Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy ở lại trong Thầy và sinh hoa trái
Lm. Jude Siciliano, OP
06:20 01/05/2015
Chúa Nhật V PHỤC SINH (B)
Cv 9: 26-31; T.vịnh 21; 1Ga 3: 18-24; Gioan 15: 1-8
HÃY Ở LẠI TRONG THẦY VÀ SINH HOA TRÁI
Mỗi ngày bao nhiêu lần chúng ta bắt đầu câu nói bằng “tôi…” Tôi đói. Tôi mệt. Tôi sắp đi chợ. v.v. Đó mới chỉ là phần nào của những lời nói hằng ngày. Nhưng trong Tin Mừng theo thánh Gioan, khi Đức Giêsu tuyên bố “Tôi là,” nó chứa đựng ý nghĩa sâu xa.
Đoạn Tin Mừng hôm nay trích từ đoạn giữa của diễn từ cuối cùng của Đức Giêsu (Ga 13, 1-17, 24). Không có cuộc đối thoại nào tại thời điểm này, chỉ một mình Đức Giêsu nói với các tông đồ. Trong phần này, không có gì liên quan đến chuyện chuẩn bị cho bữa tiệc, chẳng hạn: sẽ ăn gì và việc chúc lành bánh rượu. Tin Mừng nhất lãm có đề cập đến những điều đó. Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu biết chắc những gì đang diễn ra. Người nói Người sẽ bị phản bội và sẽ trở về cùng Thiên Chúa Cha. Người rửa chân cho các môn đệ và dạy các ông phải yêu thương phục vụ lẫn nhau. Chẳng bao lâu nữa Người sẽ ra đi, nhưng hứa cũng sẽ quay lại.
Đoạn Tin Mừng bắt đầu với lời tuyên bố “Tôi là”. Ta nhớ lại Chúa Nhật tuần trước Người đã nói “Tôi chính là Mục tử nhân lành” (Ga 10, 11-18). Hôm nay, tại bàn ăn, Người lại nói “Thầy là cây nho thật và Cha Thầy là người trồng nho.”
Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu đề cập về chính mình tới 7 lần khi nói rằng “ta là.” Chẳng hạn, “Ta là bánh hằng sống”, “Ta là sự sống lại và là sự sống”, “Ta là nước hằng sống” .v.v. Khi bị những người Pharisiêu chất vấn “Ông tự coi mình là ai?” Người trả lời “Trước khi có ông Apraham thì tôi, tôi hằng hữu” (Ga 8, 57-59). Những người Pharisiêu hiểu Đức Giêsu đang tuyên bố căn tính của Người chính là Thiên Chúa. “Ta hiện hữu” là danh xưng Thiên Chúa đã truyền cho Môsê nói với dân Itsraen, “Đấng hiện hữu sai tôi đến với anh em” (Xh 3, 14).
Câu nói “Ta là” nối kết Đức Giêsu với việc mặc khải thánh danh của Thiên Chúa trong Cựu ước và truyền thống Do Thái giáo. Chẳng hạn, trong sách Êdêkien (20,44) Chúa hứa, “Các ngươi sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa.” Nói cách khác, dân Chúa sẽ nhận biết Chúa bằng chính những gì Chúa đã làm cho họ - cứu vớt và giải thoát. Khi Đức Giêsu bắt đầu bằng công thức theo Cựu ước “Ta là Đấng hằng hữu”, thì Người nhấn mạnh sự hợp nhất của Người với Thiên Chúa, nghĩa là Người nói như Thiên Chúa nói vậy. Người sẽ thực hiện những gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta- cứu vớt và giải thoát chúng ta.
Đức Giêsu đã nói nhiều lần trong Tin Mừng Gioan rằng Người đến để giúp chúng ta nhận biết danh Thiên Chúa (17,6). Tất cả những công việc Người làm đều nhân danh Thiên Chúa (17, 11-12). Dân chúng đã quen thuộc hình ảnh về Thiên Chúa trong Cựu ước như người làm vườn, hoặc là như một người chủ vườn nho. Có lẽ họ cũng biết bài ca vườn nho trong sách Isaia, vườn nho cho nhiều nho dại (5, 17). Chủ vườn nho đến tìm kiếm trái nho tốt, nhưng thay vào đó toàn là sự gian ác. Hình ảnh về Đức Giêsu ngay hôm nay như là “cây nho thật” quả là quen thuộc như những câu nói sốt mến và thánh thiện trên các ảnh thánh. Mặc dù tôi không phải là người làm việc trong vườn nho hay người làm vườn, nhưng tôi vẫn hiểu được ý nghĩa của chúng.
Bối cảnh giúp chúng ta thấy rõ hình ảnh đó. Trước đây, trong chương 13 và 14, Đức Giêsu đã nói chuyện với các môn đệ. Giờ đây chúng ta đang trong buỗi Tiệc ly. Đó là diễn từ từ biệt và Người đã nói với các ông rằng nơi Người đến, các ông sẽ không thể đến được. Người cũng đang nói với chúng ta, những Kitô hữu hiện nay, những người tiếp nối các vị đã đồng bàn với Chúa xưa kia.
Cũng như các tông đồ, chúng ta có thể hỏi, “Chúng con sẽ làm gì nếu không có Ngài?” Chỉ trước câu mở đầu của bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nói với những người bạn đồng bàn với mình, “Nào, đứng dậy! Ta đi khỏi đây” (Ga 14,31). Với lời tuyên bố đó diễn từ buổi Tiệc ly bắt đầu. Điều đáng nói ở đây không phải là sự thay đổi nơi chốn, họ không đứng dậy để tới nơi nào cả. Thay vào đó, chúng ta ở ngay tại bàn ăn với họ để tìm kiếm một thông điệp sâu xa hơn. Phải chăng Đức Giêsu mời gọi chúng ta đứng dậy và ra đi? Nếu chúng ta là những nhánh được gắn chặt với Đức Kitô, cây nho của chúng ta, và nếu Chúa Cha, người làm vườn, đang liên lỉ cắt tỉa chúng ta, dù chúng ta có ở đâu đi nữa, thì chúng ta có Đức Giêsu vẫn luôn ở trong chúng ta. Chắc chắn chúng ta không muốn đóng khung trong một cộng đoàn nhỏ bé và ấm cúng. Người đã rửa chân cho chúng ta tại bàn ăn và mời gọi chúng ta ra đi và làm như vậy cho tha nhân. “Phục vụ” là tên gọi của hành trình đó.
Hình ảnh cây nho đảm bảo chúng ta liên kết chặt chẽ với Đức Kitô và với nhau. Đối với một cộng đoàn ý thức được sứ mạng của mình, thì hình ảnh thiêng liêng ấy có ý nghĩa thật quan trọng. Chúng ta sẽ đi vào dòng đời, chịu tất cả những quyến rũ, dối trá và giá trị của thế gian. Nếu chúng ta không phải là một Giáo Hội để phục vụ nhân loại, thì hình ảnh về cây nho chẳng còn ý nghĩa gì mà chỉ là món đồ trang trí trên tường mà thôi.
Những chọn lựa vì niềm tin có thể tách chúng ta khỏi những giá trị cũng như cách sống giữa chúng ta với những người thân quen. Đây là sự cắt tỉa chúng ta trải nghiệm khi phải chọn lựa vì niềm tin của mình. Chúa cắt tỉa để chúng ta sinh được nhiều hoa trái. Đức Giêsu nói, “hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong anh em.” Dẫu cho các công việc của Giáo Hội có ý hướng tốt và cao thượng tới đâu, mà nếu không có Chúa ở cùng thì chúng ta chẳng khác nào là những cành nho không hoa trái.
Tại bữa Tiệc ly, khi Đức Giêsu nói “Thầy là cây nho thật,” Người đang muốn nói với cộng đoàn rằng dẫu Người sớm ra đi nhưng Người sẽ tiếp tục hiện diện với họ. Hơn nữa, vì là “cây nho thật” Người sẽ nuôi dưỡng và nâng đỡ họ. Những môn đệ Dothái của Người có lẽ hiểu được ẩn dụ cây nho nhờ Cưu ước. Đấy là một biểu tượng của Israel (Ed 17, 6-8; Tv 80, 8-19). Khi Đức Giêsu nói về mình “Ta là,” Người đang nói với dân chúng rằng Người sẽ thiết lập một Israel mới và Người sẽ là sự sống và trợ lực cho cộng đoàn mới này.
Chúng ta không nên vội vàng bỏ qua trích đoạn Tin Mừng này. Các hình ảnh trong Tin Mừng Gioan đều rất phong phú và ý nghĩa. Không có cuốn từ điển nào giới hạn nghĩa mà Gioan muốn trao ban cho chúng ta. Vì thế, chúng ta tự hỏi, chúng ta cần gì xét như là những Kitô hữu riêng biệt và xét như là một Giáo Hội? Dưới ánh sáng của thế giới hiện đại, đối với chúng ta, những hình ảnh ẩn dụ này có ý nghĩa gì khi ngày nay chúng ta nghe thấy: “cây nho thật”, “người trồng nho,” “sinh hoa trái,” “cắt tỉa,” “ở lại trong Thầy” .v.v?
Chúng ta sẽ luôn cần có sự canh tân, hay nói theo dụ ngôn là cần phải được “cắt tỉa”. Một nguồn mạch quan trọng để có được sự canh tân này nhằm giúp chúng ta “ở lại” trong Đức Giêsu, là lời Kinh Thánh: “Nếu anh em ở lại trong Thầy, thì lời Thầy sẽ ở lại trong anh em…” Một lần nữa chúng ta lại được nghe tiếng vọng giáo huấn của Giáo Hội từ xa xưa về sự hiện diện của Đức Kitô cho chúng ta trong Lời Chúa. Chúng ta, những người đang phụng thờ Thiên Chúa được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc chú tâm lắng nghe Lời được công bố trong cử hành phụng vụ. Chúng ta cần tiếp tục tìm kiếm và lắng nghe Lời khi cầu nguyện, suy tư và chia sẻ Lời Chúa. Làm thế nào chúng ta có thể thực hiện việc này một cách đều đặn trong hoàn cảnh của mình? Làm thế nào chúng ta vẫn gắn chặt với “cây nho thật” và ở lại trong lời của Người? Đấy chính là một hình thức xét mình mà Đức Giêsu đề nghị với chúng ta ngày hôm nay khi Người thôi thúc chúng ta, “hãy ở lại trong Thầy.”
Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp
FIFTH SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 9: 26-31; Psalm 22; I John 3: 18-24; John 15: 1-8
How many times a day do we begin a sentence with, "I am…?" I am hungry. I am tired. I am going to the store, etc. It’s just part of daily speech. But in John’s gospel, when Jesus begins a statement with "I am," it has profound significance.
Today’s gospel passage comes in the middle of Jesus’ Last Discourse (John 13:1-17:24). There is no conversation at this point, just Jesus speaking to his disciples. There’s nothing in this section about the preparations for the meal, what was served and the blessing of the bread and the wine. The other Gospels already covered that material. In John, Jesus is very much in control of what is happening. He speaks about his betrayal and return to the Father. He washes his disciples’ feet and teaches them about loving service to one another. Soon he will depart, but he assures them he will also return.
Our passage begins with another "I am" statement. Remember last Sunday he said "I am the good shepherd" (John 10:11-18). Today, at the table, he says "I am the true vine and my Father is the vine grower."
In John, Jesus refers to himself seven times saying, "I am." For example, "I am the bread of life," "I am the resurrection and the life," "I am living water," etc. When challenged by the Pharisees, "Who do you think you are?" Jesus responds, "Before Abraham was, I am!" (John 8:57-59). The Pharisees understood that Jesus was declaring his identity with God. "I am" was the name God gave Moses for the Israelites, "I am has sent me to you" (Exodus 3:14).
"I am" links Jesus with the revelation of the divine name in the Old Testament and rabbinic Judaism. For example, in Ezekiel (20:44) God makes a promise, "You shall know that I am the Lord." In other words, God’s people will come to know God by what God does for them – rescue and save them. When Jesus begins with the Old Testament formula, "I am," he is stressing his unity with God, speaking the same way God speaks. He will do what God does for us – rescue and save us.
Jesus has said many times in John that he has come to help us know God’s name (17:6). All his works have been done in the name of God (17:11-12). People knew the familiar Old Testament image of God as gardener, or as an owner of a vineyard. They would have also known Isaiah’s love song to a vineyard that yielded "wild grapes" (5:1-7). The vineyard owner came looking for fruits, but found injustice instead. Today’s image of Jesus as "the true vine" is so familiar it can sound like a pious, holy card statement. Even though I am not a vineyard worker or gardener, I get the point.
The context can help freshen up the image for us. Previously, in chapters 13 and 14, Jesus had a conversation with his disciples. We are at the Last Supper. It’s his farewell discourse and he has told them that where he was going they can’t come yet. He is speaking to us contemporary Christians as well, the successors to those who were around the table with him.
With those disciples we might ask, "What will we do without you?" Just before today’s opening verse Jesus said to his dinner companions, "Come, then! Let us be on our way" (14:31). With that statement the Last Supper discourse begins. It is not about a change of location, they don’t get up and go anywhere. Instead, we stay at table with them a look for a deeper message. Is Jesus calling us to get up and move? If we are the branches connected to Christ, our vine, and if the Father, the gardener, is constantly pruning us, then we have Jesus dwelling within us, no matter where we are. For sure, we are not meant to be a closed, a cozy little community. He has washed our feet at the table and is calling us to move on and do the same for others. "Service" is the name of the game.
The image of the vine assures us we will be connected to Christ and to one another. For a mission-oriented community, that divine image is important. We will be out in the world, under the influence of all its allures lies and values. If we are not a church in service in the world, then the vine imagery is a cliché, something just for wall decoration.
Our Christian choices may cut us off from the values and the ways of our family and friends. That is a kind of pruning we experience for our Christian choices. God is involved in that pruning process and will produce much fruit in us. Jesus says, "Remain in me, as I remain in you." No matter how well-intentioned and noble our church works are, unless Christ dwells within us, we are no more than dead branches without fruit.
At the Last Supper, when Jesus says "I am the true vine," he is telling the community that, though he will soon be leaving, he will continue to be with them. Still more, as "the true vine" he will nourish and sustain them. His Jewish disciples would understand his vine metaphor from the Old Testament. It was a symbol of Israel (Ezekiel 17:6-8; Psalm 80:8-19). When he refers to himself as "I am," Jesus is telling his people that he is establishing a new Israel and will be the life and sustenance for this new community.
Let’s not close the door on this passage two quickly. John’s images are rich. There is no dictionary that limits the meaning of what he gives us. So, we ask ourselves, what are our needs as individual Christians and as a community? In the light of our modern world what significance for us have the metaphors we hear today: "true vine," "vine grower," "bear fruit," "prunes," "remain in me," etc?
We will always be in need of renewal, or in terms of the parable, "pruning." One important source for this renewal, which will help us "remain" in Jesus, is the scriptural word. "If you remain in me and my words remain in you…." Once again we hear echoes of the church’s ancient teaching of Christ’s presence to us in the Word of God. We worshipers today are reminded how important it is to be attentive to the Word which is proclaimed at this liturgical celebration. We’ll also need to continue to search out and listen to the Word in scriptural prayer, reflection and discussion. How shall we do that regularly in our own settings? How shall we stay attached to the "true vine" and remain in his words? That is an examination of conscience Jesus proposes to us today as he urges, "remain in me."
Cv 9: 26-31; T.vịnh 21; 1Ga 3: 18-24; Gioan 15: 1-8
HÃY Ở LẠI TRONG THẦY VÀ SINH HOA TRÁI
Mỗi ngày bao nhiêu lần chúng ta bắt đầu câu nói bằng “tôi…” Tôi đói. Tôi mệt. Tôi sắp đi chợ. v.v. Đó mới chỉ là phần nào của những lời nói hằng ngày. Nhưng trong Tin Mừng theo thánh Gioan, khi Đức Giêsu tuyên bố “Tôi là,” nó chứa đựng ý nghĩa sâu xa.
Đoạn Tin Mừng hôm nay trích từ đoạn giữa của diễn từ cuối cùng của Đức Giêsu (Ga 13, 1-17, 24). Không có cuộc đối thoại nào tại thời điểm này, chỉ một mình Đức Giêsu nói với các tông đồ. Trong phần này, không có gì liên quan đến chuyện chuẩn bị cho bữa tiệc, chẳng hạn: sẽ ăn gì và việc chúc lành bánh rượu. Tin Mừng nhất lãm có đề cập đến những điều đó. Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu biết chắc những gì đang diễn ra. Người nói Người sẽ bị phản bội và sẽ trở về cùng Thiên Chúa Cha. Người rửa chân cho các môn đệ và dạy các ông phải yêu thương phục vụ lẫn nhau. Chẳng bao lâu nữa Người sẽ ra đi, nhưng hứa cũng sẽ quay lại.
Đoạn Tin Mừng bắt đầu với lời tuyên bố “Tôi là”. Ta nhớ lại Chúa Nhật tuần trước Người đã nói “Tôi chính là Mục tử nhân lành” (Ga 10, 11-18). Hôm nay, tại bàn ăn, Người lại nói “Thầy là cây nho thật và Cha Thầy là người trồng nho.”
Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu đề cập về chính mình tới 7 lần khi nói rằng “ta là.” Chẳng hạn, “Ta là bánh hằng sống”, “Ta là sự sống lại và là sự sống”, “Ta là nước hằng sống” .v.v. Khi bị những người Pharisiêu chất vấn “Ông tự coi mình là ai?” Người trả lời “Trước khi có ông Apraham thì tôi, tôi hằng hữu” (Ga 8, 57-59). Những người Pharisiêu hiểu Đức Giêsu đang tuyên bố căn tính của Người chính là Thiên Chúa. “Ta hiện hữu” là danh xưng Thiên Chúa đã truyền cho Môsê nói với dân Itsraen, “Đấng hiện hữu sai tôi đến với anh em” (Xh 3, 14).
Câu nói “Ta là” nối kết Đức Giêsu với việc mặc khải thánh danh của Thiên Chúa trong Cựu ước và truyền thống Do Thái giáo. Chẳng hạn, trong sách Êdêkien (20,44) Chúa hứa, “Các ngươi sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa.” Nói cách khác, dân Chúa sẽ nhận biết Chúa bằng chính những gì Chúa đã làm cho họ - cứu vớt và giải thoát. Khi Đức Giêsu bắt đầu bằng công thức theo Cựu ước “Ta là Đấng hằng hữu”, thì Người nhấn mạnh sự hợp nhất của Người với Thiên Chúa, nghĩa là Người nói như Thiên Chúa nói vậy. Người sẽ thực hiện những gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta- cứu vớt và giải thoát chúng ta.
Đức Giêsu đã nói nhiều lần trong Tin Mừng Gioan rằng Người đến để giúp chúng ta nhận biết danh Thiên Chúa (17,6). Tất cả những công việc Người làm đều nhân danh Thiên Chúa (17, 11-12). Dân chúng đã quen thuộc hình ảnh về Thiên Chúa trong Cựu ước như người làm vườn, hoặc là như một người chủ vườn nho. Có lẽ họ cũng biết bài ca vườn nho trong sách Isaia, vườn nho cho nhiều nho dại (5, 17). Chủ vườn nho đến tìm kiếm trái nho tốt, nhưng thay vào đó toàn là sự gian ác. Hình ảnh về Đức Giêsu ngay hôm nay như là “cây nho thật” quả là quen thuộc như những câu nói sốt mến và thánh thiện trên các ảnh thánh. Mặc dù tôi không phải là người làm việc trong vườn nho hay người làm vườn, nhưng tôi vẫn hiểu được ý nghĩa của chúng.
Bối cảnh giúp chúng ta thấy rõ hình ảnh đó. Trước đây, trong chương 13 và 14, Đức Giêsu đã nói chuyện với các môn đệ. Giờ đây chúng ta đang trong buỗi Tiệc ly. Đó là diễn từ từ biệt và Người đã nói với các ông rằng nơi Người đến, các ông sẽ không thể đến được. Người cũng đang nói với chúng ta, những Kitô hữu hiện nay, những người tiếp nối các vị đã đồng bàn với Chúa xưa kia.
Cũng như các tông đồ, chúng ta có thể hỏi, “Chúng con sẽ làm gì nếu không có Ngài?” Chỉ trước câu mở đầu của bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nói với những người bạn đồng bàn với mình, “Nào, đứng dậy! Ta đi khỏi đây” (Ga 14,31). Với lời tuyên bố đó diễn từ buổi Tiệc ly bắt đầu. Điều đáng nói ở đây không phải là sự thay đổi nơi chốn, họ không đứng dậy để tới nơi nào cả. Thay vào đó, chúng ta ở ngay tại bàn ăn với họ để tìm kiếm một thông điệp sâu xa hơn. Phải chăng Đức Giêsu mời gọi chúng ta đứng dậy và ra đi? Nếu chúng ta là những nhánh được gắn chặt với Đức Kitô, cây nho của chúng ta, và nếu Chúa Cha, người làm vườn, đang liên lỉ cắt tỉa chúng ta, dù chúng ta có ở đâu đi nữa, thì chúng ta có Đức Giêsu vẫn luôn ở trong chúng ta. Chắc chắn chúng ta không muốn đóng khung trong một cộng đoàn nhỏ bé và ấm cúng. Người đã rửa chân cho chúng ta tại bàn ăn và mời gọi chúng ta ra đi và làm như vậy cho tha nhân. “Phục vụ” là tên gọi của hành trình đó.
Hình ảnh cây nho đảm bảo chúng ta liên kết chặt chẽ với Đức Kitô và với nhau. Đối với một cộng đoàn ý thức được sứ mạng của mình, thì hình ảnh thiêng liêng ấy có ý nghĩa thật quan trọng. Chúng ta sẽ đi vào dòng đời, chịu tất cả những quyến rũ, dối trá và giá trị của thế gian. Nếu chúng ta không phải là một Giáo Hội để phục vụ nhân loại, thì hình ảnh về cây nho chẳng còn ý nghĩa gì mà chỉ là món đồ trang trí trên tường mà thôi.
Những chọn lựa vì niềm tin có thể tách chúng ta khỏi những giá trị cũng như cách sống giữa chúng ta với những người thân quen. Đây là sự cắt tỉa chúng ta trải nghiệm khi phải chọn lựa vì niềm tin của mình. Chúa cắt tỉa để chúng ta sinh được nhiều hoa trái. Đức Giêsu nói, “hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong anh em.” Dẫu cho các công việc của Giáo Hội có ý hướng tốt và cao thượng tới đâu, mà nếu không có Chúa ở cùng thì chúng ta chẳng khác nào là những cành nho không hoa trái.
Tại bữa Tiệc ly, khi Đức Giêsu nói “Thầy là cây nho thật,” Người đang muốn nói với cộng đoàn rằng dẫu Người sớm ra đi nhưng Người sẽ tiếp tục hiện diện với họ. Hơn nữa, vì là “cây nho thật” Người sẽ nuôi dưỡng và nâng đỡ họ. Những môn đệ Dothái của Người có lẽ hiểu được ẩn dụ cây nho nhờ Cưu ước. Đấy là một biểu tượng của Israel (Ed 17, 6-8; Tv 80, 8-19). Khi Đức Giêsu nói về mình “Ta là,” Người đang nói với dân chúng rằng Người sẽ thiết lập một Israel mới và Người sẽ là sự sống và trợ lực cho cộng đoàn mới này.
Chúng ta không nên vội vàng bỏ qua trích đoạn Tin Mừng này. Các hình ảnh trong Tin Mừng Gioan đều rất phong phú và ý nghĩa. Không có cuốn từ điển nào giới hạn nghĩa mà Gioan muốn trao ban cho chúng ta. Vì thế, chúng ta tự hỏi, chúng ta cần gì xét như là những Kitô hữu riêng biệt và xét như là một Giáo Hội? Dưới ánh sáng của thế giới hiện đại, đối với chúng ta, những hình ảnh ẩn dụ này có ý nghĩa gì khi ngày nay chúng ta nghe thấy: “cây nho thật”, “người trồng nho,” “sinh hoa trái,” “cắt tỉa,” “ở lại trong Thầy” .v.v?
Chúng ta sẽ luôn cần có sự canh tân, hay nói theo dụ ngôn là cần phải được “cắt tỉa”. Một nguồn mạch quan trọng để có được sự canh tân này nhằm giúp chúng ta “ở lại” trong Đức Giêsu, là lời Kinh Thánh: “Nếu anh em ở lại trong Thầy, thì lời Thầy sẽ ở lại trong anh em…” Một lần nữa chúng ta lại được nghe tiếng vọng giáo huấn của Giáo Hội từ xa xưa về sự hiện diện của Đức Kitô cho chúng ta trong Lời Chúa. Chúng ta, những người đang phụng thờ Thiên Chúa được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc chú tâm lắng nghe Lời được công bố trong cử hành phụng vụ. Chúng ta cần tiếp tục tìm kiếm và lắng nghe Lời khi cầu nguyện, suy tư và chia sẻ Lời Chúa. Làm thế nào chúng ta có thể thực hiện việc này một cách đều đặn trong hoàn cảnh của mình? Làm thế nào chúng ta vẫn gắn chặt với “cây nho thật” và ở lại trong lời của Người? Đấy chính là một hình thức xét mình mà Đức Giêsu đề nghị với chúng ta ngày hôm nay khi Người thôi thúc chúng ta, “hãy ở lại trong Thầy.”
Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp
FIFTH SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 9: 26-31; Psalm 22; I John 3: 18-24; John 15: 1-8
How many times a day do we begin a sentence with, "I am…?" I am hungry. I am tired. I am going to the store, etc. It’s just part of daily speech. But in John’s gospel, when Jesus begins a statement with "I am," it has profound significance.
Today’s gospel passage comes in the middle of Jesus’ Last Discourse (John 13:1-17:24). There is no conversation at this point, just Jesus speaking to his disciples. There’s nothing in this section about the preparations for the meal, what was served and the blessing of the bread and the wine. The other Gospels already covered that material. In John, Jesus is very much in control of what is happening. He speaks about his betrayal and return to the Father. He washes his disciples’ feet and teaches them about loving service to one another. Soon he will depart, but he assures them he will also return.
Our passage begins with another "I am" statement. Remember last Sunday he said "I am the good shepherd" (John 10:11-18). Today, at the table, he says "I am the true vine and my Father is the vine grower."
In John, Jesus refers to himself seven times saying, "I am." For example, "I am the bread of life," "I am the resurrection and the life," "I am living water," etc. When challenged by the Pharisees, "Who do you think you are?" Jesus responds, "Before Abraham was, I am!" (John 8:57-59). The Pharisees understood that Jesus was declaring his identity with God. "I am" was the name God gave Moses for the Israelites, "I am has sent me to you" (Exodus 3:14).
"I am" links Jesus with the revelation of the divine name in the Old Testament and rabbinic Judaism. For example, in Ezekiel (20:44) God makes a promise, "You shall know that I am the Lord." In other words, God’s people will come to know God by what God does for them – rescue and save them. When Jesus begins with the Old Testament formula, "I am," he is stressing his unity with God, speaking the same way God speaks. He will do what God does for us – rescue and save us.
Jesus has said many times in John that he has come to help us know God’s name (17:6). All his works have been done in the name of God (17:11-12). People knew the familiar Old Testament image of God as gardener, or as an owner of a vineyard. They would have also known Isaiah’s love song to a vineyard that yielded "wild grapes" (5:1-7). The vineyard owner came looking for fruits, but found injustice instead. Today’s image of Jesus as "the true vine" is so familiar it can sound like a pious, holy card statement. Even though I am not a vineyard worker or gardener, I get the point.
The context can help freshen up the image for us. Previously, in chapters 13 and 14, Jesus had a conversation with his disciples. We are at the Last Supper. It’s his farewell discourse and he has told them that where he was going they can’t come yet. He is speaking to us contemporary Christians as well, the successors to those who were around the table with him.
With those disciples we might ask, "What will we do without you?" Just before today’s opening verse Jesus said to his dinner companions, "Come, then! Let us be on our way" (14:31). With that statement the Last Supper discourse begins. It is not about a change of location, they don’t get up and go anywhere. Instead, we stay at table with them a look for a deeper message. Is Jesus calling us to get up and move? If we are the branches connected to Christ, our vine, and if the Father, the gardener, is constantly pruning us, then we have Jesus dwelling within us, no matter where we are. For sure, we are not meant to be a closed, a cozy little community. He has washed our feet at the table and is calling us to move on and do the same for others. "Service" is the name of the game.
The image of the vine assures us we will be connected to Christ and to one another. For a mission-oriented community, that divine image is important. We will be out in the world, under the influence of all its allures lies and values. If we are not a church in service in the world, then the vine imagery is a cliché, something just for wall decoration.
Our Christian choices may cut us off from the values and the ways of our family and friends. That is a kind of pruning we experience for our Christian choices. God is involved in that pruning process and will produce much fruit in us. Jesus says, "Remain in me, as I remain in you." No matter how well-intentioned and noble our church works are, unless Christ dwells within us, we are no more than dead branches without fruit.
At the Last Supper, when Jesus says "I am the true vine," he is telling the community that, though he will soon be leaving, he will continue to be with them. Still more, as "the true vine" he will nourish and sustain them. His Jewish disciples would understand his vine metaphor from the Old Testament. It was a symbol of Israel (Ezekiel 17:6-8; Psalm 80:8-19). When he refers to himself as "I am," Jesus is telling his people that he is establishing a new Israel and will be the life and sustenance for this new community.
Let’s not close the door on this passage two quickly. John’s images are rich. There is no dictionary that limits the meaning of what he gives us. So, we ask ourselves, what are our needs as individual Christians and as a community? In the light of our modern world what significance for us have the metaphors we hear today: "true vine," "vine grower," "bear fruit," "prunes," "remain in me," etc?
We will always be in need of renewal, or in terms of the parable, "pruning." One important source for this renewal, which will help us "remain" in Jesus, is the scriptural word. "If you remain in me and my words remain in you…." Once again we hear echoes of the church’s ancient teaching of Christ’s presence to us in the Word of God. We worshipers today are reminded how important it is to be attentive to the Word which is proclaimed at this liturgical celebration. We’ll also need to continue to search out and listen to the Word in scriptural prayer, reflection and discussion. How shall we do that regularly in our own settings? How shall we stay attached to the "true vine" and remain in his words? That is an examination of conscience Jesus proposes to us today as he urges, "remain in me."
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha khích lệ Cursillo trở thành thừa sai
Lm. Trần Đức Anh OP
10:12 01/05/2015
VATICAN. ĐTC Phanxicô khích lệ các thành viên phong trào Cursillo trở thành những thừa sai đích thực, nâng đỡ đức tin của tha nhân.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến chiều ngày 30-4-2015 dành cho 7 ngàn thành viên Phong trào Cursillo Âu châu, tham dự cuộc gặp gỡ Ultreya ở Đại thính đường Phaolô 6 ở nội thành Vatican.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nhắc đến danh từ chuyên môn chỉ cuộc gặp gỡ này là ”Ultreya”, lời chào truyền thống của các tín hữu hành hương hướng về Đền thánh Santiago de Compostela, bên Tây Ban Nha, nghĩa là ”hãy đi xa hơn nữa! Luôn đi xa hơn!”.
Trong ý hướng đó, ĐTC nhắc nhở các thành viên Cursillo hãy góp phần làm cho đoàn sủng của phong trào mang lại nhiều thành quả, theo gương các vị khởi xướng phong trào, loan báo Tin Mừng cho tha nhân, trở nên những người thân cận với các bạn hữu, những người quen biết, các đồng nghiệp, v.v. Ngài nhấn mạnh rằng:
”Để giúp tha nhân tăng trưởng trong đức tin, tiến đến gần Chúa, chúng ta cần phải cảm nghiệm trước tiên lòng từ nhân và sự dịu dàng của Thiên Chúa. Chúng ta được thúc đẩy do ước muốn cống hiến lòng thương xót khi chúng ta cảm nhiều tình yêu xót thương của Chúa Cha đối với chính chúng ta”.
ĐTC ghi nhận rằng phương pháp truyền giáo của Phong trào Cursillo nảy sinh từ ước muốn làm bạn với Chúa và từ đó nảy sinh tình bạn với anh chị em... Từ xác tín đó hàng ngàn người trên thế giới đã được giúp đỡ để tăng trưởng trong đời sống đức tin. Trong bối cảnh cuộc sống trong vô danh và cô lập trong các thành thị của chúng ta ngày nay, điều quan trọng là chiều kích hiếu khách, đón tiếp, thân thiện, mà anh chị em cống hiến trong các cuộc gặp gỡ nhòm. Ước gì anh chị em luôn duy trì bầu không khí huynh đệ và thân hữu, trong đó mọi người cầu nguyện và chia sẻ hằng tuần những kinh nghiệm, thành công và thất bại trong các công tác tông đồ”.
ĐTC cũng khuyến khích các cuộc họp nhóm nhỏ của các thành viên Cursillo ”cởi mở đối với chiều kích xã hội và Giáo Hội rộng lớn hơn, mời gọi cả những người có dịp tiếp xúc với đoàn sủng của anh chị em, tuy không thường xuyên tham dự các sinh hoạt của nhóm..”
Ngài nói: ”Thật là đẹp khi giúp đỡ cả những người gặp khó khăn và vất vả nhiều hơn trong việc sống đức tin của họ, giúp họ luôn tiếp xúc với Mẹ Giáo Hội..
Và ĐTC kết luận rằng: ”Tôi khuyến khích anh chị em hãy ”luôn đi xa hơn!” trung thành với đoàn sủng của mình! Hãy giữ cho lòng nhiệt thành, ngọn lửa của Chúa Thánh Linh luôn thúc đẩy các tín hữu Chúa Kitô tìm đến những người ở xa, ”ra khỏi cuộc sống tiện nghi thoải mái của mình và có can đảm đi tới mọi khu ngoại ô đang cần đến ánh sáng Tin Mừng” (G.E 20).
Trước khi gặp ĐTC, các thành viên Cursillo Âu Châu đã tham dự sinh hoạt tại Đại thính đường Phaolô 6 với chủ đề ”Một cuộc gặp gỡ, một con đường, một cộng đoàn”.
Trong cuộc gặp gỡ với ĐTC, một số đại diện đã nêu lên một số câu hỏi để ngài ứng khẩu trả lời.
Lúc 3 giờ rưỡi chiều thứ sáu 1-5-2015, các thành viên Cursillo đã tụ họp tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành, nghe các vị lãnh đạo phong trào tại mỗi nước trình bày tình hình ở các địa phương, cũng như các chứng từ khác.
Cuộc gặp gỡ kết thúc với thánh lễ cầu cho công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng, do ĐHY Angelo Bagnasco, Chủ tịch HĐGM Italia chủ sự cùng với nhiều GM và LM (SD 30-4-2015)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến chiều ngày 30-4-2015 dành cho 7 ngàn thành viên Phong trào Cursillo Âu châu, tham dự cuộc gặp gỡ Ultreya ở Đại thính đường Phaolô 6 ở nội thành Vatican.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nhắc đến danh từ chuyên môn chỉ cuộc gặp gỡ này là ”Ultreya”, lời chào truyền thống của các tín hữu hành hương hướng về Đền thánh Santiago de Compostela, bên Tây Ban Nha, nghĩa là ”hãy đi xa hơn nữa! Luôn đi xa hơn!”.
Trong ý hướng đó, ĐTC nhắc nhở các thành viên Cursillo hãy góp phần làm cho đoàn sủng của phong trào mang lại nhiều thành quả, theo gương các vị khởi xướng phong trào, loan báo Tin Mừng cho tha nhân, trở nên những người thân cận với các bạn hữu, những người quen biết, các đồng nghiệp, v.v. Ngài nhấn mạnh rằng:
”Để giúp tha nhân tăng trưởng trong đức tin, tiến đến gần Chúa, chúng ta cần phải cảm nghiệm trước tiên lòng từ nhân và sự dịu dàng của Thiên Chúa. Chúng ta được thúc đẩy do ước muốn cống hiến lòng thương xót khi chúng ta cảm nhiều tình yêu xót thương của Chúa Cha đối với chính chúng ta”.
ĐTC ghi nhận rằng phương pháp truyền giáo của Phong trào Cursillo nảy sinh từ ước muốn làm bạn với Chúa và từ đó nảy sinh tình bạn với anh chị em... Từ xác tín đó hàng ngàn người trên thế giới đã được giúp đỡ để tăng trưởng trong đời sống đức tin. Trong bối cảnh cuộc sống trong vô danh và cô lập trong các thành thị của chúng ta ngày nay, điều quan trọng là chiều kích hiếu khách, đón tiếp, thân thiện, mà anh chị em cống hiến trong các cuộc gặp gỡ nhòm. Ước gì anh chị em luôn duy trì bầu không khí huynh đệ và thân hữu, trong đó mọi người cầu nguyện và chia sẻ hằng tuần những kinh nghiệm, thành công và thất bại trong các công tác tông đồ”.
ĐTC cũng khuyến khích các cuộc họp nhóm nhỏ của các thành viên Cursillo ”cởi mở đối với chiều kích xã hội và Giáo Hội rộng lớn hơn, mời gọi cả những người có dịp tiếp xúc với đoàn sủng của anh chị em, tuy không thường xuyên tham dự các sinh hoạt của nhóm..”
Ngài nói: ”Thật là đẹp khi giúp đỡ cả những người gặp khó khăn và vất vả nhiều hơn trong việc sống đức tin của họ, giúp họ luôn tiếp xúc với Mẹ Giáo Hội..
Và ĐTC kết luận rằng: ”Tôi khuyến khích anh chị em hãy ”luôn đi xa hơn!” trung thành với đoàn sủng của mình! Hãy giữ cho lòng nhiệt thành, ngọn lửa của Chúa Thánh Linh luôn thúc đẩy các tín hữu Chúa Kitô tìm đến những người ở xa, ”ra khỏi cuộc sống tiện nghi thoải mái của mình và có can đảm đi tới mọi khu ngoại ô đang cần đến ánh sáng Tin Mừng” (G.E 20).
Trước khi gặp ĐTC, các thành viên Cursillo Âu Châu đã tham dự sinh hoạt tại Đại thính đường Phaolô 6 với chủ đề ”Một cuộc gặp gỡ, một con đường, một cộng đoàn”.
Trong cuộc gặp gỡ với ĐTC, một số đại diện đã nêu lên một số câu hỏi để ngài ứng khẩu trả lời.
Lúc 3 giờ rưỡi chiều thứ sáu 1-5-2015, các thành viên Cursillo đã tụ họp tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành, nghe các vị lãnh đạo phong trào tại mỗi nước trình bày tình hình ở các địa phương, cũng như các chứng từ khác.
Cuộc gặp gỡ kết thúc với thánh lễ cầu cho công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng, do ĐHY Angelo Bagnasco, Chủ tịch HĐGM Italia chủ sự cùng với nhiều GM và LM (SD 30-4-2015)
Cuộc triển lãm quốc tế Milano là dịp toàn cầu hóa tình liên đới
Linh Tiến Khải
10:13 01/05/2015
VATICAN: Cuộc triển lãm quốc tế tại Milano là một dịp thuận tiện để toàn cầu hóa tình liên đới. Chúng ta hãy tìm đừng phung phí nó, nhưng làm cho nó có giá trị tràn đầy.
ĐTC Phanxicô đã khích lệ như trên trong sứ điệp truyền hình trực tiếp lễ khai mạc cuộc triển lãm quốc tế 2015 tại Milano bắc Italia lúc 12 giờ rưỡi trưa hôm qua mùng 1 tháng 5 lễ Lao động quốc tế. Ngài kêu gọi mọi người thay đổi tâm thức và đừng nghĩ rằng các hành động thường ngày của mình, trên mọi mức độ trách nhiệm, không gây ra hậu quả đối với biết bao nhiêu người nghèo đói, đau yếu và phải chết vì thiếu ăn trên thế giới.
ĐTC biết ơn ban tổ chức vì đã cho ngài có dịp hợp tiếng với tất cả những ai tham dự buổi lễ khánh thành này. Đây là tiếng nói của Giám Mục Roma, lên tiếng nhân danh dân Thiên Chúa lữ hành trên toàn thế giới; là tiếng nói của biết bao nhiêu người nghèo, thành phần của dân Chúa với phẩm giá tìm của ăn nuôi thân bằng mồ hôi trán của mình. ĐTC nói: Tôi muốn là tiếng nói của các anh chị em, kitô cũng như không kitô, mà Thiên Chúa yêu thương như con cái và đã trao ban sự sống cho họ, đã ban phát cho họ bánh là thịt của Người Con làm người. Ngài là Đấng đã dậy chúng ta xin Thiên Chúa Cha “Xin ban cho chúng con lương thực hằng ngày”.
ĐTC ghi nhận rằng đề tài của cuộc triển lãm quốc tế “Nuôi sống hành tinh, năng lực cho sự sống” thật là quan trọng và nòng cốt, miễn là nó không phải chỉ là một đề tài, nhưng luôn được đi kèm bởi ý thức về các gương mặt: gương mặt của hàng triệu người ngày nay đang đói, ngày nay không thể ăn uống xứng đáng như con người. Tôi ước mong rằng, bắt đầu từ ngày hôm nay, mỗi một người ghé thăm cuộc triển lãm quốc tế Milano khi đi ngang qua các khu triển lãm tuyệt vời ấy, có thể nhận ra sự hiện diện của các gương mặt này. Một sự hiện diện dấu ẩn, nhưng trong thực tại phải là tác nhân đích thật của biến cố: các gương mặt của những người nam nữ đói khát, đau yếu và chết vì thiếu thực phẩm hay vì thực phẩm độc hại.
“Cái mâu thuẫn của sự dồi dào” mà Đức Gioan Phaolô II nói tới trong diễn văn đọc trước tổ chức Lương Nông Quốc Tế FAO trong hội nghị về dinh dưỡng lần thứ I năm 1992, vẫn tồn tại mặc dù đã có các nỗ lực và vài kết quả tốt. Trong vài khiá cạnh, cuộc triển lãm quốc tế Milano cũng là phần “cái mẫu thuẫn của sự phong phú” đó, nếu nó chỉ tuân phục nền văn hóa gạt bỏ, và không góp phần vào một mô thức phát triển công bằng và có thể chịu đựng nổi. Vì thế chúng ta hãy làm sao để cuộc triển lãm này là dịp thay đổi não trạng, giúp mọi người ý thức rằng các hành động của chúng ta trên mọi bình diện trách nhiệm đều có hậu quả trên cuộc sống của những người gần xa đang đói. Tôi nghĩ tới biết bao nhiêu người nam nữ đang bị đói, đặc biệt là đông đảo các trẻ em đang chết đói trên thế giới.
Tiếp đến ĐTC đã nhắc đến các gương mặt có vai trò quan trọng trong cuộc triển lãm này: gương mặt của các nhân viên và các nhà nghiên cứu trong lãnh vực lương thực. Ngài xin Chúa ban cho từng người sự khôn ngoan và lòng can đảm, vì trách nhiệm của họ rất lớn lao. ĐTC cầu mong rằng kinh nghiệm này cho phép các nhà thầu, các doanh thương, các nhà nghiên cứu, cảm thấy được lôi cuốn vào một dự án vĩ đại của tình liên đới: là dự án nuôi sống hành tinh trong sự tôn trọng mọi người và tôn trọng môi trường thiên nhiên. Đây là một thách đố lớn mà Thiên Chúa kêu mời nhân lọai của thế kỷ 21: thôi lạm dụng ngôi vườn Thiên Chúa đã tín thác cho chúng ta, để tất cả có thể ăn các hoa trái của ngôi vườn ấy. Lãnh nhận dự án lớn lao đó trao ban phẩm giá tràn đầy cho công việc làm của người sản xuất và người nghiên cứu trong lãnh vực thực phẩm.
ĐTC cũng không quên gương mặt của tất cả các công nhân đã tận tụy làm việc cho cuộc triển lãm quốc tế này, cách riêng những gương mặt vô danh, của những người ẩn khuất nhất, nhờ cuộc triễn lãm mà có cơm bánh cho gia đình. Ước chi đừng có ai bị lấy mất đi phẩm giá. Và ước chi đừng có chiếc bánh nào là kết qủa của một công việc bất xứng với con người!
Và ĐTC kết thúc sứ điệp trực tiếp truyền hình như sau: Xin Chúa giúp chúng ta đón nhận dịp may lớn lao này với tinh thần trách nhiệm. Xin Ngài là Tinh Yêu ban cho chúng ta “năng lực cho sự sống”: tình yêu để chia sẻ cơm bánh, “lương thực hằng ngày”, trong an bình và tình huynh đệ. Và ước chi đừng có người nam nữ nào thiếu cơm bánh, phẩm giá và công ăn việc làm.
ĐTC Phanxicô đã khích lệ như trên trong sứ điệp truyền hình trực tiếp lễ khai mạc cuộc triển lãm quốc tế 2015 tại Milano bắc Italia lúc 12 giờ rưỡi trưa hôm qua mùng 1 tháng 5 lễ Lao động quốc tế. Ngài kêu gọi mọi người thay đổi tâm thức và đừng nghĩ rằng các hành động thường ngày của mình, trên mọi mức độ trách nhiệm, không gây ra hậu quả đối với biết bao nhiêu người nghèo đói, đau yếu và phải chết vì thiếu ăn trên thế giới.
ĐTC biết ơn ban tổ chức vì đã cho ngài có dịp hợp tiếng với tất cả những ai tham dự buổi lễ khánh thành này. Đây là tiếng nói của Giám Mục Roma, lên tiếng nhân danh dân Thiên Chúa lữ hành trên toàn thế giới; là tiếng nói của biết bao nhiêu người nghèo, thành phần của dân Chúa với phẩm giá tìm của ăn nuôi thân bằng mồ hôi trán của mình. ĐTC nói: Tôi muốn là tiếng nói của các anh chị em, kitô cũng như không kitô, mà Thiên Chúa yêu thương như con cái và đã trao ban sự sống cho họ, đã ban phát cho họ bánh là thịt của Người Con làm người. Ngài là Đấng đã dậy chúng ta xin Thiên Chúa Cha “Xin ban cho chúng con lương thực hằng ngày”.
ĐTC ghi nhận rằng đề tài của cuộc triển lãm quốc tế “Nuôi sống hành tinh, năng lực cho sự sống” thật là quan trọng và nòng cốt, miễn là nó không phải chỉ là một đề tài, nhưng luôn được đi kèm bởi ý thức về các gương mặt: gương mặt của hàng triệu người ngày nay đang đói, ngày nay không thể ăn uống xứng đáng như con người. Tôi ước mong rằng, bắt đầu từ ngày hôm nay, mỗi một người ghé thăm cuộc triển lãm quốc tế Milano khi đi ngang qua các khu triển lãm tuyệt vời ấy, có thể nhận ra sự hiện diện của các gương mặt này. Một sự hiện diện dấu ẩn, nhưng trong thực tại phải là tác nhân đích thật của biến cố: các gương mặt của những người nam nữ đói khát, đau yếu và chết vì thiếu thực phẩm hay vì thực phẩm độc hại.
“Cái mâu thuẫn của sự dồi dào” mà Đức Gioan Phaolô II nói tới trong diễn văn đọc trước tổ chức Lương Nông Quốc Tế FAO trong hội nghị về dinh dưỡng lần thứ I năm 1992, vẫn tồn tại mặc dù đã có các nỗ lực và vài kết quả tốt. Trong vài khiá cạnh, cuộc triển lãm quốc tế Milano cũng là phần “cái mẫu thuẫn của sự phong phú” đó, nếu nó chỉ tuân phục nền văn hóa gạt bỏ, và không góp phần vào một mô thức phát triển công bằng và có thể chịu đựng nổi. Vì thế chúng ta hãy làm sao để cuộc triển lãm này là dịp thay đổi não trạng, giúp mọi người ý thức rằng các hành động của chúng ta trên mọi bình diện trách nhiệm đều có hậu quả trên cuộc sống của những người gần xa đang đói. Tôi nghĩ tới biết bao nhiêu người nam nữ đang bị đói, đặc biệt là đông đảo các trẻ em đang chết đói trên thế giới.
Tiếp đến ĐTC đã nhắc đến các gương mặt có vai trò quan trọng trong cuộc triển lãm này: gương mặt của các nhân viên và các nhà nghiên cứu trong lãnh vực lương thực. Ngài xin Chúa ban cho từng người sự khôn ngoan và lòng can đảm, vì trách nhiệm của họ rất lớn lao. ĐTC cầu mong rằng kinh nghiệm này cho phép các nhà thầu, các doanh thương, các nhà nghiên cứu, cảm thấy được lôi cuốn vào một dự án vĩ đại của tình liên đới: là dự án nuôi sống hành tinh trong sự tôn trọng mọi người và tôn trọng môi trường thiên nhiên. Đây là một thách đố lớn mà Thiên Chúa kêu mời nhân lọai của thế kỷ 21: thôi lạm dụng ngôi vườn Thiên Chúa đã tín thác cho chúng ta, để tất cả có thể ăn các hoa trái của ngôi vườn ấy. Lãnh nhận dự án lớn lao đó trao ban phẩm giá tràn đầy cho công việc làm của người sản xuất và người nghiên cứu trong lãnh vực thực phẩm.
ĐTC cũng không quên gương mặt của tất cả các công nhân đã tận tụy làm việc cho cuộc triển lãm quốc tế này, cách riêng những gương mặt vô danh, của những người ẩn khuất nhất, nhờ cuộc triễn lãm mà có cơm bánh cho gia đình. Ước chi đừng có ai bị lấy mất đi phẩm giá. Và ước chi đừng có chiếc bánh nào là kết qủa của một công việc bất xứng với con người!
Và ĐTC kết thúc sứ điệp trực tiếp truyền hình như sau: Xin Chúa giúp chúng ta đón nhận dịp may lớn lao này với tinh thần trách nhiệm. Xin Ngài là Tinh Yêu ban cho chúng ta “năng lực cho sự sống”: tình yêu để chia sẻ cơm bánh, “lương thực hằng ngày”, trong an bình và tình huynh đệ. Và ước chi đừng có người nam nữ nào thiếu cơm bánh, phẩm giá và công ăn việc làm.
Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế khuyến cáo đưa Việt Nam trở lại vào danh sách CPC
Đặng Tự Do
21:10 01/05/2015
Trong báo cáo thường niên vừa được công bố, Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) đang thúc giục Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa 10 quốc gia vào danh sách các quốc gia nơi nhà cầm quyền "tham gia hay dung túng các hành vi vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng” và 17 quốc gia vào danh sách "các nước cần quan tâm đặc biệt" (CPC) bởi vì họ là những quốc gia trong đó các vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo liên tục được nhà nước trực tiếp gây ra, xúi giục hoặc lờ đi.
Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế đã ghi nhận đặc biệt trường hợp của Ấn Độ nơi nhà cầm quyền được coi là ngầm xúi giục các vi phạm tự do tôn giáo.
Tưởng cũng nên nhắc lại là, hôm 17 tháng Hai, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói:
"Chính phủ của tôi đảm bảo rằng công dân của quốc gia này có hoàn toàn tự do tín ngưỡng và rằng mọi người đều có quyền giữ đạo hay theo một tôn giáo do mình lựa chọn mà không bị ép buộc hoặc bị lung lạc. Chính phủ của tôi sẽ không cho phép bất kỳ nhóm tôn giáo, thuộc các tôn giáo đa số hay thiểu số kích động hận thù chống lại những người khác, công khai hoặc ngấm ngầm. Chính phủ của tôi sẽ là một chính phủ mang lại sự tôn trọng bình đẳng cho tất cả các tôn giáo."
"Ấn Độ là đất của Phật và Gandhi. Sự tôn trọng bình đẳng dành cho tất cả các tôn giáo phải có trong DNA của mỗi người Ấn Độ. Chúng tôi không thể chấp nhận bạo lực đối với bất kỳ tôn giáo nào vì bất kỳ lý do nào và tôi mạnh mẽ lên án bạo lực như vậy. Chính phủ của tôi sẽ hành động mạnh mẽ trong vấn đề này. "
Tuy nhiên, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là thành viên của đảng Ấn Giáo cực đoan - Bharatiya Janata Party. Từ khi ông Modi lên nắm quyền vào ngày 26 tháng Năm năm 2014, hàng chục nhà thờ Công Giáo bị đốt phá và hôi của trong mấy tháng vừa qua.
Những lời kích động đốt phá các nhà thờ và cưỡng bách cải đạo lẽ ra phải bị luật pháp trừng trị nhưng Modi cố tình lờ đi.
Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, do đó, đã đề nghị đưa Ấn Độ vào danh sách các nước "tham gia hay dung túng các hành vi vi phạm nghiêm trọng”. Trong danh sách này còn có Afghanistan, Azerbaijan, Cuba, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Lào, Malaysia, Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tình trạng vi phạm tự do tôn giáo ở các nước sau đây là rất tồi tệ và ủy ban khuyến cáo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách CPC, tức là danh sách các nước “cần quan tâm đặc biệt”. Các quốc gia này là Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Saudi Arabia, Sudan, Turkmenistan, Uzbekistan, Cộng hòa Trung Phi, Ai Cập, Iraq, Nigeria, Pakistan, Syria, Tajikistan, và Việt Nam.
Ủy ban cũng bày tỏ mối quan tâm về tình trạng tự do tôn giáo ở Bahrain, Bangladesh, Belarus, Cyprus, Kyrgyzstan, và Sri Lanka.
Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế đã ghi nhận đặc biệt trường hợp của Ấn Độ nơi nhà cầm quyền được coi là ngầm xúi giục các vi phạm tự do tôn giáo.
Tưởng cũng nên nhắc lại là, hôm 17 tháng Hai, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói:
"Chính phủ của tôi đảm bảo rằng công dân của quốc gia này có hoàn toàn tự do tín ngưỡng và rằng mọi người đều có quyền giữ đạo hay theo một tôn giáo do mình lựa chọn mà không bị ép buộc hoặc bị lung lạc. Chính phủ của tôi sẽ không cho phép bất kỳ nhóm tôn giáo, thuộc các tôn giáo đa số hay thiểu số kích động hận thù chống lại những người khác, công khai hoặc ngấm ngầm. Chính phủ của tôi sẽ là một chính phủ mang lại sự tôn trọng bình đẳng cho tất cả các tôn giáo."
"Ấn Độ là đất của Phật và Gandhi. Sự tôn trọng bình đẳng dành cho tất cả các tôn giáo phải có trong DNA của mỗi người Ấn Độ. Chúng tôi không thể chấp nhận bạo lực đối với bất kỳ tôn giáo nào vì bất kỳ lý do nào và tôi mạnh mẽ lên án bạo lực như vậy. Chính phủ của tôi sẽ hành động mạnh mẽ trong vấn đề này. "
Tuy nhiên, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là thành viên của đảng Ấn Giáo cực đoan - Bharatiya Janata Party. Từ khi ông Modi lên nắm quyền vào ngày 26 tháng Năm năm 2014, hàng chục nhà thờ Công Giáo bị đốt phá và hôi của trong mấy tháng vừa qua.
Những lời kích động đốt phá các nhà thờ và cưỡng bách cải đạo lẽ ra phải bị luật pháp trừng trị nhưng Modi cố tình lờ đi.
Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, do đó, đã đề nghị đưa Ấn Độ vào danh sách các nước "tham gia hay dung túng các hành vi vi phạm nghiêm trọng”. Trong danh sách này còn có Afghanistan, Azerbaijan, Cuba, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Lào, Malaysia, Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tình trạng vi phạm tự do tôn giáo ở các nước sau đây là rất tồi tệ và ủy ban khuyến cáo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách CPC, tức là danh sách các nước “cần quan tâm đặc biệt”. Các quốc gia này là Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Saudi Arabia, Sudan, Turkmenistan, Uzbekistan, Cộng hòa Trung Phi, Ai Cập, Iraq, Nigeria, Pakistan, Syria, Tajikistan, và Việt Nam.
Ủy ban cũng bày tỏ mối quan tâm về tình trạng tự do tôn giáo ở Bahrain, Bangladesh, Belarus, Cyprus, Kyrgyzstan, và Sri Lanka.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video Tưởng Niệm Quốc Hận 30.4.2015 tại CĐCGVN-Nam Úc
Jos. Vĩnh SA & Đan Huyền
18:42 01/05/2015
Thánh Lễ cầu cho "Quốc Thái, Dân An" và nghi thức tưởng niệm Quốc Hận 30 tháng Tư tại Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Adelaide - Nam Úc.
Lúc 7 giờ 00 tối thứ Năm ngày 30/4/2015, mặc dù thời tiết đang lạnh vào mùa Đông vùng Nam Bán Cầu, nhưng cũng có khoảng 500 đồng hương đến tham dự.
Lúc 7 giờ 00 tối thứ Năm ngày 30/4/2015, mặc dù thời tiết đang lạnh vào mùa Đông vùng Nam Bán Cầu, nhưng cũng có khoảng 500 đồng hương đến tham dự.
Thư ngỏ: Xây dựng thư viện điện tử Công giáo Việt Nam
+ GM Micae Hoàng Đức Oanh
13:19 01/05/2015
Sài Gòn ngày 01 tháng 05 năm 2015
Kính gửi: Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Cha
Quý linh mục, tu sĩ, anh chị em tín hữu Công Giáo
Kính thưa Quý Hồng Y, Đức Cha và anh chị em thân mến,
Hiện nay trong lĩnh vực thư viện điện tử, chúng ta đã thấy có nhiều thư viện của các tôn giáo khác nhưng chưa có một thư viện nào của Công Giáo. Cách đây một vài năm chúng ta thấy có thư viện Dũng Lạc, nhưng sau khi người phụ trách là Lm. Trần Cao Tường và Lm. Giuse Phạm Văn Tuệ ở New Orleans, Louisiana, Hoa Kỳ, qua đời; thư viện này cũng không còn nữa.
Vì thế, để giúp cho người Công Giáo Việt Nam có thể tìm đọc, sử dụng các sách của tiền nhân đã viết trong quá khứ, cũng như để lưu trữ chúng cho thế hệ mai sau, chúng tôi mong muốn xây dựng một thư viện điện tử Công Giáo với mục đích là để cho mọi người, không phân biệt tôn giáo, đều có thể sử dụng.
Việc này do một nhóm anh em thiện chí có sáng kiến thực hiện với Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh làm trưởng nhóm và Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn được tập thể giao nhiệm vụ làm chủ nhiệm thư viện này trong giai đoạn khởi đầu. Các anh em sau đây sẽ cùng chia nhau các công tác như: thu thập, chọn lọc, phân loại sách vở tài liệu, giao tiếp và kết nối với độc giả, phân tích và xử lý dữ liệu, quản trị mạng, tìm kiếm nguồn lực:
- Gm. Micae Hoàng Đức Oanh
- Lm. Giuse Phạm Bá Lãm
- Lm. Gioan Phêrô Võ Tá Khánh
- Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
- Anh Tôma Nguyễn Trí Dũng
- Anh Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
- Anh Giuse Nguyễn Trọng Đa
- Anh Philipphê Nguyễn Ngọc Phượng
- Anh Giuse Phạm Văn Tại
- Anh Gioan Baotixita Lê Hải Nam
- Anh Gioan Baotixita Lưu Văn Lộc
- Anh Giuse Trần Quý Hiệp
- Anh Giuse Nguyễn Đức Khang
Chúng tôi rất mong nhận được sự cộng tác và đóng góp cho thư viện này của tất cả mọi người đang thiết tha với kho tàng văn hoá Công Giáo Việt Nam, của cá nhân hay tập thể, của các dòng tu, các tổ chức và cộng đồng. Việc đóng góp của quý vị sẽ là những viên gạch xây dựng thư viện này cho mọi người.
Quý vị có thể gửi cho chúng tôi những tập tin (files) của sách báo, hình ảnh, tài liệu có sẵn hoặc có thể gửi trực tiếp sách báo đó cho chúng tôi để chúng tôi chuyển thành các tập tin dữ liệu thích hợp đưa vào thư viện này. Các tập tin này sẽ được lưu trữ trong kho dữ liệu chung và được giới thiệu trên trang web để dễ dàng cho việc truy cập. Việc truy cập này hoàn toàn miễn phí vì Chúa là nguồn của sự khôn ngoan và Ngài cho không chúng ta tất cả những ơn lành nên chúng tôi ước mong các tác giả cũng quảng đại chia sẻ cho độc giả trong tinh thần đó.
Chúng tôi cũng rất mong nhận được tất cả những đóng góp ý kiến của quý vị về việc xây dựng, tổ chức, quản lý, sử dụng dữ liệu của thư viện này. Mọi liên hệ, đóng góp xin gửi về địa chỉ: thuviencgvn@gmail.com hoặc Lm. Giuse Phạm Bá Lãm, Nhà thờ Hoà Hưng, 104 Tô Hiến Thành, P.5, Q.10, TP.HCM, Việt Nam.
Nhìn về tương lai với niềm hy vọng, chúng tôi xin hết lòng cám ơn Quý Hồng Y, Quý Đức Cha, anh em linh mục, tu sĩ nam nữ, anh chị em tín hữu và mọi người. Xin tất cả cầu nguyện cho công việc này được hoàn thành tốt đẹp theo thánh ý Chúa.
Kính chúc tất cả quý vị luôn an lành, tràn đầy niềm vui và ân sủng của Chúa Phục Sinh.
Kính thư
TM. Nhóm Thực hiện
Gm. Micae Hoàng Đức Oanh
Kính gửi: Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Cha
Quý linh mục, tu sĩ, anh chị em tín hữu Công Giáo
Kính thưa Quý Hồng Y, Đức Cha và anh chị em thân mến,
Hiện nay trong lĩnh vực thư viện điện tử, chúng ta đã thấy có nhiều thư viện của các tôn giáo khác nhưng chưa có một thư viện nào của Công Giáo. Cách đây một vài năm chúng ta thấy có thư viện Dũng Lạc, nhưng sau khi người phụ trách là Lm. Trần Cao Tường và Lm. Giuse Phạm Văn Tuệ ở New Orleans, Louisiana, Hoa Kỳ, qua đời; thư viện này cũng không còn nữa.
Vì thế, để giúp cho người Công Giáo Việt Nam có thể tìm đọc, sử dụng các sách của tiền nhân đã viết trong quá khứ, cũng như để lưu trữ chúng cho thế hệ mai sau, chúng tôi mong muốn xây dựng một thư viện điện tử Công Giáo với mục đích là để cho mọi người, không phân biệt tôn giáo, đều có thể sử dụng.
Việc này do một nhóm anh em thiện chí có sáng kiến thực hiện với Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh làm trưởng nhóm và Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn được tập thể giao nhiệm vụ làm chủ nhiệm thư viện này trong giai đoạn khởi đầu. Các anh em sau đây sẽ cùng chia nhau các công tác như: thu thập, chọn lọc, phân loại sách vở tài liệu, giao tiếp và kết nối với độc giả, phân tích và xử lý dữ liệu, quản trị mạng, tìm kiếm nguồn lực:
- Lm. Giuse Phạm Bá Lãm
- Lm. Gioan Phêrô Võ Tá Khánh
- Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
- Anh Tôma Nguyễn Trí Dũng
- Anh Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
- Anh Giuse Nguyễn Trọng Đa
- Anh Philipphê Nguyễn Ngọc Phượng
- Anh Giuse Phạm Văn Tại
- Anh Gioan Baotixita Lê Hải Nam
- Anh Gioan Baotixita Lưu Văn Lộc
- Anh Giuse Trần Quý Hiệp
- Anh Giuse Nguyễn Đức Khang
Chúng tôi rất mong nhận được sự cộng tác và đóng góp cho thư viện này của tất cả mọi người đang thiết tha với kho tàng văn hoá Công Giáo Việt Nam, của cá nhân hay tập thể, của các dòng tu, các tổ chức và cộng đồng. Việc đóng góp của quý vị sẽ là những viên gạch xây dựng thư viện này cho mọi người.
Quý vị có thể gửi cho chúng tôi những tập tin (files) của sách báo, hình ảnh, tài liệu có sẵn hoặc có thể gửi trực tiếp sách báo đó cho chúng tôi để chúng tôi chuyển thành các tập tin dữ liệu thích hợp đưa vào thư viện này. Các tập tin này sẽ được lưu trữ trong kho dữ liệu chung và được giới thiệu trên trang web để dễ dàng cho việc truy cập. Việc truy cập này hoàn toàn miễn phí vì Chúa là nguồn của sự khôn ngoan và Ngài cho không chúng ta tất cả những ơn lành nên chúng tôi ước mong các tác giả cũng quảng đại chia sẻ cho độc giả trong tinh thần đó.
Chúng tôi cũng rất mong nhận được tất cả những đóng góp ý kiến của quý vị về việc xây dựng, tổ chức, quản lý, sử dụng dữ liệu của thư viện này. Mọi liên hệ, đóng góp xin gửi về địa chỉ: thuviencgvn@gmail.com hoặc Lm. Giuse Phạm Bá Lãm, Nhà thờ Hoà Hưng, 104 Tô Hiến Thành, P.5, Q.10, TP.HCM, Việt Nam.
Nhìn về tương lai với niềm hy vọng, chúng tôi xin hết lòng cám ơn Quý Hồng Y, Quý Đức Cha, anh em linh mục, tu sĩ nam nữ, anh chị em tín hữu và mọi người. Xin tất cả cầu nguyện cho công việc này được hoàn thành tốt đẹp theo thánh ý Chúa.
Kính chúc tất cả quý vị luôn an lành, tràn đầy niềm vui và ân sủng của Chúa Phục Sinh.
Kính thư
TM. Nhóm Thực hiện
Gm. Micae Hoàng Đức Oanh
Giáo xứ Bắc Hải dâng hoa kính Đức Mệ
Giuse Khổng Hữu Nguồn
21:08 01/05/2015
HÓ NAI - tháng 5, tháng của ngàn hoa kính dâng Mẹ, hòa chung với toàn thể con cái Mẹ khắp nơi. Hôm nay ngày mồng 01, ngày đầu tháng hoa, cộng đoàn giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc hân hoan dâng Hoa kính Mẹ. Thật là ý nghĩa bằng những cung đàn điệu múa chúng con kính dâng Mẹ, cả một rừng hoa, như ngày hội hoa đăng dâng về Mẹ yêu dấu.
Hình ảnh
Bắt đầu bằng cuộc kiệu rước tượng Mẹ xung quanh thánh đường, đoàn rước vừa đi vừa ca vang thánh vịnh Tôn Vinh Mẹ, hòa với tiếng trống rộn ràng hân hoan.
Rước Mẹ về ngự giữa Cung thánh Giáo đường. Đoàn con thiếu nhi thay mặt cộng đoàn giáo xứ dâng lên Mẹ, cầu xin Mẹ cho cộng đoàn giáo xứ Bắc Hải thân yêu chúng con. Chúng con mượn hương sắc của hoa, để trao gởi tâm tình tín thác cậy trông nơi Mẹ. Xin Mẹ tỏa hương Thiên đàng cho cuộc đời chúng con, cho Cha xứ Đaminh kính yêu, cho quý Cha, quý Tu sĩ, quý chức Ban hành giáo, cho mọi người, mọi gia đình luôn được an vui và dư tràn thánh ân. Xin Mẹ ấp ủ chúng con trong tình Mẹ, để dâng tặng cho đời và lan tỏa hương thơm bác ái trong môi trường sống của chúng con.
Trong thánh lễ, bằng chất giọng Huế ngọt ngào dễ thương, Cha Đaminh phó xứ hân hoan dâng lời kính mừng Mẹ tháng hoa, mừng thánh Giuse Lao động và ngài mời gọi mọi người hãy chạy đến với Mẹ Maria và noi gương Thánh Giuse chuyên cần Lao động nuôi sống gia đình, góp phần kiến tạo bộ mặt trần thế.
Xin dâng lên Mẹ những cánh hoa muôn màu sắc như cuộc đời với bao thân phận khác nhau. Có người vui, có người buồn, có gia đình hạnh phúc, có gia đình đang khô cạn tình yêu.
Xin Mẹ đón nhận tấm lòng chân thành của chúng con. Xin Mẹ cầu thay nguyện giúp cho mọi người, mọi gia đình trong cộng đoàn giáo xứ Bắc Hải chúng con được thuận hòa. Cho mỗi người chúng con biết chết đi trong cái tôi ích kỷ để lan tỏa hương thơm của bác ái và vị tha. Cho cuộc sống gia đình luôn tươi mát như cánh hoa, luôn thanh khiết như hương hoa. Cho thắm đượm tình Chúa tình người như hương hoa thơm ngát, như mầu hoa muôn sắc điểm tô cho cuộc đời thêm hạnh phúc thắm tươi.
Xin cho từng người, từng gia đình trong cộng đoàn giáo xứ Bắc Hải chúng con luôn là một đoá hoa tươi xinh góp về nơi Giáo Đường để cùng nhau mở hội hoa đăng Ngàn Hoa Dâng Mẹ vào các chiều thứ Năm hàng tuần.
Nhận phép lành với ơn toàn xá, kết thúc thánh lễ, cộng đoàn hướng về Mẹ ca vang bài hát “Mẹ ơi xứ đạo con đây…”
Màn đêm buông xuống, thi thoảng từng làn gió mát dịu, ánh đèn điện thành phố tỏa sáng sắc mầu, mọi người vui sướng ra về với mái nhà nhỏ bé tràn ngập yêu thương của mình.
Hình ảnh
Bắt đầu bằng cuộc kiệu rước tượng Mẹ xung quanh thánh đường, đoàn rước vừa đi vừa ca vang thánh vịnh Tôn Vinh Mẹ, hòa với tiếng trống rộn ràng hân hoan.
Rước Mẹ về ngự giữa Cung thánh Giáo đường. Đoàn con thiếu nhi thay mặt cộng đoàn giáo xứ dâng lên Mẹ, cầu xin Mẹ cho cộng đoàn giáo xứ Bắc Hải thân yêu chúng con. Chúng con mượn hương sắc của hoa, để trao gởi tâm tình tín thác cậy trông nơi Mẹ. Xin Mẹ tỏa hương Thiên đàng cho cuộc đời chúng con, cho Cha xứ Đaminh kính yêu, cho quý Cha, quý Tu sĩ, quý chức Ban hành giáo, cho mọi người, mọi gia đình luôn được an vui và dư tràn thánh ân. Xin Mẹ ấp ủ chúng con trong tình Mẹ, để dâng tặng cho đời và lan tỏa hương thơm bác ái trong môi trường sống của chúng con.
Trong thánh lễ, bằng chất giọng Huế ngọt ngào dễ thương, Cha Đaminh phó xứ hân hoan dâng lời kính mừng Mẹ tháng hoa, mừng thánh Giuse Lao động và ngài mời gọi mọi người hãy chạy đến với Mẹ Maria và noi gương Thánh Giuse chuyên cần Lao động nuôi sống gia đình, góp phần kiến tạo bộ mặt trần thế.
Xin dâng lên Mẹ những cánh hoa muôn màu sắc như cuộc đời với bao thân phận khác nhau. Có người vui, có người buồn, có gia đình hạnh phúc, có gia đình đang khô cạn tình yêu.
Xin Mẹ đón nhận tấm lòng chân thành của chúng con. Xin Mẹ cầu thay nguyện giúp cho mọi người, mọi gia đình trong cộng đoàn giáo xứ Bắc Hải chúng con được thuận hòa. Cho mỗi người chúng con biết chết đi trong cái tôi ích kỷ để lan tỏa hương thơm của bác ái và vị tha. Cho cuộc sống gia đình luôn tươi mát như cánh hoa, luôn thanh khiết như hương hoa. Cho thắm đượm tình Chúa tình người như hương hoa thơm ngát, như mầu hoa muôn sắc điểm tô cho cuộc đời thêm hạnh phúc thắm tươi.
Xin cho từng người, từng gia đình trong cộng đoàn giáo xứ Bắc Hải chúng con luôn là một đoá hoa tươi xinh góp về nơi Giáo Đường để cùng nhau mở hội hoa đăng Ngàn Hoa Dâng Mẹ vào các chiều thứ Năm hàng tuần.
Nhận phép lành với ơn toàn xá, kết thúc thánh lễ, cộng đoàn hướng về Mẹ ca vang bài hát “Mẹ ơi xứ đạo con đây…”
Màn đêm buông xuống, thi thoảng từng làn gió mát dịu, ánh đèn điện thành phố tỏa sáng sắc mầu, mọi người vui sướng ra về với mái nhà nhỏ bé tràn ngập yêu thương của mình.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhận định và góp ý của GP Kontum về Dự thảo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo
+GM Hoàng Đức Oanh
20:49 01/05/2015
Thông Báo
Thông cáo nữ tu giả: Một người tự xưng là nữ tu Dòng Mân Côi
Sr. Rose Vũ Thị Loan
17:53 01/05/2015
Tin Đáng Chú Ý
Tổng thống Obama gặp Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trước khi tiếp Nguyễn Phú Trọng
Bạn đọc Dân Làm Báo
17:51 01/05/2015
Tổng thống Obama gặp Điếu Cày trước khi tiếp Nguyễn Phú Trọng
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa có cuộc gặp gỡ với blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải, người từng bị chế độ cộng sản VN gọi là ‘phản động’ và kết án tổng cộng gần 15 năm tù giam.
Nghe RFA phỏng vấn Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
Đây là cuộc gặp có ý nghĩa đặc biệt, diễn ra trước thời điểm TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng dự kiến có chuyến công du Hoa Kỳ trong tháng 5 này.
Được biết, cuộc gặp giữa blogger Điếu Cày và tổng thống Obama diễn ra tại Nhà Trắng vào lúc 10:55 sáng ngày 1/5/2015, theo giờ Washington, D.C.
Tham dự buổi hội luận còn có các nhà báo từng bị trả thù độc đoán tại các quốc gia khác nhân dịp đánh dấu ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5 sắp tới.
Ảnh từ trái sang phải: Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, Tổng thống Barack Obama và cô Simegnish "Lily" Mengesha từ Ethiopia tại buổi hội luận tại phòng Roosevelt trong khuôn viên Nhà Trắng. (AP Photo/Susan Walsh)
Hồi năm 2012, trong phát biểu nhân ngày Tự do Báo Chí Thế Giới, tổng thống Obama cũng đã nêu thông điệp: Đừng quên blogger Điếu Cày!
Các nỗ lực vận động mạnh mẽ đã khiến nhà cầm quyền CSVN phải trục xuất Điêú Cày sang Hoa Kỳ hồi cuối năm ngoái. Dù phải sống cảnh lưu vong, Điếu Cày vẫn tiếp tục nhiều nỗ lực tranh đấu cho tự do ngôn luận và vận động cho các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.
Hôm 27/4/2015 vừa qua, bộ ngoại giao Hoa Kỳ phát động chiến dịch Tự do Báo chí, đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do ngay lập tức cho blogger Tạ Phong Tần, một thành viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do hiện vẫn đang bị cầm tù.
Việc một cựu tù nhân lương tâm Việt Nam xuất hiện tại Nhà Trắng cùng tổng thống Obama là một hình ảnh gây nhiều chú ý, nhất là vào thời điểm chuyến công du Hoa Kỳ của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp diễn ra.
Hiện nghi thức đón tiếp đối với người đứng đầu đảng CSVN vẫn tiếp tục là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Phía CSVN vẫn nằng nặc đòi tổng thống Obama phải tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu Dục theo nghi thức dành cho nguyên thủ quốc gia.
Mặc dù nghi đón tiếp ngoại giao chưa ngã ngũ, nhưng rõ ràng cuộc gặp giữa tổng thống Obama và blogger Điếu Cày - người luôn bị chế độ CS coi là 'phản động' sẽ là một cái tát mạnh mẽ vào mặt Nguyễn Phú Trọng và tập đoàn đảng CSVN.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa có cuộc gặp gỡ với blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải, người từng bị chế độ cộng sản VN gọi là ‘phản động’ và kết án tổng cộng gần 15 năm tù giam.
Nghe RFA phỏng vấn Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
Đây là cuộc gặp có ý nghĩa đặc biệt, diễn ra trước thời điểm TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng dự kiến có chuyến công du Hoa Kỳ trong tháng 5 này.
Được biết, cuộc gặp giữa blogger Điếu Cày và tổng thống Obama diễn ra tại Nhà Trắng vào lúc 10:55 sáng ngày 1/5/2015, theo giờ Washington, D.C.
Tham dự buổi hội luận còn có các nhà báo từng bị trả thù độc đoán tại các quốc gia khác nhân dịp đánh dấu ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5 sắp tới.
Hồi năm 2012, trong phát biểu nhân ngày Tự do Báo Chí Thế Giới, tổng thống Obama cũng đã nêu thông điệp: Đừng quên blogger Điếu Cày!
Các nỗ lực vận động mạnh mẽ đã khiến nhà cầm quyền CSVN phải trục xuất Điêú Cày sang Hoa Kỳ hồi cuối năm ngoái. Dù phải sống cảnh lưu vong, Điếu Cày vẫn tiếp tục nhiều nỗ lực tranh đấu cho tự do ngôn luận và vận động cho các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.
Hôm 27/4/2015 vừa qua, bộ ngoại giao Hoa Kỳ phát động chiến dịch Tự do Báo chí, đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do ngay lập tức cho blogger Tạ Phong Tần, một thành viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do hiện vẫn đang bị cầm tù.
Việc một cựu tù nhân lương tâm Việt Nam xuất hiện tại Nhà Trắng cùng tổng thống Obama là một hình ảnh gây nhiều chú ý, nhất là vào thời điểm chuyến công du Hoa Kỳ của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp diễn ra.
Hiện nghi thức đón tiếp đối với người đứng đầu đảng CSVN vẫn tiếp tục là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Phía CSVN vẫn nằng nặc đòi tổng thống Obama phải tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu Dục theo nghi thức dành cho nguyên thủ quốc gia.
Mặc dù nghi đón tiếp ngoại giao chưa ngã ngũ, nhưng rõ ràng cuộc gặp giữa tổng thống Obama và blogger Điếu Cày - người luôn bị chế độ CS coi là 'phản động' sẽ là một cái tát mạnh mẽ vào mặt Nguyễn Phú Trọng và tập đoàn đảng CSVN.
Văn Hóa
Mời nghe Nhạc phẩm Kinh Mân Côi
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Đồng Hoa Dại
Tấn Đạt
21:25 01/05/2015
Ảnh của Tấn Đạt
Ngắm hoa cỏ dại bên đường
Tạ ơn Thượng Đế yêu thương loài người.
(bt)