Phụng Vụ - Mục Vụ
Ở lại trong Thầy
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
15:47 01/05/2012
CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH B
Ga 15, 1-6
Chúa Giêsu đã ví mình như Mục Tử tốt lành, hôm nay Ngài lại tuyên bố :” Thầy là cây nho thật “.Chúa dùng hình ảnh cây nho để nói lên sự gắn bó của Ngài với các Kitô hữu. Bởi vì theo Kinh Thánh, cây nho là một biểu tượng, một hình ảnh rất quen thuộc đối với người Do Thái. Thực tế, có người đã nói cây nho là cây sự sống được Thiên Chúa trồng trong vườn Eden ( Stk 2, 9 ).
Hình ảnh vườn nho, cây nho, trái nho, chùm nho là một hình ảnh thân quen đối với người Do Thái và những nước Âu Châu, Mỹ Châu vv…Hình ảnh cây nho và sự liên kết, gắn bó giữa thân và các cành ám chỉ Đức Kitô Phục Sinh như cây nho và các Kitô hữu như các cành. Cây và cành có cùng một sự sống. Nhựa nguyên lưu thông trong thân cây và chuyền tới khắp các cành nhờ đó các lá, cành xanh tươi. Sự sống từ cây nho làm cho các cành sinh hoa trái.Chúa đã nói nhiều lần về sự sinh trái và ở lại trong Ngài. Vì nếu cây nho không còn nhựa thì các cành sẽ khô héo. Còn nếu thân nho và các cành nho liên kết, nhựa lưu thông đều thì cây và các cành sẽ xanh tươi, và các nhánh cây nho sẽ sinh hoa kết trái. Các cành nho càng liên kết với thân nho thì càng sinh hoa trái. Chúa dạy chúng ta phải luôn kết hợp mật thiết với Chúa. Có kết hợp mật thiết với Chúa, chúng ta mới đem lại kết quả thiêng liêng đối với người khác và với chính mình chúng ta được.
Kết hợp với Chúa là sống mật thiết với tình yêu của Chúa như thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã sống, như nhiều Vị Thánh đã sống. Kết hợp với Chúa là sống thân mật với Chúa trong tình yêu. Ở lại trong Chúa sẽ sinh hoa trái. Không ở trong Chúa, không thể nào sinh hoa kết quả. Nhìn hoa, nhìn trái chúng ta sẽ thấy mức độ gắn bó của cành. Giáo Hội sẽ vững bền, nếu Giáo Hội luôn ở trong Chúa. Ở lại trong Chúa, Giáo Hội sẽ sinh nhiều con cái như lòng Chúa mong ước. Chúng ta làm cho vinh quang của Thiên Chúa được tỏa sáng nếu chúng ta luôn ở trong Ngài. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm cho vinh quang của Thiên Chúa bị khô cằn khi chúng ta sống ngoài Thiên Chúa. Thế giới ngày nay vẫn tự hào là đang sống trong nền văn minh kỹ thuật tột bậc, nhưng tất cả những kỹ thuật cao, những văn minh tiến bộ, khoa học kỹ thuật vẫn trở thành những sự bế tắc. Con người với văn minh, khoa học kỹ thuật tột bậc vẫn cảm thấy bơ vơ, vẫn tự loay hoay trong vòng tròn không sao tự cứu nổi mình. Con người vẫn phải chết, con người không thể tự cứu mình.Con người luôn bế tắc, do đó, họ cần ơn cứu độ của Thiên Chúa.
Chúa phán : "Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em ". Ở lại trong Thầy phải trả giá theo Thầy. “ Ai muốn theo Ta hãy từ mình, vác thập giá mình mà theo Thầy ". Con người chúng ta muốn được sự sống mới của Đấng Phục Sinh, chúng ta cũng phải kinh qua đau khổ, sự chết và phục sinh với Chúa. Chúa Giêsu cũng đã được cắt tỉa bởi sự khổ đau và sự chết.
Dòng nhựa nguyên lưu thông từ thân tới các cành. Con người cũng hãy gắn với sự Phục Sinh của Chúa như nhựa nguyên lưu thông trong thân và các cành nho. Chúng ta hãy làm cho thế giới tốt tươi để mọi người nhận ra Cây Nho đích thực là Đức Kitô và Người trồng nho là chính Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu,Chúa là cây nho, chúng con là cành. Cành nho sống tươi tốt là nhờ cây nho. Con người chúng ta sống được cũng bởi nhờ Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con khi tụ họp với nhau nhân danh Ngài, bằng cách lắng nghe lời Ngài, và bằng sự chia sẻ Mình và Máu Chúa Kitô. Khi thực hiện những điều đó là chúng con làm cho thế giới này nhìn thấy Chúa ở khắp nơi.
Lạy Thiên Chúa toàn năng, nhờ Đức Kitô, Con Một Chúa, Chúa đã thương cứu chuộc chúng con và nhận làm nghĩa tử; xin lấy tình Cha mà âu yếm đoái nhìn: này chúng con là những kẻ tin kính Đức Kitô, xin cho chúng con được trở nên những người tự do đích thực và đáng hưởng gia nghiệp muôn đời. Amen. ( Lời nguyện nhập lễ lễ Chúa nhật V Phục Sinh ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1. Chúa Giêsu ví mình là gì ?
2. Tạ sao cành nho lại sinh hoa trái ?
3. Ở lại trong Thầy có nghĩa gì ?
4. Tại sao cần phải được cắt tỉa ?
5. Chúa Giêsu có được cắt tỉa không ?
6. Ở Việt Nam có trồng nho được không ?
Ga 15, 1-6
Chúa Giêsu đã ví mình như Mục Tử tốt lành, hôm nay Ngài lại tuyên bố :” Thầy là cây nho thật “.Chúa dùng hình ảnh cây nho để nói lên sự gắn bó của Ngài với các Kitô hữu. Bởi vì theo Kinh Thánh, cây nho là một biểu tượng, một hình ảnh rất quen thuộc đối với người Do Thái. Thực tế, có người đã nói cây nho là cây sự sống được Thiên Chúa trồng trong vườn Eden ( Stk 2, 9 ).
Hình ảnh vườn nho, cây nho, trái nho, chùm nho là một hình ảnh thân quen đối với người Do Thái và những nước Âu Châu, Mỹ Châu vv…Hình ảnh cây nho và sự liên kết, gắn bó giữa thân và các cành ám chỉ Đức Kitô Phục Sinh như cây nho và các Kitô hữu như các cành. Cây và cành có cùng một sự sống. Nhựa nguyên lưu thông trong thân cây và chuyền tới khắp các cành nhờ đó các lá, cành xanh tươi. Sự sống từ cây nho làm cho các cành sinh hoa trái.Chúa đã nói nhiều lần về sự sinh trái và ở lại trong Ngài. Vì nếu cây nho không còn nhựa thì các cành sẽ khô héo. Còn nếu thân nho và các cành nho liên kết, nhựa lưu thông đều thì cây và các cành sẽ xanh tươi, và các nhánh cây nho sẽ sinh hoa kết trái. Các cành nho càng liên kết với thân nho thì càng sinh hoa trái. Chúa dạy chúng ta phải luôn kết hợp mật thiết với Chúa. Có kết hợp mật thiết với Chúa, chúng ta mới đem lại kết quả thiêng liêng đối với người khác và với chính mình chúng ta được.
Kết hợp với Chúa là sống mật thiết với tình yêu của Chúa như thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã sống, như nhiều Vị Thánh đã sống. Kết hợp với Chúa là sống thân mật với Chúa trong tình yêu. Ở lại trong Chúa sẽ sinh hoa trái. Không ở trong Chúa, không thể nào sinh hoa kết quả. Nhìn hoa, nhìn trái chúng ta sẽ thấy mức độ gắn bó của cành. Giáo Hội sẽ vững bền, nếu Giáo Hội luôn ở trong Chúa. Ở lại trong Chúa, Giáo Hội sẽ sinh nhiều con cái như lòng Chúa mong ước. Chúng ta làm cho vinh quang của Thiên Chúa được tỏa sáng nếu chúng ta luôn ở trong Ngài. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm cho vinh quang của Thiên Chúa bị khô cằn khi chúng ta sống ngoài Thiên Chúa. Thế giới ngày nay vẫn tự hào là đang sống trong nền văn minh kỹ thuật tột bậc, nhưng tất cả những kỹ thuật cao, những văn minh tiến bộ, khoa học kỹ thuật vẫn trở thành những sự bế tắc. Con người với văn minh, khoa học kỹ thuật tột bậc vẫn cảm thấy bơ vơ, vẫn tự loay hoay trong vòng tròn không sao tự cứu nổi mình. Con người vẫn phải chết, con người không thể tự cứu mình.Con người luôn bế tắc, do đó, họ cần ơn cứu độ của Thiên Chúa.
Chúa phán : "Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em ". Ở lại trong Thầy phải trả giá theo Thầy. “ Ai muốn theo Ta hãy từ mình, vác thập giá mình mà theo Thầy ". Con người chúng ta muốn được sự sống mới của Đấng Phục Sinh, chúng ta cũng phải kinh qua đau khổ, sự chết và phục sinh với Chúa. Chúa Giêsu cũng đã được cắt tỉa bởi sự khổ đau và sự chết.
Dòng nhựa nguyên lưu thông từ thân tới các cành. Con người cũng hãy gắn với sự Phục Sinh của Chúa như nhựa nguyên lưu thông trong thân và các cành nho. Chúng ta hãy làm cho thế giới tốt tươi để mọi người nhận ra Cây Nho đích thực là Đức Kitô và Người trồng nho là chính Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu,Chúa là cây nho, chúng con là cành. Cành nho sống tươi tốt là nhờ cây nho. Con người chúng ta sống được cũng bởi nhờ Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con khi tụ họp với nhau nhân danh Ngài, bằng cách lắng nghe lời Ngài, và bằng sự chia sẻ Mình và Máu Chúa Kitô. Khi thực hiện những điều đó là chúng con làm cho thế giới này nhìn thấy Chúa ở khắp nơi.
Lạy Thiên Chúa toàn năng, nhờ Đức Kitô, Con Một Chúa, Chúa đã thương cứu chuộc chúng con và nhận làm nghĩa tử; xin lấy tình Cha mà âu yếm đoái nhìn: này chúng con là những kẻ tin kính Đức Kitô, xin cho chúng con được trở nên những người tự do đích thực và đáng hưởng gia nghiệp muôn đời. Amen. ( Lời nguyện nhập lễ lễ Chúa nhật V Phục Sinh ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1. Chúa Giêsu ví mình là gì ?
2. Tạ sao cành nho lại sinh hoa trái ?
3. Ở lại trong Thầy có nghĩa gì ?
4. Tại sao cần phải được cắt tỉa ?
5. Chúa Giêsu có được cắt tỉa không ?
6. Ở Việt Nam có trồng nho được không ?
Cây nho
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
11:12 01/05/2012
Chúa nhật 5 Phục Sinh (Tđcv 9, 26-31; 1Ga 3, 18-24; Ga 15, 1-8).
Tôi thường ghé thăm và đưa ruớc Mình Thánh Chúa cho bà cụ Agnes Miller. Bà Agnes đã trên 80 tuổi, có hai người con trai. Mỗi lần ghé thăm, bà đều rất vui và kể truyện về người con trai, hai đứa cháu và hai đứa chắt nhỏ. Một lần nọ, tôi ngồi tỉ tê hỏi han kỹ hơn về gia cảnh của bà. Bà đã kể cho tôi nghe một tâm sự bất hạnh thầm kín trong lòng kéo dài từ lâu. Truyện là đứa con thứ hai, sau khi cưới vợ đã đổi dời đi nơi xa và đã 35 năm không hề liên lạc gì với bà. Hiện nay bà không biết hoàn cảnh gia đình người con thứ này thế nào. Bà nói rằng bà vẫn luôn nhớ cầu nguyện cho các con được mọi sự lành bình an. Ba mươi lăm năm là một khoảng thời gian rất dài trong cô đơn và nhung nhớ. Bà rất hy vọng được gặp mặt con lần cuối trước khi lìa trần. Càng mong, càng ngóng, bà càng bặt tin con. Thật là đau lòng khi con cái tự tách lìa khỏi gia đình. Bà tự hỏi không biết rõ lý do nào đã đưa dẫn đến tình trạng xa cách này.
Hôm nay chúng ta suy niệm một đề tài rất cụ thể liên đới giữa Chúa Giêsu và các tín hữu, Chúa là cây nho thật. Hình ảnh cây nho rất quen thuộc được trồng mọi nơi trên miền đất Palestine của người Do-thái. Chúa Giêsu đã phán cùng các môn đệ: Thầy là cây nho, các con là nhành. Chúng ta là nhành nho được liên kết với Chúa Kitô là cây nho. Một ẩn dụ qúa đẹp và ý nghĩa. Chúa Giêsu không chỉ hóa thân làm người trong một nhân vị riêng biệt, nhưng là cùng hòa nhập sự sống với nhân loại. Chúa Giêsu là trung gian của các tạo vật. Ngài là trưởng tử. Ngài là: An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng (Kh 22,13). Ngài đã mời gọi và liên kết những kẻ tin vào Ngài để giúp họ sinh nhiều hoa trái.
Chúa Giêsu phán: Không có Thầy, các con không thể làm được gì. Giống như cành nho không liên kết với thân nho sẽ bị èo uột và khô héo. Không có một kinh sư, sư phụ hay một vị đại nhân nào dám lên tiếng một cách xác tín như Chúa Giêsu. Chúa có uy quyền trong tư tưởng, lời nói và hành động. Chúng ta không chỉ tuyên xưng niềm tin vào Chúa, nhưng điều quan trọng là sống và thực hành lời Chúa dậy: Ai giữ các giới răn của Người, thì ở trong Người và Người ở trong họ. Và còn hơn nữa, Chúa Giêsu còn cho chúng ta được sáp nhập vào gia đình thiêng liêng của Chúa. Khi Chúa Giêsu đã giơ tay chỉ các môn đệ và nói: "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi (Mt 12, 49-50).
Đôi khi chúng ta hãnh diện và an lòng khi được mang danh Kitô hữu. Nghĩ rằng khi được lãnh nhận các Bí Tích nhập đạo là chúng ta có chứng chỉ để vào Nước Trời. Thực ra, đây mới chỉ là khởi đầu hành trình tiến về Nước Trời. Con đường theo Chúa đòi hỏi nhiều hy sinh và quyết tâm. Chúng ta đã nhập đạo, tin đạo, sống đạo nhưng còn phải hành đạo nữa. Không phải cứ thưa: Lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời đâu. Sống kết hợp với Chúa, tìm nguồn ân sủng qua việc nhận lãnh các bí tích, cử hành phụng vụ và các sinh hoạt cộng đòan dân Chúa. Phải thực hành giới răn và áp dụng lời Chúa truyền dạy trong đời sống cụ thể hằng ngày, nhờ đó, nhành nho mới sinh ra hoa trái.
Chúa ban ân sủng dồi dào cho chúng ta, nhưng điều kiện tiên quyết là chúng ta phải xứng đáng và sẵn sàng mở lòng đón nhận. Chúng ta nghĩ thế nào khi cả một cuộc đời dài sống trên trần thế, một người nào đó tách lìa khỏi nhiệm thể Chúa Kitô, bỏ bê luật Chúa, sống đạo lơ đễnh nhếc nhác, không tuân giữ giới răn, không chu toàn bổn phận người Kitô hữu, không hành đạo và không tu tâm tích đức. Khi đến giờ hấp hối sau cùng, người thân mời linh mục đến ban bí tích Xức Dầu, chúng ta không biết cành nho này có còn dính liền với cây nho để nhận nhựa sống ân sủng không? Chúng ta chỉ biết cậy vào danh Chúa nhân từ cho linh hồn người thân được hưởng ơn cứu độ.
Các Bí Tích là qùa tặng ân sủng cao quý cho ai biết đón nhận. Chúa Giêsu hiện diện qua các Bí Tích để ban ơn thánh sủng. Chúa không thể cứu độ chúng ta, nếu chúng ta nói ‘không’. Sự chuẩn bị tâm hồn tỉnh thức với lòng thống hối ăn năn và ước ao được kết hợp với Chúa sẽ giúp chúng ta đón nhận ân sủng của Người cách hiệu quả. Hình ảnh dàn nho cho chúng ta thấy một sự liên kết kỳ diệu qua tất cả các nhành, lá, hoa và chùm trái. Mọi thành phần chi thể phải gắn chặt với thân cây để hưởng nhờ nguồn sống. Tách rời khỏi thân, nhành lá sẽ bị khô héo liền. Sống trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô cũng thế, mọi thành viên phải luôn liên kết với đầu và mình là Chúa Kitô và Giáo Hội. Khi chúng ta tách lìa khỏi gia đình Giáo Hội, chúng ta tự tách lìa ra khỏi nguồn ân sủng siêu nhiên.
Trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, Chúa Kitô là đầu và chúng ta là chi thể. Chúa Giêsu lập Giáo Hội và trao quyền cai quản cho thánh Phêrô và các tông đồ. Theo truyền thống, Giáo Hội Công Giáo gắn bó một cách chặt chẽ với Đầu qua truyền thống của các giáo phụ và các Công Đồng Chung suốt những thế kỷ qua. Nhưng trải dài qua lịch sử, có nhiều thành phần đã tách lìa ra khỏi truyền thống tổ chức giáo hội hữu hình. Tuy các ngành, giáo phái hay nhóm hội không tuân phục Giáo Hội trong một hệ thống phẩm trật, nhưng các giáo phái vẫn liên kết với Chúa Kitô là đầu. Giáo Hội Công Giáo luôn có những cuộc liên kết đối thoại với các anh chị em cùng niềm tin trong Chúa Kitô. Chúng ta nhìn Giáo Hội như một cây cổ thụ to lớn có rất nhiều nhành và nhiều nhánh. Ước mong sao các nhành luôn kết hợp được với nguồn cội là Chúa Kitô để cùng được chia sẻ nguồn ân sủng từ Thiên Chúa Cha.
Một thoáng nhìn trong Giáo Hội, mỗi giáo hội địa phương cũng có một vài những khác biệt trong tổ chức và điều hành. Tuy rằng chúng ta có nhiều dị biệt trong cuộc sống nhưng trong niềm tin: Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người (Eph 4, 4-6). Sự đoàn kết và hợp nhất trong một Chúa sẽ mang lại niềm an vui và hạnh phúc. Mọi sự đều qui về Chúa Kitô là trung tâm điểm của mọi tạo vật, chúng ta sẽ tìm được ý nghĩa đích thực của niềm tin Kitô giáo.
Thực hành gia đạo trong đời sống gia đình cũng giống như sự liên kết của cây nho. Cây nho có gốc, có thân, có cành và hoa trái. Các cành kết hợp với gốc thân như con cái cháu chắt qui về ông bà cha mẹ sẽ tạo niềm vui chung và hạnh phúc. Con cái cháu chắt cùng mang một họ tộc hoặc cùng hòa chung trong một dòng máu, người ta gọi là gia đình. Giây ràng buộc của gia đình xây dựng sự tương quan chia sẻ như vui buồn, thành công thất bại và lo lắng muộn phiền. Sự liên đới giữa các thành viên trong gia đình họ tộc giúp san sẻ niềm vui hạnh phúc cuộc sống. Hạnh phúc biết bao khi chúng ta có gia đình, anh chị em và con cháu cùng vui vầy xum họp. Gia đình là đơn vị căn bản của giáo hội và xã hội. Có nhiều gia đình sống thánh thì giáo hội nên thánh thiện và xã hội sẽ tốt lành.
Lạy Chúa, Chúa phán rằng: Nếu các con ở trong Thầy và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin và sẽ được. Chúng con xin ơn hiệp nhất và bình an. Xin cho chúng con biết tôn trọng và gắn bó với nhau trong đời sống đạo, vì chúng con đều là anh chị em trong cùng một niềm tin và cùng tôn thờ một Cha trên trời. Nhờ đó, chúng con sẽ sinh hoa kết trái yêu thương trong cuộc sống hằng ngày.
Tôi thường ghé thăm và đưa ruớc Mình Thánh Chúa cho bà cụ Agnes Miller. Bà Agnes đã trên 80 tuổi, có hai người con trai. Mỗi lần ghé thăm, bà đều rất vui và kể truyện về người con trai, hai đứa cháu và hai đứa chắt nhỏ. Một lần nọ, tôi ngồi tỉ tê hỏi han kỹ hơn về gia cảnh của bà. Bà đã kể cho tôi nghe một tâm sự bất hạnh thầm kín trong lòng kéo dài từ lâu. Truyện là đứa con thứ hai, sau khi cưới vợ đã đổi dời đi nơi xa và đã 35 năm không hề liên lạc gì với bà. Hiện nay bà không biết hoàn cảnh gia đình người con thứ này thế nào. Bà nói rằng bà vẫn luôn nhớ cầu nguyện cho các con được mọi sự lành bình an. Ba mươi lăm năm là một khoảng thời gian rất dài trong cô đơn và nhung nhớ. Bà rất hy vọng được gặp mặt con lần cuối trước khi lìa trần. Càng mong, càng ngóng, bà càng bặt tin con. Thật là đau lòng khi con cái tự tách lìa khỏi gia đình. Bà tự hỏi không biết rõ lý do nào đã đưa dẫn đến tình trạng xa cách này.
Hôm nay chúng ta suy niệm một đề tài rất cụ thể liên đới giữa Chúa Giêsu và các tín hữu, Chúa là cây nho thật. Hình ảnh cây nho rất quen thuộc được trồng mọi nơi trên miền đất Palestine của người Do-thái. Chúa Giêsu đã phán cùng các môn đệ: Thầy là cây nho, các con là nhành. Chúng ta là nhành nho được liên kết với Chúa Kitô là cây nho. Một ẩn dụ qúa đẹp và ý nghĩa. Chúa Giêsu không chỉ hóa thân làm người trong một nhân vị riêng biệt, nhưng là cùng hòa nhập sự sống với nhân loại. Chúa Giêsu là trung gian của các tạo vật. Ngài là trưởng tử. Ngài là: An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng (Kh 22,13). Ngài đã mời gọi và liên kết những kẻ tin vào Ngài để giúp họ sinh nhiều hoa trái.
Chúa Giêsu phán: Không có Thầy, các con không thể làm được gì. Giống như cành nho không liên kết với thân nho sẽ bị èo uột và khô héo. Không có một kinh sư, sư phụ hay một vị đại nhân nào dám lên tiếng một cách xác tín như Chúa Giêsu. Chúa có uy quyền trong tư tưởng, lời nói và hành động. Chúng ta không chỉ tuyên xưng niềm tin vào Chúa, nhưng điều quan trọng là sống và thực hành lời Chúa dậy: Ai giữ các giới răn của Người, thì ở trong Người và Người ở trong họ. Và còn hơn nữa, Chúa Giêsu còn cho chúng ta được sáp nhập vào gia đình thiêng liêng của Chúa. Khi Chúa Giêsu đã giơ tay chỉ các môn đệ và nói: "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi (Mt 12, 49-50).
Đôi khi chúng ta hãnh diện và an lòng khi được mang danh Kitô hữu. Nghĩ rằng khi được lãnh nhận các Bí Tích nhập đạo là chúng ta có chứng chỉ để vào Nước Trời. Thực ra, đây mới chỉ là khởi đầu hành trình tiến về Nước Trời. Con đường theo Chúa đòi hỏi nhiều hy sinh và quyết tâm. Chúng ta đã nhập đạo, tin đạo, sống đạo nhưng còn phải hành đạo nữa. Không phải cứ thưa: Lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời đâu. Sống kết hợp với Chúa, tìm nguồn ân sủng qua việc nhận lãnh các bí tích, cử hành phụng vụ và các sinh hoạt cộng đòan dân Chúa. Phải thực hành giới răn và áp dụng lời Chúa truyền dạy trong đời sống cụ thể hằng ngày, nhờ đó, nhành nho mới sinh ra hoa trái.
Chúa ban ân sủng dồi dào cho chúng ta, nhưng điều kiện tiên quyết là chúng ta phải xứng đáng và sẵn sàng mở lòng đón nhận. Chúng ta nghĩ thế nào khi cả một cuộc đời dài sống trên trần thế, một người nào đó tách lìa khỏi nhiệm thể Chúa Kitô, bỏ bê luật Chúa, sống đạo lơ đễnh nhếc nhác, không tuân giữ giới răn, không chu toàn bổn phận người Kitô hữu, không hành đạo và không tu tâm tích đức. Khi đến giờ hấp hối sau cùng, người thân mời linh mục đến ban bí tích Xức Dầu, chúng ta không biết cành nho này có còn dính liền với cây nho để nhận nhựa sống ân sủng không? Chúng ta chỉ biết cậy vào danh Chúa nhân từ cho linh hồn người thân được hưởng ơn cứu độ.
Các Bí Tích là qùa tặng ân sủng cao quý cho ai biết đón nhận. Chúa Giêsu hiện diện qua các Bí Tích để ban ơn thánh sủng. Chúa không thể cứu độ chúng ta, nếu chúng ta nói ‘không’. Sự chuẩn bị tâm hồn tỉnh thức với lòng thống hối ăn năn và ước ao được kết hợp với Chúa sẽ giúp chúng ta đón nhận ân sủng của Người cách hiệu quả. Hình ảnh dàn nho cho chúng ta thấy một sự liên kết kỳ diệu qua tất cả các nhành, lá, hoa và chùm trái. Mọi thành phần chi thể phải gắn chặt với thân cây để hưởng nhờ nguồn sống. Tách rời khỏi thân, nhành lá sẽ bị khô héo liền. Sống trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô cũng thế, mọi thành viên phải luôn liên kết với đầu và mình là Chúa Kitô và Giáo Hội. Khi chúng ta tách lìa khỏi gia đình Giáo Hội, chúng ta tự tách lìa ra khỏi nguồn ân sủng siêu nhiên.
Trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, Chúa Kitô là đầu và chúng ta là chi thể. Chúa Giêsu lập Giáo Hội và trao quyền cai quản cho thánh Phêrô và các tông đồ. Theo truyền thống, Giáo Hội Công Giáo gắn bó một cách chặt chẽ với Đầu qua truyền thống của các giáo phụ và các Công Đồng Chung suốt những thế kỷ qua. Nhưng trải dài qua lịch sử, có nhiều thành phần đã tách lìa ra khỏi truyền thống tổ chức giáo hội hữu hình. Tuy các ngành, giáo phái hay nhóm hội không tuân phục Giáo Hội trong một hệ thống phẩm trật, nhưng các giáo phái vẫn liên kết với Chúa Kitô là đầu. Giáo Hội Công Giáo luôn có những cuộc liên kết đối thoại với các anh chị em cùng niềm tin trong Chúa Kitô. Chúng ta nhìn Giáo Hội như một cây cổ thụ to lớn có rất nhiều nhành và nhiều nhánh. Ước mong sao các nhành luôn kết hợp được với nguồn cội là Chúa Kitô để cùng được chia sẻ nguồn ân sủng từ Thiên Chúa Cha.
Một thoáng nhìn trong Giáo Hội, mỗi giáo hội địa phương cũng có một vài những khác biệt trong tổ chức và điều hành. Tuy rằng chúng ta có nhiều dị biệt trong cuộc sống nhưng trong niềm tin: Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người (Eph 4, 4-6). Sự đoàn kết và hợp nhất trong một Chúa sẽ mang lại niềm an vui và hạnh phúc. Mọi sự đều qui về Chúa Kitô là trung tâm điểm của mọi tạo vật, chúng ta sẽ tìm được ý nghĩa đích thực của niềm tin Kitô giáo.
Thực hành gia đạo trong đời sống gia đình cũng giống như sự liên kết của cây nho. Cây nho có gốc, có thân, có cành và hoa trái. Các cành kết hợp với gốc thân như con cái cháu chắt qui về ông bà cha mẹ sẽ tạo niềm vui chung và hạnh phúc. Con cái cháu chắt cùng mang một họ tộc hoặc cùng hòa chung trong một dòng máu, người ta gọi là gia đình. Giây ràng buộc của gia đình xây dựng sự tương quan chia sẻ như vui buồn, thành công thất bại và lo lắng muộn phiền. Sự liên đới giữa các thành viên trong gia đình họ tộc giúp san sẻ niềm vui hạnh phúc cuộc sống. Hạnh phúc biết bao khi chúng ta có gia đình, anh chị em và con cháu cùng vui vầy xum họp. Gia đình là đơn vị căn bản của giáo hội và xã hội. Có nhiều gia đình sống thánh thì giáo hội nên thánh thiện và xã hội sẽ tốt lành.
Lạy Chúa, Chúa phán rằng: Nếu các con ở trong Thầy và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin và sẽ được. Chúng con xin ơn hiệp nhất và bình an. Xin cho chúng con biết tôn trọng và gắn bó với nhau trong đời sống đạo, vì chúng con đều là anh chị em trong cùng một niềm tin và cùng tôn thờ một Cha trên trời. Nhờ đó, chúng con sẽ sinh hoa kết trái yêu thương trong cuộc sống hằng ngày.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chương trình ĐC Giuse Nguyễn Năng, giám mục Phát Diệm thăm viếng Miền Nam California
Lm Trần Công Nghị
10:53 01/05/2012
Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, giám mục giáo phận Phát Diệm sẽ thăm viếng đồng hương Phát Diệm Ninh Bình, thân hữu và gia quyến vào đầu tháng Năm, 2012. Đây là chuyến thăm viếng đầu tiên của Đức Giám Mục Phát Diệm tới Hoa Kỳ.
Xin kính mời qúi đồng hương, thân hữu, và những người con gốc Phát Diệm tới tham dự các thánh lễ do đức cha Giuse chủ tế đề cầu nguyện cho giáo phận và quê hương, đồng thời có dịp thăm hỏi, trò truyện và lắng nghe Đức Cha Giuse cho biết về tình hình giáo phận. Phát Diệm là một trong những giáo phận được thành lập có giám mục Việt nam đầu tiên. Sau đây là Chương trình của Đức Cha thăm viếng Miền Nam California:
Chúa Nhật 6/5/2012:
• 6:30g sáng: dâng Thánh lễ tại giáo xứ Saint Barbara – 730 S. Euclid St., Santa Ana, CA 92704 (LM Mai Khải Hoàn).
• 10:00g sáng: dâng Thánh lễ tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang – 288 S. Harbor Blvd., Santa Ana, CA 92704 (LM Nguyễn Văn Luân).
• 1:00g chiều: dâng Thánh lễ tại Giáo xứ Thánh Linh – 17270 Ward St. Fountain Valley, CA 92708 (Đức ông Phạm Quốc Tuấn).
• 4:00g chiều: gặp gỡ Cộng đoàn CGVN tại Hội trường giáo xứ St. Callistus (Tam Biên) – 12921 Lweis St., Garden Grove, CA 92840 (LM Nguyễn Văn Tuyên)
Thứ Sáu, ngày 11/5:
• 5:30g chiều: dâng Thánh lễ tại nhà thờ Tam Biên – 12921 Lweis St., Garden Grove, CA 92840 (LM Nguyễn Văn Tuyên).
• 7:00g chiều: Tiệc mừng Đức Cha và gặp gỡ đồng hương và thân hữu Phát Diệm tại
Nhà hàng Furiwa Seafood Restaurant, 13826 Brookhurst Street, Garden Grove, CA 92843 Tel. 714-534-3996.
Những ai muốn tham dự xin gọi điện thoại cho: Ông Trrần Đức Nhã 714-596-9143; Ông Nguyễn văn Ngọc 714-748-4584.
Thứ Bảy, ngày 12/5:
• 6:30g chiều: dâng Thánh lễ (cho đồng hương Phát Diệm và thân hữu hiện cư ngụ tại TGP Los Angeles) tại nhà thờ St. Pius X – 10827 Pioneer Blvd., Santa Fe Springs, CA 90670 (LM Peter Trần Quang Đức)
• Sau thánh lễ Tiệc mừng Đức Cha tại Hội trường giáo xứ St Pius X - 10827 Pioneer Blvd., Santa Fe Springs, CA 90670.
Những ai có thể tham dự được xin vui lòng gọi điện thoại cho cha Peter Đức (484 797-5589) để tiện việc tiếp đón.
Chúng tôi xin mời đồng hương Phát Diệm và thân hữu tại TGP Los Angeles đến tham dự đông đủ. Xin cám ơn.
LM Trần Công Nghị
Xin kính mời qúi đồng hương, thân hữu, và những người con gốc Phát Diệm tới tham dự các thánh lễ do đức cha Giuse chủ tế đề cầu nguyện cho giáo phận và quê hương, đồng thời có dịp thăm hỏi, trò truyện và lắng nghe Đức Cha Giuse cho biết về tình hình giáo phận. Phát Diệm là một trong những giáo phận được thành lập có giám mục Việt nam đầu tiên. Sau đây là Chương trình của Đức Cha thăm viếng Miền Nam California:
Chúa Nhật 6/5/2012:
• 6:30g sáng: dâng Thánh lễ tại giáo xứ Saint Barbara – 730 S. Euclid St., Santa Ana, CA 92704 (LM Mai Khải Hoàn).
• 10:00g sáng: dâng Thánh lễ tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang – 288 S. Harbor Blvd., Santa Ana, CA 92704 (LM Nguyễn Văn Luân).
• 1:00g chiều: dâng Thánh lễ tại Giáo xứ Thánh Linh – 17270 Ward St. Fountain Valley, CA 92708 (Đức ông Phạm Quốc Tuấn).
• 4:00g chiều: gặp gỡ Cộng đoàn CGVN tại Hội trường giáo xứ St. Callistus (Tam Biên) – 12921 Lweis St., Garden Grove, CA 92840 (LM Nguyễn Văn Tuyên)
Thứ Sáu, ngày 11/5:
• 5:30g chiều: dâng Thánh lễ tại nhà thờ Tam Biên – 12921 Lweis St., Garden Grove, CA 92840 (LM Nguyễn Văn Tuyên).
• 7:00g chiều: Tiệc mừng Đức Cha và gặp gỡ đồng hương và thân hữu Phát Diệm tại
Nhà hàng Furiwa Seafood Restaurant, 13826 Brookhurst Street, Garden Grove, CA 92843 Tel. 714-534-3996.
Những ai muốn tham dự xin gọi điện thoại cho: Ông Trrần Đức Nhã 714-596-9143; Ông Nguyễn văn Ngọc 714-748-4584.
Thứ Bảy, ngày 12/5:
• 6:30g chiều: dâng Thánh lễ (cho đồng hương Phát Diệm và thân hữu hiện cư ngụ tại TGP Los Angeles) tại nhà thờ St. Pius X – 10827 Pioneer Blvd., Santa Fe Springs, CA 90670 (LM Peter Trần Quang Đức)
• Sau thánh lễ Tiệc mừng Đức Cha tại Hội trường giáo xứ St Pius X - 10827 Pioneer Blvd., Santa Fe Springs, CA 90670.
Những ai có thể tham dự được xin vui lòng gọi điện thoại cho cha Peter Đức (484 797-5589) để tiện việc tiếp đón.
Chúng tôi xin mời đồng hương Phát Diệm và thân hữu tại TGP Los Angeles đến tham dự đông đủ. Xin cám ơn.
LM Trần Công Nghị
Di Dân giáo Xứ Kẻ Đọng và Đông Tràng họp mặt
Fx. Phan Dương
10:11 01/05/2012
DI DÂN GIÁO XỨ KẺ ĐỌNG VÀ ĐÔNG TRÀNG HỌP MẶT
Vào lúc 9h15 ngày 01 tháng 5 năm 2012, đông đảo anh chị em di dân thuộc hai giáo xứ Kẻ Đọng và Đông Tràng, Giáo Phận Vinh đã có cuộc gặp gỡ tại Giáo xứ Khiết Tâm, Tổng Giáo Phận Sài Gòn.
Buổi gặp gỡ được bắt đầu bằng thánh lễ Thánh Giu-se Thợ, quan thầy của anh chị em di dân giáo xứ Kẻ Đọng. Chủ tế thánh lễ là cha Gio-an La-san Quang, dòng Đông Công. Trong bài giảng, cha đã dùng những tâm tình liên quan đến đời sống lao động nơi thánh Giu-se của Đức Giáo Hoàng Piô XII để giúp cộng đoàn tham dự hiểu rõ hơn về ý nghĩa và giá trị lao động. Bên cạnh đó, bằng những dẫn chứng từ Thánh Kinh, cha còn khai mở để mọi người ý thức sâu hơn về trách nhiệm và bổn phận của những người lao động. Cha nói : “Thiên Chúa, qua một con người luôn siêng năng lao động là thánh Giu-se, đã mặc khải cho chúng ta biết cần phải đề cao và quý trọng giá trị lạo động. Vì qua lao động, con người cộng tác vào chương trình tạo dựng của Thiên Chúa bằng những việc làm bé nhỏ của chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Trước mặt Thiên Chúa, chỉ có tình yêu mới là tất cả. Chính vì thế, những việc lớn lao chúng ta làm, nếu không đặt tình yêu vào trong đó, thì chỉ là con số 0 ; ngược lại, mặc dù công việc chúng ta làm nhỏ bé, tầm thường, nhưng thắm đượm tình yêu với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa, thì chắc chắn đó chính là cái đích thực để cộng tác vào trong chương trình cứu độ đầy yêu thương của Ngài...”
Cuối bài giảng, cha nhắn nhủ cộng đoàn tham dự hãy cố gắng siêng năng và kính trọng lao động ; để qua chính bàn tay của chúng ta, chúng ta mang niềm hạnh phúc đến cho chính mình và cho mọi người xung quanh.
Thánh lễ được tiếp tục bằng những lời cầu nguyện cho những người đau khổ, bệnh tật, thất nghiệp, trẻ em bị bóc lột sức lao động và cho quê hương.
Sau thánh lễ, anh chị em tập trung về hội trường của Giáo xứ để gặp gỡ, chia sẻ và thảo luận với nhau.
Trong cuộc gặp gỡ này, ngoài việc nói lên những gì đã làm được cũng như chưa làm được trong năm qua, anh chị em còn có dịp bày tỏ những tâm tình của mình mỗi khi được quy tụ bên nhau với những người cũng quê hương.
Tất cả những tâm tình của những người con xa xứ ẩn náu trong lòng bấy lâu nay, thì giờ này, trong bầu không khí gần gũi và thân tình, anh chị em đã cởi mở và sẻ chia cho nhau.
Sau cuộc gặp gỡ, mọi người quy tụ bên nhau trong bữa cơm thật mật ; để nơi đây, niềm vui của ngày họp mặt được trọn vẹn và nên ý nghĩa hơn.
Cùng ngày, vào lúc 15h00, những anh em của hai giáo xứ đã thi đấu bóng đá với nhau. Đây là hoạt động bổ ích để những con người trong hai giáo xứ hiểu biết về nhau nhiều hơn và tăng thêm tình huynh đệ.
Ngày họp mặt kết thúc vào lúc 17h00. Mọi người ra về để tiếp tục công việc của mình. Mỗi người một công việc, một hoàn cảnh sống khác nhau, nhưng tất cả đều mang trong mình tâm tình của bài hát Tâm Điểm Yêu Thương : “Người thời trước, người thời sau, người trí thức, người bình dân, người sống đời tu, người sống đời thường, người dù là nữ hay là nam, đều được gọi mời sống chứng nhân tình yêu, thập hòa vào đời như thiện ý thiện tâm, trở nên muối men trở nên ánh sáng, giúp nhau nhận ra tình chúa trong tình người”.
Nguyện Nước Chúa hiển trị trong chúng ta và xung quanh chúng ta !
Fx. Phan Dương, aa.
Vào lúc 9h15 ngày 01 tháng 5 năm 2012, đông đảo anh chị em di dân thuộc hai giáo xứ Kẻ Đọng và Đông Tràng, Giáo Phận Vinh đã có cuộc gặp gỡ tại Giáo xứ Khiết Tâm, Tổng Giáo Phận Sài Gòn.
Cuối bài giảng, cha nhắn nhủ cộng đoàn tham dự hãy cố gắng siêng năng và kính trọng lao động ; để qua chính bàn tay của chúng ta, chúng ta mang niềm hạnh phúc đến cho chính mình và cho mọi người xung quanh.
Thánh lễ được tiếp tục bằng những lời cầu nguyện cho những người đau khổ, bệnh tật, thất nghiệp, trẻ em bị bóc lột sức lao động và cho quê hương.
Sau thánh lễ, anh chị em tập trung về hội trường của Giáo xứ để gặp gỡ, chia sẻ và thảo luận với nhau.
Trong cuộc gặp gỡ này, ngoài việc nói lên những gì đã làm được cũng như chưa làm được trong năm qua, anh chị em còn có dịp bày tỏ những tâm tình của mình mỗi khi được quy tụ bên nhau với những người cũng quê hương.
Tất cả những tâm tình của những người con xa xứ ẩn náu trong lòng bấy lâu nay, thì giờ này, trong bầu không khí gần gũi và thân tình, anh chị em đã cởi mở và sẻ chia cho nhau.
Sau cuộc gặp gỡ, mọi người quy tụ bên nhau trong bữa cơm thật mật ; để nơi đây, niềm vui của ngày họp mặt được trọn vẹn và nên ý nghĩa hơn.
Cùng ngày, vào lúc 15h00, những anh em của hai giáo xứ đã thi đấu bóng đá với nhau. Đây là hoạt động bổ ích để những con người trong hai giáo xứ hiểu biết về nhau nhiều hơn và tăng thêm tình huynh đệ.
Ngày họp mặt kết thúc vào lúc 17h00. Mọi người ra về để tiếp tục công việc của mình. Mỗi người một công việc, một hoàn cảnh sống khác nhau, nhưng tất cả đều mang trong mình tâm tình của bài hát Tâm Điểm Yêu Thương : “Người thời trước, người thời sau, người trí thức, người bình dân, người sống đời tu, người sống đời thường, người dù là nữ hay là nam, đều được gọi mời sống chứng nhân tình yêu, thập hòa vào đời như thiện ý thiện tâm, trở nên muối men trở nên ánh sáng, giúp nhau nhận ra tình chúa trong tình người”.
Nguyện Nước Chúa hiển trị trong chúng ta và xung quanh chúng ta !
Fx. Phan Dương, aa.
Cung nghinh Đức Mẹ liên giáo xứ Rú Đất và Lâm Xuyên
JB. Hùng Nguyễn
10:15 01/05/2012
Xem hình ảnh
I. Thời gian tổ chức kiệu Mẹ:
Đúng 19h30' tối ngày 30/4/2012 khai mạc trọng thể cuộc cung nghinh.
II. Địa điểm và hành trình cuộc rước:
Khởi đầu từ giáo xứ Lâm Xuyên, kết thúc tại giáo xứ Rú Đất, cụ thể:
19h30' khai mạc trọng thể, làm việc kính Đức Mẹ tại giáo xứ Lâm Xuyên, sau đó cuộc rước bắt đầu. Kết thúc tại thánh đường giáo xứ Rú Đất - chầu Thánh Thể.
III. Phân công kiệu Mẹ:
1. Kiệu Mẹ: Các giáo họ: Rú Đất, Lâm Xuyên, Mai Sơn, Vạn Ngói, Vạn Ngói, Tân Yên.
2. Bái Hạ: Giáo họ Lâm Xuyên 1; Rú Đất 2; Mai Sơn 1; Vạn Ngói 1.
Cha quản xứ Phêrô Lưu Văn Thành dâng lời cầu nguyện, dâng hương lên Đức Mẹ khởi đầu cho cuộc rước.
Hơn 4 ngàn con tim của hai giáo xứ trong niềm phấn khởi hân hoan, khi Cha chủ sự ngỏ lời chúc mừng trước lòng kính mến Mẹ cao độ và có truyền thống của hai giáo xứ từ trước tới nay: "Những ngày tháng Năm này, nếu thiếu những bông hoa hữu hình, ta hãy hái hoa hồng thiêng liêng là kinh Mân Côi để dâng lên Mẹ. Nhưng thế nào đi nữa, nguyện ước trái tim chúng ta hãy biến thành một dàn hoa kết đủ những hương hoa thơm ngát nhân đức dâng kính Mẹ. Trong cuộc hành hương nội tâm hay lữ hành nơi dương thế, chúng ta tin có Mẹ Maria luôn cầu bầu, che chở, yêu thương, nâng đỡ. Chúng ta nhìn lên Mẹ như mẫu gương của bậc thầy lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa. Hãy luôn vững lòng cậy trông với niềm tin yêu. Đức Mẹ hằng yêu thương phù trợ mỗi người chúng ta".
Với tràng chuổi Mân Côi trên đường rước kiệu tôn vinh Mẹ, cộng đoàn hai giáo xứ hân hoan cùng Mẹ chiêm ngắm Chúa Giêsu - Con yêu dấu của Mẹ, và cảm nhận muôn vàn ân huệ Ngài đã đổ xuống trên mỗi người, mỗi gia đình.
Kết thúc cuộc cung nghinh Mẹ lúc 21h45' tại giáo xứ Rú Đất bằng việc chầu Thánh Thể long trọng.
Cộng đoàn hai giáo xứ đã thực sự hoà nhập trong tâm tình cảm tạ Chúa, tôn vinh Đức Mẹ, và cầu nguyện cho các bà mẹ nhân ngày Hiền Mẫu.
Họp mặt nhóm Tình Quê của giáo xứ Đức Lân tại Sài Gòn
Joseph Tô Đức Lân
10:19 01/05/2012
Ngày 30/04/2012, tại nhà thờ giáo xứ Khiết Tâm (15 đường 4, KP.4, P.Bình Chiểu Quận Thủ Đức ), gần 400 anh chị em con cái giáo xứ Đức Lân đang làm ăn và học tập tại Sài Gòn đã họp mặt và mừng Lễ Quan Thầy Thánh Giuse Thợ. Tham dự ngày hội ngộ có quý cha: Anphongso Đinh Công Sáng, cha Giuse Nguyễn Viết Nam, quản xứ Bố Sơn giáo phận Vinh và cha sở giáo xứ Khiết Tâm.
Xem hình ảnh
Đây là một dịp thuận tiện để anh chị em con cái giáo xứ Đức Lân gặp gỡ và giao lưu. Có những người đi vào Sài Gòn đã ngót hơn 10 năm. Những lần gặp gỡ như thế sẽ mang lại cho họ chút tình quê hương. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, hỏi thăm nhau ríu rít; ôn lại những kỷ niệm ngày còn sống với nhau trong giáo họ, giáo xứ. Ngay trên mãnh đất Sài Gòn họ được sống trong bầu không khí của giáo xứ quê hương. Ai cũng nói, “Răng mà toàn người nhà ta cả hậy?!”
“Tình Quê” là tên gọi của hội đồng hương giáo xứ Đức Lân. Nhóm được thành lập và đi vào hoạt động đã được 3 nay. Số lượng con em của giáo xứ vào Sài Gòn làm việc ngày càng tăng. Nhận thấy cần phải có sự liên kết giữa xứ nhà và những nơi các em đến, cha xứ đã quy tụ các em lại và thành lập nên nhóm Tình Quê. Nhóm đã nhận thánh Giuse Thợ làm Quan Thầy. Từ đó tới nay, Ban liên lạc nhóm tình quê hoạt động rất tích cực. Ít nhất mỗi năm một lần các anh phải tổ chức thuê xe cho khoảng 200 đến 300 em về quê ăn Tết; chịu trách nhiệm liên lạc với các thành viên và thông báo cho họ ngày lễ Quan Thầy hằng năm. Nắm bắt tình hình của các thành viên về đời sống vật chất cũng như đời sống đạo để kịp thời quan tâm giúp đỡ hay nhắc nhỡ. Qua gặp gỡ với các anh chị trong Ban Liên Lạc, tôi được biết, hiện giáo xứ Đức Lân có khoảng 500 anh chị em vào đây để tìm việc làm, đi học và đi tu. Anh J.B. Khương, trưởng Ban Liên Lạc cho biết: “Ban liên lạc có vai trò giống như Ban Hành Giáo ở nhà ta thầy ạ, nhưng chúng con ở đây vất vả hơn nhiều vì dân ta sống không tập trung, rất khó liên lạc. Một số lại di chuyển chỗ ở nên…nói chung là rất phức tạp và đầy khó khăn chúng con mới quy tụ được anh chị em.”
Quả thật, giáo dân Đức Lân vào đây tìm việc làm và sống rãi rác nhiều nơi trên địa bàn thành phố. Hầu hết ở các quận đều có con cái của giáo xứ. Một số ở xa hơn trong các vùng lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu…
Ngày lễ Quan Thầy, tuy không hội ngộ đầy đủ nhưng với con số kể trên cho thấy con cái giáo xứ Đức Lân tuy tha phương cầu thực hay cầu chữ vẫn giữ nếp sống đạo truyền thống. Trong bài giảng lễ, cha Anphongso Đinh Công Sáng nhắn nhủ anh chị em tiếp tục phát huy những giá trị tốt đẹp về đời sống đạo của cha ông trên đất khách quê người; noi gương thánh cả Giuse, chuyên chăm lao động và cầu nguyện để thánh hoá bản thân và xây dựng tổ quốc, xây dựng quê hương.
Buổi gặp mặt kết thúc với bữa tiệc giao lưu thân mật tại nhà hàng Phúc Khang Viên và niềm vui kéo dài bằng trận giao lưu bóng đá giữa các giáo họ với nhau tại tỉnh Dòng Thừa Sai Đức Tin vào buổi chiều cùng ngày. Mọi người ra về mà vẫn mang trong mình âm hưởng của ca khúc: “buổi họp mặt hôm nay sao vui quá, buổi họp mặt hôm nay sao quá vui!”
Xem hình ảnh
Đây là một dịp thuận tiện để anh chị em con cái giáo xứ Đức Lân gặp gỡ và giao lưu. Có những người đi vào Sài Gòn đã ngót hơn 10 năm. Những lần gặp gỡ như thế sẽ mang lại cho họ chút tình quê hương. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, hỏi thăm nhau ríu rít; ôn lại những kỷ niệm ngày còn sống với nhau trong giáo họ, giáo xứ. Ngay trên mãnh đất Sài Gòn họ được sống trong bầu không khí của giáo xứ quê hương. Ai cũng nói, “Răng mà toàn người nhà ta cả hậy?!”
“Tình Quê” là tên gọi của hội đồng hương giáo xứ Đức Lân. Nhóm được thành lập và đi vào hoạt động đã được 3 nay. Số lượng con em của giáo xứ vào Sài Gòn làm việc ngày càng tăng. Nhận thấy cần phải có sự liên kết giữa xứ nhà và những nơi các em đến, cha xứ đã quy tụ các em lại và thành lập nên nhóm Tình Quê. Nhóm đã nhận thánh Giuse Thợ làm Quan Thầy. Từ đó tới nay, Ban liên lạc nhóm tình quê hoạt động rất tích cực. Ít nhất mỗi năm một lần các anh phải tổ chức thuê xe cho khoảng 200 đến 300 em về quê ăn Tết; chịu trách nhiệm liên lạc với các thành viên và thông báo cho họ ngày lễ Quan Thầy hằng năm. Nắm bắt tình hình của các thành viên về đời sống vật chất cũng như đời sống đạo để kịp thời quan tâm giúp đỡ hay nhắc nhỡ. Qua gặp gỡ với các anh chị trong Ban Liên Lạc, tôi được biết, hiện giáo xứ Đức Lân có khoảng 500 anh chị em vào đây để tìm việc làm, đi học và đi tu. Anh J.B. Khương, trưởng Ban Liên Lạc cho biết: “Ban liên lạc có vai trò giống như Ban Hành Giáo ở nhà ta thầy ạ, nhưng chúng con ở đây vất vả hơn nhiều vì dân ta sống không tập trung, rất khó liên lạc. Một số lại di chuyển chỗ ở nên…nói chung là rất phức tạp và đầy khó khăn chúng con mới quy tụ được anh chị em.”
Quả thật, giáo dân Đức Lân vào đây tìm việc làm và sống rãi rác nhiều nơi trên địa bàn thành phố. Hầu hết ở các quận đều có con cái của giáo xứ. Một số ở xa hơn trong các vùng lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu…
Ngày lễ Quan Thầy, tuy không hội ngộ đầy đủ nhưng với con số kể trên cho thấy con cái giáo xứ Đức Lân tuy tha phương cầu thực hay cầu chữ vẫn giữ nếp sống đạo truyền thống. Trong bài giảng lễ, cha Anphongso Đinh Công Sáng nhắn nhủ anh chị em tiếp tục phát huy những giá trị tốt đẹp về đời sống đạo của cha ông trên đất khách quê người; noi gương thánh cả Giuse, chuyên chăm lao động và cầu nguyện để thánh hoá bản thân và xây dựng tổ quốc, xây dựng quê hương.
Buổi gặp mặt kết thúc với bữa tiệc giao lưu thân mật tại nhà hàng Phúc Khang Viên và niềm vui kéo dài bằng trận giao lưu bóng đá giữa các giáo họ với nhau tại tỉnh Dòng Thừa Sai Đức Tin vào buổi chiều cùng ngày. Mọi người ra về mà vẫn mang trong mình âm hưởng của ca khúc: “buổi họp mặt hôm nay sao vui quá, buổi họp mặt hôm nay sao quá vui!”
Mừng kính thánh Giuse Công Nhân quan thầy giáo xứ Cao Bình
Giuse Trần Ngọc Huấn
10:25 01/05/2012
LẠNG SƠN - Hoà cùng niềm vui của toàn thể Giáo Hội, cộng đồng Dân Chúa giáo xứ Cao Bình, thuộc giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng hân hoan mừng lễ kính Thánh Giuse Công Nhân là Quan Thầy của Giáo xứ.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Cao Bình thuộc thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Ngôi nhà thờ nhỏ bé với tháp chuông được xây dựng từ năm 1921, nằm cách trung tâm thị xã khoảng 9km. Giáo xứ Cao Bình hiện diện trên 100 năm qua nơi miền đất này đã trở nên rất đỗi thân thuộc với những người dân nơi đây.
Trong khi hoà mình vào những sinh hoạt của Giáo phận trong dịp kỷ niệm 100 năm Toà Thánh ban sắc chỉ thiết lập Phủ Doãn Tông Toà Lạng Sơn – Cao Bằng, mọi thành phần Dân Chúa nơi giáo xứ Cao Bình cũng hân hoan dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân đức tin cao quý đã lãnh nhận, nhờ sự nâng đỡ chở che của Thánh Giuse quan thầy.
Hiện nay, giáo xứ Cao Bình có khoảng 110 giáo dân. Công cuộc truyền giáo, tái rao giảng Tin Mừng vẫn không ngừng được đẩy mạnh. Mọi thành phần Dân Chúa vẫn luôn nhiệt thành giữ vững đức tin, thăng tiến đời sống đạo đức, xây dựng tình liên đới, chia sẻ với nhau. Thánh lễ Chúa Nhật vào lúc 13 giờ luôn có đông đảo giáo dân tham dự.
Hội Xa Xứ, được thành lập vào năm 2010, quy tụ các anh chị em giáo hữu từ miền xuôi lên lập nghiệp, đã có những hoạt động đáng khích lệ. Nhờ đó góp phần làm cho diện mạo giáo xứ Cao Bình thêm phong phú và ngày một khởi sắc.
Đặc biệt, trong các Thánh lễ hay sinh hoạt tại Giáo xứ, có hàng chục bạn trẻ chưa lãnh Bí tích Rửa Tội tham dự. Điều này làm nên nét đẹp của tinh thần nơi vùng đất truyền giáo.
Cách nhà thờ Cao Bình khoảng 20km là giáo điểm Nà Rị. Hiện nay ở đây có ba gia đình Công giáo. Mỗi thứ sáu hàng tuần đều cử hành phụng vụ Lời Chúa và kinh nguyện cách sốt sắng. Các em thiếu nhi ở đây, tuy chưa được Rửa Tội, nhưng đã tích cực tham dự vào các sinh hoạt của giáo xứ như diễn nguyện Giáng sinh, dâng hoa…
Trong Thánh lễ mừng kính Thánh cả Giuse quan thầy, ngày 01 tháng 05 năm 2012, giáo xứ Cao Bình vui mừng chào đón Đức Cha Giuse, Giám mục Giáo phận, cha Tổng đại diện, cha đại diện Giám mục, quý cha quản hạt, quý cha, toàn thể Hội đồng các giáo xứ trong Giáo phận, quý nam nữ tu sỹ và mọi thành phần Dân Chúa. Có thể nói, đây là một ngày tụ họp tràn đầy niềm vui và rộn rã hân hoan của giáo xứ Cao Bình.
Truớc Thánh lễ, vào lúc 9 giờ, tại khuôn viên thánh đường giáo xứ, các em thiếu nhi trong giáo xứ đã cùng tiến hoa dâng kính Đức Mẹ. Đoàn con hoa của hội Gia Trưởng, đến từ giáo xứ Mỹ Sơn cũng đã dâng lên Đức Mẹ những bản hoa thật trang trọng. Đây là những hoạt động thật ý nghĩa nhân ngày lễ quan thầy kính Thánh Giuse, cũng là ngày khai mạc Tháng Dâng Hoa kính Đức Mẹ. Một điều thật đáng chú ý, đoàn thiếu nhi dâng hoa của giáo xứ Cao Bình chỉ có hai em là người có đạo, còn lại hầu hết là con em các gia đình lương dân. Đây là nét đẹp và đáng hy vọng trong khung cảnh miền đất truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng.
Đúng 10 giờ sáng, đoàn đồng tế tiến vào Thánh đường giáo xứ trong tiếng trống rộn ràng và lời thánh ca hân hoan mừng kính Thánh Giuse. Thánh lễ đựợc cử hành trọng thể do Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có cha Tổng đại diện giáo phận Giuse Trần Đức Hạnh, Cha đại diện giám mục Giuse Nguyễn Ngọc Thể, hai cha quản hạt Lạng Sơn và Cao Bằng cùng toàn thể quý Cha trong giáo phận.
Cộng đoàn Phụng vụ còn có sự hiện diện của đông đảo quý tu sỹ, chủng sinh, Hội đồng mục vụ các giáo xứ và anh chị em giáo dân trong và ngoài giáo xứ Cao Bình.
Ngày hôm nay, nơi thánh đường giáo xứ Cao Bình diễn tả cách sống động mầu nhiệm hiệp thông trong gia đình giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng khi có sự hiện diện của vị chủ chăn giữa linh mục đoàn và đông đảo mọi thành phần Dân Chúa. Cha Giuse Trần Văn Hưng (CSsR) quản xứ Cao Bình đã chào mừng sự hiện diện của Đức cha và quý cha cùng quý khách trong Thánh lễ đặc biệt mừng quan thầy giáo xứ Cao Bình hôm nay.
Trong thánh lễ, cộng đoàn phụng vụ lắng nghe Đức cha Giuse chia sẻ về ơn gọi, sứ vụ và cuộc đời của Thánh Giuse, nhất là gương mẫu đời sống nhân đức của thánh nhân. Đức cha Giuse mời gọi toàn thể mọi người, cùng với ngài, noi gương bắt chước mẫu gương nhân đức sáng ngời của thánh Giuse.
Giáo xứ Cao Bình được đặt dưới sự bảo trợ của Thánh Giuse công nhân. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những đổi thay của thời cuộc và thách đố của dòng đời, thánh nhân vẫn đồng hành, nâng đỡ và bầu cử cùng Thiên Chúa xuống muôn ơn lành, gìn giữ và chở che để giáo xứ Cao Bình luôn đứng vững trong đức tin, nhờ đó cho tới ngày nay chúng ta đã được chứng kiến những sự hồi sinh và phát triển mọi mặt của giáo xứ này.
Thánh lễ tiếp tục được cử hành trong một bầu khí phụng vụ trang trọng và sốt sắng. Đặc biệt, mọi người phải thán phục khi lắng nghe những bài Thánh ca cộng đồng được hát lên trong Thánh lễ. Càng ấn tượng hơn nữa bởi đó là lời ca sốt mến của một ca đoàn mà hầu hết là anh chị em và các bạn trẻ, thiếu nhi lương dân, vì lòng yêu mến và nhiệt tâm với giáo xứ đã luôn hăng hái tham gia vào mọi sinh hoạt của xứ đạo này.
Trước khi kết thúc thánh lễ, ông Phanxicô Xaviê Nguyễn Ngọc Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng mục vụ giáo xứ Cao Bình, đại diện cho mọi thành phần Dân Chúa nói lời cảm ơn Đức cha Giuse, quý Cha, quý tu sỹ, qúy khách, quý Hội đồng các giáo xứ và toàn thể cộng đoàn đã đến chia sẻ niềm vui, chúc mừng và hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Thánh Giuse Công Nhân, quan thầy giáo xứ Cao Bình hôm nay. Vị đại diện giáo xứ cũng kính chúc Đức cha và mọi người luôn tràn đầy sức khoẻ, niềm vui trong cuộc sống, nhất là luôn được Thánh cả Giuse chuyển cầu cùng Thiên Chúa ban xuống muôn ơn lành và bình an.
Trong một huấn từ ngắn, Đức cha Giuse nói lên nìềm vui khi đến thăm mục vụ giáo xứ Cao Bình trong ngày đặc biệt là lễ quan thầy của giáo xứ. Ngài chúc mừng cách đặc biệt tới cha xứ, hội đồng mục vụ và mọi thành phần Dân Chúa trong giáo xứ Cao Bình. Thánh Giuse là gương mẫu đời sống lao động, gương mẫu đời sống nhân đức, luôn khiêm tốn vâng phục thánh ý Chúa với tất cả lòng tín thác chân thành, luôn sống thầm lặng và vâng phục. Đức cha Giuse chúc cho mọi thành phần Dân Chúa nơi giáo xứ Cao Bình và toàn thể cộng đoàn hiện diện được luôn noi gương Thánh Giuse trong mọi bước thăng trầm của hành trình cuộc đời. Xin Thánh Giuse Công Nhân là Quan Thầy của giáo xứ luôn đồng hành, nâng đỡ và chở che giáo xứ trong mọi hoàn cảnh.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 11 giờ 20 với phép lành của Đức cha chủ sự cho mọi thành phần Dân Chúa.
Nơi khuôn viên nhà xứ Cao Bình, mọi người cùng chia sẻ niềm vui và chúc mừng giáo xứ trong bữa cơm thân mật, ấm tình gia đình.
Trải qua hơn 100 năm hạt giống Tin Mừng được gieo vãi trên mảnh đất địa đầu Tổ Quốc, nơi giáo xứ Cao Bình vẫn vang lên lời ca tụng Thiên Chúa, vì muôn phúc lành của Người tuôn đổ tràn đầy. Từ khi được thiết lập, trải qua những năm tháng khó khăn đầy thách đố, giáo xứ Cao Bình cũng hoà nhịp với từng trang sử thăng trầm của Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng. Mọi thành phần Dân Chúa nơi đây, trong khi ôn lại quá khứ để hướng tới tương lai, đã càng thêm xác tín vào sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Giáo xứ Cao Bình giờ đây bước sang trang sử mới, kiên trung giữ vững Đức Tin, hăng hái nhiệt thành trở nên chứng nhân Tin Mừng của Thiên Chúa giữa lòng thế giới hôm nay.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Cao Bình thuộc thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Ngôi nhà thờ nhỏ bé với tháp chuông được xây dựng từ năm 1921, nằm cách trung tâm thị xã khoảng 9km. Giáo xứ Cao Bình hiện diện trên 100 năm qua nơi miền đất này đã trở nên rất đỗi thân thuộc với những người dân nơi đây.
Trong khi hoà mình vào những sinh hoạt của Giáo phận trong dịp kỷ niệm 100 năm Toà Thánh ban sắc chỉ thiết lập Phủ Doãn Tông Toà Lạng Sơn – Cao Bằng, mọi thành phần Dân Chúa nơi giáo xứ Cao Bình cũng hân hoan dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân đức tin cao quý đã lãnh nhận, nhờ sự nâng đỡ chở che của Thánh Giuse quan thầy.
Hiện nay, giáo xứ Cao Bình có khoảng 110 giáo dân. Công cuộc truyền giáo, tái rao giảng Tin Mừng vẫn không ngừng được đẩy mạnh. Mọi thành phần Dân Chúa vẫn luôn nhiệt thành giữ vững đức tin, thăng tiến đời sống đạo đức, xây dựng tình liên đới, chia sẻ với nhau. Thánh lễ Chúa Nhật vào lúc 13 giờ luôn có đông đảo giáo dân tham dự.
Hội Xa Xứ, được thành lập vào năm 2010, quy tụ các anh chị em giáo hữu từ miền xuôi lên lập nghiệp, đã có những hoạt động đáng khích lệ. Nhờ đó góp phần làm cho diện mạo giáo xứ Cao Bình thêm phong phú và ngày một khởi sắc.
Đặc biệt, trong các Thánh lễ hay sinh hoạt tại Giáo xứ, có hàng chục bạn trẻ chưa lãnh Bí tích Rửa Tội tham dự. Điều này làm nên nét đẹp của tinh thần nơi vùng đất truyền giáo.
Cách nhà thờ Cao Bình khoảng 20km là giáo điểm Nà Rị. Hiện nay ở đây có ba gia đình Công giáo. Mỗi thứ sáu hàng tuần đều cử hành phụng vụ Lời Chúa và kinh nguyện cách sốt sắng. Các em thiếu nhi ở đây, tuy chưa được Rửa Tội, nhưng đã tích cực tham dự vào các sinh hoạt của giáo xứ như diễn nguyện Giáng sinh, dâng hoa…
Trong Thánh lễ mừng kính Thánh cả Giuse quan thầy, ngày 01 tháng 05 năm 2012, giáo xứ Cao Bình vui mừng chào đón Đức Cha Giuse, Giám mục Giáo phận, cha Tổng đại diện, cha đại diện Giám mục, quý cha quản hạt, quý cha, toàn thể Hội đồng các giáo xứ trong Giáo phận, quý nam nữ tu sỹ và mọi thành phần Dân Chúa. Có thể nói, đây là một ngày tụ họp tràn đầy niềm vui và rộn rã hân hoan của giáo xứ Cao Bình.
Truớc Thánh lễ, vào lúc 9 giờ, tại khuôn viên thánh đường giáo xứ, các em thiếu nhi trong giáo xứ đã cùng tiến hoa dâng kính Đức Mẹ. Đoàn con hoa của hội Gia Trưởng, đến từ giáo xứ Mỹ Sơn cũng đã dâng lên Đức Mẹ những bản hoa thật trang trọng. Đây là những hoạt động thật ý nghĩa nhân ngày lễ quan thầy kính Thánh Giuse, cũng là ngày khai mạc Tháng Dâng Hoa kính Đức Mẹ. Một điều thật đáng chú ý, đoàn thiếu nhi dâng hoa của giáo xứ Cao Bình chỉ có hai em là người có đạo, còn lại hầu hết là con em các gia đình lương dân. Đây là nét đẹp và đáng hy vọng trong khung cảnh miền đất truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng.
Đúng 10 giờ sáng, đoàn đồng tế tiến vào Thánh đường giáo xứ trong tiếng trống rộn ràng và lời thánh ca hân hoan mừng kính Thánh Giuse. Thánh lễ đựợc cử hành trọng thể do Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có cha Tổng đại diện giáo phận Giuse Trần Đức Hạnh, Cha đại diện giám mục Giuse Nguyễn Ngọc Thể, hai cha quản hạt Lạng Sơn và Cao Bằng cùng toàn thể quý Cha trong giáo phận.
Cộng đoàn Phụng vụ còn có sự hiện diện của đông đảo quý tu sỹ, chủng sinh, Hội đồng mục vụ các giáo xứ và anh chị em giáo dân trong và ngoài giáo xứ Cao Bình.
Ngày hôm nay, nơi thánh đường giáo xứ Cao Bình diễn tả cách sống động mầu nhiệm hiệp thông trong gia đình giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng khi có sự hiện diện của vị chủ chăn giữa linh mục đoàn và đông đảo mọi thành phần Dân Chúa. Cha Giuse Trần Văn Hưng (CSsR) quản xứ Cao Bình đã chào mừng sự hiện diện của Đức cha và quý cha cùng quý khách trong Thánh lễ đặc biệt mừng quan thầy giáo xứ Cao Bình hôm nay.
Trong thánh lễ, cộng đoàn phụng vụ lắng nghe Đức cha Giuse chia sẻ về ơn gọi, sứ vụ và cuộc đời của Thánh Giuse, nhất là gương mẫu đời sống nhân đức của thánh nhân. Đức cha Giuse mời gọi toàn thể mọi người, cùng với ngài, noi gương bắt chước mẫu gương nhân đức sáng ngời của thánh Giuse.
Giáo xứ Cao Bình được đặt dưới sự bảo trợ của Thánh Giuse công nhân. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những đổi thay của thời cuộc và thách đố của dòng đời, thánh nhân vẫn đồng hành, nâng đỡ và bầu cử cùng Thiên Chúa xuống muôn ơn lành, gìn giữ và chở che để giáo xứ Cao Bình luôn đứng vững trong đức tin, nhờ đó cho tới ngày nay chúng ta đã được chứng kiến những sự hồi sinh và phát triển mọi mặt của giáo xứ này.
Thánh lễ tiếp tục được cử hành trong một bầu khí phụng vụ trang trọng và sốt sắng. Đặc biệt, mọi người phải thán phục khi lắng nghe những bài Thánh ca cộng đồng được hát lên trong Thánh lễ. Càng ấn tượng hơn nữa bởi đó là lời ca sốt mến của một ca đoàn mà hầu hết là anh chị em và các bạn trẻ, thiếu nhi lương dân, vì lòng yêu mến và nhiệt tâm với giáo xứ đã luôn hăng hái tham gia vào mọi sinh hoạt của xứ đạo này.
Trước khi kết thúc thánh lễ, ông Phanxicô Xaviê Nguyễn Ngọc Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng mục vụ giáo xứ Cao Bình, đại diện cho mọi thành phần Dân Chúa nói lời cảm ơn Đức cha Giuse, quý Cha, quý tu sỹ, qúy khách, quý Hội đồng các giáo xứ và toàn thể cộng đoàn đã đến chia sẻ niềm vui, chúc mừng và hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Thánh Giuse Công Nhân, quan thầy giáo xứ Cao Bình hôm nay. Vị đại diện giáo xứ cũng kính chúc Đức cha và mọi người luôn tràn đầy sức khoẻ, niềm vui trong cuộc sống, nhất là luôn được Thánh cả Giuse chuyển cầu cùng Thiên Chúa ban xuống muôn ơn lành và bình an.
Trong một huấn từ ngắn, Đức cha Giuse nói lên nìềm vui khi đến thăm mục vụ giáo xứ Cao Bình trong ngày đặc biệt là lễ quan thầy của giáo xứ. Ngài chúc mừng cách đặc biệt tới cha xứ, hội đồng mục vụ và mọi thành phần Dân Chúa trong giáo xứ Cao Bình. Thánh Giuse là gương mẫu đời sống lao động, gương mẫu đời sống nhân đức, luôn khiêm tốn vâng phục thánh ý Chúa với tất cả lòng tín thác chân thành, luôn sống thầm lặng và vâng phục. Đức cha Giuse chúc cho mọi thành phần Dân Chúa nơi giáo xứ Cao Bình và toàn thể cộng đoàn hiện diện được luôn noi gương Thánh Giuse trong mọi bước thăng trầm của hành trình cuộc đời. Xin Thánh Giuse Công Nhân là Quan Thầy của giáo xứ luôn đồng hành, nâng đỡ và chở che giáo xứ trong mọi hoàn cảnh.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 11 giờ 20 với phép lành của Đức cha chủ sự cho mọi thành phần Dân Chúa.
Nơi khuôn viên nhà xứ Cao Bình, mọi người cùng chia sẻ niềm vui và chúc mừng giáo xứ trong bữa cơm thân mật, ấm tình gia đình.
Trải qua hơn 100 năm hạt giống Tin Mừng được gieo vãi trên mảnh đất địa đầu Tổ Quốc, nơi giáo xứ Cao Bình vẫn vang lên lời ca tụng Thiên Chúa, vì muôn phúc lành của Người tuôn đổ tràn đầy. Từ khi được thiết lập, trải qua những năm tháng khó khăn đầy thách đố, giáo xứ Cao Bình cũng hoà nhịp với từng trang sử thăng trầm của Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng. Mọi thành phần Dân Chúa nơi đây, trong khi ôn lại quá khứ để hướng tới tương lai, đã càng thêm xác tín vào sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Giáo xứ Cao Bình giờ đây bước sang trang sử mới, kiên trung giữ vững Đức Tin, hăng hái nhiệt thành trở nên chứng nhân Tin Mừng của Thiên Chúa giữa lòng thế giới hôm nay.
Giáo xứ Phú Hòa mừng lễ quan thầy thánh Giuse
Đỗ Thức
10:32 01/05/2012
Sài Gòn, vào lúc 17g30, ngày 01/05/2012, tại thánh đường giáo xứ Phú Hòa, cộng đoàn dân Chúa giáo xứ long trọng cử hành Thánh lễ, và mừng kính thánh Giuse, bổn mạng giáo xứ, do Cha sở Antôn, chánh xứ giáo xứ Phú Hòa, chủ sự.
Xem hình ảnh
Ngay từ 17g00, ban nhạc kèn đồng đã cất lên những bản nhạc thánh ca, đã tạo ra bầu khí vui tươi, phấn khởi, cũng là lúc mời gọi giáo dân đến thánh đường để chuẩn bị tham dự Thánh lễ.
Để mừng kính Thánh GIUSE Thợ cách trọng thể, và hôm nay Giáo Hội bắt đầu khai mạc Tháng Hoa Dâng Mẹ Maria, Cha sở, Ban Thường vụ Hội đồng mục vụ, Ban Điềuhành 6 giáo họ, các Hội đoàn và đông đảo giáo dân giáo xứ Phú Hòa đã cung nghinh tượng Thánh GIUSE và tượng Me MARIA chung quanh nhà thờ.
Trước Thánh lễ, Cha sở đã tâm tình với cộng đoàn: Thánh lễ chiều nay, trước hết là Thánh lễ toàn giáo xứ chúng ta xin dâng lên Chúa, để tạ ơn Chúa, sau nữa là Cha sở cám ơn cộng đòan đã cộng tác, để giáo xứ ngày một phát triển và thăng tiến, hôm nay giáo xứ cũng cám ơn các vị ân nhân còn cũng như mất đã rông long để giúp giáo xứ trong thời gian qua.
Trong phần chia sẻ, Cha sở đã tóm tắt lại đôi nét về Thánh GIUSE vì Chúa đã ban cho giáo xứ một vịThánh bổn mạng là Thánh GIUSE Thợ. Ngài là tấm gương lao đông chân chính và là người Gia Trưởng mẩu mực , để cộng đoàn giáo xứ noi theo. Và hôm nay bắt đầu khai mạc tháng hoa dâng Mẹ, Cha sở nhắc nhở mọi người nếu có điều kiện thì dâng lên Mẹ những bông hoa tươi thắm, Ngoài ra thìluôn dâng lên Mẹ những đóa hoa lòng : hy sinh, bác ái.
Trước khi kết lễ, Ông Chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ đã nói lên lờicảm tạ Thánh GIUSE, là bổn mạng của giáo xứ mà chúng ta mừng kính hôm nay. Ôngđã cám ơn Cha sở và cộng đoàn đã đến hiệp dâng Thánh lễ. Ông nói thêm: chúng con nhớ tới cha cố Tôma,Phạm Ngọc Biểu đã khai sinh giáo họ Phú Hòa, và đôi mươi gia đình đã có công đóng góp từ lúc khai sơ ban đầu, và quý vị ân nhân xa gần đã giúp đỡ để xây dựng giáo xứ của chúng ta được tốt đẹp đến ngày hôm nay. Nguyện xin Chúa ban xuống muôn ơn lành cho Cha sở Antôn và cộng đoàn qua lời cầu bầu của Me Maria và Thánh cả Thánh GIUSE. Kết lễ, mọi người ra về trong niềm hân hoan.
Xem hình ảnh
Ngay từ 17g00, ban nhạc kèn đồng đã cất lên những bản nhạc thánh ca, đã tạo ra bầu khí vui tươi, phấn khởi, cũng là lúc mời gọi giáo dân đến thánh đường để chuẩn bị tham dự Thánh lễ.
Để mừng kính Thánh GIUSE Thợ cách trọng thể, và hôm nay Giáo Hội bắt đầu khai mạc Tháng Hoa Dâng Mẹ Maria, Cha sở, Ban Thường vụ Hội đồng mục vụ, Ban Điềuhành 6 giáo họ, các Hội đoàn và đông đảo giáo dân giáo xứ Phú Hòa đã cung nghinh tượng Thánh GIUSE và tượng Me MARIA chung quanh nhà thờ.
Trước Thánh lễ, Cha sở đã tâm tình với cộng đoàn: Thánh lễ chiều nay, trước hết là Thánh lễ toàn giáo xứ chúng ta xin dâng lên Chúa, để tạ ơn Chúa, sau nữa là Cha sở cám ơn cộng đòan đã cộng tác, để giáo xứ ngày một phát triển và thăng tiến, hôm nay giáo xứ cũng cám ơn các vị ân nhân còn cũng như mất đã rông long để giúp giáo xứ trong thời gian qua.
Trong phần chia sẻ, Cha sở đã tóm tắt lại đôi nét về Thánh GIUSE vì Chúa đã ban cho giáo xứ một vịThánh bổn mạng là Thánh GIUSE Thợ. Ngài là tấm gương lao đông chân chính và là người Gia Trưởng mẩu mực , để cộng đoàn giáo xứ noi theo. Và hôm nay bắt đầu khai mạc tháng hoa dâng Mẹ, Cha sở nhắc nhở mọi người nếu có điều kiện thì dâng lên Mẹ những bông hoa tươi thắm, Ngoài ra thìluôn dâng lên Mẹ những đóa hoa lòng : hy sinh, bác ái.
Trước khi kết lễ, Ông Chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ đã nói lên lờicảm tạ Thánh GIUSE, là bổn mạng của giáo xứ mà chúng ta mừng kính hôm nay. Ôngđã cám ơn Cha sở và cộng đoàn đã đến hiệp dâng Thánh lễ. Ông nói thêm: chúng con nhớ tới cha cố Tôma,Phạm Ngọc Biểu đã khai sinh giáo họ Phú Hòa, và đôi mươi gia đình đã có công đóng góp từ lúc khai sơ ban đầu, và quý vị ân nhân xa gần đã giúp đỡ để xây dựng giáo xứ của chúng ta được tốt đẹp đến ngày hôm nay. Nguyện xin Chúa ban xuống muôn ơn lành cho Cha sở Antôn và cộng đoàn qua lời cầu bầu của Me Maria và Thánh cả Thánh GIUSE. Kết lễ, mọi người ra về trong niềm hân hoan.
Khóa huấn luyện nghiệp vụ dành cho Chủ tịch và Thư kí Hội đồng giáo xứ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
10:36 01/05/2012
Nội dung huấn luyện do các cha và quí thầy trong Ban mục vụ giáo dân trực tiếp giảng dạy. Vì chương trình đào tạo rất nhiều nhưng thời gian lại có hạn, nên quí cha và quí thầy đã phân công mỗi người chịu trách nhiệm giảng dạy một đề tài.
1. Cha Giuse Nguyễn Ngọc Ngoạn chịu trách nhiệm giảng dạy Thư chung hậu Đại Hội dân Chúa
2. Cha Giuse Kiều Oanh chịu trách nhiệm giảng dạy môn Tiếng Việt thực hành
3. Thầy phó tế Giuse Nguyễn Văn Thịnh chịu trách nhiệm giảng dạy môn Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo và nghị định 22
4. Thầy Gioan Batixita Đinh Quang Toản chịu trách nhiệm giảng dạy môn Công việc người Ban hành giáo – Soạn thảo văn bản và đất tôn giáo.
Ngoài việc lên lớp 7 tiết một ngày, các học viên đều rất tích cực tham dự Thánh lễ và Kinh chung cũng như trực nhật phòng ốc. Bởi ai cũng ý thức được vai trò phải làm gương sáng của mình trong giáo xứ.
Muốn có được một ban hành giáo năng động và trưởng thành trong một giáo xứ thì vai trò của chủ tịch và thư kí phải đặt lên hàng đầu. Có thể nói đây là linh hồn của HĐGX. Vì thế, Ban mục vụ giáo dân mở khóa đào tạo chủ tịch và thư kí HĐGX là công việc cần thiết và nên làm.
Tuy ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng các học viên rất tích cực học hỏi và đóng góp xây dựng bài. Hơn nữa, tuy ở nhiều vùng miền khác nhau nên mỗi người đều tận dụng cơ hội hiếm có này để giao lưu học hỏi. Bầu khí lớp học thật vui tươi và sinh động.
Khóa huấn luyện nghiệp vụ dành cho chủ tích và thư kí của Ban mục vụ giáo dân Giáo phận Hưng Hóa không chỉ cần thiết với tình hình cụ thể tại Giáo phận nhà mà còn đi đúng hướng với tinh thần của Sắc lệnh Tông Đồ giáo dân.
Thánh lễ phong chức 10 tân Linh mục tại giáo phận Hải Phòng
Thùy Chi
12:44 01/05/2012
Xem hình ảnh
Hiện diện cùng chia sẻ niềm vui và cầu nguyện cho 10 tân Linh mục có Đức Cha Laurenxô Chu Văn Minh, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Hà Nội và là Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, quý Đức ông, quý cha trong Ban Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, 93 linh mục, đông đảo nam nữ tu sĩ, chủng sinh, ân nhân cùng thân nhân các tân chức, và đặc biệt là quý ông bà Cố với các anh chị em trong gia đình nội ngoại của 10 tân chức.
Bước vào thánh lễ, 97 ca viên trong ca đoàn tổng hợp của 5 giáo xứ đã cất vang tiếng hát nhập lễ hân hoan đón đoàn đồng tế tiến từ Tòa Giám mục ra Lễ đài. 10 tân chức hôm nay được Phong chức Linh mục xuất thân từ 7 giáo xứ trong giáo phận, đó là:
- Giáo xứ Nghĩa Xuyên có thầy Giuse Nguyễn Trần Châu, sinh ngày 26.4.1976, thuộc họ trị sở nhà xứ;
- Giáo xứ Nam Am có thầy Gioakim Đặng Văn Hoàng, sinh ngày 29.5.1977, thuộc giáo họ Lạng Am;
- Giáo xứ Đông Xuyên có thầy Giuse Hoàng Văn Khiển, sinh ngày 12.6.1976, thuộc giáo họ Tỉnh Lạc;
- Giáo xứ Xuân Điện có thầy Inhaxiô Đoàn Như Quý, sinh ngày 28.4.1975, thuộc giáo họ Lôi Mía;
- Giáo xứ Phương Quan có thầy Giuse Nguyễn Văn Vang, sinh ngày 18.8.1977, thuộc giáo họ Thanh Xá;
- Giáo xứ Đồng Xá có hai thầy cùng thuộc họ trị sở nhà xứ là thầy Giuse Vũ Văn Khương, sinh ngày 1.8.1978 và thầy Giuse Nguyễn Văn Sáng, sinh ngày 12.1.1975;
- Giáo xứ Hội Am có ba thầy: thầy Giuse Nguyễn Tiến Dũng, sinh ngày 1.1.1977, thầy Stêphanô Nguyễn Khương Duy, sinh ngày 9.9.1966, thuộc Giáo họ Cộng Hiền; thầy Ixiđôrô Phạm Văn Toản, sinh ngày 15.8.1975, thuộc giáo họ Vạn Hoạch.
Nghi thức phong chức linh mục được cử hành ngay sau bài Tin Mừng, các nghi gồm bốn phần chính: nghi thức mở đầu, nghi thức bí tích, nghi thức diễn nghĩa và kết thúc nghi thức phong chức Linh mục với việc Đức cha Giáo phận, quý đức cha, quý đức ông và các linh mục hiện diện trao hôn bình an cho các tân chức, để bày tỏ sự hiệp thông huynh đệ trong cùng một thừa tác vụ linh mục.
Thánh lễ được tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể là dâng lễ vật. Đây là một trong những giây phút xúc động nhất trong thánh lễ. Quý cha mới đứng giữa ông bà Cố hay vị đại diện gia đình mình, vì có nhiều ông bà cố trong 10 tân linh mục hôm nay đã qua đời. Đức cha ra trước lễ đài đón lễ vật hoa từ tay ông bà Cố, rồi ngài khẽ gật đầu như là biểu hiện tiếp nhận tân chức vào hàng linh mục đoàn của giáo phận. Sau đó từng tân linh mục tách ra khỏi vị trí dâng lễ tiến tới Bàn thánh để thực sự dâng hiến đời mình cho Giáo Hội và tháp nhập vào đoàn linh mục trong vâng phục và kính trọng Đức Giám mục giáo phận cùng các Đấng kế vị.
Trong lời cầu nguyện lên với Thiên Chúa lúc kết lễ, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên đã xin cộng đoàn cầu nguyện cho 10 tân linh mục được phong chức hôm nay luôn sống điều mình tuyên hứa với Chúa, với Đức Giám mục giáo phận và trước cộng đoàn sẽ cần phải có đôi chân deo dai đi khắp muôn nơi như câu khẩu hiệu trong ngày truyền chức là: “Đẹp thay bước chân của những sứ giả loan báo Tin Mừng!”(Rm 10,15).
Đồng hương giáo xứ Bố Sơn và Thượng Lộc tại Sài Gòn hội ngộ
Joseph Tô Đức Lân
18:36 01/05/2012
SAIGÒN - Ngày Quốc Tế Lao động 01/05, cũng là ngày Giáo hội hoàn vũ mừng lễ Thánh Giuse Công Nhân, đoàn con cái hai giáo xứ Bố Sơn và Thượng Lộc đang làm việc và học tập hay tu trì tại thành phố Sài gòn đã tề tựu về trung tâm mục vụ giáo phận Vinh (32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, p. Đa cao, Quận 1) để họp mặt ngày truyền thống. Trong ngày họp mặt đầy ý nghĩa này anh chị em được đón tiếp cha quản xứ Giuse Nguyễn Viết Nam và thầy giúp xứ đang tháp tùng ngài. Đặc biệt có sự tham dự và chia sẻ của cha Tôma Võ Minh Danh từ giáo phận Đà Nẵng.
Xem hình ảnh
Đúng 8h30 anh chị em bắt đầu tập trung và ổn định với các bài hát và trò chơi sinh hoạt vui nhộn. Bấy lâu nay phải bận rộn với công việc và học tập, bây giờ mọi người có cơ hội thoã sức vui chơi nên ai cũng chơi hết tình. Những người sống xa nhà, dù làm việc học tập hay đi tu, đây quả là dịp thuận tiện để chia sẻ với nhau những kinh nghiệm cuộc sống. Gặp mặt cũng là dịp hiếm có để mọi người được sống trong bầu khí ấm áp tình thân của quê hương.
Với tâm tình vui tươi và cởi mở, cha quản xứ đã nhắc nhủ anh chị em về đời sống đức tin của mỗi người trong môi trường đô thị; đồng thời ngài cũng định hướng cho sự phát triển lâu dài của hội đồng hương. Mỗi người dù một hoàn cảnh khác nhau nhưng khi sống xa quê tình đồng hương là quý báu nhất. Những người đồng hương là chỗ dựa an toàn và tin tưởng nhất.
Qua buổi gặp mặt và thảo luận, anh chị em cũng đã bầu ra một ban liên lạc mới. Ban liên lạc sẽ là cầu nối giữa anh chị em với nhau, với bà con của hai giáo xứ ở quê và giữa anh chị em với cha xứ.
Buổi chiều cùng ngày, quý cha đã dành thời gian giúp toàn thể anh chị em sám hối và lãnh nhận Bí tích Hoà giải. Sau đó, đúng 15h00, Thánh Lễ mừng thánh Giuse thợ do cha xứ và cha khách cùng đồng tế. Trong bài giảng lễ, cha Danh đã giúp mọi người ý thức lại ơn gọi làm con Chúa, làm kitô hữu. Bị lôi kéo theo vòng xoáy phát triển của xã hội nhất là trong môi trường đô thị, mọi người phải luôn “mài dũa lại” khí cụ của người kitô hữu là các nhân đức. Trong việc loan báo Tin mừng, mỗi người phải là một khí cụ sắc bén của Chúa giữa môi trường sống của mình.
Buổi họp mặt khép lại vào lúc 16h 15. Mọi người ai nấy lại trở về với những công việc của mình. Trên khuôn mặt mỗi người, tôi nhận thấy toát ra nét vui vẻ thánh thiện và sự quyến luyến thân thương. Vẫy tay chào mà lòng đang như muốn nán lại lâu hơn. Tất cả đều chúc nhau mạnh khoẻ và thành đạt trong cuộc sống. Tạm biệt nhé các con cái Bố Sơn và Thượng Lộc, hẹn lần sau vui hơn nhiều và hay hơn nhiều.
Xem hình ảnh
Đúng 8h30 anh chị em bắt đầu tập trung và ổn định với các bài hát và trò chơi sinh hoạt vui nhộn. Bấy lâu nay phải bận rộn với công việc và học tập, bây giờ mọi người có cơ hội thoã sức vui chơi nên ai cũng chơi hết tình. Những người sống xa nhà, dù làm việc học tập hay đi tu, đây quả là dịp thuận tiện để chia sẻ với nhau những kinh nghiệm cuộc sống. Gặp mặt cũng là dịp hiếm có để mọi người được sống trong bầu khí ấm áp tình thân của quê hương.
Với tâm tình vui tươi và cởi mở, cha quản xứ đã nhắc nhủ anh chị em về đời sống đức tin của mỗi người trong môi trường đô thị; đồng thời ngài cũng định hướng cho sự phát triển lâu dài của hội đồng hương. Mỗi người dù một hoàn cảnh khác nhau nhưng khi sống xa quê tình đồng hương là quý báu nhất. Những người đồng hương là chỗ dựa an toàn và tin tưởng nhất.
Qua buổi gặp mặt và thảo luận, anh chị em cũng đã bầu ra một ban liên lạc mới. Ban liên lạc sẽ là cầu nối giữa anh chị em với nhau, với bà con của hai giáo xứ ở quê và giữa anh chị em với cha xứ.
Buổi chiều cùng ngày, quý cha đã dành thời gian giúp toàn thể anh chị em sám hối và lãnh nhận Bí tích Hoà giải. Sau đó, đúng 15h00, Thánh Lễ mừng thánh Giuse thợ do cha xứ và cha khách cùng đồng tế. Trong bài giảng lễ, cha Danh đã giúp mọi người ý thức lại ơn gọi làm con Chúa, làm kitô hữu. Bị lôi kéo theo vòng xoáy phát triển của xã hội nhất là trong môi trường đô thị, mọi người phải luôn “mài dũa lại” khí cụ của người kitô hữu là các nhân đức. Trong việc loan báo Tin mừng, mỗi người phải là một khí cụ sắc bén của Chúa giữa môi trường sống của mình.
Buổi họp mặt khép lại vào lúc 16h 15. Mọi người ai nấy lại trở về với những công việc của mình. Trên khuôn mặt mỗi người, tôi nhận thấy toát ra nét vui vẻ thánh thiện và sự quyến luyến thân thương. Vẫy tay chào mà lòng đang như muốn nán lại lâu hơn. Tất cả đều chúc nhau mạnh khoẻ và thành đạt trong cuộc sống. Tạm biệt nhé các con cái Bố Sơn và Thượng Lộc, hẹn lần sau vui hơn nhiều và hay hơn nhiều.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài
Phạm Hồng Sơn
09:32 01/05/2012
pro&contra: Hai anh em, ông Huỳnh Nhật Hải sinh năm 1943, ông Huỳnh Nhật Tấn sinh năm 1946, là những người, vào cuối năm 1988, đã cùng nhau tự ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đồng thời từ bỏ luôn những chức vụ đang đảm nhiệm kèm theo những tiềm năng rất lớn về quyền lực, quyền lợi: Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên (đối với ông Huỳnh Nhật Hải) và Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết (đối với ông Huỳnh Nhật Tấn). Điều gì đã khiến hai đảng viên cộng sản đầy tiềm năng của một gia đình có truyền thống cách mạng từ trước năm 1945 lại có quyết định chia tay cách mạng khi sự nghiệp “cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”đã thành công hoàn toàn?
Phạm Hồng Sơn: Hai ông có thể cho biết con đường nào đã đưa các ông đến với ĐCSVN?
Huỳnh Nhật Hải: Có thể nói hai anh em chúng tôi đã được “nhuộm đỏ” từ bé. Chúng tôi đã có thiện cảm, tinh thần ủng hộ, và làm những việc có lợi cho những tổ chức của cách mạng như Việt Minh hay Mặt trận Dân tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam (Mặt trận) ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi. Vì ba má tôi là một gia đình tư sản ủng hộ Việt Minh tại Đà Lạt từ trước năm 1945. Ba tôi là hội viên Công hội Đỏ và tham gia cướp chính quyền tại Đà Lạt vào năm 1945 và sau đó trở thành đảng viên bí mật của Đảng Cộng sản Đông Dương (tên gọi lúc đó của ĐCSVN). Hai anh trai tôi là những người đi tập kết ra Bắc sau năm 1954.
Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói là ngay từ nhỏ, mở mắt ra là chúng tôi đã được nghe, được thấy, được sống trong tinh thần của cách mạng, tôi cứ tạm gọi là “cách mạng” đi. Đó là những năm thơ ấu của chúng tôi ở trong “vùng tự do” liên khu 5, khi gia đình chúng tôi phải tránh sự truy lùng của Pháp từ khoảng cuối 1945 đến năm 1954, và cả thời gian sau đó khi ba má tôi trở lại Đà Lạt (sau Hiệp định Genève) để tiếp tục nhiệm vụ ủng hộ bí mật cho ĐCSVN và Mặt trận dưới hình thức là một gia đình tư sản.
Phạm Hồng Sơn: Hai ông có nhớ đã có ảnh hưởng nào đến từ ngoài gia đình không?
Huỳnh Nhật Tấn: Có, những trí thức như giáo sư, nhà văn, nhạc sĩ có tên tuổi lúc đó mà đi với Việt Minh hay Mặt trận cũng gây cho chúng tôi sự lôi cuốn, cảm hứng âm thầm nhưng rất lớn. Đặc biệt là qua quan sát, tiếp xúc với những cán bộ hoạt động bí mật đã sống ở nhà tôi thì hai anh em tôi thấy đó là những con người rất đáng khâm phục, họ vừa có tinh thần kỷ luật, chịu đựng, hy sinh rất lớn vừa có những lý tưởng rất cao đẹp là quyết giành lại độc lập cho đất nước và tự do cho dân tộc.
Huỳnh Nhật Hải: Một yếu tố nữa cũng làm cho chúng tôi ủng hộ Mặt trận là sự xuất hiện của quân đội Mỹ tại miền Nam. Sự xuất hiện đó làm cho những người như chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm về chủ quyền dân tộc. Chúng tôi cảm thấy là miền Nam đang bị người Mỹ xâm lăng và cần phải chống lại họ và chính quyền thân Mỹ tại miền Nam.
Phạm Hồng Sơn: Thời gian từ khi Mặt trận được thành lập (năm 1960) cho tới năm 1975 các ông làm những việc gì để ủng hộ “cách mạng”?
Huỳnh Nhật Hải: Công việc của cả hai anh em chúng tôi đều cùng có hai giai đoạn khác nhau, trước và sau khi chúng tôi “nhẩy núi”, tức là phải bỏ gia đình để vào tận căn cứ trong rừng sâu để hoạt động. Tôi “nhảy núi” vào đúng mồng 3 Tết Mậu Thân 1968 còn em tôi, Huỳnh Nhật Tấn, “nhảy núi” trước đó vài tháng khi đã bị lộ.
Huỳnh Nhật Tấn: Trước khi “nhảy núi”, anh em chúng tôi làm công tác liên lạc, vận động trong giới thanh niên, học sinh, sinh viên tại Đà Lạt để thành lập các nhóm, tổ chức, đoàn thể hoặc in, tán phát truyền đơn hay khẩu hiệu đấu tranh cho Mặt trận.
Huỳnh Nhật Hải: Sau khi “nhảy núi”, hai anh em chúng tôi, mỗi người một nơi, nhưng đều ở bộ phận công tác phong trào thanh niên học sinh, sinh viên. Anh em chúng tôi thường phải đi vào những “vùng lõm“ (vùng dân cư mà ban ngày do chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát còn ban đêm thuộc về lực lượng của Mặt trận) để bắt liên lạc, tiếp nhận hay vận động ủng hộ về vật chất, tinh thần cho Mặt trận.
Phạm Hồng Sơn: Những công việc đó chắc phải rất mạo hiểm và hết sức khó khăn?
Huỳnh Nhật Tấn: Đúng thế, chúng tôi phải rất kiên trì, khôn khéo trong công tác vận động và không phải lần vận động nào cũng thành công. Cả hai anh em chúng tôi cũng đã bị phục kích hoặc chạm trán với lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa, nhưng rất may cả hai chỉ bị thương nhẹ trong một, hai lần.
Phạm Hồng Sơn: Sau 30/04/1975 các ông được giữ ngay chức Phó Chủ tịch UBND Thành phố hoặc Phó Giám đốc Trường Đảng?
Huỳnh Nhật Hải: Không phải như thế. Sau 30/04/1975 tôi tiếp tục công tác ở Thành đoàn, sau đó mới chuyển qua công tác chính quyền. Năm 1977 tôi được kết nạp Đảng. Năm 1979 làm Chủ tịch khu phố I Thành phố Đà Lạt, rồi sau khi đi học Trường Đảng ở Tây Nguyên trong một năm đến năm 1981 là tôi trở thành Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Lạt, là Thành ủy viên.
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi thì được kết nạp Đảng từ năm 1972 sau khi “nhảy núi”. Ngay tháng 10/1975 tôi đã được chọn vào số cán bộ đầu tiên gửi ra Bắc học ở Trường Tuyên huấn Trung ương ở khu Cầu Giấy, Hà Nội trong 3 năm rồi trở về giảng dạy môn kinh tế chính trị tại Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng. Và sau lần ra học tiếp ở Hà Nội tại Trường Tuyên Huấn Trung Ương trong 03 năm nữa, đến năm 1986 tôi được bổ nhiệm vào chức Phó Giám đốc trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, đồng thời được cơ cấu vào cấp Tỉnh ủy, là Tỉnh ủy viên dự khuyết.
Phạm Hồng Sơn: Một cách ngắn gọn, lý do gì đã khiến hai ông gần như đồng thời quyết định từ bỏ Đảng kiêm các chức vụ đó?
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi còn nhớ trong lá đơn xin ra khỏi Đảng lúc đó tôi có viết một câu: “Tôi không tin ĐCSVN có thể lãnh đạo đưa đất nước đạt được những điều tốt đẹp như Đảng thường nói.”
Huỳnh Nhật Hải: Còn trong lá đơn của tôi viết sau ông em tôi một vài tháng, tôi nhớ đã viết là: “Tôi không còn động cơ để phấn đấu cho mục tiêu và lý tưởng của Đảng nữa.” Nhưng thực sự trong thâm tâm thì cũng giống như ông em tôi đã nói ở trên. Tôi không tin ĐCSVN nữa.
Phạm Hồng Sơn: Quá trình đi đến sự bất tín đó diễn ra như thế nào?
Huỳnh Nhật Hải: Đó là một quãng thời gian kéo dài khoảng 5-7 năm, thông qua những quan sát, tìm hiểu, trao đổi, bàn bạc và trằn trọc từ mỗi bản thân và gần như chỉ giữa hai anh em chúng tôi.
Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói chúng tôi đi đến sự bất tín vào ĐCSVN là dựa vào những gì chúng tôi thấy, chúng tôi gặp trên thực tế hơn là từ vấn đề lý luận.
Phạm Hồng Sơn: Những “thực tế” nào quan trọng nhất khiến hai ông nhận thức lại ĐCSVN?
Huỳnh Nhật Tấn: Đó chính là những chính sách về quản lý xã hội, điều hành kinh tế và việc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của người dân của ĐCSVN. Về quản lý xã hội, ĐCSVN đã không quản lý bằng pháp luật mà bằng sự tùy tiện, áp đặt, gần như hoàn toàn chỉ dựa theo các chỉ thị, ý muốn từ lãnh đạo Đảng. Ví dụ việc tịch thu nhà cửa, tài sản hay đưa đi “học tập cải tạo”, thực chất là bỏ tù con người, đều không dựa trên pháp luật hay xét xử của tòa án. Điều hành kinh tế thì lúc đó chúng tôi thấy những chính sách rất kỳ cục và phản khoa học, ví dụ như có những chỉ thị là Đà Lạt phải sản xuất bao nhiêu rau hay các huyện khác phải sản xuất bao nhiều mì[i] mà không cần biết khả năng và lợi thế về thổ nhưỡng, thói quen canh tác của người dân hoặc việc giao quyền lãnh đạo kinh tế không dựa vào chuyên môn, kinh nghiệm mà lại dựa vào thành phần giai cấp và sự gắn bó với Đảng. Về các quyền tự do dân chủ của người dân, càng ngày chúng tôi càng thấy thực tế lại tồi tệ và khó khăn hơn rất nhiều so với thời Việt Nam Cộng hòa. Ví dụ như khi hoạt động trước 1975, chúng tôi đã từng cho một số viên chức chính quyền đọc cả cương lĩnh của Mặt trận nhưng những người đó không coi chúng tôi là thù địch, họ coi việc khác biệt quan điểm là chuyện hết sức bình thường. Nhưng sau năm 1975 mọi thứ không như thế nữa, tất cả mọi hoạt động, kể cả trong tư tưởng, mà khác với quan điểm của ĐCSVN thì đều không được chấp nhận. Báo chí tư nhân, biểu tình, bãi công, bãi thị đã hoàn toàn bị cấm ngặt mặc dù những bất công, nhu cầu lên tiếng của xã hội hết sức bức bối. Có thể nói điều lớn nhất để chúng tôi nhận thức lại ĐCSVN là sự độc tài toàn trị dựa trên bạo lực và không tôn trọng những quyền căn bản của người dân.
Phạm Hồng Sơn: Các ông đã quen biết những nhân vật như ông Hà Sĩ Phu hay ông Mai Thái Lĩnh,…những cư dân tại Đà Lạt lúc đó chưa?
Huỳnh Nhật Hải: Chúng tôi chưa biết ông Hà Sĩ Phu, còn ông Mai Thái Lĩnh thì chúng tôi đã biết nhau từ hồi cùng “nhảy núi” nhưng sau 30/04/1975 chúng tôi gần như chưa trao đổi hay bàn luận gì với nhau cả. Anh em chúng tôi trước khi quyết định bỏ về đã nói với nhau là “chúng ta đi làm cách mạng không phải để xây dựng nên một nhà nước chuyên chính độc tài như thế này.”
Phạm Hồng Sơn: Gia đình, những người thân và bạn bè đồng chí của các ông có phản ứng gì trước quyết định đó?
Huỳnh Nhật Hải: Lúc đó ba má tôi đều đã qua đời nhưng chúng tôi tin rằng nếu còn sống ba má tôi cũng ủng hộ việc từ giã ĐCSVN của chúng tôi. Hai bà xã của chúng tôi ủng hộ hoàn toàn quyết định về nhà tự làm ăn của chúng tôi.
Phạm Hồng Sơn: Thế còn hai anh trai, những người đã đi tập kết sau 1954, và những đồng chí thân quen của hai ông?
Huỳnh Nhật Tấn: Anh trai cả của chúng tôi thì gần như không có ý kiến gì, còn người anh trai thứ hai thì không đồng ý. Còn những đảng viên đồng sự khác và các cấp lãnh đạo lúc đó hoàn toàn ngạc nhiên, gần như tất cả mọi người đều khuyên chúng tôi xem xét lại. Có người lúc đó đã nói với tôi là nếu về thì cuộc sống sẽ rất khó khăn, nhưng tôi xác định trong lòng là trước đây khó khăn nguy hiểm như thế mà còn chịu được thì lẽ nào bây giờ lại không.
Phạm Hồng Sơn: Khi “trằn trọc” để đi đến quyết định cuối cùng, hình ảnh hay tư tưởng của lãnh tụ Hồ Chí Minh có vấn vương trong “trằn trọc” đó?
Huỳnh Nhật Tấn: Có. Chúng tôi lúc đó cũng thấy cần phải xem lại cả ông Hồ Chí Minh – lãnh tụ, người sáng lập ra ĐCSVN.
Phạm Hồng Sơn: Các ông thấy thế nào?
Huỳnh Nhật Hải: Sau khi cùng tìm hiểu, trao đổi, bàn luận chúng tôi nhận thấy tình trạng mất tự do, phi dân chủ hay có thể nói là cuộc sống kìm kẹp, đau thương của nhân dân, của giới trí thức sau chiến thắng 30/04/1975 ở miền Nam hoàn toàn là sự lặp lại y nguyên tình trạng ở miền Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 – thời kỳ mà ông Hồ Chí Minh vẫn hoàn toàn ở trên đỉnh cao quyền lực.
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi đã từng tự hỏi là mục tiêu sâu xa của ông Hồ Chí Minh là gì? Với những gì lịch sử đã diễn ra khi ông Hồ Chí Minh còn sống thì tôi thấy mục tiêu của ông Hồ Chí Minh vì quyền lực là chính, còn mục tiêu độc lập cho đất nước hay tự do, dân chủ cho dân tộc, cho xã hội Việt Nam đã bị ông Hồ Chí Minh coi nhẹ. Hai mục tiêu tốt đẹp đó chỉ là những ngọn cờ để ĐCSVN lôi kéo, tập hợp quần chúng và giới trí thức cho mục đích giành quyền lực cho ĐCSVN. Thực tế chính quyền dưới thời ông Hồ Chí Minh đã biểu hiện đi ngược lại hoàn toàn hai mục tiêu tốt đẹp đó, độc lập cho dân tộc và tự do, dân chủ cho nhân dân.
Phạm Hồng Sơn: Vâng, về vấn đề tự do, dân chủ cho nhân dân thì đã rõ, nhưng còn về độc lập dân tộc, xin ông nói rõ thêm?
Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói ông Hồ Chí Minh đã đưa đất nước thoát khỏi sự phụ thuộc, đô hộ của người Pháp nhưng lại để đất nước trở lại sự phụ thuộc, khống chế và thôn tính của Trung Quốc cộng sản. Nếu không có sự đồng ý, chủ kiến ngoại giao của ông Hồ Chí Minh thì không thể có tình hữu nghị Việt-Trung như “môi với răng” và cũng không thể có Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng. Một cách ngắn gọn, có thể nói ông Hồ Chí Minh đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm lăng, thôn tính của Trung Quốc cộng sản đối với Việt Nam như chúng ta đang chứng kiến.
Phạm Hồng Sơn: Liệu có công bằng không khi tình trạng mất độc lập, mất chủ quyền hiện nay qui hết cho Hồ Chí Minh?
Huỳnh Nhật Tấn: Đúng là tình trạng lâm nguy của đất nước hiện nay không thể qui hết cho ông Hồ Chí Minh. Nhưng bất kỳ một lãnh tụ, một nhà sáng lập của một đảng, một tổ chức chính trị nào cũng đều có ảnh hưởng rất căn bản tới tầm nhìn, hành động của các thế hệ kế tiếp, dù xấu hay tốt. Tôi nhớ ngay trong văn kiện, khẩu hiệu của ĐCSVN vẫn luôn khẳng định ông Hồ Chí Minh là người sáng lập, tổ chức, lãnh đạo, rèn luyện “Đảng ta”, tức là ông Hồ Chí Minh đã là kiến trúc sư cho mọi chính sách, đường lối của ĐCSVN cũng như thể chế, cung cách quản lý xã hội của ĐCSVN.
Huỳnh Nhật Hải: Đúng như thế, theo tôi, mặc dù ông Hồ Chí Minh đã mất rồi nhưng tư tưởng, đường lối chính trị của ông ấy vẫn được tiếp tục kế thừa trong ĐCSVN. Không phải ngẫu nhiên mà ĐCSVN hiện nay vẫn hô hào học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
Phạm Hồng Sơn: Nhưng nhiều người cho rằng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là rất tốt đẹp, đáng học theo?
Huỳnh Nhật Hải: Đúng, rất tốt đẹp và đáng học nếu chỉ căn cứ vào lời nói và khẩu hiệu như ông Hồ Chí Minh đã đề ra. Và đúng là ĐSCVN hiện nay cũng đang thực hiện đúng như thế, các khẩu hiệu, lời nói, mục tiêu của họ hiện nay cũng rất hoặc khá tốt đẹp, nhưng hành động và thực tế thì lại hoàn toàn ngược lại – cũng như ông Hồ Chí Minh.
Huỳnh Nhật Tấn: Nếu chỉ căn cứ vào truyền thống nhân ái của người Việt Nam thông thường thôi thì cũng thấy đáng lý ra, với cương vị là người có quyền hành cao nhất, ông Hồ Chí Minh phải ra lịnh không được giết hoặc hãm hại ân nhân của mình như vụ xử bắn bà Nguyễn Thị Năm và nhiều người khác trong Cải cách Ruộng đất. Hoặc những vụ bắt bớ, thanh trừng các đồng sự, các ân nhân của ĐCSVN sau này mà không qua xét xử thì ông Hồ Chí Minh không thể không biết là trái đạo lý. Nếu ông Hồ Chí Minh thực sự là người vì nước vì dân thì sau khi lên nắm quyền, điều đầu tiên ông Hồ Chí Minh phải làm là phải để nhân dân và giới trí thức có nhiều tự do hơn thời thực dân Pháp chớ.
Phạm Hồng Sơn: Nếu được sống lại thời tuổi trẻ một lần nữa, các ông có tiếp tục ủng hộ và đi theo Việt Minh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam hay ĐCSVN?
Huỳnh Nhật Hải: Không, không bao giờ.
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi sẽ phải bình tĩnh hơn, tìm hiểu xem họ có ủng hộ và có tư tưởng dân chủ thực sự không, chứ không thể chỉ căn cứ vào lời nói và tuyên truyền của họ. Theo tôi, vấn đề dân chủ phải được đặt cao hơn vấn đề dân tộc vì chỉ có dân chủ mới giúp cho dân tộc được tự do đúng nghĩa và khi đó đất nước mới có nền độc lập bền vững.
Phạm Hồng Sơn: Ngày 30/04/1975 các ông đang ở đâu và cảm xúc như thế nào?
Huỳnh Nhật Tấn: Lúc đó tôi đang ở Đà Lạt. Tôi đã trở về Đà Lạt từ ngày 03/04/1975 với tư thế của người chiến thắng.
Huỳnh Nhật Hải: Tôi về Đà Lạt sau ông em tôi một ngày, ngày 04/04/1975. Cảm xúc của tôi là sung sướng vô cùng, nhất là khi gặp lại má tôi – má đã tưởng tôi hy sinh từ năm 1971 và đã đưa ảnh tôi lên bàn thờ.
Phạm Hồng Sơn: Dịp 30/04 hàng năm vẫn là một trong những ngày lễ lớn của cả đất nước, cảm xúc của các ông ra sao trong những ngày này?
Huỳnh Nhật Hải: Buồn. Nếu không có cuộc chiến tranh tương tàn giữa hai miền trước 1975 thì dân tộc này không có cái bất hạnh, đau khổ như ngày hôm nay.
Huỳnh Nhật Tấn: Buồn. Một ngày quá buồn. Cái chiến thắng 30/04 chỉ đem lại một sự áp bức trên mọi phương diện cho nhân dân, đất nước và lại nặng nề hơn cả thời Pháp thuộc.
Phạm Hồng Sơn: Nếu bây giờ vô tình hai ông gặp lại một người là cựu viên chức cũ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và người đó chính là “kẻ thù” của ông trước 1975, điều trước tiên hai ông muốn nói là gì?
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để bảo đảm tự do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh là “cách mạng” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam.
Huỳnh Nhật Hải: Bây giờ nhìn lại, con đường chúng tôi đã đi trước 1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đã đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc.
Phạm Hồng Sơn: Xin trân trọng cảm ơn ông Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn.
Ông Huỳnh Nhật Hải (phải) và ông Huỳnh Nhật Tấn (trái) |
Phạm Hồng Sơn: Hai ông có thể cho biết con đường nào đã đưa các ông đến với ĐCSVN?
Huỳnh Nhật Hải: Có thể nói hai anh em chúng tôi đã được “nhuộm đỏ” từ bé. Chúng tôi đã có thiện cảm, tinh thần ủng hộ, và làm những việc có lợi cho những tổ chức của cách mạng như Việt Minh hay Mặt trận Dân tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam (Mặt trận) ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi. Vì ba má tôi là một gia đình tư sản ủng hộ Việt Minh tại Đà Lạt từ trước năm 1945. Ba tôi là hội viên Công hội Đỏ và tham gia cướp chính quyền tại Đà Lạt vào năm 1945 và sau đó trở thành đảng viên bí mật của Đảng Cộng sản Đông Dương (tên gọi lúc đó của ĐCSVN). Hai anh trai tôi là những người đi tập kết ra Bắc sau năm 1954.
Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói là ngay từ nhỏ, mở mắt ra là chúng tôi đã được nghe, được thấy, được sống trong tinh thần của cách mạng, tôi cứ tạm gọi là “cách mạng” đi. Đó là những năm thơ ấu của chúng tôi ở trong “vùng tự do” liên khu 5, khi gia đình chúng tôi phải tránh sự truy lùng của Pháp từ khoảng cuối 1945 đến năm 1954, và cả thời gian sau đó khi ba má tôi trở lại Đà Lạt (sau Hiệp định Genève) để tiếp tục nhiệm vụ ủng hộ bí mật cho ĐCSVN và Mặt trận dưới hình thức là một gia đình tư sản.
Phạm Hồng Sơn: Hai ông có nhớ đã có ảnh hưởng nào đến từ ngoài gia đình không?
Huỳnh Nhật Tấn: Có, những trí thức như giáo sư, nhà văn, nhạc sĩ có tên tuổi lúc đó mà đi với Việt Minh hay Mặt trận cũng gây cho chúng tôi sự lôi cuốn, cảm hứng âm thầm nhưng rất lớn. Đặc biệt là qua quan sát, tiếp xúc với những cán bộ hoạt động bí mật đã sống ở nhà tôi thì hai anh em tôi thấy đó là những con người rất đáng khâm phục, họ vừa có tinh thần kỷ luật, chịu đựng, hy sinh rất lớn vừa có những lý tưởng rất cao đẹp là quyết giành lại độc lập cho đất nước và tự do cho dân tộc.
Huỳnh Nhật Hải: Một yếu tố nữa cũng làm cho chúng tôi ủng hộ Mặt trận là sự xuất hiện của quân đội Mỹ tại miền Nam. Sự xuất hiện đó làm cho những người như chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm về chủ quyền dân tộc. Chúng tôi cảm thấy là miền Nam đang bị người Mỹ xâm lăng và cần phải chống lại họ và chính quyền thân Mỹ tại miền Nam.
Phạm Hồng Sơn: Thời gian từ khi Mặt trận được thành lập (năm 1960) cho tới năm 1975 các ông làm những việc gì để ủng hộ “cách mạng”?
Huỳnh Nhật Hải: Công việc của cả hai anh em chúng tôi đều cùng có hai giai đoạn khác nhau, trước và sau khi chúng tôi “nhẩy núi”, tức là phải bỏ gia đình để vào tận căn cứ trong rừng sâu để hoạt động. Tôi “nhảy núi” vào đúng mồng 3 Tết Mậu Thân 1968 còn em tôi, Huỳnh Nhật Tấn, “nhảy núi” trước đó vài tháng khi đã bị lộ.
Huỳnh Nhật Tấn: Trước khi “nhảy núi”, anh em chúng tôi làm công tác liên lạc, vận động trong giới thanh niên, học sinh, sinh viên tại Đà Lạt để thành lập các nhóm, tổ chức, đoàn thể hoặc in, tán phát truyền đơn hay khẩu hiệu đấu tranh cho Mặt trận.
Huỳnh Nhật Hải: Sau khi “nhảy núi”, hai anh em chúng tôi, mỗi người một nơi, nhưng đều ở bộ phận công tác phong trào thanh niên học sinh, sinh viên. Anh em chúng tôi thường phải đi vào những “vùng lõm“ (vùng dân cư mà ban ngày do chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát còn ban đêm thuộc về lực lượng của Mặt trận) để bắt liên lạc, tiếp nhận hay vận động ủng hộ về vật chất, tinh thần cho Mặt trận.
Phạm Hồng Sơn: Những công việc đó chắc phải rất mạo hiểm và hết sức khó khăn?
Huỳnh Nhật Tấn: Đúng thế, chúng tôi phải rất kiên trì, khôn khéo trong công tác vận động và không phải lần vận động nào cũng thành công. Cả hai anh em chúng tôi cũng đã bị phục kích hoặc chạm trán với lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa, nhưng rất may cả hai chỉ bị thương nhẹ trong một, hai lần.
Phạm Hồng Sơn: Sau 30/04/1975 các ông được giữ ngay chức Phó Chủ tịch UBND Thành phố hoặc Phó Giám đốc Trường Đảng?
Huỳnh Nhật Hải: Không phải như thế. Sau 30/04/1975 tôi tiếp tục công tác ở Thành đoàn, sau đó mới chuyển qua công tác chính quyền. Năm 1977 tôi được kết nạp Đảng. Năm 1979 làm Chủ tịch khu phố I Thành phố Đà Lạt, rồi sau khi đi học Trường Đảng ở Tây Nguyên trong một năm đến năm 1981 là tôi trở thành Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Lạt, là Thành ủy viên.
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi thì được kết nạp Đảng từ năm 1972 sau khi “nhảy núi”. Ngay tháng 10/1975 tôi đã được chọn vào số cán bộ đầu tiên gửi ra Bắc học ở Trường Tuyên huấn Trung ương ở khu Cầu Giấy, Hà Nội trong 3 năm rồi trở về giảng dạy môn kinh tế chính trị tại Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng. Và sau lần ra học tiếp ở Hà Nội tại Trường Tuyên Huấn Trung Ương trong 03 năm nữa, đến năm 1986 tôi được bổ nhiệm vào chức Phó Giám đốc trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, đồng thời được cơ cấu vào cấp Tỉnh ủy, là Tỉnh ủy viên dự khuyết.
Phạm Hồng Sơn: Một cách ngắn gọn, lý do gì đã khiến hai ông gần như đồng thời quyết định từ bỏ Đảng kiêm các chức vụ đó?
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi còn nhớ trong lá đơn xin ra khỏi Đảng lúc đó tôi có viết một câu: “Tôi không tin ĐCSVN có thể lãnh đạo đưa đất nước đạt được những điều tốt đẹp như Đảng thường nói.”
Huỳnh Nhật Hải: Còn trong lá đơn của tôi viết sau ông em tôi một vài tháng, tôi nhớ đã viết là: “Tôi không còn động cơ để phấn đấu cho mục tiêu và lý tưởng của Đảng nữa.” Nhưng thực sự trong thâm tâm thì cũng giống như ông em tôi đã nói ở trên. Tôi không tin ĐCSVN nữa.
Phạm Hồng Sơn: Quá trình đi đến sự bất tín đó diễn ra như thế nào?
Huỳnh Nhật Hải: Đó là một quãng thời gian kéo dài khoảng 5-7 năm, thông qua những quan sát, tìm hiểu, trao đổi, bàn bạc và trằn trọc từ mỗi bản thân và gần như chỉ giữa hai anh em chúng tôi.
Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói chúng tôi đi đến sự bất tín vào ĐCSVN là dựa vào những gì chúng tôi thấy, chúng tôi gặp trên thực tế hơn là từ vấn đề lý luận.
Phạm Hồng Sơn: Những “thực tế” nào quan trọng nhất khiến hai ông nhận thức lại ĐCSVN?
Huỳnh Nhật Tấn: Đó chính là những chính sách về quản lý xã hội, điều hành kinh tế và việc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của người dân của ĐCSVN. Về quản lý xã hội, ĐCSVN đã không quản lý bằng pháp luật mà bằng sự tùy tiện, áp đặt, gần như hoàn toàn chỉ dựa theo các chỉ thị, ý muốn từ lãnh đạo Đảng. Ví dụ việc tịch thu nhà cửa, tài sản hay đưa đi “học tập cải tạo”, thực chất là bỏ tù con người, đều không dựa trên pháp luật hay xét xử của tòa án. Điều hành kinh tế thì lúc đó chúng tôi thấy những chính sách rất kỳ cục và phản khoa học, ví dụ như có những chỉ thị là Đà Lạt phải sản xuất bao nhiêu rau hay các huyện khác phải sản xuất bao nhiều mì[i] mà không cần biết khả năng và lợi thế về thổ nhưỡng, thói quen canh tác của người dân hoặc việc giao quyền lãnh đạo kinh tế không dựa vào chuyên môn, kinh nghiệm mà lại dựa vào thành phần giai cấp và sự gắn bó với Đảng. Về các quyền tự do dân chủ của người dân, càng ngày chúng tôi càng thấy thực tế lại tồi tệ và khó khăn hơn rất nhiều so với thời Việt Nam Cộng hòa. Ví dụ như khi hoạt động trước 1975, chúng tôi đã từng cho một số viên chức chính quyền đọc cả cương lĩnh của Mặt trận nhưng những người đó không coi chúng tôi là thù địch, họ coi việc khác biệt quan điểm là chuyện hết sức bình thường. Nhưng sau năm 1975 mọi thứ không như thế nữa, tất cả mọi hoạt động, kể cả trong tư tưởng, mà khác với quan điểm của ĐCSVN thì đều không được chấp nhận. Báo chí tư nhân, biểu tình, bãi công, bãi thị đã hoàn toàn bị cấm ngặt mặc dù những bất công, nhu cầu lên tiếng của xã hội hết sức bức bối. Có thể nói điều lớn nhất để chúng tôi nhận thức lại ĐCSVN là sự độc tài toàn trị dựa trên bạo lực và không tôn trọng những quyền căn bản của người dân.
Phạm Hồng Sơn: Các ông đã quen biết những nhân vật như ông Hà Sĩ Phu hay ông Mai Thái Lĩnh,…những cư dân tại Đà Lạt lúc đó chưa?
Huỳnh Nhật Hải: Chúng tôi chưa biết ông Hà Sĩ Phu, còn ông Mai Thái Lĩnh thì chúng tôi đã biết nhau từ hồi cùng “nhảy núi” nhưng sau 30/04/1975 chúng tôi gần như chưa trao đổi hay bàn luận gì với nhau cả. Anh em chúng tôi trước khi quyết định bỏ về đã nói với nhau là “chúng ta đi làm cách mạng không phải để xây dựng nên một nhà nước chuyên chính độc tài như thế này.”
Phạm Hồng Sơn: Gia đình, những người thân và bạn bè đồng chí của các ông có phản ứng gì trước quyết định đó?
Huỳnh Nhật Hải: Lúc đó ba má tôi đều đã qua đời nhưng chúng tôi tin rằng nếu còn sống ba má tôi cũng ủng hộ việc từ giã ĐCSVN của chúng tôi. Hai bà xã của chúng tôi ủng hộ hoàn toàn quyết định về nhà tự làm ăn của chúng tôi.
Phạm Hồng Sơn: Thế còn hai anh trai, những người đã đi tập kết sau 1954, và những đồng chí thân quen của hai ông?
Huỳnh Nhật Tấn: Anh trai cả của chúng tôi thì gần như không có ý kiến gì, còn người anh trai thứ hai thì không đồng ý. Còn những đảng viên đồng sự khác và các cấp lãnh đạo lúc đó hoàn toàn ngạc nhiên, gần như tất cả mọi người đều khuyên chúng tôi xem xét lại. Có người lúc đó đã nói với tôi là nếu về thì cuộc sống sẽ rất khó khăn, nhưng tôi xác định trong lòng là trước đây khó khăn nguy hiểm như thế mà còn chịu được thì lẽ nào bây giờ lại không.
Phạm Hồng Sơn: Khi “trằn trọc” để đi đến quyết định cuối cùng, hình ảnh hay tư tưởng của lãnh tụ Hồ Chí Minh có vấn vương trong “trằn trọc” đó?
Huỳnh Nhật Tấn: Có. Chúng tôi lúc đó cũng thấy cần phải xem lại cả ông Hồ Chí Minh – lãnh tụ, người sáng lập ra ĐCSVN.
Phạm Hồng Sơn: Các ông thấy thế nào?
Huỳnh Nhật Hải: Sau khi cùng tìm hiểu, trao đổi, bàn luận chúng tôi nhận thấy tình trạng mất tự do, phi dân chủ hay có thể nói là cuộc sống kìm kẹp, đau thương của nhân dân, của giới trí thức sau chiến thắng 30/04/1975 ở miền Nam hoàn toàn là sự lặp lại y nguyên tình trạng ở miền Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 – thời kỳ mà ông Hồ Chí Minh vẫn hoàn toàn ở trên đỉnh cao quyền lực.
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi đã từng tự hỏi là mục tiêu sâu xa của ông Hồ Chí Minh là gì? Với những gì lịch sử đã diễn ra khi ông Hồ Chí Minh còn sống thì tôi thấy mục tiêu của ông Hồ Chí Minh vì quyền lực là chính, còn mục tiêu độc lập cho đất nước hay tự do, dân chủ cho dân tộc, cho xã hội Việt Nam đã bị ông Hồ Chí Minh coi nhẹ. Hai mục tiêu tốt đẹp đó chỉ là những ngọn cờ để ĐCSVN lôi kéo, tập hợp quần chúng và giới trí thức cho mục đích giành quyền lực cho ĐCSVN. Thực tế chính quyền dưới thời ông Hồ Chí Minh đã biểu hiện đi ngược lại hoàn toàn hai mục tiêu tốt đẹp đó, độc lập cho dân tộc và tự do, dân chủ cho nhân dân.
Phạm Hồng Sơn: Vâng, về vấn đề tự do, dân chủ cho nhân dân thì đã rõ, nhưng còn về độc lập dân tộc, xin ông nói rõ thêm?
Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói ông Hồ Chí Minh đã đưa đất nước thoát khỏi sự phụ thuộc, đô hộ của người Pháp nhưng lại để đất nước trở lại sự phụ thuộc, khống chế và thôn tính của Trung Quốc cộng sản. Nếu không có sự đồng ý, chủ kiến ngoại giao của ông Hồ Chí Minh thì không thể có tình hữu nghị Việt-Trung như “môi với răng” và cũng không thể có Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng. Một cách ngắn gọn, có thể nói ông Hồ Chí Minh đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm lăng, thôn tính của Trung Quốc cộng sản đối với Việt Nam như chúng ta đang chứng kiến.
Phạm Hồng Sơn: Liệu có công bằng không khi tình trạng mất độc lập, mất chủ quyền hiện nay qui hết cho Hồ Chí Minh?
Huỳnh Nhật Tấn: Đúng là tình trạng lâm nguy của đất nước hiện nay không thể qui hết cho ông Hồ Chí Minh. Nhưng bất kỳ một lãnh tụ, một nhà sáng lập của một đảng, một tổ chức chính trị nào cũng đều có ảnh hưởng rất căn bản tới tầm nhìn, hành động của các thế hệ kế tiếp, dù xấu hay tốt. Tôi nhớ ngay trong văn kiện, khẩu hiệu của ĐCSVN vẫn luôn khẳng định ông Hồ Chí Minh là người sáng lập, tổ chức, lãnh đạo, rèn luyện “Đảng ta”, tức là ông Hồ Chí Minh đã là kiến trúc sư cho mọi chính sách, đường lối của ĐCSVN cũng như thể chế, cung cách quản lý xã hội của ĐCSVN.
Huỳnh Nhật Hải: Đúng như thế, theo tôi, mặc dù ông Hồ Chí Minh đã mất rồi nhưng tư tưởng, đường lối chính trị của ông ấy vẫn được tiếp tục kế thừa trong ĐCSVN. Không phải ngẫu nhiên mà ĐCSVN hiện nay vẫn hô hào học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
Phạm Hồng Sơn: Nhưng nhiều người cho rằng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là rất tốt đẹp, đáng học theo?
Huỳnh Nhật Hải: Đúng, rất tốt đẹp và đáng học nếu chỉ căn cứ vào lời nói và khẩu hiệu như ông Hồ Chí Minh đã đề ra. Và đúng là ĐSCVN hiện nay cũng đang thực hiện đúng như thế, các khẩu hiệu, lời nói, mục tiêu của họ hiện nay cũng rất hoặc khá tốt đẹp, nhưng hành động và thực tế thì lại hoàn toàn ngược lại – cũng như ông Hồ Chí Minh.
Huỳnh Nhật Tấn: Nếu chỉ căn cứ vào truyền thống nhân ái của người Việt Nam thông thường thôi thì cũng thấy đáng lý ra, với cương vị là người có quyền hành cao nhất, ông Hồ Chí Minh phải ra lịnh không được giết hoặc hãm hại ân nhân của mình như vụ xử bắn bà Nguyễn Thị Năm và nhiều người khác trong Cải cách Ruộng đất. Hoặc những vụ bắt bớ, thanh trừng các đồng sự, các ân nhân của ĐCSVN sau này mà không qua xét xử thì ông Hồ Chí Minh không thể không biết là trái đạo lý. Nếu ông Hồ Chí Minh thực sự là người vì nước vì dân thì sau khi lên nắm quyền, điều đầu tiên ông Hồ Chí Minh phải làm là phải để nhân dân và giới trí thức có nhiều tự do hơn thời thực dân Pháp chớ.
Phạm Hồng Sơn: Nếu được sống lại thời tuổi trẻ một lần nữa, các ông có tiếp tục ủng hộ và đi theo Việt Minh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam hay ĐCSVN?
Huỳnh Nhật Hải: Không, không bao giờ.
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi sẽ phải bình tĩnh hơn, tìm hiểu xem họ có ủng hộ và có tư tưởng dân chủ thực sự không, chứ không thể chỉ căn cứ vào lời nói và tuyên truyền của họ. Theo tôi, vấn đề dân chủ phải được đặt cao hơn vấn đề dân tộc vì chỉ có dân chủ mới giúp cho dân tộc được tự do đúng nghĩa và khi đó đất nước mới có nền độc lập bền vững.
Phạm Hồng Sơn: Ngày 30/04/1975 các ông đang ở đâu và cảm xúc như thế nào?
Huỳnh Nhật Tấn: Lúc đó tôi đang ở Đà Lạt. Tôi đã trở về Đà Lạt từ ngày 03/04/1975 với tư thế của người chiến thắng.
Huỳnh Nhật Hải: Tôi về Đà Lạt sau ông em tôi một ngày, ngày 04/04/1975. Cảm xúc của tôi là sung sướng vô cùng, nhất là khi gặp lại má tôi – má đã tưởng tôi hy sinh từ năm 1971 và đã đưa ảnh tôi lên bàn thờ.
Phạm Hồng Sơn: Dịp 30/04 hàng năm vẫn là một trong những ngày lễ lớn của cả đất nước, cảm xúc của các ông ra sao trong những ngày này?
Huỳnh Nhật Hải: Buồn. Nếu không có cuộc chiến tranh tương tàn giữa hai miền trước 1975 thì dân tộc này không có cái bất hạnh, đau khổ như ngày hôm nay.
Huỳnh Nhật Tấn: Buồn. Một ngày quá buồn. Cái chiến thắng 30/04 chỉ đem lại một sự áp bức trên mọi phương diện cho nhân dân, đất nước và lại nặng nề hơn cả thời Pháp thuộc.
Phạm Hồng Sơn: Nếu bây giờ vô tình hai ông gặp lại một người là cựu viên chức cũ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và người đó chính là “kẻ thù” của ông trước 1975, điều trước tiên hai ông muốn nói là gì?
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để bảo đảm tự do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh là “cách mạng” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam.
Huỳnh Nhật Hải: Bây giờ nhìn lại, con đường chúng tôi đã đi trước 1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đã đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc.
Phạm Hồng Sơn: Xin trân trọng cảm ơn ông Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn.
Văn Hóa
Kính mừng Chân phước Gioan Phaolô II
Thanh Sơn
10:10 01/05/2012
LÀ đường dẫn tới Quê Trời đẹp xinh
VỊ Thánh xây dựng hòa bình
THÁNH nhân gương mẫu cho mình noi theo
HÒA mình cùng những người nghèo
BÌNH an luôn mãi rắc gieo thế trần
ĐỜI Ngài gieo khắp, bước chân Hoà Bình
XÂY bao nhiêu tỷ đẹp xinh
DỰNG nên bao nối kết tình thiết tha
ĐẸP thay chung một mái nhà
XINH hơn tất cả, trẻ, già kính yêu
THẾ nhân kính nhớ Ngài nhiều
TRẦN gian mừng kính, Thiên Triều hân hoan
GIÁO hoàng vượt thắng gian nan
HOÀNG Triều Giáo Hội Ngài ban rất nhiều
CỦA "Lòng Thương Xót Chúa" yêu
NHỮNG "Năm Sự Sáng" diễm kiều "Phúc Âm"
HỒNG lên nét ẩn hương trầm
ÂN thiêng Linh Thánh từ tâm tỏa ngời
NGÀI yêu thương hết mọi người
LÀ bạn tuổi trẻ, muôn đời bên ta
ĐẤNG can đảm của tuổi già
THÁNH là gương sáng để ta theo Ngài
TOÀN Gia Gioan Paul II
DÂN yêu thương kính mãi hoài trong tâm
KÍNH dâng tâm ý hương trầm
MỪNG ngày phong Thánh từ tâm kính chào.
Mẹ Tà Pao
Đinh văn Tiến Hùng
10:40 01/05/2012
Lòng con tràn ngập biết bao ân tình,
Lời thơ thay tiếng cầu kinh,
Vinh danh Mẹ Chúa hiển vinh muôn đời.
Nỗi lòng cách biệt thấy nôn nao,
Ước gì chắp cánh về bên ấy,
Gần Mẹ lòng con thấy ngọt ngào!
Nửa thế kỷ qua đã lâu rồi, (2)
Đỉnh đồi sương phủ với mây trôi,
Dòng sông uốn khúc âm thầm chảy,
Mẹ đứng cô đơn giữa đất trời.
Chiến tranh trùm phủ cả quê hương, (3)
Gieo rắc tang thương khắp nẻo đường,
Đoàn con phiêu bạt nơi tứ xứ,
Thương nhớ Mẹ hiền dạ vấn vương.
Rồi một ngày kia Mẹ hiện hình, (4)
Như Vị Tiên Nữ giữa trời thanh,
Thấp thoáng trôi đi tà áo trắng,
Trông theo ba trẻ nguyện lời kinh.
Tiếp theo hiện tượng mặt trời quay,
Phải chăng Mẹ muốn chọn nơi đây,
Trở thành một Fa-ti-ma mới,
Ban phát muôn ơn xuống tràn đầy.
Lũ lượt giáo dân lại đổ về,
Bừng lên sức sống chốn sơn khê,
Dâng lên kinh nguyện lời thống hối,
Rừng núi reo vui khắp bốn bề.
Bao năm chờ đợi đã mỏi mòn,
Bao lời khấn nguyện của đàn con,
Mẹ nhận chuyển cầu lên Thiên Chúa,
Hồng ân đổ xuống tựa mưa tuôn.
Mỗi tháng cứ đến ngày mười ba,
Kỷ niệm ngày Mẹ đã hiện ra,
Xưa kia truyền dạy ba em nhỏ,
Sứ điệp Hòa bình Fa-ti-ma.
Các con Mẹ lòng đầy hân hoan,
Tựa hùng binh ca khúc khải hoàn,
Vây quanh rộn rã nơi chân núi,
Ngước nhìn lên Mẹ hát vang vang.
Ngày xưa sương phủ mây bay cao,
Ngày nay Linh địa đẹp biết bao!
Dòng sông hiền hòa ôm rừng núi,
Đồng lúa xanh tươi sóng dạt dào.
*Ta- Pao lên giấc mơ hồng,
Rừng thiêng sương quyện, núi linh mây ngàn.
Tô thêm nét đẹp Giang san,
Hòa bình ban xuống ngập tràn Tin Yêu.
*Ghi chú : (1) Tà- Pao gọi theo tiếng dân tộc K’Ho. Tà là đẹp, linh thiêng- Pao là giấc mơ. Một giấc mơ hồng, đẹp, linh thiêng.
(2&3) Ngày 8/12/59, Đức Cha Marcello Piquet Giám Mục Nha Trang dựng tượng cung hiến Đức Mẹ trên đỉnh núi Tà- Pao, thuộc huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
Nhưng từ năm 1964- 75 vì chiến tranh tàn phá, giáo dân phiêu bạt khắp nơi nên tượng Đức Mẹ bị bỏ quên.Mãi đến năm 1991 ĐC Niccola Huỳnh văn Nghi
Giám Mục Phan Thiết đã cho phép trùng tu lại tượng Đức Mẹ.
(4&5) Hiện tượng lạ đã xảy ra khi ba em bé nhìn thấy Đức Mẹ hiện trên đám mây đỉnh núi rồi bay khuất phía sau núi.
Cũng còn nhiều người trong đó có cả phóng viên báo chí ngoại quốc được chứng kiến và quay phim hiện tượng mặt trời quay giống như tại Fa-ti-ma xưa kia.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tiếng Sương Mai
Joseph Nguyễn Tro Bụi
21:29 01/05/2012
TIẾNG SƯƠNG MAI
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Lãng đãng sương mờ choán nẻo hoang
Lắng nghe giai điệu sáng khẽ khàng,
Tiếng va sương sớm vào hoa lá
Như tiếng cầm ca đón ngày sang.
(Joseph Nguyễn Tro Bụi)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Lãng đãng sương mờ choán nẻo hoang
Lắng nghe giai điệu sáng khẽ khàng,
Tiếng va sương sớm vào hoa lá
Như tiếng cầm ca đón ngày sang.
(Joseph Nguyễn Tro Bụi)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền