Tôi vô tình nghe bài giảng của Cha Phí Kế Sinh (Fei Jisheng - 费继生) với một nhóm các linh mục. Bài giảng có tựa đề “Suy tư trong một giai đoạn khó khăn”. Ý kiến của các tín hữu Trung Quốc với bài giảng này rất tích cực. Cha Phí Kế Sinh là một diễn giả hùng hồn, ngài cũng biết cách trích dẫn Kinh Thánh một cách đúng lúc, vì vậy các tín hữu rất trân trọng bài giảng của ngài. Sau khi nghe bài suy niệm của Cha Phí Kế Sinh, tôi quyết định viết bài này và tiêu đề “Cầu xin tha thứ” (“祈求宽恕”) nổi lên gần như ngay lập tức. Suy tư của ngài nói chính xác về tâm tình mà chúng ta, trong tư cách là các Kitô hữu, phải có đối với việc triệt hạ thánh giá của các cơ quan chính phủ. Lý luận của ngài rất đơn giản: trước hết, mọi việc xảy ra đều do Chúa muốn; thứ hai, thông qua điều này, Thiên Chúa dạy các tín hữu của mình nhận ra tội lỗi của họ; bởi vì, cuối cùng, chính những tội lỗi của Giáo hội đã gây ra những sự kiện này. Kết luận là người ta không nên phàn nàn, mà nên ăn năn! Đây là bản tóm tắt hời hợt của tôi về suy tư sâu sắc của Cha Phí Kế Sinh. Tôi không biết liệu có ai có một tình cảm tương tự như tôi hay không khi nghe bài giảng này, nhưng theo tôi, những lời này có khả năng gây hiểu lầm rất tai hại.
Trong nhận thức chung, than là màu đen, nhưng bây giờ mọi người đang được giáo dục để nói rằng nó là màu trắng. Để làm cho mọi người tin rằng than là màu trắng, chúng ta tiến hành với nhiều diễn đạt, qua lời nói và qua các bích chương. Những lý do được đưa ra bởi các cơ quan chính phủ để triệt hạ thánh giá luôn luôn rất đa dạng, nhưng các Kitô hữu có thực sự cần phải tìm lý do tại sao thánh giá bị triệt hạ hay không? Bởi vì liệu họ còn có thể tiếp tục tuyên bố rằng than vốn có màu đen?
Trong bí tích xưng tội, liệu tôi có phải chịu trách nhiệm về tội lỗi của người khác không, và liệu tôi có còn trách nhiệm phải phán xét và đưa ra sự thật về bản chất của tội ác không?
方方日记 - Nhật ký của Phương Phương (Fang Fang -方方)
Các giá trị của xã hội Trung Quốc hoàn toàn hỗn loạn, và điều này có thể thấy từ những lời chỉ trích cay nghiệt đối với nhật ký của Phương Phương. Một số người nhỏ mọn bắt đầu tìm kiếm các bài phát biểu cũ của Giáo sư Lương Diên Bình (Liang Yanping - 梁延平) của Đại học Hồ Bắc, tố cáo giáo sư này và đòi trường đại học của cô phải có biện pháp nghiêm khắc chống lại cô. Và điều này, chỉ bởi vì cô ấy đã ủng hộ bài báo của Phương Phương. Ấn tượng người ta cố gây cho mọi người là Phương Phương và Giáo sư Lương là hai kẻ đồng lõa với nhau. Họ đồng ý với nhau, chỉ vì họ ủng hộ công lý và tình nhân loại.
Từ khi nào công lý và nhân loại trở nên ít quan trọng hơn chế độ? Thánh giá tượng trưng cho đức tin Kitô giáo bị triệt hạ, và các Kitô hữu không những không thể ngăn chặn hành động này, mà thậm chí họ còn không thể chống lại nó. Chấp nhận chuyện đó bây giờ dường như là điều duy nhất được cho phép!
