Ngày 11-04-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tâm Thư Từ Thập Tự
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:00 11/04/2010
Tâm Thư Từ Thập Tự

Trên thập tự, Thánh Thần thôi thúc, Thiên Tử than thở thật thảm thương.
Thiên Tử thổn thức trong tim trong trí, trong toàn thân thể, trở thành Tâm Thư: Tình, Tội, Tha Thứ trên toàn thể thế trần:

1. Thập Tự treo Thiên Tử trở thành thánh tích: Tình Thương

Trông thấy thập tự, ta thấy Thiên Tình Thương,
Thập tự treo Thiên Tử, trở thành thánh tích: Tình Thương Thánh Tử
Từ Trời, Thiên Tử trở thành Thọ Tạo trong trần thế.
Trong thân Tôi Tớ trong trắng, Thiên Tử thay thế thọ tạo tội tình,
Trong thân Tôi Tớ tận tụy, Thiên Tử trung thành trong Thánh Thần
Trong thân Tôi Tớ trần trụi, Thiên Tử thí thân thay thế thọ tạo tồi tàn (x. Is, 53).
Trên thập tự, Thiên Tử thổn thức:
“Tất thảy thọ tạo tội tình:
Ta thương tất thảy! Ta thương tất thảy!
Thân Ta treo trần trụi trên thập tự, tại Ta thương,
Ta thảm thay thân thọ tạo thiếu tình thương từ Trời.
Từ thập tự, tất thảy trở thành Tình Thương. Tình Thương thắng thế tất thảy”!

2. Thập Tự treo Thiên Tử trở thành thánh tích: Tội tình

Trong thấy thập tự treo Thiên Tử, ta thấy tội ta, tội trần thế.
Thập tự treo tử tội, trở thành tử tích: tội tình.
Thụ tạo thường theo thói trần tục, tiếp tay Tử Thần,
Tham tiền, thích tình, tìm tài, thích thưởng thức…
Thông thường, tiền thành tiên, thiếu tiền, tình tan,
tư tưởng tồi tàn, tâm tư tù tội.
Tìm tôi trong tội theo thói thường tình tư,
Thiếu trung thành, thiếu trung thực trong tâm tư, tư tưởng,
Tự tôn, tự ti, tự tử, thân than trách thân (x. trường hợp Giuđa).
Trên Thập Tự Thánh Tử trở thành tử tội,
Thay thế tất thảy trần thế tội tình,
Toàn thân tan tành, tan tác, tức tưởi.
Thập Tự trở thành tòa tối thượng tố tội ta, tội trần thế.
Thập tự trở thành trò trớ trêu tội tình.
Thánh Thiên Tử thiết tha:
“Tất thảy thọ tạo tội tình:
Tĩnh thức, tĩnh thức, tránh tội,
Trung thành thực thi Thánh Thượng Thư:”!

3. Thập Tự treo Thánh Thiên Tử trở thành thánh tích: Tha Thứ

Thấy thập tự treo Thiên Tử, ta thấy thiên tình thứ tha.
Tội trần thế thật trùng trùng từ thời tạo thiên tới thiên thu.
Tình Thiên Tử trên thập tự trở thành thiên trường tình Tha Thứ tội,
trổi trên toàn thể tội tình trần thế.
Thọ tạo tội tình, Thiên Tử tha thứ,
Thọ tạo thiếu trung thành, Thiên Tử thưa trung thành,
Thọ tạo thiếu trung thực, Thiên Tử thực thi Thánh Thượng Thư từ Trời.
Thọ tạo thường theo thói trần tục, Thiên Tử thức tĩnh thọ tạo tĩnh thức trong trường trần.
Trong thân thụ tạo, Thiên Tử thấu tình thấu trí thọ tạo: từ tính tình, từ tâm trí, tư tưởng.
Thân tro trong trần thế, ta thường thay thế Thánh Thư thành “thánh tôi”.
Trên Thập Tự Thánh Tử thống thiết:
“Thưa Thánh Thượng,
Tha tất thảy, tha tội toàn thể trần thế,
Tha tội tên trộm trùm tử tội, tha tất thảy!
Thọ tạo tội tình, tin tưởng Tình Thương Ta từ thập tự,
Tình Tha Thứ thắng thế tội trần, thắng thế Tử Thần”.
Thế thì, từ trên Thập tư, ta thấy tình thương, thấy tội tình, thấy tình tha thứ.
Trong ta, thôi thúc tỏa tình thương Thiên Tử trên toàn thể thọ tạo, thực thi Thánh Thư, trung thành trong từng trọng trách trần thế,
tiếp tục thiên tình thập tự trong từng thời thế tới thiên thu.

Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa
Rôma ngày 11.04.2010


 
Tầm quan trọng của Thánh lễ và Cộng đoàn xứ đạo
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
09:11 11/04/2010
... Thời thơ ấu, Cha Mẹ tôi thường ép buộc tôi phải đi nhà thờ tham dự Thánh Lễ, ngay cả khi tôi không muốn! Vào buổi dậy thì - giống như bao thiếu nữ đồng tuổi - tôi trải qua thời kỳ khủng hoảng tâm lý, đặc biệt là khủng hoảng tôn giáo. Tôi nhất định không muốn nghe nói đến chuyện thực hành đạo. Chỉ khi bước vào đại học, tôi mới bắt đầu nghiêm chỉnh đặt vấn đề sống đạo. Như các bạn trẻ thời đại khác, tôi tự hỏi:

- Phải chăng cuộc sống chỉ quanh quẩn nơi ba cái chuyện: đi-lại / làm-việc / ăn-ngủ? Vậy thì đâu là cái chính yếu cái ý nghĩa đích thật của cuộc sống???

Thế rồi, vào một ngày, tôi tình cờ bước vào một thánh đường tromg lúc vị Linh Mục đang cử hành Thánh Lễ. Bỗng chốc, tôi như bị một cú-sét! Tôi như bị dán-chặt ngay tại chỗ! Tôi ở lại thánh đường cho đến khi Thánh Lễ chấm dứt. Và khi bước ra khỏi thánh đường thì tâm tư tôi hoàn toàn đổi khác!

Cuộc hoán cải trở về của tôi cũng giống như cuộc đổi đời của ông Paul Claudel (1868-1955). Dĩ nhiên nó có tầm quan trọng nhỏ bé hơn xét vì ông Paul Claudel là nhà ngoại giao kiêm văn thi sĩ Công Giáo nổi tiếng của Pháp. Thế nhưng, bất cứ cuộc hồi tâm nào cũng đáng trọng đáng quí bởi vì đó là hồng ân trọng đại đến từ THIÊN CHÚA!

Kể từ sau cuộc hoán cải đổi đời ấy, tôi bắt đầu tham gia các sinh hoạt của giáo xứ dành riêng cho giới trẻ. Rồi tôi gia nhập Phong Trào Hướng Đạo. Tôi trở thành nữ hướng đạo sinh Công Giáo nhanh nhẹn và nhiệt thành. Tất cả các sinh hoạt tích cực ấy góp phần giúp tôi sống đạo cách tươi vui và nghiêm chỉnh. Đức Tin của tôi được đào sâu, được củng cố và được lớn mạnh.

Giờ đây với tư cách là phụ nữ lập gia đình, tôi sống đạo thật chân thành. Điều đáng nói là tôi cảm thấy nhu cầu tham dự Thánh Lễ và tham gia các sinh hoạt của Giáo Hội. Nếu chẳng may có Chúa Nhật nào đó tôi bị lỡ cơ hội tham dự Thánh Lễ thì tôi cảm thấy nhung nhớ và thiếu thốn cái gì đó thật linh thiêng!

Tôi cảm nghiệm sâu xa rằng một tín hữu Công Giáo không thể sống đơn độc nhưng phải tham dự vào cuộc sống Cộng Đoàn. Cộng Đoàn đây chính là xứ đạo thân yêu nơi thành phố tôi đang sống. Các tín hữu Công Giáo cần sát cánh bên nhau để giúp đỡ lẫn nhau và cùng đồng hành trên con đường Đức Tin. Đức Tin là một cuộc hành trình. Đơn độc một mình chắc hẳn tôi sẽ gặp khó khăn và dễ nản lòng hơn.

Thực hành Đạo đối với tôi chính là sống tâm tình hiệp nhất sâu đậm với Đức Chúa GIÊSU KITÔ và với các anh chị em Công Giáo khác của tôi.

Thánh Lễ là buổi cử hành phụng vụ linh thiêng và cao cả nhất đối với tôi. Tôi đến tham dự Thánh Lễ với trọn con người của tôi với yếu đuối và nghi nan. Nhưng tôi khẩn cầu THIÊN CHÚA trợ giúp tôi. Tôi xin Chúa kết hiệp đời sống thường ngày với đời sống thiêng liêng của tôi. Mỗi lần ra khỏi nhà thờ sau khi tham dự Thánh Lễ tôi cảm thấy được nuôi dưỡng nhờ nghe Lời Chúa, nghe bài giảng của Cha Sở và nhất là được rước Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Tôi phó thác mình tôi cho Chúa và Chúa tự hiến cho tôi. Rồi tôi sung sướng vì cảm thấy thuộc về Cộng Đoàn Giáo Hội và là thành phần của Dân Chúa. Cùng với các tín hữu đồng đạo Công Giáo, tôi hân hoan tiến bước về quê hương vĩnh cửu.

Chứng từ của bà Mireille tín hữu Công Giáo Pháp. Bà hành nghề quản thủ thư viện.

... ”Anh chị em thân mến, anh chị em đừng cứ thần khí nào cũng tin, nhưng hãy cân nhắc các thần khí xem có phải bởi THIÊN CHÚA hay không, vì đã có nhiều ngôn sứ giả lan tràn khắp thế gian. Căn cứ vào điều này, anh chị em nhận ra thần khí của THIÊN CHÚA: thần khí nào tuyên xưng Đức Chúa GIÊSU KITÔ là Đấng đã đến và trở nên người phàm, thì thần khí ấy bởi THIÊN CHÚA; còn thần khí nào không tuyên xưng Đức Chúa GIÊSU KITÔ, thì không bởi THIÊN CHÚA; đó là thần khí của tên phản Kitô. Anh chị em đã nghe nói là nó đang tới, và hiện nay nó ở trong thế gian rồi. Hỡi anh chị em là những người con bé nhỏ, anh chị em thuộc về THIÊN CHÚA, và anh chị em đã thắng được các ngôn sứ giả đó, vì Đấng ở trong anh chị em mạnh hơn kẻ ở trong thế gian. Các ngôn sứ giả đó thuộc về thế gian; vì thế, chúng nó nói theo thế gian, và thế gian nghe chúng. Còn chúng ta, chúng ta thuộc về THIÊN CHÚA. Ai biết THIÊN CHÚA thì nghe chúng ta. Ai không thuộc về THIÊN CHÚA thì không nghe chúng ta. Chúng ta cứ dựa vào đó mà nhận ra thần khí nào dẫn đến sự thật và thần khí nào làm cho sai lầm” (1Gioan 4,1-6).

(”Annales d'Issoudun”, Revue de Notre Dame du Sacré Coeur, Février 2010, trang 9)
 
Suy niệm Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa: bóng của Phêrô và chạm tay của Tôma
Đ.Ô. Nguyễn Quang Sách
09:28 11/04/2010
Bài đọc thứ nhất hôm nay từ sách Công Vụ Các Tông đồ (5:12-16) công hiến chúng ta một sự nhận thức sáng suốt trong cộng đồng Kitô hữu tiên khởi tại Jêrusalem. Luca đã lưu ý sự phát triển mau lẹ của Giáo Hội sơ khai (2:41, 47, 4:4; 6;1,9:31). Trong bài đọc hôm nay từ Công Vụ các Tông Đồ ngài muốn thêm sự kiện là số đông người nữ cũng như như nam đã được rửa tội và trở nên môn đệ (5:14). Những dấu lạ và những sự kỳ diệu là hậu quả rõ ràng của các ân huệ Thần Khí như là “sự làm phép lạ” và “ những sự chữa bệnh” (1 Côrintô 12: 9, 28).

Một hình ảnh rất có tác động mạnh của Phêrô được trình bày cho chúng ta (vs 15-16): ‘Người ta còn khiêng những kẻ ốm đau ra tận đường phố đặt trên giường trên chõng, để khi ông Phêrô đi qua, ít ra cái bóng của ông cũng phủ lên được một bệnh nhân nào đó. Nhiều người từ các chung quanh thành Jerusalem cũng lũ lượt kéo đến, đem theo những kẻ ốm đau cùng những người bị thần ô uế ám, và tất cả đèu được chữa lành.”

Cái bóng của Phêrô

Tôi luôn luôn bị xúc động bởi hình ành cái bóng của Phêrô đi ngang qua người bịnh và gây ảnh hưởng. Những người đi ngang qua cái bóng của Phêrô được chữa lành, không phải bởi cái bóng của Phêrô nhưng bởi quyền năng của Thiên Chúa hành động qua Phêrô.

Những phép lạ chữa lành lôi cuốn dân chúng tới Giáo Hội tiên khởi và xác nhận chân lý những huấn giáo của các tông đồ và sự kiện là quyền phép Thiên Chúa ở với các ông. Chúng ta cũng biết rằng những lãnh đạo tôn giáo ganh tị về quyền năng và uy quyền của Chúa Giêsu coi các Tông đồ như là một sự đe dọa liên tiếp và đòi hỏi họ phải được kính trọng. Các Tông Đồ không đòi hỏi mình phải được tôn trong. Mục tiêu của các ông là mang lại sự tôn trọng và cung kính đối với Thiên Chúa. Các Tông đồ đã được sự tôn trọng của dân chúng, không phải tự các ông nài xin, nhưng bởi vì các ông xứng đáng được những sự ấy.

Đức Giáo Hoàng Biển Đức giữa chúng ta

Khi tôi suy tư về bài đọc một hôm nay, tôi không thể không nhớ tới những hình ảnh rất có tác đông của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khi ngài di chuyển giữa hàng trăm ngàn người trong chuyến viếng thăm của ngài tại Hoa Kỳ cách đây hai năm trong tháng này. Người mục tử chân chính, người mô phỏng sự sống của mình theo sự sống Chúa Giêsu, phải thương yêu dân chùng được phó thác cho mình và bắt chước Chúa Giêsu. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã làm sự này rất tốt.

Trong những tuần qua, thế giới đã chứng kiến tai họa và sự đau khổ về sự lạm dụng tình dục trẽ em và sư bùng nổ dễ bị tổn thương trong nhiều xứ châu Âu. Sự lạm dụng này là xấu ác, phá hoại và đầy tội tình.

Một số linh mục và tu sĩ, những người đã hứa bảo vệ, bênh vực và thương yêu trẻ nhỏ đã làm nhục Giáo Hội và xã hội. Một số người đã ra sức trách móc Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI không hành động, che đậy cách sống và sự vô liêm sĩ trắng trợn trong việc xử lý sự lạm dụng tình dục trẻ em. Quở trách này không đúng, không chấp nhận được, và rất xúc phạm Giáo Hội, những nạn nhân và xã hội nói chung.

Tôi nhớ chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Biển Đức tại Hoa Kỳ cách đây hai năm, với lòng xúc động và cám ơn sâu sắc. Trong chuyến viếng thăm này cái bóng của Phêrô phủ trên America, cũng như nó đã làm bất cứ nơi nào Đức Giáo Hoàng này đã viếng thăm trên năm năm qua. Và cái bóng này, là cái chạm chữa lành của Chúa, phủ trên tất cả chúng ta với lòng thương xót., sự chữa lành và sự hoà bình. Khi Đức Giáo Hoàng Biển Đức đi giữa chúng ta, ngài làm hơn là liên kết với chúng ta. Ngài liên kết. Ngài cổ võ quần chúng. Ngài tỏ lòng can đảm, sự khôn ngoan và lòng thương cảm phi thường.

Các phương tiện không bỏ lỡ ý nghĩa sâu sắc của sự Đưc Thánh Cha gặp gỡ riêng tư đầy xúc động vơi các nạn nhân của việc lạm dụng tình dục giáo sĩ tại Toà Đại Sứ Vatican ở Washington. Đức Giáo Hoàng lúc đó không sợ, bây gìơ vẫn không sợ phải đi vào trong sự đau đớn, sự hỗn mang, sự buồn rầu và sự dữ của cơn khủng hoảng lạm dụng. Ngài cho dân chúng biết rằng ngài nghe và hiểu và Đức Giáo Hoàng sẽ tiếp tục hành động ngõ hầu một tai hoạ như thế sẽ không bao giờ lập lại nữa.

Nơi nào có Phêrô nơi đó có Giáo hội.

