Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 01/05: Lao động với Con ông thợ mộc - Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP.
Giáo Hội Năm Châu
00:10 30/04/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,
Khi ấy, Đức Giê-su về quê, giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt và nói: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế? Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Ma-ri-a; anh em của ông không phải là các ông Gia-cô-bê, Giô-xếp, Si-môn và Giu-đa sao? Và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế?” Và họ vấp ngã vì Người. Nhưng Đức Giê-su bảo họ: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi.” Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:04 30/04/2024
31. Tư dục thích an ủi bên ngoài, cảm khoái ngũ quan; ân sủng thì chỉ có tìm an ủi trước tòa Thiên Chúa, chỉ vui vẻ nơi Thiên Chúa chí thiện mà thôi.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:07 30/04/2024
43. GIA THUỘC ĐÁNH RẮM
Quan sứ đang ngồi trên công đường làm việc, đột nhiên trong đám thủ hạ gia thuộc có người đánh rắm. Quan sứ nói:
- “Cái gì kêu vậy, mau cầm đến đây”.
Sai dịch đến trước đàn báo cáo:
- “Lão gia, cái ấy cầm không được ạ !”
Quan sứ giận dữ nói:
- “Mày không nên giả dối làm theo ý riêng, che chở tội phạm, nhất định phải thay ta cầm đến đây.”
Tên sai dịch bất đắc dĩ phải dùng giấy đi hốt bãi phân báo cáo:
- “Chính phạm đã đào tẩu rồi, thôi thì bắt tất cả gia thuộc ở đây, xin lão gia xét đoán !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 43:
Ở đời, con người ta nếu có quyền thì tự nhiên có một cái gì đó oai oai làm cho người khác phải nể nang, đó là vì con người ta sống có tôn ti trật tự và tôn trọng chức vụ lẫn nhau, đó là điều đáng mừng. Nhưng, cái không vui của con người là khi người có quyền, có chức vụ lại không lấy đó làm niềm vinh dự để khiêm tốn phục vụ cho có tình người, nên vẫn cứ hống hách với người khác.
Người có chức quyền mà không khiêm tốn thì hống hách bắt nạt người khác cách vô cớ để tỏ quyền uy của mình; người có chức quyền mà không khiêm tốn thì khiến cho người khác phải kính nhi viễn nhi mà không muốn đến gần, do đó mà có lúc trở thành cô đơn; người có chức quyền mà không có khiêm tốn thì là một quả bom không định giờ muốn nổ tung lúc nào cũng được, trước tiên là làm hại những người gần mình, sau đó là làm hại những người chung quanh.
Người Ki-tô hữu luôn được học biết rằng: chức vụ là Thiên Chúa ban cho mình để phục vụ và để làm sáng danh Ngài, cho nên khi có chức vụ, có quyền thì họ luôn khiêm tốn, vui vẻ, chân tình phục vụ tha nhân và làm sáng danh Thiên Chúa qua chức vụ của mình.
Hống hách, hạch họe là những từ xa lạ với người Ki-tô hữu có quyền và có chức vụ, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã sống và đã dạy như thế khi Ngài nói: “Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em”. (Mt 20, 26b. 27)"
Hòa bình, yêu thương, phục vụ, hợp tác đều bởi đó mà ra !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Quan sứ đang ngồi trên công đường làm việc, đột nhiên trong đám thủ hạ gia thuộc có người đánh rắm. Quan sứ nói:
- “Cái gì kêu vậy, mau cầm đến đây”.
Sai dịch đến trước đàn báo cáo:
- “Lão gia, cái ấy cầm không được ạ !”
Quan sứ giận dữ nói:
- “Mày không nên giả dối làm theo ý riêng, che chở tội phạm, nhất định phải thay ta cầm đến đây.”
Tên sai dịch bất đắc dĩ phải dùng giấy đi hốt bãi phân báo cáo:
- “Chính phạm đã đào tẩu rồi, thôi thì bắt tất cả gia thuộc ở đây, xin lão gia xét đoán !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 43:
Ở đời, con người ta nếu có quyền thì tự nhiên có một cái gì đó oai oai làm cho người khác phải nể nang, đó là vì con người ta sống có tôn ti trật tự và tôn trọng chức vụ lẫn nhau, đó là điều đáng mừng. Nhưng, cái không vui của con người là khi người có quyền, có chức vụ lại không lấy đó làm niềm vinh dự để khiêm tốn phục vụ cho có tình người, nên vẫn cứ hống hách với người khác.
Người có chức quyền mà không khiêm tốn thì hống hách bắt nạt người khác cách vô cớ để tỏ quyền uy của mình; người có chức quyền mà không khiêm tốn thì khiến cho người khác phải kính nhi viễn nhi mà không muốn đến gần, do đó mà có lúc trở thành cô đơn; người có chức quyền mà không có khiêm tốn thì là một quả bom không định giờ muốn nổ tung lúc nào cũng được, trước tiên là làm hại những người gần mình, sau đó là làm hại những người chung quanh.
Người Ki-tô hữu luôn được học biết rằng: chức vụ là Thiên Chúa ban cho mình để phục vụ và để làm sáng danh Ngài, cho nên khi có chức vụ, có quyền thì họ luôn khiêm tốn, vui vẻ, chân tình phục vụ tha nhân và làm sáng danh Thiên Chúa qua chức vụ của mình.
Hống hách, hạch họe là những từ xa lạ với người Ki-tô hữu có quyền và có chức vụ, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã sống và đã dạy như thế khi Ngài nói: “Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em”. (Mt 20, 26b. 27)"
Hòa bình, yêu thương, phục vụ, hợp tác đều bởi đó mà ra !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Khí cụ của ân sủng
Lm. Minh Anh
18:23 30/04/2024
KHÍ CỤ CỦA ÂN SỦNG
“Cành nào sinh hoa trái, Người cắt tỉa cho nó sinh hoa trái nhiều hơn!”.
“Một khu vườn không chăm sóc, cỏ dại sẽ sớm mọc; một trái tim không trau dồi chân lý sẽ sớm ‘hoang vu thần học’; một linh hồn không được cắt tỉa sẽ không bao giờ là khí cụ của ân sủng!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay nói đến cắt tỉa! Hội Thánh sơ khai cần được cắt tỉa; các môn đệ cần được cắt tỉa. Chúa Giêsu muốn sử dụng chúng ta như những ‘khí cụ của ân sủng’; nhưng bạn và tôi chỉ có thể trở thành lợi khí của Ngài trừ phi sẵn sàng để mình được cắt tỉa!
Thật thú vị, bài đọc Công Vụ Tông Đồ ghi lại những thước phim của ‘Công Đồng đầu tiên’. Các sứ đồ nhóm họp để giải quyết một vấn đề gai gốc, “Cắt bì hay không cắt bì?”. Để việc loan báo Tin Mừng có thể thích ứng với hoàn cảnh, Giáo Hội cần được cắt tỉa bởi Thánh Thần - cả với những gì ‘được coi là truyền thống’ nhất. Đó có thể là những ‘nghi tiết’ lâu đời, nhưng về mặt ý nghĩa - cách nào đó - đã mai một theo thời gian. Sẽ luôn có căng thẳng giữa tư duy bảo thủ và tư duy tiến bộ; cả hai đều cần thiết và đây là dấu hiệu của một Giáo Hội trưởng thành. Tuy nhiên, một khi được xem xét, điều chỉnh, kết quả sẽ là những hoa trái của hiệp nhất; vì lẽ, đa dạng nhưng không phân chia! Được như thế, Giáo Hội mới là ‘khí cụ của ân sủng’ vốn sẽ hữu hiệu để thích ứng với con người mọi thời dưới sự dẫn dắt của Thánh Thần.
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói đến những cành nho được cắt tỉa như là điều kiện để có một mùa nho tốt. Cũng thế, Chúa Thánh Thần sẽ cắt tỉa, loại bỏ những ‘cỏ dại và lỗi lầm’ ra khỏi cuộc sống chúng ta; nhờ đó, các nhân đức được nuôi dưỡng để trái tim của chúng ta không ‘hoang vu thần học’. Cắt tỉa có thể gây thương tổn, nhưng những ‘vết cắt’ tâm linh sẽ góp phần làm nên chìa khoá mở ra cánh cửa trưởng thành trong đời sống thiêng liêng. Trỗi dậy trong khiêm tốn, chúng ta ngày càng tựa nương vào Chúa hơn là tự tin vào bản thân, ý riêng và kế hoạch của mình. Thiên Chúa khôn ngoan hơn chúng ta vô vàn; và nếu có thể liên lỉ hướng về Ngài như nguồn cội, chúng ta sẽ mạnh mẽ và chuẩn bị tốt hơn để Ngài có thể làm những điều vĩ đại ngang qua bạn và tôi như những ‘khí cụ của ân sủng!’.
Anh Chị em,
“Cành nào sinh hoa trái, Người cắt tỉa cho nó sinh hoa trái nhiều hơn!”. Bản thân Chúa Giêsu, Ngài cũng chịu cắt tỉa; cái chết trên thập giá là cắt tỉa nghiệt ngã nhất. Nhưng cũng từ đó, Ngài trở nên nguồn ơn cứu rỗi cho nhân loại! Với Ngài, thập giá và khổ đau như là điều kiện không thể thiếu cho việc xây dựng Vương Quốc. Thiên Chúa - Chủ Vườn đại tài - biết cần cắt tỉa cành nào và cắt tỉa lúc nào, vì “một linh hồn không được cắt tỉa sẽ không bao giờ là một ‘khí cụ của ân sủng!’”. Thánh Thần cắt tỉa chúng ta qua Lời Chúa, qua các Bí tích, qua những con người, qua từng biến cố. Chớ gì bạn và tôi không kháng cự, nhưng tỉnh thức đủ, để đừng vì đau nhức mà bỏ cuộc. Hãy mềm mỏng với Thánh Thần, hầu có thể trở nên một công cụ tốt, sinh ích cho tha nhân và cho thế giới!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, không cuộc giải phẫu nào mà không chảy máu, xin cứ cắt tỉa con! Nhờ đó, con không là một khí cụ tồi, mà là một công cụ sắc bén của ân sủng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Cành nào sinh hoa trái, Người cắt tỉa cho nó sinh hoa trái nhiều hơn!”.
“Một khu vườn không chăm sóc, cỏ dại sẽ sớm mọc; một trái tim không trau dồi chân lý sẽ sớm ‘hoang vu thần học’; một linh hồn không được cắt tỉa sẽ không bao giờ là khí cụ của ân sủng!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay nói đến cắt tỉa! Hội Thánh sơ khai cần được cắt tỉa; các môn đệ cần được cắt tỉa. Chúa Giêsu muốn sử dụng chúng ta như những ‘khí cụ của ân sủng’; nhưng bạn và tôi chỉ có thể trở thành lợi khí của Ngài trừ phi sẵn sàng để mình được cắt tỉa!
Thật thú vị, bài đọc Công Vụ Tông Đồ ghi lại những thước phim của ‘Công Đồng đầu tiên’. Các sứ đồ nhóm họp để giải quyết một vấn đề gai gốc, “Cắt bì hay không cắt bì?”. Để việc loan báo Tin Mừng có thể thích ứng với hoàn cảnh, Giáo Hội cần được cắt tỉa bởi Thánh Thần - cả với những gì ‘được coi là truyền thống’ nhất. Đó có thể là những ‘nghi tiết’ lâu đời, nhưng về mặt ý nghĩa - cách nào đó - đã mai một theo thời gian. Sẽ luôn có căng thẳng giữa tư duy bảo thủ và tư duy tiến bộ; cả hai đều cần thiết và đây là dấu hiệu của một Giáo Hội trưởng thành. Tuy nhiên, một khi được xem xét, điều chỉnh, kết quả sẽ là những hoa trái của hiệp nhất; vì lẽ, đa dạng nhưng không phân chia! Được như thế, Giáo Hội mới là ‘khí cụ của ân sủng’ vốn sẽ hữu hiệu để thích ứng với con người mọi thời dưới sự dẫn dắt của Thánh Thần.
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói đến những cành nho được cắt tỉa như là điều kiện để có một mùa nho tốt. Cũng thế, Chúa Thánh Thần sẽ cắt tỉa, loại bỏ những ‘cỏ dại và lỗi lầm’ ra khỏi cuộc sống chúng ta; nhờ đó, các nhân đức được nuôi dưỡng để trái tim của chúng ta không ‘hoang vu thần học’. Cắt tỉa có thể gây thương tổn, nhưng những ‘vết cắt’ tâm linh sẽ góp phần làm nên chìa khoá mở ra cánh cửa trưởng thành trong đời sống thiêng liêng. Trỗi dậy trong khiêm tốn, chúng ta ngày càng tựa nương vào Chúa hơn là tự tin vào bản thân, ý riêng và kế hoạch của mình. Thiên Chúa khôn ngoan hơn chúng ta vô vàn; và nếu có thể liên lỉ hướng về Ngài như nguồn cội, chúng ta sẽ mạnh mẽ và chuẩn bị tốt hơn để Ngài có thể làm những điều vĩ đại ngang qua bạn và tôi như những ‘khí cụ của ân sủng!’.
Anh Chị em,
“Cành nào sinh hoa trái, Người cắt tỉa cho nó sinh hoa trái nhiều hơn!”. Bản thân Chúa Giêsu, Ngài cũng chịu cắt tỉa; cái chết trên thập giá là cắt tỉa nghiệt ngã nhất. Nhưng cũng từ đó, Ngài trở nên nguồn ơn cứu rỗi cho nhân loại! Với Ngài, thập giá và khổ đau như là điều kiện không thể thiếu cho việc xây dựng Vương Quốc. Thiên Chúa - Chủ Vườn đại tài - biết cần cắt tỉa cành nào và cắt tỉa lúc nào, vì “một linh hồn không được cắt tỉa sẽ không bao giờ là một ‘khí cụ của ân sủng!’”. Thánh Thần cắt tỉa chúng ta qua Lời Chúa, qua các Bí tích, qua những con người, qua từng biến cố. Chớ gì bạn và tôi không kháng cự, nhưng tỉnh thức đủ, để đừng vì đau nhức mà bỏ cuộc. Hãy mềm mỏng với Thánh Thần, hầu có thể trở nên một công cụ tốt, sinh ích cho tha nhân và cho thế giới!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, không cuộc giải phẫu nào mà không chảy máu, xin cứ cắt tỉa con! Nhờ đó, con không là một khí cụ tồi, mà là một công cụ sắc bén của ân sủng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Như Thầy yêu thương
Lm. Thái Nguyên
18:35 30/04/2024
NHƯ THẦY YÊU THƯƠNG
Chúa Nhật 6 Phục Sinh năm B : Ga 15, 9-17
Suy niệm
Bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu ký thác bí mật cuối cùng là lời di chúc quý báu nhất từ trái tim Ngài:“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Nhưng để yêu như Thầy yêu, thì điều cốt lõi là “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy”. “Ở lại” là đừng sống xa cách Ngài, đừng ra khỏi Ngài, nhưng hãy sống gắn bó với Ngài mọi nơi mọi lúc, qua mọi việc, như chim liền cánh như cây liền lành. Tất cả các cành cây đều được nuôi sống bằng một dòng nhựa, nên hiệp thông với Chúa khiến ta hiệp thông với nhau.
Chỉ có một dòng tình yêu duy nhất luân chuyển: Như Cha đã yêu Thầy, Thầy đã yêu anh em, anh em hãy yêu nhau. Yêu thương là một dòng chảy không ngừng phát xuất từ Cha, nên chúng ta không được biến nó thành ao tù, mà phải làm cho lan tỏa khắp nơi, đến với mọi người trên thế giới. Đức Giêsu muốn toàn thể nhân loại làm thành một cộng đồng tình yêu, không muốn các môn đệ chỉ loay hoay vun vén cho nhau để rồi làm thành một thứ Hội Thánh đóng kín. Vì vậy mà “Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi và sinh được hoa trái”.
Yêu thương là điều tự nhiên trong đời sống con người. Ai cũng muốn yêu và được yêu. Tuy nhiên, tình yêu không phải là thứ tình cảm cạn cợt và hời hợt như tình đời. Tình yêu mà Chúa Giêsu mong đợi nơi chúng ta là tình yêu hy sinh quên mình, để đem lại hạnh phúc cho con người. Bởi vậy, ta thấy dễ yêu nhưng yêu không dễ, như lời bài hát:“Đường vào tình yêu có nhiều trái đắng mang tên khổ qua”, hoặc “Trong tình yêu có trăm lần vui có vạn lần sầu”. Các cô họa thêm là: Trong tình yêu có trăm lần thua có một lần huề. Tình yêu là một tiến trình trải nghiệm gian nan nhất, có khi rơi vào tình trạng khổ sở và cay đắng nhất. Chúng ta không gặp tình yêu trong tình trạng đã tốt đẹp và có sẵn để mà hưởng, nhưng phải tập luyện và làm tăng trưởng mãi.
Thực tế có nhiều quan niệm về tình yêu, và vì có những quan niệm lệch lạc nên tình yêu bị biến chất, biến dạng, có khi còn biến thái. Trong Thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu”, Đức Bênêđictô XVI cho thấy: chưa bao giờ “hai chữ tình yêu” bị lạm dụng như ngày nay. Trong một xã hội chạy theo lợi nhuận và hưởng thụ, nên những người trẻ cũng dễ yêu cuồng sống vội, tình yêu chỉ còn là một thứ chộp giựt. Trong một não trạng xã hội ngày càng tôn vinh thân xác và lạc thú, thì tình yêu trở thành trò đùa, hay thứ hàng hóa để mua bán đổi trao. Trong một xã hội mà người ta chỉ quan trọng vật chất và coi nhẹ giá trị tinh thần, thì tình yêu bị giảm thiểu xuống hàng thứ yếu. Bao nhiêu hỗn loạn phát sinh từ đó, vì đã đánh mất bản chất điéch thực của tình yêu.
Tình yêu không phải là cảm xúc, cảm xúc đến rồi đi, chỉ có tình yêu là ở lại. Cảm xúc có thể là một tia sáng khai mở diệu kỳ, nhưng tổng thể của tình yêu không phải như thế. Tình yêu là một bước tiến vươn lên sự thiện hảo, luôn được đặt trong tiến trình thanh luyện và trưởng thành. Để đạt được mức độ trưởng thành của tình yêu, phải có sự góp phần của toàn thể con người, bằng sự kết hợp mọi khả năng của lý trí, ý chí, tình cảm, không chỉ là những hành động và kiểu cách bề ngoài.
Tình yêu không tìm chiếm đoạt mà tìm niềm vui trong sự trao ban, cho dù người khác không đáp trả, không biết ơn, không dễ thương, không xứng đáng. Tình yêu đích thực chỉ ao ước làm điều thiện cho mọi người, coi hạnh phúc của họ quan trọng hơn hạnh phúc của bản thân, dù nhiều khi phải trả giá đắt. Tình yêu có cái giá của nó, là chính thập giá để biểu hiện tình yêu. Chính nỗi đau mới dạy cho chúng ta cách thức yêu thương. Tình yêu như vậy trở thành sự từ bỏ, sẵn sàng trở thành lễ vật tặng ban như chính Chúa Giêsu, Đấng nâng cao chúng ta lên thành bạn hữu, và đã “hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu”.
Thế giới ngày nay khao khát một tình yêu đích thực. Kitô hữu phải là nhân chứng của tình yêu ấy. Chúng ta không có dịp để chết cho người khác như cha Kônbê, nhưng ta luôn có nhiều dịp để sống cho anh em. Sống cho anh em là chết cho chính mình: chết qua những hy sinh âm thầm hằng ngày. Chết không đổ máu, nhưng đổ mồ hôi và nước mắt. Chết không chỉ một lần, nhưng chết dần mòn cho hạnh phúc của tha nhân. Kahil Gibran viết: "Bạn cho đi quá ít khi chỉ cho đi của cải. Chỉ khi nào cho đi chính mình, bạn mới thực sự cho đi".
Chỉ khi nào ta thực sự yêu mến Chúa thì mới biết yêu thương tha nhân. Và chỉ khi thực sự yêu thương tha nhân ta mới nói lên được tình yêu mến Chúa. Tình yêu là cốt lõi của đời Kitô hữu, nhưng tình yêu ấy phải hòa nhịp với tình yêu của Đức Giêsu, là“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
điều làm nên cuộc sống con hôm nay,
không phải là những công trình to tát,
kiến thức uyên bác hay là công trạng,
nhưng chính là tình yêu thương đầy tràn,
Chúa vĩ đại vì tình Ngài chứa chan.
Xin cho con tận dụng mọi khoảnh khắc,
để luôn sống với nhau và cho nhau,
vui với người vui, khóc với người khóc,
chia sẻ và cho đi cả tấm lòng.
Trên đời chỉ có thân phận và tình yêu,
thân phận thì giới hạn, tình yêu vô hạn,
xin cho con biết sống bằng tình yêu,
là chính Chúa trong tất cả mọi điều.
Chúa đã yêu con thật quá nhiều,
mà tình con đáp trả chẳng bao nhiêu,
nên ý Chúa chẳng mấy khi con hiểu,
vì muốn sống theo kiểu của người đời,
chỉ lo sao cho danh lợi có thật nhiều,
điều trọng nhất là tình yêu lại thiếu.
Xin cho con đừng chạy theo nhãn hiệu,
kẻo đời con sẽ phải sống kiếp cô liêu,
vì thiếu tình yêu là điều tồi tệ nhất,
sẽ làm nên ngục thất cho con người,
tình yêu mới thật là điều vĩ đại,
những thứ khác đều hoang dại héo tàn.
Xin gột sạch tim con còn hoen ố,
và tẩy đi bao loang lỗ trong hồn,
để tình con yêu Chúa được sạch tinh,
sống quên mình hy sinh vô vị lợi,
yêu mọi người như Chúa đã yêu con,
là bằng chứng vẹn tròn con yêu Chúa. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một giáo dân Công Giáo bị đâm bên ngoài Thánh lễ được Đức Tổng Giám Mục San Francisco cử hành
Đặng Tự Do
02:00 30/04/2024
Cảnh sát San Francisco đã bắt giữ một người đàn ông vô gia cư vào Chúa Nhật 21 Tháng Tư, vì bị cáo buộc đâm một giáo dân Công Giáo sau cuộc cãi vã giữa hai người bên ngoài một nhà thờ Công Giáo lịch sử trong thành phố.
Marko Asaulyuk, 25 tuổi, sống ở San Francisco, bị buộc tội âm mưu giết người và 8 tội tấn công bằng vũ khí chết người.
Nạn nhân vừa được xuất viện hôm Chúa Nhật, chỉ bị thương nhẹ ở chân, Cha Thọ Bùi, chánh xứ nhà thờ hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, đã nói với CNA hôm thứ Năm trong một email.
Đức Tổng Giám Mục San Francisco Salvatore Cordileone đang ban bí tích Thêm sức cho các học sinh trường giáo xứ, học sinh môn giáo dục tôn giáo và học sinh từ một giáo xứ gần đó trong Thánh lễ buổi trưa thì một “người đàn ông quậy phá” bước vào nhà thờ, như Cha Thọ mô tả.
ABC7 đưa tin, người đàn ông đang đi đi lại lại lối đi chính của nhà thờ, tay cầm một chai rượu.
Cha Thọ cho biết một nhóm giáo dân và phụ huynh đã yêu cầu người đàn ông gây rối rời khỏi nhà thờ và hộ tống anh ta ra ngoài. ABC7 đưa tin người đàn ông đang nói chuyện với ai đó bên ngoài nhà thờ và bác bỏ đức tin Công Giáo.
Theo vị linh mục, một “cuộc ẩu đả” sau đó đã xảy ra trên vỉa hè và đó là lúc người đàn ông đâm vào chân vị phụ huynh.
Nghi phạm, được cho là người vô gia cư, đã bị bắt cùng ngày, Cha Thọ cho biết. Cảnh sát cho biết khi họ đến hiện trường, nạn nhân đã được sơ cứu và được đưa đến bệnh viện với “vết thương không nguy hiểm đến tính mạng”.
Các nhân chứng đã giúp cảnh sát xác định vị trí nghi phạm.
Cha Thọ gọi vụ việc là “đáng buồn” và “cực kỳ đáng lo ngại” nhưng lưu ý “tin tốt là tên tội phạm đang ngồi sau song sắt, bị buộc tội cố ý giết người, tấn công bằng vũ khí chết người và đang bị giam giữ mà không được tại ngoại.”
Ngài nói: “Rất có thể, bằng cách đuổi anh ta ra đường, giáo dân và các ông bố của chúng tôi đã ngăn chặn điều gì đó thậm chí còn tồi tệ hơn xảy ra”. “Nhưng đây chỉ là vụ mới nhất trong một chuỗi các vụ việc không hồi kết gây ra bởi sự dung túng của chính quyền thành phố đối với tội phạm và những người mắc bệnh tâm thần trên đường phố.”
“Nó không chỉ xảy ra ở nhà thờ hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ. Chúng tôi đã thấy trên bản tin tuần trước rằng các y tá tại Bệnh viện San Francisco và các thủ thư tại các thư viện công cộng của chúng tôi đang yêu cầu được bảo vệ nhiều hơn khỏi chính xác những loại sự việc mà chúng tôi đã gặp phải vào Chúa Nhật,” ngài nói.
“Giống như bệnh viện San Francisco và các thư viện công cộng, chúng tôi mở cửa hàng ngày. Sứ mệnh của Chúa Giêsu Kitô đòi hỏi điều đó! Trong khi cả trường học và câu lạc bộ của chúng tôi đều có thể hoàn thành sứ mệnh của mình trong khi cổng và cửa ra vào bị khóa, thì nhà thờ không thể”, Cha Thọ nói.
Source:National Catholic Register
Linh mục Raymond J. de Souza: Phải chăng Đức Thánh Cha Phanxicô vừa ủng hộ việc chọn lựa giáo xứ?
Đặng Tự Do
02:02 30/04/2024
Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada. Ngài vừa có một bài phân tích đăng trên tờ National Catholic Register nhan đề “Did Pope Francis Just Endorse ‘Parish Shopping’?”, nghĩa là “Phải chăng Đức Thánh Cha Phanxicô vừa ủng hộ việc 'chọn lựa giáo xứ'?”
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Tư, 24 Tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tán thành một thực hành từng bị phản đối nhưng hiện nay đã trở thành một hiện tượng mạnh mẽ trong số những người Công Giáo thực hành đạo: đó là việc lựa chọn giáo xứ của riêng họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành một cuộc phỏng vấn cho Norah O'Donnell của CBS News – đó là cuộc phỏng vấn truyền hình đầu tiên của ngài với một mạng lưới của Mỹ. Trong khi cuộc phỏng vấn đầy đủ sẽ được phát sóng trên 60 Minutes vào tháng tới, các đoạn trích đã được phát hành vào hôm thứ Tư đề cập đến các cuộc chiến ở Ukraine và Gaza, cũng như biến đổi khí hậu. Những câu trả lời của Đức Thánh Cha phù hợp với những bình luận gần đây và thường xuyên của ngài về những vấn đề đó.
Nhận xét này mặc dù sẽ không được coi là đáng đưa tin nhưng vẫn đáng chú ý:
“Tôi muốn nói rằng luôn luôn có một chỗ đứng,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói khi đề cập đến những người không nhìn thấy chỗ đứng cho mình trong Giáo Hội Công Giáo. “Nếu ở giáo xứ này, linh mục có vẻ không chào đón, tôi hiểu, nhưng hãy đi tìm nơi khác, luôn có chỗ. Đừng chạy trốn khỏi Giáo hội. Giáo Hội rất lớn. … Bạn không nên chạy trốn khỏi Giáo Hội.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đang đề xuất điều từng được gọi một cách chế nhạo là “Parish Shopping” hay “Lựa chọn giáo xứ như khi lựa hàng hóa khi mua sắm”.
Theo giáo luật, một người Công Giáo thuộc về giáo xứ nơi người đó cư trú. Có những trường hợp ngoại lệ, đặc biệt là “các giáo xứ tòng nhân”, trong đó giáo xứ bao gồm những thành viên thuộc một số phạm trù “cá nhân” nhất định, chẳng hạn như ngôn ngữ, sắc tộc, hiệp hội, khuôn viên trường, nghề nghiệp hoặc truyền thống phụng vụ. Tuy nhiên, đó là những trường hợp ngoại lệ. Thông lệ là giáo xứ của bạn là nơi bạn sinh sống.
Vào những thời điểm nhất định trong lịch sử gần đây, mối liên kết đó mạnh mẽ đến mức người Công Giáo tự nhận mình theo giáo xứ của họ. Người ta nói “Tôi đến từ Holy Cross,” chứ không phải tên dân sự của khu phố.
Trong những thập niên gần đây, khi sự dễ dàng về giao thông và di chuyển xã hội ngày càng gia tăng, số người Công Giáo chọn giáo xứ của họ không phải theo lãnh thổ cư trú mà theo một số tiêu chuẩn khác đã tăng lên. Các cuộc khảo sát thường chỉ ra rằng lịch trình Thánh lễ có xu hướng chiếm ưu thế trong số những lý do đó, nhưng phẩm chất và phong cách kiến trúc, thuyết giảng, âm nhạc và phụng vụ là những yếu tố góp phần đáng kể. Đôi khi các chương trình dành cho trẻ em, thanh thiếu niên, gia đình hoặc người già lại mang tính quyết định hơn nữa.
Điều bất thường theo giáo luật này được đưa ra ánh sáng tại các lễ rửa tội hoặc đám cưới, nơi mà cha xứ của giáo xứ phải đưa ra sự chấp thuận cho những trường hợp không nằm trong phạm vi phụ trách của ngài. Cặp vợ chồng được đề cập có thể hoàn toàn không được biết đến trong giáo xứ lãnh thổ của họ, vì họ chọn tham dự một giáo xứ khác bên ngoài lãnh thổ của họ. Tất nhiên, những chuyện như thế có thể sắp xếp được, nhưng chúng đòi hỏi phải được sắp xếp.
Điều này áp dụng cho những người Công Giáo thực hành đạo. Đối với những cặp vợ chồng - thường là đa số - yêu cầu kết hôn hoặc rửa tội, những người không bao giờ đứng trước cửa nhà thờ, việc họ đến từ đâu không quan trọng. Họ xa cách về mặt tinh thần với giáo xứ quê hương của họ cũng như với bất kỳ nơi nào khác.