Than có mầu trắng là một lời nói dối và một trò đùa. Theo một số người nói: “ Không có lời nói dối nào mà bạn không dám nói; không có giới hạn nào mà bạn không dám vượt qua, và không ai biết có bao nhiêu người vẫn chưa bị hy sinh”. Thành ra, đây là một trò đùa rất buồn!
Source:Asia News
Tổng thống Donald Trump: Tôi đã có bằng chứng coronavirus xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:01 02/05/2020
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông đã có bằng chứng coronavirus xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán
Trong cuộc họp báo vào hôm thứ Năm, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa áp đặt thuế quan lên hàng hoá Trung Quốc khi ông đẩy mạnh các cuộc tấn công Bắc Kinh liên quan đến cuộc khủng hoảng coronavirus. Ông khẳng định đã thấy những bằng chứng liên kết một phòng thí nghiệm Vũ Hán với căn bệnh truyền nhiễm chết người này.
Những lời công kích từ vị tổng thống đương nhiệm của đảng Cộng hòa xuất hiện khi các dữ liệu cho thấy Hoa Kỳ đã mất hơn 30 triệu công ăn việc làm trong sáu tuần qua, khi các biện pháp cô lập được áp đặt trên toàn quốc.
Sự ảm đạm trong nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng được thể hiện song song bên bờ Đại Tây Dương, nơi các chuyên gia cảnh báo về một thảm họa tài chính chưa từng có ở Âu châu.
Cho đến ngày thứ Bẩy 2 tháng 5, tử vong toàn thế giới đã lên đến 239,586 người, trong số 3,400,607 trường hợp nhiễm coronavirus. Hơn một nửa nhân loại đang phải sống dưới một tình trạng cô lập, làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu.
Thoạt đầu Trung Quốc cho rằng virus này xuất hiện từ cuối năm ngoái tại một chợ hải sản ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc nơi chuyên bán các động vật hoang dã. Tuy nhiên, ngay cả ở Trung Quốc, nhiều khoa học gia cả quyết nó đã xuất phát từ một phòng thí nghiệm tuyệt mật.
Khi được hỏi liệu ông có nhìn thấy bất cứ bằng chứng gì mang lại cho ông niềm tin cao độ rằng Viện Virus học Vũ Hán là nguồn gốc của sự bùng phát này không, tổng thống Trump trả lời: “Có, tôi đã thấy”.
Tuy nhiên, tổng thống từ chối đưa ra thêm các chi tiết khác. Ông nói: “Tôi chưa thể nói chi tiết với các bạn”.
Khi được hỏi về các báo cáo rằng ông có thể hủy bỏ số nợ Mỹ phải trả cho Trung Quốc, tổng thống Trump nói rằng ông có thể thực hiện điều đó nhưng như thế cũng chưa đủ. Trung Quốc còn phải bồi thường nhiều hơn thế rất nhiều.
“Tôi có thể làm điều tương tự nhưng thậm chí còn kiếm được nhiều tiền hơn, chỉ cần dựa vào thuế quan,” ông nói.
Mặc dù một thỏa thuận đã đạt được vào tháng Giêng, theo đó, Hoa Kỳ không tăng thuế quan trong cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh, nhưng trong tình hình này tổng thống cho thấy ông sẵn sàng xem xét lại vấn đề. Hiện nay, thuế quan đang được áp dụng đối với hai phần ba trao đổi thương mại giữa hai cường quốc kinh tế.
“Chúng tôi đã thực hiện các cuộc điều tra rất nghiêm túc,” ông Trump nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo.
“Chúng tôi không hài lòng với tình huống hiện nay, bởi vì chúng tôi tin rằng nó có thể đã bị chặn đứng ngay từ đầu, nó có thể bị dừng lại nhanh chóng nhưng nó đã lan rộng ra khắp thế giới,” ông Trump nói.
“Hiện nay nó có mặt ở 184 quốc gia. Lẽ ra nó phải dừng lại ở điểm xuất phát, là Trung Quốc.”