Một thành ngữ Latin xưa, đầu tiên được Thánh Ambrose sử dụng trong thế kỷ thứ tư, hiện ra trong trí nhớ của tôi vào tháng Tư 2008, trong nhiều lúc thăm viếng lịch sử giáo hoàng tại Hoa Kỳ: Ubi Petrus ibi ecclesia, có nghĩa là: Nơi nào có Phêrô, ở đó có giáo hội. Phêrô ở tại America đã hai năm, và nụ cười dịu hiền của ngài và sự thanh thản hiển nhiên của ngài đốt cháy một quốc gia, một Giáo Hội và một lục địa với niềm hy vọng giữa thái độ hoài nghi, tuyệt vọng, và nhiều người thích thúc đẩy sự chết đến cho một Giáo Hội sống động và trẻ trung. Chỉ thời gian, sư suy tư và cầu nguyện sẽ mạc khải cho biết sự chữa lành từ hai năm sẽ sinh hoa quả cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ.

Một điều chắc chắn: Nơi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, cái bóng của Phêrô phủ trên hàng triều người tại Hoa Kỳ trong năm 2008 và tiếp tục phủ xuống hàng triệu người chung quanh trái đất cho tới ngày nay, cách riêng trên những người bị thương tích và hư hại từ những hành động xấu ác lạm dụng tình dục trẻ em. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng nơi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, Phero vẫn ở giữa chúng ta.

Cái chạm tay của Tôma

Truyện Phục Sinh của Gioan (Chương 20-21) là một loạt những sự găp gở giữa Chúa Giêsu và và các môn đệ của Người mặc khải những phản ứng đức tin khác nhau. Hoặc những sự gặp gở này là với Simon Phêrô và người Môn Đệ được Chúa yêu, bà Mary Magdalene, các môn đệ hay là Tôma, toàn thể kịch bản nhắc chúng ta nhớ rằng trong hàng ngủ đức tin có những cấp bậc sẵn sàng khác nhau và những yếu tố khác nhau dẫn đưa dân chúng tới đức tin và giúp họ trở thành những chứng nhân và những thầy dạy.

Truyện của Gioan về Chúa Giêsu và Tôma (John 20:19-31) ghi chú sự hiện ra hậu-phục sinh lần thức nhất của Chúa Giêsu và cung cấp cho chúng ta một kinh nghiệm điển hình của sự nghi nan, tranh đấu và đức tin. Trong đó ẩn nấp kinh nghiệm của mọi người Kitô hữu: tin mà không thấy. Trong đoạn Tin Mừng này, chúng ta có một truyện trong một truyện: sự phân giải những nghi nan của Tôma trong lúc Chúa Giêsu hiện ra hầu an ủi những môn đệ sợ hải. Tôma chỉ tin khi ông nghe Chúa gọi phải tin.

Tôma không phải là một người theo thuyết nghi nan vĩnh viển, cũng không phải là một con người bướng bỉnh, cứng cổ như truyền thống Kitô hữu thường vẻ vời. Tự điển Hy Lạp chuyển dịch tiếng “skepsis” thành “sự nghi nan, mối nghi hoặc, sự do dự, và sự không tin.” Tôma, kẻ nghi ngờ, được phép làm đôi chuyện mà tất cả chúng ta muốn làm. Ngài được phép chạm tay và “kinh nghiệm”, mà đôi khi phương tiện nhân bản con người không thể làm được. Đối với chúng ta điều đó khó hơn. Chúng ta cần bắt đầu với đức tin và lúc đó chạm cách đui mù con đường của chúng ta cho tới trung tâm cuộc đời chúng ta.

Dầu chúng ta biết rất ít về Tôma, hậu cảnh gia đình của ngài và vận mạng của ngài, chúng ta được ban cho một lời gợi ý quan trọng vào trong căn tính của ngài trong từ nguyên học (etymology) của tên ngài trong tiếng Hy Lạp: Tôma (Didymuous trong tiềng Hy Lạp) có nghĩa là “sinh đôi”. Nữa Tôma kia, người sinh đôi của ngài là ai? Chúng ta có thể thấy người sinh đôi của ngài bằng cách xem trong kính soi.

Nữa kia của Tôma là bất cứ ai chiến đấu với sự đau đớn không tin, nghi ngờ và tuyệt vọng, và cho phép sự hiện diện của Chúa Giêsu Phục Sinh làm một sự khác biệt. Khi sự này xảy ra, những ngờ vực tan biến. Tôma và những kẻ sinh đôi của ông khắp thế giới liều mọi sự trong Chúa Giêsu và cho Chúa Giêsu và trở thành những nguồn phúc lành cho những kẻ khác, mặc dầu những nghi ngờ và tuyệt vọng của họ và vì những nghi ngờ và tuyệt vọng của họ.

Chúa nhật về lòng thương xót của Thiên Chúa

Chúa Nhật về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa không phải là một lễ mới được thiết lập để cử hành những mặc khải của Thánh Faustina Kowalka’s (1905-1038). Trên thực tế lễ này không liên hệ chút nào với Thánh Faustina! Đúng hơn lễ này khôi phục một truyền thống phụng vụ xa xưa, phản chiếu trong một huấn giáo gán cho Thánh Augustine về Tuần Bát Phục Sinh, mà ngài gọi là “những ngày thương xót và tha thứ,” và chính ngày thứ Tám “tổng kết những ngày thương xót.”

Chúng ta có phải “thúc ép”một sự liên kết giữa Lòng Thương Xót Chúa và truyện Tin Mừng của Tôma và Chúa Giêsu Phục Sinh? Trả lời cho câu hỏi thứ nhất là “Tất cả mọi sự!” và cho câu hỏi thứ hai: “Không!” Việc cử hành Chúa Nhật Về Lòng Thương Xót của Chúa không cạnh tranh với, cũng không gây nguy hiểm cho sự toàn vẹn Mùa Phục Sinh, cũng không lấy đi sự đương đầu đáng sợ với Chúa Phục Sinh trong Tin Mừng hôm nay. Chúa Nhật về lòng Thương Xót Chúa là ngày Bát Nhật Phục Sinh, đang cử hành tình yêu thương xót của Chúa chói sáng suốt Tam Nhật Phục Sinh và toàn diện mầu nhiệm Phục Sinh.

Trong ngày phong thánh Thánh Faustina ngày 30/4/2000, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói trong bài giảng lễ của ngài trước hơn 200.000 người trong Quảng Trường Thánh Phêrô: “Chúa Giêsu cho [các Tông Đồ] thấy tay và cạnh sườn của Người. Tức là, Người chỉ những vết thương của sự Thương Khó, cách riêng vết thường trong con tim của Người, nguồn suối từ đó chảy ra làn sóng lớn lòng thương xót chảy ra trên nhân loại.”

Đã nhiều năm, khi tôi gặp khó khăn trong sự thấy những liên kết nội tại giữa Chúa Nhật thứ Hai Phuc Sinh, lễ thánh quan thầy tôi, Tôma Tông đồ, và những mạc khải của Thánh Faustina, tôi đi ngang qua lời trích dẫn này của Thánh Bernard (Canticle 61, 4-5: PL 183. 2072):” Điếu tôi không thể được tự tôi, tôi chiếm lấy với niềm tin từ cạnh sườn bị đâm thủng của Chúa, bởi vì Người đầy lòng thương xót. Sự giáp mặt của Tôma với Chúa Phục Sinh ban cho tôi toàn diện viễn ảnh về ý nghĩa sự thương xót. Lúc đó tôi hiểu rằng ngày nầy cần được lấy làm chủ đề. Bây giờ hơn bao giờ hết trong Giáo hội và thế giới, chúng ta cần lòng thương xót.

Lòng thương xót bên trong sự thương xót bên trong sự thương xót.

Vị mục tử mới nhất của Canada, Giám Mục Donald Bolen thành Saskatoon, được phong chức giám mục ngày 25/3/2010. Giám Mục Bolen, một linh mục Tổng Giáo Phận of Regina tại Tây Canada, và nguyên là viên chức Hội Đồng Giáo Hoàng Hiệp Nhất Kitô hữu tại Vatican, chọn làm khẩu hiệu giám mục của ngài “Mercy within mercy within mercy.”

Trích dẫn này lấy từ sách 1953 của Tôma Merton “Dấu của Jonas,” trong đó Merton có Chúa nói: “Ta đã luôn luôn làm lu mờ Jonas với lòng thương xót trong sự thương xót trong sự thương xót.”

Trong nghi lễ phong chức của ngài nhằm ngày Lễ Truyền Tin năm nay, Giám Mục Bolen nói: “Lời mà Mẹ Maria đón nhận với tiếng ‘fiat’ của Mẹ, Lời nhập thể trong Chúa Giêsu thành Nadareth, Lời Đấng hiến mình hoàn toàn cho chúng ta, cả tới chết, nhưng mà sự chết không thể chứa Lời này: Điều mà Lời nói là lòng thương xót trong sự thương xót trong sự thương xót. Nếu lâu nay có một khẩu hiệu giám mục tổng kết cuộc sống một giám mục, đó là khẩu hiệu này đối với một giám mục trẻ danh tiếng và lãnh đạo của Giáo Hội tại Canada người mô tả lòng thương xót mạnh mẽ!

Khi chúng ta tiếp tục phơi nắng trong ánh sáng rực trên trời của sự phục sinh của Chúa, chúng ta đừng ngưng cầu nguyện cho bóng chữa lành của Phêrô và sự hòa bình phủ trên Giáo Hội, và chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những cuộc sống của chúng ta được chìm ngập trong sự thương xót bên trong sự thương xót bên trong sự thương xót.

(Suy niệm của Cha Tôma Rosica, nhân viên đìều hành chính của Tổ Chức các Phương tiện Công Giáo Muối và Ánh Sáng và Mạng Lưới Truyền Hình tại Canada, là một cố vấn viên Hội Đồng Giáo Hoàng Truyền Thông Xã Hội.)
 
Giết chết hay chữa lành.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan
17:46 11/04/2010
Con người đang sống trong một thế giới đáng buồn, có quá nhiều thù hận. Nếu trả thù, dù bạn có thể giết hết tất cả những người thù hận với bạn, lòng bạn cũng chưa hết thù. Tha thứ và chữa lành mới xua tan đi những hận thù. Con người cần được tha thứ, con người cần có tình yêu để chữa lành và trong tình yêu luôn là chịu nhiều hy sinh.

Trả thù ?

Trả thù có thể làm nguôi lòng hận thù? Chắc chắn là không, bởi vì sau khi trả thù lòng người sẽ mang lấy những xâu chuỗi khác của hận thù: Những buồn phiền, những khổ tâm day dứt, những hành vi điên rồ hơn kẻ thù. Đó là kết quả của lòng thù hận. Chỉ cho một cách loại bỏ hận thù bằng tha thứ.

Con người cần được tha thứ.

Câu chuyện xảy ra với một thầy giáo hiền lành, hôm ấy đã lầm lỡ một cách đáng tiếc, thầy đã gọi điện về cho bố ở nhà thú nhận lỗi lầm của mình và xin bố thứ lỗi, người bố khuyên con ra thú lỗi thành khẩn ngay, rồi đích thân ông đã tìm đến bệnh viện để chăm sóc đứa bé bị hại. Chúng ta không thể nói hết tình yêu của người bố đã dành cho con của mình như thế nào, nhưng có một điều chắc chắn, ông là người đau lòng nhất vì đứa con trai của ông là đứa kỳ vọng nhất ra nông nỗi này. Sai lầm có nhiều mức độ của con người tội phạm, có thứ tội làm cho công luận sục sôi lên án, chỉ muốn giết chết tội nhân. Trong lúc sục sôi đó, đám người nổi giận kia cũng không thể nào kềm lòng được trước nghĩa cử của người cha, van xin sự tha thứ của nhiều người cho đứa con đáng tội chết.

Câu chuyện có thật này làm nhớ đến câu nói của Đavit trước cái chết của người con đang tìm giết mình: “ước gì cha chết thay cho con, Absalom con ơi”. Tiếng kêu ấy là tiếng kêu từ sâu thẳm của lòng đau đớn, người cha đau đớn về đứa con mình hơn là bị giết chết. Cái đau đớn nghĩ về phận người quá mỏng dòn yếu đuối, có thể phạm bất cứ tội gì nếu để lòng dục xui khiến, có thể gây tan nát và biết bao đau thương cho người khác với những lòng thèm khát của mình. Cái đau của người cha là đã sinh ra con, cưu mang từ những ngày thơ dại đến khi trưởng thành vẫn còn thơ dại phút chốc. Đau đớn thảm thương ấy sẽ không thể chịu đựng nổi nếu không có tình yêu. Tình yêu để tha thứ và tình yêu để được tha thứ.

Con người tội nhân cần được tha thứ vì cái trót dại đã hằn sâu vết thương lòng, sâu hơn vết thương có thể giết chết. Trong cùng cực của đau thương, nhận lãnh lỗi lầm trầm trọng của mình, lên tiếng kêu cứu lòng thương xót, còn ai nỡ mạnh tay giết chết nữa. Con người cần được tha thứ mới xứng phẩm giá con người, bởi vì tình yêu tha thứ làm tiêu tan thú tính trỗi dậy muốn tiêu diệt, muốn giết chết. Tình yêu xin được tha thứ là là một tình yêu vực con người dậy sau lần sa ngã trầm trọng.

Tình yêu chữa lành.

Trong bộ luật cổ xưa, bộ luật Hammurabi là bộ luật tương đối hoàn chỉnh thời kỳ cổ đại, gồm 282 điều. Trong Luật Hammurabi có nhắc tới 32 trường hợp xử tử hình. Thường là các hình phạt rất khắc nghiệt như dìm, đóng đinh, chém v.v… Trong cổ luật người Sumer “mắt đền mắt, răng đền răng”, mang nặng tính trừng phạt. Tính chất tương xứng trong trách nhiệm pháp lý nhấn mạnh nhiều đến tính trừng trị đối nhân hoặc đối vật, mà chưa tính đến tính giáo dục, hay tạo điều kiện để người vi phạm hoàn lương.. Luật pháp để trừng trị hay để sửa trị, đó là câu hỏi mang tính người ngay cả trong những tội mang án hình sự phải chết. Trừng trị là dùng bộ luật để khai trừ phạm nhân, sửa trị là yêu thương đưa về cuộc sống hoàn lương. Chính bởi vậy, trong bất cứ bộ luật nào cũng để tâm tới việc giáo dục phạm nhân để trả lại phẩm giá con người bị đánh mất.

Câu chuyện người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình phải xử theo luật thời ấy ném đá cho chết. Chúa Giêsu cũng đặt một câu hỏi phải suy nghĩ rất nhiều cho mọi thời đại: “Ai sạch tội ?”.

Ai sạch tội? Là tội nhân với nhau thì hãy thương nhau mà sửa lỗi cho nhau, trong lúc sửa lỗi thì cũng giữ phẩm giá cho nhau, nên cũng có nhiều phiên tòa xử tế nhị không công khai, nên trong các bộ luật cũng có những điều cấm tra tấn và làm mất phẩm giá của phạm nhân. Đó là hành xử theo cách con người với nhau.

Ai sạch tội? Chẳng ai sạch tội cả, ngoại trừ Con Thiên Chúa, nhưng Ngài cũng không kết tội. Ngài thương yêu con người tội nhân, làm bất cứ mọi cách để cho nó đừng phạm tội nữa, sửa chữa lỗi lầm và trả lại phẩm giá con người mà phạm nhân đánh mất như dụ ngôn người cha nhân từ.

Tình yêu chỉ mong chữa lành chứ không là khai trừ, tình yêu làm cho con người xứng đáng làm người.

Tình yêu là chịu nhiều hy sinh.

Sửa dạy trong tình yêu là một cách sửa dạy đòi nhiều hy sinh nhất. Ngay trong tâm khảm của con người đang giận dữ sục sôi, có thể giết chết phạm nhân. Kềm lòng lại, bình tĩnh lại là một hy sinh rất lớn trong chính lúc giận dữ, đó là hành vi thuộc tính người, chiến thắng được chính mình. Người phạm nhân đau khổ vì lỗi lầm mình gây ra, sẵn sàng đón nhận lấy tất cả những gì để có thể đền bù, đó cũng là đền bù chịu hy sinh.

Chịu đựng câm lặng như người phụ nữ ngoại tình bị vây quanh bởi nhiều người lên án. Chúa cũng im lặng ngồi xuống viết trên đất. Chẳng lẽ ném đá cả hai, lòng bao dung bị ném đá và tội nhân phải chết cũng bị ném đá. Nếu vậy chẳng phải tính người. Tính người là biểu lộ lòng bao dung, đại lượng khi tội nhân biết lỗi và mọi người đều mềm lòng trước đòi hỏi của lòng vị tha ấy. Tha thứ là một hy sinh của người tha thứ, chịu đau khổ cùng với tội nhân vì lỗi họ đã phạm, thương cảm cho yếu đuối của tội nhân mà chính tội nhân lãnh nhận bao hậu quả. Khoan dung được thể hiện rõ nét nhất trên thập giá với người trộm lành, Chúa nhân từ đón nhận và phục hồi hậu quả của tội lỗi nơi phạm nhân.

Đánh đòn cho chừa. Như người cha cầm cái roi lấy hết sức mình đánh đứa con mình cho hả giận thì không phải là giáo dục, chữa lành, mà đánh vì chính lòng ích kỷ của người cha đó. Nhưng khi vừa đánh đứa con mình vừa khóc cho đứa con mình vì yếu đuối của nó, thì rất thương cho những cái roi đang đánh vào tâm hồn người cha. Sửa dạy trong yêu thương là cách thức người Việt xưa, khi cha mẹ không còn, anh chị thay mặt cha mẹ sửa dạy em, anh hay chị đến bàn thờ cha mẹ, thắp lên nén nhang cầu khẩn xin phép cha mẹ mới cầm roi sửa dạy em mình. “Người công chính cứ việc đánh con và lấy tình thương mà sửa dạy, nhưng dầu thơm kẻ dữ con quyết chẳng cho xức trên đầu; khi chúng làm điều ác, con vẫn luôn cầu nguyện” (Tv 143, 5). Thánh Phaolô cũng viết: “Thưa anh em, nếu có ai vướng mắc tội nào, thì anh em, những người được Thần Khí thúc đẩy, hãy lấy tinh thần hiền hoà mà sửa dạy người ấy; phải tự đề phòng kẻo chính mình cũng bị cám dỗ” (Gl 6, 1).

Chúa dạy: “anh em hết lòng tha thứ cho nhau”, đó là bài học của hy sinh để tha thứ. Không hy sinh chính cái tôi của mình không thể tha thứ mà cũng không thể chữa lành.

Trong lúc Giáo Hội đang chịu nhiều thử thách bởi rao giảng tình yêu, phẩm giá và tôn trọng sự sống của con người. Giáo hội cũng gặp nhiều cản trở do nhiều tội lỗi của chính con cái mình và của nhiều người không ưa thích Giáo Hội lên án. Cần có trái tim nhân lành của Chúa để hòa giải để chữa lành và làm cho sống. Xin Chúa luôn nâng đỡ Giáo Hội trong cơn thử thách và cho con người trái tim nhân hậu của Chúa.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:42 11/04/2010
SUỐI NHỎ

N2T


Một mùa hè rất nóng, Tất Lợi đang đi trên đường làng, đôi má hồng hồng vì nắng, miệng cũng khô vì khát nước. Không lâu sau đó, nó đi đến bên một con suối nhỏ, con suối nhỏ này là do nham thạch bên cạnh một cây cao su chảy ra.

Tất Lợi biết rất rõ ràng khi trời quá nắng nếu tự tiện uống nước lạnh thì rất nguy hiểm, nhưng thực ra thì nó rất khát nước và cũng không chú ý đến nhiều chuyện, một lòng chỉ muốn uống nước. Sau khi uống xong thí nó cảm thấy người rất mệt, sau đó thì chóng mặt té nhào trên đất. Sau khi về nhà thì nó lâm bệnh thập tử nhất sinh, sốt rất cao.

- “Ái dà”, nó nằm trên giường thở dài: “Không ai ngờ nước suối trong xanh như thế mà lại rất độc ?”

Ba nó trả lời:

- “Bệnh của con không phải do uống nước suối, đừng trách nó, nguyên nhân chủ yếu là con không cẩn thận mà cũng không biết tiết chế”.

(100 câu chuyện suy tư)

Suy tư:

Không có cơn cám dỗ nào mà không hấp dẫn, bởi vì đã là cám dỗ thì phải hấp dẫn, bằng không thì không cám dỗ được ai.

Không ai nhìn một cô gái xấu xí như quỷ dạ xoa mà động lòng dục vọng, nhưng nhìn một cô gái đẹp bốc lửa “kêu gọi” thì dục vọng ham muốn mới nổi lên.

Không ai thấy một người nghèo xơ nghèo xác kiết mà lòng tham nổi lên muốn ăn cắp của họ, nhưng lòng tham chỉ có khi nhìn thấy người giàu co mang vàng bạc đầy mình.

Dong nước trong xanh nhìn thì mát mắt và tự nhiên thấy khát nước –nhất là trời nắng- nhưng nếu gặp một vũng nước đen ngòm thì chắc lòng dạ thà nhịn khát chứ không uống thứ nước dơ bẩn ấy.

Công trình vĩ đại của Thiên Chúa rất đẹp và tuyệt diệu nhưng mấy người ngắm nhìn và lòng dạ hướng lên trời cao, cơn cám dỗ của ma quỷ thì chỉ đẹp nhất thời nhưng đưa con người ta vào chốn hình phạt muôn đời, vậy mà nhiều người thích ngắm nhìn và thử cho biết.

Tiết chế ngũ quan của mình và cẩn thận với cái đẹp do con người tạo ra, thì nhất định linh hồn sẽ tránh được những cơn bệnh hiểm nghèo thập tử nhất sinh, đó là bí quyết nên thánh của các thánh nam nữ vậy.

--------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:44 11/04/2010
N2T


25. Mỗi giờ mỗi khắc công việc của tôi đều không rời khỏi Thánh Giá.

(Thánh Terese of Lisieux)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:44 11/04/2010
N2T


415. Dù cho không có người vì anh mà vỗ tay khen, nhưng anh có thể khuyến khích mình, không phải cũng là xuất sắc sao ?

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Xin hãy hãnh diện vì mình là người Công Giáo
Bùi Hữu Thư
06:58 11/04/2010
Giáo phận Cleveland (Buckeye Bulletin – 17/1/2010): Ông Sam Miller, một thương gia có tiếng tăm, người Do Thái (không có đạo Công Giáo) đã nói trong một bài diễn văn ngày 6 tháng 3, 2008:

Tại sao báo chí lại thù hằn một tổ chức quan trọng nhất chúng ta có hiện nay trên đất Hoa Kỳ, đó là Giáo Hội Công Giáo?

Bạn có biết – Giáo Hội Công Giáo giảng dậy cho 2,6 triệu học sinh mỗi ngày với phí tổn 10 tỉ Mỹ Kim cho Giáo Hội, giúp cho người dân Hoa Kỳ bớt phải đóng thuế vì chính phủ tiết giảm được 10 tỉ Mỹ Kim. Các sinh viên ra trường tiếp tục học cao học với tỉ số 92%.

Giáo Hội có 230 trường Đại Học tại Hoa Kỳ với sĩ số 700.000 sinh viên.

Giáo Hội Công Giáo có một hệ thống bệnh viện bất vụ lợi với 637 nhà thương, chăm lo săn sóc cho 1 trong số 5 bệnh nhân – cả những người không Công Giáo tại Hoa Kỳ hiện nay.

Nhưng giới báo chí rất thâm độc đã cố gắng hạ nhục Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ bằng đủ mọi cách. Họ đã buộc tội căn bệnh bạo hành trẻ em cho Giáo Hội Công Giáo, điều này cũng vô trách nhiệm y như đổ tội cho cơ cấu hôn nhân trách nhiệm về các vụ ngoại tình.

Tôi xin trình bầy một vài con số người Công Giáo cần biết và nhớ. Chẳng hạn, 12% các mục sư Tin Lành được thăm dò đã công nhận có giao du thân mật với một giáo dân; 38% công nhận có những hành vi tính dục bất chính theo một cuộc nghiên cứu của Giáo Hội United Methodist; 41.8% các nữ mục sư báo cáo có những hành vi tính dục không mong muốn; 17% các giáo dân phái nữ đã than phiền bị sách nhiễu về tính dục.

Trong khi 1,7% các linh mục Công Giáo đã bị lên án là bạo hành tính dục trẻ em thì 10% các mục sư Tin Lành cũng bị buộc tội bạo hành tính dục trẻ em. Đây không phải là một vấn đề Công Giáo.

Một cuộc thăm dò các linh mục Hoa Kỳ cho thấy đa số rất hài lòng về đời linh mục và cảm thấy cuộc sống của họ thích hơn là họ đã dự trù, và đa số, nếu cho phép lựa chọn, vẫn sẽ chọn đời linh mục trước tất cả những tấn công tàn bạo giáo hội đang phải lãnh nhận.

Giáo Hội Công Giáo đang đổ máu vì những vết thương tự tạo ra. Những chuyện đau lòng người giáo dân đang gánh chịu không nhất thiết là do lỗi của Giáo Hội. Các bạn đã phải chịu đau khổ bởi một số nhỏ các linh mục đi lạc hướng và có lẽ đến bây giờ họ đã bị loại trừ.

Xin hãy mạnh dạn bước đi với trán ngước cao và vai thẳng. Hãy là một thành viên vinh dự của một tổ chức dân sự quan trọng nhất tại Hoa Kỳ. Rồi hãy nhớ lời tiên tri Giêrêmia (6, 16): ‘Hãy dừng lại trên các nẻo đường mà coi, hãy tìm hiểu những đường xưa lối cũ cho biết đâu là đường ngay nẻo chính, rồi cứ đó mà đi: tâm hồn các ngươi sẽ bình an thư thái.’ Xin hãy vinh hạnh và thành kính tuyên xưng đức tin của mình và xin hãy nhận biết những gì Giáo Hội của bạn đang làm cho tất cả các tôn giáo khác. Xin hãy hãnh diện vì mình là người Công Giáo.
 
Đức Thánh Cha ca ngợi lòng bác ái của Đức Piô XII
LM Trần Đức Anh, OP
09:09 11/04/2010
CASTEL GANDOLFO - ĐTC Biển Đức 16 ca ngợi lòng bác ái và sự lãnh đạo của Đức Cố Giáo Hoàng Piô 12.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây chiều tối ngày 9-4-2010 trong lời cám ơn sau khi xem trình chiếu cuốn phim về cuộc đời ĐGH Piô 12 (1939-1958) với tựa đề ”Dưới bầu trời Roma”. Cuốn phim là một tác phẩm quốc tế do đài truyền hình RAI và trung tâm Luz Video thực hiện, nhắm trình bày vai trò cơ bản của Đấng Đáng Kính Piô 12 trong việc cứu thành Roma và bao nhiêu người khác bị bách hại trong thời gian từ 1943 đến 1944. Cụ thể là Phim diễn tả tình trạng Roma thời thế chiến thứ 2, bị quân Đức quốc xã chiếm đóng, và 10 ngàn người Do thái ẩn nấp, tị nạn, trong các thánh đường, và tu viện sau vụ bố ráp năm 1943 của quân Đức tại Ghetto Do thái ở Roma.

ĐTC nói: ”Tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh rằng Đức Piô 12, trong tư cách là Giáo Hoàng cũng như với tư cách là Cha chung, đã chủ trì trong tình bác ái tại Roma và trên thế giới, nhất là trong thời kỳ khó khăn của thế chiến thứ 2. Trong diễn văn ngày 23-7-1944 ngay sau khi thành Roma được giải phóng, Đức Piô 12 cám ơn sự cộng tác của các thành viên Hội Thánh Phêrô và nói rằng: ”Anh chị em đã giúp chúng tôi thỏa mãn sâu rộng ước muốn của chúng tôi là lau khô bao nhiêu nước mắt, thoa dịu bao nhiêu đau khổ”, và cho mỗi tín hữu Kitô thấy tầm quan trọng lời nhắn nhủ của thánh Phaolô với các tín hữu thành Colossê (3,14-15): ”Trên hết anh chị em hãy có lòng bác ái, là mối dây trọn lành: ước gì hiển trị trong tâm hồn anh chị em niềm an bình của Chúa Kitô, Đấng mà anh chị em được kêu gọi họp thành một thân thể với Người” (Discorsi e Radiomessaggi di Sua Santità Pio XII, p.87-88) (SD 10-4-2010)
 
Vụ việc lạm dụng tính dục hằn sâu trên nỗi đau của Giáo Hội tại Âu Châu
Lm Nguyễn Hữu Thy
10:01 11/04/2010
Vụ việc lạm dụng tính dục hằn sâu trên nỗi đau của Giáo Hội tại Âu Châu

Vụ việc lạm dụng tính dục của một số giáo sĩ đã gây cho Giáo Hội Công Giáo tại nhiều nước Âu Châu nỗi đau khổ và sự thiệt hại khôn xiết. Trong số đó có Thụy Sĩ, Áo, Ý, Lục Xâm Bảo, Ái Nhĩ Lan và Đức.

Các Đức Giám Mục Thụy Sĩ (HĐGM) đã nhìn nhận có sự lạm dụng tính dục trong Giáo Hội tại nước này và các ngài đã chân thành xin lỗi các nạn nhân. Năm 2002, HĐGM Thụy Sĩ đã đưa ra những đường lối chỉ đạo về vụ việc lạm dụng tính dục trong Giáo Hội và năm 2009 đã được áp dụng. Trong đó các Giám Mục đã đặt nặng quyền lợi của các nạn nhân lên hàng đầu và đồng thời có những biện pháp thích đáng đối với các phạm nhận. Trong thư chung trình bày vấn đề này của HĐGM Thụy Sĩ đề ngày 31.3.2010, có viết: „Chúng tôi phải thành thật nhận rằng chúng tôi đã đánh giá thấp tầm quan trọng của vấn đề“.

Còn ở Áo, từ đầu năm 2010 đến nay các văn phòng đại diện của các Giáo Phận đã cho hay là số các nạn nhân của những lạm dụng tính dục và của những vụ bạo lực là rất đông đảo. Theo thống kê được công bố ngày 30.3.2010 thì trong 9 Giáo Phận toàn quốc con số các nạn nhân đã liên lạc với các văn phòng đại diện nói trên qua điện thoại hay qua Email đã lên tới 566 người.

Tại Lục Xâm Bảo Giáo Hội cũng đã thành lập một văn phòng liên lạc phụ trách về những trường hợp lạm dụng tính dục và bạo lực. Ông Theo Peporte, phát ngôn viên của Tổng Giáo Phậm Lục Xâm Bảo, cho hay là Văn phòng liên lạc này bắt đầu công việc vào ngày 6.4.2010. Ở Lục Xâm Bảo vào các năm 1950 và năm 1996 các Linh Mục đã có những sai phạm về lãnh vực tính dục đã bị lên án. Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo chí ngày 30.4.2010, ông Theo Peporte cho hay là theo một tin đồn khá chắc chắn thì vào năm 1990 có một vị Linh Mục đã vấp phải lỗi lầm trên, ngoài ra chưa có trường hợp khác xảy ra.

Tại Ý, HĐGM Ý bày tỏ ý muốn cộng tác với chính quyền trong các vụ việc liên quan đến vấn đề lạm dụng tính dục vào bạo lực. Giáo Hội sẽ không can thiệp hay ngăn cản các án phạt chính đáng của các toà án nhà nước dành cho các phạm nhân gây ra các Xì-căn-đan. Ở Ý, trong những tuần lễ vừa qua các trường hợp lạm dụng tính dục hay bạo lực của Giáo sĩ hay của những cộng tác viên trong các cơ sở Giáo Hội đã được công khai hóa. Đa số các trường hợp xảy ra vào năm 1950 và 1980 của thế kỷ trước.

Riêng tại Ái Nhĩ Lan, Giáo Hội đã thay mặt các phạm nhân công khai xin lỗi các nạn nhân bị lạm dụng tính dục và dành một ngân quỹ nhất định để đền bù cho họ. Nhưng dĩ nhiên, những đền bù vật chất bên ngoài chỉ bù đắp được phần nào sự thiệt hại mà các nạn nhân phải gánh chịu mà thôi, trong khi những vết thương hằn sâu trong linh hồn họ thì chẳng bao giờ có thể chữa lành được.

Trong khi đó ở Đức quốc, vào ngày 1.4.2010, Đức Cha Walter Mixa, Giám Mục Giáo phận Augsburg và đồng thời là tổng tuyên úy quân đội Đức đã đích thân lên tiếng về những cáo buộc cho rằng ngài đã sử dụng bạo lực đối với trẻ em và các thanh thiếu niên vào các năm 1970 cho tới 1980 khi ngài làm giám đốc trung tâm nuôi dạy trẻ em St. Josef ở Schrobenhausen. Đức Cha Mixa nói: „Tôi vô cùng sửng sốt về những lời cáo buộc tôi. Một lần nữa, tôi xin khẳng định rằng tôi chưa bao giờ sử dụng bạo lực dưới bất cứ hình thức nào đối với trẻ em và thanh thiếu niên“. Và Đức Cha Mixa tuyên bố là ngài „rất sẵn sàng nói chuyện với quý ông quý bà đã từng trải qua tuổi trẻ của họ trong trung tâm nuôi dạy trẻ em St. Josef ở Schrobenhausen về các kỷ niệm, các trải nghiệm và các cáo buộc của họ, để lắng nghe và để hiểu rõ được những gì đã làm phiền toái đến tuổi trẻ của họ“.

Phản ứng của người Công Giáo Đức

Theo cuộc thăm dò dư luận của Tuần báo „Stern“, số ra ngày 30.4.2010, thì mặc dù các vụ việc về lạm dụng tính dục và sử dụng bạo lực của một số các Giáo sĩ đã xảy ra và gây hoang mang trong dư luận, 80% các người Công Giáo Đức vẫn trung thành với Giáo Hội, chứ không hề nghĩ đến việc bỏ đạo, vì theo họ ngoài một số nhỏ các Giáo sĩ yếu đuối đó, còn có đại đa số các giáo sĩ khác đang hằng ngày hy sinh tận tụy một cách gương mẫu cho lợi ích của các giáo dân trong các giáo xứ.

Trong khi đó, ngược lại, số cảm tình viên đối với Đức Giáo Hoàng Ratzinger sa sút mạnh: Chỉ còn khoảng 1/3 những người được hỏi đánh giá đường lối lãnh đạo Giáo Hội của Đức Thánh Cha là „tốt“ hay „rất tốt“.
 
Linh mục phát ngôn viên Tòa Thánh suy tư về những nỗ lực của Giáo Hội để giúp đỡ nạn nhân của lạm dụng tính dục
Nguyễn Hoàng Thương
10:37 11/04/2010
Vatican (CNA/VIS) – Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Sáu 09/04 trên Vatican Radio với tựa đề "Sau Tuần Thánh, duy trì đường hướng giải quyết", cha Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh Vatican đã mở đầu bài viết bằng cách đặt ra câu hỏi: "Cuộc tranh luận liên quan đến lạm dụng tính dục, và không chỉ dính líu đến các giáo sĩ, mà còn tiếp tục với các mục tin và các kiểu bình luận. Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể lèo lái con thuyền qua vùng bão tố trong khi duy trì đường hướng giải quyết chắc chắn và đáp trả khẩu hiệu Tin Mừng 'Duc in altum – Hãy chèo ra chỗ nước sâu'?

Để trả lời câu hỏi, ngài cho hay: trước tiên, phải tiếp tục tìm kiếm sự thật và bình an cho các nạn nhân". Khi các trường hợp lạm dụng tính dục tiếp tục được đưa ra ánh sáng, cha Lombardi lưu ý rằng các nạn nhân thường có "những vết thương nội tâm" ảnh hưởng đến họ "trên bình diện cá nhân sâu sắc", và họ cần được mang đến sự trợ giúp để chữa lành những vết thương này. Ngài ủng hộ các giám mục đưa ra đường hướng để các nạn nhân được lắng nghe và tự do thể hiện mình, "mà không hiển nhiên cho rằng vấn đề đã được đương đầu hoặc đã vượt qua".

Cha Lombardi cũng nêu bật các hội đồng giám mục và cá nhân các linh mục đã "chăm sóc về mặt tinh thần, phụng vụ và về mặt con người" đối với các nạn nhân bằng tình thân phụ.

Ngài cũng cho hay bằng cách trích dẫn bức thư gửi cho người Công giáo Ái Nhĩ Lan rằng Đức Thánh Cha cũng đã bày tỏ mong muốn mang đến sự trợ giúp tương tự bằng cách gặp gỡ các nạn nhân. Đó là đường hướng nhằm đạt đến "hiệu quả sâu sắc" cần phải được tiếp tục phát triển với trọng tâm là tôn trọng những người có liên quan và tìm kiếm bình an.

Ngài cũng viết thêm rằng chỉ bằng cách tiếp tục thực hiện các thủ tục theo giáo luật với "sự quyết đoán và tính xác thực" cùng với sự cộng tác với chính quyền dân sự, Giáo Hội có thể "nghĩ đến việc tái xây dựng cách hiệu quả bầu khí của công lý và hoàn toàn tin tưởng vào cơ cấu giáo hội".

Cha Lombardi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo và lựa chọn ứng viên trong việc ngăn ngừa sự lạm dụng của các linh mục, ngài cho rằng "ý thức và tầm quan trọng của ý nghĩa tính dục, thanh tịnh và các mối quan hệ tình cảm trong thế giới ngày nay" cần phải được tái khám phá và tái khẳng định.

Về đánh giá khách quan của vấn đề ấu dâm và lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, người phát ngôn Vatican nói rằng "người ta cần phải hiểu mức độ và tính chất phổ biến của nó". Ngài nhận xét ai yêu sự thật sẽ thấy những giải pháp mà Giáo Hội chia sẻ vấn đề với phần còn lại của xã hội và kinh nghiệm của Giáo Hội có thể được được sử dụng ra sao để giúp chống lại nó trong các tổ chức khác.

Cha Lombardi kết thúc bình luận của mình bằng cách thúc giục tôn trọng và ủng hộ Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, người mà ngài gọi "người hướng dẫn mạch lạc theo đường hướng của sự nghiêm khắc và tính xác thực". "Ngài là một vị Mục tử đủ khả năng thực hiện công việc đương đầu bằng tính chính trực và chắc chắc cách tuyệt vời trong thời điểm khó khăn này, trong đó không thiếu những lời chỉ trích vô căn cứ và ám chỉ bóng gió".

Ngài nói thêm rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ phản ứng "bằng sự nhẫn nại để dần lộ ra 'những tiết lộ' thiên vị hoặc cáo buộc đang tìm cách phá hoại uy tín của ngài hoặc các tổ chức và cá nhân khác trong Giáo Hội".

Tuyên bố kết luận: "Chúng ta cần tình yêu kiên nhẫn và vững chắc của sự thật trong Giáo Hội, trong xã hội mà chúng ta sống, trong giao tiếp và lối viết, nếu chúng ta muốn phục vụ hơn là làm xáo trộn những người cùng thời chúng ta".
 
Loan truyền Lòng Chúa Thương Xót là sứ mạng của Giáo Hội
Dominic David Trần
20:55 11/04/2010
Loan truyền Lòng Chúa Thương Xót là sứ mạng của Giáo Hội

Điện Vatican, ngày 11, tháng Tư 2010 / 10:56 AM theo tin Thông Tấn Xã Công giáo toàn cầu (CNA/EWTN News).- Đức Thánh Cha Benedicto đón mừng Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa từ Dinh Tông Tòa Castel Gandolfo. Ngài đã nêu bật chủ đề Loan truyền Lòng Chúa Thương Xót trong diễn từ trước khi xướng Kinh Cầu Đức Bà trong bài đọc Phúc Âm Chúa Nhật Tin Mừng theo Thánh Gioan. Trong diễn từ của ngài, Đức Thánh Cha công nhận gía trị nỗi nghi ngờ của thánh Tôma Tông đồ đã thể hiện nơi người tín hữu Kitô giáo thời nay. Đức Thánh Cha cũng nêu lên các suy niệm về việc Chúa Giêsu thổi hơi và chuyển Thánh Thần Chúa đến cho các thánh tông đồ và cho sứ mạng của Giáo Hội.

Trong lời chứng của thánh Gioan tông đồ- thuật lại việc Đức Chuá Giêsu đi thăm các môn đệ tại Cenacle sau khi Chúa đã sống lại hiển vinh- đầy tràn Lòng Thương Xót và sự Lành Thánh của Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha đã trích dẫn giáo huấn của Thánh Augustino: vị giáo phụ đã giải thích là cái khung cảnh mà thánh thể của Đức Chúa Giêsu "là nơi Thần Tính ngự" nên Đức Chúa Giêsu đã bước vào căn phòng đóng kín cửa trên lầu Cenacle mà không hề bị cản trở.

Thánh Grêgôri Cả đã diễn tả tình trạng này là: Chúa Giêsu Kitô- Đấng Cứu Chuộc đã đến trong vinh quang với thân xác hiển nhiên không bị hư hại và có thể chạm tay vào được.

Một khi đã ở trong phòng Đức Chúa Giêsu đã cho phép môn đệ Tôma "lòng đầy nghi ngại" được làm chứng xác thực về các dấu thánh trong cuộc tử nạn thương khó đã hiện hữu trên thân thể của Đức Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha thuật lại và nói thêm rằng "sự tuân phục thần thánh" của Đức Chúa Giêsu trong việc cho phép thánh Tôma tông đồ chạm đến thân thể của Chúa cũng liền theo đó có phúc về mặt đức tin cho cả chúng ta và các môn đệ khác của Chúa.

"Thật vậy, qua việc cho phép thánh Tôma tông đồ được đặt tay chạm đến các vết thương chí thánh của Đức Chúa Giêsu, người môn đệ đầy nghi ngờ này không chỉ đã chữa lành bệnh nghi ngờ nơi chính mình nhưng cũng chữa khỏi những căn bệnh thiếu tin tưởng, thiếu tự tin và nghi ngờ lẫn nhau nơi con người phàm nhân chúng ta nữa.

Hãy đem khung cảnh trình thuật từ Phúc Âm này vào suy tư của chúng ta, Đức Thánh Cha diễn giải rằng chuyến viếng thăm của Đức Chúa Giêsu Phục Sinh Vinh Hiển đã không bị giới hạn ở nơi cái gian phòng cửa đóng kín trên lầu của Cenacle nơi các tông đồ đang tụ tập -nhưng đã đi vượt qua mọi sự để cho mỗi người chúng ta có thể nhận được ân sủng Bình An và Sự Sống Vĩnh cửu của Thiên Chúa bằng "Hơi thở tràn đầy Thần Khí Sáng Tạo của Thiên Chúa". Đức Thánh Cha Benedicto giảng thuyết tiếp;

"Trong lời phán dạy và các việc Đức Chúa Giêsu đã làm cho các tông đồ tại căn phòng đóng kín cửa trên lầu tại Cenacle; Đức Chúa Giêsu đã thiết lập sứ mạng của Giáo Hội thông qua ơn phù trợ hằng có của Đức Chúa Thánh Thần để thực thi việc loan báo Tin Mừng, và thực chứng về niềm hoan lạc của Tình Yêu Đầy Lòng Chúa Thương Xót..."

Để khích lệ các linh mục giáo sĩ tu sĩ, Đức Thánh Cha kết luận; " Trong ánh sáng của Lời Chúa đã dạy hôm nay- để noi gương thánh Gioan Vianney trong việc giúp đỡ mọi người được " nhận biết và cảm nghiệm được Tình Yêu đầy Lòng Chúa Thương Xót" -vị hiển thánh này đã loan truyền và là " một chứng nhân cho Chân Lý Chúa Là Tình Yêu" là điều thật quan trọng cho thế giới hôm nay.

" Trong cách thế này chúng ta sẽ được biến đổi để trở nên gần giống Chúa hơn, đồng hình đồng dạng với Chúa hơn dẫu cho mắt chúng ta chưa có phúc được nhìn thấy Chúa, nhưng bởi nhờ Lòng Thương Xót vô biên của Chúa nên chắc chắn chúng ta thực sự có phúc vì chúng ta tuyệt đối tín thác nơi Chúa."

Mở đầu Kinh nguyện "Lạy Nữ Vương Thiên Đàng", Đức Thánh Cha Benedicto kính xin Đức Nữ Đồng Trinh Maria, Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ cầu bầu cho " việc duy trì sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội Chúa".

Trong diễn từ sau kinh nguyện, Đức Thánh Cha Benedicto cũng tưởng nhớ đến các Đấng bậc lãnh đạo Giáo hội Ba lan và các vị cầm đầu chính phủ Ba lan đã chết trong tai nạn máy bay bi thảm vào sáng thứ Bảy vừa qua tại nước Nga. Đức Thánh Cha cũng chào mừng ngày khai mạc trưng bày thánh tích khăn liệm xác Đức Chúa Giêsu tại Nhà thờ Chính Tòa Turin và chúc mừng một Chúa Nhật Sùng Kính Lòng Thương Xót Chúa ban phép lành đến cho mọi người.
 
Giáo Hội ở ngã tư đường hậu duy tục (2)
Vũ Văn An
22:11 11/04/2010
Mùa đông của ơn gọi linh mục

Nhiều người vẫn cho rằng dù sao ta cũng đang trong mùa đông ơn gọi linh mục. Làm sao ra khỏi mùa đông ấy? Theo Đức HY Herranz, có thể dùng hình ảnh của người Ý để làm sáng tỏ cái nhìn trên, đó là hình ảnh da beo (macchia di leopardo). Những vết nám trên bộ da beo có thể diễn tả đúng hiện tượng dị biệt này theo địa dư từng xứ hay từng vùng. Tại Châu Âu chẳng hạn, một số quốc gia từng kinh qua một mùa đông thực sự của bách hại tôn giáo và phi nhân hóa xã hội dưới chủ nghĩa Mácxít, nhưng nay đang được hưởng một mùa xuân tuyệt diệu trong đó các người trẻ đang cảm nhận được lời mời gọi của Chúa Kitô gia nhập hàng ngũ linh mục. Tại các quốc gia khác, như Ba Lan chẳng hạn, ngay lúc còn chịu bách hại, ơn gọi linh mục vẫn dồi dào.

Như đã nói ở trên, đứng trước lạc thú, con người dễ yếu lòng. Xã hội phúc lợi tại các nước Châu Âu và Châu Mỹ mang lại cho người ta nhiều tiện nghi và do đó khiến cho việc quyết định bước chân theo Chúa Giêsu trở nên khó khăn hơn, như đã xẩy ra với chàng thanh niên giầu có từng khước từ lời mời hiến thân trọn vẹn. Ấy thế nhưng ngay trong hoàn cảnh ấy, Chúa Kitô vẫn lôi cuốn và Chúa Thánh Thần vẫn khơi dậy lòng ước ao được hiến toàn thân cho Thiên Chúa, để làm cha thiêng liêng, để rao giảng Phúc Âm, đem ánh sáng Chúa Phục Sinh cho thế giới, để sống không phải được phục vụ mà là phục vụ mọi người.

Tại các nước hay các giáo phân trước đây có nhiều linh mục như Tây Ban Nha chẳng hạn, sau một thời kỳ sút giảm đáng kể, hiện nay, người ta đang được chứng kiến một sự cải thiện về phẩm chất và số lượng ơn gọi. Điều ấy đã xẩy ra tại giáo phận Cordoba, quê hương Đức Hồng Y Herranz. Trong cơn lốc của điều tự gọi là cuộc khủng hoảng hậu công đồng, nhiều linh mục của giáo phận đã từ bỏ cuộc sống độc thân và ơn gọi làm linh mục rất thiếu. Chủng viện đã phải đóng cửa 12 năm. Nay, nhờ ơn Chúa, mọi sự đã thay đổi: hiện có 3 chủng viện, đại chủng viện, tiểu chủng viện và chủng viện truyền giáo, với 54 đại chủng sinh và 40 tiểu chủng sinh; trong 6 năm vừa qua, 41 linh mục đã được thụ phong, và 120 trong số 284 linh mục của giáo phận dưới 40 tuổi. Đức Hồng Y cũng đích thân biết nhiều trường hợp tương tự xẩy ra tại Ý và Pháp, cũng như đang bắt đầu xẩy ra tại một số quốc gia Châu Âu khác.

Trong một quốc gia đơn độc, có thể có những giáo phận dồi dào về ơn gọi, nhưng cũng có những giáo phận èo uột về ơn gọi ấy. Rất nhiều hoàn cảnh đa dạng ảnh hưởng tới tình thế này. Có lúc, việc duy trì và phong phú hóa lòng đạo bình dân làm dễ dàng việc bước chân theo Chúa; tỷ lệ sinh xuất cao cũng có thể tạo nên môi trường thuận lợi để người ta hiến thân… Trong bất cứ trường hợp nào, điều chủ yếu xem ra là phải đặt việc đào tạo nhân bản và Kitô Giáo thành ưu tiên vĩnh viễn hàng đầu: tại các trường học, các cao đẳng và các hiệp hội, cũng như các đại học và nhất là các chủng viện. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nhấn mạnh rất nhiều đến tình thế giáo dục khẩn trương này. Nhiều vị giám mục ngày nay rất tận tụy với nhiệm vụ tái thiết các chủng viện của giáo phận, không phải chỉ tái thiết các tòa nhà, mà là theo dõi sâu sát nhóm đào tạo, vì nhiều năm các vị đã phải giáp mặt với thứ giải thích kiểu gián đoạn (hermeneutic of rupture). Hiển nhiên, việc ấy không dễ, nhưng đó là nhiệm vụ đào tạo 12 Tông Đồ của Chúa Giêsu.

Luật độc thân linh mục?