Đối với những người Công Giáo thực hành dưới 40 tuổi cam kết trung thành tuân thủ nghĩa vụ Chúa nhật, những ấn tượng mang tính giai thoại cho thấy rằng hầu hết họ chọn giáo xứ của mình không phải theo lãnh thổ mà theo sở thích. Ở các thành phố lớn hơn, tập tục đã xuất hiện khi những người Công Giáo trẻ tuổi tụ tập chỉ tại một vài giáo xứ, nơi họ tạo ra những cộng đồng thanh niên sôi động.
Đó không phải là một sự vi phạm giáo luật. Nghĩa vụ tham dự Thánh lễ Chúa nhật có thể được thực hiện ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, giáo luật không thực sự hình dung việc sống trong một giáo xứ mà không bao giờ thờ phượng ở đó. Tuy nhiên, đó là thực tế mới.
Vào năm 2020, Bộ Giáo sĩ Vatican đã ban hành những hướng dẫn mới cho các giáo xứ. Đối với một thế giới “tha hồ lựa chọn giáo xứ”, Bộ đã nói điều này:
“Mô hình Giáo xứ hiện tại không còn đáp ứng đầy đủ sự mong đợi của nhiều tín hữu, đặc biệt khi người ta xem xét tính đa dạng của các loại cộng đồng đang tồn tại ngày nay. … Lãnh thổ Giáo xứ không còn chỉ là một không gian địa lý mà còn là bối cảnh trong đó người dân thể hiện cuộc sống của mình dưới góc độ các mối quan hệ, sự phục vụ lẫn nhau và các truyền thống cổ xưa. Chính trong “lãnh thổ hiện sinh” này diễn ra những thách thức mà Giáo hội phải đối mặt giữa cộng đồng. Kết quả là, bất kỳ hành động mục vụ nào giới hạn trong lãnh thổ của Giáo xứ đều đã lỗi thời,… Tuy nhiên, điều đáng chú ý là từ góc độ giáo luật, nguyên tắc lãnh thổ vẫn có hiệu lực, khi luật pháp yêu cầu”.
Do đó, có sự căng thẳng giữa nguyên tắc lãnh thổ và thực tế của “các lãnh thổ hiện sinh” không còn tương ứng với ranh giới giáo xứ.
Đức Thánh Cha Phanxicô lần đầu tiên đề cập đến vấn đề này cách đây đúng 10 năm, khi ngài thực hiện lời kêu gọi nổi tiếng với một phụ nữ đến từ Á Căn Đình, người đã kết hôn dân sự với một người đàn ông đã ly dị. Sống trong một cuộc sống chung vợ chồng ngoài hôn nhân, cô không thể rước lễ như lời khuyên của cha xứ. Theo lời kể của cô, Đức Thánh Cha bảo cô chỉ cần đi xưng tội và rước lễ ở một giáo xứ khác.
Tòa Thánh xác nhận lời kêu gọi, nhưng không bình luận về những gì Đức Thánh Cha Phanxicô thực sự đã nói. Phòng Báo Chí Tòa Thánh lưu ý một cách đáng tò mò rằng “những hậu quả liên quan đến giáo huấn của Giáo hội không được suy ra từ những sự việc này”, cho phép có khả năng Đức Thánh Cha đã gợi ý một chút việc lựa chọn giáo xứ để tiếp cận vị linh mục mà bà ấy muốn.
Những nhận xét của Đức Thánh Cha đối với CBS News Thứ Tư cũng có cùng một quan điểm chung, trong đó Đức Thánh Cha đang nghĩ đến một linh mục “không chào đón”. Trong trường hợp đó, hãy đến một giáo xứ khác.
Quan niệm đó cũng có thể đã lỗi thời.
Đức Thánh Cha Phanxicô đang nghĩ về các linh mục quá nghiêm khắc, quá khắt khe – “cứng nhắc” và “lạc hậu” theo từ ngữ ưa thích của Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, nhiều “lãnh thổ hiện sinh” mới nổi lên kỳ vọng nhiều hơn nơi người giáo dân, chứ không phải là ít hơn; và họ thu hút mọi người chính là vì các giáo xứ ấy đòi hỏi giáo dân nhiều hơn.
Tại nhiều giáo xứ thu hút thanh niên vượt ra ngoài ranh giới giáo luật của họ, văn hóa của các giáo xứ này là khuyến khích những người độc thân phạm tội liên quan đến đức khiết tịnh không được rước lễ cho đến khi đi xưng tội, chứ không phải là khuyến khích những người trong các kết hợp không khiết tịnh rước lễ bất kể tội lỗi của họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nghĩ đến vị mục tử lạc hậu, người đã gây khó khăn cho cuộc sống của đàn chiên và vì thế khuyên mọi người nên đi nơi khác. Nhưng lời khuyên của ngài cũng có thể áp dụng được cho những người thấy giáo xứ địa phương của họ yếu kém và không có thách thức về mặt tinh thần, và vì vậy hãy đi nơi khác để tìm kiếm nhiều hơn chứ không phải là tìm kiếm ít hơn.
Việc “chọn lựa giáo xứ” như vậy có áp dụng vào đường lối đức tin tâm lý của người tiêu dùng không? Suy cho cùng thì đó chính là “mua sắm”. Như người phụ nữ ở Á Căn Đình kể rằng Đức Thánh Cha đã nói với cô ấy, nếu cô ấy không thể rước lễ trong giáo xứ của mình, cô ấy nên “rước lễ” ở nơi khác.
Hoặc có thể, như tài liệu năm 2020 đã đề xuất, những lựa chọn như vậy đang được thúc đẩy bởi “sự đa dạng của các loại hình cộng đồng đang tồn tại ngày nay”? Nghĩa là, phải chăng mong muốn chọn giáo xứ của một người không được hiểu một cách rõ ràng như một động lực tiêu dùng - mặc dù những điều đó chắc chắn tồn tại - nhưng là mong muốn có một cộng đồng Công Giáo đích thực? Phải chăng sự hấp dẫn không phải là tôi có thể tiêu thụ những gì tôi muốn, mà là tôi tìm thấy một cộng đồng hỗ trợ tôi lựa chọn những gì tôi nên làm?
Cảnh quan giáo xứ đã thay đổi và vẫn đang thay đổi. Về mặt giáo luật, nó vẫn được đặt nền tảng trên chính mảnh đất đó. Đức Thánh Cha Phanxicô đang hướng tới một cách hiểu mới được tán thành. Người phụ nữ ở Á Căn Đình không được chính cha xứ của mình cho rước Mình Thánh Chúa. Vì vậy, hãy đi ăn ở nơi khác.
Đi đến nơi bạn sẽ được cho ăn. Đó cũng là nguyên tắc mà nhiều người Công Giáo trẻ tuổi thực hiện.
Source:National Catholic Register
Nhật Ký Trừ Tà số 289: Vũ khí vĩ đại chống lại Satan
Đặng Tự Do
02:03 30/04/2024
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #289: The Great Weapon Against Satan”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 289: Vũ khí vĩ đại chống lại Satan”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Khi bắt đầu Nghi thức trừ quỷ chính thức, tôi đã cầu nguyện với giọng kiên quyết: “Tôi cầu xin toàn quyền của Chìa khóa Thánh Phêrô và tôi ra lệnh cho lũ quỷ rời đi!” Phản ứng xảy ra ngay lập tức và dữ dội. Rõ ràng, lũ quỷ đã nhận ra quyền lực của Giáo hội và quay cuồng khi nghe nhắc đến điều đó.
Một số người đến dự lễ trừ tà mong linh mục đọc những lời cầu nguyện bí ẩn, bí ẩn có một loại sức mạnh ma thuật nào đó đối với họ. Và nếu bạn đọc Nghi thức trừ tà với những kỳ vọng kỳ diệu đó, rất có thể bạn sẽ thất vọng.
Nghi thức chỉ đơn giản là một chuỗi những lời cầu nguyện, mặc dù có nguồn gốc cổ xưa được chắt lọc và thử nghiệm qua hàng trăm năm, chứa đầy những tài liệu tham khảo Kinh thánh, cầu xin quyền năng của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu để xua đuổi ma quỷ.
Ví dụ, lời cầu nguyện mệnh lệnh trong Nghi thức mới bao gồm những điều sau đây:
Tôi ra lệnh cho ngươi, Satan, hoàng tử của thế giới này: hãy thừa nhận quyền năng và sức mạnh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã đánh bại ngươi trong sa mạc, vượt qua ngươi trong vườn Cây Dầu, hạ nhục ngươi trên Thập giá, và sống lại từ ngôi mộ, chuyển hóa những chiến lợi phẩm của ngươi vào vương quốc ánh sáng.
Những tài liệu tham khảo Kinh Thánh trong đoạn văn trên là hiển nhiên. Kinh nghiệm trừ quỷ cho thấy Satan đặc biệt đau đớn khi nhận ra Chúa Kitô đã chiến thắng hắn như thế nào. Satan không thích bị nhắc nhở về thất bại của mình!
Không có gì bí ẩn lớn lao đối với những lời cầu nguyện trong Nghi thức trừ quỷ và ý nghĩa của chúng. Nhưng bỏ lỡ quyền lực của những lời cầu nguyện ấy đối với Hoàng tử bóng tối sẽ là bỏ lỡ nguồn gốc hiệu quả thực sự của chúng. Sức mạnh không đến từ một câu thần chú nào đó. Đúng hơn, Chúa Giêsu Kitô, thực sự là con người và Thiên Chúa, đã chiến thắng ma quỷ và ban cho Giáo hội quyền năng trừ quỷ.
Tôi thường xuyên nhắc nhở những nhà trừ quỷ mới trong quá trình huấn luyện: đừng tìm kiếm một lời cầu nguyện đặc biệt nào đó có thể xua đuổi ma quỷ một cách thần bí. Vũ khí vĩ đại chống lại Satan, vũ khí được trao cho bạn, là quyền năng của Chúa Kitô trong Giáo hội của Người. Cốt lõi của việc trừ tà là Nghi thức chính thức của Giáo hội được thực hiện bởi một linh mục được Giám mục ủy quyền thích hợp. Đừng bao giờ nghi ngờ điều đó!
Source:Catholic Exorcism
Đức Thánh Cha sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 6 để nói chuyện về Trí tuệ nhân tạo
Đặng Tự Do
17:23 30/04/2024
Thêm vào lịch trình bận rộn của Đức Giáo Hoàng cho năm 2024, Vatican đã xác nhận hôm thứ Sáu rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đích thân tham gia vào hội nghị thượng đỉnh G7 dự kiến diễn ra ở khu vực Puglia miền nam nước Ý từ ngày 13 đến 15 tháng Sáu.
Theo một tuyên bố từ Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, Đức Thánh Cha sẽ tham gia một phiên họp của hội nghị thượng đỉnh G7 dành riêng cho trí tuệ nhân tạo, một chủ đề khiến vị giáo hoàng này ngày càng quan tâm.
Sự tham gia của Đức Giáo Hoàng sẽ đánh dấu lần đầu tiên một giáo hoàng tham gia hội nghị thượng đỉnh G7, vốn được tổ chức thường xuyên kể từ năm 1975 và được coi là cuộc họp thường niên quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo các cường quốc phương Tây.
Học viện Giáo hoàng về Sự sống đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh vào năm 2020 cùng với các công ty công nghệ lớn toàn cầu như Microsoft và IBM, đã đưa ra một tài liệu có tên là “Lời kêu gọi của Rôma về Đạo đức Trí Tuệ Nhân Tạo”. Gần đây hơn, Đức Phanxicô đã dành các thông điệp của mình cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024 cũng như Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội cho chủ đề trí tuệ nhân tạo.
Đức Tổng Giám Mục người Ý Vincenzo Paglia, nhà lãnh đạo Học viện Giáo hoàng về Sự sống, cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành một phong trào từ cơ sở, bây giờ Đức Thánh Cha tại G7 sẽ nói chuyện với các chính phủ”.
Lời kêu gọi Rôma một phần được xây dựng dựa trên cái mà tài liệu gọi là “thuật toán”, nghĩa là quy tắc đạo đức cho thời đại kỹ thuật số.
“Các bên ký kết cam kết yêu cầu phát triển trí tuệ nhân tạo phục vụ mọi người và nhân loại nói chung; tôn trọng phẩm giá con người, để mỗi cá nhân có thể được hưởng lợi từ những tiến bộ của công nghệ; và điều đó không có mục tiêu duy nhất là lợi nhuận lớn hơn hay thay thế dần dần nhân lực tại nơi làm việc,” tài liệu viết.
Linh mục người Ý Paolo Benanti, cố vấn cho cả Vatican và chính phủ Ý về các vấn đề Trí Tuệ Nhân Tạo, cho biết Lời kêu gọi của Rôma về đạo đức Trí Tuệ Nhân Tạo “chứng tỏ sự khôn ngoan của các tôn giáo về chủ đề này, để có thể bảo đảm một tương lai hòa bình và thịnh vượng cho nhân loại. “
Benanti nói: “Trong bối cảnh này, sự tham gia của Đức Thánh Cha tại G7 ở Puglia có tầm quan trọng rất lớn.
Hội nghị thượng đỉnh G7 quy tụ Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada và Nhật Bản, cũng như Liên minh Âu Châu.
Năm nay Ý giữ chức chủ tịch luân phiên của G7. Nó sẽ đánh dấu lần thứ năm hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại Ý, gần đây nhất là ở Genoa vào năm 2001, khi tổ chức này vẫn được gọi là “G8” với sự tham gia của Nga.
“Tôi tin chắc rằng sự hiện diện của Đức Thánh Cha sẽ mang lại sự đóng góp mang tính quyết định cho việc xác định khuôn khổ pháp lý, đạo đức và văn hóa cho trí tuệ nhân tạo,” Meloni nói trong một tuyên bố bằng video thông báo về sự hiện diện của Đức Thánh Cha.
Thứ Tư tuần trước, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Giám đốc điều hành của Cisco Systems, Chuck Robbins, người đang ở Vatican để ký kết Lời kêu gọi Rôma năm 2020 về Đạo đức Trí Tuệ Nhân Tạo.
Robbins cho biết vào thời điểm đó rằng “các nguyên tắc của lời kêu gọi Rôma phù hợp với niềm tin cốt lõi của Cisco rằng công nghệ phải được xây dựng trên nền tảng niềm tin ở mức cao nhất để mang lại một tương lai toàn diện cho tất cả mọi người”.
Gần đây, Đức Cha Paglia thông báo rằng một nhóm lãnh đạo các tôn giáo Á Châu sẽ gặp nhau tại Hiroshima, Nhật Bản vào tháng 7 để ký kết Lời kêu gọi Rôma về Đạo đức Trí Tuệ Nhân Tạo. Hội nghị thượng đỉnh đó diễn ra sau một sự kiện tương tự vào năm 2022 khi các nhà lãnh đạo Do Thái và Hồi giáo ký vào tài liệu.
Source:Crux
Giáo hội Mễ Tây Cơ chỉ trích áo thun Tử Thần ủng hộ Tổng thống López Obrador
Đặng Tự Do
17:24 30/04/2024
Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 24 tháng Tư chỉ trích “văn hóa chết chóc và bạo lực” liên quan đến các băng đảng ma túy và phổ biến trên mạng xã hội, bao gồm cả “các giáo phái méo mó như giáo phái Santa Muerte hay Tử thần”.
Tuyên bố của giám mục được đưa ra chỉ vài ngày sau khi bức ảnh chiếc áo thun in hình Santa Muerte và thông điệp ủng hộ Tổng thống Andrés Manuel López Obrador lan truyền trên mạng xã hội.
Thương hiệu Mễ Tây Cơ Camisetas Pendejas, tiếng Tây Ban Nha, nghĩa là “Áo thun ngu ngốc” đứng đằng sau sự sáng tạo đã thu hút sự chú ý của cả nước và có thể mua được từ những người bán hàng rong chỉ cách dinh tổng thống ở Thành phố Mexico vài dãy nhà.
Nó cho thấy hộp sọ của Santa Muerte với ngón trỏ đặt thẳng đứng trước môi. Tin nhắn có nội dung là “Một người đàn ông chân chính là người không bao giờ nói xấu López Obrador”.
Chiếc áo thun đã gây tranh cãi ở Mexico, quốc gia sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 2 tháng 6 và đang trải qua một chiến dịch vận động tranh cử. Ứng cử viên thuộc đảng của López Obrador, cầu thủ cánh tả Claudia Sheinbaum, đang dẫn đầu cuộc đua với tỷ số cách biệt đáng kể và nhận được 57% tỷ lệ ủng hộ. Các cuộc khảo sát cho thấy chính trị gia trung hữu Xóchitl Gálvez đứng sau cô với 30%.
Hình ảnh chiếc áo thun gây tranh cãi đã được đảng Morena của López Obrador lan truyền trên mạng và trở thành một yếu tố không chính thức trong cuộc đua. Sự liên kết của Santa Muerte với các tập đoàn ma túy đã được báo chí và phe đối lập chính trị nhấn mạnh. Một số người phản đối tổng thống cũng nhấn mạnh rằng chiếc áo phông có thể được coi là một mối đe dọa đối với những người chỉ trích ông. Các nhóm nữ quyền nhấn mạnh ý tưởng về “những người đàn ông chân chính” được đưa vào thông điệp và chỉ ra bản chất sai lầm của nó.
Cuộc tranh cãi đã được đưa đến López Obrador trong cuộc họp báo đầu tuần này. Ông nói rằng vấn đề Santa Muerte đã “được giải quyết ở Mexico từ lâu và liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo”.
“Ở đất nước này, chúng ta được tự do có tôn giáo phù hợp nhất với đức tin của mình và chúng tôi cũng có quyền không có tôn giáo nào. Chúng ta phải tôn trọng những người có đức tin và những người không có đức tin – và đó là một nhà nước thế tục và tự do tôn giáo”, ông nói vào ngày 23 tháng 4.
Tuyên bố của Hội đồng Giám mục vào ngày hôm sau đã kêu gọi người dân Mễ Tây Cơ xây dựng một nền văn hóa hòa bình và bác bỏ bạo lực, một thông điệp đã được hàng giám mục nhấn mạnh trong một tuyên bố trước đó, được đưa ra sau đại hội hồi đầu tháng này.
“Chúng ta không thể bỏ qua thực tế đáng lo ngại mà xã hội ta phải đối mặt với việc thực hiện văn hóa chết chóc và bạo lực thông qua việc phổ biến văn hóa ma túy trên mạng xã hội, cùng với những hình ảnh bạo lực, các giáo phái xuyên tạc như giáo phái Santa Muerte và sự đe dọa kỹ thuật số”
Các giám mục nói tiếp rằng các ngài “mạnh mẽ lên án việc tôn vinh bạo lực và kêu gọi tất cả các thành phần xã hội đoàn kết chống lại những hành vi phá hoại như vậy”.
Tài liệu viết: “Chúng ta nên quyết tâm phục hồi và khôi phục một Mexico vốn luôn được biết đến là nơi thể hiện các giá trị đức tin, gia đình, cuộc sống chung, truyền thống, ẩm thực, thơ ca, hội họa, nghệ thuật và những địa điểm tuyệt vời để chia sẻ với thế giới”.
Việc Giáo hội Mexico tấn công lòng sùng kính Santa Muerte không phải là điều gì mới mẻ. Theo Andrew Chesnut, trưởng khoa Nghiên cứu Công Giáo tại Đại học Virginia Commonwealth và là tác giả cuốn sách học thuật duy nhất bằng tiếng Anh về Santa Muerte (Devoted to Death: Santa Muerte, the Skeleton Saint), điều đó đã xảy ra trong 15 năm qua.
Ông nhắc lại rằng ngay cả Đức Thánh Cha Phanxicô, trong chuyến thăm Mexico năm 2016, cũng gọi nó là một giáo phái ma túy rùng rợn.
“ Phong trào tôn giáo mới Santa Muerte đã không thể được công nhận về mặt pháp lý do sự phản đối của Giáo hội và đồng minh chính trị chính của Giáo Hội, là đảng PAN”.
Ông cho biết sự phản đối của người Công Giáo đối với Santa Muerte không chỉ liên quan đến mối liên hệ của Santa Muerte với các băng đảng ma túy – hình xăm Santa Muerte thường được nhìn thấy trong các thành viên băng đảng, và hình ảnh của nó thường được tìm thấy trong trụ sở của họ – mà còn vì nỗi sợ cạnh tranh.
Chesnut lập luận: “Giáo hội phản đối Santa Muerte như một 'giáo phái ma túy satan' và vì Giáo hội lo sợ sẽ mất hàng triệu giáo dân vào phong trào tôn giáo mới đang phát triển nhanh nhất trên hành tinh”.
Source:Crux
Ý cầu nguyện tháng Năm của Đức Thánh Cha: Cầu nguyện cho việc đào luyện tu sĩ nam nữ và chủng sinh
Thanh Quảng sdb
17:28 30/04/2024
Ý cầu nguyện tháng Năm của Đức Thánh Cha: Cầu nguyện cho việc đào luyện tu sĩ nam nữ và chủng sinh
Đức Thánh Cha Phanxicô công bố ý cầu nguyện trong tháng Năm: Cầu cho việc đào tạo tu sĩ nam nữ và chủng sinh. Trong thông điệp video, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự phát triển liên nỉ về ơn gọi của các ứng sinh thông qua ân sủng, cầu nguyện, cộng đồng và chứng tá Tin Mừng.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Tháng 5 này, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta dâng lời cầu nguyện cho “việc đào tạo các tu sĩ nam nữ và chủng sinh”.
Trong video công bố ý cầu nguyện trong tháng 5, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng mọi ơn gọi đều là một “viên kim cương thô” cần được đánh bóng, gia công và định hình ở mọi mặt.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng “một linh mục, tu sĩ hay ứng viên, trên hết phải là một người nam, một người nữ được đào tạo, uốn nắn bởi ân sủng của Chúa”. Đây là những người ý thức được những giới hạn của mình nhưng sẵn sàng “sống đời cầu nguyện và hăng say làm chứng cho Tin Mừng”.
Trong thông điệp được trao cho Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng bắt đầu từ chủng viện hoặc tập viện, việc chuẩn bị của họ phải được phát triển một cách toàn diện trong sự tiếp xúc trực tiếp với cuộc sống của người khác. ĐTC nhấn mạnh điều này “thật là cần thiết”.
Điều quan trọng cần lưu ý là việc đào tạo không kết thúc vào một thời điểm cụ thể, chẳng hạn như việc khấn dòng, thụ phong, mà tiếp tục trong suốt cuộc đời, hội nhập con người về mọi mặt: trí tuệ, nhân bản, tình cảm và tâm linh.
Việc chuẩn bị cho ứng viên đi vào sống trong một cộng đoàn. “Cuộc sống trong cộng đoàn thật phong phú, mặc dù đôi khi có thể gặp khó khăn”.
Đức Thánh Cha nói thêm: “Sống chung không giống như sống trong cộng đoàn”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha xin chúng ta cầu nguyện để “các tu sĩ nam nữ và chủng sinh phát triển trong hành trình ơn gọi của mình thông qua việc đào tạo nhân bản, mục vụ, thiêng liêng và cộng đồng, giúp họ trở thành những nhân chứng nhiệt thành của Tin Mừng”.
Đức Thánh Cha Phanxicô công bố ý cầu nguyện trong tháng Năm: Cầu cho việc đào tạo tu sĩ nam nữ và chủng sinh. Trong thông điệp video, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự phát triển liên nỉ về ơn gọi của các ứng sinh thông qua ân sủng, cầu nguyện, cộng đồng và chứng tá Tin Mừng.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Tháng 5 này, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta dâng lời cầu nguyện cho “việc đào tạo các tu sĩ nam nữ và chủng sinh”.
Trong video công bố ý cầu nguyện trong tháng 5, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng mọi ơn gọi đều là một “viên kim cương thô” cần được đánh bóng, gia công và định hình ở mọi mặt.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng “một linh mục, tu sĩ hay ứng viên, trên hết phải là một người nam, một người nữ được đào tạo, uốn nắn bởi ân sủng của Chúa”. Đây là những người ý thức được những giới hạn của mình nhưng sẵn sàng “sống đời cầu nguyện và hăng say làm chứng cho Tin Mừng”.
Trong thông điệp được trao cho Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng bắt đầu từ chủng viện hoặc tập viện, việc chuẩn bị của họ phải được phát triển một cách toàn diện trong sự tiếp xúc trực tiếp với cuộc sống của người khác. ĐTC nhấn mạnh điều này “thật là cần thiết”.
Điều quan trọng cần lưu ý là việc đào tạo không kết thúc vào một thời điểm cụ thể, chẳng hạn như việc khấn dòng, thụ phong, mà tiếp tục trong suốt cuộc đời, hội nhập con người về mọi mặt: trí tuệ, nhân bản, tình cảm và tâm linh.
Việc chuẩn bị cho ứng viên đi vào sống trong một cộng đoàn. “Cuộc sống trong cộng đoàn thật phong phú, mặc dù đôi khi có thể gặp khó khăn”.
Đức Thánh Cha nói thêm: “Sống chung không giống như sống trong cộng đoàn”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha xin chúng ta cầu nguyện để “các tu sĩ nam nữ và chủng sinh phát triển trong hành trình ơn gọi của mình thông qua việc đào tạo nhân bản, mục vụ, thiêng liêng và cộng đồng, giúp họ trở thành những nhân chứng nhiệt thành của Tin Mừng”.
Nhân kỷ niệm 25 năm Thư gửi Nghệ sĩ của Đức Gioan Phaolô II, Viện Nghệ thuật Công Giáo tổ chức Liên hoan Phim Công Giáo
Vũ Văn An
20:25 30/04/2024
Trên National Catholic Register ngày 19 tháng 4 năm 2024, Barbara Nicolosi tường trình rằng được quay và ghi điểm đẹp mắt, cuốn phim The Space Between the Ages [Khoảng cách giữa các thời đại], do Travis Lee Ratcliff xuất thân từ Austin, Texas viết kịch bản và đạo diễn, khám phá quá trình nghệ thuật của nhà điêu khắc người Ireland Dony McManus khi ông làm việc với đất sét để biểu lộ vẻ đẹp của con người. Bộ phim ngắn tuyệt đẹp này đã nhận được giải thưởng cao nhất và giải thưởng trị giá 500 Mỹ kim tại “Liên hoan phim ngắn Thư gửi Nghệ sĩ” do Viện Nghệ thuật Công Giáo tổ chức vào ngày 14 tháng 4.
Đạo diễn Ratcliff nói về cảm giác độc đáo của McManus trong tư cách một nghệ sĩ, lưu ý rằng, trong tác phẩm của mình, ông đã đảm bảo được một vị trí đúng lúc: “Điều bắt đầu thu hút tôi khi chúng tôi làm việc với Dony là vai trò của thời gian và lịch sử, cả về bản thân lẫn văn hóa, đóng trong việc xác định kinh nghiệm về thực tại. Hy vọng rằng chúng tôi đã tạo ra một bộ phim có cốt lõi cảm xúc thực chất hơn so với phim nghệ sĩ thông thường.”
Cách đây 25 năm vào dịp Lễ Phục Sinh này, vào ngày 4 tháng 4 năm 1999, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành một trong những sứ điệp mới lạ và chân thành nhất của triều giáo hoàng của ngài – vốn là nguồn cảm hứng cho liên hoan phim mới này. “Thư gửi các nghệ sĩ” là lời mời gọi các cộng đồng đức tin và nghệ thuật thừa nhận nhu cầu chung của họ dành cho nhau và bắt đầu một sự nối lại quan hệ tích cực vì lợi ích của một thế giới tan vỡ đang rất cần điều mà Đức Thánh Cha gọi là “những hiển dung [epiphanies] mới của vẻ đẹp”.
Hưởng ứng năm kỷ niệm 25 năm của lời kêu gọi vẫn còn quan trọng này, liên hoan vừa kết thúc năm đầu tiên với các buổi chiếu các bộ phim đoạt giải tại Rạp chiếu phim Arlington và Drafthouse lịch sử ở khu vực tàu điện ngầm Washington, D.C. - tôn vinh điện ảnh và các kịch bản phim khám phá sự thôi thúc sáng tạo và những yêu cầu về nghệ thuật và cái đẹp, những thách thức cụ thể về mặt cảm xúc và thực tế mà các nghệ sĩ phải vượt qua, và tại sao nghệ thuật lại quan trọng cũng như cách nghệ thuật có thể chữa lành, kết nối và làm sâu sắc hơn về mặt tinh thần của chúng ta.
Chủ tịch Viện Nghệ thuật Công Giáo Kathleen Carr lưu ý rằng động lực phát động Liên hoan phim Thư gửi Nghệ sĩ xuất phát từ sứ mệnh của tổ chức là khuyến khích các nghệ sĩ khám phá thể thánh thiêng trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, nhưng với sự tôn kính và thành thạo của nghề mình. “Một phần mục tiêu của chúng tôi là giúp thế hệ nghệ sĩ mới ngày nay tiếp xúc với những khát vọng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, rằng ơn gọi đầu tiên của mọi nghệ sĩ là tìm cách mang điều mà ngài gọi là ‘những hiển dung mới của vẻ đẹp’ vào thế giới.”
Nhà làm phim Molly Lewis xuất thân từ Thành phố New York đã giành được giải thưởng cho bộ phim dài ba phút In Him Together, được cô mô tả như một bài thơ điện ảnh gửi đến Nhiệm Thể Chúa Kitô. Dự án hiện thực hóa lời kêu gọi của Thư gửi Nghệ sĩ dành cho các nghệ sĩ biến những mầu nhiệm vô hình của đức tin thành như có tính bản năng. Theo Lewis, nó sử dụng sức mạnh độc đáo của điện ảnh để xếp lớp và xếp các hình ảnh cạnh nhau: “Tôi muốn khám phá mối liên hệ mà chúng ta có với nhau qua Chúa Giêsu trong các bí tích - tất cả những người đã được rửa tội, cho dù chúng ta có thực hành đức tin của mình hay không. Tôi thường tự hỏi ai đã âm thầm, mà tôi không hề biết, là một phần trong việc trở lại đạo của tôi. Tôi băn khoăn về ân sủng lần đầu tiên thôi thúc tôi bước vào một nhà thờ ở thành phố New York và cầu nguyện trong khi chờ tàu. Tôi tin rằng những lời cầu nguyện, sự hy sinh và hành động yêu thương của người khác ở đâu đó ngoài kia đã dẫn tôi trở lại với Giáo hội.”
Động lực thứ hai đằng sau biến cố này chỉ đơn giản là để Giáo Hội Công Giáo chính thức tham gia vào việc khuyến khích và tài trợ cho các nhà làm phim nói riêng. Tìm kiếm trên Film Freeway, trang web tổng hợp hoàn cầu về các liên hoan phim, liệt kê một số liên hoan phim đã được các tổ chức Công Giáo tài trợ nhiều năm trước, không có liên hoan nào hiện đang hoạt động. Chúng ta đang lỡ thuyền. Có ít nhất 75 liên hoan phim Ki-tô giáo truyền giáo, cung cấp tiền bạc, hỗ trợ và tạo cơ hội cho các nhà làm phim trẻ. Có ai thắc mắc tại sao những người theo đạo Tin lành lại làm 20 bộ phim cho mỗi bộ phim được người Công Giáo làm không?
Liên hoan Phim ngắn Thư gửi nghệ sĩ được tài trợ bởi Family Theater Productions, AWE Publicity, Guadalupe Roastery và Trung tâm truyền thông Pauline ở Los Angeles. Nữ tu dòng Thánh Phao-lô Nancy Michael, người điều hành trung tâm Los Angelos, bày tỏ sự ủng hộ lớn lao đối với sáng kiến mới này, nói rằng: “Điều quan trọng là phải hỗ trợ những người kể chuyện đích thực, những người sử dụng khả năng sáng tạo của mình để suy gẫm về chiều sâu của cuộc sống con người và giúp chúng ta tìm thấy ân sủng trong mọi việc”.
Giống như Thánh Gioan Phaolô từng lưu ý rằng các nghệ sĩ thường bị thúc đẩy sáng tạo như một phản ứng trước đau khổ, chủ đề của The Space Between the Ages [Khoảng cách giữa các thời đại], cho biết McManus bắt đầu cuộc đời nghệ sĩ của mình khi còn là một cậu bé phải chịu đựng sự lạm dụng vì chứng khó đọc của mình. Đạo diễn Ratliff lưu ý, “Việc đan xen sự thức tỉnh sớm của Dony đối với nghệ thuật sau chấn thương với các chủ đề rộng lớn hơn về thời gian và vị trí của chúng ta trong đó đã trở thành sứ mệnh trọng tâm của bộ phim.”
Giải nhì và 250 Mỹ kim được trao cho cuốn phim The Beauty of Sacred Art [Vẻ đẹp của nghệ thuật thánh thiêng] của nhà làm phim Damian Chlanda ở khu vực Chicago. Tác phẩm kể về hai họa sĩ, Sarah Crow và Jared Seff, khi họ làm việc để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật không chỉ đẹp đẽ mà còn là phương tiện dẫn dắt các linh hồn vào việc cầu nguyện sâu sắc hơn. Crow lưu ý trong phim: “Đối với tôi trong tư cách một nghệ sĩ, không có vinh dự nào lớn hơn việc được nhìn thấy ai đó cầu nguyện trước một trong những bức tranh của tôi”.
Các dự án khác được trình chiếu tại liên hoan phim bao gồm Heading Home: A 21st-Century Pilgrimage, kể về chuyến hành hương của các nhà lãnh đạo Tin lành đến một số nhà thờ Công Giáo lớn nhất ở Châu Âu. Được dẫn dắt bởi nhà từ thiện và học giả nghệ thuật Roberta Ahmanson, dự án là một hành trình hấp dẫn, nếu nó khơi dậy một phong trào, có thể dẫn đến việc chữa lành một số vết sẹo của Phong trào Cải cách. Sau đó, có bộ phim This Side đầy ám ảnh, được quay chủ yếu trên iPhone bởi một thiếu niên người Uganda tên là Faustina và do nhà làm phim Dan Tarant của Personally Catholic Films ở Newtown, Pennsylvania đạo diễn. Faustina muốn trở thành một nữ tu, nhưng cô và gia đình nghèo của cô bị mắc kẹt trong một cuộc đấu tranh tuyệt vọng chỉ để sống còn. Tuy nhiên, niềm tin kiên định của cô vào Chúa Giêsu cũng như tình yêu và sự chăm sóc của Người dành cho cô thật đáng kinh ngạc. Cả hai phần đều hấp dẫn sâu sắc và kích thích tư duy.
Nhìn chung, liên hoan phim đã thành công tốt đẹp khi có hơn 60 nhà làm phim gửi kịch bản và kịch bản phim để đánh giá. Một lượng lớn người hâm mộ điện ảnh đã đến tham dự các buổi chiếu trao giải, và nhiều người bày tỏ mong muốn được xem nhiều hơn và đã mong chờ đến năm sau.
Như Carr đã nói, “Chúng tôi hy vọng ‘Thư gửi các nghệ sĩ’ sẽ trở thành một công thức tuyên tín bản thân cho thế hệ các nhà làm phim Công Giáo mới ngày nay”.
Đón đọc: Thư Gửi Các Nghệ Sĩ năm 1999 của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Tin Giáo Hội Việt Nam
NAM ÚC: Thánh Lễ Tưởng Niệm ngày Quốc Hận 30.4.1975
Jo. Vĩnh SA
03:52 30/04/2024
Tại nhà thờ Thánh MAXIMILLIAN KOLBE, giáo xứ. OTTOWAY
Vậy mà đã gần nửa thế kỷ, 49 năm trôi qua. Người Việt yêu chuộng tự do vẫn không thể quên được ngày đau buồn đen tối trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, ngày 30.4.1975. Ngày mà CS miền bắc tràn vào thôn tính miền Nam Việt Nam. Hằng năm cứ vào những ngày cuối tháng 4, dù ở trong nước hay ở hải ngoại, đều có rất nhiều cộng đồng người Việt Tự Do khắp nơi trên thế giới tổ chức nghi thức tưởng niệm ngày Quốc Hận 30.4 đen, để tất cả người Việt Tỵ Nạn CS có dịp nhớ lại những ngày đau thương của dân tộc, đồng thời tưởng nhớ đến công đức của các bậc tiền nhân, các anh hùng tử sĩ, các quân, cán chính VNCH và đồng bào đã hy sinh cho tổ quốc.
Năm nay Hội Bạn Thái Hà Nam Úc, một tổ chức yểm trợ phong trào đấu tranh cho “Công Lý & Hòa Bình” đã tổ chức thánh lễ tưởng niệm ngày Quốc Hận vào lúc 6g30 chiều, thứ Hai, ngày 29/4/2024 tại thánh đường Maximilian Kolbe, giáo xứ Ottoway, Nam Úc, để cầu nguyện cho quê hương Việt Nam, cho Quốc Thái Dân An và cầu cho hương hồn các anh hùng tử sĩ, cho đồng bào đã hy sinh vì đại nghĩa dân tộc và những người Việt đã hy sinh trên đường vượt biên, vượt biển tìm tự do.
Tham dự thánh lễ hôm nay ngoài giáo dân tại Nam Úc còn có sự hiện diện của một số quan khách, đại diện các hội đoàn, đoàn thể, các tổ chức và hội các gia đình cựu quân nhân QL/VNCH. Đặc biệt có sự tham dự của Bà Chủ tịch và Hội Đồng Quản Trị Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc. Ông Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân QL/VNCH Nam Úc
Trước khi thánh lễ bắt đầu, đại diện BTC đã có vài lời chào đón toàn thể cộng đoàn, nhắc lại ý nghĩa của ngày Quốc Hận và xin mọi người hiệp ý cầu nguyện cho nền hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ cho Việt Nam.
Tiếp sau đó là nghi thức rước quốc kỳ Việt-Úc đặt bên bàn thờ tổ quốc VN được đặt bên trái cung thánh, do 3 chiến hữu đại diện cho các cựu quân nhân QL/VNCH tiến hành.
Thánh lễ bằng song ngữ Việt-Anh do Cha Marek P’Tak, chánh xứ Ottoway cử hành trong bầu khí thật trang nghiêm theo nghi thức Công Giáo. Dù không phải là ngươì Việt Nam, nhưng Cha chủ tế cũng đã có những lời mở đầu thánh lễ thật sâu sắc khi nói đến sự kiện đau buồn của lịch sử VN ngày 30.4.1975 và Cha cũng sẽ hiệp thông cầu nguyện cho nền tự do, dân chủ cho VN và toàn thế giới.
XEM HÌNH – SEE PHOTOS
XEM VIDEO
Sau thánh lễ, BTC đã có đôi lời cảm ơn sự hiện diện quý báu của quý Đồng Hương và quý Chiến Hữu QLVNCH. Đồng thời kính mời tất cả mọi người cùng tham dự nghi thức thắp nến tưởng niệm ngày Quốc Hận 30.4.1975.
Nghi thức tưởng niệm do các cựu quân nhân trong quân phục QL/VNCH phụ trách, được tiến hành qua việc đặt vòng hoa và đốt nến trước bàn thờ Linh Vị Tổ Quốc.
Tất cả mọi người đã lần lượt xếp hang từ cuối nhà thờ, tiến lên cung thánh, dâng nến lên bàn thờ Tổ Quốc, Linh mục Chủ Tế dẫn đầu, tiếp theo sau là các quan khách, đại diện các đoàn thể, các tổ chức, các gia đình cựu quân nhân và cuối cùng, là tất cả các giáo dân tham dự thánh lễ. Trong khi đó, ca đoàn Cha Diệp cất cao tiếng hát “Kinh Hòa Bình” cầu nguyện cho sự an bình đến với mọi người trên thế giới.
Thánh lễ và buổi tưởng niệm ngày Quốc Hận 30.4.1975 đã kết thúc vào lúc 07g45’ tối cùng ngày.
Mọi người chia tay ra về trong tâm tình cầu nguyện cho quê hương, dân tộc Việt Nam sớm được hưởng cuộc sống thái bình, an lạc và thịnh trị.
Văn Khánh tường thuật
Vậy mà đã gần nửa thế kỷ, 49 năm trôi qua. Người Việt yêu chuộng tự do vẫn không thể quên được ngày đau buồn đen tối trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, ngày 30.4.1975. Ngày mà CS miền bắc tràn vào thôn tính miền Nam Việt Nam. Hằng năm cứ vào những ngày cuối tháng 4, dù ở trong nước hay ở hải ngoại, đều có rất nhiều cộng đồng người Việt Tự Do khắp nơi trên thế giới tổ chức nghi thức tưởng niệm ngày Quốc Hận 30.4 đen, để tất cả người Việt Tỵ Nạn CS có dịp nhớ lại những ngày đau thương của dân tộc, đồng thời tưởng nhớ đến công đức của các bậc tiền nhân, các anh hùng tử sĩ, các quân, cán chính VNCH và đồng bào đã hy sinh cho tổ quốc.
Năm nay Hội Bạn Thái Hà Nam Úc, một tổ chức yểm trợ phong trào đấu tranh cho “Công Lý & Hòa Bình” đã tổ chức thánh lễ tưởng niệm ngày Quốc Hận vào lúc 6g30 chiều, thứ Hai, ngày 29/4/2024 tại thánh đường Maximilian Kolbe, giáo xứ Ottoway, Nam Úc, để cầu nguyện cho quê hương Việt Nam, cho Quốc Thái Dân An và cầu cho hương hồn các anh hùng tử sĩ, cho đồng bào đã hy sinh vì đại nghĩa dân tộc và những người Việt đã hy sinh trên đường vượt biên, vượt biển tìm tự do.
Tham dự thánh lễ hôm nay ngoài giáo dân tại Nam Úc còn có sự hiện diện của một số quan khách, đại diện các hội đoàn, đoàn thể, các tổ chức và hội các gia đình cựu quân nhân QL/VNCH. Đặc biệt có sự tham dự của Bà Chủ tịch và Hội Đồng Quản Trị Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc. Ông Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân QL/VNCH Nam Úc
Trước khi thánh lễ bắt đầu, đại diện BTC đã có vài lời chào đón toàn thể cộng đoàn, nhắc lại ý nghĩa của ngày Quốc Hận và xin mọi người hiệp ý cầu nguyện cho nền hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ cho Việt Nam.
Tiếp sau đó là nghi thức rước quốc kỳ Việt-Úc đặt bên bàn thờ tổ quốc VN được đặt bên trái cung thánh, do 3 chiến hữu đại diện cho các cựu quân nhân QL/VNCH tiến hành.
Thánh lễ bằng song ngữ Việt-Anh do Cha Marek P’Tak, chánh xứ Ottoway cử hành trong bầu khí thật trang nghiêm theo nghi thức Công Giáo. Dù không phải là ngươì Việt Nam, nhưng Cha chủ tế cũng đã có những lời mở đầu thánh lễ thật sâu sắc khi nói đến sự kiện đau buồn của lịch sử VN ngày 30.4.1975 và Cha cũng sẽ hiệp thông cầu nguyện cho nền tự do, dân chủ cho VN và toàn thế giới.
XEM HÌNH – SEE PHOTOS
XEM VIDEO
Sau thánh lễ, BTC đã có đôi lời cảm ơn sự hiện diện quý báu của quý Đồng Hương và quý Chiến Hữu QLVNCH. Đồng thời kính mời tất cả mọi người cùng tham dự nghi thức thắp nến tưởng niệm ngày Quốc Hận 30.4.1975.
Nghi thức tưởng niệm do các cựu quân nhân trong quân phục QL/VNCH phụ trách, được tiến hành qua việc đặt vòng hoa và đốt nến trước bàn thờ Linh Vị Tổ Quốc.
Tất cả mọi người đã lần lượt xếp hang từ cuối nhà thờ, tiến lên cung thánh, dâng nến lên bàn thờ Tổ Quốc, Linh mục Chủ Tế dẫn đầu, tiếp theo sau là các quan khách, đại diện các đoàn thể, các tổ chức, các gia đình cựu quân nhân và cuối cùng, là tất cả các giáo dân tham dự thánh lễ. Trong khi đó, ca đoàn Cha Diệp cất cao tiếng hát “Kinh Hòa Bình” cầu nguyện cho sự an bình đến với mọi người trên thế giới.
Thánh lễ và buổi tưởng niệm ngày Quốc Hận 30.4.1975 đã kết thúc vào lúc 07g45’ tối cùng ngày.
Mọi người chia tay ra về trong tâm tình cầu nguyện cho quê hương, dân tộc Việt Nam sớm được hưởng cuộc sống thái bình, an lạc và thịnh trị.
Văn Khánh tường thuật
Gx Tụy Hiền Tgp Hà Nội_ Lễ Thánh Lôrensô Nguyễn Văn Hưởng
Mai Lĩnh
07:04 30/04/2024
GIÁO XỨ TUỴ HIỀN TGP. HÀ NỘI MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 168 CHA THÁNH LÔ-REN-SÔ NGUYỄN VĂN HƯỞNG
Xem Hình
Thứ Bảy, ngày 27/4/2024, Giáo xứ Tụy Hiền hân hoan mừng 168 năm sinh nhật Nước Trời của Cha Thánh Lô-ren-sô Nguyễn Văn Hưởng.
Đúng 9h30, Cha An-tôn Nguyễn Văn Thắng Tổng Đại Diện Tgp. Hà Nội đã long trọng cử hành Thánh lễ mừng Thánh Lô-ren-sô Nguyễn Văn Hưởng. Đồng tế với ngài có Cha xứ An-tôn Nguyễn Văn Độ, cùng quý cha trong và ngoài giáo phận, quý nam nữ tu sĩ, quý khách xa gần cùng cộng đoàn dân Chúa.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Cha Tổng Đại diện An-tôn nói về ơn gọi tử đạo trong bối cảnh ngày nay, tuy không giống như thời của Cha Thánh Lô-ren-sô Hưởng, nhưng người tín hữu vẫn phải sống trong sự chọn lựa giữa ánh sáng và bóng tối, giữa Thiên Chúa và thế gian, giữa giá trị vĩnh cửu và giá trị tạm thời chóng qua. Ngài nhắc nhở mỗi người luôn cần đến ơn Chúa để quyết định điều gì đem lại hạnh phúc vĩnh cửu. Đồng thời ngài cũng mời gọi cộng đoàn biết noi gương Thánh Tử đạo quê hương can đảm và hy sinh sống theo Phúc Âm, để làm chứng cho Chúa bằng những việc làm nhỏ bé trong bậc sống mình. Bên cạnh đó, ngài còn còn nhắc nhớ đến tấm gương đức tin trung kiên của Thánh Lô-ren-sô Hưởng bất chấp những tra tấn và đòn roi ép chối đạo. Ơn gọi tử đạo gắn liền với đời sống Ki-tô hữu chính là làm chứng cho Chúa. Khi chúng ta ý thức được bổn phận làm chứng cho Chúa giữa đời là ta đang sống ơn phúc tử đạo.
Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể đầy trang nghiêm và sốt sắng.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, một vị đại diện Giáo xứ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, tri ân cha Tổng Đại diện An-tôn, quý cha, quý nam nữ tu sĩ, quý khách cùng cộng đoàn.
Sau Thánh lễ, quý cha cùng toàn thể quý cộng đoàn ra viếng tại đền Thánh Lô-ren-sô Nguyễn Văn Hưởng và lần lượt lên dâng hương.
Nguyện xin Chúa, qua lời bầu cử của Thánh Tử đạo Lô-ren-sô Nguyễn Văn Hưởng ban cho ban cho mọi Ki-tô hữu, cách riêng là con dân xứ Tụy Hiền biết noi theo gương các bậc tiền nhân anh dũng, biết sống làm chứng cho Chúa giữa đời.
Xem Hình
Thứ Bảy, ngày 27/4/2024, Giáo xứ Tụy Hiền hân hoan mừng 168 năm sinh nhật Nước Trời của Cha Thánh Lô-ren-sô Nguyễn Văn Hưởng.
Đúng 9h30, Cha An-tôn Nguyễn Văn Thắng Tổng Đại Diện Tgp. Hà Nội đã long trọng cử hành Thánh lễ mừng Thánh Lô-ren-sô Nguyễn Văn Hưởng. Đồng tế với ngài có Cha xứ An-tôn Nguyễn Văn Độ, cùng quý cha trong và ngoài giáo phận, quý nam nữ tu sĩ, quý khách xa gần cùng cộng đoàn dân Chúa.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Cha Tổng Đại diện An-tôn nói về ơn gọi tử đạo trong bối cảnh ngày nay, tuy không giống như thời của Cha Thánh Lô-ren-sô Hưởng, nhưng người tín hữu vẫn phải sống trong sự chọn lựa giữa ánh sáng và bóng tối, giữa Thiên Chúa và thế gian, giữa giá trị vĩnh cửu và giá trị tạm thời chóng qua. Ngài nhắc nhở mỗi người luôn cần đến ơn Chúa để quyết định điều gì đem lại hạnh phúc vĩnh cửu. Đồng thời ngài cũng mời gọi cộng đoàn biết noi gương Thánh Tử đạo quê hương can đảm và hy sinh sống theo Phúc Âm, để làm chứng cho Chúa bằng những việc làm nhỏ bé trong bậc sống mình. Bên cạnh đó, ngài còn còn nhắc nhớ đến tấm gương đức tin trung kiên của Thánh Lô-ren-sô Hưởng bất chấp những tra tấn và đòn roi ép chối đạo. Ơn gọi tử đạo gắn liền với đời sống Ki-tô hữu chính là làm chứng cho Chúa. Khi chúng ta ý thức được bổn phận làm chứng cho Chúa giữa đời là ta đang sống ơn phúc tử đạo.
Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể đầy trang nghiêm và sốt sắng.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, một vị đại diện Giáo xứ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, tri ân cha Tổng Đại diện An-tôn, quý cha, quý nam nữ tu sĩ, quý khách cùng cộng đoàn.
Sau Thánh lễ, quý cha cùng toàn thể quý cộng đoàn ra viếng tại đền Thánh Lô-ren-sô Nguyễn Văn Hưởng và lần lượt lên dâng hương.
Nguyện xin Chúa, qua lời bầu cử của Thánh Tử đạo Lô-ren-sô Nguyễn Văn Hưởng ban cho ban cho mọi Ki-tô hữu, cách riêng là con dân xứ Tụy Hiền biết noi theo gương các bậc tiền nhân anh dũng, biết sống làm chứng cho Chúa giữa đời.
Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm tại Calgary Canada với tâm tình Giáo xứ và Gia Đình cùng hiệp hành
Lm JB Nguyễn Đức Vượng o.p
16:48 30/04/2024
Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm tại Calgary Canada với tâm tình Giáo xứ và Gia Đình cùng hiệp hành
Xem hình:
Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm tại Calgary Canada với tâm tình Giáo xứ và Gia Đình cùng hiệp hành, đưa nhau đến các Bí Tích, gặp gỡ trong niềm vui. Đặc biệt mọi người giáo dân được mời đến tham dự Thánh Lễ Tạ ơn Chúa đã ban cho tuổi mới trong tháng Tư, 28/4/2024. Những người Cha và Mẹ.; những người con cháu mừng cho mình tuổi mới bên Ông Bà và Cha Mẹ qua Thánh Lễ, bữa cơm thanh đạm giúp nhau cùng hiệp hành với giáo xứ.
Mừng ngày sinh nhật của Anh
Mừng ngày sinh nhật của Cô.
Mừng ngày Chúa cho ta ra đời.
Với phúc ân chan hòa nam này.
Lm JB Nguyễn Đức Vượng o.p
Xem hình:
Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm tại Calgary Canada với tâm tình Giáo xứ và Gia Đình cùng hiệp hành, đưa nhau đến các Bí Tích, gặp gỡ trong niềm vui. Đặc biệt mọi người giáo dân được mời đến tham dự Thánh Lễ Tạ ơn Chúa đã ban cho tuổi mới trong tháng Tư, 28/4/2024. Những người Cha và Mẹ.; những người con cháu mừng cho mình tuổi mới bên Ông Bà và Cha Mẹ qua Thánh Lễ, bữa cơm thanh đạm giúp nhau cùng hiệp hành với giáo xứ.
Mừng ngày sinh nhật của Anh
Mừng ngày sinh nhật của Cô.
Mừng ngày Chúa cho ta ra đời.
Với phúc ân chan hòa nam này.
Lm JB Nguyễn Đức Vượng o.p
Văn Hóa
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi, Chương Năm Karl Rahner
Vũ Văn An
14:27 30/04/2024
Chương 5: Nền thần học đổi mới và nền văn hóa hiện đại
Tín ngưỡng định hình văn hóa, như các nhà xã hội học về tôn giáo hay nói. Nhưng cũng đúng là văn hóa có thể xác định điều mà một tổ chức tôn giáo có thể làm, ngay cả một tổ chức lớn và—đôi khi—có ảnh hưởng như Giáo Hội Công Giáo, ở bất cứ thời điểm nào. Một phần ba cuối thế kỷ XX, thời kỳ sau Công đồng, không phải là thời kỳ màu mỡ cho văn hóa nói chung. Đầu thế kỷ 20 đã sản sinh ra những tên tuổi vĩ đại như James Joyce, Thomas Mann và Marcel Proust; Igor Stravinsky và Claude Debussy; William Butler Yeats và Rainer Maria Rilke; Picasso và Matisse; Einstein và Freud; và nhiều nhân vật vĩ đại khác trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngược lại, sau những năm 1960, thế giới thế tục có rất ít những bộ óc vĩ đại và những nhà sáng tạo tầm cỡ đó. Nhưng bất chấp sự hỗn loạn bề ngoài, thời kỳ hậu công đồng cũng là thời kỳ sôi sục thần học đáng kể trong Giáo Hội Công Giáo.
Các nhà thần học có ảnh hưởng nhất đã nhận được sự đào tạo ban đầu của họ trong thời kỳ sớm hơn, nhưng họ cũng tồn tại lâu dài và sống còn đến những thập niên 1980 và 1990. Không có hệ thống mới vĩ đại nào xuất hiện, ngoại trừ bộ sách ba cuốn đồ sộ của Hans Urs von Balthasar, bắt đầu (1961) trước Công đồng và không hoàn thành (1987) cho đến hơn hai thập niên sau khi Công đồng kết thúc. Và không rõ liệu có đúng không khi gọi những gì von Balthasar làm là một “hệ thống” thần học. Nhưng theo những cách riêng của nó, thời kỳ hậu công đồng đã dẫn đến một số phát triển thần học lâu dài. Để làm cho khối lượng tư liệu đa dạng dễ xử lý hơn một chút, cần phải giới hạn phạm vi ở đây đối với các nhân vật chủ chốt nào đó và các luồng tư tưởng họ đã tạo ra. Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét bốn người trong số họ: Karl Rahner, Hans Urs von Balthasar, Karol Wojtyła, và Joseph Ratzinger.
Karl Rahner và “Giáo Hội Đích Thực”
Karl Rahner (1904-1984) có lẽ là nhân vật có ảnh hưởng nhất trong thần học Công Giáo trong những năm ngay sau Công đồng. Sự xuất sắc tuyệt đối của hai cuốn sách đầu tay Geist in Welt (Tinh thần trong thế giới; 1939) và Hörer des Wortes (Những người nghe lời; 1941) đã nhanh chóng khiến ngài trở nên nổi tiếng hoàn cầu và đóng góp trực tiếp vào một số hướng đi của Công đồng, nơi ngài phục vụ như một cố vấn. Nhưng ngài thậm chí còn xuất hiện nhiều hơn trong thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 trong giới Công Giáo, đặc biệt trong việc đào tạo chủng viện, khi các tổ chức giáo dục đại học Công Giáo cố gắng tìm ra những tác động của Công đồng trong một thời kỳ văn hóa hỗn loạn. Tuy nhiên, Giáo hội nói chung đã không tiếp tục đi theo những con đường mà ngài đã mở ra và, trong các triều Giáo Hoàng của Đức Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI, bắt đầu quay lưng lại với những câu hỏi “hiện sinh” cũ hơn để hướng tới một cách khác để giải quyết tình trạng khó khăn hiện đại.
Rahner đã và đang – đôi khi công bằng, đôi khi không công bằng – bị coi là không chính thống bởi vì một số vấn đề gây bối rối của nửa cuối thế kỷ 20 – tính hợp đoàn, phong chức cho phụ nữ, biện pháp tránh thai, thần học giải phóng, và một ý niệm thế tục hóa và chính trị hóa Kitô giáo một cách tổng quát hơn — ngài công khai và đôi khi hung hăng đứng về phía “những người cấp tiến”. Thật vậy, chính Rahner đã tuyên bố rằng Công đồng Vatican II đã mở ra một “kỷ nguyên thứ ba” của Giáo hội, một sự thay đổi có thể so sánh về độ lớn lao của nó với sự thay đổi, thứ nhất, từ cộng đồng Kitô giáo-Do Thái giáo sơ khai sang hình thức Hy Lạp-La Mã và sau đó với sự thay đổi thành một liên minh mang tính Constantinô giữa Giáo Hội và nhà nước. (1) Tuy nhiên, triết học chặt chẽ và sáng tạo cao của Rahner cũng như thần học mở rộng, được tiếp cận cẩn thận, khác xa với các phương pháp không chính thống và thậm chí còn đề xuất các phương pháp có tiềm năng trả lời một số câu hỏi hiện đại về đức tin. (2)
Cách tiếp cận thông thường của ngài là coi chân lý của những giáo huấn căn bản tìm thấy trong các kinh tin kính hoặc truyền thống là điểm khởi đầu và sau đó tiếp tục cố gắng hiểu chúng theo những cách mới mẻ có tính đến kinh nghiệm đương thời. Do đó, ngài không cố gắng chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa hay Chúa Ba Ngôi, việc Thiên Chúa thiết lập Giáo hội và các bí tích, hay tầm quan trọng của huấn quyền và thẩm quyền. Ngài coi chúng là những điều đương nhiên, ở một mức độ lớn, nhưng sau đó cố gắng đặt chúng vào một bối cảnh hoặc giải thích các nền tảng của chúng hoặc nói cách khác là tái phát biểu chúng để chúng có thể đứng vững trước những lời chỉ trích hiện đại và sự bùng nổ nhận thức. Một số học giả đã lập luận rằng Rahner là nhà thần học Công Giáo đầu tiên thực sự xem xét đến sự bùng nổ đó và nhận ra rằng nó đã đưa một kỷ nguyên phức tạp và đa nguyên “không thể giản lược” vào đời sống trí thức mà các nhà thần học phải suy gẫm. (3) Cho dù tình hình này là vĩnh viễn hay chỉ tạm thời là “không thể giản lược”, hoặc liệu nó có phải là không thể giản lược hay không, tất nhiên là một chủ đề cho cuộc tranh luận thần học và thời gian trôi qua. Nhưng đọc một cách công bằng, Rahner – dù thành công hay không – trong căn bản, cũng phải được coi là đã chân thành tham gia vào việc khám phá cách đưa ra những lập luận thần học hiện đại cho các chân lý Kitô giáo.
Thật vậy, giữa các nhà thần học chính thống chắc chắn đã có những nỗ lực nhằm cứu Rahner khỏi những diễn giải bất chính thống hơn về các phần trong thần học của ngài, bị xem xét cô lập. Thí dụ, ở một số chỗ, Joseph Ratzinger đã viết với sự ngưỡng mộ về phạm vi rộng lớn của Rahner trong cả triết học lẫn thần học và kết luận rằng ngài là “kein Häretiker” (không lạc giáo)—đúng hơn là một người cam kết tận tụy với Giáo hội một cách căn bản, bất kể thần học của ngài có thể trình bày các điểm yếu hay vấn đề gì. Trong nhiều thập niên, Vatican đã đôi lần khiển trách Rahner nhưng chưa bao giờ chính thức buộc tội ngài về bất cứ điều gì. Ratzinger, người đã làm việc với Rahner và biết ngài tại Công đồng, cũng đã chỉ ra trong Năm Kim khánh Rahner, “Bạn phải hiểu toàn bộ ý định và suy nghĩ của Rahner và chỉ cần nhận ra rằng mục đích của ngài không phải là chống lại đức tin của Giáo Hội.” Ratzinger tiếp tục nói rằng Rahner phải được xem xét như một tổng thể và được liên kết chặt chẽ với mong muốn cho thấy động lực có thể mở rộng đức tin hơn nữa: “Nhưng tổng thể thì rất phức tạp, và Rahner... cuối cùng đứng về phía tình yêu Giáo hội và mong muốn trở thành một tu sĩ Dòng Tên và bàm trụ vào ý nghĩa nguyên thủy của hạn từ này trong Dòng Tên, sống và suy nghĩ và do đó phục vụ Giáo hội.” (4) Một số độc giả cho rằng tinh thần của ngài được đánh giá nhiều nhất trong những lời cầu nguyện và các công trình của ngài về linh đạo, đặc biệt là linh đạo Inhã. (5)
Tác phẩm đầu tiên của Karl Rahner, Tinh thần trong Thế giới, đã bị người hướng dẫn của ngài bác bỏ như luận án tiến sĩ triết học, nhưng nó đã được chấp nhận trong thần học và sau đó được xuất bản—tiếp theo là một tác phẩm lớn khác, Những người nghe Lời Chúa. Cả hai đều giúp giải thích công việc thần học liên tiếp của ngài. Bất kể điều gì khác có thể được nói về nó, Tinh thần trong Thế giới đưa ra một cách giải thích xuất sắc và sâu rộng về một bài viết duy nhất trong Tổng Luận của Thánh Tôma (I, q. 84, a. 7). Rahner đọc Thánh Tôma qua lăng kính của một số hiểu biết sâu sắc mà ngài đã tiếp thu từ Kant và Heidegger. (Ngài đã theo học Heidegger tại Freiburg, mặc dù sau đó ngài đã nhiều lần tuyên bố rằng về cơ bản nó không đánh dấu nền thần học của ngài.) Ngài cũng học hỏi từ những người đi trước trong trường phái Tôma “siêu việt”, chẳng hạn như Rousselot và Maréchal, nhưng đôi khi vẫn phản đối việc bị xếp cùng nhóm với họ. Trong tầm nhìn của ngài cũng có điều gì đó bị ảnh hưởng bởi hoặc giống với năng động tính của tinh thần con người trong một nhân vật như Blondel. Khía cạnh triết học kỹ thuật ban đầu này trong tác phẩm của ngài rất được giới trí thức quan tâm, nhưng đôi khi ngài cảnh cáo rằng “tác phẩm sai lệch thời trẻ của tôi” không nhất thiết phải được coi là nền tảng cho sản phẩm rộng lớn và phi hệ thống của ngài trong Điều tra Thần học [Theological Investigations], những tiểu luận ngắn mà ngài đã chọn xuất bản trong nhiều thập niên, dưới dạng các tuyển tập, thay vì các bộ sách học giả đồ sộ, gồm 23 tập trong bản dịch tiếng Anh. (6)
Toàn bộ cách tiếp cận này thường được mô tả như một sự “hướng về chủ thể” Công Giáo, nhưng nó không phải là chủ nghĩa chủ quan, như một số người theo học thuyết Tôma đã nghĩ. Một số từ vựng kỹ thuật khó của ngài phải được tóm tắt ở đây. Bằng cách phân tích các điều kiện siêu việt của nhận thức, Rahner đã phát triển một quan điểm độc đáo về con người đồng thời như một hữu thể với một loại “lĩnh hội tiền niệm [preapprehension]” (Vorgriff) về mọi thực thể, một mặt, như là chân trời của hiện hữu, và mặt khác, như một nhận thức về những hiện hữu đặc thù - "các đơn thể khả giác [sensible singulars]" - gần gũi hơn. Hữu thể năng động này (nghĩa là con người) trong chính cấu tạo của nó có liên quan đến các hữu thể khác, thực sự là với mọi hữu thể, và do đó không chỉ khép kín trong tính chủ quan của chính nó. Và trong việc nó tiếp cận trí thức với các hữu thể trong thế giới và chân trời của Hữu thể tối hậu như cung lòng phát sinh chính hữu thể của nó, nó tìm ra cách để hiểu bản thân nó là gì. Nói một cách đơn giản, con người bắt đầu biết bản thân mình như một tinh thần trong thế giới nằm giữa những sinh vật vô tri vô giác, những con người khác và Thiên Chúa.
Hiểu như thế, Thiên Chúa trở nên thiết yếu đối với sự hiểu biết đầy đủ về bản chất con người: Cho dù con người có nhận thức được nó một cách có ý thức hay không, cho dù con người cởi mở với sự thật này hay đàn áp nó, thì toàn bộ sự hiện hữu thiêng liêng và trí thức của con người đều hướng về một mầu nhiệm thánh thiện vốn là nền tảng của hữu thể họ. Mầu nhiệm này là chân trời không rõ ràng và không thể diễn tả luôn bao quanh và nâng đỡ lĩnh vực nhỏ bé của kinh nghiệm hàng ngày về hiểu biết và hành động, nhận thức thực tại và hành động tự do của chúng ta. Đó là điều kiện căn bản nhất, tự nhiên nhất của chúng ta, nhưng chính vì lý do đó, nó cũng là thực tại ẩn giấu nhất và ít được xem xét nhất, nói với chúng ta bằng sự im lặng của nó, và ngay cả khi xem ra như vắng mặt, vẫn tiết lộ sự hiện diện của nó, bằng cách khiến chúng ta nhận thức được về những hạn chế của chính chúng ta. (7)
“Chân trời”—nghĩa là Thiên Chúa—không thể nắm bắt được ở bất cứ đâu trong đường chân trời và vì vậy, mãi mãi vẫn là một mầu nhiệm mà do bản chất của nó, luôn lảng tránh mọi nỗ lực của chúng ta.
Trong tác phẩm ban đầu của mình, Rahner trình bày tất cả những điều này bằng những thuật ngữ phức tạp hơn nhiều theo truyền thống triết học Đức đương thời, và không phải lúc nào cũng dễ dàng nắm bắt được điều ngài nói hoặc ý nghĩa của nó. Thật vậy, đó là một trong những điểm hấp dẫn trong toàn bộ phương pháp của Rahner đối với các học giả được đào tạo theo những cách cũ mà xem ra ngài cho phép tiếp tục truyền thống thần học nghiêm túc của Đức trong các máng chuyển học thuật thông thường, đồng thời mở cho họ những chiều kích phi Công Giáo của thế giới hiện đại. (8) Do đó, đối với Rahner, lý thuyết gai góc được mô tả ở trên không chỉ đơn thuần là một lý thuyết về nhận thức, nó là một loại viễn kiến tâm linh (một “siêu hình học nhận thức luận” [epistemological metaphysics]). Các tinh thần trong thế giới mà chúng ta đang hiện hữu cả ở dạng “hiện hữu với” những thứ khác và bằng cách nào đó, theo cách cho phép chúng ta khách quan hóa mọi thứ bằng cách rút lui vào chính mình và do đó có khả năng quan sát và chống lại chúng. Chính trong sự dao động năng động (Schwebe) giữa “chân trời hiện hữu” và những chủ thể hiện hữu đặc thù trong thế giới của chúng ta mà cá nhân con người, trong căn bản đã tự cấu thành chính nó—và trong diễn trình này, hợp nhất nhiều phân cực xem ra đối lập nhau trên thế giới.
Tầm nhìn bí truyền này đôi khi có thể có ứng dụng cụ thể cho các vấn đề đương thời. Chẳng hạn, vì rất nhiều người, ngay cả trong thế giới hiện đại, thậm chí vẫn chưa nghe nói về Chúa Kitô và chúng ta biết rằng Thiên Chúa mong muốn tất cả mọi người được cứu rỗi, chúng ta có thể nói gì về trạng thái “hữu thể học” của họ—và của chúng ta—về họ? Có điều gì đó vốn đã hiện hữu sẵn nơi mọi người, do chính bản chất của họ, ngay cả những người rõ ràng nằm ngoài ranh giới hữu hình của Giáo hội, khiến họ hướng tới chân lý viên mãn? Một trong những khái niệm then chốt mà Rahner khai triển là “hiện sinh siêu nhiên [supernatural existential]”, theo đó ngài muốn nói đến một điều gì đó tương tự như những gì các nhà thần học của la nouvelle théologie [Nền Thần học Mới] đang theo đuổi để chống lại quan niệm Kinh viện về “bản nhiên thuần túy”. Như chúng ta đã thấy, de Lubac và những người khác đã bác bỏ quan điểm đó như một loại “thuyết duy ngoại tại [extrinsicism]”, như ngụ ý rằng thế giới tạo dựng có thể tự hiện hữu và ân sủng sẽ đến với nó từ bên ngoài. Mặc dù Rahner tuyên bố những ý tưởng của riêng ngài khác với ý tưởng do la nouvelle théologie đề xuất, nhưng “hiện sinh siêu nhiên” phù hợp với một bức tranh lớn hơn về việc con người như một tinh thần hiện hữu trong thế giới, nhưng được cấu thành bởi ân sủng của Thiên Chúa (một cách hiện sinh) để có khả năng nghe được lời mặc khải, một mặc khải tự bản chất của nó vượt quá tự nhiên (do đó siêu nhiên). Ngài trình bày điều này trong một sự tổng hợp trí thức xuất sắc mặc dù, như trường hợp của mọi bài phát biểu của con người về Thiên Chúa, nó cũng gây ra nhiều khó khăn.
Từ bản chất, mỗi một yếu tố trong hệ thống tổng thể này đều khó phát biểu và khó hiểu. Những người theo học thuyết Tôma truyền thống hơn đã tranh luận về việc liệu cách đọc Thánh Tôma một cách sáng tạo như vậy theo những thuật ngữ không thực sự là của riêng ngài có hợp pháp hay không. Ngay cả những môn đệ của Rahner cũng đưa ra những cách giải thích khác nhau và đôi khi trái ngược nhau về việc ngài muốn hiểu ra sao qua các ý tưởng này và nhiều điều khác bắt nguồn từ chúng, bao gồm cả những cách giải thích theo hướng phi hữu thần [non-theistic]. (9) Nhưng sự nhấn mạnh mới của ngài về bản chất năng động của tinh thần và trí hiểu con người, cũng như tính trung tâm của nhân vị—“bước ngoặt nhân học”, như đôi khi người ta gọi nó—đã tạo ra một điều gì đó mang tính cách mạng đối với nhiều người tại Công đồng và ngay sau đó.
Ở một trong những tác động tức thời nhất của nó, xem ra nó biến đổi các ý niệm về ân sủng và tự nhiên, vốn đã được tranh luận bằng nhiều thuật ngữ khác nhau bởi những người theo học thuyết Tôma truyền thống và những người thực hành la nouvelle théologie [thần học mới]. Mặc dù hai phong trào này có những tranh chấp nội bộ của riêng chúng, như chúng ta đã thấy, những người theo học thuyết Tôma cũ hơn có xu hướng bảo vệ “bản chất thuần túy” và khả thể thành tựu tự nhiên một cách nghiêm ngặt, trong khi thần học mới hơn coi bản chất con người, theo một nghĩa nào đó, luôn luôn cởi mở đối với các mục đích siêu nhiên. Rahner không đồng ý với cả hai: ngài bỏ ngỏ khái niệm “bản chất thuần túy”, nhưng chỉ như điều được ngài gọi, ít nhất đôi khi, là “khái niệm còn lại [remainder concept]” (Restbegriff). Nơi Rahner, dường như có ba bình diện sáng thế “được ban ân sủng”:
1. Ân sủng tạo dựng: các hữu thể nhân bản, tự bản chất, sẵn sàng đón nhận mọi hữu thể, kể cả siêu nhiên, mặc dù Thiên Chúa không nợ chúng ta sự thành tựu siêu nhiên của ân sủng Người, và chúng ta, một cách nào đó, cũng được sắp xếp cho một sự thành tựu tự nhiên;
2. Hiện hữu siêu nhiên [supernatural existential] một thuật ngữ được tranh luận nhiều dường như gợi ý một loại ân sủng khiến chúng ta vượt ra ngoài động lực tự nhiên của chúng ta đối với Thiên Chúa nhưng không phải là “ân sủng siêu nhiên” truyền thống;
3. Ân sủng bất tạo [uncreated grace]: ân sủng siêu nhiên truyền thống nhờ đó Thiên Chúa thông ban chính mình Người cho chúng ta. (10)
Thêm vào sự phức tạp này là một trong những động thái gây tranh cãi nhất của Rahner. Theo cách hiểu thông thường, ân sủng “được tạo dựng” [created grace] khiến chúng ta có khuynh hướng nhận được ân sủng “bất tạo”, tức là sự cư ngụ của Chúa Thánh Thần trong chúng ta. Tuy nhiên, Rahner nói rằng ân sủng bất tạo, trong căn bản, luôn ở bên tất cả chúng ta, mọi lúc, ở dạng vô thức và chính vì tính nhưng không đệ nhất đẳng này mà chúng ta có thể nhận được ân sủng tạo dựng. Đồng thời, cả hai dường như có một loại quyền ưu tiên luân phiên nhau để bảo đảm rằng Thiên Chúa luôn ở với chúng ta, thậm chí trong những người của chúng ta phạm tội hoặc cố ý quay lưng lại với Người. Vì tất cả các ân sủng đều được ban cho qua Nhập thể, nên đây có lẽ là nguồn gốc sâu xa nhất cho ý tưởng sau này của Rahner về “Kitô hữu ẩn danh”, điều này đã gây ra nhiều tranh cãi vì đối với nhiều người, nó dường như làm cho Chúa Kitô và Kitô giáo chính thức trở nên thừa thãi và bị tương đối hóa. Thật vậy, Rahner lập luận rằng việc mặc khải lịch sử và sự hiểu biết về nó trong Giáo hội là - chỉ là? các nhà phê bình hỏi thế – xác nhận một cách có ý thức sự hiện diện sâu xa và thường hằng của ân sủng.
Nhưng đó chỉ là một mặt của những gì Rahner xem ra đang làm. Ở những nơi khác, Nhập thể và sự hiện diện của Chúa Kitô trong thế giới được mô tả theo những thuật ngữ tuyệt đối nhất:
"Ngôi lời Nhập thể là biểu tượng tuyệt đối của Thiên Chúa trong thế giới, được lấp đầy như không có gì khác có thể được lấp như thế với những gì được biểu tượng. Người không những chỉ là sự hiện diện và mặc khải của điều Thiên Chúa là gì trong chính Người. Người là sự hiện diện nói lên việc Thiên Chúa muốn trở thành điều gì hay ai, trong ân sủng nhưng không, đối với thế giới, một cách mà thái độ thần linh này, một khi được bày tỏ như thế, thì không bao giờ có thể bị đảo ngược, mà là và vẫn là cuối cùng và không thể vượt qua được".(11)
Nơi một nhà tư tưởng phức tạp và đổi mới như Rahner, không bao giờ dễ dàng đánh giá mức độ quan trọng của bất cứ đoạn văn riêng lẻ nào, nhưng điều này xem ra xác nhận hoàn toàn lý lẽ của việc ngài coi Chúa Kitô như một sự phi thường phổ quát. “Biểu tượng” trong đoạn văn này không có ý nói đến một biểu thức chỉ có tính trùng hợp nào đó của sự thật của Thiên Chúa; nơi Rahner, các sự vật, từ bản chất sâu xa, vốn là biểu tượng theo nghĩa tất cả chúng đều tự thông đạt với nhau.
Những người chỉ trích “Kitô hữu ẩn danh”, một nhóm bao gồm một số nhân vật đáng lưu ý và hoàn toàn không phải là giáo điều, có xu hướng bỏ qua những đoạn như trên và thay vào đó, lo lắng về những gì có thể dễ dàng biến thành một quan điểm duy cảm coi mọi người đều là Kitô hữu, bất kể niềm tin và hành vi có ý thức thực tế. Nhiều người nhận xét rằng nếu đây là ý nghĩa của việc trở thành Kitô hữu, thì khái niệm này quá rộng đến mất hết ý nghĩa. Ở bình diện nhân bản, chủ trương ẩn danh dễ dàng dẫn đến đủ loại điều phi lý về những con người không những không phải là Kitô hữu mà thậm chí cả những người chống Kitô giáo “thực sự” là một phần của Giáo hội ở một bình diện sâu xa, siêu việt nào đó. Điều hóc búa này đã đưa Hans Urs von Balthasar đến một trò đùa ác hiểm khác thường trong The Moment of Christian Witness [Khoảnh khắc Chứng tá Kitô giáo]. Trong tác phẩm này, một chính ủy nhận xét với một người ủng hộ lý thuyết này rằng có lẽ anh ta thực sự bắt đầu nghĩ như một “người vô thần ẩn danh”.(12) Nhưng “những người cấp tiến” Công Giáo đôi khi cũng không thích ý tưởng này, vì những lý do hoàn toàn khác: nó có thể được đọc như thể muốn nói, không phải Kitô giáo không quan trọng, mà là tất cả mọi người, bất kể quan điểm ý thức của họ có tính cách tôn giáo hay không có tính tôn giáo, đều “thực sự” phấn đấu mà không biết, để trở thành Kitô hữu, một kiểu chủ nghĩa đế quốc thần học muốn thẩm thấu Người khác mà không đợi được phép của họ.
Nhìn dưới ánh sáng thích đáng của nó, khái niệm này chỉ muốn cho rằng có một cấu trúc siêu việt thực sự của nhân vị, phần mầu nhiệm sâu xa đó của chúng ta bắt nguồn từ và hướng về Thiên Chúa, một điều bị những biến cố hời hợt và thậm chí cả những suy nghĩ hàng ngày của chúng ta che khuất đối với chúng ta. Đây là một tầm nhìn táo bạo có một số điểm tương đồng với một số mối quan tâm riêng của von Balthasar. Và trong khi Rahner sau này dường như đã nhấn mạnh đến “ân sủng bất tạo” như, trong chính nó, là một sự mặc khải phổ quát ở bên trong, một mặc khải—một lần nữa, chỉ?—được xác nhận bởi sự mặc khải bên ngoài, thì không có chỗ nào tại đó ngài phủ nhận sự cần thiết của sự mặc khải bên ngoài, minh nhiên và thậm chí, trong những điều kiện thích hợp, tư cách thành viên công khai trong Giáo hội, để được cứu rỗi.
Ở bình diện sâu hơn đó, Kitô hữu ẩn danh không phải là trò đùa. Nếu Vorgriff auf esse (sự lĩnh hội tiền niệm về hữu thể) có thể thực sự nói là hiện hữu, và một số nhà thần học có thiện cảm với dự án của Rahner có những nghi ngờ của họ, thì điều đó hẳn cũng thay đổi cảm thức của chúng ta về hoàn cảnh của chúng ta. Nhưng đồng thời cũng khiến nhiều độc giả bối rối. Rahner thấy thật khó để nói Kitô giáo minh nhiên, điều mà ngay cả Thánh Tôma cũng luôn công nhận là một biểu thức phiến diện và yếu ớt của mầu nhiệm vĩ đại, liên quan ra sao đến những điều mà theo bản chất, trong hệ thống của ngài, nằm ngoài tầm hiểu biết của chúng ta. Cách giải thích theo lịch sử của Công Giáo và chính thống giáo là: các tín điều của Giáo hội phát biểu chân thực các chân lý của Kitô giáo, mặc dù không bao giờ là một hệ thống hoàn chỉnh hoặc cuối cùng bởi vì mọi điều đều kết thúc trong mầu nhiệm được chúng ta gọi là Thiên Chúa. Theo nghĩa của Newman về thuật ngữ này, các học thuyết có thể “phát triển”, bằng cách vẫn đúng như chúng luôn luôn như vậy, nhưng cũng bằng cách trở thành cơ hội để hiểu sâu hơn, những chân lý mới hơn hoặc nhận ra những ứng dụng rộng lớn hơn. Một chân lý của đức tin, một khi đã đạt được và được công nhận như vậy, theo quan điểm chính thống tiêu chuẩn, không bao giờ bị bỏ rơi hoặc thay thế một cách đơn giản. Và Giáo hội, trong tư cách phương tiện để Thiên Chúa tiếp tục hành động trong thời gian, cũng là người bảo vệ chân lý trọn vẹn của Người.
Rahner đã tuyên bố một cách nổi tiếng mong muốn ở lại trong Giáo hội (và Đức Hồng Y Ratzinger trong cuộc phỏng vấn được trích dẫn ở trên đã bày tỏ niềm tin của mình rằng Rahner là một Giáo sĩ chân thành). Và không khó để tìm thấy những đoạn trong đó ngài bênh vực Giáo hội như Bí tích vĩ đại hoặc bảy bí tích như là “sự phát triển” dứt khoát của Giáo hội trong hiểu biết của mình về mạc khải theo thời gian. Nhưng cũng không khó để tìm thấy những đoạn trong tác phẩm của ngài gây ấn tượng rất khác. Thí dụ, trong tiểu luận về “Giáo Hội thứ ba”, ngài viết:
“Các khía cạnh và quan điểm khác nhau mà theo đó bất cứ Kitô hữu nào nhìn cuộc sống bản thân của mình như nó diễn ra, hoặc nói cách khác, nhìn toàn bộ học thuyết Kitô giáo từ quan điểm trí thức của chính họ, rất khác nhau. Và điều này hoàn toàn nên như thế. Trong bối cảnh này, chúng ta có thể làm điều gì đó cũng được làm trong các phạm vi khác của đời sống con người liên quan đến các lĩnh vực nhận thức khác nhau khi chúng được trình bày cho chúng ta, nghĩa là, với sự cân nhắc đầy đủ, chúng ta có thể cố gắng hết sức để tránh vấn đề thần học này hoặc vấn đề thần học nọ bởi vì theo bản năng, chúng ta cảm thấy chúng ta không thể đương đầu với nó trong những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống. Cũng có thể mang tính chủ quan nào đó vào việc lựa chọn một số chân lý đức tin đặc biệt và được ưu tiên để sống theo, và trong đó cho phép các chân lý khác, cũng có giá trị và quan trọng, lùi vào hậu trường khi chúng ta nhận thấy 'thái độ chủ quan' này có tính chất chữa lành và giải thoát.” (13)
Rahner thường không phải là nhà văn rõ ràng nhất; anh trai Hugo của ngài đã từng nói đùa rằng nếu ngài, tức Hugo, có thời gian, ngài sẽ cố gắng dịch Karl [Rahner] sang tiếng Đức. Nhưng đoạn văn này đủ rõ ràng và phản ảnh chính xác kiểu lựa và chọn dựa trên sở thích và hoàn cảnh của mỗi người, từ một góc độ nào đó, vốn là một định nghĩa giáo khoa về lạc giáo (hairein trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “lựa chọn”).
Hơn nữa, ngụ ý rằng mối quan hệ của người ta với Thiên Chúa là một mối quan hệ trong nhiều “phạm vi của cuộc sống” dường như, ngay trong lời giải thích của chính Rahner về bản chất siêu việt của con người—và có lẽ thậm chí cả cấu trúc Kitô giáo của mọi thực tại—chính là cho rằng các lựa chọn như vậy không trung thực, phiến diện và thiển cận - hoàn toàn trái ngược với cấu trúc sâu xa hướng tới sự viên mãn của chân lý Kitô giáo mà ngài đã nói ở nơi khác. Nếu Kitô hữu ẩn danh thực sự đúng như những gì Rahner nói, thì một là họ phải bị lôi kéo hướng về sự toàn vẹn của sự thật và thực tại, hai là họ gần như ở cùng một con thuyền cho dù Kitô giáo có hiện hữu hay không.
Rahner đã cố gắng đáp lại những lời buộc tội như vậy bằng cách tuyên bố rằng Kitô giáo là điểm kết thúc cho
"bất cứ ai can đảm chấp nhận cuộc sống—ngay cả một người theo chủ nghĩa duy nghiệm sơ đẳng, thiển cận, người xem ra kiên nhẫn chịu đựng tính chất nghèo nàn của điều phiến diện— nhưng đã thực sự chấp nhận Thiên Chúa. Họ đã chấp nhận Thiên Chúa như Người là trong chính Người, như Người muốn trở thành đối với chúng ta trong tình yêu và tự do - nói cách khác là Thiên Chúa của sự sống vĩnh cửu, của việc tự thông truyền thần thiêng, trong đó chính Thiên Chúa là trung tâm của con người và trong đó mô thức của con người là mô thức của chính Thiên Chúa-làm người. Vì bất cứ ai thực sự chấp nhận “chính mình” là chấp nhận một mầu nhiệm theo nghĩa trống rỗng vô tận là con người.... Và nếu Kitô giáo không là gì khác ngoài biểu thức rõ ràng của những gì con người trải nghiệm một cách lờ mờ trong con người thực sự của mình... thì tôi có lý do gì để không trở thành một Kitô hữu?” (14)
Đây là một điểm đối với nó Joseph Ratzinger đã đưa ra một ngoại lệ rõ rêt, khác hẳn với sự đánh giá thông thường của ngài đối với Rahner và nói ở trang kết thúc cuộc phỏng vấn dài và rộng rãi với ngài do Vittorio Messori công bố dưới tiêu đề Báo cáo Ratzinger, “Theo những lý thuyết này, 'Điểm cộng' của Kitô hữu chỉ là [người chấp nhận chính mình] ý thức được ân sủng này, vốn cố hữu thực sự nơi mọi người, dù đã được rửa tội hay chưa. Do đó, song song với việc làm suy yếu tính cần thiết của phép rửa, là việc nhấn mạnh quá mức vào các giá trị của các tôn giáo ngoài Kitô giáo, mà nhiều nhà thần học coi không phải là những con đường cứu rỗi phi thường mà chính xác là những con đường cứu rỗi bình thường.” (15)
Khi một trí óc thông minh và căn bản biết đánh giá như trí óc của Ratzinger nhận định rằng có điều gì đó trong nỗ lực này dẫn đến việc làm yếu đi nhu cầu muốn có các bí tích, công việc truyền giáo và Giáo hội - như những diễn biến tiếp theo trong Giáo hội đã xác nhận - thì có điều gì đó không ổn, ngay cả khi lập trường lý thuyết tốt hơn hậu quả của nó. Ratzinger trình bày điều này một cách rất sắc sảo trong một đoạn văn:
“Có đúng là Kitô giáo không thêm gì vào thể phổ quát mà chỉ làm cho nó được biết đến? Kitô hữu có thực sự chỉ là con người như họ là không? Có phải điều họ là giả thiết phải là hay không? Há con người như họ là không đầy đủ, cần phải được khống chế và vượt quá hay sao? Há toàn bộ tính năng động của lịch sử đều bắt nguồn từ áp lực phải vượt lên trên con người như họ hiện là hay sao? Há điểm chính của đức tin trong cả hai Giao ước chẳng là điểm con người phải trở thành điều họ nên là chỉ nhờ hoán cải, nghĩa là, khi họ không còn là chính họ nữa hay sao? Há Kitô giáo chẳng trở nên vô nghĩa khi nó được phục hồi trong thể phổ quát [the universal], trong khi điều chúng ta thực sự muốn là cái mới, cái khác, sự biến đổi cứu rỗi [Ver-änderung] hay sao? Há một quan niệm như vậy, vốn biến hữu thể thành lịch sử nhưng cũng biến lịch sử thành hữu thể, chẳng dẫn đến một sự trì trệ to lớn bất chấp người ta nói về tính tự siêu việt bản thân [self-trancendence] như nội dung của hữu thể con người hay sao? Một Kitô giáo không gì khác hơn là một tính phổ quát được phản tỉnh có thể là vô thưởng vô phạt, nhưng há nó cũng chẳng dư thừa hay sao?" (16)
Điều này nói lên một cách hùng hồn sự lo lắng mà nhiều người đã có vào thời điểm đó và từ đó đã nhận thấy sự nhấn mạnh quá lớn vào những điều phổ quát của kinh nghiệm nhân bản. Tuy nhiên, von Balthasar và Rahner đều tiếp cận, từ những góc độ khác nhau, một khái niệm về sự cứu rỗi phổ quát gây khó khăn cho toàn bộ cơ chế hoán cải và cứu rỗi của Kitô giáo. Lumen Gentium 16, có lẽ phản ảnh ảnh hưởng của Rahner, là locus classicus [nguồn cứ liệu kinh điển] cho sự hiểu biết quan điểm của Giáo hội về mối quan hệ với người Do Thái, người Hồi giáo, và thậm chí cả những người hoàn toàn bên ngoài lịch sử thánh thiêng tiêu chuẩn “những người tìm kiếm Thiên Chúa mà họ không biết trong bóng tối và bằng hình ảnh”. Rahner cũng phản bác rằng quan điểm của ngài được hiểu rõ hơn như cơ sở để hoạt động truyền giáo tiến hành, như giả định cho rằng đã có những hạt giống sẵn có trong tất cả các dân tộc được các nhà truyền giáo tiếp xúc, giúp cho việc minh nhiên rao giảng Tin Mừng có kết quả.
Đặt vào bối cảnh đúng đắn, có thể có những biện pháp bảo vệ vững chắc cho quan điểm của Rahner. Tuy nhiên, những quan điểm đó đã được nghĩ ra và hành động như thế nào, vẫn còn là điều đáng lo ngại, như trường hợp của một số phát biểu của Công đồng, phải nói như vậy. Trong các thập niên 1960 và 1970, vì những lý do không hoàn toàn rõ ràng, hầu như bất cứ sự chệch hướng nào khỏi quan niệm tiền công đồng về học thuyết và kỷ luật của Giáo hội đều có xu hướng được các trào lưu văn hóa cách mạng đương thời thi hành vượt xa những gì mà các công thức mới như của Rahner đã minh nhiên tuyên bố.
Bên cạnh Kitô giáo ẩn danh, một khái niệm khác của Rahner đã có ảnh hưởng lớn trong một thời gian: “sự lựa chọn căn bản” [fundamental option]. Rahner đề xuất rằng quyết định căn bản nhất của chúng ta, Vâng hay Không Vâng đối với Thiên Chúa, là chân trời trong đó các quyết định đạo đức khác diễn ra. Dĩ nhiên, không một Kitô hữu nào có thể phủ nhận điều này một khi nó được chỉ ra. Thật vậy, nó giúp di chuyển đời sống luân lý Kitô giáo từ chỗ trốn tránh tội lỗi sang việc nhìn nhận nghĩa vụ, với ơn Thiên Chúa, phải làm điều tốt cho người khác, một sự lặp lại, theo cách của nó, phát biểu của Thánh Tôma về luật tự nhiên, “bonum est faciendum et prosequendum, et malum vitandum [điều thiện là điều nên làm và theo đuổi, điều ác là điều nên tránh]” (ST I-I I, q. 94, a. 2). Nhưng có những yếu tố trong cách Rahner trình bày chủ đề rộng lớn này có thể làm cho nó có vẻ như muốn nói: những quyết định đạo đức chuyên biệt—những điều mà người Công Giáo thường đề cập trong tòa giải tội— ít quan trọng hơn nếu việc lựa chọn căn bản vẫn vững chắc. Điều này hiển nhiên dẫn đến đủ loại hợp lý hóa và lẫn lộn, cả hai đều xuất hiện tràn lan trong những thập niên sau Công đồng. Sự bất đồng của Rahner đối với thông điệp Humanae Vitae năm 1968, mặc dù mang nhiều sắc thái và tôn trọng thẩm quyền của Giáo hội hơn hầu hết những người bất đồng như thế, (17) rõ ràng là một sự đoạn tuyệt với Giáo hội về một định nghĩa đạo đức quan trọng và bắt đầu mở ra một khoảng cách giữa Rahner trước đó, luôn trung thành với Giáo Hội dù đôi khi chỉ trích, và Rahner sau này thường bị tri nhận như người bất đồng.
Không nhắc đến tên của Rahner, dường như Đức Gioan Phaolô II, khi ban hành thông điệp Veritatis Splendor năm 1993, đã nghĩ rằng điều cần thiết là nói rõ những gì ngài cho là có giá trị và những gì gây hiểu lầm trong những suy đoán như thế. Ngài hoan nghênh sự kiện:
“Mối quan tâm ngày càng tăng đối với tự do trong thời đại chúng ta đã khiến nhiều nhà nghiên cứu trong khoa hành vi học và thần học phát triển một phân tích sâu sắc hơn về bản chất và các động lực của nó. Người ta đã chỉ ra một cách đúng đắn rằng tự do không chỉ là sự lựa chọn hành động đặc thù này hay hành động đặc thù nọ; trong sự lựa chọn đó, nó cũng là một quyết định về bản thân và sự sắp đặt cuộc sống của chính mình phù hợp hay chống lại Sự Thiện, phù hợp hay chống lại Sự Chân, và cuối cùng là phù hợp hay chống lại Thiên Chúa. Người ta đã nhấn mạnh đúng tầm quan trọng của một số lựa chọn nhất định nhằm 'định hình' toàn bộ đời sống đạo đức của một người và đóng vai trò như ranh giới trong đó các lựa chọn đặc thù hàng ngày khác có thể được định vị và cho phép phát triển.” (VS 65)
Nhưng việc hạ thấp các hành vi cá nhân, điểm mà tại đó các quyết định đạo đức hoặc luân lý cá nhân phải được đưa ra, ngài thấy hơi có tính tâm thần phân liệt:
“Do đó, một sự phân biệt được đưa ra giữa lựa chọn căn bản và lựa chọn có chủ ý một loại hành vi cụ thể. Ở một số tác giả, sự phân chia này có xu hướng trở thành một sự tách biệt, khi họ minh nhiên giới hạn 'điều tốt' và 'điều xấu' luân lý vào chiều kích siêu việt riêng của lựa chọn căn bản, và mô tả như 'đúng' hoặc 'sai' các lựa chọn thuộc loại hành vi đặc thù thuộc 'thế giới bên trong': nói cách khác, những hành vi liên quan đến mối quan hệ của con người với chính mình, với những người khác và với thế giới vật chất. Do đó, bên trong hành động của con người, dường như đã thiết lập một sự tách biệt rõ ràng giữa hai bình diện luân lý: một bên là trật tự thiện và ác, phụ thuộc vào ý chí, và bên kia là những loại hành vi chuyên biệt, được đánh giá là đúng hay sai về mặt luân lý chỉ dựa trên cơ sở tính toán kỹ thuật về tỷ lệ giữa những điều tốt 'tiền luân lý' hoặc 'thể lý' và những điều xấu xa thực sự là kết quả của hành động. Điều này được đẩy đến mức trong đó một loại hành vi cụ thể, thậm chí là một hành vi được lựa chọn tự do, được coi như một diễn trình thể lý đơn thuần, và không theo các tiêu chuẩn phù hợp với một hành động nhân bản. Kết luận mà điều này cuối cùng dẫn đến là: sự đánh giá luân lý đúng nghĩa về con người được dành riêng cho sự lựa chọn căn bản của họ, không quan tâm toàn bộ hoặc một phần đến sự lựa chọn của họ đối với các hành động đặc thù, thuộc các loại hành vi cụ thể.” (VS 65)
Cho dù đây có phải là lập trường của Rahner hay không, thì chắc chắn nó là thái độ của nhiều người tự cho rằng họ chịu ảnh hưởng của ngài. Đức Giáo Hoàng tiếp tục giải thích lý do tại sao các quan niệm truyền thống về tội trọng và tội nhẹ vẫn còn quan trọng đối với đời sống luân lý và tâm linh.
Bất chấp những khác biệt với Rôma, Rahner vẫn hiện diện mạnh mẽ trong Giáo hội, đặc biệt là trong việc đào tạo chủng viện, cho đến khi ngài qua đời vào thập niên 1980. Nhưng một cách đáng chú ý là ảnh hưởng của ngài đã giảm mạnh sau đó và dường như cần phải điều chỉnh lại trước khi nó quay trở lại. Một phần lý do của sự suy giảm đó, chắc chắn là do tác động kết hợp của Wojtyła và Ratzinger đối với các định chế Công Giáo. Nhưng một phần dường như cũng chỉ là kết quả của thời gian. Mặc dù Rahner có những đóng góp thần học không thể chối cãi cho sự hiểu biết hiện đại về đạo Công Giáo, nhưng có nhiều cách trong đó những đóng góp đó gắn liền với một thời điểm chuyên biệt trong thế kỷ XX. Những người ngưỡng mộ, từng cho rằng ngài là người cung cấp phương tiện để nói về đức tin cho “những người đàn ông và đàn bà ngày nay”, trên thực tế thường đề cập đến một bộ phận ý kiến sành sỏi nào đó trong các thập niên 1960 và 1970, tức dự án có vẻ đã lỗi thời sau khi những cơn sốt cách mạng của những thập niên đó đã chết vào những năm 1990, chưa nói gì đến thiên niên kỷ mới. Những gì Rahner lập luận chống lại – một thuyết Tân kinh viện chính thức hẹp hòi và thiếu trí tưởng tượng – không còn hiện hữu nữa. Điều mà Rahner lập luận ủng hộ - một cuộc gặp gỡ hiện sinh cởi mở và sống động với thực tại Thiên Chúa và ân sủng của Người - đã đi theo một nẻo đường khác với nẻo đường ngài đã đi trong những hoàn cảnh rất khác. Và công trình của ngài bây giờ cần phải được tái bối cảnh hóa để giải quyết những mối quan tâm gần đây hơn.
Khóa giảng cuối cùng của ngài, chỉ vài tháng trước khi ngài qua đời vào năm 1984, đưa ra một số dấu hiệu cho thấy lý do tại sao lại như vậy. “Những trải nghiệm của một nhà thần học Công Giáo” của ngài nhấn mạnh bốn điểm chính, mỗi điểm trình bầy cả những mối quan tâm suốt đời của ngài và những điều đó đã bị những mối quan tâm khác vượt qua như thế nào. Thí dụ, trước tiên ngài nói về bản chất loại suy của tất cả các phát biểu thần học, thậm chí dựa trên công trình của Erich Przywara, người cũng rất quan trọng, như chúng ta sẽ thấy, đối với Hans Urs von Balthasar. Nhưng những lý do của Rahner để nhấn mạnh phép loại suy có lẽ được tóm tắt tốt nhất trong đoạn văn này:
“Trong thần học, chúng ta nói về rất nhiều điều và khi nói xong, chúng ta nghĩ—mặc dù điều này đi ngược lại các xác tín căn bản của chúng ta—chúng ta đã thực sự đi đến cùng và chúng ta có thể kết thúc mọi sự. Chúng ta nghĩ rằng một vài lời khẳng định mà chúng ta đã đưa ra sẽ làm dịu mọi cơn khát siêu hình và hiện sinh, mà không nhận ra thách thức (như chúng ta thực sự nên làm) rằng sau khi đưa ra tất cả những lời khẳng định này, cuối cùng chúng ta sẽ đụng tới vấn đề nan giải [aporia] mà theo Thánh Phaolô trong thư 2 Côrintô 4:8 là chính hiện sinh nhân bản của chúng ta và là điều không cung cấp cho chúng ta bất cứ câu trả lời nào". (18)
Nhưng đến thập niên 1980, mọi sinh viên cấp cử nhân theo một khóa học về lý thuyết văn học đều đã bị tới tấp tấn công bởi những vấn đề nan giải—và nhiều người trở nên mất kiên nhẫn trong việc tìm ra một ít câu trả lời đơn giản, loại mà các tín hữu luôn rút ra từ các câu chuyện dụ ngôn và nguyên tắc trong Kinh thánh. Lời kêu gọi của Rahner về “sự phó thác đầy yêu thương, tín thác vào triều đại khôn lường của Thiên Chúa, vào sự phán xét đầy thương xót và thánh thiêng khôn lường của Thiên Chúa” (19) có giá trị vĩnh viễn nhưng không phải là nhu cầu duy nhất và chắc chắn không phải là nhu cầu trổi vượt của các tín hữu đang hoang mang trước kinh nghiệm của một phần tư thế kỷ vừa qua.
Điểm thứ hai của Rahner trong bản tóm tắt kinh nghiệm của ngài trong tư cách một nhà thần học lặp lại niềm tin của ngài vào “sự tự thông truyền triệt để của Thiên Chúa”, (20) cả trước bất cứ lòng đạo đức chính thức nào và đặc biệt vào những gì được “ban cho trong Chúa Giêsu và chỉ ở trong Người”. (21) Sự căng thẳng giữa thể phổ quát và thể đặc thù ở đây luôn là một phần trong viễn kiến của Kitô giáo, và Rahner hết sức cố gắng nói rằng không nên nhầm lẫn thông điệp phổ quát với “chủ nghĩa nhân bản ôn hòa đến khó tin”, (22) cũng như thông điệp đặc thù với một chủ nghĩa nhân bản “thổi phồng [inflated humanism]” [23]. Thậm chí ngài thú nhận rằng tội lỗi và sự tha tội có lẽ đóng một vai trò quá nhỏ trong thần học của ngài so với mầu nhiệm tình yêu. Rowan Williams, một nhà thần học Anh giáo tài năng sau này được bổ nhiệm làm tổng giám mục Canterbury, đã nói với cả sự đánh giá cao lẫn cách nói nhẹ đi có nghiên cứu về Rahner: “Ngài không hề vô cảm đối với việc cần phải có nền thần học Thập giá, mặc dù hệ thống của ngài nói chung không thể được mô tả như vậy.” (24)
Tất nhiên, việc vắng bóng Thập giá, tội lỗi và nhu cầu được tha thứ đều là những dấu hiệu nổi bật của Kitô giáo yếu ớt, ngoại ô [suburban Christianity], vào đầu thiên niên kỷ mới. Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho Rahner về những diễn biến này, như ngay cả bản tường thuật ngắn gọn này cũng cho thấy. Nhưng ngài đã đóng một vai trò trong sự xuất hiện của chúng. Và phần lớn nỗ lực không ngừng của thần học hiện nay được dành cho việc tìm cách tái sở hữu những quan niệm đó, mà nếu không có những quan niệm đó, Kitô giáo dưới mọi hình thức đều bị “những người đàn ông và phụ nữ ngày nay” coi là một việc tái trình bày có tính an thần và khoa trương về tình yêu Thiên Chúa và tình yêu người lân cận, nghĩa là, những điều họ đã biết. Để so sánh, điểm thứ ba và thứ tư của Rahner trong phần tóm tắt của ngài—rằng chúng ta cần chấp nhận tính hữu ích của các trường phái thần học khác nhau đang nở rộ song song với nhau và chúng ta cần tiếp tục nỗ lực để biết và tích hợp các bộ môn khác đã được khai triển trong thế giới hiện đại—là những cảnh cáo thứ yếu, mà các bài học của chúng đã được học và nhiều hơn thế trong những năm kể từ đó.
Những người thực hành thần học giải phóng như Gustavo Gutierrez và thần học chính trị như Johann Baptist Metz, người đã tìm cách sử dụng sự kết hợp giữa lý thuyết và kinh nghiệm tôn giáo của Rahner với những bổ sung từ chủ nghĩa Mácxít và Trường phái Frankfurt. Họ có một số ảnh hưởng, nhất là vào cuối các thập niên 1970 và 1980. (Ngoài khía cạnh tư tưởng khá trừu tượng của Rahner, việc Rahner ngày càng nhấn mạnh vào kinh nghiệm tôn giáo của con người trong những năm sau đó đã mở đường cho một nền thần học “từ bên dưới”.) Nhưng cuộc đối thoại giữa nền thần học của ngài và chính trị trở nên gay gắt khi các đối tác chính trị trong cuộc đối thoại tự chứng tỏ họ là những kẻ cũ rích về mặt thực tế. Chủ nghĩa Mácxít trên toàn thế giới đã bị giáng một đòn nặng nề với sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1989, một phần là do những nỗ lực của Đức Gioan Phaolô II. Và Trường phái Frankfurt cho thấy mình là một phong cách trí thức hơn là một phân tích xã hội về sức mạnh bền bỉ thực sự. Thần học giải phóng đã biến thành một thứ gì đó ít cởi mở hơn về mặt ý thức hệ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Những thương hiệu của Kitô giáo chính trị này là những sự phát triển kỳ lạ đã tìm thấy đủ loại bề ngoài hình như là những điều chắc chắn (thí dụ: ưu tiên chọn người nghèo, được quan niệm theo đường lối đấu tranh giai cấp), mà trước đây vốn được coi là phụ thuộc phần lớn vào sự phán đoán khôn ngoan thận trọng. Và họ bỏ, không còn nhấn mạnh đến các quan điểm thần học và luân lý lịch sử như một cách nào đó chỉ đơn thuần là một biểu thức của “nền luân lý bản thân” và nền linh đạo phi nhập thể. Vai trò của Rahner trong tất cả những điều này tất nhiên là phức tạp và có thể bị tranh cãi, nhưng đồng thời điều rõ ràng là cuộc tranh luận vẫn đã tiếp diễn.
Tuy nhiên, nhiều thập niên sau khi những tranh cãi xung quanh ngài hầu như đã lắng xuống, không một độc giả công bằng nào của Rahner có thể không có ấn tượng với sự táo bạo của ngài trong việc dấn thân vào thế giới hiện đại bằng một tầm nhìn phổ quát và sự tán thành không ngừng của ngài đối với mầu nhiệm Kitô giáo trong con người Chúa Giêsu. Như Đức Bênêđictô XVI tương lai đã nói, có nhiều điều để tranh luận và thậm chí chỉ trích về cách thức ngài thực hiện nhiệm vụ to lớn này, nhưng cũng có rất nhiều điều đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, ít nhất trong một tương lai gần, một người ngưỡng mộ có thể thắc mắc có phải công trình này đã không đạt được những gì nó đề ra hay không. Giờ đây, một loạt câu hỏi khác đã nảy sinh mà những tinh thần đương thời dũng cảm như của Rahner có thể cảm thấy bắt buộc phải giải quyết, mặc dù theo một cách khác xa, do đó theo đuổi những mục tiêu tương tự như của Rahner: cung cấp những giải thích hợp lý về đức tin Công Giáo trong những điều kiện của thời hậu hiện đại.
VietCatholic TV
Linh mục Việt than phiền vụ giáo dân Công Giáo bị đâm ở San Francisco. Vũ khí vĩ đại chống lại Satan
VietCatholic Media
01:59 30/04/2024
1. Một giáo dân Công Giáo bị đâm bên ngoài Thánh lễ được Đức Tổng Giám Mục San Francisco cử hành
Cảnh sát San Francisco đã bắt giữ một người đàn ông vô gia cư vào Chúa Nhật 21 Tháng Tư, vì bị cáo buộc đâm một giáo dân Công Giáo sau cuộc cãi vã giữa hai người bên ngoài một nhà thờ Công Giáo lịch sử trong thành phố.
Marko Asaulyuk, 25 tuổi, sống ở San Francisco, bị buộc tội âm mưu giết người và 8 tội tấn công bằng vũ khí chết người.
Nạn nhân vừa được xuất viện hôm Chúa Nhật, chỉ bị thương nhẹ ở chân, Cha Thọ Bùi, chánh xứ nhà thờ hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, đã nói với CNA hôm thứ Năm trong một email.
Đức Tổng Giám Mục San Francisco Salvatore Cordileone đang ban bí tích Thêm sức cho các học sinh trường giáo xứ, học sinh môn giáo dục tôn giáo và học sinh từ một giáo xứ gần đó trong Thánh lễ buổi trưa thì một “người đàn ông quậy phá” bước vào nhà thờ, như Cha Thọ mô tả.
ABC7 đưa tin, người đàn ông đang đi đi lại lại lối đi chính của nhà thờ, tay cầm một chai rượu.
Cha Thọ cho biết một nhóm giáo dân và phụ huynh đã yêu cầu người đàn ông gây rối rời khỏi nhà thờ và hộ tống anh ta ra ngoài. ABC7 đưa tin người đàn ông đang nói chuyện với ai đó bên ngoài nhà thờ và bác bỏ đức tin Công Giáo.
Theo vị linh mục, một “cuộc ẩu đả” sau đó đã xảy ra trên vỉa hè và đó là lúc người đàn ông đâm vào chân vị phụ huynh.
Nghi phạm, được cho là người vô gia cư, đã bị bắt cùng ngày, Cha Thọ cho biết. Cảnh sát cho biết khi họ đến hiện trường, nạn nhân đã được sơ cứu và được đưa đến bệnh viện với “vết thương không nguy hiểm đến tính mạng”.
Các nhân chứng đã giúp cảnh sát xác định vị trí nghi phạm.
Cha Thọ gọi vụ việc là “đáng buồn” và “cực kỳ đáng lo ngại” nhưng lưu ý “tin tốt là tên tội phạm đang ngồi sau song sắt, bị buộc tội cố ý giết người, tấn công bằng vũ khí chết người và đang bị giam giữ mà không được tại ngoại.”
Ngài nói: “Rất có thể, bằng cách đuổi anh ta ra đường, giáo dân và các ông bố của chúng tôi đã ngăn chặn điều gì đó thậm chí còn tồi tệ hơn xảy ra”. “Nhưng đây chỉ là vụ mới nhất trong một chuỗi các vụ việc không hồi kết gây ra bởi sự dung túng của chính quyền thành phố đối với tội phạm và những người mắc bệnh tâm thần trên đường phố.”
“Nó không chỉ xảy ra ở nhà thờ hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ. Chúng tôi đã thấy trên bản tin tuần trước rằng các y tá tại Bệnh viện San Francisco và các thủ thư tại các thư viện công cộng của chúng tôi đang yêu cầu được bảo vệ nhiều hơn khỏi chính xác những loại sự việc mà chúng tôi đã gặp phải vào Chúa Nhật,” ngài nói.
“Giống như bệnh viện San Francisco và các thư viện công cộng, chúng tôi mở cửa hàng ngày. Sứ mệnh của Chúa Giêsu Kitô đòi hỏi điều đó! Trong khi cả trường học và câu lạc bộ của chúng tôi đều có thể hoàn thành sứ mệnh của mình trong khi cổng và cửa ra vào bị khóa, thì nhà thờ không thể”, Cha Thọ nói.
Source:National Catholic Register
2. Phải chăng Đức Thánh Cha Phanxicô vừa ủng hộ việc 'chọn lựa giáo xứ'?
Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada. Ngài vừa có một bài phân tích đăng trên tờ National Catholic Register nhan đề “Did Pope Francis Just Endorse ‘Parish Shopping’?”, nghĩa là “Phải chăng Đức Thánh Cha Phanxicô vừa ủng hộ việc 'chọn lựa giáo xứ'?”
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Tư, 24 Tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tán thành một thực hành từng bị phản đối nhưng hiện nay đã trở thành một hiện tượng mạnh mẽ trong số những người Công Giáo thực hành đạo: đó là việc lựa chọn giáo xứ của riêng họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành một cuộc phỏng vấn cho Norah O'Donnell của CBS News – đó là cuộc phỏng vấn truyền hình đầu tiên của ngài với một mạng lưới của Mỹ. Trong khi cuộc phỏng vấn đầy đủ sẽ được phát sóng trên 60 Minutes vào tháng tới, các đoạn trích đã được phát hành vào hôm thứ Tư đề cập đến các cuộc chiến ở Ukraine và Gaza, cũng như biến đổi khí hậu. Những câu trả lời của Đức Thánh Cha phù hợp với những bình luận gần đây và thường xuyên của ngài về những vấn đề đó.
Nhận xét này mặc dù sẽ không được coi là đáng đưa tin nhưng vẫn đáng chú ý:
“Tôi muốn nói rằng luôn luôn có một chỗ đứng,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói khi đề cập đến những người không nhìn thấy chỗ đứng cho mình trong Giáo Hội Công Giáo. “Nếu ở giáo xứ này, linh mục có vẻ không chào đón, tôi hiểu, nhưng hãy đi tìm nơi khác, luôn có chỗ. Đừng chạy trốn khỏi Giáo hội. Giáo Hội rất lớn. … Bạn không nên chạy trốn khỏi Giáo Hội.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đang đề xuất điều từng được gọi một cách chế nhạo là “Parish Shopping” hay “Lựa chọn giáo xứ như khi lựa hàng hóa khi mua sắm”.
Theo giáo luật, một người Công Giáo thuộc về giáo xứ nơi người đó cư trú. Có những trường hợp ngoại lệ, đặc biệt là “các giáo xứ tòng nhân”, trong đó giáo xứ bao gồm những thành viên thuộc một số phạm trù “cá nhân” nhất định, chẳng hạn như ngôn ngữ, sắc tộc, hiệp hội, khuôn viên trường, nghề nghiệp hoặc truyền thống phụng vụ. Tuy nhiên, đó là những trường hợp ngoại lệ. Thông lệ là giáo xứ của bạn là nơi bạn sinh sống.
Vào những thời điểm nhất định trong lịch sử gần đây, mối liên kết đó mạnh mẽ đến mức người Công Giáo tự nhận mình theo giáo xứ của họ. Người ta nói “Tôi đến từ Holy Cross,” chứ không phải tên dân sự của khu phố.
Trong những thập niên gần đây, khi sự dễ dàng về giao thông và di chuyển xã hội ngày càng gia tăng, số người Công Giáo chọn giáo xứ của họ không phải theo lãnh thổ cư trú mà theo một số tiêu chuẩn khác đã tăng lên. Các cuộc khảo sát thường chỉ ra rằng lịch trình Thánh lễ có xu hướng chiếm ưu thế trong số những lý do đó, nhưng phẩm chất và phong cách kiến trúc, thuyết giảng, âm nhạc và phụng vụ là những yếu tố góp phần đáng kể. Đôi khi các chương trình dành cho trẻ em, thanh thiếu niên, gia đình hoặc người già lại mang tính quyết định hơn nữa.
Điều bất thường theo giáo luật này được đưa ra ánh sáng tại các lễ rửa tội hoặc đám cưới, nơi mà cha xứ của giáo xứ phải đưa ra sự chấp thuận cho những trường hợp không nằm trong phạm vi phụ trách của ngài. Cặp vợ chồng được đề cập có thể hoàn toàn không được biết đến trong giáo xứ lãnh thổ của họ, vì họ chọn tham dự một giáo xứ khác bên ngoài lãnh thổ của họ. Tất nhiên, những chuyện như thế có thể sắp xếp được, nhưng chúng đòi hỏi phải được sắp xếp.
Điều này áp dụng cho những người Công Giáo thực hành đạo. Đối với những cặp vợ chồng - thường là đa số - yêu cầu kết hôn hoặc rửa tội, những người không bao giờ đứng trước cửa nhà thờ, việc họ đến từ đâu không quan trọng. Họ xa cách về mặt tinh thần với giáo xứ quê hương của họ cũng như với bất kỳ nơi nào khác.
Đối với những người Công Giáo thực hành dưới 40 tuổi cam kết trung thành tuân thủ nghĩa vụ Chúa nhật, những ấn tượng mang tính giai thoại cho thấy rằng hầu hết họ chọn giáo xứ của mình không phải theo lãnh thổ mà theo sở thích. Ở các thành phố lớn hơn, tập tục đã xuất hiện khi những người Công Giáo trẻ tuổi tụ tập chỉ tại một vài giáo xứ, nơi họ tạo ra những cộng đồng thanh niên sôi động.
Đó không phải là một sự vi phạm giáo luật. Nghĩa vụ tham dự Thánh lễ Chúa nhật có thể được thực hiện ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, giáo luật không thực sự hình dung việc sống trong một giáo xứ mà không bao giờ thờ phượng ở đó. Tuy nhiên, đó là thực tế mới.
Vào năm 2020, Bộ Giáo sĩ Vatican đã ban hành những hướng dẫn mới cho các giáo xứ. Đối với một thế giới “tha hồ lựa chọn giáo xứ”, Bộ đã nói điều này:
“Mô hình Giáo xứ hiện tại không còn đáp ứng đầy đủ sự mong đợi của nhiều tín hữu, đặc biệt khi người ta xem xét tính đa dạng của các loại cộng đồng đang tồn tại ngày nay. … Lãnh thổ Giáo xứ không còn chỉ là một không gian địa lý mà còn là bối cảnh trong đó người dân thể hiện cuộc sống của mình dưới góc độ các mối quan hệ, sự phục vụ lẫn nhau và các truyền thống cổ xưa. Chính trong “lãnh thổ hiện sinh” này diễn ra những thách thức mà Giáo hội phải đối mặt giữa cộng đồng. Kết quả là, bất kỳ hành động mục vụ nào giới hạn trong lãnh thổ của Giáo xứ đều đã lỗi thời,… Tuy nhiên, điều đáng chú ý là từ góc độ giáo luật, nguyên tắc lãnh thổ vẫn có hiệu lực, khi luật pháp yêu cầu”.
Do đó, có sự căng thẳng giữa nguyên tắc lãnh thổ và thực tế của “các lãnh thổ hiện sinh” không còn tương ứng với ranh giới giáo xứ.
Đức Thánh Cha Phanxicô lần đầu tiên đề cập đến vấn đề này cách đây đúng 10 năm, khi ngài thực hiện lời kêu gọi nổi tiếng với một phụ nữ đến từ Á Căn Đình, người đã kết hôn dân sự với một người đàn ông đã ly dị. Sống trong một cuộc sống chung vợ chồng ngoài hôn nhân, cô không thể rước lễ như lời khuyên của cha xứ. Theo lời kể của cô, Đức Thánh Cha bảo cô chỉ cần đi xưng tội và rước lễ ở một giáo xứ khác.
Tòa Thánh xác nhận lời kêu gọi, nhưng không bình luận về những gì Đức Thánh Cha Phanxicô thực sự đã nói. Phòng Báo Chí Tòa Thánh lưu ý một cách đáng tò mò rằng “những hậu quả liên quan đến giáo huấn của Giáo hội không được suy ra từ những sự việc này”, cho phép có khả năng Đức Thánh Cha đã gợi ý một chút việc lựa chọn giáo xứ để tiếp cận vị linh mục mà bà ấy muốn.
Những nhận xét của Đức Thánh Cha đối với CBS News Thứ Tư cũng có cùng một quan điểm chung, trong đó Đức Thánh Cha đang nghĩ đến một linh mục “không chào đón”. Trong trường hợp đó, hãy đến một giáo xứ khác.
Quan niệm đó cũng có thể đã lỗi thời.
Đức Thánh Cha Phanxicô đang nghĩ về các linh mục quá nghiêm khắc, quá khắt khe – “cứng nhắc” và “lạc hậu” theo từ ngữ ưa thích của Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, nhiều “lãnh thổ hiện sinh” mới nổi lên kỳ vọng nhiều hơn nơi người giáo dân, chứ không phải là ít hơn; và họ thu hút mọi người chính là vì các giáo xứ ấy đòi hỏi giáo dân nhiều hơn.
Tại nhiều giáo xứ thu hút thanh niên vượt ra ngoài ranh giới giáo luật của họ, văn hóa của các giáo xứ này là khuyến khích những người độc thân phạm tội liên quan đến đức khiết tịnh không được rước lễ cho đến khi đi xưng tội, chứ không phải là khuyến khích những người trong các kết hợp không khiết tịnh rước lễ bất kể tội lỗi của họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nghĩ đến vị mục tử lạc hậu, người đã gây khó khăn cho cuộc sống của đàn chiên và vì thế khuyên mọi người nên đi nơi khác. Nhưng lời khuyên của ngài cũng có thể áp dụng được cho những người thấy giáo xứ địa phương của họ yếu kém và không có thách thức về mặt tinh thần, và vì vậy hãy đi nơi khác để tìm kiếm nhiều hơn chứ không phải là tìm kiếm ít hơn.
Việc “chọn lựa giáo xứ” như vậy có áp dụng vào đường lối đức tin tâm lý của người tiêu dùng không? Suy cho cùng thì đó chính là “mua sắm”. Như người phụ nữ ở Á Căn Đình kể rằng Đức Thánh Cha đã nói với cô ấy, nếu cô ấy không thể rước lễ trong giáo xứ của mình, cô ấy nên “rước lễ” ở nơi khác.
Hoặc có thể, như tài liệu năm 2020 đã đề xuất, những lựa chọn như vậy đang được thúc đẩy bởi “sự đa dạng của các loại hình cộng đồng đang tồn tại ngày nay”? Nghĩa là, phải chăng mong muốn chọn giáo xứ của một người không được hiểu một cách rõ ràng như một động lực tiêu dùng - mặc dù những điều đó chắc chắn tồn tại - nhưng là mong muốn có một cộng đồng Công Giáo đích thực? Phải chăng sự hấp dẫn không phải là tôi có thể tiêu thụ những gì tôi muốn, mà là tôi tìm thấy một cộng đồng hỗ trợ tôi lựa chọn những gì tôi nên làm?
Cảnh quan giáo xứ đã thay đổi và vẫn đang thay đổi. Về mặt giáo luật, nó vẫn được đặt nền tảng trên chính mảnh đất đó. Đức Thánh Cha Phanxicô đang hướng tới một cách hiểu mới được tán thành. Người phụ nữ ở Á Căn Đình không được chính cha xứ của mình cho rước Mình Thánh Chúa. Vì vậy, hãy đi ăn ở nơi khác.
Đi đến nơi bạn sẽ được cho ăn. Đó cũng là nguyên tắc mà nhiều người Công Giáo trẻ tuổi thực hiện.
Source:National Catholic Register
3. Nhật Ký Trừ Tà số 289: Vũ khí vĩ đại chống lại Satan
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #289: The Great Weapon Against Satan”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 289: Vũ khí vĩ đại chống lại Satan”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Khi bắt đầu Nghi thức trừ quỷ chính thức, tôi đã cầu nguyện với giọng kiên quyết: “Tôi cầu xin toàn quyền của Chìa khóa Thánh Phêrô và tôi ra lệnh cho lũ quỷ rời đi!” Phản ứng xảy ra ngay lập tức và dữ dội. Rõ ràng, lũ quỷ đã nhận ra quyền lực của Giáo hội và quay cuồng khi nghe nhắc đến điều đó.
Một số người đến dự lễ trừ tà mong linh mục đọc những lời cầu nguyện bí ẩn, bí ẩn có một loại sức mạnh ma thuật nào đó đối với họ. Và nếu bạn đọc Nghi thức trừ tà với những kỳ vọng kỳ diệu đó, rất có thể bạn sẽ thất vọng.
Nghi thức chỉ đơn giản là một chuỗi những lời cầu nguyện, mặc dù có nguồn gốc cổ xưa được chắt lọc và thử nghiệm qua hàng trăm năm, chứa đầy những tài liệu tham khảo Kinh thánh, cầu xin quyền năng của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu để xua đuổi ma quỷ.
Ví dụ, lời cầu nguyện mệnh lệnh trong Nghi thức mới bao gồm những điều sau đây:
Tôi ra lệnh cho ngươi, Satan, hoàng tử của thế giới này: hãy thừa nhận quyền năng và sức mạnh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã đánh bại ngươi trong sa mạc, vượt qua ngươi trong vườn Cây Dầu, hạ nhục ngươi trên Thập giá, và sống lại từ ngôi mộ, chuyển hóa những chiến lợi phẩm của ngươi vào vương quốc ánh sáng.
Những tài liệu tham khảo Kinh Thánh trong đoạn văn trên là hiển nhiên. Kinh nghiệm trừ quỷ cho thấy Satan đặc biệt đau đớn khi nhận ra Chúa Kitô đã chiến thắng hắn như thế nào. Satan không thích bị nhắc nhở về thất bại của mình!
Không có gì bí ẩn lớn lao đối với những lời cầu nguyện trong Nghi thức trừ quỷ và ý nghĩa của chúng. Nhưng bỏ lỡ quyền lực của những lời cầu nguyện ấy đối với Hoàng tử bóng tối sẽ là bỏ lỡ nguồn gốc hiệu quả thực sự của chúng. Sức mạnh không đến từ một câu thần chú nào đó. Đúng hơn, Chúa Giêsu Kitô, thực sự là con người và Thiên Chúa, đã chiến thắng ma quỷ và ban cho Giáo hội quyền năng trừ quỷ.
Tôi thường xuyên nhắc nhở những nhà trừ quỷ mới trong quá trình huấn luyện: đừng tìm kiếm một lời cầu nguyện đặc biệt nào đó có thể xua đuổi ma quỷ một cách thần bí. Vũ khí vĩ đại chống lại Satan, vũ khí được trao cho bạn, là quyền năng của Chúa Kitô trong Giáo hội của Người. Cốt lõi của việc trừ tà là Nghi thức chính thức của Giáo hội được thực hiện bởi một linh mục được Giám mục ủy quyền thích hợp. Đừng bao giờ nghi ngờ điều đó!
Source:Catholic Exorcism
Hoan hô: Ukraine giải phóng đảo chiến lược Nestryha. 18.000 lính Nga đào ngũ. TTK NATO đến Kyiv
VietCatholic Media
03:05 30/04/2024
1. Ukraine tái chiếm một đảo quan trọng ở miền Nam, quân Nga tháo chạy, 18.000 lính Putin đào ngũ
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Loses Control of Key Island”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Hai, 19 Tháng Tư, Ukraine tuyên bố đã giành lại quyền kiểm soát đảo Nestryha có tầm quan trọng về mặt chiến thuật từ lực lượng Nga.
Thuyền trưởng Trung Tá Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân Hải Quân, vừa được chỉ định làm phát ngôn nhân của Bộ chỉ huy tác chiến phía Nam của Lực lượng vũ trang Ukraine, nói rằng việc kiểm soát hòn đảo trên sông Dnipro ở khu vực Kherson sẽ làm tăng đáng kể các biện pháp chống phá hoại của Kyiv.
Sau khi Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, lực lượng của ông ta đã nhanh chóng xâm lược phần lớn Kherson. Tuy nhiên, Ukraine đã tiến hành một cuộc phản công trong khu vực vào cuối năm đó, chứng kiến quân đội của họ giải phóng miền bắc Kherson trên hữu ngạn Dnipro. Kể từ thời điểm đó, lực lượng Ukraine thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công qua sông, bao gồm cả việc thiết lập nhiều đầu cầu ở bờ đông sông Dnipro vào mùa thu năm 2023.
Trung Tá Pletenchuk cho biết đảo Nestryha, cách thành phố Kherson khoảng 12 dặm về phía tây nam, có “ý nghĩa chiến thuật”. Ông nói thêm rằng “bất kỳ vị trí nào ngăn cản đối phương tiếp cận vị trí của chúng ta đều quan trọng”.
Pletenchuk nói: “Xét rằng đối phương thường sử dụng các địa điểm tương tự - thực tế có nhiều hòn đảo như vậy trên sông Dnipro - để tiếp cận gần hơn và lắp đặt súng cối, thì điều này chủ yếu quan trọng đối với phẩm chất của các biện pháp chống phá hoại”. “Đúng vậy, vị trí này đã được giải phóng khỏi sự hiện diện của đối phương.”
Diễn biến này xảy ra trong bối cảnh có những đồn đoán cho rằng Thượng Tướng Mikhail Teplinsky, Tư Lệnh Binh Chủng Nhảy Dù, có thể bị thay thế vì đã để xảy ra các trường hợp đào ngũ hàng loạt. Ít nhất 18.000 lính Nga dưới quyền của ông đã đào ngũ, vì thế quân Nga không có khả năng bảo vệ đảo Nestryha.
Thượng Tướng Mikhail Teplinsky tỏ ra bất cần sau khi ông bị điều động làm Tư Lệnh nhóm quân sự Dnipro vào đầu tháng 11 năm ngoái. Chỉ vài ngày sau khi nhậm chức, quân Ukraine đã phóng ATACMS vào đại bản doanh của ông vào ngày 8 tháng 11, 2023 giết chết 3 sĩ quan cấp tá, là những người đi cùng ông từ Bộ Tư lệnh Lực lượng Nhảy Dù. Đó là Đại tá Vadim Dobrikov, chỉ huy phó trung tâm chỉ huy; Đại tá Alexey Koblov, trưởng phòng tác chiến; và Đại tá Alexander Galkin, chỉ huy phó trung tâm hành quân. Theo các blogger quân sự Nga, Mikhail Teplinsky bị thương trong vụ tấn công nhưng đã bình phục.
Mô tả tầm quan trọng chiến lược của hòn đảo, tờ Kyiv Post cho biết Nestryha “là chìa khóa cho các hoạt động trên bộ của Ukraine trong tương lai nhằm giải phóng Crimea bị tạm chiếm”.
“Vì quân đội Ukraine và Nga phải dựa vào thuyền để tiếp tế trong khu vực, địa lý địa phương đã giúp cả hai bên có được một số tuyến đường hạn chế - việc chiếm được hòn đảo sẽ giúp Ukraine có phạm vi bao phủ khu vực tốt hơn và hạn chế số lượng tuyến đường có sẵn để tiếp tế. Quân đội Mạc Tư Khoa”, tờ Post cho biết.
Tờ báo nói thêm rằng hòn đảo này “cũng sẽ cung cấp cho Ukraine nhiều lựa chọn cung cấp hơn”.
Phản ứng trước việc Kyiv nắm quyền kiểm soát đảo Nestryha, Tướng Oleksandr Syrskyi - tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine chào mừng chiến thắng này cho biết quân đội của ông cũng đã tiến gần làng Veletenske ở miền nam Kherson.
Ông lưu ý rằng “tình hình vẫn còn căng thẳng” ở khu vực Kherson và Zaporizhzhia, khi quân đội của Putin đang cố gắng tiến lên trên nhiều khu vực. Nhìn chung, Syrskyi, các điều kiện ở tiền tuyến đang “xấu đi” do “lợi thế đáng kể về lực lượng và phương tiện” của Nga.
Hiện tại, các vị trí “khó khăn nhất”, theo Syrskyi, là ở vùng Kharkiv và quận Pokrovsk của vùng Donetsk. Tuy nhiên, ông nói rằng “tại những khu vực bị đe dọa nhất, quân đội của chúng ta đang được tăng cường bởi các đơn vị pháo binh và xe tăng”.
“Chúng tôi cũng đang làm việc với các đối tác để có được vũ khí và thiết bị quân sự càng sớm càng tốt”.
2. Tổng thư ký NATO Stoltenberg tới Kyiv trong chuyến thăm bất ngờ
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “NATO Secretary-General Stoltenberg arrives in Kyiv in surprise visit”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đến Kyiv vào ngày 29 tháng 4 trong chuyến thăm không báo trước.
Chuyến thăm thứ ba của Stoltenberg tới Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga diễn ra trong bối cảnh tình hình chiến trường đang xấu đi.
Tổng thư ký NATO trước đó cho biết việc Mỹ trì hoãn hỗ trợ gần 7 tháng cho Kyiv “đã gây ra hậu quả thực sự”.
Do thiếu đạn pháo và hệ thống phòng không, Ukraine đã mất thành phố tiền tuyến quan trọng Avdiivka vào tháng 2 và rút lui về phía tây khỏi các làng Berdychi, Semenivka và Novomykhailivka ở tỉnh Donetsk vào cuối tháng 4.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết ông và Tổng Thư Ký Stoltenberg đã thảo luận về sự hợp tác hơn nữa giữa Ukraine và NATO cũng như “sự thống nhất thực sự của các lực lượng của chúng ta”.
Tổng thống nói: “Ukraine và liên minh đã đạt đến mức quan hệ cao nhất kể từ khi chúng ta giành độc lập, nhưng chưa phải là mức cao nhất có thể”.
Trong cuộc họp báo ở Kyiv, Zelenskiy cho biết hai người cũng thảo luận về sáng kiến thành lập một quỹ đặc biệt để hỗ trợ tài chính cho quốc phòng Ukraine trị giá 100 tỷ euro hay 107,1 tỷ Mỹ Kim trong thời hạn 5 năm.
“Các đồng minh có khả năng và cơ hội thực hiện sáng kiến như vậy. Các chi tiết rất quan trọng đối với chúng tôi, điều quan trọng là điều này không gây tổn hại đến khối lượng song phương, được đánh dấu bằng các thỏa thuận của chúng tôi về bảo đảm an ninh”, tổng thống nói thêm.
Kyiv đã không nhận được lời mời như mong muốn cũng như thời hạn chắc chắn để gia nhập liên minh trong hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2023 tại Vilnius, mặc dù NATO đã thực hiện các bước thắt chặt hợp tác.
Stoltenberg đã mời Zelenskiy tham gia hội nghị thượng đỉnh tháng 7 của NATO tại Washington, mặc dù Đại sứ Mỹ tại NATO Julianne Smith cho biết vào tháng 2 rằng bà không mong đợi liên minh này sẽ đưa ra lời mời Ukraine làm thành viên trong dịp này.
“Vị trí chính đáng của Ukraine là trong NATO. Ukraine sẽ trở thành thành viên của NATO. Công việc chúng tôi đang thực hiện hiện đang đưa các bạn vào con đường không thể đảo ngược để trở thành thành viên NATO, để khi đến thời điểm thích hợp, Ukraine có thể trở thành thành viên NATO ngay lập tức”, ông Stoltenberg nói trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Zelenskiy tại Thủ đô Kyiv hôm Thứ Hai, 29 Tháng Tư.
3. Tình báo quân sự: Hơn 18.000 quân Nga ở Quân khu phía Nam đã đào ngũ
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Military intelligence: Over 18,000 Russian troops of Southern Military District have deserted”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 29 Tháng Tư, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết, các binh sĩ thuộc Quân khu phía Nam của Nga, được triển khai ở Ukraine, đang đào ngũ với số lượng ngày càng tăng.
Theo nhiều nhà quan sát, tinh thần xuống thấp là vấn đề thường xuyên xảy ra đối với Lực lượng Vũ trang Nga khi chiến đấu ở Ukraine.
Hơn 18.000 binh sĩ của Quân khu phía Nam được cho là đã đào ngũ, trong đó có khoảng 12.000 người thuộc Quân đoàn vũ trang tổng hợp số 8 – là đơn vị thường được triển khai trong chiến sự ở miền Nam và miền Đông Ukraine.
Trong số này, có khoảng 10.000 lính nghĩa vụ bị gọi nhập ngũ và 2.000 lính hợp đồng, cơ quan tình báo quân đội cho biết.
Bộ Quốc phòng Anh hồi đầu tháng 4 cho biết quân đội Nga ở Ukraine chủ yếu là lính hợp đồng và quân dự bị được huy động vào cuối năm 2022, nhưng lính nghĩa vụ thường bị áp lực phải ký hợp đồng.
Theo tuyên bố của Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine này, tình hình được kể là nghiêm trọng nhất đối với Quân đoàn vũ trang kết hợp số 58 của Nga, nơi có số binh sĩ đào ngũ khoảng 2.500 quân.
Kyiv đã tích cực khuyến khích quân đội xâm lược Nga đào ngũ hoặc thậm chí chạy sang phía Ukraine. Cơ quan tình báo quân đội Ukraine đã ra mắt đường dây nóng vào tháng 9 năm 2022 để giúp những người lính Nga sẵn sàng đầu hàng.
4. Ngoại trưởng Ba Lan nói: Đừng chỉ giả định rằng cựu Tổng thống Trump sẽ ủng hộ Nga
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Don’t just assume Trump will back Russia, says Polish foreign minister”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ngoại trưởng Sikorski nói rằng ông hy vọng cựu Tổng thống Trump nhận ra rằng việc phản đối viện trợ cho Ukraine có thể phương hại nghiêm trọng đến triển vọng giành lại Tòa Bạch Ốc của ông ấy.
Lập trường của ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đối với Ukraine “không phải là trắng hay đen như một số người nghĩ,” Ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski nhấn mạnh.
Trên bình diện quốc tế, ngày càng có nhiều nghi ngờ rằng cựu Tổng thống Trump đang ủng hộ Putin, người mà ông từng gọi là “thiên tài” và “hiểu biết”. Sự chậm trễ kéo dài trong việc Quốc hội phê duyệt viện trợ cho Kyiv gây ra bởi một số thành viên Quốc Hội của Đảng Cộng Hòa càng làm phức tạp thêm quan điểm đó.
Tuy nhiên, Sikorski cho rằng bức tranh có nhiều sắc thái hơn, trong bối cảnh Ba Lan đang phát động một nỗ lực ngoại giao rộng rãi hơn để cố gắng thuyết phục cựu Tổng thống Trump trước sự nguy hiểm của đối phương truyền kiếp Putin.
“Donald Trump đã đúng khi thúc giục tất cả chúng ta ở Âu Châu chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng,” ông nói, đồng thời nói thêm rằng ông Trump cũng đã gửi hỏa tiễn chống tăng Javelin cho Ukraine “trước chiến tranh khi những người khác không làm như vậy”.
Đối với Ba Lan, những bước tiến của Nga ở Ukraine có nghĩa là sự suy yếu trong cam kết của Mỹ với NATO, và tất cả những vấn đề như thế đều gây ra mối đe dọa sống còn và Warsaw rất muốn vận động hành lang và quyến rũ cựu Tổng thống Trump trước khi ông có khả năng trở lại Tòa Bạch Ốc.
Tuy nhiên, quan điểm của Ba Lan về chi tiêu quân sự lại là điều thích hợp đối với cựu Tổng thống Trump. Warsaw chi khoảng 4% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng - gấp đôi mục tiêu của NATO - và đang kêu gọi liên minh nâng mục tiêu lên 3%.
Có những dấu hiệu ban đầu cho thấy nỗ lực của Ba Lan có thể thấm vào suy nghĩ của cựu Tổng thống Trump. Sau cuộc gặp với Tổng thống Andrzej Duda ở New York hồi đầu tháng này, cựu Tổng thống Trump lưu ý rằng cả “sự sống còn và sức mạnh” của Ukraine đều quan trọng đối với Mỹ và rằng ông “ủng hộ Ba Lan về mọi mặt”.
Sikorski cũng nhận xét rằng việc cựu Tổng thống Trump không phản đối gói 61 tỷ Mỹ Kim dành cho Ukraine cho thấy thái độ của cựu tổng thống đối với Ukraine đang thay đổi.
“Tôi không nghe thấy bất kỳ sự phản đối nào. Vì vậy, tôi hy vọng rằng ứng cử viên Donald Trump đã thấy rằng việc phản đối giúp đỡ Ukraine không thực sự được ưa chuộng ở Hoa Kỳ, và điều đó đang làm phương hại đến cơ hội tái đắc cử của ông ấy.”
Ba Lan lọt vào tầm ngắm của Putin
Sikorski không nghi ngờ gì rằng mối đe dọa của Nga đối với Ba Lan - một lần nữa - là rất thực tế và nghiêm trọng.
“Nga đã tấn công Ba Lan nhiều lần trong 500 năm lịch sử của chúng tôi,” Sikorski nói và nói thêm rằng ông “sẽ không ngạc nhiên chút nào” nếu điều đó xảy ra lần nữa.
Mặc dù Sikorski tin rằng Nga sẽ thua trong cuộc chiến với NATO vì ông coi phương Tây “mạnh hơn nhiều so với Nga”, nhưng ông cảnh báo rằng “chúng ta không nên cho rằng mọi thứ sẽ diễn ra theo ý mình”.
Thật vậy, ông lưu ý rằng quân đội Nga sẽ tiến hành các cuộc chinh phục tiếp theo nếu như họ chiếm được Ukraine.
“Chúng ta có một sự lựa chọn: Hoặc là quân đội Nga bị đánh bại bên trong biên giới Ukraine hoặc chúng ta phải đối diện ở biên giới Ba Lan với một quân đội Nga chiến thắng. Và những gì Putin sau đó sẽ làm cũng giống như những gì Hitler đã làm với Tiệp Khắc, ông ta sẽ tịch thu ngành công nghiệp và người dân Ukraine và đẩy họ ra tiền tuyến”, Sikorski nói.
“Bạn biết đấy, một nửa số xe tăng Đức xâm chiếm Ba Lan năm 1939 thực ra là của Tiệp. Vì vậy, nếu Putin chinh phục được Ukraine, ông sẽ mạnh mẽ hơn. Và thách thức đối với chúng tôi sẽ lớn hơn… Tốt hơn hết là nên ngăn chặn Putin ở Ukraine, cách đây 500 đến 700km về phía đông”
Sikorski cũng chỉ trích việc “phi công nghiệp hóa trong lĩnh vực quốc phòng” của Âu Châu và yêu cầu “tái lập lại”.
Sikorski cảnh giác về việc đi quá sâu vào các cuộc tranh luận chính trị ở Đức, nhưng cho biết ông hy vọng Thủ tướng Olaf Scholz sẽ dẫn đầu so với Mỹ - quốc gia hiện đã gửi hỏa tiễn ATACMS tầm xa tới Ukraine. Đức nên gửi hỏa tiễn Taurus tới Kyiv như một phản ứng trước các cuộc tấn công của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
“Tôi hy vọng thủ tướng được khích lệ bởi những sự kiện trong vài ngày qua. Hoa Kỳ đã cung cấp hỏa tiễn tầm xa cho Ukraine: ATACMS nổi tiếng với tầm bắn 300km. Và tôi hy vọng thủ tướng Đức đánh giá cao rằng đó là một phản ứng quyết liệt trước sự leo thang của Nga,” ông nói.
5. Moldova để mắt đến đòn bẩy năng lượng để lật đổ chế độ bù nhìn của Điện Cẩm Linh ở Transnistria
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Moldova eyes energy lever to topple Kremlin puppet regime in Transnistria”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Lần đầu tiên sau ba thập niên, Moldova cho rằng cuối cùng họ cũng có đủ đòn bẩy để đuổi Nga ra khỏi đất nước.
Nhưng nó đi kèm với một tình thế khó khăn: làm thế nào để làm điều đó mà không gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo cho chính người dân của mình.
Kể từ khi giành được độc lập vào những năm 1990, Moldova đã rơi vào cuộc xung đột lạnh giá với Mạc Tư Khoa về Transnistria, một khu vực ly khai được Điện Cẩm Linh hậu thuẫn gần biên giới phía đông của Moldova với khoảng 300.000 dân.
Cuộc đối đầu tuy căng thẳng nhưng được duy trì nhờ mối liên hệ chặt chẽ: Moldova nhận được năng lượng giá rẻ từ Nga thông qua Transnistria, là nơi nhận lại hàng trăm triệu euro mỗi năm. Mối liên kết này cho phép Nga duy trì quyền kiểm soát dải đất chiến lược dọc biên giới Ukraine, nơi quân đội của họ đóng quân bất chấp sự phản đối của Moldova.
Tuy nhiên, động lực đó đang thay đổi. Moldova trong những năm gần đây đã hội nhập với Âu Châu dưới thời Tổng thống thân Liên Hiệp Âu Châu Maia Sandu. Brussels đã đề nghị cung cấp hàng triệu euro và nhiều liên kết hơn nữa cho các nguồn cung cấp năng lượng của mình như một phần của quá trình kéo dài nhiều năm để đưa đất nước, một trong những quốc gia nghèo nhất Âu Châu, sẵn sàng trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu.
“Moldova không còn phụ thuộc vào Transnistria,” Bộ trưởng Ngoại giao Moldova Mihai Popșoi nói với POLITICO. “Về khí đốt, chúng tôi mua khí đốt trên thị trường quốc tế. Về mặt điện lực, chúng tôi đang xây dựng đường dây điện cao thế để kết nối với Rumani.”
Việc chuyển đổi này là một vấn đề đối với Transnistria cũng như đối với chính phủ Moldova. Việc ngừng thanh toán cho Transnistria sẽ làm sụp đổ ngân sách của quốc gia ly khai và khiến hàng trăm ngàn người ở đó không có thu nhập và các dịch vụ cơ bản - một thách thức mà, đối với một quốc gia có quy mô như Moldova, sẽ giống như việc thống nhất nước Đức sau khi Bức tường Berlin sụp đổ.
Bộ trưởng Năng lượng Moldova Victor Parlicov cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Giới tinh hoa ở Transnistria đã thừa nhận rằng chúng tôi mua điện từ khu vực của họ không phải vì bắt buộc mà vì giải pháp thay thế sẽ đẩy khu vực vào một cuộc khủng hoảng nhân đạo”.
Tuy nhiên, các quan chức vẫn khẳng định rõ ràng: Đã đến lúc chấm dứt tình trạng bế tắc đa thế hệ.
6. Tình báo quân sự: Telegram chặn một số chatbot của chính phủ Ukraine
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Military intelligence: Telegram blocks several Ukrainian government chatbots”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.
Các chatbots của cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR, Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, hoặc Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số, chẳng hạn, được sử dụng để thu thập thông tin về quân đội Nga ở các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm, đã biến mất khỏi Telegram hay hoàn toàn không thể sử dụng được vào ngày 29 tháng 4.
Telegram, ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất ở Ukraine, đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các kênh liên lạc với người dân sống trên các vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm.
Chatbot Telegram của cơ quan tình báo quân sự Ukraine, được sử dụng để liên lạc với những người sống ở khu vực do Nga tạm chiếm và những người mong muốn tham gia cuộc đấu tranh chống lại lực lượng Nga.
Kênh này cho phép mọi người đăng thông tin về các vị trí quân sự, thiết bị, phòng không, hoạt động di chuyển của quân đội Nga, v.v.
Các chatbot của SBU và Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số phục vụ các mục đích tương tự.
Nhà báo người Ukraine Konstantyn Ryzhenko lần đầu tiên đưa tin về sự biến mất của các chatbot vào ngày 28 tháng 4 và chúng vẫn chưa có mặt trên Telegram tính đến thời điểm xuất bản bài báo này.
Cơ quan tình báo quân sự Ukraine xác nhận rằng bot của họ đã bị chặn.
Cơ quan này cho biết chính thức như sau: “Hôm nay, ban quản lý nền tảng Telegram đã chặn một số bot chính thức phản đối hành động gây hấn quân sự của Nga đối với Ukraine, bao gồm cả 'Bot tình báo chính' một cách vô lý.
Cơ quan này nhấn mạnh rằng tình huống này không ảnh hưởng đến tính bảo mật dữ liệu cá nhân của người dùng nhưng cảnh báo việc Nga tạo ra các bot giả có tên tương tự. Tình báo quân sự cho biết họ đang chuyển bot sang các nền tảng khác và nhắc nhở rằng người dùng vẫn có thể sử dụng email Signal, WhatsApp hoặc Proton để thay thế.
Pavel Durov, người sáng lập Telegram gốc Nga, cho biết tuần trước rằng người dùng Telegram ở Ukraine có thể mong đợi “những thay đổi nhất định” liên quan đến quyền truy cập vào một số kênh mà ông gọi chung là “các kênh tin tức và tuyên truyền”.
Doanh nhân này cho biết vào tháng 2 năm 2022, ông đã đề xuất hạn chế “các kênh Telegram ở Nga và Ukraine vì chúng đang được sử dụng để tuyên truyền quân sự”, nhưng người dùng Nga và Ukraine “phản đối kịch liệt các hạn chế”.
Durov lưu ý rằng Telegram cũng cấm các tài khoản và bot thu thập tọa độ để tấn công mục tiêu hoặc đăng thông tin cá nhân kèm theo lời kêu gọi bạo lực.
Giám đốc tình báo quân sự Ukraine Kyrylo Budanov cho biết vào tháng 3 rằng Telegram gây ra rủi ro vì “bất kỳ ai cũng có thể tạo một kênh và bắt đầu viết bất cứ điều gì mình muốn trên đó”, nhưng nó cũng mang lại những lợi ích nhất định, cụ thể là trong việc liên lạc với những người từ các khu vực bị tạm chiếm.
7. Khả năng tái hòa nhập đất nước một cách hòa bình của Moldova
Popșoi, người được bổ nhiệm làm ngoại trưởng vào tháng Giêng, cho biết: “Hiện có động lực mạnh mẽ để chúng tôi tái hòa nhập đất nước một cách hòa bình”. “Giải quyết xung đột có nghĩa là tái hòa nhập hoàn toàn và Moldova nắm quyền kiểm soát biên giới chủ quyền của mình.”
Từ cây cầu bắc qua sông Dniester, bạn có thể nhìn thấy những người lính Nga. Mặc đồng phục rằn ri, họ cùng nhau trú mưa tại một trạm kiểm soát được trang trí bằng búa liềm của Liên Xô.
Đây chỉ là một số ít trong số 1.500 binh sĩ Nga đang kiểm soát Transnistria, hơn 30 năm sau khi Moldova giành được độc lập từ Liên Xô.
Trong những năm qua, Transnistria đã phát triển lực lượng vũ trang, dịch vụ công cộng và chế độ lương hưu của riêng mình - tất cả đều được tài trợ thông qua việc bán năng lượng giá rẻ của Nga cho Moldova.
Parlicov, bộ trưởng năng lượng, phát biểu từ tòa nhà chính phủ uy nghi ở quảng trường trung tâm Chișinău: “Toàn bộ khu vực phụ thuộc vào khí đốt tự do giống như ma túy”.
Moldova cũng bị thu hút bởi năng lượng giảm giá. Nhà máy điện Cuciurgan thuộc sở hữu của Nga ở Transnistria là nguồn năng lượng lớn nhất của Moldova, cung cấp khoảng 80% lượng điện của đất nước với giá hàng trăm triệu euro mỗi năm. Moldova cũng dựa vào các tuyến cáp điện cao thế chạy qua Transnistria, mang lại cho khu vực - và các đối tác Nga - thậm chí nhiều đòn bẩy hơn.
Parlicov nói: “Điều tuyệt vời đối với người Nga là khi mua điện từ khu vực Transnistrian, về cơ bản chúng tôi đã tài trợ cho chủ nghĩa ly khai ở đất nước mình”.
Liên Hiệp Âu Châu đã thay đổi tính toán đó. Trong những năm gần đây, Brussels đã cấp cho Moldova hàng chục triệu euro để xây dựng cơ sở hạ tầng và củng cố kết nối với mạng lưới năng lượng Âu Châu, bù đắp chi phí mua vật tư từ nơi khác.
Điều đó có nghĩa là Moldova không phải mua khí đốt của Transnistria nữa, điều này có thể gây rắc rối cho quốc gia ly khai này. Transnistria đã tận dụng nguồn thu từ điện và nhiên liệu được chiết khấu của Nga để xây dựng một ngành công nghiệp gần như sẽ sụp đổ chỉ sau một đêm nếu Moldova cắt đứt các hợp đồng.
Tuy nhiên, Moldova nhận thức sâu sắc rằng việc phá hủy động cơ kinh tế của Transnistria cũng đồng nghĩa với việc gây tổn hại cho người dân địa phương - những người mà nước này muốn tái hòa nhập vào xã hội Moldova.
Parlicov nói: “Chúng tôi đang nói về khoảng 300.000 người, hầu hết trong số họ đều là công dân của chúng tôi và họ cần được cung cấp các dịch vụ cơ bản”.
Kể từ khi Sandu lên nắm quyền vào năm 2020, Moldova đã có những bước tiến trong việc giải quyết tham nhũng, cải cách thể chế công và củng cố nền dân chủ. Nhờ những nỗ lực của mình, quốc gia này đã được cấp tư cách ứng cử viên Liên Hiệp Âu Châu vào năm ngoái và các cuộc đàm phán về việc gia nhập khối vẫn đang diễn ra.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những câu hỏi về việc liệu Moldova có thể gia nhập Liên Hiệp Âu Châu trong khi nước này đang có xung đột với phe ly khai và quân đội Nga đang đóng quân trên đất nước này hay không.
Các chính trị gia Âu Châu trước đây đã ám chỉ rằng vấn đề Transnistria có thể phải được giải quyết trước khi đơn xin gia nhập Liên Hiệp Âu Châu vượt qua rào cản cuối cùng. Các nhà lãnh đạo Moldova đang phản đối, liên tục kêu gọi Brussels không để Mạc Tư Khoa và các nước ủy quyền quyết định số phận Liên Hiệp Âu Châu của Moldova.
Việc cắt giảm dòng tiền của khu vực ly khai bằng cách chấm dứt sự độc quyền về năng lượng của khu vực này mang đến cơ hội hàn gắn sự chia rẽ của đất nước và gia nhập khối với tư cách là một quốc gia.
8. Latvia tặng thiết bị năng lượng cho Ukraine sau cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Latvia donates energy equipment to Ukraine after Russian attacks on infrastructure”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.
Công ty nhà nước Latvia Latvenergo đã cung cấp cho Ukraine thiết bị để khôi phục hệ thống năng lượng sau các cuộc tấn công của Nga, hãng truyền thông Delfi đưa tin hôm 28 Tháng Tư.
Mạc Tư Khoa gần đây đã tăng cường các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine, tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn vào các cơ sở năng lượng trên khắp đất nước vào ngày 22 Tháng Ba, 29 Tháng Ba, 11 Tháng Tư và 27 Tháng Tư.
Nga đã tấn công Nhà máy nhiệt điện Trypillia vào ngày 11 tháng 4 tại Kyiv, nhà cung cấp điện chính cho các tỉnh Kyiv, Zhytomyr và Cherkasy.
Centrenergo, công ty năng lượng nhà nước Ukraine, sau đó thông báo rằng cuộc tấn công của Nga nhằm vào nhà máy này đã khiến 100% công suất phát điện của công ty bị phá hủy, vì ngày 22 Tháng Ba, Nga cũng phá hủy Nhà máy nhiệt điện Zmiiv ở tỉnh Kharkiv.
Bên cạnh máy biến áp cao thế trước đây được sử dụng tại Nhà máy thủy điện Riga, Ukraine cũng được cho là đã nhận được 60 tấn dầu máy biến áp và một máy nén khí.
Arnis Kurgs, giám đốc hành chính cho biết: “Với việc cung cấp máy biến áp điện áp cao, dầu và máy nén, người Ukraine sẽ nhận được sự trợ giúp ở cấp gia cư cũng như cung cấp nước và nhiệt cho bệnh viện, trường học và các cơ sở khác”.
Delfi viết: Liên minh Âu Châu đã đài thọ chi phí vận chuyển hàng viện trợ mà Dịch vụ Cứu hỏa và Cấp cứu Bang Latvia đã giúp cung cấp.
Latvia là một trong những nước ủng hộ trung thành nhất của Ukraine kể từ khi cuộc chiến toàn diện của Nga bùng nổ. Thủ tướng nước này, Evika Silina, cho biết viện trợ quân sự của Riga dành cho Kyiv lên tới 392 triệu euro (khoảng 420 triệu Mỹ Kim).
9. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh ngày 29 tháng Tư
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến con số thương vong của dân thường Ukraine vì các cuộc không kích của quân xâm lược Nga.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.
Theo Phái đoàn Giám sát Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Ukraine, 604 thường dân đã thiệt mạng hoặc bị thương trong tháng 3 năm 2024. Con số này tương đương với mức tăng 20% so với tháng trước. Những cái chết này được cho là do các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và đạn dược trên không trên khắp Ukraine cũng như các cuộc bắn phá gia tăng ở tiền tuyến. Báo cáo nhấn mạnh các cuộc tấn công phối hợp ngày càng gia tăng nhằm vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine với 20 địa điểm bị phá hủy hoặc hư hại.
Có 57 trẻ em được báo cáo đã thiệt mạng, gấp đôi so với tháng trước, và nguyên nhân trực tiếp là do Nga sử dụng bom, đạn trên không. Tổng cộng đã có 31.366 thương vong dân sự ở Ukraine (bao gồm các lãnh thổ do Ukraine kiểm soát và do Nga kiểm soát) kể từ ngày 24 tháng 2 năm 2022: 10.810 người thiệt mạng và 20.556 người bị thương. Những con số này nêu bật cái giá phải trả to lớn về sinh mạng do cuộc xâm lược bất hợp pháp của Nga vào Ukraine gây ra.
10. Khả năng các nhà lãnh đạo Transnistria chấp nhận ra đi
Viola von Cramon-Taubadel, thành viên của Nghị Viện Âu Châu người Đức và là thành viên ủy ban đối ngoại của Nghị viện Âu Châu, cho biết: “Giải quyết vấn đề năng lượng với Transnistria sẽ là một bước tiến lớn”. “Nhưng liệu điều này có đủ để Transnistria hội nhập chậm nhưng chắc vào đất nước này không?”
Các nhà lãnh đạo Transnistria khó có thể ra đi một cách lặng lẽ. Vào tháng 3, các quan chức của nước này đã kêu gọi Điện Cẩm Linh “bảo vệ đất nước trước áp lực của Moldova”, tuyên bố rằng nước này đang tiến hành phong tỏa kinh tế – bất chấp dòng hàng hóa và dịch vụ hàng ngày đi qua các trạm kiểm soát của Nga.
Trong khi đó, Putin và giới thân cận của ông đã tăng cường luận điệu chống lại đất nước này, tấn công giấc mơ Âu Châu của nước này bằng những lời lẽ tương tự như những gì họ đã vận động ở Ukraine.
Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng can thiệp của Nga còn hạn chế. Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, các lực lượng địa phương của Nga đã bị cắt khỏi các tuyến tiếp tế thông thường, không thể đưa quân tiếp viện hoặc trang bị vũ khí hạng nặng. Nhiều người đã không được luân chuyển ra hoặc vào Moldova trong nhiều năm và đã định cư và nuôi sống gia đình tại địa phương. Và trong khi họ nằm trên một trong những kho vũ khí và đạn dược lớn nhất Âu Châu tại kho Cobasna được bảo vệ chặt chẽ, nhiều người tin rằng nó không chứa thứ gì khác ngoài những thiết bị mục nát từ thời Thế chiến thứ hai chưa được người Nga bán đi hoặc tái sử dụng.
Những xung đột đóng băng khác trong không gian hậu Xô Viết đã lên đến đỉnh điểm trong thảm họa. Mới năm ngoái, xung đột giữa Azerbaijan và Armenia đã dẫn đến cuộc di cư hàng loạt của 100.000 người khỏi Nagorno-Karabakh.
Nhưng trong trường hợp của Moldova, không có sự thù địch sắc tộc nào thúc đẩy nỗ lực chấm dứt tình trạng bế tắc. Hầu như tất cả cư dân Transnistria đều có hộ chiếu Moldova và tự do di chuyển qua các trạm kiểm soát do Nga bảo vệ. Cũng giống như những người Moldova sống ở những nơi khác trên đất nước, cư dân Transnistrian sẽ được hưởng lợi từ sự bùng nổ kinh tế khi gia nhập Liên Hiệp Âu Châu - bất kể Putin có thể muốn gì cho họ.
Ngay cả khi Mạc Tư Khoa không thể tập trung can thiệp quân sự, điều này vẫn có thể tạo ra vấn đề cho Moldova. Năm ngoái, cơ quan tình báo Kyiv cảnh báo họ đã chặn được kế hoạch của Mạc Tư Khoa nhằm tiến hành đảo chính và lật đổ Sandu, sử dụng đảng đối lập thân Nga để lật đổ chính phủ. Cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội dự kiến diễn ra vào tháng 10 sẽ là thời điểm quan trọng để người dân Moldova quyết định tương lai của mình - và là cơ hội cho các cường quốc bên ngoài như Nga can thiệp.
Đáp lại, Brussels đã triển khai một phái đoàn tới đất nước này để giúp chống lại những thông tin sai lệch nhằm làm suy yếu tham vọng Liên Hiệp Âu Châu của Moldova.
Ivana Stradner, nhà nghiên cứu tại Tổ chức Quốc phòng Dân chủ của Washington, cho biết: “Liên Hiệp Âu Châu cần tiếp tục giúp đỡ Moldova về năng lượng để họ trở nên hoàn toàn độc lập với Nga”. “Và chúng tôi cần bảo đảm rằng nếu mọi thứ leo thang, chúng tôi không sợ những hành động khiêu khích của Putin trong nước - nếu không muốn phương Tây bị coi là hổ giấy, chúng ta cần sẵn sàng giúp đỡ Moldova.”
11. Tajikistan khuyến cáo công dân hạn chế đi du lịch tới Nga
Tình trạng phân biệt chủng tộc, đặc biệt nhắm vào người Trung Á sống ở Nga, đã gia tăng kể từ vụ tấn công khủng bố ngày 22 Tháng Ba tại phòng hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa khiến ít nhất 145 người thiệt mạng. Nhà nước Hồi giáo đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Đầu tuần này, Nga đã bắt giữ nghi phạm thứ 12 liên quan đến vụ tấn công khủng bố. Tòa án tuyên bố rằng người đàn ông Tajikistan, bị nghi ngờ cung cấp tiền và “phương tiện viễn thông” cho những người khác liên quan đến vụ tấn công và ra phán quyết rằng anh ta phải bị giam giữ cho đến ít nhất là ngày 22 tháng 5.
Hơn một nửa số nghi phạm bị bắt giữ là người Tajikistan, 4 người trong số đó bị cáo buộc đích thân thực hiện vụ tấn công. Họ xuất hiện tại tòa với những dấu hiệu rõ ràng đã bị tra tấn tàn bạo dưới bàn tay của chính quyền Nga.
Hàng loạt các sự việc bài ngoại đã được báo cáo ngay sau vụ tấn công.
Trong vòng một tuần sau vụ nổ súng, chính quyền Turkmenistan bắt đầu nỗ lực hồi hương các sinh viên sống ở Nga vì sợ bị trả thù. Hiện chưa rõ chính xác có bao nhiêu sinh viên Turkmenistan đang theo học tại các trường đại học Nga nhưng số liệu năm 2022 cho thấy con số này là 30.600.
Các nước Trung Á khác cũng khuyến cáo công dân không nên tới Nga sau vụ tấn công khủng bố.
Bộ trưởng Ngoại giao Tajikistan cho biết trong tháng này rằng một “chiến dịch thông tin sai lệch” ở Nga đang tạo ra “nhận thức tiêu cực về người dân Trung Á”.
Theo các nhân chứng tại các cửa khẩu biên giới Nga, hàng loạt công dân từ các quốc gia Trung Á đã bị từ chối nhập cảnh vào Nga, phần lớn bị phân biệt đối xử là các nam thanh niên.
Hàng triệu người Tajikistan và những người Trung Á khác sống lâu dài ở Nga hoặc làm việc theo mùa ở đó. Ngân hàng Thế giới ước tính vào năm 2022 rằng lượng kiều hối gửi về từ người lao động nhập cư chiếm tới 50% tổng thu nhập quốc dân của Tajikistan.
Một cú ATACMS 2 máy bay Nga tan tành. Wallace chê Scholz nhát quá. Sĩ quan Đức làm gián điệp cho Nga
VietCatholic Media
15:55 30/04/2024
1. Stoltenberg của NATO khiển trách các đồng minh vì ủng hộ Ukraine một cách hời hợt
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “NATO’s Stoltenberg rebukes allies for tepid support of Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các đồng minh của Ukraine đã cung cấp một lượng viện trợ quân sự chưa từng có, nhưng sự chậm trễ trong việc giao hàng đã giúp Nga giành được lợi ích trên chiến trường, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết tại thủ đô Ukraine hôm thứ Hai.
“Các nước NATO đã không thực hiện lời hứa của mình, Mỹ đã mất nhiều tháng không đồng ý về gói hỗ trợ cho Ukraine, các đồng minh Âu Châu đã không thực hiện lời hứa của họ và điều này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng trên chiến trường”, ông Stoltenberg nói tại một cuộc họp báo hôm Thứ Hai, 29 Tháng Tư, trong chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv.
“Việc thiếu đạn đã tạo điều kiện cho người Nga tiến lên phía trước, việc thiếu phòng không đã tạo điều kiện cho nhiều hỏa tiễn Nga bắn trúng mục tiêu hơn, việc thiếu khả năng tấn công sâu đã giúp Nga tập trung lực lượng”.
Lời cảnh báo của Stoltenberg rằng việc không hỗ trợ Ukraine “là vấn đề sống còn” được đưa ra khi lực lượng Nga đã giành được những thắng lợi ổn định trước lực lượng phòng thủ Ukraine đang thiếu vũ khí và đạn dược do chậm trễ trong việc gửi tiếp tế.
“Khi chúng ta không giao hàng như cam kết, người Ukraine đang phải trả giá. Nhưng cả chúng ta nữa,” ông nói, đồng thời cảnh báo rằng “cái giá phải trả lớn nhất sẽ là nếu Nga thắng ở Ukraine. Bởi vì khi đó chúng ta nói về số tiền khổng lồ mà các đồng minh NATO sẽ phải đầu tư vào an ninh. Hỗ trợ Ukraine là cách tốt nhất để bảo đảm an ninh của chúng ta.”
Stoltenberg thừa nhận rằng trong những tuần gần đây, các đồng minh đã tăng cường cam kết và giao hàng - đặc biệt là sau quyết định của Hoa Kỳ phê duyệt khoản viện trợ vũ khí trị giá 61 tỷ Mỹ Kim, cũng như các gói hàng mới từ Anh, Canada và các đồng minh khác.
“Nhưng chúng ta phải bảo đảm rằng các thông báo được chuyển thành việc giao hàng. Bởi vì thời gian rất quan trọng, mỗi ngày đều quan trọng”, Stoltenberg nói.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cũng cảnh báo Mạc Tư Khoa đã lợi dụng sự chậm trễ trong việc đưa vũ khí, đạn dược ra tiền tuyến.
Ông nói: “Hiệu quả trong việc cung cấp theo nghĩa đen có nghĩa là ổn định mặt trận”, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của đạn pháo cỡ nòng 155 ly, vũ khí tầm xa và hệ thống phòng không, chủ yếu là hệ thống Patriot.”
“Đây là những gì các đối tác có và những gì đáng lẽ phải làm ở Ukraine để tiêu diệt tham vọng khủng bố của Nga. Quân đội Nga đang chuẩn bị cho các hoạt động tấn công tiếp theo. Và cùng với các đồng minh của mình, chúng ta phải ngăn chặn cuộc tấn công của Nga”, ông Zelenskiy nói.
Bất chấp sự thất vọng do sự chậm trễ trong viện trợ của đồng minh, Zelenskiy nhấn mạnh rằng Ukraine vẫn nhìn thấy tương lai lâu dài của mình khi trở thành thành viên của liên minh NATO. Stoltenberg đồng ý.
Nhà lãnh đạo liên minh cho biết: “Ukraine sẽ trở thành thành viên của NATO”. “Công việc chúng tôi đang làm hiện nay sẽ đưa bạn vào con đường không thể thay đổi để trở thành thành viên... Khi thời điểm thích hợp đến, Ukraine sẽ có thể trở thành thành viên NATO ngay lập tức. Tôi đang mong chờ ngày cờ Ukraine tung bay gần trụ sở NATO”.
Tuy nhiên, lời hứa đó sẽ không sớm được thực hiện.
Tổng thư ký NATO cho biết không có khả năng 32 thành viên của liên minh sẽ đạt được thỏa thuận chính trị về việc thừa nhận Ukraine trước hội nghị thượng đỉnh ở Washington vào tháng 7.
2. Cựu sĩ quan quân đội Đức thừa nhận làm gián điệp cho Nga, đổ lỗi vì sợ chiến tranh hạt nhân
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “German ex-army officer admits spying for Russia, blames fear of nuclear war”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh”.
Một cựu đại úy quân đội Đức thừa nhận làm gián điệp cho Nga, nói rằng động cơ của ông là do lo ngại về sự leo thang hạt nhân toàn cầu trong bối cảnh cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
Chỉ được xác định là Thomas H., người đàn ông 54 tuổi này đã bị đưa ra xét xử ở Dusseldorf vào ngày 29 tháng 4 với cáo buộc tiến hành hoạt động gián điệp thay mặt Mạc Tư Khoa và làm rò rỉ bí mật nhà nước.
“Tôi đã sai. Tôi đồng ý với cáo trạng,” ông nói vào ngày khai mạc phiên tòa, đồng thời cho biết thêm những cáo buộc chống lại ông là “nói chung là chính xác”.
Ông ta đang là sĩ quan phục vụ khi bị bắt vào tháng 8 năm ngoái. Các cáo buộc chống lại ông ta đã được công khai vào ngày 19 tháng 3.
Bị cáo cho biết ông ta trở nên lo lắng về sự an toàn của gia đình mình sau khi xem những nội dung thân Nga, đề cập đến nguy cơ chiến tranh ở Ukraine leo thang thành xung đột hạt nhân.
Băn khoăn với những gì mình nhìn thấy, ông ta tuyên bố rằng mình đã quyết định liên hệ với chính quyền Nga để tìm hiểu “khi nào nó sẽ dùng đến vũ khí hạt nhân”.
Anh ta được cho là đã tiếp cận cả lãnh sự quán Nga ở Bonn và đại sứ quán Nga ở Berlin vào tháng 5 năm 2023 với lời đề nghị hợp tác cũng như cung cấp thông tin nhạy cảm.
Thomas H. làm việc tại một cơ sở quân sự của Đức ở Koblenz chịu trách nhiệm trang bị cho Lực lượng vũ trang Berlin và thử nghiệm công nghệ quân sự mới.
Các công tố viên cho rằng ông ta làm việc cho Nga vì tiền chứ không phải vì sợ vũ khí hạt nhân như câu chuyện thần thoại ông ta đang kể trước tòa. Là một sĩ quan, ông ta hoàn toàn có khả năng nhận thức rõ ràng rằng viễn tượng Nga dám dụng đến vũ khí hạt nhân là rất xa vời so với nguy cơ ông ta bị bắt. Họ cũng cho biết anh ta đã chụp ảnh các tài liệu quân sự và bỏ chúng vào hộp thư của lãnh sự quán Nga ở Bonn.
Các công tố viên cho biết: “Ông ta đã chuyển thông tin mà ông ta có được trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình để chuyển cho cơ quan tình báo Nga”.
Đồng thời, ông ta cũng đã nộp đơn thành công để gia nhập đảng cực hữu “Sự thay thế cho nước Đức, gọi tắt là AfD”.
Vụ việc này là một trong nhiều vụ tai tiếng về an ninh và tình báo mà Berlin đang phải vật lộn kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Đầu tháng này, chính quyền Đức đã bắt giữ hai công dân Đức gốc Nga bị tình nghi lên kế hoạch thực hiện âm mưu phá hoại quân sự thay mặt cho tình báo Nga, Văn phòng Công tố Liên bang Đức cho biết hôm 18 Tháng Tư.
Và vào tháng 3, truyền thông nhà nước Nga đã thu được đoạn ghi âm các quan chức quân sự cao cấp của Đức thảo luận về vũ khí cho Ukraine và các thông tin nhạy cảm khác trong một vụ việc gây ra tai tiếng ngoại giao quốc tế nghiêm trọng.
3. Hàng ngàn lính Nga đào ngũ, sĩ quan phải ra lệnh bắn bỏ đào binh
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Thousands of Russian Soldiers Deserting Army: Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đinh Nhung.
Theo Kyiv, hàng ngàn binh sĩ Nga đang đào ngũ sau hơn hai năm tham gia cuộc chiến do Tổng thống Vladimir Putin khởi xướng.
Cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR, hôm thứ Hai cho biết các binh sĩ Nga thuộc Quân khu phía Nam của Nga được triển khai để chiến đấu trong cuộc chiến đang đào ngũ hàng loạt.
Đào ngũ là một vấn đề đối với quân đội Nga trong suốt cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine. Vào tháng 11 năm 2022, Bộ Quốc phòng Anh cho biết các tướng lĩnh Điện Cẩm Linh đã bị buộc phải ra lệnh cho sử dụng vũ khí chống lại những người đào ngũ, “bao gồm cả việc có thể cho phép nổ súng để giết những kẻ bỏ trốn như vậy sau khi cảnh báo đã được đưa ra”.
Hơn 18.000 quân nhân Nga của Quân khu phía Nam đã bỏ trốn; HUR cho biết trên Telegram rằng khoảng 12.000 người trong số họ thuộc Tập đoàn quân vũ trang tổng hợp số 8, một đơn vị “mà đối phương liên tục tham gia vào các cuộc chiến ở phía đông Ukraine”. Khoảng 2.500 binh sĩ đã đào ngũ khỏi Quân đoàn vũ trang tổng hợp số 58 của Nga.
Việc đào ngũ khỏi quân đội Nga có thể bị phạt 10 năm tù. Vào tháng 2, một dự án phản chiến của Nga có tên “Lầm đường lạc lối”, được thành lập để giúp đàn ông Nga trốn tránh nghĩa vụ quân sự ở Ukraine, cho biết số trường hợp đào ngũ khỏi quân đội Nga đã tăng gấp 10 lần trong năm nay.
Tờ báo điều tra Nga Novaya Gazeta có trụ sở tại Latvia, do cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đồng sáng lập, đã phỏng vấn các quân nhân Nga chạy trốn khỏi cuộc chiến ở Ukraine.
Ivan, từng là sĩ quan trong quân đội Nga khi Putin xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022, cho biết anh đã “cố gắng bỏ cuộc” trước khi chiến tranh bắt đầu.
“Tôi không thích hệ thống quân đội và không muốn nó trở thành một phần cuộc sống của mình nữa. Không ai trong số cấp dưới của tôi trốn thoát khỏi tiền tuyến, nhưng tôi đã cho họ nghỉ phép thường xuyên nhất có thể và phần lớn đơn giản là không quay trở lại”, Ivan nói trong một báo cáo công bố ngày 29 Tháng Hai.
“Đôi khi, tôi nói chuyện với những người lính mà tôi từng phục vụ vẫn còn ở Ukraine. Tâm trạng của họ khác nhau. Một số người đã ở tuyến đầu gần hai năm cho biết hiện tại họ cảm thấy ổn và sẽ không đào ngũ ngay cả khi có cơ hội.”
Ivan cho biết những người lính thường muốn đào ngũ sau khi ở trong “điều kiện không thể chịu đựng được”, lưu ý rằng trước tiên họ “tìm những con đường hợp pháp và khi thấy không có con đường nào, họ bỏ chạy bằng bất cứ giá nào”.
“Đào ngũ vẫn khó khăn như xưa và tất cả phụ thuộc vào việc người lính đang ở đâu. Để rời khỏi mặt trận, anh ta phải được cho nghỉ phép hoặc được đưa đến bệnh viện, từ đó anh ta sẽ rời đến một đất nước khác, hợp pháp hoặc bất hợp pháp”, Ivan nói và nói thêm rằng việc chạy trốn khỏi tiền tuyến là “rất nguy hiểm”.
“Mọi người hoàn toàn nhận thức được rằng có những hậu quả hình sự, nhưng điều đó không ngăn cản được họ. Một số giả vờ rằng họ là một trong những người chết hoặc bị thương; một số tự bắn vào chân mình để đến bệnh viện rồi trốn khỏi đó”, Ivan nói thêm.
4. Wallace chỉ trích Scholz vì miễn cưỡng cung cấp hỏa tiễn Taurus cho Ukraine
Tờ Kyiv Post cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Wallace Slams Scholz for Reluctance to Supply Ukraine with Taurus Missiles”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace chỉ trích Thủ tướng Đức Olaf Scholz vì sự do dự trong việc cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine.
Wallace bày tỏ quan điểm của mình trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Đức dpa, Wallace tin rằng Scholz nên cung cấp hỏa tiễn hành trình Taurus cho Ukraine.
“Tôi nghĩ lý do là bạn không thể giúp đỡ Ukraine theo kiểu từng bước một, bạn biết đấy, một chút cái này và một chút cái kia. Chúng ta có muốn Ukraine thắng không? Hay chúng ta muốn họ thua? Ukraine sẽ tuân theo mọi hạn chế mà bạn đặt ra cho họ. Vì vậy, bạn có thể cho họ Taurus. Và bạn có thể thêm tất cả các loại hạn chế về nơi bạn muốn sử dụng hoặc không sử dụng nó,” Wallace nói.
Ông cũng bác bỏ những bình luận của Scholz cho rằng quân đội Anh và Pháp đang ở Ukraine để lập chương trình cho hỏa tiễn hành trình.
“Ông ấy sai rồi. Tôi không thể cho bạn biết Storm Shadows và Scalps được lập trình như thế nào. Nhưng nó không liên quan đến việc những người đứng xung quanh phi trường ở Ukraine, không cần phải làm như vậy”, Wallace nói.
Mặc dù ông hiểu lý do Scholz lo ngại về khả năng leo thang xung đột, nhưng những lý do này là vô căn cứ.
Ông nói: “Trong toàn bộ quá trình này, chúng ta đã thấy rằng các lằn ranh đỏ của Nga giống như phấn, chúng được xóa đi một cách dễ dàng”.
Trong khi hoan nghênh Đức tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, cựu bộ trưởng nhắc lại những lời chỉ trích gay gắt đối với sự lãnh đạo của Scholz.
“Tôi nghĩ anh ta không phải là người lãnh đạo xung đột vào lúc này. Và có xung đột trên bờ biển của chúng ta. Và tôi nghĩ anh ta, bạn biết đấy, điểm mà anh ta không hiểu về sự răn đe, anh ta không hiểu sự mơ hồ, anh ta dường như không hiểu rằng trong quá trình chúng ta đối mặt với Nga, sự thiếu quyết đoán hoặc thất bại trong việc đưa ra kịp thời một số quyết định nhất định, hoặc sự lạc lõng với các đồng minh của bạn, tất cả những điều như thế chỉ giúp ích cho Putin”, Wallace nói.
5. Vợ chính trị gia Nga chủ động nhận cậu bé Ukraine bị bắt cóc làm con nuôi, rồi bỏ rơi cậu bé vì bệnh tật
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Media: Russian politician's wife planned to adopt kidnapped Ukrainian boy, abandoned him due to sickness”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Vợ của chính trị gia Nga Sergey Mironov đã cưỡng bức một bé gái và bé trai người Ukraine từ Kherson bị tạm chiếm để làm con nuôi, nhưng lại bỏ rơi cậu bé sau khi biết rõ cậu bé có vấn đề về sức khỏe, hãng tin TSN của Ukraine đưa tin hôm 28 Tháng Tư.
Tin tức nổi lên vào tháng 11 năm 2023 rằng Mironov, lãnh đạo một đảng chính trị Nga và là đồng minh trung thành của Putin, cùng với vợ ông, Inna Varlamova, đã nhận nuôi một bé gái bị đưa khỏi nhà trẻ ở Kherson khi thành phố này bị Nga xâm lược.
Mironov và Varlamova đặt tên cho cô gái là Marina Mironova, nhưng tên thật của cô là Marharyta Prokopenko. TSN cho biết, chị gái của Marharyta, Anya, đang được nuôi dưỡng bởi mẹ đỡ đầu, người giám hộ hợp pháp của bọn trẻ.
Ukraine yêu cầu Nga bảo đảm “khẩn cấp trả lại Marharyta cho chị gái cô ấy và do đó, đoàn tụ một gia đình Ukraine”, Thanh tra viên Ukraine Dmytro Lubinets nói với TSN.
Theo TSN, vợ chồng Mironov cũng lên kế hoạch nhận nuôi trái phép một cậu bé người Ukraine tên là Illia Vashchenko.
Marharyta 10 tháng tuổi và Illia 2 tuổi nằm trong số khoảng 50 trẻ em mất tích khỏi Nhà trẻ vùng Kherson khi lực lượng Nga nắm quyền kiểm soát thành phố khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện.
TSN đưa tin, cả hai đứa trẻ đều được đưa đến Mạc Tư Khoa vào tháng 9 năm 2022, nhưng Varlamova đã bỏ rơi cậu bé vào tháng 10 năm 2022 khi biết rõ cậu bé có vấn đề về sức khỏe.
TSN cho biết cậu bé bị bỏ rơi trong một siêu thị và giờ đây chính quyền Ukraine không có thông tin về việc cậu bé hiện đang ở đâu, còn sống hay đã chết.
Chính phủ Ukraine đã xác định được hơn 19.500 trẻ em đã bị Nga trục xuất hoặc buộc phải di dời, chưa đến 400 trẻ trong số đó đã được trả về Ukraine.
ICC đã ban hành lệnh bắt giữ Putin và quan chức Nga Maria Lvova-Belova vào tháng 3 năm 2023 vì vai trò của họ trong việc giám sát việc cưỡng bức trục xuất trẻ em Ukraine sang Nga.
6. Nga mất 43 hệ thống pháo, 20 xe thiết giáp chuyển quân và 11 xe tăng trong một ngày duy nhất
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Loses 43 Artillery Systems, 20 APVs and 11 Tanks in a Day: Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo số liệu mới được Ukraine đăng tải, Nga được cho là đã mất thêm hàng chục thiết bị quân sự chỉ trong một ngày vào cuối tuần qua.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 29 Tháng Tư, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết trong 24 giờ trước đó, lực lượng Nga đã mất 43 hệ thống pháo, 20 xe thiết giáp chuyển quân và 11 xe tăng. Các số liệu mới được công bố đưa tổng số hệ thống pháo bị mất trong cuộc xung đột đang diễn ra lên tới 11.948. Bên cạnh đó, tổn thất của xe thiết giáp chuyển quân lên tới 13.991 và tổng số xe tăng bị phá hủy là 7.279.
Lực lượng vũ trang Ukraine cũng đã báo cáo con số sơ bộ là có thêm 1.096 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến. Điều này sẽ khiến tổng số tổn thất của Nga được Ukraine ghi nhận là 466.150.
Bộ Quốc phòng Anh tuần trước ước tính tổng số thương vong của quân đội Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin vào tháng 2 năm 2022 là gần nửa triệu.
Leo Docherty, Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Anh cho biết vào tuần trước: “Chúng tôi ước tính khoảng 450.000 quân nhân Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương, và hàng chục ngàn người khác đã đào ngũ kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột”. “Số lượng nhân sự thiệt mạng khi phục vụ trong các công ty quân sự tư nhân của Nga là không rõ ràng.
“Chúng tôi cũng ước tính rằng hơn 10.000 xe thiết giáp của Nga, bao gồm gần 3.000 xe tăng chiến đấu chủ lực, 109 máy bay cánh cố định, 136 máy bay trực thăng, 23 tàu hải quân các loại và hơn 1.500 hệ thống pháo các loại đã bị phá hủy, bị bỏ rơi hoặc bị Ukraine bắt sống kể từ khi bắt đầu xung đột”, Docherty nói về ước tính của Anh.
Vào tháng 12 năm 2023, tình báo Mỹ ước tính Nga đã thiệt mạng và bị thương 315.000 binh sĩ. Số người chết chính thức duy nhất được Mạc Tư Khoa công bố trong cuộc chiến vào tháng 9 năm 2022 cho biết chỉ dưới 6.000 binh sĩ của họ đã thiệt mạng trong cuộc xung đột. Không có con số nào được đưa ra về thiệt hại về thiết bị, phương tiện và vũ khí.
Vào tháng 2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết 31.000 thành viên lực lượng vũ trang nước ông đã thiệt mạng trong chiến tranh.
“31.000 quân nhân Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc chiến này. Không phải 300.000, không phải 150.000, không phải bất cứ điều gì Putin và nhóm lừa dối của ông ta đã nói dối. Tuy nhiên, mỗi mất mát này đều là sự hy sinh to lớn đối với chúng tôi”, ông Zelenskiy nói.
7. Hình ảnh vệ tinh cho thấy tác động của cuộc tấn công Ukraine vào căn cứ không quân Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Satellite Photos Show Impact of Ukraine Attack on Russian Airbase”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hình ảnh vệ tinh vừa được công bố cho thấy hậu quả của một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái được quân đội Ukraine tuyên bố nhằm vào một phi trường quân sự ở khu vực Krasnodar của Nga.
Hai bức ảnh chụp ngày 19 tháng 3 và 28 tháng 4 là của công ty hình ảnh toàn cầu Planet Labs có trụ sở tại California và được nhà phân tích tình báo nguồn mở Brady Africk đăng trên X, trước đây gọi là Twitter. Brady Africk cho biết chúng cho thấy Nga đã chịu thiệt hại nặng từ cuộc tấn công ngày 27 Tháng Tư của Kyiv vào căn cứ không quân Kushchyovskaya của Nga, nằm cách chiến tuyến Ukraine hơn 225 dặm.
Số lượng các cuộc tấn công trên đất Nga ngày càng gia tăng trong những tháng gần đây. Các cuộc tấn công chủ yếu nhắm vào các nhà kho, cơ sở công nghiệp và địa điểm quân sự.
Một nguồn tin trong lực lượng an ninh và quốc phòng nói với cơ quan truyền thông Kyiv Independent của Ukraine rằng Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU đứng đằng sau vụ tấn công vào phi trường quân sự ở khu vực Krasnodar của Nga, cũng như các cuộc tấn công nhằm vào hai nhà máy lọc dầu.
Nguồn tin cho biết căn cứ không quân này có “hàng chục máy bay quân sự, radar và thiết bị tác chiến điện tử”. “SBU tiếp tục tấn công một cách hiệu quả vào các cơ sở quân sự và cơ sở hạ tầng phía sau phòng tuyến của đối phương, làm giảm khả năng tiến hành chiến tranh của Nga.”
Sau cuộc tấn công vào căn cứ không quân, đoạn phim được lưu hành cho thấy các bộ bom lượn của Nga bị phá hủy. Hình ảnh của Planet Labs ngày 28 Tháng Tư cho biết cuộc tấn công cũng có khả năng gây hư hại cho nhiều máy bay Nga.
Africk viết: “Đoạn phim được định vị địa lý về các bộ bom lượn của Nga bị phá hủy tại địa điểm này và hình ảnh vệ tinh hôm nay cho thấy cuộc tấn công gần đây của Ukraine đã làm hư hại một số khu vực khác nhau tại căn cứ không quân Kushchyovskaya của Nga”.
Osint Defender, một nhóm tình báo nguồn mở trực tuyến cho biết trên X rằng cuộc tấn công đã làm hư hại ít nhất hai máy bay Nga được Trung đoàn không quân 797 sử dụng, cũng như một tòa nhà lưu trữ các bộ bom lượn của quân đội.
Vụ tấn công xảy ra sau khi Ukraine cho biết họ đã tấn công một căn cứ không quân lớn ở Crimea vào ngày 17 Tháng Tư, làm hư hại một số hệ thống phòng không S-400 Triumph, trạm radar và trung tâm điều khiển được đánh giá cao của Nga.
Cuộc tấn công đó diễn ra tại một phi trường quân sự ở thành phố Dzhankoy, được cho là đã giết chết tới 30 sĩ quan và binh lính Nga và làm bị thương thêm 80 người. Tình báo quân sự Ukraine cho biết cuộc tấn công đã làm hư hại 4 hệ thống phòng không S-400, 3 radar, một trung tâm chỉ huy và kiểm soát phòng không và các thiết bị giám sát khác.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Kyiv đứng đằng sau cuộc tấn công và cảm ơn chỉ huy quân sự hàng đầu của ông, Đại tướng Oleksandr Syrskyi, vì đã tổ chức chiến dịch.
8. Cảnh sát Tiệp kết luận đặc vụ Nga đứng sau vụ nổ kho đạn chết người năm 2014
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Czech police conclude Russian agents behind deadly 2014 ammunition depot blasts”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Cảnh sát Tiệp ngày 29 Tháng Tư cho biết các đặc vụ tình báo quân đội Nga chịu trách nhiệm về vụ nổ kho đạn chết người ở Tiệp năm 2014, sau cuộc điều tra kéo dài nhiều năm.
Chính quyền Tiệp tuyên bố vào năm 2021 rằng họ đã nhận được bằng chứng cho thấy Nga có liên quan đến vụ nổ khiến hai người thiệt mạng ở thị trấn phía đông Vrbetice vào tháng 10 và tháng 12 năm 2014.
Praha sau đó đã trục xuất 18 nhà ngoại giao Nga được xác định là gián điệp.
“ Cơ quan thực thi pháp luật có thể xác nhận rằng vụ nổ ở cả hai kho đạn đều do các thành viên của cơ quan tình báo quân sự Nga... còn được gọi là GRU thực hiện”.
Tuyên bố viết: “Mục tiêu của các đặc vụ Nga là “ngăn chặn việc vận chuyển vũ khí và đạn dược đến các khu vực mà quân đội Nga đang hoạt động”.
Truyền thông đưa tin vào năm 2021 rằng số đạn dược này được cho là sẽ được chuyển đến Ukraine hoặc tới Syria, được cho là dành cho phe đối lập Syria đang chiến đấu với chế độ của Bashar al-Assad, một đồng minh của Nga. Công ty sở hữu nguồn cung cấp đã phản đối những tuyên bố này.
Cảnh sát không nêu tên các nghi phạm nhưng cho biết họ thuộc Đơn vị GRU khét tiếng 29155, có liên quan đến các vụ ám sát và hoạt động gây bất ổn bên ngoài nước Nga.
Hãng truyền thông Tiệp Seznam Zpravy viết vào năm 2021 rằng các cơ quan thực thi pháp luật nghi ngờ Alexander Mishkin và Anatoliy Chepiga thực hiện các vụ đánh bom. Hai đặc vụ này cũng được cho là chịu trách nhiệm về vụ ám sát kẻ đào tẩu Nga Sergei Skripal và con gái Yulia của ông ta ở Anh vào năm 2018.
Cảnh sát Tiệp cho biết họ không buộc tội và hoãn các bước tiếp theo vì các thủ phạm bị nghi ngờ đang được Nga bảo vệ.
Mạc Tư Khoa đã phủ nhận liên quan đến vụ nổ.
9. Tại sao Mỹ mua máy bay Liên Xô cũ từ Kazakhstan?
Tờ Kyiv Post đưa ra câu hỏi trên trong bài tường trình nhan đề “Why Did US Buy Old Soviet Aircraft from Kazakhstan?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Vào tháng 10, Kazakhstan đã chào bán đấu giá 117 chiến đấu cơ cũ thời Liên Xô. Mỹ đã mua 81 chiếc trong số đó thông qua các trung gian nước ngoài.
Trong vài năm, Kazakhstan đã dần thay thế phi đội chiến đấu cơ lỗi thời do Liên Xô sản xuất bằng các phiên bản hiện đại, chẳng hạn như máy bay đa năng Su-30SM của Nga và đang thảo luận với các nhà sản xuất phương Tây để tìm nguồn mua các chiến đấu cơ phù hợp.
Là một phần của quá trình này, vào tháng 10, chính phủ Kazakhstan đã thông báo sẽ bán đấu giá 117 chiến đấu cơ và máy bay ném bom thời Liên Xô. Chúng bao gồm máy bay đánh chặn MiG-31, máy bay ném bom chiến đấu MiG-27, chiến đấu cơ MiG-29 và máy bay ném bom Su-24 được sản xuất trong những năm 1970 và 1980. Giá cao nhất của một chiến đấu cơ trong số này là một tỷ tenge Kazakhstan hay 1,5 triệu Mỹ Kim.
Chỉ có 1,5 triệu Mỹ Kim cho một chiến đấu cơ cho thấy các máy bay đang trong tình trạng không thể sử dụng được, việc hiện đại hóa chúng cũng được coi là không thực tế về mặt kinh tế và khả năng sử dụng chúng như một nguồn cung cấp phụ tùng thay thế có lẽ cũng rất hạn chế.
Mặc dù vậy, các phương tiện truyền thông của Ukraine đã đưa tin rằng Mỹ gần đây đã mua 81 máy bay thông qua các thực thể nước ngoài. Trong số các máy bay được chuyển giao theo kế hoạch có MiG-27, MiG-29 và Su-24.
Lý do mua hàng không được công bố nhưng ngày càng có nhiều đồn đoán rằng, vì các loại máy bay này đều là những loại mà Ukraine đang sử dụng nên có khả năng cuối cùng chúng sẽ được chuyển đến Kyiv.
Các quan sát viên nhận định rằng không quân Ukraine sẽ tháo rời chúng để lấy phụ tùng thay thế hoặc thậm chí sử dụng khung máy bay lỗi thời làm mồi nhử tại các phi trường.
Trước đây, các đồng minh phương Tây của Ukraine đã mua hoặc chuyển giao rất nhiều thiết bị quân sự của Liên Xô để hỗ trợ và bổ sung cho các loại vũ khí do lực lượng vũ trang sở hữu.
Có vẻ như Kazakhstan đang tăng cường quan hệ với các quốc gia phương Tây và đang cố gắng giảm bớt các mối liên hệ quân sự và chiến lược lịch sử với Mạc Tư Khoa. Ngày nay, người ta thấy tấp nập các chuyến thăm đến và đi từ Astana của các chính trị gia từ các quốc gia được coi là không thân thiện với Liên bang Nga.
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã đến thăm Đức vào mùa thu năm 2023 và nhấn mạnh rằng Astana “đã tuyên bố rõ ràng rằng nước này sẽ tuân theo chế độ trừng phạt. chống lại Nga.” Tokayev cũng cho biết Kazakhstan không “chống Nga” và coi trọng “sự hợp tác toàn diện với Nga, quốc gia mà chúng tôi có chung đường biên giới dài thứ hai trên thế giới”.
Tuần này, Bộ trưởng Ngoại giao Anh David Cameron đã đến thăm Astana và ký kết các thỏa thuận về thương mại, giáo dục, môi trường và cung cấp khoáng sản. Cameron đề cập rằng Kazakhstan được bao quanh bởi các nước láng giềng khó khăn - Nga, Trung Quốc, Afghanistan và Iran và đề nghị hỗ trợ của Luân Đôn để giải quyết các vấn đề nảy sinh ở khu vực khó khăn này.
10. Ngoại trưởng Ukraine cho thấy sự nhẹ nhõm sau khi viện trợ của Mỹ được tái tục - nhưng cảnh báo về các mối đe dọa đối với an ninh toàn cầu
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba hôm thứ Bảy 27 Tháng Tư, đã hoan nghênh việc thông qua gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ Mỹ Kim của Mỹ vào tuần trước, trong đó bao gồm hàng tỷ Mỹ Kim để bổ sung kho dự trữ vũ khí đang rất cần thiết ở Ukraine. Tuy nhiên, ông vẫn cảnh báo về những mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh phương Tây và kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế để bảo đảm chiến thắng của Kyiv trong cuộc chiến chống lại Nga.
Kuleba nói với Christiane Amanpour của CNN: “Điều chúng tôi thực sự cần là các đối tác của chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng chiến thắng của Ukraine là có thể đạt được”. “Và thứ hai, không được sợ hãi Putin bởi vì Putin là một động vật chính trị có thể cảm nhận được sự sợ hãi của đối phương và khi biết như vậy, ông ta sẽ trở nên hung hăng hơn.”
Chỉ vài tuần trước, giới lãnh đạo Ukraine, bao gồm cả Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, đã dự đoán thảm họa nếu không có sự trợ giúp ngay lập tức từ Quốc hội. Với việc các thành viên Quốc Hội tại Hạ viện cản trở việc ban hành luật trong nhiều tháng, các quan chức liên bang cảnh báo Ukraine có thể thua trong cuộc chiến trong năm nay.
Với việc Mỹ thông qua dự luật viện trợ gần đây, trong đó có 61 tỷ Mỹ Kim dành cho Ukraine, các đồng minh Âu Châu đang xem xét các bước đi tiếp theo của họ. Thủ tướng Estonia Kaja Kallas đã kêu gọi các đồng minh NATO tăng chi tiêu quốc phòng lên mức tối thiểu 2%, trong khi Thủ tướng Anh Rishi Sunak tuần này tuyên bố nước ông sẽ gửi cho Ukraine thêm 500 triệu bảng hỗ trợ quân sự cùng với 400 phương tiện và xe cộ và bốn triệu viên đạn.
Zelenskiy cảm ơn các đồng minh. Ông nói: 'Các bạn đang quyết định số phận của thế giới'
Phát biểu với Amanpour của CNN, Kuleba coi viện trợ của phương Tây dành cho Ukraine là một khoản đầu tư cho an ninh và thịnh vượng toàn cầu, đồng thời cho biết chi phí vũ trang cho Ukraine sẽ bị giảm bớt so với các khoản chi tiêu trong tương lai nếu quân đội Nga chiếm ưu thế.
Theo một vị tướng hàng đầu của Mỹ, quân đội Nga hiện nay lớn hơn 15% so với trước chiến tranh. Các chuyên gia cũng cảnh báo về một cuộc tấn công mùa hè có thể gây thêm tổn thất cho Ukraine.
“Thật đơn giản: nếu tất cả các quốc gia này đoàn kết vì mục tiêu chiến thắng của Ukraine, có thể thấy rằng họ làm như thế vì chiến thắng này là quan trọng đối với an ninh và thịnh vượng của họ. Và dù cái giá của việc ủng hộ Ukraine ngày nay là bao nhiêu đi chăng nữa thì cái giá để sửa chữa thế giới, nếu Nga thắng ở Ukraine, sẽ cao hơn rất nhiều.”
Bình luận của Kuleba là để đáp lại sự hoài nghi từ các nhà phê bình như Thượng nghị sĩ JD Vance và thậm chí một số quan chức chính quyền Tổng thống Biden về khả năng Ukraine chiến thắng Nga trên chiến trường. Tuy nhiên, những người ủng hộ Ukraine lớn tiếng như Thượng nghị sĩ Lindsey Graham vẫn tiếp tục thách thức những giả định cho rằng Nga cuối cùng sẽ thắng.
“Nếu bạn muốn quân đội Mỹ đứng ngoài cuộc chiến với Nga, hãy giúp đỡ Ukraine. Nếu họ tiến vào một quốc gia NATO, chúng ta phải sẽ chiến đấu,” Graham nói trong cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình “Fox News Sunday” Shannon Bream vào tuần trước.
Áo thun Tử Thần ủng hộ Tổng thống mị dân Obrador. Một triệu bông hồng cho Đức Maria trong tháng 5
VietCatholic Media
17:21 30/04/2024
1. Đức Thánh Cha sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 6 để nói chuyện về Trí tuệ nhân tạo
Thêm vào lịch trình bận rộn của Đức Giáo Hoàng cho năm 2024, Vatican đã xác nhận hôm thứ Sáu rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đích thân tham gia vào hội nghị thượng đỉnh G7 dự kiến diễn ra ở khu vực Puglia miền nam nước Ý từ ngày 13 đến 15 tháng Sáu.
Theo một tuyên bố từ Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, Đức Thánh Cha sẽ tham gia một phiên họp của hội nghị thượng đỉnh G7 dành riêng cho trí tuệ nhân tạo, một chủ đề khiến vị giáo hoàng này ngày càng quan tâm.
Sự tham gia của Đức Giáo Hoàng sẽ đánh dấu lần đầu tiên một giáo hoàng tham gia hội nghị thượng đỉnh G7, vốn được tổ chức thường xuyên kể từ năm 1975 và được coi là cuộc họp thường niên quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo các cường quốc phương Tây.
Học viện Giáo hoàng về Sự sống đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh vào năm 2020 cùng với các công ty công nghệ lớn toàn cầu như Microsoft và IBM, đã đưa ra một tài liệu có tên là “Lời kêu gọi của Rôma về Đạo đức Trí Tuệ Nhân Tạo”. Gần đây hơn, Đức Phanxicô đã dành các thông điệp của mình cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024 cũng như Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội cho chủ đề trí tuệ nhân tạo.
Đức Tổng Giám Mục người Ý Vincenzo Paglia, nhà lãnh đạo Học viện Giáo hoàng về Sự sống, cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành một phong trào từ cơ sở, bây giờ Đức Thánh Cha tại G7 sẽ nói chuyện với các chính phủ”.
Lời kêu gọi Rôma một phần được xây dựng dựa trên cái mà tài liệu gọi là “thuật toán”, nghĩa là quy tắc đạo đức cho thời đại kỹ thuật số.
“Các bên ký kết cam kết yêu cầu phát triển trí tuệ nhân tạo phục vụ mọi người và nhân loại nói chung; tôn trọng phẩm giá con người, để mỗi cá nhân có thể được hưởng lợi từ những tiến bộ của công nghệ; và điều đó không có mục tiêu duy nhất là lợi nhuận lớn hơn hay thay thế dần dần nhân lực tại nơi làm việc,” tài liệu viết.
Linh mục người Ý Paolo Benanti, cố vấn cho cả Vatican và chính phủ Ý về các vấn đề Trí Tuệ Nhân Tạo, cho biết Lời kêu gọi của Rôma về đạo đức Trí Tuệ Nhân Tạo “chứng tỏ sự khôn ngoan của các tôn giáo về chủ đề này, để có thể bảo đảm một tương lai hòa bình và thịnh vượng cho nhân loại. “
Benanti nói: “Trong bối cảnh này, sự tham gia của Đức Thánh Cha tại G7 ở Puglia có tầm quan trọng rất lớn.
Hội nghị thượng đỉnh G7 quy tụ Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada và Nhật Bản, cũng như Liên minh Âu Châu.
Năm nay Ý giữ chức chủ tịch luân phiên của G7. Nó sẽ đánh dấu lần thứ năm hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại Ý, gần đây nhất là ở Genoa vào năm 2001, khi tổ chức này vẫn được gọi là “G8” với sự tham gia của Nga.
“Tôi tin chắc rằng sự hiện diện của Đức Thánh Cha sẽ mang lại sự đóng góp mang tính quyết định cho việc xác định khuôn khổ pháp lý, đạo đức và văn hóa cho trí tuệ nhân tạo,” Meloni nói trong một tuyên bố bằng video thông báo về sự hiện diện của Đức Thánh Cha.
Thứ Tư tuần trước, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Giám đốc điều hành của Cisco Systems, Chuck Robbins, người đang ở Vatican để ký kết Lời kêu gọi Rôma năm 2020 về Đạo đức Trí Tuệ Nhân Tạo.
Robbins cho biết vào thời điểm đó rằng “các nguyên tắc của lời kêu gọi Rôma phù hợp với niềm tin cốt lõi của Cisco rằng công nghệ phải được xây dựng trên nền tảng niềm tin ở mức cao nhất để mang lại một tương lai toàn diện cho tất cả mọi người”.
Gần đây, Đức Cha Paglia thông báo rằng một nhóm lãnh đạo các tôn giáo Á Châu sẽ gặp nhau tại Hiroshima, Nhật Bản vào tháng 7 để ký kết Lời kêu gọi Rôma về Đạo đức Trí Tuệ Nhân Tạo. Hội nghị thượng đỉnh đó diễn ra sau một sự kiện tương tự vào năm 2022 khi các nhà lãnh đạo Do Thái và Hồi giáo ký vào tài liệu.
Source:Crux
2. Một triệu bông hồng cho Đức Maria trong tháng 5 này: Phải chăng là một thử thách điên rồ?
Trên tạp chí mạng Aleteia ngày 27 tháng 4, 2024, Cécile Séveirac đặt câu hỏi: Tặng một triệu bông hồng cho Đức Trinh Nữ Maria là thử thách thú vị của Hozana trong tháng Năm, tháng của Đức Maria. Một điều bất khả thi chăng? Không, nếu chúng ta lần hạt Mân Côi!
Lễ kỷ niệm ngày cưới của bố mẹ bạn, bữa tiệc chia tay của đồng nghiệp, chuyến đi du lịch của một người bạn… Chắc chắn bạn đã tham gia ít nhất một lần trong đời để giúp biến một dịp như thế trở nên thực sự đặc biệt. Nhưng nếu có thể góp phần tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria thì sao? Đó là những gì Hozana đang cung cấp.
Hozana là một trang web nơi bạn có thể tham gia các cộng đồng cầu nguyện và ủy thác ý định của mình cho sự chuyển cầu của người khác.
Tháng Năm, theo truyền thống dành riêng cho Đức Trinh Nữ, đang đến rất nhanh. Để đánh dấu dịp này, Hozana dâng tặng Mẹ Chúa Kitô không chỉ một bó hoa… mà là một triệu bông hồng. Đây là những bông hồng rất đặc biệt, vì chúng thực sự là một chục của chuỗi Mân côi, hay “những bông hồng thiêng liêng”!
Cứ 10 Kinh Kính Mừng được cầu nguyện bằng ứng dụng Rosario từ ngày 1 đến ngày 31 tháng 5 sẽ tương ứng với một bông hồng thiêng liêng dâng lên Đức Maria. Và như lớp kem phủ trên chiếc bánh ở phần cuối của sáng kiến đặc biệt này, hiệp hội Hozana sẽ đặt hàng ngàn bông hồng thật dưới chân tượng Đức Mẹ Guadalupe ở Mexico, một đền thánh Đức Mẹ đón khoảng 20 triệu du khách mỗi năm.
Hơn 22,000 người ở 23 quốc gia trên thế giới đã tham gia vào món quà chưa từng có này.
Được tạo ra vào năm 2022, ứng dụng Rosario được lấy cảm hứng từ Chuỗi Mân Côi sống động, do Chân phước Pauline Jaricot tạo ra cách đây hai thế kỷ, trong đó mỗi người trong một nhóm cầu nguyện đảm nhận việc đọc một chục kinh trong khi suy niệm một mầu nhiệm thánh, từ đó tạo thành một chuỗi Mân Côi hoàn chỉnh. Ban đầu được ra mắt bằng tiếng Pháp, ứng dụng này hiện có một cộng đồng gồm 80,000 người cầu nguyện. Nó sẽ có sẵn bắt đầu từ tháng 5 bằng ba ngôn ngữ mới: tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha.
Kinh Mân Côi, một sự sùng kính đẹp đẽ dâng kính Đức Maria
Đây là một cách thiết thực để bắt đầu lần hạt Mân Côi, như Đức Trinh Nữ đã thường yêu cầu trong những lần hiện ra, khuyến khích mọi người hãy lần hạt Mân Côi để dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa.
Đức Maria nói với các mục đồng nhỏ ở Fatima: “Mẹ đến từ Thiên đường… Hãy lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày để cầu xin hòa bình cho thế giới”.
Kinh Mân Côi là vũ khí đặc biệt mạnh mẽ chống lại sự dữ, vì chính Đức Trinh Nữ Maria đã đập nát đầu ma quỷ. Ma quỷ sợ tên của Trinh nữ!
Trong suốt cuộc đời của mình, nhiều vị thánh đã khuyến khích các tín hữu lần hạt Mân Côi. Điều này đặc biệt đúng với Thánh Piô Năm Dấu Thánh, người mà Kinh Mân Côi là “la mia spada”, tức là “thanh gươm” của ngài chống lại sự dữ. “Kinh Mân Côi là lời cầu nguyện ưa thích của tôi. Một lời cầu nguyện tuyệt vời vì sự đơn giản và sâu sắc của nó,” Thánh Gioan Phaolô II nói.
Bây giờ đến lượt bạn!!
3. Giáo hội Mễ Tây Cơ chỉ trích áo thun Tử Thần ủng hộ Tổng thống López Obrador
Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 24 tháng Tư chỉ trích “văn hóa chết chóc và bạo lực” liên quan đến các băng đảng ma túy và phổ biến trên mạng xã hội, bao gồm cả “các giáo phái méo mó như giáo phái Santa Muerte hay Tử thần”.
Tuyên bố của giám mục được đưa ra chỉ vài ngày sau khi bức ảnh chiếc áo thun in hình Santa Muerte và thông điệp ủng hộ Tổng thống Andrés Manuel López Obrador lan truyền trên mạng xã hội.
Thương hiệu Mễ Tây Cơ Camisetas Pendejas, tiếng Tây Ban Nha, nghĩa là “Áo thun ngu ngốc” đứng đằng sau sự sáng tạo đã thu hút sự chú ý của cả nước và có thể mua được từ những người bán hàng rong chỉ cách dinh tổng thống ở Thành phố Mexico vài dãy nhà.
Nó cho thấy hộp sọ của Santa Muerte với ngón trỏ đặt thẳng đứng trước môi. Tin nhắn có nội dung là “Một người đàn ông chân chính là người không bao giờ nói xấu López Obrador”.
Chiếc áo thun đã gây tranh cãi ở Mexico, quốc gia sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 2 tháng 6 và đang trải qua một chiến dịch vận động tranh cử. Ứng cử viên thuộc đảng của López Obrador, cầu thủ cánh tả Claudia Sheinbaum, đang dẫn đầu cuộc đua với tỷ số cách biệt đáng kể và nhận được 57% tỷ lệ ủng hộ. Các cuộc khảo sát cho thấy chính trị gia trung hữu Xóchitl Gálvez đứng sau cô với 30%.
Hình ảnh chiếc áo thun gây tranh cãi đã được đảng Morena của López Obrador lan truyền trên mạng và trở thành một yếu tố không chính thức trong cuộc đua. Sự liên kết của Santa Muerte với các tập đoàn ma túy đã được báo chí và phe đối lập chính trị nhấn mạnh. Một số người phản đối tổng thống cũng nhấn mạnh rằng chiếc áo phông có thể được coi là một mối đe dọa đối với những người chỉ trích ông. Các nhóm nữ quyền nhấn mạnh ý tưởng về “những người đàn ông chân chính” được đưa vào thông điệp và chỉ ra bản chất sai lầm của nó.
Cuộc tranh cãi đã được đưa đến López Obrador trong cuộc họp báo đầu tuần này. Ông nói rằng vấn đề Santa Muerte đã “được giải quyết ở Mexico từ lâu và liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo”.
“Ở đất nước này, chúng ta được tự do có tôn giáo phù hợp nhất với đức tin của mình và chúng tôi cũng có quyền không có tôn giáo nào. Chúng ta phải tôn trọng những người có đức tin và những người không có đức tin – và đó là một nhà nước thế tục và tự do tôn giáo”, ông nói vào ngày 23 tháng 4.
Tuyên bố của Hội đồng Giám mục vào ngày hôm sau đã kêu gọi người dân Mễ Tây Cơ xây dựng một nền văn hóa hòa bình và bác bỏ bạo lực, một thông điệp đã được hàng giám mục nhấn mạnh trong một tuyên bố trước đó, được đưa ra sau đại hội hồi đầu tháng này.
“Chúng ta không thể bỏ qua thực tế đáng lo ngại mà xã hội ta phải đối mặt với việc thực hiện văn hóa chết chóc và bạo lực thông qua việc phổ biến văn hóa ma túy trên mạng xã hội, cùng với những hình ảnh bạo lực, các giáo phái xuyên tạc như giáo phái Santa Muerte và sự đe dọa kỹ thuật số”
Các giám mục nói tiếp rằng các ngài “mạnh mẽ lên án việc tôn vinh bạo lực và kêu gọi tất cả các thành phần xã hội đoàn kết chống lại những hành vi phá hoại như vậy”.
Tài liệu viết: “Chúng ta nên quyết tâm phục hồi và khôi phục một Mexico vốn luôn được biết đến là nơi thể hiện các giá trị đức tin, gia đình, cuộc sống chung, truyền thống, ẩm thực, thơ ca, hội họa, nghệ thuật và những địa điểm tuyệt vời để chia sẻ với thế giới”.
Việc Giáo hội Mexico tấn công lòng sùng kính Santa Muerte không phải là điều gì mới mẻ. Theo Andrew Chesnut, trưởng khoa Nghiên cứu Công Giáo tại Đại học Virginia Commonwealth và là tác giả cuốn sách học thuật duy nhất bằng tiếng Anh về Santa Muerte (Devoted to Death: Santa Muerte, the Skeleton Saint), điều đó đã xảy ra trong 15 năm qua.
Ông nhắc lại rằng ngay cả Đức Thánh Cha Phanxicô, trong chuyến thăm Mexico năm 2016, cũng gọi nó là một giáo phái ma túy rùng rợn.
“ Phong trào tôn giáo mới Santa Muerte đã không thể được công nhận về mặt pháp lý do sự phản đối của Giáo hội và đồng minh chính trị chính của Giáo Hội, là đảng PAN”.
Ông cho biết sự phản đối của người Công Giáo đối với Santa Muerte không chỉ liên quan đến mối liên hệ của Santa Muerte với các băng đảng ma túy – hình xăm Santa Muerte thường được nhìn thấy trong các thành viên băng đảng, và hình ảnh của nó thường được tìm thấy trong trụ sở của họ – mà còn vì nỗi sợ cạnh tranh.
Chesnut lập luận: “Giáo hội phản đối Santa Muerte như một 'giáo phái ma túy satan' và vì Giáo hội lo sợ sẽ mất hàng triệu giáo dân vào phong trào tôn giáo mới đang phát triển nhanh nhất trên hành tinh”.
Source:Crux
Thánh Ca
Ngàn Hoa Dâng Mẹ
Phạm Trung
18:31 30/04/2024
Lời Gọi Fatima
Phạm Trung
18:32 30/04/2024