“Họ đã cấm các chuyến bay bên trong nội địa Trung Quốc, nhưng không cấm các chuyến bay ra nước ngoài. Tại sao?”
Các nghi thức tái thánh hiến diễn ra trên toàn cõi Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 5
Hôm 1 tháng 5, các giám mục trên khắp Hoa Kỳ đã tái thánh hiến đất nước cho Đức Maria khi quốc gia đang phải tiếp tục vật lộn với đại dịch coronavirus. Các giám mục ở Canada cũng đã tái thánh hiến đất nước cho Đức Mẹ trong cùng ngày.
Đức Tổng Giám Mục Jose H. Gomez của Los Angeles, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, đã chủ sự một buổi lễ tái Thánh hiến Hoa Kỳ cho Đức Trinh Nữ Maria ngày 1 tháng Năm. Buổi lễ dài 37 phút tại nhà thờ chính tòa Nữ Vương Các Thánh Thiên thần ở Los Angeles đã được phát trực tiếp trên Facebook, YouTube và trên trang web của Tổng giáo phận Los Angeles và Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ.
Xen kẽ giữa tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, Đức Tổng Giám Mục Gomez nói: “Trong thời điểm khó khăn này, chúng ta chạy đến cùng Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo Hội và là Nữ Vương Hòa Bình, để xin Mẹ cầu thay nguyện giúp trước Con Mẹ cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch này. Khi chúng ta tái thánh hiến đất nước và chính mình cho Mẹ Thiên Chúa, chúng ta cầu xin sự chăm sóc từ mẫu của Mẹ cho con cái của mình.”
Đức Tổng Giám Mục Gomez đặc biệt lưu ý lịch sử lòng sùng kính Đức Maria tại Hoa Kỳ. Những nhà truyền giáo đầu tiên đã đến đất nước này dưới sự bảo vệ của Đức Mẹ Guadalupe. Sau đó, các Giám Mục đã tận hiến đất nước cho Mẹ như là Quan Thầy của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đức Trinh Nữ Đức Maria đã đồng hành cùng quốc gia vĩ đại này kể từ lúc đầu. Bây giờ trong giờ phút khó khăn này, chúng ta canh tân lại việc thánh hiến cho Đức Mẹ.
Tính đến ngày thứ Bẩy 2 tháng 5, tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 65,776 người, với một con số kinh hoàng 1,131,452 trường hợp nhiễm coronavirus. Hoa Kỳ đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn bất kỳ quốc gia nào khác cả về các trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19, lẫn các trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Một số người Mỹ đã lớn tiếng càu nhàu về tốc độ chậm chạp của việc mở lại các hoạt động du lịch và thương mại, trong khi các quan chức y tế lo ngại một đợt lây lan thứ hai.
Khi tái thánh hiến Hoa Kỳ cho Đức Mẹ, Đức Tổng Giám Mục Gomez nói:
“Lạy Đức Trinh Nữ Maria Cực Thánh, Mẹ của Giáo Hội, Mẹ là hoa trái tốt nhất từ tình yêu cứu chuộc của Thiên Chúa; Mẹ hát lên lòng thương xót của Chúa Cha và đồng hành cùng chúng con với tình yêu từ mẫu của một người mẹ. Trong thời điểm đại dịch này, chúng con chạy đến với Mẹ, là dấu chỉ chắc chắn cho hy vọng và niềm ủi an của của chúng con.
Hôm nay chúng con lặp lại hành vi thánh hiến và phó thác này đã được thực hiện bởi những người đi trước chúng con.”
Kết thúc buổi lễ, Đức Tổng Giám Mục Gomez nói: “Đức Thánh Cha Phanxicô, đang khuyến khích chúng ta khám phá lại vẻ đẹp của việc đọc kinh Mân Côi tại nhà vào tháng Năm. Chúng ta vẫn đang trong tình trạng cách ly tại nhà”. Ngài lưu ý rằng, một trong số nhiều vị thánh từng cư ngụ tại Los Angeles là đấng Đáng Kính Patrick Peyton, là một linh mục suốt đời rao giảng việc đọc kinh Mân Côi trong gia đình và nói rằng “Gia đình cầu nguyện cùng nhau sẽ gắn bó bên nhau”.
“Cầu xin chúng ta có thể cung hiến chính mình bằng cách tìm thời gian để đến với nhau như một gia đình và đọc kinh Mân Côi trong nhà chúng ta.”
Một nghi thức tận hiến tương tự đã diễn ra tại Đền thánh Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở thủ đô Washington ngày 1 tháng 5, do Đức Tổng Giám Mục Wilton D. Gregory của Washington, chủ sự.
Trong lời cầu nguyện, Đức Tổng Giám Mục nói:
“Trong lúc xảy ra đại dịch kinh hoàng này, chúng con chạy đến với Mẹ, dấu chỉ của niềm hy vọng chắc chắn và ơn an ủi của chúng con. Hôm nay chúng con lặp lại hành vi tận hiến và phó dâng đã được thực hiện bởi những người đi trước chúng con.”
Do các chỉ thị tự cô lập xã hội ở địa phương và liên bang trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan COVID-19, phụng vụ tái thánh hiến tại Đền thánh Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội không mở cửa cho công chúng, nhưng được phát trực tiếp trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Năm 1792, Đức Cha John Carroll, giám mục đầu tiên của Hoa Kỳ, đã thánh hiến quốc gia cho Đức Maria dưới danh hiệu Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, và năm 1846, các giám mục đã đồng thanh chọn Đức Maria dưới danh hiệu đó là Quan Thầy của quốc gia.
Năm 1959, Đức Hồng Y Patrick O'Boyle của Washington một lần nữa thánh hiến Hoa Kỳ cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ. Đây là năm mà việc xây dựng Đền thánh Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Washington được hoàn thành. Đền thờ quốc gia đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng lên thành tiểu Vương Cung Thánh Đường vào ngày 12 tháng 10 năm 1990.
Đức Tổng Giám Mục Gregory cũng cầu nguyện xin Đức Maria cầu bầu cho các nhu cầu của đất nước, xin cho mọi mong ước tốt lành có thể được chúc phúc và củng cố, đức tin có thể được hồi sinh và nuôi dưỡng, hy vọng được duy trì và thắp sáng, lòng bác ái được thức tỉnh và linh hoạt. Và xin Đức Mẹ hướng dẫn chúng con dọc theo con đường thánh thiện.
Source:Catholic News ServiceBishops around country consecrate U.S. to Mary amid COVID-19 pandemic
Thánh Ca
Thánh Ca: Lời Nguyện Trong Cơn Dịch Bệnh. Trình Bày: Phương Thảo – Đình Trinh
VietCatholic Network
00:07 02/05/2020
Thánh Ca: Con Có Chúa Mà – Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
VietCatholic Network
00:16 02/05/2020
Con có Chúa mà còn có lo chi bệnh tật
Con có Chúa mà còn có lo chi không hạnh phúc
Dẫu đời lắm gian truân dẫu đời lắm đau thương
Dẫu đời lắm bon chen con vẫn không lùi bước
Vì con có Chúa mà cuộc sống con không một mình
Vì con có Chúa mà còn mải mê chi tìm vật chất
Tháng ngày cứ rong ca chia sẻ những yêu thương
Hát lời trái tim yêu rằng Chúa thương con thật nhiều
Chúa ơi Chúa ơi đời con tín thác nơi Ngài
Xin hãy thương con xin đừng để con xa Chúa
Dẫu muôn đớn đau quanh đời vẫn mãi theo con không rời
Con hằng tin yêu cuộc đời con luôn có Ngài
Con có Chúa mà còn có lo chi bệnh tật
Con có Chúa mà còn có lo chi không hạnh phúc
Dẫu đời lắm gian truân dẫu đời lắm đau thương
Dẫu đời lắm bon chen con vẫn không lùi bước
Vì con có Chúa mà cuộc sống con không một mình
Vì con có Chúa mà còn mải mê chi tìm vật chất
Tháng ngày cứ rong ca chia sẻ những yêu thương
Hát lời trái tim yêu rằng Chúa thương con thật nhiều
Chúa ơi Chúa ơi đời con tín thác nơi Ngài
Xin hãy thương con xin đừng để con xa Chúa
Dẫu muôn đớn đau quanh đời vẫn mãi theo con không rời
Con hằng tin yêu cuộc đời con luôn có Ngài
Chúa ơi Chúa ơi đời con tín thác nơi Ngài
Xin hãy thương con xin đừng để con xa Chúa
Dẫu muôn đớn đau quanh đời vẫn mãi theo con không rời
Con hằng tin yêu cuộc đời con luôn có Ngài
Video thánh ca: Tình Chúa Tình Người
Nhạc sĩ Xuân Chiến - Ca sĩ Thanh Lan
15:35 02/05/2020
Video thánh ca: Bước Đường Theo Chúa - Trình bày Nữ tu Hoàng Phương
Hùng Dương O.C -- Studio Thánh Ca
17:03 02/05/2020
Bước Đường Theo Chúa -- Sáng tác Hùng Dương O.C -- Trình bày Sr Hoàng Phương -- Producer: Studio Thánh Ca
Mời mọi người lắng nghe một sáng đầu tay của thầy Hùng Dương qua giọng hát của Sr Hoàng Phương.
Trần Thoat: "Wow! Thật Tuyệt Vời Sáng Tác đầu tay của Thầy Hùng Dương Chúc Mừng Thầy bản nhạc rất có ý nghĩa và cộng thêm tiếng hát thanh thoát ngọt ngào của Sr Hoàng Phương làm nổi bật tâm hồn đã từ bỏ chính mình mà theo chân Chúa trên con đường sứ vụ. Thật Kính Phục Kính Phục. Nguyện xin Chúa Thiên Thần luôn đồng hành cùng các Thầy và các Sơ trên con đường tận hiến và xin cho tất cả chúng con đang nghe nhạc ở đây cũng nhận được ơn kỳ diệu từ nơi Ngài. Amen"
Trần Thiên An: "Lời: Du Dương, thanh khiết, chọn lọc ca từ sâu sắc - Nhạc: Phối rất dịu nhẹ, nghe bình tâm, không xáo động - Tác giả: Có phong cách tu sỹ thực tại - Sơ Phương: Giong gió khúc cao nghe rất đỉnh, sắc thái khuôn mặt rất nghệ sỹ và rất thánh!!!"
Mời mọi người lắng nghe một sáng đầu tay của thầy Hùng Dương qua giọng hát của Sr Hoàng Phương.
Trần Thoat: "Wow! Thật Tuyệt Vời Sáng Tác đầu tay của Thầy Hùng Dương Chúc Mừng Thầy bản nhạc rất có ý nghĩa và cộng thêm tiếng hát thanh thoát ngọt ngào của Sr Hoàng Phương làm nổi bật tâm hồn đã từ bỏ chính mình mà theo chân Chúa trên con đường sứ vụ. Thật Kính Phục Kính Phục. Nguyện xin Chúa Thiên Thần luôn đồng hành cùng các Thầy và các Sơ trên con đường tận hiến và xin cho tất cả chúng con đang nghe nhạc ở đây cũng nhận được ơn kỳ diệu từ nơi Ngài. Amen"
Trần Thiên An: "Lời: Du Dương, thanh khiết, chọn lọc ca từ sâu sắc - Nhạc: Phối rất dịu nhẹ, nghe bình tâm, không xáo động - Tác giả: Có phong cách tu sỹ thực tại - Sơ Phương: Giong gió khúc cao nghe rất đỉnh, sắc thái khuôn mặt rất nghệ sỹ và rất thánh!!!"
Thánh Ca: Hồng Ân Cảm Mến - Trình bày: Lm. Paul Văn Chi
Khanh Lai
17:04 02/05/2020