Liệu bãi bỏ luật độc thân của linh mục có giúp phần nào cho hiện tượng thiếu linh mục chăng, thay vì quá nhấn mạnh tới việc phục hồi sinh lực thiêng liêng cho các cộng đồng Kitô Giáo? Theo Đức Hồng Y Herranz, việc độc thân của linh mục đã có từ các thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội. Nó không hẳn là hậu quả đơn giản của một luật lệ Giáo Hội, nhưng giải đáp nhiều lý lẽ thần học sâu xa về tính xứng hợp mà Công Đồng Vatican II tóm lược như sau: “Qua đức khiết trinh hay cuộc sống độc thân vì Nước Trời, các linh mục được thánh hiến cho Chúa Kitô vì một lý do mới và ngoại lệ. Họ gắn bó với Người dễ dàng hơn nhờ một tâm hồn không phân chia, trong Người và qua Người, họ hiến thân một cách tự do hơn để phụng sự Chúa và con người, và họ mau mắn hơn trong việc phục vụ Nước Người và công cuộc tái sinh vào thiên đàng, và như thế, họ sẵn sàng chấp nhận thiên chức làm cha trong Chúa Kitô, theo nghĩa rộng” (Sắc lệnh Presbyterorum Ordinis, số 16).

Đã đành trong các Giáo Hội Đông Phương, luật độc thân chỉ được đòi hỏi nơi các giám mục mà thôi. Nhưng thiển nghĩ kinh nghiệm tại các nơi chọn ứng viên linh mục trong số những người không buộc phải sống độc thân cho thấy rằng việc dẹp bỏ điều khoản giáo luật đáng kính này trong Giáo Hội Latinh không hẳn là giải pháp giá trị cho hiện trạng khan hiếm linh mục. Ơn sống độc thân của linh mục là một báu vật đối với toàn thể Giáo Hội.

Rất may, hiện nay càng ngày người ta càng ý thức được rằng việc làm đầy các chủng viện là trách nhiệm của mọi tín hữu, nhất là các phụ huynh và các nhà giáo dục Kitô Giáo, chứ không phải chỉ là trách nhiệm của các vị giám mục và linh mục, vì đây là một phần của nhiệm vụ đã nhận lãnh từ khi rửa tội; nhiệm vụ này đòi ta phải tham dự tích cực vào sứ mệnh của Giáo Hội. Chúa Giêsu đã nói rõ nhiệm vụ này với ta. Mà trước hết là nhiệm vụ cầu nguyện, cụ thể là “lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít; vì thế, các con hãy cầu nguyện để Chủ mùa gặt sai nhân công tới mùa gặt của Người” (Mt 9:37-38).

Năm linh mục

Trong bối cảnh hiện nay, có người coi năm linh mục được đưa ra như một lời kêu gọi các linh mục nên thánh, một thứ giải đáp cho những vụ tai tiếng gần đây liên quan tới các linh mục lạm dụng tình dục….

Đức Hồng Y Herranz cho rằng nói về tầm quan trọng của sự thánh thiện thì không bao giờ cho đủ. Ngài trích dẫn Thư gửi Diognetus của thế kỷ thứ 2 rằng “Linh hồn cần thiết cho cơ thể thế nào thì Kitô Hữu cũng cần thiết cho thế giới như vậy”; sứ mệnh của môn đệ Chúa Giêsu là trở nên ánh sáng và muối cho thế gian; Chúa Kitô chọn 12 Tông Đồ với chức năng trợ giúp mọi người khác. Các giám mục và các cộng tác viên của các ngài (Thánh Kinh gọi họ là trưởng lão, presbyters) có một trách nhiệm đặc biệt. Sự tiến bộ của Giáo Hội tùy thuộc phần lớn vào đời sống thánh thiện của các vị này. Sắc Lệnh Presbyterorum Ordinis của CĐ Vatican II nói rằng: “ Sự thánh thiện giúp các linh mục rất nhiều trong việc thi hành thừa tác vụ của mình một cách phong phú. Dù ơn thánh Chúa vẫn có thể dùng các linh mục bất xứng để thực hiện công trình cứu rỗi, ấy thế nhưng, để biểu lộ các kỳ công của mình, phần lớn Thiên Chúa chọn những ai sẵn sàng đón nhận sức mạnh và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, và những ai, nhờ sự hiệp thông gần gũi với Chúa Kitô và đời sống thánh thiện của họ, đám nói với Thánh Phaolô rằng: ‘Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi’ (Gl 2:20” (số 12).

Còn về trách nhiệm của các vị giám mục, sắc lệnh trên viết: “Các vị giám mục nên coi các linh mục như anh em và bạn hữu của mình và phải quan tâm bao nhiêu có thể tới đời sống vật chất và nhất là phúc lợi thiêng liêng của họ. Vì trước hết, các vị giám mục chịu trách nhiệm nặng nề đối với sự thánh thiện của các linh mục dưới quyền. Cho nên, các vị cần phải hết sức quan tâm đến việc huấn luyện các linh mục của mình cách liên tục” (số 7).

Ngày 21 tháng 12 năm 2009, Đức Bênêđíctô XVI nói với các vị hồng y và các bề trên khác thuộc Giáo Triều Rôma, nhân nói tới ý nghĩa của Năm Linh Mục trong bối cảnh Phúc Âm Hóa, rằng: “Là linh mục, chúng ta sẵn có đó cho mọi người: cho những người biết Chúa đầu tay và cho những ai không biết tới Người. Tất cả chúng ta cần quen thân với Người mãi mãi như mới, cần luôn luôn đi tìm Người ngõ hầu trở nên bạn hữu thật của Thiên Chúa. Cuối cùng, làm thế nào ta biết được Thiên Chúa nếu không nhờ những người vốn là bạn hữu của Người? Cốt lõi sâu xa nhất của thừa tác vụ linh mục hệ ở việc ta trở nên bạn hữu của Chúa Kitô (xem Ga 15:15), bạn hữu của Thiên Chúa, qua đó người khác cũng có thể khám phá ra sự gần gũi với Thiên Chúa”.

Tái khám phá bí tích hòa giải

Đức Bênêđíctô XVI hay nói tới việc tái khám phá ra bí tích hòa giải.Việc này quan trọng ra sao? Đức Hồng Y Herranz cho hay: giống các huyết quản cần cho cơ thể thế nào, thì bí tích hòa giải cũng thế. Nó là máng chuyển sự sống ơn thánh trong linh hồn. Ngưng hay bỏ bí tích này nhất định sẽ bị nhồi máu cơ tim hay thúi mục trong cấu trúc linh hồn ta, cũng như trong toàn bộ cộng đồng Kitô Giáo, vì ý thức tội lỗi, nhu cầu tha thứ và cảm thức bình an và hân hoan của linh hồn đã hòa giải sẽ dần dần mất đi.

Thực vậy, cũng trong bài nói truyện trên, Đức Bênêđíctô XVI còn nói tới nhu cầu hết sức nhân bản này: “Nếu con người không hòa giải với Thiên Chúa, họ cũng sẽ kình chống với sáng thế. Không hòa giải với chính mình, họ muốn trở thành một điều gì đó không phải là chính họ và do đó họ cũng không hòa giải với người lân cận. Một phần của hòa giải cũng là khả năng biết nhìn nhận tội lỗi và xin Chúa và người khác tha thứ. Sau cùng, một phần khác của diễn trình hoà giải là sẵn sàng làm việc đền tội, sẵn sàng chịu đau khổ vì tội lỗi của mình và tự cho phép mình được biến đổi”.

Đức Giáo Hoàng còn nói thêm: “Ngày nay, trong thế giới của ta, ta cần phải tái khám phá ra bí tích thống hối và hòa giải. Sự kiện nó hầu như đã biến mất khỏi cuộc sống và thói quen hàng ngày của Kitô hữu là triệu chứng ta đã đánh mất ý thức nói thật liên quan đến cả ta lẫn Chúa; một mất mát có nguy cơ đe dọa nhân loại và giảm thiểu khả năng tạo hòa bình của ta…”.

Trong nhiều trường hợp, như Đức Gioan Phaolô II từng nhắc nhở trong tự sắc “Lòng Thương Xót Chúa”, chỉ cần các linh mục sẵn sàng có đó mọi lúc nhất là trong những thời biểu rộng rãi được mọi người trong giáo xứ hay tại các nơi thờ phượng công cộng khác biết tới, thì dần dần, nhiều Kitô hữu hơn sẽ lại tiếp tục lãnh nhận bí tích này một cách có ý thức. Cũng sẽ hợp lý, khi ta cầu nguyện và làm đủ mọi cách có thể để những việc lạm dụng trong lối giải tội tập thể mất đi, bất cứ chúng xảy ra ở chỗ nào. Những lạm dụng này đang gây ra những hậu quả tai hại nặng nề và không hề đem lại sự bình an và niềm vui đích thực cho lương tâm. Khi năng xưng tội đúng cách bí tích, ta sẽ lãnh được hướng đi thiêng liêng, ý muốn nên thánh nhiều hơn, nhiều bình an hơn trong gia đình, nhiều công lý hơn trong xã hội, và nhiều ơn gọi linh mục hơn.

Thánh Josemaría Escriva đóng góp khá nhiều trong phạm vi này. Ngài là vị tông đồ vĩ đại của việc xưng tội đúng bí tích, một bí tích được ngài gọi là bí tích của niềm vui, trong các bài giáo lý tại Châu Âu và Châu Mỹ. Tại Chí Lợi chẳng hạn, ngài nói bằng một văn phong trực tiếp và quen thuộc vốn là đặc điểm của ngài: “Hãy xưng tội, hãy xưng tội, hãy xưng tội! Chúa Kitô vốn ban bố hậu hĩnh lòng thương xót của Người trên các tạo vật. Sự việc không diễn biến tốt đẹp, chỉ vì chúng ta không chịu chạy đến với Người, không tẩy rửa chúng ta, không thanh tẩy, không làm tâm hồn ta cháy rực lên. […] Chúa đang chờ đợi nhiều người đến tắm gội trong bí tích thống hối! Và Người đã dọn sẵn một bữa tiệc vĩ đại cho họ, một tiệc cưới, tiệc Thánh Thể; Người đã soạn sẵn nhẫn đính hôn và nhẫn chung thủy, nhẫn tình bạn đến muôn đời. Hãy đi xưng tội! Hỡi các con, hãy đem linh hồn các con đi xưng tội. Đừng để việc cha tới Chí Lợi vô ích!”

Những người bất đồng

Ngày nay không thiếu những người tỏ ra không trân quí các qui định của Giáo Hội, như trong lãnh vực phụng vụ chẳng hạn, hay tỏ ra thiếu hiệp thông với Giáo Hội vì việc đề cử một số vị giám mục và một số quyết định khác của Tòa Thánh. Theo Đức HY Herranz, tại một số nơi, việc hiệp thông trong Giáo Hội quả có yếu kém đi. Nhiều người chỉ coi nó như một thứ cảm tình có tính xúc cảm mơ hồ. Người ta quên mất rằng Chúa Giêsu đã để lại cho ta một gia đình con cái Chúa hết sức diệu kỳ là Giáo Hội với hai đặc điểm chủ yếu luôn luôn kết hợp với nhau một cách sâu sắc: một cộng đồng đức tin, đức cậy và đức mến, đồng thời, như Vatican II đã nhắc đến trong Hiến Chế “Lumen Gentium”, số 8, một cơ thể hữu hình, một xã hội có phẩm trật. Để đạt mục tiêu ấy, Người lập nhóm 12 Tông Đồ, mà các giám mục vốn kế thừa trong hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, vị kế nhiệm của Thánh Phêrô. Tất cả có sứ mệnh yêu thương là dạy dỗ, thánh hóa và cai quản các chi thể khác của Giáo Hội. Bởi thế, sau Phục Sinh, Chúa Giêsu đã ba lần nói với Thánh Phêrô: “ ‘Này Ximong, con Gioan, con có yêu mến Thầy không? Ông trả lời: ‘thưa Thầy có; Thầy biết con yêu Thầy’. Người nói với ông, ‘hãy chăm sóc các chiên của Thầy’” (Ga 21:15-23; xem Mt 16:19). Và Người cũng ban cùng một quyền ấy cho Đoàn Tông Đồ dưới sự chủ trì của Thánh Phêrô (Mt 28:16-20).

Trong một số giới Giáo Hội cũng như xã hội dân sự, vẫn thường có cuộc khủng hoảng về vâng lời và đôi khi cả thẩm quyền nữa. Thiển nghĩ cuộc khủng hoảng này trước hết chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố khác nhau nhưng nhiều khi chồng chéo lên nhau. Ở các quốc gia Tây Phương, ta thấy có ảnh hưởng của nền triết học càng ngày càng có khuynh hướng phóng túng (libertarian), chứ không hẳn tự do (liberal), phần lớn là hậu quả của một pha trộn ý thức hệ gồm cả Mácxít, Freud lẫn Marcuse, từng thoái trào trong “cuộc cách mạng 1968”. Trong các giới Giáo Hội, ta thấy có lối giải thích “gián đoạn” (ruprure) về Công Đồng Vatican II, nghĩa là bác bỏ huấn quyền trước đó, cả trong lãnh vực thần học: giản lược khía cạnh chính trị xã hội trong sứ mệnh của Giáo Hội; giải thích theo nghĩa dân chủ khái niệm và cấu trúc về Giáo Hội như Dân Chúa v.v…; cũng như trong lãnh vực phụng vụ: một chủ nghĩa duy thí nghiệm vô kỷ luật và triệt bỏ huyền nhiệm, nhân danh điều họ cho là “ước muốn canh tân phụng vụ của Công Đồng”; có khi tiệm tiến trong cả lãnh vực kỷ luật và giáo luật nữa: tục hóa lối sống của hàng giáo sĩ, khinh miệt các qui phạm về lối sống nhiệm nhặt đầy khôn ngoan cũng như lòng đạo đức của linh mục, rời bỏ hàng ngũ… Tạ ơn Chúa, cơn lốc này phần lớn đã qua đi. Hiện ta đang được chứng kiến một thời kỳ tâm hồn thanh thản, huấn quyền sáng suốt, góp phần củng cố rất nhiều sự hiệp thông trong Giáo Hội.

Về việc cử nhiệm các giám mục, với tư cách một thành viên của Bộ Giám Mục, Đức HY Herranz quả quyết rằng tất cả các vụ cử nhiệm đều được thực hiện trên căn bản quyền bính hợp pháp của Đức Thánh Cha và trong sự tôn trọng các điều khoản của Bộ Giáo Luật, từng được ban hành trong tinh thần áp dụng Vatican II, sau ba lần tham khảo với hàng giám mục hoàn cầu. Đối với việc cử nhiệm của Đức Giáo Hoàng, các qui định này cho thấy một diễn trình nghiên cứu và tham khảo lâu dài các giám mục, các linh mục và cả giáo dân nữa, dựa trên nhu cầu mục vụ của từng giáo phận, việc tuyển lựa các ứng viên và việc đánh giá các đức tính mục vụ cũng như bản thân của họ.

Ta cần cầu xin Chúa nhiều hơn cho được ơn khao khát và ước muốn bắt chước Chúa Kitô, Đấng đã vâng lời cho đến chết và chết trên thánh giá, như Thánh Phaolô nói với tín hữu Philiphê. Ta cũng cần cầu xin để việc thi hành quyền lực luôn là để phục vụ trong tinh thần yêu thương như lời Thánh Augustino (officium anmoris). Tất cả chỉ có thể có được trong một bầu khí bác ái thuật sự, trong một bầu khí thân ái sâu sắc với Chúa Kitô trong Phúc Âm và trong Thánh Thể, lấy Thánh Lễ làm tâm điểm tuyệt đối của đời mình, một bầu khí hiểu biết và tôn trọng các qui định phụng vụ và giáo luật, một bầu khí thân ái và thanh tẩy, biết quan tâm một cách hữu hiệu tới ớngười khốn khó nhất.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tường trình lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ chính tòa GP. Bà Rịa
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
05:22 11/04/2010
LỄ KHÁNH THÀNH VÀ CUNG HIẾN NHÀ THỜ CHÁNH TÒA BÀ RỊA

Bà Rịa – Vũng Tàu, sáng nay vào lúc 6h30 ngày 10 tháng 04 năm 2010, tại Nhà Thờ Chánh Tòa Bà Rịa ( số 227 Đường Cách Mạng Thánh Tám, Phường Phước Hiệp, Thị xã Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) d tổ chức Lễ Khánh Thành và Cung Hiến Nhà Thờ Chánh Tòa Bà Rịa. Các em Thiếu Nhi, các bà mẹ Công Giáo cùng cộng đoàn dân Chúa trong Giáo Phận đã xếp hàng đón Đức Hồng Y, Quý Đức Cha, Quý Viện Phụ, Quý Cha, Quý tu sĩ nam nữ, các Chủng sinh Tu viện Thánh Phaolô, Quý ân nhân và Quý khách từ cổng vào tiền sảnh Nhà Thờ Chánh Tòa trong tiếng kèn vang và những tràn pháo tay thật giòn giã.

Đúng 8h00 đoàn rước Đức Giám Mục và trên 150 Linh Mục thuộc Giáo Phận Bà Rịa tiến về tiền sảnh Nhà Thờ trong tiếng nhạc hoành tráng của ban kèn đồng thật trang nghiêm và sốt sắng. Quý Cha đồng tế dừng lại các bậc thềm Nhà Thờ, Quý Đức Cha đồng tế dừng lại trên tiền sảnh Nhà Thờ ngay trước cửa chính Nhà Thờ Chánh Tòa cùng hướng về tượng Đức Mẹ Maria – Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng Giáo Phận Bà Rịa, là tước hiệu của Nhà Thờ Chánh Tòa Bà Rịa. Quý cha cũng dừng lại trước tượng hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, cột trụ của Giáo Hội. Đức Giám Mục Giáo Phận Tôma Nguyễn Văn Trâm làm phép thánh hóa,bỏ hương, rẩy nước phép và xông hương các bức tượng.

Sau nghi thức làm phép tượng, Đức Cha Giáo Phận Bà Rịa, Đức Hồng và Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cắt băng khánh thành Nhà Thờ Chánh Tòa.

Kế tiếp, để ghi dấu Cung Hiến Nhà Thờ Chánh Tòa hôm nay, Đức Giám Mục Giáo Phận đã mở tấm bia lưu niệm, trên ghi khắc dòng chữ “Lễ Cung Hiến Nhà Thờ Chánh Tòa Bà Rịa Do Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám Mục Giáo Phận Bà Rịa Chủ Sự Ngày 10-04-2010”.

Sau đó “ Mở cửa Nhà Thờ Chánh Tòa” một Thầy giúp Lễ trao chìa khóa cho Đức Giám Mục Giáo Phận, Đức Giám Mục trao chìa khóa cho Cha sở Nhà Thờ Chánh Tòa, Cha sở Nhà Thờ Chánh Tòa mở cửa Nhà Thờ và đoàn đồng tế tiến vào trong Thánh Đường.

Truớc khi cử hành Thánh Lễ Cung Hiến, Đức Giám Mục Giáo Phận giới thiệu từng vị Giám Mục với cộng đoàn:

1. Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám Mục Đà Lạt, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

2. Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Giáo Phận Sài Gòn.

3. Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục Huế.

4. Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám Mục Thanh Hóa, phó Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

5. Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục Nha Trang, phó Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

6. Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu, Nguyên Giám Mục Vĩnh Long.

7. Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Nguyên Giám Mục Nha Trang.

8. Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên, Giám Mục Vinh.

9. Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Nguyên Giám Mục Phát Diệm.

10. Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Giám Mục Phú Cường.

11. Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám Mục Mỹ Tho.

12. Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu, Giám Mục Long Xuyên.

13. Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn, Giám Mục Quy Nhơn.

14. Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân, Giám Mục Vĩnh Long.

15. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phan Thiết.

16. Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, Giáo Phận Bùi Chu.

17. Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Nguyên Giám Mục Phan Thiết.

18. Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám Mục Hải Phòng.

19. Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám Mục phó Cần Thơ.

20. Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám Mục Hưng Hóa.

21. Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám Mục Xuân Lộc.

22. Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám Mục Phụ Tá Huế.

23. Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám Mục Đà Nẵng.

24. Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân,Giám Mục Lạng Sơn.

25. Đức Cha Costma Hoàng Văn Đạt, Giám Mục Bắc Ninh

26. Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám Mục Phụ Tá Sài Gòn.

27. Laurensô Chu Văn Minh, Giám Mục phụ tá Hà Nội.

28. Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám Mục Phát Diệm.

29. Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám Mục Ban Mê Thuột.

30. Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám Mục Phụ Tá Quy Nhơn.

31. Đức Cha Tôma Vũ Đình Thiều, Giám Mục Phụ Tá Xuân Lộc.

Sau lời giới thiệu của Đức Cha Giáo Phận là đến phần hiệp dâng Thánh Lễ.

Hôm nay, khi cử hành Thánh Lễ tuần Bát Nhật Phục Sinh với Nghi Lễ Cung Hiến Nhà Thờ và Thánh Hiến Bàn Thờ, trong phần nghi thức nhập Lễ, Đức Giám Mục chủ sự sẽ làm phép nước, biểu tượng của sự sống và ơn thanh tẩy. Ngài rẩy nước Thánh trên cộng đoàn phụng vụ khẩn cầu ơn tha thứ để sống mới trong Chúa Kitô Phục Sinh, Ngài cũng rảy nước thanh tẩy trên các tường Nhà Thờ, các ảnh tượng, Nhà tạm, Thánh Giá và Bàn Thờ mới.

Trong phần chia sẽ Tin Mừng, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống có đôi lời về Nhà Thờ Chánh Tòa Bà Rịa là một công trình mang nhiều ý nghĩa cho nhịp sống của vùng của Giáo Phận cũng như cho lẽ sống đức tin của mọi tín hữu, cho nên giống như mọi Nhà Thờ, Nhà Thờ Chánh Tòa là dấu chỉ biểu thị sự hiện diện của Thiên Chúa.

Truớc phần phụng vụ Thánh Thể, Đức Giám Mục Giáo Phận đã long trọng cử hành nghi thức Cung Hiến và Xức Dầu.

Vì được xây dựng để dành riêng cho việc tập họp dân Chúa và cử hành các mầu nhiệm Thánh, nên Nhà Thờ phải được Cung Hiến để trở thành Nhà của Thiên Chúa. Bàn Thờ là nơi cử cử hành hy tế thập giá của Chúa Kitô, đồng thời cũng là bàn tiệc Thánh Thể mà dân Chúa được mời đến tham dự khi dâng Thánh Lễ, nên cũng phải được thánh hiến cách long trọng.

Khi Nhà Thờ được Cung Hiến thì tất cả những gì đặt trong đó như Thánh Giá, Nhà Tạm, đàng Thánh Giá, các ảnh tưởng, đàn, chuông … đều được làm phép do chính nghi thức Cung Hiến Thánh Đường.

Nghi thức diễn ra theo thứ tự sau đây:

1. Kinh cầu các Thánh.

2. Đặt hài cốt các Thánh tử đạo Việt Nam.

- Thánh Matthêô Lê Văn Gẫm.

- Thánh Phêrô Hoàng Khanh.

- Thánh nữ Anê Lê Thị Thành.

3. Lời nguyện Cung Hiến.

4. Xức dầu bàn thờ và tường nhà thờ.

5. Xông hương bàn thờ và nhà thờ.

6. Thắp sáng bàn thờ và nhà thờ.

Sau nghi thức Cung Hiến và Xức Dầu, Thánh Lễ tiếp tục trong sự hân hoan và thành kính của cộng đoàn trong Giáo Phận.

Trước khi ban phép lành kết thúc, Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Đức Hồng Y trưởng Giáo phận Sài Gòn chia sẻ tâm tình với cộng đoàn Giáo Phận Bà Rịa nhân ngày Lễ Khánh Thánh và Cung Hiến trọng đại hôm nay.

Kết thúc Thánh Lễ, Quý Đức Giám Mục đã lên Cung Thánh chụp hình lưu niệm trong ngày vui mừng của Giáo phận.

Sau đây đôi nét về Dấu ấn thời gian về Nhà Thờ Chánh Tòa Bà Rịa:

Với vị thế địa lý vừa là cửa ngõ hướng ra biển đông, lại vừa nằm trên trục vương lộ giữa kinh đô và vùng đất mới phương Nam, Bà Rịa là nơi thuận lợi để các vị thừa sai lập cứ điểm truyền giáo, đồng thời cũng là nơi dừng chân của một số tín hữu miền Bắc miền Trung trên đường Nam tiến. Lịch sử truyền giáo Bồ Đào Nha cho biết năm 1550, cha Gaspar da Cruz dòng Đaminh đã đến tận vùng Bà Rịa. Vào năm 1747, giáo điểm Bà Rịa có 140 tín hữu, do các cha Dòng Tên phụ trách.

Năm 1837, triều đình lập phủ Phước Tuy, Bà Rịa trở thành trung tâm hành chính, từ đó, cộng đoàn tín hữu Bà Rịa đổi tên thành Họ Phước Dinh, hoặc gọi tắt là Họ Dinh, cùng tên với ngọn núi và dòng sông chảy ngang qua khu vực đặt dinh quan tri phủ. Lúc đó, họ Đất Đỏ có khoảng 1.100 giáo dân, trong khi Phứoc Dinh chỉ có hơn 400 tín hữu. Tuy nhiên, vào cuối đời bách hại dưới triều vua Minh Mạng, các tín hữu lại tập trung về Bà Rịa, một địa bàn dân cư đang trên đà phát triển, và năm 1862 có thể được xem là thời điểm phục hưng cộng đoàn Bà Rịa, như vừa hồi sinh với sức sống vươn mạnh từ chính cái chết hy tế toàn thiêu của 288 vị tử đạo trong vụ đốt ngục Phước Lễ đêm 07.1.1862.

Phước Dinh từ đây trở thành Họ Đạo chính trong địa hạt Phước Tuy, luôn có các linh mục thường xuyên coi sóc.

Ngôi nhà thờ đầu tiên của Họ Đạo được dựng lên bên cạnh bờ sông Dinh, gần chợ cũ, trong khu vực các công sở hành chánh quận lỵ Phước Tuy. Vào năm 1865, Cha Errard đến nhậm sở Bà Rịa. Cha xây huyệt mộ chôn cất các vị tử đạo ngay trên chính nền ngục thất trước đây và dựng một ngôi nhà nguyện cho đến nay vẫn được gọi là “Nhà Thờ Mồ”. Cha cũng dời nhà cha sở về địa điểm hiện nay và dựng một nhà nguyện nhỏ dâng kính Đức Me. Ngày thường, các giáo hữu đọc kinh dâng lễ tại đây, còn Chúa nhật thì cộng đoàn lại quy tụ về nhà thờ cũ.

Năm 1874, khi trở lại Bà Rịa lần thứ hai sau sáu năm làm cha sở Biên Hòa, cha Errard cùng với cha phụ tá Boutier tiến hành việc xây nhà thờ mới. Sau một thời gian chuẩn bị, lễ đặt viên đá đầu tiên được tổ chức vào ngày lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thánh 21.11.1877. Giáo dân rất nhiệt thành dâng công góp của, hằng ngày mỗi gia đình đều có người luôn phiên đến góp sức vào việc chung. Đến tháng 10 năm 1878, cộng đoàn đã có thể dâng lễ tạm trong nhà thờ mới.

Ngày 14.5.1879, Đức Cha Colombert cùng với Đức Cha Pontvianne cử hành lễ làm phép trọng thể thánh đường Bà Rịa dâng kính hai thánh tôn đồ Giacôbê và Philipphê, lưu giữ kỉ niệm địa danh truyền giáo “Cap Saint-Jacques” trực thuộc địa hạt Bà Rịa-Vũng Tàu.

Nhà thờ Bà Rịa được xây dựng theo kiểu dáng roman, với vật liệu đơn sơ, trang trí tao nhã nhưng được thiết kế vững chắc và tiện lợi, phù hợp với diều kiện khí hậu của vùng ven biển. Ba quả chuông được đưa về Nhà thờ trong thời gian cha Cagnon làm chánh sở (1887-1890).

Ngôi thánh đường trong hơn thế kỷ đã nên như mái gia đình ấm cúng thân thương đón nhận bao thế hệ tín hữu Bà Rịa, được sinh ra và lớn lên trong vào tay yêu thương của Thiên Chúa và của cả cộng đoàn. Ngôi thánh đường đã nhiều lần được tu sửa, nới rộng, nhưng vào thời điểm năm 2005, khi Giáo hội mới Bà Rịa được thiết lập, ngôi nhàthờ hơn trăm năm tuổi thực sự đã trở thành quá nhỏ bé trước vóc dáng cứ ngày thêm tăng trưởng của Họ Đạo, nay trở thành Giáo Sứ Chánh Tòa trong trang sử mới vừa được mở ra.

Trên trang sử mới

Từng bước phát triển hướng về tương lai, nhưng giáo phận trẻ Bà Rịa vẫn ý thức mình đang kế thừa cả một gia sản quí giá của tiền nhân. Ngày 15.8.2007, Đức Giám Mục tiên khởi Tôma Nguyễn Văn Trâm đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Chánh Tòa mới. Kiến trúc thánh đường hiện đại hơn nhưng vẫn muốn giữ lại nét dáng thân thương của ngôi nhà thờ cũ đầy ấp kỷ niệm. Núi đá Đức MẹLộ Đức xây từ năm 1952 cũng được giữ lại nguyên vẹn như dấu tích của một thời đã qua.

Trong tầm nhìn toàn cảnh Thị xã Bà Rịa, nhà thờ Chánh Tòa giáo phận nổi bật hẳn với hai ngọn tháp cao 45 mét màu đá hoa cương trang trọng, mang hình ảnh không thể nhầm lẫn của ngôi thánh đường công giáo giữa bối cảnh kiến trúc đa dạng của một vùng dân cư đông đúc. Tọa lạc trên địa bàn trung tâm của địa hạt Bà Ria-Vũng Tàu, ngôi đền thờ vươn cao vừa để chứng tỏ tấm lòng của các tín hữu muốn dành cho Thiên Chúa những gì tốt đẹp nhất, vừa nên như dấu chỉ hợp nhất của cả cộng đoàn giáo phận. Từ trên ngọn tháp, sáu quả chuông với đường kính từ 60 cm đến 114 cm từ nay sẽ ngân vang tiếng gọi quy tụ đoàn dân Chúa.

Vừa khi bước qua cổng sân tiền đình, đến trước tượng đài Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, Bồn mạng Giáo phận và là Tước hiệu của nhà thờ Chánh Tòa, người tín hữu như đã cảm nhận được ngay lời mời gọi nâng tâm hồn lên cao hướng về Thiên Chúa tình yêu, qua Mẹ để đến với Chúa và nhờ Mẹ để đón nhận tràn đầy ơn phúc.

Toàn bộ sân nền và tường nhà thờ đều được ốp đá hoa cương, tạo nên ấn tượng vẫn bền của Giáo Hội, dấu chỉ hữu hình cho công trình ngàn đời mà Chúa Kitô muốn xây dựng trên nền đá Phêrô. Ấn tượng đó như thêm rõ nét hơn với hình ảnh hai Thánh Tông đồ trụ cột của Giáo Hội đặt ngay trước cửa chính diện thánh đường, nhắc nhở những người ra vào luôn ý thức mình phải nhiệt thành xây dựng và làm tăng trưởng Giáo Hội Chúa Kitô.

Bên trong ngôi nhà cầu nguyện, khu vực Cung Thanh được thiết kế theo dạng thức hình tròn liên cấp, tạo nên ý nghĩa của tình hiệp thông trọn vẹn giữa đoàn Dân Thiên Chúa được qui tụ để làm nên ngôi Đền Thờ của Chúa Thánh Thần và cùng nhau cử hành hy tế Con Chiên Thiên Chúa. Bàn tiệc Thánh Thể làm bằng cẩm thạch trắng với kích thước 4 mét dài và 1 mét 20 rộng đặt tại vị trí trung tâm, mặt trước là bức phù điêu khắc họa lại khung cảnh bữa tiệc thiết lập Bí tích tình yêu, mặt sau là nơi niêm ấn thánh tích của ba vị chứng nhân đức tin đến từ ba miền đất nước: miền Nam với thánh Matthêô Lê Văn Gẫm, tín hữu thuộc sứ Long Điền, Bà Rịa, tử đạo ngày 11.5.1847 tại Chợ Đũi, giáo phận Sài Gòn; miền Trung với thánh Phêrô Hoàng Khanh,tử đạo ngày 12.7.1842 tại Hà Tĩnh, giáo phận Vinh; miền Bắc với thánh nữ Anê Lê thị Thành, tử đạo ngày 12.7.1841 tại Phúc Nhạc, giáo phận Phát Diệm. Di cốt của ba vị thánh tử đạo được can khảm trong một tấm phù điêu ghi khắc chân dung của 117 vị thánh tử đạo, kết thành hy Lễ tình yêu của toàn Giáo Hội Việt Nam tiến dâng lên Thiên Chúa.

Bệ đài Thánh Kinh và Nhà Tạm Thánh Thể được tạc hai bên tượng Chúa chịu nạn, trở thành biểu tưởng của hai nguồn mạch sự thật và sự sống trên cong đường cứu rỗi là chính Chúa Giêsu Kytô.

Đặc biệt, trong Nhà Thờ Chánh Tòa, Nhà Thờ Mẹ của các Thánh Đường trong Giáo Phận, nơi đặc Ngai Tòa của Đức Giám Mục, ý nghĩa sâu xa của Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền được làm nổi bật qua hình ảnh 12 Thánh Tông Đồ rực sáng trong khung kính màu bao quanh, Cung Thánh như đang ân cần đón nhận Ngai Tòa và huy hiệu của Người kế vị các Ngài được đặt sau bàn thờ, ngay dưới chân Thánh Giá của Chúa Kytô, là thủ lãnh tối cao của toàn Giáo Hội và là mục tử nhân lành luôn yêu thương hy sinh mạng sống vì đàn chiên.

Riêng những Giáo dân Bà Rịa chắc chắn sẽ gặp lại bao kỷ niệm mỗi khi nhìn thấy tượng hai Thánh bổn mạng Giacôbê và Philipphê vẫn đứng tại vị trí quen thuộc hai bên cửa chính Nhà Thờ, và đặc biệt hơn nữa là hai Tòa giải tội đã có từ rất lâu, nay được phục chế theo đúng hình dáng cũ.

Ngôi Nhà Thờ hữu hình chỉ thực sự có ý nghĩa khi cùng lúc Giáo Phận xây dựng được những đền Thờ thiêng liêng trong từng tâm hồn Tín hữu. Chiếc bàn thờ cố định chỉ trọn vein có giá trị khi mỗi người trở thành chi thể sống động của Đức Kytô. Mỗi chiếc ghế sẽ thực sự hữu dụng khi cộng đoàn phục vụ biết cầu nguyện và cử hành bí tích trong sâu lắng nội tâm. Tiếng chuông ngân sẽ thêm tác dụng khi mỗi Giáo dân có thể nói với Chúa và nói về Chúa cho mọi người. Các khung kính màu sẽ thêm rực rỡ khi ánh sáng Tin Mừng chiếu xuyên qua từng chi tiết của đời sống của nơi mỗi gia đình Công Giáo. Ngọn tháp Nhà Thờ sẽ vút cao hơn khi mỗi người con của Giáo Phận trở thành dấu chỉ tuyệt hảo của tình yêu Thiên Chúa trước mặt con người.

Giữa lòng Giáo Hội tại Việt Nam, Giáo Phận Bà Rịa đã được khai sinh và tăng trưởng để nước trời ngày thêm tỏa sáng. Giữa lòng Giáo Phận, Nhà Thờ Chánh Tòa đã được xây dựng để nên tâm điểm yêu thương cho dân Chúa ngày thêm hợp nhất, làm cứ điểm mục vụ để đàn chiên luôn mãi được sống và sống dồi dào, thành cao điểm tâm linh để đoàn con Chúa ngày thêm Thánh Đức giữa cung lòng Giáo Hội và Giáo Phận thương yêu.
 
Thánh lễ kính Lòng Thương Xót Chúa tại giáo phận Đà Nẵng
Paul Maria
10:43 11/04/2010
THÁNH LỄ KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA TẠI GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG

Cùng với Giáo Hội khắp Năm Châu, chiều nay, Chúa Nhật II Phục Sinh, Giáo phận Đà Nẵng cử hành long trọng Thánh lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa trên khuôn viên Nhà thờ Chính Tòa. Đây cũng là Ngày Hành Hương Về Nhà Thờ Mẹ theo chương trình sống Năm Thánh 2010 của Giáo xứ Nội Hà, Hạt Đà Nẵng. Do vậy, Giáo xứ Hành hương đảm nhận việc Đọc Sách, Dâng lễ, Lời nguyện, Xin oi và cả Hát lễ.

Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri - Giám Mục Giáo phận chủ tế. Cùng đồng tế với Ngài có Cha TĐD, Cha Quản Lý, Quý Cha trong Giáo Hạt Đà Nẵng, đặc biệt có sự hiện diện của Cha Phêrô Nguyễn Hùng đương nhiệm Quản xứ Nội Hà, Cha Antôn Trần Văn Trường nguyên Quản xứ, nguyên Tổng Đại Diện Giáo phận.

Xem hình lễ kính Lòng Thương Xót Chúa tại Đà Nẵng

Đoàn rước hôm nay rất đông và thật dài với đầy đủ các Đoàn Thể, Ban - Ngành, Quý Nữ Tu của Giáo xứ Hành Hương trong những bộ đồng phục đủ màu đẹp mắt. Bàn kiệu Ảnh Lòng Thương Xót Chúa được rước đi cùng với Đức Cha và đoàn Linh Mục đồng tế.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse nhắc đến ý nghĩa của Thánh lễ hôm nay. Ngài mời gọi cộng đoàn Phụng vụ hướng về đất nước Ba Lan, nơi sinh ra người con vĩ đại nhất của Dân tộc là Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II - Người đã thiết lập Thánh lễ suy tôn Lòng Thương Xót Chúa vào ngày Chúa Nhật II Phục Sinh được mừng kính khắp toàn cầu. Ba lan cũng là nơi Thánh Nữ Maria Faustina Kowalska, Người được Chúa cho chiêm ngưỡng Thánh Tâm Người và bày tỏ việc sùng kính Lòng thương Xót Chúa.

Đức Cha Giuse đã cùng cộng đoàn im lặng ít phút để chia buồn với Giáo hội và Dân tộc Ba Lan vì tai nạn máy bay thảm khốc vừa xảy ra ngày 10/4/2010 làm chết hơn 90 người, trong đó có Ngài Tổng thống Lech Kaczynski, phu nhân và một số Lãnh đạo Giáo Hội cùng chính quyền Ba Lan. Ngài cũng phó dâng tất cả nạn nhân vụ tai nạn này cho " sự nhân lành và lòng xót thương của Thiên chúa ".

Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse đã chia sẻ về câu chuyện trong Tin Mừng Thánh lễ hôm nay: Hành động và suy nghĩ của Tôma cũng là hành động và suy nghĩ diễn ra hằng ngày trong đời sống, trong mỗi tâm hồn chúng ta. Tôma đã chứng kiến việc Thầy mình bị đóng đinh thập giá, đã chết và được an táng trong mồ. Thế mà anh em lại bảo là Thầy đã sống lại ? Làm sao tin nổi nếu mình chẳng thấy và sờ vào các Dấu Đanh của Thầy. Thực tế quá, yếu tin quá, cứng lòng quá,..., nào khác chi chúng ta hôm nay.

Khi cho Tôma xem cạnh sườn Người, Chúa muốn con người thấy rõ vết đâm cạnh nương long Chúa, Nước và Máu đã chảy ra. Đây là dấu chỉ khai sinh nguồn mạch sự sống trong Giáo Hội: Nước để tẩy sạch mọi tội lỗi của con người, Máu để nuôi dưỡng sự sống chúng ta.

Máu và Nước chảy đến giọt cuối cùng diễn tả tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại bao la, mạnh mẽ đến độ chấp nhận cả cái chết đau thương trên thập giá, chết cho con người được sống và sống dồi dào.

Trên tấm Ảnh diễn tả hai nguồn sáng phát ra từ Thánh Tâm Chúa, đó là Máu và Nước. Người đã truyền cho Thánh nữ Faustina thực thi và giới thiệu Lòng Thương Xót Chúa cho thế giới, đặc biệt cho các tội nhân như là niềm trông cậy sau cùng cho ơn Cứu rỗi.

Vì không tin vào Lòng Chúa Xót Thương mà con người ngày nay không thể yêu thương nhau, trái lại đã gây khổ đau cho nhau, nhân danh con người để tạo ra bao cái chết thương tâm vì thù oán, ganh ghét, ích kỷ, hơn thua, lợi lộc... Đớn đau nhất là con người đã gây nên hàng vạn, hằng triệu cái chết của các thai nhi vô tội mà không chút hối hận ăn năn, không chút gớm tay áy náy.

Tôma cuối cùng đã thốt lên: " Lạy Chúa, Lạy Thiên Chúa của con ". Tôma đã tin và tín thác vào Thầy.

Xin cho chúng ta lập lại hằng ngày câu: " Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa ", để xin ơn tin tưởng vào sự Chúa quan phòng, để con người sống thân ái hơn, chân thành với nhau hơn, để luôn được tiếp xúc với Chúa, để cảm nhận được cài nhìn yêu thương của Chúa, để nhìn thấu Trái Tim bap la của Chúa, và để được sống mãi trong tình yêu của Người.

Trước khi kết thúc bài giảng, Đức Cha cùng cộng đoàn Phụng vụ đọc kinh cầu Lòng Thương Xót Chúa. Tiềng cộng đoàn thưa lên: " Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa " sau từng câu xướng của Đức Cha Chủ tế nghe vang vang như điệu nhạc âm ỉ làm sốt mến bao tấm lòng khiêm nhu, tạ tội.

Đức Giám Mục Giáo phận đã tuyên đọc Thư Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa qua kỳ họp lần thứ I năm 2010 tại Đền Đức Mẹ Bãi Dâu - Vũng Tàu. Và Ngài ban Phép lành Toàn Xá cho mọi người tham dự Thánh lễ hôm nay.

Sau khi trao những tặng phẩm kỷ niệm cho cuộc Hành hương về Nhà thờ Mẹ chính Tòa giữa hai Giáo xứ Nội Hà và Đà Nẵng, Cha con cùng chụp hình lưu niệm.

Thật hạnh phúc cho chúng ta là những Công dân Nước Trời. Chúng ta luôn được sống trong tình yêu thương của Chúa Hay Thương Xót, được chia sẻ tình hiệp thông, được an ủi bằng bao lời thân ái, được tay nắm tay cùng bước về Quê Thật, nhất là " Được sống và sống dồi dào " trong ơn nghĩa Chúa Tình Yêu.
 
Khóa 446 Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình tại Sydney
Diệp Hải Dung
10:53 11/04/2010
Khóa 446 Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình tại Sydney

Chiều thứ Sáu 9/04/2010 một số các cặp hôn nhân thuộc các Giáo Đoàn đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney tham dự Khóa 446 Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình do Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức mục đích hướng dẫn Mục Vụ Gia Đình trong Xã Hội hiện đại tân tiến ngày nay.

Xem hình khoá thăng tiến hôn nhân

Sau khi ghi danh các anh chị em Khóa Sinh Song Nguyền tập trung trong hội trường Trung Tâm. Anh chị Tiên-Hòa trình bày về Lịch Sử của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình được thành lập từ năm 1987 do Cha Phêrô Chu Quang Minh sáng lập. Sau đó Chủ Nguyền Xuân-Yến giới thiệu mọi người Cha Paul Văn Chi Linh Nguyền Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình TGP Sydney, Cha Nguyễn Văn Tuyết Giám đốc Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly, Cha Canut Nguyễn Thái Hoạch, Thầy Phó tế Đặng Đình Nên và anh Tân-Sơn từ Hoa Kỳ sang.

Cha Văn Chi ngỏ lời chào mừng tất cả anh chị em Khóa Sinh và cầu chúc các anh chị em tham dự Khóa 446 của CT/TTHNGĐ gặt hái nhiều kết qủa tốt và khuyến khích các anh chị em Khóa Sinh hãy cố gắng học hiểu trong 2 ngày dự Khóa để có hành trang giúp ích cho Gia Đình sau đó Cha long trọng tuyên bố khai mạc Khóa 446.

Kế tiếp Cha Nguyễn Văn Tuyết ngỏ lời chào mừng tất cả anh chị em Khóa Sinh và Cha hướng dẫn mọi người vài đề tài về Gia Đình để các anh chị em cảm nghiệm. Sau đó quý Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn nguyện xin Thiên Chúa soi sáng và chúc lành cho Khóa 446. Mọi người cùng quây quần chung quanh sát bên bàn Thánh sốt sắng tham dự Thánh lễ khai mạc Khóa. Sau khi chấm dứt Thánh lễ mọi người cùng quỳ trước Thánh Thể Chúa Giêsu và cầu nguyện dâng hết tất cả tâm tình của chính mình và gia đình lên Thiên Chúa với lòng thiết tha phó thác và cậy trông. Sau khi nhận ơn phép lành, các anh chị em khóa sinh chính thức nhập khóa qua đề tài Kinh Thánh Nền Tảng Của Gia Đình do Cha Paul Văn Chi thuyết giảng và đồng thời các anh chị em Trợ Nguyền qua nhà Betania chầu Thánh Thể Chúa KiTô, nguyện xin Đấng Tình Yêu tuôn đổ ơn phúc lành cho các anh chị em khóa sinh đang tham dự khóa.

Trong thời gian 2 ngày của khóa 446/TTHNGĐ Cha Paul Văn Chi thuyết giảng và giúp cho các anh chị Khóa Sinh hiểu biết thêm về đạo đức gia đình áp dụng dựa trên nền tảng Kinh Thánh và Sự Hòa Giải với Thiên Chúa và Sự Hòa Thuận với mọi người trong Tình Yêu Chúa Kitô. Ngoài ra các anh chị em Trợ Nguyển cũng chia sẻ nhưng kinh nghiệm và tâm tư của mình để cùng nhau xây dựng nền tảng gia đình được hạnh phúc trong ơn phúc của Thiên Chúa.

Ngày Chúa Nhật 11/04/2010 các anh chị em khóa sinh tham dự Thánh lễ bế mạc mãn khóa do Cha Paul Văn Chi chủ tế. Đặc biệt phần dâng Lời Nguyện các Song Nguyền đã mạnh dạn đứng trước bàn thờ dâng lên Thiên Chúa với những khuyết điểm yếu đuối của mình để xin Chúa chữa lành và soi sáng hoán cải tâm hồn để xứng đáng là công cụ của Chúa trong lãnh vực Tông Đồ Song Đôi. Sau khi kết thúc Thánh lễ Chủ Nguyền Xuân-Yến ngỏ lờI cám ơn Cha Linh Nguyền, anh Tân Sơn từ Hoa Kỳ, qúy anh chị em Trợ Nguyền và quý ân nhân đã trợ giúp cho Khóa 446 được gặt hái nhiều nhiều thành quả tốt đẹp và sau đó mọi người qua bên nhà ăn hội trường tham dự bữa tiệc bế mạc kết thúc khóa 446 CT/TTHNGĐ với những niềm vui tươi hân hoan và hạnh phúc sau 2 ngày tham dự khóa.
 
Lễ Lòng Thương Xót Chúa tại Trung Tâm Mục Vụ tổng giáo phận Sàigòn
Maria Vũ Loan
11:34 11/04/2010
Lễ Lòng Thương Xót Chúa tại Trung Tâm Mục Vụ tổng giáo phận Sàigòn

Vào ngày Chúa nhật II Phục Sinh, các cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa của 15 giáo hạt, nhiều người trong và ngoài giáo phận Sài Gòn đã đổ về Trung Tâm Mục Vụ GP để tham dự đại lễ kính Lòng Thương Xót Chúa do Đức cha Pet. Nguyễn Văn Khảm chủ tế, cùng đồng tế có Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa và quí cha trong giáo phận.

Dẫn vào đại lễ

Để chuẩn bị cho ngày này, cha tổng linh hướng GB. Võ Văn Ánh và anh trưởng Ban Chấp Hành CĐ Lòng Thương Xót Chúa GP Giuse Maria Bùi Tuấn Minh đã mời cha Pet. Nguyễn Văn Hiền thiết kế chương trình, nhà thơ Lê Đình Bảng dẫn chương trình, 100 hướng đạo viên Tân Định, 100 huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể để giữ trật tự, khá nhiều chủng sinh và quí sơ cho rước lễ, 50 thừa tác viên, bệnh viện Đa Khoa Thánh Mẫu, chính quyền địa phương, đội cứu hỏa…

Xem hình lễ Lòng Thương Xót Chúa

Quả thật, với số người quá đông, đứng chật nhiều chỗ trong sân trung tâm thì việc chuẩn bị như thế rất cần thiết. Và chương trình đại lễ được bắt đầu từ 15 giờ 00 rất sốt sắng và nhịp nhàng. Sau phần đón tiếp là nguyện kinh Lòng Thương Xót Chúa và kinh Mân Côi. Thử tưởng tượng là dưới cái nắng còn gay gắt, không khí còn oi bức, nhiều ngàn người cùng cất lên lời kinh Kính Mừng, cùng vang lời chúc mừng Đức Mẹ để hướng về Chúa, thật là đẹp!

Sau đó là phần sinh hoạt tập thể do nhóm Lửa Hồng thực hiện. Những bài hát được cất lên tuy không sôi nổi như giới trẻ nhưng cũng đủ làm cho bầu khí nhẹ nhõm hẳn lên. Có nhiều ca sĩ Công giáo tham gia hát những ca khúc biểu hiện nhẹ nhàng nội dung lòng thương xót của Chúa đối với con người như ca sĩ Hiền Thục, Gia Ân, Diệu Hiền…

Và bầu khí sống động hẳn lên khi người nhà thơ Đình Bảng phỏng vấn Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa.

Phần phỏng vấn Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa

Câu 1 - Tại sao Đức Cha lại có duyên nợ đạo đức, nặng lòng với Phong trào Lòng Thương Xót Chúa như thế này?

- Ở Việt Nam, phong trào Lòng Thương Xót Chúa hình thành và lớn mạnh rất nhanh có lẽ là nhờ lòng đạo đức truyền thống vừa mạnh mẽ vừa sâu sắc, chắc chắn là nhờ ơn Chúa Thánh Thần.

Câu 2 - Đức Cha có kỷ niệm thực tế nào đối với phong trào Lòng Thương Xót Chúa khi đi ra nước ngoài? So sánh phong trào Lòng Thương Xót Chúa ở Việt Nam và ở nước ngoài, Đức Cha thấy có khác nhau điều gì không?

- Nếu so sánh thì bên Pháp có lòng đạo đức khác kiểu Việt Nam: số người đạo đức không nhiều nhưng sự đạo đức có chiều sâu. Nhưng giáo dân Việt Nam lại có vốn liếng là lòng mến Chúa yêu người. Có một thực tế là nhiều nhà thờ ở nước ngoài phải bán đi vì người ta đi lễ rất ít; còn ở nơi nào, hễ có giám mục, linh mục thì có đông giáo dân Việt Nam, đời sống đạo đức sống động, ơn gọi tăng lên rất nhanh.

Câu 3 - Lòng đạo đức của giáo dân Việt Nam thường chỉ là lần chuỗi Mân Côi, làm tuần chín ngày, qui tụ đọc kinh, Đức Cha nghĩ sao?

- Một giáo sư ở Paris đã nói đến việc Công Đồng rất đề cao thánh lễ, việc đề cao ấy đến nỗi bỏ quên các thói quen đạo đức khác, dần dần người ta không đến nhà thờ nữa, rồi cũng bỏ lễ luôn. Đó là một kinh nghiệm đau đớn.

Câu 4 - Xin Đức Cha cho chúng con một lời khuyên như một lời tạm biệt?

- Chúa Giêsu khi biết mình sẽ phải chịu chết đau đớn thì sợ hãi và xin Chúa Cha cất đi chén đắng đó; Chúa Cha không nhận lời nhưng lại cho Ngài Phục Sinh vinh quang. Chúng ta cứ vâng theo ý Thiên Chúa, tức là cứ làm theo lời Người, rồi Người làm cho mọi việc tốt hơn. Bao giờ cách làm của Thiên Chúa cũng khiến chúng ta yên tâm hơn.

Thánh lễ trọng thể

Trước thánh lễ, đoàn rước cung nghinh Lòng Thương Xót Chúa rất trọng thể. Đi đầu là hội trống đến thánh giá nến cao, quí vị thừa tác viên, quí cha, kiệu Chúa Thương Xót do các hướng đạo viên kiệu trên vai và các Đức Giám Mục.

Nghi thức diễn ra như nhiều thánh lễ trọng thể khác, nhưng bài giảng của Đức cha cha Phêrô chủ tế làm cho nhiều người có tâm tình kính Lòng Thương Xót Chúa hiểu rõ hơn vì sao từ nơi Chúa có một lòng xót thương bao la dành cho con người.

Phong trào Lòng Thương Xót Chúa phát triển nhanh, thu hút nhiều người không phải vì dựa vào tình cảm mà dựa vào Lời Chúa. Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy khi Chúa hiện ra với các Tông Đồ thì Ngài chúc bình an, cho xem tay và cạnh sườn, vì bàn tay thì có dấu đinh và cạnh sườn thì có lưỡi đòng xuyên qua. Đây là dấu tích của cuộc khổ nạn. Hôm ấy có ba người bị đóng đinh nhưng chỉ có Chúa bị đâm thâu qua, ĐÂY CHÍNH LÀ DẤU TÍCH CỦA TÌNH THƯƠNG VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT.

Có nhiều người bị khổ nhục trước khi chết mang theo sự oán hận. Chúa chết trong an bình, thứ tha cho người khác. Từ cạnh sườn bị đâm thâu ấy chảy ra một dòng suối, dòng suối ấy mang tình yêu và lòng thương xót…

Đức cha đưa ra một vài hình ảnh. Bằng chứng thuyết phục ông Tô-Ma chính là tình yêu và lòng thương xót (dấu đanh và cạnh sườn); mẹ Têrêsa được cả thế giới biết đến vì có một cuộc đời của tình yêu và lòng thương xót; nhiều người theo Chúa Kitô vì gặp được những người đạo Công giáo có cách sống của lòng thương xót và tình yêu…

Trước khi bài giảng kết thúc, Đức cha chủ tế mời mọi người đọc câu “Phúc thay ai xót thương người vì họ sẽ được Thiên chúa xót thương.” Và kết thúc bằng một bài hát có câu đầu rằng: “Trong trái tim Chúa yêu muôn đời, con xin được một chỗ nghỉ ngơi, nhỏ bé thôi…

Lời kết

Hôm nay, mọi người được nhận phép lành toàn xá. Hàng chục ngàn người ra về trong trật tự khi đường phố còn tấp nập dưới ánh đèn. Có lẽ những lời này trong bài giảng đã bắt đầu thấm vào lòng nhiều người tham dự hôm nay: Chúng ta đến cùng Lòng Thương Xót Chúa, để Ngài rót vào lòng chúng ta một tình yêu và một lòng thương xót để mỗi người đi vào một quĩ đạo của tình yêu và mang lấy một trái tim biết xót thương.
 
Sa mạc Huấn luyện Trợ uý cho các thầy Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sàigòn
Nguyễn Xuân
14:51 11/04/2010
Sa mạc Huấn luyện Trợ uý cho các thầy Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Saigòn, tại giáo xứ Thánh Cẩm, Thủ Đức, từ 14g ngày 10/04/2010 đến 16g ngày 11/04/2010.

Vào lúc 16g30, trước sự hiện diện của Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng, Giám đốc Đại Chủng Viện thánh Giuse, cha Gioakim NguyễnVăn San, chánh xứ Thánh Cẩm, cha Phêrô Phan Khắc Triển, chánh xứ Cao Thái và các Huấn luyện viên Liên Đoàn Anrê Phú Yên, cha Sa mạc trưởng Gioan Baotixita Phạm Minh Đức đã đặt tên và tuyên bố khai mạc Sa Mạc: Tôma Thiện- Mạnh Tin.

Sa mạc nầy gợi cho cha Giám đốc nhớ lại, chính bản thân ngài cũng đã vượt cả trăm cây số bằng xe Honda 67, tham dự sa mạc trợ uý tại Vỉnh Long vào trước năm 1975. Ngài phát biểu:”Sự hiện diện của quí cha và quý trưởng cũng như các thầy nói lên sự ưu tư và quan tâm đối với giởi trẻ, thiếu nhi, muốn tạo cho các em môi trường lành mạnh, để tập cho các em những đức tính tốt không chỉ bằng những lời giảng mà còn bằng những hành động cụ thể.” Hy vọng các thầy sẽ nỗ lực hy sinh và tuân thủ các tập tục của sa mạc, mặc dù các thầy sẽ phải vất vả. Ngài chúc sa mạc thành công, và thành công nhất là giúp cho các em sống tốt để trở thành một công dân tốt và một Kitô hữu trưởng thành.

Xem hình sa mạc huấn luyện trợ úy

Sa mạc qui tụ hơn 150 thầy, thuộc bốn khoá 10-12, có nguyên quán ở các giáo phận TpHCM, Phú Cường và Mỷ Tho. Các trợ uý cũng là tuyên uý tương lai nầy sẽ là những nắm men tốt cho phong trào Thiếu nhi Thánh Thể tại các giáo phận của mình.

Năm 2008, và 2009 liên đoàn đã tổ chức nhiều khoá Huấn luyện Trợ uý tại liên đoàn cũng như tại các dòng như: Mến Thánh Giá Chợ Quán và Thủ Thiêm, dòng Trinh Vương Bùi Môn. Ở các giáo phận bạn như Huế, Hải Phòng, Bắc Ninh, CầnThơ, Long Xuyên.

Tất cả những việc liên đoàn làm, nhằm phát triển phong trào Thiếu Nhi ThánhThể ngày càng vững mạnh, giúp các em đến gặp gỡ Chúa Giêsu Thánh Thể, để Ngài dạy dỗ và biến đổi các em nên hoàn thiện như Cha chúng ta trên trời là Đấng hoàn thiện.

Để kịp giơ khai mạc, sau buổi cơm trưa, các thầy lên đường thẳng tiến về gx Thánh Cẩm. Đến nơi các thầy vào ngay bài khoá thực hành đầu tiên: Dựng lều và trang trí góc đội, bài học tháo vát, nhanh nhẹn.

Tất cả đều lạ lẫm. Nhất là khi nghe nói phải tập một màn văn nghệ trong vòng một giờ, các thầy đã phải lắc đầu “ làm sao kịp” nhưng tất cả đều hoàn thành tốt đẹp.

Trong giờ Lửa Thiêng Thánh Thể, các thầy đã diễn rất sáng tạo, các thầy hoá trang thành nữ giới cũng đạt, có những màn khiến cử toạ không nhịn được cười.

Nhưng những giây phút sôi động rồi cũng qua, giờ Lửa Thiêng Thánh Thể cũng kết thúc với nghi thức mang lửa về tim thật trầm lắng và cảm động. Lửa đêm nay tan nhưng lửa thiêng còn cháy âm thầm ngàn đời…

Trong giờ Chầu Thánh Thể các thầy đã lắng đọng tâm hồn, cùng nhau gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh, cùng nhau chúc tụng Chúa về hồng ân Phục Sinh mà Chúa đã đem lại cho mỗi người. Đồng thời các thầy cũng xin Chúa củng cố niềm tin còn yếu kém của bản thân, để có thể kiên cường sống ơn gọi của mình, can đảm làm chứng cho NiềmVui Phục Sinh.

Ngày thứ hai của sa mạc, với ý lực của sa mạc Hy Sinh, LàmTông Đồ, Cha Giuse Phạm Đức Tuấn, Tuyên uý Liên đoàn nhắc nhở các thầy tầm quan trọng của việc tông đồ. Hãy khiêmtốn phục vụ như một “đầy tớ vô dụng”

Hôm nay các thầy đã thích nghi hơn, nghiêm tập đúng hơn và nhanh nhẹn hơn. Các thầy cũng đã sống những giây phút vui nhưng không kém vất vả gian nan của Hành trình sa mạc.

Hy vọng qua những thử thách nhỏ của sa mạc hôm nay, các thầy hiểu hơn về phong trào Thiếu nhi Thánh Thể, một Đoàn thể Tông Đồ Giáo Dân, để mai sau trong vai trò Tuyên Uý các ngài sẽ nỗ lực giúp các huynh trưởng hoàn thành tốt Ơn gọi và Sứ mạng của người huynh trưởng là: Giới thiệu Chúa Giêsu cho các thiếu nhi và đem các thiếu nhi đến gặp gỡ Chúa Giêsu như lời Người đã phán: “Hãy để trẻ nhỏ đến cùng Thầy” (Mc 10,14).
 
Giới thiệu Quỹ Bác Ái Du Sinh tại Sàigòn
LM Jos. Đinh Huy Hưởng
21:03 11/04/2010
Saigon, Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót 11.4.2010

Thưa các bạn thân mến,

Trước hết cho phép tôi tự giới thiệu. Tôi là Lm Giuse Đinh Huy Hưởng, thuộc giáo phận Saigon.

Mới đây, tôi có thành lập một quỹ bác ái với danh xưng là “QUỸ BÁC ÁI DU SINH”(GIUSE). Tôi xin có đôi hàng giới thiệu quỹ này cùng với phạm vi hoạt động của quỹ.

I/Giới thiệu:

Quỹ Bác Ai Du Sinh là một tổ chức bác ái công giáo tư nhân chuyên lo cứu trợ, trợ cấp và phát triển.

+ Thành lập bởi Lm Giuse Đinh Huy Hưởng ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15.8.2009 với tên gọi là QUỸ BÁC ÁI DU SINH (QBADS).

+ Mục đích: đóng góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng cộng đồng bằng tình thương kitô giáo trong xã hội còn nhiều người nghèo và bị bỏ rơi, đang cần một cuộc sống xứng với đức tin hoặc niềm tin tưởng của họ.

+ Nhiệm vụ chính yếu: (a)cứu trợ, trợ cấp và phát triển, duy trì sự hợp tác hỗ tương chặt chẽ với các tổ chức bác ái, các nhà hảo tâm.(b)điều phối, lên kế hoạch giúp làm dự án cho các hoạt động xã hội và(c)huy động nguồn tài chính cho các hoạt động này.

+ Cơ cấu: -Giám Đốc: Lm Giuse Đinh Huy Hưởng.

-Điều phối viên: Bác sĩ Tôma Aquinô Bùi Bá Toàn

-Một số cộng tác viên tự nguyện.

II/Phạm vi hoạt động:

+ Cứu trợ khẩn cấp: QBADS đáp ứng và trợ giúp các dự án cứu trợ khẩn cấp cho các nạn nhân thiên tai, bão lụt, qua các giáo xứ. Người thụ hưởng không phân biệt tôn giáo.

+ Dự án phát triển: hỗ trợ các dự án phát triển, đặc biệt cho đồng bào thiểu số như lập quỹ tín dụng nhỏ…

• Ngoài ra còn giúp sửa nhà cho người nghèo, trợ cấp cho người gìa cả neo đơn, giúp người khuyết tật, bệnh nhân phong, bệnh nhân HIV AIDS, chị em cơ nhỡ, trẻ mồ côi. Mở quán cơm xã hội.

• Khám bệnh phát thuốc miễn phí cho người nghèo, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa.

• Thăm viếng các cha, tu sĩ nam nữ tại các nhà hưu. * Bữa cơm miễn phí cho người nghèo.

• Tư vấn làm dự án xin xây nhà thờ, nhà trường……và một số dự án xã hội khác.

* Công tác đặc biệt: trợ gíúp Việt kiều nghèo tại Campuchia và Lào.

Thưa quý bạn hữu gần xa,

Đức Giêsu Kitô đã dạy chúng ta:”Bất cứ điều gì con làm cho một trong những ngươì nhỏ bé này là con làm cho chính Thày”(Mt 25,40). Thánh Gioan còn viết:”Nếu ai nói”Tôi yêu Thiên Chúa”mà ghét anh em, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu anh em mà họ thấy được thì không thể yêu Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1Jn 4,20). Vậy chúng ta có thể yêu Chúa qua các việc bác ái cụ thể. Chúa Giêsu đã tỏ lòng thương xót của Chúa Cha đối với những người có tội bị xã hội loại trừ và chỉ trích, cũng như người nghèo khổ. Chúa chấp nhận mọi ngươì là con cái Thiên Chúa, gồm người thu thuế, người đàn bà ngoại tình, người đui mù què quặt, kẻ phong cùi…Vì thế, đức ái kitô giáo là theo chân Chúa Giêsu loan báo và thực hiện vô điều kiện tình yêu củaThiên Chúa đối với những người đau khổ dưới mọi hình thức đang sống bên cạnh chúng ta. Chúa nói:”Người ta sẽ nhận biết các con là môn đệ Thày nếu các con yêu mến nhau”(Jn 13,35)

Xã hội Việt Nam hôm nay, mức sống chênh lệch giữa người giầu và người nghèo còn quá cao. Quanh chúng ta, còn biết bao người thiếu thốn những nhu cầu tối thiểu hoặc những dịch vụ căn bản như nhà ở, thuốc men, giáo dục, cơm ăn, quần áo….Chúa dạy con cái Chúa yêu thương người lân cận như chính mình. Yêu thương là trung tâm, là chu toàn và là toàn bộ lề luật như thánh Phaolô qủa quyết:”Vì tất cả lề luật được nên trọn trong điều duy nhất là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình”(Gal 5,14)

Tôi chân thành cám ơn các nỗ lực và phục vụ của những ai đã hoặc sẽ công khai hay âm thầm thực hành lòng mến Chúa nơi tha nhân; lời cầu xin của tôi là”cho những người được Chúa Cha yêu mến, và được dành riêng cho Đức Giêsu Kitô, được tràn đầy lòng thương xót, sự bình an và tình thương”(Jd 1,1-2)

Lm Giuse Đinh Huy Hưởng
Quỹ Bác Ai Du Sinh
112/10 Phan Văn Trị, P.10, Gò Vấp, Tp HCM, VN
ĐT: +84.8.3589.0227 - DĐ: +84.91.316.8299
E mail: josephhuong@gmail.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trăm Năm Hạnh Phúc
Lm. Tâm Duy
22:13 11/04/2010

TRĂM NĂM HẠNH PHÚC



Ảnh của Lm. Tâm Duy.

“Hãy sinh sôi nẩy nở thật nhiều,

cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất.

Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời,

và mọi giống vật bò trên mặt đất”

(Trích sách Sáng Thế 1,28)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền