Ngày 02-05-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Càng Về Già Càng Nên Chấp Nhận
Tuyết Mai
16:21 02/05/2010
Thật may mắn cho tôi thay khi tôi được Chúa ban cho tôi một chỗ làm thật là có ý nghĩa, vừa thăng tiến cho sự hiểu biết của tôi, biết thông cảm cho nỗi cô đơn, bệnh hoạn những khi trở trời, đau nhức khớp xương nhất là vào những mùa lạnh, phải chịu ở cái tuổi về già của các ông bà cao niên. Trong trung tâm tôi làm việc phần đông là các ông bà đang ở tuổi 70, 80, và được một hai ông bà còn khoẻ mạnh đang ở tuổi chớm 90.

Hiện giờ trong trung tâm tôi đang làm việc thật giống như một viện dưỡng lão ban ngày vậy đó! Có nghĩa là các ông bà được xe trung tâm hay xe buýt chính phủ tài trợ, đem các ông bà đến đây mỗi ngày từ thứ hai cho đến thứ sáu mỗi tuần. Sáng sau khi các ông bà ký tên, được đo áp huyết hay đo đường xong là có người đem nước và thức ăn điểm tâm cho mỗi ông mỗi bà. Sau đó là đến giờ tập thể dục tập thể, giờ sinh hoạt tập thể, nghỉ giải lao bằng một vài cái bánh lạt cộng nước uống đủ loại như nước táo, cam, trà, hay sữa. À tôi quên, phần nước buổi sáng thì gồm có nước trà, cà phê, hay sữa tùy ý theo ý thích riêng của mỗi người. Đến trưa là buổi ăn chính của các ông bà cao niên tại đây, tôi nghe nói trung tâm đây cho ăn uống khá hơn mọi nơi khác, thường thức ăn một phần cho một người, không thể nào ăn cho hết. Ngày nào cũng thay đổi menu cho mới để các ông bà thưởng thức, vì tất cả món ăn ở trung tâm này đã tuyển nhà hàng rất kỹ lưỡng nên món ăn vừa ngon miệng lại vừa rất phải cho người VN ở đây!

Đó là phần được chăm sóc về phần các ông bà già, nhưng còn phần nhân viên tại trung tâm thì sao, thưa cũng mệt lắm là vì phận sự của mọi nhân viên mỗi người cam mỗi việc nên không thể không chu toàn bổn phận và trách nhiệm của mình. Ngoài phần đặt ra mọi sự sinh hoạt và tập thể dục mỗi ngày, nhân viên chúng tôi còn phải lo lắng sức khoẻ cho các ông bà từng người một, theo lệnh và giấy tờ chứng nhận của các bác sĩ gởi đến cho chúng tôi lưu trong hồ sơ bệnh lý của mỗi người. Các ông bà trong đây nhẹ nhất là cũng phải dùng gậy 2 chân để chống đi, cho đến xe đẩy 4 chân là cho những người có chân yếu đuối, và sau hết là ngồi xe lăn; thành phần này thì được nhân viên chăm sóc cho rất kỹ lưỡng từ cái mang thức ăn đến cho tận nơi, cần giúp đỡ trong vấn đề cắt nhỏ miếng ăn, và cho đến việc vệ sinh cá nhân cũng vậy thưa anh chị em!

Các ông bà cao niên cần phải có mặt tại đây mỗi ngày đúng 4 tiếng theo luật!??? Công việc thường ngày của nhân viên trong trung tâm cũng tạm gọi là mệt, nhất là ngày nào mà các ông bà ăn những gì mà bụng dạ nó làm eo, thì ngày đó y tá rất là mệt thưa anh chị em! Về phần này thì ít ai muốn làm lắm thưa có đúng không? Phải nói thật công việc vệ sinh lo cho các ông bà đi tiểu thì còn chấp nhận được, chứ những khi mà các ông bà đi ẩu thì chẳng những y tá tỏ ra khó chịu, mà những người ngồi chung quanh họ cũng cảm thấy rất là bực mình, khi có mùi không thơm tho ấy nó xông lên! Đây là chuyện xẩy ra không thông thường chứ nếu xẩy ra hằng ngày, chúng tôi cũng không biết làm sao đây nữa!?? Bởi vì đây là công việc được tài trợ bởi chính phủ do tư nhân đứng ra làm chủ và mướn mọi thành phần chứ không phải như những nơi của Công Giáo làm việc thiện nguyện, có nghĩa là do các sơ đảm trách hay mọi anh chị em thiện nguyện viên bỏ thời giờ của mình để làm công đức, hai sự việc rất khác nhau.

Lẩn quẩn cho những điều ở trên cũng là những khái quát của một trung tâm, mà tôi muốn cho anh chị em có cái nhìn bao quát nếu anh chị em nào có người thân đang trong tuổi từ 65 cho đến 90 mà cần nơi để được chăm sóc, chính phủ cũng có những trung tâm tương tự gần nơi anh chị em ở, để xin cho bố mẹ của mình!??

Tuổi của tôi thì còn rất trẻ thưa anh chị em! Nhưng cảm tạ Chúa cho tôi có được ánh mắt của Chúa và trái tim đang ngại ngần để bắt chước Chúa đây! Thưa thật không dễ gì để cho chúng ta ngày nào cũng trở thành Thánh được cả! Chỉ có thể khi ơn Chúa xuống trên chúng ta mà thôi! Bởi ai chẳng biết con người thì luôn muốn được sung sướng, ấm cái tấm thân, muốn làm trên chứ ai lại muốn làm dưới, sai bảo người chứ ai lại muốn bị người sai bảo, chỉ tay người chứ ai lại muốn người chỉ tay, muốn làm ít mà lại lương nhiều, và v.v.v..... Vâng, tôi là một trong những thành phần mà chỉ muốn những điều sung sướng được đến với tôi, bởi có phải chúng ta hằng ngày chỉ ao ước được những sự may mắn đến cho chúng ta!? Dù sự may mắn ấy chỉ là không phải thay tã hay lau chùi cho ai trong một ngày thì liền cảm tạ Chúa!? Còn hôm nào hay nhiều ngày liên tiếp xẩy đến cho chúng ta thì liền kêu ca lậy Chúa lậy Chúa! Sao hôm nay Chúa đi nhiều thế!? Chúa thưởng và đền bù cho con nhé Chúa!? Ấy con người hư hỏng và vô dụng của chúng ta thường là thế đó! Chúng ta thường kêu ca nhiều hơn việc lành thánh mà chúng ta muốn làm hay tình nguyện để làm!?

Vấn đề chính mà tôi muốn viết lên đây để xin được thông cảm cho các vị cao niên, vì sao mà mình nên chấp nhận khi đến cái tuổi xế chiều là như vầy! Tôi nghĩ con người Chúa ban cho chúng ta nó cũng giống như cái hình tròn mà thôi! Hình tròn cũng như trái đất của chúng ta vậy ấy mà! Cái gì thì nó cũng sẽ trở về nguyên thủy của nó và là luật muôn đời của tạo hóa là của Thiên Chúa!??

Có phải khi chúng ta về già thì làm sao để chúng ta chết được đây!? Nếu chúng ta cứ khoẻ mãi khoẻ hoài!? Chúng ta phải về với Chúa chứ!?? Tôi hằng ngày thường khuyên các ông bà hãy quên đi quá khứ, sống vui vẻ với con cháu và người thân quen trong trung tâm, hãy đừng than vãn và tỏ ra cáu kỉnh khó khăn với mọi người, hãy luôn bỏ qua những chuyện không đáng, ghế nào ngồi cũng được vì chẳng phải của mình, đừng so sánh với ai vì mỗi người mỗi khác, trong đây thì ai cũng đau nhức như nhau chỉ có khác là chỗ đau nhức mà thôi! Đừng nên nói xấu người vắng mặt! Vì ai cũng ở đây cho đến hết 4 giờ đồng hồ rồi thì ai về nhà nấy, nên sanh sự và cãi vả nhau làm chi!???

Có phải Thiên Chúa của chúng ta rất là công bằng và rất thương yêu chúng ta khi chúng ta về già, và Ngài cố tình giúp cho chúng ta, cất đi cái con mắt nhìn, cất đi tiếng nghe thật rõ của người đời, cất đi sự nhanh nhẹn của đôi tay và đôi chân, cất đi cái đầu óc không còn minh mẫn, cất đi tóc tai, và những thứ khác nữa! Thưa vì sao vậy anh chị em!??? Nếu chúng ta hiểu ra ý của Ngài thì chúng ta phải cảm tạ Ngài rất là nhiều nhiều nhiều để mọi người cao niên này có thể tìm về Nước Trời nhanh hơn, chấp nhận hơn, đẹp lòng Chúa hơn, trong vui vẻ, hơn những người không hiểu được chân lý Chúa và ý muốn của Chúa!?

Ở tuổi của ông bà còn muốn cho sáng mắt nữa mà làm chi? Để còn muốn thấy sự đời đầy những tội lỗi, những cuốn phim đầy sa đọa, những vướng mắc của tình đời, và những bon chen nữa ư! Khi cơ thể của mình đang cần sự tịnh dưỡng và sống lành thánh để chuẩn bị cho linh hồn của mình được sạch sẽ, và để được Chúa đón về.

Ở tuổi của ông bà còn muốn nghe cho rõ nữa mà làm chi? Để còn muốn nghe những lời nói tục tĩu, những lời nói gian trá, những lời nói điêu ngoa của con người nữa sao!? Mà hễ cái tai còn nghe rõ được thì tức khắc có phải cái miệng nó phải trả lời, mà trả lời thì thưa ông bà những lời trả lại của mình nó lại càng đắng đót chua cay cho người thân của mình, khi cơ thể của mình đang cần sự tịnh dưỡng và sống lành thánh để chuẩn bị cho linh hồn của mình được sạch sẽ, và để được Chúa đón về.

Ở tuổi của ông bà mà còn muốn tay chân cường tráng và mạnh khoẻ như cái thời còn trai tráng nữa mà làm chi? Có phải ông bà đã một đời làm ăn cực khổ, mưa nắng dãi dầu, chạy đôn chạy đáo, tay lấm chân bùn, và có phải có rất là nhiều lần ông bà cầu xin Chúa cho được một phút nghỉ ngơi bởi tay chân đã rã rời, đã muốn ngã quỵ, thì nay Chúa ban cho ông bà được hoàn toàn nghỉ ngơi thân xác, thì ông bà lại muốn cho những điều ngược lại? Bây giờ ông bà muốn đi đâu nữa, khi cơ thể của mình đang cần sự tịnh dưỡng và sống lành thánh để chuẩn bị cho linh hồn của mình được sạch sẽ, và để được Chúa đón về.

Vâng, xin Thiên Chúa luôn chúc lành cho tuổi già của ông bà sớm hiểu được ý Chúa, để chấp nhận, để luôn làm đẹp lòng Chúa, để sự trở về của mình có thời gian chuẩn bị, để không ở trong luyện lâu dài, để con cháu mai hậu cũng hưởng được phần đức độ khi ông bà còn sống. Amen.
 
Đi theo
Lm Vũđình Tường
16:56 02/05/2010
Vẫn biết dẫn đường khó khăn hơn đi theo. Tuy nhiên đi theo đôi khi không dễ như nghe nói. Không thiếu trường hợp đi theo mà vẫn không đi đến nơi, về đến chốn. Thực tế cuộc sống là thế.

Có lần tôi về hơi khuya. Trên đường về nhận biết qua kính chiếu hậu một chiếc xe lạ mặt theo. Lúc đầu coi thường, nghĩ xe đó chạy cùng đường. Tôi quẹo phải, xe kia quẹo phải. Tôi rẽ trái, xe theo rẽ trái. Sau ba bốn lần như thế tôi tin chắc có xe đang theo mình. Muốn chắc hơn. Tôi phóng nhanh một chút; xe kia rượt theo. Tôi đổi ngược chạy chậm, xe sau cũng giảm tốc độ. Ai biết người theo ngay hay gian, thân hay xa lạ. Rất có thể là cảnh sát thường phục bắt lỗi gì chăng.

Lúc đầu hơi bực vì xe theo sau. Từ bực chuyển sang sợ. Sợ vì không biết mục đích. Nỗi sợ tăng dần đến mất bình tĩnh; biến sang mất tự tin. Về đến cổng, xe kia theo vào. Tôi vội xuống xe, tiến nhanh sau hàng rào tìm sự an toàn. Đến gần cửa bóng đèn tự động dọi ánh sáng. Hai người thanh niên to lớn từ xe kia xuống. Tối rất khó nhận dạng.

Giọng ồn ồn lên tiếng. Rõ là tiếng người lạ, không quen.

Cuối cùng tôi biết trước đó có ghé nhà, nhưng tôi đi vắng. Trên đường về họ nhận ra xe tôi, vòng ngược lại vì có việc cần gặp.

Nghe xong hết hú vía.

Theo sai

Chuyện này khác hẳn. Chủ nhà mời ăn mừng nhà mới. Ngặt nỗi nhà vùng đang phát triển tên đường chưa có trong bản đồ. Người dẫn đường đề nghị tôi chạy theo xe là tiện hơn cả. Tôi theo sau chiếc xe màu trắng. Sau ba bốn lần đèn xanh, đèn đỏ. Ba, bốn xe khác chen vào giữa. Thế là khoảng cách giữa xe tôi và xe dẫn đường xa dần. Tôi vẫn nhìn thấy chiếc xe màu trắng chạy xa xa phía trước. Phải mất đoạn đuờng khá dài mới đuổi kịp theo chiếc xe màu trắng. Cứ thế theo, họ quẹo thì tôi quẹo, về đến nhà. Xe kia vào sân, chủ nhân vội đóng cổng. Lúc đó mới biết chiếc xe màu trắng mình đeo theo là xe lạ. Người kia có lẽ cũng bực mình, cũng sợ vì bị theo.

Dù ý ngay vẫn trở kẻ gây bực bội, ngờ vực cho người khác.

Đường phố

Người lái xe có nhiều thứ trợ giúp. Nào là con đường làm sẵn, bản đồ chỉ đường, bản đường chỉ dẫn và ngay cả bản đồ điện tử chỉ đường. Dẫu thế vẫn còn tình trạng đi lạc. Ít nhiều tuỳ người. Ngoại trừ trường hợp quen thuộc, đi lại nhiều lần, nhớ khi nào phải quẹo, khi nào chạy thẳng. Hầu hết con đường lạ đều tạo không dễ dàng cho tài xế.

Đường tâm linh

Con đường tâm linh khó xác định hơn nhiều. Đường tâm linh không có mốc chỉ rõ ràng, thiếu hẳn những bản vẽ, hình ảnh chỉ dẫn cho biết đúng hướng, phải đường. Nếu có chỉ là những giới luật, hay giải thích mà không có những hình ảnh cụ thể như con đường nơi phố xá.

Kinh thánh

Có người nói rằng tôi dựa vào Kinh Thánh chỉ đường. Đây là thái độ khôn ngoan. Tuy nhiên đường Kinh Thánh mông lung như đường mòn dấu chân thú. Đường Kinh Thánh rộng bao la, mờ ảo như những đá ngầm nơi đại dương. Mỗi người hiểu Kinh Thánh một lối. Khó có ai học Kinh Thánh đến nơi đến chốn, học cặn kẽ từ đầu sách đến cuối sách. Nhiều lắm thì học một ít đoạn, một ít trang trong sách. Cuộc sống không rõ ràng trắng đen. Nhiều vấn đề có vẻ mông lung. Vì thế dùng Kinh Thánh hướng dẫn là khôn ngoan nhưng nếu thiếu sáng suốt, thông suốt Kinh Thánh cũng có thể lạc đường như chơi.

Hơn nữa giải thích Kinh Thánh còn lệ thuộc rất nhiều vào trường phái. Trường phái thường thiên lệch, thiếu vô tư trong việc dịch nghĩa Kinh Thánh. Vì thế mà có nhiều trường phái Kitô giáo khác nhau. Trường phái nào cũng tự nhận mình giải nghĩa Kinh Thánh chính xác và có thẩm quyền.

Lương tâm

Số khác lại tin vào tiếng lương tâm. Theo họ khi cuộc sống có những khó khăn cần giải quyết mà không muốn ai hướng dẫn họ dựa vào tiếng lương tâm. Đây cũng là một thái độ khôn ngoan vì ít ra còn tin vào một sức mạnh, sự khôn ngoan cao hơn cả trí hiểu của con người.

Dựa vào lương tâm giúp giải quyết khó khăn trong cuộc sống vẫn không hết khó khăn. Bởi vì chính lương tâm cũng có khó khăn riêng của lương tâm. Một lương tâm không được huấn luyện, hướng dẫn thì lương tâm đó là lương tâm thiếu giáo dục. Người thiếu giáo dục sẽ có những hành động, cử chỉ, lời nói thiếu giáo dục. Một lương tâm thiếu giáo dục cũng sẽ đưa ra những hướng dẫn thiếu giáo dục. Những gì thiếu giáo dục thường là sai trái. Tiếng nói của lương tâm thiếu giáo dục có thể chỉ sai đường, người lắng nghe bị lạc đường. Nguy hiểm ở chỗ lạc đường mà vẫn không nhận ra, vẫn tin tưởng, tin theo, trung thành với hướng dẫn sai của lương tâm.

Giáo hội

Đi theo là đi sau, không phải đi trước hay đi một mình. Cần đi theo người quen biết, không phải người xa lạ mà là người quen biết. Nếu là người xa lạ thì người đó phải đi đến cùng một mục đích, địa điểm mình muốn đến.

Đi theo người quen trong tâm linh không ai khác hơn là Giáo Hội. Không những kitô hữu quen mà còn là một thành viên của Giáo Hội. Như thế hướng dẫn của Giáo Hội giúp như phương thế chỉ đường, linh đạo giúp chúng ta tránh lạc đường, sai lối. May mắn có nhiều trường hợp hướng dẫn của Giáo hội, trùng hợp với tiếng lương tâm và cùng giải nghĩa Kinh Thánh. Đó là những dấu chỉ rõ ràng, mạch lạc nhất. Nếu có những xung khắc giữa ba nguồn hướng dẫn trên Kitô hữu cần cẩn trọng hơn trong phán đoán và quyết định. Dù thích hay không Kitô hữu cùng cần xác định rõ những hướng dẫn của Giáo hội luôn có trọng lượng cao hơn hiểu biết cá nhân.

Vì Giáo hội đóng vai trò như người chỉ đường, hướng dẫn đường đi, nước bước cho Kitô hữu nên cần cầu cho những người lãnh đạo trong Giáo hội được ơn khôn ngoan để hướng dẫn đúng đường Đức Kitô mời gọi chúng ta bước theo.

Chiên của Tôi thì nghe tiếng Tôi,

Tôi biết chúng và chúng nghe tôi.

Tôi ban cho chúng sự sống đời đời

Không bao giờ chúng phải diệt vong

Không ai cướp được chúng khỏi tay Tôi

Cha Tôi, Đấng ban chúng cho Tôi, thì lớn hơn tất cả,

Không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha

Tôi và Chúa Cha là Một. Gioan 10,27-30


Đi lạc đường, nhận sai giọng còn đến từ một khó khăn nữa đó chính là kẻ thù của Thiên Chúa. Kẻ thù đó chính là ma quỉ. Chúng giả dạng giọng nói Thiên Chúa để kêu gọi các chiên đi theo chúng. Đi theo chúng là theo con đuờng sai, đường trái, đường dẫn đến diệt vong. Chúng là kẻ cướp đội lớp chủ chiên nhân lành. Kẻ cướp thì không thể có tử tế thật, không có yêu thương thật, không có lòng chân thành, không có tình bác ái. Tất cả đều là giả dạng, đội lốt. Bề ngoài rõ là hình ảnh chủ chiên lành, tiếng nói chân chính. Đàng sau những giả hình, đội lốt kia là nguỵ tạo, gian tà, giả dối.

Kitô hữu hãy cẩn trọng trong việc lắng nghe tiếng chủ chiên để nhận biết chủ chiên thật, nhân lành và chủ chiên giả, đội lốt.
 
Bình an trong Chúa
LM Anphong Trần Đức Phương
21:58 02/05/2010
BÌNH AN TRONG CHÚA

CHÚA NHẬT VI, MÙA PHỤC SINH, NĂM C)

Chúng ta sắp sửa mừng Lễ Chúa Giêsu Lên Trời và tiếp theo là Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Chúa Nhật hôm nay nói đến sự Bình An thật của Chúa ban cho những tâm hồn biết sống trong tình yêu Chúa và đem tình yêu Chúa đến cho mọi người, nhất là những người đang gặp những hoàn cảnh đau khổ, túng thiếu cần sự giúp đỡ của chúng ta. Bình An thật của Chúa cũng là hiệu qủa của ơn Chúa Thánh Thần ban cho những tâm hồn sống an hòa với mọi người.

Bài Đọc I (Công Vụ Tông Đồ 15: 1-2, 22-29) nói đến cuộc họp ở Giêrusalem giữa các Tông Đồ và một số đại biểu giáo dân gốc Do Thái và Ngoài Do Thái để bàn về vấn đề rất quan trọng là những người ngoài Do Thái khi gia nhập Giáo Hội có buộc phải giữ luật Do Thái, đặc biệt là luật Cắt Bì hay không. Cuộc Họp này coi như một Công Đồng Chung đầu tiên trong Giáo Hội và đã đi đến nghị quyết với lời mở đầu: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định…” những người ngoài Do Thái không buộc phải cắt bì và một số các luật lệ khác của Do Thái Giáo.

Bài Đọc II (Khải Huyền 21: 10-14, 22-23) diễn tả về sự huy hoàng của ‘Thành Thánh Giêrusalem mới’ tức là Giáo Hội Chúa, những cổng thành luôn được mở ra để đón nhận mọi người thuộc mọi dân tộc đến gia nhập Giáo Hội; vì thế, Giáo Hội có tính cách phổ quát mở rộng cho mọi người. (Trong tiếng Hy Lap chữ Katholikos có nghĩa là ‘phổ quát’ chung cho mọi người. Tiếng Việt Nam gọi là ‘Công Giáo’, tiếng Anh là ‘Catholic’, tiếng Pháp là ‘Catholique’)

Bài Phúc Âm (Gioan 14: 23-29) tiếp tục ghi lại những lời tâm huyết Chúa Giêsu nói với các Tông đồ trong bữa ăn cuối cùng (Tiệc Ly). Chúa Giêsu căn dặn các Tông đồ hãy giữ các điều Chúa đã giảng dạy, và giảng dạy lại cho mọi người. Ai giữ lời Chúa thì thuộc về Chúa. Chúa Giêsu cũng nói trước là Chúa Cha sẽ ban Chúa Thánh Thần đến để soi sáng cho các Tông đồ hiểu đầy đủ hơn và vâng giữ các điều Chúa Giêsu đã giảng dạy cho các ông. Chúa Giêsu chúc Bình An cho các ông. Đây là sự Bình An thật trong tâm hồn, Bình An bền vững khi có Chúa ở cùng, khác với sự bình an chóng qua của thế gian.

Nếu chúng ta để ý, chúng ta sẽ thấy mỗi khi Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với các Tông Đồ, Chúa đều nói: “Chúc Bình An cho các con!”, và trong Bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu xác định sự Bình An Chúa ban không phải là sự Bình An tạm thời của thế gian khi được mọi sự như ý, nhưng là sự Bình An thật, sự Bình An bền vững trong tâm hồn có Chúa ngự. Sự Bình An thật trong Chúa giúp chúng ta luôn biết sống tin tưởng và phó thác mọi sự trong tay Chúa, dù khi được mọi sự như ý hay khi gặp những khó khăn, nghịch cảnh, hay những bách hại vì Đức Tin. Đó cũng là sự Bình An thật trong tâm hồn mà chúng ta cảm nghiệm được khi chúng ta sống trong sạch, sống theo các giới răn của Chúa và hòa hợp yêu thương mọi người trong tình yêu Chúa.

Trong mọi Thánh Lễ, sau khi hướng tâm hồn lên với Chúa là Cha để cùng cầu nguyện chung “Kinh Lạy Cha”, và sau khi đọc lời kinh cầu nguyện bình an cho mọi người và cho Giáo Hội, vị chủ tế chúc: “Bình An của Chúa hằng ở cùng anh chị em!” và chúng ta đều chúc bình an cho nhau để tỏ lòng yêu mến và hòa hợp với nhau, trước khi chúng ta lên rước Mình và Máu Thánh Chúa.

Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho Hòa Bình thật sự của Chúa luôn ở trong tâm hồn chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong Giáo Hội và toàn thế giới. Xin cho mọi người chúng ta luôn cố gắng để trở nên những “khí cụ bình an của Chúa” cùng chung tay xây dựng sự hòa hiệp yêu thương ở mọi nơi chúng ta hiện diện trong cuộc sống hằng ngày.

Chúa Nhật hôm nay cũng là ngày Tôn Vinh các Bà Mẹ (Mother’s Day), chúng ta hãy cùng chung lời cầu nguyện cho các Bà Mẹ: Xin cho các Bà Mẹ còn đang sống giữa chúng ta luôn được muôn ơn lành của Chúa, được con cháu yêu thương phụng dưỡng; xin cho các Bà Mẹ đã qua đời được thưởng công bội hậu trên nước Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một nền tân hộ giáo
Vũ Văn An
01:05 02/05/2010
Nhân hai ngày hội nghị quốc tế đang diễn ra tại Đại Học Regina Apostolorum ở Rôma, với chủ đề “Một Nền Tân Hộ Giáo Cho Một Thiên Niên Kỷ Mới”, Đức Hồng Y William Levada, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã đọc một bài diễn văn tựa là “Sự Cấp Bách Của Một Nền Tân Hộ Giáo cho Giáo Hội Thế Kỷ 21”.

Theo Đức Hồng Y, việc đề xuất một nền tân hộ giáo có liên hệ mật thiết với lời kêu gọi tân phúc âm hóa mà Tôi Tớ Chúa là Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đặt ra cho Giáo Hội như là trách vụ chính cho sứ mệnh của mình ở đầu thiên niên kỷ thứ ba của Kitô Giáo.

Đức Hồng Y nhớ rất rõ đặc ân được tháp tùng Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc vào năm 2008. Ở Hoa Thịnh Đốn, sau khi nói truyện với các vị giám mục Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha đã mời gọi các vị đối thoại với ngài. Có vị yêu cầu ngài “lượng giá về thách thức ngày càng gia tăng của chủ nghĩa duy tục trong đời sống công và chủ nghĩa tương đối trong sinh hoạt trí thức cũng như lời khuyên của ngài về việc làm thế nào để đương đầu với các thách thức đó về phương diện mục vụ và phúc âm hóa cách hữu hiệu hơn”. Để trả lời, Đức Thánh Cha đã nói rằng: “Trong một xã hội biết trân trọng đúng đắn tự do bản thân, Giáo Hội cần phải dùng mọi bình diện thuộc giáo huấn của mình, trong giáo lý, trong giảng thuyết, trong việc dạy dỗ tại các chủng viện và đại học, để cổ vũ một nền hộ giáo nhằm mục đích khẳng định chân lý của mạc khải Kitô Giáo, sự hòa hợp giữa đức tin và lý trí, và một cái hiểu lành mạnh về tự do, được quan niệm bằng những ngôn từ tích cực như giải phóng con người khỏi các giới hạn của tội lỗi và được hưởng một cuộc sống chân chính và thoả đáng”.

Một vài xem sét khởi đầu

Theo Đức Hồng Y, ở đây, ta có thể suy diễn các nhận xét vắn tắt của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI khi ngài cho rằng hộ giáo có chỗ đứng kép trong thần học: nó có chỗ đứng trong thần học căn bản, trong đó có phần đóng góp của các tiền đề đức tin (praeambula fidei) vào nền tảng của cuộc tìm tòi thần học, và có chỗ đứng trong thần học mục vụ, trong đó, thần học được “bản vị hóa” (inculturated) (một hạn từ khá phổ thông từ sau Công Đồng) trong giảng thuyết, trong giáo lý và trong việc phúc âm hóa.

Trong cả hai phạm vi đó, hộ giáo gần như đã mất dạng, nhưng nhu cầu về nó là điều lúc nào cũng cần có, như lịch sử tư duy Kitô Giáo đã chứng minh. Do đó, theo ý kiến Đức Hồng Y, một nền “tân” hộ giáo không những đúng lúc mà còn cấp bách nữa do cả quan điểm khoa học lẫn quan điểm mục vụ.

Trong Tân Ước, Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô (3:15) cho ta một khởi điểm cổ điển cho hộ giáo: “Luôn sẵn sàng giải thích (hay bênh vực) cho bất cứ ai chất vấn anh em về lý do hy vọng của anh em. Nhưng hãy làm việc đó cách lịch hiệp và kính trọng”. Hạn từ Hy Lạp “Apologia” có nghĩa là bênh vực; nhưng một số bản dịch tiếng Anh gần đây dịch là “giải thích”. Nếu hộ giáo bị chỉ trích và phần lớn bị bỏ rơi sau Công Đồng Vatican II vì đã quá phòng thủ hay quá hiếu chiến, thì có lẽ vì lời khuyên “một cách lịch thiệp và kính trọng” kia đã bị làm ngơ quá nhiều. Nhưng mục tiêu bênh vực đức tin của ta, hay giải thích lý do tại sao ta tin, thì vẫn là trường cửu.

Trong lời dẫn nhập cuốn “A History of Apologetics (1971)” (Lịch Sử Hộ Giáo) của mình, Cha Avery Dulles, S.J. (sau là hồng y), nói rằng ngài không có ý định viết “một hộ giáo cho Kitô Giáo, càng không phải là một hộ giáo cho hộ giáo học” (xvi). Trong cuốn sách này, Cha Dulles khảo sát gia tài do các nhà hộ giáo Kitô Giáo để lại trong nhiều thế kỷ qua: những vị như “Đấng Hộ Giáo” Giustinô thế kỷ thứ 2, “Clêmentê và Ôrigien, Eusêbiô và Augustinô, Aquinô và Ficinô, Pascal và Butler, Newman và Blondel” (xv). Trong lời nói đầu, Cha Dulles viết: “Mục đích và phương pháp của khoa hộ giáo thường hay thay đổi. Những nhà hộ giáo tiên khởi chủ yếu quan tâm tới việc chiếm được lòng khoan dung của nhà cầm quyền dân sự đối với cộng đồng Kitô Giáo. Các ngài muốn chứng tỏ rằng các Kitô Hữu không phải là người xấu đáng phải tử hình. Dần dần, qua các thế kỷ về sau, các cuộc bênh vực Kitô Giáo mới trở nên ít thủ thế hơn. Các nhà hộ giáo lúc này có được một chiến thuật nặng phần phản công hơn, nhờ thế họ bắt đầu đặt mục tiêu tranh thủ các tân tòng từ các nhóm khác. Nhiều vị lên tiếng nói với lương dân, nhiều vị khác lên tiếng nói với người Do Thái. Sau đó, họ hướng về người Hồi Giáo, rồi người vô thần, người bất khả tri, và người dửng dưng đối với tôn giáo. Sau cùng, các nhà hộ giáo nhận ra điều này: mọi Kitô hữu đều chứa chấp trong chính mình một tên vô đạo bí mật. Chính ở thời điểm ấy, khoa hộ giáo đã trở thành một cuộc đối thoại giữa người tin và người không tin ngay trong trái tim của chính người Kitô hữu. Nhờ lên tiếng nói với cái bản ngã không chịu tái sinh kia, nhà hộ giáo rất chính xác khi hy vọng rằng ông sẽ có khả năng vươn tới người khác trong cùng một hoàn cảnh” (xvi).

Một trong những bậc thầy cổ điển của khoa hộ giáo tại Anh Quốc tiền bán thế kỷ 20, Đức Ông Ronald Knox, một tân tòng từ Anh Giáo, cũng đã theo đuổi mục tiêu kép ấy trong các trước tác về hộ giáo của mình: “Các trước tác này không những chỉ bao gồm các sách trình bày lý lẽ của niềm tin Công Giáo cho những ai không tin theo nó, mà còn bao gồm nhiều bài phát biểu trong các hội nghị và bài giảng trước người Công Giáo nữa, trong đó ngài tìm cách giúp họ hiểu đức tin của họ cách tốt hơn” (M. Walsh, Ronald Knox as Apologist, các trang 12-13). Trong cuốn sách gần đây của mình, tựa là The Difference God Makes, Đức Hồng Y Francis George cũng có quan điểm như sau: “Khoa hộ giáo quan trọng trước nhất ngay trong lòng Giáo Hội. Ta cần đưa ra lý do của lòng tin không những để soi sáng những ai không chia sẻ lòng tin ấy mà còn để củng cố những ai đã có mặt trong gia hộ lòng tin rồi” (trang 65).

Khoa hộ giáo cổ điển và “các tiền đề đức tin”

Để khởi đầu phần này, Đức Hồng Y Levada dựa vào bậc thầy hộ giáo là Đức Ông Knox, người đã phác thảo 5 vấn đề căn bản cho khoa hộ giáo của thời mình như sau: “Sự hiện hữu của Thiên Chúa, Cựu Ước như lời tiên tri, Con Người Chúa Giêsu, Tân Ước như một ghi chép đáng tin cậy, và Giáo Hội như thày dạy có thế giá” (Walsh, sđd, tr.111).

Ta dễ thấy những vấn đề căn bản ấy giả thiết và lệ thuộc các tiền đề đức tin ra sao. Các tiền đề này vốn cung cấp một dẫn nhập và một nền tảng cần thiết cho thần học ít nhất từ thời Thánh Tôma Aquinô, người đã bàn tới chúng một cách sâu rộng trong cuốn Summa contra gentiles. Các kết luận có tính triết học của sách này, về khả năng con người có thể biết được chân lý khách quan, về sự hiện hữu và bản chất thiêng liêng của linh hồn, về sự hiện hữu của một Thiên Chúa có ngôi vị, và về sự cần thiết của tôn giáo, đều là một chuẩn bị cần thiết cho cả khoa thần học và khoa hộ giáo thực tiễn.

Đức Hồng Y cho hay ngay giảng khóa “De Revelatione” (Về Mạc Khải) của Cha Sebastian Tromp, Dòng Tên, mà ngài học thời tiền Công Đồng Vatican II, tức năm 1958, cũng bắt đầu với phần dẫn nhập “về thần học hộ giáo căn bản”, sau đó, mới theo các đường hướng cổ điển để thảo luận về khả thể và sự kiện mạc khải cũng như chứng tá của Chúa Kitô: các phép lạ của Người và sự nên trọn các lời tiên tri của Cựu Ước, vốn đặt cơ sở cho khả tín tính của mạc khải Kitô Giáo. Đức Hồng Y Levada thụ phong linh mục năm 1961 và trở về Los Angeles để làm việc tại một giáo xứ và dạy môn tôn giáo cho các học sinh cuối ban trung học, trong đó có hộ giáo. Sau Công Đồng, lúc trở lại dọn tiến sĩ, Đức Hồng Y theo học một lớp về mạc khải với người kế vị Cha Tromp, là Cha René Latourelle, cũng Dòng Tên. Trong khoảng thời gian ít năm đó (trước và sau Vatican II), khuôn khổ thần học về mạc khải tại Giáo Hoàng Đại Học Grêgôriana đã thay đổi đáng kể, đến nỗi Đức Hồng Y nghĩ ngài có quyền nói rằng khoa hộ giáo đã mất dạng hẳn khỏi giáo trình thần học. Dĩ nhiên, các chỉ thị trong việc đào tạo linh mục quả vẫn còn nhấn mạnh đến việc coi triết học là một đòi hỏi đối với các ứng viên linh mục, và các tiền đề đức tin, nhất là những tiền đề được nhấn mạnh trong hiến chế tín lý Dei Filius (Con Thiên Chúa) của Vatican I, vẫn còn được trình bày như thường lệ.

Suốt thời kỳ trước Công Đồng Vatican II, sự biến đổi khoa hộ giáo thành khoa thần học căn bản được đem ra thảo luận sôi nổi. Cuốn “Praeambula Fidei” của cố giáo sư Ralph McInerny cho thấy rõ việc triển khai đáng chú ý của sự biến đổi này nơi con cái thiêng liêng và trí thức của Thánh Tôma tại các phân khoa thần học của Dòng Đa Minh. Mặt khác, tại Đại Học Grêgôriana, Cha Latourelle thích nói nhiều hơn tới “hình ảnh mới” của thần học căn bản, vì các vấn đề căn bản của mạc khải và khả tín tính vẫn còn là thành phần của khoa này. Trong một bài báo năm 1980, ngài liệt kê các triển khai sau đây trong thần học từng góp phần làm thay đổi vị thế của khoa hộ giáo: “việc canh tân ngành nghiên cứu thánh kinh và giáo phụ đã tạo ra một thực tại phong phú hơn nhiều trong mạc khải và đức tin”, và “thúc đẩy đại kết vừa được đổi mới đã thay đổi hẳn thái độ thường hiếu chiến và tranh biện của khoa hộ giáo cổ thành một cởi mở đối thoại” (xem R. Latourelle, "Nuova Immagine della Fondamentale," trong: Problemi e prospettive di teologia fondamentale, Latourelle - O'Collins, eds. Queriniana, Brescia, 1980).

“Thực tại phong phú hơn” chứa đựng trong giáo huấn của Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải, tức Hiến Chế “Dei Verbum” (Ngôi Lời, chương 1) của Công Đồng Vatican II, đã được nhiều người soi sáng khi đem so sánh bản văn này với các chương có trước của hiến chế Dei Filius do Vatican I công bố gần 100 năm về trước. Đối với mục đích ở đây, Đức Hồng Y Levada xin đơn cử một thí dụ từng được soi sáng nhờ một trích đoạn từ lời bình luận của Giáo Sư Joseph Ratzinger thời ấy về hiến chế Dei Verbum, viết không sau Công Đồng bao lâu (xem bộ 5 cuốn tựa là Commentary on the Documents of Vatican II, do A. Grillmeier chủ biên và công bố năm 1969).

Số 6 của Dei Verbum minh nhiên trích dẫn Dei Filius, dù dưới hình thức rút gọn, liên quan tới khả năng nhận biết Thiên Chúa bằng lý trí nhân bản: “Thánh Công Đồng tuyên xưng rằng: Có thể nhận biết Thiên Chúa, nguyên lý đệ nhất và cùng đích muôn loài, một cách chắc chắn qua thế giới tạo vật, bằng ánh sáng tự nhiên của lý trí nhân bản (xem thư Rôma 1:20)”. Các nhận định của Giáo Sư Ratzinger có liên hệ tới vấn đề nhích ra xa khỏi khoa hộ giáo “cổ điển”: “Vào năm 1870, người ta đã khởi đầu với việc nhận thức tự nhiên về Thiên Chúa và từ nhận thức ấy người ta tiến tới mạc khải ‘siêu nhiên’. Vatican II không những tránh thuật ngữ supernaturalis (siêu nhiên)… mà còn đi theo một diễn trình ngược lại. Công đồng này khai triển mạc khải từ tâm điểm qui Kitô của nó, để rồi trình bày trách nhiệm không thể tránh né của lý trí con người như một chiều kích của toàn bộ. Điều này cho thấy tương quan nhân bản với Thiên Chúa không hệ ở hai phần ít nhiều độc lập với nhau, nhưng chỉ là một đơn nhất không thể phân chia; không có những chuyện như một tôn giáo tự nhiên ngay trong nó, nhưng mỗi tôn giáo đều ‘tích cực’ dù vì chính tính tích cực, nó không loại bỏ được trách nhiệm của tư duy, nhưng bao gồm nó. Vatican II không có lý do gì để dẹp bỏ ý niệm căn bản đã được Vatican I cẩn thận khai triển này; trái lại, để đương đầu với sự công phá của chủ nghĩa vô thần, nó sẽ có tầm quan trọng mỗi ngày một gia tăng” (Vol.3, các tr. 179-180).

Lời lẽ trên có tính tiên tri biết bao khi ta chứng kiến những người như Richard Dawkins và các đồng chí của ông ta trong cái tự gọi là chủ nghĩa vô thần “mới” đang nói truyện với hàng ngàn sinh viên trong các trường cao đẳng, với những cuốn sách nhằm biếm họa các học thuyết và nền triết lý của truyền thống Kitô Giáo trên danh sách bán chạy nhất. Quả là đúng lúc xiết bao khi đưa ra một nền hộ giáo mới!

Cách nay một thập niên, lúc còn làm Tổng Giám Mục San Francisco, Đức HY Levada được mời đọc diễn văn tại Đại Học Dòng Tên ở San Francisco. Ngài chọn chủ đề “Hướng Về Một Khoa Hộ Giáo Mới”. Để chuẩn bị cho bài nói truyện, ngài gọi cho Đức HY Avery Dulles để hỏi xem ngài đã thực hiện được ý muốn theo dõi cuốn sách của ngài về lịch sử khoa hộ giáo, với lý thuyết đính kèm về hộ giáo có thể trình bày được nhiệm vụ, phương pháp và viễn tượng của khoa hộ giáo dưới ánh sáng nhu cầu của giáo hội hiện đại hay chưa. Đức HY Dulles lấy làm tiếc mà nói rằng ngài chưa thực hiện được. Giờ đây được gọi về nhà Chúa, ngài để dự án ấy lại cho người khác. Sự hữu dụng của một dự án như thế cho một khoa hộ giáo đổi mới hẳn là điều không thể chối cãi.

Hình dáng một khoa hộ giáo mới

Hình dáng một khoa hộ giáo mới sẽ như thế nào? Như trên đã trình bày, dĩ nhiên khoa hộ giáo mới này phải có căn bản khoa học trong một thần học căn bản đổi mới, trong đó, đức tin và lý trí, khả tín tính và chân lý, sẽ được thăm dò như các nền móng cần thiết của đức tin Công Giáo. Nhưng đức tin phải luôn được tư duy thông suốt một cách mới mẻ khi nó phải giáp mặt với những hoàn cảnh mới, những thế hệ mới, những nền văn hóa mới. Sau đây là một số gợi ý có thể dùng làm điểm suy tư về một khoa hộ giáo mới hiện đang rất cần cho thời đại ta.

Tháng 10 năm 1999, Đức GH Gioan Phaolô II đã nói truyện với các anh em giám mục của ngài từ phía tây Canada, đến viếng ad limina. Ngài mời gọi các vị đối thoại với con người thời nay với bốn đức tính cần thiết sau đây: trong sáng, tình người, tự tin và khôn ngoan. Ngài gợi ý rằng những đức tính đó có thể lên khuôn cho một “khoa hộ giáo mới”. Đức GH Bênêđíctô, trong cuộc gặp mặt hàng giáo sĩ của giáo phận Bolzano-Bressanone, đã nói rằng đối với ngài “nghệ thuật và các thánh là khoa hộ giáo vĩ đại nhất cho đức tin của ta”. Ngài gọi các thánh là “đường mòn rực sáng trên đó Thiên Chúa bước qua lịch sử”. Về nghệ thuật và âm nhạc Kitô Giáo, ngài cho rằng “một cách nào đó, chúng minh chứng cho chân lý Kitô Giáo: trái tim và lý trí gặp nhau, cái đẹp và chân lý hội tụ…”.

Cùng với những nhận định thông sáng trên về một nền hộ giáo mới của các Đức GH Gioan Phaolô và Bênêđíctô, tưởng cũng nên nhắc đến các nhà tiên phong Hoa Kỳ của nền hộ giáo mới này như Scott Hahn và Frank Keating. Thiết nghĩ cũng nên đề cập tới quan tâm lâu năm của Đức HY Francis George qua các đóng góp của ngài về chủ đề này. Trong The Difference God Makes, ngài từng viết: “Trong Thượng Hội Đồng về Mỹ Châu [1997], tôi gợi ý rằng một phần chủ yếu của việc tân phúc âm hóa phải là một nền hộ giáo mới, một trả lời đầy yêu thương và không thủ thế nhưng phải trong sáng đối với các biện luận chống lại đức tin Công Giáo. Những biện luận này bao gồm một đàng các luận chứng được nêu lên bởi những người trình bày sai lạc Lời Thiên Chúa bằng cách coi Thánh Kinh như một bộ luật, và đàng khác các chủ trương từ những người cho rằng mọi tôn giáo, nhất là Công Giáo, chỉ là ảo tưởng sẽ phá hủy hạnh phúc bản thân và cái hiểu khoa học có phê phán” (tr.65). Ngài nhận định tiếp: “Đương đầu với một lý trí nhân bản hãnh tiến vào cuối thế kỷ 19, Công Đồng Vatican I dạy rằng đức tin không phi lý. Và nghịch thường là cuối thế kỷ 20, Giáo Hội dạy rằng đức tin phải cứu lý trí khỏi vết thương hoài nghi mà chính nó đã tạo cho mình (xem thông điệp Fides et Ratio của Đức GH Gioan Phaolô II)… Một nền hộ giáo mới, do đó, phải đặt cơ sở trên một thứ triết lý biết dành cho khoa học sự độc lập chính đáng của nó, nhưng không phải là bá quyền. Nền hộ giáo mới ấy phải sử dụng một thứ triết lý biết cởi mở chào đón các quan niệm hiện đại, nhất là những quan niệm cổ vũ việc trân quí tính chủ quan nhân bản và tính trung tâm của tự do nhân bản trong kinh nghiệm của ta. Trong một nền hộ giáo hữu hiệu, lý trí thấy mình được tăng cường nhờ đối thoại với đức tin, và ngược lại” (tr.71).

Cùng với các điểm trên, Đức HY Levada muốn trình bày thêm các suy nghĩ riêng của ngài vì biết rằng nhiệm vụ hiện nay đòi hỏi một sự gắn bó lớn hơn bao giờ hết giữa đức tin và cuộc sống của người muốn “giải thích hay bênh vực” niềm tin và niềm hy vọng của mình nơi Chúa Kitô.

Nền hộ giáo mới cho thiên niên kỷ mới phải tập chú vào vẻ đẹp nơi tạo vật của Thiên Chúa. Để nền hộ giáo này đáng tin, ta phải chú ý nhiều hơn tới mầu nhiệm và vẻ đẹp trong việc thờ phượng của Công Giáo, trong cái nhìn có tính bí tích đối với thế giới, một cái nhìn vốn giúp ta nhận ra và trân qúi cái đẹp của sáng thế như báo trước những trời mới đất mới đã được dự kiến trong thư thứ nhất của Thánh Phêrô và Sách Khải Huyền. Ta không nên do dự cúi đầu sát đất để tỏ lòng tôn kính và tháo giầy ra khi đứng nơi đất thánh.

Chứng tá cuộc sống ta như tín hữu, nghĩa là những người đem đức tin ra thực hành bằng công việc công lý và bác ái trong tư cách môn đệ, mô phỏng Thầy Chí Thánh Giêsu, là một chiều kích của tính khả tín nơi ta, những đối tác đối thoại vào thời tân hộ giáo. Tình liên đới của ta với anh chị em đồng bào, những người có khi chỉ ý thức nửa vời về trách nhiệm của họ, nhưng là một ý thức thực sự, được phát biểu qua các chính nghĩa như môi trường, người nghèo, công bằng kinh tế, là điều rất quan trọng. Đồng thời, khả năng của ta trong việc nói rõ cái nhìn đầy đủ của mình về chân lý, công lý và bác ái phải là điều chủ yếu thì mới bảo đảm được rằng các chứng tá và hành động kia không phải chỉ là một giai đoạn tạm bợ, nhưng sẽ tạo ra một đóng góp lâu bền vào việc tạo lập nên một nền văn minh tình yêu.

Trong nền văn hóa ngày nay, cuộc đối thoại về ý nghĩa và mục đích của tự do nhân bản là điều chủ yếu. Nếu tự do được điều hướng vào việc tăng cường chủ nghĩa cá nhân của nền văn hóa “tôi trước nhất”, nó sẽ không bao giờ thể hiện được tiềm năng đã được hiến tặng từ Đấng vốn tạo dựng ta theo hình ảnh và họa ảnh của Người nghĩa là được tự do đáp trả hồng phúc yêu thương vĩ đại của Thiên Chúa.

Ta cần phải theo đuổi cuộc đối thoại với khoa học và kỹ thuật. Nhiều khoa học gia nói tới niềm tin bản thân của họ; nhưng bộ mặt công của khoa học thì dứt khoát là bất khả tri. Đây chính là thửa đất mầu mỡ và cần thiết cho đối thoại. Teilhard de Chardin đã thử làm một hộ giáo đầy óc tưởng tượng đối với thế giới khoa học, mặc dù, không thành công hoàn toàn. Chắc chắn thiên niên kỷ mới sẽ mang lại nhiều cơ hội mới để mở rộng chiều kích đối thoại chủ yếu giữa đức tin và lý trí này. Và trong số các vấn đề cần chú ý nhất ngày nay, ta thấy có vấn đề biến hóa liên quan tới học lý tạo dựng.

Nền hộ giáo mới cũng học hỏi từ các nền hộ giáo “cũ”. Đức HY Levada cho hay ngài mới đọc lại tác phẩm “Mere Christianity” của C.S.Lewi, một sách gối đầu giường của các sinh viên đại học thời ngài còn ngồi trên ghế nhà trường. Cuốn hộ giáo cổ điển này khởi đầu chỉ là một loạt các bài nói truyện truyền thanh phát đi trong Thế Chiến II. Ngài tự hỏi tại sao BBC lại chọn phát tuyến loạt bài đó, khi chúng không nhắc gì tới chiến tranh. Câu trả lời của ngài, một câu trả lời mà ngài không biết có đúng hay không, là: con người trong những năm tháng tuyệt vọng ấy khao khát mang lại cho bom đạn gây chết chóc, cho thiếu thốn và hy sinh một ý nghĩa. Họ cần một cái gì đi ngược lại “tuyệt vọng”. Họ cần hy vọng!

Đức Hồng Y nhận thấy chủ đề chính trong luận điểm của Lewis về Thiên Chúa và Kitô Giáo là điều thích thú: ông lấy cảm thức bẩm sinh về đúng sai, về tốt xấu để chứng minh Thiên Chúa là tác giả. Và một lần nữa, ta thấy ở đây một chủ đề chủ yếu cho nền hộ giáo mới: niềm khát khao sự thiện, và các thể tài có liên quan tới luật luân lý tự nhiên và tính giá trị của lý trí con người chung cho toàn bộ nhân loại. Đối với Lewis, cũng như đối với nền hộ giáo ngày nay, một thể tài phụ (sub-theme) có tính quan trọng nữa là việc hiểu đúng đắn về tính dục con người

Sau cùng, nền hộ giáo mới phải để ý tới ngữ cảnh đại kết và liên tôn trong bất cứ cuộc đối thoại nào về niềm tin tôn giáo trong thế giới thế tục. Đức Hồng Y không nhất trí với những ai cho rằng thời của nền hộ giáo chuyên biệt Công Giáo đã qua rồi. Tuy nhiên, các vấn đề về tinh thần và đức tin phải huy động được mọi truyền thống tôn giáo lớn và phải được đề cập với một sự cởi mở sẵn sàng đối thoại liên tôn. Cũng thế, tiến bộ về đại kết của ta cho ta thấy nhiều hồng ân ta có chung với anh em Kitô Giáo:

C.S. Lewis chỉ là một thí dụ, dù rất có thể là thí dụ ưu hạng. Nền hộ giáo của ta chỉ có thể được tăng cường nhờ chứng tá chung của ta với anh em Kitô hữu khác, một chứng tá cho thấy mục tiêu của mạc khải Thiên Chúa nơi Đức Kitô dành cho cuộc sống ta và cho thế giới ta đang sống.

Trong phần kết luận, Đức Hồng Y Levada lại một lần nữa trưng dẫn Đức Hồng Y Dulles. Khi chuẩn bị tái bản cuốn Testimony to Grace, tức câu truyện ngài trở lại Đạo Công Giáo, Đức HY Dulles soạn lời bạt mới tựa là “Các suy nghĩ về cuộc hành trình thần học”. Một phần trong các suy nghĩ này có liên quan đặc biệt ở đây. Ngài viết: “Nhiều thần học gia Công Giáo, vì không hiểu rõ tầm quan trọng của việc đức tin xuất hiện nhờ nghe, nên đã do dự không dám đáp lại lời mời gọi đi công bố Phúc Âm. Các nhóm thệ phản bảo thủ, dù có một quan niệm về Phúc Âm được tôi coi là không thỏa đáng, nhưng đã dấn thân nhiều hơn vào nhiệm vụ phúc âm hóa. Sau khi lãng quên việc dấn thân truyền giáo của cha ông, người Công Giáo hiện nay mới chỉ bắt đầu theo kịp phái Ngũ Tuần và Người Thệ Phản Duy Thánh Kinh Học. Thế nhưng, Giáo Hội Công Giáo, với gia tài trí thức và văn hóa phong phú, vốn có tài nguyên để phúc âm hóa mà các nhóm khác không có sẵn. Ta cần một giáo hội dễ gần gũi, năng động, ít bị xao lãng hơn vì tranh cãi nội bộ, nhiều tập chú hơn vào tư cách Chúa (lordship) của Chúa Giêsu Kitô, dễ đáp lại Chúa Thánh Thần hơn và có khả năng hành động hợp nhất hơn” (tr.139).

Ước chi cùng với Đức Hồng Y Dulles, ta có thể hy vọng và cầu nguyện để trong khi mô phỏng lòng nhiệt của một số anh chị em cực đoan (fundamentalist) trong việc công bố Chúa Kitô, ta vẫn có khả năng chia sẻ với họ gia tài phong phú của truyền thống đức tin Công Giáo và phổ quát nơi Chúa Giêsu Kitô. Điều này xem ra hết sức quan trọng giúp người Công Giáo cưỡng lại được những lôi cuốn đôi lúc quá đơn thuần hóa của các giáo phái.

Theo Đức Hồng Y Levada, lời mời gọi phải tạo ra một nền tân hộ giáo cho thế kỷ 21 không phải là một “sứ mệnh không thể thực hiện được” ("mission impossible"). Tinh thần của xã hội hiện đại là hoài nghi chân lý, hoài nghi các chủ trương cho rằng có thể nhận biết chân lý, ngay cả chân lý mạc khải của Thiên Chúa. Việc tương đối hóa chân lý không phải là một điều kiện nhất thiết phải có trước cho một cuộc đối thoại thực sự; ý muốn biết người khác trong cái viên mãn của nhân tính nơi họ mới là điều kiện tiên quyết. Bởi thế, điều trước nhất cần làm là tìm ra chân lý của đầu óc và trái tim trong một cuộc đối thoại trong đó có sự xuất hiện của điều mà các Kitô Hữu đã được học biết là đầu óc, là sức mạnh, là trái tim và linh hồn của Phúc Âm được mạc khải trong Chúa Kitô: tức Thiên Chúa là tình yêu, việc chúng ta được tạo nên theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa làm toàn thể nhân loại đều có khả năng yêu Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu người lân cận như chính ta. Bởi vì đây mới là thách thức được trao cho các nhà hộ giáo suốt trong lịch sử Giáo Hội: để người ta biết rõ lý do niềm tin và niềm hy vọng Kitô Giáo của ta nhờ sự lịch hiệp và lòng tôn kính” (xem 1Pr 3:15).
 
Đức Thánh Cha nói trong cuộc viếng thăm Turin: Đức Maria giúp chúng ta thấy Gương Mặt Thiên Chúa trong gương mặt Chúa Giêsu
Bùi Hữu Thư
19:39 02/05/2010
Turin, Italy, ngày 2 tháng 5, 2010 (CNA/EWTN).- Đức Thánh Cha đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng tại quảng trường Thánh Charles ở Turin ngày Chúa Nhật này. Ngài nói Đức Maria giúp chúng ta thấy Gương Mặt Thiên Chúa trong gương mặt nhân loại của Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha Benedict cũng xin Đức Mẹ cầu bầu cho các công nhân, các tù nhân, và tất cả mọi tín hữu.

Chúa Nhật này Đức Thánh Cha Benedict thăm viếng mục vụ thành phố Turin, ngày xưa đã từng là thủ đô nước Ý, đặc biệt là viếng Khăn Liệm thành Turin hiện đang được tạm thời triển lãm tại nhà thờ chánh tòa Turin. Có khoảng 50.000 người tháp tùng ngài, cả trong quảng trường và qua các màn ảnh vô tuyến vĩ đại được gắn tại các nơi khác trong trung tâm thành phố, để theo dõi việc cử hành Thánh Lễ buổi sáng và kinh cầu Đức Mẹ kế tiếp.

Trước khi đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng Đức Thánh Cha nói: “Tôi xin gửi gấm thành phố này và tất cả những người dân đang sống ở đây trong tay Đức Mẹ.”

Ngài nói vào ngày kế tiếp sau khi nước Ý mừng lễ Thánh Giuse Thợ, ngài cầu xin Đức Mẹ canh giữ các gia đình, “thế giới thợ thuyền” và tất cả những ai đã mất đức tin và niềm hy vọng.

Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng xin Đức Mẹ cầu bầu cho những bệnh nhân, tù nhân và tất cả những người đang chịu đau khổ.

Ngài tiếp: “Lạy Đấng hay giúp đỡ các Kitô hữu, các người trẻ, người già yếu, và những người đang gặp khó khăn”, ngài cũng xin Mẹ Giáo Hội canh giữ các chủ chăn và tất cả mnọi tín hữu "để họ có thể trở nên ‘muối men và ánh sáng’ trong xã hội.”

Ngài suy niệm về Đức Nữ Đồng Trinh Maria là “Đấng đã chiêm ngắm Thiên Chúa trong gương mặt nhân loại của Chúa Giêsu, nhiều hơn ai hết.

"Mẹ đã thấy Chúa Giêsu ngay sau khi sơ sinh, trong khi được cuốn trong tã và nằm trong máng cỏ; Mẹ cũng thấy Chúa ngay sau sinh thì, sau lúc Chúa được mang xuống từ thập giá, họ cuộn Chúa trong tấm vải liệm và mang Chúa đến ngôi mộ. "

Đức Thánh Cha Benedict nói: “Hình ảnh Con Mẹ chịu khổ nạn đã in sâu trong trí Mẹ; nhưng hình ảnh này đã được biến hình bới ánh sáng Phục Sinh. Bằng cách này, mầu nhiệm của gương mặt Đức Kitô, mầu nhiệm của cái chết và sự vinh hiển, đã được chôn kín trong trái tim Mẹ.”

Ngài giảng: "Nơi Mẹ, chúng ta luôn luôn có thể học cách nhìn Chúa Giêsu bằng tình yêu và đức tin, để nhận biết trong gương mặt nhân loại đó, Gương Mặt của Thiên Chúa.”

Đức Thánh Cha kết luận bằng việc cám ơn tất cả những người đã chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của ngài và việc triển lãm đặc biệt Khăn Liệm, ngài đã đích thân yêu cầu vào năm 2008. Ngài nói ngài hy vọng khăn liệm sẽ đem lại một sự “canh tân các tâm hồn một cách sâu xa.”

Sau khi dâng Thánh Lễ và đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha đã dùng bữa trưa với Đức Hồng Y Severino Poletto, Tổng Giám Mục Turin, và các giám mục thuộc tổng giáo phận Turin tại tư dinh của Đức Tổng Giám Mục.

Đức Thánh Cha đã thăm viếng Khăn Liệm buổi chiều Chúa Nhật.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh Gx Thánh Marcô Inala Khai Giảng Khóa Giáo Lý Xưng Tội, Rước Lễ Lần Đầu và Thêm Sức 2010
Hoàng Tâm
07:17 02/05/2010
Hình ảnh Giáo Xứ Thánh Marcô Inala Khai Giảng Khóa Giáo Lý Xưng Tội, Rước Lễ Lần Đầu và Thêm Sức 2010







Xem thêm hình ảnh
 
Giáo xứ Thượng Lộc, Gp Vinh đón mừng tháng Hoa.
Jos. Trần Huyền
08:00 02/05/2010
Ngày 01/05 hàng năm luôn luôn là ngày đại lễ của toàn thể Giáo Hội hoàn vũ, hôm nay là ngày đầu tháng Kính Đức Mẹ Mân Côi. Tháng Mân Côi còn được gọi là Tháng Hoa, tháng mà Giáo Hội kêu gọi mọi người hãy siêng năng lần chuỗi Mân Côi để được đón nhận nhiều hồng ân của Đức Mẹ Maria.

Xem hình rước kiệu kính Đức Mẹ

Giáo xứ Thượng Lộc được chia thành bốn giáo vùng, cứ mỗi mùa Hoa về bà con giáo dân trong bốn giáo vùng lại nô nức làm kiệu hoa Đức Mẹ, người lớn thì làm kiệu hoa, các em thiếu nhi thì tập múa dâng hoa. Từ người già tới trẻ con đều thể hiện niềm vui chờ đón mùa Hoa về.

Để tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ là quan thầy bốn mạng của giáo xứ, chiều tối ngày 01/05 Giáo xứ Thượng Lộc đã tổ chức một cuộc rước kiệu hoa Đức Mẹ hết sức long trọng và hoành tráng. Cuộc rước được hình thành bắt đầu từ bốn giáo vùng, mỗi giáo vùng một kiệu hoa. Bốn kiệu hoa được rước đi vòng xung quanh làng và sau đó gặp nhau trên đường tránh Thành Phố Vinh, sau đó cả đoàn rước của bốn giáo vùng cùng tiến về thánh đường của giáo xứ. Đoàn rước có sự tham dự của Đức Cha Phaolô Maria GM Giáo phận nhà cùng toàn thể giáo dân trong giáo xứ. Nhìn từ xa ánh điện và nến của đoàn rước bừng sáng cả một góc trời.

Sau cuộc rước long trọng, thánh lễ đồng tế đầu tháng Hoa và mừng lễ quan thầy Thánh Giuse thợ, quan thầy bổn mạng của hội Huynh Trưởng trong giáo xứ do Đức Giám Mục giáo phận chủ tế cùng cha quản xứ Giuse Nguyễn Viết Nam và Cha Giuse Nguyễn Nam Việt đồng tế.Trong thánh lễ Đức Cha chia sẻ niềm vui trong tháng hoa và kêu gọi mọi người hãy siêng năng chạy đến với Đức Mẹ bằng những chuỗi mân côi để được Đức Mẹ cầu bầu và chở che trong cuộc sống.
 
Giáo Phận Thái Bình khai giảng lớp tu sinh 2010-2012
Trường Giang
12:01 02/05/2010
THÁI BÌNH KHAI GIẢNG LỚP TU SINH

KHÓA 2010 – 2012

Sáng nay, 02/05/2010, giáo phận Thái Bình hân hoan khai giảng lớp Tu Sinh khóa 2010 – 2012, tại hội trường Tòa Giám mục, trước sự hiện diện của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, quý cha ban Giám đốc chủng viện Thánh Tâm, quý cha trong ban đào luyện, quý cha đỡ đầu và các bậc phụ huynh, cùng với 56 anh em tu sinh.

Nền móng cho sự hình thành

Từ khi mới về nhận giáo phận Thái Bình (tháng 9 năm 2009), Đức cha Phêrô Đệ đã trăn trở và thao thức khi thấy có nhiều anh em đã học xong chương trình đại học, lại có ý hướng muốn theo con đường ơn gọi tu trì, trong khi đó cánh đồng truyền giáo của giáo phận có tới 133 ngàn giáo dân đang trông chờ có nhiều thợ gặt đến ở và nuôi dưỡng họ bằng đời sống thiêng liêng. Do vậy, với biết bao nỗ lực và cố gắng của Đức cha cũng như các cha trong ban đào luyện của giáo phận từ nhiều ngày qua, đến nay đã quy tụ được 56 anh em, thành lập một lớp và hôm nay chính thức khai giảng cho một tiến trình đào tạo trong khoảng hai năm (2010-2012). Tuy cơ sở vật chất còn quá đơn sơ, chắp vá, phòng ốc còn chật chội, nhưng cũng hé mở một tương lai tốt cho giáo phận, đồng thời ước mơ đời tận hiến của anh em tu sinh được nuôi dưỡng và làm cho lớn lên.

Ban huấn luyện

Giám đốc: Cha Giuse Trịnh Tiến Thành, sinh năm 1970, thụ phong linh mục năm 2007.

Phó giám đốc điều hành: Cha Đaminh Vũ Văn Thiêm, sinh năm 1975, thụ phong linh mục năm 2010.

Đặc trách sinh hoạt và văn hóa: Cha Giuse Bùi Đình Nguyện, sinh năm 1971, thụ phong linh mục 2010.

Ngoài ra còn có nhiều cha phụ trách các bộ môn trong suốt tiến trình đào luyện.

Ngày khai giảng đã đến

Ngay từ sáng sớm, các bậc phụ huynh của anh em tu sinh đã có mặt tại khuôn viên Tòa Giám mục. 8 giờ khai mạc tại hội trường, người dẫn chương trình giới thiệu các thành phần về dự và nói lên lý do của ngày khai giảng hôm nay. Để mở đầu buổi khai giảng, anh em tu sinh hát bài “Tình gia đình”. Tiếp theo, cha Giuse Thành, giám đốc lớp Tu Sinh thông qua ý nghĩa, mục đích và nội dung huấn luyện, dựa theo chương trình đào luyện của Tông Huấn Pastoret Dabo Vobis, với bốn chiều kích: Nhân bản, Tu đức, Tri thức và Mục vụ. Anh em tu sinh đáp trả lời mời gọi của bề trên bằng bài hát “Từ đó, vâng từ đó”. Tiếp đến, cha Giuse Nguyễn Hữu Tuân, quản lý Tòa Giám mục thông qua ngân quỹ cho việc tu sửa nhà cửa và mua sắm các đồ dùng cần thiết cho lớp Tu Sinh. Một vị đại diện cho các phụ huynh anh em tu sinh nói lên sự quyết tâm của cha mẹ đối với con em mình khi được đào luyện tại Tòa Giám mục. Tiếp theo, một tu sinh đại diện các anh em nói lên sự quyết tâm và lòng biết ơn đối với Đức cha, các cha giáo phận và các bậc cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục. Để xác tín điều này anh em tu sinh cùng cất cao bài ca “Tình cha mẹ”. Sau cùng, Đức cha ngỏ lời với từng thành phần tới dự ngày khai giảng hôm nay, trước nhất Đức cha nói lên nhu cầu cấp thiết giáo dân đang mong đợi có thêm nhiều linh mục. Tiếp đến Đức cha căn dặn anh em tu sinh, các bậc phụ huynh, các cha trong ban đào luyện. Sau cùng, Đức cha cám ơn các cha đã đáp trả lời mời gọi của Đức cha, cùng cộng tác với ngài đào luyện những linh mục tương lai cho giáo phận, Đức cha cám ơn các bậc phụ huynh đã quảng đại dâng con mình cho Chúa.

Thánh lễ

9 giờ, tại nhà thờ Chính Tòa Thái Bình, Đức cha chủ sự thánh lễ đồng tế, cùng với sự hiện diện của các cha trong giáo phận, các thày chủng viện Thánh Tâm, các nữ tu và đông đảo giáo dân tham dự. Trong bài giảng, Đức cha nói lên những thách đố của Giáo Hội trong tình hình hiện nay. Cuối bài giảng Đức cha nói lên những điều kiện cần thiết của người linh mục hôm nay, tức là làm thế nào để có những linh mục “chất lượng” trước những nhu cầu cuộc sống ngày càng cao!

Kết thúc thánh lễ, anh em tu sinh và các bậc phụ huynh chụp hình lưu niệm với vị chủ chăn giáo phận và các cha đồng tế, tại tiền sảnh nhà thờ Chính Tòa.
 
Ngày Họp Mặt Giới Lao Động Công Giáo TP Huế tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Huế
Maria Tuyệt, nữ tu MTG Huế
16:12 02/05/2010
HUẾ - Ngày 02/5/2010 - THÁNH GIUSE, GƯƠNG MẪU LAO ĐỘNG

Nỗi thao thức trăn trở của Các Vị Chủ chăn là làm sao giúp anh chị em giới lao động sống đời Kitô hữu cách tốt đẹp trong môi truờng nghề nghiệp của mình, một môi trường đa dạng mà cũng lắm đa đoan!

Thật vậy, giới lao động gồm mọi thành phần, đủ mọi ngành nghề, và cũng gồm mọi giai cấp, bất cân xứng trong thu nhập… Lao động cũng có nghề thu nhập đủ sống, đủ chi tiêu trong gia đình, nhưng cũng có nghề vẫn không kiếm đủ tiền để nuôi sống gia đình và cho con đến trường… Lao động thường gắn liền với cái nghèo, nên con cái của họ thường bị thất học… Lại một chuổi cái khó cứ bám riết lấy người lao động, không có công việc ổn định:

“Gánh cực mà đổ lên non,

Cong lưng mà chạy, cực còn chạy theo”

(Ca dao)

Từ nỗi trăn trở đó, Linh mục Cha Giám đốc Trung Tâm Mục Vụ Huế, Cha Đaminh Phan Hưng đã trình với bề trên giáo phận tổ chức ngày sinh hoạt cho giới Lao động dành cho anh chị tại các giáo xứ chung quanh thành phố Huế.

Bầu khí Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận Huế hôm nay có vẻ khác thường, người ta gặp thấy nhiều khuôn mặt sạm nắng, nhiều mái đầu tóc vàng nâu do nắng cháy, nhiều đôi tay chai sần, nhiều bộ đồ đã bạc màu gió sương… thế nhưng, khuôn mặt họ ánh lên một niềm vui, họ cười nói tay bắt mặt mừng chào nhau trong sân nhà Trung Tâm Mục Vụ, có người chưa lần nào bước chân đến đây! Vì công việc đầu tắt mặt tối, các anh chị em lao động làm gì có thời gian để đi thăm viếng, tham quan!



Nhìn vào danh sách đăng ký, tôi đọc thấy có hon 20 giáo xứ đăng ký tham gia ngày họp mặt giới lao động. Hoan hô. Tôi hoan hô thật chân tình vì tôi biết anh chị em khó đi đến đây, vì có thể ngại chuyện hội họp, ngại phát biểu. Tôi thật sự thông cảm với anh chị em, đặt tôi vào hoàn cảnh đó, tôi cũng e ngại, không tự tin xuất hiện trước đám đông, bằng chứng là hôm nay anh chị em chỉ hiện diện 2/3 số người đã đăng ký.

Bước chân lên hội trường, thật là ấm cúng, gần gũi.

Trên bức màn phông, một ảnh THÁNH GIUSE LAO ĐỘNG, khuôn mặt thánh thiện, khiêm tốn, tay cầm thước êke, tay cầm cành huệ tinh trắng bên hàng chữ: NGÀY HỌP MẶT GIỚI LAO ĐỘNG - THÁNH GIUSE, GƯƠNG MẪU LAO ĐỘNG

Thầy Giuse Phan Tấn Hồ, Dòng Thánh Tâm, linh hoạt viên, đang có mặt trên sân khấu, thân thiện mời gọi, tập hát chuẩn bị cho chương trình đón tiếp, trong lúc ở dưới sân, các nữ tu, các thầy vẫn tiếp tục ghi danh cho người đến tham dự…

Đúng 8 giờ 30: Đức Tổng Giám Mục đến khai mạc Ngày họp mặt. Ngài hiện diện giữa đoàn chiên, nói lên cách sâu sắc tâm tình Mục tử ưu ái đàn chiên, mọi thành phần...

Đức Tổng Giám Mục ban lời huấn dụ ngắn thôi nhưng súc tích cô đọng: Sách Sáng Thế ký đã viết: Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa, và Ngài ban cho con người quyền thống trị mặt đất. Bằng công việc của mình, con người dùng trí thông minh, óc sáng tạo, tâm huyết để cọng tác với Thiên Chúa làm phát triển, làm giàu có trái đất, nhờ vào các nền văn hoá và tiến bộ kỷ thuật khoa học. Lao động cũng làm cho con người trở nên người hơn bởi tình thương, bởi niềm vui (như cha mẹ làm việc để nuôi gia đình, con cái khôn lớn, học hành…) Mẫu gương đời lao động là Chúa Giêsu, Thánh Giuse, của gia đình Nagiarét. Chúa thánh hoá công việc của Ngài và Ngài cũng thánh hoá chúng ta khi ta biết kết hợp với Ngài. Lao động vất vả là kết hợp với Thánh Giá, với cuộc thương khó của Chúa Giêsu, có như vậy “Trời Mới Đất Mới” sẽ sớm xuất hiện trong đời sống chúng ta giữa trần gian nầy.



Sau ít phút gặp gỡ, Đức Tổng Giám Mục trao cho mỗi người tham dự chiếc mũ kỷ niệm Ngày họp mặt Giới Lao động, có in biểu tượng: Chúa Giêsu và Thánh Giuse đang cùng làm việc tại xưởng mộc Nagiarét.

Tiếp theo, Cha Gioakim Lê Thanh Hoàng, Linh mục đặc trách Giáo dân- với bài thuyết trình: Lao động của con người, Thánh Giuse là Mẫu gương…- Nhưng ngài chỉ giới thiệu, vì bài mọi người đã có trong giấy phát sẳn. Ngài mời gọi anh chị em có mặt hôm nay chia sẻ về những gì đã cảm nhận, đã làm, đã sống; nguyện vọng, ước mơ…* (Có thêm Cha Phan Xuân Thanh, Linh mục đặc Trách Văn hoá) để Các Cha khi làm mục vụ, đồng hành có thể giúp Anh Chị Em gì, hợp với thời gian, thời tiết, mùa màng không?

Cái làm nên khác biệt của Giới Lao Động hôm nay với các lần họp mặt các giới khác là Phần CHIA SẺ. Anh chị em Lao động chia sẻ, Đức Tổng Giám Mục, các linh mục, tu sỉ, và anh chị em có mặt chăm chú lắng nghe. Tâm tinh được bộc lộ cách tự nhiên, chân chất, sống động, người thật, việc thật, không có gì là kịch tính… chỉ nói lên cái mình cảm nghĩ, mình trải nghiệm trong cuộc đời vất vả lao công.

Người đạp xe thồ:

- Con nhớ đến Chúa trên đoạn đường vất vả, khi đợi khách, con lần chuổi trên 10 ngón tay, đường xa thì con bắt chuyện với khách, làm cho đường ngắn lại, có dịp khi người ta hỏi chuyện, con nói về Chúa, con nghĩ là con truyền giáo, nhờ cầu nguyện mà con phấn khởi, con vui…(một nam giáo dân giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp)

- Con chạy xe thồ, con chưa có dịp vào Trung Tâm Mục Vụ nầy, vì không có ban có bệ gì hết! Lời cầu xin hằng ngày dùng đủ. Nhưng biết mấy cho đủ.. Chạy xe thồ cũng như đi câu… ban sáng không có khách, biết đâu ban chiều con lại chạy 2,3 “cuốc”. Con bình an vui vẻ. (một nam giáo dân giáo xứ Phủ Cam).

Làm nông:

- Nghề nông chúng con vất vả lắm, mùa vụ cũng hay gặp vào các dịp lễ trọng, thời tiết thay đổi, mưa nắng đột xuất, nhiều lúc mới ăn lưng chén, nghe mưa chạy ra vun quén, khi vào lại thì cơm đã bị mèo xơi rồi!!! Chúng con ước ao được tài trợ, giúp đỡ cho gánh nặng trở nên nhẹ hơn…(một nữ giáo dân giáo xứ An Vân)

- Con là dân làm nông chính gốc. “con trâu đi trước, cái cày đi sau”, chúng con làm ra hạt gạo, nhưng chúng con “đói”. Chúng con thiếu kiến thức. Nguyện vọng của con là xin quan tâm cho chúng con về mặt kiến thức để chúng con làm việc hiệu quả hơn. (một nam giáo dân giáo xứ Đá Hàn).

Thợ mộc:

- Nghề mộc bây giờ đã có nhiều tiến bộ nhờ kỷ thuật máy móc, vất vả là gỗ(!). Nguyện vọng của con là xin gặp gỡ chia sẻ của giới lao động (một nam giáo dân giáo xứ Đốc sơ)

Thợ nề:

- Mỗi người không phải có nghề, mà còn có cái nghiệp nữa. Nghề nề vất vả, phần nhiều là phải đứng ngoài mưa nắng 8 giờ/1 ngày, công việc và thời tiết cũng làm cho tính tính thay đổi, hay nổi nóng… Cái nghề nầy cũng bạc bẽo lắm, có khi gia chủ chẳng coi mình ra chi… nhưng lắm lúc cũng có niềm vui vì công trình hoàn thành tốt đẹp. Cái nghề tiếp xúc với đủ ngành nghề, tôi ý thức là phải sống trung thực, có lương tâm nghề nghiệp… Nhờ có ơn Chúa, tôi làm tốt công việc của mình. Tôi hay đọc kinh "Cúi xin Chúa sáng soi" trước mỗi công việc. Ước mơ: được đổi nghề. Cám dỗ: Ngày ăn chay mà người ta dọn bữa lỡ là một tô bún bò thật ngon thì cũng khá hấp dẫn… ! (một nam giáo dân giáo xứ Tây Lộc)

Thợ may:

- 20 năm làm nghề thợ may, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Nghề con được ưu đãi là ngồi trong im mát, vui khi khách vừa lòng. Hôm nay, nhiều mẫu mã do mođen thời trang, khách khó tính hơn… Xin được gặp mặt chị em cùng nghề để chia sẻ, học hỏi thêm. (một nữ giáo dân giáo xứ Phủ Cam).

Nhiều ngành nghề khác

- Xã hội hôm nay, cũng cần đa hệ… Con đã làm nhiều nghề để nuôi sống gia đình, lái xe, thợ mộc… Bây giờ thì con đang là thợ điêu khắc. Lao động nuôi sống lao động. Ứơc mơ: Hy vọng lần sau, anh chị em lao động đi tham dự ngày hội đông hơn. (một nam giáo dân giáo xứ Thiên an)

Thợ đụng:

- Con còn trẻ 23 tuổi, nhưng con đã đụng chạm với nhiều nghề…ban tối, kiếm thêm tiền cho buổi sáng hôm sau. Có một lần, khách yêu cầu con chở họ đến chổ ăn chơi. Con đã chở họ đi. Sau, con hối hận và bỏ, không đi xe thồ nữa. Nghề tay chân như thợ mộc, thợ nề thì hay bị rủ rê ban chiều đi nhậu nhẹt.. (một nam giáo dân giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp)

- Chúng con bị cám dỗ về đủ thứ, các cha không biết đâu. Xin cầu cho chúg con. (một giáo dân...)

Có nhiều anh chị em còn muốn chia sẻ nữa, nhưng đã đến giờ dâng Thánh Lễ.



Thánh lễ do Đức Cha Phụ Tá chủ tế và 8 cha cùng đồng tế, nói lên lòng yêu thương của các vị đối với giới lao động.

Trong lời mở đầu Thánh Lễ cũng như trong bài giảng, Đức Cha đã lưu ý anh chị em: Lao động là để sống hạnh phúc.

Lao động là thánh hoá công việc tay chân, và không quên tìm giá trị tâm linh, giá trị tinh thần. Sáu ngày Chúa dựng nên muôn vật và ngày thứ bảy Chúa nghỉ ngơi. Cơm bánh cần cho cuộc sống, nhưng Chúa còn nhắc nhở chúng ta, trước tiên hãy lo tim Nước Thiên Chúa và mọi sự khác, Chúa sẽ ban thêm cho. Chúa đã yêu thương chúng ta. Lao động để tìm hạnh phúc, điều đó cũng mang lại niềm vui thiên đường cho chúng ta, cho gia đình chúng ta do tình yêu chúng ta đặt vào đó. Chính Chúa là người đã yêu thương chúng ta và thí mạng sống vì yêu thương chúng ta. Chúa Giêsu, Thánh Giuse cũng đã có một nghề để sinh sống khi còn ở trần gian. Hãy trân trọng và thánh hoá nghề nghiệp của chúng ta.

Phần của lễ được dâng cùng với bánh rượu là những đồ nghề, vật dụng tiêu biểu cho mỗi giới, và những thành quả của lao công do các ngành nghề của anh chị em lao động. Xin Chúa chúc lành và thánh hoá.

Cuối lễ, một giáo dân đại diện giới Lao động,anh Tánh, thuộc giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp dâng lời cám ơn Hai Đúc Cha, quí Cha, quý khách mời và anh chị em tu sĩ. Ước mơ những ấn tượng sâu sắc của ngày hôm nay sẽ luôn mãi kéo dài trong những tháng ngày sắp tới của cuộc sống lao tác vất vả khó nhọc.

Giờ cơm chung cha con, huynh đệ thân thương, những bài hát nở rộ từ tấm lòng chân thành của anh chị em, đem lại sự thoải mái thân thiện trong tình Chúa và tình người.

Ôi người Lao Động dễ thương!

Chúng tôi mang ơn người!

Chúng tôi biết ơn người!
 
Mừng Phó Tế Vĩnh Viễn VN chịu chức tại TGP Cincinnati, Ohio.
Đỗ Trọng An
21:00 02/05/2010
Mừng Phó Tế Vĩnh Viễn VN chịu chức tại TGP Cincinnati, Ohio.

Lúc 11 giờ sáng ngày 24/4/2010, ĐTGM Dennis M. Schnurr của TGP Cincinnati, đã chủ tế Thánh Lễ phong chức Phó Tế cho 36 Thầy ở Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Dayton, thuộc TGP Cincinnati. Trong số ấy có 3 Thầy Phó Tế chuyển tiếp, các Thầy này sẽ thụ phong Linh muc vào năm 2011 và 33 Thầy Phó Tế Vĩnh Viễn.

Cả ngàn giáo dân, và hàng trăm Linh Mục và Phó tế đã tham dư Thánh Lễ này. Đặc biêt có sự hiên diện của môt số giáo dân và gia đình một vị Phó Tế vĩnh viễn VN: Dominic Vũ Đình Hoàng.

Trong lời huấn từ, ĐTGM Schnurr, có nhắc đến lòng quảng đại của các vị Phó Tế đã đáp lại Ơn Gọi của Thiên Chúa một cách trung tín. Ngài nhấn mạnh rằng, đó hoa trái của sự giáo dục trong gia đình Công Giáo. Gia đình của các Thầy là những giáo hội thu hẹp đã rèn luyện anh em và Giáo Phận xin được ghi ơn các thành viên trong quí gia đình của các Thầy.

ĐTGM còn nhắn nhủ các thầy Phó Tế sự quan trọng của tinh thần hiệp thông, không những với các linh mục và phó tế trong TGP Cincinnati mà còn liên hệ với Đức Giáo Hoàng và các phẩm trật, các đấng bậc trong Giáo Hội Hoàn Vũ.

Ngài nhấn mạnh đến vai trò cơ bản của Phó Tế là Rao Truyền Lời Chúa bằng cả lời nói, việc làm và đời sống: Gưong sống Đức Tin của quí Thầy, phải được thể hiện qua đời sống cầu nguyện và công việc bác ái trong sự chân thành, nhằm mưu cầu Công lý.

Cũng vào chiều hôm ấy, Thánh lễ Tạ Ơn 44 năm Thánh Chức Linh Mục của LM Bê na Đô Nguyễn Tiến Huân, vị sáng lập Cộng Đòan VN tại Cincinnati và Tân Phó tế Dominic Vũ Đình Hòang đã được Phong trào Cursillo tổ chức tại nhà thờ Đức Mẹ Lavang của Cộng Đòan VN, tại Cincinnati, Ohio.

Thánh lễ do cha Huân chủ tế cùng với LM Nguyễn An Ninh, Chủ Tịch Liên Đòan Công Giáo Miền Trung Tây Hoa Kỳ, từ Detroit và các Cha Linh hướng của phong trào Cursillo Miền: cha Nghiêm từ Grand Rapid, Michgan; cha Bảy từ Columbus, Ohio và cha Vũ Đảo từ Tennesse đến. Phó tế Thành từ Detroit và Phó Tế Cần từ Florida cũng đến tham dự.

Trong phần dẩn lễ, Cha Huân đã phát biểu như sau:

Kính thưa quí cha và tòan thể anh chị em:

Hôm nay, với niềm hân hoan vui mừng, chúng ta tạ on Chúa vì Hồng Ân Chúa đã ban tặng cho chúng ta. Trứơc hết chúng ta hợp cùng Địa Phân Cincinnati Tạ Ơn chúa, vì Ngài

Đã ban tặng cho địa phận một số Thầy Phó tế mới, trong đó có Thầy Phó Tế Vũ Đình Hoàng thuộc Cộng Đòan chúng ta. Chúng ta cũng hợp nhất với anh chị em Cusillitas và

Anh chị em Thăng Tiến Hôn Nhân gia đình thuộc Cộng Đòan nhà Tạ On Chúa vì đã có một người anh, một người bạn biết hiến thân phụng sự Chúa và phụng sự giáo hội. Sau cùng, chúng ta cùng với Đại Gia Đình Ông bà Vũ Đình Rật và cách riêng,gia đình Hòang-Hương tạ ơn Chúa, vì sau bao những năm tháng âm thầm chuẩn bị, thì nay đã đạt lý tưởng hằng mong ước. Và cũng xin hợp ý với tôi để tạ ơn Chúa vì những hồng ân Chúa đã ban trong suốt 44 năm linh mục. Với những tâm tình đó, chúng ta hãy thống hối tội lỗi chúng ta để xứng đáng cử hành Thánh lễ Tạ Ơn này.

Sau Thánh Lễ là tiệc mừng trang trọng tại hội trường nhà thờ Lavang, qui tụ nhiều giáo dân và các thành viên Cursillo trong miền.

Tưởng cũng cần ghi lại đây, theo Vietcatholic, ngày 28-4-2010 vừa qua, tại nhà thờ Chính tòa giáo phận Banmêthuột, VN, ĐGM Vinh sơn Nguyễn Văn Bản, cũng làm lễ Phong chức cho 9 Thầy Phó Tế. Huấn từ trong dịp này ĐGM Vinh Sơn đã kêu gọi tòan thể Cộng Đoàn cùng Tạ ơn Thiên Chúa và tiếp tục cầu nguyện, nâng đở các Phó tế, để các Thâỳ trở nên những trợ tá đắc lực của Giáo Xứ. Vì bên cạnh những nổ lực không ngừng, các tân chức cũng là những con người yếu đuối, bất tòan, rất cằn đến sự nâng đỡ của tất cả mọi người qua lời cầu nguyện, và sự góp ý chân thành.

Đỗ Trọng An
 
Quá trình hình thành phòng chẩn trị Đông Y của hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức
Mến Thánh Giá Thủ Đức
21:19 02/05/2010
ĐÔI NÉT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
PHÒNG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y THỦ ĐỨC
THUỘC HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ THỦ ĐỨC


Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức được thành lập ngày 8/12/1965. Ngay từ những ngày sơ khai, chị em trong Hội dòng đã thao thức dấn thân chu toàn sứ mạng mà Đấng Sáng Lập đã vạch ra, trong đó có việc phục vụ người nghèo trong lãnh vực y tế.

Năm 1981, dì Anna Lê Thị Hội được Hội dòng cử đi học khóa châm cứu tại Tam Tông Miếu, nơi duy nhất bấy giờ được phép cấp giấy chứng nhận chương trình học. Sau khóa học, dì làm việc nửa buổi tại Phòng Chẩn trị Y học thị trấn Thủ Đức và nửa buổi dì phục vụ tại Nhà Mẹ của Hội dòng với phương tiện thô sơ bấy giờ là 3 chiếc giường và một ít dụng cụ châm cứu.

Năm 1989, dì Annna Lê Thị Hội tốt nghiệp Y sĩ Y học Dân tộc. Qua đó, viêc phục vụ bệnh nhân của dì và một số chị em khác được tốt hơn, đúng phương pháp hơn và có hiệu quả hơn.

Ngày 21/7/1995, dì được cấp “ Giấy Chứng Nhận Đủ Tiêu Chuẩn và Điều Kiện Thành Lập Cơ Sở Hành Nghề Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc”. Từ đây, Phòng Chẩn trị Đông y ( gọi tắt là Phòng Thuốc) thuộc Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức được chính thức đi vào hoạt động. Lúc này, Phòng Thuốc đã có 15 giường châm cứu và một số dụng cụ vật lý trị liệu. Số bệnh nhân, đặc biệt là người nghèo, người già -neo đơn đến với Phòng Thuốc ngày càng đông. Ngoài việc chữa bệnh, các chị em còn chăm sóc, nuôi dưỡng một số trẻ em bại não, câm điếc….

Xem hình lễ làm phép đất

Năm 2004, Hội đồng Hội dòng nhận thấy cần phải có một cơ sở tách biệt để đáp ứng nhu cầu phục vụ bệnh nhân của Phòng Thuốc nên đã sửa sang đôi chút căn nhà số 18, Nguyễn Bá Luật và chuyển Phòng Chẩn trị Đông y đến sử dụng.

Năm 2007, số bệnh nhân ngày càng đông, đăc biệt là nhu cầu về các phòng tập vật lý trị liệu ngày càng cấp bách. Căn nhà trở nên chật hẹp và theo thời gian đã bị ẩm mốc, dột nát. Hằng đêm, căn nhà lại vang vọng tiếng những trẻ thơ khuyết tat nguyện cầu: Lạy Chúa! Căn nhà của chúng con khi trời nắng thì nóng quá mà khi trời mưa thì dột ướt hết cả. Xin Chúa thương cho các dì có tiền xây nhà lại cho chúng con có nơi ở tốt hơn. Tiếng nguyện cầu của trẻ thơ đã vọng đến Thiên Chúa và Ngài đã gửi Cha Bác Giuse Đinh Huy Hưởng đến với Phòng Chẩn trị Đông y của Hội dòng. Cha Bác Giuse là người đặc biệt quan tâm đến những con người thuộc thế giới thứ ba -thế giới của người nghèo. Nhìn thấy nhu cầu cấp bách về một cơ sở tốt hơn cho Phòng Chẩn trị Đông y, Cha Bác Giuse đã tự nguyện là người trung gian xin Hội đồng Giám Mục Ý giúp đỡ Phòng Thuốc xây dựng cơ sở.

Ngày 1/10/2008, với sự hỗ trợ của Hội đồng Giám Mục Ý và sự động viên, khích lệ của Cha Bác Giuse, Hội dòng quyết định xây dựng lại toàn bộ Phòng Chẩn trị Đông y.

Ngày 19/3/2008, Cha Bác Giuse Đinh Huy Hưởng đã đến làm phép đất và dâng công trình xây dựng cho Thánh Cả Giuse.

Thời gian dần trôi, công trình xây dựng Phòng Chẩn trị Đông y đã gặp không ít những khó khăn, gián đoạn. Thế nhưng, đến hôm nay, ngày 1/5/2010, công trình mà Thiên Chúa đã yêu thương khởi sự thì Ngài cũng đã hoàn tất tốt đẹp. Từ đây, Phòng Chẩn trị Đông y được chính thức hoạt động với tên gọi Phòng Chẩn trị Đông y Thủ Đức và xin được nhận Đức Mẹ Lộ Đức, kính ngày 11/2 -cũng là ngày Quốc tế Bệnh nhân làm Bổn mạng.

Trong Thánh Lễ tạ ơn hôm nay, chúng con xin dâng lên Thiên Chúa tấm lòng tri ân, cảm tạ về hồng lớn lao này mà chúng con được đón nhận.

Hội dòng chúng con xin cảm ơn và khắc ghi sự giúp đỡ quảng đại của Hội đồng Giám Mục Ý, đồng thời chúng con xin kính gửi đến Cha Bác Giuse Đinh Huy Hưởng lòng biết ơn chân thành về tất cả những điều tốt đẹp mà Cha Bác Giuse đã làm cho Hội dòng chúng con.

Xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn ơn lành xuống trên Hội đồng Giám Mục Ý và Cha Bác Giuse Đinh Huy Hưởng.


 
Giáo xứ Bắc Hải Hố Nai mừng lễ thánh Giuse Thợ
Khổng Hữu Nguồn
21:41 02/05/2010
GIÁO XỨ BẮC HẢI, HẠT HỐ NAI

MỪNG LỄ THÁNH GIUSE THỢ 01.05.2010

Lúc 5 giờ sáng thứ bẩy 01.05.2010, trong bầu khí mát mẻ nhờ buổi chiều hôm trước có mưa, giáo xứ Bắc Hải Hạt Hố Nai đã tổ chức mừng lễ Thánh Giuse Thợ 01.05.

Xem hình lễ thánh Giuse Thợ tại giáo xứ Bắc Hải, Hố Nai

Thánh lễ đồng tế được cử hành nơi Tượng Đài Thánh Giuse trong khuôn viên Xứ Đường, về dâng lễ có cha Đaminh Trần Mạnh Duyên nguyên phó xứ Bắc Hải. Tham dự lễ có Quý Dì Hội Dòng Mến Thánh Gía Bắc Hải, Quý cộng đoàn phụng vụ trong xứ.

Đặc biệt trong Thánh lễ mừng kính Thánh Giuse thợ hôm nay, sau lễ giáo xứ tổ chức nghi thức Thượng kèo nhà thờ, đánh dấu một giai đoạn sau gần tám tháng xây dựng (14.09.2009 – 01.05.2010) ngôi thánh đường đã được tiến hành trong ân sủng và hiệp nhất, nhờ đó đời sống đức tin của cộng đoàn được nuôi dưỡng, triển nở và thăng tiến.

Ngôi thánh đường giáo xứ Bắc Hải là kết tụ của biết bao hy sinh và mồ hôi, biết bao vất vả và lời cầu nguyện, đồng thời cũng biết bao thao thức và mến yêu.

Nhờ lời bầu cử của Thánh Giuse, xin Chúa chúc lành cho công trình này, xin Chúa chúc lành cho các vị ân nhân và cho tất cả mọi người đang nỗ lực xây dựng giáo xứ Bắc Hải ngày một tốt đẹp, hiệp nhất và thánh thiện.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
35 năm hiệp thông với Giáo Hội và Quê Hương
Hà Minh Thảo
08:12 02/05/2010
35 NĂM HIỆP THÔNG VỚI GIÁO HỘI QUÊ HƯƠNG

Biến cố ngày 30.04.1975 đã làm thay đổi quá nhanh và quá nhiều cho Miền Nam Tổ Quốc Việt-Nam, về chánh trị, kinh tế lẫn tín ngưỡng và tôn giáo.

Người dân Miền này vô cùng ngỡ ngàng với những thay đổi. Trước đĩ, Miền đất họ sống chiến tranh bao phủ, nhưng người dân cĩ tự do dù hạn chế để ngừa phá hoại an ninh. Những lời hứa với các sĩ quan Việt-Nam Cộng hịa về thời gian đi tù, được ngụy trang ‘học tập cải tạo’ đã gieo sự nghi ngờ nơi giới cầm quyền mới. Tiếp theo, những cuộc đổi tiền làm cho đồng bào thêm nghèo…

Giáo hội Công giáo Quê Hương, là thành phần của Dân Tộc, không là một ngoại lệ, đã sống trọn vẹn với vận mạng của Dân Tộc Việt-Nam. Các Đức Giám mục (kể cả Đức Tổng Giám mục Henri Lemaître, Khâm sứ Tòa Thánh, đại diện Đức Thánh Cha cạnh Hội đồng Giám mục, đã chấp nhận mọi gian nguy, hiểm trở có thể đến với mình, quyết chu toàn nhiệm vụ Chủ chăn mà Đức Thánh Cha, thừa ủy nhiệm Chúa Kitô, giao phó để dẫn dắt Cộng dồng Dân Chúa. Nhờ thế, Giáo hội Công giáo Việt-Nam vẫn sống kiên cường dưới sự linh hướng của Hội đồng Giám mục.

I.- HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT-NAM.

Chúng ta xác tín: Giáo hội Công giáo Quê Hương được lãnh đạo và đại diện bởi Hội đồng Giám mục Việt-Nam. Tiếng nói hay hành động của một tín hữu Công giáo, dù người đó là một Giám mục, một Linh mục, một Tu sĩ hay một Giáo dân, cũng chỉ là tiếng nói hay hành động của cá nhân ấy mà thôi chứ không phải của Giáo Hội Công Giáo tại Việt-Nam (Giáo luật điều 447 và những điều kế tiếp).

1.- Các Giám mục Miền Nam đã nhận định « Đứng trước hoàn cảnh mới và phức tạp, chúng tôi ý thức tầm mức quan trọng của khóa họp (từ ngày 15 đến 20.12.1975) và vì thế, chúng tôi đã nhất trí đề ra một phương pháp mới để làm việc. » và đã có các phiên họp để đề ra những đường hướng sống đạo trong hoàn cảnh mới về Giáo hội tại thế, Dấn thân, Phục vụ và Người Công giáo và Chủ nghĩa xã hội trong Thư Chung ngày 16.07.1976.

Trong Thư Chung này, các Đức cha nhấn mạnh: « Giáo hội ước mong được đối thoại với hết mọi người vì tin rằng đối thoại là con đường tốt nhất để đi tới sự thông cảm nhau » và « Giáo hội cũng chỉ nhắm một điều là tiếp tục công cuộc của chính Chúa Kitô. Đấng đã đến thế gian để làm chứng cho Chân lý, để cứu rỗi chứ không luận phạt, để phục vụ chứ không để được hầu hạ (xem Vui mừng và Hy vọng 3) ».

2.- Hội đồng Giám mục Việt-Nam đã họp Đại hội từ ngày 24.04 đến 01.05.1980 tại Hà nội. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII ban hành Sắc chỉ ‘Venerabilium Nostrorum’ thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt-Nam ngày 24.11.1960, các Đức Giám mục Việt-Nam mới có dịp họp chung. 33 Đức Giám mục đã có thư gởi toàn thể tín hữu Công giáo ngày 01.05.1980. Trong đó, Hội đồng Giám mục Việt-Nam xác định Đường Hướng Mục Vụ được xây dựng dựa trên căn bản:

A.- Một Hội Thánh vì Loài Người. Sứ mạng của Hội Thánh:

a) không những là đem Phúc Âm và ân sủng của Chúa Kitô đến cho nhân loại, mà còn đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần và hoàn thiện những thực tại trần thế (Sắc lệnh về Tông đồ Giáo dân 1).

b) là tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã đến không phải để được hầu hạ, nhưng đến để phục vụ tất cả loài người. Đúng như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã giải thích trong thông điệp "Đấng Cứu chuộc con ngườĩ" (Redemptor Hominis) rằng: « Con người là con đường của Hội thánh », nghĩa là tất cả mọi con đường của Hội thánh đều dẫn tới con người (Đấng Cứu chuộc con người, 14). Đây cũng là điểm gặp gỡ giữa Hội thánh và xã hội trần thế, giữa sứ mạng của Hội thánh và xã hội trần thế, vì ‘dù có tin hay không tin, mọi người đều phải góp phần xây dựng thế giới cho hợp lý, vì họ cần chung sống trong thế giới này (Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay, Vui mừng và Hy vọng, 21, 6).

B.- Hội Thánh trong Lòng Dân Tộc. Sự gắn bó và hòa mình với Dân Tộc và Đất Nước đưa tới những nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta có thể tóm lại trong hai điểm chính:

a) Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc;

b) Xây dựng trong Hội thánh một nếp sống và một lối diễn tả Đức Tin phù hợp với truyền thống Dân Tộc.

Các Giám mục cũng đã loan báo việc thông qua ‘Qui chế Hội đồng Giám mục Việt-Nam’ và giải thích ý nghĩa việc đi Rôma: “Việc viếng mộ các Tông đồ và việc tham dự Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới tại Rôma nói lên hai đặc tính của Hội thánh Chúa Kitô là phổ quát và hợp nhất, đồng thời thể hiện tinh thần tập thể và đồng trách nhiệm của các Giám mục đối với Hội thánh hoàn cầu.”

3. Ad limina viết tắt của ad limina apostolonna (aux seuils des basiliques des apôtres) = bước qua ngưỡng cửa vương cung thánh đường các tông đồ, nói cách khác là đến Rôma. Tại đây, các Giám mục, mỗi năm năm phải đến viếng mộ hai thánh Tông đồ, Phêrô và Phaolô, cùng gặp Đức Giáo Hoàng để tường trình về mục vụ tại Giáo phận mình có trách nhiệm. (Giáo luật điều 400).

Ngay sau đó, 21 Đức Giám mục Việt-Nam thực hiện ‘ad limina' do Đức hồng y Trịnh văn Căn hướng dẫn. Lần đầu tiên, các Giám mục đến đông từ miền Bắc đến viếng Tòa Thánh và gặp Đấng kế vị Phêrô. Đặt biệt, ngày 22.06.1980, Đức Thánh Cha đã ưu ái đến tận Nhà Quản lý Phát Diệm (Rôma) để thăm Đức hồng y và các Đức cha.

Năm 1985 chỉ có 3 Giám mục được về Rôma. Năm 1990 có 21 Giám mục và 1996 có 14 Giám mục về Rôma.

Từ ngày 14.01.2002, các thành viên Hội đồng Giám mục Việt-Nam đã đến viếng mộ hai thánh Tông đồ, Phêrô và Phaolô, cùng gặp lần cuối Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô Đệ nhị để tường trình về mục vụ tại Giáo phận mình có trách nhiệm.

Ngày 22.01.2002, sau khi chào mừng Đức Thánh Cha, cám ơn Tiền Nhân từ gần năm thế kỷ đã gieo Tin Mừng và xây dựng Giáo Hội Đất Việt, Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt-Nam, đã đề cập đến việc sống đạo của tín hữu người Việt, quốc nội cũng như hải ngoại. Nhìn lại Quê hương đang canh tân, Đức Cha nói: « Việt-Nam là quốc gia đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ nền kinh tế quốc doanh chuyển sang kinh tế thị trường, từ chủ thuyết cô lập tiến vào việc hội nhập với cộng đồng thế giới tự do. Thế nhưng, trong tiến trình đổi mới nầy Giáo Hội vẫn còn chưa được hưởng tất cả những tự do cần thiết.»

Trong phần đáp từ trao tay các Giám mục, Đức Thánh Cha mời: Giáo Hội Việt-Nam ra khơi. Sự phát triển huấn dạy giáo lý cơ bản lẫn đào luyện liên tục cho linh mục, tu sĩ và giáo dân để xây dựng và sống Đức Tin cần cung cấp cho mọi người một giáo huấn vững chắc về học thuyết xã hội của Giáo Hội.

Giáo hội Công giáo kêu gọi chia sẻ niềm Hy vọng bằng luôn đề xuất con đường đối thoại. Chỉ một cuộc đối thoại tín nhiệm và xây dựng giữa các thành phần của xã hội dân sự cũng đủ mở ra một niềm hy vọng mới cho toàn dân Việt-Nam, như đã khẳng định trong đoạn 76 ‘Gaudium et Spes’: « Giáo hội, vì sứ mạng và chức năng mình, không lẫn lộn với một cộng đồng chánh trị và không bị gắn liền với bất cứ hệ thống chánh trị nào ». Bởi thế, « cộng đồng chánh trị và và Giáo hội độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình ». Nhưng vì cả hai cùng được mời gọi hoàn tất sứ mạng riêng biệt phục vụ cùng một tập thể con người, sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu nếu « cả hai thực hiện nhiều hơn nữa một sự hợp tác lành mạnh với nhau”. Vì ‘sự hợp tác lành mạnh nầy', Giáo hội mời tín hữu dấn thân cho sự phát triển mọi con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng. Giáo hội không muốn thay người trách nhiệm của Nhà nước, công việc của cá nhân hay tập thể.

Để thực hiện ‘sự hợp tác lành mạnh’ nầy, Giáo hội mong đợi nơi chánh quyền tôn trọng toàn diện sự độc lập và tự trị của Giáo hội mà quyền Tự do Tôn giáo quí giá đã được khẳng định trong Công đồng Vatican II và trong những Tuyên ngôn và Quy ước quốc tế, cho từng cá nhân và những cộng đồng tôn giáo.

Đức Thánh Cha không chỉ ưu tư đến Giáo hội Công giáo mà còn nghĩ đến các tôn giáo khác cũng như cả Dân Tộc Việt-Nam. Mọi người Việt được quyền có đời sống no ấm và hạnh phúc thật sự, Đức Thánh Cha cũng đã nói đến ‘sự hợp tác lành mạnh’ giữa Cộng đồng Chánh trị và Cộng đồng Tôn giáo. Khi Cộng đồng Tôn giáo được độc lập và tự chủ thì mới có đủ tư cách để cộng tác trực tiếp vào việc xây dựng xã hội lành mạnh. Một thí dụ: công tác giáo dục cần thiết cho việc mở mang dân trí. Các tôn giáo không được dự phần vào công tác nầy vì Nhà nước đã chiếm đoạt toàn bộ những trường học cũa các tôn giáo từ 1975 đến giờ.

Nhật báo ‘La Croix’ (Thánh Giá), phát hành tại Pháp quốc ngày 23.01.2002, dưới tựa đề « Jean-Paul II encourage les évêques vietnamiens qu’il juge ‘exemplaires'» (Gioan-Phaolô Đệ Nhị khích lệ các Giám Mục Việt-Nam mà Ngài cho là ‘gương mẫu'), đặc phái viên thường trực đã nhắc lại đầy đủ cuộc thăm viếng ‘ad limina'' các Giám mục Việt-Nam tại Rôma.

Trong dịp ‘Ad limina’ lần vừa qua, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tiếp các Giám mục Việt-Nam và ban Huấn từ lúc 12 giờ ngày 27.06.2009, tại Sảnh đường Công Nghị, Vatican.

Trong diễn từ chào mừng Đức Thánh Cha, Đức cha Phêrô Nguyễn văn Nhơn, Giám mục Giáo phận Đà lạt, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt-Nam, đã nói: “Hàng Giáo Phẩm địa phương được tạo lập vào một thời điểm mà Việt-Nam bị chia cắt trên bình diện chính trị, và đã kéo theo những hậu quả sâu đậm trong nhiều lãnh vực của Đất Nước. Phải chờ đến năm 1980, sau khi hai miền Nam, Bắc thống nhất vào năm 1975, Hội đồng Giám mục của cả nước Việt-Nam mới được khai sinh.”

{Xin ghi chú: Đêm khuya ngày 20 rạng 21.07.1954, Cộng sản Việt-Nam và Thực dân Pháp đã ký Hiệp định Genève để chia đôi Đất Nước Việt-Nam. Chánh phủ hợp pháp Việt-Nam do Thủ tướng Ngô đình Diệm điều hành quốc vụ nước Việt-Nam thống nhất, từ ải Nam Quan đến mũi Cà mau, đã không ký vào đó, vì trái với nguyện vọng của toàn dân Việt-Nam. Sự chia cắt Việt-Nam chỉ có giá trị chính trị, không ảnh hưởng đến Giáo hội Công giáo Việt-Nam luôn là một. Hai sự kiện sau đây chứng minh điều đó:

a.- Ngày 25.05.1925, Đức Thánh Cha Piô XII đặt chức vụ Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương, Đại diện Tòa Thánh để liên lạc giữa Rôma và các Giáo phận truyền giáo tại Việt-Nam, Cam bốt và Ai lao, đặt Tòa Khâm sứ tại Huế. Năm 1951, Đức Khâm sứ John Dooley dời Tòa Khâm sứ từ Huế ra Hà nội.

Sau khi chiếm Miền Bắc, từ ngày 14.06.1955, chính quyền cộng sản Hà nội áp dụng sắc lệnh tôn giáo một cách triệt để khủng bố, de dọa, bỏ tù, chiếm đoạt tài sản, ly gián chia rẽ Giám mục, Linh mục và Giáo dân trong hoạt động mục vụ. Đức Khâm sứ không liên lạc được với các lãnh thổ khác thuộc quyền, nên, ngày 15.02.1956, Tòa Thánh cử Đức Cha Giuseppe Caprio làm Thanh Tra Tòa Thánh (Visiteur Apostolique) tại Sài gòn để có thể liên lạc được Việt-Nam, Cam bốt và Ai lao. Ngày 13.03.1957, vị Thanh Tra Tòa Thánh ở Sài gòn được nâng lên hàng Đại lý Khâm sứ (Régent Apostolique). Năm 1959, sau khi Đức Khâm sứ John Dooley rời Hà nội trong một cơn bệnh nguy kịch và, vài tuần kế tiếp, các nhân viên Toà Khâm sứ bị trục xuất khỏi Việt-Nam,, Tòa Thánh mới thiết lập Tòa Khâm sứ tại Sài gòn với tân Khâm sứ Mario Brini.

b.- Đức Khâm sứ Mario Brini đã góp công lớn trong việc chuẩn bị thiết lập ‘Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt-Nam’.

Ngày 24.11.1960, qua Tông Hiến ‘Chư Huynh Đáng Kính’ (Venerabilium Nostrorum), Đức Thánh Cha Gioan XXIII thiết lập ‘Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt-Nam’ với ba Giáo tỉnh: Hà nội, Huế và Sài gòn. Sắc chỉ được công bố ngày 08.12.1960, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Do đó, Đức cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt-Nam cho biết Giáo hội tại Việt-Nam sắp cử hành một Năm Thánh đặc biệt đánh dấu 50 năm đánh dấu biến cố này.

Trong phần đáp từ, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhắc lại ‘sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo hội và cộng đồng chính trị’ mà Đức Gioan-Phaolô II đã đề ra trong Huấn từ ngày 22.01.2002. Ngài cũng nhắc đến Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt-Nam công bố năm 1980 nhấn mạnh về "Giáo hội của Chúa Kitô giữa lòng dân tộc". Khi đóng góp phần đặc thù của mình - là loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô -, Giáo hội góp phần vào sự phát triển con người về mặt nhân bản và tinh thần, nhưng cũng góp phần vào sự phát triển đất nước nữa. Sự tham gia của Giáo hội vào tiến trình này là một nghĩa vụ và là một đóng góp quan trọng nhất là trong lúc Việt-Nam đang dần dần cởi mở đối với cộng đồng quốc tế.

Thật đáng tiếc: gần 7 năm rưỡi đã trôi qua và chưa biết đến bao lâu, đảng Cộng sản vẫn từ chối "sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo hội và cộng đồng chính trị" để phát triển toàn diện con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng. Nhờ thế, và chỉ nhờ thế, toàn dân Việt-Nam mới có thể chống ngoại xâm.

Trong nhiệm vụ Giáo dục, các trường Công giáo, từ mẫu giáo đến đại học, đã đào tạo bao nhiêu chuyên viên các ngành cho Việt-Nam. Sau ngày 30.04.1975, các cơ sở giáo dục này bị ‘mượn’ và, đến nay, nhiều nơi đã biến thành những nơi ăn chơi, nhảy nhót. Hậu quả tất yếu là bao nhiêu trẻ em phải bỏ học và nền Giáo dục đã đi đến chổ mà báo chí quốc doanh không ngừng lên tiếng báo động.

Tuy nhiên, Hội đồng Giám mục Việt-Nam cho các thành viên Cộng đồng Dân Chúa biết qua Thư ngày 08.12.2008:

Chiều 01.10.2008, sau khi nghe Hội đồng Giám mục trình bày quan điểm về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay(*), Thủ tướng đã thông báo tình hình thực hiện chính sách tôn giáo và quan điểm của chính phủ đối với vụ Tòa Khâm sứ và giáo xứ Thái Hà.

Nhờ lời cầu nguyện của anh chị em, con đường đối thoại đã được khai mở sau một thời gian tưởng như bế tắc. Xin cám ơn. Nhưng con đường đối thoại tìm về chân lý, công lý và lợi ích lâu dài của đất nước với những khó khăn và trắc trở, đòi hỏi khôn ngoan và kiên nhẫn, yêu thương và ôn hòa. Chúng ta xác tín rằng Thiên Chúa luôn đồng hành với Dân Người. Xin Chúa ban ơn bình an và soi sáng cho mọi người vì khi nhận biết chân lý, công lý và lợi ích lâu dài của cả dân tộc, thì có thể vượi mọi khó khăn và trở ngại trong tiến trình xây dựng quê hương và phát triển đất nước.

(*) Xin đính kèm văn kiện của Hội đồng Giám mục Việt-Nam để tham khảo:

QUAN ĐIỂM CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG HOÀN CẢNH HIỆN NAY

http://www.hdgmvietnam.org/quan-diem-cua-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-ve-mot-so-van-de-trong-hoan-canh-hien-nay/215.116.3.aspx
 
Cuộc Đối Đầu Giữa Chính Quyền và Giáo Dân Cồn Dầu Trong Đám Tang Của Một Tín Hửu.
Song Ngọc
11:32 02/05/2010
Cuộc Đối Đầu Giữa Chính Quyền và Giáo Dân Cồn Dầu Trong Đám Tang Của Một Tín Hửu.

Tin từ Cồn Dầu cho hay, đang lúc chính quyền ra lệnh cấm chôn xác và canh gác nghiêm ngặt nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu từ hơn 3 tuần nay, cụ bà Nhu (nhũ danh Maria Đặng Thị Tân), một giáo dân Cồn Dầu vừa từ trần. Đây là một biến cố có thể trở thành cuộc đối đầu gay cấn giữa chính quyền và giáo dân Cồn Dầu trong cuộc đấu tranh chống lệnh giải tỏa bất công của chính quyền thành phố Đà Nẵng.

Bà cụ Nhu tạ thế vào lúc 4 giờ rưỡi sáng thứ bảy ngày 1 tháng 5 năm 2010 tại tư gia ở Cồn Dầu, hưởng thọ 82 tuổi. Trước khi ra đi, Cụ trăn trối muốn được an nghĩ ngay bên cạnh phần mộ của người chồng yêu quý của mình là Cụ Hồ Nhu, cùng ông bà tổ tiên và con cháu đã qua đời tại nghĩa trang Cồn Dầu. Thuở sinh thời, cụ Hồ Nhu là một người có tiếng tăm và uy tín ở phường Hòa Xuân, bởi Cụ có nhiều nhiệm kỳ làm chủ tịch ủy ban nhân dân xã Hoà Xuân (trước năm 1975). Đàn con cháu đông đảo của cụ bà Nhu đã quyết tâm thực thi ước nguyện của người quá cố, và sẽ chôn cất cụ bà Maria trong phần mộ của giòng tộc tại nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu vào sáng thứ ba, mồng 4 tháng 5 năm 2010 mặc dù chính quyền cố ý ngăn cản. Nếu chính quyền cản trở không cho phép chôn, ho sẽ để xác tại chổ chứ không đưa đi chôn ở bất cứ nơi đâu.

Được biết, thời gian trước khi cụ bà Nhu mất, chính quyền đã nhiều lần đến nhà con cháu cụ khuyến cáo cũng như đe dọa để đừng chôn cụ tại nghĩa trang Cồn Dầu. Sáng thứ bảy, khi vừa hay tin cụ qua đời, hàng trăm cán bộ và công an quận, phường đã đổ về Cồn Dâu để khuyến cáo tang gia, bao vây nghĩa địa và chuẩn bị cho cuộc đối đầu có thể xảy ra trong ngày an táng. Sáng chủ nhật, đang lúc tang gia đang phát tang, chính quyền đã đến đọc lênh cấm và đe dọa sẽ có chuyện xảy ra nếu chôn bà cụ Maria tại nghĩa trang Cồn Dầu. Họ nói tang gia phải chịu trách nhiệm nếu có việc gì xảy ra. Gia đình bà cụ Nhu cương quyết không thay đổi ý định và không chịu trách nhiệm bất cứ hành động gây hấn nào của chính quyền. Chính quyền cũng ra lện cho Cha Xứ Nguyễn Tấn Lục không được làm lễ an táng tại nghĩa địa. Cha Lục nói ngài sẽ cử hành lễ mồ cầu cho linh hồn cụ bà Maria tại nhà thờ Cồn Dầu như ngài vẫn làm cho các tín hửu khác, sau đó tang gia muốn chôn ở đâu là tuỳ ý họ.

Từ ngày ra thông cáo cấm chôn cất, trước cổng nghĩa địa Cồn Dầu lúc nào cũng có ít nhất 8 công an và dân phòng canh gác ngày đêm. Một số thanh niên ở các làng lân cận Cồn Dầu được thuê 00 ngàn đồng mỗi ngày để làm công tác canh gác. Hôm nay đang có hàng trăm công an chìm nổi canh phòng chung quanh nghĩa địa và rải rác khắp thôn Cồn Dầu. Nguồn tin nội bộ công an cho hay, trong ngày an táng cụ bà Nhu, sẽ có thêm 500 công an tăng cường. Đang khi đó, hàng trăm giáo dân Cồn Dầu vẫn tiếp tục đến cầu kinh tại nghĩa địa hằng đêm từ 6 đến 7 giờ 30 tối. Họ dự định mọi người sẽ tham dự lễ an táng và tiễn đưa bà cụ Maria về với Chúa ngay trên phần mộ của của tổ tiên mình, cho dù có nguy cơ sẽ bị đàn áp. Họ biết rằng, nếu bà cụ Nhu không an táng ở đây được, kễ từ nay, sẽ không có ai được chôn xác ở đây nữa, và việc gỉai tỏa khu nghĩa địa và cả giáo xứ Cồn Dầu chỉ còn là vấn đề thời gian. Đây là cuộc đấu tranh một mất một còn của một tập thể gần 2000 giáo dân với sự can đảm và đoàn kết hiếm thấy, để chống lại việc di dời cướp đất một cách bất công của chính quyền Đà Nẵng.

Tin giờ chót từ Cồn Dầu sáng chủ nhật (US) cho hay, ông bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã đích thân huy động hơn 200 công an về Cồn Dầu, đem theo vòng rào kẻm gai và lưới thép B40 để chuẩn bị rào cản khu nghĩa địa không cho phép chôn bà cụ Nhu tại đây. Tất cả mọi ngả đường về Cồn Dầu và đường giây điện thoại, internet đều bị kiểm soát nghiêm ngặt đề phòng tin tức lọt ra ngoài. Hiện giáo dân Cồn Dầu rất bức xúc trước sự can thiệp và hăm dọa của chính quyền trong việc an táng một người con của giáo xứ. Họ vẫn âm thầm cầu nguyện và kiên trì đấu tranh cho công lý.
 
Văn Hóa
chuyện vui hiếm có: Đoàn tàu xã hội chủ nghĩa
Nikolai Bykov kể, Văn Quán ghi
09:06 02/05/2010
Đoàn tàu xã hội chủ nghĩa

Nikolai Bykov kể, Văn Quán ghi

Nikolai Bykov là cựu sinh viên Liên Xô ở Hà Nội, năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông vừa đến Việt Nam theo một tours du lịch. Gặp lại bạn bè Việt Nam vừa đúng lúc trên truyền hình trình chiếu một chương trình lễ hội tưng bừng, sau đó là một lễ khánh khành công trình chào mừng một ngày gì đó. Vừa uống rượu, vừa xem chương trình truyền hình, ông buột miệng “Lại khánh thành… Lại lễ hội. Lại chào mừng. I hi…”… “Tốn hết cả tiền dân”… Rồi ông cao hứng kể một câu chuyện dân gian,… Ông nói trong tình cảm cởi mở giữa bạn bè: “Nhưng mà này… Đây là rượu nói, chứ không phải tôi nói đâu nhá!”.

Theo ông thì câu chuyện xuất hiện vào khoảng năm 1972, nghĩa là từ thời còn Liên Xô. Câu chuyện có tên là “Đoàn tàu xã hội chủ nghĩa”. Văn Quán ghi lại và gửi đến BVN.

BVN biên tập và đã chuyển cho Nikolai Bykov xem lại. Xin có lời cám ơn bạn Văn Quán.

Bauxite Việt Nam


Đoàn tàu xã hội chủ nghĩa

Một đoàn tàu vừa xuất xưởng tại một nhà máy đóng tàu ở thành phố Leningrad để chào mừng lễ kỷ niệm 55 năm ngày “Cách mạng Tháng Mười”, được đặt tên là “Đoàn tàu xã hội chủ nghĩa”.

Trong các vị khách danh dự người ta thấy, ngoài các bậc khả kính như Tổng công trình sư Marx, Nhà thiết kế công nghệ Lenin, Kỹ sư thi công Stalin, còn có các đồng chí công nhân thuộc xí nghiệp đóng tàu và đông đảo nhân dân lao động.

Đồng chí Giám đốc Sở Giao thông thành phố Leningrad phát một bài diễn văn quan trọng tuyên bố về ý nghĩa đoàn tàu và một dàn kèn đồng dóng lên “Bài ca chiến thắng”, người ta phát lệnh để đoàn tàu khởi hành.

Sau khi máy khởi động một lúc lâu, thì còi tàu bỗng rú lên rộn rã một hồi, rồi lại rú lên một hồi nữa, rồi … đứng ỳ ra đấy. Cả đoàn tàu xôn xao. Thảo luận và thảo luận.

Cuối cùng một hành khách lên tiếng “Xin đề nghị đồng chí Tổng công trình sư kiểm tra đoàn tàu”. Tổng công trình sư Marx xem xét rất kỹ càng rồi tuyên bố: “Thưa các đồng chí! Đoàn tàu được chế tạo theo đúng những nguyên lý của tôi. Còn vì sao nó không chạy thì quả thực tôi chưa phát hiện ra. Đề nghị thử lại xem ra sao”.

Đoàn tàu khởi động lại lần nữa. Còi tàu lại rú lên, và đoàn tàu lại đứng ỳ ở vị trí ban đầu. Quần chúng lại xôn xao bàn tán. Sau đó tất cả quần chúng quyết định mời nhà thiết kế công nghệ, đồng chí Lenin giúp kiểm ta xem sao”

Nhà thiết kế Lenin lại xuống tàu, xem xét máy móc một hồi, rồi tuyên bố: “Thưa các đồng chí. Đoàn tàu được thiết kế theo đúng nguyên lý của Marx, và hơn nữa, rất đúng phương án công nghệ của tôi. Còn vì sao nó không chạy, thì tôi không thể nào hiểu nổi. Thôi, ta thử lại một lần nữa xem sao”. Đoàn tàu lại nổ máy, còi tàu lại rú lên, và đoàn tàu lại đứng ỳ ra đấy. Cả đoàn tàu lại xôn xao thảo luận và đề nghị đồng chí Kỹ sư thi công Stalin kiểm ta xem sao.

Kỹ sư thi công Stalin xem xét một hồi, rồi tuyên bố: “Đoàn tàu được chế tạo theo đúng nguyên lý của Marx, và hơn nữa, rất đúng phương án công nghệ của Lenin và hoàn toàn không sai với phương án thi công của tôi, còn vì sao nó không chạy, thì ta phải tìm hiểu thêm. Tôi đề nghị nổ máy lại một lần nữa”. Nếu đoàn tàu vẫn không chạy, thì tôi đề nghị các đồng chí công nhân kiểm ta giúp xem máy móc có trục trặc gì không.

Đoàn tàu lại nổ máy, còi tàu lại rú lên mấy hồi, và đoàn tàu lại đứng ỳ ra đấy.

Một đồng chí công nhân già vác cây búa rõ to xuống tàu gõ gõ, đập đập một hỏi, hết đầu tàu lại đến bánh xe. Cuối cùng đồng chí công nhân cười váng, thét to: “Tôi tìm ra lý do rồi”. Cả đoàn tàu mừng rỡ. Cả ba đồng chí Marx, Lenin, Stalin và toàn bộ quần chúng trên đoàn tàu đồng thanh lên tiếng đề nghị đồng chí công nhân phát biểu ý kiến. Đồng chí công nhân nhún vai, rồi cất cao giọng:

“Thưa các đồng chí, đoàn tàu được thiết kế theo đúng các nguyên lý của Marx, theo đúng phương án công nghệ của Lenin và hoàn toàn tôn trọng phương án thi công của Stalin, nhưng chỉ sai mỗi một chỗ…”

Cả đòan tàu reo lên hối thúc… “Sao…Sao …”. Rồi tất cả nín thở chờ đồng chí công nhân phát biểu ý kiến tiếp tục. Và đồng chí công nhân hạ giọng:

“Nhưng, thưa các đồng chí …”. Cả đoàn tầu im phăng phắc … hồi hộp. Đồng chí công nhân lại nhún vai, thở dài, và lần này hạ giọng thấp hơn, có vẻ gì đó rất nghiêm trang:

“Nhưng, … các đồng chí ạ. Lỗi là tại hệ thống cung cấp năng lượng … Đáng lẽ các đường dẫn năng lượng phải cung cấp cho bánh xe … để bánh xe chạy, thì thật buồn, … thật buồn các đồng chí ạ…”

Cả đoàn tầu vẫn im phăng phắc. Có người thét to: “Nói toạc ra đi, còn ạ với ậm cái gì mãi thế!”

Đồng chí công nhân nín thở, lấy hơi:

“Nhưng khó nói lắm”

Một giọng đáp lại:

“Thôi đừng có sợ. Năm nay là 1972 của Tổng bí thư Brezhnev rồi, chứ không phải là 1952 của Stalin nữa. Đảng cho tự do tư tưởng mà”

Đồng chí công nhân lấy lại bình tĩnh:

“Đáng lẽ …”

“Đáng lẽ…Ư hừ…”

“Đáng lẽ … Ư hừ… Khó nói quá… Đáng lẽ phải truyền năng lượng vào bánh xe cho tàu nó chạy, thì … thì… các bố lại dồn hết cho cái …”

“Cái gì… Ấm ư mãi thế!”

Nhìn quanh lấm lét… rồi lão đồng chí công nhân mới cất tiếng chậm rãi:

“Ư hừ… Mẹ nó… (lão đồng chí công nhân buột mồm chửi thề) … Dồn hết năng lượng cho cái còi… Ư hừ… Thế là cái còi cứ rú lên, còn đoàn tầu cứ đứng ỳ ra đấy. chứ còn …… chứ còn … cái mẹ gì nữa”

Cả đoàn tầu đồng thanh ồ một tiếng thở phào nhẹ nhõm:

“À thì ra chỉ tại… chỉ tại… dồn hết sức cho cái còi"

Nguồn: Bauxit Việt Nam
 
Mẹ …
Anmai, CSsR
21:49 02/05/2010
MẸ …

Cũng “già” rồi nhưng sao mỗi lần nghĩ về Mẹ, nhắc đến Mẹ, nói về Mẹ sao hai hàng lệ lại cứ ướt mi. Tại sao lại vẫn ướt mi khi Mẹ đã đi xa gần hai chục năm rồi. Ngồi ngẫm nghĩ không phải mình già, không phải là hai hay ba chục năm nhưng mà hình như tình Mẹ quá lớn. Tình Mẹ quá lớn để rồi mỗi khi nhớ Mẹ bỗng dưng lệ lại rơi. ..

Mẹ kể lại, nói đúng hơn là Mẹ kể lại qua lời kể của các o, các cậu thì phải vì chuyện kể ngày xưa khi ấy Mẹ mới có … ba tuổi rưỡi !

Ba tuổi rưỡi, cái tuổi vừa chập chững biết nói và biết đi nhưng phải xa cha xa mẹ.

1946, một buổi chiều đẹp trời của mùa Thu, trên tay cầm tài liệu Công Giáo Tiến Hành nên ông bà ngoại bị Việt Minh bắt giữ. Lần ra đi này cũng là lần ra đi cuối cùng của ông bà ngoại. Ông bà ngoại bị Việt Minh chôn sống ở cái làng Thanh Tân Ồ Ồ - vùng ngoại ô của thành phố Huế mộng mơ.

Ông bà ngoại ra đi để lại 10 người con như bầy gà con không người chăm sóc. Thế là mỗi đứa mỗi ngã nhờ vào lòng thương xót của các cậu các o.

Lớn lên một chút Mẹ lên Đà Lạt dạy học trường của các Sơ Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn. Sau một thời gian dài rong ruỗi chốn chợ đời Mẹ lên xe hoa theo tà áo cưới.

Trước ngày giải phóng gia đình khá ổn với căn nhà ấm áp trong “Biệt Khu Thủ Đô” (Sau câu lạc bộ Lan Anh bây giờ). Ngày giải phóng cũng là ngày cả nhà khăn gói về vùng Kinh tế mới Bưng Riềng đất đỏ.

Sau vài năm xa cách chị em liên lạc được với nhau. Dì bảo Mẹ làm giấy tờ đi Mỹ nhưng Mẹ bảo “qua đó để làm gì ?”. Thế là lại dắt díu nhau về Sài Thành sống với cái nghề truyền thống vá may từ thời ông bà ngoại.

Cuộc sống dần trôi với chuỗi ngày ngược xuôi vất vả. Bỗng đến một hôm tin buồn tự nhiên từ đâu đến: Mẹ bệnh ung thư !

Mẹ ra đi như định mệnh từ sự an bài của Thiên Chúa.

Mẹ ra đi nhưng hình như Mẹ vẫn còn đâu đó với lũ cháu đàn con. Thương Mẹ nên mỗi tháng vẫn thường lên viếng Mẹ. Mỗi khi hũ gạo trong nhà vơi đi và cái túi đựng tiền “nông cạn” mà thỏ thẻ thủ thỉ với Mẹ thì y như rằng khi về nhà liền có “quới nhơn” giúp đỡ.

Mẹ đi xa nhưng Mẹ lại rất gần.

Lũ cháu đàn con ngày nay không làm sao có thể quên được Mẹ nhất là khi cửa nhà tạm ổn, cơm được no hơn và áo lại ấm hơn khi Mẹ còn sống. Phải chăng Mẹ đi xa nhưng Mẹ vẫn còn “nặng lòng” với lũ cháu đàn con.

Nhìn lại Mẹ, thấy Mẹ vĩ đại quá, Mẹ nhân hậu quá, Mẹ thương con Mẹ nhiều quá.

Dẫu ngày xưa nhà còn nghèo và nghèo lắm nhưng Mẹ chưa hề để con phải bữa đói bữa no. Mẹ cố gắng chạy vạy đâu đó để có tiền lo cho con ăn học. Đã hơn một lần Mẹ “liều mạng” chạy vào nhà thờ để mượn tiền Cha Xứ !

Những bài học, những lời dạy và nhất là đời sống đạo của Mẹ đã và vẫn còn vang vọng mãi trong lòng con cháu.

Mẹ không phải là thánh trong hành trình làm con Chúa ở trần gian nhưng đời sống của Mẹ đã in vào con mình những chuỗi ngày đạo đức.

Dù phải thức khuya dậy sớm để kịp giao những lô hàng ngày mai mang ra chợ bán nhưng ít khi nào Mẹ lại bỏ Thánh Lễ Misa. Giờ này nghĩ lại sao mà ngày xưa Mẹ hay quá ! Làm gì thì làm cứ 5 giờ sáng Mẹ và con lại dự lễ Misa.

Có lẽ đời sống đạo của Mẹ như vậy đã sinh con một lần nữa trong ân nghĩa của Chúa.

Dẫu không muốn nhưng hình như cái nghèo cứ ôm chầm cuộc đời của mấy mẹ con thì phải. Ngày Mẹ còn sống hình như chẳng bao giờ có được một đồng dự trữ để trong chiếc tủ cỗ vẹo siêu. Ngày Mẹ ra đi cũng đi trong đôi bàn tay trắng trong ngậm ngùi chua xót. Thương Mẹ nhiều nên đành liều mạng xây ngôi mộ nghèo thiếu trước trả sau.

Không phải cứ đến ngày 29 tháng 12 hàng năm (ngày giỗ Mẹ) hay ngày mùng 3 Tết hay ngày của Mẹ mới nhớ đến Mẹ nhưng hình như ngày nào cũng nhớ đến Mẹ cả. Không chỉ nhớ mà còn nhớ nhiều vì ngày hôm nay, có gì, là gì cũng là nhờ vào bàn tay của Mẹ và nhờ vào hồng ân Thiên Chúa.

Tạ ơn Chúa đã thương ban cho con người Mẹ hiền dấu yêu.

Cảm ơn Mẹ vì Mẹ đã sinh ra con và dưỡng dục con cho đến ngày hôm nay.

Xin Mẹ tiếp tục nâng đỡ, đồng hành với con trong chuỗi ngày còn lại trong cuộc đời tận hiến. ..

Anmai, CSsR
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cây Trái Vườn Nhà - Guava
Nguyễn Đức Cung
22:15 02/05/2010

CÂY TRÁI VƯỜN NHÀ - Guava



Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Ăn quả nhớ kẻ làm vườn

Uống nước phải nhớ nước nguồn chảy ra.

(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền